Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:14:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tâm sự đời tôi.  (Đọc 200434 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #550 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2012, 05:46:00 pm »

 Bác Vetran ơi ời ! Em bị đau cả cái vai trái từ tết dến giờ nè . 2 tháng rồi . Vẫn đau lắm . Nhấc tay lên cao là đau . Nhức nhối lắm bác ơi , vậy là bị sao hả bác ?

 Do 2 vai bác gánh nặng nghĩa "non sông" quá đấy mà.

Thứ nhất tôi đồng ý nguyên nhân bác quannhu 172 đau như bác Binhyen1960 phán thì cách duy nhất bác sẻ bớt ganh nặng non sông.
Thứ hai chưa biết nguyên nhân nào khác  nhưng tôi thường sử dụng chiêu đi hớt tóc thanh nữ, xong rồi yêu cầu thợ nhổ râu bằng răng, là hết chắc
Thứ ba có lẽ do một vận động trái chiều sao đó, làm giãn dây chằng khớp vai và căng cơ vai gáy thì bác dùng toa thuốc sau:
Aceminofen 500mg 1v
Diclofenac 100mg 1v
Decontractyl 1v
B1 B6 B12(3B)1v
 mỗi loại một viên uống một lần, ngày uống ba lần sau bữa ăn. uống liên tục 3 hoặc 5 ngày... Hết chắc, tay  trái lại hoạt động nhuyễn ngay
Xin chào bác.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2012, 06:12:53 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vũ đam
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #551 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2012, 09:41:27 pm »

Trích dẫn từ: quannhu172 trong Hôm nay lúc 04:23:08 PM
  Bác Vetran ơi ời ! Em bị đau cả cái vai trái từ tết dến giờ nè . 2 tháng rồi . Vẫn đau lắm . Nhấc tay lên cao là đau . Nhức nhối lắm bác ơi , vậy là bị sao hả bác ?

 Do 2 vai bác gánh nặng nghĩa "non sông" quá đấy mà.

Thứ nhất tôi đồng ý nguyên nhân bác quannhu 172 đau như bác Binhyen1960 phán
Thứ hai chưa biết nguyên nhân nào khác  nhưng tôi thường sử dụng chiêu đi hớt tóc thanh nữ, xong rồi yêu cầu thợ nhổ râu bằng răng, là hết chắc
Em bổ xung thêm theo ý bác VeTran khi vào tiệm hớt tóc là phải yêu cầu thanh nữ ngồi bên phải lấy ráy tai bên trái cho mình là vai của bác bình thường trở lại ko cần thuốc men gì
Logged

Có những lúc thịt ấm chân răng, nhưng có khi ăn toàn muối trắng.. một thời không bao giờ ...
Quân khí viên
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 322


« Trả lời #552 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2012, 09:56:44 pm »

........................
Thứ hai chưa biết nguyên nhân nào khác  nhưng tôi thường sử dụng chiêu đi hớt tóc thanh nữ, xong rồi yêu cầu thợ nhổ râu bằng răng, là hết chắc................
Em chưa thống nhất với cách chữa trị này của bác Vệ lắm! Chưa thấy chưa tin! Grin Grin Grin Grin
Hôm nào em vào bác dẫn em đi chữa thử nếu hêt em mới tin là đúng! Grin Grin Grin Grin
Logged
Quân khí viên
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 322


« Trả lời #553 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2012, 09:59:26 pm »

....................
Em bổ xung thêm theo ý bác VeTran khi vào tiệm hớt tóc là phải yêu cầu thanh nữ ngồi bên phải lấy ráy tai bên trái cho mình là vai của bác bình thường trở lại ko cần thuốc men gì
Cách này theo em cũng không ổn, bác Dam oi! Grin Grin Grin Grin
Coi chừng em gái nó móc không ra ráy tai mà móc ra cái màng nhĩ thì điếc lác cả đời! Grin Grin Grin Grin
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #554 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2012, 10:04:29 pm »

Em theo dõi bài của bác vetran từ đầu và biết bác bên quân y, em cũng như bác nhưng chỉ là cấp dưới của bác thôi ạ. Em muốn tìm hiểu xem trong quân y mình có thống nhất các phương pháp cấp cứu sốt rét ác tính không vì em ở phía bắc, bác ở phía nam nên em muốn biết các bác trong đó làm như thế nào. Gần 30 năm rồi nhưng em chỉ nhớ được phương pháp cấp cứu sốt rét ác tính thôi chứ ngày xưa em nhớ còn có cả cấp cứu phản ứng penicylin nữa cơ.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #555 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2012, 10:30:06 am »

Em theo dõi bài của bác vetran từ đầu và biết bác bên quân y, em cũng như bác nhưng chỉ là cấp dưới của bác thôi ạ. Em muốn tìm hiểu xem trong quân y mình có thống nhất các phương pháp cấp cứu sốt rét ác tính không vì em ở phía bắc, bác ở phía nam nên em muốn biết các bác trong đó làm như thế nào. Gần 30 năm rồi nhưng em chỉ nhớ được phương pháp cấp cứu sốt rét ác tính thôi chứ ngày xưa em nhớ còn có cả cấp cứu phản ứng penicylin nữa cơ.

Xin chào đồng nghiệp Nguyendinhthang: Tất cả các trường hợp cấp cứu nói chung, trước hết phải thấu đạt mục đích là sử dụng phương tiện y cụ và thuốc men, hóa chất giành giật lại tính mạng bệnh nhân trong cơn nguy kịch. Từng loại cấp cứu riêng biệt thì có những yêu cầu đặc thù, mà tất cả các phác đồ cấp cứu phải thống nhất theo qui định của bộ y tế cho toàn quốc gia, tôi chưa muốn đề cập tới toàn thế giới, bởi vì những thành tựu khoa học là của chung nhân loại. vấn đề cũng điều kiện cơ sở vật chất ấy, cũng bệnh nhân với bệnh cảnh lâm sàng ấy, trong quá trình tác nghiệp mà người thầy thuốc giành lại người bệnh từ tay tử thần một cách nhanh chóng, hiệu quả và tránh nhiều di chứng thì đó là người thầy thuốc giỏi và xứng đáng với câu"lương y như từ mẫu". Về cơ bản trình tự cấp cứu Shok phản vệ là giống nhau về qui trình, cơ sở vật chất, sự đáp ứng khẩn trương của thời gian và yêu cầu bám sát xử lý kịp thời theo diễn biến lâm sàng. căn cứ câu hỏi của bác, tôi cập nhật phác đồ cấp cứu chống Shock phản vệ, trong đó có Shock do Peniciline (tiêm) và phác đồ cấp cứu các thể sốt rét ác tính. Tuy nhiên trong điều kiện chiến trường như hồi năm 1979 trong đội hình trung đoàn 141. F7. BĐCL ở Komponspeu, như tôi đã viết trong bài là vùng đó có ký sinh trùng Plasmodium Fancipharum là chính nên bộ đội bị SRAT thể não và chủng Plasmodium Malaria gây sốt tiểu huyết cầu tố, trong khi thuốc men y cụ thiếu tứ bề, trình độ quân y có hạn. Rồi hậu quả nặng nề đến với anh em. Thương lắm mà biết làm sao được, nhất là những giờ phút vật vã, kích động của anh em, phải hai đ/c lực lưỡng mới đè giữ chặt để tiêm được mũi Quinine vào cái mông teo tóp và một mũi an thần vào bắp tay. Xin phép các bác cựu và độc giả tham gia topic dành cho đồng nghiệp chúng tôi ít phút và xin các nhà chuyên môn bậc thầy và đàn anh thông cảm vì chúng tôi không giám "múa rừu qua mắt thợ"
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2012, 03:24:05 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #556 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2012, 10:31:11 am »

@ NGUYENDINHTHANG :ĐÂY LÀ PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SỐC PHẢN VỆ
*Triệu Chứng :
Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn,xuât hiện:
Cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi…), tiếp đó có các biểu hiện sau:
- Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay,phù Quincke.
- Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được.
- Khó thở (kiểu hen,thanh quản), nghẹt thở.
- Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ.
- Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê.
- Choáng váng…,vật vã, giẫy giụa, co giật.
 *Xử Trí:
- Xử trí ngay tại chỗ:
1. Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi…)
2. Cho bệnh nhân nằm tại chỗ.
3. Thuốc: Adrenaline thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ.
*Adrenaline dung dịch 1/1.000, ống 1ml =1mg, tiêm dưới da ngay sau khi với liều như sau:
+1/2-> 1 ống ở người lớn, không quá 0.3ml ở trẻ em (ống (1ml) + 9ml nước cất = 10ml sau đó tiêm 0.1ml/kg). hoặc Adrenaline 0.01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn.
Tiếp tục tiêm Adrenaline liều như trên 10 – 15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10 – 15phút/ lần (nằm nghiêng nếu có nôn).
Nếu sốc quá nặng đe doạ tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp.

B. Tuỳ theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau:
. Xử trí suy hô hấp:

* Thở ôxy mũi, thổi ngạt.
* Bóp bóng Ambu có oxy.
* Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo -> Mở khí quản nếu có phù thanh môn.
*Truyền tĩnh mạch chậm : Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc Terbutaline 0,2 microgam/kg/phút.
Có thể dùng: Terbutaline 0.5mg, 01 ống dưới da cho người lớn và 0,2ml/10kg ở trẻ em. Tiêm lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở.
2. Thiết lập đường truyền tĩnh mạch:

Adrenaline để duy trì huyết áp bắt đầu bằng 0.1microgam/kg/phút điều chỉnh tốc độ theo huyết áp (khoảng 2mg Adrenaline/giờ cho người lớn 55kg).
3.Các thuốc khác :

* Methylprednisolon 1- 2mg/kg/4giờ hoặc Hydrocortisone.
* Hemisuccinate 5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở cấp cơ sở). Dùng liều cao nếu sốc nặng (gấp 2- 5 lần).
* Natriclorua 0.9% 1- 2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em.
* Diphenhydramine 1- 2mg tiêm bắp hay tĩnh mạch.
4. Điều trị phối hợp :

* Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hoá
* Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc.

Chú ý:

* Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định.
* Sau khi sơ cứu nên vận dụng đường tiêm tĩnh mạch đùi.
* Nếu huyết áp vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenaline, thì có thể truyền thêm huyết tương, albumin (hoặc máu nếu mất máu) hoặc bất cứ dung dịch cao phân tử nào sẵn có.
* Điều dưỡng có thể dùng Adrenaline dưới da theo phác đồ khi bác sỹ không có mặt.
* Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dung thuốc cần thiết.

NỘI DUNG HỘP THUỐC CẤP CỨU CHỐNG SỐC PHẢN VỆ
Các khoản cần thiết trong hộp chống sốc (tổng cộng : 07 khoản )

1. Adrenaline 1mg – 1mL 2 ống
2. Nước cất 10 mL 2 ống
3. Bơm tiêm vô khuẩn (dùng một lần):
10mL 2 cái
1mL 2 cái
4. Hydrocortisone hemusuccinate 100mg hoặc Methyprednisolon
(Solumedrol 40mg hoặc Depersolon 30mg 02 ống).
5. Phương tiện khử trùng(bông, băng, gạc, cồn)
6. Dây garo.
7. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2012, 11:00:33 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #557 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2012, 10:36:14 am »

 VÀ ĐÂY LÀ PHÁC ĐỒ CẤP CỨU SỐT RÉT ÁC TÍNH (SRAT) BÁC NGUYENDINHTHANG Ạ.
*  ĐỊNH NGHĨA:
 Sốt rét ác tính (SRAT) là một thể sốt rét (SR) nguy kịch do P. falciparum và gây ra rối loạn huyết động tắc nghẽn trong vi tuần hoàn phủ tạng và dẫn đến tổn thương nhiều phủ tạng như: não, gan, lách, thận, phổi...
Lâm sàng đa dạng phổ biến nhất là thể não (80-90%). Tỷ lệ tử vong trong SRAT trung bình khoảng 10%.
*  DỊCH TỄ HỌC SRAT:
- SRAT phát sinh chủ yếu ở những người mới vào vùng SR được 6 - 12 tháng trở lại.
- Ở tân binh mới vào vùng SR 1 năm trở lại, SRAT tập trung ở những người đã mắc SR từ 1 đến 6 lần.
- Vùng SR nặng, có tỷ lệ KST P. falciparum chiếm ưu thế (>70%).
- Tỷ lệ chuyển từ SR sang SRAT (% ) - còn gọi là chỉ số chuyển đổi
* LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN SRAT:
. Phân loại SRAT:3.1.1. SRAT thể não (có hôn mê, rối loạn ý thức).
- Thể não đơn thuần
- Thể não kèm theo biến chứng phủ tạng, như:
• Thể não và suy tuần hoàn cấp hoặc sốcv
• Thể não và suy thận cấp (thực thể)
• Thể não và suy gan cấp
• Thể não và phù phổi cấp
• Thể não và rối loạn tiêu hoá cấp (nôn, ỉa thốc tháo).
• Thể não và đái huyết cầu tố
 * SRAT thể phủ tạng đơn thuần (chỉ có tổn thương phủ tạng, không có hôn mê):
• Thể sốc hoặcsuy tuần hoàn cấp
• Thể giống tả (rối loạn tiêu hoá)
• Thể suy gan cấp
• Thể suy thận cấp (thực thể)
• Thể phù phổi cấp hoặc ARDS (Adult respiratory distress syndrome)
• Thể xuất huyết
• Thể đái huyết cầu tố
• Thể bụng cấp
• Thể tâm thần
*  Lâm sàng SRAT thể não:
SRAT thể não là thể chiếm đa số (80 - 90%).
Đặc điểm là một bệnh não đối xứng xuất hiện trên một bệnh nhân SR
* Thời kỳ khởi phát:
- Khởi phát đột ngột (1/3 số ca): bệnh nhân đang sinh hoạt, lao động gần như bình thường đột nhiên ngã lăn, vật vã, ú ớ, mê man... Có thể kèm theo những cơn co giật kiểu động kinh.
- Khởi phát từ từ (2/3 số ca): sau vài ba ngày sốt, bệnh nặng dần lên, có biểu hiện rối loạn tâm thần kinh nặng dần: thờ ơ, khờ khạo, u ám hoặc kích thích, vật vã, nói nhảm, đi lung tung, bỏ chạy, đái dầm, ỉa đùn... rồi vào hôn mê.
* Thời kỳ toàn phát:
- Hội chứng tâm thần kinh:
+ Hôn mê sâu dần.
+ Co giật kiểu động kinh (1/3-1/4 số ca), có cơn co giật cục bộ hoặc toàn thân, kéo dài vài giây đến 1-2 phút.
+ Hay có rối loạn cơ vòng: đái dầm, cầu bàng quang
+ Ít có triệu chứng định khu, hãn hữu có liệt 1/2 người; dây thần kinh sọ não ít bị liệt.
+ Tăng trương lực cơ xuất hiện ở những trường hợp nặng
- Những biểu hiện lâm sàng khác:
+ Hô hấp: phổ biến là rối loạn hô hấp, thậm chí suy hô hấp do các nguyên nhân: do phù não; do ứ đọng đờm dãi; do viêm phế quản phổi bội nhiễm. Một số ngạt thở trong cơn co giật kéo dài, liên tiếp. Hãn hữu gặp phù phổi cấp.
+ Tuần hoàn: huyết áp giảm do mất nước (vì sốt cao, vã mồ hôi, không ăn uống), hiếm hơn là do cơ tim (viêm cơ tim, khe tim, thiếu oxy cơ tim),
+ Tiêu hoá: bệnh nhân hay nôn và ỉa lỏng. Khi hôn mê sâu và rối loạn điện giải có chướng bụng.
+ Gan: thường có gan to và rối loạn chức năng gan.
+ Lách: có thể to hoặc không
+ Thận: ở một số bệnh nhân SRAT có suy thận cấp
- Xét nghiệm máu và KSTSR:
+ Hồng cầu thường thấp, có khi thấy cả hồng cầu non, hồng cầu lưới thường tăng; tốc độ lắng máu thường tăng. Bạch cầu nói chung bình thường hoặc giảm nhẹ; hãn hữu có thể có phản ứng tăng giả bạch cầu.
+ KSTSR: đa số trường hợp xét nghiệm thấy P. falciparum (+). Cần chú ý: một số bệnh nhân khi mới vào ác tính chưa thấy KSTSR, nhưng sau một thời gian (vài giờ đến 1-2 ngày) KSTSR mới xuất hiện. Do vậy, phải xét nghiệm KSTSR nhiều lần
* Chẩn đoán SRAT thể não:
Số TT   Đặc điểm lâm sàng   Ghi chú
1   Khởi phát: - đột ngột
- từ từ    - Vào hôn mê nhanh, trước đó bình thường
-Vào hôn mê sau một số ngày sốt
2   Hôn mê nhiều mức độ   Theo thang điểm Glasgow
3   Cơn co giật kiểu động kinh hoặc cơn duỗi cứng đều cả 2 bên   Thường nặng (gặp sớm hoặc muộn)
4   Tăng trương lực cơ   Xuất hiện muộn, ở trường hợp nặng
5   Rối loạn cơ vòng:
- Đái dầm
- Có cầu bàng quang   - Giai đoạn đầu (cuồng sảng, vật vã) thường đái dầm
-Giai đoạn hôn mê sâu: cầu bàng quang (+)
6   Triệu chứng định khu hiếm   ở trường hợp rất nặng
7   Dấu hiệu bó tháp (Babinski...) ít gặp   Nếu có: có đều cả 2 bên, không điển hình (chỉ là dấu hiệu kích thích tháp)
8   Hôn mê diễn biến có quy luật:
- Hôn mê dài: 1-3ngày¸6 ngày
- Một số ít: > 6 ngày   Nếu > 6 ngày vẫn chưa tỉnh, có 2 khả năng:
- Hôn mê khó hồi phục đã mất não.
- Hoặc phải tìm bệnh khác
9   Hồi phục thường hoàn toàn ít di chứng    Có 5% di chứng rối loạn tâm thần
10   - Có sốt thành cơn
- KST P. falciparum (+)   10-15% không thấy KSTSR ở máu ngoại vi vào lúc bệnh khởi phát.
Chú ý:
- Có tiêu chuẩn 2 và 10: • đủ để chẩn đoán SRAT thể não
• cần loại trừ khả năng 1 bệnh não khác ở người mang KSTSR (trường hợp này hiếm)
- Có tiêu chuẩn 6, 7, 8, 9: giúp phân biệt SRAT thể não với viêm não virut.
- Có tiêu chuẩn 3,4: là tiêu chuẩn tiên lượng nặng.

* Chẩn đoán sớm SRAT thể não:
SRAT cần được phát hiện sớm, ngay từ thời kỳ "tiền ác tính". Can thiệp từ thời kỳ “tiền ác tính” sẽ ngăn ngừa bệnh nhân chuyển vào ác tính.
Triệu chứng dự báo SRAT thể não: có từ 1-2 ngày trước khi bệnh nhân vào hôn mê:
- Sốt cao liên tục hoặc dao động chồng cơn, kiểu W-M ( cơn sốt kéo dài >24 - 36 giờ, có khi 2 cơn/ngày.
- Đôi lúc tuy vẫn tỉnh táo nhưng có lẫn thoáng qua rồi lại tỉnh.
- Mất ngủ nặng trắng đêm từ 1-2 ngày.
- Mồ hôi ra nhiều, vã ra thành giọt.
- Từng lúc li bì hoặc vật vã, cuồng sảng.
- Nhức đầu dữ dội.
- Có lúc đái dầm (tuy chưa hôn mê).
- Nôn nhiều.
- Ỉa lỏng
- Mật độ KST P. falciparum cao ( >40.000 KST/ml máu, >2% hồng cầu nhiễm KST).
Những triệu chứng trên chỉ là những triệu chứng nặng, không đăng ký là SRAT.
3.5. Chẩn đoán xét nghiệm:
• Tìm KST sốt rét: kết luận 1 lam âm tính phải soi đủ 100 vi trường nhất là khi lâm sàng nghi ngờ.
• Ngoài ra có thể dựa vào một số xét nghiệm đặc hiệu khác như: QBC test (xem: Lâm sàng và chẩn đoán SR).
. Khi bệnh nhân tử vong: sinh thiết lách, nhuộm tiêu bản, tìm KSTSR.
-  Chẩn đoán phân biệt SRAT thể não:
-  Dengue xuất huyết thể não (DXH thể não)
-  Viêm não Nhật Bản (VNB).
-  Xuất huyết não (XHN):
-  Loạn tâm thần do căn nguyên tâm lý:
-  Một số hội chứng não cấp: do rối loạn chuyển hoá đường (hôn mê hạ đường huyết trong hành quân dài), do rối loạn nước và điện giải (mất nước nội bào trong say nóng, say nắng) cũng cần phân biệt với SRAT thể não.
* Dấu hiệu tiên lượng SRAT thể não:
Triệu chứng tiên lượng rất nặng bao gồm:
• Hôn mê sâu (Glasgow 3-5 điểm)
• Co giật kiểu động kinh xuất hiện muộn từ ngày thứ 3• Kèm theo tổn thương phủ tạng: sốc, phù phổi cấp, suy gan cấp, suy thận cấp, đái ra HCT, xuất huyết (võng mạc).
• Bạch cầu ngoại vi tăng > 12.000-15.000/ml, có bội nhiễm đường hô hấp.
- Triệu chứng tiên lượng xấu:
• Hôn mê quá 6 ngày.
• Có cơn ruỗi cứng mất não; tăng trương lực cơ.
• Có triệu chứng thần kinh định khu (liệt 1 chi, liệt nửa người)
*  ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU SRAT THỂ NÃO:
-  Nguyên tắc điều trị SRAT thể não:
- Phát hiện sớm và cấp cứu khẩn trương ngay tại tuyến cơ sở. Lấy ngay lam máu tìm KST và điều trị từ khi đã có chẩn đoán lâm sàng.
- Điều trị đặc hiệu theo đúng phác đồ, vận dụng vào lứa tuổi, trọng lượng, thể trạng. Sử dụng thuốc diệt KST theo thứ tự ưu tiên: Artemisinin và dẫn xuất, Quinin chlohydrat, Quinin sulfat, Quinoserum v.v.. Kiểm tra chất lượng thuốc trước khi dùng.
- Rất coi trọng khâu hồi sức cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân phòng chống bội nhiễm và loét.
- Nuôi dưỡng bệnh nhân ngay từ đầu.
- Điều trị đặc hiệu: dùng một trong các loại thuốc và phác đồ sau đây xếp theo thứ tự ưu tiên:
- ARTESUNAT: tiêm bắp hoặc tĩnh mạch
- Lọ dạng bột 60mg
- Tiêm bắp: hoà Artesunat bột + 0,6 ml Natri bicarbonat 5%.
- Nếu tiêm tĩnh mạch: hoà thêm 5,4 ml Natri clorua đẳng trương 9 0/00 hoặc Glucoza đẳng trương cho đủ 6ml, tiêm tĩnh mạch chậm 2-3 phút.
- Phác đồ: Ngày 1: giờ đầu: 2 lọ - giờ 8: 1 lọ
Những ngày sau: mỗi ngày 2 lọ (nếu còn hôn mê)
Cả đợt: 5-7 ngày
Tổng liều: 660-900mg      tuỳ theo thời gian tỉnh, thời gian hết sốt và hết KST nhanh hay chậm
Chú ý: khi pha thuốc phải lắc kỹ cho tan hoàn toàn, có dung dịch trong suốt mới được tiêm, nếu vẩn đục hoặc màu vàng thì bỏ, không được dùng thuốc đã pha để cũ.
- ARTEMETHER: tiêm bắp, ống 100mg.
Ngày đầu: 300 mg, chia 3 lần, cách 8 giờ. Những ngày sau: mỗi ngày 100mg. Cả đợt: 5 ngày và 700mg. Chú ý: theo dõi điện tim để phát hiện loạn nhịp.
- ARTEMISININ: viên 0,25 g, hoà tan cho uống (khi còn phản xạ nuốt) hoặc cho qua sond dạ dày (khi bệnh nhân không nuốt được).
- Chỉ định: + Không sẵn thuốc tiêm hoặc bộ dây truyền
+ Bệnh nhân đến sớm trong 6-12 giờ đầu, tối đa 24 giờ kể từ khi hôn mê.
- Phác đồ: + Giờ đầu 0,5 g (= 2 viên) (10mg/kg/lần)
+ Tiếp sau, nếu còn hôn mê: cách 6 giờ uống 2 viên (0,5 g) tới khi tỉnh
+ Từ khi tỉnh: cách 6 giờ uống 1 viên tới khi cắt sốt và hết KSTSR
+ Từ khi hết KSTSR: uống 2 viên, chia 2 lần cách 8 giờ cho đủ 5-7 ngày
* ARTESUNAT: viên 50 mg, uống hoặc hoà tan cho qua sond dạ dày
- Chỉ định: giống như Artemisinin
- Phác đồ: + Khi hôn mê, cách 6 giờ uống 1 viên cho đến khi tỉnh
+ Từ khi tỉnh: cách 12 giờ uống 1 viên tới khi hết sốt và hết KSTSR
+ Từ khi hết KSTSR: mỗi ngày uống 1 viên cho đủ 5-7 ngày
* VIÊN ĐẠN ARTEMISININ: 100 mg, 200 mg, 300mg
- Chỉ định + Nơi không có sẵn thuốc tiêm hoặc bộ giây truyền
+ Bệnh nhi SRAT nôn nhiều không uống được
+ Bệnh nhi SRAT không ỉa chảy
- Phác đồ: dùng liều 20 mg/kg/ngày, đặt ở hậu môn cho đến khi tỉnh thì chuyển sang thuốc uống cho đủ 7 ngày.
4.2.6. QUININ CHLOHYDRAT: ống 0,5 g tiêm bắp thịt
- Chỉ định: khi không có sẵn Artesunat tiêm và Quinin truyền tĩnh mạch
- Phác đồ: + Giờ đầu: 1 ống 0,5 g
+ Sau đó: cách 6-8 giờ: 1 ống x 3-4 ống/ngày, cả đợt 7-10 ngày
+ Liều trung bình 24 giờ: 30-40 mg/kg ( người lớn: trung bình 24 giờ: 1,5-2g), tuỳ thuộc cân nặng, tình trạng tim, gan, thận, thể bệnh (SR sơ nhiễm hay tái phát) và mức độ P.falciparum ở địa phương còn nhạy với Quinin không.
* QUININ DICHLORHYDRAT: ống 0,5g pha với dịch Natri clorua 9‰ hoặc Glucose 5% truyền nhỏ giọt tĩnh mạch.
- Liều lượng 24 giờ: trung bình 30mg/kg, tối đa 40mg/kg. Liều 1 lần: 10mg/kg, cách 6-8 giờ dùng 1 lần. Liều cả ngày cho người 50kg: 1,5-2g.
- Phác đồ: Ngày 1: lần 1: 0,5g + 250 ml Natri clorua 9‰ (hoặc Glucose 5%), sau đó cách 6-8 giờ 1 ống 0,5g, 1 ngày 3-4 ồng, truyền tĩnh mạch xen kẽ tiêm bắp (tuỳ tình hình).
- Điều trị triệu chứng - biến chứng:
- Cân bằng nước điện giải:
Khoảng 75% bệnh nhân SRAT thiếu nước, thiếu Na, giảm thể tích lưu hành từ những ngày đầu (khát, môi khô, gasper (+), mắt trũng, áp lực nhãn cầu thấp, đái ít với tỷ trọng cao.
- Hạ sốt, an thần, chống vật vã, cuồng sảng:
Khi vật vã, cuồng sảng: dùng Diazepam (Seduxen, Valium).
- Cắt cơn co giật kiểu động kinh:
• Dùng thuốc theo 4 mức độ:
Mức độ   Triệu chứng   Thuốc dùng
   1/Co giật cục bộ: tay, bàn chân, hàm răng, nhãn cầu...   DIAZEPAM liều cao ± dung dịch liệt hạch nhẹ
   2/Co giật toàn thân nhẹ:
- Cơn ngắn: 10 giây
- Khoảng cách: > vài giờ   Tăng liều DIAZEPAM
+ DOLARGAN
   3/Co giật toàn thân nặng:
- Cơn dài: 1-2 phút giây
- Khoảng cách: 15-30 phút   Tăng liều DIAZEPAM
+ DOLARGAN
+ GARDENAL
   4?Trạng thái co giật liên tục:
Cuối cơn: tím tái, đe doạ ngạt   Như trên
+ THIOPENTAL 1%
+ sẵn sàng nội khí quản hoặc mở khí quản
+ Hô hấp viện trợ
* Cấp cứu suy tuần hoàn (STH) theo nguyên nhân:
Bệnh nhân SRAT thể não ngay từ ngày đầu có thể tụt huyết áp <80 mmHg và mạch nhanh do 2 nguyên nhân: phổ biến là do mất nước thiếu hụt thể tích lưu hành, cần bổ xung dịch và điện giải; hiếm hơn là do sốc nhiễm trùng-nhiễm độc vì thoát dịch qua thành mạch, máu cô, cần truyền dịch thể nhanh, nhiều, kèm theo Dopamin hoặc Dobutamin hoặc Corticoid.
Trước một STH, cần làm xét nghiệm nước tiểu 24 giờ, tỷ trọng, hematocrit, cấy máu, đo áp lực TMTW và duy trì ở mức 2-5 cm H2O, đo axit lactic máu.
* Cấp cứu suy hô hấp (SHH) theo nguyên nhân:
4 nguyên nhân suy hô hấp và cách sử trí:
1/ Ứ đọng đờm rãi, thở khò khè do hôn mê sâu + mất phản xạ nuốt hoặc cuống lưỡi tụt.   Hút đờm rãi, đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu, đặt Canuyn Mayo; giảm liều thuốc an định thần kinh.
2/Phế quản phế viêm bội nhiễm   Kháng sinh, thuốc ho long đờm, hút đờm rãi vô trùng, sát trùng ống nội khí quản - ống Crizaberg - lỗ mở khí quản.
3/Thở Cheynes Stokes, Kusamaul (xét nghiệm pH máu, dự trữ kiềm, acid lactic máu).   Cho thở oxy, tăng đậm độ oxy đường vào, giải phóng đường thở, điều trị phù não. Truyền Natri bicarbonat 1,4%; đặt nội khí quản và hô hấp viện trợ.
4/Phù phổi cấp hoặc ARDS   Để đầu cao, chân thấp. ngừng mọi đường truyền. Tăng nồng độ oxy, choFurosemid 40mg tĩnh mạch, tăng dần tới 200mg nếu không thấy kết quả. Cho thở máy, áp lực (+) cuối kỳ thở ra. Nếu không cải thiện: có khi phải trích huyết 250ml đựng vào túi để sau này truyền trở lại.
4.3.6. Cấp cứu suy thận cấp (STC):
• Trước một trường hợp đái ít, đầu tiên cần loại trừ STC chức năng do thiếu nước: nếu áp lực TMTW giảm = 0 cmH2O, hematocrit cao, bệnh nhân khát môi khô, đó là thiếu nước à cần truyền bổ sung nhanh huyết thanh mặn - ngọt đẳng tới khi áp lực TMTW tới 5 cmH2O thì ngừng.
• STC thực thể là biến chứng của SRAT, với triệu chứng tăng Ure > 40mg% và Creatinine máu > 3mg%, hệ số thải Na > 2%, áp lực TMTW cao nhưng vẫn đái ít vô niệu do hoại tử ống thận.
* Cấp cứu xuất huyết do giảm tiểu cầu hoặc đông máu rải rác nội mạch (ĐMRRNM):
Xuất huyết do giảm tiểu cầu và rối loạn ĐMRRNM ở lợi, máu cam, dưới màng tiếp hợp, da, phủ tạng gặp ở gần 10% SRAT thể não.
Khi hematocrit < 20% cần truyền máu tươi, hoặc tiểu cầu, hoặc các yếu tố đông máu tuỳ theo nhu cầu. Nếu thời gian Prothrombin hoặc thời gian Thromboplastin dài, tiêm sinh tố K 10mg tĩnh mạch chậm.
* Điều trị những biến chứng khác:
• Hạ đường huyết (< 40mg%): biểu hiện mạch nhanh nhỏ, HA hạ, khó thở, da nhớp mồ hôi, đồng tử giãn, phản xạ gân xương giảm, hôn mê sâu hơn, xuất hiện co giật; hay gặp ở: bệnh nhân nặng, điều trị Quinin; bệnh nhi, bệnh nhân thai nghén.
Tiêm tĩnh mạch chậm 50ml Glucose 50% (1ml/1kg trẻ em), tuỳ theo mức độ hạ đường huyết, tiếp theo truyền Glucose 5-10% tới khi hết hạ đường huyết.
• Nhiễm khuẩn bội nhiễm:
* Chăm sóc bệnh nhân:
* Chăm sóc, theo dõi lâm sàng:
* Nuôi dưỡng bệnh nhân sớm:.
Cho ăn qua sonde chế độ lỏng, đủ calo.
* Tiêu chuẩn ra viện:
• Tỉnh táo, hết sốt, hết KSTSR.
• Mạch, huyết áp, thở, tiểu tiện bình thường.
• Hồng cầu, bạch cầu bình thường: hồng cầu tối thiểu ³ 3,5 triệu/mm3 máu.
• Hết nhiễm khuẩn bội nhiễm.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Hai, 2012, 10:47:46 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #558 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2012, 01:01:30 pm »

 Bác vetran: Em ít tuổi đời hơn bác, ít tuổi quân hơn bác, về chuyên môn ngành dọc thì em là cấp dưới của bác hi..hi. Nói vậy chứ lâu ngày em cũng quên nhiều rồi em chỉ nhớ là ngày đó C24 của em có anh Vượng là lính nghĩa vụ nhưng đã tốt nghiệp đại học y nên về chuyên môn anh ấy cũng vững lắm. Anh ấy bắt mấy thằng y tá bọn em học thuộc lòng cấp cứu phản ứng penycilin và sốt rét ác tính. Nhưng phản ứng penycilin thì mấy năm trong quân ngũ em chưa gặp bao giờ còn sốt rét thì nhiều. Nếu có bệnh nhân sốt rét vào C em là bọn em bao giờ cũng phải lấy 4 ống glucoza 30% 1 ống vitaminC và 1/3 ông quynin vào cylanh 20cc của TQ tiêm tĩnh mạch chậm. Sau đó lấy 1 ống quynin tiêm vào mông, tất nhiên trước đó bọn em đã phải tiêm trợ tim trợ sức là B1 với Spactein. Dịch truyền của bọn em hồi đó là chai gì của Mỹ mà tên lạ lắm em quên mất rồi, nếu truyền dịch cũng bơm cả ống quy nin vào bình. Hồi đó trợ tim bọn em chỉ có Spactein và Uabain thôi còn Andrenalin thì hơi hiếm. Bác thử xem như vậy có đúng không và có giống các bác bên K không chứ em thấy hiệu nghiệm lắm, tiêm như vậy xong là dứt cơn và sau đó chỉ phải tiêm mông quynin thêm mấy ngày nữa rồi cho uống thuốc phòng sốt rét thôi bác ạ.
 
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #559 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2012, 03:07:24 pm »

          Chào vetran! Tranphu341 đọc bài thuốc, chuẩn bệnh của bạn mà TP thấy toát mồ hôi rồi. Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes

           Kiến thức ngành y hay ngành nào cũng thế đã được viết tổng kết thành sách, thành giáo án thật kỹ càng có điều người thầy thuốc phải áp dụng ngay, nhanh, ứng dụng cho đúng, cho kịp thời thôi . Nhưng tâm lý người nhà bênhj khi đưa bệnh nhân đến bênh viện mà các bác sỹ cứ "bình chân như vại" thì thật là khó chịu.

           Cách đây 6 năm cháu Thọ con trai của TP SỐT CAO, CO GIẬT. Phải đưa vào viện cấp cứu . Cháu bị co kéo ngoát mồm. Kíp b/s trực cứ để đấy theo dõi trong khi cháu lại sốt rất cao. Lúc đó có 1 bác sỹ nữ của Hà Nam sang học chuyên khoa có vẻ dễ gần. TP mới bắt chuyện cô ấy hỏi thăm, biết cháu vừa thi đỗ Đại học kiến trúc Hà Nội chuẩn bị lên trường nhập học. TP thấy cô ta lại nói với người B/SY kia gì đó. Cùng lúc TP phải gọi cho người Thạc sỹ quen đến. Họ to nhỏ với nhau gì đó. Sau này khi đã quen thân với cô bác sỹ kia, cháu Thọ cũng đã khỏi và lên trường cô b/sỹ mới nói là bác sỹ trực nói với mọi người là nghi cháu lên cơn nghiện. Vì cháu là con trai thành phố hay bị nghiện nên chỉ theo dõi  Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes Còn cô ta thấy cháu đỗ điểm đại học cao thì không thể nghiện được.

           CHÚC VETRAN CÙNG GIA ĐÌNH LUÔN VUI HẠNH PHÚC!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM