Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:25:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tâm sự đời tôi.  (Đọc 199930 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
d4981
Thành viên
*
Bài viết: 73


« Trả lời #30 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2011, 10:52:21 am »

xin chào bác trinh sát, tôi là dân mù tịt mấy cái vụ vi tính này, sợ không đủ chỗ cho mình giãi bày trăn trở một thời làm lính. Tôi viết khá nhiều nhưn đôi khi cũng cân nhắc vì có những chuyện nó rất cá nhân, nhất là giai đoạn giữa những năm 70 thế kỷ trước khi quyết tâm khoác áo lính lúc tuổi trăng tròn mà một trong những yếu tố thúc đẩy sự quyết tâm (lên đường) là vì đói quá. Cám ơn bác đã quan tâm, hi vọng chúng ta hiểu nhau hơn.
hehe bác là người lính dũng cảm , nói thật lòng  Grin
  Bác ấy nói thật đấy , vì muốn thoát cái cảnh ăn sắn độn , khoai độn , ngô độn rồi cả cháo cám nữa . Nên nhiều thanh niên tình nguyện đi bộ đội . Nhiều người gầy yếu quá không đủ tiêu chuẩn đi lính . Nên về nhà khóc rưng rức suốt đêm .
hồi tôi ở đơn vị có đợt lính tân binh bổ sung năm 82 toàn bộ lính Hà Nam Ninh sau này thì tách ra 3 tỉnh lính thuộc huyên Ý yên Nam Định đến cả tram đ/c.
 Tôi hỏi sao huyện bạn tuyển nghĩa vụ đông thế!
  -đâu có, toàn viết thư xin tình nguyện cả đấy!
  -Tại sao vậy ?
  - ở nhà đói quá chẳng có gì ăn, nên bọn em tình nguyện đi đấy ,có ai bắt bớ đâu!
   Thế đấy, những năm tháng khó khăn của đất nước ta tưởng chừng như không vượt qua được, sau này các đ/c ấy đã chỉ cho chúng tôi các loại rau rừng  các loại củ,tôi nhớ có củ nần tụi nó đào về nấu canh ăn cũng ngon vì đói mà cả củ sâm ka ly mọc đầy ở núi rừng phía tây bắc đền AngKo. Tôi hỏi có muốn về khi mãn nghĩa vụ không? tất cả trả lời là không. thật xót xa cho thế hệ thanh niên ở đất nước ta đặc biệt là các tỉnh ,huyện vùng xa, chúng tôi ở TP HCM này đõ hơn và ngạc nhiên khi nghe các bạn ấy trả lời là không muốn về vì sợ đói, trong khi chúng tôi mỏi mòn mong đợi ngày ra quân để về đoàn tụ cùng gia đình ,người thân yêu....
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2011, 05:45:34 pm »

Đoan ơi! V. xem cái vụ trộm chuối của anh Căn tài vụ, mình nhớ lại có một hôm Tuyết ngổ ngáo nhảy tót lên ngọn cây dừa bên lối đi từ ban hậu cần qua nhà ăn chỗ cửa ban kế hoạch - kho hàng bứt trái, lúc đó Thơ từ chỗ của ngách cầu thang bước tới thì Tuyết tuột tay làm cả quày dừ rơi trúng, xỉu tại chỗ rồi đau cả tháng, nhưng có lẽ rơi vào vai chứ nếu rơi vào đầu thì. hu. hu. chắc mình mồ côi người yêu từ ngày ấy, và không chừng ở vậy đến bây giờ để nuôi con người khác.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2011, 06:18:46 pm »

Anh Thơ viết tiếp: Khi về Phnompenh thì tôi được điều động về trạm xá trung đoàn đóng quân tại căn biệt thự là văn phòng của hãng rượu SKD (Sara M noor-rượu dứa), được một thời gian thì hãng rượu này yêu cầu nhận lại nhà để đi vào hoạt động. Trạm xá chuyển về chùa Tàu ngay sát bờ sông Tonlesap, gần Watphnom. Đây là một ngôi chùa cổ rộng lớn nhưng u tịch cả ngày không có ánh mặt trời lọt xuống sân bởi các cây bồ đề cổ thụ bao quanh. Tôi và Thim ở một trai phòng, với cánh cử gỗ lim nặng như đá tảng, mỗi lần khép mở thật vất vả với tiếng kéo kẹt lạnh lùng. Mỗi ngày muốn xuống bếp ăn thì phải xuyên qua chính điện đưới sự soi mói của hàng trăm bức tượng, hình thù kì quái dữ tợn như những nhân vật trong Tây du ký, thủy hử hay trong thập nhị kim thoa. Còn thương bệnh binh được ở các căn phòng khu nhà mới bên phải. Công việc thu dung điều trị cho bộ đội cũng nhẹ nhàng nhưng sao cảm thấy cảnh quan u tịch quá mà đôi lúc có cảm giác như minh đang  tu hành, do vây cứ đên chiều nghỉ việc, ăn cơm xong là đi bộ lên trung đoàn bộ vào chơi với mấy chú thủ trưởng và các chị ở ban hậu cần. Chú Vận tỏ ra hơi bối rối vì cái vụ (đưa con đi bỏ chợ) nửa năm trước cho nên chú hay cho kẹo và cho mấy đứa con gái lên xe dép theo ông tới các cuộc tiếp tân khi đơn vị bạn mời tiệc. Có những tối ra chợ bờ sông mua hạt dẻ rang muối hay mua hến phơi ăn chơi cũng thấy vui vui lạ lạ, và dù gì thì trên đó còn có người yêu (bắt đầu yêu trả từ lúc từ Komponcham về thủ đô, vì trước đây người ta để ý mà không nói). Mọi việc tuần tự như tiến, tình hình bệnh tật của anh em cũng ít căng thẳng nên cuộc sống, tâm lý cũng có nhiều dễ chịu hơn. Nhắc lại trước đây khi ở Komponcham, mình bị viêm cầu thận cấp, phải đi viện 7D điều trị và từ ngày về đây có xuất hiện vài trân sốt rét cũng kinh hoàng đến mức môi tím ngắt từ đấy.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2011, 11:55:33 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #33 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2011, 10:14:25 pm »

Đoan ơi! V. xem cái vụ trộm chuối của anh Căn tài vụ, mình nhớ lại có một hôm Tuyết ngổ ngáo nhảy tót lên ngọn cây dừa bên lối đi từ ban hậu cần qua nhà ăn chỗ cửa ban kế hoạch - kho hàng bứt trái, lúc đó Thơ từ chỗ của ngách cầu thang bước tới thì Tuyết tuột tay làm cả quày dừ rơi trúng, xỉu tại chỗ rồi đau cả tháng, nhưng có lẽ rơi vào vai chứ nếu rơi vào đầu thì. hu. hu. chắc mình mồ côi người yêu từ ngày ấy, và không chừng ở vậy đến bây giờ để nuôi con người khác.

Ui, anh V nói bây giờ em mới biết. Ngày 07/1/1980 đặt chân lên đất K, cả bọn con gái được đưa về Trung đoàn bộ, trong lúc chờ nhận phòng, đứng lố nhố ở nhà Tham mưu - Kế hoạch cạnh mấy cây dừa. Nhin lên ngọn, cây nào cũng đầy trái thấy mà ham nhưng hình như không ai hái cả. Chớp nhoáng, Giàu đã thót lên cây dừa và thoăn thoát leo lên bẻ dừa. Bên dưới, không biết bao nhiêu anh đứng từ dưới ngó lên và chỉ thốt lên: "Sợ con gái Saigon thật!".

Tuyết tính tình như con trai, đàn giỏi, hát hay và hay bênh vực kể yếu thế. Ngày xưa em rất ít nói, khi bị các thủ trưởng mắng hoặc bị các anh bắt nạt em chỉ biết khóc thút thít. Hễ mà Tuyết về thấy em khóc là nó cứ gặng hỏi: "Ai chọc cho Đoan khóc vậy, nói cho Tuyết biết đi, Tuyết sẽ xử người đó cho".

Mỗi khi Hoa, hồng, Tư, ... (Ban 5) đến các Ban bẻ trộm cà, bắp, ... khi không chạy tội được thì em luôn là đứa phải đứng ra chịu trận giúp. Tụi nó lý lẻ là do em làm thống kê quân nhu nên được các chú cưng vi vậy nếu có sai cũng không bị phạt nặng. Hậu quả là thủ trưởng các Ban cứ sang mắng vốn chú Thắng, chú Hóa là sao con gái Ban Hậu Cần nghịch ngợm quá! Sau mỗi lần như vậy em bị phạt. Chú Hóa nói biết là cháu không làm nhưng phải phạt vì cái tội bao che cho người khác làm bậy! Về phòng thì Tuyết cứ cằn nhằn sao ngu quá ! Mà không hiểu sao lúc đó em cũng lì ghê! Cứ lon ton từ Ban 5 về, lú cái đầu vào cửa Ban Hậu Cần là y như rằng chú Hóa đã đứng giữa sân tự bao giờ, thấy mặt em là chú đã la lên đi đâu về, làm gì cho người ta sang mắng ! Em sợ đến nổi ríu chân không bước được, cứ như thế đứng giữa sân chịu trận. Tuyết, Chơi, anh Hùng (thủ kho), anh Toàn (trợ lý quân nhu), chú Thiềng (Doanh trại) ra xin và kéo em vào nhưng em chẳng nhích đi được bước nào, chỉ biết đứng đó và nước mắt chảy dài.

Tuy tụi em nghịch ngợm nhưng làm việc cũng cật lực lắm. Có thời gian sáng nào cũng dậy sớm chế biến đậu phụ để cung cấp cho các đơn vị rồi khi đến mùa cá linh thì lớp làm nước mắm, lớp lo phơi khô để làm thực phẩm cho heo và mang vế quốc doanh heo Nhà Bè đổi lấy heo hơi. Nhắc đến mấy chuyện này, phải nói thời đó chú Hóa hay thiệt, chú ấy rất năng động và uyển chuyển trong việc cung cấp thực phẩm cho các đơn vị cũng như cách làm ăn kinh tế của đơn vị mình. Chỉ tiếc rằng thời ấy còn bao cấp, chủ yếu theo kiểu kinh tế tự cung tự cấp nên mới có lắm chuyện éo le xảy ra.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Hai, 2011, 10:47:55 pm gửi bởi leasedline » Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 05:04:22 am »

Good Moning Đoan! 4h30 của ngày mới rồi, Thơ đang đi bộ ra Phú Mỹ Hưng, khu hành chính quận 7, cách nhà chừng 2km yên tĩnh, rộng và rất mát. Đoan ạ, Bây giờ nhắc đến từng người, chúng mình lại nhớ về những kỉ niệm vui vẻ, xuông sẻ có, mà có cái lấn cấn buồn cũng có nhưng V nghĩ lại sau khi học hành nhiều hơn, thực ra nó thuộc cái cơ chế điều hành hành chính của xã hội mình là chính và trong môi trường quân đội cũng không thể khác hơn nếp tư duy quan liêu ấy. Nhắc lại chuyện anh Hóa, V có nhiều kỉ niệm lắm nhưng bây giờ minh chỉ giữ lại hình ảnh một người anh năng động, sáng tạo, giám nghĩ, giám làm nhưng cái tài và cái tai nó luôn đeo bám nhau ở thời nào cũng vậy. Nếu con người biết"Tri túc, tiện túc, hà thời túc" biết dừng lại đúng lúc thì đỡ lụy vương phải không Đoan.
Ngày ấy từ anh Hóa, V biết anh Iman chủ bè đáy cây số 9, rồi theu chủ trương của ban tuyên huấn về công tác dân vận, nên mình thường xuyên đên khu vực từ cây số 6 đến cây số 11 khám bệnh cho dân, rồi cũng xảy ra nhiều chuyện ái, ố, hỉ nộ, cười ra nước mắt. Nhưng thôi để mai kể tiếp...
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #35 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 05:39:31 am »

Nhắc lại chuyện anh Hóa, V có nhiều kỉ niệm lắm nhưng bây giờ minh chỉ giữ lại hình ảnh một người anh năng động, sáng tạo, giám nghĩ, giám làm nhưng cái tài và cái tai nó luôn đeo bám nhau ở thời nào cũng vậy. Nếu con người biết"Tri túc, tiện túc, hà thời túc" biết dừng lại đúng lúc thì đỡ lụy vương phải không Đoan.

Anh V oi, chuyện chú H mình dừng ở đây thôi anh nhé! Anh V có biết Tuấn quê ở miền Bắc, chỗ chuyên bán thuốc lào ba số 5 không? Hình như lúc trong đơn vị Tuấn làm bên Kho hàng thì phải. Tuấn người thấp thấp, có bà cô trước ở Cư xá Đồng Tiến - Quận 10, nó nhỏ hơn em mấy tuổi. Tuấn chính thức sang đơn vị mình năm 83 thì phải, em nhớ không rõ lắm. Chỉ nhớ mang máng là lúc đó minh đã chuyển ngành về đi làm và đi học, thỉnh thoảng lên hậu cứ ở LTK để gởi thư cho mấy đứa con gái thì gặp Tuấn. Nó bảo nó chuẩn bị sang K nhưng không sao báo cho cô nó biết được vì đấy là lần đầu tiên nó đặt chân đến Tp Bác. Vậy là em chở nó đi tìm nhà cô. Sau này, khi còn ở đơn vị, nó vẫn thường xuyên thư  cũng như hay gởi quà về cho em. Khi em vào đại học, Tuần đến niên hạn chuyển ngành về cũng là lúc hai chị em lạc thư từ của nhau. Vì em không biết quê quán của Tuấn nên không cách chi tìm được. Những người em quen biết, hỏi thăm thì không ai biết Tuán cả. 
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 06:12:19 am »

V. Đồng ý với đoan, không đi sâu vào vấn đề riêng biệt nào, Nhắc đến Tuấn kho hàng thì có lẽ V. trăn trở muốn tìm lại nó hơn Đoan vì khi ở kho hàng nó với V. là cặp bài trùng cũng như V. với Toán hậu. Chà sao được nhỉ? Tuấn nhỏ thó con hà, hiền lắm và cũng trì lắm. V. không rõ Tuấn quê ở đâu nữa chứ, nhớ hồi đó ở kho hàng có thượng úy: Ánh, Bàng, trung úy: Doanh, Đông, trung sĩ: Đảng, Quang. Nếu Đoan có thông tin gì về mấy vị đó thì hỏi xem. À nhớ rồi ở hậu cứ 105 Ngô Quyền Q5 chỗ có cái sân bay giã chiến của tướng Cao văn Viên có anh Đông, sĩ quan ở kho hàng lúc đó, mà không biết anh ấy có nhớ Tuấn không, để Thơ điện thoại hỏi xem, Thơ có số vì anh ấy làm bên công ty bảo hiểm Pru.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #37 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 06:20:06 am »

À nhớ rồi ở hậu cứ 105 Ngô Quyền Q5 chỗ có cái sân bay giã chiến của tướng Cao văn Viên có anh Đông, sĩ quan ở kho hàng lúc đó, mà không biết anh ấy có nhớ Tuấn không, để Thơ điện thoại hỏi xem, Thơ có số vì anh ấy làm bên công ty bảo hiểm Pru.

Dạ, chỉ cần biết quê quán, em sẽ nhờ các bạn ở Bưu điện ngoài ấy tìm giúp thì dễ hơn chút đỉnh. Anh Quang Kho hàng không biết Tuấn vì anh Quang chuyển ra ngoài trước khi Tuấn về đơn vị anh ạ.
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #38 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 07:29:57 am »

Khi về Phnompenh thì tôi được điều động về trạm xá trung đoàn

Đầu năm 1980 sang K, đơn vị mình nhận nhiệm vụ đầu tiên cũng là Bịnh xá của Trung đoàn và được phân công làm thủ kho. Cái khó nhất của mình lúc bấy giờ là thủ kho phải kiêm luôn việc chăn heo. Anh Nguyên quản lý đưa ra lý do heo hơi cũng là tài sản của đon vị, cũng thuộc tài sản của kho nên phải quản lý, bảo quản cho tốt,…Kết luận cuối cùng : “Kho hao hụt thì phải đền!”. Chuyện chăn heo ở Bịnh xá mình có kể trong topic Chúng tôi lính F5 Mặt trận 479 rồi. Cái khó thứ hai phải thuộc tên một số mặt hàng mà trước đó chưa bao giờ nghe ví dụ như mắm kem, đường kính (đường thì gọi là đường đi còn thêm chữ kính vào làm mình cứ ngồi suy diễn mãi! Hiii),…ngoài ra “ngôn ngữ bất đồng” nên thời gian đầu xuất kho mệt ơi là mệt. Phiếu ghi vừng đen, miến dong, tất,…kiếm mãi chẳng thấy đâu, chạy lên chạy xuống cầu thang để hỏi quản lý nó nằm chỗ nào mệt đứt hơi (chả là trước đó quản lý kiêm luôn thủ kho!). Thấy nói hòai, giải thích không xong nên cuối cùng anh Nguyên cũng phải thân chinh cùng mình xuống kho chỉ từng món và xuất hàng giúp mình luôn, hiii. Chỉ có điều sau mỗi bận như vậy thì lại bị anh ấy kí một cái vào đầu đau ơi là đau. Cũng do ngôn ngữ từng miền khác nhau như thế, ngày mình lên làm thống kê quân nhu ở Trung đoàn bộ, đợt giải quyết chính sách, bộ đội xuất ngũ đông ơi là đông, mình viết phiếu xuất quân tư trang thế cho anh Toàn lúc ấy đi phép. Trong phiếu xuất kho mình ghi vớ, dép râu, nón cối, …anh Hùng thủ kho không tài nào xuất được. Bộ đội đứng lao nhao, la hét ầm ĩ thậm chí văng tục lung tung, anh ấy cũng đành phải khóa kho lại, mặc cho mấy anh kia hăm dọa, anh ấy chạy lên cự nự: ”mi viết chi chẳng hiểu mô”, hiii. Chạy xuống kho chỉ cho anh ấy, anh ấy chỉ than trời !

Thời kỳ đó, hình như bịnh xá chỉ điều trị cho bịnh binh chứ không thấy điều trị cho thương binh mặc dù thỉnh thoảng có một vài anh thương binh mà đại đa số hình như họ đến chủ yếu là nghỉ ngơi và an dưỡng. Chính vì lẻ đó nên mình thấy ai đến cũng hiền lành, thậm chí thỉnh thoảng hay kể chuyện gia đình hoặc chuyện đơn vị cho bọn mình nghe. Lại thỉnh thoảng cho bọn mình ít trái hồng xiêm hoặc xoài hoặc tí lương khô,…Hình như đã được phân theo tuyến, những bịnh nhẹ mình xử lý còn bịnh nặng phải chuyển hết lên tuyến trên là bịnh viện Quân đoàn 4. Ngày ấy, trạm xá có Thu lai Pháp. Nhớ một hôm Thu đau bụng quằn quại, ban đầu đau ín ít sau cơn đau cứ tăng dần lên, nó khóc quá, kêu bác sĩ trực đến khám cho nó (bây giờ mình quên mất BS nào khám rùi) và được chuẩn đoán là viêm ruột thừa cấp nên tối hôm đó xe bịnh xá chuyển viện đưa Thu lên bịnh viện Quân đoàn. Sáng sơm hôm sau đã thấy chở nó về, mặt mày tươi rói! Hỏi ra mới biết do nó ăn quá nhiều hồng xiêm nên bón và dẫn đến tình trạng trên. Bọn mình lúc ấy vừa xấu hổ vì bị các anh, cứ hễ thấy mặt là lại buông vài câu châm chọc vừa buồn cười và sợ ăn hồng xiêm từ dạo ấy.

Chú Vận tỏ ra hơi bối rối vì cái vụ (đưa con đi bỏ chợ) nửa năm trước cho nên chú hay cho kẹo và cho mấy đứa con gái lên xe dép theo ông tới các cuộc tiếp tân khi đơn vị bạn mời tiệc.

Thơ có thông tin gì về chú Vận không? Quân muốn liên lạc với chú ấy nhờ mình tìm giúp nhưng mình vẫn chưa có thông tin gì để tìm được cả. Nếu được, nhờ Thơ giúp nhé!
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #39 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 10:21:42 am »

           Chào bạn vetran. Tranphu341 chúc mừng bạn xây nhà mới. Bạn đã có nhiều suy nghĩ rất hay rất đúng về quê hương, gia đình bạn trong những biến cố củ hã hội của lịch sử.

           TP chúc bạn cùng gia đình có nhiều niềm vui và sức khỏe và chắc tay viết, kể tiếp về quẫng đời và quê hương của mình. Bạn đang rất gần với nơi TP đang sống!
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 10:58:11 am gửi bởi VMH » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM