Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:46:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện kháng chiến  (Đọc 182397 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #330 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 01:43:14 pm »

Hoàn cảnh ra đời của bản chỉ thị lịch sử

 Đứng trước tình hình cách mạng mỗi lúc một khẩn trương do Nhật, Pháp ngày một hục hặc, hòng hất cẳng nhau, Hội nghị Thường vụ Trung ương Đảng mở rộng quyết định triệu tập họp vào ngày 7 tháng 3 năm 1945, tại chùa Đồng Kỵ, Bắc Ninh. Thế nhưng do đi lại khó khăn mãi đến tối 9 tháng 3 năm 1945, nhiều đại biểu mới tới được địa điểm.

 Vào cuộc họp đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh đang nói đến mục đích của Thường vụ Trung ương triệu tập các đại biểu đến để trao đổi ý kiến về thời cuộc, vì “có một nguồn tin khẩn cấp báo về là Nhật, Pháp bắn nhau”… Đồng chí nói đến đây thì có động. Hội nghị phải chuyển đến địa điểm khác.

 Hội nghị được họp lại tại nhà thờ họ của ông Nguyễn Tiến Thận, ở làng Đình Bảng, Bắc Ninh. Họp đến ngày thứ hai thì lại có động, Hội nghị phải chuyển đến một địa điểm khác: Nhà bà Găm xóm Trung Hòa, cùng làng Đình Bảng.

 Khoảng 11 giờ trưa ngày 12 tháng 3 năm 1945, Hội nghị kết thúc trong sự phấn khởi và nhất trí cao. Hai ngày sau, tại nhà cụ Triệu ở Viên Nội, Bắc Ninh, đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh hoàn thành việc sửa chữa, chỉnh lý lại bản thảo chỉ thị của Hội nghị Thường vụ Trung ương. Đó là bản chỉ thị lịch sử: Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta. Thực hiện chỉ thị đó, nhân dân ta tiến hành thắng lợi cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, giành lại nền độc lập của dân tộc sau 80 năm nằm trong ách đô hộ của thực dân Pháp.

H (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #331 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 01:43:56 pm »

Lịch sử… đôi bánh xe ba gác

 Tại triển lãm đường Hồ Chí Minh có nhiều hiện vật có ý nghĩa, song có một đôi bánh xe ba gác xem qua tưởng chừng bình thường lại có một hành trình khá đặc biệt.

 Bom đạn địch đã làm cho một chiếc bánh xe bị vặn vỏ đỗ, vênh méo. Đây là một đôi bánh xe của một chiếc xe ba gác tại cua chữ A đoạn đường đặt tên là “20 Quyết thắng”, một trọng điểm mà suốt ngày bom đạn địch dội xuống ác liệt nhưng các chiến sĩ công binh tiểu đoàn 33 cùng đội 25 Thanh niên xung phong anh hùng vẫn bảo đảm cho đường thông suốt.

 Ngày ấy, Mỹ - ngụy dùng chiến thuật cơ động ồ ạt bằng máy bay lên thẳng đổ quân xuống các quả đồi ven đường 9, xe tăng, bộ binh, cơ giới địch từ Đông Hà tràn lên. Chúng cũng đã mò tới đoạn đường 20 và là một trạm giao liên trên đường mòn Hồ Chí Minh. Dùng xe tăng hạng nặng đè lên các căn hầm kèo chữ A, hùng hổ định san bằng trạm giao liên, chúng tưởng rằng có thể dễ dàng tới bản Đông và trấn giữ đường 9. Bị quân ta đánh tơi tả, Mỹ - ngụy phải bỏ chạy. Trước lúc rút chạy chúng cố mang theo đôi bánh xe ba gác về Sài Gòn để triển lãm, đánh trống khua chiêng rầm rĩ đây là: “Chiến lợi phẩm thu được của Việt Cộng”. Sau đó, đôi bánh xe ba gác tuy cong queo xấu xí đã được đặt trong một tủ kính sang trọng tại Dinh Độc lập trên một nền nhung đỏ. Bên cạnh đó là bức thư viết bằng bút bi đỏ của tên tướng Hoàng Xuân Lãm: “Kính dâng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu một chiến lợi phẩm thu được của Việt cộng trong cuộc hành quân tìm diệt Lam Sơn 719”. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, bộ đội đường Hồ Chí Minh vào giải phóng Sài Gòn đã vui mừng gặp lại đôi bánh xe ba gác - bạn chiến đấu đã qua một chặng đường thú vị.

Phan Sỹ Phúc
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #332 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 01:44:28 pm »

“1 thắng 20”

 Ngày 28 tháng 2 năm 1967, tiểu đội Bùi Ngọc Đủ (Trung đoàn 84B sư đoàn 324) gồm 10 người đánh lui 15 đợt tiến công của 200 lính thủy đánh bộ Mỹ ở tây Quảng Trị, lập chiến công 1 thắng 20.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #333 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 01:45:11 pm »

Nguồn gốc địa danh Chu Lai

 Ngày 8 tháng 3 năm 1965, lữ đoàn 9 lính thuỷ đánh bộ Mỹ từ Ôkinaoa (Nhật Bản) bắt đầu đổ bộ lên vùng bờ biển cách Đà Nẵng 75 dặm về phía nam trên danh nghĩa là làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ không quân Đà Nẵng nhưng chủ yếu là để đầu áp cuộc nổi dậy của nhân dân miền Nam. Chỉ huy lực lượng này là tướng Víchto Harôn Krulắc, người trong thời gian từ năm 1961 đến năm 1964 đã nhiều lần được cử tới Sài Gòn với tư cách là “chuyên viên đặc biệt về chống nổi dậy của Lầu Năm góc” và được đánh giá là “một trong những nhân vật ưu tú nhất và thông minh nhất nước Mỹ”. Nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cho biết, bãi biển gần Đà Nẵng mà Klrulắc dẫn quân đổ bộ đã được Mỹ đặt tên là bãi Klrulắc nhưng do “trục trặc về kỹ thuật”, danh từ Krulắc đã bị một nhân viên Văn phòng Bộ Tổng tham mưu ngụy đánh máy nhầm là Trulai, tới mức báo chí Mỹ sau đó cũng gọi là Chulai, thậm chí những văn bản của Mỹ sau đó cũng gọi là Chulai mà quên mất cái tên Krulắc.

 Suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, Chu Lai trở thành địa danh nổi tiếng trên thế giới vì tiếp theo lữ đoàn 9 còn nhiều tiểu đoàn, thậm chí cả sư đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ cũng dồn dập đổ bộ lên bãi biển này.

Phương Việt (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #334 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 01:45:35 pm »

“Nhằm thẳng quân thù, bắn”

 Ngày 18 tháng 11 năm 1964, tại Cha Lo (miền tây Quảng Bình) đại đội 3, tiểu đoàn 14 pháo cao xạ 37 ly (sư đoàn bộ binh 325) do đại đội trưởng Lê Hữu Mai và chính trị viên Nguyễn Viết Xuân chỉ huy, bắn rơi một máy bay RF.101 và hai chiếc T.28. Lời hô “Nhằm thẳng quân thù, bắn” của Chính trị viên Nguyễn Viết Xuân trong trận đánh trở thành khẩu lệnh chiến đấu của bộ đội phòng không - không quân và các lực lượng vũ trang nhân dân miền Bắc trong suốt những năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #335 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 01:46:37 pm »

Những “Trụ hậu cần” trên chiến trường Trung Nam Bộ

 Những ai đã có mặt trên chiến trường Trung Nam Bộ những năm 1962, đều nghe đến một cái tên trìu mến “Trụ hậu cần”.

 Một ngày đầu xuân 1962, trong cuộc họp lãnh đạo Phòng Hậu cần Trung Nam Bộ, các đồng chí Ba Đoàn, Sáu Chung, Ba Hùng… đề cập đến một vấn đề rất trọng yếu: làm sao để hậu cần bám sát phân đội và xây dựng được mạng lưới phục vụ rộng khắp, vững chắc.

 Hội nghị đi đến quyết định thành lập các “trụ hậu cần”. Ở mỗi “trụ” như vậy, có một số trợ lý chuyên ngành bám sát địa bàn, nằm nguồn hàng, phát hiện nguồn bổ sung, phân phối, quản lý phân phối, giải quyết kịp thời nhu cầu của đơn vị, thường xuyên cũng như đột xuất.

 Bước đầu thành lập 5 “trụ” ở 5 khu vực:

 - Trụ B ở xóm Đào, Mỹ Hạnh Đông (khu vực Bắc Cai Lậy, Mỹ Tho).

 - Trụ Đ ở căn cứ 20-7 ở phía nam lộ 4 (Cai Lậy).

 - Trụ G ở kênh Mareng (thuộc Long An).

 - Trụ H ở khu vực chợ Gạo (Mỹ Tho).

 - Trụ N ở vùng 4 (Kiến Tường).

 Trụ N (Kiến Tường) có một xưởng quân trang cỡ nhỏ làm nhiệm vụ sản xuất và sửa chữa quân trang cho bộ đội và một phân đội vệ binh.

 Trong quá trình chiến đấu, các “trụ hậu cần” đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phục vụ bộ đội tác chiến, lập nhiều thành tích.

 Các xưởng quân giới X5A, X5B; các đội điều trị X12A; các đơn vị vận tải X15, X16 v.v… của Trung Nam Bộ đều có phong trào thi đua lập công sôi nổi.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #336 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 01:47:06 pm »

“Pháo binh Sông Lô” và “Trung đoàn Sông Lô”

 Trong các ngày 23, 24 tháng 10 và ngày 10 tháng 11 năm 1947 đã diễn ra trận sông Lô. Đây thực chất là các trận phục kích đường sông của lực lượng pháo binh Khu 10, có sự phối hợp của trung đoàn bộ binh 112 và dân quân du kích địa phương, đánh tàu chiến Pháp trên sông Lô (địa phận Tuyên Quang - Phú Thọ), trong chiến dịch Việt Bắc (từ ngày 7 tháng 10 đến 22 tháng 12 năm 1947). Ngày 23 tháng 10, tại Khoan Bộ với 1 sơn pháo 75mm và 1 súng chống tăng 25mm, trung đoàn bộ binh 175 bắn trọng thương 2 tàu vận tải. Trưa 24 tháng 10, tại trận địa chân Gò Đồi (gần bến phà Đoan Hùng), với 2 pháo 75mm trung đội pháo binh 200 đã bắn chìm và bắn bị thương 4 trong số 5 tàu địch có máy bay hộ tống từ Tuyên Quang về Đoan Hùng. 10 giờ ngày 11 tháng 10, tại Khe Lau (ngã ba sông Gâm - sông Lô), với 1 sơn pháo 75mm, trung đội pháo binh 225 đã bắn chìm 2 và bắn bị thương 1 tàu chở quân từ Chiêm Hóa về Tuyên Quang, diệt hàng trăm tên địch. Đây là chiến công đầu của pháo binh Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Bằng cách đánh gần, bắn thẳng, bí mật bất ngờ bố trí trận địa sát bờ sông, kết hợp nghi binh (tạo khói thu hút máy bay, dùng bưởi sơn đen giả làm thủy lôi trên sông lừa địch vào hướng đã định), trận sông Lô đã góp phần bẻ gãy gọng kìm phía tây trong cuộc bao vây tiến công của quân Pháp vào Việt Bắc. Sau chiến thắng Sông Lô, lực lượng pháo binh Khu 10 và trung đoàn 112 được tặng danh hiệu “Pháo binh sông Lô” và “Trung đoàn sông Lô”.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #337 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 01:47:34 pm »

“Pháo lục tỉnh”

 Tháng 2 năm 1947, bộ đội ta thu được một khẩu sơn pháo 75 ly của giặc Pháp nhưng đã bị hỏng nặng và thiếu nhiều bộ phận. Quyết tâm làm sống lại “pháo”. cán bộ và chiến sĩ của Xưởng sửa chừa pháo Đoan Hùng đã lặn lội khắp địa bàn sáu tỉnh Bắc Bộ tìm kiếm vật tư, phụ tùng thay thế. Sau ba tháng vật lộn tìm kiếm và sửa chữa vất vả, khẩu pháo đã được “cải tử hoàn sinh”. Ngày 24 tháng 10 năm 1947, tại Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ), khẩu pháo này đã cùng đơn vị pháo binh bạn bắn chìm bốn tàu chiến của Pháp trên sông Lô. Ngày 10 tháng 11 năm 1947, vẫn chính khẩu pháo đó đã bắn chìm hai tàu LCM của Pháp trên cửa sông Gâm góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Thu - Đông 1947.

 Bộ đội pháo binh Khu 10 âu yếm gọi khẩu pháo đó là “pháo lục tỉnh”.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #338 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 01:48:00 pm »

“Pháo nối nòng”

 Trong trận Bản Pê (tháng 11 năm 1949), khi pháo ta đang bắn cấp tập chi viện cho bộ binh chiến đấu thì bất ngờ khẩu sơn pháo 75 ly của Đại đội 301 bị một viên đạn xuống cấp nổ ngay ở đầu nòng, làm đầu nòng pháo bị toác ra như ống muống.

 Trong giai đoạn này vũ khí của ta, nhất là vũ khí hạng nặng còn rất thiếu thốn. Xưởng sửa chữa pháo Lũng Phầy đã quyết định cưa một đoạn đầu nòng pháo cùng loại (bị hỏng trong trận Ngòi Mác) nối vào nòng khẩu pháo này, ghép thành một nòng pháo hoàn chỉnh. Nòng được ghép bằng ren, có vòng ốp ngoài để tăng độ bền chắc. Cái khó nhất trong quá trình làm là nối ghép làm sao để hai đoạn nòng pháo trùng khớp các rãnh xoắn. Với trí thông minh, tinh thần say mê sáng tạo, cán bộ chiến sĩ của xưởng đã hoàn thành việc nối nòng đúng với yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Khẩu pháo nối nòng được trang bị cho Tiểu đoàn pháo binh 40. Trong chiến dịch Lê Hồng Phong I (tháng 2 năm 1950), khẩu pháo này đã lập công xuất sắc, bắn chính xác chi viện cho bộ binh kịp thời, hiệu quả cao.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #339 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2011, 01:48:26 pm »

Quỹ “Mùa đông binh sĩ” và “áo trấn thủ”

 Tháng 10 năm 1946, Chính phủ lập quỹ “Mùa đông binh sĩ”, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng áo, tư trang và lương của Người cho bộ đội. Các tầng lớp nhân dân, đoàn thể cứu quốc quyên góp được nhiều vải, quần áo, chăn, màn.

 Áo trấn thủ, do một cửa hàng ở phố Hàng Trống, Hà Nội may bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong quân đội.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM