Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:13:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tâm sự đời tôi.  (Đọc 200446 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #400 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2012, 05:17:32 pm »

.Chào anh Tranphu341. Nhân ý kiến nhận xét của anh về chùa chiền Phật giáo qua chuyến thăm Ấn Độ, thì em xin trình bày mấy suy nghĩ của mình thế này. xét các tài liệu em tìm hiểu thì giáo lý, giáo pháp, và các khái niệm trong tiết lý nhân sinh, cái vô thường, vô ngã, sắc sắc, không không, khái niệm phân định Phật, Pháp, Tăng là giống nhau,nhưng hình thức thờ tự và nội dung qui trình hành đạo của Phật giáo thì có những nét khác nhau ở từng vùng miền lãnh thổ bởi khi du nhập vào mỗi nơi, Phật giáo còn bị chi phối ảnh hưởng, thậm chí đồng hóa bởi các tín ngưỡng khác, các tập tục thờ thần của dân bản địa như thờ thần sông, thần núi, thổ thần hoặc thờ totem do vậy trong bài trí không gian thờ tự, cơ cấu tượng phật và các biểu trưng, cách hành lễ  khác nhau. Nhân đây em xin mạo muội hầu bác mấy thông tin về tư  tưởng của nhân dân đồi với phật giáo tại Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Giêng, 2012, 06:58:43 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #401 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2012, 05:21:51 pm »

-  Phật giáo được truyền thẳng từ Ấn Độ vào Việt Nam trong những năm đầu công nguyên do các tăng sĩ và thương gia đến bằng đường biển là Phật giáo phái tiểu thừa do đó trong ngôn ngữ Việt, nhất là phía Bắc có từ Bụt để chỉ Phật là phiên âm từ Buoddha  theo Phạn ngữ. Nhưng đến khi các giáo sĩ Trung Hoa truyền đạo Phật vào Việt Nam lại mang màu sắc phái đại thừa cho nên Phật giáo ở Việt Nam hiện nay mang dấu ấn phái đại thừa là chính. Trước khi Phật giáo được truyền bá vào đất Giao Châu thì dân bản địa thường thờ đa thần. Do vậy với khái niệm Bụt và các chuẩn tắc, khái niệm trong giáo lý nhà Phật dễ dàng đồng hóa những khái niệm về Thần ở thời buổi sơ khái của tôn giáo mới du nhập  trên vùng đất mới này nên nó thấm vào đời sống tâm linh người Việt cổ như nước tìm được nguồn lạch thấm dần. Qua tham khao tài liệu chính thống, cùng những tác phẩm văn học, các giáo khoa giáo dục phổ cập và đi thực tế ở những vùng miền phía bắc, nhất là vung sâu, vùng xa. Em nhận ra một điều, từ Phật có vẻ xa lạ và khó cảm hơn từ Bụt đối với dân chúng nói chung, nhất là ở lớp người lớn tuổi và lớp đồng ấu, có lẽ một phần cũng do nhận thức qua khái niệm, vì Bụt được mã hóa từ hình ảnh phúc hậu hiền lành đến những phẩm chất thần thông biến hóa, lòng vị tha nhân ái mênh mông, Bụt giúp đỡ người cùng khổ bệnh tật cô đơn, Bụt ban phát những ân huệ cho người đức hạnh, nhưng không có thông tin nào đề cập đến Bụt trừng phạt kẻ ác. Đạo Phật ở Việt Nam không có sự tách bạch giữa các phương pháp tu hành để giải thoát. Chủ trương dung hợp giữa tự lực và tha lực, kết hợp giữa Thiền Tông với Tịnh Độ Tông đã thể hiện ở cách thờ tự tại chùa chiền Việt Nam đó là thờ rất nhiều tượng: Thích ca, Bồ tát, La Hán, A Di Đà, Di Lặc, Quan Âm.v.v. Với nhiều kiểu dáng, thời điểm kiết già hay nhập niết bàn, tư thế truyền đạo của các vị. EM CHỜ Ý KIẾN CỦA ANH.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Giêng, 2012, 08:19:51 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #402 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2012, 05:30:25 am »

 Vetran viết tiếp: Cũng như lịch sử triết học thế giới. Triết học Việt Nam không nằm ngoài cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm mà ở đó không có trận tuyến, không trải rộng trên tất cả mọi bình diện xã hội. Từ thời kỳ phong kiến. Thế giới quan chung trong xã hội ta là duy tâm tôn giáo, còn quan điểm duy vật và vô thần cũng chỉ biểu hiện tùy thời gian, tùy khía cạnh xã hội, sự việc, con người. Do vậy cùng một chủ thể, thời gian và ở vấn đề khác lại thuộc duy tâm mà dù đứng trên lập trường nào thì tư tưởng triết học Việt Nam cũng cần giải quyết vấn đề Tâm và Vật, linh hồn và thể xác, Lý và Khí ..
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Giêng, 2012, 05:42:25 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #403 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2012, 05:31:08 am »

Chủ nghĩa duy tâm ở Việt Nam luôn mang màu sắc tôn giáo, xuất phát từ tam giáo (Nho, Phật, Lão - Trang) và tín ngưỡng dân gian cổ truyền. Trong đó kẻ thống trị phương Bắc thường dựa vào các khái niệm từ duy tâm khách quan của nho giáo như (Thiên mệnh) mà đè nén đàn áp dân chúng, hoặc quan điểm duy tâm chủ quan của phật giáo khái niệm về (nghiệp và kiếp) để ru ngủ tính đấu tranh vươn lên của con người, chỉ an phận với vị trí đã có. Ngoại bang và giai cấp thống trị khoác lên xã hội ta một cái áo của chủ nghĩa duy tâm tôn giáo với “Thiên lý – đạo đức phong kiến” và “Nhân dục – Nhu cầu của con người” với luận điểm nếu thiên lý mạnh và thắng thì (xã hội yên hàn). Nếu con người không biết “tiết dục – giảm sự mong muốn” thì (thiên hạ loạn).
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #404 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2012, 05:32:31 am »

Tức là họ không muốn hiểu nhu cầu của con người là tự nhiên, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Quan điểm của phái Pháp trị còn cực đoan hơn với những Tam tòng tứ đức trói buộc thân phận người phụ nữ như “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phư tử tòng tử”. Hoặc sự ràng buộc một chiều của đạo Vua tôi, cha con, vợ chồng với“ Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung. Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” “Phu xướng  thê tùy” v.v. Tuy nhiên dù bằng những quan điểm, những thuật ngữ mị dân của cả một thể chế xã hội phong kiến phương Bắc và phong kiến Việt Nam nhưng  qua hoạt động thực tiễn của quần chúng,  trong nhân dân nước ta cũng xuất hiện nhiều tư tưởng tiến bộ chống đối lại cái tư tưởng đô hộ bằng những khái niệm ngược lại mặc dù còn bộc trực
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Giêng, 2012, 05:38:11 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #405 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2012, 05:39:19 am »

 Như:  Tư tưởng duy tâm của tầng lớp thống trị áp đặt (mệnh trời) của nhà Nho, (Báo ứng) của nhà Phật, (Âm khí) của nhà Đạo mà họ cho người làm Vua là do mệnh trời thì dân cho là (được làm vua, thua làm giặc) chứ không chịu khoanh tay khuất phục. Nếu (con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa) thì dân cho là ( khi nào dân nổi can qua, con vua thất thế lại ra quét chùa), Nếu (nhân nào quả ấy) thì dân nói (ăn trộm ăn cướp thành tiên phật, năng đi chùa chiền bất toại bán thân). Nếu (mồ mả cha ông táng trong long mạch) thì con cháu hưởng phúc thì dân nói (hòn đất mà biết nói năng thì thậy địa lý hàm răng chẳng còn).
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Giêng, 2012, 08:11:10 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #406 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2012, 05:40:17 am »

. Người Việt Nam thường nêu các phạm trù: Tâm- Vật, Tâm – Cảnh (Phật Giáo),Hình – Thần, Khí – Lí, Trời – Người (Nho giáo). Nói chung quan niệm của họ là duy tâm, vì cho rằng Tâm là nguồn gốc của Vật, Tâm quyết định Cảnh, Thần quyết định Hình, Lí quyết định Khí, Trời quyết định Người. Lúc này khoa học tự nhiên chưa xuất hiện, con người không có điều kiện hiểu được bản chất của thế giới vật chất. Tri thức đó chủ yếu là Tri thức kinh nghiệm. Tuy nhiên,bằng hoạt động thực tiễn để cải tạo hoàn cảnh và cải thiện nhân sinh, cũng có những người đã phần nào vượt qua quan điểm chính thống đó.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Giêng, 2012, 06:04:42 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #407 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2012, 06:14:44 am »

Họ cho cảnh và tâm gắn bó chặt chẽ với nhau, như xem mệnh trời gần như là quy hoạch khách quan và với nó con người phải tuân theo, như cho lòng dân là ý trời ‘’nhân nguyện thiên tòng’’- Phan Bội Châu, như cho con người có thể thắng được trời “ Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều’’- Nguyễn Du. Nét nổi bật về tư tưởng của triết học Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước này không dừng lại ở tâm lí, tâm trạng và tình cảm, mà trở thành một lí luận, một quan niệm. Đó là quan niệm về độc lập dân tộc và quốc gia có chủ quyền. Quan niệm đó đã có sự phát triển, từ nhận thức về vùng trời, lãnh thổ riêng biệt…đến một quan niệm toàn diện về thực thể đất nước,mà ở đây, quan niệm của Nguyễn Trãi là tiêu biểu nhất: Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Nước non bờ cõi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương; Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có.’’
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Giêng, 2012, 06:42:34 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #408 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2012, 06:16:00 am »

Ông đã đề cập đến các yếu tố làm nên dân tộc độc lập và quốc gia có chủ quyền, đó là văn hóa (văn hiến), lãnh thổ (bờ cõi núi sông), phong tục, lịch sử, con người. Trong điều kiện lúc đó, thì quan niệm như vậy là khá sâu sắc. Đấu tranh để giữ gìn độc lập dân tộc và bản sắc dân tộc là một nhiệm vụ thường xuyên của lịch sử. Để thực hiện nhiệm vụ đó, người Việt phải có lực lượng và cơ sở để tạo ra lực lượng. Vấn đề là tìm ra được nguồn gốc và động lực của công cuộc giữ nước và dựng nước. Các nhà tư tưởng trong các thời kì, tuy ở những hoàn cảnh khác nhau, và với những thực lực dân tộc khác nhau, nhưng đều đi đến nhất trí ở một quan điểm, đó là xem sự "Đồng lòng là Sức Mạnh’’.Trần Quốc Tuấn cho rằng,có tạo được cục diện "Lòng dân không chia’’,"Cả nước góp sức’’ thì mới thắng được giặc. Nguyễn Trãi thì kiêu hãnh nói với quân địch "Quân ta muôn người như một’’.Phan Bội Châu thì khái quát "Có đồng lòng người mới hoàn thành công nghiệp’’.Còn chủ tịch Hồ Chí Minh thì nêu thành nguyên lí  “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công,đại thành công’’
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Giêng, 2012, 08:15:58 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #409 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2012, 06:17:05 am »

Làm thế nào để thể hiện được sự đồng lòng? Đây không thể chỉ là lời kêu gọi, mà còn là ở thái độ và chính sách của bề trên. Đó là thái độ xem việc nước như việc nhà, xem mọi người như cha con, anh em.Trần Quốc Tuấn nói: "Có thứ quân lính một lòng như con thì mới dùng được’’. Nguyễn Trãi cũng nói: “Dưới trên một dạ cha con’’. Còn chủ tịch Hồ Chí Minh thì gọi người trong nước là ‘’Đồng Bào’’. Câu chuyện mẹ Âu Cơ đẻ một bọc trăm trứng nở trăm con, cũng được các thời nâng niu truyền tụng vì lẽ đó. Để tạo ra được sức mạnh dân tộc, sức mạnh xã hội, người có trách nhiệm với lịch sử ngoài việc phải đồng cam cộng khổ với dân, còn phải nhận thức được vai trò quan trọng của dân: Dân là gốc nước, được dân thì được nước, toàn dân đoàn kết, đất nước an ninh thịnh trị "dĩ dân vi bản, bản cố bang ninh" Triều đình là thuyền - dân là nước - nước chở thuyền nhưng cũng làm lật thuyền….Từ đó phải có một chính sách sao cho quy tụ được lòng dân.Lý Thường Kiệt yêu cầu phải "nuôi dân’’;Trần Quốc Tuấn chỉ rõ - có "nới lỏng sự đóng góp của dân’’ thì mới là kế "sâu gốc, bền rễ ’’.Nguyễn Trãi thì khuyên nhủ: “Đem dân mựa nữa, mất lòng dân’’
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Giêng, 2012, 08:19:04 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM