Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:36:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tâm sự đời tôi.  (Đọc 200443 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #220 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 07:06:13 pm »

. Nguy rồi! Thời điểm này với muôn vàn khó khăn vì tình hình chung về chính trị trong nước và quốc tế về sự hiện diện của quân đội Việt nam gần biên giới Thailand và các diễn biến chiến sự đang hồi căng thẳng, nay thêm hoàn cảnh riêng của chúng tôi cực kì thiếu thốn vật chất, bối rối tinh thần trước những chuyển biến nhiệm vụ của đơn vị trong giai đoạn mới ở chiến trường, và như vậy cũng đồng nghĩa với việc chúng tôi sắp phải tạm biệt nhau để Em phục viên trở về tổ quốc vì ở chiến trường thì không thể cho phép có (bộ đội con).
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2012, 07:25:39 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #221 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 07:15:10 pm »

Anh Thơ: Ngày ấy theo Anh đi khám bệnh cho dân ở khu cây số 6, 9, 11,.  tôi thường xách dụng cụ thuốc men, anh Toán đeo súng k54 đi bảo vệ. người dân lâu ngày không dùng tân dược nên điều trị đạt hiệu quả rất cao, Anh nói tiếng K khá nhuyễn, dân tin tưỡng lằm. Có một gia đình người Chăm nhận mình làm con nuôi và rất quí mến, nhưng tối gia đình, mình theo dõi từ cách bài trí nội thất đến cung cách sinh hoạt hình như mang đậm nét ma thuật sao ấy. Gia đình theo Hindu giáo nên kiêng thịt lợn và một số cách thưc sinh hoạt không bình thường như những cái gì mình biết do đó tôi rất dè dặt từ lời ăn tiếng nói cho tới việc đưng ngồi, sợ phạm húy. Ngày về Việt Nam , bà cụ thêu cặp áo gối với đường nét Hoa văn Chăm dễ thương để tặng con gái với đốc tờ nhân ngày cưới, nhưng mình vẫn cất một chỗ ba mươi năm nay vì không giám dùng, sợ có bùa gì không!
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2012, 10:41:19 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #222 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 07:21:20 pm »

. Đứng trước thử thách lớn đầu tiên của cuộc sống vợ chồng như vậy, trong thâm tâm tôi chưa biết phải làm sao. Tâm lý sáo trộn, tính cảu bẳn xuất hiện, thực thi nhiệm vụ trong tâm thái trống rỗng bế tắc, có những lần ngồi tranh luận gay gắt về công tác đoàn thể, công tác chính quyền đến mức căng thẳng hàng giờ với Toán là bạn thân nhất phụ trách hành chính Trung đoàn bộ, hoặc đôi lúc tôi xử sự thiếu tinh thần đồng đội với cấp dưới khi thấy họ thực thi nhiệm vụ không đúng ý mình
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #223 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 07:22:30 pm »

. Một thân hình gày đét, nước da xám ngắt là kết quả của một chuỗi phản ứng tâm sinh lý  trong hoàn cảnh mệt mỏi kéo dài, tâm thể bất ổn, ăn ngủ sút kém và rơi vào trầm cảm. Lặng lẽ tiễn em về tổ quốc. Còn tôi ở lại thực hiện nhiệm vụ trong lo lắng đến thắt lòng. Xa nhau rồi em sẽ về đâu, Về miền Bắc làm ruộng ư? Không gian quá xa cách, thời gian kéo dài tẻ nhạt trôi đi, em có chịu nổi không? Ở lại Sài Gòn cho gần chồng thì tiền bạc, nhà cửa, công việc và nhất là hộ khẩu ở đâu?
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #224 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 07:27:53 pm »

. Có lẽ đây là khoảnh khắc thử thách nhất của đời tôi. Ở chiến tuyến thì sự mất còn là điều có thể nhưng chỉ một mình mình chịu, còn lúc này sao tôi bối rối đến tận cùng vì các yếu tố (Cần) còn không có thì tìm đâu ra (Đủ) để giải quyết tình huống này. Trong cơn quẫn bách, đành tính liều cho Em về tá túc ở nhà bà cô họ tại quận Tân Bình dưỡng thai, sau sinh sẽ tìm cách tính. Cũng là một cái may, bà cô đón nhận Em như nhận đứa con trong cơn bĩ cực rồi cưu mang cho ở nhờ và động viên nâng đỡ tinh thần rất nhiều, nhưng cũng ngặt một nỗi là bà cô sống độc thân, thường xuyên vắng nhà đi buôn bán trà từ Bảo Lộc về thành phố, lâu lâu mới ghé về, căn nhà ở trong một khu phố nghèo đã xuống cấp, nước ngập lếnh láng sau mỗi trận mưa, các chất uế thải trôi lềnh bềnh dưới cái rãnh nhỏ dọc hẻm rất mất vệ sinh, nước nguồn thiếu nên Em phải xách từng xô từ giếng đầu hẻm về dùng trong khi cái bụng lặc lè sắp sinh, vậy nên mấy cụ già trong hẻm la réo chửi yêu vì không biết giữ gìn, còn nỗi khổ hơn khi nhà vệ sinh hư hỏng, hệ thống thoát nước tắc nghẽn không đảm bảo những sinh hoạt cần thiết nhất mỗi ngày nhưng như vậy cũng còn hy vọng.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #225 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 10:08:15 pm »

 Đọc bài của em chị thấy thương quá , đúng là vợ của lính . Chị cũng vậy khi đẻ liền năm một hai cô con gái , rồi chồng là lính ở xa , một mình với hai đứa con nên đành phải cho con em mới 4 tuổi rưỡi đi học lớp một với chị nó . May lại ở khu tập thể bộ đội , nên cũng giúp đỡ nhau nhiều nhưng các gia đình khác đủ cả vợ chồng ở nhà chỉ có chị là chồng ở xa. Những hôm ốm mới thật khổ , hai con thì bé may chị em xóm giềng sang đánh gió giúp . Những ngày nghèo khổ đó lại thương nhau đến tận bây giờ đã thành ông ngoại ông nội,bà ngoại bà nội.
 Là lính kể cho vợ chồng em nghe luôn nhé : chị học khóa hai của trường Đại học KT QS khoa vô tuyến điện ,chị ra trường năm 1972 về một đợn vị TT của bộ TL Thông tin đúng đợt máy bay B52Mỹ ném bom Hà nội chị nhận chức trạm trưởng và tham gia chiến đấu luôn .
 Sau này chị về công tác tại Cục KT của Binh chủng TT nên có điều kiện đi toàn quân , các quân khu quân đoàn quân binh chủng rồi các mặt trận ở K và Lào nên mới có điều kiện sang K mỗi năm một lần từ 1981 đến năm 1988 . Hai cuộc chiến BGPB và BGTN chị đều có mặt trong vai trò đảm bảo KT cho máy TT của toàn quân và máy đo để đảm bảo sửa chữa cấp QK hoặc QD trở xuống. Vì vậy giới thiệu để khoe với vợ chồng em chị là Lính chiến chứ không phải lính cậu đâu nhé.
 Năm 1992 lại về hưu sớm , mới hơn 40 tuổi với tuổi còn trẻ lại có gánh nặng gia đình ( chị nuôi một cô em sinh năm 1953 bị bệnh Tâm thần , một ông bác không biết kiếm sống , giúp một cô em đi XKLD về bị mất hết hàng do LX bị giải tán ) hai con còn bé đang đi học cấp 3 , lương hưu thì chỉ có 131 ngàn đồng /tháng  với điều kiện vậy thế là khăn gói quả mướp vượt biên giới tìm đường cứu nhà . Buôn bán vơi TQ từ năm 1993 đến 2004 bị tai biến MMN nhưng đến cuối năm 2004 lại dậy tiếp tục đưa các đoàn sang TQ kiếm các HDKT .

« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2012, 10:29:00 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #226 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 10:26:15 pm »

 Cũng từ năm 1993 chị bắt đầu nghiên cứu về ông già , tiền kiếm được ngoài việc đảm bảo cuộc sống gia đình thì chị làm sách ,làm hội thảo cho ông già . Đến nay từ con số 0 đã có 10 quyển sách về ông già rồi và chủ yếu để tặng mọi người .
 Đến tận năm 2008 khi phong ba bão táp về tiền tệ thì gần như chị mới nhẹ phần kinh tế em ạ và chịu khó toàn tâm nghiên cứu về ông già . Năm 2009 khi gặp trang VMH thì cuộc đời chị như được trở lại với đồng đội, trở lại với cuộc sống của lính . Nhiều bạn tâm giao ở khắp mọi nơi trên trái đất này , được nhiều người động viên hơn khi chị nghiên cứu về ông già , không cô đơn vài người như trước.
 Vừa xem VTV1 vừa tâm sự với vợ chồng em lê thê quá , thỉnh thoảng lại lên cơn tâm sự đấy em ạ . Chịu khó vậy nhé .
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #227 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2012, 04:50:24 am »

Cũng từ năm 1993 chị bắt đầu nghiên cứu về ông già , tiền kiếm được ngoài việc đảm bảo cuộc sống gia đình thì chị làm sách ,làm hội thảo cho ông già . Đến nay từ con số 0 đã có 10 quyển sách về ông già rồi và chủ yếu để tặng mọi người .

Em Anh Thơ chào chị gái, 4h30 AM rồi, chúc chị và gia đình một ngày mới tốt lành. Chị ơi, nghe chị kể thấy thương chị quá, bởi vậy dù chúng em từng gặp khó khăn trong cuộc sống nhiều nhưng so với chị chẳng thấm tháp vào đâu. cái gánh cuộc đời chị quá nặng chị ạ. Em rất thích thú nghe chị kể về thời gian quân ngũ của chị, em hy vọng sẽ được hiểu về chị nhiều hơn, con đời lính chiến của em chỉ là nguy hiểm lúc ờ mặt trận 479 (Komponcham) thôi còn lại thì sướng lắm, được mọi đồng đội chiều chuộng vì lính quân y mà chị. Thôi em xin dừng ở đây vì phải đi bộ ra khu hành chính Q7 khu Phú Mỹ Hưng tập thể dục, ở ngoài ấy yên tĩnh, sạch và mát lắm chị ạ . Em hy vọng đón người chị đồng đội tại Sài Gòn. Hẹn gặp lại chị.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2012, 04:32:07 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #228 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2012, 06:19:04 am »

. Mỗi chiều thứ bảy hàng tuần, qua xe giao liên của trung đoàn, tôi gửi một bao tải đựng xà phòng hôi 72%  của Liên Xô về trạm hậu cứ trên đường Lý Thường kiệt cạnh trường đua Phú thọ, Em đến nhận về, ngày sau đưa ra chợ Tân Bình bán lấy tiền lãi sinh sống (tiền lãi được ít nhưng chỉ có thứ này là không bị hải quan cửa khẩu bắt giữ). Nhưng mọi việc ngày càng khó khăn, kinh tế quẫn bách, con  nhỏ sắp ra đời, hơn nữa bố mẹ hai bên cũng thừa hiểu hoàn cảnh của chúng tôi và hối thúc đưa Em về miền Bắc. Trong điều kiện này phải chuẩn bị cho em về quê với cái dáng chậm chạp nặng nề mệt mỏi. Người xưa thường nói “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí” Nhưng với tôi có lẽ là ngoại lệ (cho đến lúc ấy).
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #229 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2012, 06:20:36 am »

. Từ trước đến nay đã nhiều lần vượt qua những tình huống ngặt nghèo ở phút cuối cùng và lần này. Đang ở cuối đường hầm tôi lại nhận ra ánh đèn le lói. Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa phải tiễn Em về miền Bắc trên một chuyến tàu quân sự, Em đề nghị tìm thăm anh họ của em là anh Cơ ở công an vũ trang cửa khẩu Khánh Hội, trước đó tôi chưa gặp lần nào vì từ ngày cưới đến nay cũng là thời gian anh đi học nghiệp vụ ngoài Hà Nội mới trở vào Sài Gòn, gặp nhau tại nhà hàng Khánh hội, anh Cơ kiên quyết không cho Em về miền Bắc. Và từ đây ánh đèn cuối đường hầm sáng dần, bước ngoặt mới của chúng tôi bắt đầu. Anh Đức, anh Cơ, cùng họ hàng bạn bè đồng hương, đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho Em có hộ khẩu, nhà cửa, công việc.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2012, 06:35:23 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM