Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:01:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tâm sự đời tôi.  (Đọc 200429 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #210 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 04:04:34 pm »

Thơ chia tay từ Phnompenh trở về tổ quốc, tháng 2/1983.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2012, 05:47:14 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #211 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 04:32:16 pm »

 Đẹp thế không biết , những cô lính trẻ trung thời xa ấy. Cám ơn bạn . Bộ quân phục của em là của Hải quân à ? Đẹp thế ?
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #212 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 05:11:55 pm »

 Hóa ra là một đám cưới "chui " của lính , vui thế không biết .
 Này cái huyện Triệu Sơn Tỉnh Thanh và ngọn núi Nưa ấy chính là nơi ông bà già sinh ra chị đấy , năm 2010 chị mới trở lại và thật cảm động , văn phòng huyện ủy Triệu Sơn tiếp đón chị như một người con ở xa trở về quê hương , cậu chánh văn phòng Đảng ủy nói rằng : chị ơi cả tuổi thơ ấu của em chỉ toàn nghe các cụ kể về bố chị ,hôm nay mới được gặp chị . UBND và Đảng ủy xã Tân ninh _ Cổ định cũ thời ông già sống , cũng đón tiếp chị nồng nhiệt . Ngôi nhà xưa ông già ở vẫn được giữ nguyên vẹn , con cái phát đạt xây một tòa biệt thự to bên cạnh . Làm chị nước mắt cứ tuôn đều đều ,nói chẳng nên lời. Thắp hương chùa ở chân núi Nưa mà các cụ kể trước khi luyện binh ông già hay vào báo cáo các cụ.
 Rồi còn một bà mẹ ở xã Nông trường huyện Triệu sơn mà năm 1949 bố mẹ chị ở  trong nhà của bà mẹ, vợ chồng mẹ nhường cái giường đôi duy nhất của họ cho bố mẹ chị , lúc đó mẹ chị có thai chị vài tháng . Ở trong nhà ấy ông già chị còn bảo lính đun nước tắm cho cụ Hồ tùng Mậu. Bố chị yêu cậu bé con trai đầu của ông bà lắm hay bế tung lên cao . Đến ngày bố mẹ chị ra đi ( ngày đó thường xuyên phải di chuyển ) thì cậu bé đó bị bệnh gì mà ra đi luôn . Mấy anh chị em con bà mẹ nhận chị là chị cả. Rồi cũng vì bệnh tật chưa về lại được Triệu sơn. Thế đã nhé chị em mình có duyên với nhau đấy .
 
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #213 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 05:40:20 pm »

Kính chào chị !Em là Anh Thơ. Quê em khu bốn đổ ra, khu ba đổ vào nhưng cũng là nơi được gọi "địa linh nhân kiệt) trong đó có cả hào kiệt tứ xứ tụ về phải không chị? Em nghe anh Vệ kể về chị nhiều lắm, thời gian gần đây anh còn hay khoe với bạn bè cựu chiến binh về chuyện làm quen được với con gái cố tướng quân lưỡng quốc. Anh Vệ nhà em thích đọc lắm, mẹ con em dành cho anh một không gian riêng biệt và thời gian không hạn chế để anh thỏa thích đọc mà không bị quấy rầy, cho nên anh ấy nói với bạn bè về ba chị cả tiếng đồng hồ không dứt. May quá vậy là ba mẹ chị đã sống và công tác ở quê em. nhưng nói vậy cũng chỉ đúng một phần nào đó, bởi vì đối với thân thế sự nghiệp của cụ thì chỗ nào trên đất nước này cũng có thể là không gian tốt cho sự nghiệp chung phải không chị. Em sinh năm Nhâm Dần, sém nữa bị mẹ chồng không nhận, may mà anh ấy đột ngột dắt về cưới rôi cũng mau chóng đột ngột đi nên các cụ bên chồng em trở tay không kịp.... Em đùa cho chị vui đấy. Em được biết chị cũng công tác trong quân đội, cũng qua K. Chị hiểu cuộc sống của những nữ quân nhân nhiều do vậy em sẽ xin được tâm sự với chị nhiều về thời gian quân ngũ của em ờ chiến trường K, nơi em bị vòng (Kim cô) trói cuộc đời mình. Lúc nào rảnh, chị đọc phần viết của em bên trang (kỉ niệm hơn ba mươi năm trước từ trang 3) của chồng em, chị hiểu em nhiều hơn. Em chào chị.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2012, 05:37:16 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #214 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 05:47:54 pm »

. Về Giao Thủy, giới thiệu người yêu cũng là giây phút ngỡ ngàng của bố mẹ và gia đình mình vì trước đó mọi người chưa được thông báo gì về chuyện kết hôn của chàng Trung úy quân y mới có hai mươi bốn tuổi đời. Hơn nữa nhà bố mẹ lúc đó cũng đang nghèo nàn túng quẫn. Nhưng có lẽ bố nghĩ “Lượng đủ thì phải tạo điều kiện cho chuyển hóa  chất”. Bố và thím từ Giao Thủy vào gặp thông gia. Đám cưới của chúng tôi diễn ra trong nghèo nàn thiếu thốn nhưng đầy ắp tiếng cười, nhất là sự chu đáo nhiệt tình của cả xã đoàn Dân Quyền với hàng trăm đoàn viên dự. Em vẫn trong bộ cánh thường nhưng mới hơn, đi bên cạnh chồng nghiêm trang trong bộ quân phục chiến trường màu xám, đến từng bàn tiếp khách, chủ yếu là trai gái Đoàn viên và bộ đội phục viên trong xã. Rồi từ đây thời gian trôi trôi hoài trong cuộc đời để hàng chục năm nay mỗi lần chàng rể về quê cha mẹ vợ đều được chăm sóc yêu thương, hơi có phần trọng vọng của tất cả dòng họ, xóm làng. Sau gần ba ngày dẫn dâu bằng xe đò và tàu chợ trên đoạn đường hơn một trăm km từ Triệu Sơn tới Giao Thủy.
   Đọc bài của vetran mà Tranphu341 cảm động chẩy cả nước mắt. TP Cảm phục 2 bạn .Tình yêu đã thắng tất cả. Mà tình yêu chính đáng vẫn phải vụng trộn. Còn TP NGHĨ LẠI MÌNH THÌ THẤY KHẮC KỶ QUÁ. CHẤP HÀNH NGHIÊM KHY LUẬT QUÁ. VÀ CŨNG BỊ THIỆT THÒI NHIỀU QUÁ. PHẢI CHĂNG CŨNG LÀ "HÈN NHÁT QUÁ"?

                        Chúc gia đình bạn luôn đầy ắp tiếng cười vui như ngày hội cưới năm nào!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #215 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 05:51:00 pm »

                    Đệp quá hình Anh Thơ đẹp quá. Thảo nào mà anh bạn "Hà Nam chuồn" Của tôi gặp là mê tít ngay? Rồi phải cưới chui luôn. Cưới liền tay mà!

                             CHÚC CÁC BẠN LUÔN VUI HẠNH PHÚC!
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #216 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 05:53:36 pm »

Đẹp thế không biết , những cô lính trẻ trung thời xa ấy. Cám ơn bạn . Bộ quân phục của em là của Hải quân à ? Đẹp thế ?
[/quote

Đơn vị cuối cùng của em là trung đoàn 684 cục vận tải tổng cụ hậu cần, chuyên vận tải bằng tàu sông, biển. Từ cảng Phnomprnh trở về nước, em nhạn công tác quân y trung đoàn tại Tân Cảng chung với Lữ 125 hải quân (hậu duệ của đoàn tàu không số , đường mòn HCM trên biển nên được tặng bộ quân phục bận vào các dịp lễ cho oai.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #217 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 06:48:19 pm »

    Anh Thơ viết tiếp: Ngày đó đám lính con gái B5 ở trung đoàn bộ luôn được các thủ trưởng cho thoải mái trong sinh hoạt cũng như các công tác khác, tôi nhớ thủ trưởng Vận hay cho mấy đứa theo xe do anh Quân hoặc Phiên lái đi tới các cuộc tiếp tân ,Ông nói:Chúng mày đi mà học người ta tiếp khách rồi về mà phục vụ khi trung đoàn có khách chứ ru rú ở nhà thì lúc nào mới khôn. Noi vậy  chứ chẳng học được gì vì hầu hết các buổi tiếp tân đều ở cac đơn vị quân đội bạn, trong khi tiềng K thì chỉ chú ý học được câu: On xi lanh boong tê để cảnh giác lỡ có đồng đội nào hỏi xỏ mình.Nhưng nói chung qua những tiếp xúc như vậy tụi tôi cũng có điều kiện tìm hiểu về văn hóa giao tiếp của Bạn.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Giêng, 2012, 07:19:09 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #218 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 07:04:25 pm »

. Anh Thơ: Ngay sát vách ban hậu cần bên  kia bức tường cao là một tiểu đoàn bộ binh K. trong đó có Thượng úy Mạc và Thiếu úy Chiến cùng quê Xuân Thủy - Hà Nam Ninh làm cố vấn quân sự. Mỗi lần tụi mình kéo nhau cả đoàn qua chơi thì hầu như các chiến sĩ K đều dừng tay đứng sững nhìn, dù đang tập hay  đang tăng gia với những câu sầm xì (oh! kông top sray Việt Nam so so, Sọ viêng). Còn các cô vấn quân sự thì dành đủ tứ bánh kẹo, trái cây cho các đồng đội nữ đơn vị hàng xóm. nghĩ lại thấy vui ghê. Nhưng có một buổi sáng chủ nhật, tốp nữ B5 chúng tôi lại qua chơi thì thấy đơn vị vắng tanh, chỉ thấy mấy sĩ quan Việt Nam đang ngồi ủ rũ uống trà. Hỏi ra mới biết cách nay hai ngày, chuẩn bị làm lễ kết thúc khóa huấn luyện để biên chế về các đơn vị tiền tiêu thì sáng hôm sau chỉ còn bốn cố vấn quân sự Việt Nam, còn lại từ ban chỉ huy tiêu đoàn tới lính mất sạch. Ngay lúc ấy chúng tôi xắn tay áo đi chợ nhỏ trước của đơn vị mua thức ăn về làm cơm cùng liên hoan với các sĩ quan đồng đội Việt Nam bị mất lính để các anh đỡ buồn.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Giêng, 2012, 10:39:50 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #219 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2012, 07:05:28 pm »

  X/ Đường hầm gian nan bế tắc và ánh đèn le lói
-Trở lại Phnompenh đầu đông chớm lạnh, sống bên nhau được khoảng hai tháng ngắn ngủi trong hoàn cảnh dấu nhẹm chuyện kết hôn, hàng ngày công tác bình thường, đến đêm tôi về phòng riêng của quân y trung đoàn còn Em phải về khu tập thể nữ khóc rấm rứt trong nhung nhớ mặc dù chồng chỉ ở cách mấy căn phòng. Nhiều lúc nghĩ lại, tôi cảm thấy con người ta sao cứ phải trăn trở mệt mỏi vì những hư danh, những qui định ngặt nghèo không đúng với thực tiễn, trái với cả tự nhiên để tự làm khổ mình, khổ người. Nhưng mọi chuyện cũng chẳng dấu được lâu, khi nhiều người phát hiện Em hay bứt lá chuối non ăn. Vợ tôi mang thai con đầu lòng.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM