Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:34:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng  (Đọc 311061 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #320 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 06:01:06 pm »


        Cột mốc số 65:

        Cột mốc số 65 được cắm trên bờ Bắc sông Dinh Bà ở góc phía Đông thành cổ Cửu An và cách ngã ba sông với rạch Cân ông 70 mét, rạch này là nhánh của rạch Sanoin.

        Từ cột mốc số 64, biên giới theo bờ Bắc sông Dinh Bà cho tới thành Cửu An cũ ở cột mốc số 65.

        Cột mốc số 66:

        Cột mốc này được cắm trên bờ Bắc sông Dinh Bà tại bến ông Chánh hay Bâteai Châkrey.

        Biên giới vẫn theo bờ Bắc sông Dinh Bà cho tới cột mốc số 66 ở bến ông Chánh.

        Cột mốc số 67:

        Cột mốc số 67 được cắm trên bờ Bắc sông Dinh Bà ở cách phía Tây ngã ba sông này với rạch Súc Túc hay Prek Khất 40 mét trên bờ hữu ngạn rạch Súc Túc.

        Biên giới vẫn theo bờ Bắc sông Dinh Bà cho tới cột mốc số 67.

        Cột mốc số 68:

        Cột mốc số 68 được cắm trên bờ Bắc sông Dinh Bà ở điểm mà sông này mang tên sông Sở Hạ, và ở cửa sông này với rạch Cá Đôn, trên bờ tả ngạn Cá Đôn.

        Biên giới vẫn theo bờ Bắc sông Dinh Bà cho tới rạch Cá Đôn tại cột mốc số 68.

        Cột mốc số 69:

        Cột mốc này được cắm trên bờ Bắc sông Sở Hạ và ở ngã ba sông này với rạch Cá Xu, trên bờ tả ngạn Cá Xu.

        Biên giới đi xuống theo bờ hữu ngạn (Bắc) sông Sở Hạ cho tới rạch Cá Xu ở cột mốc số 69.

        Cột mốc số 70:

        Cột mốc số 70 được cắm ở đầu hai rạch Cá Xu và Mộc Rá ở trên bờ Bắc.

        Biên giới gặp rạch Cá Xu, đi tới nguồn của nó đến cột mốc số 70.

        Cột mốc số 71:

        Cột mốc này được cắm ở ngã ba rạch Mộc Rá với rạch ra Nam, trên hữu ngạn rạch Mộc Rá và trên bờ tả ngạn rạch Ba Nam hay sông Sở Thượng hay còn gọi là rạch tiệp An.

        Từ cột mốc số 70, biên giới đi xuống theo rạch Mộc Rá tới rạch Ba Nam ở cột mốc số 71.

        Cột mốc số 72:

        Cột mốc số 72 được cắm trên bờ tả ngạn rạch Ba Nam và đối diện với bờ tả ngạn rạch Tà Du.

        Biên giới gặp rạch Ba Nam đi theo bờ tả ngạn rạch Ba Nam cho tới cột mốc số 72.

        Cột mốc số 73:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn rạch Ba Nam và cách bờ hữu ngạn của rạch Tà Du 40 mét.

        Từ cột mốc số 72, biên giới băng qua rạch Ba Nam theo đường thẳng đến cột mốc số 73.

        Cột mốc số 74:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn rạch Ba Nam ở ngã ba của rạch này với rạch Cái Các trên bờ tả ngạn rạch Cái Các.

        Biên giới gặp sông, sau khi đi theo bờ hữu ngạn rạch Ba Nam đi tới rạch Cái Các ở cột mốc số 74.

        Cột mốc số 75:

        Cột mốc số 75 được cắm trên bờ hữu ngạn rạch Ba Nam ở ngã ba của rạch này với rạch Co Đác và cách bờ hữu ngạn của rạch nhỏ này 20 mét.

        Biên giới gặp rạch Ba Nam sau khi đi theo hữu ngạn rạch Ba Nam cho tới rạch Co Đác ở cột mốc số 75.

        Cột mốc số 76:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn rạch Ba Nam đối diện với rạch ông Đệ.

        Biên giới gặp rạch Ba Nam sau khi đi ngược theo bờ hữu ngạn rạch Ba Nam cho tới cột mốc số 76.

        Cột mốc số 77:

        Cột mốc số 77 được cắm trên bờ hữu ngạn rạch Ba Nam ở ngã ba rạch này với rạch Tri Tút và trên bờ tả ngạn của rạch Trì Tút.

        Biên giới đi ngược theo bờ hữu ngạn rạch Ba Nam cho tới rạch Tri Tút ở cột mốc số 77.

        Cột mốc số 78:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn rạch Ba Nam và ở ngã ba rạch này với rạch Cái Sách, trên bờ tả ngạn của rạch Cái Sách.

        Biên giới vẫn đi ngược lên theo bờ hữu ngạn rạch Ba Nam cho tới rạch Cái Sách ở cột mốc số 78.

        Cột mốc số 79:

        Cột mốc số 79 được cắm trên bờ hữu ngạn rạch Ba Nam cách hợp lưu rạch này với rạch Mỹ Cân ở Prek Kânchey và ở trên bờ hữu ngạn của rạch Mỹ Cân, dưới cái lều đánh cá.

        Biên giới vẫn đi ngược theo bờ hữu ngạn của rạch Ba Nam tới cột mốc số 79.

        Cột mốc số 80:

        Cột mốc số 80 được cắm ở dưới một cây Bần độc lập cách mốc số 79 khoảng 700 mét theo một góc 104 độ 10 phút.

        Từ mốc số 79, biên giới về hướng Tây đi theo đường thẳng tới mốc số 80, qua bên trái một cánh đồng lầy và sau khi đã cắt rạch Mỹ Cân.

        Cột mốc số 81:

        Cột mốc này được cắm trong một eụm cây Bần ở gốc cây về phương Bắc và cácch bờ hữu ngạn của rạch Cái Vua 20 mét.

        Từ mốc số 80, biên giới luôn hướng về phía Tây theo đường thẳng tới mốc số 81 và qua một cánh đồng sình lầy lớn.

        Cột mốc số 82:

        Cột mốc số 82 được cắm ở chân một cây Vừng to độc lập ở giữa cánh đồng theo một góc 68 độ 45 phút từ mốc số 81.

        Biên giới đi theo hướng Tây, qua cái vựa và tiếp tục qua bên trái cánh đồng sình lầy đến mốc số 82.

        Cột mốc số 83:

        Cột mốc này được cắm ở điểm mà ranh giới của làng Thường Lạc và Vĩnh Hoà cắt đường đất kéo dài theo bờ tả ngạn sông Tiền Giang, ở phía Đông con đường và cách một cây Gáo rất dễ nhận thấy khoảng 90 mét, nằm cách bờ tả ngạn sông 38 mét.

        Biên giới đi theo hướng Tây, qua các đầm lầy rất sâu và đi về phía Đông của các túp lều ở trên ranh giới của hai làng đến mốc số 83.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #321 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 06:01:56 pm »


        Cột mốc số 84:

        Cột mốc số 84 được cắm trên bờ hữu ngạn của sông Tiền Giang, hợp lưu với mốc số 83 một góc 96 độ.

        Biên giới đi qua một cây Gáo rất dễ nhận thấy và qua sông đến cột mốc số 84.

        Cột mốc số 85:

        Cột mốc này được cắm ở cách cột mốc số 84 khoảng 1.000 mét theo đường thẳng đến mốc số 84 ở trên đỉnh nhỏ của núi Cẩm Rạ rất rõ rệt.

        Biên giới đi theo đường thẳng tới mốc số 85, hướng theo đường thẳng về núi Cẩm rạ qua vài ruộng lúa và một đầm rất sâu.

        Cột mốc số 86:

        Cột mốc này được cắm trên bờ tả ngạn của rạch Cỏ Lau cách khóm chuối dại về phía Đông 40 mét.

        Biên giới giữ hướng Tây, đi theo đường thẳng tới mốc số 86 qua một cánh đồng rộng lớn ngập nước, cắt qua các đầm sâu và cắt rạch Cỏ Lau.

        Cột mốc số 87:

        Cột mốc số 87 được cắm cách bờ tả ngạn rạch Bắc Nam ở giữa hai cây xoài 39 mét.

        Biên giới theo đường thẳng đến mốc số 87 đi theo hướng Tây qua các đầm sâu.

        Cột mốc số 88:

        Cột mốc số 88 được cắm ở ngã ba của rạch Bắc Nam với sông Hậu Giang, trên bờ tả ngạn của hai ruộng lúa và cách 16 mét dưới một cái Gột.

        Biên giới theo bờ tả ngạn của rạch Bắc Nam đến mốc số 88 để làng nằm ở trên bờ cho phía Campuchia.

        Cột mốc số 89:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn sông Hậu Giang, ở chân một cột giây thép và trước lều một người mang tên Sành.

        Biên giới băng qua sông theo đường thẳng hợp một góc 17 độ từ cột mốc số 88.

        Cột mốc số 90:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn sông Hậu Giang, dưới gốc hai cây Gáo và đối diện mỏm Tây cù lao Ka Ki.

        Biên giới đi ngược hữu ngạn sông Hậu Giang cho tới cột mốc số 90.

        Cột mốc số 91:

        Cột mốc này được cắm trên hữu ngạn sông Hậu Giang và ở ngã ba sông này với rạch Bình Ghi, ở trên bờ hữu ngạn của Bình Ghi.

        Biên giới đi ngược hữu ngạn sông Tiền Giang cho tới rạch Bình Ghi đến mốc số 91.

        Mốc trụ số 92:

        Mốc trụ số 92 xây trên tả ngạn sông Hậu Giang ở phía trên rạch Bình Ghi khoảng 80 mét.

        Biên giới vẫn ngược hữu ngạn sông Hậu Giang khoảng 80 mét đến mốc số 92.

        Cột mốc số 93:

        Cột mốc số 93 được cắm trên tả ngạn rạch Bình Ghi và cách miếu Tà Chậy đối diện với làng Sà Mâu khoảng 100 mét.

        Từ trụ mốc số 92, biên giới theo một đường song song với rạch Bình Ghi đến mốc số 93 để lại một dải đất rộng 100 mét.

        Cột mốc số 94: Cột mốc này được cắm cách bờ Bắc rạch Bình Ghi, cách không xa bùng binh Thiên và cách túp lều Mã Lai của làng Oeth Cốt 100 mét.

        Biên giới đi theo một đường song song với rạch Bình Ghi đến mốc số 94 để lại một dải đất rộng 100 mét.

        Cột mốc số 95:

        Cột mốc số 95 được cắm trên bờ tả ngạn sông Châu Đốc và cách bờ Bắc rạch Bình Ghi 80 mét, tức là cách 80 mét phía trên hợp lưu của hai con sông.

        Ranh giới theo một đường song song với rạch Bình Ghi đến mốc số 95 để lại một dải đất rộng 100 mét.

        Cột mốc số 96:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn sông Châu Đốc đối diện với bờ Bắc rạch Bình Ghi.

        Biên giới băng qua sông theo một góc 162 độ với cột mốc số 95 và theo đường thẳng đến cột mốc số 96.

        Mốc trụ số 97:

        Mốc này được cắm cách bờ hữu ngạn sông Châu Đốc khoảng 1.000 mét theo một góc 121 độ 40 phút từ cột mốc số 96 và góc phương vị từ là 54 độ từ núi Baruyen.

        Biên giới theo hướng Tây nam đi theo đường thẳng từ mốc số 96 tới mốc số 97 qua một cánh đồng lầy.

        Cột mốc số 98:

        Cột mốc số 98 được cắm cách làng Trai Đôi khoảng 1.100 mét, ở bờ hữu ngạn của sông Châu Đốc đối diện với rạch Láng Xăn.

        Góc phương vị từ ở mốc số 98 đến làng Trai Đôi là 74 độ.

        Biên giới theo hướng Nam đi theo đường thẳng tới mốc số 98 vượt qua một cánh đồng lầy lớn.

        Cột mốc số 99:

        Cột mốc này được cắm cách xóm Thợ Đại khoảng 1.200 mét, trên bờ hữu ngạn của sông Châu Đốc.

        Góc phương vị từ mốc số 99 đến xóm Thợ Đại là 63 độ 45 phút.

        Biên giới về hướng Nam theo đường thẳng đến mốc số 99 và qua một cánh đồng lầy lớn.

        Mốc trụ số 100:

        Mốc trụ số 100 được xây dựng cách hợp lưu giữa sông Châu Đốc với rạch Trung khoảng 1.200 mét, ở trên bờ hữu ngạn của sông.

        Biên giới vẫn hướng về Nam theo đường thẳng tới mốc số 100 băng qua các đầm và một cánh đồng lầy.

        Cột mốc số 101:

        Cột mốc số 101 được cắm trên tả ngạn rạch Cam Ra, cách bờ rạch này 116 mét, đối diện với rạch Chất Dúm theo một góc 96 độ 28 phút.

        Biên giới vẫn hướng Nam và theo đường thẳng đến mốc số 101 băng qua một cánh đồng bỏ hoang và ngập nước, đầy cỏ cao.

        Cột mốc số 102:

        Cột mốc này được cắm trên hữu ngạn Cam Ra cách chùa 100 mét nằm ở ngã ba rạch này với sông Châu Đốc.

        Biên giới hướng Nam theo đường thẳng băng qua rạch Cam Ra đến mốc số 102.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #322 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 06:02:59 pm »


        Cột mốc số 84:

        Cột mốc số 84 được cắm trên bờ hữu ngạn của sông Tiền Giang, hợp lưu với mốc số 83 một góc 96 độ.

        Biên giới đi qua một cây Gáo rất dễ nhận thấy và qua sông đến cột mốc số 84.

        Cột mốc số 85:

        Cột mốc này được cắm ở cách cột mốc số 84 khoảng 1.000 mét theo đường thẳng đến mốc số 84 ở trên đỉnh nhỏ của núi Cẩm Rạ rất rõ rệt.

        Biên giới đi theo đường thẳng tới mốc số 85, hướng theo đường thẳng về núi Cẩm rạ qua vài ruộng lúa và một đầm rất sâu.

        Cột mốc số 86:

        Cột mốc này được cắm trên bờ tả ngạn của rạch Cỏ Lau cách khóm chuối dại về phía Đông 40 mét.

        Biên giới giữ hướng Tây, đi theo đường thẳng tới mốc số 86 qua một cánh đồng rộng lớn ngập nước, cắt qua các đầm sâu và cắt rạch Cỏ Lau.

        Cột mốc số 87:

        Cột mốc số 87 được cắm cách bờ tả ngạn rạch Bắc Nam ở giữa hai cây xoài 39 mét.

        Biên giới theo đường thẳng đến mốc số 87 đi theo hướng Tây qua các đầm sâu.

        Cột mốc số 88:

        Cột mốc số 88 được cắm ở ngã ba của rạch Bắc Nam với sông Hậu Giang, trên bờ tả ngạn của hai ruộng lúa và cách 16 mét dưới một cái Gột.

        Biên giới theo bờ tả ngạn của rạch Bắc Nam đến mốc số 88 để làng nằm ở trên bờ cho phía Campuchia.

        Cột mốc số 89:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn sông Hậu Giang, ở chân một cột giây thép và trước lều một người mang tên Sành.

        Biên giới băng qua sông theo đường thẳng hợp một góc 17 độ từ cột mốc số 88.

        Cột mốc số 90:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn sông Hậu Giang, dưới gốc hai cây Gáo và đối diện mỏm Tây cù lao Ka Ki.

        Biên giới đi ngược hữu ngạn sông Hậu Giang cho tới cột mốc số 90.

        Cột mốc số 91:

        Cột mốc này được cắm trên hữu ngạn sông Hậu Giang và ở ngã ba sông này với rạch Bình Ghi, ở trên bờ hữu ngạn của Bình Ghi.

        Biên giới đi ngược hữu ngạn sông Tiền Giang cho tới rạch Bình Ghi đến mốc số 91.

        Mốc trụ số 92:

        Mốc trụ số 92 xây trên tả ngạn sông Hậu Giang ở phía trên rạch Bình Ghi khoảng 80 mét.

        Biên giới vẫn ngược hữu ngạn sông Hậu Giang khoảng 80 mét đến mốc số 92.

        Cột mốc số 93:

        Cột mốc số 93 được cắm trên tả ngạn rạch Bình Ghi và cách miếu Tà Chậy đối diện với làng Sà Mâu khoảng 100 mét.

        Từ trụ mốc số 92, biên giới theo một đường song song với rạch Bình Ghi đến mốc số 93 để lại một dải đất rộng 100 mét.

        Cột mốc số 94: Cột mốc này được cắm cách bờ Bắc rạch Bình Ghi, cách không xa bùng binh Thiên và cách túp lều Mã Lai của làng Oeth Cốt 100 mét.

        Biên giới đi theo một đường song song với rạch Bình Ghi đến mốc số 94 để lại một dải đất rộng 100 mét.

        Cột mốc số 95:

        Cột mốc số 95 được cắm trên bờ tả ngạn sông Châu Đốc và cách bờ Bắc rạch Bình Ghi 80 mét, tức là cách 80 mét phía trên hợp lưu của hai con sông.

        Ranh giới theo một đường song song với rạch Bình Ghi đến mốc số 95 để lại một dải đất rộng 100 mét.

        Cột mốc số 96:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn sông Châu Đốc đối diện với bờ Bắc rạch Bình Ghi.

        Biên giới băng qua sông theo một góc 162 độ với cột mốc số 95 và theo đường thẳng đến cột mốc số 96.

        Mốc trụ số 97:

        Mốc này được cắm cách bờ hữu ngạn sông Châu Đốc khoảng 1.000 mét theo một góc 121 độ 40 phút từ cột mốc số 96 và góc phương vị từ là 54 độ từ núi Baruyen.

        Biên giới theo hướng Tây nam đi theo đường thẳng từ mốc số 96 tới mốc số 97 qua một cánh đồng lầy.

        Cột mốc số 98:

        Cột mốc số 98 được cắm cách làng Trai Đôi khoảng 1.100 mét, ở bờ hữu ngạn của sông Châu Đốc đối diện với rạch Láng Xăn.

        Góc phương vị từ ở mốc số 98 đến làng Trai Đôi là 74 độ.

        Biên giới theo hướng Nam đi theo đường thẳng tới mốc số 98 vượt qua một cánh đồng lầy lớn.

        Cột mốc số 99:

        Cột mốc này được cắm cách xóm Thợ Đại khoảng 1.200 mét, trên bờ hữu ngạn của sông Châu Đốc.

        Góc phương vị từ mốc số 99 đến xóm Thợ Đại là 63 độ 45 phút.

        Biên giới về hướng Nam theo đường thẳng đến mốc số 99 và qua một cánh đồng lầy lớn.

        Mốc trụ số 100:

        Mốc trụ số 100 được xây dựng cách hợp lưu giữa sông Châu Đốc với rạch Trung khoảng 1.200 mét, ở trên bờ hữu ngạn của sông.

        Biên giới vẫn hướng về Nam theo đường thẳng tới mốc số 100 băng qua các đầm và một cánh đồng lầy.

        Cột mốc số 101:

        Cột mốc số 101 được cắm trên tả ngạn rạch Cam Ra, cách bờ rạch này 116 mét, đối diện với rạch Chất Dúm theo một góc 96 độ 28 phút.

        Biên giới vẫn hướng Nam và theo đường thẳng đến mốc số 101 băng qua một cánh đồng bỏ hoang và ngập nước, đầy cỏ cao.

        Cột mốc số 102:

        Cột mốc này được cắm trên hữu ngạn Cam Ra cách chùa 100 mét nằm ở ngã ba rạch này với sông Châu Đốc.

        Biên giới hướng Nam theo đường thẳng băng qua rạch Cam Ra đến mốc số 102.

        Cột mốc số 103:

        Cột mốc này được cắm trên tả ngạn rạch Vông Cần Thăng cách ngã ba rạch với rạch Châu Đốc khoảng 700 mét.

        Biên giới hướng Nam theo đường thẳng đến mốc số 103, để các túp lều của làng Vĩnh Hội cho Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #323 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 06:03:52 pm »


        Cột mốc số 104:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn của rạch Vông Cần Thăng cách về phía Tây mốc số 103 là 203 mét.

        Biên giới theo đường thẳng hướng Đông băng qua rạch Vông Cần Thăng đến mốc số 104.

        Mốc trụ số 105:

        Mốc trụ số 105 được xây trên hữu ngạn rạch Chắt Rì và cách ngã ba rạch với sông Châu Đốc khoảng 700 mét.

        Từ cột mốc số 104, biên giới hướng Nam theo đường thẳng băng qua một cánh đồng bỏ hoang đến mốc trụ số 105.

        Cột mốc số 106:

        Mốc này được cắm trên hữu ngạn rạch Chắt Ri.

        Góc phương vị từ Núi Sam đến cột mốc số 106 là 176 độ 30 phút.

        Biên giới hướng Nam theo đường thẳng qua một cánh đồng lớn bỏ hoang đầy sậy và cỏ cao đến mốc số 106.

        Mốc trụ số 107:

        Mốc trụ số 107 được xây về phía Tây - Nam và cách Núi Sam khoảng 600 mét và cách bờ Bắc kênh Vĩnh tế 1.200 mét.

        Biên giới hướng Nam theo đường thẳng đến mốc trụ số 107 qua một cánh đồng bỏ hoang.

        Cột mốc số 108:

        Mốc này được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế khoảng 1.200 mét và ở phía Tây - Bắc của rạch Dòm chảy vào kênh.

        Cột mốc số 109:

        Mốc này được cắm ở phía Tây - Bắc xóm Bà Bài và cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét.

        Cột mốc số 110:

        Mốc này được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét, cách không xa mương ông Thích và ở phía Tây - Bắc xóm Năm Võ.

        Mốc trụ số 111:

        Mốc trụ số 111 được xây cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét và ở phía Tây - Bắc xóm Vây Thum, làng Nhơn Hoà.

        Cột mốc số 112:

        Mốc này được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét trên bờ tả ngạn rạch Cống Nổi và ở phía Tây - Bắc của xóm Tân Thiết.

        Cột mốc số 113:

        Cột mốc số 113 được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét và đối diện với trạm Tịnh Biên.

        Cột mốc số 114:

        Cột mốc số 1 14 được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét trên đoạn thẳng của con đường cổ đi sang Campuchia và ở phía Nam núi Tham Đựng.

        Cột mốc số 115:

        Mốc này được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1200 mét, ở Tây - bắc của làng Mã Lai, xóm Bến Đối và theo hướng núi Chưng Dùm.

        Mốc trụ số 116:

        Mốc trụ số 116 được xây cách bờ Bắc kênh Vĩnh tế 1.200 mét ở phía Tây - Bắc của xóm Vinh Thông và theo hướng Núi Xâm.

        Cột mốc số 117:

        Mốc này được cắm cách bớ Bắc kênh Vĩnh Tế khoảng 1.200 mét, ở phía Nam núi Sốc Ô.

        Cột mốc số 118:

        Cột mốc số 118 được cắm cách bờ Bắc của kênh Vĩnh Tế 1.200 mét và ở phía Tây - Bắc của rạch Cầu Dài chảy đổ vào kênh.

        Cột mốc số 119:

        Cột mốc số 119 được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét ở phía Tây Bắc của trạm Vĩnh Gia và ở phía Nam núi Giết Bà Đây.

        Mốc trụ số 120:

        Mốc này được xây cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét, và ở phía Bắc của rạch Mẹt Lung chảy đổ vào kênh.

        Cột mốc số 121:

        Mốc này được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét và phía Bắc của rạch Nha Sáp chảy đổ vào kênh.

        Cột mốc số 122:

        Mốc này được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét và ở phía Bắc xóm Vĩnh Điều.

        Cột mốc số 123:

        Mốc này được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét và ở phía Bắc thành cổ Đân Cù.

        Mốc trụ số 124:

        Mốc trụ số 124 được xây cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét và về hữu ngạn rạch Cái Dứa 50 mét.

        Từ cột mốc số 108 đến mốc trụ số 124, biên giới theo một đường song song và cách với bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200, cắt qua một cánh đồng bỏ hoang.

        Từ mốc trụ số 124, biên giới chạy theo rạch Cái Dứa đến ngã ba của rạch với kênh Vĩnh Tế là điểm ranh giới của Campuchia với hai địa hạt Châu Đốc và Hà Tiên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #324 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 06:11:13 pm »


        II. Hoạch định biên giới giữa Campuchia và quận Hà Tiên, ngày 5-4-18761

        Từ ngã ban giữa kênh Vĩnh Tế với rạch Cái Dứa là điểm ranh giới của Campuehia với hai quận Châu Đốc và Hà Tiên, đường biên giới đi theo bờ Bắc kênh Vĩnh Tế đến chỗ kênh tiếp nước ở rạch Giang Thành, ở Prek Cros, ở điểm gọi là Giang Thành, đi qua Prek Cros và đi tiếp theo đường dây điện thoại đến khi gặp đường thành luỹ ở phía Bắc và đi về phía Bắc của núi đá gọi là "Mũ Lông"; từ điểm đó, đường biên giới đi theo đường thành luỹ đến gặp biển ở điểm Hòn Táo.

        Ngày 5 tháng 4 năm 1876.

        Ký tên: Trắc địa viên phụ trách kiểm tra đường biên giới Campuchia.

        Đã duyệt: Giám đốc Sở địa chính (đăng ký ngày 5-8-1886, số 1047 - C).

        III. Biên bản điều chỉnh việc hoạch định biên giới Campuchia với quận Hà Tiên, ngày 28-11-18882

        Ngày 28-11-1888.

        Chúng tôi, Gilly, trắc địa viên chính của Sở Đo đạc chịu trách nhiệm kiểm tra theo Thông tư của Giám đốc Sở Đo đạc ngày 20 tháng 11 vừa qua, được sự trợ giúp của:

        Ông Blanc, thư ký thay mặt Quận trưởng Hà Tiên;

        Ông Krug, trắc địa viên Sở Đo đạc, uỷ viên Tiểu ban hoạch định biên giới Hà Tiên;

        Các ông Chánh tổng Thanh Gi và Hà Thanh, Các hương chức chính của các làng Tân Thanh, Tiên Khánh, Tra Câu và Mỹ Đức.

        Đã thừa nhận trên thực địa ranh giới được dùng làm đường biên giới giữa Campuchia và quận Hà Tiên.

        Ranh giới này là chủ đề của Biên bản hoạch định được gửi vào tháng 4 năm 1876, đã được quy định rõ như sau:

        “Từ cửa kênh Vĩnh Tế với rạch Cái Dứa tại điểm ngoặt ranh giới giữa Campuchia với hai quận Châu Đốc và Hà Tiên, đường biên giới đi theo bờ Bắc của kênh Vĩnh Tế đến điểm tiếp nước của kênh trên rạch Giang Thành ở Prech Cros, ở điểm Giang Thành, vượt qua rạch và đi theo đường dây điện thoại đến gặp đường thành luỹ xa nhất ở phía Bắc và đi qua phía Bắc mỏm núi đá gọi là Mũ Lông. Từ điểm này, đường biên giới đi theo đường thành luỹ ra đến biển ở điểm gọi là Hòn Táo" - (Trích Biên bản hoạch định biên giới Campuchia với quận Hà Tiên ngày 05 tháng 4 năm 1876).

        Giữ nguyên ranh giới cũng như biên giới được thể hiện trong biên bản nói trên, lô cốt Giang Thành được xây dựng năm 1885, đại bộ phận làng Tiên Khánh, hơn một nửa các làng Tân Thành và Tra Câu và một phần làng Mỹ Đức thuộc lãnh thổ Campuchia.

        Hai trong các làng Tiên Khánh và Tân Thành hoàn toàn là người An Nam và làng thứ ba Tra Câu là Campuchia.

        Ông Krug, trắc địa viên của Sở Đo đạc, chịu trách nhiệm hoạch định ranh giới quận Hà Tiên, được giao nhiệm vụ tháng 1 năm 1889, dựa vào bản đồ Nam Kỳ và Campuchia tỷ lệ 1/300.000 và làm trắc đạc tỷ lệ 1/20.000 biên giới giữa Campuchia và quận Hà Tiên.

        Các hoạt động này không được tiến hành với sự có mặt các nhà chức trách Campuchia, nhưng trắc địa viên hoạch định đã mời Phu Nghẹt, tỉnh trưởng tỉnh Peam chứng kiến hoạt động này, mặc dù ông này từ chối nhưng đồng ý việc đặt các cọc mốc trên ranh giới từ biển đến rạch Giang Thành; trắc địa viên thực hiện đã tìm thấy các cọc mốc đó.

        Đoạn biên giới giữa rạch Giang Thành và ranh giới Châu Đốc về phía Campuchia ở cách rất xa các vùng đất trồng trọt và có dân cư, là vùng đầm lầy, bỏ hoang, chỉ có vại bụi tràm rải rác và vài bụi tre, chắc hẳn vì vùng đó không quan trọng lắm nên tỉnh trưởng Peam không đặt cọc.

        Xuất phát từ vịnh Xiêm, đường ranh giới - biên giới theo thể hiện của trắc địa viên hoạch định và chúng tôi xác nhận tại thực địa là đường luỹ xuất phát từ biển đi theo chân núi phía Bắc núi Hòn Táo nhỏ, đi qua phía Bắc mỏm đá "Mũ Lông" cách mỏm đá khoảng 300 mét, đi theo chân núi phía Bắc núi Thạch Động, chân núi phía Bắc núi Thị Vạn vòng qua mỏm núi xa nhất về phía Đông theo chân núi đến khi gặp đường cái quan ở điểm khởi đầu rạch Thị Vạn.

        Trên toàn bộ đoạn này, cần lưu ý:

        1. Các cọc ranh giới, có ghi chú bằng chữ Hán và chữ Campuchia nói rõ mục đích của cọc, được đặt ở phía Campuchia cách chân thành luỹ từ 20 mét đến 100 mét và do đó đường thành luỹ hoàn toàn nằm trên lãnh thổ Nam Kỳ.

        2. Đường ranh giới - biên giới này cũng là đường ghi trong biên bản hoạch định năm 1876; nhưng đến đường cái quan, theo tài liệu này, đường biên giới tiếp tục đi theo đường luỹ đến đường điện thoại và theo đường này đến rạch Giang Thành rồi đi theo bờ Bắc kênh Vĩnh Tế đến ranh giới Châu Đốc (xem bản phác hoạ đính theo).

        Theo bản đồ do trắc địa viên hoạch định Hà Tiên lập, các chỉ dẫn của các chánh tổng và các hương chức của các làng giáp giới hữu quan và theo các thông tin do tỉnh trưởng tỉnh Peam cung cấp cho trắc địa viên thực hiện, đặc biệt là theo các cọc mà Phu Nghẹt đã đặt trên đường biên giới mà tất cả các đương sự đều thừa nhận, hoặc dựa vào điểm cuối cùng nói ở trên, nằm giao nhau giữa đường thành luỹ và đường cái quan là nguồn của rạch Thị Vạn, đường biên giới đi theo đường cái quan dài khoảng 6.800 mét theo hướng Đông Bắc đến đầm lầy lớn gọi là "bưng Cau Trâm Nai" đến cọc mốc A. Từ cọc mốc A, đường biên giới rời khỏi đường cái quan ở bên trái để đi theo bờ Đông Nam đầm lầy lớn nói trên, đi qua các cọc B, C, D để bung Cau Trâm Nai về phía Campuchia; và đến rạch Cai Thun ở cọc E đặt cách khoảng 60 mét trước điểm rạch phân đôi; từ cọc E đường biên giới đi theo đường thẳng của rạch Cái Thun đến cửa rạch Giang Thành mà người Campuchia gọi là Prek Cros.

        Từ cửa rạch Cái Thun đổ vào rạch Giang Thành trắc địa viên hoạch định cho đường biên giới hiệp ước do uỷ ban hoạch định đặt năm 1876 ở điểm mà ranh giới các quận Châu Đốc và Hà Tiên đi đến đường biên giới ở phía Bắc kênh Vĩnh Tế cách kênh khoảng 1.090 m.

        Ở đoạn cuối này, đường ranh giới - biên giới do các hương chức An Nam chỉ có khác nhiều so với đường thể hiện trên bản đồ của trắc địa viên hoạch định. Theo chỉ dẫn của các hương chức, từ cửa rạch Cái Thun đổ vào rạch Giang Thành, đường ranh giới - biên giới theo dòng rạch Giang Thành đến rạch Mo Cua nhỏ, cách khoảng 340 mét ở nơi đổ vào của kênh Vĩnh Tế, ngược rạch Mo Cua dài khoảng 200 mét, đi theo một đường công ước thẳng đến điểm F nằm trên đường do trắc địa viên hoạch định vạch và từ điểm F, theo đường thẳng đến mốc 124.

        Các vùng đất nằm giữa ranh giới do ông Krug lập và đường do các hương chức An Nam chỉ ra là không canh tác được, chạy đến đầm lầy với các bụi tràm rải rác và vài bụi tre.

        Về phía Campuchia, các vùng trồng trọt và dân cư sinh sống cách đường biên giới hơn 10 kém, trong khi về phía Nam Kỳ, lô cốt Giang Thành, khu dân cư và các vùng đất canh tác chỉ cách rạch Mo Ca dưới 300 mét.

       
Làm xong ở Hà Tiên ngày 29 tháng 11, theo năm ở trên.
     
       
 TỈNH TRƯỞNG                              TRẮC ĐỊA VIÊN CHÍNH THỨC
THƯ KÝ ĐỊA HẠT                          CỦA SỞ ĐO ĐẠC VÀ KIỂM TRA
     (Đã ký)                                                     (Đã ký)

TRẮC ĐỊA VIÊN SỞ ĐO ĐẠC CHỊU TRÁCH NHIỆM HOẠCH ĐỊNH HÀ TIÊN
        (Đã ký)   

CÁC TRƯỞNG LÀNG TIÊN KHÁNH, TÂN THÀNH, TRA CẦU, MỸ ĐỨC
        (Đã ký)

CÁC TỔNG TRƯỞNG THANH GHI VÀ HÀ THANH
        (Đã ký)

-------------
1. 2. Văn bản số 3 đính theo: Uỷ ban Pháp-Khơme, Các yêu sách lãnh thổ của Campuchia đối với Nam Kỳ, Ghi chú cho ông Cao uỷ Pháp ở Đông Dương, 11/5/1949, CAOM, JNDO/GGI/64387
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #325 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 06:18:26 pm »

        6. Nghị định của Thống đốc Nam Kỳ, ngày 26-7-1893 1

        Phó Thống đốc Nam Kỳ,
        Chiểu nhu cầu công vụ,
        Chiểu yêu cầu của Tỉnh trưởng Thủ Dầu Một,
        Chiểu đề nghị của Tổng Thư ký,
        Sau khi Hội đồng Cơ mật đã nghe,


        
NGHỊ ĐỊNH

       Điều 1:

        Tổng Thanh An của Campuchia, tổng Tamoun và Cầu An của Campuchia, các tổng Minh Ngãi, Quan Lợi và các tổng Stieng Lộc Ninh và Phướn Lễ được tập hợp thành một huyện gọi là huyện Cần Lê.

        Điều 2:

        Các tổng trên cung cấp 10 người được coi là dân vệ ở trạm kiểm soát Can Le Chiếm.

       Điều 3:

        Sáu tổng của huyện Cần Lê được miễn mọi thứ thuế, nhưng các tổng này phải dọn cây và sửa chữa đường Kratié từ Chân Thành đến Prech Chrion ba năm một lần.

        Thời điểm tiến hành các công việc trên là vào các tháng 2, 8 và 11.

        Việc bảo dưỡng các cầu, các công trình nghệ thuật và các công việc bảo dưỡng đòi hỏi người có tay nghề sẽ do chính quyền tiến hành và các chi phí được lấy vào kinh phí bảo dưỡng đường Thủ Dầu Một đi Kratié.

       Điều 4:

        Tổng Thư ký phụ trách việc thực hiện nghị định này.

Sài Gòn, ngày 26 tháng 7 năm 1893        
PHÓ THỐNG ĐỐC, F. FOURES            

        7. Biên bản của Uỷ ban phụ trách đưa lên thực địa đường biên giới giữa các tỉnh Hà Tiên và Kampot, ngày 15-6-18962
        Theo Nghị định của ông Toàn quyền ngày 6-5-1896, một uỷ ban gồm có các ông:

        Pallier, Phó Công sứ: Chủ tịch

        Charrin, quan cai trị: Uỷ viên

        Guchard, trắc địa viên: Uỷ viên

        Bornet, trắc địa viên: Uỷ viên

        Đã họp ngày 8 tháng 6 ở Ton Hon (Campuchia) để vạch trên thực địa đường biên giới giữa các tỉnh Hà Tiên và Kampot như đã được thể hiện trên bản đồ chính thức do uỷ ban hoạch định Nam Kỳ và Campuchia lập năm 1876 và khôi phục vị trí cũ của các cột mốc biên giới bị mất.

        Uỷ ban tiến hành tìm trong hồ sơ do ngài Phó Thống đốc Nam Kỳ gửi tới qua thư số 531 ngày 29 tháng 5 năm 1896 các tài liệu chính thức và xác thực cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của uỷ ban; thế nhưng uỷ ban nhận thấy rằng hai bản đồ ghi trong hồ sơ dưới các đề mục:

        1. Bản đồ biên giới Campuchia với quận Hà Tiên và một phần quận Châu Đốc.

        2. Bản đồ biên giới giữa các quận Hà Tiên và Châu Đốc không khớp nhau ở đoạn biên giới giữa rạch Giang Thành và biển. Vấn đề đặt ra là trong những điều kiện đó, uỷ ban có thể thực hiện công việc được giao cho hay không.

        Đã đọc đoạn trích biên bản hoạch định giữa Campuchia và quận Hà Tiên ngày 5 tháng 4 năm 1876, văn bản số 1 của hồ sơ. Theo văn bản rất rõ ràng đó thì bản đồ do uỷ ban hoạch định năm 1876 lập là bản đồ ghi trong hồ sơ với số 2 bis và có ghi là "Ranh giới giữa Campuchia và An Nam từ số 55 đến số 124" và uỷ ban xác nhận qua xem xét văn bản của hồ sơ số 4 trên đó trắc địa viên chính Gilly và trắc địa viên Krug đã trắc địa ranh giới được miêu tả trong biên bản hoạch định biên giới Campuchia ngày 5 tháng 4 năm 1876.

        Sau khi giải quyết vấn đề này, uỷ ban đã chia công việc làm hai phần:

        1. Khôi phục ranh giới từ cột mốc số 124 đến rạch Giang Thành,

        2. Từ rạch Giang Thành ra biển ở điểm Hòn Táo.

        Đoạn I

        Từ cột mốc 124 đến rạch Giang Thành

        Về đoạn biên giới này, đường biên giới được xác định ở rạch Cái Dứa và bờ Bắc kênh Vĩnh Tế, và lời văn rất chính xác trong biên bản không để lại một sự nghi ngại nào về vấn đề này. Thực vậy, văn bản đó được hiểu là:

        "Từ điểm hợp lưu của kênh Vĩnh Tế với rạch Cái Dứa, đỉnh của đường ranh giới giữa Campuchia và hai quận Châu Đốc, Hà Tiên đường biên giới đi theo bờ Bắc kênh Vĩnh Tế đến chỗ kênh tiếp nước trong rạch Giang Thành".

        Lưu ý là, trên bản đồ ghi trong hồ sơ là số 2 bis và uỷ ban coi là bản sao của bản phác hoạ gốc lập năm 1876, đường biên giới dường như đi thẳng từ cột mốc 124 đến rạch Giang Thành, nhưng rõ ràng đó chỉ là một sự nhầm lẫn về hoạ đồ mà đáng tiếc là đã có trên một tài liệu quan trọng như vậy.

-------------
1. Công báo Đông Dương thuộc Pháp, số 410, 1893, tr. 742
2. ) (CAOM: INDO/GGI/64387)
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2016, 07:22:40 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #326 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 06:25:52 pm »


        Đoạn II

        Từ rạch Giang Thành đến biển ở điểm Hòn Táo.

        Lời văn của biên bản hoạch định viết:

        "Đường biên giới băng qua rạch và tiếp tục đi theo đường điện thoại đến khi gặp đường thành luỹ xa nhất về phía Bắc và đường thành luỹ đi qua phía Bắc mỏm đá "Mũ Lông". Từ điểm này, đường biên giới đi theo đường thành luỹ đến biển ở điểm Hòn Táo".

        Sơ đồ kèm theo Biên bản ngày 5 tháng 4 năm 1876 cung cấp về hướng đi của đường biên giới các thông tin nghiêm túc nhưng không đủ chính xác. Tuy nhiên, để có thể thực hiện chặt chẽ trên thực địa, trước hết uỷ ban phải tiến hành một cuộc điều tra để tìm xem đường điện thoại nối Hà Tiên - Giang Thành hiện nay có đúng là đường mà năm 1876 được chấp nhận là đường biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia hay không.

        Các thông tin về vấn đề này được nhận từ nhiều nguồn, sau đây là các nguồn chủ yếu:

        1. Tăng Đại An, người trông coi trạm bưu điện và đường điện thoại ở Hà Tiên từ năm 1869 đến 1885, rồi làm lý trưởng Mỹ Đức, làng ở trên tuyến đường điện thoại (Nam Kỳ);

        2. Lý trưởng và các hương chức làng Tiên Khánh (Nam Kỳ), giáp giới Campuchia;

        3. Mesrok Chan của làng Prek Creus (Campuchia) là một trong các quan chức Campuchia, thành viên của uỷ ban hoạch định biên giới năm 1876.

        Cuộc điều tra đã xác định rằng đường điện thoại hiện nay có từ năm 1870 hoặc 1871 và từ thời kỳ đó, đường đó không di chuyển.

        Đúng là trong một báo cáo ngày 29 tháng 8 năm 1895 (số 11 của hồ sơ), ông Chesne đã khẳng định rằng "vị trí của các đoạn đường điện thoại này có thay đổi nhiều lần, đặc biệt là khi có cuộc nổi dậy ở Campuchia năm 1885", nhưng uỷ ban không thể có được tại chỗ sự xác nhận về sự việc này. Có thể hỏi ý kiến ông giám đốc bưu điện nếu cấp trên thấy cần thiết.

        Từ các dữ kiện thu thập tại chỗ, uỷ ban vời sự hiện diện của các hương chức bản xứ hữu quan ở Campuchia cũng như Nam Kỳ đã đi theo đường điện thoại đến điểm mà đường điện thoại gặp đường thành luỹ thứ nhất và đã lập bản đồ kèm theo đây.

        Đường này được đặt trên một bờ đê rất dễ nhìn thấy và là một đường phân giới rõ và bền vững giữa hai nước.

        Từ điểm đường điện thoại gặp thành luỹ thứ nhất, đường biên giới được thể hiện rõ qua một cái rãnh dọc theo đường thành luỹ ở phía Campuchia.

        Trước đây, trên đường này không có một cột mốc biên giới nào; tuy nhiên, uỷ ban thấy cần đặt ba mốc ở các điểm sau:

        1. Ở hữu ngạn rạch Giang Thành và đối diện với điểm tiếp nước của kênh Vĩnh Tế;

        2. Ở điểm đường điện thoại gặp đường thành luỹ thứ nhất;

        3. Ở chân núi Tiêu Tao trên đường thành lũy.

        Các mốc đặt này chất lượng rất tồi, vì vậy uỷ ban cho là nên thay thế các cột mốc đó bằng các cột mốc bằng đá hay bằng gạch xây dựng vào mùa khô tới.

        Để làm bằng, đã lập biên bản này làm hai bản để phục vụ nhà đương cục. Hai bản đồ giống nhau về đoạn biên giới giữa rạch Giang Thành và biển có chữ ký của các thành viên của uỷ ban được đính theo biên bản.

        Làm tại Hà Tiên ngày 15 tháng 6 năm 1876
       
Chủ tịch ký                                                       Các uỷ viên Uỷ ban ký
  PALLIER                                                                       CHARRIN
GUICHARD
    BORNET      
   
    Đã xem và duyệt                                          Khâm sử ở Campuchia
Quyền Phó Thống đốc                                                   
        Đã ký                                                                  Đã ký

     SANDRET      

       

       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #327 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 07:25:10 pm »


        8. Biên bản cắm mốc giữa các đường biên giói Hà Tiên và Kampot, ngày 20-01-18971

        Ngày 12 tháng 1 và các ngày tiếp năm 1897, Uỷ ban cắm mốc đường biên giới Hà Tiên và Kampot gồm có các ông:

        Pallier, Phó Công sứ hạng nhất, Chủ tịch

        Charrin, Quan cai trị hạng tư, uỷ viên

        Guichard, trắc địa viên hạng nhất, uỷ viên

        Bornet, trắc địa viên hạng ba, uỷ viên

        Đã tiến hành cắm mốc đường biên giới trên theo đúng nghị định của ngài Toàn quyền ngày 5-11-1896.

        Sau khi xem xét thực địa thì thấy rằng số 21 mốc mà ông quan cai trị Hà Tiên đề nghị có thể giảm xuống 11.

        Các vị trí đặt cột mốc là:

        Mốc số 1 ở điểm tiếp nước của kênh Vĩnh Tế ở bờ Bắc rạch Giang Thành;

        Mốc số 2 ở điểm tiếp xúc giữa đường Giang Thành và đường cái quan ở cách cột mốc số 1 khoảng 1.250 mét;

        Mốc số 3 ở trên đường Giang Thành ở cách mốc số 2 khoảng 2.936 mét;

        Mốc số 4 ở chỗ đường Giang Thành và rạch Tra Hung (hữu ngạn) gặp nhau;

        Mốc số 5 ở trên đường Giang Thành cách mốc số khoảng 2.240 mét;

        Mốc số 6 ở trên đường Giang Thành cách mốc số 5 khoảng 1.880 mét;

        Mốc số 7 ở khuỷu đường Giang Thành, cách mốc số 6 khoảng 1.540 mét;

        Mốc số 8 ở điểm đường Giang Thành và rạch Cát (hữu ngạn) gặp nhau, cách mốc số 7 khoảng 1.520 mét;

        Mốc số 9 ở trên đường Giang Thành cách mốc số 8 khoảng 1.116 mét;

        Mốc số 10 ở điểm đường Giang Thành và đường lũy xa nhất về phía Bắc gặp nhau;

        Mốc số 11 ở đường lũy Hà Tiên xa nhất về phía Bắc ở phân núi và cách Vinh khoảng 470 mét;

        Như vậy, ranh giới các tỉnh Hà Tiên và Kampot xuất phát từ mốc số 11 đi qua liên tiếp các mốc 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11. Đường điện thoại cũ và đường thành lũy ở tất cả đường bao quanh như được miêu tả trong biên bản của uỷ ban ngày 8 tháng 6 năm 1896 phụ trách áp dụng lên thực địa bản phác hoạ và biên bản của uỷ ban hoạch định năm 1876 theo đúng nghị định của Phủ Toàn quyền ngày 6 tháng 5 năm 1896.

        Việc làm các mốc đòi hỏi một thời gian, uỷ ban sau khi đào 26 và đặt các cọc ở các vị trí của các nước đã quyết định giao việc điều khiển công việc này cho ông quan cai trị Hà Tiên, uỷ viên của uỷ ban.

        Làm hai bản ở Hà Tiên ngày 20-01-1897, một bản cho phủ Thống đốc Nam Kỳ và một bản cho Cơ quan bảo hộ Campuchia.

-----------
1. CAOM:INDO/GGI/64387, văn bản số 14
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #328 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 07:29:40 pm »

    
        9. Thư của Thống sứ Campuchia gửi Toàn quyền Đông Dương về biên giới giữa Campuchia và Nam Kỳ, ngày 9-6-18981

        Thưa ông Toàn quyền,

        Ông đã vui lòng chuyển cho tôi vào ngày 3 vừa qua, một báo cáo số 22 của ông Trưởng phòng Địa bạ Nam Kỳ liên quan đến một tranh chấp biên giới mới phát sinh gần đây giữa các ông tỉnh trưởng Tây Ninh và Svay Riêng về vấn đề vị trí cột mốc ranh giới 21.

        Vì uỷ ban hỗn hợp được cử theo nghị định ngày 14 tháng 02 năm 1898 để giải quyết tại chỗ bất đồng đã không đi đến một thoả thuận, ông Bertaux sau khi nghiên cứu những tư liệu khác nhau có liên quan, đã đưa ra những kết luận mà ông trung tướng, Thống đốc Nam Kỳ đã tán thành không điều kiện, nhưng tiếc rằng tôi lại không thể tán thành như vậy.

        Ngoài ra, tôi có vinh dự trình bày với ông cách nhìn nhận của tôi về vấn đề này, thành hai phần như sau.

       1. Ranh giới giữa Nam Kỳ và Campuchia giữa rạch Nàng Dinh đến cột 21.

        Hai thành viên Pháp do chính quyền Bảo hộ cử tham gia uỷ ban hỗn hợp đã đánh giá rằng ranh giới xuất phát từ xóm Tanong theo đường thẳng đến cột 21, trong khi đó các thành viên do Nam Kỳ cử ra lại khẳng định ranh giới đó phải chạy dọc theo rạch cầu Thóc Nóc từ chỗ rạch này hợp lưu với rạch Nàng Dinh đến điểm B theo hướng Bắc Nam, sau đó đột ngột chạy ngược lên hướng Đông Bắc đến khi gặp cột 21 (xem bình đồ đã được lập trái ngược nhau tại chỗ của các cán bộ vẽ địa hình Duruway và Girardin, bản E của hồ sơ). Về phần mình, ông Bertaux sau khi nhận thấy biên bản hoạch định và bản đồ kèm theo eo vẻ mâu thuẫn nhau vẫn cho rằng "có khả năng tuyệt đối" ranh giới chạy dọc theo rạch cầu Thóc Nóc".

        Về việc này, tôi chỉ đưa ra nhận xét là nếu quả thực rạch cầu Thóc Nóc đã được chấp thuận làm ranh giới, uỷ ban phân định ranh giới năm 1872 đã không quên nêu điều đó và các thành viên của uỷ ban chắc có ý kiến đặt mốc 21 ở đỉnh góc biên giới tạo thành, nghĩa là ở điểm B chứ không phải ở một phần ba đoạn theo đường thẳng nằm giữa điểm B đó và mốc N°35 xem bản B). Cũng trái với quan điểm ông Bertaux đưa ra, tôi cho rằng khi uỷ ban viết "Ranh giới đi theo đường từ Thum Đông đến Tanong", tất nhiên uỷ ban muốn chỉ ra khu dân cư có tên như trên chứ không phải một điểm giả thiết nằm cách xóm đó 300 mét hay 400 mét. Cuối cùng, tôi đã xem xét kỹ bản đồ do ủy ban hoạch định ranh giới lập mà không thể phát hiện ra dấu vết của rạch cầu Thóc Nóc mà ông Bertaux có vẻ đã thấy ở đó. Bản đồ cho tôi thấy một cách đơn giản là cột 21 đã được đặt ở một đỉnh góe và cung cấp thêm một luận cứ hỗ trợ luận điểm của các ông Galloy và Girardin. Vì vậy cùng với các ông này tôi kết luận là ranh giới chạy theo đường thẳng từ xóm Tanong đến cột 21.

        Điểm đó xác định xong, tôi phải nói thêm rằng mặc dầu tôi muốn chứng minh các quyền tuyệt đối của chính quyền bảo hộ đối với việc sở hữu vùng tranh chấp, nhưng tôi cũng không cho rằng nên chống lại các yêu sách của Nam Kỳ bằng một việc bác bỏ không thể khắc phục. Vì các quan cai trị Tây Ninh đã nhượng cho những người ghi tên đăng ký tại tỉnh của họ phần lớn các vùng đất có thể canh tác trong vùng đó, tôi thấy không có trở ngại gì trong việc hợp thức hoá quyền sở hữu trong thực tế, do đó tôi đề xuất đẩy biên giới vào phía trong Campuchia theo đường A. C. B, tin chắc rằng một giải pháp như vậy có lợi nhất vì nó xoá bỏ được mọi lý do xung đột tại điểm nói trên của biên giới.

        2. Vùng bảo lưu trên hai bờ rạch Nàng Dinh.

        Biên bản của uỷ ban hoạch định .ranh giới giữa Nam Kỳ và Campuchia năm 1872 ghi như sau: “Vì hai bờ rạch Nàng dinh được bảo lưu trên chiều rộng 100 mét đến Cumi... (...), hai bờ đó của rạch Nam - Grin đến cách Cumi 1.200 mét từ Tây Nam Tanong do người An Nam chiếm, là thuộc Pháp và là một phần của lãnh thổ Pháp trên một chiều rộng 100 mét và đến Cumi".

        Tất nhiên, căn cứ vào mấy dòng nói trên, Chính phủ Nam Kỳ đã quyết định vào năm 1872 bảo lưu - như chính phủ này đã làm giữa các cột 16 và 20 từ Kompong Kasang đi Long Phủi, toàn bộ chiều dài bờ phải rạch Cái Cậy - quyền ra vào tự do một nhánh sông ăn rất sâu vào giữa lãnh thổ Campuchia nhằm kiểm soát dễ dàng nhánh sông đó; nhưng, nếu giữa Kompong Kasang và long Phu, Nam Kỳ xưa nay vẫn thi hành các quyền của mình, thì ngược lại đến nay họ chưa bao giờ đòi có các quyền trên bờ rạch Nàng Dinh: các thôn xóm mọc trên hai bờ rạch này, từ Tanong đến Cumi, đều thuộc quyền Công sứ Svay Rieng và trả thuế cho Svay Rieng.

        Hiện nay, sự đô hộ của chúng ta đã vững chắc ở Campuchia và việc thành lập các toà Công sứ mới cho phép chính quyền bảo hộ bảo đảm việc kiểm soát hữu hiệu vương quốc này và chỉ đạo chính quyền của vương quốc từng chi tiết nhỏ nhất, nên hai bên biên giới có thể coi như trong thực tế là của Pháp, vì vậy không nên chọn thời điểm này để đưa ra một đòi hỏi chỉ các lý do đơn thuần chính trị mà có thể biện minh.

        Nếu cứu xét thấy thuận lợi, chúng tôi sẽ tạo ra ở hai bên rạch Nàng Dinh một vùng đất hẹp ăn sâu vào và cắt lọt Svay Rieng từ Tây sang Đông và cách phía Bắc tỉnh lỵ hành chính của Svay Rieng không đầy 25 km thành hai đoạn riêng. Vùng đất lọt giữa đó quá xa Tây Ninh nên nhà chức trách tỉnh này không thể kiểm soát hữu hiệu, không lâu sẽ trở thành nơi trú ngụ thực sự của tất cả các tên lưu manh trong vùng và sẽ là một nguồn xung đột thường xuyên giữa chính quyền Campuchia và Nam Kỳ.

        Việc hình thành một vùng lọt giữa như vậy vào lúc này chỉ có những bất tiện mà không thể biện minh lấy lý do nhân đạo đặt một nhóm người An Nam định cư ở Nàng Dinh và Souvrong dưới sự bảo vệ của luật nước Pháp vì thoả ước ngày 11 tháng 7 vừa qua khiến họ hoàn toàn không thuộc quyền các quan chức Campuchia.

        Đó là, thưa ông Toàn quyền, tinh thần theo quan điểm của tôi, hai vấn đề đã được nêu ra. Do tình hình chính trị hiện nay, các hoạt động hoạch định ranh giới giữa Nam Kỳ và Campuchia, theo tôi, phải nhằm mục đích chủ yếu là tạo thuận lợi cho việc cai trị tốt hai nước, mà trong trường hợp này, biện pháp tốt nhất để đạt được kết quả đó là chấp thuận một đường biên giới càng rõ ràng, càng dễ nhận biết càng tốt.

        Theo đúng trình tự suy nghĩ đó, tôi có vinh dự đề xuất việc chấp thuận đường biên giới xác định bằng các điểm F.A.C.B (Bản đồ B); Campuchia sẽ bỏ để giao eho Nam, Kỳ vùng nằm giữa Trong và rạch Cầu Thóc Nóc; ngoài ra không tạo ra vùng đất lọt giữa nào trên các bờ rạch Nàng Dinh2.

        Trong trường hợp ông trung tướng Thống đốc Nam Kỳ vui lòng tán thành quan điểm của tôi, các mốc có thể được xây ở các điểm A và B của biên giới mới.
        
Xin vui lòng.

Đã ký    

DUCOS  
--------------
1. CAOM, hồ sơ 64388
2. ở bên lề đoạn này, có câu viết bằng bút chì: "Đối với tôi dường như kiến nghị nên được chấp thuận. Trong mọi trường hợp nó tỏ ra hoàn toàn hợp lý"
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #329 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2016, 07:41:46 pm »


        10. Thư của Phó Thống đốc Nam Kỳ gửi ông Toàn quyền Đông Dương, ngày 5-9-18981

        Kính gửi ông Toàn quyền,

        Qua thư ngày 18 tháng 6 vừa qua, số 38, có ghi "Phòng Chính trị", để thông báo, ông đã gửi tôi về sự phản đối phát sinh giữa Campuchia và Nam Kỳ về hoạch định ranh giới mà theo đó vị quan chức cao cấp nói trên đề xuất một giải pháp nếu chấp thuận sẽ tạo thuận lợi cho việc tiến hành kiểm soát các lãnh thổ tương ứng của chúng tôi. Đồng thời, ông đã yêu cầu tôi xem xét trở ngại gì nếu chấp thuận đường do ông Ducos đưa ra.

        Phúc đáp thông báo, tôi có vinh dự để ông biết, sau khi xem xét vấn đề lần thứ hai, tôi tán thành các kiến nghị của ông Khâm sứ Campuchia.

Đã ký   
PICANON

        11. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương sáp nhập tỉnh Stung - Treng (Lào) vào lãnh thổ Campuchia, ngày 6-12-19042

        Toàn quyền Đông Dương, huân chương Bắc đẩu bội tinh, chiếu ' theo sắc lệnh ngày 21-4-1891;

        Chiểu theo ý kiến cố vấn của Thượng Hội đồng Đông Dương trong phiên họp ngày 27-8-1904;

        Sau khi nghe Uỷ ban thường trực Thượng Hội đồng Đông Dương,

       
QUYẾT ĐỊNH

        Điều 1:

        Sáp nhập vào Campuchia tỉnh Stung Treng, hiện nay thuộc Lào, trừ một phần nằm ở bờ phải sông N. Thamm (Bản đồ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương, xuất bản tháng 4 năm 1903) được đặt dưới quyền cai trị và chính trị của Trung Kỳ.

        Điều 2:

        Vùng Sien Pang, với các ranh giới phía Đông và phía Bắc tô màu vàng trên bản đồ 1/300.000 kèm theo nghị định này, nay tách ra khỏi tỉnh Phong (Lào) và sáp nhập lại vào lãnh thổ tỉnh Stung Treng.

        Điều 3:

        Các ông Thống sứ Trung Kỳ, Campuchia và Lào sẽ cùng nhau xác định một đề án giải quyết liên quan đến việc phân định ranh giới trên thực địa các vùng hữu quan.

        Điều 4:

        Ông Chánh Văn phòng Đông Dương, các ông Thống sứ Trung Kỳ Campuchia và Lào, phịu trách nhiệm mỗi người theo phần việc của mình, thực hiện nghị định này.
 
T
OÀN QUYỀN, BREAU             
CHÁNH VĂN PHÒNG ĐÔNG DƯƠNG, BRONI

        12. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương về các ranh giới của đơn vị hành chính Đắc Lắc, ngày 4-7-19053

        Cơ quan Văn phòng Đông Dương

        Báo cáo gửi ông Toàn quyền

        Hà Nội, ngày 4 tháng 7 năm 1905

        Trong dịp xem xét chương trình chuyển đổi lãnh thổ do chính quyền đề xuất, Thượng Hội đồng Đông Dương, trong phiên họp ngày 2 7 tháng 8 năm 1904 đã tán thành nguyên tắc sáp nhập vào Trung Kỳ và phân chia thành hai khu vực tự trị vùng núi, mặc dầu về mặt địa lý tạo thành vùng sâu của các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, từ năm 1899 vẫn được đặt dưới quyền chỉ đạo chính trị và hành chính của Thống sứ Lào.

        Ngày 22-11-1904, đã có một sắc lệnh theo đó phần phía Nam của lãnh thổ nói trên nghĩa là tỉnh đaclac của Lào được trả cho Trung Kỳ.

        Còn về phần phía Bắc, trước khi có quyết định, cần nghiên cứu thực địa và tình hình các bộ tộc khác nhau. Thực vậy, việc xác định ranh giới chính xác cho tổ chức hành chính mới không quan trọng bằng việc tập hợp các dân tộc cùng họ vào một vùng duy nhất. Nhưng, trong tình hình hiện nay, các thôn liên tục di chuyển. Do đó, cần sử dụng một công thức đặc biệt để xác định độ vững chắc của tỉnh cần tổ chức.

        Ngoài ra, viên chức có trách nhiệm chỉ đạo tỉnh phải chuẩn bị, có sự đồng ý của các trưởng các vùng Lào và Trung Kỳ chung cho hai bên, mô tả chính xác hơn việc cắm mốc phân giới có tính đến khả năng cố định nơi sinh sống của các bộ lạc miền núi khi sau này các bộ lạc này chịu ảnh hưởng của uy quyền của mình và sẽ cảm thấy được các lực lượng cảnh sát dưới quyền ông ta bảo vệ thực sự: tỉnh lỵ có thể tạm thời đặt ở thôn Giarai Pleidan Derr, như Khâm sứ Trung Kỳ nêu ra vì hội đủ các điều kiện cần thiết về địa lý và y tế.

        Nếu ông Toàn quyền tán thành quan điểm này, sau khi có sự xem xét của Ban Thường trực thượng hội đồng, ký tên vào dự thảo nghị định kèm theo, khi biên soạn tôi đã có sự đồng ý của các ông Khâm sứ Trung Kỳ và Thống sứ Lào.

        Thừa uỷ quyền Chánh văn phòng

        Trưởng phòng Hành chính, Destenay

        Quyền Toàn quyền Đông Dương, huân chương Bắc Đẩu bội tinh,

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 21-4-1891;

        Chiếu theo cuộc thảo luận của thượng Hội đồng Đông Dương, ngày 28-8-1904;

        Theo kiến nghị của các ông Khâm sứ ở Trung Kỳ và Thống sứ ở Lào và ý kiến nhất trí của ông Chánh Văn phòng Đông Dương;

        Sau khi nghe ý kiến của Ban Thường trực Thượng Hội đồng,

       
QUYẾT ĐỊNH

        Điều 1:

        Vùng núi gồm các lãnh thổ di chuyển và các diện tích phân tách các bộ lạc Sedang, Halang, Rognas, Ban, Giarai và các tiểu nhóm cùng họ, được nhập lại vào lãnh thổ Trung Kỳ và tạo thành một tỉnh tự trị.

        Điều 2:

        Tỉnh lỵ hành chính của khu đó là thôn Gia Rai Pleikan Derr cho đến khi có lệnh mới.

        Điều 3:

        Ông Chánh Văn phòng và các ông Khâm sứ ở Trung Kỳ và Thống sứ ở Lào chịu trách nhiệm, mỗi người về phần việc của mình, thực hiện nghị định này.

Hà Nội, ngày 4 tháng 7 năm 1905           
BRONI                               
THỪA UỶ QUYỀN CHÁNH VĂN PHÒNG ĐÔNG DƯƠNG
TRƯỞNG PHÒNG HÀNH CHÍNH: DESTENAY       
KHÂM SỨ TRUNG KỲ: MOULLE               
THỐNG SỨ LÀO: MAHE                   

-------------
1. CAOM, INDO/64388 (bản 6)
2. CAOM,INDO/HCC/33
3. Công báo Đông Dương, 1905, tr 911; CAOM. BIB/AOM/50061/1905.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM