Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Kiến thức quốc phòng => Tác giả chủ đề:: dongadoan trong 22 Tháng Tám, 2007, 10:18:07 pm



Tiêu đề: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: dongadoan trong 22 Tháng Tám, 2007, 10:18:07 pm
Chủ đề này đã được post ở một trang web khác dưới nick name Russian Weapons!
-----------------------------------------------------------------------------------------
Sau WW2, công nghệ hàng không có những phát triển vượt bậc, tất cả các loại máy bay chiến đấu đều được trang bị động cơ phản lực với tốc độ, tầm cao hoạt động lớn hơn rất nhiều so với các loại máy bay động cơ cánh quạt trước kia. Các loại pháo phòng không tầm thấp và tầm trung hầu hết đều không còn khả năng "với" được tới những máy bay thế hệ phản lực, pháo phòng không tầm cao có thể "với" tới nhưng độ tản mát khi tác xạ rất cao nên chỉ thuận lợi khi "giăng màn đạn" để ngăn chặn còn tiêu diệt mục tiêu khá khó khăn. Người ta bắt đầu nghĩ tới việc phải có một vũ khí mới để phòng chống, tiêu diệt các mục tiêu ở tầm hoạt động và tốc độ cao, thế là tên lửa phòng không ra đời. Thực ra tên lửa phòng không cũng bắt nguồn từ ông tổ V1, V2 đất đối đất của Đức Quốc Xã hay xa hơn nữa là từ những quả pháo thăng thiên của Trung Quốc. Tuy nhiên, khi áp dụng chất xám và công nghệ của thế kỷ 20, tên lửa phòng không đã trở thành một thành phần chủ yếu nhất trong hệ thống phòng không quốc gia của tất cả các nước trên thế giới. Người Nga (căn cứ trên những tài liệu thu được của Đức) đã phát triển một loạt các thế hệ tên lửa phòng không hiện đại và cực kỳ hữu dụng. Tên lửa Nga đã từng nổi tiếng qua chiến tranh chống Mỹ của nhân dân VN hay cuộc chiến tranh 6 ngày giữa Israel và các nước Arab. Dưới đây xin giới thiệu các loại tên lửa phòng không của Liên Xô (trước kia) và Nga hiện nay, có phân tích kỹ một số loại.

1, SA-1 Guild : Nga gọi là loại S-25 Berkut, Mỹ gọi là SA-1, Nato gọi bằng mật danh Guild.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/sa-1-2.jpg)

 Những thông số chính :
- Dài : 12m.
- Đường kính : 0,71m.
- Nặng : 3500kg.
- Đâù đạn : 250kg HE.
- Tầm bắn : 32 - 40km.
- Điều khiển : sóng radio.
Đây là loại tên lửa phòng không (SAM) đầu tiên được trang bị rộng rãi của LX. Được nghiên cứu từ năm 1950 đến năm 1954 nó bắt đầu được sản xuất hàng loạt. Đã có 3200 quả SA-1 được sản xuất, những đơn vị tên lửa đầu tiên được bố trí quanh Moskva nhằm bảo vệ thủ đô và vùng công nghiệp xung quanh.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 24 Tháng Tám, 2007, 06:03:18 pm
2, SA-2 Guideline : Nga gọi là V-75, Mỹ gọi là SA-2, Nato gọi bằng mật danh Guideline.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/sa-2-DFST8607552.jpg)

 Những thông số chính :
- Dài : 10,6m.
- Đường kính : 0,7m.
- Nặng : 2300kg.
- Đầu đạn : 200kg HE.
- Tầm bắn : 7 - 50km.
- Bán kính tiêu diệt mục tiêu : 65m.
Được hoàn thiện vào năm 1959, năm 1960 SA-2 đã lập công khi bắn rơi máy bay do thám U-2 của Mỹ. Năm 1962, cùng với SS-4 nó được triển khai tại Cuba và góp phần vào vụ khủng hoảng bằng cách bắn rơi tiếp một U-2 nữa. Gần đây một bí mật đã được tiết lộ, quả SA-2 bắn rơi chiếc U-2 là do những quân nhân Liên Xô điều khiển (trước đó LX đổ cho Cuba và Cuba không phủ nhận). Năm 1964, SA-2 đến VN và thêm vào bảng thành tích của nó những chiến công lừng lẫy đã khiến cho nó trở thành loại tên lửa phòng không đạt hiệu quả chiến đấu cao nhất từ trước tới nay.
Trong quá trình phục vụ của nó, SA-2 đã được triển khai tại hầu hết các thành phố, điểm dân cư có trên 200.000 dân của Liên Xô. Nó còn được coi là chiếc ô che chở bầu trời cho tất cả các nước thuộc khối Warsaw, đặc biệt là tại Đông Đức.
SA-2 có các biến thể A/B/C/D/E/F, trong đó SA-2E là loại có đầu đạn hạt nhân với đương lượng nổ tương đương 15KT. Nó được lắp đầu đạn hạt nhân không phải để phóng vào đất đối phương như các loại tên lửa đất- đối- đất mà nhằm mục đích tạo ra một vụ nổ hạt nhân trên không tiêu diệt một phi đội lớn máy bay ném bom chiến lược (được giả định là của Mỹ). Người Nga quên không tính đến tác hại của trận mưa phóng xạ nếu SA-2E nổ trên đất của họ.
Đến giờ SA-2 vẫn còn trong biên chế của Quân đội nhiều nước dù Nga đã loại nó từ lâu. SA-2 có nhược điểm là dùng thuốc phóng lỏng gồm hai chất riêng biệt mà trong nghành thường gọi là chất "O" và chất "Gh" những chất này cực kỳ độc hại và thường xuyên phải thay thế, tăng hạn mới có thể trực chiến lâu dài được. Một điểm yếu nữa là radar FAN SONG và SPOON của nó rất dễ bị vô hiệu hóa khi gặp nhiễu. Hồi 1972, radar của SA-2 VN cũng từng bị vô hiệu bởi nhiễu tích cực, tiêu cực của Mỹ và người VN vốn thông minh đã đem radar dành cho pháo cao xạ của TQ loại K.860 phối hợp với tên lửa SA-2 Nga làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không".


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 25 Tháng Tám, 2007, 11:20:46 am
3, SA-3 Goa : Nga gọi là S-125 Pechora, Mỹ xếp loại SA-3, Nato gọi bằng Goa.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Sa3-1.jpg)

 Những thông số chính :
- Dài 6,7m.
- Đường kính : 0,6m.
- Nặng : 400kg.
- Tầm bắn : 6 - 25km.
- Bán kính tiêu diệt mục tiêu : 12,5m.

Đây là loại tên lửa được phát triển từ V-75 SA-2, nó đã khắc phục được nhược điểm của V-75 là sử dụng nhiên liệu lỏng bằng cách chuyển sang dùng nhiên liệu rắn. Nó lại gọn nhẹ hơn nên dễ cơ động và có từ 2 hoặc 4 rãnh dẫn hướng nên nâng cao được khả năng tác chiến của một khẩu đội tên lửa (theo tính toán thì 1 mục tiêu cần dùng tới 3 quả đạn tên lửa mới đạt hiệu suất tiêu diệt cao). SA-3B là loại tên lửa đa dụng, ngoài khả năng phòng không còn có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và tàu chiến. Người Nga đã đưa SA-3 vào sản xuất hàng loạt từ 1961, nhưng SA-3 đến VN rất muộn (sau 1972). Sau này (1980), Nga lại viện trợ cho VN một số tiểu đoàn S-125 M Neva, loại này đã được cải tiến có 4 rãnh dẫn hướng và giảm bớt các thiết bị phụ trợ, giảm thời gian thao tác.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/Sa3-2.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 26 Tháng Tám, 2007, 01:59:40 pm
 4, SA-4 Ganef : Nga không đặt tên riêng cho loại SAM này, chỉ gọi theo ký hiệu tên lửa là 9M8, Mỹ thì đặt cái tên theo hàng là SA-4, Nato code name là Ganef.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/SA-4_Ganef_Russe_01.jpg)

 Những thông số chính :
- Dài : 8,4 - 8,8m.
- Đường kính thân tên lửa : 0,86m.
- Nặng : 2500kg.
- Đầu đạn : 135kg HE.
- Tầm bắn : 50 - 55km.

Đây là hệ thống phòng không di động đầu tiên của Nga, toàn bộ giàn phóng và các rãnh dẫn hướng được đặt trên khung xe cơ sở của loại xe kéo bánh xích hạng nặng ATT. Còn một loại SA-4 nữa được đặt trên khung xe cơ sở Ural-357 nhưng loại này chỉ mang được một quả tên lửa.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/sa-4-img013.jpg)

 Để bảo vệ cho giàn phóng khỏi sức nóng khủng khiếp của tên lửa khi bắt đầu phóng, tên lửa 9M8 được gắn 4 rocket sử dụng nhiên liệu rắn, nó có nhiệm vụ "ném" quả tên lửa ra khỏi bệ phóng (động cơ khởi tốc), sau đó động cơ chính của tên lửa mới khởi động và...bắn đi tiêu diệt mục tiêu.
SA-4 được triển khai lần đầu vào năm 1967, đến năm 1973 thì xuất hiện SA-4B sử dụng tên lửa 9M8M1 ngắn hơn và có tầm bắn gần hơn. Sau này, còn có loại tên lửa 9M8M2 đã được dùng cho phiên bản SA-6 đầu tiên.
 


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 28 Tháng Tám, 2007, 05:56:54 pm
 5, SA-5 Gammon : Tên tiếng Nga của nó là S-200 (tiền bối của những S-300/400), Mỹ gọi là SA-5, Nato đặt mật danh là Gammon.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/sa5.jpg)

 Những thông số chính :
- Dài : 10,72m.
- Đường kính : 0,85m.
- Nặng : 7000 - 8000kg.
- Đầu đạn : 215kg HE.
- Tầm bắn : 200km.
Đây là loại tên lửa phòng không tầm xa đầu tiên của Liên Xô. Khi nó vừa ra đời năm 1966, cả Nato và Mỹ đều cực kỳ quan tâm tìm hiểu về nó. Họ phát hiện ra, nó có tầm bắn lớn chủ yếu nhờ có thân hình khổng lồ và rất nặng. Tuy vậy, trong thực tế tầm bắn của nó chỉ được khoảng 160km và không phải ngẫu nhiên Nato lại đặt cho nó cái mật danh "Lừa gạt". Đến năm 1969, người Nga đã có 200 tiểu đoàn tên lửa SA-5. Sau này, cũng trên cơ sở của S-200 theo một số nguồn tin thì đã có một phiên bản được trang bị đầu đạn hạt nhân để trở thành tên lửa đất-đối-đất.
Lý lịch của SA-5 khá đen tối, năm 2001 khi nằm trong lực lượng phòng không Ukraina, một lần bắn tập nhằm vào mục tiêu là một chiếc La-17, nó đã bắn nổ tung một chiếc Tu-154 của Nga, làm 76 người thiệt mạng. 


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: rongxanh trong 30 Tháng Tám, 2007, 02:23:53 pm
Thông số nặng của SA3 chắc bác Doan nhầm? Nặng 400 kg


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Tám, 2007, 05:38:23 pm
Thông số nặng của SA3 chắc bác Doan nhầm? Nặng 400 kg
Nhầm ở chỗ nào hả bác?


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: rongxanh trong 31 Tháng Tám, 2007, 10:45:26 am
Ý em nói là sao trọng luợng nó có mỗi 400 kg, nhẹ quá nhỉ


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 31 Tháng Tám, 2007, 05:25:31 pm
Thế theo bác bao nhiêu thì vừa? ;D Trích Specifications của SA-3 Goa từ trang globalsecurity như sau:

Missile Characteristics:
   
DOI                           1961
 
Status                        Standard
 
Length (m)                 6.70
 
Diameter (m)              0.60
 
Weight at launch (kg)  400
 


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: Tunguska trong 31 Tháng Tám, 2007, 06:03:03 pm
SA-6 cũng đã là 600kg rồi. Thằng này nặng có 400kg thì không hiểu đầu đạn của nó được bao nhiêu nhỉ ?


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 01 Tháng Chín, 2007, 01:08:38 pm
6, SA-6 Gainful : Tên Nga của loại tên lửa này là ZRK-SD Kub 3M9, Mỹ xếp loại SA-6 còn Nato code name là Gainful.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/SA-6_gainful_Russe_21.jpg)

 Những thông số chính :
- Dài : 5,8m.
- Đường kính : 0,335m.
- Nặng : 599kg.
- Đầu đạn : 59kg HE.
- Tầm bắn : từ min 3 - max 28km (tùy phiên bản).
SA-6 thuộc loại tên lửa phòng không tầm ngắn. Ra đời năm 1967, nó thay thế cho SA-3 hoàn chỉnh hệ thống tên lửa phòng không đủ cả tầm xa lẫn tầm ngắn. Thực ra SA-6 được người Nga thiết kế với mục đích làm hệ thống tên lửa chiến thuật - chiến trường. Được trang bị đồng bộ : radar LONG TRACK, xe tiếp đạn và xe bệ phóng đều đặt trên khung xe cơ sở là xe kéo pháo bánh xích hạng nặng AT-T (đã được cải tiến) nên SA-6 rất cơ động và có tính việt dã cao. Nó rất phù hợp cho nhiệm vụ cơ động bảo vệ phòng không cho các quân đoàn tăng, thiết giáp khi chiến đấu.
Năm 1977, phiên bản mới SA-6B được sản xuất. Với radar mới sử dụng hiệu ứng xung Doppler và G-band đã nâng tầm phát hiện mục tiêu của SA-6B lên đến tối đa 75km, có thể bám và tiêu diệt mục tiêu ở 28km. Radar LONG TRACK cũng được cải tiến để chống lại các loại tên lửa không-đối-đất chống radar kiểu Shrike, bằng cách phát sóng radar ngắt quãng.
Phiên bản cho hạm tàu được Mỹ gọi là SA-N-3 Goblet.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/300px-SAN3goblet.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 08 Tháng Chín, 2007, 12:29:02 pm
7, SA-7 Grail : Nga đặi tên cho nó là 9K32 Strela-2 (trong tiếng Nga Strela có nghĩa là Mũi tên), Mỹ gọi là SA-7, còn Nato đặt tên là Grail (Mài giũa ?), VN ta gọi là A-72.

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/strela-2.jpg)

 Những thông số chính :
- Dài : 1,4m.
- Đường kính : 70mm.
- Nặng : 9,97kg.
- Đầu đạn : 1,15kg HE.
- Tầm bắn : 500 - 5500m.

  SA-7 là loại tên lửa phòng không vác vai tầm thấp đầu tiên của thế giới (tương tự như loại Stinger của Mỹ - chả biết ai copy của ai ?). Người Nga bắt đầu nghiên cứu loại này từ năm 1959, đến 1966 nó đã được đem bắn thử. Bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 1968, nó đã nhanh chóng phát huy được tác dụng : theo sát bộ binh, có khả năng tác chiến linh hoạt (một người bắn), khả năng tiêu diệt mục tiêu cao. Áp dụng nguyên lý đầu dò tầm nhiệt, SA-7 bám theo luồng khí xả của động cơ máy bay (hoặc sức nóng của động cơ trực thăng), nó "chui tọt" vào động cơ và nổ tung --> chẳng chiếc máy bay nào thoát được! Tuy nhiên, không phải Stela-2 không có khiếm khuyết. Do dùng đầu tìm hồng ngoại đơn giản, dạng ô chữ thập, Strela-2 chỉ đánh được theo kiểu bám đuôi và dễ bị vô hiệu hóa bằng các phương pháp đối phó đơn giản như dùng pháo sáng (bẫy hồng ngoại), dùng tấm chắn nhiệt che động cơ, cửa xả khí nóng...
 Năm 1971, phiên bản SA-7B (Strela-2M) đã thay thế SA-7 trở thành vũ khí phòng không tầm thấp tiêu chuẩn của Quân đội LX. Phiên bản SA-7B có những cải tiến như có hệ thống làm lạnh đầu dò hồng ngoại nhằm tránh việc tên lửa bị đánh lửa bởi các mồi bẫy nhiệt do máy bay phóng ra.
 SA-7B được LX xuất khẩu hoặc bán quyền sản xuất cho rất nhiều nước, nó có mặt khắp mọi nơi trên thế giới từ vùng Trung cận Đông đến VN, châu Phi, châu Mỹ... Tại VN, nó bắt đầu xuất hiện năm 1972 trong chiến dịch Bình Trị Thiên, có lẽ vì vậy mà nó được đặt tên VN là A-72. Trong những năm còn lại của cuộc chiến tranh chống Mỹ, A-72 đã góp phần không nhỏ vào những chiến thắng của QĐ VN, đặc biệt là trong việc chống máy bay cường kích và trực thăng của Mỹ, Ngụy. Theo thống kê của Steven Zaloga trên tạp chí JIR số 4/1994 thì ở VN từ 1972 đến 1975 đã có 528 tên lửa SA-7 được phóng đi và bắn rơi 45 máy bay các loại, đạt tỉ lệ diệt mục tiêu: 8,5%; trong đó xác suất diệt máy bay lên thẳng đạt tới 28,8% (15 máy bay/52 tên lửa).
Các nước vốn có truyền thống dùng vũ khí Nga như China, Egypt... đều có mẫu copy của Strela-2 như của China là loại HN-5 (Hongying 5), của Egypt là Ayn as Saqr. 


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: Triumf trong 11 Tháng Chín, 2007, 04:59:35 pm
8, SA-8 GECKO:  9K33M3 Osa-AKM

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/SA8.jpg)


Những thông số chính (SA-8b):
- Ra mắt lần đầu 1980
- Hiện có trong trang bị của ít nhất 25 quốc gia.
- Nhân viên điều khiển 3 người
- Trọng lượng chiến đấu: 9 tấn
- Khung gầm BAZ-5937 6x6 amphibious cross-country capable vehicle (dự trữ hành trình 500km, tốc độ tối đa 80km/h, lội nước 8km/h)
- Radio R-123M
- Có hệ thống phòng hộ hạt nhân, sinh, hoá học.
- Cơ cấu phóng 9P35M2 dài 3,2m, trọng lượng 35kg
- Khả năng phóng trong khi di chuyển: không có
- Tên lửa 9M33M3 có tầm bắn tối thiểu/tối đa 200/15.000m, tầm cao tối thiểu/tối đa 10/12.000m, dài 3.158mm, đường kính 209,6mm, trọng lượng 170kg, tốc độ 1.020m/s.


SA-8 là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp một tầng sử dụng nhiên liệu rắn có thể hoạt động trọng mọi điều kiện thời tiết. Phiên bản đầu tiên của nó là SA-8a chỉ mang được 4 quả đạn lắp sẵn trong container. Sau này, nó được phát triển thành SA-8b và có thêm 2 xe tiếp đạn BAZ-5937, mỗi xe mang được 18 quả đạn để hộ trợ cho khẩu đội gồm 4 xe phóng (mỗi xe mang 4 quả đạn). Mỗi mục tiêu có thể bị ngắm bắn bởi 1 hoặc 2 quả tên lửa cùng lúc. Hệ thống phòng không này có thể được vận chuyển bới các phương tiện bay. SA-8a (GECKO Mod 0) có trọng lượng phóng là 130kg, tốc độ tối đa Mach 2.4. Độ cao hiệu quả tối thiểu/tối đa là 25/5000m. Tầm bắn hiệu quả từ 1500m đến 12000m The SA-8b or GECKO Mod 1, ra mắt lần đầu năm 1980 được cải tiến hệ thống điều khiển và tầm bắn hiệu quả tối đa được nâng lên 15000m. Cả 2 phiên bản tên lửa đều có trọng lượng đầu đạn là 19kg và có bán kính sát thương (ở độ cao thấp) là 5m. Thời gian tái nạp đạn là  phút, thời gian triển khai là 4 phút và thời gian phản ứng là 26 giây. Radar điều khiển hoả lực LAND ROLL conical-scan fire control radar hoạt động 360º ở dải sóng H-band với tầm trinh sát tối đa 35km và tầm hoạt động hiệu quả là 30km. Biến thể dùng cho hải quân có tên 4K33 Osa-M (SA-N-4).





Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: Triumf trong 12 Tháng Chín, 2007, 11:12:37 am
9, SA-9 GASKIN: 9K31 Strela-1

(http://www.mobhome.de/vehicles/pics/gaskin.jpg)

Những thông số chính (Đạn 9M31M):
- Dài: 1.803mm
- Đường kính: 120mm
- Sải cánh: 360mm
- Trọng lượng phóng: 32kg
- Tốc độ tối đa: Mach 1.8
- Tốc độ mục tiêu tối đa: 300m/s
- Tầm bắn hiệu quả tối đa/tối thiểu: 560/8000m
- Tầm cao hiệu quả tối đa/tối thiểu: 10/6100m
- Radar: thụ động, bao quát 360º
- Kíp chiến đấu: 3 người

Hệ thống phòng không tự hành tầm thấp/gần SA-9 được đặt trên khung gầm xe BRDM-2 (có hệ thống phòng hộ tác nhân sinh hoá học và hạt nhân (NBC) cũng như khả năng đạt tốc độ tối đa 100km/h trên đường bằng và 10km/h khi bơi). Mỗi mục tiêu thường được "chăm sóc" bởi 2 quả tên lửa cùng lúc để nâng cao xác suất trúng đích. Mỗi xe phóng mang được 4 quả đạn đặt trong container. Thời gian tái nạp đạn bằng tay chỉ trong vòng 5 phút. Phiên bản đầu tiên của Strela-1 được biết đến là 9M31 (NATO đặt tên là SA-9A GASKIN Mod 0), sau đó nó được thay thế bởi biến thể 9M31M (SA-9B GASKIN Mod 1) tinh xảo hơn, tăng khả năng phát hiện và bắt bám mục tiêu.





Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Chín, 2007, 07:56:50 pm
10, SA-10 Grumble : Nga gọi loại tên lửa này là S-300 PMU

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/s300pmu.jpg)
Những thông số chính :
- Dài : 7,0m.
- Đường kính : 0,45m.
- Nặng : 1480kg.
- Tầm bắn : 3-150km.

Được nghiên cứu xong năm 1980, đến 1987 đã có 80 bệ phóng SA-10 được triển khai canh giữ bầu trời nước Nga (chủ yếu là xung quanh Moskova). Người Mỹ và Nato lần đầu nghe nói đến SA-10 vào năm 1985, họ đã cố gắng tìm hiểu về nó - một địch thủ đáng gờm của Patriot PAC-2 mà họ đang sử dụng. Tuy nhiên, mãi sau năm 1991 Liên Xô sụp đổ họ mới mua được của Ukraina một dàn SA-10 hoàn chỉnh và bắt tay vào mổ xẻ. Họ đã thực sự kinh ngạc trước những tính năng tuyệt vời của nó. Được đặt trên khung xe cơ sở MAZ-7910 8 bánh kép chủ động, SA-10 có một khả năng việt dã rất cao, 04 quả tên lửa 48N6 được đặt trong 4 ống phóng kiêm ống bảo quản, khi vào vị trí chiến đấu được dựng thẳng đứng (mất 5 phút chuẩn bị) đã tạo cho SA-10 một khả năng phản ứng rất nhanh trước các mục tiêu. Mỹ thì thật sự bị shock khi biết radar 76NG Clam Shell của SA-10 có thể bắt được mục tiêu có diện tích phản xạ chỉ có 0,02m vuông, trong khi khả năng ấy ở Patriot PAC-2 là 0,1 m vuông. Mỹ đã ứng dụng những gì họ "học" được của người Nga khi mổ xẻ SA-10 vào phiên bản Patriot PAC-3, nhưng lúc ấy người Nga đã có S-300 PMU-1 và S-300 PMU-2 Favorit với những khả năng vượt trội hơn S-300 PMU (SA-10 nguyên bản) khá nhiều.

 


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: Triumf trong 13 Tháng Chín, 2007, 11:23:45 am
11, SA-11 Gadfly: Nga gọi là Buk-1M

(http://www.armyrecognition.com/Russe/vehicules_missiles/SA-11/SA-11_Gadfly_Russe_05.jpg)

Những thông số chính:
- Năm đưa vào sử dụng: 1983
- Trọng lượng phóng: 690kg
- Dài: 5,7m
- Tầm bắn hiệu quả tối thiểu/tối đa: 3/28km
- Tầm cao hiệu quả tối thiểu/tối đa: 0.015/15km
- Tốc độ tối đa: 900m/s (3M)
- Trọng lượng đầu đạn: 70kg
- Bán kính sát thương 17m

Hệ thống phòng không tầm trung SA-11 GADFLY sử dụng tên lửa nhiên liệu rắn có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay tính năng cao và tên lửa hành trình. Đây là hệ thống được phát triển dựa trên hệ thống phòng không SA-6 GAINFUL (SA-6 có trong trang bị của lực lượng phòng không Việt Nam) với tính năng được cải thiện đáng kể, có thể tự động bắt bám cùng lúc 6 mục tiêu độc lập. Xác suất trúng đích của 1 phát bắn đối với máy bay cánh cố định là 60-90%, đối với trực thăng là 30-70% và đối với tên lửa hành trình là 40%, tăng đáng kể so với thế hệ SA-6. Hệ thống này có khả năng cơ động cao hơn và chỉ mất có 5 phút để triển khai chiến đấu. Khả năng chống nhiễu và đối phó với các hệ thống tác chiến điện tử được tăng cường. Một hệ thống SA-11 bao gồm các xe phóng 9A310M1, xe tiếp đạn 9A39M1, radar trính sát SNOW DRIFT Surveillance Radar 9S18M1, và xe chỉ huy/điều khiển 9S470M1. Tên lửa 9M28M1 với đầu dò bán chủ động có tầm bắn tối đa là 28km và có khả năng chịu tới 23G. Radar trinh sát cảhh báo sớm và bắt bám mục tiêu SNOW DRIFT có khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 85km đối với các mục tiêu bay cao và 35km đối với các mục tiêu bay thấp ở độ cao 100m và 23km đối với các phương tiện có khả năng bay theo địa hình. Một khi mục tiêu được phát hiện, các dữ liệu được truyền ngay cho các xe phóng để sẵn sàng bắt bám và bắn thông qua hệ thống data link. Radar bắt bám và điều khiển hoả lực FIRE DOME hoạt động ở dải sóng H/I-band  điều khiển tên lửa trong khoảng từ 3-32km và độ cao từ 15-22.000m, bám sát mục tiêu đang bay với tốc độ tối đa tới 3000km/h và có thể điều khiển cùng lúc 3 quả tên lửa để tiêu diệt 1 mục tiêu. Xe phóng được đặt trên khung gầm xe bánh xích GM-569 (tương tự như khung gầm hệ thống pháo phòng không tự hành ZU-23-4) mang được 4 quả tên lửa sẵn sàng phóng và có thể xoay 360º. Năm 1996, Nga đã chuyển giao cho Phần Lan 3 hệ thống SA-11 GADFLY với giá 185 triệu USD để trả các khoản mà Nga nợ nước này. Tính ra, mỗi hệ thống (tương đương 1 tiểu đoàn) có giá khoảng 61,67 triệu USD. Một số tài liệu cho rằng, giá 1 quả tên lửa 9M28M1 của SA-11 là vào khoảng 300.000 USD.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 13 Tháng Chín, 2007, 08:01:57 pm
12, SA-12 : Nga gọi loại này là S-300V, Mỹ thì phân biệt thành 2 phiên bản SA-12A và SA-12B, Nato "bắt chước" Mỹ cũng gọi theo 2 code name là Gladitor (SA-12A) và Giant (SA-12B).

SA-12A Gladitor
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/SA12A-1.gif)

Những thông số chính :
- Loại tên lửa : 9M83.
- Số tên lửa : 04 quả.
- Dài :7m.
- Đường kính: 0,72m.
- Đầu đạn : 150kg HE.
- Tầm bắn : 6 - 75km.
- Tầm cao : 25km.

SA-12B Giant
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/SA12B-1.gif)

Những thông số chính :
- Loại tên lửa : 9M82.
- Số tên lửa : 02 quả.
- Dài : 8,5m.
- Đường kính : 0,90m
- Đầu đạn : 150kg HE.
- Tầm bắn : 13 - 100km.
- Tầm cao : 30km.

 Loại tên lửa 9M82 của Giant có trọng lượng nặng gần gấp đôi tên lửa 9M83 của Gladitor (4600kg/2500kg), vì vậy trên khung xe cơ sở 9S457 (Maz 457) Giant chỉ có 02 quả tên lửa so với 04 của Gladitor. Cũng được tổ hợp Antey gọi chung với SA-10 bằng cái tên S-300, nhưng thực ra SA-12 A/B đã có sự tiến bộ đáng kể khi người ta kết hợp luôn radar đo cao lên trên xe bệ phóng. Vì vậy một khẩu đội của SA-12 rút xuống chỉ còn 3 xe (xe bệ phóng, xe radar chỉ huy bắn, xe nạp tên lửa ) so với khẩu đội 4 xe của SA-10. Điều này đã tăng đáng kể khả năng cơ động của SA-12.
SA-12 đã được bán cho Ấn Độ và Trung Quốc và trở thành loại tên lửa phòng không hiện đại nhất của hai nước này.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 14 Tháng Chín, 2007, 09:09:42 pm
13, SA-13 Gopher : Đây là loại tên lửa phòng không cơ động tầm ngắn và thấp được phát triển để thay thế cho SA-9 Gaskin. Nga gọi hệ thống này là ZRK-BD Strela-10M, Nato đặt mật danh là Gopher (Gặm nhấm?).

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/sa-13.jpg)

 Những thông số chính :
- Loại tên lửa : 9M37.
- Số tên lửa : 04.
- Dài : 2,2m.
- Đường kính : 0,12m.
- Nặng : 55kg.
- Đầu đạn : 5kg HE.
- Tầm bắn : 800 - 5000m.
- Độ cao : 25 - 3500m.

SA-13 gồm 04 tên lửa 9M37 được đạt trong óng phóng kiêm ống bảo quản (có thể xếp gọn xuống thân xe khi di chuyển). Toàn bộ hệ thống kể cả radar ngắm bắn Hat Box được đặt trên khung xe cơ sở của xe xich MT-LB. SA-13 được thiết kế để chống lại các loại trực thăng và tên lửa hành trình có độ cao thấp và diện tích phản xạ hiệu dụng với radar nhỏ. Bình thường, SA-13 mang 4 tên lửa sẵn sàng bắn trên bệ phóng và 8 tên lửa trong xe nhưng nó còn khả năng bắn được loại tên lửa 9M31 (Strela-1) của SA-9. Điều này cho phép tiết kiệm được khi chiến đấu, người ta có thể sử dụng Strela-1 để bắn các loại mục tiêu có tính năng và độ cơ động thấp và dùng Strela-10 cho các mục tiêu phức tạp hơn.

 


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 15 Tháng Chín, 2007, 04:20:21 pm
14, SA-14 GREMLIN: Đây là loại tên lửa vác vai (MANPDAS) mà Nga gọi là Strela-3 (9K34).

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/strela3a-1.jpg)

 Những thông số chính của tên lửa 9M36:
- Dài: 1,4m.
- Đường kính: 75mm.
- Nặng: 10,3kg (đầu đạn 2,95kg HE).
- Tốc độ tên lửa: 600m/s.
- Tầm bắn: 600-6000m.
- Tầm cao: 6000m.

  Strela-2/2M (SA-7A/B) có một nhược điểm là dùng đầu dò hồng ngoại Sulphua chì (PbS) không làm lạnh, làm việc trong dải sóng 1,7 đến 2,8 micron (vùng bức xạ do các chi tiết nóng ở động cơ phát ra) nên chỉ bắn được khi ống phụt hoặc các nguồn bức xạ nhiệt hướng về phía xạ thủ. Không quân đối phương chỉ việc phóng mồi bẫy nhiệt hoặc che chắn luồng bức xạ nhiệt là SA-7 bị vô hiệu hóa.
  Để khắc phục nhược điểm đó, cuối những năm 60 (TK20), chương trình phát triển tên lửa MANPDAS của LX được chuyển giao từ OKB-134 tại Tushino sang cho Phòng thiết kế công nghiệp chế tạo máy Kolomna (Kolomna KBM). Ở đây, người ta phân việc nghiên cứu sản xuất loại tên lửa mới cho 2 nhóm, một nhóm (ngắn hạn) tìm cách cải tiến SA-7B (Strela-2M), một nhóm (dài hạn) nghiên cứu loại tên lửa mới.
  Giải pháp ngắn hạn cho ra đời mẫu 9M36 Strela-3, Mỹ và Nato gọi là SA-14 Gremlin. SA-14 sử dụng đầu dò hồng ngoại bằng PbS được làm lạnh bằng Nito, hoạt động trong vùng 3,5 đến 6 micron cho phép nó có góc bắn rộng hơn nhiều, cũng như vô hiệu hóa được một số biện pháp đối phó như che chắn luồng khí xả...Ngoài ra, đầu dò của 9M36 còn có một bộ kính lọc hồng ngoại nhằm tránh bị đánh lừa bởi pháo sáng-mồi bẫy. Đầu đạn của Strela-3 nặng gần gấp đôi đầu đạn của Strela-2M nhằm tăng cao khả năng sát thương.
   SA-14 được đưa vào trang bị của quân đội LX năm 1974, tới giữa những năm 80 (TK20) mới được xuất khẩu do lúc đó người Nga đã có hệ thống MANPDAS mới Igla (sản phẩm của nhóm nghiên cứu dài hạn thuộc Koloma KBM). Strela-3 được xuất khẩu cho Iraq, Syria, Nicaragoa...

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/sa-14-img006.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: Triumf trong 17 Tháng Chín, 2007, 01:04:13 pm
SA-15 Gauntlet: Đây là hệ thống tên lửa phòng không tự hành, Nga gọi là TOR-M1

(http://www.hellas.org/military/army/images/torm1-1.jpg)

Những thông số chính:
- Ra mắt lần đầu: 1990
- Khung gầm: đặt trên xe bánh xích GM-569 động cơ V-12, có thể chạy ở tốc độ lớn nhất là 65km/h trên đường bằng có hệ thống phòng hộ NBC, dự trữ hành trình 500km.
- Tên lửa: ký hiệu 9M331 (tầm bắn tối thiểu/tối đa 100/12.000m, tầm cao tối thiểu/tối đa 10/6.000m, dài 2.900mm, đường kính 235mm, nặng 167kg).

9K331 Tor-M1 của Nga được NATO và Mỹ đặt mật danh là SA-15 GAUNTLET (phiên bản dùng cho hải quân có tên SA-N-9) là hệ thống phòng không tầm thấp/trung, không những có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay cánh cố định, trực thăng mà còn có thể bắn hạ các vũ khí có điều khiển và tên lửa hành trình. TOR-M1 được thiết kế như một hệ thống phòng không hoàn toàn tự động có khả năng tự trinh sát, bắt bám và điều khiển, tiêu diệt mục tiêu từ từng xe phóng. Một tiểu đoàn thường được biên chế với 4 xe phóng cùng với 1 xe chỉ huy. Mỗi xe phóng mang được 8 quả tên lửa và có thể phóng thẳng đứng từ trong container. Hệ thống này có thể tự động bắt bám và phóng, điều khiển cùng lúc 2 quả tên lửa vào 1 mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết và trong bất cứ thời gian nào. Tên lửa của TOR-M1 là loại 1 tầng sử dụng nhiên liệu rắn có thể chịu được tới 30g, tốc độ tối đa 850m/s mang đầu đạn nổ văng mảnh trọng lượng 15kg.  
Radar 3D mạch xung có thể cung cấp thông tin 3 chiều, có thể kiểm soát cùng lúc tới 48 mục tiêu, trong đó bám 10 mục tiêu nguy hiểm nhất cung cấp cho kíp điều khiển thông số chính xác trước khi quyết định bắn. Mặc dù tầm trinh sát của radar chỉ là 25km (với mục tiêu có diện tích phản xạ nhỏ nhất là 0,1m2), nhưng TOR-M1 chỉ mất có 5 đến 8 giây để phóng kể từ khi phát hiện mục tiêu. Nó cũng chỉ mất có 3,4 giây để phóng tên lửa khi ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu (dừng tại chỗ) và khoảng 10 giây để dừng xe và phóng. Ngoài hệ thống radar, trong môi trường bị nhiễu nặng, TOR-M1 có thể dùng hệ thống bắt bám tự động bằng TV từ khoảng cách 20km để điều khiển tên lửa mà không cần dùng radar. Kíp chiến đấu tương đối gọn nhẹ với chỉ 3 đến 4 người. Mỗi lần phóng, nó có thể điều khiển cùng lúc nhiều tên lửa nhắm vào tới 2 mục tiêu khác nhau. Trong các lần thử nghiệm, TOR-M1 có xác suất tiêu diện các mục tiêu bay là vũ khí có điều khiển chính xác và tên lửa hành trình lên tới 0,6 đến 0,9 (hay 60-90%). Hiện nay trong trang bị của lực lượng phòng không lục quân Nga có khoảng 100 hệ thống TOR-M1 với nhiều biến thể. Trung Quốc là nước đầu tiên mua TOR-M1 và hiện đã nhận được 50 hệ thống và có thể sẽ mua tiếp 25 hệ thống nữa. Hy Lạp cũng đã mua 31 hệ thống trong các năm 1998 và 2000 với tổng giá trị khoảng 860 triệu USD. Năm 2005, Iran cũng đặt mua 29 hệ thống này với giá khoảng 790 triệu USD, hiện đã chuyển giao xong. Vụ mua bán này khiến Mỹ rất tức giận vì nó tăng cường đáng kể khả năng phòng không của Iran. Nga cũng đã chuyển giao cho Ai Cập 4 hệ thống này vào năm 2005 trong chương trình hiện đại hóa hệ thống phòng không vốn đã khá lạc hậu của nước này. Ngoài ra, Venezuela, Libya và Saudi Arabia cũng đang xúc tiến những hợp đồng nhằm mua TOR-M1. Ước tính, mỗi hệ thống TOR-M1 có giá từ 27,5 đến hơn 30 triệu USD. Ngoài ra, mỗi quả tên lửa 9M331 của TOR-M1 có giá khoảng 150.000 USD.

(http://www.defenseindustrydaily.com/images/ORD_SAM_SA-15_Radar_lg.jpg)
 
(http://vwt.d2g.com:8081/torm1_radar.jpg)

(http://news.xinhuanet.com/mil/2007-01/17/xin_4220104170356703248093.jpg)




Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 17 Tháng Chín, 2007, 07:14:24 pm
16, SA-16 GIMLET: Nga gọi loại này là Igla-1 (9K310). Thực ra loại tên lửa phòng không vác vai này còn ra đời sau SA-18 GROUSE (Igla) tới 3 năm, nó là phiên bản đã được đơn giản hoá, có lẽ do nó là kẻ kế tục của SA-7 và SA-14 nên người Mỹ xếp nó lên trên Igla (9K38) chăng?
 
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/SA-16a.jpg)

 Những thông số chính của tên lửa 9M313:
- Tên lửa dài: 1,7m.
- Nặng: 17kg.
- Tầm bắn: 500-5000m.
- Tầm cao: 10-3500m.
- Tốc độ: 570m/s.
- Đầu đạn: 2kg HE.

Phòng thiết kế Kolomna KBM vừa nghiên cứu cải tiến Strela-2M để cho ra đời Strela-3 (SA-14) vừa tích cực nghiên cứu loại MANPDAS mới. Năm 1983, họ cho ra mắt loại Igla (Mũi kim), sau đó 3 năm là biến thể Igla-1. Igla-1 khác với Igla là nó sử dụng đầu tìm cải tiến hai màu (hồng ngoại và tử ngoại), loại đầu tìm này đủ nhạy để tự dẫn theo bức xạ của thân máy bay, cho phép giảm tối thiểu tác hại của mồi bẫy, pháo sáng.
Là loại tên lửa phòng không vác vai nên SA-16 được thiết kế để có thể tiêu diệt các loại máy bay bay thấp, trực thăng và tên lửa hành trình. Ngoài ra, người ta còn lắp đặt SA-16 lên các phương tiện cơ giới (dùng lẫn bệ của tên lửa chống tăng Shturm-S mà Mỹ gọi là AT-6), máy bay trực thăng Mi-24 (lúc đó nó trở thành loại không đối không).
Trên cơ sở của Igla-1, hiện nay Nga đã có phiên bản Igla-S hiện đại và đa năng hơn.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: Triumf trong 18 Tháng Chín, 2007, 11:14:07 am
17, SA-17 GRIZZLY: Nga gọi hệ thống này là Buk-M1-2

(http://www.metrowagonmash.ru/english/buk_b.jpg)

(http://www.militarypictures.info/d/223-2/Buk-M1.jpg)

Những thông số chính:
1. Đối với mục tiêu bay có diện tích phản xạ cỡ như máy bay F-15:
- Tầm bắn hiệu quả tối thiểu/tối đa: 3/45km
- Tầm cao hiệu quả tối thiểu/tối đa: 0.015/25km
2. Đối với tên lửa đường đạn chiến thuật:
- Tầm bắn hiệu quả: tới 20km
- Tầm cao hiệu quả tối thiểu/tối đa: 2/16km
3. Đối với tên lửa HARM:
- Tầm bắn hiệu quả: tới 20km
- Tầm cao hiệu quả tối thiểu/tối đa: 0.1/15km
4. Đối với tên lửa hành trình phóng từ trên không ALCM:
- Tầm bắn hiệu quả: 30-35km
5. Đối với mục tiêu nổi trên mặt nước cỡ tàu khu trục:
- Tầm bắn hiệu quả tối thiểu/tối đa: 3-25km
6. Đối với các mục tiêu cố định trên mặt đất như máy bay đang đỗ, các bệ phóng và sở chỉ huy cỡ lớn:
- Tầm bắn hiệu quả: 10-15km
Xác suất tiêu diệt mục tiêu với 1 quả tên lửa:
- Đối với máy bay F-15 không cơ động: 0,9-0,95 (hay 90-95%)
- Đối với tên lửa đường đạn chiến thuật: 0,5-0,7 (hay 50-70%)
- Đối với tên lửa HARM: 0,5-0,7 (hay 50-70%)
- Đối với tên lửa hành trình phóng từ trên không ALCM: 0,5-0,7 (hay 50-70%)

Tên lửa 9M317:
- Tổng trọng lượng: 710kg
- Dài: 5,55m
- Đường kính: 0,40m
- Sải cánh: 1,10m
- Đầu đạn tiêu chuẩn: 70kg
- Tầm bắn tối thiểu/tối đa: 3/48km
- Tầm cao tối thiểu/tối đa: 15/25.00m
- Tốc độ tối đa: 4.320km/h

Đây là hệ thống tên lửa phòng không cơ động tự hành được phát triển trên cơ sở hệ thống Buk (SA-11 GADFLY) có thể được trang bị cho lực lượng phòng không/phòng không lục quân và lực lượng bảo vệ bở biển. Nó không những tiêu diệt được các máy bay chiến thuật có khả năng cơ động cao, máy bay chiến lược, trực thăng, tên lửa hành trình mà còn tiêu diệt được cả các loại tàu chiến, các mục tiêu cố định trên mặt đất và tên lửa không đối đất. BUK-M1-2 có khả năng tác chiến trong môi trường bị nhiễu nặng và tránh được hầu hết các loại mồi bẫy. Mỗi hệ thống bao gồm: 1 xe chỉ huy; 1 trạm trinh sát/bắt bám và điều khiển đặt trên xe; 6 xe phóng, mỗi xe mang 4 quả tên lửa sẵn sàng phóng và 4 quả dự trữ; 3 xe tiếp đạn. BUK-M1-2 sử dụng 1 radar trinh sát tầm xa 9S117M1 Kupol-2 Snow Drift, tầm phát hiện 100km; 1 radar bắt bám mục tiêu 9S35M2 Fire Dome hoạt động trong dải sóng H/I tầm hoạt động 120km. BUK-M1-2 có thể cùng lúc kiểm soát 75 mục tiêu, cung cấp các thông số cụ thể về 15 mục tiêu nguy hiểm nhất. Hệ thống này có thể tiêu diệt các mục tiêu bay có tốc độ tối đa 3.600km/h và nó chỉ mất 5 phút để triển khai chiến đấu hoặc rút khỏi trận địa sau khi phóng.

(http://pvo.guns.ru/images/sa11/rvt/buk_m1_2_9m317_sm.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 18 Tháng Chín, 2007, 09:19:04 pm
18, SA-18 Grouse: Nga gọi loại này là Igla 9K38 với tên lửa 9M39.
Để chống lại các loại MANPDAS của LX, lúc này trên các máy bay của Mỹ, Nato đã dùng những hệ thống gây nhiễu hồng ngoại kiểu như: AN/ALQ-144 Hot Brick, Strela-3 không đủ sức để thắng những hệ thống tương tự. Chính vì vậy mà Igla (SA-18 Grouse) đã ra đời, so sánh 9K38 với 9K36 thì có khá nhiều chi tiết giống nhau, ví dụ như chúng cùng dùng loại pin nhiệt/bình ga (khí nito). Tuy nhiên, tên lửa 9M39 thì lại có thiết kế hoàn toàn mới với tầm bắn và vận tốc tăng đáng kể. Đầu tìm mới có khả năng chống được thiết bị gây nhiễu quang điện tử kiểu Hot Brick, có khả năng công kích theo mọi hướng. Loại đầu tìm này về công nghệ tương tự loại AN/DAW-1B trên tên lửa MIM-72C Chaparal của Mỹ.
Phiên bản Hải quân của Igla là SA-N-10 Igla-M. 
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/SA-18.jpg)


Những thông số chính:
- Dài: 1,7m.
- Đường kính: 0,72m.
- Nặng: 11kg.
- Đầu đạn: 2kg HE
- Tốc độ: 600m/s.
- Tầm bắn: max 5200m.
- Tầm cao: max 3500m.
Loại Igla hiện nay có khá nhiều biến thể như: Igla-D dùng cho lực lượng đổ bộ đường không, nó chỉ dài có 1,1m do có thể tháo rời thành hai phần. Igla-N dùng đầu đạn nặng hơn (4,2kg) nhằm tăng khả năng sát thương nhưng lại làm giảm tính năng khí động, tốc độ giảm 5%.
Mới nhất hiện nay là loại Igla-S hay còn gọi là Super Igla, các thông số về nó còn tương đối ít, chỉ biết nó sử dụng đầu tự dẫn bằng laser.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: Triumf trong 19 Tháng Chín, 2007, 11:03:50 am
19a, SA-19 GRISON: Nga gọi là 2S-6M Tunguska với tên lửa 9M111

(http://www.bf2online.com/modules/wfsection/images/article/tunguska1.jpg)

Những thông số chính:
- Khung gầm: xe xích GM-352M (tương tự như của SA-11 GADFLY hay ZSU-23-4)
- Kíp điều khiển: 3 người
- Vũ khí: 8 quả tên lửa 9M111, 2 súng máy 2A72 cỡ nòng 30 mm
- Tên lửa:
+ Tốc độ tối đa: 1,100 m/sec
+ Trọng lượng (bao gồm cả ống phóng): 90kg
+ Đường kính ống phóng 170mm
+ Chiều dài ống phóng: 3,2m
+ Trọng lượng đầu đạn: 16kg
- Súng máy:
+ Cỡ nòng: 30mm
+ Tốc độ bắn: 700 phát/phút
+ Sơ tốc đầu nòng: 960m/s
+ Trọng lượng: 0,97kg/viên
+ Cơ số đạn:750 viên
- Radar 
+ Tầm phát hiện đối với mục tiêu có diện tích phản xạ 2-3 cm2: ít nhất 30km
+ Bám mục tiêu: từ tầm ít nhất 24km
- Bán kính tiêu diệt đối với tên lửa:
+ Tầm xa tối thiểu/tối đa: 1.000/12.000m
+ Tầm cao tối thiểu/tối đa: 5/8.000m
- Bán kính tiêu diệt đối với súng máy phòng không:
+ Tầm xa tối thiểu/tối đa: 0,2/4.000m
+ Tầm cao tối thiểu/tối đa: 0/3.000m
- Số mục tiêu bám và tiêu diệt tự động: 2
- Số mục tiêu kiểm soát trong 1 phút: 10-12
- Thời gian phản ứng 5-6 giây.



Đây là hệ thống pháo/tên lửa phòng không tự hành cơ động của Nga được đua vào trang bị từ năm 1986. Tunguska có thể tiêu diệt được các mục tiêu bay có tốc độ tối đa 500m/s ở độ cao từ 15 đến 3.500m và ở tầm xa từ 2.400 đến 8.000m. Tên lửa 9M111 mang đầu đạn văng mảnh nổ tương đối chính xác khi cách mục tiêu khoảng 5m. Các nhà thiết kế cho rằng hệ thống này có xác suất tiêu diệt mục tiêu đối với 1 phát bắn là 0,65 (hay 65%). Thời gian phản ứng của Tunguska là từ 5 đến 12 giây. Mặc dù có khả năng cơ động cao, nhưng Tunguska không thể bắn khi đang chạy. Nó buộc phải dừng xe để tránh cho tên lửa khỏi bị ảnh hưởng khi rời ống phóng. Tên lửa 9M111 có tốc độ tối đa khoảng 1.100m/s (Mach 3). Tên lửa chỉ hoạt động được ban ngày với tầm nhìn tốt vì mục tiêu cần được bám sát bởi hệ thống quang học trong suốt quá trình điều khiển đạn. Hệ thống điều khiển hỏa lực của Tunguska bao gồm:
- Radar trinh sát 1RL144 hoạt động ở dải sóng E với tầm trinh sát tối đa 20km. Nó xoay với tốc độ 1 vòng/giây, cung cấp thông tin cập nhật nhanh chóng về mục tiêu.
- Radar bám mục tiêu 1RL144M hoạt động ở dải sóng J với tầm tối đa 18km.
- Hệ thống IFF 1RL138 hoạt động ở dải sóng C và D.
- Hệ thống quang học trực xạ Direct-view Optics (DVO).
- Máy tính điều khiển hỏa lực.

Hiện nay Tuguska 2S-6M đang có trong trang bị của các nước:  Belarus, India, Morocco, Russia, Ukraine. Căn cứ vào hợp đồng mà Ấn Độ (400 triệu USD cho 24 hệ thống) và Morocco (100 triệu USD cho 6 hệ thống) thì 2S6M Tunguska-M1 có giá khoảng 16,67 triệu USD/hệ thống.

(http://pds1.egloos.com/pds/2/200605/21/99/10003099_16292622.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 19 Tháng Chín, 2007, 05:03:15 pm
Hừm, Tunguska sao lại là: Khung gầm: Ural-53234 8 x 8 truck hử? Chú có nhầm với Pantsyr không đới? Cả hai cái này ông Mỹ đều gọi là SA-19 ráo!


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: Triumf trong 20 Tháng Chín, 2007, 11:44:10 am
Hừm, Tunguska sao lại là: Khung gầm: Ural-53234 8 x 8 truck hử? Chú có nhầm với Pantsyr không đới? Cả hai cái này ông Mỹ đều gọi là SA-19 ráo!
Xin lỗi các pác em nhầm. Mong các pác bỏ quá cho. Em đã sửa lại rồi đới. Mong các Mod kéo dài thời gian sửa chữa thêm nữa (khoảng 1 tuần gì đó). Vì là thông tin sơ khai, viết vội nên cần biên tập và chỉnh sửa lại nhiều. Thanks!


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 26 Tháng Chín, 2007, 07:04:51 pm
19b, Pantsyr S-1: Pantsyr S-1 là hệ thống tên lửa phòng không kết hợp pháo phòng không cơ động được cải tiến từ 2S6 Tunguska. Nó mang được tới 12 tên lửa 57E6 với 2 pháo 2A72 cỡ nòng 30mm.
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/pantsyr-gun-fire.jpg)
 Những thông số chính:
- Xe cơ sở: Ural 5323 4 bánh chủ động.
- Tổ lái: 3 người cả xạ thủ.
- Pháo: 2A72 30mm, tốc độ bắn 700 phát/phút với cơ số 7500 viên.
- Tên lửa: 57E6 nặng 65kg, tốc độ 1100m/phút, tầm bắn 1-12km.

Radar của Pantsyr S-1 sử dụng loại 2 band sóng cm và mm, có thể dò tìm mục tiêu từ khoảng cách 30km và theo dõi mục tiêu từ khoảng 24km với những mục tiêu có độ phản xạ hiệu dụng khoảng 2-3 cm vuông. Pantsyr S-1 có thể cùng lúc tiêu diệt 2 mục tiêu bởi tính năng của tên lửa có đầu dò tìm hồng ngoại và chủ động hoàn toàn. Theo nhà sản xuất thì nó có thể bám bắt và giao chiến với đồng thời 12 mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười, 2007, 07:58:17 pm
20, SA-20 Growler: Nga gọi loại này là S-400 Triumf

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/20-005_S-400.jpg)

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 thuộc thế hệ vũ khí phòng thủ tên lửa đường đạn và phòng không thế hệ 4+ do tập đoàn Almaz-Antey AD Concern phát triển. Hệ thống S-400 đã tích hợp những công nghệ mới nhất và khác về cơ bản so với tất cả các hệ thống phòng không thế hệ trước đó.
Hệ thống S-400 có tầm bắn lớn hơn, trần giao chiến cao hơn, tốc độ bắn cao hơn và khả năng chống nhiễu tốt hơn.
 Những thông số chính:
- Xe chuyên chở kiêm bệ phóng: Maz 7910, 8x8.
- Loại tên lửa: 9M96E hoặc 9M96E2 và 9M82/83M.
- Tầm bắn: 120 - 400km.
Hệ thống xe phóng của S-400 vẫn dùng loại Maz 7910 8x8 của hệ thống S-300PMU-1 và S-300PMU-2 Favorit. Tên lửa tầm trung 9M96E và tầm xa 9M96E2 là hai loại tên lửa hoàn toàn mới, loại 9M96E2 có tầm bắn lên tới 400km có thể coi là khắc tinh của các loại máy bay AWACS. Tuy nhiên, các loại tên lửa 48N6E của S-300PMU-1 và 48N6E2 của S-300PMU-2 cũng vẫn có thể sử dụng cho S-400, việc này nâng cao khả năng linh hoạt trong tác chiến cũng như bảo đảm tác chiến cho S-400.
Một hệ thống S-400 gồm 1 xe chỉ huy và điều khiển trung tâm, được trang bị radar mạng pha nhiều chế độ và 8 xe phóng. Mỗi xe phóng có thể mang 4 ống phóng tiêu chuẩn 9M96E/E2 hoặc 48N6E/E2, cũng có thể mang ống phóng của cả 2 loại tên lửa trên. Ở giai đoạn đầu và giai đoạn giữa tên lửa được dẫn bằng bằng thiết bị hiệu chỉnh, chỉ huy vô tuyến, ở giai đoạn cuối có thể lựa chọn chế độ dẫn phù hợp cho mỗi tên lửa và với mỗi mục tiêu.
Hệ thống S-400 bắt đầu được thử nghiệm năm 1999, hoàn thiện vào năm 2000 tại căn cứ Kasputin Yar. Nó bắt đầu được triển khai vào cuối năm 2001. Tháng 7/2007 đã có 2 tiểu đoàn S-400 bắt đầu trực chiến, người Nga dự định sẽ trang bị đồng loạt S-400 cho hơn 30 trung đoàn phòng không yếu địa hiện đang dùng S-300. Hệ thống S-400 được Putin cho phép xuất khẩu, nó đang được một số quốc gia như Arab Saudi và Trung Quốc quan tâm. Tất nhiên, S-400E (phiên bản xuất khẩu) sẽ có những tính năng hạn chế hơn so với loại được trang bị cho quân đội Nga.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: Triumf trong 30 Tháng Mười, 2007, 01:11:28 pm
Ới bác Đoành ơi là bác Đoành!!! Hệ thống S-400 Triumf bây giờ không còn mang tên SA-20 Gargoyle (do NATO đặt) nữa mà SA-20 đã được dành cho S-300PMU2 mà Khựa mua 8 hệ thống đấy. S-400 bây giờ được Mỹ và NATO đổi tên thành SA-21 Growler.



Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 30 Tháng Mười, 2007, 05:23:34 pm
Phải rồi, nhưng nếu thế thì phải đổi tên cả loạt, ví dụ như cái Pantsyr-S1 ở trên trước nó gọi là SA-19 giờ thì lại gọi là SA-22 nên anh...lười!:=))
Chú chịu khó chỉnh đi vậy!


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: songoku trong 23 Tháng Ba, 2008, 06:03:09 pm
A87 này là SA-16 GIMLET: Nga gọi loại này là Igla-1 (9K310) hay SA-18 Grouse: Nga gọi loại này là Igla 9K38 với tên lửa 9M39

(http://img211.imageshack.us/img211/2603/a87jq4.jpg)


 ??? ??? ???


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 15 Tháng Tám, 2008, 09:42:09 pm
A87 này là SA-16 GIMLET: Nga gọi loại này là Igla-1 (9K310) hay SA-18 Grouse: Nga gọi loại này là Igla 9K38 với tên lửa 9M39
-------------------------------------------------
 Hờ...hờ, lâu không để ý cái topic này, để bạn songoku thắc mắc mãi! ;D

Trả lời: Cả hai đều sai! ;D Cái A87 này là Igla-1M ;D


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: Triumf trong 16 Tháng Tám, 2008, 04:37:04 pm
A87 này là SA-16 GIMLET: Nga gọi loại này là Igla-1 (9K310) hay SA-18 Grouse: Nga gọi loại này là Igla 9K38 với tên lửa 9M39
-------------------------------------------------
 Hờ...hờ, lâu không để ý cái topic này, để bạn songoku thắc mắc mãi! ;D

Trả lời: Cả hai đều sai! ;D Cái A87 này là Igla-1M ;D
Bác Đoành cho em hỏi là cái A-87 này tương đương với SA-16 hay SA-18? Em tra mãi mà không biết nó là loại nào? Đây có phải là loại mình mua bản quyền sản xuất không hay là nhập trọn bộ? Bác có "tí" thông tin gì về vụ NC mua giấy phép sản xuất không, mình đã được chuyển giao blue print (tài liệu kỹ thuật?) và triển khai sản xuất chưa (từ năm nào)?


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 16 Tháng Tám, 2008, 06:55:41 pm
Bác Đoành cho em hỏi là cái A-87 này tương đương với SA-16 hay SA-18?
------------------------------------------
 Hờ...hờ, chú trích dẫn bài anh mà không đọc à?

 Còn cái lai-sần kia thì về loại sau, loại không có số 1 cơ!


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: cob_hc trong 22 Tháng Tám, 2008, 05:36:03 pm
tiếp đi các bác, đang hay mà


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 22 Tháng Tám, 2008, 06:02:03 pm
tiếp đi các bác, đang hay mà
---------------------------------------------
 Công nhận đang hay thật, mỗi tội Nga chưa cho ra đời SAM S-450 hay S-500 nên chưa có gì để viết! ;D


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: trucdang trong 31 Tháng Tám, 2008, 10:38:33 pm
Ta gọi theo đúng chuyên gia Liên Xô gọi, (gần đây có quyển "Chiến tranh Việt Nam là thế đó!" cũng gọi) là CA-75, CA-75M. Ở đây không có Font chữ Slave để tôi viết nguyên văn, phiên âm là Đờ-vi na, tên một con sông. Thế còn kiểu "4 bút chì" mà về sau Cuộc tập kích Tháng Chạp 1972 thì gọi là Pê-trôi-ra, tên một con sông. Còn cả loại tên lửa Vôn-ga nữa ... Người Nga thật là thơ mộng, giống như "Sông Đông êm đềm"... 


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: OldBuff trong 01 Tháng Chín, 2008, 12:28:42 pm
Ta gọi theo đúng chuyên gia Liên Xô gọi, (gần đây có quyển "Chiến tranh Việt Nam là thế đó!" cũng gọi) là CA-75, CA-75M. Ở đây không có Font chữ Slave để tôi viết nguyên văn, phiên âm là Đờ-vi na, tên một con sông. Thế còn kiểu "4 bút chì" mà về sau Cuộc tập kích Tháng Chạp 1972 thì gọi là Pê-trôi-ra, tên một con sông. Còn cả loại tên lửa Vôn-ga nữa ... Người Nga thật là thơ mộng, giống như "Sông Đông êm đềm"... 

Liên Xô gọi SAM-2 là Tổ hợp tên lửa phòng không S-75/зенитный ракетный комплекс С-75 (trong đó C là viết tắt của Системa). Tên viết tắt của tổ hợp tên lửa này là ЗРК С-75 (ZRK S-75). NATO có mã quy ước cho các vũ khí của Liên Xô, ví dụ như SA-1/Surface-to-Air 1 (nghĩa tiếng Việt là (Tổ hợp tên lửa) đất đối không số 1) dùng để chỉ Tổ hợp tên lửa phòng không S-25, SA-2 dùng để chỉ loại S-75, v.v. Cùng chuyển ngữ là S nhưng S trong SA khác nghĩa với S trong S25/75.

SAM 2 là cách gọi của Việt Nam trước đây cho Tổ hợp tên lửa phòng không SA-75M/зенитный ракетный комплекс СA-75M. Đây là tổ hợp tên lửa nâng cấp bắn tầm cao sử dụng đạn V-750V(В-750В)/11ĐU-11ĐM(11ДУ - 11ДМ) so với loại đạn V-750/1Đ từng được LXô sử dụng để bắn hạ U2 năm 1960. Thực chất CA-75 hay CA-75M là các tổ hợp tên lửa phòng không thời đầu của SAM 2 trang bị cho các lực lượng phòng không quân khu của LXô và sau này chuyên dùng xuất khẩu/viện trợ. Giữa thập niên 1960, LXô thay CA-75/75M Двина (Đờ-vi-na) bằng phiên bản xịn dùng cho trong nước là C-75 Десна (Đét-xờ-na) và viện trợ các tổ hợp tên lửa CA-75M đời cũ chưa qua sử dụng cho Việt Nam. Ở Việt Nam, tên gọi SAM 2 sau này còn được dùng cho cả tổ hợp tên lửa phòng không С-75 "Волга-М" (Von-ga cải tiến) sử dụng đạn V-755 (В-755)/20Đ(20Д).

Còn về loại "4 bút chì" C-125M Печора M (Pê-trô-ra cải tiến) chỉ xuất hiện ở VN từ sau năm 1978. Trước đó (1972) ta mới chỉ có loại "2 bút chì" là C-125 Печора (Pê-trô-ra) với tên cúng cơm xịn của LXô là Нева (Nê-va). Cả 2 loại này đều gọi là SAM 3.

Các dòng tên lửa phòng không của nhà dùng thì LXô chọn những dòng sông lớn để đặt cho, còn phiên bản xuất khẩu/viện trợ thì là những con kênh nhỏ dù chúng cũng là sông.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: Triumf trong 11 Tháng Chín, 2008, 11:55:23 am
Cũng là phòng không, đề nghị các bác giới thiệu thêm một chút về các loại radar đi kèm với các hệ thống tên lửa phòng không và các loại radar khác phục vụ tác chiến phòng không. Đề nghị bác OldBuff chủ trì vụ này đi ạ. Theo em thì ta giới thiệu tiếp luôn trong topic này cũng hợp lý.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: OldBuff trong 11 Tháng Chín, 2008, 03:43:27 pm
Cũng là phòng không, đề nghị các bác giới thiệu thêm một chút về các loại radar đi kèm với các hệ thống tên lửa phòng không và các loại radar khác phục vụ tác chiến phòng không. Đề nghị bác OldBuff chủ trì vụ này đi ạ. Theo em thì ta giới thiệu tiếp luôn trong topic này cũng hợp lý.

Ờ! Hôm trước tớ định lập một chủ đề bên "Cây giáo..." nhưng bận nên chưa làm được. Đưa vào đây cũng hay nhưng chờ tớ rảnh thêm mấy hôm nữa nha! Đúng là vũ khí phòng không phải được xem như một hệ thống các khí tài và phương tiện phục vụ tác chiến thì mới mang nghĩa đầy đủ.


Tiêu đề: Các hệ thống tên lửa phòng không của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: OldBuff trong 14 Tháng Chín, 2008, 06:15:58 pm
Trước khi đi vào các bài chi tiết, Buff tôi xin làm rõ một số thuật ngữ được sử dụng khi nói về các hệ thống tên lửa phòng không của Liên Xô và LB Nga (phần này được tách từ Topic Thuật ngữ quân sự các nước nhằm phục vụ tính liên tục của chủ đề).

Зенитная система/Hệ thống phòng không
Hệ thống phòng không là phức hợp các hệ thống vũ khí phòng không cụ thể dùng phòng thủ một khu vực địa lý nhất định.

ЗРК - Зенитный ракетный комплекс/Tổ hợp tên lửa phòng không
Trong thuật ngữ chuyên ngành phòng không Liên Xô và Nga, tổ hợp tên lửa phòng không (ZRC) là tập hợp cần thiết ở mức tối thiểu các đơn vị vũ khí và đơn vị khí tài đảm bảo tính năng kỹ chiến thuật một cách độc lập và đồng bộ của tổ hợp vũ khí nhằm hoàn thành nhiệm vụ tác chiến phòng không được giao. Một ZRC bao gồm một hoặc vài bệ phóng cùng đạn tên lửa, khí tài trinh sát phát hiện, bắt bám và điều khiển tác xạ mục tiêu, khí tài chỉ huy tác chiến, liên lạc, thiết bị cấp nguồn và phương tiện chuyên chở vũ khí, khí tài tương ứng.

ЗРС - Зенитная ракетная система/Hệ thống tên lửa phòng không
Hệ thống tên lửa phòng không (ZRS) là một tập hợp gồm một hoặc vài ZRC cùng loại cùng với các khí tài nâng cao, tăng cường tính năng kỹ chiến thuật và trang thiết bị phục vụ hậu cần đảm bảo cho các ZRC trong tập hợp hoàn thành nhiệm vụ tác chiến phòng không được giao. Một ZRS bao gồm ZRC, khí tài cảnh giới, khí tài huấn luyện, trang thiết bị sửa chữa, bảo trì kĩ thuật, thiết bị thông tin và truyền dữ liệu giữa ZRC và trung tâm chỉ huy, hệ thống chỉ huy khí tài đồng bộ, dây chuyền sản xuất và lưu trữ đạn tên lửa, phương tiện vận chuyển vũ khí, khí tài tương ứng.

Như vậy, dù cùng chỉ một loại tên lửa phòng không và đôi khi thuật ngữ ZRC và ZRS được sử dụng thay thế nhau, nhưng nội hàm của hai thuật ngữ này không trùng nhau. Thuật ngữ ZRC (mặt kĩ thuật) chỉ sử dụng tương ứng với cấp phân đội (mặt biên chế/tổ chức) như tiểu đoàn hoả lực hay khẩu đội tên lửa phòng không, trong khi ZRS sử dụng tương ứng với cấp trung đoàn phòng không trở lên.

Батарея/Khẩu đội hoả lực
Trong thuật ngữ tên lửa phòng không, khẩu đội hoả lực tương ứng với cấp đại đội. Cấp khẩu đội hoả lực chỉ dùng cho các phân đội tên lửa phòng không hoạt động độc lập, cơ động tương ứng với một ZRC. Trong các phân đội tên lửa phòng không hiện đại, biên chế đại đội chuyên ngành thay thế cho thuật ngữ khẩu đội hoả lực, ví dụ: đại đội bệ, đại đội đạn tên lửa, v.v.


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25
Gửi bởi: OldBuff trong 14 Tháng Chín, 2008, 10:51:25 pm
Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut

S-25 là hệ thống tên lửa phòng không thế hệ đầu tiên của Liên Xô, được thiết kế và triển khai để bảo vệ mục tiêu chính trị kinh tế quan trọng hàng đầu của đất nước là thủ đô Mát-xcơ-va. Hệ thống-25 được thiết kế từ năm 1950 và triển khai trực chiến từ năm 1956 tới năm 1994. Từ năm 1994, Hệ thống-300 thay thế Hệ thống-25 trong vai trò bảo vệ không phận thủ đô Mát-xcơ-va.    

Các mốc sự kiện cho quá trình hình thành Hệ thống-25
(http://www.c25.ru/img_b/86.jpg)

Theo thiết kế, Hệ thống-25 tạo thành vành đai phòng không có bán kính 145 km tính từ Quảng trường Đỏ, tầm cao 35 km trên bầu trời thành phố Mát-xcơ-va và đủ khả năng tấn công đồng thời 1.000 máy bay ném bom của đối phương xâm phạm vào khu vực mục tiêu bảo vệ.

1.   Lịch sử ra đời hệ thống S-25 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=228.msg43019#msg43019)
2.   Biên chế tổ chức hệ thống S-25 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=228.msg43021#msg43021)
3.   Cấu tạo kĩ thuật hệ thống S-25
4.   Nguyên lý vận hành hệ thống S-25
5.   Quá trình thiết kế, thử nghiệm
6.   Cải tiến, phát triển
7.   Triển khai


Một trận địa S-25 trực chiến
(http://pvo.guns.ru/images/sa01/nb/Poziciya_01.jpg)




Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 14 Tháng Chín, 2008, 11:03:16 pm
Lịch sử ra đời hệ thống S-25

Giai đoạn cuối Thế chiến II, hệ thống phòng không Liên Xô chủ yếu dựa vào lực lượng máy bay khu trục khu vực và hệ thống pháo cao xạ nhiều tầng để ngăn chặn các đợt tấn công đường không của đối phương. Năng lực tác chiến phòng không nhằm phát hiện và chống không kích tầm xa của đối phương vào các mục tiêu cần bảo vệ hầu như chưa được phát triển ngoài phương pháp truyền thống là quan sát/xạ kích ngắm quang học vào ban ngày và đèn chiếu ban đêm. So với Đức Quốc xã, năng lực phòng không của Liên Xô tương đối lạc hậu về mặt kỹ thuật và trang bị.

Sau khi Thế chiến II kết thúc, vấn đề lạc hậu về năng lực phòng không của Liên Xô trở nên nghiêm trọng khi đối phương phát động “Chiến tranh lạnh” có sở hữu vũ khí nguyên tử, đồng thời phát triển các loại máy bay ném bom chiến lược và tấn công chiến thuật tầm cao, bay nhanh, khả năng cơ động tốt nhờ sử dụng động cơ phản lực và trang bị khí tài hàng không mới. Nhà nước Xô-viết nhận thấy Liên Xô nói chung và thủ đô Mát-xcơ-va nói riêng luôn là mục tiêu uy hiếp của vũ khí tấn công nguyên tử đường không của Mỹ và nhóm đồng minh mới.

S-25 tham dự duyệt binh cùng các tên lửa phòng không thế hệ sau
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S25S75S125A35.jpg)

Để ngăn chặn nguy cơ bị tấn công nguyên tử, Liên-xô bên cạnh việc nhanh chóng tiếp thu và kết hợp công nghệ vũ khí, khí tài phòng không thu được của Đức Quốc xã với kỹ thuật phòng không đang được phát triển trong nước, còn đặt ra nhiệm vụ nâng cao năng lực và hiện đại hóa lực lượng phòng không với các trang bị vũ khí và kỹ chiến thuật tác chiến phòng không mới. Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến lược mới này, ngày 9/8/1950, Hội đồng bộ trưởng Liên Xô đã ban hành nghị định về việc tổ chức và xây dựng hệ thống tên lửa phòng không toàn quốc nói chung, hệ thống tên lửa phòng không thủ đô nói riêng. Kể từ thời điểm này, bên cạnh Binh chủng pháo cao xạ, Binh chủng vô tuyến kỹ thuật (ra-đa) và Binh chủng tiêm kích phòng không, lực lượng phòng không Liên Xô đã có thêm một binh chủng kỹ thuật hoàn toàn mới. Sự xuất hiện của Binh chủng tên lửa phòng không tạo tiền đề cho việc phát triển và triển khai hệ thống tên lửa phòng không chiến lược S-25 bảo vệ thủ đô Mát-xcơ-va.


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 14 Tháng Chín, 2008, 11:27:36 pm
Biên chế tổ chức hệ thống S-25

Hệ thống S-25 Mát-xcơ-va bao gồm 2 vành đai phòng thủ khép kín và 4 phân khu phòng không. Vành đai phòng thủ thứ nhất (vòng trong) có bán kính hướng tâm từ 45 km tới 50 km tính từ Quảng trường đỏ, vành đai phòng thủ thứ 2 (vòng ngoài) có bán kính hướng tâm từ 90 km tới 100 km. Trên hai vành đai phòng thủ khép kín này có tổng số 56 trận địa tên lửa, gồm 22 trận địa vòng trong và 34 trận địa vòng ngoài, mỗi trận địa tên lửa được bố trí cách nhau từ 15 km tới 20 km.  Để phục vụ công tác hậu cần, kỹ thuật của các trận địa tên lửa, Liên Xô cho xây dựng hai tuyến đường vành đai bê-tông, đồng thời bố trí quanh tuyến vành đai vòng trong 6 căn cứ vũ khí chuyên sản xuất và bảo quản đạn tên lửa. Các phân khu phòng không của hệ thống S-25 gồm: phân khu Bắc, phân khu Đông, phân khu Nam, phân khu Tây, trong đó phân khu Bắc và Tây mỗi phân khu có 9 trận địa tên lửa vòng ngoài và 6 trận địa tên lửa vòng trong, phân khu Đông và Nam mỗi phân khu có 8 trận địa tên lửa vòng ngoài và 5 trận địa tên lửa vòng trong. Ngoài các trận địa hỏa lực, mỗi phân khu phòng không còn quản lý 2 trạm ra-đa cảnh giới tầm xa gồm một trạm ngoại vi cách trung tâm thành phố 200 km, một trạm trung tâm cách trung tâm thành phố 25 km.

Đạn tên lửa V-300 và đài điều khiển B-200 của Hệ thống S-25
(http://pvo.guns.ru/images/sa01/01-007p.JPG)

Hệ thống S-25 do Tập đoàn phòng không đặc nhiệm số 1 quản lý, mỗi phân khu phòng không do 1 Quân đoàn phòng không trực tiếp phụ trách. Các đơn vị cấp dưới của các quân đoàn phòng không gồm: các trung đoàn hỏa lực (mỗi trung đoàn là 1 trận địa tên lửa), 01 lữ đoàn kỹ thuật, 01 lữ đoàn ra-đa, 01 lữ đoàn thông tin và các đơn vị chuyên môn cấp trung đoàn và lữ đoàn khác. Hệ thống căn cứ vũ khí có biên chế cấp lữ đoàn và trực thuộc quản lý của Tập đoàn phòng không đặc nhiệm số 1.


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 15 Tháng Chín, 2008, 08:40:59 am
Đạn tên lửa V-300 của S-25 rời bệ phóng
(http://pvo.guns.ru/images/sa01/nb/Pusk_01.jpg)


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 15 Tháng Chín, 2008, 11:13:05 am
Đường vành đai khép kín số A107 và A108 quanh thủ đô Mát-xcơ-va là nơi bố trí các đơn vị hoả lực của Hệ thống-25

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/PVOring.jpg)


Sơ đồ bố trí các trận địa tên lửa phòng không trên tuyến vành đai A107-A108 "Кольцо ПВО"

(http://www.globalsecurity.org/wmd/world/russia/images/moscow-sam.gif)


Một đoạn của Кольцо ПВО
(http://www.c25.ru/gal_s/119.jpg)

Không ảnh một trận địa của Hệ thống-25 tương ứng với 1 trung đoàn hoả lực gồm: Bãi phóng/Стартовых позиций, Khu chỉ huy sở và doanh trại/Комплекса жилых и административных зданий, Tổ hợp đài điều khiển/Комплекса Центрального Радара наведения (ЦРН) kết nối với đường vành đai phòng không
(http://www.c25.ru/img_b/81.jpg)


Tiêu đề: Re: Các hệ thống tên lửa phòng không của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Chín, 2008, 02:26:23 pm


Батарея/Khẩu đội hoả lực
Trong thuật ngữ tên lửa phòng không, khẩu đội hoả lực tương ứng với cấp đại đội. Cấp khẩu đội hoả lực chỉ dùng cho các phân đội tên lửa phòng không hoạt động độc lập, cơ động tương ứng với một ZRC. Trong các phân đội tên lửa phòng không hiện đại, biên chế đại đội chuyên ngành thay thế cho thuật ngữ khẩu đội hoả lực, ví dụ: đại đội bệ, đại đội đạn tên lửa, v.v.
Thằng em thấy cái từ Батарея này dịch được nhiều nghĩa lắm, khẩu đội là chính xác rồi, ngoài ra, nó còn có ý nghĩa là tiểu đoàn bộ binh, hay đến cấp tiểu đoàn đối với các lực lượng tên lửa với pháo binh.
  Hồi nhà mình mua chuồn chuồn chúa, trên trang của bọn Nga nó cũng gọi là Батарея. ???


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 19 Tháng Chín, 2008, 11:06:54 pm
Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25

S-25 là một hệ thống phòng không phức hợp gồm các tổng thể các khí tài phục vụ chỉ huy và tác chiến, vũ khí, phương tiện kĩ thuật hậu cần thuộc những tiểu hệ thống sau:

- Tiểu hệ thống trinh sát phòng không gồm mạng lưới các trạm ra-đa cảnh giới và trạm quan trắc cung cấp tình báo phòng không.

- Tiểu hệ thống các đơn vị hỏa lực vận hành các tổ hợp tên lửa phòng không.

- Tiểu hệ thống chỉ huy tác chiến phòng không.

- Tiểu hệ thống hậu cần kĩ thuật đảm bảo tác chiến phòng không.


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 19 Tháng Chín, 2008, 11:16:59 pm
Hệ thống trinh sát phòng không S-25

Phục vụ tình báo phòng không cho bộ chỉ huy phòng không Tập đoàn phòng không chuyên nhiệm số 1, các quân đoàn phòng không phân khu và các trung đoàn hỏa lực là hệ thống tổng trạm ra-đa, các trạm ra-đa và các trạm quan sát mắt. Trang bị kỹ thuật của mạng trinh sát phòng không S-25 gồm:

- Tổ hợp ra-đa cảnh giới không phận Pamir
- Tổ hợp ra-đa cảnh giới không phận P-70
- Ra-đa chuyên nhiệm hệ thống S-25 A-100
- Ra-đa cảnh giới P-14
- Ra-đa cảnh giới P-12/18
- Ra-đa đo cao PRV-9/11/13
- Máy đo xa ZĐN
- Kính chỉ huy phòng không TZK

Tổ hợp ra-đa cảnh giới không phận Pamir và P-70 thuộc các lữ đoàn vô tuyến kỹ thuật độc lập thuộc Bộ quốc phòng, cung cấp tình báo phòng không, không gian và hỗ trợ dẫn đường cho các quân binh chủng không quân, phòng không, phòng thủ tên lửa, vũ trụ và tên lửa chiến lược của Liên Xô. Tình báo phòng không từ các tổ hợp ra-đa Pamir và P-70 được phát trên mạng tình báo quốc gia K1 và được tổng trạm ra-đa của Tập đoàn phòng không chuyên nhiệm số 1 sử dụng làm tình báo sớm và hỗ trợ kiểm chứng tình báo phòng không nội mạng.

Tổ hợp ra-đa cảnh giới không phận Pamir
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/Pamir.jpg)

Ra-đa chuyên nhiệm hệ thống S-25 (đài nhìn vòng A-100), ra-đa cảnh giới P-14 (đài nhìn vòng Лена hoặc Оборона-14), ra-đa cảnh giới P-12/18 (đài nhìn vòng Енисей và Терек), ra-đa PRV-9/11/13 (đài đo cao Наклон-2, Вершина) là trang bị kỹ thuật thuộc các tiểu đoàn ra-đa (trạm) tiền duyên và trung tâm của các lữ đoàn ra-đa mỗi phân khu. Các đài P-14, P-12/18 hoạt động theo mạng trực cảnh giới thường xuyên, trong khi đài A-100, đài PRV-9/11/13 chỉ hoạt động khi chuyển cấp hoặc phiên tăng cường. Tình báo phòng không thu được từ các đài cảnh giới nêu trên được chuyển về tổng trạm ra-đa và bộ tư lệnh các quân đoàn phòng không phân khu, riêng tình báo đài A-100 còn được kết nối trực tiếp tới các đài điều khiển B-200 của các trung đoàn hỏa lực thuộc phân khu tương ứng.

Đài nhìn vòng chuyên nhiệm A100
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/RLSA-100PostS-25.jpg)

Máy đo xa ZĐN và kính chỉ huy phòng không TZK là trang bị của các trạm quan sát mắt cấp đại đội thuộc tiểu đoàn trinh sát của các quân đoàn phòng không phân khu. Tình báo thu được từ các trạm quan sát mắt được chuyển trực tiếp tới BTL quân đoàn phòng không phân khu.

Trạm quan sát mắt phòng không
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/trinhsat.jpg)

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/TZK.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: TQNam trong 20 Tháng Chín, 2008, 08:13:41 am
"Trạm quan sát mắt phòng không": không hiểu được, nghĩa là gi? Hình như viết sai ngữ pháp tiếng Việt.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: Triumf trong 20 Tháng Chín, 2008, 08:27:58 am
"Trạm quan sát mắt phòng không": không hiểu được, nghĩa là gi? Hình như viết sai ngữ pháp tiếng Việt.
Hoàn toàn đúng ngữ pháp tiếng Việt đấy cứ bác. Dẫn lời ông Nguyễn Văn Cường nguyên là Trưởng ban Trinh sát của Đoàn B61 (Quân chủng PKKQ):

"Các trạm quan sát mắt có tính chất chiến thuật, chiến dịch quan trọng khi nó được tổ chức thành một trung đội quan sát từng hướng để thu và phát hiện máy bay từ biên giới và ngoài biển Đông bay vào.

Ưu điểm của các vọng quan sát mắt là nhận dạng được chính xác các loại máy bay và bổ sung đường bay cho các trạm ra đa. Bởi lẽ khi bị địch gây nhiễu, ra đa không thể phát hiện được mục tiêu và các vọng quan sát mắt bổ sung cho ra đa thông qua hệ thống vòng ngoài, chuyển tiếp và báo về sở chỉ huy. Bên cạnh đó, tính chiến thuật còn được thể hiện ở việc: Khi máy bay địch bay thấp hoặc ngoài tầm quan sát của các trạm ra đa thì lúc này các vọng quan sát mắt sẽ phải đón lõng ở các dãy núi và dọc những bờ sông để phát hiện máy bay bay thấp"



Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 20 Tháng Chín, 2008, 03:42:01 pm
Hệ thống trinh sát phòng không S-25

Tổ hợp ra-đa cảnh giới không phận Pamir P-90

Trạm ra-đa Pamir
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/PamirP-90.jpg)

Trong kế hoạch hạ tầng vô tuyến kỹ thuật phòng không giai đoạn 1950-1960, Liên Xô ưu tiên phát triển các tổ hợp ra-đa trinh sát phòng không đa chiều, đa năng và có công suất phát lớn.

Đề án phát triển tổ hợp ra-đa Pamir P-90/П-90 "Памир" (còn có tên gọi là tổ hợp Dal-1/Даль-1" 5Н21) được Hội đồng bộ trưởng Liên Xô thông qua ngày 24/3/1955. Theo đề xuất của Viện nghiên cứu khoa học số 244 (NII244), tính năng kỹ thuật của tổ hợp P-90 như sau:

- Cung cấp tình báo 3 chiều (góc tà-cự li, phương vị-cự li và tốc độ) về máy bay ném bom của đối phương cỡ loại Tu-16 theo độ cao/khoảng cách là 5km/160 km và tối đa 20km/300km, tốc độ bay từ 1000 km/giờ tới 2000 km/giờ.

- Điều khiển đồng thời 10 đạn tên lửa có đầu dẫn bán chủ động theo quãng đường bay từ 12 km tới 15 km tới tấn công 10 mục tiêu khác nhau trong giới hạn điều kiện thời tiết tốc độ gió mặt dưới 25m/giây và phông nhiệt độ từ - 40oC tới +50oC.

Như vậy, đề xuất kỹ thuật của NII244 là P-90 là tổ hợp ra-đa đa năng (vừa phát hiện vừa điều khiển hoả lực tiêu diệt mục tiêu), đa chiều (góc tà-cự li, phương vị-cự li và tốc độ) để chống lại các loại máy bay ném bom siêu âm của Mỹ. Tuy nhiên, đề xuất kỹ thuật của NII244 không giải quyết được một số vấn đề mang tính sống còn của tổ hợp P-90 là: khả năng bảo vệ trạm phát khi có quá nhiều an-ten đồ sộ trên một tháp phát, khả năng kháng nhiễu trước thiết bị tác chiến điện tử của đối phương, khả năng đồng bộ phần tử giữa các đài nhìn vòng, đài đo cao, đài điều khiển và các cấu phần khác của tổ hợp. Vì những vấn đề chưa được giải quyết này, đề xuất kỹ thuật P-90 của NII244 đã không cạnh tranh được với khuynh hướng chuyên biệt hoá chức năng của các đài cảnh giới, đài điều khiển, đài đo cao đang được NII108 thuộc CB-1 phát triển trong chương trình Hệ thống S-25. Chính vì vậy mà ngày 17/3/1956, Hội đồng bộ trưởng Liên Xô đã quyết định phê chuẩn điều chỉnh chức năng kỹ thuật của P-90 thành đài cảnh giới đa năng, đa chiều kiêm dẫn đường cho lực lượng máy bay tiêm kích phòng không.

Tháp an-ten của tổ hợp P-90
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/Distance-15N21.jpg)

Tổ hợp P-90 sử dụng sóng đề-xi-mét (dải tần từ 19,3 cm tới 27,3 cm) cho đài nhìn vòng 3 thông số (cự li, phương vị và độ cao). Hai cánh an-ten hình e-líp (2 an-ten lớn nhất của tổ hợp) của đài nhìn vòng có đường kính trục lớn 18 m, đường kính trục nhỏ 15 m,  mắc đối xứng chiều ngang quanh tháp tổ hợp. Hai an-ten máy hỏi SAZO/САЗО sử dụng sóng xen-ti-mét (dùng để phân biệt ta-địch trong dẫn đường tiêm kích phòng không) được gắn tiếp tuyến bên cánh trái của 2 an-ten đài nhìn vòng. Nhằm tránh nhiễu chủ động, tổ hợp P-90 sử dụng đài nhìn vòng sóng xen-ti-mét với 2 an-ten pa-ra-bôn gắn đối chiếu trên đỉnh tháp. Các an-ten đài nhìn vòng bổ trợ này có cùng tốc độ quay và góc quét với an-ten đài đề-xi-mét.

Phòng trực ban (КП) của tổ hợp P-90
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/tongtram.jpg)

Trung tâm điều khiển tổ hợp P-90 được đặt ngầm dưới đất gồm phòng hiện sóng, phòng trực ban trạm, phòng tính toán và phòng chờ kíp trực. Phần tử thu được từ hệ thống được xử lý qua hệ thống máy tính tại phòng tính toán rồi truyền tín hiệu sang phòng hiện sóng. Tại phòng hiện sóng, kíp trắc thủ gồm trắc thủ màn hiện sóng nhìn vòng, trắc thủ góc tà, trắc thủ phương vị và trắc thủ độ cao kiểm tra tín hiệu rồi tổ hợp thành tình báo phòng không để lính tiêu đồ, lính thông tin tại phòng trực ban xử lý trước khi phát lên mạng tình báo quốc gia. Bên cạnh hệ thống bảng tiêu đồ, phòng trực ban còn có tổ hợp màn hiện sóng tương tự các màn hiện sóng tại phòng hiện sóng để sĩ quan trực ban trạm kiểm chứng tình báo khi cần.

Phòng hiện sóng của tổ hợp P-90 (thứ tự các màn hiện sóng phương vị V/В-индикатор; màn hiện sóng độ cao N/Н-индикатоp; màn hiện sóng góc tà E/Е-индикатор)
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/CP.jpg)

Màn hiện sóng nhìn vòng IKO/ИКО
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/PamirIS.jpg)

Thang độ cự li của màn hiện sóng nhìn vòng tương ứng với tầm quét của tổ hợp P-90 (0-300km; 50-350km; 50-500km)
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/P14-01.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: TQNam trong 20 Tháng Chín, 2008, 06:37:23 pm
Hoàn toàn đúng ngữ pháp tiếng Việt đấy cứ bác.

Sai!
Người Việt nói tiếng Việt: "Quan sát cái gì? / Quan sát bầu trời. / Quan sát bằng mắt hay bằng thiết bị? / Quan sát bằng mắt là nhận dạng được ..."

Nói vậy có là xì bam?


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: OldBuff trong 20 Tháng Chín, 2008, 08:12:11 pm
Không hẳn là xì-pam bác ah! Đơn giản đây là một cách gọi tồn tại từ thế hệ này qua thế hệ khác lính phòng không nước ta. Hiện nay, vọng/trạm quan sát mắt phòng không đã được đưa vào Bách khoa toàn thư Việt Nam. Phiên bản trên mạng bác có thể tham khảo ở đây (http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=14CEaWQ9MjgwNyZncm91cGlkPTEyJmtpbmQ9JmtleXdvcmQ9&page=17).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 20 Tháng Chín, 2008, 08:18:43 pm
Theo em thì nên gọi nó là: Trạm quan sát bằng mắt kết hợp khí tài quang học. Nói như thế vì đơn sơ như cái chòi đếm bom của anh Thái Văn A trên đảo Cồn Cỏ hay chốt đánh dấu bom của chị La Thị Tám cũng được trang bị một cái ống nhòm - khí tài quang học. Chứ còn đã có đến kính chỉ huy TZK, máy đo xa ZĐN,... thì mấy ai dùng mắt (với nghĩa đen) để đếm máy bay nữa đâu? ;D


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: TQNam trong 20 Tháng Chín, 2008, 10:30:07 pm
À, tôi đã hiểu. Khái niệm nầy được tạo nên vừa có tính hình tượng, lại được nói nôm na từ thói quen. Song nếu chính thức đưa vào từ điển thì không ổn với tư cách là một thuật ngữ - đơn vị từ của từ điển, nhất là về mặt chánh tả nên dễ gây hiểu lầm hay tạo ngộ nhận vô nghĩa. Xin lỗi, tôi méo mó một chút, trong ngôn ngữ học người ta rất kỵ như vậy.
Dẩu sao cũng xin cám ơn các anh.


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 21 Tháng Chín, 2008, 10:49:12 am
Hệ thống trinh sát phòng không S-25

Tổ hợp ra-đa cảnh giới không phận P-70 Lena-M/П-70 «Лена-М»

Tổ hợp ra-đa cảnh giới P-70 thực hiện chức năng cung cấp tình báo sớm 3 chiều, ngoại mạng cho Hệ thống S-25 tương tự tổ hợp P-90. Tuy nhiên, khác với tổ hợp P-90 vốn được chuyển tính năng từ cảnh giới và điều khiển hoả lực tên lửa phòng không tầm xa V-400 Angara (Hệ thống S-50 Dal hay theo NATO là SA-5 Griffon) sang cảnh giới và dẫn đường tiêm kích phòng không, tổ hợp đài P-70 được thiết kế chuyên biệt cho nhiệm vụ cảnh giới không phận.

Trạm phát của tổ hợp P-70 Lena-M
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/P70.jpg)

Tổ hợp P-70 có trạm phát cố định gồm khu nhà chức năng bán âm và cánh an-ten hình e-líp trục lớn 25 m, trục nhỏ 18 m. Công suất đỉnh của tổ hợp P-70 là 3 MW đa kênh trên băng sóng đề-xi-mét, có khả năng kháng cả nhiễu tiêu cực lẫn tích cực, đỉnh quét 55 km, tầm quét xa nhất đạt 650 km, phát hiện mục tiêu có RCS tương ứng của Mig-17 là 305 km tại độ cao 10000 m, là 102 km tại độ cao 500 m.

Tổng cộng có 11 đài P-70 được triển khai theo chuỗi dọc biên giới phía Bắc và Tây của Liên Xô, khoảng cách giữa các đài là 400 km.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: tuaans trong 22 Tháng Chín, 2008, 02:38:58 pm
!


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: ov10 trong 22 Tháng Chín, 2008, 05:29:52 pm
48m= 8 khoang đấy bố cháu ạ.


Tiêu đề: S300PMU
Gửi bởi: OldBuff trong 22 Tháng Chín, 2008, 05:44:48 pm
Về nguyên tắc S300PMU có thể bố trí khoang ngầm như S300PT dưới đây:

Hầm phóng cố định:
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/UGL01.jpg)

Hầm phóng bán cố định:
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/UGL02.jpg)


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 23 Tháng Chín, 2008, 12:07:14 pm
Hệ thống trinh sát phòng không S-25

Ra-đa chuyên nhiệm hệ thống S-25 (đài nhìn vòng A-100)

Đài nhìn vòng A-100
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/RLSA-100PostS-25.jpg)

Đài nhìn vòng chuyên nhiệm A-100 được NII244 thiết kế từ tháng 10/1950, thử nghiệm tính năng hệ thống vào tháng 10/1954, triển khai trực chiến từ tháng 1/1956. Đài A-100 hoạt động trên dải tần từ 2,7 tới 3MHz, băng sóng đề-xi-mét, công suất đỉnh 3MW, tầm quét tối đa 300km.

Tổ hợp cảnh giới A-100, P-14 tại các trạm ra-đa của hệ thống S-25
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/RLSPostS-25-01.jpg)

Đài A-100 vừa thực hiện chức năng cảnh báo sớm, vừa là đài 1 của các trung đoàn hoả lực, được triển khai cùng các đài P-14, PRV-9/11/13 tại các trạm ra-đa trinh sát hỗn hợp. Nhiệm vụ của đài A-100 là cung cấp tình báo phòng không 2 chiều, nội mạng qua 2 kênh: kênh chỉ huy qua tổng trạm ra-đa và kênh trực tiếp tới các đài điều khiển hoả lực B-200 của các tổ hợp S-25.

Khối điều khiển của tổ hợp cảnh giới A-100
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/RLSA-100PostS-25-04.jpg)


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 23 Tháng Chín, 2008, 01:06:42 pm
Hệ thống trinh sát phòng không S-25

Ra-đa cảnh giới P-14 (đài nhìn vòng Furgon 44J6/Фургон 44Ж6 và Oborona-14 5N84/Оборона-14 5Н84)

Năm 1959, tổ hợp PTKSX Nitel cung cấp cho Hệ thống-25 đài nhìn vòng tầng trung cao P-14 Lena 1PL113/Лена 1РЛ113 (NATO: P-14 Tall King A) và 3 năm sau là loại cải tiến P-14 Furgon 44J6/Фургон 44Ж6 (NATO: P-14 Tall King B). Đây là các đài nhìn vòng trạm cố định, hoạt động trên băng sóng mét, dải tần từ 150 tới 170MHz, công suất đỉnh: 900kW, đỉnh quét 65km, tầm quét 600km, thời gian triển khai từ 44 tới 50 giờ. Đài nhìn vòng P-14 cung cấp tình báo phòng không 2 chiều, nội mạng cho Hệ thống S-25.

Đài nhìn vòng P-14 Lena 1PL113
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/P14.gif)

Cuối thập niên 1960, Nitel phát triển loại P-14 cải tiến Oborona-14 5N84/Оборона-14 5Н84 (NATO: Tall King C) dùng cho cả nhiệm vụ cảnh giới phòng không đa tầng và cảnh giới không gian. Đài Oborona-14 5N84 được thiết kế kiểu moóc kéo hoặc trạm cố định, thời gian triển khai 24 giờ, có khả năng kháng nhiễu, dải tầng quét từ 50m tới 85km, tầm quét 600km cho cảnh giới phòng không, 1200km cho cảnh giới không gian.

Đài nhìn vòng Oborona-14 5N84
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/P-14.jpg)

Vị trí trắc thủ và màn hiện sóng của đài Oborona-14 5N84
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/P14-02.jpg)


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 23 Tháng Chín, 2008, 04:53:07 pm
Hệ thống trinh sát phòng không S-25

Ra-đa cảnh giới P-12 Enisei/"Енисей" П-12

Triển khai đài nhìn vòng P-12MA

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/P12MA.jpg)

Đài nhìn vòng P-12 Enisei (NATO: P-12 Spoon Rest) do PTK-197 phát triển từ năm 1954 tới 1956 để trang bị cho các sở chỉ huy cấp trung đoàn phòng không, không quân và phòng thủ bờ biển Liên Xô. Năm 1958, phiên bản cải tiến của đài này là P-12M được trang bị cho các trạm ra-đa cơ động cung cấp tình báo phòng không 2 chiều, nội mạng cho Hệ thống S-25.

Đài nhìn vòng P-12NP
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/P12NP.jpg)

Đài nhìn vòng P-12 có 2 phiên bản: P-12M gắn trên khung xe Zil-157 và P-12N gắn trên khối rơ-moóc. Đài nhìn vòng P-12 hoạt động trên băng sóng mét, dải tần từ 140 tới 170MHz, công suất đỉnh 350kW, đỉnh quét 25km, tầm quét tối đa 350km.

Vị trí trắc thủ đài P-12
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/P12-01.jpg)

Khối hiện sóng đài P-12
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/IndicatorP-12.jpg)


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 23 Tháng Chín, 2008, 05:18:26 pm
Hệ thống trinh sát phòng không S-25

Ra-đa cảnh giới P-18 Terec 1RL131/"Терек" 1РЛ131

Đài nhìn vòng P-18 Terec (NATO: Spoon Rest D/E) được NITEL phát triển từ năm 1971 trên cơ sở mẫu P-12NA nhưng gắn trên khung xe Ural-375. Tới giữa thập niên 1970, đài P-18 được đưa vào thay thế đài P-12 trong Hệ thống S-25.

Đài P-18
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/P18NevaM.jpg)

Đài nhìn vòng P-18 hoạt động trên băng sóng mét, kháng nhiễu tích cực, dải tần từ 150 tới 170MHz, công suất đỉnh 250kW, đỉnh quét 35km, tầm quét tối đa 350km.

Màn đối sóng và bảng mạch của đài nhìn vòng P-18
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/P-18.jpg)


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 23 Tháng Chín, 2008, 05:48:19 pm
Hệ thống trinh sát phòng không S-25

Ra-đa PRV-9 Naclon/"Наклон-2" 1РЛ19 (Đài đo cao PRV-9)

Năm 1958, PTK-588/ОКБ-588 được giao nhiệm vụ phát triển đài đo cao cho lực lượng phòng không và không quân. Tới năm 1960, mẫu thiết kế đài đo cao PRV-9 trên khung xe Kraz-255 của PTK-588 đã được thử nghiệm thành công và sau đó được đưa vào trang bị cho lực lượng phòng không. Trong Hệ thống S-25, đài đo cao PRV-9 cung cấp thông số đo cao và cự li để tổ hợp tình báo phòng không cho các đài cùng cặp là P-12/18 tại các trạm ra-đa cơ động.

Đài đo cao PRV-9
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/PRV-9.jpg)

Đài đo cao PRV-9 hoạt động trên băng sóng xăng-ti-mét, dải tần từ 5 tới 9 GHz, công suất đỉnh 700kW, đỉnh quét 12km, tầm quét tối đa 200km.


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 24 Tháng Chín, 2008, 01:08:07 pm
Hệ thống trinh sát phòng không S-25

Ra-đa PRV-11 Versina/ПРВ-11 "Вершина" 1РЛ119 (Đài đo cao PRV-11)

Đài đo cao PRV-11 được NII244 nghiên cứu phát triển từ năm 1953 và tới năm 1961 được đưa vào trực chiến trong lực lượng phòng không, không quân Liên Xô. Trong Hệ thống-25, đài đo cao PRV-11 được sử dụng thay thế các đài PRV-9 băng sóng xăng-ti-mét tại các trạm ra-đa cơ động.

Kíp trắc thủ triển khai đài PRV-11
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/PRV-11.jpg)

Đài đo cao PRV-11 được bố trí trên xe đề mi moóc, sử dụng băng sóng đề-xi-mét, dải tần từ 2,56 tới 2,7GHz, công suất đỉnh 1,2MW, đỉnh quét 34km, tầm quét tối đa 400km.


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 24 Tháng Chín, 2008, 01:32:20 pm
Hệ thống trinh sát phòng không S-25

Ra-đa PRV-13 Nadejnost/ПРВ-13 "Надежность" 1РЛ130 (Đài đo cao PRV-13)

Đài đo cao PRV-13 (NATO: Odd Pair) được NII244 phát triển trên cơ sở đài đo cao PRV-11M và đưa vào trực chiến từ năm 1978. Trong Hệ thống-25, đài đo cao PRV-13 được triển khai tại phân khu Bắc và Tây của hệ thống để hỗ trợ trực tiếp cho các trạm có sử dụng khí tài kết hợp S-25, S-75 và S-125.

Đài PRV-13
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/PRV-13-1.jpg)

Đài đo cao PRV-13 được bố trí trên xe đề-mi moóc, gồm 2 cánh an-ten đồng pha, băng sóng đề-xi-mét, dải tần từ 2,56 tới 2,7GHz, công suất đỉnh 1,3MW, đỉnh quét 25km, tầm quét tối đa 400km, có khả năng kháng nhiễu các loại và chế độ tự động tránh tên lửa chống bức xạ.


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 26 Tháng Chín, 2008, 01:15:17 pm
Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25
Hệ thống đơn vị hỏa lực vận hành các tổ hợp tên lửa phòng không

Đơn vị hoả lực nhỏ nhất của Hệ thống-25 là tổ hợp tên lửa phòng không S-25/ЗРК C25. Mỗi ЗРК C25 là một trận địa tên lửa phòng không có quy mô trung đoàn và mang phiên hiệu "Trung đoàn tên lửa phòng không chuyên nhiệm Mát-xcơ-va số xxx".

Đơn vị hoả lực vận hành ЗРК C-25:

- Cơ cấu tổ chức trung đoàn hoả lực/ЗРП
- Trận địa tên lửa phòng không ЗРК C-25
- Đài điều khiển B-200/ЦРН Б-200
- Cơ cấu phóng/Пусковой стол
- Đạn tên lửa V-300/Зенитная ракета В-300


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: chuongxedap trong 26 Tháng Chín, 2008, 08:20:17 pm
3, SA-3 Goa : Nga gọi là S-125 Pechora, Mỹ xếp loại SA-3, Nato gọi bằng Goa.

 Những thông số chính :
- Dài 6,7m.
- Đường kính : 0,6m.
- Nặng : 400kg.
- Tầm bắn : 6 - 25km.
- Bán kính tiêu diệt mục tiêu : 12,5m.

Thông số nặng của SA3 chắc bác Doan nhầm? Nặng 400 kg


Các số liệu hiện đang được biết về cái anh này như sau:
    Dài: 5948 mm
    Đường kính tầng 1 (chỗ to nhất  ;D ): 552 mm
    Độ rộng sải cánh ổn định khi mở (Loại cánh lớn nhất  ;) ): 2208 mm
    Trọng lượng: 952,7 kg
           Trong đó:   Tầng 1 (Tầng chứa thuốc phóng khô để đẩy quả đạn bay trong giai đoạn đầu): 530 kg
                           Tầng 2: 422 kg
    Trọng lượng đầu đạn: 73 kg
    Số lượng mảnh văng: 3600
    Bán kính sát thương: 40 m
    Bay xa: 25 km
    Bay cao: 18 km


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 30 Tháng Chín, 2008, 05:23:05 pm
Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25
Hệ thống đơn vị hỏa lực vận hành các tổ hợp tên lửa phòng không

Hệ thống các tổ hợp tên lửa phòng không của Hệ thống-25 biên chế tại 56 trung đoàn hỏa lực của 4 quân đoàn phòng không phân khu thuộc Tập đoàn phòng không chuyên nhiệm số 1 Mát-xcơ-va. Trong số 56 trung đoàn hỏa lực, tổng số 34 trung đoàn vòng ngoài và 14 trung đoàn vòng trong bố trí trận địa li tâm, 8 trung đoàn hỏa lực vòng trong bố trí trận địa hướng tâm.

Vị trí các trung đoàn hoả lực của Hệ thống-25
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/d1dafe02.jpg)

Một trận địa hướng tâm
(http://www.c25.ru/img_b/81.jpg)

Mỗi trung đoàn hỏa lực có quân số 450 hạ sĩ quan, chiến sĩ và 30 sĩ quan các loại. Trung đoàn trưởng tên lửa có cấp bậc trung tá. Tổ chức của một trung đoàn hỏa lực gồm khối cơ quan (ban tham mưu, ban kĩ thuật, ban hậu cần và ban quân chính) và khối chiến đấu (tiểu đoàn bãi phóng, tiểu đoàn điều khiển, đại đội thông tin chỉ huy, đại đội cơ công, đại đội xe máy-nguồn và đại đội vệ binh).

Áp-phích thường thấy tại cổng chính các ЗРП
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/Pano.jpg)


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 30 Tháng Chín, 2008, 05:48:15 pm
Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25
Hệ thống đơn vị hỏa lực vận hành các tổ hợp tên lửa phòng không

Khu vực trận địa của trung đoàn hỏa lực rộng 10 héc-ta và gồm 4 tiểu khu: khu bãi phóng, khu điều khiển, khu doanh trại-chỉ huy sở, khu kho chứa đạn tên lửa và trạm nguồn/biến thế.

Bốn cấu phần trận địa ЗРП của Hệ thống-25
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/siteS25.gif)

Sơ đồ trận địa ЗРП (phần bãi phóng/khu điều khiển)
(http://www.c25.ru/img_b/82.jpg)

Được thiết kế cho 60 bệ phóng trên tổng diện tích 3,6 héc-ta, bãi phóng có hình xương cá gồm 1 đường trục chính và 2 đường cạnh bao, vắt ngang đường trục chính là 10 đường phóng ngang. Các bệ phóng được bố trí trên những đường phóng ngang này.

Bãi phóng và khu điều khiển ЗРП
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2505.jpg)

Với diện tích 0,5 héc-ta, bố trí đồng trục với đường trục chính bãi phóng và cách bãi phóng 1,2 km, khu điều khiển là một khối nhà bán âm, phần phía trên hướng về bãi phóng là 2 an-ten của đài điều khiển B-200, phía tầng ngầm là trung tâm tính toán và trung tâm chỉ huy hỏa lực.

Mặt trước khu điều khiển ЗРП nơi đặt 2 an-ten đài B-200 và các nhóm an-ten truyền lệnh
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2509.jpg)

Mặt sau khu điều khiển ЗРП nơi đặt 2 an-ten đài B-200
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/View.jpg)

Khu doanh trại-chỉ huy sở rộng 3,5 héc-ta, gồm khu nhà khối cơ quan trung đoàn bộ, khu doanh trại và cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt và chiến đấu của bộ đội.

Khu chứa đạn và trạm nguồn/biến thế rộng 1,2 héc-ta, được bố trí gần đường vành đai PVO. Khu chứa đạn đặt ngầm dưới đất, thường xuyên đảm bảo 1 cơ số 60 đạn tên lửa sẵn sàng thay thế hoặc bổ sung cho số đạn tên lửa đang trực chiến trên bệ. Trạm nguồn gồm biến thế sử dụng nguồn điện lưới quốc phòng và các máy phát dự phòng để cấp điện cho các hoạt động chiến đấu của trận địa.

Hầm điều khiển của kíp trắc thủ ЗРП
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25-PK.jpg)


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 04 Tháng Mười, 2008, 10:56:27 pm
Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25
Đài điều khiển B-200

Viện nghiên cứu khoa học chuyên ngành ra-đa trung ương (Viện nghiên cứu khoa học trung ương số 108/TsNII-108) là đơn vị được giao thiết kế và chế tạo đài điều khiển trung tâm TsRN B-200/ЦРН - Центральный Радиолокатор Наведения Б-200 cho các trung đoàn hoả lực của Hệ thống-25.

Theo tính năng chiến thuật, đài TsRN B-200 được trang bị cho trận địa hoả lực có khả năng quét góc phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 200km, theo dõi và điều khiển đạn tên lửa tiêu diệt đồng thời 20 mục tiêu trong vùng hoả lực ở các tầng cao, tốc độ và hướng bay khác nhau. Đây là đài điều khiển tên lửa phòng không đầu tiên trên thế giới ứng dụng công nghệ vừa bắt bám nhiều mục tiêu vừa sục sạo quét mục tiêu mới trong vùng hoả lực được phân công.

Khu bố trí an-ten của đài điều khiển B-200
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2509.jpg)

Đài điều khiển B-200 hoạt động trên băng sóng đề-xi-mét, công suất đỉnh 2MW, có khả năng tổ hợp phần tử với đài nhìn vòng chuyên nhiệm A-100. Đài B-200 bao gồm khối cao tần, khối an-ten thu phát và truyền lệnh, khối tính toán phần tử và khối chỉ huy điều khiển. Trừ phần an-ten thu phát và truyền lệnh, toàn bộ tổ hợp đài điều khiển B-200 được bố trí trong một kết cấu bán âm bằng bê-tông cốt thép đủ sức chịu đựng bom tấn.

Bố trí khối an-ten đài điều khiển B-200
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/B200.jpg)

(1)   Kết cấu bê-tông cốt thép/бетонированное помещение
(2)   Khối an-ten góc tà A-11/угломестная антенна
(3)   Khối an-ten phương vị A-12/азимутальная антенна
(4)   Khối an-ten truyền lệnh điều khiển/антенны передачи управляющих команд

An-ten góc tà A11
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2511.jpg)

Khối an-ten góc tà của đài điều khiển B-200 được đặt thẳng đứng với chiều cao 9m, gồm 2 mảng 3 khối an-ten hình tam giác đều đỉnh tù, mắc so le đối lưng tạo thành góc 60o giữa đường phân giác đi qua đỉnh mảng này với đường phân giác đi qua đỉnh liền kề của mảng kia.

An-ten phương vị A12
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2510.jpg)

Khối an-ten phương vị có chiều rộng 8m, đặt nghiêng 45o so với mặt đất và tạo thành góc 90o so với mặt cắt ngang khối an-ten góc tà, gồm 2 mảng 3 khối an-ten hình tam giác đều đỉnh tù, mắc so le đối lưng tạo thành góc 60o giữa đường phân giác đi qua đỉnh mảng này với đường phân giác đi qua đỉnh liền kề của mảng kia

Cơ cấu an-ten góc tà và phương vị đài B-200
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/R-Plane.jpg)

Khi hoạt động, các khối an-ten phương vị và góc tà quay đồng tốc quanh trục nối 2 mảng của mỗi khối an-ten, đảm bảo quét góc phương vị và quét góc tà mỗi chiều 60o về hướng không phận được phân công.

Góc quét của đài điều khiển B-200

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/Zone.jpg)

Các khối an-ten A-11 và A-12 cung cấp tham số bắn của mục tiêu và tham số điều khiển của đạn tên lửa trong vùng quét. Chỉ các mục tiêu xuất hiện trong vùng quét tổ hợp tạo bởi an-ten góc tà và an-ten phương vị nêu trên mới có tham số 3 chiều gồm phương vị, cự li và góc tà. Mục tiêu xuất hiện ngoài vùng quét tổ hợp do vậy không có đủ tham số và cần được tổ hợp với tham số từ đài A-100 để phục vụ công tác chỉ huy tác chiến phòng không cấp quân đoàn.

Khối an-ten truyền lệnh điều khiển gồm 20 trụ an-ten cố định đặt phía trước các khối an-ten A-11/12. Trong một số phiên bản sau này của đài điều khiển B-200, các khối an-ten truyền lệnh được tổ hợp thành 4 khối 5 kênh tương ứng với thiết kế của khối chỉ huy-tính toán.


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 05 Tháng Mười, 2008, 01:22:41 pm
Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25
Đài điều khiển B-200 (Khối chỉ huy điều khiển)

Đài điều khiển B-200
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/A100-01.jpg)

Khối chỉ huy điều khiển của đài B-200 được chia thành 4 khối bộ phận. Mỗi khối bộ phận phụ trách nhóm 5 kênh để bắt bám 5 mục tiêu được phân công và điều khiển đạn tên lửa tiêu diệt những mục tiêu được phân công đó.

Mỗi khối bộ phận phụ trách nhóm 5 kênh gồm 1 trắc thủ điều khiển phóng, 1 trắc thủ phương vị/cự li và 1 trắc thủ góc tà. Ngoài những vị trí chiến đấu trên, khối chỉ huy điều khiển còn có một sĩ quan điều khiển kiểm soát làm nhiệm vụ phụ trách chiến đấu chung và 1 trắc thủ thông báo phần tử 55 trên đài nhìn vòng. Như vậy, một kíp trắc thủ điều khiển của đài B-200 có ít nhất 14 sĩ quan và chiến sĩ.

Khu vực điều khiển của kíp trắc thủ nhóm 5 kênh
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25-PU2.jpg)

(1)   Bảng điều khiển của trắc thủ mục tiêu/Рабочие места операторов выбора целей
(2)   Bảng điều khiển của trắc thủ điều khiển phóng/Рабочие места операторов пуска ракет
(3)   Màn hiện sóng nhìn vòng kiểm soát diễn tiến trên không/Между ними-индикатор воздушной обстановки радиолокатора обнаружения подлетающих целей
(4)   Vị trí điều khiển của kíp trắc thủ nhóm 5 kênh khác (góc khuất tranh minh hoạ phía bên phải bàn của sĩ quan điều khiển)/Рабочие места операторов двух других групп (на фото отсутствуют) расположены симметрично —справа относительно рабочего места командира комплекса
(5)   Màn hiển thị kiểm soát vận hành nhóm/индикаторы функционального контроля

Vị trí trắc thủ kiểm soát phóng của đài B-200
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2507.jpg)

Màn hiện sóng tại vị trí chiến đấu của trắc thủ kiểm soát phóng
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/Indicator.jpg)

Bên trái: Màn hiện sóng phương vị
Bên phải: Màn hiện sóng góc tà
Minh hoạ trên màn hiện sóng:
(1)   Mục tiêu đang bám/управляемая оператором метка захвата цели
(2)   Mục tiêu mới quét/отметка цели
(3)   Mục tiêu đã phân bổ cho nhóm/цель, сопровождаемая каналом данной группы
(4)   Mục tiêu đã phân bổ cho nhóm khác/цель, сопровождаемая каналом другой группы
(5)   Báo đạn đã phân bổ ở chế độ chờ phóng/ждущие стробы захвата ракеты
(6)   Báo đạn đang được phóng vào mục tiêu phân bổ/отметки ракеты и сопровождающих ее стробов

Kíp trắc thủ tại vị trí chiến đấu
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25-PU1.jpg)

Khối trắc thủ điều khiển đài B-200 (trái: phương vị/cự li; phải: góc tà)
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2506.jpg)

Khi được phân bổ mục tiêu, kíp trắc thủ xác định tham số bắn theo các chế độ tự động, bán tự động để khối tính toán phần tử đồng bộ tần số truyền lệnh điều khiển tới đạn trước khi nhận lệnh phóng đạn.


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 05 Tháng Mười, 2008, 05:14:58 pm
Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25
Đài điều khiển B-200 (Khối tính toán phần tử)

Đài điều khiển B-200
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2504.jpg)

Sau khi thu và giải mã, tín hiệu về mục tiêu và đạn tên lửa liên quan được chuyển tới khối tính toán phần tử nhằm xác định, cập nhật và hiệu chỉnh tham số bắn cho đạn. Khối tính toán phần tử gồm mạng lưới các máy tính analog BESM

Phòng tính toán phần tử – nơi đặt các dàn máy tính analog BESM
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2502.jpg)

Dàn máy tính phần tử BESM
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2503.jpg)

Cấu phần của máy tính BESM
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/CPU.jpg)

(1)   Khối tính toán phần tử/счетно-решающий прибор
(2)   Khối tính chế độ bám mục tiêu (trái) và đạn (phải)/системы сопровождения цели (слева) и ракеты (справа)
(3)   Khối nguồn/блоки питания


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 05 Tháng Mười, 2008, 10:34:57 pm
Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25
Cơ cấu phóng

Cơ cấu phóng đạn tên lửa của Hệ thống-25 có kết cấu tương đối đơn giản và được phát triển trên cơ sở cơ cấu phóng loại tên lửa phòng không thử nghiệm Wasserfall của Đức quốc xã.

Cơ cấu phóng S-25 gồm: bệ gá đế đạn trên kết cấu bê-tông cốt thép và lá thép tản nhiệt, hệ thống cáp truyền lệnh phóng và cần nạp đạn kiêm vận chuyển.

Bệ đỡ đạn của cơ cấu phóng (không đạn)
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25-PU.jpg)

Bệ đỡ đạn của cơ cấu phóng (có đạn)
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2513.jpg)

Bệ đỡ đạn của cơ cấu phóng (có đạn)
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2515.jpg)

Bệ đỡ đạn của cơ cấu phóng nhìn từ phía dưới
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2514.jpg)

Toàn cảnh bệ đạn của cơ cấu phóng
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2516.jpg)

Cần dựng nạp đạn vào cơ cấu phóng
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/V300-RM.jpg)

Kết thúc công đoạn nạp đạn vào cơ cấu phóng
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S-25PK3.jpg)


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 07 Tháng Mười, 2008, 01:00:00 pm
Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25
Thiết bị vận chuyển và nạp đạn

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/zur205.jpg)

Sau khi được sản xuất, đạn tên lửa được vận chuyển tới nạp vào bệ trên bãi phóng hoặc kho dự phòng/bảo quản trên Phương tiện vận chuyển và nạp đạn tên lửa TZM/ТЗМ Транспортно-Заряжающая Машина.

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/TZMZil157-Zil131.jpg)

TZM hay còn được gọi là xe TZM do Nhà máy lắp máy vận tải Zil chế tạo gồm đầu kéo thiết kế trên khung xe vận tải chuyên dụng Zil 131 hoặc Zil 157 và cần dựng nạp đạn TMU (Транспортная машина-установщик).

TZM trên khung Zil 131
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/TZMZil131-2.jpg)

Cần dựng nạp đạn cho khung Zil 131
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/TZM-PS02.jpg)

TZM trên khung Zil 157
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/TZMZil157.jpg)

Cần dựng nạp đạn cho khung Zil 157
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/TZM-PS.jpg)

Tại bãi phóng, đầu kéo được tháo rời sau khi đưa cần dựng nạp đạn vào đúng vị trí bệ đỡ đạn của cơ cấu phóng. Bộ đội bệ đạn thao tác dựng cần nạp đạn bằng tay quay hoặc hệ thống điện thuỷ lực để đặt đạn vào đúng vị trí trước khi chốt đạn và tháo cần dựng nạp.

Cần nạp đạn TMU ở vị trí nằm ngang
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/TMU.jpg)

Cần nạp đạn ở vị trí trước khi chốt đạn vào bệ
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/PSS25.jpg)


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 11 Tháng Mười, 2008, 12:36:49 pm
Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25
Đạn tên lửa phòng không có điều khiển V-300

Xe TZM chở đạn V-300 La-205
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/zur205.jpg)

Phòng thiết kế Lavotchkin (OKB-301/ОКБ-301) được giao nhiệm vụ thiết kế đạn tên lửa phòng không có điều khiển V-300/ Зенитная управляемая ракета В-300 (gọi tắt là ZUR/ЗУР) cho Hệ thống-25.

Tổng công trình sư chủ nhiệm OKB-301 Xi-men A-lếch-xây-ê-vích La-vốt-chờ-kin/Семен Алексеевич Лавочкин
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/SALavotchkin.jpg)

Từ năm 1950 tới năm 1964, OKB-301 đã thiết kế thành công 2 dòng đạn cho hệ V-300 là La-205 (3 phiên bản) và La-217 (3 phiên bản) để đưa vào trực chiến trong Hệ thống-25 và Hệ thống-25M nâng cấp.

Bản phác các phiên bản của hệ đạn V-300
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/V300-phienban.jpg)
Minh hoạ: (từ phải sang) đạn La-205, đạn La-207, đạn La-217 và La-217M


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 11 Tháng Mười, 2008, 01:16:23 pm
Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25
Đạn tên lửa phòng không có điều khiển V-300
ZUR V-300 phiên bản La-205

Phiên bản La-205 là đời đầu tiên của ZUR V-300 được OKB-301 phát triển từ tháng 9/1950, hoàn tất các thử nghiệm vào năm 1952, chính thức được triển khai từ năm 1954 và dần bị thay thế bởi phiên bản La-207A trong năm 1956. Đạn tên lửa La-205 có thiết kế một tầng, sử dụng 4 động cơ nhiên liệu lỏng loại S09.29/С09.29, điều khiển công kích theo phương pháp bám chùm chủ động và kích nổ vô tuyến.

Đạn La-205 trên TZM Zil-157
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/La-205.jpg)

Các thông số của đạn La-205: tổng khối lượng đạn 3500 kg; đường kính thân 70cm; chiều dài 12m; đầu nổ mảnh nặng 250kg; tốc độ hành trình tối đa 1500km/giờ; trần cao 22km; trần hiệu quả thấp nhất 3km; tầm sát thương đầu nổ 35m; tuổi thọ trên bệ 0,5 năm; tuổi thọ bảo quản 2,2 năm.     

Bản vẽ thiết kế đạn La-205
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/V300-205-01.gif)
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/V300-205-02.gif)
Minh hoạ:
1>   Chóp mũi/шли пни и обтекатель
2>   Khoang trước/передний отсек
3>   An-ten nhận lệnh kích nổ vô tuyến/приемная антенна радио взрывателя
4>   Bộ điều khiển/центроплан руля
5>   Cánh điều khiển (cánh vịt)/руль (утка)
6>   Khoang điều khiển/руленой отсек
7>   Bình chứa chất ô-xi hoá (chất Ô)/бак окислителя
8>   Gờ ổn hướng/гаргрот
9>   Khoang nhiên liệu/меж-баковый отсек
10>   Bình chứa nhiên liệu (chất G)/отсек горючего
11>   Khối an-ten nhận lệnh điều khiển/обтекатель антенны радиоуправления
12>   Cánh điều hướng chính/крыло
13>   An-ten đáp của bộ định vị vô tuyến/антенны радиовизирования
14>   Ốp kiểm soát luồng phóng/обтекатель фермы гадовыч рулем
15>   Khoang động cơ (hình phóng XI, XII, XIII và XIV không gồm ốp vỏ)/хвостокой отсек (на видах XI, XII, XIII и XIV — без обтекателя)
16>   An-ten truyền lệnh điều khiển/передающая антенна радиовзрывателя
17>   Nắp khoang chứa đầu nổ/крышка люка боевой части
18>   Bộ thụ cảm áp suất dòng khí/приемник воздушного давления
19>   Chốt khoá đạn vào bệ/гнездо такелажной цапфы
20>   Chốt hãm kiểm soát phóng/гнездо расчалки
21>   Cần khống chế cánh điều hướng/тяга элерона
22>   Bình khí nén/воздушный баллон
23>   Bộ nhận lệnh điều khiển/приемник радио-взрыьателя
24>   Bộ truyền lệnh điều khiển/передатчик радиовзрывателя
25>   Khối lái quán tính/блок автопилота
26>   Đầu nổ/боевая часть
27>   Van ống dẫn chất Ô/сильфон
28>   Cửa chế chất Ô/заборник окислителя
29>   Ống dẫn chất Ô/трубопровод подачи окислителя
30>   Bình khí nén/воздушный баллон
31>   Bình trộn khí/торовидный бак
32>   Pin nguồn/батарея
33>   Bốn động cơ tên lửa dùng nhiên liệu lỏng loại S09.29/четырехкамерный жидкостный ракетный двигатель С09.29
34>   Khoang cố định loa lửa của động cơ/крюк крепления фермы газовых рулей
35>   Đai gắn ốp ngoài loa lửa/лента-стяжка
36>   Thiết bị điều phối luồng/рулевая машинка
37>   Chốt loa lửa/ферма газовых рулей
38>   Cửa chế chất G/заборник горючего
39>   Thiết bị điều khiển cánh điều hướng chính/рулевая машинка привода элеронов
40>   Lượng nổ ngắt chốt khoá bệ/пироболт крепления к стартовому столу
41>   Bộ điều luồng tổ hợp loa lửa/синхронизирующая тяга газовых рулей направления
42>   Loa lửa/газовый руль
43>   Gá chốt đai chịu nhiệt/пироразъем ленты-стяжки
44>   Đế gá chốt đai chịu nhiệt/корпус пирозамка


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 11 Tháng Mười, 2008, 02:35:38 pm
Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25
Đạn tên lửa phòng không có điều khiển V-300
ZUR V-300 phiên bản La-207 dòng La-205

Phiên bản La-207A là loại cải tiến của dòng La-205 về loại động cơ và nhiên liệu hỗ trợ, được đưa vào trực chiến từ năm 1955. Đạn La-207A có kết cấu khí động học của La-205, nhưng chỉ sử dụng 1 động cơ nhiên liệu lỏng S2.260 (phiên bản động cơ Isayev S2.253 dùng cho tên lửa đạn đạo R-11 và tên lửa đẩy tàu vũ trụ Phương Đông) thay cho 4 động cơ S09.29 của La-205. Ngoài ra, đạn La-207A còn sử dụng nhiên liệu chất K (dầu nặng) đốt bổ trợ cho hai chất Ô và G.

Đạn V-300 La-207A trên xe TZM Zil-131
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/TZMZil131.jpg)

Đạn La-207A có phần loa chịu nhiệt phía ngoài loa lửa động cơ nhỏ hơn, động cơ mạnh và gọn hơn, mang nhiều nhiên liệu hơn loại đạn La-205. Đạn La-207A có tốc độ hành trình tối đa 2400km/giờ, trần cao 25km, tầm sát thương đầu nổ 45m.

Năm 1957, OKB-301 cải tiến La-207A thành La-207T và La-215 mang đầu nổ nhiệt hạch loại 15kT và 22kT để trang bị cho các trận địa hướng Bắc và Tây vành đai PVO.


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 11 Tháng Mười, 2008, 05:04:25 pm
Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25
Đạn tên lửa phòng không có điều khiển V-300
ZUR V-300 dòng La-217

Năm 1958, Hội đồng nhà nước Liên Xô quyết định đầu tư nâng cấp Hệ thống-25 nhằm đảm bảo khả năng phòng chống các mục tiêu bay cực nhanh, bay cao và tên lửa hành trình xâm nhập không phận Mát-xcơ-va. Trên cơ sở nhiệm vụ mới, tính năng tác chiến của Hệ thống-25 được tăng cường tại 2 cấu phần quan trọng: (i) đài điều khiển B-200M kháng nhiễu dẫn bắn đa băng đề-xi-mét và xăng-ti-mét, tổ hợp lệnh điều khiển từ an-ten truyền lệnh IAPO đảm bảo khả năng điều khiển bắn chùm 3 đạn tiêu diệt cùng mục tiêu; (ii) đạn La-217 hỗn hợp bám chùm/lệnh điều khiển, tăng gia tải và điều chỉnh tốc độ hành trình.

Đạn La-217
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/V300er.jpg)

Trên cơ sở thiết kế khí động học của La-207A, đạn La-217 có thêm cánh ổn hướng đuôi phía ốp ngoài loa lửa, trang bị động cơ nhiên liệu lỏng hỗn hợp của PTK Isayev/OKB-3 là S3.42A/С3.42А (hệ số lực đẩy của động cơ S3.42A gấp trên 2 lần hệ số lực đẩy của động cơ S2.260). Đạn La-217 được triển khai từ năm 1961, có tốc độ hành trình tối đa 4.200km/giờ, trần cao 30km, trần hiệu quả thấp nhất 1,5km, tầm xa tối đa 45km, tuổi thọ trên bệ 2,5 năm; tuổi thọ bảo quản 10 năm.

Đạn La-217MA
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/zur217.jpg)

Năm 1961, OKB-301 tiếp tục phát triển đạn La-217 thành La-217MA/MB với động cơ nhiên liệu lỏng hỗn hợp điều tốc linh hoạt S5.1/С5.1 do OKB-2 chế tạo. Với động cơ mới này, kỹ tính năng tác chiến của đạn được nâng cao như sau: tốc độ hành trình tối đa 4800km/giờ, trần cao 35km, trần hiệu quả thấp nhất 0,5km; tầm xa tối đa 54km, tuổi thọ trên bệ 2,5 năm; tuổi thọ bảo quản 10 năm. Đạn La-217MA/MB được triển khai từ các năm 1964 và 1970. Phiên bản của La-217MA mang đầu nổ nhiệt hạch 25kT được gọi là La-217T/La-218.


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 11 Tháng Mười, 2008, 06:14:10 pm
Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25
Bia bay phái sinh từ ZUR V-300

Để phục vụ công tác huấn luyện, kiểm tra bắn đạn thật của Hệ thống-25 và thử nghiệm tính năng hệ thống vũ khí mới, một số phiên bản đạn V-300 được chế tạo riêng làm bia bay/ракета-мишень như: RM-205 Belka, RM-207 Sobol, RM-217 Svezda và RM-217M Strizh.

Bia bay Strizh-M/Стриж-M
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/Stizh02.gif)

Cấu tạo bia bay Strizh-M huấn luyện xạ kích mục tiêu bay thấp kiểu tên lửa hành trình
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/Stizh01.gif)
Minh hoạ: (1) Khối hiệu chỉnh đo cao CV-13M/барометрический корректор высоты КВ-13М; (2) Khối điều khiển tự động/система автоматического управления; (3) An-ten đáp định vị/трассер; (4) Kính thu Luneberg/линза Люнеберга; (5) Bộ đáp vô tuyến 21G6/радиоответчик 21 Г6; (6) Bộ đáp vô tuyến định vị độ cao 24G6-C26 dùng cho mục tiêu bay thấp/радиовысотомер-ответчик 24Г6-К26 (маловысотная мишень)


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 18 Tháng Mười, 2008, 11:30:33 pm
Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25
Hệ thống hậu cần kỹ thuật

Hệ thống hậu cần kỹ thuật của Hệ thống-25 bao gồm các nhà máy sản xuất đạn tên lửa, đài điều khiển và căn cứ kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa, bảo quản, nâng cấp vũ khí, khí tài.

Nhà máy công nghiệp hàng không số 82 đóng tại vùng công nghiệp quốc phòng Tushino ngoại ô Mát-xcơ-va chịu trách nhiệm sản xuất đạn tên lửa có điều khiển V-300 cho Hệ thống-25. Từ năm 1954 tới năm 1959, nhà máy này sử dụng 6 dây chuyền sản xuất các linh kiện đạn và nhiên liệu, cung cấp các cấu phần đồng bộ của 32.000 đơn vị đạn tên lửa V-300 (chủ yếu là La-207A) cho Hệ thống-25. Từ năm 1960 tới năm 1988, nhà máy duy trì từ 1 tới 2 dây chuyền sản xuất đạn mới cho hệ thống, cung cấp các cấu phần đồng bộ tương ứng với 100 đơn vị đạn tên lửa mới mỗi tháng.

Nhà máy công nghiệp quốc phòng số 304 chuyên về khí tài vô tuyến kỹ thuật tại Kuntsevo được giao nhiệm vụ sản xuất hệ thống đài điều khiển B-200, đài nhìn vòng chuyên nhiệm A-100 và các linh kiện thay thế.

Nhà máy máy phân tích và tính toán Penza tại Penza được giao nhiệm vụ sản xuất hệ thống máy tính phần tử và lập lệnh BESM.

Mẫu đạn tên lửa La-217BM dựng trước Căn cứ kỹ thuật Golitsyno
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2516.jpg)

Các linh kiện, thiết bị, khí tài sản xuất từ những nhà máy nêu trên được chuyển tới lắp đặt, hoàn thiện tại 6 căn cứ kỹ thuật của Hệ thống-25 đóng tại vòng trong vành đai PVO. Với biên chế cấp lữ đoàn, căn cứ kỹ thuật của Hệ thống-25 gồm các tiểu đoàn lắp ráp, nạp liệu, bảo dưỡng-sửa chữa, tăng hạn đạn tên lửa, lắp ráp và bảo dưỡng thiết bị vô tuyến kỹ thuật, cơ điện tử và cơ công. Mỗi căn cứ kỹ thuật của Hệ thống-25 có khả năng lắp ráp 100 đạn tên lửa mới và sửa chữa, tăng hạn 20 đạn tên lửa mỗi ngày.

Lắp ráp đạn tại một căn cứ kỹ thuật của Hệ thống-25
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/SX.jpg)


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25 Berkut
Gửi bởi: OldBuff trong 14 Tháng Mười Một, 2008, 01:34:10 pm
Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25
Hệ thống chỉ huy tác chiến phòng không


???

Hôm qua thế nào mà post xong máy đơ ra. Hôm nay vào thăm mất tiêu phần thân lại phải gõ lại


Tiêu đề: Nâng cấp SAM-3 (Pechora-2)
Gửi bởi: Triumf trong 19 Tháng Mười Hai, 2008, 05:44:41 pm
NÂNG CẤP PECHORA-2 (SAM-3)

Hiện nay Nga (Raspletin Almaz Scientific Production Corporation) đang chào gói nâng cấp cho Pechora-2 (SAM-3) thành Pechora-2A. Gói nâng cấp này giúp các hệ thống SAM-3 có khả năng tiêu diệt các loại mục tiêu bay, kể cả tên lửa hành trình trong điều kiện nhiễu nặng. Cấu phần của gói nâng cấp bao gồm:

- Tăng bán kính diệt mục tiêu nhờ cải tiến phương pháp điều khiển tên lửa
- Tăng xác suất diệt mục tiêu (bao gồm cả mục tiêu bay ở độ cao thấp) nhờ hệ thống điều khiển tên lửa chính xác hơn.
- Tăng khả năng phát hiện và bắt bám đối với các mục tiêu bay trong điều kiện nhiễu nặng.
- Tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu ở chế độ quang học/TV nhờ ứng dụng khả năng tự động phát hiện và bắt bám vào kênh TV.
- Cải tiến và tự động hóa một số thao tác, thay thế một số cụm thiết bị bằng thiết bị thế hệ mới, nâng cấp hệ thống và phương tiện đào tạo kíp trắc thủ, giảm thời gian thu hồi, triển khai cũng như bảo trì, bảo dưỡng, tăng tuổi thọ cũng như độ tin cậy của vũ khí trang bị, giảm tiêu thụ nguồn điện.
- SNR-125M-2A radar được tích hợp với cụm ăng ten UNV, nâng cấp cabin điều khiển UNK-M2A và cụm sửa chữa cơ động.
- Một hệ thống (tiểu đoàn) sẽ bao gồm tới 4 bệ phóng 5P73 và tới 8 xe tiếp đạn PR-14AM trên khung gầm xe bánh hơi (kiểu Zil-131)
- Tên lửa 5V27D.
- Hệ thống điện bao gồm cabin điều khiển RKU-N, máy phát điện 5E96A…

Pechora-2A có thể được tích hợp với các hệ thống bổ trợ của phương Tây, ước tính, để nâng cấp mỗi hệ thống Pechora-2 cần khoảng 4-5 triệu USD.

Các thông số kỹ thuật của Pechora-2/Pechora-2A sau khi nâng cấp
- Mục tiêu bay có diện tích phản xạ radar nhỏ nhất (m2): 0,5/0,5
- Tầm bắn hiệu quả (km): 3,5-25/3,5-28
- Tầm cao hiệu quả (km): 0,02-18/0,02-20
- Tốc độ cao nhất của mục tiêu (m/s): 560/700
- Thời gian phát hiện mục tiêu (s): tới 8/2,5-3
- Khả năng kháng nhiễu (W/MHz): 200/2000
- Số mục tiêu/kênh tên lửa: 1/2 và 1/2
- Số tên lửa trên mỗi bệ phóng: 4/4
- Thời gian triển khai và thu hồi (h): 3/3


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: tamking trong 27 Tháng Mười Hai, 2008, 10:37:53 pm
có phải ở đây không ạ: http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/Buonbanvukhi/59146/default.aspx (http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/Buonbanvukhi/59146/default.aspx)
  Nếu SAM-3 mà bác Triumf đã nói đúng là S-125 Pechora-2M  thì theo Nga tuyên bố chúng ta đã thỏa thuận xong gói nâng cấp này ::)-nghĩa là cải tiến tổ hợp hiện có hay mua mới ạ? ???


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Hai, 2008, 10:46:44 pm
có phải ở đây không ạ: http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/Buonbanvukhi/59146/default.aspx (http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/Buonbanvukhi/59146/default.aspx)
  Nếu SAM-3 mà bác Triumf đã nói đúng là S-125 Pechora-2M  thì theo Nga tuyên bố chúng ta đã thỏa thuận xong gói nâng cấp này ::)-nghĩa là cải tiến tổ hợp hiện có hay mua mới ạ? ???
Cải tiến thôi, chứ mua mới thì đầu tư vào Sa khác hợp lý hơn ;D


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: saruman trong 28 Tháng Mười Hai, 2008, 11:14:34 am
Em có ảnh vài loại đạn SA-2

(http://img187.imageshack.us/img187/5720/sa2missle1mt0.jpg)

(http://img218.imageshack.us/img218/236/sa2missle2jo0.jpg)

Từ trên xuống: 11D, 20D, 5Ya2311DU, 11DMVK, 11DMV
Các bác cho hỏi:
1. Các loại đạn trên khác nhau về tính năng như thế nào?
2. Sự khác nhau của các loại Fan Song A, B, E, F
3. SA-2 của VN hiện giờ là loại nào: DESNA, Volkhov hay Volga-M?


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: OldBuff trong 28 Tháng Mười Hai, 2008, 03:03:01 pm
Ảnh đẹp ;D

Mấy câu hỏi của bạn rơi vào mục chuyên đề SAM-2 dự kiến thực hiện năm 2009. Nay nói sớm không biết bác Đoành có cho phép không?

1> Trả lời vắn tắt:
Trong 6 quả đạn trên: 4 quả (gồm quả 1 hình 1 và 3 quả cuối hình 2) là đạn 11DU (kiểu V-750V), quả thứ 2 ảnh 1 là đạn 20D (kiểu V-755N) và quả thứ 3 ảnh 1 là đạn 5Ya23 (kiểu V-759N).

Đạn 11DU là đạn tăng trần (tầng cao xạ kích hiệu dụng), truyền lệnh điều khiển trên băng sóng V (đề-xi-mét), dùng cho tổ hợp tên lửa phòng không SA-75M Đờ-vi-na cải tiến.

Đạn 20D là đạn tăng trần và tầm, truyền lệnh điều khiển trên băng sóng N (xăng-ti-mét), có khả năng đánh chặn máy bay siêu âm (>M2), dùng cho tổ hợp tên lửa phòng không S-75M Vôn-khốp.

Đạn 5Ya23 là đạn 20D cải tiến, tăng khối lượng đầu nổ, có khả năng đánh chặn máy bay siêu âm (>M3), tên lửa hành trình, máy bay tầm cực thấp, dùng cho tổ hợp tên lửa phòng không S-75M2 Vôn-khốp.

2> Vắn tắt:

Fan Song là tên Tây gọi đài điều khiển tên lửa SNR-75. Tất cả các phiên bản của đài SNR-75 đều có 2 cánh an-ten góc tà (khối dọc) và phương vị (khối ngang), cùng một an-ten truyền lệnh hình nón tròn đặt trên bệ đỡ xe thu phát PA.
Các phiên bản Fan Song khác nhau như sau:
- Fan Song A nguyên thủy (RSNA-75) dùng cho tổ hợp tên lửa phòng không SA-75 Đờ-vi-na có hai khối ngang dọc, một an-ten phát sóng duy trì và an-ten truyền lệnh trên thanh chếch 45 độ xuống dưới.
- Fan Song B (SNR-75 Mod 0) dùng cho tổ hợp TLPK SA-75M Đờ-vi-na cải tiến. Đài này hiện trưng bày tại bảo tàng PKKQ Trường Chinh. Phiên bản của TQ là SJ-202 dùng cho tổ hợp tên lửa phòng không Hồng Kỳ I/II cũng thuộc kiểu này.
- Fan Song E (SNR-75M Mod 1) dùng cho tổ hợp TLPK S-75 Đét-xờ-na/S-75M Vôn-khốp và Vôn-khốp cải tiến (bản xuất khẩu/viện trợ là Von-ga), thiết kế có thêm 2 chảo an-ten phân cực tuyến tính đặt trước khối ngang và an-ten truyền lệnh đặt trên thanh vát 45 độ xuống dưới. Loại này ta đang dùng trực chiến.
- Fan Song F (SNR-75M Mod 2) dùng cho tổ hợp TLPK SA-75M Đờ-vi-na A cải tiến. Đài này tương tự Fan Song B nhưng có gắn thêm chuồng cu ở trên khối ngang. Loại đài này ta cải tiến dùng đánh B-52.

3> Vắn tắt:

Bí mật quân sự không thể tiết lộ. Bạn có thể tham khảo những bài đã viết trong diễn đàn này.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 28 Tháng Mười Hai, 2008, 03:08:11 pm
Mấy câu hỏi của bạn rơi vào mục chuyên đề SAM-2 dự kiến thực hiện năm 2009. Nay nói sớm không biết bác Đoành có cho phép không?
-----------------------------------------------
 Đã cấp phép! ;D


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: saruman trong 28 Tháng Mười Hai, 2008, 07:54:02 pm
Há há. Để ý lại thì bác Trâu Già đã trả lời câu 3 rồi
Sơ lược thông số các loại đạn SA-2

(http://img184.imageshack.us/img184/4556/30299788qi3.jpg)

Bác từng viết Volga-M có sử dụng đạn 20D (trang 4), vậy là bản này có thể dùng cả 2 loại 20D và 5Ya23 đúng không?


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: OldBuff trong 29 Tháng Mười Hai, 2008, 10:16:32 am
Volga có nhiều Mod, trong đó Mod0 dùng đạn 13D được gọi là Volga nguyên thuỷ, từ Mod1 dùng các phiên bản đạn 20D mới được gọi là Volga-M. Lưu ý là đạn của tổ hợp TLPK S-75M Volga-M được phát triển để đánh mục tiêu bay trần cực thấp, có tốc độ từ dưới âm tới trên M3. Đây là kinh nghiệm LXô thu được từ thực tiễn đánh máy bay không người lái của Mỹ ở Việt Nam và dùng để đối phó với nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa có cánh (tên lửa hành trình).

Khí tài S-75M Volga-M là bản xuất khẩu của S-75M Volkhov nội địa của Xô-viết. Giữa hai loại này có một số khác biệt chi tiết để tránh lọt bí mật công nghệ. Cùng là S-75M Volga-M nhưng chỉ từ loại Volga-M tương ứng với bản S-75M2 Volkhov mới dùng được cả đạn 20D cải tiến (20DP, 20DS, 20DU và 20DSU) và đạn 5Ya23. Việt Nam hiện dùng cả đạn 20DSU và 5Ya23 cho tổ hợp TLPK S-75M Volga-M.

Đạn 20DSU là tên gọi tắt của phiên bản đạn V-755 xạ kích nhanh (U = Уменьшение: giảm thời gian chuẩn bị xạ kích) dùng riêng (S = Селектирующий) đánh mục tiêu bay thấp theo chế độ bám thụ động. Loại đạn này hiện có mẫu phủ bạt vứt lăn lóc dưới đất ở bảo tàng PKKQ.

Đạn 5Ya23 là đạn 20DSU cải tiến tăng khối lượng đầu nổ và đánh mục tiêu bay cực thấp. Loại đạn này thường nhìn thấy trong các bức ảnh chụp bộ đội tên lửa hiện nay.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: Triumf trong 29 Tháng Mười Hai, 2008, 03:40:42 pm
có phải ở đây không ạ: http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/Buonbanvukhi/59146/default.aspx (http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/Buonbanvukhi/59146/default.aspx)
  Nếu SAM-3 mà bác Triumf đã nói đúng là S-125 Pechora-2M  thì theo Nga tuyên bố chúng ta đã thỏa thuận xong gói nâng cấp này ::)-nghĩa là cải tiến tổ hợp hiện có hay mua mới ạ? ???
Pechora-2M là tổ hợp tên lửa phòng không cơ động, hình như ta không có loại này. Bọn Vịt tin phò này dịch củ chuối lắm bác ạ. Thời buổi này Nga đâu còn sản xuất SAM-3 nữa, nếu dịch chuẩn thì phải là nâng cấp các hệ thống có sẵn thôi.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười Hai, 2008, 06:15:05 pm
Pechora-2M là tổ hợp tên lửa phòng không cơ động, hình như ta không có loại này. Bọn Vịt tin phò này dịch củ chuối lắm bác ạ. Thời buổi này Nga đâu còn sản xuất SAM-3 nữa, nếu dịch chuẩn thì phải là nâng cấp các hệ thống có sẵn thôi.
----------------------------------------------
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=521.0   ;D


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: Triumf trong 24 Tháng Giêng, 2009, 09:58:11 pm
Gần đây em đọc nhiều tài liệu phòng không thấy có nói đến tên lửa phòng không tầm thấp A-87, A-89 và tên lửa phòng không tầm trung có tên là P. Vậy nó là những loại tên lửa gì, tính năng ra sao, có bác nào cho biết với?


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 24 Tháng Giêng, 2009, 10:18:48 pm
Hì, ngay trong topic này có nói đến A-87, còn A-89 thì có trong topic "Hình ảnh QĐNDVN..." phần 1 của chú. P là loại nào thì chịu, chú phải cho xem cả đoạn văn mới luận ra được chứ! ;D


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: OldBuff trong 24 Tháng Giêng, 2009, 11:16:39 pm
A-87 là loại vác vai Igla-1 9K38 (Tây gọi là SA-16);
A-89 là tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp tự hành Strela-10M3 9K35M3 (Tây gọi là SA-13).
Còn loại P tầm trung ở cái thời tài liệu có nhắc tới SA-16 và SA-13 thì khả năng là loại S-125 Petrora.


Tiêu đề: Hệ thống 25
Gửi bởi: OldBuff trong 20 Tháng Hai, 2009, 10:11:05 pm
Nhờ sự động viên kịp thời của dongadoan và chiangshan, nay Buff tôi xin tiếp tục loạt bài này
----

Cấu tạo kỹ thuật hệ thống S-25
Hệ thống chỉ huy tác chiến phòng không

Cấu tạo kỹ thuật của hệ thống chỉ huy tác chiến phòng không S-25 được thiết lập, duy trì và hoàn thiện nhằm phục vụ công tác chỉ huy tác chiến bên trong Hệ thống 25, cũng như giữa Hệ thống 25 với các hệ thống phòng không khác trong cơ cấu phòng không hợp nhất. Với tính chất phòng không tĩnh và vai trò chiến lược trong cơ cấu hệ thống phòng không hợp nhất của Quân khu Mát-xcơ-va, hệ thống chỉ huy tác chiến của S-25 có cấu tạo kỹ thuật tiên tiến và được đảm bảo hệ số sẵn sàng chiến đấu cấp cao nhất nhằm phát hiện và ngăn chặn mọi âm mưu tấn công hay đe dọa tấn công đường không quy mô của đối phương vào thủ đô của Liên Xô.

Cấu tạo kỹ thuật của hệ thống chỉ huy tác chiến phòng không S-25 bao gồm các bộ phận sau:
- Hệ thống thông tin phục vụ công tác nắm tình hình và diễn biến trên không;
- Hệ thống thông tin phục vụ chỉ huy tác chiến phòng không giữa các sở chỉ huy phòng không và đơn vị chiến đấu.


Tiêu đề: Hệ thống 25
Gửi bởi: OldBuff trong 20 Tháng Hai, 2009, 11:00:01 pm
Hệ thống thông tin phục vụ công tác nắm tình hình và diễn biến trên không bao gồm các phân hệ dự báo và tình báo đường không.

Đối với dự báo đường không, mọi hoạt động bay của các phương tiện hàng không dân dụng đã được cấp phép hoạt động và vũ khí, khí tài hàng không quân sự theo kế hoạch được duyệt, qua khu vực bảo vệ của Hệ thống 25 đều được các ban trực sở chỉ huy đăng ký, cập nhật và theo dõi theo thông báo của trung tâm dự báo bay. Việc phát nhận dự báo bay giữa trung tâm dự báo bay trực thuộc Bộ tư lệnh phòng không quốc gia và các sở chỉ huy của Hệ thống 25 (các sở chỉ huy của: Tập đoàn phòng không chuyên nhiệm số 1, các quân đoàn phòng không phân khu, các lữ đoàn ra-đa và các trung đoàn hỏa lực) được thực hiện thông qua mạng vô tuyến điện báo. Báo bay cũng có thể được phát thoại thông qua mạng hữu tuyến để dự phòng khả năng bị chế áp điện tử mạng vô tuyến.

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/SovRad/P-311.jpg)
Máy thu vô tuyến điện 5 băng tần R-311 là một trong những loại máy thường được sử dụng để thu báo bay trong Hệ thống 25

Hàng ngày vào các giờ nhất định, trung tâm dự báo bay thông qua mạng vô tuyến điện 1 chiều (đài 1 chiều) phát đi các bản thông tin được mã hóa dự báo hoạt động bay của ngày hôm sau . Các thông tin dự báo bay về phương tiện bay bao gồm: kiểu loại, thời điểm cất cánh hay quá cảnh đến và đi không phận quản lý dự kiến, đường bay dự kiến và tính chất hoạt động bay. Sau khi báo vụ hoàn tất thu báo và chuyển bản điện sang bộ phận cơ yếu để dịch điện, báo bay sẽ được chuyển tới sỹ quan trực ban tác chiến trực chỉ huy để đánh giá, phân loại các tốp có hoạt động bay dự kiến thuộc không phận do đơn vị quản lý trước khi cho đăng ký lên bảng theo dõi bay tại sở chỉ huy đơn vị phòng không.


Tiêu đề: Hệ thống 25
Gửi bởi: OldBuff trong 22 Tháng Hai, 2009, 01:24:30 pm
Phân hệ tình báo đường không chia làm 2 loại: tình báo đường không chiến lược chiến dịch và tình báo đường không chiến thuật.

Tình báo đường không chiến lược là việc thu thập các thông tin tình báo về cơ cấu, số lượng, kiểu loại của trang bị vũ khí, khí tài tấn công đường không, cũng như chiến thuật, thủ đoạn, mục tiêu, ý đồ tấn công đường không của lực lượng tấn công đường không chiến lược của đối phương đối với mục tiêu bảo vệ của Hệ thống 25. Kết quả của công tác tình báo đường không chiến lược là các bản báo cáo trinh sát được sử dụng như loại tài liệu tham mưu tác chiến tuyệt mật, giúp các cấp chỉ huy Hệ thống 25 xây dựng và điều chỉnh kế hoạch tác chiến phòng không của mình.

Đầu mối tổ chức công tác tình báo đường không chiến lược của Hệ thống 25 là Phòng quân báo Tập đoàn phòng không chuyên nhiệm số 1. Về phần mình, Phòng quân báo lại trực tiếp quản lý chuyên môn đối với các ban trinh sát phòng không thuộc phòng tham mưu các quân đoàn phòng không phân khu và các ban trinh sát độc lập thuộc các lữ đoàn vô tuyến kỹ thuật (ra-đa) và các trung đoàn hỏa lực.

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/B52-AGM86B.jpg)
Máy bay B-52 mang tên lửa hành trình tầm xa AGM-86B là một trong những đối tượng của công tác tình báo đường không chiến lược của Hệ thống 25 (nguồn: FAS)

Phòng quân báo Tập đoàn phòng không chuyên nhiệm số 1 tiếp nhận các thông báo tình báo phòng không chiến lược từ Cục quân báo Bộ tư lệnh phòng không Liên Xô (nguồn chính), đồng thời báo cáo chuyên ngành phối kiểm từ Tổng cục 1 Ủy ban an ninh quốc gia trực thuộc Hội đồng bộ trưởng Liên Xô (KGB) và Tổng cục tình báo chiến lược Bộ quốc phòng Liên Xô (GRU). Từ các báo cáo này, thông tin tình báo về các sân bay quân sự có thể sử dụng vào việc tấn công chiến lược, số lượng, chủng loại cùng các đặc tính kỹ chiến thuật của vũ khí, khí tài tấn công chiến lược đường không, năng lực đảm bảo hậu cần kỹ thuật cho các lực lượng tấn công, v.v, của đối phương thường xuyên được cập nhật, phân tích, đánh giá và báo cáo tới Bộ tham mưu của Tập đoàn phòng không chuyên nhiệm số 1.


Tiêu đề: Hệ thống 25
Gửi bởi: OldBuff trong 23 Tháng Hai, 2009, 10:39:29 pm
Tình báo đường không chiến thuật thu thập các thông tin tình báo về tình huống trên không hiện thời để giúp cấp chỉ huy Hệ thống 25 nắm bắt và xử lý các tình huống trên không liên quan tới khu vực bảo vệ theo phương án tác chiến đã xây dựng.

Việc thu thập và cung cấp tình bào đường không chiến thuật do hệ thống các trạm ra-đa và quan sát mắt phòng không đảm nhiệm.

Đối với tình báo ra-đa, tình báo mục tiêu thu được từ các trạm ra-đa cảnh giới (đài nhìn vòng) sau khi tổng trạm ra-đa xử lý được phát trên mạng tình báo quốc gia K1 và mạng nội bộ Hệ thống 25. Tại sở chỉ huy của Tập đoàn phòng không chuyên nhiệm số 1 và bốn Quân đoàn phòng không phân khu, các trung đoàn hỏa lực luôn duy trì  2 bảng tình báo xa theo hệ tiêu đồ 9x9 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=356.msg54826#msg54826): một bảng thể hiện tình báo nội mạng Hệ thống 25 và một bảng thể hiện tình báo quốc gia. Trường hợp tình báo do trạm ra-đa cảnh giới nội mạng Hệ thống 25 phát hiện, tốp tình báo sẽ được thể hiện trên bảng tình báo nội bộ trước khi xuất hiện trên bảng tình báo quốc gia. Trường hợp tình báo do các trạm ra-đa cảnh giới ngoại mạng phát hiện, tốp tình báo sẽ được thể hiện trên mạng quốc gia K1 trước rồi mới tới bảng tình báo nội bộ (nếu trạm ra-đa nội mạng mở máy trực ban và tốp mục tiêu hoạt động trong tầm phát hiện của trạm ra-đa nội mạng đó). Tình báo ra-đa được phát trên mạng dưới dạng tín hiệu mã hóa và được lính báo vụ/tiêu đồ 99 thu và đánh dấu đường bay trực tiếp trên bảng tiêu đồ.

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/99tieudo.jpg)
Bảng tình báo xa – Bảng tiêu đồ 9x9

Tình báo ra-đa còn được thể hiện trên mạng hỏa lực theo hệ tiêu đồ 55 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=356.msg54828#msg54828) khi các đài ra-đa của trung đoàn hỏa lực báo cáo bắt bám mục tiêu được phân công và chờ lệnh xạ kích từ cấp trên nếu có. Tình báo hỏa lực được phát thoại qua hệ thống vô tuyến điện/vô tuyến điện tiếp sức và do lính tiêu đồ 55 thu/đánh dấu trên bảng tiêu đồ.

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/SovRad/P-323M.jpg)
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/SovRad/P-326.jpg)

Các đài thu vô tuyến điện đa kênh chống chế áp điện tử R-323 (trên) và R-326 (dưới) dùng thu tình báo phòng không tại các sở chỉ huy Hệ thống 25


Tại các sở chỉ huy của Hệ thống 25 còn có bảng tình báo chiến thuật dành cho tình báo thu được từ các trạm quan sát mắt phòng không và tình báo hiệp đồng của lực lượng máy bay tiêm kích phòng không. Tình báo dạng này được phát thoại qua hệ thống vô tuyến điện/vô tuyến điện tiếp sức và được thể hiện trên bàn tình báo gần. Đây là bàn tình báo hình tròn, phía trên mặt là tấm kính mi-ka trong suốt, phía dưới là bản đồ địa hình có điểm chuẩn và vòng phương vị, cự ly.

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/Punk01.jpg)
Sở chỉ huy tương đương cấp Tập đoàn phòng không chuyên nhiệm số 1


Tiêu đề: Hệ thống 25
Gửi bởi: OldBuff trong 24 Tháng Hai, 2009, 09:46:25 pm
Hệ thống thông tin phục vụ chỉ huy tác chiến phòng không giữa các sở chỉ huy phòng không và đơn vị chiến đấu

Nếu như hệ thống thông tin tình báo trên không giúp cấp chỉ huy tác chiến phòng không của Hệ thống 25 nắm bắt mọi diễn biến tình huống trên không và ra quyết định tác chiến phòng không kịp thời chính xác, thì hệ thống thông tin chỉ huy tác chiến giữa các sở chỉ huy giúp Hệ thống 25 phản ứng có hiệu quả, phối hợp nhịp nhàng trong tác chiến phòng không bảo vệ không phận mục tiêu được giao.

Hệ thống thông tin phục vụ chỉ huy tác chiến phòng không giữa các sở chỉ huy của Hệ thống 25 là hệ thống 2 chiều (truyền lệnh và báo cáo phản hồi) và 2 phương thức (mạng vô tuyến và hữu tuyến).

Mạng thông tin hữu tuyến sử dụng cáp thông tin nội bộ kết nối với tổng đài của các sở chỉ huy theo hướng trên-dưới và đồng cấp, tạo thành kênh liên lạc thẳng và đường vòng. Hệ thống tuy-nen dẫn cáp liên lạc được thiết kế đặc biệt, có khả năng chịu được xung chấn trong trường hợp bị tấn công hạt nhân. Mạng thông tin hữu tuyến là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động thông tin nội mạng của Hệ thống 25.

Mạng thông tin vô tuyến sử dụng các đài phát tín hiệu công suất lớn và các trạm vô tuyến tiếp sức di động tạo thành kênh liên lạc thẳng và đường vòng giữa các sở chỉ huy. Đầu thập niên 1980, Hệ thống 25 được trang bị các đài tiếp sức đa kênh công suất lớn, chống chế áp điện tử (vốn dùng cho các hệ thống phòng không di động đời sau) là 5Ya62 và 5Ya63.

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/SovRad/5Ya62.jpg)
Cột an-ten 2 loa của đài vô tuyến tiếp sức 5Я62

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/SovRad/5Ya63.jpg)
Cụm an-ten 3 loa của đài vô tuyến tiếp sức 5Я63

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/SovRad/Xethongtin01-zil131-P137-2.jpg)
Xe vô tuyến tiếp sức R-137 (gồm các đài phát R-137, đài thu R-155U, đài thu R-323, đài tiếp sức R-405, đài thu phát R-107 và máy điện tín T63SU-13)


Tiêu đề: Hệ thống 25
Gửi bởi: OldBuff trong 10 Tháng Ba, 2009, 11:10:49 pm
Nguyên lý vận hành của Hệ thống 25

Phát hiện mục tiêu

Kết hợp với tình báo xa từ mạng quốc gia K1, Hệ thống 25 sử dụng các đài cảnh giới nội mạng và các máy hỏi (máy nhận dạng ta-địch) để phát hiện mục tiêu đường không cũng như tính chất mục tiêu hoạt động trong hoặc gần vùng không phận quản lý.

Hệ thống đài nhìn vòng, đài đo cao cung cấp tham số 3 chiều về mục tiêu tiếp cận không phận cho sở chỉ huy lữ đoàn ra-đa phân khu và tổng trạm ra-đa để tổ hợp tình báo đường không. Trên cơ sở mẫu tín hiệu, các thông số về tốc độ, độ cao và tính chất hoạt động, tổng trạm ra-đa xác định kiểu loại của mục tiêu hoặc tốp mục tiêu. Các tình báo mục tiêu được tổng trạm ra-đa phát qua mạng tình báo nội mạng và thể hiện trên bảng tiêu đồ 99 tại các sở chỉ huy phòng không của Hệ thống 25.

Kênh chỉ huy tác chiến sau khi phát hiện mục tiêu

Tại sở chỉ huy phòng không Tập đoàn phòng không chuyên nhiệm số 1, sĩ quan trực ban tác chiến căn cứ tình huống trên không thể hiện trên bảng tiêu đồ 99 và tính chất của tốp mục tiêu để quyết định báo động chuyển cấp sở chỉ huy hoặc chuyển cấp một phần hay toàn bộ Hệ thống 25 trên mạng tình báo nội bộ. Đối với chuyển cấp sở chỉ huy (thường được gọi là “vào cấp” và “về cấp”), ban tham mưu trực ban tác chiến, sĩ quan hiệp đồng không quân tiêm kích, các sĩ quan truyền lệnh hướng quân đoàn phòng không phân khu và các trực ban hậu cần, kỹ thuật và chính trị phải có mặt tại sở chỉ huy theo lệnh báo động. Riêng việc chuyển cấp trực tiếp một phần hay toàn bộ Hệ thống 25 qua mạng vô tuyến phải sử dụng bảng mã lệnh khẩn cấp được lưu tại sở chỉ huy. Các quân đoàn phòng không phân khu sau khi nhận lệnh chuyển cấp qua mạng vô tuyến phải xác nhận lệnh qua kênh hữu tuyến hoặc kênh vô tuyến dự phòng. Từ thời điểm vào cấp, quyền chỉ huy tối cao tại sở chỉ huy được chuyển cho tư lệnh Tập đoàn.

Tại sở chỉ huy các quân đoàn phòng không phân khu, sau khi nhận lệnh chuyển cấp từ sở chỉ huy cấp trên qua mạng tình báo thể hiện trên bảng tiêu đồ 99 thì ngoài việc xác nhận lệnh chuyển cấp, sĩ quan trực ban tác chiến phải ra lệnh chuyển cấp sở chỉ huy và các trung đoàn hỏa lực trong phân khu. Cấu tạo ban chỉ huy tác chiến khi chuyển cấp của sở chỉ huy quân đoàn phòng không phân khu cũng tương tự thành phần trực chiến sở chỉ huy Tập đoàn. Từ thời điểm vào cấp, quyền chỉ huy tối cao tại sở chỉ huy được chuyển từ sĩ quan trực ban sang tư lệnh/phó tư lệnh trực ban của quân đoàn. Sở chỉ huy quân đoàn phòng không phân khu phán đoán và quyết định tiêu diệt mục tiêu đi vào vùng hỏa lực của trung đoàn hỏa lực trong phân khu trừ khi có quyết định khác từ sở chỉ huy cấp trên. Thông thường, việc xử lý tình huống trên không ở cấp quân đoàn phòng không phân khu được lập thành các bộ quy trình xử lý và những tình huống ngoài quy trình đều phải được chấp thuận từ sở chỉ huy cấp trên.


Tiêu đề: Hệ thống 25
Gửi bởi: OldBuff trong 11 Tháng Ba, 2009, 11:12:18 pm
Nguyên lý vận hành của Hệ thống 25

Phân công hỏa lực

Phân công hỏa lực là sự phân công nhiệm vụ và phối hợp tác chiến giữa các đơn vị hỏa lực của Hệ thống 25, giữa Hệ thống 25 với các đơn vị phòng không hỗ trợ và tiêm kích phòng không của hệ thống phòng không hợp nhất nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khu vực phòng không.

Nhiệm vụ chặn kích tầm xa được giao cho lực lượng máy bay tiêm kích phòng không đóng tại các sân bay quân sự quanh Mát-xcơ-va. Trong trường hợp hoạt động trong tầm hỏa lực của Hệ thống 25, máy bay tiêm kích phòng không và các phân đội hỏa lực của Hệ thống 25 có cơ chế hiệp đồng theo hành lang và độ cao tác chiến nhằm tránh sót lọt mục tiêu hay bắn nhầm. Quá trình phân công nhiệm vụ xử lý tốp mục tiêu giữa tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích phòng không diễn ra tại sở chỉ huy Tập đoàn phòng không chuyên nhiệm số 1. Việc quản lý và hiệp đồng tác chiến cụ thể giữa hai lực lượng này trên không phận phân khu thuộc thẩm quyền của các quân đoàn phòng không phân khu.

Một số loại máy bay tiêm kích phòng không chiến lược tham gia hiệp đồng với Hệ thống 25 được sử dụng tại khu vực Mát-xcơ-va

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25-Su9.jpg)
Máy bay tiêm kích đánh chặn Su-9 đưa vào trang bị năm 1963 tại Trung đoàn tiêm kích phòng không số 28 đóng tại sân bay quân sự Kri-trev

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25-Su11.jpg)
Máy bay tiêm kích đánh chặn Su-11 trang bị năm 1965 tại Trung đoàn tiêm kích phòng không số 790 tại sân bay quân sự Khotilovo

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25-Yak28P.jpg)
Máy bay tiêm kích đánh chặn Yak-28P trang bị năm 1965 tại sân bay quân sự Domodievdovo

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25-Mig25P.jpg)
Máy bay tiêm kích đánh chặn Mig-25P trang bị năm 1973 tại sân bay quân sự Akhtubinsk

Nhiệm vụ phòng chống máy bay chiến thuật (máy bay cho các nhiệm vụ hộ tống, chế áp, tiếp liệu, tác chiến điện tử, v.v) phục vụ tập kích đường không chiến lược của đối phương trên không phận bảo vệ và bảo vệ trận địa của Hệ thống 25 được giao cho các đơn vị tên lửa phòng không hỗ trợ phối thuộc cho Hệ thống 25. Các đơn vị tên lửa phòng không phối thuộc cho Hệ thống 25 có biên chế cấp tiểu đoàn và sử dụng các tổ hợp tên lửa cơ động hoặc bán cơ động như S-75 và S-125, được bố trí trên các hướng chính yếu ở phân khu bắc và tây, hoặc các hướng theo tình hình tác chiến cụ thể (ví dụ phân khu nam trong thời gian diễn ra các cuộc chiến tranh Trung Đông giữa I-xra-en và các nước Ả-rập).

Nhiệm vụ chủ yếu của các trung đoàn hỏa lực trong Hệ thống 25 là phòng chống lực lượng máy bay tấn công chiến lược của đối phương tập kích vào không phận Mát-xcơ-va. Đương nhiên với năng lực kỹ thuật của mình, hệ thống này cũng có thể được sử dụng để bắn hạ mục tiêu trên không bất kỳ có khả năng đe dọa không phận bảo vệ.

Trên cơ sở đánh giá và phán đoán ý đồ các tốp mục tiêu đối phương xuất hiện trên bảng tiêu đồ, sở chỉ huy Tập đoàn phòng không chuyên nhiệm số 1 giao nhiệm vụ theo dõi và/hoặc tiêu diệt tốp mục tiêu cho quân đoàn phòng không phân khu liên quan. Việc giao nhận quản lý hay tiêu diệt tốp mục tiêu giữa sở chỉ huy Tập đoàn và các quân đoàn phân khu được thực hiện thông qua sĩ quan truyền lệnh hướng căn cứ theo số hiệu đầu tốp đánh dấu trên bảng tiêu đồ. Khi tốp mục tiêu thoát ly khỏi không phận phụ trách của phân khu hay chuyển sang không phận quản lý của phân khu khác thì sở chỉ huy quân đoàn phòng không phân khu phải bàn giao đầu tốp và báo cáo tình hình cho sở chỉ huy Tập đoàn.

Sau khi nhận bàn giao tốp từ sở chỉ huy cấp trên, trên cơ sở phán đoán tình hình và hướng tiếp cận của mục tiêu đối với không phận bảo vệ, sở chỉ huy quân đoàn phòng không phân khu tiếp tục giao nhiệm vụ theo dõi, quản lý hoặc tiêu diệt tốp mục tiêu cho trung đoàn hỏa lực liên quan. Quá trình bàn giao tốp mục tiêu giữa sở chỉ huy quân đoàn phòng không phân khu và trung đoàn hỏa lực liên quan diễn ra tương tự như việc bàn giao giữa sở chỉ huy Tập đoàn với sở chỉ huy quân đoàn phòng không phân khu. Khi được giao tốp mục tiêu, trung đoàn hỏa lực phải tiến hành mở máy đài nhìn vòng chuyên nhiệm A-100 để quản lý tốp mục tiêu của mình. Để đảm bảo bí mật trận địa và chống vũ khí chế áp, đài điều khiển B-200 chỉ phát sóng khi trung đoàn hỏa lực nhận lệnh tiêu diệt tốp mục tiêu được phân công.


Tiêu đề: Hệ thống 25
Gửi bởi: OldBuff trong 13 Tháng Ba, 2009, 11:53:50 am
Nguyên lý vận hành của  Hệ thống 25

Sục sạo mục tiêu

Tại phân đội hỏa lực (trung đoàn tên lửa phòng không chuyên nhiệm) của Hệ thống 25, đài nhìn vòng chuyên nhiệm A-100 (đài 1 của phân đội hỏa lực) phát sóng phát hiện và theo dõi các tốp mục tiêu được phân công và các mục tiêu trên không hoạt động trong không phận và hướng không phận thuộc trách nhiệm quản lý. Tình báo thu được về tốp mục tiêu được giao thể hiện trên màn hiện sóng nhìn vòng của đài 1 được thông báo về hầm chỉ huy của phân đội hỏa lực và được đánh dấu trên bàn tình báo gần.

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/RLSA-100PostS-25-03.jpg)
Đài nhìn vòng chuyên nhiệm A-100 (đài 1 của các phân đội hỏa lực trong Hệ thống 25)

Tùy theo quy trình xử lý tình huống mà thủ trưởng phân đội quyết định thời điểm phát sóng đài điều khiển B-200 (được gọi là đài 2) để đảm bảo thời cơ bắn tốt nhất và hạn chế bộc lộ vị trí đài trước vũ khí chế áp của đối phương. Sau khi nhận chuyển giao tham số của tốp mục tiêu từ đài 1 qua chế độ tự động đồng bộ phần tử hoặc thao tác thủ công của trắc thủ điều khiển, đài 2 phát sóng sục sạo nhằm phát hiện mục tiêu được giao để chuẩn bị cho thủ tục xạ kích của đài điều khiển tên lửa B-200.

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2509.jpg)
Phần an-ten thu phát và điều khiển đài điều khiển hỏa lực B-200 (đài 2 của các phân đội hỏa lực trong Hệ thống 25)


Tiêu đề: Hệ thống 25
Gửi bởi: OldBuff trong 15 Tháng Ba, 2009, 01:17:31 pm
Nguyên lý vận hành của Hệ thống 25

Bắt bám mục tiêu

Đài điều khiển B-200 mở máy phát sóng quét vùng chỉ thị nhằm sục sạo phát hiện tốp mục tiêu được phân công. Với việc sử dụng băng sóng đề-xi-mét và kích cỡ an-ten phát công suất lớn, đài B-200 là đài điều khiển duy nhất trên thế giới tại thời điểm đó có khả năng quét góc rộng nhằm sục sạo bắt mục tiêu mới trong khi vẫn bám sát các mục tiêu đã quét được.

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/Zone.jpg)
Vùng quét góc điện tử của đài điều khiển B-200 trong chế độ bắt bám mục tiêu (góc chùm quét 60 độ, chùm rộng 1 độ)

Sau khi bắt được mục tiêu, đài B-200 tiến hành bám sát mục tiêu theo 1 trong 3 chế độ bám (bám thủ công, bám tự động và bám hỗn hợp) nhằm thiết lập đường ngắm với các tham số 3 chiều về mục tiêu (phương vị, góc tà và cự ly) sử dụng cho việc tính toán phần tử bắn. Hai chế độ bám thủ công và bám hỗn hợp (kết hợp giữa bám tự động góc tà và phương vị, bám thủ công cự ly) được áp dụng trong điều kiện bám mục tiêu trong môi trường có nhiễu tích cực và tiêu cực.

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2507.jpg)
Khổi kiểm soát phóng đài điều khiển B-200 (bên trái là màn hiện sóng phương vị-cự ly; bên phải là màn hiện sóng góc tà-cự ly)

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/Indicator.jpg)
Chi tiết các phần tử trên màn hiện sóng đài điều khiển B-200


Tham số mục tiêu do đài điều khiển B-200 phát hiện được tổ hợp thành tình báo hỏa lực dùng để xác nhận mục tiêu xạ kích trong hệ thống. Theo điều lệnh, tình báo hỏa lực được phát ngược theo mạng vô tuyến thoại tiếp sức từ phân đội hỏa lực lên sở chỉ huy quân đoàn phòng không phân khu. Tại đây, tình báo hỏa lực do phân đội hỏa lực truyền ngược lên được thể hiện trên bảng tình báo hỏa lực (bảng tiêu đồ 55) với số hiệu đầu tốp quy định riêng cho phân đội hỏa lực đó. Trong trường hợp không có tình báo hỏa lực xác nhận do đài điều khiển của phân đội hỏa lực liên quan không phát hiện được tốp mục tiêu (do trục trặc kỹ thuật hoặc bị chế áp), tốp mục tiêu sẽ được giao lại cho các đơn vị hiệp đồng đánh bọc lót (máy bay tiêm kích phòng không, tổ hợp tên lửa phòng không S-75, S-125).


Tiêu đề: Hệ thống 25
Gửi bởi: OldBuff trong 15 Tháng Ba, 2009, 10:40:33 pm
Nguyên lý vận hành của Hệ thống 25

Lập lệnh

Trên cơ sở các tham số về mục tiêu thu được trong giai đoạn bắt bám mục tiêu, hệ thống máy tính phần tử BESM của đài điều khiển B-200 chạy các thuật toán để xác định tham số bắn cho việc điều khiển đạn tên lửa. Quá trình này được gọi là lập lệnh và kết quả là các dãy lệnh lập theo phương pháp điều khiển cụ thể cho phép xác định đường đạn để đưa đạn tên lửa tới tiêu diệt tốp mục tiêu được phân công.

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2502.jpg)
Phòng tính toán lập lệnh của đài điều khiển B-200

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/s2503.jpg)
Máy tính phần tử BESM của đài điều khiển B-200

Đài điều khiển B-200 cung cấp 3 phương pháp điều khiển: phương pháp bắn 3 điểm, phương pháp bắn vượt trước nửa góc và phương pháp bắn điều khiển cưỡng bức.

Phương pháp bắn 3 điểm (phương pháp ТТ/трех-точки) dùng để bắn mục tiêu có đường bay ổn định theo hướng vào hoặc ra có độ lệch tâm đường ngắm ít. Về bản chất, phương pháp bắn ba điểm là việc đài B-200 điều khiển đạn tên lửa tới mục tiêu với đường đạn trùng với đường ngắm (trùng góc tà và phương vị giữa đạn tên lửa và mục tiêu). Ngay từ khi xác định các tham số 3 chiều về mục tiêu, các máy tính BESM xác định độ rộng và hướng chùm bắt cưỡng bức, cũng như hướng của chùm dẫn của an-ten điều khiển để trỏ đạn tên lửa bay theo hướng mục tiêu. Máy tính BESM còn có một số thuật toán cho phép xác định lệnh điều khiển đạn tới mục tiêu khi không xác định được cự ly mục tiêu do gặp nhiễu tích cực (tương tự phương pháp bắn ТТ- И87 dùng cho hệ thống S-75).

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25-ban10.jpg)
Giai đoạn cuối của đạn tên lửa được điều khiển theo phương pháp bắn 3 điểm (đạn đang đuổi mục tiêu)

Phương pháp bắn vượt trước nửa góc (phương pháp PS/половинное спрямление - ПС) dùng để bắn mục tiêu có tốc độ tiếp cận lớn, đường bay không ổn định hoặc hướng bay cắt ngang đường ngắm. Phương pháp vượt trước nửa góc cũng còn được gọi là phương pháp bắn đón. Dựa trên tham số mục tiêu, máy tính BESM xác định hướng bay tạm thời, tính toán điểm tới dự kiến của mục tiêu và góc đón để đạn tên lửa tiếp cận mục tiêu. Các lệnh điều khiển lập theo phương pháp bắn này nhằm xác định đường dẫn đạn tên lửa theo trung bình cộng góc tạo bởi đường phương vị tại vị trí hiện thời và dự kiến của mục tiêu, trung bình cộng góc tà theo vị trí hiện thời và dự kiến của mục tiêu.

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25-ban01.jpg)
Giai đoạn cuối của đạn tên lửa được điều khiển theo phương pháp bắn vượt trước nửa góc (2 đạn đang đón mục tiêu)

Phương pháp bắn điều khiển cưỡng bức (phương pháp K/команд) dùng để bắn mục tiêu bay thấp hoặc bổ thấp trong không phận bảo vệ. Do bắn mục tiêu bay thấp hay bổ thấp đòi hỏi phải khắc phục góc chết (góc cấm phóng) và độ an toàn cho đối tượng cần bảo vệ trước chính đạn tên lửa, máy tính BESM xác định đường dẫn đạn tên lửa kéo cao rồi mới tiếp cận mục tiêu từ phía trên, đồng thời xác định tham số nổ của đầu đạn theo lệnh điều khiển.


Tiêu đề: Hệ thống 25
Gửi bởi: OldBuff trong 19 Tháng Ba, 2009, 12:41:16 am
Nguyên lý vận hành của Hệ thống 25

Xạ kích

Phòng điều khiển của đài điều khiển B-200 có 4 khối điều khiển kiểm soát 20 kênh xạ kích (mỗi khối điều khiển quản lý 5 kênh). Ở chế độ bám bằng tay hoặc bám hỗn hợp, mỗi khối điều khiển có 3 trắc thủ: 1 trắc thủ cự ly, 1 trắc thủ phương vị và 1 trắc thủ góc tà. Ở chế độ bám tự động, mỗi khối điều khiển có 2 trắc thủ: 1 trắc thủ bắt bám mục tiêu, 1 trắc thủ điều khiển đạn tên lửa. Trước tiên, trắc thủ bắt bám mục tiêu sử dụng tay quay để chọn mục tiêu được phân công và chế độ bám tự động trên màn hiện sóng phương vị-cự ly. Sau khi chọn xong tham số phương vị, trắc thủ mục tiêu tiếp tục chọn tham số góc tà của mục tiêu và chế độ bám tự động trên màn hiện sóng góc tà-cự ly. Trắc thủ mục tiêu tiến hành chọn bám tuần tự 5 mục tiêu cho 5 kênh xạ kích thuộc khối điều khiển của mình theo trình tự trên. Sau khi trắc thủ mục tiêu hoàn tất thủ tục chọn bám, trắc thủ điều khiển đạn tiến hành đồng bộ đạn tên lửa với mục tiêu được phân công của khối điều khiển. Từ thời điểm này, mỗi đạn tên lửa sẽ được phân bổ một tần số điều khiển đạn riêng trên khối an-ten truyền lệnh phù hợp với mục tiêu xạ kích đã được chọn.

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/FiringRegime.jpg)
Lược đồ xạ kích mục tiêu của một tổ hợp S-25


(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/Test1.jpg)
Đạn tên lửa V-300 rời bệ phóng


Đạn tên lửa V-300 được điều khiển theo phương pháp bám chùm. Tại pha phóng đạn, sau khi lệnh phóng được thi hành, đạn tên lửa bay theo quán tính tới cửa sóng chờ là chùm bắt do an-ten điều khiển phát chùm sóng duy trì tạo ra. Tại pha điều khiển trung kỳ, tham số không gian của đạn do bộ đáp của đạn chuyển về được an-ten thu của đài B-200 tiếp nhận và truyền về phòng tính toán để xử lý. Căn cứ theo phương pháp bắn cùng các tham số không gian của đạn tên lửa và mục tiêu, máy tính BESM lập lệnh điều khiển việc lái chùm dẫn đạn tới vị trí mục tiêu cần tiêu diệt. Tại pha cuối, đầu nổ F-280 của đạn tên lửa nhận lệnh kích nổ từ ngòi nổ vô tuyến (theo 3 chế độ: nổ cận đích, nổ hẹn giờ hoặc nổ điều khiển) để tiêu diệt mục tiêu.

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25dauno-F280.jpg)
Đầu nổ F-280 của đạn tên lửa V-300 sử dùng trong Hệ thống 25

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25dauno-F280-2.jpg)
Một phần đầu nổ F-280 phát lộ các mảnh viên đạn hình lập phương



Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25
Gửi bởi: OldBuff trong 03 Tháng Bảy, 2009, 11:41:54 am
Nguyên lý vận hành của Hệ thống 25

Đánh giá và kiểm tra kết quả xạ kích

Việc đánh giá và kiểm tra kết quả xạ kích của Hệ thống 25 được thực hiện kết hợp thông qua phần tử thu từ đài điều khiển tên lửa và từ hệ thống quan sát mắt nhằm đảm bảo việc tiêu diệt hoặc vô hiệu mục tiêu/tốp mục tiêu được phân công trong khu vực xạ kích được giao. Trường hợp mục tiêu/tốp mục tiêu vẫn chưa bị tiêu diệt hoặc vô hiệu sau loạt bắn, phân đội hỏa lực liên quan tiếp tục thực hiện các loạt xạ kích tiếp theo cho đến khi tiêu diệt/vô hiệu hoàn toàn mục tiêu.

Mục tiêu bị diệt sau khi trúng một chùm 2 đạn tên lửa

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25-ban01.jpg)

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25ban02.jpg)

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25-ban04.jpg)

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25-ban03.jpg)

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25banthu6.jpg)

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25Tieudiet.jpg)


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không 25
Gửi bởi: OldBuff trong 06 Tháng Bảy, 2009, 05:03:32 pm
Thiết kế và thử nghiệm Hệ thống 25

Yêu cầu thiết kế

Nền tảng công nghệ

Ra-đa nhìn vòng chuyên nhiệm A-100

Đài điều khiển B-200

Đạn tên lửa V-300

Trận địa chiến đấu


Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25
Gửi bởi: OldBuff trong 09 Tháng Bảy, 2009, 01:22:58 am
Thiết kế và thử nghiệm Hệ thống 25

Yêu cầu thiết kế

Ngày 9/8/1950, Hội đồng bộ trưởng Liên Xô ban hành Nghị định về việc thành lập Lực lượng phòng không quốc gia - Quân chủng Phòng không, đồng thời chỉ rõ Cục thiết kế chuyên nhiệm số 1 (SB-1)/Специальным Бюро (СБ-1) là cơ quan chủ quản của các phòng thiết kế tham gia chương trình phát triển phức hợp tên lửa phòng không và tên lửa đối không tầm xa mang tên Berkut/Беркут để phòng thủ Mát-xcơ-va và các thành phố công nghiệp, trung tâm chính trị khác. Berkut, tên gọi ban đầu của Hệ thống-25, được ghép từ họ của 2 nhân vật hàng đầu tại SB-1 là kỹ sư S.L.Beria (con trai của đương kim Dân ủy nội vụ-Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Lavrenty Pavlovitch Beria) và tổng công trình sư P.N.Kuksenko.

Yêu cầu thiết kế của Phức hợp phòng không Berkut do SB-1 đưa ra cho các phòng thiết kế chuyên ngành gồm:

(i) Hệ thống ra-đa cảnh giới phòng không chuyên nhiệm A-100 Kama băng sóng đề-xi-mét bố trí thành 2 lớp bao quanh thủ đô (lớp trong cách trung tâm từ 25km tới 30km; lớp ngoài cách trung tâm từ 200km tới 300km). Viện nghiên cứu khoa học số 244 (NII-244)/Научно-Исследовательский Институт (НИИ-244) và chủ nhiệm thiết kế L.V.Leonov được giao thiết kế đài nhìn vòng chuyên nhiệm A-100 Kama;

(ii) Đài điều khiển tên lửa đa kênh dẫn bắn B-200/Б-200 trang bị cho các phân đội hỏa lực do chính SB-1 thiết kế dưới sự chỉ đạo của chủ nhiệm thiết kế V.E.Magdesiev;

(iii) Đạn tên lửa có điều khiển V-300/В-300 trang bị cho trận địa của các phân đội hỏa lực do Phòng thiết kế tên lửa số 301 và chủ nhiệm thiết kế là tổng công trình sư S.A. Lavotchkin đảm nhiệm. Bệ phóng và xe chở đạn do Phòng thiết kế khoa học chuyên ngành cấp nhà nước về cơ khí chính xác/ГСКБ ММП và chủ nhiệm thiết kế V.P.Barmin chịu trách nhiệm;

(iv) Máy bay tiêm kích chiến lược G-400/Г-400 (phát triển từ máy bay ném bom chiến lược Tu-4) trang bị tên lửa đối không G-300/Г-300 (bản đối không của tên lửa V-300) do Phòng thiết kế máy bay Tupolev và chủ nhiệm thiết kế A.I.Kortchmar chịu trách nhiệm;

(v) Máy bay cảnh giới đường không tầm xa D-500/Д-500 (phát triển từ loại máy bay ném bom chiến lược Tu-4) do PTK NII-244 và PTK Tupolev phối hợp phát triển.

(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/S-25/S25-trang.jpg)

Như vậy có thể thấy, yêu cầu thiết kế khởi điểm của Phức hợp phòng không Berkut là rất cao so với trình độ khoa học kỹ thuật quân sự Xô-viết đương thời. Sau khi Stalin qua đời và Beria bị bắt vào tháng 6/1953, Phức hợp phòng không Berkut được Hội đồng bộ trưởng Liên Xô đổi tên thành Hệ thống 25 và chỉ giữ lại 3 nội dung đầu của yêu cầu thiết kế cho hệ thống tên lửa phòng không. Hai cấu phần bị hủy bỏ của hệ thống này gồm máy bay tiêm kích chiến lược và máy bay cảnh giới đường không vẫn được LX/Nga tiếp tục phát triển tới tận ngày nay (máy bay hộ tống/tiêm kích chiến lược Tu-160P/Tu-161 và máy bay cảnh giới/chỉ huy đường không A-50).




Tiêu đề: Hệ thống tên lửa phòng không S-25
Gửi bởi: OldBuff trong 11 Tháng Bảy, 2009, 12:38:35 am
Thiết kế và thử nghiệm Hệ thống 25

Nền tảng công nghệ


Việc phát triển Phức hợp phòng không Berkut trong thời gian ngắn nhất nhằm đối phó với nguy cơ bị tấn công hay uy hiếp tấn công hạt nhân đường không từ phía Mỹ và phe đồng minh mới do Mỹ lập ra (NATO) là quyết tâm chính trị từ cấp lãnh đạo cao nhất của Liên Xô. Ngay từ năm 1948, Iosef Stalin đã chỉ thị việc hiện đại hóa lực lượng phòng không toàn quốc nói chung, lực lượng phòng không Mát-xcơ-va nói riêng, trong đó nhấn mạnh tới việc khai thác yếu tố khoa học kỹ thuật để phát triển các hệ thống phòng không mới bên cạnh lực lượng pháo cao xạ và máy bay tiêm kích.

Để đáp ứng đòi hỏi thời gian cho phức hợp Berkut thì bên cạnh nỗ lực huy động đội ngũ các nhà khoa học quân sự trong nước, Liên Xô còn sử dụng các nhà khoa học quân sự Đức quốc xã từng tham gia các đề án tên lửa phòng không trong Thế chiến 2 và sau chiến tranh chuyển sang cộng tác cho các đề án phát triển tên lửa phòng không Xô-viết tại Viện nghiên cứu khoa học số 88 (NII-88). Trước năm 1950, NII-88 đang triển khai ứng dụng 2 mẫu đạn tên lửa phòng không là R-101 và R-105 theo các mẫu đạn tên lửa phòng không thu được của Đức quốc xã là Wasserfall và Schmetterling. Từ tháng 8/1950, công trình sư tên lửa Georgy Babakin cùng một số cộng sự người Đức thuộc đề án R-101 được điều từ NII-88 về Phân viện 38 trực thuộc SB-1 để phối hợp với PTK tên lửa số 301 của S.Lavotchkin phát triển mẫu đạn tên lửa V-300 (La-205) theo công nghệ đạn tên lửa R-101/Wasserfall. Tương tự, đài điều khiển tên lửa B-200 do SB-1 trực tiếp phát triển với mẫu thử đầu tiên dựa trên công nghệ đài điều khiển Strassurg-Kehl dùng cho hệ thống Wasserfall của Đức quốc xã. Sau khi mẫu thử đầu của đài điều khiển B-200 không đáp ứng được yêu cầu, SB-1 mới điều chỉnh thiết kế đài B-200 theo hướng thiết kế của các công trình sư Xô-viết.

Như vậy, Hệ thống 25 được phát triển trên nền tảng công nghệ của hệ thống tên lửa phòng không thí nghiệm R-101 do các nhà khoa học Xô-viết cải biến từ hệ thống tên lửa phòng không Wasserfall thu được từ Đức quốc xã.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: topol_M trong 17 Tháng Bảy, 2009, 05:00:32 pm
loạt bài rất bổ ích, càng đọc càng mê. Tiếp đi các bác  ;D


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: bmtthaoanh trong 18 Tháng Chín, 2009, 10:16:29 pm
loạt bài rất bổ ích, càng đọc càng mê. Tiếp đi các bác  ;D

-------------
Có thể suy diễn của mình là là ko chính xác nhưng cảm nhận là Nga mạnh về vk phòng thủ Mỹ mạnh về VK tấn công


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: SukhoiSu-47Berkut trong 18 Tháng Chín, 2009, 11:08:32 pm
loạt bài rất bổ ích, càng đọc càng mê. Tiếp đi các bác  ;D

-------------
Có thể suy diễn của mình là là ko chính xác nhưng cảm nhận là Nga mạnh về vk phòng thủ Mỹ mạnh về VK tấn công

Điều đó là hoàn toàn chính xác mà bác. Do vị trí địa lý, tiềm lực kinh tế quốc phòng, chính sách...nên cũng tác động đến việc đầu tư, phát triển vũ khí. Điều này được minh chứng rõ nhất ở lực lượng hải quân: Nga thiên về đầu tư cho tàu ngầm, Mỹ thiên về hàng không mẫu hạm (có tàu ngầm tấn công nhưng hẳn nhiên vị thế của hai loại này là khác nhau xa).
Nhưng vẫn thực sự cần dành sự ngưỡng mộ đối với nền khoa học cơ bản nói chung và khoa học quân sự Nga nói riêng.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: altus trong 19 Tháng Chín, 2009, 02:41:03 am
Nhưng vẫn thực sự cần dành sự ngưỡng mộ đối với nền khoa học cơ bản nói chung

Quân sự thì tôi không dám nói nhưng khoa học cơ bản thì tôi có nghe nói là 80% các ông giáo sư giỏi của Nga sang Mỹ và Tây Âu làm hết rồi bác.  ;) Có ông nào đổ xăng đầy bình xong về lại Nga thì cũng chẳng làm nghiên cứu nữa.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: SukhoiSu-47Berkut trong 21 Tháng Chín, 2009, 08:19:41 am
Nhưng vẫn thực sự cần dành sự ngưỡng mộ đối với nền khoa học cơ bản nói chung

Quân sự thì tôi không dám nói nhưng khoa học cơ bản thì tôi có nghe nói là 80% các ông giáo sư giỏi của Nga sang Mỹ và Tây Âu làm hết rồi bác.  ;) Có ông nào đổ xăng đầy bình xong về lại Nga thì cũng chẳng làm nghiên cứu nữa.

Cái đó thì quá rõ, bác ạ. Nhất là những năm 90. Nhưng đó là chuyện khác.
Từ thời Liên Xô và Nga hiện nay, với GDP và ngân sách quốc phòng như vậy, so với Mỹ và Nato thì quả là quá ít ỏi: nhưng danh mục sản phẩm của họ không hề có chút gì kém cạnh (tất nhiên có tính cả đóng góp của KGB... ;D).
Nhưng có một điều khiến Nga chưa mạnh về kinh tế, đó là khoa học ứng dụng, ứng dụng các thành tựu KHCN vào kinh tế còn kém quá, trong bài phát biểu gần đây, Tổng thống Medvedev cũng đã nhắc đến điều này.
(Anh em chờ mãi nên mạn phép tán chút, mời sếp Trâu tiếp tục).


Tiêu đề: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: OldBuff trong 05 Tháng Ba, 2010, 11:37:29 am
Thiết kế và thử nghiệm Hệ thống 25

Đài nhìn vòng chuyên nhiệm A-100 Kama

Tháng 10/1950, Viện nghiên cứu số 244 – NII-244 (nay là Viện nghiên cứu khoa học vô tuyến kỹ thuật toàn Nga/Всероссийский научно-исследовательский институт радиотехники) được giao nhiệm vụ trong vòng 3 năm phải phát triển thành công hệ thống đài nhìn vòng chuyên nhiệm A-100 Kama có chức năng cung cấp tình báo phòng không cho Hệ thống 25. Nhóm thiết kế đài A-100 của NII-244 gồm Tổng công trình sư L.V. Leonov và các cộng sự là Boris Lebedev, S.N. Garnova, P.P. Petrov, V.F. Shumsky, L. B. Shulgin, A. R. Volpert, L. Kraus and V. Kononov. Nhóm thiết kế rất có năng lực và đầy kinh nghiệm của NII-244 này đã từng tham gia phát triển thành công các đài ra-đa nhìn vòng tầm xa trước đó là Observatoria/Обсерватория (P-50) và Periskop/Перископ (P-20), cũng như đang được giao phát triển tổ hợp ra-đa di động Topol-2/Тополь-2.

Đài nhìn vòng chuyên nhiệm A-100 Kama
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/RLSA-100PostS-25.jpg)

Đầu năm 1952, nhóm thiết kế đài A-100 Kama tại NII-244 đã hoàn tất công đoạn thiết kế tính năng và chuyển sang giai đoạn chế tạo mẫu thử nghiệm. Trong quá trình phát sóng thử nghiệm mẫu thử trên thực địa, nhóm thiết kế A-100 đã phát hiện hiện tượng nhiễu điện từ giữa đài A-100 Kama và đài P-50 Observatoria bố trí cách đó 12 km. Khi đài A-100 Kama ở chế độ phát, nhiễu điện từ khiến đầu thu sóng về của đài P-50 mất tác dụng. Để khắc phục hiện tượng này, nhóm thiết kế đề xuất lắp bộ kháng nhiễu bằng đèn sóng chạy nhằm lọc bỏ nhiễu phát xạ và khuếch đại sóng về trên đầu thu của tất cả các hệ thống ra-đa mặt đất gồm cả A-100 và P-50.

Tháng 10/1954, đài A-100 được đưa vào thử nghiệm hiệp đồng chiến đấu cùng với các cấu phần khác của Hệ thống 25 hoàn chỉnh tại trường bắn Sarưi-Shagan/Сары-Шаган. Sau thử nghiệm hiệp đồng thành công, đài A-100 được cho phép sản xuất và trang bị. Tháng 1/1956, hệ thống các đài A-100 chính thức thực hiện nhiệm vụ trực ban cảnh giới cho Hệ thống 25.

Đài A-100 hoạt động trên dải tần từ 2,7 tới 3MHz, băng sóng đề-xi-mét, công suất đỉnh 3MW, tầm quét tối đa 300km, độ nhạy sóng về 82 dB/W, sai số cự ly 500 m, sai số phương vị 1 độ và sai số độ cao 400 m.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 16 Tháng Mười, 2010, 09:16:51 am
ảnh đẹp


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: E-236 trong 16 Tháng Mười, 2010, 01:12:53 pm
Radar cảnh giới của Sam 2 ở các D hỏa lực:

P-12:
(http://drseres.com/maszarny/images/p12.jpg)

Sam 3 ngoài P-12 còn thêm P-15:
(http://drseres.com/maszarny/images/p15.jpg)

 Trong cabin xe P-12:
(http://www.radartutorial.eu/19.kartei/pic/img9061.jpg)
Màn hình dài hình chữ nhật bên trái là vị trí của trắc thủ số 2 đo độ cao, hình tròn bên phải thuộc về trắc thủ số 1 gồm phương vị,cự ly.Trắc thủ số 3 đi tiêu đồ ngồi sau các vị trí này cùng đài trưởng.

Ăngten điều khiển của Sam 2/SA-75Dvina/:
(http://galerie.valka.cz/data/763/medium/100_0104.jpg)

 Sơ đồ khái quát trận địa của một D tên lửa Sam 2(http://www.valka.cz/galerie5/data/763/bsdvina.JPG)




Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 17 Tháng Mười, 2010, 12:05:56 pm
"nhóm thiết kế đề xuất lắp bộ kháng nhiễu bằng đèn sóng chạy nhằm lọc bỏ nhiễu phát xạ và khuếch đại sóng về trên đầu thu của tất cả các hệ thống ra-đa mặt đất gồm cả A-100 và P-50".

1.Bộ khuếch đại dùng đèn sóng chạy:
-Để nâng cao độ nhạy máy thu thì các tầng khuếch đại cao tần phải có tạp âm nhỏ và hệ số khuếch đại Kp >>.
-Ơ dải sóng siêu cao tần tạp âm lớn và do ảnh hưởng của  các phần tử ký sinh nên khó đạt hệ số khuếch đại lớn.
-Để khách phục thì ở dải sóng sct (dm, cm, m) người ta sử dụng các bộ
khuếch đại cao tần tạo âm nhỏ xây dựng trên đèn sóng chạy ,diot tunen,khuếch đại tham số ,khuếch đại lượng tử.
 Các bộ khuếch đại này được chế tạo với mục đích giảm nhỏ mức tạp âm hạt tạo ra bởi các phần tử khuếch đại và giảm nhỏ ảnh hưởng của quán tính điện tử đối với thiết bị điện.
  Trong máy thu đài ra đa :  Anten-đèn sóng chạy-Biến tần...
 Các chỉ tiêu chất lượng:
-     Kp = 30 -50 dB
    nếu có chất hấp thụ thì Kp= 20-30 dB 
-   Hệ số tạp âm 
      N=6-10 dB
     nếu có chất hấp thụ thì  N= 3-5 dB
-   Dải thông 10-15%Ftt
-  Trở kháng vào ra
   Rv nhỏ Rr  rất lớn
- Ứng dụng :
   làm tầng khuếc đại đầu tiên của máy thu ở dải sóng cm ,dm .trong ra đa, tên lửa, tt vệ tinh vì đọ nhạy máy thu cao (tạp âm nhỏ, công suất lớn ) hệ số truyền đạt lớn,giải thông rộng.




Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười, 2010, 04:26:36 pm
Tổ hợp tên lửa phòng không "Pechora-2M"

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/zrk_pechora-2m.jpg)

“Pechora-2M” là phiên bản được hiện đại hóa của tổ hợp tên lửa phòng không S-125. Thiết kế được thực hiện bằng các phương pháp của Tập đoàn công nghiệp tài chính liên quốc gia Nga – Belarus “Các hệ thống phòng thủ”. Trong quá trình hiện đại hóa, trong tổ hợp, các yếu tố cơ bản được thay thế hoàn toàn, được lắp hệ thống quang điện “Ngày – đêm” mới nhất và tổ hợp phòng thủ kỹ thuật vô tuyến điện để đối phó với các loại tên lửa chống ra đa. Thiết bị phóng với hai tên lửa lắp trên gầm xe tải do nhà máy xe máy kéo Minsk sản xuất.

Sự hiện đại hóa nhằm đạt những mục tiêu chính:

- phục hồi tuổi thọ của hệ thống bằng cách thay thế và di chuyển các thiết bị cũ thành các thiết bị hiện đại hơn

- nâng cao khả năng chiến đấu của hệ thống qua việc mở rộng phạm vi tác chiến đối với các phương tiện tấn công đường không trong tình trạng nhiễu đơn giản và phức tạp

- nâng cao sự thuận tiện, rút gọn hình dạng bên ngoài và thời gian triển khai bảo dưỡng kỹ thuật của tổ hợp.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười, 2010, 04:51:20 pm
Sự hiện đại hóa dự kiến:

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/Pechora-2M_2.jpg)

- tăng cường khả năng kháng nhiễu của hệ thống khỏi các dải nhiễu tích cực và thụ động

- áp dụng hệ thống quang điện truyền hình nhằm phát hiện và tự động theo dõi mục tiêu trong chế độ làm việc thụ động trong điều kiện ban ngày và ban đêm từ máy do xa laze

- mở rộng khu vực tác chiến bằng việc áp dụng các thiết bị kỹ thuật số hiện đại trong việc xác định tọa độ và các thiết bị vạch tọa độ (UKV), tăng cường độ chính xác khi theo dõi các mục tiêu

- tăng cường khả năng phát hiện mục tiêu kích thước nhỏ và bay tầm thấp

- áp dụng chỗ làm việc mới cho trắc thủ và sĩ quan điều khiển , được thực hiện trên cơ sở các thiết bị hiện đại với dữ liệu trên bảng thông tin từ kênh vô tuyến và quang điện, thông tin về tham số di chuyển và loại mục tiêu, khu vực hoạt động hiệu quả của tên lửa đối với mục tiêu, sự chuẩn bị cho thiết bị phóng và các thông tin cần thiết khác

- cài đặt thiết bị tập luyện mô phỏng hiện đại hóa nhằm đào tạo trắc thủ

- bảo đảm sự kiểm soát ngầm với sự cung cấp thông tin về sự hư hỏng, trục trặc của tổ hợp, bảo gồm cả những phần tử có thể thay thế lẫn nhau (pin, modul)

- thay mới các thiết bị chính trên cơ sở các yếu tố và công nghệ mới. Sự thay thế bao gồm: cabin – 100%; trạm ăng ten – 80%; thiết bị phóng – 80%

- giảm số phụ tùng thay thế từ 8 đến 10 lần


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười, 2010, 05:15:38 pm
Sự hiện đại hóa có thể được thực hiện trong hai phiên bản:

1. Lắp trong ống phóng – với các phương tiện vận tải cho của thiết bị phóng, trạm ăng ten cùng các thiết bị cung cấp điện.
2. Dạng cơ động (không lắp trong ống phóng) – với sự lắp thiết bị phóng, trạm ra đa và cabin điều khiển trên khung gầm ô tô và các thiết bị cung cấp điện tự động
Khi hiện đại hóa cabin điều khiển, các thiết bị cũ bị được thu hồi hoàn toàn. Các thiết bị hiện đại được tiếp nhận; sự biểu hiện và xử lý thông tin, các thiết bị kiểm soát, huấn luyện và chỉnh lý tài liệu trên cơ sở được sử dụng trên cơ sở kỹ thuật tính toán hiện đại.

Trang bị mới gồm có: chỗ làm việc được tự động hóa của sĩ quan chỉ huy, sĩ quan điều khiển, trắc thủ , máy vi tính điều khiển và kiêm tra, thiết bị trao đổi thông tin, thiết bị ghi chép tham số, thiết bị tập luyện và các trang thiết bị khác. Thiết bị được lắp trong các ống phóng mới hoặc trên gầm xe tải. Cabin có thể có trang bị dành cho việc nâng tên lửa khi lắp trên gầm xe tải và tháo khi bố trí trên trận địa.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/Pechora-2M-TEL-1S.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười, 2010, 05:36:22 pm
Khi hiện đại hóa đài ra đa, các thiết bị cũ được thu hồi, tiếp nhận thiết bị máy ngắm vô tuyến quang điện mới. Trang bị mới, được thiết kế trên cơ sở kỹ thuật tính toán hiện đại và công nghệ rắn: thiết bị thu (bộ phận cao tần và máy tăng áp chính), hệ thống kháng nhiễu, hệ thống số chọn lọc mục tiêu di động (SDTs), thiết bị lập trình chỉ huy điều khiển tên lửa và các hệ thống tọa độ, máy phát điện đồng bộ, máy vi tính điều khiển và kiếm tra, nguồn điện và các trang thiết bị khác. Bộ cảm biến dẫn đường điều khiển mới được lắp đặt, máy ngắm vô tuyến quang điện hiện đại hơn, máy đo xa laze và các yếu tố mới điều khiển sự hoạt động của ăng ten và các thiết bị trao đổi thông tin với cabin.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/pechora-1.jpg)

Trạm ăng ten UVH-2 được lắp trên gầm xe cơ động và được bảo đảm bằng các thiết bị tiếp điện tự động và hệ thống chỉnh ngang tự động. Thiết bị dẫn động thủy lực thực hiện việc nâng và hạ các hệ thống ăng ten. Các ăng ten chống nhiễu và các hệ thống dẫn đường vệ tinh được lắp đặt trên hệ thống ăng ten.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười, 2010, 05:50:21 pm
Khi hiện đại hóa thiết bị phóng đã lắp các thiết bị có độ tin cậy cao của hệ thống kiểm tra, điều khiển sự xuất phát, điều khiển sự truyền động, trao đổi thông tin với cabin UHK-2.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/p2m.jpg)

Thiết bị phóng được lắp trên gầm xe cơ động và được bảo đảm bởi các thiết bị tiếp điện tự động, thiết bị dẫn đường vệ tinh và hệ thống chỉnh ngang tự động. Việc nạp đạn cho thiết bị phóng được thực hiện bằng sự sử dụng xe vận tải tiếp đạn mới hoặc được hiện đại hóa PR-14-2M.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/pechora2m.jpg)

Sự hiện đại hóa tổ hợp tên lửa phòng khong 5V27D bao gồm sự hiện đại hóa động cơ kỳ thứ nhất, đầu đạn và ngòi nổ vô tuyến, bảo đạm mở rộng phạm vi tác chiến hiệu quả trên tầm xa cực đại – 32km, nâng cao xác suất bắn cháy mục tiêu. Độ cao của ngòi nổ vô tuyến trong chế độ làm việc thường đối với các mục tiêu bay thấp hạ xuống từ 60 đếm 20m. Khả năng bắn hạ mục tiêu trên không được tăng cường bằng việc gia tăng khối lượng thuốc nổ lên 1,6 lần và số mảnh vỡ lên 3,7 lần.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/pechora.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 10:22:20 pm
S-75 "Dvina" (bài viết bổ sung)

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/S-75_01.jpg)


Năm 1957, trong lực lượng vũ trang Quân đội Liên Xô đã tiếp nhận tổ hợp tên lửa phòng không cơ động S-75 của công trình sư Gruskin.

Tổ hợp tên lửa phòng không bao gồm đài ra đa định vị dẫn bắn, các tên lửa hai tầng, sáu thiết bị phóng, xe vận tải – nạp đạn và các thiết bị cung cấp điện.

Một cách rõ ràng, tổ hợp này đã ngăn chặn các chuyến bay do máy bay do thám Mỹ thực hiện trên lãnh thổ Liên Xô. Năm 1957, Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ đã đặt mua cho hãng “Lockhed” máy bay tầm cao U-2. Chúng có thể bay ở độ cao 24 400 mét, được trang bị thiết bị trinh sát không ảnh, không trang bị vũ khí. Từ thời điểm chế tạo đến tháng 5 năm 1960, những máy bay này đã hoạt động một cách tự do trên không phận Liên Xô. Ngày 1 tháng 5 năm 1960, người Mỹ đã quyết định trong thời gian duyệt binh ở Moskva sẽ bay trên Quảng trường Đỏ. Máy bay của Pauers đã bay từ hướng Trung Á. Hệ thống ra đa Phòng không đã phát hiện được. Thông tin về máy bay U-2 đã được báo cáo một cách trực tiếp cho Khơ – rút – sốp. Nhưng đến gần Sverdlovka, U-2 chưa bay qua phạm vi của tổ hợp tên lửa phòng không. Dưới Sverdlovka, để truy đuổi Pauers, hai chiếc Mig-17 do biên đội trưởng – thượng sĩ Vozen Avozyan và phi công – trung sĩ Sergei Safonov đã được huy động.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 10:34:37 pm
Tới cùng thời điểm này, Tiểu đoàn tên lửa của thiếu tá Voronov đã phóng hai tên lửa. Một trong số đó đã bắn trúng chiếc máy bay do thám, tên lửa thứ hai phá hủy cánh đuôi của U-2. Pauers đã bị những người nông dân bắt sống. Phi công này nhận án 8 năm tù giam và được trao đổi năm 1962 với điệp viên Liên Xô Rudolfo Abel.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/images-75.jpg)

Thiếu tá Varonov được tặng thưởng Huân chương chiến đấu Cờ đỏ và được thăng quân hàm đại tá trước thời hạn. Người vợ của phi công Safonov đã hy sinh được đưa từ thành phố quân sự tới thành phố khác. Thượng sỹ Avozyan được chuyển tới phục vụ tại Kamchatka.

Trong thời kỳ Breznhev, họ cũng được nhận những phần thưởng cao quý. Người vợ góa của Safonov đã nhận Sao vàng anh hùng thay cho người chồng đã hy sinh anh dũng. Còn trung tá Avozyan – Huân chương Chiến đấu Cờ đỏ.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 10:41:12 pm
Đến ngày 16 tháng 11 năm 1959, S-75 đã qua các thí nghiệm tác chiến, bắn hạ khí cầu gián điệp của Mỹ trên thành phố Stalingrad ở độ cao 28 000 mét. Năm 1962, trên bầu trời Cuba, máy bay do thám U-2 cũng bị bắn hạ lần thứ hai bằng loại tên lửa này.

Nhưng sự thành công rực rỡ của tổ hợp tên lửa phòng không S-75 “Dvina” được gắn liền với Việt Nam. Năm 1965, lần đầu tiên trong lịch sử tên lửa phòng không, trong một ngày, các tiểu đoàn tên lửa S-75 đã bắn rơi ba máy bay F-4 “Fantom”. Còn trong toàn bộ thời gia chiến tranh, những quả đạn từ tổ hợp tên lửa S-75 ở Việt Nam đã làm cho Không quân Hoa Kỳ mất gần 1000 máy bay phản lực.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/imagesa2.jpg)
Tên lửa D-11

Trong năm 1957 – 1961, đã có ba biến thể của hệ thống tên lửa phòng không S-75 trang bị các tên lửa 11D, 12D và 20D.

Hiện nay, hệ thống tên lửa phòng không S-75 đã được đưa ra khỏi biên chế lực lượng vũ trang.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 10:49:19 pm
Các thông số kỹ thuật chính:

S-75M “Dvina”

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/s75m.jpg)

Năm tiếp nhận vào lực lượng vũ trang: 1957

Tầm xa tiêu diệt mục tiêu: 7–30km

Tầm cao tiêu diệt mục tiêu: 3–25km

Tốc độ bay tối đa của mục tiêu: 1100km/h

Thời gian phản ứng: 4-5 phút

Số lượng mục tiêu: 1

Số lượng dẫn bắn đồng thời: 3

Thời gian triển khai/thu gọn: 4-5/5 giờ

Kiểu tên lửa phòng không: V-750B

Khối lượng tầng khởi động: 2300kg

Khối lượng đầu đạn: 130kg

Tốc độ tầng khởi động: 3,1M

Chiều dài tầng phóng: 10,7m

Đường kính tầng thứ nhất: 0,7m

Đường kính tầng thứ hai: 0,5m

Sải cánh: 2,57m


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 11:02:14 pm
S-75 “Desna”

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/desna.jpg)

Năm tiếp nhận vào lực lượng vũ trang: 1959

Tầm xa tiêu diệt mục tiêu: 7–34km

Tầm cao tiêu diệt mục tiêu: 0,5–27km

Tốc độ bay tối đa của mục tiêu: 1500km/h

Thời gian phản ứng: 4-5 phút

Số lượng mục tiêu: 1

Số lượng dẫn bắn đồng thời: 3

Thời gian triển khai/thu gọn: 4-5/5 giờ

Kiểu tên lửa phòng không: V-750VN

Khối lượng tầng khởi động: 2350kg

Khối lượng đầu đạn: 191kg

Tốc độ tầng khởi động: 3,5M

Chiều dài tầng phóng: 10,7m

Đường kính tầng thứ nhất: 0,7m

Đường kính tầng thứ hai: 0,5m

Sải cánh: 2,57m


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Mười Một, 2010, 11:08:26 pm
S-75M “Volkhov”

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/imagevolkhov.jpg)

Năm tiếp nhận vào lực lượng vũ trang: 1961

Tầm xa tiêu diệt mục tiêu: 7–43km

Tầm cao tiêu diệt mục tiêu: 0,1–30km

Tốc độ bay tối đa của mục tiêu: 2300km/h

Thời gian phản ứng: 4-5 phút

Số lượng mục tiêu: 1

Số lượng dẫn bắn đồng thời: 3

Thời gian triển khai/thu gọn: 4-5/5 giờ

Kiểu tên lửa phòng không: V-755

Khối lượng tầng khởi động: 2398kg

Khối lượng đầu đạn: 196kg

Tốc độ tầng khởi động: 3,5M

Chiều dài tầng phóng: 10,8m

Đường kính tầng thứ nhất: 0,7m

Đường kính tầng thứ hai: 0,5m

Sải cánh: 2,57m


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 07:14:58 pm
S-25 "Berkut" (Bài viết bổ sung)

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/S-25_5.jpg)

Các công việc chế tạo hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên của Liên Xô được bắt đầu vào năm 1950. Vào tháng 3 năm 1951, phiên bản hệ thống tên lửa phòng không đầu tiên đã được giới thiệu và đưa vào những thí nghiệm đầu tiên trên trường bắn. Những lần phóng đầu tiên được thực hiện đã chỉ ra những sự chính xác của những nguyên lý kỹ thuật phức tạp.

Từ năm 1954 đến 1955, đã diễn ra 69 lần phóng. Những lần bắn đánh giá khả năng chiến đấu của hệ thống trong thời gian này, tên lửa đã bay tới điểm cuối cùng. Và năm 1955, trong Quân chủng phòng không Liên Xô đã tiếp nhận hệ thống tên lửa phòng không nội địa đầu tiên: S-25 nhận ký hiệu “Berkut”.




Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 07:35:14 pm
Cần chú ý rằng, đồng thời với các thí nghiệm chế tạo hệ thống tên lửa phòng không, những trận địa ra đa và địa điểm phóng đã được chuẩn bị gần Moskva. Hai đường vành đai bê tông đã được xây dựng muộn hơn và bao quanh theo chu vi của các tổ hợp tên lửa phòng không.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/S-25-Berkut.jpg)
S-25 "Berkut" trong khi duyệt binh

Mỗi trung đoàn đảm nhiệm một khu vực riêng biệt, và phụ trách bảo vệ các công trình trong khu vực phòng thủ của mình. Các đơn vị được trang bị hệ thống S-25 tạo thành một cụm tên lửa phòng không trên Liên Xô. “Berkut” đã trở thành một trong những biện pháp chống lại các máy bay chiến đấu của NATO.

Trong những năm đó, các tính năng tác chiến của hệ thống S-25 gần như là độc nhất trong dòng tên lửa phòng không. S-25 “Berkut” cho phép bắn một cách đồng thời 20 mục tiêu trên các độ cao từ 3 đến 25km trên tầm xa 35km và có khả năng chống lại những cuộc oanh tạc cường độ mạnh.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 07:37:18 pm
Tên lửa thí nghiệm ShB-32:

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/tenluathinghiemShB-32.jpg)

Tầng khởi động của tên lửa ShB-32:

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/tangkhoidongS-25.jpg)

Bộ phận mũi tên lửa ShB-32:

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/phanmuitenluaSB-32.jpg)

Năm sản xuất: 1951

Năm tiếp nhận vào lực lượng vũ trang: 1955


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 08:01:57 pm
S-125 "Neva" (bài viết bổ sung)

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/7667s125.jpg)

Vào cuối những năm 50 và đầu 60, với sự xuất hiện của hệ thống và tổ hợp tên lửa phòng không có thể bắn rơi các mục tiêu bay tốc độ cao trên độ cao lớn, các máy bay của phương Tây đã tìm các lỗ hổng trong hệ thống phòng không tầm thấp và những lời giải mới mới đương nhiên là cần thiết.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/S-125_01.jpg)

Như vậy, năm 1961, trong lực lượng vũ trang tiếp nhận tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp S-125 “Neva”. Đạn của tổ hợp cho phép tiêu diệt mục tiêu bay với tốc độ 1500km/h theo vòng tròn trên độ cao từ 300 đến 1200 mét ở tầm xa từ 6 đến 25km. Trong tổ hợp sử dụng các tên lửa điều khiển hai tầng., được thiết kế theo công thức khí động học tiêu chuẩn. Tầng khởi động có khối lượng 639kg, còn khối lượng đầu đạn: 60kg. Sự điều khiển tên lửa trong khi bay được thực hiện với sự hỗ trợ của ra đa chỉ huy. Chiều dài tên lửa phòng không: 6100mm; đường kính: 550mm.



Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 08:12:09 pm
Theo cơ cấu thiết kế, tổ hợp này đồng dạng với tổ hợp tên lửa phòng không S-75. S-125 có thể triển khai một cách dễ dàng gần bất kỳ công trình chiến lược nào theo hình thức “cơ động” của các tiểu đoàn tên lửa chiến trường. Năm 1964, thêm một biến thể S-125M (“Neva-M”) được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang. S-125M có thể bắn rơi mục tiêu trên độ cao từ 50 đến 15 000 mét trên tầm xa từ 2500 đến 20 000 mét.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/image5b27.jpg)

Quá trình chiến đấu của tổ hợp tên lửa phòng không “Neva” đã trải mùa hè khốc liệt của những năm 70 ở Ai Cập. Trong một vài trận đánh giáp mặt, các tên lửa điều khiển từ tổ hợp S-125 đã bắn rơi 5 máy bay Israel.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 08:15:21 pm
Thông số kỹ thuật chính:

Thông số kỹ thuật

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/s125neva.jpg)

Tầm xa phát hiện mục tiêu: 100km

Tầm bắn: 30km

Số lượng mục tiêu theo dõi đồng thời: 1

Số lượng mục tiêu dẫn bắn đồng thời: 1

Tốc độ tối đa của mục tiêu: 1000m/s

Tầm bắn cao: 20 – 18 000 mét.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 08:51:18 pm
Tổ hợp tên lửa phòng không 2K11 "Krug" (SA-4 "Ganef" - bài viết bổ sung)

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/2k11_krug_sa-4_ganef_07_of_25.jpg)

Theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô Viết, từ ngày 15 tháng 2 năm 1958: “Về việc chế tạo mẫu thí nghiệm hệ thống tên lửa phòng không “Krug” trên cơ sở những tính năng chiến đấu cơ bản của tên lửa phòng không. Sự phối hợp của các nhà sản xuất chính theo các thiết bị của tổ hợp và thời hạn thực hiện công việc, được xác định trong các thí nghiệm cấp quốc gia vào quý III năm 1961.

Tổ hợp tên lửa phòng không được sử dụng để tấn công các mục tiêu bay với tốc độ 600m/s trên độ cao từ 3000 đến 25 000 mét ở tầm xa 45km. Xác suất bắn trúng mục tiêu của kiểu máy bay ném bom chiến trường IL-28 trên độ cao 20km bằng một tên lửa phòng không: 80%, khi đó, đối với mục tiêu có khả năng cơ động cao cần bốn tên lửa. Mục tiêu với bề mặt tán xạ hiệu quả (EPR) tương ứng với máy bay tiêm kích Mig-15 phải được phát hiện từ cự ly 115km.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 09:20:56 pm
Phần thiết kế chính của tổ hợp tên lửa phòng không 2K11 được xác định dành cho Viện Nghiên cứu khoa học số 20 của Ủy ban nhà nước về kỹ thuật Quốc phòng bởi tổng công trình sư V.P.Efrtmov. Tiếp đến, tổ hợp sẽ được chuyển giao cho Ủy ban Quốc gia về vô tuyến điện tử, sau đó, được đưa tới Viện nghiên cứu khoa học điện cơ thuộc Bộ Công nghiệp điện tử - hiện nay là Công ty “Antei”.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/1S32.jpg)
Đài ra đa phát hiện mục tiêu 1S12 cho tổ hợp tên lửa 2K11 "Krug"

Đài dẫn bắn tên lửa 1S32 của tổ hợp “Krug” được thiết kế trong Viện nghiên cứu khoa học số 20 dưới sự lãnh đạo của tổng công trình sư I. M. Drize.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/ZRK_Krug_2007_G1.jpg)

Sự thiết kế tên lửa phòng không là cuộc chạy đua của hai Phòng thiết kế pháo đã có nhiều kinh nghiệm trong chế tạo pháo phòng không. Thiết bị tên lửa phòng không nặng 2000kg với động cơ nhiên liệu rắn được giao cho nhà thiết kế mang tênV.G.Grabin, tổng công trình sư của Viện nghiên cứu hoa học Trung ương Kalinigrad gần Moskva. Tên lửa KS-40 (3M38) nặng 1800kg với động cơ thuận dòng được thiết kế bởi tập thể Phòng thí nghiệm số 8 thuộc Hội đồng Kinh tế quốc gia Sverdlovcky dưới sự lãnh đạo của L.V, Lyulev.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 09:41:06 pm
Những công việc của Grabin được kéo dài không lâu. Tên lửa C-134 được thiết kế đồng thời trang bị động cơ thẳng dòng. Trong sự khác biệt với mẫu tại Sverdolov, lối vào của không khí tới buồng đốt được thực hiện qua bốn khu vực cửa thông khí. Đơn vị của Grabin đã tự thiết kế thiết bị phóng dưới chỉ số S-135. Toàn bộ công việc được hoàn thiện sớm hơn một năm – ngày 4 tháng 7 năm 1959, bởi quyết định của chính phủ, Viện nghiên cứu khoa học trung ương số 58 đã liên kết với Phòng thiết kế thí nghiệm số 1 S.P.Korolev gần đó. Bản thân Grabin cũng không phải là một giảng viên của Đại học tổng hợp kỹ thuật quân sự, còn phần lớn các nhân viên cũ của ông dưới sự chỉ đạo của Sergei Pavlovich đã bắt tay vào thiết kế tên lửa chiến lược nhiên liệu rắn.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/SA-4_Ganef_SAM.jpg)

Tuy nhiên, tính chất của cuộc chạy đua vẫn còn – việc chế tạo tên lửa cho “Krug” được thực hiện bởi tổng công trình sư của Phòng nghiên cứu thí nghiệm số 2 thuộc Hội đồng nhà nước về Kỹ thuật hàng không P.D.Grushin, ngưới đã đề xuất cho tổ hợp “Krug” tên lửa V-757Kr (“Sản phẩm 19D”) – phiên bản của tên lửa phòng không V-757 (“Sản phẩm 17D”) với động cơ thẳng dòng trên nhiên liệu rắn được thiết kế cùng trong năm cho Quân chủng phòng không Liên Xô. Tổ hợp “Krug” với tên lửa V-757Kr của Grushin (3M10) nhận tên gọi 2K11M. Sau đó Phòng thiết kế xe máy “Fakel” đã đề xuất trang bị cho tổ hợp tên lửa phòng không “Krug” bằng biến thể thiết bị tên lửa 4K60 của Lục quân, được thiết kế cho thiết bị tên lửa phòng không M-11 lắp trên tàu chiến.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 09:52:49 pm
Tiếp nhận vào lực lượng vũ trang

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/ZRK_Krug_2005_G1.jpg)

Theo quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô viết ngày 26 tháng 10 năm 1964: “Về việc tiếp nhận vào lực lượng vũ trang tổ hợp tên lửa phòng không điều khiển cơ động “Krug” với thiết bị tên lửa 3M8” với các tính năng cơ bản của tổ hợp. PHần lớn các yêu cầu theo các tính năng cơ bản được đưa ra theo quyết định năm 1958 đã được thực hiện. Bao gồm phạm vi tầm cao bắn hạ mục tiêu – 3000 – 23 500 mét – thiếu 1500 mét theo yêu cầu tối đa về tầm cao. Phạm vi tầm xa bắn cháy mục tiêu: 11-45km, tham số vòng cực đại (tính từ mục tiêu tới trận địa tên lửa trong phương ngang): 18km. Sự bảo đảm tốc độ bay tối đa của mục tiêu – 800m/s – theo những yêu cầu đầu tiên tăng lên 200m/s. Tầm xa phát hiện mục tiêu có bề mặt tán xạ hiệu quả, tương ứng với Mig-15: 115km. Loại mục tiêu – máy bay tiêm kích bom F-4 hoặc F-105D – xác xuất bắn cháy 0,7 (70%). Thời gian phản ứng của tổ hợp: 60 giây.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 10:08:29 pm
Các thiết bị hiện đại cùng các tên lửa trong tiểu đoàn tên lửa phòng không được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang trên xe vận tải – tiếp đạn 2T6, xe vận tải 9T25, đài hiệu chuẩn thí nghiệm – kiểm tra 2V9, đồng thời các trang bị và hệ thống khác.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/1s32a.jpg)
Đài ra đa dẫn bắn 1S32

Theo mệnh lệnh từ ngày 26 tháng 10 năm 1964, sự hợp tác sản xuất các bộ phận của tổ hợp đã được xác định. Sự sản xuất hàng loạt đài ra đa phát hiện mục têu 1S12 được thực hiện tại nhà máy điện tử Lianzov, đài ra đa dẫn bắn tên lửa 1S32 – tại nhà máy sản xuất ô tô Maria. Thiết bị phóng 2P42 và tên lửa được sản xuất tại nhà máy sản xuất xe hơi Sverdlov mang tên M.I.Kalinin. Gần đó, trong nhà máy chế tạo link kiện điện tử Sverdlov cũng chế tạo hàng loạt tổ hợp điều khiển K-1 “Krab”.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 10:15:11 pm
Sự hiện đại hóa

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/2k11_krug_sa-4_ganef_06_of_25.jpg)

Cùng với việc tiếp nhận tổ hợp vào lực lượng vũ trang, nghành công nghiệp quốc phòng cũng đặt ra những công việc hiện đại hóa tên lửa phòng không và được thực hiện trong một vài giai đoạn. Trước hết, với kết quả kinh nghiệm chiến đấu thu được ở Việt Nam đã được đưa và hoàn thiện theo sự giảm bớt “vùng chết”. Năm 1967, thiết bị tên lửa “Krug-A” đã được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang với phạm vi bắn cháy mục tiêu giảm xuống từ 3000 mét còn 250 mét, còn tầm gần giảm xuống từ 11km còn 9km.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 10:21:37 pm
(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/ganef.jpg)

Sau khu thực hiện việc hoàn thiện tên lửa như một thiết bị bay năm 1971, tổ hợp tên lửa phòng không “Krug-M” đã được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang. Tầm tiêu diệt mục tiêu của tổ hợp tăng lên từ 45 đến 50km, tầm cao: từ 23 500 mét lên 24 500 mét.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/2P24_Krug_spb.jpg)

Năm 1974, tổ hợp “Krug-M1” được tiếp nhận với tầm giới hạn thấp giảm từ 250 mét đến 150 mét, tầm gần từ 11km còn 6-7km. Khả năng bắn cháy mục tiêu theo bán kính 20km.

Sự phát triển tiếp theo về khả năng tác chiến của “Krug” gắn liền với sự hiện đại hóa các thiết bị điều khiển của nó.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 02:48:15 pm
S-200 (bài viết bổ sung)

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/ZRK_S-200V_009.jpg)

 
Lịch sử phát triển

Việc thiết kế và tiếp nhận vào lực lượng vũ trang của đối phương loại vũ khí có độ chính xác cao cho phép thực hiện những cuộc tấn công vào các đơn vị và công trình ở cự ly ngoài tầm bắn của các hệ thống tên lửa phòng không S-75 và S-125 dẫn tới sự suy giảm đáng kể hiệu quả của hệ thống Phòng không Liên Xô. Đặc biệt cấp bách là vấn đề trên các hướng hàng không vũ trụ chiến lược ở Bắc Cực và Viễn Đông, nơi mà mạng lưới đường xá không tốt và các địa điểm dân cư thủa thớt, bị chia cắt bởi những không gian rộng lớn hầu với những cánh rừng và đầm lầy, không có khả năng lưu thông.

Hướng giải quyết vẫn đề này khả thi nhất là lắp đặt trên các hướng của máy bay ném bom chiến lược Mỹ hàng loạt các cơ sở phòng thủ với sự sử dụng các hệ thống phòng không S-75 cơ động sẵn có với tầm bắn xa hiệu quả 30km. Tuy nhiên, cách giải quyết cơ bản có triển vọng và mang tính kinh tế hơn là chế tạo và tiếp nhận vào trang bị của lực lượng Phòng không Liên Xô, được thiết kế vào những năm 50 – 60 của thế kỷ trước, các hệ thống tên lửa phòng không cơ động, có tầm bắn xa, có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở tốc độ cao. Sự thiết kế hệ thống này dưới tên gọi S-200 đã được bắt đầu theo sự đồng ý với lệnh của Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô Viết số 608-293 từ ngày 4 tháng 6 năm 1958.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 03:17:38 pm
Ngay chính sự kiện chế tạo và phát triển thiết bị tên lửa phòng không S-200 đã trở thành một trong những cơ sở thay đổi chiến thuật hoạt động tầm cao của đối phương và chuyển sang hoạt động tầm thấp. Còn với Liên Xô, đây là sự phát triển các thiết bị phòng không tầm gần, tầm thấp và tầm trung, trong đó có pháo phòng không nhằm chống lại các mục tiêu trên không. Một cách chắc chắn, việc tiếp nhận S-200 có tên lửa với đầu đạn dẫn đường bán tự động, đồng thời với việc sử dụng S-75 và S-125 trang bị thiết bị tên lửa với sự dẫn dường bằng vô tuyến chỉ huy tới mục tiêu là một ưu điểm bởi nó làm phức tạp hóa cho kẻ thù khi quyết định việc chống tác chiến điện tử và trinh sát đường không tầm cao. Kết quả là các máy bay trinh thám của Mỹ và NATO, trong đó có SR-71, nhiều năm liền chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ của chúng theo các chuyến bay dọc biên giới Liên Xô và các nước thuộc khối Vác – sa – va.

Thiết bị tên lửa phòng không S-200 là hệ thống tên lửa phòng không nhiều kênh và được sử dụng để bắn cháy máy bay mục tiêu IL-28, hoạt động với tốc độ gầm 1000 (600)m/s trong phạm vi tầm cao từ 5 đến 35km trên tầm xa tới 150km (180 - 200). Theo các mục tiêu tốc độ cao như máy bay tiêm kích Mig19, có bề mặt tán xạ hiệu quả, có thể so sánh với các tên lửa có cánh “Blue Steel” và “Hound Dog”, phạm vi đánh chặn hiệu quả đạt được trong giới hạn 80 – 100km. Khi đó, xác suất tiêu diệt mọi loại mục tiêu đạt 0,7 - 0,8 (70 – 80%) trong mọi giới hạn.

Việc tổ chức thiết kế chính toàn bộ hệ thống S-200 và các thiết bị ra đa mặt đất của tổ hợp hỏa lực được bắt đầu tại Phòng thiết kế số 1 thuộc Ủy ban Nhà nước về vô tuyến điện tử (Liên hiệp Khoa học và sản xuất “Almaz”), tên lửa phòng không điều khiển – Phòng thiết kế thí nghiệm số 2 (Phòng thiết kế sản xuất xe máy “Fakel”) dưới sự lãnh đạo của A.A. Rasnletin và P.D. Grushkin. Ngoài ra, trong các công việc chế tạo hệ thống tên lửa phòng không với còn có sự tham gia của hàng loạt tổ chức và xí nghiệp khác.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 03:50:23 pm
Trong đó, công xưởng số 117 (sản xuất động cơ chính của tên lửa phòng không), Viện nghiên cứu khoa học 160 (các khí tài điện chân không), Viện nghiên cứu khoa học 504, 48 và Viện quang học quốc gia (ngòi nổ vô tuyến và hỗn hợp cho tên lửa), Viện nghiên cứu khoa học 6 và Phòng thiết kế đặc biệt cấp quốc gia số 47 (đầu đạn tên lửa), Phòng thiết kế thí nghiệm của xướng số 476 (thiết bị tự động khởi động), Viện nghiên cứu khoa học vật liệu hàng không toàn Nga (mũ chụp tên lửa), Viện nghiên cứu khoa học 101 và số 5 (lắp ráp các thiết bị điều khiển và hỏa lực với các thiết bị thông báo và chỉ thị mục tiêu), Phòng thiết kế thí nghiệm 567 và Viện nghiên cứu khoa học trung ương 11 (các thiết bị đo xa và thiết bị đo – kiểm soát dành cho thí nghiệm), Phòng thiết kế trung ương Leningrad 34 (trang bị khởi động và vị trí kỹ thuật trên mặt đất)….

Sự tìm hiểu sâu xa và nghiên cứu nhiệm vụ kỹ thuật thiết kế hệ thống S-200 với hệ thống dẫn bắn hỗn hợp (chỉ huy với đầu đạn tự dẫn đường trong giai đoạn cuối) đã chỉ ra rằng mệnh lệnh năm 1958 không thể được hoàn thành cùng với các thiết bị và công nghệ kỹ thuật.. Vì thế, trong cùng năm này, Phòng thiết kế sô 1 đã thiết về và giới thiệu công trình thiết bị tên lửa phòng không của họ trong hai phiên bản: phiên bản một: S-200 một kênh với sựu dẫn đường hỗn hợp của hai kiểu tên lửa có tầm hoạt động 150km; phiên bản thiết bị tên lửa phòng không S-200 năm kênh với ra đa dẫn đường phát sóng liên tục, các tên lửa với đầu đạn tự dẫn đường bán chủ động và tự động tìm mục tiêu.

Ưu điểm sau cùng trước khi chế tạo S-200 là việc sử dụng nguyên tắc “phóng – quên” trong kênh dẫn băn, làm đơn giản hóa và không yêu cầu chuyển tín hiệu tham chiếu tới đầu đạn tự dẫn bắn của tên lửa; nhược điểm tồn tại: sự cần thiết bảo đảm góc nhỏ để bảo vệ cho đầu đạn tự dẫn đường tới thiết bị phóng khi vị trí bố trí tên lửa mới tương ứng với trạng thái hoạt động và tăng cường sự cần thiết cho trận địa bố trí hệ thống S-200 với các vị trí khác.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 05:27:58 pm
Hướng cuối cùng của việc thiết kế và hình dạng thiết bị tên lửa phòng không được quyết định trong quyết định mới của Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô Viết số 735-338 ngày 4 tháng 6 năm 1959. Trong đó, tên gọi S-200 được giữ nguyên trong khi thay đổi cơ cấu thiết kế tổng thể và các tính năng cơ bản. Như vậy, việc bắn cháy các mục tiêu có tốc độ cao như IL-28 và Mig-17 phải được thực hiện trên tầm xa tương ứng 90 – 100km và 60 – 65km, còn đầu đạn tự dẫn đường mới với mục tiêu không người lái có bề mặt phản xạ hiệu quả ít hơn ba lần so với Mig-17: trong giới hạn 40 – 50km. Ngoài ra, cơ chế tự dẫn đường từ thời điểm bắt đầu phóng dự định sử dụng trong các tên lửa với các đầu đạn thường và đặc biệt.

Đề án phác họa tên lửa V-860 tại Phòng thiết kế thí nghiệm số 2 được chuẩn bị cuối năm 1959. Nhưng đến tháng 9 năm 1960, các nhà thiết kế mới hoàn thành việc chế tạo thiết bị tên lửa có tần bắn cháy mục tiêu siêu âm kiểu IL-28 đến 110 – 120km, còn trước âm – 160 – 180km với sự sử dụng bộ phận hoạt động “thụ động” của tên lửa theo quán tính sau khi hoàn thành công việc của động cơ khởi động chính.

Trong phiên bản chính tiếp nhận thiết bị tên lửa phòng không trong thành phần tổ hợp hỏa lực (tiểu đoàn – đài chỉ huy), ra đa định vị phát hiện mục tiêu, máy tính kỹ thuật số và năm kênh dẫn bắn), các tên lửa và vị trí kỹ thuật.

Trạm chỉ huy của thiết bị tên lửa phòng không cùng với ra đa định vị phân tích tình hình được sử dụng cho việ trao đổi thông tin với đài chỉ huy cố định cấp cao hơn. Kênh dẫn bắn của tổ hợp hỏa lực (ra đa định vị chiếu sáng mục tiêu, vị trí phóng với sáu thiết bị phóng, các thiết bị bảo đảm năng lượng và trang bị hỗ trợ) cho phép bắn tới ba mục tiêu trên không khi các đầu đạn tự dẫn hướng tới cho hai tên lửa tới mỗi mục tiêu mà không cần nạp đạn.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 05:40:39 pm
Thiết bị tên lửa phòng không tầm xa V-860 được giới thiệu là tên lửa hai tầng với các máy gia tốc nhiên liệu rắn và động cơ nhiên liệu lỏng trong thiết bị động cơ chính, được thiết kế theo sơ đồ khí động học tiêu chuẩn với sự bố trí bánh lái sau cánh. Bố cục này, lần đầu tiên được tiếp nhận ở Liên Xô trên tên lửa V-860, làm đơn giản đáng kể sự điều khiển bay, đơn giản sự cân bằng và đáp ứng yêu cầu về tính cơ động của tên lửa trên độ cao lớn.

Tên lửa được bố trí trên thiết bị phóng với góc phóng 48 độ. Lần bay đầu tiên của thiết bị tên lửa phòng không V-860 với tầng khởi động được thực hiện vào tháng 12 năm 1960, còn tổng cộng, đến cuối tháng 8 năm 1961, theo chương trình thi nghiệm đã diễn ra 15 lần phóng tên lửa trong các sự lắp ghép khác nhau.

Theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng quốc phòng Liên bang Xô Viết này 22 tháng 2 năm 1967, hệ thống tên lửa phòng không S-200A dưới ký hiệu “Angara” với các thiết bị chỉ thị mục tiêu tạm thời và tầm phóng xa tới các mục tiêu dạng Tu-16 – 160km đã được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang. Tính năng kỹ chiến thuật cơ bản của S-200A về cơ bản, phù hợp với yêu cầu kỹ - chiến thuật và đảm bảo bắn cháy mục tiêu trên không hoạt động từ nhiều hướng. Số lượng mục tiêu bị tấn công được xác định bằng số kênh dẫn bắn. Trong trường hợp này, khi mục tiêu bị phát hiện, sự tấn công chúng bằng các đầu đạn tự dẫn đường đã được tính toán khi các tên lửa còn nằm trên bệ phóng.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 05:58:29 pm
Sự thay đổi trong chiến thuật và trang bị vũ khí chính xác của đối phương đã trở thành nguyên nhân hình thành các lữ đoàn hỗn hợp trong thành phần trang bị có các tiểu đoàn thiết bị tên lửa phòng không S-200 (Trạm chỉ huy và 2-3 kênh dẫn bắn cho 6 thiết bị phóng) và 2 – 3 tiểu đoàn S-125 với bốn thiết bị phóng. Điều này cho phép bố trí tổ hợp tên lửa phòng không S-200 trên các khu vực rộng lớn và tăng cường diện tích bao phủ hiệu quả của các thiết bị phòng không.

Sau khi tên lửa điều khiển lớp “không đối đất” SRAM (AGM-69A – tên lửa tấn công tầm gần) vào quân đội Mỹ, thiết bị tên lửa phòng không đã khẳng tính tính khả thi sau khi được triển khai. Tên lửa này với tầm bắn xa 160km (320) khi phóng từ tầm thấp (cao) được sử dụng cho các thiết bị phòng không tầm trung và tầm thấp chống lại các mục tiêu bay, đồng thời để tấn công các mục tiêu sớm hơn, trước chúng phát hiện ra các mục tiêu và công trình cần tấn công. Khi bố trí trận địa S-200 phía trước các công trình phòng thủ sẽ bảo đảm tiêu diệt các máy bay hoặc các thiết bị bay mang tên lửa “không đối đất” tầm gầm trước khi tên lửa được phóng đi, đồng thời tăng cường tính sống còn của toàn bộ hệ thống phòng không.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/5V28-S-200V-Launcher-1S.jpg)

Tới năm 1970, số lượng thiết bị phóng của thiết bị tên lửa phòng không S-200 theo thông tin của Mỹ: gần 1000, trong năm 1975: 1600, trong năm 1980: 1900, giữa những năm 1980: 2030 đơn vị. Thực tế, toàn bộ các công trình quan trọng nhất của Liên Xô đều nằm dưới sự bảo vệ của hệ thống phòng không này.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 08:09:04 pm
Mục đích, nhiệm vụ

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/s200_001.jpg)

Hệ thống tên lửa phòng không S-200 trong kiểu mẫu hình thành cuối cùng là hệ thống phòng không nhiều kênh, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, là thiết bị phòng không cơ động tầm xa. S-300 được sử dụng trong nhiều nhiệm vụ chống lại những mục tiêu (máy bay, trạm chỉ huy trên không, chống nhiễu, các thiết bị quan sát và tấn công đường không) có hoặc không người lái, bay với tốc độ 1200km/h trên độ cao từ 300 mét đến 40km trong các điều kiện kháng nhiễu điện tử mạnh. Trong đó, độ dày của các dải nhiễu thụ động và chủ động có thể lên tới 250W/Mhz và tương đương với 24 gói phản xạ ngẫu cực trên 100 mét.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 08:29:25 pm
Thành phần, biên chế

Hệ thống tên lửa phòng không S-200 gồm có các hệ thống chung (trạm chỉ huy, đài ra đa định vị, thiết bị tên lửa phòng không mẫu 5V21, 5V28, 5V28M) và cụm tổ hợp tên lửa phòng không (tiểu đoàn phòng không), mỗi tiểu đoàn bao gồm kênh dẫn bắn (mục tiêu). Trong thành phần tiểu đoàn gồm: đại đội kỹ thuật vô tuyến (ra đa định vị chiếu sáng mục tiêu  – trạm anten K1V, ca bin K-2V và ca bin chuyển đổi nguồi K-22) và đại đội phóng (cabin điều khiển phóng K3V, 6 thiết bị phóng 5P72V và 12 xe nạp đạn 5YU24M và các thiết bị nguồn điện).

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/kabinK-9.jpg)
Cabin trạm chỉ huy K-9

Trạm, đài chỉ huy: kết nối thông tin với đài chỉ huy cấp cao hơn, bao gồm cabin xác định mục tiêu (K-9, K-9M) và hệ thống nguồn điện (ba trạm phát điện dizen 5E97 với thiết bị chuyển đổi – phân chia nguồn điện – cabin K-21). Cabin K-9 có thể liên hợp với thiết bị phòng không tự hành thuộc lữ đoàn tên lửa phòng không ASURK-1MA, “Vektor – 2”, “Senhez, đồng thời với các thiết bị phòng không tự hành cấp quân (sư đoàn) phòng không. Đài ra đa định vị P-14A “Oborona” hoặc P-14F “Furon” có thể cung cấp thông tin cho đài chỉ huy. Đến khi hoàn thiện hệ thống điều khiển tự động thiết bị phòng không tự hành cấp lữ đoàn ASURK-1A, các đài ra đa định vị P-80 “Altai” và PBU-200 (được chế tạo trên cơ sở PBU ASU tổ hợp nhóm S-75 ASURK-1)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 08:49:10 pm
Đài ra đa định vị

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/prv-13.jpg)
Đài ra đa đo cao PRV-13

Trong các đài ra đa định vị phát hiện mục tiêu có thể sử dụng các đài ra đa kiểu P-14A (P-14F) với ra đa đo cao PRV-11 (PRV-13) hoặc tổ hợp ra đa P-80 (P-80A với các tính năng được nâng cấp) “Altai” với PRV-13. Trên cơ sở PRV-13 đã chế tạo đài ra đa định vị tầm trung trong thành phần có hai kênh đo xa của kiểu P-80 và đến bốn kênh đo cao PRV-11 và PRV-13 Kênh tìm phương của PRV-13 có thể làm việc trong chế độ ba tọa độ hoặc lập trình, xác định tầm xa, góc phương vị và độ cao của vật thể bay tầm thấp (từ 100 mét trở lên) trong chế độ tự động hoặc theo sự chỉ thị mục tiêu bên ngoài từ sự liên hợp với trạm ra đa định vị nhìn vòng, đòng thời đưa tới đài ra đa định vị phương hướng của máy bay – thiết bị rải nhiễu. Trong điều kiện tĩnh, việc sử dụng hệ thống phòng không S-200 trong các điều kiện thời tiết phức tạp, toàn bộ các đài ra đa định vị (P-14A, P-14F, P-80 và PRV) đều được bố trí dưới các công trình ngầm.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 09:24:26 pm
Ra đa định vị chiếu xạ mục tiêu

Ra đa định vị chiếu sáng mục tiêu (hai thùng Dople của đài ra đa định vị phát sóng liên lục) được sử dụng để chiếu sáng mục tiêu tới thiết bị tên lửa phòng không với đầu đạn bán tự động, đồng thời để tiếp nhận thông tin về mục tiêu và tên lửa trong quá trình bay. Khi đạn đến phạm vi đủ rộng của tần số hoạt động, trừ nhiễu, tùy thuộc vào từng trường hợp, nó có thể hoạt động cho chế độ bức xạ đơn sắc hoặc điều biến mạng pha. Khi sử dụng chế độ bức xạ đơn sắc, bảo đảm sự theo dõi mục tiêu theo góc vị trí, góc phương vị và tốc độ, còn tầm xa được thực hiện bằng tay theo sự chỉ thị mục tiêu từ đài chỉ huy hoặc kết quả thu được từ các thiết bị trinh sát. Điều này cho phép bắt mục tiêu và chuyển tới đầu đạn tự bám bắt mục tiêu của tên lửa tương ứng từ tầm xa 400 – 410km và 290 – 300km. Trong chế độ điều biến mạng pha, mục tiêu bay được bám bắt theo góc vị trí, góc phương vị, tốc độ và tầm xa, trên cơ sở lựa chọn quỹ đạo bay của thiết bị tên lửa phòng không (tầm thấp hoặc tầm cao), và xác định tính năng (đơn lẻ, đặc biệt, nhóm) của mục tiêu. Khi cần thiết, đài ra đa chiếu sáng mục tiêu theo các thông tin chỉ thị mục tiêu bên ngoài có thể sử dụng để tìm mục tiêu, nhưng khả năng giải quyết nhiệm vụ này không cao. Công việc tác chiến của trạm ăng ten được thực hiện tự động (không có người).

Sauk hi chuyển sang chế độ theo dõi mục tiêu tự động, các thông tin cần thiết về mục tiêu tự động được đưa tới cabin điều khiển phóng trong hình thức chỉ huy điều khiển và được sử dụng để mở góc phương vị của thiết bị phóng. Sự dẫn bắn đầu đạn tự dẫn đường của tên lửa theo các tọa độ góc, tần số tiếp nhận tín hiệu, tốc độ và tầm xa của mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 09:47:04 pm
Cabin K-22

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/cabinK-22.jpg)
Bên trong cabin K-22

Cabin K-22 (thiết bị chuyển đổi – phân phối) bảo đảm sự chuyển đổi năng lượng điện được phát ra từ các trạm điện diezen của đài phát điện hoặc từ mạng công nghiệp tới luồng điện ba pha với hiệu điện thế 220V tần số 400Hz.

Vị trí (trận địa) khởi động (phóng)

Trận địa phóng (5Zh51 và 5Zh51V hoặc tương ứng với hệ thống tên lửa phòng không S-200 hoặc S-200V) trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không có từ hai đến năm trạm, phục vụ cho việc chuẩn, phóng và phân phối tên lửa tới mục tiêu trên một số cự ly tiếp nhận từ ra đa chiếu sáng mục tiêu. Bãi phóng bao gồm sáu thiết bị phóng, 12 xe nạp đạn, cabin điều khiển phóng (K-3, K-3V) và hệ thống nguồn điện.

Hình dáng trận địa phóng được giới thiệu là hệ thống khu vực trống hình tròn dành cho sáu thiết bị phóng với khu vực trung tâm dành cho ca bin điều khiển phóng và thiết bị nguồn điện, đồng thời hệ thống đường ray dành cho các xe nạp đạn (mỗi thiết bị phóng có hai xe nạp đạn). Sự bố trí này bảo đảm sự an toàn khi nạp đạn đồng thời vài thiết bị phóng và khi cung cấp tên lửa tới thời điểm phóng từ các thiết bị phóng bên cạnh. Trận địa phóng có thể đặt thường trú hoặc mang tính tạm thời, bảo đảm một cách tương ứng cho việc phóng tên lửa nhiều lần hoặc một lần. Thông thường, Các thiết bị phóng được lắp trên nền đóng mở từ các tấm bê tông. Trong phiên bản trận địa phóng điển hình, chiều dài đường ray dành cho xe nạp đạn 5YU24: 41 mét, còn quãng đường di chuyển của xe nạp đạn gần 35 mét.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: buldeswerh trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 09:55:09 pm
Ra đa định vị chiếu sáng mục tiêu

Bạn daibangden cho mình hỏi thuật ngữ này 1 chút ? Nó khá là lạ  ??? Bạn có thể cho biết thuật ngữ gốc hoặc giải thích không ?

Mình nghĩ sẽ hợp lý hơn nếu dịch là chiếu xạ ; nhưng bây giờ thì chưa đủ điều kiện kết luận


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 10:07:43 pm
Ra đa định vị chiếu sáng mục tiêu
Bạn daibangden cho mình hỏi thuật ngữ này 1 chút ? Nó khá là lạ  ??? Bạn có thể cho biết thuật ngữ gốc hoặc giải thích không ?
Mình nghĩ sẽ hợp lý hơn nếu dịch là chiếu xạ ; nhưng bây giờ thì chưa đủ điều kiện kết luận

Từ viết tắt: РПЦ; đầy đủ: Радиолокатор подсвета цели


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 10:10:21 pm
Cabin K-3 (K-3V)

Cabin K-3 (K-3V) là trạm điều khiển phóng được trang bị toa móc một cầu kiểu OdAZ-828 dành cho việc kéo và thay đổi vị trí trạm phóng bằng xe vận tải Zil-157KV hoặc Zil-131V. Nó phục vụ cho việc kiểm tra tự động độc lập khả năng chuẩn bị và tình trạng phóng của sáu tên lửa trong thời gian không quá 60 giây (lần phóng đầu tiên sau 2 – 2,5 giây sau khi ấn nút “Phóng). Khi phát hiện lỗi trong quá trình trước khi phóng, việc phóng tên lửa khong được thực hiện.

Thiết bị tải - phóng

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/s200_05.jpg)

Thiết bị phóng vận tải (5P72, 5P72B, 5P72V) với góc phóng thường trực bảo đảm việc vận chuyển tên lửa tới chúng, nạp đạn tự động và chuẩn bị quá trình trước khi phóng từ xa, dẫn hướng và phóng tên lửa. Sau khi phóng tên lửa, các thiết bị phóng, một trong số các xe nạp đạn với tên lửa được đưa tới và nạp đạn lại. Việc dỡ tên lửa khỏi bệ phóng được thực hiện bằng xe tải, xe nạp đạn hoặc xe nạp đạn – vận tải trong chế độ bán tự động. Sự điều khiển thiết bị phóng được thực hiện từ cabin điều khiển phóng.

Xe nạp đạn

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/5YU24.jpg)
Xe nạp đạn 5YU24

Xe nạp đạn (5YU24) được giới thiệu là khung trên đường sắt với các trụ dành cho tên lửa và máy móc, bảo đảm sự di chuyển theo đường sắt, móc nối với thiết bị phóng và bổ sung thiết bị tên lửa phòng không, nạp đạn tự động và quay lại tới vị trí lúc đầu. Khung với các thiết bị này được bố trí trên giá chuyển hướng hai trục.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: dongadoan trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 10:11:56 pm
Chiếu xạ --> chuẩn! ;D


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Mười Một, 2010, 11:46:15 pm

Từ viết tắt: РПЦ; đầy đủ: Радиолокатор подсвета цели
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thuật ngữ này có nghĩa là : Radar chiếu xạ mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Mười Một, 2010, 07:39:38 pm
Tên lửa

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/5V2128.jpg)
Tên lửa 5V21(28)

Tên lửa hai tầng 5V21, 5V28, 5V28M) được thiết kế theo sơ đồ khí động học tiêu chuẩn với bốn cánh hình tam giác có chiều dài lớn và đầu đạn tự dẫn đường bán tự động.

Tầng đầu tiên (bốn máy gia tốc nhiên liệu rắn 5S25, 5S28 với lực kéo mỗi máy: 43 tấn) được lắp giữa các cánh của tầng thứ hai (động cơ chính của tên lửa hoạt động bằng nhiên liệu lỏng). Máy gia tốc dưới dược trang bị vành và các con lăn ở bộ phận đuôi để làm điểm tựa cho tên lửa khi vận chuyển và hoạt động theo hướng của thiết bị phóng.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/maygiattocs-200.jpg)
Cụm máy gia tốc 5S25 của tầng phóng đầu tiên

Tầng hai (tầng chính) của tên lửa được giới thiệu là hàng loạt các khoang thiết bị với động cơ tên lửa bằng nhiên liệu lỏng hai thành phần với hệ thống bơm cung cấp nhiên liệu. Trong các khoang phân bố: 1. khối đầu đạn tự dẫn đường dưới mũ chụp trong suốt; 2. các thiết bị mang theo của tên lửa; 3. phần chiến đấu và chất đốt dành cho các nguồn năng lượng màn theo; 4. các thùng với chất đốt và khối phụ tùng với bình hình cầu; 5. máy lái với cần lái; 6. động cơ tên lửa bằng nhiên liệu lỏng sử dụng một lần.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Mười Một, 2010, 08:10:43 pm
Sự dẫn bắn cho thiết bị tên lửa phòng không tới mục tiêu được thực hiện bở đầu đạn tự dẫn đường bán chủ động bằng ra đa bao gồm khả năng hoạt động sau 17 giây tính từ khi nhận lệnh đưa tên lửa vào trạng thái phóng. Sau đó, sẽ được đồng bộ hóa với tia từ ra đa chiếu xạ mục tiêu và tinh chỉnh dưới tần số hoạt động, đồng thời dẫn tên lửa tới hướng mục tiêu theo góc phương vị (bằng cách quay thiết bị phóng) và góc cao (theo các thông tin từ máy tính điện tử “Plamia KV”. Sau khi bám bắt và tự động theo dõi mục tiêu cho đầu đạn tự dẫn đường theo tầm xa và tốc độ di chuyển, tên lửa được đưa vào trạng thái chuẩn bị phóng. Thời gian chuẩn bị tới lúc phóng không quá một phút.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/Rakete_SA_5_Gammon.jpg)

Khi trong thời gian năm giây không có sự phản xạ tín hiệu từ mục tiêu, đầu đạn tự dẫn đường của tên lửa sẽ thực hiện một cách chủ động việc tìn kiếm mục tiêu theo tốc độ trong phạm vi hẹp sau năm lần quét trong phạm vi rộng 30kHz. Nếu tín hiệu từ mục tiêu xuất hiện, đầu đạn tự đẫn đường sẽ lại một lần nữa quay lại bám bắt và dẫn đường cho tên lửa tới mục tiêu, nếu không tìm được mục tiêu, bộ phận cánh lái tên lửa sẽ nhận lệnh “lên cao một cách tối đa” và tên lửa sẽ bay tới lớp cao nhất của khí quyển, nơi phần tác chiến của tên lửa sẽ tự kích nổ.

Bề mặt khí động học trên tầng chính có dạng hình chữ X được bố trí theo sơ đồ tiêu chuẩn với sự phân bố cánh lái ở phía sau. Các cánh lái có dạng hình thang được lắp trên tầng thứ sáu của tên lửa và được đưa tới vị trí hoạt động bằng các bánh lái thủy lực.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: huyphongssi trong 11 Tháng Mười Một, 2010, 08:15:37 pm
Tên lửa

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/maygiattocs-200.jpg)
Máy gia tốc 5S25

Cái này là tầng phóng anh ạ. Tầng này gồm 4 cụm Động cơ tên lửa (Ракетный двигатель РД) sử dụng thuốc phóng rắn.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Mười Một, 2010, 08:21:56 pm
Đầu đạn nổ - nổ mảnh (5B12Sh) được trang bị chất nổ (91kg) và các vật liệu gây cháy dạng hình cầu với hai đường kính khác nhau (21000 vật liệu khối lượng 3,5g và 16 000 vật liệu khối lượng 2g), bảo đảm khả năng tin cậy làm cháy mục tiêu theo chu vi hình tròn và bắn đuổi. Sự nổ của đầu đạn được thực hiện theo lệnh của ngòi nổ vô tuyến gần mục tiêu hoặc trong thời kỳ cuối của quá trình điều khiển bay khi trượt mục tiêu với sự phát tán các mảnh nổ trong hình quạt 1200 mét với tốc độ 1000 – 1700m/s.

Trong thiết bị tên lửa phòng không S-200 “Angara” đã tiếp nhận hai phiên bản tên lửa 5V21 (V-860 với đầu đạn tự dẫn đường 5G22, thiết bị tính toán 5E22, thiết bị tự lái 5A41) và phiên bản tương tự được hiện đại hóa 5V21A (V-860P với đầu đạn tự dẫn đường 5G23, thiết bị tính toán 5E23, thiết bị tự lái 5A43).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 01:05:58 am
Biến thể

Hệ thống tên lửa phòng không S-200V “Vega” và S-200D “Dubna” là những phiên bản hiện đại hóa của hệ thống tên lửa phòng không này. Chúng khác biệt rất lớn ở khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm cao và tầm xa, biến thể tên lửa 5V28M (đầu đạn tự dẫn đường 5G24) có tầm bắn xa, có khả năng bắn đuổi theo mục tiêu trong điều kiện bị gây nhiễu nặng. Thiết bị phóng (5Zh51D) của hệ thống tên lửa phòng không S-200D được vận chuyển trong trạng thái hành quân sang triển khai chiến đấu và thu gọn trong khoảng thời gian không quá 24 giờ.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/s200dubna.jpg)
S-200D "Dubna"

Trong thời gian những năm 1989 – 1990, công việc chế tạo “Tiểu đoàn tên lửa phòng không cơ động tầm xa” được tiến hành bố trí trên cự ly 140km tính từ ra đa định vị chiếu xạ mục tiêu, và được điều khiển qua cabin thông tin liên lạc trung gian. Tuy nhiên, công việc này thực tế không có kết quả khả quan và không được tiếp tục.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/vega.jpg)
S-200V "Vega"

Hệ thống tên lửa phòng không S-200V từ đầu những năm 1980 dưới ký hiệu S-200VE “Vega-E” đã được chuyển giao cho Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan, Slovakia, Bungari, Hungari, Cộng hòa nhân dân Triều Tiên, Libia, Siry. Đầu những năm 1990, hệ thống S-200VE được bán cho Iran. Phiên bản xuất khẩu của hệ thống này khác với hệ thống S-200V ở sự thay thế thành phần thiết bị của thiết bị phóng và cabin điều khiển.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 01:35:05 am
Quá trình tham gia chiến đấu

Lần tham chiến đầu tiên của hệ thống tên lửa phòng không S-200VE được ghi nhận vào năm 1982 tại Siri, nơi máy bay do thám tầm xa E-2C “Hokai” của Israel đã bị bắn rơi trên tầm xa 180km, sau đó, hạm đội tàu sân bay của Mỹ đã rời khỏi bờ biển Liban.

Các tổ hợp S-200VE được triển khai gần tháng 3 năm 1986 trên các trận địa phía nam thành phố Sirt (Liban), được sử dụng để chống lại các máy bay thuộc cụm tàu sân bay Hạm đội 6 (Mỹ) ngay trước cuộc tập kích đường không vào các thành phố Tripoli và Benazi ngày 16 và 17 tháng 4 cùng năm. Ngày 20 tháng ba, sư đoàn phòng không S-200VE bằng ba tên lửa sau đó đã tấn công ba máy bay cường kích A-6 và A-7, cất cánh từ tàu sân bay trên biển Địa Trung Hải “Saratoga” thực hiện cuộc không kích biên giới Libia trong vịnh Sidra. Toàn bộ số máy bay này, theo thông tin từ lãnh đạo Siri và các chuyên gia quân sự Liên Xô đề bị bắn rơi. Các thông tin kiểm tra khách quan và các chuyển bay của số lượng lớn các thực thăng cứu nạn từ tàu sân bay “Saratoga” trong khu vực máy bay bị bắn rơi, được các thiết bị ra đa định vị của Libia ghi nhận đã xác nhận việc này. Ngoài ra, ba tổ chức (Phòng thiết kế trung ương “Almaz”, trường bắn thí nghiệm và Viện nghiên cứu khoa học thuộc bộ Quốc phòng) cũng đã độc lập tiến hành mô hình hóa bằng vi tính hành trình bắn của ba tên lửa trên cơ sở các dữ liệu đã thu được và nhận kết quả thực tế là giống nhau: trong giới hạn 0,96 – 0,99 (96 – 99%) xác xuất bắn trúng mỗi máy bay. Tuy nhiên, tổng thống Ronan Regan đã khẳng định các bằng chứng về máy bay Mỹ bị bắn rơi là thiếu cơ sở và phủ nhận kết quả này.

Sau khi thiết bị tên lửa phòng không 5V28 trong lực lượng vũ trang bị rút khỏi bệ phóng, bằng cách thay thế các đầu đạn bởi các trang thiết bị cần thiết, đã chế tạo được phòng thí nghiệm bay siêu âm “Kholod” dành cho việc khai thác (thử) các động cơ tên lửa phản lực siêu âm thuận dòng (GPVRD). Việc này bảo đảm thu nhận được các tham số về quỹ đạo bay của động cơ và có giá thành rẻ.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 02:39:21 pm
2K12 "Kub" (SA-6 - bài viết bổ sung)

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/2K12_Kub.jpg)

Lịch sử thiết kế

Quan điểm xây dựng hệ thống phòng không bố trí thành tuyến của Lục quân nhằm tăng cường khả năng phòng không tầm thấp bằng các mắt xích phòng không của cấp cao hơn. Các đơn vị trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung “Krug” đầu tiên sau khi được sản xuất đã gia nhập các lữ đoàn phòng không quân phối thuộc cho quân đoàn và liên minh đoàn. Tuy nhiên, các mắt xích cấp dưới (sư đoàn xe tăng và cơ gới, sau đó là cấp cao hơn trung đoàn) được trang bị các tổ hợp pháo phòng không theo khả năng chống lại các thiết bị tấn công đường không bị thua thiệt rất nhiều và không bảo đảm yêu cầu về hiệu quả che chắn cho lục quân, đặc biệt là trên tuyến đầu tiên. Vì thế, hầu như đồng thời với tổ hợp tên lửa phòng không “Krug”, việc chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần phối thuộc cho sư đoàn đã được bắt đầu. Tổ hợp này là tổ hợp tên lửa phòng không “Kub” (2K12), sau đó được trang bị cơ bản cho các trung đoàn tên lửa phòng không trong các sư đoàn xe tăng. Công việc thiết kế tổ hợp được bắt đầu trên cơ sở quyết định của Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô Viết từ ngày 18 tháng 7 năm 1958, đã được xác định với những khả năng tác chiến cơ bản. Trong đó, tổ hợp tên lửa phòng không “Kub” phải bảo đảm khả năng bắn hạ mục tiêu trong khu vực 60 – 1200 mét theo tầm cao, 6 – 20km theo tầm xa và 15km theo các tham số tương ứng được xác định với tốc độ 600m/s và truyền tải: 5 đơn vị. Khi đó, xác suất trung binh bắn cháy mục tiêu như F-4S “Fantom” bằng một tên lửa không được thấp hơn 0,7 theo toàn bộ phạm vi hoạt động hiệu quả. Thời gian triển khai và thu gọn của tổ hợp không quá năm phút.

Trong kế hoạch tổ chức và cung cấp liên quan đến việc chế tạo tổ hợp, nơi thiết kế chính được xác định là Phòng thiết kế thí nghiệm số 15 (sau đó là Viện nghiên cứu khoa học lắp ráp khí tài trang bị), tổng công trình sư V.V.Tikhomorov. Thiết bị trinh sát tự hành, dẫn bắn và đầu đạn dẫn đường bán chủ động cho tên lửa dưới sự lãnh đạo của công trình sư A.A.Rastov và Yu.N.Vekhov (từ năm 1960 – I.G.Akonpyan) cũng được chế tạo ở đây. Tổng công trình sư của Phòng thiết kế đặc biệt số 203 (Phòng thí nghiệm quốc gia chế tạo máy móc cơ khí, sau đó là Viện Khoa học sản xuất “Start) A.I.Yaskin phụ trách chế tạo thiết bị phóng tự hành, gầm xe hoạt động bằng băng xích – N.A.Astrov (Phòng thiết kế của xưởng chế tạo xe máy Mytishin), các tên lửa phòng không điều khiển – I.I.Toropov (Phòng thiết kế chế tạo xe máy quốc gia “Fakel”), sau đó là A.L.Lyapin.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 03:28:29 pm
Việc chế tạo tổ hợp đã trải qua những khó khăn lớn. Sự cần thiết phải giải quyết của hàng loạt các vẫn đề lớn và câu hỏi đã tiêu tốn trong các thí nghiệm cấp quốc gia gần 5 năm – nhiều hơn 2 năm so với thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không “Krug” đang được triển khai một cách song song. Nhiều khó khăn nảy sinh với sự cần thiết trong việc giải quyết hàng loạt vấn đề kỹ thuật khó khăn và phức tạp đương thời, đồng thời yêu cầu cao – đã được chỉ định trong tính năng cơ bản của tổ hợp. Vấn đề phức tạp nhất của quá trình chế tạo là độ tin cậy và an toàn trong khai thác sử dụng với những tính năng chiến đấu trên trọng lượng và kích thước của tên lửa. Theo nhiệm vụ đặt ra, tên lửa phải có hàng loạt điểm đặc biệt (đầu đạn dẫn đường Dople bán chủ động, động cơ chính thuận dòng có tốc độ siêu âm hoạt động trên nhiên liệu rắn, không có các máy gia tốc - tầng phóng bổ sung); trên các tổ hợp tương tự, đây là lần đầu tiên.

Sự xuất hiện của chúng trong quá trình làm việc và sự cần thiết phải giải quyết đã dẫn tới việc phá vỡ thời gian hoàn thành công việc. Trong số các nguyên nhân như cháy buồng đốt của động cơ chính và kích thước quá lớn sau khi bắt đầu mở cánh đuôi, các nhược điểm trong quá trình hoạt động của đầu đạn tự dẫn đường, thiết kế của thoát khí không thành công. Việc thay thế hàng loạt các tổng công trình sư (năm 1961, I.I. Toropov thay cho A.L.Lyapin, năm 1962, Yu.N.Figurovski được thay bằng V.V.Tikhomirov) không đẩy nhanh tiến độ công việc. Đầu năm 1963, chủ có 3 lần phòng tên lửa với đầu đạn tự dẫn đường trong số 11 lần phóng được thừa nhận thành công (tổng cộng trong các thí nghiệm đã phóng 83 tên lửa). Do độ tin cậy thấp của các đầu đạn tự dẫn đường thí nghiệm nên tháng 9 năm 1963, sau 13 lần phóng không thành công, các cuộc thí nghiệm tên lửa đã có bị gián đoạn. Ngoài ra, việc thược hiện chương trình thí nghiệm động cơ chính của tên lửa đã không diễn ra. Chỉ vào tháng 4 năm 1964, lần phóng thành công đầu tiên với đầu đạn trong khi sự hoàn chỉnh các yếu tố của tổ hợp tên lửa phòng không trên mặt đất bằng các thiết bị thông tin và trang bị khác chưa hoàn thiện. Khi đó, máy bay mục tiêu IL-28 đã bị bắn rơi ở độ cao trung bình. Các lần phóng thử tiếp theo, về cơ bản được coi là thành công và sự dẫn bắn thiết bị tên lửa phòng không tới mục tiêu đạt yêu cầu.

Vấn đề phức tạp đã được giải quyết, cũng như việc bố trí trạm ra đa phát hiện mục tiêu và dẫn bắn cho tên lửa trong tổ hợp bởi một thiết bị trinh sát tự hành và dẫn bắn trên gầm xe tự hành hoạt động bằng xích có khối lượng nhẹ hơn, tương tự như gầm ZSU-23-4 “Shilka”. Các thí nghiệm cấp quốc gia của tổ hợp đã diễn ra từ tháng 1 năm 1965 đến tháng 6 năm 1966 tại trường bắn Donguzsk và kết thúc một cách thành công. Theo những kết quả này, quyết định của Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô Viết từ ngày 23 tháng 1 năm 1967, tổ hợp đã được tiếp nhận vào biên chế trang bị của các lực lượng Lục quân và gia nhập vào biên chế các trung đoàn tên lửa phòng không của các sư đoàn.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 07:12:04 pm
Nhiệm vụ, mục đích

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/sa6_gainful_04.jpg)

Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết “Kub” là thiết bị phòng không cấp quân đoàn tầm thấp đầu tiên được sử dụng để bảo vệ các đơn vị và công trình khi được bố trí tại các điểm phòng thủ và trong các cuộc tấn công (phòng thủ) khỏi sự đột kích của các khí tài tấn công đường không (máy bay, trực thăng, máy bay cường kích) của đối phương tỏng các điều kiện thời tiết tốt hoặc phức tạp trong phạm vi tầm ngắn, trung bình và tầm cao một cách cục bộ, hoạt động với tốc độ 600m/s.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 07:56:17 pm
Thiết bị trinh sát và dẫn bắn tự hành 1S91 (SURN)

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/1s91.jpg)

Thiết bị tự hành trinh sát và dẫn bắn 1S91 giải quyết nhiệm vụ phát hiện mục tiêu trên không, xác định tọa độ và quốc gia sở hữu chúng, đồng thời theo dõi và chiếu xạ một cách liên tục một trong số chúng, lựa chọn mục tiêu bắn. Để làm việc này và các nhiệm vụ khác, trong thành phần thiết bị SURN có: ra đa phát hiện mục tiêu (SOTs 1S11) và ra đa theo dõi mục tiêu (SSTs 1S31), nhận biết, đồng thời định hướng, vị trí địa lý, sự định hướng qua lại và mã hóa thông tin vô tuyến với thiết bị phóng tự hành, máy ngắm quang học – vô tuyến, nguồn tiếp điện tự động (máy phát điện tuabin khí), hệ thống nâng anten và chỉnh (nằm) ngang. Các anten của đài ra đa định vị được bố trí hai tầng (phía trên: 1S31, phía dưới: 1S11) và có thể quay theo góc phương vị độc lập với nhau. Để giảm chiều cao của thiết bị trinh sát và dẫn bắn tự hành trong khi hành quân, bệ cơ sở hình trụ của các thiết bị anten được thu vào trong thân xe chạy bằng băng xích, còn anten SSTs 1S31 quay xuống và được bố trí phía sau đài ra đa phát hiện mục tiêu. Khối lượng của SURN với toàn bộ các trang thiết bị bố trí trên gầm xe chạy xích có độ cơ động cao GM-58 với kíp chiến đấu 4 người: 20,3 tấn.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 08:33:57 pm
Đài ra đa định vị phát hiện mục tiêu SOTs 1S11

Đài ra đa định vị phát hiện mục tiêu SOTs 1S11 được sử dụng để phát hiện và nhận dạng xuất xứ của mục tiêu trong phạm vi 3 - 70km theo tầm xa và 30 – 7000 mét theo tầm cao, đồng thời cung cấp các thông số khác về chúng. Đài ra đa được giới thiệu là đài ra đa xung nhìn vòng ( 15 vòng quay vỗi phút) phạm vi xentimet với hai kênh truyền tải – nhận (thu) sóng độc lập và anten tổng thể dạng chảo. Khi công suất xung động của bức xạ đạt 600kW trong mỗi kênh, chiều rộng các tia của chúng theo góc phương vị gần 1 độ, còn phạm vi quan sát hình quạt theo góc cao – 20 độ. Khả năng kháng nhiễu của đài ra đa phát hiện mục tiêu 1S11 được bảo đảm bằng hệ thống chọn lọc các mục tiêu đang hoạt động (SDTs) và áp lực của các dải nhiễu không đồng bộ, sự tăng cường kênh thu được thực hiện bằng tay, bằng sự điều biến tần số lặp lại của các xung động và sự điều hưởng lại các tần số của máy phát sóng.

Đài ra đa định vị theo dõi mục tiêu 1S31

Đài ra đa định vị theo dõi mục tiêu 1S31 theo số liệu của trung tâm điều khiển từ đài ra đa theo dõi mục tiêu với xác suất 0,9 bảo đảm bám bắt, lựa chọn theo dõi mục tiêu dạng F-4 và bắn ở tầm xa 50km, đồng thời chiếu xạ mục tiêu cho đầu đạn tự dẫn đường của tên lửa bằng sự phát xạ liên tục. Đài ra đa định vị có hai kênh độc lập, các bộ nguồn bức xạ được lắp đặt trong mặt phẳng đầu mối của kính phản xạ dạng parabol của anten tổng thể theo dõi và chiếu xạ mục tiêu. Khi công suất xung động theo kênh theo dõi mục tiêu đạt 270kW, chiều rộng của tia gần 1 độ, sai số bình quân theo dõi mục tiêu theo các góc tọa độ gần 0,5 d.u và 10 mét theo tầm xa. Khả năng bảo vệ đài ra đa theo dõi mục tiêu khỏi các dải nhiễu thụ động và phản xạ từ mặt đất được thực hiện bằng hệ thống chọn lọc mục tiêu đang hoạt động, còn với các dải nhiễu vô tuyến điện – sử dụng phương pháp định vị xung đơn của mục tiêu, hệ thống chỉ thị mục tiêu và điều hưởng lại bằng tần số hoạt động. Khi đài ra đa theo dõi mục tiêu bị trấn áp bởi các dải nhiễu vô tuyến điện, sự theo dõi mục tiêu theo các góc tọa độ được thực hiện bằng máy ngắm quang học – vô tuyến, còn theo tầm xa được thực hiện bằng ra đa phát hiện mục tiêu 1S11.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 09:09:41 pm
Thiết bị tên lửa phòng không điều khiển 9M3

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/3m9.jpg)

Thiết bị tên lửa điều khiển 9M3 hoạt động bằng nhiên liệu rắn như tổ hợp tên lửa phòng không “Krug”, được thiết kế theo sơ đồ khí động học “cánh quay” với động cơ tên lửa hỗn hợp và đầu đạn tự dẫn đường bán chủ động bằng ra đa định vị. Trong sự khác biệt với 9M8, để tăng cường sự cơ động, bộ phận cân bằng của 3M9 có cánh lái, giảm kích thước của cánh quay và bảo đảm sự sử dụng thiết bị truyền động khí nén nhẹ hơn. Đầu đạn tự dẫn đường bán chủ động bằng ra đa 1SB4 bảo đảm bám bắt mục tiêu đã được lựa chọn từ khi khởi động và theo dõi nó đến thời điểm đầu đạn nổ. Trong các điều kiện phải đối phó với các tên lửa chống ra đa của đối phương kiểu “Shraik”, sự bám bắt mục tiêu của đầu đạn tự dẫn đường của tên lửa có thể thực hiện trên không sau khi khởi động. Để bắn cháy mục tiêu, với khả năng chịu quá tải 8 đơn vị, tên lửa được trang bị đầu đạn nổ - nổ mảnh (3N12, khối lượng 57kg), khi nổ tạo thành 3150 mảnh. Đầu đạn tên lửa nổ theo lệnh của ngòi nổ vô tuyến hai kênh bức xạ liên tục.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 09:41:01 pm
Thiết bị động cơ hỗn hợp nhiên liệu rắn hai tầng được thiết kế theo cấu tạo khác thường. Tầng đầu tiên (khởi động) được giới thiệu được nạp nhiên liệu rắn trong hình dạng khối thường (chiều dài: 1,7 mét, đường kính 290mm), với ống hình trụ từ nhiên liệu thuốc phóng không khói (VIK-2) khối lượng 172kg với mặt đáy bọc thép, được bố trí trong buồng đốt của tầng chính. Sau 3 – 6 giây, các công việc của bộ phận bên trong thiết bị vòi phun xảy ra với sự duy trì bằng lưới chất dẻo thủy tinh. Động chính là lò ga có dạng thùng với nhiên liệu được nạp sẵn. Các chất gây cháy được nạp của lò khí được đẩy vào buồng đốt, nơi phần chất đốt được đốt trong dòng không khí, truyền qua bốn của thoát khí. Các thiết bị truyền vào với các vật trung tâm dạng hình nón được thiết kế trong chế độ hoạt động siêu âm và khi mởi động cơ chính, chúng thoát ra khỏi các rãnh của bộ phận thoát khí tới buồng đốt được đóng bằng nắp chất dẻo thủy tinh.

Tên lửa 3M9 là tên lửa đầu tiên trên thế giới sử dụng thiết kế này và được tiếp nhận sản xuất hàng loạt trong biên chế lực lượng vũ trang. Trên cơ sở của nó đã chế tạo một dòng thiết bị tên lửa phòng không của “Kub” (3M9M1/2/3/3A/MA). Sau khi bắt được một số tên lửa 9M3 trong thời gian chiến tranh năm 1973 ở Cận Đông, Israel đã sử dụng chúng trở thành nguyên mẫu để chế tạo hàng loạt tên lửa phòng không và tên lửa chống tàu của nước ngoài. Với chiều dài gần 5,8 mét và đường kính 330mm, khối lượng 630kg, được vận chuyển theo cặp với các đế cân bằng bên phải và bên trái trong công te nơ đặc biệt 9Ya266


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 09:58:33 pm
Thiết bị phóng tự hành 2P25

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/2p25.jpg)

Thiết bị phóng tự hành 2P25 trên cơ xe gầm xe bánh xích đa năng có độ cơ động cao GM-578 phục vụ cho việc vận chuyển, kiếm tra trước khi phóng và phóng ba tên lửa phòng không điều khiển. Sự dẫn hướng sơ bộ với các tên lửa tới mục tiêu được thực hiện theo số liệu của thiết bị trinh sát dẫn bắn tự hành, sau khi thực hiện khả năng chống nhiễu và thông tin mã hóa vô tuyến. Thể thực hiện các chức năng của mình, thiết bị phóng tự hành được trang bị các thiết bị truyền động lực tự động hóa bằng điện, thiết bị tính toán – giải quyết, khí tàu thông tin và dẫn đường, nguồn điện tuabin khí tự động. Trong trạng thái vận chuyển, các tên lửa trên thiết bị phón được bố trí ở tư thế nằm ngang với bộ phận đuôi hướng ra phía trước theo hướng di chuyển của thiết bị phóng, khối lượng thiết bị phóng với ba tên lửa phòng không và kíp xe 3 người: 19,5kg.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: buldeswerh trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 10:14:51 pm
Để bắn cháy mục tiêu, hoạt động với gia tốc 8 đơn vị, tên lửa được trang bị đầu đạn nổ - nổ mảnh (3N12, khối lượng 57kg), khi nổ tạo thành 3150 mảnh.


Cái này mình nghĩ nên dịch là khả năng chịu quá tải (g-load) là 8 (g) xấp xỉ 8 x 9.8 = 78,4 m/s2


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 10:17:11 pm
Khả năng cơ động của thiết bị đã được biết đến trong các cuộc xung đột khu vực tại Cận Đông. Thành công đầu tiên trong lịch sử của tổ hợp tên lửa phòng không này là bắn rơi gần một nửa lực lượng Không quân Israel trong thời gian chiến tranh A-rập – Israel năm 1973. Chỉ trong thời gian từ mùng 6 đến 24 tháng 10, các tổ hợp “Kvadrat” của Ai Cập đã bắn rơi 64 máy bay Israel bằng 95 tên lửa. Còn để tiêu diệt 6 máy bay trong thời gian từ mùng 8 tháng 4 đến 30 tháng 5 năm 1974, chỉ cần 8 tên lửa. Các chuyên gia quân sự nước ngoài, trong đó có Mỹ đã chỉ ra rằng tổ hợp tên lửa phòng không này theo các khả năng tác chiến của nó vượt trội tổ hợp tên lửa phòng không Mỹ “Hawk” đã được hiện đại hóa và làm suy giảm một cách đáng kể hiệu quả lực lượng Không quân Israel, vốn sử dụng các máy bay do Mỹ và các nước NATO sản xuất. Đến cuối cuộc chiến tranh năm 1973, Israel đã mất gần 110 máy bay, về phía Ả rập: 40 hệ thống phòng không khác nhau, trong đó có tổ hợp tên lửa phòng không “Kvadrat”. Thiệt hại lớn đã bắt buộc giới chỉ huy quân sự Israel - để chống lại các tổ hợp đang được sử dụng một cách rộng rãi này là áp dụng các khả năng kỹ thuật mới, dựa trên cơ sở hỏa lực trực tiếp và đối kháng điện tử với các tổ hợp phòng không dựa trên năng lực hạn chế của chúng trong khi đối đầu với các mục tiêu bay tầm thấp trong các điều kiện bị gây nhiễu mạnh.

Khi chế tạo “Kub”, mặc dù các tính năng tác chiến cao, đã cung cấp những khả năng hiện đại hóa và sau đó là hoàn thiện với sự tính toán các kinh nghiệm thu được khi khai thác sử dụng trong các quân đoàn và từ tác chiến thực tế, xu hướng phát triển thiết bị tấn công đường không và thiết bị phòng không. Những công việc này được thực hiện một cánh đồng thời bởi các nhà thiết kế và các xưởng sản xuất.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Một, 2010, 07:00:29 pm
Biến thể

Tổ hợp tên lửa phòng không “Kub-M1” (2K12M1)

(http://i780.photobucket.com/albums/yy88/blackeagle2010/ZRK_KUB_M1.jpg)

Tổ hợp tên lửa phòng không “Kub-M1” (2K12M1) trở thành phiên bản hiện đại hóa đầu tiên của tổ hợp này. Tổ hợp mới hướng tới tăng cường khả năng chiến đấu và được bắt đầu từ năm 1967 trên cơ sở giới thiệu của Hội đồng Nhà nước – nơi đưa ra quyết định về việc đưa “Kub-M1” vào lực lượng vũ trang.

Trong kết quả của hoàng loạt sự hoàn thiện, tổ hợp hiện đại hóa khác với bản gốc ở các điểm sau: mở rộng phạm vi hoạt động hiệu quả theo tầm cao (tầm thấp: 30 – 50 mét, tầm cao: 7 – 8km, khi sử dụng tổ hợp “Krab”: 12km) và tầm xa (tầm gần: 3 – 4km; tầm xa: 23km) tăng cường khả năng bảo vệ khỏi tên lửa chống ra đa lớp “Shraik” bằng cách tính toán sử dụng trong đài ra đa định vị của thiết bị trinh sát dẫn bắn tự hành chế độ làm việc ngắt quãng; tăng cường khả năng bảo vệ đầu đạn tự dẫn đường cho tên lửa khỏi dải nhiễu đánh lạc hướng, các thông số cao và đáng tin cậy hơn của các thiết bị tác chiến của tổ hợp tên lửa phòng không; rút ngắn thời gian triển khai và thu gọn tới 5 phút.

Sau các thí nghiệm trên trường bắn quốc gia (năm 1972), tổ hợp hiện đại hóa được tiếp nhận vào Lục quân tháng 1 năm 1973. Trong thời kỳ từ 1970 đến 1972, các công việc chế tạo trên cơ sở tên lửa 3M9 thành tổ hợp tên lửa phòng không lắp trên tàu cho Hải quân M-22 đã được tiến hành. Tuy nhiên, sau năm 192, tổ hợp tên lửa phòng không này đã được chế tạo vớicác tên lửa 9M38 cho tổ hợp tên lửa “Buk” có triển vọng hơn.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Một, 2010, 07:32:44 pm
Tổ hợp tên lửa phòng không “Kub-M3” (2K12M3)

(http://i780.photobucket.com/albums/yy88/blackeagle2010/kubM-3Iraq.jpg)

Tổ hợp tên lửa phòng không “Kub-M3” (2K12M3) là sự phát triển tiếp theo của tổ hợp này. Trong thời gian từ 1974 đến 1976, đã có thêm những sự tăng cường khả năng chiến đấu, trong đó có: mở rộng phạm vi tác chiến hiệu quả theo tầm cao (20 – 25 mét – 14km), tầm xa (4 – 25km) và theo tham số cực đại (18km); bảo đảm khả năng bắn đuổi theo mục tiêu có tốc độ 300m/s, đồng thời với các mục tiêu tốc độ không lớn trên độ cao 1000 mét; tăng cường tốc độ bay trung bình của thiết bị tên lửa phòng không từ 600 – 700m/s; bảo đảm khả năng chống lại các máy bay có khả năng cơ động với khả năng chịu quá tải là 8 và tăng cường xác suất bắn cháy mục tiêu lên 10 – 15%; nâng cao sức kháng nhiễu cho đầu đạn tự dẫn đường, đồng thời độ tin cậy của các thiết bị chiến đấu trên bộ của tổ hợp tên lửa phòng không và các tính năng, thông số trong khai thác sử dụng.

Sau khi trải qua các cuộc thí nghiệm cấp quốc gia thành công, tổ hợp M3 được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang cuối năm 1976. Tổng cộng, trong thời kỳ từ 1967 đến 1983, trong quá trình sản xuất quy mô lớn đã cho ra đời 500 tổ hợp tên lửa phòng không “Kub” với các biến thể khác nhau với 4000 quả tên lửa đã được phóng.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Một, 2010, 08:04:11 pm
Ngoài cuộc chiến tranh Ả rập – Israel bắt đầu năm 1982, tổ hợp tên lửa phòng không “Kub/Kvadradt” được sử dụng một cách linh hoạt trong các chiến tranh và xung đột vũ trang trong khu vực - ở Liban (1982 – chiến dịch “Hòa bình Galilee” của Israel), tại vịnh Péc-xích (năm 1991 trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” của liên quân chống Iraq), tại Nam Tư (năm 1999 – chiến dịch “Lực lượng đồng minh”) và nhiều nơi khác (xung đột biên giới Maroc – Algieri, bắn trả các cuộc tấn công của Không quân Mỹ ở Libia năm 1986, Chad năm 1986 – 1987) và trong một số hoạt động quân sự. Mặc dù đến đầu những năm 1980, tổ hợp này đã được mổ xẻ rất kỹ, cho phép phe tấn công có thể sử dụng những biện phát hiệu quả để làm suy yếu khả năng tác chiến nhưng trong mọi trường hợp, tổ hợp tên lửa phòng không “Kub” vẫn đóng vai trò hiệu quả hàng đầu trong trinh sát và bắn cháy mục tiêu.

Ví dụ như trong các hoạt động quân sự ở Liban. Để chống lại hệ thống phòng không của Siry trên cao nguyên Golan, Israel đã tận dụng ngay lập tức các kết quả trinh sát đường không ngay bằng các thiết bị hỏa lực trong sự phối hợp tiếp nhận rộng rãi các thiết bị chống tác chiến điện tử và thiết bị bay không người lái. Điều này cho phép quân đội Israel trong khoảng thời gian ngắn tiêu diệt hầu hết toàn bộ các đại đội tên lửa phòng không, trong đó có “Kvadrat”, chỉ có các lực lượng thiết giáp Siry tránh khỏi các cuộc tấn công từ trên không.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Một, 2010, 08:44:28 pm
Các kết quả tác chiến tương tự khi sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không “Kub” cũng nhận được tại Iraq và Nam Tư. Những hiểu biết đáng kể về các đặc tính của những tổ hợp này cho phép các chuyên gia Phương Tây sử dụng một các rộng rãi các thiết bị tấn công đường không trong điều kiện ban đêm, khi các kênh vô tuyến và quang điện của “Kub” không bảo đảm hiệu quả hoạt động. Còn khi mở thiết bị trinh sát dẫn bắn tự hành đã dẫn tới phản ứng chậm do bị gây áp lực bằng nhưng dải nhiểu có độ ồn mạnh trong toàn bộ phạm vi của tần số làm việc hoặc khu vực hiệu quả có thể đánh bại các loại vũ khí có độ chính xác cao. Khi đó, sự tấn công của tên lửa chống ra đa hoặc các loại bom chính xác đương nhiên sẽ tiêu diệt phương tiện kỹ thuật với kíp chiến đấu do xe bọc thép mỏng ở phần trên và sự bố trí đài ra đa định vị cũng như kíp chiến đấu trên cùng một xe. Nguyên nhân khác của hiệu quả thấp và thiệt hại lớn cho tổ hợp “Kvadrat” tại Iraq là việc chúng được sử dụng trong vai trò thiết bị phòng không có độ cơ động thấp và được triển khai đối phó sau khi nhận được tín hiệu “khiêu khích” từ các máy bay chiến đấu. Kết quả là các tổ hợp trinh sát ngay khi bắt đầu chiến đấu đã bị loại khỏi vòng chiến bởi các cuộc đột kích bằng vũ khí có độ chính xác cao.

Mặc dù vậy, kết quả chiến đấu của “Kub/Kvadrat” thu được đã chỉ ra rằng trong thời điểm hiện nay, nó có tiềm năng lớn để tiến hành hiện đại hóa. Khi sử dụng các công nghệ mới và vật liệu mới, trong đó có khả năng kháng nhiễu và sống sót mà không cần thay đổi cấu trúc hiện có vẫn có thể tăng cường một cách đáng kể khả năng chiến đấu của “Kub”. Còn chính tổ hợp trong thời gian dài có thể dược sử dụng như một thiết bị chống trả hiệu quả các thiết bị tấn công đường không. Trên cơ sở “Kub” đã chế tạo được tổ hợp phòng không hiện đại 9K37 “Buk” với sự khắc phục hàng loạt các nhược điểm của tổ hợp “Kub”.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Một, 2010, 09:55:42 pm
Tổ hợp tên lửa phòng không “Kub-M4” (2K12M4)

(http://i780.photobucket.com/albums/yy88/blackeagle2010/Buk-1.jpg)

Tổ hợp tên lửa phòng không “Kub-M4” (2K12M4) được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang năm 1978. Thực chất sự hiện đại hóa này bao bồm sự hoàn thiện hàng loạt các hệ thống và thiết bị của tổ hợp “Kub” và những sự thay đổi các bộ phận theo hướng thay thế một thiết bị phóng tự hành 2P25 thành thiết bị hỏa lực tự động (SOU), được chế tạo dành cho tổ hợp tên lửa phòng không dòng “Buk”. Trong định hướng chế tạo “Kub-M4” hướng đến sự tăng cường khả năng phòng không của các sư đoàn tăng trong những năm 70 với nhiệm vụ đầu tiên là đánh chặn các thiết bị tấn công đường không của kẻ thù. Dự kiến rằng trong quá trình thiết kế tổ hợp tên lửa phòng không mới đầu tiên phải thiết kế thiết bị hỏa lực tự hành có khả năng sử dụng các tên lửa mới 9M38 cũng như 3M9M3 của tổ hợp “Kub-M3” sẵn có. Vì vậy, trên cơ sở tổ hợp “Kub-M3” đã có và thiết bị hỏa lực tự hành đã chế tạo “Kub-M4” (“Buk-1” 9K37-1) – là phiên bản chuyển giao của tổ hợp tên lửa mới “Buk”.

Đây là việc thực hiện thiết kế thiết bị hỏa lực tự hành theo hai mẫu – 9A310 dành cho gầm xe bốn tên lửa 9M38 (9M317) của tổ hợp “Buk” và 9A38 trên thiết bị phóng đa năng cho phép bố trí và sử dụng để bắn mục tiêu bằng ba tên lửa phòng không 9V38 hoặc 3M9M3. Khi tăng 30% khả năng chiến đấu chung, “Kub-M4” tăng hai lần số lượng kênh bắt mục tiêu và số lượng tên lửa chuẩn bị chiến đấu (từ 60 đến 75). Sự hiện đại hóa bao gồm chuyển đổi một cách từng phần của tổ hợp tới cơ sở vật chất mới, lắp các hệ thống mới để mở rộng khả năng tác chiến của “Kub”, đồng thời áp dụng trong các thành phần của tổ hợp mới các thành phần riêng lẻ của tổ hợp thế hệ mới “Buk”. Trong phân loại, “Kub-M4” là phiên bản chuyển giao của “Kub” với tổ hợp “Buk” sẽ thay thế nó sau này.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Một, 2010, 10:36:14 pm
Thiết bị hỏa lực tự hành

Thiết bị hỏa lực tự hành được giới thiệu như một đơn vị hỏa lực tự động, có khả năng phát hiện mục tiêu một cách tự động, nhận dạng và bắn các mục tiêu trên không khác nhau. Sử dụng các côngn ghệ mới nhất, các yếu tố cơ sở, phương pháp xử lý tín hiệu bằng kỹ thuật số bảo đảm hiệu quả cao và tin cậy của khả năng tác chiến, đồng thời một thành viên trong kíp xe được rút đi. Nhờ thiết bị hỏa lực tự hành, tổ hợp “Kub-M4” trong sự khác biệt với các biến thể trước có 2 kênh chỉ thị mục tiêu, tăng cường phạm vi hoạt động hiệu quả lên 1,5 – 1,8 lần theo độ cao và 1,3 đến 1,7 lần theo tầm xa (phụ thuộc và tính năng của loại tên lửa 9M38 được sử dụng), đồng thời tăng cường hiệu suất chiến đầu; khả năng chống lại các loại trực thăng, tên lửa có cánh, tên lửa đạn đạo và tên lửa điều khiển, các mục tiêu trên cạn và mục tiêu nổi; các thiết bị quang điện mới và máy xử lý tín hiệu kỹ thuật số bảo đảm khả năng dẫn bắn chống lại các thiết bị tấn công đường không của kẻ thù trong tình trạng bị chế áp điện tử mạnh… Ngoài ra, “Kub-M4” có thể được sử dụng cùng với các khí tài hiện đại khác trong có có các thiết bị do nước ngoài sản xuất, trong thành phần của hệ thống phòng không ở các cấp độ khác nhau.

Tổ hợp tên lửa phòng không mới (xe trinh sát dẫn bắn tự hành 1S91M3, thiết bị hỏa lực tự hành 9A38, thiết bị phóng tự hành 2P25M3, thiết bị tên lửa phòng không 3M9M2 và xe bảo đảm vật liệu kỹ thuật 9V881) đã được thí nghiệm trên trường bắn Emba (tháng 8 năm 1975 – tháng 10 năm 1976). Trong chế độ làm việc tự động của ra đa định vị trong xe hỏa lực tự hành có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 65 – 77km, hoạt động trên độ cao hơn 3000 mét và 32 – 41km trên tầm thấp (30 – 100 mét). Tầm xa phát hiện trực thăng bay tầm thấp: 21 – 35km. Trong chế độ hoạt động tập trung do khả năng giới hạn của xe trinh sát dẫn bắn tự hành theo sự truyền tải số liệu tới đài chỉ huy trung tâm về tầm xa phát hiện máy bay trên tầm trung và thấp giảm xuống tương ứng còn 44 và 21 – 28km. Khi sử dụng thiết bị tên lửa 9M38, khu vực hoạt động hiệu quả đối với máy bay theo tầm xa: 3,4 – 20,5km trên độ cao trên 3000mets và 5 – 14,4km một cách giới hạn ở tầm thấp; theo độ cao: 0,03 – 14km; theo tham số vòng tròn (nhìn vòng): 18km. Xác suất bắn cháy máy bay phản lực bằng một tên lửa 9M38: 0,7 – 0,93. Tổ hợp “Kub-M4” trong thành phần bao gồm xe trinh sát dẫn bắn tự hành 1S91M1(M2), xe hỏa lực tự hành 9A310M1-2, 4 thiết bị phóng 2P25M1(M2), 16 tên lửa 3M9M, 3M9M3, 9M317 được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang năm 1978 và trang bị này có thể tấn công một cách đồng thời hai mục tiêu: bằng xe hỏa lực tự hành 9A310M1-2 và bằng xe trinh sát dẫn bắn tự hành 1S91 với các xe phóng 2P25 đi kèm.

Trong thành phần tổ hợp thiết bị kỹ thuật, có bổ sung các xe vận tải 9T243 để vận chuyển tên lửa, xe bảo đảm kỹ thuật (MTO) 9V881M1 và trạm cơ động kiểm tra thí nghiệm tự động 9V95M1 để kiểm tra tên lửa.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Một, 2010, 11:26:58 pm
Thành phần các thiết bị tác chiến và kỹ thuật không cố định và có thể thay đổi theo yêu cầu của khách hàng. Sự sửa chữa triệt để có thể được thực hiện một cách đồng thời với việc hiện đại hóa toàn bộ các thiết bị của tổ hợp tên lửa “Kvadrat”. Khi hiện đại hóa trong một khối lượng nhất định, tổ hợp “Kvadrat” được chuyển hóa thành một tổ hợp hiện đại hoạt động tầm trung, có thể áp dụng một cách dễ dàng trong huấn luyện, sửa chữa và khai thác sử dụng với đố tác. Khi đó, nó bảo đảm giải quyết nhiệm vụ bao phủ một vòng tròn bảo vệ các công trình hậu phương khỏi các cuộc tập kích đường không trong chế độ tự động cũng như tương trong sự phối hợp với các khí tài phòng không trong bất kỳ vị trí địa lý cũng như điều kiện thời tiết nào.

Khả năng và lợi ích của sự hiện đại hóa tổ hợp “Kvadrat” đã được xác nhận bằng các sự kiện thực tế. Đó là sau khi kết thúc cuộc triển lãm vũ khí hiện đại quốc tế Lima-2005 (6-11 tháng 12 tại Malaysia), các nguồn khác nhau bằng lượng thông tin lớn đã thông báo rằng, các chuyên gia Nga sẽ hiện đại hóa các tổ hợp tên lửa phòng không “Kvadrat” tầm thấp trong lực lượng vũ trang Ai Cập. Sự hiện đại hóa sẽ được thực hiện một cách theo trình tự. Theo sự nâng cấp, cuối cùng, toàn bộ hệ thống nói chung sẽ được tăng cường khả năng tác chiến lên cấp “Buk-M1-2”. Theo kết quả nâng cấp, “Kvadrat” sẽ có khả năng chống các các máy bay hiện đại có tốc độ cao, tên lửa có cánh và các mục tiêu khác trong điều kiện bị chế áp bởi khí tài chống tác chiến điện tử và hỏa lực từ phía kẻ thù. Một trong những sự khác biệt trong hệ thống được nâng cấp là sự sử dụng tên lửa một tầng nhiên liệu rắn 9M317E với hẹ thống điều khiển quán tính và đầu đạn tự dẫn đường bán chủ động bằng ra đa thay cho tên lửa 3M9 với động cơ hỗn hợp. Tên lửa này được thiết kế và sản xuất quy mô lớn tại Xí nghiệp nghiên cứu và sản xuất Dolgopruden có các chức năng tổng hợp chống mục tiêu trên bộ và chống tàu của tương ứng với tổ hợp tên lửa “Buk-M1-2” và “Shtil-M1”.

Ngoài việc hiện đại hóa các yếu tố tác chiến cơ bản và tổ hợp “Kub”, còn nhằm mục đích nâng cao toàn bộ khả năng sử dụng hiệu quả và duy trì thời gian hoạt động của số lượng lớn tên lửa phòng không được sử dụng trong các cuôc tập trận để chống lại các mục tiêu trên không. Trong triển lãm vũ khí và kỹ thuật quân sự quốc tế đã giới thiệu các mục tiêu, được chế tạp với việc sử dụng nhiều lần các tên lửa của tổ hợp này.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Mười Một, 2010, 11:48:59 pm
Mục tiêu bay 3M20M3
     
Mục tiêu bay 3M20M3 được sử dụng dành cho sự mô phỏng hoạt động của các mục tiêu trên không tốc độ cao và kích thước nhỏ với bề mặt hiệu quả phản xạ thấp 0,7-5m2 trên độ cao 7km, tầm xa: 20km và có thể sử dụng khi thực hiện các cuộc tập trận của lực lượng phòng không, đồng thời trong quá trình chế tạo và thí nghiệm các tổ hợp phòng không mới. Mục tiêu được chế tạo theo hướng thay thế đầu đạn của tên lửa 3M9 bằng các khối điều phối, đồng thời các thiết bị rải bẫy hồng ngoại, chế độ theo dõi vô tuyến và tự hủy bảo đảm sự bay của mục tiêu với mức quá tải là 8 và các tính năng được mô phỏng tương ứng với các mục tiêu trên không thật. Mục tiêu có thể bay ngang, trong đó có tầm thấp, quỹ đạo tính toán trước, được sử dụng nhiều lần khi thực hiện các cuộc tập trận của quân chủng phòng không Liên bang Nga và được trưng bày ở các hội trơ hàng không vũ trụ quốc tế.

Tình trạng hiện tại

Tổ hợp tên lửa phòng không “Kub” và tất cả các biến thể của nó hiện nay đã bị rút khỏi lực lượng vũ trang Liên Bang Nga, việc sản xuất cũng đã chấm dứt.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 12:13:37 pm
Thông số kỹ thuật chính

Tổ hợp “Kub” với tên lửa phòng không 3M9

Năm tiếp nhận vào lực lượng vũ trang: 1967

Tầm xa hiệu quả: 6 – 22km

Tầm cao hiệu quả: 0,1 – 12km

Tham số nhìn vòng: 15km

Xác suất bắn rơi mục tiêu bằng tên lửa phòng không: 0,7

Thời gian phản ứng: 26 – 28 giây

Tốc độ tối đa của mục tiêu: 600m/s

Khối lượng tên lửa/đầu đạn/chất nổ:630/57/3kg

Thời gian triển khai (thu gọn): gần 5 phút.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 12:17:46 pm
Tổ hợp “Kub-M1” với tên lửa 3M9M3

Năm tiếp nhận vào lực lượng vũ trang: 1973

Tầm xa hiệu quả: 3 – 23km

Tầm cao hiệu quả: 0,03 – 12km

Tham số nhìn vòng: 15km

Xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng tên lửa: 0,8

Thời gian triển khai: 22 – 24 giây

Tốc độ tối đa của mục tiêu: 600m/s

Khối lượng tên lửa: 630kg

Khối lượng đầu đạn: 57kg

Khối lượng chất nổ: 3kg


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 12:19:34 pm
Tổ hợp “Kub-M3” với tên lửa 3M9M3

Năm tiếp nhận vào lực lượng vũ trang: 1976

Tầm xa hiệu quả: 3 – 25km

Tầm cao hiệu quả: 0,03 – 14km

Tham số nhìn vòng: 18km

Xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng tên lửa: 0,9

Thời gian triển khai: 22 – 24 giây

Tốc độ tối đa của mục tiêu: 600m/s

Khối lượng tên lửa: 630kg

Khối lượng đầu đạn: 57kg

Khối lượng chất nổ: 3kg


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 12:31:43 pm
Tổ hợp tên lửa phòng không nâng cấp “Kvadrat” với xe hỏa lực tự hành 9A310-M1-2 và tên lửa 9M317E

Tầm bắn xa hiệu quả: 160km

Tầm xa bắn mục tiêu có người lái: 3 – 42km

Tầm cao bắn mục tiêu có người lái: 0,015 – 25km

Tầm xa bắn cháy mục tiêu:

+ Tên lửa đạn đạo, tên lửa có cánh và tên lửa chống ra đa: 20km

+ Muc tiêu trên bộ/mục tiêu nổi: 15/20km

Tham số nhìn vòng: 22km

Tốc độ tối đa của mục tiêu:

+ Tầm xa: 300m/s

+ Tầm gần: 1200m/s

Khả năng chịu tải tối đa: 21,5 đơn vị gia tốc

Xác suất bắn trúng mục tiêu bằng tên lửa phòng không:

+ Máy bay phản lực, trực thăng: 0,8 – 0,95

+ Trực thăng tấn công: 0,4

+ Tên lửa có cánh: 0,4 – 0,6

Thời gian phản ứng: 18 giây

Thời gian nạp đạn của xe hỏa lực với 3 tên lửa: 9 phút

Khối lượng tên lửa/đầu đạn: 720/70kg

Thời gian triển khai từ trạng thái hành quân: 5 phút.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 01:19:34 pm
S-300

(http://i780.photobucket.com/albums/yy88/blackeagle2010/S300.jpg)

Tổ hợp tên lửa phòng không S-300 có khả năng chống nhiễu cao và đồng thời tấn công 24 mục tiêu với sự dẫn bắn tới mỗi mục tiêu bằng 2 tên lửa với một thiết bị phóng hoặc 4 tên lửa thừ hai thiết bị phóng. Toàn bộ quá trình tác chiến được tự động hóa một cách tối đa bằng việc sử dụng máy tính kỹ thuật số tốc độ cao.

Tổ hợp tên lửa phòng không có thể tiêu diệt tất cả các mục tiêu đường không hiện đại (máy bay, tên lửa có cánh và tên lửa đạn đạo) trong phạm vi: tầm xa: 6-75km – mục tiêu khí động lực; 6 – 40km – tên lửa đạn đạo. Xác suất bắn trúng mục tiêu khí động lực: 0,8 – 0,95; đạn đạo: 0,4 – 0,7 và tên lửa có cánh: 0,4 – 0,85. Tổ hợp được bố trí trên gầm xe chạy xích hoặc bánh hơn (Yral hoặc MZKT) phụ thuộc vào biến thể. Các thiết bị của tổ hợp bảo đảm tiêu diệt mục tiêu trong tình trạng đám mây nhiễu có độ dày đặc 1200W/MHz và 10 túi nhiễu thụ động trên 100 mét chiều dài.

Toàn bộ các thiết bị tác chiến của tổ hợp được trang bị các thiết bị phòng chống khỏi sự tương tác của vũ khí hạt nhân. Trong thành phần thiết bị tác chiến gồm có đài dẫn bắn tên lửa nhiều kênh (MSNR), 6 thiết bị phóng trong đó bố trí các tên lửa tầm thấp và tầm cao để chống các tên lửa đạn đạo tương ứng lớp “Pershing” và “Lans”, đồng thời các thiết bị nạp đạn cho hai loại tên lửa trên, đài (xe) chỉ huy và trạm (xe) ra đa định vị.

Nhờ sự hỗ trợ của tổ hợp tên lửa S-300, có thể thực hiện việc tấn công các mục tiêu với bề mặt phản xạ hiệu quả tương đương 0,02m2, cho phép chống lại các tên lửa có cánh và máy bay được thiết kế theo công nghệ “Stealth”. Tên lửa được trang bị đầu đạn dẫn đường. Ngòi nổ có hai chế độ làm việc.

Tổ hợp tên lửa phòng không đã được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang và sản xuất hàng loạt. Nó sẽ được thay thế bằng các tổ hợp mới S-400 – hiện nay trên thế giới chưa có tổ hợp tên lửa phòng không tương tự và vượt trội vài lần các tổ hợp tên lửa phòng không của các cường quốc hàng đầu.

Có một vài biến thể của S-300:

S-300V; S-300PMU; S-300PMU-1. Tất cả chúng chỉ khác nhau ở các tính năng tác chiến của tên lửa và hình dạng bên ngoài của thiết bị ống phóng – vận tải.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 01:24:12 pm
Thông số kỹ thuật chính

Tầm bắn xa hiệu quả với các loại mục tiêu:

+ Khí động lực: 100km

+ Tên lửa đạn đạo: 40km

Độ cao hiệu quả tối thiểu:

+ Khí động lực: 25 mét

+ Đạn đạo: 2000 mét

Độ cao hiệu quả cực đại:

+ Khí động lực: 30 000 mét

+ Đạn đạo: 25 000 mét

Phạm vi tốc độ của mục tiêu: 0 – 3000m/s

Số lượng mục tiêu tấn công đồng thời: 24

Số lược tên lửa dẫn bắn đồng thời: 48

Tốc độ bắn: 1,5 giây

Thời gian triển khai và thu gọn tổ hợp tên lửa: 5 phút

Cơ số đạn của tổ hợp (phụ thuộc vào số lượng thiết bị phóng): 96 – 192.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 04:32:07 pm
S-300PMU-1

(http://i780.photobucket.com/albums/yy88/blackeagle2010/s300pmu1-1.jpg)

Hệ thống tên lửa phòng không nhiều kênh cơ động S-300PM (phiên bản xuất khẩu S-300PMU-1) được sử dụng đển phòng thủ các cơ sở hành chính, công nghiệp và quân sự quan trọng nhất khỏi các cuộc đột kích của mọi thiết bị tấn công đường không trong mọi phạm vi mà nó đảm nhiệm trên thực tế.

Hệ thống phòng không S-300PMU-1 bảo đảm tiêu diệt các máy bay hiện đại hiện nay và trong tương lai, tên lửa có cánh chiến lược, tên lửa đạn đạo chiến thuật và các mục tiêu khác, có tốc độ bay tới 2800m/s, có bề mặt phản xạ hiệu quả 0,02m2 trong các điều kiện bị tấn công mạnh mẽ bởi các dải nhiễu tích cực và thụ động cường độ mạnh.

Hệ thống S-300PM là sự phát triển tiếp theo của hệ thống phòng không S-300PS, điểm khác biệt năm ở các tính năng kỹ chiến thuật và khai thác sử dụng được tăng cường. Sự nâng cấp các tính năng này đạt được trên S-300PS nhờ các giải pháp kỹ thuật mới, được thiết kế theo kết quả tổng kết nhiều năm kinh nghiệm khác thác sử dụng, đồng thời bảo đảm sự tính toán chính xác trên cơ sở các thiết bị máy tính có độ chuẩn xác cao. Sự khác biệt cơ bảm của S-300PM và S-300PMU-1 với các dòng S-300 trước đó là tên lửa mới 48H6 (phiên bản xuất khẩu: 48H6E) được thiết kể bởi Viện nghiên cứu và sản xuât “Fakel” và được sản xuất tại “Xưởng sản xuất phía bắc Lenningrad” và Xưởng chế tạo cơ khí Maria “Avangrad”. Tên lửa 48H6E hiện nay nằm trong biên chế quân chủng phòng không của Liên bang Nga (trong thành phần hệ thống S-300PM) và trên các tàu Hải quân (trong thành phần hệ thống “Rif”).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 04:50:59 pm
Các khí tài anten chiếu xạ và dẫn bắn cũng đồng thời được hiện đại hóa. Tổ hợp được lắp trong phiên bản cơ động, trên gầm xe hơi có khả năng cơ động cao MAZ, như vậy sẽ có giá thành rẻ hơn phiên bản xe kéo - các bộ phận được bố trí trên xe kéo, được kéo bằng xe địa hình KrAZ ba trục.

Sự thiết kế phiên bản nâng cấp được bắt đầu từ năm 1985, năm 1993, S-300PM được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang.

(http://i780.photobucket.com/albums/yy88/blackeagle2010/s-300pmu.jpg)

Hệ thống tên lửa phòng không S-300PM được phát triển liên tục, vì vậy có tiềm năng hiện đại hóa rất đáng kể, trong đó có việc mở rộng khả năng tấn công các tên lửa không mang tính chiến lược cũng như hiệu quả tiêu diệt chúng. Thời gian phục vụ hoạt động của hệ thống S-300PM không dưới 25 – 30 năm và có thể gia hạn một cách đáng kể sau khi thay thế các bộ phận riêng biệt, có tuổi thọ hạn chế.

Với sức mạnh tác chiến cao, hệ thống tên lửa phòng không S-300PM (S-300PMU-1) có thể trở thành cơ sở để xây dựng hệ thống phòng không tin cậy của bất kỳ quốc gia nào, không phụ thuộc vào quy mô và các đặc điểm địa lý, khí hậu. Hệ thống thông tinh liên lạc phân nhánh của một vài hệ thống tên lửa cho phép thành lập cụm phòng không mạnh chống tên lửa phi chiến lược, bảo đảm khả năng phòng thủ tin cậy các công trình trên khu vực có diện tích 10 000km2 với sự điều khiển từ một trung tâm duy nhất.

Sự phát triển tiếp theo của hệ thống S-300PMU-1 là hệ thống S-300PMU-2


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 05:18:30 pm
Trên kết quả hiện đại hóa, hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 theo so sánh với nguyên mẫu:

+ nâng cao tầm xa tiêu diệt mục tiêu khí động lực: 150km; mục tiêu tên lửa có cánh ở độ cao 6 – 100 mét: 28 – 38km

+ bảo đảm bắn cháy mục tiêu đạn đạo trên tầm xa 40km

+ mở rộng tầm bắn mục tiêu có tốc độ tối đa: 2800m/s

+ nâng cao khả năng chiến đấu tự động do kết quả của việc tăng cường kích thước phạm vi quan sát

+ tăng cường sự tự động hóa tác chiến, kiểm tra chức năng và nhận định các sự hỏng hóc, trục trặc

+  bảo đảm chỉnh lý tài liệu các bước tác chiến

+ mở rộng khả năng thực hiện tiếp nhận nhiệm vụ tác chiến với sự sử dụng thiết bị huấn luyện lắp ngầm.

Trong thành phần hệ thống S-300PMU-1 bao gồm:

1. Tổ hợp tên lửa phòng không 90Zh6E:

+ đài ra đa định vị chiếu xạ và dẫn bắn đa năng 30H6E

+ 12 thiết bị phóng 5P85SE trên gầm xe tự hành “MAZ-547” hoặc 5P85TE trên gầm xe tải “KrAZ-260” với bốn tên lửa trên mỗi xe

+ xe phân tích địa hình 1T12M2

+ các khí tài khai thác sử dụng kỹ thuật và bảo quản tên lửa (xe nạp đạn 22T6E, xe vận tải 5T58E)

2. Tên lửa điều khiển 48H6E

3. Chòi 40V6M cho ra đa chiếu xạ và dẫn bắn 30N6E

4. Máy phát hiện mục tiêu tầm thấp 76N6

5. Các thiết bị bảo đảm kỹ thuật (đài điện – diezen, phòng xét nghiệm sửa chữa 13YU6E, tổ hợp phụ tùng dữ trữ).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 05:44:01 pm
Khả năng chiến đấu của hệ thống phòng không S-300PMU-1 được bảo đảm khi có sự quản lý từ các khí tài điều khiển 836ME, các hệ thống tự động “Senez-ME” và “Baikal-13” hoặc tự động hóa.

Hiệu quả tác chiến cao được bảo đảm bởi kết quả tiếp nhận trong hệ thống một vài khí tài tính toán:

+ ra đa định vị mạnh phát hiện mục tiêu tầm trung và cao (RLO) 64H6E trong thành phần khí tài điều khiển 83M6E

+ ra đa định vị đặc biệt phát hiện mục tiêu tầm thấp (NVO) 76N6, có cấp độ phòng thủ cao khỏi khả năng gây nhiễu từ mặt đất

+ ra đa định vị chiếu xạ và dẫn bắn tên lửa đa năng tự động hóa cao (RPN) 30H6E1, có khả năng thực hiện việc tìm kiếm mục tiêu một cách tự động đồng thời với dẫn bắn hoặc theo chỉ thị từ trạm điều khiển chiến đấu (PBU) 54K6E trong thành phần khí tài điều khiển (SU) 83M6E

Trong chế độ chiến đấu tự động, tổ hợp tên lửa phòng không thực hiện việc phát hiện mục tiêu trong khu vực tự động tìm kiếm và khu đó, các dữ liệu thông tin bảo đảm hoạt động tự động tuyệt đối của hệ thống S-300PMU-1 để thiết lập hệ thống phòng thủ cơ động.

Tổ hợp tên lửa phòng không có thời gian phản ứng ngắn, cấp độ tự động hóa của quá trình tác chiến cao và tạo ra hỏa lực mạnh. Tổ hợp có thể đồng thời tấn công 6 mục tiêu và dẫn bắn tới mỗi mục tiêu bằng 2 tên lửa. Không có sự chuẩn bị sơ bộ trận địa, các khí tài có thể triển khai trong vòng 5 phút.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 06:34:52 pm
Tên lửa phòng không điều khiển tầm trung 48N6E

(http://i780.photobucket.com/albums/yy88/blackeagle2010/missile_system_S-300_PMU1.jpg)

Tên lửa phòng không tầm trung 48N6E là tên lửa một tầng, được thiết kế theo sơ đồ khí động lực tiêu chuẩn với các cánh lái được mở ra sau khi phóng. Tên lửa trang bị động cơ nhiên liệu rắn hiệu quả cao, gồm hàng loạt thùng, trong đó bố trí máy tìm phương bằng vô tuyến, thùng thiết bị (các thiết bị mang theo được bố trí trong dạng đơn khối), đầu đạn nổ - nổ mảnh, động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, tổ hợp điều khiển cánh lái tên lửa. Trong quá trình khai thác sử dụng, tên lửa được để trong thùng phóng – vận tải (TPK) và không yêu cầu thực hiện kiểm tra trong toàn bộ quá trình phục vụ. Tên lửa được phóng theo chiều dọc, với sự hỗ trợ của máy phóng lắp trong thùng phóng – vận tải, không cần phải quay thiết bị hướng tới mục tiêu. Sau khi phóng, động cơ tên lửa tự động nghiêng tới hướng phù hợp phụ thuộc vào vị trí mục tiêu.

Khi dẫn bắn tên lửa tới mục tiêu, nguyên tắc theo dõi mục tiêu qua thiết bị tên lửa được sử dụng, khi sự chỉ huy điều khiển được lựa chọn trên cơ sở các dữ liệu từ đài ra đa định vị đa chức năng chiếu xạ và dẫn bắn và máy định vị tìm phương mang theo, bảo đảm hiệu quả dẫn bắn cao trong tình trạng bị gây nhiễu phức tạp. Tính cơ động cao của tên lửa, ngòi nổ không tiếp xúc và đầu đạn nổ - nổ mảnh uy lực lớn khối lượng 140kg bảo đảm hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cao. Tốc độ tối đa: 2000m/s. Các kích thước và khối lượng khởi động của tên lửa 48N6E trên thực tế không thay đổi khi so sánh với tên lửa 5V55R – cũng được bố trí trong thùng phóng – vận tải tương tự.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 07:52:18 pm
Thiết bị phóng tự hành 5P85SM

(http://i780.photobucket.com/albums/yy88/blackeagle2010/Favorit-5P85SE.jpg)
Xe phóng tự hành 5P85EM của hệ thống phòng không S-300PMU-2 Favorit

Dành cho hệ thống S-300PM trong những năm 1983 – 1983, tại Phòng thiết kế cơ khí đặc biệt (thành phố Leningrad) đã thiết kế hệ thống phóng tự hành hiện đại 5P85SM với các tính năng được nâng cao. Thiết bị phóng 5P85SM, đồng thời cũng như thiết bị phóng 5P85S của tổ hợp S-300PS, được lắp trên gầm xe cơ động cao MAZ-543M, có khung nâng dành cho 4 thùng phóng – vận tải và bảo đảm khả năng phóng đứng của tên lửa 48N6E từ thùng phóng – vận tải, dưới đáy có trụ chống đất. Trong sự khác biệt với thiết bị phóng 5P85S, thiết bị phóng nâng cấp có: thiết bị chuẩn bị sơ bộ hiện đại (FZM), thiết bị điều khiển truyền động, các nguồn tiếp điện trên mặt đất của tên lửa, trong đó có khối với các ống dẫn sóng, bộ cảm biến dọc, hệ thống thủy lực và các trang bị nâng cấp khác. Để tương tác qua lại với cabin điều khiển ra đa chiếu xạ và dẫn bắn 30N6E1 trong thành phần thiết bị phóng 5P85SM có lắp thiết bị thông tin liên lạc mã hóa vô tuyến. Nguồn điện của thiết bị phóng trang bị bổ sung bằng cáp động lực chiều dài 60 mét trong lõi để có khả năng tiếp điện của thiết bị từ nguồn của các thiết bị phóng bên cạnh. Thiết bị phóng 5P85SM có sự phân bố trọng lượng tốt hơn theo so sánh với nguyên mẫu, còn khả năng tải các bộ phận cố định và trục bánh xe của khung gầm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật trên gầm xe.

Khi sử dụng thiết bị phóng 5P85SM, khái niệm “Thiết bị phóng 5P85SD” (một thiết bị phóng 5P85S với hai thiết bị 5P85D kết nối với nó). Thiết bị phóng hiện đại bao gồm một cách trục tiếp trong thành phần tổ hợp tên lửa phòng không và hoạt động tương tác với cabin điều khiển của ra đa chiếu xạ và dẫn bắn. Toàn bộquas trình truyền động của thiết bị phóng tới trạng thái chiến đấu đều diễn ra tự động hóa. Bộ phận khung nâng với các tên lửa được nâng lên vị trí thẳng đứng, kiểm tra chức năng, chuẩn bị sơ bộ cho thiết bị phóng, và sự bắn tên lửa được thực hiện từ xa theo mệnh lệnh chỉ huy từ ra đa chiếu xạ và dẫn bắn, được truyền tải theo sự thông tin liên lạc mã hóa vô tuyến.

Các thiết bị thí nghiệm 5P85SM có 5 đơn vị, được sản xuất tại xưởng “Bolshevik” (Leningrad) trong thời kỳ 1984 – 1986 và đã được đưa đến trường bắn Sary-Shagan để lắp vào tổ hợp, sau đó tiến hành các cuộc thí nghiệm cấp quốc gia. Các thí nghiệm cấp quốc gia của thiết bị này đã được thực hiện theo chương trình mở rộng so với chương trình thí nghiệm thiết bị phóng 5P85S. Chúng bao gồm các thí nghiệm vận chuyển chạy việt dã trên 10 000km và các thí nghiệm trong mọi điều kiện thời tiết.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 08:30:17 pm
Đài ra đa định vị chiếu xạ và dẫn bắn đa chức năng 30N6E

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/30N6E.jpg)

Đài ra đa định vị chiếu xạ và dẫn bắn đa chức năng 30N6E gồm trạm anten và thùng chứa thiết bị, lắp trên một gầm xe bánh hơi duy nhất, bảo đảm tìm kiếm và bám bắt mục tiêu trong chế độ theo dõi tự động, dẫn bắn tên lửa tới chúng, trong các điều kiện bị gây nhiễu vô tuyến nặng. Thiết bị anten của đài ra đa định vị gồm các lưới anten định pha với sự điều khiển vị trí của tia bằng kỹ thuật số. Để tăng tầm xa phát hiện và tấn công mục tiêu trên giới hạn tầm cao thấp, đồng thời khi triển khai tổ hợp tên lửa phòng không trong khu vực có nhiều rừng hoặc địa hình xấu, đài anten có thể được lắp trên tháp di động đặc biệt.

Trong thùng thiết bị bố trí chỗ làm việc của các điều phối viên, máy tính điện tử đa chức năng và các thiết bị kiểm tra chức năng ngầm. Điều kiện làm việc thuận lợi phù hợp với việc trực chiến theo ca. Đài ra đa định vị chiếu xạ và thiết bị phóng tự hành được trang bị thiết bị thông tin liên lạc vô tuyến và nguồn năng lượng dự trữ tự động.

Đài ra đa chiếu xạ bảo đảm dẫn bắn 12 tên lửa tới 6 mục tiêu khác nhau một cách đồng thời. Thiết kế của ra đa chiếu xạ và dẫn bắn với ra đa phát hiện mục tiêu tầm thầp cho phép nâng các trạm anten của chúng với sự hỗ trợ của các chòi đặc biết cao 20 mét, mang tới khả năng tạo ra khu vực thông tin dày đặc trong giới hạn tầm thấp và các điều kiện nhiều rừng và đồi núi mà không bị hạn chế trong việc tấn công tên lửa có cánh và các mục tiêu tầm thấp khác.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Mười Một, 2010, 04:34:19 pm
Khí tài điều khiển 83M6E

(http://i780.photobucket.com/albums/yy88/blackeagle2010/83m6e2-002.jpg)

Thiết bị điều khiển 83M6E được sử và thích ứng một cách đặc biết cho sự điều khiển cụm S-300PMU-1, S-300PMU-2 và S-200VE (S-300DE) trong số lượng tổng cộng các hệ thống trong nhóm là 6 đơn vị.

Trong thành phần 83M6E bao gồm:

+ đài chỉ huy (KP) 54K6E

+ ra đa phát hiện mục tiêu (RLO) 64N6E

+ thiết bị nguồn điện ngoài

+ thiết bị quan sát, định vị địa hình

+ tổ hợp trang bị phụ tùng trong toa kéo một cầu

Việc sử dụng trạm điều khiển 83M6E được thực hiện theo hai phiên bản: cơ động với sự bố trí đài ra đa phát hiện mục tiêu và đài chỉ huy trên gầm các xe vận tải và thùng vận tải, với sự bố trí đài chỉ huy các bộ phận các thiết bị ra đa phát hiện mục tiêu trong các trận địa cố định được che giấu. Các khí tài bổ sung có thể tăng cường cho thiết bị điều khiển 83M6E: tháp YUT24TsV, trạm xét nghiệm sửa chửa của tổ hợp tính toán kỹ thuật số 13YU6E, máy chuyển phát 15YA6E, trạm điện – diezen.

Đài chỉ huy 54K6E bảo đảm sự vận hành hiệu quả trong cụm các hệ thống điều khiển bằng các giải quyết các nhiệm vụ sau trong chế độ tự động:

+ điều khiển chế độ quan sát của ra đa định vị

+ thông báo, đồng nhất và theo dõi vạch sáng 100 mục tiêu

+ xác định nguồn gốc, quốc gia sở hữu mục tiêu

+ lựa chọn thứ tự tiêu diệt mục tiêu và sự phân bố của chúng giữa các hệ thống điều khiển và số lượng mục tiêu chỉ định

+ bảo đảm sự tương tác của các hệ thống trong trường hợp bị gây nhiễu mạnh

+ phối hợp các hệ thống tác chiến tự động

+ bảo đảm sự tương tác với các thiết bị điều khiển lân cận và cấp chỉ huy cao hơn.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Mười Một, 2010, 05:00:54 pm
Đài chỉ huy 54K6E bảo đảm sự vận hành hiệu quả trong cụm các hệ thống điều khiển bằng các giải quyết các nhiệm vụ sau trong chế độ tự động:

+ điều khiển chế độ quan sát của ra đa định vị

+ thông báo, đồng nhất và theo dõi vạch sáng 100 mục tiêu

+ xác định nguồn gốc, quốc gia sở hữu mục tiêu

+ lựa chọn thứ tự tiêu diệt mục tiêu và sự phân bố của chúng giữa các hệ thống điều khiển và số lượng mục tiêu chỉ định

+ bảo đảm sự tương tác của các hệ thống trong trường hợp bị gây nhiễu mạnh

+ phối hợp các hệ thống tác chiến tự động

+ bảo đảm sự tương tác với các thiết bị điều khiển lân cận và cấp chỉ huy cao hơn.

Trong thùng thiết bi bố trí chỗ làm việc của các điều phối viên, tổ hợp tính toán đa năng, thiết bị thông tin liên lạc, máy móc chỉnh lý tài liệu tác chiến. Có các thiết bị lập trình tiên tiến huấn luyện kíp chiến đấu trong chế độ tự động, cũng như trong các chế độ tích hợp chức năng của các thiết bị điều khiển 83M6E.

Ra đa định vị phát hiện mục tiêu 64N6E (64N6E2) được sử dụng để phát hiện và theo dõi mục tiêu. Đài bao gồm đài anten quay theo góc phương vi và thùng thiết bị cố định, được bố trí trong một xe vận tải duy nhất. Đài ra đa bảo đảm phát hiện và đó tọa độn của mục tiêu với độ chính xác cần thiết, đồng thời xác định quốc gia sở hữu trong các điều điện ảnh hưởng của các dải nhiễu tự nhiên và nhân tạo.

Khí tài anten được thiết kế trên cơ sở lưới anten mạng pha với sự sử dụng khẩu độ hai mặt. Sự quan sát không gian được thực hiện khi có sự phối hợp của trạm anten nhìn vòng (12 giây/vòng) và sự điều khiển điện tử bằng tia của anten theo góc phương vị và góc hướng. Phạm vi quan sát không gian nhằm phát hiện hoạt động của mục tiêu chiến thuật, tên lửa đạn đạo:

+ Tầm xa: 300km

+ Tốc độ tối đa của mục tiêu bị theo dõi: 10 000km/h

+ Thời gian triển khai: 5 phút

+ Số lượng thành viên trong kíp chiến đấu: 6 người.

Lợi thế quan trọng của hệ thống tên lửa phòng không là khả năng thích ứng cao của các khí tài trong chế độ trực chiến kéo dài, đặc biệt quan trong trong thời điểm trước khi bắt đầu cuộc xung đột vũ trang. Những khả năng kỹ thuật của các khí tài trong hệ thống tên lửa phòng không bảo đảm chúng làm việc liên tục trong cấp độ sẵn sàng chiến đấu cao, chống lại các cuộc tấn công đường không trong thời gian ngày lẫn đêm và trong những cuộc tập kích chớp nhoáng.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Mười Một, 2010, 08:07:49 pm
Các tính năng kỹ chiến thuật

Phạm vi khu vực hoạt động hiệu quả (km)

+ tầm xa tiêu diệt mục tiêu khí động lực: 150

+ tầm xa tiêu diệt tên lửa đạn đạo (theo chỉ thị mục tiêu): 40

+ tầm xa tiêu diệt mục tiêu tầm thấp: 28 – 38

+ tầm gần: 5

Tầm cao (km)

+ cực tiểu: 0,010

+ cực đại: 27

Tốc độ tối đa của mục tiêu: 2800m/s

Phạm vi quan sát tự động theo chế độ quan sát tự động (góc tầm – hướng) của ra đa theo chiếu xạ và dẫn bắn (độ)

+ theo mục tiêu tầm thấp: 90

+ theo mục tiêu khí động lực trên các tầm thấp, trung và cao: 14x64

+ theo tên lửa đạn đạo: 10x32

Số lượng mục tiêu theo dõi: 12

Số lượng mục tiêu dẫn bắn: 6

Số lượng tên lửa dẫn bắn đồng thời: 12

Tốc độ bắn: 3 giây

Thời gian triển khai/thu gọn: 5/5 phút

Số lượng tên lửa trong tổ hợp: 48

Tên lửa 48N6E

Khối lượng: 1800kg

Khối lượng tên lửa trong thùng phóng – vận tải: 2600kg

Khối lượng đầu đạn: 145kg

Kích thước (mét)

+ chiều dài: 7,5

+ đường kính: 0,519

+ kích thước (sải) cánh lái: 1,134.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Mười Một, 2010, 08:40:12 pm
S-300PMU-2

(http://i780.photobucket.com/albums/yy88/blackeagle2010/s300pmu2.jpg)

Hệ thống tên lửa phòng không cơ động đa kênh tổng hợp S-300PMU-2 “Favorit” được sử dụng cho việc phòng thủ các công trình quan trọng nhất của quốc gia và lực lượng vũ trang sở hữu nó khỏi các cuộc tấn công cường độ mạnh của các máy bay chiến đấu hiện đại và tương lai, các tên lửa có cánh chiến lược và tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch và các thiết bị tấn công đường không khác, ở mọi phạm vi và tốc độ mục tiêu trong khu vực chúng đảm nhận trong tình trạng bị tác động mạnh của các dải nhiễu tích cực và thụ động.

Hệ thống S-300PMU-2 “Favorit” là bước phát triển kế tiếp của hệ thống phòng không S-300PMU-2. Khả năng chiến đấu được nâng cao theo sự chế tạo tên lửa mới 48N6E2, tăng cường hiệu quả bắn cháy tên lửa đạn trên tầm xa 40km với sợ bảo đảm phá hủy đầu đạn hạt nhân, gia tăng phạm vi khu vực bắn cháy các mục tiêu khí động lực lên 200km, trong có khả năng bắn đuổi, mở rộng khả năng thông tin của đài chỉ huy của hệ thống theo sự phát hiện và theo dõi tên lửa đạn đạo với duy trì phạm vi phát hiện mục tiêu khí động lực.

Ngoài ra, các khả năng phát hiện mục tiêu của hệ thống cũng được nâng cao khi thực hiện chế độ tác chiến tự động bằng việc sử dụng các khí tài chỉ thị mục tiêu mới của đài ra đa định vị 96L6E, có khả năng sử dụng tên lửa 48N6E2 và tên lửa 48N6E của hệ thống phòng không S-300PMU-1, bảo đảm khả năng liên kết (tích hợp) của hệ thống “Favorit” tới bất kỳ các hệ thong phòng không nào, trong đó có các hệ thống phòng không của các nước NATO.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 được chế tạo trong những năm 1995 – 1997 và được hoàn thành bởi sự hợp tác của các nhà thiết kế dòng “S-300” (nhà thiết kế chính – Viện nghiên cứu khoa học “Almaz”). Hệ thống được giới thiệu một cách tích cực trên thị trường nước ngoài, trong quân đội Liên bang Nga hiện nay đã tiếp nhận vào biên chế hệ thống S-400 “Triumf” thế hệ mới.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Mười Một, 2010, 09:00:37 pm
Trong thành phần hệ thống S-300PMU-2 bao gồm:

(http://i780.photobucket.com/albums/yy88/blackeagle2010/S-300PMU2KrAZ-260.jpg)
Thiết bị phóng S-300PMU-2 trên gầm xe KrZA

+ Trạm chỉ huy hệ thống điều khiển 83M6E2

+ Sáu tổ hợp tên lửa phòng không 90Zh6E2

+ Tên lửa phòng không 48N6E2

+  Các khí tài bảo đảm kỹ thuật, tương tự S-300PMU-1


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Mười Một, 2010, 09:26:18 pm
Đài chỉ huy của hệ thống điều khiển (KPSU) 83M6E2 tiếp nhận và tổng hợp thông tin về tình hình trên không từ các nguồn khác nhau, điều khiển hoạt động tác chiến của các tiểu đoàn hỏa lực, tiếp nhận lệnh chỉ huy điều khiển và thông tin về các đối tượng trên không từ đài chỉ huy của khu vực phòng không. Trong thành phần đài chỉ huy hệ thống điều khiển 83M6E2 bao gồm:

(http://i780.photobucket.com/albums/yy88/blackeagle2010/Almaz-54K6E2.jpg)
Đài điều khiển tác chiến 54K6E2

+ đài điều khiển tác chiến (PBU) 54K6E2. Đài điều khiển tác chiến 54K6E2 trong chế độ tự động xác định: tham số quỹ đạo hoạt động (tầm xa, tốc độ, phương hướng, độ cao), quốc gia sở hữu, kiểu và cấp độ nguy hiểm của mục tiêu, các điều kiện dẫn bắn cho mỗi tiểu đoàn hỏa lực, sự phân bố mục tiêu tối ưu nhất theo các tiểu đoàn hỏa lực để tiêu diệt chúng với sự tính toán các điều kiện bắn và phân phối đạn. Đài điều khiển tác chiến có khả năng điều khiển tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-2, S-300PMU-1, S-300PMU, S-200VE trong sự phối hợp bất kỳ. Đài điều khiển tác chiến 54K6E2 bảo đảm tấn công đồng thời 36 mục tiêu với khả năng dẫn bắn 72 tên lửa phòng không. Số lượng mục tiêu phát hiện đồng thời: 300; số lượng mục tiêu bị chiếu xạ theo dõi: 100.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Mười Một, 2010, 09:37:37 pm
+ đài ra đa định vị phát hiện mục tiêu 64N6E2 – ra đa định vị quan sát ba tọa độ tự động hóa hoàn toàn với lưới anten mạng pha hai mặt theo phạm vi chữ “S” bảo đảm cung cấp cho đài chỉu huy của hệ thống thông tin có độ tin cậy cao về các mục tiêu trên không trong bán kính 300km. Mỗi tổ hợp tên lửa phòng không nhận được các thông tin này qua các kênh thông tin liên lạc ngầm.

(http://i780.photobucket.com/albums/yy88/blackeagle2010/64N6E2.jpg)
Ra đa phát hiện mục tiêu 64N6E2

+ các khí tài bảo đảm trong khai thác sử dụng.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Mười Một, 2010, 09:58:28 pm
Mỗi tổ hợp tên lửa phòng không 90Zh6E2 gồm có:

(http://i780.photobucket.com/albums/yy88/blackeagle2010/Favorit-30N6E2.jpg)
Ra đa định vị chiếu xạ và dẫn bắn 30N6E2

+ ra đa định vị chiếu xạ và dẫn bắn đa chức năng (RPN) 30N6E2. Ra đa định vị chiếu xạ và dẫn bắn 30N6E2 bảo đảm tìm kiếm, phát hiện, tự động theo dõi mục tiêu, thực hiện mọi thao tác, kết nối với việc chuẩn bị và bắn của các tên lửa phòng không, đồng thời đánh giá kết quả bắn. Sự đa năng của ra đa định vị được bảo đảm bằng sự tiếp nhận lưới anten mạng pha theo phạm vi chữ “X” và sự tự động hóa cao trong mọi quá trình hoạt động trên cơ sở các phương pháp điều khiển kỹ thuật số tốc độ cao. Trạm anten chiếu xạ và dẫn bắn 30N6E2 có thể được nâng tới tháp di động đặc biệt 40V6M


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Mười Một, 2010, 10:17:10 pm
(http://i780.photobucket.com/albums/yy88/blackeagle2010/favorit1.jpg)

+ 12 thiết bị phóng (PU) kiểu 5P85SE, 5P85PE. Thiết bị phóng đứng 5P85SE (5P85TE) bảo đảm sự bảo trì, vận chuyển và phóng tên lửa. Thiết bị phóng mang theo 4 tên lửa phòng không 48N6E2 (48N6E). Các tên lửa nằm trong thùng kín và không yêu cầu sự bảo dưỡng kỹ thuật trong thời gian khai thác sử dụng 10 năm. Tên lửa 48N6E2 có các khả năng cơ động và chịu tải cao. Tên lửa được trang bị đầu đạn nổ - nổ mảnh và bảo đảm tiêu diệt mục tiêu trên không ở tầm xa từ theo bán kính từ 3 đến 20km cũng như bắn đuổi. Khi hoạt động trong hệ thống phòng thủ tên lửa, đầu đạn tên lửa nổ bằng sự tính toán tối ưu hóa khu vực phát tán của mảnh nổ và đặc tính năng lượng – không gian của chúng tạo tạo ra sự kích nổ đầu đạn tên lửa đạn đạo tại điểm giao nhau. Cũng như các phiên bản trước đó của hệ thống S-300, sự phóng tên lửa được thực hiện theo chiều dọc với sự hỗ trợ của máy phóng thuốc nổ. Trên độ cao gần 25 mét, động cơ chính của tên lửa hoạt động, bảo đảm tốc độ khởi động của tên lửa đến 1900m/s. Sự điều khiển tên lửa được thực hiện với sự hỗ trợ của cánh lái khí ga. Hệ thống có khả năng thực hiện việc phóng tên lửa với tốc độ 3 tên lửa trong một giây, bảo đảm sự phòng thủ khỏi các cuộc tập kích cường độ cao bởi các thiết bị tấn công đường không của đối phương.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 15 Tháng Mười Một, 2010, 10:46:54 pm
(http://i780.photobucket.com/albums/yy88/blackeagle2010/96L6.jpg)

+ ra đa phát hiện mục tiêu mọi độ cao (VVO) 96L6E với khả năng quay theo mọi góc phương vị của lưới anten mạng pha đa kênh tự động hóa mang tơi ra đa chiếu xạ 30N6E2 và đài chỉ huy hệ thống điều khiển 83M6E2 thông tin về tình trạng trên không với các máy bay và tên lửa có cánh (trong đó có các thiết bị làm theo công nghệ “Stels”) hoạt động từ bất kỳ hướng nào. Do sử dụng thích ứng các tín hiệu phạm vi rộng và hoạt động đa tần số, ra đa định vị bảo đảm khả năng phát hiện hiệu quả cao đối với mục tiêu tầm thấp cũng như tầm trung và cao. Để phát hiện mục tiêu trong các giới hạn tầm thấp trong điều kiện rừng núi và địa hình xấu, thiết bị anten của ra đa có thể được nâng lên tháp đặc biệt 966AA14. Ra đa phát hiện mục tiêu mọi độ cao được sử dụng để phát hiện, xác định quốc gia sở hữu, phân loại, thông báo và theo dõi chiếu xạ mục tiêu trên không, cung cấp sự chỉ thị và thông tin ba tọa độ của mọi mục tiêu được phát hiện cho các đài điều khiển theo kênh vô tuyến, kênh cáp và kênh thông tin liên lạc cáp quang. Thứ tự truyền tải thông tin cho các trạm chỉ huy được xác định bằng biên bản theo dõi hiệp đồng, còn tới buồng điều khiển – bằng sự trao đổi bản đồ giao thoa được lập trình hóa. Ra đa phát hiện mục tiêu mọi độ cao có thể được sử dụng trong thành phần hệ thống S-300PMU, S-300PMU-1, S-300PMU-2 trong đó có thực hiện hoạt động tác chiến bởi một tiểu đoàn kết hợp các chức năng phát hiện mục tiêu tầm thấp, ra đa quan sát và đài chỉ huy, đồng thời các đơn vị tên lửa phòng không và kỹ thuật vô tuyến trong vài trò đài ra đa định vị chế độ tác chiến.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 12:27:55 pm
(http://i780.photobucket.com/albums/yy88/blackeagle2010/rls_76n6.jpg)
Đài ra đa định vị tầm thấp 76N6

Các hoạt động tác chiến được thực hiện một cách tự động theo sự phối hợp thông tin từ khí tài ra đa định vị, nằm trong thành phần đài chỉ huy hệ thống điều khiển và tổ hợp tên lửa phòng không 90Zh6E2, đồng thời tăng cường cho hệ thống S-300PMU-2 các khí tài ra đa định vị bổ sung: đài ra đa định vị tầm thấp (NVO) 76N6 và ra đa định vị 36D6. Các đài ra đa định vị phát hiện, ra đa chiếu xạ và dẫn bắn thực hiện việc quan sát không gian mà chúng đảm nhiệm một cách đồng thời, phát hiện và đồng nhất các mục tiêu. Việc quan sát đồng thời không gia trên không bằng một vài ra đa loại trừ hoàn toàn khả năng bỏ sót mục tiêu, bao gồm các tên lửa có cánh trên giới hạn tầm bay thấp từ bất kỳ hướng nào với độ uốn cong của địa hình, trong điều kiện bị gây nhiễu nặng từ các thiết bị tại chỗ và từ phía kẻ thù. Các mục tiêu bị phát hiện được theo dõi liên lục, thông tin chiếu xạ về chúng được truyền tải tới đài chỉ huy của hệ thống 8M6E2.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 12:53:56 pm
Sự hiện đại hóa các thiết bị và khí tài bảo đảm tính toán trên bộ, dẫn bắn tên lửa 48N6E2 với khả năng chiến đấu được nâng cấp, sự liên kết của hệ thống tên lửa phòng không và hệ thống điều khiển tới một hệ thống phòng không duy nhất, sự sử dụng các khí tài ra đa mới tăng cường cho hệ thống tên lửa phòng không cho phép:

+ nâng cao hiệu quả tấn công mọi loại mục tiêu, trong có có mục tiêu khó bị phát hiện trên giới hạn tầm thấp, trong tình trạng bị gây nhiễu chiến thuật phức tạp

+ đạt hiệu quả phá hủy (kích nổ) đầu đạn chính của tên lửa đạn đạo trên quỹ đạo bay của chúng khi sử dụng tên lửa phòng không 48N6E2 bằng cách hiện đại hóa khả năng tính toán dẫn bắn và nâng cấp sức chiến đấu

+ tiêu diệt các mục tiêu khí động lực trên tầm xa 200km bằng cách đánh chặn và bắn đuổi phù hợp với khu vực tiêu diệt mục tiêu trên tham số

+ tăng cường sự tự động hóa các hoạt động tác chến của hệ thống phòng không, trong đó có sự tiếp nhận khí tài tự động chỉ thị mục tiêu thế hệ mới – ra đa phát hiện mục tiêu mọi độ cao 96L6E

+ sử dụng đồng loạt các loại tên lửa 48H6E2, 48H6E của hệ thống S-300OMU-1

+ mở rộng khả năng liên kết của hệ thống tên lửa phòng không với các hệ thống phòng không khác, trong đó có thể hoạt động trong các tiêu chuẩn của NATO.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 01:03:14 pm
Các tính năng kỹ - chiến thuật

Tầm xa hiệu quả (km)

+ mục tiêu khí động lực: 3 – 200

+ tên lửa đạn đạo (theo chỉ thị mục tiêu): 5 – 40

+ mục tiêu tầm thấp (độ cao 0,05 đến 0,1km): 5 – 38

Tầm cao (km)

+ mục tiêu khí động lực: 0,01 – 27,0

+ tên lửa đạn đạo (theo chỉ thị mục tiêu): 2 – 25

Tham số nhìn vòng cực đại (km): -195 đến 195

Phạm vi quan sát tự động (góc tầm và hướng – độ)

+ mục tiêu tầm thấp: 1x90

+ mục tiêu khí động lực: 14x64

+ tên lửa đạn đạo: 10x32

Số lượng mục tiêu theo tấn công đồng thời: 36

Số lượng tên lửa dẫn bắn đồng thời: 72

Tốc độ tối đa của mục tiêu: 2800m/s

Xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng một tên lửa

+ mục tiêu khí động lực: 0,8 – 0,95

+ tên lửa đạn đạo (theo chỉ thị mục tiêu): 0,8 – 0,97

Thời gian phản ứng: 8 – 10 giây

Thời gian triển khai hệ thống từ trạng thái hành quân: 5 phút

Tốc độ bắn: 3 giây

Kíp chiến đấu: 4 - 6 người

Tốc độ di chuyển trên đường nhựa: 60km/h

Tốc độ di chuyển trên đường đất: 30km/h.

Tên lửa 48N6E2

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/SA-20_missiles_thin.jpg)

Chiều dài: 7,5 mét

Đường kính: 0,519 mét

Sải cánh của cánh lái: 1,134 mét

Khối lượng đầu đạn: 180kg




Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 03:42:43 pm
S-300V

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/S-300V_Giant.jpg)

Hệ thống tên lửa phòng không S-300V (9K18) được sử dụng cho việc phòng thủ các cụm quân đoàn và các công trình quan trọng nhất của chiến trường và hậu phương khỏi các cuộc tập kích cường độ mạnh của tên lửa đạn đạo cấp chiến dịch – chiến thuật (kiểu “Lance”, “Pershing”), các máy bay chiến lược và không quân chiến thuật, các máy bay rải nhiễu chủ động, trực thăng chiến đấu trong điều kiện thời tiết phức tạp và bị nhiễu mạnh, để che chắn đường không cho các binh đoàn tác chiến cơ động. Hệ thống phòng không S-300V – hệ thống chống tên lửa và máy bay đa năng cơ động đầu tiên.

Nhà thiết kế chính của hệ thống phòng không S-300V là Viện nghiên cứu khoa học điện cơ (NIEMI) (tổng công trình sư V.P.Efremov).

Các thí nghiệm mang tính tập thể của hệ thống được diễn ra tại trường bắn Emben của Tổng cục Pháo – Tên lửa thuộc Bộ Quốc phòng năm 1985 – 1986. Tổ hợp đầy đủ các khí tài chiến đấu của hệ thống S-300V được tiếp nhận vào lực lượng phòng không Lục quân năm 1988. Các lữ đoàn tên lửa phòng không chiến trường S-300V được sử dụng nhằm thay thế cho các lữ đoàn tên lửa phòng không cấp Tập đoàn quân 2K11 “Krug”.



Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 04:15:22 pm
Khả năng chiến đấu cai và cơ động của các hệ thống tên lửa phòng không S-300V không dưới một lần được xác nhận trong các cuộc bắn tập và những lần thao diễn đặc biệt. Ví dụ trong các cuộc thao diễn “Oborona-92”, hệ thống bảo đảm tiêu diệt các máy bay phản lực ngay từ tên lửa đầu tiên, còn với tên lửa đạn đạo, S-300V tiêu diệt chúng mà không tốn hơn hai tên lửa phòng không.

Tổ hợp S-300V theo tên gọi phương Tây: SA-12 Giant/Gladiator.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/S-300V_9A84.jpg)

Những sự nâng cấp lớn được áp dụng khi thiết kế hệ thống S-300V cho phép nâng cao rất lớn khả năng chiến đấu, hiệu quả và kháng nhiễu của hệ thống. Hiện nay, nhà thiết kế chính – Tập đoàn “Antei” giới thiệu hệ thống phòng không S-300VM “Antei-2500” – kết quả sự nâng cấp sâu rộng của hệ thống S-300V. Hệ thống chống máy bay và tên lửa đa năng cơ động “Antei-2500” nằm trong hệ thống phòng không chống máy bay và tên lửa thế hệ mới (PRO – MSO). S-300VM được sử dụng cho việc phòng thủ các công trình công nghiệp, quân sự quốc gia quan trọng nhất, các cụm binh đoàn khỏi sự đột kích của các thiết bị tấn công khí động lực và đạn đạo đường không. “Antei-2500” – khí tài chống tên lửa và máy bay duy nhất trên thế giới có khả năng chống chọi một cách hiệu quả với các tên lửa đạn đạo, cũng như mọi loại mục tiêu khi động lực và khí động lực đạn đạo từ tầm xa 2500km. Trong hệ thống S-300VM sử dụng các tên lửa phòng không điều khiển mới được tăng tầm bay xa, giới hạn chịu tải (30 đơn vị) và giảm gấp đôi thời gian chuẩn bị phóng. Hệ thống ra đa định vị được hiện đại hóa dẫn tới nâng cao đáng kể tiềm lực năng lượng. các khí tài tính toán và hệ thống xác định địa hình, dẫn đường và định hiện đại được tiếp nhận, nhằm tối ưu hóa khả năng tác chiến. Các thiết bị này và những sự hiện đại hóa khác cho phép nâng cao gấp đôi tầm bắn tối đa của hệ thống so với S-300V (200km), tăng tốc độ giới hạn của mục tiêu bị tiêu diệt từ 3000 lên 4500m/s và tầm xa tiêu dệt tên lửa đạn đạo, đồng thời giảm thời gian phản ứng của hệ thống một cách thực tế. Quá trình tác chiến được tự động hóa hoàn toàn, độ tin cậy khai thác sử dụng cao, sự tiếp nhận các khí tài tìm kiếm và khắc phục trục trặc hiện đại giúp hệ thống được sử dụng bởi số lượng kíp chiến đấu tối thiểu. Các xe chiến đấu của tổ hợp có khả năng hoàn thành nhiệm vụ hành quân kéo dài theo địa hình xấu và chiếm lĩnh trận địa mà không cần tới bất kỳ sự chuẩn bị sơ bộ nào.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 04:44:47 pm
Thành phần

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/S-300V-Battery.jpg)

Trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không S-300 (S-300MV) bao gồm:

+ trạm chỉ huy 9S457 (9S457M)

+ ra đa định vị nhìn vòng “Obzor-3” 9S15M (9S15M2)

+ ra đa định vị quan sát lập trình “Imbir” 9S19M2

+ trạm dẫn bắn tên lửa đa kênh (MSNR) 9S32 (9S32M)

+ các thiết bị phóng

- 9A83 (9A83M) – bốn tên lửa phòng không 9M83 (9M83M)

- 9A82 (9A82M) – hai tên lửa 9M82 (9M82M)

+ thiết bị nạp đạn

- 9A85 (9A85M)

- 9A84 (9A84M)

+ khí tài kỹ thuật

- khí tàu bảo đảm kỹ thuật tên lửa (RTO) – AKIPS 9V91, tổ hợp trang bị dây kéo 9T325, các xe vận tải

- thiết bị phục vụ kỹ thuật và sửa chữa (TO & R) – các xe phục vụ kỹ thuật (9V868-1, 1P15, 9V879-1), các xe sửa chữa và phục vụ kỹ thuật (9V898, 1R16), cụm thiết bị phụ tùng, dự trữ 9T447-1

- khí tài huấn luyện – học tập (UTS) – thiết bị huấn luyện 9F88 dành cho huấn luyện kíp chiến đấy MSNR 9S32, mô hình khối lượng – kích thước tên lửa, tên lửa huấn luyện.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 05:04:03 pm
Toàn bộ khí tài tác chiến của hệ thống S-300V đều được bố trí trên các gầm xe chạy tự hành đa năng có tính cơ động cao, được trang bị các thiết bị đa năng: dự trữ điện, dẫn đường, định hướng, xác định địa hình, bảo đảm điều kiện sinh hoạt, mã hóa vô tuyến, đài thông tin liên lạc vô tuyến bằng tiếng nói tự động, có hệ thống kiểm tra ngầm chức năng tự động hóa, bảo đảm thăm dò và thay thế các yếu tố trục trặc, được trang bị các thiết bị triển khai trong trạng thái chiến đấu và thu gọn trong khi hành quân.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/s300v.jpg)

Phiên bản của hệ thống S-300V trên xe bánh hơi cơ động BAZ-69096 cũng đồng thời được thiết kế, mang tên gọi S-300VMK.

Tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300V bao gồm: đài chỉ huy 9S457, đài ra đa định vị 9S15M, ra đa định vị 9S19M2 và bốn đại đội tên lửa phòng không, mỗi đại đội bao gồm một đài dẫn bắn tên lửa 9S32 đa kênh, hai thiết bị phóng 9A82, một xe nạp đạn 9A84, bốn thiết bị phóng 9A38 và hai xe nạp đạn 9A85.

Trong chế độ điều khiển tập trung, hệ thống S-300V làm việc theo mệnh lệnh chỉ huy, được phân phối và chỉ định hoàn toàn từ đài chỉ huy (Khí tài điều khiển tự hành (ASU) “Pokyana-D4”) của lữ đoàn tên lửa phòng không thiếu, biên chế trong các tiểu đoàn tên lửa phòng không trang bị S-300V. Trong cấp lữ đoàn, có đài chỉ huy tự động (đài điều khiển tác chiến) từ thành phần khí tài điều khiển tự hành được chỉ định và trạm ra đa định vị (bao gồm ra đa nhìn vòng 9S15M, ra đa định vị quan sát lập trình 9S19M2, ra đa định vị chế độ trực chiến 1L13 và trạm tiếp nhận thông tin của ra đa PORI-P1, 3 – 4 tiểu đoàn tên lửa phòng không.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 05:57:58 pm
Sự phóng tên lửa phòng không được thực hiện theo sự bố trí đứng của thùng phóng – vận tải bằng áp suất của chất đốt trong hệ thống khởi tốc nằm trong thùng phóng – vận tải. Sau khi ra khỏi thùng phóng, với sự hỗ trợ của động cơ xung, tên lửa bắt đầu quá trình nghiêng tới góc xác định – hoàn thành thời điểm kết thúc quá trình khởi động. Khi bắn mục tiêu khí động ở tầm xa, động cơ tầng chính khởi động với khoảng thời gian chậm 20 giây sau khi động cơ tầng thứ hai (tầng khởi động) ngừng hoạt động.

Sự điều khiển tên lửa trên quỹ đạo bay chính và thụ động được thực hiện bằng sự nghiêng các cánh lái khí động lực. Tên lửa phòng không được dẫn tới mục tiêu hoặc bằng hệ thống điều khiển định hướng theo phương pháp dẫn đường đối xứng với sự chuyển sang chế độ tự dẫn bắn khoảng 10 giây trước khi bay tới tục tiêu, hoặc bằng hệ thống điều khiển định hướng chỉ huy với sự tự dẫn bắn trong thời gian 3 giây cuối cùng. Khả năng sau được sử dụng khi tấn công mục tiêu trong các điều kiện mục tiêu được che phủ bằng các dải nhiễu mạnh bên ngoài. Sự bay của tên lửa trong điều khiển định hướng được thực hiện theo quỹ đạo nặng lượng tối đa, bảo đảm tầm bay giới hạn lớn.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/gladiator.jpg)

Nhiệm vụ bay được thực hiện bằng các thiết bị tính toán mang theo của tên lửa với máy tính điện tử đặc biệt của thiết bị phóng và được hiệu chỉnh trong khi bay bằng các ra đa chỉ huy, tiếp nhận từ máy phát sóng của xe phóng. Quá trình chuyển tiếp tối ưu sang chế độ tự dẫn bắn được thực hiện theo thông tin từ thiết bị tự dẫn bắn và hệ thống định hướng điều khiển tên lửa 9M82, có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu kích thước nhỏ cũng như đầu đạn tên lửa đạn đạo “Pershing” và tên lửa đạn đạo SRAM phóng từ máy bay. Khi bắn theo góc phương vị, đài dẫn bắn tên lửa đa kênh 9M82 tiếp nhận các dấu hiệu tương ứng của thiết bị thả nhiễu, theo đo, sự chỉnh hướng được thiết lập, bảo đảm tầm bay xa của tên lửa đạt 100km. Khoảng 0,5 – 2  giây tới giao điểm với mục tiêu, trên thành tên lửa phát ra mệnh lệnh, tên lửa bắt đầu quay theo đô nghiêng để bảo bảo xác suất bắn trúng cao nhất bằng các mảnh nổ của đầu đạn. Khoảng 0,3 giây tới giao điểm, đầu nổ không tiếp xúc của tên lửa được mở ra theo lệnh kích nổ đầu đạn. Khi gặp độ sai lệch lớn, tên lửa sẽ tự hủy bằng sự kích nổ đầu đạn.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 07:54:44 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/9S457.jpg)
Ra đa dẫn bắn đa kênh 9S457

Thiết bị tự dẫn bắn của tên lửa có độ nhạy cao theo các kênh tự dẫn bắn và ra đa hiệu chỉnh, cho phép bảo đám khả năng bám bắt tin cậy của đầu đạn tự dẫn đường với bất kỳ mục tiêu nào nhằm tiếp cận và tiêu diệt mục tiêu. Hệ thống chỉnh hướng điều khiển tên lửa bảo đảm độ chính xác cao dẫn đường cho tên lửa tới giao điểm với mục tiêu bằng thiết bị tự dẫn bắn của tên lửa.

Khi hệ thống S-300V hoạt động trong chế độ tự động, trước các cuộc đột kích đường không của không quân và tên lửa đạn đạo kiểu SCUD và “Lans”, đài ra đa định vị nhìn vòng 9S15M thực hiện việc quan sát không gian và cung cấp thông tin định vị về mục tiêu bị phát hiện tới trạm chỉ huy của hệ thống, theo thứ tự, xác định chế độ làm việc cần thiết. Đài chỉ huy tiếp nhận các dữ liệu mục tiêu bị chiếu xạ, xác định cấp độ nguy hiểm và phân loại (mục tiêu khí động lực hoặc mục tiêu đạn đạo), phân loại, lựa chọn tên lửa tấn công mục tiêu (bao gồm khả năng sẵn sàng chiến đấu, nạp và phân phối đạn) và cung cấp sự chỉ thị mục tiêu của đài dẫn bắn tên lửa đa kênh.

Theo dữ liệu chỉ thị mục tiêu, đài ra đa dẫn bắn đa kênh 9S32 thực hiện tìm kiếm, phát hiện và bám bắt trong nhiệm vụ theo dõi tự động phục vụ cho việc dẫn bắn. Sự bám bắt có thể được thực hiện tự động hóa hoặc bằng tay (các điều phối viên của trạm). Sau khi bắt đầu tự động theo dõi, các tọa độ của mục tiêu được truyền tới trạm chỉ huy, nới diễn ra sự đồng nhất hóa chúng với sự chiếu xạ mục tiêu. Việc chỉ thị mục tiêu từ đài chỉ huy có thể ưu tiên lựa chọn mục tiêu bắn dựa vào các đặc điểm thông tin, nhận dạng. Có nghĩa là, mục tiêu này phải bị tiêu diệt theo thứ tự bắt buộc. Đài chỉ huy có thể đồng thời đưa chỉ thị cho đài ra đa dẫn bắn đa kênh 9S32 bằng chế độ tìm kiếm tự động mục tiêu tầm thấp trong phạm vi 1,4 độ theo góc tầm và 60 độ theo góc hướng. Khi phát hiện trong chế độ này, các tọa độ của mục tiêu tầm thấp được gửi tới đài chỉ huy và được đồng nhất hóa với sự chiếu xạ. Sau khi bám bắt mục tiêu chỉ huy của đài ra đa ra lệnh cho tổ hợp tên lửa phân phối một trong các thiết bị phóng 9A83 để phóng tên lửa theo mục tiêu tương ứng. Theo mệnh lệnh này, máy phát sóng của đài ra đa chiếu xạ mục tiêu mở các anten tương ứng tới thiết bị phóng. Anten của đài chiếu xạ mục tiêu định hướng vuông góc với mặt phẳng của lưới anten mạng pha của đài ra đa dẫn bắn tên lửa đa kênh 9S32, từ đó, các tọa độ của mục tiêu và sự hoạt động của chúng được truyền tới thiết bị phóng. Theo thông tin nhận được trên thiết bị phóng, góc tầm và góc hướng của mục tiêu sẽ được tính toán để dẫn chúng tới đài anten chiếu xạ mục tiêu, các tọa độ giao điểm, thời gian còn lại đến khi mục tiêu vào khu vực hoạt động hiệu quả và của tên lửa và rời khỏi khu vực đó, đồng thời lệnh bay cho tên lửa. Các mệnh lệnh từ đài ra đa dẫn bắn đa kênh truyền tới một hoặc hai tên lửa 9M83 và các tên lửa được đưa vào trạng thái sẵn sàng. Những kết quả của việc giải quyết mục tiêu tại giao điểm được truyền về bảng chỉ huy thiết của thiết bị phóng.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Một, 2010, 07:06:05 pm
Khi xác định được điểm ngắm đón trong khu vực hoạt động hiệu quả, chỉ huy tổ hợp tên lửa phòng không tiếp nhận và ra quyết định phóng tên lửa phá hủy mục tiêu, quyết định được hình thành, đưa tới thiết bị phóng lệnh bắn (bằng một hoặc liên tục hai tên lửa). Để hoàn thành những thao tác này, nút “Phóng” trên tên lửa được ấn, sau đó, lệnh bay là mục tiêu tấn công được ghi nhớ trên thành tên lửa. Một hoặc hai tên lửa phòng không bắt đầu hoạt động từ các thùng phóng – vận tải một cách liên tiếp.

Sự báo cáo về khả năng sẵn sàng chiến đấu của tên lửa, quyết định về giao điểm, xác nhận tiếp nhận mệnh lệnh về việc bắn, khởi động của tên lửa được truyền tới đài ra đa dẫn bắn tên lửa đa kênh 9S32 trong quá trình liệt kê các thao tác.

Theo mệnh lệnh đưa ra về việc phóng tên lửa, máy phát sóng của đài chiếu xạ mục tiêu chuyển sang chế độ bức xạ trong không gian qua anten dạng loa bằn các tia rộng. Theo thông tin từ ra đa dẫn bắn đa kênh 9S32 về tính cơ động của mục tiêu, sự hiệu chỉnh lệnh bay của tên lửa phòng không, được truyền tới thiết bị phóng bằng đài phát mệnh lệnh. Khi tên lửa phòng không bay tới mục tiêu, máy phát sóng chiếu xạ được chuyển tới anten parabol và chiếu bức xạ liên tục bằng các tia hẹp nhằm bám bắt và theo dõi mục tiêu tự động theo tốc độ tiếp cận (tần số Dople) bằng thiết bị tự dẫn bắn của tên lửa. Theo sự truyền tới thành tên lửa bằng kênh hiệu chỉnh vô tuyến về các tọa độ mục tiêu, theo sự tính toán riêng trên thành tên lửa về tọa độ mục tiêu và theo dữ liệu của hệ thống dẫn đường quán tính, thời điểm quay tên lửa theo góc nghiêng được xác định. Góc quay này bảo đảm bắn trung mục tiêu bằng luồng các mảnh nổ định hướng của đầu đạn tên lửa, đươc tính toán theo thông tin từ thiết bị tự dẫn bắn. Những thông tin này đồng thời được sử dụng dành cho khả năng tính toán triệt để của thiết bị ngòi nổ không tiếp xúc – ngòi nổ vô tuyến bán chủ động. Sau đó, sự điều khiển tên lửa kết thúc, còn ngòi nổ vô tuyến xác định thời điểm kích nổ đầu đạn tên lửa.

Sau khi tên lửa gặp mục tiêu, từ đài ra đa dẫn bắn 9S32 truyền tới thiết bị phóng về sự thu hồi mệnh lệnh. Máy phát sóng chiếu xạ của thiết bị phóng sẽ chuyển sang các anten tương đương. Từ ra đa dẫn bắn 9S32 báo cáo tới đài chỉ huy của hệ thống về sự giải phóng cho thiết bị phóng và cơ số đạn tên lửa còn lại để tiến hành xác định mục tiêu tiếp theo và cung cấp sự chỉ thị mục tiêu tới tổ hợp tên lửa phòng không.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Một, 2010, 07:56:17 pm
Khi hệ thống hoạt động trong chế độ tự động chống lại tên lửa đạn đạo kiểu “Pershing”, đài ra đa định vị quan sát lập trình 9S19M2 thực hiện việc dò tìm thường xuyên hướng hoạt động nguy hiểm của tên lửa trong phạm vi 90 độ theo góc phương vị và từ 26 đến 75 độ theo góc cao. Khi xuất hiện các dấu hiệu trong bất kỳ hướng ngoại vi nào, sự quan sát bổ sung với các tia tham chiếu liên tục sẽ hoạt động. Nếu các dấu hiệu nhận được phù hợp chỉ số chiếu xạ, sự theo dõi mục tiêu với cung cấp tham số quỹ đạo của chúng tới đài chỉ huy của hệ thống được bắt đầu. Đài chỉ huy đồng nhất thông tin này với các dữ liệu từ nguồn khác, biểu hiện chúng trên các trạm chỉ thị trinh sát và phát hiện, đồng thời thực hiện tự động phân bố các mục tiêu bất thường. Khi lựa chọn tổ hợp tên lửa trong trạng thái chưa sẵn sàng chiến đấu để nhận sự chỉ thị mục tiêu bắn, đưa cho tổ hợp sự chú ý về vị trí được tính toán một cách tương đối về điểm bắn trúng đầu đạn tên lửa đạn đạo, chế độ làm việc (theo các mục tiêu khí động lực và đạn đạo), mệnh lệnh chuẩn bị sẵn sàng bắn từ tên lửa 9M82. Trên ra đa 9S32, tiếp nhận sự chỉ thi mục tiêu theo tên lửa đạn đạo, sự dò tìm mục tiêu trong phạm vi chỉ thị được thực hiện tự động và nhiệm vụ của hai tên lửa 9A82 nhằm tấn công mục tiêu hiện tại với sự chuẩn bị trên mỗi tên lửa hoặc bổ sung cho thiết bị nạp – phóng 9A84 hai tên lửa 9M82.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/9S19M2.jpg)
Đài ra đa định vị quan sát lập trình 9S19M2

Khi phát hiện mục tiêu, đài ra đa dẫn bắn 9S32 tiến hành việc theo dõi tự động và trong trường hợp trùng tọa độ mục tiêu với sự chỉ thị mục tiêu sẽ truyền báo cáo tới đài chỉ huy, nơi theo các tài liệu sẵn có cũng đồng thời diễn ra sự đồng nhất mục tiêu. Sau đó, từ đài ra đa dẫn bắn 9S32 tới thiết bị phóng, lệnh bắn và hoàn thiện sự sẵn sàng chiến đấu của tên lửa được đưa ra. Chỉ huy thiết bị phóng ra lệnh phóng bằng một hoặc hai tên lửa phòng không. Do đầu đạn tên lửa có thể ở dạng mục tiêu giả, việc chọn lọc đầu đạn được thực hiện ở đài chỉ huy, còn việc bắn mục tiêu được hình thành với các dấu hiệu tương ứng của nó.

Khi chịu sự đe dọa của các máy bay chiến đầu và các tên lửa phóng từ máy bay kích thước nỏ kiểu SRAM, đài ra đa định vị 9S19M2 thực hiện việc quan sát thường xuyên không gian trong phạm vi 60 độ theo góc phương vị và từ 9 đến 50 độ theo độ cao trong hướng tấn công. Sự phát hiện và thông báo chiếu xạ những mục tiêu này diễn ra cũng như với tên lửa đạn đạo kiểu “Pershing”, tuy nhiên trên đài chỉ huy của hệ thống, từ đài chỉ cung cấp tín hiệu chiếu xạ và dấu hiệu của mục tiêu có tốc độ 300m/s. Trên đài chỉ huy diễn ra việc phân biệt tên lửa và lựa chọn cho tổ hợp tên lửa phòng không nhằm bảo đảm tấn công mục tiêu với hiệu quả cao nhất. Khi tấn công tên lửa đạn đạo phóng từ máy bay có thể sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không nằm trong chế độ hoạt động phòng thủ mục tiêu khí động lực nhưng không trang bị tên lửa 9M82.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Một, 2010, 08:14:08 pm
Khi hoạt động trên tầm xa 100km trong điều kiện xuất hiện các máy bay rải nhiễu tích cực, đài chỉ huy của hệ thống cung cấp tới đài ra đa dẫn bắn 9S32 sự chỉ thị mục tiêu theo chiếu xạ, được hình thành theo thông tin từ đài ra đa định vị quan sát lập trình 9S19M2 hoặc tự ra đa định vị nhìn vòng 9S15M. Sự chỉ thị mục tiêu có thể từ đài chỉ huy hoặc từ các trạm chỉ huy cấp cao hơn của hệ thống tên lửa phòng không cấp lữ đoàn S-300V. Trong trường hợp này, đài ra đa dẫn bắn đa kênh 9S32 thực hiện theo dõi tự động máy may rải nhiễu theo các góc tọa độ và báo cáo về chúng tới đài chỉ huy của hệ thống, cung cấp thông tinh về tầm xa tới máy bay rải nhiễu, sử dụng cho việc phân tích thông tin về tầm xa của mục tiêu, máy bay rải nhiễu gần nhất theo góc phương vị. Trên đài ra đa dẫn bắn 9S32, bằng phép ngoại suy các dữ liệu, tầm xa đến mục tiêu bị theo dõi được xác định. Công việc tương tự của hệ thỗng cũng diễn ra trong việc theo dõi các mục tiêu khí động lực thông thường. Trên thiết bị phóng 9A82 nhận được tất cả các lệnh cần thiết để tổ chức phóng tên lửa 9M82, đồng thời lệnh với các dấu hiệu nhiễu, sẽ được phát ra trong khi tên lửa bay và sự thay đổi quyết định nhiệm vụ trước khi phóng, sự dẫn bắn của đài ra đa 9S32 tương ứng với tọa độ hiện tại của mục tiêu. Trên thành tên lửa, mệnh lệnh này thay đổi sự tính toán hoạt động của thiết bị tính toán mang theo, bảo đảm sự tự dẫn bắn của tên lửa tới mục tiêu trên cự ly lớn giữa chúng. Các hoạt động khác của hệ thống tương đồng với sự tấn công mục tiêu khí động lực thông thường.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/9S15_radadinhvi.jpg)
Đài ra đa nhìn vòng 9SM15


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Một, 2010, 08:21:46 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/S-300V_9.jpg)

Trong chế độ điều khiển tập trung, hệ thống phòng không S-300V làm việc theo lệnh phân bố mục tiêu và chỉ thị mục tiêu từ đài chỉ huy (hệ thống tự hành “Polyana-D4”) của lữ đoàn tên lửa phòng không, được tổ chức biên chế từ các tiểu đoàn tên lửa phòng không trang bị hệ thống S-300V. Trong lữ đoàn có các đài chỉ huy tự động hóa (trạm điều khiển tác chiến) trong thành phần trang bị thiết bị tự hành với đài ra đa định vị (ra đa định vị 9S15M, 9S19M2, ra đa định vị trực chiến và trạm thu nhận thông tin từ ra đa định vị, 3 – 4 tiểu đoàn tên lửa phòng không).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Một, 2010, 08:30:04 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/antey2500.jpg)

Mỗi tiểu đoàn tên lửa phòng không bao gồm các đài ra đa định vị 9S15M, 9S19M2 và bốn đại đội tên lửa. Trong mỗi đại đội gồm một ra đa dẫn bắn đa kênh 9S32, hai xe phóng 9A82, một xe nạp – phóng 9A84, bốn xe phóng 9A38 và hai xe nạp – phóng 9A85.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Một, 2010, 08:38:19 pm
Các thông số kỹ thuật chính

S-300V

Phạm vi tấn công hiệu quả mục tiêu khí động lực (km)

+ tầm xa: 100

+ tầm cao: 0,025 – 30

Phạm vi tấn công hiệu quả mục tiêu đạn đạo (km)

+ tầm cao: 40

+ tầm xa: 1 – 25

Tốc độ tối đa của mục tiêu bị theo dõi: 3000m/s

Tốc độ tối đa của tên lửa đạn đạo: 1100m/s

Số lượng mục tiêu tấn công đồng thời cấp tiểu đoàn: 24

Số lượng tên lửa dẫn bắn đồng thời cấp tiểu đoàn: 48

Tốc độ bắn với một xe phóng: 1,5 giây

Thời gian chuẩn bị tên lửa cho tới khi phóng: 15 giây

Thời gian chuyển hệ thống từ chế độ trực sang tác chiến: 40 giây

Cơ số đạn tên lửa trong tiểu đoàn: 96 – 192

Xác suất tiêu diệt mục tiêu

+ tên lửa đạn đạo “Lance” bằng một tên lửa 9M83: 0,5 – 0,65

+ máy bay bằng một tên lửa 9M83: 0,7 – 0,9

+ đầu đạn tên lửa “Pershing” bằng một tên lửa 9M82: 0,4 – 0,6

+ tên lửa SARM bằng một tên lửa 9M82: 0,5 – 0,7.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Một, 2010, 08:41:41 pm
S-300VM (Antei-2500)

Phạm vi tấn công hiệu quả mục tiêu khí động lực (km)

+ tầm xa: 200

+ tầm cao: 0,025 – 30

Phạm vi tấn công hiệu quả mục tiêu đạn đạo (km)

+ tầm cao: 40

+ tầm xa: 1 – 30

Tốc độ tối đa của mục tiêu bị theo dõi: 4500m/s

Tốc độ tối đa của tên lửa đạn đạo: 2500m/s

Số lượng mục tiêu tấn công đồng thời cấp tiểu đoàn: 24

Số lượng tên lửa dẫn bắn đồng thời cấp tiểu đoàn: 48

Tốc độ bắn với một xe phóng: 1,5 giây

Thời gian chuẩn bị tên lửa cho tới khi phóng: 7,5 giây

Thời gian chuyển hệ thống từ chế độ trực sang tác chiến: 40 giây

Cơ số đạn tên lửa trong tiểu đoàn: 144

Xác suất tiêu diệt mục tiêu

+ tên lửa đạn đạo “Lance” bằng một tên lửa 9M83: 0,5 – 0,65

+ máy bay bằng một tên lửa 9M83: 0,7 – 0,9

+ đầu đạn tên lửa “Pershing” bằng một tên lửa 9M82: 0,4 – 0,6

+ tên lửa SARM bằng một tên lửa 9M82: 0,5 – 0,7.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Một, 2010, 10:00:38 pm
Tổ hợp tên lửa phòng không 9K33 “Osa”

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/11402.jpg)

Tổ hợp tên lửa phòng không “Osa” tầm thấp 9K33 là thiết bị phòng không tự hành hoạt động tự động trong mọi điều kiện thời tiết, được sử dụng nhằm chống lại các thiết bị bay tấn công đường không có (máy bay, trực thăng) và không người lái (tên lửa có cánh, thiết bị bay điều khiển từ xa) trong các điều kiện bị kẻ thù gây nhiễu vô tuyến tích cực.

“Osa” có tính năng cơ động cao, có thể bơi vượt chướng ngại vật nước, có sức mạnh hỏa lực cao, khả năng kháng nhiễu tốt và thời gian triển khai ngắn.

Tổ hợp bảo đảm tiêu diệt mục tiêu với tốc độ 300m/s trên độ cao 200 – 5000 mét trong phạm vi tầm xa từ 2,2 – 3,6 đến 8,5 – 9km (trên độ cao 50 – 100 mét, tầm xa tối đa giảm xuống còn 4 – 6km). Để tấn công mục tiêu siêu âm, tốc độ bay 420m/s trên độ cao 200 – 5000 mét, giới hạn tầm xa tối đa: 7,1km. Tham biến: từ 2 đến 4km. Theo các kết quả nâng cấp và chiến đấu, tên lửa phòng không tiêu diệt mục tiêu dạng F-4S “Fantom-2” bằng một tên lửa đạt xác suất 0,35 – 0,4 trên độ cao 50 mét và tăng lên 0,42 – 0,85 ở độ cao trên 100 mét.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Một, 2010, 10:07:39 pm
Theo cấp độ kháng nhiễu, tổ hợp tên lửa “Osa” vượt trội các khi tài phòng không thế hệ đầu tiên và hiện nay về khả năng đối đầu một cách hiệu quả với các phương tiện tấn công đường không khác nhau.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/11403.jpg)

Trong thành phần thiết bị tổ hợp bao gồm:

+ xe chiến đấu (BM) 9A33BM3

+ tên lửa phòng không (ZRU) 9M33M3 (9M33M2) trong các thùng phóng – vận tải.

Khả năng chiến đấu của các khí tài trong tổ hợp được bảo đảm bằng sự tiếp nhận các thiết bị kỹ thuật:

+ xe phục vụ kỹ thuật (MTO) 9V210M3

+ xe hiệu chuẩn 9V914

+ xe nạp đạn – vận tải (TZM) 9T17BM2

+ đài cơ động thí nghiệm – kiểm tra tự động hóa (AKIPS) 9V242-1

+ các xe thuộc cụm phụ tùng, thiết bị thay thế 9F327M3

+ tổ hợp trang bị trên bộ 9F16M2.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Một, 2010, 10:14:42 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/imageosa.jpg)

Ngoài các hệ thống đã liệt kê, trong thành phần xe chiến đấu có:

+ đài ra đa định vị phát hiện mục tiêu với máy hỏi của ra đa định vị trên bộ

+ đài ra đa định vị theo dõi mục tiêu

+ đài ra đa định vị quan trắc tên lửa hai kênh

+ khí tài quyết định – tính toán hai kênh

+ trạm hai kênh truyền tải mệnh lệnh chỉ huy

+ hệ thống thiết bị khởi động tự động và phóng tên lửa

+ thiết bị quan sát quang học vô tuyến và các hệ thống khác.

Để bảo đảm sự huấn luyện cho kíp xe tác chiến trong các điều kiện tình trạng không khí phức tạp mà không làm hao tổ tuổi thọ các khí tài chiến đấu, thiết bị tập luyện điện tử 9F632 được sử dụng.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 17 Tháng Mười Một, 2010, 10:26:17 pm
Xe chiến đấu 9A33B – xe (đơn vị) hỏa lực hoạt động tự động trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng phát hiện và nhận dạng mục tiêu một các động lập trong khi di chuyển và bắn một song số chúng bằng hai tên lửa với hệ thống dẫn bắn ra đa. Thời gian triển khai và thu gọn của xe không quá 5 phút.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/image9k13.jpg)

Thiết kế thành công của khung gầm xe, được sản xuất trong các phiên bản BAZ-5937 (cơ sở) và BAZ-5959 (có sự lựa chọn công suất từ hộp số để dẫn động cho bơm thủy lực), bảo đảm tốc độ di chuyển tối đa trên đường và bơi tương ứng 80 và 10km/h. Bánh xe, thân xe, gầm bơi có độ cơ động cao với toàn bộ bánh dẫn động bảo đảm sự bố trí và vận chuyển trang bị 7200kg. Khả năng khai thác sử dụng của xe chiến đấu trong giới hạn nhiệt độ từ -40 đến 50 độ, khi tốc độ gió 20m/s, trong độ lún nặng đến 5mm/phút, trong điều kiện không khí ẩm đến 98% và 20 độC, trong các điều kiện bụi 2,5g/m3 và độ cao 3000 mét so với mực nước biển. Xe có thể được vận tải trên đường sắt và đường không.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Một, 2010, 03:37:03 pm
Đài ra đa định vị phát hiện mục tiêu được giới thiệu là một ra đa định vị nhìn vòng phạm vi centimet với cấp độ kháng nhiễu cao, giải quyết nhiệm vụ phát hiện mục tiêu trên không và cung cấp tọa độ vị trí của chúng. Anten ổn định trong mặt phẳng ngang và có tốc độ quay 33 vòng/phút và bảo đảm khả năng trinh sát trên không trong khi di chuyển. Sự quan sát không gian trong phạm vi 270 độ được thực hiện bằng cách phát ra các tia một cách liên tiếp ở mỗi vòng quay của anten tại một trong ba vị trí (2 vị trí dưới – 40 độ và một vị trí trên – 190 độ). Những khả năng này bảo đảm phát hiện mục tiêu máy bay tiêm kích hạng nặng trên tầm xa 40 và 27km tương ứng với độ bay cao 5000 mét và 50 mét.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/imageosa1t.jpg)

Trạm theo dõi mục tiêu phục vụ việc tìm kiếm mục tiêu theo số liệu của đài ra đa phát hiện mục tiêu. Mục tiêu sẽ được theo dõi trong chế độ tự động theo các góc tọa độ, tầm xa và cung cấp tọa độ hiện tại chính xác của mục tiêu tới thiết bị giải quyết – tính toán. Trạm theo dõi mục tiêu bảo đảm bám bắt và theo dõi tự động mục tiêu ở độ cao 5000 và 50 mét tương ứng với tầm xa 23 và 14km với độ chính xác cao dựa trên sự xác định các tọa độ góc hiện tại (không quá 0,3 độ chia thước đo góc) và tầm xa (3mét) của mục tiêu. Trạm được bảo vệ khỏi các dải nhiễu thụ động và chủ động.

Khí tài tính toán – giải quyết khi thu nhận thông tin từ ra đa phát hiện mục tiêu giải quyết nhiệm vụ tính toán giao điểm của tên lửa phòng không tới mục tiêu và thiết lập dữ liệu để phóng tên lửa kịp thời.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Một, 2010, 04:17:22 pm
Tên lửa phòng không nhiên liệu rắn 9M33 với hệ thống dẫn đường bằng ra đa được thiết kế theo sơ đồ khí động lực “con vịt” với khả năng quay một cách tự do và tương ứng với trục dọc thân bằng khối cánh và hai cặp cánh lái. Tên lửa được trang bị đầu đạn nổ mảnh khối lượng 15kg, ngòi nổ vô tuyến không tiếp xúc (bán kích hoạt động hiệu quả 5 mét) và bằng các ống vạch sáng trong phần đuôi để theo dõi tên lửa bằng khí tài quang học – truyền hình.  Tên lửa luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, không yêu cầu các thao tác bổ sung (trừ các thao tác kiểm tra) và sự chuẩn bị trước khi phóng (tần số hoạt động của thiết bị mang theo được nạp trong xe chiến đấu), tên lửa được đồng nhất hóa với tổ hợp tên lửa phòng không “Osa-M” trên tàu chiến. Việc phóng hai tên lửa vào các mục tiêu quan trọng hơn được thực hiện với khoảng các từ 3-5 giây sau mỗi lần phóng. Khi bắn mục tiêu đang hoạt động trên độ cao 50 – 100 mét, tên lửa được dẫn đường lên cao hơn rồi lao xuống, giảm các lỗi dẫn bắn và loạt trừ việc kích nổ sớm của ngòi nổ vô tuyến theo tín hiệu phản xạ tự mặt đất. Khối lượng khởi động của tên lửa: 128kg, tốc độ bay trung bình: 500m/s.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/9m33.jpg)
Tên lửa phòng không 9M33

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/osam.jpg)
Tên lửa của tổ hợp phòng không "Osa-M" trên tàu chiến

Xe nạp đạn vận tải bảo đảm việc vận chuyển 8 tên lửa phòng không và nạp chúng lên xe phóng.

Thùng phóng – vận tải là bộ phận tích hợp các tên lửa phòng không. Tên lửa nằm trong các thùng phóng – vận tải trong toàn bộ thời gian khai thác, sử dụng. Tên lửa luôn ở trong trạng thái đã được nạp đạn.

Trong quá trình khai thác sử dụng, tên lửa chỉ chịu sự kiểm tra tình trạng kỹ thuật định kỳ với sự hỗ trợ của trạm kiểm tra – thí nghiệm cơ động tự động 9V242-1.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Một, 2010, 06:39:34 pm
Việc nạp tên lửa lên xe phóng được thực hiện với sự hỗ trợ của xe nạp đạn – vận tải 9T217BM2. Ngoài ra, xe nạp – vận tải còn bảo đảm sự bảo quản tạm thời và vận chuyển từ một đến 12 tên lửa được cố định trong các túi (trong mỗi bên xe có 6 tên lửa) và mang theo 550 lít nhiên liệu dữ trữ cho xe chiến đấu. Để thực hiện việc vận tải và tháo dỡ khí tài, nhiên liệu, trên xe tải – nạp đạn lắp cần cẩu quay thủy lực.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/image9M33.jpg)

Về biên chế, bốn xe chiến đấu, hai xe tải – nạp đạn và trạm chỉ huy đại đội (BKP) hình thành một đại đội tên lửa phòng không, có thể hoạt động một cách độc lập trong biên chế tiểu đoàn hoặc trung đoàn tên lửa phòng không. Trong thành phần trung đoàn (tiểu đoàn) bao gồm đài chỉ huy, 5 (3) đại đội, đại đội kỹ thuật, trong đó có xe phục vụ kỹ thuật 9V210M3, YuM9V914, xe thiết bị phụ tùng 9F172M3.

Các trung đoàn tên lửa phòng không có thể nằm trong biên chế các sư đoàn cơ giới hoặc là các trung đoàn phối thuộc cấp tập đoàn quân (binh đoàn), còn các tiểu đoàn tên lửa phòng không có thể nằm trong biên chế của các lữ đoàn cơ giới (xe tăng).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Một, 2010, 06:54:15 pm
Trong thành phần trạm chỉ huy đại đội sử dụng các trạm điều khiển cơ động kiểu PU-12M hoặc PPRU-M1, bảo đảm điều khiển các hoạt động tác chiến bằng phương pháp trắc địa bản đồ. Để nhận, truyền tải thông tin của ra đa định vị tới đài chỉ huy của trung đoàn (tiểu đoàn) có thể sử dụng các xe SM MP-25 và xe điều khiển tác chiến KShM MP-22 hoặc PU-12M.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/imagesa8dongduc.jpg)
"Osa-K" trong biên chế quân đội Cộng hòa dân chủ Đức

Sự bảo đảm hoạt động của ra đa trong đài chỉ huy trung đoàn (tiểu đoàn) được thực hiện bằng các ra đa định vị kiểu P-19 (15) và P-18 (12).

Sau khi được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang, tổ hợp tên lửa phòng không “Osa” ngay lập tức được đưa vào nâng cấp với mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt động hiệu quả và tăng cường hiệu quả chiến đấu (phiên bản “Osa-A”), đồng thời chế tạo tổ hợp với số lượng 6 tên lửa phòng không bố trí trên xe chiến đấu trong các thùng phóng – vận tải (“Osa-K”). Năm 1973, việc thiết kế hai phiên bản đã được hoàn thành và cùng được đưa vào sản xuất thí nghiệm. Các công việc sau đó nhằm lắp lên mẫu thí nghiệm của xe chiến đấu 9A33BM thiết bị anten – phóng mới cho 6 tên lửa 9M33M2 trong các thùng tải – phóng. Tổ hợp hiện đại hóa 9K33M2 trong thành phần bao gồm xe chiến đấu mới 9A33BM2 và các tên lửa 9M33M2 năm 1975 được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Một, 2010, 07:28:07 pm
Tình trạng và các phiên bản hiện đại hóa

Hiện nay, việc sản xuất hàng loạt tổ hợp này đã chấm dứt.

Giá thành không cao, đơn giản trong sử dụng, tin cậy trong khai thác vận hành và hiệu quả cao trở thành nhưng nguyên nhân tổ hợp phòng không này nhận được sự quan tâm và duy trì sử dụng trong lực lượng vũ trang nhiều nước.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/imagegesko.jpg)

Phiên bản hiện đại hóa xe chiến đấu của tổ hợp “Osa” (Công ty điện cơ IZhevsk “Kupol”) đã được trưng bày trong hội chợ hàng không quốc tế MAKS-2005. Đây là xe chiến đấu được trang bị hệ thống nhận dạng quốc gia theo yêu cầu khách hàng, tăng cường tầm hoạt động hiệu quả lên 14km, nâng cao độ tin cậy và hiệu quả hoạt động của khí tài vô tuyến điện, trang bị hệ thống quang điện với kênh vô tuyến hoạt động ngày và đêm, nâng cấp điều kiện phục vụ sinh hoạt cho kíp xe…. Theo đó, xe chiến đấu được trang bị máy điều hòa nhiệt độ, vô tuyến, hệ thống ra đa định vị thụ động L-150, tổ hợp chế áp quang điện “Pruga” và các khí tài khác. Theo yêu cầu của khách hàng, xe chiến đấu có thể trang bị hệ thống kiểm tra – ghi chép KZA-058, khí tài đánh lừa OU-1 để chống lại tên lửa chống ra đa và được hoàn thiện với mục đích sử dụng trong vai trò tổ hợp mục tiêu “Saman-M”.

Hệ thống phát hiện mục tiêu thụ động L-150 theo sự bức xạ của các thiết bị điều khiển hàng không mang theo máy bay và dẫn bắn tên lửa trong phạm vi 8 – 18Hz xác định hướng và nguồn bức xạ theo góc phương vị và độ cao với độ chính xác 0,3 trên tầm xa không dưới 30km và tự động theo dõi chúng trên tầm xa 28km. Trong sự phối hợp với tổ hợp hoạt động phạm vi rộng “Pruga”, OU-1, sự bảo vệ mảnh nổ bên ngoài và bên trong tăng cường đáng kể khả năng kháng nhiễu và độ sống còn của xe trong các điều kiện tiếp nhận cường độ lớn số lượng nhiễu vô tuyến điện và tên lửa chống ra đa kiểu HARM của kẻ thù.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Một, 2010, 07:34:55 pm
Thông số kỹ thuật

“Osa”

Phạm vi trinh sát

+ tầm xa: 45km

+ góc hướng: 360 độ

+ góc cao: 0 – 30 độ

Phạm vi hoạt động hiệu quả (bao gồm cả máy bay trực thăng)

+ tầm xa: 2 - 7km

+ tầm cao: 0,05 – 5km

+ tham số vòng: 4km

Số lượng kênh mục tiêu trên xe chiến đấu: 1

Số lượng kênh dẫn bắn tên lửa: 2

Tốc độ tối đa của mục tiêu: 420m/s

Mức chịu quá tải tối đa của mục tiêu: 5 đơn vị gia tốc

Thời gian phản ứng: 26 – 39 giây

Xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng một tên lửa: 0,35 – 0,85

Số lượng tên lửa trong thùng phóng: 4

Khối lượng tên lửa: 128kg

Khối lượng đầu đạn: 15kg

Thời gian triển khai (thu gọn) của xe chiến đấu: 3 – 5 giây

Tốc độ của xe chiến đấu (km/h)

+ trên đường bộ: 70

+ trên địa hình xấu: 30

+ bơi: 7 – 10

Khối lượng: 18 tấn

Kíp xe: 5 người.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Một, 2010, 07:38:50 pm
“Osa-AK”

Phạm vi trinh sát

+ tầm xa: 45km

+ góc hướng: 360 độ

+ góc cao: 0 – 30 độ

Phạm vi hoạt động hiệu quả (bao gồm cả máy bay trực thăng)

+ tầm xa: 1,5 - 10km

+ tầm cao: 0,25 – 5km

+ tham số vòng: 6km

Số lượng kênh mục tiêu trên xe chiến đấu: 1

Số lượng kênh dẫn bắn tên lửa: 2

Tốc độ tối đa của mục tiêu: 500m/s

Mức chịu quá tải tối đa của mục tiêu: 8 đơn vị gia tốc

Thời gian phản ứng: 26 – 39 giây

Xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng một tên lửa: 0,5 – 0,85

Số lượng tên lửa trong thùng phóng: 6

Khối lượng tên lửa: 128kg (157 trong thùng phóng – vận tải)

Khối lượng đầu đạn: 15kg

Thời gian triển khai (thu gọn) của xe chiến đấu: 3 – 5 giây

Tốc độ của xe chiến đấu (km/h)

+ trên đường bộ: 70

+ trên địa hình xấu: 30

+ bơi: 7 – 10

Khối lượng: 18 tấn

Kíp xe: 5 người.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Một, 2010, 07:50:10 pm
“Osa-AKM”

Phạm vi trinh sát

+ tầm xa: 45km

+ góc hướng: 360 độ

+ góc cao: 0 – 30 độ

Phạm vi hoạt động hiệu quả (bao gồm cả máy bay trực thăng)

+ tầm xa: 1,5 - 10km

+ tầm cao: 0,25 – 5km

+ tham số vòng: 6km

Số lượng kênh mục tiêu trên xe chiến đấu: 1

Số lượng kênh dẫn bắn tên lửa: 2

Tốc độ tối đa của mục tiêu: 500m/s

Mức chịu quá tải tối đa của mục tiêu: 8 đơn vị gia tốc

Thời gian phản ứng: 26 – 39 giây

Xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng một tên lửa: 0,5 – 0,85

Số lượng tên lửa trong thùng phóng: 6

Khối lượng tên lửa: 128kg (157 trong thùng phóng – vận tải)

Khối lượng đầu đạn: 15kg

Thời gian triển khai (thu gọn) của xe chiến đấu: 3 – 5 giây

Tốc độ của xe chiến đấu (km/h)

+ trên đường bộ: 70

+ trên địa hình xấu: 30

+ bơi: 7 – 10

Khối lượng: 18 tấn

Kíp xe: 5 người.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Một, 2010, 08:03:11 pm
Tài liệu đối chiếu:

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/osa.jpg)

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/osa1.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Một, 2010, 08:57:53 pm
Tổ hợp tên lửa phòng không 9K31 (SA-9 “Gakin”)

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/Strela-1M.jpg)

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần, sử dụng cho việc chống máy bay tầm thấp và trực thăng.

Lịch sử thiết kế

Tổ hợp tên lửa phòng không 9K31 được chế tạo như một khí tài che chắn trực tiếp cho các trung đoàn xe tăng và bộ binh cơ giới khỏi các cuộc tấn công đường không của kẻ thù.

Sự thiết kế tổ hợp được bắt đầu theo sự đồng thuận từ Quyết định của Hội đồng bộ trưởng Liên Xô ngày 15 tháng 7 năm 1960 đòng thời với tổ hợp tên lửa phòng không xách tay “Strela-2”. Tổ hợp tên lửa phòng không “Strela-1” là phương án dự bị trong trường hợp gặp phải rủi ro về kỹ thuật cao khi chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không xách tay và được thiết kế như một tổ hợp tên lửa phòng không xách tay hạng nhẹ, bao gồm hai bộ phận với khối lượng mỗi bộ phận: 10 – 15kg. Tổ hợp được sử dụng nhằm chống lại các mục tiêu trên không hoạt động với tốc độ 250m/s trong phạm vi độ cao từ 50 – 100 mét và 1000 – 1500 mét trên tầm xa 2km. Tuy nhiên, cả hai tổ hợp này đều được chế tạo và tiếp nhận vào lực lượng vũ trang trong cùng thời gian.

Nhà thiết kế chính của tổ hợp “Strela-1” (9K31) và tên lửa (9M31) – Phòng thiết kế thí nghiệm số 16 thuộc Hội đồng Quốc gia về Kỹ thuật Quốc phòng (ngày nay là Phòng thí nghiệm “Tochmash” mang tên A.E. Nudelman), tổng công trình sư A.E. Hudelman. Đầu đạn tự dẫn đường của tên lửa do Phòng thiết kế trung ương số 589 thuộc Hội đồng Quốc gia về kỹ thuật Quốc phòng (Phòng thí nghiệm trung ương “Geografika” (“Địa lý)), tổng công trình sư V.A. Khrustalev đảm nhận.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 18 Tháng Mười Một, 2010, 09:37:51 pm
Theo thông tin về thiết kế tổ hợp tên lửa “Strela-1” và tên lửa phòng không xách tay “Strela-2” có các tính năng thực tế tương đồng, được tiếp nhận trong việc giải quyết vấn đề phòng không trong các đơn vị cấp tiểu đoàn và trung đoàn. Khi đó, nhiệm vụ đặt ra phải tăng tầm bắn (5000 mét) và độ cao (3500 mét) hiệu quả của tổ hợp tên lửa “Strela-1”, đồng thời bố trí tổ hợp trên gầm xe cơ giới. Việc này dự kiến tăng khối lượng (từ 15 đến 25kg) và kích thước (đường kính từ 100 đến 120mm và chiều dài từ 1,25 đến 1,8 mét) của tên lửa.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/Soviet_SA-9_Gaskin-1.jpg)

Lần phóng đầu tiên với đầu đạn tự dẫn đường, làm việc theo nguyên tắc ảnh phân chia tương phản của mục tiêu trên bối cảnh chung, đã chứng nhận khả năng chế tạo tổ hợp đáp ứng với các yêu cầu của Tổng cục pháo – tên lửa thuốc Bộ Quốc phòng.

Sau các thí nghiệm cấp Quốc gia thành công, tổ hợp tên lửa phòng không được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang (Quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 25 tháng 4 năm 1968). Hội đồng Quốc gia đã kiến nghị tiếp tục công việc theo hướng mở rộng phạm vi hoạt động hiệu quả của tổ hợp, tăng cường hiệu quả chiến đấu và xác định giới hạn khu vực phóng của tên lửa.

Tổ hợp tên lửa phòng không “Strela-1” được sản xuất hàng loạt tại xưởng thiết bị Saratov (xe chiến đấu 9A31) và xưởng cơ khí Kovrov (tên lửa 9M31).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 19 Tháng Mười Một, 2010, 11:55:39 am
Ý nghĩa, nhiệm vụ

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/SA-9_Gaskin.jpg)

Tổ hợp tên lửa phòng không “Strela-1” tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm gần với sự phát hiện mục tiêu bằng mắt thường, được sử dụng nhằm che chắn cho các binh đoàn hoặc các hạng mục cấp binh đoàn khỏi sự tấn công của máy bay tầm thấp và trực thăng tại các giao điểm hoặc bắn đuổi. Ngoài ra, “Strela-1” có thể chống lại khinh khí cầu và trực thăng treo.

Tổ hợp bảo đảm tấn công mục tiêu trong điều kiện thời tiết đẹp hoặc mây dày đoặc theo góc cao bằng hướng “mục tiêu – mặt trời” và “mục tiêu – đường chân trời” tương ứng không dưới 20 và 2 độ. Những sự đánh giá phục thuộc vào khả năng hoạt động của máy bay trong các điều kiện tương đồng, đồng thời kinh nghiệm tiếp nhận thực tế của tổ hợp phòng không trong huấn luyện và các cuộc xung đột quân sự đã chỉ ra rằng, “Strela-1” theo tiêu chuẩn “giá thành – hiệu quả” có thể được sử dụng một cách khá thường xuyên.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 19 Tháng Mười Một, 2010, 06:29:44 pm
Thành phần

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/Striea-1.jpg)

Xe chiến đấu 9A31 được sử dụng để bố trí trên đó bốn tên lửa trong thùng phóng – vận tải trên thiết bị phóng, thiết bị khởi động tên lửa, các khí tài quang học phát hiện mục tiêu và ngắm, thiết bị thông tin liên lạc và các trang bị khác. Xe chiến đấu 9A31 sử dụng gần xe tuần tra trinh sát bánh hơi BRDM-2.

Kíp xe chiến đấu gồm ba người: trưởng xe, pháo thủ - trắc thủ và lái xe – kỹ thuật viên.

Tên lửa 9M31 – tên lửa một tầng nhiên liệu rắn, đượng thiết kế theo sơ đồ khí động học “con vịt” bằng cấu tạo khác thường. Sự bám bắt và dẫn bắn tên lửa tới mục tiêu được thực hiện bằng đầu đạn tự dẫn đường ảnh tương phản theo phương pháp dẫn đường đối xứng. Sự hoạt động của tên lửa trên cơ sở phân tách độ cảm nhận sức nóng sự phản chiếu hình ảnh chì – lưu huỳnh của mục tiêu tương phản trên bối cảnh bầu trời và những sự chuyển đổi khác nhau giữa độ sáng của chúng tới tín hiệu điều khiển.

Để tiêu diệt mục tiêu, tên lửa trang bị đầu đạn nổ - phá mảnh với ngòi nổ tiếp xúc (điện từ) và không tiếp xúc (quang điện). Khi bắn trượt mục tiêu quá xa, sau 13 – 16 giây, đầu đạn tự hủy trong khi bay và tên lửa rơi xuống đất mà không bị nổ.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 19 Tháng Mười Một, 2010, 06:58:52 pm
Sự điều khiển tên lửa trong khi bay được thực hiện bằng các cánh lái khí động lực hình tam giác và các cánh hình thang trên buồng đuôi của động cơ tên lửa.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/ZRS-9K31.jpg)

Động cơ nhiên liệu rắn phản lực hai chế độ một buồng với một vòi phun hoạt động liên tục trong bộ phận khởi động bay hỗ trợ tên lửa đạt tốc độ khởi động 420m/s và duy trì một cách liên tục sau đó.

Tên lửa trong khi bay không được ổn định theo độ nghiêng, còn tốc độ góc của tên lửa bị hạn chế một cách tương đối theo trục dọc bởi các cánh lái lớn trên các mặt phẳng khí động lực ở đuôi – bên trong lắp các đĩa tròn kết nối chúng với nhau. Khi các đĩa quay nhanh, bằng sự tính toán thời điểm quay, cách cánh lái xoay và xuất hiện lực hãm khí động lực làm quay tên lửa. Trong sự khác biết với các khí tàu tên lửa Sidewinder của Mỹ và K-13 của Liên Xô mà các cánh lái được quay khá lâu trước khi khởi động, các cánh lái tên lửa 9M31 được quay tại thời điểm tên lửa khởi động bằng cách cuộn trên các sợi dây cáp, được cố định trong các thùng phóng – vận tải cố định.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 19 Tháng Mười Một, 2010, 07:25:56 pm
Tên lửa có chiều dài gần 1,8 mét (đường kính 120mm, sải cánh 360mm) được bảo quản và vận chuyển trong thùng phóng – vận tải nhằm bảo vệ tên lửa khỏi các hư hỏng cơ khí và tác động của môi trường bên ngoài. Khi lắp trên xe, thùng được cố định vào khung thiết bị phóng bằng các vành đai. Sự khởi động của tên lửa được thực hiện trực tiếp trong thùng.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/9P31_Strela-1.jpg)

Thiết bị phóng được giới thiệu là tháp pháo bọc thép có khả năng quay vòng với hướng nghiêng về thành trước trong phạm vi 60 độ theo góc ngang từ kính chống đạn, trong đó là chỗ ngồi của pháo thủ - trắc thủ. Trên khung mỗi bên tháp pháo lắp hai thùng phóng – vận tải với tên lửa. Sự dẫn bắn của thiết bị phóng tới mục tiêu do trắc thủ thực hiện trong giới hạn từ -5 đến 80 độ theo góc cao (bằng tay) và 360 độ theo góc hướng (bằng chân). Sự cân bằng cao của bộ phận rung, lắc trong thiết bị phóng với tên lửa,cùng với trọng tâm lực với giao điểm của các trục rung, lắc trên xe chiến đấu và sự bù đắp các xung động tần số thấp của thân xe bởi trắc thủ cho phép bắn mục tiêu đang di động. Trong bị khi vận chuyển, thiết bị phóng được hạ xuống gần nóc xe chiến đấu.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 19 Tháng Mười Một, 2010, 07:38:47 pm
Hoạt động chiến đấu

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/sa-9a.jpg)

Pháo thủ - trắc thủ theo sự chỉ thị mục tiêu hoặc tự phát hiện mục tiêu bằng mắt thường, dẫn mục tiêu tới tên lửa với sự sử dụng thiết bị quan sát quang học và mở nguồn điện của tên lửa thứ nhất một cách đồng thời , sau đó 5 giây – tên lửa thứ hai. Khi đó, nóc thùng phóng được mở, đầu đạn tự dẫn đường bám bắt mục tiêu và bắt đầu quan sát nó với sự cung cấp tín hiệu âm thanh cho trắc thủ. Pháo thủ quan sát bằng mắt thường sẽ đánh giá vị trí mục tiêu trong không gian và tới thời điểm vào khu vực phóng sẽ ấn nút “Phóng” để khởi động tên lửa. Sau khi tên lửa ra khỏi thùng phóng, các cánh lái sẽ quay, gia đoạn đầu tiên của việc khởi động chấm dứt và dừng kết nối điện với thiết bị phóng, còn trắc thủ có thể chuẩn bị phóng tên lửa thứ hai.

Trong tổ hợp, giống như tổ hợp tên lửa phòng không xách tay “Strela-2”, trong khoảng thời gian khá lâu cho đến khi xuất hiện các vũ khí có độ chính xác cao, lớp tên lửa này trên thực tế đã được tiếp nhận nguyên tắc cơ bản “phóng – quên”.

Bốn xe chiến đấu “Strela-1” tạo thành một trung đội tên lửa phòng không biên chế trong thành phần đại đội pháo – tên lửa phòng không trong trung đoàn bộ binh cơ giới (xe tăng)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 19 Tháng Mười Một, 2010, 07:57:06 pm
Phiên bản “Strela-1M” là sự hiện đại hóa của tổ hợp “Strela-1”.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/sa9-gaskin.jpg)

Để tăng tầm xa và xác suất phát hiện mục tiêu trong thành phần tổ hợp mới có lắp ra đa định hướng thụ động do Viện nghiên cứu khoa học Leningrad “Vector” thuộc Bộ công nghiệp vô tuyến điện thiết kế. Ra đa bảo đảm đánh giá tình hình trên không, phát hiện thiết bị tấn công đường không với sự bức xạ của các thiết bị ra đa mang theo trong phạm vi 40 độ theo góc tầm và theo dõi chúng tới thời điểm phát hiện bằng thiết bị quan sát quang học. Có thể sử dụng ra đa trong mục đích cung cấp sự chỉ thị mục tiêu cho các xe chiến đấu khác không được trang bị ra đa định hướng.

Sự sử dụng ten lửa 9M31 một tầng nhiên liệu rắn với các tính năng kỹ thuật nâng cấp cho giảm tầm gần tiêu diệt mục tiêu, tăng cường xác suất tấn công mục tiêu trên tầm thấp và độ tự dẫn bắn chính xác của tên lửa.

Với mục tiêu tăng cường sự kiểm soát khả năng hoạt động của các khí tài chiến đấu cơ bản trong tổ hợp, xe kiểm tra – kiểm soát trên cơ sở BRDM đã được thiết kế.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 19 Tháng Mười Một, 2010, 08:11:39 pm
Tổ hợp nâng cấp “Strela-1M” sau các thí nghiệm cấp quốc gia (trường bắn Donguzsk, tháng 5 – 7 năm 1969) đã được tiếp nhận vào lực lượng phòng không Lục quân tháng 12 năm 1970. Theo kết luận của Ủy ban, theo sự so sánh với nguyên mẫu “Strela-1”, tổ hợp mới có tầm phát hiện mục tiêu lớn hơn, giảm 400 – 600 mét tầm gần và 30 mét phạm vi hoạt động hiệu quả tầm thấp.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/IMG_1775.jpg)

Xe chiến đấu “Strela-1M” định hướng tại chỗ với các đài thông tin liên lạc thường xuyên được lắp trên các xe khác. Trưởng x chiến đấu trên thiết bị chỉ thị nhìn vòng đánh giá tình trạng khu vực hoạt động của ra đa định hướng thụ động, tiếp nhận giải quyết về xuất xứ mục tiêu và thông báo cho trắc thủ trong kíp xe chiến đấu của mình, cho chỉ huy đại đội và các xe chiến đấu khác trong trung đội về hướng của mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 19 Tháng Mười Một, 2010, 08:22:26 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/sa9gaskin_01.jpg)

Trắc thủ bật hệ thống định hướng chính xác, quay thiết bị phóng tới mục tiêu và làm rõ thêm xuất xứ của mục tiêu, theo các tín hiệu trên thiết bị chỉ thị màu và trong mũ nghe có ống đối thoại theo dõi mục tiêu và khi nó bay vào phạm vi quan sát của thiết bị quan sát quang học và sự dẫn bắn chính xác của thiết bị phóng tới nó. Thiết bị phóng được đặt trong chế độ “Tự động”. Khi mục tiêu bay tới gần phạm vi phóng, trắc thủ ấn nút “Bort” (“Bên cạnh”, “Thành”) để phóng tên lửa (“Phóng” – “Pusk”?). Phụ thuộc vào kiểu, tốc độ và vị trí mục tiêu tương ứng, trắc thủ có thể sử dụng chế độ “Tiến” hoặc “Lùi” được sử dụng để bắn mọi loại mục tiêu, kể cả mục tiêu tốc độ thấp (trực thăng) tới giao điểm.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 19 Tháng Mười Một, 2010, 08:35:42 pm
Sự tiếp nhận tổ hợp tên lửa phòng không “Steral-1” và “Strela-1M”

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/sa9gaskin01.jpg)

Nhờ sự đơn giản trong thao tác chiến đấu và độ tin cậy cao trong khai thác sử dụng, các tổ hợp “Strela-1” và “Strela-1M” đã nhận được sự phổ biến và xuất khẩu một cách rộng rãi tới các quốc gia khác nhau. Theo các nguồn thông tin, khoảng 600 xe chiến đấu của tổ hợp đã nằm trong biên chế của gần 30 quân đội thuộc khối Vasrsava và Nam Tư , các quốc gia Châu Á (Iraq, Siry, Bắc Yemen, Ấn Độ, …….), Châu Phi (Algeri, Angola, Benin, Ai Cập, Ginea, Gine-Bisau, Libia, Madagaska, Mali, Mozambich) và Mỹ Latin(Cuba, Nicaragoa).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 19 Tháng Mười Một, 2010, 08:41:44 pm
Tổ hợp “Strela-1” không chỉ được sử dụng trong cuộc xung đột A-rập – Israel trong năm 1981 mà còn trong chiến tranh Iraq (1991), Nam Tư (1999) và các cuộc xung đột vũ trang khác. Lần tham chiến đấu tiên của “Strela-1” dược đánh dấu trong cuộc chiến giữa Israel và Siry (Nam Liban, thung lũng Becaa năm 1981), tháng 12 năm 1983, những tổ hợp này đã bắn rơi các máy bay Mỹ A-6E và A-7E (máy bay thứ hai, các thông tin chưa được xác nhận). Trong cùng năm, một vài tổ hợp “Gakin” đã bị quân đội Nam Phi chiếm đoạt trong cuộc chiến ở phía nam Angola.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/gakin.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 20 Tháng Mười Một, 2010, 09:16:14 pm
9K37 "Buk" (Sa-11 "Gadfly")

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/ZRK_BUK.jpg)

Tổ hợp tên lửa phòng không cấp binh đoàn “Buk” (9K37) được sử dụng nhằm chống lại các mục tiêu khí động lực bay với tốc độ 830m/s trên tầm thấp và tầm trung, cơ động với mức chịu quá tải 10 – 12 đơn vị gia tốc trên tầm xa 30km, trong tương lai – với các loại tên lửa đạn đạo “Lans” trong các điều kiện phải đối kháng với các loại nhiễu vô tuyến.

Việc thiết kế được bắt đầu theo Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô viết ngày 13 tháng 1 năm 1972 và dự kiến ứng dụng việc hợp tác thiết kế và sản xuất, theo thành phần cơ bản tương đồng với những hoạt động trước đó trong việc chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không “Kub”. Đồng thời xác định việc thiết kế tổ hợp tên lửa phòng không M-22 “Uragan” cho Hải quân – sử dụng cùng tên lửa phòng không của tổ hợp “Buk”.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 20 Tháng Mười Một, 2010, 09:38:21 pm
Các nhà thiết kế tổ hợp và hệ thống

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/SA-11_Gadfly1.jpg)

Nơi thiết kế chính của tổ hợp tên lửa phòng không “Buk” được xác định cho Viện Nghiên cứu khoa học chế tạo thiết bị (NIIP) thuộc Hội liên hiệp Nghiên cứu và thiết kế (NKO) “Fazontron” (Tổng giám đốc V.K. Grishin) thuộc Bộ công nghiệp điện tử (tên gọi cũ là Phòng thiết kế thí nghiệm 15 - Ủy ban quốc gia về kỹ thuật hàng không). Tổng công trình sư phụ trách toàn bộ tổ hợp 9K37 là A.A.Rastov, trạm chỉ huy (KP) – G.N. Valaev (sau đó là – V.I.Sokiran), xe hỏa lực tự hành (SOU) 9A38 – V.V.Matyashev, đầu đạn tự dẫn đường Dople bán chủ động 9E50 cho tên lửa – I.G.Akopyan.

Thiết bị nạp đạn – phóng (PZU) 9A39 được chế tạo tại Phòng thiết kế chế tạo xe máy (MBK) “Start” thuộc Bộ Công nghiệp Hàng không (trước đó là Phòng thiết kế đặc biệt số 203 thuộc Ủy ban Quốc gia về kỹ thuật hàng không) dưới sự lãnh đạo của A.I.Yaskin. Khung gầm xích đa năng cho xe chiến đấu của tổ hợp được chế tạo tại Phòng thiết kế thí nghiệm số 40 thuộc xưởng lắp ráp xe máy Mưtisinsk thuộc Bộ Giao thông vận tải dưới sự lãnh đạo của N.A.Astrov. Việc thiết kế tên lửa 9M38 được giao cho Phòng thiết kế chế tạo máy Sverdlovsk “Novator” thuộc Bộ Công nghiệp Hàng không (trước đó là Phòng thiết kế thí nghiệm số 8) do L.V.Lyuliev phụ trách – trước đó không tham gia việc thiết kế tổ hợp tên lửa “Kub” của Phòng thí nghiệm số 134. Đài ra đa phát hiện và chỉ thị mục tiêu 9S18 “Kupol” được thiết kế tại Viện Nghiên cứu khoa học thiết bị do lường (NIIIP) thuộc Bộ Công nghiệp Hàng không dưới sự chỉ đạo của Tổng công trình sư A.P.Vetoshko (sau đó là Yu.P.Sekotov).

Sự thiết kế tổ hợp được hoàn thành dự kiến vào quý II năm 1975.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 20 Tháng Mười Một, 2010, 10:05:47 pm
Tổ hợp tên lửa phòng không “Buk-1” (9K37-1)

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/Kub-m4.jpg)

Tuy nhiên, để tăng cường tính cơ động cao nhất của lực lượng phòng không trong các đơn vị xung kích chính của Lục quân -  các sư đoàn tăng với hướng nâng cao khả năng tác chiến của đơn vị bao gồm các trung đoàn tên lửa phòng không “Kub” bằng cánh tăng cường gấp đôi các kênh tấn công mục tiêu (và bảo đảm theo kả năng tự động hóa hoàn toàn của các kênh này trong quá trình hoạt động từ phát hiện đến theo dõi mục tiêu). Quyết định của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô Viết ngày 22 tháng 5 năm 1974 đã ký việc thực hiện chế tạo tổ hợp tên lửa “Buk” trong hai giai đoạn. Ban đầu, đẩy nhanh việc chế tạo tên lửa và xe hỏa lực tự hành cho “Buk”, có khả năng thực hiện việc phóng tên lửa 9M38 cũng như 3M9M3 từ tổ hợp “Kub-M3”. Trên cơ sở này, với việc sử dụng các khí tài khác của tổ hợp “Kub-M3” được dự kiến sẽ chế tạo thành tổ hợp tên lửa “Buk-1” (9K37-1), bảo đảm hoàn thành cùng với các thí nghiệm đến tháng 1 năm 1974, duy trì việc hoàn thành sớm trước thời hạn khối lượng và thời hạn công việc theo tổ hợp “Buk” trong toàn bộ thành phần được giao.

Dự kiến, mỗi trung đoàn tên lửa phòng không “Kub-M3” sẽ có 5 đại đội “Buk-1”, trong trang bị bổ sung, mỗi xe trinh sát và dẫn bắn tự hành với bốn xe phóng tự hành sẽ có một xe hỏa lực tự hành 9A38 trong thành phần tổ hợp tên lửa “Buk”. Bằng cách này, theo kết quả tiếp nhận xe hỏa lực tự hành sẽ chiếm khoảng 30% số lượng trên toàn bộ các khí tài cồn lại trong trung đoàn tên lửa phòng không “Kub-M3”, số kênh mục tiêu tăng từ 5 lên 10, còn số tên lửa sẵn sàng chiến đấu: từ 60 lên 75.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 20 Tháng Mười Một, 2010, 10:12:58 pm
Trong thời kỳ từ tháng 8 năm 1975 đến tháng 10 năm 1976, tổ hợp “Buk-1” có trong thành phần gồm: xe trinh sát và dẫn bắn tự hành 1S91M3, xe hỏa lực tự hành 9A38, các thiết bị phóng tự hành 2P25M3, tên lửa 3M9M2 và 9M38, đồng thời các xe bảo đảm kỹ thuật (MTO) 9V881 đã trải qua các thí nghiệm cấp quốc gia trên trường bắn Embensk (chủ nhiệm trường bắn B.I.Vasenko) dưới sự chỉ đạo của Ủy ban do P.S.Bimbash lãnh đạo.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/buk.jpg)

Trong kết quả các thí nghiệm đã nhận được tầm xa phát hiện máy bay của ra đa định vị trên xe hỏa lực tự hành trong chế độ làm việc tự động từ 65 đến 77km trên tầm cao hơn 3000 mét, trên tầm thấp (30 – 100 mét) bị giảm từ 32 – 41km. Trực tăng tầm thấp được phát hiện trên khoảng cách 21 – 35km. Trong chế độ làm việc tập trung, do khả năng hạn chế của sự chỉ thị mục tiêu từ thiết bị trinh sát và dẫn bắn tự hành 1S91M2, tầm xa phát hiện mục tiêu giảm xuống 44km; mục tiêu trên độ cao 3000 – 7000 mét và 21 – 28km trên tầm thấp.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 20 Tháng Mười Một, 2010, 10:15:14 pm
Thời gian làm việc của xe hỏa lực tự hành trong chế độ tự động (từ khi phát hiện mục tiêu cho đến lúc phóng tên lửa): 24 – 27 giây. Thời gian nạp đạn và phóng ba tên lửa 3M9M3 hoặc 9M38: khoảng 9 giây.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/9K37_1.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 20 Tháng Mười Một, 2010, 10:21:34 pm
Khi phóng tên lửa 9M38 tiêu diệt mục tiêu máy bay bay trên độ cao hơn 3000 mét, bảo đảm tầm xa từ 3,4 đến 20,5km, trên độ cao 3,1 mét – từ 5 đến 15,4km. Phạm vị hoạt động hiệu quả theo độ cao từ 30 mét đến 14km, theo tham số vòng – 18km. Xác suất tiêu diệt máy bay bằng một tên lửa 9M38: 0,70 – 0,93.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/m22-uragan.jpg)
Tổ hợp tên lửa phòng không M22 "Uragan" trên tàu chiến trên cơ sở "Buk"

Tổ hợp được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang năm 1978. Theo các thông tin, xe hỏa lực tự hành 9A38 và tên lửa 9M38 chỉ là các khí tài bổ sung cho tổ hợp tên lửa phòng không “Kub-M3”, tổ hợp nhận tên gọi “Kub-M4” (2K12M4).

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/9A317.jpg)

Sự xuất hiện trong binh chủng phòng không thuộc Lục quân tổ hợp “Kub-M4” cho phép tăng cường một cách đáng kể hiệu quả phòng không của các sư đoàn tăng thuộc quân chủng Lục quân trong Quân đội Liên Xô.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 20 Tháng Mười Một, 2010, 10:45:55 pm
Buk-M1 (phiên bản xuất khẩu “Gang”)

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/imagebukm1.jpg)

Theo Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô viết từ ngày 30 tháng 11 năm 1979, sự hiện đại hóa tổ hợp tên lửa phòng không “Buk” đã được thực hiện với mục tiêu tăng cường khả năng chiến đấu, bảo vệ các khí tài vô tuyến điện tử của tổ hợp khỏi các dải nhiễu và tên lửa chống ta đa.

Trong kết quả các thí nghiệm diễn ra từ tháng 2 đến tháng 12 năm 1982, dưới sự chỉ đạo của Hội đồng do M.G.Gusev lãnh đạn trên trường bắn Embensk (chủ nhiệm V.V.Zubarev), đã đạt kết quả rằng tổ hợp được hiện đại hóa “Buk-M1” theo sự so sánh với tổ hợp “Buk” bảo đảm phạm vi hoạt động hiệu quả lớn hơn, có khả năng bắn hạ tên lửa có cánh ALCM với xác suất bằng một tên lửa không dưới 0,4, trực thăng “Hugh Cobra” – với xác suất 0,6 – 0,7, đồng thời với trực thăng treo: 0,3 – 0,4 trên tầm xa từ 3,5 đến 6 – 10km.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 20 Tháng Mười Một, 2010, 11:02:06 pm
Trong xe hỏa lực tự hành sử dụng 72 tần số chiếu xạ (thay cho 36), có khả năng tăng cường sức đề kháng khỏi các dải nhiễu tương hỗ và chủ động. Bảo đảm nhận dạng ba lớp mục tiêu: máy bay, tên lửa đạn đạo và trực thăng.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/9s47m1.jpg)

Đài chỉ huy 9S470M1 theo so sánh với đài chỉ huy 9S470 bảo đảm tiếp nhận một cách đồng thời các thông tin từ các đài phát hiện và chỉ thị mục tiêu riêng về 6 mục tiêu từ đài điều khiển phòng không của sư đoàn cơ giới (xe tăng) hoặc từ đài chỉ huy phòng không của tập đoàn quân, đồng thời tiếp nhận sự huấn luyện toàn diện toàn bộ kíp chiến đấu, các khí tài tác chiến của tổ hợp tên lửa phòng không.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 20 Tháng Mười Một, 2010, 11:17:16 pm
Xe hỏa lực tự hành 9A310M1, theo sự so sánh với thiết bị 9A310 bảo đảm tăng cường khả năng phát hiện, bám bắt và tự động theo dõi mục tiêu trên tầm xa (25 – 30%), đồng thời nhận định phân loại mục tiêu máy bay, tên lửa đạn đạo và trực thăng với xác suất không thấp hơn 0,6.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/9S18M1-1.jpg)

Trong tổ hợp mới sử dụng ra đa phát hiện và chỉ thị mục tiêu 9S18M1 (Kupol-M1) hiện đại hơn, có góc đo cao của anten mạng pha và gầm xe bánh xích tự hành GM-567M, tương tự với đài chỉ huy, xe hỏa lực tự hành và thiết bị phóng – nạp đạn.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 20 Tháng Mười Một, 2010, 11:38:22 pm
Chiều dài của ra đa phát hiện và chỉ thị mục tiêu: 9,59 mét, rộng: 3,25 mét, chiều cao: 3,25 mét (8,02 mét trong chế độ hoạt động), khối lượng: 35 tấn.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/sa-11_2.jpg)

Trong tổ hợp “Buk-M1” được trang bị các thiết bị và phương pháp kỹ thuật hiệu quả để đề kháng các loại tên lửa chống ra đa.

Các khí tài tác chiến của tổ hợp “Buk-M1” có thể hoán đối cho tổ hợp “Buk” mà không cần hoàn thiện thêm, biên chế tổ chức chiến đấu và các đơn vị kỹ thuật đồng dạng với tổ hợp “Buk”


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 20 Tháng Mười Một, 2010, 11:56:32 pm
Trong thành phần trang bị kỹ thuật của tổ hợp bao gồm:

+ 9V95M1E – xe cơ động chở đài thí nghiệm – kiếm tra tự động hóa trên Zil-131 và rơ moóc.

+ 9V883, 9V884, 9V894 – xe phục vụ sửa chữa kỹ thuật trên gầm Ural-43203-1012

+ 9V881E – xe phục vụ kỹ thuật Ural-43203-1012

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/KrAZ_255.jpg)

+ 9T229 – xe vận tải dành cho 8 tên lửa phòng không (hoặc 6 thùng với tên lửa ) trên gầm xe KrAZ-255B

+ 9T31M – cần cẩu tự động

+ MTO – ATG – M1 – xe bảo trì kỹ thuật trên gầm Zil-131.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 12:09:09 am
Tổ hợp “Buk-M1” được tiếp nhận vào lực lượng phòng không Lục quân năm 1983 và sự sản xuất quy mô lớn được thực hiện trong sự liên kết của nhiều xí nghiệp công nghiệp, trước đó sản xuất khí tài cho tổ hợp “Buk”.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/02.jpg)

Các tổ hợp dòng “Buk” trong hình thức xuất khẩu mang tên “Gang”.

Trong quá trình cuộc diễn tập “Oborona 92”, các tổ hợp tên lửa dòng “Buk” đã thực hiện thành công các lần bắn mục tiêu trên cơ sở tên lửa đạn đạo R-17 “Zvezda” và trên cơ sở tên lửa bắn loạt “Smerch”.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 12:15:37 pm
Buk-M1-2

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/buk.jpg)

Tháng 12 năm 1992, tổng thống Liên bang Nga đã ký lệnh về thực hiện nâng cấp tổ hợp “Buk” – chế tạo tổ hợp tên lửa, và không chỉ một lần được trưng bày tại các triển lãm quốc tế khác nhau dưới tên gọi “Ural”.

Sự liên kết của các xí nghiệp trong đó đứng đầu là “Viện nghiên cứu khoa học thiết bị mang tên V.V.Tikhonravov” trong những năm 1994 – 1997 đã thực hiện việc chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không “Buk-M1-2. Theo kết quả tiếp nhận tên lửa mới 9M317 và nâng cấp các khí tài khác trong tổ hợp, lần đầu tiên có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo mẫu “Lans” và các tên lửa phóng từ máy bay trên tầm xa 20km, các phần tử vũ khí chính xác cao được dẫn bắn từ tàu chiến trên tầm xa 25km và trên bộ (máy bay trên sân bay, thiết bị phóng, các sở chỉ huy lớn) trên tầm xa 15km. Tăng cường hiệu quả tiêu diệt máy bay, trực thăng và tên lửa có cánh. Giới hạn khu vực hoạt động hiệu quả tăng lên 45km theo tầm xa và 25km theo chiều cao. Trong tên lửa mới đã sử dụng hệ thống điều khiển quán tính – hiệu chỉnh với đầu đạn tự dẫn đường bán chủ động bằng ra đa định vị theo phương pháp dẫn đường đối xứng. Khối lượng khởi động của tên lửa: 710 – 720kg, khối lượng đầu đạn: 50 – 70kg.

Tên lửa mới 9M317 bên ngoài khác với 9M38 bởi chiều dài dây cung của cánh ngắn hơn.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/9m317-03.jpg)

Tên lửa phòng không 9M317 được thiết kế như một loại tên lửa dùng chung cho phòng không thuộc Lục quân và Hải quân.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 12:57:28 pm
9K35 “Strela-10 (SA-13 “Gopher”)

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/9A35_Strela-10.jpg)

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần dành cho việc che chắn trực tiếp cho các quân đoàn và công trình khỏi sự tấn công của các thiết bị tấn công đường không tầm thấp của kẻ thù.

Lịch sử chế tạo

Tổ hợp được chế tạo tương ứng với Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô viết từ ngày 24 tháng 7 năm 1969 theo hướng hiện đại hóa mang tính tiếp nối tổ hợp tên lửa phòng không hiện tại “Strela-1”. Trong công việc thiết kế tổ hợp tên lửa phòng không có sự tham gia: Phòng thiết kế chế tạo vũ khí chính xác thuộc Cục Công nghiệp Quốc phòng (lãnh đạo – Tổng công trình sư A.E.Hudelman với việc thiết kế toàn bộ tên lửa, thiết bị phóng và xe kiếm tra – kiểm soát), Phòng Thiết kế Trung ương “Geografika” thuộc Cục Công nghiệp Quốc phòng (Tổng công trình sư D.M.Khorol, đầu đạn tự dẫn đường cho tên lửa 9M37, đầu đạn không tiếp xúc), Viện nghiên cứu khoa học thiết bị điện tử (NIIEP) Minmasha, xưởng máy kéo Khacov Minselkhozmasha, xưởng thiết bị Saratov, Viện nghiên cứu khoa học “Poisk” và Liên hiệp cơ khí – quang điện Leningrad thuộc Cục Công nghiệp Quốc phòng. Sự sản xuất hàng loạt xe chiến đấu “Strela-10” trong mọi biến thể được thực hiện tại xưởng quân khí Saratov, còn tên lửa 9M37 và 9M33 – các xưởng cơ khí Kovrov thuộc Cục Công nghiệp Quốc phòng.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 01:13:39 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/24rk0.jpg)

Trong sự tương ứng với những yêu cầu kỹ - chiến thuật (được thiết kế bởi các chuyên gia của Viện hợp pháo – tên lửa quốc gia, 3 Viện nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Quốc phòng và Tư lệnh lực lượng phòng không Lục quân), phạm vi hoạt động hiệu quả của tổ hợp tên lửa với các loại mục tiêu cơ động có sức chịu quá tải 3 – 5 đơn vị gia tốc từ 800 đến 5000 mét theo tầm xa nghiêng, 25 – 3500 mét độ cao và 3000 mét theo tham số vòng. Khi đó, tốc độ của mục tiêu tại giao điểm hoặc trong các hướng bắn đuổi một cách tương ứng với giới hạn 415m/s và 310m/s. Xác suất tiêu diệt mục tiêu cơ động bằng một tên lửa duy nhất theo sự chỉ thị mục tiêu từ đài điều khiển phòng không trung đoàn khi không có nhiễu là 0,5 – 0,6. Tổ hợp phải có khả năng sử dụng các loại tên lửa ngoài 9M37 còn có 9M31, 9M31M tương ứng của các tổ hợp “Strela-1” và “Strela-1M”. Ngoài ra, “Strela-10SV” với khối lượng không quá 12,5 tấn có thể vận chuyển bằng đường không, có thể bơi và có khả năng tấn công mục tiêu trong bất kỳ hương nào trong tình trạng bối cảnh khác nhau từ vị trí cố định, trạng thái dừng ngắn, khi “bơi” và trong lúc đang di chuyển.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 01:32:32 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/01.jpg)
Sa-13 trong biên chế quân đội Cộng hòa Séc

Từ tháng 1 năm 1973 đến tháng 5 năm 1974, tổ hợp tên lửa “Strela-10SV” (xe chiến đấu 9A35 với thiết bị ra đa định hướng thụ động và xe chiến đấu 9A34 không có ra đa định, tên lửa 9M37 và xe kiểm tra – kiểm soát) đã trải qua các thí nghiệm đồng bộ trên trường bắn Donguzsk, sau đó đã có những ý kiến khác nhau về sự hợp lý khi tiếp nhận tổ hợp “Strela-10SV” vào lực lượng vũ trang. Theo một hướng ý kiến (các nhà thiết kế, đại diện của Viện Pháo – tên lửa quốc gia và 3 Viện nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Quốc phòng) đã tính toán rằng, tổ hợp tên lửa đã đạt yêu cầu đề ra, còn ý kiến khác (Chủ tịch Hội đồng L.A.Podkopaev, các đại biểu của trường bắn và Tư lệnh phòng không Lục quân) cho rằng tổ hợp không đáp ứng đầy đủ hàng loạt các yêu cầu kỹ thuật của binh chủng. Đầu tiên là xác xuất tiêu diệt mục tiêu bằng một tên lửa với sự sử dụng kênh hồng ngoại (trong mọi phạm vi hoạt động hiệu quả) và kênh hình ảnh tương phản (trong khu vực giao điểm trong mọi độ cao, bắn đuổi trên độ cao 100 mét và hơn 2000 mét), độ tin cậy về khả năng của xe chiến đấu (9A34, 9A35) và tên lửa 9M37, khả năng bắn khi đang “bơi”, sự thuận lợi trong việc bố trí khí tài và thực hiện hoạt động chiến đấu của kíp xe. Một quyết định mang tính thỏa hiệp đã được đền nghị rằng tổ hợp tên lửa “Strela-10SV” sẽ được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang  sau khi khắc phục các nhược điểm đã được phát hiện. Sau khi khắc phục chúng và kiểm tran trên trường bắn năm 1976, tổ hợp đã được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 01:41:15 pm
Nhiệm vụ

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/9K35M-Gopher-Launch-2S.jpg)

Tổ hợp tên lửa phòng không “Strela-10SV” (9K35) tầm gầm được sử dụng cho việc che chắn một cách trực tiếp các quân đoàn trong toàn bộ các trận đánh hiệp đồng binh chủng tại vị trí cố định hoặc trong khi đang di chuyển khỏi các cuộc tập kích của thiết bị bay tầm thấp xuất hiện bất ngờ có thể quan sát bằng mắt thường bao, các máy bay, trực thăng, tên lửa có cánh, thiết bị bay điều khiển từ xa (DPLA). Tổ hợp tên lửa “Strela-10SV” với tên lửa phòng không 9M37 bảo đảm tiêu diệt mục tiêu với tham số vòng 3km trong khu vực tầm xa 0,8 – 5km và 0,025 – 3,5km tầm vào với xác suất 0,1 – 0,5 bằng một tên lửa. Tốc độ tối đa của mục tiêu: 415/310m/s khi tại giao điểm/bắn đuổi, thời gian phản ứng của tổ hợp: 5 – 7 giây, khối lượng tên lửa: 40kg, khối lượng đầu đạn: 3kg.

Tổ hợp bảo đảm khả năng bắn khi đang di chuyển, tốc độ tối đa khi hoạt động trên đường: 60km/h, trên mặt nước: 5km, kíp xe: 3 người.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 06:45:44 pm
Đặc điểm và thành phần

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/ZRK-Strela-10M-4S.jpg)

Xe chiến đấu của tổ hợp, yếu tố chính của tổ hợp phòng không “Strela-10SV” khác với nguyên mẫu xe chiến đấu “Strela-1” bởi gầm xe, được tăng cường khả năng mang theo cơ số đạn (4 tên lửa trong thùng phóng – vận tải và trong 4 trong thân xe tự hành), khí tài truyền động điện dẫn bắn của thiết bị phóng tới mục tiêu, súng máy 7,62mm để tự phòng thủ, khí tài đánh giá khu vực (AOZ) 9S86 và nhận dạng quốc gia sở hữu mục tiêu trên không trên tầm xa 12km trong phạm vi 25 – 5000 mét tầm cao, đồng thời thiết bị phóng tên lửa phòng không, bảo đảm sự chuẩn bị trước khi phóng của tên lửa trong chế độ bằng tay hoặc tự động, phóng khẩn cấp và có thể huấn luyện kíp xe. Tên lửa mới 9M37 với đầu đạn tự dẫn bắn hai kênh (ảnh tương phản và kênh hồng ngoại) tăng cường khả năng của tên lửa khi bắn mục tiêu trong các điều kiện nhiễu, còn đầu đạn cơ bản được tăng cường hiệu quả với ngòi nổ tiếp xúc và không tiếp xúc – xác suất bắn mục tiêu với tốc độ cao hơn tại giao điểm và tầm bắn đuổi, mở rộng khu vực tầm xa và tầm cao, đồng thời bảo vệ khỏi nhiễu tự nhiên và một phần của nhiễu quang học.

Trong thành phần tổ hợp bảo gồm xe chiến đấu 9A35 với ra đa định hướng thụ động (PRP) 9S16 hoặc xe chiến đấu 9A34 (không có ra đa định hướng), tên lửa 9M37 trong các thùng phóng – vận tải, xe kiểm tra – kiểm soát trong vai trò các khí tài bảo đảm kỹ thuật.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 07:09:43 pm
Tên lửa phòng không 9M37

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/1strela-10.jpg)

Tên lửa phòng không 9M37 – tên lửa phòng không một tầng nhiên liệu rắn được thiết kế theo sơ đồ khí động học “con vịt” với đầu đạn tự dẫn đường hai kênh, bảo đảm dẫn bắn tới mục tiêu theo phương pháp dẫn đường đối xứng. Kênh hồng ngoại bảo đảm bắn theo phương pháp giao điểm và bắn đuổi trong các điều kiện thường và bị nhiễu. Kênh ảnh tương phản được sử dụng trong vai trò phương pháp dự bị. Giới hạn của vận tốc góc quay của tên lửa sẽ được thực hiện bằng các cánh lái lắp sau cánh một cách tương đối với trục dọc.

Trong sự khác biệt với tên lửa 9M31 (tổ hợp “Strela-1”), trên tên lửa 9M37 để tấn công mục tiêu có lắp ngòi nổ mới, hiệu quả hơn theo sự tác động tới mục tiêu của kiểu cơ sở với ngòi nổ tiếp xúc và không tiếp xúc khối lượng 3kg. Trong khi vẫn duy trì các chỉ số về kích thước giới hạn, chiều dài tăng từ 1,8 lên 2,19 mét, việc bảo quản tên lửa được thực hiện một cách trực tiếp trong thùng phóng – vận tải. Khi trượt mục tiêu, tên lửa sẽ tự hủy.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 07:24:00 pm
Khí tài đánh giá khu vực

Khí tài đánh giá khu vực (AOZ – ra đa đo xa phạm vi milimet và thiết bị tính toán – giải quyết) của việc phóng được sử dụng để xác định vị trí mục tiêu và tự động lựa chọn góc ngắm đón để phóng tên lửa. Trên tầm xa 430 – 10 3000 mét từ xe chiến đấu, sai số xác định của tầm xa và tốc độ hướng tâm của mục tiêu tương ứng không quá 100 mét và 30m/s, giới hạn (tầm xa và tầm gần) khu vực phóng – 300 – 600 mét, góc ngắm đón cho việc phóng tên lửa trung bình: 0,1 – 0,2 độ. Sự khai thách sử dụng xe chiến đấu trong binh chủng được thực hiện trong thành phần trung đội tên lửa phòng không (một xe 9A35 và 3 xa 9A34), được biên chế trong thành phần đại đội pháo – tên lửa thuộc tiểu đoàn phòng không trong trung đoàn bộ binh cơ giới (xe tăng). Để tập trung điều khiển và cung cấp sự chỉ thị mục tiêu cho các tổ hợp “Sterla-10SV”, sử dụng trạm chỉ huy cấp đại đội kiểu PU-12 (12M). Xe chiến đấu “Strela-10SV” có thể chống lại các mục tiêu trên không theo các số liệu chỉ thị mục tiêu bên ngoài hoặc tự động. Theo các thông tin để khắc phục các nhược điểm là giảm hiệu quả chung của tổ hợp, năm 1977, đã sự hiện đại hóa đã được thực hiện và sau các cuộc thí nghiệm (tháng 1 đến tháng 5 năm 1978), tổ hợp nâng cấp “Strela-10M” đã được tiếp nhận vào lực lượng phòng không Lục quân.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 07:36:29 pm
Tổ hợp tên lửa phòng không “Strela-10M”

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/9K35M.jpg)

Tổ hợp phòng không “Strela-10M” (9K35M) khác biệt ở sự nâng cấp đầu đạn tự dẫn đường (9M37M) và khí tài khởi động tên lửa của xe chiến đấu 9A34 và 9A35. Đầu đạn tự dẫn đường mới theo đặc điểm quỹ đảo, bảo đảm chọn lọc mục tiêu và bẫy nhiễu nhân tạo, làm giảm hiệu quả của dải nhiễu. Trong thông tin về sự mở rộng khả năng của tổ hợp theo việc dẫn bắn trong nhiễu, thời gian hoạt động của tổ hợp tăng gấp 2 - 3 lần. Các tính năng cơ bản khác của tổ hợp 9K35M cũng tương tự với tổ hợp “Strela-10SV”.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 07:48:54 pm
Tổ hợp tên lửa phòng không “Strela-10M2”

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/strela-10M2.jpg)

Tổ hợp “Strela-10M2” (9K35M2) được chế tạo nhằm tăng cường khả năng tự động hóa của hoạt động tác chiến trong tổ hợp và nâng cấp một vài tính năng khác được thực hiện bởi Viện tổng hợp pháo – tên lửa quốc gia và Cục Công nghiệp Quốc phòng năm 1979 – 1980. Theo quyết định của Hội Đồng Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng theo các câu hỏi về công nghiệp quân sự từ ngày 31 tháng 6 năm 1978. Quyết định đã được thông qua với sự tham gia của xưởng vô tuyến Penzen thuộc Bộ Công nghiệp vô tuyến, xưởng máy kéo Kharcov thuộc Bộ Nông nghiệp và xưởng thiết bị Saratov thuộc Cục Công nghiệp Quốc phòng. Hướng làm việc chính nhằm bảo đảm tiếp nhận tự động hóa và thiết kế xe chiến đấu 9A34M và 9A35M với các số liệu chỉ thị mục tiêu từ đài chỉ huy phòng không binh chủng hợp thành và trung đoàn tăng, đồng thời có khả năng vượt chướng ngại vật nước (không mang theo đạn tên lửa dự trữ).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 09:05:28 pm
Xe chiến đấu của tổ hợp khác biệt bởi sự xuất hiện thiết bị tiếp nhận sự chỉ thị mục tiêu tự đồng từ đài chỉ huy cấp đại đội (PU-12M), đài chỉ huy của chỉ huy phòng không cấp trung đoàn (PPRU-1 “Ovod-M-SV”) và từ đài ra đa định vị phát hiện mục tiêu với khí tài hệ thống tăng áp tự động khi ở vị trí cố định hoặc di chuyển; các thiết bị nhận sự chỉ thị mục tiêu đển tự động dẫn bắn cho thiết bị phóng của xe chiến đấu tới mục tiêu trên không theo thông số của sự chỉ thị mục tiêu, mở các phao (hai bên thành xe) để bơi vượt chướng ngại vật nước với cơ số đạn tên lửa đầy đủ và súng máy, đài ra đa bổ sung R-123M để tiếp nhận thông tin mã hóa vô tuyến. Theo các kết quả thí nghiệm (tháng 7 đến tháng 10 năm 1980 của mẫu thí nghiệm, xác suất tiêu diệt mục tiêu trong khu vực hoạt động hiệu quả bằng một tên lửa trong chế độ tự động, tiếp nhận sự chỉ thị mục tiêu tại các giao điểm và hoạt động của đầu đạn tự dẫn đường trong chế độ ảnh tương phản không nhiễu trên tầm gầm và tầm xa 1,5km, 2,5km, 3,5km tương ứng: 0,6, 0,5, 0,3; tăng 0,1 – 0,2 hiệu quả so với “Strela-10M” trên cùng cự ly. Khi sử dụng chế độ điều khiển tập trung, tầm xa phát hiện mục tiêu tăng từ 6,8 lên 8,4km, rút ngắm thời gian hoạt động từ 8,5 xuống 6,5 giây, giảm 2,5 tới 2 lần thời gian báo cáo của lệnh điều khiển tập trung và công việc của trắc thủ xe chiến đấu. Xác suất bỏ sót mục tiêu giảm một cách đáng kể. Các tính năng khác của tổ hợp “Strela-10M2” vẫn được duy trì tương đồng với “Strela-10M”. Tổ hợp “Strela-10M2” được tiếp nhận vào lực lượng phòng không Lục quân năm 1981 mà không thay đổi nhiệm vụ khai thác sử dụng cơ bản.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: htranxuanhung trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 09:28:29 pm
Thêm SA-4 đây


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 03:11:41 pm
Tổ hợp tên lửa phòng không “Strela-10M3”

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/strela10M3.jpg)

Tổ hợp phòng không “Strela-10M3” (9K35M3) – sự phát triển tiếp theo của tổ hợp “Strela-10SV” được chế tạo theo quyết định của Hội đồng Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Liên Xô theo những câu hỏi về công nghiệp quân sự từ ngày 1 tháng 4 năm 1983. Quá trình chế tạo dưới tên gọi “Kitoboy” (“Tàu đánh cá voi”) được diễn ra trong những năm 1983 – 1986 bằng hình thức liên kết các nhà thiết kế và sản xuất của tổ hợp “Strela-10” và các biến thể. Tổ hợp mới phải vượt trội “Strela-10M2” về khả năng bắn mục tiêu tầm thấp có thể quan sát bằng mắt thường, trực thăng, tên lửa có cánh và thiết bị bay điều khiển từ xa trong khi đang di chuyển, tại chỗ và dừng quãng ngắn trong điều kiện bị gây nhiễu quang học phối hợp mạnh, có phạm vi hoạt động lớn, hiệu quả cao, khả năng kháng nhiễu tốt. Theo các kết quả thí nghiệm đã được hoàn tất, nhiệm vụ cơ bản, đáp ứng yêu cầu kỹ - chiến thuật, đã quyết định tiếp nhận tổ hợp vào lực lượng vũ trang năm 1989.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 03:21:20 pm
Tổ hợp “Strela-10M3” bao gồm các khí tài chiến đấu (xe chiến đấu 9A34M3 không có ra đa định hướng thụ động và xe chiến đấu 9A35M3 với ra đa định hướng thụ động, tên lửa 9M333 trong thùng phóng – vận tải) và các khí tài bảo đảm kỹ thuật (xe kiểm tra – kiểm soát 9V839M, xe bảo đảm kỹ thuật 9V915). Mỗi xe chiến đấu với 8 tên lửa phòng không trong thùng phóng – vận tải dược trang bị các thiết bị phóng, khí tài quang học phát hiện mục tiêu và ngắm, thiết bị khởi động tên lửa, thiết bị thông tin liên lạc và các trang bị khác. Xe chiến đấu 9A34M3 và 9A35M3 của tổ hợp khác với các xe chiến đấu 9A34M2 và 9A35M2 của tổ hợp “Strela-10M2 bởi khí tài quan sát quang học mới và thiết bị khởi động tên lửa. Khí tài quan sát quang học hai kênh bảo đảm phát hiện mục tiêu và sử dụng kênh rộng (35 đô, mức khuyếch đại x1,8) hoặc hẹp (15 độ, mức khuyếch đại x3,75). Kênh hẹp tăng tầm xa phát hiện mục tiêu kích thước nhỏ 20-30%, còn thiết bị khởi động tên lửa hiện đại – khả năng bám bắt mục tiêu cho đầu đạn tự dẫn đường của tên lửa tin cậy hơn cho đến khi tên lửa khởi động. Hệ thống điện lực truyền động bảo đảm dẫn bắn cho thiết bị phóng với các tên lửa tới mục tiêu theo góc tầm và góc hướng với tốc độ tương ứng 100 và 50m/s.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 04:12:09 pm
Tên lửa phòng không 9M333

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/strela_9M333.jpg)

Tên lửa 9M333, cũng như tên lửa 9M36M, được thiết kế theo sơ đồ khí động lực “con vịt” và khác với tên lửa lớp trước ở sự hoàn thiện động cơ, tăng cường hiệu quả và thùng phóng – vận tải, đồng thời với đầu đạn tự dẫn đường mới, chế độ tự lái và đầu đạn với ngòi nổ tiếp xúc và không tiếp xúc. Đầu đạn tự dẫn đường mới với ba máy thu, hoạt động trong các miền ảnh tương phản, hồng ngoại và nhiễu quang phổ, bảo đảm chọn lọc mục tiêu trong tình trang nhiễu quang học theo các dấu hiệu quang phổ và quỹ đạo, tăng cường đáng kể khả năng kháng nhiễu của tổ hợp.Chế độ tự lái mới bảo đảm khả năng làm việc tốt hơn của đầu đạn tự dẫn đường và tuyến điều khiển tên lửa trong các chế độ phóng khách nhau và bay với sự tính toán trong tình trạng nhiễu. Để tăng cường khả năng tiếp cận mục tiêu, trên tên lửa lắp đầu đạn mới khối lượng 5kg (thay cho 3kg của tên lửa 9M37). Tăng cường thuốc nổ, tiết diện và chiều dài của các nguyên tố gây cháy cơ bản, bộ cảm biến tiếp xúc và không tiếp xúc (tia laze) mới tăng cường xác suất tiêu diệt mục tiêu. Sauk hi hoàn thiện, chiều dài tên lửa 9M333 tăng lên 2,23 mét (so với 2,19 mét của tên lửa 9M37M). Các tên lửa 9M333 và 9M37M có thể được sử dụng trong mọi biến thể của tổ hợp “Strela-10”.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 04:39:41 pm
Xe chiến đấu 9A34A “Gryuza”

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/9a34m.jpg)

Xe chiến đấu 9A34 được chế tạo trong mục đích tăng cường khả năng và kéo dài thời hạn khai thách sử dụng của tổ hợp của doanh nghiệp Liên bang “Xưởng thiết bị Saratov” cùng các xí nghiệp khác thuộc Liên bang Nga trên cơ sở xe chiến đấu của tổ hợp “Strela-10M”. Lần đầu, xe được các chuyên gia giới thiệu cho khách tham quan tại chợ triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2001 (thành phố Zhukovski năm 2001). Sự hiện đại hóa nhằm mục đích bảo đảm tiếp nhận xe chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, trang bị các khí tài trinh sát quang điện hiện đại và quá trình tác chiến tự động hóa (đài nhìn vòng hồng ngoại, hệ thống tính toán kỹ thuật số, khí tài tiếp nhận thông tin điều khiển tập trung tự động, thiết bị hiển thị và ngắm…) được chế tạo trên cơ sở các công nghệ kỹ thuật và cơ sở phần tử mới nhất.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 04:40:12 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/9K3510.jpg)

Xe chiến đấu “Gryuza” trong sự khác biệt với các xe chiến đấu của tổ hợp “Strela-10M”, bảo đảm khả năng phát hiện chính xác mục tiêu trong góc hướng 360 độ trên tầm xa, tăng tầm quan sát, và lựa chọn tấn công mục tiêu nguy hiểm nhất trong số đó, quá trình tác chiến được tự động hóa hoàn toàn cho đến thời điểm phóng tên lửa, hiển thị sự chiếu xạ theo dõi mục tiêu và định hướng mục tiêu trên không, điều khiển tự động bằng thiết bị truyền động lực cho thiết bị phóng khi dẫn bắn đầu đạn tự dẫn đường của tên lửa tới mục tiêu, điều khiển từ xa hoạt động tác chiến của phân đội với một trong số các xe chiến đấu ở chế độ “chỉ huy” hoặc một bảng điều khiển từ xa (300 mét), có khả năng điều khiển tập trung từ đài chỉ huy. Các chỉ số cơ bản về phạm vi tác chiến vẫn duy trì theo các dòng trước.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 04:52:50 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/strela10m3-1.jpg)

Đài ra đa phát hồng ngoại thụ động phát hiện mục tiêu với kamera vô tuyến cấp thấp bảo đảm phát hiện mục tiêu trên không trong điều kiện ngày và đêm trên tầm xa 10 (20)km trong phạm vi giao điểm không ngoại (quang học) hoặc đuổi và theo dõi đồng thời 30 mục tiêu trong số đó. Phụ thuộc vào các điều kiện, có thể sử dụng kênh quan sát hẹp (6x80) hoặc rộng (13x190). Sự quan sát khu vực theo vòng tròn bằng góc tầm và 30 độ theo góc hướng có thể thực hiện trong thời gian 1,2 giây. Hệ thống tính toán kỹ thuật số (bảng chỉ huy và hai khối máy tính) phục vụ cho việc thực hiện tác chiến trong chế độ thường trực và tự động. Ngoài ra, đài còn bảo đảm sự hiển thị thông tin địa lý và chữ số về tình trạng của xe chiến đấu, tình trạng thời tiết và không khí, nhận dữ liệu điều khiển tập trung, trao đổi thông tin giữa các xe chiến đấu, kiểm tra chức năng của chúng và huấn luyện kíp xe. Đài hồng ngoại thụ động phát hiện mục tiêu cùng với hệ thống máy tính kỹ thuật số tăng cường hiệu quả của xe chiến đấu “Gryuza” bằng kết quả phân tích tiếp nhận thông tin điều khiển tập trung với tỷ lệ thời gian thực, phân chia đặc điểm mục tiêu được phát hiện trên bố cảnh nhiễu vô tuyến điện và khả năng chuẩn bị sẵn sàng của xe trước khi phóng tên lửa. Để tấn công mục tiêu, “Gryuza” có thể sử dụng tên lửa kiểu 9M37M1, 9M37MD và 9M333.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 05:01:32 pm
Tổ hợp tên lửa phòng không “Strela-10M4”

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/STRELA103.jpg)

Tổ hợp “Strela-10M4” được thiết kế bởi doanh nghiệp Liên bang “Phòng thiết kế thiết bị chính xác mang tên Nudelman”. Mẫu chính thức được giới thiệu tại triển lãm hang không vũ trụ MAKS-2005 tại thành phố Zhukovski, ngoại ô Moskva. Khả năng chiến đấu của “Strela-10M4” được tăng cường bằng cách lắp trên xe chiến đấu hệ thống quang điện mới với thiết bị quan sát nhiệt, bảo đảm tiếp nhận tổ hợp trong việc chống lại các mục tiêu trên không trong cả ngày lẫn đêm. Khi sử dụng sự chỉ thị mục tiêu bên ngoài, hệ thống quang điện bảo đảm phát hiện mục tiêu và sau đó phá hủy nó bằng các tên lửa trên tầm hoạt động hiệu quả xa nhất.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 05:12:03 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/rd02_5.jpg)

Những điểm đặc biệt quan trọng nhất của xe chiến đấu “Strela-10M4” theo so sánh với các phiên bản nâng cấp khác của tổ hợp, đặc biệt cho những khách hàng có tiềm lực là độ tin cậy trong khai thác sử dụng cao và giá thành thấp. Theo kiến giải của các nhà thiết kế, sự tiếp nhận phiên bản này sẽ tăng cường trực tiếp cho hệ thống phòng không một cách đáng kể. Khí tài mới được chế tạo hoàn toàn trên cơ sở các công nghệ nội địa và các yếu tố hiện đại và là sự phát triển tiếp theo của thiết bị trong tổ hợp tên lửa phòng không Hải quân “Palma”, đã nhận được những đánh giá cao theo kết quả thí nghiệm trung gian. Trong trường hợp thí nghiệm thành công, tổ hợp tên lửa “Strela-M4” thành công, nó có thể được tiếp nhận vào các lực lượng vũ trang quân đội Liên bang Nga.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 06:30:26 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/STRELA102.jpg)

Tổ hợp tên lửa nâng cấp “Strela-10” được giới thiệu năm 2005 tại triển lãm hàng không vũ trụ quốc tên MAKS-2005 bởi Phòng thiết kế “Muromtenlovoz”. Thực chất sự hiện đại hóa cũng như “Strela-10M4”, bao gồm sự bảo đảm chính xác khi tiếp nhận vào nhiệm vụ chống các mục tiêu trên không. Tổ hợp được thiết kế trong hàng loạt sáng kiến theo yêu cầu của khách hàng từ châu Á và Mỹ Latinh. Sự nâng cấp xe chiến đấu 9A35 (9A34) được bố trí trên gầm hiện đại của máy kéo đa năng MT-LBM6M1. Tổ hợp các khí tài lắp trên xe chiến đấu, hàng loạt tính năng nâng cấp sử dụng tổ hợp ban ngày, cho phép sử dụng một cách linh hoạt với thiết bị tấn công đường không của kẻ thù vào ban đêm trong tình trạng thời tiết phức tạp khi tầm quan sát mục tiêu bị hạn chế. Các yếu tố chính là kênh tích hợp thông tin (IIK) trên cơ sơ quan sát hồng ngoại với phạm vi hoạt động 8 – 12mikromet (do doanh nghiệp thuộc Viện nghiên cứu khoa học “Tsiklon” trên cơ sở bảng chữ cái của Pháp chế tạo) và bảo đảm khả năng phát hiện mục tiêu trên không chính xác và các công trình trên bộ trong phạm vi quang học và hồng ngoại, hệ thống đa năng tự động nâng cấp sự mô tả và theo dõi mục tiêu “Okhotnhik-V” (do doanh nghiệp Liên bang của xưởng thiết bị Ryazan thiết kế) và màn hình plazma.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 06:36:19 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/s_10-1_166.jpg)

Thiết bị mới, ngoài ra, còn cho phép theo dõi và tấn công mục tiêu trong bối cảnh mặt trời và chum tia từ sự khởi động của tên lửa, cho phép nâng cao khả năng tác chiến của tên lửa theo sự tấn công mục tiêu trong điều kiện thời tiết phức tạp ngày và đêm. Trong quá trình thử nghiệm trên đường bắn, theo lời các nhà thiết kế, đã nhận được kết quả tốt. Thiết bị mới trên tầm xa 11km bảo đảm phát hiện và theo dõi chặt chẽ mục tiêu dạng trực thăng Mi-8. Cũng với mục tiêu này từ tầm xa 6km có thể phóng tên lửa, còn trong các điều kiện ban đêm, mục tiêu được phát hiện, tấn công và tiêu diệt thành công mục tiêu tốc độ bay tầm thấp “Falanga”.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 22 Tháng Mười Một, 2010, 06:42:30 pm
Tình trạng

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/1146975.jpg)

Tổ hợp “Strela-10” với các biến thể khác nhau được chuyển giao cho hơn 19 quốc gia khác (Algieri, Afganistan, Angola, Bulgari, Croatia, Cuba, Cộng hòa Séc, Hungari, Ấn Độ, Jordani, Lybia, Ba Lan, Cộng hòa Slovakia, Slovenia, Siri, các nước SNG…). “Strela-10” không chỉ một lần được sử dụng trong các cuộc xung đột quân sự tại Cận Đông (năm 1991, vịnh Péc xích) và Châu Phi. Vì tổ hợp này, máy bay tiêm kích – bom “Mirage” của Không quân Nam Phi đã bị bắn rơi ở Angola. Sự đơn giản trong tiếp nhận chiến đấu, hiệu quả và khả năng khai thác sử dụng cao – một trng những nguyên nhân duy trì tổ hợp “Strela-10” trong lực lượng vũ trang các nước khác nhau trong vai trò lực lượng phòng không che chắn trực tiếp cho cấp quân – binh đoàn và các công trình khỏi sự tấn công của các thiết bị tấn công đường không tầm thấp.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 04:37:31 pm
TOR

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/Tor-M1_MAKS.jpg)

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp, có khả năng chống trả mọi loại mục tiêu đường không hiện đại.

Lịch sử chế tạo

Công việc chế tạo tổ hợp tên lửa thế hệ mới 9K330 “Tor” được bắt đầu theo Quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô Viết từ ngày 4 tháng 2 năm 1975, với sự liên hiệp các xí nghiệp trước đó chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không “Osa”. Nhà thiết kế chính của hệ thống phòng không được xác định bởi Viện nghiên cứu khoa học điện cơ thuộc Bộ công nghiệp điện tử (Viện nghiên cứu khoa học số 20 - Ủy ban Quốc gia về vô tuyến điện), tổng công trình sư chịu trách nhiệm thiết kể chung là V.P.Efremov, còn tổng công trình sư phụ trách xe chiến đấu 9A330 – I.M.Drize. Tên lửa do Phòng thiết kế chế tạo xe máy “Fakel” thuộc Bộ công nghiệp Hàng không (trước là Phòng nghiên cứu thí nghiệm số 2 thuộc Ủy ban Quốc gia về kỹ thuật hàng không) thiết kế dưới sự chỉ đạo của Viện sĩ P.D.Grushin.

Song song với việc thiết kế tổ hợp tên lửa phòng không mới dành cho Lục quân (“Tor”), việc chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không đa năng “Kinzhal” trên tàu chiến cũng được triển khai.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 05:01:51 pm
Trong quá trình thí nghiệm (từ tháng 12 năm 1983 đến tháng 12 năm 1984) trên trường bắn Emba đã xác định đượ những tính năng tác chiến và khai thác sử dụng cơ bản của hệ thống. Phạm vi tấn công mục tiêu của hệ thống khi tốc độ mục tiệu đạn 300(700)m/s được giới hạn từ 1,5-12 (15,-5)km theo tầm xa, tầm cao 0,001-6(0,05-4)km và 6(4)km theo tham số vòng. Khi đó, hiệu quả tiêu diệt các loại mục tiêu bằng một tên lửa với sự tính toán của các yếu tố ngẫu nhiên là 0,3-0,77 đối với máy bay, 0,5 – 0,88 với trực thăng và 0,4 – 0,5 với thiết bị bay điều khiển từ xa.

Thời gian phản ứng khi bố trí xe chiến đấu cố định và khi đang di chuyển là 8 - 12 giây, thời gian chuyển sang trạng thái chiến đấu (hành quân) không quá 3 phút, thời gian nạp đủ 8 đạn tên lửa với sự hỗ trợ của xe tải – nạp đạn: 18 phút. Hệ thống phòng thủ của xe chiến đấu “Tor” bảo đảo phù hợp với nhiệm vụ tác chiến và làm giảm một cách đáng kể các tính năng tác chiến của xe khỏi nhiễu và tên lửa chống ra đa.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/ZRK-Tor-M1-4S.jpg)

Theo Quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô Viết ngày 19 tháng 3 năm 1986, hệ thống tên lửa phòng không “Tor” đã được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang. Việc sản xuất quy mô lớn các thiết bị được thực hiện ở xưởng điện cơ khí Izhevsk thuộc Bộ Công nghiệp vô tuyến điện (xe chiến đấu 9A330), xưởng sản xuất xe máy Kirov mang tên Đại hội Đảng lần thứ XX – Bộ Công nghiệp vô tuyến điện và xưởng máy kéo Minsk – Bộ Cơ khí Nông nghiệp (gầm xe bánh xích GM-355).

Hệ thống tên lửa phòng không “Tor” với sự tính toán sử dụng nhằm thay thế cho tổ hợp phòng không “Osa” nhưng vượt trội về hàng loạt thông số kỹ thuật và khả năng tác chiến.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 05:31:46 pm
Nhiệm vụ và các đặc điểm

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/torm1.jpg)

Hệ thống tên lửa phòng không “Tor” (9K330) tầm thấp được sử dụng nhằm chống trả với mọi loại mục tiêu đường không có (và không) người lái cơ động với tốc độ cao, trong đó có vũ khí độ chính xác cao, hoạt động trên các giới hạn tầm cao thấp và trung bình trong bất kỳ điều kiện nhiễu vô tuyến điện, trong mọi tình trạng thời tiết ban ngày cũng như ban đêm.

Tổ hợp trang bị vô tuyến điện tin cậy và hiệu quả với cấp độ tự động hóa tác chiến cao bảo đảm sự đánh giá tự động mức độ nguy hiểm từ các thiết bị trên không của kẻ thù, lựa chọn mục tiêu ưu tiên và tiêu diệt.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 05:32:09 pm
Xe chiến đấu có thể được vận chuyển bằng mọi loại xe vận tải, trong đó có vận tải bằng đường không.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/9k330.jpg)

Thiết bị anten – phóng thống nhất (APU) với khả năng nhìn vòng theo góc tầm được bảo đảm bằng khả năng quay nhanh của tháp pháo với trang bị tới hướng mục tiêu, bám bắt trong chế độ theo dõi tự động và giảm sự quá tải của tên lửa khi nghiêng hướng tới mục tiêu và khởi động động cơ chính.

Trong thành phần xe chiến đấu sử dụng gầm xe bánh xích GM-355 có sức tải lớn và tính cơ động cao, đồng nhất với gầm của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Tunguska”. Gầm xe lắp động cơ dạng chữ V, 12 xi lanh, tốc độ cao, động cơ diezen đa nhiên liệu V-46-2S1 bảo đảm khả năng che chắn một cách trực tiếp cho các đơn vị mà chúng phối thuộc khỏi các cuộc tấn công đường không của mọi loại vũ khí hiện đại có tính cơ động cao trên chiến trường.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 08:08:06 pm
Thành phần

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/Tor.jpg)

Hệ thống bao gồm các khí tài chiến đấu (4 xe chiến đấu, trên mỗi xe 8 tên lửa), các khí tài kỹ thuật và bổ sung.

Xe chiến đấu “Tor” 9A330 (ra đa phát hiện mục tiêu, máy hỏi ra đa định vị trên mặt đất, đài dẫn bắn, máy tính điện tử, tên lửa trong khí tài anten – phóng, thiết bị của hệ thống tự động khởi động, dẫn đường, kiếm tra chức năng…) được giới thiệu là một đơn vị hỏa lực một kênh, có khả năng tự phát hiện các loại mục tiêu trên không khác nhau trong khi đang di chuyển và tiêu diệt chúng bằng các tên lửa với sự dừng ngắn trong mọi hình thức di chuyển tác chiến và khi bố trí cố định trong các điều kiện thời tiết và địa – vật lý.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 08:32:07 pm
Đài (ra đa) phát hiện mục tiêu

Đài phát hiện mục tiêu – đài ra đa định vị xung động kết hợp dải sóng centinmet, có khả năng phát hiện mục tiêu với xác suất 0,6 – 0,8 trên các tầm xa: máy bay: 25 – 27km, thiết bị bay điều khiển từ xa: 9 – 15km, trực tăng trên mặt đất với chong chóng quay (di chuyển): 6 – 7km, trực thăng treo trên không: 13 – 20km và có khả năng “nhảy” từ mặt đất lên độ cao 20 mét: 12km, nhận dạng và đưa các số liệu về chúng. Khi khả năng phát hiện thấp hơn 1,5 – 2 độ theo góc tầm và 4 độ theo góc hướng, 20 mét theo tầm xa, sự sai số cực đại trong việc xác định tọa độ mục tiêu không sai lệnh quá ½ những thông số trên.

Khi đài phát hiện mục tiêu làm việc trong tình trạng nhiễu mạnh, tọa độ mục tiêu trong máy tính điện tử được thực hiện bằng tay. Hệ số chế áp phản xạ từ các phương pháp tại chỗ của tín hiệu trong kênh kỹ thuật số của đài phát hiện mục tiêu không thấm hơn 44dB, còn trong kênh tương tự - 40dB.

Sự phòng thủ của đài khỏi tên lửa chống ra đa được bảo đảm bằng cách phát hiện và tiêu diệt kịp thời các tên lửa.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 08:58:50 pm
Đài dẫn bắn

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/tor-1m1.jpg)

Đài dẫn bắn – đài ra đa định vị kết hợp xung động dải sóng centimet với các thành phần lưới ra đa mạng pha và điều khiển điện tử chùm tia bức xạ theo các góc tọa độ. Đài phục vụ việc tìm kiếm mục tiêu với phạm vi tương ứng 3 độ theo góc tầm và góc hướng 7 độ, sự theo dõi chính xác mục tiêu bằng phương pháp đơn xung theo ba tọa độ với xác xuất 0,5 (0,8) trên tầm xa 23 (20)km, bảo đảm phóng bằng một hoặc hai (với tốc độ 4 giây) tên lửa và truyền lệnh dẫn bắn. Sựu tìm kiếm mục tiêu và truyền lệnh tới thành tên lửa được thực hiện bằng máy phát sóng chung của đài qua lưới anten mạng pha, bảo đảm viêc đồng thời đo tọa độ mục tiêu và dẫn bắn hai tên lửa tới chúng.

Khi khả năng làm việc của đài dẫn bắn dưới 1 độ theo các góc tọa độ và 100 mét theo tầm xa. Sai số tiêu chuẩn tự động theo dõi mục tiêu dạng máy bay – tiêm kích không quá 3 độ theo góc tầm và góc hướng, 7 mét theo tầm xa và 30m/s theo tốc độ. Sai số tiêu chuẩn theo dõi mục tiêu của tên lửa theo các góc tọa độ tương đồng với thống số trên, ngoại trừ tầm xa không quá 2,5 mét.

Đài dẫn bắn có cấp độ phòng thủ cao khỏi các dải nhiễu thụ động và tích cực.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 09:01:48 pm
Hệ thống tính toán kỹ thuật số

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/tor-1m2.jpg)

Hệ thống tính toán kỹ thuật số tốc độ cao phục vụ việc phân tích thông tin của ra đa định vj và lực chọn tín hiệu điều khiển. Hệ thống bảo đảm cấp độ tự động hóa cao của quá trình tác chiến cho mọi hệ thống của xe chiến đấu với sự tiêu tốn thấp nhất và độ chính xác trong các tình trạng đơn giản và phức tạp.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 10:11:59 pm
Tên lửa 9M330

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/9M330-Gauntlet1.jpg)

Tên lửa 9M330 – tên lửa một tầng nhiên liệu rắn phóng thẳng đứng, được thiết kế theo sơ đồ khí động lực “con vịt” với sự chỉ huy hệ thống dẫn bắn và sự nghiêng khí động năng tới mục tiêu sau khi phóng.

Để dẫn bắn và bắn hạ mục tiêu, tên lửa được trang bị thiết bị tự dẫn đường, khối ra đa, hệ thống nguồn điện, đầu đạn nổ - phá mảnh với ngòi nổ vô tuyến linh hoạt và cơ chế an toàn khi sử dụng. Trên bề mặt ngoài thân tên lửa bố trí các anten của ngòi nổ vô tuyến và khối ra đa, đồng thời thiết bị đẩy thuốc phóng. Các cánh lái trong trạng thái hành quân được gấp lại (trên giá bên trái và bên phải, theo hướng bắt chéo nhau), được mở và cố định sau khi khởi động. Sự vận chuyển tên lửa trong xe chiến đấu được thực hiện bằng xe tải – nạp đạn của tổ hợp.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 10:30:39 pm
Tên lửa khởi động một cách trực tiếp từ buồng tên lửa của thiết bị anten – phóng trên xe chiến đấu, trong đó, chúng được bố trí thành 4 tên lửa mỗi bên thành tháp pháo dọc theo trục dọc xe. Thuốc phóng đẩy tên lửa trên độ cao 16 – 21 mét với tốc độ 25m/s, nơi tên lửa nghiêng tới hướng mục tiêu bằng hệ thống khí động năng tới góc phù hợp, độ lớn và hướng được nạp trong chế độ lái tự động của hệ thống dẫn bắn trước khi phóng tên lửa. Động cơ nhiên liệu rắn bắt đầu hoạt động sau khi nghiêng tên lửa và bảo đảm sự bay theo quỹ đạo với tốc độ tối đa 850m/s và khả năng chịu quá tải 30 đơn vị gia tốc.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/9M330-Gauntlet.jpg)

Đầu đạn nổ - phá mảnh với cơ chế bảo quản khi sử dụng và ngòi nổ thích ứng linh động tiêu diệt mục tiêu bằng các nguyên tố nặng gây cháy năng lượng cao với sức phá hủy lớn tạo ra khi bị kích nổ. Ngòi nổ vô tuyến kích nổ đầu đạn với sự tính toán tốc độ và độ bay cao của mục tiêu bị tiêu diệt, xác định cấu hình của phạm vi mảnh nổ và hướng hoạt động để đạt tới xác suất tiêu diệt mục tiêu cao nhất. Khi bắn mục tiêu bay trên độ cao 10 – 40 mét, ngòi nổ theo tín hiệu từ mục tiêu. Trong các trường hợp, khi hệ thống dẫn bắn không “nắm” được tên lửa, lỗi trong quá trình dẫn bắn hoặc ngòi nổ không kích nổ gần mục tiêu, tên lửa sẽ tự hủy.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 23 Tháng Mười Một, 2010, 10:36:42 pm
Lệnh dẫn bắn của tên lửa được bắt đầu từ khoảng cách 250 mét và kết thúc tại thời điểm gặp mục tiêu.

Khối lượng tên lửa 9M330 (đầu đạn) không quá 165(14,8)kg với chiều dài và đường kính thân lớn tương ứng với 2898mm và 235mm.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/9M334.jpg)

Thiết bị anten – phóng phục vụ cho việc bố trí các anten của đài phát hiện mục tiêu và đài dẫn bắn, 8 tên lửa 9M330 không có các thùng vận tải trong thiết bị phóng, sự vận chuyển và phóng đứng được thực hiện trực tiếp từ tháp pháo.

Kíp xe chiến đấu 9A330 “Tor” – trưởng xe, trắc thủ và lái xe – kỹ thuật viên.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 04:50:42 pm
Các phiên bản nâng cấp và quá trình sử dụng

Tổ hợp tên lửa phòng không “Tor-M1” (9K331)

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/Tor-M1-5S.jpg)

Tổ hợp “Tor-M1” (9K331) – phiên bản nâng cấp được thiết kế năm 1989 và tiếp nhận vào lực lượng vũ trang năm 1991.

Theo các kết quả thí nghiệm, hệ thống tên lửa phòng không “Tor-M1” bảo đảm tấn công 2 máy bay hoạt động với tốc độ 300(700)m/s trong khu vực 1,5 – 6 (5)km theo tầm xa, tầm cao: 0,01 (0,05) – 6(4)km và 6(4)km theo tham số nhìn vòng. Theo so sánh với hệ thống tên lửa phòng không “Tor”, xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng một tên lửa 9M331 đã được tăng lên đang kêos: với tên lửa có cánh dạng ALCM, tăng từ 0,45 – 0,95 lên 0,56 – 0,99; thiết bị bay điều khiển từ xa kiểu DGM: từ 0,86 – 0,95 lên 0,93 – 0,97, máy bay loại F-15: từ 0,26 – 0,75 lên 0,45 – 0,80 và trực thăng mẫy “Hughe Kobra”: từ 0,50 – 0,68 lên 0,62 – 0,75. Thời gian phản ứng với trận địa được chuẩn bị cho tới khi bắn được giảm xuống (từ 8,7 xuống 7,4 giây) và quãng dừng ngắn (từ 10,7 còn 9,7 giây) của khu vực tấn công mục tiêu và hiệu quả hoạt động tấn công 2 mục tiêu của “Tor-M1” thực thế tương đương với hệ thống tên lửa “Tor” tấn công một mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 04:57:15 pm
Thành phần

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/ZRK-Tor-M1.jpg)

Các khí tài chiến đấu (4 xe chiến đấu 9A331, modun tên lửa 9M334 (mỗi xe chiến đấu mang 8 tên lửa) và trạm chỉ huy đại đội thống nhất (UBKP) “Ranzhir 9S737), các khí tài bảo đảm kỹ thuật và phục vụ cho hệ thống phòng không (bổ sung thêm thiết bị huấn luyện dành cho kíp xe, còn và tải – nạp đạn và xe vận tải được hoàn thiện cho việc sử dụng tên lửa dạng modun).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 06:12:31 pm
Xe chiến đấu 9M331 khác với xe chiến đấu 9A330:

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/pic2.jpg)

+ hệ thống máy tính kỹ thuật số mới tăng cường tốc độ tính toán, bảo đảm hai kênh mục tiêu, sự phòng thủ khỏi sự chiếu xạ phức tạp  và nâng cấp khả năng kiểm tra sự chuẩn bị sẵn sàng tác chiến

+ trang bị trong thành phần đài phát hiện mục tiêu hệ thống kỹ thuật số ba kênh xử lý dữ liệu, tăng cường hiệu quả chế áp nhiễu thụ động (bằng phương pháp tại chỗ và có chủ định) mà không cần phân tích bổ sung về tình trạng nhiễu, lắp trong máy thu thiết bị chuyển mạch tự động lọc tiếng ồn nhằm tăng hiệu quả tương tích điện từ và đài chống nhiễu, bộ khuyếch đại mới của thiết bị đầu vào trong máy thu, dạng tín hiệu thăm dò mới (bảo đảm phát hiện và theo dõi trực thăng treo trong chế độ tự động), tự động theo dõi theo góc hướng – tăng cường độ chính xác khi theo dõi mục tiêu tầm thấp

+ hiển thị mệnh lệnh trên cơ sở bảng điều khiển plazma và bằng thiết bị phối hợp với trạm chỉ huy đại đội thống nhất “Ranzhir”

+ thước ngắm vô tuyến quang học ngày và đêm


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 06:19:36 pm
Modul tên lửa 9M334

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/IMG_2420.jpg)

Modul tên lửa 9M334 được sử dụng nhằm bảo quản, vận chuyển và phóng tên lửa. Được giới thiệu là sự kết hợp của thùng phóng – vận tải 9Ya281 từ hợp kim nhôm và 4 tên lửa 9M331 (9M330) khối lượng 936kg. Modul được bảo quản trong các túi và có thể được vận chuyển bằng xe tải (2 túi – 4 modul) và xe tải – nạp đạn (2 túi – 2 modul). Sự nạp đạn vào xe chiến đấu bằng một modul được thực hiện qua xe tải – nạp đạn trong thời gian 25 phút.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 06:25:41 pm
Thiết bị tên lửa phòng không 9M331

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/9M331.jpg)

Tên lửa 9M331 được đồng nhất hóa hoàn toàn với tên lửa 9M330 và có thể sử dụng trong hệ thống phòng không “Tor”, “Tor-M1” và tổ hợp tên lửa phòng không trên tàu chiến “Kinzhal”. Khác biệt trong sự tương động ở bộ phận đầu đạn với tính năng gây cháy được tăng cường. Sự khởi động tên lửa được thực hiện bằng cách phá hủy nóc bằng chất dẻo xốp của thùng phóng – vận tả khi rời khỏi thùng. Còn quá trình bay tới mục tiêu tương tự với hành trình bay của hệ thống tên lửa “Tor”.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 06:36:55 pm
Khung gầm xe vận tải bánh xích GM-5955

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/IMG_2211.jpg)

Khung gầm xe vận tải GM-5955 được sử dụng nhằm thay thế khung gầm GM9355 và với khối lượng riêng 27 tấn chịu được tải trọng giới hạn 11,5 tấn và bảo đảm cơ động xe chiến đấu với tốc độ 65km/h. Tầm hoạt động với nhiên liệu của xe chiến đấu: trên 500km. Trên gầm xe mới lắp động cơ dizen đa nhiên liệu làm mát bằng chất lỏng với ba cấp độ công suất với các giới hạn 710 – 840 sức ngựa có tốc độ quay 2000 vòng/phút. Áp suất riêng trung bình lên mặt đất của xe chiến đấu trên gầm GM-5955 không quá 0,8kg/cm2, độ cách đất: 450mm với chiều cao cơ sở 5055mm. Xe được trang bị hệ thống vi xử lý chẩn đoán và chuyển đổi tự động bộ truyền động


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 06:51:43 pm
Trạm chỉ huy đại đội thống nhất “Ranzhir” 9S737

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/9S737-Ranzhir.jpg)

Trạm chỉ huy đại đội thống nhất 9S737 trong chế độ tự động cho phép điều khiển hoạt động chiến đấu tự động của phân đội hỏa lực (đại đội phòng không), được trang bị trên xe chiến đấu “Tor” với các biến thể khác nhau, đồng thời “Strela-10M3”, tổ hợp tên lửa phòng không “Tunguska” và tên lửa phòng không xách tay “Igla” theo cách truyền tải thông tin chỉ thị mục tiêu cho các phân đội hỏa lực và phân bố các mục tiêu cho phân đội, giao nhiệm vụ và kiểm tra hoạt động thực hiện tác chiến. Việc thực hiện những khả năng này có thể được khi trang bị đài chỉ huy kỹ thuật cấp cao tương thích với trạm chỉ huy đại đội thống nhất “Ranzhir” bằng các thiết bị điều khiển.

Đài chỉ huy đại đội thống nhất được bố trí trên gầm xe bọc thép đa chức năng cơ động và có khả năng bơi (MT-Lbu), bảo đảm: tiếp nhận - phản hồi tự động các thông tin về tình trạng không trung và mệnh lệnh của đài chỉ huy cấp cao hơn, đồng thời các tọa độ của mục tiêu từ đài ra đa định vị 9S81M hoặc P-19; lựa chọn tự động sự chỉ thị mục tiêu đã được tiếp nhận và truyền tới xe chiến đấu thông tin chỉ thị mục tiêu hiện tại, ngăn cản (cấm) việc bắn tên lửa và lệnh điều khiển; tự động tiếp nhận sự điều khiển xe chiến đấu, tiếp nhận và phản hồi trên bảng thông tin về vị trí, tình trạng và sự sẵn sàng chiến đấu của chúng, đồng thời tình trạng trên không; tự động nạp vào máy tính điện tử các thông số về vị trí bố trí và tham số vòng khu vực tác chiến hiệu quả của xe chiến đấu.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 07:00:48 pm
Trạm chỉ huy đại đội thống nhất 9S737 có thể đồng thời tiếp nhận, phản hồi, lập trình và tự động xác định thông tin về 24 và 16 mục tiêu trên không, được truyền tải trong dạng kỹ thuật số từ đài chỉ huy cấp cao hơn và xe chiến đấu điều khiển đại đội. Khi cần thiết, việc tác chiến có thể được thực hiện với bản vẽ tình trạng trên không và bản đồ địa hình trong chế độ bằng tay.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/img_7_4573_0.jpg)

Thông tin về tình trạng trên không được hiển thị trên bản đồ trong tỉ lệ từ 12 đến 100km2 trong dạng các điểm với các mục tiêu được định hình (dấu hiệu quốc gia sở hữu và số của mục tiêu). Ngoài ra, trên màn hình còn hiển thị vị trí của đài chỉ huy cấp cao hơn, đài ra đa định vị và khu vực hoạt động hiệu quả của xe chiến đấu.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 07:09:10 pm
Để bảo đảm tốc độ cập nhật dữ liệu cao (1 giây) giữa đài chỉ huy đại đội thống nhất và xe chiến đấu điều khiển phân đội, với một trong số chúng được lắp mạng thông tin liên lạc một cách thường xuyên và với ba xe khác – liên kết trong mạng với sự phân phối thông tin hiện tại. Trong thành phần trao đổi thông tin giữa xe chiến đấu và đài chỉ huy đại đội thống nhất bao gồm thông số phân phối mục tiêu, sự chỉ thị mục tiêu, khi cần thiết có lệnh ngăn cản (cấm) bắn. Đài chỉ huy đại đội thống nhất có thể làm việc trong chế độ tự động (cơ sở) hoặc bằng tay.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/9s737.jpg)

Kíp làm việc của đài chỉ huy đại đội thống nhất: 4 người. Thời gian triển khai và sẵn sàng làm việc từ trạng thái hành quân không quá 6 phút.

Xe bảo đảm kỹ thuật: xe vận tải – nạp đạn, xe tải và xe bảo đảm kỹ thuật có số người trong kíp xe tương ứng: 2, 2 và 3.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 07:26:59 pm
“Tor-M1T”

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/pic4.jpg)
Tor-M1TA

“Tor-M1T” được chế tạo theo tính toán khả năng của các điều khiện khai thác sử dụng, yêu cầu của khách hàng và có thể được lắp dưới dạng gầm xe tự hành hoặc xe kéo, đồng thời cả phiên bản cố định. Với sự duy trì các tính năng cơ bản và hiệu quả chiến đấu, những phiên bản này khác với nguyên mẫu trên gầm xích về thiết kế modul rơ-moóc (các thành phần thiết bị có thể thay thế lẫn nhau). Trong modul (phần) đầu tiên (thiết bị cabin) bố trí thiết bị vô tuyến điện nhằm phục vụ kíp chiến đấu, trong modul thứ hai – thiết bị anten – phóng trên rơ moóc bánh hơn. Sự khác biệt bên ngoài của các phiên bản này:

+ phiên bản tự hành “Tor-M1TA” bố trí trên xe hơi (thiết bị cabin) với rơ moóc (thiết bị anten – phóng)

+ phiên bản xe kéo “Tor-M1TB” – thiết bị ca bin và thiết bị anten – phóng được bố trí trên hai rơ-moóc kéo bánh hơi dạng SMZ-782B và ChMZAP-8335.5

+ phiên bản cố định “Tor-M1TS” – toàn bộ các phần tử của hệ thống được bố trí trên các modul thùng theo dạng thiết kế đặc biệt, lắp trên mặt đất.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 07:46:38 pm
Gầm bánh hơi và sự bố trí trên hai đơn vị vận tải có khối lượng chung 35 tấn bảo đảm khả năng di chuyển của xe hơi và dạng xe kéo của hệ thống tên lửa phòng không “Tor-M1T” trên đường nhựa mà không cần che bạt bảo vệ, đồng thời qua cầu và máng dẫn nước với tải trọng quá tải cho phép. Sự bố trí hệ thống “Tor-M1T” trên hai kiểu modul (cabin và thiết bị anten – phóng) được nối với nhau bằng các dây cáp, mở rộng phạm vi của hệ thống, giải quyết các vấn đề về sự phụ thuộc vào tình trạng và độ an toàn của mỗi thành phần một cách riêng biệt, đặc biệt quan trọng trong các điều kiện phải hứng chịu các loại nhiễu vô tuyến điện của kẻ thù và tên lửa chống ra đa loại XAPM trên diện rộng.

“Tor-M1TA” và “Tor-M1TB” có thể được lắp trên gầm xe bánh hơi nội địa hoặc nước ngoài. Với thời gian sẵn sàng chiến đấu tăng lên 8 – 15 phút, giá thành của tổ hợp được giảm xuống. Đồng thời xuất hiện khả năng lựa chọn phiên bản cần thiết bảo đảm sự vừa ý theo yêu cầu của những khác hàng khác nhau.

Những khách hàng tiềm năng có thể lưu ý tới phiên bản hệ thống cố định “Tor-M1S” có những khả năng tác chiến cao trong việc chống lại các mẫu thiết bị tấn công đường không khác nhau và vũ khí có độ chính xác cao, có giá thành tương đối rẻ và khả năng di dời nhanh chóng tới vị trí khác. Đây là điểm ưu dành cho hệ thống phòng không có thể bao phủ các công trình cố định quan trọng. Thêm một khía cạnh khác hấp dẫn những khách hàng tiềm năng là khả năng lắp đặt tương thích của hệ thống này lên gầm xe lắp đài chỉ huy đại đội thống nhất “Ranzhir-MK”.

Bằng hình thực này, với giá thành thấp của hệ thống “Tor-M1T” và khả năng sử dụng chúng trong các điều kiện mạng giao thông đường xá phát triển dành cho xe hơi và vận chuyển bằng đường không với tải trọng giới hạn, đồng thời các biến thể nhiều dạng khác nhau của hệ thống, trong sự khác biệt với nguyên mẫu trên gầm xích, mở rộng khả năng lựa chọn của khách hàng đối với các phiên bản phù hợp với nhiệm vụ và giá cả cũng như nhiều nguyên nhân khác.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 06:05:02 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/pic3_1.jpg)

Phiên bản hiện đại hóa xe chiến đấu “Tor-M1” đã được giới thiệu trong triển lãm hàng không quốc tế MAKS-2005. Xe chiến đấu mới khác biệt ở sự mở rộng phạm vi hoạt động hiệu quả tiêu diệt mục tiêu trên không, hoạt động với tốc độ 600m/s trên tầm xa 8 – 10km và có thể bắn đuổi theo mục tiêu bay với tốc độ 420km/h trên độ 8km. Sự xuất hiện của chế độ tác chiến mớ “Zveno” cho phép 1 tên lửa nhận thông tin về 10 mục tiêu từ các xe khác khi ra đa định vị của chúng phát hiện mục tiêu trong các góc quét khác nhau. Hệ thống tính toán của xe chiến đấu có khả năng xử lý thông tin và phân phối sự chỉ thị mục tiêu về tình trạng không trung trong phạm vi góc 0 – 64 độ, còn đài dẫn bắn – bảo đảm tấn công bất kỳ mục tiêu nào trong phạm vị 0 – 85 độ theo góc hướng. Ngoài ra, xe chiến đấu “Tor-M1” hiện đại hóa có khả năng kháng nhiễu cao khỏi các loại nhiễu vô tuyến điện do kết quả lắp đặt các khí tài quang điện hiệu quả, có khả năng tự động và phối hợp với ra đa định vị theo dõi mục tiêu trong chế độ tự động.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 06:16:40 pm
Tình trạng

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/sa15torm1.jpg)

Các yêu cầu về hệ thống tên lửa phòng không “Tor” vẫn được quan tâm. Ngoài Hy Lạp (31 xe chiến đấu, 8 đài chỉ huy cấp đại đội thống nhất), Trung Quốc (27 xe chiến đấu) và Iran (29 xe chiến đấu), hệ thống này còn thu hút được sự chú ý của nhiều quốc gia khác.

Tới thời điểm này, những công việc tích cực nhằm tăng cường khả năng tác chiến đang được thực hiện trên các hệ thống phòng không “Tor-M1” và thiết kế “Tor-M2” trong khuôn khổ khái niệm chế tạo vũ khí phòng không thế hệ mới.

Hệ thống tên lửa phòng không “Tor” và “Tor-M1” – không có các hệ thống tương tự trên thế giới – không chỉ một lần trình diễn khả năng chiến đấu cao trong quá trình huấn luyện và bắn đạn thật, trong đó, trong các triển lãm trang hiện đại trong hàng loạt các nước. Đây là một trong những nguyên nhân chính tăng cường sự hấp dẫn của hệ thống này với nhiều quốc gia nước ngoài.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 06:28:40 pm
S-400

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/_SA-21.jpg)

Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 “Triumf” được sử dụng nhằm thay thế tổ hợp phòng không S-300 và S-200, được nâng cao hiệu quả khi chống trả với các loại mục tiêu bay mới, được thiết kế với sự sử dụng công nghệ Stealth, tên lửa có cánh kích thước nhỏ, đồng thời tên lửa đạn đạo có bán kính hoạt động không quá 3500km và tốc độ bay không quá 4,8km/s. Trong các mục đích bảo đảm tính liên tục và giảm sự tiêu phí, khi thiết kế trong tổ hợp mới sử dụng một số nguyên tố được tiếp nhận trên các mẫu cuối cùng của dòng tên lửa phòng không S-300. Thiết bị phóng của tổ hợp tên lửa phòng không S-400 tương đồng với thiết bị phóng 5P85T của tổ hợp S-300PMU. Trong phiên bản cơ sở của tổ hợp tên lửa phòng không S-400, cấu trúc của tổ hợp S-300 vẫn được duy trì, bao gồm đài ra đa định vị đa chức năng, thiết bị phóng, các khí tài tự động phát hiện và chỉ thị mục tiêu. Cùng với đó, tổ hợp các thiết bị điều khiển mới bảo đảm số lượng lớn kênh mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 06:44:18 pm
Khi chế tạo hệ thống tên lửa phòng không, bên đặt hàng và những nhà thiết kế đã bắt đầu từ những xu thế phát triển sau của các khí tài tấn công đường không – vũ trụ (SVKN), được xác định bởi các tổ chức chuyên viên thuộc Bộ Quốc phòng Nga:

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/S-400_Triumf_SAM.jpg)

+ triển khai ở phạm vi thấp và giới hạn độ bay cao thấp trong khu vực hoạt động hiệu quả của các khí tài phòng không

+ giảm thiểu đáng kể khả năng bị phát hiện bằng kết quả sử dụng công nghệ “Stealth” trên hệ thống

+ sự phát triển số lượng thiết bị tấn công đường không trong các khu vực hoạt động của khí tài phòng không bằng kết quả tiếp nhận các thiết bị bay không người lái

+ trang bị toàn bộ các thiết bị trong các cuộc tấn công bằng khí tài chế áp vô tuyến điện hiệu quả cao

+ tiếp nhận các loại vũ khí có độ chính xác cao

+ mở rộng sản xuất và tiếp nhận vào lực lượng vũ trang các tên lửa phi chiến lược mà ưu tiên hàng đầu là tên lửa chiến thuật, chiến dịch – chiến thuật, đồng thời triển khai sản xuất các loạt tên lửa tầm trung ở các quốc gia khác nhau.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 06:56:03 pm
Trong hệ thống tên lửa phòng không đã áp dụng những nguyên tắc thiết kế cơ bản sau:

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/S-400-Triumf.jpg)

+ mở rộng thiết kế hệ thống (khả năng tăng cường sức chiến đấu) khi thiết kế các khí tài hệ thống dạng modul

+ các hệ thống đa chức năng và khả năng chế tại trên cơ sở khí tài của hệ thống các phần tử trong hệ thống phòng không ở các cấp độ khác nhau

+ khả năng sử dụng khí tài của hệ thống khi phòng thủ các công trình hành chính – công nghiệp, cũng như bảo vệ cho các cụm quân của Lực lượng vũ trang

+ khả năng bố trí các thiết bị hỏa lực của hệ thống trên tàu Hải quân

+ khả năng sử dụng cơ số đạn tên lửa phòng không điều khiển đang được khai thác sử dụng trong các quân binh chủng

+ khả năng cơ động và vận chuyển các khí tài của hệ thống cao

+ hiệu quả hoạt động các khí tài của hệ thống cao trong các điều kiện hỏa lực và trấn áp điện tử

Theo sự tương ứng với những nguyên tắc thiết kế này, tổ hợp tên lửa phòng không được chế tạo trong những phiên bản khác nhau (biến thể)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 07:06:49 pm
Trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không “Triumf” bao gồm:

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/s-400-battery.jpg)

1. Các khí tài điều khiển 30K6E trong thành phần có: trạm điều khiển tác chiến (PBU) 55K6E, tổ hợp ra đa định vị (RLK) 91N6E

2. Sáu (6) tổ hợp tên lửa phòng không 98Zh6E, mỗi tổ hợp có: đài ra đa định vị đa chức năng (MRLS) 92N6E, 12 xe (thiết bị) phóng – vận tải (TPU) kiểu 5P85SE2, 5P85TE2 với khả năng bố trí trên mỗi xe 4 tên lửa 48N6E3, 48N6E2

3. Cơ số đạn tên lửa phòng không điều khiển (thiết kế phần cứng và phần mềm cho tổ hợp tên lửa phòng không 98Zh6E cho phép sử dụng các tên lửa 48N6E3, 48N6E2, đồng thời có thể tiếp nhận tên lửa phòng không 48N6E)

4. Tổ hợp các khí tài bảo đảm kỹ thuật của hệ thống 30Ts6E

Toàn bộ các khí tài chiến đấu của hệ thống tên lửa được bố trí trên gầm xe bánh hơi tự hành có khả năng cơ động cao, có hệ thống nguồn tiếp điện tự động thiết kế chìm, định hướng, định dạng địa hình, thông tin liên lạc và bảo đảm cuộc sống. Để bảo đảm thời gian hoạt động liên tục kéo dài, các thiết bị của hệ thống được cung cấp nguồn điện từ các thiệt bị dự trữ điện (nguồn điện) bên ngoài.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 07:18:01 pm
Hệ thống được dự kiến có thể sử dụng trong các công trình kỹ thuật chuyên ngành với sự rút bỏ các thùng thiết bị của đài ra đa định vị đa năng, trạm điều khiển tác chiến, tổ hợp ra đa định vị với gầm xe tự hành.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/s400_triumph_l6.jpg)

Hình thức liên lạc cơ bản giữa các khí tài của hệ thống – liên lạc vô tuyến. Sự thông tin liên lạc được bảo đảm theo đường dây và các kênh liên lạc điện thoại tiêu chuẩn.

Trong thành phần của hệ thống có thể bao gồm máy chuyển, tiếp phát thông tin bằng giọng nói hoặc mã hóa vô tuyến để bảo đảm khoảng cách liên lạc của đài điều khiển tác chiến 55K6 và tổ hợp tên lửa phòng không 98Zh6E trên tầm xa 100km, đồng thời vận chuyển tháp 40V6MR để nâng trạm anten của ra đa định vị đa chức năng 92N6E khi thực hiện hoạt động tác chiến trong điều kiện rừng rậm hoặc vị trí địa lý không thuận lợi.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 07:27:00 pm
Các tính năng kỹ - chiến thuật cơ bản của hệ thống tên lửa phòng không “Triumf”: chu vi khu vực phòng thủ khỏi các cuộc tấn công của các thiết bị đường không khác nhau được xác định tương ứng với phạm vi hoạt động hiệu quả của hệ thống “Triumf”, số lượng tổ hợp tên lửa trong thành phần hệ thống và sự bố trí tương quan của chúng tại vị trí.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/S-400_Russia_004.jpg)

Ra đa định vị phát hiện mục tiêu dạng nhìn vòng kiểu 64N6, quan sát hình quạt kiểu 76N6 và đài ra đa định vị mới với tầm xa phát hiện mục tiêu khoảng 600km. Ra đa định vị điều khiển đa chức năng và dẫn bắn kiểu 36N6. Ra đa phát hiện mục tiêu 64N6.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 07:33:37 pm
Khí tài điều khiển kiểu 83M6 trong thành phần bao gồm tổ hợp máy tính dòng “Elbrus”. Tổ hợp máy tính mới có khả năng, sau khi nhận số liệu từ đài ra đa định vị, xác định dạng và tính năng của mục tiêu, sau đó phân tích các nhóm những mục tiêu nguy hiểm nhất và phân phối theo mức độ quan trọng.

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/S-400-Battery-Components.jpg)

Các thiết bị phóng trong số từ 8 đến 12 xe mẫu 5P85S và 5P85T đồng thời được sử dụng trong tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU.

Các tên lửa phòng không 48N6E và 48N6E2 đang được sử dụng trong tổ hợp phòng không S-300PMU, đồng thời các tên lửa 9M96E và 9M96E2 và tên lửa có tầm bắn cực lớn với các chỉ số không xác định được thiết kể bởi Phòng thiết kế chế tạo cơ khí “Fakel” (Tổng công trình sư V.Svetlov).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 09:48:56 pm
Các khí tài điều khiển 30K6E được sử dụng:

1. Điều khiển hoạt động chiến đấu của các khí tài hỏa lực:

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/c400.jpg)

+ tổ hợp tên lửa phòng không 98Zh6E của hệ thống “Triumf”

+ tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-2

+ tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU-1

+ hệ thống phòng không “Favorit” (hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2) qua đài điều khiển 83M6E2, hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 qua đài điều khiển 83M6E

+ hệ thống tên lửa phòng không “Tor-M1” qua đài chỉ huy đại đội (BKP) “Ranzhir-M”

+ tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Pantshir-S” qua xe chiến đấu chỉ huy hoặc qua đài chỉ huy đại đội

+ hệ thống phòng không của nước ngoài – khi thực hiện các hoạt động bổ sung theo sự phối kết hợp thông tin kỹ thuật của đài điều khiển 30K6E


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 10:05:22 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/5P85TE2-TEL-Deployed-1S.jpg)

2. Sự tiếp nhận thông tin chiếu xạ từ khí tài ra đa định vị:

+ cung cấp bố sung từ tổ hợp ra đa định vị 91N6E

+ đài ra đa định vị với rãnh chiếu xạ dạng phát hiện mục tiêu ở mọi độ cao 96L6E, “Protivnhik-GE”, “Gamma-DE”

3. Bảo đảm sự tác động:

+ với các đài chỉ huy cấp cao hơn (VKP) mẫu “Baikal-E”… do Nga sản xuất

+ với các đài điều khiển 30K6E, 83M6E, 83M6E2 lân cận

+ với các đài chỉ huy kiểm soát kiểu “Polyana-D4M1”

+ các trạm chỉ huy khống chế máy bay tiêm kích hạng nặng do Nga sản xuất.

Khi bố trí trong hình thức xuất khẩu theo sự đồng thuận với khách hàng, với mục đích liên kết với hệ thống phòng thủ của quốc gia khác, các thiết kế bổ sung hoàn thiện đài điều khiển 30K6E được thực hiện theo sự liên kết thông tin kỹ thuật với các khí tài phòng không của nước ngoài.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 10:37:39 pm
Trạm điều khiển tác chiến 55K6E

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/Command-Post.jpg)

Trạm điều khiển tác chiến 55K6E được sử dụng dành cho hoạt động điều khiển tác chiến tự động hóa cho hệ thống phòng không trên cơ sở cá thông tin thu được từ đài hoặc từ các nguồn cung cấp và liên quan khác.

Trạm điều khiển tác chiến khi điều khiển hoạt động tác chiến của các thiết bị hỏa lực bảo đảm:

+ thiết lập và cung cấp lệnh đưa các khí tài và trạng thái sẵn sàng chiến đấu (BG) và biểu hiện các báo cáo theo chiều ngược lại theo khả năng sẵn sàng chiến đấu

+ điều khiển các chế độ hoạt động của tổ hợp ra đa định vị 91H6E, trong đó có chế độ nhận dạng quốc gia sở hữu mục tiêu

+ tiếp nhận, thiết lập và phản hồi thông tin của đài ra đa định vị từ các tổ hợp và hệ thống tên lửa phòng không điều khiển, đồng thời thông tin từ các trạm chỉ huy cấp cao hơn, các đài điều khiển lân cận, các khí tài ra đa định vị trên chiến trường

+ giải quyết nhiệm vụ xác định tầm xa cho tới thiết bị rải nhiễu tích cực theo thông tin định vị, xuất hiện từ tổ hợp ra đa định vị 91N6E, và ra đa định vị của tổ hợp (hệ thống) tên lửa phòng không

+ lựa chọn mục tiêu cần tiêu diệt, phân bố mục tiêu theo tổ hợp và hệ thống tên lửa phòng không, cung cấp sự điều khiển tập trung tới tổ hợp tên lửa phòng không (hệ thống tên lửa, pháo – tên lửa phòng không)

+ điều khiển vị trí phạm vi tác chiến của tổ hợp tên lửa phòng không (hệ thống tên lửa, pháo – tên lửa phòng không)

+ điều khiển hoạt động tác chiến và sự tương tác qua lại giữa các tổ hợp tên lửa phòng không (hệ thống tên lửa, pháo – tên lửa phòng không)

+ thực hiện huấn luyện tự động và phối hợp với tổ hợp (hệ thống) tên lửa phòng không của mỗi cá nhân trong kíp chiến đấu

+ truyền tải tới đài chỉ huy cao cấp thông tin về mục tiêu, về tình trạng tác chiến và hoạt động tác chiến của tổ hợp (hệ thống) tên lửa phòng không, tiếp nhận và xử lý các thông tin quản lý từ các đài chỉ huy cấp cao hơn

+ hoạt động tương tác với các trạm điều khiển và trạm chỉ huy của các khí tài ra đa định vị lân cận, từ ra đa định vị với rãnh thoát chiếu xạ

+ tiếp nhận và phản hồi thông tin của ra đa định vị từ các ra đa trinh sát

+ chỉnh lý tài liệu các hoạt động tác chiến của đài điều khiển 30K6E và tổ hợp (hệ thống) tên lửa phòng không trong quá trình hoạt động chiến đấu hoặc huấn luyện, tái hiện thông tin đã được ghi lại trong tỷ lệ thực của thời gian trên các bàn làm việc và màn hình hiển thị, đồng thời phân tách, chọn lọc và ghi lại những kết quả tổng kết hoạt động chiến đấu hoặc huấn luyện.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Một, 2010, 10:47:05 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/010_5p85te_03.jpg)

Trạm điều khiển chiến đấu 55K6E có các trang bị hiện đại: tổ hợp tính toán kỹ thuật số “Elburs-90 mikro”, thiết bị tổ hợp các khí tài truyền tải số liệu, thiết bị thông tin liên lạc hệ thống nội bộ bằng giọng nói và mã hóa vô tuyến, thiết bị liên lạc vô tuyến với tổ hợp ra đa định vị 91N6E, thiết bị liên lạc loa, hệ thống dẫn đường hành quân xác định vị trí địa lý và định hướng.

Trong trạm điều khiển tác chiến 55K6E bố trí 5 chỗ ngồi làm việc đồng nhất, trong đó:

+ chỉ huy hệ thống tên lửa phòng không

+ quan trắc viên kiểm tra tình trạng trên không

+ hai chỗ ngồi dành cho trắc thủ điều khiển các thiết bị hỏa lực

+ chỗ làm việc của nhân viên bảo đảm kỹ thuật chiến đấu.

Trên các chỗ làm việc sử dụng màn hình màu tinh thể lỏng đa chức năng 18 inch.

Các đặc điểm kích thước độ lớn của trạm điều khiển tác chiến 55K6E nhỏ gấp 2 lần trạm điều khiển tác chiến tương tự của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 12:36:48 pm
Tổ hợp ra đa định vị 91N6E

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/1267184079_rrrryorrrryo-4.jpg)

Tổ hợp ra đa định vị 91N6E được sử dụng nhằm bảo đảm thông tin ra đa định vị của trạm điều khiển tác chiến và phải bảo đảm:

+ phát hiện và theo dõi mục tiêu khí động lực và đạn đạo

+ xác định quốc gia sở hữu mục tiêu

+ xác định hướng phương vị tới các thiết bị rải nhiễu tích cực

Để mô phỏng cao nhất gần tình trang trên không, trong tổ hợp ra đa định vị đã thực hiện những chế độ quan sát nhìn vòng và hình quạt khác nhau, trong đó có việc ngừng dẫn động quay cho anten và nghiêng lưới ra đa mạng pha. Để sử dụng năng lượng hiệu quả, trong tổ hợp ra đa tiếp nhận lưới ra đa mạng pha hai mặt dạng chuyển tiếp với sự quét tia trong hai mặt phẳng.

Để bảo đảm khả năng kháng nhiễu, trong tổ hợp ra đa 91N6E sử dụng sự phân tích tình trạng nhiễu, điều chỉnh các tần số điện tử từ xung động tới xung động, thực hiện các chế độ có tiềm năng cao đặc biệt quan sát không gian hình quạt.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 12:43:07 pm
Tổ hợp tên lửa phòng không 98Zh6E

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/79444290.jpg)

Tổ hợp tên lửa 98Zh6E bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cũng như điều khiển từ đài điều khiển 30K6E, cũng như thực hiện khả năng tác chiến tự động. Việc tác chiến tự động của tổ hợp 98Zh6E của hệ thống “Triumf” được bảo đảm theo kết quả tìm kiếm mục tiêu của đài ra đa định vị đa chức năng 92N6E trong khu vực quản lý, đồng thời theo các số liệu, nhận được từ đài ra đa định vị với kênh chiếu xạ, bổ sung cho tổ hợp tên lửa phòng không 98Zh6E.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 12:55:31 pm
Đài ra đa định vị đa chức năng 92N6E

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/020_92n2e_17.jpg)

Đài ra đa định vị đa năng 92N6E giải quyết các nhiệm vụ sau:

+ tìm kiếm mục tiêu theo sự điều khiển tập trung hoặc tự động, bám bắt và tự động theo dõi mục tiêu, trong đó có các điều kiện tác động của nhiễu tích cực và thụ động, tình trạng thời tiết phức tạp và phản xạ từ các phương tiện tại chỗ

+ kiểm tra quốc gia sở hữu mục tiêu bị theo dõi

+ lựa chọn mục tiêu tấn công, quyết định nhiệm vụ phóng tự động, sắp xếp, bố khí sự chuẩn bị, phóng, bám bắt, theo dõi và dẫn bắn tên lửa phòng không tới mục tiêu bị theo dõi, bảo đảm kích nổ đầu đạn với sự đánh giá tự động hoạt động chiến đấu.

Đài ra đa định vị đa năng 92N6E được giới thiệu là đài đơn xung ba tọa độ tiềm lực cao với lưới anten mạng pha dạng chuyển tiếp với tổ hợp các tín hiệu khác nhau. Đài ra đa định vị đa năng có khả năng theo dõi chiếu xạ đồng thời 100 mục tiêu và theo dõi chính xác 6 mục tiêu trong mọi điều kiện tác chiến. Đài ra đa định vị đa năng 92N6E thực hiện sự trao đổi thông tin tự động từ đài điều khiển 30K6E.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 01:06:24 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/005.jpg)

Việc sử dụng trong ra đa định vị đa chức năng 92N6E tổ hợp tính toán hiện đại tốc độ cao “Elburs-90 mikro” trong sự phối với với các thiết bị hình thành và xử lý tín hiệu cho phép thực hiện khả năng chiến đấu cao của đài ra đa định vị đa chức năng trong các điều kiện tác chiến khác nhau bằng kết quả của:

+ sự tiếp nhận tín hiệu thăm dò đa dạng với năng lượng và độ dài khác nhau

+ sự điều khiển linh động các tham số tia

+ tốc độ thay đổi sự quay (lưu thông) tới mục tiêu và tên lửa.

Trong đài ra đa định vị đa năng tiếp nhận các biện pháp tiên tiến nhằm tăng cường chất lượng chế áp các hoạt động gây nhiễu bao phủ.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 01:20:05 pm
Các tên lửa 48N6E2, 48N6E3

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/48N6E32.jpg)
Bố cục tên lửa 48N6E3(2). Từ trái sang phải: Đầu đạn dẫn đường bán chủ động - ngòi nổ vô tuyến - máy lái tự động - đầu đạn - động cơ nhiên liệu rắn - buồng (thùng) cánh lái

Trong cơ số đạn của hệ thống “Triumf” bao gồm các tên lửa phòng không điều khiển 48B6E3 và 48N6E2 được sử dụng để tiêu diệt mục tiêu khí động lực và đạn đạo trong pham vi rộng trên tầm cao, tầm xa và tốc độ lớn.

Tên lửa 48N6E3 và 48N6E2 với tầm bay xa 250km và 200km có bố cục giống nhau với đầu đạn tự dẫn đường bán chủ động, hoạt động theo mục tiêu với tốc độ tương ứng 4800m/s và 2800m/s, đồng thời trang thiết bị chiến đấu hiện đại hóa, được thiết kế một cách đặc biệt nhằm tăng cường hiệu quả tiêu diệt mục tiêu đạn đạo.

Các tên lửa 48N6E3 và 48N6E2 là các tên lửa một tầng với động cơ nhiên liệu rắn được thiết kế theo sơ đồ khí động lực tiêu chuẩn, sự phóng – thẳng đứng, máy phóng bố trí trong các thùng phóng – vận tải.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 02:36:26 pm
Trong thành phần tên lửa 48N6E3, 48N6E2 gồm:

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/010_5p85te_17.jpg)

+ động cơ nhiên liệu rắn với các thiết bị chất cháy kỹ thuật

+ trang bị mang theo (đầu đạn tự dẫn đường bán chủ động, máy hỏi đáp để trao đổi thông tin theo tuyến liên lạc của tên lửa – ra đa định vị đa chức năng, máy tự lái)

+ trang bị chiến đấu (đầu đạn, ngòi nổ vô tuyến, cơ chế bảo quản sử dụng)

+ nguồn điện mang theo

Các thiết bị vận tải – phóng (xe) kiểu 5P85SE2 và 5P85TE2 bảo đảm bố trí, bảo quản, vận chuyển, tự động chuẩn bị trước khi phóng và phóng tên lửa phòng không từ các thùng vận tải – phóng (TPK), đồng thời truyền tới ra đa định vị đa chức năng thông tin về tình trạng thùng vận tải – phóng và tên lửa. Trên một xe vận tải – phóng 5P85SE2, 5P85TE2 bố trí 3 tên lửa phòng không 48N6E3 (48N6E2).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 03:05:03 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/010_5p85te_19.jpg)

Trên một xe phóng có thể bố trí 4 tên lửa tầm xa (400km), được sử dụng nhằm thay thế cho các tên lửa của tổ hợp S-200D “Dubna” và tiêu diệt mục tiêu bay điều khiển từ xa, các trạm chỉ huy trên không, máy bay chống ra da, máy bay ném bom chiến lược và mục tiêu đạn đạo với tốc độ tối đa hơn 3000m/s. Tên lửa có thể tiêu diệt các máy bay ngoài tầm rada quan sát của các thiết bị dẫn bắn trên mặt đất. Sự cần thiết tiêu diệt mục tiêu tầm cao yêu cầu lắp đặt trong tên lửa đầu đạn tự dẫn đường mới một cách cơ bản, do Phòng thiết kế Trung ương “Almaz” thiết kế. Đầu đạn tên lửa có thể hoạt động trong các chế độ bán chủ động hoặc tự động. Trong trường hợp sau, tên lửa sau khi đạt đến tầm cao theo lệnh từ mặt đất sẽ tự động thực hiện chế độ tìm kiếm, phát hiện mục tiêu và dẫn bắn.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 03:18:45 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/010_5p85te_08.jpg)

Trong  phiên bản khác, thiết bị phóng -  4 thùng vận tải – phóng với 4 tên lửa 9M96E hoặc 9M96E2 trong mỗi thùng phóng. Các tên lửa này có khả năng tiêu diệt toàn bộ các loại máy bay và tên lửa hiện nay và trong tương lai trên tầm xa trung bình. Tầm bắn của biến thể xuất khẩu: 120km. Phiên bản 9M96 dành cho phòng không Liên bang Nga sẽ có tầm bắn lớn hơn. Tên lửa được trang bị đầu đạn tự dẫn bắn chủ động, có giới hạn tiêu diệt mục tiêu rất thấp – 5 mét và xác suất bằng một tên lửa cao (0,9 dành cho thiết bị bay có người lái và 0,8 dành cho thiết bị bay không người lái). Trên tên lửa 9M96 thực hiện sự điều khiển khí – động năng trên quỹ đạo, cho phép tên lửa cơ động trên độ cao 35km với khả năng chịu quá tải trên 20g, nghĩa là tăng cường hiệu quả tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm thấp.

Việc sử dụng một số kiểu tên lửa có khối lượng khởi động và tầm bắn khác nhau cho phép tạo thành tuyến phòng thủ.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 03:33:10 pm
So sánh với các khí tài tương tự

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/001.jpg)

Trong kết luận về giá trị của phiên phản xuất khẩu của hệ thống “Triumf” với hệ thống phòng không S-300PMU-1:

+ mở rộng tầm tiêu diệt mục tiêu với tốc độ 4800m/s (tên lửa đạn đạn tầm trung với tầm xa từ 3000 – 3500km)

+ nâng cao một cách rõ ràng giới hạn tấn công mục tiêu tầm thấp và mục tiêu áp dụng công nghệ “Stealth” (tăng tầm xa 50%), nhờ sự hỗ trợ của việc tăng cường tiềm năng của tổ hợp ra đa định vị 91N6E và ra đa định vị đa chức năng 92N6E

+ tăng cường đáng kể khả năng chống nhiễu của hệ thống bằng cách áp dụng những khí tài kháng nhiễu mới

+ tăng cường đáng kể độ tin cậy, giảm thể tích và giảm kích thước và sự tiêu thụ điện năng của hệ thống bằng các tiếp nhận các thiết bị vô tuyến điện mới hiện đại nhất, trang thiết bị mới nhằm tự động tiếp điện, thiết bị (xe) vận tải mới.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 03:40:47 pm
Sự triển khai

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/010_5p85te_01.jpg)

Từ tháng 1 năm 2006, trung đoàn đầu tiên trang bị S-400 của quân đội Nga đã được đưa vào hoạt động. Theo tính toán, tất cả 35 trung đoàn phòng không sẽ được trang bị S-400 và các phiên bản S-300 hiện đại hóa. Các loại S-300 và S-300 sẽ lần lượt được rút khỏi lực lượng vũ trang.

Ngày 5 tháng 8 năm 2007, tại Elektrostal ngoại ô Moskva, tiểu đoàn phòng không đầu tiên trang bị S-400 đã vào trực chiến.

Trên cơ sở S-400 sẽ là hệ thống mà trong tương lai sẽ bảo đảm độ an toàn cần thiết trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa đông tại Sochi vào năm 2014.

Đến năm 2015, quân đội Nga có kế hoạch mua 18 tiểu đoàn S-400.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 03:48:07 pm
Xuất khẩu

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/010_5p85te_11.jpg)

S-400 đồng thời được lên kế hoạch xuất khẩu. Hệ thống tên lửa phòng không cơ động nhiều kênh “Triumf” trong phiên bản xuất khẩu được sử dụng nhằm tiêu diệt máy bay rải nhiễu, máy bay tuần tra định vị trên không và dẫn bắn, máy bay trinh sát, trong đó có trang bị tổ hợp trinh sát – tấn công, tên lửa chiến lược mang trên máy bay, tên lửa có cánh, chiến thuật, chiến dịch – chiến thuật và tên lửa đạn đạo tầm trung, đồng thời các thiết bị tấn công đường không trong điều kiện bị gây nhiễu vô tuyến mạnh.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 03:51:19 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/010_5p85te_10.jpg)

Trung Quốc, theo thông tin đã tiêu tốn 500 triệu USD. Nga cũng đã giới thiệu hệ thống cho Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, …

Theo thông báo của tổng giám đốc Hiệp hội nghiên cứu - khoa học “Almaz”, sự chuẩn bị cho kế hoạch xuất khẩu đã được bắt đầu từ năm 2009 – 2 năm sau khi hệ thống được đưa vào hoạt động trong quân đội Nga.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 04:17:11 pm
Thông số kỹ thuật

Tốc độ bắn: 2 tên lửa/phút

Thời gian chuyển sang vị trí chiến đấu: 5 phút

Tầm bắn xa tối đa: 400km

Tầm bắn cao tối đa: 30km

Tầm thấp cực tiểu: 10 mét

Số lượng mục tiêu tấn công đồng thời: 12

Tốc độ tối đa của mục tiêu: 3000m/s

Khối lượng đầu đạn: 24kg

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/triumf1.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 07:59:07 pm
Thiết bị phòng không tự hành ZSU-57-2

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/ZSU-57-2_2.jpg)

Ngay sau khi kết thúc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, việc sản xuất các loại pháo phòng không 61-K và 72-K đã chấm dứt. Cả ha loại pháo này đều có nhược điểm về tốc độ bắn và thiết kế, khối lượng lớn, sự cồng kềnh trên khung gầm 4 bánh không cho phép theo sát bộ binh một cách hiệu quả . Cùng với đó, trong thời gian chiến tranh, khoảng 68%  tổng số máy bay bị bắn bởi các loại pháo không tự động từ 25 đến 37mm.

Năm 1944, tại Phòng thiết kế Trung ương, dưới sự lãnh đạo của B.G.Grabin đã bắt đầu thiết kế loại pháo phòng không tự động mới S-60. Chúng được tiếp nhận vào trang bị tháng 1 năm 1950 và trong cùng năm đã đưa vào sản xuất hàng loạt.

S-60 đã trở thành loại pháo phòng không chiến trường đầu tiên của Liên Xô mà sự dẫn bắn được thực hiện từ xa với sự hỗ trợ của bộ truyền động tự động, hoạt động trên thiết bị điều khiển hỏa lực pháo phòng không (PYAZO)-6 hoặc PYAZO-6-60. Đổi lại, khí tài điều khiển hỏa lực pháo phòng không nhận số liệu từ đài ra đa định vị dẫn bắn của pháo (SON-9).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 08:04:59 pm
Pháo phòng không 37mm 61-K:

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/137562918.jpg)

Pháo phòng không 25mm 72-K:

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/IMG_8556-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 08:19:27 pm
(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/S-60.jpg)
Pháo phòng không tự động 57mm S-60

Được lắp trên khung gầm bốn bánh xe kéo, loại pháo này có thể ít nhiều việc che chắn hậu phương của các quân đoàn và bộ binh trong phòng thủ. Tuy nhiên, với lực lượng phòng không của các binh đoàn tăng và bộ binh cơ giới trong khi tấn công và khi hành quân, sử dụng pháo xe kéo không thích hợp. Vì thế, năm 1947, viện nghiên cứu khoa học số 58 dưới sự chỉ đạo của V.G.Grabin đã bắt đầu thiết kế pháo phòng không hai nòng 57mm S-68 trên cơ sở S-60, được sử dụng như là thiết bị trên gầm xe bánh xích cũng như trên khung gầm xe kéo bánh hơi. Các mẫu thí nghiệm với thiết bị truyền động điện ESP-76 được lắp trên gầm xe kéo S-79A và đưa vào thí nghiệm nhưng không được sản xuất hàng loạt. Gầm xe bánh xích được chế tạo trên cơ sở chi tiết xe tăng hạng trung T-54. Trong phiên bản tự hành, xe nhận tên gọi của xưởng: sản phẩm 500, còn trong quân đội: Zsu-57-2.

Những thí nghiệm tổng hợp của ZSU-57-2 đã thực hiện vào năm 1950. Theo thông tin của bảo tàng Binh chủng Thiết giáp Kubinka, sự sản xuất xe phòng không tự hành được thực hiện tại xưởng số 174 tại Omsk từ năm 1955 đến 1960. Nhưng theo các thông tin về việc sản xuất pháo S-68 cho loại xe phòng không tự hành này tại xưởng số 946 chỉ được bắt đầu từ năm 1957 (trong năm đó đã sản xuất 249 xe phòng không).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 08:48:24 pm
(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/itvaunu_8091.jpg)

Zsu-57-2 được giới thiệu là một xe bánh xích bọc thép hạng nhẹ với tháp pháo quay, bảo đảm khả năng phòng không theo phạm vi góc hướng 360 độ từ pháo tự động. Bộ phận chính của xe: thân xe bọc thép, tháp pháo, trang bị, thiết bị động lực, bộ truyền động lực, bộ phận chuyển động, trang bị điện, khí tài thông tin liên lạc và trang bị chữa cháy.

Thân xe được chia thành ba buồng: điều khiển (lái), chiến đấu và động lực.

Vị trí đầu tiên được bố trí bên trái trong phần mũi thân, trong đó là chỗ ngồi của lái xe – kỹ thuật viên; vị trí thứ hai – giữa thân xe và trong tháp pháo; thứ ba – trong phần sau xe và được phân chia từ vách ngăn. Thân xe được hàn từ các tấm giáp dày 8 – 13mm.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: napster90 trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 08:27:59 am
Tổ hợp ra đa định vị 91N6E

(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/1267184079_rrrryorrrryo-4.jpg)

Tổ hợp ra đa định vị 91N6E được sử dụng nhằm bảo đảm thông tin ra đa định vị của trạm điều khiển tác chiến và phải bảo đảm:

+ phát hiện và theo dõi mục tiêu khí động lực và đạn đạo

+ xác định quốc gia sở hữu mục tiêu

+ xác định hướng phương vị tới các thiết bị rải nhiễu tích cực
Bác Đại bàng đen cho em hỏi,cái xác định quốc gia sở hữu mục tiêu tức là xác định xem máy bay địch của nước nào ấy ạ  ??? Làm như thế nào để xác định được cái đó hả bác?


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 12:10:09 pm
Bác Đại bàng đen cho em hỏi,cái xác định quốc gia sở hữu mục tiêu tức là xác định xem máy bay địch của nước nào ấy ạ  ??? Làm như thế nào để xác định được cái đó hả bác?
Dựa trên phù hiệu (máy bay) hay các chữ viết trên thân (các loại tên lửa) và hướng bay vào khu vực kiểm soát của hệ thống phòng không ;D


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: napster90 trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 12:29:32 pm
Bác Đại bàng đen cho em hỏi,cái xác định quốc gia sở hữu mục tiêu tức là xác định xem máy bay địch của nước nào ấy ạ  ??? Làm như thế nào để xác định được cái đó hả bác?
Dựa trên phù hiệu (máy bay) hay các chữ viết trên thân (các loại tên lửa) và hướng bay vào khu vực kiểm soát của hệ thống phòng không ;D
Nhưng mà đây là đài chiếu xạ mà bác  ??? làm sao mà đài chiếu xạ đọc được phù hiệu máy bay/chữ viết trên thân tên lửa ạ? Hay là có hệ thống quang học theo dõi ạ  ;D
Hồi trước em đọc có bài nào trên mạng viết radar Nga có thể đếm được số cánh turbine động cơ máy bay để suy ra loại máy bay gì là có thật không hả bác ? Hay là để quảng cáo thôi ạ  ;D


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 01:37:40 pm
Tháp pháo mở phía trên bằng thiết kế hàn được bố trí trên trụ đỡ hình cầu trên miệng cắt của tấm chắn dưới tháp pháo của nóc thân. Để lắp pháo trên bộ phận trước của tháp pháo, có các lỗ châu mai. Tường sau tháp pháo với cửa sổ để đẩy vỏ đạn có thể tháo lắp được để tạo nên sự thuận lợi khi lắp pháo. Trong trạng thái hành quân, phần mở trên tháp pháo được che bằng vạt bạt cuộn không thấm nước với 13 cửa số quan sát từ nhựa thủy tinh. Để mở vải bạt, cần tháo các dây đai và cuộn nó lại phía sau. Để đẩy vỏ đạn sau khi bắn và băng đạn bổ sung cho pháo được thực hiện quả cửa sổ trên tường phía sau, bên ngoài phần sau tháp pháo có lắp ống thải vỏ đạn.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/ZSU-57-2-latrun-3.jpg)

Trong tháp pháo có 5 chỗ ngồi:

+ phía trước: chỗ đạn bên trái của súng tự động

+ sau người nạp đạn (ở giữa) – pháo thủ số 2

+ phía sau, bên phải pháo thủ - thước ngắm (pháo thủ số 1)

+ bên phải pháo, đằng trước – nạp đạn tự động bên phải của súng tự động

+ đằng sau, đối xứng với chỗ ngồi của xạ thủ - trưởng xe. Khi bắn chỗ ngồi của hai thành viên nạp đạn được hạ xuống và đặt trên một sàn treo và cố định bằng các kẹp.

Pháo kẹp nòng tự động S-68 gồm hai súng tự động S-60, có các thiết bị đồng nhất, khi đó các chi tiết của súng bên phải là tấm gương phản chiếu của chi tiết súng bên trái. Nguyên tắc hoạt động của súng tự động – sử dụng năng lượng hãm lùi khi nòng pháo giật đoạn ngắn.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: hoangpilot trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 02:17:38 pm
(http://i998.photobucket.com/albums/af107/daibangden/010_5p85te_10.jpg)

Trung Quốc, theo thông tin đã tiêu tốn 500 triệu USD. Nga cũng đã giới thiệu hệ thống cho Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, …

Theo thông báo của tổng giám đốc Hiệp hội nghiên cứu - khoa học “Almaz”, sự chuẩn bị cho kế hoạch xuất khẩu đã được bắt đầu từ năm 2009 – 2 năm sau khi hệ thống được đưa vào hoạt động trong quân đội Nga.


Bác daibang giải thích hộ em dòng bôi đỏ nhé ;D



Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: dongadoan trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 02:21:04 pm
Bác Đại bàng đen cho em hỏi,cái xác định quốc gia sở hữu mục tiêu tức là xác định xem máy bay địch của nước nào ấy ạ  Huh Làm như thế nào để xác định được cái đó hả bác?
----------------------------
 Chính xác ra thì là: nhận dạng địch - ta. Trên radar chiếu xạ lắp máy hỏi, trên máy bay lắp máy đáp. Mỗi quốc gia sử dụng một mã hóa riêng nên thông qua việc hỏi - đáp này mà xác định được mục tiêu là địch hay quân bạn. Đây là biện pháp nhằm hạn chế tối đa việc bắn nhầm vào máy bay ta đang hoạt động trong vùng hỏa lực của tên lửa phòng không! ;D


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 02:30:00 pm
(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/vzsu572a.jpg)

Nòng pháo gồm các ống, lá chắn và bộ hãm đầu nòng. Ống được giới thiệu là thiết bị đơn khối, được thiết kế liền với bộ phận nạp đạn. Trên mặt ngoài phần sau của ống có các gờ dọc để cố định tấm chắn. Hai bên của của bộ phận nạp đạn có vết cắt theo hình dạng viên đạn. Chiều dài nòng pháo với bộ hãm: 4365mm, chiều dài rãnh xoắn: 3560mm; độ dốc cố định của rãnh xoắn 35, tổng số rãnh xoắn: 24. Nòng pháo với bộ phận hãm giật được lắp trong lỗ sàn treo với sự hỗ trợ của hai ụ lồi hình quạt trên phần nạp đạn được liên kết với băng đạn nòng súng.

Pít tông trượt theo chiều dọc khóa nòng được bố trí ở sàn treo. Sự mớ khóa nòng khi bắn được thực hiện trong thời gian hãm lùi bởi máy gia tốc. Sự đẩy khóa nòng tới vị trí đằng trước và đóng nó được thực hiện với sự hỗ trợ bằng lò xo của cơ chế đẩy bố trí trên các đệm thủy lực và trên khung khóa nòng. Bộ phận hãm lùi – lò xo. Bộ hãm lùi đầu nòng – dạng con thoi thủy lực. Xi lanh hãm lùi đầu nòng khi bắn cố định, Chiều dài độ giật: 325 – 370mm.

Bộ phận lắc của pháo gồm hai súng máy tự động bố trí song song, liên kết với nhau bằng một khối giá đỡ. Nó cân bằng tải trọng, cố định khối giá đỡ và giá súng với sự hỗ trợ của hai chốt được giới thiệu là ổ vòng bi lớn. Sự dẫn bắn theo chiều dọc và ngang của pháo S-68 được thực hiện bằng bộ truyền động điện thủy lực, hoạt động bằng động cơ điện một chiều qua bộ điều tốc tổng hợp thủy lực (URS).

Giá súng được lắp ở đáy tháp pháo. Nó bao gồm thân giá với trục đỡ, cơ chế cố định nòng súng trong khi hành quân và vận chuyển. Cơ cấu nâng được bố trí bên trái giá súng và có hai bộ truyền động: điện thủy lực (với bộ điều chỉnh tốc độ bắn) và bằng tay.

Khối lượng pháo đôi S-68: 4500kg.

Thước ngắm của pháo – dạng phòng không tự động.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) của Liên Xô và Nga.
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 02:34:25 pm

Trung Quốc, theo thông tin đã tiêu tốn 500 triệu USD. Nga cũng đã giới thiệu hệ thống cho Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, …

Theo thông báo của tổng giám đốc Hiệp hội nghiên cứu - khoa học “Almaz”, sự chuẩn bị cho kế hoạch xuất khẩu đã được bắt đầu từ năm 2009 – 2 năm sau khi hệ thống được đưa vào hoạt động trong quân đội Nga.


Bác daibang giải thích hộ em dòng bôi đỏ nhé ;D

Nguyên văn "Китай, по сообщениям уже затратил $500 млн" - có thể hiểu là "TQ đã đặt mua" hệ thống S-400 với giá 500 triệu USD từ trước hoặc là "TQ đã đặt trước 500 triệu USD" về việc sẽ mua hệ thống này trong tương lai.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 03:51:24 pm
(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/ZSU-57-2W.jpg)

Thước ngắm được sử dụng nhằm giải quyết nhiệm vụ xác định vị trí giao điểm của đạn với mục tiêu khi bắn. Để làm việc này, các dữ liệu sau được lắp và xác định trong thước ngắm: tốc độ mục tiêu, góc – theo sự quan sát hướng di chuyển của mục tiêu, tầm xa tới mục tiêu – tới mắt hoặc với sự hỗ trợ của máy do xa.

Khi sử dụng bộ truyền động điện thủy lưc với thước ngắm, hai người trong kíp xe phải làm việc: pháo thủ 2 dẫn bắn pháo theo góc tầm và góc hướng của mục tiêu; pháo thủ số 1 nạp các thông số mà thước ngắm thu được – tốc độ, góc và tầm xa, còn khi cần thiết – góc bổ nhào và góc ngóc lên. Khi sử dụng cơ chế dẫn bắn bằng tay, ba người trong kíp xe: trưởng xe dẫn bắn pháo theo góc tầm, pháo thủ số 2 dẫn bắn theo góc hướng, pháo thủ số 1 nạp các số liệu của mục tiêu từ thước ngắm.

Cơ số đạn của Zsu-57-2 gồm 300 viên đạn pháo đơn chất được bố trí trên các giá kẹp đạn chuyên dụng trong tháp pháo và thân xe. Phần chính của cơ số đạn (248 viên) trước khi chuyển vào xe được nạp trong các băng đạn và bố trí trong tháp pháo (176 viên) và phần mũi thân (72 viên). Bộ phận còn lại (52 viên) không được nạp trong băng đạn và đặt trong thùng chuyên dụng dưới sàn. Đạn xuyên giáp nạp trong băng đạn được bố trí trong phần sau tháp pháo ở bên phải và bên trái giá súng. Sự nạp băng đạn được thực hiện bằng tay.

Thuốc súng cho mọi loại đạn giống nhau – 1,2kg thuốc súng pirocsilin (thuốc súng bong) số hiệu 11/7, khối lượng đạn: 6,6kg, chiều dài vỏ đạn: 348mm. Sơ tốc đầu nòng của đạn: 1000m/s. Tầm xa: 12km, riêng đạn nổ mảnh có cơ chế tự hủy với thời gian sau khi bắn từ 12 đến 16 giây, bảo độ nghiêng xa 6,5 – 7km.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 06:13:39 pm
(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/img0859copyhk5.jpg)

Động cơ V-54 được giới thiệu là động cơ 12 xi lanh dạng chữ Y (U), bốn thì, tốc độ cao, động cơ diezen không có máy nén khí, làm nguội bằng chất lỏng. Động cơ được lắp vuông góc với trục dọc xe trên một bệ hàn với đáy thân xe. Thể thích của động cơ: 38,88 lít, khối lượng: 895kg.

Ba thùng nhiên liệu có tổng thể tích 640 lít bố trí trong thân xe. Các thùng ngoài xe lắp bên phải xe, trên giá trên xích. Dung tích mỗi thùng: 95 lít.

Bộ truyền động lực cơ khí nhiều số truyền động được bố trí trong phần cuối thân xe. Bộ truyền động bao gồm chạc bánh răng, bộ ly hợp ma sát khô, hộp truyền động năm số, hai cơ cấu quay hành tinh, quạt gió và máy nén.

Động cơ xích gồm hai băng xích rộng 580mm, hai bánh dẫn động, hai bánh dẫn hướng với cơ chế căng xích và tám bánh chịu lực. Các bánh dẫn động đúc vành răng cưa bố trí đằng sau. Trong bộ phận chuyển động có 4 bộ giảm sóc thủy lực, liên kết với các trục cân bằng của các bánh chịu lực trước và sau.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 06:38:01 pm
(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/img0858copyra9.jpg)

Máy phát điện một chiều G-74 công xuất 3kW (108A khi hiệu điện thế 27 – 29V) phục vụ cho nguồn năng lượng chính khi tốc độ quay hơn 2100 vòng/phút (khi tốc độ quay trục khuỷu của động cơ 1200/phút và lớn hơn). Để khởi động động cơ, và năng lượng cho các thiết bị mang theo khi không hoạt động, trên xe có 6 pin ắc quy loại 6-STEN-140M hoặc 6-MST-140. Hiệu điện thế của 6 pin: 24V, tổng công suất: 420Ah.

Thông tin liên lạc bên ngoài Zsu-57-2 được bảo đảm bởi đài liên lạc vô tuyến xách tay 10RT-26E, còn bên trong – thiết bị liên lạc xe tăng TPY-47. Đài liên lạc vô tuyến bảo đảm khả năng liê lạc vô tuyến tin cậy khi di chuyển trên cự ly từ 7 đến 15km, còn khi dừng xe: từ 9 đến 20km.

Pháo tự hành Zsu-57-2 được sản xuất không nhiều. Chúng gia nhập vào biên chế các trung đoàn xe tăng, nơi biên chế một đại đội Zsu gồm 4 xe. Ở những nơi không đủ số Zsu-57-2 trong biên chế được bổ sung bằng súng máy đồng trục 14,5mm ZTPU-2 trên gầm BTR-40 và BTR-152.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 06:51:00 pm
(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/08dt8.jpg)

Sự tiếp nhận chiến đấu của ZSU-57-2 trong chiến tranh Việt Nam, tại đó, chúng chiến đấu trên cả khu vực miền Bắc lẫn miền Nam Việt Nam. Bắt đầu từ những năm 60, một số lượng Zsu-57-2 đã được bán hoặc chuyển giao cho Cộng hòa Dân chủ Đức, Ba Lan, Phần Lan và Iran (theo số liệu của nguồn “Military Balance”, Zsu-57-2 đồng thời gia nhập biên chế quân đội Angola, Siria, Ai Cập, Kuba, Hunggary và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên). Các Zsu-57-2 của Iran đã tham gia chiến tranh với Iraq. Ở Trung Quốc đã chế tạo và sản xuất hàng loạt xe phòng không tự hành trên cơ sở pháo phòng không Zsu-57-2 lắp trên gầm xe tăng T-59.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 07:03:24 pm
(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/800px-ZSU-57-2-latrun-1.jpg)

Zsu-57-2 có hàng loạt các nhược điểm – tốc độ bắn thấp, nạp đạn bằng tay, không có khả năng bắn khi đang di chuyển. Hiệu quả hỏa lực của một đại đội Zsu-57-2 tạo ra thậm chí thấp hơn cả đại đội pháo xe kéo 57mm S-60 được điều khiển bởi khí tài điều khiển pháo phòng không với trạm dẫn bắn cho pháo SON-9, sau đó là tổ hợp thiết bị ra đa định vị RPK-1 “Vaza”. Tất cả khi bắn máy bay phản lực tầm thấp và siêu thấp và xác định tốc độ của mục tiêu “theo hình dạng máy bay”, còn tầm xa tới mục tiêu “bằng mắt thường hoặc có sự hỗ trợ của máy đo xa”, xác suất bắn trúng rất thấp. Trong thời gian chiến tranh năm 1967 trên bán đảo Sinai trên các mặt trận của Israel, các máy bay Mig-17 may ở tầm siêu thấp, còn binh lính không kịp phản ứng – không ai thậm chí kịp quay đầu về phía máy bay. Rõ ràng, thiết bị phòng không tự hành cần hàng loạt những cải tiến mạnh hơn về tốc độ pháo, tốc độ góc dẫn bắn không phải là 20 – 30 độ mà là 50 – 100 độ và có hệ thống ra đa điều khiển hỏa lực tự động.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 07:11:44 pm
(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/ZSU-57-2_Serb.jpg)

Tất nhiên, sự đánh giá Zsu-57-2 được đưa ra bởi những con số sau này, từ chiến trường của những năm 90. Nếu so sánh một cách công bằng, hệ thống phòng không tự hành của các đối thủ mạnh cũng không quá vượt trội Zsu-57-2 về hỏa lực. Trong những năm 50, trang bị của quân đội Mỹ bao gồm xe phòng không tự hành M19 trên gầm xe tăng hạng nhẹ M24 “Chaffie” được thiết kế trong năm 1954 và M42 trên gầm xe tăng hạng nhẹ M41 gia nhập biên chế từ năm 1954. Còn trong quân đội Anh trang bị xe phòng không tự hành trên cơ sở xe tăng “Crusader” được chế tạo năm 1943. Toàn bộ các xe này đều trang bị pháo 40mm “Bosfor” (xe Mỹ: súng đồng trục; xe của Anh; súng đơn). Khối lượng đạn: 0,934kh, sơ tốc đầu nòng 875m/s, tốc độ bắn: 120 viên/phút/nòng. Thước ngắm: quang học, tay. Tuy nhiên, năm 1956, xe phòng không tự hành M42 đã được nâng cấp và nhận chuẩn M42A1, được trang bị hệ thống ra đa định vị phát hiện và theo dõi mục tiêu T50. Điều này đã làm cho Zsu-57-2 trở nên thua kém xe phòng không của đối phương trong hệ thống điều khiển hỏa lực.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 01:55:16 pm
ZSU-23-4 “Shilka”

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/Zsu-23-4_shilka.jpg)

Cuối những năm 50 sau khi lực lượng vũ trang quân đội Liên Xô tiếp nhận các loại tên lửa có độ chính xác cao, các chuyên gia hàng không nước ngoài đã sử dụng chiến thuật mới: các phi công được khuyến cáo nên bay ở tầm thấp để có thể thoát khỏi bị phát hiện bởi các khí tài phòng không mới. Tới thời điểm này, hệ thống phòng không tự hành phổ biến của Lục quân là Zsu-57-2, nhưng nó không thể đáp ứng được nhiệm vụ mới. Vì vậy, thiết bị phòng không tự hành hiện đại hơn đã được thiết kế một cách khẩn trương. Xe phòng không này đã xuất hiện vào năm 1964. Đó là xe phòng không tự hành ZSU-23-4 “Shilka”.

Thân xe hàn trên gầm xe bánh xích TM-575 được chia thành ba buồng: buồng lái ở mũi, buồng chiến đấu ở giữa thân và buồng động lực ở cuối xe. Giữa các buồng có vách ngăn, đóng vai trò các trụ trống trước và sau của tháp pháo.

Tháp pháo được giới thiệu là cấu trúc hàn với đường kính đốc pháo 1840mm. Nó được tăng cường bởi các tấm giáp trước đầu, trên thành bên trái và bên phải là nơi bố trí các giá đỡ phía trên và phía dưới pháo. Khi bộ phận lắc của pháo tạo thành góc tầm, lỗ cửa của khung máy được che phủ từng phần bởi tấm lá chắn di động, con lăn trượt theo hướng giá đỡ phía dưới.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 02:11:15 pm
Trên tấm thép bên phải có ba cửa: một cửa với nắp trên các ốc vít phục vụ việc lắp ráp các thiết bị của tháp pháo, hai cửa khác được đóng bằng mái che dành cho các thiết bị quạt thông gió của hệ thống chống vũ khí nguyên tử. Thành bên trái tháp pháo bên ngoài được hàn thêm vỏ chụp được sử dụng để dẫn nước của hệ thống làm nguội nòng pháo. Trong phần sau của tháp pháo lắp hai cửa ra vào dành cho việc cung cấp khí tài, thiết bị.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/hpim04558wd.jpg)

Trên tháp pháo lắp bốn pháo 23mm AZP-23 “Amur”. Tháp pháo được thiết kế theo tiêu chuẩn 2A10, pháo tự động – 2A7, còn máy truyền động lực 2E2. Hoạt động của pháo dựa trên cơ sở đẩy khí của thuốc súng qua các lỗ bên dọc nòng pháo. Nòng pháo gồm ống, các vỏ chụp của hệ thống làm mát, thùng khí và loa che lửa. Khóa nòng dạng nêm (chêm). Chiều dài của pháo tự động với loa chắn lửa 2610mm, chiều dài nòng với loa chắn lửa 2050mm (không có loa chắn lửa: 1880mm). Chiều dài phần rãnh xoắn: 1730mm. Khối lượng 1 pháo: 85kg, tổng khối lượng pháo: 4964kg.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 02:29:47 pm
Việc bổ sung đạn dược diễn ra trực tiếp trên mỗi bên phải và trái của các nòng pháo. Các pháo tự động bên phải có băng tiếp đạn bên phải, bên trái – trái. Băng đạn nằm trong ổ tiếp đạn được lấy ra từ trong thùng đạn. Để làm việc này, năng lượng của khói súng được sử dụng, dẫn tới hoạt động của cơ chế tiếp đạn của khung khóa nòng, và năng lượng hãm lùi từng phần của pháo tự động. Pháo được bổ sung bằng hai hộp tiếp đạn, mỗi hộp 1000 viên (mỗi pháo trên: 480 viên, pháo dưới: 520 viên) và hệ thống nạp đạn khí nén để cho bộ phận di động của pháo khi chuẩn bị bắn và nạp lại khi bị tắc đạn.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/picture_043.jpg)

Trên mỗi giá đỡ lắp hai pháo tự động. Hai giá (trên và dưới) được cố định trên khung lắp theo hình dạng trên – dưới trên khoảng cách 320mm theo chiều dọc. Giá phía dưới được đẩy về phía trước 320mm tương ứng với giá trên. Sự lắp nòng pháo song song bảo đảm lực kéo hình hộp liên kết cả hai giá đỡ.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 02:50:02 pm
Trong cơ số đạn pháo 23mm bao gồm đạn xuyên giáp – cháy – vạch sáng (BZT) và đạn nổ - phá mảnh – cháy – vạch sáng (OFZT). Đạn xuyên giáp BZT khối lượng 190g không có ngòi nổ và thuốc nổ, chỉ chứa chất gây cháy cho việc vạch sáng. Đạn nổ mảnh OFZT khối lượng 188,5g ngòi nổ chính MG-25. Thuốc phòng chung cho hai loại đạn: 77g thuốc phóng hiệu 5/7 TsFL. Khối lượng đạn: 450g. Vỏ đạn bằng thép, sử dụng một lần. Sơ tốc đầu nòng của hai loại đạn giống nhau: 980m/s, tầm bắn cao: 1500 mét, tầm xa: 2000 mét. Đạn nổ - phá mảnh OFZT trang bị cơ chế tự hủy sau khi bắn từ 5 – 11 giây. Băng tiếp đạn: 50 viên. Trong băng đạn xếp theo thứ tự 4 đạn nổ - phá mảnh – 1 đạn xuyên giáp…

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/zsu23-4v-1.jpg)

Sự dẫn bắn và ổn định của pháo AZP-23 thực hiện bằng thiết bị truyền động lực dẫn bắn 2E2. Trong hệ thống 2E2 sử dụng thiết bị cân bằng (URS) (khớp Dzenhia); để dẫn bắn góc hướng: URS số 5, để bắn góc tầm: URS số 25. Cả hai chế độ đều hoạt động từ động cơ điện chung DSO-20 công suất 6kW.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 06:59:29 pm
Phụ thuộc vào các điều kiện bên ngoài và tình trạng khí tài, việc tấn công mục tiêu trên không được thực hiện trong bốn chế độ.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/ZSU-23-4_Shilka-1.jpg)

Chế độ thứ nhất (cơ bản): chế độ tự động theo dõi mục tiêu, góc tọa độ và tầm xa được xác định bởi ra đa định vị - tự động theo dõi mục tiêu, cung cấp tới khí tài tính toán – giải quyết (tương tự máy tính điện tử) các số liệu để lựa chọn tọa độ ngắm đón. Hỏa lực từ pháo được bắn theo tín hiệu “có số liệu” (“có điều khiển”) trên khí tài tính toán – giải quyết. Ra đa của tổ hợp tự động lựa chọn góc dẫn bắn với kết quả của sự lắc và đảo lái trên thiết bị phòng không tự hành và đưa chúng vào dẫn bắn, cuối cùng tự động dẫn bắn cho pháo tới góc ngắm đón. Việc bắn pháo được thực hiện bởi trưởng xe hoặc pháo thủ.

Chế độ thứ hai – các góc tọa độ nhận được từ thiết bị ngắm, còn tầm xa – đài ra đa định vị. Các góc tọa độ hiện tại chuyển tới khí tài tính toán – giải quyết từ thiết bị ngắm, được dẫn bắn bởi pháo thủ - bán tự động, còn tầm xa nhận được từ ra đa định vị. Trong hình thức này, ra đa định vị hoạt động trong chế độ ra đa đo xa. Đây là chế độ hỗ trợ và được tiếp nhận khi xuất hiện nhiễu, sử dụng khi có sự hỏng hóc trong hoạt động của hệ thống dẫn bắn anten theo góc tọa độ hoặc khi có trục trặc trong kênh tự động theo dõi mục tiêu, theo góc tọa độ của đài ra đa định vị. Trong trường hợp khác, tổ hợp đều hoạt động trong chế độ theo dõi mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 07:30:03 pm
Chế độ thứ ba – sự ngắm đón tọa độ được lựa chọn theo chế độ “ghi nhớ” theo các tọa độ hiện tại X,Y, H được tạo thành bằng tốc độ của mục tiêu Vx, Vy và Vh, xuất phát từ giả thiết chuyển động thẳng đều của mục tiêu trong mặt phẳng bất kỳ. Chế độ này được tiếp nhận khi có nguy cơ mất mục tiêu của ra đa định vị trong quá trình theo dõi mục tiêu sau khi xuất hiện nhiễu hoặc trục trặc.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/ZSU-23-4-l.jpg)

Chế độ thứ tư – hỏa lực với sự hỗ trợ của thước ngắm dự bị, sự dẫn bắn được thực hiện trong chế độ bán tự động. Góc ngắm đón được tạo thành nhờ pháo thủ theo vòng tròn bản vẽ thu nhỏ của thước ngắm dự bị. Chế độ này được tiếp nhận khi ra đa định vị, thiết bị tính toán – giải quyết và hệ thống ổn định bị hỏng (loại khỏi vòng chiến)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 07:56:03 pm
Tổ hợp khí tài ra đa định vị được sử dụng để điều khiển hỏa lực của pháo AZP-23 và được bố trí trong thùng khí tài của tháp pháo. Trong thành phần tổ hợp bao gồm: đài ra đa định vị, khí tài tính toán, giải quyết, khối và hệ thống phần tử cân bằng của khí tài ngắm và bắn, thiết bị ngắm. Đài ra đa định vị dùng cho việc phát hiện mục tiêu tốc độ cao bay tầm thấp và xác định chính xác tọa độ của mục tiêu. Việc này có thể thực hiện trong hai chế độ: a) các góc tọa độ và tầm xa theo dõi mục tiêu tự động; b) các góc tọa độ nhận được từ thiết bị ngắm, còn tầm xa – từ ra đa định vị.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/22350140.jpg)

Đài ra đa định vị hoạt động trong phạm vi 1 – 1,5cm sóng. Sự lựa chọn khu vực phát hiện mục tiêu do một số nguyên nhân. Các đài này có các anten với các tính năng khối lượng kích thước tổng thể thấp, ra đa định vị phạm vi 1 – 1,5cm ít bị hấp thu các loại nhiễu có chủ đính của kẻ thù, vì vậy, khả năng hoạt động trong dải tần số rộng cho phép thực hiện bằng cách sử dụng các bộ điều biến dải tần rộng và mã hóa tín hiệu, tăng cường khả năng kháng nhiễu và tốc độ xử lý thông tin được tiếp nhận. Bằng kết quả tăng cường các sự dịch chuyển tần số Dople của tín hiệu phản xạ, xuất hiện từ các mục tiêu đang di động, bảo đảm sự định hứng và phân loại. Ngoài ra, phạm vi này ít được tải bằng các phương tiện điện tử khác. Ra đa định vị làm việc trong phạm vi này có khả năng phát hiện mục tiêu được thiết kế với sự tiếp nhận công nghệ “Stealth”. Theo thông tin của báo chí nước ngoài, trong quá trình chiến dịch “Bão táp sa mạc”, “Shilka” của Iraq đã bắn rơi máy bay F-117A – được thiết kế theo công nghệ này.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 08:17:33 pm
Nhược điểm của đài ra đa định vị là tầm hoạt động thấp, thông thường không quá 10 – 20km phục thuộc vào tình trạng không khí, trước hết là độ ngập nặng – mưa hoặc tuyết. Để chống lại các loại nhiễu thụ động, đài ra đa định vị của “Shilka” sử dụng phương pháp chọn lọc mục tiêu kết hợp, tức là các tín hiệu cố định từ các vị trí địa hình và nhiễu thụ động không được tính đến, còn các tín hiệu từ mục tiêu đang di chuyển sẽ truyền tới ra đa. Sự điều khiển ra đa định vị sẽ được thực hiện bởi các trắc thủ.

Trên xe phòng không tự hành “Shilka” lắp động cơ diezen 8D6, được chế tạo thành tổ hợp dành cho việc lắp lên xe GM-575 được đặt tên là V-6R. Trên các xe được sản xuất từ năm 1969, lắp động cơ V-6R-1 với những sự thay đổi cấu trúc không lớn. Động cơ V-6R – 6 xi lanh, bốn thì, không có máy nén khí, nhiên liệu diezen làm nguội bằng chất lỏng, có công suất tối đaL 206kW với tốc độ quay 2000 vòng/phút. Thể thích làm việc của xi lanh: 19,1 lít, cấp độ nén: 15.0.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/0141.jpg)

Trên gầm xe bánh xích GM-575 lắp hai thùng nhiên liệu hàn từ hợp kim nhôm, thùng trước 405 lít, thùng sau: 110 lít. Thùng thứ nhất bố trí trong khoang riêng của bộ phận mũi thân.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 12:21:25 pm
Yểm trợ bác daibangden nào  ;D
Các phiên bản của Shilka qua các thời kỳ

(http://farm5.static.flickr.com/4089/5217136276_c6ff5826c4_z.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 12:58:36 pm
Trong phần sau thân xe bố trí bộ truyền động lực cơ khí với sự thay đổi số dẫn động nhiều cấp. Lực ma sát chính nhiều đĩa, ma sát khô. Sự truyền động điều khiển bởi ma sát chính: cơ khí, từ bàn đạp trên chỗ ngồi của lái xe – kỹ thuật viên. Hộp truyền động: cơ khí, ba nhánh, năm số với các bộ đồng bộ trên số truyền động số 2, 3, 4 và 5. Các cơ chế quay hành tinh, hai cấp với sự ly hợp ma sát. Bộ truyền động bên: một cấp với các bánh răng hình trụ.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/ZSU-23-4P-Shilka-1S.jpg)

Bộ phận chuyển động của xe gồm hai bánh dẫn động, hai bánh dẫn hướng với cơ chế căng xích, hai băng xích và 12 bánh chịu lực. Bánh dẫn động được hàn với vành bánh tháo được, bố trí đằng sau. Bánh dẫn hướng đơn khối với vành kim loại. Các bánh chịu lực hàn, đơn khối với vành bọc cao su từ 93 mắt xích thép, lên kết vớ nhau bằng các trục sắt. Chiều rộng của mắt xích: 382mm, khoảng cách giữa hai đầu mắt xích: 128mm.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 01:17:49 pm
(http://farm6.static.flickr.com/5005/5217220716_c99abbd82e_z.jpg)

Xe phòng không tự hành điều khiển bằng radar đầu tiên được đưa vào biên chế của quân đội Liên Xô là ZSU-23-4 . Xe sản xuất loạt 0 như chiếc này được triển khai hoạt động thử nghiệm ở  1 số đơn vị vào khoảng năm 1964 . Phiên bản này có thể được nhận ra bởi ống thông hơi ngắn nằm bên trái tháp pháo . Chú ý độ lớn cửa lái xe của ZSU-23-4 loạt 0 so với các phiên bản sau này the first radar dỉrected air defense gun to enter Soviet service was the ZSU-23 Shilka . Pre-production vehicles like this one were deployed with operational trials units around 1964 . The early version can be distinguished by the short air vent ducts on the left side of the turret . Note also how large the front driver door of the ZSU-23-4 pre-production model is compared to later version

Nguồn : Zaloga - Concord Publications


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 07:04:16 pm
Hệ thống treo của xe – độc lập, xoắn, không đối xứng với bộ giảm sóc thủy lức trên các bánh chịu lực đầu trước, bánh thứ 5 bên trái và thứ 6 bên phải, trụ đỡ lò xo trên các bánh chịu lực đầu tiên, thứ 3, 4, 5, 6 bên trái và thứ 1, 3, 4, 6 bên phải.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/day08_013.jpg)

Hệ thống nguồn điện sử dụng để tiếp điện cho toàn bộ thiết bị tiêu thụ điện trên ZSU-23-4 bằng nguồn điện một chiều với hiệu điện thế 55V và 27,5V và xoay chiều với hiệu điện thế 220V, tần số 400Hz.

Trong ZSU-23-4 lắp đài liên lạc vô tuyến bước sóng ngắn với sự điều biến tần số R-123. Bán kính hoạt động trên cự ly trung bình khi không có tiếng ồn và nhiễu: 23km, có tiếng ồn: 13km.

Để thông tin liên lạc nội bộ, trong xe sử dụng thiết bị thông tin R-124.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 07:18:55 pm
ZSU-23-4 được trang bị khí tài dẫn đường TNA-2. Sai số trung bình cộng của thiết bị trong lựa chọn tọa độ không quá 1%. Khi di chuyển, ZSU có thể hoạt động mà không cần thiết bị tái định hướng: 3 – 3,5 giờ.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/zsu_23_4_shilka_1.jpg)

Việc bảo vệ kíp xe khỏi bụi phóng xạ được thực hiện bằng cách làm sạch không khí và tạo ra các áp suất dư trong buồng chiến đấu và buồng lái. Để làm việc này, trên xe tiếp nhận quạt máy gió trung tâm với sự tách không khí quán tính.

“Shilka” được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1964. Trong năm nay có kế hoạch sản xuất 40 xe, nhưng không đạt được. Mặc dù vậy, sau đó, sự sản xuất khối lượng lớn ZSU-24-3 đã được triển khai. Vào cuối những năm 60,trung bình mỗi năm có 300 xe được sản xuất.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 07:32:53 pm
ZSU-23-4 bắt đầu gia nhập quân đội năm 1965 và đến đầu những năm 1970 đã thay thế hoàn toàn ZSU-57-2. Ban đầu trong mỗi trung đoàn tăng có một tiểu đoàn “Shilka” với 2 đại đội trang bị 8 “Shilka”. Cuối những năm 60, trang bị phổ biến trong một sư đoàn có 1 đại đội ZSU-57-2 và 1 đại đội “Shilka”. Sau đó, trong các trung đoàn tăng và bộ binh cơ giới tiếp nhận trang bị đại đội phòng không điển hình, gồm hai trung đội, một trung đội có 4 ZSU-23-4, còn trung đội khác: 4 xe phòng không tự hành “Strela-1” (sau đó là “Strela-10).

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/SHILKA_03.jpg)

Sự khai thác sử dụng “Shilka” đã chỉ ra rằng, ra đa tự động RPK-2 hoạt động tốt trong các điều kiện bị nhiễu thụ động. Nhiễu tích cực đối với “Shilka” trong các cuộc diễn tập thực tến không được đưa vào, vì thế các khí tài chống ra đa không ảnh hưởng tới tần số hoạt động của ra đa. Cho đến những năm 70, những nhược điểm của ra đa đã xuất hiện, cần thiết phải cải tiến. Sự mất ổn định trong tham số của mạch điện đã xuất hiện. Ra đa có thể phát hiện mục tiêu trong chế độ tự động không thấp hơn 7 – 8km từ xe phòng không. Trên các cự ly nhỏ hơn, việc này trở nên phức tạp bởi tốc độ góc của mục tiêu lớn. Khi chuyển từ chế độ phát hiện sang chế độ theo dõi tự động, thỉnh thoảng mục tiêu bị mất.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 07:47:34 pm
Trong nửa cuối những năm 60, xe phòng không tự hành ZSU-23-4 đã trải qua hai lần nâng cấp nhỏ, mục đích chính nhằm tăng cường độ tin cậy của các khí tài và thiết bị, đầu tiên là ra đa. Xe nâng cấp lần đầu có tên gọi ZSU-23-4V, lần thứ hai: ZSU-23-4V1. Các tính năng kỹ - chiến thuật cơ bản không thay đổi.

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/zsu234_04.jpg)

Tháng 10 năm 1967, Quyết định của Hội đồng Quốc phòng về việc nâng cấp mạnh mẽ “Shilka” hơn đã được đưa ra. Bộ phận cần nâng cấp quan trọng nhất là cải tạo lại súng tự động 2A7 và pháo 2A10 với mục đích tăng cường độ tin cậy và sự ổn định khi làm hoạt động của tổ hợp, tăng cường tuổi thọ của pháo và rút ngắn thời gian bảo dưỡng kỹ thuật. Trong quá trình nâng cấp, hệ thống nạp đạn của súng tự động 2A7 đã được thay thế, cho phép loại bỏ thiết kế máy nén khí và hàng loạt các thiết bị khác làm việc không tin cậy. Ống hàn dẫn nước làm nguội bằng chất lỏng được thay bằng ống dẫn chất dẻo – tăng tuổi thọ của nòng từ 3500 lên 4500 viên. Năm 1973, phiên bản ZSU-23-4M được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang với súng tự động 2A7M và pháo 2A10M. ZSU-23-4M nhận tên gọi “Biryusa”, nhưng trong các đơn vị quân đội vẫn sử dụng tên gọi cũ “Shilka”.

Sau sự nâng cấp tiếp theo, xe phòng không tự hành nhận tiêu chuẩn ZSU-23-4MZ (Z-zaproschik – máy hỏi). Trên xe lần đầu tiên lắp thiết bị nhận dạng “bạn – thù”. Sau đó, trong quá trình sửa chữa, toàn bộ ZSU-23-4M được nâng cấp lên chuẩn ZSU-23-4MZ. Sự sản xuất ZSU-23-4MZ kết thúc năm 1982.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 07:56:31 pm
(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/shilka.jpg)

Có những cái nhìn khác nhau về hiệu quả hoạt động của “Shilka” trong khả năng phòng không. Như trong quá trình chiến tranh năm 1973, “Shilka” đã tiêu diệt 10% tổng số thiệt hại của không quân Israel (số còn lại do các tổ hợp tên lửa phòng không và máy bay tiêm kích). Tuy nhiên, các phi công bị bắt làm tù binh đã chỉ ra rằng “Shilka” – theo nghĩa đen đã tạo ra những biển lửa phòng không và các phi công một cách bản năng đã thoát ra khỏi khu vực hỏa lực của ZSU và rơi vào vùng hỏa lực của tổ hợp tên lửa phòng không. Trong quá trình chiến dịch “Bão táp sa mạc”, các phi công liên quân trong trường hợp không cần thiết, cố gắng không bay ở độ cao dưới 1300 mét – tầm hoạt động hiệu quả của “Shilka”.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 07:59:36 pm
(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/ZSU-23-4.jpg)

Tại Afganistan, loại xe phòng không tự hành này được sử dụng hoàn toàn trong việc tấn công mục tiêu trên bộ. Hơn nữa, xuất hiện “phiên bản Afganistan” chuyên dụng – sau sự tháo bỏ tổ hợp khí tài ra đa không cần thiết. Việc này đã tăng cơ số đạn từ 2000 lên 4000 viên. Trên xe đồng thời lắp thước ngắm ban đêm


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 08:01:45 pm
(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/zsu-23-4_04_of_18.jpg)

“Shilka” được xuất khẩu một cách rộng rãi sang các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw, Cận Đông và nhiều khu vực khác. Chúng tham gia một cách linh hoạt trong chiến tranh A rập – Israel, Iran – Iraq (ở cả hai phía), đồng thời trong cuộc chiến ở khu vực vịnh Péc – xích năm 1991.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 08:08:24 pm
Thông số kỹ thuật chính

(http://i984.photobucket.com/albums/ae326/daibangden_T95/p1010143vg02.jpg)

Khối lượng chiến đấu: 19 tấn

Kíp xe: 4 người

Kích thước

+ chiều dài: 6535mm

+ chiều rộng: 3125mm

+ chiều cao trong trạng thái hành quân: 2576mm

+ chiều cao trong trạng thái chiến đấu: 3572mm

Độ cách đất: 400mm

Bọc thép: 15mm

Trang bị: 4 pháo tự động 23mm 2A7 (hệ thống pháp phòng không AZP-23 “Amur”)

Cơ số đạn: 4964 viên

Tầm bắn xa theo mục tiêu trên không: 2500 mét

Động cơ: V-6R, 6 xi lanh, 4 kỳ, động cơ diezen làm nguội bằng chất lỏng không có máy nén khí, công suất 206kW khi tốc độ quay 2000 vòng/phút

Tốc độ tối đa trên đường nhựa: 50km/h

Tầm hoạt động: 450km/h

Khả năng vượt chướng ngại vật

+ tường cao: 1,1 mét

+ hố rộng: 2,8 mét

+ hố sâu: 1,07 mét.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 08:37:51 pm
 Nhân tiện loạt bài về ZSU 23-4 của daibangden, xin bổ sung một chút về những cải tiến của loại SPAAG này. Lý do thì nhiều nhưng cái chính là vì "sức sống" hay nói cách khác là tuổi phục vụ của Shilka chắc sẽ còn dài, trong đó có cả trường hợp của VN ta.
--------------------------------

 Các loại SPAAG (Tiếng Nga: Zenitnaya Samokhodnaya Ustanovka - ZSU) trên thế giới đều có một ưu thế chung là: cơ động, có thể độc lập tác chiến và thích hợp khi sử dụng vào nhiệm vụ PK tiền tuyến cũng như nhằm chống lại các loại mục tiêu bay có kích thước không lớn, tốc độ không cao như tên lửa hành trình, máy bay trực thăng,... nhờ có tốc độ bắn cao, khả năng tạo mật độ đạn dày đặc trong một khoảng thời gian ngắn.

 Sau khi ZSU 23-4 ra đời, nó đã được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới và hiện vẫn còn trong biên chế SSCĐ của những quốc gia đó, kể cả nước Nga. Tuy nhiên, do được thiết kế từ những năm 50 của thế kỷ XX nên mặc dù đã được cải tiến nhưng Shilka vẫn lạc hậu so với các đối thủ của nó hiện nay. Tận dụng những ưu điểm sẵn có, cải tiến những thành phần tác chiến chủ yếu dựa trên những tiến bộ mới về vi mạch điện tử, radar, tích hợp tên lửa PK tầm ngắn, thấp,... đang là xu hướng chủ yếu nhằm kéo dài tuổi phục vụ của ZSU 23-4 hiện nay. Được cải tiến triệt để, Shilka chắc chắn sẽ không thua kém nhiều so với các thế hệ SPAAG "đàn em" của nó như Tunguska hay Pantsir.

 Liên bang Xô Viết tan rã, ba "đại gia" lớn trong 15 nước cộng hòa là Nga, Belorusia và Ukraina được chia chác tiềm lực quân sự và KHKT của Liên Xô cũ. Họ cùng sở hữu với số lượng không nhỏ ZSU 23-4, họ cũng đồng thời nghĩ đến và có khả năng nâng cấp loại xe này. Sau đây xin giới thiệu ba phiên bản nâng cấp của ba "đại gia" nói trên! ;D

(http://www.minotor-service.com/gfx/content/vehicles/shilka-02.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 08:46:25 pm
I, HỆ THỐNG PHÁO PHÒNG KHÔNG TỰ HÀNH ZSU-23-4 CẢI TIẾN CỦA NHÀ MÁY U-LI-A-NÔP-XCƠ
 

 U-li-a-nôp-xcơ là nhà máy đầu tiên sản xuất hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 vốn được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nhà máy này hiện đã phát triển một hệ thống ZSU-23-4 cải tiến và đang được chào bán trên thị trường cho tất cả các nước.

 Thành phần cải tiến chính đối với ZSU-23-4 là thay các bộ phận cũ và lỗi thời bằng các thiết bị mới và hiệu quả và do đó nâng cao khả năng tác chiến của hệ thống. Các thành phần hiện chưa được cải tiến thì sẽ được đại tu điều chỉnh trước khi lắp ráp vào hệ thống ZSU-23-4 cải tiến. Theo đó, ZSU-23-4 cải tiến có khả năng bám mục tiêu tốt hơn, tăng xác suất diệt mục tiêu từ 0,3 - 0,6, và tăng khả năng tổng thể của hệ thống lên từ 2 đến 2,5 lần.

 Các nội dung cải tiến chủ yếu của hệ thống ZSU-23-4 do U-li-a-nôp-xcơ tiến hành bao gồm:

 1. Tổ hợp các hệ thống ZSU-23-4 cải tiến vào hệ thống thông tin quân sự hợp nhất trinh sát và chỉ thị mục tiêu trên không bằng cách trang bị hệ thống điều khiển hoả lực và trinh sát cơ động (MRCP) Sborka-M cho một khẩu đội phòng không với vai trò là đài chỉ huy. Một đài chỉ huy thường có thể chỉ huy điều khiển được 6 hệ thống ZSU-23-4 cải tiến.

 2. Thay radar "Gun Dish" bằng một hệ thống radar mới. Các thiết bị bán dẫn và vi mạch tích hợp cao thay cho phần lớn các đèn điện tử.

 3. Thay máy tính tín hiệu tương tự (analoge) bằng máy tính số hiện đại.

 4. Cải tiến hệ thống điều khiển hoả lực bằng việc đưa vào hệ thống chỉ thị mục tiêu di chuyển theo các kênh tự động.

 5. Lắp thêm các thiết bị thu dữ liệu chỉ thị mục tiêu từ đài chỉ huy của khẩu đội.

 6. Hiện đại hoá xe bánh xích và cải tiến khoang kíp xe. Những cải tiến này bao gồm cải tiến khả năng điều khiển, khả năng cơ động của hệ thống, tăng độ tin cậy của động cơ cho phép dễ khởi động động cơ hơn. Khoang kíp xe được cải tiến bằng việc lắp thêm một hệ thống điều hoà nhiệt độ. Một hệ thống kiểm tra (tình trạng hệ thống) trên xe cũng được lắp đặt.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 08:52:59 pm
 Có hai kiểu ZSU 23-4 cải tiến hiện đang được chào bán trên thị trường và các kiểu này có ký hiệu là ZSU 23-4 M4 có hệ thống điều khiển hoả lực bằng radar và ZSU 23-4MS có hệ thống điều khiển hoả lực bằng radar và bằng thiết bị quang học kết hợp.

 ZSU 23-4 M4 cải tiến có thể bắn các máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng bay ở độ cao từ 25-2.500m. Trong khi ZSU 23-4 MS có thể bắn các mục tiêu này với độ cao từ 0-1.500m. Trong cả hai trường hợp, các mục tiêu trên không bay với tốc độ 500m/giây có thể bị tiêu diệt từ cự ly 2.500m. Xác suất tiêu diệt  mục tiêu trên không cũng được tăng lên đáng kể.

 Cùng với việc nâng cao tính năng kỹ chiến thuật, các tính năng tác chiến khác cũng được cải tiến:

 1. Thiết bị kiểm tra tình trạng hoạt động của tổ hợp thông tin vô tuyến (RDC) và tình trạng hoạt động của toàn bộ hệ thống cũng được lắp đặt.

 2. Thiết bị huấn luyện được lắp đặt cho phép người điều khiển radar có thể được huấn luyện tác chiến trong môi trường có sử dụng thiết bị chống nhiễu điện tử mạnh mà không cần đến mục tiêu máy bay thật trong huấn luyện cơ bản.

 Hệ thống ZSU 23-4 cải tiến hiện đã được U-li-a-nôp-xcơ phát triển hoàn thiện và sẵn sàng sản xuất khi có yêu cầu.

 
(http://www.minotor-service.com/gfx/content/vehicles/shilka-05.jpg)
ZSU 23-4 M4




Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 08:58:45 pm
 Hệ thống ZSU-23-4 cải tiến được trang bị SAM

 Hệ thống này được trang bị thêm các tên lửa đất đối không. Trong thử nghiệm, ít nhất là có một hệ thống ZSU-23-4 cải tiến được trang bị hai thiết bị phóng tên lửa, mỗi thiết bị có hai tên lửa đất đối không "bắn và quên" được lắp đặt hai bên thân xe, phía sau tháp pháo. Hai thiết bị phóng tên lửa này do Kolomna - nhà thầu chính đối với tất cả hệ thống SAM mang vác cá nhân của Nga - thiết kế, chúng có một nguồn điện bên trong, bộ nguồn này có thể phóng tới 4 tên lửa mới phải thay thế. Các tên lửa được sử dụng là Igla (9K38) hoặc Igla-1 (9K310).

 Trong chế độ bắn chính/thông thường, các tên lửa SAM được sử dụng để bắn mục tiêu với tầm bắn xa trong khi pháo 23mm dùng để bắn các mục tiêu trên không ở cự ly gần cũng như có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất khi cần.

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/zsu.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 09:00:09 pm
Chủ đề về Shilka có vẻ rất hot  ;D
(http://farm6.static.flickr.com/5128/5217364337_9dae48f580_z.jpg)

A ZSU-23-4 Model 1965 on parade in Moscow . Notice the cooling vent cover on the right turret side has been extended down compared to the pre-series model 1964 version 1 chiếc ZSU-23-4 mẫu 1965 trong lần duyệt binh ở Mátxcơva . Chú ý miếng che lỗ thông hơi - làm mát đã được kéo thêm xuống phía dưới so với các xe loạt  0 mẫu 1964


(http://farm6.static.flickr.com/5042/5217977504_f7e6ea8764_z.jpg)


An interesting overhead view of the ZSU-23-4 model 1965 . This view shows the enlarged cooling vent cover toward the rear of the turret sides.  Another diffirent between the early Shilka and the more common type is the configuration of the driver station and the driver hatch1 góc nhìn từ nhìn cao khá thú vị của ZSU-23-4 mẫu 1965 . Nó cho thấy miếng che ống thông hơi làm mát hướng về phía sau của tháp pháo . 1 điểm khác biệt nữa của những chiếc Shilka đầu tiên và những chiếc phổ biến hơn sau này là hình dáng của vị trí lái và cửa ra của lái xe


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: hoangpilot trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 09:06:34 pm
Có hai kiểu ZSU 23-4 cải tiến hiện đang được chào bán trên thị trường và các kiểu này có ký hiệu là ZSU 23-4 M4 có hệ thống điều khiển hoả lực bằng radar và ZSU 23-4MS có hệ thống điều khiển hoả lực bằng radar và bằng thiết bị quang học kết hợp.

 ZSU 23-4 M4 cải tiến có thể bắn các máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng bay ở độ cao từ 25-2.500m. Trong khi ZSU 23-4 MS có thể bắn các mục tiêu này với độ cao từ 0-1.500m. Trong cả hai trường hợp, các mục tiêu trên không bay với tốc độ 500m/giây có thể bị tiêu diệt từ cự ly 2.500m. Xác suất tiêu diệt  mục tiêu trên không cũng được tăng lên đáng kể.

 Cùng với việc nâng cao tính năng kỹ chiến thuật, các tính năng tác chiến khác cũng được cải tiến:

 1. Thiết bị kiểm tra tình trạng hoạt động của tổ hợp thông tin vô tuyến (RDC) và tình trạng hoạt động của toàn bộ hệ thống cũng được lắp đặt.

 2. Thiết bị huấn luyện được lắp đặt cho phép người điều khiển radar có thể được huấn luyện tác chiến trong môi trường có sử dụng thiết bị chống nhiễu điện tử mạnh mà không cần đến mục tiêu máy bay thật trong huấn luyện cơ bản.

 Hệ thống ZSU 23-4 cải tiến hiện đã được U-li-a-nôp-xcơ phát triển hoàn thiện và sẵn sàng sản xuất khi có yêu cầu.

 
(http://www.minotor-service.com/gfx/content/vehicles/shilka-05.jpg)
ZSU 23-4 M4




Bác dongadoan có nhầm không đấy pháo 23mm tại sao lại bắn được tới 2500m được , phiên bản ZSU-23-M4 có nâng cấp giáp xe + xe có thể bắn được loại đạn AP như Gepard Flakpanzer của Đức không bác dongadoan?


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 09:13:05 pm
Bác dongadoan có nhầm không đấy pháo 23mm tại sao lại bắn được tới 2500m được
--------------------
 Sau phần tổng thể về xe, tôi sẽ cung cấp thêm tài liệu phụ lục về đạn kiểu mới của pháo 23mm 2A14 nhé! ;D


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 09:23:03 pm
 II, ZSU-23-4 DO SSTCARA CỦA U-CRAI-NA CẢI TIẾN
 
 
 Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Súng pháo của U-crai-na (SSTCARA) đã phát triển hệ thống cải tiến từ hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU 23-4 được thiết kế và chế tạo tại Nga, hệ thống cải tiến này hiện đang được chào bán rộng rãi.

 Những thông tin chi tiết về ZSU 23-4 được nêu cụ thể trong phần hệ thống cải tiến của Nga và các nước thuộc Liên Xô trước đây. Theo ước tính, tổng số hệ thống pháo phòng không tự hành ZSU 23-4 hiện có khoảng 6.000-7.000 chiếc trên toàn thế giới. Việc sản xuất đã được tiến hành vào khoảng năm 1983 và đến nay có khoảng hơn 25 nước sử dụng hệ thống ZSU-23-4. 

 ZSU 23-4 được trang bị bốn pháo AZP-23mm làm nguội nòng bằng nước, tốc độ bắn loạt từ 800 đến 1.000 phát/phút/nòng. Tầm bắn hiệu quả đối với mục tiêu máy bay khoảng 2.300m. Hệ thống điều khiển bắn trên xe gồm một radar phát hiện và bám mục tiêu "Gun Dish" lắp trên tháp pháo, hệ thống kính ngắm, máy tính, hệ thống ổn định tầm hướng. Trong lần đầu tiên được đưa vào sử dụng, hệ thống ZSU 23-4 tỏ ra có hiệu quả cao, tuy nhiên, hiện nay hệ thống này có một số hạn chế về tác chiến chiến thuật ví dụ như tầm bắn ngắn và hệ thống radar lỗi thời làm hạn chế khả năng bắn trúng mục tiêu.

 SSTCARA của U-crai-na đã thay radar "Gun Dish" bằng một hệ thống radar mới bề ngoài giống với hệ thống radar được sử dụng trong hệ thống pháo điều khiển từ xa 30mm được SSTCARA phát triển trong thời gian gần đây để ứng dụng cho một số hệ thống. Đến thời điểm cuối năm 2000, hình như việc cải tiến hệ thống này vẫn còn trong giai đoạn chế thử mẫu.

 Phía trên radar là một hệ thống sensor có lẽ bao gồm một camera ngày/đêm và một thiết bị đo xa laser để cung cấp thông tin cho hệ thống điều khiển hoả lực, có lẽ là hệ thống điều khiển hoả lực cũng đã được cải tiến. Để giảm chiều cao của hệ thống khi di chuyển, toàn bộ hệ thống sensor và các tên lửa có thể được hạ thấp xuống.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 09:25:57 pm
 Lắp phía trên hệ thống radar và sensor là một dàn phóng tên lửa gồm 6 quả tên lửa đất đối không hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên". Các tên lửa này là tên lửa Kolomma KBM Igla (SA-18 "Grouse") của Nga. Tên lửa Igla có tầm bắn xa nhất là 4.500m khi bắn đón, độ cao lớn nhất đối với các mục tiêu máy bay phản lực khi bắn đón khoảng 2.000m.

 Trong chế độ bắn thông thường, các tên lửa được sử dụng để bắn các mục tiêu từ cự ly xa, còn pháo 23mm dùng để bắn các mục tiêu trên không gần hơn và mục tiêu mặt đất (thứ yếu).

 Theo SSTCARA, ZSU 23-4 cải tiến có thể tiêu diệt các mục tiêu cả khi đứng yên và khi di chuyển, kiểu bắn trong khi di chuyển thường được ưa thích hơn.

 Ưu điểm chính của hệ thống cải tiến là có thể bắn cùng lúc nhiều mục tiêu hơn, tầm bắn xa hơn, xác suất diệt mục tiêu cao hơn và gần như có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

 Cùng với việc cải tiến hệ thống vũ khí, hệ thống thân xe cũng được cải tiến, thân xe cải tiến giống với loại thân xe sử dụng trong hệ thống phòng không Kub (SA-6 "Gainful") của Nga.

 Hiện nay SSTCARA đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu cải tiến và sẵn sàng sản xuất khi có yêu cầu.

(http://farm5.static.flickr.com/4017/4440236954_056722eb49_o.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 09:30:39 pm
 III, PHÁO PHÒNG KHÔNG TỰ HÀNH ZSU-23-4M5 SHILKA CẢI TIẾN CỦA MINOTOR SERVICE ENTERPRISE (BÊ-LA-RUT)


 Hệ thống pháo phòng không tự hành (SPAAG) ZSU 23-4 23mm do Nga thiết kế là một trong những loại pháo 23mm được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới.

 Do khó khăn về ngân sách quốc phòng, ngày càng có nhiều nước, trong đó có các nước châu Âu, Trung Đông và châu Á (các nước sử dụng ZSU 23-4 nhiều nhất), có nhu cầu cải tiến các hệ thống ZSU 23-4 theo chuẩn mới, thay vì mua các hệ thống SPAAG mới. Việc cải tiến ZSU-23-4 được Bê-la-rut tiết lộ lần đầu tiên là vào năm 1999, khi 1 trong 6 mẫu pháo cải tiến đầu tiên lần đầu tiên được đưa ra triển lãm tại Abu Dubai.

 Thị trường lớn nhất của loại pháo cải tiến này là Trung Đông, trong đó Ai Cập có nhu cầu cải tiến 117 hệ thống hiện đang có trong trang bị. Việc cải tiến ZSU 23-4M5 đã được tiến hành bằng việc liên doanh giữa nhà máy Minotor Service Enterprise, Công ty cổ phần Peleng của Bê-la-rut và Nhà máy cơ khí U-li-a-nôp-xcơ của Nga. U-li-a-nôp-xcơ đồng thời cũng chào bán các gói cải tiến cho pháo ZSU 23-4 của riêng mình.

 Trong liên doanh này, Minotor Service Enterprise chịu trách nhiệm tổ hợp hệ thống, còn Peleng phát triển hệ thống quang học. Một số thành phần cải tiến cũng được sử dụng trong pháo ZSU 23-4 cải tiến của U-li-a-nôp-xcơ.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 09:33:18 pm
 Trong kiểu ZSU23-4M5 cải tiến cơ bản, 4 nòng pháo 23mm AZP-23M làm nguội nòng bằng nước được giữ nguyên. Tầm bắn hiệu quả đối với mục tiêu trên không cũng như mục tiêu mặt đất là 2.500m. Tổng cơ số đạn 2.000 viên. Khi nòng được làm nguội bằng nước, số phát bắn liên tục tối đa cho phép là 150 viên/nòng (sau khi bắn với số lượng đó, cần phải tạm dừng bắn để làm nguội nòng).

 Tuy nhiên, một trong những phương án cải tiến có thể được áp dụng là lắp thêm các ống phóng tên lửa đất đối không (SAM) hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên". Trong kiểu bắn thông thường, tên lửa SAM được sử dụng để bắn các mục tiêu ở cự ly 5.000m, còn đạn 23mm dùng để tiêu diệt các mục tiêu ở các cự ly gần hơn.

 Để tăng hiệu quả tổng thể của hệ thống ZSU-23-4, tháp pháo đã được cải tiến rất nhiều, bao gồm việc trang bị thêm một radar cải tiến, một hệ thống máy tính số hoá mới, hệ thống bám số hoá (DIFS), hệ thống định vị mục tiêu quang học 3 kênh (OLS), tự động hoá một số hệ thống trên tháp pháo, hệ thống cảnh báo laser, hệ thống vô tuyến cho lái xe (phía trước là màu, phía sau là đen trắng), hệ thống lái xe hiện đại, máy phát điện xoay chiều mới, cơ cấu truyền động cải tiến và hệ thống chống mìn cho khoang lái.

 Việc tổ hợp các hệ thống điện tử và các hệ thống phụ trợ khác cho phép giảm số người trong kíp xe ZSU-23-4M5 từ 4 xuống còn 3 người. Tầm phát hiện mục tiêu của radar là 12km và cự ly xa nhất mà radar có thể bám được mục tiêu là 10km. Radar được chế tạo từ các thiết bị bán dẫn và sử dụng phương pháp đo xa số hoá, đồng thời khả năng chống nhiễu cũng được tăng lên.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 09:36:48 pm
 OLS có 3 kênh: kênh ngày (sử dụng vào ban ngày) có camera vô tuyến, kênh thụ động sử dụng vào ban đêm có camera vô tuyến và thiết bị đo xa laser.  Hệ thống này cho phép có thể bám mục tiêu cả trong điều kiện ngày lẫn đêm mà không cần radar phải hoạt động. Kênh ngày hoạt động trong dải sóng 0,5 đến 0,8mm và có thể phát hiện được mục tiêu từ cự ly 8.000m, bám được mục tiêu trong phạm vi 7.500m. Camera vô tuyến phía trước là camêra màu, camêra phía sau là đen trắng.

 Kênh đêm hoạt động trong dải sóng 8-12mm và có thể phát hiện được máy bay F-16 từ cự ly 20.000m và nhận dạng được nó trong phạm vi 10.000m. Thiết bị đo xa laser bước sóng 1,06mm có thể đo chính xác trong phạm vi 7.000m và chuyển thông tin về mục tiêu thu được tới máy tính điều khiển hoả lực. Tần suất/tốc độ cập nhật dữ liệu của camera kênh ngày và kênh đêm và của thiết bị đo xa là 25Hz. Tính năng này làm tăng khả năng sống còn của hệ thống, bởi vì các thiết bị cảnh báo radar của mục tiêu (máy bay) không thể phát hiện ra hệ thống, do đó nó không thể bị  tiến công bởi các tên lửa chống bức xạ phóng từ trên không.

 Hệ thống cảnh báo laser bao gồm các sensor lắp ở các góc của thân xe và được nối với hệ thống cảnh báo trung tâm lắp trong tháp pháo. Một dãy các ống phóng lựu đạn khói nguỵ trang cỡ 81mm, kích hoạt bằng điện, đặt ở bên phải cả phía trước và phía sau thân xe. Các tấm chắn được lắp thêm vào hai bên thành xe, cũng một tấm chắn được đặt phía dưới phần mặt vát thân xe để ngăn bụi bẩn bắn lên. Một thùng chứa đồ được lắp thêm vào phía sau xe. Một thiết bị huấn luyện đa năng được trang bị cho phép huấn luyện kíp xe bằng cách sử dụng các mục tiêu mô phỏng trong môi trường có nhiễu hoặc không có nhiễu, theo các chế độ quan sát, phát hiện, bám mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 09:40:58 pm
 Loại ZSU 23-4 hiện nay có tốc độ hành trình tối đa là 50km/giờ. Việc trang bị thêm cơ cấu điều khiển quay xe hoạt động theo nguyên lý truyền động vi sai (khi xe quay, các bánh quay với tốc độ khác nhau) có cơ cấu sang số thủy lực và một bộ truyền động động cơ thủy lực làm tăng tốc độ tối đa lên đến 60km/h. Ghế ngồi cải tiến của lái xe được lắp treo lên nóc xe, kiểu vôlăng ôtô được sử dụng thay các cần lái thông thường. Nhờ treo ghế ngồi của lái xe lên nóc xe mà lái xe có thể được bảo vệ tốt hơn khi gặp phải mìn chống tăng (do không bị chấn động mạnh khi đáy xe bị mìn phá huỷ như trường hợp ghế được lắp với đáy xe).

 Các thành phần cải tiến khác có thể lựa chọn bao gồm một bộ nguồn bổ sung mới (APU) có thể dùng thay cho hệ thống nguồn hiện có. Việc trang bị APU cho phép hệ thống tháp pháo có thể hoạt động ngay cả khi động cơ ngừng hoạt động để tiết kiệm nhiên liệu. Một thiết bị hỗ trợ lái xe thụ động vào ban đêm cũng có thể được trang bị. Thiết bị chuẩn bao gồm một hệ thống phòng chống vũ khí hạt nhân, sinh, hỏa học (NBC), hệ thống cứu hoả (phát hiện và dập lửa), thiết bị thông tin vô tuyến, hệ thống lái xe và một máy điều hoà nhiệt độ cần cho tác chiến ở Trung Đông (thời tiết nóng). Hệ thống thông tin vô tuyến R-163-50V cũng như một hệ thống trợ giúp lái xe trên bộ TNA-4-1 cũng được lắp đặt.

 Hệ thống pháo cải tiến này có thể được cung cấp mà không có radar cải tiến. Khi đó chỉ sử dụng OLS và cũng được lắp 8 tên lửa đất đối không "bắn và quên" ở phía sau tháp pháo.

 Ngoài các gói cải tiến đối với ZSU 23-4M5 và các khả năng cải tiến hiện được U-li-a-nôp-xcơ đưa ra thị trường, một số phương hướng cải tiến khác đối với pháo ZSU 23-4 cũng được chào bán trên thị trường thế giới. Những thành phần cải tiến này bao gồm thiết bị của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật và khoa học súng pháo của U-crai-na, Signaal (Hà Lan) và ZSU 30-2 (Nga). Loại ZSU-30-2 này không sử dụng 4 nòng pháo 23mm mà thay vào đó là hai nòng pháo 30mm 2A38, loại được sử dụng trong hệ thống phòng không kết hợp pháo/tên lửa 2S6M Tunguska của Nga. Hệ thống này cũng có thành phần quang điện Kerd được lắp bên phải tháp pháo, có các kênh ngày, ảnh nhiệt, và đo xa laser.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 09:44:16 pm
 Pháo tự hành ZSU 23-4M5 cải tiến hiện đã được nghiên cứu phát triển hoàn thiện và sẵn sàng được sản xuất (khi có yêu cầu đặt hàng). Các nhà máy sản xuất là: Monitor Service Enterprise của Bê-la-rut, Công ty cổ phần Peleng của Bê-la-rut và Nhà máy cơ khí U-li-a-nôp-xcơ của Nga.

 Tính năng kỹ chiến thuật

 - Khối lượng chiến đấu: 19.200 kg;
 - Tỷ lệ công suất/khối lượng: 14,58 sức ngựa/tấn
 - Tải trọng mặt đất:      0,65 kg/cm2
 - Chiều dài:                  6,535m
 - Rộng(toàn bộ):           3,120m;
 - Rộng giữa hai vệt xích:     2,88m
 - Cao (vòm) 2,60m (khi radar chưa được triển khai);
 - Khoảng sáng gầm xe:        0,40m
 - Chiều rộng vệt xích:          2,88m;
 - Chiều dài vệt xích trên mặt đất:  3,70m;
 - Tốc độ hành trình tối đa: 60km/giờ
 - Dung tích nhiên liệu:          250 lít
 - Tầm hoạt động:      400km (không phải tiếp nhiên liệu)
 - Độ dốc (theo chiều dọc thân xe) cho phép:      60%
 - Độ nghiêng (theo chiều ngang thân xe) cho phép:    30%
 - Chiều cao chướng ngại vật có thể vượt qua:  1,1m
 - Độ rộng hào có thể vượt qua:  2,8m


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: dongadoan trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 09:50:22 pm
 - Động cơ: V-6R - Động cơ điêzen làm mát bằng nước có 6 xilanh xếp thẳng hàng, với tốc độ 2.000 vòng/phút đạt công suất 280 mã lực.
 - Cơ cấu truyền động: 5 số tiến, 1 số lùi
 - Cơ cấu lái: thanh xoắn
 - Hệ thống nguồn điện:   24 V
 - Vũ khí: pháo AZP-23M, 23mm, 4 nòng
 - 8-12 ống phóng lựu đạn khói đường kính 81mm;
 - Cơ số đạn:   2.000 viên
 - Thiết bị điều khiển pháo: bằng điện hoặc bằng tay; cả trưởng xe và pháo thủ đều có thể điều khiển pháo.
 - Xạ giới tầm: -40 đến 850
 - Xạ giới hướng: 3600
 - Tốc độ quay tầm nhanh nhất: 700/giây
 - Tốc độ quay hướng nhanh nhất: 600/giây
 - Chiều dày vỏ giáp thân xe:
  + Tấm nghiêng phía trước: 15mm, nghiêng 550
  + Thành bên: 15mm;
  + Tháp pháo: 9,2mm; phía trước tháp pháo nghiêng 150

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/zsu1.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 10:04:35 pm
(http://farm6.static.flickr.com/5202/5217476541_0dd8723e3e_z.jpg)

the most common version of the early Shilka was the ZSU-23-4 model 1968 . This version considerably enlarged cooling vent cover on the left turret side ; evident in this view . The many changes in these cover was due to problem heat build up in the tube - electronic inside Shilka turret . The vehicle is currently preserved at the Soviet Artillery Museum in St Petersburg (Leningrad)Phiên bản phổ biến nhất của Shilka đời đầu là ZSU-23-4 mẫu 1968 . Nó mở rộng đáng kể miếng che ống thông hơi - làm mát bên trái tháp pháo xe ; rất rõ trên hình . Tấm che này thay đổi nhiều lần vì lí do hệ thống điện tử dùng đèn chân không trong tháp pháo Shilka tỏa rất nhiều nhiệt . Chiếc xe này đang được bảo quản tại bảo tàng pháo binh Liên Xô tại St  Pêtécbua (Lê-nin-grát)


(http://farm6.static.flickr.com/5162/5217468305_470645e4f1_z.jpg)

An overhead view of the Shilka ZSU-23-4 model 1968 showing the configuration of the turret stowage . The oval devices on the turret roof are heat exchangers used to cool the internal electronics in the vehicle1 góc nhìn từ phía trên của Shilka mẫu 1968 cho thấy hình dáng bên ngoài của tháp pháo . Thiết bị hình oval trên nóc tháp pháo là tản nhiệt dùng để làm mát thiết bị điện tử trong xe


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 10:06:23 pm
(http://farm5.static.flickr.com/4091/5218124456_8fcc5ba001_z.jpg)

Close up to the AZP-23 guns on a ZSU-23-4 V model 1968 Shilka . The tube above each gun barrel for water cooling Gần hơn pháo AZP-23 trên xe ZSU-23-4V model 1968 Shilka . Ống phía trên mỗi khẩu pháo dùng để làm mát nòng bằng nước


(http://farm6.static.flickr.com/5281/5217535447_0d13ceab90_z.jpg)


the AZP-23 quad cannons at full evelation . The curved tube under each set of gun are shell ejector ports which spit-out the amunitions casing after firing . Note the each of the gun tube have small caps over the barrel opening . This prevent rain from entering the barrel . Immediately before firing ; these caps are swung open by means of small set wires that lead back into the gun mechanismPháo 4 nòng AZP-23 ở góc tầm tối đa . Ống cong phía dưới mỗi khẩu pháo là lỗ nhả vỏ đạn . Chú ý là mỗi nòng pháo đều có tấm chụp nhỏ che nòng lại . Nó ngăn không cho nước mưa rơi vào trong nòng pháo . Ngay trước khi bắn ; các tấm che được mở ra bởi 1 bộ dây nhỏ được dẫn trở lại bởi cơ cấu của pháo .


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 10:36:42 pm
(http://farm6.static.flickr.com/5166/5217626431_a900d5cdc2_z.jpg)

A front view of a ZSU-23-4 model 1968 on parade in Moscow . The white trim on the vehicle was common only during parades ; not during troop use vehicle . Notice the driver compartment has a small armored cover over the front windshieldẢnh chụp từ phía trước của ZSU-23-4 mẫu 1968 khi duyệt binh ở Mátxcơva . Đường kẻ trắng trên xe thường thấy khi duyệt binh ; không có ở những xe phục vụ sẵn sàng chiến đấu . Chú ý ; khoang lái xe được bọc giáp nhẹ trên kính chắn gió trước



(http://farm5.static.flickr.com/4125/5217626465_03a8405b1f_z.jpg)

Another front view of a ZSU-23-4V model 1968 . In this view ; the driver 's door is completely open .The door on the V version is shorter than the earlier model 1965 . On the ZSU-23-4 model 1965 ; the door extended below the splash bar .1 ảnh chụp phía trước khác của ZSU-23-4V mẫu 1968 . Ở góc nhìn này ; cửa lái xe mở hết cỡ . Cửa lái xe của bản V ngắn hơn Shilka mẫu  1965 . Ở mẫu đó  ; cửa xe dài quá đường kẻ trắng


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 30 Tháng Mười Một, 2010, 06:15:37 pm
 

(http://farm6.static.flickr.com/5290/5220365692_3cd35c58cc_z.jpg)

A close up of the driver station of the ZSU-23-4V at St Petersburg . Notice the driver viewing port is missing its wiper ; and that the mallet is missing from the stowage rack . The view shows the location of day/night driving light under the armored hood Cận cảnh vị trí lái xe của mẫu ZSU-23-4V  ở Xanh Pêtécbua .Chú ý ; khe nhìn của lái xe không có thanh lau (kính chắn gió) ; và thiếu cái vồ ở rãnh chứa hàng  ??? . Góc nhìn cho thấy vị trí của đèn lái ngày/đêm dưới tấm giáp che

(http://farm5.static.flickr.com/4084/5220365724_e7d6d49be1_z.jpg)

a close up of the driver's station from the opposite side showing the periscope above the main doorCận cảnh vị trí lái xe từ phía đối diện cho thấy kính tiềm vọng phía trên cửa chính


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 30 Tháng Mười Một, 2010, 06:20:30 pm
(http://farm5.static.flickr.com/4145/5220496470_7230e7f86b_z.jpg)

an overhead shot of a ZSU-23-4 model 1968 . The main changes on the later model of the Shilka involved the turret ; the GM-575 chasis remained similarẢnh chụp trên cao của ZSU-23-4 model 1968 . Thay đổi chính của các mẫu sau đều liên quan đến tháp pháo ; khung gầm GM-575 vẫn tương tự như vậy


(http://farm5.static.flickr.com/4143/5220496486_99cc923c8f_z.jpg)


a rear view of the turret ZSU-23-4V . The panel at the center rear of the turret is for access to vehicle electronics ; not for the crew . The bracket near the edge of the turret roof used as a brace when the radar is folded for travel ảnh chụp từ phía sau của xe ZSU-23-4V . Bảng điều khiển ở giữa phía sau tháp pháo dùng để thao tác với hệ thống điện tử trên xe ; không dành cho kíp lái . Thanh gác gần gần biên của nóc tháp pháo được dùng để giữ cho chắc radar khi gập vào ; trong lúc đang xe đang di chuyển


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 30 Tháng Mười Một, 2010, 09:32:26 pm
(http://farm5.static.flickr.com/4144/5220098419_cac89dc74c_z.jpg)

the RPK-2 gun disk radar has a dielectric cover mounted over the disk to give it better weather protection .This cover on the front of the antenna is usually medium grey ; not the overall dark olive green color of the basic vehicle Chảo radar RPK được phủ 1 lớp điện môi ở trên để đảm bảo nó bền với các điều kiện thời tiết hơn . Lớp phủ này thường có màu xám vừa ; không giống màu xanh ô-liu đậm sơn trên thân xe

(http://farm5.static.flickr.com/4143/5220496486_99cc923c8f_z.jpg)

a close up of the forward running gear showing the idller wheel ; the lead road-wheel and the torsion bar attachment detail Cận cảnh các bánh xe trước :  ta thấy : bánh dẫn hướng ; bánh đầu của bánh chịu nặng ; và bộ gá thanh xoắn  ???


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 30 Tháng Mười Một, 2010, 09:33:00 pm
(http://farm6.static.flickr.com/5090/5220452795_7e8897ca28_z.jpg)

a detail view of the drive sprocket of the GM-575 hull . This vehicle share the same road wheel as the PT-76 ; ASU-85 ; and SA-6 Gainful vehiclesChi tiết về bánh truyền động của thân xe GM-575 . Nó sử dụng cùng 1 loại bánh chịu nặng như xe PT-76 , ASU-85 ; và xe của tổ hợp phòng không SA-6 Gainful


(http://farm6.static.flickr.com/5122/5220452739_5d253fc736_z.jpg)


in 1972 ; a heavily reconfigured version of Shilka appeared ; the ZSU-24-4V1 model 1972 .  This became standard prodution of Shilka for almost the decade ; and the most widely exported version . The most obvious change on this version is was the extensive turret venting cover alterationsNăm 1972 ; phiên bản ZSU-24-4V1 xuất hiện với rất nhiều thay đổi . Nó trở thành phiên bản Shilka tiêu chuẩn được sản xuất trong gần 1 thập kỷ ; và là bản được xuất khẩu nhiều nhất . Thay đổi rõ ràng nhất ở mẫu này là việc mở rộng tấm che ống thông gió .


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 30 Tháng Mười Một, 2010, 09:48:58 pm

(http://farm5.static.flickr.com/4135/5221086724_6481598904_z.jpg)

a right side view of the ZSU-23-4V1 .This version deleted the stowage box at the front of the turret and added the enlarged bins on either turret sideXe ZSU-23-4V1 nhìn từ bên phải . Bản này không còn giữ hộp chứa hàng phía trước tháp pháo và thêm vào các ngăn chứa mở rộng ở cả hai bên tháp pháo


(http://farm6.static.flickr.com/5043/5220489085_e2fb80e046_z.jpg)


a ZSU-23-4V1 on road match during snow storm . This rear view show the rear hull configuration remained very similar compared to earlier Shilka1 xe ZSU-23-4V1 hành quân dưới bão tuyết . Ta thấy hình dáng phía sau tháp pháo vẫn rất giống Shilka các bản trước


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 30 Tháng Mười Một, 2010, 10:03:31 pm
(http://farm5.static.flickr.com/4126/5220526369_ae207e8361_z.jpg)

the ZSU-23-4V1 had several small changes on the left hull side ; including the addition of second access port and a stowage bracket for a sawMẫu ZSU-23-4V1 có 1 vài thay đổi nhỏ ở phần thân bên trái ; thêm vào 1 cổng truy cập thứ 2 và 1 khe chứa nhỏ để gác cưa lên đó



(http://farm5.static.flickr.com/4119/5220526425_41dc514de4_z.jpg)

A Hungarian  ZSU-23-4V1 platoon on  march following a Warsaw Pact exercise . This view clearly show the distinctive bulge of the reconfigured turret on this version 1 trung đội phòng không ZSU-23-4V1  của Hungary hành quân trong 1 cuộc tập trận của khối Vác-xa-va . Góc nhìn cho ta thấy rõ chỗ phình ra đặc biệt trên kiểu tháp pháo mới của phiên bản này


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 30 Tháng Mười Một, 2010, 10:10:33 pm
không hiểu sao em thấy ảnh này rất cảm xúc . Có lẽ nó hao hao giống quân nhà mình  ;D

(http://farm6.static.flickr.com/5285/5221138804_5504488016_z.jpg)

A classic view of Shilka at work . 2 Shilka provide air defense cover as a T-55 tank unit pass by 1 ảnh chụp rất hay - Shilka khi đang trực chiến . 2 xe này làm nhiệm vụ phòng không bảo vệ 1 đơn vị T-55 hành quân


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 30 Tháng Mười Một, 2010, 10:23:23 pm
(http://farm5.static.flickr.com/4106/5221167420_0b84f2ab72_z.jpg)

A snow camouflaged ZSU-23-4V1 crosses a pontoon bridge during winter maneuver in the USSR in 19701 xe ZSU-23-4V1 sơn ngụy trang mùa đông vượt cầu nổi trong 1 cuộc diễn tập mùa đông ở Liên Xô 1970


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 01 Tháng Mười Hai, 2010, 09:47:59 pm
(http://farm6.static.flickr.com/5049/5220607727_009ae696ef_z.jpg)

a view inside a ZSU-23-4 M ; in this case a former German NVA vehicle in pristine conditionẢnh chụp phía trong của ZSU-23-4 M ; xe này trước đây của CHDC Đông Đức ; xe còn rất mới

(http://farm5.static.flickr.com/4144/5221205290_1b394170ff_z.jpg)

a view inside main turret hatch looking toward the rear ; which show the electronic modules behind the gunner station Ảnh chụp cửa chính tháp pháo nhìn về phía sau ; cho thấy các mô-đun thiết bị điện tử phía sau vị trí pháo thủ


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 01 Tháng Mười Hai, 2010, 10:30:22 pm
(http://farm6.static.flickr.com/5128/5223989018_61dfb2a8d6_z.jpg)

the roof of an Iraq ZSU-23-4M showing the cover of both optical gunsight periscope in the open positionNóc của xe ZSU-23-4M của Iraq cho thấy mũ che của cả kính ngắm quang học và kính tiềm vọng đang được mở ra


(http://farm6.static.flickr.com/5128/5223989018_61dfb2a8d6_z.jpg)


A view of the right side access door opened up showing the transformer for the vehicle electrical power supply ; as well as the stowage location for the OU-3G2 infrared search light for the commander copulaẢnh chụp phía tay phải của cửa truy cập cho thấp máy biến áp cho hệ thống cung cấp điện của xa ; cũng như chỗ chứa của đèn phát hồng ngoại OU-3G2 cho vòm quan sát  ??? của trưởng xe


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 01 Tháng Mười Hai, 2010, 10:37:12 pm
(http://farm6.static.flickr.com/5089/5223411333_256364e77f_z.jpg)

A ZSU-23-4M of the Iraq 96th Regiment AAA ; 8 th infantry division ; knocked out in Kuwait by US marine during Operation Desert Storm (2/1991)1 xe ZSU-23-4M của trung đoàn pháo phòng không 96 ; thuộc sư đoàn bộ binh 8 ; bị hạ ở Cô-oét bởi thủy quân lục chiến Mỹ trong chiến dịch bão táp sa mạc


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 01 Tháng Mười Hai, 2010, 10:44:26 pm

(http://farm6.static.flickr.com/5210/5223429209_04a6f9bb4a_z.jpg)


An Iraq ZSU-23-4M SHilka knocked down by US marine units in Kuwait during Operation Desert Storm . The discoloration of the rear hull is due to an intense engine compartment fire1 xe ZSU-23-4M của Iraq bị hạ bởi thủy quân lục chiến Mĩ ở Cô-oét trong chiến dịch bão táp sa mạc . Vết đổi màu ở cuối phần thân xe do khoang động cơ bị cháy rất mạnh


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 01 Tháng Mười Hai, 2010, 11:12:21 pm
(http://farm5.static.flickr.com/4092/5223491719_9bca55eb2f_z.jpg)

a good view of the standard stowage practice for the Shilka . The small panel at the rear of the hull is used to tie down a large canvas tarp that is draped over the vehicle to protect the expensive turret electronic when the vehicle is not in use 1 ảnh chụp hay cho thấy hộp chứa hàng của Shilka trong thực tế . Tấm bảng nhỏ ở phía sau thân xe dùng để nối xuống tấm vải bạt phủ trên xe để bảo vệ các thiết bị điện tử đắt tiền trong tháp pháo khi xe không được sử dụng

 
(http://farm6.static.flickr.com/5288/5223491661_9dae27ef6f_z.jpg)

ZSU-23-4V1 of the Iranian Imperial Army ; seen here on parade in Teheran in late 1970s; followed by artillery unit equipped with American M577 command vehicle and M109 self-propelled . Shilka was used extensively by both Iran and Iraq during 1980s Gulf warXe ZSU-23-4V1 của quân đội hoàng gia Iran ; diễu hành trên dường phố Tê-hê-ran vào cuối những năm 70 ; theo sau là 1 đơn vị pháo binh trang bị xe chỉ huy M577 và pháo tự hành M109 . Shilka được sử dụng rộng rãi trong bởi cả Iran và Iraq trong chiến tranh vùng vịnh 1980


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 10:32:05 pm

(http://farm6.static.flickr.com/5166/5226670388_a7650d0cf1_z.jpg)

in the mid 1970 ; the Shilka underwent its last major modernization as the ZSU-23-4M Biryuza . By then ; the name Shilka had become almost synonomous with air defense gun vehicle ; and the new name Biryuza ; never stuck . This view from the right side show the large filter on the turret roof which is one distinguishing feature of this modelGiữa những năm 1970 ; ; Shilka trải qua lần hiện đại hóa lớn cuối cùng của nó ; mẫu ZSU-23-4M Biryuza . Bởi lúc bấy giờ ; cái tên Shilka gần như đồng nghĩa với xe phòng không tự hành ; và cái tên Biryza chẳng bao giờ được nhắc đến . Ảnh chụp góc phải của xe cho thấy bộ lọc lớn nằm trên nóc xe là 1 điểm khác biệt của mẫu này so với các đời trước


(http://farm6.static.flickr.com/5083/5226670428_e084769a14_z.jpg)


a side view of the ZSU-23-4M during its debut in Moscow in 1977 . Other changes in this model included the new cover over the gun assembly and changes in the shape of turret bulgesẢnh chụp sườn xe ZSU-23-4M trong lần xuất hiện đầu tiên ở Mát-xcơ-va 1977 . Các thay đổi bao gồm tấm chắn mới trên phần cuối của pháo 23 mm  ??? và hình dáng của mấu lồi trên tháp pháo


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 02 Tháng Mười Hai, 2010, 11:07:57 pm
(http://farm6.static.flickr.com/5162/5226155385_1e7b2f13dd_z.jpg)

a left side view of the ZSU-23-4M showing the changes on this side . Notice the third access port has been added to the hull side . The saw braket has been moved aft and there is a reinforcing rib on the top rear of the side turret pannier ảnh chụp sườn trái xe ZSU-23-4M  cho thấy sườn xe mới đã thay đổi như thế nào . CHú ý ; đã có thêm 1 cổng truy cập được thêm vào thân xe . Khe chứa cưa được dời về phía sau và thêm vào 1 gân gia cố ở phía cuối ; phần trên của thùng đựng bên sườn tháp pháo


(http://farm6.static.flickr.com/5129/5226749930_8982caaff0_z.jpg)


a roof detail view of the ZSU-23-4M currently preserved at the OFFORS facility at the US Army national traning center Ft Irwin ; CA . The circular cupola on the right side of the turret is the vehicle commander ; the other hatch is for gunner and rangefinderảnh chụp chi tiết tháp pháo của ZSU-23-4M đang được bảo quản tại cơ sở OPFORS tại trung tâm nghiên cứu quốc gia của quân đội Mĩ tại căn cứ quân sự Irwin ; Ca-li-phoóc-nia . Vòm quan sát tròn bên phải tháp pháo là của trưởng xe ; cửa còn lại của pháo thủ và máy đo tầm xa


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 04 Tháng Mười Hai, 2010, 10:39:18 pm

(http://farm6.static.flickr.com/5126/5231207931_d29a2843c2_z.jpg)

a frontal view of a Soviet ZSU-23-4M on maneuver in Czechoslovakia in 1989 . The view highlight the fact that M version doesn't  have the folding panel under the gun assembly found on all earlier model Ảnh chụp phía trước của 1 xe ZSU-23-4M Liên Xô trong 1 cuộc diễn tập tại Tiệp Khắc 1989 . Nó có 1 chi tiết nổi bật là bản M không có tấm bảng gấp dưới cấu kiện  ??? của súng ; vốn có ở các bản trước





(http://farm6.static.flickr.com/5168/5231799662_91a36d9676_z.jpg)

A ZSU-23-4M  on summer manever showing the preferred tactical deployment - in an entrenchment with the vehicle coverred by  a camouflage net with only RPK-2 radar disk showing1 xe ZSU-23-4M trong 1 cuộc diễn tập mùa hè cho thấy triển khai chiến thuật được ưa thích của nó - nằm trong công sự với thân xe được che phủ bởi lưới ngụy trang ; chỉ lộ ra chảo radar RPK-2


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 04 Tháng Mười Hai, 2010, 11:05:37 pm
(http://farm6.static.flickr.com/5249/5231274309_5921c9ed7d_z.jpg)


the final modification of the ZSU-23-4M took place in the mid 1980s with the addition of improved svoichuzoi IFF system . The new IFF system led to the addition of two vertical antenna on the front of RPK-2 radar diskLần thay đổi cuối cùng của ZSU-23-4M là giữa những năm 80 với việc thêm vào hệ thống radar nhận dạng địch/ta. Nó dẫn đến việc có thêm 2  ăng-ten thẳng đứng trên mặt trước chảo radar RPK-2



(http://farm6.static.flickr.com/5083/5231864866_95396d4f49_z.jpg)

a rear view of ZSU-23-4M during wargames in Czechoslovakia in  1989 . In this view ; the RPK -2 radar disk is folded down . The electronic box protruding upwards from the radar array is associated with the new IFF radar carried on final production ZSU-23-4M . A non standard jerry can is fastened to the turret rear ; and the camouflaged net is in the official stowage position in the rear of the hull Ảnh chụp phía sau xe  ZSU-23-4M  trong 1 cuộc tập trận ở Tiệp Khắc 1989 . Trong ảnh ; chảo radar RPK-2 được gập vào . Hộp chứa thiết bị điện tử nhô lên phía trên từ anten mảng  ??? được kết nối với 1 radar nhận dạng địch/ta được mang trên xe ZSU-23-4M . 1 thùng chứa nhiên liệu phụ phi tiêu chuẩn có thể được gắn với phần sau của tháp pháo ; và lưới ngụy trang có 1 vị trí đặt chính thức ở đằng sau thân


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 06 Tháng Mười Hai, 2010, 10:46:57 pm

(http://farm6.static.flickr.com/5047/5238389134_3648f956af_z.jpg)

a close up shot of the driver seat in a ZSU-23-4M showing the clutch . The box in the lower right of the picture contain the night vision equipment for the driverẢnh chụp cần cảnh chỗ ngồi lái xe ZSU-23-4M cho thấy bộ ly hợp . Chiếc hộp ở góc phải bên dưới màn hình chứa kính nhìn đêm cho lái xe

(http://farm6.static.flickr.com/5005/5238389194_a18c32d938_z.jpg)



A close up shot of the driver instrument panel in ZSU-23-4MẢnh chụp cận cảnh bảng điều khiển thiết bị trong xe ZSU-23-4M



Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 06 Tháng Mười Hai, 2010, 11:02:19 pm
(http://farm6.static.flickr.com/5089/5238433986_2b12dbdc6b_z.jpg)

a view of the left side of the driver compartment showing the main instrument panel ; the shilka is driven with brake lever like tractor ...ảnh chụp bên trái khoang lái cho thấy bảng điều khiển chính ; Shilka được lái bằng cần lái như kiểu máy kéo


(http://farm6.static.flickr.com/5048/5237838425_ab937659c1_z.jpg)


A view looking down the commander's cupola in the left side of the turret . This view looking towards the rear of the commander 's station . Among the electrical boxes to the commander's left is the R-123M radio ; T-46M1 ; T-42M module immediately behind the seatẢnh chụp từ phía trên xuống của vòm quan sát của trưởng xe ; nằm bên trái tháp pháo . Góc chụp nhìn về phía sau của khoang chỉ huy . Ở giữa các hộp điện tử ; phía tay trái của trưởng xe là thiết bị thông tin vô tuyến R-123M ; các mô-đun T-46M1 ; T-42M ngay ở sau ghế ngồi


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 07 Tháng Mười Hai, 2010, 09:15:55 pm
(http://farm6.static.flickr.com/5002/5240944748_97a1605010_z.jpg)

another view in the main turret compartment; this time facing toward the rear showing the many electric module of the T-2M2 radar ; T44M1 and T43M complexed behind the turret crewẢnh chụp khoang chính của tháp pháo ; lần này hướng chụp về phía sau cho thấy các thiết bị điện tử của radar T-2M2 ; các tổ hợp T44M1 và T43M phía sau kíp xe

(http://farm6.static.flickr.com/5002/5240944748_97a1605010_z.jpg)

a view from the right side of the turret compartment where the range finder sits; with the T-40M1 in front of him and the T-40M1 to the right
Ảnh chụp từ phía phải của khoang chính tháp pháo nơi trắc thủ radar ngồi ; với tổ hợp T-37M1 ngay trước mặt và T-40M1 bên phải


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 07 Tháng Mười Hai, 2010, 09:16:37 pm
(http://farm6.static.flickr.com/5204/5240371729_06d26db6b4_z.jpg)

another view in the gunner's station ; this time looking slightly further the left into the commander station . The view show the foot pedal for the gunner turret traverse ; as well as the manual backup wheel . on this particular view ; the gunner control handles are missing ; normally they would be found immediately below the radar screenẢnh chụp khác về vị trí của pháo thủ ; lần này nhìn xa hơn 1 chút về phía trái vào vị trí của trưởng xe . Ảnh cho thấy bàn đạp chân để xạ thủ chỉnh góc hướng của tháp pháo ; cũng như tay quay dự phòng  . Trong bức ảnh riêng này ; cần điều khiển của pháo thủ đã bị lấy mất ; bình thường chúng ngay trước màn hình radar

(http://farm6.static.flickr.com/5010/5240968352_653ef01fc0_z.jpg)
a view of the gunner's station giving a clearer view of his main instrument in the T-36M module ; the display screen of RPK-2 radar ; the optical sights in the B-7 module which are used as a backupảnh chụp vị trí của pháo thủ cho thấy 1 cái nhìn rõ hơn về bảng điều khiển chính trong  mô-đun T-36M ; màn hình hiển thị của radar RPK-2 ; kính ngắm quang học trong mô-đun B-7 dùng để dự phòng






Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 07 Tháng Mười Hai, 2010, 09:17:02 pm
(http://farm6.static.flickr.com/5129/5240996260_dfbb069955_z.jpg)

a close up of the gun assembly near the turret roof . In this view ; the new cover had been pushed back to get a better view of the hosing leading  to the barrel cooling systemảnh chụp cận cảnh cơ cấu của pháo 23mm từ phía nóc tháp pháo .Góc nhìn này cho thấy tấm che mới được đẩy lùi về phía sau để ta thấy rõ hơn phần đầu các vòi dẫn của hệ thống làm mát của nòng


(http://farm6.static.flickr.com/5043/5240403057_0b76b252e3_z.jpg)


a detail view of the gun barrels of the ZSU-23-4M .Notice in this view ; the gun barrel caps had been opened ; and the caps rest behind the muzzle brakeẢnh chụp chi tiết nòng pháo của xe ZSU-23-4M . Chú ý ; tấm chụp che nòng đang được mở ; nó dừng ở sau hãm nòng của pháo


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: huyphongssi trong 07 Tháng Mười Hai, 2010, 11:19:55 pm
- folding panel under the gun assembly: tấm bảng gấp dưới cấu kiện  ??? của súng --> tấm chắn dưới khối pháo (dùng che chắn đạn nhọn bắn thẳng của địch vào khu gắn pháo cho các xe bám đội hình)

- radar array: anten mảng ??? --> khối ăng ten

- the manual backup wheel: bánh xe dự phòng ??? --> tay quay dự phòng


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 08 Tháng Mười Hai, 2010, 10:25:49 pm
Cảm ơn bác huyphongssi đã hiệu đính  ;D

Tiếp

(http://farm6.static.flickr.com/5287/5244192710_7ce334ef9f_z.jpg)

A Bundeswehr soldier opening the ammunition compartment on a ZSU-23-4M .Note in this view ; the cover are installed over the ammuntion feed trays1 người lính cộng hòa liên bang Đức đang mở khoang chứa đạn  trên xe ZSU-23-4M  . CHú ý trong ảnh này ; tấm che được lắp lên trên băng tiếp đạn


(http://farm6.static.flickr.com/5202/5244192834_1bb520b6b6_z.jpg)


The crew of an East German NVA ZSU-23-4M loading 23 mm ammunition into the main feed trays in front of the turret Kíp xe ZSU-23-4M của  quân đội cộng hòa dân chủ Đức nạp đạn 23 mm vào băng tiếp đạn chính ở phía trước tháp pháo


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 04:20:32 pm
(http://farm6.static.flickr.com/5283/5270853528_14e9826bdc_z.jpg)

A view into an ex-Iraq ZSU-23-4M showing the feed tray open with their cover missing ảnh chụp xe của ZSU-23-4M của chế dộ Iraq cũ cho thấy băng tiếp đạn bị mất tầm che



(http://farm6.static.flickr.com/5087/5270245303_db98d72b6b_z.jpg)

A close up view of the auxiliary optical gun sight on the roof of a ZSU-23-4M (Michael Jerchel)Ảnh chụp cận cảnh kính ngắm phụ trợ trên nóc xe ZSU-23-4M (Michael Jerchel)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: dongadoan trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 04:31:20 pm
Trùng ảnh, bạn tientt82 ơi! ;D


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 04:36:48 pm
ơ chết ; em nhầm ; cảm ơn bác dongadoan    ;D



(http://farm6.static.flickr.com/5126/5270266167_309a94ebec_z.jpg)

a close up view of the commander cupola on a ZSU-23-4M with the auxiliary commander sight installed (Michael Jerchel)ảnh chụp cận cảnh vòm quan sát của trưởng xe ZSU-23-4M với thiết bị quan trắc phụ trợ



(http://farm6.static.flickr.com/5009/5270874294_ff71f14eaf_z.jpg)

a close up view of the commander cupola on ZSU-23-4M showing how the commander can use his auxiliary optical sight to rough aim the main gunảnh chụp cận cảnh vòm quan sát của trưởng xe ZSU-23-4M cho thấy cách anh ta sử dụng thiết bị quan trắc để ngắm gần đúng (ngắm ứng dụng ???) pháo chính




Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 04:53:04 pm


(http://farm6.static.flickr.com/5289/5270288757_7e04587c4b_z.jpg)

a detail view of the large air filter cover ; one of the distinctive feature of the ZSU-23-4MẢnh chụp cận cảnh tấm che bộ lọc khí khá lớn ; 1 đặc điểm đặc biệt của xe ZSU-23-4M



(http://farm6.static.flickr.com/5167/5270288769_b3ab676367_z.jpg)

A detail view of the RPK-2 Gun Disk  in operation position . The cover of the antenna is usually left in the original grey plastic colorẢnh chụp cận cảnh chảo radar RPK-2 (Biệt danh : Gun Dish) trong khi đang hoạt động . Lớp bọc ngoài của ăng-ten thường để nguyên mầu nhựa xám


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 05:01:22 pm


(http://farm6.static.flickr.com/5168/5270298551_55d4ac0a8f_z.jpg)

a detail view of the RPK-2 radar folded down travel position Ảnh chụp cận cảnh chảo radar RPK-2 gập lại khi ở xe đang hành quân



(http://farm6.static.flickr.com/5204/5270906986_3da9f79595_z.jpg)

a detail view of the rear of the turret showing the RPK-2 folded down Ảnh chụp cận cảnh phía sau tháp pháo khi chảo radar RPK-2 gập xuống





Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 05:15:16 pm

(http://farm6.static.flickr.com/5247/5270317395_902ff2c67d_z.jpg)

a detail view of the right rear area of the ZSU-23-4M hull showing the hatch for the auxiliary power unit in the open position  ảnh chụp cận cảnh mạn phải ; phía sau của thân xe ZSU-23-4M cho thấy cửa của thiết bị điện phụ trợ đang mở

(http://farm6.static.flickr.com/5130/5270317369_a0a867b83d_z.jpg)

the second access panel on the right side opened up ; showing the DG-4M1 80hp auxiliary gas turbine engine ; used to power the vehicle electrical system when the main engine is turned offCửa truy cập thứ 2 nằm bên mạn phải mở ra ; cho thấy động cơ tuốc-bin khí DG-4M1 công suất 80 mã lực ; để cấp nguồn cho hệ thống điện tử trên xe khi động cơ chính tắt


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: tientt82 trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 05:36:00 pm

(http://farm6.static.flickr.com/5289/5270945058_12b8127e44_z.jpg)


a view into the left side compartment . This compartment contain a small piston-grip and cable which allow the turret to be traversed when the crew not inside the vehicle ảnh chụp cận cảnh ngăn chứa bên trái của xe . Ngăn này chứa 1 tay cầm nhỏ hình báng súng  ??? và cáp cho phép kíp xe quay tháp pháo ngay cả khi ở ngoài xe

(http://farm6.static.flickr.com/5210/5270949134_6b4a447d2b_z.jpg)

Tổ chức diễn tập vượt sông


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 19 Tháng Mười Hai, 2010, 06:21:16 pm
 Xin mời các bác vào đây xem tên lửa hành trình được ngụy trang trong thùng con ten nơ : http://www.youtube.com/watch?v=9xupOQSvnas


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Mười Hai, 2010, 06:42:18 pm
Xin mời các bác vào đây xem tên lửa hành trình được ngụy trang trong thùng con ten nơ : http://www.youtube.com/watch?v=9xupOQSvnas

Cái này có gì mới đâu bác Hai, ở BOX này nói về nó lâu rồi, bác ít "sục sạo" các ngõ ngách của BOX kiến thức Quốc phòng nên chưa thấy thôi! Mời bác VÀO ĐÂY! (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,16418.20.html)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 19 Tháng Mười Hai, 2010, 06:53:05 pm
 Anh em mình giỏi thiệt ! Mình thấy lạ giới thiệu với anh em , không dè anh em mình còn trùm hơn nhiều


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Giêng, 2011, 04:42:06 pm
Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không 2S6M “Tunguska”

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/tung.jpg)

Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không được sử dụng cho nhiệm vụ phòng không tầm thấp.

Lịch sử chế tạo

Sự thiết kế tổ hợp “Tunguska” được giao cho Phòng thiết kế MOP (tổng công trình sư A.G.Shipunov) trong sự liên hiệp với các tổ chức công nghiệp quốc phòng chuyên ngành khác theo mệnh lệnh của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô viết từ ngày 8 tháng 6 năm 1970 và mục đích ban đầu nhằm chế tạo thiết bị pháo phòng không tự hành mới thay thế cho “Shilka” (ZSU-23-4).

Mặc dù “Shilka” được tiếp nhận thành công trong các cuộc chiến tranh ở Cận Đông, nhưng trong quá trình chiến đấu, những nhược điểm của thiết bị này đã xuất hiện – tầm hoạt động hiệu quả thấp (tầm xa không quá 2km), đạn pháo không đủ mạnh, đồng thời việc bị “xổng” mục tiêu do không có khả năng phát hiện.

Việc cần thiết đầu tiên là tăng cường đường kính đạn pháo của súng phòng không tự động. Các nghiên cứu thí nghiệm được thực hiện đã chứng minh rằng, việc chuyển đạn đường kính 23mm lên 30mm với khối lượng thuốc nổ tăng 2 - 3 lần cho phép giảm 2 – 3 lần số lượng đạn bắn trúng mục tiêu cần thiết. Các kết quả so sánh hiệu quả chiến đấu của ZSU-23-4 với thiết bị phòng không giả định ZSU-30-4 khi bắn mục tiêu là máy bay Mig-17 đang bay với tốc độ 300m/s đã chỉ ra rằng, khi khối lượng bằng nhau, xác suất tiêu diệt mục tiêu với số lượng đạn tiêu thụ giảm một nửa trên tầm cao từ 2000 đến 4000 mét. Với sự tăng đường kính đạn pháo và hiệu quả bắn, có thể sử dụng pháo trong nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trên bộ với đạn xuyên lõm có thể bắn cháy các mục tiêu bọc thép nhẹ như xe chiến đấu bộ binh (BMP)…


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Giêng, 2011, 04:52:47 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/tun2.jpg)

Sự chuyển đường kính đạn của pháo phòng không tự động 23mm sang 30mm thực tế không ảnh hưởng tới sự bảo đảm tốc độ bắn, nhưng khi đường kính đạn lớn hơn, việc bảo đảm tốc độ bắn cao về mặt kỹ thuật không thể thực hiện được.

Thiết bị phòng không tự hành “Shilka” có khả năng tìm kiếm mục tiêu rất hạn chế. Khả năng tìm kiếm mục tiêu của “Shilka” được bảo đảm bằng ra đa định vị của thiết bị trong phạm vi 15…40 độ theo góc hướng với sự thay đổi đồng thời góc tầm (góc độ cao) trong giới hạn 7 độ từ hướng lắp của trục anten.

Hiệu quả bắn cao của ZSU-23-4 đạt được chỉ khi nhận được sự chỉ thị mục tiêu trước từ trạm chỉ huy cấp đại đội PU-12 (PU-12M) – theo thứ tự, sử dụng các số liệu nhận được từ đài chỉ huy điều khiển phòng không cấp sư đoàn có trang bị đài ra đa định vị nhìn vòng mẫu P-15 (P-19). Chỉ sau khi đó, đài ra đa định vị của ZSU-23-4 mới thực hiện tìm kiếm mục tiêu một cách kịp thời. Khi không có sự chỉ thị mục tiêu, đài ra đa định vị của ZSU có thể thực hiện chế độ tìm kiếm vòng tự động, nhưng hiệu quả phát hiện mục tiêu tren không khi đó không quá 20%.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Giêng, 2011, 05:08:14 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/67546562vu3.jpg)

Tại ba Viện Nghiên cứu khoa học đã xác định, để bảo đảm khả năng tác chiến tự động cho ZSU tương lai và hiệu quả bắn cao, trong thành phần của thiết bị phải có đài ra đa định vị nhìn vòng riêng theo đúng nghĩa với tầm hoạt động 16 – 18km khi lỗi đo xa trung bình không quá 30 mét), còn phạm vi quan sát của ra đa định vị này trong mặt phẳng đứng (góc tầm) không nhỏ hơn 20 độ.

Tuy nhiên, tính hợp lý của việc thiết kế tổ hợp pháo – tên lửa phòng không đã mang lại sự hoai nghi lớn cho Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô A.A.Grechko. Do cơ sở của sự hoài nghi này, thậm chí tài chính cho việc thiết kế tiếp theo của thiết bị phòng không “Tunguska” (trong thời kỳ 1975 – 1977) được tiếp nhận vào trang bị năm 1975 đã bị cắt. Tổ hợp tên lửa phòng không “Osa-AK” có phạm vi hoạt động hiệu quả gần tương tự theo tầm xa (10km) và lớn hơn về tầm cao (0,025 – 5km), đồng thời có các tính năng kỹ thuật và hiệu quả hoạt động tương tự “Tunguska”.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Giêng, 2011, 05:17:25 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/tun.jpg)

Nhưng khi đó, sự đặc thù của trang bị phòng không cấp trung đoàn trong sư đoàn phòng không chưa được tính toán đến, trong khả năng chống trực thăng, tổ hợp tên lửa phòng không “Osa-AK” thua kém rõ ràng so với thiết bị phòng không tự hành “Tunguska” ví dụ như có thời gian hoạt động lớn hơn rất nhiều – hơn 30 giây so với 8 – 10 giây của ZSU “Tunguska”. Thời gian phản ứng thấp của “Tunguska” bảo đảm khả năng chống trả kịp thời với sự xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc bất ngờ bay qua như trực thăng và các mục tiêu bay tầm thấp khác – không thể bảo đảm bởi tổ hợp tên lửa phòng không “Osa-AK”.

Trong chiến tranh Việt Nam, lần đầu tiên, người Mỹ đã tiếp nhận các trực thăng trang bị tên lửa chống tăng (có) điều khiển. Việc này đã được biết đến với sự thành công của 89 trong số 91 lần trực thăng với tên lửa chống tăng điều khiển tấn công vào các thiết bị thiết giáp, trận địa pháo và các mục tiêu trên bộ khác.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Giêng, 2011, 05:33:41 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/tunguska1.jpg)
Tunguska thuộc lực lượng Cận vệ quân đội Belorussia

Kinh nghiệm chiến đấu đó đã được áp dụng, trong mỗi sư đoàn Mỹ đã thành lập các phân đội trực thăng chuyên dụng để chống lại các phương tiện kỹ thuật thiết giáp. Nhóm các trực thăng yểm trợ hỏa lực cùng với trực thăng trinh sát có nhiệm vụ không chế các trận địa cách xa 3 – 5km từ giới tuyến của các đơn vị khác. Khi xe tăng đối phương tiến tới khu vực này, các trực thăng sẽ vọt lên độ cao 15 – 25 mét và tiêu diệt chúng với sự hỗ trợ của tên lửa chống tăng điều khiển, sau đó biến mất (“ẩn nấp”) một cách nhanh chóng. Trong các trường hợp nay, xe tăng hầu như không có khả năng tự vệ, còn trực thăng – gần như không bị đánh trả.
 
Theo quyết định của Chính phủ năm 1973, Viện Nghiên cứu khoa học đặc biệt “Zapruda” đã được thành lập nhằm nghiên cứu khả năng phòng thủ của Lục quân, đặc biệt – bảo vệ các xe tăng và các phương kỹ thuật thiết giáp khác khi tấn công khỏi hỏa lực trực thăng của đối phương. Nơi thực hiện công việc nghiên cứu này được xác định bởi ba Viện Nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Quốc phòng (chỉ đạo công việc – S.I.Petukhov). Trong quá trình thực hiện công việc trên trường bắn Donguzsk (chủ nhiệm trường bắn O.K.Dimitriev) được tiến hành các cuộc thí nghiệm bắn các loại đạn khác nhau của các loại vũ khí thuộc lục quân vào trực thăng mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Giêng, 2011, 06:11:59 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/tunguska.jpg)

Trong kết quả đã được tiến hành bởi Viện nghiên cứu đặc biệt đã xác định rằng các khí tài trinh sát và tấn công có trên xe tăng và các khí tài hỗ trợ trong các đơn vị pháo binh, xe tăng và bộ binh cơ giới khi được trang bị đầy đủ, không có khả năng tiêu diệt trực thăng trên không. Tổ hợp phòng không “Osa”có thể bảo đảm nhiệm vụ che phủ đáng tin cậy cho các phân đội xe tăng tấn công khỏi máy bay phản lực nhưng không có khả năng bảo vệ các phân đội này khỏi trực thăng. Trận địa của tổ hợp phòng không này sẽ năm cách xa 5 – 7km tính từ vị trí trực thăng – khi tấn công xe tăng sẽ bay vượt trên không trong thời gian không quá 20 – 30 giây. Theo tổng số thời gian phản ứng của tổ hợp và tầm bay của tên lửa phòng không tới khu vực bố trí trực thăng, tổ hợp “Osa” và “Osa-AK” không thể tiêu diệt trực thăng. Các tổ hợp phòng không “Strela-2”, “Strela-1” và “Shilka” theo các khả năng chiến đấu cũng không có khả năng chống lại các trực thăng yểm trợ hỏa lực trong các trường hợp chiến thuất và tiếp nhận chiến đấu tương tự.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 04 Tháng Giêng, 2011, 06:22:04 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/tunguska_01.jpg)

Khí tài phòng không duy nhất có khả năng chống trả hiệu quả với các trực thăng “treo” có thể là ZSU “Tunguska”. “Tunguska” có khả năng phối hợp với xe tăng trong đơn vị, có phạm vi hoạt động hiệu quả đủ xa (4 – 8km) và thời gian triển khai phản ứng ngắn (8 – 10s).

Các kết quả của Viện nghiên cứu “Zapruda” và các nghiên cứu bổ sung khác diễn ra trong ba Viện Nghiên cứu khoa học thuộc Bộ Quốc phòng theo chương trình này đã cho phép việc cung cấp lại tài chính cho việc nghiên cứu tiếp theo trên ZSU “Tunguska”.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Giêng, 2011, 02:07:18 pm
Thiết kế và thí nghiệm

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/00098apq.jpg)

Sự thiết kế tổ hợp “Tunguska” về toàn bộ thiết bị được thực hiện bởi Phòng thiết kế thí nghiệm MOP (tổng công trình sư A.G.Shpunov). Các tổng công trình sư về pháo và tên lửa tương ứng là B.P.Gryazev và B.M.Kuznetsov.

Trong thiết kế các thiết bị cơ sở của tổ hợp có sự tham gia của xưởng cơ khí Ulianov MRP (theo tổ hợp thiết bị vô tuyến, tổng công trình sư Yu.E.Ivanov), xưởng máy kéo Minsk MSKhM (theo khung gầm bánh xích GM-352 với hệ thống nguồn cung cấp điện), Viện Nghiên cứu khoa học toàn Nga “Signal” MOP (theo hệ thống bắn, ổn định tuyến bắn và thước ngắm quang học, khí tài dẫn đường), Liên hiệp quang điện – cơ khí Leningrad (theo trang bị thước ngắm hồng ngoại) và các tổ chức khác.

Các thí nghiệm tổng hợp (cấp quốc gia) của tổ hợp “Tunguska” được thực hiện từ tháng 9 năm 1980 tới tháng 12 năm 1981 trên trường bắn Donguzsk (chủ nhiệm trường bắn: B.I.Kuleshov) dưới sự chỉ đạo của hội đồng do Yu.P.Belyakov phụ trách. Tổ hợp được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang theo mệnh lệnh của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên Xô từ mùng 8 tháng 1 năm 1982.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Giêng, 2011, 02:20:14 pm
Thành phần tổ hợp

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/67546562vu3.jpg)

Xe chiến đấu 2S6 của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không 2K22 là một trong những khí tài cơ bản bố trí trên khung gầm xích tự hành có độ cơ động cao:

+ pháo, bao gồm 2 pháo tự động 30mm 2A38 với hệ thống làm nguội và cơ số đạn kèm theo

+ tên lửa, bao gồm 8 thiết bị phóng với các ống dẫn hướng và đạn tên lửa phòng không 9M331 trong thùng vận tải – phóng, bộ mã hóa, thiết bị xác định tọa độ

+ thiết bị truyền động thủy lực dẫn bắn cho pháo và thiết bị phóng tên lửa phòng không

+ hệ thống ra đa định vị, bao gồm các ra đa định vị phát hiện, theo dõi mục tiêu và máy hỏi vô tuyến

+ khí tài tính toán – giải quyết kỹ thuật số 1A26

+ trang bị thước ngắm – quang học với hệ thống dẫn bắn và ổn định

+ hệ thống do độ lắc và đo vòng

+ thiết bị kiểm tra ngầm

+ thiết bị dẫn đường

+ các hệ thống bảo đảm cuộc sống

+ các hệ thống thông tin

+ các hệ thống tự động và khóa tự động

+ hệ thống phòng thủ vũ khí nguyên tử, phòng hóa và sinh học.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Giêng, 2011, 02:39:40 pm
Pháo phòng không tự động

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/2a38.jpg)

Pháo phòng không tự động hai nòng 2A38 30mm bảo đảm khả năng bắn bằng các viên đạn được bổ sung từ băng đạn chung cho hai nòng pháo qua một thiết bị tiếp đạn duy nhất. Pháo tự động có một cơ chế bắn, theo thứ tự luân phiên của nòng bên trái và bên phải. Sự điều khiển bắn – từ xa – với sự hỗ trợ của thiết bị điện. Sự làm nguội nòng pháo – chất lỏng: nước hoặc sử dụng chất chống đông trong điều kiện nhiệt độ không khí dưới 0 độ (nhiệt độ âm). Pháo tự động hoạt động theo góc tầm từ - 9 đến 85 độ. Băng đạn có các mắt xích với đạn, có loạt đạn nổ - nổ mảnh – cháy và đạn nổ mảnh – vạch sáng (theo tỷ lệ 4:1). Cơ số đạn: 1936 viên. Các pháo tự động bảo đảm tốc độ bắn 4060 – 4810 viên/phút (trong chế độ bắn, sau 100 viên, nòng pháo được làm mát). Sơ tốc đầu nòng của đạn: 960 – 980m/s.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Giêng, 2011, 03:13:39 pm
Tên lửa phòng không điều khiển

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/9m331-1.jpg)

Tên lửa phòng không điều khiển 9M331 khối lượng 42kg (thùng phóng – vận tải với tên lửa – 57kg) được thiết kế theo sơ đồ hai tầng với động cơ riêng. Tên lửa có thiết bị động cơ một chế độ, được hình thành từ động cơ khởi động đơn giản hóa với thân bằng nhựa dẻo đường kính 152mm. Động cơ này bảo đảm cho tên lửa sơ tốc đầu nòng lớn với và được tách rời sau khi hoàn thành nhiệm vụ sau khi phóng 2,6 giây. Để giảm khỏi sau khi động cơ hoạt động, chương trình (theo sự chỉ huy vô tuyến) thay đổi quỹ đạo của tên lửa được tiếp nhận trong quá trình quan sát quang học của tên lửa khi bắt đầu phóng.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Giêng, 2011, 03:28:54 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/pancyr_04.jpg)

Sau khi tên lửa rời khỏi thùng phóng – vận tải, tới tuyến quan sát mục tiêu, tầng chính (phần mang đầu đạn) (khối lượng: 18,5kg, đường kính: 76mm) tiếp tục bay theo quán tính. Tốc độ trung bình: 600m/s, còn sự quá tải trung bình: 18 đơn vị gia tốc, cho phép bảo đảm sự tiêu diệt trên các giao điểm và bắn đuổi mục tiêu bay với tốc độ 500m/s và khả năng cơ động với sự quá tải 5…7 đơn vị gia tốc. Việc không có động cơ chính loại trừ khói trên tuyến quan sát mục tiêu, bảo đảm khả năng dẫn bắn tin cậy và chính xác cho ten lửa, giảm khối lượng và các kích thước của tên lửa, đơn giản hóa bố cục các trang thiết bị mang theo. Sự tiếp nhận sơ đồ hai tầng với tỷ lệ của đường kính tầng khởi động và tầng chính là 2:1 trên thực tế cho phép giảm khối lượng gấp hai lần so với tên lửa phòng không một tầng với tốc độ và các tính năng kỹ thuật tương tự. Bởi vì buồng động cơ làm giảm đáng kể khả năng khí động học của tên lửa khi tham gia quỹ đạo bay chính.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Giêng, 2011, 03:40:55 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/9m311x.jpg)

Trang bị chiến đấu của tên lửa gồm đầu đạn, bộ cảm biến mục tiêu không tiếp xúc và ngòi nổ tiếp xúc. Đầu đạn chiến hầu hết toàn bộ chiều dài tầng chính của tên lửa có khối lượng 9kg được thiết kế trong dạng buồng lớn kéo dài với các lõi chứa các phần tử gây cháy, có vỏ bọc nổ mảnh bao quanh nhằm tăng hiệu quả. Đầu đạn bảo đảm hoạt động cắn theo phần tử cấu trúc hành tinh của mục tiêu và gây cháy – theo các phần tử trong hệ thống nhiên liệu của mục tiêu. Khi trượt mục tiêu ở cự ly không lớn (1,5km), hoạt động nổ bảo đảm sự tiêu diệt mục tiêu. Sự nổ đầu đạn được thực hiện trên tầm xa 5 mét tính từ mục tiêu theo tín hiệu của máy cảm biến không tiếp xúc, còn khi trúng trực tiếp (xác xuất lên tới 60%) – ngòi nổ tiếp xúc.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Giêng, 2011, 03:52:49 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/0803.jpg)

Bộ (máy) cảm biến không tiếp xúc khối lượng 8,8kg bao gồm bốn tia laze bán dẫn được tạo thành từ biểu đồ dẫn hướng 8 tia vuông góc với trục dọc tên lửa. Tia laze phản xạ từ mục tiêu được tiếp nhận bằng các máy thu hình ảnh. Tầm hoạt động hiệu quả: 5 mét, không đáng tin cậy: 15 mét. Máy cảm biến không tiếp xúc hoạt động theo sự chỉ huy vô tuyến từ khoảng cách 1km đến giao điểm của tên lửa với mục tiêu, còn khi bắn mục tiêu trên bộ được ngắt trước khi khởi động. Hệ thống điều khiển tên lửa không bị hạn chế theo độ cao.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Giêng, 2011, 04:02:42 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/9m311hinhve.gif)
Hình vẽ tên lửa 9M311

Thiết bị mang theo của tên lửa phòng không gồm có hệ thống anten – sóng, khối điện, máy tọa độ, khối dẫn động cánh lái, ống vạch sáng, khối nguồn.

Trong tên lửa tiếp nhận sự chống rung khí động học hành tinh cho tên lửa trong khi bay, bảo đảm sự hiệu chỉnh tuyến điều khiển khi truyền tải mệnh lệnh tới tên lửa từ hệ thống tính toán của xe chiến đấu. Việc này cho phép tiếp nhận độ dẫn bắn chính xác đạt yêu cầu, giảm khối lượng và kích thước thiết bị mang theo trên toàn bộ thiết bị tên lửa.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Giêng, 2011, 04:06:46 pm
Bản vẽ thiết kế tên lửa phòng không 9M331:

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/9m331banvethietke.jpg)

1. ngòi nổ không tiếp xúc
2. máy lái chuyển hướng
3. máy lái tự động
4. con quay hồi chuyển
5. khối nguồn
6. phần chiến đấu (phần đầu đạn)
7. thiết bị điều khiển vô tuyến
8. thiết bị tách tầng
9. động cơ.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Giêng, 2011, 04:48:54 pm
Đài ra đa phát hiện mục tiêu

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/DSC06368.jpg)

Đài ra đa phát hiện mục tiêu của xe chiến đấu thuộc tổ hợp “Tunguska” được giới thiệu là đài ra đa định vị đơn xung nhìn vòng bước sóng desimet. Sự ổn định tần số cao của máy phát, thực hiện trong dạng máy phát điện chủ động và mạch điện tăng cường, sự tiếp nhận sơ đồ chọn lọc mục tiêu đang di chuyển bảo đảm hệ số chế áp các loại nhiễu cao từ các phương pháp tại chỗ (cố định) (30…40dB), cho phép thực hiện việc phát hiện mục tiêu trong bối cảnh nhiễu nặng trên bề mặt và nhiễu thụ động. Sự lựa chọn các giá trị của tần số sóng mang và các tần số của xung động lặp lại đã đạt được sự xác định duy nhất về tầm xa và vận tốc hướng tâm, cho phép thực hiện nhiệm vụ theo dõi mục tiêu và truyền thông tin về tầm xa tới hệ thống tính toán kỹ thuật số trong tình trạng đối đối phương sử dụng nhiễu nặng trong phạm vi đài theo dõi mục tiêu. Để bảo đảm khả năng hoạt động ổn định của anten, phương pháp điện cơ  với sự sử dụng các tín hiệu từ máy cảm biến của hệ thống đo độ lắc và đo vòng của thiết bị tự hành đã được tiếp nhận.

Khi công suất xung động của máy phát sóng 7 – 10kW, sự nhạy của thiết bị thu: 2x10E-14W, độ rộng của biểu đồ định hướng anten theo góc hướng 5 độ và góc tầm 15 độ của đài với xác xuất 0,9 bảo đảm phát hiện máy bay tiêm kích hạng nặng bay trên độ cao 25 – 3500 mét, trên tầm xa 16 – 19km. Khả năng hoạt động hiệu quả ở tầm xa 500 mét theo tầm xa, 5 – 6 độ theo góc hướng và giới hạn 15 độ theo góc tầm. Sai số xác định tọa độ mục tiêu trung bình trong giới hạn 20 mét theo tầm xa, 1 độ theo góc hướng và 5 độ theo góc tầm.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Giêng, 2011, 05:19:45 pm
Đài ra đa theo dõi mục tiêu

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/tun2-1.jpg)

Đài ra đa theo dõi mục tiêu được giới thiệu là đài ra đa định vị đơn xung bước sóng centimet với hệ thống hai kênh theo dõi theo các góc tọa độ và với sơ đồ chọn lọc các mục tiêu đang di chuyển trên các kênh đo xa tự động và góc theo dõi tự động. Hệ số chế áp nhiễu thụ động và nhiễu từ các thiết bị tại chỗ: 20 – 25dB. Đài thực hiện việc chuyển sang chế độ theo dõi tự động trong các chế độ chỉ thị và tìm kiếm phạm vi mục tiêu. Phạm vi tìm kiếm: 120 độ theo góc hướng và 0 – 15 độ theo góc tầm.

Khi công suất xung động của máy phát 150kW, độ nhạy của máy nhận 3x10E-13W, độ rộng của đồ thị định hướng – 2 độ (theo góc hướng và góc tầm) của đài với xác xuất 0,9 bảo đảm việc chuyển sang chế độ theo dõi tự động theo ba góc tọa độ với máy bay tiêm kích hạng nặng trên độ cao 25 – 1000 mét từ tầm xa 10…13km (khi nhận được sự chỉ thị mục tiêu từ đài phát hiện mục tiêu) và từ 7,5 …8km (trong chế độ tự động tìm kiếm phạm vi mục tiêu). Khả năng hoạt động hiệu quả của đài không thấp hơn 75 mét theo tầm xa và 2 độ theo các góc tọa độ. Sai số theo dõi mục tiêu trung bình trên tầm xa: 2 mét, và theo các góc tọa độ: 2 độ.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Giêng, 2011, 05:37:18 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/VDay_Parade1.jpg)

Khi công suất xung động của máy phát 150kW, độ nhạy của máy nhận 3x10E-13W, độ rộng của đồ thị định hướng – 2 độ (theo góc hướng và góc tầm) của đài với xác xuất 0,9 bảo đảm việc chuyển sang chế độ theo dõi tự động theo ba góc tọa độ với máy bay tiêm kích hạng nặng trên độ cao 25 – 1000 mét từ tầm xa 10…13km (khi nhận được sự chỉ thị mục tiêu từ đài phát hiện mục tiêu) và từ 7,5 …8km (trong chế độ tự động tìm kiếm phạm vi mục tiêu). Khả năng hoạt động hiệu quả của đài không thấp hơn 75 mét theo tầm xa và 2 độ theo các góc tọa độ. Sai số theo dõi mục tiêu trung bình trên tầm xa: 2 mét, và theo các góc tọa độ: 2 độ.

Cả hai đài đều phát hiện và theo dõi một cách kịp thời các thiết bị bay tầm thấp và trực thăng treo. Tầm xa phát hiện trực thăng bay với tốc độ 50m/s trên độ cao 15 mét với xác suất 0,5: 16 – 17km, tầm xa chuyển sang chế độ theo dõi tự động: 11 – 16km. Trực thăng treo xuất hiện trong đài ra đa theo dõi mục tiêu theo sự dịch chuyển tần số Dople từ cánh quạt quay và được đưa vào chế độ theo dõi tự động trong theo ba tọa độ của đài ra đa theo dõi mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Giêng, 2011, 05:41:09 pm
Thiết bị pháo - tên lửa phòng không tự hành 2S6 "Tunguska" trong cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng ở Kiev:

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/Ukrainian_9K22.jpg)

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/Day_parade_in_Kiev_2008.jpg)

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/Tunkiev.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Giêng, 2011, 05:51:48 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/9K22_Tunguska.jpg)

Trong chế độ làm việc tự động, các yếu tố sau được bảo đảm:

+ tìm kiếm mục tiêu (nhìn vòng – với sự tiếp nhận đài ra đa phat hiện mục tiêu; hình quạt – với sự hỗ trợ của đài ra đa theo dõi mục tiêu và thước ngắm quang học)

+ nhận dạng “bạn – thù” với các máy bay và trực thăng bị phát hiện với sự hỗ trợ của máy hỏi lắp ngầm

+ theo dõi mục tiêu theo các góc tọa độ (chế độ tự động với đài theo dõi mục tiêu bán tự động – với sự sử dụng thước ngắm quang học; theo dõi quán tính – theo các số liệu của hệ thống tính toán kỹ thuật số)

+ theo dõi mục tiêu theo tầm xa (tự động hoặc bằng tay – với sự tiếp nhận đài ra đa theo dõi mục tiêu; tự động – với sự hỗ trợ của đài ra đa phát hiện mục tiêu; theo dõi quán tính – với sự sử dụng hệ thống tính toán kỹ thuật số, theo tốc độ đã được xác định bởi mệnh lệnh chỉ huy theo hình thức lựa chọn mục tiêu bắn).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Giêng, 2011, 06:09:08 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/IMG_9852_1.jpg)

Sự phối hợp của các khả năng theo dõi mục tiêu khác nhau theo các góc tọa độ và theo tầm xa bảo đảm các chế độ làm việc sau của xe chiến đấu:

+ theo ba góc tọa độ của mục tiêu nhận được từ hệ thống ra đa định vị

+ theo tầm xa tới mục tiêu nhận được từ hệ thống ra đa định vị và theo các góc tọa độ nhận được từ thước ngắm quang học

+ theo dõi mục tiêu theo quán tính trong ba góc tọa độ nhận được từ hệ thống máy tính

+ theo các góc tọa độ nhận được từ thước ngắm quang học và lệnh được xác lập bởi tốc độ mục tiêu.

Khi bắn các mục tiêu di chuyển trên bộ, chế độ dẫn bắn bán tự động hoặc bằng tay tới điểm ngắm đó theo mạng điện từ xa của thước ngắm được tiếp nhận.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Giêng, 2011, 06:18:51 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/tunguska9.jpg)

Sau khi tìm kiếm, phát hiện và nhận dạng mục tiêu, đài ra đa theo dõi mục tiêu sẽ chuyển sang chế độ theo dõi tự động theo toàn bộ các góc tọa độ.

Khi bắn bằng pháo phòng không, hệ thống máy tính điện tử kỹ thuật số giải quyết nhiệm vị tính góc giao điểm của đạn với mục tiêu và xác định khu vực tiêu diệt mục tiêu theo các số liệu thu được từ anten của đài ra đa theo dõ, từ khối phân chia các tín hiệu sai số theo các góc tọa độ và sự đo xa, đồng thời từ hệ thống đo góc lắc và nhìn vòng của xe chiến đấu. Trong thường hợp bị đối phương gây nhiễu nặng cho đài ra đa theo dõi mục tiêu theo kênh đo xa (đo xa tự động), việc theo dõi mục tiêu theo tầm xa được chuyển sang chế độ bằng tay. Còn trong trường hợp thậm chí chế độ theo dõi bằng tay không thể thực hiện được – sự theo dõi mục tiêu theo tầm xa được thực hiện từ đài ra đa phát hiện mục tiêu hoặc trên chế độ theo dõi quán tính. Khi bị gây nhiễu năng cho đài ra đa theo dõi mục tiêu theo các góc tọa độ, sự theo dõi mục tiêu theo góc hướng và góc tầm được thực hiện bằng thước ngắm quang học, còn khi bị mất tầm nhìn – theo dõi quán tính (từ hệ thống máy tính kỹ thuật số).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Giêng, 2011, 06:34:35 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/Tunguska-2.jpg)

Khi bắn bằng tên lửa, sự theo dõi mục tiêu theo các góc tọa độ với sự hỗ trợ của thước ngắm quang học được tiếp nhận. Sau khi phóng, tên lửa bay vào phạm vi quan sát của thiết bị tìm phương quang học phân chia tọa độ của tên lửa. Các góc tọa độ của tên lửa tương ứng với các tuyến quan sát mục tiêu thu nhận trong hệ thống máy tính được lựa chọn theo tín hiệu sáng từ ống vạch sáng của tên lửa trong thiết bị. Nó lựa chọn lệnh điều khiển tên lửa, chuyển tới bộ mã hóa, nới chúng được mã hóa tới các xung gửi và qua máy phát của đài ra đa theo dõi mục tiêu được truyền tải tới tên lửa. Hoạt động của tên lửa trên toàn bộ quỹ đạo thực tế được diễn ra với độ sai lệnh từ tuyến quan sát mục tiêu 1,5 độ nhằm giảm xác xuất bắn trúng mục tiêu bẫy nhiễu quang học (vô tuyến) trong phạm vi quan sát của thiết bị tìm phương. Sự dẫn tên lửa tới tuyến quan sát mục tiêu được bắt đầu khoảng 2 – 3 giây tới giao điểm với mục tiêu và chấm dứt khi gầm mục tiêu. Khi khoảng cách của tên lửa tới mục tiêu 1000 mét , lệnh điều khiển vô tuyến được truyền tới tên lửa, trên các thiết bị của bộ cảm biến không tiếp xúc. Vào giai đoạn cuối, tương ứng với tầm bay 1000 mét của tên lửa tính từ mục tiêu, xe chiến đấu tự động thực hiện sự chuẩn bị phóng cho tên lửa tiếp theo tới mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Giêng, 2011, 06:39:59 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/tunguska4.jpg)

Khi không có thông tin trong hệ thống máy tính kỹ thuật số về tầm xa tới mục tiêu từ đài ra đa theo dõi hoặc phát hiện mục tiêu, chế độ dẫn bắn bổ sung cho tên lửa phòng không được sử dụng. Khi đó, tên lửa được đưa và tuyến quan sát mục tiêu ngay lập tức, máy cảm biến không tiếp xúc được hoạt động sau 3,2 giây sau khi tên lửa khởi động. Còn xe chiến đấu chuẩn bị cho lần phóng tên lửa tiếp theo đực thực thiện trong giai đoạn bay cuối của tên lửa tới tầm xa cực đại.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Giêng, 2011, 06:57:28 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/B-tun.jpg)
Trung đội "Tunguska" và xe điều khiển - chỉ huy 9S373 "Ranzhir"

Một trung đội pháo – tên lửa phòng không thuộc đại đội được biên chế 4 xe chiến đấu thuộc tổ hợp “Tunguska”. Ngoài ra, trong đại đội còn có trung đội tổ hợp tên lửa phòng không “Strela-10SV”. Đại đội nằm trong biên chế tiểu đoàn phòng không của trung đoàn bộ binh cơ giới (hoặc xe tăng). Đài điều khiển PU-12M được sử dụng trong vai trò trạm chỉ huy cấp đại đội. Đài PU-12M được kết nối với trạm chỉ huy của tiểu đoàn phòng không thuộc trung đoàn. Đài chỉ huy cấp tiểu đoàn là trạm điều khiển phân đội phòng không thuộc trung đoàn “Ovod-M-SV” (trạm trinh sát và điều khiển cơ động PPRU-1) hoặc phiên bản nâng cấp “Sborka” (PPRU-1M). Trong các xe chiến đấu sau đó của tổ hợp “Tunguska” phải phối hợp với trạn chỉ huy đại đội đồng nhất 9S737 “Ranzhir”. Khi phối hợp tổ hợp “Tunguska” với PU-12M, các mệnh lệnh điều khiển và trung tâm điều khiển với PU-12 tới xe chiến đấu phải được truyền tải bằng lời với sự hỗ trợ của các đài vô tuyến thông dụng, còn khi phối hợp với đài 9S737 – có sự hỗ trợ của chương trình mã hóa, được lập bởi các thiết bị truyền tải số liệu được trang bị trên xe 9S737. Trong trường hợp sự điều khiển các tổ hợp “Tunguska” từ trạm chỉ huy đại đội phân tích tình trạng trên không và lựa chọn mục tiêu bắn cho mỗi tổ hợp phải được thực hiện trong trạm này. Trong trường hợp này, mệnh lệnh và sự chỉ thị mục tiêu phải được truyền tải tới các xe chiến đấu, còn từ các tổ hợp tới các trạm chỉ huy đại đội – số liệu về tình trạng và các kết quả tác chiến của tổ hợp.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Giêng, 2011, 07:14:50 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/sboka-M.jpg)
Xe trinh sát và điều khiển "Sborka"

Dự kiến, trong sự phát triển tiếp theo sẽ bảo đảm sự phối hợp trực tiếp của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không với trạm chỉ huy phòng không cấp trung đoàn với sự hỗ trợ của tuyến mã hóa vô tuyến truyền tải số liệu.

(http://)
Xe chỉ huy - điều khiển cấp đại đội 9S737 "Ranzhir"

Khả năng chiến đấu của “Tunguska” được bảo đảm với sự tiếp nhận xe vận tải – nạp đạn 2F77M (trên khung gầm xe KamAZ-43101 với hai cơ số đạn và 8 tên lửa phòng không, xe sử chửa và bảo đảm kỹ thuật 2F55-1 (trên gầm xe Ural-43203 với rơ-moóc) và 1P10-1M (trên Ural-43203 với các thiết bị vô tuyến điện), xe phục vụ kỹ thuật 2V110-1 (gầm xe Ural 43203 với bộ phận pháo), đài cơ động kiếm tra – thí nghiệm tự động hóa 9V921 (trên gầm xe GAZ-66), xe bảo trì kỹ thuật (trên gầm Zil-131).

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/KamAZ-43101B.jpg)
Xe KamAZ-43101 - khung gầm cơ sở của xe vận tải - nạp đạn 9F77M


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: hoangpilot trong 06 Tháng Giêng, 2011, 07:16:55 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/2S6-Tunguska.jpg)

Bác daibang đưa nhầm hình thì phải , đây là tổ hợp PK Pantsir S1 trên khung gầm xe bánh xích không phải Tunguska  ;D


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Giêng, 2011, 07:25:41 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/2S6-Tunguska.jpg)

Bác daibang đưa nhầm hình thì phải , đây là tổ hợp PK Pantsir S1 trên khung gầm xe bánh xích không phải Tunguska  ;D
Nhầm thật ;D. Đây là thiết bị phòng không Pantsir-S1 trên khung gầm xe GM 352M1E - một trong các biến thể của dòng pháo - tên lửa phòng không Pantsir. Sau khi kết thúc loạt bài về "Tunguska" sẽ chuyển sang dòng này ;D


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Giêng, 2011, 03:55:37 pm
Sự hiện đại hóa

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/2S6M_Tunguska-MBelarus.jpg)
"Tunguska-M" trong quân đội Belorussia

Giữa năm 1990, tổ hợp “Tunguska” được nâng cấp và nhận tên gọi “Tunguska-M” (2K22M). Sự hoàn thiện cơ bản của tổ hợp là tăng cường trong thành phần xe chiến đấu đài liên lạc vô tuyến và đài thu cho việc thông tin liên lạc với đài chỉ huy cấp đại đội “Ranzhir” (PU-12M) và trạm chỉ huy PPRU-1M (PPRU-1), đồng thời thay thế động cơ tuabin khí với nguồn cung cấp điện của tổ hợp bằng loại mới – tăng cường tuổi thọ làm việc (600 thay cho 300 giờ).

Tổ hợp 2K22M từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1990 đã trải qua các thí nghiệm trên trường bắn Emben (chủ nhiệm trường bắn V.R.Unychko) dưới sự chỉ đạo của ủy ban do A.Ya.Belotserkovkiy và được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang trong cùng năm.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Giêng, 2011, 04:06:48 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/Tunguska-M1.jpg)
"Tunguska-M1"

Trong biến thể “Tunguska-M1”, quá trình dẫn bắn tên lửa và trao đổi thông tin với trạm chỉ huy cấp đại đội được tự động hóa. Trong tên lửa 9M311, máy cảm biến không tiếp xúc bằng tia laze được thay bằng ra đa định vị, tăng cường xác xuất tiêu diệt tên lửa hành trình (ALCM). Đèn xung điện được lắp thay cho ống vạch sáng – hiệu quả được tăng lên 1,3 – 1,5 lần, tầm xa tên lửa đạt tới 10km. Sau khi Liên Xô tan vỡ, các công việc thay thế gầm xe GM523 do Belorussia sản xuất đã diễn ra tại xưởng “Metrovagonmashin” với gầm xe GM-5975.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Giêng, 2011, 04:20:47 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/2S6M1-Tunguska-M1-Mi.jpg)

Trong tổ hợp “Tunguska-M1” hàng loạt các yêu cầu kỹ thuật đã được thực hiện, tăng cường cho xe chiến đấu các khả năng sau:

+ trong thành phần ZSU lắp thiết bị nhận và thực hiện sự chỉ thị mục tiêu tự động hóa bên ngoài theo kênh vô tuyến được phối hợp với đài chỉ huy cấp đại đội, tăng cường khả năng phân phối mục tiêu tự động với đài chỉ huy “Ranzhir” giữa các ZSU thuộc đại đội và tăng cường một cách đáng kể hiệu quả tiếp nhận chiến đấu trong điều kiện bị tấn công đường không ồ ạt.

+ các phương pháp mới được áp dụng, cho phép đơn giản hóa đáng kể công việc của pháo thủ khi theo dõi mục tiêu di động trên không bằng thước ngắm quang học cũng như mục tiêu cố định, giảm các sai số khi theo dõi mục tiêu (điều này rất quan trọng khi bắn mục tiêu bằng tên lửa, bởi vì độ lệnh bắt buộc không lớn hơn 5 mét.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Giêng, 2011, 04:30:31 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/M1.jpg)

+ Các thiết bị phân tích tọa độ được hiện đại hóa trong liên quan với việc tiếp nhận mẫu tên lửa mới, được trang bị ngoài nguồn phát sáng liên tục còn nguồn xung. Công nghệ mới này tăng cường khả năng kháng nhiễu của thiết bị và mang tới xác suất tiêu diệt mục tiêu được trang bị nhiễu quang học lớn. Sự tiếp nhận kiểu tên lửa mới tăng tầm xa tiêu diệt mục tiêu lên 10 000 mét.

+ Hệ thống đo góc lắc (nghiêng) và đo vòng được thay đổi, giảm sự rối loạn tác động tới con quay hồi chuyển (?) khi di chuyển, giảm sai số đo góc nghiêng và góc nhìn vòng của ZSU, tăng độ ổn định của vòng điều kiển pháo phòng không tự động, tiếp đó, tăng cường xác suất tiêu diệt mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Giêng, 2011, 04:34:05 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/2K22M1-Tunguska-M1.jpg)

+ tăng cường thời gian hoạt động của tên lửa, tăng tầm bắn xa từ 8 đến 10km, bộ cảm biến mục tiêu không tiếp xúc bằng ra đa định vị với tham số định hướng nhìn vòng của anten, bảm đảm tiêu diệt mục tiêu kích thước nhỏ (tên lửa có cánh).

Xét một cách toàn diện, hiệu quả chiến đấu của tổ hợp “Tunguska-M1” trong các điều kiện nhiễu cao hơn 1,3 – 1,5 lần so với tổ hợp “Tunguska-M”.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Giêng, 2011, 04:38:39 pm
Phần cuối

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/2s6_tunguska_l3.jpg)

Sự sản xuất hàng loạt tổ hợp “Tunguska” cùng các biến thể và khí tài ra đa định vị được tổ chức tại xưởng cơ khí MRP Ulianov, pháo: xưởng cơ khí MOP Tula, tên lửa – tại xưởng lắp ráp xe máy “Mayak” MOP Kirov, trang thiết bị thước ngắm quang học – tại Xí nghiệp Nghiên cứu khoa học MOP. Khung gầm xe bánh xích tự hành (với các hệ thống bảo đảm) – xưởng máy kéo Minsk.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Giêng, 2011, 04:45:26 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/2s6m_15.jpg)

A.G.Shipunov, V.M.Kyznetsov, A.D.Rusianov, A.G.Golovin, P.S.Komonov đã được nhận giải thưởng Lenin. I.P.Zykov, V.A.Korobkin, H.P.Bryzgalov, V.G.Vnykov và nhiều công trình sư khác nhận giải thưởng Quốc gia.

Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không và các biến thể của nó có mặt trong trang bị của quân đội Nga và Belorussia.

Năm 1999, Nga đã xuất khẩu tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Tunguska-M1” cho Ấn Độ với số lượng 60 thiết bị. Trước đó Ấn Độ đã có 20 tổ hợp “Tunguska”. Theo một số nguồn thông tin, qua Công ty “Voentekh” vào giữa những năm 90 đã chuyển cho Anh một tổ hợp “Tunguka”.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Giêng, 2011, 04:52:22 pm
Thông số kỹ thuật

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/2S6M_GUN_FIRE01.jpg)

Tên gọi: Tổ hợp pháo – phòng không 9K22 “Tunguska”

Khối lượng chiến đấu: 34,8 tấn

Kíp xe: 4 người

Các kích thước (mm):

+ chiều dài: 7930

+ chiều rộng: 3236

+ chiều cao trong trạng thái hành quân: 3356

+ chiều cao trong vị trí chiến đấu: 4021

Khả năng bọc thép: chống mảnh đạn và đạn súng trường

Trang bị: 2 pháo tự động 2A38 30mm, hai khối thiết bị phóng tên lửa phòng không 9M331

Cơ số đạn: đạn pháo: 1936 viên; tên lửa: 8

Tầm bắn mục tiêu trên không: 200 – 4000 mét

Động cơ: V-84MZO, diezen, làm nguội bằng chất lỏng, công suất: 515kW

Công suất riêng của động cơ: 14,79kW/tấn

Tốc độ tối đa: 65km/h

Tầm hoạt động: 600km

Khả năng vượt chướng ngại vật (mét):

+ tường cao: 1,0

+ hố rộng: 2,0

+ hố sâu: 0,80.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Giêng, 2011, 03:56:13 pm
Tổ hợp pháo – tên lửa phòng không 996K6 “Pantsir-S1”

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/pantsir-s1.jpg)

Được thiết kế tại doanh nghiệp Quốc gia “Phòng thiết kế lắp ráp thiết bị” (GUP “KPB”), tổ hợp “Pantsir-S1” được sử dụng cho nhiệm vụ phòng thủ đường không cho các công trình nhỏ, công trình quân sự và công nghiệp điểm, bộ phận các đơn vị binh chủng hợp thành thuộc Lục quân, đồng thời tăng cường khả năng của các cụm phòng không trên giới hạn tầm thấp khỏi các cuộc tấn công đường không ồ ạt có sử dụng vũ khí chính xác cao.

Đặc điểm của tổ hợp:

+ hoạt động tổng hợp, bảo đảm tiêu diệt mục tiêu trên không, trước hết là toàn bộ các loại vũ khí có độ chính xác cao bay tới khu vực phòng thủ với tốc độ gần 1000m/s từ các hướng khác nhau từ 0 – 10 độ đến 60 – 70 độ, các máy bay với tốc độ 500m/s, trực thăng, thiết bị bay không người lái, đồng thời các mục tiêu bọc thép nhẹ và bộ binh đối phương

+ trang bị tổ hợp pháo – tên lửa, cho phép tạo ra khu vực bắn phá trực triếp dày đặc với tầm bắn xa 18 – 20km và tầm gần nhất 200 mét trong giới hạn độ cao từ 5 đến 15km

+ hệ thống điều khiển vũ khí bằng ra đa định vị quang học thích ứng nhiều chế độ, hoạt động trong các phạm vi desimet, centimet và hồng ngoại với bước sóng dài, bảo đảm khả năng kháng nhiễu và sống còn cao trong các điều kiện chế áp điện tử và hỏa lực với sự tiếp nhận các khí tài chế áp điện tử và tên lửa chống ra đa dạng HARM, đồng thời tạo ra khả năng hoạt động tin cậy cho tổ hợp


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Giêng, 2011, 04:05:43 pm
+ khả năng sẵn sàng chiến đấu cao do thời gian phản ứng thấp, tốc độ bay của tên lửa cao và xuất hiện hệ thống điều khiển đa kênh, hoạt động trong phạm vi rộng

+ hệ thống chỉ huy dẫn bắn tên lửa với độ chính xác cao, cho phép chế tạo tên lửa phòng không cơ động kích thước nhỏ với hiệu quả cao và giá thành thấp (với số lượng lớn tên lửa trên xe chiến đấu – 12)

+ tên lửa phòng không điều khiển hai tầng kích thước nhỏ với máy gia tốc nhiên liệu rắn, bảo đảm tốc độ trung bình cao, khả năng cơ động và hiệu quả tiêu diệt mọi loại mục tiêu bằng đầu đạn nổ mảnh cơ sở uy lực mạnh và độ dẫn bắn chính xác cao của hệ thống điều khiển tên lửa phòng không trong phạm vi quang học với bước sóng milimet

+ bắn đuổi, tăng gấp 2 lần chiều sâu ảnh hưởng và khả năng tác chiến của tổ hợp theo các thiết bị bay có người lái, thiết bị bay không người lái….


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Giêng, 2011, 04:13:11 pm
+ bắn trong khi di chuyển (hoặc với quãng dừng ngắn) bằng tên lửa phòng không, tăng cường khả năng chiến đấu của tổ hợp

+ chế độ chiến đấu được tự động hóa hoàn toàn trong trường hợp xe chiến đấu độc lập trong thành phần phân đội với một số xe chiến đấu, cho phép tăng cường các khả năng chiến đấu lâm thời và giảm tải về tâm lý cho các thành viên kíp xe

+ sự tự động tiếp nhận chiến đấu nhờ sự xuất hiện của các khí tài phát hiện, theo dõi và tiêu diệt mục tiêu trên một xe chiến đấu

+ khả năng dẫn bắn chính xác cao do sử dụng kênh hồng ngoại phạm vi bước sóng dài với sự xử lý tín hiệu logic và tự động theo dõi mục tiêu

+ xe chiến đấu và tổ hợp được thiết kế hoàn toàn theo nguyên tắc modul, cho phép chế tạo các biến thể khác nhau của hệ thống trên cơ sở tổ hợp chính.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Giêng, 2011, 04:23:00 pm
Khả năng tiếp nhận chiến đấu của hệ thống đồng nhất

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/tiepnhanchiendau.jpg)

Từ trái sang phải, trên xuống dưới:
Giữa: hệ thống đồng nhất
Đổ bộ đường không - Hải quân - Không quân (phòng không) - Lục quân (phòng không)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Giêng, 2011, 04:30:50 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/20090819-2.jpg)

Thành phần của tổ hợp:

+ xe chiến đấu ( khoảng 6 xe trong một đại đội)

+ trạm điều khiển đại đội

+ các tên lửa phòng không

+ đạn pháo 30mm

+ xe vận tải – nạp đạn (1 xe phục vụ 2 xe chiến đấu)

+ các khí tài học tập – huấn luyện

+ các khí tài bảo đảm kỹ thuật

Xe chiến đấu được sử dụng trong việc lắp tổ hợp phòng không với nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu khí động học và trên bộ bao gồm xe thiết giáp và bộ binh đối phương.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Giêng, 2011, 04:43:19 pm
Các tính năng cơ bản của xe chiến đấu: tự động tiếp nhận chiến đấu, trang bị hỗn hợp pháo – tên lửa; hệ thống điều kiển định vị - quang học đa phạm vi có khả năng kháng nhiễu; hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết; chế độ làm việc tự động trong chiến đấu; tấn công đồng thời bốn mục tiêu; phối hợp hoạt động trong đại đội; bảo vệ kíp xe khỏi đạn súng trường và mảnh đạn bằng thân xe bọc thép

Trong xe chiến đấu của tổ hợp áp dụng thiết kế modul; modul điều khiển với khẩu đội xe chiến đấu, modul vũ khí, thiết bị tháp pháo, buồng hệ thống nguồn năng lượng (CEP)

Nguyên tắc thiết kế modul cho phép chế tạo tổ hợp trong các biến thể khác nhau và bố trí trên các khung gầm vận tải khác nhau, đồng thời sử dụng trong vai trò điểm phòng không cố định (tại chỗ).

Tổ hợp có thể bố trí trên các xe bọc thép hạng nhẹ va được sử dụng nhưng thiết bị phòng không cơ động thuộc Quân chủng Phòng không, trong các đơn vị binh chủng hợp thành thuộc Quân chủng đổ bộ đường không, đồng thời trên khung gầm các xe bánh xích và bánh hơi trong lực lượng phòng không thuộc Lục quân và Không quân hoặc trên các tàu thuộc Hải quân.

Các khí tài thông tin của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không bao gồm đài ra đa định vị phát hiện mục tiêu, đài ra đa định vị theo dõi mục tiêu và tên lửa và hệ thống quang điện theo dõi mục tiêu và tên lửa.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Giêng, 2011, 05:11:35 pm
Xe chiến đấu "Pantsir-S1":

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/xechiendau1.jpg)

1. Các thiết bị phóng cho 12 tên lửa phòng không 57E6-E
2. Cột anten theo dõi mục tiêu và các thiết bị truyền động
3. Anten máy hỏi định vị trên bộ
4. Thiết bị tháp
5. Thiết bị của đài ra đa phát hiện mục tiêu
6. Máy hỏi định vị trên bộ
7. Thiết bị truyền động của trang bị dẫn bắn (?)
8. Trạm quang học tự động với các thiết bị truyền động
9. Theo dõi tự động
10. Máy điều hòa không khí
11. Đài ra đa định vị đa chức năng theo dõi mục tiêu và quan sát tên lửa
12. Khối (?)
13. Hệ thống tính toán trung tâm
14. Thiết bị liên lạc ngoài
15. Thiết bị dữ liệu
16. Thiết bị quay tiếp xúc
17. Thiết bị truyền động của tháp pháo (?)
18. Hệ thống dẫn hường
19. Máy điều hòa nhiệt độ
20. Thiết bị liên lạc (nói) bên trong
21. Bảng điều khiển
22. Các thiết bị (?)
23. Trang bị modul với thiết bị tháp nhỏ
24. Nguồn tiếp (cung cấp) năng lượng
25. Modul của nguồn cung cấp năng lượng
26. Xe vận tải Kamaz
27. Modul điều khiển với kíp xe chiến đấu
28. Hai (2) pháo tự động 2A38M

* Các chỗ đánh dấu "?" là từ viết tắt, em luận không ra hoặc không chắc chắn, các bác dịch hộ em với :-[


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: hoangpilot trong 09 Tháng Giêng, 2011, 05:31:22 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/tiepnhanchiendau.jpg)

Theo em được biết thì nhược điểm của hệ thống PK Pantsir S1 trên bộ là không thể vừa bắn tên lửa vừa di chuyển vậy phiên bản trên tàu chiến đã khắc phục được nhược điểm này chưa hả bác daibang ?


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Giêng, 2011, 05:43:09 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/daiphathienchithi1.jpg)

Đài phát hiện và chỉ thị mục tiêu

Nhiệm vụ:

+ tự động quan sát không gian, phát hiện, nhận dạng “bạn – thù”, phân loại lớp mục tiêu

+ chiếu xạ theo dõi tự động 20 mục tiêu với sự cung cấp thông tin mỗi mục tiêu trong ba tọa độ và tốc độ bức xạ tới hệ thống tính toán trung tâm của xe chiến đấu

Đặc điểm:

+ anten lưới mạng pha với dải sáng tích cực với mức độ tiêu phí thấp, búp sóng và bối cảnh kèm theo

+ hệ thống tiếp nhận – truyền tải phân phối theo anten lưới mạng pha

+ hệ thống tính toán kích thước nhỏ tốc độ cao thực hiện trên các bộ xử lý tín hiệu

+ khả năng kháng nhiễu cao (bù nhiễu tự động hoạt động theo dải sáng của (?), thiết bị thích ứng của tần số mang theo, xử lý quan sát không gian

Tính năng:

+ Tầm xa phát hiện mục tiêu: 36km

+ Phạm vi tốc độ bức xạ của mục tiêu bị phát hiện: từ 30 – 1000m/s

+ Khu vực quan sát:

- góc hướng: 360 độ

- góc tầm: 0 – 60 độ, 0 – 30 độ, 40 – 80 độ, 0 – 25 độ

+ Thời gian quan sát khu vực: 2; 4 giây

+ Số lượng mục tiêu theo dõi đồng thời: 20

+ Tốc độ đo tọa độ

- góc hướng: 15 phút

- góc tầm: 30 phút

- tầm xa: 60 mét

- tốc độ: 20m/s

1. Thiết bị anten quay
2. Bảng chỉ huy
3. Bảng máy tính điện tử
4. Máy khuếch đại (?)
5. Modul dòng tiếp nhận – truyền tải
6. Anten định vị của máy hỏi trên mặt đất
7. Khối xử lý tín hiệu
8 - 9. Hệ thống tính toán trung tâm của xe chiến đấu
10. Máy hỏi vô tuyến trên bộ
11. Khối điều khiển thiết bị các truyền động
12. Khối mở mạch


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Giêng, 2011, 05:54:50 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/tiepnhanchiendau.jpg)

Theo em được biết thì nhược điểm của hệ thống PK Pantsir S1 trên bộ là không thể vừa bắn tên lửa vừa di chuyển vậy phiên bản trên tàu chiến đã khắc phục được nhược điểm này chưa hả bác daibang ?
Trên bộ không thể bắn khi đang di chuyển nhưng trong khi di chuyển có thể dừng quãng ngắn đển bắn, sau đó di chuyển tiếp.
Nguồn khác thì thế này:
В боевой обстановке комплекс может применяться для поражения и уничтожения наземных и морских легкобронированных целей, живой силы. Он может стрелять в движении, с места и коротких остановок.
(http://vpk.name/news/15016_razrabotannyii_v_rf_zrpk_pancirs1_unikalen_i_ego_eksportnyii_potencial_bukvalno_zashkalivaet__sergei_ivanov.html)
=>Trong trạng thái chiến đấu, tổ hợp có thể tiếp nhận để tiêu diệt và phá hủy mục tiêu trên bộ và các mục tiêu bọc thép nhẹ trên biển, sinh lực đối phương (bộ binh). Nó có thể bắn khi đang đi chuyển, tại chỗ và khi dừng ngắn.
Theo nguồn này thì được.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Giêng, 2011, 05:56:02 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/phathienvatenlua1.jpg)

Đài ra đa theo dõi mục tiêu và tên lửa

Nhiệm vụ:

+ phát hiện và theo dõi 8 mục tiêu (3 – chính xác; 5 – chiếu xạ)

+ tiếp nhận sự chỉ thị mục tiêu, tìm kiếm và tự động bám bắt, theo dõi mục tiêu

+ tự động bám bắt sau khi phóng và theo dõi 4 tên lửa phòng không điều khiển

+ mã hóa và truyền tải mệnh lệnh điều khiển tới các tên lửa phòng không điều khiển đang được theo dõi.

Đặc điểm

+ anten tiếp nhận – truyền tải cơ sở với anten lưới mạng pha bước sóng milimet, bảo đảm khả năng theo dõi mục tiêu và tên lửa trong khu vực hoạt động với độ chính xác cao

+ anten nhận đầu ra với ra đa lưới mạng pha, bảm đảo bám bắt và đưa thông tin của tên lửa tới anten cơ sở

Khu vực hoạt động theo góc hướng: -45…45 độ (khi tháo pháo quay 360 độ)

Khu vực hoạt động theo góc tầm: từ -5 đến 85 độ

Tầm xa phát hiện mục tiêu

+ với bề mặt phản xạ hiệu quả 2m2: 24km

+ với bề mặt phản xạ hiệu quả 0,03m2: 7km

Khu vực tìm kiếm theo sự chỉ thị mục tiêu của đài ra đa phát hiện mục tiêu với xác suất 0,9 trong 1 giây (độ)

+ theo góc hướng: -2,5….2,5

+ theo góc tầm: -2,5.....2,5

+ theo tầm xa: -200….+200 mét

+ theo tốc độ: -60…..60m/s

Khả năng xác định chính xác tọa độ mục tiêu:

+ theo góc hướng/trên góc tầm: 0,2/0,3

+ theo tầm xa: 3,0 mét

+ theo tốc độ: 2m/s

Phạm vi đo tốc độ chiếu xạ:

+ theo mục tiêu: 10 đến 1100m/s

+ theo tên lửa phòng không điều khiển: 2m/s

Bảo đảm khả năng tự động theo dõi đồng thời:

+ mục tiêu: 3

+ tên lửa: 4

Phạm vi hoạt động: K

1. Đài ra đa phát hiện mục tiêu (điều khiển trung tâm)
2. Máy thu của anten đầu vào
3. Lưới anten mạng pha của anten đầu vào
4. Lưới anten mạng pha của anten cơ sở
5. Khối xử lý và điều khiển
6. Nguồn năng lượng
7. Máy tiếp nhận của anten cơ sở
8. Máy phát
9. Bảng chỉ huy (mệnh lệnh).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Giêng, 2011, 06:08:55 pm
Hệ thống quang điện

Đài ra đa phát hiện mục tiêu bảo đảm khả năng theo dõi tự động 20 mục tiêu. Mỗi mục tiêu được truyền tới hệ thống tính toán của xe chiến đấu theo ba tọa độ và bức xạ tốc độ của mục tiêu. Ngoài ra, đài ra đa phát hiện mục tiêu xác định mục tiêu “bạn – thù” và đồng nhất dạng mục tiêu (máy bay, trực thăng, mục tiêu kích thước nhỏ), cho phép tằng cường xác suất tiêu diệt mục tiêu một cách thực tế.

Khả năng tác chiến cao của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Pantsir-S1” trong các cấp độ cao được bảo đảm bằng kết quả sử dụng đài theo dõi mục tiêu và tên lửa được thiết kế với sự tiếp nhận lưới anten mạng pha.

Đài ra đa định vị theo dõi mục tiêu và tên lửa gồm hai đài. Đài đầu tiên chỉ hoạt động trên nguyên tắc tiếp nhận tín hiệu của ra đa trinh sát tên lửa phòng không điều khiển với sự hỗ trợ của anten lưới mạng pha, có số lượng phận tử nhỏ, đo ba tọa độ tên lửa phòng không và được sử dụng cho việc nhận đầu ra của tên lửa tới biểu đồ cơ sở của đài ra đa định vị. Đài thứ hai với lưới anten mạng pha đa phần tử hoạt động trong chế độ tiếp nhận – truyền tải theo mục tiêu và tên lửa.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Giêng, 2011, 09:20:23 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/hethongquangdien1.jpg)

Hệ thống quang điện

Nhiệm vụ:

+ tìm kiếm mục tiêu theo số liệu của sự chỉ thị mục tiêu

+ tự động bám bắt và theo dõi mục tiêu

+ xác định góc tọa độ của mục tiêu và tên lửa phòng không điều khiển

Đặc điểm:

+ tiếp nhận chính xác toàn diện

+ độ chính xác trong dẫn bắn cao với sự không có mặt của bộ truyền động trên các động cơ

+ Hiệu chỉnh tự động các kênh mục tiêu và tên lửa khi tên lửa đang bay

+ Khả năng chống nhiễu cao của kênh tìm phương tên lửa với máy hỏi bằng tia laze được mã hóa.

Trạm quang học tự động:

+ góc quan sát theo góc hướng: -90….90 độ

+ góc tầm: -5…82 độ

Tốc độ dẫn bắn tối đa: không dưới 100 độ/giây

Gia tốc dẫn bắn tối đa: không dưới 170 độ/s2

Kênh ngắm nhiệt:

+ phạm vị cảm ứng quang phổ: 3 – 5mkm

+ góc nhìn (rộng/hẹp): 4,17x6,25/0,87x1,3

+ tầm xa tự động theo dõi (khi tầm quan sát khí tượng – tầm nhìn xa 10km)

• với máy bay F-16: 17,0….26km

• tên lửa chống ra đa HARM: 13…15km

• tên lửa có cánh: 11,0…14,0km

• bom điều khiển “Uollaey” 10,0km

Thiết bị tìm phương hồng ngoại của tên lửa điều khiển

+ phạm vi cảm ứng quang phổ: 0,77…0,91mkm

+ góc quan sát (rộng/hẹp)

• góc hướng: -2,5…2,5/-0,4….0,4 độ

• góc tầm: -1,0…4,0/-0,3…0,6

+ khả năng phân chia chính xác tọa độ của máy hỏi bằng tia laze: 2,0/0,05 mgrad (?)

1. Khối điều khiển
2. Bộ đổi tần số momen động cơ
3. Khối đo tốc độ góc và gia tốc góc
4. Vô tuyến
5. Bảng điều phối
6. Máy tự động theo dõi


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Giêng, 2011, 09:32:30 pm
Các chế độ tiếp nhận chiến đấu

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/Moscow_Parade_2010.jpg)

Sự tiếp nhận lưới anten lưới mạng pha cho phép thực hiện ba kênh dẫn bắn theo ba mục tiêu trong ra đa định vị, trong toàn bộ các điều kiện thời tiết, trong đó theo một mục tiêu nguy hiểm nhất có thể bảo đảm bằng sự bắn loạt hai tên lửa. Ngoài ra, đài theo dõi mục tiêu và tên lửa bảo đảm sự dẫn đường của tên lửa với sự hỗ trợ của anten lưới mạng pha từ khu vực khuyếc tán, được tạo thành trong khi tên lửa bắn đầu quá trình bay không điều khiển trong khu vực bám bắt tên lửa bằng kệnh dẫn bắn chính xác của anten lưới mạng pha. Sự sử dụng hệ thống dẫn đường bằng ra đa định vị cho phép tăng cường các tính năng bay – đạn đạo của tên lửa một cách thực tế bằng cách tiếp nhận máy gia tốc khởi động riêng với hỗn hợp nhiên liệu năng lượng cao.

Đồng thời với sự theo dõi mục tiêu theo các góc tọa độ và tầm xa, đài theo dõi mục tiêu và tên lửa đo ba tọa độ của tên lửa (2 góc và tầm xa) theo các tín hiệu của ra đa trinh sát tên lửa và truyền tải mệnh lệnh điều khiển từ xa tới tên lửa.

Đài theo dõi mục tiêu và tên lửa làm việc trong phạm vi bước sóng vô tuyến ngắn, bảo đảm độ chính xác cao trong việc đo các góc tọa độ và khả năng làm việc trong chế độ ra đa định vị theo mục tiêu bay trên tầm thấp.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Giêng, 2011, 09:40:30 pm
Để bắn mục tiêu trên mặt đất và mục tiêu bay ở giới hạn độ cao thấp, hệ thống quang điện theo dõi mục tiêu và tên lửa được sử dụng. Hệ thống quang điện được bố trí trong trạm quang học tự động, cho phép dẫn các trục quang học của hệ thống quang điện theo các tín hiệu quả hệ thống tính toán trung tâm tới mục tiêu trong phạm vi góc: theo góc hướng: 90 độ, theo góc tầm: từ -5 đến 82 độ

Hệ thống quang điện cho phép thực hiện tìm kiếm mục tiêu theo tham số chỉ thị mục tiêu từ hệ thống tính toán trung tâm và bám bắt mục tiêu tự động trong chế độ theo dõi tự động. Sự theo dõi mục tiêu được thực hiện trong phạm vi hồng ngoại 3 – 5mkm, bảo đảm độ chính xác khi sử dụng tên lửa trong chế độ làm việc quang điện. Tầm xa tự đồng theo dõi mục tiêu (trong tầm nhìn xa 10km): máy bay F-16: 17 – 26km; tên lửa chống ra đa “HARM”: 13 – 15km; tên lửa có cánh ALCM: 11,0 – 14,0km.

Sự quan sát tên lửa phòng không điều khiển được diễn ra trong phạm vi quang phổ hồng ngoại tầm gần (0,8mkm), tầng chính của tên lửa được quan trắc theo các tín hiệu xung động của máy hỏi quang điện trên tên lửa, bảo đảm khả năng kháng nhiễu cao từ các mục tiêu nhiệt động giả.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Giêng, 2011, 09:57:26 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/pts-1phao.jpg)

Sự quan sát tên lửa phòng không điều khiển được diễn ra trong phạm vi quang phổ hồng ngoại tầm gần (0,8mkm), tầng chính của tên lửa được quan trắc theo các tín hiệu xung động của máy hỏi quang điện trên tên lửa, bảo đảm khả năng kháng nhiễu cao từ các mục tiêu nhiệt động giả.

Phạm vi quan sát kênh quang điện hẹp và độ chính xác cao khi không có máy truyền động của động cơ dẫn động trạm quang học tự động, bảo đảm độ chính xác trong đo góc tọa độ mục tiêu và tên lửa không thấp hơn 0,05mgrad theo kênh góc hướng và góc tầm.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Giêng, 2011, 10:12:42 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/pts-1.jpg)

Các sai số hệ thống của kênh tên lửa và mục tiêu trong hệ thống quang điện được khắc phục khi phóng tên lửa trong quá trình hiệu chỉnh tự động máy tìm phương của tên lửa và mục tiêu.

Sự đo góc nghiêng chính xác của tên lửa từ tuyến quan trắc mục tiêu cho phép thực hiện hệ thống dẫn bắn tên lửa có độ chính xác cao tới mục tiêu trong chế độ hoạt động quang điện của hệ thống điều khiển. Chỉ trong chế độ quang điện, việc bắn bằng các tên lửa tới mục tiêu bay trên tầm thấp (5 mét trên mặt nước) và các mục tiêu trên bộ mới được bảo đảm.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Giêng, 2011, 10:22:14 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/cf9bf9e54803t.jpg)

Đặc điểm của xe chiến đấu trong tổ hợp “Pantsir-S1” là sự xuất hiện của một đơn vị trang bị hỗn hợp pháo – tên lửa, các khí tài phát hiện và theo dõi, được thống nhất bằng một hệ thống điều khiển đa phạm vi duy nhất.

Sự trang bị này của xe chiến đấu cho phép thực hiện khả năng chiến đấu tự động. Sự xuất hiện trong thành phần của xe chiến đấu các thiết bị với kênh thông tin kỹ thuật số cho phép tổ hợp “Pantsir-S1” thực hiện trong hoạt động đại đội trong các chế độ khác nhau; hoạt động tác chiến tự động; hoạt động với trạm điều khiển; hoạt động trong đại đội trong chế độ “dẫn động – bị động”; hoạt động trong đại đội với trạm điều khiển và máy định vị phát hiện tầm xa.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 10 Tháng Giêng, 2011, 10:35:20 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/chedohoatdong1.jpg)

Các chế độ hoạt động:

1. Hoạt động chiến đấu tự động: toàn bộ các quá trình hoạt động chiến đấu từ sự phát hiện mục tiêu cho đến khi tiêu diệt chúng được thực hiện bằng xe chiến đấu một cách tự động mà không có sự tác động của các khí tài khác.

2. Hoạt động trong đại đội (“dẫn động – bị động”): “Dẫn động”: xe chiến đấu hoạt động trong vai trò trạm điều khiển cấp đại đội, đồng thời thực hiện chức năng xe chiến đấu. “Bị động”: các xe chiến đấu (trong số lượng ba đến năm xe) tiếp nhận các sự chỉ thị mục tiêu khỏi “dẫn động” và thực hiện toàn bộ các bước chiến đấu sau đó

3. Hoạt động với trạm điều khiển: trạm điều khiển cung cấp sự chỉ thị mục tiêu tới các xe chiến đấu. Các xe chiến đấu thực hiện toàn bộ các quá trình tác chiến, được bắt đầu với sự chỉ thị mục tiêu.

4. Hoạt động trong đại đội với trạm điều khiển và máy định vị phát hiện tầm xa.

(Hai trường hợp sau tổ hợp hoạt động với trạm điều khiển được thực hiện theo thông tin từ các khí tài ra đa định vị bên ngoài).


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Giêng, 2011, 04:08:10 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/24v8shd-1.jpg)

Các đặc điểm cơ bản của hệ thống điều khiển

+ bắn đồng thời bốn mục tiêu bay trong phạm vi hình quạt 45 độ bằng kết quả của sự tiếp nhận đài ra đa định vị đa năng theo dõi mục tiêu trên cơ sở anten lưới mạng pha bước sóng milimet và kênh quang học độc lập

+ độ ổn định cao với bất kỳ loại nhiễu nào do sự liên kết các khí tài ra đa định vị và quang – điện trong hệ thống duy nhất hoạt động trên các bước sóng desimet, milimet và hồng ngoại

+ có khả năng phóng đồng thời hai tên lửa vào một mục tiêu do sự tiếp nhận hệ thống ra đa định vị đa chức năng theo dõi mục tiêu và tên lửa


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Giêng, 2011, 04:14:07 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/1214247171_g.jpg)

+ thời gian phản ứng thấp trong giới hạn 4 – 6 giây do kết quả theo dõi tự động 20 mục tiêu bằng các đài phát hiện mục tiêu và cung cấp sự chỉ thị mục tiêu với độ chính xác, bảo đảm tìm kiếm nhanh chóng và bám bắt mục tiêu bằng đài theo dõi mục tiêu và tên lửa cùng hệ thống quang điện khi theo dõi

+ tính toán các tính năng thông tin, tính tham số di chuyển và thông số mục tiêu, lựa chọn vũ khí và loại hỏa lực tiêu diệt mục tiêu

+ thực hiện toàn bộ quá trình chiến đấu – từ tìm kiếm mục tiêu đến khi tiêu diệt chúng trong chế độ tự động

+ có khả năng thực hiện nhiệm vụ tác chiến bằng các thành viên trong kíp xe trong chế độ bán tự động


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Giêng, 2011, 04:21:03 pm
Tên lửa phòng không hai tầng 57E6-E có:

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/IMG_2071_pantsir-s1-weapons.jpg)

+ thời gian bay thấp trên tầng khởi động (20 giây với tốc độ tối đa 1300m/s)

+ tính cơ động cao sau khi tách động cơ khởi động

+ sự giảm tính năng đạn đạo tháp khi phóng không có động cơ khởi động (giảm tốc độ còn 40m/s trên 1km đường bay)

+ mở rộng khả năng hoạt đọng hiệu quả: tầm xa: 20km; độ cao: 15km

+ đầu đạn khối lượng lớn (20kg) trong khi khối lượng khởi động của tên lửa phòng không thấp.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Giêng, 2011, 04:40:16 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/P1020171_DCE.jpg)

Trong trang bị pháo của xe chiến đấu gồm có hai pháo phòng không tự động hai nòng 2A38M được lấy từ tổ hợp “Tunguska-M1” và có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không và trên bộ trong khu vực theo tầm xa: 4km; độ cao: 3km.

Các tính năng kỹ thuật cao của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Pantsir-S1” bảo đảm cho hệ thống phòng không được trang bị bằng các tổ hợp này sự vượt trội trước các tổ hợp phòng không tầm gần của nước ngoài.

Tổ hợp “Pantsir-S1” đã trải qua các cuộc thí nghiệm lớn và các tính năng kỹ thuật cao giúp nó có khả năng tiếp nhận các điều kiện tác chiến khác nhau.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Giêng, 2011, 04:57:47 pm
Tổ hợp “Pantsir-S1” (mẫu năm 1995)

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/P1020139_DCE.jpg)

Tổ hợp “Pantsir-S1” (mẫu năm 1995) trang bị 12 tên lửa phòng không 9M335 về hình dáng bên ngoài và theo bố cục giống với tên lửa 9M311 của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Tunguska” (tầm xa: 12km và độ cao: 8km, trong tên lửa tiếp nhận động cơ mạnh hơn, tăng cường khối lượng đầu đạn trong khi đường kính đầu đạn: 90mm, đường kính thùng chứa thiết bị vẫn duy trì như trước: 76mm). Thân tên lửa hai tầng, động cơ nằm trong phần tách biệt riêng. Tên lửa có thời gian bay ngắn trên tầng khởi động. Phạm vi hoạt động hiệu quả theo tầm xa: 12km, tầm cao: 8km. Khối lượng đầu đạn gồm các phần tử cháy nặng 20kg. Trong tên lửa, thiết bị dẫn động bánh lái khí động học đường không được sử dụng. Tổ hợp có thể dẫn bắn đồng thời ba tên lửa. Hệ thống dẫn bắn tên lửa: ra đa chỉ huy.

Trang bị pháo của “Pantisr” gồm hai pháo tự động 30mm 2A72. Pháo một nòng. Nguồn tiếp đạn được lựa chọn từ hai băng đạn với các loại đạn nổ - nổ mảnh – cháy và đạn xuyên giáp.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Giêng, 2011, 05:32:58 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/P1020148_DCE.jpg)

Thiết kế chiến đấu modul được lắp lên nóc khung xe, gồm hai khối 6 tên lửa phòng không, hai pháo bố trí ở mặt trong thùng phóng tên lửa phòng không, đài ra đa định vị phát hiện mục tiêu và đài ra đa theo dõi mục tiêu và tên lửa. Đồng thời có kênh quang học của hệ thống điều khiển hỏa lực. Trên khung xe chiến đấu là chỗ làm việc của trắc thủ và trưởng xe chiến đấu.

Đài ra đa định vị theo dõi mục tiêu và tên lửa “Roman” hoặc theo số hiệu 1L36-10 được thiết kế tại Viện “Fazatron” vào năm 1994 – 1995 theo đơn đặt hàng của Phòng thiết kế lắp láp thiết bị quốc gia. Ra đa định vị 1L36-01 “Roman” – đài ra đa định vị đa mục tiêu hai bước sóng, hoạt động trên các bước sóng centimet và milimet và được sử dụng cho việc bảo đảm theo dõi mục tiêu và dẫn bắn tên lửa tới chúng.

Cơ sở của đài: đài ra đa định vị hai bước sóng (cm+mm) được bảo hoạt động của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không (kể cả khi di chuyển) theo lớp mục tiêu rộng – máy bay, trực thăng (trong đó có trực thăng treo), các thiết bị bay điều khiển từ xa, vũ khí chính xác cao, các mục tiêu di động trên bộ.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Giêng, 2011, 05:53:05 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/P1020147_DCE.jpg)

Sự phối hợp hoạt động đồng thời trong hai phạm vi của các thiết bị truyền tải điện thế cao bằng, của hệ thống anten duy nhất và hệ thống tính toán hỗn hợp mạnh với kiến trúc mở bảo đảm khả năng giải quyết với độ chính xác cao trong chỉ thị mục tiêu và dẫn bắn vũ khí, kháng nhiễu và độ tin cậy của hệ thống.

Nguyên tác modul của thiết kế đài theo dõi mục tiêu và tên lửa mang lại khả năng sử dụng nó cho tổ hợp pháo – tên lửa phòng không, được bố trí trên các khung gầm khác nhau (xích, bánh hơi, trên boong tàu).

Trong tổ hợp “mẫu năm 2006” đã lắp đài ra đa định vi đa năng theo dõi mục tiêu với anten lưới mạng pha bước sống milimet mới được thiết kế tại Phòng thiết kế. Sự hoàn thiện này cho phép tăng cường các tính năng kỹ - chiến thuật của tổ hợp một cách đáng kể. Ví dụ, số lượng mục tiêu bị tiêu diệt đồng thời tăng từ 2 lên 4 mục tiêu. Phạm vi bám bắt mục tiêu: 200…2000 mét theo tầm xa và 0…15 000 mét theo độ cao (trươc đó là 0…10 000 mét). Tốc độ mục tiêu bị tiêu diệt: 1000m/s. Phòng thiết kế hi vọng sự ổn định cao của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không mới với các thiết bị chống ra đa. Tổ hợp được lắp trên gầm xe bánh xích (GM352M1E do Belorussia sản xuất) hoặc trên các xe bánh hơi (MZKT-7930, KamAZ-6350, MAN…), đồng thời bố trí dưới dạng hệ thống phòng không trong tổ hợp phòng không bảo vệ các công trình cố định. Theo bề ngoài, tổ hợp được chuyển giao cho các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất sẽ được bố trí trên gầm xe KamAZ-6350 và GM252M1E.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Giêng, 2011, 06:33:12 pm
Thông tin lịch sử

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/P1020146_DCE.jpg)

Sự thiết kế tổ hợp phòng không 9K96 “Pantsir-S1” tương lai dành cho Quân chủng Phòng không Liên Xô được giao cho Phòng thiết kế lắp ráp thiết bị vào những năm 1990. Tổ hợp phòng không phải trở thành các bộ phận và phân đội phòng không cơ động bảo vệ các cơ sở công nghiệp (sân bay, cơ sở quân sự, thiết bị thông tin liên lạc, cơ sở kinh tế), đồng thời trên các tàu nổi. Tỏ hợp phải bảo đảm khả năng che chắn cho các tổ hợp phòng không tầm xa S-300P khỏi các khí tài tấn công đường không tầm và và tiêu diệt các mục thiết giáp cũng như bộ binh.

Tổ hợp pháo tên lửa phòng không “Pantsir-S1” là sự phát triển từ tổ hợp pháo – tên lửa phòng không đầu tiên và hiện tại là duy nhất trên thế giới “Tunguska” được chế tạo tại Phòng Thiết kế lắp ráp thiết bị Tula và tiếp nhận vào lực lượng vũ trang năm 1982.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Giêng, 2011, 06:45:29 pm
Tổ hợp “Tunguska” được thiết kế nhằm bảo đảm khả năng phòng không cho các phân đội bộ binh cơ giới khỏi máy bay và trực thăng. Trang bị pháo của tổ hợp bảo đảm tấn công mục tiêu trong khi di chuyển, trong bất kỳ các điều kiện thời tiết trong thời gian ngày và đêm. Trang bị tên lửa cho phép “Tunguska” bắn mục tiêu trong khoảng dừng ngắn, trong các điều kiện quan sát quang học vào ban ngày.

(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/pantsir.jpg)

Khoảng thời gian trước đó, từ thời điểm tổ hợp “Tunguska” gia nhập lực lượng vũ trang Liên xô, các tính năng kỹ thuật của các khí tài tấn công đường không đã được thay đổi rất nhiều. Các thiết bị bay không người lái, tên lửa có cánh bay trên độ cao thấp và bảo đảm khả năng tấn công chính xác cao và thiêt bị bay có người lái từ xa có bề mặt phản xạ thấp trong mọi phạm vi bức xạ (quang học, vô tuyến và hồng ngoại), được sử dụng trong nhiệm vụ trinh sát và tác chiến. Tốc độ bay của một vài loại mục tiêu tăng lên 1000m/s. Trang bị tên lửa của tổ hợp “Tunguska” được sử dụng trong mục đích chống lại các thiết bị bay kích thước lớn đã tỏ ra không hiệu quả khi đối đầu với các thiết bịt tấn công đường không mới.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Giêng, 2011, 06:54:09 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/pantsir-2.jpg)

Mục tiêu thiết kế của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Pantsir-S1” là sự hiện đại hóa sâu sắc về tính năng kỹ thuật của tổ hợp pháo – tên lửa phòng khong theo khu vực bám bắt mục tiêu, giảm thời gian làm việc, bảo đảm khả năng tiêu diệt mọi loại mục tiêu và mở rộng điều kiện sử dụng trang bị tên lửa.

Trong các cuộc xung đột khu vực (Nam Tư, Afganistan, Iraq), các khí tài tấn công đường không được sử dụng theo cách không kích ồ ạt vào các mục tiêu quân sự và kinh tế quan trọng nhất trên toàn bộ chiều sâu lãnh thổ quốc gia với cấp độ đáng kẻ là hình thức tác chiến chính trong các cuộc xung đột quân sự.

Phân tích các dữ liệu và thông tin thu được trong các cuộc xung đột đã chỉ ra rằng, toàn bộ các cuộc tấn công đường không được bắt đầu từ thời điểm chế áp các khí tài phòng không được thực hiện bằng sự các cuộc tấn công quy mô lớn với vũ khí chính xác cao bằng các tên lửa chống ra đa “HARM”, tên lửa có cánh “Tomahawk” và bom điều khiển (bom thông minh) GBU-15, GBU-16.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Giêng, 2011, 07:07:58 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/Moscow_Victory_Parade_2010.jpg)

Trong khung gầm của tổ hợp mới sử dụng xe vận tải có độ cơ động cao với công thức bánh 8x8 “Ural-5323.4” với động cơ KamAZ-7406 công suất 260 sức ngựa. Mục đích sử dụng gầm xe vận tải – giảm giá thành của tổ hợp, nhằm che phủ các công trình hậu phương và các đơn vị tiền phương. Sau đó tổ hợp được giới thiệu cho Lục quân và trở thành mẫu trung gian.

Năm 1994, tại Phòng thiết kế lắp ráp thiết bị đã chế tạo mẫu xe chiến đấu đầu tiên của tổ hợp “Pantsir” đồng thời đã trải qua các thí nghiệm và được công bố rộng rãi vào tháng 8 năm 1995 tại triển lãm hàng không ở thành phố Zhucovskiy.

Các thông tin cho biết, tổ hợp không thể bắn khi đang di chuyển theo đánh giá của các chuyên gia trong hàng loạt Viện Nghiên cứu khoa học Bộ Quốc phòng Liên bang Nga, tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Pantsir-S1” không thể thực hiện các nhiệm vụ chống lại vũ khí chính xác trên tầm xa ngoài 12km. Liên quan với các điều kiện rút ngắn sự mua trang bị kỹ thuật quân sự cho Quân chủng Không quân và Lục quân, sự quan tâm tới tổ hợp này đã mất đi.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Giêng, 2011, 07:39:33 pm
Công việc thiết kế tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Pantisr” chỉ được khởi động lại trong nửa sau năm 90. Sự quan tâm tới “Pantsir” đã xuất hiện ở Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất với những yêu cầu tăng cường đáng kể về tính năng kỹ thuật – trên thực tế đã dẫn tới sự chế tạo hệ thống mới: thiết kế modul chiến đấu mới, bao gồm pháo tự động bắn nhanh 2A38M, tên lửa phòng không mới 57E6-E với tầm bay điều khiển 20km, các khí tài ra đa định vị phát hiện mục tiêu và điều khiển hỏa lực khác.

Tháng 5 năm 2000, Phòng thiết kế lắp ráp thiết bị đã ký kết với Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất hợp động tổng cộng 734 triệu đô la, trong đó 50%  được trả bởi Bộ Tài chính Nga do các khoản nợ với UAE và cung cấp 50 tổ hợp “Pantsir-S1” (24 tổ hợp trên khung gầm bánh hơi, 26 trên gầm xích).

Kết luận của hợp đồng với UAE đồng thời cũng không phải không có những scandal. Trên hợp đồng này tuyên bố xí nghiệp khác của Nga “Kupol” với viếc sản xuất hàng loạt tổ hợp tên lửa phòng không “Tor-M1”, cũng đã trải qua các lần bắn thí nghiệm trên trường bắn ở UAE. Rõ ràng, sức hút của chủ nhiệm “KPB” – viện trưởng A.G.Shipunov đã cho phép thuyết phục UAE mua tổ hợp không phức tạp.

Trong thảo thuận với các điều kiện hợp đồng của Phòng thí nghiệm lắp ráp thiết bị đến cuối năm 2002, các công việc thiết kế - thí nghiệm về “Pantsir” phải được thực hiện và trong thời gian ba năm (2003 – 2005) sẽ chuyển giao cho UAE ba lô hàng với tổng cộng 50 tổ hợp (12, 24, 16 xe chiến đấu). Đối với việc thực hiện hợp đồng, UAE đã chuyển trước cho phòng thí nghiệm không quá 100 triệu đô la Mỹ (với hợp đồng tính toán cụ thể nhằm trả nợ của Nga với UAE, số tiền có thể không quá 50 triệu đô la), trong khi ngân sách cung cấp từ phía Nga là 300 000 đô la Mỹ.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Giêng, 2011, 07:53:18 pm
Sự chế tạo tổ hợp cho UAE mặc dù vướng phải hàng loạt các khó khăn về kỹ thuật và tổ chức nhưng vẫn được hoàn thành một cách kịp thời. Tuy nhiên, thời hạn theo hợp đồng đã bị phá vỡ. Theo tính toán, nguyên nhân cơ bản của việc không hoàn thành hợp đồng là vấn đề chế tạo đài theo dõi mục tiêu và quan trắc của tên lửa phòng không điều khiển.

Sự thiết kế đài ra đa định vị điều khiển hỏa lực được giao cho đối tác của Phòng thiết kế lắp ráp thiết bị theo các phiên bản trước của “Pantsir” – Viện “Fazontron-NIIR”. Với kết quả thí nghiệm công việc theo sự chế tạo ra đa định vị 1L36 “Roman”, Fazotron đã bắt đầu công việc trên đài ra đa định vị hai phạm vi bước sóng 1PC2-E “Shlem”.

Nhà thiết kế đài ra đa định vị “Shlem” không chỉ tiêu tốn thời gian chế tạo đài, mà không đáp ứng hàng loạt các yêu cầu kỹ thuật từ khách hàng, từ đó, một số thiết kế đã bị từ chối. Trong cùng thời gian đó, theo thông tin, nhận được từ các quan chức của “Fazotron”, đây là đơn vị đã thực hiện theo các yêu cầu trước Phòng thí nghiệm”.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Giêng, 2011, 08:08:49 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/Pantsir-S1_SAM.jpg)

Tình trạng phức tạp đã dẫn tới Phòng thiết kế lắp ráp thiết bị quyết định chế tạo đài ra đa định vị điều khiển hỏa lực đa chức năng với anten lưới mạng pha bằng lực lượng riêng với sự tham gia của Viện “RATEP” (xí nghiệp đã tham gia trong việc thiết kế và chuẩn bị các mẫu thí nghiệm hệ thống điều khiển tia của anten lưới mạng pha).

Liên quan tới tình trạng phức tạp, năm 2005, Phòng thiết kế lắp ráp thiết bị đã giới thiệu thiết kế thực tế của tổ hợp mới. Trong thiết kế yêu cầu nhiều thời gian hơn. UAE cũng đồng ý với sự thay đổi thời hạn. Theo sự tương ứng với những thời hạn mới, các tổ hợp đầu tiên phải được chuyển giao cho khách hàng năm 2006 và ba năm sau đó phải hoàn thành tất việc chuyển gian tổ hợp cho quân đội UAE.

Giữa năm 2006, các thí nghiệm của tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Pantsir-S1” với việc phóng tên lửa trên trường bắn Kapustin đã diễn ra thành công. UAE đã gia hạn hợp đồng và thời gian chuyển giao “Pantisr-S1” sẽ được tiến hành trong thời gian 2007 – 2009 và thời gian sau đó sẽ được thông qua sớm hơn: 12 – năm 2007; 24 – năm 2008 và 14 năm 2009. Toàn bộ các tổ hợp sẽ được lắp trên khung gầm xe bánh hơi 8x8 – UAE muốn lựa chọn xe của hãng MAN. Cuối năm 2006, Phòng thiết kế lắp ráp thiết bị đã chuyển giao cho UAE phiển bản “Pantsir-S1” để hoàn thành giai đoạn chuyển giao đầu tiên cho khác hàng nước ngoài. Bước thứ 2 sẽ được thực hiện vào mùa hè năm 2007.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 12 Tháng Giêng, 2011, 08:20:31 pm
(http://i1129.photobucket.com/albums/m509/daibangden_T80UD/Parade_2010.jpg)

Đồng thời, việc mở rộng xuất khẩu tổ hợp “Pantsir-S1” cũng được thực hiện. Hợp đồng với Siri đã được ký với 36 tổ hợp. Ngoài ra, năm 2006, Phòng thiết kế lắp ráp thiết bị đã hoàn thành hợp đồng chuyển giao “Pantsir-S1” cho Algieri.

Theo kế hoạch, sau khi hoàn thiện các thí nghiệm, tổ hợp pháo – tên lửa phòng không “Pantsir-S1” sẽ được tiếp nhận vào quân đội Nga.

Sự sản xuất các thành phần cơ bản của tổ hợp sẽ được triển khai tại xí nghiệp con của Phòng thiết kế lắp ráp thiết bị - Viện “Seglovsiy val”, đồng thời tại Viện “Tulamashinzavod”, Viện “KEMZ”. Đài ra đa định vị 1RS1-1E phát hiện mục tiêu bước sóng desimet được chế tạo tại Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật vô tuyến toàn Nga. Tổ hợp các khí tài thông tin liên lạc tự động hóa được sử dụng cho việc bảo đảm trao đổi thông tin giữa các xe chiến đấu được chế tạo cùng với Viện Nghiên cứu khoa học thông tin liên lạc Voronhez và Viện Kntsern “Cozvezdie”. Các khí tài truyền tải thông tin được thiết kế tại Viện “Hệ thống truyền tải thông tin sợi – quang học trung tâm”. Kênh quan trắc của hệ thống dẫn bắn quang học trong tổ hợp được chế tạo tại “Viện ứng dụng quang học quốc gia”.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Giêng, 2011, 03:24:24 pm
Thông số kỹ thuật

Các tính năng kỹ - chiến thuật (mẫu năm 2007)

+ thời gian triển khai (thu gọn) của tổ hợp: 5 phút

+ kíp xe chiến đấu: 3 người

+ khối lượng xe chiến đấu: 20 tấn

+ thời gian phản ứng: 4 – 6 giây

+ trang bị: pháo – tên lửa

+ thành phần hệ thống điều khiển: đài ra đa phát hiện mục tiêu, đài ra đa theo dõi mục tiêu và tên lửa với anten lưới mạng pha, hệ thống quang điện tự động

+ hệ thống điều khiển tên lửa: đài ra đa chỉ huy với thiết bị tìm phương vô tuyến và hồng ngoại

Đài ra đa định vị phát hiện mục tiêu bước sóng desimet

+ khu vực quan sát theo góc hướng và góc tầm: 360x60 độ

+ tầm xa phát hiện mục tiêu trên không: 32 – 36km

+ tầm xa theo dõi mục tiêu: 24 – 28km

+ đo góc hướng, tầm xa, góc tầm tốc độ mục tiêu tự động

Đài ra đa định vị theo dõi mục tiêu bước sóng milimet với anten lưới mạng pha

+ phạm vi quan sát theo góc hướng và góc tầm: 45x45 độ

+ tầm xa phát hiện mục tiêu trên không: 28km

Hệ thống quang điện theo dõi mục tiêu trên không và trên bộ

+ tự động bám bắt mục tiêu tới khi theo dõi: 18km

+ phạm vi quan sát: 1,8x2,7 độ

+ số lượng mục tiêu tấn công đồng thời trong phạm vi 45 độ: 4.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 13 Tháng Giêng, 2011, 04:38:04 pm
Trang bị

+ trang bị pháo và tên lửa bảo đảm tiếp nhận chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết, bất kỳ ngày và đêm

+ bảo đảm tiêu diệt mục tiêu trên mặt đất bằng pháo và tên lửa

+ bảo đảm bắn bằng pháo và tên lửa trong khi di chuyển

+ bảo đảm bắn loạt bằng tên lửa

Tên lửa phòng không điều khiển 57E6-E

+ chiều dài: 3200mm

+ đường kính: 90/76mm (hai tầng)

+ khối lượng trong thùng phóng/không có thùng phóng: 94/74,5kg

+ khối lượng đầu đạn: 16kg

+ tầm xa tiêu diệt mục tiêu: 1200 – 20 000 mét

+ tầm cao tiêu diệt mục tiêu: 10 – 15 000 mét

+ tốc độ tối đa của mục tiêu: 1000m/s

+ tốc độ tối đa của tên lửa: 1300m/s

+ cơ số đạn: 8 – 12 đơn vị

Pháo (2x2A38M)

+ cỡ nòng: 30mm

+ tốc độ bắn tổng: 5000 viên/phút

+ sơ tốc đạn: 960m/s

+ tầm xa tiêu diệt mục tiêu: 200 – 4000 mét

+ cơ số đạn: 1400 viên

+ tầm cao tiêu diệt mục tiêu: 0 – 3000 mét.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 18 Tháng Ba, 2011, 07:42:55 pm
Topic này vẫn còn tài nguyên  ;D .Em  xin bổ xung một số thông tin về tổ hợp tên lửa SAM 5  S-200 VEGA


   SAM5 "S-200"  là  hệ thống SAM có  tầm bắn xa  nhất trong Chiến tranh Lạnh, nó  được phát triển bởi
KB-1 dưới sự lãnh đạo của AA Raspeltin. Đây cũng là lần đầu tiên  phương pháp bắt bám  mục tiêu bằng sóng liên tục  được sử dụng trong hệ thống  Sam của LiênXô , một radar bán chủ động dùng điều khiển  tên lửa siêu âm, và có  máy tính kỹ thuật số. Phiên bản đầu tiên suất hiện vào năm 1967.Tổ hợp S200 được cải tiến liên tục trong suốt thời gian phục vụ của nó : S200 Angara và S200V Vega (SA-5A) ,S-200M Vega-M (SA-5B)Và S-200D  Dubna (SA-5C).S-200M Vega –M là những phiên bản suất khẩu. S-200VE Vega-E được suất khẩu sang 10 nước (Bungary,Tiệp khắc,hungary,GDR,Balan,Iran,Mông cổ, Bắc Triều Tiên ,Syria ).  

            (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/h1.jpg?t=1300451991)


-Vùng hoạt động
Mỗi tổ hợp S-200VE có một kênh mục tiêu có nghìa là nó chỉ có thể bám sát một mục tiêu tại một thời điểm.Mỗi hệ thống có 6 tên lửa trên bệ .Tốc độ mục tiêu tôi đa có thể theo dõi là 1200m/s  (4M) ,Tầm bắn 255km,trần bắn 40,8km.

Trận dịa phòng thủ S-200 trong khối hiệp ước  vác xa va  với 8 tvị trí và 18 tổ hợp.


       (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/h65.jpg?t=1300452119)




Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 18 Tháng Ba, 2011, 07:47:24 pm
Trận địa S-200 VEGA-E

Ví dụ cụ thể  về các thành phần của 2 tổ hợp S-200 bố trí trên diện tích 1.1 km2 .PHải mất 10 giờ để bố trí một trận địa. Trong thời bình mỗi  tổ hợp có 2 quả trên bệ phóng ,24 quả tên lửa được cất gữ trong hai nhà kho (ng .61), 8 quả trong kho (ng1,7,9) .tổng cộng  là 36 quả cho mỗi trận địa . Tên lửa được vận chuyển và để trên các xe TZM

         (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/h6.jpg?t=1300452443)
        
Google earth

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/rapotice_abc.jpg?t=1300512256)

                (http://www.ausairpower.net/S-200-Battery-Deployment-1S.jpg)



Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 18 Tháng Ba, 2011, 08:49:46 pm
K9M : K9M  Cabin điều khiển trung tâm
П-14Ф: P-14F  rada chị thị mục tiêu
ПРВ-17: PRV-17 rada đo cao
5Я63: 5Ya63  xe liên hợp (ACY)
No1, No2 :Bệ phóng và tên lửa
K1В/ K2В : Rada chiếu xạ mục tiêu
K3B: K3V : Cabin anten bám sát mục tiêu
5П72ВЕ/5Ю24МЕ : 6 tên lửa trên bệ

Đơn vị kỹ thuật:
5T82M1E: 6 TZM chuyển tên lửa tới các bệ phóng
5Л94: 5L94 máy khí nén
5Л22A: 5L22A  “G” nhiên liệu
5Л62A: 5L62A “O” nhiên liệu (chất oxy hóa)

............
Trên thực địa

 (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/full-17362-6079-rapotice_let_3.jpg?t=1300455935)
  (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/full-17362-6080-klondajk_hist_4.jpg?t=1300455937)



Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: hoahongden1408 trong 18 Tháng Ba, 2011, 09:14:46 pm
Trích dẫn
Bungary,Tiệp khắc,hungary,GDR,Balan,Iran,Mông cổ, Bắc Triều Tiên ,Syria ).  
nhà cháu thấy Libya cũng có S200 cụ ạ  ???
mấy giờ nữa thôi sẽ được xem S200, Sa125, Sa75.... so găng cùng Tonardo, F16, F18, Euro Fighter, Rafale, Mirange XXX...
Chắc chắn Đám phòng không sẽ thua, vấn đề là đám ấy có bắn rớt  hoặc bắn rớt được bao nhiêu thằng giặc trời thôi


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 19 Tháng Ba, 2011, 10:40:14 am
Vâng Libya xũng có loại này thưa bác! Nhưng mà đánh hội đồng như thế thì sức mấy mà chống được  :'(

 Các tham số (khoản cách giưa cá thành phần trong tổ hợp S-200 ) trong trận địa các bác tham khảo của C75 vì khác nhau không nhiều  ;D, cùng tham số của một số đài ra đa
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,6082.0.html (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,6082.0.html)

 П-14Ф: P-14F  rada chị thị mục tiêu

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/5N84A-Big-Back-1S.jpg?t=1300510790)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/P-14-Tall-King-C-Van-Crew-Stations-1S.jpg?t=1300510800)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 19 Tháng Ba, 2011, 12:04:34 pm
ПРВ-17: PRV-17 rada đo cao

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/rapotice_hist_8.jpg?t=1300511884)


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/PRV-17-Odd-Pair-1S.jpg?t=1300511120)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 22 Tháng Ba, 2011, 12:49:26 am


Đài rada chiếu sục sạo và bám sát mục tiêu 5N62VE


     (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/Square-Pair-K-1M_Hungary_Kecel_MiroslavGyurosi-1S.jpg?t=1300729949)


5N62VE bao gồm:

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/h11.jpg?t=1300730085)


1.Anten phát tín hiệu thăm dò bước sóng 4.5cm,
2.Anten thu tín hiệu thăm dò bước sóng 4.5cm,
3.An ten thu tín hiệu tên lửa
4.Loa phát xạ

5N62VE có khả năng phát hiện mục tiêu cỡ Mig21 ở 300km
cự ly hoạt động cực đại của đài là 500km


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 22 Tháng Ba, 2011, 01:10:28 am
Bổ Xung cái trận địa :

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/trna.jpg?t=1300790493)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/trna-1.jpg?t=1300790740)



Các tham số mục tiêu đo được :

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/h10.jpg?t=1300730813)

R - cự ly
H - độ cao
ε- (epsilon) - góc tà
β- (beta) - góc phương vị


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 22 Tháng Ba, 2011, 01:27:20 am
Chế độ hoạt động của đài 5N62VE :

Các chế độ hoạt động có thể phân chia theo dạng búp sóng theo dõi mục tiêu hoặc theo phương pháp theo giõi mục tiêu

ШИР - Chế độ tia rộng  
Đài làm việc với búp sóng  1,4 độ trong quá trình theo giõi mục tiêu, nếu mục tiêu cách đài < 200 km.

УЗК. - Chế độ tia hẹp
Các chùm tia hẹp 0,7 º  được sử dụng trong quá trình thu nhận mục tiêu, nếu mục tiêu cách đài > 200 km,

   (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/h12.jpg?t=1300731065)



-Tín hiệu thăm dò liên tục được phát đi (Mùa xanh da trời )

-Tín hiệu phản xạ được thu bằng anten hình vuông nhỏ :

                   +  Đỏ                 :    ε- (epsilon)  - góc phương vi

                   + Xanh nõn chuối :     β- (beta)    - góc tà

      (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/Antenthu.jpg?t=1300812396)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 22 Tháng Ba, 2011, 11:09:12 pm
Hình dạnh loa phát xạ ,thu   ;D
 Anten mảng pha

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/Thitbphnccthuphtloaphtxloathu.jpg?t=1300809656)
Sơ đồ chức năng hoạt động của xe đài  5N62VE

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/hotngschcnng.jpg?t=1300809659)







Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 22 Tháng Ba, 2011, 11:33:20 pm
Dạng tín hiệu  được sử dụng:

Trong chế độ hoạt động chính của đài  sử dụng  tín hiệu liên tục hình sin :

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/h14.jpg?t=1300811591)

Dựa vào sự thay đổi tần số đốp le ( sự khác nhau giữa tần số phát và và tần số thu) sẽ xác định được :
 - Tốc độ mục tiêu : V
 - Độ cao mục tiêu  :H
 - Góc phương vị    :  β

Tự động theo dõi mục tiêu bằng cách sử dụng tín hiệu dạng này được gọi là AS-3.KHi đó phạm vi phát hiện mục tiêu là tốt nhất.

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/h15.jpg?t=1300811597)

  Lưu ý : nếu tốc độ hướng tâm của mục tiêu nhỏ hơn 40m/s  hoặc mục tiêu chuyển động trên vòng tròn (tâm là đài 5N62VE)  thì nó sẽ không bị phát hiện . ;)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 23 Tháng Ba, 2011, 04:56:09 pm

МХИ  (FKM) -Tín hiệu mã hóa pha:
Chế độ này cũng thuờng đuợc sử dụng dể do các tham số của mục tiêu.Tín hiệu sin được mã hóa theo  pha đuợc sử dụng. Đo vận tốc,cự ly, phương vị, độ cao.

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/h16.jpg)

Tự động bám sát theo tín hiêu dạng này có tên là AS4. Do phát trong nhiều tần số nên cự ly hoạt động của chế độ này nhỏ hơn . ;D


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/h17.jpg)

Nếu tốc độ góc của mục tiêu nhỏ hơn 60 m / s (mục tiêu là tiếp tuyến
con đường), nó không thể phát hiện bằng cách sử dụng chế độ này.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 24 Tháng Ba, 2011, 05:51:12 pm
ЧМ (FM) Tín hiệu điều tần
 
   FM là một chế độ phụ của RPC, nó có thể được sử dụng với MHI, hoặc FKM.
Trong chế độ này, tín hiệu sin phát ra làtín hiệu điều tần.
năng lượng phát ra trên một dảitần số nên phạm vi phát hiện mục tiêu giảm  thậm trí còn nhỏ
hơn trong MHI hoặc trong FKM.
Lợi thế của việc sử dụng chế độ này là tốc độ góc của mục tiêu gần bằng không và vẫn theo dõi đươc (góc phương vị và góc tà )


АС-РПЦ (AS-RPC)

AS-RPC là một chế độ phụ của RPC, nó có thể được sử dụng cùng với MHI, hoặc FKM.
Trong chế độ này, máy tính  số sẽ tính liên tục đưa ra quỹ đạo dự đoán của mục tiêu (giả lập, ngoại suy). Trong trường hợp tốc độ góc của mục tiêu giảm xuống dưới mức tối thiểu, và các mục tiêu có thể không
được theo dõi bằng cách sử dụng chế độ phụ FM, các RPC sẽ theo dõi đường dẫn dự đoán của mục tiêu.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 25 Tháng Ba, 2011, 11:47:11 am

Plamja-KV CVM (máy tính kỹ thuật số)


(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/h18.jpg?t=1301026992)

Máy tính có 256 byte bộ nhớ RAM, và 4.096 byte của ROM.

Có 5 chương trình được xây dựng trong máy tính này:

1. Chờ

Trong chế độ này, các Plamja-KV được tính bằng cách sử dụng giải pháp bắn ngay lập tức khi
có sẵn dữ liệu từ các RPC.

2. Nội suy mục tiêu .

Trong chế độ này, các Plamja-KV là nội suy đoán vị trí của mục tiêu, giữa
10Hz cập nhật nhận được từ các thông tin .

3. Theo dõi mục tiêu

Trong chế độ này, các Plamja-KV liên tục tính toán đường dẫn dự đoán của mục tiêu, và
tìm các giải pháp bắn dựa trên thông tin này.

4. Theo dõi mục tiêu gây nhiễu

Trong chế độ này, các Plamja-KV tính toán các giải pháp bắn bằng cách sử dụng  một cách thủ công cài đặt trước phạm vi mục tiêu. Chế độ này được gọi là AS-2.

5. Tự kiểm tra


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 26 Tháng Ba, 2011, 10:32:23 am
Trong xe: ;D

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/S-200VE-K-2-Van-Crew-Stations-1S.jpg?t=1301108783)

Bảng điều khiển

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/h19.jpg?t=1301109178)
                   KR-267                                                                             KI-277V

Tác dụng các nút bấm theo thứ tự trên bản điều khiển

1. Để có thể xoay RPC 5N62VE : radar chiếu mục tiêu theo phương vị
và độ cao, phải chuyển đổi nó vào chế độ bằng tay, bằng cách bấm nút màu đỏ
(ЦУ ВЫКЛ.).

2. Trong  chế độ (МД), (phương vị / độ cao) đèn đỏ sẽ sáng.

3. Để xoay RPC 5N62VE radar chiếu xạ mục tiêu theo phương vị,
giữ nút nhỏ trái trên bánh bên phải, và di chuyển nó sang phải hoặc  trái.

4. Dòng nhấp nháy trên P-18F (Tall King) chỉ báo cho thấy phương vị của RPC.

5. Vạch chỉ  trên công cụ hình tròn bên phải của bảng điều khiển KR-277V cũng cho thấy
phương vị của RPC.

6. Để di chuyển RPC 5N62VE   radar  theo độ cao,
giữ nút nhỏ trái trên bánh bên phải, và di chuyển nó phải, trái.

7. Vạch chỉ   trên công cụ hình tròn bên phải của bảng điều khiển KR-277V cho thấy
độ cao của RPC.

8. Nhấn nút  màu đỏ (ВОЗВРАТ) ,  RPC được thiết lập
trở lại không.( set back to zero)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 27 Tháng Ba, 2011, 10:21:30 pm
Đặt 5N62VE RPC -Radar chiếu xạ   theo tốc độ và Phạm vi quan sát mục tiêu.


 Mở chế độ theo dõi mục tiêu của KI-236V trong bảng KR-266V

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/h20.jpg)

1. Để thiết lập  RPC 5N62VE chiếu xạ theo tốc độ  và Phạm vi quan sát mục tiêu,
đài phải chuyển sang chế độ bằng tay, bằng cách bấm vào nút (V-МД).  (МД)
đèn đỏ sẽ sáng ở phía trên.
 
2. Đặt RPC 5N62VE   chiếu xạ mục tiêu theo vận tốc Doppler,
cần giữ nút trái trên bản điều khiển, và di chuyển nó phải -trái.

3. Trên  bảng điều khiển KI-236V cho thấy tốc độ mục tiêu (m / s).
 
4. Chuyển vào chế độ bằng tay, bằng cách bấm vào nút (Д-МД). (МД)
đèn đỏ sẽ sáng .

5. Để chiếu xạ mục tiêu trong giải quan sát :Giữ nút nhỏ bên  trái trên bánh xe, và di chuyển nó phải-trái.

6. Bên  trái của bảng điều khiển -KI-236V cho thấy phạm vi (km)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 29 Tháng Ba, 2011, 11:59:27 am
Vấn đề về đài chiếu xạ và đài điều khiển  tương đối nhiều (cách vận hành,xử lý các tình huống trên không...) khó có thể thống kê đầy đủ .Phân tiếp em sẽ mổ quả đạn 5V21 một cách chi tiết :

5V21 V-860P (SA-5A Gammon)
Được đưa vào trang bị từ năm  1967, đây là phiên bản đạn đầu tiên của tổ hợp tên lửa  S-200 Angara (SA-5A Gammon) .Với tổng trọng lượng quả đạn: 6,700kg, dài: 10.4m.

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/h44.jpg)

1.Tầng tăng tốc nhiên liệu rắn (tầng phóng) gồm 4 thiết bị giống nhau  Kartukov - 5S25 PRD .

2. S. Izotov - 5D12 ZRD tầng nhiên liệu lỏng (điều khiển bằng chương trình).
Lực đẩy: 32 ~ 100kN (tùy thuộc vào chương trình)
-Thời gian hoạt động : 50 ~ 98s (tùy thuộc vào chương trình)
-Cự ly tối đa: 150 km
-Độ cao (min / max): 1,000-35,000 m
-Tốc độ tên lửa: 4.5M
-Tốc độ mục tiêuMin / Max  : 360km / h / Mach3.2

3. Nguồn điện

4. TG-02 : nhiên liệu "G"  .
Thành phần hỗn hợp của xilidine, và triethylamine.
C8H11N 50%, 50% C6H15N

5. AK-27P "Melanj" chất ôxy hóa "O"  
Thành phần: Nitric Tetroxide trong dung dịch với Nitric Acid, với phosphoric và
Fluoric chất ức chế acid.
26 ± 2% N2O4, 69,5% HNO3, H3PO4 0,1%, 0,4 ± 0,1% HF, 1,2 ± 0,5% H2O

6. 5B14S phần chiến đấu

7. Khối tự lái  5A41 , 5E22 SRP chuyến bay kỹ thuật số máy tính

8. 5G23 GSN  đầu tự dẫn liên tục bán chủ động .

9. Tấm che rada


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 29 Tháng Ba, 2011, 12:21:37 pm
Kích thước :

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/a1.jpg?t=1301376089)

Hình vẽ chi tiết:   a = aa1 + aa2 + aa3

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/a.jpg?t=1301376093)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 29 Tháng Ba, 2011, 12:25:27 pm
       phần thứ nhất :aa1

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/aa1.jpg?t=1301376366)
                                                       mặt cắt A-A, B-B, Ъ-Ъ
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/ctaa.jpg?t=1301407127)

        Chú thích từng thành phần

Phần aa1

1 – Mũ chụp vô tuyến trong suốt điện từ –khoang số 1;
2 – Khối KN-1
3 – Khối KN-2
4 – Khối KN-3
5 – Khối 5I23
6, 79, 82, 83, 84, 85, 86 – Các cơ cấu dẫn động tuabin của hệ thống ống thổi
7 – Khối KP-24
8 – Máy biến trở R-7
9 – Máy lập trình PMK-60D
10 - Ống điều khiển (kiểm soát) KU-500SCh-2
11- Khối KP-1
12 –Khối 5B73
13 – Bộ phận chiến đấu 5B14Sh
14 – Máy thu áp suất thống kê PSD

73 – Khối 5E24F
74 – Hộp chia  gói (?)
75 – Van chia không khí
76 - Ổ cắm thiết bị chia điện “poz 2” (?)
77 - Ổ cắm thiết bị kiểm tra chia điện “poz 6” (?)
78 – Hộp rơle “poz. 90b”
80 – Khối 5E22
81 – Khối KRO-
87 – Van dẫn nước
88 – Bộ phận màng
99 – Cầu chì
100 – Chạc ba
        


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 29 Tháng Ba, 2011, 08:34:22 pm
                      
                                  Phần     aa2

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/aa2.jpg)
                                              Mặt cắt tại G
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/mtctg.jpg?t=1301406119)


Phần aa2

14 – Máy thu áp suất thống kê PSD
15 – Thùng con 1’
16, 20 – Họng O
17 – Thùng O
18 – Khối KP-2R
19 – Khối KP-10
21 – Mũ chụp
22 - Ống dẫn chất ô xy hóa
23 – Thiết bị (hệ thống) treo trước của máy gia tốc
24 – Máy thu áp suất toàn phần PPD

67 – Bộ gom O
68 – Khối tích điện
69 – Áp lực kế MVU-400Sh
70 – Mũ (nắp chụp)
71 – Bộ phận truyền tín hiệu SDU4A-0,65
72 – Khối KP-5B
89 – Khóa hơi (khóa khí)
90 – Van phóng
91 – Thiết bị tách hơi
92 – Van tháo (cắt)
93 – Bộ giảm áp của hệ thống sản xuất (tạo ra) sản phẩm không bị lỗi (?)
94 – Xi lanh động lực
95 – Trục (khớp) các đăng
96 – Khớp nối chữ thập
97 – Khối cốt nối không khí
98 -  Van bịt tự động


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 29 Tháng Ba, 2011, 08:46:31 pm
                                 Phần aa3
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/aa3.jpg?t=1301406382)
                                    đuôi đạn
                         (http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/aa4.jpg)

Phần aa3

25 – Cánh
26 – Động cơ khởi động
27 – Các họng G
28 – Thùng G
29 – Bình dành cho khí nitơ
30 – Bình dành cho chất lỏng làm việc
31 – Khối 5I34
32 – Hộp điều chỉnh (điều tiết) KR-1KChB
33 – Anten KRO-1
34 – Van nhiên liệu G
35 – Hộp điều chỉnh (điều tiết) KR-2KTB
36 – Tổ hợp máy điện tử của khối 5P33
37 – Thiết bị (máy) ổn định
38 – Cánh lái phụ
39, 101 -  Bộ tích thủy lực áp suất thấp
40 – Thùng số 7
41 - Ổ cắm của bộ tách điện (?) “poz 3”
42 –Khối KP-4
43 – Bộ tách điện (?) “poz”
44 – Bộ bán tách của thiết bị tiếp liệu hệ thống thủy lực (?)
45 – Áp lực kế kích thước nhỏ MVU-100
46 – Van (tích) điện 350s51 cao áp
47 – Van (tích) điện 350s51 thấp áp
48 – Áp lực kế kích thước nhỏ MVU-15
49 – Bộ bán tách của thiết bị rót nhiên liệu hệ thống thủy lực (?)

50 – Van an toàn của hệ thống thủy lực
51- Bộ tách chuyển kết nối của máy gia tốc với tầng thứ 2
52 – Khóa của buồng (khoang) số 7
53 – Bộ phận cố định sau của máy gia tốc
54 – Nòng rọc – trụ sau của tên lửa trên bệ phóng
55 – Bộ phận cân bằng xếp (gập)
56 – Động cơ 5D12
57 – Khối chuyển (đảo mạch)
58 – Khối IMRT-200
59 – Kộp tách (cắt) gói (?)
60 – Kộp điện trở (trở kháng) KS-200A
61 – Thùng O
62 – Đĩa tháo Tr-10
63 – Bộ gom G
64 - Ống dẫn chất đốt
65 – Bình
66 – Vành đại – trụ đỡ trước của tên lửa trên bệ phóng
100 – Chạc ba
102 – Van an toàn
103 – Bộ tích thủy lực cao áp


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 29 Tháng Ba, 2011, 09:19:07 pm
Nguyên văn chú thích ;D

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/chthch1.jpg)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/chthch2.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 30 Tháng Ba, 2011, 07:44:53 am
Để chính xác hơn em đưa bản gốc  mong các bác  đính chính chú thích trên theo nguyên bản ạ ! ;).



Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 30 Tháng Ba, 2011, 11:30:55 am

Rada đầu tự dẫn :

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/radautdan-1S.jpg?t=1301459236)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/h48.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 30 Tháng Ba, 2011, 11:36:12 am
Nguồn : ;D ;D ;D

http://www.ausairpower.net/APA-S-200VE-Vega.html (http://www.ausairpower.net/APA-S-200VE-Vega.html)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/ngun-1.jpg?t=1301459713)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 30 Tháng Ba, 2011, 09:38:45 pm
Tiếp :

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/chitit2.jpg?t=1301495570)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 30 Tháng Ba, 2011, 10:44:09 pm
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/S-200-1.jpg?t=1301495567)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/S-200.jpg?t=1301495569)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 31 Tháng Ba, 2011, 04:15:29 pm

Trong quá rình bảo quản và vận chuyển đạn sẽ được đóng gói như sau:

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/tronghom.jpg?t=1301562951)
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/quadep.jpg?t=1301562835)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 31 Tháng Ba, 2011, 04:19:04 pm

Lắp hòm đạn và các phụ tùng đi kèm trước khi đưa lên xe chở đạn:

Với 1 quả đạn:
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/omdan.jpg?t=1301562838)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/1or2.jpg?t=1301563027)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 31 Tháng Ba, 2011, 04:20:50 pm
4 đạn:

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/4dan.jpg?t=1301562875)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 01 Tháng Tư, 2011, 01:44:15 am

Bên trong các hộp lớn ốp phía trên  dựng các phần còn lại của quả đạn:

Cánh
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/hpcnh.jpg?t=1301596947)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/lp.jpg?t=1301596954)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 01 Tháng Tư, 2011, 01:46:45 am

Cáp, các van ,chốt

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/hpcanh.jpg?t=1301596955)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 01 Tháng Tư, 2011, 01:48:45 am

Chụp Đầu đạn ;D ;D

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/hpu.jpg?t=1301596957)
 Bên trong hộp đây:
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/tronghpy.jpg?t=1301596959)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 01 Tháng Tư, 2011, 01:51:38 am
Quả đạn được đặt gọn trên xe chuyên dụng:

Xe chở đạn:
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/dantrongxe.jpg?t=1301562857)

HOặc chở riêng cánh và đạn:

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/5T53M-Transporter-1S22.jpg?t=1301631937)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 01 Tháng Tư, 2011, 11:34:56 am

Chở đạn đã lắp ráp hoàn chỉnh:

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/dannguyenqua.jpg?t=1301631415)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/xechowrdandep.jpg?t=1301631950)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/5V28-S-200V-Transloader-1S.jpg?t=1301631937)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 01 Tháng Tư, 2011, 11:40:31 am
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/xechuyendan.jpg?t=1301631410)

Xe kéo đạn ra bệ phóng từ vị trí tập kêt đạn(trên đoạn đường ray 45m )  ;D

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/Danovitribandau.jpg?t=1301631419)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/lenbej.jpg?t=1301631940)



Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 01 Tháng Tư, 2011, 11:42:48 am
Đầy đủ hơn:vị trí đầu-cuối -đường di chuyển:

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/vitribandauvacuoitrenraylenbe.jpg?t=1301631420)


   - Vị trí ban đầu (исходное положение)
   - n1,n2 đường ray
   - vị trí dừng của xe để chuyển đạn lên bệ phóng  ;D(рабочее положение колес зм)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 02 Tháng Tư, 2011, 01:22:48 am
Xét tiếp giản đồ mảnh văng của đầu đan:

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/n-1.jpg?t=1301682043)

-Đường đáp ứng của ngòi nổ vô tuyến (линия срабатывани радиовзрываменя)

-Giới hạn vùng văng mảnh đạn (годограф скоростей соударения осколков с целью)

-Quỹ tích của tốc độ mở rộng ban đầu của các mảnh đạn (годограф  начальных скоростей разлета осколков

(em dich theo ý hiểu mong các bác hiệu chỉnh lại )


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 02 Tháng Tư, 2011, 02:04:13 am
Các cách tiếp cận mục tiêu:

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/ccpptipcn.jpg?t=1301682405)

-Tin hiệu phát xạ      -сигнал подсвема

-Tín hiệu phản xạ từ mục tiêu     -отраженный от цели сигнал

- sơ đồ dẫn tên lửa tới mục tiêu     -схема самонаведения ракеты на цель

Quỹ đạo của tên lửa với  phương pháp  dẫn đón một góc không đổi    - траектория ракеты при самонаведении по методу с постоянным углом упреждениядения

- Quỹ đạo của tên lửa với  phương pháp  dẫn  tiếp cận tỉ lệ  ???       - траектория ракеты при самонаведении по методу с пропорционального сближения с компенсацией








Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 02 Tháng Tư, 2011, 11:07:12 am
Phương án phân chia các bộ phận quả tên lửa-схема технологического деления ракеты

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/xn.jpg?t=1301717288)


- Các khoang :1,2,3,10,14 - отсек

-4. Thùng O - бак  O

 -5,8. Cánh - крыло

-6. Thùng G - бак  G

-7,18. Yếm (chóp rẽ dòng của anten,động cơ) - обтекатели 7,18   ??

-11. Động cơ tầng phóng  - стартовый двигатель

-12. Cánh ổn định  -  стабилизатор

-13.Cánh lái   -     руль-злеро

-15. phần lắp vào thân đạn giữ ổn định tầng phóng -  складывающийся стабилизатор

-16. Khớp nối    -   крестовина

-17. Đầu nối       -     переходник



Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 02 Tháng Tư, 2011, 11:22:13 am
Khoang thứ nhất -N1

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/chp.jpg?t=1301718199)

Chú thích:
Конус  -Hình nón
Шпангоут – Khung  (sườn )
Шнур – Cáp điện
Штифт – Chốt
Болт - Bu lông
Пробка  –  nút (cầu chì)
Носок  –  đầu mũi
Винт – Đinh vít
Наконечник - nắp


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 03 Tháng Tư, 2011, 03:01:01 pm
N2

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/pqu.jpg?t=1301817785)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 03 Tháng Tư, 2011, 03:15:40 pm

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/good.jpg?t=1301818529)

                                   Hệ thống làm mát(Vị trí của van ...)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 03 Tháng Tư, 2011, 03:57:06 pm

Khoang thứ 3: N3

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/chunmen.jpg?t=1301819230)

1,8 :   đinh tán.
2 :  trước khung.
3:  Nắp cửa khoang
4,5 : khung đỡ giữa khoang
6: khớp nối
7:  thu  áp suất tĩnh
9:  vách ngăn  phía sau nối các khoang
10: nút
11: vỏ
12: ốc ghim
a: khe
b: Mấu hãm
g: lỗ hổng


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 03 Tháng Tư, 2011, 04:48:53 pm

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/khoangchinu.jpg?t=1301822933)

Khoang chiến đấu

1,3: Phễu

2: Phần chiến đấu

4: пим ( ngòi nổ )


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 04 Tháng Tư, 2011, 12:27:41 pm
Khoang số 5

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/khoangth5.jpg?t=1301894844)

1. vỏ:   обечайка

2,4,6,14,15,19. Các  nắp đậy:   люки

3,5. Tấm đỡ (bắt vít) :  кронштейн

7,11,20. vít ngoài :   плата ???

8. nút che :  пробка

9,25.  ốc : шпильки

10. gân ngang phía sau của khối : задний  шпангоут

12.  корпус

16. mấu lồi phía trong :     бобышка

17. mấu nhỏ :  ушко

18,38. ghim :  фланцы

21. chốt :   штифт

22. Tấm chắn :    пластина

23. gân ngang phía trước của khối :  передний шпангоут

24.тарель

26. Đai ốc :  анкерная гайка

27,29,36 .Vòng đệm :  кольца

28. Đệm kín :   уплотнение :
.....


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 04 Tháng Tư, 2011, 12:29:08 pm

Khoang số 6

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/khoang6.jpg?t=1301894999)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 04 Tháng Tư, 2011, 12:40:19 pm
Tấm chắn ??

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/Ym.jpg?t=1301895651)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 04 Tháng Tư, 2011, 12:41:12 pm

Cánh nâng

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/cnh.jpg?t=1301895712)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 04 Tháng Tư, 2011, 12:43:41 pm
Cánh lái

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/canhli.jpg?t=1301895816)

1. Vật liệu bọc ngoài  :  обшивка

2,5,6,13,14,16,17,22,24,25,27,32. khung ngang :  нервюры

3,26 .Thanh kết cấu dọc: профил

4,24. Thanh trụ chính :   лонжероны

34.      thép góc đều cánh :   уголок

7,9.  Chân đế (thanh giằng) :   кронштейны

8,18,33.  Bu-lông   :         болты

10,11,29 .Ổ trục :          втулки

12. cái tai ngang : ухо

15. Tấm phụ (tấm lót) :   вкладыш

19. Nút  :   пробка

20,30,31.Trục nhỏ :   пальцы

21.Trục xoắn :   торсионный валик

28.  Chống mất ổn định  :    противофла’ттерный груз

a .Lỗ thoát khí  :     дренажное отверстие 

b.Rảnh cắm then :  шлиц






Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 04 Tháng Tư, 2011, 05:33:06 pm

cánh ổn định

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/cnhnddingj.jpg?t=1301913116)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 05 Tháng Tư, 2011, 05:05:13 pm
Phân tích thành phần cánh ổn định
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/aicha.jpg?t=1301996755)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 05 Tháng Tư, 2011, 05:37:46 pm

Cánh ổn định được lắp trên tầng động cơ phóng (4 động cơ phóng)

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/vtrcnhnnh.jpg?t=1301999725)
 Gần hơn
(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/cnhtngphng.jpg?t=1301999729)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 05 Tháng Tư, 2011, 05:39:34 pm

Tầng số 7

(http://i1128.photobucket.com/albums/m495/ngocdan_lep/tngs7.jpg?t=1301999747)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 18 Tháng Tư, 2011, 04:40:24 pm

                 Sơ đồ hệ thống ống dẫn nhiên liệu trong quả đạn

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/ngdnnhinliu.jpg)

(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/ng.jpg)

-Van khởi động g :   клапан пуска г
-Van khởi động o :   клапан пуска o
-Turbopump         : турбонасосный 



Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 18 Tháng Tư, 2011, 05:02:38 pm
 Thùng chứa chất oxy hóa O
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/ThngchtO.jpg)

Ống dẫn chất O
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/ngdnchtO.jpg?t=1303121021)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: ngocdan_lep trong 18 Tháng Tư, 2011, 05:16:24 pm
Thùng chứa chất G
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/ThngG.jpg?t=1303121817)
Cơ cấu ống dẫn chất G
(http://i1203.photobucket.com/albums/bb393/ngocdan_mta/ngdnG.jpg?t=1303121780)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: vietcong91 trong 08 Tháng Giêng, 2012, 01:54:05 pm
Cho em hỏi BAC bloodhound có phải là bản nhái của S-200 không  ???

(http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQTbx0822cOCk_9k78Yr4FkrJ1xKjoN7Vv1R7000vxgom-HuzgTTm9RVmZfTA)

(http://www.vatsaas.org/rtv/arsenal/teamrocs/gammon/sa-5aft2.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Giêng, 2012, 03:16:13 pm
Cho em hỏi BAC bloodhound có phải là bản nhái của S-200 không  ???

(http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQTbx0822cOCk_9k78Yr4FkrJ1xKjoN7Vv1R7000vxgom-HuzgTTm9RVmZfTA)

(http://www.vatsaas.org/rtv/arsenal/teamrocs/gammon/sa-5aft2.jpg)
BAC Bloodhound:
http://www.wingweb.co.uk/missiles/Bristol_Bloodhound_SAM.html - phát triển trong những năm 1950 bởi Bristol Aircraft Company; là hệ thống phòng không tầm xa được sử dụng từ năm 1958 đến 1991.

S-200:

Tuy nhiên, cách giải quyết cơ bản có triển vọng và mang tính kinh tế hơn là chế tạo và tiếp nhận vào trang bị của lực lượng Phòng không Liên Xô, được thiết kế vào những năm 50 – 60 của thế kỷ trước, các hệ thống tên lửa phòng không cơ động, có tầm bắn xa, có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở tốc độ cao. Sự thiết kế hệ thống này dưới tên gọi S-200 đã được bắt đầu theo sự đồng ý với lệnh của Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô và Hội đồng Quốc phòng Liên bang Xô Viết số 608-293 từ ngày 4 tháng 6 năm 1958.

Theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng quốc phòng Liên bang Xô Viết này 22 tháng 2 năm 1967, hệ thống tên lửa phòng không S-200A dưới ký hiệu “Angara” với các thiết bị chỉ thị mục tiêu tạm thời và tầm phóng xa tới các mục tiêu dạng Tu-16 – 160km đã được tiếp nhận vào lực lượng vũ trang.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: lantuyet trong 04 Tháng Chín, 2012, 10:13:36 pm
Em vừa tìm được 1 đoạn clip có đề cập đến mô hình tác chiến của hệ thống S 25 mà bác OldBuff đã có bài phân tích rất hay, mời các bác quan tâm thưởng thức http://www.youtube.com/watch?v=E9ABZ4c0Vxg&feature=related


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Giêng, 2013, 12:08:17 am
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần 9K332 “Tor-M2”

(http://i1051.photobucket.com/albums/s426/daibangdenarmata/tor2me_zpsf90bc18e.jpg)
Tor-M2E


Tổ hợp tên lửa phòng không “Tor-M2” được sử dụng để tiêu diệt máy bay, trực thăng, khí tài bay không người lái khí động hoc, tên lửa điều khiển và các phần tử vũ khí chính xác cao bay ở tầm trung, thấp và cực thấp trong các điều kiện bị nhiễu mạnh và chịu hỏa lực áp chế. Hệ thống “Tor-M2” đảm bảo phòng không ngày và đêm, trong các điều kiện thời tiết xấu, hoạt động độc lập cũng như trong cụm phòng không. Hệ thống cơ động trong các điều kiện địa hình xấu, có thời gian phản ứng tối thiểu, đảm bảo hiệu quả cao và hiệu suất hỏa lực. Có độ kháng nhiễu cao trong điều kiện bị nhiễu mạnh. Có khả năng phối hợp hoạt động trong trường hợp sử dụng 2 xe chiến đấu không có đài chỉ huy.

Thành phần tổ hợp tên lửa phòng không “Tor-M2

+  Các khí tài chiến đấu

Xe chiến đấu 9A332

Tên lửa phòng không 9M331 (8 tên lửa trong 2 modul 9M334)

+ Các khí tài điều khiển”

Đài chỉ huy cấp đại đội 9S737M “Ranzhir-M”

+ Các khí tài bảo dưỡng kỹ thuật, bảo đảm và huấn luyện:

Xe tải – nạp đạn 9T244

Xe tải 9T245

Xe bảo trì kỹ thuật (đại đội) 9V889M2K

Xe bảo trì kỹ thuật (trung đoàn) 9V887-1M2K

Xe tổ hợp phụ tùng 9F399-1M2K

Tổ hợp trang bị dây buộc 9F116

Phân xưởng bảo trì kỹ thuật MTO-AGZM1

Thiết bị huấn luyện kíp xe chiến đấu

Xe chiến đấu bảo đảm nhìn vòng độ cao không gian trong phạm vi hoạt động, phát hiện và nhận dạng mục tiêu trên không, phân tích bối cảnh trên không, chọn tự động các mục tiêu ưu tiên (nguy hiểm nhất) để bắn; cung cấp sự chỉ thị mục tiêu theo các mục tiêu đã chọn tới đài dẫn bắn, tìm kiếm thêm mục tiêu, bám bắt, theo dõi tự động các mục tiêu, xác định thời điểm chúng bay vào khu vực hoạt động hiệu quả, bắn tên lửa, dẫn bắn tự động tên lửa tới mục tiêu theo lệnh vô tuyến. Sục sạo, phát hiện và nhận dạng mục tiêu cho thể được tiến hành khi xe chiến đấu đang di chuyển hoặc dừng. Việc chuyển sang theo dõi mục tiêu và phóng tên lửa được thực hiện với đoạn dừng ngắn.

Tên lửa phòng không điều khiển 9M331 – một tầng, nhiên liệu rắn, chế tạo theo sơ đồ khí động học “con vịt”, trang bị khí tài, đảm bảo biến đổi khí động. Tên lửa sử dụng cánh gấp, được mở ra và cố định trong tư thế bay sau khi tên lửa khởi động. Trong tư thế vận tải, các đế cánh phải và trái gấp chéo nhau. Tên lửa có ngòi nổ vô tuyến chủ động, tự lái với các cánh lái dẫn động, bộ phận vô tuyến, bộ phận chiến đấu kiểu nổ - mảnh với cơ chế an toàn, hệ thống điện, hệ thống cụng cấp khí dẫn động cho bánh lái khi bay và các bánh lái khí động trong hành trình đầu. Ngoài thân tên lửa lắp ăng ten ngòi nổ vô tuyến và bộ phận vô tuyến, đồng thời lắp bộ phận phóng thuốc nổ.

Khi khởi động, tên lửa được đẩy thẳng lên bằng máy phóng với tốc độ gần 25m/s. Tên lửa nghiêng theo góc, độ và hướng được nạp trước khi khởi động trong quá trình tự lái từ đài chỉ huy được thực hiện trước khi động cơ tên lửa khởi động bằng sự chảy các sản phẩm cháy của bộ phát điện khí qua 4 khối 2 vòi phun của bộ phân phối khí, lắp ở chân (gốc) bánh lái khí động. Các ống khói, dẫn động ngược hướng các vòi phun, bị che phụ thuộc vào góc quay của bánh lái. Sự kết hợp bánh lái khí động và bộ phân phối khí trong khối thống nhất cho phép loại bỏ sử dụng sự dẫn động đặc biệt cho hệ thống nghiêng. Thiết bị khí động làm nghiêng tên lửa theo hướng cần thiết (theo mục tiêu), làm động cơ nhiên liệu rắn tạm thời không quay cho đến trước khi nó được mở.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Giêng, 2013, 12:08:51 am
Động cơ tên lửa khởi động ở độ cao 16-21 mét so với mặt đất (hoặc tên lửa đạt góc nghiêng 50 độ so với trục dọc). Theo đó, toàn bộ xung động của động cơ nhiên liệu rắn sẽ được dùng để tạo tốc cho tên lửa bay tới mục tiêu. Quá trình dẫn bắn theo lệnh bắt đầu ở cự ly 250 mét. Do phạm vi các kích thước rộng (từ 3-4 đến 20-30 mét) và các tham số di chuyển của mục tiêu (từ 10 đến 6000 mét theo tầm cao và từ 0 đến 700m/s theo tốc độ), để đảm bảo tiêu diệt mục tiêu theo hiệu suất cao nhất bằng mảnh đạn, có chế độ kiểm soát ngòi nổ vô tuyến, phụ thuộc vào tốc độ tiếp cận của tên lửa với mục tiêu. Ở tầm thấp, đảm bảo lựa chọn bề mặt tiếp xúc tối ưu để số lượng mảnh đạn chụp vào mục tiêu nhiều nhất và kiểm soát ngòi nổ, phụ thuộc vào góc tiếp cận mục tiêu. Để bảo đảm an toàn, trong trường hợp lệch đường bay, tên lửa sẽ tự hủy, đồng thời trong trường hợp cần thiết, có thể hủy tên lửa bởi sỹ quan/chiến sĩ điều khiển trong xe chiến đấu.

Tám tên lửa trong tư thế chuẩn bị phóng được bố trí 2 thùng vận tải – phóng 4 ống 9Ya281. Thùng phóng cùng với các tên lửa phòng không tạo thành modul tên lửa 9M334. Mỗi modul 9M334 được ghép bộ bằng hai dầm và với đó, các modul có thể xếp thành các túi nhiều tầng. Các tên lửa được bảo quản và vận chuyển trong toàn bộ các giai đoạn khai thác sử dụng. Modul 9M334 trong thời gian sử dụng không cần thực hiện các công việc kiểm tra định kỳ khí tài mang theo của tên lửa. Các tham số chính của modul: khối lượng modul (thùng vận tải - phóng + 4 tên lửa) với 2 dầm – 1053kg; khối lượng không có dầm – 973kg, khối lượng thùng vận tải – phóng với 2 dầm – 333kg, khối lượng một dầm – 40kg; các kích thước modul với 2 dầm – 539x1507x3005mm, không có dầm – 444x1223x3005mm.

Xe vận tải – nạp đạn 9T244 trên gầm xe tải “Yral-4300” vận chuyển một cơ số đạn tên lửa (2 modul 9M334). Xe trang bị cần cẩu thủy lực và tayl lái để bảo đạn nạp đạn (tách thùng phóng đã sử dụng và lắp thùng mới với tên lửa) trong thời gian dưới 18 phút. Kíp chiến đấu – 3 người. Khối lượng xe vận tải – nạp đạn với tên lửa – 15,055 tấn. Tầm hoạt động – 600 kilomet. THời gian chuyển xe vận tải – nạp đạn từ tư thế hành quân sang chiến đấu – 10 phút.

Khi nạp đạn vào xe chiến đấu, modul chuyển từ tư thế nằm ngang sang tư thế đứng, sau đó hạ xuống hầm xe chiến đấu.

Xe vận tải 9T245 trên gầm xe vận tải “Ural 4320” được sử dụng để vận chuyển và bảo quản lâu dài 4 modul 9M334 với các tên lửa và nạp đạn cho xe chiến đấu với sự hỗ trợ của xe vận tải – nạp đạn 9T244. Khối lượng xe vận tải – dưới 14 tấn. Tầm hoạt động: 600 kilomet.

Xe bảo dưỡng kỹ thuật MTO 9B887M2K được sử dụng để tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa bằng các khí tài tổ hợp phụ tùng của 4 xe; kiểm tra chức năng tự khởi động của xe chiến đấu. MTO 9B887-1M2K được sử dụng để sửa chữa chữa 16 xe chiến đấu bằng các phụ tình và phân tích quá trình hoạt động chiến đấu với sự hỗ trợ của thiết bị dịch mật mã ghi của máy chỉnh lý tài liệu.

Xe phụ tùng 9F399-1M2K sử dụng để vận tải, bảo quản tổ hợp phụ tùng dành cho sửa chữa các xe chiến đấu 9A332 cấp đại đội tên lửa phòng không.

Tổ hợp trang bị dây buộc có chức năng:

+ tiến hành các công việc vận chuyển – tháo dỡ và đóng gói các modul tên lửa

+ tiến hành các công việc vận chuyển – tháo dỡ với túi gồm 4 modul và đóng gói từ 2 đến 4 modul

+ vận tải túi modul trong khu vực căn cứ và vận chuyển chúng tới máy bay

+ bảo quản và vận chuyển các thiết bị có trong tổ hợp..

Sự khai tháng sử dụng tổ hợp có thể thực hiện trên độ cao 3000 mét so với mặt biển, trong ngày lẫn đêm, trong các điều kiện thời tiết khác nhau và nhiệt độ không khí từ -50 đến 50 độ C, trong các điều kiện bức xạ mặt trời và độ ẩm tương đối dưới 98% dưới nhiệt độ 35 độ C và tốc độ gió dưới 30m/s.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 05 Tháng Giêng, 2013, 12:09:30 am
Thông tin lịch sử

Hệ thống phòng không tầm thấp “Tor-M2” được thiết kế ở Liên hiệp “Viện nghiên cứu khoa học điện máy” (hiện nay là Trung tâm Viện nghiên cứu khoa học điện máy Liên hiệp “Phòng thiết kế Almaz-Antei”). Việc thiết kế hoàn thành năm 2008. Trong cùng năm được đưa vào các thí nghiệm cấp quân/binh chủng.

Việc sản xuất được tiến hành ở Liên hiệp “xưởng điện máy Izhevsk “Kupol”.

Năm 2011, Belarus đã đặt mua một số lượng tổ hợp tên lửa phòng không “Tor-M2E”.

Các biến thể

+ Tor-M2U: có phạm vi hoạt động hiệu quả theo độ cao, tốc độ và tham số vòng tăng 1,2-1,4 lần. Cơ số đạn của xe chiến đấu tăng lên 16 tên lửa.

+ Tor-M2K: các khí tài chiến đấu và kỹ thuật sử dụng trong dạng modul

+ Tor-M2E: biến thể “Tor-M2” xuất khẩu.

Các thông số kỹ thuật

Số lượng các mục tiêu xử lý đồng thời: 48

Số lượng mục tiêu vị vạch sáng bám bắt và ưu tiên theo mức độ nguy hiểm: 10

Số lượng mục tiêu tấn công đồng thời: 4

Hiệu suất hỏa lực, mục tiêu/phút: 16

Tốc độ mục tiêu, m/s: 700

Tầm bắn hiệu quả, km: 1-12

Tầm bắn vũ khí chính xác cao, km: 1,5-7

Tầm cao hiệu quả, mét: 10 – 10 000

Tầm cao hiệu quả với vũ khí chính xác cao, mét: 50 – 6000

Phạm vi hoạt động hiệu quả theo tham số vòng, km: -8… 8

Thời gian phản ứng, giây: 4,8

Cơ số đạn trên xe chiến đấu, tên lửa: 8

Kíp xe chiến đấu, người: 3

Điều kiện thời tiết khai thác sử dụng thích hợp

+ nhiệt độ: -50…50 độ C

+ độ ẩm ở 35 độ C: 98%

+ độ cao so với mực nước biển: 3000

+ tốc độ gió, m/s: 30.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 06 Tháng Giêng, 2013, 01:30:32 am
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần 42S6 “Morfei”

Tổ hợp tên lửa phòng không 42S6 “Morfei” tầm gần được sử dụng để phòng thủ các mục tiêu quân sự.

Thành phần

+ đài chỉ huy 70K6 trên gầm GAZ-2330 “Tigr” hoặc BAZ (dạng gầm 4x4 bánh hơi)

+ xe chiến đấu 70N6 trên gầm BAZ-69092-024 với đài ra đa đa năng 29Ya6 (theo các thông tin không được xác nhận là đài ra đa vòng với lưới ăng ten mảng pha hoặc ăng ten mảng pha chủ động với thấu kính vòng)

+ tên lửa điều khiển 9M338K (điều khiển, giả thuyết – bằng lệnh theo thông tin từ đài ra đa của tổ hợp).

Theo các thông tin chưa xác định, trên xe chiến đấu 70N6, ngoài đài ra đa, sẽ lắp thêm đài hồng ngoại.

Tên lửa sẽ được phóng, có thể từ thùng phóng trong tư thế thẳng đứng. Tổ hợp tên lửa phòng không không tiếp nhận sử dụng khi đang di chuyển.

Tổ hợp có thể sử dụng trong thành phần hệ thống tên lửa phòng không thống nhất hoặc hoạt động độc lập.

Tầm bắn hiệu quả - 6 kilomet; tầm cao – 3,5 kilomet.

Thông tin lịch sử

Ngày 27 tháng 2 năm 2007, ủy ban khoa học kỹ thuật thuộc Hội đồng Công nghiệp quốc phòng trong Chính phủ Nga đã xác định tập toàn phòng không “Almaz-Altei” là nhà thiết kế chính cho Hệ thống tên lửa phòng không thống nhất, trong đó bao gồm tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần “Morfei”. Năm 2008, việc nghiên cứu dự án phác thảo đã hoàn thành. Năm 2009-2010, tiến hành nghiên cứu dự án kỹ thuật và lên kế hoạch đưa tổ hợp tên lửa phòng không gia nhập biên chế quân đội Nga năm 2015. Mẫu đầu tiên của gầm BAZ-69092-024 để chế tạo mẫu xe chiến đấu thí nghiệm đã được mang tới Phòng thiết kế trung ương tháng 5 năm 2010. Theo các thông tin chưa được xác nhận, theo tình hình nửa đầu tháng 7 năm 2011, mẫu xe chiến đấu thí nghiệm đã được chế tạo xong. Có thể, xe chiến đấu sẽ được trưng bay ở triển lãm hàng không vũ trụ MAKS-2011.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 08 Tháng Sáu, 2013, 12:06:45 am
(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/S-300_zps80f331b4.jpg)

Hệ thống phòng không S-300P

Tên gọi

Cấp Quân chủng – S-300PT, S-300PS, S-300PM, S-300PMU

Số hiệu NATO – SA-10 Grumble/SA-20 Gargoyle

Phân lớp – hệ thống tên lửa phòng không tầm trung/xa.

Đặc điểm

Nhiều kênh: tấn công đồng thời một số mục tiêu

Tính cơ động cao: triển khai/thu gọn nhanh.

Lịch sử

Dòng hệ thống tên lửa phòng không được chế tạo bởi Phòng thiết kế trung ương “Almaz” trong những năm 1960-1970 với mục đích trang bị cho các đơn vị phòng không tổ hợp tên lửa phòng không cơ động nhiều hướng, cho phép đánh trả các cuộc tấn công đường không quy mô lớn.

Dòng S-300P đang có mặt trong biên chế lực lượng phòng không Nga.

Các dòng S-300 hiện nay: S-300F (phòng không Hải quân) và S-300V (Lục quân).

Các thí nghiệm đầu tiên: giữa những năm 70.

Gia nhập lực lượng vũ trang

S-300PT (năm 1978)

S-300PS (năm 1982)

S-300PM (năm 1993)

Các quốc gia sở hữu (Nga- từ trái sang phải, từ trên xuống)

Nga – Belarus – Ucraina – Slovakia – Bulgaria – Hy Lạp – Kazastan – Trung Quốc (VN)

Thông số kỹ chiến thuật hệ thống S-300PM


(với các tên lửa 48N6)

Tầm bắn: 5-150 kilomet

Độ cao tiêu diệt mục tiêu: 10-27 000 mét

Tốc độ mục tiêu: gần 1800m/s (gần 2800 khi bắn theo sự chỉ thị mục tiêu)

Số lượng tên lửa dẫn bắn: 12

Số lượng mục tiêu tấn công: 6

Thời gian triển khai/thu gọn: 5/5 phút

Số lượng tên lửa trong tổ hợp: 48.

Tên lửa phòng không điều khiển 48N6

Chiều dài: 7,5 mét

Đường kính: 0,519 mét

Khối lượng: 1800-1900 kilogam

Khối lượng bộ phận chiến đấu: 145kg

Tầm bắn: 150 kilomet

Tốc độ: gần 2100m/s

Khả năng chịu (quá) tải: 25G.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: daibangden trong 11 Tháng Sáu, 2013, 12:22:12 am
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 “Triumf”

(http://i1290.photobucket.com/albums/b522/shevcheko2004/S-400_zps05076220.jpg)

Tên gọi

Quân (binh) chủng: S-400

Theo NATO: SA-21 Growler

Nhiệm vụ

Dùng để tiêu diệt toàn bộ mọi loại mục tiêu trên không (máy bay, thiết bị bay không người lái, tên lửa có cánh…) ở tầm xa 400 kilomet và độ cao 30 kilomet.

Thành phần hệ thống

+ trạm chỉ huy.

+ một số ra đa vô tuyến có nhiệm vụ khác nhau.

+ 8 tổ hợp tên lửa phòng không với tổng số 12 thiết bị phóng trong mỗi tổ hợp.

+ các tên lửa phòng không điều khiển 48N6E/E2, 9M96E/E2 và tên lửa tầm siêu xa 40N6E.

+ tổ hợp hệ thống bảo đảm kỹ thuật.

Đặc điểm

+ hiệu quả tăng gấp đôi so với các hệ thống thế hệ trước

+ hệ thống duy nhất có khả năng sử dụng 5 loại tên lửa.

+ tự động hóa toàn bộ quá trình hoạt động chiến đấu – từ phát hiện mục tiêu cho tới đánh giá kết quả bắn.

+ thuộc khí tài phòng không thế hệ “4+” về các thông số và khả năng chiến đấu.

Các thông số hệ thống phòng không S-400

Bán kính hoạt động hiệu quả

+ mục tiêu khí động: từ 3 đến 240 kilomet

+ mục tiêu đạn đạo (đường đạn): từ 5 đến 60 kilomet

Độ cao tiêu diệt mục tiêu: gần 30 kilomet

Tốc độ mục tiêu: gần 4800m/s

Thời gian triển khai: 5-10 phút

Số lượng tên lửa trong một tổ hợp: 48 (tổng cộng – 384).

Tên lửa 9M96E2

Phần chiến đấu: đạn phá, 24kg

Tầm xa tiêu diệt mục tiêu: 120km

Độ cao tiêu diệt mục tiêu: 30km

Thời gian chuẩn bị phóng: không hơn 8 giây

Thời gian phục vụ: 15 năm

Khối lượng: 420kg.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: huyphongssi trong 08 Tháng Ba, 2014, 11:39:28 pm
Tập đoàn PVO Almaz-Antey của LB Nga gần đây giới thiệu Hệ thống tên lửa phòng không S-350E 50R6 "Vityaz" cho các khách hàng nước ngoài. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin và hình ảnh về hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới này.

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-873FCXt/0/O/MAKS2013part4-01.jpg)

Hệ thống tên lửa phòng không đa kênh di động tầm trung S-350E là bản nội địa hóa của hệ thống TLPK KM-SAM "Cheolmae-2" do Tập đoàn PVO Almaz-Antey thiết kế theo đặt hàng của BQP Hàn Quốc theo mô hình phát triển vũ khí thế hệ mới "Công nghệ quốc phòng Nga + Vốn đầu tư quốc gia đối tác nước ngoài".


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: huyphongssi trong 08 Tháng Ba, 2014, 11:53:44 pm
Tập đoàn PVO Almaz-Antey giới thiệu Hệ thống tên lửa phòng không S-350E tại MAKS-2013

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-873FCXt/0/O/MAKS2013part4-01.jpg)

Chức năng nhiệm vụ

Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-350E được thiết kế cho nhiệm vụ bảo vệ các cơ sở quân sự, công nghiệp và chính quyền trước các cuộc cường tập bằng vũ khí đường không hiện đại và thế hệ mới của đối phương.

Hệ thống TLPK S-350E có khả năng đập tan cùng lúc nhiều cuộc tập kích của các phương tiện tác chiến đường không khác nhau từ các hướng và độ cao bất kì từ bay cực thấp tới bay cao.

Hệ thống TLPK S-350E có thể vận hành một cách tự lập, thực hiện được các nhiệm vụ chiến đấu độc lập cũng như trong đội hình tác chiến phòng không theo chỉ thị của các sở chỉ huy cấp trên.

Quá trình thực hành chiến đấu của hệ thống TLPK diễn ra hoàn toàn tự động. Kíp chiến đấu chỉ cần thực hiện công tác bảo đảm vận hành cho hệ thống tên lửa phòng không và quản lí diễn biến trên không.

(http://bastion-karpenko.ru/kartinki/S-350E_MAKS-2013_Almaz_03.JPG)

Thành phần

- Xe chỉ huy chiến đấu 50K6E

- Xe đài ra đa vô tuyến đa chức năng 50N6E (có thể có 2 xe)

- Xe bệ phóng 50P6E (có thể có tới 8 xe) mang 12 đạn tên lửa phòng không có điều khiển tầm trung 9M96E2

Tính năng kĩ chiến thuật

Số lượng tối đa các mục tiêu có thể bắn diệt đồng thời
- Mục tiêu khí động: 16
- Mục tiêu đường đạn: 12

Số lượng tối đa các đạn tên lửa phòng không có thể điều khiển đồng thời: 32

Vùng diệt các mục tiêu khí động:
- Cự li tối thiểu/tối đa: 1,5/60 km
- Độ cao tối thiểu/tối đa: 10 m/30 km

Vùng diệt các mục tiêu đường đạn:
- Cự li tối thiểu/tối đa: 1,5/30 km
- Độ cao tối thiểu/tối đa: 2/25 km

Thời gian chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho khí tài từ trạng thái hành quân: 5 phút

Kíp chiến đấu: 3 người


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Ba, 2014, 12:35:21 am
Giới thiệu Xe chỉ huy chiến đấu 50K6E

Xe chỉ huy chiến đấu 50K6E được thiết kế cho nhiệm vụ chỉ huy chiến đấu cho các xe đài ra đa vô tuyến đa chức năng 50N6E (tối đa 2 xe) và các xe bệ phóng 50P6E (tối đa 12 xe) trong tổ hợp, cũng như có thể hiệp đồng chiến đấu với các xe chỉ huy chiến đấu 50K6E của các tổ hợp TLPK S-350E khác trong đội hình tác chiến phòng không hoặc với các sở chỉ huy cấp trên.

Xe 50K6E có thể quản lí cùng lúc tới 200 mục tiêu trên không, có thể hiệp đồng tác chiến với các xe 50K6E khác trong bán kính 15 km và với các sở chỉ huy cấp trên trong bán kính 30 km.

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-jcHJnpL/0/M/MAKS2013part4-05-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-XZm3ppZ/0/M/MAKS2013part4-06-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-psB2ZTw/0/M/MAKS2013part4-03-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-xqwcMw8/0/M/MAKS2013part4-04-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-pXfxr8C/0/M/MAKS2013part4-07-M.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Ba, 2014, 12:47:36 am
Clip giới thiệu tổng thống Nga Vladimir Putin tới thăm Phân xưởng lắp ráp tổng thành của Nhà máy Obukhovsk thuộc Tập đoàn PVO Almaz-Antey tại thành phố Sankt-Peterburg ngày 19-6-2013 - thời điểm Hệ thống TLPK S-350E lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng.

http://www.youtube.com/watch?v=jwv1SXrvcEo

http://www.youtube.com/watch?v=adsLFmEicXg


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Ba, 2014, 05:59:24 pm
Giới thiệu xe đài ra đa vô tuyến đa chức năng 50N6E

Đài ra đa vô tuyến đa chức năng 30N6E là khí tài điều khiển chính của Hệ thống TLPK S-350E. Hoạt động ở 2 chế độ quét tròn và quét quạt, đài ra đa vô tuyến đa chức năng 50N6E vận hành hoàn toàn tự động theo lệnh điều khiển từ xa từ xe chỉ huy chiến đấu 50K6E nên không cần trắc thủ theo xe.

Ze đài ra đa vô tuyến đa chức năng 50N6E có thể quản lí cùng lúc tới 100 mục tiêu trên không, trong đó bám sát đồng thời tới 8 mục tiêu và 16 đạn tên lửa phòng không phóng lên diệt các mục tiêu này, tốc độ quay ở chế độ quét tròn là 40 vòng/phút và có thể đặt cách xe chỉ huy chiến đấu 50K6E tối đa tới 2 km.

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-ssc7bdZ/0/M/MAKS2013part4-09-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-FFx3XM5/0/M/MAKS2013part4-10-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-Bj4MtqG/0/M/MAKS2013part4-08-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-ftZhn4F/0/M/MAKS2013part4-11-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-9GVc8dx/0/M/MAKS2013part4-12-M.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Ba, 2014, 07:28:43 pm
Giới thiệu xe bệ phóng 50P6E

Xe bệ phóng 50P6E được thiết cho nhiệm vụ chuyên chở, bảo quản, tự động chuẩn bị phóng và phóng đạn tên lửa phòng không có điều khiển của tổ hợp TLPK S-350E. Xe bệ phóng được bố trí quanh xe chỉ huy chiến đấu 50K6E trong bán kính tối đa 2 km.

Xe bệ phóng mang được 12 hòm đạn tên lửa ở phần giá bệ trên phần khung sau xe. Phần giá bệ này có 4 ngăn, xếp thành 2 lớp, mỗi ngăn chứa 4 hòm đạn. Thời gian nạp vào hoặc tháo dỡ toàn bộ 12 hòm đạn khỏi phần giá bệ là 30 phút.

Xe bệ phóng bảo đảm việc tự động chuẩn bị đạn tên lửa và phóng đạn tên lửa theo lệnh từ xe chỉ huy chiến đấu 50K6E với giãn cách 2 giây/đạn. 

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-qBhGpc5/0/M/MAKS2013part4-24-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-G8jvt2K/0/M/MAKS2013part4-25-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-2VWQmc6/0/M/MAKS2013part4-26-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-HtP8JDs/0/M/MAKS2013part4-27-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-n4FqpXF/0/M/MAKS2013part4-23-M.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Ba, 2014, 07:33:06 pm
(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-jDhqqmK/0/M/MAKS2013part4-13-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-QX5F7fB/0/M/MAKS2013part4-14-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-4FcjpFL/0/M/MAKS2013part4-15-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-twc5zX4/0/M/MAKS2013part4-16-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-RdfnMvJ/0/M/MAKS2013part4-17-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-24WQ5Dz/0/M/MAKS2013part4-18-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-xkCW5wB/0/M/MAKS2013part4-29-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-fsbZ32h/0/M/MAKS2013part4-28-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-6vvGVXD/0/M/MAKS2013part4-19-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-h9h5N8x/0/M/MAKS2013part4-20-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-MVjV6X4/0/M/MAKS2013part4-21-M.jpg)

(http://77rus.smugmug.com/Military/MAKS-2013/i-gVtCF5w/0/M/MAKS2013part4-22-M.jpg)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: huyphongssi trong 10 Tháng Ba, 2014, 09:13:58 pm
Giới thiệu đạn tên lửa phòng không có điều khiển 9M96E2

Hệ thống TLPK S-350E được trang bị đạn tên lửa phòng không có điều khiển 9M96E2 dùng chung với hệ thống TLPK S-400.

(http://www.army.lv/photos/7849.jpg)

Các tham số kĩ thuật của đạn tên lửa 9M96E2: khối lượng 420 kg, chiều dài 5,65 m, đường kính thân 0,24 m, đẩu nổ mạnh phá mảnh chùm định hướng nặng 24 kg, động cơ tên lửa nhiên liệu rắn đốt 2 chế độ có cánh lái lực đẩy tại loa phụt động cơ và chỉ khởi động sau khi đạn rời khỏi hòm đạn theo cơ chế phóng nguội, thiết kế khí động với cánh lái mũi và cánh ổn định hướng phía đuôi, các cánh được gấp gọn lại khi tên lửa vẫn còn trong hòm đạn, hệ thống điều khiển quán tính có hiệu chỉnh vô tuyến và tự dẫn ra đa vô tuyến chủ động pha cuối.

Các tham số chiến thuật của đạn tên lửa 9M96E2: tốc độ trung bình từ 900 m/giây tới 1000 m/giây, khả năng chịu quá tải toàn phần của đạn ở độ cao mức nước biển là 60G và ở độ cao 30 km là 20G,  vùng diệt của đạn đối với mục tiêu khí động tới cự li 120 km và độ cao 30 km, vùng diệt của đạn đối với mục tiêu đường đạn tới cự li 30 km và độ cao 30 km.


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: huyphongssi trong 10 Tháng Ba, 2014, 09:17:26 pm
(http://bastion-karpenko.ru/kartinki/S-350E_MAKS-2013_Almaz_02.JPG)


Tiêu đề: Re: Các loại tên lửa phòng không (SAM) và xe PK tự hành (ZSU) của Liên Xô và Nga
Gửi bởi: huyphongssi trong 19 Tháng Ba, 2014, 12:27:41 pm

Dưới đây là 1 số hình ảnh về tổ hợp TLPK "Vityaz" chụp tại xưởng từ trang saidpvo.livejournal.com:
Xe chỉ huy tự động hoá 50K6:
(https://lh6.googleusercontent.com/-AYDzJFnoFOU/UcxqC8LSAqI/AAAAAAAAVGE/7OPgSccZhtU/s800/PET_7269.JPG)

Xe đài ra đa vô tuyến đa năng  50N6A:
(https://lh5.googleusercontent.com/-LdvpmqbdyXw/UcxqDvkW4wI/AAAAAAAAVF8/1-ZR32fwuDs/s800/PET_7277.JPG)

(https://lh6.googleusercontent.com/-Xm2wa3nmXQM/Ucx04YnU5zI/AAAAAAAAVIQ/HsgktBdSh1U/s800/%25D0%259A%25D0%25BE%25D0%25BF%25D0%25B8%25D1%258F%2520PET_7293.JPG)

Xe bệ phóng 50P6 (mỗi xe mang 12 đạn tên lửa 9M96 chứa trong hòm đạn kín):
(https://lh3.googleusercontent.com/-DHoUtrEwcz8/UcxqExAnF_I/AAAAAAAAVGQ/ZGMlVmBRn5k/s800/PET_7304.JPG)

(https://lh6.googleusercontent.com/-_Q-X1r1nOUo/UcxqIEFViBI/AAAAAAAAVG4/7eUkplgpgeQ/s800/PET_7387.JPG)

(https://lh6.googleusercontent.com/-lSCDWgysRPY/UcxqHbtsLnI/AAAAAAAAVG0/P7VeVGvv1JA/s800/PET_7356.JPG)

(https://lh5.googleusercontent.com/-9iau-5JeDbE/UcxqFUXvvqI/AAAAAAAAVGY/u6txNqG-IgA/s800/PET_7310.JPG)

Xe ăng ten đài thông tin tiếp sức vi ba phục vụ chỉ huy tự động hoá giữa tổ hợp "Vityaz" với sở chỉ huy tự động hoá cấp trên:
(https://lh5.googleusercontent.com/-zkhnwS9rwzY/UcxqEEJEykI/AAAAAAAAVGI/WJmb_jOKLnA/s800/PET_7293.JPG)