Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:00:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tâm sự đời tôi.  (Đọc 200425 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #380 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2012, 05:30:54 pm »

CÂU CHUYỆN THẦY TÔI: mấy năm trước đây, ông ngoại của các con tôi vào thăm con cháu, trong một lần ông nhìn chữ ký của thầy tôi trong nhận xét học bạ ra trường của tôi. ông nói: Sao chữ ký của thầy con giống chữ ký của thủ trưởng của bố tại quân y viện 111 đóng quân ở Thanh Hóa. Sau khi tìm hiểu kỹ thì đúng như vậy. Tức tốc tôi đón thầy tới nhà chơi, hai cụ gặp nhau tay bắt mặt mừng sau mấy chục năm chia tay nhau kẻ Bắc người Nam. Thông qua câu chuyện hàn huyên của các cụ, tôi được biết: những năm 70 thế kỷ trước, để phục vụ công tác cấp cứu điều trị thương bệnh binh của quân tình nguyện Việt Nam tại Nam Lào, cục quân y quyết định thành lập quân y viện dã chiến mang phiên hiệu QYV 111 sơ tán trong dân, đóng quân ngay tại xã Dân Quyền, huyện Triệu Sơn tỉnh Thanh Hóa quê vợ tôi và Ông làm viện trưởng, bố vợ tôi là sĩ quan hậu cần. Giải phóng miền Nam, Ông được điều động vào Sài Gòn tiếp quản quân y viện của quân đội VNCH mang tên BS quân y Trần Ngọc Minh để thành lập quân y viện 115 kiêm hiệu trưởng trường quân y thuộc cục quân y TCHC. Đó là thời kỳ tôi theo học cuối những năm 70. Ông về hưu sớm hơn qui định, và đến lúc sáu mươi tuổi lại tiếp tục cắp sách tới giảng đường để học. Sau mấy năm dùi mài kinh sử, Ông tốt nghiệp bằng Văn Chương hạng ưu tại trường đại học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, ngày đó nhiều báo chí ca ngợi tinh thần kiên trì học tập của Ông.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2012, 06:06:27 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #381 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2012, 05:56:13 pm »

Ông nói: mặc dù nghành quân y rất đang cần những thầy thuốc thâm niên như ông nhưng Ông sẵn sàng lùi về phía sau cho những đồng chí trẻ hơn, năng động hơn thay thế phát triển. Ông nói tiếp: Văn là người, học văn, viết văn để tri ân đời, trả ơn người. Trong cuộc sống, Ông luôn tận tình giúp đỡ mọi người, khám bệnh miễn phí cho các cụ già, nhất là các thương binh, cựu chiến binh. Ông tình nguyện hướng dẫn dưỡng sinh cho câu lạc bộ Người cao tuổi. Trích quĩ lương mua sách vở, dạy Anh và Pháp ngữ miễn phí cho trẻ em nghèo hiếu học. Đặc biệt lúc Ông hiến thi thể cho khoa học ngay từ ngày đầu có phong trào này với thư hướng dẫn dặn dò tỉ mỉ các bác sĩ đồng nghiệp về các bệnh mãn tính và đặc điểm cơ thể Ông để đồng nghiệp chú ý trong nghiên cứu giảng dạy sinh viên y khoa khi nhận thi thể Ông. Qua những câu chuyện khi tiếp xúc và những thông tin tôi tìm hiểu về Ông trong hàng loạt báo "Cựu chiến binh quân khu 7", tôi rất  khâm phục và nhớ lại mấy chục năm trước làm học sinh của thầy với hình ảnh người thầy nhỏ nhắn tóc bạc, da mồi, chất giọng nhẹ nhàng truyền cảm xứ Huế và bây giờ còn biết thêm: đã một thời thầy là thủ trưởng của ông ngoại các con tôi. Nay đã ngoài tám mươi tuổi mà ông rất minh mẫn, ân cần và vẫn làm thơ, viết văn tri ân đời. Đó là đại tá bác sĩ Trần Đại Thành tại số 1 đường Ba Vì cư xá Bắc Hải Quận 10 tp HCM  
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Giêng, 2012, 06:09:11 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #382 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2012, 06:35:41 pm »

Anh Thơ viết tiếp: Ngày đó, bố tôi là sĩ quan hậu cần công tác tại viên quân y 111 dưới quyền của bác Thành. Bố tôi trực tiếp với cơm áo gạo tiền của một bệnh viện dã chiến nhưng Ông rất liêm khiết, thậm chí chúng tôi ở nhà với mẹ rất đói nhưng chưa bao giờ bố tơ hào một đồng một hột của chung. Nhà tôi nghèo lắm, mà lại đông chị em nhưng còn rất nhỏ, tôi là chị cả. Có hôm đói quá, cuốc bộ xuống khu trường trung cấp nông nghiệp tỉnh nơi đơn vị bố đóng quân. Tôi ngồi dưới bậu cửa bếp chờ mấy cô cấp dưỡng cạy cho tảng cơm cháy sau khi chia cơm cho các chú bộ đội, tôi ăn một ít, còn  lại gói vào giấy báo đưa về cho các em, vậy mà bố cũng không đồng ý. Xuống với bố lúc đó còn nhỏ, tôi cũng không nhớ bác Thành mấy nhưng chị Giang con gái bác thì tôi nhớ vì chị hay cho tôi mấy cái quần áo cũ về sửa nhỏ lại để mặc vì quần áo chị em tôi thường xuyên rách hết. Tôi nhớ là bác rất hiền, nói với mọi người rất nhỏ nhẹ và rất thương mấy chú thương binh bệnh binh. Sau này lớn hơn một chút, tôi được bố cho xuống quân y viện 111 học y tá và rồi tôi đi miết vào thành phố Hồ Chí Minh rồi qua Căm Pu Chia. Ai Ngờ rằng bác lại là thầy của Anh. Thỉnh thoảng chúng tôi lại đến nhà thăm hai bác để được ăn cơm hến Huế và bánh lá do bác gái làm rất ngon mặc dù bác gái là người Hà Nội mà nghe bác kể: ngày xưa bác là nhân viên thương nghiệp làm việc trong bách hóa Tràng Tiền sát bờ hồ Hoàn kiếm, còn bác trai công tác trong bệnh viện quân đội ở thủ đô trước khi vào quê tôi thành lập QYV 111. Hiện nay anh Khánh chồng chị Giang là bác sĩ ở bệnh viên nhân dân 115. Giờ nghĩ lại những miếng cơm cháy, những cái quần áo cũ, tôi thầm cám ơn gia đình bác.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Giêng, 2012, 07:11:13 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #383 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2012, 08:52:30 pm »

ANH THƠ; Người ta thường nói" Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời" Thưa các anh chị trong VMH và bạn đọc gần xa. Chuyện của tôi không ngon mà cũng không đau, nhưng có lẽ sẽ phải nhớ suốt đời. Giờ này sống trong bình yên và phát triển của mỗi gia đình và toàn xã hội, lại muốn nghĩ về quá khứ. Ngày đó những năm cuối thập niên 70. Quê tôi nghèo lắm, riêng  gia đình tôi còn đói khổ nữa. Bố thoát ly trong quân ngũ, mẹ yếu sức, trình độ học vấn không có, canh cánh bên mình một đàn con thơ nheo nhóc. Tôi là chị cả, sau mỗi buổi đi học ở trường làng về, tôi lại xách cái giành đi tìm rau má dọc theo con kênh thủy nông nằm vắt vẻo trên cao, trên cả con kênh (Nhà Lê). Khổ nỗi cả làng Bồ, nhà ai ai cũng tranh thủ đi tìm rau má cho nên làm chi còn lá mà bứt, tôi moi móc củ, rễ rau má dọc bờ kênh rồi rửa sạch một ít, đút vào miệng nhai ngấu nghiến vì đói quá, có buổi đói lả gục ngay xuống bờ kênh. Tỉnh lại, tiếp tục móc rễ cây  để đem về cho mẹ và các em... Vậy mà chị em tôi vẫn lớn nhanh như thổi, chẳng ốm đau gì ngoài cái chuyện lúc nào hai lỗ mũi cũng thò lò mủ xanh và ống tay áo cứng queo như mo cau vì được dùng quẹt ngang nước mũi. Ngày vào tới Sài Gòn, tôi thấy người ta đề bảng bên cạnh cái xe ép nước mía "Nước rau má giải khát, ngon, bổ, rẻ" mà tôi cười trong bụng"Đúng là dân Sài Gòn chỉ quảng cáo láo, rau má mà cũng cho là bổ". Bây giờ nghĩ lại cứ tủm tỉm cười một mình mà nước mắt lại trào ra vì đúng một thời rau má cũng là cứu cánh của dân nghèo quê tôi.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Giêng, 2012, 08:39:00 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #384 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2012, 04:51:03 am »

 Vetran viết tiếp: và niềm vui lại đến, con gái xuất giá theo chồng. Là điều tất nhiên của tạo hóa của phận người nhưng sao tôi cảm thấy nao lòng khi chứng kiến con gái được làm lễ hôn phối ở thánh đường Xóm Chiếu và ra nhà hàng Vân Cảnh bên chàng rể khỏe mạnh hoạt bát. Năm sau có cháu ngoại kháu khỉnh hiếu động. Mẹ nó lại tiếp tục cái nghiệp của ông bà ngoại, làm việc chung với ông ngoại và phụ trách công tác dược tại một đơn vị của trung tâm y tế dự phòng quận 7 thành phố Hồ Chí Minh. Nay con gái tiếp tục học hàm thụ nâng cao chuyên môn. Con trai Triệu Sơn hiếu động thái quá, có lúc tôi tính mời chuyên gia tâm lý nhưng nay đã khá hơn và học giỏi, đàn piano và organ giỏi. Mỗi tuần vài buổi tối sau khi tôi nghỉ đọc, con trai học bài xong sẽ lướt phím vài bản cho ba mẹ nghe rồi ngủ.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Giêng, 2012, 05:07:51 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #385 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2012, 04:52:10 am »

. Với công tác và chuyện làm ăn như vòng xoáy đã hút gần hết thời gian còn lại của chúng tôi, hơn mười năm không được đi chung trong dịp lễ hội, đám tiệc hay ngày nghỉ, không nghỉ mát du lịch hoặc về quê hương vì làm nghề này như nuôi con mọn, không thể tùy tiện đóng cửa theo ý mình, không để khách hàng thất vọng, nhất là những bệnh nhân tim mạch và bệnh mãn tính. Xét những yếu tố được mất trong cuộc sống hiện tại, tôi nghĩ phải biết dừng đúng lúc là hợp lý. Vì vậy tôi quyết định nghỉ kinh doanh với quan điểm “Tri túc, tiện túc, hà thời túc” để dành thời gian cùng gia đình con cháu về quê nội thăm anh em bà con, viếng lăng mộ tổ tiên và về quê ngoại thăm ông bà ngoại, họ hàng thân tộc, tạo ý thức cho con cháu hiểu nơi chôn nhau cắt rốn của mẹ cha để chúng ghi trong tâm khảm một chốn đi về.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Giêng, 2012, 05:05:47 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #386 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2012, 05:10:26 am »

                 XIV/ Khát vọng tri thức
Mục đích lớn hơn xuyên suốt kế hoạch tiếp theo của tôi là dành thời gian học tiếp chương trình xã hội học và tâm lý học truyền thông. Hai năm tiếp theo với chương trình lý luận chính trị. Đây là những khóa học rất bổ ích để tôi nâng cao tri thức về xã hội, về thế giới quan với đỉnh cao thế giới quan duy vật và phép biện chứng duy vật, mà thời gian dài do nhiều yếu tố chủ quan, khách quan tôi chưa được tiếp cận. Với mục đích cuối cùng để có bản lĩnh chính trị vững vàng, tư duy logic, vận dụng trong hoạt động thực tiễn khách quan hợp qui luật hơn. Tôi mê nhất môn triết học, kinh tế học chính trị và môn tâm lý xã hội.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #387 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2012, 05:11:26 am »

. Có một kỷ niệm về môn triết, là một môn tôi say mê ngay từ đầu và quá trình tiếp thu khá nhuyễn nhưng ngày sát hạch cuối cùng ngồi trước tiến sỹ Khánh và thạc sỹ Hoàng Lan thì tất cả chữ nghĩa đã không cánh mà bay khỏi đầu. Tuy thạc sĩ Lan hai lần nhắc mớm, nhưng bộ não tôi không thèm hoạt động, dù nội dung sát hạch quá dễ, người nào mới nhập môn triết cũng nắm được tinh thần nội dung trả lời vì nó là vấn đề cơ bản của triết học mà bất cứ trường phái triết học nào cũng phải giải quyết đó là nội dung câu hỏi " hãy trình bày định nghĩa “Vật chất” của V.I lenin . Giá trị khoa học và ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa ấy trong hoạt động thực tiễn".
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Giêng, 2012, 05:23:51 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #388 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2012, 05:12:31 am »

. Thực ra tôi nắm khá vững cả phần lý luận và liên hệ thực tiễn nhưng buổi tối hôm trước bị một cơn huyết áp cao đột ngột, cả đêm không ngủ. Khi rút thăm câu hỏi, nhận giấy nháp, tôi đã có cảm giác toàn thân nhão ra, mồ hôi lạnh xuất hiện và cơn thiếu máu não bột phát, quay cuồng chóng mặt, mắt mờ nhòe, tai ù đặc. Cả thời gian chuẩn bị trả bài mười phút nhưng tờ giấy nháp vẫn trắng tinh, ướt nhẹp do mồ hôi tay. Vào vị trí trả bài với tâm trạng hụt hơi, trống ngực đập liên hồi. Đó là những triệu chứng biểu hiện không những của rối loạn sinh lý mà cả biểu hiện phản ứng do áp lực tâm lý, vì dù già đầu nhưng vị thế của mình lúc này cũng chỉ là học sinh ngồi trước mặt thầy. Biết chắc sẽ phải thi lại, tôi đánh liều dở trò láu cá trả lời cho qua chuyện: Thưa thầy phần vật chất không bình thường nên tư duy cũng bất bình thường!  Trả lời xong tôi bình tĩnh chờ kết thúc xấu là nhận điểm dow. Nhưng rất nhanh chóng thầy hỏi thăm đau bệnh ra sao, rồi thầy không xoáy sâu vào câu hỏi chính mà hỏi mấy câu phụ, thuộc hoạt động thực tiễn. Lúc này tôi cũng có vẻ tự tin trả lời khá rành mạch với câu trả lời cuối cùng: Thưa thầy! Xét đến cùng, với tư cách là một phạm trù triết học, định nghĩa (vật chất) của V.I Lenin cho phép chúng ta xác định cái vật chất trong lĩnh vực hoạt động xã hội, một hình thức vận động cao nhất của thế giới vật chất mà duy vật lịch sử đã chứng minh, đó là (tồn tại xã hội), là cơ sở vật chất của lý luận về những nguyên nhân cuối cùng của những biến cố xã hội, mà phương thức sản xuất quyết định về chất của mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Giêng, 2012, 09:58:22 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #389 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2012, 12:45:50 pm »

hehe bác vetran cho em hỏi ngoài luồng 1 tí nhưng cũng nằm trong dòng ký ức tâm sự đời tôi của bác  Grin cái ổ đề kháng mới xuất hiện trên địa bàn bác đã xác định được tọa độ và chuẩn bị các lực lượng tiêu diệt chưa ạ  Grin
Em xin chúc bác , người lính già trên mặt trận chống giặc bệnh nhiều sức khỏe , hạnh phúc và đạt nhiều thành tích diệt "địch" trong năm mới .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM