Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:46:49 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện kháng chiến  (Đọc 181945 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #130 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2011, 08:45:49 pm »

Kỷ niệm nhỏ về dân chủ trong quân sự

 Cuối năm 1971, tôi ở chiến trường Tây Nguyên ra Bắc nhận nhiệm vụ về làm Cục phó Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu. Trong thời gian nghỉ chờ nhận công tác ở nhà khách 36 Lý Nam Đế, tôi nhận được lệnh vào dự cuộc họp của Thường trực Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh thông qua kế hoạch tiến công giải phóng Đắc Tô - Tân Cảnh và Công Tum, một trong ba chiến dịch tiến công chủ yếu của ta trong Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

 Sau khi nghe đồng chí Vũ Lăng, Cục trưởng Cục Tác chiến trình bày kế hoạch khoảng 2 tiếng đồng hồ, Hội nghị giải lao. Khi ấy Thiếu tướng, Phó Tổng tham mưu trưởng Vương Thừa Vũ gọi riêng tôi ra một chỗ và hỏi:

 - Đồng chí có thông thạo địa hình vùng Bắc Tây Nguyên không? Trước khi ra Bắc, đồng chí có tham gia và xây dựng kế hoạch không?

 Tôi trả lời:

 - Thưa anh, có ạ!

 Đồng chí Vương Thừa Vũ cười rất vui và nói với tôi:

 - Chốc nữa vào, đồng chí nên phát biểu để bảo vệ cho được phương án này. Đồng chí mạnh dạn lên và hãy nhớ rằng ta thắng địch là còn do biết thực hiện dân chủ trong quân sự đấy nhé!

 Sở dĩ anh Vũ nhắc tôi phát biểu vì, nếu tiến công theo hướng Đường 18 thì phải vượt qua 4 tuyến phòng ngự cứng của địch mới đánh được vào đầu não của chúng ở Tân Cảnh. Bộ Tư lệnh B3 đã khắc phục bằng cách mở một con đường dã chiến vòng qua bắc đường 18 khoảng 10-12km để lực lượng chủ yếu của ta nhanh chóng, bí mật vui hồi đánh thẳng vào Tân Cảnh.

 Được sự động viên, khuyến khích của Phó Tổng tham mưu trưởng, vào họp tôi đã trình bày tỉ mỉ quá trình trinh sát, tìm hiểu thực địa và những căn cứ để xây dựng phương án chiến dịch của Bộ Tư lệnh B3. Qua thời gian thảo luận sôi nổi, cân nhắc thận trọng phương án được Thường trực Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh thông qua.

 Kết quả chiến dịch, một sư đoàn của ta đã tiêu diệt và đánh tan rã một sư đoàn ngụy. Riêng ở Tân Cảnh, một lực lượng tương đương 1 sư đoàn địch đã bị một trung đoàn chủ lực của ta tiêu diệt hoàn toàn.

Trung tướng Lê Hữu Đức (kể)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #131 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 05:33:24 pm »

“Le… bay, le… bay”

 Thời kỳ đế quốc Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc, nhân dân ở các vùng thường bị đánh phá truyền nhau kinh nghiệm: hễ máy bay bắn rốckét và đạn 20 ly thì chỉ việc nhảy xuống sông, lặn sâu xuống là an toàn nhất.

 Một đêm nọ, có hai cha con chèo thuyền trên sông Nhật Lệ (Quảng Bình), con chèo đằng mũi, cha chèo đằng lái. Người cha nói:

 - Tai mi thính, mi nghe máy bay, mi kêu lên để bọ biết mà nhảy với.

 - Bọ cứ yên trí.

 Đêm trăng thanh gió mát, theo nhịp chèo, người con cứ lẩm nhẩm hát một mình bài hát “Tiểu đoàn 307”. Rồi cao hứng lên, anh hét to điệp khúc: “le… bay, le… bay” (lẻ bảy, lẻ bảy). Tức thì nghe tiếng “ùm” từ sau lái, người cha nhảy xuống nước. Và chưa kịp hiểu điều gì xảy ra, người con cũng nhảy đại theo.

 Khi cha con lóp ngóp trồi lên, người con trách.

 - Bọ ưng sống một chắc chắc? Nghe máy bay mà không kêu con nhảy với!

 - Tổ cha mi, mi kêu máy bay, máy bay, tau mới nhảy, mi còn trách ai?

Hải Hằng
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #132 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 05:34:11 pm »

Lẹ cứ như trò đùa vậy!

 Khoảng 16 giờ ngày 30-4-1975, trước cửa Dinh Độc Lập, nhân dân Sài Gòn vây quanh nhiều xây dựng trò chuyện với bộ đội ta. Giữa lúc đó, các chiến sĩ được lệnh chuẩn bị bữa cơm chiều. Đồng bào tỏ vẻ ái ngại vì giữa đường phố này lính xe tăng biết đun nấu ra sao. Nhiều bà má nhận nấu giúp, còn các cô sinh viên thì mời bộ đội về nhà mình gần đó.

 - Các má, các chị cứ yên trí. Bộ đội chúng ta đã có cách thổi cơm.

 Tiểu đội trưởng Hùng ra lệnh, các chiến sĩ nhanh nhẹn nhảy lên xe tăng mở nắp và lần lượt chuyển gạo, xoong, chậu, muôi, bát đĩa, củi, dao. Đồng bào đứng xung quanh chưa hết ngạc nhiên thì tiếp tục thấy gà, ngan, chuối xanh, sắn tươi, muối, mì chính, bí đỏ và những can đựng nước - và thoắt một cái lửa hồng reo trong bếp. Một bà má nói:

 - Chà, tôi chịu các chú bộ đội cách mạng. lẹ cứ như trò đùa vậy!

Hồng Phúc (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #133 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 05:35:31 pm »

Lính lái xe Trường Sơn
sửa “thói quen nghề nghiệp”

 Trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước, lính lái xe Trường Sơn phần lớn là những công nhân lái xe ở các cơ quan, xí nghiệp nhà nước được động viên vào bộ đội. Họ đã từng lái đủ các loại xe trên các loại đường rừng núi, đồng bằng, thành thị… Nhưng chưa ai có kinh nghiệm hoạt động trong điều kiện bom đạn ác liệt. Vì “thói quen nghề nghiệp” của họ để lại những chuyện cười đến…. phải sửa cho kỳ được.

 Đấy là, có lần, có một xe hàng do “lính mới” lái, thời tiết khô ráo, đường sá tốt, không có máy bay địch đe dọa, thế mà gần một giờ chạy xe, anh cứ rù rì cho xe chạy số 2 số 3 và cứ chạy nghênh ngang giữa đường. Chỉ huy nhắc anh ta sang số 4, số 5 mà chạy và chạy về bên phải đường, nhưng anh vẫn chỉ vâng dạ mà không làm theo. Anh không tập trung tư tưởng chăng? Không phải. Tìm hiểu kỹ thì từ khi anh làm lái xe đến nay, chỉ có người khác phải tránh xe của anh chứ anh chưa tránh ai bao giờ và xe anh ta cũng chưa bao giờ chạy số 4, số 5 mà chỉ ở số 2, số 3. Bởi vì, anh vốn là công nhân lái xe phun nước đường phố Hà Nội.

 Còn những công nhân lái xe bò tót chở than ở mỏ vào làm lính lái xe Trường Sơn, thời gian đầu cho xe chạy nghênh ngang trên đường với tốc độ cao cứ như đang đi trên đường chở than một chiều.

 Giúp họ sửa “thói quen nghề nghiệp” để làm quen với cuộc sống quân ngũ ở chiến trường là công việc không “nhẹ nhàng” gì đối với cấp chỉ huy. Thế nhưng tinh thần chống Mỹ, cứn nước và cuộc sống chiến đấu gian khổ, ác liệt đã giúp cho cả lái xe và chỉ huy sửa cho nhau “thói quen” nghề nghiệp đó.

T.V. (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #134 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 05:36:26 pm »

Lời hứa

 Đầu năm 1973, Tướng Đinh Đức Thiện (lúc đó là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần) vào công tác ở Mặt trận B5. Dù bận nhiều việc, đồng chí vẫn dành một ngày xuống thăm Ban tuyên huấn Cục Hậu cần quân khu. Trong lần gặp gỡ thân tình này, đồng chí hỏi ai có nguyện vọng gì cứ đề đạt. Anh Trương Đoan Hùng là trợ lý nhiếp ảnh của Ban, bảo chỉ mong có được chiếc máy ảnh tốt và bộ máy chiếu phim 35 ly để phục vụ bộ đội. Anh Hoài Bảo Ngọc thì tâm sự đã xa gia đình gần 10 năm, vợ đang làm quản lý bếp ăn hiệu bộ Trường sĩ quan Lục quân tại Sơn Tây… Tướng Đinh Đức Thiện mở sổ ghi lại các ý kiến trên, rồi nói: “Về Hà Nội, mình sẽ bàn với Tổng cục gửi vào những thứ các bạn yêu cầu, và sẽ chuyển lời hỏi thăm tới cô quản lý…”

 Ngỡ là chuyện cho vui, không ngờ vài tháng sau, Ban Tuyên huấn của Cục Hậu cần Quân khu 5 nhận được liền một lúc 2 chiếc máy ảnh Canon và 2 bộ máy quay + chiếu phim 35 ly cùng mới toanh. Còn anh Hoài Bảo Ngọc thì nhận được thư vợ báo tin: Chủ nhiệm Tổng Cục Hậu cần gọi điện hỏi thăm.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #135 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 05:37:24 pm »

“Lời sám hối” của viên đại úy ngụy

 Những tháng cuối năm 1967, tỉnh trưởng Côn Đào Bạch Văn Bốn cùng thuộc hạ của y đã giết hại dã man hàng trăm tù chính trị. Đại úy Năm, quản đốc là một tên rất mê tín. Rằm tháng giêng năm 1968, hắn ra lệnh cho tay chân làm một mâm cỗ linh đình để cúng tại ngôi đền ngay giữa sân lao. Đại úy Năm trịnh trọng lom khom bái lậy, miệng hắn khấn thành lời cho cả đám thuộc hạ đứng xung quanh cùng nghe: “Trăm lạy vạn lạy, trăm xá vạn xá những oan hồn người chiến sĩ tù tội quanh đây sống khôn thác thiêng chứng giám cho đại úy Năm này? Cảnh chết chóc năm rồi… là do thiếu tá tỉnh trưởng Bạch Văn Bốn và thiếu úy Võ Văn Nguyệt tất cả… Đại úy Năm này chỉ là tay thiên lôi chỉ đâu đánh đấy, chứ không có thâm ác chi với Cộng sản cả… Trăm lại, vạn lạy những vong hồn Cộng sản tha tội cho đại úy Năm nầy. Đại úy Năm xin thề từ nay có gì sai trái xin các vong hồn cứ vặn cổ thằng Năm!”

 Đám bộ hạ đứng hầu phục được một một phen bưng miệng cười sắc sụa đến chảy cả nước mắt… và những giọt nước mắt “thật sự” của họ cũng nhân đó tuôn trào.

Đặng Oanh (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #136 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 05:37:57 pm »

Máy thăm dò điện tử cũng… bị lừa

 Vào thời kỳ cuối của cuộc chiến tranh, quân đội Mỹ đã sử dụng máy thăm dò điện tử hòng cắt đứt con đường mòn Hồ Chí Minh. Những thiết bị có khả năng đoán biết sự có mặt của con người này đã được máy bay rải khắp vùng rừng núi. Nhưng oái oăm thay, những máy thăm dò điện tử này không có khả năng phân biệt người thật với nước giải. Các chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn đã dùng cả những thùng đựng nước giải đặt rải rác trong rừng để rồi theo sự chỉ dẫn của máy thăm dò điện tử, từng tốp máy bay lao vào những nơi không có bó người trút bom xuống đó. Cảm phục trước sáng kiến kỳ diệu này, trong cuốn “Làn gió mát từ thành phố Hồ Chí Minh”, nhà báo Đ. Ramít đã viết: “… Dùng nước giải đựng trong thùng để chống lại máy thăm dò điện tử. Hình ảnh đó thật là hoàn chỉnh, khi ấy tôi nghĩ người Việt Nam thật là đẹp, dũng cảm và lôgích. Họ đã cho thế giới thấy khoảng cách ghê gớm giữa khoa học kỹ thuật với sức mạnh thuần túy của con người tới mức bất kỳ một nhà viết tiểu thuyết hay một nhà áng tác nào cũng không thể tưởng tượng ra nổi”.

Hải Đăng
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #137 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 05:38:42 pm »

Mẩu thuốc lá khủng khiếp

 Sau những trận đánh xuất quỉ nhập thần của Đặc công biệt động thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, lính Mỹ ở đây luôn luôn lo sợ, thần hồn nát thần tính! Đêm Nôen 1964, khách sạn Brink bị tiến công. Sau đó ở cư xá Rex xảy ra một chuyện. Có người gọi điện báo cho quân cảnh làm nhiệm vụ ở đó rằng có một quả mìn hẹn giờ đã đặt sẵn trong khách sạn sắp nổ. Vừa lúc đó, tình cờ, có một tên lính vứt ra giữa cầu thang một mẩu thuốc lá đang cháy dở. Nhận thấy tàn khói bay lên, bọn quân cảnh tưởng là dây cháy chậm của mìn đang cháy, vội vứt ống nghe tháo chạy hỗn loạn ra khỏi nhà. Bọn Mỹ khác không hiểu đầu cua tai nheo gì, cũng giẫm lên nhau chạy tháo thân.

 Thế là cả khách sạn bị náo động hãi hùng, khủng khiếp, sốt buổi hờ đợi một tiếng nổ từ một… mẩu thuốc lá.

Hoàng Duy (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #138 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 05:39:17 pm »

“Mi” và “Tau”

 Trong chiến đấu, Tướng Nguyễn Chơn là người chỉ huy nghiêm khắc, cụ thể và sâu sát, song trong cuộc sống thường ngày, ông như người cha, người anh rất thân tình độ lượng của cán bộ, chiến sĩ thuộc cấp. Thời đánh Mỹ, sư đoàn 2 (Quân khu 5) sống ở rừng sâu, gian khổ thiếu thốn nhiều, thìa đường, cốc sữa cũng phải phân phối, nhưng nghe tin ai yếu mệt, ông không khỏi áy náy, không ít lần san sẻ tiêu chuẩn hoặc dốc cả số đường, sữa còn lại trong ba lô cho anh em. Cách xưng hô của ông cũng khác thường. Nhiều cán bộ cấp trên ngoài giờ làm việc, hay gọi cấp dưới là “các chú”, “các em”, hoặc “các cậu”, còn ông thì chỉ với hai từ: “Mi” và “Tau”. Khi được xưng hô như thế, ai nấy đều vui mừng, hiểu ông đối với mình ưu ái và gần gũi.

 Chuyện kể lại rằng: Sau ngày đất nước thống nhất, thấy ông xấp xỉ ngũ tuần rồi vẫn chưa yêu ai, anh em đồng đội giới thiệu nữ Anh hùng Nguyễn Thị Lý cho ông. Gặp nhau, ông cũng mộc mạc hỏi: “Mi có thật thương tau không?”. Và họ đã nên vợ nên chồng…

Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #139 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2011, 05:40:03 pm »

“Món” cải tiến tác phong công tác

 Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nổi tiếng là người miệng nói, tay làm. Ông thường phê phán thói ba hoa, sáo rộng trong cách nói hoặc cách viết của một số người. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị công tác chính trị toàn quân năm 1960, với chủ đề Cải tiến tác phông công tác của chúng ta, Đại tướng nói: “Chúng ta không có một thứ thuế đánh vào cái bệnh nói dài và rỗng, nên có nhiều người thật là nói dài vô tội vạ. Hình như họ nghiện nói dài, không nói dài thì không chịu được. Đáng ra nói 5, 10 phút, họ lại chơi cho hàng tiếng đồng hồ”.

 Đại tướng còn nói “… Chúng ta có nhiều bài nói và bài viết dài, sai thì không sai, nhưng cắt đi hàng đoạn cũng chẳng chết ai, còn đỡ khổ cho người ta phải nghe, phải đọc nữa”. Đại tướng lấy ví dụ ở một trung đoàn, bản báo cáo được chuẩn bị để đọc trước Đại hội Đảng bộ Trung đoàn năm ngoái dày đến 70 trang, năm sau rút xuống còn 15 trang. Thấy vậy, Đại tướng hỏi đồng chí Chính ủy trung đoàn nọ rằng: “Làm sao lại bớt, uổng thế?”. Đồng chí Chính ủy thành thật trả lời: “Bây giờ xét thấy 15 trang cũng đủ”. Bằng cách đưa dẫn chứng như vây, Đại tướng nói với Hội nghị: “Như thế chúng ta còn tiếc gì mà không cắt đi những khúc ruột thừa làm khổ con người ta… đó là “món” cải tiến tác phong công tác của chúng ta!”

Đức Lê (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM