Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:13:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bác Hồ trên đất nước Lê-nin  (Đọc 76985 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #30 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2011, 12:16:08 pm »

Nhưng số phận người nông dân thuộc địa sống dưới chế độ thực dân – phong kiến thì còn tồi tệ gấp chục lần. anh Nguyễn là người đại diện thuộc địa duy nhất miêu tả trước Đại hội tình cảnh đồng bào nông dân của anh và đọc bản cáo trạng tội ác kẻ thù của dân tộc anh.

Đấy là vào lúc 16 giờ 30 phút ngày 13-10-1923, tại phiên họp thứ 7 của Đại hội. Mặc chiếc áo sơ-mi vải xám, tóc cắt ngắn, vóc gầy, anh Nguyễn bước lên diễn đàn trong tiếng vỗ tay sôi nổi, kéo dài của toàn Đại hội, trong đó có những người chưa biết nước Việt Nam ở đâu trên quả đất. Anh nói bằng một giọng chân thành, tự nhiên và nhiệt tình :

“Thưa các đồng chí.
Tất cả các đồng chí đều đã nói về tình cảnh nông dân đất nước các đồng chí. Tôi sẽ không làm tròn bổn phận của tôi nếu được đặc quyền đến đây với các đồng chí mà tôi lại không nói một đôi lời về tình cảnh nông dân nước tôi.

Để minh họa tình cảnh nông dân Đông Dương, tôi phải làm một sự so sánh : một bên là người nông dân Nga và một bên nữa là nông dân Đông Dương. Nông dân Nga giống như một người ngồi chễm chệ trong chiếc ghế bành còn nông dân Việt Nam thì giống như một người bị trói vào cột, đầu ngược xuống đất. Nói thế không phải là nói phóng đại đâu, sau đây các đồng chí sẽ thấy rõ.

Khi các đồng chí đi qua Quảng trường Đỏ, các đồng chí thấy có một dòng chữ : “Nhà thờ là thuốc phiện của thế giới” ; nhưng chúng tôi, nhờ nền văn minh phương tây, chúng tôi có cả nhà thờ lẫn thuốc phiện.

Về thuốc phiện, tôi sẽ xin chỉ kể lại với các đồng chí rằng mỗi năm chính phủ Pháp phương tây đã bán cho nhân dân Việt Nam, 20 triệu người, trên 400 triệu đô-la thuốc phiện. Mặc khác, người ta tính ra rằng cứ 1000 đại lý bán rượu và thuốc phiện thì không có lấy 10 trường học. Các đồng chí thấy sự việc như thế đấy.

Bây giờ tôi xin nói với các đồng chí về vấn đề nhà thờ.
Tôi đã nói với các đồng chí rằng những tên thực dân đã tước đoạt tài sản của người Việt Nam như thế nào. Bây giờ tôi xin nói để các đồng chí biết Chúa Ki-tô đã tước đoạt tài sản của nông dân như thế nào.

Trong cuộc xâm chiếm Đông Dương chính những nhà truyền đạo Thiên chúa đã đi do thám để báo cho đội quân chiếm đóng biết những kế hoạch phòng thủ của nước chúng tôi. Cũng chính những nhà truyền đạo đã dẫn đường những đội quân tiến công, cũng chính những nhà truyền đạo đã lợi dụng tình trạng đất nước rối loạn để ăn cắp những văn bản chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất của ngưởi nông dân này nọ hay của một làng nào đó. Khi hòa bình được lập lại, nông dân trở về thì tất cả ruộng đất đều đã bị các nhà truyền đạo nắm được văn bản nói trên, chiếm mất. Chính bằng cách đó, mà ở Nam Kỳ những nhà truyền đạo Thiên chúa có trên một phần tư ruộng đất cày cấy được. Ở Cao Miên, các nhà truyền đạo nắm trên một phần ba ruộng đất, ở Bắc Kỳ, chỉ riêng ở thủ phủ, trong thành phố Hà Nội, các nhà truyền đạo có những bất động sản rộng mênh mông.

Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #31 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2011, 12:17:10 pm »

Không phải chỉ bằng cách đó họ chiếm của cải, ruộng đất của nông dân. Các đồng chí đều biết rằng trong các nước ven biển, nhất là trong những nước ở Viễn Đông, thường xảy ra giông bão và lụt lội làm cho mùa màn thất bát ; các nhà truyền đạo lợi dụng những dịp đó để ứng tiền trước cho nông dân vay với những tỷ suất lãi rất nặng và một thời hạn rất ngắn. Biết rõ rằng làm như vậy thì nông dân không bao giờ có thể trả nợ  được, các nhà truyền đạo đòi nông dân phải đem ruộng đất ra bảo đảm. Đến hạn trả nợ, toàn bộ ruộng đất của nông dân đều rơi vào tay những người truyền đạo.

Các đồng chí đã thấy bọn thực dân bóc lột nông dân như thế nào và các quan chức của chúa tước đoạt nông dân như thế nào.

Bây giờ, còn có những kẻ bóc lột khác nữa, chẳng hạn như nhà nước. Dù mủa màng có xấu đến mức nào đi nữa, nông dân Việt Nam vẫn cứ phải đóng thuế, nông dân phải bán mùa màng của mình đi ; đẻ khỏi bị bỏ tù (hễ đóng thuế chậm là họ bị bỏ tù) họ phải bán non mùa màng của họ, nghĩa là bán trước khi gặt ; họ bán cho con buôn theo cách ước lượng bằng mắt. Bằng cách đó con buôn mua lúa trước khi gặt bằng một giá rất rẻ và sau đó đem bán lại rất đắt. Như vậy là người nông dân Việt Nam không phải bị trói vào chiếc cột như tôi đã trình bày với các đồng chí, mà họ còn bị đóng đinh câu rút bởi bốn thế lực liên hợp là : Nhà nước thực dân, tên thực dân, Chúa Ki-tô và con buôn.

Chắc các đồng chí sẽ hỏi rằng tại sao nông dân Việt Nam không tổ chức nhau lại, không làm như các đồng chí là thành lập hợp tác xã. Chỉ vì họ không thể làm như thế được.

Tôi phải nói với các đồng chí rằng chúng tôi bị cai trị bởi một chế độ nô lệ. Chúng tôi không được quyền tự do đi lại ; chẳng hạn như chúng tôi không được đi từ Mát-xcơ-va đến Pê-tơ-rô-grát được ; chúng tôi phải xin được giấy thông hành, nếu không họ sẽ bắt giữ và ném chúng tôi vào tù. Cũng vậy, chúng tôi không được quyền hội họp trên 4 hoặc 5 người nếu không xin được giấy đặc biệt của chính quyền Pháp.

Tôi cũng sin nhắc lại rằng các đồng chí đã nói đến chính quyền vô sản về việc lật đổ chủ nghĩa tư bản. Nhưng tất cả những điều các đồng chí nói ở đây sẽ trở thành vô ích, nếu các đồng chí quên mất cái yếu tô quân phiệt thực dân. Các đồng chí đều biết các sự việc. Trong chiến tranh thế giới, chỉ riêng ở nước Pháp, người ta đã đưa từ các thuộc địa về trên một triệu người bản xứ để tham gia chiến tranh. Trong những năm 1916-1917, người ta đã chở về 2 triệu tấn ngũ cốc, trong khi dân bản xứ châu Phi và Đông Dương chết đói.

Thưa các đồng chí, để kết thúc, tôi phải nhắc lại với các đồng chí rằng Quốc tế của các đồng chí chỉ trở thành một quốc tế khi không những nông dân phương tây, mà cả nông dân phương đông, nhất là nông dân các thuộc địalà những người bị bóc lột và bị áp bức nhiều hơn các đồng chí, đều tham gia Quốc tế của các đồng chí (vỗ tay).

Nông dân bị giai cấp tư sản bóc lột và áp bức không kém công nhân. Phải đấu tranh để tự giải phóng. Giai cấp duy nhất đã đấu tranh thẳng tay chống chế độ hiện nay là giai cấp công nhân ; vì vậy nông dân và công nhân là hai bạn đồng minh tự nhiên.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #32 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2011, 12:19:10 pm »

Chỉ với lực lượng của riêng mình, nông dân không bao giờ có thể trút bỏ được gánh nặng đang đè nén họ. Sống tản mác trong các làng mạc, họ có thể nổi dậy và tiến hành đấu tranh, nhưng một mình họ thì không thể chiếm được bộ máy nhà nước và giữ được bộ máy đó. Đời sống xã hội hiện nay phụ thuộc trước hết vào những trung tâm công nghiệp lớn mạnh và vào những đường giao thông. Những kẻ nắm đường sắt, nhà máy, hầm lò, những kẻ thống trị trong các thành thị, luôn luôn có thể đè bẹp nông thôn. Hiện nay, chính giai cấp tư sản là kẻ nắm được tất cả những thứ đó, và chỉ công nhân mới tước được của giai cấp tư sản những phương tiện thống trị mạnh mẽ của nó, mới có thể chỉ đạo sản xuất và tương lai của nhân loại.

Trong thời đại ngày nay, chỉ có giai cấp công nhân là giai cấp độc nhất và duy nhất có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng, bằng cách liên minh với giai cấp nông dân. Những trào lưu cơ hội chủ nghĩa, phỉnh nịnh nông dân, coi công nhân là lực lượng chủ yếu, là động lực duy nhất của cách mạng, là đội ngũ cách mạng nhất, chỉ dẫn tới chủ nghĩa phiêu lưu, chủ nghĩa cực đoan, vô chính phủ và đi tới chỗ phản bội chủ nghĩa Lê-nin mà thôi”.


 Cả Đại hội đứng dậy vỗ tay hồi lâu hoan nghênh bản tham luận xuất sắc của anh Nguyễn. Giữa một vài tiếng nói lầm lẫn cất lên trong Đại hội, đánh giá rất thấp hoặc cường điệu, đề cao quá đáng vai trò nông dân, ý kiến của anh nổi lên ngắn gọn, đầy lẽ phải và có sức thuyết phục, làm cho các đại biểu và các nhà báo xô-viết có mặt tại Đại hội rất chú ý. Lần đầu trên một diễn đàn quốc tế anh nói rõ quan điểm của anh về sứ mệnh lịch sử, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân và vị trí của nông dân trong cách mạng. Anh hiểu biết vấn đề nông dân từ thực tiễn Việt Nam và từ những năm làm công nhân ở các châu Âu, Mỹ, Phi, lăn lộn trong phong trào công nhân và tiếp thụ ánh sáng của Lê-nin. Tầm nhìn sâu rộng, tư duy cách mạng của anh đánh giá đúng vai trò nông dân, chỗ mạnh và chỗ yếu của nó, và ngay từ buổi bình minh ấy của phong trào chung, anh đã báo động thế giới về nguy cơ của những trào lưu cơ hội chủ nghĩa phản Lê-nin.

Các nhà điện ảnh xô-viết quay phim anh khi anh kết thúc bài tham luận trở về chỗ ngồi, vừa đi vừa giơ tay chào đáp lại tiếng hoan hô của các đại biểu nông dân khắp năm châu.

Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #33 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2011, 12:21:00 pm »

Đại hội quyết định thành lập Quốc tế nông dân, thông qua Dự thảo điều lệ và khẩu hiệu : “Công nhân và nông dân các nước, hãy đoàn kết lại !”. Trước ngày chuyển ra nhà hát lớn Mát-xcơ-va để làm lễ bế mạc trọng thể, Đại hội bầu những người lãnh đạo Quốc tế nông dân. Các đại biểu nghiên cứu lý lịch và lời giới thiệu những người được cử ra và ứng cử. 122 đại biểu chính thức bỏ phiếu kín bầu Ban Chấp hành và Đoàn Chủ tịch. Với lòng mến yêu, niềm tin cậy, Đại hội bầu anh Nguyễn Ái Quốc, người chiến sĩ có tầm nhìn và lập trường lê-nin-nít vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế nông dân cùng với 10 người nữa : Smiếc-nốp (Nga xô-viết), Đôm-ban (Ba Lan), Bu-éc-ghi (Đức), Va-dây (Pháp), Rít-lơ (Tiệp Khắc), Gơ-rô (Bun-ga-ri), Đu-ơ-rô (Thụy Điển), Gơ-ri (Mỹ), Gan-van (Mê-hi-cô), Xen Ca-ta-i-a-ma (Nhật Bản). Anh Nguyễn là đại biểu thuộc địa duy nhất được chọn vào cơ quan lãnh đạo tối cao của tổ chức Quốc tế nông dân.

Cùng với các đồng chí khác trong Đoàn Chủ tịch, để đáp lại những tiếng vỗ tay, tiếng chào mừng, tiếng hoan hô của Đại hội, anh Nguyễn xúc động bước lên lễ đài và cũng là bước lên một vị trí mới trong đời hoạt động cách mạng của mình : vị trí một chiến sĩ cách mạng quốc tế chân chính.

Đứng giữa hội trường An-đrê-ép—xki, xen vào tiếng nhạc Quốc tế ca, anh Nguyễn giơ cao nắm tay cùng với Đại hôi hô lớn :

“Các bạn nông dân toàn thế giới ! Các bạn hãy đứng dậy, sát cánh với công nhân để cùng đấu tranh chống lại tư bản thực dân và bọn đại địa chủ phong kiến !”

Chỉ sáu năm về trước, thật là điên rồ nếu có ai nghĩ rằng một người nông dân bình thường hay một thanh niên Việt Nam như anh Nguyễn có thể lọt vào cung điện nguy nga này. Hôm nay, chính anh, vào tuổi 33, đứng trước ngai vàng của tên bạo chúa lớn nhất thế giới, kẻ phát ra từ cung này những lệnh bóc lột và chém giết nhân dân, chính anh đang từ nơi đây cất tiếng kêu gọi các dân tộc vùng lên đạp đổ chế độ thực dân, phong kiến trên toàn thế giới.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #34 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2011, 12:21:57 pm »

III. CHIẾN SĨ QUỐC TẾ


Anh Nguyễn đến làm việc ở Trụ sở Ban Chấp hành Quốc tế nông dân đặt tại ngôi nhà số 14, phố Va-dơ-đờ-nhi-gien-ka cạnh quảng trường Ác-bát. Đây là một phố rất cổ của Mát-xcơ-va, gần cổng Tơ-rô-nhít-xki của thành Crem-li, mở đầu một đại lộ chạy thẳng tắp về phía tây của thủ đô, với nhiều dinh thự của giai cấp quý tộc phong kiến nay thuộc về nhân dân. Xế cửa trụ sở là nhà số 9, nguyên là lâu đài của công tước Vôn-côn-xki, ông ngoại nhà đại văn hào Nga Lép Tôn-xtôi. Chính Tôn-xtôi đã dựa vào cơ sở này để miêu tả lâu đài của nhân vật công tước Bôn-côn-xki trong “Chiến tranh và hòa bình”. Tác phẩm xuất sắc này của ông cùng với “An-na Ka-rê-nin” đã lôi cuốn anh Nguyễn, dạy anh cách viết văn, viết báo trong sáng, gọn gang cô đọng.

Cơ quan Quốc tế nông dân với hàng giậu sắt và một tòa nhà hai tầng, nhiều buồng, yên tĩnh, đứng giữa một vườn cây cao, nguyên là dinh thự của nhà công nghiệp triệu phú Ma-rô-dốp. Sàn nhà lát đá hoa, cầu thang lên gác đắp nổi, trang trí cánh hoa, dẫn đến một buồng rộng, tường, cửa và bàn ghế đều làm theo kiểu thời Lu-i thứ 14. Tại đây, Ban Chấp hành Quốc tế nông dân họp phiên toàn thể đầu tiên ngày 17-10-1923. Ban chấp hành thông qua Lời kêu gọi của Quốc tế nông dân và bày tỏ sự tín nghiệm hoàn toàn đối với Đoàn Chủ tịch 11 người do Đại hội bầu ra. Anh Nguyễn ngồi vào ghế những người lãnh đạo chủ yếu của tổ chức nông dân toàn thế giới. Anh nhận một trách nhiệm mới, không nề hà khó khăn, vất vả và cả nguy hiểm nữa. Phiên họp còn thông qua Điều lệ, quyết định trụ sở cơ quan lãnh đạo Quốc tế nông dân đóng tại Mát-xcơ-va, bầu đồng chí Xmiếc-nốp, người Nga, làm Tổng bí thư, và giao cho Đoàn Chủ tịch toàn quyền xử lý các công việc giữa hai kỳ Đại hội. Với kinh nghiệm hoạt động của mình, thấy báo chí là vũ khí sắc bén để động viên, giáo dục và tổ chức quần chúng, anh Nguyễn đề nghị Quốc tế nông dân ra một tờ báo. Toàn thể hội nghị chấp nhận đề nghị đó, và quyết định ra tạp chí “Quốc tế nông dân” từ đầu năm 1924.

Các nhà lãnh đạo Quốc tế nông dân nhận định tình hình nông dân các nước và phân công người chịu trách nhiệm theo dõi phong trào nông dân ở từng khu vực. Anh Nguyễn trình bày trước Đoàn chủ tịch tình cảnh nông dân các nước thuộc địa, đặc biệt ở Việt Nam và Bắc Phi là những noi anh từng sống và thấy rõ mọi sự bất công, tàn ác. Cũng như ở Đại hội Quốc tế nông dân, anh muốn lưu ý mọi người đến số phận những con người cùng khổ nhất trong những người cùng khổ, những đất nước cùng khổ nhất trong những đất nước cùng khổ. Người nông dân Việt Nam, anh nói, là người mất nước bị bọn thống trị đè nén, áp bức, đồng thời là người nông dân, bị chúng câu kết với giai cấp phong kiến, địa chủ bóc lột đến tận xương tủy. Ngay trong những năm được mùa họ đã phải sống khổ cực, còn khi mất mùa thì họ chết đói. Bọn thực dân đánh thuế rất nặng và thuế cứ tăng hàng năm. Không những thế, chúng còn cướp đất của nông dân một cách trắng trợn, có khi cướp đi từng làng rồi giao cho bọn chủ đồn điền da trắng. Bọn này bắt nông dân làm việc khổ sai, đánh đập, mắng nhiếc họ, và nếu ai cưỡng lại hoặc không chịu làm việc thì lập tức bị chúng bắt giam. Có thể nói chủ nghĩa đế quốc thực dân đã đem đến Việt Nam cả một chế độ thời trung cổ. Người nông dân Việt Nam bị đẩy vào cảnh nô lệ khủng khiếp.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #35 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2011, 12:23:04 pm »

Anh Nguyễn nghiên cứu kỹ tình hình nông dân Bắc Phi và đưa ra nhiều dẫn chứng.

Xưa kia, quan hệ ruộng đất ở Ma-rốc, Tuy-ni-di, An-giê-ri còn mang tính chất cộng sản nguyên thủy. Theo kinh Co-ran, ruộng đất thuộc Trời, con người chỉ có quyền sử dụng nó bằng lao động của mình. Như vậy ruộng đất là của công. Người nào lao động trên phần đất giao cho mình thì được quyền hưởng toàn bộ kết quả lao động đó. Không ai được mua hoặc bán ruộng đất. Người nông dân làm ruộng chết đi thì ruộng đất trả về của công. Thứ sở hữu tập tập thể đó gọi là ác-sơ ở An-giê-ri và kha-bu ở Ma-rốc và Tuy-ni-di. Thực dân Pháp đến đã phá hết những tục lệ đó. Hàng vạn người da trắng ồ ạt kéo đến, đuổi nông dân bản xứ đi để cướp ruộng đất. Ở An-giê-ri và Tuy-ni-di, thực dân đã cướp 1.850.000 héc-ta ruộng đất của nông dân, 2.700.000 héc-ta rừng, 800.000 héc-ta công điền. Còn ở Ma-rốc, chúng đã cướp 545.000 héc-ta đất đai.

Anh Nguyễn kết luận : Tình cảnh nông dân Bắc Phi như thế nào ? Thật là kinh khủng. Khó mà nói được rằng giữa nông dân da đen Công-gô hoặc Xê-nê-gan hoặc Bắc Phi, nông dân nào bị bóc lột nhiều hơn cả.

Nhưng ở họ có một điểm chung : Thân phận của họ là thân phận con vật. Họ bị hai tròng áp bức, bóc lột : bọn thực dân ngoại quốc và bạn địa chủ phong kiến bản xứ. Rồi còn bạn quan lại nữa. Cuối cùng, người nông dân có thoát khỏi ách áp bức của bọn này thì lại rơi vào ách áp bức của bọn khác. Nông dân Bắc Phi sẽ biến khỏ quả đất nếu giai cấp vô sản không thức tỉnh họ và đến cứu họ.

Đôm-ban nói với anh Nguyễn :

– Anh đúng là một chuyên gia về vấn đề thuộc địa và nửa thuộc địa. Thật là có ý nghĩa lớn khi Đại hội bầu anh là người đại biểu duy nhất của các nước thuộc địa và nửa thuộc địa tham gia Đoàn Chủ tịch, chứ không phải ai khác.

Vì anh Nguyễn hiểu thấu mọi thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, thực dân và và vì anh biết giải quyết vấn đề nông dân bằng lập trường đúng đắn của giai cấp công nhân, Đoàn Chủ tịch cử anh đặc trách theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng của nông dân ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #36 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2011, 12:25:35 pm »

Trên tầng hai trụ sở Quốc tế nông dân, nhìn xuống một vòi phun nước dưới vườn, anh ngồi dịch ra tiếng Việt Lời kêu gọi của Quốc tế nông dân đẻ gửi về Tổ quốc :

“Hỡi anh em nông dân lao động các nước thuộc địa !

Hỡi anh em nông dân thuộc địa, anh em là những người nô lệ hiện đại : hàng triệu anh em ở ngoài đồng, trên thảo nguyên, trong núi rừng tân, cựu thế giới, đang rên xiết dưới hai tầng áp bức của tư bản ngoại quốc và địa chủ bản xứ.

Họp lần đầu ở Mát-xcơ-va để thành lập một tổ chức đấu tranh của nông dân trước đây chưa có, Đại hội nông dân thế giới kêu gọi anh em hãy phát huy ý thức giai cấp của mình và giai cấp Hội để cho hàng ngũ Hội thêm đông đảo.

Anh em còn khốn khổ hơn các bạn nông dân ở chính quốc vì ngày làm việc quá dài, vì đói khổ, vì đời sống ngày mai khôngbảo đảm.

Anh em thường bị cưỡng bách lao động như khổ sai, bị bắt đi khuân gánh đến chết người, hay đi lao dịch không hạn độ.

Chủ nghĩa tư bản tham tàn dìm anh em trong ngu dốt, áp bức anh em về mặt tư tưởng, lại đem rượu và thuốc phiện làm tiêu mòn nòi giống anh em.

Chế độ bản xứ bỉ ổi do bọn đế quốc tư bản đặt ra, làm cho anh em mất hết quyền tự do cá nhân, mất hết quyền lợi chình trị và xã hội, do đó đã hạ anh em xuống ngang hàng với súc vật chở đồ.

Đẩy anh em vào cảnh phá sản khốn cùng chưa đủ, bọn tư bản còn bắt anh em lìa bỏ gia đình đồng ruộng, đem anh em làm mồi cho súng đạn, ném anh em vào những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn đánh lại những dân bản xứ khác, hoặc chống lại nông dân, thợ thuyền ở chính quốc.

Hỡi anh em cùng khổ ở các thuộc địa !
Hãy đoàn kết lại !
Hãy tổ chức lại !
Hãy phối hợp hành động của anh em với hành động của chúng tôi, chùng ta cùng nhau đấu tranh cho công cuộc giải phóng chung !
Công cuộc giải phóng thuộc địa thành công muôn năm !
Quốc tế lao động muôn năm !
Nông hội quốc tế muôn năm !”

Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #37 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2011, 12:26:33 pm »

Từ bản yêu sách 8 điểm của anh gửi Hội nghị Véc-xay năm 1919 đến bản dịch Lời kêu gọi này của Quốc tế nông dân, anh đã viết rất nhiều, không mệt mỏi, để trực tiếp truyền bá về Đông Dương chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản. Báo Lơ Pa-ri-a, các bài báo của anh trên báo Nhân Đạo và Tạp chí Cộng sản ở Pháp về tới Việt Nam, được bí mật truyền tay nhau qua các nhà máy, làng quê, các trường Bưởi Hà Nội, Quốc Học Huế, Sa-xơ-lu Lô-ba Sài Gòn, thức tỉnh, cổ vũ và lôi cuốn cả một thế hệ Việt Nam hướng về  chân lý cách mạng của thời đại, về con đường cứu nước, cứu dân. Tên tuổi anh, cùng cái đúng, cái đẹp, cái cách mạng trong tâm hồn và trí tuệ anh, qua các ấn loát phẩm từ nước ngoài gửi về, đã chinh phục nhân dân và đặc biệt là tuổi trẻ.

Anh hiến dâng đời mình cho cách mạng, bao giờ cũng có lòng tin sắt đá ở nhân dân, một khi được giác ngộ, sẽ trở thành sức mạnh vô địch đạp đổ mọi ách áp bức và bóc lột. Hai năm về trước anh đã nói : bị đầu độc cả về tinh thần lẫn thể xác, bị bịt mồm và bị giam hãm, người ta có thể tưởng rằng hai mươi triệu người Đông Dương cứ mãi mãi bị dùng làm đồ để tế cái ông thần tư bản, rằng bầy người đó không sống nữa, không suy nghĩ nữa và là vô dụng trong việc cải tạo xã hội. Không, người Đông Dương không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi ! Sự đầu độc có hệ thống của bọn tư bản thực dân không thể làm tê liệt sức sống, càng không thể tê liệt tư tưởng cách mạng của người Đông Dương. Người Đông Dương không được học, đúng thế, bằng sách vở và bằng diễn văn, nhưng người Đông Dương nhận sự giáo dục bằng cách khác . Đau khổ, nghèo đói và sự đàn áp tàn bạo là những người thầy của họ. Nếu những người xã hội chủ nghĩa lơ là việc giáo dục thì giai cấp tư sản thực dân và bản xứ – bọn quan lại – cứ phụ trách giáo dục bằng phương pháp của chúng. Người Đông Dương tiến bộ một cách rất mầu nhiệm và khi thời cơ cho phép họ sẽ biết tỏ ra xứng đáng với những người thầy của họ. Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến. Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi : chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi.

Người trực tiếp gieo những hạt giống đầu tiên ấy của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, của sự nghiệp giải phóng dân tộc trên đất Việt Nam chính là anh, không phải ai khác, và càng không phải là một người nước ngoài nào khác. Lời kêu gọi của Quốc tế nông dân, mà anh là một trong những nhà lãnh đạo chủ yếu, phát đi từ Mát-xcơ-va bằng tiếng Việt còn là sự tỏ tình đoàn kết chiến đấu của nhân loại tiến bộ trên thế giới đối với nhân dân Việt Nam.

Với cương vị mới, anh Nguyễn không chỉ suy nghĩ về việc giải phóng đồng bào anh mà còn tham gia giải phóng mọi người đau khổ trên thế giới, không chỉ tìm cách cải tạo xã hội, đất nước mà anh còn tham gia cải tạo thế giới. Các nhà báo ở Mát-xcơ-va bắt đầu gọi anh là chiến sĩ quốc tế cộng sản.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #38 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2011, 12:33:16 pm »

Một trong số những nhà báo đó đến trụ sở Quốc tế nông dân nông dân yêu cầu được phỏng vấn anh. Đấy là nhà báo và là nhà thơ xô-viết nổi tiếng Ô-xíp Man-đen-xtam, phóng viên báo “Ngọn lửa nhỏ”, người đã gặp anh tại Đại hội Quốc tế nông dân và có rất nhiều cảm tình với anh khi nghe anh nói trước Đại hội.

– Đống chí Nguyễn Ái Quốc cho biết ảnh hưởng của phong trào Găng-đi ở Đông Dương như thế nào ? Man-đen-xtam hỏi – Ở nước đồng chí người ta có nói đến chủ nghĩa Găng-đi không ?

Anh Nguyễn trả lời bằng tiếng Pháp :

– Không ! Người Việt Nam bình thường, người nông dân Việt Nam chìm đắm trong đêm tối dày đặc. Họ không biết những gì xảy ra trên thế giới. Một sự tăm tối hoàn toàn.

Rồi bằng một giọng khinh bỉ, anh nói đến cái gọi là “nền văn minh” phương Tây thực hiện ở Việt Nam. Nhưng với con người đã đi khắp thế giới ấy, khi nói đến những anh em, bè bạn, đối với anh tức là những người da đen, da nâu, da vàng bị mất nước, thì giọng anh tha thiết, trìu mến và thương yêu biết chừng nào.

Anh Nguyễn kể tiếp :

– Năm 13 tuổi, tôi lần đầu được nghe những từ Pháp “tự do, bình đẳng, bác ái”… Và tôi muốn học hỏi ít điều ở nền văn minh Pháp để khám phá những gì ẩn nấp sau những từ đó. Nhưng trong các trường bản xứ, người Pháp chỉ đào tạo những con vẹt. Họ giấu sách báo không cho chúng tôi xem. Không chỉ cấm đọc những tác giả cận đại mà cả Rút-xô và Mông-tét-ski-ơ nữa…

Nhân dân chúng tôi bị áp bức và bóc lột một cách tàn bạo, bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm. Chúng tôi đã bị đầu độc bằng rượu và thuốc phiện. Ở Việt Nam, nhà tù nhiều hơn trường học. Người bản xứ nào có tư tưởng cách mạng đều bị bắt và có khi bị giết mà không cần xét xử. Chúng tôi không có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội. Chúng tôi không có quyền sống hoặc đi du lịch ở nước ngoài. Chúng tôi sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập.

Phải làm gì ? Tôi quyết định ra đi. Người Việt Nam là một người nô lệ. Chúng tôi không những bị cấm đi ra nước ngoài mà đi một quãng ngắn trong nước cũng phải xin phép. Đường sắt được xây dựng vì mục đích chiến lược. Người Pháp cho rằng chúng tôi chưa đến trình độ sử dụng nó. Tôi đã tới được bờ biển và tôi lên đường.

Người Pháp đầu độc nhân dân tôi. Họ bắt ép chúng tôi phải uống rượu. Khi có bè bạn đến chơi hoặc dịp cúng giỗ tổ tiên trong gia đình, chúng tôi thường dùng một ít gạo ngon nấu rượu. Người Pháp dùng gạo xấu, rẻ tiền nấu rượu từng thùng lớn. Không ai muốn mua rượu của họ. Thế là quan huyện bổ theo số dân bắt phải mua thứ rượu mà không ai thích.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
doiviendukichmat
Thành viên
*
Bài viết: 687


Nghệ thuật du kích niềm tự hào Việt Nam!


« Trả lời #39 vào lúc: 22 Tháng Bảy, 2011, 12:35:44 pm »

Anh Nguyễn xếp lại tập báo cáo đang viết dở để trên bàn, rồi kể tiếp với Man-đen-xtam :

– Điều lý thú là các nhà cầm quyền Pháp đã dạy cho nông dân chúng tôi biết đến người bôn-sê-vích và Lê-nin. Chúng truy nã những người cộng sản trong nước Việt Nam ngay khi họ chưa hề biết cộng sản là gì. Và như vậy chúng đã tuyên truyền cho chủ nghĩa cộng sản.

Hiện nay ở Pa-ri, năm, sáu đồng chí người các thuộc địa Pháp đang ra tờ báo Lơ Pa-ri-a nói về cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này. Đấy là một tờ báo nhỏ. Những người làm báo phải bỏ tiền túi của mình ra để làm.

Tiễn Man-đen-xtam ra cửa phòng, anh Nguyễn nói thêm :

– Ở bên nước chúng tôi có một cuộc nổi dậy của vua Duy Tân chống việc bọn thực dân Pháp bắt nông dân chúng tôi đưa sang Pháp làm bia đỡ đạn. Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông ta đang bị thực dân Pháp đầy ở đảo Rê-uy-ni-ông. Đồng chí hãy viết về ông ta đi.

Trong tạp chí “Ngọn lửa nhỏ” tháng chạp năm 1923, Ô. Man-đen-xtam tả lại cuộc gặp gỡ nói trên trong bài phóng sự chiếm cả một trang báo nhan đề “Gặp một chiến sĩ quốc tế cộng sản : Nguyễn Ái Quốc” kèm theo tấm ảnh anh Nguyễn. Người chiến sĩ cách mạng Việt Nam ấy đã để lại ở nhà thơ và nhà báo xô-viết những ấn tượng sâu sắc. Và thật là sớm, với cặp mắt hết sức tinh tế, nhạy bén, Ô. Man-đen-xtam đã phát hiện ở Nguyễn Ái Quốc một người cách mạng chân chính lỗi lạc, một tâm hồn Việt Nam cao đẹp, và qua Nguyễn Ái Quốc, phát hiện có một dân tộc Việt Nam và một nền văn hóa Việt Nam trên ủa đất này. Man-đen-xtam viết :

“Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một nền văn hóa, không phải văn hóa châu Âu, và có lẽ là nền văn hóa của tương lai. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản dị và lịch sự. Qua cử chi cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy được ngày mai, thấy được viễn cảnh trời yên biển lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”.

Nhiều người Liên Xô biết đến anh Nguyễn Ái Quốc và nhiều tòa soạn báo ở Mát-xcơ-va mời anh đến thăm. Riêng bọn mật thám Pháp và chính phủ Pháp thì chẳng biết gì. L. Ma-sanh, giám đốc Sở an ninh Pháp ở Pa-ri, lúc này vẫn còn gửi nhiều công văn mật đến Bộ trưởng Thuộc địa Pháp báo cáo rằng tay chân của hắn đang lùng tìm Nguyễn Ái Quốc ở miền đông nước Pháp. Cuối mỗi công văn, Ma-sanh đều ghi rõ : “Khi nào tìm được Nguyễn Ái Quốc, xin báo cáo hỏa tốc để Bộ trưởng biết ngay”. Ngày và đêm suốt các tháng 10, 11, 12, năm 1923, mật thám Pháp theo dõi chặt ngôi nhà số 3, phố chợ Pa-tơ-ri-ác-sơ ở Pa-ri, nơi đặt trụ sở Hội Liên hiệp thuộc địa và báo Lơ Pa-ri-a, để chờ anh Nguyễn trở về. Chính phủ Pháp không có nguồn thông tin ở Mát-xcơ-va vì, cùng với các nước đế quốc khác, Pháp thi hành chính sách thù địch với Liên Xô, bao vây và không công nhận Liên Xô về mặt ngoại giao, do đó không có sứ quán ở Mát-xcơ-va. Đầu tháng 12 mật thám Pháp ở Pa-ri mở rộng lưới bao vây đến các nhà ở cũ của anh Nguyễn trước năm 1920, trong đó có nhà số 6, phố Gô-bơ-lanh, nơi mà anh từng ở với ông Phan Chu Trinh.
Logged

... Chiến thắng lớn đến từ hy sinh to lớn, ai đếm khăn tang, ai đong máu chiến trường? ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM