Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:10:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những mẩu chuyện kháng chiến  (Đọc 181965 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #110 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2011, 08:05:30 pm »

Đi xe lam cho kịp…

 Cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Tới - từng là cán bộ bảo vệ đồng chí Lê Trọng Tấn, kể:

 “Sớm 30-4-1975, trên đường tiến công vào Sài Gòn, anh Tấn đi trên chiếc xe Gát đã cũ. Xe đã vượt qua nhiều đoạn đường, bến phà đông nghịt, song tới gần Sài Gòn, thì không sao chen được nữa. Nhìn chiếc xe lam chở hàng và khách len lỏi nhoăn nhoắt ở phía trước, anh Tấn bảo tôi: “Để xe này lại, ta lên chiếc xe lam kia cho kịp chỉ huy…”. Anh chiu vào trong xe, còn tôi khoác khẩu AK đứng ở bệ lên xuống. Hành khách nhìn xoáy vào tôi - anh bộ đội giải phóng trong bộ quân phục chính quy mà có lẽ lần đầu họ thấy, chứ không ai để ý tới anh Tấn - một ông già quắc thước, tóc đã bạc, lại vận bộ bà ba như một lão nông Nam Bộ…

 Nhờ đi bằng chiếc xe lam ấy, mà Đại tướng Lê Trọng Tấn - khi ấy ông là Trung tướng Tư lệnh cánh quân “Duyên Hải”, đồng thời là Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh - đã vào dinh Độc Lập sớm nhất”.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #111 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 07:56:47 pm »

Đo đo

 Khoảng năm 1970, một trung đội bộ đội Việt Nam đóng quân ở tỉnh Tà Keo (Campuchia) chuẩn bị xuống chiến trường miền Tây Nam Bộ. Đơn vị đã chuẩn bị xong xuồng ba lá, giấu ngoài đồng lúa, để chuẩn bị khi mùa nước nổi, đi xuồng xuống Cần Thơ, nhưng dầm (mái chèo cầm tay) phải tự đẽo lấy. Lính miền Bắc ít anh biết làm dầm, anh làm cái to, nặng phải bê cả hai tay, anh lại đẽo nhỏ bằng ba ngón tay, cong cong, vênh vênh. Buổi chiều, tập hợp cả trung đội bên cạnh nhà dân. Trung đội trưởng khiển trách và dặn đi dặn lại mọi người:

- Tất cả các đồng chí phải nhớ cho kỹ: đo dài, đo rộng, đo dầy, đo chỗ to, đo chỗ bé, đo chỗ cầm tay cho vừa…

 Nghe thế, mấy thiếu nữ người Khơme đứng gần đó đấm lưng nhau cười ngặt nghẽo, mặt đỏ ửng. Còn mọi người thì chẳng hiểu vì sao. Sau đó, được đám thanh niên cho biết: “đo” tiếng Khơme là “tí”. Thế là từ đó, lính ta luôn nói nhại lời Trung đội trưởng.

- Tất cả các đồng chí phải nhớ cho kỹ: tí dài, tí rộng, tí dày, tí chỗ to, tí chỗ bé…

Hải Hà (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #112 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 07:58:50 pm »

Đoạn cây săng lẻ trên đất bạn

 Đoàn 565 Quân tỉnh nguyện Việt Nam ở lại Lào hoạt động ở vùng Xavanakhẹt, Khăm Muộn từ năm 1966. Trong một đợt đi xây dựng cơ sở cách mạng, bị địch phục kích một chiến sĩ của đoàn lạc trong rừng. Đói, khát, mệt mỏi, ngồi tựa cây săng lẻ, biết mình không thể sống được, đồng chí đã khắc lên thân cây dòng chữ: “Trọn nghĩa vẹn tình với cách mạng bạn”.

 Đồng bào Lào đi rừng thấy một bộ xương, một đôi dép, một khẩu K.50 dưới gốc cây săng lẻ có khắc dòng chứ nói trên, đã đem hài cốt về chôn cất và sau đó giao lại cho đoàn 565. Năm 1969, đoàn 565 đã cử đồng chí Nghệ, cán bộ tuyên huấn về bản Ca Bay nhờ đồng bào Lào dẫn đến chỗ cây săng lẻ và cưa lấy đưa về Quân khu 4. Nay đoạn cây đó vẫn được lưu giữ ở Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam.

Trần Liên.
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #113 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 07:59:32 pm »

Đốt lửa gọi chiến sĩ

 Trước năm 1960, lực lượng vũ trang đồng bằng sông Cửu Long còn phải giấu hơi im tiếng. Các đơn vị chia nhỏ, đóng quân nơi đồng lầy, bụi rậm. Tết năm ấy, các má mang bánh tét đi tìm anh em để úy lạo. Do có người rỉ tai, các má biết đơn vị đóng quân ở một điểm thuộc bưng rậm rạp. Các má đến tận nơi, nhưng gặp một “ký hiệu” cấm vào. Đó là mấy cây chặn nằm ngang đường - dấu hiệu báo có gài trái nổ. Một má có sáng kiến vơ cỏ khô mà đốt, thấy khói lửa chắc chiến sĩ mình phải chạy ra. Thế là ngọn lửa bốc lên, khói bay tỏa rộng. Đúng là kế hay. Mấy anh bộ đội chạy ra. Các má đưa tặng bánh ăn Tết và cười: “Biết thế nào tụi bay cũng đến mà. Có ít chè và bánh tết cho tụi bay, mang về cho đơn vị xài Tết”.

Danh Nhân (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #114 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 08:00:39 pm »

Đúng là “Bộ đội Cụ Hồ”!

 Trời đã về trưa. Một cửa hàng thực phẩm ở phố nọ vẫn rất đông khách. Mọi người đang xếp hàng theo thứ tự thì có một anh bộ đội, quần áo ướt đẫm mồ hôi, chen ngang vào hàng. Một bác nông dân dường như không giữ nổi bình tĩnh, hỏi anh bộ đội với giọng gay gắt:

 - Này chú kia, quân phong quân kỷ để đâu, bộ đội gì mà chen ngang vậy?

 Anh bộ đội liền xin lỗi bác vừa hỏi và mọi người. Đoạn, anh nói với chị bán hàng:

 - Chị xem lại, có lẽ lúc sáng chị tính nhầm tiền.

 - Ơ! Chú này hay nhỉ! Tôi trả tiền cho chú đủ rồi, tiền trao, cháo múc…

 - Không phải, chị trả thừa tiền - Anh bộ đội phân trần. Tôi mua 30 cân thịt, mỗi cân là 2 đồng 3 hào, tổng cộng là 69 đồng. Tôi đưa chị 7 tờ mười đồng, sao chị trả lại những 9 đồng?

 Đến đây, mọi người mới vỡ lẽ. Thì ra vừa về đến đơn vị, khi kiểm tra thấy số thực phẩm đã đủ nhưng lại thừa tiền, anh bộ đội liền đạp xe quay lại ngay cửa hàng mà không một chút đắn đo. Mặc dù đoạn đường từ đơn vị đến cửa hàng dài gần 10 km, với cái nắng, nóng của mùa hè nhưng anh vẫn “mở hết tốc lực” vì lo cửa hàng sắp hết giờ đóng cửa. Anh bộ đội ấy chính là Lê Mạnh Tân, chiến sĩ tiếp phẩm của Trường Sĩ quan Thông tin.

 Chiến sĩ Tân đã ra về, song mọi người có mặt hôm đó còn nán lại bàn tá. Có người bảo 8 đồng bằng gần 2 tháng phụ cấp của anh. Có người bảo anh đạp xe gần chục cây số còn có giá trị hơn cả 8 đồng… Còn bác nông dân khi nãy hỏi có ý trách anh bộ đội lúc này nói có vẻ khúc triết: - Đảng và quân đội sao mà khéo giáo dục, đúng là “Bộ đội Cụ Hồ”!

Đức Lê (kể)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #115 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 08:01:38 pm »

“Đúng là Việt Cộng rồi”!

 Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 tại thành phố Huế, ta và địch giằng co từng mái nhà, góc phố rất quyết liệt. Một số bộ đội bị thương được đưa vào nhà hộ sinh Kim Cúc. Chị Cúc là người Quảng Bình di cư. Tại đây thương binh được sơ cứu rồi chuyển về chùa Nguyệt Biều ở ngoại ô thành phố Huế. Mấy anh phật tử, tiểu chùa có cảm tình với cách mạng phục vụ luôn tay, tới chiều ngày thứ hai mới lo được dân công để chuyển. Khoảng 5 giờ chiều, vài chục nam nữ thanh niên được điều tới, bốn người khênh một cáng.

 Nằm trên cáng, tuy mất máu, mệt nhiều nhưng nghe các cô gái Huế trò chuyện, bác Nguyễn Nam Đồng vẫn cảm thấy vui vui. Một cô nói: “Chu choa, coi chừng eng (anh) này hổng phải Việt Cộng mô”. Một cô khác thắc mắc: “Hổng phải Việt Cộng thì là chi?”. Cô kia lại tiếp “Tau nghe thấy mấy lính quốc gia kể, 7 ổng Cộng sản giẫm không giập ống đủ đủ, lông lá đầy mình, coi bộ dữ tợn lắm, thế mà eng này nặng quá!”

 Bác Đồng đoán mấy cô này chưa từng biết Cộng sản là ai nên chủ động lên tiếng: “Nhờ mấy cô làm ơn bật giùm tôi hộp quẹt hút thuốc!”. Các cô hạ cáng bật quẹt diêm châm lửa cho ông hút thuốc xong rồi lại tiếp tục lên đường, vừa đi vừa rì rầm nói nhỏ với nhau: “Trong kỹ eng này trắng trẻo đẹp trai, ăn nói dễ thương quá ta. Đúng là Việt Cộng rồi!”

Hải Dương (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #116 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 08:02:47 pm »

Gạo Cụ Hồ ăn sáng mắt

 Người Pacô vốn nổi tiếng là ngay thật. Những năm chiến tranh ác liệt và thiếu thốn là thế, gạo của bộ đội chất đầy giữa rừng nhưng không bao giờ mất. Chỉ cần nói “đây là gạo của Bác Hồ gửi cho chiến sỹ miền Nam” là không một ai đụng tới. Vậy mà có lần thấy thiếu 1 bao. Trạm trưởng giao liên mời xã đội trưởng A Vai ra hỏi chuyện. Hôm sau, A Vai ra trạm giao liên báo cáo đồng thời vác theo một bao gạo.

 - Một người già nó lấy. Nó đói, nhưng không dám ăn. Nó đói quá, không vác ra trả được nhờ mình đem ra trả cho bộ đội.

 - Nhiều người đói không?

 - Nhiều.

 - Thế du kích A Lang, A Nhiêu đâu?

 - Nó chết rồi!

 - Vì sao chết?

 - Không có ăn nên chết!

 - Bao nhiêu người chết?

 - Mười lăm.

 Trạm giao liên phát hoảng lên vội mở kho lấy gạo cấp cho bà con. Gạo được xã đội trưởng A Vai mang về phân phát cho các bếp. Dặn phải nấu cháo, ăn ba ngày cháo mới được ăn cơm, kẻo lại chết no. Sau khi húp những bát cháo cầm hơi, dân làng Alêlốc nói:

 - Gạo Cụ Hồ cho ăn sáng mắt.

Minh Huy
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #117 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 08:03:28 pm »

Gạo muối Book Hồ

 Trước khi kết thúc kế hoạch vận chuyển mùa khô 1961-1962, đồng chí Thượng tá Võ Bẩm, Đoàn trưởng Đoàn 559 được Quân ủy Trung ương triệu tập ra Hà Nội đẻ báo cáo hoạt động của Đoàn. Vô cùng bất ngờ và hết sức xúc động, đồng chí được Bác Hồ đến thăm.

 Sau khi nghe đồng chí Võ Bẩm báo cáo kết quả hoạt động chi viện cho chiến trường mà Đoàn 595 đã làm được, Bác hỏi đồng chí Võ về hoàn cảnh đồng bào cá dân tộc sống trên dải Trường Sơn, nơi Đoàn đã đi qua. Đồng chí Võ Bẩm kể lại cho Bác nghe về cảnh khổ của đồng bào, không những thiếu gạo, thiếu muối, thiếu thuốc chữa bệnh… mà còn bị Mỹ - ngụy khủng bố, đàn áp.

 Nghe chuyện, Bác Hồ lặng đi, sau đó Người căn dặn đồng chí Võ Bẩm: “Muốn làm cách mạng phải có dân, phải có lính mạnh khỏe. Các chú phải chăm lo đến đời sống của nhân dân, của bộ đội nhiều hơn nữa. Cần báo cáo với Bộ hết sức giúp đỡ dân muối, vải, thuốc trị bệnh trong lúc này”.

 Thực hiện chỉ thị của Bác, vào dịp kỷ niệm Quốc khánh nước ta năm đó, Đoàn 559 đã chuyển tới tay nhân dân các dân tộc sống dọc tuyến hành lang 559 được 30 tấn muối, 10 tấn vải, thuốc chữa bệnh. Nhận gạo, muối, thuốc chữa bệnh bộ đội trao tặng, đồng bào cảm động lắm, tay nâng niu hạt gạo, luôn miệng xuýt xoa: Gạo, muối Book Hồ.

H. (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #118 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 08:04:14 pm »

Gói bưu phẩm đặc biệt

 Tạp chí Toàn cảnh Sự kiện và Dư luận cơ quan của Bộ Văn Hóa Thông tin, số 65 tháng 12-1995, có đăng câu chuyện. Lá thư và đôi bông tai: Tại Trung tâm bưu điện thành phố Đà Nẵng còn lưu giữ một gói bưu phẩm đặc biệt. Đấy là một gói nhỏ xinh xắn. Nhiều lớp bông xốp, bọc gọn một đôi bông tay bằng vàng. Kèm theo vật phẩm là lá thư gửi từ nước Mỹ. Nội dung lá thư như sau:

 “Kính thưa các ông! Sau cuộc chiến tranh Việt Nam, một người lính trẻ đã mang về nhà mình ở Mỹ một đôi bông tai như là món quà cho mẹ anh ta.

 Bây giờ tôi xin gửi lại nó và mong được tha thứ lỗi lầm. Vì tôi tin rằng đôi bông tay này được làm từ những chiếc nhẫn cưới của những người lính Việt Nam. Tôi rất buồn và thành thật xin lỗi. Tôi cũng tin rằng nó đã mang lại nỗi đau khổ và sự bất hạnh cho người lính trẻ đó. Vì nó đã có một cuộc sống tồi tệ kinh khủng trong tất cả những năm tháng này. Có lẽ, nếu ông chôn nó vào lòng đất của ông cho tôi thì cầu chúa mang lại hòa bình cho tất cả những người con của Chúa.

 Xin cảm ơn ông. Tôi là mẹ của người lính Hoa Kỳ”.

Thanh Sơn (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #119 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2011, 08:04:53 pm »

Gùi… ô tô

 Địa hình phía bắc Công Tum hiểm trở toàn núi cao vực thẳm, tìm đâu ra đường cho ô tô qua. Những người lính thuộc đơn vị binh trạm Bắc (Tây Nguyên) bàn với nhảu chỉ còn cách tháo ô tô rời ra từng bộ phận nhỏ và trở lại “bài” gùi. Gùi ô tô trên vai! Câu chuyện kỳ lạ đó được bàn đi tính lại mãi, cuối cùng chiếc xa đã được tháo ra thành nhiều bộ phận nhỏ. Gùi gạo, gùi đạn thì đã quen, nhưng gùi xe ô tô quả là mới mẻ. Họ cùng nhau bàn bạc và rồi cũng tìm ra được cách gùi thích hợp: Vai gùi, tay đỡ, chân bước, miệng hò… cứ thế động viên nhau vượt qua từng cái dốc. Người lên trước đặt gùi xuống, quay trở lại đỡ cho người lên sau. Mồ hôi vãi ra như tắm, ướt đẫm cả áo quần, nhưng trong lòng họ dạt dào một niềm vui là có thêm phương tiện để kịp chuyển hàng ra phía trước.

 Qua hết đèo dốc, những chiếc xe ô tô được lắp ráp lại và tiếp tục lăn bánh phục vụ kịp thời cho chiến dịch Đắc Xiêng 1970.

Thanh Hà (st)
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM