Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:37:41 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tâm sự đời tôi.  (Đọc 200661 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2011, 06:37:31 pm »

Từ đó làng quê náo nức với bao viễn cảnh thiên đường vì có nguồn tài nguyên hóa thạch trời cho ngay dưới chân mình. Từ những thông tin chính thống có, thêu dệt có, nhất là sự xuất hiện cả một làng chuyên gia trong phố huyện, chia hai khu, một cho chuyên gia Liên xô lo việc thăm dò dầu khí và một cho chuyên gia Trung quốc hướng dẫn nông dân thực hiện công cuộc (hiện đại hóa nông nghiệp). Việc quốc gia đại sự thì như vậy. Còn riêng làng tôi, không biết do sự rò rỉ nào của cán bộ địa chất mà cùng với các vùng khác, làng tôi hình thành các tổ khoan tay. Đầu tiên bằng những đoạn tre thẳng nối với nhau bằng những khoen sắt, đầu khúc tre có mũi khoan thon nhọn bằng sắt có hình quả đạn súng cối, sau họ chế (cần khoan) bằng ống thép và tổ chức khoan thuê cho những nhà có nhu cầu. Sau khi chủ nhà dỡ nóc bếp để khoan thẳng xuống vị trí bếp nấu sâu chừng hơn mười mét là khí phun lên ùng ục có mùi thối thối, và coi như thành công một đường dẫn chất đốt cho gia chủ dùng nấu nướng ngày đêm với giá ba mươi đồng một giếng khoan. Khi đưa giếng khí vào sử dụng, phải đốt lửa cháy ngày đêm vì nếu tắt lửa sẽ có mùi thối và có lẽ cũng rất độc. Bộ mặt làng quê phấn chấn thay đổi vì tự nhiên trời cho nguồn lợi mà hầu như nhà nào cũng trăn trở vì chất đốt là một trong những của hiếm hoi trong làng quê đồng bằng. Sau những điểm khoan và nổ mìn gây xung địa chấn để chụp cắt lớp địa tầng thì làng quê tôi xuất hiện tràn nan những mạch khí phun lên khắp nơi từ giữa lòng sông lòng hồ cho đến giữa ruộng lúa bờ mương, ao chuôm tối ngày sôi ùng ục. Nhưng cũng chỉ dừng lại đó, sau vài năm sôi động, làng quê trở lại trầm bình vì lần lượt các đoàn xe chuyển vận những thứ đến nay lại ra đi tuy không khí thế như trước vì các nhà chuyên môn phát hiện vùng châu thổ sông Hồng và thềm lục địa vịnh Bắc bộ này chỉ có túi khí Metal trữ lượng nhỏ. Vậy là giấc mơ đổi đời của quê tôi tan biến như bọt xà phòng mà cho đến nay những năm đầu thiên niên kỷ thứ ba quê tôi vẫn là vùng sâu vùng xa với cơ sở hạ tầng giao thông quốc phòng huyết mạch còn yếu kém huống hồ hệ thống giao thông nông thôn sao có thể tốt hơn. Những kỳ vọng của làng quê cũng chìm dần theo nhịp điệu thăng giáng của đất trời. Với thời gian đã qua, bên cạnh những cơ hội để các chị thanh niên quê tôi thành gia thất hạnh phúc, được thoát ly theo chồng là cán bộ, công nhân trong những đoàn thăm dò dầu khí thì những hệ lụy còn lại cũng không mấy nhẹ nhàng, vì sau khi các đơn vi kỹ thuật khoan sâu rút quân thì làng quê lại có một lớp trẻ em ra đời mà không có cha, mang tên chung (con địa chất) càng làm cho người ở lại xóm thôn thêm hưu quạnh. Những kỷ niệm như vậy trong đời thưa dần theo năm tháng.
-  Về vấn đề xã hội: Tôi không hiểu có nơi nào ở miền Bắc lúc đó giống quê tôi trong điều hành và giải quyết những vấn đề xã hội, nhưng rõ ràng còn nhiều khía cạnh bất cập như: lối hành xử của các cơ quan công quyền và những cá nhân thừa hành công vụ đối với dân quê tôi, nó mang hơi hướng của đám (Hồng vệ binh của (bác Mao) trong đại cách mạng văn hóa vô sản) hoặc giống (cán bộ cốt cán trong cải cách ruộng đất sau 1954). Như các vấn đề nhân quyền, yếu tố con người và quan điểm chính trị tư tưởng: Một số thanh niên trốn nghĩa vụ quân sự, bị bắt làm kiểm điểm trước dân, bị tạm giam vào nhà thúc mầm hoặc nhà kho hợp tác xã, phải đeo một cái bảng nhỏ trước ngực mỗi lần ra khỏi nhà với dòng chữ “Thanh niên như tôi thì mất nước”. Nếu không bắt giam được người trốn nghĩa vụ thì bắt bố họ tạm giam. Thanh niên cố tình trốn nghĩa vụ quân sự thì cũng chẳng có chỗ nào dung thân trên cả phần đất miền Bắc này, phải sống chui sống nhủi hành nghề thổ mộc nơi rừng rú hẻo lánh nào đó phía Bắc. Các cô gái làng không bao giờ yêu và kết hôn với thanh niên trốn nghĩa vụ hay đào ngũ, thậm chí có muốn kết hôn thì lấy đâu ra giấy đăng kí, mà đã không có giấy đăng kí thì chỉ có trời mới cho tổ chức cưới, đồng thời cha mẹ thì lo lắng mặc cảm không giám ngẩng mặt nhìn ai trong làng trong xã cho tới lúc người trốn nghĩa vụ quân sự phải xin nhập ngũ. Trà tuổi choai choai mới lớn như chúng tôi phải coi chừng cách ăn mặc, không được mặc quần ống tuýp, ống loe vì lúc dân quân đón đường bắt mở dây lưng thả vỏ chai bia Trúc Bạch vào trong quần, lọt xuống đất thì được còn nếu mắc chỗ nào thì dùng dao rạch ống quần từ đó xuống. Không được cắt tóc kiểu húi cua hay để mai xanh, phải cắt kiểu chân phương nhất theo khái niệm của họ, nếu không muốn bị tông đơ một đường ngang từ tai bên này qua tai bên kia, bắt buộc phải đi thợ sửa lại vừa tốn hai hào vừa xấu mái tóc. Không được hát và nghe Yelow music (nhạc chế độ cũ), hạn chế hát và nghe Blue music (nhạc các nước đông Âu). Không được đọc các tiểu thuyết, truyện tình cảm. Một số tác phẩm văn học của một số tác giả nhóm Tự Lực văn đoàn và các ấn phẩm văn hóa không chính thống đều bị cấm, chương trình văn học chúng tôi được tiếp cận gồm một phần từ dòng văn học hiện thực phê phán như: Vỡ đê, chị Dậu, bước đường cùng, vợ chồng trẻ con, Lều chõng, Dế mèn phiêu lưu kí, lão Hạc, Chí Phèo, thằng Bờm.v.v.Và một phần các tác phẩm dịch của các nước đông Âu, Trung Quốc, Cuba như: AQ, Grande gã keo kiệt, Ông già và biển cả, chiến thắng Hirol, Chiến tranh và hòa bình.v.v.
-  Về yếu tố con người: Với những bức cuốn thư, trên nền hình quốc huy in bốn đại tự màu đỏ rất đẹp TỔ QUỐC TRÊN HẾT luôn hiện diện ở vị trí trang trọng nhất trong mỗi căn nhà của mọi gia đình quê tôi là thể hiện quan điểm, tư tưởng chính trị cao cả vì tổ quốc, đồng nghĩa với tư duy về cá nhân lại rất nhỏ nhoi trong xã hội, nếu không muốn nói là vô nghĩa, cùng với khẩu hiệu quyết tâm: “Vì miền Nam ruột thịt, để thống nhất đất nước, mười bốn triệu đồng bào miền Bắc sẵn sàng hy sinh tất cả”. Thực tế, bất cứ cuộc chiến tranh nào, kể cả bên chính nghĩa và phi nghĩa, thì hệ lụy cuối cùng của nó luôn tồi tệ nhất đến với những người phụ nữ là mẹ, là vợ những người lính chiến. Mặc dù tham chiến trên tư thế chính nghĩa giành độc lập nhưng đối với Việt Nam, nhất là miền Bắc, mà ở đó còn ảnh hưởng khá nặng nề tư tưởng Khổng giáo về những khái niệm đạo đức (tam tòng tứ đức, chữ Trinh làm đầu, truyền thuyết hòn vọng phu) cộng thêm những can thiệp bởi các điều lệ, qui định của các tổ chức trong hệ thống chính trị như: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ.v.v thì cái thiệt thòi càng sâu sắc hơn đối với các chị. Vì vậy ngày hôm nay ủy ban và xã đoàn tổ chức kết hôn tập thể cho các anh chị  theo nếp sống mới, bao giờ cũng có khẩu hiệu “Vui duyên mới không quên nhiệm vụ” để ngày mai các anh ra trận, sau đó là năm tháng các chị héo hắt chờ người ngoài tiền tuyến, phải giữ gìn từng lời ăn tiếng nói, cẩn thận các mối quan hệ, cách đi đứng xưng hô, giữ tròn bổn phận dâu hiền đối với bố mẹ chồng, tích cực tham gia phong trào “ba đảm đang” “ ba sẵn sàng” Mọi sở thích đam mê khát vọng của tuổi trẻ chôn vùi cùng nước mắt vào cái gối đơn trong những đêm hưu quạnh lẻ loi. Nếu may mắn có anh trở về thì chị vợ của thương binh lại phải gồng mình chăm sóc chồng yếu đuối móp méo thiếu hụt thân thể. Còn lại, không may mắn khi nhận giấy báo tử chồng thì phải đội vành khăn tang trắng trên đầu ba năm liền như vật bất ly thân, nếu không muốn nói là cả lúc đi ngủ, không được lấy chồng khác trước ba năm để giữ danh hiệu “vợ liệt sĩ” để thang bậc hiếu đạo, thủy chung không bị đánh giá xuống thấp. Cũng đồng thời còn được nhận phần tiền tử tuất lo nhang khói cho liệt sỹ và sống một cuộc đời còn lại với những áp lực tâm lý nặng nề từ gia đình, xã hội.Trong khi thời ấy con gái quê tôi mười tám tuổi chưa có chồng thì coi như ế. Vì vậy các cô gái vào tuổi trăng tròn là bắt đầu cập kê, mà thanh niên trai tráng thì đã ra mặt trận hết, cuối cùng cũng đồng ý cho có nơi có chốn (vơ bèo vạt tép) một trong mấy anh có khiếm khuyết về hình hài thể lực và cả có vấn đề về sức khỏe tâm thần (được) ở lại hậu phương. Chắc chắn các anh thì phấn khởi nhưng mấy cô phải chấp nhận một cuộc sống vợ chồng không có cơ hội chọn lựa. Và cũng từ đây lại nảy sinh các vấn đề xã hội khác về hôn nhân gia đình từ những cuộc cưới hỏi gượng ép để hoặc cam chịu hoặc ly hôn đổ vỡ trong muôn vàn dị nghị, rẻ rúng của dân quê. Các chị lớn tuổi hơn chưa lấy được chồng thì con đường duy nhất là gia nhập thanh niên hỏa tuyến hoặc đi công nhân quốc phòng. Sau này học hành nhiều trong quân đội, tôi ngộ ra sự thành công của các chính trị gia, các nhà tư tưởng và cả hệ thống chính trị trong vấn đề trang bị một hệ tư tưởng cho toàn xã hội sâu sắc kịp thời đáp ứng yêu cầu giai đoạn lịch sử lúc đó của đất nước. Thật tuyệt vời!
- Kể từ đây với tôi thế là hết vô tư. Mấy năm trước chị Lợi về nhà chồng, kế đó anh Nghĩa vào biệt động quân, chiến đấu ở Bến Lức – chợ Đệm – chợ Lớn, rồi anh Đức đi Hải Phòng theo học ngành khai thác thủy sản, bố công tác xa nhà. Tất cả chuyện nuôi dưỡng học hành của anh em tôi đều đổ dồn lên vai mẹ, vốn dĩ rất yếu do bị thương ở chiến khu. Còn tôi đương nhiên trở thành anh lớn trong nhà, bắt đầu ý thức việc điều hành mấy đứa em nghịch như quỉ sứ và giúp mẹ những việc vặt hàng ngày. Tuy là con trai nhưng tôi đã phụ mẹ được khá nhiều việc, ngoài nấu cơm nước, canh rau cho đến nấu cám nuôi lợn, tôi còn xay thóc giã gạo rồi sàng sảy như một cô gái mới lớn, do vậy mẹ cứ khoe với mấy bác hàng xóm tôi là con gái của mẹ. Có lẽ sống trong tâm lý ấy dần dà tính tôi cũng nhão nhão sao ấy, rất dễ xúc động, khóc dai và làm lũng mẹ nhưng đôi lúc tôi xử sự cũng rất cứng rắn kiên quyết đối với các em. Đó là một kỉ niêm đau buồn xảy ra mà ngày nay tôi vẫn nhớ như in. Một tối đó nghe tiếng gào khóc thảm thiết của cô Bất bên hàng xóm vì mới bị trộm vào bê mất cân bột mì duy nhất là thực phẩm  một ngày của cả nhà. Sau sự tính toán thực tế lối vào ra giữa sân và nhà bếp, thời điểm xảy ra vụ trộm, sự vắng mặt của em Đông. Tôi giám chắc là em trai mình lấy cân mì ấy. Tôi sục sạo tìm khắp nơi và bắt quả tang Đông cùng Trực, con bác Bính xóm dưới đang luộc mì ăn. Buộc em đưa số mì còn lại về trả cho cô Bất và tôi rút roi (thường có sẵn trên kẹt cửa) trút lên em một trận đòn kinh khủng, vừa quất roi vào lưng em vừa cùng em khóc, sau đó tôi lấy dao ra vườn cắt lá bí ngô già (lá non đã ăn hết) vào thái ra nấu với muối. Bốn anh em vừa ăn vừa khóc vì mẹ đi chạy gạo cả ngày chưa về... Vậy đấy,  trên đời này có lẽ không đứa trẻ nào được sinh ra mà không cầu mong có một cuộc sống an bình vô tư, nay cái hệ lụy của một thời ly loạn do ngoại xâm đã vô tình tước đoạt sự hồn nhiên thơ trẻ của chúng tôi, bắt chúng tôi ứng xử già dặn hơn tuổi và đã manh nha những tư duy lệch chuẩn. Tuy nhiên cậu trai mới lớn ở tuổi thứ mười trong tôi đã biết làm dáng là hơi bất thường, tôi biết bỏ áo trong quần, xắn tay áo sơ mi lên tới khửu (con nít quê tôi thời ấy không giám làm vậy, thậm chí còn bị bọn nhóc trong làng chọc ghẹo vì (chảnh), lại còn biết sửa sang tóc tai, không quên lấy trộm một giọt nước hoa trong cái chai thủy tinh nhỏ bằng chiếc đũa và dài chừng hai đốt ngón tay của anh Nghĩa thường dấu trong ngăn bàn học của anh, bôi vào tóc cho thơm và xỏ dép khi đi học sau khi ngắm nghía điều chỉnh miếng băng đen đỏ đeo bên ngực trái trong tuần lễ tang Bác Hồ vì lúc đó gần như toàn dân mang tang Bác. Dù chỉ qui định cho người lớn nhưng từ nơi công tác về, bố tôi đề nghị cả nhà mang tang Bác, những băng tang này do chính mẹ khâu, mẹ độn vào bên trong băng một miếng carton nhỏ tạo hình đẹp hơn những băng tang bán ngoài phố huyện. Tôi nhớ năm đó, ngày Bác từ trần, sân vận động huyện đang tổ chức mừng quốc khánh 2 - 9 thì giông gió nổi lên giật ầm ầm, mưa như trút nước, cột cờ chính trên khán đài bằng tre rừng bó lại với đường kính gốc hơn một mét, cao hàng chục mét đổ sập gẫy rụm, may không có thương vong. Tôi thoảng nhớ mấy câu thơ đầu, bài (Bác ơi) của bác Tố Hữu:
                   Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
                   Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa
                   Hôm nay con chạy về thăm Bác
                   Ướt lạnh vườn rau mấy gốc dừa
                    ….
       Chuông ơi! chuông nhỏ còn reo nữa
    Buồng lạnh rèm buông tắt ánh đèn
                   Bác đã đi rồi sao Bác ơi ?
                   Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời
       Miền Nam đang thắng mơ ngày hội
    Rước Bác vào thăm thấy Bác cười
                  .....
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2011, 06:38:41 pm »

 Vậy mà thời gian cũng đã kịp trôi qua gần nửa thế kỷ rồi. Trở lại ngày ấy, dù sống ở vùng thuần nông nhưng bố mẹ ít có ý định cho chúng tôi tham gia làm ruộng, Ông Bà chỉ nhắc nhở các con chăm chỉ học hành, tôn trọng lao động và ngoan ngoãn. Dù hoàn cảnh kinh tế nhà tôi rất khó khăn, nhưng bố mẹ tôi cũng cố gắng tạo cho các con một chế độ dinh dưỡng hợp lý và một tâm lý hướng ngoại, vì vậy cuộc sống sinh hoạt gia đình tôi cũng khác hẳn các hộ nông dân trong làng vì mang hơi hướng dân thị thành, có lẽ do bố mẹ là cán bộ thoát ly bôn ba từ tứ xứ trở về nên phong cách tổ chức cuộc sống gia đình cũng khác nông thôn. Bố tôi là người có cái xe đạp đầu tiên trong làng, mà cái xe đạp này rất đặc biệt vì số lượng cả tỉnh chỉ có mười chiếc, hơn nữa nó có xuất xứ từ cái xe sườn ngang Liên xô, bố tôi được phân phối theo tiêu chuẩn cán bộ trưởng đầu nghành. Được trưởng ty công an tỉnh cấp giấy phép cho nhà máy sản xuất xe đạp Nam Hà cải tiến hai típ nhỏ uốn lượn xuống (Giống xe đạp nữ hiện nay) mà các nhà chuyên môn thời đó gọi là xe Liên xô xuống khung mang thương hiệu Nam Hà. Dù được phép thay đổi hình dáng nhưng vẫn đeo bảng số kiểm soát và sử dụng cạc vẹc cũ do công an giao thông cấp trước đó, ở vị trí khung phía dưới trục giữa có đóng hàng số nổi của từng xe để quản lý do vậy ngày ấy không thể có sự cố mất xe, kẻ trộm có lấy được xe thì sớm muộn cũng bị điều tra ra. Tôi nhớ hôm đầu tiên bố đưa xe về, nhà tôi đông như hội, các anh các chú trong làng và làng lân cận tới xem xe chật cả sân, có người còn dùng thước đo tỉ mỉ từng chi tiết và so sánh xe này có khoảng cách từ trục bánh trước sau, trục giữa có độ dài khác hơn các xe khác, gidon, phostan có hình dáng đẹp hơn, rồi xem xét kỹ ống bơm hơi, chuông, phanh, dinamo phát điện, đèn pha đèn hậu đủ cả. Sau này để có tiền sửa nhà, bố bán xe  được một nghìn đồng cho một chú vào loại cự phú lúc đó vì họ có nghề mộc. Hôm giao tiền, nhận xe, nhà tôi rất đông người tụ tập. Riêng nhà Chú mua xe có tới năm người đàn ông đi theo bảo vệ một nghìn đồng và tháp tùng đưa xe về xã khác cũng khá xa. Những việc đại loại như vậy lâu lâu xảy ra cũng làm cả làng xôn xao đồn thổi rân trời. Cũng như vậy, năm thì mười họa có người bà con bên thím tôi từ Nam Định về thăm bằng xe Simson với âm thanh máy nổ ùng ục khói đen xả dài trên đường ruộng. Phía sau xe, chúng tôi nối đuôi nhau chạy thục mạng bám theo (cái xe bình bịch) về giữa làng. Người lớn đang chăm sóc lúa ngoài cánh đồng, ai ai cũng ngừng tay nhìn theo thán phục. Đồng đất, con người làng quê thì như vậy nhưng anh em chúng tôi được hưởng qua tiêu chuẩn của bố từ cái ăn cái mặc cho đến những sản phẩm tiêu dùng của nền công nghiệp trong nước và của các nước Đông Âu, Nam Mỹ nên tư duy và hành động cũng khác biệt với dân làng trong sinh hoạt hàng ngày. Cái ngọt kì diệu của mì chính (bột ngọt), chỉ một nhúm nhỏ nêm vào nồi canh là đủ vị ngọt hơn cả giỏ cua rốc. Kiểu cọ kì cục, màu sắc sặc sỡ của quần áo Cuba, Venezuena, Thổ Nhĩ Kì (có lẽ là quần áo cũ viện trợ). Cái thơm ngon của bơ sữa Liên Xô, mùi vị lạ lẫm của bột mì làm bánh rán, còn dầu thực vật thì dân quê gọi là (mỡ cây) mà tất cả những thứ đó dân làng chỉ nghe như chuyện cổ tích chứ chưa ai được dùng. Bố thường đi công tác xa, mỗi mùa hè đến, chị Lợi, anh Nghĩa, anh Đức tham gia thu hoạch lúa hoặc thu hoạch cây cói, làm thủy lợi, thủy nông để phụ giúp mẹ tăng thu công điểm vì sức mẹ yếu do thương tật, nhà lại đông người ăn, còn tôi thì mù tịt việc đồng áng cấy cày, một phần do học, do lười nhác nhưng chủ yếu do được mẹ cưng chiều hơn cả. Bước vào tuổi mười lăm, tôi cũng đã biết nhận diện tích ruộng để nuôi bèo hoa dâu hoặc cuốc những hố đất nhỏ dọc lề bờ mương gieo hạt cây điền thanh, khi lớn sẽ cắt lá làm phân xanh cho HTX  để được tính điểm hoặc theo mấy cô mấy chị dùng liềm đi thu hoạch lúa cũng thành kỉ niệm mỗi hè về, nhất là những buổi cúi cắt lúa cả ngày, tối về lưng đau như muốn gãy, lúc ấy chỉ mong mau hết hè đi học thì thoát khổ. Và một chuyện nhớ đời xảy ra. Buổi sáng chủ nhật, thay mẹ, tôi vác lên vai cái móng đào đất cùng các chị ra đê biển Giao Lạc đắp đê chống bão. Chín giờ trưa, cơn mưa giông ập đến, các chị các cô kéo tôi vào điếm canh đê tránh mưa, nhưng do tính lười biếng, không muốn đi xa, tôi tụt xuống chân đê tại chỗ ngồi chờ mưa tạnh. Vài phút sau, nghe tiếng nổ nhỏ, tôi nhìn lên phía mặt đê thấy một làn khói mỏng manh bay lên từ nóc điếm. Bình thường thôi... Nhưng không, tôi thấy mọi người trong làng chạy ra phía đê biển ngày càng đông, lúc đó lên mặt đê tiến lại điếm canh, tôi mới biết năm cô gái xóm giữa và xóm dưới ở gần nhà tôi đã là những cái xác không hồn, bên cạnh còn mấy chị nằm bất động vì bị liệt toàn thân, đó là hậu quả cú sét nhẹ nhàng của cơn giông biển. Hốt hoảng, mắt nhắm mắt mở, tôi nắm chặt cán móng, keo lê phần lưỡi chạy xa sáu cây số về làng vì nghe người lớn nói sét ưa đánh vào sắt, trong khi mẹ đang hớt hải chạy ra và ôm lấy tôi mẹ khóc vì thấy con trai bà còn sống. Rất nhanh chóng sau đó, mẹ hối tôi chạy về làng, còn mẹ tiếp tục hướng ra đê biển cùng chính quyền giải quyết những công việc tiếp theo vì ngoài tình làng nghĩa xóm, mẹ còn là cán bộ phụ nữ xã.  Đêm ấy, tôi với chú Hiện nằm thu lu trên nóc cây rơm góc sân kho, tôi vặn cái đài Xoungmao cho âm thanh thật lớn để đỡ sợ và thao thức cả đêm, lâu lâu tôi nhỏng đầu lên ngó chừng năm cái quan tài quàn giữa sân chập chờn chìm đắm trong giá lạnh tang tóc làng quê chờ ngày mai ủy ban hành chính huyện về làm lễ truy điệu và mai táng những thanh niên xấu số khi đang thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai. Với đoàn người dài dặc màu trắng khăn tang, chập chùng những tiếng khóc thê lương điểm thêm tiếng tùng.. cheng  của trống chiêng và tiếng kèn vắt tiễn đưa năm cái quan tài của bốn cô gái trạc tuổi tôi và một chị mới lập gia đình hai tháng, được sắp xếp song song cạnh nhau ở một phần đất ngoại vi bãi tha ma vì làng kiêng kị không cho mai táng người bị (giời đánh) chung trong nghĩa địa làng. Rồi mọi nỗi buồn làng quê cũng dần nguôi ngoai. Tôi lại theo mấy chị thanh niên ra bãi cồn Tư cạnh sông Hồng trồng ngô hoặc thu hoạch mùa khoai lang tới vụ. Những dịp ấy vừa được đi xa nhà, ăn cơm nắm với muối vừng, sau đó trèo lên đỉnh cống Cồn tư nhảy xuống sông đùa vui rồi đứng trên triền đê sông Hồng nhìn qua các bãi ngô chín vàng bên tỉnh Thái Bình mà thèm thuồng và có buổi chiều mê mẩn chiêm ngưỡng những vòi rồng màu xám lạnh uấn éo ngoằn ngoèo trên mặt biển hút nước đưa lên trời trước cơn mưa giông biển sắp tràn vào đất liền.
- Chiến tranh! Ôi chiến tranh tàn khốc. Sau sự kiện “vịnh Bắc bộ” do hải quân Mỹ tạo ra để lấy cớ gây hấn bằng không quân. Từ giữa những năm 60, đế quốc Mỹ đã leo thang xâm lược bầu trời miền Bắc bằng hàng trăm vụ oanh kích, cũng đồng thời chúng lần lượt gửi tù binh phi công ngày càng nhiều vào những nhà tù rải rác khắp nơi để ta gom về Hà Nội tại số 1 phố Hỏa Lò quận Hoan Kiếm mà chúng gọi là: khách sạn vỡ tim hay hilton hotel (Maison Centrale). Viết tới đây tôi mường tượng lại một  số trong rất nhiều bức ảnh được chụp từ nhiều thời điểm nhiều góc độ cảnh bắt giải tù binh phi công Mỹ, trong đó tôi nhớ nhất tấm ảnh một tên phi công to đùng, trên cổ đeo tòn teng một đôi dày pilot cột bằng sợi giây dày, ở tư thế nửa nằm nửa ngồi trên xe trâu kéo, do một dân quân dắt trâu giải về ủy ban xã, xung quanh có các chị dân quân bồng súng bảo vệ, và một bức ảnh có lẽ cả thế giới đều biết do một tác giả nước ngoài chụp một phi công, phía sau mấy mét chị dân quân nhỏ nhắn giương cây súng trường K44 hướng theo tia mắt nhìn khảng khái, tên phi công cao to nghễu nghện cúi đầu dò đi từng bước bởi có lẽ lòng bàn chân của chú lính công tử này không chịu được mặt đường đất sỏi đá xanh, vì qui định ưu tiên số một mà các chị dân quân đặt ra là: khi giải tù binh phi công nên bắt cởi giày đeo vào cổ thì vô phương chạy, đó là một sáng kiến trong xử lý tình huống thời điểm đó nhưng đối với phương Tây coi đó là một nhục hình về tâm lý và cực hình về thể xác.. Với một bố cục rất mâu thuẫn, hài hước và cũng rất đanh thép kèm theo mấy vần thơ của bác Tố Hữu:
O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu
 Tuy nhiên! những tên phi công này cũng còn may khi chạm đất, rồi bị bắt bởi tập thể dân quân, công an hoặc bộ đội thì nguy cơ bị gậy đập, gạch đá bay vào đầu sẽ giảm thiểu nhất bởi sự căm phẫn của nhân dân. Như một trường hợp, cái dù hai thân rơi xuống xã Bình Hòa quê tôi, khi chạm đất, lực lượng truy bắt ập đến thì cái dù cũng không còn nguyên vẹn vì mấy bà nông dân đang dùng liềm cắt dây và xé dù chia nhau mỗi người một mảnh, còn phi công đã là cái xác không hồn bởi trước đó năm phút một anh công nhân xí nghiệp máy kéo Ngô Đồng đã dùng súng K44 bắn chết phi công khi dù còn lơ lửng trên trời trong lúc điện động viên của của tỉnh gửi về “Hoan hô Giao Thủy bắt sống giặc lái Mỹ”. Xác phi công được đưa ngay về Hà Nội còn xác máy bay gom về nhà bà Càng xóm dưới triển lãm. Các anh chị cán bộ triển lãm, chỉ vào cái này, giơ cao cái kia giới thiệu, giải thích nhưng ít ai chú ý, chủ yếu tìm cách sờ mó vào đống nhôm vụn lòng thòng đầy giây điện nhỏ xíu với những bóng đèn, núm nút rất lạ. Trên một tấm nhôm lớn rất dày nhẹ hẫng vì bên trong là nhưng chi tiết lỗ xốp như tổ ong, có lẽ là cái cánh máy bay có dòng chữ lớn màu đen Air force. USA, một ngôi sao trắng hai bên có hai dấu bằng. Mặc dù trầm trồ ngạc nhiên nhưng những khuôn mặt nông dân cũng tỏ ra coi thường vì con thần sấm (F 5E) từng làm náo loạn bầu trời và mặt đất quê tôi giờ chỉ còn giá trị để bán đồng nát (ve chai) chứ không làm ai sợ nữa. Tôi đặc biệt chú ý cái mũ phi công to như nồi cơm điện trên có ngôi sao trắng và mê mẩn ngắm nhìn khẩu súng ngắn nhỏ xíu trong bao da rất đẹp bên cạnh một tấm vải nhựa tổng hợp trên đó ghi nhiều loại ngôn ngữ với chữ Việt là những câu hỏi đường đi, địa danh, xin được giúp đỡ nước uống, thức ăn, và nhiều chi tiết khác mà anh cán bộ triển lãm nói mỉa mai đó là lá cờ xin ăn. Tuy nhiên ai xem thì cứ xem, ai hỏi gì thì cán bộ triển lãm trả lời, giải thích. Nhưng mọi người cũng rất chú ý nếu chị dân quân cảnh giới ở đầu làng đánh kẻng báo có tàu bay từ ngoài khơi bay vào thì tức tốc đám đông phải sơ tán vào các lùm bụi, hầm chữ A trong khu vực để tránh bom và Rocket.
-  Xét về mặt đối xử với tù binh phi công, nhà nước ta thực hiện rất nhân văn, nhân đạo, hợp pháp và hợp công ước quốc tế, dù chế độ tù binh thì không được tự do đòi hỏi sự đãi ngộ từ đối phương. Qua bằng chứng an ninh ta phát hiện thiết bị ghi hình, ghi âm và vi phim trong thức ăn, cây kem đánh răng do gián điệp CIA tiếp tế và móc nối với tù binh. Dù lúc ấy, cán bộ chiến sĩ ta có thể thiếu thốn thứ này thứ khác chứ đối với bọn tù binh công tử này, ta đối đãi rất tử tế, nhất là chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt văn hóa thể thao. Đó cũng là nhận xét của chị Janfondar khi vào Hỏa Lò thăm và hát cho tù binh nghe. Chị Janfondar lúc đó là phóng viên ảnh và ca sĩ, sau khi về Mỹ chị rất tích cực trong phong trào chống chiến tranh Việt Nam và nhận được nhiều cảm tình của nhân dân Mỹ, nhất là khi chị trở thành phu nhân một thượng nghị sĩ, các hoạt động vì hòa bình của chị càng hiệu quả hơn. Với số bom đạn khí tài quân sự bằng tổng số vũ khí thế chiến II nhân đôi, Mỹ đổ xuống đầu người Việt Nam. Đường chín, Khe Sanh mỗi ngày hứng chịu 18 ngàn tấn bom đạn. Đặc biệt chỉ trong một thời gian ngắn riêng binh chủng không quân Mỹ đã chịu nhiều tổn thất khó lường. Chính quyền Oasinhton đã ngưng không kích miền Bắc. Nhưng những tháng ngày cuối nhiệm kỳ thứ nhất của Richart Nison tổng thống Mỹ thứ 37 càng lộ rõ tính hiếu chiến và phản bội nhân dân Mỹ, phản bội những lời tuyên thệ nhậm chức để những ngày tháng đỏ lửa năm 1972, tính khốc liệt của chiến tranh tăng lên gấp bội. Hàng loạt bom B52 trải thảm xuống các thành phố lớn miền Bắc nhất là Hà nội, Hải Phòng với hình ảnh tang tóc điêu tàn của phố Khâm Thiên sau mười hai ngày đêm tháng 12. Là tham vọng của đế quốc Mỹ muốn Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá, và chúng đã thất bại. Tôi nhớ lại vào thời điểm đó, khi đi thị trấn chơi, tôi nhìn trên cánh cửa gỗ của cửa hàng bách hóa huyện đồng thời còn dùng làm tấm bảng vẽ tranh cổ động có hình tàu bay phản lực bằng màu sơn đen với những ngọn lửa đỏ bám đầy thân ở tư thế lao xuống và hàng số 4000 màu đỏ đè lên thân tàu bay. Rồi qua đài tiếng nói Việt Nam tôi hiểu ra rằng: Mặc dù cuộc leo thang chưa kết thúc nhưng trên bầu trời Việt Nam đã vùi thây chiếc tàu bay thứ bốn nghìn trong đó tổn thất đặc biệt làm rung động lầu năm góc khi số pháo đài bay B52 bị tiêu diệt gần 40% trên tổng số 200 chiếc Mỹ hiện có, kèm theo cả tàu bay tàng hình F111 cánh cụp cánh xòe, là những phương tiện không chiến một thời là thần tượng của Air Force USA, gần 1000 phi công tử nạn cùng số lượng phi công bị nhập kho tăng lên chóng mặt là 556 tên. Sau này trên một chuyến bay Airbus từ Nội Bài Vào Tân Sơn Nhất, một sĩ quan huấn luyện bay của không quân Việt Nam tâm sự với tôi “Để có được một phi công tiêm kích thì số kg cơ thể anh ta là số kg vàng chi phí đào tạo”. Trong khi đó phần lớn khi chạm đất số phi công này đều bị gãy chân tay hoặc chấn thương khá nặng vì theo sự thú nhận của toàn bộ số tù binh phi công Mỹ rằng: Oanh kích trên bầu trời Bắc Việt là điều kinh hoàng nhất bởi phải bay trên bức màn lửa của tên lửa đất đối không (SAM), pháo cao xạ 37,  57 ly. Và trớ trêu thay cho không lực Mỹ khi thần sấm F4 H bị quất sụm bởi súng bộ binh của các lão dân quân Thanh Hóa, thêm cái kinh khủng không ngờ nhất đó là mấy con (MIC) ghẻ cũ ríc với tên lửa không đối không lạc hậu của Xô Cộng và mấy Pilot Việt Cộng nhỏ thó mà nổi tiếng như Nguyễn Tuân, Nguyễn Cốc, Trần Hanh. Nguyễn văn Bảy.v.v. giám vượt qua hàng chục phi cơ tiêm kích loại F hộ tống, vọt thẳng đứng lên tận không trung quật ngã nhào pháo đài bay B52, do vậy chúng luôn bay với tốc độ hai ngàn km/h để thoát nhanh khỏi vùng nguy hiểm sau khi cắt bom xuống mục tiêu, cũng đồng thời phải chịu nguy cơ lớn là tốc độ siêu thanh sẽ dán chặt thân người vào ghế ngồi, đến khi máy bay bị bắn cháy, với lượng nổ lớn đẩy ghế dù bung lên càng tăng thêm áp lực lên cơ thể. Hậu quả, phi công phải chịu những va đập mạnh vào xác máy bay, vào ghế lái, mức chấn thương tăng lên trầm trọng.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2011, 06:39:21 pm »

Sau khi nhảy dù, phi công thường tìm đường thoát thân bằng cách cố gắng lái dù ra biển hoặc sang rừng núi nước Laos, Kampuchea chờ trực thăng tới cứu, nhưng đã bị thương trầm trọng khi phóng ra khỏi máy bay thì chỉ còn chờ dù rơi tự do và bị bắt. Tù binh phi công phần lớn là sĩ quan không quân hải quân hoặc sĩ quan không quân chiến lược có hàng ngàn giờ bay với chiến tích lẫy lừng khắp thế giới trong đó có P.Peterson sau này làm đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên đến Hà Nội thực hiện nhiệm vụ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ. Đặc biệt có đại tá Jhon Marken con cưng của đô đốc JhonSar Marken III tổng tư lệnh lực lượng Hải, lục, không quân, thủy quân lục chiến Mỹ và chư hầu đang tác chiến tại Việt Nam trong đó có hạm đội 7 ngoài khơi vịnh Bắc bộ. Marken nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch gãy cả tay chân, lúc các chị dân quân lôi lên khỏi hồ, Marken đã bất tỉnh. Sau một năm điều trị và giam giữ đặc biệt, có lẽ do biết bố của Marken là ai, ta đã thả hắn sớm nhất để đánh đòn tâm lý. Trận Điện Biên Phủ trên không đã bẻ gãy ý đồ xâm lược cuối cùng của Địch, cộng với cục diện chiến trường miền nam đang thay đổi có lợi cho cách mạng. Sau 4 năm tám tháng mười bốn ngày đấu tranh nghị trường, ta buộc Mỹ phải ký hiệp định Pari về Việt Nam ngày 27 tháng 1 năm 1973. Rút toàn bộ quân đội Mỹ và chư hầu vô điều kiện ra khỏi Nam Việt Nam. Đúng như lời tiên đoán của Bác Hồ giữa năm 1965 “Ở Việt Nam! Mỹ nhất định thua, nhưng chúng chỉ thua trên bầu trời Hà Nội”.Tuy nhiên chúng đã kịp thay đổi chiến lược, biến cuộc chiến xâm lược và chống xâm lược thành cuộc nội chiến (với ý đồ Việt Nam hóa chiến tranh và hình ảnh thay đôỉ màu da trên xác chết) .Có nghĩa là chúng tiếp tục thúc dẩy cuộc chiến bằng cách để cố vấn quân sự chỉ huy chiến thuật tác chiến đối với quân đội VNCH, tiếp tục cung cấp vũ khí khí tài, dolar cho chiến tranh Việt Nam. Kể cả việc chúng chuẩn bị di tản trẻ mồ côi trong các cô nhi viện tại Sài Gòn về Mỹ phục vụ cho kế hoạch hậu chiến sau này. Cũng đồng thời chúng hà hơi tiếp sức cho ngụy quân, ngụy quyền hai nước Lào và Kampuchea gây khó khăn cho cách mạng cả ba nước, nhất là đối với quân giải phóng miền Nam mà chúng gọi là “triệt phá hết những vùng đất thánh của Cộng quân trên đất Laos và Miên. Do vậy cuộc giằng co phía Nam vẫn còn gây đổ máu. Sau này theo dõi những thước phim gần sự thật hơn của phương Tây mang tên VIETNAM the TEN THOUSAND WAR tôi càng hiểu thêm tình trạng sa lầy và  thế tiến thoái lưỡng nan của đối phương trong 10 ngàn ngày khủng khiếp đó.
                      II/ Bước phiêu du đầu đời
- Mấy năm nay từ chỗ giao lưu bạn bè, tôi kết thân với một số bạn ở các làng khác trong đó có anh Phức, lớn hơn tôi vài tuổi, từ chuyện đi lại học hành, tới thân mật. Anh Phức và tôi trở thành anh em kết nghĩa, chúng tôi đi lại thường xuyên và tôi thường về ăn ở tại nhà cha mẹ nuôi. Cảm cái nghĩa hai anh em tôi giúp đỡ động viên nhau trong học tập, bố mẹ hai bên nhận chúng tôi làm con nuôi, có. Nhà bố nuôi có phương tiện vận tải thủy cho thuê, kinh tế khá giả và ông bà cũng rất thương tôi. Sau này khi anh em chúng tôi vào quân đội, rồi đi miết vào phía Nam, ở quê hương, bố mẹ hai bên vẫn thường xuyên giao lưu đi lại giữ gìn tình cảm. Cuối năm đó (1974) anh Phức, Kiên, Lập đã xung phong (lên đường). Vậy là không còn cùng nhau trốn học lang thanh qua chợ Bể, chợ Thanh Nhang, hay Quất Lâm chơi rông hoặc ra bãi biển An, Hương, Thiện, Lạc, Xuân để thời gian trôi đi hoài phí nữa. Và cũng có nghĩa hồi chuông cuộc đời đã dóng lên cảnh báo tuổi ấu thơ chấm dứt từ đây. Lúc đó khí thế chiến thắng hừng hực trong tim những trai tráng chúng tôi. Nhớ lại những bài học sử từ lớp bốn lớp năm về anh Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng, anh Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo, anh Phan Đình Giót đem thân mình lấp lỗ châu mai trong chiến dịch Điện Biên Phủ thời chống Pháp, là những tấm gương hy sinh quả cảm cho mọi thế hệ tuổi trẻ noi theo. Sách gối đầu giường là tiểu thuyết tự truyện: Thép đã tôi thế đấy của nhà văn, sĩ quan hồng quân Liên Xô, Nicolai Ostrotsky. Với tư tưởng cao đẹp như sau “ Cái quí nhất của con người là cuộc sống, đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi phải xót xa hổ thẹn vì những năm tháng sống hoài sống phí để đến lúc nhắm mắt xuôi tay, ta có thể nói rằng: Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp, sự nghiệp giải phóng loài người”. Nội dung tiểu thuyết là hình ảnh chiến đấu oai hùng của chiến sĩ hồng quân Paven Corsoghin. Những tập phim ‘Giải phóng’ của Liên xô. Nhiều bộ phim chiến đấu của quân giải phóng nhân dân Trung Hoa như: Bạch Mao nữ, chiến dịch địa lôi, Chí nguyện quân. Và tại Việt Nam, với tình tiết nội dung, ảnh tư liệu trong tác phẩm ‘sống như anh’của tác giả Trần Đình Vân miêu tả chi tiết trận đánh cầu Công Lý (đường Nam kỳ khởi nghĩa) nhằm tiêu diệt bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mc.Namara không thành và anh Trỗi, anh Lời bị bắt. Những thước phim của bộ phim ‘Anh Trỗi’ với tư thế hiên ngang, bình tĩnh trước họng súng quân thù của liệt sỹ anh hùng lực lượng vũ trang, biệt động thành Nguyễn Văn Trỗi khi anh mỉm cười bước ra pháp trường, trước lúc hy sinh anh gọi Bác ba lần. Ngày nay đôi lúc tôi vẫn thoáng cảm nhận âm điệu cao vút của bài “bài ca hy vọng” chị Quên vợ anh Trỗi và các bạn tù nữ hiên ngang ca lên trong nhà tù Mỹ Ngụy và những vần thơ Tố hữu nói về Anh
    Có những phút làm nên lịch sử
Có cái chết hóa thành bất tử
Có những lời hơn mọi bài ca
        Có con người như chân lý sinh ra
                      Nguyễn Văn Trôi!
               Anh chết rồi nhưng anh còn sống mãi
    Chết như sống anh hùng vĩ đại
           Hỡi người con của thế kỷ hai mươi
Vẫn vang mai đến mai sau. Rồi tới Nguyễn Đức Thuận với (Bất khuất) miêu tả lại trung thực những gì xảy ra trong hệ thống nhà tù của Mỹ Ngụy từ P42 (góc sở thú, đường Nguyễn Đức Cảnh) đến địa ngục trần gian Côn Đảo mà Ông và các đồng chí phải nếm trải mà không khuất phục. (Hòn Đất) của Anh Đức tôn vinh cuộc chiến đấu anh dũng của du kích Hang Hòn với hình ảnh hy sinh cao đẹp của chị Sứ. Để rồi với những phản ánh sống động của nghệ thuật và văn học đã tác động mãnh liệt vào giới trẻ hậu phương miền Bắc, có những chị thanh niên quê tôi rơi vào trạng thái u uất trầm cảm khi nghe tin anh Trỗi bị xử tử hình tại khám lớn Chí Hòa do đó cả những lúc sản xuất, lúc sinh hoạt đoàn thanh niên chị đột ngột  khóc cười rồi gọi mãi tên Anh. Tấm gương trung kiên ấy, vượt ra ngoài biên giới tổ quốc từ bên kia bờ Thái Bình dương, nhân dân và đất nước Venezuena sẵn sàng đưa tù binh Mỹ, một đại tá tình báo bị bắt ra đánh đổi lấy tự do cho anh Trỗi và bị phía Mỹ bội ước. Gương chiến đấu hy sinh tập thể của mười cô gái ngã ba Đồng Lộc, của chị Hồng Gấm, anh Lê Mã Lương, Nguyễn Thái Bình và nhiều nhiều nữa những gương chiến đấu hy sinh cao cả của các anh bộ đội, các chị thanh niên xung phong bên cạnh cái tên vừa xa xăm, vừa gần gũi  “thanh niên đường Trường Sơn” là những chi tiết, những hình ảnh khích lệ thúc dục thanh niên miền Bắc (lên đường) có những anh cắt tay lấy máu viết (huyết tâm thư) để được chấp nhận tòng quân diệt Mỹ...Rồi một buổi sáng trốn học, nhét đá đầy hai túi quần, bỏ đôi dép nhựa Tiền Phong đế mỏng, mượn của bạn đôi dép cao su đế dày tôi bước vào hội đồng khám tuyển thanh niên tình nguyện với mục đích: xung phong đi chiến trường đánh Mỹ.
- Vốn dĩ trong hội đồng khám tuyển thanh niên tình nguyện có ông nội và bà thím nên dù thiếu hụt chút ít kí lô và chiều cao còn khiêm tốn, cuối cùng tôi cũng trúng tuyển và nhận lệnh nhập ngũ ngay tại chỗ mà trong các khâu khám tuyển không ai biết tôi bao nhiêu tuổi. Thực ra tôi cũng không chắc mình bao nhiêu tuổi. Ngày bố mẹ còn sống, tôi cũng không  hỏi chính xác mình ra đời năm nào. Chỉ nghe bố nói: bố mẹ đặt tên các con theo những mốc sự kiện xã hội. Và các thông tin về tôi xoay quanh hai cái tên Vệ và Phương. Theo đó tôi được sinh ra trong đêm vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người mang sinh vật trái đất đầu tiên là chó Luca do Liên Xô phóng vào vũ trụ trong chương trình chinh phục không gian mang tên Vosstok (4/10/1957) nên tên của tôi là Vệ có nghĩa là (vệ tinh nhân tạo). Nếu liên quan tới cái tên Phương chính thức có trong khai sinh thì con tàu Phương Đông I của Liên Xô mang con người đầu tiên là Yu. Gagarin du hành vũ trụ thì lại là ngày 12/4/1961. Như vậy hai thông tin trên ít có căn cứ so với hai thông tin sau: Tôi được sinh ra trong năm có phong trào hiện đại hóa nông nghiệp mang tên (Phương Đông Hồng) của Trung Quốc năm 1959 và thông tin cuối cùng: tôi là đứa con thứ sáu và là đứa đầu tiên trong chín người con của cha mẹ được sinh tại nguyên quán vào đêm mồng một tết Kỷ Hợi tức là ngày 8/2/1959, đây là thông tin đáng tin cậy nhất vì tôi có hỏi một người bà con lớn hơn tôi hơn một con giáp và được xác nhận. Cùng với những mốc diễn tiến của xã hội, gia đình và bản thân thì thông tin này hợp lý hơn cả.  Như vậy, nếu ở không gian này, thời gian này tôi ra đời thì đồng nghĩa với việc tôi đã được nhận phép bí tích rửa tội tại nhà thờ Định Hải dù bố mẹ không đồng ý cũng không xong vì bà con dòng họ bố tôi không thể để một sinh linh mới ra đời không được nhận ân sủng của Chúa để được (xóa tội tổ tông). Và người đỡ đầu, bố thiêng liêng của tôi là ông Trưởng Chuân, vai Cậu của bố tôi. Đôi lúc tôi cũng bối rối không chắc thời điểm mình ra đời, vì theo tri thức vũ trụ quan Kinh Dịch, thế giới quan phương Đông, mỗi thời khắc sinh, trưởng, thu, tàng của mỗi sinh linh, sự vật, sự việc hoặc một ý tưởng của con người đều hàm chứa những mặc định đặc thù...Cầm tờ lệnh nhập ngũ bắt đầu bình tĩnh lại, tôi cảm thấy lòng trống trải hụt hẫng. Từng bước chân chậm chạp như mộng du, tôi trở về trường báo cho cô giáo chủ nhiệm biết quyết tâm của mình trước sự ngạc nhiên và cũng hụt hẫng của cô, rồi cô nhìn tôi trân trối, cô khóc. Sau này tôi mới hiểu cô xúc động vì chồng cô đã không trở về từ chiến tuyến phía Nam, bên cạnh là cô Soi bí thư đoàn trường, cô Lan dạy nhạc, cô Nhuần dạy toán cũng xúc động không kém vì ngoài tư cách là học sinh của các cô, tôi còn có những cá biệt để các cô nhớ: Là một nhân tố năng nổ mới được kết nạp Đoàn thanh niên lao động Việt Nam hai ngày. Là một hạt giống văn nghệ của đội văn nghệ trường và là một học sinh giỏi văn, giỏi thiết kế báo tường vì tôi vẽ vời khá bay bướm nhưng dốt toán nhất lớp. Đợt trúng tuyển này còn một số bạn học cùng khối. Lúc này bạn bè trong trường, nhất là mấy bạn gái đứa cười đứa khóc xôn xao cả sân trường trong hoàng hôn màu tím. Trên đường từ trường về nhà, đầu óc tôi bồng bềnh vô định, tôi nhìn cánh đồng xanh, dõi theo đàn cò trắng, nhìn bờ tre gốc dứa và dòng mương quanh làng như thân thương hơn mà xa xăm hơn.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2011, 06:39:55 pm »

Tôi giật mình thảng thốt vì tiếng chuông chiều đột ngột ngân vang...Tối hôm đó căn nhà bố mẹ như vỡ òa trong không khí nhộn nhịp khác thường tại miền quê vốn dĩ trầm bình. Bố tôi nói đầy vẻ tự hào: Nghe con xung phong đi đánh Mỹ, bố mừng lắm nên nghỉ sớm về tiễn con. Đồng thời Bố trao tôi cây thuốc lá Tam Đảo bao bạc nói:  đây là tiêu chuẩn cán bộ trung cao, con cầm lấy mà tiếp khách! Cùng lúc ấy tiếng thở dài của mẹ lại nặng nề hơn. Kế đó bà con anh em họ hàng và lối xóm tới tiễn tôi, vừa hút thuốc lào, uống nước chè và trao đổi bình luận rân trời ngoài sân. Trong nhà, tôi tiếp bạn bè cùng lớp cùng khối tập hợp từng tốp đốt đèn chai soi đường băng ruộng đến tiễn đông đủ, đám bạn gái tặng khăn mùi soa, bút kim tinh Trung Quốc và sổ tay Liên Xô rất vui và cảm động. Tới khuya khi mọi người đã tạm biệt, một mình ngồi ở thềm hè nhìn mông lung vào bầu trời đêm với vô vàn tinh tú. Trong thinh không tôi kiểm điểm lại biến cố mới của cuộc đời và giật mình nghĩ đến ngày mai sẽ xa bố mẹ, các em, không còn lang thang đầu làng cuối xóm lúc tan học, không còn nghe tiếng chuông nhà thờ ngân nga mỗi chiều buông. Với căn nhà lúc này sao thấy thân thương lạ và hơn tất cả khi không còn được cắp sách tới trường. Mà cũng hơn tất cả khi hành trang vào đời gần như con số không. Nếu có chăng chỉ là mười sáu tuổi đời, ăn chưa no lo chưa tới, tâm hồn mơ mộng viển vông và học hành dang dở. Vậy đấy! Tuổi ấu thơ của tôi trôi qua trong muôn vàn khốn khó tại một miền quê thuộc vùng sâu xa, cách trở giao thông và vô cùng lạc hậu thiếu thốn, trong bối cảnh đất nước chiến tranh ly lọan để hôm nay vội vã chấp nhận dấn thân vào đời.
- Sau mấy ngày tập trung để đoàn bác sỹ quân y tổng khám sức khỏe tại khu đình làng Hoành Nha. Chúng tôi lên đường. Lần đầu tiên xa cái phố huyện heo hút đã một thời là cả thế giới của tôi. Đoàn tân binh xếp hàng dọc lên ca lô tại bến Cồn Nhất đi thành phố Nam Định. Từ trên boong tàu, tôi ngoái đầu nhìn lại và chứng kiến mẹ cùng mọi người đang khóc. Cái bùi ngùi trên những khuôn mặt phụ nữ sụt sùi, gào thét trong không gian trên bến dưới thuyền như tiễn đưa người vào cõi chết, xám màu cám cảnh thê lương. Từ đây tôi chấp nhận bước phiêu du đầu đời, không cần biết cái gì tới với mình phía trước, trong đầu vang lên hai chữ quyết tâm. Trong những giờ sinh hoạt thời sự thì chúng tôi được thông báo tình hình chiến sự miền Nam với những tin chiến thắng dồn dập, trên tấm bản đồ của anh tiểu đội trưởng phần lớn địa danh các tỉnh phía Nam đã được tô màu chì đỏ. Lại lần đầu tiên sau năm giờ đồng hồ đi cái xe nhiều bánh bằng sắt (tàu hỏa). Chúng tôi xuống ga Bỉm Sơn thuộc huyện Hà Trung tỉnh Thanh hóa và bước vào cuộc thử thách mới. Tập hợp hàng dọc tại sân ga, theo hiệu lệnh hô của chỉ huy: Nghiêm...Đội hình tiểu đoàn thứ tự hàng dọc từ đại đội 1 đến đai đội 4 hành quân bộ về nơi đóng quân. Hướng chiến khu Ngọc Trạo...Bước... Đi mãi đi mãi chắc cũng khuya rồi. Trong màn đêm không ánh trăng sao, bên phải, bên trái chập chờn trên là bóng núi, dưới là nước đầm lầy mênh mông gợn sóng. Vì lần đầu tôi mới nhìn thấy núi thật, cộng thêm cái miên man trong tư duy non nớt của tôi, đôi lúc không gian tạo ra ảo ảnh. Trời ơi! Hồi nào đến giờ tôi đã phải đi bộ như vầy đâu ,vừa đi vừa ngủ, vấp ngã dúi dụi, mệt lả, cái túi vải nhỏ có mấy thứ tư trang mẹ xếp vào mà sao nặng nề quá. Biết thế này thì xung phong làm chi hả trời? Thế rồi cái đích đầu tiên cũng đã đến, mắt nhắm mắt mở không thèm rửa mặt mũi chân tay, bước vào một căn nhà dài ơi là dài và chỉ kịp gieo mình xuống một cái giường cũng quá dài rồi miên man vô cảm (đó là cái sạp đan bằng nứa, chỗ ngủ cả một tiểu đội 9 người theo nguyên tắc tam tam chế). Sáng hôm sau choàng thức giấc bởi hồi kẻng dài. Bước ra sân, vẻ mặt anh nào cũng ngơ ngơ ngáo ngáo xác định nơi mình đang đứng là ở đâu trên trái đất này? Quay lại nhìn nhau thì anh nọ cười anh kia, khi nhìn đến mình thì, ối trời! Mặt mũi lem luốc như tấm bản đồ, đầu tóc quần áo bám toàn bột đất đỏ, vì cái giường dài chúng tôi ngủ đêm qua có lẽ khá lâu không ai lau quét cộng với bụi đường trường hành quân. Cả buổi sáng được nghỉ ngơi tắm giặt, vệ sinh doanh trại. Buổi chiều tập trung nhận biên chế. Tôi và mấy bạn cùng trường là đồng hương về A2. B1. C3. D930. E15 quân khu hữu ngạn đóng quân tại xã Đồng Ngư huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa, sau đó tân binh nhận quân tư trang. Hôm nay vui như ngày hội, chúng tôi nhận quần áo tăng bạt, võng, áo mưa, ba lô, dày dép mới ton. Sau khi mặc quần áo vào ai cũng cảm thấy lạ lạ. Tôi mặc bộ quần áo xanh Tô Châu rộng thùng thình, đi dày đội mũ cứng có quân hiệu đỏ chói cũng hơi rộng, nhìn mắc cười nhưng cảm thấy tự hào. (Lúc này chỉ còn cái thân thể và tư duy là của Việt Nam, còn lại cái vỏ ngoài 90% là đồ Trung Quốc 10% của Liên Xô).
- Những ngày tháng tiếp theo là cuộc sống quân trường với: học chính trị, tập đội ngũ, rèn thể lực và tập xạ kích, tập chiến thuật tác chiến. Trong những ngày nắng đổ lửa hoặc mưa dầm rả rích, chúng tôi phải lăn nê bò toài ngoài bãi tập, nằm hàng giờ bên ụ súng ngắm vào bia số 10, tư thế chân chống chân quì đau nát gối ngắm súng vào bia số 7, bia di động. Xung kích đâm lê đánh giáp lá cà với hình nộm rơm. Rèn kỹ năng tránh hỏa lực bắn thẳng lúc xung phong thì phải ôm súng như ôm người tình, đột ngột tiếp đất trong một giây, lăn tròn nhiều vòng mà súng không chạm đất, nhiều khi thao tác sai khi tiếp đất lộn vòng bị hộp tiếp đạn hay báng súng huých ngược lên ngực lên bụng đau điếng, hoặc lăn vào trúng gốc cây, hòn đá thì cũng là giây phút nhớ đời. Trong chiến thuật tiếp cận mục tiêu thường phải xuất phát từ chân đồi tiến ngược lên đỉnh, nếu gặp quân xanh cắc cớ bắn liên tục thì khổ nhất vì vừa phải lăn lê bò toài rất mệt vừa lộn vòng tránh đạn nhiều lần, chuyện bị xây sát hai gối, hai khửu tay là nhẹ nhất. Nhưng chưa ngán bằng đang đêm bị báo động di chuyển, trong vòng năm phút là phải có mặt ở vị trí hành quân mà không được để quên thứ gì, sau đó âm thầm đi trong đêm tối, tưởng rằng đi chỗ khác, đang đi thì có lệnh đào công sự cận chiến, mà đã cận chiến là phải thao tác ở tư thế nằm, dùng xẻng cá nhân đào đất, khi đào đổ đất không được nghiêng xẻng để tránh ánh kim loại mặt dưới xẻng lóe lên phản quang do đèn pha bốt gác của địch rà tới sẽ bị phát hiện. Và rồi xảy ra nhiều chuyện hết cười nổi như: có anh thì nằm vào bùn ướt, phân trâu, có anh nằm vào bụi gai cây xấu hổ, bị sâu đất hoặc kiến chích mà không giám kêu vì phải bảo mật. Tiếp theo là cắm trại trú quân trong rừng với những kỹ thuật căng tăng, mắc võng sao cho từng nút buộc thắt đúng qui tắc đã học với các yêu cầu không bị nước mưa tạt hoặc chảy thẳng từ cây xuống võng qua hai đầu dây, và đặc biệt là tháo dỡ nhanh chóng khi có lệnh hành quân tiếp, cho nên có anh phải dùng dao găm cắt nát dây tăng võng do thắt nút sai, vội vàng không mở ra được, đành chấp nhận phê bình trừ điểm, có anh quýnh quáng khi thấy đội hình đã di chuyển, tặc lưỡi bỏ luôn cái võng giữa rừng, lên ba lô chạy theo cho kịp và cầm chắc một hình thức kỉ luật vì làm thất lạc quân trang. Sau đó tiếp tục đi, đi mãi trên những con đường lạ hoắc đến sáng trở về đúng doanh trại cũ. Những lần rèn hành quân. Đi bộ nhiều chục cây số xuyên rừng lội suối, trên vai đeo quân tư trang tăng võng cùng cơ số gạo mắm, xoong nồi, củi v.v. Trong đêm tối mệt quá vừa đi vừa ngủ. Bước chân di chuyển theo phản xạ, do vậy đang hành quân thì chỉ huy ra hiệu lệnh (truyền thầm) dừng tại chỗ đột ngột theo chiến thuật đang học về di chuyển đội hình thì phần lớn anh sau xô vào lưng anh trước và lãnh nguyên cái đáy xoong  vào ngực vừa đau tức vừa mắc cười vì nhọ nồi đen nhẻm in vào áo. Có những lần rèn luyện đi bộ, vai đeo sọt rèn trong có hai mươi kg đất, lúc đầu có vẻ nhẹ nhưng đi được chừng năm cây số thì cảm giác hết muốn nhấc nổi chân, cứ như vậy mỗi tuần một lần rèn luyện hành quân bộ và số kg đất cùng cự ly km tăng dần đến ba mươi kg đất và hai mươi km đường rừng, ngày hôm sau hai đùi và bắp chân căng cứng đau nhức, hai vai trầy đỏ nóng rát. Một trong những chiến thuật hành quân là vượt sông, cũng khá ấn tượng. Chúng tôi phải dùng vải nhựa (áo đi mưa) gói gém toàn bộ quân tư trang kể cả quần áo trên mình, túm lại, cột chặt, úp lộn xuống nước thành cái phao, súng AK 47 để trên mặt phao ở tư thế sẵn sàng nhả đạn và bắt đầu bơi vượt sông. Bì bõm trong đêm lạnh, có anh bị chìm ngỉm vì súc dây cột phao, tất cả quân tư trang xổ ra mặt nước trôi bồng bềnh thấm nước dần, trong khi tiểu đội trưởng phải bơi tới kịp thời vớt lính lên chứ không thì ngạt nước do không biết bơi, có anh loay hoay làm rơi mất súng phải hỳ hụp mò tìm trong đêm tối giá lạnh của nước hồ Đồng Ngư.
- Thời gian trôi qua, với nếp sinh hoạt điều độ, với chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuy cơm độn 60% ngô xay nhưng được ăn no với măng xào, nhộng tằm kho và một món nữa theo suốt gần hai chục năm quân ngũ của tôi và còn tiếp tục đến trọn cuộc đời đó là rau muống luộc chấm nước tương bần, nước luộc rau dầm với mấy quả dổi chua làm canh húp xì xoạp cho trôi cơm. Trong túi còn tiền mẹ cho khi nhập ngũ và phụ cấp hàng tháng nên đôi khi tự bồi dưỡng thêm một cái bánh nếp nhỏ bằng nắm tay trong có nguyên một con ngóe ôm gọn ít mỡ hành phi làm nhân bánh rất thơm do dân bản Mường đưa đến sát hàng rào đơn vị bán, do đó sức khỏe tôi khá tốt, cân nặng bốn mươi chín cân như ngày mới nhập ngũ nhưng là thể trọng thật chứ không phải cân nặng của hai túi quần đá xanh ngày khám tuyển, cộng với màu da ngăm đen rắn rỏi, bước chân vững vàng tự tin, dù chương trình rèn luyện rất cực nhọc. Lúc này tư duy logic hơn, nhận thức mọi mặt nhạy bén, tư tưởng chính trị có nhiều tiến bộ, tâm lý ổn định và sức chịu đựng rất tốt. Tuy vậy, mỗi đêm bồng súng đứng gác, vẫn giật mình khi nghe tiếng cú rúc ngoài đồng mả bên kia suối, tiếng chân chồn cáo sột soạt dưới bụi gai đang căng mình trong giá lạnh trung du.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2011, 06:40:25 pm »

Tôi dõi mắt vào bóng đêm mà trí óc lại nhớ nhà nhớ bố mẹ,  nhớ các em, nhớ bạn bè trường lớp và nhớ lại những việc đã làm trong ngày để mai viết nhật ký sau khi sinh hoạt tiểu đội mỗi tối. Vào một buổi sáng chúng tôi được lệnh chuẩn bị cơ số hành quân xa,. Động tác chuẩn bị diễn ra nhanh chóng. Nào gạo củi xoong nồi mỡ mắm và tư trang. Khoảng 22 giờ báo động di chuyển, đoàn quân rời doanh trại âm thầm trong đêm tối nhưng chúng tôi không biết đi đâu, chỉ đoán già đoán non là sẽ không trở về doanh trại cũ. Xuyên rừng lội suối đến đêm thứ hai thì được lệnh tập kết và nhận nhiệm vụ đắp đê sông Đáy chống lũ lụt khu vực huyện Ninh Khánh tỉnh Ninh Bình. Một tháng đào vác đất đắp đê với khí thế thi đua nước rút, đơn vị tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhưng một chi tiết không thể nào quên là do nặn ngụp dưới nước bùn lầy cho nên chín mươi chín phần trăm chiến sĩ trong tiểu đoàn đau mắt đỏ, nóng bỏng đau rát, sáng sớm mắt bị ghèn dính cứng, không mở ra được, cặp mi như  được gắn hồ, cộng thêm một bệnh nữa rất tế nhị, mặc dù khi ở doanh trại đã có nhưng diện tích nhỏ không ấn tượng như lúc này đó là bị hắc lào bẹn, anh nào cũng sở hữu hai mảng to cỡ bàn tay, màu nâu thâm xì, mỗi chiều tập trung quân số ở sân kho hợp tác xã nông nghiệp cho quân y bôi cồn Iod hoặc cồn ASA, sau đó nhảy lambada vì ngứa, nóng và đau rát đến chảy nước mắt mà vẫn cười vì có câu “nếu không có hắc lào không phải là bộ đội”. Tuy nhiên sau năm phút bôi thuốc mới thực sự tê tái vì cồn bốc hơi hết, còn lại I ốt, muối Salisilat khô reng, da tại chỗ căng nứt đau vô cùng với dáng đi khệnh khạng nhích từng bước nhỏ về nhà dân nơi đóng quân mà không giám bước dài vì rát bỏng. Sau đợt công tác, đơn vị hoàn hành xuất sắc nhiệm vụ và bắt đầu hành quân trở về doanh trại cũ. Lại hai ngày đi bộ nhưng cũng nhờ rèn luyện nhiều và có cuộc hành quân tập dượt lúc trở ra nên chuyến trở vào này có vẻ nhẹ nhàng hơn, lúc này vai đeo ba mươi kg đi hàng trăm cây số là chuyện nhỏ. Vì đạt thành tích thi đua, chúng tôi được trung đoàn tặng giấy khen và thưởng mười ngày phép. Trong thời gian huấn luyện, một tuần giặt quần áo hai lần, đôi dày vải một tuần giặt một lần vào ngày chủ nhật vì vậy quần áo, dày mũ, lúc nào cũng cứng queo bởi một hỗn hợp mồ hôi và đất đỏ thao trường, riêng đôi dày luôn có mùi đặc biệt khi mở ra sau mỗi chiều từ thao trường trở về. Cứ ba chủ nhật thì được ra ngoài doanh trại một lần (1/3 quân số đi từ 7h đến 11h về lại doanh trại) số còn lại vào rừng chặt củi cho chị nuôi nấu ăn hoặc chặt cây nứa, cắt cỏ tranh về phơi khô dặm mái trại bị hư dột và sửa sang lại doanh trại. Lính trẻ thường vào trong bản Mường xin trái cây ăn hoặc ra thị trấn Kim Tân chơi, mua trái dổi, khúc mía hay cốc xi rô giải khát nhưng cũng rất tiết kiệm để dành tiền chờ ngày về nghỉ phép mua quà cho các em (mỗi tháng được phụ cấp 5 đồng, bằng giá trị 7 kg gạo). Những chủ nhật được đi chơi hay đi lao động tôi cũng chú ý tìm hiểu những tập quán phong tục, nếp sống bản Mường. Nhiều thú vị và lạ lẫm trong đó tôi nhớ cách ăn ở, chăn nuôi và những nét đặc trưng miền trung du khác hẳn ở đồng bằng quê tôi, để trong lúc rảnh rỗi giờ giải lao ngoài thao trường chúng tôi đúc kết những đặc trưng của bản mương bằng một câu thơ lục bát sau:
                          Trâu đeo mõ chó neo thang
                 Gà chạy vũ trang lợn đào công sự.
  Thật vậy, ở môi trường rừng đồi mênh mông, con trâu được đeo một cái mõ bằng gỗ rồi thả tự do đi ăn trong rừng, đến chiều tối thường thì trâu tự về nhà nhưng cũng có lần đi ăn xa trong rừng bị lạc, chỉ cần nghe tiếng mõ lộc cộc ở khu vực nào thì chủ sẽ tìm chính xác con trâu nhà mình, vì mỗi nhà làm cái mõ phát ra âm thanh riêng. Con lợn đen trũi bụng bự tối ngày dùng mõm ủi nát mặt đất, tìm củ tìm rễ ăn, khắp nơi  toàn hang lỗ như công sự. Tất cả gia súc gia cầm dân bản thả rông cả ngày nhưng đến tối chúng về đúng nhà chủ, Dân ở nhà sàn khá cao nhưng con chó nên xuống cầu thang tăm tắp dễ dàng trông rất ngộ. Những buổi giao lưu với đoàn viên đoàn thanh niên của bản, cùng đập lúa nương giúp dân, cùng vui văn nghệ với những giọng hát véo von cao vút, những cặp mắt mí lót lúng liếng tình tứ của bạn gái Mường trở thành kỷ niệm của cánh chiến sỹ trẻ chúng tôi. Một lần bản Mường nơi chúng tôi đóng quân vui như hội vì các mẹ và các chị từ quê vào đơn vị thăm. Ôi! nhiều quà bánh, thịt gà xôi chè nhưng cũng nhiều tiếng khóc của thân nhân và của cả đám tân binh chúng tôi vì nhớ cha mẹ mà cảm động quá khi gặp lại, nhưng cũng nhanh chóng lấy lại niềm vui vì không khí đoàn tụ và ngoài quà cáp của thân nhân tới thăm còn có thêm thức ăn của dân bản nấu tặng tân binh trong đó tôi nhớ nhất món (ngóe ôm măng). Đây là một món xào với những con ngóe được lột da làm sạch, ướp gia vị núi rừng và xào với măng cây le xắt thành khúc ngắn, xào xong gặp nóng ngóe chín, chân tay co rút và ôm gọn một khúc măng vào lòng giống trò chơi leo cột, lúc này nhìn đĩa măng xào rất ngộ. Theo suốt những tháng từ ngày đầu quân ngũ cho tới nhiều năm sau của cuộc đời chiến sĩ, bên cạnh hoạt động rèn luyện, chiến đấu là những sinh hoạt tập thể, lúc nào cũng ca vang Tiến quân ca, Giải phóng miền Nam với:
Giải phóng miền Nam
chúng ta cùng quyết tiến bước
diệt đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ cướp nước
....
Vùng lên, nhân dân miền Nam anh hùng
Vùng lên xông pha, vượt qua bão bùng

.....
tự do hạnh phúc sáng tươi muôn đời.
Và bài vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh
Anh em ơi vì nhân dân quên mình...
 - Thế rồi ba tháng quân trường cũng trôi qua, sau khi tham gia đánh bộc phá, ném lựu đạn, bắn đạn thật, kiểm tra sức khỏe, duyệt đội ngũ và làm lễ tuyên thệ dưới cờ, chúng tôi được nghỉ phép 10 ngày về thăm quê để sau đó hành quân nhận nhiệm vụ. Đó là dịp cuối cùng cảm nhận lại những âm vị thời học trò thơ ấu, được vài ngày nhõng nhẽo mẹ, lên mặt với mấy đứa em, vui vẻ với bạn học cũ trên một tâm thái đĩnh đạc hơn khi lúc nào cũng nghiêm chỉnh trong bộ quân phục xanh Tô Châu, ve áo mang hàm binh nhì và đội mũ cối đính quân hiệu đỏ chói. Thời gian ngắn ngủi trôi qua, tôi trở về đơn vị mà cũng chưa hình dung cái gì đợi mình ở phía trước...Thế rồi cái dấu mốc lịch sử của đất nước đã đến. Miền nam hoàn toàn giải phóng, cả đơn vị reo hò háo hức đợi chờ cuộc hành quân mới...
- Hoàng hôn! Cảng Bến Thủy (Nghệ An) những chiếc tàu  quân sự vận tải biển mang tên Hồng Hà lặng lẽ như nuốt cả đơn vị tôi vào trong khoang hàng trống rỗng thênh thang. Sau hồi còi dài, tôi cảm nhận sự dịch chuyển thân tàu với tiếng ầm ì của động cơ, tôi nghĩ thầm: thôi nhé! chào miền Bắc... Khoang tàu dần dần bớt ồn rồi im hẳn tiếng trao đổi và không còn  tiếng chặc lưỡi xuýt xoa. tôi thiếp đi trong mệt mỏi với bao lạ lẫm bỡ ngỡ nao lòng .Bình minh, và cả ngày hôm sau, thức ăn duy nhất của chúng tôi là lương khô 701 và uống nước trong bi đông cá nhân tại chỗ vì xung quanh là thân tàu bằng thép ,trên đầu còn một khoảng trống trời xanh mà tôi liên tưởng đến hình ảnh (ếch ngồi đáy giếng) mà miệng giếng là miệng khoang hàng của con tàu. Sau này nghĩ lại tôi cảm thấy có cái gì đó bất ổn trong khâu tổ chức và quan điểm về con người trong cuộc hành quân này vì hầu như cả tiểu đoàn năm trăm con người chúng tôi bị (nhốt) trong những khoang chở hàng nóng bức, ngột ngạt mùi mồ hôi, mùi nấm mốc và rất ồn. Rồi giai đoạn đầu hành trình gian khổ cũng qua. Trưa ngày thứ ba cuộc hành quân, chúng tôi đặt chân lên cảng Đà nẵng. Lại bỡ ngỡ, lại khám phá. Ôi! Đất miền Nam, người miền Nam đây ư? (hồi đó theo quan niệm non nớt của tôi, miền Nam được tính từ bờ Nam sông Bến Hải về phía Nam) Thành phố lộng lẫy sắc màu, dọc phố là cờ đỏ sao vàng sen lẫn cờ hai màu xanh đỏ sao vàng bay phấp phới, con người thì muôn vàn dáng vẻ, phấn khởi hồ hởi nhưng rụt rè cảnh giác khi tiếp xúc với mấy chú (Đội). Tiếp tục hành trình, đoàn quân di chuyển về hướng bán đảo Sơn Trà và dừng chân trong một doanh trại lính thủy cũ, buổi chiều chúng tôi lang thang ra bãi biển với triền cát trắng, sạch sẽ tới tận mép nước có sóng lăn tăn nhẹ và mát rượi gió biển hoàng hôn. Hai ngày tiếp theo chúng tôi hành quân bằng xe đò, mỗi chặng dừng thì được ăn cơm ngon, tắm giặt và nghỉ ngơi thoải mái sau khi sinh hoạt tiểu đội và đọc báo tại các trạm giao liên  cục vận tải tổng cục hậu cần nhưng không được tự do tiếp xúc với dân. Ngày thứ ba, chúng tôi dừng chân trong một rừng cao su trên đất Long Khánh. Từ đây phiên hiệu D930 chấm dứt, chúng tôi được biên chế về các đơn vị thuộc miền đông nam bộ. Tạm  biệt nhau mỗi đại đội mỗi ngả, chỉ huy mới của chúng tôi là một đại úy, trên quân hàm có gắn phù hiệu xe tăng. Vậy là chúng tôi trở thành lính thiết giáp thuộc đại đội 11 kĩ thuật, trung đoàn 26 thiết giáp quân khu 7 tách ra từ BTL thiết giáp miền Đông.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2011, 08:59:48 pm »

Chính xác! Cám ơn haanh, vì đánh lộn tên BV, khi đọc lại thì lại bấm vào vị trí gửi nên không sửa được. Quân y viện 7 E ở xiêm Riệp, gần sân bóng đá cơ.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2011, 09:09:48 pm »

bác Tranphu341 và mọi người : để phóng to chữ lên, mấy bác giữ Ctrl rồi lăn cục tròn ở giữa con chuột lên xuống để phóng to nhỏ, để đọc cho dễ hơn ! cám ơn đã nhắc nhở !!! Grin
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #57 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2011, 11:54:41 pm »

Sáng sơm hôm sau đã thấy chở nó về, mặt mày tươi rói! Hỏi ra mới biết do nó ăn quá nhiều hồng xiêm nên bón và dẫn đến tình trạng trên. Bọn mình lúc ấy vừa xấu hổ vì bị các anh, cứ hễ thấy mặt là lại buông vài câu châm chọc vừa buồn cười và sợ ăn hồng xiêm từ dạo ấy.


 Thảo nào hơn tháng trước anh em mời leasedline ăn hồng xiêm cứ lắc đầu quầy quậy. Grin

Chính xác! Cám ơn haanh, vì đánh lộn tên BV, khi đọc lại thì lại bấm vào vị trí gửi nên không sửa được. Quân y viện 7 E ở xiêm Riệp, gần sân bóng đá cơ.

 BY sửa giúp hộ bác rồi nhé. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2011, 07:00:09 am »

Cám ơn Binhyen 1960 sửa giúp bài! Anh Thơ viết tiếp: Ngày ấy về trung đoàn bộ tại đầu cầu sập, rồi công tác ở bệnh xá mới thực sự yên tâm không còn tiếng súng đùng đoàng hàng đêm, nhưng cái vô tư đến vô tâm của người con gái mới lớn như tôi vẫn thờ ơ trước những biến chuyển của thế sự. Cả ngày tập trung cho công việc chuyên môn hoặc vệ sinh doanh trại hoặc xuống bếp nhặt rau giúp chị nuôi, tối đến các đồng đội nam trong đơn vị và cả những đơn vị bạn dập dìu tới chơi, thường thì tập trung ở khu vực cây đa ngoài cổng chùa, tán chuyện, chọc ghẹo nhau. Nhưng lúc này tôi đã bị yêu nặng rồi, tối ngày lúc nào cũng nhớ người yêu trên quân y trung đoàn, vậy mà có khi nào được hẹn hò đi chơi thoải mái đâu, thường nếu tổ chức đi Hoàng cung, chùa vàng hay đi đài độc lập thì cả đoàn đùm túm trên mấy chiếc xe lôi, nên cũng chẳng nói chuyện riêng tư gì được với nhau. Có một động tác nhớ mãi suốt đời đó là (trèo rào)và hẹn hò trốn đi chơi. Một hôm Anh ấy tới sát chân tường trạm xá (khi còn ở hãng rượuSDK) đứng chờ, mình trèo qua hàng rào là những song sắt, trên đầu có mũi búp đa dẹp nhọn hoắt, cao chừng hai mét, ở ngoài anh đỡ và ẵm xuống đường, vì phía trước có phòng chú Quế chính trị viên ngay cổng chính, mà ngày đó thủ trưởng đơn vị nào cũng canh me nữ quân nhân để tránh hậu họa. hôm ấy anh dẫn đi cục II quân báo, gần khu điện Chamcamon, rồi tiệc tùng và bị mấy nữ sỹ quan K chúc cho anh say khướt bằng rượu Seri, sản phẩm chào mừng đại hội Đảng ta lần mấy, tôi quên. tối hù mới về. hai ngay sau cả hai đứa nhận kỷ luật Cảnh Cáo.....
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2011, 08:27:08 am »

             III/ Bỡ Ngỡ dại dột, tai ương chực chờ
 Đơn vị mới đóng quân tại trung tâm 43 bảo toàn trung hạng trong tổng kho Long Bình. Buổi đầu tiên ở đơn vị mới, tôi cảm giác mình đang sống nơi tiên giới, bởi vì cái cảm nhận mới mẻ ban đầu khi nhận phòng ở cho một tiểu đội là những căn phòng riêng của lính kỹ thuật Mỹ, xung quanh lắp kính trong veo, mỗi người một giường riêng bằng gỗ bọc mica láng bóng có nệm trải gra trắng tinh, máy điều hòa nhiệt độ rủ rì cả ngày mát lạnh. Toàn bộ số lính mới nhìn nhau cảm thấy lạ lẫm, rồi nhìn vào mớ quân trang bèo nhèo nhuốm màu đất đỏ thao trường và bụi đường trường hành quân, trong đầu nay sinh ý nghĩ so sánh sao thấy nó đối lập hoàn toàn dù chỉ là hoàn cảnh. Đứng trong phòng ngủ nhìn về phía đông là toàn bộ sân chào cờ rộng rãi phẳng lì bê tông với hai cột cờ bằng inox cao vút, xa chút là những dãy kho rất đặc trưng kiểu Mỹ. Qua một cánh cửa gỗ khá lớn, một hành lang dài hun hút khoảng sáu mươi mét, hai bên là những căn phòng sạch bong với kích thước như phòng tiểu đội tôi ở. Trò táy máy trẻ con trong tôi bắt đầu hoạt động, trước hết đi rảo khắp nơi trong khu nhà, vào khu giữa có ghi (WC. giữ gìn vệ sinh chung). quái lạ, (cầu chồ) sao mát lạnh, sạch sẽ hơn nhà ở, còn có mấy cái gì như cái loa cái phễu và cả gương soi. Vào trong thấy cái phễu sen dùng tưới rau trên cây nhôm cong, thò tay lúi húi vặn thử cái nút phía dưới thì giật mình vì nước mát lạnh phun như mưa từ hoa sen ướt hết đầu, hoảng hồn phóng ra ngoài chạy thẳng, để nước chảy hoài. Đi tiếp đến trước cửa có ghi (phòng điều phối) trong có rất nhiều núm, nút vặn, đồng hồ và những khối máy điện tử rất lớn, đèn xanh đỏ nhấp nháy liên tục nhưng sợ, không giám đụng vào cái gì và cho qua, đi tiếp tới các khu khác có những cái hộp cỡ nửa mét vuông, ngoài cửa kính có chữ FIRE hai gạch chéo màu đỏ, bên trong có cuộn ống nhựa (ống nước cứu hỏa tại chỗ). Khắp nơi cái gì cũng sạch bong sáng loáng. Buổi chiều, trước khi ăn cơm, đại đội phó tập hợp đơn vị xếp hàng đôi, đưa đi giới thiệu các khu vực, hướng dẫn cách ăn ở sinh hoạt trong đơn vị tỉ mỉ từng chi tiết, yêu cầu đọc bảng nội qui tòa nhà với rất nhiều qui định bắt buộc, nhưng tôi nhớ nhất lời đại đội phó cảnh báo không được đụng vào các nút trong phòng điều phối, không đụng đến các vị trí có chữ NO, ON, OFF hoặc hình ngọn lửa, hình đầu lâu gạch chéo và đặc biệt không bỏ các loại giấy sách báo, rác vào bồn vệ sinh. Sau đó hai hàng quân theo đại đội phó băng qua một sân rộng hàng ngàn mét vuông, vào nhà ăn xung quanh gắn kính kín mít mát lạnh. Phía đầu phòng ăn, ban chỉ huy và các kỹ thuật viên ở các bộ phận kỹ thuật đang ăn cơm chiều. Càng ngạc nhiên hơn đến bàn ăn dành cho bốn người, trải khăn trắng, trên mặt bàn đủ thức ăn ngon mà trước đó nằm mơ cũng không thấy, cuối bữa ăn còn được tráng miệng bằng chuối chín và uống một thứ nước ngọt lịm, the the (Cocacola). Chả bù cho hồi đơn vị còn ở Thanh Hóa, ghế ngồi ăn cơm và cũng để ngồi học chính trị là một khúc cây tròn bằng bắp đùi có hai khúc cây nhỏ đóng vào hai đầu, chôn thẳng xuống đất với cái bàn bằng phên nứa cũng cắm bốn chân xuống nền nhà ăn khá dài, xung quanh thưng bằng phên nứa, mái lợp cỏ tranh. Nhưng mà thôi không so sánh nữa vì chỉ gợi lên những quá khứ mệt mỏi thiếu thốn không mấy vui và tập trung vào tìm hiểu hiện tại. Sau bữa cơm chiều, số lính mới chúng tôi được nhận một số tư trang cá nhân và nhận nhu yếu phẩm. Chà chà, cái gì cũng mới ngáo sáng trưng. Ngoài lương khô 701, 702 của quân nhu ta, còn lại là hàng của quân đội VNCH, tôi chú ý tiêu chuẩn anh nào cũng có thuốc lá Rubi Queen vỏ đỏ, Cotab hoặc Basstolux, mặc dù nhiều người kể cả tôi không hề biết hút. Còn nữa, kem đánh răng hiệu Hynoss và đường sữa, thứ gì cũng có chữ (Quân tiếp vụ) hoặc dưới hình ba đầu người là cha mẹ, con  có dòng chữ (huynh đệ chi binh, quyết tâm chiến thắng). Sáu giờ rưỡi tối, lần đầu tiên sinh hoạt đại đội mới, ngồi trên những chiếc ghế mềm êm ái bọc simili trong hội trường, cửa kính đóng kín mát lạnh. Đại úy Hưng đại đội trưởng lên bục phát biểu. Xong buổi sinh hoạt mà tôi không biết ai nói gì, nội dung ra sao, chỉ giật mình và tâm hồn quay về thực tại khi màn hình tivi bật sáng có cái vòng tròn quay quay (mặt trống đồng) ở giữa có hình bản đồ Việt Nam cùng âm nhạc dịu dịu vang lên. Chà, quái lạ sao cái hộp to hơn cái đài Xuongmao của nhà tôi ngoài Bắc lại có người ngồi trong đó nói được. Chị biên tập viên duyên dáng cất giọng miền Nam êm ái “kính chào quí khán giả đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh” xong, gật đầu mỉm cười, tôi vội gật đầu và cũng mỉm cười tin chắc chị ấy đã nhìn thấy mình, buổi xem truyền hình đầu tiên trong đời ấy tôi có cảm tình ngay với chất giọng miền Nam qua chương trình ca cải lương có anh Thanh Tuấn và chị Thanh Kim Huệ với bài cây sáo trúc. Những tư duy ngây ngô đại loại như vậy kéo dài cả tuần sau tôi mới cảm nhận hiện thực. Và từ đây, tôi! cậu lính bộ binh gần mười bảy tuổi xuân từ từ làm quen với xe tăng pháo xích, nào là T54/55 – T34/85 – Type 59 – PT 76 – PT63. Xe tăng chiến lợi phẩm từ M41/Welker Bulldog – M48/ Patton, M24 đến  xe bọc thép V100 của cảnh sát dã chiến. Và xe chuyển quân lội nước của lính thủy đánh bộ gồm thiết xa M113, AMPRAX, Senturion, Landrover, là những con ngựa thành Troa của địch. Riêng pháo xe kéo và pháo tự hành lòng ngắn lòng dài đủ cả nhưng khủng hoảng nhất là khẩu M 107 với lòng pháo dài gần 10m bắn đạn 175 ly, tự hành trên một chiếc xe xích cũng khủng không kém (mệnh danh vua chiến trường) Gồm 13 binh lính vận hành. Theo các thông số kỹ thuật chỉ cần bắn một trái, pháo nổ sẽ xuất hiện cái hố sâu 3m và một diện tích 500m2 thành bình địa. Thứ đến là khẩu  thiên lôi M102 với cái miệng to hoác.
-  Đầu năm 1976 tôi được đơn vị cử đi học kỹ thuật xe tăng thiết giáp tại trường quân cụ bên cạnh Lục quân  công xưởng (Z751). Sau này hợp tác đào tạo với Đông Đức, đổi thành trường kỹ thuật Vihempich và nay là trường đại học kỹ thuật Trần Đại Nghĩa thuộc tổng cục kỹ thuật đóng ở 189 Nguyễn Oanh, Gò vấp. Tại trường này đào tạo nhiều khoa, ngành như: tăng xích, quân khí, xe cơ giới quân dụng.v.v.Đại đội 11 chúng tôi học hai nghành điện xe và động cơ nổ nhưng cũng phải qua tất cả các học phần liên quan như nguội, hàn, gò, rèn, phay tiện. Ngoài số ít cán bộ giảng dạy là sĩ quan kĩ thuật quân sự của tổng cục kỹ thuật, còn phần lớn là các kỹ sư sĩ quan quân đội chế độ cũ được thu dung giảng dạy, cho nên ở một khía cạnh và mức độ nào đó mối quan hệ thầy trò còn gò bó nhạt nhẽo khô khan trong phạm vi nội dung của bài giảng, thâm chí trường còn có lực lượng theo dõi nếu giảng viên đề cập đến vấn đề chính trị, xã hội hoặc những vấn đề ngoài bài giảng lập tức bị nhắc nhở, do vậy chắc chắn sự tận tụy truyền thụ kiến thức của số giảng viên này chỉ ở mức hình thức. Cũng trong thời gian này tôi mới thực sự có dịp tiếp xúc với người dân mặc dù cũng rất hạn chế, tôi tìm hiểu hàng trăm cái mới mẻ của một vùng đất cùng nửa phía Nam tổ quốc vừa thay đổi cả một thể chế chính trị, đồng thời đang hòa nhập vào đời sống chính trị mới để rồi có bao điều hay, dở, thú vị mà ngày còn đi học dù có thiên bẩm về tiểu thuyết cũng không ai tưởng tượng ra được. Trong các buổi học chính trị hoặc chào cờ đầu tuần, đại tá Nguyễn Lân, chính ủy của trường nhắc hoài: nào là nêu cao tinh thần cảnh giác với âm mưu hậu chiến, giữ vững bản lĩnh người chiến sỹ cách mạng, coi chừng những viên đạn bọc đường. Cảnh giác sự mua chuộc của lực lượng nữ Thiên Nga, Phượng Hoàng.v.v và có lần ông nói toẹt ra “Tôi cảnh báo toàn trường hiện nay có cả một tiểu đoàn gái điếm trong khu vực đang bao vây trường ta” Kèm theo lời cảnh báo tưởng cho vui ấy là những đợt cấm trại liên miên. Tuy nhiên dù cảnh vệ canh gác rất kỹ cổng chính và mặt đường Nguyễn Oanh nhưng cánh lính trẻ chờ tối thứ bảy vẫn chui qua mấy lớp rào kẽm gai ra xóm Mới hoặc An Nhơn chơi (các tối khác trong tuần phải tự tu hoặc sinh hoạt tiểu đội), vì khuôn viên trường rất rộng lại nằm sát Lục Quân công xưởng (Z751) và khu gia binh chế độ cũ nên khó kiểm soát được. Học viên trốn ra ngoài từng tốp, chủ yếu đi lòng vòng hoặc ngồi góc đường nào đấy ngắm nghía người qua lại, thỉnh thoảng cánh học viên chúng tôi cũng buông lời chọc ghẹo các cô gái trẻ  đi dạo qua, đôi lần tạt vào chỗ xe đẩy mua chai nước ngọt, cốc nước mía hoặc vào tiệm chụp mấy tấm ảnh gửi về cho bạn bè ở quê, cố tình để lộ rõ phù hiệu xe tăng trên quân hàm binh nhất đỏ chói. Tuy vậy việc tiêu tiền cũng rất hãn hữu vì (tiền Bắc) bị tính rẻ quá khi đổi ra (tiền Nam) rất tiếc. Thôi cất đi để sau này về Bắc mua quà cho các em, hơn nữa tôi không bao giờ tiêu tiền Bắc vì anh Nghĩa ở ban tài vụ quận đội Bình Chánh cho tôi mỗi tháng hai mươi đồng tiền mới, mà có lẽ lúc đó tôi có nhiều tiền Nam nhất lớp. Cũng từ những lần vô kỷ luật ấy, bốn chiến sĩ lớp (động cơ nổ) bị đuổi học giữa chừng do không nghe lời cảnh báo của Chính ủy vì đó là sự thực chứ Ông không cảnh báo đùa. Khoảng tháng sau chúng tôi được phụ cấp mười hai đồng một tháng bằng sáu ngàn tiền chế độ cũ (sử dụng loại năm mươi đồng trở xuống, chủ yếu là tiền kim loại). Tiếp theo phần lý thuyết, chúng tôi được qua Lục Quân công xưởng thực tập, nói chung là chương trình học tập mới mẻ và cũng hấp dẫn nên chúng tôi tiếp thu khá tốt .Cuối năm ra trường, trở về đơn vị cũ. Rồi bắt đầu dạn dày mưa nắng. Hàng ngày cùng đồng nghiệp vào xưởng sửa chữa xe tăng hỏng hóc trong cuộc chiến vừa qua. Mấy tuần đầu sửa xe tăng của ta T54, T34, T59 cũng không ngạc nhiên nhiều, tuần sau sửa đến con M48, thấy mà khủng vì có tới hai động cơ, bố trí theo hình sao. Ngày còn ở trường các thầy trợ giáo giới thiệu để so sánh thì thấy động cơ M48 giống động cơ máy bay, tức là với hình sao thì trục khửu nằm giữa, các tay truyền lực piton chụm vào tâm, đây là mô hình động cơ hợp lực lớn nhất chỉ cần đủ không gian định vị. Bộ chế hòa khí (heo dầu) nặng 50 kg kích cỡ bằng con heo thật hai mươi kg, moteur phát điện cũng to cỡ đó, chỉ riêng hai bơm cao áp pitonlonzer (đầu heo) phun dầu cho tám buồng nổ đã nặng gần mười cân. Khởi động động cơ chính bằng một động cơ nổ nhỏ vì không thể dùng moteur điện vận hành được tám bộ xilanh của máy. Phần động cơ dù bố trí hình chữ I chữ V hay hình sao nhưng về nguyên lý hoạt động cũng giống nhau, không có gì phức tạp. Nhưng đặc biệt hệ thống điện, điện tử của xe M48 vượt quá khả năng non yếu của mấy thợ mới học cho nên phải cầu cứu tới anh Hựu kỹ thuật viên trưởng nhưng cũng không giải quyết được, vì phần điện tử và hồng ngoại không có ở xe các nước XHCN kể cả M41 của địch. Theo phân cấp của nghành kỹ thuật quân sự chế độ cũ thì trung tâm 43 có thể sửa chữa trung hạng nhưng phải chờ kỹ sư, kỹ thuật viên từ Lục Quân công xưởng tới, phương tiện kỹ thuật tại trung tâm 43 không đáp ứng yêu cầu hỏng hóc thiết xa, nhất định phải kéo xe về Lục Quân công xưởng (Gò vấp). Thấy xe nằm sẵn trong đơn vị nên thủ trưởng cho chúng tôi mổ xẻ rèn tay nghề là chính, không thành cũng không ai chê. Tuy suốt ngày mặt mũi, chân tay quần áo luôn lấm lem dầu mỡ mà vui, nhất là khi những động cơ cũ rích sứt sẹo lại cất tiếng gào rú ầm ầm sau bao tháng ngày trùm bạt, cảm giác tự tin dần.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM