Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:54:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga  (Đọc 488593 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #350 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2010, 02:11:15 pm »

Trên tấm thép bên phải có ba cửa: một cửa với nắp trên các ốc vít phục vụ việc lắp ráp các thiết bị của tháp pháo, hai cửa khác được đóng bằng mái che dành cho các thiết bị quạt thông gió của hệ thống chống vũ khí nguyên tử. Thành bên trái tháp pháo bên ngoài được hàn thêm vỏ chụp được sử dụng để dẫn nước của hệ thống làm nguội nòng pháo. Trong phần sau của tháp pháo lắp hai cửa ra vào dành cho việc cung cấp khí tài, thiết bị.



Trên tháp pháo lắp bốn pháo 23mm AZP-23 “Amur”. Tháp pháo được thiết kế theo tiêu chuẩn 2A10, pháo tự động – 2A7, còn máy truyền động lực 2E2. Hoạt động của pháo dựa trên cơ sở đẩy khí của thuốc súng qua các lỗ bên dọc nòng pháo. Nòng pháo gồm ống, các vỏ chụp của hệ thống làm mát, thùng khí và loa che lửa. Khóa nòng dạng nêm (chêm). Chiều dài của pháo tự động với loa chắn lửa 2610mm, chiều dài nòng với loa chắn lửa 2050mm (không có loa chắn lửa: 1880mm). Chiều dài phần rãnh xoắn: 1730mm. Khối lượng 1 pháo: 85kg, tổng khối lượng pháo: 4964kg.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #351 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2010, 02:29:47 pm »

Việc bổ sung đạn dược diễn ra trực tiếp trên mỗi bên phải và trái của các nòng pháo. Các pháo tự động bên phải có băng tiếp đạn bên phải, bên trái – trái. Băng đạn nằm trong ổ tiếp đạn được lấy ra từ trong thùng đạn. Để làm việc này, năng lượng của khói súng được sử dụng, dẫn tới hoạt động của cơ chế tiếp đạn của khung khóa nòng, và năng lượng hãm lùi từng phần của pháo tự động. Pháo được bổ sung bằng hai hộp tiếp đạn, mỗi hộp 1000 viên (mỗi pháo trên: 480 viên, pháo dưới: 520 viên) và hệ thống nạp đạn khí nén để cho bộ phận di động của pháo khi chuẩn bị bắn và nạp lại khi bị tắc đạn.



Trên mỗi giá đỡ lắp hai pháo tự động. Hai giá (trên và dưới) được cố định trên khung lắp theo hình dạng trên – dưới trên khoảng cách 320mm theo chiều dọc. Giá phía dưới được đẩy về phía trước 320mm tương ứng với giá trên. Sự lắp nòng pháo song song bảo đảm lực kéo hình hộp liên kết cả hai giá đỡ.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #352 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2010, 02:50:02 pm »

Trong cơ số đạn pháo 23mm bao gồm đạn xuyên giáp – cháy – vạch sáng (BZT) và đạn nổ - phá mảnh – cháy – vạch sáng (OFZT). Đạn xuyên giáp BZT khối lượng 190g không có ngòi nổ và thuốc nổ, chỉ chứa chất gây cháy cho việc vạch sáng. Đạn nổ mảnh OFZT khối lượng 188,5g ngòi nổ chính MG-25. Thuốc phòng chung cho hai loại đạn: 77g thuốc phóng hiệu 5/7 TsFL. Khối lượng đạn: 450g. Vỏ đạn bằng thép, sử dụng một lần. Sơ tốc đầu nòng của hai loại đạn giống nhau: 980m/s, tầm bắn cao: 1500 mét, tầm xa: 2000 mét. Đạn nổ - phá mảnh OFZT trang bị cơ chế tự hủy sau khi bắn từ 5 – 11 giây. Băng tiếp đạn: 50 viên. Trong băng đạn xếp theo thứ tự 4 đạn nổ - phá mảnh – 1 đạn xuyên giáp…



Sự dẫn bắn và ổn định của pháo AZP-23 thực hiện bằng thiết bị truyền động lực dẫn bắn 2E2. Trong hệ thống 2E2 sử dụng thiết bị cân bằng (URS) (khớp Dzenhia); để dẫn bắn góc hướng: URS số 5, để bắn góc tầm: URS số 25. Cả hai chế độ đều hoạt động từ động cơ điện chung DSO-20 công suất 6kW.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #353 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2010, 06:59:29 pm »

Phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài và tình trạng khí tài, việc tấn công mục tiêu trên không được thực hiện trong bốn chế độ.



Chế độ thứ nhất (cơ bản): chế độ tự động theo dõi mục tiêu, góc tọa độ và tầm xa được xác định bởi ra đa định vị - tự động theo dõi mục tiêu, cung cấp tới khí tài tính toán – giải quyết (tương tự máy tính điện tử) các số liệu để lựa chọn tọa độ ngắm đón. Hỏa lực từ pháo được bắn theo tín hiệu “có số liệu” (“có điều khiển”) trên khí tài tính toán – giải quyết. Ra đa của tổ hợp tự động lựa chọn góc dẫn bắn với kết quả của sự lắc và đảo lái trên thiết bị phòng không tự hành và đưa chúng vào dẫn bắn, cuối cùng tự động dẫn bắn cho pháo tới góc ngắm đón. Việc bắn pháo được thực hiện bởi trưởng xe hoặc pháo thủ.

Chế độ thứ hai – các góc tọa độ nhận được từ thiết bị ngắm, còn tầm xa – đài ra đa định vị. Các góc tọa độ hiện tại chuyển tới khí tài tính toán – giải quyết từ thiết bị ngắm, được dẫn bắn bởi pháo thủ - bán tự động, còn tầm xa nhận được từ ra đa định vị. Trong hình thức này, ra đa định vị hoạt động trong chế độ ra đa đo xa. Đây là chế độ hỗ trợ và được tiếp nhận khi xuất hiện nhiễu, sử dụng khi có sự hỏng hóc trong hoạt động của hệ thống dẫn bắn anten theo góc tọa độ hoặc khi có trục trặc trong kênh tự động theo dõi mục tiêu, theo góc tọa độ của đài ra đa định vị. Trong trường hợp khác, tổ hợp đều hoạt động trong chế độ theo dõi mục tiêu.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #354 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2010, 07:30:03 pm »

Chế độ thứ ba – sự ngắm đón tọa độ được lựa chọn theo chế độ “ghi nhớ” theo các tọa độ hiện tại X,Y, H được tạo thành bằng tốc độ của mục tiêu Vx, Vy và Vh, xuất phát từ giả thiết chuyển động thẳng đều của mục tiêu trong mặt phẳng bất kỳ. Chế độ này được tiếp nhận khi có nguy cơ mất mục tiêu của ra đa định vị trong quá trình theo dõi mục tiêu sau khi xuất hiện nhiễu hoặc trục trặc.



Chế độ thứ tư – hỏa lực với sự hỗ trợ của thước ngắm dự bị, sự dẫn bắn được thực hiện trong chế độ bán tự động. Góc ngắm đón được tạo thành nhờ pháo thủ theo vòng tròn bản vẽ thu nhỏ của thước ngắm dự bị. Chế độ này được tiếp nhận khi ra đa định vị, thiết bị tính toán – giải quyết và hệ thống ổn định bị hỏng (loại khỏi vòng chiến)
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #355 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2010, 07:56:03 pm »

Tổ hợp khí tài ra đa định vị được sử dụng để điều khiển hỏa lực của pháo AZP-23 và được bố trí trong thùng khí tài của tháp pháo. Trong thành phần tổ hợp bao gồm: đài ra đa định vị, khí tài tính toán, giải quyết, khối và hệ thống phần tử cân bằng của khí tài ngắm và bắn, thiết bị ngắm. Đài ra đa định vị dùng cho việc phát hiện mục tiêu tốc độ cao bay tầm thấp và xác định chính xác tọa độ của mục tiêu. Việc này có thể thực hiện trong hai chế độ: a) các góc tọa độ và tầm xa theo dõi mục tiêu tự động; b) các góc tọa độ nhận được từ thiết bị ngắm, còn tầm xa – từ ra đa định vị.



Đài ra đa định vị hoạt động trong phạm vi 1 – 1,5cm sóng. Sự lựa chọn khu vực phát hiện mục tiêu do một số nguyên nhân. Các đài này có các anten với các tính năng khối lượng kích thước tổng thể thấp, ra đa định vị phạm vi 1 – 1,5cm ít bị hấp thu các loại nhiễu có chủ đính của kẻ thù, vì vậy, khả năng hoạt động trong dải tần số rộng cho phép thực hiện bằng cách sử dụng các bộ điều biến dải tần rộng và mã hóa tín hiệu, tăng cường khả năng kháng nhiễu và tốc độ xử lý thông tin được tiếp nhận. Bằng kết quả tăng cường các sự dịch chuyển tần số Dople của tín hiệu phản xạ, xuất hiện từ các mục tiêu đang di động, bảo đảm sự định hứng và phân loại. Ngoài ra, phạm vi này ít được tải bằng các phương tiện điện tử khác. Ra đa định vị làm việc trong phạm vi này có khả năng phát hiện mục tiêu được thiết kế với sự tiếp nhận công nghệ “Stealth”. Theo thông tin của báo chí nước ngoài, trong quá trình chiến dịch “Bão táp sa mạc”, “Shilka” của Iraq đã bắn rơi máy bay F-117A – được thiết kế theo công nghệ này.
Logged
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #356 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2010, 08:17:33 pm »

Nhược điểm của đài ra đa định vị là tầm hoạt động thấp, thông thường không quá 10 – 20km phục thuộc vào tình trạng không khí, trước hết là độ ngập nặng – mưa hoặc tuyết. Để chống lại các loại nhiễu thụ động, đài ra đa định vị của “Shilka” sử dụng phương pháp chọn lọc mục tiêu kết hợp, tức là các tín hiệu cố định từ các vị trí địa hình và nhiễu thụ động không được tính đến, còn các tín hiệu từ mục tiêu đang di chuyển sẽ truyền tới ra đa. Sự điều khiển ra đa định vị sẽ được thực hiện bởi các trắc thủ.

Trên xe phòng không tự hành “Shilka” lắp động cơ diezen 8D6, được chế tạo thành tổ hợp dành cho việc lắp lên xe GM-575 được đặt tên là V-6R. Trên các xe được sản xuất từ năm 1969, lắp động cơ V-6R-1 với những sự thay đổi cấu trúc không lớn. Động cơ V-6R – 6 xi lanh, bốn thì, không có máy nén khí, nhiên liệu diezen làm nguội bằng chất lỏng, có công suất tối đaL 206kW với tốc độ quay 2000 vòng/phút. Thể thích làm việc của xi lanh: 19,1 lít, cấp độ nén: 15.0.



Trên gầm xe bánh xích GM-575 lắp hai thùng nhiên liệu hàn từ hợp kim nhôm, thùng trước 405 lít, thùng sau: 110 lít. Thùng thứ nhất bố trí trong khoang riêng của bộ phận mũi thân.
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #357 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2010, 12:21:25 pm »

Yểm trợ bác daibangden nào  Grin
Các phiên bản của Shilka qua các thời kỳ

Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
daibangden
Trung tá
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #358 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2010, 12:58:36 pm »

Trong phần sau thân xe bố trí bộ truyền động lực cơ khí với sự thay đổi số dẫn động nhiều cấp. Lực ma sát chính nhiều đĩa, ma sát khô. Sự truyền động điều khiển bởi ma sát chính: cơ khí, từ bàn đạp trên chỗ ngồi của lái xe – kỹ thuật viên. Hộp truyền động: cơ khí, ba nhánh, năm số với các bộ đồng bộ trên số truyền động số 2, 3, 4 và 5. Các cơ chế quay hành tinh, hai cấp với sự ly hợp ma sát. Bộ truyền động bên: một cấp với các bánh răng hình trụ.



Bộ phận chuyển động của xe gồm hai bánh dẫn động, hai bánh dẫn hướng với cơ chế căng xích, hai băng xích và 12 bánh chịu lực. Bánh dẫn động được hàn với vành bánh tháo được, bố trí đằng sau. Bánh dẫn hướng đơn khối với vành kim loại. Các bánh chịu lực hàn, đơn khối với vành bọc cao su từ 93 mắt xích thép, lên kết vớ nhau bằng các trục sắt. Chiều rộng của mắt xích: 382mm, khoảng cách giữa hai đầu mắt xích: 128mm.
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #359 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2010, 01:17:49 pm »



Xe phòng không tự hành điều khiển bằng radar đầu tiên được đưa vào biên chế của quân đội Liên Xô là ZSU-23-4 . Xe sản xuất loạt 0 như chiếc này được triển khai hoạt động thử nghiệm ở  1 số đơn vị vào khoảng năm 1964 . Phiên bản này có thể được nhận ra bởi ống thông hơi ngắn nằm bên trái tháp pháo . Chú ý độ lớn cửa lái xe của ZSU-23-4 loạt 0 so với các phiên bản sau này the first radar dỉrected air defense gun to enter Soviet service was the ZSU-23 Shilka . Pre-production vehicles like this one were deployed with operational trials units around 1964 . The early version can be distinguished by the short air vent ducts on the left side of the turret . Note also how large the front driver door of the ZSU-23-4 pre-production model is compared to later version

Nguồn : Zaloga - Concord Publications
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM