Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: quansuvn trong 27 Tháng Hai, 2011, 07:26:02 am



Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: quansuvn trong 27 Tháng Hai, 2011, 07:26:02 am

(https://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=31677.0;attach=23281;image)

Tác giả: Trương Như Vương - Hoàng Ngọc Sơn - Trịnh Xuân Hạnh
Nhà xuất bản: Công an Nhân dân
Năm xuất bản: 2007
Số hoá: ptlinh, quansuvn, dungnuocgiunuoc


LỜI GIỚI THIỆU


Đối với mọi quốc gia sự toàn vẹn lãnh thổ và biên giới là rất thiêng liêng. Do biên thiên của các nhân tố lịch sử, chính trị và thiên nhiên, vấn đề biên giới luôn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp và nhạy cảm.


Nước ta có đường biên giới trên đất liền với 3 quốc gia là Trung Quốc, Lào và Campuchia. Đường biên giới đó hình thành trong suốt chiều dài lịch sử từ thời Văn Lang cho tới ngày nay và trải qua không ít biến động.


Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành mối quan tâm lớn lao và sâu sắc tới vấn đề biên giới, vừa nhằm giữ vững biên cương và sự toàn vẹn lãnh thổ do bao đời ông cha ta gây dựng nên, vừa bảo toàn và tích cực chủ động giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng, biến đường biên giới quốc gia thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác.


Tuy nhiên, không ít người chưa hiểu rõ, thậm chí hiểu sai vấn đề biên giới, trong khi các thế lực thù địch trong và ngoài nước lại tìm mọi cách xuyên tạc sự thật lịch sử biên giới nước ta.


Cuốn sách "Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng” do TS. Trương Như Vương, Viện trưởng Viện Chiên lược và Khoa học Công an và nhóm cộng sự đã giới thiệu một cách hệ thống những vấn đề cơ bản về lịch sử hình thành đất nước, lịch sử đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia trong quá khứ và hiện tại; góp phần làm rõ và khẳng định cơ sở pháp lý và lịch sử biên giới và chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Đây là tài liệu rất quý giá và bổ ích cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý, các nhà nghiên cứu và tất cả nhũng ai quan tâm tới vấn đề hệ trọng này.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.


Hà Nội, ngày 20.5.2007

(http://img145.imageshack.us/img145/6793/chukyw.th.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: quansuvn trong 27 Tháng Hai, 2011, 07:26:47 am
LỜI TÁC GIẢ


Quốc gia hình thành bởi ba thành tố cơ bản là "Lãnh thổ, Nhà nước và Dân cư”. Trong đó, yếu tố biên giới - lãnh thổ là nền tảng đầu tiên. Bản chất vấn đề biên giới - lãnh thổ là hệ trọng và hết sức nhạy cảm, việc bảo vệ sự toàn vẹn biên giới - lãnh thổ luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc.


Trong tiếng Việt, lãnh thổ là một danh từ, có nghĩa "đất đai thuộc chủ quyền của một nước". Với vị trí địa lý của mình, Việt Nam có lãnh thổ bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời" kể cả lòng đất của đất liền, của các hải đảo, đáy và lòng đất dưới đáy vùng biển như quy định trong Điều 1 Hiên pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.


Phạm vi chủ quyền lãnh thổ quốc gia gắn liền với đường biên giới quốc gia. Về mặt địa lý, biên giới của một quốc gia là đường và mặt thẳng đứng đi qua đường xác đinh phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Trên phương diện pháp luật, biên giới quốc gia là "hàng rào pháp lý" xác đinh giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng biển, vùng trời và lòng đất thuộc chủ quyền quốc gia. Biên giới quốc gia là nơi phân chia chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia với quốc gia khác và /hoặc với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đó. Nói một cách khác, biên giới quốc gia chính là giới hạn ngăn cách lãnh thổ của quốc gia này với quốc gia khác và ngăn cách lãnh hải với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.


Việt Nam có chung đường biên giới trên đất liền với ba nước là Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia với tổng cộng chiều dài khoang 4.610 km (trong đó với Trung Quốc là 1.406 km, với Lào là 2.067 km, với Campuchia là 1.137 km). Là quốc gia có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và các nước láng giềng cũng trải qua nhiều biến cố thăng trầm. Quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta gắn liền với cuộc đấu tranh giữ gìn biên cương của Tổ quốc qua nhiều thế hệ.


Vấn đề cương vực - biên giới lãnh thổ Việt Nam đã được ghi chép từ lâu đời trong các sử liệu, được đề cập rộng rãi trong các công trình nghiên cứu của tập thể hoặc cá nhân trong và ngoài nước, được việt thành sách, được đăng tai trên thông tin đại chúng, được thể hiện trong giáo trình giảng dạy và sách học lịch sử của trung học... Về đại thể, đã có cả một lượng thông tin rất đồ sộ về vấn đề này, nhưng chưa được tổng hợp thành một tài liệu chuyên biệt.


Từ tình hình trên, chúng tôi tập hợp những thông tin chủ yếu trong một tập sách chuyên khảo về biên giới lãnh thổ Việt Nam từ khởi thuỷ đến cuối năm 2005. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích trong việc tra cứu, tham khảo của các nhà hoạch định chính sách về vấn đề biên giới, lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng.


Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng vì khả năng có hạn và gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện nên chắc chắn công trình này còn nhiều khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý quý báu của bạn đọc để lần tái bản sẽ được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2007.
TM. Tập thể tác giả
TRƯƠNG NHƯ VƯƠNG


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: quansuvn trong 27 Tháng Hai, 2011, 07:27:58 am
CÙNG BẠN ĐỌC


Vấn đề biên giới là rất thiêng liêng và nhạy cảm đôi với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong lịch sử, khái niệm biên giới xuất hiện rất sớm và chúng ta cũng nghe nói rất nhiều đến vấn đề biên cương, biên giới. Gần đây trong kháng chiến và sau kháng chiến danh từ biên giới được dùng khá phổ biến. Sự hiểu biết phổ biến về biên giới là nơi giáp giới giữa hai quốc gia.


Sự thật khái niệm biên giới là khái niệm xuất hiện khá sớm trong lịch sử hình thành xã hội loài người.

Nói về thời đại dã man của loài người, Ănghen viết: "dân cư sống hết sức thưa thớt, chỉ ở những nơi cư trú của bộ lạc mới có đông người hơn, chung quanh nơi đó thì trước hết là một đất đai rộng dùng làm nơi săn bắn, rồi đến miền rừng bảo hộ không thuộc về bộ lạc nào (schurzwald) và làm cho bộ lạc đó cách biệt với các bộ lạc khác"(1) (F.ENGHEN, "Nguồn gốc gia đình - XII", Thời đại dã man và thời đại văn minh). Miền rừng bảo hộ tuy không thuộc bộ lạc nào, nhưng làm cho một bộ lạc cách biệt với các bộ lạc khác - đó là khái niệm đầu tiên về biên giới vùng. Khi các quốc gia xuất hiện cũng là lúc xuất hiện phạm vi chủ quyền của các quốc gia, dân tộc nhưng buổi ban đầu biên giới chưa phải là thành tuyến dứt khoát, rõ ràng mà là một vùng lãnh thổ. Tất nhiên những bộ lạc lưu động luôn luôn di chuyển, không có khái niệm về biên giới. Đối với Thành Cát Tư Hãn không có khái niệm biên giới. Đế chế La Mã quan niệm trước mắt chỉ có Limes, nghĩa là điểm dừng chân vì La Mã luôn đưa quân đi đánh chiếm các nước, không có đường biên giới.


Cái mà la Mã thời xưa gọi là giới hạn "Limes" là toàn bộ vùng biên giới cách biệt La Mã với thế giới dã man, khu vực đó vừa là giới hạn của sự canh phòng vừa là một hệ thống bảo vệ vì mục đích quân sự và đến thế kỷ thứ III nó có chiều dài khoảng 9.000 km.


Trong lịch sử các nước phương Đông có quan niệm biên giới giống như các nước phương Tây, họ cũng quan niệm biên giới là một vùng, dọc vùng đó lập thành những ải để kiểm soát người vào nước mình. Theo lịch sử Trung Quốc, nhà Chu có một hệ thống cửa ải như vậy và một phong hoả dài để đốt lửa lên nhằm mục đích báo cho các nước chư hầu đem quân đến cứu thiên tử khi có giặc ngoại xâm. Lịch sử Trung Quốc còn ghi chuyện thiên tử nhà Chu là U Vương đã đốt lửa phong hoả dài theo yêu cầu của nàng Ba Tự.


Mãi đến đời hoàng đế Charlemagne nước Pháp mới bắt đầu thực hiện biên giới tuyến. Sau khi Charlemagne chết, ba con trai của ông chia nhau đế quốc của Charlemegne khi đó bao gồm cả một phần lãnh thổ Đức, Ý, Bỉ, Thuỵ Sĩ. Các con của Charlemegne phải huy động 120 nhà địa lý để chia gia tài của Charlemegne cho đúng.


Năm 1807, sau trận thắng Friedlen, Napoleon gặp Sa Hoàng Nicolas đệ nhất trên sông Niemen (thuộc Đông Phổ thời bấy giờ) trên một chiếc bè. Để bảo đảm chủ quyền mỗi bên, chuyên gia hai bên phải căng một sợi dây ngang sông và coi là biên giới giữa hai bên.


Biên giới là một sáng tạo pháp lý để ngăn cách chủ quyền hai bên. Vì biên giới gắn liền với vấn đề lãnh thổ nên có tính chất thiêng liêng.

Theo quan niệm được chấp nhận rộng rãi ngày nay, lãnh thổ là một mảnh của mặt địa cầu trong đó có một hệ thống pháp quy có thể được vận dụng. Nói cách khác lãnh thổ là một danh nghĩa thẩm quyền làm cơ sở cho hành động của nhà nước. Do quan niệm lãnh thổ như thế các nhà nước đều có quan điểm về biên giới và vấn đề toàn vẹn lãnh thổ. Hiệp định Geneve năm 1954 về Đông Dương đã quy định toàn vẹn lãnh thổ là một quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam. Hiến chương Liên hợp quốc cũng đã quy định các nước phải tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nước khác.


Sự toàn vẹn lãnh thổ là một nhân tố hoà bình bao gồm sự lên án mọi sự xâm lược. Từ yêu cầu bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp đã đề ra nguyên tắc biên giới bất khả xâm phạm (intangibilite frontieres). Vấn đề này quan trọng đến mức các luật gia phương Tây tranh cãi nên dùng từ bất khả xâm phạm (inviolabilite) hay từ bất khả động đến (intangibilite). Ta dùng một từ bất khả xâm phạm (inviolabilite) cũng đủ nghĩa. Qua tiến trình lịch sử cũng đã chứng minh năm 1846 tướng người nước Êquatơ Flores đang chuẩn bị một cuộc xuất quân lớn tại Tây Ban Nha nhằm lập ra một vương quốc lớn để đưa một ông hoàng Tây Ban Nha lên. Các quốc gia thuộc Tây Ban Nha ở Mỹ thấy nền độc lập của họ bị uy hiếp nên họp nhau lại tại Lima để ký một hiệp ước quy định lãnh thổ của họ là bất khả xâm phạm. Do sự tuyên bố long trọng đó về toàn vẹn lãnh thổ mà họ phá được âm mưu của Flores. Nhằm bảo vệ nền độc lập của mình, các nước Nam Mỹ năm 1865 lại ký hai công ước: (1) Công ước thứ nhất về liên minh phòng ngự, trong đó nhấn mạnh nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ và sự bất khả xâm phạm của biên giới; (2) Công ước thứ hai về việc giữ gìn hoà bình.


Nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ và tính bất khả xâm phạm của biên giới càng về sau càng được các châu lục khác chấp nhận như Hiến chương của Tổ chức thống nhất châu Phi (OVA) hay Thông cáo cuối cùng của hội nghị Á Phi ở Băngđung, Hiệp ước Bali của tổ chức ASEAN.


Định ước cuối cùng của Hội nghị Helsinski năm 1975 về an ninh và hợp tác ở châu Âu cũng nêu nguyên tắc bất khả xâm phạm của các biên giới và nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.


Như vậy nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ, tính bất khả xâm phạm lãnh thổ, bất khả xâm phạm biên giới gắn liền với nhau để bảo đảm an ninh lãnh thổ và ổn định biên giới cho mỗi quốc gia, dân tộc.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: quansuvn trong 27 Tháng Hai, 2011, 07:28:41 am
Biên giới chiến lược và không gian sinh tồn

Giữa các năm 1933 và 1945 tại nước Đức quốc xã (Reich thứ III) các luật gia đức đưa ra một học thuyết mới gọi là thuyết không gian sinh tồn (LEBENSTRAUM). Các luật gia quốc xã giải thích là một khoảng không gian mà một dân tộc có thể giành để đảm bảo mọi lúc duy trì và phát triển sự sinh tồn của dân tộc đó. Các luật gia quốc xã cố chứng minh rằng đó là một quan niệm pháp lý giải thích khái niệm lãnh thổ. Sự thật đó là một học thuyết chính trị. Giới luật gia châu Âu khi đó không chấp nhận đó là một quan điểm pháp lý về lãnh thổ. Nhưng Hitler đã địa học thuyết đó vào các hiệp ước ký với các nước. Trong Hiệp ước Đức - Ý ngày 23-9-1939, hai nước ghi "quyết định tương lai sẽ sát cánh bên nhau và với lực lượng liên kết của họ can thiệp để bảo đảm không gian sinh tồn của hai nước và duy trì hoà bình". Hiệp ước Đức - Ý - Nhật ngày 27-9-1930 ghi "việc mỗi quốc gia giành được không gian sinh tồn mà họ có quyền được hưởng" là điều kiện đầu tiên của một nền hoà bình bền vững. Thuyết không gian sinh tồn trộn lẫn khái niệm không gian và khái niệm lãnh thổ là một sự đe doạ thường trực của bọn bành trướng lãnh thổ Đức - Ý vì Hitler đòi các lãnh thổ ở Trung Âu và Đông Âu, còn Mussolini đòi Địa Trung Hải là biển nội thuỷ của nước Ý, Nhật Bản tăng cường xâm lược Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Người ta hiểu vì sao các luật gia trên thế giới đều bác bỏ thuyết không gian sinh tồn.


Người ta ngạc nhiên và phẫn nộ thấy các học giả Trung Quốc nửa thế kỷ sau lại nêu lại và phát triển học thuyết đó của các bành trướng Đức, ý. Trong số báo Giải phóng quân Trung Quốc ra ngày 13-4-1987, Từ Quang Dụ có đăng bài "Theo đuổi biên giới chiến lược không gian ba mặt hợp lý" trong đó ông ta nói biên giới địa lý lấy lãnh thổ, lãnh hải, lãnh không được quốc tế công nhận làm chuẩn, còn biên giới chiến lược không chịu sự giới hạn của lãnh thổ, lãnh hải, lãnh không. Biên giới chiến lược quyết định không gian sinh tồn của một dân tộc, một quốc gia, cho nên cần tìm mọi cánh để đẩy chiến trường từ biên giới địa lý ra biên giới chiến lược. Ông Từ Quang Dụ viết "các nước bành trướng theo đuổi biên giới chiến lược mang tính chất xâm lược khu vực. Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa yêu chuộng hoà bình. Trung Quốc theo đuổi biên giới chiến lược ba mặt hợp lý, tranh thủ không gian an toàn và phát triển cái đó không phải là bành trướng bá quyền biên giới địa lý, cũng không phải là biên giới bành trướng xâm lược mà những bọn theo chủ nghĩa bành trướng bá quyền thi hành". Nhưng ông lại viết thêm "cần phải đẩy... từ biên giới địa lý ra biên giới chiến lược". Phải chăng đó là lời giải thích cho việc Trung Quốc hai lần đưa quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam?


Ít lâu sau người hưởng ứng tích cực thuyết biên giới chiến lược của ông Từ Quang Dụ là học giả Thôi Húc Thần, tác giả cuốn sách "Cuộc đấu tranh giành giật biên giới mềm". Ông Thôi khẳng định muốn khống chế và phòng thủ biên giới sinh tồn phải làm cho biên giới sức mạnh lớn hơn biên giới địa lý, phải bảo vệ "đại biên giới", phải dùng "xâm nhập mềm", làm "chiến tranh mềm" và khẳng định phải thắng trong cuộc "chiến tranh không khói này". Phát triển thuyết không gian sinh tồn, ông Thôi đưa ra đề nghị dùng "chiến tranh mềm" "không đánh mà khuất phục được người": Lợi dụng ưu thế kinh tế, khoa học, kỹ thuật nhằm vào lúc đối phương gặp khó khăn mà "nhẹ nhàng" xâm lược "biên giới mềm" của đối phương, rồi theo phương thức vết dầu loang mở rộng biên giới của mình, dần dần làm cho nội bộ đối phương phải thay đổi, bắt đối phương phải dựa vào mình, lặng lẽ biến nước người thành "thuộc địa kinh tể” "thuộc địa tin tức" "thuộc địa văn hoá" "thuộc địa môi trường" của mình, thực sự đạt được mục đích không đánh mà khuất phục được người!


Trong một chương cuối sách, ông thống thiết kêu gọi "Hồn nước ơi, xin hãy trở về”. Đó là hồi kèn xung trận phát động "chiến tranh mềm". Tôi cũng kêu gọi "Người ơi, hãy cảnh giác".


Đây là kiểu bành trướng kinh tế, khoa học, kỹ thuật trong điều kiện Trung Quốc không dùng "chiến tranh cứng", không thích hợp bối cảnh quốc tế hoà bình. Đây cũng là biến tướng tinh vi của thuyết "không gian sinh tồn".


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: quansuvn trong 27 Tháng Hai, 2011, 07:29:50 am
Từ biên giới ngăn cách sang biên giới hợp tác

Trong hàng nghìn năm qua, với chức năng bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền, biên giới kiểm soát việc qua lại, ngăn chặn buôn lậu, di cư, nhập cư trái phép, thật sự là bức tường ngăn cách giữa hai nước. Từ khoảng giữa thế kỷ XX đến nay, sự hợp tác quốc tế được mở rộng, du lịch thành một phong trào giao lưu của hàng trăm triệu người, sự hợp tác công nghiệp, thương mại, văn hoá đã thành một nhu cầu xuyên quốc gia. Việc xây dựng những sân bay, những đập nước, những con đường xuyên quốc gia, các hoạt động văn hoá, thể thao ở vùng biên giới đòi hỏi mở biên giới cho hàng triệu con người qua lại.


Thời đại ngày nay là thời đại hội nhập, kinh tế ngày nay là kinh tế toàn cầu hoá, khu vực hoá. Nhiều vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của cộng đồng quốc tế. Việc mở rộng mậu dịch, hợp tác công nghiệp, nông nghiệp, du lịch đòi hỏi mở rộng biên giới.


Mở rộng biên giới là mở rộng sự hợp tác, việc giao lưu không phải là coi nhẹ chủ quyền, an ninh. Mở rộng biên giới là nới rộng thể thức qua lại biên giới, bỏ bớt những thủ tục rườm rà, chặt chẽ không cần thiết, giảm bớt mức thuế, dùng kỹ thuật cao kiểm soát những chất gây cháy nổ, những hàng hoá nhập lậu, những chất phóng xạ, ngăn chặn di cư nhập cư trái phép.


Giữa hai nước phát triển, lĩnh vực hợp tác rất nhiều: môi trường, hợp tác kinh tế địa phương, năng lượng, việc làm và các vấn đề xã hội, đầu tư công nghiệp và nông nghiệp, đô thị hoá, sử dụng nguồn nước, vấn đề đi lại trên sông hồ biên giới, việc đánh cá, chống tiếng ồn, quy hoạch xây dựng, vấn đề bảo vệ thực vật, thú rừng, hợp tác y tế, văn hoá, thể thao, giải trí, du lịch, cứu trợ. Nước ta hiện nay có vấn đề khai thác sông Mê Công, vấn đề mua điện của Trung Quốc, bán điện cho Lào và Campuchia, vấn đề Lào và Thái Lan quá cảnh qua Việt Nam, có nhiều cửa khẩu quốc tế trên biên giới Việt - Trung, Việt - Lào, Việt Nam - Campuchia.


Biên giới hợp tác đòi hỏi mở rộng cửa hợp tác mà vẫn bảo đảm giữ vững chủ quyền, bảo đảm an mình.


Vấn đề biên giới trong lịch sử

Vấn đề biên giới gắn với sự phát triển của loài người. Có lãnh thổ là có biên giới. Nói chung các quốc gia đều coi trọng vấn đề biên giới vì biên giới là yếu tổ bảo đảm chủ quyền, hoà bình, tức cũng là yếu tố bảo đảm sản xuất và sự sống cho nên các quốc gia yêu chuộng hoà bình đều lo bảo đảm biên giới của mình đồng thời tôn trọng biên giới của nước láng giềng. Nhưng con người thường tham lam, muốn mở rộng lãnh thổ của mình, chiếm thêm nhiều nô lệ, nhiều trâu bò, muốn thành thủ lĩnh hùng mạnh. Cho nên từ thời cổ đại đã có nhiều xâm phạm biên giới, chinh phục nước khác. Nước Hy Lạp có Alesandre đại đế kéo một đạo quân hùng mạnh liên tiếp chiếm các vương quốc ở Lưỡng Hà, chinh phục toàn bộ đế quốc Ba Tư, tiến đến Trung Á (Uzbêkittan ngày nay) rồi tiến sang Ấn Độ đến tận sông Ấn Độ (Indus). César chinh phục Ai Cập, đô hộ xứ Gaule 500 năm và nhiều quốc gia châu Âu. Attila vua của người Hung Nô tấn công đế quốc phương Đông, xâm lược vùng Ban Căng, chiếm một số thành phố xứ Gaule, tàn ác nổi tiếng với khẩu hiệu "nơi nào ta qua không có cỏ mọc". Thành Cát Tư Hãn đánh chiếm tất cả các vương quốc từ Biển Đen đến bờ Thái Bình Dương, cuối cùng chinh phục Trung Quốc, từ đó xuất quân đánh Đại Việt ba lần, đánh Nhật Bản và Nam Dương nhưng không thành công. Đến thế kỷ XIX, Napoleon chinh phục toàn châu Âu. Đến thế kỷ XX, Hitler chinh phục các nước châu Âu, gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Từ thế kỷ XVI, các nước tư bản phát triển ở châu Âu đua nhau đi chinh phục các nước châu Mỹ, châu Á, châu Phi làm thuộc địa. Đế chế Trung Quốc không ngừng bành trướng lãnh thổ, chinh phục các nước nhỏ chung quanh. Từ các quốc gia cổ đại đến các quốc gia ngày nay, tư tưởng bành trướng là nghịch lý của nguyên tắc tôn trọng biên giới và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, là yếu tố phá hoại kinh tế và cuộc sống thanh bình của các dân tộc.


Loài người đã phải đấu tranh liên tục với các lập luận bao che, bào chữa cho các thủ đoạn lấn chiếm, cưỡng đoạt lãnh thổ. Bọn bành trướng nêu ra đủ kiểu biên giới để che đậy mưu đồ bành trướng: biên giới lịch sử, biên giới tự nhiên, biên giới ngôn ngữ, biên giới tôn giáo, biên giới chủng tộc, biên giới văn hoá. Giáo hoàng Alexandre VI đã can thiệp vào sự tranh giành thuộc địa giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để đưa đến hiệp ước Tordesillas ngày 7-6-1894 phân chia khu vực lấn chiếm thuộc địa. Sau này các nước đế quốc châu Âu đi kiếm thuộc địa không chịu công nhận hiệp ước này. Năm 1885 các nước châu Âu quyết định chia nhau châu Phi bằng Hiệp ước Berlin, hiệp ước Yalta năm 1945 giữa Liên Xô, Mỹ và Anh quyết định phân chia lãnh thổ của Đức, Nhật Bản. Hiệp ước Tordesillas thực tế mất hết giá trị.


Tuy vậy, cuộc đấu tranh của các dân tộc chống lại thủ đoạn bành trướng của các nước lớn chưa phải đã kết thúc.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: quansuvn trong 27 Tháng Hai, 2011, 07:30:52 am
Các vấn đề tranh chấp biên giới

Đến nay chưa ai thống kê được số lượng các vụ tranh chấp về biên giới, chỉ biết là rất nhiều và đa dạng. Có thể phân biệt thành 4 loại:

Tranh chấp chủ quyền một đoạn biên giới đã được hoạch định.

Tranh chấp về quá trình phân vạch biên giới.

Tranh chấp về việc phân vạch trên thực địa.

Tranh chấp về quản lý biên giới.


Trong 4 loại này phức tạp nhất là các vụ tranh chấp liên quan đến lãnh thổ và chủ quyền.

Những người làm công tác phân vạch biên giới về lý thuyết đều rất cẩn thận nhưng không thể vì thế mà khẳng định việc phân định biên giới là hoàn hảo. Có nhiều nguyên nhân:

Do di sản của thời thuộc địa nếu là thuộc địa cũ.

Do thiếu sót trong khi hoạch định đường biên giới hay khi phân vạch đường biên giới trên thực địa.

Do ý đồ tranh giành lãnh thổ của đối phương.

Do kỹ thuật lạc hậu của thời làm biên giới.


Về vạch biên giới thời thuộc địa có những vấn đề để lại. Thí dụ rõ nhất và cũng là đáng tiếc nhất là vấn đề phân vạch biên giới của nước Togo. Nước Togo lúc đầu là thuộc địa của Đức do đó Đức đã phải phân vạch biên giới lần thứ nhất với Anh năm 1885 - 1923. Sau khi Đức thất bại trong cuộn chiến tranh và thua vào năm 1918, Đức mất Togo và Togo được trao cho nước Pháp, do đó Pháp phải phân vạch biên giới Togo với Ghana là thuộc địa của Anh. Việc chia đất không công bằng, phần lớn các đồn điền ca cao lại chia cho Anh. Việc chia đất lại mắc một vấn đề khác là chia đôi dân tộc Êvê ở vùng biên giới bất chấp các quan hệ lịch sử, các quan hệ thân tộc, gây trở ngại cho hoạt động trồng ca cao của dân. Vấn đề đặt ra với các nhà lãnh đạo Togo và Ghana là giữ nguyên trạng đường biên giới hoặc điều chỉnh lại biên giới theo yêu cầu của lãnh tụ dân tộc Êvê. Vấn đề phức tạp và khó khăn đến mức người ta nghĩ chỉ có trở về biên giới khi là thuộc địa của Đức mới giải quyết nổi. Nhưng biên giới lời thuộc Đức đã được Pháp và Anh bàn bạc giải quyết rồi.


Việc giải quyết vấn đề biên giới

Trong phong trào phi thực dân hoá, các quốc gia thâu Phi mới giành được độc lập đứng trước một vấn đề mới là giải quyết thế nào vấn đề biên giới với các nước láng giềng? chấp nhận biên giới thời thuộc địa hay xoá bỏ hết và thương lượng một biên giới mới? Điều thú vị là tại hội nghị thành lập Tổ chức thống nhất châu Phi (OUA) năm 1958 các đại biểu đề nghị huỷ bỏ các biên giới giả tạo thời thuộc địa, nhưng đến năm 1964 tổ chức OUA lại nhấn mạnh việc áp dụng nguyên tắc UTI Possidetis, nghĩa là chấp nhận biên giới do thực dân để lại.


UTI Possidetis nghĩa là "như anh đã có trong tay, anh hãy tiếp tục giữ lấy". Đầu thế kỷ XIX khởi xướng phong trào độc lập của các nước thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Biên giới của các nước nói tiếng Tây Ban Nha tương tự với các thuộc địa của Tây Ban Nha. Còn Brazin là thuộc địa cũ của Bồ Đào Nha. Theo nguyên tắc UTI Possidetis, các nước nói tiếng Tây Ban Nha chấp nhận nguyên trạng đường biên giới do Tây Ban Nha đã vạch. Brazin chấp nhận nguyên trạng đường biên giới do Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã vạch.

Về sau, nguyên tắc UTI Possidetis được các nước châu lục khác chấp nhận.

Trong hội nghị các nước không liên kết họp tại Cairo tháng 10-1964, nguyên thủ và Thủ tướng 45 nước đã trịnh trọng tuyên bố "tất cả các Chính phủ cam kết tôn trọng các biên giới đang tồn tại vào thời điểm nước họ giành được độc lập".


Trong bản tuyên bố về việc giành độc lập của các quốc gia và dân tộc ngày 14-12-1960 của Liên hợp quốc cũng bảo vệ nguyên tắc UTI Possidetis.

Ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng giải quyết vấn đề biên giới với Trung Quốc, Lào, Campuehia là một vấn đề quan trọng và nhạy cảm, nước ta đã giải quyết vấn đề biên giới với các nước láng giềng theo nguyên tắc UTI Possidetis.


Là một người có nhiều duyên nợ với vấn đề biên giới nói chung và lịch sử biên giới đất liền Việt Nam nói riêng, tôi may mắn được các tác giả mời góp ý cho công trình quý giá này xin được đôi lời trao đổi cùng bạn đọc.


Luật gia LƯU VĂN LỢI
NGUYÊN TRƯỞNG BAN BIÊN GIỚI
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 19 Tháng Hai, 2012, 08:17:37 am
PHẦN I

TÓM TẮT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CƯƠNG VỰC
VÀ BIÊN GIỚI LÃNH THỔ NƯỚC VIỆT NAM

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương giữa khu vực Đông Nam Á, phía Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, phía Tây Nam giáp Vương quốc Campuchia, phía Đông và Nam giáp biển Đông. Việt Nam có diện tích lãnh thổ đất liền rộng 330.991 km2 và trên một triệu km2 mặt biển với hơn ba ngàn hòn đảo gần bờ, xa bờ trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa án ngữ giữa biển Đông có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng và phát triển kinh tế đất nước. Phần lãnh thổ đất liền có chiều dài từ Bắc xuống Nam khoảng 1.650 km, nơi rộng nhất khoảng 600 km (Bắc Bộ), nơi hẹp nhất khoảng 50 km (tỉnh Quảng Bình). Điểm cực Bắc ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (vĩ độ 23°23'), điểm cực Nam tại hòn Đá Lẻ, tỉnh Cà Mau (vĩ độ 08°02'), điểm cực Đông tại Hòn Đôi, tỉnh Khánh Hoà (kinh độ 109°28'), điểm cực Tây tại xã Sìn Thầu, huyện Mường Tè, tỉnh Điện Biên (kinh độ 102°08'). Đường biên giới trên đất liền của Việt Nam tổng cộng chiều dài khoảng 4.610 km (trong đó với Trung Quốc là 1.406 km, với Lào là 2.067 km, với Campuchia là 1.137 km), đi qua 25 tỉnh biên giới (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang). Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán tiếp giáp với các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực là Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Malaysia, Philippin, Campuchia, Thái Lan. Dân số nước ta khoảng 84 triệu người (số liệu năm 2006) gồm 54 dân tộc anh em sinh sống trên khắp các vùng đồng bằng, rừng núi và hải đảo.

(http://desmond.imageshack.us/Himg100/scaled.php?server=100&filename=bandohanhchinhvietnam.jpg&res=medium)
Bản đồ hành chính Việt Nam

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Quốc hiệu thay đổi đã nhiều lần: Lúc đầu tên là Văn Lang, sau đổi thành Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu (sau trở lại Đại Việt), Việt Nam, Đại Nam, Việt Nam Dân chủ cộng hoà, bây giờ là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc xuất hiện, cũng đồng thời xuất hiện các vùng cương giới bao quanh lãnh thổ, là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của cương giới lãnh thổ Việt Nam. Kể từ đó đến nay trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, có những thời kỳ bị nước ngoài tấn công xâm lược, có thời kỳ độc lập và hưng thịnh, có thời kỳ bị mất chủ quyền, nhưng nhìn chung trong quá trình đó dân tộc Việt Nam đã tồn tại và phát triển với sức sống mãnh liệt trên một lãnh thổ thống nhất và ngày càng được củng cố vững chắc. Có thể nói, lãnh thổ Việt Nam ngày nay là kết quả của một quá trình lịch sử mấy chục thế kỷ dựng nước, giữ nước, liên tục đấu tranh, liên tục giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh vệ quốc, chiến tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp tự cường của họ Khúc và tiếp đó là chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền đã đưa nước Việt vào thời kỳ xây dựng quốc gia độc lập: Mở đầu là nhà Ngô, Ngô Quyền không xưng là tiết độ sứ nữa mà xưng là Ngô vương, đóng đô ở  Cổ Loa. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan 12 sứ quân, thu giang sơn về một mối, định đô ở  Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, xây dựng quốc gia, củng cố chính quyền. Năm 980, Lê Hoàn thừa kế quốc gia của nhà Đinh, lập ra nhà Tiền Lê. Kể từ đây, nước Đại Việt thống nhất được xây dựng chủ yếu từ thời Đinh - Tiền Lê. Trải qua các triều đại Lý - Trần càng được hoàn thiện và đến triều Nguyễn thì đạt đến mức hoàn chỉnh và ổn định cơ bản giống như ngày nay.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 19 Tháng Hai, 2012, 08:19:22 am
I. CƯƠNG VỰC LÃNH THỔ VĂN LANG - ÂU LẠC THỜI KỲ ĐẦU DỰNG NƯỚC
Theo truyền thuyết thì thuỷ tổ dân tộc Việt Nam là Kinh Dương Vương (tên huý là Lộc Tục - hiện còn có mộ tại làng Á Lữ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Kinh Dương Vương làm "vua" vào khoảng năm 2879 trước Công nguyên, lấy con gái của Thần Long là vua hồ Động Đình sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, sau nối ngôi vua cha, hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ sinh ra một bọc "Một Trăm Trứng" nở ra "Một Trăm Người Con". Một hôm, Lạc Long Quân bảo bà Âu Cơ "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thuỷ hoả khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt, chia "Năm Mươi Con" theo mẹ lên rừng núi, "Năm Mươi Con" theo cha về miền biển, phong cho con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi.


Dựa vào các tài liệu và những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương hiện nay, có thể đoán định có cơ sở rằng thời điểm ra đời của nhà nước Văn Lang với tư cách là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII - VI trước Công nguyên. Sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang, dù còn sơ khai, đã đánh dấu một bước phát triển lớn lao có ý nghĩa thời đại trong lịch sử Việt Nam - mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc Việt Nạm.


Cương vực lãnh thổ của nước Văn Lang đã được ghi chép trong nhiều sách sử. Theo sách Thông Điển của Đỗ Hựu đời Đường thì "Châu Phong (735 - 812) là nước Văn Lang xưa"; theo Cựu đường Thư Địa lý Chí của Lưu Hú thì: "Châu Phong ở Tây Bắc An Nam, trị sở là Gia Ninh. Đời Hán (từ năm 206 trước Công nguyên đến năm 220), huyện Mê Linh thuộc huyện Giao Chỉ,... đất Văn Lang xưa". Như vậy, theo hai sách trên thì nước Văn Lang ở vào huyện Mê Linh đời Hán và ở Châu Phong đời Đường, nhưng hai sách này chỉ chép tên nước Văn Lang, không đề cập gì đến cương vực đất đai của nó. Chuyện tướng nhà Hán là Mã Viện thu gom trống đồng của người Lạc Việt để đúc ngựa đồng chép trong Hậu Hán Thư đã chứng minh rằng người Lạc Việt là cư dân nước Văn Lang thời Hùng Vương. Về sau này, các sách sử của Việt Nam cũng đều chép tên mười bốn bộ lạc của nước Văn Lang thời Hùng Vương (trừ tên bộ lạc Văn Lang) như sách Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp đầu thế kỷ XIV, Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi năm 1438, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sỹ Liên năm 1479. Theo đó thì: Hùng Vương lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở  Phong Châu (nay là vùng Bạch Hạc, tỉnh Phú Thọ). Chia nước làm mười lăm bộ(1) (Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức (2000), Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, tr. 10- 11):

1) Văn Lang (Phú Thọ);

2) Châu Diên (Sơn Tây);

3) Phú Lộc (Sơn Tây);

4) Tân Hưng (Hưng Hoá - Tuyên Quang);

5) Vũ Định (Thái Nguyên, Cao Bằng);

6) Vũ Ninh (Bắc Ninh);

7) Lục Hải (Lạng Sơn);

8 ) Ninh Hải (Quảng Ninh);

9) Dương Tuyền (Hải Dương);

10) Giao Chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình);

11) Cửu Chân (Thanh Hoá);

12) Hoài Hoan (Nghệ An);

13) Cửu Đức (Hà Tĩnh);

14) Việt Thường (Quảng Bình, Quảng Trị);

15) Bình Văn (?).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 19 Tháng Hai, 2012, 08:20:56 am
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư là bộ chính sử đầu tiên của Việt Nam chép về Văn Lang và theo đó thì nước Văn Lang "Đông giáp Nam Hải, Tây giáp Ba Thục, Bắc giáp hồ Động Đình, Nam giáp nước Hồ Tôn"(1) (Nguyễn Khắc Thuần (2000), Thế thứ các triều vua Việt nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.13). Nam Hải tức biển Đông; nước Ba Thục là một vương quốc cổ có lãnh thổ nay là vùng Tứ Xuyên (Trung Quốc); hồ Động Đình là một thắng cảnh nổi tiếng ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc); Hồ Tôn là một trong những tên gọi quốc gia của người Chăm (tương tự các tên gọi Hoàn Vương, Lâm Ấp, Chăm Pa, Chiêm Thành) có lãnh thổ tương ứng với vùng từ Quảng Bình đến Bình Thuận của Việt Nam ngày nay. Hoặc theo sách Tìm hiểu quá trình hình thành lãnh thổ của các vua Hùng của Hoàng Xuân Chinh thì "trung tâm người Việt cổ sinh sống ở vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Thanh Hoá" và Cương vực nước Văn Lang, Hùng Vương dựng nước (Tập IV) của Nguyễn Mạnh Lộc "vào lúc thịnh lãnh thổ của các vua Hùng có thể từ trung tâm sông Hồng, sông Mã vươn tới Hoành Sơn ở  phía Nam và biên giới Việt Nam - Trung Quốc ở  phía Bắc"(2) (Ban Biên giới của Chính phủ, Tập san Biên giới và Lãnh thổ (Số 2 tháng 10- 1995), tr. 21 -22). Năm 221 trước Công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng kết thúc cục diện "thất hùng" thời chiến quốc (Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Nguỵ, Tần), thống nhất Trung Quốc, thiết lập một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền chuyên chế hùng mạnh. Năm 218 trước Công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng sai hiệu uý Đồ Thư chỉ huy năm mươi vạn quân, chia làm năm đạo tiến xuống phía Nam chinh phục các dân tộc Bách Việt. Năm 214 trước Công nguyên, quân Tần chiếm được vùng Lĩnh Nam (là địa bàn sinh sống của người Mân Việt, Tây Âu tương ứng với các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu của Trung Quốc ngày nay) lập thành ba quận Nam Hải, Quế Lâm, Quận Tượng sáp nhập vào lãnh thổ đế chế Tần. Nhưng người Việt Tây Âu không chịu khuất phục, kéo nhau chạy vào rừng dưới sự chỉ huy của các tù trưởng chiến đấu chống lại quân Tần. Từ Tây Giang, quân Tần tiến vào xâm lược nước Văn Lang.


Từ trước cuộc xâm lăng của quân Tần, giữa người Lạc Việt của vua Hùng và người Tây Âu của Thục Phán đã xảy ra xung đột kéo dài chưa phân thắng bại. Đứng trước tình hình mới, hai bên chấm dứt xung đột, cùng chiến đấu chống ngoại xâm. Bộ lạc Tây Âu hợp nhất với Văn Lang, các Lạc tướng suy tôn Thục Phán là lãnh tụ chung để chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tần. Đến khoảng năm 208 trước Công nguyên, kháng chiến thắng lợi, Thục Phán với tư cách người chỉ huy chung đã được thay thế Hùng Vương làm vua, xưng là An Dương Vương, đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc; đóng đô tại Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Phạm vi lãnh thổ cơ bản không có gì thay đổi(1) (Trương Hữu Quýnh, Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Tập I, tr.49). Tuy nhiên, phạm vi cương vực nước Âu Lạc ra sao cho đến nay cũng chưa thật rõ. Theo khảo cứu của nhà sử học Đào Duy Anh trong sách Đất nước Việt Nam qua các đời thì nước Âu Lạc "tương đương với miền Bắc nước ta hiện nay, phía Nam đến Hoành Sơn, phía Bắc lấn vào miền Nam tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc ngày nay".


Cũng trong khoảng năm 208 trước Công nguyên, nhân lúc nhà Tần suy loạn, Triệu Đà giết Trưởng Lại của nhà Tần, chiếm đất Vân Nam (gồm ba quận Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận) lập nước Nam Việt, tự xưng là Triệu Vũ Đế (có sách chép là Việt Vũ Vương), đóng đô ở Phiên Ngung (nay là Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc). Để mở rộng phạm vi lãnh thổ và thế lực nước Nam Việt, Triệu Đà đã đẩy mạnh các hoạt động vũ trang xâm lược về phía Nam mà hướng chủ yếu là nước Âu Lạc. Nhưng quân của Triệu Đà chỉ tiến được đến vùng núi Tiên Du - Vũ Ninh (Bắc Ninh ngày nay), không thể nào tới được Cổ Loa. Sau nhiều lần đánh chiếm không khuất phục được âu Lạc, Triệu Đà dùng mưu hoà hoãn, cho con trai là Trọng Thuỷ lấy con gái An Dương Vương là Mỹ Châu và cho Trọng Thuỷ ở  rể tại Âu Lạc. Khoảng năm 179 trước Công nguyên, nhân cơ hội An Dương Vương già yếu mất cảnh giác, Triệu Đà bất ngờ đem đại quân đánh chiếm kinh đô Cổ Loa, thôn tính Âu Lạc. Theo sách Quảng Châu ký(1) (Ban Biên giới của Chính phủ, Tập san Biên giới và Lãnh thổ (Số 3 năm 1996), tr.3-5), sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà "sai hai điển sứ làm chủ hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, tức là nước Âu Lạc". Khi nước Âu Lạc bị sáp nhập vào Nam Việt, nếu Triệu Đà lập hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân mà nhà Hán vẫn để nguyên như thế thì giới hạn hai quận này cũng là cương vực nước Âu Lạc trước khi bị thôn tính. Quận Cửu Chân thì đã rõ, bao gồm các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay. Còn quận Giao Chỉ, theo sách sử Trung Quốc bao gồm cả các phủ Thái Bình, Tư Minh, Trấn Yên thuộc tỉnh Quảng Tây đời Thanh, nghĩa là giới hạn phía Đông Bắc quận Giao Chỉ bao gồm cả vùng đất ở bên kia đường biên giới hiện nay thuộc địa phận hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng vài trăm km.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 19 Tháng Hai, 2012, 08:22:55 am
II. CƯƠNG VỰC LÃNH THỔ VĂN LANG - ÂU LẠC THỜI KỲ BẮC THUỘC
Kể từ khi Triệu Đà thôn tính Âu Lạc, chia thành hai quận và sáp nhập vào nước Nam Việt, đất nước ta bước vào thời kỳ bị Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm. Các triều đại phong kiến phương Bắc kế tiếp nhau biến lãnh thổ Âu Lạc thành những đơn vị hành chính "thuộc quốc" để cai trị.


Nhà Triệu thống trị nước Nam Việt từ năm 208 trước Công nguyên đến năm 111 trước Công nguyên (bao gồm cả Âu Lạc từ năm 179 trước Công nguyên). Gồm năm đời vua: Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) từ năm 208 trước Công nguyên; năm 136 trước Công nguyên, Triệu Hồ (con của Trọng Thuỷ) lên ngôi xưng là Triệu Văn Vương; năm 124 trước Công nguyên, Triệu Anh Tề (con trưởng của Triệu Hồ) lên ngôi xưng là Triệu Minh Vương; năm 112 trước Công nguyên, Triệu Hưng (con thứ của Triệu Anh Tề) lên ngôi xưng là Triệu Ai Vương, ở  ngôi chưa đầy năm thì bị quan tể tướng là Lữ Gia giết chết; năm 111, Triệu Kiến Đức (con trưởng của Triệu An Tề) lên ngôi xưng là Thuật Dương Vương nhưng cũng không được bao lâu thì bị nhà Hán diệt.


Thời cổ đại, ở  Trung Quốc có hai triều Hán khác nhau: Nhà Tây Hán, khởi đầu là Lưu Bang (Hán Cao Tổ) tồn tại từ khoảng năm 206 trước Công nguyên đến năm thứ 8 sau Công nguyên; và nhà Đông Hán, khởi đầu là Lưu Tú (Hán Quang Võ), tồn tại từ năm 25 đến năm 220. Cả Tây Hán và Đông Hán đều coi Âu Lạc là lãnh thổ của Trung Quốc.


Khoảng năm 111 trước Công nguyên, nhà Tây Hán diệt nhà Triệu, chiếm toàn bộ Nam Việt (bao gồm cả Âu Lạc), đổi tên thành Giao Chỉ bộ chia thành chín quận và sáp nhập vào đất đai của nhà Hán. Riêng phần lãnh thổ nước Âu Lạc cũ được chia làm ba quận là Giao Chỉ đại thể là vùng Bắc Bộ ngày nay), Cửu Chân (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) và Nhật Nam (từ đèo Ngang trở vào phía Nam đến khoảng Quảng Nam - Đà Nẵng)(1) (Trương Hữu Quýnh, Sách đã dẫn, tr.64).


Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, cầm quân đánh chiếm được các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố, thống nhất đất nước. Bà Trưng Trắc lên làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở  Mê Linh.


Năm 42, nhà Hán sai lão tướng Mã Viện đem quân thuỷ, bộ xâm lược Âu Lạc. Năm 43, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại. Đặt lại ách xâm lược, Mã Viện cho đặt cột đồng để phân chia giới hạn giữa đất Hán và đất Giao Chỉ. Việc này chứng tỏ nhà Hán phải nhìn nhận về một sự ngăn cách nào đó giữa lãnh thổ nước ta và Trung Quốc, đồng thời cũng là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng khởi đầu trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước của dân tộc Việt Nam.


Sau khi lật đổ chính quyền tự chủ của Hai Bà Trưng, nhà Hán thiết lập lại chính quyền đô hộ ở  Âu Lạc chặt chẽ hơn, loại bỏ những tổ chức cũ của chính quyền bản xứ cai quản ở cấp huyện, tiến thêm một bước trong việc tổ chức cai trị trực tiếp bằng quan lại người Trung Quốc. Âu Lạc vẫn bị chia làm ba quận như thời Tây Hán. Chính quyền của nhà Đông Hán ở nước Âu Lạc cũ được tổ chức chặt chẽ hơn với một bộ máy quan lại đông đảo người Trung Quốc. Theo ba bộ sử cổ nhất của nước ta là An Nam chí lược (quyển 7), Đại Việt sử lược (quyển 1) và Đại Việt sử ký toàn thư (ngoại kỷ, quyển 3, 4 và 5) đã chép danh sách bốn mươi hai quan đô hộ Trung Quốc bao gồm cả Thứ sử lẫn Thái thú đã cai quản nước Âu Lạc trong thời kỳ này.


Năm 137, một thủ lĩnh người Chàm ở huyện Tượng Lâm (quận Nhật Nam) vận động nhân dân trong huyện nổi lên đánh đuổi quan quân nhà Hán, thành lập nước Lâm Ấp. Như vậy, phần đất phía Nam lãnh thổ nước Âu Lạc thời Bắc thuộc đã xuất hiện một quốc gia mới là Lâm Ấp.


Cuối thế kỷ II, đầu thế kỷ III, vùng đất Âu Lạc nằm dưới quyền thống trị của cha con, anh em nhà Sỹ Nhiếp (người Hán bản địa hoá). Lợi dụng tình hình rối loạn ở chính quốc, Sỹ Nhiếp nắm toàn bộ quyền hành ở Giao Chỉ. Năm 203, theo đề nghị của Sỹ Nhiếp (bấy giờ là Thái thú Giao Chỉ), nhà Hán đổi Giao Chỉ thành Giao Châu. Đến năm 213, nhà Hán lại bỏ Giao Châu và nhập ba quận của Âu Lạc cũ vào Kinh Châu.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 19 Tháng Hai, 2012, 08:24:36 am
Nhà Hán đổ, cục diện Tam quốc chiến tranh loạn lạc dẫn đến Âu Lạc bị nhà Ngô đô hộ. Năm 226, nhà Ngô tách các quận Hợp Phố (thuộc Quảng Châu, Trung Quốc), Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thành lập Giao Châu.


Năm 263, Lã Hưng, một tướng của Đông Ngô nổi dậy diệt Thái thú Giao Châu, lấy đất Giao Châu sáp nhập vào Tây Tấn. Năm 264, Ngô Vương Tôn chia Giao Châu (gồm đất Âu Lạc cũ và một phần đất Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc) thành Quảng Châu (đất Lưỡng Quảng) và Giao Châu. Giao Châu từ đó thu hẹp trong phạm vi lãnh thổ nước Âu Lạc cũ, thành Long Biên (Từ Sơn, Bắc Ninh) là châu lị. Năm 271, sau khi diệt Lã Hưng, nhà Ngô đặt thêm quận Cửu Đức (được tách từ một bộ phận ở phía Nam quận Cửu Châu tương ứng với huyện Hàm Hoan cũ). Quận Cửu Đức gồm sáu huyện thuộc hầu hết đất đai hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay(1) (Trương Hữu Quýnh, Sách đã dẫn, tr.66).


Từ năm 280, Tây Tấn diệt hẳn Đông Ngô, đất Giao Châu lại thuộc về Tây Tấn(2) (Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức (2000), Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam, Nxb VHTT, Hà Nội, tr.26). Nhà Tây Tấn đặt quan Thứ sử cai trị Giao Châu và quan Thái thú ở bảy quận của Giao Châu là: Hợp Phố, Vũ Bình, Tân Xương, Giao Châu, Cửu Đức, Nhật Nam (lúc này Nhật Nam chỉ còn đất từ Quảng Bình đến Quảng Trị). Nhà Tấn mở rộng thêm địa giới quận Cửu Đức đến Hoành Sơn, đặt thêm huyện Nam Lăng và huyện Đô Giao tương ứng với các huyện Nghi Xuân, Hương Sơn, Hương Khê, Thạch Hà thuộc tỉnh Hà Tĩnh ngày nay.


Do các thân vương nội triều Tấn đánh giết lẫn nhau làm cho nhà Tấn suy sụp. Nhân cơ hội đó, các nước Triệu, Tần, Yên, Lương, Hạ, Hán nổi dậy chiếm cả vùng đất phía Bắc sông Trường Giang. Nhà Tấn chỉ còn lại vùng đất ở Đông Nam, phải rời về Nam Kinh, từ đó gọi là Đông Tấn. Năm 420, Lưu Du cướp ngôi nhà Đông Tấn, lập ra nhà Tấn ở phía Nam. Trung Quốc lúc đó phân chia ra thành Nam - Bắc triều: Nam triều gồm Tống, Tề, Lương, Trần kế nhau cai trị; Bắc triều gồm Nguỵ, Tề, Chu nối nhau cai trị(1) (Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức, Sách đã dẫn, tr. 27).


Sau khi nhà Tấn suy sụp, ở Trung Quốc diễn ra cục diện Nam - Bắc triều. Nước Âu Lạc bị đặt dưới ách đô hộ của Nam triều gồm các triều Tống, Tề, Lương, Trần: Khoảng đầu thế kỷ V, Giao Châu bị nhà Tống thống trị, năm 470 nhà Tống tách Hợp Phố sáp nhập vào nội địa Trung Quốc, bản đồ Giao Châu còn lại trong phạm vi vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, vùng Nghệ An, Hà Tĩnh vẫn gọi là Cửu Đức; năm 479, nhà Tề thay thế nhà Tống; năm 505, Giao Châu thuộc nhà tưởng, năm 523 nhà Lương đặt Ái Châu ở Thanh Hoá, đổi quận Cửu Đức thành Đức Châu, đặt thêm hai huyện mới là Lợi Châu và Minh Châu, năm 535 đặt thêm một châu mới là Hoàng Châu (Quảng Ninh).


Năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân Giao Châu tấn công quân Lương, chiếm được hầu hết các quận, huyện và thành Long Biên. Năm 543, Lý Bí đánh tan quân Lương ở Hợp Phố. Cũng năm 543, quân Lâm ập kéo sang cướp phá quận Nhật Nam, Lý Bí sai lão tướng Phạm Tu đưa quân tiến đánh vào Cửu Đức, quân Lâm Ấp bỏ chạy. Với hai thắng lợi này, cương vực lãnh thổ nước ta bấy giờ được bảo vệ suốt từ Hoành Sơn đến Hợp Phố. Năm 544, Lý Bí xưng Nam Việt Đế (Lý Nam Đê), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên (Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay)(2) (Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức, Sách đã dẫn, tr. 28, 29).


Năm 545, nhà Lương đem quân đánh Vạn Xuân. Năm 548, trước khi mất ở động Khuất Lão (vùng Tây Vĩnh Phú), Lý Nam Đế trao quyền cho Triệu Quang Phục tiếp tục kháng chiến chống quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua, xưng là Triệu Việt Vương. Năm 550, Triệu Quang Phục khôi phục lại được nền độc lập, nhưng từ đó nội bộ Vạn Xuân bị chia rẽ. Lý Thiên Bảo (anh họ của Lý Bí) và Lý Phật Tử (người cùng họ) không quy phục Triệu Việt Vương. Năm 549, Lý Thiên Bảo xưng là Đào Lang Vương. Năm 555, Đào Lang Vương chết, toàn bộ binh quyền được trao cho Lý Phật Tử. Năm 571, Lý Phật Tử bất ngờ diệt Triệu Việt Vương để giành ngôi vua, tự xưng là Hậu Lý Nam Đế, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú)(1) (Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức, Sách đã dẫn, tr. 32).


Năm 589 nhà Trần ở Trung Quốc bị tiêu diệt, nhà Tuỳ lên thay thế, dẹp yên Nam - Bắc triều. Lúc này, mặc dù chưa xâm lược được Vạn Xuân nhưng nhà Tuỳ đã tìm mọi cách để khẳng định quyền đô hộ đối với Vạn Xuân. Năm 598, nhà Tuỳ đổi Hưng Châu làm Phong Châu, đổi Hoàng Châu làm Ngọc Châu, Đức Châu làm Hoan Châu, Lợi Châu làm Trí Châu. Năm 602, nhà Tuỳ sai mười vạn quân xâm lược Vạn Xuân, Lý Phật Tử đầu hàng, từ đó Vạn Xuân lại bị nhà Tuỳ đô hộ. Khoảng từ năm 603 - 607, sau khi đánh bại nhà nước Vạn Xuân, ổn định được nền đô hộ, nhà Tuỳ bỏ các tên châu, gọi là quận như thuở trước. Giao châu được chia là bảy quận: Giao Chỉ (các tỉnh Bắc Bộ); Cửu Chân (Thanh Hoá); Nhật Nam (Nghệ An); ba quận Tỵ Ảnh, Hải Âm và Lâm Ấp tương đương Bình - Trị Thiên ngày nay; Ninh Việt gồm Ngọc châu và Khâm châu. Nhà Tuỳ chuyển trị sở châu từ Long Biên về Tống Bình Hà Nội)(2) (Trương Hữu Quýnh, Sách đã dẫn, tr. 67-68).


Năm 618, nhà Tuỳ đổ, nhà Đường thay nhà Tuỳ trị vì Trung Hoa. Thái thú Giao Châu của nhà Tuỳ thần phục nhà Đường, từ đó đến năm 904, Giao Châu bị nhà Đường đô hộ. Nhà Đường đổi các quận thành châu như cũ. Năm 622, đổi Giao Châu thành An Nam Tổng Quản Phủ. Năm 679 lại đổi thành An Nam Đô Hộ Phủ, chia thành 12 châu:

- Có 3 châu là Giao Châu, Phong Châu, Trường Châu bắc Bộ ngày nay);

- Có 4 châu là Thang Châu, Chi Châu, Vũ Nga Châu, Vũ An Châu (Quảng Đông, Quảng Tây);

- Có 4 châu là Ái Châu, Phúc Lộc Châu, Diễn Châu, Hoan Châu bắc Trung Bộ);

- Lục Châu (thuộc đất Trung Quốc và vùng Quảng Ninh).


Năm 757, do tình hình rối loạn ở Trung Quốc, nhiều cuộn nổi dậy của nhân dân đánh phá các châu huyện, nhà Đường đã đổi An Nam Đô Hộ Phủ thành Trấn Nam Đô Hộ Phủ, đến năm 768 lại đổi thành An Nam Đô Hộ Phủ như cũ. Năm 863, nhà Đường bãi bỏ phủ đô hộ. Đến năm 866, sau khi đánh bại được quân Nam Chiếu, chiếm lại thành Tống Bình, phủ đô hộ mới được đặt lại ở đây(1) (Trương Hữu Quýnh, Sách đã dẫn, tr.68).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 19 Tháng Hai, 2012, 09:52:35 pm
III. CƯƠNG GIỚI LÃNH THỔ ĐẠI VIỆT TRONG KỶ NGUYÊN ĐỘC LẬP
Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân Văn Lang - Âu Lạc đánh bại quân Nam Hán xâm lược, chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ, cương vực lãnh thổ nước Văn Lang - Âu Lạc về cơ bản được khôi phục. Các triều đại phong kiến Việt Nam kế tiếp nhau về sau từ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Trịnh - Nguyễn đã không ngừng bảo vệ cương giới và phát triển mở rộng lãnh thổ của đất nước.

1. Thời kỳ tự chủ Khúc - Ngô - Đinh - Tiền Lê
Năm 905, nhân lúc nhà Đường suy yếu, Khúc Thừa Dụ khởi binh đánh chiếm thành Tống Bình, quan quân đô hộ nhà Đường rút chạy về nước. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết Độ sứ. Nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu nước Việt(2) (Hà văn Thư, Trần Hồng Đức, Sách đã dẫn, tr.36). Họ Khúc cai quản đất nước tự chủ từ năm 905 đến năm 938, "đóng đô" ở Đại La (Tống Bình đổi thành), lãnh thổ thuộc quyền cai quản của chính quyền mới được mở rộng hơn trước, được chia thành năm cấp hành chính là lộ, phủ, châu, giáp và xã. Năm 907, Khúc Thừa Dụ chết, Khúc Hao lên thay. Năm 917, Khúc Hao chết, Khúc Thừa Mỹ lên thay.


Cũng trong năm 905, nhà Đường đổ, nhà Hậu Lương thành lập ở Trung Quốc. Năm 917, Lưu Nham không quy phục nhà Hậu Lương, thành lập tiểu quốc Nam Hán trên vùng đất Quảng Châu.

Năm 923, quân Nam Hán đánh chiếm thành Đại La, bắt được Khúc Thừa Mỹ, rồi tiến quân xuống phía nam cướp phá.

Năm 931, Dương Đình Nghệ kéo quân từ Thanh Hoá ra bao vây công phá, chiếm lại được thành Đại La, quân Nam Hán thua phải rút chạy về nước. Dương Đình Nghệ được suy tôn làm Tiết Độ Sứ, tiếp tục sự nghiệp của họ Khúc.


Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, giành quyền Tiết độ sứ. Ngô Quyền là con rể của Dương Đình Nghệ (được cha giao cai quản Ái châu) đã tập hợp lực lượng, tiến quân ra Giao Châu trừng trị Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn bị giết, nhưng trước đó vì quá khiếp sợ đã sai người sang Nam Hán cầu cứu. Nhân cơ hội này, vua Nam Hán đã sai quân xâm lược nước Việt. Mùa đông năm 938, đại binh Nam Hán tiến vào sông Bạch Đằng, bị Ngô Quyền đánh tan.


Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Ngô Quyền làm vua được 5 năm thì mất (939 - 944), truyền ngôi vua cho con trưởng là Ngô Xương Ngập. Người em vợ Ngô Quyền là Dương Tam Kha cướp ngôi và tự xưng là Dương Bình Vương. Từ đó diễn ra cuộc tranh chấp giữa các con của Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn với Dương Tam Kha. Năm 950, Ngô Xương Văn (em Ngô Xương Ngập) lật đổ Dương Tam Kha, giành lại ngôi vua, xưng là Nam Tấn Vương, Ngô Xương Ngập xưng là Thiên Sách Vương (lúc này nước ta có hai vua), đóng đô ở Cổ Loa.


Năm 954, Ngô Xương Ngập chết. Năm 965, Ngô Xương Văn chết. Đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn. Nổi lên mười hai vùng đất biệt lập do mười hai thủ lĩnh đứng đầu, đem quân đánh chiếm lẫn nhau, sử cũ gọi là "loạn mười hai sứ quân":

- Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Nông Cống, Thanh Hoá);

- Đỗ Cảnh Thạc giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Tây);

- Trần Lãm giữ Bố Hải Khẩu (thị xã Thái Bình);

- Kiều Công Hãn giữ Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú);

- Nguyễn Khoan giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc);

- Ngô Nhật Khánh giữ Đường Lâm (Phúc Thọ, Hà Tây);

- Lý Khuê giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh);

- Nguyễn Thủ Tiệp giữ Tiên Sơn (Bắc Ninh);

- Lữ Đường giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên);

- Nguyễn Siêu giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội);

- Kiều Thuận giữ Hởi Hồ (Cẩm Khê, Phú Thọ);

- Phạm Bạch Hổ giữ Đằng Châu (Hưng Yên).


Loạn mười hai sứ quân không chỉ dẫn đến đất nước bị chia cắt mà còn gây ra rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của nhân dân. Vì vậy, cuộc đấu tranh để thống nhất đất nước lại trở thành một nhu cầu sống còn của dân tộc. Sứ mệnh lịch sử đó được trao cho Đinh Bộ Lĩnh.


Nổi lên ở đất Hoa Lư từ đầu những năm 50 của thế kỷ X, lực lượng của Đinh Bộ Lĩnh nhanh chóng mạnh lên nhờ sự hưởng ứng của nhân dân. Đến cuối năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn mười hai sứ quân. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên làm vua, hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đổi tên nước thành Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), chia nước thành mười "Đạo". Đất đai lãnh thổ không có gì thay đổi lớn so với thời Ngô Vương. Từ năm 970, vua Đinh đã cử sứ thần sang giao hảo với nhà Tống. Năm 973, vua Tống phong Đinh Bộ Lĩnh là Giao Chỉ Quận Vương. Trong nhiều năm, quan hệ giữa Đại Cồ Việt và nhà Tống hoà hiếu tốt đẹp.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 19 Tháng Hai, 2012, 09:54:25 pm
Cuối năm 979, Đĩnh Bộ Lĩnh và con trai là Đinh Liễn bị ám hại. Đinh Toàn mới sáu tuổi lên ngôi vua. Nhân cơ hội này, nhà Tống đã sai Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Lưu Trừng đem hơn ba vạn quân thuỷ, bộ sang đánh Đại Cồ Việt. Để tổ chức cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, triều đình nhà Đinh quyết định đưa Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua thay Đinh Toàn. Lê Hoàn đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi, tiếp tục củng cố nền độc lập của đất nước.


Từ những năm 70, nước Chăm Pa ở phía Nam nước Đại Cồ Việt đã cố ý lấn chiếm. Năm 980, sau khi lên ngôi vua, Lê Hoàn sai sứ sang giao hảo với Chăm Pa để vỗ yên cương vực phía Nam, tập trung lực lượng chống giặc ngoại xâm ở cương vực phía Bắc. Vua Chăm Pa đã bắt giữ các sứ thần của Đại Cồ Việt. Năm 982, sau khi đánh tan quân xâm lược nhà Tống, Lê Hoàn quyết định cầm quân đi đánh Chăm Pa. Quân Chăm Pa thua to. Vua Chăm Pa bị tử trận. Lê Hoàn sai quân phá hết thành trì của Chăm Pa rồi rút quân về nước. Quan hệ Đại Cồ Việt - Chăm Pa tạm hoà hoãn trong một thời gian.


Lên ngôi vua, Lê Hoàn xưng là Lê Đại Hành (sử gọi là nhà Tiền Lê), vẫn giữ tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, đổi mười "Đạo" thời Đinh thành mười “Lộ", phủ, châu (tương đương đơn vị hành chính cấp tỉnh ngày nay). Căn cứ vào địa danh chép trong hai đời nhà Đinh và nhà Tiền Lê và theo chú thích của Viện Sử học khi xuất bản bản dịch Đại Việt Sử Ký Toàn Thư năm 1972, người ta tìm được các địa danh thời Tiền Lê ngày nay là:

- Thuộc Ninh Bình (Hoa lư, Cổ Lãm, Đàm Gia Loan);

- Thuộc Thanh Hoá (Vũ Lũng, Hà Đông, Cử long, Châu Ái, Chi Long, Đinh Sơn);

- Thuộc Nghệ An (kênh Đa Cái);

- Thuộc Hà Tĩnh thạch Hà, Hoàn Đường, Kỳ La, cửa biển Nam Giới) 

- Thuộc Quảng Bình (Đại Lý);

- Thuộc Nam Định (cửa Đại Ác, sông Đại Hoàng);

- Thuộc Thái Bình (Bố Hải Khẩu);

- Thuộc Hưng Yên (Châu Đằng, trại Phù Lan, Mại Liên);

- Thuộc Hải Dương (Nam Sách Giang, phủ Đái);

- Thuộc Quảng Ninh (Trấn Triều Dương, châu Tô Mậu, Bạch Đằng);

- Thuộc Bắc Ninh (Tiên Du, Siêu Loại);

- Thuộc Bắc Giang (Bắc Giang, An Châu);

- Thuộc Lạng Sơn (Lạng Châu, Chi Lăng);

- Thuộc Hà Nội (Tây Phù Liệt);

- Thuộc Hà Tây (Đường Lâm, Đỗ Động Giang);

- Thuộc Phú Thọ (Châu Phong, Tam Đái);

- Thuộc Tuyên Quang (Vị Long, Đô Lương);

- Thuộc Hà Giang (Vị Long)(1) (Ban Biên giới của Chính phủ, Tập san Biên giới và Lãnh thổ (Số 5 tháng 4-1999), tr. 31-32).


Như vậy, cương vực lãnh thổ nước Đại Cồ Việt thời kỳ nhà Đinh - Tiền Lê đã bao trùm lên hầu hết các tỉnh miền Bắc Việt Nam ngày nay từ Quảng Bình trở ra cho đến Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang. Tuy nhiên, ở thời Tiền Lê, biên giới phía Tây vẫn chưa được định hình. Cương vực phía Nam giáp Chăm Pa ở khu vực đèo Ngang. Phía Bắc và Đông Bắc giáp đất Tống, phía Tây Bắc gần với Đại Lý (tức Nam Chiếu ở vùng Vân Nam) đều chưa ổn định. Đất đai lãnh thổ không có thay đổi gì so với thời Đinh.


Năm 1005, Lê Đại Hành chết, con là Long Việt nối ngôi cha, xưng là Lê Trung Tông, nhưng chỉ được ba ngày thì bị em là Long Đĩnh giết, cướp ngôi vua. Long Đĩnh bị bệnh trĩ, không ngồi được, phải nằm để hội thầu nên sử gọi là vua "Ngoạ triều”. Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều đình suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Triều đại nhà Tiền Lê chấm dứt, mở ra một triều đại mới - triều đại nhà Lý.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 19 Tháng Hai, 2012, 09:55:48 pm
2. Nước Đại Việt thời Lý (1010 - 1 225)
Lý Công Uẩn lên ngôi vua, xưng là Lý Thái Tổ, vẫn lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư, chia đặt mười "Lộ", phủ, châu thời Tiền Lê thành hai mươi bốn "Lộ". Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về thành Đại La, đặt tên kinh đô là Thăng Long. Năm 1054, đặt quốc hiệu mới là Đại Việt. Căn cứ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, người ta biết được một số địa danh thời Lý ngày nay như sau:

- Thuộc Nam Định (lộ Thiên Trường, lộ Hoàng Giang);

- Thuộc Hà Tây (lộ Quốc Oai, châu Cổ Lãm, châu Thượng Oai);

- Thuộc Quảng Ninh (lộ Hải Đông);

- Thuộc Thái Bình (lộ Kiến Xương, lộ Long Hưng);

- Thuộc Hải Dương (lộ Hồng);

- Thuộc Bắc Ninh (lộ Bắc Giang, phủ Thiên Đức);

- Thuộc Ninh Bình (lộ Trường Yên, phủ Thiên Trường);

- Thuộc Thanh Hoá (lộ Thanh Hoá);

- Thuộc Nghệ An (lộ Diễn Châu, phủ Nghệ An);

- Thuộc Hà Tỉnh (châu Hoàn Đường);

- Thuộc Quảng Bình (châu Bố Chính, Địa Lý);

- Thuộc Quảng Trị (châu Ma Linh);

- Thuộc Hà Nội (phủ Ứng Thiên);

- Thuộc Thái Nguyên (phủ Phú Lương, châu Tư Nông, châu Tuyên Hoá);

- Thuộc Cao Bằng (châu Quảng Nguyên, Thông Nông, Tư Lang, Thảng Po, Định Biên);

- Thuộc Lạng Sơn (châu Lang, Vạn Nhai, Thất Nguyên);

- Thuộc Bắc Cạn (châu Tượng Nguyên, Hạ Nông, Cảm Hoá);

- Thuộc Yên Bái (châu Định Nguyên, Trệ Nguyên);

- Thuộc Phú Thọ (châu Chân Đăng);

- Thuộc các tỉnh Tây Bắc (trấn Đà Giang)(1) (Ban Biên giới của Chính phủ, Tập san Biên giới và lãnh thổ) (số 5 tháng 4-1999), tr. 32-34).


Nhà Lý đã có những cố gắng bước đầu để quản lý cương vực đất nước, nhưng biên giới Đại Việt bấy giờ vẫn chưa rõ ràng và ổn định. Đầu thời Lý, vùng biển tiếp giáp Chiêm Thành (Chăm Pa) được tổ chức thành trại Định Phiên; dọc sông Mê Công là vùng đất thuộc quốc của Chân Lạp, vùng rừng núi phía Đông sông Mê Công vẫn còn là lãnh địa tự do của nhiều bộ tộc ít người; ở phía Tây và Tây Bắc không xác định được ranh giới với Nam Chiếu. Phải đến cuối thời Lý, biên giới Đại Việt giáp đất Tống ở phía Bắc và Đông Bắc mới tương đối ổn định. Thêm vào đó, nhà Lý luôn phải tiến hành cuộc đấu tranh để chống lại các hành động xâm lấn, quấy rối của các láng giềng. Năm 1164, nhà Tống đã buộc phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia riêng và kể từ đây người Trung Quốc gọi nước ta là An Nam quốc.


Đầu thời Lý, có nước Nam Chiếu ở tiếp giáp đất Tây Bắc của Đại Việt. lợi dụng địa thế xa xôi hiểm trở, người Nam Chiếu kích động thủ lĩnh châu Vị Long là Hà Trắc Tuấn nổi loạn chống lại triều Lý. Nam Chiếu còn đem hai mươi vạn quân chiếm đất để tiếp ứng cho Hà Trắc Tuấn. Châu mục Quảng Nguyên là Hoàng An Vinh không chống nổi giặc, sai quân cấp báo triều đình. Năm 1014, Dực Thánh vương được lệnh đem quân lên biên giới, cùng thổ binh đánh tan quân Nam Chiếu, thu phục lại đất Ngũ Hoa. Năm 1015, quân triều đình dẹp được loạn, bắt Hà Trắc Tuấn đem về kinh chém đầu.


Tại cương giới giáp đất Tống, nhà Lý luôn phải đối phó với những âm mưu thủ đoạn xâm lấn của người Tống. Nhà Tống thường mua chuộc các thổ tù của Đại Việt để chiếm đất đai, xúi giục dân Tống ven biên tràn sang quấy phá Đại Việt: Năm 1022, quan nhà Tống ở biên hạt Khâm Châu (Quảng Đông) liên tục xúi giục dân tràn qua biên giới lấn đất và cướp bóc của dân Đại Việt, nhà Lý phải điều động một lực lượng lớn quân đội, cùng thổ binh ở biên giới truy đuổi người Tống tới tận Khâm Châu lỵ, tình hình mới yên; trên đoạn biên giới giữa Ung Châu của nhà Tống giáp đất Lạng Châu, Thái Nguyên, năm 1023, thủ lĩnh châu Thất Khê là Lý Tự bị nhà Tống mua chuộc định đem đất ấy sáp nhập vào đất Tống, phò mã Thân Thừa Quý đem quân biên hạt Lạng Châu tiến vào đất Tống bắt được Lý Tự mặc dù bọn quan lại Ung Châu cố tình che chở v.v...


Khi vương triều Lý bắt đầu thành lập, Chiêm Thành có sai sứ sang cống (năm 1011), nhưng đến năm 1020, Lý Thái Tổ đã sai con là Khai Thiên Vương và tướng Đào Thục Phụ vào đánh Bố Chánh. Năm 1044, Lý Thái Tông đem quân tiến vào kinh đô của Chiêm Thành là Chà Bàn (Bình Định ngày nay) giết vua Chiêm là Xạ Đẩu. Bị thất bại nặng nề, Chiêm Thành bề ngoài phải thần phục, cống nạp nhà Lý, nhưng bên trong luôn tìm cơ hội đánh lại nhà Lý để báo thù. Từ những năm 1050, vua Chiêm Thành là Chế Củ thường khiêu khích Đại Việt, ra sức chuẩn bị về quân sự để chờ thời cơ đánh Đại Việt. Từ năm 1065, được nhà Tống ủng hộ, Chế Củ cắt đứt hẳn quan hệ với Đại Việt. Năm 1068, Chiêm Thành đưa quân xâm lấn biên giới, vượt biển vào cướp phá Nghệ An. Để dẹp nguy phương nam, phòng hoạ phương bắc, vua Lý Thánh Tông quyết định đánh Chiêm Thành. Năm 1069, vua Thánh Tông hạ chiếu thân chinh cầm quân đánh Chiêm Thành, bắt sống vua Chế Củ. Chế Củ phải cắt cho nhà Lý ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh (Quảng Bình và bắc Quảng Trị) để được tha về(1) (Trương Hữu Quýnh, Sách đã dẫn , tr. 135-136).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 19 Tháng Hai, 2012, 09:56:29 pm
Đến cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII, biên thuỳ và bờ biển của Đại Việt phía Nam giáp Chiêm Thành, phía Tây Nam (đoạn tây Nghệ An, Quảng Bình ngày nay) giáp Chân Lạp. Thời kỳ này, Chiêm Thành và Chân Lạp thường cấu kết với nhau liên tục xâm lấn và cướp phá vùng biên Đại Việt, nhất là trong các năm 1126, 1132, 1137, 1150, 1203, 1216. Có năm, quân Chiêm Thành và Chân Lạp tấn công Đại Việt tới hai, ba lần. Tất cả các cuộc xâm chiếm cướp phá của Chiêm Thành và Chân Lạp đều bị quân của triều đình, thổ biên và nhân dân địa phương vùng biên Đại Việt đẩy lùi. Song các cuộc chiến đó cũng gây không ít thiệt hại cho nhân dân Đại Việt. Điển hình là tháng 7-1203, một viên tướng Chiêm Thành là Bố Trì đem một số quân đến xin cư trú ở cửa biển Cơ La (cửa Nhượng, Hà Tĩnh) với lý do bị chủ đánh đuổi. Do cả tin, mất cảnh giác, tri châu Nghệ An là Đỗ Thanh và châu mục Phạm Diên đã bị Bố Trì đánh úp rồi giết chết, sau đó Bố Trì tàn phá, cướp bóc nhân dân ven biển và rút về Chiêm Thành an toàn.


Nhà Lý giữ đất không chỉ bằng sức mạnh quân sự, mà còn bằng chính sách ngoại giao. Nổi bật nhất trong lịch sử bang giao thời Lý là cuộc đấu tranh đòi vùng đất Quảng Nguyên (thuộc Cao Bằng ngày nay) ở ven biên giới bị nhà Tống bao chiếm từ sau khi Tống bị bại trận ở sông Như Nguyệt. Năm 1078, một năm sau khi đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tống, nhà Lý đã cử một sứ bộ do Đào Nguyễn Tông dẫn đầu sang biếu vua Tống ba thớt voi với chủ trương đòi lại đất Quảng Nguyên, Bảo Lạc bị nhà Tống chiếm. Với chủ trương hoà hiếu và kiên trì, cuộc đàm phán đã đạt được thoả thuận: Nhà Lý trao trả tù binh cho Tống và Tống trả lại đất Quảng Nguyên cho Đại Việt vào năm 1079; năm 1084, Thị lang binh bộ Lê Văn Thịnh dẫn đầu một sứ bộ sang trại Vĩnh Bình (Ung Châu) để cùng nhà Tống tranh biện về vùng đất phía Tây Bắc Quảng Nguyên. Lê Văn Thịnh đã buộc nhà Tống trả lại cho Đại Việt vùng đất sáu huyện, ba động phía Tây Bắc Quảng Nguyên và định 8 cửa ải làm giới hạn phân chia lãnh thổ hai nước. Về các cuộc bang giao đòi đất giành được thắng lợi của Đại Việt, nhà sử học Phan Huy Chú bình luận: "Việc biên giới ở đời Lý được nhà Tông trả lại đất rất nhiều. Bởi vì trước có oai thắng trận, đủ làm cho nhà Tống phải phục. Sau khi sứ thần bàn bạc, lời lẽ thung dung càng thêm khéo léo, cho nên cần gì được nấy, làm cho lời tranh biện của người Trung Quốc phải khuất và thế lực của Nam giao được mạnh. Xem đó cũng có thể biệt qua thêm cường thịnh của thời bấy giờ”(1) (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương, Tập IV, tr. 196).


Qua các sử liệu trên đây cho thấy cương vực lãnh thổ Đại Việt thời Lý đã bao trùm lên toàn bộ miền Bắc Việt Nam ngày nay, từ các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến tỉnh Quảng Trị. Ngoài ra trên biển, tất cả các hải đảo ven bờ bao gồm hàng nghìn hòn đảo trên vịnh Hạ Long đã đặt dưới sự kiểm soát của vương triều nhà Lý. Năm 1172 vua Lý Anh Tông đã đi kinh lược, kiểm tra các hải đảo ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Trị ngày nay và cho vẽ bản đồ, ghi chép phong vật. Và như vậy, triều Lý đã giữ vững cương giới phía Bắc, mở rộng cương vực về phía Nam đến tỉnh Quảng Trị và kiểm soát toàn bộ hải đảo ngoài khơi vịnh Bắc Bộ ngày nay.


Năm 1028, Lý Thái Tổ mất, thái tử Lý Phật Mã lên ngôi vua, xưng là Lý Thái Tông. Năm 1054, Lý Thái Tông mất, Lý Nhật Tôn lên ngôi vua, xưng là Lý Thánh Tông, đổi tên nước là Đại Việt. Năm 1072, Lý Thánh Tông mất, Lý Càn Đức lên ngôi vua, xưng là Lý Nhân Tông. Năm 1127, Lý Nhân Tông mất, Lý Dương Hoán lên ngôi vua, xưng là Lý Thần Tông. Năm 1138, Lý Thần Tông mất, Lý Thiên Tộ lên ngôi vua, xưng là Lý Anh Tông. Năm 1175, Lý Anh Tông mất, Lý Long Cán (tên khác là Lý Long Trát) lên ngôi vua, xưng là lý Cao Tông. Năm 1210, Lý Cao Tông mất, Lý Hạo Sảm lên ngôi vua, xưng là Lý Huệ Tông. Năm 1224, Lý Huệ Tông truyền ngôi vua cho công chúa Chiêu Thánh, hiệu là Lý Chiêu Hoàng, rồi đi tu. Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng trao ngôi vua cho chồng là Trần Cảnh. Vương triều Lý đến đây chấm dứt sau 216 năm cầm quyền, mở ra một trang lịch sử mới của dân tộc Việt Nam - triều đại nhà Trần.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 20 Tháng Hai, 2012, 08:23:32 am
3. Nước Đại Việt thời Trần - Hồ (1225 - 1407)
Tháng 12 năm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Triều Trần được dựng lên từ đó. Thời Trần, Đại Việt là một trong những quốc gia hùng cường có uy danh lừng lẫy, ngoại xâm phải kiêng sợ, lân bang phải kính nể.


Nhà Trần trải qua mười hai đời vua, trị vì được 175 năm: Năm 1225, Trần Cảnh lên ngôi vua, xưng là Trần Thái Tông (mất năm 1277); năm 1258, Thái Tông nhường ngôi cho thái tử Trần Hoảng, hiệu Trần Thánh Tông (mất năm 1290); năm 1278, Thánh Tông nhường ngôi cho thái tử Trần Khâm, hiệu Trần Nhân Tông (mất năm 1308); năm 1293, Nhân Tông nhường ngôi cho thái tử Trần Thuyên, hiệu Trần Anh Tông (mất năm 1320); năm 1314, Anh Tông nhường ngôi cho thái tử Trần Mạnh, hiệu Trần Minh Tông (mất năm 1357); năm 1329, Minh Tông nhường ngôi cho thái tử Trần Vượng, hiệu Trần Hiến Tông; năm 1341, Hiến Tông mất, Trần Hạo (con của Minh Tông) lên ngôi vua, hiệu Trần Dụ Tông; năm 1369, Dụ Tông mất, Hiến từ Tuyên Thánh Hoàng thái hậu đưa Dương Nhật Lễ lên ngôi vua; năm 1370, các tôn thất nhà Trần khởi binh giết chết Dương Nhật Lễ, đưa Trần Phủ (con của Minh Tông) lên ngôi vua, hiệu Trần Nghệ Tông; năm 1372, Nghệ Tông nhường ngôi cho em là Trần Kính làm vua, hiệu Trần Duệ Tông; năm 1376, vua Duệ Tông chết, con trưởng là Trần Hiện lên thay, hiệu Trần Phế Đế, năm 1388, Phế Đế bị ép thắt cổ chết, Trần Nhung (con của Nghệ Tông) lên làm vua, hiệu Trần Thuận Tông. Năm 1397, vua Thuận Tông bị ép dời kinh đô từ Thăng Long về Tây Đô (Thanh Hoá). Năm 1398, vua Thuận Tông lại bị ép nhường ngôi cho con trai là Trần Án làm vua, hiệu là Trần Thiếu Đế.


Dựa trên nền tảng xã hội thời Lý, nhà Trần tiếp tục xây dựng và củng cố đất nước về mọi mặt. Năm 1242, nhà Trần đổi hai mươi bốn "Lộ" thời Lý chia đặt thành mười hai "Lộ", ở phía Nam còn đặt thêm phủ Lâm Bình (vùng Quảng Bình và Quảng Trị ngày nay).


Thời Lý, biên giới Đại Việt với Trung Quốc mới chỉ được xác định khá rõ ràng ở đoạn từ Tây Bắc châu Quảng Nguyên (Cao Bằng) tới châu Vểnh An (Hải Ninh). Đến dời Trần, đoạn biên giới phía Bắc và Tây Bắc Đại Việt dần định hình. Như vậy, đến đời Trần, biên giới giữa Đại Việt và Trung Quốc cơ bản đã định hình rõ ràng, trừ đoạn cực Tây Bắc tới giữa thế kỷ XIV mới có Mường Lễ (Lai Châu) thuộc trấn Gia Hưng. Cùng với việc không ngừng củng cố cương vực lãnh thổ ở phía Bắc, nhà Trần đã ba lần đánh lui và đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lược của quân Nguyên Mông (các năm 1258, 1285, 1288), bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Đại Việt.


Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1242, nhà Trần chia đất nước làm 12 lộ, nhưng sử không thép rõ tên mười hai "Lộ” là gì (đơn vị hành chính như cấp tỉnh ngày nay). Song, dưới thời Trần người ta thấy ngoài các đơn vị hành chính được gọi là "Lộ" còn có các đơn vị hành chính được gọi là "Phủ” và "Trấn" vào những thời điểm khác nhau, tuỳ theo đặc điểm địa lý của từng đơn vị hành chính.


Theo biên niên sử trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thu, người ta tìm thấy các đơn vị hành chính sau đây:

Những đơn vị hành chính gọi là "Lộ":

- Thiên Trường (1246) nay thuộc Nam Định.

- Long Hưng (1246) nay thuộc Hưng Yên, Thái Bình.

- Trường Yên (1248) nay thuộc Ninh Bình.

- Kiến Xương (1246) nay thuộc Thái Bình.

- Khoái (1246) nay thuộc Hưng Yên.

- Hải Đông (1266) nay là Quảng Ninh, tồn tại đến 1397.

- Yên Khang (1292) nay thuộc Ninh Bình.

- Diễn Châu (1375) nay thuộc Nghệ An.

- Quốc Oai Thượng (1394) nay thuộc Vĩnh Phúc.

- Đông Đô (1397) nay là Hà Nội.

- Bắc Giang (1397) nay thuộc Bắc Ninh.

- Tam Giang (1397) nay thuộc các vùng ở xung quanh ngã ba Việt Trì, trong đó có những phần đất thuộc các tỉnh Hà Tây, Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.

- Sơn Nam (1397) xuất hiện vào cuối đời Trần. Giới hạn lộ này không được rõ, nhưng vào đời Lê Hồng Đức, lộ này bao gồm các tỉnh phía Nam châu thổ sông Hồng.

- Kinh Bắc (1397), xuất hiện cuối đời Trần, bao gồm những nơi nào không rõ, vì lúc này vẫn có lộ Bắc Giang, ở vào địa phận tỉnh Bắc Ninh ngày nay.


Những đơn vị hành chính gọi là "phủ”:

- Thanh Hoá, nay là tỉnh Thanh Hoá, được gọi là "phủ” suốt thời Trần.

- Thiên Trường, thấy chép vào các năm 1261, 1299, năm 1246 gọi là "lộ (đã đề cập ở trên).

- Long Hưng, chép vào những năm 1288, 1312 mà năm 1246 gọi là "Lộ Long Hưng" (đề cập ở trên).

- Trung Đô, nay là Hà Nội, chép vào năm 1377, năm 1397 gọi là "Lộ Đông Đô" (đề cập ở trên).

- Lâm Bình, nay là Quảng Bình, chép vào năm 1361, 1372, năm 1375 đổi là "phủ Tân Bình".

- Nghệ An, nay gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, chép vào năm 1390. Có lúc chỉ chép địa danh "Nghệ An" (1313) hoặc chép là "Trấn Nghệ An" (1351, 1356), "Trại Nghệ An" (1372).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 20 Tháng Hai, 2012, 08:24:23 am
Những đơn vị được gọi là "Trấn" gồm có:

- Đà Giang, gồm các tỉnh Tây Bắc ngày nay, chép năm 1370.

- Thái Nguyên, gồm tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, chép năm 1375.

- Quảng Oai, nay thuộc tỉnh Hà Tây, chép năm 1375 và 1383.

Ngoài ra, còn có hai châu có vị trí tương đương đơn vị hành chính cấp lộ, phủ, trấn là "Châu Hoá" và "Châu Thuận". Địa danh Châu Hoá chép vào năm 1535, 1316 và 1374, Châu Thuận chép vào năm 1374. Đây là hai châu được thành lập trên đất Ô - Lý do vua Chiêm Thành Chế Mân dâng vua Trần Anh Tông (1293-1314) làm lễ vật cưới Huyền Trân Công Chúa vào năm 1306. Châu Thuận nay thuộc tỉnh Thừa Thiên. Châu Hoá nay thuộc Bắc Quảng Nam.


Địa danh cấp huyện hoặc thị trấn thời Trần thấy chép Gia Lâm, Vũ Ninh, Đông Ngàn, Vân Đồn, Khâu ôn, Tây Kết, Phả Lại, Vạn Kiếp (1266), Tiên Du (1383), Thuỷ Vĩ (1384), Đồng Đăng (1395).


Qua các địa danh trên thấy rõ, cương giới nước Đại Việt đời Trần có mở rộng chút ít về phía Nam so với cương giới nước Đại Việt đời Lý, được giới hạn bởi các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang ngày nay ở phía Bắc, sông Thu Bồn ở phía Nam, quần đảo Hạ Long ở phía Đông. Nếu ghi tên các lộ, phủ đời Trần được chép trong sử sách trên bản đồ hiện đại, chúng ta sẽ thấy lãnh thổ nước Đại Việt đời Trần bao gồm các tỉnh thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (ngày nay đến sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam ngày nay)(1) (Ban Biên giới của Chính phủ, Tập san Biên giới và Lãnh thổ (Số 6), tr. 29-30).


Đại việt vào cuối thế kỷ XIV, ở phía Bắc nhà Minh ngày càng lộ rõ ý đồ xâm lược; ở phía Tây nước Lạng Xang thống nhất đang phát triển mạnh trên đất Lào; ở phía Nam quân Chiêm Thành không ngừng gây nạn cướp bóc ven biên giới. Trong khi đó, nội bộ triều Trần đã trở nên mục nát, suy yếu.


Năm 1400, Hồ Quý Ly là một đại thần của nhà Trần phế truất vua Thiếu Đế, tự xưng vua lập ra triều Hồ, đổi tên nước thành Đại Ngu, đóng đô ơ Tây Đô (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá).

Hồ Quý Ly làm vua được một năm, đến năm 1401 bắt chước nhà Trần nhường ngôi cho con thứ hai là Hồ Hán Thương lên làm vua, còn mình thì xưng là Thái thượng hoàng điều khiển triều đình. Năm 1402, nhà Hồ tiến đánh Chiêm Thành, buộc vua Chiêm Thành phải nộp hai vùng đất Chiêm Động và Cổ Luỹ (vùng đất bắc Quảng Ngãi ngày nay), nhà Hồ đổi tên thành 4 châu là Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa (sau đó lại ghép thành hai châu là Thăng Hoa và Tư Nghĩa). Năm 1404, tiếp tục đánh Chiêm Thành lần nữa nhưng không đạt kết quả gì, phải rút quân về. Trên biên giới phía Bắc, để cầu sự hoà hoãn với nhà Minh, cha con họ Hồ đã phạm một sai lầm mà các sử gia phong kiến về sau cho rằng "dù giết cũng chưa hết tội". Đó là việc năm 1405 họ Hồ cắt đất Lộc Bình (trấn Lạng Sơn) cho nhà Minh.


Cuối năm 1406, nhà Minh mượn cớ phù Trần diệt Hồ đã đem quân đánh Đại Ngu, quân nhà Hồ thua to, Hồ Quý Ly cùng đình thần phải rút về Tây Đô. Năm 1417, quân Minh tấn công chiếm Tây Đô, bắt được cha con Hồ Quý Ly. Triều đại Hồ chấm dứt từ đây. Trong thời gian trị vì đất nước, họ Hồ đổi tên một số trấn, trong đó có Thanh Hoá đổi thành trấn Thanh Đô. Sau năm 1417, quân Minh tiếp tục đánh vào Thuận Hoá, chiếm nốt vùng đất phía nam. Trong lúc đó, quân Chiêm Thành cũng thừa cơ đánh ra, lấy lại vùng Thăng Hoa (Quảng Nam, Quảng Ngãi).


Năm 1407, một số người yêu nước lập Trần Ngỗi (con thứ của Trần Nghệ Tông) lên làm vua, hiệu Giản Định Đế, đổi tên nước trở lại tên Đại Việt (sử cũ gọi là nhà Hậu Trần). Năm 1409, Trần Quý Khoáng (cháu nội của Trần Nghệ Tông) làm vua thay Giản Định Đế, hiệu Trung Quang Đế lãnh đạo nhân dân chống lại quân Minh. Đến cuối năm 1413, do lực lượng yếu không thể chống lại được quân Minh, Trùng Quang Đế và quần thần bị quân Minh bắt đưa về Trung Quốc, trên đường đi vua tôi nhà Trần đã nhảy xuống biển tự tử. Nhà Hậu Trần chấm dứt từ đó.


Đến thời điểm này, cương giới Đại Việt ở phía Bắc cơ bản giữ nguyên như thời Lý (ngoài việc vùng Lộc Bình bị nhà Hồ cắt cho nhà Minh), ở phía Nam lãnh thổ đã mở rộng thêm đến địa phận thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 20 Tháng Hai, 2012, 08:31:24 am
4. Nước Đại Việt thời thuộc Minh (1407 – 1427)(1)
(Ban Biên giới của Chính phủ, Tập san Biên giới và Lãnh thổ (Số 7), tr.36-37)

Từ năm 1414 đến năm 1427, nước Đại Việt một lần nữa trở thành quận huyện của phong kiến phương Bắc.
Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quân Minh vào Đông Đô (Hà Nội ngày nay) tháng 12 năm Bính Tuất (1406). Tháng tư năm Đinh Hợi (1407), đặt "Giao Chỉ thừa tuyên bố chính sứ ty" biến nước Đại Việt thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc. Theo quy chế hành chính của Trung Quốc thời đó, dưới cấp "bố chính sứ ty" có phủ, châu, huyện. Đối với Đại Việt, nhà Minh đặt làm "bố chính sứ ty", bên dưới cũng đặt các đơn vị phủ, châu, huyện. Theo sách Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư của Cố Viêm Vũ đời Thanh thì năm 1407, nhà Minh đặt 15 phủ và 5 châu trực thuộc. Dưới phủ là châu, dưới châu là huyện dựa trên cơ sở hệ thống hành chính thời Trần - Hồ. Tuy nhiên, trong thời kỳ thuộc Minh một số châu, huyện được tách ra hoặc nhập lại, hoặc thay tên mới. Song về cơ bản các đơn vị hành chính từ cấp phủ đến cấp huyện vẫn giữ nguyên tên cũ thời Trần - Hồ. Cụ thể:

- Phủ Giao Châu gồm 5 châu, 23 huyện thuộc vùng Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc ngày nay;

- Phủ Bắc Giang gồm 3 châu, 13 huyện ở vào vùng Bắc Ninh và huyện Việt Yên ngày nay, vùng huyện Đa Phúc trước đây;

- Phủ Lạng Giang gồm 3 châu, 15 huyện ở vào vùng Bắc Giang, Hải Dương ngày nay Phủ Tam Giang gồm 3 châu, 9 huyện ở vùng Phú Thọ, Tuyên Quang ngày nay;

- Phủ Kiến Bình (phủ Kiến Hưng cũ) gồm 1 châu, 9 huyện ở vào vùng Ninh Bình ngày nay;

- Phủ Tân Yên (phủ Tân Hưng cũ) gồm 3 châu, 21 huyện ở vào vùng Quảng Ninh, Hải Phòng ngày nay;

- Phủ Kiến Xương gồm 1 châu, 9 huyện ở vào vùng Hưng Yên, Thái Bình ngày nay;

- Phủ Phụng Hoá (phủ Thiên Trường cũ) gồm 4 huyện ở vào vùng Nam Định ngày nay;

- Phủ Thanh Hoá gồm 3 châu, 19 huyện ở vào vùng Thanh Hoá ngày nay Phủ Trấn Man gồm 4 huyện ở vào vùng Thái Bình ngày nay;

- Phủ Lạng Sơn gồm 7 châu, 16 huyện ở vào vùng Lạng Sơn ngày nay;

- Phủ Diễn Châu gồm 1 châu, 4 huyện ở vào vùng Diễn Châu, Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An ngày nay;

- Phủ Nghệ An gồm 2 châu, 12 huyện ở vào vùng Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay;

- Phủ Tân Bình gồm 2 châu, 9 huyện ở vào vùng Quảng Bình ngày nay;

- Phủ Thuận Hoá gồm 2 châu, 11 huyện ở vào vùng Quảng Trị, Thừa Thiên ngày nay;

- Châu Thái Nguyên gồm 11 huyện ở vào vùng Thái Nguyên ngày nay;

- Châu Tuyên Hoá (trấn Tuyên Quang cũ) gồm 9 huyện ở vào vùng Tuyên Quang, Hà Giang ngày nay;

- Châu Gia Hưng gồm 3 huyện ở vào vùng Thanh Sơn (Phú Thọ), Phúc Yên, Mộc Châu (Sơn La) ngày nay;

- Châu Quy Hoá gồm 4 huyện ở vào vùng Yên Bái, Lào Cai ngày nay;

- Châu Quảng Oai gồm 2 huyện ở vào vùng Quảng Oai, Tùng Thiện (Sơn Tây) ngày nay.


Cùng năm 1407, hai châu Thái Nguyên, Tuyên Hoá được nâng lên thành phủ. Năm 1415, nhà Minh đặt thêm phủ Thăng Hoa trên phần đất Chiêm Thành mà nhà Hồ đã đặt 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa năm 1402, lãnh 4 châu, 11 huyện. Tổng cộng Đại Việt thời thuộc Minh có 18 phủ, 43 châu, 177 huyện. Cương giới lãnh thổ không có biến đổi lớn ngoài việc một số phủ, châu, huyện bị đổi tên hoặc điều chỉnh lại địa giới.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 20 Tháng Hai, 2012, 08:37:28 am
5. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1788)
Năm 1418, Lê Lợi lãnh đạo nhân dân không nhà Minh. Năm 1428, lật đổ ách cai trị của nhà Minh, giành lại Đại Việt, lập nên triều đại nhà Lê. Lê lợi lên ngôi vua, hiệu Lê Thái Tổ, giữ tên nước là Đại Việt đóng đô ở Đông Đô (Hà Nội). Năm 1433, Thái Tổ mất, con là Lê Nguyên Long lên làm vua, hiệu Lê Thái Tông. Năm 1442, Thái Tông bị bạo bệnh chết, con là Lê Bang Cơ (mới hai tuổi) lên làm vua, hiệu Lê Nhân Tông. Năm 1459, Nhân Tông bị thái tử Nghi Dân giết chết, cướp ngôi. Năm 1460, triều thần truất ngôi Nghi Dân, lập hoàng tử Lê Tư Thành lên làm vua, hiệu Lê Thánh Tông. Năm 1497, vua Thánh Tông mất, thái tử Lê Tăng lên làm vua, hiệu Lê Hiến Tông. Năm 1504, vua Hiến Tông mất, con là Lê Thuần lên làm vua, hiệu Lê Túc Tông, trị vì được 6 tháng thì bị bệnh mất, trước khi chết đã chỉ định anh trai là Lê Tuấn lên thay ngôi. Năm 1504, Lê Tuấn làm vua, hiệu Lê Uy Mục, rất tàn ác, dân gian gọi là "vua quỷ". Năm 1509, Lê Uy Mục bị bức tự tử, Lê Oanh (cháu nội vua Lê Thánh Tông) lên làm vua, hiệu Lê Tương Dực, rất gian dâm, người đương thời gọi là “vua lợn". Năm 1516, Tương Dực bị đâm chết, Lê Huệ (cháu bốn đời của Lê Thánh Tông) lên ngôi, hiệu Lê Chiêu Tông (năm 1526 bị Mạc Đăng Dung giết chết). Năm 1522, Lê Chiêu Tông bị truất ngôi, em là Lê Xuân lên làm vua, hiệu Lê Cung Hoàng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi (sau đó ép vua và thái hậu tự tử). Như vậy, kể từ khi Lê Thái Tổ lên ngôi năm 1428 đến khi Lê Cung Hoàng bị giết năm 1527, trải qua 10 đời vua, trị vì cả thảy 99 năm, các nhà sử học gọi là triều Lê Sơ.


Năm 1428, sau khi khôi phục lại nền độc lập cho Đại Việt, nhà Lê Sơ chia nước làm năm đạo là Đông, Tây, Nam, Bắc (tương ứng với Bắc Bộ ngày nay) và Hải Tây (từ Thanh Hoá vào đến Thuận Hoá). Cụ thể là(1) (Ban Biên giới của Chính phủ, Tập san Biên giới và Lãnh thổ (Số 8 ), tr. 11-12):

- Đông Đạo gồm các tỉnh Hải Dương, Quảng Yên (nay là tỉnh Quảng Ninh);

- Tây Đạo gồm các tỉnh Sơn Tây (cũ), Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu ngày nay;

- Nam Đạo gồm các tỉnh Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình ngày nay;

- Bắc Đạo gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng, dạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn ngày nay;

- Hải Tây Đạo gồm các tỉnh từ Thanh Hóa trở vào cho đến đèo Hải Vân.  


Năm 1466, lại chia nước thành 12 "Đạo thừa tuyên" (tên gọi đơn vị hành chính cấp tỉnh thời đó):

- Thanh Hóa (sau đổi là Thanh Hoa, nay là tỉnh Thanh Hóa);

- Nghệ An (bao gồm cả tỉnh Hà Tĩnh ngày nay);

- Thuận Hóa (bao gồm cả Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên và Bắc Quảng Nam ngày nay (huyện Điện Bàn và huyện Hoà Vang);

- Thiên Trường năm 1469 đổi là Sơn Nam) bao gồm các tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam và phía Nam tỉnh Hà Tây ngày nay);

- Quốc Oai (năm 1469 đổi thành Sơn Tây) bao gồm tỉnh Sơn Tây cũ và các tỉnh Vĩnh Phúc, một phần tỉnh Phú Thọ ngày nay;

- Bắc Giang (năm 1469 đổi thành Kinh Bắc), bao gồm Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay; An Bang nay là Quảng Ninh);

- Hưng Hóa (bao gồm các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu ngày nay);

- Tuyên Quang (gồm tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang - Thái Nguyên (bao gồm cả Bắc Cạn, Cao Bằng ngày nay);

- Phủ Trung Đô, tức kinh thành Thăng Long (năm 1 469 đổi làm phủ Phụng Thiên).


Qua phạm vi địa giới năm đạo năm 1428 và 12 đạo thừa tuyên năm 1466 thấy rõ cương giới lãnh thổ nước Đại Việt thời Lê Sơ bao trùm lên các tỉnh Bắc bộ và các tỉnh Bắc Trung Bộ ngày nay, bao gồm cả hai huyện Điện Bàn và Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam, bên kia là đèo Hải Vân.


Năm 1469, nhà Lê Sơ xác lập bản đồ các phủ, huyện châu thuộc 12 thừa tuyên và phủ Trung Đô. So sánh thấy địa giới hành chính 12 thừa tuyên và Phủ Trung Đô không thay đổi, chỉ đổi tên 5 thừa tuyên như trên đã đề cập và định rõ địa giới phủ, huyện, châu thuộc 12 thừa tuyên và Phủ Trung Đô.


Năm 1471, sau khi chiến vùng đất ở phía Nam Thuận Hoá cho đến đèo Cù Mông (từ phía Nam huyện Điện Bàn đến Đèo Cả ngày nay), nhà Lê Sơ lập thêm thừa tuyên Quảng Nam. Như vậy, đến thời gian này nước Đại Việt gồm 13 thừa tuyên (cấp tỉnh ngày nay) và phủ Trung Đô (tức kinh thành Thăng Long).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 20 Tháng Hai, 2012, 08:40:32 am
Vào năm Hồng Đức thứ 21 (1490), vua Lê Thánh Tông cho ban hành tập "Bản đồ Thiên hạ”, thường được gọi là Bản đồ Hồng đức được làm trên cơ sở bản đồ do các thừa tuyên gửi về được thực hiện theo chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông năm Quang Thuận thứ 8 (1467). Sự kiện này được Đại Việt Sử Ký Toàn Thu chép như sau: "Mùa Hạ, tháng Tư, ngày mồng năm, định bản đồ thiên hạ: 13 xứ thừa tuyên có 52 phủ, 178 huyện, 50 châu, 20 hương, 36 phường, 6.851 xã, 322 thôn, 637 trang, 40 sách, 40 động, 30 nguyên, 30 trường".


Tập Bản đồ Hồng Đức gồm có 15 tấm bản đồ. Trong đó có một bản đồ cả nước, một bản đồ phủ Trung Đô, 13 bản đồ các thừa tuyên cùng bản liệt kê tên phủ, huyện, châu thuộc cả nước. Trên mỗi bản đồ, hình thế núi sông tổng quát cùng vị trì các phủ, huyện, châu, danh lam thắng cảnh của đơn vị hành chính liên quan đều được thể hiện.


Bản đồ cả nước mang tên An Nam đồ được thể hiện phía Đông giáp biển cả. Phía Tây giáp nước Ai-lao. Phía Bắc giáp Trung Quốc với núi Phân Mao ở Quảng Đông, ải Quan (tức ải Nam Quan, nay là Hữu Nghị Quan) ở Quảng Tây, Bạch Thành (tức Bạch Mã thành, nay là huyện Mã Quan) ở Vân Nam. Phía Nam giáp Chiêm Thành ở núi Thạch Bi (nay là Đèo Cả, dải núi ngăn cách tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa ngày nay).


Qua địa giới hành chính thể hiện trên bản đồ này có thể thấy rõ phạm vi cương giới, lãnh thổ nước Đại Việt thời Lê Sơ bao gồm miền Bắc Việt Nam và được mở rộng về phía Tây giáp nước Lào, kéo dài xuống phía Nam đến tỉnh Phú Yên ngày nay.


Bản đồ Phủ Trung Đô thể hiện phía Đông là sông Hồng. Phía Tây là sông Tô Lịch bên ngoài bức tường thành Thăng Long. Phía Nam là dải đất ven đô bên ngoài bức tường thành nay là đường Đại La, đường Đại Cồ Việt và đường Trần Khát Chân. Phía Bắc là Hồ Tây. Ở giữa là thành Thăng Long với Cấm Thành hình vuông mà tâm là Điện Kính Thiên.


Bản đồ các thừa tuyên được xếp theo thứ tự: Thanh Hoa, Nghệ An, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Lạng Sơn, An Bang, Thuận Hóa, Quảng Nam.


Thanh Hoa là thừa tuyên được đặt ở hàng đầu, có thể do nhà Lê Sơ coi đây là nơi Lê Thái Tổ dựng nên cơ nghiệp, là quê hương của triều Lê. Trên bản đồ người ta thấy Tây Kinh được thể hiện ở miền thượng du Thanh Hóa ngày nay.


Sau đây là các đơn vị hành chính phủ, huyện, châu của các thừa tuyên và phủ Trung Đô được thể hiện trong tập bản đồ này.

- Phủ Trung Đô: 1 phủ, 2 huyện.

+ Phủ Phụng Thiên.

+ 2 huyện (Vinh Xương, Quảng Đức).

- Thừa tuyên Thanh Hoa: 6 phủ, 22 huyện, 4 châu.

+ Phủ Thiệu Thiên: 8 huyện (Lương Giang, Vĩnh Ninh, Côn Dương, Đông Sơn, An Định, Cẩm Thuỷ, Bình Giang, Thạch Thành).

+ Phủ Hà Trung: 4 huyện (Hoẵng Hóa, Thuần Hậu, Nga Giang, Tống Giang).

+ Phủ Tĩnh Ninh: 3 huyện (Nông Cống, Quảng Xương, Ngọc Sơn).

+ Phủ Trường Yên: 3 huyện (Gia Viễn, Yên Mô, Yên Ninh).

+ Phủ Thiên Quan: 3 huyện (Phụng Hóa, An Hóa, Lạc Thổ). Hai phủ Trường Yên và Thiên Quang năm 1831 được đặt thành tỉnh Ninh Bình.

+ Phủ Thanh Đô: 1, huyện, 4 châu (Thọ Xuân, Gia Quan, Lương Chính, Tầm Châu, Sầm Châu). Hai huyện Tầm Châu và Sầm Châu nay thuộc Lào.

- Thừa tuyên Nghệ An: 9 phủ, 25 huyện, hai châu.

+ Phủ Đức Quang: 6 huyện (La Giang, Thiên Lộc, Nghi Xuân, Châu Phúc, Hương Sơn, Thanh Giang).

+ Phủ Diễn Châu: 2 huyện (Đông Thành, Quỳnh Lưu).

+ Phủ Anh Đô: 2 huyện (Hưng Nguyên, Nam Đàn).

+ Phủ Hà Hoa: 2 huyện (Thạch Hà, Kỳ Hoa).

+ Phủ Trà Lân: 4 huyện (Kỳ Sơn, Hội Ninh, Tương Dương, Vĩnh Khang).

+ Phủ Quỳ Châu: 2 huyện (Trung Sơn, Thuỳ Vân).

+ Phủ Ngọc Ma: 1 huyện (Trịnh Cao).

+ Phủ Lâm An: 1 châu (Quy Hợp).

+ Phủ Trấn Ninh: 7 huyện (Khang Vinh, Minh Quảng, Cảnh Thuần, Kim Sơn; Thanh Vị, Chu Lương, Trung Thuận nay thuộc Lào).

- Thừa tuyên Sơn Nam: 8 phủ, 36 huyện.

+ Phủ Thường Tín: 3 huyện (Long Đàm, Thượng Phúc, Phù Vân).

+ Phủ Khoái Châu: 5 huyện (Đông An, Thiên Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Dung).

+ Phủ Ứng Thiên: 4 huyện (Thanh Oai, Chương Đức, Sơn Minh, Hoài An).

+ Phủ Lỵ Nhân: 5 huyện (Duy Tân, Kim Bảng, Thanh Liêm, Nam Xương, Bình Lục).

+ Phủ Thiên Trường: 4 huyện (Mỹ Lộc, Thượng Hiền, Tây Châu, Giao Thuỷ).

+ Phủ Tân Hưng: 4 huyện (Ngự Thiên, Diên Hà, Thần Khê, Thanh Lan)

+ Phủ Kiến Xương: 3 huyện (Thủ Trì, Vũ Nga, Chân Định).

+ Phủ Thái Bình: 4 huyện (Quỳnh Côi, Đông Quan, Phụ Dực, Thụy Anh).

- Thừa tuyên Sơn Tây: 6 phủ, 26 huyện.

+ Phủ Quốc Oai: 5 huyện (Từ Liêm, Đan Phượng, Phúc lộc, Ninh Sơn, Thạch Thất).

+ Phủ Tam Đới: 6 huyện (Yên Lãng, Yên Lạc, Bạch Hạc, Phú Ninh, Lập Thạch, Tân Phong).

+ Phủ Thao Giang: 4 huyện (Sơn Vi, Thanh Ba, Hoa Khê, Hạ Hoa).

+ Phủ Đoan Hùng: 5 huyện (Đông Lan, Tây Lan,Để Giang, Đương Đạo Tam Dương).

+ Phủ Đà Dương: 2 huyện (Tam Nông, Bất Bạt).

+ Phủ Quảng Oai: 2 huyện (Mỹ Lương, Ma Nghĩa).

- Thừa tuyên Kinh Bắc: 4 phủ, 20 huyện.

+ Phủ Thuận An: 5 huyện (Gia Lâm, Thiệu Tài, Siêu Loại, Tế Giang, Gia Định).

+ Phủ Từ Sơn: 5 huyện (Tiên Du, Yên Phong, Quế Dương, Đông Ngàn, Vũ Ninh).

+ Phủ Bắc Hà: 4 huyện (Tân Phúc, Hiệp Hòa, Kim Hoa, Yên Việt).

+ Phủ Lạng Giang: 6 huyện (Phượng Nhỡn, Hữu Lũng, Yên Dũng, Yên Thế, Lục Ngạn, Bảo Lộc).

+ Phủ Cao Bình: 4 châu (Thượng Lang, Hạ Lang, Thạch Lam, Quảng Uyên).

- Thừa tuyên Tuyên Quang: 1 phủ, 1 huyện, 5 châu.

+ Phủ Yên Bình: 1 huyện, 5 châu (Sùng Yên, Thu Vật, Lục Yên, Đại Man, Bình Nguyên, Bảo Lạc).

- Thừa tuyên Hưng Hóa: 3 phủ, 4 huyện, 17 châu.

+ Phủ Gia Hưng: 1 huyện, 5 châu (Thanh Nguyên, Phủ Hoa, Mộc Châu, Mai Châu, Việt Châu, Thuận Châu).

+ Phủ Quy Hóa: 3 huyện, 2 châu (Trấn Yên, Yên Lập, Văn Chấn, Văn Bàn, Thuỷ Vỹ).

+ Phủ Yên Tây: 10 châu (Luân Châu, Lai Châu, Quỳnh Nhai, Chiêu Tấn, Tung Lăng, Lễ Tuyên, Hoang Nham, Hợp Phì, Khiêm Châu, Tuy Phụ).

- Thừa tuyên Lạng Sơn: 1 phủ, 7 châu.

+ Phủ Trường Định: 7 châu (Thất Tuyền, Văn Lãng, Văn Uyên, Ôn Châu, Thoát Lãng, Lộc Bình, An Bác).

- Thừa tuyên Hải Dương: 4 phủ, 18 huyện.

+ Phủ Thượng Hồng: 3 huyện (Đường Hào, Đường Yên, Cẩm Giàng).

+ Phủ Hạ Hồng: 4 huyện (Trường Tân, Thanh Miện, Tứ Kỳ, Vĩnh Lại).

+ Phủ Nam Sách: 4 huyện (Thanh tâm, Chí Linh, Bình Hà, Tân Minh).

+ Phủ Kinh Môn: 7 huyện (Giáp Sơn, Đông Triều, An Lão, Nghi Dương, Kim Thành, Thuỷ Đường, An Dương).

- Thừa tuyên Thái Nguyên: 3 phủ, 8 huyện, 6 châu.

+ Phủ Phú Bình: 8 huyện, 1 châu (Phổ Yên, Đại Từ, Tư Nông, Bình Tuyền, Động Gia, Phú Lương, Văn Lãng, Tuyên Hóa, Vũ Nhai).

+ Phủ Thông Hóa: 1 huyện, 1 châu (Cảm Hóa, Bạch Thông).

- Thừa tuyên An Bang: 1 phủ, 3 huyện, 4 châu.

+ Phủ Hải Đông: 3 huyện, 4 châu (Hoành Bồ, Yên Hưng, Chi Phong, Tân Yên, Vạn Ninh, Vĩnh An, Vân Đồn). Châu Vĩnh An đời Mạc đã cắt cho Trung Quốc, nay thuộc huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây.

- Thừa tuyên Thuận Hóa: 2 phủ, 6 huyện, 4 châu.

+ Phủ Tân Bình: 2 huyện, 2 châu (Kiến Lộc, Lệ Thuỷ, Minh Linh, Bố Chính).

+ Phủ Triệu Phong: 6 huyện, 2 châu (Vũ Xương, Đan Điền, Hải Lăng, Kim Trà, Tư Vang, Điện Bàn, Thuận Bình, Sa Bôi).

- Thừa tuyên Quảng Nam: 3 phủ, 9 huyện.

+ Phủ Thăng Hoa: 3 huyện (Lê Giang, Hà Đông, Hy Giang).

+ Phủ Tư Nghĩa: 3 huyện (Bình Sơn, Mộ Hoa, Nghĩa Giang).

+ Phủ Hoài Nhân: 3 huyện (Bồng Sơn, Phù Ly, Trung Viễn).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 20 Tháng Hai, 2012, 08:42:53 am
Năm 1497, Lê Thánh Tông qua đời, nhà Lê bắt đầu suy yếu. Đặc biệt từ đời Duy Mục đến đời Cung Hoàng đế (1505 - 1527), các vua Lê hoang dâm, tàn bạo hoặc yếu hèn không điều khiến nổi công việc triều chính, khiến các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổi lên ở khắp nơi. Năm 1527, Mạc Đăng Dung sau khi dẹp yên các cuộc khởi nghĩa nông dân, đã phế truất vua Lê, lên làm vua và lập ra nhà Mạc. Năm 1529, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con trai là Mạc Đăng Doanh. Năm 1540, Mạc Đăng Doanh chết, con trưởng là Mạc Phúc Hải lên làm vua. Năm 1546, Mạc Phúc Hải chết, con trưởng là Mạc Phúc Nguyên kế vị. Năm 1564, Mạc Phúc Nguyên chết, con cả là Mạc Mậu Hợp kế vị. Từ khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê Sơ, một số cựu thần của nhà lê đã tập hợp lực lượng trung hưng nhà Lê (lập Lê Duy Ninh lên làm vua, hiệu Lê Trang Tông). Năm 1592, hợp quân Lê - Trịnh bắt được Mạc Mậu Hợp, mang ra chém đầu ở bãi cát Bồ Đề. Như vậy, họ Mạc từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Mậu Hợp truyền ngôi được 5 đời thì mất, trị vì tổng cộng 65 năm. Tuy nhiên, con cháu họ Mạc đã rút lên Cao Bằng, đến năm 1677 mới bị diệt hẳn (gồm Mạc Toàn năm 1592; Mạc Kính Chỉ từ 1592 - 1593; Mạc Kính Cung từ năm 1593 - 1625; Mạc Kính Khoan từ năm 1625 - 1638; Mạc Kính Vũ từ năm 1638 - 1677).


Trong thời gian trị vì đất nước, nhà Mạc đã dựa vào nhà Minh ở Trung Quốc để đối phó với lực lượng trung hưng của nhà Lê. Từ năm 1536, nhà Minh thực hiện thủ đoạn răn đe, khống chế nhà Mạc, đã lập một đạo quân xâm lược lớn với danh nghĩa phò Lê diệt Mạc. Năm 1438, đạo quân gồm hai mươi tám vạn quân Minh áp sát Đại Việt. Quân Minh ra điều kiện cha con Mạc Đăng Dung đầu hàng thì chúng sẽ không tấn công. Triều đình Mạc đã chấp nhận điều kiện của quân Minh và cho sứ giả lên biên giới hẹn ngày "tự trói mình chịu tội". Tháng 11-1540, Mạc Đăng Dung đem cháu là Văn Minh cùng văn võ bá quan của triều thần gồm bốn mươi hai người "mỗi người đều cầm thước, buộc dây vào cổ, đi chân không đến bờ rạp ở mạc phủ nhà Minh, dập đầu quỳ dâng tờ biểu xin hàng, biên hết đất đai, quân dân, quan chức trong nước để xin phân xử, nộp cát động Tê Phù, Kim Đặc, Cổ Vân, Liễu Cát, An Lương, La phù của châu”(1) (Ngô Sỹ Liên, Toàn thư, Tập IV, tr. 132 (Các địa danh này nằm sâu trong địa phận Quảng Đông của Trung Quốc ngày nay)). Nhà Minh nhanh chóng chấp nhận món quà sáu động đất đai ven biên giới Đông Bắc Đại Việt và ra lệnh bãi binh.


Năm 1533, nhà Lê trung hưng, Lê Duy Ninh (con vua Lê Chiêu Tông) làm vua, hiệu Lê Trang Tông. Năm 1548, Trang Tông chết, con là Lê Huyên lên làm vua, hiệu Lê Trung Tông. Năm 1556, Trung Tông chết, Lê Duy Bang (cháu ruột năm đời của Lê lợi) lên ngôi, hiệu Lê Anh Tông. Năm 1573, Anh Tông bị bức hại chết, con thứ năm là Lê Duy Đàm kế vị, hiệu Lê Thế Tông. Năm 1599, Thế Tông chết, con là Lê Duy Tân lên làm vua, hiệu Lê Kính Tông. Năm 1619, Kính Tông bị bức thắt cổ chết, con là Lê Duy Kỳ lên làm vua, hiệu Lê Thần Tông. Năm 1643, Lê Thần Tông nhường ngôi cho con trưởng là Lê Duy Hựu, hiệu Lê Chân Tông, đến năm 1469 Chân Tông chết không có con trai nối ngôi nên Lê Thần Tông lại làm vua lần thứ hai. Năm 1663, Thần Tông chết, con thứ là Lê Duy Vũ lên làm vua, hiệu Lê huyền Tông. Năm 1671, Huyền Tông chết không có con nối dõi, con Thần Tông là Lê Duy Hội làm vua, hiệu Lê Gia Tông. Năm 1675, Gia Tông chết, con Thần Tông là Lê Duy Hợp lên làm vua, hiệu Lê Hy Tông. Năm 1705, Lê Hy Tông nhường ngôi cho con là Lê Duy Đường, hiệu Lê Dụ Tông. Năm 1729, Dụ Tông nhường ngôi cho con là Lê Duy Phường làm vua. Năm 1732, Duy Phường bị truất ngôi, con trưởng của Lê Dụ Tông là Lê Duy Tường lên làm vua, hiệu Lê Thuần Tông. Năm 1735, Thuần Tông chết, con thứ mười một của Lê Dụ Tông là Lê Duy Thìn lên làm vua, hiệu Lê Ý Tông. Năm 1740, nhường ngôi cho con trưởng của Lê Thuần Tông là Lê Duy Diêu lên làm vua, hiệu là Lê Hiển Tông. Năm 1786, Hiển Tông chết, con trưởng Lê Duy Vĩ phạm tội bị phế làm thứ dân nên cháu đích tôn là Lê Duy Kỳ (con trai của Lê Duy Vĩ) lên làm vua, hiệu là Lê Chiêu Thống.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 20 Tháng Hai, 2012, 03:26:45 pm
6. Cương giới lãnh thổ Việt Nam thời Nguyễn
Năm 1594, Trịnh Tùng xưng vương và thiết lập quyền hành của phủ chúa Trịnh, biến triều đình nhà Lê và vua Lê trở thành bù nhìn, thực quyền nằm trong tay các chúa Trịnh. Họ Trịnh duy trì được mười lăm đời chúa: Trịnh Kiểm (1545 - 1569); Trịnh Cối (1569 – 1570); Trịnh Tùng (1570 - 1623); Trịnh Tráng (1623 - 1657); Trịnh Tạc (1657 - 1682); Trịnh Căn (1682 - 1709); Trịnh Bách (1684); Trịnh Bính (1688); Trịnh Cương (1709 - 1729); Trịnh Giang (1729 - 1740); Trịnh Doanh (1740 - 1767); Trịnh Sâm (1767 - 1782); Trịnh Cán (1782); Trịnh Khải (1782 - 1786); Trịnh Bồng (1786)(1) (Nguyễn Khắc Thuần (2000), Thế thứ các triều vua Việt Nam, Nxb Giáo dục, tr. 93-98).


Năm 1600, Nguyễn Hoàng sau khi tham gia đánh dẹp nhà Mạc đã tìm cách trở về Thuận Hoá nhằm tránh xa sự khống chế của họ Trịnh. Từ năm 1619, con trai Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên cự tuyệt chính quyền Lê - Trịnh, đắp thành luỹ ở Quảng Bình để chống lại quân Trịnh. Từ năm 1627 - 1672, hai thế lực Trịnh - Nguyễn đã tiến hành bảy cuộc giao tranh với quy mô lớn để tranh giành quyền lực. Nhưng kết cục không bên nào thắng, đã chia cắt đất nước thành hai phần, lấy sông Linh Giang (sông Gianh) ở châu Bố Chính làm ranh giới Đàng ngoài (họ Trịnh) và Đàng trong (họ Nguyễn). Họ Nguyễn duy trì được chín đời chúa: Nguyễn Hoàng (Chúa Tiên 1600 - 1613); Nguyễn Phúc Nguyên (Chúa Phật 1613 - 1635); Nguyễn Phúc Lan (Chúa Thượng 1635 - 1648); Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền 1648 - 1687); Nguyễn Phúc Trăn (Chúa Nghĩa 1687 - 1691); Nguyễn Phúc Chu (Quốc Chúa 1691 - 1725); Nguyễn Phúc Chú (Ninh Vương 1725 - 1738); Nguyễn Phúc Khoát (Vũ Vương 1738 - 1765); Nguyễn Phúc Thuần (Định Vương 1765 - 1777)(1) (Trần Quỳnh Cư, Trần Việt Quỳnh (2004), Các đời vua chúa nhà Nguyễn, Nxb Thuận Hoá).


Ở Đàng ngoài, họ Trịnh tiếp tục duy trì các trấn thời Lê Sơ. Bốn trấn gần kinh kỳ là Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương gọi là nội trấn". Thanh Hoá và Nghệ An gọi là "trọng trấn". Các trấn Yên Bang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hưng Hoá đều gọi là "ngoại trấn". Biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc, có hệ thống quan ải khá ổn định tại các trấn "ngoại trấn". Biên giới phía Tây ở các trấn Hưng Hoá, Thanh Hoá, Nghệ An, nhưng chưa rõ ràng do việt quản lý của chính quyền Lê - Trịnh ở đây còn lỏng lẻo, chủ yếu bằng cách bắt dân ở các đất ấy phải thuần phục cống nạp.


Lúc bấy giờ nhà Minh suy rồi đổ. Nhà Thanh thay thế nhà Minh thống trị Trung Quốc, bắt đầu tăng cường ảnh hưởng ra các nước xung quanh. Nhiều châu động Tây Bắc Đại Việt bị nhà Thanh chiếm. Nhà Mạc thua trận ở đồng bằng đã nhạy lên Cao Bằng và nhờ vua Thanh can thiệp để chiếm giữ đất Cao Bằng. Năm 1667, chúa Trịnh sai quân tướng đánh nhà Mạc, chiếm lại Cao Bằng, nhưng phải đến năm 1677 sau khi diệt được họ Mạc, nhà Lê - Trịnh mới hoàn toàn làm chủ đất Đàng ngoài. Ở phía Bắc, năm 1726 nhà Thanh trả lại cho Đại Việt dải đất thuộc hai châu Vị Xuyên (Tuyên Quang) và Thuỷ Vĩ (Hưng Hoá), đến năm 1727 trả nốt dải đất rộng thuộc Vị Xuyên trong đó có mỏ đồng lớn Tụ Long.


Ở Đàng trong, năm 1570 khi Đoan quận công Nguyễn Hoàng được trao quyền trấn thủ Thuận Hoá và Quảng Nam thì đất của hai trấn này chỉ gồm từ phía Nam đèo Ngang (Bắc Quảng Trị) tới đèo Cù Mông (Phú Yên). Những người nối nghiệp Nguyễn Hoàng như Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Tần một mặt củng cố việc phòng thủ đất Thuận Quảng chống lại các cuộc tấn công của quân Trịnh, mặt khác tìm cách mở rộng đất đai vào phía Nam.


Năm 1611, nhân việc quân Chiêm Thành cướp phá ở vùng biên, Nguyễn Hoàng sai chủ sự Văn Phong đánh vào chiếm đất, đặt ra phủ Phú Yên trên vùng đất từ Cù Mông đến núi Thạch Bi. Cùng trong năm này, chúa Nguyễn giúp Chân Lạp đánh đuổi quân Xiêm, để trả công, vua Chân Lạp đồng ý cho chúa Nguyễn đưa dân Việt đến khai khẩn, sinh sống ở vùng đất vốn hoang vu ở Đồng Nai, Biên Hoà, lập dinh điền ở Mỗi Xuy (Bà Rịa) và để đất xứ Phay Nokas (Chợ Lớn), xứ Kris Krobey (Bến Nghé) làm nơi thu quan thuế.


Năm 1623, Chân Lạp cho chúa Nguyễn lập một thương điếm ở Sài Gòn để thu thuế (trả ơn việc năm 1620, quốc vương Chân Lạp Chey Chettha II cưới công chúa Ngọc Vạn con của chúa Nguyễn).

Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần cho quân đánh chiếm vùng đất của Chiêm Thành từ Nam Phú Yên đến bờ sông Phan Rang (từ núi Thạch Bi đến sông Phan Rang) đặt ra hai phủ là Thái Thượng (Thái Khang) và Diên Ninh (Diên Khánh) - tỉnh Khánh Hoà ngày nay.

Năm 1679, chúa Nguyễn thu nạp quan binh nhà Minh (chạy sang Đại Việt do không phục nhà Thanh), cho đến lập ấp ở vùng đất cửa Xoài Rạp, khai khẩn ở xứ Mỹ Tho và cửa Cần Giờ, lập phố chợ buôn bán ở cù lao Phố (Biên Hoà). Họ đã vỡ đất hoang, dựng phố xá, buôn bán và đều thần phục và nộp thuế cho chúa Nguyễn.


Năm 1691, đặt ra phủ Bình Thuận trên vùng đất từ sông Phan Rang đến Tân Lý. Đến năm 1693, tướng Nguyễn Hữu Cảnh (Hữu Kính) được cử đem quân chiếm nốt phần đất còn lại của Chiêm Thành, đến đây nước Chiêm Thành hoàn toàn hoà nhập vào Đại Việt.


Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, đặt xứ Đồng Nai thành huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên ở Biên Hoà, đặt đất Sài Côn thành huyện Tân Bình, dựng Phiên trấn ở Gia Định. Sau đó đặt ra phủ Gia Định (gồm các tỉnh Bà Rịa, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Gò Công sau này) trên vùng đất Sài Côn (Sài Gòn).


Năm 1708, Mạc Cửu đem đất Mang Khảm thần phục chúa Nguyễn, chúa Nguyễn đổi vùng Mang Khảm thành trấn Hà Tiên và phong cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên. Năm 1731, quân Chân Lạp cướp phá Gia Định. Chúa Nguyễn đã sai binh đi đánh, để chuộc tội, vua Chân Lạp cắt đất Mô Sa (Mỹ Tho ngày nay) và Long Hôr (Vĩnh Long ngày nay) cho chúa Nguyễn. Trên đất Long Hôr, chúa Nguyễn đặt châu Định Viễn, lập dinh Long Hồ (Sa Đéc nay) bao gồm cả châu Định Viễn. Riêng đất Mỹ Tho vẫn để như cũ vì đã có người Việt ở đấy từ lâu, đến năm 1722 mới đặt chính quyền chính thức.


Năm 1751, hai bộ lạc Hoả Xá và Thuỷ Xá xứ Hoa Anh thần phục (các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông ngày nay).

Năm 1755, bộ lạc Côn Man xứ Nam Bàn thần phục chúa Nguyễn (tỉnh Lâm Đồng ngày nay).

Năm 1753, vua Chân Lạp chống lại chúa Nguyễn. Trong hai năm 1754 và 1755, chúa Nguyễn tổ chức một đạo quân lớn chinh phạt Chân Lạp. Do bị thất bại, năm 1756 vua Chân Lạp phải cầu hoà và dâng đất hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp để chuộc tội. Chúa Nguyễn cho đặt hai vùng đất ấy vào châu Định Viễn thuộc phủ Gia Định. Đất Tầm Bôn và Lôi Lạp tương đương đất Cần Thơ, Long Xuyên ngày nay.


Năm 1757, Chân Lạp xảy ra cuộc nội chiến giữa các phe phái trong triều đình để tranh giành quyền lực. Chân Lạp lụi tàn dần, không đủ sức cai quản được lãnh thổ của mình, đã lần lượt cắt đất cho họ Nguyễn ở các vùng: Trapeang (tỉnh Trà Vinh nay), Basaak (hay Bác Thắng, hay Ba Xuyên tương đương tỉnh Sóc Trăng), Tầm Phong Long tương đương Đồng Tháp, Sa Đéc và Châu Đốc). Chúa Nguyễn dời sở dinh Long Hồ về xứ Tầm Bào (tỉnh lỵ Vinh Long ngày nay), rồi đặt đạo Đông Khẩu Sa Đéc, đạo Tân Châu xứ Tiền Giang, đạo Châu Đốc xứ Hậu Giang đều thuộc dinh Long Hồ. Năm 1758, để trả ơn Mạc Thiên Tứ che chở, giúp đỡ chống quân Xiêm, vua Chân Lạp là Nặc Tôn còn chính thức cắt 5 phủ phía Nam và Đông Nam Chân Lạp cho Hà Tiên gồm Hương Úc, Cần Vọt, Châu Sum, Sài Mạt, Linh Quýnh. Chúa Nguyễn cho nhập đất ấy vào trấn Hà Tiên rồi đặt Giá Khê (Rạch Giá) làm đạo Kiên Giang, Cà Mau (gồm cả Phú Quốc) làm đạo Long Xuyên, đặt quan lại, chia thôn ấp giao Mạc Thiên Tứ quản lĩnh.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 20 Tháng Hai, 2012, 03:27:35 pm
Như vậy, đến năm 1758 toàn bộ lãnh thổ Đàng trong đã liền một dải từ Nam Bố Chính (Quảng Trị) tới vùng biển đảo Tây Nam bao gồm cả một phần đất tỉnh Kăm-pôt của Campuchia nằm dọc theo bờ biển nối từ Hà Tiên đến Thái Lan đều nằm trong bản đồ nước Đại Việt. Toàn bộ vùng đất Thuỷ Chân Lạp thuộc quyền hành của chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn chia đất Đàng trong thành 12 đơn vị hành chính, gọi là "dinh". Sau 200 năm kể từ khi Nguyễn Hoàng vào Nam dựng nghiệp, công cuộc Nam tiến của các chúa Nguyễn được xem là đã hoàn tất về mặt chủ quyền. Chúa Nguyễn đã thâu tóm toàn bộ đất đai vùng Thuỷ Chân Lạp - vùng đất gốc của nước Phù Nam cổ đại (Nam Bộ ngày nay) và lần lượt đặt các cơ quan hành chính để cai trị. Kể từ đây, giữa Việt Nam và Campuchia đã hình thành một đường biên giới thực tế, nhưng chưa thực sự rõ ràng và còn có những biến động. Sau khi chúa Nguyễn đã khẳng định chủ quyền của mình trên các vùng đất phía Nam, đến nửa đầu thế kỷ XIX vẫn liên tiếp xảy ra các cuộc chiến tranh giữa quân của chúa Nguyễn với quân triều đình Chân Lạp, với quân triều đình Xiêm La và có những lúc lại là liên quân Nguyễn - Chân Lạp đánh nhau với quân Xiêm La để tranh giành đất đai. Xiêm -La lúc bấy giờ là một quốc gia hùng mạnh, đã từng bước thôn tính Chân Lạp và phần đất rộng lớn hai bên bờ sông Mê Công của Ai-lao, nhưng vẫn luôn thèm khát vùng đất đồng bằng sông Cửu Long màu mỡ các chúa Nguyễn đã khai phá và xác lập chủ quyền. Kết quả là, sau nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu giữa Việt và Xiêm, không những các chúa Nguyễn vẫn giữ vững chủ quyền của mình trên vùng đất Nam Bộ, phía Xiêm còn phải chia sẻ quyền tôn chủ đối với Chân Lạp cho chúa Nguyễn. Nước Chân Lạp trở thành chư hầu của vua Xiêm và vua Nguyễn cho đến khi thực dân Pháp xâm chiếm Đông Dương.


Cũng trong hơn hai trăm năm Trịnh - Nguyễn phân tranh, ở Đàng ngoài chúa Trịnh đã kiên quyết bảo vệ toàn vẹn cương giới phía Bắc của mình. Không những thế, trong những năm 1726 - 1728 còn đòi lại nhà Thanh một dải đất rộng lớn thuộc hai châu Vị Xuyên (Tuyên Quang) và Thuỷ Vĩ (Hưng Hoá).


Nước Đại Việt trong thời Trịnh - Nguyễn phân tranh về thực chất chỉ là sự tranh giành quyền lực giữa hai thế lực cát cứ giữa hai miền Bắc và Nam. Các chua Trịnh và Nguyễn vẫn lấy niên hiệu của vua Lê. Đất nước tạm thời bị chia cắt, nhưng cương vực lãnh thổ vẫn được bảo vệ và mở rộng phù hợp với tiến trình lịch sử phát triển của toàn dân tộc.


Năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn khởi nghĩa. Từ năm 1782 - 1783, đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng trong, năm 1785 đánh tan năm vạn quân Xiêm xâm lược trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Đối với Đàng ngoài, năm 1786 chính quyền Lê - Trịnh bị lật đổ. Như vậy sau mười lăm năm khởi nghĩa, đánh Nam, dẹp Bắc, nhà Tây Sơn đã hoàn thành sức mạnh to lớn là đánh đổ ba tập đoàn phong kiến thống trị Lê - Trịnh - Nguyễn. Nhưng phải đến năm 1789, sau khi đại phá quân Thanh, nhà Tây Sơn mới thực sự làm chủ cả đất nước thống nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Triều chính của nhà Tây Sơn khá phức tạp, gồm ba chính quyền: Một là Nguyễn Nhạc năm 1773 xưng là Tây Sơn Đệ Nhất Trại Chủ, năm 1776 xưng là Tây Sơn Vương, năm 1778 lên ngôi hoàng đế hiệu Thái Đức, năm 1786 xưng là Trung ương Hoàng đế (mất năm 1793 vì bệnh, con là Nguyễn Bảo nối ngôi, nhưng chỉ được phong là Hiếu Công); hai là Nguyễn Huệ năm 1776 được phong làm Phụ chính, năm 1778 được phong làm Long Nhương Tướng Quân, năm 1786 được phong làm Bắc Bình Vương, năm 1788 lên ngôi Hoàng đế hiệu là Quang Trung (năm 1792 mất, con là Nguyễn Quang Toàn nối ngôi, năm 1802 bị Nguyễn ánh giết chết); ba là Nguyễn Lữ năm 1776 được phong làm Thiếu Phó, năm 1778 được phong làm Tiết Chế, năm 1786 được phong làm Đông Định Vương (mất năm 1787 vì bệnh).


Sau khi thống nhất đất nước, nhà Tây Sơn chia toàn bộ vùng đất Đàng trong thành năm trấn: Biên, Phiên, Định, Vĩnh Thanh, Hà Tiên. Địa danh Đàng ngoài giữ nguyên như thời Lê - Trịnh.


Năm 1802, sau khi lật đổ nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, hiệu là Gia Long, lập nên vương triều nhà Nguyễn, lấy Huế làm kinh đô, đặt tên nước là Nam Việt sau đổi thành Việt Nam. Vương triều Nguyễn thừa hưởng một quốc gia thống nhất do nhà Tây Sơn dựng lên sau khi xoá bỏ cục diện đất nước bị chia cắt ngót 200 năm. Triều Nguyễn duy trì được mười ba đời Vua: Gia Long Hoàng đế (Thế Tổ: 1802 - 1819); Minh Mệnh Hoàng đế (Thánh Tổ: 1820 - 1840); Thiệu Trị Hoàng đế (Hiến Tổ: 1841 - 1847); Tự Đức Hoàng đế (Dực Tông: 1848 - 1883); Nguyễn Dục Đức (1883); Nguyễn Hiệp Hoà (6/1883 - 11/1883); Nguyễn Kiến Phúc (Giản Tông: 1883 - 1884); Nguyễn Hàm Nghi (1884 - 1885); Đồng Khánh (Cảnh Tông: 1885 - 1888); Nguyễn Thành Thái (1889 - 1907); Nguyễn Duy Tân (1907 - 1916); Nguyễn Khải Định (Hoằng Tông: 1916 - 1925); Nguyễn Bảo Đại (1925 - 1945).


Ban đầu Gia Long vẫn đặt các dinh hoặc trấn trên cơ sở các đơn vị hành chính thuộc Đàng trong - Đàng ngoài. Ở phía Nam, năm 1802 Gia Long đổi gọi "phủ Gia Định" làm "trấn Gia Định". Năm 1808 đổi gọi làm "thành Gia Định", dưới thành là trấn, dưới trấn là phủ, dưới phủ là huyện. Thành Gia Định quản lý năm trấn là Phiên An, Biên Hoà, Vĩnh Thanh, Định Tường, Hà Tiên. Năm 1832, Minh Mạng tổ chức lại địa giới hành chính thành Gia Định, chuyển 5 trấn của thành Gia Định thành 6 tỉnh là Phiên An (trấn Phiên An cũ), Biên Hoà (trấn Biên Hoà cũ), Định Tường (trấn Định Tường cũ), Vĩnh Long (trấn Vĩnh Thanh cũ), An Giang (gồm 3 đạo của trấn Hà Tiên là Đông Khẩu, Tân Châu và Châu Đốc), Hà Tiên (gồm 2 đạo còn lại của trấn Hà Tiên cũ là Long Xuyên và Kiên Giang).


Năm 1833, Lê Văn Khôi khởi nghĩa chống triều Nguyễn, chiếm được thành Phiên An (dinh Gia Định cũ). Năm 1836, sau khi dẹp được Lê Văn Khôi, Minh Mạng cho phá thành cũ, cho xây thành mới ở nơi khác, đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định và gọi toàn bộ vùng đất thành Gia Định cũ là Nam Kỳ gồm sáu tỉnh. Tên gọi “Lục tỉnh Nam Kỳ" ra đời từ đó.


Đến năm Minh Mạng thứ 12, các trấn đước đổi thành tỉnh trên cơ sở điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính. Khi ấy trên toàn bộ đất nước ta có 30 tỉnh và kinh sư (thủ đô). Cụ thể:

- Kinh sư: Là kinh đô nước Việt Nam thời Nguyễn. Huế nguyên là thành Phú Xuân được xây dựng năm 1687. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát, thành Phú Xuân được gọi là đô thành và xây dựng cung điện, lầu các không khác gì một đế đô. Đầu triều Nguyễn, thành Phú Xuân được xây dựng lại hoàn toàn theo quy mô và diện mạo của cố đô Huế ngày nay, bao gồm Kinh thành, Hoàng thành và Tử cấm thành.

- Các tỉnh trên cả nước (30 tỉnh) là: Hà Nội, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, Thái Nguyên, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Hoà, Bình Thuận, Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, và Hà Tiên. Lấy Kinh sư làm trung tâm (Kinh kỳ). Từ tỉnh Biên Hoà trở vào đến Hà Tiên gọi là "Nam Kỳ"; từ tỉnh Bình Thuận ra đến tỉnh Thanh Hoá gọi là “Trung Kỳ"; các tỉnh còn lại gọi là "Bắc Kỳ".


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 20 Tháng Hai, 2012, 03:33:33 pm
IV. BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG TRONG THỜI KỲ ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP
Tháng 8- 1858, thực dân Pháp bắn súng vào cửa biển Đà Nẵng, mở màn cuộc xâm chiếm Việt Nam. Năm 1859, chuyển hướng tấn công vào thành Gia Định, sau đó mở rộng phạm vi tấn công, lần lượt đánh chiếm các tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Định Tường (tháng 4 - 1861), Biên Hoà (tháng 12-1861) và Vĩnh Long (tháng 3-1862). Đến ngày 5-6-1862, triều Nguyễn ký hòa ước, theo đó "nhượng" ba tỉnh Đông Nam Kỳ cho Pháp. Sau đó, Pháp đã nhanh chóng đánh chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên chỉ trong năm ngày (từ ngày 20 đến ngày 24-6-1867). Đến đây, toàn bộ "lục tỉnh Nam Kỳ" đã bị thực dân Pháp cai quản.


Chiếm xong Nam Kỳ, thực dân Pháp càng có thêm điều kiện ráo riết chuẩn bị cuộc tấn công chinh phục toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Trong hai năm 1873 và 1874, Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất. Ngày 15-3-1874, triều đình Huế và Pháp ký hoà ước tại Sài Gòn, gồm hai 22 điều khoản, theo đó phong kiến triều Nguyễn chính thức dâng toàn bộ đất đai Nam Kỳ cho thực dân Pháp, công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình của Pháp ở Việt Nam.


Từ năm 1882, thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai. Trong thời gian này, triều đình nhà Thanh đã cho quân đội xâm nhập Bắc Kỳ, đóng quân rải rác trên một tuyến kéo dài từ Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Hoá sàng đến Cao Bằng, Lạng Sơn và xuống đến Bắc Ninh. Tình hình đó buộc Pháp phải thương lượng với nhà Thanh, cuối cùng hai bên thoả thuận là Pháp và nhà Thanh sẽ cùng nhau chia đôi Bắc Kỳ với điều kiện quân Thanh rút khỏi Bắc Kỳ và Pháp không được tăng quân. Tuy nhiên, khi quân Thanh vừa rút hết khỏi Bắc Kỳ thì thực dân Pháp đã tăng cường quân từ Nam Kỳ ra và viện binh từ Pháp sang với dã tâm độc chiếm Bắc Kỳ. Quân Pháp đã lần lượt đánh chiếm những tỉnh có ví trí chiến lược quan trọng ở Bắc Kỳ. Ngày 25-8-1883, triều đình Huế ký với thực dân Pháp một hiệp ước mới, theo đó chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp, mọi công việc chính trị - kinh tế - ngoại giao của việt Nam đều do Pháp nắm. Khu vực do triều đình cai trị chỉ còn lại từ tỉnh Khánh Hoà ra tới đèo Ngang; tỉnh Bình Thuận sáp nhập vào Nam Kỳ; ba tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá sáp nhập vào Bắc Kỳ.


Từ đầu năm 1884, chiến sự diễn ra ngày một thêm ác liệt trên Bắc Kỳ, các tỉnh còn lại lần lượt bị Pháp đánh chiếm. Ngày 6-6-1884, Chính phủ Pháp và triều đình Huế ký một hiệp ước thay thế cho hiệp ước năm 1883 (gọi là Hiệp ước Pa-tơ-nốt), gồm 19 điều khoản, đặt cơ sở lâu dài và chủ yếu cho quyền đô hộ của Pháp ở Việt Nam.


Sau khi hiệp ước 1884 được ký kết, với mục đích cắt đứt hoàn toàn và vĩnh viễn mọi quan hệ giữa phong kiến hai nước Việt Nam và Trung Quốc, thực dân Pháp còn bắt triều đình Huế đem nấu chảy chiếc ấn của phong kiến Trung Quốc cấp cho phong kiến Việt Nam. Ngày 7-5- 1885, Hiệp ước Pa-tơ-nốt được Chính phủ Cộng hoà Pháp thông qua. Đến đây, giai cấp phong kiến Việt Nam đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp. Nhà nước phong kiến Việt Nam, với tư cách là một nhà nước độc lập có chủ quyền đã hoàn toàn sụp đổ, nước Việt Nam đã thực sự trở thành thuộc địa của tư bản Pháp.


Sau khi hoàn tất việc xâm chiếm Đông Dương, đặt xong chế độ thuộc địa đối với Việt Nam, Lào và Campuchia, năm 1887 Pháp đã thành lập Liên bang Đông Dương gồm xứ thuộc địa Nam Kỳ và bốn xứ bảo hộ là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Ai-lao và Cao-miên. Trên cơ sở hiện trạng ranh giới lịch sử tập quán đã hình thành từ lâu đời giữa Việt Nam với Lào và giữa Việt Nam với Campuchia, chính quyền thực dân Pháp đã đàm phán, ký kết hiệp ước biên giới với Trung Quốc và Thái Lan để xác lập đường biên giới chính thức của xứ Đông Dương thuộc Pháp trong thời cận đại. Chính quyền thực dân Pháp cũng đã ấn định đường biên giới hành chính giữa ba xứ thuộc địa Việt Nam, Lào và Campuchia căn cứ theo ranh giới tập quán hình thành từ lâu trong lịch sử. Căn cứ vào Hiệp ước Pa-tơ-nốt giữa Chính phủ Cộng hoà Pháp và triều đình Huế ký ngày 6-6-1884, Pháp thay mặt nhà nước Việt Nam trong quan hệ đối ngoại, trong đó có vấn đề phân định biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam với các nước láng giềng.


1) Biên giới giữa Bắc Kỳ (Việt Nam) và Ai-lao (Lào): Sau khi chiếm xong Cao-miên (1868) và Việt Nam (1884), Pháp đã gây sức ép buộc Xiêm La (Thái Lan) trả lại cho Pháp các vùng đất phía Đông sông Mê Công mà Xiêm La đã chiếm của Việt Nam, Cao-miên và Ai-lao. Theo Hiệp ước Pháp - Xiêm ký ngày 3-10-1893(1) (Xem toàn văn trong Phần phụ lục), Xiêm La phải trả lại toàn bộ những vùng đất mới xâm chiếm của Việt Nam, Lào và Campuchia nằm ở phía Đông sông Mê Công. Đổi lại, Pháp công nhận quyền của Xiêm La đối với các tỉnh phía Bắc của Thái Lan ngày nay.


Năm 1893, chính quyền Pháp thành lập hai cụm Thượng Lào và Hạ lào trên cơ sở những đất đai của Ai-lao cũ được Xiêm La trả lại, gồm khu vực phía Bắc Viêng Chăn, Luổng-phạ-băng, Huổi Hu (cụm Thượng Lào) và khu vực phía Nam gồm Bassac, Sa-la-van, Ắt-tạ-pư (cụm Hạ Lào). Đáng chú ý là trong giai đoạn này, Pháp đã ghép một phần đất thuộc vùng Tây Nguyên của Việt Nam (Hoả Xá, Thuỷ Xá) và vùng Strung-treng của Cao-miên vào cụm Hạ Lào. Cụm Thượng Lào và cụm Hạ Lào lúc đó là hai đơn vị hành chính độc lập. Pháp đặt mỗi cụm thành một đạo quan binh do một viên chỉ huy cấp cao trực thuộc Toàn quyền Đông Dương trực tiếp cai quản. Về địa lý, hai cụm Thượng Lào và Hạ Lào ở xa nhau, phân cách bởi một vùng đất rộng lớn thuộc quyền cai quản của Trung Kỳ của Việt Nam (khi đó bao gồm cả phần đất Sông Khôn và Cam Môn thuộc Hạ Lào ngày nay).


Đến năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển phần đất Sông Khôn và Cam Môn vào cụm Hạ Lào và trả về Việt Nam phần đất Hoả Xá và Thuỷ Xá thuộc vùng Tây Nguyên ngày nay. Năm 1899, Tổng thống Cộng hoà Pháp ký Sắc lệnh hợp nhất hai cụm Thượng Lào và Hạ Lào thành một đơn vị hành chính thống nhất, gọi là xứ Ai-lao thuộc Pháp. Từ đây, xứ Ai-lao trở thành một đơn vị hành chính độc lập trong thuộc địa Đông Dương. Sau khi thành lập xứ Ai-lao, từ năm 1893 đến năm 1905, nhà cầm quyền Pháp đã ban hành một số văn bản điều chỉnh đất đai giữa Ai-lao với các xứ khác trong thuộc địa Đông Dương. Đồng thời tiến hành việc phân định ranh giới giữa các xứ Đông Dương. Giữa Ai-lao và Việt Nam, việc phân định ranh giới mới chỉ thực hiện được một phần thuộc Trung Kỳ và đoạn từ Hà Trại đến ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia theo nghị định ngày 27-12-1913 và ngày 12-10-1916 của Toàn quyền Đông Dương(2) (Xem toàn văn trong Phần phụ lục). Các đoạn ranh giới còn lại giữa hai nước Việt Nam và Lào chưa có văn bản pháp lý.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 21 Tháng Hai, 2012, 11:53:30 am
2) Biên giới giữa Nam Kỳ và Trung Kỳ (Việt Nam) với Cao-miên (Campuchia): Năm 1863 Pháp đặt chế độ bảo hộ ở Campuchia và đến năm 1868 xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ quốc gia này. Năm 1867, Pháp chiếm xong "Lục tỉnh Nam Kỳ". Năm 1874, Nam Kỳ chính thức trở thành thuộc địa của Pháp. Năm 1884, triều đình Huế ký hiệp ước đầu hàng Pháp, thừa nhận chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ, chế độ bảo hộ ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Ngay trong thời gian tiến hành xâm chiếm Đông Dương, để phục vụ mục đích cai trị lâu dài của mình, ở Nam Kỳ chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành hoạch định biên giới giữa Nam Kỳ và Cao-miên. Đến năm 1887, khi tiến trình xâm chiếm thuộc địa hoàn tất, chính quyền Pháp đã tuyên bố thành lập “Liên bang Đông Dương" gồm thuộc địa Nam Kỳ và bốn xứ bảo hộ là Cao-miên, Ai-lao, Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Các đường ranh giới giữa các xứ được coi là "ranh giới hành chính" và được xác định theo trình tự, thủ tục do pháp luật của Cộng hoà Pháp quy định. Riêng với Campuchia, căn cứ theo Thoả ước Pháp - Cao-miên ký ngày 09-7-1870 và tiếp đó là Công ước Pháp - Cao-miên ký ngày 15-7-1873(1) (Xem toàn văn trong Phần phụ lục) giữa Pháp và triều đình Campuchia, các chuyên gia Pháp và Campuchia đã tiến hành công việc khảo sát song phương trên thực địa để xác định đường biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia. Trong các năm từ 1876 đến 1896, Pháp và Campuchia đã ký được một loạt văn bản pháp lý về hoạch định và phân giới cắm mốc. Sau này Toàn quyền Đông Dương chỉ ban hành một số nghị định để điều chỉnh chi tiết những đoạn biên giới nhỏ. Cùng với việc hoạch định biên giới và phân giới cắm mốc trên thực địa, Sở Địa dư Đông Dương đã in ấn bản đồ thể hiện khá rõ ràng đường biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia. Phần biên giới giữa Trung Kỳ và Campuchia được xác định trong các nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 6-12-1904 và ngày 4-7-1905 (khi ấn định ranh giới các tỉnh Trung Kỳ)(2) (Xem toàn văn trong Phần phụ lục). Đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia do thực dân Pháp để lại theo tài liệu và bản đồ cũ dài khoảng 1.137 km. Gồm hai đoạn chính: Đoạn biên giới giữa Nam Kỳ với Campuchia như nêu ở trên đã được Pháp và Campuchia tiến hành hoạch định và phân giới cắm mốc; đoạn biên giới giữa Trung Kỳ và Campuchia chưa được phân giới cắm mốc. Tính đến thời điểm năm 1954 khi Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết, toàn bộ đường biên giới giữa Việt Nam và Campuchia đã được thể hiện trên 26 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương xuất bản. Về cơ bản, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia thể hiện trên các bản đồ này không khác biệt gì lắm so với đường biên giới đã được hoạch định và phân giới cắm mốc trong giai đoạn lịch sử trước đây giữa chính quyền thực dân Pháp và triều đình Campuchia cũng như so với đường biên giới hiện tại giữa hai nước Việt Nam và Campuchia.



3) Biên giới giữa Bắc Kỳ (Việt Nam) và Trung Quốc: Sau khi chiếm xong Bắc Kỳ, để khẳng định chủ quyền thuộc địa của mình đối với Việt Nam, ngày 11-5-1884 Chính phủ Pháp và triều đình nhà Thanh đã ký Công ước "Hữu nghị và Láng giềng" tại Thiên Tân (Trung Quốc). Theo nội dung của công ước này Pháp tôn trọng và bảo vệ biên giới phía Nam của nhà Thanh; nhà Thanh rút ngay các lực lượng quân sự đóng tại Bắc Kỳ và tôn trọng hiện tại cũng như tương lai các hiệp ước đã ký hoặc sẽ ký giữa Pháp và triều đình Huế (thực tế từ bỏ cái gọi là quyền tôn chủ đối với Việt Nam); Pháp không buộc nhà Thanh bồi thường chiến tranh, nhà Thanh đồng ý tự do trao đổi hàng hoá hai bên biên giới và sẽ ký kết một hiệp ước thương mại với Pháp. Tuy nhiên, chỉ 15 ngày sau khi ký kết, nhà Thanh đã có những hành động vi phạm công ước, đòi Pháp phải công nhận biên giới truyền thống của nhà Thanh vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam mà Pháp đang quản lý. Phía Pháp đã không chấp nhận yêu sách đó của nhà Thanh. Cuộc chiến tranh Pháp - Thanh xảy ra trong tám tháng mới kết thúc và hai bên lại đi vào cuộc thương lượng mới. Kết quả là, ngày 9-6-1885 tại Thiên Tân (Trung Quốc), đại diện của Pháp và nhà Thanh đã ký Công ước hoà bình và thương mại Pháp - Thanh.
Về vấn đề biên giới, điều 3 của Công ước Pháp - Thanh năm 1885 ghi: "Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký kết công ước này, các uỷ ban do các bên ký kết cử ra sẽ đến tại chỗ để hội khám biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ, ở nơi nào có nhu cầu, họ sẽ đặt những mốc nhằm làm rõ đường biên giới. Trong trường hợp họ không thể thoả thuận về vị trí những mốc đó hoặc về những điều chỉnh chi tiết cần có đối với đường biên giới hiện tại của Bắc Kỳ, họ sẽ vì lợi ích chung của cả hai nước báo cáo lên Chính phủ của mỗi bên quyết định".


Nhằm thực hiện công ước nói trên, Pháp và nhà Thanh đã chia biên giới giữa Bắc Kỳ (Việt Nam) và Trung Quốc thành ba đoạn để hoạch định và phân giới cắm mốc:

(1) Đoạn biên giới Bắc Kỳ - Quảng Đông (tương ứng đoạn biên giới giữa Quảng Ninh và Quảng Tây ngày nay);

(2) Đoạn biên giới Bắc Kỳ - Quảng Tây;

(3) Đoạn biên giới Bắc Kỳ - Vân Nam.


Từ tháng 01- 1886, Pháp và nhà Thanh tiến hành đàm phán để xác định biên giới. Hai bên đã tiến hành hoạch định thí điểm khu vực từ Chi Ma đến Bình Nghi, thuộc đoạn biên giới Bắc Kỳ - Quảng Tây. Trong quá trình đàm phán, phía nhà Thanh không muốn phân giới mà chỉ muốn hoạch định trên bản đồ. Do lúc đó chưa có bản đồ nên hai bên thống nhất cử các đoàn đi đo vẽ thực địa, lập bản đồ đường biên giới hiện có. Từ ngày 20-3-1886 đến ngày 13-4-1886, hai bên đã vẽ bản đồ và hoạch định thí điểm khu vực từ Chi Ma đến Bình Nghi thuộc đoạn biên giới Bắc Kỳ - Quảng Tây. Trên cơ sở hoạch định thí điểm, Pháp và nhà Thanh đã lần lượt ký biên bản hoạch định các đoạn biên giới Bắc Kỳ - Vân Nam ngày 29-10-1886, đoạn biên giới Bắc Kỳ - Quảng Đông và đoạn biên giới Bắc Kỳ - Quảng Tây ngày 29-3-1887. Trong các biên bản hoạch định này, còn nhiều đoạn biên giới nhỏ chưa được hai bên thống nhất. Ngày 26-6-1887, hai bên ký Công ước hoạch định biên giới Pháp - Thanh, trong đó hoạch định lại một số đoạn biên giới tiếp giáp giữa Bắc Kỳ với Vân Nam và nói rõ đường kinh tuyến 105°43' là đường phân chia chủ quyền các đảo. Ngày 26-5-1895, hai bên ký Công ước bổ sung, thống nhất hoạch định các đoạn biên giới mà hai bên còn gác lại trong các văn bản hoạch định trước và hoạch định mới đoạn biên giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam từ sông Đà đến sông Mê Công.


Công tác phân giới và cắm mốc được hai bên chính thức thực hiện từ năm 1889 và hoàn thành vào năm 1897. Theo đó, ngày 15-4-1890 hai bên ký biên bản cắm mốc đoạn biên giới từ bờ biển vào đến ngã ba sông Ka Long gồm 10 mốc đôi được đánh số từ số 1 đến số 10 theo chiều từ Đông sang Tây; ngày 29-12-1893 ký biên bản cắm mốc từ ngã ba sông Ka Long đến Bắc Cương ải gồm 24 mốc được đánh số từ số 11 đến số 23 theo chiều từ Đông sang Tây.


Đoạn biên giới Bắc Kỳ - Quảng Tây được chia làm hai đoạn: Từ ngày 20-2-1892 đến ngày 14-4-1892, hai bên cắm được 67 mốc được đánh số từ số 1 đến số 67 theo chiều từ Tây sang Đông đoạn biên giới từ Bình Nghi về Bắc Cương ải gọi là Đông Bình Nghi; từ ngày 19-11-1893 đến ngày 19-6-1894 cắm được 140 mốc được đánh số từ số 1 đến số 140 theo chiều từ Đông sang Tây trên đoạn biên giới từ Bình Nghi đến giáp Vân Nam gọi là Tây Bình Nghi.


Đoạn biên giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam được chia thành năm đoạn nhỏ. Từ năm 1896 đến năm 1897 hoàn thành cắm mốc 4 đoạn: Đoạn I từ hợp lưu sông Long Pô với sông Hồng đến sông Chảy, hai bên cắm 22 vị trí mốc đánh số từ số 1 đến số 22 theo chiều từ Tây sang Đông; đoạn II từ sông Chảy đến Sin Ngai, cắm 17 mốc được đánh số từ số 1 đến số 17 từ Tây sang Đông; đoạn III và IV, cắm 24 mốc đánh số từ 1 đến 24 theo chiều từ Tây sang Đông. Đoạn V từ hợp lưu sông Hồng với sông Long Pô đến ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc được xác định 5 mốc đánh số từ số 1 đến số 5 theo hướng từ Đông sang Tây.


Như vậy, trên toàn bộ tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Pháp và nhà Thanh đã xác định 314 vị trí mốc và cắm 341 mốc giới. Quá trình phân giới và cắm mốc kéo dài trong 12 năm từ tháng 6-1885 đến tháng 6-1897. Về cơ bản, hai công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895 thừa nhận đường biên giới lịch sử truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quá trình phân giới cắm mốc, phía Pháp đã nhân nhượng một số vùng lãnh thổ của Việt Nam cho Trung Quốc như Giang Bình, Bát Trang (Quảng Ninh), Đèo Luông (Cao Bằng), Tụ Long (Hà Giang). Trong giai đoạn chế độ Quốc dân đảng ở Trung Quốc, quan hệ biên giới giữa Pháp và Trung Quốc cơ bản ổn định, hệ thống mốc giới được bảo vệ, nhưng lợi dụng tình hình Pháp bị sa lầy và thất bại liên tiếp trong chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền Tưởng Giới Thạch đã có hành động di chuyển, phá hoại một số mốc giới, lấn chiếm quản lý nhiều khu vực đất đai sang phía Việt Nam.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 21 Tháng Hai, 2012, 11:55:55 am
V. BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và trong suốt thời gian gần 100 năm dưới ách thống trị của thực dân, nhân dân Việt Nam trên mọi miền đất nước đã liên tục vùng lên đấu tranh phong Pháp. Điển hình là những cuộc khởi nghĩa vũ trang như: Khởi nghĩa Trương Định (1859 - 1864); khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực (1861 - 1868); khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887); khởi nghĩa Bãi Sậy (1885 - 1889); khởi nghĩa Hùng Lãnh (1886 - 1892); khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896); khởi nghĩa Yên Thế (1887 - 1913); khởi nghĩa Thái Nguyên (1917 - 1918); khởi nghĩa dạng Sơn (1921); khởi nghĩa Yên Bái (1930).


Các cuộc đấu tranh trên đây biểu thị tinh thần quật cường của nhân dân Việt Nam đã liên tục vùng lên đấu tranh để tự giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, phải đến từ sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay) ra đời ngày 3-2- 1930, dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ thiên tài Nguyễn Ái Quốc, nhân dân Việt Nam đã làm cuộc khởi nghĩa Cách mạng ngày 19-8-1945 thành công, đánh đổ đế quốc Pháp và phát xít Nhật. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam lâm thời đã đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập, tuyên bố trước quốc dân và toàn thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời. Mở đầu một kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam.


Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra sôi nổi trong cả nước, bầu được 333 đại biểu Quốc hội (57% số đại biểu thuộc các đảng phái dân chủ khác nhau, 43% số đại biểu không đảng 'phái). Thắng lợi của Tổng tuyển cử đánh dấu mốc phát triển đầu tiên trong tiến trình xây dựng thể chế dân chủ trên đất nước Việt Nam. Ngày 2-3-1946, khoảng 300 đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà đã tiến hành Kỳ họp thứ nhất tại Nhà hát lớn (Hà Nội). Trong Kỳ họp này, Quốc hội đã quyết định thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Chính phủ gồm 10 vị Bộ trưởng và Hồ Chí Minh (1890 - 1969) được bầu làm Chủ tịch Chính phủ. Trong lễ tuyên thệ của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc: "Chúng tôi, Chính phủ kháng chiến nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Tối cao cố vấn đoàn và uỷ viên kháng chiến, trước bàn thờ thiêng liêng của Tổ quốc, trước Quốc hội, xin thề cương quyết lãnh đạo nhân dân kháng chiến, thực hiện nền Dân chủ Cộng hoà Việt Nam, mang lại tự do, hạnh phúc cho dân tộc...". Trước khi bế mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu thay mặt Chính phủ và đề ra khẩu hiệu: Kháng chiến thắng lợi - Kiến quốc thành công - Việt Nam độc lập muôn năm!


Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền của nhân dân Việt Nam còn non trẻ, nhưng đã phải giải quyết những khó khăn cực kỳ to lớn và quyết liệt để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Nạn đói đầu năm 1945 làm cho hơn 2 triệu đồng bào bị chết, hơn 90% dân không biết chữ; ở miền Bắc, hơn hai mươi vạn quân Tưởng Giới Thạch mượn tiếng tước vũ khí quân đội Nhật, tràn vào cướp phá; ở miền Nam, ngày 23-9-1945, Pháp gây hấn ở Sài Gòn rồi lần lượt đánh chiếm miền Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Chính phủ Việt Nam đã phải nhân nhượng ký với Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946(1) (Theo Hiệp định này, Chính phủ Pháp phải công nhận nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà là một nước tự do, có Chính phủ, có nghị viện, có quân đội và tài chính của mình) và Tạm ước ngày 14-9-1946 để đẩy 20 vạn quân Tưởng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tháng 9-1946, Pháp đánh chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn, ở Hà Nội, Pháp liên tiếp nổ súng ở nhiều nơi.


Ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, khơi dậy mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc anh hùng bất khuất trong mọi con dân Việt Nam, đứng lên chiến đấu với một ý chí và thái độ dứt khoát "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, nhân dân Việt Nam đã đánh giặc bằng cả ba thứ quân: Bộ đội chính quy, bộ đội địa phương, dân quân du kích; với chiến lược từng bước từ phòng ngự, cầm cự rồi tới tổng phản công; tiến hành những chiến dịch điển hình như: Chiến dịch biên giới, chiến dịch Trần Hưng Đạo, chiến dịch Hoàng Hoa Thám, chiến dịch Quang Trung, chiến dịch Hoà Bình; cuối cùng là trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ (từ ngày 13-3 đến ngày 7-5-1954) toàn thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là "tiếng chuông báo tử của chủ nghĩa thực dân", làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở cho đấu tranh ngoại giao của Việt Nam thắng lợi.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 21 Tháng Hai, 2012, 11:58:29 am
Ngày 20-7-1954, tại hội nghi ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), các hiệp định đình chỉ chiến sự ở Đông Dương được ký kết. Bản tuyên bố cuối cùng về việc lập lại hoà bình ở Đông Dương đã được đại diện các nước dự hội nghị chính thức cam kết chấp thuận. Ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia giành được độc lập hoàn toàn. Đại diện Hoa Kỳ ra tuyên bố riêng thừa nhận tôn trọng các hiệp định.

Bản Tuyên bố cuối cùng của hội nghị Giơ-ne-vơ gồm 13 điểm với những nội dung chính là:

1. Xác nhận những văn bản hiệp định về về đình chỉ chiến sự ở ba nước Đông Dương và về tổ chức kiểm soát quốc tế.

2. Khẳng định sự hài lòng của các bên tham gia hội nghị về việc lập lại hoà bình ở ba nước Đông Dương.

3. Xác nhận những tuyên bố của đại diện Campuchia và đại diện Lào về tổng tuyển cử tự do sẽ được tổ chức ở hai nước này trong năm 1955.

4. Cấm đưa quân đội và nhân viên quân sự nước ngoài vào lãnh thổ của các nước Đông Dương.

5. Cấm đặt căn cứ quân sự nước ngoài ở Đông Dương và cấm các nước Đông Dương tham gia các liên minh quân sự với nước ngoài.

6. Quy định lấy vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời ở Việt Nam.

7. Khẳng định các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Việt hiệp thương giữa hai miền bắt đầu từ ngày 20-7-1955 và việc tổng tuyển cử trên cả nước tiến hành vào tháng 7-1956.

8. Cam kết tôn trọng quyền tự do lựa chọn nơi sinh sống của nhân dân trong mỗi nước.

9. Cam kết không có hành động trả thù đối với những người hợp tác đối phương trong thời kỳ chiến tranh.

10. Quy định việc quân đội Pháp rút khỏi các nước Đông Dương.

11. Pháp cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.

12. Quy định những nguyên tắc trong quan hệ giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, tôn trọng chủ quyền, độc lập thống nhất, không can thiệp vào nội bộ của nhau.

13. Quy định những biện pháp cần thiết để đảm bảo việc tôn trọng hiệp định.


Thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, quân đội liên hiệp Pháp phải tập kết từ vĩ tuyến 17 trở vào. Ngày 10-10-1954, Hà Nội được giải phóng. Ngày 13-5-1955, Hải Phòng được giải phóng, đến ngày 16-5-1955 toán lính Pháp cuối cùng rút ra khỏi đảo Cát Bà. Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng, tạo cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam để tiến tới xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân chủ và hoà bình.


Nhưng chính phủ bù nhìn tay sai Pháp được Mỹ trợ giúp đã phá hoại hiệp định. Ngày 18-6-1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng thay Bửu Lộc. Tháng 9-1954, Mỹ quyết định viện trợ trực tiếp cho Ngô Đình Diệm. Ngày 13-12-1954, Pháp buộc phải ký với Mỹ bản hiệp ước giao trách nhiệm huấn luyện, trang bị cho quân ngụy ở miền Nam Việt Nam cho Mỹ. Ngày 19-12-1954, Pháp ký hiệp định trao quyền hành chính, chính trị ở miền Nam cho Ngô Đình Diệm. Giữa năm 1955, Chính phủ Pháp tuyên bố chấm dứt chế độ Cao uỷ ở miền Nam Việt Nam, thực chất là Pháp từ bỏ trách nhiệm của một bên phải thực hiện các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ.


Ngày 17-7-1955, Ngô Đình Diệm tuyên bố từ chối hiệp thương tổng tuyển cử. Ngày 23-10-1955, Ngô Đình Diệm tổ chức trưng cầu dân ý để phế truất chức quốc trưởng bù nhìn của Bảo Đại và đưa Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống Việt Nam Cộng hoà, nhằm chia cắt Việt Nam lâu dài.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 21 Tháng Hai, 2012, 12:00:18 pm
Ngày 01-11-1963, Hội đồng tướng lĩnh đứng đầu là Dương Văn Minh tiến hành đảo chính, lật đổ Ngô Đình Diệm và chế độ gia đình trị của họ Ngô. Ngày 30-01-1964, Hội đồng quân lực do Nguyễn Khánh đứng đầu tiến hành đảo chính, lật đổ Dương Văn Minh. Ngày 27-8-1964, Hội đồng quân lực lập "Tam đầu chế: Minh - Khánh - Khiêm". Ngày 13-9-1964, Lâm Văn Phát và Dương Văn Đức đảo chính nhưng không thành. Cùng thời gian này, Nguyễn Khánh lật đổ Minh - Khiêm. Ngày 20-10-1964, Mỹ ép Nguyễn Khánh ra khỏi ngụy quyền, đưa Phan Khắc Sửu lên làm quốc trưởng và Trần Văn Hương lên làm thủ tướng. Ngày 25-01-1965, Hội đồng quân lực đưa Phan Huy Quát lên làm thủ tướng thay Trần Văn Hương. Ngày 19-2-1965, Nguyễn Văn Thiệu cầm đầu Hội đồng quân lực, đã loại Nguyễn Khánh ra khỏi quân đội. Năm 1965, Hội đồng quân lực đã lật đổ phe dân sự của Phan Khắc Sửu và Phan Huy Quát, lập Uỷ ban Quốc gia do Nguyễn Văn Thiệu làm chủ tịch và Nguyễn Cao Kỳ làm thủ tướng.


Ngày 4-8-1964, Mỹ dựng lên sự kiện "Vịnh Bắc Bộ", lấy cớ cho không quân ném bom đánh phá một số nơi ở miền Bắc Việt Nam như cửa sông Gianh, Vinh - Bến Thuỷ, lạch Trường, thị xã Hồng Gai. Ngày 13-2-1965, Mỹ quyết định đánh phá miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân, nhằm mục tiêu là: Phá tiềm lực kinh tế và quốc phòng, phá công cuộc xây dựng phủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; ngăn chặn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam; uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền của đất nước.


Cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân bắn phá miền Bắc Việt Nam đã biến cả nước thành có chiến tranh. Quân và dân ở cả hai miền Nam - bắc đã quyết liệt chống trả. Trong hơn bốn năm từ tháng 8- 1964 đến tháng 11-1968, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi và bắn cháy 3.243 máy bay Mỹ (trong đó có 6 máy bay B.52 và 3 máy bay F.111), diệt và bắt sống hàng ngàn phi công Mỹ, bắn chìm và bắn bị thương 143 tàu chiến và tàu biệt kích Mỹ, kể từ ngày 31-3-1968 Mỹ buộc phải tuyên bố ném bom hạn chế miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở vào và ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ ngày 01-11-1968; ở miền Nam, từ ngày 30-01 đến ngày 31-3-1968, quân dân miền Nam tổng tiến công và nổi dậy ở hầu khắp các thành phố, thị xã, thị trấn, các ấp chiến lược ở 37 trong tổng số 44 tỉnh, 4 thành phố, 64 thị xã thị trấn quận lỵ.


Ngày 31-3-1968, Tổng thống Mỹ Giôn Xơn tuyên bố không ra tranh cử nhiệm kỳ hai và cử người đàm phán hai bên từ ngày 13-5-1968 và đàm phán bốn bên bắt đầu từ ngày 25-01-1969.

Sau cuộc họp trù bị ngày 18-01-1968, Hội nghị bốn bên về Việt Nam chính thức họp phiên đầu tiên ngày 25-01-1969 tại Paris (Pháp). Hội nghị Paris về Việt Nam đã tiến hành 202 phiên họp công khai, 24 cuộc tiếp xúc riêng trong thời gian 4 năm và 9 tháng (từ ngày 13-5- 1968 đến ngày 27-01-1973).


Ngày 6-4-1972, Mỹ cho không quân và hải quân đánh phá một số nơi thuộc khu Bốn cũ. Ngày 16-4-1972, Ních Xơn tuyên bố chính thức mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai. Đỉnh điểm là “Điện Biên Phủ trên không" 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội và Hải Phòng, quân dân Việt Nam đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B. 52 của Mỹ.


Ngày 30-12-1972, Chính phủ Mỹ tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra, và đến ngày 15-01-1973 thì tuyên bố ngừng hoàn toàn các hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam để ký kết Hiệp định Pan. Ngày 23-01-1973, đại diện hai chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Hoa Kỳ ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam. Đến ngày 27-01-1973, Hiệp định này được chính thức ký kết giữa bốn bên (Việt Nam Dân chủ cộng hoà, Hoa Kỳ, Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Việt Nam Cộng hoà).


Ngày 2-3-1973, Hội nghị quốc tế về Việt Nam được triệu tập tại Paris, gồm đại diện các nước Liền Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham dự ký Hiệp định và bốn nước trong Uỷ ban giám sát và kiểm soát quốc tế là Canađa, Ba Lan, Hungari, Inđônêsia, với sự có mặt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Đại diện các nước tham dự hội nghị đã ký Định ước Hiệp định Paris về Việt Nam và đảm bảo cho Hiệp định được thi hành nghiêm chỉnh. Với Hiệp - định này, nhân dân Việt Nam đã giành được thắng lợi to lớn là đã buộc "Mỹ cút", tạo thời cơ thuận lợi tiến đến "đánh cho ngụy nhào".


Từ ngày 12-12-1974, quân dân tỉnh Phước Long (thuộc hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước ngày nay) đã tiến đánh địch, giải phóng đường 14, thị xã và đến ngày 6-01-1975 giải phóng toàn tỉnh. Đây là tỉnh đầu tiên ở miền Nam Việt Nam được giải phóng hoàn toàn.


Từ ngày 18-12-1974 đến ngày 8-01-1975, diễn ra Hội nghị mở rộng Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam bàn kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam, định hướng cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân Việt Nam.


Từ ngày 4-3 đến ngày 24-3-1975, quân đội Việt Nam dùng lực lượng chủ lực mạnh mở Chiến dịch Tây Nguyên với trận then chốt mở màn tiến công Buôn Ma Thuột.

Ngày 10-3-1975, giải phóng Buôn Ma Thuột. Ngày 24-3-1975, vùng Tây Nguyên rộng lớn với hơn 60 vạn dân hoàn toàn giải phóng.

Từ ngày 21-3 đến ngày 3-4-1975, mở Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Ngày 24-3-1975, Sư đoàn II ngụy bị diệt, Tam Kỳ được giải phóng, ngày 25-3-1975 Quảng Ngãi được giải phóng. Ngày 26-3-1975, Sư đoàn I ngụy bị diệt, thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên được giải phóng, cùng ngày Chu Lai được giải phóng. Với tinh thần "kịp thời nhất, nhanh chóng nhất, táo bạo nhất và với lực lượng có thể chuyển tới sớm nhất", ngày 28-3-1975, Quân đoàn I quân đội nhân dân Việt Nam cùng với các lực lượng của Quân khu V đã chia thành năm mũi Bắc, Tây - Bắc, Tây - Nam, Nam, Đông - Nam đồng loạt tiến công vào Đà Nẵng, đến 15 giờ ngày 29-3-1975, thành phố Đà Nẵng được hoàn toàn giải phóng. Trên đà thắng lợi đó ngày 01-4-1975 giải phóng các tỉnh Bình Định với thành phố Quy Nhơn, tỉnh Phú Yên với thị xã Tuy Hoà. Ngày 3-4-1975 giải phóng tỉnh Khánh Hoà với thành phố Nha Trang và quân cảng Cam Ranh. Như vậy, chiến dịch Huế - Đà Nẵng làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống phòng ngự của ngụy quyền Nguyễn Văn Thiệu ở miền Trung, tạo điều kiện thuận lợi cho trận quyết chiến cuối cùng là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.


Với quyết tâm "Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo thần tốc - táo bạo - bất ngờ - chắc thắng, thực hiện tổng công kích trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4- 1975, không thể chậm trễ", ngày 3-4-1975 Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam quyết định thành lập Bộ Tư lệnh và Đảng uỷ mặt trận, và ngày 14-4-1975 quyết định tên chiến dịch đánh vào Sài Gòn là Chiến dịch Hồ Chí Minh.


Sau khi giải phóng Đà Nẵng, Quân đoàn II được lệnh hành quân thần tốc, ngày 16-4-1975 giải phóng tỉnh Ninh Thuận, phối hợp với quân dân địa phương nổi dậy giải phóng các tỉnh ven biển khu VI một số hải đảo miền Trung được giải phóng, Quân khu V phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân lần lượt giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.


Ngày 21-4-1975, Xuân Lộc và toàn tỉnh long Khánh được giải phóng, mở rộng cánh cửa phía Đông Sài Gòn.
Cùng ngày 21-4-1975, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống. Ngày 23-4-1975, Tổng thống Mỹ tuyên bố "Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã chấm dứt đối với Mỹ". Ngày 26-4-1975, Trần Văn Hương vừa lên làm Tổng thống thay Nguyễn Văn Thiệu được mấy hôm đã phải tuyên bố nhường chức cho Dương Văn Minh.
Ngày 26-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Năm cánh quân gồm bốn quân đoàn chủ lực và Đoàn 232 hình thành thế bao vây Sài Gòn, từ 17 giờ bắt đầu nổ súng tấn công lớn vào Sài Gòn. Đến 10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975, binh đoàn hỗn hợp của Quân đoàn II bằng xe tăng và pháo binh tiến thẳng vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ chính quyền trung ương ngụy quyền Sài Gòn, buộc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Phủ Tổng thống ngụy Sài Gòn, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí linh lịch sử. Đến ngày 2-5-1975, toàn bộ ngụy quân ngụy quyền ở miền Nam Việt Nam tan rã hoàn toàn. Nước Việt Nam thống nhất.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 21 Tháng Hai, 2012, 12:02:25 pm
Ngày 2-7-1976, Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khoá VI nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà quyết định đổi đặt tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhất trí Hà Nội là Thủ đô của cả nước, Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, Quốc huy mang dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh.


Vấn đề kế thừa di sản của các đường biên giới xác lập trong thời kỳ thực dân đã được đặt ra, coi đó là căn cứ chính để các bên đàm phán thoả thuận về một đường biên giới mới - đường biên giới quốc tế giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền.


Trước năm 1975, đất nước Việt Nam đang còn trong tình trạng bị chia cắt, cả dân tộc Việt Nam còn phải tập trung sức người sức của vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nên công tác đàm phán, giải quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thổ với các nước láng giềng chưa có điều kiện đặt ra để giải quyết một cách thực chất. Sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, công tác đàm phán giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng mới trở thành một trong những ưu tiên của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm mục tiêu tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định, phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới.


Trong vòng 30 năm qua (từ năm 1975 đến năm 2005), nhà nước Việt Nam đã tích cực tiến hành đàm phán, giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ trên cả đất liền và trên biển thông qua thương lượng, đàm phán hoà bình và đã ký kết được một khối lượng lớn các hiệp ước, hiệp định về biên giới với các nước láng giềng. Đây là những công cụ pháp lý cơ bản nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia. Trên đất hến, nước ta phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ trong tình hình sau:

- Giữa Việt Nam, Lào và Campuchia chưa có đường biên giới được hoạch định bởi các hiệp ước giữa hai nhà nước có chủ quyền, chỉ có ranh giới nội bộ của năm xứ trong Đông Dương thuộc Pháp do chính quyền thực dân quy định. Ranh giới đó chưa có giá trị pháp lý quốc tế;

- Giữa Việt Nam và Trung Quốc có một đường biên giới được hoạch định bởi hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895. Hai Công ước này có giá trị pháp lý quốc tế. Đường biên giới đó đã được phân giới trên thực địa và cắm 341 mốc quốc giới. Tuy vậy, đường biên giới này có bị biến dạng trên một số đoạn do những hành động lấn chiếm, xâm canh, xâm cư diễn ra trong gần một thế kỷ.


Từ tình hình trên, sau khi đất nước thống nhất, có một loạt vấn đề biên giới lãnh thổ phải giải quyết:

(1) Việt Nam phải đàm phán hoạch đinh biên giới quốc gia với ba nước Trung Quốc, Lào và Campuchia, tạo ra cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc để xây dựng đường biên giới hữu nghị lâu dài với ba nước đó;

(2) Từng bước xây dựng hệ thống pháp luật về quản lý biên giới lãnh thổ.


Thực tế tiến trình đàm phán hoạch định biên giới có những thuận lợi và khó khăn:

Thuận lợi: Đất nước ta giành được độc lập, chủ quyền, nhân dân ta có ý chí độc lập dân tộc cao, từ xa xưa đã kiên trì đấu tranh giữ vững bờ cõi và biên cương tổ quốc. Do tính chất hệ trọng của vấn đề biên giới nên lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo sát sao việc đàm phau giải quyết vấn đề biên giới và quyết tâm giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng;

Khó khăn: Đất nước ta vừa trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt là chống Pháp và chống Mỹ, nên điều kiện kinh tế - xã hội gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn tìm cách chống phá, chia rẽ đoàn kết dân tộc, phá hoại quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng giềng. Đường biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm do lịch sử để lại, đòi hỏi chúng ta phải giải quyết và xử lý thận trọng mọi sự kiện biên giới; hồ sơ, tài liệu về biên giới còn thiếu, lưu trữ phân tán cả trong và ngoài nước, đặc biệt là tư liệu về quá trình giải quyết vấn đề biên giới của Việt Nam với các nước láng giềng trong thời kỳ thực dân.


Trong hơn 30 năm, Việt Nam đã kiên trì đàm phán thương lượng hoà bình vấn đề biên giới lãnh thổ với các nước láng giềng và đã đạt được những kết quả quan trọng.

Với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, đường biên giới hiện tại giữa hai nước có chiều dài khoảng 1.406 km, từ ngã ba biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Lào đến bờ biển vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh - Vân Nam). Đi qua 7 tỉnh biên giới phía Việt Nam, tiếp giáp với hai tỉnh phía Trung Quốc. Cơ sở pháp lý hiện nay về biên giới đất liền giữa hai nước là:

1/ Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ký ngày 7-11-1991;

2/ Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ký ngày 19-10-1993;

3/ Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ký ngày 30-12-1999.


Với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, đường biên giới hiện tại giữa hai nước có chiều dài khoảng 2.067 km, từ ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc (tỉnh Điện Biên) đến ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia tỉnh Kon Tum). Đi qua 10 tỉnh biên giới phía Việt Nam, tiếp giáp với 10 tỉnh biên giới phía Lào. Đường biên giới này đã được phân giới cắm mốc sau kết quả mười năm đàm phán ký kết các văn bản pháp lý giữa hai nước. Những văn bản pháp lý quan trọng chủ yếu bao gồm:

1/ Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 18-7-1977;

2/ Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 24-01-1986;

3/ Nghị định thư về phân giới cắm mốc đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 24-01-1986;

4/ Nghị định thư bổ sung về phân giới cắm mốc đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 16-10-1987;

5/ Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 01-3-1990;

6/ Nghị định thư bổ sung Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 31-8-1997.


Với Vương quốc Campuchia, đường biên giới hiện tại giữa hai nước có chiều dài khoảng 1.137 km, từ ngã ba biên giới Việt Nam - Campuchia - Lào (Kon Tum) đến bờ biển tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang và Kăm-pôt. Đi qua 10 tỉnh biên giới phía Việt Nam, tiếp giáp với 9 tỉnh biên giới phía Campuchia. Đường biên giới này đã được hai bên thống nhất hoạch định trên văn bản và bản đồ. Cơ sở pháp lý hiện tại để duy trì việc quản lý biên giới trên đất liền hiện nay giữa hai nước là:

1/ Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, ký ngày 20-7-1983;

2/ Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, ký ngày 20-7-1983;

3/ Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, ký ngày 27-12- 1985;

4/ Hiệp ước giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985, ký ngày 10-10-2005.

5/ Về vùng biển tiếp giáp của hai nước trong vịnh Thái Lan, ngày 7-7-1982 nước ta và Campuchia đã ký "Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia".


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 23 Tháng Hai, 2012, 07:49:46 pm
VI. KHÁI QUÁT CÁC TỈNH BIÊN GIỚI ĐẤT LlỀN(1)
(Nội dung trong phần này được tổng hợp từ cuốn sách "Non nước Việt Nam" của Trung tâm Công nghệ thông tin du lịch, Tổng cục Du lịch xuất bản năm 2005 và "Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam" của tác giả Lê Thông, Nxb Giáo dục 2004 - 2005, các Tập có liên quan)

1. Tỉnh Quảng Ninh

Diện tích khoảng 5.899 km2.

Dân tộc: Việt, Tày, Dao, Sán Chỉ, Cao Lan, Sán Dìu, Hoa...

Tỉnh lị là thành phố Hạ Long. Có 3 thị xã (Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái), 10 huyện: Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn, Hoành Bồ, Đông Triều, Cô Tô, Đông Hưng.

(http://desmond.imageshack.us/Himg7/scaled.php?server=7&filename=bandoquangninh.jpg&res=medium)

Quảng Ninh là một vùng đất cổ, có rừng, có biển, nhiều hải sản quý đặc biệt là có trữ lượng than đá chiếm 90% tổng trữ lượng than đá của Việt Nam. Cùng với sự thăng trầm của lịch sử, địa phận Quảng Ninh đã nhiều lần thay đổi với các tên gọi khác nhau. Năm Minh Mạng thứ 18, vùng đất Quảng Ninh nay chia thành hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh. Thời kỳ trước năm 1947, khu vực miền Đông của Quảng Ninh trước đây được gọi là Hải Ninh, còn khu vực miền Tây gọi là Quảng Yên và đặc khu Hồng Gai. Năm 1947, hợp nhất tỉnh Quảng Yên và đặc khu Hồng Gai thành tỉnh Quảng Hồng. Năm 1948, tỉnh Quảng Hồng tách thành hai tỉnh Quảng Yên và Hồng Gai. Năm 1955, lại hợp nhất hai tỉnh thành Hồng Quảng, cắt 4 huyện về Hải Dương (Chí Linh, Nam Sách, Kinh Môn, Đông Triều) và cắt ba huyện nhập về Hải Phòng (Cát Bà, Cát Hải, Thuỷ Nguyên). Đầu thập kỷ 60, nhập huyện Đông Triều vào tỉnh Hồng Quảng. Năm 1969, Hồng Quảng và Hải Ninh sáp nhập thành một tỉnh mới và được Bác Hồ đặt tên là Quảng Ninh.


Tỉnh Quảng Ninh hiện nay là một tỉnh thuộc miền Đông Bắc của Việt Nam. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Nam giáp tỉnh Hải Phòng. Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, bờ biển dài khoảng 250 km. Phía Tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương.


Tỉnh Quảng Ninh tiếp giáp Trung Quốc với 170 km đường biên giới. Có 1 thị xã và 2 huyện, 15 xã, phường biên giới(1) (Số liệu các huyện, thị, xã, phường biên giới của các tỉnh biên giới đất liền được ghi theo Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18-8-2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam và Thông tư số 179/2001/TT-BQP ngày 22-01-2001 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định 34 của Chính phủ):

- Thị xã Móng Cái có 7 xã, phường biên giới (Hải Sơn, Hải Yên, Hải Hoà, Ninh Dương, Ka Long, Trần Phú, Trà Cổ);

- Huyện Quảng Hà có 2 xã (Quảng Sơn, Quảng Đức); Huyện Bình Liêu có 6 xã (Đồng Văn, Hoành Mô, Lục Hồn, Đồng Tâm, Tình Húc, Vô Ngại).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 23 Tháng Hai, 2012, 07:52:51 pm
2. Tỉnh Lạng Sơn

Diện tích khoảng 8.305 km2.

Dân tộc: Việt, Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay, Ngái...

Tỉnh lị là thành phố Lạng Sơn. Có 10 huyện: Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập.

(http://desmond.imageshack.us/Himg263/scaled.php?server=263&filename=bandolangson.gif&res=medium)

Ngay từ thời xa xưa, hai từ "xứ Lạng" đã được ghi vào sử sách. Thời các vua Hùng, vùng đất Lạng Sơn nằm trong bộ Lục Hải. Đời Trần gọi là lộ Lạng Giang. Năm 1397 đổi làm trấn Lạng Giang. Đời Minh gọi là phủ Lạng Sơn. Năm 1466 đặt làm thừa tuyên Lạng Sơn.  Năm 1490 đổi là xứ Lạng Sơn. Năm 1509 đổi là trấn Lạng Sơn. Năm 1831 đổi là tỉnh Lạng Sơn. Năm 1975, hợp nhất tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao Lạng. Năm 1978 lại tánh thành hai tỉnh cũ là Lạng Sơn và Cao Bằng.


Hiện nay, Lạng Sơn là một tỉnh nằm ở phía Bắc của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang. Phía Đông giáp tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh. Phía Tây Nam giáp tỉnh Bắc Cạn. Thành phố Lạng Sơn cách Hà Nội 154 km theo quốc lộ 1A.


Địa hình chủ yếu là rừng núi. Hệ thống sông, suối tương đối dày đặc đã tạo nên những cánh đồng thung lũng màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Khí hậu ôn đới mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21,5°C. Là tỉnh có tiềm năng về khoáng sản và nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.


Tỉnh Lạng Sơn có đường biên giới giáp Trung Quốc dài 253 km. Có 5 huyện, 20 xã biên giới:

- Huyện Đình Lập có 2 xã (Bắc Xa, Bính Xá);

- Huyện Lộc Bình có 4 xã (Tam Gia, Tú Mịch, Yên Khoái, Mẫu Sơn);

- Huyện Cao Lộc có 4 xã, 1 thị trấn (Xuất Lễ, Cao Lâu, Lộc Thanh, Bảo Lâm, thị trấn Đồng Đăng);

- Huyện Văn Lãng có 5 xã (Tân Mỹ, Tân Thanh, Thanh Long, Thụy Hùng, Trùng Khánh);

- Huyện Tràng Định có 4 xã (Đào Viên, Tân Minh, Đội Cấn, Quốc Khánh).


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 23 Tháng Hai, 2012, 07:57:34 pm
3. Tỉnh Cao Bằng

Diện tích khoảng 6.691 km2.

Dân tộc: Việt, Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chay, Hoa...

Tỉnh lị là thị xã Cao Bằng. Có 12 huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hoà An, Phục Hoà, Quảng Uyên, Hạ bang, Thạch An.

(http://est.congdulich.com/uploads/diachi/tinhthanh/1200469762cao%20bang.JPG)


Cao Bằng là địa danh đã xuất hiện từ lâu đời ở nước ta. Vào thời các vua Hùng, vùng đất này thuộc bộ Vũ Định. Đến đời Lý, thuộc vào đất Thái Nguyên. Đầu triều Lê, Cao Bằng thuộc đạo Bắc rồi đặt vào thừa tuyên Ninh Sóc, sau đổi thành phủ Cao Bình. Nhà Mạc thất thế chạy lên đóng đô ở Cao Bình với 3 đời vua. Khi nhà Lê dẹp xong nhà Mạc mới đặt đất riêng không để thuộc Thái Nguyên nữa. Nhà Tây Sơn kỵ huý (vì tên vua Quang Trung là Nguyễn Quang Bình), đổi tên Cao Bình thành Cao Bằng. Triều Nguyễn, năm 1808 đổi phủ Cao Bằng thành phủ Trùng Khánh thuộc trấn Cao Bằng. Năm 1831 đổi là tỉnh Cao Bằng. Cuối năm 1975, hợp nhất tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng thành tỉnh Cao Lạng. Đến năm 1978 lại tách thành hai tỉnh cũ là Lạng Sơn và Cao Bằng.


Hiện nay, Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam. Phía Bắc và phía Đông giáp Trung Quốc. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Cạn và tỉnh Lạng Sơn. Thị xã Cao Bằng cách Hà Nội 286 km theo Quốc lộ 3.


Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp vì vậy giao thông giữa các huyện trong tỉnh bị hạn chế. Cao Bằng có khí hậu ôn đới, mát mẻ quanh năm, có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình rất thích hợp cho nghỉ ngơi, du lịch.


Tỉnh Cao Bằng có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài km. Có 9 huyện, 42 xã biên giới:

- Huyện Thạch An có 1 xã Đức Long;

- Huyện Quảng Hoà có 4 xã (Mỹ Hưng, thị trấn Tà Lùng, Đại Sơn, Cách Linh);

- Huyện Hạ Lang có 8 xã (Cô Ngân, Thị Hoa, Thái Đức, Việt Chu, Quang Long, Đồng Loan, Lý Quốc, Minh Long);

- Huyện Trùng Khánh có 7 xã (Đàm Thuỷ, Chi Viễn, Đình Phong, Ngọc Khê, Phong Nậm, Ngọc Chung, Lãng Yên);

- Huyện Trà Linh có 5 xã (Tri Phương, Xuân Nội, Hùng Quốc, Quang Hán, Cô Mười);

- Huyện Hà Quảng có 9 xã (Tổng Cọt, Nội Thôn, Cải Viên, Vân An, Lũng Nậm, Kéo Yên, Trường Hà, Nà Xác, Sóc Hà);

- Huyện Thông Nông có 2 xã (Vị Quang, Cần Viên);

- Huyện Bảo Mạc có 5 xã (Xuân Trường, Khánh Xuân, Cô Ba, Thượng Hà, Cốc Pàng);

- Huyện Bảo Lâm có 1 xã Đức Hạnh.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 23 Tháng Hai, 2012, 07:59:27 pm
4. Tỉnh Hà Giang

Diện tích khoảng 7.884 km2

Dân tộc: Việt, Tày, H'mông, Nùng, Dao, Cao Lan, Hoa...

Tỉnh lị là thị xã Hà Giang. Có 9 huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Xỉn Mần, Bắc Quang.

(http://est.congdulich.com/uploads/diachi/tinhthanh/1200469817hagiang.JPG)


Thuộc Khu quân sự thành lập năm 1891 gồm một phủ Tương Yên tách từ tỉnh Tuyên Quang ra gồm ba châu Bảo Lạc, Vị Xuyên và Vĩnh Tuy. Năm 1900 gọi là tỉnh Hà Giang. Năm 1976, hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991, Hà Tuyên lại tách thành hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
Hiện nay, Hà Giang là mảnh đất địa đầu cực Bắc của Việt Nam. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng. Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai. Phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Thị xã Hà Giang cách Hà Nội 320 km.


Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp. Có thể chia làm ba vùng. Vùng cao núi đá phía Bắc nằm sát chí tuyến Bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông, suối bị chia cắt nhiều, khí hậu ôn đới chia làm hai mùa khô và mưa, nhiệt độ trung bình hàng năm 24 - 28°C. vùng cao núi đất phía Tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp, khí hậu cũng có hai mùa mưa và khô. Vùng thấp gồm đồi, núi, thung lũng sông Lô và thị xã Hà Giang, nhiệt độ trung bình hàng năm 21 - 23°C.


Tỉnh Hà Giang có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài 274 km. Có 7 huyện, 34 xã biên giới:

- Huyện Mèo Vạc có 3 xã (Sơn Vĩ, Xín Cái, Thượng Phùng);

- Huyện Đồng Văn có 8 xã, 1 thị trấn (Đồng Văn, Lũng Cú, Mã Lé, Lũng Táo, Xà Phin, Sủng Là, thị trấn Phố Bảng, Phố Là, Phố Cáo);

- Huyện Yên Minh có 4 xã (Thắng Mỗ, Phú Lũng, Bạch Đích, Na Khê);

- Huyện Quản Bạ có 5 xã (Bát Đại Sơn, Nghĩa Thuận, Cao Mã Pờ, Tùng Vải, Tả Ván);

- Huyện Vị Xuyên có 5 xã (Minh Tân, Thanh Thuỷ, Thanh Đức, Xin Chải, Lao Chải);

- Huyện Hoàng Su Phì có 4 xã (Thèn Chu Phin, Pố Lồ, Thàng Tín, Bản Máy);

- Huyện Xín Mần có 4 xã (Nàn Xỉn, Xín Mần, Chí Cà, Pà Vầy Sử).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 23 Tháng Hai, 2012, 08:02:52 pm
5. Tỉnh Lào Cai

Diện tích khoảng 6.357 km2

Dân tộc: Việt, Tày, Nùng, Dao, H'mông, Thái, Giáy, Lự, Bố Y, Kháng, La Chi, Phù Lá, Hà Nhì, Mường, La Ha...

Tỉnh lị là thành phố Lào Cai. Có 8 huyện: Mường Khương, Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Thắng, Sa Pa, Bảo Yên, Văn Bàn, Si Ma Cai.

(http://sapapathfinder.com/images/image/sapa/laocaimap.jpg)


Nguyên là đất Lão Nhai (Phố Cũ) đọc trại ra thành Lào Cai. Tỉnh thành lập năm 1886. Năm 1907, Lào Cai gồm châu Thuỷ Vĩ và châu Bảo Thắng. Năm 1975 hợp nhất với tỉnh Nghĩa Lộ và tỉnh Yên Bái thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Năm 1991, tỉnh Hoàng Liên Sơn tách thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.


Lào Cai hiện nay là một tỉnh vùng cao phía Bắc của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang. Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Sơn La. Thành phố Lào Cai cách Hà Nội 330 km.


Địa hình của tỉnh gồm có núi, đồi và thung lũng. Hệ thống sông, suối chằng chịt, lắm thác ghềnh. Có nhiều dải rừng lớn, giàu tài nguyên và có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Nhiệt độ trung bình hàng năm 18-28°C.


Tỉnh lào Cai có đường biên giới tiếp giáp Trung Quốc dài 203 km. Có 1 thị xã, 4 huyện, 26 xã, phường biên giới:

- Huyện Bắc Hà có 3 xã (Sán Chải, Xí Ma Cai, Xã Nàn Sán);

- Huyện Mường Khương có 9 xã (Tả Gia Khâu, Dìn Chin, Pha Long, Tả Ngải Chồ, Tung Trung Phố, Mường Khương, Nậm Chẩy, Lùng Vai, Bản Lầu);

- Huyện Bảo Thắng có 1 xã Bản Phiệt;

- Huyện Bát Xát có 10 xã (Quang Kim, Bản Qua, Bản Vược, Cốc Mỹ, Trịnh Tường, Nậm Chạc, A Mú Sung, Ngài Thầu, A Lù, Y Tý);

- Thị xã Lào Cai có 3 xã, phường (Lào Cai, Xuyên Hải, Đông Tuyến).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 23 Tháng Hai, 2012, 08:04:07 pm
6. Tỉnh Lai Châu

Diện tích khoảng 9.065 km2

Dân tộc: Thái, Mông, Việt, Khơ Mú, Hà Nhì, Giãy, La Hủ, Lào, Cống, Mảng, Phù Lá, Kháng, Si La ...

Tỉnh lị là thị xã Lai Châu. Các huyện: Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Than Uyên, Mường Tè.

(http://est.congdulich.com/uploads/diachi/tinhthanh/1200470020lai%20chau.JPG)


Vùng đất Lai Châu thuộc phủ Điện Biên tỉnh Hưng Hoá xưa. Năm 1909, tỉnh Lai Châu được thành lập gồm 3 châu là châu Lai, châu Quỳnh Nhai và châu Điện Biên được tách ra từ tỉnh Sơn La. Trải qua nhiều triều đại và các giai đoạn lịch sử, ranh giới tỉnh Lai Châu hầu như vẫn giữ nguyên, không bị sáp nhập hoặc thay đổi nhiều. Năm 2004, tỉnh Lai Châu tách thành hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu.


Tỉnh Lai Châu hiện nay mới tách ra từ tỉnh Lai Châu Cũ là một tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phía Bắc giáp Trung Quốc. Phía Đông giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái. Phía Nam giáp tỉnh Sơn La. Phía Đông Nam giáp tỉnh Điện Biên. Thị xã Lai Châu cách Hà Nội 450 km đường bộ.


Địa hình của tỉnh chủ yếu là núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông, suối. Sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Khí hậu mang tính chất gió mùa chí tuyến, nhiệt độ trung bình hàng năm 21 - 23°C, chia làm hai mùa mưa và khô.


Tỉnh Lai Châu tiếp giáp với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, với đường biên giới dài 273 km. Có 2 huyện, 15 xã biên giới:

- Huyện Sìn Hồ có 3 xã (Huổi Luông, Pa Tần, Nậm Ban);

- Huyện Phong Thổ có 12 xã (Ma Li Pho, Vàng Ma Chải, Pa Vây Sử, Mồ Sì San, Sì Lờ Lầu, Ma Li Chải, Dào San, Tông Qua Lìn, Mù Sang, Nậm Se, Bản Lang, Sìn Suối Hồ); sau khi tách một số huyện thành lập tỉnh Điện Biên, có thêm huyện Mường Tè là huyện biên giới.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 23 Tháng Hai, 2012, 08:05:34 pm
7. Tỉnh Điện Biên

Diện tích khoảng 9.544 km2

Dân tộc: Thái, H'mông, Việt, Dao, Giáy ...

Tỉnh lị là thành phố Điện Biên Phủ. Có 1 thị xã (Mường Lay) và các huyện: Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Điện Biên, Mường Nhé, Mường Chà.

(http://est.congdulich.com/uploads/diachi/tinhthanh/1200469530dien%20bien.JPG)

Tỉnh mới tách ra từ tỉnh Lai Châu cũ, nằm ở phía Nam sông Đà, thuộc vùng núi cao phía Tây bắc của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lai Châu. Phía Đông Nam giáp tỉnh Sơn La. Phía Tây Nam giáp nước Lào. Thành phố Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474 km theo quốc lộ 6 và 279.


Địa hình tỉnh khá phức tạp, nhiều núi cao, những thung lũng hẹp, cao nguyên nhỏ, sông, suối hẹp và có độ dốc lớn. Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 21 - 23°C.


Tỉnh Điện Biên có đường biên giới tiếp giáp với nước Lào dài 360 km và tiếp giáp với Trung Quốc dài 50 km. Có 1 huyện Mường Nhé mới tách ra từ Mường Tè với 6 xã biên giới giáp Trung Quốc (Hùa  Bum, Pa Vệ Sử, Pa Ủ, Ka Lăng, Thu Lũm, Mù Cả) và 3 huyện, 17 xã biên giới tiếp giáp nước Lào: Huyện Mường Nhé có 4 xã (Mường Nhé, Mường Tong, Xín Thầu, Chung Chải); huyện Mường Chà có 5 xã (Mường Mươn, Mường Pồn, Nà Hi, Si Pha Phìn, Chà Nưa); huyện Điện Biên có 8 xã (Thanh Luông, Thanh Hưng, Thanh Chăn, Pa Thơm, Na Ư, Mường Lói, Mường Nhà).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 23 Tháng Hai, 2012, 08:07:27 pm
8. Tỉnh Sơn La

Diện tích khoảng 14.055 km2

Dân tộc: Việt, Dao, Xinh Mun, Khơ Mú, Kháng, La Ha, Thái, Mường ...

Tỉnh lị là thị xã Sơn La. Các huyện: Quỳnh Nhai, Mường La, Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Sông Mã, Yên Châu, Mộc Châu, Sốp Cộp.

(http://est.congdulich.com/uploads/diachi/tinhthanh/1200470262son%20la.JPG)


Tỉnh thành lập năm 1886, lúc đầu gọi là tỉnh Tạ Bú (còn gọi là Vạn Bú vì khi đó tỉnh lị đặt ở Vạn Bú). Đến năm 1904, tỉnh lị chuyển về Sơn La nên đổi tên tỉnh là Sơn La. Cuối năm 1975 được sáp nhập thêm hai huyện là Phú Yên và Bắc Yên trích từ tỉnh Nghĩa Lộ.


Sơn La hiện nay nằm ở vùng Tây Bắc của Việt Nam. Phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình. Phía Đông nam giáp tỉnh Thanh Hoá và Hoà Bình. Phía Nam giáp nước Lào. Thị xã Sơn La cách Hà Nội 328 km theo Quốc lộ 6.


Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên. Mạng lưới sông, suối dày đặc nguồn nước dồi dào có tiềm năng về thuỷ điện. Là tỉnh có khí hậu đa dạng, nhiều nét đặc thù nhưng vẫn mang tính chất khí hậu gió mùa chí tuyến. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21°C, rất thích hợp cho nghỉ dưỡng.


Tỉnh Sơn La có đường biên giới tiếp giáp nước Lào dài 250 km. Có 4 huyện, 19 xã biên giới:

- Huyện Sông Mã có 10 xã (Mường Lèo, Púng Bánh, Dồm Càng, Nậm Lạnh, Mường Và, Mường Lạn, Mường Cai, Chiềng Khương, Mường Hung, Mường Sai);

- Huyện Mai Sơn có 1 xã Phiêng Pằn;

- Huyện Yên Châu có 4 xã (Phiêng Khoài, Chiềng On, Chiềng Tương, Lồng Phiêng);

- Huyện Mộc Châu có 4 xã (Lóng Sập, Chiềng Khừa, Xuân Nha, Chiềng Sơn).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 23 Tháng Hai, 2012, 08:08:47 pm
9. Tỉnh Thanh Hoá

Diện tích khoảng 11.106 km2

Dân tộc: Việt, Mường, Thái, Lào, Lự ...

Tỉnh lị là thành phố Thanh Hoá. Có 2 thị xã (Sầm Sơn, Bỉm Sơn) và các huyện: Mường Lát, Quang Hoá, Quang Sơn, Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Lang Chánh, Thạch Thành, Ngọc Lạc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Yên Định, Thọ Xuân, Hậu Lộc, Thiệu Hoá, Hoằng Hoá, Đông Sơn, Triệu Sơn, Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia.

(http://pilot.vn/upload/files//2009/05/25/Bando%20tinh%20Thanh%20Hoa.jpg)


Nguyên là đất quận Cửu Chân đời Hán. Đời Lương Vũ Đế đổi gọi là Ái châu cho đến đời Ngô, Đinh, Lê. Đời Lý, năm 1010 đổi là trại. Năm 1029 đổi làm phủ Thanh Hoa. Năm 1397 sau khi dời kinh đô vào Tây Đô, Hồ Quý Ly đổi trấn Thanh Hoa thành trấn Thanh Đô, đổi phủ Thanh Hoá làm phủ Thiên Xương cùng với Cửu Chân và Ái châu làm miền phụ kỳ của Tây Đô. Đời Minh lại đặt làm phủ Thanh Hoa, Ái châu và châu Cửu Chân. Năm 1469 đổi làm Thanh Hoa vì là đất thang mộc, đất Lê Lợi dựng nghiệp để ví với đất Kỳ nhà Chu, đất Bái nhà Hán. Thừa tuyên xứ, trấn Thanh Hoa đòi Lê gồm cả phủ Trường Yên và phủ Thiên Quan trấn Ninh Bình sau này nhà Mạc giữ đất từ Tam Điệp trở ra, gọi hai phủ ấy là Thanh Hoa nội trấn. Nhà Lê giữ từ Tam Điệp trở vào. Đời Lê trung hưng (1592 - 1788) lấy 4 phủ Thiệu Thiên (Thiệu Hoá), Hà Trung, Tĩnh Gia, Thanh Đô (Thọ Xuân) làm Thanh Hoa nội trấn, hai phủ Trường Yên, Thiên Quan (Nho Quan) làm Thanh Hoa ngoại trấn, nhưng về mặt tổ chức cai trị hai bộ phận vẫn là một. Năm 1806, đổi ngoại trấn là trấn Thanh Bình, năm 1821 đổi trấn Thanh Bình làm đạo Ninh Bình, năm 1829 đổi làm trấn Ninh Bình, năm 1831 đổi trấn làm tỉnh gọi là tỉnh Ninh Bình và tỉnh Thanh Hoa. Năm 1840 đổi làm tỉnh Thanh Hoá.


Thanh Hoá ngày nay là một trong những tỉnh lớn của Việt Nam, nằm ở cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ. Phía Bắc giáp các tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình. Phía Nam giáp tỉnh Nghệ An. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Tây giáp nước Lào. Thành phố Thanh Hoá cách Hà Nội 150 km đường bộ.


Địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, thấp dần từ Tây sang Đông gồm có vùng núi, trung du, đồng bằng, vùng ven biển. Khí hậu thuộc vùng chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 - 24°C. Nằm ở độ cao không lớn nên mùa đông không lạnh lắm, mùa hè dịu mát. Giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt đều thuận lợi.


Tỉnh Thanh Hoá có đường biên giới tiếp giáp với nước Lào dài 192 km. Có 5 huyện, 15 xã biên giới:

- Huyện Thường Xuân có 1 xã Bát Mọt;

- Huyện Lang Chánh có 1 xã Yên Chương;

- Huyện Quan Sơn có 6 xã (Tam Lư, Tam Thanh, Mường Mìn, Sơn Điện, Na Mèo, Sơn Thuỷ);

- Huyện Quan Hoá có 1 xã Hiền Kiệt;

- Huyện Mường Lát có 6 xã (Trung Lý, Pù Nhi, Mường Chanh, Quang Chiếu, Tẽn Tần, Tam Chung).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 23 Tháng Hai, 2012, 08:12:40 pm
10. Tỉnh Nghệ An

Diện tích: 16.487 km2

Dân tộc: Việt, Khơ Mú, O Đu, Thổ, Sán Dìu, H'mông ...

Tỉnh lị là thành phố Vinh. Có 1 thị xã Cửa Lò và 17 huyện: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuộng, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn.

(http://desmond.imageshack.us/Himg404/scaled.php?server=404&filename=bandonghean.jpg&res=medium)


Xưa là đất quận Cửu Chân đời Hán, quận Cửu Đức đời Tần, quận Nhật Nam đời Tuỳ, năm 622 đời Đường đổi là Nam Đức lĩnh 6 huyện. Năm 628 lại đổi làm Đức Châu, rồi lại đổi làm châu Hoan và châu Diễn. Đời Đinh, Lê gọi là Hoan Châu. Năm 1101, Lý Nhân Tông đổi làm phủ Nghệ An. Năm Quang Thái đời Trần Thuận Tông (1397) đổi Nghệ An làm Lâm An trấn. Năm Quang Thuận thứ mười (1469) hợp cả Hoan, Diễn thành thừa tuyên Nghệ An, sau đổi làm xứ. Đời Lê Tương Dực đổi làm trấn cho đến hết đời hậu Lê (1788). Tây Sơn đổi Nghệ An làm Nghĩa An. Gia Long đổi lại làm Nghệ An. Năm Minh Mạng thứ mười hai (1831) đặt làm tỉnh Nghệ An, tách Hà Tĩnh làm tỉnh riêng. Năm 1975, Nghệ An và Hà Tĩnh hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.


Tỉnh Nghệ An hiện nay là một tỉnh lớn ở phía Bắc Trung Bộ của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Tây giáp nước Lào. Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh. Thành phố Vinh cách Hà Nội 291 km đường bộ.


Địa hình của tỉnh bao gồm đồi núi và thung lũng, độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Hệ thống sông ngòi dày đặc. Bờ biển dài hơn 80 km có Cửa Lò là cảng biển quan trọng của miền Trung. Giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không đều thuận lợi Vì nằm trong vùng chuyển tiếp khí hậu nên khí hậu vừa mang tính đông lạnh của miền Bắc, vừa mang tính nắng nóng của miền Nam. Nhiệt độ trung bình hàng năm 23 - 24°C.


Tỉnh Nghệ An có đường biên giới tiếp giáp với nước Lào dài 419 km. Có 6 huyện, 26 xã biên giới:

- Huyện Quế Phong có 4 xã (Thông Thụ, Hạnh Dịch, Nậm Giải, Tri Lễ);

- Huyện Tương Dương có 4 xã (Nhon Mai, Mai Sơn, Tam Hợp, Tam Quang);

- Huyện Kỳ Sơn có 11 xã (Mỹ Lý, Bắc Lý, Keng Đu, Na Loi, Đoọc May, Nậm Cắn, Tà Cạ, Mường Típ, Mường Ải, Ba Ngoi, Nậm Càn);

- Huyện Con Cuông có 2 xã (Châu Khê, Môn Sơn);

- Huyện Anh Sơn có 1 xã Phúc Sơn; Huyện Thanh Chương có 4 xã (Hạnh Lâm, Thanh Hương, Thanh Thịnh, Thanh Thuỷ).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Hai, 2012, 04:37:00 pm
11 . Tỉnh Hà Tĩnh

Diện tích khoảng 6.056 km2

Dân tộc: Việt, Chức ...

Tỉnh lị là thị xã Hà Tĩnh. Có 1 thị xã (Hồng Lạnh) và các huyện: Hương Sơn, Đức Thọ, Nghi Xuân, Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Vũ Quang.

(http://gtvthatinh.gov.vn/images/news/bandohanhchinh.jpg)


Địa danh Hà Tĩnh có lẽ nghĩa là có con sông chảy êm đềm vì sông chảy qua giữa tỉnh là sông Minh (sông Nghẽn). Đời Tiền Lê là châu Thạch Hà. Đời Lý là huyện Thạch Hà. Đời Trần là châu Nhật Nam. Đời Minh gọi là Tĩnh Châu. Đời Lê thuộc trấn Nghệ An, sau là tỉnh Hà Tĩnh tách ra. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), cắt hai phủ Thọ Đức và Hà Hoa của Nghệ An để thành lập tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1848, vua Tự Đức bỏ tỉnh làm đạo gồm một phủ Hà Hoa, còn phủ Đức Thọ nhập vào tỉnh Nghệ An. Năm 1875 đặt lại làm tỉnh Hà Tĩnh. Hà Tĩnh là đất rất cổ của nước Văn Lang xưa, vùng đất này có tên là bộ Cửu Đức. Tục truyền Kinh Dương Vương lúc đầu đóng đô trên núi Hồng Lĩnh, sau mới rời ra Phong Châu ở Phú Thọ và Chử Đồng Tử đã vào ở núi Quỳnh Viên, tức là núi Nam Giới ở gần cửa Sót. Năm 1975, Hà Tĩnh và Nghệ An hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Đến năm 1991, tỉnh Hà Tĩnh được tái thành lập.


Hà Tĩnh ngày nay là một tỉnh ở dải đất miền Trung của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An. Phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Tây giáp nước vào. Thị xã Hà Tĩnh cách Hà Nội 340 km đường bộ.


Địa hình đa dạng, chủ yếu là đồi núi. Đồng bằng chỉ là một dải đất hẹp ven biển và xung quanh các trụt đường quốc lộ. Có tới 14 con sông lớn nhỏ và nhiều hồ nước. Bờ biển dài 137 km. Giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt đều thuận lợi.


Tỉnh Hà Tĩnh có đường biên giới tiếp giáp với nước Lào dài 145 km.

Có 2 huyện, 8 xã biên giới:

- Huyện Hương Sơn có 2 xã (Sơn Hồng, Sơn Kim);

- Huyện Hương Khê có 6 xã (Vũ Quang, Hoà Hải, Phú Gia, Hương Lâm, Hương Liên, Hương Vĩnh).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Hai, 2012, 04:38:32 pm
12. Tỉnh Quảng Bình

Diện tích khoảng 8.052 km2

Dân tộc: Việt, Bíu, Vân Kiều, Chức, Lào...

Tỉnh lị là thành phố Đồng Hới.

Các huyện: Tuyên Hoá, Minh Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ.

(http://nguoiquangbinh.net/forum/hinhanh/bandoqb_nguoiquangbinh.net.jpg)


Vùng đất Quảng Bình có lịch sử khá lâu dài, phức tạp. Thời các vua Hùng, cùng với Quảng Trị, nơi đây thuộc bộ Việt Thường. Sau đó, vùng đất này khi thì thuộc quận Cửu Chân thời Triệu Đà, khi thì nằm ngang quận Nhật Nam thời nhà Hán. Trong các triều Chiêm Thành, Quảng Bình là các châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh. Từ năm 1075, đổi làm châu Lâm Bình. Từ năm 1361, đổi gọi là phủ Tân Bình. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, vùng đất này bị chia làm hai, từ Nam sông Gianh trở vào thuộc chúa Nguyễn, từ Bắc sông Gianh trở ra thuộc chúa Trịnh. Đời Lê trung hưng đổi thành Tiên Bình. Năm 1604 đổi là Quảng Bình. Chúa Nguyễn Phúc Nguyên và Đào Duy Từ sai đắp các thành luỹ Trường Dục, luỹ Đồng Hới, Nguyễn Hữu Dật đắp luỹ Trường Sa, Nguyễn Hữu Tiến đắp luỹ Sa Phụ để chống nhau với Chúa Trịnh. Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia Quảng Bình ra làm ba dinh là Bố Chánh (dinh Ngói), Lưu Đồn (dinh Mười) và Quảng Bình (dinh Trạm). Từ năm 1786, đổi gọi là Thuận Lý. Năm 1801, Gia Long lấy hai huyện Lệ Thuỷ và Phong Lộc và hai châu Bố Chính nội, ngoại (Bắc Bố Chính và Nam Bố Chính) làm dinh Quảng Bình. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đặt phủ Quảng Ninh và tỉnh Quảng Bình, năm thứ 17 đặt thêm phủ Quảng Trạch. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Quảng Bình có hai phủ là Quảng Ninh và Quảng Trạch. Năm 1976, hợp nhất ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên thành tỉnh Bình Trị Thiên. Từ ngày 01-7-1989, theo quyết định của Quốc hội Khoá VII kỳ họp thứ 5, tỉnh Quảng Bình được tái lập.


Tỉnh Quảng Bình hiện nay là tỉnh thuộc miền Trung của Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh. Phía Đông giáp biển Đông. Phía Tây giáp nước Lào. Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị. Thành phố Đồng Hới cách Hà Nội 491 km đường bộ.


Địa hình tương đối phức tạp, núi rừng sát biển tạo thành độ dốc cao dần từ Đông sang Tây. Đồng bằng nhỏ hẹp, chủ yếu tập trung theo hai bờ sông chính. Có nhiều sông ngòi. Nhiệt độ trung bình 25 - 26°C. Giao thông thuận tiện.


Tỉnh Quảng Bình có đường biên giới giáp nước Lào dài 186 km. Có 5 huyện, 8 xã biên giới:

- Huyện Tuyên Hoá có 1 xã Thanh Hoá;

- Huyện Minh Hoá có 3 xã (Dân Hoá, Thượng Hoá, Hoá Sơn);

- Huyện Bố Trạch có 1 xã Thượng Trạch;

- Huyện Quảng Ninh có 1 xã Trường Sơn;

- Huyện Lệ Thuỷ có 2 xã (Ngân Thuỷ, Kim Thuỷ).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Hai, 2012, 04:57:08 pm
13. Tỉnh Quảng Trị

Diện tích khoảng 4.746 km2

Dân tộc: Việt, Bíu, Vân Kiều, Paco, Tà Ôi, Nùng, S'tiêng, Xu Đăng...

Tỉnh lị là thị xã Đông Hà. Có 1 thị xã Đông Hà và các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hoá, Đak Rông, Cồn Cỏ.

(http://img43.imageshack.us/img43/8120/bandoquangtri.jpg)


Đời Trần là đất châu Thuận. Đời Lê là một phần của phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hoá gồm cả châu Thuận Bình và Sa Bôi ở phía Đông tỉnh Sa-vẳn-nạ-khệt nước Lào. Đời chúa Nguyễn là Chính Dinh. Năm 1831, tỉnh Quảng Trị được thành lập. Năm 1896 đời vua Thành Thái, hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên dưới quyền cai trị trực tiếp của Khâm sứ Trung Kỳ. Năm 1900 đặt tỉnh Quảng Trị riêng biệt và là một trong 19 tỉnh, thành phố của Trung Kỳ. Năm 1954, theo Hiệp định Giơ-ne-vơ đặt giới tuyến quân sự tạm thời ở sông Bến Hải, vĩ tuyến 17. Năm 1976, hợp nhất các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và khu vực Vĩnh Linh tỉnh Thừa Thiên thành tỉnh Bình Trị Thiên. Từ ngày 01-7-1989, theo quyết định của Quốc hội Khoá VII kỳ họp thứ 5, tỉnh Quảng Trị được tái lập.


Ngày nay, Quảng Trị là một tỉnh ở miền Trung của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình. Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế. Phía Tây giáp tỉnh Sa-vẳn-nạ-khệt của nước Lào. Phía Đông giáp biển Đông với đường bờ biển dài 75 km. Thị xã Đông Hà cách Hà Nội 582 km.


Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Bờ biển dài 75 km. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. Khí hậu khắc nghiệt, có gió Tây Nam và gió Lào rất nóng.
Tỉnh Quảng Trị có đường biên giới giáp nước Lào dài 182 km. Có 2 huyện, 16 xã biên giới:

- Huyện Đak Rông có 4 xã (A Bung, A Ngo, A Vào, Pa Nang);

- Huyện Hướng Hoá có 12 xã (Hướng Lập, Hướng Phùng, thị trấn lao Bảo, Tân Long, Tân Thành, Thuận, Thanh, A Xing, A Túc, Xi, Pa Tầng, A Dơi).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Hai, 2012, 04:58:23 pm
14. Tỉnh Thừa Thiên - Huế

Diện tích: 5.054 km2

Dân tộc: Việt, Tà Ôi, Cà Tu, Bíu, Vân Kiều, Hoa...

Tỉnh lị là thành phố Huế. Các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thuỷ, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông.

(http://web.vietecon.org/sedec/solieu/bando/images-bando/map-thuathienhue.gif)


Vùng đất sông Hương - núi Ngự có một lịch sử khá lâu dài, phức tạp Vùng đất này chính thức hoà nhập vào Việt Nam từ năm 1306 sau sự kiện sáp nhập đất châu Ô - Lý vào Đại Việt. Kể từ khi Nguyên Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá năm 1558, nơi đây trở thành trung tâm chính trị, văn hoá của Đàng Trong. Dưới vương triều Nguyễn, phủ sở tại của kinh đô Huế đặt năm 1821 thay cho tên cũ dinh Quảng Đức đời Gia Long. Phủ "phụ kỳ" của kinh đô. Sau năm 1945, phủ Thừa Thiên đổi gọi là tỉnh Thừa Thiên. Năm 1976, hợp nhất ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên thành tỉnh Bình Trị Thiên. Từ ngày 01-7-1989, theo quyết định của Quốc hội Khoá VII kỳ họp thứ 5, thành lập tỉnh Thừa Thiên - Huế.


Hiện nay, Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ở miền Trung của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị. Phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng. Phía Tây Nam giáp tỉnh Quảng Nam. Phía Tây dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ giáp nước Lào. Phía Đông giáp biển Đông. Thành phố Huế cách Hà Nội 660 km.


Địa hình của tỉnh có cấu tạo dạng bậc khá rõ. Vùng núi chiếm khoảng 1/4 diện tích nằm ở vùng biên giới Việt Nam - Lào và kéo dài đến Đà Nẵng. Địa hình trung du chiếm khoảng 1/2 diện tích độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải, phần lớn là đồi bát úp với chiều rộng vài trăm mét. Đồng bằng của tỉnh là một phần của đồng bằng duyên hải miền Trung, bề ngang hẹp và chiều dọc kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam song song với bờ biển. Hầu hết các sông lớn của tỉnh đều bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn, chảy ngang qua đồng bằng, xuống đầm phá, chảy ra biển. Bờ biển của tỉnh dài 120 km có cảng biển Thuận An và vịnh Chân Mây có khả năng xây dựng cảng nước sâu. Khí hậu đủ bốn -mùa, nhiệt độ trung bình cả năm 25°C.


Giao thông rất thuận lợi. Tỉnh Thừa Thiên - Huế có đường biên giới tiếp giáp với nước Lào dài 68 km. Có 1 huyện A dưới, với 12 xã biên giới (Hồng Thuỷ, Hồng Vân, Hồng Trung, Hồng Bắc, Nhâm, Hồng Thái, Hồng Thượng, Hương Phong, Đông Sơn, A Đớt, A Ràng, Hương Nguyên).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Hai, 2012, 05:00:43 pm
15. Tỉnh Quảng Nam

Diện tích khoảng 10.408 km2

Dân tộc: Việt, Cơ Tu, Xơ Đăng, Giẻ Triêng, Co...

Tỉnh lị là thị xã Tam Kỳ. Có 01 thị xã Hội An và các huyện: Tây Giang, Đông Giang, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Nam Giang, Thăng Bình, Quế Sơn.

(http://img823.imageshack.us/img823/8716/bandoquangnam.jpg)


Trong tiến trình lịch sử, vùng đất Quảng Nam cùng với Đà Nẵng được tạo lập trên con đường phát triển về phía Nam của nhiều thế hệ người Việt. Xưa nguyên là đất Nhật Nam đời Hán, đến đời Tuỳ là đất Chiêm Thành. Đời Hồ Quý Ly lấy đất Đại Chiêm và Cổ Luỹ đặt làm bốn châu Thăng, Hoa (nay thuộc tỉnh Quảng Nam) và Tư, Nghĩa (nay thuộc tỉnh Quảng Ngãi). Đời Lê Sơ gọi là Nam Giới. Vua Hồng Đức lập ra đạo Quảng Nam. Chúa Nguyễn chia đặt các dinh Quảng Nam, Quảng Nghĩa và phủ Quy Nhơn. Năm 1808, Gia Long đổi dinh làm trấn. Năm 1832, Minh Mạng đổi trấn làm tỉnh, còn gọi là Nam Trực (ở phía Nam kinh kỳ Phú Xuân). Thời Mỹ ngụy chia tỉnh Quảng Nam thành hai tỉnh, Quảng Nam ở phía Bắc tỉnh lị là Đà Nẵng và tỉnh Quảng Tín tỉnh lị là Tam Kỳ. Chính phủ Cách mạng lâm thời gọi là tỉnh Quảng Đà ở phía Bắc, Quảng Nam ở phía Nam. Năm 1976 Quảng Nam cùng với Quảng Đà và thành phố Đà Nẵng hợp nhất thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Ngày 6-11-1996, Quốc hội Khoá IX kỳ họp thứ 10 tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương.


Ngày nay, tỉnh Quảng Nam nằm ở giữa miền Trung của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Phía Tây giáp nước Lào. Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi. Phía Đông giáp biển Đông.
Quảng Nam là tỉnh có nhiều núi và đồi, chiếm 72% diện tích với nhiều ngọn núi cao như núi Lum Heo cao 2.045 m, núi Tiến cao 2.032 m, núi Gole Lang cao 1.855 m. Vùng đất thấp ven biển là đồng bằng châu thổ. Các con sông lớn đều chảy từ dãy núi Trường Sơn ra biển Đông. Tỉnh có hai loại khí hậu khá rõ rệt là khí hậu của vùng nhiệt đới ven biển và khí hậu ôn đới vùng cao. Nhiệt động trung bình hàng năm là 25°C.

Tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với nước Lào dài 115 km. Có 2 huyện, 12 xã biên giới:

- Huyện Hiên có 8 xã (A Tiếng, Pha Lê, A Nông, Lăng, Tr'hy, A Xan, Ch"ơm, Ga Ri);

- Huyện Nam Giang có 4 xã (La Ê Ê, La Dê, Đăk Pre, Đăk Prinh).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Hai, 2012, 05:02:08 pm
16. Tỉnh Kon Tum

Diện tích khoảng 9.615 km2

Dân tộc: Việt, Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng, Gia Rai...

Tỉnh lị là thị xã Kon Tum. Các huyện: Đăk Glei, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Kon Rẫy, Kon Plông, Đăk Hà, Sa Thầy, Tu Mơ Rông.

(http://web.vietecon.org/sedec/solieu/bando/images-bando/map-kontum.gif)


Vùng đất Tây Nguyên thuộc vào lãnh thổ của nước Đại Việt từ cuối thế kỷ XIV. Năm 1834 dưới triều vua Minh Mạng, Phan Huy Chú lập bản đồ toàn lãnh thổ nước Việt Nam (Đại Nam thống nhất toàn đồ). Trên bản đồ này, Tây Nguyên được thể hiện với những đường sông núi, đường phân thuỷ giữa lưu vực sông Cửu Long và Biển Đông. Từ năm 1900, bắt đầu thành lập các đơn vị hành chính tỉnh của Tây Nguyên. Năm 1905, tỉnh Kon Tum được thành lập. Năm 1907 bị chia thành hai đạo (đạo Kon Tum thuộc vào tỉnh Bình Định, đạo Cheo Reo thuộc vào tỉnh Phú Yên). Năm 1913 thành lập lại tỉnh Kon Tum gồm hai đại lý hành chính Buôn Mê Thuột và Cheo Reo, nhưng vì địa thế quá rộng, năm 1923 cắt Buôn Mê Thuột làm tỉnh Đắc Lắc. Năm 1932 lại tách đặt tỉnh Pleiku mà Nam triều gọi là tỉnh Trà Cú sau là tỉnh Gia Lai. Đến cuối thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam có 69 tỉnh thì Kon Tum là một trong 19 tỉnh của Trung Kỳ. Từ năm 1945, Kon Tum vẫn giữ tên cũ và là một trong 69 tỉnh của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Từ năm 1975, nhập hai tỉnh Kon Tum và Pleiku thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Từ năm 1991, tách tỉnh Gia Lai - Kon Tum, tỉnh Kon Tum tái thành lập.


Kon Tum là một tỉnh phía bắc cao nguyên Gia lai - Kon Tum. Phía Tây giáp nước Campuchia và giáp nước lào. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam. Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi. Phía Nam giáp tỉnh Gia Lai. Thị xã Kon Tum cách Buôn Mê Thuột 246 km, cách Quy Nhơn 215 km, cách Pleiku 49 km.


Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Có trên 50% diện tích là rừng. Tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 23,4°C.


Kon Tum đường biên giới tiếp giáp Lào dài 150 km và tiếp giáp Campuchia dài 95 km.

Với Lào, có 2 huyện, 7 xã biên giới: Huyện Đăk Glei có 3 xã (Đăk Blô, Đăk Nhoáng, Đăk Long); huyện Ngọc Hồi có 4 xã (Đăk Dục, Đăk Nông, Đăk Sú, Bờ Y) với đường biên giới.

Với Campuchia có 2 huyện, 3 xã biên giới: Huyện Ngọc Hồi có 1 xã. Sa Loong; huyện Sa Thầy có 2 xã (Mo Rai, Cờ Rơi).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Hai, 2012, 05:03:31 pm
17. Tỉnh Gia Lai

Diện tích khoảng 15.496 km2

Dân tộc: Việt, Gia Rai, Ba Na, Xơ Đăng, Giẻ Triêng...

Tỉnh lị là thành phố Pleiku. Có 1 thị xã An Khê và các huyện: Ayun Pa, Chư Pah, Chư Prông, Chư Sê, Đức Cơ, Ia Grai, Kbang, Krông Pa, Krong Chro, Mang Yang, Đăk Đoa, Ia Pa.

(http://web.vietecon.org/sedec/solieu/bando/images-bando/map-gialai.gif)


Gia Lai là một đạo thành lập năm 1932 tách ra từ tỉnh Kon Tum. Đầu tiên gọi là đạo Trà Cú, sau gọi là Gia Lai. Pháp gọi là Pleiku. Đến cuối thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam có 69 tỉnh thì Pleiku là một trong 19 tỉnh của Trung Kỳ. Từ năm 1945, Pleiku vẫn giữ tên cũ và là một trong 69 tỉnh của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Từ năm 1975, nhập hai tỉnh Kon Tum và Pleiku thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Từ năm 1991, tách tỉnh Gia lai - Kon Tum, thành lập tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai.


Tỉnh Gia Lai ngày nay là tỉnh ở phía Bắc Tây Nguyên trên độ cao 600 - 800 m so với mặt biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum. Phía Nam giáp tỉnh Đắc Lắc. Phía Tây giáp Campuchia. Phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Thành phố Pleiku cách Quy Nhơn 180 km.


Gia Lai là tỉnh đầu nguồn của nhiều hệ thống sông đổ về miền duyên hải và Campuchia. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, nhiệt độ trung bình 21 - 25°C.

Tỉnh Gia Lai có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Ra-ta-na-ki-ri (Campuchia) dài 90 km. Có 3 huyện, 6 xã biên giới:

- Huyện Ia Grai có 2 xã (Ia O, Ia Chia);

- Huyện Đức Cơ có 3 xã (Ia Dom, Ia Nan, Ia Pnôn);

- Huyện Chư Prông có 1 xã Ia Puch.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Hai, 2012, 05:05:15 pm
18. Tỉnh Đắc Lắc

Diện tích khoảng 13.062 km2

Dân tộc: Việt, Ê Đê, Nùng, M'nông, Tày...

Tỉnh lị là thành phố Buôn Mê Thuột. Các huyện: Ea H'leo, Ea Súp, Buôn Đôn, Cư M'gar, Krông Búk, Krông Năng, Ea Kar, M'Đrắc, Krông Bông, Krông Păk, Krông Ana, Lăk.

(http://web.vietecon.org/sedec/solieu/bando/images-bando/map-daclac.gif)


Tỉnh Đắc Lắc thành lập năm 1900. Trong thời Mỹ ngụy Sài Gòn, tỉnh Đắc Lắc bị cắt một phần phía Tây sông Srêpôk để thành lập tỉnh Quảng Đức. Sau nhập lại làm một tỉnh Đắc Lắc và nay tách thành hai tỉnh mới là Đắc Lắc và Đắc Nông.


Tỉnh Đắc Lắc nằm trên cao nguyên Đắc lắc, có độ cao trung bình 400 - 800 m so với mặt biển. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Gia Lai. Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắc Nông. Phía Tây giáp Campuchia. Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hoà. Thành phố Buôn Mê Thuột cách Hà Nội 1.410 km.


Là tỉnh có nhiều núi, rừng, có vùng đất đỏ mầu mỡ và bằng phẳng rất thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi và trồng rừng. Khí hậu tương đối ôn hoà, nhiệt độ trung bình 24°C.


Tỉnh đắc Lắc có 73 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Môn-đun-ki-ri (Campuchia). Có 2 huyện, 4 xã biên giới:

- Huyện Ea Súp có 3 xã (Ya Tờ Mốt, Ea Bung, Ya Lốp);

- Huyện Buôn Đôn có 1 xã Krông Na.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Hai, 2012, 05:09:40 pm
19. Tỉnh Đắc Nông

Diện tích khoảng 6.514 km2

Dân tộc: Việt, M'nông, Ê Đê, Nùng, Tày...

Tỉnh lị là thị xã Gia Nghĩa. Các huyện: Đăk Glong, Đăk Rlấp, Đăk Mil, Đăk Song, Cư Jut, Krông Nô.

(http://tapchibcvt.gov.vn/Uploaded/admin/ban%20do%20dak%20nong.jpg)


Là tỉnh mới tách ra từ tỉnh Đắc Lắc cũ, nằm về phía Đông Nam của Tây Nguyên. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh đắc Lắc. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng. Phía Nam giáp tỉnh Bình Phước. Phía Tây giáp Campuchia.


Địa hình tỉnh thoai thoải hình bát úp, là khu vực đầu nguồn của nhiều sông, suối nên có nhiều cảnh quan, nhiều thác nước, có nhiều tiềm năng thuỷ điện. Khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm 22 - 24°C.

Tỉnh có 120 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Môn-đun-ki-ri (Campuchia). Có 3 huyện, 6 xã biên giới:

- Huyện Cư Jut có 1 xã Ea Pô;

- Huyện Đăk Mil có 3 xã (Đăk Lao, Thuận An, Thuận Hạnh);

- Huyện Đăk Rlấp có 2 xã (Quảng Trực, Đăk Buk So).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Hai, 2012, 05:13:25 pm
20. Tỉnh Bình Phước

Diện tích khoảng 6.856 km2

Dân số (2003): 764.600 người. Dân tộc: Việt, Siêng, Khơ-me, M'nông...

Tỉnh lị là thị xã Đồng Xoài. Các huyện: Đồng Phú, Phước Long, Lộc Ninh, Bù Đăng, Chân Thành, Bù Đốp, Bình Long.

(http://img840.imageshack.us/img840/388/bandobinhphuoc.jpg)


Là vùng đất thuộc tỉnh Biên Hoà xưa. Thời Pháp, thuộc tỉnh Thủ Dầu Một. Thời Mỹ ngụy, Bình Phước là một trong 44 tỉnh của miền Nam Việt Nam. Năm 1976, sáp nhập ba tỉnh Bình Phước, Phước Long và Bình Dương thành tỉnh mới gọi là Sông Bé. Năm 1996, tỉnh Sông Bé tách thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước.


Bình Phước hiện nay là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam, ở vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên. Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia. Phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương. Phía Đông giáp các tỉnh Đắc Nông và Lâm Đồng. Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh. Thị xã Đồng Xoài cách thành phố Hồ Chí Minh 128 km.


Tỉnh Bình Phước có nhiều rừng, ở Đông Bắc có ngọn núi Bà Rá cao 733 mét và dãy núi thấp quanh Lộc Ninh, còn lại là rừng bạt ngàn. Có hai con sông chảy từ Bắc xuống Nam là sông Sài Gòn và sông Bé. Khí hậu ẩm thấp, chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.


Tỉnh Bình Phước có đường biên giới dài 212 km giáp Campuchia. Có 2 huyện, 12 xã biên giới tiếp giáp với 3 tỉnh của Campuchia (Môn-đun-ki-ri, Cra-chê, Công-pông-chàm):

- Huyện Lộc Ninh có 10 xã (Lộc Thành, Lộc Thiện, Lộc Tấn, Lộc Hoà, Lộc An, Tân Thành, Tân Tiến, Thanh Hoà, Thiện Hưng, Hưng Phước);

- Huyện Phước Long có 2 xã (Đăk Ơ, Bù Gia Mập).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Hai, 2012, 05:14:42 pm
21 . Tỉnh Tây Ninh

Diện tích khoảng 4.028 km2

Dân tộc: Việt, Chăm, Khơ-me...

Tỉnh lị là thị xã Tây Ninh. Các huyện: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng.

(http://web.vietecon.org/sedec/solieu/bando/images-bando/map-tayninh.gif)


Tây Ninh là tỉnh biên giới của miền Đông Nam Bộ, là nơi có lịch sử hình thành từ rất sớm. Khi chưa hình thành lục tỉnh Nam Kỳ, Tây Ninh là đất Rung Dam Rey của nước Phù Nam cổ. Khi các trấn ở xứ Nam Kỳ hình thành, Tây Ninh thuộc trấn Phiên An, dinh Gia Định được đặt làm Phiên trấn năm 1779 từ đời chúa Nguyễn Ánh. Năm 1831, nhà Nguyễn bỏ đơn vị hành chính lớn Bắc thành, chia đặt từ Quảng Trị trở ra thành 17 tỉnh. Năm 1832, Minh Mạng đặt các tỉnh ở xứ Nam Kỳ, gọi là tỉnh Phiên An, đến năm 1838 đổi tên thành tỉnh Gia Định gồm ba phủ Tân Bình, Tân An, Tây Ninh. Sau khi chiếm xong "Lục tỉnh Nam Kỳ", năm 1889 thực dân Pháp tiến hành chia “Lục tỉnh Nam Kỳ" thành 20 tỉnh và hai thành phố, tỉnh Gia Định cũ được Pháp chia thành bốn tỉnh mới, trong đó thành lập tỉnh Tây Ninh trên đất phủ Tây Ninh cũ gồm 10 tổng và 50 làng. Thời Mỹ - ngụy, Tây Ninh là một trong 44 tỉnh của miền Nam Việt Nam.


Tây Ninh hiện nay là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ. Phía Bắc giáp Campuchia với 240 km đường biên giới. Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và Long An. Phía Đông giáp các tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Thị xã Tây Ninh cách thành phố Hồ Chí Minh 99 km.


Tây Ninh là nơi tiếp giáp vùng núi cao nguyên Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, thuộc miền đất cao của Nam Bộ. Phía Bắc của tỉnh từ thị xã Tây Ninh trở lên nhiều rừng núi, cao nhất là núi Bà Đen cao 986 m. Phía Nam đất khá bằng phẳng. Có hai con sông lớn chảy qua là sông Vàm Cỏ Đông và sông Sài Gòn. Tỉnh có khí hậu nóng ấm, ôn hoà quanh năm, nhiệt độ trung bình hằng năm 26 - 27°C.


Tỉnh Tây Ninh có đường biên giới dài 240 km tiếp giáp với 3 tỉnh của Campuchia (Công-pông-chàm, Svey-riêng, Prây-veng). Có 5 huyện, 20 xã biên giới:

- Huyện Tân Châu có 4 xã (Tân Hoà, Tân Đông, Tân Hà, Suối Ngô);

¬- Huyện Tân Biên có 3 xã (Tân Lập, Tân Bình, Hoà Hiệp);

- Huyện Châu Thành có 6 xã (Phước Vinh, Hoà Thạnh, Hoà Hội, Thành Long, Ninh Điền, Biên Giới);

- Huyện Bến Cầu có 5 xã (Long Phước, Long Khánh, Long Thuận, Lợi Thuận, Tiên Thuận);

- Huyện Trảng Bàng có 2 xã (Phước Chỉ, Bình Thạnh).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Hai, 2012, 05:17:04 pm
22. Tỉnh Long An

Diện tích khoảng 4.492 km2

Dân tộc: Việt, Khơ-me...

Tỉnh lị là thị xã Tân An. Các huyện: Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hoà, Đức Huệ, Mộc Hoá, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hoá, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng).

(http://est.congdulich.com/uploads/diachi/tinhthanh/1200470043long%20an.JPG)


Long An là tỉnh có nhiều biến đổi nhất về địa giới hành chính trong lịch sử so với các tỉnh khác của Nam Bộ Việt Nam. Năm 1698, chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam lập đất Nông Nại thành phủ Gia Định, gồm hai huyện Phước Long và Tân Bình, đất Long An thuở ấy nằm lọt trong huyện Tân Bình. Năm 1802, vua Gia Long đổi phủ Gia Định làm trấn Gia Định. Năm 1808 lại đổi làm thành Gia Định thống quản 5 trấn là Phiên An, Biên Hoà, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên. Huyện Tân Bình được nâng lên thành phủ thuộc trấn Phiên An. Năm 1832, vua Minh Mạng cải 5 trấn của thành Gia Định thành 6 tỉnh: Phiên An tỉnh thành, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Phủ Tân Bình được tách ra, lập thành phủ mới lấy tên là Tân An thuộc Phiên An tỉnh thành. Năm 1833, Lê Văn Khôi khởi nghĩa, chiếm Phiên An tỉnh thành. Năm 1836, sau khi dẹp được Lê Văn Khôi và thu phục lại thành Gia Định thì Minh Mạng đã cho phá bỏ thành cũ, xây thành mới ở nơi khác, đổi Phiên An tỉnh thành thành tỉnh Gia Định gồm 3 phủ Tân Bình, Tân An và Tây Ninh. Khi đó, tỉnh Gia Định bao trùm cả một vùng đất rộng lớn ngày nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An. Năm 1867, Pháp chiếm xong "Lục tỉnh Nam Kỳ". Tháng 6-1867, thực dân Pháp tổ chức tỉnh Sài Gòn lập thành 7 Khu Tham, khi đó vùng đất Long An ngày nay gồm có 3 Khu Tham biện là Chợ Lớn, Phước Lộc và Tân An. Từ năm 1865 đến nam 1877 tiếp tục có những thay đổi, Khu Tham biện Tân An thuộc kiểm soát của hạt Mỹ Tho. Sau này, thực dân Pháp chia đặt Nam Bộ thành 22 tỉnh, tỉnh Tân An khi đó có 3 quận là Châu Thành, Thủ Thừa và Mộc Hoá. Năm 1951, huyện Châu Thành và một số xã của huyện Thủ Thừa được tách ra, nhập vào với tỉnh Gò Công và tỉnh Mỹ Tho lập thành một tỉnh mới có tên là Mỹ Gò, huyện Mộc Hoá và 3 xã còn lại của huyện Thủ Thừa nhập vào với 7 xã của tỉnh Sa Đéc lập thành tỉnh mới có tên là Đồng Tháp (khác với tỉnh Đồng Tháp ngày nay), hai huyện Đức Hoà và Trung Huyện nhập vào hai tỉnh Gia Định và Tây Ninh lập thành tỉnh mới có tên là Gia Định Ninh. Mãi đến sau năm 1954, mới phục hồi nguyên trạng hai tỉnh Tân An và Chợ Lớn như trước chiến tranh. Từ sau năm 1954 đến năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm vẫn giữ nguyên trạng ranh giới hành chính cũ của tỉnh Tân An và tỉnh Chợ Lớn. Đến tháng 2-1956, quận Mộc Hoá bị tách ra khỏi tỉnh Tân An, nâng lên thành tỉnh Mộc Hoá. Đến tháng 10-1956, tỉnh Mộc Hoá được đổi tên thành tỉnh Kiến Tường, gồm 4 quận là Châu Thành, Kiến Bình, Tuyên Bình và Tuyên Nhơn, phần đất còn lại của tỉnh Tân An sáp nhập vào tỉnh Chợ Lớn và lấy tên chung là tỉnh Long An (bỏ tên tỉnh Chợ Lớn). Cùng năm 1956, quận Châu Thành của tỉnh Tân An cũ đổi tên thành quận Bình Phước. Năm 1959, cắt 3 xã của quận Đức Hoà và 5 xã phía bắc của quận Thủ Thừa lập thành quận Đức Huệ. Năm 1963, lập một tỉnh mới có tên là Hậu Nghĩa gồm các quận Đức Hoà và Đức Huệ (cắt ra từ tỉnh Long An), Trảng Bàng (cắt ra từ tỉnh Tây Ninh) và Củ Chi (cắt ra từ tỉnh Gia Định). Năm 1976, tỉnh Long An cũ hợp nhất với tỉnh Kiến Tường thành tỉnh Long An ngày nay.


Tỉnh Long An ngày nay bao gồm phần lớn đất của tỉnh Chợ Lớn và tỉnh Tân An cũ hợp lại, có diện tích khoảng 4.500 km2. Điểm cuối cùng phía Nam của tỉnh nằm trên vĩ độ 10°23'40" bắc, phía Bắc trên vĩ độ 11°02'00 bắc, điểm cực Đông trên kinh độ 106°47'02" đông, cực Tây trên kinh độ 105°30'30" đông. Thị xã Tân An nằm trên vĩ độ 10°33'44" bắc và trên kinh độ 106°25'06" đông(1) (Thạch Phương, Lưu Quang Tuyến (Chủ biên - 1989), Địa chí Long An, Nxb Long An và Nxb KHXH). Long An là một tỉnh cửa ngõ của đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia. Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang. Phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 47 km. Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.


Là một tỉnh nông nghiệp, đất Long An mầu mỡ trải ra trên hai triền sông của hai con sông lớn Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, phía Bắc có một số gò, đồi thấp, còn lại là bằng phẳng, phần đất phía Tây thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười. Long An có mạng lưới sông rạch chằng chịt nối liền nhau, chia cắt địa bàn tỉnh thành nhiều vùng. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm 27,4°C.


Tỉnh Long An có đường biên giới dài 136 km tiếp giáp với Campuchia. Có 05 huyện, 19 xã biên giới, tiếp giáp với tỉnh Svey-riêng (Campuchia):

- Huyện Đức Huệ có 4 xã (Mỹ Quý Đông, Mỹ Quý Tây, Mỹ Thạnh Tây, Bình Hoà Hưng);

- Huyện Thạnh Hoá có 2 xã (Thuận Bình, Tân Hiệp);

- Huyện Mộc Hoá có 5 xã (Bình Thạnh, Bình Hoà Tây, Thạnh Trị, Bình Hiệp, Bình Tân);

- Huyện Vĩnh Hưng có 5 xã (Tuyên Bình, Thái Bình Trung, Thái Trị, Hưng Điền A, Khánh Hưng);

- Huyện Tân Hưng có 3 xã (Hưng Hà, Hưng Điền, Hưng Điền B).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Hai, 2012, 05:18:20 pm
23. Tỉnh Đồng Tháp

Diện tích khoảng 3.238 km2

Dân tộc: Việt, Khơ-me, Hoa, Chăm, Ngái...

Tỉnh lị là thành phố Cao Lãnh.

(http://web.vietecon.org/sedec/solieu/bando/images-bando/map-dongthap.gif)


Có 1 thị xã Sa Đéc và các huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Châu Thành, Lai Vung.

Tỉnh Đồng Tháp được hình thành trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh cũ dưới thời Mỹ ngụy là tỉnh Kiến Phong và tỉnh Sa Đéc. Kiến Phong (tên cũ là Phong Thạnh) là tỉnh được thành lập năm 1956, có tỉnh lị là Cao Lãnh. Sa Đéc thành lập năm 1966 gồm 4 quận cắt ra từ tỉnh Vĩnh Long.


Đồng Tháp hiện nay là một trong ba tỉnh của vùng Đồng Tháp Mười. Phía Bắc giáp Campuchia. Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long. Phía Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Phía Tây giáp các tỉnh An Giang và Cần Thơ. Thị xã Cao Lãnh cách thành phố Hồ Chí Minh 162 km.


Tỉnh có hệ thống sông rạch chằng chịt. Sông chính là sông Tiền (một nhánh của sông mê Công) chảy từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh với chiều dài 132 km. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt.

Tỉnh Đồng Tháp tiếp giáp Campuchia với 49 km đường biên giới. Có 2 huyện với 8 xã biên giới, tiếp giáp với tỉnh Prây-veng (Campuchia):

- Huyện Hồng Ngự có 5 xã (Bình Thạnh, Tân Hội, Thường Thới Hậu B, Thường Thới Hậu A, Thường Phước I);

- Huyện Tân Hồng có 3 xã (Thông Bình, Tân Hộ Cơ, Bình Phú).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Hai, 2012, 05:20:52 pm
24. Tỉnh An Giang

Diện tích khoảng 3.406 km2

Dân tộc: Việt, Khơ-me, Hoa, Chăm...

Tỉnh lị là thành phố Long Xuyên. Có 1 thị xã Châu Đốc và các huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu Phú, Tịnh Biên, Tri Tôn, Chợ Mới, Châu Thành, Thoại Sơn.

(http://img444.imageshack.us/img444/8108/bandoangiang.jpg)


Vùng đất An Giang được người Việt khai phá định cư từ lâu đời. Xưa là đất Tầm Phong Long do quốc vương Chân Lạp dâng cho chúa Nguyễn năm 1757, đặt làm đạo Châu Đốc. Đầu đời Gia Long, dân được mộ đến ở gọi là châu Đốc Tân Cương. Năm 1832, thành lập tỉnh An Giang gồm vùng Châu Đốc và huyện Vĩnh An tỉnh Vĩnh Long. Năm 1876, chính quyền Pháp chia tỉnh An Giang thành 5 hạt là Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc. Năm 1899, bãi bỏ các hạt đổi thành tỉnh, tỉnh An Giang bao gồm Châu Đốc và Long Xuyên. Thời kỳ 1945 - 1954, Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ chia đặt địa giới hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc thành hai tỉnh mới là Long Châu Tiền và Long Châu Hậu. Năm 1950, sáp nhập tỉnh Long Châu Hậu với Hà Tiên thành tỉnh Long Châu Hà. Năm 1951, sáp nhập tỉnh Sa Đéc với tỉnh Long Châu Tiền thành lập tỉnh Long Châu Sa. Hai tỉnh Long Châu Hà và Long Châu Sa tồn tại đến năm 1954. Năm 1956, thành lập tỉnh An Giang trên cơ sở hai tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên cũ. Năm 1964 lại tách tỉnh An Giang thành hai tỉnh là long Xuyên và Châu Đốc. Năm 1975, tỉnh An Giang được thành lập trên cơ sở hai tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc.

An Giang hiện nay là một tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ. Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang. Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Phía Tây giáp nước Campuchia.


Khác với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có một vùng núi nhỏ dài 30 km, rộng 15km. Tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm 27°C.


Tỉnh An Giang có đường biên giới tiếp giáp Campuchia dài 96 km. Có huyện, 17 xã biên giới, tiếp giáp với 2 tỉnh của Campuchia (Kần-đan, Tà-keo):

- Huyện Tân Châu có 2 xã (Vĩnh Xương, Phú Lộc);

- Huyện An Phú có 7 xã (Phú Hữu, Quốc Thái, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hội, Lĩnh Hội Đông);

- Thị xã Châu Đốc có 2 xã (Vĩnh Ngươi, Vĩnh Tê);

- Huyện Tịnh Biên có 4 xã (Nhơn Hưng, An Phú, Xuân Tô, An Nông);

- Huyện Tri Tôn có 2 xã (Lạc Quới, Vĩnh Gia).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Hai, 2012, 05:21:59 pm
25. Tỉnh Kiên Giang

Diện tích khoảng 6.269 km2

Dân tộc: Việt, Khơ-me, Hoa...

Tỉnh lị là thị xã Rạch Giá. Có 1 thị xã Hà Tiên và các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Giềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Kiên Hải.

(http://est.congdulich.com/uploads/diachi/tinhthanh/1200469974kien%20giang.JPG)


Thuộc vùng cực Nam của nước Phù Nam xưa. Từ năm 1708, là đất trấn Hà Tiên thuộc cai quản của chúa Nguyễn. Kiên Giang là tên Mạc Thiên Tứ đặt cho đất Rạch Giá, tên Khơ-me là Kramonsar nghĩa là nến trắng. Là huyện thuộc phủ An Biên đặt năm Gia Long thứ bảy (1808) thuộc đạo An Giang. Năm 1832, Minh Mạng đổi gọi là tỉnh Hà Tiên. Năm 1899, chính quyền thực dân Pháp chia tỉnh Hà Tiên thời Nguyễn thành hai tỉnh là Hà Tiên và Rạch Giá, đến năm 1900 lại tách thành ba tỉnh là Hà Tiên, Rạch Giá và Bạc Liêu. Năm 1913, sáp nhập tỉnh Hà Tiên vào tỉnh Châu Đốc, đến năm 1924 lại tách ra như cũ. Từ năm 1951 - 1954, không có tên hai tỉnh Hà Tiên và Rạch Giá vì khi đó Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ tách nhập để thành lập hai tỉnh Long Châu Sa và Long Châu Hà. Năm 1954, chính quyền Sài Gòn đặt lại hai tỉnh Hà Tiên và Rạch Giá. Năm 1956 - 1957, sáp nhập tỉnh Hà Tiên và tỉnh Rạch Giá thành tỉnh Kiên Giang. Từ năm 1976, tỉnh Kiên Giang mới gồm tỉnh Rạch Giá cũ, Hà Tiên, Phú Quốc và Hòn Đất.


Hiện nay Kiên Giang là một dải đất nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, cánh thành phố Hồ Chí Minh 250 km. Phía Bắc giáp Campuchia. Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang và Cần Thơ.

Là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Kiên Giang có những cánh đồng lúa phì nhiêu, với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng về nông sản, hải sản, khoáng sản và du lịch. Nằm bên vịnh Thái Lan, lưu thông quốc tế bằng đường biển rất thuận lợi. Có hệ thống sông, rạch chằng chịt. Giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không thuận lợi. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 27 75°C.


Tỉnh Kiên Giang tiếp giáp với Campuchia với 48 km đường biên giới. Có 2 huyện thị, 5 xã phường biên giới, tiếp giáp với tỉnh Kăm-pốt (Campuchia): Huyện Kiên cường có 3 xã (Vịnh Điều, Tân Khánh Hoà, Phú Mỹ); thị xã Hà Tiên có 1 xã và 1 phường (Mỹ Đức, phường Đông Hồ).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 26 Tháng Hai, 2012, 09:52:14 pm
PHẦN II
BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

(http://img.vietnam.vn/2011/10/07/11/03/u10834t1239191047Qe3hq.jpg)         (http://desmond.imageshack.us/Himg831/scaled.php?server=831&filename=trungquoc24.jpg&res=medium)


KHÁI LƯỢC VỀ NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA:

Diện tích: Tổng cộng khoảng 9.596.960 km2 (mặt đất 9.326.410 km2, mặt nước 270.550 km2.

Số dân: 1.246.872.000 người (1999). Cơ cấu dân số ước tính: 0 - 14 tuổi 26%, 15 - 64 tuổi 68%, trên 64 tuổi 6%. Tỷ lệ tăng dân số: 0,77% (1999). Mật độ dân số: Khoảng 125 người/km2. Lực lượng lao động: 700.000.000 người (1998). Tỷ lệ sinh: 15,1/1.000 (1999). Tỷ lệ tử vong: 6,98/1.000 (1999). Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh: 43,31/1.000 (1999). Tuổi thọ trung bình (1999): 69,92 tuổi (nam 68,57 tuổi, nữ 71,48 tuổi).

Thủ đô: Bắc Kinh.

Các thành phố lớn: Thượng Hải, Thiên Tân, Thẩm Dương, Vũ Hán, Quảng Châu...

Các dân tộc: Người Hán (91,9%), Choang, Hồi, Uygur, Yi, Tây Tạng, Miêu, Mãn Châu, Mông Cổ, Triều Tiên và các dân tộc khác (8,1%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Hán trên cơ sở âm ngữ Bắc Kinh. Tiếng Quảng Đông và nhiều thổ ngữ khác cũng được sử dụng.

Tôn giáo: Đạo Lão, đạo Phật, đạo Hồi (2% - 3%), đạo Thiên chúa ( 1%).

Đơn vị tiền tệ: Đồng nhân dân tệ có đơn vị là Quan (nguyên).

Quốc khánh: Ngày 01-10 (năm 1949).

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 18-10-1950.

Vị trí: Nằm ở Đông Á, có đường biên giới đất liền giáp 14 nước là Mông Cổ, Nga, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Mianma, Bu Tan, Nê Pan, Ấn Độ, Pakixtan, Apganixtan, Tatgikixtan, Cưrơgưxtan, Cadăcxtan. Là nước có diện tích lãnh thổ đất liền lớn thứ ba thế giới (sau Nga và Canada).

Toạ độ địa lý: 35°00 vĩ Bắc, 105°00 kinh Đông.

Địa hình: Phần lớn là đồi núi, cao nguyên và sa mạc ở phía Tây, ở phía Đông có đồng bằng và đồi.
Khí hậu: Rất đa dạng, nhiệt đới ở phía Nam đến cận Bắc. Nhiệt độ trung bình tháng - 28°C ở phía Phắc, 18°C ở phía Nam (tháng 01), từ 20 - 28°C (tháng 7). Lượng mưa trung bình hàng năm 2000 mm ở phía Đông, 250 mm ở phía Tây.

Tài nguyên thiên nhiên: Than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên, thuỷ ngân, thiếc, vônfram, ăngtimoan, ma ngan, môlypđen, vanadi, magie, nhôm, chì, kẽm, uranium...

Có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất thế giới.

Thiên tai: Thường xuyên có bão lớn dọc bờ biển phía Nam và phía Đông, lũ lụt lớn, động đất, một số vùng bị hạn hán.

Các vấn đề môi trường: Ô nhiễm không khí do việc dùng nhiều than đá, gây ra mưa axit. Tình trạng thiếu nước, đặc biệt là ở miền Bắc. Ô nhiễm nước do các chất thải chưa xử lý. Nạn phá rừng. Xói mòn đất. Nguy cơ sa mạc hoá đang tăng lên. Tình trạng buôn bán các loài thú hiếm đang gia tăng.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 26 Tháng Hai, 2012, 09:53:13 pm
Lịch sử: Trung Quốc là một trong những quốc gia hình thành sớm nhất trên thế giới và có nền văn minh rất lâu đời. Đầu thế kỷ XIX, Trung Quốc trở thành đối tượng xâm lược của nhiều nước tư bản, trước hết là Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Đức... Năm 1911, Tôn Trung Sơn lãnh tụ của Quốc dân Đảng lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi lật đổ chế độ chuyên chế thống trị Trung Quốc mấy nghìn năm, thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Sau khi Tôn Trung Sơn qua đời, Tưởng Giới Thạch lên nắm quyền lãnh đạo Quốc dân Đảng. Năm 1937, phát xít Nhật mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Tháng 8-1945, quân đội Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật, giải phóng Mãn Châu, buộc phát xít Nhật đầu hàng dộng minh. Ngay sau đó, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản. Năm 1949, lực lượng của Tưởng Giới Thạch thất bại phải chạy ra Đài Loan. Ngày 01- 10-1949, nước cộng hoà nhân dân Trăng Hoa được thành lập.


Chính thể: Nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Các khu vực hành chính: (Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc): An Huy, Bắc Kinh, Trùng Khánh, Phúc Kiến, Cam Túc, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam, Hà Bắc, Hắc Long Giang, Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô, Tế Lâm, Liêu Ninh, Nội Mông, Ninh Hạ, Thanh Hải, Thiểm Tây, Sơn Đông, Thượng Hải, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Thiên Tân, Tân Cương, Tây Tạng, Vân Nam, Triết Giang. Trung Quốc vẫn xếp Đài Loan là một tỉnh.

Hiến pháp: Được công bố gần đây nhất vào ngày 04-10-1982.

Cơ quan hành pháp: Đứng đầu nhà nước là Chủ tịch. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Bầu cử Chủ tịch và Phó Chủ tịch do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu nhiệm kỳ 5 năm. Thủ tướng do Chủ tịch đề cử, được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc thông qua.

Cơ quan lập pháp: Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nhiệm kỳ 5 năm. Các thành viên do Đại hội đại biểu nhân dân các tỉnh, thành phố, khu vực bầu, tổng số 2.979 ghế.

Cơ quan tư pháp: Toà án nhân dân Tối cao, các thẩm phán do Hội nghị nhân dân toàn quốc bổ nhiệm.
Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Đảng phái chính: Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập năm 1921.

Kinh tế. Từ cuối năm 1978, Trung Quốc đã tiến hành cải cách mở cửa, cố gắng chuyển nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản nhằm thực hiện hiện đại hoá, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mang dặc sắc Trung quốc. Khi cơn bão tài chính tiền tệ năm 1997 tác động nặng đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc đã chấp nhận để mức thu ngân sách giảm xuống còn 14% GDP, cam kết không phá giá đồng tiền để khuyến khích sức sản xuất của các thành phần kinh tế trong nước. Nhờ đó vẫn bao đảm nhịp độ tăng trưởng GDP hàng năm trên 8%. Kết quả là Trung Quốc đã thành công trong việc tránh được tác động của cuộc khủng hoảng. Bước sang thế kỷ XXI, Trung Quốc phấn đấu trong 10 năm đầu thực hiện tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc dân so với năm 2000; đến giữa thế kỷ về cơ bản thực hiện hiện đại hoá, xây dựng thành công một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa văn minh, dân chủ, giầu mạnh.


GDP theo PPP: 4.800 tỷ USD (1999). Tỷ lệ tăng GDP thực tế: 7,8% (1998). GDP bình quặm đầu người theo PPP: 3.800 USD (1999). Cơ cấu GDP theo khu vực (1999): Nông nghiệp 15%, Công nghiệp 35%, Dịch vụ 50%. Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng: -1,3% (1999).


Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế AFLDB, APEC, AsDB, BIS, ESCAP, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, IOC, ISO, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, Interpol, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc...


Danh lam thắng cảnh: Cấm Thành, Cố cung, Điếu Ngư đài... ở Bắc Kinh; Vạn Lý Trường Thành, Thượng Hải, Tây An, Hàng Châu, Nam Kinh, Tây Tạng, Côn Minh, Quảng Châu...

Khu hành chính đặc biệt Hồng Công: Gồm hai bộ phận là đảo Hồng Công và một phần bán đảo Cửu Long, nằm ở bờ biển phía Đông nam Trung Quốc. Diện tích: 1.092 km2. Số dân: 7.116.302 người (2000). Năm 1842, thực dân Anh chiếm Hồng Công. Năm 1898, thực dân Anh mua Hồng Công của Trung Quốc với thời hạn 99 năm. Năm 1941, phát xít Nhật chiếm Hồng Công. Theo hiệp ước được ký kết giữa Anh và Trung Quốc năm 1984, ngày 01-7-1997 Anh trao trả Hồng Công cho Trung Quốc. Các cuộc đàm phán về Hồng Công giữa Chính phủ Trung Quốc và Anh đã diễn ra bởi nhiều phiên họp để tìm ra một giải pháp trong việc bàn giao và tương lai về chính trị - kinh tế của Hồng Công. Hồng Công được coi là khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc. Kinh tế: Phụ thuộc vào thương mại quốc tế, xuất khẩu. GDP theo PPP 158,2 tỷ USD (1999); tỷ lệ tăng GDP thực tế 1,8% (1999); GDP bình quân đầu người theo TPPP 23.100 USD (1999). Xuất khẩu 169,98 tỷ USD (1999). Nhập khẩu 174,4 tỷ USD (c.i.f. 1999).


Khu hành chính đặc biệt Ma Cao: Lãnh thổ nằm ở miền duyên hải phía Nam Trung Quốc. Diện tích: 16 km2. Số dân: 445.590 người (2000). Năm 1553, các lái buôn Bồ Đào Nha đến Ma Cao và thuê mảnh đất này của triều đình phong kiến Trung Quốc. Năm 1557, Bồ đào Nha thành lập cơ quan hành chính ở đây. Năm 1850, Ma Cao trở thành đất tô nhượng của Bồ Đào Nha. Năm 1887, theo hiệp định ký với triều đình Trung Quốc thì Bồ Đào Nha được cai quản "vĩnh viễn" Ma Cao. Thực hiện hiệp định ký ngày 13-4-1987 giữa Chính phủ Trung Quốc và Bồ Đào Nha, Ma Cao trở thành Khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc từ ngày 20-12-1999. Kinh tế. Chủ yếu dựa vào du lịch (chiếm một phần tư GDP) và ngành dệt (chiếm ba phần tư số thu từ xuất khẩu), công nghiệp được đa dạng hoá với các ngành sản xuất đồ chơi, điện tử và hoa giả. GDP theo PPP 7,6 tỷ USD (1999); tỷ lệ tăng GDP thực tế 4% (1998); GDP bình quân đầu người theo PPP 17.500 USD (1998). Xuất khẩu 1,7 tỷ USD (1999). Nhập khẩu 1,5 tỷ USD (c.i.f 1999).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 26 Tháng Hai, 2012, 09:54:51 pm
Chương I
TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

1. Đường biên giới

Đường biên giới đất liền giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa dài khoảng 1.406 km (điểm khởi đầu ở vùng A Pa Chải tại vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Lào, điểm cuối ở trên bờ cửa sông Bắc Luân):

- Tỉnh Điện Biên (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Đường biên giới dài khoảng 56 km.

- Tỉnh Lai Châu (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Đường biên giới dài khoảng 279 km.

- Tỉnh Lào Cai (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Đường biên giới dài khoảng 178 km.

- Tỉnh Hà Giang (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Vân Nam trung Quốc). Đường biên giới dài khoảng 247 km.

- Tỉnh Cao bằng (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đường biên giới dài khoảng 285 km.

- Tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đường biên giới dài khoảng 208 km.

- Tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Đường biên giới dài khoảng 109 km.

(http://sotaydulich.com/userfiles/image/Duc/2010/11/27/Sotaydulich_Doc_mien_dat_nuoc_A_Pa_Chai_diem_cuc_tay_cua_to_quoc_01.jpg)
Cột mốc ngã ba biên giới A Pa Chải


(http://tintuc.thieunien.vn/Portals/0/users/2010/10.2010/4.10/tdtv.jpg.jpg)
Cột mốc cửa sông Bắc Luân


Phía Trung Quốc có 14 huyện biên giới:

- Tỉnh Vân Nam có bảy huyện là Phú Linh, Ma Ly Pho, Mã Quan, Bình Biên, Kim Bình, Lục Xuân và Giang Thành.

- Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây có bảy huyện là Phòng Thành, Ninh Minh, Bằng Tường, Long Châu, Đại Tân, Nà Po và Trịnh Tây.

Đường biên giới trên đi qua 7 tỉnh biên giới phía Việt Nam (với 31 huyện thị, 102 xã phường biên giới) và tỉnh Vân Nam, khu tự trị dân tộc Choang tỉnh quảng Tây phía Trung quốc.


Phía Việt Nam có 33 huyện, thị xã, thành phố biên giới:

- Tỉnh Điện Biên có một huyện Mường Nhé.

- Tỉnh Lai Châu có ba huyện là Mường Tè, Phong Thổ và Sìn Hồ.

- Tỉnh Lào Cai có bốn huyện là Bắc Hà, Mường Khương, Bảo Thắng và Bát Xát.

- Tỉnh Hà Giang có bảy huyện là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín Mần.

- Tỉnh Cao Bằng có chín huyện là Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Hà Quảng và Thạch An.

- Tỉnh Lạng Sơn có năm huyện là Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình và Đình Lập.

- Tỉnh Quảng Ninh có hai huyện là Quảng Hà và Bình Liêu.


Phần lớn đường biên giới chạy qua vùng núi cao phức tạp theo hướng chung Tây - phắc và Đông - Nam (khoảng 63,5% theo đường phân thuỷ). Một phần đường biên giới đi theo các sông, suối (26,3%). Còn lại là đi theo các đoạn kẻ thẳng hoặc các dạng địa hình khác (khoảng 10%).


Trên vùng biên giới hiện còn tồn tại một số mốc giới và dấu vết mốc giới do chính quyền Pháp và nhà Thanh cắm trong những năm 1889 - 1897 trên cơ sở hai Công ước hoạch định biên giới Pháp - Thanh năm 1887 và 1895. Hầu hết các cột mốc này đã bị hư hong, biến dạng, có nhiều mốc ở sai vị trí ban đầu.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 26 Tháng Hai, 2012, 09:59:30 pm
2. Địa hình

Đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc chạy qua một vùng địa hình có cấu trúc rất phức tạp, có mức độ chia cắt dịa hình lớn. Các dãy núi được cấu tạo chủ yếu từ nham thạch, đá vôi và đá gres bị xói mòn, về hình dáng thì phần lớn có hình vòng cung với hướng chính Tây bắc - Đông Nam. Độ dốc chung của vùng biên giới từ Tây sang Đông, phía Tây có những dải núi cao hơn 2000 mét, cá biệt có ngọn núi cao hơn 3000 m như ngọn Phăng-xi-phăng cao 3.143 m, thấp dần về phía Đông và cuối cùng là dải đồng bằng nhỏ hẹp ven Vịnh Bắc Bộ.


Đoạn biên giới thuộc tỉnh Điện Biên chạy theo đường phân thuỷ giữa hai nước, phần lớn có độ cao trên 2000 m đến 3000 m, đồng thời có mức độ chia cắt địa hình lớn, việc đi lại khó khăn.

Đoạn biên giới thuộc tỉnh Lai Châu chạy theo đường phân thuỷ giữa hai nước, phần lớn có độ cao trên 2000 m đến 2.900 m, có mức độ chia cắt địa hình lớn, cứ khoảng một km lại có khe, suối làm cho việc đi lại rất khó khăn.


Đoạn biên giới thuộc tỉnh Lào Cai có dãy núi Hoàng Liên Sơn với ngọn núi cao nhất Phăng-xi-phăng được gọi là nóc nhà của Đông Dương, vươn ra biên giới với hàng loạt đỉnh cao từ 1.300 m đến 2.900 m.

Đoạn biên giới thuộc tỉnh Hà Giang có cao nguyên Đồng Văn cao từ 1 500 m đến 2.300 m với nhiều đỉnh cao ở dọc biên giới.

Đoạn biên giới thuộc tỉnh Cao Bằng, đi về phía Tây địa hình dọc biên giới nhanh chóng chuyển thành núi non hiểm trở với nhiều núi đá nhiều dãy núi cao trên 1.000 m đến 2.000 m.

Đoạn biên giới thuộc tỉnh Lạng Sơn có một phần là những đồi thấp, còn lại là những đỉnh núi cao trung bình từ 300 m đến 800 m, cá biệt có núi Mẫu Sơn cao 1.200 m.

Đoạn biên giới thuộc tỉnh Quảng Ninh xuất phát là một dải đồng bằng ven biển có cửa sông Bắc Luân, tiếp đó là địa hình cao dần lên trên một vùng toàn đồi núi, chuyển dần từ đồi trọc tương đối thấp đến núi cao, độ cao trên dưới 500 m nối liền phía Tây là dãy núi Bắc Cương cao hơn 800 m.


Trước đây, khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc được che phủ chủ yếu là rừng, nhưng do sự khai thác không có kế hoạch và tình trạng đốt rừng làm nương rẫy nên diện tích che phủ của rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Mặt khác, khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc là đầu nguồn của nhiều con sông, suối quan trọng như sông Hồng, sông Đà, khi bị mất thảm thực vật che phủ dẫn đến xói lở, lũ ống, lũ quét không chỉ cho miền đồng bằng ở hạ lưu mà còn tác động trực tiếp đến các vùng dân cư ở miền núi.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 28 Tháng Hai, 2012, 08:21:37 am
3. Sông, suối biên giới

Nhìn chung, mỗi tỉnh biên giới của Việt Nam giáp Trung Quốc đều có đường biên giới đi theo sông, suối.
Các sông này là những sông miền núi, độ dốc lớn, mùa kiệt ít nước, nhiều sông có thể lội qua được. Mùa lũ nước thường chảy hung dữ, có thể gây ra lũ quét có sức tàn phá lớn. Sông, suối biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong điều kiện tự nhiên ít biến đổi. Tuy nhiên, khi có sự can thiệp của con người xây dựng các công trình trên sông làm thay đổi trục dòng chảy, lạch sâu, gây xói lở bờ, dẫn đến thay đổi hướng đi của đường biên giới.


Theo Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc ký ngày 30-12-1999, trong tổng số 1.406 km chiều dài đường biên giới trên toàn tuyến, có hơn 369 km đường biên giới đi theo sông, suối (chiếm khoảng 26,3%) - Bảng 1.

Bảng 1. Các đoạn đường biên giới Việt – Trung

(http://img836.imageshack.us/img836/2023/songsuoitrenboviettrung.jpg)


Đường biên giới trên sông, suối thuộc từng tỉnh có chiều dài dược xác định cụ thể như sau:

Lai Châu có khoảng 80,278 km (bao gồm cả Điện Biên);

Lao Cai có khoảng 135,549 km;

Hà Giang có khoảng 30,397 km;

Cao Bằng có khoảng 33,999 km;

Lạng Sơn có khoảng 6,892 km;

Quảng Ninh có khoảng 82,67 km.


Sông, suối biên giới đa số là sông, suối nhỏ, lòng chảy có độ dốc lớn, nước chảy xiết, nhiều ghềnh thác, ít có giá trị về giao thông thuỷ. Thực tế chỉ có một đoạn sông Hồng, một đoạn sông Ka long và một đoạn sông Bắc Luân là có thể sử dụng vào mục đích giao thông đường thuỷ cho tàu, thuyền có trọng tải nhỏ nhưng cũng phải cải tạo cho thông thoáng mới sử dụng được luồng.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 28 Tháng Hai, 2012, 08:26:39 am
4. Khí hậu, thời tiết
Khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa đặc trưng vùng Đông Nam Á. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 (dương lịch), lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 7, tháng 8. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khô nhất là khoảng tháng 12, tháng 01. Tuy nhiên, hầu như tháng nào cũng có mưa, nên các sông, suối ở khu vực biên giới có nước quanh năm.


5. Giao thông trong khu vực biên giới
Cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới kém phát triển, đường ô tô chủ yếu đến các cửa khẩu, các đường vành đai ở quá xa biên giới, chưa thông tuyến và xuống cấp nghiêm trọng. Hệ thống đường liên xã còn nghèo nàn, nhiều vị trí trên đường biên, vị trí mốc giới phải di bộ nhiều ngày đường mới tới nơi.


6. Cửa khẩu biên giới
Đến thời điểm tháng 5-2005, trên toàn quyền biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc có 21 cặp cửa khẩu, gồm 4 cặp cửa khẩu quốc tế, 3 cặp cửa khẩu quốc gia và 14 cặp cửa khẩu địa phương. Ngoài ra, các tỉnh biên giới của hai bên còn thoả thuận mở các đường qua lại tạm thời - Bảng 2. 

Bảng 2 - Cửa khẩu biên giới Việt - Trung
(http://img543.imageshack.us/img543/899/cuakhaubiengioiviettrun.jpg)

Trong số các cửa khẩu nêu trên, có bốn cặp cửa khẩu là Đồng Đăng - Bằng Tường, Hữu Nghị - Hữu Nghị quan, Móng Cái - Đông Hưng, Lào Cai - Hà Khẩu là cửa khẩu cho người mang hộ chiếu có thị thực xuất - nhập cảnh và những người mang giấy thông hành xuất - nhập cảnh hoặc quá cảnh của nước thứ ba cũng như hàng hoá mậu dịch qua lại.


Ba cặp cửa khẩu là Tà Lùng - Thuỷ Khẩu, Ma Lu Thàng - Kim Thủy, Thanh Thuỷ - Thiên Bảo cho những người mang hộ chiếu có thị thực xuất - nhập cảnh và những người mang giấy thông hành xuất - nhập cảnh vùng biên giới của hai bên cũng như các hàng hoá mậu dịch địa phương và mậu dịch biên giới.

Các của khẩu còn lại chỉ mở cho những người mang giấy thông hành xuất - nhập cảnh vùng biên giới và các hàng hoá mậu dịch biên giới.


7. Dân cư trong khu vực biên giới
Dân cư ở khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc đại bộ phận là dân tộc thiểu số, gồm hơn 20 dân tộc như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Hoa, Lô Lô, Dáy, Hà Nhì, Tu Dí, Phù Lá, Mường, U Nì, Sán Chỉ, Mãn, Cỏ Xung, Xạ Phong v.v... Dân cư tập trung đông nhất ở vùng giáp biển (Móng Cái), ở các thị xã, thị trấn biên giới, dọc các thung long lớn như thung lũng sông Hồng xung quanh Lào Cai và ven bờ sông, suối lớn. Ngược lại, ở những vùng khác, đặc biệt về phía Tây sông Hồng, mật độ dân cư thấp, nhiều khu vực hẻo lánh không có dân. Do đã có quá trình phát triển từ lâu đời, trong khu vực biên giới (trừ Điện Biên, Lai Châu) đều là những vùng dân cư cư trú sinh sống khá đông đúc ở sát đường biên giới, có quan hệ mật thiết lâu đời, thường có quan hệ thân tộc, cùng dòng họ, cùng phong tục tập quán, tiếng nói. Cũng từ những đặc điểm này đã nảy sinh nhiều phức tạp về hôn nhân, ma chay, cư trú, đi lại quá biên giới.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 28 Tháng Hai, 2012, 08:29:26 am
Chương II
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỊCH SỬ CỦA ĐƯỜNG BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC


1. VÀI NÉT VỀ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRƯỚC KHI THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM

Lịch sử đã đặt nước Việt Nam ở bên cạnh Trung Quốc, một nước mà toàn bộ lịch sử mấy ngàn năm là một quá trình chinh phục, xâm chiếm các vùng lãnh thổ láng giềng. Vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên, quốc gia của người Hán là Tây Chu lúc đó có diện tích chỉ khoảng 320.000 km2 vậy mà đến thế kỷ XVIII diện tích của quốc gia này đã mở rộng thành 9,6 triệu km2 trong đó có hàng trăm vương quốc bị xoá, hàng chục dân tộc bị tiêu diệt. Cũng từ cuối thế kỷ thứ III trước Công nguyên, nhân dân Việt của nước Văn Lang - Âu Lạc đã phải chiến đấu hơn 10 năm chống lại hàng chục vạn quân xâm lược của nhà Tần. Tính từ đầu Công nguyên đến nay, dân tộc Việt Nam đã phải sống hơn 10 thế kỷ dưới ách đô hộ vô cùng khắc nghiệt với một chính sách đồng hoá hết sức thâm độc của các triều đại phong kiến phương Bắc. Trong một đạo sắc của Minh Thành Tổ gồm 10 điều gửi Tổng tư lệnh Chu Năng ngày 21 tháng 8 năm 1406 khi Chu Năng cầm quân sang xâm lược Đại Việt, có đoạn viết đại ý: Một khi binh lính đã vào nước Nam, trừ các sách kinh và bản in của đạo Phật, đạo Lão, ngoài ra hết thảy mọi sách vở, văn tự, cho đến cả các loại sách ca lý dân gian sách dạy trẻ... một mảnh, một chữ đều phải đốt hết; phàm những bia do thiên triều dựng từ trước đến nay thì đều phải giữ gìn cẩn thận, còn các bia do người An Nam dựng thì phá sạch, một mảnh, một chữ chớ để còn. Một năm sau, hắn ra lệnh thu hồi các bản viết thuộc loại nói trên vì "nếu có một chữ bỏ lại, lọt vào tay bọn kia thì rất bất tiện".


Trong Bình Ngô Đại Cáo viết năm 1427, Nguyễn Trài đã tố cáo tội ác của các chính quyền cai trị nhà Minh ở nước Nam là "Nướng dân đen trên lò bạo ngược, vùi con đỏ dưới hố tai ương", và tội ác của chúng là không kể hết được, dẫu “có chẻ hết trúc Nam Sơn không ghi đầy tội ác, tát cạn nước Đông Hải không rửa hết tanh nhơ".


Trong tiến trình lịch sử nước Việt Nam luôn luôn là đối tượng dòm ngó của các triều đại thống trị phương Bắc. Suốt gần 20 thế kỷ qua, tất cả các triều đại phong kiến phương Bắc từ Tần, Hán, Ngô, Tấn, Lương, Tuỳ, Đường, Nam Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh... đều đã sử dụng quân đội để xâm lược và lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. Mưu đồ thôn tính, đồng hoá của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam thật là dai dẳng. Chúng không những sử dụng lực lượng quân sự đông đảo để xâm lược mà còn thường xuyên lấn chiếm, gậm nhấm lãnh thổ Việt Nam ở vùng biên giới. Từ thế kỷ thứ X, phong kiến phương Bắc đã dùng mọi thủ đoạn để lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam như dụ dỗ, cưỡng ép, mua chuộc các tù trưởng để họ mang đất nộp cho thiên triều; lợi dụng những khi nội triều Việt Nam không ổn định, việc phòng bị ở biên giới lơi lỏng để tiến hành xâm lấn; nuôi dưỡng, xúi giục các lực lượng chống đối cũng như gây áp lực với các tập đoàn cai trị khi họ vừa dành được chính quyền để họ dâng nộp đất đai.


Để giữ gìn sự ổn định về cơ bản ranh giới truyền thống giữa hai nước, dân tộc Việt Nam đã phải chịu thiều sự hy sinh sức người, sức của mới bảo vệ được cương vực lãnh thổ cho đến khi bị thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và các nước Đông Dương. Đường biên giới truyền thống đó đã là cơ sở lịch sử - pháp lý để Pháp và nhà Thanh xác định một đường biên giới chính thức giữa Việt Nam và Trung Quốc bởi hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895.


Lịch sử hình thành đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc có từ rất lâu đời. Theo những di chỉ lịch sử và các truyền thuyết, từ hàng nghìn năm trước Công nguyên, lưu vực hai con sông Hoàng Hà và Trường Giang (sông Dương Tử) đã là địa bàn cư trú của cộng đồng người Hán, còn ở các khu vực thuộc châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả là nơi các bộ lạc Việt sinh sống(1) (Lịch sử thế giới cổ đại (1998) NXB Giáo dục Hà Nội).


Thời kỳ nước Văn Lang ra đời, sử sách chi chép cương vực chung chung, không ghi chép rõ ràng cụ thể cương giới ở đâu. Song cũng có thể hình dung quan niệm về lãnh thổ của một quốc gia thời kỳ này giống như một trung tâm, có các vùng bị khống chế xung quanh, đường biên giới không vạch ra liên tục mà nói dân các vùng giáp ranh, rìa ngoài (biên giới vùng)(1) (Nhà pháp luật Việt - Pháp (1997), “Luật quốc tế về biên giới, lãnh thổ quốc gia”. Hội thảo, Hà Nội). Đời Đường (618 - 907), sách sử Trung Hoa chép rõ tên nước ta thời Hùng Vương là “Văn Lang", sách Thông Điển của Đỗ Hựu đời Đường cũng chép “Phong Châu là nước Văn Lang xưa". Sách xưa của Trung Quốc thường nói đến cương giới Việt Nam và Trung Quốc ở núi Phân Mao(2) (Lưu Văn Lợi (1990), Việt Nam Đất - Biển - Trời, Nxb công an nhân dân. Hà Nội. tr.18) (núi Cỏ Rê: Trên đất Việt Nam thì cỏ ngả về Việt Nam, trên đất Trung Quốc thì cỏ ngả về Trung Quốc). Tương truyền Mã Viện sau khi dẹp xong Giao Chỉ đã dựng một cột đồng ở núi Phân Mao ở vùng Đông Cổ Sâm. Như vậy, cùng với quá trình hình thành và xây dựng nhà nước đầu tiên của người Việt cổ biên giới chung giữa Việt Nam và Trung Quốc từ xa xưa đã từng bước được định hình, hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài trên cơ sở sự tồn tại của những vùng lãnh thổ nước Việt Nam từ thời cổ đại.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 28 Tháng Hai, 2012, 08:30:05 am
Thời kỳ sơ khai, biên giới chung giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ dừng lại ở khái niệm vùng biên giới, trên địa bàn cư trú và sinh sống của cư dân Lạc Việt và Âu Lạc. Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, lãnh thổ Việt Nam bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ, ranh giới giữa hai nước không được phân định rõ ràng. Đến năm 938 khi Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đập tan cuộc xâm lược của quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, Việt Nam bước vào kỷ nguyên độc lập, vấn đề lãnh thổ và chủ quyền quốc gia mới được phân định rõ nét trong mối quan hệ giũa nước Việt với đế chế phong kiến phương Bắc. Vấn đề này luôn trở thành mối quan tâm hàng đầu của các triều đại phong kiến Việt Nam. Theo Tống sử, Tống Cao là sứ giả nhà Tống được phái sang nước Việt năm 990 (tức là 9 năm sau chiến thắng Bạch Đằng lần thứ hai) đã báo cáo lên vua Tống rằng khi họ đến “hải giới" Giao Chỉ thì vua Lê Đại Hành đã cho 9 thuyền và 300 quân lên đón ở Thái Bình Tưởng (Trân Châu) và dẫn đoàn sứ thần đến địa điểm quy định. Như vậy, ngay trong nghi thức tiếp đón sứ thần khi đó đã đề cập đến cương vực "hải giới" và chủ quyền lãnh thổ.


Năm 1078, vua Lý Nhân Tông gửi thư cho vua Tống đòi lại vùng Quảng Nguyên (Quảng Hoà và Thạch An thuộc tỉnh Cao Bằng ngày nay) và vùng Tô Mậu (Đình Lập và An Châu thuộc tỉnh lạng Sơn ngày nay) mà nhà Tống đã chiếm trên đường rút quân trong cuộc (chiến tranh xâm lược thất bại năm 1076, nhưng phải đến sáu lần vua Lý đi đòi đất vẫn không thành. Năm 1127, trong di chiếu vua Lý Nhân Tông đã điểm lại việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cương vực lãnh thổ và hài lòng nhận thấy "bốn biển yên lành, biên thuỳ ít biến". Năm 1171, 1172, vua Lý Anh Tông đích thân đi xem xét biên cương, vùng biển phía Nam, phía Bắc, biên soạn ra cuốn sách "Nam Bắc phân giới địa đồ" ghi chép về hình thế núi sông, cương vực đất nước. Đến thế kỷ 12, nhà Trần giao nhiệm vụ chỉ đạo bảo vệ các hướng biên giới cho các trọng thần. Trần Hưng Đạo phụ trách hướng Lạng Sơn; Trần Nhật Duật phụ trách hướng Tuyên Quang; Trần Khánh Dư trấn giữ Vân Đồn, bảo vệ hướng biển Đông Bắc. Năm 1349, nhà Trần nâng vị trí trang Vân Đồn thời Lý lên thành một trấn trực thuộc triều đình với nhiệm vụ tổ chức bảo vệ vùng biển Đông Bắc và quản lý việc thông thương với nước ngoài.


Năm 1432, vua Lê Thái Tổ cho khắc vào vách núi ở Hoà Bình “Biên phòng hảo vị trù phương lược, xã tắc ưng tu kế cửu an"(1) (Quốc sử Quán triều Nguyễn. Đại Nam Thống Nhất Chí (1971), Tập IV, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, tr.307, 308). Năm 1446, vua Lê Thánh Tông đã phản kháng nhà Minh cho quân cướp bóc vùng Thông Nông, bảo Lạc (Cao Bằng ngày nay) và đòi họ phải bồi thường, mặt khác ra lệnh đày hai viên quan cai quản Cao Bằng đi xa vì tội phòng giữ biên cương không cẩn mật.


Chính nhờ cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ và khôn khéo của các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau qua các triều đại, dù so sánh lực lượng chênh lệch nhưng biên cương phía Bắc nước ta vẫn được bảo tồn và cơ bản ổn định cả từ nghìn năm nay.


Từ sau kỷ nguyên độc lập và suốt trong thời kỳ phong kiến, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hình thành mà đặc điểm chính của sự hình thành này là sự đan xen giữa biên giới tập quán và biên giới được xác định. Trên toàn tuyến là biên giới tập quán được sự thừa nhận của hai bên dựa trên ranh giới các đơn vị hành chính, các khu dân cư thuộc quyền quản lý của mỗi bên và sự phân biệt đó thường được dựa vào địa hình tự nhiên như sông, suối, núi, đồi... lâu dần hình thành đường biên giới tập quán cùng được hai bên tôn trọng. Tại những nơi có đường giao thông đi qua biên giới (cắt đường biên giới), hai bên đặt đồn ải để quản lý việc qua lại, duy trì an ninh cho dân cư của các vùng biên giới. Song, cá biệt cũng có những đoạn biên giới được nhà nước phong kiến hai bên cùng xác định. Đó là đoạn biên giới phía Bắc Cao Bằng ngày nay đã được ấn định từ năm 1084 và đoạn sông Đỗ Chú phía Tây Bắc huyện Vị Xuyên được dựng bia làm dấu năm 1732.


Tuy nhiên, toàn bộ đường biên giới cũng có sự khác biệt giữa đoạn biên giới phía Đông và đoạn biên giới phía Tây. Đoạn biên giới phía Đông từ biển đến đỉnh cao Đồng Văn nói chung ổn định, hai bên có hệ thống đồn ải hình thành trong quá trình lịch sử. Ngược lại, ở phía Tây từ đỉnh cao Đồng Văn đến Điện Biên, do dân cư thưa thớt, địa hình phức tạp nên đường biên giới nói chung không rõ ràng.


Đến thời Nguyễn, một đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hình thành, tồn tại khá ổn định, được hai bên tôn trọng. Tạp chí Geographer của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhận xét: "Sau 10 thế kỷ bị đô hộ, năm 939, Bắc Kỳ đã phá vỡ ách đô hộ của Trung Quốc và thành lập vương quốc Đại Cồ Việt. Được sự che chở của vùng thượng du ở phía Bắc đồng bằng Bắc Kỳ, nhà nước mới này đã bảo vệ được nền độc lập dân tộc của mình... một đường biên giới gần giống như ngày nay dường như đã tồn tại giữa hai quốc gia. Trừ một số ít ngoại lệ, mặc dù trong nhiều thế kỷ, cuộc chiến lúc tăng, lúc giảm nhưng tình hình chủ yếu là như vậy cho đến khi Pháp đến"(1) (Bộ Ngoại giao Mỹ, "Biên giới Trung Quốc - Việt Nam", Tạp chí Geographer (tiếng Việt Số 38, ngày 29-10-1964)). Và trong bài "Tổng Tụ Long và đường biên giới Trung Quốc - Bắc Kỳ công bố năm 1924, Bonifaci Tư lệnh đạo quan binh Hà Giang viết "đường biên giới lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được xác định một cách hoàn hảo. Khi cần người Việt Nam biết bảo vệ các quyền của họ, mặc dầu người Trung Quốc cho rằng không thể có đường biên giới giữa Việt Nam và thiên triều”. Cho đến cuối thế kỷ XIX, trước khi Pháp đến, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tồn tại một đường biên giới tương đối ổn định và rõ ràng như đã được chép trong Đại Nam Nhất Thống Chí, Đông Khánh Dư Địa Chí cũng như trong Đại Thanh Nhất Thống Chí, cùng những dấu hiệu đường biên giới trên thực địa.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 04 Tháng Ba, 2012, 08:10:18 am
2. BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRONG THỜI KỲ THỰC DÂN PHÁP ĐÔ HỘ VIỆT NAM

2.1. Hoạch định biên giới Việt - Trung theo hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895

Pháp đã chú ý đến Việt Nam từ thế kỷ XVII - XVIII, đặc biệt là từ cuối thế kỷ XVIII khi Nguyễn Ánh móc nối dựa vào Pháp để chống lại nhà Tây Sơn. Nhưng phải đến giữa thế kỷ XIX, Pháp mới có điều kiện xâm lược Việt Nam.


Năm 1858, thực dân Pháp bắn súng vào cửa biển Đà Nẵng mở đầu cuộc tiến công xâm lược Việt Nam. Do có sự chống trả quyết liệt của quan quân nhà Nguyễn, Pháp phải từ bỏ hướng tấn công ở Đà Nẵng.

Năm 1859 Pháp chuyển hướng tấn công thành Gia Định, mở rộng chiếm đóng Sài Gòn. Sau 4 năm kháng cự, đến năm 1862, triều đình Huế ký hàng ước giao nộp cho Pháp ba tỉnh miền Đông của Nam Kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường).


Đến năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây của Nam Kỳ (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên).

Năm 1873, lấy cớ việc thông thương trên sông Hồng bị phía Việt Nam gây trở ngại, Pháp đánh chiếm Hà Nội lần thứ nhất, nhưng sau đó phải rút khỏi Hà Nội do lực lượng mỏng và do sự kháng cự của quan quân triều đình Nguyễn.


Ngày 15-3-1874, triều đình Huế ký điều ước nhượng "Nam Kỳ lục tỉnh" cho Pháp.

Ngày 31-8-1874, Pháp ép triều đình Huế ký Hiệp ước thương mại Pháp - An Nam, mở đường Hồng Hà cho tàu của Pháp đi lại, cho Pháp đóng quân ở Hà Nội và Hải Phòng.

Pháp tấn công hà Nội lần thứ hai, đến ngày 25-4-1882, Hà Nội thất thủ.

Sau năm ngày tấn công vào cửa biển Thuận An, ngày 25-8-1883, Pháp ép triều đình Huế ký Hiệp ước Harmand tại Sài Gòn, chia đặt Việt Nam thành ba chế độ thuộc Pháp: Nam Kỳ là xứ thuộc địa, Trung Kỳ là xứ bảo hộ, Bắc Kỳ là xứ bảo hộ nửa thuộc địa.


Đến ngày 6-6-1884, triều đình Huế và Pháp ký Hiệp ước Pa-tơ-nốt thay thế cho các hiệp ước đã ký trước đó. Kể từ đây, Pháp đã thực sự là nước bảo hộ Việt Nam, "thay mặt" triều đình Huế bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và đại diện cho Việt Nam trong mọi quan hệ đối ngoại, đưa thêm ba tỉnh là Bình Thuận, Thanh Hoá và Nghệ An - Hà Tĩnh vào Trung Kỳ, vẫn giao triều đình Huế cai quản Trung Kỳ nhưng dưới sự bảo hộ của Pháp.


Về phía triều đình nhà Nguyễn, ngay trong những năm 1876, 1877 và 1882 đã cử nhiều đoàn sứ thần sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh với ảo tưởng là nhờ vào thanh thế của nhà Thanh làm áp lực đối với quân Pháp.

Về phía triều đình nhà Thanh (Trung Quốc), mặc dù lúc đó đang gặp khó khăn về đối ngoại, đang bị nhiều đế quốc xâu xé, nhưng với tham vọng bành trướng cố hữu, triều Thanh đã bàn tính về vấn đề Việt Nam. Trương Thụ Thanh, Tổng đốc Trực Lệ nguyên là Tổng đốc Lưỡng Quảng đã mật tâu lên vua Thanh: "Nước Nam và Trung Quốc tiếp giáp nhau, thế lực nước Nam bây giờ thật là suy yếu, không thể tự chủ được nữa. Vậy nên mượn tiếng sang đánh giặc mà đóng giữ các tỉnh ở miền thượng du, đợi khi có biến thì chiếm lấy những tỉnh phía Bắc sông Hồng”. Vua Thanh đã chuẩn y. Theo đó, lợi dung sự cầu viện của triều Nguyễn, từ mùa thu năm 1882 hàng chục vạn quân Thanh đã vượt biên giới vào đóng quân trên những địa bàn chiến lược ở Bắc sông Hồng (Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang...).


Nhà Thanh có chủ trương đưa quân sang Việt Nam để mặc cả với Pháp trong ý đồ phân chia Bắc Kỳ bằng biện pháp thương lượng, không sử dụng lực lượng quân sự. Do vậy, các đội quân của Pháp và Thanh đóng quân ở gần nhau, xen kẽ ở nhiều nơi ở Bắc Kỳ nhưng không xảy ra đụng độ. Henry Rivière đã báo cáo "Từ ngày quân Trung Quốc bao vây chúng tôi, chúng tôi lại ở trong một tình trạng hoàn toàn yên ổn, không có một cuộc xung đột nhỏ nào".


Ngày 26-11-1882, tại Thiên Tân, Lý Hồng Chương là đại thần phụ trách đối ngoại của nhà Thanh đã đưa ra đề nghị với đại diện Pháp là Bourée: "Trung Quốc thừa nhận chủ quyền của Pháp ở nơi nào mà Pháp đã có chủ quyền rồi (nghĩa là Nam Kỳ lục tỉnh), Pháp thừa nhận quyền tôn chủ của Trung Quốc ở phần còn lại của Việt Nam, hai bên cùng nhau đô hộ và như vậy danh nghĩa của Trung Quốc được bảo vệ mà quyền lợi của Pháp cũng không thiệt hại gì".


Trên bàn đàm phán thì như vậy, trên thực tế để phối hợp với ngoại giao, Trung Quốc đã phô trương thanh thế ở Thiên Tân tỏ rõ quyết tâm nếu cần sẵn sàng giải quyết bằng vũ lực vấn đề Bắc Kỳ của Việt Nam. Thủ đoạn này không phải không đạt được kết quả, thậm chí Bourée đại diện của Pháp đã dao động và đồng ý dự thảo hiệp định chia Bắc Kỳ thượng cho nhà Thanh, phần còn lại là của Pháp. Dự án này cũng đã được Thủ tướng Pháp kiêm Bộ trưởng Ngoại giao đồng ý.


Nhưng các giới chức thực dân ở Hà Nội và Sài Gòn lại kịch liệt phản ứng. Ngày 15-01-1883, Henry Rivière chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Kỳ đã viết thư về Chính phủ Pháp: "Ông Bouree mà Bắc Kinh và Paris đều thừa nhận ý kiến đang làm một hoà ước ngu ngốc, theo hoà ước đó thì cả Bắc Kỳ lúa gạo sẽ về tay ta, còn Bắc Kỳ mỏ sẽ về tay Trung Quốc", và "nếu quả thật người ta bỏ cả vùng mỏ thì thật là đáng tiếc". Ngay sau đó, Pháp đã triệu hồi Bouree về nước, đồng thời tăng viện quân đội gồm bốn đại đội cho Henry Rivière.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 04 Tháng Ba, 2012, 08:12:00 am
Trước sự can thiệp của nhà Thanh, để tạo thế hợp pháp trong việc giải quyết lãnh thổ của Việt Nam, Pháp đã nhanh chóng ép buộc triều đình Huế ký hoà ước thừa nhận sự bảo hộ chặt chẽ của Pháp. Trên biển, Pháp tiến hành phong toả bờ biển Bắc và Trung Bộ đối với tàu thuyền của Trung Quốc.


Giữa tháng 9-1883, Pháp đưa ra đề nghị: "Một đường tạm thời lấy từ một điểm ven biển giữa vĩ tuyến 21 và 22 để chạy lên đến Lào Cai, giữa đường đó và biên giới Trung Quốc, hai bên không đóng quân, lập đồn. Mở một thương cảng trên sông Hồng trong địa phận Vân Nam (Mãn Hảo)". Như vậy là Pháp muốn có một vùng trung lập để khỏi phải xung đột với nhà Thanh, sau khi hoàn thành việc xâm lược Việt Nam, sẽ quay lại chiếm vùng trung lập ấy.


Ngày 18-9-1883, trong cuộc đàm phán ở Paris, Tăng Kỷ Trạch đại sứ Trung Quốc đưa ra đề nghị "vùng chia cho Pháp là hữu ngạn sông Hồng, còn tả ngạn sông Hồng và lưu vực sông Thái Bình thuộc nhà Thanh".

Ván bài đã lật ngửa, rõ ràng Trung Quốc không muốn lấy đề nghị của Pháp làm cơ sở và Pháp cũng không chịu chia phần đất đai Bắc Kỳ cho Trung Quốc. Như vậy, giải pháp thương lượng đã bế tắc, tất yếu dẫn đến giải pháp quân sự. Pháp đã nhanh chóng điều một sư đoàn hải quân đến Hương Cảng nhằm đe doạ Trung Quốc.


Ngày 19-11-1883, Tổng lý Nha môn gửi thư cho De Samani đại sứ Pháp tại Trung Quốc rằng việc Pháp dùng vũ lực bắt buộc Việt Nam ký điều ước nhằm mục đích tước quyền chính trị của Trung Quốc đối với An Nam và cảnh cáo: "Nếu Pháp cố tình xâm chiếm những vùng mà quân Thiên triều đóng ở Bắc Kỳ thì Pháp là người chịu trách nhiệm chấm dứt hoà bình, khi ấy quân Thanh triều bị bắt buộc tự vệ, dùng vũ lực đối phó với vũ lực".


Ngày 12-3-1884, Pháp tập trung lực lượng tấn công Bắc Ninh (Bắc Kỳ), đánh thiệt hại nặng hơn một vạn quân Thanh đồn trú tại đây và chiếm đóng toàn bộ vùng này. Trận Bắc Ninh là đòn choáng váng đối với quân Thanh trong khi đó thì Nga hoàng lại khích lệ quân Pháp "Pháp chỉ cần 400 triệu thì giải quyết gọn".


Nhà Thanh một mặt trị tội các tướng lĩnh thất trận, một mặt phải ký hiệp ước Thiên Tân ngày 11-5-1884, gồm 15 điều. Trong hiệp ước này, có ba điều khoản quan trọng là:

- Nhà Thanh cam kết rút hết quân khỏi các vùng giáp Quảng Tây vào ngày 6-6-1884 và khỏi các vùng giáp Vân Nam vào ngày 26-6-1884, tôn trọng hiện tại cũng như tương lai các hiệp ước đã ký hoặc sẽ ký giữa Pháp và triều đình Huế.

- Pháp cam kết tôn trọng và bảo vệ biên giới phía Nam của Trung Quốc giáp Bắc Kỳ, chống lại mọi cuộc tấn công của bất cứ nước nào và bất cứ trường hợp nào.

- Pháp buộc nhà Thanh bồi thường. Nhà Thanh đồng ý tự do trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Pháp một bên, Trung Quốc một bên trên suốt dọc biên giới phía Nam của Trung Quốc và cả hai bên sẽ ký một hiệp ước thương mại có lợi nhất cho Pháp.


Có thể nói là, nhà Thanh đã ký với Pháp một hiệp ước từ bỏ cái gọi là quyền tôn chủ của họ đối với Việt Nam trong suốt nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, ngay sau khi ký Hiệp ước Thiên Tân, nhà Thanh vẫn chưa từ bỏ ý đồ đối với đất đai của Việt Nam, quân đội của nhà Thanh cũng chưa tán thành việc rút quân như đã thoả thuận trong Hiệp ước năm 1884, họ vin vào việc "chưa nhận được lệnh rút quân" để tiếp tục đóng quân ở Bắc Kỳ. Tình hình đó đã dẫn đến cuộc nổ súng lớn tại cầu Quan Âm thuộc địa giới Lạng Sơn ngày 23-6-1884, do bị bất ngờ và thiếu sự chuẩn bị, quân Pháp ở đây đã bị thiệt hại nặng. Đáng chú ý là, sau trận Quan Âm, quân Thanh thực hiện án binh bất động và không chịu rút quân về nước.


Tình hình trên đã dẫn đến cuộc chiến ác liệt giữa quân Thanh và quân Pháp cả trên biển và trên bộ, cuộc chiến này kéo dài 8 tháng từ cuối tháng 5-1884 đến tháng 02-1885. Trên biển, quân Pháp đã phá tan hạm đội của nhà Thanh tại Phúc Châu, phong toả Trường Giang và Đài Loan. Trên bộ, lúc đầu Pháp đã đẩy lùi quân Thanh khỏi Lạng Sơn nhưng sau đó quân Thanh phản công, quân Pháp thua và rút nhạy về Bắc Giang.


Cuộc chiến giữa quân Pháp và quân Thanh dẫn đến cuộc đàm phán thương lượng mới. Phía Trung Quốc vẫn tiếp tục đề nghị Pháp nhượng bộ đất đai ở Bắc Kỳ. Trong đàm phán ngày 01-11-1884, Lý Hồng Chương đề nghị "Trung Quốc chấp nhận Hiệp ước Thiên Tân, đồng thời Pháp để cho Việt Nam cống nạp cho Bắc Kinh như cũ và sửa đổi đường biên giới Trung Quốc - Việt Nam theo một đường ranh giới ở phía dưới tỉnh Lạng Sơn, Đông ra tới biển, Tây về phía Miến Điện". Đề nghị này rõ ràng là trái hẳn với tinh thần hiệp ước Thiên Tân 1884, phía Pháp đã không chấp nhận. Sau hai tháng hội đàm, Pháp và Trung Quốc ký tạm ước Paris ngày 04-4-1885, tại Điều 1 ghi "Phía Trung Quốc thoả thuận phê chuẩn hiệp ước Thiên Tân ngày 11-5-1884; phía Pháp tuyên bố không theo đuổi mục đích nào khác ngoài sự chấp hành hoàn toàn và đầy đủ hiệp ước đó".


Thực hiện điều 3 Tạm ước Paris ngày 4-4-1885 (dự kiến ký hiệp ước chính thức Pháp - Trung). Ngày 9-6-1885, tại Thiên Tân, Pháp và nhà Thanh đã ký Hiệp ước Hoà bình - Hữu nghị - Thương mại. Hiệp ước này gồm có 10 điều khoản, trong đó có điều 3 đề cập đến việc khảo sát và cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc: "Trong thời hạn 6 tháng kể từ khi ký hiệp ước này, các uỷ viên do các bên ký kết củ ra sẽ đến tại chỗ để xác nhận lại đường biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ. Họ sẽ đặt ở nơi nào xét thấy cần thiết những mốc giới để làm cho giới tuyến được nhìn thấy rõ ràng. Trong trường hợp họ không thể thoả thuận được với nhau về vị trí những mốc đó hoặc về những sửa đổi chi tiết có thể cần làm đối với biên giới hiện tại giữa Trung Quốc và Bác Kỳ, thì vì lợi ích chung của hai nước, họ sẽ phải xin ý kiến của Chính phủ của họ". Theo điều này, Pháp và nhà Thanh đã lựa chọn cơ sở để xác định đường biên giới giữa Việt Nam và trung Quốc là đường biên giới tập quán đã tồn tại từ lâu.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 04 Tháng Ba, 2012, 08:13:02 am
Có một số vấn đề được đặt ra đối với đường biên giới tập quán nêu trên:

- Việc hoạch định biên giới dựa trên cơ sở một đường biên giới "hiện tại" hoặc "hiện nay" tức là một đường biên giới đã sẵn có lúc bấy giờ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, nhưng vì đường biên giới sẵn có đó chưa được ký kết hoặc được thể hiện bằng sự ghi nhận trên một biên bản pháp lý nào giữa hai nước, nay phải được xác lập vững chắc trên cơ sở ký kết và quy định chung của cả hai nước. Thực tế, đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có từ lâu đời, nhưng hai nước chưa có sự ký kết gì, Việt Nam đã cố gắng thể hiện quốc giới của mình như việc lập các đồn ải, cá biệt có chỗ có mốc giới, nhưng đó chỉ là. việc làm đơn phương. Về phía Trung Quốc, vì luôn coi Việt Nam là nước phiên thuộc và luôn có dã tâm lấn chiếm đất đai nên Trung Quốc không eo ý định làm thật rõ ràng đường biên giới giữa hai nước. Điều này đã dẫn đến những thiệt hại cho phía Việt Nam.

- Việc hoạch định biên giới được tiến hành chủ yếu là dựa trên bản đồ của Trung Quốc, do trình độ kỹ thuật thời đó hạn chế nên các bản đồ này thường không chính xác.

- Pháp là một bên giải quyết biên giới, nhưng Pháp lại không nắm chắc biên giới truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhiều vùng Pháp chưa đặt chân tới, trong khi đó đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc không ổn định, thường xuyên có sự xáo trộn về dân cư, nhiều vùng là lãnh thổ của Việt Nam, nhưng thực tế lại do các lực lượng của phía Trung Quốc kiểm soát trong đó có cả những lực lượng đối lập với triều đình như lực lượng "cờ đen", "cờ vàng".

- Việc giải quyết đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc tiến hành song song với vấn đề bình định ở Bắc Kỳ, lực lượng cần vương thống Pháp vẫn còn hoạt động, ở các vùng núi tình hình nhiều nơi Pháp không kiểm soát được. Điều kiện giao thông, đường sá đi lại rất vất vả, dân cư ở vùng biên giới thưa thớt... là những khó khăn thường trực cho phía Pháp. Hơn nữa, phía nhà Thanh cử hai đoàn đại diện cho hai đoạn biên giới, phía Pháp chỉ có một đoàn nên càng gặp nhiều khó khăn.


Tháng 8-1885, Pháp và nhà Thanh thành lập Uỷ ban hoạch định biên giới. Phía Pháp cử Bourcier de Saint Chaffrey (sau này là Dillon) làm Trưởng đoàn. Phía nhà Thanh cử Đặng Thừa Tu làm Trưởng đoàn khi hoạch định đoạn biên giới Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) và Chu Đức Nhuận làm Trưởng đoàn khi hoạch định đoạn biên giới Vân Nam.


Việc thực hiện Điều 3 hiệp ước 1885 ngay từ đầu đã gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên là việc gặp gỡ, thống nhất giữa đại diện hai bên do nhiều yếu tố đã dẫn đến việc hai đoàn chỉ họp được phiên chính thức đầu tiên ở Nam Quan (Đồng Đăng) ngày 7-01-1886 và ở Lào Cai ngày 23-7-1886; khó khăn thứ hai chính là nội dung thực chất đem ra bàn bạc khi ngồi vào bàn thương lượng. Một khó khăn chung nữa là địa hình vùng biên giới vô cùng hiểm trở, hơn nữa nội bộ Pháp trong lúc bấy giờ lại hết sức lủng củng, đặc biệt là sự thiếu thiện chí của đoàn đại biểu của phía nhà Thanh(1) (Lưu Văn Lợi (1990), Việt Nam Đất - Biển - Trời, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội).


Trong phiên họp đầu tiên của Uỷ ban hoạch định ở Đồng Đăng ngày 7-01-1886, Trưởng đoàn phía nhà Thanh Đặng Thừa Tu đã đưa ra đề nghị: "Trước đây không có vấn đề quan tâm đến biên giới vì An Nam là một thuộc quốc của Trung Quốc, một đường giới tuyến giữa hai nước là không cần thiết. Vì Trung Quốc đã nhường toàn bộ An Nam cho Pháp, nên điều cần thiết là Trung Quốc phải thu được về cho mình một số nhân nhượng về lãnh thổ". Theo đó, đòi đường biên giới phải đi từ Tiên Yên theo sông Kỳ Cùng tới ngọn nguồn của nó đến điểm gặp nhau giữa biên giới Quảng Tây - Vân Nam, nghĩa là đòi cả vùng Thất Khê, Lạng Sơn và Cao Bằng về Trung Quốc (tổng diện tích khoảng 14.000 km2), còn ở khu vực Nam Quan thì đòi đường biên giới khác xa so với đường biên giới Pháp vạch ra. Cuối cùng hai bên chỉ thống nhất được hai điểm ở hai đầu của khu vực này, phía Pháp yêu cầu dừng cuộc họp vì những đòi hỏi quá đáng của phía nhà Thanh. Một tháng sau, Uỷ ban họp lại, Đặng Thừa Tu lại từ chối ra thực địa và đòi chỉ hoạch định biên giới trên bản đồ. Do thái độ kiên quyết của phía Pháp, cuối cùng đoàn Trung Quốc chấp nhận cùng đi thực địa, Pháp đã nhân nhượng để vùng Hải Ninh, Bạch Long - một dải đất rộng 1.500 m dọc theo biên giới hiện tại từ Bình Nhi đến Ái Điểm dài 120 km, phía Pháp giữ Lạng Sơn, Đồng Đăng, Thất Khê, đoạn sông Kỳ Cùng ở Thất Khê đến cửa Chi Ma (Lộc Bình, Lạng Sơn ngày nay). Như vậy từ tháng 01-1886, hai bên đã tiến hành hoạch định thí điểm khu vực từ Chi Ma đến Bình Nghi thuộc đoạn biên giới Bắc Kỳ - Quảng Tây. Trong quá trình đàm phán, phía Trung Quốc không muốn phân giới, chỉ muốn hoạch định trên bản đồ. Do lúc đó chưa có bản đồ nên hai bên thống nhất cử các đoàn đi đo vẽ thực địa, lập bản đồ đường biên giới hiện tại. Từ ngày 20-3-1886 đến 13-4-1886, hai bên đã vẽ bản đồ và hoạch định xong đoạn biên giới thí điểm.


Từ tháng 6-1886 đến tháng 11-1886, Pháp và nhà Thanh tiến hành đàm phán hoạch định đoạn biên giới Vân Nam - Bắc Kỳ.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 04 Tháng Ba, 2012, 08:14:33 am
Để mở đường cho việc hoạch định biên giới ở khu vực này, ngay từ tháng 3-1886 quân Pháp do Jamont chỉ huy đã hành quân giải toả đẩy quân Thanh và các lực lượng thổ phỉ ra khỏi các vùng Tuyên Quang, dọc sông Hồng cho tới Lào Cai và đã thiết lập một hệ thống đồn bốt dọc sông Hồng. Ngày 23-7-1886, Uỷ ban biên giới Pháp - Thanh bắt đầu làm việc, vì đang mùa mưa nên hai đoàn chỉ có thể hoạch định biên giới trên bản đồ, hai bên thoả thuận mỗi bên lập một bản đồ riêng rồi cùng nhau so sánh. Trong khi đó thì phía nhà Thanh đã có một số hành động vi phạm nghiêm trọng. Họ cho đặt mốc giới ở Phong Thổ và Lai Châu, đưa ra bản đồ vẽ vùng Phong Thổ và Lai Châu thuộc Trung Quốc, đòi trao vùng Tụ Long cho Trung Quốc, phục kích giết chết hai sĩ quan Pháp cùng 5 lính lê dương, 5 lính bản xứ ở Long Pô (Ngòi Mít) khi lực lượng này đi khảo sát biên giới. Khi đoàn Pháp từ Lào Cai trở về, còn bị phục kích nhiều lần dọc theo sông Hồng. Việc hoạch định biên giới Vân Nam - Bắc Kỳ được chia thành năm đoạn đánh số từ 1 đến 5:

(1) Đoạn 1 từ ngã ba sông Hồng đến Cao Đại Trại (vùng Long Pô đến vùng Đông Bắc huyện Mường Khương ngày nay);

(2) Đoạn 2 từ Cao Đại Trại đến Cao Mã Bạch (một làng ở Đông bắc nguồn sông Lô);

(3) Đoạn 3 từ Cao Mã Bạch đến Lũng Cú;

(4) Đoạn 4 từ Lũng Cú đến Lũng Làn;

(5) Đoạn 5 từ sông Hồng đến sông Đà.

Trong năm đoạn biên giới kể trên, hai bên thống nhất được các đoạn số 1, 3 và 4, không thống nhất được một số điểm trên đoạn số 2 và toàn bộ đoạn số 5. Ngày 19-10-1886, Pháp và nhà Thanh đã ký biên bản hoạch định đoạn biên giới Bắc Kỳ - Vân Nam.


Đoạn biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ là đoạn biên giới đã được phía nhà Thanh rút kinh nghiệm sau khi đã sử dụng các thủ đoạn đòi đất trong suốt 10 tháng đàm phán năm 1886. Đầu tháng 11-1886, nhà Thanh dùng 3.000 quân chiếm vùng lõm Giang Bình - Pắk Lung, ép dân Việt Nam sống tại đây phải cắt tóc theo kiểu người Trung Quốc và ký tên vào kiến nghị nhận là lãnh thổ Trung Quốc, tổ chức các toán thổ phỉ ngăn chặn phá rối việc đo vẽ ở thực địa, tập kích giết hại uỷ viên đoàn đàm phán, tập kích vào đội trắc địa Pắk Lung, tập kích đồn Hà Cối. Các hoạt động của quân Thanh nhằm gây sức ép buộc Pháp phải nhân nhượng cho Trung Quốc vùng đất phía Đông Móng Cái, vùng Tiên Yên, Hà Cối và Hải Ninh (tức là thung lũng sông Tiên Yên đến đầu nguồn sông Kỳ Cùng là thuộc Trung Quốc). Đối phó với tình hình lấn chiếm của phía nhà Thanh, phía Pháp đã tăng cường lực lượng đến Hải Ninh và vùng lõm Giang Bình, bố trí tàu chiến ở ngoài khơi yểm trợ hoả lực cho Giang Bình - Pắk Lung khi cần thiết.


Tranh chấp quyết liệt giai đoạn này là khu vực Pắk Lung - Giang Bình. Đây là khu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam nằm ở phía Bắc sông Bắc Luân, phía Đông Đông Hưng, kéo dài theo ven biển, Việt Nam đã có chủ quyền từ lâu đời, dân Việt Nam sinh sống tại đây có nhà thờ, phong tục tập quán, ngôn ngữ đều thuộc Việt Nam.


Sau những cuộc thương lượng căng thẳng, cuối cùng đến ngày 29-3-1887, đại diện Pháp (Dillon) và đại diện nhà Thanh (Đặng Thừa Tu) đã ký biên bản và bản đồ hoạch định các khu vực: Từ Trúc Sơn đến Ái Điểm, từ Bình Nhi đến Nà Lạng, từ Nà Lạng đến Thượng Kiều và từ Thượng Kiều đến giáp ranh giới Vân Nam. Biên bản hoạch định này quy định việc hai bên vẫn giữ quyền sở hữu ruộng, vườn, nhà cửa ở bên kia biên giới từ Trúc Sơn đến giáp Vân Nam sau khi đã xác định đường biên giới giữa hai nước.


Với kết quả ba đợt hoạch định, Pháp và nhà Thanh đã cơ bản hoàn thành việc hoạch định biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc từ cửa sông Bắc Luân đến ngã ba sông Hồng và sông Long Pô. Việc hoạch định chủ yếu dựa trên cơ sở đường biên giới lịch sử vốn có giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quá trình hoạch định, hai bên còn bất đồng một số đoạn phải báo cáo lên Chính phủ hai nước giải quyết vùng mũi Bạch Long, đoạn 2 và đoạn 5 giữa Vân Nam - Bắc Kỳ, tức là đoạn giữa sông Chảy đến Cao Mã Bạch thuộc huyện Quản Bạ và đoạn từ sông Hồng đến sông Đà). Vì vậy, đại diện Pháp và nhà Thanh đã đàm phán ở Bắc Kinh để giải quyết tranh chấp về các khu vực này.


Đến ngày 26-6-1887, tại Bắc Kinh, hai bên Pháp và nhà Thanh đã ký hai Công ước: Công ước hoạch định biên giới trên bộ giữa Việt Nam (Bắc Kỳ) và Trung Quốc, kèm theo ba bản đồ. Cùng ngày, hai bên ký Công ước thương mại Pháp - Thanh. Thực chất, hai công ước này có sự liên quan rất chặt chẽ đến nhau. Phía Pháp muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Trung Quốc tạo thuận lợi cho quan hệ thương mại giữa hai nước, trong đó có vấn đề cốt lõi là Pháp nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Hoa Nam, đặt các lãnh sự quán Pháp tại một số tỉnh Hoa Nam. Quyền lợi kinh tế của tư bản Pháp đã khiến Pháp có thái độ nhân nhượng đối với một số vùng đất đai Việt Nam mà Trung Quốc đang đòi hỏi. Về phía nhà Thanh, họ đã lợi dụng tham vọng của Pháp, khai thác khả năng dành lợi thế trong việc đàm phán biên giới lãnh thổ.


Nội dung của Công ước hoạch định biên giới năm 1887 gồm hai điều(1) (Xem toàn văn Công ước trong Phần Phụ lục):

Điều 1: Chuẩn y các biên bản và bản đồ kèm theo đã được đại diện của Pháp và nhà Thanh trong Uỷ ban hoạch định biên giới hai bên ký kết.

Điều 2 : Ghi nhận việc giải quyết những điểm hai đoàn trong Uỷ ban hoạch định biên giới chưa thống nhất được và những điều chỉnh được nêu ra trong phần 2 Điều 3 Hiệp ước Thiên Tân ngày 9-6-1885 như sau:

- Đoạn biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ: Thoả thuận các điểm tranh chấp nằm ở phía Đông và Đông Bắc Móng Cái, ở quá đường biên giới do Uỷ ban hoạch định quy định thuộc về Trung Quốc; Các đảo nằm ở phía Đông đường kinh tuyến Paris 105°43' kinh độ Đông, tức là đường thẳng Bắc Nam chạy qua mũi Đông đảo Trà Cổ và tạo thành biên giới đều thuộc về Trung Quốc. Đảo Cô Tô và các đảo khác nằm ở phía Tây đường kinh tuyến này thuộc về An Nam.

- Đoạn biên giới Vân Nam - Bắc Kỳ: Quy định đường biên giới đoạn 2 từ Cao Đại Trại đến Cao Mã Bạch mà trong hoạch định năm 1886 chưa thoả thuận, nhường tổng Tụ Long và một phần Phấn Vũ cho Trung Quốc. Hoạch định biên giới đoạn 5 từ sông Hồng đến sông Đà mà năm 1886 Uỷ ban hoạch định biên giới chưa thoả thuận được. Theo đường này, biên giới chạy sát tỉnh lị Lai Châu, một vùng rộng lớn phía Bắc Phong Thổ, cả huyện Mường Tè thuộc Lai Châu là của Trung Quốc.


Về việc thi hành Công ước, hai bên đã thống nhất các nhà chức trách địa phương Trung Quốc và các viên chức do Thống sứ Cộng hoà Pháp ở An Nam và Bắc Kỳ chỉ định sẽ được giao trách nhiệm tiến hành việc cắm mốc giới theo đúng các bản đồ do Uỷ ban hoạch định lập và ký, theo đường phân giới đã nói ở trên.


Như vậy, việc ký Công ước hoạch định biên giới năm 1885 giữa Pháp và nhà Thanh đã giải quyết cơ bản toàn bộ đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thực ra trong quá trình hoạch định biên giới, Pháp chưa đi khảo sát thực tế khu vực Tây sông Hồng do không thể vào được khu vực này, vì lúc bấy giờ ở đó có nhiều nhóm vũ trang chiếm đóng như "cờ đen", "cờ vàng" và lực lượng Cần Vương của Tôn Thất Thuyết. Thủ lĩnh dân tộc vùng này là Đèo Văn Trí lúc đó làm Tuần phủ Lai Châu còn đứng về phía Cần vương chống Pháp.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 04 Tháng Ba, 2012, 08:15:11 am
Về phía Pháp, những tháng đầu năm 1887, quân Pháp do thiếu tá Pelletier chỉ huy tiến lên chiếm Phong Thổ, cuối năm 1887 và đầu năm 1888 đạo quân do đại tá Pernot chỉ huy chiếm Tuần Giáo, đặt đồn bốt ở Lai Châu. Cao uỷ Pháp ở Lào là Pavie và Tư lệnh quân khu IV là đại tá Pennequin cũng đưa quân ngược sông Đà lên vào mùa xuân 1888. Như vậy, trên thực tế Pháp đã giải toả và chiếm đóng một số vùng vượt quá đường hoạch định năm 1887, đó là vùng lãnh thổ của Việt Nam những trước đây do chưa nắm vững tình hình, khi hoạch định lai dựa vào bản đồ của Trung Quốc vạch cho Trung Quốc và thực tế kiểm tra lại thì Pháp vẫn chiếm đóng dúng ở phần đất của Việt Nam.


Một lợi thế khác là Đèo Văn Trí lúc đầu dựa vào nhà Thanh chống Pháp, đến năm 1890 Đèo Văn Trí bỏ Tôn Thất Thuyết về hàng Pháp, mang theo toàn bộ vùng đất rộng lớn phía hữu ngạn sông Hồng do Trí cai quản về dưới sự cai quản của Pháp (Pháp đã tiếp tục giao cho Đèo Văn Trí cai quản vùng đất này). Đồng thời, Pháp đặt vấn đề dừng công tác phân giới thực địa và chuyển sang lĩnh vực đấu tranh ngoại giao. Trong khi đó, triều đình nhà Thanh đang gặp khó khăn khi tuyên chiến với Nhật ngày 31-7-1894 và bị thiệt hại lớn phải ký Hiệp ước Simonoseki ngày 17-4-1895 đình chiến với Nhật, đánh dấu thời kỳ suy sụp của Trung Quốc.


Đầu năm 1894, giới cầm quyền Pháp ở Đông Dương cùng thống nhất vạch ra một đường biên giới theo ranh giới truyền thống của Việt Nam và cả vùng Phông-sa-lỳ và vùng Mường Sinh thuộc Lào đang bị nhà Thanh chiếm đóng. Ngày 10-10-1894, Pháp và nhà Thanh đã cùng nhượng bộ, theo đó nhà Thanh trao trả địa hạt Đèo Văn Trí ở hữu ngạn sông Hồng trong đó có một phần Phong Thổ, Mường Tè, Lai Châu; Pháp nhượng lại cho nhà Thanh một số thôn Mường Đông ở vùng Tụ Long. Theo thoả thuận biên giới mới của hai bên, phía Pháp cử Pavie là Trưởng đoàn trong Uỷ ban biên giới Pháp - Thanh. Ngày 26-11-1894, Pavie cử thiếu tá Tournier phụ trách khảo sát đoạn sông Hồng, sông Đà. Ngày 03-01-1895, hai đoàn trong Uỷ ban biên giới Pháp - Thanh gặp nhau tại Long Pô để tiến hành khảo sát thực địa, đến ngày 29-3-1895 hoàn thành việc đo vẽ ở thực địa.


Ngày 20-6-1895, tại Bắc Kinh, Gérard đại diện phía Pháp và Khánh Thân Vượng đại diện nhà Thanh cùng nhau ký kết Công ước hoạch định biên giới bổ sung cho Công ước năm 1887.

Như vậy, Công ước Bắc Kinh ngày 20-6-1895 là văn kiện duy nhất bổ sung cho Công ước ngày 26-6-1887. Cả hai Công ước này không những hoạch định hoàn chỉnh và dứt khoát biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc mà còn hoạch định cả biên giới vào - Trung.


Tóm lại, tính từ khi có điều khoản đầu tiên về biên giới ngày 09-6- 1885 đến khi ký kết Công ước bổ sung hoạch định biên giới ngày 20-6- 1895 phải mất đúng 10 năm.

Kết quả hoạch định đạt được trải qua quá trình pháp lý và hoạt động thực tiễn sau: Trước hết, hai bên thoả thuận nguyên tắc khảo sát và cắm mốc biên giới (Điều 3 Hiệp ước Thiên Tân 1885), tiếp đó Uỷ ban hoạch định biên giới hai bên đi khảo sát xác nhận đường biên giới tại thực địa theo từng đoạn, phân chia đoạn và đặt tên đoạn theo địa giới hành chính các tỉnh phía Trung Quốc, cuối cùng đại diện có thẩm quyền của hai bên xem xét chuẩn y những nơi Uỷ ban đã thống nhất, quyết định phương thức giải quyết những nơi chưa thống nhất hoặc có tồn tại, đồng thời cùng nhau xây dựng kết quả thoả thuận thành Công ước hoạch định biên giới và ký kết chính thức.


Nói đến việc hoạch định biên giới giữa Pháp và nhà Thanh là phải trên cơ sở cả hai Công ước 1887 và 1895, vì nếu chỉ nêu ra Công ước 1887 thì chưa đủ vì công ước này chưa hoạch định đoạn cực Tây của biên giới Việt - Trung từ sông Đà đến giáp với đất Lào.


Việc ký kết hai công ước năm 1887 và 1895 đã cho phép chính quyền thực dân Pháp xác lập sự thống trị đầy đủ trên toàn bộ lãnh thổ Bắc Kỳ, giải quyết dứt khoát quan hệ về chính trị và lãnh thổ giữa Việt Nam thuộc Pháp và Trung Quốc lúc bấy giờ.


Quá trình hoạch định là một cuộc đấu tranh gay go giữa Pháp và nhà Thanh cả trên thực địa và trên bàn đàm phán. Tuy nhiên, trước những yêu sách đất đai của phía nhà Thanh và vì lợi ích thương mại cho chính quốc, Pháp đã nhân nhượng một bộ phận đất đai quan trọng của Việt Nam cho phía Trung Quốc, đó là những vùng đất: Giang Bình - Pak Lung (200 km2), tổng Bát Tràng - Kiến Duyên nằm giữa Bắc Thị và Bắc Cương ải (450 km2), tổng Tụ Long (700 km2).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 04 Tháng Ba, 2012, 08:17:47 am
2.2. Phân giới và cắm mốc biên giói trên thực địa

Sau khi ký kết Công ước 1887, việc thực hiện công ước (phân giới trên thực địa và cắm mốc giới) lại trở thành một cuộc đấu tranh mới rất phức tạp giữa một bên là các quan lại nhà Thanh với những thủ đoạn lắt léo mà họ đã giành được những lợi ích cụ thể, với một bên là các nhân viên Pháp có một số người bộc lộ rõ thái độ vô trách nhiệm khi tiến hành phân vạch biên giới trên thực địa khiến cho một lần nữa Việt Nam lại bị thiệt hại về đất đai.


Công ước năm 1887 chỉ mới hoạch định biên giới về mặt lý thuyết và trên bản đồ. Cần phải cụ thể hoá đường biên giới đó trên thực địa bằng việc xây dựng một hệ thống mốc giới trên toàn tuyến biên giới.

Khác với các nhà ngoại giao Pháp, nhà cầm quyền và giới quân sự Pháp ở Đông Dương đã tỏ ra thất vọng về kết quả hoạch định, cho rằng đường biên giới hoạch định trong công ước 1887 là không tốt và không muốn xác nhận nó bằng một đường biên giới được cắm mốc ở thực địa. Tướng Bichot cho rằng: "Khi đến nơi mới thấy rằng đường biên giới đó đã làm cho Pháp mất nhiều đất đai và gây ra cho Pháp nhiều điều không lợi, nhất là về quân sự. Phía Trung Quốc đã sắp xếp theo cách mà các con đường nối liền hai đồn bốt Pháp ở biên giới hầu hết đều có một phần chạy trên đất Trung Quốc. Nhiều vị trí tiền tiêu của Pháp do vậy bị chia cắt hoặc cô lập giữa đồn này và đồn khác, trường hợp bị tấn công không thể ứng cứu cho nhau được. Trên thực địa, đường hoạch định 1887 không có giá trị chiến lược gì, không cho phép khép kín biên giới một cách hoàn chỉnh, điều đó buộc phải có những sửa đổi chi tiết mới bảo đảm cho việc cắm mốc giới, đưa đến việc thủ tiêu nguồn gốc các cuộc tranh chấp địa phương. Hơn nữa, lời lẽ chung chung của văn bản với câu chữ không rõ ràng cũng dẫn đến những tranh cãi liên miên" - (Bichot, ngày 4-4-1889).


Một nguyên nhân quan trọng khác là tình hình chính trị và quân sự ở Bắc Kỳ lúc bấy giờ. Đến đầu năm 1887, giới hạn chiếm đóng của Pháp mới đến Lục An Châu trên sông Chảy, Bắc Quang trên sông Lô, Chiêm Hoá trên sông Gâm, tức là còn một vùng lãnh thổ đệm nằm trong tay các nhóm thổ phỉ Trung Quốc. Điều kiện đặt ra cho việc phân giới cắm mốc là phải đưa lực lượng vũ trang giải toả một địa bàn rừng núi xa xôi, hiểm trở sát đất Trung Quốc, hơn nữa lúc đó Pháp còn phải đối phó với lực lượng kháng chiến của nhân dân Việt Nam.


Vì những lý do trên, Toàn quyền Đông Dương và Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương đã không chấp nhận một cách dễ dàng ý muốn của Chính phủ Pháp là chuyển sang giai đoạn phân giới cắm mốc ở thực địa. Tháng 12-1887, tướng Constan đã gửi thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Pháp nêu rõ: "Vì quyết định lập Phủ Toàn quyền nên việc cắm mốc chậm lại, nếu không sẽ xảy ra những lúng túng mới".


Pháp càng chậm triển khai cắm mốc thì phía nhà Thanh càng tranh thủ lấn chiếm đất đai vì lúc đó chưa có bản đồ biên vẽ chính xác vùng biên giới. Họ đã thay đổi địa danh, tên làng bản Việt Nam và thay vào đó bằng các tên gọi Trung Quốc cho phù hợp với địa danh đã ghi trong Công ước hoạch định biên giới 1887. Năm 1888, tướng Pháp Begin đã phát hiện ít ra là hai khu vực đã bị quân Thanh chiếm đóng là tổng Đèo Luông thuộc huyện Hạ Lang, tỉnh Cao -Bằng và ở vùng cao sông Gậm. Tình hình tương tự xảy ra ở vùng Hoành Mô (Quảng Ninh) và ở vùng Tây Bắc.


Thực tế là cả hai bên đều có những khó khăn nội bộ. Về phía Pháp, Bộ Ngoại giao Pháp chủ trương cắm mốc theo đường biên giới đã hoạch định bởi Công ước 1887 và chỉ sửa đổi đôi chút, theo đó "Uỷ ban phải tuân theo, không phải sự mở rộng lãnh thổ mà là những điều chỉnh để ngăn ngừa những sự tranh chấp trong tương lai... bằng con đường bù trừ và chấp nhận những nhượng bộ ở những nơi ít quan trọng nhất đối với chúng ta". Trái lại, Toàn quyền Đông Dương và giới quân sự Pháp ở Đông Dương lại muốn vạch một đường biên giới mới, Toàn quyền Piquet khẳng định: đường biên giới 1887 là không tốt, cần phải thay đổi, phải sửa đường biên giới đó". Phía nhà Thanh cũng có những bất đồng nội bộ. Tướng Phùng Tử Tài chỉ huy lực lượng biên phòng Quảng Đông, Quảng Tây và các con trai rất thù địch với Pháp do những cuộc đối đầu trong chiến tranh Pháp - Thanh năm 1884 - 1885. Chính vì vậy, Phùng Tử Tài đã ra sức cản trở đàm phán giải quyết phân giới cắm mốc.


Sau một thời gian cân nhắc trong nội bộ cũng như giằng co nhau nhằm tạo lợi thế ở trên thực địa. Cuối cùng thì việc phân giới cắm mốc đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc cũng được Pháp và nhà Thanh triển khai thực hiện. Việc phân giới, cắm mốc được chia thành từng đoạn theo biên giới các tỉnh của Trung Quốc: Quảng Đông - Phắc Kỳ; Quảng Tây - Bắc Kỳ; và Vân Nam - Bắc Kỳ.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 04 Tháng Ba, 2012, 08:18:56 am
Phân giới và cắm mốc biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ

Biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ dài khoảng 100 km, việc cắm mốc kéo dài bốn năm. Các cuộc tranh cãi chủ yếu là về vấn đề lựa chọn đường biên giới nào để cắm mốc, vì Công ước 1887 không mô tả hướng đi của đường biên giới. Việc cắm mốc gồm có hai đoạn:

Đoạn I (dài khoảng 50 km từ cửa biển Móng Cái đến ngã ba sông Ka Long):

Toàn quyền Đông Dương Piquet đã chỉ định thiếu tá De Labastide, một sĩ quan tham mưu làm Trưởng đoàn. Phía Trung Quốc cử Lý Thụ Đông làm Trưởng đoàn.

Ngày 01-11-1889, Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh họp tại Đông Hưng. Sau hơn 5 tháng bàn cãi, đàm phán bị gián đoạn nhiều lần, đến ngày 15-4-1890 hai bên đã ký biên bản hoàn thành việc cắm mốc đoạn I biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ. Hai bên đã cắm một hệ thống mốc kép trên hai bờ sông biên giới, cắm ở mỗi bên 10 mốc, đánh số từ số 1 đến số 10 theo hướng từ Đông sang Tây.


Tiến độ cắm mốc diễn ra chậm chạp chủ yếu là do phía nhà Thanh gây ra. Họ đã ngăn cản việc đo vẽ của các nhân viên phái đoàn Pháp, đơn phương tác động dòng chảy trên sông biên giới, đánh lừa đoàn Pháp để cắm mốc sai vị trí và có lợi cho Trung Quốc, tạo những chứng cứ giả, xuyên tạc lời văn trong Công ước. Đối với hai đảo (bãi) Lục Lầm và Tử Kinh Sơn, họ vin vào sơ đồ kèm theo Công ước để đòi là của Trung Quốc, nhưng phái đoàn Pháp kiên quyết bác bỏ vì sơ đồ đã vẽ sai, hai đảo này nằm ở phía Nam dòng chảy sâu nhất của sông biên giới. Cuối cùng phái đoàn nhà Thanh chấp nhận nhượng bộ, nhưng phía Pháp cũng đã phải chấp nhận đất Nam Lý cho Trung Quốc.


Phái đoàn nhà Thanh còn lợi dụng văn bản tiếng Trung dịch sai so với văn bản tiếng Pháp để đòi chủ quyền đối với cụm đảo Sư Tử, là nơi sẽ đặt một mốc giới. Có sự khác biệt lớn giữa văn bản tiếng Pháp và văn bản tiếng Trung khi miêu tả khu vực này. Văn bản tiếng Pháp ghi "Les iles qui sont à l'est méndien de Paris 105°43' de longitude est, céstè dire de la ligne Nord - Sud Passant par la point oriental de l'ile de Tra Co (Techaeou) et formant la frontierè, sont attribueés à la Chine". Văn bản tiếng Trung lại ghi "Les iles qui sont à l'est de la ligne Nord - Sud Passant par le sonmmet de li le de Tra Co (Techacou) et formant la frontière, sont attribueés à la Chine". Nhưng đỉnh của đảo Trà Cổ lại ở một vị trí thuộc kinh tuyến thấp hơn nhiều phút so với mũi Đông đảo Trà Cổ và trong những điều kiện đó, các đảo Sư Tử sẽ thuộc về Trung Quốc. Căn cứ vào đó, Trưởng đoàn Lý Thụ Đông cho rằng các đảo liên quan đều thuộc Trung Quốc.


Trong báo cáo của Trưởng đoàn Pháp De Labastide nói rõ thêm về vấn đề trên: "Sau khi phải giải thích rất nhiều, cuối cùng Lý Thụ Đông mới thoả thuận lấy bản tiếng Pháp làm bằng. Ông ta còn nói thêm là sự khác nhau giữa hai văn bản không có gì là lạ vì người ta không thể chuyển sang tiếng Trung các từ longitude, méridien... do vậy các người phiên dịch cho rằng tốt hơn là bỏ qua các từ ngữ đó. Như vậy là viên quan chức đó không đòi các đảo Sư Tử nữa, nhưng họ còn băn khoăn là làm sao đặt được mốc trên biển cả, trên con đường Nam - Bắc chạy qua mũi phía Đông đảo Trà Cổ. Tôi phải vất vả chứng minh cho ông ta rằng hai bên không cần phải cắm mốc phân ranh vùng nước An Nam và vùng nước Trung Quốc vì có công ước quốc tế là đủ rồi".


Đoạn II (dài khoảng 50 km nối tiếp từ ngã ba sông Ka Long):

Ngày 26-4-1890, hai bên họp tại Hoành Mô. Trong cuộc họp, hai bên đã có sự tranh cãi quyết liệt để bảo vệ đường phân vạch của phía mình.

Phía Pháp vạch đường biên giới theo đúng biên bản hoạch định ngày 29-3-1887 (kèm theo Công ước 1887), nhưng không chấp nhận đường biên giới trên bản đồ đính kèm theo biên bản đó vì là dựa trên bản đồ có sai sót của Trung Quốc. Đoàn Pháp đề nghị sửa lại hoạch định đoạn biên giới từ ngã ba sông Ka Long đến Bắc Cương ải và đề nghị chấp nhận trên toàn bộ chiều dài của đoạn này là biên giới cũ của An Nam và Trung Quốc.


Phía nhà Thanh thì vạch ra một đường biên giới theo đó cả vùng Bát Trang và Kiến Duyên của Việt Nam thuộc vào đất Trung Quốc.

Hai bên đã không thống nhất được Đoạn II và thoả thuận chuyển vấn đề này lên hai Chính phủ giải quyết.
Nhà cầm quyền Pháp đánh giá nguyên nhân thất bại là De Labastide không tuân theo chỉ đẫn của các văn bản hoạch định biên giới của Uỷ ban hoạch định do Dillon dẫn đầu. Do đó, Toàn quyền Đông Dương Piquet quyết định De Labastide không làm Trưởng đoàn trong Uỷ ban cắm mốc nửa: "Cần chấm dứt Uỷ ban cắm mốc do quân sự chỉ huy vì mục đích không phải là để mở rộng lãnh thổ mà là để xác lập càng nhanh càng tốt một đường biên giới tự nhiên và dễ dàng bảo vệ, đó là cái giá phải trả để giữ yên ổn ở Bắc Kỳ". Theo yêu cầu của Toàn quyền Đông Dương, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Pháp đã cử Frandin, một cán bộ ngoại giao làm Trưởng đoàn cắm mốc thay thế De Labastide.


Ngày 25-12-1890, hai bên chấp nhận đường phân giới do Frandin dựa vào bản đồ vạch ra trên thực địa. Đường phân giới này có sự nhân nhượng đôi với Trung Quốc. Giai bên đồng ý báo cáo biên bản về việc phân giới này lên hai Chính phủ. Ba năm sau, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định ngày 27-10-1893 và ngày 3-11-1893 chỉ định đoàn đại biểu Pháp để hoàn thành việc cắm mốc ở đoạn biên giới này.


Thành phần đoàn Pháp do đại tá Calliéni làm Trưởng đoàn, các uỷ viên là thiếu tá Amar, trung uý Audié và sĩ quan trắc địa trung uý Trestournel. Phía Trung Quốc vẫn do Lý Thụ Đông làm Trưởng đoàn.

Cuộc họp bàn về việc cắm mốc bắt đầu từ ngày 13-11-1893. Một trong những nội dung mà hai bên thoả thuận là một khi có mâu thuẫn thì lấy văn bản tiếng Pháp làm căn cứ.

Việc cắm mốc tiến hành thuận lợi. Hai bên đã cắm tiếp các mốc giới từ số 11 đến số 33, theo sông thì cắm mốc kép ở hai bên bờ, còn trên đất liền thì cắm mốc đơn và gọi là “mốc chung". Theo đó, cắm trên đất phía Việt Nam 14 mốc và cắm ở phía Trung Quốc 14 mốc; trên đất liền đã cắm 1 0 mốc chung, trong đó có một mốc không đánh số đặt trên đỉnh núi Khanh Hoài. Đáng lưu ý là, ở khu vực giáp ranh với làng Trình Tường của Việt Nam, phía Trung Quốc còn cắm thêm các mốc số 31, 32 và 33. Như vậy, tổng số mốc đã cắm ở hai đoạn I và II biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ là 41 mốc. Việc cắm mốc được thể hiện trong các biên bản ký ngày 6-12-1893, ngày 15-12-1893 và biên bản kết thúc ký ngày 29-12-1893.


Việc phân giới và cắm mốc đoạn biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ với độ dài khoảng 100 km trong đó có hơn hai phần ba là đường biên giới chạy theo sông, đã phải tiến hành hơn bốn năm (từ tháng 11-1889 đến tháng 12-1893).


So với đường biên giới truyền thống thì Pháp lại làm mất cửa Việt. Nam các tổng Bát Trang và Kiến Duyên (thuộc Vạn Ninh và Tiên Yên). Hai tổng Bát Trang và Kiến Duyên là những đơn vị hành chính của Việt Nam (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay): Tổng Bát Tràng thuộc châu Vạn Ninh, trấn An Quảng, gồm 9 xã, xóm (Bắc Nham, Thượng Lại, Mông Sơn, Cố Hoẵng, Vụ Khê, Tiêu Sơn, Tuỵ Lai. Hoẵng Mông, Đông Sơn); tổng Kiến Duyên thuộc châu Tiên Yên, trấn An Quảng, gồm 4 xã (Kiến Duyên, Đồng Tâm, Đồng Tông, Hoành Mô). Bình luận về vấn đề này, viên đại uý Pháp là Senèque chỉ huy Tiểu khu Móng Cái đã viết trong cuốn sách "Đấu tranh và chiến đấu” rằng: Năm 1893, một Uỷ ban cắm mốc đã được chỉ định. Bằng một giải pháp "hữu nghị", tất cả quyền của chúng ta đã bị bỏ rơi và các mốc giới được đặt theo đường vạch do phía Trung Quốc đưa ra. Việc nhân nhượng tổng Bát Trang và Kiến Duyên là đáng tiếc, không những vì nó tước đi của chúng ta một khu vực có mật độ dân số nào đó mà bởi vì sự sáp nhập vào thiên triều mảnh đất đó tạo ra một lỗ hổng trong hệ thống phòng thủ chung thọc vào bắc Kỳ mà chúng ta chỉ có thể khoá lại một cách không hoàn toàn. Hơn nữa, sự giao dịch trực tiếp giữa các đồn biên phòng của chúng ta trở thành không đi lại được, một loạt các thung lũng song song, những đỉnh cao với độ cao trung bình 1.000 m là những bức tường thực sự giữa hai điểm Hoành Mô và Bắc Phong sinh. Việc nhường tổng Bát Trang là một sự thú nhận bất lực, một bằng chứng của sự yếu đuối của Pháp, làm cho người Trung Quốc ngẩng đầu lên. Cách thức ngoại giao kiên trì, ranh mãnh, xảo quyệt của Trung Quốc đã thắng thêm một lần nữa. Từ chỗ từ bỏ Pak Lung (công ước 1887), chúng ta đã nhân nhượng nhiều cho Trung Quốc trên đoạn biên giới này và nhân nhượng cuối cùng càng làm cho tình hình rõ nét, đó là sự nhân nhượng đã không nâng cao được uy tín của chúng ta". Thực tế đúng như vậy, phái đoàn phía nhà Thanh đã khai thác và lợi dụng ngay sự nhân nhượng của Pháp để tiếp tục giành thêm đất đai trong các cuộc phân giới cắm mốc ở các đoạn biên giới tiếp sau này.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 04 Tháng Ba, 2012, 08:20:03 am
Phân giới và cắm mốc đoạn biên giới Quảng Tây - Bắc Kỳ

Biên giới giữa Quảng Tây - Bắc Kỳ khi phân giới cắm mốc được chia làm hai đoạn: Đoạn I được gọi là Đông Quảng Tây tính từ Bình Nghi (một điểm trên bờ sông Kỳ Cùng) đến Bắc Cương ải (ranh giới giáp tỉnh Quảng Đông). Đoạn II gọi là Tây Quảng Tây tính từ Bình Nghi về phía Tây đến giáp Lũng Làn (ranh giới giáp tỉnh Vân Nam).

Đoạn I: (Đông Quảng Tây - Bắc Kỳ)

Từ tháng 01-1891, Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh (phía Pháp do Frandin làm Trưởng đoàn, phía nhà Thanh do Tri phủ Hướng Vạn Ninh làm Trưởng đoàn) đã đi dọc theo đường biên giới từ Bắc Cương ải tới Bình Nghi trong suốt thời gian 120 ngày. Kết quả là Uỷ ban đã đo vẽ và lập được bản đồ địa hình đường biên giới Quảng Tây - Bắc Kỳ. Uỷ ban cũng dự kiến các vị trí mốc trên bản đồ đó, đồng thời đặt 15 mốc nhỏ ở đoạn biên giới giữa Nam Quan ban Bình Nghi - những mốc nhỏ này có tác dụng làm chuẩn cho việc đặt các mốc lớn sau này.


Ngày 21-4-1891, hai phái đoàn đã ký biên bản và bản đồ phân giới và dự kiến các vị trí sẽ đặt mốc giới. Trong nội dung biên bản nêu số lượng mốc sẽ đặt ở từng đoạn là: Từ Bắc Cương ải đến Chi Ma sẽ đặt 25 mốc giới; từ Chi Ma đến Nam Quan sẽ đặt 25 mốc; từ Nam Quan đến bình Nghi sẽ đặt 18 mốc. Tổng số là 67 mốc (do có hai mốc số 12 đặt chồng lên nhau). Trên bản đồ phân giới, hai bên đã thể hiện rõ đường biên giới và không có vấn đề gì bất đồng. Đoạn biên giới từ của Nam Quan đến núi Khẩu Thiết trước đây khi hoạch định chưa giải quyết được thì nay đã được giải quyết và thể hiện rõ trên bản đồ. Tuy nhiên, việc cắm mốc chưa triển khai ngay vì là mùa mưa.


Đến tháng 8-1891, Toàn quyền Đông Dương tổ chức các đạo quan binh và quyết định thành lập Uỷ ban cắm mốc biên giới trên cơ sở các quân khu (đạo quan binh) và do Tư lệnh quân khu có liên quan đến đoạn biên giới đó chủ trì. Theo đó, đại tá Serviere, Tư lệnh quân khu 2 làm Trưởng đoàn phân giới cắm mốc biên giới Bắc Kỳ - Quảng Tây. Phía nhà Thanh do quan Đạo sái Thái Hy Mân làm Trưởng đoàn.


Ngày 13-01-1892, Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh họp tại Bình Nghi. Uỷ ban đã cử Petthelaz và Ngũ Khởi Tường chịu trách nhiệm tiến hành cắm mốc đoạn I. Cũng trong cuộc họp này, hai bên đã quyết định về kế hoạch phân giới và cắm mốc đoạn II.


Việc cắm mốc đoạn I được chính thức tiến hành ngày 20-2-1892 và hoàn thành vào ngày 14-4-1892. Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh đã đặt xong 67 mốc, đánh số thứ tự từ số 1 đến số 67 theo hướng Tây sang Đông, tức là từ Bình Nghi đến Bắc Cương ải. Biên bản cắm mốc đã được Petthelaz và Ngũ Khởi Tường cùng ký kết.

Đoạn II: (Tây Quảng Tây - Bắc Kỳ)

Theo thoả thuận trong cuộc họp ngày 13-01-1892 của Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh, hai bên đã cử ra 5 Đội trắc địa hoạt động từ tháng 01-4-1892, đã hoàn thành việc đo vẽ và lập bản đồ địa hình đường biên giới dự định sẽ cắm mốc. Trong các ngày 28, 29 và 31-5-1892, Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh đã họp để xem xét kết quả làm việc của các đội đo vẽ và quyết định dứt khoát một đường biên giới.


Như ở phần trên đã nêu ra, biên giới đoạn II giữa Quảng Tây và Bắc Kỳ được chia thành 5 đoạn nhỏ. Việc thảo luận phân giới cắm mốc ở các đoạn 1, 3, 4, 5 nói chung không có vấn đề gì gay cấn. Riêng đoạn 2 giải quyết khá căng thẳng vì có sự tranh chấp vùng tổng Đèo Luông.


Vùng tổng Đèo Luông (thuộc châu Hạ Lang, trấn Cao Bằng, gồm 6 xã, trại, chợ: Điều Lang, Pha Lăng, Đô Mông Sơn, Linh Lang Trạch, trại Lũng Uyển, chợ Giản Long) từ lâu thuộc Việt Nam và theo Công ước 1887 cũng thuộc Việt Nam. Trong những năm 1888 và 1889, phía Trung Quốc đã lấn chiếm vùng này và họ đã thay đổi tên các làng, xã, lập các cửa ải mới, viện dẫn một số chứng cứ giả để yêu sách. Trong đàm phán, phía nhà Thanh đã đưa ra một đường biên giới hoàn toàn khác với đường biên giới đã hoạch định theo Công ước 1887.


Phía Pháp kiên quyết bác bỏ yêu sách của phía nhà Thanh. Phái đoàn Pháp lập luận rằng: Uỷ ban hiện nay là Uỷ ban cắm mốc chứ không phải là Uỷ ban hoạch định. Uỷ ban cắm mốc có tư cách xác định các điểm chưa được hoạch định đầy đủ, nhưng trong bất cứ giá nào cũng không được sửa đổi đường biên giới đã do Chính phủ chấp nhận và xác nhận. Phái đoàn Pháp không thể coi tư liệu của phía phái đoàn nhà Thanh là có giá trị.
Trong khi vấn đề Đèo Luông chưa giải quyết được, trong cuộc họp ngày 31-5-1892 phía phái đoàn nhà Thanh lại tiếp tục đưa ra yêu sách các thôn Lý Vạn, Bản Không, Lũng Ba là của Trung Quốc. Họ lập luận rằng các thôn này bị cầm cố cho Việt Nam để lấy tiền và số tiền đó ngày nay đã được trả lại (các làng bản này nằm ở Tây Bắc Đèo Luông, đã được hoạch định trong Công ước 1887 quy định là đất thuộc Việt Nam và thực tế cũng vẫn là đất Việt Nam từ lâu đời).


Cuối cùng hai bên ghi nhận những ý kiến của nhau chuyển lên trên quyết định. Đồng thời, ngày 7-6-1892 hai bên ký một loạt biên bản và bản đồ phân giới các khu vực đã đạt được thoả thuận.

Sau hơn một năm bị gián đoạn, đến tháng 10-1893 Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh hoạt động trở lại, tiến hành đặt mốc ở những nơi không có tranh chấp. Từ ngày 19-11-1893 đến ngày 30-11-1893, phía Pháp do Dumas dẫn đầu và phía nhà Thanh do Khao Chu dẫn đầu đã đặt xong 16 mốc giới ở đoạn I, đánh số từ số 1 đến số 16. Từ ngày 07-12-1893 đến ngày 13-12-1893 hai bên tiếp tục hoàn tất việt đặt thêm 13 cột mốc nữa. Tuy nhiên, việc đặt các mốc này đã diễn ra khá vất vả. Mặc dù đã có biên bản và đã được thể hiện rõ trên bản đồ phân giới cắm mốc, phía Trung Quốc vẫn tìm cách gian lận để lấn đất. Điển hình là khi đặt mốc số 15, họ đã đặt sâu vào lãnh thổ Việt Nam 200m để lấn một quả núi có độ cao 820 m có tên là Khau Mươi. Trong nhật ký của phái đoàn Pháp đã ghi lại rằng "hầu hết các mốc này (mốc đã cắm) đều bị Pháp coi là bị đặt ít nhiều lấn vào đất Việt Nam".


Tháng 12-1893, đại tá Galliéni thay thế Serviere làm Tư lệnh quân khu 2, Serviere chuyển sang làm Tư lệnh quân khu 3. Các viên Tư lệnh này tiếp tục thi hành nhiệm vụ cắm mốc ở khu vực biên giới có liên quan đến quân khu. Viên đại tá Galliéni chủ trương nhân nhượng cho Trung Quốc Đèo Luông với điều kiện Trung Quốc có sự đền bù thoả đáng nhằm đạt tới một biên giới thiên nhiên hoàn hảo nhất và hạn chế các nhóm vũ trang Trung Quốc xâm nhập vào đất Bắc Kỳ.


Theo đó, trong cuộc họp ngày 13-3-1894 tại Long Châu, Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh đã thoả thuận cơ sở tiến hành cắm mốc là pháp chấp nhận đường biên giới do phái đoàn nhà Thanh vạch ra ở vùng Đèo Luông và nhường Đèo Luông cho nhà Thanh; phía phái đoàn nhà Thanh rút khỏi các làng của tổng Phong Đăng (tức vùng Lý Vạn, Tây Bắc huyện Hạ Lang, Cao Bằng) và các làng phía Hắc Sóc Giang, trả lại cho Bắc Kỳ". Galliéni đã uỷ quyền cho thiếu tá Famin giải quyết các vấn đề chi tiết tại thực địa.


Cuối tháng 5-1894, hai bên đã đặt xong toàn bộ mốc giới còn lại theo thoả thuận của Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh ở đoạn biên giới Quảng Tây - Bắc Kỳ. Ngày 19-6-1894, hai Trưởng đoàn trong Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh đã cùng nhau ký biên bản hoàn thành việc cắm mốc biên giới Quảng Tây - Bắc Kỳ (việc cắm mốc đoạn I Quảng Tây - Bắc Kỳ cũng được ghi nhận chung trong biên bản này). Tổng cộng số mốc đã cắm trên biên giới Quảng Tây - Bắc Kỳ là 209 mốc trong đó có hai mốc số 23 bis và số 74 bis ở đoạn II).


Việc phân giới cắm mốc đoạn biên giới Quảng Tây - Bắc Kỳ được tiến hành trong hơn ba năm (từ tháng 01-1889 đến tháng 6-1894) với tổng chiều dài biên giới gần 500 km. Quá trình đàm phán và đi thực địa, phái đoàn nhà Thanh đã thực thi mọi tiểu xảo để lấn từ hàng trăm km vuông đến vài chục mét vuông đất đai của Việt Nam. Lớn nhất là vùng tổng Đèo Luông diện tích khoảng 250 km vuông. Trong khi cắm mốc ở thực địa thì tiến hành hàng loạt các hoạt động di dời, xê dịch hoặc cố tình cắm mốc ở sai vị trí đã thoả thuận trong phòng để lấn đất. Viên trung uý Pháp Querette, người đã tham gia đặt 46 mốc giới (từ mốc số 94 đến mốc số 140) ở đoạn II Quảng Tây - Bắc Kỳ đã ghi trong hồi ký rằng: "Các quan lại Trung Quốc đã đặt các mốc số 98 và số 99 hơi sâu đường biên giới một ít. Tôi muốn đi xác nhận xem vị trí chính xác của nó phải ở đâu theo như đã vẽ trên bản đồ: Tôi đã bị chặn lại bởi một hàng rào lính Trung Quốc và tôi không thể nào vượt qua được. Họ muốn ngăn cản tôi xem xét mặt biên giới về phía Pháp như tôi đã có ý muốn với lý do nêu ra là các làng An Nam ở vùng này hầu hết là thổ phỉ" và "cần phải thừa nhận rằng, Trung Quốc đã có tài đạt được trong các Uỷ ban biên giới một biên giới mà hầu như khắp nơi đều có lợi cho họ. Họ có thể đặt các đồn trên các vị trí khống chế và nắm hầu hết các đầu con đường, đồng bằng An Nam hầu như khắp nơi đều ở dưới sự kiểm soát của họ". Tuy nhiên, để tỏ ra "có đi, có lại", phía nhà Thanh cũng đã nhân nhượng một nửa quả đồi ở trước cửa Nam Quan cho Pháp, vài chục héc-ta đất bãi ven sông gần Thuỷ Khẩu nơi đặt mốc số 23 bis, làng Lũng Ba và Lũng Vực gần Đèo Luông. Thực ra những khu vực này từ lâu đời vẫn là đất của Việt Nam.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 04 Tháng Ba, 2012, 08:21:29 am
Phân giới và cắm mốc biên giới Vân Nam - Bắc Kỳ

Ngày 29-11-1892, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh. Phía Pháp do Serviere làm Trưởng đoàn. Phía nhà Thanh do Thần đạo sái Mông Tự làm trưởng đoàn.

Đoạn biên giới Vân Nam - Bắc Kỳ dài hơn hai đoạn biên giới trên đây và việc cắm mốc cũng phức tạp và kéo dài hơn. Ngoài những tranh cãi về những vùng đất nhỏ hơn, nổi lên hai vấn đề chính, với kết quả là: Vấn đề tả ngạn sông Hồng đã được các nhà cầm quyền Pháp quan tâm ngay từ sau khi Công ước 1887 được ký kết. Nếu dựa vào bản đồ đính kèm Công ước 1887 mà Pháp cho là rất sai sót để cắm mốc thì vùng Phong Thổ, Mường Tè, Lai Châu sẽ thuộc về Trung Quốc, Pháp cho rằng đó là một trọng điểm phải sửa chữa vì từ lâu các vùng này vốn là đất Việt Nam. Cuối cùng, Uỷ ban cắm mốc thoả thuận được việc đo vẽ và phân giới xong đoạn biên giới từ tả ngạn sông Hồng đến sông Chảy và đoạn từ tả ngạn sông Lô đến chỗ giáp giới tỉnh Vân Nam - Quảng Tây. Về đoạn hữu ngạn sông Hồng, hai bên không thoả thuận được về việc lựa chọn bản đồ để làm cơ sở cho việc phân giới và cắm mốc.


Năm 1894, tại Bắc Kinh, đại diện Pháp và đại diện nhà Thanh đã cùng nhau thương lượng về các điểm tồn tại của Uỷ ban cắm mốc và nhân vấn đề này đã nêu việc sửa lại đường biên giới ở hữu ngạn sông Hồng. Do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, nhà Thanh buộc phải nhân nhượng Pháp, trả lại vùng Phong Thổ, Mường Tè, Bắc Lai Châu cho Việt Nam. Đáp lại, Pháp nhân nhương cho nhà Thanh một số thôn Mường Đông thuộc tổng Tụ Long. Hai bên thoả thuận hoạch định đoạn biên giới từ sông Đà đến sông Mê Công, trong đó có đoạn ngắn là biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Những thoả thuận mới này cũng chính là những nội dung cơ bản của Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc ngày 26-6-1887 do hai bên ký kết ngày 20-6-1895 tại Bắc Kinh(1) (Xem toàn văn Công ước trong Phần Phụ lục).


Thực hiện Công ước bổ sung nêu trên, đến ngày 19-4-1896, hai bên đã hoàn thành việc cắm 4 mốc giới ở đoạn biên giới từ sông Hồng đến sông Đà (đoạn 5). Ngoài ra còn một mốc giới ở đoạn biên giới từ sông Đà đến nơi mà sau này được coi là ngã ba biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Lào là một trong số 16 mốc giới cắm ơ đoạn biên giới từ sông Đà đến sông Mê Công theo Công ước bổ sung năm 1895, có tên là Mouka).
Tóm tắt diễn biến việc phân giới cắm mốc trên thực địa cụ thể như sau:

Tháng 2-1893, Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh họp tại Khai Hoa. Đánh giá việc hoạch định trước đây, hai bên thống nhất nhận xét phần lớn các điểm đã được hoạch định trước đây là cực kỳ sơ lược, thậm chí có khi không tồn tại vì vậy cần phải đo vẽ toàn bộ trên thực địa để làm cơ sở cho Uỷ ban xác định chính xác biên giới. Uỷ ban đã chia thành ba đoạn nhỏ tương ứng với ba huyện phía Trung Quốc để đo vẽ và phân giới.


Trong năm 1893, hai bên chỉ đo vẽ được đoạn từ tả ngạn sông Hồng đến giáp sông Chảy và từ tả ngạn sông Hồng đến giáp ranh giới tỉnh Quảng Tây. Khu vực giữa sông Chảy và sông Lô trong đó có vùng đất tổng Tụ Long chưa đo vẽ được. Riêng khu vực hữu ngạn sông Hồng có tầm quan trọng hơn thì lại chưa được đo vẽ. Tại khu vực này, duy nhất chỉ có bản đồ kèm theo Công ước 1887, nhưng theo Serviere thì bản đồ này là cực kỳ sai và không thể cung cấp bất cứ thông tin nào eo ích, được lập ra không phải bằng một cuộc khảo sát thực địa mà chỉ dựa vào bản đồ do Trung Quốc vẽ. Một vấn đề phức tạp nữa là ngay trong nội bộ Pháp cúng chưa nhất trí cách giải quyết và xác định biên giới mà Công ước năm 1887 đã quy định. Pháp đang tìm cách thu lại vùng đất hữu ngạn sông Hồng hoàn toàn là của Việt Nam mà Cống ước năm 1887 đã cắt cho Trung Quốc.


Năm 1894, Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh tập trung vào giải quyết hai vấn đề tồn tại nêu trên.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 17 Tháng Ba, 2012, 12:47:51 pm
Về vấn đề tổng Tụ Long: Là một vùng đất ở phía Bắc liền kề và đối diện ở bên kia đường biên giới (đối diện với các huyện hiện nay là Xỉn Mần, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Giang). Đây là vùng có những mỏ đồng lớn của miền Bắc Việt Nam.

Cuối thế kỷ XVII và dầu thế kỷ XVIII, nhà Thanh đã lấn chiếm vùng này của Việt Nam. Triều đình Lê - Trịnh thời kỳ đó đã cùng nhân dân Việt Nam đấu tranh rất kiên quyết và buộc nhà Thanh phải trả lại vùng đất này. Cuối năm 1728, hai bên cử quan lại đến tại chỗ để xác định biên giới. Cuối cùng hai bên đặt mốc giới trên bờ sông Đỗ Chú để thể hiện đường biên giới giữa hai nước.


Đến thế kỷ XIX, biên giới Việt Nam luôn luôn bị các toán cướp có vũ trang của Trung Quốc với số lượng hàng nghìn tên sang cướp phá, thậm chí chiếm đóng trong khi đó quân triều đình nhà Thanh cũng tràn sang với danh nghĩa dẹp giặc cướp nhưng cũng vơ vét, cướp bóc của cải không kém gì bọn giặc “cờ đen", "cờ vàng". Lợi dụng khi triều đình nhà Nguyễn tập trung đối phó với quân Pháp, nhà Thanh đã cho quân chiếm đóng vùng này.


Khi Uỷ ban hoạch định Pháp - Thanh tiến hành hoạch định biên giới Trung Quốc - Bắc Kỳ, lợi dung sự hiểu biết hạn chế của phía Pháp về đất đai lãnh thổ của Việt Nam ở vùng biên giới, phái đoàn nhà Thanh đã ép phía Pháp nhường tổng Tụ long cho Trung Quốc (diện tích khoảng 700 km2 gồm toàn bộ đất đai 8 xã của Việt Nam). Việc cắt nhượng này đã được hai bên ghi nhận trong Công ước hoạch định biên giới năm 1887.
Tháng 8-1893, quân Pháp tiến lên vùng hữu ngạn sông Hồng và đánh bật quan quân nhà Thanh và các lực lượng “cờ đen" ra khỏi vùng này. Lực lượng quân "cờ đen" rút về chiếm đóng vùng Tụ Long và đánh bật quân triều đình Thanh ra khỏi vùng đó.


Tháng 12-1893, nhà Thanh đề nghị trao trả vùng Tụ Long cho Pháp. Thực chất, nhà Thanh muốn mượn tay Pháp tiêu diệt quân "cờ đen".

Thấy rõ giá trị kinh tế và quân sự của vùng Tụ Long, mặc dù đang gặp khó khăn, Pháp đã điều động lực lượng tấn công quân "cờ đen" ở vùng này. Ngày 16-3-1894, quân Pháp chiếm được làng Xỉn Mần và tổng Tụ Long. Ngày 31-5-1894, Pháp lập tổng Hoàng Su Phì gồm ba xã thuộc đạo quan binh thứ 3 của Pháp ở bắc Kỳ.


Phân giới vùng hữu ngạn sông Hồng: Cuối năm 1887, Pháp đánh chiếm Tuần Giáo và Lai Châu, phạm vi chiếm đóng vượt cả vùng hoạch định của Công ước năm 1887. Một điều quan trọng khác là Pháp nắm được Đèo Văn Trí nguyên là Tuần phủ Lai Châu, một thủ lĩnh của các dân tộc ít người ở hữu ngạn sông Hồng. Đèo Văn Trí hàng Pháp, mang theo cả vùng đất đai do Trí cai quản đã giúp cho Pháp nắm được đường biên giới truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc ở vùng hữu ngạn sông Hồng.


Đầu năm 1894, Pháp đòi nhà Thanh phải trả lại vùng Phong Thổ, Lai Châu và một số vùng đất của Lào nhà Thanh đang chiếm đóng. Tháng 7-1894, Trung Quốc tuyên chiến với Nhật và bị thất bại nặng nề. Tháng 4-1895, Trung Quốc phải ký hiệp ước đình chiến với Nhật. Tình hình đó đã buộc nhà Thanh nhượng bộ trước đòi hỏi của Pháp. Ngày 10-10-1894, Tổng lý nha môn nhà Thanh chấp nhận đường biên giới ở vùng hữu ngạn sông Hồng do Pháp đề nghị.


Từ đầu năm 1895, Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh tiến hành phân giới và đo vẽ tại thực địa. Phía Pháp uỷ quyền cho Pavie (Cao uỷ Pháp tại Lào) làm Trưởng phái đoàn, trực tiếp phụ trách việc phân giới trên thực địa đoạn biên giới từ sông Hồng đến sông Đà. Ngày 29-3-1895, việc đo vẽ và phân giới ở thực địa hoàn thành trên toàn bộ vùng biên giới từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Mê Công. Theo kết quả này, ngày 20-6-1895, tại Bắc Kinh; Gerard đại diện Pháp và Khánh Thân Vương đại diện nhà Thanh ký công ước hoạch định biên giới bổ sung trong đó quy định sửa đổi lại đoạn biên giới từ sông Hồng đến sông Đà và vạch biên giới tiếp về phía Tây đến sông Mê Công.


Cắm mốc đoạn biên giới giữa sông Hồng và sông Đà: Được tiến hành vào tháng 3-1896, chia thành hai phân đoạn. Phân đoạn 1 từ sông Hồng đến Nậm Na (vùng Phong Thổ), phía Pháp do đại uý Pasquyer phụ trách, đặt hai mốc số 1 và số 2; phân đoạn 2 từ Nậm Na đến sông Đà (vùng Lai Châu), phía Pháp do đại uý Dubois de Saint Vincent phụ trách, đặt hai mốc số 3 và số 4. Ngày 19-4-1896, trung tá Vinmard Tư lệnh quân khu 4 báo cáo với Tổng chỉ huy quân đội Pháp là đã kết thúc việc cắm mốc ở vùng Lai Châu.


Về việc cắm mốc đoạn biên giới từ giữa sông Đà đến giáp biên giới với Lào, đoạn này nằm chung trong kế hoạch cắm mốc biên giới giữa sông Đà đến sông Mê Công, trong đó đại bộ phận là biên giới giữa Lào với Trung Quốc (vì lúc bấy giờ chưa chia địa giới giữa Lào với Bắc Kỳ nên gọi chung là biên giới giữa Vân Nam và An Nam). Ngày 5-2-1896, Uỷ ban Pháp - Thanh đã đặt mốc đầu tiên gọi là mốc I-meuka. Đây là mốc cuối cùng về phía Tây của đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Ngoài mốc Mouka còn có một mốc cắm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc sau này.


Cắm mốc đoạn biên giới tả ngạn sông Hồng: Được Uỷ ban cắm mốc Pháp - Thanh bắt đầu tiến hành từ tháng 10-1896. Ngày 13-6-1897, hai bên đã ký một loạt các biên bản liên quan đến việc cắm mốc ở tả ngạn sông Hồng. Uỷ ban đã cắm 65 cột mốc, chia làm ba đoạn nhỏ, đánh số thứ tự theo từng đoạn theo hướng từ Đông sang Tây. Đoạn I cắm 22 mốc, đoạn II cắm 19 mốc, đoạn III cắm 24 mốc.


Việc phân giới và cắm mốc biên giới Vân Nam - Bắc Kỳ đã tiến hành trong hơn bốn năm (từ tháng 11-1892 đến tháng 6-1897). Pháp đã nhân nhượng cho phía Trung Quốc đất đai ở vùng Tụ Long, nhưng Pháp cũng đòi lại được vùng đất do Đèo Văn Trí cai quản ở vùng hữu ngạn sông Hồng. Hiên giới Vân Nam - Bắc Kỳ được cắm 70 mốc, trong đó có 65 mốc cắm ở vùng tả ngạn sông Hồng và 5 cột mốc cắm ở vùng hữu ngạn sông Hồng (kể cả mốc I-Mouka - ghi thung trong biên bản cắm 16 mốc biên giới ký tại Mường Xê về đoạn biên giới từ sông Đà đến sông Mê Công).


Việc hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới Vân Nam - phắc Kỳ cũng là kết thúc việc phân giới cắm mốc đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Ngày 19-6-1897, Gerard đại diện Pháp ở Bắc Kinh báo cáo Bộ Ngoại giao Pháp việc cắm mốc toàn bộ biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã hoàn thành.


Với việc hai bên ký Hiệp ước bổ sung, thống nhất hoạch định các đoạn biên giới hai bên còn gác lại trong các văn bản hoạch định trước đây và hoạch định mới đoạn biên giới giữa Bắc Kỳ và Vân Nam từ sông Đà đến sông Mê Công. Trên cơ sở các Hiệp ước hoạch định biên giới, từ năm 1889, Pháp và nhà Thanh đã tiến hành công tác phân giới cắm mốc trên thực địa và hoàn thành công việc này vào năm 1897. Tổng hợp toàn bộ kết quả phân. giới cắm mốc từ tháng 6-1885 đến tháng 6- 1897, hai bên đã xác định 314 vị trí mốc và cắm được 341 mốc giới.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 17 Tháng Ba, 2012, 12:48:47 pm
3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

1- Biên giới lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc hình thành cùng với sự ra đời của nhà nước đầu tiên ở mỗi nước. Biên giới này gắn liền với lịch sử hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong hơn hai nghìn năm, mặc dù có một thời gian dài gần như biên giới này không tồn tại trên thực tế (hơn một nghìn năm Việt Nam bị các triều địa phong kiến Trung Quốc đô hộ từ năm 179 trước Công nguyên đến năm 938 sau Công nguyên. Tuy nhiên, từ sau khi Việt Nam thoát khỏi ách thống trị cửa phong kiến phương Bắc vào thế kỷ X, đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc lại được hình thành, hoàn thiện dần, tồn tại tương đối ổn định, được hai bên thừa nhận và tôn trọng cho đến khi Pháp xâm lược Đông Dương.


2- Trong thời kỳ Đông Dương thuộc Pháp, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác lập chính thức trong Công ước hoạch định biên giới năm 1887 và Công ước hoạch định biên giới bổ sung năm 1895, được ký kết giữa đại diện Chính phủ Cộng hoà Pháp (nhân danh Việt Nam) và đại diện triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc). Với hai công ước này, đã khẳng định lại về mặt pháp lý đường biên giới truyền thống Việt Nam - Trung Quốc, đồng thời đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trở thành đường biên giới quốc tế đầu tiên của Việt Nam. Tiếp đó, trên cơ sở hai Công ước hoạch định biên giới năm 1887 và 1895, chính quyền Pháp và nhà Thanh đã cụ thể hoá toàn bộ đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc ở trên thực địa bằng một hệ thống mốc giới.


3- Việc phân giới và cắm mốc biên giới toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc được tiến hành trong hơn bảy năm (từ tháng 11-1889 đến tháng 6-1897). Hai bên đã cắm ở biên giới Quảng Đông - Bắc Kỳ 61 mốc giới, ở biên giới Quảng Tây - Bắc Kỳ 210 mốc giới, ở biên giới Vân Nam - Bắc Kỳ 70 mốc giới. Tổng cộng toàn tuyến biên giới đã cắm 341 mốc giới. Phần lớn mốc giới được làm bằng đá đẽo, có một số ít là mốc xây bằng gạch, toàn bộ mốc giới đều được đánh số (theo từng đoạn khác nhau và theo hướng khác nhau). Cho đến trước khi Việt Nam và Trung Quốc đàm phán hoạch định đường biên giới mới, trong tổng số 314 mốc (không kể 27 mốc nằm trên đất Trung Quốc) thì có: 22 mốc đã bị mất, còn trên thực địa 294 mốc (200 mốc đúng vị trí cũ, 91 mốc bị xê dịch, 73 mốc bị hư hỏng, chỉ còn 219 mốc khá nguyên vẹn).


Dù đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã được chính quyền Pháp và nhà Thanh thoả thuận hoạch định, nhưng khi bước vào giai đoạn phân giới cắm mốc, đã diễn ra sự đấu tranh khá gay gắt nhằm giành giật chủ quyền đất đai, ở cả trên bàn đàm phán lẫn trên thực địa. Tuy nhiên, do sự tính toán lợi ích của các bên liên quan, với chính quyền Pháp lúc bấy giờ lợi ích hàng đầu là chính trị, thương mại và quân sự, còn với phía triều đình nhà Thanh lợi ích hàng đầu, muôn thuở vẫn là đất đai, lãnh thổ đã dẫn đến những thiệt hại cho Việt Nam. Tổng hợp toàn bộ tiến trình hoạch định và phân giới đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc giữa chính quyền Pháp và triều đình nhà Thanh, so với đường biên giới ích sử truyền thống, Việt Nam đã bị mất gần 2.000 km2 lãnh thổ bao gồm: Vùng Tụ Long khoảng 1.000 km2, vùng Bát Trang - Kiến Duyên khoảng 450 km2, vùng Đèo Luông khoảng 250 km2 và vùng Giang Bình - Pak Lung khoảng 200 km2.


4- Việc xác lập toàn bộ đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc được hoàn tất trong một thời gian khá dài (12 năm, từ tháng 6-1885 đến tháng 6-1897). Điều này chứng tỏ công việc xác định biên giới quốc gia là công phu và phức tạp, ngay cả trong trường hợp giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có sẵn một đường biên giới lịch sử truyền thống.


5- Khi nói biên giới Việt Nam - Trung Quốc là "nguyên trạng đường biên giới lịch sử" hay nói đường biên giới do lịch sử để lại" chính là nói đến đường biên giới đã được hoạch định bởi hai Công ước năm 1887 và 1895 đã được hai bên tôn trọng. Đường biên giới này cơ bản là đường biên giới lịch sử vốn có, tồn tại từ lâu đời giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào lời văn của hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895 thì khó xác định chính xác hướng đi của đường biên giới, vì nhìn chung lời văn mô tả nhiều chỗ thiếu cụ thể, không rõ ràng, kém chính xác.


6- Trong quá trình đàm phán thương lượng về biên giới, chính quyền Pháp và nhà Thanh đã vận dụng một số nguyên tắc phổ biến của pháp luật quốc tế cũng như thực tiễn quốc tế trong quá trình xác lập đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung quốc, thực hiện đầy đủ các bước từ xác định nguyên tắc, hoạch định, phân giới và tiến hành cắm mốc trên thực địa cũng như các thủ tục pháp lý khác. Về mặt pháp lý, Công ước năm 1887 và Công ước bổ sung năm 1895 cùng các biên bản, bản đồ phân giới cắm mốc thực hiện hai Công ước là một thể thống nhất các văn bản pháp lý bổ sung cho nhau, cung cấp khá đầy đủ các yếu tố về đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.


Tuy nhiên, văn ban hai Công ước, biên bản, bản đồ và việc phân giới, cắm mốc trên thực địa còn có nhiều hạn chế về chất lượng, kỹ thuật là nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp phức tạp về sau này. Mặt khác, việc xác lập đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc theo hai Công ước năm 1887 và năm 1895 phải mất hơn mười năm. Quá trình này cũng không thể tách khỏi bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, có những thời điểm các quyền và lợi ích trong thương mại, buôn bán và chính trị lấn át lợ ích lãnh thổ, biên giới quốc gia của Việt Nam - quốc gia đượm Pháp đại diện trong mọi mối quan hệ đối ngoại. Do vậy, đường biên giới theo hai Công ước 1887 và 1895 thực tế đã dành cho Trung Quốc một số vùng đất đai rộng lớn của Việt Nam so với đường biên giới truyền thống lịch sử vốn có từ lâu đời giữa hai nước.


Mặc dù còn có những hạn chế nêu trên, với hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895 về hoạch định biên giới, lần đầu tiên trong lịch sử đã xác lập được một đường biên giới trên đất liền có tính pháp lý quốc tế, đồng thời là một đường biên giới có cơ sở lịch sử trong đời sống chính trị lâu đời của hai dân tộc Việt Nam và Trung Quốc. Đây sẽ là yếu tố vật chất và địa - chính trị quan trọng nhất để hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng nhau dựa vào đó để thống nhất một đường biên giới mới trong danh nghĩa hai quốc gia độc lập thực sự có chủ quyền.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 17 Tháng Ba, 2012, 12:51:01 pm
Chương III
TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN GIẢI QUYẾT ĐƯỜNG BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC


Từ sau khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời (năm 1945) và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời (năm 1919), trên thực tế hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã duy trì sự quản lý biên giới thực tế cơ bản dựa trên đường biên giới đã được hoạch định biên giới bởi hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895 và kết quả thực hiện hai Công ước đó (kết quả phân giới, cắm mốc trên thực địa giữa chính quyền Pháp và nhà Thanh) nhằm giữ sự ổn định ở vùng biên giới chung giữa hai nước. Tuy nhiên, từ sau khi trở thành quốc gia độc lập thực sự có chủ quyền (với Việt Nam và trong bối cảnh một Chính phủ cầm quyền mới ở Trung Quốc, hai nước cần thiết phải cùng nhau xem xét lại đường biên giới này với những lý do sau:

- Trải qua sự biến động lịch sử hàng trăm năm qua, do tác động của thiên nhiên, do sự chuyển dịch dân cư, việc xâm canh, xâm cư cũng như tác động của chiến tranh đã làm cho "đường biên giới Pháp - Thanh" có những biến dạng cần xem xét, điều chỉnh.

- Toàn bộ hệ thống "mốc giới Pháp - Thanh" đều không được xác định bằng lưới toạ độ chuẩn, vị trí mốc giới không được miêu tả chính xác trên văn bản và thể hiện rõ trên sơ đồ, bản đồ. Thực tế dã có nhiều mốc giới bị hư hỏng, bị mất do sự xâm thực của thiên nhiên hoặc do sự phá hoại vô tình hay hữu ý của con người; có một số mốc giới không còn ở đúng vị trí cắm ban đầu theo quy định của hai Công ước 1887 và 1895 nên hệ thống mốc giới này đã không còn giữ vai trò pháp lý tin cậy để làm cơ sở chính cho việc quản lý đường biên giới ở thực địa. Thậm chí tạo ra những sự nhận thức khác nhau của mỗi bên, trở thành nguyên cớ tranh chấp đất đai, lãnh thổ ở biên giới.

- Biên giới lãnh thổ là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm. Trong khi đó, do những hạn chế đương thời về kỹ thuật và kiến thức chuyên ngành pháp luật về biên giới lãnh thổ, lời văn trong hai Công ước cũng như các sơ đồ và bản đồ kèm theo hai Công ước đó còn có nhiều điểm chưa rõ ràng, không có chứng cứ để kiểm chứng, thậm chí một số văn bản và bản đồ có liên quan đã bị thất lạc, không tìm được tài liệu gốc, dẫn dện có sự nhận thức khác nhau của mỗi bên về hướng đi của đường biên giới, làm cho tình hình vốn đã phức tạp càng trở nên phức tạp hơn, thậm chí có nơi có lúc đã trở nên mâu thuẫn khá căng thắng.

Từ tình hình trên đây, hai Đảng và Chính phủ Việt Nam - Trung quốc đều thống nhất việc cùng nhau hoàn chỉnh đường biên giới chung giữa hai nước là một nhu cầu cấp thiết, coi đó là một trong những vấn đề rất quan trọng nhằm tạo tiền đề cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước của mỗi quốc gia.


1. TÌNH HÌNH BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRƯỚC KHI HAI BÊN ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HIỆP ƯỚC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN NĂM 1999
Trước khi hai nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa chính thức ký kết các văn bản song phương có liên quan đến quan hệ về biên giới giữa hai nước, đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc theo hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895 hàng trăm năm qua đã là căn cứ để hai bên thực hiện việc quan lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, trai qua những biến cố lịch sử, những thay đổi về chính trị, xã hội trong mỗi nước và trên thế giới đã có những tác động rất phức tạp đến quan hệ biên giới và có ảnh hưởng mạnh mẽ đón đường biên giới của hai nước.

1.1. Giai đoạn quan hệ Pháp - Thanh và Tưởng (1887 - 1945)

Trong giai đoạn này, về vấn đề biên giới, hai bên chỉ tiến hành các hoạt động kiêm tra, sửa chữa mốc giới hoặc thay đổi vị trí một số mốc giới như đã thoả thuận, cùng nhau duy trì nguyên trạng đường biên giới đúng theo kết quả thực hiện Công ước 1887 và 1895. Các bên không ký kết thêm một văn bản pháp lý nào liên quan đến việc thay đổi hoặc sửa đổi đường biên giới.


Trên thực tế, từ sau khi được chính thức xác lập bởi hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895, đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên không ổn định. Khi so sánh các bản đồ cắm mốc từ năm 1890 đến 1897 và bản đồ tỷ lệ 1/100.000 về đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc do Sở Địa dư Đông Dương(1) (Cơ quan đo đạc và kỹ thuật bản đồ cao nhất của Cộng hoà Pháp ở Đông Dương, thành lập năm 1927, giải thể năm 1954) xuất bản trong những năm 1905 - 1907, phía Pháp đã nhận thấy rằng một số mốc giới cắm tại các địa bàn quan trọng đã bị mất, một số mốc giới bị xê dịch vào đất Việt Nam.


Về nguyên nhân của tình trạng nghiêm trọng trên, chính ông Fauchon Giám đốc Sở Địa dư Đông Dương năm 1948 đã khẳng định "trước một nước Trung Hoa hoàn toàn vô chính phủ và bất lực, đặc biệt trong những năm 1900, những sáng kiến và hành động của các quan lại, đồn trưởng và thuộc hạ của họ đã đóng vai trò rất quan trọng, đó là nguồn gốc của việc nhiều mốc giới bị xê dịch vào đất Bắc Kỳ, đặc biệt kéo dài hầu như trên toàn bộ đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Quảng Tây Trung Quốc"(2) (Ban Biên giới của Chính phủ (1997), Quản lý Nhà nước về biên giới lãnh thổ, các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, Hà Nội).


Sau khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945, quân đội Tưởng Giới Thạch lợi dụng việt vào giải giáp quân đội Nhật, đã công khai lấn chiếm đường biên giới vào lãnh thổ của Việt Nam ở nhiều nơi, di chuyển nhiều mốc biên giới như ở Quảng Ninh, Lào Cai. Sau này, khi nói về biên giới giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Việt Nam, về tình hình mốc giới bị di chuyển về phía Việt Nam, ngày 10 tháng 12 năm 1959 chính ông Chủ nhiệm Văn phòng Ngoại sự xứ Vân Nam là Hoàng Phượng Linh đã thừa nhận: "Biên giới giữa Việt Nam và Vân Nam có hơn 70 mốc, đoạn I có 22 mốc thì hai mốc bị xê dịch, có một mốc xê dịch vào đất Việt Nam 2 km; đoạn II có 19 mốc thì có hai mốc bị đẩy sang Việt Nam, một mốc bị Quốc dân đảng vứt đi"(3) (Ban Biên giới của Chính phủ, Tài liệu đã dẫn).


Như vậy, một loạt bia mốc biên giới đã bị di chuyển ngay sau những năm 1897, trước khi có bản đồ hình quy do Sở Địa dư Đông Dương biên vẽ (năm 1905 - 1907), một số mốc đã không được cắm đúng vị trí đã thoả thuận vì sự ranh ma của quan lại nhà Thanh và sự vô trách nhiệm của một số nhân viên Pháp được giao đi đặt mốc. Trong những năm 1940 - 1945, có một loạt bia mốc nữa lại bị di chuyển, đặc biệt là năm 1945 khi chính quyền Pháp ở Đông Dương bị đánh đổ, quân Quốc dân đảng khi vượt qua biên giới tràn vào Bắc Kỳ đã lợi dụng cơ hội này di chuyển và phá hỏng nhiều mốc giới.


Trong giai đoạn này, không xảy ra tranh chấp lớn ở trên biên giới. Tuy nhiên, mặc dù biết phía Trung Quốc thường xuyên lấn chiếm đất đai của Việt Nam nhưng do chính quyền Pháp không có khả năng và điều kiện để quan tâm đến biên giới, nên đã không duy trì quản lý bảo vệ đường biên giới nguyên trạng đã thoả thuận theo hai Công ước 1887, 1895 và chấp nhận chỉ ghi nhận những việt đã rồi trên bản đồ xuất bản năm 1904. Nghiên cứu các tài liệu để lại cho thấy, từ sau khi hoàn thành việc thực hiện Công ước bổ sung năm 1897 cho đến năm 1945, Pháp và nhà Thanh đã không tổ chức được một cuộc kiểm tra biên giới song phương nào.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 17 Tháng Ba, 2012, 12:52:39 pm
1.2. Giai đoạn từ sau năm 1945 đến năm 1979

Từ sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập (năm 1949) đến năm 1966, đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc là đường biên giới hữu nghị.

Trong những năm từ 1950 đến năm 1960, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là quan hệ hữu nghị, vừa là đồng chí vừa là anh em. Đường biên giới giữa hai nước là biên giới hữu nghị. Thời gian này cũng là những tháng năm đầu tiên nhân dân Việt Nam ở vùng biên giới được sống trong khung cảnh hoà bình và yên tâm sản xuất. Việc quản lý biên giới của chính quyền địa phương hai bên biên giới không quan tâm nhiều đến pháp lý, chủ yếu quản lý theo tập quán và theo các bản đồ Pháp vẽ hoặc theo bản đồ hiện hành do Trung Quốc xuất bản giúp Việt Nam.


Về mặt nhà nước, mặc dù trong thời gian này Việt Nam và Trung Quốc không ký kết văn bản mới nào về biên giới giữa hai nước, nhưng Trung ương hai Đảng cầm quyền của hai bên đã có sự thoả thuận tôn trọng đường biên giới pháp lý do lịch sử để lại, cụ thể là tôn trọng đường biên giới đã được xác lập trên cơ sở hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895, được thể hiện trong việc ký kết một số văn bản như: Tháng 12-1952, hai Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định phối hợp công tác biên phòng Việt - Trung, đến năm 1954 hai bên tiếp tục ký một hiệp định bổ sung; tháng 5-1955, ký kết Hiệp định về việc mở mậu dịch tiểu ngạch ở biên giới Việt - Trung; năm 1963, ký kết Hiệp định hiệp đồng bảo vệ an ninh khu vực biên giới; năm 1955, ký Hiệp định đường sắt biên giới Việt - Trung (đến năm 1971 ký lại Hiệp định này).


 Từ ngày 6 đến ngày 9-11-1956, năm tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc (Hải Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Đông, Quảng Tây) đã gặp nhau hội đàm 10 vấn đề về biên giới và đã đi đến những thoả thuận về quản lý đường biên giới chung.


Ngày 02-11-1957, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam gửi thư cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc xác nhận biên bản thoả thuận giữa năm tỉnh biên giới hai bên họp tháng 11-1956, và đề nghị: "vấn đề quốc giới là một vấn đề quan trọng cần giải quyết theo những nguyên tắc pháp lý hiện có hoặc xác định lại do Chính phủ hai nước quyết định. Nhất thiết cấm các nhà chức trách và các đoàn thể địa phương không được thương lượng với nhau để cắm mốc lại hoặc cắt nhượng đất cho nhau. Đề nghị này được đưa ra với thiện chí bảo đảm tôn trọng đường biên giới lịch sử do hai Công ước 1887 và 1895 hoạch định và đã được phân giới cắm mốc(1) (Lưu Văn Lợi (1990), Việt Nam Đất - Biển - Trời, Nxb Công an nhân dân, trang 75). Tháng 4-1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trả lời đồng ý với những ý kiến của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về công tác biên giới Việt - Trung, đồng ý với phía Việt Nam tôn trọng nguyên trạng của đường biên giới theo các Công ước 1887 và 1895(2) (Long Việt, "Vietnam - Chia Lanh Border Treaty - a common victory of two nations”, Vietnam Law and Legal Forum, No 65, 1/2000). Trong những năm 1958 - 1959, hai bên còn tiến hành trao trả cho nhau ruộng đất, rừng cây hỗn canh và giải quyết những tồn tại phức tạp do lịch sử để lại hoặc mới nảy sinh như: Bia mốc bị xê dịch, ruộng đất hỗn canh, xâm canh, xâm phạm tài nguyên rừng, thuỷ lợi, chăn trâu bò, chôn cất mồ mả, nợ của hai bên, thông hôn, quốc tịch và kiều dân, di cư, trị an, quản lý biên giới v.v...


Tuy nhiên, những năm đầu sau khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng, tình hình mất ổn định của biên giới Việt Nam - Trung Quốc vẫn tiếp diễn mà nguyên nhân chính là do phía Trung Quốc gây ra. Trên thực tế trong quan hệ lúc bấy giờ mặc dù là hữu nghị anh em, nhưng do sự phức tạp và những tồn tại của đường biên giới lịch sử để lại và những phát sinh mới ở biên giới, có một số vấn đề tranh chấp quản lý khá căng thẳng cần phải được giải quyết như: Một số bia mốc bị xê dịch vào đất Việt Nam ở các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng; tranh chấp đất đai ở khu vực Lũng Phắc, xã Chí Hoà, huyện Trùng Khánh...


Năm 1955, tại khu vực Hữu Nghị quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt biên giới Việt Nam - Trung Quốc đến Yên Viên gần Hà Nội, phía Trung Quốc đã ghi trong biên bản điểm nối ray sâu vào lãnh thổ Việt Nam gần 300 m. Họ còn ủi mất mốc biên giới số 18 ở cách cửa Nam Quan 100 m để xóa dấu tích đường biên giới lịch sử, rồi đặt cột km số 0 đường bộ sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên 100 m, coi đó là vị trí đường biên giới giữa hai nước ở khu vực này(1) (Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự Thật, Hà Nội, trang 10).


Năm 1956, Trung Quốc đã chiếm một vùng đất đai Việt Nam dài 6.000 m, rộng hơn 1.300 m tại khu vực Trình Tường, tỉnh Quảng Ninh. Lấn chiếm các khu vực như: Các mốc số 25, 26, 27 thuộc xã Thanh Loà, huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn; từ mốc số 17 đến số 19 ở Khảm Khan, Cao Bằng; khu vực mốc số 14 ở Tả Lũng, Lân Phù Phìn, Minh Tân, tỉnh Hà Tuyên; khu vực từ mốc số 2 đến số 3 ở Nậm Chảy ở Hoàng Liên Sơn. Cũng từ năm 1955 đến năm 1956, khi được Việt Nam nhờ đo vẽ bản đồ Việt Nam tỷ lệ 1/100.000, phía Trung Quốc đã sửa ký hiệu một số đoạn biên giới dịch về phía Việt Nam ở khu vực mốc số 53 ở thác Bản Giốc và cồn Pò Thoáng thuộc tỉnh Cao Bằng(2) (Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự Thật, Hà Nội, trang 19, 12).


Năm 1957, phía Trung Quốc lấn chiếm khu vực mốc số 136 và 137 ở Trà Mần - suối Lũng thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng và cắm cờ biểu thị chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực này(3) (Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự Thật, Hà Nội, trang 15).


Năm 1967 - 1968, Trung Quốc đưa nhiều hộ người H'mông (Mèo) thuộc huyện Mã Quan, tỉnh Vân Nam sang định cư ở khu vực giữa mốc số 2 và số 3 thuộc xã Nậm Chảy, huyện Mương Thương tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là tỉnh Lào Cai). Mặc dù phía Việt Nam đã phản đối nhưng phía Trung Quốc làm ngơ, tiếp tục đưa người sang ở rồi đặt tên cho xóm người Mèo này là "Sìn Sài Thàng” giống tên một bản của Trung Quốc ở bên kia biên giới cách khu vực này 03 km. Đến năm 1976, Trung Quốc cho quân sang chiếm khu vực này và coi là đất của Trung Quốc(4) (Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự Thật, Hà Nội, trang 15).


Năm 1976 Trung Quốc cho xây một đập kiên cố ngang qua nhánh sông biên giới ở khu vực thác Bản Giốc của Việt Nam và chiếm cồn Pò Thoáng của Việt Nam, đồng thời lấn chiếm các khu vực như mốc số 43 ở Chi Ma thuộc tỉnh Lạng Sơn, mốc số 114 ở Sóc Giang thuộc tỉnh Cao Bằng, khu vực giữa mốc số 63 và số 65 ở Trà Lĩnh thuộc tỉnh Cao Bằng, khu vực giữa mốc số 1 và 2 ở Cao Ma Pờ thuộc tỉnh Hà Tuyên dài 4 km sâu vào đất Việt Nam 2 km(1) (Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự Thật, Hà Nội, trang 12, 14).


Tình hình biên giới Việt Nam - Trung Quốc ngày càng trở nên phức tạp. Đặc biệt trong ba năm từ 1977 đến 1979, tình hình biên giới giữa hai nước rất căng thẳng. Số vụ tranh chấp ngày càng gia tăng: Năm 1974, trên biển Trung Quốc đưa quân ra chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, trên đất liền xảy ra 179 vụ tranh chấp; năm 1975 có 294 vụ (Trung Quốc nói có hơn 400 vụ); năm 1976 tranh chấp 812 vụ (Trung Quốc nói hơn 900 vụ), có những vụ hai bên xô xát xảy ra thương vong; năm 1977 có 873 vụ; năm 1978 có 2.175 vụ. Trung Quốc gây ra sự kiện nạn kiều ở hữu Nghị Quan, cầu Bắc Luân, cầu Hồ Kiều, cắt viện trợ, rút chuyên gia, cắt giao thông đường sắt, đường bộ, đóng cửa biên giới(2) (Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự thật, Hà Nội, trang 18).


Theo báo cáo kết quả khảo sát biên giới năm 1977, có khoảng 950/0 mốc giới còn tồn tại trên thực địa trong đó khoảng 60% đúng vị trí, xê dịch vào đất Việt Nam khoảng 15%, xê dịch vào đất Trung Quốc khoảng 4%(3) (Trần Việt Hùng, Tài liệu đã dẫn, trang 37).


Tóm lại, trong giai đoạn này về cơ bản đại bộ phận đường biên giới được hai bên quản lý khớp với đường biên giới lịch sử theo hai Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895. Tuy nhiên, đường biên giới này đã không còn giữ được nguyên trạng.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 17 Tháng Ba, 2012, 12:54:08 pm
1.3. Giai đoạn từ đầu năm 1979 đến trước khi ký kết Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc năm 1999

Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là đến năm 1990, Trung Quốc thi hành chính sách không hữu nghị với Việt Nam. Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục xấu đi nhanh chóng và lên tới đỉnh điểm - xung đột biên giới. Phía Trung Quốc đã dùng vấn đề biên giới hai nước làm công cụ, tạo sức ép đối với Việt Nam. Đây cũng là một giai đoạn đầy sóng gió trong quan hệ hai nước nói chung và quan hệ về biên giới Việt Trung nói riêng trong thời kỳ hiện đại.


Các cuộc tranh chấp ở biên giới ngày càng tăng dần cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng và đỉnh điểm là cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc năm 1979. Ngày 17-2-1979, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng vũ trang với 60 vạn quân vượt qua biên giới Việt - Trung tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, gây thiệt hại năng nề về người và của cho nhân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Trước sự phản công quyết liệt của quân và dân Việt Nam và sự lên án mạnh mẽ của dư luận thế giới, sau một tháng chiếm đóng vùng biên giới, Trung Quốc đã rút quân về nước. Đến ngày 5-5-1979, Trung Quốc tuy đã tuyên bố rút toàn bộ quân đội về nước, nhưng trên thực tế lực lượng vũ trang Trung Quốc vẫn chốt giữ nhiều điểm cao và cụm điểm cao quan trọng ở trên đường biên giới và trên lãnh thổ Việt Nam. Lúc đó, Trung Quốc đã chiếm đóng khoảng 50 cao điểm trên đất Việt Nam. Tình trạng chiếm đóng này kéo dài suốt thập kỷ 80 và trong thời gian này Trung Quốc liên tục gây ra các vụ lấn chiếm, khiêu khích, tấn công các mục tiêu của Việt Nam, điển hình trong các năm 1980 gây ra 2.500 vụ và năm 1981 gây ra 1.800 vụ trong đó có việc đánh chiếm bình độ 400 ở Cao Lộc. Đến cuối năm 1989, đầu năm 1990, Trung Quốc rút quân trên hầu hết các điểm cao đã lấn chiếm của Việt Nam nhưng vẫn chiếm giữ một số điểm cao để khống chế khu vực biên giới như điểm cao 583 - Pò Pùn Léo Cao, điểm cao 371 - Hữu Nghị Quan, bình độ 400 núi Pha Khả mốc số 26 Đông, một số điểm cao khác ở phía Bắc Thanh Thuỷ và phía Đông - Tây sông Lô(1) (Ban Biên giới của Chính phủ (5-2000), Quản lý nhà nước về biên giới lãnh thổ).


Từ nửa cuối năm 1990, tình hình biên giới Việt - Trung dần dần trở lại yên tĩnh, phía Việt Nam đã chủ động rút bộ đội chủ lực về tuyến sau và cho nhân dân hai bên biên giới qua lại thăm thân, mua bán hàng hoá thiết yếu phục vụ đời sống và sinh hoạt hàng ngày. Cuối năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ và vấn đề biên giới giữa hai nước đã được quan tâm giải quyết tích cực với thiện chí hoà bình. Mặc dù hai bên đã ký Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên vùng biên giới hai nước ngày 07-11-1991 và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ ngày 19-10-1993, nhưng tình trạng tranh chấp và lấn chiếm biên giới vẫn tiếp tục xảy ra chủ yếu do phía Trung Quốc gây ra. Điển hình là sự kiện năm 1997 Trung Quốc xây dựng kè đá trên sông biên giới ở cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc) và cửa khẩu Hoành Mô (Việt Nam) đã gây thiệt hại lớn cho phía Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị trí đường biên giới. Đến cuối năm 1999, vẫn còn hàng trăm điểm tranh chấp trên toàn tuyến biên giới giữa hai nước.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Ba, 2012, 07:41:53 pm
2. ĐÀM PHÁN HOẠCH ĐỊNH BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Việc giải quyết vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc là một trong những vấn đề quan trọng trong mối quan hệ giữa hai nước. Từ những năm 50 cho đến khi hai nước bình thường hoá quan hệ năm 1991, tuy quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc có nhiều biến động, thăng trầm, thậm chí đã xảy ra xung đột biên giới, nhưng hai Đảng và Chính phủ của Việt Nam và Trung Quốc đã và đang hợp tác đàm phán, thương lượng giải quyết những vấn đề về biên giới lãnh thổ giữa hai nước.

Giữa Việt Nam và Trung Quốc có ba vấn đế về biên giới lãnh thổ:

Xác định đường biên giới trên đất liền;

Phân định Vịnh Bắc Bộ;

Vấn đề trên biển Đông (thực nhất là vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa).
Trên đất liền, với đường biên giới dài khoảng 1.406 km (chiều dài chính xác sẽ được xác định rõ hơn khi đi phân giới trên thực địa), đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là đường biên giới đã được hoạch định từ cách đây hàng trăm năm, cụ thể là trong Công ước hoạch định biên giới ngày 26-6-1887 và Công ước hoạch định biên giới bổ sung ngày 20-6-1895 được ký kết giữa Pháp và nhà Thanh (Trung Quốc). Sau khi các Công ước này được ký kết, đường biên giới đó đã được phân giới, cắm mốc với 341 mốc được xác nhận trong các biên bản và bản đồ.


Tuy nhiên, đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc được hoạch định trên đây trong hoàn cảnh trình độ khoa học kỹ thuật hạn chế và điều kiện chính trị xã hội có nhiều khó khăn, phức tạp và trong hơn một trăm năm qua trên thực tế đã diễn ra nhiều sự biến đổi về địa lý tự nhiên cũng như chính trị - xã hội và quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, do đó đã nảy sinh nhận thức khác nhau đối với một số khu vực trên đường biên giới.


Qua nghiên cứu cho thấy, việc hoạch định biên giới giữa chính quyền Pháp và nhà Thanh được xúc tiến cách đây đã hơn một trăm năm với những điều kiện và phương tiện đương thời nên lời văn và bản đồ về nhiều đoạn biên giới không được đầy đủ, rõ ràng, chính xác. Các cột mốc biên giới được cắm ở cuối thế kỷ trước không được xác định bằng lưới toạ độ, cùng với thời gian nhiều mốc đã bị hư hỏng, bị mất, bị xê dịch hoặc không còn ở đúng vị trì. Nhiều mảnh bản đồ gốc có chữ ký và con dấu đã bị thất lạc, không tìm thấy. Ngoài ra, tại nhiều khu vực trên đường biên giới cũng xảy ra sự chuyển dịch của dân cư và quản lý không phù hợp với đường biên giới pháp lý. Hơn nữa, trong lịch sử quan hệ hai nước đã từng xảy ra xung đột vũ trang và tranh chấp phức tạp. Vì những lẽ đó, điều dễ hiểu là đã nảy sinh nhận thức khác nhau, thậm chí tranh chấp.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên và với mục tiêu xác định lại chính xác đường biên giới để quản lý được tốt hơn, tránh xảy ra các vụ tranh chấp ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc, việc đàm phán và ký Hiệp ước mới về biên giới đất liền Việt Nam Trung Quốc và sau đó phân giới, cắm mốc lại đường biên giới là công việc vô cùng cấp bách và cần thiết.


Sau một quá trình đàm phán thương lượng lâu dài, có nhiều gián đoạn (cả không chính thức và chính thức kể từ năm 1956), đến ngày 30-12-1999, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền đúng theo thoả thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Đây là một sự kiện rất quan trọng không những chỉ đối với Việt Nam trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, mà còn đối với cả khu vực.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Ba, 2012, 07:43:28 pm
2.1. Giai đoạn trước năm 1991

Từ khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập (năm 1949) và sau khi miền Bắc Việt Nam hoàn toàn giải phóng (năm 1954), hai nước đã có những cuộc trao đổi tiếp xúc về các vấn đề biên giới. Trên thực tế, hai bên vẫn thừa nhận và tôn trọng đường biên giới hiện tại. Ngày 02-11-1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã gửi thư cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trao đổi về quan hệ vùng biên giới, trong đó nhấn mạnh tôn trọng đường biên giới lịch sử và đề nghị cách thức giải quyết trên cơ sở sự thật lịch sử và pháp luật quốc tế. Tháng 4-1958, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã trả lời, đồng ý với những ý kiến đề nghị của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.


Chiến tranh chống Mỹ đã làm gián đoạn việc thực hiện ý tưởng tốt đẹp của Đảng và Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-01-1973 về chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà bắt đầu kế hoạch khôi phục lại đất nước, mà vấn đề đầu tiên là xác định lại đường biên giới(1) (Hoàng Linh, Long Việt, "Hiệp ước ngày 30/12/1999 về biên giới trên bộ Việt Nam - Trung Quốc", Tạp chí Thông tin Công tác tư tưởng (Số 1/2000), trang 37).


Trên tinh thần đó, từ năm 1973, Việt Nam đặt vấn đề với phía Trung Quốc nghiên cứu toàn diện cơ sở pháp lý của đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc và vấn đề quản lý đường biên giới. Các cuộc đàm phán giải quyết các công việc về biên giới lãnh thổ của hai nước cũng được tổ chức.


Hội đàm cấp địa phương:

1) Cuộc hội đàm giữa đại biểu các tỉnh Hải Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng (Việt Nam) và các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc họp tại Nam Ninh từ ngày 6 đến ngày 9-11-1956. Đã trao đổi mười vấn đề:
Vấn đề quốc giới;

Vấn đề ruộng đất hỗn canh;

Vấn đề rừng cỏ ở bên kia biên giới;

Vấn đề thuỷ lợi;

Vấn đề chăn trâu bò qua biên giới;

Vấn đề nợ;

Vấn đề quốc tịch và kiều dân;

Vấn đề thông hôn ở biên giới;

Vấn đề di cư ở biên giới;

Vấn đề trị an, quản lý biên giới, cư dân biên giới ra vào qua biên giới


2) Cuộc hội đàm giữa đại biểu Uỷ ban hành chính tỉnh Lạng Sơn - Cao Bằng với đại diện Khu Tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây), họp tại Nam Ninh ngày 23-5-1958. Hai bên tập trung trao đổi các vấn đề sau:
Phối hợp chống buôn lậu qua biên giới;

Mở đường phụ qua biên giới;

Vấn đề cư dân biên giới quá cảnh, tặng quà, quà biếu.


3) Cuộc hội đàm giữa đại biểu Uỷ ban hành chính tỉnh Lạng Sơn - Cao Bằng với đại biểu Khu Tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây), họp tại Lạng Sơn từ ngày 16 đến ngày 26-01-1959. Hai bên tập trung trao đổi các vấn đề sau:

Ruộng đất xâm canh;

Rừng cây ở bên kia biên giới;

Việc chăn nuôi qua biên giới;

Vấn đề thuỷ lợi, nguồn nước, đánh bắt cá trên sông, suối biên giới;

Vấn đề vay nợ;

Vấn đề quốc tịch, kiều dân;

Vấn đề thông hôn;

Vấn đề di cư;

Vấn đề trị an;

Vấn đề quốc giới.


4) Cuộc hội đàm giữa đại biểu các tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn và đại biểu tỉnh Quảng Tây. Họp tại Lạng Sơn từ ngày 5 đến ngày 15-3- 1977. Hai bên tập trung trao đổi các vấn đề sau:

Xác định mục đích đàm phán;

Đánh giá tình hình biên giới;

Xác định căn cứ pháp lý về đường biên giới;

Xác định cách thức giải quyết vấn đề biên giới.

Phía Trung Quốc nêu nguyên tắc duy trì hiện trạng biên giới với 5 ý kiến cụ thể về biện pháp thực hiện.

Phía Việt Nam tập trung làm sáng tỏ quan điểm cơ bản giữ nguyên trạng đường biên giới do lịch sử để lại, vạch rõ các nguyên nhân và trách nhiệm do phía Trung Quốc gây ra ảnh hưởng đến biên giới. Trên cơ sở đó, đưa ra 10 biện pháp cụ thể về lãnh thổ và dân sinh, không chấp nhận 5 biện pháp do phía Trung Quốc đề nghị.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Ba, 2012, 07:46:18 pm
Đàm phán cấp Chính phủ:

1) Bắt đầu từ ngày 15-8-1974, tại Bắc Kinh, diễn ra cuộc đàm phán chính thức đầu tiên cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong đợt đàm phán này hai bên chỉ trao đổi các vấn đề liên quan đến vịnh Bắc Bộ nhưng không thoả thuận được gì vì quan điểm hai bên cách xa nhau. Đến cuối tháng 11-1974, kết thúc đợt đàm phán.


2) Đợt đàm phán lần thứ hai về biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra ở Bắc Kinh từ tháng 10-1977 đến tháng 6-1978, gồm 4 vòng họp ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Trưởng đoàn phía Việt Nam là Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền. Trưởng đoàn phía Trung Quốc là Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Nghiệm Long. Cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước đang có nhiều bất đồng về chính trì và tình hình trên vùng biên giới đất liền và tình hình trong vịnh Bắc Bộ rất căng thẳng. Các tranh chấp xảy ra liên tục, tính chất ngày càng phức tạp với quy mô ngày càng mở rộng.


Trong cuộc đàm phán này, tuy hai bên đều đồng ý căn cứ vào Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và năm 1895, nhưng lập trường đàm phán có hai điểm khác biệt cơ bản: Đoàn Việt Nam kiên trì nguyên tắc "giữ nguyên trạng đường biên giới" theo đúng Công ước Pháp - Thanh đã hoạch định và phân giới, cắm mốc. Phía Trung Quốc cũng đồng ý căn cứ vào Công ước Pháp - Thanh để đàm phán, nhưng cho rằng “cần phải tính đến hiện trạng quản lý và cần có sự điều chỉnh" để đi đến một đường biên giới mới gần với hiện trạng quản lý thực tế. Về biên giới trên biển, Việt Nam cho rằng Công ước Pháp - Thanh đã "hoạch định rõ ràng đường biên giới cả trên đất liền và trong vịnh Bắc Bộ". Phía Trung Quốc cho rằng Công ước Pháp - Thanh "chỉ hoạch định đường biên giới đất liền giữa hai nước, trong vịnh Bắc Bộ chưa bao giờ có đường biên giới", hai bên cần bàn để phân chia vịnh Bắc Bộ. Diễn biến cụ thể:

* Trong các phiên họp của vòng I (từ ngày 15 đến ngày 21-10-1977, đoàn Việt Nam nêu quan điểm đường biên giới "đã được hai Công ước 1887 - 1895 hoạch định rõ ràng cả trên đất liền và trong vịnh Bắc Bộ" và đề nghị thảo luận giải quyết đồng thời cả biên giới trên đất liền và trong vịnh Bắc Bộ. Đoàn Trung Quốc bác bỏ quan điểm về vịnh Bắc Bộ đã được hoạch định theo Công ước Pháp - Thanh, yêu cầu trước tiên cần tập trung bàn vấn đề biên giới trên đất liền.

Theo hướng đó, ngày 11-10-1977, đoàn Trung Quốc đưa ra đề nghị 5 điểm giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền với nội dung:

- Đường biên giới lục địa giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được hoạch định bằng các điều ước biên giới do Chính phủ nhà Thanh, Trung Quốc và Chính phủ Pháp ký từ năm 1887 đến năm 1895;

- Bất cứ bên nào quản lý vượt quá đường biên giới được quy định của các điều ước nói trên đều phải trao trả vô điều kiện, trong đó đối với một ít vùng, nếu hai bên đồng ý, thì có thể điều chỉnh thích đáng trên cơ sở công bằng, hợp lý, có chiếu cố lợi ích dân cư nơi đó;

- Sau khi đối chiếu nhiều lần theo điều ước, nếu vẫn còn bất đồng về hướng đi cụ thể của đường biên giới ở một số khu vực đoạn biên giới thì hiệp thương hữu nghị giải quyết trên cơ sở nhân nhượng và thông cảm lẫn nhau, đảm bảo công bằng, hợp lý;

- Đối với đường biên giới trên sông, suối, phàm là sông, suối tàu bè đi lại được thì lấy trung tuyến đường đi chính làm biên giới, còn sông, suối thuyền bè không đi lại được thì lấy đường nước sâu làm biên giới;

- Sau khi giải quyết xong các vấn đề biên giới (trên bộ), thì ký chính thức điều ước biên giới giữa hai nước thay thế cho điều ước Pháp Thanh, ấn định lại mốc giới và cắm mốc giới mới.

Đoàn Việt Nam kiên quyết yêu cầu phía Trung Quốc thừa nhận đường biên giới giữa hai nước theo Công ước Pháp - Thanh đã được xác định cả trên đất liền và trong vịnh Bắc Bộ. Đàm phán do đó không tiến triển.


* Trong các phiên họp của vòng II (từ ngày 9-11 đến ngày 26-12- 1977). Phía Việt Nam khẳng định lại các nguyên tắc cơ bản và đưa ra đề nghị về trình tự bước đàm phán để hai bên thảo luận, cụ thể là:

- Bàn về nguyên tắc giải quyết các vấn đề về biên giới trên bộ; Thành lập Uỷ ban liên hợp, trong khi Uỷ ban liên hợp xuống thực địa, thực hiện các nguyên tắc được thoả thuận ở bước 1, hai đoàn tiếp tục bàn về nguyên tắc giải quyết biên giới trong vịnh Bắc Bộ và giao cho Uỷ ban liên hợp thực hiện nguyên tắc đã thoả thuận;

- Ký hiệp ước về biên giới sau khi đã thoả thuận thực hiện nguyên tắc giải quyết các vấn đề biên giới trên đất liền và vịnh Bắc Bộ.

Phía Trung Quốc khước từ bàn về vấn đề nguyên tắc cơ bản, khẳng định vịnh Bắc Bộ chưa có đường biên giới.

Để thúc đẩy đàm phán, ngày 14-11-1977, phía Việt Nam đưa ra đề nghị 6 điểm về giải quyết các vấn dề về biên giới trên đất liền. Nội dung cụ thể là:

- Hai bên giữ nguyên trạng đường biên giới đã được Công ước năm 1887 và năm 1895 xác định, không có sự điều chỉnh;

- Nếu vùng đất nào quản lý quá trì phải trao trả vô điều kiện, không có ngoại lệ;

- Trong thời hạn thoả thuận, dân cư ở vùng đất phải trao trả sẽ trở về sống ở nước mình mang quốc tịch, nếu ở lại phải được nước đó đồng ý, việc giải quyết tài sản sẽ do Uỷ ban liên hợp quy định ở điểm dưới đây bàn bạc;

- Nghiêm cấm việc dân cư nước này sang canh tác và làm ăn trái phép trên lãnh thổ bên kia dưới mọi hình thức;

- Thành lập Uỷ ban liên hợp với thành phần ngang nhau có nhiệm vụ đi thực địa thực hiện các thoả thuận nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới trên bộ và trong vịnh Bắc Bộ;

- Ký hiệp ước biên giới mới bao gồm cả biên giới trên bộ và trong vịnh Bắc Bộ. Phía Việt Nam sẵn sàng cùng phía Trung Quốc trao đổi trước vấn đề biên giới trên đất liền.

Đoàn Trung Quốc tiếp tục khước từ bàn về vấn đề nguyên tắc cơ bản, khẳng định vịnh Bắc Bộ chưa có đồng biên giới, đồng thời phê phán tính không thực tế trong đề nghị của phía Việt Nam và yêu cầu phía Việt Nam rút lại các điểm có liên quan tới vịnh Bắc Bộ. Đàm phán do đó không tiến triển được gì.


* Trong các phiên họp của vòng III (từ ngày 1.2-01 đến ngày 09-3- 1978). Phía Việt Nam đưa ra dự thảo hiệp định về đường biên giới trên đất liền ngày 12-01-1978) để hai bên thảo luận, có nội dung chủ yếu như sau:

- Hai bên chính thức xác nhận đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được hoạch định, cắm mốc theo Công ước Pháp - Thanh là đường biên giới quốc gia giữa hai nước;

- Hai bên cam kết tôn trọng đường biên giới quốc gia giữa hai nước được nêu ở trên, các vùng đất nào do phía bên này quản lý quá đường biên giới thì phải trả lại cho phía bên kia;

- Trường hợp có một số ít khu vực sau khi hai bên cùng nhau đối chiếu, nghiên cứu nhiều lần theo quy định của Công ước pháp - Thanh vẫn không xác định được thuộc bên nào, thì hai bên sẽ đi khảo sát thực địa, hiệp thương giải quyết theo nguyên tắc công bằng, hợp lý;

- Đối với sông, suối biên giới, các cồn bãi trên sông, suối, hai bên triệt để tuân thủ quy định của Công ước Pháp - Thanh. Đối với cầu, đập trên sông, suối biên giới, đường giữa cầu là đường biên giới;

- Trong thời hạn một năm, dân ở vùng đất bên này phải trao trả cho phía bên kia, sẽ phải trở về sinh sống ở nước mà mình mang quốc tịch, hoặc đặng ký với chính quyền địa phương để trở thành công dân của bên được trả đất;

- Mỗi bên không để dân bên mình quá canh và làm ăn trái phép tại vùng đất thuộc phía bên kia;

- Khi hiệp định này có hiệu lực, hai bên thành lập Uỷ ban liên hợp có thành phần ngang nhau để thực hiện nhiệm vụ: Xác định cụ thể trên thực địa toàn bộ đường biên giới được nêu ở mục 1; giải quyết các vấn đề về trao trả đất, khu vực không rõ ràng; kiểm tra xác định các mốc giới và đặt lại các mốc không đúng quy định của Công ước Pháp - Thanh; soạn thảo Nghị định thư phân giới cắm mốc;

- Nghị định thư phân giới cắm mốc và bản đồ kèm theo là bộ phận cấu thành của hiệp định.

Phía Trung Quốc không đồng ý với quan điểm của Việt Nam nêu ra và cho rằng nếu phía Việt Nam không thay đổi quan điểm, nhận thức thì hai bên khó có thể đi tới thống nhất và họ nêu ra đề nghị 9 điểm để hai bên trao đổi (ngày 24-01-1978), nội dung cụ thể là:

- Đường biên giới Trung Quốc - Việt Nam đã được hoạch định cắm mốc theo Công ước Pháp - Thanh, hai bên cùng nhau đối chiếu xác định lại toàn bộ đường biên giới và vị trí mốc giới theo quy định Công ước Pháp - Thanh. Để tiện đối chiếu, xác định vị trí đường biên, hai bên trao đổi cho nhau cùng một lúc bản đồ thể hiện đường biên giới giữa hai nước với tỷ lệ 1/100.000;

- Trong quá trình đối chiếu, nếu hai bên có sự nhìn nhận khác nhau về ví trí đường biên thì có thể giải quyết thông qua thương lượng với tinh thần thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau, công bằng, hợp lý;

- Sau khi đối chiếu, những khu vực nào quản lý quá đường biên thì phải trao trả không điều kiện, đối với một số ít khu vực nếu hai bên đồng ý có thể điều chinh thích đáng trên cơ sở công bằng, hợp lý, có tính đến lợi ích dân cư ở nơi đó;

- Đối với đoạn sông, suối biên giới tàu bè đi lại được thì lấy trung tuyến luồng chính làm đường biên giới, đoạn tàu bè không đi lại được lấy đường nước sâu làm biên giới. Đối với cầu bắc qua sông biên giới thì trên mặt cầu lấy đường giữa cầu làm biên giới, dưới cầu thì xác định theo nguyên tắc sông, suối;

- Sau khi đối chiếu và giải quyết xong các vấn đề biên giới trên bộ, hai bên sẽ cùng nhau soạn thảo hiệp ước biên giới mới;

- Sau khi hiệp ước biên giới giữa hai nước có hiệu lực, hai bên thành lập Uỷ ban liên hợp có thành phần bằng nhau, có nhiệm vụ phân giới cắm mốc giới mới, quy thuộc cồn bãi, giải quyết các vấn đề liên quan khác, soạn thảo nghị định thư phân giới cắm mốc;

- Sau khi hiệp ước có hiệu lực, những vùng đất nào phải trao trả, thì do Uỷ ban liên hợp bàn bạc quyết định thời gian, biện pháp và cách thức thực hiện;

- Sau khi hiệp ước có hiệu lực, hai bên nghiêm cấm dân bên mình sang canh tác và làm ăn trái phép trên vùng đất thuộc quản lý của bên kia;

- Để giữ gìn ổn định biên giới, hai bên cam kết giữ nguyên trạng đường biên giới, không được đơn phương thay đổi thực trạng quản lý dưới bất kỳ hình thức nào.

Phía Việt Nam không chấp nhận đề nghị trên là cơ sở để trao đổi và chỉ ra rằng, tuy phía Trung Quốc có nêu nội dung mới trong đề nghị này, nhưng lập trường quan điểm vẫn cơ bản giống đề nghị 5 điểm phía Trung Quốc đã nêu ra trước đó. Do vậy đàm phán không đạt kết quả.  


* Trong các phiên họp của vòng IV (từ ngày 14-4 đến ngày 9-6- 1978). Phía Việt Nam nêu đề nghị hai bên cùng nhau đối chiếu các điểm đề nghị của mình để thống nhất các vấn đề trao đổi trong đàm phán. Đồng ý bàn nguyên tắc, bước đi, cách thức giải quyết tranh chấp lãnh thổ trước khi ký hiệp định biên giới trên bộ. Phía Trung Quốc bác bỏ dự thảo hiệp định của phía Việt Nam, đồng thời khẳng định tính hợp lý, thực tế đề nghị 9 điểm về giải quyết tranh chấp lãnh thổ, nhấn mạnh khi giải quyết xong vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên đất liền thì sẽ ký hiệp ước về biên giới trên đất liền. Đàm phán do đó không đạt được kết quả.
Đợt đàm phán 1977 - 1978 không đạt được kết quả do tác động của các yếu tố sau:

- Trong thời gian này, quan hệ giữa Việt Nam và trung Quốc đã nảy sinh bất đồng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt tình hình tranh chấp ở khu vực biên giới giữa hai nước ngày càng được mở rộng về quy mô lẫn tính chất dẫn tới quan hệ hai nước trở nên căng thẳng. Để cải thiện tình hình quan hệ và giảm mức độ đối đầu trên khu vực biên giới, hai bên đồng ý tổ chức đàm phán, nhưng chưa sẵn sàng để đi vào đàm phán thực chất.

- Thực tế phía Việt Nam lúc đó chưa có sự chuẩn bị tốt về nhiều vấn đề (tài liệu thiếu, chưa nắm được tình hình thực tế khu vực biên giới, lực lượng cán bộ làm công tác biên giới còn ít, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, cơ sở khoa học pháp lý), do đó vẫn còn cứng nhắc trong việc đề xuất các chủ trương, biện pháp thúc đẩy đàm phán với phía Trung Quốc giải quyết các vấn đề liên quan tới biên giới lãnh thổ.

- Trong đàm phán, phía Trung Quốc đã nắm rõ cơ sở thực tế và đặc điểm của khu vực biên giới hai nước cũng như thực tiễn quốc tế nên đã đề ra các bước đi, biện pháp giải quyết cụ thể từng vấn đề tương đối hợp lý. Tuy nhiên, do kinh nghiệm hạn chế của phía Việt Nam lúc đó nên đã không chấp nhận đề xuất của phía Trung Quốc.

Từ sau khi cuộc đàm phán của hai bên tạm dừng, các vụ việc tranh chấp ở biên giới ngày càng gia tăng, tình hình rất căng thẳng, đến đầu năm 1979 Trung Quốc cho quân xâm lược Việt Nam, những tranh chấp ở vùng biên đã lên tới đỉnh điểm - xung đột biên giới.

3) Kết thúc xung đột biên giới, việc đàm phán được nối lại. Đợt đàm phán thứ ba diễn ra qua hai vòng họp cấp Thứ trưởng Ngoại giao. Vòng I họp tại Hà Nội từ ngày 18-4-1979 đến ngày 18-5-1979 với 5 phiên họp toàn thể. Tại vòng họp này, phía Việt Nam đưa ra đề nghị "ba điểm" trong điểm 3 nêu rõ việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ lửa hai nước tuân theo nguyên tắc tôn trọng nguyên trạng đường biên giới do lịch sử để lại và đã được hoạnh định bởi các Công ước 1887 và 1895 do Chính phủ Pháp và nhà Thanh ký kết và đã được phía Việt Nam và phía Trung Quốc đồng ý chấp nhận". Vòng II họp tại Bắc Kinh từ ngày 25-6-1979 đến ngày 6-3-1980 với 10 phiên họp toàn thể. Cuộc họp này chủ yếu hai bên chỉ trích lẫn nhau về việc để xảy ra chiến tranh biên giới tháng 2-1979, không đề cập gì đến giải quyết thực chất vấn đề biên giới. Tuy nhiên, hai bên cũng đã bàn bạc về những biện pháp đảm bảo hoà bình, ổn định trên vùng biên giới, thoả thuận không bên nào đóng quân trên các điểm cao biên giới và dàn quân đội về phía sau.

Trong những năm 80, hai bên cũng có những cuộc thương lượng về vấn đề biên giới lãnh thổ, nhưng vì tình hình quan hệ hai nước chưa thuận lợi nên vấn đề vẫn chưa được giải quyết.

Tóm lại, cho đến trước khi Việt Nam và Trung Quốc ký kết Hiệp định tạm thời năm 1991, do quan hệ hai nước có nhiều trở ngại cùng với những tác động của nhiều nhân tố tiêu cực khác, nên nặc dù đã có những sự nỗ lực chung trong đàm phán giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước, song kết quả là đã không đạt được thoả thuận nào.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Ba, 2012, 07:48:02 pm
2.2. Đàm phán ký kết Hiệp định tạm thời năm 1991 và Thoả thuận nguyên tắc năm 1993

1) Từ sau năm 1980, tình hình quan hệ Việt Nam - Trung Quốc lắng dịu dần. Đến cuối năm 1990, hai nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao. Hai bên nối lại đàm phán nhằm đi đến một giải pháp lâu dài cho vấn đề biên giới lãnh thổ Việt - Trung và tập trung trước tiên vào vấn đề biên giới trên đất liền. Việc bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã đáp ứng mong mỏi của nhân dân hai nước, phù hợp với xu thế mở rộng hợp tác đối thoại trong khu vực và trên toàn thế giới, đồng thời là cơ sở để hai nước cùng nhau giải quyết những vấn đề còn tồn đọng, trong đó có vấn đề biên giới lãnh thổ.


Từ ngày 7 đến ngày 10-11-1991, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Kiệt thăm chính thức nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, đã mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Tổng Bí thư Đỗ Mười và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã thoả thuận: "Hai bên đồng ý thông qua thương lượng giải quyết hoà bình vấn đề biên giới lãnh thổ... tồn tại giữa hai nước" và đồng ý tiếp tục có những biện pháp cần thiết nhằm giữ gìn hoà bình và an ninh ở vùng biên giới, xây dựng đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị.


Nhân dịp này, ngày 7-11-1991 tại Bắc Kinh, đại diện Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã ký kết "Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa", tạo ra bước ngoặt mới cho việc giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc.


Hiệp định gồm 7 chương, với 14 điều khoản chủ yếu sau:

Chương I có một điều quy định về giữ gìn biên giới, với nội dung chính là quy định về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong việc quản lý, giữ gìn đường biên giới và mốc giới giữa hai nước. Xác định việc giải quyết mọi vấn đề về biên giới thuộc thẩm quyền của Chính phủ Trung ương hai nước.

Chương II gồm 4 điều từ điều 2 đến điều 5, quy định về sản xuất và các hoạt động khác ở vùng biên giới.
Các hoạt động liên quan đến dòng chảy ở biên giới phải tiến hành theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lợi ích của nhau, tránh làm thay đổi dòng chảy biên giới.

Các hoạt động ở vùng gần biên giới phải bảo đảm an toàn cho mốc giới, người và gia súc. Cấm dân vượt biên thực hiện các hoạt động phi pháp. Bảo đảm an mình trên không vùng biên giới.

Chương III gồm điều 6 và điều 5, quy định việc qua lại của nhân dân vùng biên giới.

Quy định cụ thể về việc xuất nhập cảnh và quản lý việc xuất nhập cảnh của nhân dân vùng biên giới hai nước.

Quyết định mở 21 cặp cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, trong đó có 4 cặp cửa khẩu quốc tế (Đồng Đăng - Bằng Tường, Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, Móng Cái - Đông Hưng, Lào Cai - Hà Khẩu); 03 cặp cửa khẩu quốc gia (Tà Lùng - Thuỷ Khẩu, Ma Lu Thàng - Kim Thuỷ Hà, Thanh Thuỷ - Thiền Bảo) và 14 cặp cửa khẩu địa phương. Ngoài 21 cặp của khẩu nói trên, chính quyền các tỉnh biên giới Trung Quốc và Việt Nam còn thoả thuận mở các đường qua lại tạm thời trong các trường hợp đặc biệt.

Chương IV có một điều 8, quy định về quản lý trị an biên giới.

Quy định về sự hợp tác giữ gìn trật tự trị an xã hội vùng biên giới hai nước.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc phòng chống tội phạm, xử lý những vi phạm về quy định quản lý biên giới.

Chương V gồm điều 9 và điều 10, quy định về mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương.

Quy định việc mở các điểm chợ và chợ biên giới, biện pháp thực hiện cụ thể về mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương cấp tỉnh biên giới hai bên.

Quyền thu thuế, trách nhiệm ngăn cấm hàng cấm và hàng buôn lậu.

Chương VI gồm điều 11 và điều 12, quy định về chế độ liên hệ giữa chính quyền địa phương hai bên vùng biên giới.

Xây dựng chế độ liên hệ tương ứng giữa chính quyền địa phương hai nước ở các tỉnh có chung đường biên giới theo phương thức hội đàm.

Chính quyền địa phương hai bên giải quyết và thực hiện những việc được Chính phủ trung ương uỷ quyền.

Quản lý, kiểm tra, giừ gìn đoạn biên giới và các mốc giới trong địa phận mình quản lý.

Vấn đề dân sự, trị an ở vùng biên giới. Những việc khác được Chính phủ hai nước đồng ý để chính quyền địa phương hai bên giải quyết.

Chính quyền địa phương cấp huyện hai bên vùng biên giới có thể liên hệ nghiệp vụ với nhau nếu được chính quyền cấp tỉnh phê duyệt.

Các ngành liên quan quản lý đường biên giới, vùng biên giới của hai bên có thể liên hệ nghiệp vụ với nhau.

Chương VII gồm điều 13 và điều 14, quy định điều khoản cuối cùng.

Giải thích các cụm từ "dòng chảy biên giới", “dân biên giới", "vùng biên giới" được gọi trong Hiệp định và quy định thời gian bắt đầu có hiệu lực của Hiệp định là kể từ ngày ký.

Như vậy trong khi chờ đợi một văn bản chính thức về quản lý hành chính biên giới quốc gia giữa hai nước (thường gọi là Hiệp định về quy chế biên giới), hai bên đã thoả thuận tạm thời giải quyết các công việc trên vùng biên giới hai nước theo quy định của hiệp đính tạm thời trên đây. Vì vậy, Hiệp định tạm thời năm 1991 có ý nghĩa rất to lớn, góp phần giữ gìn ổn định, an ninh, trật tự ở vùng biên giới, xây dựng đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Ba, 2012, 07:51:42 pm
2) Tháng 12-1992, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Bằng cùng tuyên bố. "Hai bên khẳng định lại những thoả thuận đạt được trong cuộn gặp cấp cao hai nước năm 1991 là thông qua đàm phán hoà bình giải quyết các vấn đề tranh chấp về biên giới lãnh thổ giữa hai nước". Lãnh đạo hai nước quyết định: "đồng thời với việc tiếp tục đàm phán cấp chuyên viên sẽ sớm bắt đầu đàm phán cấp Chính phu”.

Thực hiện thoả thuận trên, đợt đàm phán lần thứ tư bắt đầu diễn ra qua hai vòng họp cấp Vụ trưởng, vòng I họp tại Bắc Kinh từ ngày 12 đến ngày 17-10-1992, vòng II họp tại Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 18-2- 1993. Trong đợt đàm phán này, hai bên chuẩn bị xong dự thảo Thoả thuận, được lãnh đạo hai nước phê duyệt. Đến ngày 19-10-1993, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao hai nước đã ký "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa". Trong Thoả thuận này, hai bên đề ra mục tiêu đàm phán để giải quyết ba vấn đề là xác định đường biên giới trên đất liền, phân định vịnh Bắc Bộ và tìm ra một giải pháp lâu dài cho vấn đề trên biển. Thoả thuận này gồm ba phần, với những nội dung chủ yếu sau:

Phần I quy định những nguyên tắc cơ bản mà hai bên sẽ tuân thủ khi giải quyết các vấn đề về biên giới lãnh thổ:

Thông qua thương lượng giải quyết hoà bình các vấn đề biên giới lãnh thổ.

Trong khi đàm phán giải quyết vấn đề, hai bên sẽ không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tranh chấp, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.

Hai bên căn cứ vào tiêu chuẩn và nguyên tắc pháp luật quốc tế được công nhận và tham khảo thực tiễn quốc tế để giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ.

Phần II nêu ra một loạt các nguyên tắc quan trọng liên quan đến cách thức giải quyết vấn đề biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Một là, Việt Nam và Trung Quốc đồng ý căn cứ vào Công ước ngày 26-6-1887 và Công ước ngày 20-6-1895, các biên bản và bản đồ hoạch đỉnh, phân giới kèm theo cũng như các mốc giới cắm đúng quy định để xác định lại đường biên giới.

Hai là, hai bên trao trả cho nhau vô điều kiện các khu vực do hai bên quản lý quá đường biên giới được hoạch định. Đối với một số vùng cá biệt hai bên có thể xem xét điều chỉnh nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý biên giới trên tinh thần thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau, công bằng, hợp lý.

Ba là, đường biên giới trên sông, suối sẽ được giải quyết theo pháp luật và thực tiễn quốc tế.

Bốn là, hai bên sẽ lập nhóm công tác liên hợp (cấp chuyên viên) để đàm phán giải quyết. Sau khi giải quyết xong các khu vực có nhận thức khác nhau thì sẽ soạn thảo để trình ký hiệp ước về biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Phần III nêu ra các nguyên tắc liên quan đến phân định vịnh Bắc Bộ.

Hai bên đồng ý áp dụng luật biển quốc tế và tập quán quốc tế để đàm phán phân định vịnh Bắc Bộ. Tuân theo nguyên tắc công bằng và hoàn cảnh hữu quan trong vịnh Bắc Bộ để đi đến một giải pháp công bằng.
Hai bên sẽ lập nhóm công tác hên hợp phân định để xác định đường biên giới trong vịnh Bắc Bộ, dự thảo và trình đại diện toàn quyền hai nước ký hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ.


Tóm lại, bản Thoả thuận đã đề ra các nguyên tắc, cách thức để giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền và trên biển giữa hai nước. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo ra một nền tảng căn bản để sau này các bên trong quá trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ phải tuân theo những tiêu chí đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thoả thuận, góp phần phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện giữa hai nước trên cơ sở năm nguyên tắc đã nêu trong khoản 1 phần I: Thoả thuận này là: "Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình".


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Ba, 2012, 07:54:54 pm
2.3. Đàm phán ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền năm 1999

Thực hiện Thoả thuận về nguyên tắc năm 1993, từ năm 1994 đến cuối năm 1999, hai bên tiến hành 6 vòng đàm phán cấp Chính phủ và 16 vòng đàm phán ở cấp Nhóm công tác liền hợp, 3 vòng họp Nhóm soạn thảo Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Hai bên thành lập Nhóm công tác liên hợp (Nhóm chuyên viên) để đàm phán. Từ năm 1994, Nhóm công tác liên hợp đã xúc tiến các cuộc đàm phán giải quyết các vấn đề cụ thể về biên giới.

Vấn đề đầu tiên cần phải giải quyết là xây dựng hoặc lựa chọn bộ bản đồ địa hình làm cơ sở thể hiện đường biên giới theo Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và 1895. Hai bên thống nhất tiến hành việc thể hiện biên giới theo Công ước Pháp - Thanh lên bản đồ theo quan điểm và nhận thức của mỗi bên về vị trí đường biên giới. Thực tế là hai bên tự xác định "đường biên giới chủ trương" của mình rồi cùng nhau trao đổi. Phía Việt Nam đã đề nghị hai bên cùng đo vẽ lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 ở khu vực biên giới, trên cơ sở đó sẽ thể hiện đường biên giới chủ trương để làm cơ sở đàm phán.


Thực tế tại thời điểm này phía Việt Nam chưa có một bộ bản đồ địa hình hoàn chỉnh nào bao trùm toàn bộ chiều dài biên giới hai nước (mọi tỷ lệ). Các loại bản đồ khu vực biên giới hiện có thì có độ chính xác không cao. Phía Trung Quốc đồng ý tỷ lệ bản đồ địa hình để thể hiện đường biên giới là tỷ lệ 1/50.000 và để tiết kiệm thời gian, Trung Quốc sẽ trao cho phía Việt Nam bộ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 hiện có, nếu phía Việt Nam chấp nhận thì sẽ lấy bộ bản đồ đó để thể hiện đường biên giới chủ trương của mỗi bên và coi bộ bản đồ này là bộ bản đồ công tác của hai bên.


Sau khi nhận bộ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 của Trung Quốc, các cơ quan kỹ thuật của Việt Nam đã kiểm tra và đối chiếu địa hình thực tế và kiến nghị có thể sử dụng bộ bản đồ này làm bộ bản đồ công tác giữa hai bên.


Về phần địa danh trên bản đồ, phía Việt Nam đề nghị sẽ tiến hành hiệu chỉnh phần địa danh phía Việt Nam bằng tiếng Việt và kết quả giải quyết biên giới lãnh thổ giữa hai nước sẽ thể hiện trên bản đồ đã được phía Việt Nam hiệu chỉnh địa danh.


Ngày 30-6-1994, hai bên đã trao cho nhau bộ bản đồ thể hiện đường biên giới chủ trương do mỗi bên tự xác định trên cơ sở căn cứ vào việc giải thích các Công ước Pháp - Thanh. Qua đối chiếu, phần lớn đường biên giới chủ trương của hai bên trùng khớp với nhau. Các khu vực khác biệt không nhiều, gồm ba loại: Loại A là các khu vực khác nhau do lỗi kỹ thuật; loại B là các khu vực cả hai bên cùng chưa vẽ tới; loại C là các khu vực khác nhau do hai bên có quan điểm khác biệt. Cụ thể:

Trong tổng chiều dài 1.406 km đường biên giới thì đường chủ trương của hai bên trùng khớp nhau gần 900 km, tức là không có tranh chấp (chiếm khoảng 67% tổng chiều dài đường biên giới bộ giữa hai nước). Còn lại khoảng 506 km (33%) đường biên giới còn có sự khác biệt giữa hai bên, gồm 289 khu vực, cụ thể:

+ Loại A có 74 khu vực do hai bên vẽ chồng lấn lên nhau (gọi là các khu vực do lỗi kỹ thuật, tổng diện tích khoảng 1,87 km2).

+ Loại B có 51 khu vực do cả hai bên đều chưa vẽ tới (tạo thành vùng bỏ trắng, với tổng diện tích khoảng 3,062 km2).

+ Loại C có 164 khu vực do hai bên có nhận thức khác nhau, có tranh chấp, tổng diện tích khoảng 227 km2.

Tổng diện tích các khu vực loại A và loại B không lớn (chỉ khoảng 5 km2). Hai bên chủ yếu tập trung vào bàn giải quyết các khu vực C (tổng diện tích rộng khoảng 227 km2).

Trong đàm phán, đối với các khu vực loại A và các khu vực loại B, hai bên thống nhất giải quyết khá nhanh. Riêng các khu vực loại C, do quan điểm của hai bên khác nhau và còn có một số khu vực đang có tranh chấp ở trên thực địa nên giải quyết khó khăn.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Ba, 2012, 07:58:20 pm
Đến vòng họp 12 của Nhóm công tác liên hợp (từ ngày 26-5-1998 đến ngày 5-6-1998), hai bên đã hoàn thành việc đối chiếu sơ bộ hướng đi của đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc đối với 164 khu vực C nói trên. Qua đối chiếu sơ bộ thì thấy việc giải quyết các khu vực này không thể giải quyết được theo thẩm quyền của Nhóm. Vì vậy hai bên nhất trí báo cáo lên cấp trên giải quyết. Theo đó, trong cuộc họp vòng VI cấp Chính phủ, hai bên đã thoả thuận phân loại 164 khu vực C thành ba loại và thống nhất nguyên tắc giải quyết đối với từng loại cụ thể như sau:

Lấy các Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và năm 1895 cùng các văn kiện, bản đồ hoạch định và cắm mốc biên giới kèm theo cũng như các mốc giới cắm theo quy định làm căn cứ để đối chiếu và phân các khu vực hai bên có nhận thức khác nhau thành loại "rõ ràng" và loại “không rõ ràng" để giải quyết theo hướng:

+ Loại rõ ràng thì căn cứ vào các quy định của hai Công ước Pháp - Thanh để giải quyết, nếu bên nào giải quyết quá thì trao lại cho bên kia.

+ Loại không rõ ràng thì sử dụng tổng hợp các yếu tố khác nhau (lịch sử, quản lý, địa hình, bản đồ lịch sử, mốc giới, tiện lợi cho quản lý) để giải quyết theo tinh thần thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau, công bằng, hợp lý.

Các khu vực dân cư hai bên đã sinh sống lâu đời thì duy trì cuộc sống ổn định của dân cư.

Đối với những đoạn biên giới theo sông, suối, những đoạn đã được hai công ước Pháp - Thanh quy định rõ ràng thì theo hai Công ước, còn những đoạn chưa được hai Công ước quy định rõ ràng thì giải quyết theo những nguyên tắc của pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế, cụ thể là:

+ Đường biên giới trên các đoạn sông, suối, tàu, thuyền đi lại được thì theo trung tâm luồng chính tàu thuyền qua lại.

+ Đường biên giới trên các đoạn sông, suối tàu thuyền không đi lại được thì đi theo trung tâm của dòng chảy hoặc dòng chính.

Đối với các khu vực có pháo đài lịch sử của các bên thì giải quyết trên cơ sở tôn trọng quyền của bên hữu quan đối với các pháo đài đó.

Cũng trong cuộc họp vòng VI cấp Chính phủ, hai bên thoả thuận thúc đẩy nhanh cường độ đàm phán, số lần đàm phán để hoàn thành việc đối chiếu xử lý 164 khu vực C tuần tự từ Tây sang Đông để có báo cáo kết luận cuối cùng lên cuộc họp vòng VII cấp Chính phủ vào năm 1999 để thực hiện quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước là sẽ ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc trước năm 2000.


Thực hiện quyết tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước, Nhóm công tác liên hợp về biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã tập trung lực lượng, thời gian cùng nhau nghiên cứu đề xuất các giải pháp trình lãnh đạo các cấp giải quyết dứt điểm các vấn đề.


Theo các nguyên tắc đã đạt được trên đây, các vấn đề lần lượt được hai bên tháo gỡ, giải quyết. Hai bên đã cơ bản giải quyết xong toàn bộ các khu vực có nhận thức khác nhau và thống nhất được một đường biên giới duy nhất được thể hiện trên bản đồ, trong đó có bốn khu vực đường biên giới còn vẽ nét đứt (186, 188, 189, 289) sẽ giải quyết sự quy thuộc cồn bãi theo nguyên tắc sông, suối khi hai bên tiến hành phân giới, cắm mốc.


Đối với các khu vực loại C, là những khu vực phức tạp, nhạy cảm, hai bên đã tập trung nhiều thời gian đàm phán giải quyết, kết quả cụ thể như sau: Trong 164 khu vực (với tổng diện tích thực tế là 225,4 km2), quy thuộc cho Việt Nam khoảng 110,6 km2, quy thuộc cho Trung Quốc khoảng 114,8 km2. Về số lượng khu vực đã giải quyết có 46 khu vực theo đường biên giới chủ trương của Việt Nam, 44 khu vực theo đường chủ trương của Trung Quốc và 70 khu vực theo địa hình và thực tế quản lý. Trong đó có 18 khu vực gắn với đường chủ trương của Việt Nam, 21 khu vực gắn với đường chủ trương của Trung Quốc, 31 khu vực theo đường "đại để chia đôi" trên cơ sở đường chủ trương của cả hai bên.


Đối với một số ít khu vực dân cư hai bên đã sinh sống lâu đời thì duy trì ổn định cuộc sống của dân cư, kể cả ở khu vực dân cư Việt Nam ở giữa đường biên giới pháp lý.

Các khu vực sông, suối được giải quyết theo các nguyên tắc đã nêu ở trên và trong Hiệp ước sau này cũng chỉ ghi nguyên văn các nguyên tắc đó.

Đối với các pháo đài của chính quyền Pháp và nhà Thanh thì của bên nào, thuộc bên đó. Đối với các điểm cao có chốt quân sự Trung Quốc đóng sau năm 1979, giải pháp đạt được là: Phù hợp với quy định của Công ước Pháp - Thanh, các điểm cao nằm trong lãnh thổ Việt Nam được trả lại cho Việt Nam, còn đối với các điểm cao nằm trên đường biên giới thì đường biên giới đi qua chúng, theo luật pháp quốc tế không bên nào được phép đóng quân trên đường biên giới. Riêng ở khu vực 74C thuộc xã Thanh Thuỷ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (có bốn chốt quân sự của Trung Quốc) thì đường biên giới đi theo đường chủ trương của Việt Nam, chỉ tránh một phần nhỏ (khoảng 0,77 ha) đối với một đỉnh cao.


Khu vực cửa khẩu Hữu Nghị (khu vực 249 C) bao gồm cột km số 0 điểm nối ray đường sắt được giải quyết như sau: ở khu vực cửa khẩu biên giới đi qua cột km số 0; ở khu vực đường sắt biên giới đi qua phía Bắc điểm nối ray và "nhà mái bằng" mà phía Trung Quốc xây tháng 5 năm 1992 khoảng 148 m (tức là điểm nối ray, "nhà mái bằng" đề nằm ở phía Việt Nam).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Ba, 2012, 08:00:37 pm
Từ năm 1998, đồng thời với việc đàm phán giải quyết các khu vực có nhận thức khác nhau, hai bên xúc tiến ba vòng đàm phán tập trung soạn thảo Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Tại các cuộc họp vòng I và vòng II của Nhóm soạn thảo Hiệp ước, hai bên đã cơ bản thống nhất được khung pháp lý của Hiệp ước gồm 8 điều, trong đó riêng điều II được quy định để mô tả hướng đi của đường biên giới và phân chia biên giới thành 61 đoạn, thống nhất được 62 giới điểm.


Tại cuộc họp vòng III, trên cơ sở kết quả đạt được của Nhóm công tác liên hợp và đường biên giới được hai bên thống nhất trên bộ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000. Nhóm soạn thảo Hiệp ước đã hoàn thành toàn bộ việc soạn thảo văn bản Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.


Ngày 30-12-1999, Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đại diện Chính phủ Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đường Gia Triền, đại diện Chính phủ Trung Quốc cùng nhau ký kết tại Hà Nội.


Nội dung của Hiệp ước gồm Phần mở đầu và 8 điều khoản, trong đó có 7 điều mang tính nguyên tắc chung và một điều mô tả chi tiết hướng đi của đường biên giới (Điều II). Những nội dung chủ yếu của Hiệp ước là:

Phần mở đầu của Hiệp ước đã khẳng định mục đích của việc ký kết hiệp ước này là nhằm giữ gìn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước, xây dựng đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thành biên giới hoà bình, ổn định và bền vững mãi mãi trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình.

Điều I xác định cơ sở để hai bên giải quyết vấn đề biên giới và xác định lại đường biên giới đất liền giữa hai nước là dựa vào các Công ước lịch sù về biên giới hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc (Công ước Pháp - Thanh năm 1887 và năm 1895), các nguyên tắc pháp luật quốc tế được công nhận và các thoả thuận đạt được trong quá trình đàm phán về vấn đề biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Việc hai bên lấy các Công ước lịch sử về biên giới hiện nay giữa Việt nam và Trung Quốc làm cơ sở để giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước đã thể hiện sự thừa nhận của hai nước đối với tính pháp lý của đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã được hoạch định trong hai Công ước trên.

Điều II là điều khoản quan trọng nhất và cũng là điều khoản dài nhất của Hiệp ước. Điều này mô tả chi tiết, cụ thể hướng đi của đường biên giới.

Đường biên giới được mô tả trong Điều II cơ bản như đường biên giới đã được chính quyền Pháp và nhà Thanh hoạch định trước đây, tức là đi theo đường phân thuỷ, theo sống núi, theo sông, suối hoặc theo các dạng địa hình đặc trưng khác.

Phân chia toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc thành 61 đoạn có chung tính chất về địa hình, được xác định bằng 62 giới điểm, đánh số từ giới điểm số 1 đến số 62 theo hướng từ Tây sang Đông, trong đó:

Có 21 giới điểm có độ cao xác định.
 
Có 19 giới điểm ở giữa sông, suối biên giới.

Có 9 giới điểm ở hợp lưu sông, suối.

Có 5 giới điểm ở khe núi, đỉnh núi.

Còn lại là các giới điểm ở các địa điểm khác (như giữa đường giao thông, bằng khoảng cách bởi điểm cao xác định).


Trừ giới điểm số 62 là điểm cắt của trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại được của sông Ka Long với đường đóng cửa sông cũng là điểm tiếp nối đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Còn lại từ giới điểm số 1 đến giới điểm số 61 đều được mô tả xác định vị trí trên cơ sở các điểm chuẩn ở gần đường biên giới, mỗi giới điểm được xác định bằng ba điểm chuẩn nằm trong lãnh thổ hai nước (thông thường là ở giới điểm này có một điểm chuẩn nằm trên lãnh thổ Việt Nam và hai điểm chuẩn nằm trên lãnh thổ Trung Quốc thì ở giới điểm khác sẽ có một điểm chuẩn nằm trên lãnh thổ T rung Quốc và hai điểm chuẩn nằm trên lãnh thổ Việt Nam). Theo đó, các điểm chuẩn có độ cao xác định với tổng số 183 điểm trong đó có 96 điểm trong lãnh thổ Việt Nam và 87 điểm trong lãnh thổ Trung Quốc.


Ngoài ra, Hiệp ước còn mô tả đường biên giới đi qua 496 điểm có độ cao xác định. Tổng số các điểm chưa có độ cao xác định nêu trong Hiệp ước là 679 với độ cao thấp nhất là 100 m, cao nhất là trên 2.000 m.

Điểm cực Đông của đường biên giới đất hến giữa hai nước là điểm gặp nhau giữa đường trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại được của sông Bắc Luân với điểm tiếp nối của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam và Trung Quốc. Điểm cực Tây là vị trí ngã ba biên giới ba nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào.


Những cồn bãi trên sông, suối đã được xác định thuộc bên này hoặc bên kia thì được thể hiện trên bản đồ kèm theo Hiệp ước, đồng thời lời văn hiệp ước cũng khẳng định rõ là những cồn bãi nằm hai bên đường đỏ trên bản đồ làm theo hiệp ước đã được quy thuộc.


Toàn bộ đường biên giới được thể hiện trên bộ bản đồ tỷ lệ 1/50.000 gồm 34 mảnh có chữ ký của đại diện toàn quyền hai nước, là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hiệp ước.

Việc thống nhất mô tả đường biên giới giữa hai nước theo Điều II của Hiệp ước này cho thấy hai bên đã có nhận thức giống nhau về đường biên giới khi hoạch định giữa hai nước. Điều này có nghĩa là trong khoảng 1.350 km đường biên giới đã được hoạch định trong hai Công ước Pháp - Thanh, ngoài hai phần ba đường biên giới (khoảng 900 km) hai bên đã thống nhất thì còn khoảng một phần ba đường biên giới hai bên có nhận thức khác nhau nhưng đã được giải quyết xong. Việc giải quyết này dựa vào thoả thuận mà hai bên đạt được trong quá trình đàm phán từ năm 1993 đến năm 1999.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 24 Tháng Ba, 2012, 08:01:34 pm
Điều III quy định rằng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa sẽ cùng với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào xác định chính xác điểm gặp nhau của đường biên giới giữa ba nước.

Điều IV quy định vùng trời (biên giới trên không và vùng lòng đất (biên giới lòng đất) giữa Việt Nam và Trung Quốc được xác định dựa trên mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới trên đất hến giữa hai nước nói tại điều II của Hiệp ước này.

Điều V quy định nguyên tắc xác định đường biên giới theo sông, suối: Đối với những đoạn lấy sông, suối làm biên giới thì ở những đoạn sông, suối tàu thuyền không đi lại được, đường biên giới đi theo trung tuyến của dòng chảy hoặc của dòng chảy chính; ở những đoạn sông, suối tàu thuyền đi lại được, đường biên giới đi theo luồng chính tàu thuyền đi lại được. Việc xác định chính xác vị trí của đường biên giới theo sông, suối cũng như tiêu chẩn để xác định sẽ được hai bên tiến hành khi phân giới cắm mốc.

Trong phần cuối của Điều V khẳng đinh mọi sự thay đổi xảy ra đối với sông, suối biên giới đều không làm thay đổi hướng đi của đường biên giới, không ảnh hưởng đến vị trí của đường biên giới giữa hai nước trừ khi hai bên có thoả thuận khác.

Điều VI của Hiệp ước quy định việc hai bên thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc, với nhiệm vụ:
Tiến hành phân giới và cắm mốc, cụ thể là xác định vị trí chính xác của đường sống núi, đường phân thuỷ, trung tuyến dòng chảy, dòng chảy chính, luồng chính tàu, thuyền đi lại và các đoạn đường biên giới khác.
Xác định rõ sự quy thuộc của các cồn bãi trên sông, suối.

Cùng nhau cắm mốc giới trên thực địa.

Soạn thảo Nghị định thư về biên giới đất liền giữa hai nước.

Vẽ bộ bản đồ chi tiết đính kèm Nghị định thư thể hiện hướng đi của đường biên giới và vị trí các mốc giới trên toàn tuyến biên giới để hai Chính phủ ký kết.

Sau khi có hiệu lực, Nghị định thư sẽ trở thành một bộ phận không tách rời của Hiệp ước và bộ bản đồ chi tiết đính kèm Nghị định thư sẽ thay thế bộ bản đồ đính kèm Hiệp ước.

Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc bắt đầu công việc ngay sau khi Hiệp ước có hiệu lực và chấm dứt hoạt động sau khi Nghị định thư và bản đồ chi tiết đính kèm về đường biên giới trên đất liền giữa hai nước được ký kết và có hiệu lực.

Điều VII của Hiệp ước quy định về việc ký kết một hiệp định về quy chế quản lý biên giới giữa hai nước thay thế cho Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ký ngày 07 tháng 11 năm 1991.
Điều VIII là điều khoản cuối cùng của Hiệp ước quy định về thời gian bắt đầu có hiệu lực của Hiệp ước là kể từ ngày hai bên trao đổi các văn kiện phê chuẩn.


Tóm lại, Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là sự tuân thủ và áp dụng một cách sáng tạo các nguyên tắc pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế của Việt Nam và Trung Quốc trong việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa hai nước. Hiệp ước đã giải quyết toàn bộ, không để lại khu vực tranh chấp nào, những khu vực mà trước đây hai nước có nhận thức khác nhau cũng được giải quyết một cách thoả đáng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với nguyên tắc pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế.


Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc ký năm 1999 tại Hà Nội là một sự kiện có ý nghĩa trọng đại đối với Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc. Với Hiệp ước này, lần đầu tiên trong quan hệ hai nước, Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết dứt điểm được một trong những vấn đề khó khăn, phức tạp nhất do lịch sử để lại và cũng là một trong ba vấn đề biên giới lãnh thổ tồn tại lâu nay với Trung Quốc (vấn đề biên giới trên đất liền, vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ, vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Việc xác định rõ ràng hơn đường biên giới trên đất liền tạo điều kiện quản lý và duy trì ổn định vùng biên giới, biến biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, góp phần tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và thúc đẩy quan hệ hợp tác mọi mặt giữa hai nước. Hiệp ước biên giới Việt - Trung năm 1999 còn là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết và tiến tới loại trừ những mầm mống nảy sinh tranh chấp trong tương lai, đảm bảo sự ổn định bền vững lâu dài của đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc.


Việc ký kết Hiệp ước biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là một bước tiến rất quan trọng của cả hai nước. Cái được lớn nhất là từ nay giữa hai nước có một đường biên giới rõ ràng và ổn định. Hiệp ước đã đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, trước hết là nhân dân vùng biên giới và đáp ứng yêu cầu gìn giữ hoà bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á. Sau Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Lào năng 1977 và Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia năm 1985, Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc 1999 đã hoạch định xong tuyến biên giới trên đất liền cuối cùng nhưng lại là tuyến biên giới quan trọng nhất của Việt Nam, khẳng định trên thực tế thoả thuận 16 chữ vàng giữa hai Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc là xây dựng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Hiệp ước là thắng lợi của nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, tạo điều kiện xây dựng một đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định và bền vững lâu dài, mở ra bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt - Trung cũng như tập trung xây dựng đất nước. Hiệp ước đánh dấu bước mở đầu và thể hiện rõ quyết tâm của hai Đảng, hai Chính phủ, hai dân tộc Việt Nam - Trung Quốc trong việc giải quyết bằng thương lượng hoà bình tất cả các vấn đề biên giới lãnh thổ còn tồn đọng trong quan hệ hai nước. Đồng thời, hiệp ước này phản ánh xu thế chung của thời đại và đóng góp vào việc khẳng định các nguyên tắc chung của luật quốc tế: đàm phán hoà bình giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ; không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế. Hiệp ước góp phần củng cố hoà bình, an ninh trong khu vực, khẳng định vai trò của hai nước Việt Nam và Trung Quốc trong đảm bảo hoà bình, ổn định của khu vực cũng như trong phạm vi thế giới.


Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ là giai đoạn đầu - giai đoạn hoạch định. Để có một đường biên giới thực sự hoàn chỉnh, rõ ràng, hai nước còn phải tiếp tục thực hiện công tác phân giới cắm mốc trên thực địa. Đây là công việc khó khăn, phức tạp, gian nan, đòi hỏi không ít thời gian, nhân lực, vật lực phải làm việc nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao. Hiện nay, cả hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện, phương tiện kỹ thuật và đang phối hợp chặt chẽ với nhau tiến hành công tác này. Trong tương lai gần, giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ có một đường biên giới quốc tế trên đất liền hoàn chỉnh.


Ngày 9-6-2000, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định phê chuẩn "Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa". Trước đó, ngày 29-4-2000, Uỷ ban Thường vụ Quốc vụ viện Trung Quốc đã ra quyết định về việc phê chuẩn và Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã phê chuẩn Hiệp ước này.


Ngày 6-7-2000, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Bắc Kinh), hai Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới Việt Nam và Trung Quốc được sự uỷ nhiệm của Chủ tịch nước mình, đã tiến hành trao đổi văn kiện phê chuẩn Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước và cùng ký biên bản trao đổi văn kiện phê chuẩn.
Như vậy, phù hợp với Điều VIII của Hiệp ước, kể từ ngày 6- 7- 2000, "Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa" đã chính thức có hiệu lực thi hành.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 31 Tháng Ba, 2012, 09:51:17 am
3. ĐÀM PHÁN VỀ PHÂN GIỚI, CẮM MỐC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Sau khi Hiệp ước được Quốc hội hai nước phê chuẩn và có hiệu lực thi hành từ tháng 7-2000, Việt Nam và Trung Quốc đã thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới đất liền để tiến hành phân giới và cắm mốc giới trên toàn tuyến biên giới đất liền giữa hai nước (gồm 12 đoạn biên giới được đánh số theo chiều từ Tây sang Đông với 1.373 vị trí mốc tương ứng 1.532 cột mốc - 1.246 mốc đơn, 95 mốc đôi, 32 mốc ba và 01 mốc ngã ba biên giới Việt - Lào - Trung). Công việc này được chính thức triển khai từ năm 2001, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008(1) (Điểm 5 Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ ngày 18 đến ngày 22-7-2005).


3.1. Các nguyên tắc cơ bản của phân giới, cắm mốc biên giói đất liền Việt Nam - Trung Quốc

Công việc hoạch định và phân giới cắm mốc thường phải do hai quốc gia hữu quan (có chung đường biên giới) cùng tiến hành theo những nguyên tắc, thủ tục, phương pháp phù hợp nguyên tắc pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế. Hoạch định biên giới là việc hai bên thương lượng về vị trí và hướng đi của đường biên giới, thể hiện rõ tính chính trị và pháp lý của đường biên giới. Phân giới cắm mốc là việc cụ thể hoá đường biên giới đã được hoạch định ở trên thực địa, tức là hai bên cùng nhau di phân vạch cụ thể đường biên giới, đánh dấu rõ ràng, chính xác đường biên giới đã được phân vạch ở thực địa và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phân giới, cắm mốc. Nói cách khác, phân giới cắm mốc là một công tác mang tính chất kỹ thuật để thi hành kết quả hoạch đỉnh biên giới. Xuất phát từ tính chất đó, khi tiến hành phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

1) Hai bên cùng tiến hành việc phân giới, cắm mốc (nguyên tắc song phương)
Biên giới quốc gia là ranh giới chung, của chung hai quốc gia láng giềng liền kề nhau. Vì vậy, việc giải quyết các công việc về biên giới quốc gia giữa các quốc gia dốc lập có chủ quyền nhất thiết phải do cả hai quốc gia có chung đường biên giới tiến hành. Việc này phải được thực hiện trong cả quá trình xác định nguyên tắc, hoạch định và phân giới, cắm mốc. Các kết quả đạt được dù ở mức độ, tính chất như thế nào, thì đều phải được hai bên cùng đánh giá, cùng kết luận và xác nhận. Không bên nào được đơn phương tiến hành bất kỳ một công việc gì liên quan đến công tác phân giới cắm mốc (trừ trường hợp giữa hai bên có thoả thuận phân công cho một bên tổ chức thực hiện trên lãnh thổ bên đó). Theo đó, việc phân giới cắm mốc phải do hai bên tiến hành bao gồm những nội dung sau:

- Xác định thủ tục pháp lý và phương pháp kỹ thuật tiến hành phân vạch từng đoạn biên giới;

- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện;

- Thiết kế một hệ thống mốc quốc giới;

- Cắm từng cột mốc tại thực địa;

- Giải quyết và kết luận những vấn đề phát sinh;

- Ghi nhận kết quả của việc phân giới, cắm mốc ở từng đoạn biên giới và toàn tuyến biên giới.

Để thực hiện các nội dung nêu trên, hai bên cần phải thành lập một tổ chức song phương để đàm phán và tổ chức phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới. Tổ chức song phương này thường được gọi là Uỷ ban liên hợp về phân giới, cắm mốc biên giới. Ngày 29-11-2000, Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc.


2) Đường biên giới được phân vạch trên thực địa phải phù hợp với đường biên giới đã được hoạch định
Hiệp ước hoạch định biên giới là văn bản pháp lý có giá trị pháp lý cao nhất làm cớ sở cho việc phân giới, cắm mốc trên thực địa. Vì vậy, công việc phân giới cắm mốc bắt buộc phải phù hợp với quy định của Hiệp ước, Tức là đường biên giới được phân vạch trên thực địa phải phù hợp với đường biên giới đã được mô tả trong Hiệp ước hoạch định biên giới.


Trong thực tiễn, nếu trong quá trình hoạch định có sai sót hoặc chưa chính xác hay chưa rõ ràng, thì trong quá trình phần giới hai bên có thể thoả thuận điều chỉnh, sửa đổi những bất hợp lý nhỏ. Tuy nhiên, về nguyên tắc, mọi sự đàm phán thương lượng về điều chỉnh bổ sung kết quả hoạch định đều phải được báo cáo và có ý kiến nhất trí của Uỷ ban liên hợp với sự uỷ quyền của Chính phủ hai bên hữu quan. Những vấn đề phát sinh trong quá trình tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới có liên quan đến biên giới lãnh thổ vượt quá thẩm quyền của Uỷ ban liên hợp đều phải được báo cáo Chính phủ hai bên xem xét quyết định. Trường hợp cần phải được bàn lại về vị trí đường biên giới và hướng đi của đường biên giới, xem xét lại việc phân chia đất đai ở khu vực biên giới nhất thiết phải do hai Chính phủ quyết định và phải thống nhất trong một hiệp ước bổ sung về hoạch định biên giới.


3) Phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, khoa học
Khi tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới phải chính xác, khách quan, khoa học. Điều này đòi hỏi người làm công tác phân giới cắm mốc phải có đủ trình độ, kinh nghiệm để nhận biết các đặc trưng địa hình trên thực địa, xác định chính xác vị trí của đường biên giới qua các dạng địa hình và các khu vực có khó khăn phức tạp về tự nhiên và xã hội.


4) Đường biên giới được vạch ra phải là một thể thống nhất liên tục các mốc quốc giới được cắm phải đúng các vị trí là một hệ thông thống nhất
Theo đó, việc phân vạch đường biên giới trên toàn tuyến phải tuân thủ phương pháp, quy trình và quy phạm kỹ thuật thống nhất thông qua việc sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật phù hợp để thực hiện có hiệu quả theo đúng thoả thuận. Các mốc giới phải được xây dựng đúng vị trí và đúng quy cánh đã được quy định theo các nguyên tắc được hai bên xác định thống nhất trên toàn tuyến biên giới.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 31 Tháng Ba, 2012, 09:52:33 am
3.2. Yêu cầu công tác phân giới, cắm mốc biên giói Việt Nam - Trung Quốc

Công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới là một công tác rất quan trọng. Do đó việc tiến hành công tác này và kết quả đạt được phải đạt được những yêu cầu cơ bản của xác lập đường biên giới:

1) Đường biên giới trên thực địa phải được phân giới chính xác, cụ thể, rõ ràng, hoàn chỉnh và được đánh dấu bằng một hệ thống mốc giới đầy đủ chính quy và bền vững. Theo đó:

- Đường biên giới giữa hai quốc gia trên thực địa phải được hai bên đến tận nơi và xác định tại chỗ bằng các phương pháp kỹ thuật chính xác nhất có thể được. Theo đó, đường biên giới phải được xác định:

+ Rõ ràng, không mập mờ, bằng thị giác mọi người có thể nhìn thấy được, biết được phạm vi và giới hạn lãnh thổ của mỗi bên.

+ Liên tục, không ngắt quãng, không để còn các khu vực chưa được xác định hoặc mới chỉ được xác định chung chung.


Đây là một công việc khó khăn vì biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc đi qua các địa hình phức tạp, núi cao, rừng rậm hoặc đồng bằng, nhiều khu vực không có đủ các yếu tố địa hình, địa vật dễ nhận biết. Do đó, để thuận tiện cho việc phân giới, cắm mốc cũng như quản lý biên giới sau này, ngay từ khi hoạch định, những người làm công tác hoạch định đã phải tính đến điều này để xác định hướng đi của đường biên giới (như theo sống núi, theo sông, suối, theo đường thẳng...) bảo đảm hợp lý nhất và thuận tiện nhất cho bước phân giới cắm mốc. Nhiều khi sau khi phân giới cắm mốc xong, hai bên phải tạo ra những dấu hiệu dễ nhận biết (đường rào, bờ đê, đường nước, đường phát quang xuyên rừng...). Tuy nhiên, trong thực tế có những đoạn biên giới đi thông tuyến quá khó khăn, những khu vực không thể đi thông tuyến được mà địa hình thể hiện trên bản đồ rõ ràng thì hai bên có thể thoả thuận phân giới trên bản đồ. Cũng có trường hợp địa hình trên bản đồ và địa hình ở thực địa không khớp nhau, việc đo đạc, đọc bản đồ và đo xác định vị trí thực tế của đường biên giới phải làm rất tỉ mỉ, cụ thể và phải có quy định chi tiết việc bổ sung, điều chỉnh địa hình, địa vật địa danh lên bản đồ hoặc đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn ở khu vực đó để thể hiện đường biên giới.

- Hệ thống mốc quốc giới phải đủ về số lượng để đảm bảo đánh dấu chính xác vị trí của toàn bộ đường biên giới. Các mốc giới phải được xây dựng bền vững, chắn chắn ở các vị trí cần thiết và có quy cách hợp lý, dễ nhận biết, bảo đảm tính trang nghiêm, mỹ thuật và thống nhất trên toàn tuyến biên giới. Để đáp ứng yêu cầu bền vững của mốc giới, phải sử dụng vật liệu làm thân mốc, đế mốc có chất lượng cao nhất, ổn định nhất. Để đáp ứng yêu cầu trang nghiêm, thẩm mỹ phải thiết kế hình dáng mốc, chữ viết, phù hiệu trên thân mốc rõ ràng, cân đối, dễ nhận biết. Để thuận tiện cho quản lý, mốc giới phải có mầu sắc và kích thước phù hợp. Để đảm bảo tính thống nhất trên toàn tuyến, phải thiết kế mốc, sản xuất các loại mốc cắm được ở khu vực núi cao, địa hình hiểm trở, vận chuyển khó khăn, khu vực dễ ngập lụt, dễ bị che khuất.

Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực tế, xã hội và quan hệ dân cư ở khu vực biên giới, khả năng kỹ thuật và hoàn cảnh kinh tế, hai bên có thể thống nhất xây dựng bổ sung các công trình khác để xác định vị trí đường biên giới, như: Làm hàng rào, làm dải phát quang hoặc bỏ trống đất không canh tác, làm bờ đường bê tông liên tục hoặc đứt quãng...


2) Giải quyết tốt vấn đề dân cư và tài sản của công dân hoặc của quốc gia của hai bên phát sinh trong quá trình phân giới cắm mốc

Khi tiến hành phân vạch đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể sẽ phát sinh vấn đề dân cư và vấn đề tài sản của công dân hoặc của quốc gia. Tại những khu vực mà đường biên giới chính thức được giải quyết khác với đường biên giới quản lý trên thực tế trước đây của hai bên sẽ phải bàn giao cho nhau các khu vực đất đai này. Nếu ở các khu vực đó có dân cư sinh sống, canh tác hoặc bất động san của công dân hay quốc gia của bên giao đất thì hai bên phải dựa vào pháp luật quốc tế, thực tiễn quốc tế và hoàn cảnh thực tế của biên giới đê thương lượng, bàn bạc, giải quyết thoả đáng.


Có thể có nhiều biện pháp và quy định cụ thể nhằm giải quyết vấn đề trên tuỳ thuộc vào những yếu tố như quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia. Lịch sử, truyền thống của dân cư khu vực biên giới. Chính sách và pháp luật của từng quốc gia... nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích quốc gia.

- Công bằng, hợp tình hợp lý.

- Tôn trọng quyền tự do cư trú, tự do lựa chọn quốc tịch và đảm bảo quyền lợi hợp pháp đời sống của nhân dân.

- Bảo đảm ổn định biên giới, tạo điều kiện xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị và hợp tác.

Về vấn đề quốc tịch: Đối với cư dân ở các vùng đất có điều chỉnh, có trường hợp giải quyết nếu đã mang quốc tịch nước nào thì trở lại lãnh thổ mà mình mang quốc tịch sinh sống và bên có dân phải thu xếp nơi ăn, ở và điều kiện sinh sống cho người dân trở về. Có trường hợp giải quyết cho dân ở đâu vãn ở đấy nhưng quốc tịch sẽ do luật pháp sở tại điều chỉnh. Có trường hợp được tự do lựa chọn, nếu ở lại phải thay đổi quốc tịch, còn muốn giữ quốc tịch thì trở về bên nước mình mang quốc tịch sinh sống và cũng có trường hợp đăng ký ở lại sinh sống và trở thành ngoại kiều.


Về hoa màu: Đối với hoa màu của công dân bên này canh tác trên đất bên kia sẽ được bàn giao cho bên kia, thông thường giải quyết theo hướng: Với cây lâu năm thì tiếp tục khai thác trong thời hạn nhất định; với cây ngắn ngày thì sau vụ thu hoạch số cây đang trồng cấy.


Về bất động sản. Đối với các bất động sản của cá nhân, tập thể hoặc quốc gia thì tuỳ theo quan hệ của hai bên, thông thường được giải quyết theo hướng: Với công trình phúc lợi công cộng thường được bàn giao cho bên tiếp quản đất đai và dân cư để họ tiếp tục sử dụng như trường học, bệnh viện; đối với các công trình kinh tế thì hai bên thoả thuận trên cơ sở nhu cầu và lợi ích của hai bên. Nếu bên nhận đất có nhu cầu sử dụng thì hai bên thoả thuận đền bù hoặc thanh toán cho bên có tài sản một cách thoả đáng, nếu không có nhu cầu thì bên có công trình của bên giao đất có thể dỡ bỏ, chuyển về nước; đối với các công trình bất động sản của công dân cũng được giải quyết theo hướng như vậy.


Nhìn chung, dù giải quyết theo hướng nào thì chính quyền của hai bên vẫn phải tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai bên thực hiện một cách có hiệu quả nhất, không được gây khó khăn, cản trở, gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia cũng như quyền lợi hợp pháp của công dân hai nước.


3) Thành lập bộ bản đồ đường biên giới giữa hai nước
Sau khi hoàn thành công tác phân giới cắm mốc, Việt Nam và Trung Quốc sẽ căn cứ vào kết quả phân giới trên thực địa và các mốc đã cắm để lập một bộ bản đồ đường biên giới, trên đó thể hiện đầy đủ, chính xác đường biên giới đã được giải quyết ở trên thực địa, vị trí các mốc đã cắm và các công trình có liên quan ở trên đường biên giới (nếu có).

Đây là việc làm có tính chất bắt buộc vì đường biên giới về cơ bản thực hiện theo đúng quy định trong hiệp ước hoạch định nhưng phản ánh đầy đủ hơn, khách quan hơn và thể hiện đúng tình hình thực tế, đồng thời là kết quả thoả thuận của hai bên trong quá trình làm việc song phương ở thực địa. Về mặt kỹ thuật, bộ bản đồ mới xây dựng có chất lượng tốt hơn, hiện đại hơn và thể hiện đầy đủ các yếu tố địa hình cần thiết đáp ứng yêu cầu của một bộ bản đồ chuyên ngành biên giới. Sau khi thành lập xong bộ bản đồ, đại diện có thẩm quyền của hai bên ký xác nhận, và bộ bản đồ này sẽ thay thế cho bộ bản đồ đính kèm Hiệp ước biên giới năm 1999.


4) Chấp nhận đầy đủ của cả hai bên đối với kết quả phân giới cắm mốc
Toàn bộ kết quả tiến hành công việc phân giới cắm mốc ở thực địa, bàn giao đất, bàn giao dân và kết quả giải quyết các vấn đề khác có liên quan phải được hai bên chấp nhận và được ghi nhận trong một văn bản pháp lý chung về công tác phân giới cắm mốc, do đại diện có thẩm quyền của hai bên ký kết. Tài liệu cuối cùng ghi nhận kết quả phân giới, cắm mốc của hai bên, thông thường là Nghị định thư được hai bên xây dựng, ký kết theo một trình tự pháp lý rất chặt chẽ. Kèm theo văn bản pháp lý này phải có đầy đủ các biên bản, bản đồ, sơ đồ ghi nhận kết quả các nội dung cụ thể của công tác phân giới cắm mốc được hai bên cùng thành lập phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế, phù hợp với thủ tục và quy trình được hai bên thoả thuận và phù hợp với điều kiện kỹ thuật cần thiết và quan hệ thực tế của hai nước.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 31 Tháng Ba, 2012, 09:54:03 am
3.3. Nội dung công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc

Các nội dung được thống nhất phân chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị; Giai đoạn tổ chức phân giới và cắm mốc trên thực địa; Giai đoạn hoàn thiện kết quả phân giới cắm mốc.

1) Giai đoạn chuẩn bị
Trước khi tiến hành các công việc cụ thể ở trên thực địa, hai bên cần thống nhất giải quyết các vấn đề sau:

- Thành lập các tổ chức lực lượng thực hiện công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc giới. Tổ chức tập huấn pháp lý, kỹ thuật phục vụ phân giới cắm mốc.

- Thống nhất nguyên tắc, căn cứ phân vạch đường biên giới và cắm mốc quốc giới. Thực chất là xác lập nguyên tắc và khẳng định cơ sở pháp lý cho công tác này.

- Thống nhất thiết kế một hệ thống mốc giới hoàn chỉnh trên toàn tuyến biên giới; số lượng mốc; phân loại mốc; quy cách, chất liệu xây dựng; cách đánh số, xác định vị trí; vật chuẩn hoặc các công trình khác (nếu có).

- Thống nhất các văn bản pháp lý, kỹ thuật phục vụ phân giới cắm mốc, bao gồm các nhóm văn bản sau: Các văn bản về quy trình kỹ thuật phân giới trên thực địa; các văn bản về quy trình cắm mốc quốc giới; các văn bản xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phân giới cắm mốc; các văn bản ghi nhận kết quả phân giới cắm mốc.


Tuỳ theo điều kiện cho phép và tình hình cụ thể quan hệ về biên giới giữa hai nước, trong giai đoạn này, sau khi được thống nhất thành lập, Uỷ ban liên hợp về phân giới cắm mốc hai nước sẽ tiến hành các vòng họp để cùng nhau soạn thảo và thông qua những văn bản (văn kiện) chuẩn bị cho công tác phân giới, cắm mốc. Mục tiêu cơ bản mà các văn bản được xác lập trong giai đoạn này hướng tới là nhằm hoàn thành công việc phân giới, cắm mốc, do vậy chúng đặc biệt quan trọng, chúng hợp thành một hệ thống đầy đủ bao gồm những vấn đề chung nhất, có tính nguyên tắc và là kim chỉ nam để mọi cá nhân và tổ chức trong khuôn khổ Uỷ ban liên hợp Phân giới, cắm mốc buộc phải áp dụng và thực hiện khi văn bản phân giới, cắm mốc đó được Uỷ ban liên hợp Phân giới, cắm mốc thông qua. Theo đó, trong giai đoạn chuẩn bị, hai bên tiến hành các cuộc họp thống nhất một loạt các vấn đề cả về tổ chức lực lượng, trang thiết bị kỹ thuật, bảo đảm phương tiện, trang bị, hậu cần, bảo đảm an mình, an toàn, thông tin liên lạc và toàn bộ cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho các công việc ở trên đường biên.


Về hình thức, các văn bản được xác lập trong giai đoạn này có thể là những văn bản riêng biệt, những thường là cụm các phụ lục kèm theo một văn bản, ví dụ như Biên bản cuộc họp của Uỷ ban liên hợp có kèm theo Phụ lục bao gồm các Quy định về kỹ thuật phân vạch đường biên giới trên thực địa, Quy định về kỹ thuật cắm mốc giới trên thực địa. Toàn bộ các văn bản đó đều được diễn đạt thành văn, thông thường bằng hai ngôn ngữ có nghĩa giống nhau, với những nội dung rõ ràng, cụ thể để mọi người cùng hiểu thống nhất.


Về nội dung, các văn bản được xác lập trong giai đoạn này thường đề cập đến tất cả những vấn đề có tính định hướng, khuôn mẫu và quy ước thống nhất, bao gồm: Tổ chức, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Uỷ ban liên hợp và của các tổ chức trực thuộc Uỷ ban liên hợp; kỹ thuật phân giới và cắm mốc; công tác báo cáo và việc xây dựng văn kiện; nguyên tắc giải quyết những vấn đề phát sinh trong khi phân giới cắm mốc. Do vậy, Uỷ ban liên hợp hai bên cần phải trao đổi với nhau trên tinh thần khách quan, khoa học và thực sự cầu thị để thống nhất xây dựng được một "khuôn mẫu” hoàn hảo nhất về phân giới, cắm mốc, trong đó định liệu toàn bộ những việc phải làm và cách làm, những việc có thể sẽ phát sinh phải giải quyết và cách giải quyết trong khi tiến hành phân giới cắm mốc tại thực địa.


Một số văn bản thường được xác lập trong giai đoạn này là: Quy định về nguyên tắc, căn cứ phân vạch đường biên giới và cắm mốc quốc giới; Điều lệ của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc; Quy định về tổ chức và hoạt động của Nhóm liên hợp phân giới, cắm mốc; Quy định về kỹ thuật phân vạch đường biên giới trên thực địa; Quy định về kỹ thuật cắm mốc giới trên thực địa; Quy định về xử lý các vấn đề phát sinh trong khi thực hiện phân giới, cắm mốc trên thực địa; Quy định về các vấn đề có liên quan đến biên giới trên sông, suối và sông, suối biên giới; Quy định về công tác báo cáo, xây dựng văn kiện trong và sau khi hoàn thành việc phân giới cắm mốc; Kế hoạch tổng thể về phân giới, cắm mốc trên thực địa v.v...


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 31 Tháng Ba, 2012, 09:55:07 am
2) Giai đoạn tổ chức phân giới và cắm mốc trên thực địa

Chủ yếu là quá trình hoạt động của các Nhóm phân giới cắm mốc liên hợp (Đội phân giới cắm mốc), tiến hành phân vạch đường biên giới trên thực địa và xây dựng các mốc giới theo chương trình kế hoạch và sự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc. Do vậy, trong giai đoạn này, hai bên sẽ tiến hành các cuộc đàm phán trong khuôn khổ của Uỷ ban liên hợp (bao gồm các cuộc họp cấp Uỷ ban liên hợp, cấp Chủ tịch Uỷ ban liên hợp, cấp Nhóm liên hợp, cấp Tổ chuyên gia v.v...). Các cuộc họp này được tiến hành đúng theo quy định hai bên đã thống nhất trong các quy chế hoạt động song phương. Kết thúc các cuộc họp, đều phải làm biên bản chung, được đại diện có thẩm quyền của hai bên cùng ký xác nhận. Biên bản các cuộc họp sẽ là những văn bản pháp lý của quá trình phân giới, cắm mốc.


Nội dung các cuộc họp cấp Uỷ ban liên hợp và cấp Chủ tịch Uỷ ban liên hợp thường giải quyết các vấn đề sau:

+ Thống nhất chương trình, kế hoạch triển khai phân giới trên thực địa và cắm mốc giới;
Giao nhiệm vụ cho các tổ chức trực thuộc Uỷ ban liên hợp tiến hành các công việc cụ thể;
Thống nhất xác lập các văn bản song phương thuộc quyền hạn và do Chính phủ hai bên giao.

+ Đánh giá kết quả thực hiện các công việc triển khai trên thực địa theo chương trình, kế hoạch đã thống nhất (theo quyền hạn được giao và đã được Chính phủ hai bên duyệt).

+ Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới (theo quyền hạn được giao hoặc thống nhất báo cáo Chính phủ hai bên xem xét, quyết định).

+ Giải quyết những vấn đề trong quan hệ biên giới hai nước trong thời gian tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới, hoặc những vấn đề khác có liên quan đến biên giới hai nước (đã được Chính phủ hai bên giao thực hiện).


Nội dung hoạt động của các tổ chức trực thuộc Uỷ ban liên hợp:

+ Thống nhất kế hoạch, nội dung công việc và phân công công tác chuẩn bị.

+ Song phương tiến hành phân vạch đường biên giới trên thực địa và xây dựng mốc giới.

+ Song phương đánh giá, kết luận và thoả thuận giải quyết các vấn đề phát sinh ở  thực địa, báo cáo Uỷ ban liên hợp xem xét, quyết định.

+ Lập biên bản chung ghi nhận kết quả phân giới trên thực địa và cắm mốc giới.

+ Phối hợp giải quyết các công việc khác do Uỷ ban liên hợp giao.


- Về việc xác lập một số văn bản song phương trong giai đoạn tổ chức thực hiện phân giới cắm mốc tại thực địa:

Trong giai đoạn này, Uỷ ban liên hợp và các tổ chức trực thuộc Uỷ ban liên hợp tiến hành các hoạt động cụ thể trên cơ sở các văn bản đã được xác lập trong giai đoạn chuẩn bị. Do vậy, các văn bản được xác lập nhằm ghi lại kết quả hoạt động cụ thể của Uỷ ban liên hợp và các tổ chức trực thuộc Uỷ ban liên hợp từ khi bắt đầu đến khi kết thúc việc phân giới cắm mốc tại thực địa.

Các văn bản do cấp Uỷ ban liên hợp xác lập thông thường là: Biên bản các cuộc họp của Uỷ ban liên hợp; các văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều khoản trong văn bản đã được xác lập trong giai đoạn chuẩn bị nếu thấy những điều khoản đó không phù hợp trong quá trình thực hiện.

Các văn bản do các tổ chức trực thuộc Uỷ ban liên hợp xác lập bao gồm: Biên bản các vòng họp của mình; Biên bản ghi nhận kết quả phân giới trên thực địa các đoạn biên giới; Biên bản cắm mốc quốc giới; Biên bản giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi tiến hành việc phân giới cắm mốc; Biên bản thực hiện nhiệm vụ cụ thể khác do Uỷ ban liên hợp giao; Báo cáo tổng kết công tác của tổ chức mình sau khi hoàn thành việc phân giới cắm mốc.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 31 Tháng Ba, 2012, 09:56:09 am
3) Giai đoạn hoàn thiện kết quả phân giới cắm mốc

Sau qua trình triển khai phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới, Uỷ ban liên hợp phải tổ chức hoàn thiện tất cả các văn bản ghi nhận kết quả của toàn bộ quá trình phân giới cắm mốc trên thực địa và soạn thảo văn bản xác nhận kết quả trình Chính phủ hai nước. Công việc này thường được tiến hành từ ngay trong giai đoạn phân giới cắm mốc trên thực địa, theo phương pháp "cuốn chiếu'” bao gồm các văn bản chủ yếu sau:

- Các biên bản, bản đồ, sơ đồ và ảnh ghi nhận kết quả phân giới cắm mốc đều là các tài liệu pháp lý nên phải được lập theo đúng quy trình thống nhất và chặt chẽ, do hai bên cùng lập, cùng ký xác nhận:

+ Biên bản phân giới trên thực địa (của từng đoạn biên giới).

+ Biên bản cắm mốc quốc giới (của từng mốc giới).

+ Sơ đồ đường biên giới đã phân giới (của từng đoạn biên giới).

+ Ảnh mốc giới (của từng mốc giới).

+ Biên bản giao nhận đất đai, dân cư và các vấn đề khác có liên quan đã được thống nhất giải quyết ở thực địa.


Như vậy, trong các giai đoạn của quá trình phân giới cắm mốc, Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc và các tổ chức trực thuộc Uỷ ban liên hợp sẽ phải tiến hành xác lập một loạt các văn bản song phương. Các văn bản này hợp thành một hệ thống (bộ hồ sơ) hoàn chỉnh, phản ánh toàn bộ việc phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước có chung đường biên giới.


Trên cơ sở kết quả phân giới cắm mốc đã đạt được, Uỷ ban liên hợp tiến hành soạn thảo Nghị định thư về phân giới cắm mốc để trình lên Chính phủ hai nước xem xét, quyết định. Thông thường, trong Nghị định thư có kèm theo các văn bản, tài liệu như sau: Báo cáo tổng kết của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc; Biên bản phân giới trên thực địa (kèm theo bản đồ đường biên giới); Biên bản mốc giới (kèm theo sơ đồ vị trí mốc, ảnh mốc); Biên bản giải quyết biên giới theo sông, suối và các vấn đề liên quan đến sông, suối biên giới; Biên bản giải quyết các vấn đề phát sinh do việc phân giới cắm mốc gây ra.


Nghị định thư phân giới cắm mốc là văn bản pháp lý cao nhất, tổng hợp toàn bộ tiến trình phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới và kết quả giải quyết các vấn đề có liên quan đến biên giới ở  trên thực địa. Việc xây dựng Nghị định thư thông thường được tiến hành theo hai bước:

Bước 1: Ngay trong quá trình phân vạch trên thực địa và cắm mốc quốc giới, các Nhóm liên hợp phân giới cắm mốc tiến hành xác lập các văn bản song phương để mô tả toàn bộ hướng đi của đoạn biên giới đã được Uỷ ban liền hợp Phân giới cắm mốc giao cho Nhóm phụ trách. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các Nhóm liên hợp phân giới cắm mốc và có ý nghĩa hết sức quan trọng vì các văn bản mô tả đường biên giới do các Nhóm liên hợp phân giới cắm mốc xác lập sẽ là thành tố chủ đạo cấu thành Nghị định thư, là nội dung chính của Nghị định thư. Nói cách khác, các văn bản mô tả đường biên giới do các Nhóm liên hợp phân giới cắm mốc xác lập quyết định nội dung của Nghị định thư, không có các văn bản đó thì không thể xác lập được Nghị định thư.

Bước 2: Sau khi nhận được các văn bản mô tả đường biên giới của các Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc. Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc tiến hành xem xét, thống nhất tu chỉnh lại những chỗ chưa hợp lý, ghép các văn bản của các Nhóm thành một văn bản chung là Dự thảo Nghị định thư và trình lên Chính phủ để xem xét và quyết định ký kết. Nghị định thư Phân giới cắm mốc sẽ có giá trì pháp lý khi hai bên ký kết chính thức, được Chính phủ hai nước phê duyệt và có hiệu lực thi hành kể từ khi các bên tham gia ký kết trao đổi công hàm phê duyệt.


Về cách thức tiến hành công việc soạn thảo lời văn mô tả đường biên giới trong Nghị định thư:

- Đối với các Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc, cần quán triệt các vấn đề sau:

+ Phải dựa vào nguyên tắc Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc đã thoả thuận để xác lập văn bản và các văn bản phải được người có thẩm quyền của hai bên trong Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc cùng. ký xác nhận. Thiếu một trong hai yếu tố này, văn bản do Nhóm xác lập sẽ không có giá trị pháp lý.

+ Các văn bản mô tả biên giới của các Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc phải thống nhất về hình thức và cấu trúc, bảo đảm sự hài hoà về các thông tin được cập nhật trong văn bản.

+ Mỗi Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc chỉ có trách nhiệm mô tả những đoạn biên giới đã được phân công. Phải mô tả toàn bộ đoạn biên giới được giao, không được thoả thuận chia đoạn biên giới đó ra để mỗi bên mô tả một phần rồi ghép lại.

+ Các bên trong Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc phải chủ động căn cứ vào kết quả phân vạch đường biên giới tại thực địa để soạn thảo lời văn mô tả và trao đổi với nhau để thống nhất một văn bản chung. Không nên thoả thuận giao cho bên này hoặc bên kia "chủ trì" việc dự thảo văn bản.

+ Nhóm trưởng của mỗi bên trong Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc là người chịu trách nhiệm chính trước Đoàn đại biểu của nước mình trong Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc về các văn bản do mình đã ký…
Dựa vào mẫu văn bản chung do Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc quy định và kết quả làm việc trên thực địa, Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc điền viết mô tả chi tiết đường biên giới đã được phân giới trên thực địa và mốc giới đã cắm. Việc mô tả này phải được thực hiện liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi giải quyết xong đoạn biên giới được giao. Điều này cũng có nghĩa là khi Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc hoàn thành việc phân giới và cắm mốc quốc giới đoạn biên giới được giao thì cũng là lúc hoàn thành việc mô tả toàn bộ đoạn biên giới đó. Đại diện có thẩm quyền của hai bên trong Nhóm (thường là các Nhóm trưởng) cùng ký văn bản mô tả biên giới của Nhóm mình và trình văn bản đã được ký lên Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc.


- Đối với Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc:
Thông thường, để việc soạn thảo Nghị định thư Phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi, khách quan, khoa học và chính xác, Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc sẽ thành lập một Nhóm gồm các chuyên gia pháp lý, kỹ thuật chuyên trách giúp Uỷ ban liên hợp dự thảo và hoàn chỉnh toàn bộ văn bản. Trong Nhóm chuyên trách này lại có sự phân công thành hai bộ phận, một bộ phận chịu trách nhiệm về pháp lý, một bộ phận chịu trách nhiệm về kỹ thuật.

Nhóm chuyên trách sẽ tiến hành thẩm định toàn bộ các văn bản của các Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc, sơ bộ "lắp ghép" các văn bản đó thành một "khung" Nghị định thư chi tiết, trình Uỷ ban liên hợp để thảo luận và từng bước hoàn chỉnh thành Dự thảo Nghị định thư Phân giới cắm mốc.

Dự thảo Nghị định thư do Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc xác lập phải đảm bảo các yêu cầu sau: Phải tổng hợp được toàn bộ kết quả phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới (gồm tất cả các đoạn biên giới đã được phân giới trên thực địa, các mốc đã được cắm, các vấn đề phát sinh đã được giải quyết...); việc mô tả đường biển giới phải nhất quán về hướng, chính xác về các yếu tố địa lý - tự nhiên và địa danh; văn phong phải chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu, tuyệt đối tránh dùng các từ ngừ không rõ nghĩa hoặc đa nghĩa, nếu phải dùng thuật ngữ chuyên biệt thì phải có giải thích rõ nghĩa; các thuật ngữ có liên quan đến kỹ thuật, ban đồ phải được sử dụng thống nhất trong toàn bộ văn bản.


Về cấu trúc nội dung Nghị định thư Phân giới cắm mốc: Ngoài phần mở đầu, các nội dung chính của Nghị định thư thường là những điều khoản. Nội dung chính trong phần mở đầu là nêu rõ các chủ thể tham gia ký kết và tên người cụ thể được cử làm đại diện toàn quyền trực tiếp ký tên vào Nghị định thư. Số lượng điều khoản trong Nghị định thư Phân giới cắm mốc nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số đầu việc đã giải quyết trong quá trình phân giới cắm mốc (việc phân loại các đầu việc cụ thể do Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc thống nhất, thoả thuận). Mỗi một điều khoản sẽ chỉ trình bày một vấn đề cụ thể.


Về hình thức văn bản: Văn bản Nghị định thư Phân giới cắm mốc và các bảng thống kê phụ lục cấu thành Nghị định thư đều phải được diễn đạt thành văn. Việc quyết định sử dụng những ngôn ngữ nào để trình bày văn bản cần phải được Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc bàn bạc, cân nhắc kỹ để việc sử dụng các ngôn ngừ được dễ dàng nhưng vẫn bảo đảm được tính văn hoá truyền thống. Thực tế, khi xây dựng Nghị định thư Phân giới cắm mốc nên chỉ sử dụng hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Trung (trường hợp bất khả kháng phải sử dụng ngôn ngữ của nước thứ ba thì cũng chi để giải thích cho các thuật ngứ chuyên biệt).


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 31 Tháng Ba, 2012, 09:57:17 am
3.4. Thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới, cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc

Trong phiên họp từ ngày 19-11-2000 đến ngày 01-12-2000, tại Bắc Kinh, Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc được chính thức thành lập.

1) Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc có nhiệm vụ sau:

Tiến hành phân vạch toàn bộ đường biên giới giữa hai quốc gia trên thực địa.

Thiết kế và tổ chức xây dựng hệ thống mốc quốc giới.

Lập bộ bản đồ đường biên giới giữa hai quốc gia.

Soạn thảo các văn bản pháp lý ghi nhận kết quả công tác phân giới, cắm mốc (thường là Nghị định thư) trình Chính phủ hai bên ký kết. Thoả thuận và tổ chức việc bàn giao đất đai, dân cư và xử lý tài sản quốc gia (nếu có).

Giải quyết các vấn đề có liên quan đến hợp tác quản lý, bảo vệ biên giới và các vấn đề khác có liên quan đến quan hệ biên giới lãnh thổ trong quá trình tiến hành phân giới, cắm mốc.

Soạn thảo các văn bản pháp lý về hợp tác quản lý, bảo vệ biên giới (thường là Hiệp định về quy chế biên giới) trình Chính phủ hai bên ký kết.

Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc sẽ hết nhiệm vụ sau khi hoàn thành toàn bô công tác phân giới cắm mốc biên giới giữa hai nước.


2) Về quy chế hoạt động của Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Trong quá trình làm việc, Uỷ ban liên hợp sẽ làm việc thông qua các cuộc họp để bàn bạc, thống nhất kế hoạch, chương trình, phương pháp tổ chức công tác và trực tiếp chỉ đạo các lực lượng tham gia công tác của hai bên song phương tiến hành từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi kết thúc công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới. Theo đó Quy chế làm việc của Uỷ ban liên hợp bao gồm các nội dung sau:

- Quy chế về các cuộc họp của Uỷ ban liên hợp và các tổ chức trực thuộc Uỷ ban liên hợp:

+ Quy định tổ chức các cuộc họp.

+ Nội dung của từng cuộc họp.

+ Thời gian, địa điểm họp.

+ Thành phần dự họp.

+ Thủ tục tổ chức họp.

+ Người phát ngôn và tiếng nói chính thức trong cuộc họp.

+ Trình tự và thủ tục làm biên bản, chữ viết chính thức.

+ Trình tự và thẩm quyền thông qua, phê duyệt các văn bản.

- Quy chế về việc đi lại, quan hệ làm việc của Uỷ ban liên hợp, các tổ chức thuộc Uỷ ban liên hợp và các thành viên chính thức.

+ Vấn đề giấy tờ, thủ tục qua lại biên giới của các thành viên cũng như phương tiện của hai bên trong quá trình công tác.

+ Vấn đề trao đổi thông tin giữa hai đoàn đại biểu trong Uỷ ban liên hợp và các tổ chức thuộc Uỷ ban liên hợp giữa các cuộc họp , các đợt công tác song phương (qua đường ngoại giao hay trực tiếp, địa điểm, địa chỉ).

+ Vấn đề hoạt động đi lại của các tổ chức và cá nhân của hai bên ở  khu vực biên giói trong quá trình tiến hành công việc tại thực địa.

Về cơ bản, hai bên nhất trí việc phân giới, cắm mốc đường biên giới trên đất liền giữa hai bên phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế, tuân thủ các nguyên tắc và yêu cầu thang của công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.

Hai bên đã thống nhất được thời gian sẽ hoàn thành từ 3 đến 5 năm, thống nhất chia đường biên giới thành 12 đoạn để phân cho 12 Nhóm đồng thời tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban liên hợp.

Để chuẩn bị cho công tác phân giới, cắm mốc, hai bên đã thống nhất thông qua hàng loạt văn bản pháp lý và kỹ thuật như:

- Điều lệ của Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

- Quy định chi tiết về tổ chức hoạt động của Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

- Quy định chi tiết về đánh dấu vị trí mốc giới trên biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

- Quy định đo xác định vị trí mốc giới biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

- Quy định đơn giản hoá thủ tục xuất - nhập cảnh và tạm trú đối với thành viên tham gia phân giới, cắm mốc và thủ tục tạm nhập, tái xuất đối với phương tiện giao thông, thiết bị kỹ thuật phục vụ phân giới, cắm mốc biên giới trên đất hến Việt Nam - Trung Quốc.

- Quy định chi tiết về đo đạc thuỷ văn sông, suối biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

- Quy định chi tiết về soạn thảo Nghị định thư biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

- Quy định chi tiết về chỉnh lý các văn kiện phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc v.v...


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 31 Tháng Ba, 2012, 09:57:59 am
3.5. Quy định về mốc quốc giói biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc

Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã thương lượng, đàm phán để đi đến thống nhất các vấn đề liên quan đến mốc giới.

Hai bên đã thống nhất được 1.373 vị trí (gồm các mốc đơn, mốc đôi và mốc ba) với 1.532 cột mốc cần cắm và 01 mốc cắm ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Trung quốc - Lào. Ngoài ra, trong quá trình phân giới cắm mốc, đối với các khu vực khó nhận biết đường biên giới, các Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc có thể thoả thuận cắm thêm các mốc phụ và các mốc phụ này có giá trị như các mốc chính. Hai bên trao cho nhau thiết kế mốc, theo đó thống nhất mốc gồm các loại: Mốc lớn, mốc trung bình, mốc nhỏ và mốc khắc trên vách đá. Mỗi bên tự thiết kế và sản xuất mốc do bên mình chịu trách nhiệm cắm.


Hai bên đã thống nhất mỗi bên tự đảm bảo kinh phí cho hoạt động của đoàn phân giới, cắm mốc phía bên mình. Riêng việc xây dựng mốc, mỗi bên đảm nhận cắm khoảng một phần hai tổng số mốc. Việt Nam cắm các mốc số chẵn. Trung Quốc cắm các mốc số lẻ.


Các cụm mốc đôi, mốc ba thì cột mốc nằm trên lãnh thổ bên nào thì bên đó cắm. Việc cắm mốc được tiến hành dưới sự chứng kiến của phía bên kia.

Mốc chính gồm có mốc đơn, mốc đôi cùng số và mốc ba cùng số.

Mốc đơn gồm một cột mốc, cắm trực tiếp trên đường biên giới.

Mốc đôi cùng số gồm hai cột mốc cắm ở hai bên bờ sông, suối biên giới.

Mốc ba cùng số gồm ba cột mốc cắm ở trên bờ sông tại điềm hợp lưu của sông trong nội địa với sông, suối biên giới.

Hai bên quy định đánh số mốc từ Tây sang Đông, từ ngã ba biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Lào đến điểm cực Đông của đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Hai bên cũng quy định về vị trì cắm các loại mốc cụ thể như sau: Mốc lớn được cắm ở  các của khẩu quốc tế và cửa khâu quốc gia; mốc trung bình được cắm ở các vị trí bình thường; mốc nhỏ được cắm ở  trên đinh núi cao, những nơi khó đi lại, khó thi công; mốc khác trực tiếp vào các mỏm đá, vách đá trong một số trường hợp đặc biệt.


Việc cắm mốc trung bình và mốc nhỏ do hai bên tự xác định, đồng thời thông báo cho nhau tại các Nhóm liên hợp Phân giới cắm mốc. Sau khi mỗi bên cắm xong mốc, sẽ có một tổ liên hợp đi đo, kiểm tra lại vị trí mốc đã cắm.

Mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Trung Quốc - Lào sẽ do ba nước thoả thuận.

Tính đến cuối năm 2005, Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam và Trung Quốc đã tiến hành 19 vòng họp trong khuôn khổ Uỷ ban liên hợp (01 vòng trù bị, 3 vòng chính thức và 13 vòng cấp Chủ tịch, 6 vòng cấp Chuyên gia kỹ thuật) và đã thống nhất được các văn bản có tính chất pháp lý, kỹ thuật cơ bản, làm cơ sở cho việc triển khai công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới như: Thống nhất về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế hoạt động của Uỷ ban liên hợp và các Nhóm phân giới cắm mốc; quy phạm kỹ thuật và các quy định pháp lý để tổ chức thực hiện công tác phân giới cắm mốc; các tiêu chuẩn mốc giới; kế hoạch tổ chức thực hiện; phân chia kinh phí; phân chia đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành 12 đoạn cho 12 Nhóm, đồng thời tiến hành phân giới cắm mốc; quy định ưu đãi về việc qua lại biên giới cho người, phương tiện, máy móc tham gia phân giới cắm mốc; nguyên tắc quy thuộc cồn bãi của sông, suối biên giới; kết quả của quá trình phân giới cắm mốc của các Nhóm và của Uỷ ban liên hợp; quy định sửa đổi sửa đổi bổ sung của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc khi cần.


Tại phiên họp lần thứ nhất của Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (Biên bản ký ngày 29-11-2000 tại Bắc Kinh), hai bên đã nhất trí hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốc trong thời gian từ 3 đến 5 năm.


Sau khi cùng nhau hoàn tất công tác chuẩn bị, từ năm 2002 hai bên đã phối hợp tiến hành phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, thoả thuận quyết tâm hoàn thành công việc này vào trước cuối năm 2008.


Cùng với việc triển khai phân giới cắm mốc trên thực địa, Việt Nam và Trung Quốc cũng đã phối hợp với Lào tiến hành các cuộc họp đa phương, trao đổi thống nhất việc xác định vị trí mốc giới ở  ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào. Từ tháng 2-2002, trên cơ sở kết quả giải quyết biên giới Việt Nam - Trung Quốc và biên giới Lào - Trung Quốc, ba nước đã phối hợp nghiên cứu xác định điểm giao nhau của ba đường biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc và Lào - Trung Quốc, đã thống nhất xác định được vị trí, cắm được mốc ngã ba biên giới tại đỉnh Khoan La San (tháng 6-2005). Ngày 10-10-2006, tại Bắc Kinh, đại diện có thẩm quyền ba nước đã cùng nhau ký Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 01 Tháng Bảy, 2012, 08:58:02 am
PHẦN III
BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO


KHÁI LƯỢC VỀ NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO:

Diện tích: Tổng cộng 236.800 km2 (mặt đất 230.800 km2, mặt nước 6.000 km2).

Số dân: 5.497.000 người (2000).

Cơ cấu dân số ước tính: 0 - 14 tuổi 43%, 15 - 64 tuổi 54%, trên 64 tuổi 3%. Tỷ lệ tăng dân số 2,5% (2000). Mật độ dân số. Khoảng 20 người/km2. Lực lượng lao động: 1 - 1,5 triệu người. Tỷ lệ sinh: 38,29/1.000 dân (2000). Tỷ lệ tử vong: 13,35/1.000 dân (2000). Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh: 94,8/1.000 (2000). Tuổi thọ trung bình (2000): 53,09 tuổi (nam 51,22 tuổi, nữ 55,02 tuổi).

Thủ đô: Viêng Chăn.

Các thành phố lớn: Sa-vẳn-nạ-khệt, Luổng-phạ-băng.

Các dân tộc: Lào Loum (68%), Lào Theung (22%), Lào Soung (9%), và một số dân tộc khác (1%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng Lào. Tiếng Pháp, Anh và một số ngôn ngữ khác cũng được sử dụng.

Tôn giáo: Đạo Phật (60%), tín ngưỡng truyền thống và tôn giáo khác (40%).

Đơn vị tiền tệ: Kíp (NK).

Quốc khánh: Ngày 02-12 (năm 1975).

Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 05-9-1962.

Vị trí: Nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới đất liền giáp Việt Nam, Campuchia, Myanma, Thái Lan và Trung Quốc. Toạ độ địa lý: 18°00 vĩ bắc, 105°00 kinh đông.

Địa hình: Phần lớn là núi, có một số vùng đồng bằng và cao nguyên.

Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình tháng 1 là 15°C, tháng 7 là 28°C ở  phía Bắc; tương ứng là 25°C và 30°C ở  miền Nam và miền Trung. Lượng mưa trung bình hàng năm ở  vùng núi 3.500 mm, ở  đồng bằng 1.000 - 2.000 mm.

Tài nguyên thiên nhiên: Gỗ, thuỷ điện, thạch cao, thiếc, vàng, đá quý

Thiên tai: Lũ lụt, hạn hán, bệnh tàn rụi cây cối.

Các vấn đề môi trằơng: Rừng bị tàn phá, đất đai bị xói mòn, thiếu nước uống.

Danh lam thắng cảnh: Viêng Chăn, Thạt Luông, Cánh đồng Chum...

Lịch sử: Vào thế kỷ XIV, vua Phạ Ngừm thống nhất nước Lào, đặt tên là Lạn Xang. Năm 1893, thực dân Pháp thôn tính nước Lào. Ngày 12-10-1945, nước Lào độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay lại xâm lược Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký Hiệp đính Giơ-ne-vơ công nhận nền độc lập của Lào. Từ năm 1955, Mỹ tiến hành chiến tranh chống lại nhân dân Lào. Ngày 21-02-1973, Hiệp định Viêng Chăn lập lại hoà bình và thực hiện hoà hợp dân tộc ở  lào được ký kết giữa Mặt trận Lào yêu nước và phái hữu Viêng Chăn. Ngày 02-12-1975, Đại hội đại biểu nhân dân Lào họp ở Viêng Chăn tuyên bố thành lập nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

Chính thể: Nhà nước dân chủ nhân dân.

Các khu vực hành chính (Có 16 tỉnh, 01 thành phố trực thuộc và 01 vùng đặc biệt): At-ta-pư, Bo-keo, Bô-ly-khăm-xay, Chăm-pa-sac, Hủa-phăn, Khăm-muộn, Luông-pha-băng, Luông-nậm-thà, U-đôm-xay, Phông-sa-ly, Sa-la-văn, Sa-van-na-khet, Viêng Chăn, Xai-na-bo-ly, Xai-som-bun, Sê-kông, Xiêng-khoảng.

Hiến pháp: Thông qua ngày 14-8-1991.

Cơ quan hành pháp: Đứng đầu nhà nước là Chủ tịch. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu nhiệm kỳ 5 năm. Thủ tướng do Chủ tịch nước bổ nhiệm với sự phê duyệt của Quốc hội, nhiệm kỳ 5 năm.

Cơ quan lập phập: Quốc hội được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm, 99 ghế.

Cơ quan tư pháp: Toà án nhân dân Tối cao, Chánh Toà án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu dựa trên đề cử của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Phó Chánh toà án nhân dân tối cao và các thẩm phán do Uỷ ban thường vụ Quốc hội bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

Chính đảng: Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (LPRP).

Kinh tế: Lào là một nước nằm trong đất liền với cơ sở hạ tầng còn thô sơ, chưa có đường sắt, hệ thống đường sá mới hình thành, hệ thống truyền thông còn hạn chế. Điện chủ yếu chỉ có ở  khu vực đô thị. Nền nông nghiệp sử dụng 80% lực lượng lao động. Cây lương thực chủ yếu là lúa nếp. Trong những năm không bị hạn hán, Lào tự cung cấp đủ lương thực cho mình, nhưng những năm lũ lụt, sâu bệnh và hạn hán cục bộ thì thường xảy ra thiếu lương thực ở nhiều vùng trong nước.

GDP theo PPP: 7 tỷ USD (1999). Tỷ lệ tăng GDP thực tế: 5,2% (1999). GDP bình quân đầu người theo PPP: 1.300 USD (1999). Cơ cấu GDP theo khu vực (1999): Nông nghiệp 51%, Công nghiệp 22%, Dịch vụ 27%. Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng: 140% (1999).

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế ASEAN, ASDB, FAO, G-77, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IOC, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, Interpol...


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 01 Tháng Bảy, 2012, 08:59:27 am
Chương I
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
KHU VỰC BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng đối với an ninh của nhau, có lịch sử văn hoá phát triển lâu đời, có mối quan hệ và lợi ích kinh tế - xã hội gắn bó, có chung số phận là thường phải chiến đấu chống ngoại xâm trong nhiều thời kỳ lịch sử. Cách đây hàng trăm năm, trong thời kỳ phong kiến, hai nước Việt Nam và Lào đã có mối quan hệ láng giềng thân thiện, bang giao kinh tế và hỗ trợ nhau chống ngoại xâm. Nhưng chỉ từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập (1930), đặc biệt là từ năm 1945 đến nay, trải qua hai cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung của hai dân tộc là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và trong thời kỳ xây dựng đất nước, mối quan hệ truyền thống Việt Nam - lào mới thực sự được tôi luyện, thử thách và trở thành mối quan hệ đặc biệt.


Hai nước có chung đường biên giới với tổng thiều dài khoảng 2.067 km, đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum; tiếp giáp với 10 tỉnh biên giới của Lào là Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng, Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Bô-ly-khăm-xay, Khăm-muộn, Sa-vẳn-nạ-khệt, Sa-la-van, Xê-kông và Ắt-tạ-pư. Điểm khởi đầu của đường biên giới ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc (tỉnh Điện Biên), kết thúc ở  vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia (tỉnh Kon Tum).


1. ĐƯỜNG BIÊN GIỚI

Theo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Lào ký ngày 18-7-1977 và Hiệp ước bổ sung ký ngày 24-01-1986, hai nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào có chung đường biên giới dài khoảng 2.067 km (điểm khởi đầu tại vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc, điểm cuối ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia). Đi qua 10 tỉnh biên giới phía Việt Nam với 31 huyện, 140 xã biên giới)(1) (Theo Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ) và 10 tỉnh biên giới phía Lào, cụ thể:

- Tỉnh Điện Biên (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng (Lào): Đường biên giới dài khoảng 360 km. Có 03 huyện, 17 xã biên giới.

- Tỉnh Sơn La (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Luổng-phạ-băng, Hủa-phăn (Lào): Đường biên giới dài khoảng 250 km. Có 4 huyện, 19 xã biên giới.

- Tỉnh Thanh Hoá (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Hủa-phăn (Lào): Đường biên giới dài khoảng 192 km. Có 5 huyện, 15 xã biên giới.

- Tỉnh Nghệ An (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Hủa-phăn, Xiêng-khoảng (Lào): Đường biên giới dài khoảng 419 km. Có 6 huyện, 26 xã biên giới.

- Tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Bô-ly-khăm-xay, Khăm-muộn (Lào): Đường biên giới dài khoảng 145 km. Có 2 huyện, 8 xã biên giới.

- Tỉnh Quảng Bình (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Khăm-muộn (Lào): Đường biên giới dài khoảng 186 km. Có 5 huyện, 8 xã biên giới.

- Tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Xa-vẳn-nạ-khệt, Sa-la-van (Lào): Đường biên giới dài khoảng 182 km. Có 2 huyện, 16 xã biên giới.

- Tỉnh Thừa Thiên - Huế (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Sa-la-van, Sê kông (Lào): Đường biên giới dài khoảng 68 km. Có 1 huyện, 12 xã biên giới.

- Tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Sê-kông (Lào): Đường biên giới dài khoảng 115 km. Có 2 huyện, 12 xã biên giới.

- Tỉnh Kon Tum (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Sê-kông, Ắt-tạ-pư (Lào): Đường biên giới dài khoảng 150 km. Có 2 huyện, 7 xã biên giới.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 01 Tháng Bảy, 2012, 09:00:18 am
2. ĐỊA HÌNH

Địa hình khu vực biên giới Việt Nam - Lào là một dải núi rừng trùng điệp, hiểm trở và rất phức tạp. Đây là một vùng đồi núi, được hình thành trong quá trình chuyển động phá huỷ biến dạng cùng với các chuyển động nâng trong thời kỳ Kainozoi (cách đây khoảng 65 triệu năm).


Ở phía Bắc, phần lớn được tạo bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao trung bình thay đổi từ 1.500 m đến 1.800 m. Sông, suối thảy xuyên qua các thung lũng bậc thang nằm xen kẽ giữa các khối đá hoa cương, đã vôi và đá sa khoáng tạo thành một hình thái phong cảnh địa hình bị chia cắt khá hùng vĩ. Nửa phần phía Nam của đường biên giới đi theo đường phân thuỷ của dấy Trường Sơn. Dấy núi này trải dài từ phía Tây Bắc đến Đông Nam song song với sông Mê- Công. Vùng này không được được tạo bởi các dãy núi mà là tập hợp khá nhiều cao nguyên bị bào mòn rõ rệt và nằm độc lập với nhau. Sườn dốc có độ nghiêng lớn hơn của dãy núi quay mặt về phía Việt Nam, còn phía sườn dốc nhỏ hơn thì trải dần đều và ăn sâu về phía Lào. Khu vực vĩ tuyến 16°30' ngang với Thà Khẹc đường biên giới đi vào vùng núi đá vôi (phía Việt Nam thuộc Phong Nha tỉnh Quảng Bình), có các thung lũng nằm bao bọc xung quanh các đỉnh núi đá hiểm trở. Tiếp đến là một vùng núi đá hoa cương và đất ba-zan bằng phẳng thuộc tỉnh Quảng Trị của Việt Nam và Sa-vẳn-nạ-khẹt của Lào. Về phía Nam là nơi địa hình núi cao hiểm trở của dãy Trường Sơn có độ cao được nâng lên trên 2.000 m, với địa hình đá hoa cương gồ ghề. Cuối cùng là vùng đá hoa cương với các ngọn đồi tròn và các đỉnh núi nhô cao nằm độc lập với nhau. Các dòng dung nham mỏng rải khắp cao nguyên có dạng gấp nếp mềm mại chạy dài từ vĩ tuyến 16°00' đến cao nguyên Đắc Lắc trên vùng biên giới Việt Nam - Campuchia.


Đường biên giới chủ yếu đi theo núi, có nhiều núi cao (thấp nhất là 250 m, cao nhất là 2.711 m). Dọc theo biên giới phần lớn có rừng già che phủ, cũng có một vài nơi xen kẽ bình nguyên, thung lũng với những thảm thực vật thưa, thấp như cỏ tranh v.v...


Trên thực địa, đường biên giới đi theo các dạng địa hình rất phức tạp, trừ các đoạn biên giới đi theo sông, suối biên giới, còn lại đều đi trên các sống núi và triền núi cao của các dãy Phu Xam Xấu và Trường Sơn (qua 319 ngọn núi cao trên 1.000 m, trong đó có 18 ngọn núi cao trên 2.000 m, cao nhất là ngọn Phu Sai Lai Leng cao tới 2.711 m, còn lại đều có độ cao trên 300 m so với mặt nước biển), đa phần là rừng sâu khí hậu khắc nghiệt, nhiều nơi đường biên giới không đi theo các sống núi liên tục, tạo thành đường thẳng cắt qua mọi địa hình (tổng số có 21 đoạn với 190 km đường biên giới kẻ thẳng), dài nhất là đoạn biên giới kẻ thẳng giữa tỉnh Quảng Bình (Việt Nam) và Khăm Muộn (Lào) gần 40 km.


3. KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

Nhìn chung, thời tiết khí hậu ở  khu vực biên giới Việt Nam - Lào chịu sự chi phối của gió mùa điển hình ở
Đông Nam Á, còn có ảnh hưởng bởi độ cao và phương hướng, trung bình cứ 100 mét nhiệt độ giảm đi 0,6°C, phân chia thành hai mùa tương đối rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến hết tháng 3 năm sau (thực tế mùa khô cũng không tháng nào là hoàn toàn không có mưa vì mùa dông cũng có thể có mưa bão). Khí hậu, thời tiết giữa Bắc và Nam, giữa Tây và Đông rất khác nhau và rất khắc nghiệt. Mùa nóng thì rất nóng, mùa mưa thì mưa nhiều, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20°C độ đến 25°C (tháng nóng nhất là tháng 4 nhiệt độ trung bình là 30°C, tháng lạnh nhất là tháng 12, nhiệt độ trung bình là 26°C), lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.030 mm đến 3.050 mm (lượng mưa tối đa thường vào tháng 7, tháng 8 với trên 500 mm mỗi tháng). Vì là khí hậu nhiệt đới gió mùa nên độ ẩm tương đối cao, nhiều khu vực dọc theo biên giới thường xuyên có mây mù che phủ, thậm chí có một số nơi mây mù che phủ quanh năm.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 03:55:35 pm
4. SÔNG, SUỐI BIÊN GIỚI

Theo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Lào ký năm 1977 và Hiệp ước bổ sung hoạch định biên giới ký năm 1986, ở khu vực biên giới Việt Nam - Lào có trên 60 sông, suối. Trong đó có 47 đoạn sông, suối biên giới (có đường biển giới - thuỷ giới) với tổng chiều dài 289,25 km, còn lại là những sông, suối cắt đường biên giới - Bảng 1.

BẢNG 1: CÁC ĐOẠN SÔNG, SUỐI BIÊN GIỚI VIỆT - LÀO

TT   Tên sông, suối   Dài (km)   Thuộc tỉnh
1
   
Nậm Chim
   
8,5
   
Điện Biên
2
   
Nậm Mức (Nậm Meuk)
   
1,1
   
Điện Biên
3
   
Nậm Rốn (Nậm Noua)
   
16
   
Điện Biên
4
   
Huổi Mo
i
   
12
   
Điện Biên
5
   
Suối Chén
   
3
   
Điện Biên
6
   
Huổi Hua
   
2
   
Điện Biên
7
   
Suối không tên
   
2,5
   
Điện Biên
8
   
Sông Mã
   
0,7
   
Sơn La
9
   
Suối Ái
   
2
   
Sơn La
10
   
Suối Co Phay
   
1
   
Thanh Hoá
11
   
Suối Piềng
   
0,15
   
Thanh Hoá
12
   
Nhánh Suối Khiết I
   
0,75
   
Thanh Hoá
13
   
Nhánh Suối Khiết II
   
0,25
   
Thanh Hoá
14
   
Huổi Xia Nhầy (Pa Khốm)
   
2,2
   
Thanh Hoá
15
   
Huổi Ta Ngươn (Ta Ngơn)
   
8
   
Thanh Hoá
16
   
Nậm Phùn
   
1
   
Thanh Hoá
17
   
Nậm Sôi
   
3
   
Thanh Hoá
18
   
Áng Ngước Tớp
   
1,5
   
Thanh Hoá
19
   
Nậm Niêm
   
0,3
   
Thanh Hoá
19
   
Nậm Niêm
   
0,3
   
Thanh Hoá
20
   
Áng Ngước Nọi
   
0,7
   
Thanh Hoá
21
   
Nậm Hàn
   
13,2
   
Nghệ An
22
   
Huổi Lơi (Huổi Pá)
   
2
   
Nghệ An
23
   
Huổi Mai (Huổi May)
   
7
   
Nghệ An
24
   
Sông Cả
   
36
   
Nghệ An
25
   
Nậm Sủng
   
18,3
   
Nghệ An
26
   
Huổi Duộc
   
0,4
   
Nghệ An
27
   
Huổi Khắc
   
1
   
Nghệ An
28
   
Nậm Than (Tấm)
   
2
   
Nghệ An
29
   
Huổi Mẹt (Nậm Thăm)
   
3
   
Nghệ An
30
   
Nhánh suối Phỉ Nha Vai
   
0,8
   
Nghệ An
31
   
Suối Phỉ Nha Vai
   
0,8
   
Nghệ An
32
   
Nậm Cắn
   
1,2
   
Nghệ An
33
   
Nậm Mô
   
33
   
Nghệ An
34
   
Huổi Hằng
   
0,5
   
Nghệ An
35
   
Huổi Na Than (Buốc Thuộc)
   
1,5
   
Nghệ An
36
   
Nhánh Huổi Cù Bai (Pơ Rền)
   
1,5
   
Quảng Trị
37
   
Huổi Cù Bai
   
4
   
Quảng Trị
38
   
Suối nhỏ không tên
   
0,5
   
Quảng Trị
39
   
Suối Xà Ợt
   
0,2
   
Quảng Trị
40
   
Suối A Dơi (Khe A Giơi)
   
1,2
   
Quảng Trị
41
   
Suối Sê Pôn (Tchepone)
   
59
   
Quảng Trị
42
   
Suối A Ling (Rào Lao)
   
11
   
Thừa Thiên Huế
43
   
Suối Đak Nông (Đăk Lây 1)
   
7
   
Kon Tum
44
   
Suối Đak Va (Đăk Lây 2)
   
5
   
Kon Tum
45
   
Huổi Táp Trê (Đăk Lây 3)
   
3,5
   
Kon Tum
46
   
Suối Đak Cai (Đak Lây 4)
   
8
   
Kon Tum
47
   
Nhánh suối Đak Cai (Đak Lây 5)
   
1
   
Kon Tum


Do đặc điểm địa hình và khí hậu khu vực biên giới Việt Nam – Lào, thực trạng sông, suối giữa hai nước có những đặc điểm khá khác biệt giữa hai miền.

Sông, suối biên giới ở khu vực phía Bắc từ đỉnh Khoan La San đến Phu Luông, với những sông, suối biên giới ở khu vực này thường là các nhánh sông, suối nhỏ có tính khu vực, ít có liên quan đến hệ thống sông lớn của hai nước. Do địa hình phức tạp nên lượng nước thay đổi lớn theo mùa. Mùa mưa lượng nước dâng cao, dòng chảy mạnh. Sông, suối biên giới ở đây chịu ảnh hưởng của quá trình xói mòn theo chiều đứng là chủ yếu, quá trình xói lở bờ có thể xảy ra nhưng do cấu tạo địa chất vững chắc của địa hình nên ít ảnh hưởng đến việc thay đổi vị trí và hướng của dòng chảy.


Sông, suối biên giới ở khu vực phía Nam chủ yếu chạy theo đường phân thuỷ chính của dãy Trường Sơn, kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam chạy song song với dòng sông Mê Công, sườn dốc đứng của dãy núi thường quay về phía Việt Nam còn những dốc thoai thoải hơn mở rộng sang phía Lào. Sông, suối biên giới thuộc các tỉnh miền Trung (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh) lớn hơn các sông, suối biên giới ở phía Bắc cả về chiều dài và chiều rộng, thường có mối liên hệ trực tiếp với các hệ thống sông lớn như sông Cả, sông Mã, sông Chu. Độ dốc của dòng chảy lớn do vậy nó cũng chịu tác động mạnh mẽ hơn của quá trình xâm thực của dòng chảy, dặc biệt là về mùa mưa. Địa hình các khu vực sông, suối biên giới ở đây tương đối ổn định, bờ sông dốc được cấu tạo bởi dá mẹ là chủ yếu, đoạn bờ sông được hình thành do phù sa thường rất nhỏ hẹp. Quá trình xâm thực dòng chảy ở đây chủ yếu theo chiều sâu và sạt lở đất đá do đất trượt về mùa mưa. Sông, suối biên giới thuộc các tỉnh Trung bộ (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) dòng chảy có lưu vực sông tương đối lớn, độ dốc lớn và địa hình bờ sông được hình thành chủ yếu do phù sa bồi tụ, vào mùa mưa dòng chảy với lưu lượng lớn, tốc độ lũ quét nhanh, cũng có đoạn đi qua địa hình dạng gò đồi thấp có độ cao chênh lệch ít nên dòng chảy khá ổn định. Sông, suối biên giới ở các tỉnh Trường Sơn Nam (Quảng Nam, Kon Tum) đi qua địa hình rất phức tạp, tiết diện dòng chảy hẹp chủ yếu theo khe núi có độ dốc tương đối lớn, nhưng do bờ sông được cấu tạo chủ yếu là đá gốc nên khá ổn định.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 04:15:47 pm
5. CỬA KHẨU BIÊN GIỚI

Theo Hiệp định Quy chế biên giới quốc gia Việt Nam - Lào ký ngày 01-3-1990, hai bên thoả thuận mở tám cặp cửa khẩu chính.


Thực tế, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới hai nước đòi hỏi mở mới và nâng cấp một số cửa khẩu. Hiệp định quy chế biên giới năm 1990 cũng đã quy định: ở những nơi xa các cửa khẩu (tám cặp cửa khẩu nói trên), nếu xét thấy cần thiết, chính quyền tỉnh hai bên có thể thoả thuận mở thêm các cửa khẩu phụ để thuận tiện cho công dân cư trú ở khu vực biên giới qua lại. Việc kiểm soát qua lại biên giới ở các của khẩu phụ phải theo nguyên tắc kiểm soát chung.


Căn cứ Nghị định thư bổ sung Hiệp định quy chế biên giới ký ngày 31 - 8- 1997, hai bên đã thống nhất nâng cấp hai cặp cửa khẩu Cầu Treo - Nậm Pao và Lao Bảo - Đen Xa Vắn thành cửa khẩu quốc tế. Đến nay, trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào đã mở mới và nâng cấp một loạt cửa khẩu, như nâng cấp ba cặp cửa khẩu Cha Lo - Thông Khảm, Bờ Y- Giang Giơn, Tây Trang - Sốp Hùn thành cửa khẩu quốc tế, một số cặp cửa khẩu phụ nâng cấp thành cửa khẩu chính; mở mới một số cặp cửa khẩu phụ - Bảng 2.


Bảng 2: CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO

TT
     
Tên
     
Thuộc tỉnh
     
Loại
     
Phạm vi (xã: VN-Lào)
1
     
Tây Trang - Xốp Hùn
      Điện Biên – Phông-sa-lỳ     
Quốc tế
     
Na Ư – Pang Hốc
2
     
Chiềng Khương - Bản Đan
      Sơn La - Hủa-phăn     
Chính
     
Chiềng Khương - Bản Đan
3
     
Pa Hàng - Sốp Bau
      Sơn La - Hủa-phăn     
Chính
     
Lóng Sập – Pa Hang
4
     
Na Mèo - Bản Lơi
      Thanh Hoá - Hủa-phăn     
Quốc tế
     
Sơn Thuỷ - Bản Lơi
5
     
Nậm Cắn - Nậm Cắn
      Nghệ An – Xiêng Khoảng     
Quốc tế
     
Nậm Cắn - Nậm Cắn
6
     
Cầu Treo - Nậm Phao
      Hà Tĩnh – Bô-ly-khăm-xay     
Quốc tế
     
Sơn Kim - Nậm Phao
7
     
Cha Lo – Thông Khảm
      Quảng Bình – Khăm-muộn     
Quốc tế
     
Dân Hoá – Na Phậu
8
     
Lao Bảo – Đen Xa Vẳn
      Quảng Trị - Xa-vẳn-nà-khệt     
Quốc tế
     
Lao Bảo – Đen Xa Vẳn
9
     
La Lay – Kriêng
      Quảng Trị-Sa-la-van     
Chính
     
A Ngo – A Soi
10
     
Bờ Y – Giang Giơn
      Kon Tum – At-tạ-pư     
Quốc tế
     
Bờ Y – Giang Giơn


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 04:17:25 pm
6. ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI

Do địa hình khu vực biên giới phần lớn là núi cao hiểm trở và kinh tế xã hội kém phát triển nên hệ thống giao thông đi lại qua biên giới còn rất khó khăn và hạn chế. Ngoài một số tuyến đường quốc lộ, còn lại chủ yếu là các đường đất, đường mòn, đường sông rất hạn chế, đường sắt không có.


Một số tuyến đường giao thông chính từ Bắc xuống Nam gồm có:

- Quốc lộ 6 nối Điện Biên với các tỉnh Tây Bắc của Lào như Phông-sa-lỳ, Mường-xay, Luông-pha-băng, qua cửa khẩu Tây Trang.

- Quốc lộ 15 nối liền Thanh Hoá với Sầm-nưa, Luông-pha-băng, Xiêng-khoảng, qua cửa khẩu Na Mèo.

- Quốc lộ 7 nối liền Nghệ An với Xiêng-khoảng, Viêng Chăn qua cửa khẩu Nậm Cắn.

- Quốc lộ 8 nối liền Nghệ An, Hà Tĩnh với Bô-ly-khăm-xay, Khăm- muộn qua cửa khẩu Cầu Treo.

- Quốc lộ 9 nối liền Quảng Trị với các tỉnh trung và hạ Lào như Xa-vẳn-nạ-khẹt, Xa-la-van qua của khẩu Lao Bảo.

- Quốc Lộ 18 B nối liền Kon Tum với Át-tạ-pư, Chăm-pa-xắc qua cửa khẩu Bờ Y.


7. DÂN CƯ, DÂN TỘC

Do điều kiện địa lý tự nhiên giữa hai nước "núi liền núi, sông liền sông", ở khu vực biên giới hai nước có nhiều dân tộc anh em cùng sống chung, có những dân tộc cùng chung một nguồn gốc lịch sử, một tiếng nói, thậm chí có bộ phận cùng chung một tổ tiên sinh ra rồi chia nhau đi tìm đất đai làm ăn nên có quan hệ thân thuộc họ hàng rất thân thiết. Họ sống gần gũi với nhau đến nỗi một đám cháy rừng, một ngọn gió lốc, một cơn nắng hạn, một trận mưa rào đều chịu chung một hậu quả. Những ngày mùa, ngày hội đều cùng nhau vui hưởng, lúc thiếu thốn khó khăn đã cùng nhau chia sẻ ngọt bùi. Do đó có thể nói nhân dân đang cư trú sinh sống ở hai bên đường biên giới Việt Nam - Lào có quan hệ trực tiếp, gần gũi không những về mặt địa lý, phong tục tập quán, nguồn gốc lịch sử mà còn cả về quan hệ kinh tế và quá trình lịch sử của hai dân tộc, hai đất nước. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình phức tạp, khí hậu thời tiết lại rất khắc nghiệt nên nói chung mật độ dân cư trú, sinh sống ở hai bên đường biên giới cả phía Việt Nam và phía Lào đầu rất thưa thớt, có nơi dân ở cách xa đường biên giới tới ba đến bốn ngày đường đi bộ. Mặt khác, trình độ dân trí ở khu vực biên giới đang còn hạn chế, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá còn rất nghèo nàn, còn có nhiều bộ phận dân sống du canh du cư, chưa có ý thức rõ ràng về quốc gia, lãnh thổ, còn mang nặng tư tưởng lạc hậu và nếp sống tự do. Do vậy thực tế đã gây không ít khó khăn cho việc quản lý bảo vệ đường biên giới và mốc quốc giới cũng như việc tuyên truyền giáo dục, vận động nhân dân biên giới tham gia thực hiện quy chế biên giới chung.


Dân cư sinh sống ở vùng biên giới Việt - Lào chủ yếu là dân tộc thiểu số. Tại vùng núi cao phía Bắc, từ ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc đến thung lũng sông Cả, các nhóm dân tộc chính cực kỳ khác nhau và vô cùng pha trộn. Tộc người A Kha của nhóm Tây Tạng - Miến Điện chiếm các khu vực phía Bắc trước khi bị tộc người Thái thay thế. Phía Nam Điện Biên Phủ là tộc người Mèo (Mán, Dao) và Kha (Môn Khơ-me). Phần còn lại cho đến sông Cả, dân cư chủ yếu là các tộc người Thái (Đỏ Đen, Trắng) và Mèo, tộc người Mèo xuất hiện như những đảo người sống tách biệt trong biển rộng lớn người Thái.


Từ khu vực Quảng Bình đến ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia chủ yếu là các tộc người Sui, Xơ Đăng và Trâu (Môn Khơ'me) với một số ít tộc người Thái và Kinh sống xen kẽ, khu vực biên giới giáp Quảng Trị có nhiều người Kinh sinh sống. Nhìn chung mật độ dân số trên vùng biên giới rất thấp, mật độ trung bình dưới 10 người/km2.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 04:23:35 pm
Chương II
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỊCH SỬ
CỦA ĐƯỜNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO


1. SỰ CHUYỂN DỊCH LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀ LÀO QUA CÁC TÀI LIỆU LỊCH SỬ

Theo sử sách của ta và của Trung Quốc, đến khoảng đầu thế kỷ XXI, ở trên bán đảo Đông Dương ngày nay có bốn quốc gia đã hình thành(1) (Đại sử ký Biên giới Việt Nam - Lào, quyển 1, Vụ Biên giới phía Tây, ban Biên giới (Bộ Ngoại giao)):

(1) Nước Đại Việt ở phía Bắc và Đông Bắc;

(2) Nước Chiêm Thành ở phía Trung Đông;

(3) Nước Ai-lao ở phía Trung Tây;

(4) Nước Chân Lạp ở phía Nam và Tây Nam.


Ngoài các quốc gia nói trên, còn có một số bộ lạc tồn tại riêng lẻ, tự do, trong đó có bốn bộ lạc lớn là:

(1) Bộ lạc Lão Qua ở về phía Tây Bắc (thuộc Vân Nam - Trung Quốc ngày nay), có đất đai từ Luổng-phạ-băng trở lên đến Bo Keo, Nậm Thà, Phông-sa-lỳ của Lào hiện nay;

(2) Bộ lạc Húa Mường ở giữa bộ lạc Lão Qua và Đại Việt, đất đai là tỉnh Hủa-phăn của Lào hiện nay;

(3) Bộ lạc Bồn Man ở giữa nước Ai-lao và bộ lạc Lục Hoàn với nước Đại Việt đất đai là hai tỉnh Xiêng-khoảng và Khăm-muộn của Lào hiện nay;

(4) Bộ lạc Lục Hoàn ở hai bên sông Mê Công nằm giữa nước Ai-lao với bộ lạc Bồn Man.


Bốn bộ lạc trên, trừ bộ lạc Lão Qua nội thuộc tỉnh Vân Nam của phong kiến Trung Quốc, ba bộ lạc còn lại đều theo chế độ tự trị, chưa hình thành quốc gia hoàn chỉnh và cũng chưa chính thức nội thuộc vào quốc gia nào trong khu vực.


Nước Đại Việt lúc bấy giờ (năm 1054) phía Đông giáp biển và hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc ngày nay; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc (trong đó có bộ lạc Lão Qua); phía Tây giáp bộ lạc Hùa Mường và bộ lạc Bồn Man; phía Nam giáp nước Chiêm Thành (giới hạn cương vực ở dãy núi Hoành Sơn đến đèo Ngang - phía Nam tỉnh Hà Tĩnh ngày nay).


Từ đầu thế kỷ XII đến đầu thế' kỷ XIX, lãnh thổ Đại Việt có sự chuyển dịch về phía Tây và Tây Nam. Sử cũ đã ghi chép khá đầy đủ những sự kiện liên quan đến sự chuyển dịch này:


Bộ lạc Bồn Man:

- Năm 1338, Bồn Man và một bộ tộc nhỏ ở Bắc lũng Nậm Ca Đinh có tên là Ngọc Mạ thuần phục Đại Việt (nhà Trần), sau đó lại thuần phục Lạn Xang, quấy nhiễu Đại Việt.

- Năm 1435, vua Lê Thái Tôn bình định Ngọc Mạ, đổi thành phủ Ngọc Mạ sáp nhập vào Đại Việt. Tiếp đến, đánh chiếm lũng Xê Băng Phay Nam, lũng Nậm Ca Đinh và sáp nhập hai lũng này thành châu Trịnh Cao thuộc phủ Ngọc Mạ. Năm 1437, cắt một phần đất của Bồn Man tiếp giáp với phủ Ngọc Mạ đặt thành châu Quỳ Hợp. Năm 1478, sau khi thuần phục Lạn Xang, Lê Thánh Tôn lấy đất còn lại của Bồn Man đặt thành phủ Trấn Ninh gồm bảy huyện.

- Năm 1804, vua Gia Long cắt ba vùng thuộc Thừa tuyên Nghệ An (phủ Ngọc Mạ, phủ Trấn Ninh và châu Quỳ Hợp) cho Quốc vương Lạng Xang để trả công đã giúp Gia Long đánh Tây Sơn. Năm 1827, vua Minh Mệnh lập phủ Trấn Ninh trên đất Trấn Ninh cũ cho thuộc Nghệ An, còn lấy đất Căm Môn, Căm Cớt và Phàm Linh thuộc châu Trịnh Cao của phủ Ngọc Mạ, đổi thành huyện thuộc phủ mới là Trấn Định. Năm 1828, đặt ba huyện Mông Sơn, Thâm Nguyên và Yên Sơn của châu Quỳ Hợp lập thành phủ Trấn Tịnh. Đến năm 1829, khi Lạng Xang bị Xiêm diệt, các tù trưởng phủ Ngọc Mạ, phủ Trấn Ninh và châu Quỳ Hợp chính thức quay trở về nội thuộc Việt Nam. Năm 1832, Minh Mệnh lấy thêm đất Mường đặt thành huyện Liệm cho thuộc phủ Trấn Ninh (lúc này Trấn Ninh đã gồm tám huyện).

Như vậy, đến năm 1829, toàn bộ đất đai của bộ lạc Bồn Man và một số bộ tộc nhỏ ở khu vực này qua nhiều lần tách, nhập đã chính thức được sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam.


Bộ lạc Lục Hoàn:

- Năm 1353, khi Phạ Ngừm thống nhất các bộ tộc Lào, lập nước Lạn Xang thì bộ lạc Lục Hoàn vẫn chưa bị sáp nhập vào Lạn Xang.

- Năm 1448, Lục Hoàn xin nội thuộc Đại Việt. Đến đời vua Lê Thánh Tông chia nước thành 12 Thừa tuyên, Lục Hoàn vẫn chỉ được coi là xứ Lục Hoàn Cống Man thuộc Thừa tuyên Nghệ An.

- Năm 1827, Xiêm La đưa quân đánh Lạng Xang, tấn công cả Lục Hoàn Cống Man nhưng đã bị quân của triều đình Nguyễn đánh trả quyết liệt. Để củng cố đất đai lâu dài, Minh Mệnh đã chia đặt đất đai phía Tây thành các huyện, phủ dưới sự quản lý chặt chẽ của trung ương, Lục Hoàn Cống Man được đổi thành phủ Lạc Biên thuộc tỉnh Nghệ An.


Bộ lạc Húa Mường:

- Trước năm 1435, Húa Mường vẫn là một bộ lạc tự do. Từ sau năm 1435, Hùa Mường có lúc nội thuộc nhà Lê, có lúc không. Năm 1448, Lê Thánh Tông đổi Hùa Mường thành Sầm Châu thuộc phủ Thành Đô, Thừa tuyên Thanh Hoá.

- Từ năm 1802 đến 1804, vua Gia Long cắt đất Hùa Mường cho Quốc vương Lạn Xang thu thuế.

- Năm 1827, tù trưởng Húa Mường xin nội thuộc Việt Nam. Minh Mệnh chia đặt Húa Mường thành hai phủ: Phủ Trấn Biên (gồm 4 huyện là Mường Tôn, Mường Lan, Sầm Tộ và Mường Hổ) thuộc vào tỉnh Nghệ An; phủ Trấn Man (gồm 3 huyện là Man Xôi, Sầm Nưa và Trình Cô) thuộc vào tỉnh Thanh Hoá.

Như vậy, đến năm 1829, toàn bộ đất đai của bộ lạc Hùa Mường đã chính thức sáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 04:24:19 pm
Cam lộ Cửu Châu:
- Đất này xưa là miền thượng du của châu Ô thuộc Chiêm Thành. Năm 1306, vua Chiêm Thành dâng đất châu Ô, châu Lý làm hồi môn cho nhà Trần. Nhà Trần lấy vùng thượng du của châu Lý đặt thành hai châu là Thuận Bình và Sa Bôi.

- Đời Lê chia nước thành 12 Thừa tuyên thì hai châu Thuận Bình và Sa Bôi thuộc phủ Triệu Phong, Thừa tuyên Thanh Hoá (sau đó gọi là nguồn Cam Lộ gồm hai châu). Đời Hồng Đức gọi là Cam Lộ Nguyên, châu Thuận Bình tách thành hai châu là Tỉnh Yên và Mường Vang.

- Năm 1802, triều Nguyễn đổi thành đạo Cam Lộ, gồm ba châu là Mường Vang, Sa Bôi, Tỉnh Yên. Đến thời Minh Mệnh lấy thêm bốn nguồn thuế man đặt ra châu Hướng Hoá thuộc đạo Cam Lộ. Năm 1827, sáp nhập châu Hướng Hoá cùng chín châu đều do đạo Cam Lộ cai quản. Năm 1831, đổi đạo Cam Lộ thành phủ, đặt một tri phủ Cam Lộ kiêm lý châu Hướng Hoá và thống hạt chín châu Cống Man. Năm 1834, đổi châu Hướng Hoá thành huyện Hướng Hoá. Năm 1852, phủ Cam Lộ được phiên chế thành chín châu thuộc huyện Thành Hoá, tỉnh Thuận Hoá.


Tây Nguyên(1) ("Gia Lai, Đất Nước, Con Người", Tạp chí Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay (Số tháng 5-1999), tr. 52-60):

Trước khi người Việt mở mang bờ cõi vào phía Nam, vùng đất Tây Nguyên vốn là của châu Thượng Nguyên thuộc nước Chiêm Thành cũ (Chiêm Thành có ba châu là Ô - Lý, Thị - Bi và Thượng Nguyên). Sau Khi chinh phạt Chiêm Thành, đến năm 1471 vua Lê Thánh Tông lấy đất châu Thượng Nguyên chia đặt thành hai xứ Nam Bàn (Côn Man - Lâm Đồng ngày nay) và Hoa Anh (gồm hai bộ lạc Thuỷ Xá và Hoả Xá - các tỉnh Tây Nguyên ngày nay), tấn phong cho con cháu của vua Chiêm cai quản.


Từ năm 1691 đến 1693, chúa Nguyễn lấy hết đất Chiêm Thành còn lại (từ Phan Rang đến Tân Lý) đặt thành phủ Bình Thuận. Từ đây toàn bộ đất đai đồng bằng và trung du của nước Chiêm Thành đã sáp nhập vào Đại Việt, riêng châu Thượng Nguyên chủ yếu là các dân tộc thiểu số nên chúa Nguyễn chỉ đặt ở chế độ thuộc quốc. Đến năm 1751, khi chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh đi kinh lý miền Tây (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà) thì hai bộ lạc Thuỷ Xá và Hoả Xá thuộc xứ Hoa Anh mới về thần phục chúa Nguyễn. Năm 1753, dân xứ Nam Bàn nổi loạn, đánh phá vùng Bình Thuận, chúa Nguyễn sai Nguyễn Cư Trinh đem binh đi dẹp, đến cuối năm 1754 thì dân xứ này mới chịu thần phục chúa Nguyễn.


Để quản lý dân cư và mở rộng quyền lực ở vùng đất duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, các chúa Nguyễn đặt ra một loạt đơn vị hành chính đặc biệt gọi là "nguồn". Chính sách của chúa Nguyễn đối với các "nguồn" ở Tây Nguyên mà cụ thể là với bộ lạc Thủy Xá và bộ lạc Hoả Xá là phủ dụ rồi dần dần lập quyền khống chế. Ví dụ năm 1711, chúa Nguyễn Phúc Chu cử viên thuộc ký thông thạo tiếng nói và phong tục của man dân" đem hàng hoá đi ngược lên phía Tây tỉnh Quảng Ngãi, tặng quà chiêu dụ được các bộ lạc ở Trà Lai (Jarai) khiến cho dân ấy tuân theo luật thuế của chúa Nguyễn. Bên cạnh việc phủ dụ, thu thuế, mua bán hàng hoá qua lại, các chúa Nguyễn còn tổ chức đặt quân trấn giữ các “nguồn" để bảo vệ biên giới chống lại sự cướp bóc của người Chân Lạp, người Lào và người Xiêm. Ví dụ năm 1697, người Lào quấy rối "nguồn" Hương Bình, chúa Nguyễn sai binh lên dẹp và thu phục thêm hai sách là Man Ala và Abát. Mỗi khi thu phục được đất mới, chúa Nguyễn dùng ngay người "man" cai quản người "man" ở đấy. Chính nhờ những biện pháp rất mềm dẻo và thuyết phục mà các nguồn người man ở Tây Nguyên dần dần hoà nhập vào Việt Nam.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 04:26:30 pm
2. BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO TRONG THỜI KỲ PHONG KIẾN

Như đã trình bày ở trên, đầu thế kỷ XI, phía Tây Đông Dương có nước Ai-lao. Phía Tây - Bắc Đông Dương còn có bộ tộc lão Qua lệ thuộc Vân Nam (Trung Quốc). Tuy cùng là chủng tộc Thái Lào, nhưng Vương quốc Ai-lao và Lão Qua từ xa xưa vốn là hai quốc gia riêng biệt.


Lão Qua là một bộ lạc đã thuần phục Nam Chiếu (một bộ lạc lớn ở vùng Vân Nam - Trung Quốc ngày nay khi ấy được nhà Đường tấn phong là Vân Nam Vương). Từ năm 1277, nhà Nguyên đổi Nam Chiếu thành phủ Đại Lý và sau này đổi thành tỉnh Vân Nam. Thế kỷ XIII, chính quyền tỉnh Vân Nam không quản lý tới, nên bộ lạc Lão Qua tự tách ra và lập thành Vương quốc độc lập có kinh đô là Luổng-phạ-băng, có đất đai từ Luổng-phạ-băng đến Tây-bắc Huổi Sai và Phông-sa-lỳ của Lào ngày nay.


Ai-lao hình thành từ thế kỷ II, kinh đô là Viêng Chăn. Đất đai gồm có: Phía Bắc và Nam ở phía tả ngạn sông Mê Công (Viêng Chăn và Chăm-pa-xắc ngày nay); một phần đất giữa về phía hữu ngạn sông Mê Công là từ Nọng Khai đến U Bon (các tỉnh Đông Bắc của Thái Lan hiện nay). Đến thế kỷ VII, đế quốc Chân Lạp cường thịnh thôn tính hết đất đai các bộ lạc đã thuần phục Ai-lao ở hữu ngạn sông Mê Công và vùng Chăm Pa Xắc. Nước Ai-lao chỉ còn vùng đất Viêng Chăn.


Vào cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV, giữa lúc các quốc gia trên bán đảo Trung Ấn nói chung và Tây Trường Sơn nói riêng đang trên đà phát triển, thì ở Lào vẫn còn duy trì hình thái các Mường cổ đại cát cứ trên lưu vực tả, hữu ngạn sông Mê Công. Sau khi người Lào trong nhiều thế kỷ tràn dần từ bắc xuống và chiếm lĩnh vai trò chủ thể của các dân tộc bản địa thuộc nhóm Môn - Khơ-me, lập nên các tiểu Vương quốc riêng lẻ như Vương quốc Mường Xoa (757) hay còn gọi là Xiêng Đông, Xiêng Thong (Luổng-phạ-băng ngày nay), Mường Phuôn (Xiêng- khoảng), Mường Viêng Chăn, Mường Ka Boong (Khăm-muộn), Mường Chăm Pa Na Khon (Chăm-pa-xắc), Mường Xiêng Xẻng Na Khon (miền Đông bắc Thái Lan). Trong các Mường Lào cổ đại này thì các mường lớn thường thống lĩnh các mường nhỏ và giữa các mường lớn cũng thường xảy ra những mâu thuẫn về đất đai, rừng núi và các quyền lợi kinh tế khác nên các cuộc chiến tranh nhỏ thường diễn ra giữa các mường với nhau.


Tuy nhiên, do cát cứ nhỏ bé và yếu đuối, các mường ở Lào hầu hết bị phong kiến ngoại bang thống trị: Từ thế kỷ XIII về trước là do đế quốc Khơ-me và từ thế kỷ XIV là do phong kiến Su-khô-thay. Nhân dân các bộ tộc Lào ở trong các mường cát cứ phải chịu đựng hai gánh nặng là sự thống trị của phong kiến ngoại bang và sự bóc lột của bọn quý tộc trong nội bộ Vương quốc và những cuộc chiến tranh triền miên giữa các Vương quốc Lào thôn tính lẫn nhau.


Từ đầu thế kỷ IX, Khơ-me đã được giải phóng khỏi sự thống trị của Vương triều Sailendra (Java), thống nhất Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp, phát triển thành đế quốc Angkor hùng mạnh. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, bành trướng thế lực sang phía Bắc đến tận miền Nam Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, lào, phía Nam đến tận Bắc Mã Lai, phía Đông đến Vương quốc Chăm Pa.


Tại Miến Điện, sự thống nhất giữa Pagan và Pê gu đã hình thành nên quốc gia độc lập và thống nhất đầu tiên từ thế kỷ XI.

Tại lưu vực sông Mê Nam, năm 1238 một quốc gia Thái ra đời gọi là Su-khôi-thay dưới thời Ro-ea-ra-goa, và tiếp theo con của Ro-ca-ra- goá là Ra-ma-kham-heng (1283 - 1317) đã bành trướng thế lực chiếm vùng trung lưu sông Mê Công (1287) và bán đảo Mã Lai, kiểm soát Tam-bra-lin-ga của người Môn ở vùng Linga (1294) đều là những vùng đất đai trước đó phụ thuộc vào đế quốc Angkor.


Cục diện phía Tây của bán đảo Trung ấn cũng thay đổi. Từ cuối thế kỷ XIII, đế quốc Angkor bước vào thời kỳ suy tàn, quốc gia Thái hình thành và bành trướng thế lực, thay thế cho vai trò của đế quốc này, đẩy lùi thế lực của Angkor từ phía Bắc dồn xuống phía Nam và uy hiếp cả kinh đô Angkor.


Sự phát triển của các quốc gia lân bang độc lập, thống nhất và hùng mạnh lúc đó đã thúc đẩy các Tiểu vương quốc Lào phải nhanh chóng thống nhất, độc lập để giải quyết những yêu cầu bức thiết của nhân dân các bộ tộc Lào đương thời là giải phóng khỏi sự thống trị của ngoại bang và chấm dứt cuộc chiến tranh đang xảy ra liên miên giữa các Tiểu vương quốc.


Đến giữa thế kỷ XIV (1353), vua Phạ Ngừm đánh đuổi quân Chân Lạp, lấy lại đất đai cũ, thôn tính bộ lạc Lão Qua và một số bộ tộc nhỏ khác thành lập nước Lạn Xang (Vạn Tượng) gồm 21 mường từ Huổi Sai, Phông-sa-lỳ đến U Bon, Bassac.


Từ năm 1750 đến 1770, nước Lạn Xang bi Xiêm La (Thái Lan) xâm chiếm lần thứ nhất. Xiêm La chiếm 13 mường gồm đất đai ở phía Nam từ Nong Khai đến U Bon (hữu ngạn sông Mê Công) và vùng Chăm-pa-xắc (tả ngạn sông Mê Công). Đất đai ở Lạn Xang chỉ còn 8 mường chung quanh Viêng Chăn (tả ngạn sông Mê Công), nhưng cũng bị Xiêm La quản chế. Mặt khác, nước Lạn Xang lúc bấy giờ thần phục Đại Việt (nhà Lê). Bộ lạc Lão Qua cũng tánh khỏi nước Lạn Xang năm 1405 và thần phục Trung Quốc nhà Minh), sau đó lại thần phục Vương quốc Miến Điện, giữa thế kỷ XVII lại thần phục Trung Quốc (nhà Thanh) và được nhà Thanh phong Nam Chưởng Quốc vương nhưng cũng bị Xiêm La quản chế trong thời gian nước Lạn Xang bị Xiêm La xâm chiếm.


Từ năm 1558, Đại Việt bị chia làm hai miền và tình trạng cát cứ đó kéo dài hơn 200 năm (1558 - 1771). Đến năm 1771, nhà Tây Sơn khởi nghĩa chiếm đất Quy Nhơn rồi dần dần chiếm toàn bộ đất đai thuộc phạm vi quản lý của chúa Nguyễn từ sông Gianh trở vào. Năm 1786, nhà Tây Sơn tiến ra Bắc diệt họ Trịnh. Năm 1789 tiến ra Bắc lần nữa đánh tan 20 vạn quân Thanh, thống nhất nước Đại Việt từ Lạng Sơn đến Cà Mau, Phú Quốc. Năm 1802, Nguyễn ánh lật đổ triều đại Tây Sơn và thống lĩnh toàn bộ đất đai nước Đại Việt thống nhất, lên làm vua hiệu là Gia Long, đổi tên nước Đại Việt thành Việt Nam. Năm 1804, Gia Long cắt đất các xứ Sầm Châu thuộc trấn Thanh Hoá (tỉnh Hủa-phăn), các phủ Trấn Ninh, Ngọc Ma, Lâm An xứ Lục Hoàn thuộc trấn Nghệ An (tỉnh Xiêng-khoảng và tỉnh Khăm-muộn) cho Quốc vương Lạn Xang vì có công giúp Gia Long đánh quân Tây Sơn.


Năm 1829, Minh Mạng cho cắt đất Sầm Châu đật ra phủ Trấn Nam thuộc tỉnh Thanh Hoá và phủ Trấn Biên thuộc tỉnh Nghệ An, phục hồi phủ Trấn Ninh, lấy đất Ngọc Ma cũ đổi thành phủ Trấn Định, lấy đất Lâm An cũ đổi thành phủ Trấn Tịnh, lấy xứ Lục Hoàn đổi thành phủ Lục Biên và đều thuộc tỉnh Nghệ An. Như vậy, các vùng đất này sau 24 năm bị cắt cho Lạn Xang nay lại trở về Việt Nam.


Đến đầu thế kỷ XVIII dưới triều Minh Mạng, lãnh thổ phía Tây của Việt Nam đã bao gồm các vùng đất rộng lớn gồm các trấn, phủ ở phía tả ngạn sông Mê Công là: Trấn Man Phủ thuộc tỉnh Thanh Hoá (vị trí tỉnh Hủa-phăn của Lào ngày nay); trấn Ninh Phủ thuộc tỉnh Nghệ An (vị trí tỉnh Xiêng-khoảng của Lào ngày nay); trấn Định Phủ thuộc tỉnh Nghệ An (vị trí tỉnh Khăm-muộn của Lào ngày nay); trấn Tịnh Phủ thuộc tỉnh Nghệ An (vị trí tính Khăm-muộn và tỉnh Sa-vẳn-nạ-khệt của Lào ngày nay); Lạc Biên phủ thuộc tỉnh Nghệ An (vị trí tỉnh Khăm-muộn của Lào và một phần đất ở phía Tây sông Mê Công của Thái Lan ngày nay); chín châu thuộc phủ Cam Lộ - Cam Lộ cửu châu thuộc tỉnh Quảng Trị (vị trí tỉnh Sa-vẳn-nạ-khệt của Lào ngày nay).


Năm 1827, Lạn Xang bị Xiêm La xâm chiếm lần thứ hai. Sau khi Quốc vương Lạn Xang là A Nô bị quân Xiêm giết tháng 10 năm 1829, Xiêm La chiếm hết phần đất còn lại gồm 8 mường xung quanh Viêng Chăn. Nước Lạn Xang đến đây bị Xiêm La xâm chiếm toàn bộ đất đai và năm 1831 còn bị Xiêm La đặt thành một tỉnh của Vương quốc Xiêm La. Vương quốc Nam Chưởng lại thần phục nhà Nguyễn, các tù trưởng và bộ lạc ở các xứ Sầm Châu, Trấn Ninh, Ngọc Ma, Lâm An, Lục Hoàn kéo về Nghệ An xin trở về Việt Nam.


Vào cuối thế kỷ XIX (1858 - 1884), trong lúc triều đình nhà Nguyễn bận đối phó với thực dân Pháp, Xiêm La được thực dân Anh ủng hộ đem quân xâm lược các nước láng giềng ở Đông Dương: Năm 1865 đánh chiếm các tỉnh Bát Tam Boong, Xiêm Rệp và Trung Trong của Cao-miên; năm 1880, đánh chiếm Vương quốc Nam Chưởng; năm 1884 đánh chiếm một số vùng đất của Việt Nam ở phía Tây Trường Sơn (các phủ Lục Biên, Trấn Ninh, Trấn Định, Trấn Tịnh thuộc tỉnh Nghệ An và 9 châu Cam lộ của tỉnh Quảng Trị). Như vậy, đến thời điểm này (1868 - 1884), khi Pháp đặt xong ách thống trị ở Việt Nam và Cao-miên thì Vương quốc Nam Chưởng và toàn bộ đất đai nước Lạng Xang của vua Phạ Ngừm xây dựng từ đầu thế kỷ XIV đã hoàn toàn bị Xiêm La thôn tính. Đến khi thực dân Pháp hoàn tất việc chiếm đóng Đông Dương thì không còn tồn tại nước Ai-lao trên thực tế.


Tuy nhiên, như ở trên đã nói, trong lịch sử lâu đời của hai nước Việt Nam và Lào, giữa các dân tộc sống ở hai bên đường biên giới đã có những mối quan hệ mật thiết qua lại về nhiều mặt; ở nhiều nơi, từ xa xưa đã có những nhóm tộc người sinh sống phân tán, rải rác trên những triền núi cao với lối sống du canh, du cư, quan hệ giao tiếp rất hạn chế, nên họ không quan tâm đâu là đường biên giới, đâu là lãnh thổ của bên này hay bên kia. Các tập đoàn phong kiến cầm quyền các cấp ở địa phương hai bên đường biên giới thì tuỳ theo lợi ích của mình đã quy thuận triều đình phong kiến bên này, rồi lại quy phục bên kia. Tuy vậy, do đặc điểm địa lý của một đường ranh giới thiên nhiên chạy dọc theo các triền núi cao ngăn cách giữa hai nước, đến khi thực dân Pháp đánh chiếm Đông Dương, thực tế đã có một đường biên giới Việt Nam - Lào hình thành từ lâu đời.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 04:33:28 pm
3. BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO TRONG THỜI KỲ ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP

Từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1945, Việt Nam và Lào bị thực dân Pháp thống trị. Trong thời kỳ này, hai nước cùng bị thực dân Pháp thống trị, do vậy đường biên giới giữa hai nước chỉ là ranh giới hành chính giữa hai xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Ai-lao trong cái gọi là liên bang Đông Dương" thuộc Pháp. Để phục vụ việc quản lý và khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã làm rất tuỳ tiện, một số vùng đất tiếp giáp giữa Việt Nam và Lào bị chia đi cắt lại nhiều lần(1) (Đại sử ký Biên giới Việt Nam - Lào, Quyển 2, Vụ Biên giới phía Tây, Ban Biên giới (Bộ Ngoại giao)).


Ngày 30-9-1893, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định thành lập hai đạo Căm Môn và Sông Khôn (bao gồm vùng đất nằm giữa sông Mê Công và các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An ngày nay). Trong từng địa hạt, Pháp cử đại diện thuộc sự quản lý trực tiếp của Khâm sứ Trung Kỳ người Pháp. Theo đó: Đạo Căm Môn gồm đất đai các phủ Trấn Định (Căm Môn, Căm Cớt, Căm Linh), Lạc Biên (xứ Lục Hoàn) và phủ Trấn Tịnh (Yên Sơn, Mộng Sơn và Thâm Nguyên); đạo Sông Khôn gồm 9 châu Lào Cam Lộ, Mường Vang (Mường Vang Cận), Na Pan (Sê Pôn), Thượng Kế (Mường Nòng), Tầm Bôn (Mường Phong), Mường Bổng (Nậm Nam, Chăm Thon), Ba Lan (Pha Lan), Xương Thịnh (Xiêng Hom), Tà Bang (Pa Păng), Làng Thìn (Mường Phía).


Nhận thấy các vùng đất phía Đông sông Mê Công do Xiêm La (Thái lan) đánh chiếm trước đây là của Campuchia và Việt Nam, Pháp đã gây sức ép buộc Thái Lan trả lại. Theo đó, ngày 03-10-1893, Thái Lan buộc phải ký với Pháp một hiệp ước, trả lại cho Pháp những vùng đất đai mà Thái lan đã chiếm của Campuchia và Việt Nam, kể cả một số mường Lào ở phía Đông sông Mê Công. Theo đó, Thái Lan phải rút hết quân đội và trả lại đất đai ở tả ngạn sông Mê Công cho Việt Nam thuộc Pháp. Cuối năm 1893, thực dân Pháp tập hợp những đất dai còn lại của Ai-lao cũ được Thái Lan trả lại ở tả ngạn sông Mê Công gồm các mường phía Bắc là Viêng Chăn, Luổng-phạ-băng, Buổi Hu thành lập cụm Thượng Lào; tập hợp các mường phía Nam gồm Bassac, Sa-la-van, Ắt-tạ-pư thành lập cụm Hạ Lào.


Đáng chú ý là, Pháp đã ghép cả vùng Tây Nguyên của Việt Nam (Thủy Xá, Hoả Xá) và vùng Stung-treng của Campuchia vào cụm Hạ Lào. Các cụm Thượng Lào và Hạ Lào là hai đơn vị hành chính dốc lập, Pháp đặt mỗi cụm thành một đạo quan binh do một viên chỉ huy người Pháp trực thuộc Toàn quyền Đông Dương trực tiếp cai quản. Về địa lý, hai cụm Thượng Lào và Hạ Lào ở cách xa nhau bởi một vùng đất đai rộng lớn của Việt Nam (Trung Kỳ).


Đến năm 1895, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định sáp nhập hai đạo Căm Môn và Sông Khôn vào cụm Hạ Lào.

Ngày 29-8-1896, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cắt 3 huyện Man Duy, Sầm Nưa, Sầm Tơ và sáp nhập vào tỉnh Thanh Hoá.

Đến năm 1899, Tổng thống Pháp ký sắc lệnh hợp nhất hai cụm Thượng Lào và Hạ Lào thành một đơn vị hành chính Ai-lao thuộc Pháp. Như vậy, kể từ đây xứ Ai-lao trong Đông Dương thuộc địa ra đời trên cơ sở những mường Lào còn lại của Ai-lao cũ và những vùng đất đai rộng lớn của Việt Nam trước đây.

Năm 1900, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cắt một phần đất của tỉnh Stung-treng để thành lập tỉnh Đắc Lắc thuộc Ai-lao.

Đến ngày 22-11-1904, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách tỉnh Đắc Lắc của Ai-lao và đặt tỉnh này dưới quyền quản lý hành chính và chính trị của Khâm sứ Trung Kỳ.

Ngày 6-12-1904, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định sáp nhập tỉnh Stung-treng vào lãnh thổ Cao-miên.

Ngày 2-7-1923, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định chuyển tỉnh Đắc Lắc về Ai-lao, sau đó ngày 30-4-1929 ban hành tiếp một nghị định bác bỏ Nghị định ngày 2-7-1923, tỉnh Đắc Lắc trở lại lãnh thổ Trung Kỳ.

Ngày 15-6-1903, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cắt 4 mường thuộc xứ Trung Kỳ là Sầm Tơ, Mường Ven, Sầm Nưa và Mường Sôi sáp nhập vào Ai-lao, đặt dưới quyền của ông quản hạt Mường Sôi. Ngày 27-8-1904, Hội đồng Tối cao Đông Dương đã tán thành nguyên tắc sáp nhập lại tỉnh Kon Tum vào xứ Trung Kỳ (theo báo cáo ngày 4-7-1905 của Phó Toàn quyền Đông Dương lên phủ Toàn quyền Đông Dương, tỉnh này về sau chia thành hai tỉnh Kon Tum và Pleiku). Đến ngày 4-3-1933, Toàn quyền Đông Dương ký Nghị định quy định ranh giới của tỉnh do Nghị định ký ngày 24-5-1932 thành lập tỉnh mới ở Trung Kỳ lấy tên là tỉnh Pleiku.


Ngày 27-12-1913, Toàn quyền Đông Dương ban hành Quyết định thành lập Hội đồng xác định biên giới giữa Trung Kỳ và Ai-lao từ Hà Trại đến biên giới với Campuchia. Ngày 12-10-1916, Toàn quyền Đông Dương ký nghị định ghi nhận việt phân định biên giới giữa Trung Kỳ (các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên) một bên và Ai-lao (Căm Môn, Sa-vẳn-na-khệt) một bên.


Đồng thời với việc điều chỉnh đất đai theo các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, thực dân Pháp đã tiến hành điều chỉnh đường biên giới hành chính và biên vẽ bản đồ biên giới để phục vụ cho mục đích cai trị và khai thác thuộc địa.


Từ năm 1908 đến 1934, Pháp xuống thực địa đo đạc và vẽ bản đồ đường biên giới giữa Trung Kỳ, Bắc Kỳ và Ai-lao. Nơi nào chưa đi thực địa được thì dùng máy bay chụp ảnh rồi ghép lại để vẽ bản đồ. Theo báo cáo đánh giá của Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước (nay là Cục Đo đạc và Bản đồ - Bộ Tài nguyên và Môi trường) về bản đồ Bonne tỷ lệ  1/100.000(1) (Bản đồ Bonne: Loại bản đồ do Sở Địa dư Đông Dương (Service Géographique de L'indochine - SGI), thành lập bằng phương pháp chụp ảnh máy bay có kết hợp đo đạc thực địa, theo hệ toạ độ độc lập, lưới chiếu hình nón giả giữ diện tích (các yếu tố biến dạng là chiều dài và góc), sử dụng Elipxoid thực dụng Clark có kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua Paris. Tỷ lệ 1/100.000 có nghĩa là 01 cai trên mặt phẳng bản đồ tương ứng với 100 mét trên mặt đất ở thực địa) hai bên sử dụng để hoạch định và đính kèm Hiệp ước hoạch định thì Pháp mới tiến hành đo đạc trên thực địa 812 km (trong tổng số chiều dài biên giới Việt Nam – Lào là 2.067 km), đạt 38,7 %, còn 61,3 % chưa đi đo đạc được.


Những vùng chưa đi đo đạc ở thực địa thì Pháp dùng sơ đồ vẽ nháp để can vẽ bản đồ tạm thời nên sơ sài, không chính xác; những đoạn biên vẽ theo ảnh chụp bằng máy bay thì nội dung địa hình nói chung tỉ mỹ, đầy đủ nhưng chưa được kiểm tra ngoài thực địa nên có những sai số so với thực địa, nhất là địa danh. Trên hai loại bản đồ này thường có ghi chú là "bản đồ tạm thời hoặc sơ đồ kém chính xác, yêu cầu người sử dụng chú ý". Có những đoạn trên bản đồ vẽ một đường thẳng cắt qua núi, sông, suối; có những đoạn vẽ theo sườn núi; có những đoạn còn để trắng chưa vẽ địa hình (Theo thống kê của Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước thì tỉnh Lai Châu có một đoạn dài 8 km, tỉnh Bình Trị Thiên cũ có một đoạn dài 6 km, Quảng Nam - Đà Nẵng có ba đoạn dài 17 km, Gia Lai - Kon Tum có hai đoạn dài 14 km); gần 200 km có ký hiệu đường biên giới vẽ một bên bờ (tả hoặc hữu ngạn) sông, suối biên giới; có đoạn biên giới giữa hai tỉnh Quảng Trị và Sa-vẳn-nạ- phệt mặc dù Nghị định ngày 12-10-1916 của Toàn quyền Đông Dương đã quy định rõ ràng và Pháp dựa vào đó để vẽ sau các lần đi đo đạc ở thực địa vào các năm 1911, 1912, 1913 và sửa chữa lại vào năm 1943, nhưng Pháp vẫn ghi trên bản đồ là "ranh giới vẽ trên bản đồ không được chính thức thừa nhận".


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 08:17:10 pm
Chương III
TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN GIẢI QUYẾT BIÊN GIỚI
VIỆT NAM - LÀO


1. QUAN HỆ VỀ BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO TRƯỚC KHI HAI BÊN BƯỚC VÀO ĐÀM PHÁN

1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954


Ngày 14-10-1945, hai ngày sau khi nước lào tuyên bố độc lập, Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra tuyên bố công nhận. Ngày 16-10-1945, đại diện hai Chính phủ Việt Nam và Lào ký hiệp định Hợp tác liên minh chiến đấu chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam và Lào" và ngày 30-10-1945 ký "Hiệp định Tổ chức liên quân Việt Nam - Lào". Nhân dân hai nước dưới sự lãnh đạo cua Đảng Cộng sản Đông Dương tập trung cho cuộc kháng chiến chống Pháp, vì vậy vấn đề biên giới giữa hai nước khi đó không có điều kiện đặt ra. Những sự kiện sau đây nói lên sự hợp tác liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào ở vùng biên giới Việt Nam- Lào:

Ngay sau khi Cách mạng Tháng tám thành công, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã cử cán bộ lên xây dựng tổ chức đoàn thể quần chúng ở hai xã Ta Lê và Ta Hưng lấy tên là xã Phú Ninh và xã Quý Ninh. Vào khoảng năm 1950, Ban cán sự Trung ương Pa Thét Lào yêu cầu tỉnh Quảng Bình cho Lào mượn hai xã này để làm căn cứ hoạt động trong tỉnh Khăm Muộn và Trung Lào. Tỉnh Quảng Bình đã làm lễ chuyển giao hai xã này cho Ban cán sự Pa Thét Lào.


- Ở khu vực hai bản Phà Xoong, Cà Toọc, sau Cách mạng Tháng Tám, ngụy quyền Lào bỏ chạy, nhân dân hai bản này sang quan hệ với bên ta, huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình) cử cán bộ lên tổ chức chính quyền, sáp nhập hai bản này vào xã Dân Hoá, huyện Tuyên Hoá.


- Ở khu vực hai bản Lao Kho, Xê Lep (huyện Yên Châu, Sơn La), năm 1949, cơ sở nội địa Yên Châu bị vỡ, nhân dân bị đứt liên lạc với chính quyền cách mạng bên ta, cán bộ của Pa Thét Lào đến đây giúp ta xây dựng cơ sở quần chúng.


- Cuối năm 1946, quân đội giải phóng Việt Nam từ đất ta sang đất Lào đánh đuổi quân Pháp ở một số nơi và giúp bạn xây dựng chính quyền và đoàn thể quần chúng ở Na Pê, Khăm Cợt, Lạc Xao (Khăm- muộn), Sê Pôn, Mường Phía (Sa-vẳn-nạ-khệt). Đặc biệt ở Sầm Nưa, quân giải phóng Việt Nam đã giải phóng tỉnh lỵ Sầm Nưa và giúp bạn xây dựng chính quyền ở đó. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, nhưng nơi đó đã bị thực dân Pháp chiếm lại và các lực lượng Việt Nam và Lào tạm rút về Việt Nam để củng cố, chỉ để lại một số đội công tác của Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị bám trụ xây dựng cơ sở ở Bua La Pha, Tha Phay Ban (Khăm-muộn), Sạ Muôi, Tà Ôi, Mường Nong, Huội Xan, ba xã là Ta Lia, Ra An và Xa Liêng của Sê Pôn (Sa-vẳn-nạ-khệt).


- Cuối năm 1947, Mặt trận Tây Lào gồm lực lượng Lào và Việt Nam của Đặc khu I (từ Bắc Viêng Chăn lên Thượng Lào), Đặc khu II (Khăm-muộn), Đặc khu III (Chăm-pa-xắc - Hạ Lào) không thể dựa vào Thái Lan và khối Việt kiều gồm Việt kiều cũ ở Thái Lan và Việt kiều ở Lào tản cư sang Thái Lan đầu năm l946), do bọn quân phiệt Thái Lan thân Mỹ làm đảo chính lên cầm quyền. Theo chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương, lực lượng các đặc khu nói trên chuyển về phía Đông và dựa vào Việt Nam làm hậu phương để hoạt động từ Đông sang Tây Lào. Về cơ quan lãnh đạo, phía Việt Nam thành lập Ban Bưu chính, phía Lào thành lập Uỷ ban Đông Lào (tháng 10 năm 1946) và các cơ quan đó đóng ở vùng biên giới của tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.


- Cuối năm 1948, trước sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào, thực hiện âm mưu chia để trị, thực dân Pháp tập trung nhân dân quanh vùng sông Luồng (trong đó có khu vực Na Mèo hiện nay) lập Khu tự trị trong Liên bang Thái tự trị, nhưng ít lâu sau Pháp rút, ta lại tiếp tục xây dựng chính quyền cách mạng ở đây.


- Từ năm 1953, đế quốc Mỹ can thiệp sâu hơn, tích cực hơn vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Với sự phối hợp của quân tình nguyện Việt Nam, quân dân Lào đã mở chiến dịch Thượng lào và giành được thắng lợi to lớn, hầu hết địa bàn tỉnh Sầm Nưa, Xiêng Khoảng và một phần tỉnh Luổng Pha Băng, tỉnh Phông Sa Lỳ được giải phóng (tháng 4-1953). Tiếp đó, hoà với chiến thắng ở các chiến trường Việt Nam, chiến dịch Đông Xuân năm 1953 - 1954 ở Lào cũng giành được thắng lợi lớn, tạo bước ngoặt mới cho cách mạng Lào. Các vùng giải phóng Lào liên hoàn gồm nhiều huyện, nhiều tỉnh có địa giới giáp nhau, đặc biệt ở phía Đông Bắc Lào cũng như ở phía Đông của Trung và Hạ Lào đều có những vùng nối liền với khu tự do hoặc vùng mới giải phóng của Việt Nam.


Như vậy, ngay sau khi hai nước tuyên bố độc lập, thực dân Pháp đã đưa quân tấn công vào Nam Bộ năm 1945, xâm chiếm Lào năm 1946 và từ đó bắt đầu một cuộc kháng chiến lâu dài quyết liệt của hai dân tộc Việt Nam và Lào nhằm đánh bại sự xâm lược của Pháp, bảo vệ độc lập và tự do cho đất nước. Đến năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ lập lại hoà bình ở Đông Dương được ký kết, long trọng công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, vấn đề quyết định là giành cho được độc lập, tự do nên chưa bên nào đề cập đến vấn đề biên giới và cũng chưa có sự kiện nào nảy sinh về tranh chấp biên giới. Đường biên giới truyền thống Việt Nam - Lào được nhân dân hai nước tôn trọng. Việc qua lại biên giới để chi viện cho nhau, để phối hợp chiến đấu không gặp một trở ngại nào. Tình hình lịch sử đó đã để lại nhiều phức tạp tất yếu cho việc giải quyết vấn đề biên giới sau này mặc dù có thuận lợi cơ bản là biên giới đó đã được hình thành từ lâu.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 08:23:26 pm
1.2. Giai đoạn từ sau năm 1954 đến 1974

Từ sau năm 1954, mối quan hệ giữa cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ mới, nhất là từ sau ngày ra đời của Đảng Nhân dân Lào (sau này là Đảng Nhân dân Cách mạng lào) ngày 23-3-1955. Đó là thời kỳ quan hệ giữa hai Đảng: Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.


Đường biên giới Việt Nam - Lào cũng mang màu sắc mới: Từ vĩ tuyến 17 trở ra là biên giới giữa Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Vương quốc Lào (biên giới đối nghịch) và từ vĩ tuyến 17 trở vào là biên giới giữa chính quyền nguỵ Sài Gòn và Vương quốc Lào (biên giới hữu nghị giữa hai chính quyền đều là tay sai của đế quốc Mỹ).


Đế quốc Mỹ tích cực can thiệp vào Việt Nam và Lào, thúc đẩy bọn tay sai công khai chống lại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Tại Việt Nam, đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm một mặt cự tuyệt thương lượng, hô hào "Bắc tiến”, mặt khác dùng phỉ và gián điệp lũng đoạn biên giới, hòng phá hoại công cuộc củng cố cách mạng ở miền Bắc. Tại Lào, đế quốc Mỹ và phản động Lào một mặt ra sức đưa quân đội xâm chiếm hai tỉnh tập kết của Pa Thét Lào là Phông-sa-lỳ và Sầm Nưa, mặt khác tạo lập thổ phỉ, biệt kích dọc biên giới Lào - Việt Nam hòng phá hoại hậu phương của Pa Thét Lào để tiến đến tiêu diệt lực lượng chủ yếu của cách mạng lào. Dưới sự tài trợ và chỉ huy của đế quốc Mỹ, bọn phản động ở vùng biên giới Việt Nam - Lào cấu kết chặt chẽ với nhau ra sức phá hoại biên giới hai nước, gây tình hình căng thẳng hòng cắt đứt quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào.


Về phía Việt Nam, trong việc củng cố biên giới, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nhận định: Từ khi hoà bình lập lại đến nay, công tác củng cố cơ sở biên giới đã thu được một phần kết quả, cụ thể như Tây Bắc Việt Nam đã hoàn thành hai đợt vận động củng cố biên giới trên 18 xã trong tổng số 27 xã, khu IV hiện đang tiến hành củng cố cơ sở ở các xã dọc biên giới Việt Nam - Lào. Phía Lào cũng có kế hoạch tổ chức cơ sở ở một số xã biên giới ở tỉnh Phông Sa Lý và Sầm Nưa, cơ quan Trung ương Mặt trận Lào yêu nước đóng ở vùng Na Mèo (trước đây khu vực này thuộc quản lý của tỉnh Thanh Hoá). Nhưng trước hoạt động ráo riết của địch, nhìn chung biên giới hai bên chưa được củng cố để làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Lào và thiết thực củng cố miền Bắc Việt Nam.


Từ tình hình trên đây, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra 5 công tác lớn để củng cố biên giới là:

(1) Xây dựng và củng cố cơ sở nhân dân, tổ chức lực lượng vũ trang, bảo vệ làng mạc, bảo vệ sản xuất;

(2) Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phát triển mậu dịch biên giới, cải thiện dân sinh;

(3) Tiễu phỉ, trừ gian;

(4) Xây dựng và củng cố công tác quản lý biên giới với nội dung: phân định ranh giới, quản lý việc đi lại giữa hai bên và bố phòng biên giới;

(5) Đào tạo cán bộ dân tộc địa phương.


Trong công tác xây dựng và củng cố công tác quản lý biên giới, Trung ương đã đề ra phương hướng và biện pháp cụ thể là:

- Về phân định ranh giới, hướng giải quyết của ta nhằm phân định rõ ràng biên giới giữa hai nước trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau, dựa vào thực tế lịch sử và chứng cứ của nhân dân địa phương hai bên, kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu tranh cua nhân dân. Đối với vùng giáp giới địa phận nhà vua Lào: phía Việt Nam, với sự giúp đỡ của Pa Thét Lào, tiếp tục sưu tầm tài liệu, xây dựng phương án phân định biên giới để đặt lại vấn đề với nhà cầm quyền Vương quốc Lào nhằm vào các vùng Hướng Lập (khu Vĩnh Linh), đèo Mụ Giạ và Cà Toọc (Quảng Bình), Keng Đu và Nậm Cắn (Nghệ An). Giáo dục nhân dân giữ vững tinh thần, đồng thời tránh những hành động khiêu khích. Những nơi còn mốc cũ và tài liệu lịch sử giáo dục và bố trí nhân dân giữ gìn. Đối với vùng giáp Pa Thét Lào, mở hội nghị nội bộ giữa hai bên để tìm biện pháp giải quyết những nơi nhập nhằng trên ranh giới, tiến đến việc tổ chức cắm mốc và giữ gìn mốc biên giới.

- Về quản lý biên giới, việc kiểm soát sự qua lại biên giới hai nước Việt Nam - Lào phải chặt chẽ để hạn chế mọi hoạt động của thổ phỉ, biệt kích, gián điệp, nhưng phải chiếu cố đến quan hệ giữa nhân dân biên giới hai nước, dễ dàng đối với những người dân lương thiện thường qua lại biên giới để làm ăn, thăm thân. Đối với bọn phản động thì không cho qua biên giới, nghiên cứu việc tự động qua lại biên giới, đem vũ khí, đồ vật, hàng hoá trái phép và tài liệu bí mật của nhà nước qua biên giới. Khi bắt được người phạm pháp thì lập biên bản đưa lên trên giải quyết; đối với nhân dân lương thiện thường xuyên qua lại làm ăn, thăm thân thì Uỷ ban hành chính các xã biên giới phải điều tra nắm danh sách, phân loại, cùng với công an hoặc bộ đội biên phòng duyệt và công nhận cho qua lại, nhưng không cấp giấy. Danh sách đó phải báo cho dân biết và thông báo cho Uỷ ban xã sát biên giới nước bạn biết để tiện việc kiểm soát; nơi giáp với Vương quốc Lào, việc cho qua biên giới phải thận trọng và phải có sự kiểm soát nghiêm ngặt; dân trong nội địa của Việt Nam và Pa Thét Lào, bên này muốn sang bên kia phải xin phép từ cấp tỉnh trở lên.

- Về công tác bố phòng biên giới, nghiên cứu để có kế hoạch thống nhất công tác biên phòng giữa bộ đội và công an, đặt quan hệ phối hợp hai bên Việt Nam - Lào. Tăng cường lực lượng cơ động để có thể với số lượng ít mà kiểm soát được rộng. Rà soát lại việc bố trí và tăng cường các đồn biên phòng, thực hiện sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội, công an biên phòng và dân quân địa phương. Tiến lên làm một con đường biên giới để tiện cho việc tuần tra.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 08:24:25 pm
Để việc chỉ đạo công tác biên giới được thống nhất và tập trung ở Trung ương và các cấp uỷ địa phương, các cơ quan có liên quan đến công tác biên giới, Trung ương uỷ nhiệm Tiểu ban Dân tộc Trung ương và các Tiểu ban Dân tộc địa phương phụ trách, phối hợp với các bộ phận công tác khác để nắm tình hình và đề ra cách giải quyết giúp Trung ương và cấp uỷ lãnh đạo.


Ngày 24-8-1955, Thủ tướng Chính phủ ra Chi thị số 574-TTG về việc điều tra biên giới Việt Nam - Lào nhằm phục vụ cho nhiệm vụ phân định biên giới và quan lý biên giới, trong đó ghi rõ: Đến cuối năm 1955, Bộ Nội vụ cùng Bộ Quốc phòng, bộ đội biên phòng và Ban dân tộc Trung ương phối hợp điều tra biên giới theo các tài liệu và trên thực địa dọc biên giới Việt Nam - Lào từ A Pa Chải đến vĩ tuyến 17; hướng điều tra chính là vùng giáp giới địa phận nhà vua Lào, chủ yếu là các vùng đang tranh chấp, rồi đến các vùng có địch, phỉ đang hoạt động mạnh, nhưng cũng phải điều tra vùng giáp giới với khu vực tập kết của Pa Thét Lào.


Bộ Nội vụ đã tổ chức hai đợt điều tra gồm nhiều đoàn cán bộ của các Bộ Nội vụ, Quốc phòng, Công an và cán bộ địa phương. Đợt thứ nhất tiến hành cuối năm 1955 giữa các tỉnh Phông Sa Lý, Sầm Nưa (khu vực tập kết của Pa Thét Lào) và các tỉnh Lai Châu, Thanh Hoá. Đợt thứ hai tiến hành cuối năm 1957 từ vĩ tuyến 17 trở ra. Phía Pa Thét Lào cũng nhất trí về mục tiêu khảo sát và đã cử nhiều cán bộ cộng tác và giúp đỡ tiến hành điều tra.


Với phương pháp điều tra là đối chiếu biên giới do Pháp vạch trên bản đồ với đường biên giới mà nhân dân hai bên thừa nhận, đối chiếu với lịch sử hành chính, các đoàn đã hoàn thành một công trình nghiên cứu có giá trị. Qua điều tra, các đoàn đã xác nhận trên biên giới Việt Nam - Lào, Pháp không cắm mốc quốc giới rõ ràng và đầy đủ như tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Pháp chỉ cắm những bảng gỗ trên các đường qua lại quan trọng giữa Việt Nam và Lào, đến nay những bảng gỗ này đã hư hỏng, không còn bảng nào có chữ ghi rõ ràng là biên giới giữa Việt Nam và Lào. Tại nhiều địa phương có nhiều mốc bằng đá, hoặc cọc gỗ, hoặc một ụ đất, hoặc chất đống đá hoặc trồng cây hay chất đá vào cây to để làm dấu biên giới song những mốc giới này chỉ có tính cách ranh giới của những khu vực bộ lạc hay sự chiếm hữu đất của chúa đất phong kiến, hoặc nhân dân đi phu cho Pháp nghe Pháp nói rồi làm dấu, không có đủ cơ sở để khẳng định là mốc giới của quốc gia, những mốc giới đó có nơi còn, nơi mất, chỉ còn trong trí nhớ của nhân dân.


Qua thực tế điều tra và khảo sát khu vực biên giới trong giai đoạn này, các đoàn công tác đã phát hiện 19 khu vực (khoảng 2.100 km2) đường biên giới do Pháp vạch ra không đúng với thực tế quản lý hành chính của hai bên, cũng như mâu thuẫn với địa lý tự nhiên, nhiều vị trí dấu mốc mâu thuẫn với bản đồ và sai với văn bản. Trong tổng số 2.100 km2 Lào quản lý ở phía Đông đường biên giới do Pháp vạch trên bản đồ, có 800 km2 ở Quảng Bình (xã Phú Ninh và Quý Ninh) Việt Nam cho Mặt trận Lào yêu nước mượn làm căn cứ vào năm 1949.


Về bản đồ Pháp vẽ, các đoàn công tác cũng đã phát hiện nhiều đoạn biên giới vẽ trên bản đồ mâu thuẫn với địa lý thiên nhiên theo nguyên tắc' thông thường về biên giới, nhiều đoạn vị trí bảng dấu mốc mâu thuẫn với bản đồ và không khớp với văn bản, nhiều đoạn bản đồ mâu thuẫn với lịch sử hành chính. Trong quá trình điều tra, các đoàn cũng đã thu thập được hàng trăm tài liệu có giá trị chứng cứ lịch sử như bằng sắc, biên lai thu thuế, dấu, triện của các chức dịch xã, bản và một điều quan trọng là nhân dân hai bên biên giới không thừa nhận những đoạn biên giới do Pháp vạch ra vì không phù hợp với đường biên giới tập quán truyền thống mà họ vẫn tôn trọng từ lâu đời. Các đoàn tuy có chú ý sưu tầm tài liệu lịch sử hành chính của từng vùng qua các thời kỳ, điều tra tình hình địa lý, dân tộc, có chú ý thu nhận vật chứng nhưng vẫn chưa đầy đủ, nhất là phần vật chứng.


Tất cả các đoàn đi điều tra cuối năm 1957 có thuận lợi là đều có cán bộ Lào và cán bộ của Việt Nam trong các đoàn đi điều tra cuối năm 1955 tham gia (trừ một số vùng không có phía lào tham gia như vùng Na Khoa, Pu Cắt - Lai Châu; Na Luống, Na Ún, Na Son - Luổng-phạ- băng; Bất Mọt - Thanh Hoá). Sau khi điều tra xong, nói chung hai bên đều thống nhất ý kiến với nhau (trừ vùng áng Ngước - Thanh Hoá, bạn thống nhất ý kiến với phía Việt Nam nhưng còn do dự vì theo dư luận một số dân bên Lào thì đường biên giới còn lấn sang ta một ít nữa). Khu vực ba bản Na xuống, Na ùn, Na Son các đoàn công tác thấy chưa đạt yêu cầu.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 08:27:53 pm
Trong báo cáo về kết quả điều tra biên giới năm 1955 - 1957, Bộ Nội vụ đã kiến nghị chủ trương giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Lào như sau: Theo Bộ Nội vụ, chính sách ngoại giao của ta dựa trên 5 nguyên tắc chung sống hoà bình là thiết lập quan hệ hữu hảo với tất cả các nước, nhất là các nước láng giềng. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề biên giới bằng vũ lực; chúng ta cũng không thể chủ trương đưa vấn đề biên giới ra trước toà án quốc tế hay một nước thứ ba làm trọng tài vì chỉ làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn, việc xây dựng quan hệ Việt Nam - Lào thêm gặp khó khăn hơn. Vì vậy, chủ trương giải quyết bằng thương lượng là phù hợp hơn cả. Khả năng này có thể thành sự thật trước tình hình biến chuyển ở Lào. Chính phủ Vương quốc Lào đã tuyên bố tán thành năm nguyên tắc chung sống hoà bình và theo chính sách trung lập và lập trường quan điểm của Việt Nam là:

- Không thừa nhận đường biên giới Pháp vạch trước đây trên bản đồ theo văn bản hay trên thực địa là biên giới Việt Nam - Lào, lý do là khi vạch biên giới này Pháp hoàn toàn đứng trên lợi ích thực dân.


- Để ấn định đường biên giới Việt Nam - Lào, sẽ căn cứ vào lịch sử các vùng biên giới, nguyện vọng của nhân dân và địa lý thiên nhiên của các vùng đó, kết hợp với lợi ích của hai quốc gia.


- Vấn đề biên giới Việt Nam - Lào xét toàn diện không phải chỉ là vấn đề Cà Toọc, Keng Đu, Sen Nhôm do chính phủ Vương quốc Lào nêu ra, vì chỉ là một bộ phận nhỏ. Thực chất, yêu sách của phía Lào là vấn đề các tỉnh Sầm-nưa, Xiêng-khoảng, Thà-khẹt, Sa-vẳn-nạ-khệt vì những tỉnh này nằm trong hệ thống tổ chức cơ quan nhà nước Lào từ trên 30 năm nay, đó là một thực tế không thể phủ nhận mặc dù Việt Nam không thừa nhận biên giới Việt Nam - Lào do Pháp quy định. Tuy nhiên, nếu nêu vấn đề các tỉnh đó ra thì cũng còn phải điều tra khá lâu mới có những dẫn chứng cụ thể về lịch sử, kể cả về nguyện vọng của nhân dân cũng không có điều kiện để khêu gợi bồi dưỡng. Vì vậy vấn đề các tỉnh trên không thể đặt ra để giải quyết dứt khoát, song lãnh đạo cần nắm được tình hình để nhìn nhận sâu sắc và toàn diện về vấn đề biên giới Việt Nam - Lào. Hiện nay chỉ cần thoả thuận về những vùng mà bản đồ của Pháp mâu thuẫn với địa lý thiên nhiên, với lịch sử hành chính và ý nguyện của nhân dân (kể cả vùng biên giới tiếp giáp với Pa Thét Lào) nhằm phân định rõ ràng đường biên giới tạm thời, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng đúng đắn nguyên tắc chung sống hoà bình, xây dựng quan hệ hữu hảo giữa hai nước.


- Để giải quyết những vấn đề trên, cần lập một uỷ ban hỗn hợp gồm một số đại biểu ngang nhau của mỗi bên và có nhiệm vụ điều tra, nghiên cứu địa lý, lịch sử, ý nguyện nhân dân các vùng có tranh chấp một cách thật khách quan và dân chủ.


- Trong khi chờ đợi giải quyết theo hướng trên, hai bên giữ nguyên trạng hiện thời về mặt quản lý hành chính để đảm bảo trật tự an ninh chung. Hai bên cam kết không bên nào dùng vũ lực để uy hiếp bên nào, cam kết đảm bảo tự do dân chủ cho nhân dân.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 08:28:49 pm
Thực hiện âm mưu phá hoại quan hệ biên giới Việt Nam - Lào, đế quốc Mỹ và tay sai dùng nhiều thủ đoạn rất thâm độc và xảo quyệt. Đi đôi với việc tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu chế độ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Pa Thét Lào, gây kỳ thị chia rẽ Việt Nam - Lào giữa các dân tộc thiểu số ở hai bên biên giới. Về quân sự, quân phái hữu lào phối hợp với nguỵ quyền Sài Gòn liên tục đưa quân ra khiêu khích, lấn chiếm những vùng còn nhập nhằng (giữa ban đồ Pháp vẽ và lịch sử hành chính). Tình hình biên giới hai nước diễn biến rất phức tạp:

- Cuối tháng 12 -1954, Vương quốc Lào vin vào bản đồ và Nghị định ngày 12-10-1916 của Toàn quyền Đông Dương cho là Việt Nam xâm lấn đất đai của họ ở hai bản Phà Xoong, Cà Toọc (Quảng Bình) nên họ đã mời Uỷ ban quốc tế đến điều tra tại chỗ. Tháng 01-1955, bộ đội Việt Nam có lệnh rút khỏi hai bản này, quân đội Vương quốc Lào đến đóng.

- Tháng 3-1955 Chính phủ Vương quốc Lào gửi cho Uỷ ban quốc tế phản kháng Việt Nam xâm chiếm vùng Keng Đu của Lào gồm 13 bản.

- Do có sự phối hợp giữa Sài Gòn và Viêng Chăn, cuối năm 1954 và đầu 1955 chính quyền Diệm cho quân đến khủng bố đồng bào Việt Nam ở xã Hướng Lập, Hướng Phùng, Hướng Việt (Nam giới tuyến quân sự tạm thời). Nhân dân ở các khu vực này đã đấu tranh đòi chính quyền Diệm thực hiện nghiêm chỉnh hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954. Năm 1956 chính quyền Diệm đưa quân đến càn quét và thiết lập chính quyền của chúng ở vùng này.

- Từ tháng 4-1955 đến tháng 01-1956, quân phái hữu Lào đã 10 lần cho quân ra quấy phá ở bản Keng Đu và Bản Nhạn, một lần chúng đã đánh úp bộ đội Việt Nam ở bản Sen Nhôm ngày 26-01-1956 (cả ba bản trên đều nằm trong khu vực Keng Đu).

- Năm 1957, quân phái hữu Lào đến đóng ở bản Pa Kô (xã Hướng Việt) nhiều lần xâm phạm biên giới, tiến công làng Cù Bai (xã Hướng Lập, Bắc giới tuyến quân sự tạm thời), nhưng ít lâu sau thì rút ra khỏi Pa Kô. Năm 1958, họ lại đóng đồn Pa Kô và đóng thêm các đồn ở Chiếng Túc , Pa Nai, Bản Na (từ năm 1961, vùng Hướng Lập được hoàn toàn giải phóng và Việt Nam Dân chủ cộng hoà thiết lập chính quyền ở vùng này).

- Vùng Sa Muôi, A Sốc, A Cha (nam giới tuyến quân sự tạm thời), đầu năm 1955, chính quyền Diệm đưa quân đến đóng đồn Trầm (gần A Sốc) và đồn Đức Hàn. Cuối năm 1955, quân phái hữu Lào lên đóng đồn ở Sa Muôi và Pơ Rin. Một tháng sau, quân Diệm và quân phái hữu Lào đánh nhau. Năm 1961, các vùng A Sốc, A Cha được giải phóng, phía Việt Nam đã thiết lập chính quyền ở các vùng này.


Ngày 29-8-1956, trong cuộc hội đàm giữa đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và đoàn đại biểu Chính phủ Vương quốc Lào, Thủ tướng Lào Phu Ma đã nêu lên hai vùng làng Ec và Mường Et và đề nghị Việt Nam trả lại cho Lào. Tiếp Sau cuộc hội đàm, ngày 3-9- 1956, Thủ tướng Phu Ma lại gửi công hàm cho Chính phủ Việt Nam đề nghị cử phái đoàn sang điều tra vùng Bắc Nọng Hét.


Từ ngày 29-9-1956 đến ngày 4-10-1956, hai bên đã đàm phán tại Nong Hét (Xiêng Khoảng). Khi đoàn Việt Nam đến Nong Hét và bắt đầu làm việc ngày 29-9-1956 thì phái đoàn lào viện lý do địa phương thiếu an toàn, thời tiết xấu, phương tiện giao thông khó khăn, đề nghị không đi điều tra trên thực địa, chỉ làm việc tại Nọng Hét và căn cứ những tài liệu, bản đồ hai bên đưa ra (trong công hàm gửi Chính phủ Việt Nam, Chính phủ Lào có nói đến việc đi điều tra tại chỗ). Nhận thấy việc đi thực địa chỉ để kiểm tra lại những tài liệu đã có (chưa chắc sự kiểm tra ấy đã có lợi cho Việt Nam) và để giữ tình hữu nghị, tránh làm cho phía Lào có thể hiểu lầm là Việt Nam gây khó khăn trong việc tiếp xúc đầu tiên, nên phái đoàn Việt Nam thuận theo đề nghị của phái đoàn Lào.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 08:33:06 pm
Để giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới giữa hai nước Việt Nam Lào công bằng và đúng đắn bằng phương pháp thương lượng, Chính phủ Việt Nam chủ trương: Căn cứ vào đường lối chung là một mặt cố gắng tranh thủ Vương quốc Lào để xây dựng cho được quan hệ hữu hảo với Lào, ủng hộ chính sách hoà bình, trung lập của họ; mặt khác là giữ vừng chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của Việt Nam; phái đoàn Việt Nam xác định có ba mức đấu tranh như sau:

(1) Mức tối đa: Đoàn Việt Nam yêu cầu hai bên cùng nhau đi điều tra những vùng xung quanh Nong Hét như vùng Cà Trọc (Quảng Bình), Hướng lập (Quảng Trị) vì hai vùng Cà Trọc và Hướng Lập là của Việt Nam, hiện nay quân đội Vương quốc Lào chiếm đóng, Việt Nam có nhiều lý lẽ để đòi lại. Đi điều tra thêm hai vùng này là để cho Vương quốc Lào thấy rằng vấn đề biên giới Lào - Việt Nam phức tạp, muốn giải quyết ổn thoả cần có thời gian lâu dài. Ngoài vùng xung quanh Nong Hét, còn có những vùng khác dọc biên giới Việt Nam - Lào còn nhập nhằng, muốn gây dựng tình hữu hảo lâu dài, hai bên cần phải giải quyết những vấn đề biên giới cần thiết để khỏi có sự hiểu lầm theo đúng nguyên tắc tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Đoàn Việt Nam sẽ cố gắng thuyết phục phái đoàn Lào đồng ý với quan điểm của Việt Nam và đề nghị ghi ý kiến của Việt Nam vào biên bản đồng thời yêu cầu phái đoàn lào báo cáo lên Chính phủ Vương quốc Lào. Phía Việt Nam cũng sẽ đề nghị lên Chính phủ thương lượng với Chính phủ Vương quốc Lào;


(2) Mức trung bình: Yêu cầu hai bên cùng đi điều tra cả vùng xung quanh Nọng Hét bao gồm Keng Đu, Xén Nhôm, Nậm Cắn. Mục đích của việc điều tra Nậm Cắn là có thêm tài liệu để chứng minh cả vùng xung quanh Nọng Hét của Việt Nam. Quân đội Vương quốc Lào đóng ở Nậm Cắn là xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, phía Việt Nam đã nắm được chứng cứ về Nậm Cắn;


(3) Mức tối thiểu: Đoàn Việt Nam sẽ đồng ý với phái đoàn Lào chỉ đi điều tra hai bản Keng Đu và Xén Nhôm với điều kiện là những ý kiến trên của Việt Nam được ghi vào biên bản và được đề đạt lên Chính phủ Vương quốc Lào. Nhưng trong cuộc điều tra này, Việt Nam sẽ cố gắng tìm đủ tài liệu để chứng minh rằng hai bản Keng Đu và Xén Nhôm này còn nhập nhằng chưa rõ thuộc về ta hay về Lào.


Diễn biến và kết quả cuộc điều tra vùng Mường Sốc (Keng Đu) và Nậm Cắn:

- Vùng Mường Sốc: Xét cả tài liệu của hai bên đều thấy lịch sử hành chính Mường Sốc từ ba bốn chục năm lại đây thì chứng cứ hai bên đều chưa đủ chứng mình thuộc về bên nào; lịch sử hành chính từ ba bốn chục năm về trước thì chứng cứ thuộc về Việt Nam vững hơn, bên Lào không có chứng cứ. Nói chung vùng Mường Sốc là vùng nhập nhằng và lý lẽ thuộc về Việt Nam trong lịch sử tương đối vững hơn. Sau khi thấy tài liệu của Việt Nam, thái độ của phái đoàn Lào có thay đổi, bớt chủ quan và bớt hiểu lầm Việt Nam xâm chiếm đất đai của Lào. Phía Lào cũng thấy được là vấn đề biên giới là phức tạp và cũng thấy Mường Sốc là nơi nhập nhằng không rõ ràng là của ai. Vì vậy không đặt vấn đề yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Mường Sốc để đặt chính quyền Lào như lúc đầu, phía Lào đồng ý hai bên làm biên bản báo cáo lên Chính phủ.


- Vùng Nậm Cắn: Xét chung tài liệu hai bên thì thấy vấn đề Nậm Cắn là nơi có tranh chấp từ trước và là nơi nhập nhằng. Phái đoàn Lào cũng nhận thấy chỗ nhập nhằng ấy. Đoàn Việt Nam cần tìm thêm tài liệu (nhân chứng và vật chứng) mới đủ lý lẽ để đấu tranh. Ngày 4-10-1956, cuộc gặp gỡ kết thúc sau khi thông qua bản thông cáo chung. Hai bên không đi thực địa. Trong đàm phán, phái đoàn Việt Nam đã nhắc lại và được sự đồng tình của phái đoàn Lào là hai bên sẽ đề nghị Chính phủ hai nước chú ý việc nối lại và thắt chặt quan hệ địa phương ở biên giới.


Ngày 9-11-1956, Thủ tướng Phu Ma gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng công thư số 303-PCMP. Kèm theo bức thư có các văn bản về các cuộc trao đổi ý kiến giữa phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và phái đoàn Chính phủ Vương Quốc Lào. Trong thư có đoạn viết: "Trong bức thư số 1014-VPNG ngày 14-9-1956 của Ngài mà ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã trả lời Ngài trong khi tôi đi vắng - Ngài có hoi ý kiến tôi có nên giải quyết khi hoàn cảnh cho phép, tất cả các sự tranh chấp khác về biên giới Lào chăng? Theo ý kiến tôi đó là một việc hình như sớm nếu hiện nay mà đả động đến những ranh giới hiện có giữa hai nước như đã ổn định trước năm 1945 và đã được công nhận qua một thời kỳ dài chung sống hoà bình. Về phần mình ít ra trong lúc này, Chính phủ Vương quốc Lào không có ý định dựa vào những biện pháp của chính quyền bảo hộ Pháp đã áp dụng về phương diện lãnh thổ, như biện pháp sát nhập 12 tổng Thái xưa kia thuộc Vương quốc Lạng Xang vào Bắc bộ Việt Nam sau phái đoàn Paris hoặc biện pháp gần đây đã do Nghị định ngày 22-11-1904 tách tỉnh Đắc Lắc khỏi lãnh thổ Lào để nhập vào Trung bộ Việt Nam. Trong vụ Tassang Chăng (tức vùng Mường Sốc), Chính phủ Vương quốc đã không thấy còn nêu vấn đề điều chỉnh lãnh thổ mà ngược lại cần duy trì nguyên trạng trước ngày 14-12-1954".


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 08:33:50 pm
Để tiếp tục việc thương lượng nhằm giải quyết vấn đề biên giới đã đặt ra trong đàm phán ở Nọng Hét (từ ngày 29-9 đến ngày 4-10-1956), hai Chính phủ Việt Nam và lào đã trao đổi công hàm và đi đến thoả thuận là cử hai phái đoàn cùng nhau tiến hành đàm phán về hai vấn đề: Định việc rút quân tạm thời ra khỏi hai vùng Mường Sốc và Nậm Cắn; tìm những yếu tố để giúp hai Chính phủ giải quyết một cách thỏa đáng vấn đề biên giới ở hai vùng đó. Cuộc đàm phán diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16-9-1957 đến ngày 2-10-1957, có 6 buổi họp toàn thể hai đoàn và 8 ngày làm việc ở tiểu ban, hai đoàn đã thoả thuận:

- Về vấn đề rút quân: Sẽ tạm thời rút các lực lượng chính quy, địa phương, công an, biên phòng. Các tổ chức quân sự du kích thì tạm thời bãi bỏ, các vũ khí đạn dược đưa ra khỏi vùng qui định. Còn công an để đảm bảo an ninh trật tự thì sẽ bàn đến khi thảo luận vấn đề quy chế các vùng rút quân; về thời gian, đồng ý là sẽ rút hết trong vòng 20 ngày kể từ ngày ký kết; hai bên sẽ lập một Uỷ ban liên hợp có đại biểu chính quyền hai tỉnh Nghệ An và Xiêng-khoảng đảm nhận kiểm soát việc rút quân, thi hành các quy chế về giải quyết các vụ vi phạm quy chế sau này. Hai bên cũng thoả thuận về địa điểm và ngày gặp gỡ của Uỷ ban liên hợp và một số thể thức làm việc khác. Trong điểm này có một vấn đề hai bên chưa thoả thuận được đó là quyền hạn bắt người của cơ quan kiểm soát, phía vào đề nghị giao cho Uỷ ban có quyền bắt người vi phạm quy chế, phía Việt Nam đề nghị quyền đó là của cơ quan hành chính địa phương.


- Vấn đề khu vực rút quân ở hai vùng Mương Sốc và Nậm Cắn, hai bên không thoả thuận được.

Tuy hai bên đã đạt được một số thoả thuận, song vấn đề quan trọng là khu vực rút quân không thống nhất được nên không ký biên bản làm việc chung, chỉ có thông cáo chung ngắn gọn là Hội nghị tạm dừng, còn các vấn đề khác chưa đả động gì đến.


Ngày 23-2-1957, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà gửi công hàm cho Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào với nội dung: "Trong khi chờ đợi giải quyết vấn đề này, để tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta và theo đúng tinh thần bản tuyên bố chung đã ký giữa hai Chính phủ chúng ta, tôi nghĩ rằng đã đến lúc nên có những cuộc tiếp xúc giữa các nhà chức trách địa phương tỉnh Nghệ An và tỉnh Xiêng-khoảng để trao đổi về vấn đề mở rộng quan hệ biên giới nhằm đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước Việt Nam - Lào".


Ngày 20-3-1957, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Lào trả lời về vấn đề này, đại ý: Muốn đặt quan hệ hữu nghị giữa các nhà đương cục địa phương trên biên giới thì một mặt quyền quản lý hành chính ở nơi đó phải được chính thức thừa nhận trong một thời gian dài, mặt khác không nên có những hoạt động có tính chất phô trương ở vùng biên giới. Phía Lào cho biết đã chỉ thị cho chính quyền địa phương và quân đội Lào về vấn đề trên. Riêng giữa Nghệ An và Xiêng-khoảng, cho rằng chính quyền địa phương phía Việt Nam vừa hất cẳng chính quyền địa phương Lào ra khỏi Mường Sốc mà nay lại nói việc đặt quan hệ hữu hảo giữa hai bên là không thể được.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 08:36:22 pm
Trước tình hình trên, Chính phủ Việt Nam chủ trương: Củng cố biên giới về mọi mặt và trong những điều kiện có thể hiện nay, duy trì và phát triển quan hệ qua lại giao dịch giữa nhân dân hai bên biên giới rồi trên cơ sở đó và đường lối quan hệ ngoại giao với Vương quốc Lào, sẽ tranh thủ sự đồng tình của họ để cùng nhau chính thức đặt việc mở rộng quan hệ địa phương dọc theo biên giới, trước tiên là những nơi hiện nay nhân dân hai bên qua lại nhiều như giữa vùng Nọng hét (Xiêng-khoảng) và Mường Xén (Nghệ An), giữa vùng Pua La Phơ (Khăm-muộn) và xã Thượng Trạch (Quảng Bình) hoặc giữa xã Hướng Lập (khu vực Vĩnh Linh) và Sê Pôn (Sa-vẳn-nạ-khệt).


Trong báo cáo về kết quả đàm phán ở Nong Hét, Trưởng phái đoàn Việt Nam kiến nghị lên bộ Nội vụ:

- Đề nghị Bộ Nội vụ tiếp tục sưu tầm thêm tài liệu hai vùng Mường Sốc và Nậm Cắn. Rút kinh nghiệm trong việc xây dựng hồ sơ của hai vùng này để xây dựng hồ sơ cho các vùng Cà Toọc, Phú Ninh, Qúy Ninh, Hướng Lập và chuẩn bị phương án đấu tranh về các vùng này.

- Về việc tiếp tục quan hệ với Vương quốc Lào trong vấn đề biên giới, dự kiến như sau: Có hai khả năng, hoặc giai quyết xong vùng Mường Sốc, Nậm Cắn và đặt vấn đề tiếp tục điều tra các vùng khác nhất là vùng Hướng Lập là một vùng quan trọng mà lý lẽ của Việt Nam khá vững; hoặc tiến hành điều tra xong các vùng khác rồi giải quyết chung cho các vùng.

- Qua cuộc điều tra vừa rồi, phía lào đã thấy vấn đề biên giới nói chung là phức tạp, vấn đề Mường Sốc và Nậm Cắn nói riêng còn nhập nhằng. Vì mục đích tranh thủ về ngoại giao, nên có sự nhân nhượng, tìm biện pháp để hai bên cùng có lợi. Nhìn chung toàn bộ vấn đề biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia thì các biện pháp giải quyết hiện nay chỉ có tính chất tạm thời. Có thể giải quyết được theo khả năng thứ nhất. Giải quyết chung cho hai vấn đề Mường Sốc và Nậm Cắn có thể bằng ba biện pháp: Việt Nam rút khỏi vùng Mường Sốc, lào rút khỏi vùng Nậm Cắn, trở thành vùng phi quân sự trong một thời gian nào đó, nhưng hai bên vẫn giữ nguyên chủ quyền hành chính của mình; theo biên giới trên bản đồ tỷ lệ 1/400.000, Việt Nam giao lại cho Lào sáu bản là Kẹo Nhôm, Con Me, Piêng Phát, Ngước Bun, Xén Nhôm, Nhọt Súng ở vùng Mường Sốc và Lào giao cho Việt Nam ba bản là Đen Đin, Lý Tường và Huội Tầng ở vùng Nậm Cắn; hai bên cùng rút quân khỏi hai vùng và hai bên cùng tiến hành trưng cầu dân ý.


Về việc Việt Nam in lại bản đồ: Dựa vào kết quả điều tra và xác định đường biên giới năm 1955 - 1957, mặc dù chưa có sự thoả thuận của hai bên, năm 1964 phía Việt Nam đã điều chỉnh lại đường biên giới do Pháp vạch ra trên bản đồ và sau đó các bản đồ do Việt Nam xuất bản đều in đường biên giới đã điều chỉnh theo tài liệu khảo sát năm 1955 - 1957. Việc Việt Nam đơn phương điều chỉnh lại đường biên giới trên bản đồ không những làm cho Pa Thét Lào nghi ngờ Việt Nam lấn đất mà ngay trong năm 1965 Vương quốc Lào và ngụy quyền Sài Gòn cũng phản ứng:

- Ngày 12-2-1965, Bộ Ngoại giao Vương quốc Lào đã gửi đến sứ quán Việt Nam công hàm số 31 AE-PD nhờ sứ quán chuyển về Chính phủ, phản đối việc Việt Nam tự ý sửa lại nhiều chỗ biên giới Việt Nam - Lào trên bản đồ tỷ lệ 1/1.600.000 do Việt Nam xuất bản năm 1964 và Lào cho là phía Việt Nam có ý đồ lấn đất. Trong công hàm có đoạn viết: "Thật lấy làm lạ vì Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà vẫn dai dẳng khẳng định một cách vô liêm sỉ rằng Tarua, Tapăng, Tapoi thuộc Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ba làng trên thuộc làng Tchépon (thực ra là huyện Tchépon) cùng với Sang, Ra mai Travigne là một bộ phận thuộc lãnh thổ quốc gia Lào. Những làng trên đã bị quân đội Việt minh chiếm đóng trái phép năm 1957 và từ đó nhà cầm quyền Hà Nội luôn làm cho người ta tưởng rằng các địa phương trên thuộc lãnh thổ Việt Nam Dân chủ cộng hoà. Ngài Phạm Văn Đồng, người ký Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 đã chấp nhận bản đồ 1/100.000 về miền đông của Tchépon để vạch ranh giới vùng phi quân sự. Bản đồ này được tất cả các bên tham dự Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 chấp nhận, chi rõ ràng những làng nói trên đây luôn luôn là lãnh thổ lào. Bản vẽ mới về biên giới Việt Nam - Lào trên bản đồ 1/1.600.000 do Hà Nội xuất bản ngày 10-7-1964 ở nhiều nơi đã lấn sang lãnh thổ Lào" - (Phía Việt Nam không trả lời Lào, chỉ có công văn số 170-VPNC ngày 2-3-1965 do Bộ Ngoại giao gửi Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước, đề nghị cơ quan này cho biết bản đồ nói trên có đúng là của Việt Nam xuất bản không?).


- Ngày 19-5-1965, Đổng lý văn phòng Bộ Ngoại giao (Sài Gòn) gửi Đổng lý văn phòng nguỵ Sài Gòn báo tin sứ quán Lào tại Sài Gòn cho biết là Việt cộng vừa cho in lại bản đồ Việt Nam tỷ lệ 1/1.600.000 với một vài sửa đổi về đường ranh giới, có nơi ăn sâu thêm vào nội địa Lào. Đề nghị Nha Địa dư Quốc gia đối chiếu bản đồ này với bản đồ chính thức, nhất là về phần đất Bắc Việt coi có phù hợp không, nếu có đoạn nào sai đề nghị cho biết để phúc đáp Chính phủ Ai-lao. Đề nghị cung cấp một bản đồ chính thức để tặng Chính phủ Ai-lao làm tài liệu.


- Ngày 29-5-1965, Bộ Tổng tư lệnh P2 gửi công văn cho Nha Địa dư quốc gia Sài Gòn: Để có đủ tài liệu phúc đáp Chính phủ Ai-lao về việc Việt cộng Bắc Việt sửa chữa ranh giới trong bản đồ Việt Nam, yêu cầu: Đối chiếu đường biên giới Việt Nam - Lào trong bản đồ 1/1.600.000 với các tài liệu căn bản; cho biết những điểm sai lầm đầy đủ và chi tiết.


- Trong công văn của Giám đốc Nha Địa dư Sài Gòn gửi Bộ tổng tư lệnh P2 trả lời công văn ngày 29-5-1965 có đoạn viết: "Tóm lại, đường biên giới đó (của Lào) phù hợp với đường biên giới trên bản đồ 1/400. 000 từ vĩ tuyến 16 trở ra và trái lại từ vĩ tuyến 16 trở vào đến vĩ tuyến 14 (vùng ba biên giới Việt - Miên - Lào) thì không theo đường biên giới trên bản đồ 1/400.000 mà có lẽ đã dựa trên bản đồ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương. Đường biên giới đen (của Việt cộng) thì ngược lại tương tự với đường biên giới vẽ trên bản đồ 1/500.000 của Nha Địa dư ở phần trên từ vĩ tuyến 16 trở ra ngoài trừ những đoạn biên giới tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị thì không giống bản đồ căn bản nào cả và trái lại từ vĩ tuyến 16 đến vĩ tuyến 14 thì giống với đường biên giới trên bản đồ 1/400.000.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 08:41:37 pm
Từ ngày 10 đến ngày 14-12-1973, Trung ương hai Đảng đã họp tại Đồ Sơn (Hải Phòng). Trong hội đàm, đồng chí Nu Hắc Phum Sa Văn, Uỷ viên Bộ chính trị Trung ương Đảng Nhân dân lào thông báo: “Vấn đề biên giới gần đây có cái phức tạp, anh em công an tự ý lấn đất như ở Na Mèo cắm mốc vào sâu quá biên giới 3 km gây ra nhiều khó khăn trong việc làm ăn đi lại của nhân dân và gây phản ứng trong nội bộ Lào và đề nghị cần giải quyết vấn đề biên giới không chỉ ở Na Mèo mà cả ở một số nơi khác như Keng Đu, Làng Mộ".


Đồng chí Lê Duẩn, Tổng Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nói: "Chúng tôi cho rằng vấn đề biên giới có thể giải quyết nhanh và tốt vì trong vấn đề này giữa hai nước chúng ta không có gì nghiêm trọng, phức tạp. Điều trọng đại nhất đối với chúng ta là sự đoàn kết và nương tựa lẫn nhau, nhân dân hai bên có quan hệ đi lại làm ăn thuận lợi. Hai bên sẽ xúc tiến việc nghiên cứu toàn bộ các vấn đề liên quan đến qui chế biên giới và sẽ cử các phái đoàn đàm phán để giải quyết".


Đồng chí Kay Sỏn Phon Vi Hẳn, Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Lào nói: “Đối với 10 cái lớn (tuy đã có vấn đề biên giới) mà hai bên đã thoả thuận, cần có chỉ đạo cụ thể, kinh nghiệm không có chỉ đạo chặt thì thường làm chậm. Tôi đề nghị hai bên nên bàn, có kế hoạch cụ thể trong từng vấn đề. Về kế hoạch giải quyết vấn đề biên giới, chúng tôi đồng ý không có vấn đề gì lớn, nhưng nên có sự thông suốt trên dưới, nhất là cho anh em biên phòng. Sau cuộc hội đàm này, chúng tôi sẽ tích cực chuẩn bị để có thể họp Trung ương vào cuối tháng".


Sau cuộc hội đàm trên, Phủ Thủ tướng chủ trương nghiên cứu để làm rõ thêm tình hình đường biên giới Việt Nam - Lào. Văn phòng Phủ Thủ tướng xây dựng kế hoạch chung cho việc nghiên cứu, trong đó có kế hoạch tổ chức điều tra, khảo sát ở một số điểm trong nam 1974 để rút kinh nghiệm và sau đó tiếp tục khảo sát tất cả các điểm trên đường biên giới Việt Nam - Lào. Đoàn khảo sát do Văn phòng Phủ Thủ tướng tổ chức tiến hành từ ngày 6 tháng 3 năm 1974, với nhiệm vụ: Thu thập, xác minh, phân tích các tài liệu cần thiết về đường biên giới Việt Nam - Lào nhằm xây dựng luận cứ cho việc xác định những điểm chưa rõ ràng trên đường biên giới, chuẩn bị cho Chính phủ đàm phán với nước bạn. Trước mắt, đến cuối tháng 8-1974 phải hoàn thành việc nghiên cứu các điểm Na Mèo, Nậm Cắn, Phú Ninh, Quý Ninh và Pa Thơm.


Đoàn tổ chức làm hai nhóm: (1) Nhóm nghiên cứu địa hình và bản đồ có nhiệm vụ: Căn cứ vào các loại bản đồ đã có, kết hợp với việc tìm hiểu sự hiểu biết của nhân dân về một đường biên giới tập quán, nghiên cứu, khảo sát lại thực địa, đối chiếu với bản đồ để phân tích sự khác nhau về đường biên giới giữa các loại bản đồ, sự khác nhau giữa bản đồ và đường biên giới theo tập quán cổ truyền của nhân dân; (2) Nhóm nghiên cứu lịch sử có nhiệm vụ: Thâm nhập vào nhân dân, tìm hiểu về quá trình lịch sử hành chính của địa phương, tình hình kinh tế văn hoá, ngôn ngữ, dân tộc, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân về vấn đề biên giới, thu thập những tư liệu, di vật, tang chứng liên quan đến biên giới, phân tích về sự hình thành các mường, tìm hiểu lịch sử các địa danh, các truyện cổ tích gắn liền với đời sống của địa phương để nghiên cứu rút ra những kết luận, những vấn đề liên quan đến đoạn đường biên giới mà nhóm phải khảo sát điều tra.


Theo kế hoạch, giai đoạn một khảo sát thí điểm khu vực Na Mèo, Tân Lập và Khăm Nàng thuộc tỉnh Thanh Hoá trước. Sau gần một tháng điều tra, khảo sát tại thực địa từ ngày 21-3-1974 đến ngày 15-4- 1974, tổ khảo sát đã thống nhất kết luận:

- Đoạn biên giới ở đoạn đầu trên trục đường 21 đa thuộc phạm vi đồn Na Mèo quản lý đã được nhân chứng chỉ dẫn xác minh tại chỗ thì: Từ Khua Hộp lên dãy Puêng lấy sống núi Puêng làm ranh giới chụp xuống mỏm Puêng phía Đông Nam (còn gọi là Puêng Tơ) cắt qua đường 217a qua Nậm Pun, sang Aicôle lên đỉnh Puvia, lên Puxámđạn (hoặc Punưa Lào); đối chiếu đường biên giới trên đây thì ý kiến của một vài đồng chí lãnh đạo bạn nói đất Lào xuống đến tận ngã ba sông Sôi, sông Pan là không đúng với thực tế địa hình, không phù hợp với đường biên giới tập quán mà nhân dân đang tôn trọng; đồn công an vũ trang Na Mèo hiện nay đang quản lý đến suối Vía phía trái trường Thương nghiệp của bạn cũng không đúng so với đường tập quán và theo lời văn ghi trong khoán ước chia cắt đất Lào thì đúng là đã lấn vào đất Lào 200 m.

- Về phạm vi hai bản Tân Lập và Na Hàm, theo tài liệu điều tra năm 1955 - 1957 đã xác nhận Tân Lập là của Vịt Nam, Na Hàm là của Lào là đúng, nhưng đường biên giới ở hai điểm này thể hiện trên bản đồ sai với thực tế ngoài thực địa. Như vậy, bản đồ do Pháp vẽ năm 1943 (biên vẽ lại năm 1954) và bản đồ do ta điều chỉnh năm 1964 theo tài liệu điều tra năm 1955 - 1957 là không đúng so với thực trạng địa hình.

- Về đất Khăm Nàng: Theo tài liệu điều tra 1955 - 1957 có cả cán bộ của bạn tham gia đã cùng xác nhận đất Khăm Nàng là thuộc xã Pù Nhi, huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá và đồn công an nhân dân vũ trang Pù Nhi đã dựa vào đó để quản lý cho đến nay. Nhưng gần đây dân bạn sang lấy măng và cán bộ của Na Hàm (Lào) nói đất Khăm Nàng là của Lào. Sau khi đã tìm hiểu về lịch sử hành chính đất Khăm Nàng và nghiên cứu ở thực địa, được một số cụ già chỉ tại chỗ thì nhân dân ở đây vẫn tôn trọng đường ranh giới từ Pukhôm cắt qua suối Sâu lên Pachim. Như vậy về lịch sử cũng như hiện tại đất Khăm Nàng vẫn thuộc Lào.


Về những nguyên nhân làm cho đường biên giới ở các khu vực Na Mèo, Tân Lập, Khăm Nàng không rõ dẫn đến sự nhầm lẫn trong công tác quản lý gây nên nhiều thắc mắc trong nhân dân hai bên, tổ khảo sát đã thống nhất: Đường biên giới ở các khu vực nói trên chỉ là đường biên giới do Pháp vẽ nháp trên bản đồ, không đi khảo sát đo đạc ngoài thực địa và không khớp với lịch sử hành chính của địa phương về đường biên giới tập quán. Từ năm 1955 - 1957, hai bên đã phối hợp điều tra biên giới, đã thu thập được nhiều tài hệt chứng minh một đường biên giới tập quán đã được nhân dân địa phương hai bên tôn trọng, nhưng trên bản đồ lại vẽ khác với thực địa (vùng Tân Lập của Việt Nam lại vẽ sang Lào, vùng Na Hàm của Lào lại vẽ về Việt Nam, bản Khăm Nàng là của Lào thì lại xác nhận là của Việt Nam). Đáng tiếc là khi đó đoàn khảo sát đã không lập những văn bản cần thiết để làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của cả hai bên.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 08:42:27 pm
Sau cuộc họp sơ kết đợt khảo sát đường biên giới ở các khu vực Na Mèo, Tân Lập, Pù Nhi, đoàn công tác chuẩn bị đi khảo sát vùng Keng Đu trên đoạn biên giới giữa Nghệ An và Xiêng Khoảng thì Phủ Thủ tướng quyết định, một mặt vẫn tiếp tục đi khảo sát vùng Keng Đu, mặt khác phải chuẩn bị cho một phái đoàn của Chính phủ sang Viêng Xay đàm phán với bạn theo yêu cầu của Bộ chính trị Đảng bạn. Về mục đích cuộc đàm phán, bạn nêu: Nhằm củng cố và tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai Đảng và hai dân tộc Việt Nam - Lào (đoàn kết giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào không phải chỉ thể hiện ở trên hai Trung ương ở Sầm Nưa và Hà Nội mà cần phải được thể hiện giữa nhân dân hai dân tộc), để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ hai nước, cùng nhau bảo vê biên giới, giúp đỡ nhau làm ăn sinh sống; về căn cứ để giải quyết, bạn nêu là dựa vào đường biên giới mà Pháp vẽ trên bản đồ, dựa vào ý kiến của nhân dân, dựa vào mốc biên giới hiện có. Bạn đề nghị nghiên cứu rút kinh nghiệm hai điểm Na Mèo và Keng Đu; về thời gian, bạn đề nghị đầu tháng 5-1974 giải quyết điểm Na Mèo, đầu tháng 6-1974 giải quyết điểm Keng Đu; về thành phần đoàn, bạn mời một phái đoàn gồm một vài cán bộ ở Trung ương, Bí thư sáu tỉnh có chung biên giới với Lào, đại diện lực lượng công an nhân dân vũ trang địa phương. Bạn mời sang Viêng Xay cuối tháng 4-1974 (nhân có lớp học của các Bí thư các tỉnh bạn đang học ở Na Cai) để cùng nhau trao đổi giải quyết.


Thực hiện quyết định của Phủ Thủ tướng, trong cuộc họp nội bộ gồm đại diện Bộ Ngoại giao, Văn phòng Phủ Thủ tướng, Bộ Tư lệnh công an nhân dân vũ trang, CP 38 đã nhất trí các phương án đàm phán là: Trước mắt, giải quyết một số điểm để rút kinh nghiệm, sau đó mới tiến hành ở tất cả các điểm trên đường biên giới Việt Nam - Lào; về căn cứ giải quyết vấn đề biên giới, nhất trí dựa vào đường biên giới  tập quán truyền thống mà nhân dân đã thừa nhận và tôn trọng là chính, còn đường biên giới do Pháp vẽ trên bản đồ chỉ để tham khảo; về tổ chức thành phần đoàn, gồm 12 người do đồng chí Nguyễn Văn Ngọc làm Trưởng đoàn, đồng chí thiếu tướng Huỳnh Thủ làm Phó đoàn và đã được Bộ chính trị Trung ương Đảng duyệt.


Khi đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có ý kiến chỉ đạo là, bạn đã nêu ra thì ta phải giải quyết với bạn, phải nghiên cứu tại sao bạn muốn làm như thế. Bây giờ nên tiến hành theo bạn, tuy làm mấy điểm nhưng đã làm thì phải làm đàng hoàng. Và ý kiến của đồng chí Nguyễn Duy Trinh là, chủ trương ta sang để nghe bạn nói gì, thu hẹp lại sự căng thẳng, chỗ nào giải quyết được thì giải quyết còn chỗ Hà Tĩnh nên thôi vì Na Pê căng thẳng, phải dựa trên tinh thần đoàn kết hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc hai nước, khi giải quyết phải có căn cứ vững chắc, phải nghiên cứu, cân nhắc dựa vào bản đồ nơi nào rõ thì giải quyết cho vững chắc, giải quyết phải thận trọng, các đồng chí bạn còn phải lo vấn đề trong kia, ta còn vấn đề miền Nam, nếu giải quyết không tốt sẽ trở thành vấn đề về sau này, khi tìm hiểu các vấn đề thì tìm hiểu cả vấn đề mậu dịch nữa.


Đoàn đã nhất trí nhiệm vụ như sau: Tìm hiểu thêm ý đồ của bạn; bàn bạc và tổ chức làm việc để chuẩn bị cho việc giải quyết sau này trên phương châm cái gì rõ ràng, dễ giải quyết thì giải quyết, cái gì phức tạp thì giải quyết sau. Đoàn lên đường đi Sầm Nưa ngày 27-4-1974. Ngày 29-4-1974 đoàn đến chào Bộ chính trị Trung ương Đảng bạn. Trong buổi tiếp, đồng chí Nu Hắc Phum Xa Văn nhắc lại tinh thần hội đàm giữa hai Bộ Chính trị ở Đồ Sơn năm 1973, đồng chí nói: "Trước đây chúng ta đã đoàn kết, có đoàn kết mới đánh thắng được hai tên đế quốc, ngày nay càng phải đoàn kết hơn nữa. Biên giới năm đến sáu cây số không thành vấn đề mà vấn đề lớn nhất, vấn đề sống còn là làm sao củng cố được đoàn kết hữu nghị giữa hai Đảng, hai dân tộc. Thực tế, không phải vấn đề giành giật với nhau bốn hay năm cây số, đừng để cho kẻ địch lợi dụng vấn đề này. Do đó trong khi làm việc với nhau, chúng tôi đề nghị hai bên phải nắm vững tinh thần đó".


Từ ngày 01-5 đến ngày 11-5-1974 đã diễn ra hai cuộc họp mở rộng giữa hai đoàn, sáu cuộc họp giữa các Trưởng, Phó đoàn và năm cuộc họp chuyên viên. Để bạn khỏi nghi ngờ, suốt quá trình làm việc, đoàn Việt Nam thể hiện thái độ chân thành, trình bày với bạn thiện chí mong muốn giải quyết tốt những vấn đề tồn tại trên đường biên giới là Việt Nam không hề có thủ đoạn gì với bạn trong vấn đề này, mong muốn củng cố và tăng cường được mối quan hệ, tình đoàn kết lâu dài giữa hai dân tộc, sẵn sàng khẩn trương cùng với bạn giải quyết những điểm mà bạn nêu ra. Hai bên đã nhất trí với nhau một số điểm:

(1) Mục đích của việc giải quyết một số điểm tồn tại thiên đường biên giới là: Củng cố và tăng cường tình đoàn kết lâu dài giữa hai Đảng, hai dân tộc để bảo vệ và tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn qua lại của nhân dân, cán bộ hai bên biên giới, đồng thời phòng ngừa và ngăn chặn hoạt động phá hoại của phần tử xấu và địch;

(2) Theo đề nghị của Việt Nam, phía Lào đồng ý rút những yêu cầu “công bằng bình đẳng, để cho nhân dân hai bên biên giới được hoàn toàn tự do dân chủ trong việc giải quyết đường biên giới" và thay vào đó các yêu cầu "giải quyết có căn cứ khoa học, đúng với thực tế và hai bên cùng thoả mãn";

(3) Về căn cứ để giải quyết, hai bên thống nhất: Bản đồ do Pháp làm ra (bạn nêu chỉ dùng các bản đồ của Pháp làm ra cho đến năm 1945), đường biên giới tập quán truyền thống, trí nhớ của dân, các chứng cứ và vết tích lịch sử;


Về biện pháp giải quyết, bạn vẫn muốn hai bên ký một văn bản có tính nguyên tắc và cho tổ chức đi khảo sát nhiệm vụ giáo dục nhân dân hai bên biên giới.

Đoàn đàm phán đã kiến nghị lên trên: Khẩn trương cùng với bạn giải quyết việc xác minh đường biên giới để bạn khỏi hiểu lầm và để giúp bạn ổn định tình hình nội bộ; tiếp tục thuyết phục bạn thấy rõ tính chất phức tạp của vấn đề, giải quyết một cách vững chắc khỏi gây hậu quả xấu sau này, muốn vậy phải cân nhắc các biện pháp bạn đã nêu ra; trong khi chờ đợi việc giải quyết, cần chỉ thị cho các địa phương tiến hành giáo dục cho cán bộ, bộ đội, công an, nhân dân hết sức tôn trọng bạn, tránh để bạn hiểu lầm và những thiếu sót gì có thể sửa được thì cần kịp thời sửa và kiên quyết sửa.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 02 Tháng Chín, 2012, 08:44:09 pm
Sau cuộc đàm phán ở Viêng Xay, bạn đề nghị hai bên gặp nhau ở Na Mèo ngày 15-7-1974 để bàn về điểm Na Mèo và ở Mường Xén, và gặp nhau ngày 25-7-1974 để bàn về điểm Keng Đu. Thực tế không đơn giản và thời điềm bạn đề nghị hai bên làm việc ở Keng Đu và Na Mèo rơi vào đúng mùa mưa. Thời gian qui định để làm việc lại quá gấp rút. Tuy nhiên nếu đề nghị khác đi hoặc hoãn lại một thời gian khác, bạn có thể hiểu lầm. Vì thế ngày 15-7-1974 đồng chí Nguyễn Duy Trinh thay mặt Thủ tướng Chính phủ đã ký kết quyết định của Hội đồng Chính phủ cử đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam do ông Lưu Văn Lợi, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao làm Trưởng đoàn để đàm phán với đoàn đại biểu Ban chấp hành Trung ương mặt trận Lào yêu nước và cử hai đội khảo sát (Đội khảo sát ở Na Mèo do Hà Văn Ban, Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh Thanh Hoá làm Đội trưởng; Đội khảo sát ở Keng Đu do Hà Quang Kình, Phó chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh Nghệ An làm Đội trưởng) nhằm xác định những điểm chưa rõ ràng.


Từ ngày 15-4-1974 đến ngày 28-9-1974 hai bên đàm phán tại Mường Xén và Na Mèo.

Lúc đầu, bạn nêu biên giới Lào xưa kia ở Con Cuông (tức huyện lỵ huyện Con Cuộng thuộc tỉnh Nghệ An trên đường số 7, sâu vào đất Việt Nam khoảng 145 km so với đường biên giới hiện nay và cũng là biên giới theo bản đồ Pháp từ năm 1923, biên giới đến Sa La Ep (trên đường số 6 ở Bắc Mường Xén 7 km) nhưng nay tạm gác vấn đề Con Cuộng và Sa La Ep lại, bạn đề nghị giải quyết cả một khu vực từ vùng Keng Đu đến Nậm Cắn trên đường 7, nhưng cuối cùng bạn cũng nhận đóng khung cuộc đàm phán trong phạm vi Keng Đu như đã thoả thuận. Về vùng Keng Đu, quan điểm của bạn là 18 bản của vùng này thuộc đất Lào (bạn đưa ra đường biên giới Chính phủ Phuma đã đưa ra trong cuộc đàm phán năm 1956 - 1957), đề nghị lấy đường biên giới theo bản đồ Pháp năm 1938 (tuy không nói rõ thế) nhằm cắt 15 bản của vùng Keng Đu về Lào, để ba bản cho Việt Nam, sau đó bạn nhiều lần tỏ ý đồng tình với gợi ý do đoàn đàm phán phía Việt Nam đã đưa ra ngày 6-7-1974 ở Mường Xén (tuy chưa có ý kiến của Trung ương và tỉnh Nghệ An), tức là lấy đường biên giới theo bản đồ Pháp năm 1930 - 1940 - 1943 Việt Nam in lại năm 1961 và thay đổi đôi chút nhằm cắt ba bản là Keng Đu, Kẹo Cớn (cũ) và Pha Xàng về Lào (nếu ý kiến này được chấp nhận thì trong 18 bản của vùng Keng Đu sẽ chia 11 bản về Lào và 7 bản về Việt Nam). Trong cuộc đàm phán ở Mường Xén, đồng chí Nguyễn Duy Trinh đã điện phê phán đoàn đàm phán đã không thực hiện đúng nguyên tắc, tuy có thỉnh thị nhưng chưa được phép đã tự ý giới thiệu phương án, và chỉ thị tạm hoãn đàm phán.


Về điểm Na Mèo, lúc đầu bạn nói mốc biên giới Lào - Việt Nam ở Kẹo Đen Bai sâu vào đất ta khoảng 17 km (so với biên giới hiện nay ở Aicolụ) và hơn 5 km so với biên giới trên các bản đồ Pháp mà ta có. Về sau bạn đề nghị lấy điểm Kẹo Đen Bai và làng Duốc (cách Aicolụ khoảng 600 m về phía Việt Nam) rồi chia đôi, lấy một điểm thích hợp nhất xê xích ba hoặc năm km cũng được. Tuy vậy trong đàm phán bạn vẫn chưa đưa cụ thể điểm giữa đó là điểm gì với lý do đưa cụ thể thì đụng chạm đến quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam nhưng lại yêu cầu đoàn Việt Nam nêu cụ thể trước.


Như vậy, hai cuộc đàm phán ở hai điểm Mường Xén và Na Mèo của hai bên đều chưa đạt được thoả thuận. Có những nguyên nhân: Động cơ giải quyết vấn đề biên giới chưa thống nhất, đoàn Lào có ấn tượng Việt Nam lấn đất, đến hội đàm với một ý thức là đòi lại đất vì vậy nhận thức về lịch sử không đúng, đề ra yêu cầu cao, không thực tế, làm cho các vấn đề trở nên phức tạp; đoàn Việt Nam chuẩn bị không đầy đủ không nắm chắc được ý đồ quan điểm của bạn từ đầu, nhận thức việt đàm phán và giải quyết vấn đề với bạn đơn giản. Các cơ quan hữu quan ở Trung ương cũng như giữa Trung ương với tỉnh có một số vấn đề chưa bàn bạc kỹ, chưa thống nhất.


Qua cuộc đàm phán của hai bên ở Viếng Xay tháng 5-1974 và hai cuộc đàm phán tiếp theo về hai điểm Na Mèo và Mường Xén, Văn phòng Phủ Thủ tướng nhận định về triển vọng đàm phán giải quyết vấn đề biên giới: "Vấn đề biên giới tự nó đã phức tạp, vừa qua chính những đồng chí bạn trực tiếp làm công tác đàm phán với ta về biên giới, do những ý nghĩ về tình cảm lệch lạc, làm cho vấn đề thêm phức tạp triển vọng của cuộc đàm phán là kéo dài và càng phức tạp hơn. Vấn đề càng kéo dài thì càng khó giữ bí mật. Ta cần cảnh giác đề phòng sự tác động của các bên khác nhằm chia rẽ Việt Nam - Lào, cần đề phòng những luận điệu xuyên tạc và vu cáo của phía Viêng Chăn và ngụy quyền Sài Gòn".


Từ tình hình trên, Văn phòng Phủ Thủ tướng báo cáo Bộ Chính trị Trung ương Đảng: Qua thực tế đàm phán ở Na Mèo và Mường Xén, ta nên đề nghị với các đồng chí Lào vì lợi ích của cả hai bên nên hoãn cuộc đàm phán của hai bên về vấn đề biên giới Việt Nam - Lào đến thời gian khác thích hợp và sau này ta sẽ tiếp tục đàm phán với bạn để giải quyết hợp tình hợp lý, phù hợp lợi ích của cả hai bên và theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản. Trong khi chờ đợi, hai bên sẽ nghiên cứu những biện pháp để bảo đảm đường biên giới hiện nay là biên giới hữu nghị Việt Nam - Lào, trước hết là thi hành ngay một số biện pháp sau đây:

(1) Giữ nguyên trạng biên giới hiện nay, triệt để tôn trọng biên giới và lãnh thổ của nhau;

(2) Tiến hành giáo dục nhân dân vùng biên giới nhằm củng cố và phát huy quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Nêu rõ sự bức thiết phải bảo vệ tình đoàn kết chiến đấu đó, vạch rõ vấn đề biên giới do lịch sử để lại, một số trường hợp biên giới nhập nhằng hiện nay đã nảy sinh chủ yếu là trong quá trình phối hợp chống kẻ thù chung của hai dân tộc, chi rõ trách nhiệm của nhân dân hai bên biên giới là triệt để tôn trọng biên giới và giúp nhau bảo vệ biên giới và lãnh thổ;

(3) Bàn bạc để đi đến thoả thuận một quy chế tạm thời cho vùng biên giới Việt Nam - Lào (qua lại biên giới, mậu dịch biên giới, thể thức qua lại làm ăn của nhân dân hai bên biên giới, vấn đề biên phòng...)  

(4) Thành lập Ban biên giới liên hợp của hai tỉnh có biên giới chung để giải quyết mọi sự va chạm ở biên giới hai tỉnh;

(5) Tuy ta đề nghị hoãn cuộc đàm phán để giải quyết cơ bản vấn đề biên giới đến một thời gian thích hợp hơn, nhưng ta cũng cần tính tới khả năng bạn yêu cầu giải quyết ba điểm Na Mèo, Keng Đu, Na Pê, hoặc yêu cầu ta giải quyết xong hai điểm Na Mèo, Keng Đu (thậm chí một điểm nào để giải quyết nhất trong hai điểm đó) rồi hãy gác vấn đề lại.


Ngày 16-9-1974, đồng chí Kaysỏn Phôn Vi Hẳn điện cho đồng chí Lê Duẩn đại ý: Về vấn đề biên giới vừa qua, tôi nghe báo cáo lại thì muốn rõ tình hình bàn bạc ở hai điểm thí điểm (Sầm-nưa và Xiêng-khoảng) đã kéo dài mà vẫn chưa đi đến thống nhất với nhau được. Tôi mới chỉ được nghe phía anh em Lào phản ánh nhưng cũng thấy có vấn đề. Trước tình hình trên, chúng tôi nghĩ rằng có thể các đồng chí đi làm nắm không chắc tinh thần bàn bạc giữa hai Bộ Chính trị do đó cách làm cũng chưa phù hợp và hơn nữa hình như cũng đã xảy ra những việc không thật hiểu nhau, nếu cứ tiếp tục có thể không lợi cho đoàn kiểm tra. Vì vậy chúng tôi đề nghị trước mắt, hãy đình lại đã và hai bên cho gọi các đoàn đàm phán về nghiên cứu, quán triệt tinh thần của vấn đề và rút kinh nghiệm tìm cách giải quyết gọn nhất có lợi cho đoàn kết, vào khoảng cuối tháng 10 hoặc sau một ít, chúng tôi sẽ cử một phái đoàn (có thể sẽ do một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị cầm đầu) sang gặp các đồng chí có trách nhiệm để trao đổi cho rõ thêm về chủ trương và cách tổ chức thực hiện đúng với tinh thần hội đàm.


Ngày 20-9-1974, đồng chí Lê Duẩn điện trả lời đồng chí Kaysỏn Phân Vi Hẳn: "Tôi đã nhận được điện ngày 16-9-1974 của Anh, tôi có nghe báo cáo tóm tắt tình hình các đoàn bàn về vấn đề biên giới, nhưng không nắm cụ thể. Tuy vậy tôi cũng thấy như Anh rằng bàn bạc kéo dài như hiện nay dễ gây hiểu lầm giữa các đoàn, không có lợi cho tình đoàn kết. Tôi đồng ý với Anh là trước mắt hai bên đình chỉ cuộc đàm phán ở Na Mèo và ở Mường Xén, gọi các đoàn đàm phán về để chờ ý kiến của hai Trung ương. Với truyền thống đoàn kết trong quan hệ đặc biệt gắn bó hai đảng và nhân dân hai nước chúng ta, tôi nghĩ rằng vấn đề biên giới dù có phức tạp cũng sẽ được giải quyết tốt đẹp trên tinh thần anh em đồng chí".


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 03 Tháng Chín, 2012, 09:26:44 am
2. ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HIỆP ƯỚC HOẠCH ĐỊNH BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM - LÀO

Sau năm 1975, Việt Nam thống nhất, Lào cũng giành được thắng lợi trong cả nước. Vấn đề biên giới giữa hai nước không những là vấn đề cần giải quyết mà còn có điều kiện thuận lợi để giải quyết. Tuy nhiên, vấn đề nguyên tắc và chính trị - pháp lý đặt ra là: Việt Nam và Lào có chấp nhận đường biên giới hiện có giữa hai nước và trên cơ sở đó ký kết một hiệp ước biên giới không? nếu không chấp nhận thì phải thương lượng một đường biên giới mới và ký một hiệp ước ghi nhận đường biên giới mới đó và trong trường hợp này thì việc trước tiên phải thống nhất căn cứ vào nguyên tắc nào để thương lượng đường biên giới mới?


Trước sự cần thiết phải hoạch định một đường biên giới rõ ràng, theo đúng các nguyên tắc của pháp luật quốc tế và phù hợp với đặc điểm của đường biên giới Việt Nam - Lào, phía Việt Nam đã chủ trương lấy đường biên giới đã hình thành trên thực tế và thể hiện trên bản đồ của Pháp làm căn cứ để hoạch định biên giới giữa hai nước. Nhưng lúc đó, phía lào không phải chỉ muốn hoạch định đường biên giới nói chung mà còn muốn giải quyết cụ thể một số điểm nóng. Vì thế, trong phiên họp hai Bộ Chính trị Trung ương Đảng hai nước ngày 10-02-1976 tại Hà Nội, phía Việt Nam đề nghị nguyên tắc giải quyết là: Lấy đường biên giới trên bản đồ của Pháp (in) năm 1945 khi hai nước tuyên bố độc lập làm căn cứ chính, nơi nào không có bản đồ của Pháp in năm 1945 thì dùng bản đồ Pháp in trước, sau đó một thời gian. Ngoài ra, phía Việt Nam còn đề nghị một số điểm cụ thể để hai bên giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Lào được nhanh chóng, thuận lợi(1) (Các Văn bản pháp lý về việc giải quyết biên giới Việt Nam - Lào, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 24-28):

- Việt Nam trả ngay cho Lào các vùng đất rõ ràng là mượn của Lào trong kháng chiến thống Pháp và chống Mỹ, như các vùng Sa Muôi, Tà Ôi (Tây Trị Thiên).


- Với các vùng chưa xác minh rõ ràng, hai bên sẽ điều tra rồi báo cáo hai Bộ Chính trị giải quyết, như các vùng Cà Lưm (Tây Trị Thiên) và Đắc Chưng (Tây Kon Tum).


- Đường biên giới ở khu vực Lao Bảo là suối Xà ợt như trên bản đồ Pháp vẽ (bên này suối là Lao Bảo của Việt Nam, bên kia suối là Huội Nhơn của Lào).


- Những nơi đường biên giới thể hiện trên bản đồ của Pháp (bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương) không phù hợp với thực tế quản lý hành chính thì:

+ Thống nhất giải quyết về Lào các vùng Phú Ninh, Quý Ninh, Phà Xòng, Cà Toọc, Keng Đu và Na Hàm (do phía Lào đã quản lý quá sang Việt Nam từ lâu đời).

+ Thống nhất giải quyết về Việt Nam các vùng Việt Nam quản lý quá sang Lào từ lâu đời như vùng Na Mèo, Hướng Lập, Mường Lát và ba bản Đen Đin, Lý Tưởng, Huội Tầng.

+ Các điểm khác, hai bên sẽ tiếp tục điều tra và nghiên cứu để giải quyết.


- Về vấn đề cư dân ở những vùng có sự điều chỉnh: Dù là dân Việt Nam hay dân Lào đều là những người đã tích cực tham gia chiến đấu chống kẻ thù chung vì độc lập, tự do của mỗi nước, hai Đảng đều coi trọng quyền lợi và nguyện vọng của họ. Do đó, khi giải quyết cả hai bên đều phải giải quyết tốt vấn đề dân ở địa phương. Bên nào quản lý vùng nào trước thì phải có trách nhiệm khuyên dân địa phương ở lại, đồng thời cả hai bên đều phải tôn trọng quyền tự do lựa chọn quốc tịch và nơi cư trú của họ, nếu họ ở lại thì nhập quốc tịch mới, nếu họ không muốn ở lại thì có quyền sang phía bên kia cư trú.


- Hai bên thống nhất sẽ cử đoàn đàm phán cấp Trung ương để giải quyết cần phổ biến quyết định của hai Bộ Chính trị do địa phương của hai bên chấp hành triệt để mọi sự thoả thuận giữa hai Bộ Chính trị về biên giới và lãnh thổ. Hai bên sẽ cử Uỷ ban liên hợp đẻ thực hiện quyết định của hai Bộ Chính trị. Giải quyết ngay những điểm có thể giải quyết được điều tra nghiên cứu gấp những điểm chưa rõ ràng để cùng bàn cách giải quyết.


- Về thời gian giải quyết, hai bên có thể bàn một số việc có thể làm ngay thì giải quyết xong trong tháng 2-1976, các việc còn lại cố gắng giải quyết xong trong tháng 4-1976. Tinh thần chung là làm khẩn trương, nhanh gọn. Sau khi hai bên thoả thuận về đường biên giới chính thức sẽ ký văn bản về mặt nhà nước và sau đó sẽ tiến hành cắm mốc đường biên giới.


- Về quy chế biên giới, cấp Trung ương hai bên sẽ thoả thuận một quy chế gồm một số quy định lớn nhưng tương đối cụ thể về qua lại, hôn nhân, làm ruộng nương, chăn trâu bò, cắt cỏ, đánh bắt cá, lấy củi, buôn bán tiểu ngạch. Hai Chính phủ sẽ ký văn bản này.


- Về nguyên tắc làm việc, do tính chất đặc thù của công tác biên giới, vì lợi ích của cả hai bên, hai bên thống nhất các cuộc hội đàm và ký kết về biên giới là vấn đề nội bộ không công bố.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 03 Tháng Chín, 2012, 09:28:14 am
Những vấn đề trên đây đã được phía Lào hoàn toàn đồng ý. Và như vậy, vấn đề biên giới Việt Nam - Lào coi như đã có những nguyên tắc để giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế và phù hợp với quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Đáng lưu ý là, trong hội đàm còn có hai vấn đề phía Việt Nam đã nêu ra nhưng phía Lào không có ý kiến gì:

(1) Đề nghị phía Lào tiếp tục cho Việt Nam mượn một đoạn của con đường Trường Sơn Đông đi qua khu vực thuộc đất Lào (theo đường biên giới trên bản đồ của Pháp) ở phía Tây A Sầu hoặc đổi khu vực có đoạn đường đó lấy khu vực khác tương đương;

(2) Với dân ở vùng đất có điều chỉnh, nếu họ ở lại thì nhập quốc tịch mới hoặc trở thành kiều dân.


Tuy nhiên, khi đi vào giải quyết trong thực tế còn có những khó khăn:

- Đối với thoả thuận ngày 10-2-1976:

(1) Có vấn đề đã dứt khoát, rõ ràng như lấy đường biên giới trên bản đồ Pháp tỷ lệ 1/100.000 năm 1945 làm căn cứ để giải quyết, hoặc đất nào Việt Nam mượn của Lào thì trả cho Lào;

(2) Trong vấn đề dứt khoát cũng có điều chưa rõ ràng như nói vùng Na Mèo về Việt Nam, vùng Na Hàm về lào, nhưng đó là mới chỉ nói "vùng" chứ không phải là "biên giới";

(3) Những chỗ quan trọng nhất lại chưa có quyết định dứt khoát như Cà Lum, Đắc Chưng, Keng Đu, Hướng Lập phải đợi điều tra ở thực địa xong mới giải quyết.


- Về bản đồ của Pháp:

(1) Bản đồ quá nhỏ, cũ, có nhiều chỗ không phù hợp với địa hình, nhiều chỗ không chính xác;

(2) Bản đồ tỷ lệ 1/100.000 mà ta và bạn dùng làm căn cứ để giải quyết đường biên giới gồm 48 mảnh, chiều dài biên giới vẽ trên bản đồ tổng cộng khoảng 2.095 km, trong đó có 812 km được biên vẽ trên cơ sở kết quả đo đạc tại thực địa chiếm 38,7%), còn lại 1.282,8 km được biên vẽ trên cơ sở ảnh chụp từ máy bay chưa đo đạc ở thực địa (chiếm 61,3%);

(3) Trong 48 mảnh bản đồ, có 7 đoạn đường ranh giới với tổng chiều dài khoảng 4,5 km được thể hiện ở các khu vực chưa có địa hình (địa hình để trắng) và có 8 đoạn chưa vẽ đường biên giới;

(4) Bản đồ của Pháp tái bản nhiều lần, sau mỗi lần tái bản đều có sửa chừa nên các mảnh bản đồ cùng ký hiệu nhưng năm in khác nhau thì có đường ranh giới thể hiện khác nhau.


- Trong cán bộ, nhân dân có những hồi ức đơn giản, sai lệch về địa danh nhưng lại có tác động đến ý nghĩa và phương án hoạch định (ví dụ nói "tôi đã hoạt động ở vùng này" hay "con suối đó là suối biên giới" tuy chẳng biết đó là suối nào!); có những nhầm lẫn giữa đường do biên phòng quản lý với đường biên giới (ví dụ như ở vùng Phú Ninh, Quý Ninh - Khún Xê, Nọng Mạ); có những biểu hiện của tư tưởng địa phương cục bộ khiến cho nguyên tắc hoạch định không được tôn trọng; đặc biệt, một số cán bộ cả của Việt Nam và của Lào chưa hiểu nguyên tắc pháp lý quốc tế nên có lúc phải giải quyết gượng ép (ví dụ một số đoạn đường biên giới đi theo sông Sê Pôn, sông Cả, Nậm Mộ, phía Lào yêu cầu vẽ ký hiệu đường biên giới một cách cứng nhắc, trên bản đồ Pháp vẽ ở bờ bên nào thì đoạn sông, suối đó thuộc về bên kia).


Trên cơ sở nguyên tắc đã thoả thuận trong hội đàm hai Bộ Chính trị tại Hà Nội ngày 10-2-1976, hai bên đã tiến hành 4 đợt đàm phán, tổng cộng 90 ngày trong khoảng thời gian hơn 9 tháng (đợt 1 bắt đầu ngày 01-3-1976, đợt 4 kết thúc ngày 11-12-1976), cuối cùng đã thoả thuận xong toàn bộ 2.067 km đường biên giới giữa hai nước (giữ nguyên đường biên giới trên bản đồ của Pháp là 1.734 km, thay đổi khác với đường biên giới trên bản đồ của Pháp là 333 km). Diễn biến cụ thể như sau:

Đợt đàm phán từ ngày 01 đến ngày 5-3-1976 ở Hồ Tây (Hà Nội), hai bên đã nhất trí;

- Chọn được 27 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 của Pháp in mà chuyên viên kỹ thuật hai bên đã đối chiếu thấy đường biên giới thể hiện thống nhất, để sử dụng trong đàm phán (mỗi mảnh có 2 tờ, Việt Nam 1 , Lào 1).

- Thể hiện trên bản đồ một số đoạn biên giới mà hai Bộ Chính trị đã thoả thuận và hai đoàn đã thống nhất để quy thuộc về Việt Nam hay về Lào.

- Giải quyết về nguyên tắc một số khu vực mà hai bên sẽ trao cho nhau từ Thanh Hoá trở vào.
- Thoả thuận sơ bộ cách giải quyết một số khu vực mà trong hội đàm hai Bộ Chính trị chưa nêu ra (chủ yếu là giữa Hủa-phăn với Sơn La và Thanh Hoá).

Để có cơ sở cho công tác hoạch định được chính xác và khẩn trương, hai bên nhất trí tổ chức 03 Tiểu ban liên hợp đi khảo sát song phương tại thực địa một số điểm cần xác minh giữa các tỉnh: Thanh Hoá, Sơn La với Hủa-phăn; Nghệ Tĩnh với Xiêng-khoảng; Bình Trị Thiên với Khăm-muộn và Sa-vẳn-nạ-khệt.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 03 Tháng Chín, 2012, 09:34:04 am
Đợt đàm phán từ ngày 12 đến ngày 21-7-1976 ở Viêng Chăn: Hai bên bắt đầu chính thức hoạch định biên giới giữa hai nước, đã giải quyết được nhiều đoạn biên giới từ ngã ba Việt Nam - Lào - Trung Quốc đến hết địa phận tỉnh Quảng Bình, nhưng chưa giải quyết được khu vực Hướng Lập. Hai bên đã thống nhất:

- Chọn đủ 48 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Pháp in để sử dụng trong đành phán.

- Xác định đường biên giới ở các khu vực do Tiểu ban khảo sát liên hợp đã thoả thuận.

- Giải quyết đường biên giới ở khu vực Xốp Pén, Huội Pá (Nghệ Tĩnh).

- Giải quyết đường biên giới ở các khu vực còn lại từ Lai Châu đến Quảng Bình.

- Nối lại các đoạn biên giới mà trên bản đồ của Pháp in chưa có đường biên giới từ Lai Châu đến Quảng Bình.

- Giải quyết A Xốc, A Cha về Lào (theo đường biên giới trên bản đồ Pháp in).


Đợt đàm phán từ ngày 18 đến ngày 30- 8-1976 ở Viêng Chăn: Hai bên đã giải quyết được khu vực Hướng Lập và các đoạn từ Quảng Trị đến Kon Tum, nhưng chưa giải quyết được đoạn biên giới dài khoảng 40 km do trên bản đồ của Pháp không vẽ đường biên giới (vùng Dak Lay). Hai bên đã thoả thuận:

- Giải quyết khu vực Hướng Lập về Lào theo đường biên giới trên bản đồ của Pháp in. Riêng khu vực Cù Bai rộng 16 km2 để về Việt Nam tiếp tục quản lý.

- Nối lại các đoạn biên giới mà trên bản đồ của Pháp in chưa có đường biên giới thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.


Đợt đàm phán từ ngày 11-10-1976 đến ngày 11-12-1976 ở Viêng Chăn: Hai bên đã giải quyết xong vùng Dak Lay, gồm 40 km đường biên giới mà trên bản đồ của Pháp in chưa có đường biên giới. Kết thúc việc đàm phán về hoạch định đường biên giới giữa hai nước.


Tóm tắt diễn biến các cuộc đàm phán:

1) Hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ hai nước Việt Nam - Lào, tại Hà Nội từ ngày 01-3-1976 đến ngày 08-3-1976.

Thành phần Đoàn Việt Nam gồm 13 người, do ông Ngô Thuyền, Uỷ viên Trung ương Đảng Lao động Việt Nam làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 13 người, do ông Thao Ma Kháy Khăm Phi Thun, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước làm Trưởng đoàn.


Trong cuộc họp, phía Việt Nam đề nghị giải quyết các vấn đề trên toàn tuyến biên giới theo tinh thần hai Bộ Chính trị đã thoả thuận ngày 10 tháng 02 năm 1976. Phía Lào đề nghị đất Việt Nam mượn của Lào thì trả cho Lào (Tà ôi, Sa Muội, Cà Lưm). Hai bên đã thống nhất thành lập các Tiểu ban để đi điều tra tình hình biên giới tại thực địa. Gồm ba Tiểu ban:

I/ Tiểu ban Sơn La, Thanh Hoá - Hủa-phăn;

II/ Tiểu ban Nghệ An - Xiêng-khoảng;

III/ Tiểu ban Bình Trị Thiên - Khăm-muộn. Đồng thời hai bên cũng thống nhất về việc biên soạn các tài liệu cần thiết bằng tiếng Việt và tiếng Lào để tuyên truyền và giải thích cho nhân dân ở vùng biên giới của hai nước.


Từ ngày 8-3-1976 đến ngày 30-5-1976, các tiểu ban liên hợp trên đây đi thực địa khảo sát nắm tình hình và đã ký kết các biên bản song phương về các khu vực cụ thể:

Tiểu ban I: Ngày 10-3-1976 ký biên bản về Khúa Hốp. Ngày 11-3- 1976 ký biên bản về Sốp Chía. Ngày 13-3-1976 ký biên bản về Kéo Hượn, Khăm Nàng, Na Hàm, Văng Áng Ngước. Ngày 14-3-1976 ký biên bản về Piềng Tần. Ngày 15-3-1976 ký biên bản về Xốp Xim (Noỏng Tầu). Ngày 23-3-1976 ký biên bản xác định biên giới giữa các tỉnh Thanh Hoá, Sơn La và Hủa-phăn. Ngày 30-4-1976 ký biên bản về Chiềng Khương, Bản Đán.


Tiểu ban II: Ngày 11-3-1976 ký biên bản xác định mốc từ cồn Nậm Cắn đến sông Nậm Mộ. Ngày 21-3-1976 ký biên bản trao đổi nguyên tắc chung. Ngày 04-5-1976 ký biên bản về khảo sát đường biên giới giữa Nghệ An và Xiêng-khoảng. Ngày 15-5-1976 ký biên bản khảo sát biên giới và lập báo cáo chung kết quả khảo sát đoạn biên giới từ Pù Kéo Miêng đến Nậm Mộ (ngày 16-5-l976). Ngày 20-5-1976 ký biên bản khảo sát đoạn biên giới từ Suối Sủng đến Bắc sông Nậm Mộ. Ngày 30-5-1976 ký biên bản chung về toàn bộ kết quả đợt công tác.


Tiểu ban III chia thành bốn tổ đi theo các hướng dọc tuyến để kiểm tra từng khu vực cụ thể. Ngày 19-3-1976 cắm tạm thời mốc bằng gỗ tại vị trí giao điểm giữa đường số 20 và đường biên giới. Ngày 25-3-1976 cắm tạm thời mốc bằng gỗ tại vị trí giao điểm giữa đường số 12 và đường biên giới (đèo Mụ Giạ). Ngày 30-3-1976 cắm tạm thời mốc bằng gỗ tại vị trí giao điểm giữa đường số 9 và đường biên giới (cầu Xà Ợt). Ngày 02-4-1976 ký biên bản chung về toàn bộ kết quả đợt công tác. Ngày 07-5-1976 ký biên bản thoả thuận tạm nghỉ khảo sát để báo cáo cấp trên.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 03 Tháng Chín, 2012, 09:38:57 am
2) Hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam - Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 18-8-1976 đến ngày 30-8-1976.

Thành phần Đoàn Việt Nam gồm 12 người, do ông Hoàng Văn Kiểu, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 13 người, do ông Thao Ma Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn.


Ngày 30-8-1976, hai bên ký Biên bản làm việc chung, trong đó thống nhất:

- Thống nhất sử dụng bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương xuất bản năm 1945 hoặc trước sau một vài năm để giải quyết đoạn biên giới từ tỉnh Bình Trị Thiên đến tỉnh Gia Lai - Kon Tum, tiếp giáp từ tỉnh Sạ-vẳn-nạ-khệt đến Ắt-tạ-pư.

- Về vùng Hướng Lập (phía Lào gọi là Sê Pôn Nứa): Trong biên bản hội đàm tại Viêng Chăn ngày 21-7-1976, vùng này chưa được giải quyết vì hai bên có quan điểm khác nhau nên cùng báo cáo lên Bộ Chính trị mỗi bên giải quyết. Sau khi có ý kiến của hai Bộ Chính trị, phía Lào nhất trí giải quyết vùng này theo đề nghị của Việt Nam. Theo đó hai bên đã nhất trí mô tả hướng đi của biên giới ở vùng này theo những điểm cao, toạ độ và địa hình địa vật cụ thể trên bản đồ Pháp vẽ, có Phụ lục I kèm theo biên bản này là sơ đồ vùng Hướng Lập.

- Đoạn biên giới từ điểm cao 1020 (động Ta Púc) đến điểm có toạ độ 17G48'90"-116G51'55" thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, hai bên đã nhất trí mô tả hướng đi của biên giới ở vùng này theo những điểm cao, toạ độ và địa hình địa vật cụ thể trên bản đồ Pháp vẽ.

- Thoả thuận vạch lại đường biên giới do Pháp chưa vẽ trên bản đồ từ điểm có toạ độ 17G48'90"- 116G51'55" đến điểm có toạ độ 17G48'75"- 116G56'00" (thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tiếp giáp với tỉnh Sa-ra-van của Lào). Có Phụ lục II kèm theo biên bản là sơ đồ đoạn biên giới mới vạch.

- Về đoạn biên giới giữa tỉnh Gia Lai - Kon Tum với tỉnh Sa-ra-van và Ắt-tạ-pư, hai bên nhất trí lấy theo đường biên giới trên bản đồ Pháp vẽ. Nhưng hai đoàn chưa nhất trí hướng đi của đường biên giới từ toạ độ 17G12'20"-116G94'00" đến toạ độ 16G69'95"-116G93'75". Phía Việt Nam cho rằng bản đồ tỷ lệ 1/100.000 Pháp vẽ đã rõ ràng. Phía Lào cho rằng bản đồ Pháp vẽ năm 1945 chưa rõ ràng, vùng này có nhiều loại bản đồ để so sánh, chính quyền và nhân dân địa phương đều xác nhận vùng này từ lâu là đất Lào. Vì vậy, hai bên nhất trì đưa lên Bộ Chính trị giải quyết.

- Hai bên nhất trí nguyên tắc quản lý biên giới theo nguyên trạng cho đến khi hoàn thành việc hoạch định và bàn giao dân, giao đất cho nhau ở nơi có điều chỉnh. Cử các tiểu ban liên hợp đến những vùng có điều chỉnh xử lý các vấn đề cụ thể. Định hướng xúc tiến ký Hiệp ước hoạch định biên giới, Hiệp định quy chế biên giới và thành lập Uỷ ban liên hợp cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào.


3) Hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ Việt Nam và Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 11-10-1976 đến ngày 11-12-1976.

Thành phần Đoàn Việt Nam gồm 6 người, do ông Hoàng Văn Kiểu, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 6 người, do ông Thao Ma Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn.

Hai bên đã thông báo cho nhau ý kiến của Bộ Chính trị bên mình và cùng nhau thống nhất giải quyết các đoạn biên giới tồn đọng giữa tỉnh Gia Lai - Kon tum với tỉnh Sa-la-van và Ắt-tạ-pư. Theo đó, hai đoạn biên giới mới vạch ra đã được hai bên miêu tả chi tiết hướng đi của đường biên giới bằng các toạ độ cụ thể và có Phụ lục I và II là sơ đồ thể hiện các đoạn biên giới đó kèm theo biên bản hội đàm.

Đối với những vùng hai bên đã thống nhất điều chỉnh, hai bên thoả thuận cần khuyên dân ở lại, đồng thời tôn trọng các quyền tự do dân chủ và nguyện vọng của dân về lựa chọn quốc tịch và nơi cư trú.


4) Hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ Việt Nam và Lào, tại Hà Nội từ ngày 01-3-1976 đến ngày 05-3-1976.

Thành phần Đoàn Việt Nam gồm 6 người, do ông Ngô Thuyền làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 6 người, do ông Thao Ma Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn.

Hai bên cùng nhau xem xét, rà soát kết quả làm việc trong các cuộc hội đàm hai bên đã đạt được và nhất trí tiếp tục tổ chức hội đàm tại Viêng Chăn để thảo luận đoạn biên giới giữa hai nước từ tỉnh Lai Châu đến Quảng Bình của Việt Nam, tiếp giáp từ tỉnh Phông-sa-lỳ đến tỉnh Khăm-muộn của Lào.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 03 Tháng Chín, 2012, 09:50:34 am
5) Hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ Việt Nam và Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 10-7-1976 đến ngày 21-7-1976.

Thành phần Đoàn Việt Nam gồm 12 người, do ông Hoàng Văn Kiểu, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 13 người, do ông Thao Ma Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn.


Hai bên nhất trì sử dụng bốn tám (48) mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương năm 1945 và trước hoặc sau đó một vài năm, lập danh mục và làm thành Phụ lục I kèm theo biên bản hội đàm.


Hai bên thông qua các biên bản do các tiểu ban liên hợp đã lập từ tháng 3-1976 đến tháng 5-1976 gồm: Tám (08) biên bản do đại diện hai bên ký về đoạn biên giới giữa tỉnh Sơn La, Thanh Hoá với Hủa-phăn; tám (08) biên bản do đại diện hai bên ký về đoạn biên giới giữa tỉnh Nghệ Tĩnh với Xiêng-khoảng; ba (03) biên bản do đại diện hai bên ký về đoạn biên giới giữa tỉnh Bình Trị Thiên với tỉnh Khăm-muộn và Sạ-vẳn-nạ-khệt. Các biên bản này được lập danh mục làm thành Phụ lục II kèm theo biên bản hội đàm.


Hai bên thoả thuận: Đối với những khu vực được nêu ở hai hoặc ba biên bản, việc giải quyết cuối cùng được coi là chính thức, điều gì nêu trong các biên bản trước trái với cách giải quyết cuối cùng thì không có giá trị. Hai bên giao chuyên viên kiểm tra lại các toạ độ các điểm cho đúng với tinh thần hai bên đã thoả thuận trong biên bản. Hai bên không chấp nhận những đề nghị nêu trong đoạn D của biên bản làm việc chung ngày 30-5-1976 của tiểu ban liên hợp Nghệ Tĩnh - Xiêng-khoảng.


Hai bên thống nhất giải quyết các điểm Sốp Pén, Huội Pa (thuộc huyện Quế Phong tỉnh Nghệ Tĩnh, tiếp giáp huyện Sầm Tớ tỉnh Hủa-phăn). Theo đó, hướng đi của đường biên giới ở hai điểm này được mô tả chi tiết bằng toạ độ và địa danh địa hình trên bản đồ.


Thoả thuận giải quyết đoạn biên giới giữa tỉnh Lai Châu với tỉnh Phông-sa-lỳ và Luổng-phạ-băng theo đường biên giới Pháp vẽ trên mười (10) mảnh bản đồ mà hai bên đã đối chiếu và thoả thuận sử dụng. Các đoạn biên giới đã thống nhất được thể hiện trên các sơ đồ được đánh số từ số 01 đến số 13 trong Phụ lục III kèm theo biên bản hội đàm.


Các đoạn biên giới khác từ tỉnh Lai Châu đến hết tỉnh Quảng Bình, tiếp giáp từ tỉnh Phông-sa-lỳ đến tỉnh Khăm-muộn, lấy theo đường biên giới trên bản đồ Pháp vẽ tỷ lệ 1/100.000 đã được hai bên đối chiếu và thoả thuận sử dụng, có chữ ký của đại diện hai bên. Hai bên cũng nhất trí xác định đường biên giới ở bốn (04) điểm trong bản đồ Pháp chưa vẽ đường biên giới (điểm số 01 trên mảnh bản đồ Mường Hun Xiêng Hùng Đông số 22E; điểm số 02 trên mảnh bản đồ Mường Khoa Đông 44E và mảnh Sốp Cộp Tây 45W; điểm số 03 và số 04 trên mảnh bản đồ Pha Bo Đông 94E và mảnh Vĩnh Tây 95W).


Hai bên thoả thuận chấm dứt việc khảo sát song phương đoạn biên giới từ tỉnh Lai Châu đến Quảng Bình, tiếp giáp từ tỉnh Phông-sa-lỳ đến Khăm-muộn. Đề nghị đi điều tra song phương đoạn biên giới từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đến tỉnh Gia Lai - Kon Tum, tiếp giáp từ tỉnh Sa-la-van đến tỉnh Ắt-tạ-pư.


Hai bên nhất trí: Giao các vùng Sa Muôi, A Cha và A Số, hai bản I Neng và Cô Ta ở Tà Ôi về Lào (theo thoả thuận của hai Bộ Chính trị ngày 10-02-1976). Riêng vùng Hướng Lập, hai bên có quan điểm khác nhau nên đề nghị đưa lên hai Bộ Chính trị giải quyết.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 03 Tháng Chín, 2012, 08:00:12 pm
Thống kê 48 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương xuất bản, hai bên thông nhất sử dụng


TT
   
Tên
     
Số hiệu
     
               Về
   
   
Năm in
   
        
West
   
Est
   
1
   
Mường Ou Tây
     
12
   
   
E
   
1938
2
   
Mường Tè
     
13
   
W
   
   
3
   
Mường Hun Xiêng Hung
     
22
   
W
   
   
1955
4
   
Mường Hun Xiêng Hung
     
22
   
   
E
   
1954
5
   
Luân Châu
     
23
   
   
E
   
1955
6
   
Bản Kha Na
     
33
   
   
E
   
1954
7
   
Điện Biên Phủ
     
34
   
W
   
   
1954
8
   
Mường Khoa
     
44
   
   
E
   
1954
9
   
Sốp Cộp
     
45
   
W
   
   
1954
10
   
Sốp Cộp
     
45
   
   
E
   
1955
11
   
Mường Son
     
57
   
   
E
   
1955
12
   
Sam Nuea
     
58
   
W
   
   
1955
13
   
Mường Hét
     
46
   
W
   
   
1955
14
   
Mường Hét
     
46
   
   
E
   
1955
15
   
Vạn Yên
     
47
   
W
   
   
1948
16
   
Sam Nuea
     
58
   
   
E
   
1950
17
   
Hồi Xuân
     
59
   
W
   
   
1955
18
   
Sam Teu
     
70
   
W
   
   
1955
19
   
Sam Teu
     
70
   
   
E
   
1955
20
   
Quỳ Châu
     
79
   
W
   
   
1955
21
   
Quỳ Châu
     
79
   
   
E
   
1955
22
   
Nọng Hét
     
78
   
   
E
   
1955
23
   
Nọng Hét
     
78
   
W
   
   
1953
24
   
Khe Kiên
     
86
   
W
   
   
1953
25
   
Khe Kiên
     
86
   
   
E
   
1954
26
   
Cửa Rào
     
87
   
W
   
   
1955
27
   
Pha Bo
     
94
   
W
   
   
1953
28
   
Pha Bo
     
94
   
   
E
   
1953
29
   
Vinh
     
95
   
W
   
   
1950
30
   
Na Pê
     
102
   
   
E
   
1953
31
   
Hương Khê
     
103
   
W
   
   
1950
32
   
Hương Khê
     
103
   
   
E
   
1950
33
   
Mụ Giạ
     
110
   
   
E
   
34
   
Ron
     
111
   
W
   
   
35
   
Kê Bang
     
114
   
W
   
   
1949
36
   
Kê Bang
     
114
   
   
E
   
1949
37
   
Tchépone
     
118
   
   
E
   
1949
38
   
Quảng Trị
     
119
   
W
   
   
1950
39
   
Lao Bảo
     
124
   
W
   
   
1950
40
   
Lao Bảo
     
124
   
   
E
   
1950
41
   
Haute Sê Kông
     
130
   
   
E
   
1952
42
   
An Diêm
     
131
   
W
   
   
1952
43
   
Ban Phone
     
135
   
   
E
   
1933
44
   
Bến Giàng
     
136
   
W
   
   
1953
45
   
Bến Giàng
     
136
   
   
E
   
1953
46
   
Đak Sút
     
142
   
W
   
   
1954
47
   
Đak Sút
     
142
   
   
E
   
1933
48
   
Đak Tô
     
148
   
W
   
   
1954


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 03 Tháng Chín, 2012, 08:01:13 pm
Từ ngày 15-01-1977, hai bên tiếp tục gặp nhau tại Viêng Chăn để cùng nhau soạn thảo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước.

Ban đầu, phía Lào muốn hai bên tiến hành phân giới và cắm mốc rồi mới ký hiệp ước hoạch định biên giới. Phía Việt Nam cho rằng nếu làm như vậy thì không phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế cũng như luật pháp của Việt Nam. Sau khi trao đổi thảo luận, hai bên đã thống nhất sẽ chuẩn bị văn bản để ký kết hiệp ước hoạch định biên giới.


Về nguyên tắc làm việc, hai bên thống nhất: Cùng thoả thuận nội dung của hiệp ước và các điều khoản cần có để thể hiện nội dung đó; căn cứ vào nguyên tắc cơ bản đã được hai Bộ Chính trị thoả thuận tháng 02-1976 và các biên bản họp của hai đoàn đã được hai Bộ Chính trị xác nhận, không bàn lại những vấn đề đã được hai Bộ Chính trị thống nhất giải quyết; hai bên sẽ sử dụng 48 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 đã được hai đoàn chuyên viên đối chiếu và ký xác nhận để miêu tả đường biên giới trong văn bản hiệp ước và thể hiện đường biên giới chính thức.


Trong quá trình cùng nhau làm việc, cũng có lúc hai bên có quan điểm khác nhau dẫn đến có vấn đề phải kéo dài mấy tháng mới giải quyết xong. Ví dụ như vùng Hướng Lập, Bộ Chính trị ta phải họp hai lần, hay để giải quyết vùng Dak Lay phải họp ba lần mới giải quyết được. Tuy nhiên, điều thuận lợi cơ bản là hai bên ngày càng hiểu nhau, sự nhất trí giữa hai Bộ Chính trị hai Đảng về vấn đề biên giới ngày càng cao, cả phía ta và bạn đều có thêm nhiều bài học kinh nghiệm. Các cuộc đàm phán, thương lượng đều được tiến hành trong không khí hữu nghị và dự thảo Hiệp ước đã được hai Bộ Chính trì hai Đảng nhất trí thông qua. Ngày 18-7-1977, Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã được đại diện hai nhà nước Việt Nam và Lào ký kết chính thức tại Thủ đô Viêng Chăn (Lào). Nội dung cơ bản của Hiệp ước được thể hiện ở 6 Điều, có thể tóm tắt như sau(1) (Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Tài liệu lưu trữ hoạch định biên giới, Ban Biên giới (Bộ Ngoại giao)):

Điều 1 quy định nguyên tắc hoạch định đường biên giới quốc gia giữa hai nước. Hai bên thoả thuận lấy đường biên giới vẽ trên bản đồ của Pháp tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Dông Dương xuất bản năm 1945 hoặc gần năm 1945 nhất làm căn cứ chính để hoạch định đường biên giới giữa hai nước; ở nơi nào cần phải điều chỉnh và những nơi đường biên giới chưa được vẽ trên bản đồ, hai bên hoạch định đường biên giới trên cơ sở hoàn toàn nhất trí và tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

Điều 2 miêu tả đường biên giới Việt Nam - Lào đã được hai bên thoả thuận hoạch định theo hướng chung từ Bắc đến Nam, gồm 7 đoạn được thể hiện bằng ký hiệu chữ thập màu đỏ (+) vẽ trên bản đồ tỷ lê 1/100.000 gồm 48 mảnh hoàn chỉnh trên toàn tuyến biên giới, điểm khởi đầu là ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc, kết thúc tại điểm ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia.

Điều 3 quy định các nguyên tắc xác định đường biên giới theo sông, suối, cụ thể: Đối với các cầu bắc trên sông, suối, biên giới đi chính giữa cầu; căn cứ theo đường biên giới xác định trên bản đồ, những cù lao và bãi bồi nằm về phía bên nào của đường biên giới sẽ thuộc bên đó; trường hợp sông, suối biên giới đổi dòng, đường biên giới vẫn giữ nguyên không thay đổi theo dòng chảy mới nếu hai bên không có thoả thuận nào khác.

Điều 4 quy định việc thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới và cắm mốc trên thực địa và nêu rõ nhiệm vụ của Uỷ ban này. Uỷ ban liên hợp bắt đầu hoạt động ngay sau khi Hiệp ước hoạch định có hiệu lực thi hành, và chấm dứt hoạt động khi đã làm xong những nhiệm vụ được giao.

Điều 5 ghi nhận hai bên thoả thuận sớm đàm phán để ký kết Hiệp định về quy chế biên giới giữa hai nước nhằm bảo đảm chủ quyền của mỗi nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn, sinh sống của nhân dân hai bên biên giới và việc hợp tác về mọi mặt giữa hai nước.

Điều 6 quy định về điều khoản thi hành, theo đó hai bên sẽ trao đổi văn kiện phê chuẩn và Hiệp ước hoạch định biên giới có hiệu lực kể từ ngày trao đổi văn kiện phê chuẩn.

Ngày 31-10-1977, hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn và Hiệp ước bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày đó.


Trong lịch sử của dân tộc, đây là lần đầu tiên người Việt Nam trực tiếp đàm phán và ký kết với một nước láng giềng một hiệp ước về biên giới quốc gia theo đúng các nguyên tắc của pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản đầu tiên để xác định đường biên giới lãnh thổ, thực hiện chủ quyền, tổ chức tiến hành quản lý biên giới giữa hai nước Việt Nam và Lào.


Từ cuối năm 1977, sau khi ký Hiệp ước hoạch định biên giới, hai bên bắt đầu tiến trình khảo sát và xác định đường biên giới đã được hoạch định trên thực địa. Quá trình cùng làm việc ở thực địa, hai bên đã đồng ý thoả thuận điều chỉnh một số chỗ khác với đường biên giới đã được hoạch định trong Hiệp ước và thống nhất chỉnh sửa một số nguyên tắc hoạch định biên giới theo sông, suối cho phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế. Những sửa đổi có tính nguyên tắc này đã được hai bên xác định trong Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới 1977. Hiệp ước bổ sung đó được hai bên chính thức ký ngày 24-01-1986 tại thủ đô Viêng Chăn. Hiệp ước bổ sung gồm có 11 điều khoản:

Điều 1 ghi nhận thoả thuận sửa đổi vị trí đường biên giới ở khu vực ba bản Na Luống, Na Ún, Na Son (giữa tỉnh Lai châu và Luổng-phạ-băng) để 3 bản này thuộc về Lào.

Điều 2 ghi nhận thoả thuận sửa đổi vị trí đường biên giới ở khu vực Na Cay, Na Hói (giữa tỉnh Sơn La và Hủa-phăn) để phần đất ở phía Bắc đường biên giới theo Hiệp ước hoạch định thuộc về Lào.

Điều 3 ghi nhận thoả thuận sửa đổi vị trí đường biên giới ở khu vực Phu Ta

Điều 4 ghi nhận thoả thuận sửa đổi vị trí đường biên giới ở khu vực Na Hàm (giữa tỉnh Thanh Hoà và Hủa-phăn) để phần đất phía Đông Nam đường biên giới theo Hiệp ước hoạch định thuộc về Lào.

Điều 5 ghi nhận thoả thuận sửa đổi vị trí đường biên giới ở khu vực Văng Áng Ngước (giữa tỉnh Thanh Hoá và Hủa-phăn).

Điều 6 ghi nhận thoả thuận sửa đổi vị trí đường biên giới ở khu vực Piêng Tần, Bản Đục (giữa tỉnh Thanh Hoá và Hủa-phăn) để Bản Ruộng, Bản Kheo, Bản Đục thuộc về Việt Nam.

Điều 7 thoả thuận sửa đổi Điều III của Hiệp ước hoạch định biên giới nói về sông, suối biên giới để toàn bộ sông, suối biên giới Việt Nam Lào là sông, suối biên giới chung; huỷ bỏ những mốc không cần thiết; quy định một số nguyên tắc về đường biên giới qua cầu trên sông, suối biên giới, về cách giải quyết cù lao và bãi bồi trên sông, suối biên giới; trong trường hợp sông, suối biên giới đó đổi dòng thì đường biên giới vẫn giữ nguyên nếu hai bên không có thoả thuận nào khác.

Điều 8 quy định về việc phá huỷ những mốc biên giới không cần thiết và cắm các mốc mới theo Điều 7 của Hiệp ước bổ sung này.

Điều 9 quy định các điều khoản khác của hiệp ước hoạch định không được Hiệp ước bổ sung này sửa đổi vẫn có hiệu lực.

Điều 10 nói về các mảnh sơ đồ ghi nhận các sửa đổi như đã nêu từ điều 1 đến điều 6 của Hiệp ước bổ sung này.Tổng số gồm 13 mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 là phụ lục của Hiệp ước bổ sung.

Điều 11 quy định Hiệp ước bổ sung cần được phê chuẩn và có hiệu lực từ ngày trao đổi thư phê chuẩn Hiệp ước.


Tiêu đề: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: dungnuocgiunuoc trong 23 Tháng Chín, 2013, 09:06:10 pm
BẢN ĐỒ ĐÍNH KÈM HIỆP ĐỊNH BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM-LÀO


A. Bản đồ phía Việt Nam

TT
   
Tên bản đồ
   
Số hiệu
   
Năm đo
   
Năm xuất bản
    Cơ quan xuất bản        
Tính chất
   
Chú thích
   
   
   
   
   
   
Chữ Việt
   
Chữ Pháp
   
   
   
1
   
Mường Ou Tây
   
12-E
   
           
   
1938
   
Sở Địa dư Đông Dương
   
Servicegeographique de L’indochine
   
Chính quy
   
   


TT   Tên bản đồ   Số hiệu   Năm đo   Năm xuất bản   Cơ quan xuất bản   Tính chất   Chú thích
               Chữ Việt   Chữ Pháp      
1   Mường Ou Tây   12-E      1938   Sở Địa dư Đông Dương   Servicegeographique de L’indochine   Chính quy   
2   Mường Tè   13-W   1934
1936      nt   nt   nt   
3   Mường Hun Xiêng Hung   22-W      1955   nt   nt   nt   
4   Mường Hun Xiêng Hung   22-E   1954   1954   nt   nt   nt   
5   Luân Châu   22-E   1950
1954   1955   nt   nt   nt   
6   Điện Biên Phủ   34-W   1933
1934   1954   nt   nt   nt   Ô vuông UTM
7   Bản Kha Na   33-E   1953
1954   1954   nt   nt   nt   
8   Mường Khoa   44-E   1954   1954   nt   nt   nt   
9   Sốp Cộp   45-W   1953
1954   1954   nt   nt   nt   
10   Sốp Cộp   45-E   1953
1954   1955   nt   nt   nt   
11   Mường Son   57-E   1954   1955   nt   nt   nt   
12   Sam Neua   58-W   1954   1955   nt   nt   nt   
13   Mường Hét   46-W   1954   1955   nt   nt   nt   
14   Mường Hét   46-E   19281936   1954   nt   nt   nửa chính quy   
15   Vạn Yên   47-W   1908
1909   1948   nt   nt   chính quy   Ô vuông Bonne
16   Hồi Xuân   59-W   1953
1954   1955   nt   nt   tạm thời   
17   Sam Neua   58-E   1939
1943   1950   nt   nt   chính quy   ô vuông Bonne
18   Sam Teu   70-W   1953
1954   1955   nt   nt   tạm thời   
19   Sam Teu   70-E   1953
1954   1955   nt   nt   nt   
20   Quỳ Châu   79-E   1952
1954   1955   nt   nt   nt   
21   Quỳ Châu   79-W   1953
1954   1955   nt   nt   nt   
22   Nọng Hét   78-E   1937
1954   1955   nt   nt   nt   
23   Nọng Hét   78-W   1937
1954   1953   nt   nt   nt   
24   Khe Kiên   86-W   1937
1952   1953   nt   nt   nt   
25   Khe Kiên   86-E   1942
1954   1953   nt   nt   nt   
26   Cửa Rào   87-W   1953
1954   1955   Sài Gòn in lại   Servicegeographique national du Vietnam      
27   Pha Bo   94-W   1953   1953   Sở Địa Dư Đông Dương   Servicegeographique de L’indochine      
28   Pha Bo   94-E   1953   1953   nt   nt   nt   
29   Vinh   95-W   1905
1938   1950   nt   nt   nt   
30   Na Pê   102-E   1922
1944   1950   nt   nt   nửa chính quy   ô vuông Bonne
31   Hương Khê   103-W   1925
1943   1950   nt   nt   Tạm thời   
32   Hương Khê   103-E   1909
1943   1950   nt   nt   chính quy   
33   Mụ Giạ   110-E   1909
1943   1950   nt   nt   nt   
34   Ron   111-W   1910
1938      nt   nt   nt   
35   Kê Bang   114-W   1922
1935   1954   nt   nt   nt   ô vuông UTM
36   Kê Bang   114-E   1910
1954   1954   nt   nt   nt   nt
37   Tchépone   118-E         nt   nt   nt   nt
38   Quảng Trị   119-W   1910
1935   1950   nt   nt   Tạm thời   ô vuông Bonne
39   Lao Bảo   124-W   1911
1943   1950   nt   nt   nt   nt
40   Lao Bảo   124-E   1911
1943   1950   nt   nt   nt   
41   Haute Sê Kông   130-E   1950   1952   nt   nt   nt   
42   An Diêm   131-E   1950   1952   nt   nt   nt   
43   Ban Phone   135-E   1950   1953   nt   nt   nt   
44   Bến Giàng   136-W   1950   1953   nt   nt   Tạm thời   
45   Bến Giàng   136-E   1950   1953   nt   nt   nt   ô vuông Bonne
46   Đak Sút   142-E   1936
1952   1953   nt   nt   nt   ô vuông UTM
47   Đak Sút   142-W   1950   1954   nt   nt   nt   
48   Đak Tô   148-W   1950   1954   nt   nt   nt   ô vuông UTM


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười, 2015, 08:35:19 pm
B. Bản đồ phía Lào

1Mường Ou Tây12-E1936, 19421953Mỹ in lạiServicegeographique de L’indochine AMSChính quyô vuông UTM
2Mường Tè13-W1934, 19361950Sở Địa dư Đông dươngServicegeographique de L’indochinentô vuông Bonne
3Nam Po22-W1924, 19541955Sài Gòn in lạiServicegeographique national du Vietnamtạm thờiô vuông UTM
4Mường Hun Xiêng Hung22-E19541954Sở Địa dư Đông dươngServicegeographique de L’indochinent
5Luân Châu22-E1950, 19541955ntntntô vuông UTM
6Điện Biên Phủ34-W1933, 19341954ntntntnt
7Bản Kha Na33-E1953, 19541954ntntnt
8Mường Khoa44-E19541954ntntnt
9Sốp Cộp45-W1953 , 19541954ntntnt
10Sốp Cộp45-E1953, 19541955ntntnt
11Mường Son57-E19541955nttạm thờint
12Sam Neua58-W19541955ntntnt
13Mường Hét46-W19541955ntntntô vuông UTM
14Mường Hét46-E192819361954ntntnửa chính quynt
15Vạn Yên47-W1923, 1954, 19091954ntnttạm thờint
16Hồi Xuân59-W1953, 19541955ntntnt
17Sam Neua58-E1939, 19431950ntntchính quy
18Sam Teu70-W1953, 19541955ntnttạm thời
19Sam Teu70-E1953, 19541955ntntnt
20Quỳ Châu79-E1952, 19541955ntntnt
21Quỳ Châu79-W1953, 19541955ntntnt
22Nọng Hét78-E1937, 19541955ntntnt
23Nọng Hét78-W1937, 19521953ntntnt
24Khe Kiên86-W1937, 19521953ntntnt
25Khe Kiên86-E1942, 19541954ntntnt
26Cửa Rào87-W19351955Sài Gòn in lạiServicegeographique national du Vietnamntô vuông UTM
27Pha Bo94-W19531953Sở Địa Dư Đông DươngServicegeographique de L’indochinentnt
28Pha Bo94-E19531953ntntntnt
29Vinh95-W1905, 19381953ntntChính quynt
30Na Pê102-E1922, 19441950ntntnửa chính quyô vuông Bonne
31Hương Khê103-W1925, 19431950ntntntnt
32Hương Khê103-E1909, 19431950Sở Địa Dư Đông DươngServicegeographique de L’indochinechính quynt
33Mụ Giạ110-E1909, 194319503Mỹ in lạiServicegeographique de L’indochine AMSntnt
34Ron111-W19431953ntntntnt
35Kê Bang114-W1922, 19351954ntntntnt
36Kê Bang114-E1910, 19541954Sở Địa Dư Đông DươngServicegeographique de L’indochinentnt
37Tchépone118-E19421953Mỹ in lạiServicegeographique de L’indochine AMSntnt
38Quảng Trị119-W1910, 19351950Sở Địa Dư Đông DươngServicegeographique de L’indochinent
39Lao Bảo124-W1911, 1943195…ntntntô vuông UTM
40Lao Bảo124-E1911, 19431950ntntntô vuông Bonne
41Haute Sê Kông130-E19501952ntnttạm thờiô vuông UTM
42An Diêm131-W19501952ntntnt
43Ban Phone135-E19501953ntntnt
44Bến Giàng136-W19501953ntntnt
45Bến Giàng136-E19501953ntntntô vuông Bonne
46Đak Sút142-E1936, 19521953ntntntô vuông UTM
47Đak Sút142-W19501954ntntntô vuông UTM
48Đak Tô148-W19501954ntntntnt


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2015, 03:52:38 am

3. ĐÀM PHÁN VỀ PHÂN GIỚI, CẮM MỐC TRÊN THỰC ĐỊA VÀ KÝ KẾT NGHỊ ĐỊNH THƯ PHÂN GIỚI CẮM MỐC ĐƯỜNG BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM - LÀO

        Theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, sau khi hoạch định xong đường biên giới trong văn bản và trên bản đồ, các quốc gia liên quan cần cùng nhau đi phân giới và ấn định đường biên giới ở trên thực địa, nghĩa là xây dựng các công trình (cắm mốc giới) để đánh dấu, cố định đường biên giới. Đây là một công việc rất cần thiết vì nếu chưa đi phân giới và cắm mốc đường biên giới ở trên thực địa thì bên này, bên kia vẫn có cớ để tranh chấp đất đai và điều đó đã từng là nguồn gốc của rất nhiều cuộc chiến tranh giữa các quốc gia có chung đường biên giới. Mặt khác, thực địa nói chung là phù hợp với bản đồ, nhưng không phải bản đồ nào cũng phản ánh đúng thực địa vì bản đồ hai bên thoả thuận sử dụng thường là bản đồ cũ, phần lớn được biên vẽ theo phương pháp cũ, tỷ lệ nhỏ, những điểm có dân cư thường có biến động, nhất là hai nước Việt Nam và Lào lại vừa trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ kéo dài, nếu không cùng nhau ra thực địa thì không thể vạch cụ thể và chính xác đường biên giới. Việc hoạch định mới chỉ là vạch ra một đường biên giới trên bản đồ và miêu tả nó trong văn bản Hiệp ước, trong khi những sai sót trong quá trình hoạch định là điều không thể tránh khỏi.

        Thực tế, việt phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới biên giới Việt Nam - Lào là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp. Khó khăn lớn nhất là Việt Nam và Lào đều chưa có kinh nghiệm, chưa từng giải quyết vấn đề biên giới với ai, chưa bao giờ đi phân vạch đường biên giới trên thực địa và cắm mốc giới nên chưa biết phải làm thế nào. Khi đó, đã cử cán bộ đi tham quan một số đường biên giới quốc tế ở châu Âu như biên giới Áo - Hunggari, biên giới Tiệp Khắc- Hunggari nhưng cũng chỉ thấy hệ thống mốc giới trên thực địa và hình thức, quy cách của mỗi cột mốc. Có hàng loạt vấn đề đặt ra là, cần phải đi thực địa như thế nào? Trung ương đứng ra làm hay địa phương làm? đi phân giới xong toàn bộ đường biên giới rồi mới cắm mốc hay phân giới đến đâu cắm mốc đến đó? Giải quyết dân ở khu vực hai bên có điều chỉnh đất đai và bàn giao cho nhau như thế nào?

        Công tác phân giới cắm mốc đòi hỏi có đội ngũ cán bộ đo đạc, can vẽ chuyên ngành. Về phía Việt Nam, không thiếu những cán bộ kỹ thuật nhưng phải bồi dưỡng cho họ những kiến thức về Hiệp ước hoạch định biên giới, quan niệm về phân giới cắm mốc và đặc biệt là thái độ làm việc với bạn và yêu cầu pháp lý khi làm văn bản. Về phía Lào thì thiếu cán bộ. Để xúc tiến công việc phân giới cắm mốc, phía Lào đã cử một số bộ đội làm công tác bản đồ và bồi dưỡng họ về kiến thức phân giới cắm mốc. Chính vì thiếu cán bộ chuyên môn cả về số lượng và chất lượng đã làm cho công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới không những chậm trễ mà còn có lúc trở thành căng thẳng giữa hai bên vì phải bàn đi bàn lại cách làm.

        Toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào dài khoảng 2.067 km phần lớn đi trên đỉnh núi hoặc theo triền núi cao, có một vài đoạn qua chỗ thấp nhất cũng là những đèo cao 250 đến 400 m. Nhiều đoạn còn dày đặc bom mìn cả hai bên đều không vào được. Việc tìm ra hướng đi của đường biên giới ở thực địa cũng như việc vận chuyển vật tư lên đường biên giới (xi măng, sắt thép, cát sỏi, có khi cả nước sạch) cũng là một trở ngại lớn kéo dài suốt từ ngày bắt đầu cho đến ngày cắm cột mốc cuối cùng.

        Thời tiết ở vùng biên giới hai nước có hai mùa khô và mưa. Mùa mưa thì không thể ra thực địa được, thậm chí lũ lớn còn làm tắc nghẽn giao thông, bão làm sụt lở đất đá làm cho một số cán bộ, chiến sĩ của Việt Nam hy sinh. Do vậy cần phải có trang bị đặc biệt cho cán bộ, chiến sĩ và phải có phương pháp làm việc thích hợp thì công việc mới đạt hiệu quả và đẩy nhanh tiến độ.

        Một khó khăn nữa là, hai nước mới giải phóng năm 1975 mà năm 1976 (sau một năm chuẩn bị) đã bắt đầu công tác phân giới cắm mốc thì tình trạng thiếu vật tư cũng là cản trở lớn. Thậm chí khi đã có vật tư rồi thì việc chuyên chở lên biên giới cũng là một công việc quá khó khăn, đòi hỏi một số lượng nhân công và phương tiện rất lớn, trong khi cả hai nước đang còn rất nghèo, các địa phương hai bên đường biên giới lại càng nghèo.

        Về phía Việt Nam còn phải đơn phương giải quyết một số vấn đề rất phức tạp như phải xác định việc phân giới cắm mốc là trách nhiệm của ai? Có thể lập những đội của Trung ương chuyên đi làm hay có thể giao cho các tỉnh làm? Sau đợt làm thí điểm, Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng thấy cần giao công tác phân giới cắm mốc cho các tỉnh biên giới liên quan vì tỉnh là cấp chịu trách nhiệm về mọi mặt ở địa phương mình trong đó có vấn đề biên giới lãnh thổ. Nhưng việc phân giới cắm mốc là việc chung của hai quốc gia, cho nên tỉnh làm nhưng phải dưới sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương, phải theo quy cách cũng như thể lệ và chương trình thoả thuận với phía Lào. Việc chuẩn bị lực lượng đi phân giới cắm mốc, tỉnh nào tỉnh ấy lo, chủ yếu là dựa vào lực lượng bộ đội biên phòng, cán bộ và nhân dân biên giới. Trung ương có trách nhiệm cử cán bộ nghiệp vụ biên giới và các kỹ sư, cán bộ đo đạc và bản đồ xuống cùng làm với tỉnh. Về việc chuẩn bị vật tư và ngân sách, từng tỉnh phải tự làm và có sự góp ý của các cơ quan chuyên môn ở Trung ương. Các tỉnh làm công tác này rất vất vả vì phải lo cả cái lớn như lương thực, thực phẩm, quần áo bảo hộ lao động cho đến cái nhỏ nhất như tất chống vắt, bi đông đựng nước, dao phát quang đường đi trong rừng.

        Một vấn đề khác là phải giải quyết tốt chính sách đối với cư dân ở những vùng có sự điều chỉnh qua lại về đất đai, những nơi dân đã sinh sống và canh tác từ lâu đời, trong đó có vấn đề công tác tư tưởng để người dân biết và thực hiện. Đây là vấn đề cực kỳ khó khăn vì tất cả họ đã đi theo Đảng đánh Pháp, đánh Mỹ, nay chiến tranh chấm dứt lại không được ở chỗ cũ an cư lập nghiệp, thậm chí phải thay đổi quốc tịch. Tiếp đến là vấn đề chuẩn bị đón người ở nơi khác đến, lo địa bàn sản xuất, nhà ở, trợ cấp vốn ban đầu; giải quyết chính sách cho những người có công, cán bộ hưu trí gia đình thương binh liệt sĩ, các tổ chức cơ sở cũng như cơ sở vật chất công cộng, trường học, trạm y tế. Có thể nói đây là vấn đề vô cùng khó khăn, phức tạp nhưng các tỉnh đã thi hành nghiêm chỉnh chỉ thị của Đảng và Chính phủ và đã giải quyết tốt mọi vấn đề, cả vấn đề đối với phía Lào cũng như vấn đề của Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười, 2015, 05:13:41 am
        Yêu cầu chính trị là phải hoàn thành công tác phân giới càng nhanh càng tốt, nhưng khó khăn trở ngại thì nhiều, công tác phân giới cắm mốc lại là công tác song phương. Tình hình đó đặt ra cho hai bên một loạt vấn đề phải giải quyết như cách thức đi thực địa, cách cắm mốc, một độ, kích thước, chất liệu, vị trí; lực lượng tham gia phân giới cắm mốc; hồ sơ, tài liệu công tác, văn bản, sơ đồ, bản đồ; vật tư, lương thực, trang bị.

        Hai đoàn đại biểu Chính phủ trong Uỷ ban liên hợp về phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào đã giành khá nhiều thời gian bàn bạc, thảo luận chi tiết từng vấn đề trên và cuối cùng đã đi đến nhất trí và ghi những thoả thuận đó thành những chỉ thị chung bằng hai thứ tiếng Việt và Lào để cả hai bên và các các cấp thực hiện thống nhất. Đó cũng chính là những văn bản cơ bản bảo đảm sự thắng lợi của quá trình phân giới cắm mốc của hai nước Việt Nam và Lào.

        Từ ngày 23-5 đến ngày 3-7-1978, Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào họp khoá đầu tiên tại Viêng Chăn để thông qua chủ trương, kế hoạch và phương pháp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới; đồng thời trao đổi thống nhất phương pháp giải quyết những nội dung có liên quan như vấn đề chuyển giao các khu vực cần chuyển giao, vấn đề xây dựng quy chế biên giới. Hai bên thống nhất chia toàn tuyến biên giới hai nước thành 19 đoạn từ Bắc xuống Nam nối tiếp nhau bằng ký hiệu các chữ cái từ A đến U. Phân giới đến đâu, cắm mốc đến đó. Việc phân giới và cắm mốc được thực hiện làm nhiều đợt, bắt đầu từ ngày 25-7-1978, kết thúc ngày 24-8-1984. Kết quả cụ thể:

        - Từ ngày 25-7-1978 đến ngày 31-3-1979, tiến hành làm thí điểm đoạn biên giới giữa tỉnh Bình Trị Thiên và Sa-vẳn-nạ-khệt, mở đầu bằng đoạn 24 km ở phía Nam và phía Bắc cầu Xà Ợt trên đường 9 (Lao Bảo), sau đó tiếp tục làm đoạn 192 km còn lại.

        - Tiếp đó, hai bên tiến hành ba đợt công tác liên tục để hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc đường biên giới Việt - Lào. Tiến trình đàm phán về phân giới và cắm mốc quốc giới trên thực địa diễn biến cơ bản thuận lợi, theo một số bước như sau:

        + Từ ngày 4-7-1979 đến ngày 31-01-1980, hai bên tiến hành phân giới và cắm mốc các đoạn biên giới phía Nam giữa ba tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng và Gia Lai - Kon Tum với hai tỉnh Sa-la- van và Ắt-tạ-pư dài 337 km.

        + Từ ngày 7-5-1980 đến ngày 3-01-1981, hai bên tiến hành phân giới và cắm mốc các đoạn biên giới giữa hai tỉnh Nghệ Tĩnh và Bình Trị Thiên với hai tỉnh Xiêng Khoảng và Khăm Muộn dài 620 km.

        + Từ ngày 25-01-1981 đến ngày 27-6-1981, hai bên tiến hành phân giới và cắm mốc các đoạn biên giới phía Bắc giữa bốn tỉnh hai Châu, Sơn La, Thanh Hoá và Nghệ Tĩnh với ba tỉnh Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng và Hủa-phăn dài 875 km.
Đến tháng 6-1981, hai bên đã phân giới trên thực địa và cắm mốc xong 95% đường biên giới giữa Việt Nam và Lào. Nhưng trong quá trình phân giới và cắm mốc, do Hiệp ước hoạch định biên giới có sai sót do thực tế của đường biên giới cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của cả hai bên và còn một số nơi chưa đi phân giới cắm mốc được hoặc đã đi nhưng chưa phân giới cắm mốc, nên Bộ Chính trị Trung ương hai Đảng đã hai lần phải trao đổi, thoả thuận và cuối cùng trong cuộc hội đàm ngày 28-01-1984, hai Bộ Chính trị mới giải quyết xong hoàn toàn các khu vực tồn tại trên biên giới giữa hai nước.

        Ngày 24-8-1984, thực hiện thoả thuận của hai Bộ Chính trị, hai bên đã cắm xong mốc G-12 ở khu vực Na Hàm (Thanh Hoá), kết thúc công tác phân giới cắm mốc đường biên giới Việt - Lào theo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 18-7-1977. Tổng cộng trong giai đoạn này, hai bên đã phân giới được 1.877 km trong tổng số 2.067 km đường biên giới và cắm được 202 mốc quốc giới.

        Tóm tắt diễn biến đàm phán phân giới cắm mốc:


        1) Cuộc họp Khoá I của Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới Việt Nam - Lào, tại thủ đô Viêng Chăn từ ngày 23-5-1978 đến ngày 03-7-1978

        Đoàn Việt Nam gồm 12 người do ông Hoàng Văn Kiểu, Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ lâm nghiệp làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 21 người do ông Ma Kháy Khăm Phi Thun, Uỷ viên Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước làm Trưởng đoàn.

        Ngày 3-7-1978, hai bên ký Biên bản làm việc chung, trong đó thoả thuận những vấn đề sau:

        - Tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc phải làm đúng Hiệp ước đã ký kết và lấy bản đồ tỷ lệ 1/100 000 có chữ ký của đại diện hai Nhà nước làm căn cứ thực hiện, người thực hiện cũng phải làm đúng như vậy nhằm bảo đảm sự trong sáng của Hiệp ước và nguyện vọng của nhân dân hai nước.

        - Hai bên nhất trí tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc trên toàn tuyến biên giới theo nhiệm vụ đã quy định trong điều IV của Hiệp ước. Để thực hiện phân giới trên thực địa và cắm mốc có kết quả tốt hai bên nhất trí chọn một điểm nào đó (lấy tỉnh làm cơ sở) làm thí điểm và rút kinh nghiệm cho việc tiến hành phân giới và cắm mốc trên toàn tuyến.

        - Hai bên nhất trí lấy tỉnh Bình Trị Thiên (Việt Nam) và tỉnh Sa-vẳn-nạ-khệt (Lào) làm nơi thí điểm. Để thực hiện cụ thể, hai bên thoả thuận lấy cầu Xà Ợt (đường 9) làm trung tâm, từ cầu Xà Ợt về phía Nam khoảng 10 km (đến cửa suối By Hiên), từ cầu Xà Ợt về phía Bắc khoảng 10 km (đến đường 16) có chiều dài khoảng 20 km, từ đó tiếp tục tiến hành phân giới cắm mốc trên toàn tuyến tỉnh Bình Trị Thiên (Việt Nam) và Sa-vẳn-nạ-khệt (Lào) rồi tiến hành phân giới cắm mốc trên toàn tuyến.

        - Trong việc thực hiện cụ thể hai bên nhất trí như sau:

        Trong khi tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc, lấy Hiệp ước hoạch định biên giới ngày 18-7-1977 và bản đồ tỷ lệ 1/100.000 làm căn cứ nhưng để tiện cho việc đối chiếu với địa hình hai bên nhất trí lấy bản đồ 1/50.000 để tham khảo.
Để xác định và đối chiếu với địa hình được dễ dàng hơn , hai bên nhất trí phóng bản đồ 1/50.000 ra 1/25.000.

        Việc vẽ sơ đồ cần có ba mầu: đen, nâu, lơ (nền trắng). Bản đồ 1/50.000 hoặc 1/25.000 đem đi đối chiếu địa hình phải được sự thỏa thuận của hai trưởng đoàn của Uỷ ban liên hợp và có chữ ký của hai Trưởng đoàn của Uỷ ban liên hợp và có chữ ký của hai Trưởng tiểu ban liên hợp phân giới trên thực địa.

        - Cách cắm mốc, cách làm mốc phải căn cứ vào tình hình và địa hình cụ thể để cùng nhau quy định:

        + Dự kiến vị trí cắm mốc:

        (1) Từng cửa khẩu;
        (2) Nơi đường mòn quan trọng mà nhân dân hay đi lại;
        (3) Nơi đường biên giới có sự thay đổi mới theo quy định của Hiệp ước;
        (4) Nơi đường biên giới chuyển từ địa hình này sang địa hình khác;
        (5) Nơi đường giao thông quan trọng;
        (6) Nơi đường biên giới chuyển hướng.

        + Mốc phải làm bằng xi măng cốt sắt hoặc đá, hình dáng, kích thước to nhỏ, cao rộng như thế nào sẽ tiếp tục bàn bạc.

        + Trong khi chờ đợi dựng mốc kiên cố, hai bên nhất trí: khi đi phân giới trên thực địa, phải dự kiến vị trí các mốc và cắm mốc sau khi đã được Uỷ ban liên hợp quyết định; mốc đó lúc đầu làm bằng gỗ tốt.

        + Vị trí của từng mốc coi như chính thức lâu dài. Đồng thời phải vẽ sơ đồ 1/10 000 và 1/5000 kèm theo để làm bằng chứng cho thế hệ mai sau biết rõ việc phân giới trên thực địa và cắm mốc. Công tác này phải đặt dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban liên hợp; chính quyền địa phương và nhân dân của hai nước, góp phần xây dựng và bảo vệ, cấm không được di chuyển, phá hoại hoặc làm mốc giả.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười, 2015, 12:14:23 am
        - Về việc phân giới trên thực địa, hai bên nhất trí vẽ sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 để thể hiện địa hình ở hai bên biên giới, để làm chứng cho thế hệ mai sau, nhưng việc vẽ sơ đồ dọc hai bên đường biên giới đó nhằm ghi địa hình để làm rõ vị trí đường biên giới, không có nghĩa là quy định khu vực không có chủ quyền hoặc không có quản lý hành chính.

        - Để bảo đảm việc thực hiện phân giới và cắm mốc, mỗi bên phải có một số lực lượng dưới sự chỉ đạo của đoàn mình trong Uỷ ban liên hợp:

        Lực lượng phát quang nơi sẽ đi phân giới và cắm mốc;
        Lực lượng xây và cắm mốc;
        Lực lượng cán bộ chuyên môn kỹ thuật đo đạc bản đồ đi thực địa phân giới và cắm mốc;
        Lực lượng giúp việc và phục vụ khác như hậu cần, bảo vệ, y tế, cán bộ giúp việc và các nhu cầu vật chất.

        Khi hai bên làm việc trên đường biên giới mà mỗi bên đường biên giới đó do một bên quản lý, hai bên phối hợp với nhau để bảo đảm công tác bảo vệ. Khi hai bên làm việc ở một khu vực do một bên đang quản lý bên đó chịu trách nhiệm về công tác bảo vệ.

        Để việc thực hiện nhiệm vụ lịch sử của hai dân tộc giao phó cho chúng ta là những người đi thực hiện cụ thể đạt kết quả tốt, tất nhiên không tránh khỏi khó khăn thiếu thốn. Nhưng mỗi bên đều có trách nhiệm trước lịch sử của dân tộc mình, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhau để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đó.

        - Sau khi tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc xong, hai bên cùng nhau làm biên bản để chính thức báo cáo lên Uỷ ban liên hợp.

        - Nguyên tắc chuyển giao và tiếp nhận:

        + Việc chuyển giao những khu vực cần chuyển giao phải tiến hành trên toàn tuyến biên giới và hai bên cùng nhau thực hiện nguyên tắc theo trình tự dưới đây:

        Phân giới trên thực địa;
        Cắm mốc biên giới;
        Tiến hành chuyển giao những khu vực cần chuyển giao;

        Khi tiến hành việc chuyển giao trong một khu vực nào đấy, hai bên cùng nhau thực hiện đúng những nguyên tắc trên.

        + Trước khi chuyển giao những khu vực cần chuyển giao, Uỷ ban liên hợp cùng với các cấp chính quyền địa phương hai bên xuống giáo dục nhân dân các dân tộc, cán bộ, dân quân du kích, tổ chức quần chúng nơi đó, quán triệt tinh thần nội dung thoả thuận của Bộ Chính trị hai Trung ương đảng về vấn đề biên giới, tinh thần và nội dung của Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia, những quy định về quy chế biên giới.

        + Về việc giải quyết vấn đề nhân dân ở các khu vực cần chuyển giao, cần thực hiện theo thoả thuận của hai Bộ Chính trị hai đảng ngày 10/02/1976 là: bên nào đã quản lý nhân dân trước đây có nhiệm vụ khuyên nhân dân ở lại chỗ cũ, đồng thời hai bên phải tôn trọng quyền tự do dân chủ, nguyện vọng chính đáng của họ trong việc lựa chọn quốc tịch và nơi cư trú.

        Hai bên tôn trọng quyền tự do và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc trong vùng biên giới đã sơ tán lánh lạn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước muốn trở về quê cũ hoặc ở lại tại chỗ.

        + Việc chuyển giao các khu vực cần chuyển giao ở tỉnh nào do Uỷ ban liên hợp cùng với các cấp chính quyền địa phương trong khu vực đó chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện.

        + Sau khi tiến hành lễ chuyển giao các khu vực cần chuyển giao ở nơi nào, bên chuyển giao hết chủ quyền và trách nhiệm quản lý hành chính của mình trong khu vực đó.

        Bên nhận đất có chủ quyền toàn vẹn, có trách nhiệm quản lý hành chính đầy đủ của mình trong các khu vực đã nhận (kẻ cả đất, người và các công trình) kể từ ngày đó trở đi.

        - Nội dung chuyển giao:

        + Các khu vực cần chuyển giao là các khu vực theo Hiệp ước hoạch định biên giới đã quy định và đã được hai bên tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc.

        + Bên giao đất báo cho bên nhận biết tình tình hình, số lượng và tên xã, bản, dân, cán bộ đảng viên, hội viên hội phụ nữ, đoàn viên thanh niên, lực lượng bảo vệ an ninh bản, dân quân du kích cư trú trong các khu vực cần chuyển giao.

        + Bên chuyển giao giao các công trình công cộng đã xây dựng để phục vụ nhân dân các dân tộc trong khu vực cần chuyển giao như: trụ sở Uỷ ban, doanh trại các đồn, trạm biên phòng, trường học, trạm xá xã cầu đường, thuỷ lợi.

        Những người dân không tự nguyện ở lại các khu vực cần chuyển giao có quyền trở về nước và mang theo tài sản riêng của họ trở về, nếu không cần mang về họ có quyền bán và đổi hoặc nhường lại cho người khác còn ở lại. Trong thời gian chưa chuyển đi họ phải tôn trọng luật lệ của nước tiếp nhận đất.

        Người chủ hoa màu chưa thu hoạch theo thời vụ của năm đó được phép đi lại chăm sóc hoa màu đó cho đến khi thu hoạch xong vụ đó thôi.

        + Các gia đình hoặc cá nhân có công với cách mạng đang công tác hoặc đã về hưu còn tiếp tục ở lại địa phương đó, bên chuyển giao đất báo cho bên nhận biết để chú ý giúp đỡ săn sóc họ theo đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ của nước đó.

        + Trước khi giao đất, bên chuyển giao nhiệm vụ thu hồi vũ khí mà mình đã trang bị cho chính quyền, cán bộ, lực lượng vũ trang bảo vệ an ninh của nhân dân và dân quân du kích trong các khu vực do mình quản lý trước đây.

        + Đối với mồ mả của gia đình bộ đội, cán bộ, nhân dân các dân tộc không tự nguyện ở lại các khu vực cần chuyển giao, họ có quyền cất bốc mồ mả về hoặc họ được phép đi lại chăm sóc mồ mả của họ theo phong tục tập quán, nhưng sự đi lại đó phải được phép của chính quyền địa phương hai bên.

        - Hình thức, biện pháp chuyển giao:

        + Bên giao phải chủ động chuẩn bị đầy đủ, đồng thời phải phối hợp chặt chẽ với bên nhận để làm cho công tác chuyển giao đạt kết quả tốt.

        + Địa điểm chuyển giao được tổ chức tại một khu vực nào của xã biên giới thuận tiện cho việc đi lại của cả hai bên.

        + Lễ chuyển giao từng khu vực cần có Uỷ ban liên hợp, đại diện chính quyền tỉnh, huyện, xã, tổ chức quần chúng và nhân dân các dân tộc hai bên biên giới trong khu vực đó tham dự. Trong lễ chuyển giao, đại diện Uỷ ban liên hợp hai bên phát biểu ý kiến về việc chuyển giao và tiếp nhận, có chụp ảnh, có khẩu hiệu thống nhất bằng tiếng Việt Nam và tiếng Lào, có quốc kỳ Việt Nam và quốc kỳ hào.

        Hai bên trong Uỷ ban liên hợp cùng làm biên bản về việc chuyển giao và tiếp nhận và ký tên để chính thức xác nhận việc chuyển giao và tiếp nhận.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười, 2015, 04:55:31 am
        2) Cuộc họp Khoá II của Uỷ ban liên hợp về phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào, tại Lao Bảo, huyện Hướng Hoá tỉnh Bình Trị Thiên từ ngày 17-11-1978 đến ngày 20-11-1978.

        Đoàn Việt Nam gồm 10 người do ông Hoàng Văn Kiểu làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 10 người do ông Ma Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn.

        Ngày 20-11-1978, hai bên ký biên bản làm việc chung, trong đó đã thoả thuận những vấn đề sau:

        - Hai đoàn nhất trí cho rằng việc làm thí điểm đạt kết quả tốt, đã phân giới trên thực địa được 24 km đường biên giới và cắm được 8 mốc gỗ cứng, rút được nhiều kinh nghiệm tốt trong từng mặt về phân giới và cắm mốc lần này, làm cơ sở cho việc tiến hành phân giới và cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào.

        Thành viên của hai đoàn đã cố gắng đem hết khả năng của mình, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chịu dựng gian khổ, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, hợp tác làm việc với nhau trên tinh thần đoàn kết hữu nghị, tin cậy và giúp đỡ lẫn nhau và đã góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng chặt chẽ.

        Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là do sự chỉ đạo đúng đắn của hai Bộ Chính trị, hai Chính phủ, sự đóng góp tích cực của cấp uỷ, chính quyền và nhân dân hai tỉnh Bình Trị Thiên và Sa-vẳn-nạ-khệt, sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên của hai đoàn. Tuy nhiên, công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc là một công tác lớn, quan trọng, có tính chất lịch sừ, còn mới mẻ đối với cả hai bên, nên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Trong lúc đó, thời tiết mưa bão liên tiếp cũng gây trở ngại khá lớn và làm cho thời gian kéo dài.

        - Phương hướng nhiệm vụ công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc sắp tới:

        + Tiếp tục phân giới trên thực địa và cắm mốc phần còn lại của đoạn thí điểm Bình Trị Thiên - Sa-vẳn-nạ-khệt. Để hoàn thành nhanh chóng đoạn thí điểm này, thường trực của hai đoàn trong Uỷ ban liên hợp và hai tỉnh Bình Trị Thiên với Sa-vẳn-nạ-khệt sẽ cùng nhau bàn kế hoạch và xúc tiến chuẩn bị khẩn trương để sau khi sơ kết rút kinh nghiệm xong phải triển khai ngay. Mỗi bên tổ chức hai đội cùng đi: một đội bắt đầu từ suối By Hiên (Mỹ Yên) xuống phía Nam, một đội bắt đầu đi từ đường 16 đến điểm cao 1080. Đi đôi với việc phân giới trên thực địa và cắm mốc, hai bên cần chuẩn bị kế hoạch để tiến hành việc chuyển giao các khu vực cần chuyển giao cho nhau theo nội dung biên bản ngày 3 tháng 7 năm 1978 về vấn đề chuyển giao.

        + Sau khi hoàn thành đoạn thí điểm trên, sẽ triển khai ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La với Luổng-phạ-băng, Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai - Kon Tum với Sa-la-van. Phải tập trung lực lượng làm trước ở những khu vực cần chuyển giao cho nhau. Các tỉnh nói trên phải chuẩn bị mọi mặt để triển khai được thuận lợi. Kế hoạch cụ thể hai bên sẽ bàn sau. Việc triển khai ở các tỉnh trên đều do Uỷ ban liên hợp trực tiếp chỉ đạo.

        + Đi đôi với việc phân giới trên thực địa và cắm mốc, hai tỉnh Bình Trì Thiên và Sa-vẳn-nạ-khệt cùng nhau nghiên cứu mở các cửa khẩu và trạm kiểm soát báo cáo lên Uỷ ban liên hợp.

        + Hai bên trao đổi để soạn thảo quy chế bảo vệ và quản lý mốc và tổ chức phát quang đường biên giới trên các đoạn biên giới đã được phân giới và cắm mốc.

        - Chia đoạn biên giới để tổ chức và xây dựng kế hoạch phân giới trên thực địa và cắm mốc:

        + Cần chia toàn tuyến biên giới thành nhiều đoạn để tiện cho việc tổ chức và xây dựng kế hoạch phân giới trên thực địa và cắm mốc, có thể tổ chức triển khai tất cả các đoạn cùng một lúc hoặc làm một số đoạn trước, sau đó làm tiếp cho đến xong toàn tuyến. Chia đoạn còn tiện cho việc đánh số thứ tự các mốc theo một quy cách thống nhất và có thể phân vạch đoạn nào thì đánh số ngay đoạn đó. Giai bên thoả thuận chia toàn tuyến biên giới ra 19 đoạn và đặt tên cho từng đoạn từ Bắc đến Nam như sau:

        A. Ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc đến điểm cao 1533.
        B. Điểm cao 1533 đến đỉnh đèo Tây Trang.
        C. Đỉnh đèo Tây Trang đến Phou Sam Sao (1879).
        D. Phou Sam Sao đến Chiềng Khương (Sông Mã).
        E. Chiềng Khương (Sông Mã) đến Pa Háng.
        G. Pa Háng đến cầu Na Mèo.
        H. Cầu Na Mèo đến toạ độ 114G02'05" - 22G21'46" (tỉnh giới Thanh Hoá - Nghệ An).
        I. 114G02'05" - 22G21'46" đến sông Cả (Nậm Nơn).
        K. Sông Cả (Nậm Nơn) đến cầu Nậm Cắn (đường 7).
        L. Cầu Nậm Cắn (đường 7) đến Phau Nhọt Pung (tỉnh giới Xiêng Khoảng - Khăm Muộn).
        M. Phau Nhọt Pung đến đỉnh đèo Keo Nưa (đường 8).
        N. Đỉnh đèo Keo Nưa (đường 8) đến đỉnh đèo Mụ Giạ (đường 12) .
        O. Đỉnh đèo Mụ Gịa (đường 12) đến đường 20.
        P. Đường 20 đến điểm cao 1080.
        Q. Điểm cao 1080 đến cầu Xà Ợt (đường 9).
        R. Cầu Xà Ợt đến điểm cao 1050.
        S. Điểm cao 1050 đến toạ độ 116G8063" - 17G80'42" (tỉnh giới Bình Trị Thiên và Quảng Nam - Đà Nẵng).
        T. 116G80'63" - 17G80'42" đến tỉnh giới Sa-la-van và Ắt-tạ-pư.
        U. Tỉnh giới Sa-la-van và Ắt-tạ-pư đến ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia.

        + Khi tổ chức triển khai làm từng đoạn thì phải làm từ Bắc xuống Nam để tiện cho việc đánh số thứ tự và tổ chức cắm mốc sau khi phân vạch (trừ đoạn thí điểm Bắc đường 9).

        - Tổ chức phân giới trên thực địa và cắm mốc:

        + Hai bên tổ chức lực lượng cùng làm gồm có lực lượng phân vạch và lực lượng cắm mốc.

        + Lực lượng đi phân giới trên thực địa và cắm mốc gồm có cán bộ phận như:

        Cán bộ chỉ đạo chuyên viên nhân viên đo đạc và bản đồ, chuyên viên mốc giới, chuyên viên làm biên bản, báo cáo, phiên dịch, chụp ảnh, thông tin liên lạc, y tế, bảo vệ dẫn đường, phát quang, quản lý, nấu ăn, lực lượng làm và cắm mốc, vận chuyển.

        Trong các thành phần nói trên, các thành phần chủ yếu hai bên đều phải có là: cán bộ chỉ đạo, cán bộ đo đạc và bản đồ, cán bộ mốc giới. Các thành phần khác tuỳ theo sự cần thiết mà bố trí, số lượng hai bên không nhất thiết bằng nhau, hai bên sẽ giúp đỡ lẫn nhau theo khả năng.

        + Đoàn phân giới và cắm mốc trên thực địa của hai bên có nhiệm vụ:

        Căn cứ vào Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18-7-1977 và bản đồ tỷ lệ 1/100 000 đính theo Hiệp ước, các biên bản về phân giới trên thực địa và cắm mốc của Uỷ ban liên hợp, tổ chức thực hành việc phân giới và cắm mốc đoạn biên giới do Uỷ ban liên hợp giao và chuyển giao các khu vực cần chuyển giao cho nhau.

        Dự kiến vị trí mốc theo các biên bản về phân giới và cắm mốc của Uỷ ban liên hợp đã quy định, sau khi được đại diện của hai đoàn trong Uỷ ban liên hợp đồng ý tổ chức thì cắm mốc.

        Dựa vào kết quả phân giới trên thực địa và cắm mốc, thể hiện lên sơ đồ đường biên giới đã được phân vạch, vẽ sơ đồ, chụp ảnh và làm biên bản cắm mốc của từng vị trí mốc.

        Làm biên bản báo cáo kết quả công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc lên Uỷ ban liên hợp.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười, 2015, 03:48:01 am
        + Để hoàn thành nhiệm vụ trên đạt kết quả tốt, đoàn phân giới trên thực địa của hai bên phải chú ý làm những việc sau đây:

        Nghiên cứu kỹ Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước Việt Nam - Lào và bản đồ tỷ lệ 1/100 000 đính kèm Hiệp ước, các biên bản và chỉ thị của Uỷ ban liên hợp (nếu có).

        Nếu chỗ nào hai bên chưa thống nhất ý kiến và không đủ quyền hạn giải quyết tại thực địa thì báo cáo lên Uỷ ban liên hợp (làm báo cáo chung ghi rõ ý kiến của mỗi bên, có sơ đồ kèm theo, hoặc từng bên báo cáo lên cấp trên của mình). Trong khi chờ ý kiến quyết định của cấp trên, hai bên cứ tiếp tục phân vạch chỗ khác.

        Hai bên cùng nhau xây dựng kế hoạch chung đi phân giới trên thực địa và cắm mốc đoạn biên giới được giao.

        Trước khi đi thực địa, hai bên cùng nhau nghiên cứu Hiệp ước và bản đồ tỷ lệ 1/100 000 đính theo Hiệp ước vẽ đường biên giới lên sơ đồ tỷ lệ 1/25 000 để đối chiếu địa hình, thống nhất các phương pháp kỹ thuật phân vạch đường biên giới trong từng đoạn, dự kiến các vị trí mốc lớn, dự kiến các khu vực phức tạp cần chú ý.

        Hai bên thống nhất dùng sơ đồ tỷ lệ 1/25 000 phóng từ bản đồ tỷ lệ 1/50 000 UTM ra để xác định và đối chiếu địa hình. Dựa vào những căn cứ đã quy định (Hiệp ước hoạch định biên giới và bản đồ tỷ lệ 1/100 000 đính theo Hiệp ước), hai bên dùng các phương pháp kỹ thuật đo đạc bản đồ để đi phân giới trên thực địa được chính xác.

        Có trường hợp trong thực tế giữa Hiệp ước, bản đồ tỷ lệ 1/100 000 đính kèm Hiệp ước và địa hình không ăn khớp nhau, lúc đó hai bên cùng nhau trao đổi bàn bạc, nghiên cứu giải quyết sao cho vừa đúng với Hiệp ước, vừa đúng với thực tế địa hình.

        Sau khi phân vạch và cắm mốc xong, hai bên cùng nhau thống nhất làm biên bản báo cáo kết quả về công tác phân giới và cắm mốc lên Uỷ ban liên hợp một cách cụ thể, rõ ràng, chính xác và có kèm theo: Sơ đồ tỷ lệ 1/25 000 vẽ đường biên giới quốc gia và vị trí các mốc; Sơ đồ và biên bản cắm mốc của từng vị trí mốc (tỷ lệ khác nhau 1/10.000, 1/1.000, 1/5.000 tuỳ theo điều kiện địa hình từng nơi). Các mẫu sơ đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000 sơ đồ vị trí mốc, mẫu biên bản phân giới trên thực địa, biên bản cắm mốc, hình vẽ cột mốc sẽ có phụ lục riêng.

        Hai bên nhất trí phân công nhau in sơ đồ tỷ lệ 1/25 000 như sau: Phía Việt Nam in từ sông Cả (Lào gọi là Nậm Nơn) đến ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia; Phía Lào in từ ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc đến sông Cả (Lào gọi là Nậm Nơn) ; Mỗi bên in cho phía bên kia mỗi mảnh 30 bản; Bản sơ đồ phải in trên giấy tốt (150gr/m2) và theo quy cách thống nhất. Trước khi in hai bên cùng nhau thông qua và ký duyệt trên bản in thử; Bản in gốc nếu bên nào thiếu thì bên kia cho mượn (nếu có); Hai bên giúp đỡ nhau về phương tiện kỹ thuật và bồi dưỡng nhân viên đo đạc bản đồ.

        - Về phương pháp kỹ thuật, qua thực tế làm thí điểm phân giới trên thực địa và cắm mốc đoạn 24 km, hai bên đã nhất trí rút ra được những phương pháp kỹ thuật sau đây:

        + Đường biên giới qua cầu: Vạch đường biên giới qua chính giữa cầu không kể đường biên giới chạy theo dòng sông, dòng suối dưới cầu như thế nào. Hai bên quyết định lấy hai mép mồ cấu phía sông, suối để đo điểm giữa của cầu.

        + Đường biên giới theo bờ sông, bờ suối (như bản đồ Pháp vẽ):
Đối với đường biên giới đi theo bờ sông, suối đó, hai bên thống nhất rằng: (1) Bờ sông, bờ suối là chỗ địa hình từ mặt đất liền nhìn xuống có sự thay đổi độ dốc đột ngột đầu tiên một cách tự nhiên. Từ đó trở xuống mép nước gọi là mạn sông, suối. Ở mạn sông có thể có những bậc mà ở đó thay đổi đột ngột thì chỗ đó không gọi là là bờ sông, suối; (2) Bờ sông, suối ở thượng lưu thường bị chia cắt bởi các tụ thuỷ, các khe, các cửa suối, hai bên đã nhất trí khi tới các chỗ đó, đường biên giới cứ đi thẳng qua mà không phải đi vòng.

        Đối với những nơi dân cư ở dọc bờ sông, suối, hai bên thống nhất là: Nhà cửa, làng bản của dân cũng như các công trình công cộng như bệnh xá, trường học, chùa chiền, mồ mả, di tích lịch sử... đã xây dựng ở trên bờ sông, suối đó, nếu đường biên giới đi qua chỗ nào thì vẫn đi như thế. Nhưng những nhà cửa, làng bản, công trình đó trước thuộc bên nào nay vẫn thuộc bên đó quản lý. Hai bên cần làm biên bản ghi rõ (Ký hiệu biên giới không vẽ đè lên ký hiệu của những công trình đó). Về phương pháp vẽ đường biên giới theo bờ sông, suối hai bên đã thống nhất lấy bờ sông, suối là đường biên giới. Nhưng khi vẽ đường biên giới trên sơ đồ 1/25.000 thì vẽ ký hiệu biên giới đều nhau cách mép nước trong sơ đồ 2,5 mm.

        + Đường biên giới là một hình cong không theo một quy tắc hình học nhất đinh, qua địa hình phức tạp: Hai bên nhất trí dùng phương pháp vạch đường cơ sở để từ đó xác định các điểm khác trên đường biên giới cong đó. Phương pháp này có nhược điểm là tốn nhiều công phát đường và có thể có sai số kỹ thuật khi dùng máy đo, nên cần kiểm tra với một số vật chuẩn khác.

        + Đường biên giới đi theo địa hình phức tạp nhưng thành đường thẳng: Hai bên nhất trí là: Khi đi phân giới nếu địa hình phức tạp, rậm rạp thì không nhất thiết đi phân vạch theo đường thẳng mà có thể đi vòng để xác định ở thực địa điểm đầu và điểm cuối của đoạn biên giới đó Nếu thấy cần thiết thì có thể xác định một hoặc hai điểm nữa ở giữa đoạn đó. Phương pháp này nhanh nhưng vẫn đảm bảo chính xác và tính chất liên tục của đường biên giới.

        + Đường biên giới theo sống núi hoặc theo khe núi: Đường sống núi hoặc đường khe núi đều là những đường đặc trưng của địa mạo. Đường biên giới chạy theo đúng đường sống núi hoặc đường khe núi: Vấn đề kỹ thuật ở đây là tìm ra đúng mỏm núi hoặc khe núi mà đường biên giới phải đi theo. Để giải quyết vấn đề này, hai bên đã dùng phương pháp xét đoán địa hình giữa bản đồ, sơ đồ và thực địa. nếu có ảnh chụp bằng máy bay thì càng tốt.

        + Đường biên giới theo một đường thẳng dài trên bản đồ: Dùng máy ngắm đặt ở một điểm trên đường biên giới ngắm vào một điểm khác ở trên đường biên giới, rồi cố định tia ngắm đó để ngắm các điểm cần thiết ở giữa hai vị trí đó. Tất cả các điểm đó đều nằm trên một đường thẳng. Phương pháp này đạt độ chính xác cao. Nếu không có điều kiện ngắm vào một điểm cao ở xa thì có thể bằng phương pháp xét đoán địa hình chọn một điểm nào đó ở gần hơn nằm trên đường biên giới, rồi dùng máy để xác định các điểm khác như trên.

        + Đường biên giới đi theo dòng sông, suối: Đường biên giới đi theo dòng sâu nhất của sông, suối đó trong mùa nước thấp nhất.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười Một, 2015, 02:52:21 am
        -  Vấn đề mốc quốc giới:

        + Nguyên tắc chung:

        Mốc quốc giới là dấu thể hiện bằng vật chất cụ thể đường biên giới tại thực địa cắm ở ranh giới giữa hai nước.

        Mốc quốc giới phải chính xác, rõ ràng, vững chắc, thành một hệ thống thống nhất trên toàn tuyến Việt Nam - Lào.

        Căn cứ vào yêu cầu và tình hình thực tế của hai nước Việt Nam - Lào, việc tiến hành và hoàn chỉnh phân giới và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào chia ra ba bước:

        Bước 1: Phân giới trên toàn tuyến, nhưng cắm mốc ở những nơi cần thiết (nếu cắm 400 - 500 mốc thì trung bình 4 - 5 km có một mốc, tuỳ địa hình cụ thể có đoạn cắm mốc dày hơn, có đoạn cắm mốc thưa hơn).

        Bước hai: Cắm thêm mốc giữa những mốc đã cắm trong bước một để tăng thêm mật độ mốc. Thời gian làm bước hai, hai bên sẽ thoả thuận sau.

        Bước ba: Kiểm tra vị trí các mốc để bảo đảm chính xác.

        + Quy cách làm và cắm mốc:

        Vị trí mốc: Mốc đặt trên đường biên giới, nơi không có điều kiện thì đặt mốc kép ở bên này và bên kia đường biên giới ở một cự ly do hai bên cùng thoả thuận.

        Loại mốc: có ba loại chính: Mốc lớn (cắm trong bước một). Mốc nhỏ (cắm trong bước hai giữa các mốc lớn). Mốc ba biên giới. Đối với các cửa khẩu, nếu đường biên giới đi trên đất liền thì cũng chỉ cắm mốc lớn trên đường biên giới; nếu đường biên giới qua cầu, không tiện cắm mốc ở trên đường biên giới chính giữa cầu thì cắm mốc kép ở bên này và bên kia đường biên giới. Ngoài ra, mỗi bên có thể làm một công trình theo sáng kiến của mình để chỉ dẫn cho người qua lại biết họ đến gần nước nào.

        Chất liệu: làm mốc kiên cố luôn trước mắt đoạn Nam Bắc cầu Xà Ợt cứ cắm mốc gỗ cứng như đã thoả thuận. Mốc kiên cố có thể là:

        (1) Mốc bằng đá đẽo hoặc tạc vào vào vách đá (phương hướng chủ yếu của chúng ta là tận dụng nguyên liệu tại chỗ để bớt tốn vật tư và công vận chuyển);
        (2) Mốc làm bê tông cốt sắt, nếu không có đá tại chỗ;
        (3) Nếu không có đá hoặc bê tông, làm mốc bằng gỗ, khi có điều kiện sẽ thay.

        Kích thước: Mốc bê tông là cỡ 25 x 40 x 200 cm, chôn xuống đất 110 cm, nổi trên mặt đất 90 cm, kể cả chóp cao 10 cm, trên đỉnh chóp có vẽ hình chữ thập (+) và đặt trên tim đường biên giới có đế rộng cách chân cột mốc 20 cm và dày 20 cm; Mốc đá: 40 x 25 x 170 cm, chôn xuống đất 100 cm, nổi trên mật đất 70 cm, trên mặt mốc có chữ thập (+) không có đế. Nếu tại chỗ có tảng đá đứng hoặc nằm thì tận dụng tạc vào tảng đá đó luôn. Mốc nhỏ và mốc ba biên giới sẽ bàn sau.

        Sơn màu, kẻ chữ: Mốc sơn trắng, kẻ chữ đen. Ký hiệu và chữ trên mốc làm đơn giản, có hai hàng: Phía Việt Nam thì viết Việt Nam, ví dụ A23 (A là tên đoạn, 23 là thứ tự mốc trong đoan A). Phía Lào thì viết Lào.

        Cách đánh số mốc: Căn cứ theo các đoạn chia như trên, khi tiến hành phân vạch thì bắt đầu từ đầu đoạn, từ Bắc xuống Nam đến cuối đoạn đó, dự kiến vị trí mốc và xác định luôn từ số 1 trở đi, từ Bắc xuống Nam theo hướng đi của đường biên giới.

        - Tổ chức thực hiện làm và cắm mốc: Hai bên cần có cán bộ và lực lượng chuyên trách làm và cắm mốc, được trang bị và bồi dưỡng về kỹ thuật làm bê tông, làm đá, gỗ. Khi đi phân vạch trên thực địa thì hai bên dự kiến luôn vị trí cắm mốc, vẽ sơ đồ vị trí mốc, làm dấu vị trí mốc bằng cây gỗ dài khoảng 100 cm đường kính khoảng 15 cm chôn sâu khoảng 50 cm, có sơn đỏ trên đầu khoảng 10 cm. Việc làm mốc, vận chuyển và cắm mốc, hai bên chia nhau cùng làm theo đúng quy cách đã thống nhất mỗi bên chịu một nửa. Khi cắm mốc phải đảm bảo đúng vị trí đã thoả thuận, có người của hai bên cùng làm, số người cần thiết bao nhiêu hai bên cùng nhau thoả thuận, có tổ trưởng cắm mốc của hai bên chứng kiến. Sau khi cắm xong từng mốc, làm biên bản cắm mốc do hai tổ trưởng ký. Có sơ đồ vị trí và ảnh mốc kèm theo cỡ 18 x 24 chụp hai mặt cột mốc có chữ của hai nước và chụp toàn cảnh vị trí mốc.

        - Công tác hậu cần và một số mặt công tác đảm bảo khác:

        Công tác hậu cần cần phải phấn đấu vượt nhiều khó khăn, phải tổ chức chỉ đạo chặt chẽ mới đáp ứng được yêu cầu công tác.

        Công tác hậu cần phải quán xuyến toàn diện nhưng chủ yếu là phải chăm lo đảm bảo ăn, ở, trang bị cho các đội đi phân giới trên thực địa và cắm mốc sao cho ăn đủ no, mặc đủ ấm, trang bị gọn nhẹ, bền, đảm bảo sức khoẻ, an toàn để có thể đi rừng, leo núi, lội suối được dài ngày.

        Phải kết hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, phải dựa vào địa phương là chính, nhưng Trung ương phải hết sức chú trọng tăng cường cho địa phương đủ sức hoàn thành nhiệm vụ.

        Trong những điều kiện khó khăn và trước yêu cầu như vậy, công tác hậu cần lại phải dựa vào địa phương, có địa phương thuận lợi về mặt cung cấp vật chất, có địa phương không đủ điều kiện để đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác, cho nên trong quá trình làm nhiệm vụ, cán bộ nhân viên của hai đoàn phải hết sức thông cảm với những khó khăn chung của nhau, phát huy tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ chung.

        Trong công tác đảm bảo chỉ đạo, cần chú trọng thông tin liên lạc để đảm bảo sự chỉ đạo được thông suốt, kịp thời, nhanh chóng, chính xác trong mọi điều kiện, hoàn cảnh khí hậu, thời tiết và địa hình khác nhau. Trong việc làm và cắm mốc, chú trọng trang bị vật tư và trong lao động đề phòng tai nạn, phải chuẩn bị sẵn sàng các loại phương tiện vận chuyển để có thể cấp cứu được nhanh chóng, kịp thời.

        Trong tình hình bọn đế quốc, bọn phản động quốc tế và tay sai đã và đang âm mưu tìm mọi cách phá hoại dưới nhiều hình thức khác nhau sự nghiệp cách mạng và tình hữu nghị đặc biệt giữa hai nước ở mọi nơi, mọi lúc, hai bên phải luôn luôn cảnh giác đề phòng, phải tổ chức bảo vệ chu đáo, phải có phương án bảo vệ an toàn trong mọi tình huống, chủ động đối phó với mọi huống xảy ra.

        Công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc mang tính chất lịch sử, công tác đảm bảo hậu cần cho phân giới và cắm mốc có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần quyết định vào sự thành công của công tác phân giới và cắm mốc, do đó phải được quan tâm một cách thích đáng. Công tác hậu cần càng tốt bao nhiêu thì công tác phân giới cắm mốc càng thuận lợi bất nhiêu.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười Một, 2015, 04:24:26 am
        3) Cuộc họp Khoá III của Uỷ ban liên hợp về phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 20-01-1979 đến ngày 24- 01-1979

        Đoàn Việt Nam gồm 3 người do ông Lưu Văn Lợi, Phó Trưởng ban Ban Biên giới làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 4 người do ông Thoáng Sa Vắt Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn. Hai bên đã thoả thuận những vấn đề sau:

        - Hai bên quyết tâm thực hiện ý định của hai Bộ Chính trị là làm nhanh, làm tốt, làm gọn, rõ ràng, đúng với Hiệp ước hoạch định biên giới và các biên bản chung.

        - Hai bên cố gắng làm xong toàn tuyến trong hai năm 1979 và 1980 (bao gồm đi phân giới trên thực địa toàn tuyến, vẽ sơ đồ biên giới toàn tuyến, cắm mốc toàn tuyến, chuyển giao các khu vực cần chuyển giao và bố trí các trạm kiểm soát biên giới cần thiết). Nhưng trước mắt, phân giới và cắm mốc các đoạn có đất chuyển giao như Hiệp ước đã quy định nhằm làm rõ đường biên giới; ổn định tư tưởng nhân dân, sau đó sẽ làm tiếp các đoạn còn lại cho đến xong hoàn toàn.

        - Phương pháp làm là làm xong, làm gọn từng đoạn, từng tỉnh. Trên mỗi đoạn, mỗi tỉnh như thế, hai bên đi phân giới trên thực địa, vẽ sơ đồ đường biên giới và cắm mốc, bố trí các trạm kiểm soát biên giới và cửa khẩu cần thiết. Phân giới xong từng đoạn thì chuyển giao nếu có khu vực cần chuyển giao. làm nhanh, gọn nhưng vẫn phải bảo đảm cách làm thống nhất cho toàn tuyến, bảo đảm những yêu cầu pháp lý tối thiểu; phân giới xong cần làm biên bản miêu tả chính xác đường biên giới chính thức mà hai đoàn đã phân vạch trên thực địa, vẽ sơ đồ đường biên giới ở đoạn đó; cắm xong mỗi mốc phải làm biên bản, vẽ sơ đồ vị trí mốc đó. Làm xong tất cả các đoạn rồi, cần làm Nghị định thư trình Chính phủ mỗi bên chuẩn y.

        - Vấn đề phân giới trên thực địa và cắm mốc do Trung ương trực tiếp làm. Công việc của bước 2 (cắm mốc nhỏ giữa các mốc lớn) vẫn do Trung ương trực tiếp chỉ đạo.

        - Mỗi bên đều cố gắng góp phần vào việc phân giới cắm mốc, đồng thời hai bên luôn luôn hỗ trợ nhau để giải quyết khó khăn nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ phân giới cắm mốc.

        - Lịch triển khai:

        + Tháng 1-1979 tiếp tục phân giới cắm mốc đoạn Q, R giữa tỉnh Bình Trị Thiên và Sa-vẳn-nạ-khệt. Cố gắng trong tháng 2-1979 phân vạch xong, để tháng 3-1979 tiến hành công tác chuyển giao. Tiếp tục cắm mốc kiên cố cho xong cả hai đoạn đó, trường hợp chỗ nào khó khăn quá chưa cắm mốc kiên cố ngay được thì cắm mốc gỗ tạm thời sau này sẽ thay thế. Việc chuyển giao và triển khai các trạm kiểm soát biên giới không phải chờ việc cắm xong mốc kiên cố toàn đoạn.

        + Trong khi đang phân giới cắm mốc ở Bình Trị Thiên - Sa-vẳn-nạ-khệt, hai bên khẩn trương chuẩn bị cáo mặt để cuối tháng 3 triển khai phân giới cắm mốc ở đoạn B, C giáp hai tỉnh hai Châu, Sơn La, với Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng và ở đoạn S, T giáp tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai - Kon Tum với tỉnh Sa-la-van.

        + Tuỳ tình hình cụ thể, sau khi hoàn thành các đoạn trên sẽ tiếp tục triển khai ở các đoạn D, R, G, H giữa các tỉnh Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh với Hủa-phăn vào sáu tháng cuối năm 1979. Nếu còn thời gian thì có thể triển khai các đoạn I, K, L giữa Nghệ Tĩnh và Xiêng- khoảng. Riêng phía Nam khi làm đoạn S, T nếu còn thời gian thì làm tiếp đoạn U. Đến năm 1980 sẽ tiếp tục làm các đoạn còn lại trên toàn tuyến (bao gồm cả phân giới trên thực địa, vẽ sơ đồ đường biên giới và cắm mốc). Sau mỗi đợt sẽ sơ kết, rút kinh nghiệm để vạch kế hoạch cho đợt tiếp theo.

        + Đối với các tỉnh đã làm xong bước một (bao gồm cả phân vạch, cắm mốc, chuyển giao, đặt trạm kiểm soát) sẽ bắt đầu kế hoạch bước hai. Nội dung, kế hoạch cụ thể của bước hai sẽ bàn sau.

        - Tổ chức lực lượng, để đảm bảo thực hiện được kế hoạch trên đây, cần chuẩn bị sắp xếp tổ chức lực lượng như sau:

        + Trước mắt hai đội hiện nay tiếp tục làm ở Bình Trị Thiên - Sa- vẳn-nạ-khệt.

        + Sau khi hoàn thành hai đoạn Q, R giữa hai tỉnh trên, sẽ để một đội làm tiếp đoạn giữa tinh Bình Trị Thiên và Sa-la-van, tổ chức một đội nữa để làm đoạn giữa Quảng Nam - Đà Nẵng và Sa-la-van, đội này sẽ làm tiếp tục cho đến ngã ba biên giới ba nước. Nếu cắm mốc kiên cố chưa xong thì để lại một bộ phận tiếp tục làm cho xong. Phía Bắc cố gắng tổ chức hai đội để làm đoạn B, C giữa Lai Châu, Sơn La, với Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng. Sau đó sẽ phát triển xuống làm các đoạn giữa Sơn La, Thanh Hoá với Hủa-phăn.

        - Công tác bảo đảm:

        + Bảo đảm kỹ thuật: Hai bên có kế hoạch chuẩn bị nhân viên kỹ thuật và phương tiện đo đạc bản đồ, nếu có khó khăn thì hai bên hỗ trợ nhau. Về in sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 theo sự phân công, cần in xong trong tháng 2-1979 những đoạn cần triển khai trong tháng 3-1979. Còn các đoạn khác in tiếp kịp theo kế hoạch trên. Nếu có khó khăn hai bên hỗ trợ nhau.

        + Bảo đảm vật chất hậu cần: Hai bên khẩn trương chuẩn bị để tháng 3 có thể triển khai được ở các đoạn đã thoả thuận. Hai bên sẽ hỗ trợ lẫn nhau. Cần thông báo cho nhau biết những khó khăn cụ thể để bên kia có thời gian chuẩn bị.

        - Một số vấn đề khác:

        + Việc hoàn chỉnh biên bản đoạn thí điểm Xà Ợt và việc duyệt các bản đồ in thử, hai bên sẽ gặp nhau để làm từ ngày 10-2-1979 tại Lao Bảo.

        + Cuối tháng 2-1979 hai bên sẽ thông báo cho nhau tình hình chuẩn bị của các hướng mới, đồng thời bàn kế hoạch tổ chức chuyển giao và đặt trạm kiểm soát thuộc các đoạn giữa Bình Trị Thiên - Sa- vẳn-nạ-khệt.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười Một, 2015, 12:36:16 am
        4) Cuộc họp Khoá IV của Ủy ban liên hợp về phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 06- 6-1980 đến ngày 10- 6-1980

        Đoàn Việt Nam gồm 4 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 4 người do ông Thoáng Sa Vắt Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn.

        Ngày 10-6-1980, hai bên ký biên bản làm việc chung, trong đó đã thoả thuận những vấn đề sau:

        - Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch công tác năm 1979: Hai đoàn rất hài lòng nhận thấy trong năm 1979 và mấy tháng đầu mùa khô 1979 - 1980, mặc dù hai nước đang gặp nhiều khó khăn trên bước đường trưởng thành, đặc biệt là phải đối phó với âm mưu xâm lược, gây rối, uy hiếp chia rẽ của bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh cấu kết với đế quốc Mỹ, mặc dù thời tiết nhiều lúc không thuận lợi; nhờ sự quan tâm chỉ đạo của hai Bộ Chính trị Trung ương hai Đảng, sự nỗ lực của các cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương và của anh em cán bộ, nhân viên, lực lượng biên phòng, dân công đi thực địa, công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc, chuyển giao các khu vực cần chuyển giao đã đạt kết quả tốt, nổi bật:

        + Hai bên đã phân giới trên thực địa xong các đoạn Q, R, S, T, U giữa các các tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai - Kon Tum và các tỉnh Sa-văn-nạ-khệt, Sa-la-van, Ắt-tạ-pư dài khoảng 530 km và cắm được 76 mốc, trong đó có 7 mốc bằng gỗ cứng, 69 mốc kiên cố bằng bê tông cốt thép.

        Đường biên giới được xác định trên thực địa đúng với đường biên giới hoạch định trong hiệp ước và thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước. Hai bên đã đi được trên thực địa theo đường biên giới, trừ 43 km gồm các đoạn có mìn, các đoạn thẳng và 6 km gần ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia chưa đi thực địa theo đường biên giới. Việc cắm mốc làm đúng với quy cách và chất liệu mà hai bên đã thống nhất ở Lao Bảo ngày 31-3-1979.

        Công tác phân giới cắm mốc làm xong đến đâu đều có làm biên bản miêu tả đường biên giới chính thức được phân vạch và cắm mốc, có vẽ sơ đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000, có làm biên bản cắm từng mốc, có sơ đồ vị trí từng mốc và ảnh từng mốc kèm theo. Hiện nay đã có 4 biên bản phân giới và cắm mốc, 4 biên bản chuyển giao, 45 sơ đồ đường biên giới chính thức, 76 sơ đồ vị trí mốc.

        + Tổ chức tốt việc chuyển giao các khu vực cần chuyển giao giữa ba tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai - Kon Tum và hai tỉnh Sa-vẳn-nạ-khệt, Sa-la-van, cụ thể là: Khu vực Hướng Lập (các xã Hướng Phùng, Hướng Việt, Hướng Lập), Long Sa Muội (Bình Trị Thiên), 5 xã của huyện A Lưới (Bình Trị Thiên), xã Ba Lê (Quảng Nam Đà Nẵng), 3 xã của huyện Đak Lay (Gia Lai - Kon Tum). Nhân dân ở các vùng chuyển giao phấn khởi, quan hệ giữa nhân dân hai bên biên giới vẫn duy trì tốt.

        + Cả hai bên đã tổ chức tốt việc phổ biến những quy định đầu tiên về quy chế biên giới đã được ghi trong biên bản ngày 3 tháng 7 năm 1978 cho các cơ quan, các ngành các cấp, cán bộ, lực lượng vũ trang và nhân dân cư trú vùng biên giới, nơi nào mà hai bên đã đặt các trạm kiểm soát biên giới rồi, phần lớn đã chú ý thực hiện đúng đằn việc kiểm soát qua lại biên giới, có sự phối hợp trao đổi ý kiến, giúp đỡ lẫn nhau tốt hơn giữa hai bên. Việc xâm canh, để trâu bò qua lại phá hoại sản suất của bên kia đã giảm nhiều.

        + Tuy nhiên, cả hai bên vẫn phải quán triệt hơn nữa và thực hiện đầy đủ tinh thần, nội dung của Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước, các biên bản có liên quan đến vấn đề giải quyết biên giới giữa Việt Nam và Lào và tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục cán bộ, nhân dân vùng biên giới thực hiện nghiêm chỉnh những điều quy định đầu tiên về quy chế biên giới. Đồng thời hai bên cần tiếp tục có những cuộc gặp gỡ để bàn bạc, quy định một số vấn đề cụ thể về xuất nhập cảnh và về việc đặt thêm các trạm kiểm soát ở những nơi cần thiết.

        Nhìn chung việc thực hiện nhiệm vụ đề ra đầu năm 1979 đạt kết quả tốt, nổi bật là sự tin cậy giữa các đoàn, các đội, các tổ, các địa phương với nhau và tình đoàn kết hữu nghị gia nhân dân hai nước đã có bước phát triển mới, góp phần tích cực trong việc tăng cường tình đoàn kết đặc biệt và mọi sự quan hệ giữa hai nước, xây dựng đường biên giới hữu nghị lâu dài giữa hai nước. Hai đoàn nhiệt liệt biểu dương tinh thần quyết tâm, tích cực khắc phục mọi khó khăn vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên kỹ thuật, lực lượng biên phòng, dân công trong thời gian qua; đồng thời nhiệt liệt hoan nghênh tinh thần phục vụ, đóng góp phần tích cực vào công tác phân giới và cắm mốc của nhân dân các dân tộc hai bên biên giới. Nhiệm vụ tuy nặng nề, khó khăn và rất mới mẻ đối với cả hai bên, nhưng với tinh thần đồng chí anh em, hai bên vừa làm vừa học tập lẫn nhau, làm đến đâu rút kinh nghiệm đến đó, nên công việc càng làm càng tốt, càng có kết quả, càng được nhanh chóng.

        + Hai đoàn khẳng định rằng những nguyên tắc, nội dung, biện pháp nêu trong Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước, các biên bản ngày 3-7-1978, ngày 24-01-1979 ký tại Viêng Chăn và ngày 20-11-1978 ký tại Lao Bảo của Uỷ ban liên hợp là đúng đắn và cần được tiếp tục thực hiện.

        Qua trao đổi ý kiến, hai đoàn nhất trí đúc rút một số kinh nghiệm thành 4 chỉ thị chính thực của Uỷ ban liên hợp để hướng dẫn các địa phương, chỉ đạo các đội, tổ tiếp tục tiến hành công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc các đoạn còn lại cho đến khi hoàn thành trên toàn tuyến:

        (1) Chỉ thị về nguyên tắc đi phân giới trên thực địa và cắm mốc;
        (2) Chỉ thị về quy cách làm, cắm mốc và chụp ảnh mốc quốc giới;
        (3) Chỉ thị về cách thức vẽ sơ đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000 và sơ đồ vị trí từng mốc tỷ lệ 1/10.000;
        (4) Chỉ thị về cách thức làm các văn kiện sau khi phân giới trên thực địa và cắm mốc xong.

        - Phương hướng công tác phân giới và cắm mốc năm 1980 - 1981:

        + Hai bên quyết tâm thực hiện ý định của hai Bộ Chính trị Trung ương hai Đảng là làm nhanh, làm tốt, làm gọn, đúng với Hiệp ước và các biên bản của Uỷ ban liên hợp. Năm 1980 và mùa khô 1980 - 1981 cố gắng cơ bản thực hiện xong việc phân giới và cắm mốc trên toàn tuyến. Cụ thể:
Đầu năm 1980 triển khai làm các đoạn K, L, M, N, O, P giữa các tỉnh Bình Trị Thiên, Nghệ Tĩnh với các tỉnh Khăm-muộn, Xiêng-khoảng. Mỗi bên tổ chức 4 đội, cố gắng đến tháng 7-1980 đi thực địa xong để tháng 8, 9, 10 làm các văn bản.

        Cuối năm 1980 (từ tháng 11) sang đầu năm 1981 triển khai làm các đoạn I, H, G, E, D, C, B, A giữa các tỉnh Thanh Hoá, Sơn La, Lai Châu và tỉnh Hủa-phăn, Luổng-phạ-băng, Phông-sa-lỳ và phần còn lại của các tỉnh Nghệ Tĩnh và Hủa-phăn.

        Tổ chức lực lượng: Mỗi bên tổ chức bốn đội. Ngay từ bây giờ, các địa phương cần khẩn trương chuẩn bị mọi mặt để đầu tháng 11-1980 triển khai được thì mới hoàn thành được kế hoạch vào cuối mùa khô 1980 - 1981.

        + Dự kiến lịch triển khai:

        Tháng 11-1980 đến tháng 12-1980: Một đội làm đoạn I dài khoảng 110 km giữa các tỉnh Nghệ Tĩnh và Hủa-phăn.

        Tháng 11-1980 đến tháng 02-1981: Một đội làm hai đoạn G, H dài khoảng 218 km giữa các tỉnh Thanh Hoá và Hủa-phăn.

        Tháng 11-1980 đến tháng 02-1981: Một đội làm hai đoạn D , E dài khoảng 192 km giữa các tỉnh Sơn La và Hủa-phăn.

        Tháng 11-1980 đến tháng 4-1981: Một đội làm hai đoạn A, B dài khoảng 290 km giữa các tỉnh Lai Châu và Phông-sa-lỳ.

        Đội nào làm xong trước sẽ tiếp tục làm đoạn C dài khoảng 102 km giữa các tỉnh Lai Châu và Luổng-phạ-băng.

        Trường hợp tỉnh Bình Trị Thiên, Nghệ Tĩnh và tỉnh Khăm-muộn phải kéo dài thời gian vì gặp nhiều khó khăn về điều kiện thời tiết, địa hình, vận chuyển tiếp tế, các tỉnh Thanh Hoá, Sơn La, hai Châu và các tỉnh Hủa-phăn, Luổng-phạ-băng và Phông-sa-lỳ cũng phải khẩn trương chuẩn bị để có thể triển khai được càng sớm càng tốt, tranh thủ tối đa thuận lợi về thời tiết mùa khô 1980 - 1981.

        + Củng cố kết quả đạt được trong công tác phân giới và cắm mốc các tỉnh phía Nam, bước đầu nghiên cứu việc phối hợp quản lý hệ thống mốc đã cắm và quản lý đường biên giới giữa hai nước.

        + Tăng cường giáo dục cho nhân dân giữ gìn đoàn kết hữu nghị, xây dựng đường biên giới hữu nghị lâu dài giữa hai nước, thực hiện quy chế biên giới giữa hai nước.

        + Chuẩn bị việc song phương kiểm tra đường biên giới và mốc ở các tỉnh phía Nam. Bên nào có điều kiện thì đơn phương kiểm tra sau đó sẽ thông báo cho bên kia biết, không được thay đổi vị trí mốc, nếu có vấn đề gì mới thì cùng với bên kia bàn bạc giải quyết.

        + Chuẩn bị Nghị định thư cho toàn tuyến (có thể bắt đầu từ giữa năm 1981).

        + Giữ đều sinh hoạt của Uỷ ban liên hợp (6 tháng một lần), một lần họp ở Việt Nam, một lần họp ở Lào.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười Một, 2015, 02:34:57 am
        5) Cuộc họp Khoá V của Uỷ ban liên hợp về phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 15-9-1981 đến ngày 16-10-1981

        Đoàn Việt Nam gồm 3 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 4 người do ông Thoáng Sa Vắt Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn.

        Ngày 16-10-1981, hai bên ký biên bản làm việc chung, trong đó đã thoả thuận những vấn đề sau:

        - Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch công tác trong một năm qua:

        + Các tỉnh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên cùng với các tỉnh Xiêng-khoảng, Khăm-muộn đã khắc phục nhiều khó khăn phức tạp về địa hình, thời tiết và vận chuyển tiếp tế, hoàn thành tốt công tác phân giới trên thực địa trên 60 km đường biên giới và cắm được 51 mốc bê tông cốt thép trên các đoạn K, L, M, N, O, P. Các văn kiện ghi nhận kết quả phân giới trên thực địa và cắm mốc các đoạn nói trên (Biên bản miêu tả đường biên giới và sơ đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000, biên bản cắm từng mốc và sơ đồ vị trí mốc tỷ lệ 1/10.000, ảnh chụp từng cốt mốc) đã được ký kết chính thức ngày 22-8-1981 tại Huế (Việt Nam).

        + Các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh cùng với các tỉnh Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng, Hủa-phăn đã triển khai 5 đội đồng loạt đi thực địa và sau hơn 4 tháng đã hoàn thành cơ bản về công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc các đoạn A, B, C, D, E, G, H, I (phân giới được trên 80 km đường biên giới, cắm được 58 mốc bê tông cốt thép).

        Hiện nay, tuy còn khoảng 80 km đường biên giới chưa làm xong, hai đoàn tin tưởng rằng các tỉnh có liên quan sẽ nhanh chóng hoàn thành nốt các đoạn còn lại sau khi lãnh đạo Đảng và Nhà nước hai bên cho chủ trương giải quyết những vấn đề tồn tại ở thực địa ngoài phạm vi thẩm quyền của Uỷ ban liên hợp.

        + Việc chuyển giao các khu vực cần chuyển giao cho nhau cũng tiến hành tốt giữa các tỉnh Nghệ Tĩnh và tỉnh Xiêng-khoảng. Các biên bản xác nhận việc tỉnh Nghệ Tĩnh chuyển giao cho tỉnh Xiêng-khoảng khu vực bản Chuội Khăm và tỉnh Xiêng-khoảng chuyển giao cho tỉnh Nghệ Tĩnh khu vực bản Đen đen thuộc xã Phá Vén cũng được ký kết tại Huế ngày 22-8-1981. Còn việc tổ chức lễ chuyển giao, hai tỉnh nói trên sẽ tiến hành trong tháng 10-1981 này. Nhân dân ở các vùng chuyển giao phấn khởi, quan hệ giữa hai bên biên giới vẫn duy trì tốt.

        + Việc tuyên truyền giáo dục cho các cơ quan, các ngành, các cấp, cho cán bộ, lực lượng vũ trang và bán vũ trang và nhân dân cư trú hai bên biên giới thực hiện nghiêm chỉnh những điều quy định đầu tiên về Quy chế biên giới vẫn được tiếp tục đẩy mạnh. Các trạm kiểm soát biên giới cũng đã chú ý thực hiện đúng đắn việc kiểm soát qua lại biên giới, có sự phối hợp hoạt động ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả hơn giữa hai bên.

        + Việc phối hợp quản lý hệ thống mốc đã cắm và quản lý biên giới giữa hai nước: Hai đoàn thấy rằng công tác phân giới và cắm mốc sắp hoàn thành, đường quốc giới chính thức giữa hai nước được xác định trên thực địa, một hệ thống mốc quốc giới đã được cắm trên toàn tuyến. Do đó việc đề ra quy chế biên giới giữa hai nước là rất cần thiết. Nhưng hai bên nhất trí cho rằng, trong tình hình hiện nay, chỉ nên quy định những điều thật cần thiết nhằm mục đích để các nhà chức trách hai bên hiểu những việc cần làm để quản lý đường biên giới, hệ thống mốc quốc giới, hiểu trách nhiệm, quyền hạn và chế độ làm việc của mình: vấn đề qua lại biên giới; vấn đề giữ gìn an ninh vùng biên giới; vấn đề sử dụng sông, suối biên giới; vấn đề bảo vệ rừng; vấn đề săn bắn; nhiệm vụ quyền hạn và chế độ làm việc của đồn trưởng biên phòng hai bên. Hai đoàn nhất trí cho rằng bản Quy chế biên giới này là một văn kiện rất quan trọng cần làm dưới hình thức một Hiệp định do đại diện hai Chính phủ ký.

        + Tuyến biên giới Việt Nam - Lào là tuyến dài nhất so với các tuyến biên giới khác trong cả hai nước, địa hình toàn rừng núi, hiểm trở, thời tiết có vùng rất khắc nghiệt, lực lượng đi làm ở thực địa của cả hai bên đều chưa có kinh nghiệm. Tuy vậy, chỉ trong vòng 3 năm, hai bên đã cùng nhau đi phân giới thực địa xong khoảng 1985 km đường biên giới, cắm được 185 mốc (chiếm 95% chiều dài toàn tuyến đo trên bản đồ), chất lượng tốt, bảo đảm làm đúng pháp lý, giữ vững quan hệ hữu nghị. Đây là một thành tích chung rất to lớn của cả hai bên, mà nguyên nhân cơ bản là truyền thống đoàn kết, quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai đảng, hai dân tộc sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của hai Bộ Chính trị Trung ương hai Đảng, tinh thần trách nhiệm cao, hợp tác tốt của cả hai bên trong Uỷ ban liên hợp. Hai Đoàn nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương tinh thần quyết tâm chịu đựng gian khổ, khắc phục mọi khó khăn, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của các cấp uỷ và chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện, xã; của cán bộ, nhân viên kỹ thuật, lực lượng biên phòng, dân công và đồng bào các dân tộc ở hai bên biên giới.

        - Những công tác chính trong thời gian tới: Để hoàn thành việc thực hiện Hiệp ước hoạch định quốc giới giữa hai nước Việt Nam - Lào, trong thời gian tới cần hoàn thành một số công tác chính sau:

        + Tiếp tục hoàn thành công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc trên các đoạn A, B, C, D, E, G, G, H, I để đầu năm 1982 ký được. Địa điểm ký sẽ là ở một thị xã ở Lào.

        + Soạn thảo Nghị định thư cuối cùng kết thúc toàn bộ công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc trên toàn tuyến để đại diện hai Nhà nước ký.

        + Chuẩn bị một hình thức ký kết để ghi nhận những sự sửa đổi nội dung Hiệp ước hoạch định quốc giới giữa hai nước ký ngày 18-7-1977.

        + Soạn thảo Hiệp định về Quy chế biên giới để đại diện hai Chính phủ ký đầu năm 1982 tới.

        + Tổ chức kiểm tra song phương hệ thống mốc quốc giới (có thể bắt đầu từ mùa khô 1982 - 1983).

        Hai bên biểu thị quyết tâm khắc phục khó khăn, hoàn thành các văn bản về phân giới trên thực đỉa và cắm mốc càng sớm càng tốt nhằm lập thành tích chào mừng kỷ niệm lần thứ năm việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác, Hiệp ước hoạch định quốc giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

        - Các khu vực có sự điều chỉnh so với hiệp ước:

        + Hai đoàn nhất trí giải quyết những vấn đề tồn tại của công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc như sau:

        Khu vực hai bản Na Cay, Na Hói (ở biên giới Sơn La - Hủa-phăn), hiệp ước quy định thuộc về Việt Nam, hai đoàn nhất trí để khu vực Na Cay, Na Hói thuộc về Lào.

        Đường biên giới ở khu vực Chiềng Khương: Giai đoàn nhất trí đường biên giới đi qua vị trí mốc tạm thời cắm năm 1976 sau cuộc khảo sát song phương của hai đoàn Việt Nam do đồng chí Cầm Biên, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La dẫn đầu và đoàn Lào do đồng chí Xay Nha Vông, chủ tịch Uỷ ban Chính quyền tỉnh Hùa- phăn dẫn đầu. 

        Đường biên giới ở khu vực Ten Luông (ở biên giới Sơn La - Hủa- phăn), hai đoàn nhất trí theo đường mà chuyên viên hai bên đã nhất trí đề nghị.

        Đường biên giới ở khu vực Pu Ta mê (ở biên giới Sơn La - Hủa- phăn), hai đoàn nhất trí theo đường sống núi liên tục để bản Kẹo Muông hiện nay do Việt Nam quản lý hoàn toàn về Việt Nam và phá mốc E-6 cũ làm lại mốc mới.

        Khu vực Văng áng Ngước, Giêng Tần (ở biên giới Thanh Hoá - Hủa-phăn) lời văn trong Hiệp ước, bản đồ 1/100.000 đính theo Hiệp ước và địa hình thực tế không khớp nhau. Hai đoàn nhất trí đề nghị có sự sửa đổi đoạn biên giới trong hai khu vực đó cho thích hợp.

        Khu vực ba bản Na Luông, Na Ùn, Na Son và khu vực bản Đục: Ba bản Na Luông, Na Ùn, Na Son trước đây thuộc Lào quản lý, Hiệp ước quy định thuộc về Việt Nam; Bản Đục trước đây thuộc về Việt Nam quản lý, Hiệp ước quy định thuộc về lào. Để chiếu cố nguyện vọng của nhân dân ở hai khu vực nói trên, hai đoàn nhất trí đề nghị có sự điều chỉnh, sửa đổi Hiệp ước đối với đoạn biên giới ở hai khu vực đó để Na Luông, Na Ùn, Na Son về Lào, bản Đục về Việt Nam.

        + Khu vực Na Hàm (ở biên giới Thanh Hoá - Hủa-phăn): Hiệp ước đã giải quyết đường biên giới ở đây theo Biên bản khảo sát ngày 13-3- 1976 của hai tỉnh Thanh Hoá và Hủa-phăn để Na Hàm về Lào. Phía Lào đề nghị có sự điều chỉnh theo nguyện vọng của nhân dân theo khu vực quản lý thực tế lịch sử của địa phương. Phía Việt Nam nói vấn đề này đã rõ sau cuộc khảo sát có cả đại diện các tỉnh, huyện và xã có liên quan tham gia, không nên đặt ra. Cuối cùng hai đoàn nhất trí hai tỉnh Thanh Hoá và Hủa-phăn nghiên cứu vấn đề này và báo cáo lên Trung ương giải quyết.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười Một, 2015, 01:50:26 am
        6) Cuộc họp Khoá VI của Uỷ ban liên hợp về phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 30-6-1984 đến ngày 05-7-1984

        Đoàn Việt Nam gồm 8 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 9 người do ông Thoáng Sa Vắt Kháy Khăm Phi Thun làm Trưởng đoàn.

        Ngày 05-7-1984, hai bên ký biên bản làm việc chung, trong đó đã thoả thuận những vấn đề sau:

        - Hoạch định lại đường biên giới khu vực Na Hàm: Qua nghiên cứu Biên bản ngày 13-4-1984 giữa hai tỉnh Thanh Hoá và Hủa-phăn và sau khi đã hỏi lần cuối cùng ý kiến của đồng chí Lê Ngọc Đồng, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, đại diện tỉnh Thanh Hoá và đồng chí Chui Cha Lơn Xúc, Uỷ viên chính quyền tỉnh, đại diện tỉnh Hủa-phăn. Hai đoàn đại biểu trong Uỷ ban liên hợp nhất trí chấp nhận đề nghị của hai tỉnh về việc hoạch định lại đường biên giới khu vực Na Hàm theo sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 có chữ ký của hai đồng chí phụ trách kỹ thuật và hai trưởng đoàn đính theo biên bản này.

        Hai đoàn sẽ báo cáo sự thoả thuận đó lên Chính phủ của mình để hai Chính phủ chuẩn y và cho phép tiến hành trên thực địa và cắm mốc.

        - Hai bên sẽ chỉ thị cho hai tỉnh Lai Châu và Luổng-phạ-băng nhanh chóng hoàn thành việc cắm mốc C-5 và phân giới trên thực địa từ mốc C-5 đến mốc C-6 theo biên bản khoá V của Uỷ ban liên hợp và sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 đính theo biên bản đó. Thực hiện thoả thuận của hai Bộ Chính trị trong cuộc hội đàm ngày 27-01-1984 đồng ý cho nhân dân ba bản sử dụng 8 km2 Púng Đẹt. Hai đoàn trong Uỷ ban liên hợp nhất trí giao cho hai tỉnh Lai Châu và Luổng-phạ-băng gặp nhau lại càng sớm càng tốt để bàn bạc việc cho nhân dân bản Na Luông, Na Ùn, Na Son được sử dụng khu vực đó trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và trên tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trên tình anh em.

        -   Hai đoàn nhất trí xúc tiến càng nhanh càng tốt kế hoạch hoàn chỉnh các biên bản phân giới và cắm mốc, sơ đồ đường biên giới, biên bản cắm từng mốc, sơ đồ vị trí từng mốc từ đoạn A đến đoạn I để kịp làm Nghị định thư cuối cùng. Để có đủ sơ đồ theo yêu cầu của công việc làm văn bản, hai đoàn thấy cần thiết phải in sơ đồ tỷ lệ 1/25 000 thêm một số nữa và thống nhất phía Lào gửi phim cho phía Việt Nam và phía Việt Nam đảm nhiệm việc in. Hai đoàn nhất trí sẽ tiến hành việc làm các văn bản nói trên tại Việt Nam. Về thời gian, hai đoàn sẽ quyết định sau.

        - Về Nghị định thư: Hai đoàn sẽ bàn việc soạn thảo Nghị định thư cuối cùng để kết thúc công tác phân giới và cắm mốc trên toàn tuyến trong khoá họp thứ VII của Uỷ ban liên hợp.

        - Hai đoàn nhất trí sẽ bàn việc soạn thảo Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ký ngày 18-7-1977 ghi nhận những sự sửa đổi đường biên giới ở một số nơi trên một số đoạn so với đường biên giới miêu tả trong Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước và thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước trong khoá họp thứ VII của Uỷ ban liên hợp.

        - Về Quy chế biên giới: Hai đoàn nhất trí giao chuyên viên hai bên soát lại và tu chỉnh những nội dung trong dự thảo Hiệp định về Quy chế biên giới mà trước đây chuyên viên hai bên đã bàn nhưng chưa xong, cố gắng hoàn thành để kịp báo lên Uỷ ban liên hợp trong khoá họp thứ VII tới của Uỷ ban liên hợp. Về thời gian, hai đoàn nhất trí sẽ tiến hành công việc này trong dịp chuyên viên hai bên làm các văn bản về phân giới và cắm mốc.

        - Hai bên sẽ chi thị cho các địa phương có liên quan chuẩn bị kế hoạch vật tư để sửa hoặc làm lại 18 mốc ở các đoạn C, D, E, G, H, O, Q, R, S, đã được kiểm tra song phương và làm biên bản xác nhận tình trạng hư hỏng hoặc bị mất, mỗi bên tăng cường việc giáo dục nhân dân biên giới có trách nhiệm quản lý và bảo vệ mốc, ngăn chặn những phần tử xấu cố tình phá hoại mốc.

        - Trong khoá họp thứ IV của Uỷ ban liên hợp ngày 10-6-1980 hai đoàn đã thoả thuận định kỳ sinh hoạt của Uỷ ban liên hợp 6 tháng một lần, nhưng thời gian qua không thực hiện được, do đó từ nay hai đoàn sẽ cố gắng thực hiện mỗi năm họp hai lần luân phiên, một lần ở Việt Nam, một lần ở Lào.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Mười Một, 2015, 02:29:54 am
        7) Cuộc họp Khoá VII của Uỷ ban liên hợp về phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 5-12-1985 đến ngày 11-12-1985

        Đoàn Việt Nam gồm 6 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 7 người do ông Khăm Phân Bút Đa Khăm, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, làm Trưởng đoàn.

        Ngày 24-01-1986, hai bên ký biên bản làm việc chung, trong đó hai bên đã thoả thuận những vấn đề sau:

        - Hai đoàn rất hài lòng nhận thấy mặc dù hai nước đang gặp nhiều khó khăn trên bước đường trưởng thành, đặc biệt là phải đối phó với âm mưu xâm lược, gây rối, uy hiếp, chia rẽ của bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh cấu kết vôi đế quốc Mỹ và bọn phản động tay sai khác, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của hai Bộ chính trị Trung ương hai Đảng, sự nỗ lực của cấp uỷ đảng và chính quyền địa phương và của anh em cán bộ, nhân viên, lực lượng biên phòng, dân công đi thực địa, công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào đã kết thúc thắng lợi với việc cắm xong mốc cuối cùng ngày 24-8-1984. Từ nay giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã có một đường biên giới chính thức xác định bằng Hiệp ước và đánh dấu bằng một hệ thống mốc chính quy.

        - Về việc soạn thảo các văn bản pháp lý của giai đoạn kết thúc: Qua nghiên cứu trao đổi, hai đoàn đã thống nhất nội dung của Hiệp ước bổ sung ghi nhận những sự sửa đổi đường biên giới ở một số đoạn so với đường biên giới đã được hoạch định theo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ký ngày 18-7-1977 và thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước và nội dung của Nghị định thư xác nhận về mặt pháp lý công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào. Hai đoàn sẽ báo cáo sự thoả thuận đó lên Chính phủ của mình để hai Chính phủ chuẩn y trước khi ký kết chính thức Hiệp ước bổ sung.

        - Để chuẩn bị việc thi hành Điều IV của Hiệp ước bổ sung hai đoàn thống nhất:

        + Về các mốc quốc giới trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo nguyên tắc nói ở Điều VII của Hiệp ước bổ sung, hai đoàn thoả thuận xử lý như sau:

        Số mốc ở ngã ba sông, suối như các mốc B-13, K-1, K-2, L-5, R-2, R-7: Cắm thêm mỗi nơi hai mốc mới ở hai bên bờ đối diện với mốc cũ hình thành nhóm ba mốc, thống nhất với mốc cũ về quy cách và nội dung trên mặt mốc (trừ năm xây mốc, xây năm nào lấy năm ấy). Riêng mốc R-2 là mốc gỗ sẽ được thay thế bằng mốc bê tông cốt thép theo quy cách áp dụng cho toàn tuyến và thay lại dòng chữ "quốc giới giữa Việt Nam và Lào" bằng chữ "Việt Nam" nếu ở phía Việt Nam và chữ "Lào" nếu ở phía Lào, năm xây mốc vẫn lấy năm cũ;

        Số mốc ở ngã ba khe suối nhỏ như các mốc K-4, K-5 không cần cắm thêm theo nhóm mốc, chỉ sửa lại số đo trên sườn mốc cho đúng với cự ly đường biên giới qua điểm hợp lưu ở ngã ba khe và suối;

        Số mốc cắm trên đường biên giới ở điểm sống núi xuống sông, suối như các mốc B-7, B-8, B-12, L-3, R-8, S-4 giữ nguyên không thay đổi;

        Đối với các đoạn biên giới đi một bên bờ nay chuyển xuống giữa dòng sông, suối biên giới chỉ cần để mốc ở đầu vào và mốc ở đầu ra. Số thứ tự của hai mốc đó giữ nguyên như cũ. Sẽ phá hủy các mốc ở giữa hai mốc đó (L-4, R-3, R-4, R-5, R-6), cùng với việc xoá vị trí của nó trên sơ đồ liên quan.

        + Vẽ lại 21 (hai mươi mốt) sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mà trước đây vẽ ký hiệu đường biên giới đi theo một bên bờ của sông, suối biên giới nay được sửa đổi theo Điều VII của Hiệp ước bổ sung.

        - Hai đoàn thống nhất kế hoạch xây mới hoặc xây lại hoặc tu sửa những mốc bị nước cuốn trôi, bị hư hỏng, bị phá hoại sau đây:

        Cắm lại mốc L-1 và R-1 theo thể loại mốc đôi ở hai bên đầu cầu;

        Thay ba mốc gỗ Q-14, Q-16, Q-17 bằng mốc bê tông cốt thép theo đúng nội quy, quy cách, chất liệu như hệ thống mốc đã cắm. Chú ý thay dòng chữ "Quốc giới giữa Việt Nam - Lào" ở mặt mốc như các mốc khác;

        Tăng cường gia cố những mốc bị sụt lún, vỡ nền như các mốc B-9, D-6, E-8, H-6, K-6, O-2, Q-12, R-7, R-8, R-12, T-22, T-23, T-24. Yêu cầu bảo đảm đúng nguyên trạng về vị trí và tư thế cột mốc;

        Sửa chữa các mốc bị sứt mẻ, hỏng nhẹ như các mốc: B-3, B-4, C-6, E-7, G-2, G-9, H-5, I-5, I-7, K-2, K-3, K-4, K-5, L-2, L-7, N-3, Q-11, R-10, S-10.

        Việc xây mốc mới hoặc xây lại và tăng cường gia cố sửa chữa các mốc quốc giới trên đây sẽ được ghi vào biên bản chính thức, có sơ đồ vị trí, ảnh từng mốc kèm theo (riêng loại mốc được tăng cường gia cố, sửa chữa nhẹ thì không cần vẽ sơ đồ vị trí mốc). Những mốc huỷ bỏ cũng cần có biên bản ghi nhận.

        Khi tiến hành việc thay thế các loại mốc gỗ hoặc tăng cường gia cố những mốc bị sụt lún, vỡ nền, nếu thấy vị trí mốc cũ không bảo đảm thì được xác định vị trí mới nhưng không được làm thay đổi vị tn đường biên giới.

        - Hai đoàn thấy rằng việc kết thúc công tác phân giới và cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào là sự kiện chính trị có tác dụng cổ vũ tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân hai nước góp phần củng cố và tăng cường liên minh chiến đấu giữa hai nước Việt Nam - Lào, giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, đồng thời nêu rõ thiện chí hoà bình của hai nước, khác hẳn với chính sách biên giới của các nước láng giềng khác thù địch. Hai bên nhất trí kiến nghị lên chính phủ hai nước:

        Uỷ ban liên hợp ra thông cáo nói lên kết quả của công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào và ý nghĩa của thắng lợi đó;
        Lãnh đạo hai nước trao đổi điện chúc mừng;
        Báo, đài, hai bên đưa tin và có bài xã luận, bình luận;
        Bên này sẽ khen thưởng những tập thể, đơn vị có thành tích xuất sắc của bên kia trong quá trình phân giới trên thực địa và cắm mốc.

        - Về Hiệp định về Quy chế biên giới: Trên cơ sở những nội dung đã được trao đổi sơ bộ giữa hai đoàn trong khoá họp này, hai bên nhất trí cố gắng hoàn chỉnh các văn bản nói trên vào đầu năm 1986 tới.

        - Khi Nghị định thư về phân giới trên thực địa và cắm mốc ký ngày 25-12-1985 có hiệu lực, Uỷ ban liên hợp sẽ họp khoá cuối cùng để tổng kết công tác, rút kinh nghiệm quá trình hoạt động trong thời gian qua và kiến nghị chương trình công tác thời gian tới để các cơ quan có trách nhiệm trực tiếp thực hiện.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Mười Một, 2015, 05:40:09 am
        8) Cuộc họp Khoá VII của Uỷ ban liên hợp về phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 20-6-1986 đến ngày 21-6-1986

        Đoàn Việt Nam gồm 5 người do ông Lê Minh Nghĩa, Phó trưởng ban Ban Biên giới làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 6 người do ông Khăm Phân Bút Đa Khăm làm Trưởng đoàn.

        Ngày 21-6-1986, hai bên ký biên bản làm việc chung, trong đó hai bên đã thoả thuận những vấn đề sau:

        - Hai đoàn hài lòng nhận thấy việc kết thúc thắng lợi công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào với việc ký kết Hiệp ước bổ sung và Nghị định thư ngày 24-01-1986 là một công trình lịch sử, sản phẩm của tình hữu nghị đặc biệt và phương pháp giải quyết mẫu mực giữa hai Đảng và hai nước anh em. Đây là biểu hiện rực rỡ của nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa hai nước là tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính dáng của nhau, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế, đáp ứng lòng thiết tha của nhân dân hai nước mong muốn có một biên giới chung hữu nghị lâu dài, góp phần tăng cường quan hệ đặc biệt, sự tin cậy lẫn nhau giữa hai Đảng và hai nước và do đó góp phần củng cố liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia. Phát huy kết quả thắng lợi có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị, pháp lý vừa qua, hai bên đã thoả thuận những vấn đề sau đây nhằm thực hiện Hiệp ước bổ sung, Nghị định thư và biên bản khoá họp thứ VII của Uỷ ban liên hợp Việt Nam - Lào ký ngày 24-01-1986.

        - Hai bên quyết tâm thực hiện chủ trương của hai Bộ Chính trị Trung ương hai Đảng và của hai Chính phủ xây dựng biên giới Việt Nam - Lào thành biên giới hữu nghị anh em lâu dài giữa hai nước.

        - Hai bên cố gắng hoàn thành nhanh, gọn, tốt việc cắm mốc mới, xử lý những mốc không cần thiết trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo điều VII của Hiệp ước bổ sung ký ngày 24-01-1986; tu sửa những mốc quốc giới bị hư hỏng theo điều IV của biên bản khoá VII của Uỷ ban liên hợp Việt Nam - Lào.

        - Yêu cầu là làm nhanh, gọn, tốt nhưng phải bảo đảm đúng Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ký ngày 18-7-1977, Hiệp ước bổ sung ký ngày 24-01-1986 và theo đúng những nguyên tắc, thể thức mà hai bên đã thoả thuận qua các khoá họp của Uỷ ban liên hợp.

        - Việc thực hiện những nhiệm vụ trên đây ở các tỉnh liên quan vẫn do Chính phủ hai nước trực tiếp chỉ đạo.

        - Kế hoạch cụ thể:

        + Từ quý III năm 1986 đến hết quý I năm 1987:

        Tỉnh Bình Trị Thiên cùng với tỉnh Sa-vẳn-nạ-khệt kết hợp với với việc cắm mốc mới và xử lý các mốc không cần thiết, tiến hành việc kiểm tra song phương đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới đoạn R.
Tỉnh Bình Trị Thiên cùng với bốn tỉnh Khăm-muộn, Sa-vẳn-nạ-khệt, Sa-la-van, Sê-kông: Cắm thêm ở vị trí mốc R-2, R-7 mỗi nơi hai mốc bằng bê tông cốt thép hình thành nhóm ba mốc. Mốc gỗ R-2 cũ nay thay bằng bê tông cốt thép; Huỷ bỏ các mốc R-3, R-4, R-5, R-6; Cắm mốc R-1(mốc đôi) ở hai bên cầu Chuội Xà Ợt; Xây lại mốc Q-8; Thay ba mốc gỗ Q-14, Q-16, Q-17 bằng bê tông cốt thép; Tăng cường gia cố chân móng các mốc N-13, O-2, Q-12, R-7, R-8, R-12 và sửa chữa, sơn lại các mốc Q-11, R-10, S-10.

        Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cùng với tỉnh Sê-kông: Tăng cường gia cố chân móng các mốc T-7, T-8; Sơn lại các mốc từ T-1 đến T-16.

        Tỉnh Gia Lai - Kon Tum cùng với ba tỉnh Sa-la-van, Sê-kông, Ắt-tạ-pư: Tăng cường gia cố chân móng các mốc T-20, T-23, T-24; Sửa chữa và sơn lại các mốc T-25, U-2.

        + Từ quý IV năm 1986 đến cuối năm 1987:

        Tỉnh Nghệ Tĩnh cùng với tỉnh Xiêng-khoảng kết hợp với việc cắm mốc mới, xử lý những mốc không cần thiết, tiến hành việc kiểm tra song phương đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới hai đoạn K và L.

        Tỉnh Nghệ Tĩnh cùng với ba tỉnh Bô-ly-khăm-xay, Xiêng-khoảng, Hủa- phăn: Cắm thêm ở vị trí các mốc K-1, K-2, K-5 mỗi nơi hai mốc bằng bê tông cốt thép hình thành nhóm mốc ba mốc; Huỷ bỏ mốc L-4; Cắm mốc L- 1 (mốc đôi) ở hai bên cầu Nậm Cắn; Tăng cường gia cố chân móng mốc K-6; Sửa chữa, sơn lại' các mốc I-5, I-7, K-2, K-3, K-4, K-5, L-2, L-7, N-1, N-3; Sửa lại số đo khắc trên sương mốc K-4, K-5 cho đúng khoảng cách từ mốc đến điểm hợp lưu ở giữa ngã ba sông, suối biên giới.

        Tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Sơn La cùng với tỉnh Hủa-phăn: Xây lại mốc H-6; Tăng cường gia cố chân móng các mốc D-6, E-8, G-9; Sửa chữa và sơn lại các mốc C-9, E-7, G-1, G-2, G-5, H-5.

        Tỉnh Lai Châu cùng với hai tỉnh Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng: Cắm thêm ở vị trí mốc B-13 hai mốc bằng bê tông cốt thép hình thành nhóm ba mốc; Tăng cường gia cố chân móng các mốc B-5, B-9; Sửa chữa và sơn lại các mốc B-3, B-4, C-6.

        + Làm các văn bản pháp lý, dự kiến làm hai đợt:

        Đợt 1: Sau khi các tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng Gia Lai - Kon Tum và các tỉnh Khăm-muộn, Sa-vẳn-nạ-khệt, Sa-la-van, Sê-kông, Ắt-tạ-pư hoàn thành công việc ở thực địa, hai bên sẽ tiến hành làm các văn bản pháp lý liên quan.

        Đợt 2: Sau khi các tỉnh Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá, Sơn La, Lai Châu và các tỉnh Khăm-muộn, Bô-ly-khăm-xay, Xiêng-khoảng, Hủa-phăn, Luổng-phạ-băng, Phông-sa-lỳ hoàn thành công việc ở thực địa, hai bên sẽ tiến hành làm các văn bản pháp lý liên quan (kể cả Nghi định thư xác nhận về mặt pháp lý việc cắm mốc mới, xử lý các mốc không cần thiết trên các sông, suối biên giới được sửa đổi theo Điều VII của Hiệp ước bổ dung). Địa điểm, hai bên sẽ thoả thuận sau.

        - Tổ chức lực lượng: Hai đoàn nhất trí kiến nghị ở các tỉnh có kết hợp kiểm tra song phương đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới ở các đoạn K, L, R thì tổ chức mỗi bên một đội gọn, nhẹ nhưng phải có đủ thành phần cần thiết như đội trưởng, đội phó, cán bộ kỹ thuật đo đạc và bản đồ, cán bộ kỹ thuật mốc, y tế, thông tin, nhiếp ảnh, cán bộ địa phương (đồn biên phòng hoặc chính quyền cấp xã). Số lượng mỗi bên do tỉnh quyết định không nhất thiết phải ngang nhau nhưng phải cần phải có đủ thành phần như nói trên, tốt nhất là bố trí những đồng chí trước đây đã từng làm các công việc trên.

        Còn ở những đoạn chỉ có việc tăng cường gia cố nhân móng mốc, sửa chữa nhẹ thì tỉnh có liên quan tổ chức thành từng tổ nhỏ chủ yếu là dựa vào lực lượng đồn biên phòng tại chỗ, có cán bộ kỹ thuật xây mốc, cán bộ kỹ thuật đo đạc và bản đồ đi theo.

        Các tỉnh liên quan thống nhất kế hoạch huy động dân công tại chỗ phục vụ cho việc phát đường, dẫn đường,, việc vận chuyển tiếp tế, khai thác vật liệu.

        - Phương pháp:

        + Đối với ba đoạn K, L, R đi thông tuyến để kiểm tra đường biên giới có còn nhân biết được không? Tình trạng các mốc quốc giới đã cắm, tình hình xâm canh, xâm cư của nhân dân dọc biên giới. Sau khỉ kiểm tra xong từng đoạn, hai đoàn thống nhất làm biên bản ghi nhận kết quả báo cáo lên cấp trên.

        + Chú ý khi đi kiểm tra hai đoàn phát hiện thêm những mốc bị hư hỏng cần phải tu sửa, ngoài những mốc đã nói trên, nếu mốc bị hư hỏng nhẹ, hai đoàn có thể tu sửa ngay tại chỗ, những mốc hư hỏng nặng, hai bên báo cáo xin ý kiến cấp trên của mỗi bên.

        + Căn cứ đường biên giới đã được xác định chính thức tại thực địa để kiểm tra vị trí mốc đã cắm, xác định vị trí các mốc cần cắm mới hoặc xây mới hoặc xây lại.

        + Việc xây mới, hoặc xây lại, việc huỷ những mốc không cần thiết cũng như việc tăng cường gia cố, sửa chữa các mốc quốc giới nói trên xây cần làm theo đúng mục a của Điều 3, Điều 4 của biên bản khoá họp thứ VII của Uỷ ban liên hợp ký ngày 24-01-1986.

        Riêng đối với những mốc phải gia cố chân móng hoặc sửa chữa nhẹ, hai đoàn làm biên bản ngay tại chỗ.

        - Công tác bảo đảm:

        + Bảo đảm kỹ thuật:

        Kỹ thuật hai bên phải bảo đảm dầy đủ tài liệu, sơ đồ, bản đồ liên quan, máy đo đạc, phương tiện kỹ thuật khác bảo đảm về kỹ thuật. Nếu có khó khăn thì hai bên hỗ trợ lẫn nhau;

        Kỹ thuật hai bên phải bảo đảm độ chính xác của đường biên giới và vị trí mốc;

        Trong việc thi công mốc, yêu cầu làm đúng quy trình, quy tắc, bảo đảm chất lượng cao. Những mốc mới cần chú ý tăng cương gia cố chân móng cho vững chắc.

        + Bảo đảm vật chất hậu cần:

        Các tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng, Gia Lai - Kon Tum và các tỉnh Khàm-muộn, Sa-vẳn-nạ-khệt, Sa-la-van, Sê-kông, Ắt-tạ-pu khẩn trương chuẩn bị đầy đủ mọi vật tư, phương tiện để cuối quý III năm 1986 có thể triển khai được;

        Hai bên sẽ hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết khó khăn về bảo đảm vật chất, hậu cần. Cần thông báo cho nhau biết những khó khăn cụ thể của bên mình để bên kia có thời gian chuẩn bị.

        - Ngay sau khi Hiệp ước bổ sung và Nghị định thư ký ngày 24-01- 1986 có hiệu lực, hai bên sẽ thông báo cho các tỉnh có liên quan biết để gặp nhau bàn và thống nhất kế hoạch thực hiện.

        - Hai đoàn nhất trí kiến nghị hai Chính phủ giao cho Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa Việt Nam - Lào tiếp tục công việc của mình để tổ chức thực hiện Điều VIII Hiệp ước bổ sung. Uỷ ban liên hợp sẽ chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ nói trên. Trong thời gian còn hoạt động, Uỷ ban liên hợp này được giao thêm nhiệm vụ tổ chức thực hiện Điều 4 biên bản khoá VII của Uỷ ban liên hợp và các công việc khác có liên quan.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Mười Một, 2015, 04:36:06 am
        9) Cuộc họp Khoá IX của Uỷ ban liên hợp về phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào, tại Viêng Chăn từ ngày 14-10-1987 đến ngày 17-10-1987

        Đoàn Việt Nam gồm 5 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn. Đoàn Lào gồm 6 người do ông Khăm Phân Bút Đa Khăm làm Trưởng đoàn.
Ngày 17-10-1987, hai bên ký biên bản làm việc chung, trong đó hai bên đã thoả thuận những vấn đề sau:

        - Đánh giá tình hình thực hiện Hiệp ước bổ sung hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước Việt Nam - Lào và biên bản khoá họp thứ VIII của Uỷ ban liên hợp. Quán triệt tinh thần chủ trương làm nhanh, làm gọn, làm tốt của hai Bộ Chính trị Trung ương hai Đảng, hai đoàn hài lòng nhận thấy hai bên đã có nhiều cố gắng, khắc phục mọi khó khăn, chỉ trong thời gian 5 tháng kể từ ngày 27-12-1986 đến cuối tháng 5-1987, đã hoàn thành tốt việc thực hiện Hiệp ước bổ sung và Biên bản khoá họp thứ VIII của Uỷ ban liên hợp Việt Nam - Lào.

        - Kết quả công tác tiến hành ở thực địa:

        Tỉnh Lai Châu (Việt Nam) cùng với hai tỉnh Phông-sa-lỳ, Luổng-phạ-băng (Lào) đã hoàn thành việc cắm nhóm ba mốc B-13; gia cố chân móng các mốc B-5 và B-9; sửa chữa các mốc B-3, B-4, C-6.

        Hai tỉnh Sơn La, Thanh Hoá (Việt Nam) cùng với hai tỉnh Luổng-phạ-băng, Hủa-phăn (Lào) đã hoàn thành việc gia cố chân móng các mốc H-6, D-6, E-8, G-9; sửa chữa và sơn lại các mốc C-9, E-7, G-1, G-2, G-5, H-5.

        Tỉnh Nghệ Tĩnh (Việt Nam) công với ba tỉnh Hủa-phăn, Xiêng-khoảng, Bô-ly-khăm-xay (Lào), cắm mốc đôi L-1; huỷ bỏ mốc L-4; sửa lại số đo ở sườn hai mốc K-4, K-5; gia cố chân móng mốc K-6; sửa chữa và sơn lại các mốc K-3, L-2, L-7, N-l, N-3. Việc sửa chữa hai mốc I-5 và I-7, hai tỉnh Nghệ Tĩnh và Hủa-phăn thoả thuận sẽ tiến hành cuối tháng 11-1987.

        Tỉnh Bình Trị Thiên (Việt Nam) cùng với ba tỉnh Khăm-muộn, Sa-vẳn-nạ-khệt, Sê-kông (Lào) đã hoàn thành việc cắm 02 nhóm ba mốc R-2, R-7, cắm mốc đôi R-1, huỷ bỏ các mốc R-3, R-4, R-5, R-6; xây lại mốc Q-8; thay ba mốc gỗ Q-14, Q-16, Q-17 bằng mốc bê tông cốt thép; gia cố chân móng các mốc N-13, O-2, Q-12, R-8, R-12; sửa chữa và sơn lại các mốc Q-11, R-10, S-10.

        Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (Việt Nam) cùng với tỉnh Sê-kông (Lào) đã hoàn thành việc gia cố chân móng các mốc T-7, T-8; sơn lại các mốc từ mốc T-1 đến mốc T-16.

        Tỉnh Gia Lai - Kon Tum (Việt Nam) cùng với hai tỉnh Sê-kông, Ắt-tạ- pu (Lào) đã hoàn thành việc gia cố chân móng các mốc T-20, T-23, T-24; sửa chữa các mốc T-25, U-2; sơn lại các mốc từ mốc T-17 đến mốc T-27.
Hai tỉnh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên (Việt Nam) và hai tỉnh Xiêng-khoảng, Sa-vẳn-nạ-khệt (Lào) đã tiến hành kiểm tra song phương một số đoạn biên giới đầu tiên và đã thu được những kết quả như: hai bên hiểu rõ thêm về đường biên giới và sự bảo đảm tôn trọng đường biên giới, tình trạng mốc quốc giới, sự xâm canh, xâm cư của nhân dân hai bên biên giới. Tuy trong đợt kiểm tra lần này, hai bên chưa có có điều kiện thực hiện đầy đủ theo yêu cầu đã được đề ra trong Biên bản khoá họp thứ VIII của Uỷ ban liên hợp, hai bên cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm cần thiết cho việc tổ chức, chỉ đạo việc kiểm tra song phương sau này.

- Hai đoàn hài lòng nhận thấy rằng việc thực hiện Hiệp ước bổ sung và Biên bản khoá họp VIII của Uỷ ban liên hợp đạt kết quả tốt. Công tác tiến hành trên thực địa, công tác làm các văn bản pháp lý ghi nhận kết quả đã làm ở thực địa đúng với thể thức, quy cánh mà hai bên đã thoả thuận.
Đây là một thành tích chung rất to lớn của cả hai bên mà nguyên nhân cơ bản là truyền thống đoàn kết, quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, hai dân tộc, sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của hai Bộ Chính trị, Trung ương hai Đảng, tinh thần trách nhiệm cao, hợp tác tốt của cả hai bên trong Uỷ ban liên lợp.

        Hai đoàn nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương tinh thần quyết tâm chịu đựng gian khổ, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành  nhiệm vụ của các cấp uỷ và chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện, xã; của cán bộ, nhân viên kỹ thuật, lực lượng biên phòng, dân công và đồng bào các dân tộc ở hai bên biên giới.

        - Hai đoàn vui mừng là ngày 16-10-1987, đồng chí Lưu Văn Lợi, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam, đồng chí Khăm Phân Bút Đa Khăm, Trưởng đoàn đại biểu Lào trong Uỷ ban liên hợp, được uỷ nhiệm của Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã ký Nghị định thư bổ sung Nghị định thư về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào.

        - Về Hiệp định Quy chế biên giới: Hai đoàn đã trao đổi nhất trí dự thảo Hiệp định về Quy chế biên giới để trình hai Chính phủ thông qua. Địa điểm, thời gian ký chính thức Hiệp định đó sẽ do hai bên thoả thuận qua con đường ngoại giao.

        - Căn cứ khoản 2 Điều VI Nghị định thư bổ sung, Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa Việt Nam - Lào sẽ chấm dứt hoạt động sau khi Nghị định thư bổ sung có hiệu lực, hai đoàn kiến nghị Chính phủ hai nước giao cho cơ quan Biên giới Trung ương hai nước tiếp tục thực hiện những công việc còn lại nói trong các khoản 2 và 5 Điều II và khoản 1 Điều IV Nghị định thư về việc phân giới và cắm mốc ký ngày 24-01-1986.

        Sau một quá trình chuẩn bị các văn bản pháp lý về công tác phân giới cắm mốc, ngày 24-01-1986, Nghị định thư về việc phân giới và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào được ký kết tại Viêng Chăn. Nghị định thư đã miêu tả đầy đủ đường biên giới đã được phân giới trên thực địa giữa hai nước, các mốc quốc giới đã được cắm, các khu vực đã được chuyển giao giữa hai bên theo đúng trình tự thủ tục và nguyên tắc của pháp luật và thực tiễn quốc tế. Kèm theo có đầy đủ các văn bản, bản đồ, sơ đồ pháp lý ghi nhận kết quả quá trình phân giới và cắm mốc. Nghị định thư gồm có 6 điều khoản với những nội dung chủ yếu là:

        Điều 1 xác nhận kết quả xác định trên thực địa toàn bộ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào gồm 14 đoạn thể hiện bằng ký tự chữ cái theo thứ tự từ A đến U, được miêu tả và thể hiện trong 14 biên bản phân giới cắm mốc trên thực địa và 173 mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 đính kèm theo biên bản.

        Điều 2 xác nhận đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào được đánh dấu bằng một hệ thống mốc quốc giới theo đúng quy cách và cách làm mà hai bên đã thoả thuận.

        Điều 3 hai bên xác nhận việc chuyên giao các khu vực đất đai từ Việt Nam cho phía Lào và từ Lào cho phía Việt Nam.

        Điều 4 xác định những đoạn biên giới mà các đội phân giới cắm mốc liên hợp chưa đến thực địa do có những khó khăn khách quan chưa thể khắc phục (tổng số có 18 đoạn) và hai đoạn biên giới ở vùng ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc và Việt Nam - Lào - Campuchia.

        Điều 5 quy định về các phụ lục (3 phụ lục) là bộ phận cấu thành của Nghị định thư và trở thành những phụ lục của Hiệp ước hoạch định biên giới.

        Điều 6 quy định Nghị định thư này là một phụ lục của Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1977 và Hiệp ước bổ sung năm 1986, đồng thời quy định Nghị định thư cần được Chính phủ hai bên phê duyệt và có hiệu lực kể từ ngày hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn.

        Thực hiện Hiệp ước bổ sung hoạch định biên giới ngày 24 tháng 01 năm 1986, từ ngày 25-12-1986 đến ngày 06-4-1987, hai bên đã phối hợp thực hiện việc sửa đổi toàn bộ 196 km đường biên giới đi một bên bờ sông, suối thành đường biên giới đi ở giữa dòng trên cả thực địa và bản đồ; cắm mới 06 cụm mốc ba, 02 cụm mốc đôi và xây lại 01 mốc đơn, đồng thời đã phá bỏ 05 mốc không cần thiết trên sông, suối biên giới.

        Ngày 16-10-1987, tại Viêng Chăn, hai bên ký Nghị định thư bổ sung ghi nhận toàn bộ kết quả công tác phân giới cắm mốc theo Hiệp ước bổ sung, kèm theo đó có toàn bộ các văn bản pháp lý của quá trình này, kết thúc quá trình phân giới và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào. Nội dung Nghị định thư bổ sung gồm có 4 điều cụ thể là:

        Điều 1 nêu thoả thuận của hai bên về việc xác định đường biên giới trên thực địa trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo Điều 7 của Hiệp ước bổ sung theo hướng từ Bắc xuống Nam ở các đoạn B, I, K, L, R và S. Kết quả sửa đổi này được thể hiện lên các sơ đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000 bằng ký hiệu vẽ vào giữa hoặc hai bên bờ sông, suối biên giới.

        Điều 2 xác nhận việt xử lý các mốc không còn phù hợp và cắm một số mốc mới trên tất cả các đoạn sông, suối biên giới nêu trong Điều II Nghị định thư bổ sung này.

        Điều 3 quy định các phụ lục đính kèm Nghị định thư bổ sung là bộ phận cấu thành Nghị định thư bổ sung và trở thành những phụ lục của Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia. Hai bên xác nhận việc chuyển giao các khu vực đất đai từ Việt Nam cho phía Lào và từ Lào cho phía Việt Nam.

        Điều 4 quy định Nghị định thư bổ sung này là một phụ lục của Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1977 và Hiệp ước bổ sung năm 1986, đồng thời quy định Nghị định thư bổ sung cần được Chính phủ hai bên phê duyệt và có hiệu lực kể từ ngày hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn. Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào sẽ chấm dứt hoạt động sau khi Nghị định thư bổ sung có hiệu lực.

        Việc hoàn thành công tác hoạch định và phân giới cắm mốc đường biên giới đã hoàn tất tốt đẹp một giai đoạn quan trọng là đã xác định được một đường biên giới chính xác rõ ràng trên thực địa, nhưng lại mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ về biên giới giữa hai nước - giai đoạn xây dựng một đường biên giới Việt - Lào hoà bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác phát triển lâu dài.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Mười Một, 2015, 12:14:59 am
        
        4. ĐÀM PHÁN KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH VỀ QUY CHẾ BIÊN GIỚI QUỐC GIA VIỆT NAM - LÀO

        Sau khi ký Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1977, để tạm thời duy trì sự ổn định ở khu vực biên giới tạo điều kiện cho công tác phân giới, cắm mốc trên thực địa, trong Khoá họp đầu tiên của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Lào tại Viêng Chăn từ ngày 23-5 đến ngày 3-7-1978, hai bên đã ký Thoả thuận những quy định đầu tiên về quy chế biên giới giữa hai nước (Tài liệu tập huấn quản lý biên giới đất liền Việt Nam - Lào, Ban Biên giới Bộ Ngoại giao, tí.96-97). Bản quy chế này gồm có 14 điều với những nội dung chủ yếu là:

        Điều 1. Những quy định đầu tiên về việc qua lại biên giới Việt Nam - Lào nhằm bảo đảm tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước đúng với Hiệp ước hoạch định biên giới ký ngày 18-7-1977, để tạo thuận lợi cho việc làm ăn sinh sống của nhân dân hai bên biên giới làm cho nhân dân hai bên biên giới tích cực góp phần xây dựng đường biên giới hữu nghị anh em lâu dài giữa hai nước.

        Điều 2. Nhân dân hai bên biên giới được phép qua lại để giải quyết sinh hoạt bình thường: đi chợ, mua bán, trao đổi các hàng hoá cần thiết cho sản suất, đồi sống và đi lại thăm viếng bà con thân thuộc ở vùng biên giới bên kia.

        Điều 3. Để tăng cường tình đoàn kết đặc biệt giữa nhân dân hai nước và để bảo vệ tài sản của nhân dân cư trú hai bên biên giới đang làm nhiệm vụ cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đường lối riêng của mỗi nước. Nhân dân các dân tộc ở hai bên biên giới có nhiệm vụ bảo vệ tốt tài sản như gia súc, (voi, ngựa, bò, trâu..) và hoa màu trong khu vực đất đai của mình không cho gia súc sang phía bên kia.

        Trong trường hợp gia súc đó lạc qua bên kia biên giới, nhà chức trách và nhân dân bên kia phải 'giúp đỡ trông coi, đồng thời báo ngay cho nhà chức trách, chủ gia súc bên này biết để sang nhận và chủ gia súc phải trả tiền công cho người trông giữ gia súc đó. Trong lúc gia súc còn dưới sự quản lý của mình, cấm không làm cho gia súc bị thương hoặc bị chết; nếu gia súc bị thương hoặc chết do cố tình làm hại phải bồi thường thoả đáng.

        Trường hợp gia súc phá hoại hoa màu, người chủ gia súc đó phải bồi thường ít hoặc nhiều tuỳ theo sự thoả thuận của hai bên (chủ gia súc và chủ hoa màu cùng nhau báo cáo xin sự giúp đỡ của chính quyền địa phương của hai bên).

        Điều 4. Vì quyền lợi trước mắt và lâu dài giữa hai nước, nhân dân hai bên biên giới cấm không được phá rừng và không được làm rẫy sang bên phía bên kia nữa. Trường hợp nhân dân hai bên biên giới ở nơi nào đã làm rẫy và làm ruộng, trồng hoa màu như: ngô, lúa,, khoai và cây có bột khác trước khi công bố những quy định này nhưng chưa kịp thu hoạch thì họ được phép đi lại phía bên kia để chăm sóc và thu hoạch cho hết vụ mùa đó thôi.

        Điều 5. Nhân dân ở phía bên này hoặc bên kia biên giới trong sinh hoạt đời sống đã dùng nước đoạn sông, suối nào sát biên giới và thuộc về phía bên kia thì được phép dùng nước để tắm, giặt bình thường, còn về việc kiếm ăn như đánh cá, và dùng thuyền bè đi lại trên đoạn sông, suối đó phải tôn trọng chủ quyền, luật lệ của nước đó. Mỗi bên chỉ có một bến đò.

        Điều 6. Những đoạn sông, suối mà đường biên giới đi giữa dòng sông, suối đó, nhân dân hai bên được dùng nước sông, suối đó để ăn, tắm giặt, đánh cá và thuyền bè được được đi lại bình thường, nhưng không được lên bờ của phía bên kia khi chưa được phép, trừ trường hợp vì bị tai nạn mới lên bờ bên kia và hai bên phải giúp đỡ nhau giải quyết công việc.
Về việc làm thuỷ lợi hoặc mương phải to, nhỏ để đưa nước vào ruộng, vườn hoặc phục vụ chỏ một nhu cầu nào đó, chính quyền địa phương hai bên phải bàn bạc thoả thuận với nhau rồi mới xin ý kiến cấp trên của mình.

        Điều 7. Nhân dân các dân tộc cư trú hai bên biên giới khi có công việc cần đi lại với nhau, phải có giấy phép quá cảnh của chính quyền bên mình và phải qua trạm kiểm soát của công an biên phòng mới được sang phía bên kia. Trường hợp nơi đó không có trạm kiểm soát của công an biên phòng, nếu có giấy của chính quyền xã của mình cũng đi được. Khi đến nơi phải xuất trình giấy tờ do cho chính quyền địa phương. Chỉ được phép đi trong phạm vi xã biên giới đó thôi.

        Điều 8. Để thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân giữa hai nước, mỗi bên lập các trạm kiểm soát cửa khẩu phía bên mình để kiểm soát hành khách, hành lý, hàng hoá, các phương tiện qua lại theo quy định luật lệ của nước mình và những quy định đã thoả thuận giữa các ngành chuyên môn cấp Trung ương và cấp tỉnh của hai nước, người của hai bên, hành lý, hàng hoá, phương tiện qua lại biên giới phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ và phải đi đúng đường qua trạm kiểm soát cửa khẩu đã ghi rõ trong giấy thông hành.

        Khi xuất nhập cảnh họ phải tôn trọng nghiêm chỉnh độc lập chủ quyền và luật lệ của phía bên kia, phải chịu sự kiểm soát của trạm công an bên đó và xuất trình đầy đủ giấy tờ.

        Việc quy định cụ thể cửa khẩu và trạm kiểm soát hai bên sẽ tiếp tục bàn bạc thoả thuận sau.

        Điều 9. Trường hợp nhân đần hai bên biên giới chưa hiểu nhau và không thể tự giải quyết được thì nhà chức trách, chính quyền địa phương hai bên chú ý giáo dục và giải quyết trên tinh thần đồng chí, anh em.

        Điều 10. Hai bên cần tăng cường hợp tác bảo vệ rừng, bảo vệ cây trồng hai bên biên giới. Khi một bên bị sâu bệnh phá hoại hoa màu, cây cối hoặc bị cháy rừng, bên đó phải nhanh chóng diệt trừ sâu bệnh và dập tắt đám cháy, đồng thời báo cho chính quyền địa phương xã, bản bên kia kịp thời có biện pháp phòng ngừa.

        Điều 11. Nếu có dịch bệnh của người và gia súc bên nào thì bên đó phải có biện pháp phòng ngừa và giải quyết kịp thời, đồng thời báo cho chính quyền xã bên kia biết. Trong khi có dịch bệnh của người và gia súc, tạm thời ngừng việc qua lại, trao đổi, mua bán gia súc giữa nhân dân hai bên biên giới.

        Điều 12. Trường hợp cấp cứu, nhân dân vùng biên giới bên này có thể liên hệ với cơ sở y tế gần nhất của bên kia để yêu cầu giúp đỡ, đồng thời phải báo cho nhà chức trách và chính quyền bên kia biết.

        Điều 13. Nhân dân bên này có việc cần đi thăm viếng bà con thân thuộc ở vùng biên giới bên kia được phép mang theo quà biếu theo quy định của hải quan hai bên.

        Điều 14. Việc xuất nhập cảnh các loại hàng hoá như: tiền, vàng và đồ quý hoặc đồ cấm phải tuân theo những quy định luật lệ của mỗi nước và theo những thoả thuận giữa hai chính phủ và giữa hai tỉnh có biên giới chung được hai Chính phủ uỷ nhiệm, nhưng phải báo cho địa phương biết để kiểm soát và tạo điều kiện thuận lợi.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Mười Một, 2015, 04:14:15 am
        Những quy định đầu tiên trên đây có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 1978. Phía Việt Nam đã phổ biến, quán triệt, hướng dẫn các ngành, các cấp và nhân dân các xã biên giới tổ chức thực hiện. Qua đó, quần chúng đã nâng cao được ý thức bảo vệ biên giới lãnh thổ, các cơ quan quản lý và bảo vệ biên giới của hai nước bước đầu thực hiện công tác của mình dựa trên những quy định chính thức về biên giới, góp phần tích cực vào việc duy trì và củng cố mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bản quy chế sơ bộ, nên mặc dù đã đề ra những nguyên tắc đầu tiên điều chỉnh hoạt động của hai bên trong khu vực biên giới chung, song còn có nhiều vấn đề chưa được đề cập chi tiết. Trong quá trình hai bên tiến hành phân giới, cắm mốc trên thực địa, công tác quản lý trong giai đoạn này có những đặc điểm sau:

        (1) Những nơi chưa phân giới cắm mốc thì quản lý theo hiện trạng;
        (2) Những nơi đã phân giới cắm mốc thì quản lý theo kết quả phân giới cắm mốc;
        (3) Việc giải quyết qua lại biên giới cũng như giải quyết những vụ việc phát sinh trong khu vực biên giới khá thuận lợi, là tiền đề quan trọng cho việc củng cố công tác quản lý bảo vệ biên giới của cả hai bên sau này.

        Sau khi hoàn thành công tác hoạch định và phân giới, cắm mốc toàn bộ đường biên giới, quan hệ về biên giới Việt Nam - Lào chuyển sang một giai đoạn mới, bắt đầu tiến trình củng cố đường biên giới giữa hai nước trở thành một đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác phát triển lâu dài.

        Từ năm 1988, hai bên chuyển sang đàm phán soạn thảo văn bản hiệp định về quy chế biên giới thay thế cho Biên bản quy định đầu tiên về quy chế biên giới giữa hai nước ký ngày 3-7-1978. Đến ngày 01-3-1990, Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã được đại diện hai Chính phủ ký kết tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 6-11-1990, hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn Hiệp định tại Viêng Chăn và Hiệp định chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01-6-1991. Hiệp định gồm có 5 chương, 37 điều với những nội dung chủ yếu sau đây:

        Điều 1 khẳng định lại đường đường biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào là đường biên giới đã được hoạch định trong Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1977 và Hiệp ước bổ sung năm 1986 và các phụ lục đính kèm hai Hiệp ước đó.

        Điều 2 quy định đường biên giới quốc gia giữa hai nước phải được tôn trọng; các mốc quốc giới phải được bảo vệ, cấm xê dịch hoặc làm hư hại mốc quốc giới; việc giải quyết đường biên, mốc giới thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước cao nhất của hai bên.

        Điều 3 phân công rõ những mốc quốc giới nằm trên lãnh thổ nước nào thì nước đó phải bảo quản; những mốc nằm trên chính tâm đường biên giới có số lẻ do phía Lào bảo quản, mốc có số chẵn do phía Việt Nam bảo quản.

        Điều 4 quy định về việc phát quang xung quanh cột mốc và phát quang dọc đường biên giới để làm rõ đường biên và mốc giới.

        Điều 5 quý định phải giữ nguyên vị trí, loại mốc, hình dạng, kích thước, ký hiệu, chữ viết và mầu sắc của mỗi mốc giới như lúc mới cắm ở thực địa.

        Điều 6 quy định việc khôi phục, sửa chữa mốc giới khi mốc đó bị hư hỏng hoặc bị phá hoại.

        Điều 7 quy định về tuần tra để bảo vệ đường biển mốc giới đã được phân công phụ trách.

        Điều 8 quy định về tổ chức các đội kiểm tra liên hợp tiến hành kiểm tra song phương đường biên mốc giới.

        Điều 9 quy định hai bên phải thường xuyên tuyên truyền giáo dục nhân dân ở khu vực biên giới tham gia bảo vệ đường biên mốc giới, giúp đỡ các lực lượng chuyên trách quản lý biên giới.

        Điều 10 quy định hai bên phải có những biện pháp ngăn chặn mọi hành động dẫn đến làm thay đổi vị trí đường biên giới quốc gia trên các sông, suối biên giới.

        Điều 11 quy định những việc cần thiết khi phát hiện sông, suối biên giới đổi dòng có ảnh hưởng đến đường biên giới.

        Điều 12 quy định khu vực biên giới hai nước bao gồm các xã, hoặc đơn vị hành chính tương đương của hai bên tiếp giáp với đường biên giới quốc gia.

        Điều 13 quy định công dân cư trú trong khu vực biên giới từ 15 tuổi trở lên được nhà đương cục có thẩm quyền cấp giấy chứng minh thư biên giới.

        Điều 14 quy định việc qua lại trong khu vực biên giới chung của cư dân biên giới và hàng hoá tiêu dùng.

        Điều 15 quy định biện pháp xử lý, giải quyết và phối hợp ngăn chặn dịch bệnh đối với người, vật và cây trồng ở khu vực biên giới.

        Điều 16 quy định về việc giúp đỡ, cứu chữa công dân trong khu vực biên giới khi bị bệnh hoặc bị tai nạn.

        Điều 17 quy định nghĩa vụ, quyền lợi của công dân trong khu vực biên giới đối việc chăn thả gia súc và những rủi ro liên quan đến gia súc.

        Điều 18 quy định mở các cặp cửa khẩu biên giới và việc mở thêm cửa khẩu phục vụ qua lại biên giới.

        Điều 19 quy định những yêu cầu thủ tục bắt buộc khi qua lại biên giới.

        Điều 20 quy đinh việc kiểm soát qua lại biên giới đối với người, hành lý, hàng hoá và phương tiện vận chuyển.

        Điều 21 quy định xử lý các trường hợp dân di cư trong khu vực biên giới.

        Điều 22 quy định về sông, suối biên giới.

        Điều 23 quy định quản lý, sử dụng nguồn nước sông, suối biên giới, việc làm các công trình thuỷ lợi.

        Điều 24 quy định việc quản lý cầu biên giới, bảo dưỡng, sửa chữa cầu và làm cầu mới.

        Điều 25 quy định việc cư dân bên này sang bên kia làm ăn trong khu vực biên giới.

        Điều 26 quy định hợp tác bảo vệ rừng.

        Điều 27 quy định việc thăm dò, khảo sát khoáng sản và tài nguyên.

        Điều 28 quy định hợp tác về an ninh, hình sự, quản lý chất nổ.

        Điều 29 thống nhất nguyên tắc xử lý các trường hợp vi phạm quy chế biên giới.

        Điều 30 quy định nhiệm vụ của các đồn biên phòng.

        Điều 31 quy định nhiệm vụ của đồn trưởng đồn biên phòng.

        Điều 32 quy định chế độ làm việc giữa hai đồn trưởng biên phòng của hai bên.

        Điều 33 quy định nhiệm vụ của chính quyền các tỉnh biên giới hai bên.

        Điều 34 quy định về chỉ đạo của Ban Biên giới trung ương hai bên trong thực hiện Hiệp định.

        Điều 35 quy định Hiệp định có thể được sửa đổi, bổ sung.

        Điều 36 quy định về hiệu lực của Hiệp định. Hiệp định phải được phê chuẩn.

        Điều 37 thống nhất huỷ bỏ "Biên bản về quy định đầu tiên ký ngày 03-7-1978" kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

        Quá trình thực hiện Hiệp định, hai bên nhận thấy có những vấn đề phát sinh nên đã thống nhất sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Hiệp định quy chế biên giới năm 1990 bằng việc ký Nghị định thư bổ sung ngày 31-8-1997. Nghị định thư gồm 9 điều, ngoài quy định về thủ tục phê chuẩn, đã sửa đổi bổ sung một số khoản trong 8 điều của Hiệp định quy chế, đó là: Điều 1 khoản a; Điều 2 thêm đoạn 3; Điều 4 khoản a; Điều 18 khoản c; Điều 19 khoản d; Điều 21 khoản a; Điều 27 khoản a; Điều 29 bổ sung một số hình thức xù lý vi phạm (Xem thêm: Tài liệu tập huấn quản lý biên giới Việt Nam - Lào, Ban Biên giới Bộ Ngoại giao, Hà Nội năm 2003, tr 83 - tr91).


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Mười Một, 2015, 01:33:19 am
        5. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT

        (Tài liệu chương trình tuyên truyền và phổ biên pháp luật cho cán bộ chiến sỹ bộ đội biên phòng và nhân dân vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo, Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao, Hà Nội 2005, tr. 164-170)

        5.1. Hoàn thiện chất lượng đường biên giới

        Từ sau khi ký kết Nghị định thư bổ sung về phân giới cắm mốc đường biên giới quốc gia năm 1987, quan hệ về biên giới Việt Nam - Lào đã thay đổi về chất. Kể từ đây, giữa hai nước đã có một đường biên giới pháp lý chính thức được xác định bằng một điều ước quốc tế do hai quốc gia độc lập thực sự có chủ quyền ký kết, được thể hiện đầy đủ trên bản đồ, được phân vạch rõ ràng trên thực địa và được đánh dấu bằng một hệ thống mốc quốc giới khá vững chắc. Tuy nhiên, do lần đầu tiên hai nước cùng nhau giải quyết toàn diện vấn đề biên giới lãnh thổ trong hoàn cảnh cả hai bên có nhiều khó khăn cả về nhân lực, vật chất lẫn trình độ kỹ thuật, nên mặc dù đã đạt được kết quả cơ bản về mặt chính trị - pháp lý của đường biên giới chung, nhưng vẫn còn một số việc cần tiếp tục giải quyết để hoàn thiện đường biên giới.

        Lường trước những hạn chế trên đây, để có cơ sở tiếp tục hoàn thiện chất lượng đường biên giới, hai Chính phủ Việt Nam và Lào đã giao cho cơ quan Biên giới Trung ương hai nước phối hợp giai quyết những tồn đọng sau phân giới cắm mốc. Nhiệm vụ này được hai bên thống nhất ghi trong Điều II khoản 2, khoản 5 và Điều IV khoản 1 Nghị định thư phân giới cắm mốc. Cụ thể là:

        - Lập bản đồ đường biên giới chính thức giữa hai nước;
        - Giải quyết 18 đoạn biên giới tồn dọng (chưa đi phân giới ở thực địa);
        - Cắm mốc tại hai ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc và Việt Nam - Lào - Campuchia;
        - Cắm các mốc nhỏ trong hệ thống mốc quốc giới (tăng dày hệ thống mốc quốc giới).

        Từ năm 1990 đến năm 2005, hàng năm hai bên đã luân phiên tổ chức cuộc họp thường mến giữa hai Đoàn đại biểu biên giới Việt Nam và Lào nhằm kiểm điểm, đánh giá việc hợp tác quản lý khu vực biên giới chung, đồng thời giải quyết những vấn đề phát sinh trên biên giới. Trong các cuộc họp thường niên này, hai bên cũng đã lần lượt thống nhất phối hợp giải quyết những vấn đề còn tồn đọng ghi trong Nghị định thư phân giới cắm mốc.

        5.2. Thành lập bộ bản đồ đường biên giỏi quốc gia Việt Nam - Lào

        Trong quá trình đàm phán xây dựng Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1977, hai bên phải tuân thủ nguyên tắc bắt buộc là căn cứ vào bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 để hoạch định đường biên giới. Nhưng không thể sử dụng bản đồ đó để đi phân giới trên thực địa vì tỷ lệ quá nhỏ, do xuất bản đã lâu nên địa hình thể hiện trên một số mảnh bản đồ không còn phù hợp với địa hình ở thực dịa, có một số khu vực trên bản đồ còn bỏ trắng địa hình không vẽ đường biên giới. Do vậy, hai bên đã quyết định sử dụng bản đồ tỷ lệ 1/25.000 (được phóng vẽ từ bản đồ UTM - Bản đồ UTM (Universal Transvere Mercator) là loại bản đồ do quân đội Mỹ thành lập bằng ảnh chụp máy bay, dùng lưới chiếu hình trụ ngang giữ góc Mercator cải tiến (biến dạng về chiều dài và diện tích), sử dụng Elipxoid Everest hệ toạ độ gốc Ấn Độ năm 1960, khởi điểm ở đồi Klianpur và múi chiếu hình là 6 độ, độ biến dạng kinh tuyến trục k - 0,9996. Tỷ lệ 1/25.000 có nghĩa là 01 cm trên mặt phẳng bản đồ tương đương 25 mét trên mặt đất ở thực địa) do Mỹ xuất bản trong những năm 60) để ghi nhận kết quả phân giới và cắm mốc ở thực địa. Kết quả là mặc dù hai bên đã bản hoàn thành việt hoạch định, phân giới và cắm mốc quốc giới toàn bộ đường biên giới, nhưng thực tế thưa có một bộ bản đồ chuyên ngành về biên giới phục vụ cho công tác quản lý hành chính.

        Từ năm 1995 đến 2004, Việt Nam và Lào đã phối hợp thực hiện hoàn thành Dự án thành lập bộ bản đồ đường biên giới quốc gia có tỷ lệ 1/50.000 bằng phương pháp kỹ thuật đo đạc bản đồ hiện đại (chụp ảnh hàng không; số hoá...), được hai bên thống nhất thể hiện đầy đủ địa hình khu vực biên giới, đường biên giới và hệ thống mốc giới với độ chính xác cao. Đây là tài liệu pháp lý - kỹ thuật rất quan trọng về biên giới lãnh thổ của hai nước. Kể từ năm 2005, hai bên đã thống nhất sử dụng bộ bản đồ này làm tài liệu chính thức trong công tác quản lý biên giới, giải quyết các vấn đề liên quan . đến biên giới lãnh thổ và hợp tác xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới Việt Nam - Lào. Bộ bản đồ này cũng sẽ được hai bên thống nhất sử dụng phục vụ Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào dự kiến hoàn thành vào năm 2010.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Mười Một, 2015, 03:17:08 am
 
        5.3. Giải quyết 18 đoạn biên giới chưa được phân giới ở thực địa


        Trong quá trình phân giới cắm mốc trên thực địa giai đoạn 1978 - 1986, có những nơi do còn có nhiều bom mìn hoặc địa hình quá phức tạp không thể đến tận nơi để đo đạc phân vạch đường biên giới và cắm mốc được, hai bên đã thống nhất thỏa thuận đường biên giới trên bản đồ, không đến thực địa. Những nơi đó gồm có 18 đoạn được gọi là các đoạn "biên giới tồn đọng". Từ năm 1995 - 2004, trong khi thực hiện dự án thành lập bộ bản đồ biên giới quốc gia, với sự hỗ trợ của trang thiết bị kỹ thuật hiện dại, hai bên đã đi thực địa và giải quyết được toàn bộ các đoạn biên giới tồn đọng nói trên. Kết quả giải quyết đã được hai bên ký biên bản ghi nhận và thể hiện đầy đủ lên bản đồ đường biên giới quốc gia Việt Nam - Lào mới được xuất bản.

       5.4. Giải quyết hai vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc và Việt Nam - Lào - Campuchia

        Từ tháng 2-2002, trên cơ sở kết quả giải quyết biên giới Việt Nam Trung Quốc và biên giới Trung Quốc - Lào, hai bên đã thống nhất phối hợp với phía Trung Quốc nghiên cứu và xác định được điểm giao nhau của ba đường biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Trung Quốc và Trung Quốc - Lào tại đỉnh Khoan La San. Đến tháng 6-2005, ba bên đã hoàn thành việc cắm mốc giới tại vị trí này. Ngày 10-10-2006, tại Bắc Kinh (Trung Quốc), đại diện có thẩm quyền của ba bên đã chính thức ký kết Hiệp ước xác định giao điểm đường biên giới ba nước Việt Nam, Lào và Trung Quốc.

        Về vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, từ tháng 4- 2004, hai bên nhất trí sẽ dựa vào kết quả giải quyết biên giới Việt Nam - Campuchia và Lào - Campuchia để cùng với phía eampuchia bàn bạc giải quyết cụ thể. Chuẩn bị cho vấn đề này, Việt Nam và Lào đã xúc tiến trao đổi về hướng đi của đường biên giới tiếp giáp giữa hai nước đến điểm ngã ba biên giới để sẵn sàng đàm phán ba bên giải quyết điểm tiếp giáp của ba đường biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia khi có điều kiện. Hiện nay, ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã thoả thuận xúc tiến đàm phán xác định vị trí mốc ở ngã ba biên giới ba nước, phiên họp đầu tiên của chuyên viên ba bên được tổ chức tại Việt Nam trong tháng 5-2007.

       5.5. Triển khai dự án tăng dày, tôn tạo hệ khống mốc quốc giới Việt Nam - Lào

        Thực tế, hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào có những hạn chế là khoảng cách giữa hai mốc quá xa nhau (bình quân 10 km đường biên mới có một cột mốc); hình thức kiểu dáng đơn giản không đáp ứng yêu cầu về bản sắc văn hoá; kích thước mốc quá nhỏ, vật liệu xây dựng mốc không phù hợp với điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở vùng biên giới nên nhiều mốc đã bị hư hỏng, không đáp ứng được yêu cầu vĩnh cửu của mốc quốc giới.

        Để khắc phục tình trạng trên, hiện nay Việt Nam và Lào đã thống nhất phối hợp tiến hành dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới đã cắm. Mục tiêu là cắm mốc tăng dày ở những vị trí cần thiết đê làm rõ đường biên giới; tôn tạo các mốc hiện có, nhất là mốc ở cửa khẩu để đảm bảo kiên cố, vững chắc và khang trang; lập lại hồ sơ pháp lý về mốc quốc giới cho phù hợp với số liệu đo đạc kỹ thuật trên bộ bản đồ biên giới quốc gia mới được xuất bản. Hai bên dự kiến sẽ hoàn thành dự án này vào năm 2010.

       5.6. Vấn đề di cư tự do trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào

        Trong giai đoạn phân giới cắm mốc biên giới (1977 - 1987), hai bên đã chuyển giao cho nhau một số khu vực lãnh thổ và dân cư theo kết quả phân giới cắm mốc. Thời kỳ này, tình hình kinh tế của phía Lào có nhiều thuận lợi nên nhiều người dân thuộc diện cần chuyển giao đã tự nguyện xin chuyển sang Lào sinh sống. Từ 1990 đến nay, đời sống trong các khu vực biên giới phía Việt Nam dần được cải thiện, trong khi phía Lào còn có nhiều khó khăn, do vậy trong thời gian gần đây phần lớn số dân đã chuyển giao trước đây muốn quay về Việt Nam để sum họp, hưởng các chế độ, chính sách ưu tiên như công dân Việt Nam. Chính vì vậy đã xảy ra việc có nhiều hộ dân Lào tự động di cư về cư trú tại các tỉnh biên giới của Việt Nam (Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum).

        Nguyên nhân của tình trạng di cư tự do trên khu vực biên giới Việt Nam - Lào chủ yếu là do vấn đề kinh tế, cơ sở hạ tầng, điều kiện sống và phát triển ở bên Lào khó khăn hơn Việt Nam. Ngoài ra, một số người do mối quan hệ dân tộc, thân tộc muốn sinh sống gần gũi với họ hàng, làng bản bên Việt Nam.

        Trên cơ sở pháp luật và thực tiễn quốc tế, Chính phủ hai bên đang bàn bạc và có thể giải quyết vấn đề trên theo hướng: Một số trường hợp có thể cho phép tiếp tục cư trú nhưng phải tiến hành các thủ tục pháp lý nhập quốc tịch Việt Nam (trừ các trường hợp đặc biệt); xem xét cụ thể đối với từng trường hợp, phân loại, ghi nhận nguyện vọng, trên cơ sở thực tế đời sống nếu thật sự ổn định lâu dài, làm ăn lương thiện sẽ cho phép được tiếp tục cư trú tại Việt Nam; những trường hợp mới di cư sang Việt Nam, về nguyên tắc, những người này phải trở về Lào, tất nhiên có xem xét đến từng trường hợp cụ thể.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười Một, 2015, 04:10:04 am
 
PHẦN IV

BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAMPUCHIA

        KHÁI LƯỢC VỀ VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA:

        Diện tích lãnh thổ: Tổng cộng 181.035 km2 (mặt đất 176.520 km2 mặt nước 4.520 km2).

        Số dân: 11.626.500 người (1999). Cơ cấu dân số ước tính: 0 - 14 tuổi 45%, 15 - 64 tuổi 52%, trên 64 tuổi 3%. Tỷ lệ tăng dân số. 2,49% (1999). Mật độ dân số. Khoảng 58 người/km2. Lực lượng lao động: 3 triệu người. Trỷ lệ sinh: 41,05/1.000 dân (1999). Tỷ lệ tử vong: 16,2/1.000 dân (1999). Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sình: 105,06/1.000 (/1999). Tuổi thọ trung bình (2000): 56,53 tuổi (nam 54,44 tuổi, nữ 58,74 tuổi).

        Thủ đô: Phnôm Pênh.

        Các thành phố lớn: Bát-tam-bang, Công-pông-chàm, Xiêm-riệp.

        Các dân tộc: Khơ-me (90%), Việt (5%), Hoa (1%) và một số dân tộc khác (4%).

        Ngôn ngữ chính: Tiếng Khơ-me. Tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi.

        Tôn giáo: Đạo Phật (95%), các tôn giáo khác (5%).

        Đơn vị tiền tệ: Riel (CR).

        Quốc khánh: Ngày 09-11 (năm 1953).

        Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 24-6-l967.

        GDP theo PPP: 8,2 tỷ USD (1999). Tỷ lệ tăng GDP thực tế: 4% (1999). GDP bình quân đầu người theo PPP: 710 USD (1999). Cơ cấu GDP theo khu vực (1999): Nông nghiệp 43%, Công nghiệp 20%, Dịch vụ 37%. Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng: 4,5% (1999).

        Vị trí: Nằm ở Tây Nam bán đảo Đông dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, có đường biên giới đất liền giáp Việt Nam, Lào, Thái lan. Toạ độ địa lý: 13°00 vĩ bắc, 105°00 kinh đông.

        Địa hình: Phần lớn là đồng bằng bằng phẳng, thấp. Có núi ở phía Tây Nam và phía Bắc.

        Khí hậu : Nhiệt đới. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ ít biến đổi theo mùa, trung bình hàng năm là 28°C.
Tài nguyên thiên nhiên: Gỗ, đá quý, sắt, ma ngan, phốt phát, thuỷ điện.

Thiên tai: Mưa nhiều (từ tháng 6 đến tháng 11), lũ lụt, thỉnh thoảng có hạn hán.

        Các vấn đề môi trường: Tình trạng khai thác gỗ và đá quý bất hợp pháp, đất đai bị xói mòn, thiếu nước sạch.

        Một số đặc điểm về địa lý: Campuchia nằm trên bán đảo Đông Dương, phía Tây và Tây Bắc có đường biên giới đất liền chung với Thái Lan dài khoảng 2100 km, phía Đông Bắc có đường biên giới chung với Lào dài 492 km, phía Nam là bờ biển thuộc vịnh Thái Lan dài 400 km, phía Đông có đường biên giới chung với Việt Nam dài khoảng 1.137 km.

        Về giao thông trên bộ: Campuchia hiện có các đường quốc lộ 1 , 2, 3, 4, 5, 6 và hai tuyến đường sắt từ Phnôm Pênh đi thành phố Xi-ha-núc ville, và từ Phnôm Pênh đi Si-so-phon. Giao thông vận tải tăng trưởng chậm trong giai đoạn 1993 - 1996 (3,7%) chỉ đạt 1,7% và 1,6% trong hai năm 1997, 1998. Dự kiến đạt 8,7% trong giai đoạn 1999 - 2002. Nhìn chung giao thông vận tải của Campuchia còn nhiều khó khăn, nhất là ở vùng Đông Bắc Campuchia, giao thông thủy bộ đều gặp khó khăn, sự đi lại từ Phnôm Pênh và các tỉnh đồng bằng đến vùng Đông Bắc bị cản trở nhiều. Vì vậy, phía Campuchia nhiều lúc phải xin mượn đường của ta, vòng sang các tỉnh Tây Nguyên để vào vùng Đông Bắc.

        Lịch sử: Campuchia là một quốc gia có lịch sử và nền văn hoá lâu đời Năm 1863, bị thực dân Pháp xâm chiếm, biến thành bảo hộ. Trong chiến tranh thế giới thứ hai bị Nhật chiếm. Năm 1945 sau khi Nhật bại trận, Pháp trở lại bảo hộ. Năm 1953, Campuchia độc lập. Năm 1970, Lon-non làm đảo chính xoá bỏ chế độ quân chủ, lập chế độc cộng hoà thân Mỹ. Năm 1975, nhân dân Campuchia giành được độc lập tự do nhưng lại bị Pôn-pôt, Iêng-sary phản bội. Năm 1979, chế độ diệt chủng Pôn-pôt bị dành đổ, nhà nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ra đời. Năm 1991, Hiệp định hoà bình về Campuchia được ký kết tại Paris. Từ năm 1993, tên nước là Vương quốc Campuchia.

        Chính thể: Quân chủ lập hiến.

        Các khu vực hành chính: (Có 20 tỉnh, 3 thành phô): Ban-tây-miên- chey, Bát-tam-bang, Công-pông-chàm, Kông-pông-chnăng, Kông'pông-Spư, Kông-pông-thum, Kăm-pôt, Kần-đan, Kô-kông, Kép, Kra-chiê, Mon-đun-ki-ri, Otda-men-chey, Phnôm Pênh, Pu-thi-sát, Xi-ha-nuc-ville, Prêt-vihìa, Prêy-veng, Ra-ta-na-ki-rì, Xiêm-riệp, Stung-treng, Svây-riêng, Tà-keo.

        Hiến pháp: Công bố ngày 21-9-1993.

        Cơ quan hành pháp: Đứng đầu nhà nước là Quốc vương. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng. Bầu cử theo chế độ quân chủ, cha truyền con nối. Thủ tướng do Quốc vương bổ nhiệm sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội, nhiệm kỳ 5 năm.

        Cơ quan lập pháp: Quốc hội được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm, 122 ghế.

        Cơ quan tư pháp: Hội đồng quan toà Tối cao được thành lập tháng 12 năm 1997. Toà án Tối cao và các toà án cấp dưới.

        Chế độ bầu cử: Từ 18 tuổi trở lên, phổ thông đầu phiếu.

        Các đảng phái chính: Đảng Nhân dân Campuchia (CPP); Mặt trận thống nhất dân tộc vì độc lập, trung lập, hoà bình và hợp tác (FUNCINPEC); Đảng Sam Rangsi (SRP); Đảng Tự do Phật giáo (BLP); Đảng Dân tuý; Đảng Công dân Khơi me (KCP)...

        Kinh tế: Kinh tế phát triển chậm. Trình độ nhân lực còn ở mức thấp, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Cơ sở hạ tầng thiếu. Sự không ổn định chính trì và tình trạng tham nhũng đang làm các nhà đầu tư do dự và cản trở hoạt động viện trợ của nước ngoài. Campuchia có những điều kiện tự nhiên tốt để phát triển kinh tế vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm quanh năm, thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Campuchia có hai mùa là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các mùa không lớn, trung bình 27 - 28°C. Lượng mưa trung bình từ 2000 - 2200 mm, nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa vùng châu thổ (1400 mm) với vùng núi và duyên hải (4000 mm). Campuchia ít bão, thuận lợi cho phát triển động thực vật nhiệt đới. Campuchia có địa hình lòng chảo, xung quanh là núi, giữa là miền đồng bằng trung tâm, nơi trũng nhất là hồ Tonlésap. Trung tâm đồng bằng phì nhiêu nằm trên các tỉnh Battambang, Konpong Thom, Ta keo, Kongpong Cham, Kandal, Preyveng, Svey Riềng chiếm khoảng 3 triệu héc ta. Cao nguyên chiếm 2/3 đất đai lãnh thổ. Cao nguyên quan trọng phía Đông Nam là tỉnh Kongpong Cham và phụ cận với đất đỏ bazan, nham thạch là trung tâm trồng cao su và thích hợp trồng bông. Đất nông nghiệp chiếm khoảng 4.782.000 ha, trong đó đất canh tác chiếm 2.490.000 ha, khoảng 13.000.000 ha có trữ lượng gỗ rất lớn, khoảng 1 tỷ m3. Trong lòng đất, Campuchia có nhiều khoáng sản, nhất là đá quý và vàng. Đá quý gồm đá saphia và rubi có nhiều ở khu vực Pailin, đá pagodit ở Kongpong Cham. Có 4 mỏ vàng đang được khai thác, lớn nhất là mỏ Bosuptrup. Ngoài ra còn có sắt, măng gan, chì, kẽm, cao lanh, đá vôi, than. Ngoài khơi dự đoán có dầu và khí đốt đang được thăm dò.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Mười Một, 2015, 04:18:13 am
        Tuy nhiên, kinh tế Campuchia chưa phát triển được là do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trước thời Pháp thuộc, Campuchia dựa vào nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp là chủ yếu với các nghề chính như nông nghiệp, ngư nghiệp. Công cụ sản xuất lạc hậu. Thời kỳ Pháp thuộc, kinh tế Campuchia cơ bản vẫn là nông nghiệp lạc hậu, là nơi tiêu thụ hàng hoá và là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho Pháp. Dưới thời Cộng đồng Xã hội bình dân của N. Xi-ha-núc, Campuchia muốn đi từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên Tư bản chủ nghĩa nhưng gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Campuchia phải vừa dựa vào tư bản đế quốc, vừa dựa vào phe xã hội chủ nghĩa. Phe xã hội chủ nghĩa lúc đó, nhất là Trung Quốc đã viện trợ cho Campuchia một số cơ sở công nghiệp về dệt, gỗ dán, giấy, điện, cơ khí, xi măng. Thực tế, sau năm 1953, kinh tế Campuchia trải qua một thời kỳ chuyển từ tay tư bản ngoại quốc vào tay người Campuchia (1954 - 1956). Campuchia đã thực hiện kế hoạch kinh tế 2 năm (1957 - 1958) và kế hoạch 5 năm (1960 - 1964). Các kế hoạch đó có tác động thúc đẩy đối với kinh tế Campuchia nhưng nhìn chung nền kinh tế còn lệ thuộc nặng vào đế quốc. Trước năm 1963 nền kinh tế Campuchia lệ thuộc cả vào Mỹ và Pháp, sau 1963 dựa hẳn vào Pháp, nhưng từ 1969 lại dần dần lệ thuộc vào Mỹ. Dưới thời Lon-nol (1970 - 1974) nền kinh tế Campuchia hoàn toàn bị khủng hoảng. Chính quyền Lon-nol bị cô lập cao độ sau khi đảo chính lật đổ Xi ha-núc (18-3-1970). Sản xuất bị đình đốn, đời sống nhân dân khổ cực, kinh tế phụ thuộc vào Mỹ. Thời kỳ 1975 - 1979, bè lũ Pôn-pôt - Iêng-sary áp dụng sách kinh tế kỳ quặc. Chính sách kinh tế đó được nêu tổng quát trong nghị quyết Đại hội lần thứ IV tháng 01-1976 nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội với lập trường độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh là quan trọng nhất. Tiến hành xoá bỏ đồng tiền, xoá bỏ chợ búa và buôn bán, tịch thu toàn bộ tài sản của giai cấp tư sản. Lấy nông nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp. Sản xuất quân sự hoá, tự cung, tự cấp . Khẩu hiệu có lúa là có tất có tất cả. Phấn đấu trong 10 - 15 năm biến Campuchia thành nước nông nghiệp hiện đại và công nghiệp hoá trong vòng 15 - 20 năm. Nghị quyết cũng khẳng định việc xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi hay không, không phải là kỹ thuật mà là vấn đề lập trường. Chính sách kinh tế sai lầm của chế độ Campuchia Dân chủ đã khiến nền kinh tế Campuchia ngày càng đình đốn, cơ sở vật chất kỹ thuật bị huỷ hoại gần như còn con số không. Đời sống nhân dân khổ cực, hàng triệu người chết vì đói và bị thanh lọc. Thời kỳ Cộng hoà nhân dân Campuchia (1979 - 1991), sau khi giành được chính quyền từ Khơ-me Đỏ, Đảng và Nhà nước Campuchia đã có nhiều nghị quyết về khôi phục và phát triển kinh tế. Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Campuchia lần thứ V tháng 10 năm 1985 đã đề ra nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn cách mạng mới là bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, xây dựng đất nước Campuchia từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Nghị quyết Đại hội định ra phương hướng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó nhấn mạnh từng bước xây dựng nền kinh tế quốc dân có quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, đưa nông - lâm - ngư nghiệp trở thành thế mạnh thực sự của nền kinh tế quốc dân với 4 mũi nhọn là lương thực, cao su, gỗ và thuỷ sản. Các ngành công nghiệp cũng được chú trọng phát triển, tập trung vào một số ngành nghề chủ yếu như điện lực, cơ khí, hoá chất, cao su, phân bón, vật liệu xây dựng, thực phẩm, dệt và hàng tiêu dùng nhưng do trình độ còn lạc hậu nên sản lượng còn thấp. Từ sau tuyển cử năm 1993, Chính phủ Hoàng gia Campuchia thực hiện chế độ kinh tế thị trường tự do. Chính phủ tập trung mọi nỗ lực thực hiện chương trình tái thiết Campuchia. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Campuchia. Hàng năm, Campuchia được các nước viện trợ 450 - 500 triệu USD. Nền kinh tế được phục hồi nhưng còn chậm và bấp bênh. Tổng thu nhập quốc dân (GDP) giảm từ 6% năm 1996 xuống còn 2% năm 1997 và năm 1998, năm 1999 đạt 4%, năm 2000 đạt 4,5% (3.100.000.000 USD). Trong nhưng năm gần đây, trong nền kinh tế Campuchia nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo, đóng góp 50% trong tổng thu nhập quốc nội, bao gồm trồng trọt (60%), thuỷ sản 10%), chăn nuôi (24%), lâm nghiệp (3%) thu hút trên 85% lao động trong cả nước. Sản lượng lúa đạt trung bình 3,5 triệu tấn. Nông sản chính là lúa, ngô, đỗ, lạc. Sản xuất nông nghiệp rất lạc hậu, phụ thuộc thiên nhiên vì hệ thống thuỷ lợi yếu kém, hàng năm vẫn thiếu khoảng 200.000 - 300.000 tấn gạo. Cây công nghiệp chủ yếu có cây cao su. Diện tích cây cao su chiếm 5,5 vạn ha với sản lượng 5 vạn tấn. Ngư nghiệp tăng chậm, hàng năm Campuchia đánh bắt được khoảng 70.000 tấn cá nước ngọt. Về công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp trong mấy năm gần đây tăng liên tục. Trong các năm 1993 - 1996 tăng khoảng 16%, 1997 - 1998 tăng khoảng 17 - 18%. Dự kiến từ 1999 - 2002 tăng 21%, trong đó ngành may mặe là ngành phát triển mạnh nhất nhưng bị phụ thuộc cô-ta của Mỹ và EU.

        Đặc điểm xã hội, văn hoá và con người Campuchia: Campuchia có nhiều dân tộc như người Mã Lai, người Chàm, người Lào và người Miến Điện. Trong dân tộc Khơ-me cũng có nhiều loại như Khơ-me Giữa (Khơ-me Kandal), Khơ-me Thượng (Khơ-me Lâu) và Khơ-me Dưới (Khơ-me Khom). Tuy nhiên, người Khơ-me luôn luôn được coi là dân tộc chính thống, chiếm đa số. Ngôn ngữ chính được qui định là tiếng Khơ-me. Mọi công dân Campuchia được gọi là người mang "quốc tịch Khơ- me", không dùng từ "quốc tịch Campuchia" để khẳng định địa vị chính thống của dân tộc Khơ-me.

        Campuchia có nền văn hoá Á Đông - Ấn Độ lâu đời và huy hoàng mà đỉnh cao là nền văn hoá Angkor. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa nền văn hoá của người Campuchia (Á Đông - Ấn Độ) với văn hoá Việt Nam (Á Đông - Trung Quốc) cũng trở thành vấn đề trong quan hệ hai nước. Hai nền văn hoá Á Đông - Trung Quốc và Á Đông - Ấn Độ đã phát triển lâu đời và có những đặc thù bền vững. Sự tiếp giáp đó đã có trước thế kỷ 17 khi còn nước Chăm Pa và càng rõ hơn ở thế kỷ 19 khi biên giới hai nước được mở rộng. Tuy nhiên, đáng lẽ hai nền văn hoá có thể bổ sung cho nhau thì ngược lại, với ý đồ đồng hoá của phong kiến nhà Nguyễn, nền văn hoá Việt Nam trở thành đối lập, thành mối đe doạ đối với nền văn hoá của Campuchia. Tư tưởng này đã gây mối hận thù dân tộc sâu sắc của người Campuchia đối với Việt Nam. Về mặt này, nếu so sánh hai trường hợp Thái Lan và Việt Nam, ta sẽ thấy rõ điều đó. Phong kiến Thái Lan lấn chiếm dần đất đai của Campuchia, việc thôn tính được tiến hành cực kỳ tàn bạo; chúng thiêu huỷ cố đô Angkor, bắt hàng vạn người Campuchia về làm nô lệ, vua Thái giết vua Campuchia hứng máu vào chậu để ngâm nhân mình nhưng sự hận thù dân tộc của người Campuchia đối với người Thái tuy cũng được ghi lại trong lịch sử nhưng không hằn sâu như đối với người Việt Nam, có lẽ một phần do nền văn hoá không mấy khác biệt giữa Campuchia với Thái Lan. Dân Campuchia ở những vùng bị Thái thôn tính vẫn sống trong môi trường xã hội không khác trước bao nhiêu, cũng là đạo Phật tiểu thừa với cùng một kiểu chùa, cùng những hàng sư áo vàng đi khất thực. Thậm chí những nghệ nhân múa của Campuchia vẫn có thể múa trong cung đình của Thái, góp phần làm phong phú hơn nghệ thuật múa cung đình của Thái Lan. Khi người Việt đến làm người láng giềng của người Campuchia, phong kiến Việt Nam đã xem người Campuchia như một giống người man rợ, phải làm sao cho họ theo nền văn hoá của người Việt Vua Minh Mạng đã chỉ thị cho tướng Trương Minh Giảng: “Bọn mọi rợ (ở Campuchia) nay đã trở thành thần dân của trẫm, nên nhà ngươi phải giúp đỡ chúng, dậy cho chúng theo phong tục của chúng ta. Chúng phải được dạy cho nói tiếng Việt. Chúng phải ăn mặc theo tập quán của chúng ta. Nếu cần giản đơn hoá hay xoá bỏ những phong tục lỗi thời hoặc dã man, nhà ngươi cứ làm". Và Minh Mạng đã phải thừa nhận: "Phong tục của bọn mọi rợ này rất khác với phong tục của chúng ta, cho dù ta có chiếm hết đất đai của chúng cũng không chắc rằng ta sẽ thay đổi chúng được" (Đại Nam thực lục chính biên).

        Tóm lại, hai nền văn hoá Việt Nam và Campuchia đáng lẽ phải làm phong phú cho nhau, nhưng trái lại là một trong những nhân tố gây chia rẽ quan hệ hai nước. Hiểu được sự khác biệt văn hoá này có nghĩa là chúng ta phải có chính sách về giao lưu văn hoá, làm cho hai nền văn hoá bổ sung cho nhau, làm cho bạn và ta gần gũi nhau hơn.

        Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế ASEAN, ASDB, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, IOC, ITU, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WFTU, WHO, WIPO, WMO, Interpol…


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Mười Một, 2015, 04:04:12 am
   
Chương I

TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM – CAMPUCHIA

        So với các vùng địa lý của Việt Nam, so với địa bàn Đông Dương, địa bàn Đông Nam Á và cả lục địa châu Á nói chung, vùng biên giới Tây Nam Việt Nam có một tầm chiến lược rất quan trọng về nhiều mặt: Về tự nhiên, nó là điểm hội tụ của cả một bốn lưu vực sông của một lãnh thổ lớn đổ về Nam biển Đông và chi phối đến một vùng lãnh thổ rộng hơn; về giao lưu kinh tế như cửa ngõ của tuyến đường xuyên Á; về giao lưu văn hoá, từ lâu đây là địa bàn gặp gỡ của nhiều luồng di cư sinh vật và nhân văn từ châu Úc lên, từ Án Độ đến, từ Hymalaya về và từ Bắc Á và Đông Á tới. Điều đó lý giải tại sao đây là một lãnh địa mới hình thành về mặt thành tạo lãnh thổ hành chính nhưng rất phong phú về dấu ấn văn hoá, văn minh theo tiến trình lịch sử. Cũng do đó mà nó trở nên phức tạp cả về văn hoá - lịch sử và về địa - chính trị.

        1. ĐƯỜNG BIÊN GIỚI

        Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia có chung đường biên giới trên đất liền với chiều dài khoảng 1.137 km (điểm khởi đầu tại vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, điểm cuối ở trên bờ biển tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang và tỉnh Kăm-pốt). Theo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia ký ngày 27-12-1985, đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia có đặc điểm: Có 90 điểm chuyển hướng, 34 điểm cắt khe hoặc cắt sông, suối, 18 điểm cắt đường giao thông, 24 điểm cao xác định, 12 đỉnh núi, 67 đoạn kẻ thẳng (tổng chiều dài khoảng 330 km), 16 điểm gặp bờ sông, suối, 4 điểm gặp hợp lưu hoặc ngã ba và một số điểm đặc trưng khác.

        Đường biên giới trên đi qua 10 tỉnh biên giới phía Việt Nam (với 31 huyện thị, 102 xã phường biên giới) và 9 tỉnh biên giới phía Campuchia, cụ thể:

        - Tỉnh Kon Tum (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Ra-ta-na-ki-ri (Campuchia): Đường biên giới dài khoảng 95 km. Có 2 huyện, 3 xã biên giới.

        - Tỉnh Gia Lai (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Ra-ta-na-ki-ri (Campuchia): Đường biên giới dài khoảng 90 km. Có 3 huyện, 7 xã biên giới.

        - Tỉnh Đắc Lắc (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Môn-đun-ki-ri (Campuchia): Đường biên giới dài khoảng 73 km. Có 2 huyện 4 xã biên giới.

        - Tinh Đắc Nông (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Môn-đun-ki-ri (Campuchia): Đường biên giới dài khoảng 120 km. Có 3 huyện, 7 xã biên giới.

        - Tỉnh Bình Phước (Việt Nam) tiếp giáp với 03 tỉnh của Campuchia (Môn-đun-ki-ri, Cra-chê, Công-pông-chàm): Đường biên giới dài khoảng 210 km. Có 2 huyện, 12 xã biên giới.

        - Tỉnh Tây Ninh (Việt Nam) tiếp giáp với 03 tỉnh của Campuchia (Công-pông-chàm, Svey-riêng, Prây-veng): Đường biên giới dài khoảng 220 km. Có 5 huyện, 20 xã biên giới.

        - Tỉnh Long An (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Svey-riêng (Campuchia): Đường biên giới dài khoảng 136 km. Có 5 huyện, 19 xã biên giới.

        - Tỉnh Đồng Tháp (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Prây-veng (Campuchia): Đường biên giới dài khoảng 49 km. Có 2 huyện, 8 xã biên giới.

        - Tỉnh An Giang (Việt Nam) tiếp giáp với 02 tỉnh của Campuchia (Kần- đan, Tà-keo): Đường biên giới dài khoảng 96 km. Có 5 huyện, 17 xã biên giới.

        - Tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) tiếp giáp với tỉnh Kăm-pốt (Campuchia): Đường biên giới dài khoảng 48 km. Có 2 huyện thị, 5 xã phường biên giới.

        2. ĐỊA HÌNH KHU VỰC BIÊN GIỚI

        Nhìn chung, đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia đi qua hai dạng địa hình đặc trưng. Đoạn biên giới thuộc các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước và một phần tỉnh Tây Ninh đi qua địa hình đồi núi, độ cao trung bình từ 100 m đến 1.400 m, có một số đoạn biên giới đi theo dãy núi cao, một số đoạn biên giới cắt qua rừng già rậm rạp tập trung ở khu vực biên giới tiếp giáp ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia, có những đoạn biên giới là đường thẳng dài hàng chục km cắt qua rừng hoặc địa hình bất kỳ. Từ phía nam tỉnh Tây Ninh qua các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang, đường biên giới đi ngoằn ngoèo qua địa hình khá bằng phẳng gồm những sông rạch, đồng ruộng, sình lầy, có những đoạn trong mùa mưa nước ngập mênh mông không phân biệt được đường biên giới ở chỗ nào trên mặt đất, cũng có một số đoạn đường biên giới chạy theo đường thẳng qua các ruộng nước và đầm lầy.

        Đường biên giới đất liền giữa Campuchia và Việt Nam có đặc thù là từ Long An (đối diện là Svay-riêng) đến Kiên Giang (đối diện là Kăm-pôt) đi qua vùng đồng bằng, qua lại biên giới dễ dàng. Thành phố Hồ Chí Minh chỉ cách biên giới ở An Giang, Tây Ninh khoảng 50 km theo đường chim bay. Trên biển, đảo Phú Quốc của Việt Nam cách đất liền Campuchia khoảng 10 km. Việc qua lại giữa hai nước bằng đường bộ, đường sông, đường biển đều rất thuận lợi. Mùa khô, bất cứ ở đâu cũng có thể qua lại được. Mùa mưa, nhất là khi nước lớn, Campuchia và miền Nam Việt Nam được nối liền thành một biển nước mênh mông, dùng một chiếc xuồng con có thể đi thông hai nước từ biển Hồ đến Cà Mau. Do đặc điểm địa lý thuận lợi như vậy nên sự giao lưu giữa hai nước trở nên rất dễ dàng và tạo thuận lợi cho việc qua lại làm ăn của cư dân hai bên biên giới từ đời này qua đời khác. Sự thông thương dễ dàng giữa hai nước mang lại nhiều lợi ích về hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại nhưng cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý qua lại cũng như việc chống buôn lậu qua biên giới. Hiện nay, hàng ngoại từ Thái Lan đi qua Campuchia nhập lậu vào Việt Nam với số lượng lớn rất khó ngăn chặn. Mặt khác, việc quá cảnh của hàng hoá Campuchia qua Việt Nam cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Các đảng đối lập thường vu cáo Việt Nam gây khó khăn cho việc vận chuyển quá cảnh của Campuchia qua Việt Nam tới cảng Phnôm Pênh. Về mặt an ninh, nhiều toán phản động, kể cả những toán phản động chính trị có vũ trang hoặc không có vũ trang xâm nhập qua biên giới về các tỉnh miền Nam hoặc vùng Tây Nguyên. Trong thời gian gần đây, bọn xấu cũng đã lợi dụng việc qua lại biên giới dễ dàng để kích động người Thượng vượt biên trái phép sang Campuchia đòi tỵ nạn và đi nước thứ ba để gây rối, phá hoại ổn định của Việt Nam. Ngoài ra, do Việt Nam và Campuchia chưa tiến hành phân định đường biên giới nên hiện tượng xâm canh, xâm cư và các vụ tranh chấp biên giới diễn ra thường xuyên càng làm cho quan hệ ở vùng biên giới phức tạp hơn.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Một, 2015, 03:34:25 am
       
        3. SÔNG, SUỐI BIÊN GIỚI


        Theo Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985, trong tổng số 1.137 km chiều dài đường biên giới trên toàn tuyến, có hơn 500 km đường biên giới đi theo 28 đoạn sông, suối. Cụ thể như sau: Kon Tum khoảng 17,409 km (2 đoạn); Gia Lai khoảng 19,020 km (1 đoạn); Đắc Nông khoảng 150,407 km (6 đoạn); Bình Phước khoảng 183,071 km (4 đoạn); Tây Ninh khoảng 45,581 km (3 đoạn); Long An khoảng 37,289 km (6 đoạn); Đồng Tháp khoảng 40,717 km (5 đoạn); An Giang khoảng 7,726 km (2 đoạn) - Bảng 1.

        Hiện nay, do tác động của thiên nhiên, có một vài sông rạch biên giới tuy được thể hiện trên bản đồ nhưng không còn tồn tại hoặc tồn tại không rõ ràng trên thực địa (rạch Đìa Gai, rạch không tên tại cù lao Khánh Hoà). Sông, suối biên giới ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Nông, Bình Phước và Tây Ninh đi qua các dạng địa hình rừng núi, thổ nhưỡng tương đối bền vững, nên dòng chảy và hai bên bờ khá ổn định. Ngược lại, sông rạch biên giới ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp và An Giang đi qua vùng đồng bằng hàng năm bị ngập lụt theo mùa nên thường bị phù sa bồi lắng làm thay đổi lòng sông và lưu lượng dòng chảy, có một số nơi hai bờ bị sạt lở ảnh hưởng rất lớn đến vị trì của đường biên giới như hợp lưu sông Tam Ly - Cái Cỏ - Sở Hạ, sông Hậu và hợp lưu sông Hậu - rạch Bình Di.

BẢNG 1: CÁC ĐOẠN BIÊN GIỚI SÔNG, SUỐI

TT---Tên sông, suối---------Thuộc tỉnh Việt Nam---Thuộc tỉnh CampuchiaChiều dài(mét)
1Không tênKon TumRatanakiri8.138
2Nậm Sa ThầyKon TumRatanakiri9.271
3Se SanGia LaiRatanakiri19.020
4Không tênGia LaiRatanakiri757
5Prêk Dak DamĐắc NôngMondunkiri113.671
6Không tênĐắc NôngMondunkiri1.540
7O PorĐắc NôngMondunkiri5.343
8Prêk Dak DangĐắc NôngMondunkiri15.350
9Dak HuytĐắc Nông, Bình PhướcMondunkiri74.946
10Dak JermanBình PhướcCôngpôngchàm68.408
11Prek KriouBình PhướcCôngpôngchàm17.578
12ChàmBình PhướcCôngpôngchàm35.810
13Không tênTây NinhCôngpôngchàm3.050
14Beng GôTây NinhCôngpôngchàm40.454
15Cái CậyTây NinhCôngpôngchàm2.077
16Sóc NócLong AnSveyriêng1.021
17O Kâmpong RouLong AnSveyriêng11.450
18Cá RôLong AnSveyriêng800
19PrêkKâmpong RôtehLong AnSveyriêng582
20Long KhốtLong AnPrayveng1.126
21Cái CỏLong AnPrayveng22.310
22Tam LyĐồng ThápPrayveng734
23Sở HạĐồng ThápPrayveng27.660
24Cái XuĐồng ThápPrayveng652
25Không tênĐồng ThápPrayveng2.580
26Sở ThượngĐồng ThápPrayveng9.091
27HậuAn GiangTakeo5.593

        Trừ một số sông biên giới tương đối lớn và dài (như sông Se San, Nậm Sa Thầy, Beng Go, Sở Thượng, sông Hậu), còn lại đa số là các suối, rạch biên giới nhỏ và hẹp. Các sông, rạch biên giới từ phía nam tỉnh Tây Ninh đến An Giang có giá trị sử dụng tương đối cao về giao thông, thuỷ lợi, thuỷ sản, nhưng có điểm yếu là không ổn định, dễ bị xói lở thay đổi dòng chảy, thậm chí thay đổi hình dáng. Dân cư hai bên đường biên giới tập trung ở khu vực này tương đối đông. Sông, suối biên giới từ phía bắc tỉnh Tây Ninh đến Kon Tum ít bị thay đổi dòng hơn, một số sông, suối có tiềm năng thuỷ điện, nhưng do địa hình rừng núi, dân cư thưa thớt, nên hiện tại chưa có điều kiện đầu tư, khai thác. Trong tương lai, việc khai thác sử dụng nguồn nước đối với các sông, suối biên giới phục vụ tưới tiêu cây công nghiệp (cà phê, cao su...) ở các tỉnh này có thể sẽ gặp khó khăn nếu không có hình thức thoả thuận hợp lý về sử dụng nguồn nước.

        Toàn tuyến hiện có ba đoạn (10 km trên sông Sở Thượng và hai đoạn 5 km trên sông Hậu) tàu thuyền lớn có thể qua lại quanh năm. Ngoài ra, có khoảng gần 70 km sông rạch ở phía nam như Beng Gô, Cái Cậy, Sở Hạ, Cái Cỏ, Tam Ly v.v... tàu thuyền loại nho và vừa (dưới 5 tấn) có thể đi lại được.

        Các cồn, bãi trên sông, suối biên giới không nhiều, tập trung ở các tỉnh Đắc Lắc, Gia Lai và Tây Ninh. Trên sông Sê San, Dak Dang và Beng Gô có khoảng hơn 20 cồn bãi. Một số cồn, bãi có diện tích tương đối lớn và có giá trị kinh tế (trồng trọt, khai thác gỗ) như đảo Nai, Cồn 1 trên sông Sê San, cồn ở ngã ba sông Sê San và suối Iamun, cồn trên sông Beng Gô. Còn lại chủ yếu là bãi đá lúc chìm lúc nổi theo con nước, diện tích mỗi bãi chỉ khoảng vài chục đến vài trăm mét vuông, giá trị kinh tế thấp. Sông rạch biên giới thuộc các tỉnh đồng bằng hầu như không có cồn bãi nổi, chỉ có một cù lao trên sông Hậu.

        4. KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

        Khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao. Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 4-5 đến tháng 9 - 10 (dương lịch) tập trung tới 90% lượng mưa cả năm; mùa khô thường bắt đầu từ tháng 10 - 11 đến tháng 5 - 6 năm sau, có lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng nước mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 - 27°C, biên độ nhiệt độ hàng năm thường không quá 4 - 5°C, một điểm đáng lưu ý là do ở gần xích đạo nên một số địa phương đã có dạng diễn biến của chế độ nhiệt tương tự như chế độ nhiệt của các địa phương ở vùng xích đạo.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Mười Một, 2015, 09:41:15 am
        5. CỬA KHẨU BIÊN GIỚI

        Đến thời điểm tháng 6 năm 2006, theo Điều 12 của Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia ký ngày 20-7-1983 và những thoả thuận của hai bên trong thời gian gần đây, hai nước đã mở thống nhất mở các cửa khẩu quốc tế, và cửa khẩu quốc gia dọc trên tuyến biên giới. Hiện nay, đáp ứng nhu cầu giao lưu hợp tác qua biên giới của cả hai nước, Việt Nam và Campuchia đang tiếp tục xem xét mở mới và nâng cấp một số cửa khẩu. Ngoài các cửa khẩu quốc tế và của khẩu quốc gia, còn có các cửa khâu phụ (tiểu mạch) do các địa phương hai bên mở phục vụ cho việc qua lại của cư dân hai bên biên giới - Bảng 2.

Bảng 2 - Cửa khẩu biên giới Việt Nam – Campuchia
TT--Tên----------------thuộc tỉnh-------------Loại--------Từ NămPhạm vi (xã: VN-Cpc)
1Bờ YKon TumPhụBờ Y - Boun
2Tà Bộp – Tà DạtKon TumPhụRờ Cơi – Boun
3Mo RaiKon TumPhụMo Rai - Boun
4Hồ Le – NhangKon TumPhụMo Rai – Nhang
5Sa ThàyGia LaiPhụLa Chia – Nhang
6Lệ ThanhGia LaiPhụ2007La Nan – Ô Gia Tung
7Sê Rê PôkĐắc LắcPhụCrông Na – Nhơn
8Dak RuêĐắc LắcQuốc Gia2007Ea Pô - Chi Miết
9Bu PrăngĐắc NôngQuốc GiaHĐ 1983Quảng Trực-Dak Dam
10Hoàng DiệuBình PhướcPhụTân Tiến - Bu Raneng
11Bonuê (Hoa Lư)Bình PhướcQuốc tế2006Lộc Tấn – Xô Lecha
12Sông MăngBình PhướcPhụThanh Hoà-Tuấn Lung
13Tà ThiếtBình PhướcPhụLộc Thiện - Car Viên
14Tống Lê ChânTây NinhPhụTân Hoà - Car Viên
15Cà TumTây NinhPhụTân Đông - Chăn Mun
16Tràng DiệcTây NinhQuốc Gia2006Tân Lập - Peng Long
17Xa MátTây NinhQuốc tế2006Tân Lập - Ka Rết
18Tân PhúTây NinhPhụTân Bình - Kân lêng
19Bến RaTây NinhPhụHoà Hiệp - Xúa
20Lò GòTây NinhPhụPhước Vinh - Tà Ki
21Vàm TrảngTây NinhPhụBiên Giới - Duôl
22Ba ChàmTây NinhPhụBiên Giới - Duôl
23Phước TânTây NinhPhụHoà Hội – Than Thluông
24Long PhướcTây NinhPhụLong Phước - Tà Y
25Mộc BàiTây NinhQuốc tếHĐ 1983Lợi Thuận - Ba Vét
26Mỹ Thạnh TâyLong AnPhụMỹ Thạnh Tây - Tua Sa Đây
27Bình HiệpLong AnQuốc Gia2004Bình Hiệp - Thơ Mây
28Tuyên Bình ĐôngLong AnPhụTuyên Bình Đông - Ti Ca Răng
29Mỹ Quý TâyLong AnQuốc Gia2007Thái Bình Trung - Xầm Dong
30Vàm ĐồnLong AnPhụHưng Hà - Chàm
31Đức HuệLong AnPhụHưng Điền B – Pèm Tia
32Thông BìnhĐồng ThápPhụThông Bình - Pèm Tia
33Dinh BàĐồng ThápQuốc tế2007Tân Hộ Cơ - Tia Tcậy
34Cá ĐônĐồng ThápPhụTân Hội - Sa Đách
35Mỹ CânĐồng ThápPhụThường Thới Hậu - Côs Sâm Pưu
36Đất LiềnĐồng ThápPhụThường Phước - Cô Rô Ca
37Sông TiềnAn Giang, Đồng ThápQuốc tếHĐ 1983Thường Phước, Vĩnh Xương - Cô Rô Ca, Om Sa No
38Khánh BìnhAn GiangQuốc Gia2006Khánh An
39Vĩnh Hội ĐôngAn GiangPhụVĩnh Hội Đông - Bung Xăng
40Tịnh BiênAn GiangQuốc tế2004An Nông - Tham Đựng
41Vĩnh NgươnAn GiangPhụVĩnh Ngươn - Công Pông Xăng
42Vĩnh GiaAn GiangPhụVĩnh Gia - Ta Ô
43Chợ ĐinhKiên GiangPhụVĩnh Điều - Thốt Nốt
44Giang ThanhKiên GiangQuốc Gia2007Tân Khánh Hoà - Tà Lê
45Đầm ChítKiên GiangPhụTân Khánh Hoà - Tà Lê
46Rạch GỗKiên GiangPhụPhú Mỹ - Prây Kờ Rờ
47Xà XíaKiên GiangQuốc tế2007Mỹ Đức - Xây Xoọc Tây

        6. ĐƯỜNG GIAO THÔNG

        Trong khu vực biên giới, ở các tỉnh miền núi, hệ thống đường sá chủ yếu là đường mòn, đi lại khó khăn nhất là ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Bình Phước thậm chí nhiều khu vực hầu như không có đường giao thông. Các tỉnh ở vùng đồng bằng có hệ thống đường sá tốt hơn và còn có thêm hệ thống kênh, rạch chằng chịt nên việc lưu thông, di lại thuận lợi hơn.

        Trong vùng biên giới hiện nay có các loại đường bộ: Đường ASEAN, đường liên quốc gia, quốc lộ, tỉnh lộ, đường sông và nhiều đường mòn, đường tiểu mạch (một số cắt ngang đường biên giới, một số chạy song song với đường biên giới) tạo nhiều thuận lợi cho việc qua lại của nhân dân hai bên biên giới, nhưng gây khó khăn, phức tạp cho việc quản lý, kiểm soát qua lại biên giới của hai bên.

        7. DÂN CƯ

        Dân cư ở khu vực biên giới phân bố không đều (cả ở bên đất Việt Nam và đất Campuchia). Mật độ dân cư ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Phước và bắc Tây Ninh rất thưa thớt, nhất là ở các tỉnh Kom Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Đắc Nông nhiều địa bàn kéo dài dọc theo biên giới không có dân (trung bình từ 1 đến 26 người/km2 ở các tỉnh còn lại thì mật độ dân cư có đông đúc hơn (Long An khoảng 290 người/km2, Đồng Tháp trung bình 400 người/km2 nhưng cũng phân bố không đều, tập trung rất đông dọc bờ các con sông lớn và những nơi đất cao, ruộng đất phì nhiêu.



Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Mười Một, 2015, 08:26:55 am
 
Chương II

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỊCH SỬ CỦA ĐƯỜNG BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM - CAMPUCHIA

        1. SỰ CHUYỂN DỊCH LÃNH THỔ VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA QUA CÁC TÀI LIỆU LỊCH SỬ

        Từ khoảng đầu Công nguyên đến thế kỷ VII, hàng loạt quốc gia sơ kỳ đã được hình thành và phát triển ở khu vực phía Nam của Đông Nam Á lục địa. Các vương quốc cổ này thoạt đầu có thể chỉ là những địa điểm quần cư, hoặc đã là nhà nước thực sự, được nói tới trong thư tịch cổ hay trong bia ký. Nhưng dù trong trường hợp nào thì cho đến nay người ta cũng chỉ biết tên gọi của các vương quốc này mà thông thường đó là tên gọi của kinh đô hoặc các vùng trung tâm mà thôi. Đã có khoảng 30 tiểu quốc như thế được hình thành rải rác ở khu vực Đông Nam Á, ví dụ như Vương quốc Chăm Pa (Chiêm Thành) ở Nam Trung Bộ Việt Nam, Bơhavapura ở Nam Korat, Naravara ơ vùng Óc Eo và Vyadhapura (tức là Vương quốc phù Nam) ở Nam bộ Việt Nam (Phan Ngọc Liên (chủ biên 2002), Lược sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, tr.27).

        Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng nằm trên bán đảo Đông Dương và đã cùng nhau trải qua nhiều thăng trầm, biến cố của hàng trăm năm lịch sử. Tuy nhiên, hai nước cũng có những nét riêng biệt do sự khác biệt về các yếu tố của điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử và dân tộc nên sự hình thành biên giới giữa hai nước có những diễn biến lâu dài và hết sức phức tạp.

        1.1. Quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên

       * Nước Chiêm Thành (Chăm Pa, Lâm Ấp) (Phần này tổng hợp theo tuyển tập báo cáo toàn văn Hội nghị khoa học về Đề tài "Xây dựng luận Cứ khoa học về lịch sử, địa lý và pháp lý đường biên giới đất liền phía Tây Nam của nước CHXHCN Việt Nam" Trường Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2000):

        Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khảo cổ học đã phát hiện và chứng minh rằng, trên dải đất miền Trung của Việt Nam vào khoảng nửa sau thế kỷ 1 trước Công nguyên đã từng tồn tại một nền văn hoá khá phát triển thuộc sơ kỳ đồ sắt - văn hoá Sa Huỳnh. Chủ nhân của nền văn hoá này là cư dân Malayo - Polinesia (Lương Ninh (1991) Sự hình thành và phát triển của vương quốc cổ Chăm Pa. Lịch sử Việt Nam, tập 1, Hà Nội, tr. 186). Địa bàn phân bố của văn hoá Sa Huỳnh khá rộng và có mối liên hệ khá mật thiết với văn hoá Đông Sơn ở phía Bắc và văn hoá Đồng Nai ở miền Đông Nam Bộ (Hà Văn Tấn: Phù Nam - Óc Eo: ở đâu, bao giờ và ai? Báo cáo hội thảo khoa học 2000). Dựa vào những ghi chép trên các bia ký, cùng với nhiều chứng cứ lịch sử khác, chúng ta có thể phân chia những cư dân trên địa bàn phân bố của văn hoá Sa Huỳnh thành ba bộ phận chủ yếu như sau:

        (1) Bộ phận dân cư phía Bắc cư trú ở phần đất tương đương với vùng đồng bằng thuộc Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên ngày nay. Ngoài những di chỉ thuộc văn hoá tiền Sa Huỳnh, người ta còn tìm thấy ở đây nhiều dấu vết của văn hoá Đông Sơn, điều này cho phép các nhà khoa học nhận xét rằng vào thời tiền sử ở đây có sự cư trú đan xen của các cư dân Việt cổ và cư dân Malayo - Polinesia;

        (2) Cư dân thuộc bộ lạc Dừa sinh sống chủ yếu ở vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay;

        (3) Cư dân thuộc bộ lạc Cau cư trú ở vùng phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay.
Khi người Việt bước vào thời kỳ lập quốc, nước Văn Lang - Âu Lạc ra đời thì ở phía Nam các bộ phận cư dân trên địa bàn phân bố của văn hoá Sa Huỳnh còn đang trong thời kỳ bộ lạc. Thời nhà Hán, quận Nhật Nam là đất cực Nam của bộ Giao Chỉ, có năm huyện là Lư Dung, Tị Cảnh, Châu Ngô, Tây Quyển và Tượng Lâm. Theo Đại Nam Thống nhất chí thì phía Nam của quận Nhật Nam vào đến Phú Yên ngày nay. Năm 84 sau Công nguyên, cư dân ở quận Nhật Nam có dâng tê và bạch trĩ lên vua Hán để tỏ lòng cung thuận, nhưng từ cuối thế kỷ I trở đi thì họ nhiều lần nổi lên chống nhà Hán để vận động độc lập (Phan Khoang (2001), Việt sử xử Đàng Trong, Nxb Văn học. tr.15). Năm 192 sau Công nguyên, nhân lúc chính quyền đô hộ tập trung lực lượng đàn áp sự chống đối ở Giao Chỉ và Cửu Chân, nhân dân huyện Tượng Lâm đã nổi dậy giành lấy chính quyền, lập ra một nhà nước độc lập mà trong các thư tịch cổ gọi là nước Lâm Ấp, lấy đất Quảng Nam ngày nay làm trung tâm, dựng đô ở Trà Kiệu (Phan Khoang: Sdd, tr.18).

        Ngay từ sau khi tách ra thành một quốc gia riêng, Lâm Ấp đã rất quan tâm đến việc mở rộng cương giới ra phía bắc. Trong khoảng thời gian hơn ba thế kỷ (từ năm 248 đến năm 589), chỉ tính riêng những sự kiện được chép trong sử liệu Trung Hoa, Lâm Ấp đã tiến hành gần hai mươi lần tiến công vào phần đất phía Bắc quận Nhật Nam và địa phận quận Cửu Chân, thậm chí có lần đánh ra đến tận phủ Giao Chỉ (năm 399) (Phan Khoang (1967), Việt sử xứ Đàng Trong. Sài Gòn, tr.16-34). Kết quả là một dải đất kéo dài từ Nam dãy Hoành Sơn đến phía bắc đèo Hải Vân dần dần bị sáp nhập vào lãnh thổ của Lâm Ấp, và quốc gia mới mở rộng này sử Trung Quốc gọi là Chăm Pa.

        Cùng với việc mở rộng lãnh thổ ra phía Bắc, Chăm Pa cũng rất chú trọng đến việc mở rộng lãnh thổ về phía Tây và Tây Nam. Chăm Pa đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt xâm chiếm vùng đất của các bộ lạc tự do ở miền núi như bộ lạc Bồn Man và bộ lạc Lục Hoàn (nay là tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Khăm Muộn của Lào), vùng Bassac bên tả ngạn sông Mê Công (nay là tỉnh Attapư của Lào), các bộ tộc "man di" ở cao nguyên (nay là vùng Tây Nguyên), tấn công Chân Lạp và sau đó lại bị Chân Lạp tấn công tạo ra cuộc chiến tranh một trăm năm giữa Chăm Pa và Chân Lạp.

        Từ năm 875, khi một vương triều mới lên làm vua ở lndrapura (Đồng Dương - Quảng Nam), thì sử Trung Hoa đổi gọi nước Chăm Pa là Chiêm Thành (Phan Khoang, Sdd (xuất bản 2001), tr.29). Đến đầu thế kỷ XI, đất Chiêm Thành khi ấy gồm ba châu: Châu Ô - Lý ở vùng trung du, châu Bị - Thi ở vùng đồng bằng ven biển và châu Thượng Nguyên ở miền núi phía Tây (Đào Duy Anh (1994), Nước Việt Nam qua các đời, NXB Thuận Hoá).

        Phần nhiều các vua Chiêm Thành đều rất hiếu chiến, nên duy trì một đội quân đông đảo và thiện chiến. Với đội quân ấy, trong suốt mấy thế kỷ, đã làm khốn khổ lực lượng đô hộ của Trung Hoa, quấy phá vùng ven biển của nước Đại Việt, bao phen làm mưa gió ở tận Thăng Long, tiến đánh Chân Lạp và làm chủ vương quốc này trong một thời gian. Nhưng vì quá hiếu chiến, phải đối phó với cả hai nước láng giềng ở Bắc và Nam, nên Chiêm Thành tự làm suy yếu trong những cuộc chiến tranh, để rồi không còn đủ sức lực giữ mình và dẫn đến bị xoá tên trên bản đồ thế giới.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Một, 2015, 01:59:34 am
        * Quan hệ Đại Việt - Chiêm Thành và quá trình mở rộng lãnh thổ, xác lập chủ quyền của Đại Việt về phía Nam:

        Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, dân tộc Việt của nước Văn Lang - Âu Lạc đã liên tục đấu tranh và đã nhiều lần lật đổ chính quyền đô hộ. Nhưng phải đến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mới hoàn toàn chấm dứt được ách thống trị của phong kiến phương Bắc, lịch sử dân tộc Việt Nam mở sang trang mới - thời kỳ quốc gia độc lập tự chủ. Năm 939, Ngô Quyền đã xưng vương và đóng đô ở Cổ Loa, cố đô của An Dương Vương, biểu hiện ý chí nối liền quốc thống của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc.

        Năm 944, Ngô Quyền mất, đất nước lâm vào tình trạng chia cắt cát cứ trầm trọng mà lịch sử gọi là "Loạn 12 sử quân". Năm 977, Đinh Bộ Lệnh dẹp yên nạn cát cứ, thống nhất lãnh thổ cả nước, lên ngôi vua xưng là Đinh Tiên Hoàng, lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đặt đô ở Hoa Lư. Việc Đinh Bộ Lĩnh xưng đế và đặt tên nước là Đại Cồ Việt một lần nữa khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc Việt với một mức độ cao hơn trước đây. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị thái giám là Đỗ Thích sát hại. Nghe được tin này, vua Chiêm Thành đã dẫn hơn 1000 chiến thuyền thuỷ quân đi đánh kinh đô Hoa Lư, đến cửa biển Đại An (Nam Định ngày nay) gặp bão bị đắm hết, chỉ có thuyền vua Chiêm Thành thoát nạn phải quay về nước.

        Đinh Tiên Hoàng mất, triều thần đưa con trai của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Toàn lúc đó mới 6 tuổi lên làm vua, tôn mẹ của Đinh Toàn là Dương Vân Nga làm Hoàng Thái hậu. Năm 980, nhân lúc nội bộ nhà Đinh lục đục, nhà Tống đem quân xâm lược Đại Cồ Việt. Vì lợi ích dân tộc, áo "Long cổn" - ngôi vua được trao cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Lê Hoàn lên ngôi vua, lấy hiệu là Lê Đại Hành, mở đầu triều đại nhà Tiền Lê . Sau khi lên ngôi vua, Lê Hoàn sai sứ là Từ Mục và Ngô Tử Canh sang giao hiếu với Chiêm Thành nhằm yên mặt Nam để chống giặc Tống, nhưng lúc đó vua Chiêm Thành cậy thế hùng mạnh đã bắt giữ hai sứ giả của Đại Cồ Việt. Năm 982, Lê Hoàn tự làm tướng cầm quân đi đánh Chiêm Thành, giết vua Chiêm Thành là Ty Mi Thuế, tiến vào kinh đô Đồng Dương, vua mới của Chiêm Thành phải chạy vào phía Nam, quân Việt ở lại Đồng Dương một năm sau mới rút về nước. Tiếp theo đó, quân Việt còn tiến đánh Chiêm Thành hai lần nữa (985, 990), nhưng chỉ để răn đe và bắt Chiêm Thành thần phục, do đó không có một sự thay đổi nào về lãnh thổ trong suốt thời kỳ triều Tiền Lê (Trương Hữu Quýnh (chủ biên - 1999), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục, tr.118). Năm 1002, nhà Tiền Lê chia cả nước thành 10 đạo, khi ấy biên giới phía nam của Đại Cồ Việt giáp Chiêm Thành ở khu vực đèo Ngang.

        Năm 1009, Lý Công Uẩn làm vua thay thế nhà Tiền Lê, mở đầu triều đại Lý từ năm 1009 đến năm 1225. Năm 1010, nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long và đổi 10 đạo trong cả nước thành 24 lộ. Đến năm 1054, đổi quốc hiệu Đại Cồ Việt thành Đại Việt.

        Khi vương triều Lý thành lập, Chiêm Thành có sai sứ sang cống (năm 1011), nhưng sau đó không thông sứ nữa. Vì vậy, đến năm 1020, Lý Thái Tổ sai quân đi đánh Chiêm Thành ở trại Bố Chính (Bắc tỉnh Quảng Bình ngày nay) để răn đe. Năm 1043, Chiêm Thành cho quân sang cướp bóc ở ven biển phía Nam của Đại Việt. Năm 1044, Lý Thái Tông đem quân tiến vào kinh đô Chà Bàn của Chiêm Thành, giết vua Chiêm Thành là Xạ Đẩu, bắt Chiêm Thành phải thần phục nhà Lý.

        Đến năm 1065, vua Chiêm Thành là Chế Củ sau khi chuẩn bị về quân sự đã cắt đứt hẳn quan hệ với Đại Việt. Năm 1068, quân Chiêm Thành xâm lấn biên giới, vượt biển tiến vào Nghệ An. Thời gian này, nhà Tống đã hậu thuẫn cho quân Chiêm Thành và còn có kế hoạch lôi kéo Chiêm Thành và Chân Lạp hợp sức với nhau xâm lược Đại Việt. Để dẹp nguy phương Nam, phòng hoạ phương Bắc, Lý Thánh Tông quyết định đánh Chiêm Thành. Tháng 2 năm 1069, Lý Thánh Tông hạ chiếu thân chinh đánh Chiêm Thành, chọn Lý Thường Kiệt làm nguyên suý đem theo năm vạn quân theo đường thuỷ tiến đánh Chiêm Thành, số thuyền đến vài trăm. Quân Chiêm Thành bị thua liên tiếp, vua Chiêm Thành là Chế Củ đem theo vợ con chạy vào phía Nam. Vua Thánh Tôn vào thành Trà Bàn, sai Lý Thường Kiệt đuổi theo Chế Củ, một tháng sau thì bắt được Chế Củ ở sát biên giới Chân Lạp. Tháng 5-1069, quân Đại Việt rút về nước, mang theo Chế Củ về Thăng Long, Chế Củ xin dâng Đại Việt ba châu là Bố Chính, Địa Lý và Ma kinh mới được tha về. Sau đó, vua mới của Chiêm Thành lên ngôi lấy hiệu là Harivarman tiếp tục cho quân quấy phá Đại Việt. Năm 1075, vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đi đánh Chiêm Thành nhưng bị thua, chỉ hoạ đồ hình thể núi sông ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh rồi trở về, vua Lý đổi tên châu Địa Lý thành Lâm Bình và châu Ma Linh thành Minh Linh đồng thời xuống chiếu chiêu mộ dân đến ở và tổ chức lại việc cai trị ở các châu đó. Đáp ứng chiếu chỉ của vua Lý Nhân Tông, nhiều người ở phía bắc (chủ yếu từ miền Nghệ An) đã di cư vào nam lập nghiệp, lập nên các làng xã ở Lâm Bình và Minh Linh (nam tỉnh Quảng Bình và bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay). Tuy nhiên, dân Việt không dừng lại ở châu Bố Chính mà còn đi thẳng vào Lâm Bình là nơi đất thấp và phì nhiêu hơn (cực nam tỉnh Quảng Trị). Năm 1104, vua Chiêm Thành đem quân đánh lấy lại ba châu, nhưng mấy tháng sau vua Lý sai Lý Thường Kiệt đem quân vào đánh, quân Chiêm Thành thua phải trả lại ba châu đó. Những năm tiếp theo thuộc vương triều Lý, Chiêm Thành và Chân Lạp đã ba lần hợp sức với nhau tiến đánh Đại Việt (1132, 1216, 1218) nhưng đều bị Đại Việt đánh bại. Lúc này, biên giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành ở vào khoảng sông Thạch Hãn (Quảng Trị ngày nay).

        Nhà Lý suy yếu, các thế lực phong kiến nổi lên đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Năm 1226, họ Trần chấm dứt được nội chiến, lập ra triều đại nhà Trần (1226 - 1400). Năm 1242, nhà Trần đặt lại đơn vị hành chính, chia nước làm 12 lộ và đặt một số trấn ở các vùng xa kinh thành hoặc ở vùng biên giới. Đến năm 1497, lại đổi các lộ thành trấn để thống nhất quản lý trên cả nước. Trong suốt thời đại Trần, ngoài việc tổ chức thắng lợi chống các cuộc chiến tranh xâm lược của quân Mông - Nguyên, biên giới phía bắc của Đại Việt không hề có một vụ bạo loạn hay cát cứ nào của các thủ lĩnh địa phương. Ở vùng cương vực phía tây, do việc quản lý của chính quyền phong kiến thời Lý đối với vùng này còn lỏng lẻo, các tù trưởng địa phương thường dựa vào địa thế xa xôi hiểm trở, đi lại khó khăn để chống lại sự quản chế của triều đình. Nhà Trần đã phải triệt để áp dụng việc kết hợp các biện pháp phủ dụ và trấn áp, năm 1337 thu phục toàn bộ miền thượng lưu sông Đà, đến cuối thời Trần vùng biên cương phía tây Nghệ An mới được yên ổn. Ở phía nam, nhà Trần duy trì quan hệ hữu hảo với Chiêm Thành, năm 1306, vua Chiêm Thành là Chế Mân cưới công chúa Huyền Trân, cắt đất Ô - Lý cho Đại Việt để làm vật dẫn cưới, nhà Trần đổi đất ấy thành châu Thuận và châu Hoá (nay là đất Quảng Trị, Thừa Thiên), lúc này lãnh thổ Đại Việt đượm mở rộng về phía Nam tới đèo Hải Vân.

        Đến cuối thế kỷ XIV, nhà Trần suy yếu, Hồ Quý Ly đã phế truất vua Trần, lập ra triều Hồ (năm l400), đổi quốc hiệu là Đại Ngu, đóng đô ở Tây Đô (Thanh Hoá). Nhà Hồ rất chú trọng biên giới phía Nam, nhằm ổn định và giữ vững vùng biên ải này để tập trung đối phó với nhà Minh ở phía Bắc. Với chủ trương đẩy thêm biên giới về phía Nam để triệt tiêu nguy cơ bị xâm lược quấy rối sau lưng. Năm 1402, nhà Hồ tiến đánh Chiêm Thành, buộc vua Chiêm Thành cắt cho Đại Ngu hai vùng đất phía Nam đèo Hải Vân là Chiêm Động và Cổ Luỹ, nhà Hồ đặt hai vùng đất ấy thành bốn châu là Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa và đặt trấn Tân Ninh ở phía Nam đèo Hải Vân (bao gồm vùng Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ngãi ngày nay). Lãnh thổ của Đại Ngu lúc bấy giờ đã mở rộng tới phía Nam tỉnh Quảng Ngãi.

        Năm 1406, nhà Minh lấy cớ Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, đem quân sang đánh chiếm Đại Ngu. Năm 1407, cha con họ Hồ bị bắt, triều Hồ bị đổ, đất nước ta lại rơi vào ách đô hộ của nhà Minh với một chính sự vô cùng hà khắc. Nhà Minh đổi Đại Ngu thành quận Giao Chỉ gồm 15 bộ.

        Năm 1418, Lê Lợi lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa chống Minh. Năm 1428, cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi, Lê Lợi lên làm vua, lập nên triều đại nhà Lê Sơ. Trong thời kỳ Đại Việt kháng chiến chống nhà Minh, Chiêm Thành đã chiếm lại hai vùng đất Chiêm Động và Cổ Luỹ cắt cho nhà Hồ năm 1402. Do vậy, đầu đời Lê Sơ, địa phương biên giới phía nam nước Đại Việt giáp Chiêm Thành là Hoá Châu (Thừa Thiên ngày nay) giống như ở thời Trần. Năm 1470, vua Chiêm Thành là Trà Toàn "thình lình đem hơn 10 vạn quân thuỷ, bộ cùng voi ngựa đến đánh úp Hoá Châu” (Phương Đình Nguyễn Siêu: Quốc sử quán triều Nguyễn. Cương mục, tập IX, tr.25) quân Việt chống không nổi phải lui vào thành cố thủ và cấp báo về Thăng Long. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông quyết định trực tiếp cầm quân đánh thẳng vào kinh đô Chà Bàn của Chiêm Thành để trừ tận gốc nguy cơ quấy rối, xâm lấn. Vua Chiêm Thành là Trà Toàn bị bắt đưa về Đại Việt, vua Thánh Tông lấy đất từ Nam đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông (Phú Yên ngày nay) đặt làm đạo thừa tuyên Quảng Nam. Đất còn lại của Chiêm Thành bị chia thành ba "tiểu quốc" phiên thuộc Đại Việt là Nam Bàn, Hoa Anh, Chiêm Thành, vẫn do người Chiêm Thành làm vua.

        Năm 1570, khi Đoan quận công Nguyễn Hoàng được trao quyền trấn thủ Thuận Hoá và Quảng Nam thì đất của hai trấn này chỉ gồm từ phía Nam đèo Ngang (bắc tỉnh Quảng Bình) tới đèo Cù Mông (Phú Yên).

        Năm 1611, người Chiêm Thành quấy phá biên giới, Nguyễn Hoàng cho quân vào đánh Chiêm Thành, lấy đất bên kia đèo Cù Mông đến núi Thạch Bi, đặt làm phủ Phú Yên gồm hai huyện là Đồng Xuân và Tuy Hoà. Đến năm 1629, viên quan cai quản phủ Phú Yên cấu kết với người Chiêm Thành làm phản, Nguyễn Hoàng sai quân đi đánh, dẹp yên và đổi phủ Phú Yên làm dinh Trấn Biên. Năm 1648, quân của họ Nguyễn và quân của họ Trịnh giao tranh ở Quảng Bình, quân Nguyễn thắng lớn, bắt giữ nhiều tướng Trịnh và ba vạn quân. Chúa Nguyễn chia số tù binh cho ra ở các nơi trên vùng đất mới chiếm được từ Thăng Hoa, Điện Bàn đến Phú Yên, cứ 50 người làm một ấp, cấp cho lương ăn nửa năm, lại cho họ được khai thác những mối lợi ở núi, đầm và ra lệnh cho nhà giàu bỏ thóc cho họ vay. Năm 1653, quân Chiêm Thành lại quấy phá Phú Yên, chúa Nguyễn sai quân đánh, chiếm đất đến sông Phan Rang, phần đất từ sông Phan Rang ra đến Phú Yên đặt làm dinh Thái Thượng (tức tỉnh Khánh Hoà ngày nay). Năm 1692, quân Chiêm Thành lại tấn công dinh Thái Thượng, năm 1693 chúa Nguyễn sai quân đi đánh, bắt được vua Chiêm Thành, chiếm hết đất còn lại của Chiêm Thành và đổi đặt làm một trấn là Thuận Thành (sau đổi làm phủ Bình Thuận). Như vậy, kể từ năm 1693, Chiêm Thành chính thức diệt vong.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Mười Một, 2015, 03:06:27 am
        * Về vùng đất Tây Nguyên (Theo: Gia Lai - Đất nước, Con người. Tạp chí Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay 5/1999, tr. 52 - 60):

        Các dấu tích vật chất cũng như các sử liệu đều cho biết, trước khi người Việt bắt đầu mở mang bờ cõi vào phía Nam, một số vùng đất của Tây Nguyên trong những thời gian nào đó đã thuộc lãnh thổ của người Chăm Pa xưa. Các bia ký của Chăm Pa thường gọi những người Tây Nguyên là Kiritas (người miền núi). Cũng các sử liệu cho biết, ông vua Lửa và ông vua Nước ở cao nguyên Pleiku bị coi là chư hầu của Chăm Pa. Sau khi chinh phạt Chăm Pa (Chiêm Thành) năm 1471, vua Lê Thánh Tông đã phong hai vua Thuỷ Xá (vua Nước) và Hoả Xá (vua Lửa) nước Nam Bàn ở phía Tây đầu nguồn phủ Phú Yên xứ Quảng Nam (vùng đất có thể là thuộc hai huyện Trông Pa và Ayun Pa hiện nay), nơi đây vẫn còn nhà ở của ông vua Lửa và hiện đã phát hiện một số di vật và di tích cổ của Chăm Pa. Năm 1693, chúa Nguyễn lấy toàn bộ đất đai của Chiêm Thành sáp nhập vào Đại Việt, riêng châu Thượng Nguyên chủ yếu là các dân tộc thiểu số nên các chúa Nguyễn chỉ đặt ở chế độ thuộc quốc. Đến năm 1751, khi chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh đi kinh lý miền Tây (Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà) thì hai bộ lạc Thuỷ Xá và Hoả Xá thuộc xứ Hoa Anh (các tỉnh Tây Nguyên ngày nay) mới về thần phục chúa Nguyễn. Năm 1753, bộ lạc Côn Man ở xứ Nam Bàn Lâm Đồng ngày nay) nổi loạn, đánh phá vùng Bình Thuận, chúa Nguyễn sai Nguyễn Cư Trinh đem binh đàn áp, đến cuối năm 1754 thì bộ lạc này mới chịu thần phục nhà Nguyễn.

        Từ khi vua Lê đánh chiếm Chiêm Thành, lập ra nước Nam Bàn cho các vua Thượng cho đến thời các chúa Nguyễn khai phá miền Trung và miền Nam thì một số vùng đất Tây Nguyên bắt đầu dần hoà nhập vào với đất nước Việt Nam. Thế nhưng, người Việt cho đến thời các chúa Nguyễn vẫn chưa lên Tây Nguyên khai thác, mà chủ yếu quan hệ với người Tây Nguyên qua buôn bán mà trong dân gian gọi là "buôn Thượng". Trong những thế kỷ XVII, XVIII, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã mở rộng dần quyền lực của mình lên vùng rừng núi Tây Nguyên của các dân tộc thiểu số còn chưa lệ thuộc vào quốc gia nào. Để quản lý cư dân và mở rộng quyền lực, các chúa Nguyễn đặt ra một loạt đơn vị hành chính đặc biệt, gọi là "nguồn". Chính sách của nhà Nguyễn đối với các "nguồn" ở Tây Nguyên mà cụ thể là nước Thuỷ Xá và nước Hoả Xá là phủ dụ rồi dần dần lập quyền khống chế. Bên cạnh việc phủ dụ, thu thuế, mua bán, các chúa Nguyễn còn tổ chức đặt quân trấn giữ các "nguồn" để bảo vệ biên giới chống lại sự cướp bóc của người Chân Lạp, người Lào và người Xiêm. Ví dụ, năm 1697, người Ai-lao quấy rối nguồn Hương Bình, nhà Nguyễn lên dẹp và thu phục thêm hai sách là Man Ala và Bát. Mỗi khi thu phục được đất mới, nhà Nguyễn dùng ngay người "man" cai quản luôn người “man" ở đấy. Chính nhờ những biện pháp rất mềm dẻo và thuyết phục mà các nguồn người "man" trên Tây Nguyên dần dần hoà nhập vào đất nước Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười Một, 2015, 03:26:14 am
         
        1.2. Tóm tát quá trình khai phá và xác lập chủ quyền lãnh thổ trên vùng đất Nam Bộ của Việt Nam


        * Lược sử cương giới lãnh thổ và quan hệ giữa nước Phù Nam và nước Chân Lạp (Phạm Đức Thành (1995), Lịch sử Campuchia, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, tr. 53 - 103):

        Nước Phù Nam: Trong số hàng chục tiểu quốc đã xuất hiện ở Đông Nam Á trong khoảng từ thế kỷ I đến thế kỷ VII, nổi bật lên nước Phù Nam với vai trò tiếp thu và truyền bá văn hoá Ấn Độ. Về vị trí của Phù Nam, Lương thư (sử nhà Lương) chép như sau: Nước Phù Nam ở phía Nam quận Nhật Nam, trong một vịnh lớn, ở phía Tây biển. Nước cách Nhật Nam chừng 7000 lý và cách Chăm Pa hơn 3000 lý về phía Tây Nam. Đô thành cách biển 500 lý. Một con sông lớn từ Tây Bắc chảy về phía Đông và đổ ra biển. Nước rộng hơn 300 lý, đất thấp và bằng phẳng, khí hậu và phong tục đại thể giống Chăm Pa.

        Những thông báo mơ hồ của thư tịch cổ đã làm cho nhiều người đoán định rất khác nhau về phạm vi lãnh thổ của Phù Nam. Theo Giáo sư Lương Ninh "Lãnh thổ thuộc quyền cai quản của vương quốc Phù Nam, phía Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Bắc có lẽ giới hạn bởi sông Mun (chảy qua Ubon, Thái Lan), phía Đông giáp biển Đông và phía Tây có lẽ bao gồm hạ lưu sông Mê Nam và một phần Bắc bán đảo Mã Lai" (Lương Ninh, Đặng Đức An (1978), Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục, tr. 224).

        Khi nghiên cứu về Phù Nam, nhiều học giả cho rằng chủ nhân của vương quốc này là cư dân gốc Đông Nam Á nói tiếng Nam Đảo. Họ đã xây dựng vương quốc của mình tồn tại hơn 5 thế kỷ và đã có lúc chinh phục được hầu hết các tiểu quốc ở phía Nam bán đảo Trung Ấn. Nhưng nước Phù Nam không phải là một quốc gia thống nhất chặt chẽ với đúng nghĩa của nó. Trong đó có thể bao gồm nhiều tiểu quốc phụ thuộc với nhiều mức độ khác nhau.

        Ngày nay, người ta biết Phù Nam nhờ vào những tập ký của Khang Thái và Chu Ứng đã từng thăm nước này vào giữa thế kỷ III sau Công nguyên. Danh xưng "Phù Nam" là theo tiếng Trung Quốc, có lẽ do phiên âm từ tiếng Khơ-me cổ "B'iu nam" “B'nam", ngày nay đọc là "Phnom" (có nghĩa là núi). Các vua Phù Nam đều lấy vương hiệu là "Trung B'nam" có nghĩa là "Vua núi". Do đó, ngày xưa người Trung Quốc quen gọi nước này là Phù Nam.

        Địa bàn chính của Phù Nam là vùng hạ lưu và vùng tam giác châu thổ sông Mê Công. Thời cực thịnh, lãnh thổ Phù Nam bao gồm cả Nam bộ Việt Nam, Trung Lào, Hạ Lào, lưu vực sông Mê Nam và Bắc bán đảo Malaysia. Thủ đô của Phù Nam là Vyadapura gần ngọn núi Ba Phnom ở làng Ba Nam thuộc tỉnh Prây-veng của Campuchia ngày nay.

        Khoảng nửa đầu thế kỷ III sau Công nguyên, Phù Nam bắt đầu những mối quan hệ ngoại giao với Ấn Độ và Trung Quốc. Theo một văn bản viết ở thế kỷ V do học giả người Pháp tên là P. Pelliot đưa ra thì vua Phù Nam là Fan Tchan đã phái sứ thần của mình sang Ấn Độ, sứ thần này được triều vua Mu-run-đa đón tiếp nồng nhiệt và lúc ra về được nhà vua cho 4 con ngựa chiến đem về tặng vua Phù Nam. Còn sứ thần của Fan Tchan sang Trung Quốc năm 243 theo sử Tam Quốc, có mang theo lễ vật và đoàn nhạc công sang tặng. Sau đó khoảng những năm 245 - 250, Trung Quốc có cử sứ thần là Khang Thái và Chu Ứng thăm nước Phù Nam. Hai vị sứ thần Trung Quốc được vua Fan Tchan đón tiếp ở kinh đô cùng với sứ thần của triều Mu-run-đa Ấn Độ.

        Nhờ vào những bút tích và truyện ký của hai sứ thần Trung Quốc nói trên mà ngày nay chúng ta biết chút ít về Phù Nam thời đó: Trong nước có nhiều thành quách, lâu đài, nhiều nhà cửa; người trong nước đều xấu xí nước da đen, tóc xoăn, ở trần và đi đất, tính tình giản dị, thật thà; họ sống băng nghề nông, gieo hạt một năm và gặt hái ba năm; thích chạm trổ và điêu khắc; có nhiều dụng cụ nhà bếp làm bằng bạc; lấy vàng, bạc, ngọc trai và hương liệu để nộp thuế; họ có chữ viết giống như chữ viết của người Hồ.

        Từ sau thời vua Fan Giun (khoảng năm 268 - 287), không thấy có bộ sử nào ghi chép. Chỉ biết rằng vào khoảng năm 375 do những biến cố lịch sử nào đó, Phù Nam được đặt dưới quyền cai trị của ông vua mang vương hiệu Tchan Than. Sau đó, sử sách không nói gì về Phù Nam nữa. Mãi tới đầu thế kỷ V, lịch sử Phù Nam lại được tiếp tục ghi chép qua công cuộc "Ấn Độ hoá lần thứ hai" (M. Giteau (1957), Histoire du Cambodge - Didier, Paris, tr. 27). Nhiều tăng lữ và tri thức Ấn Độ không ngừng di cư đến Phù Nam, truyền bá một thứ văn tự mới, chữ viết Panlava cùng với những phong tục, tập quán mở đầu kỷ nguyên mới - kỷ nguyên Sa ka trong lịch sử Phù Nam.

        Theo sử nhà Lương, vào nhưng năm 434, 435 và 438, vua Phù Nam đã nhiều lần sai sứ thần sang triều cống nhà Tống để giữ hoà hiếu. Đối với nước Lâm Ấp, thì từ chối không ủng hộ vua nước này trong âm mưu đánh chiếm đất Giao Châu của người Việt, về sự kiện này, sử nhà Lương chép: Năm 431 - 432, nước Lâm Ấp muốn đánh đất Giao Châu, có yêu cầu Phù Nam giúp sức, nhưng Phù Nam từ chối.

        Tới nửa sau thế kỷ V, sử Nam Tề nói đến một ông vua Phù Nam tên là Jayavacman I thuộc dòng dõi Kaun-dinya. Ông vua này đã có lần sai sứ thần đem lễ vật tới tặng vua Tề và yêu cầu vua Tề giúp đánh Lâm Ấp, vua Tề nhận lễ vật nhưng từ chối đưa quân đi giúp.
Cũng theo sử nhà Lương, thời trị vì của vua Jayavacman I là thời kỳ thịnh vượng của Phù Nam. Nhân dịp đoàn sứ thần Phù Nam sang Trung Quốc năm 503, vua nhà Lương có ra một tờ chiếu rằng: vua Jayavaeman I nước Phù Nam và các đời vua trị vì phương Nam xa xăm từ đời này qua đời khác, tuy ở xa nhưng họ vẫn tỏ rõ lòng trung thực và tính hoà hiếu đối với Trung Quốc, nhiều lần họ sai sứ thần mang lễ vật sang tặng, bởi vậy cần phải tưởng lệ nhà vua bằng cách phong tặng danh hiệu "An Nam đại tướng quân, Phù Nam đại vương".

        Năm 514, Phù Nam đại vương Jayavacman I chết. Nhiều văn bia ví ông như "mặt trăng mọc và mặt trăng rằm" để đề cao công lao của ông trong việc mở mang cá công trình thuỷ lợi như đào sông, khai mương, đắp đê biến vùng đồng lầy rộng lớn ở hạ lưu sông Mê Công thành một vùng đồng bằng phì nhiêu, màu mỡ. Con của Jayavacman I kế vị ngôi cha hiệu là Rudravacman (514 - 550) là ông vua cuối cùng của Phù Nam. Rudravacman đã nhiều lần sai sứ sang Trung Quốc triều cống (những năm 517, 530) để củng cố vương quyền. Nhưng ông không thuộc dòng cả mà thuộc dòng thứ nên việc lên ngôi của ông là bất hợp pháp. Do vậy, một cuộc chính biến đã lật đổ ông để đưa người dòng cả lên thay. Biến cố này làm Phù Nam bị chia cắt và cuối cùng bị sụp đổ vào năm 550. Sang thế kỷ VI, sử ký nhà Đường chép: Thủ đô của săn bắn, cố đô của đất Phù Nam bị Chân Lạp cướp mất và nhà vua trốn về miền nam ở Nafouna.

        Vương quốc Phù Nam tuy bị Chân Lạp thôn tính vào năm 550, nhưng vương quốc này vẫn còn chống giữ được đến năm 627. Trong khoảng thời gian này, có bốn vị quốc vương nối tiếp trị vì và tìm cách khôi phục cơ đồ. Triều đình Phù Nam ở vùng Bassac tại Nafouna, trong các năm 616 và 627 có cử sứ thần sang Trung Hoa cầu cứu đánh Chân Lạp, nhưng bị khước từ.

        Trên đây là những điều chúng ta biết được về Phù Nam, một trong những quốc gia cổ đại quan trọng bậc nhất ở Đông Nam Á thời cổ đại. Hầu hết tài liệu chúng ta dựa vào để tìm hiểu lịch sử Phù Nam là những sử liệu của người Trung Quốc viết lại. Sau này, có thêm các nguồn chứng liệu về văn minh Phù Nam được phát hiện bởi các cuộc khai quật khảo cổ học hiện đại, cùng với các nguồn sử liệu trên càng khẳng định rõ về sự tồn tại của một quốc gia Phù Nam cổ đại - chủ nhân đầu tiên của vùng đất Nam Bộ của Việt Nam ngày nay.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Mười Một, 2015, 03:33:54 am
        Nước Chân Lạp - vương triều Angkor và vương quốc Campuchia: Trước đây, một số người cho rằng Phù Nam là tiền thân của nước Campuchia ngày nay, hoặc là giai đoạn đầu của lịch sử Campuchia. Quan điểm cho rằng Phù Nam là tiền thân của nước Campuchia được nêu ra đầu tiên trong các công trình nghiên cứu của các học giả châu Âu chủ yếu là các học giả trường Viễn Đông Bác Cổ từ nửa đầu thế kỷ XX. Nhiều công trình nghiên cứu sau này đã bổ sung, củng cố những quan điểm này. Cho đến nay, một số nhà nghiên cứu đã thừa nhận rằng để hiểu biết về tình hình chính trị, đời sống, phong tục tập quán của Phù Nam cần dựa vào nguồn thư tịch cổ của Trung Quốc. Theo đó, Phù Nam và Chân Lạp là hai tiểu quốc riêng biệt cùng tồn tại ở những thế kỷ đầu Công nguyên. Hai nước nằm ở những vị trí khác nhau tuy vẫn có những quan hệ nhiều mặt. Tuỳ thư quyển 82, tờ 3 có đoạn chép về hai nước Phù Nam và Chân Lạp như sau (Lịch sử Campuchia (1982), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội, tr. 28 - 29): "Chân Lạp ở phía Tây Nam nước Lâm Ấp nguyên trước là thuộc quốc gia Phù Nam. Họ vua Chân Lạp là Tchali, tên riêng là Tchơtosơna. Tổ tiên đã dần dần làm cho nước trở nên hùng cường. Tchơtosơna chiếm được Phù Nam và bắt thần phục". Tân Đường thư do Âu Dương Tu và Tống Kỳ biên soạn, quyển 222, tờ 2 có đoạn ghi về nước Phù Nam như sau: "Nước Phù Nam ở cách quận Nhật Nam bảy ngàn lý về phía Nam, đất thấp cũng như Lâm Ấp, có thói quen lập thành phố bọc tường... Vua đóng đô ở thành Đặc Mục, thành ấy bị Chân Lạp đánh bất ngờ và phải dời đến thành phố Naphậtna phía Nam".

        Qua hai tài liệu trên, bước đầu chúng ta có thể xác định: (1) Hai tài liệu trên ghi lại rằng vị trí của Phù Nam ở phía Nam quận Nhật Nam, tức là phía Nam đất Trung Bộ của Việt Nam và cách quận này bảy ngàn lý. Còn nước Chân Lạp nằm ở phía Tây Nam nước Lâm Ấp tức vùng Hạ Lào và có thể gồm cả phần đất đai phía Đông Bắc nước Campuchia ngày nay nữa. Như vậy là vị trí của hai nước đã được xác định rõ; (2) Nước Chân Lạp bị Phù Nam chinh phục và trở thành thuộc quốc của Phù Nam; (3) Sau một thời gian bị lệ thuộc Phù Nam, Chân Lạp dần dần mạnh lên, không những thoát khỏi ách thống trị của Phù Nam mà còn đánh lại Phù Nam và bắt Phù Nam phải thần phục mình. Như vậy, rõ ràng không thể coi nước Phù Nam là tiền thân của nước Campuchia mà Phù Nam chỉ là một quốc gia riêng biệt với Chân Lạp.

        Cũng tương tự như Phù Nam, Chân Lạp cũng có truyền thuyết dựng nước của mình. Trong văn bia thế kỷ X, tìm thấy ở Baksay Chamkrong có ghi như sau: Một tu sĩ khổ hạnh tên là Kambuvayambava, kết hôn với tiên nữ Mera con gái thần Xiva, sinh ra dòng các vua chúa của Kambuja, tức vương quốc của Kambu. Do vậy, ngày nay có người cho rằng gọi Campuchia là lấy từ tên nhân vật truyền thuyết Kambu mà đặt ra. Còn tên gọi Chân Lạp (T'chenla) là do người Trung Quốc đặt ra trong thư tịch cổ. Đến nay, chưa ai có thể giải thích được tên gọi này bắt nguồn từ đâu, vì không có chữ Xanxcrit hay chữ Khơ-me cổ nào phát âm như vậy. Vua Chân Lạp đầu tiên dựng nước ở miền Hạ Lào ngày nay, trong phần đất thuộc một phần Thái Lan. Kinh đô đầu tiên của Chân lạp là Bhavabura Sretapura (Bắc Biển Hồ). Buổi đầu dựng nước, Chân Lạp là thuộc quốc của Phù Nam. Sau đó khi Phù Nam khủng hoảng thì Chân Lạp đã mạnh lên, đem quân đánh bại Phù Nam và chinh phục vương quốc này. Bia Baksei Chamkrông (Campuchia) dựng năm 948 ghi: "(Đức vua Srutavaeman) hãnh diện vì đã khởi đầu việc phá bỏ sự công nạp" (tức là phá bỏ sự lệ thuộc Phù Nam).

        Vào khoảng giữa thế kỷ VI, Phù Nam rơi vào thời kỳ suy tàn. Thực ra thì sự hưng thịnh một thời của Phù Nam chỉ tập trung ở một số đô thị, đông dân cư, còn ở các vùng nông thôn thì không hề được quan tâm. Hàng năm liên tiếp xảy ra lũ lụt, biến những vùng đồng bằng vốn phì nhiêu thành những vùng đồng lầy vô dụng ở miền hạ lưu sông Mê Công, làng mạc tiêu điều, cư dân phiêu tán. Mặt khác, nội bộ hoàng tộc tranh cướp ngôi vua giữa ngành cả và ngành thứ, vì thế đất nước bị chia cắt thành những vùng riêng rẽ. Chính trong cơ hội này, vua Chân Lạp Bavavacman I (598 - 600) đã mang quân tấn công Phù Nam. Họ tiến dọc theo thung lũng sông Mê Công rồi nhanh chóng chinh phục toàn bộ Phù Nam, buộc các vua cuối cùng của Phù Nam phải chạy lánh nạn xuống miền Nam. Nước Chân Lạp khi đó được mở rộng: phía Bắc giáp sông Mun, phía Nam giáp vùng Tônlê Sáp, phía Đông giáp dãy Trường Sơn. Em của Bavavacman I là Chitơrasena (600 - 615) kế ngôi vua, tiếp tục mở rộng bờ cõi vương quốc về phía Tây và phía Nam, đặt quan hệ giao hảo với Chăm Pa láng giềng để rảnh tay về biên giới phía Đông, tập trung mở rộng biên giới phía Tây.

        Dưới thời vua Ixanavacman I (615 - 635, con của vua Chitơrasena), lãnh thổ Chân Lạp được mở rộng về Tây Nam, bao gồm Angkor Bô ray, Công-pông-chàm, Prây-veng, Kần-đan, Tà-keo và tỉnh Chan-ta-bun của Thái Lan ngày nay. Để củng cố mối quan hệ với các nước láng giềng, Ixanavacman I tiếp tục cử sứ thần sang triều cống Trung Quốc vào những năm 616, 617, 623 và 628, đồng thời gả con gái của mình cho người cháu nội của vua nước Chăm Pa (năm 653) hiệu là Vikrantavacman - một ông vua Chăm Pa nổi tiếng về những công trình xây dựng đền đài sau này. Vua Ixanavacman I dời đô đến Ixanapura (vùng Sam po Praykuk ở phía Bắc Công-pông-thom thuộc khu vực Biển Hồ ngày nay).

        Con của Ixanavacman I là Bavavacman II (639 - 655) nối ngôi cha, để duy trì chế độ phong kiến tập quyền do cha để lại, phải trấn áp nhiều cuộc nổi loạn của các chư hầu cát cứ. Con của Bavavacman II là Jayavacman I (655 - 681) đã chinh phục các miền Trung Lào và Thượng Lào, cải tổ quân đội và xúc tiến các công trình xây dựng đền đài. Ông nổi tiếng là một ông vua rất mộ đạo Xiva giáo và Visnu giáo với việc thờ thần tượng Harihara.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Mười Một, 2015, 12:14:45 am
        Jayavacman I chết vào năm 680 để lại một vương quốc rộng lớn mà không có con trai kế nghiệp. Vợ ông là hoàng hậu Jayadevi thay chồng đảm nhiệm việc nước. Nhưng việc cai trị một vương quốc rộng lớn trong hoàn cảnh lịch sử như vậy là quá sức của một người đàn bà goá đã có tuổi. Hơn nữa, vào lúc này nhiều quốc gia mới đang trỗi dậy ở Đông Nam Á như Srivijava ở Xumatra, Đơvaravati ở Miến Điện, Sailenđơra ở Java làm cho thế nước Chân Lạp thêm suy yếu. Năm 716, một người trong hoàng tộc tên là Puskaraksa tự lập vương triều mới ở miền Nam, lấy Sambhupura ở vùng Sambor làm kinh đô. Sự kiện này dẫn đến Chân Lạp bị phân liệt mà thư tịch cổ Trung Quốc gọi là sự phân chia của Chân Lạp thành Lục Chân Lạp và Thuỷ Chân Lạp. Về vấn đề này, sử nhà Đường có ghi: Nửa phía Bắc có nhiều rừng núi và thung lũng gọi là Lục Chân Lạp. Nửa phía Nam có nhiều hồ và có biển bao bọc gọi là Thuỷ Chân Lạp. Nhiều người đã cố gắng đoán định về địa bàn Lục Chân Lạp và Thuỷ Chân Lạp. Nhưng với việc lập vương triều mới ở Sambhupura ở miền Nam cho phép xác định địa bàn của Thuỷ Chân Lạp chính là lãnh thổ mở rộng ở phía Nam dãy Đăng-rek mà theo Tân Đường thư thì: nửa phía Nam giáp biển phủ đầy đầm hồ tức là nước Campuchia ngày nay và miền hạ lưu sông Mê Công. Còn vương triều cũ, gốc miền Bắc là vương triều Dhavapura đã tách ra và giữ quyền của mình ở miền Bắc trên đất khởi nghiệp của tộc mặt trời. Đó là Lục Chân Lạp.

        Lục Chân Lạp còn được thư tịch cổ Trung Quốc gọi là Văn Đan. Lãnh thổ nước này thuộc miền Trung và Hạ Lào và một phần đất của Lào và Thái lan ngày nay. Các đời vua ở đây tự coi mình là thuộc dòng dõi các đời vua nước Chân Lạp thống nhất ngày trước. Sử nhà Đường có ghi chép việc Lục Chân Lạp cử 4 đoàn sứ thần sang Trung Quốc vào những năm 717, 753, 771 và 799.

        Năm 722, Lục Chân Lạp đã đem quân sang hỗ trợ cho cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan chống ách đô hội của nhà Đường. Năm 754, quân Lục Chân Lạp lại liên minh với quân nhà Đường chống lại quân Nam Chiếu ở phía Nam Trung Quốc. Kinh đô của Lục Chân Lạp là Bavapura trên bờ sông Mê Công tại Pakhinbun ngày nay.

        Còn số phận của Thuỷ Chân Lạp phải trải qua nhiều thăng trầm, phức tạp, bị chia cắt thành nhiều công quốc độc lập và bán độc lập. Trong số các công quốc đó, đáng lưu ý nhất là Aninditabura ở phía Nam do Baladitya cai trị, kinh đô là Baladityapura được coi là kinh đô chính thức của Thuỷ Chân Lạp cách Angkor khoảng 20 km về phía Đông Nam. Phía Bắc của Thuỷ Chân Lạp là một công quốc khác có vùng Biển Hồ, kinh đô là Sambupura trên bờ sông Mê Công ở phía Bắc tỉnh Cra-chê của Campuchia ngày nay. Có người cho rằng người đứng đầu công quốc này là bà hoàng Jayadevi, vợ goá của vua Jayavacman I mà sau đó bà đã nhường ngôi cho người chồng thứ hai là Pusơkara con vua nước Amnditabura. Như vậy trong thời kỳ này bằng những cuộc hôn phối các dòng họ vua chúa thuộc các công quốc khác nhau cũng thể hiện sự mong muốn thống nhất đất nước. Nhưng thế nước đã suy vi nên họ không thể thực hiện được. Do vậy, vào cuối thế kỷ VIII, Thuỷ Chân Lạp lại bị chia thành 5 công quốc thù địch nhau. Ngoài hai công quốc đã nêu trên, còn có ba công quốc khác nằm rải rác ở phía Bắc hồ Tônlê Sáp là Sakơranxapura, Apgapurava và Indơrapura.

        Về vương triều Angkor: Trước tình hình bị chia cắt, vương quốc Chân Lạp ngày càng bị suy yếu. Đây là cơ hội tốt cho các thế lực ngoại bang xâm lược. Chính trong thời gian này, vương triều Sailenđơra được lập ở nước Kalinga (Java - Indonesia) trỗi dậy, đem quân xâm nhập và cướp phá Chân Lạp. Vào năm 787, quân của Sailenđơra đã tiến vào kinh đô Sambhupura cướp bóc và giết vua Mahipati. Sự kiện này đã chấm dứt thời kỳ thứ nhất của lịch sử dựng nước của Campuchia.

        Sau khi giành lại được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của Java, từ năm 944 đến 1181, là giai đoạn phát triển mới của Chân Lạp. Trải qua mười một đời vua trị vì đất nước, các ông vua này đã tập trung vào củng cố vương quyền, xây dựng đất nước. Ngoài ra, còn đưa quân chinh chiến mở rộng quyền lực về phía Tây, thần phục vùng

        Nguyên nhân sâu xa của quá trình này chính là sự suy thoái từ bên trong - sự suy thoái về kinh tế xã hội sau nhiều thập kỷ đã tận dụng hết các tiềm năng của mình để xây dựng những công trình đồ sộ và tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm củng cố quyền lực và tranh giành lãnh thổ. Đồng thời còn một nguyên nhân khác nữa, hết sức quan trọng - đó là sức ép từ bên ngoài mà đặc biệt là của người Thái. Ngay từ cuối thế kỷ XIII và nhất là từ sau năm 1350 khi nước Ayuthaya (Thái Lan) đã chinh phục được Sukhôthay và cao nguyên Korat, người Thái liên tục tấn công Campuchia, thống trị hoặc dồn đẩy người Khơ-me về phía Nam. Các cuộc xâm lược của người Thái đã gây những tổn hại vô cùng lớn lao cho Campuchia. Cung điện, nhà dân phần lớn làm bằng gỗ lá đã bị đốt cháy rụi. Quân lính Thái còn đập phá các đền tháp, chân bệ đặt tượng để tìm vàng, nhiều của cải bị lấy đi, nhiều người dân bị bắt làm nô lệ. Chính vì thế, giữa những lần tấn công của quân Thái, nhiều người dân Khơ-me đã buộc phải di cư về miền Đông Nam để tìm nơi sinh sống yên ổn hơn. Kinh đô Angkor đã mất đi bộ mặt đông đúc và thịnh vượng của hơn một thế kỷ trước. Tình trạng đó kéo dài cho tới năm 1432 khi vua Ponheayat dõng dạc tuyên bố trước cuộc họp đông đủ các quần thần: "Vương quốc ta có kẻ thù là Xiêm. Xưa kia các tỉnh phía Tây đông đúc dân cư này đã bị mất về tay bọn Xiêm. Những tỉnh còn thuộc về ta, cũng bị chúng bắt mất nhiều dân, mà chúng ta thì không có đủ người để đưa đến lập lại... Kinh đô rộng lớn có tường thành vũng chắc, nhưng ít người, không đủ phòng vệ. Chúng ta hãy rời bỏ kinh đô mà chúng ta không bảo vệ được... Chúng ta sẽ xây dựng kinh đô mới... (Phạm Đức Thành, Sdd, tr. 100). Năm 1432, kinh đô dời về Srei Santhor trên bờ sông Mê Công thuộc tỉnh Công-pông-thom và đến năm 1434 lại dời về khu vực sông Bốn Mặt là nơi gặp nhau của sông Mê Công và Tônlê Sáp trước khi đổ ra biển Đông, đó là địa điểm Phnôm Pênh ngày nay. Thời đại Angkor chấm dứt, trung tâm quần cư đã di chuyển từ Tây Bắc về Đông Nam Biển Hồ. Từ đây, chế độ phong kiến và đặc biệt là giai cấp phong kiến Campuchia đã suy thoái nhanh chóng và không sao gượng dậy nổi. Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, kéo dài suốt thời kỳ hậu Angkor (1434 - 1863). Trong những thế kỷ này, trong khi người Thái càng tăng cường tấn công vào Campuchia, thì chính quyền phong kiến ở đây lại sa vào những vụ mưu sát tranh giành địa vị lẫn nhau. Họ đã bất lực trước sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Năm 1863, vua Nô-rô-đôm nhận sự bảo hộ của Pháp, lịch sử vương quốc Campuchia đã mở sang trang.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Mười Một, 2015, 02:53:04 am
        Vương quốc Campuchia: Từ sau khi nhà vua Ponheayat dời đô về Phnôm Pênh (1434) cho đến khi Vương quốc Campuchia rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp (1863), là một trong những giai đoạn lịch sử bi thảm và ảm đạm của Campuchia. Đây cũng là một thời kỳ còn ít được hiểu biết nhất, bởi lẽ chúng ta chỉ có tài liệu duy nhất là "Niên giám Hoàng gia" của triều đình phong kiến Campuchia, nhưng không đáng tin cậy lắm vì nó được ghi chép lại bằng trí nhớ ở những thế kỷ sau. Có lẽ, từ sau khi người châu Âu đặt chân lên đất Campuchia thì những tư liệu ghi chép mới chính xác, rõ ràng và tin cậy hơn.

        Lịch sử Campuchia từ sau thời kỳ Angkor là một chuỗi dài vô cùng phức tạp và đau thương bởi cảnh "nồi da nấu thịt, huynh đệ tương tàn". Chính biến đẫm máu trong hoàng cung diễn ra liên tục và cảnh đời sống lầm than, cơ cực của người dân bởi chính quyền không quan tâm đến sản xuất. Bên cạnh đó là những cuộc xâm lăng, những vụ can thiệp thô bạo vào nội bộ Campuchia của các tập đoàn phong kiến các nước láng giềng để rồi cuối cùng lịch sử Campuchia thời kỳ sau Angkor bị chấm dứt bằng sự thôn tính của thực dân Pháp.

        Năm 1467, vua Ponheayat chết, triều đình Campuchia lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc. Con của vua Ponheayat là Prakray vừa lên ngôi đã bị người cháu là ông hoàng Soryotay làm phản, cầu viện quân Xiêm (Thái Lan) đánh chiếm các tỉnh miền Tây. Nhưng quân Xiêm đã bắt cả nhà vua và ông hoàng đưa về Xiêm và đưa người con thứ ba của Ponheayat là Thommo Reachea lên ngôi vua (1474 - 1491). Để trả ơn, Thommo Reachea đã cắt hai tỉnh Chan-ta-bun và Ko-rat cho Xiêm.

        Sau khi Thommo Reachea chết, hai người con là Đamkhat và Angchan tranh nhau ngôi vua khiến cho Campuchia bị chia thành hai miền, miền Tây do Angchan thống trị đóng đô ở Phnôm Pênh, miền Đông do Đamkhat thống trị đóng đô ở Srei Santhor. Không bao lâu, một người tên là Kân tụ quân chống lại triều đình. Angchan chạy sang Xiêm. Kân đánh chiếm Srei Santhor, giết Đamkhat rồi lên ngôi vua năm 1498. Angchan lưu vong ở Xiêm 8 năm, rồi trở về Campuchia với một đạo quân Xiêm giúp sức. Các tướng lĩnh của Angchan tôn ông lên làm vua, tước hiệu Angchan I (1505). Cuộc nội chiến kéo dài, đến năm 1525 Angchan giết được Kân. Angchan trở về làm vua ở Phnôm Pênh, vua Xiêm sai sứ đòi Angchan phải cống nộp một con voi trắng nhưng bị chối từ. Vua Xiêm Ram T'ibodi II cử một đạo quân đưa con của Srei Reachea là hoàng tử Chau Ponhea Ong về Campuchia, chiếm thành Angkor và tiến vào Lovek. Vua Angchan I đã cầm quân đại phá quân Xiêm, một đạo thuỷ quân khác của Xiêm tiến vào miền Nam cũng bị quân Angchan đánh tan. Thừa thắng, quân của Angchan còn tiến đánh quân Xiêm ở Prachin trên đất Xiêm vào năm 1531. Tuy vậy, đề phòng sự trả thù của Xiêm, Angchan cho quân rút khỏi Prachin và dời đô từ Phnôm Pênh về Lovek năm 1539.

        Con của Angchan là Barom Reachea nối ngôi (1556 - 1567), lợi dụng cuộc chiến tranh Xiêm - Miến, đã mở cuộc tấn công vào kinh đô Ayuthia buộc Xiêm phải ký hoà ước năm 1566 trả lại cho Campuchia hai tỉnh Chan-ta-bun và Ko-rat. Sau sự kiện này, vua Xiêm là Pranaret đã quyết tâm tấn công Campuchia thu lại hai tỉnh này và hạ cho được kinh thành Lovek. Vì vậy, trong thời gian con của Barom Reachea là Satha I trị vì, Campuchia luôn bị Xiêm tấn công, đến năm 1594, thành Lovek thất thủ, nhà vua và hoàng gia phải lánh nạn sang Lào. Kể từ đây đánh dấu một thời kỳ khủng hoảng đen tối của lịch sử Campuchia, nhà nước bị suy yếu, kiệt quệ, luôn bị ngoại bang xâm lấn, đe doạ chủ quyền.

        Theo niên giám hoàng gia Campuchia, kể từ khi thủ đô Lovek bị quân Xiêm chiếm đóng, quốc vương Satha I cùng con là Chay Chatta I chạy sang vào, trong nước có hai người tiếm ngôi vua là Chung Prei và Nhom. Tiếp đó, Xiêm trợ giúp Srei Soryppo từ Xiêm về lên ngôi vào năm 1603. Đến năm 1618, vua thoái vị, nhường ngôi cho con là Chay Chetta II. Vua Chay Chetta II định đô ở trong, kết hôn với công chúa Ngọc Vạn con của sãi vương Nguyễn Phúc Nguyên.

        Trong thế kỷ XVI đã có tới 13 đời vua thay đổi nhau với khá nhiều biến động trong triều đình. Tình hình thế kỷ XVIII còn đen tối hơn, trong 17 đời vua thì có 7 người bị giết, 3 người bị lật đổ và trong số 7 người còn lại thì cũng phải chịu 4 cuộc bạo động chống đối lớn của quý tộc. Cuộc khủng hoảng và xung đột giữa các lực lượng kéo dài triền miên từ 1767 đến 1794. Để tranh giành ngôi vua và giữ ngôi báu, các ông vua của Campuchia, người thì dựa vào Xiêm, người thì cầu viện tới triều đình Huế. Kết cục là, một cuộc chiến tranh kéo dài diễn ra trên đất Campuchia giữa một bên là quân nhà Nguyễn bên cạnh quân của Ang Chan II và bên kia là quân Xiêm. Từ năm 1841 đến 1845, nhà Nguyễn đã cố gắng bảo vệ hoàng tộc Campuchia và ngăn cản ảnh hưởng của Xiêm. Năm 1845, Xiêm và Việt đình chiến và đến năm 1847 hai bên thống nhất đưa Ang Đương lên ngôi vua Campuchia. Năm 1860, Ang Đương mất, con là Ang Votây được Xiêm đưa về làm vua, lấy hiệu là Nô-rô-đôm, nhưng người em út là Ang Phim hiệu là Xivotha muốn tranh ngôi đã chống lại Nô-rô-đôm. Xiêm lại đem quân can thiệp và sự can thiệp này kéo dài liên tục cho đến khi Pháp và Xiêm ký kết hiệp ước năm 1876.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Một, 2015, 01:04:41 am
   
        * Tóm tắt quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ:

        Sau khi Chân Lạp thôn tính Phù Nam, trong một số sử sách Trung Quốc đã xuất hiện tên gọi "Thuỷ Chân Lạp" (Mã Đoan Lâm, Văn hiến thông thảo), tức là vùng đất Nam Bộ để phân biệt vùng đất này với vùng đất "Lục Chân Lạp", tức là vùng đất gốc của Chân Lạp. Trên thực tế, việc cai quản của Chân Lạp đối với vùng lãnh thổ Thuỷ Chân Lạp là hết sức khó khăn. Trước hết, đây là một vùng đồng bằng mới bồi lấp còn ngập nước và sình lầy, người Khơ-me với dân số ít ỏi không có khả năng tổ chức khai thác trên quy mô lớn. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên lãnh thổ của Lục Chân Lạp cũng còn đang đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực. Việc cai trị xứ Thủy Chân Lạp vẫn phải giao cho những người thuộc dòng dõi vua Phù Nam.

        Cho đến tận thế kỷ XIII, cư dân ở vùng đất Nam Bộ còn rất thưa thớt. Sau mấy thế kỷ chiếm đóng, các vương triều Chân Lạp đã biến vùng lãnh thổ Phù Nam cũ từ một vùng buôn bán sầm uất thành một vùng hoang vu. Sang thế kỷ XVI và nhất là từ thế kỷ XVII, do sự can thiệp của Xiêm, triều đình Chân Lạp bị chia rẽ sâu sắc, vướng quốc Chân Lạp dần bước vào thời kỳ suy vong. Trong bối cảnh như vậy, Chân Lạp hầu như không có điều kiện quan tâm đến vùng đất còn ngập nước vốn là địa phận của vương quốc Phù Nam cũ. Trên thực tế, họ đã không đủ sức quản lý vùng đất này.

        Đến cuối thế kỷ thứ XVI, nước Chân Lạp dần dần suy yếu. Trong khi đó, trên thực tế Chăm Pa (Chiêm Thành) đã sáp nhập vào Đại Việt và Đại Việt đang là một quốc gia hùng mạnh, có cương giới mới sát với Chân Lạp (lúc này đất đai Đại Việt mở rộng đến miền đông Nam Bộ, sát cửa ngõ Sài Gòn). Lúc này, Chân Lạp liên tục bị Xiêm La chèn ép, bành trướng, không tự bảo vệ được mình nên phải tìm kiếm đồng minh gần gũi là họ Nguyễn ở Đàng Trong.

        Từ đầu thế kỷ XVI, đã có những nhóm người Việt đến định cư và khai phá vùng đất Đồng Nai, Sài Côn của xứ Nông Nại. Họ tụ họp nhau lập thành "nậu", thành "thuộc" và gần như sống biệt lập với sự cai trị của các chúa Nguyễn. Khi đó, vùng đất Nông Nại còn là những miền rừng rậm hoang vu, hầu như vô chủ. Với sự cần cù, sáng tạo và nghị lực của mình, trải qua một thời gian dài, các lưu dân Việt Nam đã khai hoá, khẩn hoang và dần biến các vùng này trở thành trù phú (Thạch Phương, Lưu Quang Tuyến (chủ biên 1989), Địa chí Long An, NXB Long An và KHXH, tr.91).
Năm 1611, chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho quân giúp Chân Lạp đánh đuổi quân Xiêm. Để trả công, vua Chân Lạp đã cho họ Nguyễn đưa dân vào khai khẩn, sinh sống ở vùng đất vốn hoang vu ở Đồng Nai, Biên Hoà, lập dinh điền ở Mỗi Xuy (Bà Rịa) và để đất xứ Pray Nokas (Chợ Lớn), xứ Kris Krobey (Bến Nghé) làm nơi thu quan thuế (Nguyễn Đức Châu, Nguyễn Tuấn Chung (1994), ông cha ta bảo vệ biên giới. NXB Công an nhân dân, tr. 161); năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã đem con gái cả của mình là Công chúa Ngọc Vạn gả cho quốc vương Chân Lạp Chậy Chettha II làm Hoàng hậu. Đổi lại, năm 1623 Chân Lạp cho chúa Nguyễn lập một thương điếm ở Sài Gòn để thu thuế, năm 1679, một số viên tướng cũ của nhà Minh trốn tránh nhà Thanh đem hơn 50 chiếc thuyền và hơn 3000 người quy phục họ Nguyễn. Chúa Nguyễn chia một nửa số người Hoa này do Dương Ngạn Địch dẫn đầu tiến vào cửa Xoài Rạp lập ấp, khai khẩn xứ Mỹ Tho; số còn lại do Trần Thượng Xuyên vượt qua cửa Cần Giờ ngược lên khai khẩn, lập phố chợ buôn bán ở cù lao Phố (Biên Hoà). Về sự kiện này, sách Đại Nam thực lục thép Kỷ Mùi, năm thứ 31 (1679), mùa xuân, tháng Giêng, tướng cũ nhà Minh là Long môn tổng binh Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến, Cao Lôi Liêm, tổng bình Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình đem hơn 3000 quân và hơn 50 chiến thuyền đến các cửa biển Tư Dung và Đà Nẵng, tự trần là bô thần nhà Minh, nghĩa không chịu làm tôi nhà Thanh, nên đến để xin làm tôi tớ. Bầy giời bàn bạc rằng: phong tục, tiếng nói của họ đều khác, khó bề sai dung, nhưng họ bị thế cùng bức bách đến đây thì không nỡ cự tuyệt. Nay đất Đông Phố (tên cổ của Gia Định) nước Chân Lạp đồng ruộng phì nhiêu nghìn dặm, triều đình chưa rỗi mà kinh lý, chi bằng nhân lấy sức của họ cho đến khai khẩn để ở làm một việc mà lợi ích ba điều. Chúa theo lời bàn, bèn sai đặt yến uý lạo khen thưởng, trao cho quan chức khiến đến ở đất Đông Phố. Lại cáo dụ nước Chân Lạp rằng như thế là có ý không để nước Chân Lạp ra ngoài. Bọn Ngạn Địch đến cửa khuyết tạ ơn để đi. Binh thuyền của Ngạn Địch và Hoàng Tiến vào cửa Lôi Rạp (nay thuộc đất Gia Định) đến đóng ở Bàn Lân (nay thuộc Biên Hoà). Họ vỡ đất hoang, dựng phố xá, thuyền buôn của người Thanh và các nước Tây Dương, Nhật Bản, Chà Và đi lại tấp nập. Toàn bộ số người Hoa này sinh sống, khai khẩn đất và buôn bán đều thần phục và nộp thuế cho họ Nguyễn.
Đến những năm 1689 - 1690, miền đất phía Bắc sông Tiền đã được cư dân cũ và mới ra sức khai khẩn, làm các vùng đầm lầy, rừng rú mênh mông, hoang vu rậm rạp trở nên trù phú; năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, đặt xứ Đồng Nai thành huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên ở Biên Hoà, đặt đất Sài Côn thành huyện Tân Bình, dựng Phiên trấn ở Gia Định.
Sự kiện Quốc vương Chân Lạp Chạy Chettha II trở thành con rể của chúa Nguyễn và chúa Nguyễn đã thoả thuận được với chính quyền Chân Lạp lập ra một trạm thu thuế ở Sài Gòn vào năm 1623 đánh dấu một bước tiến quan trọng của người Việt trên con đường chính thức hoá công cuộc khai phá vùng đất phương Nam của mình. Và với những sự kiện trên, họ Nguyễn đã "mở rộng đất được nghìn dặm, được hơn 4 vạn hộ" (Phương đình Nguyễn Siêu, Quốc sử quán triều Nguyễn. Thực lục, tập I, tr.54). Cũng trong khoảng thế kỷ XVII, Mạc Cửu là một cựu thần nhà Minh chạy đến Chân Lạp xin thần phục Chân Lạp. Vua Chân Lạp cho đến khai khẩn ở một vùng đất hoang vu dọc bờ biển vịnh Thái Lan từ Côngpôngsom đến mũi Cà Mau. Mạc Cửu đã chọn vùng Mang Khảm làm nơi làm ăn. Sách Đại Nam thực lục chép: Mạc Cửu... để tóc chạy sang phương Nam, đến nước Chân Lạp làm chức ốc Nha, thấy phủ Sài Mạt ở nước ấy có nhiều người buôn bán các nước tụ họp, bèn mở sòng gá bạc để thu thuế gọi là hoa chi, lại được hố bạc chôn nên thành giàu. Nhân chiêu tập dân xiêu dạt đến các nơi Phú Quốc, Cần Bột, Gia Khê, Luống Cày, Hương ục, Cà Mau (thuộc tỉnh Hà Tiên) lập thành 7 xã, thôn.

        Từ năm 1698, chúa Nguyễn đã lập phủ Gia Định, địa vị của người Việt trên "Thuỷ Chân Lạp" đã vững chãi và thế lực đang mạnh, còn ở Chân Lạp thì nội loạn triền miên luôn bị người Xiêm nhòm ngó. Vì muốn duy trì địa vị của mình, đến năm 1708, Mạc Cửu đem đất Mang Khảm dâng chúa Nguyễn Phúc Chu và thần phục chúa Nguyễn, chúa Nguyễn đổi vùng Mang Khảm thành trấn Hà Tiên và phong cho Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên. Việc Mạc Cửu quyết định đem vùng đất Hà Tiên do ông cai quản về với chúa Nguyễn đã xác nhận đến đầu thế kỷ XVIII lãnh thổ Đàng Trong dưới quyền kiểm soát của chúa Nguyễn đã kéo dài đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau, kể cả các hải đảo ngoài biển Đông và biển Tây. Lúc này bên cạnh các đội Hoàng Sa và Bắc Hải trấn giữ biển Đông, chúa Nguyễn còn đặt ra đội Hà Tiên chuyên trách khai thác hoá vật, kiểm tra kiểm soát thực thi chủ quyền của Việt Nam ở biển Tây. Sau khi Mạc Cửu chết, chúa Nguyễn phong con của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ làm Đô đốc trấn Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ là người thực sự trung thành với chúa Nguyễn, đã ra sức xây dựng, bảo vệ và phát triển vùng đất Hà Tiên về mọi mặt, biến Hà Tiên trở thành trung tâm phồn thịnh ở miền cực Nam đất nước.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Một, 2015, 06:37:09 am
        Lúc này, Chân Lạp chỉ còn tồn tại là một lực lượng nhỏ bé, yếu ớt và nội bộ mâu thuẫn, chia rẽ. Có thế lực muốn dựa hẳn vào chúa Nguyễn và trái lại có thế lực lại muốn chạy theo vua Xiêm. Các lực lượng đối địch luôn tìm mọi cơ hội thuận lợi để thôn tính, tiêu diệt lẫn nhau.

        Năm 1722, vua Chân Lạp là Nặc Yêm thoái vị, nhường ngôi cho con là Nặc Tha. Năm 1731, cha con Nặc Yêm, Nặc Tha nghe theo lời của một người Ai-lao di cư sang Chân Lạp tên là Sá Tốt sàm tấu mình có tiền định đánh đuổi được người Việt trên đất Chân Lạp, đã làm ngơ cho một số người Chân Lạp đánh giết người Việt ở cầu Ba Nam và cướp phá Gia Định. Chúa Nguyễn đã sai binh đi đánh, để chuộc tội, Nặc Tha cắt đất Mô Sa (Mỹ Tho ngày nay) và Long Hồ (Vĩnh Long ngày nay) cho chúa Nguyễn. Trên đất Long Hồ, chúa Nguyễn đặt châu Định Viễn, lập dinh Long Hồ (Sa đéc nay) và cho châu Định Viễn thuộc vào; còn đất Mỹ Tho chúa vẫn để như cũ vì đã có người Việt ở đấy từ lâu, đến năm 1722 mới đặt chính quyền chính thức (Phan Khoang, Sđd, tr.335).

        Năm 1753, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên ngả theo Xiêm chống lại họ Nguyễn. Trong hai năm 1754 và 1755, họ Nguyễn tổ chức một đạo quân lớn chinh phạt Chân Lạp. Năm 1756, do bị thất bại liên tiếp nên Nặc Nguyên phải cầu hoà với họ Nguyễn và "xin hiến đất hai phủ Tầm Bôn, Lôi Lạp và nộp bù lễ cống còn thiếu về 3 năm trước để chuộc tội" (Phan Khoang, Sđd, tr.165). Sau khi bàn tính kỹ, chúa Nguyễn đã chấp nhận việc "lấy đất hai phủ ấy uỷ cho thần xem xét hình thế, đặt luỹ đóng quân, chia cấp ruộng đất cho quân và dân, vạch rõ địa giới, cho đặt lệ vào châu Định Viễn để thu lấy toàn khu (Phan Khoang, Sđd, tr. 166). Đất Tầm Bôn và Lôi Lạp tương đương đất Cần Thơ, Long Xuyên ngày nay. Khi mới nhận hai vùng đất, chúa Nguyễn đã cho lệ vào châu Định Viễn thuộc phủ Gia Định.

        Năm 1757, Nặc Nguyên chết, Chân Lạp xảy ra cuộc nội chiến giữa các phe phái trong triều đình để tranh giành quyền lực. Chân Lạp lụi tàn dần, không đủ sức cai quản được lãnh thổ của mình, đã lần lượt cắt đất cho họ Nguyễn ở các vùng: Trapeang (tỉnh Trà Vinh nay), Basaak (hay Bác Thắng, hay Ba Xuyên tương đương tỉnh Sóc Trăng), Tầm Phong Long (tương đương Đồng Tháp, Sa đốc và Châu Đốc). Chúa Nguyễn dời sở dinh Long Hồ về xứ Tàm Bào (tỉnh lỵ Vĩnh Long ngày nay), rồi đặt đạo Đông Khẩu Sa Đéc, đạo Tân Châu xứ Tiền Giang, đạo Châu Đốc xứ Hậu Giang đều thuộc dinh Long Hồ. Năm 1758, để trả ơn Mạc Thiên Tứ che chở, giúp đỡ chống quân Xiêm, vua Chân Lạp là Nặc Tôn còn chính thức cắt 5 phủ phía Nam và Đông Nam Chân Lạp cho Hà Tiên gồm Hương Úc, Cần Vọt, Châu Sum, Sài Mạt, Linh Quýnh. Chúa Nguyễn cho nhập đất ấy vào trấn Hà Tiên rồi đặt Giá Khê (Rạch Giá) làm đạo Kiên Giang, Cà Mau (gồm cả Phú Quốc) làm đạo Long Xuyên, đặt quan lại, chia thôn ấp giao Mạc Thiên Tứ quản lĩnh (Nguyễn Đức Châu, Nguyễn Tuấn Chung, Sđd, tr. 165, 165).

        Như vậy, cho đến năm 1758, toàn bộ vùng đất Nam Bộ đã thuộc chủ quyền của Việt Nam, từ tỉnh Biên Hoà đến tỉnh Hà Tiên, lãnh thổ Việt Nam tiếp giáp đất Campuchia ở 8 huyện thuộc 6 phủ, 5 tỉnh đã được xác định rõ: tỉnh Biên Hoà, ở cực Tây Bắc có huyện Phước Bình thuộc phủ Phước Long (thời Pháp thuộc tỉnh Thủ Dầu Một); tỉnh Gia Định có 2 huyện Tân Ninh và Quang Hoá đều thuộc phủ Tây Ninh (sau này là tỉnh Tây Ninh); tỉnh Định Tường có 2 huyện Kiến Phong và Kiến Đăng đều thuộc phủ Kiến Tường (sau này là tỉnh Sa Đéc); tỉnh An Giang có 2 huyện là Hà Am thuộc phủ Tuy Viễn và huyện Đông Xuyên thuộc phủ Tân Thành (sau này là tỉnh Châu Đốc); và tỉnh Hà Tiên có huyện Hà Châu thuộc phủ An Biên.

        Để thực thi chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ, các chúa Nguyễn đã sắp đặt hành chính, đặt quan cai trị, biên dân vào sổ, định các thứ thuế, từng bước ổn định những miền đất mới và xác định chủ quyền nhà nước đối với vùng lãnh thổ phía Nam.

        Cho đến giữa thế kỷ XVIII, họ Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn từ Nam dải Hoành Sơn cho đến mũi Cà Mau. Hình thành 12 đơn vị hành chính gọi là dinh: Vùng đất Thuận - Quảng cũ gồm 6 dinh là Bố Chính, Quảng Bình, Lưu Đồn, Cựu, Chính, Quảng Nam; vùng đất mới chia thành 6 dinh là Phú Yên, Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ. Ngoài ra còn đặt một trấn phụ thuộc là Hà Tiên. Mỗi dinh quản hạt một phủ, dưới phủ có huyện, tổng, xã (hay phường, thuộc). Riêng dinh Quảng Nam quản 3 phủ là Thăng Hoa, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Sau này, các chúa Nguyễn đã tiến hành những cải tổ lại về bộ máy chính quyền, nhưng đơn vị hành chính cấp xã vẫn là quan trọng nhất.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Một, 2015, 05:53:54 pm
        Đến triều Tây Sơn, toàn bộ vùng đất phía Nam được thống nhất thành 5 trấn: Biên, Phiên, Định, Vĩnh Thanh và Hà Tiên.

        Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn lập ra triều Nguyễn. Các vua triều Nguyễn đã có những xáo trộn, tách nhập và lập địa danh cho các vùng đất ở phía Nam, nhưng phải đến năm 1832 triều Minh Mạng (1820 - 1840), các vùng đất này mới được xác định ranh giới và đặt địa danh rõ ràng. Sau khi lên ngôi vua, Gia Long đổi phủ Gia Định (bao gồm toàn bộ Nam Bộ) làm trấn Gia Định. Năm Năm 1808 lại đổi làm "Gia Định thành", tổ chức lại cơ cấu hành chính, dưới thành là trấn, dưới trấn là phủ, dưới phủ là huyện... "Gia Định thành" thống quản 5 trấn là Phiên An, Biên Hoà, Vĩnh Thanh, Định Tường và Hà Tiên; năm 1832, Minh Mạng cải tổ và phân chia lại địa lý hành chính "Gia Định thành", từ 5 trấn thành 6 tỉnh: Phiên An tỉnh thành (trấn Phiên An cũ), tỉnh Biên Hoà (trấn Biên Hoà cũ), tỉnh Định Tường (trấn Định Tường cũ), tỉnh Vĩnh Long (trấn Vĩnh Thanh cũ), tỉnh An Giang (gồm 3 đạo của trấn Hà Tiên là Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc), tỉnh Hà Tiên (gồm 2 đạo còn lại của trấn Hà Tiên là Kiên Giang, Long Xuyên). Năm 1833, Lê Văn Khôi khởi binh chống lại nhà Nguyễn, chiếm Phiên An tỉnh thành, tức dinh Gia Định cũ. Năm 1836, sau khi dẹp xong cuộc loạn, thu phục lại Phiên An tỉnh thành thì Minh Mạng đã cho san bằng thành cũ (Tây Ninh), xây thành mới ở nơi khác, đổi Phiên An tỉnh thành thành tỉnh Gia Định và gọi toàn bộ "Gia Định thành" là Nam Kỳ. Danh xưng "Nam Kỳ lục tỉnh" ra đời từ đấy. Cũng trong năm 1836, vua Minh Mạng còn lấy toàn bộ đất Campuchia đặt làm trấn Tây Thành thuộc Việt Nam cho đến đời Thiệu Trị mới trả lại độc lập cho Campuchia; riêng các rải đất thuộc huyện Hoà Âm (An Giang), Vũng Thơm (Công-pông-som) và Cần Bột (Kăm-pôt) đến đời Tự Đức mới cắt trả về Campuchia. Kể từ đó, ranh giới giữa Việt Nam và Campuchia cơ bản ổn định, không có sự biến động gì lớn cho đến khi Pháp xâm lược Đông Dương (1858).

        Trong quá trình mở mang lãnh thổ về phía Nam, họ Nguyễn đã có những chủ trương, chính sách khuyến khích đặc biệt và rất cụ thể để khẳng định quyền lực trên những vùng đất mới khai thác được, đồng thời nhằm tăng thêm tiềm lực kinh tế và quân sự của mình. Ở những nơi đã có người Việt di cư đến ở và khai khẩn thì khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ làm ăn sinh sống như cho phép người dân biến ruộng đất khai hoang được thành sở hữu tư nhân, miễn thu thuế một thời gian, ra lệnh cho người giàu cấp vốn v.v...; những nơi chưa có người Việt thì hoặc trực tiếp tổ chức việc di chuyển một bộ phận dân chúng, hoặc chiêu mộ lưu dân đưa vào đó để tiến hành khai khẩn. Qua các tài liệu lịch sử (Huỳnh Lứa (2000), Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ thế kỷ 17,18,19, NXB KHXH, tr. 6 - 21), ta thấy có bốn lần di chuyển lớn một bộ phận dân chúng các tỉnh phía Bắc xứ Đàng Trong vào các tỉnh phía Nam trong thế kỷ XVII. Lần thứ nhất, sau khi mở đất Phú Yên, Nguyễn Hoàng đã sai Lương Văn Chính chiêu tập lưu dân khai khẩn đất hoang ở Cù Mông, Xuân Đài, dời dân đến ở, lại mộ dân vỡ đất làm ruộng ở vùng sông Đà Rằng, chia lập thôn ấp; lần thứ hai, sau khi đại thắng quân Trịnh ở Quảng Bình năm 1648, bắt được nhiều tướng sĩ của quân Trịnh, Nguyễn Phúc Lan đã chia số người đó cho ra ở các nơi, lập ấp cấp lương, lại cho họ khai thác những mối lợi ở những vùng rừng núi, đầm phá; lần thứ ba, khi chiếm được 7 huyện xứ Nghệ An, rút về đã bắt theo nhiều người dân địa phương cho đến ở Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Quy Nhơn, Phú Yên để tăng thêm dân số (trong số này có ông tổ bốn đời của Nguyễn Huệ); và lần thứ tư là việc Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược phía Nam năm 1698 như đã nêu ở trên. Trong dịp này, Nguyễn Hữu Cảnh đã chiêu mộ thêm lưu dân từ Bố Chính trở vào Nam đến ở, thiết lập xã thôn, phường, ấp, chia ranh giới, khai khẩn ruộng đất, đánh thuế tô, làm bộ đinh, bộ điền. Những người dân di cư vào Nam Bộ trong các thế kỷ XVII, XVIII có nhiều thành phần phức tạp : những tù nhân bị lưu đày, những người trốn tránh binh dịch, những người giàu muốn tìm nơi mở rộng việc làm ăn, những binh lính đào ngũ hoặc bị bệnh phải giải ngũ, những người nông dân nghèo không sống nổi ở quê hương vì bị áp bức bóc lột nặng nề, và tất nhiên còn phải kể đến một số kẻ vong mạng, lưu manh, trộm cướp trốn tránh. Ngoài ra, họ Nguyễn còn triệt để "tận dụng" một số lượng không nhỏ người Hoa do những lý do này khác chạy sang Việt Nam, tạo điều kiện cho họ khai khẩn đất hoang.
Bên cạnh việc mở mang bờ cõi, xác lập chủ quyền của mình, các chúa Nguyễn còn rất quan tâm đến việc xây dựng đường giao thông và các công trình thuỷ lợi trong các vùng đất mà họ Nguyễn xác lập chủ quyền. Điển hình là năm 1817 đã đào kênh Thoại Hà, từ năm 1819 - 1824 đào kênh Vĩnh Tế dài 74 km, nối Châu Đốc với vịnh Hà Tiên. Các chúa Nguyễn cũng đã bố trí lực lượng quân sự, thiết lập các đồn thủ "nơi yếu hại" để chống giặc, giữ dân và bảo vệ chủ quyền. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ các công trình xây dựng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên một tuyến phòng thủ vững chắc ở vùng biên giới.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Một, 2015, 03:51:43 am
       
        2. BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAMPUCHIA TRONG THỜI KỲ ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP


        Bước vào giữa thế kỷ XIX, tư bản Anh tăng cường xâm lược các nước trong khu vực Đông Nam Á như xâm lược Malaysia, đánh chiếm Rangun, xâm lược Miến Điện, tìm cách thôn tính bán đảo Indochine, điều động hạm đội tiến vào vịnh Thái Lan, uy hiếp kinh đô Băng Cốc, buộc triều đình Xiêm phải ký thoả ước 1855 để cho Anh được hưởng nhiều đặc quyền trên đất Xiêm. Trước sự bành trướng ngày càng tăng của thực dân Anh, thực dân Pháp thúc giục Chính phủ Pháp chiếm lấy Đông Dương, vừa để ngăn chặn bước tiến của Anh, vừa để biến nơi này thành bàn đạp xâm nhập miền Nam Trung Quốc.

        Trước hết, thực dân Pháp kiếm cớ bênh vực các giáo sĩ bị triều đình Huế ngược đãi, dùng vũ lực tấn công Việt Nam năm 1845, hai lần tàu chiến Pháp vào thị uy ở Đà Nẵng. Năm 1847, tàu chiến Pháp liên tiếp khiêu chiến Việt Nam. Đi liền với những biện pháp quân sự đó, thực dân Pháp tìm cách xoa dịu tinh thần cảnh giác của giai cấp phong kiến Campuchia, tỏ thân thiện với vua Nô-rô-đôm, bảo vệ Campuchia khỏi sự chèn ép của phong kiến Xiêm.

        Năm 1858, Pháp chính thức tấn công Việt Nam. Năm 1862, Pháp chiếm xong ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường buộc triều đình Huế phải ký Hiệp ước nhường quyền cai quản các tỉnh này cho Pháp; năm 1863, Vương quốc Campuchia chịu sự bảo hộ của Pháp; năm 1867, Pháp chiếm các tỉnh còn lại của "Nam Kỳ lục tỉnh" là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Đến năm 1884, triều đình Huế đầu hàng Pháp, thừa nhận chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ, chế độ bảo hộ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Sau khi hoàn thành việc xâm lược Đông Dương, năm 1887, thực dân Pháp thành lập "Liên bang Đông Dương" gồm một xứ thuộc địa Nam Kỳ và 4 xứ bảo hộ (Cao-miên, Ai-lao, Bắc Kỳ, Trung Kỳ). Bộ máy cai trị của thực dân Pháp được hình thành và cai quản toàn bộ Đông Dương. Cơ quan cai trị cao nhất ở Đông Dương là Phủ Toàn quyền do viên Toàn quyền đứng đầu. Toàn quyền là người đại diện trực tiếp của Chính phủ Pháp ở Đông Dương, có quyền tổ chức các công sở, chỉ định các viên chức cai trị, chịu trách nhiệm về việc phòng thủ Đông Dương, lập và duyệt ngân sách hàng năm. Dưới Phủ Toàn quyền là các cơ quan cai trị hàng xứ được tổ chức tuỳ theo đặc điểm từng nơi. Về thực chất, cả Đông Dương lúc đó là thuộc địa của Pháp, nhưng về hình thức thì Nam Kỳ là thuộc địa, là một "lãnh thổ hải ngoại" của nước Cộng hoà Pháp, có đại biểu ở Quốc hội Pháp; còn Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Cao-miên và Ai-lao chỉ là xứ bảo hộ. Cơ quan cai trị ở Nam Kỳ gọi là Phủ Thống đốc, đứng đầu là một Thống đốc đại diện trực tiếp của Toàn quyền, trong khi đó viên cai trị cao nhất ở Bắc Kỳ là Thống sứ, ở Trung Kỳ, Cao-miên và Ai-lao là Khâm sứ.

        Để quản lý hành chính và khai thác thuộc địa thuận lợi, Pháp đã tiến hành việc phân định các ranh giới giữa các xứ trong "Liên bang Đông Dương". Riêng ranh giới giữa Nam Kỳ và Campuchia được thực dân Pháp quan tâm hơn. Vì Nam Kỳ là thuộc địa, là "lãnh thổ hải ngoại" của chính phủ Pháp. Thực tế, trong khoảng thời gian từ năm 1858 đến năm 1867, Pháp đã hoàn thành việc chiếm đóng toàn bộ vùng châu thổ sông Mê Công ở Việt Nam và đã thành lập được sự bảo hộ với Campuchia. Lúc này, các nhà chức trách Pháp nhận thấy cần phải ấn định dứt khoát ranh giới giữa Nam Kỳ và Campuchia, một mặt Pháp muốn bảo vệ quyền sở hữu của họ ở Nam Kỳ, chống lại mọi sự xâm nhập của Xiêm do Anh chỉ huy từ xa nhằm hạn chế ảnh hưởng của Pháp ở Viễn Đông. Pháp muốn ngăn cản khả năng Xiêm kiểm soát các đường sông có tầm quan trọng quyết định về chiến lược cũng như về thương mại của Campuchia. Người Pháp cũng muốn bảo vệ quyền lợi của họ đối với tài nguyên cả ở Campuchia và mong muốn có cơ may kiểm soát toàn bộ lưu vực sông Mê Công nên họ quyết định bảo vệ tính trung lập của vương quốc Campuchia bằng cách "bảo hộ" họ, đồng thời tạo thế phòng thủ vững chắc ở phía Nam, lấy Campuchia làm vùng đệm giữa Thái lan và Việt Nam; mặt khác ổn định ranh giới phía Nam để tập trung chuyển hướng đánh chiếm miền Bắc Việt Nam. Năm 1873, hải quân Pháp nã pháo vào thành Hà Nội buộc vua Tự Đức phải ký một hiệp ước công nhận chủ quyền đầy đủ và hoàn toàn của Pháp đối với Nam Kỳ và mở cửa sông Hồng để buôn bán, năm 1884 Trung Kỳ và Bắc Kỳ trở thành xứ bảo hộ của Pháp.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Mười Một, 2015, 01:09:07 pm
       
        2.1. Thực dân Pháp tiến hành phân định ranh giới giữa Nam Kỳ và Campuchia


        2.1.1. Tóm tắt việc phân vạch và cắm mốc giới trên thực địa

        Để tiện theo dõi việc xác định ranh giới trên đất liền giữa Nam Kỳ và Campuchia trong thời thuộc Pháp, có thể phân chia thành 3 phân đoạn biên giới như sau:

        a) Phân đoạn biên giới từ bờ sông Tonle Tru (Tây Ninh ngày nay) đến làng Hoà Thành (Kiên Giang ngày nay)

        Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm xong 3 tỉnh miền Đông của Nam Kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường), từ tháng 3-1870 một Uỷ ban Pháp - Campuchia đã được thành lập để nghiên cứu hoạch định đường ranh giới ở vùng tiếp giáp giữa Tây Ninh của Nam Kỳ với Công-pông-chàm của Campuchia ngày nay. Trong tháng 3-1870, Uỷ ban này đã tiến hành phân ranh trên thực địa và cắm được 19 cột mốc từ bờ sông Tônlê Tru (mốc N°1) đến Hưng Nguyên (mốc N°19). Do có sự khiếu nại của phía Campuchia, nên khi ký Thoả ước ngày 9 tháng 7 năm 1870, Uỷ ban chỉ xác nhận đoạn ranh giới từ bờ sông Tônlê Tru (vị trí mốc N°1) đến điểm rạch Tà Sang gặp rạch Cái Cậy (vị trí mốc N°16), huỷ bỏ đoạn ranh giới từ mốc N°17 và mốc N°18 đến Hưng Nguyên, nhưng lại nhượng phần đất nằm giữa rạch Cái Cậy và rạch Cái Bác (tức rạch Beng Gô hay sông Vàm Cỏ)) cho phía Campuchia, đổi lại 486 nóc nhà hợp thành các làng Snok Tranh, Bang Chum và dành cho Nam Kỳ thuộc Pháp dải đất dọc theo hai bên sông Vàm Cỏ.

        Ngày 15-7-1873, Thống đốc Nam Kỳ và vua Nô-rô-đôm ký Công ước hoạch định vĩnh viễn đường biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia từ Tây Ninh đến Hà Tiên, ấn định 124 cột mốc (đánh số thứ tự liên tục từ N°1 từ N°124), mốc N°1 đặt ở Tây Ninh, mốc N°124 đặt ở Hà Tiên. Đến năm 1876, đã hoàn thành việc cắm mốc giới trên thực địa theo công ước này.

        b) Phân đoạn biên giới từ mốc số 124 đến bờ biển Hà Tiên

        Từ năm 1872, chính quyền thực dân đã tiến hành nghiên cứu để hoạch định đoạn biên giới giữa Hà Tiên (lúc đó là một quận của thuộc địa Nam Kỳ) và Campuchia. Kết quả là đoạn biên giới từ mốc N°124 đến bờ biển Hà Tiên đã được xác định bởi các biên bản hoạch định ranh giới ký ngày 23-01-1872 (Biên bản ghi: "Đường phân giới giữa vương quốc Campuchia và Nam Kỳ thuộc Pháp (quận Hà Tiên) xuất phát ở phía Đông đi theo kênh Vĩnh Tế đến nơi mà kênh này gặp rạch Giang Thành, cách Hà Tiên 2 km, từ điểm này, ranh giới được tạo thành do một thành luỹ cũ của An Nam sau khi kéo dài 8.040 m đến gặp vịnh Xiêm ở điểm tên là Hòn Táo ở vĩ tuyến 10°23'15" Bắc") và ngày 5-4-1876 (Biên bản ghi: "Từ điểm gặp nhau giữa kênh Vĩnh Tế với rạch Cái Dừa, đỉnh của ranh giới của Campuchia với hai quận Châu Đốcc, Hà Tiên, đường biên giới đi theo bờ Bắc kênh Vĩnh Tế đến chỗ kênh tiếp nước ở rạch Giang Thành, ở Prek Cros, ở điểm gọi là Giang Thành, vượt qua rạch và đi tiếp theo đường điện thoại đến khi gặp đường luỹ xa nhất về phía Bắc và đường luỹ đi qua phía Bắc mỏm đá gọi là "Mũ Lông"; từ điểm đó, đường biên giới đi theo đường luỹ đến gặp biên ở điểm Hòn Táo"). Theo đó, từ năm 1876 hai bên đã thống nhất việc cắm mốc đánh dấu toàn bộ đoạn biên giới từ mốc N°124 đến bờ biển (lúc đầu dự kiến cắm 21 mốc, sau đó giảm xuống còn 11 mốc), nhưng chưa cắm được mốc nào. Đến năm 1888, đoạn biên giới này được điều chỉnh bởi biên bản điều chỉnh việc hoạch định biên giới Campuchia với quận Hà Tiên ký ngày 28-11-1888, và biên bản của Uỷ ban phụ trách đưa lên thực địa đường biên giới giữa các tỉnh Hà Tiên và Kăm-pôt ký ngày 15-6-1896. Đến năm 1897, cắm xong 11 mốc trên thực địa.

        c) Phân đoạn biên giới từ ngã ba Trung Kỳ - Nam Kỳ - Campuchia (Đắc Lắc ngày nay) đến điểm hợp lưu Tônlé Tru - Tônlé Chàm (Tây Ninh ngày nay)

        Phân đoạn biên giới này được xác định bởi: Nghị định ngày 26-7- 1893 của Thống đốc Nam Kỳ (quyết định thành lập huyện Cần Lê thuộc tỉnh Thủ Dầu Một) và Nghị định ngày 31-7-1914 của Toàn quyền Đông Dương (Điều 3: điều chỉnh đoạn biên giới giữa các tỉnh Thủ Dầu Một và Công-pông-chàm).

        2.1.2. Về một số văn bản do Toàn quyền Đông Dương ban hành để điều chỉnh, sửa đổi một số điểm trên biên giới

        Sau khi hoàn thành việc phân ranh và cắm mốc trên toàn bộ đường biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia theo Công ước ngày 15-7-1873, do có những phát sinh trong quá trình quản lý thực tế, Toàn quyền Đông Dương đã ban hành một số văn bản để điều chỉnh, sửa đổi một số điểm trên biên giới, cụ thể:

        1) Nghị định ngày 10-12-1898: sửa đổi một đoạn trên biên giới giữa tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svey-riêng, theo đó đã cắm bổ sung hai mốc là c và d giữa hai mốc N°20 và N°21.

        2) Nghị định ngày 20-3-1899: điều chỉnh đoạn biên giới từ mốc N°41 đến mốc N°50 thuộc tỉnh Long An và Svey-riêng. Thực hiện Nghị định này, một Uỷ ban đã tiến hành xây lại tất cả các mốc bằng gạch hình tháp trụ cao 0,5 m, trên nền bê tông rộng 1 mét. Tuy nhiên, trong khi làm đã có sự tranh cãi của hai bên về vị trí của mốc N°42 và mốc N°49, cuối cùng thống nhất được mốc N°49 (cắm thêm 3 mốc phụ N°47 bis, N°48 bis và N°49 bis theo ý của Thống đốc Nam Kỳ), còn mốc N°42 phải đặt thêm một điểm trung gian giữa mốc N°41 và mốc N°42 (cắm thêm mốc N°41 bis theo ý của phía Campuchia). Riêng mốc N°40 đã được làm lại bằng một tháp nhọn, xây gạch từ năm 1897.

        3) Năm 1910, một Uỷ ban được thành lập để nghiên cứu sửa đổi biên giới giữa các tỉnh Hà Tiên (Kiên Giang ngày nay) và Kăm-pôt, Tây Ninh và Prây-veng, Thủ Dầu Một (Bình Phước ngày nay) và Công-pông-chàm. Ngoài việc kiểm tra và xây lại một số mốc như đã nêu ở trên đoạn biên giới từ mốc N°94 đến mốc N°124, theo đề nghị của Uỷ ban này, Toàn quyền Đông Dương đã ký nghị định ngày 31-7-1914 gồm có 4 điều, trong đó có 3 điều sửa đổi biên giới (đã được một Uỷ ban khác tiến hành việc đo đạc và cắm mốc để ghi nhận ranh giới) như sau:

        Điều 1: đoạn biên giới giữa tỉnh Hà Tiên và Kăm-pôt từ mốc M.10 đến M.11 được điều chỉnh và cắm lại bằng 7 mốc mới A, B, C, D, E, F và G (đến năm 1917, sửa lại đoạn từ mốc M.10 đến vịnh Thái Lan, đổi cho Campuchia khu vực lõm Cái Cậy, lấy cho Nam Kỳ làng Sa Kỳ và thôn Kachast, đánh dấu từ mốc M.10 trở đi bằng các ký hiệu mốc A - M.10- G).

        Điều 2: các mốc N°16, N°17, N°18 và N°19 bị huỷ bỏ, đoạn biên giới ở đây được điều chỉnh lại từ cột mốc N°15 đi thẳng đến mốc N°20 và đoạn này được cắm 4 mốc mới là A, B, C và D (biên giới giữa tinh Tây Ninh và Công-pông-chàm).

        Điều 3: đoạn biên giới có các mốc N°1 và N°2 của tỉnh Tây Ninh bị cắt sang tỉnh Thủ Dầu Một và đoạn biên giới giữa tỉnh Thủ Dầu Một với tỉnh Cra-chê được phân ranh, đến năm 1935 đã cắm 14 mốc (A, g, h, i, k, j, B, C, a, b, c, d, e, D).

        4) Năm 1935, Khâm sứ Campuchia lập một Uỷ ban để nghiên cứu ranh giới vùng Mê Công - Bassac. Sau khi nghiên cứu thực địa, Uỷ ban này đã đề nghị sửa đổi biên giới và được Toàn quyền Đông Dương chấp thuận trong nghị định ký tại Hà Nội ngày 6-12-l935: điều chỉnh đoạn biên giới từ mốc N°84 đến mốc N°88. Đã cắm trên thực địa 4 mốc mới là A, B, C và D. Cùng trong năm 1935, Uỷ ban trên đã cắm thêm các mốc N°117 bis, N°119a bis và N°119b bis.

        5) Năm 1936, ranh giới giữa Châu Đốc và Prây-veng được sửa đổi bởi Nghị định ngày 11-12-1936 của Toàn quyền Đông Dương (ký tại Sài Gòn), điều chỉnh đoạn biên giới từ mốc N°80 đến mốc N°83.

        6) Nghị định ngày 26-7-1942: sửa đổi ranh giới giữa Kần-đan và Châu Đốc (đoạn từ mốc N°89 đến mốc N°94), theo đó cắt cù lao Khánh Hoà sáp nhập vào Châu Đốc, đổi lại sáp nhập một dải đất rộng 200 m, dài 2.500 m ven rạch Bình Ghi vào tỉnh Kần-đan. Tuy nhiên, không rõ vì nguyên nhân gì, việc thực hiện nghị định trên đây đã không được thể hiện trên bản đồ Bonne tỷ lệ 1-/100.000 do Sở Địa dư Đông dương xuất bản gần năm 1-954 (theo bản đồ Pháp để lại, cù lao Khánh Hoà thuộc Campuchia và rạch Bình Ghi thuộc Việt Nam).


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười Hai, 2015, 06:19:45 am
       
        2.2. Ranh giới giữa Trung Kỳ và Campuchia


        Không có văn bản xác định đường biên giới như ở Nam Kỳ và Campuchia, chỉ có hai văn bản quy định ranh giới của các tỉnh Trung Kỳ, theo đó xác định được ranh giới giữa Trung Kỳ với Campuchia (Nghị định ngày 6-12-1904 và ngày 4-7-1905 của Toàn quyền Đông Dương). Riêng đoạn biên giới dọc theo sông Dakdam thuộc tỉnh Đắc Lắc và một đoạn ngắn theo sông Sê San thuộc Pleiku (tỉnh Gia Lai ngày nay) được xác định bằng các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ký ngày 30-3-1932 và 4-3-1933 (quy định về ranh giới hành chính phía Tây của các tỉnh đó theo suối Dakdam và sông Sê San). Ranh giới giữa Trung Kỳ và Campuchia chưa được cắm mốc giới trên thực địa.
Sự hình thành các tỉnh Tây Nguyên được bắt đầu từ khi thực dân Pháp lên khai thác vùng Tây Nguyên. Các tài liệu lịch sử cho biết, từ khi nước ta hoàn toàn thuộc quyền cai trị của thực dân Pháp thì chính quyền thuộc địa mới có chương trình khai thác vùng Tây Nguyên. Thoạt đầu là những cuộc thám hiểm, lập đồn binh ở những nơi hiểm yếu, vạch hướng những con đường sẽ làm băng qua các cao nguyên và nối vùng cao nguyên với các tỉnh ven biển. Lúc đó về pháp lý Tây Nguyên thuộc Nam triều. Đến năm 1899, Pháp buộc vua Đồng Khánh phải giao cho họ quyền bảo hộ và từ thời điểm này người Pháp bắt đầu sắp xếp bộ máy hành chính ở Tây Nguyên. Bắt đầu từ năm 1901, khi người Pháp lập Nha đại lý ở Trà Nay (Quảng Nam), lập đồn Ba Tơ (Quảng Ngãi), năm 1904 lập Đại lý hành chính ở M'drac (Khánh Hoà). Năm 1907, một toà Đại lý được thành lập tại Kon Tum trực thuộc công sứ Quy Nhơn, từ năm 1908 được đổi thành toà công sứ và tỉnh Kon Tum được chính thức thành lập. Khi ấy, tỉnh Kon Tum bao gồm cả địa vực tỉnh Pleiku và Đắc Lắc. Năm 1913, một toà Đại lý được thành lập ở Pleiku, ngày 3-12-1929 địa bàn Pleiku được tách khỏi Kon Tum để trở thành một tỉnh riêng. Như vậy, phải đến những thập niên đầu của thế kỷ XX và thông qua công cuộc khai thác Tây Nguyên của thực dân Pháp, các tỉnh Tây Nguyên là Pleiku, Kon Tum, Đắc Lắc, Đồng Nai Thượng (Lâm Đồng) cùng thành phố Đà Lạt mới được thành lập. Người Pháp đã rất chú ý đến Tây Nguyên, không chỉ chú ý để khai thác, người Pháp còn có cả một chiến lược tách riêng Tây Nguyên để chia cắt Việt Nam vì họ hiểu Tây Nguyên có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng ở Đông Dương. Chính người Pháp đã từng nói "ai chiếm được Tây Nguyên sẽ chiếm được cả Đông Dương". Vì thế, ngay từ cuối thế kỷ XIX, người Pháp đã cố gắng xây dựng Tây Nguyên thành căn cứ quân sự vững chắc cho mình. Ngoài ra, người Pháp còn tìm mọi cách mua chuộc đồng bào các dân tộc, làm ra chữ cho các dân tộc, dạy trẻ em các dân tộc học tiếng Pháp, cấm người Kinh lên làm ăn sinh sống. Họ luôn tìm biện pháp để bảo vệ cho chính sách tách riêng vùng Tây Nguyên ngang hàng với 3 kỳ (Bắc - Trung - Nam) của Việt Nam.

        Sau năm 1945 trở lại Tây Nguyên, thực dân Pháp vẫn thực hiện chính sách chia tách vùng đất cao nguyên và chia rẽ Kinh - Thượng như trước đó. Họ coi vùng Tây Nguyên ngang hàng với ba kỳ của Việt Nam và cử một Uỷ viên Cộng hoà Pháp lên cai quản Tây Nguyên. Năm 1950, thực dân Pháp buộc Bảo Đại thay mặt cho Chính phủ bù nhìn ký dụ thành lập "Hoàng triều cương thổ" bao gồm các vùng dân tộc thiểu số ở miền Bắc và miền Nam trong đó có các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Viên (Đà Lạt), Pleiku và Kon Tum hợp thành một địa phận hành chính riêng biệt gọi là miền Nam thuộc Hoàng triều cương thổ. Tuy nhiên, mưu đồ "chia để trị" của thực dân Pháp đã hoàn toàn thất bại, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên luôn gắn bó với đất nước Việt Nam trong đại gia đình các dân tộc bản xứ gắn kết từ lâu trước khi người Pháp đến.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười Hai, 2015, 02:07:05 am
       
        3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH BIÊN GIỚI GIỮA VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA


        Trải qua một thời kỳ dài định hình, lịch sử biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia trước khi Pháp xâm lược Đông Dương không nằm ngoài quy luật chung của lịch sử nhân loại. Đó là một biên giới gắn với quá trình không ngừng thôn tính đất đai lẫn nhau dựa trên sức mạnh quân sự, sự khai khẩn và tranh giành cả những vùng đất giáp ranh, hoang hoá nhằm mở rộng lãnh thổ cũng như phạm vi quyền lực của các vương triều phong kiến trên bán đảo Đông Dương. Đồng thời, nó cũng gắn với cả những vấn đề mang tính chất đặc thù của các triều đại phong kiến như "cắt đất cầu phong", "phân đất phong tước", "dâng đất cầu hôn". Qua việc tạo dựng bức tranh lịch sử về biên giới Việt Nam - Campuchia trong thời kỳ này, bước đầu có thế rút ra một số nhận xét:

        1) Lịch sử lãnh thổ Việt Nam mở rộng qua vùng duyên hải miền Trung, vùng núi phía Tây Nam và đến miền Nam Bộ là lịch sử quan hệ giữa ba nước Chiêm Thành - Chân Lạp - Phù Nam và lịch sử khai hoang lập ấp của người Việt.

        2) Trong lịnh sử chế độ phong kiến, tương quan lực lượng trong mối quan hệ giữa các quốc gia phụ thuộc vào sức mạnh của chính các quốc gia đó. Những diễn biến lịch sử trong quá khứ ở Đông Dương đã thể hiện rõ điều này: Trong những thế kỷ đầu Công nguyên, nước Phù Nam (chủ nhân đầu tiên của vùng đất Nam bộ của Việt Nam ngày nay) đã từng là một quốc gia hùng mạnh, có lãnh thổ rộng lớn và có nhiều tiểu quốc phiên thuộc trong đó có Chân Lạp, nhưng rồi Phù Nam bị tiêu vong do bị chính tiểu quốc phiên thuộc là Chân Lạp thôn tính. Từ thế kỷ XI đã xảy ra tranh chấp và chiến tranh liên tiếp giữa Chăm Pa (Chiêm Thành) với Chân Lạp và cuộc chiến giữa Chiêm Thành với Đại Việt Hậu quả là, cũng giống như Phù Nam, Chân Lạp đã từng trở thành một đế quốc cổ đại với vương triều Angkor cường thịnh có lãnh thổ được mở rộng bao trùm lên cả vùng Nam bộ Việt Nam ngày nay và vùng tả ngạn sông Mê Công, nhưng rồi cũng bị suy yếu, không kiểm soát nổi những vùng đất xa xôi bởi các cuộc chiến tranh với Chiêm Thành, bởi sự mở rộng lãnh thổ của người Thái, và còn bởi sự chính loạn xảy ra liên miên trong nội bộ triều đình. Tương tự như thế, các cuộc chiến tranh giữa Chiêm Thành với Đại Việt đã làm cho Chiêm Thành bị tiêu vong.

        Chính trong bối cảnh đó, việc mở rộng bờ cõi về phía Nam được các triều đại phong kiến Việt Nam thực hiện: Toàn bộ lãnh thổ dọc duyên hải miền Trung bao gồm cả vùng núi Tây Nguyên đã sáp nhập vào Đại Việt; vùng đất Nam Bộ từ lãnh thổ của nhà nước Phù Nam đã chuyển qua giai đoạn chiếm giữ danh nghĩa của Chân Lạp và cuối cùng trở thành một bộ phận lãnh thổ không thể tách dời của Việt Nam từ thế kỷ XVIII.

        3) Trong thực tế, biên giới giữa Việt Nam và Campuchia đã dần dần hình thành, gắn liền với hàng loạt sự kiện biến động của lịch sử trải dài gần 300 năm, từ khoảng thế kỷ XVI đến XVIII: Trong bối cảnh có nhiều biến động ở mỗi nước (nội bộ triều đình Campuchia luôn xảy ra chính biến, tranh giành quyền lực, ngôi vua thay đổi liên tục; triều đình Việt Nam cũng có sự chia rẽ thành hai lực lượng đối địch cát cứ, họ Nguyễn bắt đầu mở rộng lãnh thổ về phía Nam v.v...); lúc đầu, biên giới chỉ là một "vùng đệm" trước thế kỷ XVI, những tiếp xúc đầu tiên đầu thế kỷ XVI, biên giới hình thành và tương đối ổn định cuối thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, đường biên giới này chưa được phân vạch và cắm mốc chính quy như ngày nay, biên giới bấy giờ chỉ có ý nghĩa tương đối, là ranh giới đất đai, rừng núi, sông, suối do cư dân hai bên ở giáp biên làm chủ. Dân cư thuộc quốc gia nào thì toàn bộ ruộng nương, rừng núi mà họ sinh sống thuộc chủ quyền của quốc gia đó.
Mặc dù ở thời điểm trước khi Pháp đến Đông Dương, các vương triều phong kiến của Việt Nam, Lào và Campuchia về cơ bản đã thống nhất với chủ quyền đã được phân chia trong phạm vi chủ quyền của mình, nhưng ranh giới cụ thể giữa các vương quyền vẫn chỉ là những khu vực biên giới chưa nhất quán, dễ bị thay đổi. Trong bối cảnh này, các nhà cầm quyền Pháp nhận thấy cần phải hoạch định và phân vạch những đường biên giới hành chính thông qua những đường thẳng ấn định được vẽ trên các bản đồ và được đánh dấu bằng các cột mốc tại thực địa để xác định và cải tạo những không gian thực tại trong toàn bộ khu vực Đông Dương. Tuy nhiên, tuỳ theo các quy chế đã được xác lập ở mỗi xứ, chính quyền thực dân tiến hành việc phân ranh theo những trình tự thủ tục pháp lý riêng. Thực tế là, thực dân Pháp đã xác lập ranh giới hành chính giữa xứ thuộc địa Nam Kỳ với xứ bảo hộ Campuchia bằng công ước hoạch định biên giới và tiến hành phân vạch và cắm mốc trên thực địa, sau đó có sự điều chỉnh bổ sung một số điểm nhỏ theo quyết định của Toàn quyền Đông Dương; trong khi đó, ranh giới giữa xứ Trung Kỳ và Campuchia cũng như giữa Bắc Kỳ và Lào, Campuchia và Lào thì chỉ được vạch ra trên theo các văn bản do Toàn quyền Đông Dương ban hành, không phân vạch và cắm mốc trên thực địa.

        Trong suốt thời kỳ đô hộ Đông Dương, chính quyền thực dân Pháp luôn tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam và Campuchia trên cơ sở nguyên trạng của ranh giới lãnh thổ hai nước khi Pháp đến Đông Dương. Pháp đã dựa vào đường biên giới thực tế đã được hình thành giữa Việt Nam và Campuchia từ thời phong kiến và các chứng cứ lịch sử cụ thê làm cơ sở pháp lý cho việc phân vạch và cắm mốc giới trên thực địa, đồng thời đã có những điều chỉnh phù hợp với nguyện vọng và tình hình quản lý thực tế của chính quyền và nhân dân địa phương hai bên biên giới nhằm xác định một ranh giới giữa Nam Kỳ và Campuchia rõ ràng hơn. Kết quả là, cho đến trước khi Pháp rút khỏi Đông Dương, toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa Nam Kỳ, Trung Kỳ của Việt Nam và Campuchia đã được thể hiện tương đối đầy đủ trên bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản, tuy vẫn còn có những khiếm khuyết, nhưng thành quả này sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để Việt Nam và Campuchia cùng nhau thảo luận vấn đề biên giới giữa hai nước với tư cách là quốc gia độc lập và thực sự có chủ quyền.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Mười Hai, 2015, 04:15:18 am
       
        Chương III

TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN GIẢI QUYẾT ĐƯỜNG BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN VIỆT NAM – CAMPUCHIA TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 2005

        Từ sau khi hoà bình được lập lại ở Đông Dương (1954), Việt Nam và Campuchia đã cùng nhau thương lượng về biên giới lãnh thổ giữa hai nước và đã đạt được một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên, do các biến động địa - chính trị và tình hình phức tạp ở khu vực và mỗi nước, do tầm quan trọng và sự nhạy cảm của vấn đề biên giới lãnh thổ, nên đến cuối năm 2005 việc giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia vẫn chưa hoàn tất.

        Trên cơ sở khái quát, tổng hợp các sự kiện đàm phán, dưới đây sẽ tạo dựng lại toàn bộ bức tranh về diễn biến và kết quả đàm phán giải quyết vấn đề biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia từ năm 1954 đến cuối năm 2005. Để tiện theo dõi, trong chương này chúng tôi sẽ phân toàn bộ diễn biến đàm phán biên giới của Việt Nam và Campuchia thành những giai đoạn tương ứng với các thời kỳ lịch sử có tính đặc thù về tình hình chính trị của Campuchia.

        1. ĐÀM PHÁN GIỮA VIỆT NAM VỚI CHÍNH QUYỀN XI-HA-NÚC (GIAI ĐOẠN 1954 – 1970)

        Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương năm 1954 thừa nhận và bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia cũng như của Việt Nam và Lào, thừa nhận Chính phủ Vương quốc Campuchia là chính phủ hợp pháp của Campuchia và quy định Chính phủ Campuchia không được trả thù những người kháng chiến cũ, không để cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Campuchia, không được đưa Campuchia tham gia bất kỳ khối liên minh quân sự nào.

        Tuy nhiên, sau khi hoà bình lập lại, tình hình khu vực và trong nước còn hết sức phức tạp. Các thế lực đế quốc vẫn tiếp tục muốn Lào, Campuchia và miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. Tình hình đó buộc các nhà cầm quyền Campuchia phải lựa chọn cho mình con đường đi thích hợp để tồn tại và phát triển. Campuchia đã chọn con đường hoà bình trung lập và từng bước thực hiện những biện pháp cải tổ chính trị, kinh tế xã hội nhằm biến Campuchia từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, phụ thuộc trở thành quốc gia tự chủ độc lập thực sự.
Ông hoàng Nô-rô-đôm Xi-ha-núc khi tham gia hội nghị Á - Phi tại Băng Đung đã tuyên bố Campuchia tán thành 5 nguyên tắc chung sống hoà bình, đi theo con đường hoà bình trung lập. Trở về nước, Xi-ha-núc đã đẩy nhanh những hoạt động cải tổ bộ máy chính quyền nhằm giải quyết tốt mọi mối quan hệ giữa bên trong và bên ngoài chống lại sự phá hoại của các lực lượng thù địch. Để có biện pháp tập trung quyền lực vào một tổ chức duy nhất do mình đứng đầu, ngày 2-3-1953 N. Xi-ha-núc đã trao lại ngôi vua cho cha mình (năm 1960, sau khi vua N. Su-ra-mu-rit chết, N. Xi-ha-núc được bầu làm Quốc trưởng) và lập ra tổ chức Sang-kum (Ban lãnh đạo Sangkum gồm Chủ tịch Nô-rô-đôm Xi-ha-núc, Phó Chủ tịch Pen Nouth, Tổng Thư ký S.E.Samyun, Phó Tổng Thư ký Châu Seng) - Cộng đồng Xã hội bình dân. Điều lệ của Sang-kum công bố vào tháng 3-1955 đã nhấn mạnh: Cộng đồng xã hội bình dân không phải là một đảng phái chính trị mà chỉ là một liên minh dân tộc, đấu tranh chống lại sự bất công, cám dỗ, tước đoạt, áp bức và những tệ nạn phản lại nhân dân Khơ-me và đất nước Campuchia.

        Cuối năm 1955, Sang-kum bắt tay vào thực hiện những cuộc cải cách ở trong nước và thực hiện đường lối đối ngoại thích hợp trong điều kiện người Mỹ ngày càng tăng áp lực đối với Campuchia: Về kinh tế - xã hội, là thời kỳ phồn thịnh nhất trong lịch sử hiện đại của Campuchia trước năm 1970; về đối ngoại, N. Xi-ha-núc là một trong sáu thành viên sáng lập phong trào Không liên kết tại Hội nghị Băng Đung 1955, nhưng phải đến tháng 2-1956 chính sách trung lập của Campuchia mới được khẳng định dứt khoát khi Xi-ha-núc đi thăm Trung Quốc và được Trung Quốc công khai ủng hộ. Tháng 7-1958, Campuchia và Trung Quốc lập quan hệ ngoại giao. Đồng thời với việc tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại với Trung Quốc, Campuchia còn tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu. Tuy nhiên, Mỹ rất thù địch với chính sách hoà bình trung lập của Campuchia nên luôn gây sức ép và tìm cách phá hoại. Trước tình hình đó, Mặt trận Dân tộc thống nhất rộng rãi của Xi-ha-núc được thành lập để bảo vệ đường lối hoà bình trung lập và bảo vệ độc lập dân tộc, chống âm mưu nô dịch mới của đế quốc Mỹ. Thời kỳ này, Campuchia có quan hệ hai mặt đối với Việt Nam Dân chủ cộng hoà, vừa tranh thủ vừa nuôi ý đồ chống Việt Nam.

        Trong thời kỳ này, chính quyền Xi-ha-núc có hai bên đối thoại để thương thuyết về vấn đề biên giới với Việt Nam: Một bên là Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và một bên là chính quyền ngụy Sài Gòn. Tại sao Campuchia lại thương thuyết vấn đề biên giới với cả hai bên? phải chăng là vì khi đó Campuchia đang thực hiện chính sách trung lập? Có thể, Campuchia tin chắc rằng, rút cục cuộc cách mạng của Việt Nam sẽ thắng và vấn đề biên giới muốn được giải quyết vĩnh viễn cần có sự thoả thuận của chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Mặt khác, trên thực tế những va chạm biên giới giữa Campuchia và quân đội Việt Nam Cộng hoà có Mỹ ủng hộ, khiến Campuchia cũng cần phải thương thuyết với nhà cầm quyền Sài Gòn để tránh khỏi bị vi phạm lãnh thổ, vì không đủ sức chống chọi với quân Mỹ - ngụy để bảo vệ biên giới.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười Hai, 2015, 12:20:04 am
        Từ tình hình trên, Campuchia đã lựa chọn lập trường duy nhất là cố giữ vững được các biên giới hiện tại, mặc dù đôi khi Campuchia vẫn lớn tiếng chỉ trích các biên giới thuộc địa. Lập trường này của Càmpuchia được thể hiện rõ khi tham dự Hội nghị các nước không liên kết tại Le Caire tháng 10-1964, Thủ tướng Campuchia N. Kan-tôn chính thức ủng hộ nguyên tắc biên giới bất di bất dịch, khi trong bản Tuyên ngôn bế mạc của Hội nghị đã biểu quyết: "Những nước tham dự hội nghị này, phần lớn đã giành độc lập sau nhiều năm tranh đấú, nhắc lại ý chí kiên quyết chống tất cả mọi mưu toan vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời tất cả cam kết rằng khi được độc lập, có những biên giới như thế nào thì cứ tiếp tục duy trì và tôn trọng các biên giới đó". Thủ tướng Nô-rô-đôm Kan-tôn còn tuyên bố thêm: "Vấn đề chủ yếu của chúng tôi là được các nước thừa nhận biên giới với Nam Việt Nam... đường giới tuyên này do mẫu quốc Pháp đặt ra... và lấy của chúng tôi nhiều đất đai để sáp nhập vào thuộc địa Nam Kỳ. Mặc dủ các biên giới này rất bất lợi cho Campuchia, chúng tôi cũng thừa nhận những biên giới đó"(Trần Văn Minh (1978), Biên giới Việt Nam - Campuchia, vài khía cạnh về lịch sử và pháp lý, Paris, tí 20-21).

        Từ năm 1960 đến 1962, chính phủ Vương quốc Campuchia tiến hành thương lượng với chính quyền ngụy Sài Gòn nhằm giải quyết những xung đột biên giới, cải thiện quan hệ giữa hai bên. Nhưng các cuộc thương lượng đó không đạt được kết quả gì. Năm 1962, N. Xi-ha-núc đề nghị Liên hợp quốc triệu tập một hội nghị quốc tế để công nhận độc lập, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia. Việt Nam Dân chủ cộng hoà và một số nước khác ủng hộ, nhưng Mỹ và nguỵ quyền Sài Gòn không tán thành.

        Tháng 3-1964, Chính phủ Vương quốc Campuchia gửi cho chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà một bản dự thảo Nghị định thư về tuyên bố nền trung lập của Vương quốc Campuchia, tại Điều 1 của bản dự thảo viết: "... b/ Với Nam Việt Nam, biên giới ghi trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thông dụng trước các Hiệp định Paris năm 1954 và về các đảo ven bờ trên bản đồ hải quân kèm theo..." (Lưu Văn Lợi (1990), Việt Nam - Đất, Biển, Trời, NXB Công an nhân dân, Hà Nội). Kèm theo bản dự thảo này có bộ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000, thể hiện toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa hai nước, nhưng cạo sửa 9 điểm, chỗ lớn nhất là khu vực Bu Prăng lấn sang lãnh thổ Việt Nam khoảng 50 km2, và kèm theo cả hải đồ tỷ lệ 1/200.000, trên đó vẽ đường ranh giới trên biển là đường Brévié và vẽ quần đảo Thổ Chu và một số đảo khác của Việt Nam ở phía Nam đường Brévié là của Campuchia. Đáng chú ý là, phía Campuchia nói thẳng ra rằng nếu Việt Nam công nhận đường biên giới hiện tại của Campuchia và các quyền tự do dân chủ cho người Khơ-me Khom (Khơ-me Nam Bộ) thì họ sẽ đồng ý đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam ở cấp Công sứ. Phía Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã không đáp ứng đề nghị vô lý đó của Campuchia.

        Ngày 20-6-1964, Quốc trưởng N. Xi-ha-núc gửi công hàm cho Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ, đề nghị được gặp Chủ tịch và nói rõ: "Chúng tôi từ bỏ mọi yêu sách lãnh thổ để đổi lấy một sự công nhận dứt khoát đường biên giới hiện tại và chủ quyền của chúng tôi đối với các đảo ven bờ của chúng tôi mà chính phủ Sài Gòn đòi không trên cơ sở pháp lý nào" (Lưu Văn Lợi, Sđd). Đến ngày 18-8-1964, N. Xi-ha-núc lại gửi một công hàm cho Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, trong đó khẳng định: "Về phần mình, Campuchia chỉ yêu cầu công nhận đường biên giới hiện tại trên đất liền của mình như nó được thể hiện trên các bản đồ thông dụng năm 1954, và sự công nhận chủ quyền của Campuchia đối với các đảo then bờ mà chế độ Sài Gòn đòi hỏi không có một lý lẽ nào" (Lưu Văn lợi, Sđd).

        Cũng trong năm 1964, nhân xảy ra vụ quân đội Mỹ - Ngụy vi phạm biên giới, Campuchia đưa việc này ra Hội đồng Bảo an biên hợp quốc. Một phái đoàn điều tra gồm các đại diện Brazin, Cote D'ivoire và Maroc sang quan sát tại chỗ và lập phúc trình ngày 27-7-1964. Phúc trình đó ghi rằng theo nhà cầm quyền Sài Gòn, địa giới hai nước không ghi rõ trên mặt đất mà cũng không ghi rõ trên bản đồ. Bản đồ tỷ lệ 1/100000 và bản đồ tỷ lệ 1/400.000 của Sở Địa dư Đông Dương lập ra không trùng hợp với nhau. Tuy nhiên, theo phái đoàn, sự chênh lệnh giữa hai bản đồ đó rất nhỏ mọn và phái đoàn kết luận rằng không có sự tranh chấp về địa giới giữa hai nước.

        Ngày 29-9-1964, nhân dịp sang Bắc Kinh dự lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có gặp N.Xi-ha-núc. Xi-ha-núc đề nghị Việt Nam Dân chủ cộng hoà công nhận đường biên giới hiện tại của Campuchia với miền Nam Việt Nam. Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: Việt Nam Dân chủ cộng hoà không thể ký trực tiếp về biên giới với Campuchia vì không có biên giới chung, nếu Campuchia và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam có thoả thuận gì về vấn đề này thì Việt Nam Dân chủ cộng hoà sẵn sàng công nhận sự thoả thuận đó.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Mười Hai, 2015, 01:02:28 am
        Tháng 10-1964, đàm phán ba bên diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Các bên đã thảo luận về biên giới Việt Nam - Campuchia cả trên đất liền và trên biển. Quan điểm của phía Việt Nam là: Trên đất liền lấy theo bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương tỷ lệ 1/100.000, không chấp nhận điều chỉnh (viện dẫn ý kiến của Campuchia năm 1962 và 1964 trong các dự thảo Nghị định thư của họ), về biển và đảo lấy đường Brevie để chia đảo đồng thời là đường biên giới trên biển giữa hai nước. Quan điểm của phía Campuchia: Trên đất liền không phải chỉ lấy một loại bản đồ như Việt Nam đã viện dẫn mà còn đòi xem xét nhiều loại bản đồ và có lấy ví dụ là bản đồ Mỹ có ghi chú một số đoạn chưa minh định, ngoài ra còn đòi điều chỉnh theo những vấn đề khác như căn cứ vào văn kiện, căn cứ vào thực tế quản lý hành chính, quan tâm đến đời sống của nhân dân, điều chỉnh những nới bản đồ có sai sót. Về đảo và biên giới trên biển thì phía Campuchia chưa rõ ràng dứt khoát.

        Quá trình thảo luận, các Bên đã đi đến nhất trí soạn thảo Biên bản làm việc chung. Nhưng đến khi chuẩn bị ký biên bản chung, phía Campuchia đã nêu một số vấn đề mới và yêu cầu thảo luận tiếp như đòi Trưởng đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Hiếu) phải có giấy uỷ nhiệm của Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ; đòi đưa vấn đề người Khơ-me ở Nam Kỳ vào chung vời vấn đề biên giới; đòi biên bản chung phải do cả "ba Bên" cùng ký kết dẫn đến cuộc đàm phán kéo dài và không đạt kết quả.

        Đầu tháng 12-1964, cuộc họp ba bên được nối lại tại Bắc Kinh. Trên thực tế, chỉ có một lần Đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam họp với Đoàn Campuchia, ngoài ra không có cuộc gặp nào khác mặc dầu có những tiếp xúc tay đôi ở hành lạng ngoài phòng họp. Phía Việt Nam cho rằng, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và phía Campuchia tiếp tục bàn về vấn đề biên giới trên cơ sở thoả thuận về nguyên tắc đã đạt được giữa hai bên trong cuộc họp hồi tháng 10-1964. Nhưng cuộc gặp giữa phía Việt Nam và phía Campuchia lần này ngay từ đầu đã vấp phải hai vấn đề do phía Campuchia nêu ra: Một là, phía Campuchia đề nghị phải ký ba bên và ở cấp cao nhất, coi đó là một điều kiện tiên quyết. Do đề nghị này mà các cuộc trao đổi không chính thức chỉ xoay quanh các vấn đề: họp hai bên hay ba bên? hình thức ký kết thế nào và ký kết ở dâu? nên đàm phán kéo dài mà không giải quyết được vấn đề gì thực chất về biên giới; hai là, ngoài vấn đề biên giới, phía Campuchia đề nghị ghi thêm hai vấn đề vào chương trình nghị sự là vấn đề người Khơ-me Khom và vấn đề thừa kế Hiệp định Paris năm 1954 về giải thể Liên bang Đông Dương. Phía Việt Nam cho rằng trước hết tập trung bàn vấn đề biên giới trên cơ sở thoả thuận về nguyên tác đã đạt được hồi tháng 10- 1964. Cuộc họp này phải dừng lại và cũng không đạt được kết quả gì.

        Đàm phán về biên giới tiếp tục được nối lại giữa Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Vương quốc Campuchia tại Phnôm Pênh từ ngày 15-8-1966 đến ngày 17-9-1966 (Xem thêm trong phần phụ lục, Toàn văn ghi chép về "Bảy vòng đàm phán ở Phnôm Pênh."). Cuộc đàm phán diễn ra gồm 7 vòng. Đáng lưu ý là các vòng họp đều chỉ làm việc và kết thúc trong buổi sáng trong ngày. Ngoài vấn đề biên giới như đã nêu ra trước đây, phía Campuchia nêu thêm hai vấn đề mới, đó là:

        - Về con người, yêu cầu xác nhận quy chế cho người Khơ-me Khom như Pháp đã thừa nhận trước đây.

        - Về tài sản, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thừa kế tài sản do thực dân Pháp để lại thì sẽ tất nhiên là người thừa kế Hiệp định Paris năm 1954.

        Riêng về vấn đề biên giới, Campuchia thừa nhận theo nguyên tắc uti possidetis nhưng lại đề ra 3 nguyên tắc để điều chỉnh đường biên giới hiện tại là: theo văn bản cũ, theo dân cư trú lâu đời và sông, suối biên giới là sông, suối chung. Hai bên đã tiến hành 07 vòng họp, nhưng không ký kết được văn bản chung về vấn đề biên giới.

        Trước áp lực của quân đội Sài Gòn ở biên giới ngày càng tăng nên ngày 9-5-1967 (Raoul Marc Jennar, Các đường biên giới của nước Campuchia cận đại, Tập I, II, bản dịch năm 2001, BBG BNG), chính phủ Vương quốc Campuchia có một công hàm kêu gọi các nước có quan hệ ngoại giao với Campuchia tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong biên giới hiện tại. Ngày 31-5-1967, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra tuyên bố trịnh trọng:

        - Lập trường trước sau như một của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là công nhận và cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong biên giới hiện tại.

        - Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam công nhận và cam kết tôn trọng biên giới hiện tại giữa miền Nam Việt Nam và Campuchia.

        - Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam cực lực lên án âm mưu và hành động xâm lược của đế quốc Mỹ và bọn tay sai miền Nam Việt Nam và Thái Lan chống Vương quốc Campuchia, kiên quyết phản đối mưu toan của họ sửa đổi biên giới hiện tại của vương quốc Campuchia.

        Ngày 6-6-1967 (Lưu văn Lợi, Sđd) Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã chính thức chuyển bản Tuyên bố trên cho N. Xi-ha-núc.

        Ngày 8-6-1967, chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà tuyên bố :

        - Công nhận và cam kết tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong biên giới hiện tại;

        - Hoàn toàn tán thành tuyên bố ngày 31-5-1967 của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam công nhận biên giới hiện tại giữa miền Nam Việt Nam và Campuchia. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà công nhận và tôn trọng biên giới đó.

        Từ đó trở đi cho đến khi ở Campuchia xảy ra chính biến ngày 18-3-1970, giữa Vương quốc Campuchia và Việt Nam không có thêm cuộc đàm phán nào về biên giới.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Mười Hai, 2015, 01:03:12 am
       
        2. ĐÀM PHÁN GIỮA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ VỚI CHÍNH QUYỀN LON-NOL (GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1970 ĐẾN 1975)


        Thất bại trong âm mưu lôi kéo và đe doạ Xi-ha-núc nhằm thực hiện học thuyết Việt Nam hoá chiến tranh của Ních Xơn, ngày 18-3-1970, Mỹ đã hỗ trợ Lon-nol đảo chính lật đổ chính quyền của N. Xi-ha-núc, mở rộng chiến tranh sang Campuchia và toàn cõi Đông Dương. Tuy nhiên, sau khi lật đổ chính quyền của N. Xi-ha-núc, Lon-nol bị cô lập cao độ, chỉ kiểm soát được 3 trong 19 tỉnh của Campuchia. Nền kinh tế Campuchia bị suy kiệt. Lương thực, thực phẩm, xăng dầu khan hiếm, giá cả thị trường tăng vọt làm cho đời sống nhân dân rất khó khăn. Trong điều kiện đó, người dân thường so sánh với đời sống kinh tế dưới thời Cộng đồng Xã hội bình dân của Xi-ha-núc và cho rằng chỉ có Xi-ha-núc mời đem lại cho họ cuộc sống bình yên và dễ dàng. Dưới thời Lon-nol, Campuchia trở thành căn cứ quân sự của Mỹ và Chính phủ Lon-nol thực hiện chính sách thù địch với Việt Nam.

        Cuộc đảo chính ngày 18-3-1970 đã lật đổ chính quyền trung lập, không liên kết của N. Xi-ha-núc. Chế độ mới là chế độ "chống cộng" triệt để và ác cảm với người Việt Nam sống trên đất Campuchia. Do đó, từ năm 1970 các vụ thương thuyết về biên giới chỉ diễn ra giữa Phnôm Pênh (chính quyền Lon-nol) và Sài Gòn (chính quyền Việt Nam Cộng hoà), không có quan hệ gì với Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

        Tuy nhiên, do cả hai chế độ ở Sài Gòn (Việt Nam Cộng hoà) và Phnôm Pênh (Cộng hoà Campuchia) đều do Mỹ dựng lên và cùng có mục tiêu chống cộng sản nên đã tái lập quan hệ ngoại giao năm 1970 và đi tới nhiều thoả hiệp để giải quyết một số vấn đề cấp bách: Thoả hiệp ngày 27-5-1970 về tình trạng người Việt sống trên đất Campuchia; 5 thoả hiệp ngày 22-01-1971 về quy chế các dân cư ở vùng biên giới và quy chế giao thông trên sông Cửu Long; 2 thoả hiệp ngày 4-1971 về vấn đề quan thuế v.v... Riêng về vấn đề biên giới, cuộc thương thuyết năm 1970 ở Sài Gòn có kết quả là hai bên chỉ hứa hẹn với nhau "tôn trọng các ranh giới hiện tại trong phạm vi hành chính của mỗi bên" (Trần Văn Minh, Sđd, tr.21).

        3. ĐÀM PHÁN GIỮA VIỆT NAM VỚI CHÍNH QUYỀN PÔN-PỐT (GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1975 ĐẾN 1979)

        Ngày 17-4-1975, lực lượng cách mạng Campuchia đã lật đổ chế độ Lon-nol, đánh thắng đế quốc Mỹ. Pôn-pốt tuyên bố lập Chính phủ Campuchia Dân chủ theo đường lối xã hội chủ nghĩa. Về chế độ chính trì, Hiến pháp 1976 quy định tên gọi là nước Campuchia Dân chủ và chỉ có hai hình thức sở hữu là nhà nước và tập thể (Hiến pháp 1976 Căm-pu-chia Dân chủ, Chương 1 điều 1, Chương 2 điều 2, Chương 3 điều 3, Chương 16 điều 21). Trên cơ sở Hiến pháp đó, Khơ-me đỏ ban bố những chính sách kỳ quái và gây ra những thảm hoạ diệt chủng khủng khiếp trong lịch sử loài người. Chúng tuyên bố làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa triệt để nhất, chưa từng có trên thế giới. Để mau chóng đạt được mục tiêu đề ra, chúng thủ tiêu toàn bộ những thành phần chống đối hoặc không ủng hộ chúng; để xoá bỏ giai cấp, chúng thực hiện xoá bỏ triệt để mọi hình thức tư hữu, xây dựng một xã hội không đồng tiền, không chợ búa, không trường học, không trí thức, không gia đình, tất cả dồn ra sản xuất nông nghiệp, với khẩu hiệu "có lúa là có tất cả". Chính sách kỳ quái của Khơ-me đỏ đã làm cho nền kinh tế của Campuchia kiệt quệ, đời sống nhân dân khổ cực, hàng triệu người chết vì đói rét, vì bệnh tật và vì bị tra tấn, đánh đập. Nước Campuchia từ một ốc đảo hoà bình trong thập kỷ 60, lúc này đã trở thành một trại khổ sai khổng lồ đầy rẫy những hố chôn người. Campuchia trở thành một nước không có thành phố, không trường học, chợ búa, tiền tệ, không đi chùa chiền tụng kinh niệm phật, không có sự giao lưu bên ngoài. Trong quan hệ với Việt Nam, Khơ-me đỏ thực hiện chính sách thù địch, kích động hận thù dân tộc, phát động cuộc chiến tranh chống Việt Nam.

        Khi Pôn-pốt lên nắm quyền lãnh đạo ở Campuchia, vấn đề biên giới giữa Campuchia và Việt Nam có những diễn biến phức tạp và ngày càng nghiêm trọng. Sau khi miền Nam Việt Nam mới giải phóng, lợi dụng lúc quân và dân Việt Nam đang bận tiếp quản các thị trấn, thị xã lực lượng ở dọc biên giới mỏng (chủ yếu là dân quân, du kích), ngay từ đầu tháng 5-1975, lực lượng quân sự của Khơ-me đỏ đã tăng cường đến sát biên giới liên tục xâm nhập đánh phá lấn chiếm một số khu vực dọc biên giới đất liền từ Tây Ninh đến Hà Tiên; trên vùng biển đã cho quân đổ bộ lên đảo Phú Quốc, đánh chiếm đảo Thổ Chu, xâm nhập đảo Phú Dự; đồng thời kích động hận thù dân tộc, tung tin 6 tỉnh Nam Bộ là của Campuchia. Đặc biệt nghiêm trọng là quân Khơ-me đỏ đã bắn giết, cướp bóc hàng trăm vụ, làm chết và bị thương hơn 500 dân thường Việt Nam, bắt đi hàng ngàn trâu bò, đối xử tàn nhẫn với người Việt Nam ở Campuchia (cướp hết tài sản, đuổi về nước) làm cho hơn 2 vạn Việt kiều không có nhà ở, đời sống khó khăn.

        Mục tiêu của Khơ-me đỏ trong giai đoạn này trước mắt là lấn chiếm biên giới để bắt bớ, ngăn chặn nhân dân và cán bộ của Campuchia vì những lý do nội bộ đã và đang chạy sang trốn tránh trên đất Việt Nam và đuổi dân Việt Nam ở Campuchia về nước; đồng thời tiến hành thăm dò lực lượng và tình hình phòng thủ biên giới của Việt Nam, nếu sơ hở hoặc nơi nào lực lượng mỏng thì lấn chiếm phục vụ cho ý đồ lâu dài là lấn chiếm đất đai ở vùng biên giới để tạo thế mạnh trong đàm phán về biên giới khi có điều kiện; ngoài ra, phía Campuchia còn có một mục đích kinh tế là lấn chiếm những vùng nghi có tài nguyên và mỏ kim loại quý để khai thác (vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên). Tuy nhiên, những tham vọng đó của Khơ-me đỏ chỉ là sự chủ quan mù quáng do ý thức dân tộc hẹp hòi, do bên ngoài xúi giục, muốn đẩy nhanh phát triển kinh tế; mặt khác do lực lượng quân sự của Việt Nam ở một số nơi mỏng, bố phòng còn sơ hở, đối phó không kịp thời nên Campuchia lấn tới.

        Chủ trương của Việt Nam trong giai đoạn này là: Vừa phải kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, vừa tranh thủ đoàn kết tạo biên giới hữu nghị với Campuchia; tôn trọng lãnh thổ của Campuchia, đưa hết lực lượng, kho tàng và dân Việt Nam ở trái phép trên đất Campuchia về nước, không xâm phạm một tấc đất của Campuchia đồng thời cũng phải giữ gìn từng tấc đất của Việt Nam không để Campuchia xâm phạm; tiến hành đàm thoại ở cấp tỉnh và quân khu để giải quyết kịp thời những việc xảy ra ở biên giới, việc nào không giải quyết được thì cố gắng hoà hoãn, xin chỉ thị và chờ trung ương hai bên giải quyết; các quân khu cần khẩn trương thực hiện kế hoạch quân sự đã đề ra, nhanh chóng điều động lực lượng cần thiết đủ sức hoàn thành nhiệm vụ (thực hiện bao vây các lực lượng Campuchia xâm nhập, yêu cầu họ rút về, nếu ngoan cố và chống lại thì kiên quyết tiêu diệt nhanh gọn và triệt để, chú ý không đánh trên đất Campuchia, giải quyết xong nơi nào thì có kế hoạch bố phòng bảo vệ và ổn định lâu dài); Trung ương Đảng hai bên sớm xúc tiến giải quyết cơ bản vấn đề biên giới giữa hai nước.

        Thực hiện chủ trương trên, Việt Nam đã phải dùng biện pháp quân sự mới đẩy được lực lượng vũ trang của Khơ-me đỏ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, thu hồi lại các đảo. Đi đôi với hành động kiên quyết về quân sự, chủ động cùng với Campuchia đàm phán chính trị. Tháng 6- 1975, đoàn cấp cao Campuchia do Pôn-pôt dẫn đầu sang thăm Việt Nam; tháng 7-1975, đoàn cấp cao Việt Nam do đồng chí Lê Quẩn dẫn đầu thăm Campuchia. Ngày 10-8-1975, một cuộc hội đàm giữa lãnh đạo cấp cao hai nước tại Hà Nội đã đạt được những thoả thuận về giải quyết các xung đột nói trên. Theo đó, Việt Nam bằng lòng rút quân khỏi đảo Polo Way và trao trả các quân nhân của Khơ-me đỏ đã bị bắt giữ trong những cuộc đụng độ; ngược lại, Campuchia hứa sẽ trả lại 515 dân thường Việt Nam bị mang đi từ đầu tháng 5-1975 và hứa sẽ không vi phạm lãnh thổ Việt Nam nữa.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Mười Hai, 2015, 03:19:13 am
        Nhưng Khơ-me đỏ không tôn trọng các điều đã hứa: một mặt không trả lại các thường dân Việt Nam bị bắt mà cũng chẳng cho biết tin tức về những người đó, mặt khác vẫn tiếp tục phá rối ở biên giới. Vì vậy, đầu tháng 4-1976 hai Chính phủ quyết định sẽ thương thuyết ở cấp cao để đi tới một thoả ước chung về biên giới giữa hai nước. Hội nghị này dự tính sẽ họp vào tháng 6-1976, để chuẩn bị cho hội nghị, hai bên cần phải họp trù bị ở Phnôm Pênh.

        Cuộc họp trù bị đã được tiến hành tại Phnôm Pênh từ ngày 4 đến 18-5- 1976. Đoàn Việt Nam do ông Phan Hiền, Thứ trưởng Ngoại giao dẫn đầu.

        Về phía Campuchia: trong những ngày đầu của cuộc họp, Campuchia nói nhiều đến "tình hữu nghị", "tình nghĩa", đến ngày thứ tư thì tỏ ra căng thẳng, nhất là lúc viện lý lẽ để bênh vực đề nghị lấy đường Brévié làm ranh giới trên biển; về cách giải quyết biên giới, phía Campuchia chỉ phát biểu chung chung và chỉ sau khi phía Việt Nam đưa ra các đề nghị, họ mới từng bước phát biểu quan điểm của mình mặc dù ta thấy rõ là Campuchia đã chuẩn bị kỹ từ trước.

        Lập trường của Campuchia là đồng ý giải quyết toàn tuyến biên giới hai nước cả trên đất liền và trên biển; trên đất liền, đồng ý lấy bản đồ của Pháp tỷ lệ 1/100.000 nhưng không nói lấy bản đồ làm căn cứ mà là làm tài liệu tham khảo, không nói bản đồ năm nào trên biển, nhận chia đảo theo đường Brévié làm đường biên giới; về các điểm tranh chấp cụ thể, Campuchia nêu thí dụ 3 điểm là Bình Di - Khánh Hoà, sông Vàm Cỏ và Bu Prăng. Qua đó, ý đồ của Campuchia là muốn giải quyết biên giới với Việt Nam, nhưng cố giành phần lợi nhất cho mình mà không đáp ứng các đề nghị của phía Việt Nam cả trên bộ và trên biển. Campuchia đồng ý nguyên tắc dựa vào bản đồ nhưng có điều kiện phải sửa đổi biên giới dựa vào một số yếu tố khác như văn bản thực dân, dân cư.

        Phía Việt Nam chủ động nêu quan điểm tổng quát, nói rõ nguyên tắc cơ bản để giải quyết biên giới là dựa vào bản đồ; phạm vi giải quyết là cả biên giới bộ và trên biển; cách làm của ta là giải quyết "cả gói", gắn biên giới bộ với ranh giới trên biển; thảo luận để thống nhất về nguyên tắc rồi mới thảo luận giải quyết các vấn đề cụ thể.

        Như vậy, trong cuộc đàm phán trên, quan điểm của hai bên về việc giải quyết vấn đề biên giới còn có nhiều nội dung khác xa nhau, nên không thoả thuận được nội dung chung nào về biên giới. Tuy nhiên, trong các phiên họp chính thức, một số biện pháp cụ thể được chấp thuận: hai bên cam kết làm thế nào để các cán bộ, quân nhân và dân chúng sống ở vùng biên giới thấm nhuần đoàn kết và hữu nghị; trong trường hợp có sự va chạm xảy ra, lập những uỷ ban liên lạc gồm đại diện hai bên để điều tra, và giải quyết trong “tinh thần đoàn kết, hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau". Cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra bình thường thì đến ngày 19-5-1976 phía Campuchia đột ngột đòi ngừng các phiên họp, và vì thế hội nghị ở cấp cao không thể tổ chức được vào tháng 6-1976 như đã dự tính.

        Sau các hoạt động trên đây, tình hình biên giới hai nước có lắng dịu đi. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, đến cuối năm 1976, sau khi Khơ-me đỏ đã dồn hầu hết dân của họ lùi sâu vào nội địa, đưa nhiều quân đội ra áp sát biên giới, ở trong nước thì chiếm đoạt tài sản và xua đuổi Việt kiều, biến vùng biên giới thành vùng quân sự thì tình hình biên giới trở nên vô cùng phức tạp và căng thẳng. Từ đầu năm 1977, Khơ- me đỏ đã điều động 9 trên tổng số 13 sư đoàn quân chủ lực áp sát biên giới với Việt Nam, trong khi đó lại giảm dần lực lượng ở biên giới tiếp giáp với các nước khác kể cả biên giới giáp Thái Lan. Cùng với các hoạt động quân sự ở biên giới, Khơ-me đỏ đẩy mạnh thanh trừng nội bộ mà những người có cảm tình với Việt Nam lại là đối tượng bị "mời đi" đầu tiên; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền kích động hận thù dân tộc chống Việt Nam, tổ chức nhiều cuộc mít tinh ở gần biên giới công khai chống Việt Nam và coi Việt Nam là "kẻ thù số 1"; Khơ-me đỏ cũng đẩy mạnh hoạt động ngoại giao và dư luận nhằm hỗ trợ cho hoạt động quân sự ở biên giới. Chỉ tính trong năm 1977, Campuchia đã liên tiếp có nhiều bài báo nói trên radio kích động tư tưởng chống Việt Nam và dụng ý ám chỉ Việt Nam xâm lấn đất đai của Campuchia. Khi tiếp xúc với người nước ngoài cả ở trong và ngoài nước, các lãnh đạo của Khơ- me đỏ thường để lộ những tin tức về xung đột ở biên giới, đổ trách nhiệm cho Việt Nam và biện bạch cho mình "Campuchia là nước nhỏ, chỉ có bị nước ngoài xâm lấn, với đất đai và số dân hiện tại, Campuchia chưa sử dụng hết đất của mình, Campuchia không hề có tham vọng đất đai của ai..." (Michel Blanchard (bản dịch 2001), Việt Nam - Campuchia: một đường biên giới còn tranh cãi, Ban Biên giới của Chính phủ, tr.54). Từ tháng 3-1977, sau khi đơn phương cắt hẳn mọi sự liên lạc và quan hệ với các địa phương Việt Nam tiếp đến là chính thức vu cáo Việt Nam có những hoạt động do thám, gián điệp xâm lấn lãnh thổ Campuchia (thông báo của Campuchia cho Đại sứ quán Việt Nam ở Phnôm Pênh ngày 19-4-1977 và những phát biểu khác của một số lãnh đạo Khơ-me đỏ), tuyên bố cắt đứt quan hệ với Việt Nam. Campuchia đã phủ nhận mọi hành động do họ gây ra xâm lấn đất Việt Nam, biến những vấn đề đơn thuần va chạm xung đột ở biên giới thành vấn đề chính trị nghiêm trọng, thành vấn đề quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước Việt Nam và Campuchia.

        Từ cuối tháng 4-1977, Khơ-me đỏ liên tiếp mở các cuộc tấn công quân sự quy mô lớn vào lãnh thổ nước ta trên các hướng Tây Ninh, An Giang và Kiên Giang, có nơi vào sâu đất Việt Nam 5-7 km. Mục tiêu tấn công của Khơ-me đo trong giai đoạn này là nhằm vào dân nên chúng tiến đến đâu là giết sạch, đốt sạch và cướp sạch, chiếm được nơi nào thì xây dựng công sự rồi chốt giữ lâu dài, gây cho ta rất nhiều thiệt hại về người và tài sản.

        Ở trên biên giới, Khơ-me đỏ tiếp tục và gia tăng các vi phạm biên giới, nên ngày 7-6-1977, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị triệu tập một hội nghị cấp cao để đàm phán, nhưng Đảng Cộng sản Campuchia trong thư trả lời ngày 18-6-1977, cho rằng chưa tới lúc vì cần "phải đợi một thời gian để tình trạng trở lại bình thường và chấm dứt các vụ va chạm ở biên giới". Trong lúc đó, các vụ việc ở biên giới do phía Campuchia gây ra ngày càng trầm trọng, nên ngày 5-2-1978 phía Việt Nam lại chủ động đề nghị Campuchia ba điểm để giải quyết vấn đề biên giới:

        (1) Chấm dứt mọi hành động quân sự và đóng quân cách biên giới 5 cây số;
        (2) Đàm phán ngay tại bất cứ một địa điểm nào, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của hai bên;
        (3) Tìm mọi hình thức bảo đảm biên giới, bảo đảm quốc tế và giám sát quốc tế. Đó là lập trường nhất quán của chính phủ Việt Nam, trong đó có yếu tố mới là đề nghị tìm một giải pháp biên giới với sự bảo đảm và giám sát quốc tế.

        Tuy nhiên, lập trường của Khơ-me đỏ vẫn không thay đổi, nghĩa là vẫn chỉ thể hiện quan điểm "mập mờ", thiếu thiện chí. Ngày 8-2-1978, Campuchia đã tuyên bố bác bỏ đề nghị thương thuyết ba điểm của Việt Nam, coi đó là một hành động tuyên truyền để đánh lạc hướng dư luận quốc tế. Từ ngày 31-12-1977, Khơ-me đỏ luôn luôn tố cáo Việt Nam là "xâm lược, thôn tính lãnh thổ” gọi dân tộc Việt Nam là "kẻ thù xâm lăng" (Phát ngôn ngày 6-01-1978 của Bộ Thông tin tuyên truyền Campuchia). Thực ra, khi gọi dân tộc Việt Nam là kẻ thù xâm lăng, là "nuốt đất đai của Cambot", chính quyền Khơ-me đỏ chỉ muốn nhắc lại vấn đề biên giới lịch sử, vì từ khi bị ngoại bang đô hộ cho tới khi giành độc lập, Việt Nam không hề "nuốt đất" của nước láng giềng nào cả (Trần Văn Minh, sđd, tr.28, 29).

        Phía Việt Nam đã hết sức kiên trì và cố gắng không để tình hình diễn biến xấu đi, không để địch lợi dụng chia rẽ hai nước. Nhưng Việt Nam càng kiềm chế thì phía Khơ-me đỏ càng lấn tới, họ đã một mặt tấn công quân sự lấn chiếm đất đai của Việt Nam, giết hại dã man dân Việt Nam, mặt khác có những hoạt động ngoại giao và dư luận xuyên tạc sự thật, gây mơ hồ trong dư luận. Do vậy, sau khi nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc tình hình mọi mặt của Campuchia, Việt Nam đã tiến hành một loạt các biện pháp cứng rắn làm thất bại mọi hoạt động quân sự của Khơ-me đỏ ở vùng biên giới. Bảo vệ tốt chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ được dân, bảo vệ được sản xuất. Ngày 7-01-1979, đáp ứng lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia, quân tình nguyện Việt Nam đã giúp nhân dân Cạmpuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ của Pôn-pốt.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Mười Hai, 2015, 06:28:44 am
       
        4. GIAI ĐOẠN Từ 1979 ĐẾN 1990

        Sau khi chế độ Campuchia Dân chủ bị lật đổ, nhà nước Cộng hoà nhân dân Campuchia được thành lập. Hiến pháp Campuchia năm 1981 quy định: Cộng hoà nhân dân Campuchia là nhà nước độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hoà bình, dân chủ và tiến dần lên chủ nghĩa xã hội.

        Nhà nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ra đời, đã tạo ra một thuận lợi cơ bản cho việc nối lại và tăng cường quan hệ Việt Nam và Campuchia nói chung và cho việc giải quyết vấn đề biên giới giữa hai nước nói riêng. Ngày 18-02-1979, hai nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác (xem toàn văn Hiệp ước trong Phần phụ lục), tại Điều 4 đã thống nhất: "Hai Bên cam kết sẽ giải quyết bằng thương lượng hoà bình tất cả những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ hai nước. Hai Bên sẽ đàm phán để ký một hiệp định hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước trên cơ sở đường biên giới hiện tại; quyết tâm xây dựng đường biên giới này thành biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước".

        4.1. Đàm phán ký kết Hiệp ước nguyên tắc năm 1983 và Hiệp định quy chế biên giới năm 1983

        Từ năm 1982, Lãnh đạo cấp cao hai bên đã có những cuộc tiếp xúc tích cực nhằm tìm ra những giải pháp hai bên cùng có lợi trong vấn đề biên giới lãnh thổ, đồng thời tăng cường các cuộc trao đổi song phương để thống nhất về nguyên tắc làm cơ sở cho việc xây dựng Hiệp ước  hoạch định biên giới quốc gia như đã thoả thuận tại Điều 4 Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác ký ngày 18-02-1979. Đồng thời trao đổi ký kết một Hiệp định về quy chế biên giới nhằm duy trì sự ổn định ở vùng biên giới trong khi hai bên tiến hành đàm phán về hoạch định và phân giới, cắm mốc biên giới.

        Sau khi thống nhất ý kiến về việc lựa chọn bộ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Pháp xuất bản trước những năm 1954 và thoả thuận xong nội dung văn bản Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia, ngày 20-7-1983, tại Phnôm Pênh hai bên đã ký chính thức "Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia" và "Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia". Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch và Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Campuchia Hun Xen, được sự uỷ nhiệm của Hội đồng nhà nước hai nước Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp ước và Hiệp định. Ngày 27-9-1983, tại Hà Nội, hai bên tiến hành trao đổi văn kiện phê chuẩn và Hiệp ước, Hiệp định có hiệu lực thi hành kể từ ngày đó.

        * Về nội dung của Hiệp ước nguyên tắc năm 1983:

        Hiệp ước gồm có 4 điều (Xem toàn văn Iiiệp ước trong Phần phụ lục). Nội dung pháp lý quan trọng nhất được thể hiện tại Điều 1, đã ghi rõ: "Trên đất liền, hai bên coi đường biên giới hiện tại giữa hai nước được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (SGI), thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất (kèm theo 26 mảnh bản đồ đã được hai bên xác nhận), là đường biên giới quốc gia giữa hai nước". Hai bên cũng thống nhất nguyên tắc là "ở nơi nào đường biên giới chưa được vẽ trên bản đồ hoặc hai bên đều thấy chưa hợp lý thì hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc việc giải quyết trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, phù hợp với luật pháp quắc tế và thực tiễn quốc tế”.

        Điều 2 của Hiệp ước quy định hai bên sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp để hoạch định đường biên giới giữa hai nước trong vùng nước lịch sử đã được hai bên thoả thuận theo tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, phù hợp với luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế.

        Điều 3 ấn định việc thành lập Uỷ ban liên hợp để hoạch định đường biên giới trên đất liền và đường biên giới trên biển và soạn thảo Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước.

        Điều 4 quy định về điều khoản thi hành, theo đó Hiệp ước nguyên tắc sẽ được phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi văn kiện phê chuẩn.

        * Nội dung Hiệp định quy chế biên giới năm 1983:

        Hiệp định gồm có 19 điều (Xem toàn văn Hiệp định trong Phần phụ lục), ngoài việc tái khẳng định những nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa hai nước đã thoả thuận những biện pháp tạm thời nhằm duy trì việc quản lý biên giới, trong khi phần lớn đường biên giới giữa hai nước chưa được phân giới cắm mốc rõ ràng, cụ thể là:

        - Hai bên cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; hợp tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ biên giới bằng biện pháp hoà bình.

        - Hai bên giải quyết vấn đề qua lại giữa hai quốc gia, giữa các địa phương và việc qua lại của cư dân biên giới; giao thông đường bộ, đường thuỷ giữa hai nước và các vấn đề khác liên quan trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của các bên và quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân hai bên trong khu vực biên giới.

        - Hai bên cùng hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; hợp tác khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, môi trường ở khu vực biên giới v.v...


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Mười Hai, 2015, 01:35:37 am
       
        4.2. Đàm phán ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985

        Thực hiện Hiệp ước nguyên tắc ký năm 1983, hai bên thống nhất thành lập Uỷ ban liên hợp hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia. Từ ngày 11-7-1984 đến cuối năm 1985, Uỷ ban liên hợp đã tiến hành các cuộc họp chính thức (trong khuôn khổ cấp Uỷ ban liên hợp, họp hai Trưởng đoàn Uỷ ban liên hợp và họp hai Đoàn chuyên viên) để hoạch định đường biên giới trên đất liền giữa hai nước và thể hiện đường biên giới đó trên bản đồ và văn bản Hiệp ước.

        Tóm tắt diễn biến các cuộc đàm phán:

        1) Cuộc họp trù bị cho việc thành lập Uỷ ban liên hợp hoạch định biên giới việt Nam - Campuchia, Hà Nội ngày 28-9-1983


        Ngày 28-9-1983, hai bên đã ký Biên bản làm việc chung gồm các vấn đề sau:

        - Phiên khai mạc của Uỷ ban liên hợp là một phiên họp toàn thể, họp tại Hà Nội vào khoảng đầu năm 1984, ngày họp sẽ ấn định sau.

        - Phiên khai mạc sẽ có các mục: Hai Trưởng đoàn phát biểu ý kiến; hai Trưởng đoàn ký biên bản thoả thuận về việc thành lập Uỷ ban liên hợp; ấn định chương trình làm việc chung và chương trình làm việc trước mắt của Uỷ ban liên hợp.

        - Phía Campuchia đề nghị phía Việt Nam giúp đào tạo cán bộ về đo đạc bản đồ cần thiết cho công tác hoạch định biên giới.

        - Về việc thi hành Hiệp định Quy chế biên giới Việt Nam - Campuchia, hai Bên thoả thuận duy trì các thể thức cấp giấy qua lại tạm thời cho đến khi Hiệp định Quy chế biên giới chính thức có hiệu lực.

        - Hai Bên sẽ báo cáo các vấn đề bàn trong cuộc họp trù bị ngày 28 tháng 9 năm 1983 lên Chính phủ của mình quyết định. Trong thời gian Uỷ ban liên hợp chưa thành lập, việc liên lạc về công tác của Uỷ ban liên hợp sẽ thực hiện qua hai đồng chí Lưu Văn Lợi và Dith Munty qua đường ngoại giao.

        - Thông qua dự thảo Biên bản khoá I của Uỷ ban liên hợp hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia:

        + Tên gọi: Uỷ ban liên hợp hoạch định biên giới giữa hai nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia (gọi tắt là "Uỷ ban liên hợp Hoạch định biên giới".

        + Uỷ ban liên hợp Hoạch định biên giới có nhiệm vụ: Hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền giữa hai nước đúng theo Hiệp ước nguyên tắc 1983 và trên cơ sở bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước đó, và biên giới trên biển; Soạn thảo Hiệp ước hoạch định biên giới giữa hai nước để trình lên các cấp có thẩm quyền chuẩn y và ký.

        + Mỗi đoàn đại biểu trong Uỷ ban liên hợp Hoạch định biên giới gồm một Trưởng đoàn cấp Thứ trưởng, một Phó Trưởng đoàn, các đoàn viên, chuyên viên và phiên dịch. Đại diện của các Bộ Ngoại giao, Quốc phòng, Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước, Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới có liên quan. Đoàn Việt Nam có thêm đại diện của Ban Biên giới Hội đồng bộ trưởng. Số lượng chuyên viên và phiên dịch mỗi đoàn tuỳ theo nhu cầu. Mỗi đoàn khoảng 20 người.

        + Uỷ ban liên hợp Hoạch định biên giới khi cần sẽ thành lập các Tổ lưu động để đi thực địa làm công tác khảo sát và nghiên cứu các biện pháp giải quyết.

        + Về phương pháp hoạch định: Hai đoàn sẽ căn cứ vào bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước nguyên tắc 1983. Hai đoàn thống nhất với nhau và vẽ lên bản đồ chuẩn những đoạn biên giới không có vấn đề. Đối với những đoạn biên giới có vấn đề như: hai mảnh bản đồ tiếp giáp nhau nhưng đường biên giới không khớp nhau; những đoạn biên giới không vẽ ký hiệu đường biên giới hay không vẽ địa hình; những đoạn mà hai Bên đều thấy chưa hợp lý, hai đoàn bàn cách giải quyết từng đoạn, từng điểm một. Nếu thoả thuận được với nhau thì xem như nhất trí vẽ đoạn biên giới đó và vẽ đoạn đó lên bản đồ chuẩn. Nếu hai đoàn chưa nhất trí được thì cử tổ lưu động đến thực địa nghiên cứu và kiến nghị cách giải quyết với Uỷ ban liên hợp. Để công việc được dễ dàng, hai bên thoả thuận bộ bản đồ chuẩn là bản đồ tỷ lệ 1/50.000 vẽ theo loại bản đồ địa hình của Mỹ tỷ lệ 1/50.000, nhưng không sao vẽ đường biên giới. Nói chung hướng làm là từ Nam lên Bắc, nhưng tuỳ tình hình cụ thể hai bên sẽ thoả thuận làm đoạn nào trước, đoạn nào sau.

        + Về nội quy làm việc của Uỷ ban liên hợp Hoạch định biên giới: Làm việc trên tinh thần hữu nghị, đoàn kết, truyền thống, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác, chân thành, khẩn trương. Uỷ ban liên hợp Hoạch định biên giới luân phiên làm việc ở hai nước (tại Thủ đô hoặc tại một tỉnh biên giới). Thời gian, địa điểm, nội dung sẽ thoả thuận cụ thể sau; Người phát ngôn của mỗi đoàn trong Uỷ ban liên hợp là Trưởng đoàn, của Tổ liên hợp (Đoàn chuyên viên) là Tổ trưởng. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Việt và tiếng Khơ-me. Sau khi kết thúc mỗi khoá họp trong Uỷ ban liên hợp, việc thảo luận về một chuyên đề quan trọng của Uỷ ban liên hợp, và khi kết thúc một đợt làm việc đều có biên bản và hai bên cùng ký. Nội dung các cuộc họp Uỷ ban liên hợp các cấp đều được giữ bí mật, không được công bố. Bên đăng cai hoàn toàn chịu trách nhiệm về an toàn (kể cả tổ chức bảo vệ), phương tiện đi lại, làm việc, ăn ở... của các đại biểu. Máy bay đi, về do đoàn đó đảm bảo.

        2) Cuộc họp khoá I của Uỷ ban liên hợp Hoạch định biên giới, tại Hà Nội từ ngày 11 đến ngày 19-7-1984

        Hai bên đã trao đổi và thống nhất các vấn đề:

        - Thông qua bản ghi nhớ cuộc họp trù bị ngày 28-9-1983.

        - Ngày 13-7-1984, hai bên ký Biên bản "Thoả thuận về chức năng, tổ chức, phương pháp làm việc của Uỷ ban liên hợp hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia" ghi rõ các vấn đề có liên quan đến Uỷ ban liên hợp. Ngoài ra còn thoả thuận các vấn đề cụ thể:

        + Về phương pháp hoạch định biên giới trên đất liền: Hai đoàn sẽ căn cứ vào bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước nguyên tắc ký năm 1983. Hai đoàn thống nhất với nhau và vẽ lên bản đồ chuẩn những đoạn biên giới không có vấn đề. Đối với những đoạn biên giới có vấn đề như hai mảnh bản đồ tiếp biên không khớp, những đoạn không vẽ ký hiệu đường biên giới, bỏ trắng địa hình, những đoạn hai bên đều thấy không hợp lý thì hai đoàn bàn cách giải quyết từng trường hợp một. Nếu thoả thuận được với nhau về đoạn biên giới nào thì xem như đã nhất trí về đoạn biên giới đó và vẽ đoạn biên giới đó lên bản đồ chuẩn. Nếu hai đoàn chưa nhất trí được thì cử đội liên hợp đến thực địa nghiên cứu và kiến nghị cách giải quyết với Uỷ ban liên hợp. Để công việc được dễ dàng, hai bên thoả thuận bản đồ chuẩn là bản đồ tỷ lệ 1/50.000 vẽ theo loại bản đồ địa hình của Mỹ tỷ lệ 1/50.000, nhưng không sao vẽ đường biên giới.

        + Về biên giới trên biển, hai đoàn sẽ thoả thuận sau về nguyên tắc hoạch định.

        + Phía Campuchia đề nghị phía Việt Nam giúp đào tạo cán bộ về đo đạc và bản đồ (kể cả về biển) cần thiết cho công tác hoạch định và phân giới cắm mốc. Phía Việt Nam đã đồng ý và sẵn sàng cử số huấn luyện viên cần thiết để mở lớp khi phía Campuchia chuẩn bị xong, các khoản chi phí cho các huấn luyện viên ở Phnôm Pênh do phía Campuchia đài thọ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Mười Hai, 2015, 12:54:30 am
        3) Cuộc họp hai Đoàn chuyên viên kỹ thuật về hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 10 đến ngày 15-10- 1984

        Ngày 15-10-1984, hai bên ký Biên bản làm việc chung, đã trao đổi và nhất trí:

        - Về biên giới trên đất liền:

        + Bản đồ đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới gồm hai loại: Bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương tỷ lệ 1/100.000 thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất, gồm 26 mảnh, đường biên giới thể hiện bằng ký hiệu chữ thập màu đen ở những đoạn hợp lý và màu đỏ ở những đoạn được sửa. Bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 gồm 40 mảnh dùng để chuyển đường biên giới theo đúng bản đồ tỷ lệ 1/100.000 nói trên. Cả hai loại bản đồ này đều có giá trị pháp lý như nhau.

        + Về đường biên giới tại các sông, suối biên giới được hoạch định theo thuyết thalweg

        (Thalweg: Thuật ngữ tiếng Đức, có nghĩa đen là "đường đi của người chèo thuyền". Khi hoạch định biên giới trên sông, suối, có nghĩa là rãnh sâu nhất, hay là đường nối liền các điềm sâu nhất của dòng chính. Mặc dù khởi nguồn là một danh từ, được sử đụng để chỉ luồng tàu thuyền qua lại trên một con sông, nhưng thalweg trong thực tế lại được hiểu rất khác nhau, có thể nêu ra một số định nghĩa dưới đây:

        Định nghĩa thứ nhất: "Thalweg là con đường mà người chèo thuyền dùng khi xuôi dòng sông". Có thể hiểu đơn giản rằng thalweg là con đường đi của người chèo thuyền khi xuôi dòng sông. Định nghĩa này sẽ đưa đến một dạng biên giới "vùng".

        Định nghĩa thứ hai: “Thalweg là trung tuyến của luồng tàu thuyền qua lại". Theo đó, thalweg là đường trung tuyến của luồng tàu thuyền qua lại trên sông.

        Định nghĩa thứ ba "Thalweg là đường rãnh sâu nhất". Theo đố, đường thalweg được hiểu là trục của thlweg, tức là đường đi theo các điểm sâu nhất trong vùng thalweg
):

        Sông, suối, rạch mà tàu thuyền không đi lại được thì đường biên giới đi giữa dòng hoặc giữa dòng của nhánh chính nếu sông, suối, rạch có nhiều nhánh vào lúc mức nước trung bình. Sông tàu thuyền đi lại được thì đường biên giới đi giữa luồng của sông hoặc giữa luồng chính của sông nếu sông có nhiều nhánh vào lúc mức nước thấp nhất.

        + Những đoạn đê phòng thủ ở biên giới không có ý nghĩa là đường biên giới. Đường biên giới ở những đoạn này vẫn theo đúng đường biên giới được hoạch định chính thức trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính kèm Hiệp ước nguyên tắc. Những chỗ dân bên này sang làm ăn bên đất của bên kia cũng giải quyết như trên.

        + Điểm biên giới tiếp giáp giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ giải quyết sau giữa ba nước.

        + Thống nhất báo cáo lên hai Trưởng đoàn trong Uỷ ban liên hợp về những điểm phía Việt Nam đề nghị sửa đổi.

        -  Về biên giới biển trong vùng nước lịch sử: Dự thảo nguyên tắc hoạch định biên giới trong vùng nước lịch sử. Khi nghiên cứu địa hình để vạch ra biên giới trên biển, hai bên sẽ sử dụng hải đồ Việt Nam do Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam xuất bản năm 1980 tỷ lệ 1/100.000 mang số IA.100.31 và IA.100.32. Sau khi đã vạch được một đường biên giới trong vùng nước lịch sử sẽ chuyển đường biên giới này sang loại hải đồ của Sở đo đạc thuỷ văn Hải quân Pháp in năm 1955 - 1956 tỷ lệ 1/182.650, số 5395.

        -  Nhất trí về nội dung dự thảo "Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia" sau khi đã cùng nhau sủa đổi một số câu chữ.

        4) Cuộc họp khoá II của Uỷ ban liên hợp Hoạch định biên giới, tại Phnôm Pênh từ ngày 3 đến ngày 10-12-1984

        Ngày 8-12-1984, hai bên ký Biên bản làm việc chung và nhất in:

        - Thông qua một số nội dung trong Biên bản ký ngày 15- 10- 1984 của hai đoàn chuyên viên, trừ vấn đề sông, suối biên giới.

        - Bản đồ đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới gồm hai loại: Bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương tỷ lệ 1/100.000 thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất, gồm 26 mảnh đã được đính kèm Hiệp ước nguyên tắc năm 1983. Đường biên giới trên đất liền giữa hai nước được thể hiện bằng ký hiệu chữ thập (+) màu đen ở những đoạn biên giới được hai bên công nhận là hợp lý và màu đỏ ở những đoạn được sửa chữa. Bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 gồm 40 mảnh đã được chuyển đường biên giới từ bản đồ tỷ lệ 1/100.000 nói trên sang. Đường biên giới được thể hiện bằng ký hiệu (--- - --- -) màu đen. Bản đồ này dùng để miêu tả đường biên giới trong Hiệp ước hoạch định biên giới và dùng để phân giới cắm mốc. Cả hai loại bản dỗ này đều có giá trị pháp lý như nhau.

        - Giữ nguyên đường biên giới như đã thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính kèm Hiệp ước nguyên tắc năm 1983, chỉ sủa lại 03 đoạn (giữa mảnh 1 và 2, giữa mảnh 2 và 3, giữa mảnh 6 và 7) cho phù hợp với thực tế địa hình; Những đoạn đê phòng thủ hay những chỗ dân bên này sang làm ăn bên đất của bên kia thì đường biên giới vẫn theo đúng đường biên giới trên bản đồ nói trên.

        - Việc phân vạch cụ thể trên thực địa ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ giải quyết sau giữa ba nước.

        - Hai bên nhất trí cử các đội liền hợp đi khảo sát song phương 6 điểm: Beng Gô, Mộc Bài - Ba Vét, sông Tiền - sông Hậu, Bình Di - Khánh Hoà, sông Sở Thượng, Mi Mốt. Nhất trí đến tỉnh nào thì thành viên trong Uỷ ban liên hợp thuộc tỉnh đó làm Đội trưởng, ngoài ra thêm một người hiểu biết về bản đồ, một đại diện biên phòng, một đại diện địa phương và lực lượng bảo vệ. Lịch đi do phía Campuchia bố trí và thông báo cho phía Việt Nam. Sau khi đi khảo sát, báo cáo Uỷ ban liên hợp.

        5) Cuộc họp hai Đoàn chuyên viên văn kiện và bản đồ biên giới Việt Nam - Campuchia, tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 11 đến ngày 18-3-1985

        Trước khi họp, Việt Nam đã chuyển đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 theo như quyết nghị của Uỷ ban liên hợp khoá II họp tại Phnôm Pênh tháng 12-1984 và làm dự thảo Điều 1 của Hiệp ước hoạch định biên giới, gửi cho phía Campuchia nghiên cứu trước từ trong Tết âm lịch. Như vậy là, trước khi hai bên họp, phía Campuchia đã có một thời gian khá dài để nghiên cứu đường biên giới Việt Nam đã chuyển. Khi sang họp, bạn nêu 14 điểm sửa chứa, trong đó có 12 điểm tính toán khá chi ly như chỗ nào vẽ cong là để cong hoặc dịch bên này một chút, bên kia một chút... có chỗ xê dịch khá dài nhưng những chỗ này chỉ thảo luận 10 đến 15 phút là xong, chỉ còn 2 chỗ tập trung thảo luận nhiều là sông Sở Thượng khu vực bùng binh Mộc Bài, hai thống nhất để hai Trưởng đoàn giải quyết.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Mười Hai, 2015, 03:15:49 am
        6) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong Uỷ ban liên hợp HĐBG Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 11 đến ngày 17-6-1985.

        Chiều 17-6-1985, hai bên ký Biên bản làm việc chung, trong đó thống nhất:

        - Về Biên bản của tổ văn kiện và bản đồ họp tại thành phố Hồ Chí Minh ký ngày 14-3-1985:

        + Thông qua những điểm có thể thông qua được. Bàn và giải quyết những điểm mà hai bên trong Tổ chưa nhất trí được và điểm khác nữa nếu có, tập trung vào Mộc Bài và sông Sở Thượng. Thông báo việc xác định điểm mút biên giới.

        + Thông qua dự thảo Hiệp ước hoạch định biên giới: phần đất liền hoàn chỉnh văn bản và sửa các đoạn trung văn miêu tả. Phần biển, trao đổi thống nhất Điều 3.

        - Những công việc cần chuẩn bị cho việc ký Hiệp ước hoạch định biên giới:

        + Thống nhất văn bản, kể cả cách trình bày, thống nhất cách trình bày các bản đồ sẽ đính kèm Hiệp ước. Mỗi bên báo cáo Bộ Chính trị chuẩn y. Đánh máy chính thức và ký tắt Hiệp ước, ký các phụ lục đính kèm. Bàn về ngày, địa điểm và người ký Hiệp ước. Bàn về phê chuẩn và trao đổi Thư phê chuẩn.

        + Những công việc chuẩn bị cho việc đi phân giới cắm mốc: vấn đề bố trí các đoạn biên giới và cách trình bày bản đồ đường biên giới; phân công in bản đồ và kinh phí; chuẩn bị cuộc họp bàn các vấn đề về phân giới trên thực địa và cắm mốc.

        + Thông báo về việc Việt Nam đơn phương khảo sát sơ bộ vùng biển Kiên Giang - Kăm-pôt và việc hai bên sẽ đi khảo sát song phương khu vực này. Vấn đề tập huấn cho chuyên viên Campuchia, vấn đề ấn định thời gian khảo sát. Chuẩn bị đi khảo sát.

        7) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên văn kiện và bản đồ hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia, tại Hà Nội từ ngày 2 đến ngày 9-7-1985

        Hai bên tiến hành đối chiếu bản đồ lưu trữ đoạn sông Sở Thượng của phía Việt Nam. Thống nhất đường biên giới đi gần giữa sông và coi như là giống với bản đồ gốc Pháp in đi đúng giữa sông, có bản đồ in đường biên giới đi ở mép sông là do kỹ thuật in sai. Sau đó hai bên chuyển sang trao đổi về phần biên giới trên biển.

        8) Cuộc họp hai Đoàn chuyên viên biên giới Việt Nam - Campuchia, tại Tây Ninh từ ngày 01 đến ngày 4-10-1985

        Hai đoàn chuyên viên họp để chuẩn bị văn kiện Hiệp ước hoạch định biên giới và bản đồ kèm theo cho cuộc họp giữa hai Trưởng đoàn trong uỷ ban liên hợp Việt Nam - Campuchia; hoàn thiện văn bản lần cuối để hai nhà nước ký chính thức. Các vấn đề đưa ra thảo luận đều giải quyết được cả. Thống nhất đường biên giới ở khu vực Mộc Bài đi giữa bùng binh, ở sông Sở Thượng đi giữa sông, có xác định toạ độ rõ ràng.

        9) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong Uỷ ban liên hợp HĐBG Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 22 đến ngày 26-10-1985

        Hai Trưởng đoàn đã thoả thuận:

        - Về văn bản Hiệp ước: Chuẩn y và ký tắt vào văn bản của Hiệp ước hoạch định biên giới mà hai đoàn chuyên viên đã chuẩn bị tại Tây Ninh. Về bản đồ, thống nhất lấy hai mảnh bản đồ Svey-riêng của Sở Địa dư Đông Dương tỷ lệ 1/100.000 có đường biên giới đi giữa sông Sở Thượng đúng như mảnh bản đồ cũ của Pháp để thay thế hai mảnh bản đồ đính kèm Hiệp ước nguyên tắc năm 1983 (vì hai mảnh này in chệch màu). Hai Trưởng đoàn đã ký xác nhận vào hai mảnh bản đồ mới, mỗi bên giữ một mảnh. Nhất trí lấy bộ bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương tỷ lệ 1/100.000 và bộ bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 (mỗi bộ thành 4 bản) là Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo Hiệp ước hoạch định biên giới.

        - Về ký Hiệp ước hoạch định biên giới: Đại diện hai nhà nước sẽ ký Hiệp ước tại Phnôm Pênh vào một ngày hai bên sẽ thoả thuận sau. Hai bên nhất trí công bố một bản tin có nội dung thống nhất về việc hai nhà nước ký Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam - Campuchia và thống nhất đưa tin trên báo, đài phát thanh và truyền hình hai nước.

        - Các việc làm sau khi ký Hiệp ước hoạch định biên giới: Hai bên sẽ thoả thuận thời gian cụ thể để trao đổi Thư phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới tại Hà Nội. Trước khi Hiệp ước hoạch định biên giới có hiệu lực, chuyên viên hai bên sẽ họp để chuẩn bị cho khoá họp I của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc (có dự kiến thời gian, địa điểm và nội dung cụ thể cho cuộc họp này). Khoá I của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc sẽ họp tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc một tỉnh của Việt Nam có chung biên giới với Campuchia.

        Ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985

        Đến ngày 27-12-1985, tại Phnôm Pênh (Campuchia), ông Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ông Hun Xen, Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, được sự uỷ nhiệm của Chủ tịch nước mình, đã cùng nhau ký "Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia". Ngày 22-02-1986, tại Hà Nội, hai bên tiến hành trao đổi văn kiện phê chuẩn và Hiệp ước chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày trao đổi văn kiện phê chuẩn.

        Nội dung cơ bản của Hiệp ước được thể hiện ở 5 điều (Xem toàn văn Hiệp ước trong Phần phụ lục):

        Điều 1 : Căn cứ vào Điều 1 của Hiệp ước về nguyên tắc giai quyết vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia ký ngày 20-7-1983 và các Biên bản giữa Đoàn đại biểu Chính phủ hai nước trong Uỷ ban liên hợp HĐBG ký ngày 13-7-1984 và ngày 08-12-1984, hai bên đã thoả thuận hoạch định đường biên giới quốc gia trên đất liền giữa hai nước, được miêu tả chi tiết theo bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000. Trong văn bản Hiệp ước cũng đã ghi rõ hai bộ bản đồ đính kèm Hiệp ước là bộ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 (gồm 26 mảnh) và UTM tỷ lệ 1/50.000 (gồm 40 mảnh) đều có giá trị như nhau.

        Điều 2 quy định các vấn đề liên quan đến sông, suối, rạch biên giới theo nguyên tắc sông, suối biên giới dù có đổi dòng, đường biên giới vẫn giữ nguyên; những cù lao, bãi bồi dọc sông, suối biên giới ở phía bên nào sẽ thuộc bên đó; đối với các cầu biên giới, đường biên giới đi chính giữa cầu.

        Điều 3 đề cập đến việc giải quyết biên giới trên biển. Tuy nhiên, Hiệp ước chỉ nêu nguyên tắc chung là lấy căn cứ theo bản đồ của Pháp do cơ quan Đo đạc thuỷ văn Pháp in năm 1955 và 1956 tỷ lệ 1/182.650 để nghiên cứu giải quyết.

        Điều 4 thoả thuận thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước và nêu rõ nhiệm vụ của Uỷ ban liên hợp này. Sau khi hoàn thành việc phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới sẽ làm Nghị định thư cuối cùng.

        Điều 5 quy định rõ điều khoản thi hành, theo đó hai bên sẽ trao đổi thư phê chuẩn và Hiệp ước có hiệu lực kể từ ngày trao đổi thư phê chuẩn Hiệp ước.

        Như vậy, với Hiệp ước hoạch định biên giới trên đây, Việt Nam và Campuchia mới chỉ giải quyết biên giới trên đất liền và nêu nguyên tắc giải quyết biên giới trên biển.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Mười Hai, 2015, 04:48:15 am
       
        4.3. Đàm phán về phân giới trên thực địa và cắm mốc đường biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia

        Trên cơ sở Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985, hai bên đã thống nhất thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới Việt Nam - Campuchia (Uỷ ban liên hợp PGCM). Tháng 4-1986, hai bên tiến hành làm thí điểm ở khu vực cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh - Svey-riêng), sau đó làm tiếp các đoạn biên giới ở các tỉnh Tây Ninh, Đồng Tháp và Long An. Từ năm 1986 đến năm 1988, hai bên đã phân giới được hơn 200 km trong tổng số 1.137 km đường biên giới và cắm được 72 mốc giới trong tổng số 322 mốc dự kiến cắm trên toàn tuyến biên giới. Tuy nhiên, đến năm 1989 phía Campuchia đã nêu lý do kỹ thuật bản đồ để dừng công việc phân giới cắm mốc. Cùng với việc đó phía Campuchia cũng chưa muốn ký các văn bản ghi nhận chính thức kết quả phân giới cắm mốc theo các sơ đồ và văn bản song phương phù hợp với thủ tục pháp lý. Hai bên cũng chưa đề cập và thảo luận cụ thể về giải pháp xử lý hệ thống mốc cũ đã cắm trong thời kỳ thực dân.

        Tóm tắt diễn biến các cuộc đàm phán về phân giới, cắm mốc:

        1) Cuộc họp hai Đoàn chuyên viên phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 30-11-1985 đến ngày 9-12-1985


        Hai bên đã thoả thuận được hai nội dung lớn là: Chuẩn bị cho khoá họp lần thứ nhất của Uỷ ban liên hợp PGCM và những vấn đề chuẩn bị cho cuộc họp hai Trưởng đoàn:

        - Thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới Việt Nam - Campuchia (gọi tắt là Uỷ ban liên hợp PGCM).

        Nhiệm vụ chung: Căn cứ vào Điều 1 và 2 của Hiệp ước hoạch định biên giới và các phụ lục kèm theo, hai Bên tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước.

        Nhiệm vụ cụ thể:

        Tiến hành phân vạch cụ thể trên thực địa toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa hai nước.

        Dự kiến vị trí và tiến hành chính thức cắm mốc quốc giới.

        Tổ chức giao nhận khu vực đất đai mà hai Bên thống nhất điều chỉnh và giải quyết vấn đề dân cư ở đó.

        Lập bản đồ quốc giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia có ghi vị trí các mốc quốc giới.

        Soạn thảo nghị định thư cuối cùng và các văn bản pháp lý cần thiết để kết thúc công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước.

        - Về tổ chức của Uỷ ban liên hợp: Mỗi đoàn có một Trưởng đoàn (cấp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng), hai Phó đoàn và các đoàn viên, chuyên viên và phiên dịch. Các thành viên là đại diện các Bộ, ngành Quốc phòng, Ngoại giao, Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước, Ban Biên giới và đại diện các địa phương có liên quan. Mỗi đoàn có khoảng 20 người (không kể nhân viên đánh máy và phục vụ khác). Mỗi tỉnh sẽ thành lập từ 1 đến 3 Đội liên hợp, có Đội trưởng và Đội phó (một phụ trách Tổ trưởng về mốc, một số nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ, mốc, phiên dịch, lực lượng thông tin, hậu cần, bảo vệ...).

        - Phương pháp, thủ tục làm việc và ngân sách của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc:

        Căn cứ Điều 1 và 2 Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985, các Biên bản của Uỷ ban liên hợp HĐBG và các phụ lục kèm theo (chủ yếu là bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 và bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000) để tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước. Khi đi thực địa, hai bên sẽ sử dụng bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 và bản đồ tỷ lệ 1/25.000, khi có vấn đề cần đối chiếu thì mới sử dụng đến bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000.

        Uỷ ban liên hợp PGCM sẽ có kế hoạch và những chỉ thị cần thiết để các tỉnh có chung biên giới giữa hai nước và các Đội liên hợp thi hành. Quá trình thi hành, nếu có vấn đề nào hai Đội chưa thống nhất được với nhau thì một mặt báo cáo hai Trưởng đoàn quyết định, một mặt vẫn tiến hành những nơi khác tiếp theo.

        Mỗi năm một lần, sau khi kết thúc công việc trong năm hoặc sau một mùa khô, Uỷ ban liên hợp sẽ họp sơ kết, rút kinh nghiệm, bàn công việc tiếp theo. Ngoài ra, có thể họp bất thường Uỷ ban liên hợp nếu thấy cần thiết.

        Người phát ngôn chính thức của mỗi đoàn là Trưởng đoàn, của mỗi Đội là Đội trưởng. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Việt và Khơ-me. Nội dung các cuộc họp được giữ bí mật, không công bố. Hai bên luân phiên chủ trì các phiên họp.

        Các phiên họp đều có biên bản bằng hai thứ tiếng Việt và Khơ-me.

        Uỷ ban liên hợp họp luân phiên ở hai nước (ở thủ đô hoặc ở tỉnh gần biên giới hai nước), bên đăng cai chịu trách nhiệm ăn, ở, đi lại, làm việc và an toàn về mọi mặt (trừ vé máy bay đi và vê).

        Ngân sách, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới mỗi bên chịu một nửa chi phí, trang bị phục vụ sinh hoạt và làm việc cho các Đội của bên nào bên ấy lo.

        - Nguyên tắc phân giới trên thực địa:

        Phân giới trên thực địa phải theo đúng Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia, các Biên bản của Uỷ ban liên hợp HĐBG và các phụ lục kèm theo Hiệp ước. Gặp vấn đề ngoài quyền hạn phải báo cáo lãnh đạo hai bên quyết định.

        Phân giới trên thực địa phải đi theo thông tuyến và đánh dấu đường biên giới trên thực địa để hai bên nhận được rõ ràng, nếu không đi thông tuyến được thì phải có biên bản.

        Phân giới trên thực địa đi từ Nam lên Bắc, sau khi hoàn thành công việc ở đoạn thí điểm triển khai ngay việc phân giới cắm mốc các đoạn khác theo kế hoạch của Uỷ ban liên hợp PGCM. Trong năm 1986, hai bên sẽ làm thí điểm từ mốc I.6 đến mốc K.1 (Mộc Bài) và sau đó sẽ làm nốt đoạn biên giới I và đoạn biên giới H thuộc hai tỉnh Tây Ninh và Svey-riêng. Riêng đoạn biên giới H, có thể làm gọn cả đoạn hoặc chỉ làm đến ranh giới giữa tỉnh Svey-riêng và Kong-pong-cham.

        - Chia đoạn biên giới: Dựa vào các căn cứ để chia đoạn (Địa lý hành chính các tỉnh, dạng địa hình của từng khu vực, khối lượng công việc) hai Bên nhất trí chia tuyến biên giới thành 14 đoạn, theo thứ tự A, B, C... từ Bắc xuống Nam. Mốc giới được đánh số thứ tự trong từng đoạn.

        - Hai bên sẽ trao đổi thống nhất những quy định về kỹ thuật để phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.

        - Nguyên tắc chung về xây dựng mốc quốc giới:

        Mốc quốc giới là dấu hiệu thể hiện bằng vật chất cụ thể đường biên giới tại thực địa cắm ở ranh giới giữa hai nước.

        Mốc quốc giới phải chính xác, rõ ràng, vững chắc, hình thành một hệ thống thống nhất trên toàn tuyến biên giới.

        Việc cắm mốc quốc giới được chia làm hai bước (Bước 1: Cắm mốc quốc giới ở những nơi cần thiết, nếu cần sẽ cắm thêm mốc phụ; Bước 2: Kiểm tra vị trí mốc và các yêu cầu về kỹ thuật).


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười Hai, 2015, 01:05:50 am
        - Về số lượng và vị trí mốc, hai bên thống nhất trong Bước 1 cắm tổng số bằng 322 mốc (gồm 134 mốc to và 188 mốc nhỏ). Trung bình khoảng cách giữa các mốc là 4.000 m, có đánh số thứ tự từ Bắc xuống Nam. Những nơi sẽ đặt mốc là điểm khởi đầu và điểm mút đường biên giới, đầu và cuối từng đoạn biên giới, những cửa khẩu có đường qua biên giới, vùng đông dân cư, chỗ chuyển hướng, chuyển dạng địa hình...

        - Về quy cách làm và cắm mốc:

        Mốc phải cắm đúng vị trí và chóp mốc phải đúng tim đường biên giới. Hai mặt chính của mốc có chữ nước nào thì hướng về nước đó. Nếu không cắm được đúng tim đường biên giới, phải có mũi tên đánh dấu chỉ hướng đến tim đường biên giới và có ghi khoảng cách ở sườn mốc. Đường biên giới qua cầu hoặc ở những nơi không có điều kiện thì cắm mốc kép. Trường hợp này cắm ở trên nước nào thì viết chữ và tên của nước đó và có mũi tên đánh dấu chỉ hướng đến đường biên giới, có ghi khoảng cách ở sườn cột mốc.

        Làm đúng quy trình, qui phạm kỹ thuật.

        Phân giới đến đâu, cắm mốc đến đó.

        Khi cắm mốc, hai bên phải cùng làm, làm xong có biên bản và sơ đồ, ảnh mốc kèm theo.

        - Về xử lý mốc cũ: Mọi mốc cũ trên đường biên giới đều không có giá trị. Trường hợp mốc cũ còn nguyên vẹn lại đúng vị trí đường biên giới Hiệp ước thì có thể để lại, còn nói chung phá huỷ hết.

        - Về kích thước, chất liệu, màu sơn và kẻ chữ (Việt Nam đề nghị, phía Campuchia hứa nghiên cứu và trả lời sau): Mặt chính của mốc sơn trắng, kẻ chữ đen, chóp sơn đỏ, sườn mốc kẻ đen, trắng xen kẽ. Ký hiệu và chữ trên mốc to có 3 hàng: tên nước, số thứ tự, năm cắm mốc (mặt hướng về nước nào thì tên nước, chữ và số bằng tiếng của nước đó). Ký hiệu, chữ trên mốc nhỏ cũng có 3 hàng: tên nước, số mốc to và số thứ tự mốc nhỏ xen kẽ giữa hai mốc to. Chữ và số khắc chìm sâu 5 mm, chiều cao của chữ và số ở mặt chính mốc to là 10 cm, chiều cao của chữ và số ở sườn mốc to và nhỏ là 5 cm.

        - Về công tác bảo đảm:

        Về hậu cần: Do mỗi bên tự lo.

        Về thông tin liên lạc: Từng Đội có riêng, khi cần có thể giúp nhau.
Về rà phá bom, mìn: Mỗi bên làm khụ vực mình với chiều rộng 50 mét. Nơi có nhiều mìn, khi đi thực địa phải có tổ rà phá mìn đi cùng để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

        Về chống tàn quân: Mỗi bên tự tổ chức lực lượng bảo vệ cho đội hình và hai bên cần có kế hoạch hợp đồng chu đáo, chủ động đối phó với mọi tình huống.

        - Thí điểm phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới một đoạn giữa Tây Ninh và Svey-riêng (đoạn Mộc Bài), tập kết ở Tây Ninh; Sau khi rút kinh nghiệm đoạn làm thí điểm sẽ triển khai làm hai đoạn giữa Tây Ninh và Svey-riêng trong năm 1986.

        2) Cuộc họp hai Trưởng đoàn Uỷ ban liên hợp Việt Nam - Campuchia, tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 6 đến ngày 7-01-1986

        Để chuẩn bị chính thức ra mắt Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc sau khi Uỷ ban liên hợp hoạch định biên giới hết nhiệm vụ từ khi Hiệp ước hoạch định chính thức có hiệu lực thi hành, nên cuộc họp này không ký Biên bản làm việc chung, chỉ thông thông qua văn bản dự thảo của cuộc họp chuyên viên hai bên chuẩn bị cho cuộc họp khoá I của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc.

        3) Cuộc họp khoá I của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Campuchia, tại Tây Ninh từ ngày 24 đến ngày 27-02-1986

        Ngày 27-02-1986, hai đoàn đã ký Biên bản làm việc chung, thống nhất các vấn đề sau:

        - Nhiệm vụ chung của Uỷ ban liên hợp: Căn cứ vào Điều 1, Điều 2 của Hiệp ước hoạch định biên giới và các phụ lục kèm theo để tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước.

        - Nhiệm vụ cụ thể của Uỷ ban liên hợp:

        Tiến hành phân vạch cụ thể trên thực địa toàn bộ đường biên giới trên đất liền giữa hai nước.

        Dự kiến vị trí và tiến hành chính thức cắm mốc quốc giới.

        Tổ chức giao nhận khu vực đất đai mà hai bên thống nhất điều chỉnh và giải quyết vấn đề dân cư ở đó (nếu có điều chỉnh).

        Lập bản đồ quốc giới giữa hai nước, có ghi vị trí các mốc quốc giới.

        Soạn thảo Nghị định thư cuối cùng và các văn bản pháp lý cần thiết để kết thúc công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước.

        - Về tổ chức: Xác định mỗi đoàn trong Uỷ ban liên hợp có một Trưởng đoàn (là Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng), hai hoặc ba Phó Trưởng đoàn, các đoàn viên, chuyên viên và phiên dịch. Các thành viên của đoàn là đại diện của các Bộ, ngành: Quốc phòng, Ngoại giao, Đo đạc và Bản đồ và đại diện Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới liên quan. Số lượng chuyên viên tuỳ theo nhu cầu và có khoảng 20 người (không kể nhân viên đánh máy và phục vụ khác); Mỗi tỉnh có chung biên giới giữa hai nước sẽ cử ra một đồng chí thay mặt chính quyền tỉnh đồng thời là đoàn viên trong Uỷ ban liên hợp, chịu trách nhiệm thực hiện công tác phân giới và cắm mốc trong phạm vi tỉnh mình. Mỗi tỉnh sẽ thành lập các Đội liên hợp cần thiết (tuỳ theo số đoạn biên giới và khả năng của mỗi tỉnh). Thành phần mỗi bên tham gia Đội liên hợp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới có một Đội trưởng, hai Đội phó (một phụ trách Tổ trưởng về mốc), một số nhân viên kỹ thuật về đo đạc bản đồ và mốc, phiên dịch; ngoài ra có các lực lượng thông tin, bảo vệ, hậu cần... (tuỳ theo nhu cầu).

        - Phương pháp, thủ tục và ngân sách của Uỷ ban liên hợp:

        Căn cứ Điều 1, Điều 2 của Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia 1985 và các phụ lục kèm theo (bản đồ của Sở địa dư Đông Dương tỷ lệ 1/100.000 và bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000) và các biên bản của Uỷ ban liên hợp, hai bên tiến hành phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa hai nước. Khi đi thực địa, hai bên sẽ sử dụng bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 và 1/25.000 phù hợp với bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 kèm theo Hiệp ước 1985.

        Uỷ ban liên hợp sẽ có kế hoạch và chỉ thị chung để các tỉnh có chung biên giới giữa hai nước và các Đội liên hợp thi hành. Quá trình phân giới và cắm mốc nếu gặp vấn đề các Đội chưa nhất trí được với nhau ở một nơi nào đó thì một mặt báo cáo lên hai Trưởng đoàn quyết định, mặt khác vẫn tiếp tục tiến hành ở những nơi khác tiếp theo.

        Mỗi năm một lần, sau khi kết thúc công việc trong năm, Uỷ ban liên hợp sẽ họp đánh giá, rút kinh nghiệm công việc đã làm, bàn chương trình công tác năm tới (mùa khô tới). Khi cần, sẽ họp bất thường Uỷ ban liên hợp, hai Trưởng đoàn hoặc hai đoàn chuyên viên;

        Người phát ngôn chính thức của mỗi đoàn là Trưởng đoàn, trong mỗi Đội là Đội trưởng. Tiếng nói chính thức là tiếng Việt và tiếng Khơ-me. Giữ bí mật, không công bố nội dung các cuộc họp. Hai bên thay nhau chủ trì các phiên họp, từng ngày hoặc từng buổi.

        Các cuộc họp đều có biên bản bằng hai thứ tiếng Việt và Khơ-me, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

        Uỷ ban liên hợp họp luân phiên ở hai nước tại Thủ đô hoặc tỉnh, thành phố gần biên giới). Bên đăng cai hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi mật (ăn, ở, đi lại, làm việc, bảo đảm an toàn). Vé máy bay hoặc ôtô đi và về của đoàn nào đoàn đó lo.

        Ngân sách, vật tư, trang thiết bị... phục vụ cho công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới mỗi bên chịu một nửa. Chi phí, trang bị phục vụ sinh hoạt và làm việc cho các đội của bên nào, bên đó lo. Trường hợp làm việc ở một địa phương thuộc bên nào thì bên đó bảo đảm ăn, ở, chi phí, đi lại, làm việc, bảo đảm an toàn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các Đội liên hợp hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Mười Hai, 2015, 04:50:17 am
        - Nguyên tắc phân giới trên thực địa:

        Phân giới trên thực địa phải căn cứ vào Hiệp định hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia 1985, các phụ lục kèm theo Hiệp ước và các biên bản của Uỷ ban liên hợp. Khi gặp các vấn đề ngoài thẩm quyền Uỷ ban liên hợp phải báo cáo lên Chính phủ hai nước.

        Phân giới trên thực địa phải đi thông tuyến. Trong trường hợp đặc biệt có khó khăn không đi thông tuyến được thì phải ghi vào biên bản cụ thể đoạn nào, từ điểm nào đến điểm nào để sau này sẽ đi thông tuyến.

        Phân giới trên thực địa tiến hành từ Nam lên Bắc.

        Để có kinh nghiệm về các mặt, hai đoàn thoả thuận làm thí điểm từ mốc I.6 đến mốc K.1. Sau thí điểm, sẽ làm đoạn I và H thuộc hai tỉnh Tây Ninh và Svey-riêng. Riêng đoạn H có thể làm gọn cả đoạn hoặc chỉ làm đến ranh giới giữa Svey-riêng và Kong-pong-cham.

        - Chia đoạn biên giới: Căn cứ địa lý hành chính của các tỉnh có chung biên giới giữa hai nước, dạng địa hình của từng khu vực và khối lượng công việc sẽ tiến hành, hai Bên nhất trí chia toàn bộ đường biên giới thành 14 đoạn, đặt tên theo thứ tự A, B, C... từ Bắc xuống Nam để tiện cho việc xây dựng kế hoạch phân giới và cắm mốc. Số mốc quốc giới sẽ đánh theo số thứ tự trong từng đoạn, ví dụ đoạn A gồm mốc số A.1, A.2...

        - Nguyên tắc chung xây dựng mốc giới:

        Mốc quốc giới là dấu hiệu thể hiện bằng vật chất cụ thể đường biên giới tại thực địa.

        Mốc quốc giới phải chính xác, rõ ràng, vững chắc, qui cách thống nhất trên toàn tuyến biên giới.

        Căn cứ địa hình vùng có đường biên giới đi qua, có hai loại mốc: mốc trên các loại đất thông thường, đất nhão, đầm lầy; và mốc trong vùng ngập lụt.

        Việc cắm mốc chia làm hai bước (Bước một: cắm mốc ở những nơi cần thiết, nếu thấy cần thêm sẽ cắm một số mốc phụ. Bước hai: kiểm tra vị trí mốc và các yêu cầu kỹ thuật).

        - Về số lượng, vị trí mốc quốc giới:

        Trong bước một, hai bên thống nhất cắm 134 mốc to và 188 mốc nhỏ, đánh số thứ tự từ Bắc xuống Nam.

        Những nơi sẽ đặt mốc là điểm khởi đầu và điểm mút đường biên giới, đầu và cuối từng đoạn biên giới, những cửa khẩu có đường qua lại biên giới, vùng đông dân, chỗ chuyển hướng, dạng địa hình (phụ lục III) Mốc ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ do ba nước có liên quan cắm sau.

        - Về kích thước, chất liệu, sơn màu, kẻ chữ và bản vẽ thiết kế: Hai bên đã thống nhất được các loại mốc to, mốc nhỏ, mốc vùng ngập lụt cột chuyển hướng (lập thành bảng kê chi tiết). Cụ thể là mốc làm bằng bê tông cốt thép gồm có chóp, thân, bệ và đế móng của mốc. Sơn màu (mặt chính của mốc sơn trắng, chữ sơn đen, chóp sơn đỏ, sườn mốc có vạch đỏ trắng xen kẽ). Kẻ chữ (ký hiệu và chữ trên mốc to có ba hàng tên nước, số thứ tự theo từng đoạn, năm cắm mốc - mặt hướng về nước nào thì tên nước, chữ số bằng tiếng nước đó. Chữ và số khắc chìm sâu 5 mm, chữ và số ở mặt chính mốc cao 10 cm, ở sườn mốc cao 5 cm. Ký hiệu và chữ trên mốc nhỏ cũng có ba hàng: tên nước, số mốc to, số thứ tự mốc nhỏ (mặt hướng về nước nào thì tên nước, số mốc bằng tiếng nước đó), chữ và số khắc chìm sâu 3 mm và cao 5 cm.

        - Về quy cách làm mốc và cắm mốc:

        Phân giới trên thực địa đến đâu cắm mốc quốc giới đến đó.

        Khi xây dựng mốc phải tuân thủ nghiêm túc các qui trình, quy phạm kỹ thuật.

        Mốc phải cắm đúng vị trí và chóp mốc phải dõng đúng tim và đường biên giới. Mặt chính của mốc hướng về nước nào thì chữ và số bằng tiếng nước đó. Trường hợp không cắm được mốc ở chính tim đường biên giới phải có mũi tên đánh dấu chỉ hướng đến tim đường biên giới có ghi khoảng cách ở sườn cột mốc.

        Trong quá trình cắm mốc phải có đại diện của hai bên chứng kiến, khi cắm mốc xong, làm biên bản do hai tổ trưởng kỹ thuật đo đạc và mốc của hai bên ký, có sơ đồ và ảnh của mốc kèm theo.

        - Xử lý các mốc cũ: Tất cả các mốc cũ còn lại trên đường biên giới đều không có giá trị. Việc để lại hay huỷ bỏ các mốc đó do Uỷ ban liên hợp quyết định.

        - Công tác bảo đảm: Do mỗi bên tự lo cho Đội của mình. Trong trường hợp không tự lo được thì bên kia sẽ hết sức giúp đỡ. Thông tin liên lạc cũng do mỗi bên tự lo. Khi một bên gặp khó khăn thì bên kia hết sức giúp đỡ. Rà phá chông mìn do yêu cầu của phía Campuchia, phía Việt Nam lo cả. Về việc chống tàn quân địch mỗi bên tự tổ chức lực lượng bảo vệ khi đóng trên đất mình. Trường hợp tập kết ở một bên thì bên đó cần có kế hoạch hợp đồng chiến đấu, thống nhất chỉ huy, chủ động đối phó với mọi tình huống xảy ra.

        4) Cuộc họp hai Đoàn chuyên viên phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 7 đến ngày 15-10-1986.

        Ngày 15-10-1986, hai bên đã ký Biên bản làm việc chung ghi nhận các nội dung cụ thể:

        -  Nhận xét, đánh giá đợt I (kể cả đoạn biên giới làm thí điểm) công tác phân giới và cắm mốc trên đoạn biên giới I và H giữa hai tỉnh Tây Ninh và Svey-riêng: Đã phân giới được 53 km đường biên giới (đoạn I làm được 27 km, đoạn H làm được 26 km). Đã cắm xong 28 mốc (11 mốc to và 17 mốc nhỏ).

        Tinh thần tham gia làm việc của hai bên tốt, nhưng có một số điểm có ý kiến khác nhau ở hai tỉnh nên làm việc tiến triển chậm chạp. Có một số điểm chưa giải quyết được, đã phân vạch nhưng còn để lại. Có một số chỗ, bản đồ không khớp nhau nên phải để lại.

        Tuy nói là 53 km, nhưng có một đoạn ngắn do ngập nước nên chưa làm được. Các mốc làm đều dùng xi măng P.500, nhưng một số mốc thiếu xi măng P.500, làm P.300. Bạn yêu cầu bỏ chữ nhưng vẫn bảo đảm tính bền vững trong dự thảo biên bản. Sơn mốc không được bền màu, nhất trí sẽ sơn lại.

        - Hai bên nhất trí dự thảo 5 chỉ thỉ của Uỷ ban liên hợp về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới:

        Chỉ thị số 1 về nguyên tắc và căn cứ đi phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.
        Chỉ thị số 2 về công tác cắm mốc quốc giới Việt Nam - Campuchia.
        Chỉ thị số 3 về quy định kỹ thuật để phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.
        Chỉ thị số 4 về cách thức làm văn kiện sau khi phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.
        Chỉ thị số 5 về chuyển giao các khu đất đai mà hai Bên thống nhất điều chỉnh.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Mười Hai, 2015, 02:07:01 am
        5) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới Việt Nam – Campuchia, tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 17 đến ngày 19-11-1986

        Hai bên trao đổi tiếp các chỉ thị số 3, số 2 và số 4 (chỉ thị số 5 để lại phiên họp kỳ sau - vấn đề giao đất đai).

        Chuẩn bị chương trình làm việc cho họp Uỷ ban liên hợp khoá II; Bàn các vấn đề khác mà hai bên cần nêu thêm như: Vấn đề thanh toán tài chính, cách giải quyết các mốc chưa thống nhất, vấn đề chuyển bản đồ khi đi phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.

        Hai bên đã làm việc khẩn trương, cởi mở, các chỉ thị nêu lên đều thống nhất chỉ thay đổi một số câu chữ cho thích hợp. Nhưng vấn đề gay cấn bàn nhiều nhất là phía Campuchia cho rằng: Nguyên tắc để bàn giải quyết các vấn đề là phải theo đúng bản đồ Bonne là bản đồ gốc. Phía Việt Nam cho rằng nếu bất kể vấn đề gì trên đường biên giới đều theo bản đồ Bonne thì những vấn đề đã thoả thuận với nhau trong các hội nghị đều phải bỏ, phải sửa lại Hiệp ước vì trước đây đã thoả thuận mô tả hiệp ước theo bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 (như vậy khoảng 500 km theo sông, 100 km theo sống núi, một số đường sá, một số khác khoảng 213 km độ dài đường biên giới sẽ phải mô tả lại). Cuối cùng thống nhất cứ nêu lên để Uỷ ban liên hợp giải quyết.

        Về vấn đề thanh toán tài chính thống nhất hai bên cùng đóng góp, cùng làm để đảm bảo chất lượng mốc. Hai Bên đã thống nhất được chỉ tiêu về xi măng, sắt, thép cho các mốc quốc giới.

        6) Cuộc họp khoá II của Uỷ ban liên hợp PGCM Việt Nam - Campuchia, tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 21 đến ngày 24-11-1986

        Nhận xét, đánh giá đợt I công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới đoạn I và H giữa hai tỉnh Tây Ninh và Svey-riêng. Đối với những mốc không cắm đúng vị trí, Uỷ ban liên hợp cử một phái đoàn liên hợp có đại diện cả hai bên đi kiểm tra tại chỗ để giải quyết điều chỉnh tại thực địa. Các đoạn biên giới có liên quan đến các mốc trên sẽ được phân vạch lại nếu có sự thay đổi về vị trí mốc.

        Đối với việc thi công mốc không đúng với thiết kế, Uỷ ban liên hợp cho rằng trong điều kiện có khó khăn khách quan, làm như vậy vẫn chấp nhận được. Nhưng cần chú ý khi bắt buộc có sự thay đổi nào so với thiết kế, hai bên cần bàn bạc thoả thuận trước khi thi công và phải bảo đảm chất lượng của công trình theo như qui định.

        Đối với các mốc sơn không bền màu, cần phải sơn lại nhất là sơn đỏ Chụp lại các ảnh chưa đúng yêu cầu kỹ thuật.

        - Ban hành 4 chỉ thị dùng cho các đội liên hợp đi phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới:

        Chỉ thị số 1 về nguyên tắc và căn cứ đi phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.
        Chỉ thị số 2 về cắm mốc quốc giới Việt Nam - Campuchia.
        Chỉ thi số 3 về qui định kỹ thuật để phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.
        Chỉ thị số 4 về cách thức làm văn kiện sau khi đi phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới.

        - Một số vấn đề khác: Toàn bộ kinh phí, vật tư, phương tiện và nhân lực sử dụng cho công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới sẽ do hai bên cùng nhau trao đổi và lập dự trù. Hàng năm khi Uỷ ban liên hợp họp sẽ nghe báo cáo vấn đề kinh phí năm đó và cùng bàn cách thanh toán. Về việc chuyển bản đồ, sẽ tiến hành tại Tây Ninh khoảng đầu tháng 12 năm 1986.

        7) Làm việc giữa hai đoàn chuyên viên kỹ thuật bản đồ biên giới Việt Nam - Campuchia, tại Tây Ninh từ ngày 2 đến ngày 8-12-1986

        Trong khi làm việc, phía Campuchia đã có một bản đánh máy sẵn cứ theo đó mà nói và tranh luận với Việt Nam. Không chuyển đoạn H và I của Tây Ninh và Svey-riêng, chỉ làm các đoạn L, K và M. Hai bên tranh luận nhiều về từ "sông, suối" (trong chỉ thị không có dấu phẩy, bạn nêu suối là bắt nguồn từ suối và từ núi chảy ra, không nói đến kênh rạch. Do đó rạch là phải vạch đường biên giới vào giữa. Ta nêu từ sông, suối bao gồm cả kênh, rạch).

        8) Làm việc song phương giữa hai đoàn kỹ thuật liên hợp Việt Nam - Campuchia, tại Tây Ninh và Svey-riêng từ ngày 4 đến ngày 7-3-1987

        Hai Đoàn tiến hành kiểm tra ngoài thực địa 04 mốc H.7-4, H.7-5, H.8 và H.8-1. Ngày 11-3-1987, hai bên ký Biên bản làm việc chung thống nhất báo cáo kết quả kiểm tra song phương bốn cột mốc trên và đề nghị cấp trên giải quyết từng trường hợp cụ thể.

        Mọi công việc tiếp theo: Xây mốc mới do thay đổi vị trí, sửa mốc, sơn mốc, phân vạch đường biên giới giữa hai mốc do thay đổi vị trí... hai bên thống nhất giao nhiệm vụ cho Đội liên hợp phân giới cắm mốc của hai tỉnh Tây Ninh và Svey-riêng tiến hành khi Đội này làm đến đoạn H trong năm.

        9) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong Uỷ ban liên hợp PGCM Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 8 đến ngày 13-5-1987

        Hai Trưởng đoàn biểu dương các đồng chí trong phái đoàn liên hợp và rất hài lòng về kết quả kiểm tra 4 mốc mà phái đoàn liên hợp đã tiến hành với tinh thần trách nhiệm cao, nghiêm túc, tích cực, khẩn trương và với tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau nên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trong 4 ngày (từ 4 đến 7-3-1987).

        -  Về công việc phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới một số đoạn giữa các tỉnh Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp với Svey-riêng, Prây-veng: Với trách nhiệm cao, tích cực, khẩn trương và tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau các tỉnh nói trên đã ngày càng nắm vững các văn kiện pháp lý, biên bản và chỉ thị của Uỷ ban liên hợp nên đã đạt được kết quả đáng khích lệ trong việc phân giới và cắm mốc các đoạn biên giới I, L và M. Tuy nhiên, tốc độ công việc còn chậm so với khả năng do có sự khác nhau giữa bản đồ và thực địa tại một số nơi, nên cũng mất nhiều thời giờ trong việc tìm vật chuẩn để đo đạc; hoặc có nơi lại chậm thoả thuận với nhau về loại xi măng để xây mốc hoặc có nơi lúc đầu nghỉ hơi nhiều; hoặc có nơi lại vắng đội trưởng, tổ trưởng kỹ thuật nên ngoài thực địa không có người giải quyết kỹ thuật, có nơi lấn cấn về sự tồn tại mốc cũ, hoặc địa phương một số nơi thoả thuận với nhau dùng cày để làm rõ đường biên giới sau khi đã phân ranh và cắm mốc nên cũng rất tốn kém và cũng nguy hiểm. Với quyết tâm làm nghiêm túc, nhanh gọn, hai Trưởng đoàn nhất trí:

        Các Đội liên hợp làm việc 4 ngày (kể cả chủ nhật), nghỉ một ngày. Nếu có lý do chính đáng phải nghỉ thêm phải thông báo cho đội bạn trước một ngày;

        Các cố vấn kỹ thuật phải thường xuyên có mặt ngoài thực địa những ngày làm việc để cùng Đội trưởng và Tổ trưởng kỹ thuật xử lý mọi công việc. Nếu cần nghỉ vì lý do chính đáng, phải cử người tạm thay và thông báo cho đội bạn;

        Việc làm rõ đường biên giới sau khi hai bên đã chính thức phân vạch và cắm mốc do hai tỉnh có liên quan bàn và thoả thuận. Nếu làm cần chú ý bảo đảm theo đúng Hiệp ước hoạch định, tiết kiệm và bảo đảm an toàn.

        Ngoài ra, hai Trưởng đoàn nhất trí: Bổ sung vào chỉ thị số 2 về công tác cắm mốc (Về xi măng, nếu không có P. 500, có thể dùng xi măng chất lượng tương đương và cả xi măng P.400; Không dùng xi măng vón cục, phải dùng nước ngọt, nước sạch, cát vàng, đá sạch - tạp chất không quá 5% để pha trộn bê tông và bảo dưỡng bê tông theo đúng chỉ thị số 2 và bản thiết kế; Đối với mốc cắm ở vùng thấp được phép nâng độ cao đặt mốc - cột 0,00 lên mặt đất tự nhiên từ 30 cm - 50 cm).

        Giao cho chuyên viên về mốc của hai bên nghiên cứu đề xuất với Uỷ ban liên hợp về cột dấu vùng ngập lụt.

        Làm nội nghiệp: Bản gốc làm tại Phnôm Pênh từ giữa tháng 8- 1987. Bản chính thức làm tại Hà Nội từ giữa tháng 9-1987. Ngày giờ và địa điểm để lễ ký kết, hai bên sẽ quyết định sau.

        Giao cho các tỉnh liên quan gặp nhau vào thời gian thích hợp để làm tiếp những đoạn biên giới còn lại vào những tháng mùa khô cuối năm 1987 (tháng 11, 12-1987 và tháng 01-1988);

        Giao cho chuyên viên hai bên chuẩn bị cho khoá họp thứ III của Uỷ ban liên hợp. Khi làm bản gốc ở Phnôm Pênh để Uỷ ban liên hợp có thể họp vào trung tuần tháng 11-1987 tại Phnôm Pênh.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Hai, 2015, 01:50:08 am
        10) Cuộc họp hai Đoàn chuyên viên PGCM Việt Nam - Campuchia tại Phnôm Pênh từ ngày 5-9-1987 đến ngày 5-10-1987

        Ngày 5- 10-1987, hai bên ký Biên bản làm việc chung, thống nhất các vấn đề sau:

        - Nhận xét đánh giá công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa các tỉnh Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Prây-veng và Svey-riêng. Đoạn M, làm từ ngày 23-3-1987 đến ngày 13-6-1987 hoàn thành đoạn M: Phân giới đường biên giới dài khoảng 50 km. Xây được 11 mốc, 9 mốc to, 2 mốc nhỏ, cắm 6 cột định hướng thay cho vật chuẩn ở các mốc M.5, M.6, M.7-1. So với dự kiến, thêm hai mốc kép (M.3 và M.4) và giảm một mốc nhỏ (M.2-2).

        Đoạn L, làm từ ngày 9-3-1987 đến ngày 31-7-1987, phân giới được 43 km 300, xây được 18 mốc (7 mốc to, 11 mốc nhỏ). Còn lại 31,7 km chưa phân giới và 6 mốc chưa cắm.

        Đoạn H, còn lại 41 km chưa phân giới và 10 mốc (2 mốc to, 8 mốc nhỏ) chưa cắm.

        Như vậy, trong năm 1987 phân giới được khoảng 120 km đường biên giới và xây được 37 mốc; xây lại 3 mốc, sửa lại 2 mốc. Cả hai năm 1986 và 1987, phân giới được 173 km đường biên giới; xây được 65 mốc xây lại 3 mốc và sửa lại 2 mốc.

        Nhận xét chung: Tinh thần trách nhiệm và tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn của cán bộ, chiến sĩ và nhân viên kỹ thuật hai bên đã được phát huy cao độ, nắm vững các văn bản pháp lý, rút được nhiều kinh nghiệm trong công tác, trình độ nhiều mặt được nâng lên. Tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa hai bên tốt nên công tác phân giới cắm mốc đạt kết quả, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và trang bị kỹ thuật. Vị trí mốc đã cắm và các đoạn biên giới đã phân vạch về cơ bản đạt độ chính xác cao. Toàn bộ mốc đã thi công đúng qui cách, đúng thiết kế, bảo đảm chất lượng.

        Chế độ làm việc, hai bên nhất trí thêm khi họp sơ kết giữa các tỉnh để đánh giá một đợt công tác hoặc kết thúc một đoạn biên giới nên có đại diện hai đoàn ở Trung ương dự để kịp thời giúp các địa phương giải quyết những mắc míu.

        Việc thanh toán các khoản chi cho công tác phân vạch và cắm mốc: Sẽ do đại diện hai bên trong Uỷ ban liên hợp tổng kết và báo cáo thanh quyết toán lên Chính phủ hai nước giải quyết sau khi xong từng đoạn biên giới một.

        Hai bên khẩn trương chuẩn bị để có thể sớm thi hành Hiệp định về quy chế biên giới.

        Hai bên sẽ cùng nhau nghiên cứu thiết kế cột dấu vùng ngập lụt khi điều kiện cho phép.

        11) Làm việc giữa hai đoàn chuyên viên kỹ thuật bản đồ Việt Nam - Campuchia, tại Hà Nội từ ngày 20-10-1987 đến ngày 5-11-1987

        Hai bên đã làm xong toàn bộ các biên bản về mốc của đoạn M và I (từ mốc I.6, I.5-2 và I.7), xong biên bản phân giới cắm mốc đoạn M, sơ đồ mốc quốc giới của đoạn M và I (từ mốc I.6, I.5-2 và I. 7), xong bản đồ đường biên giới (đoạn M) và đã chuẩn bị xong một phần bản đồ đường biên giới (đoạn I).

        12) Cuộc họp khoá III của Uỷ ban liên hợp PGCM Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 4 đến ngày 9-12-1987

        Hai đoàn đã thống nhất: Đánh giá công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa các tỉnh Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Svey-riêng và Prây-veng; Những vấn đề cần giải quyết (về chế độ làm việc thêm khi họp sơ kết giữa các tỉnh có đại diện của Trung ương; bổ sung các chỉ thị 1, 2, 3).

        Về cột dấu vùng ngập lụt, hai đoàn thoả thuận hoãn việc xây dựng cột dấu vùng ngập lụt đến khi làm xong việc khảo sát địa chất công trình.

        Về việc làm rõ đường biên giới, nhất trí làm đúng tinh thần cuộc họp bất thường giữa hai Trưởng đoàn tháng 5-1987. Khi nghiên cứu việc phân giới và cắm mốc các đoạn biên giới, phía Việt Nam cố gắng tìm và cung cấp tài liệu cần thiết để hai bên có thể cùng nghiên cứu.

        Việc thanh toán các chi phí chung về phân giới và cắm mốc, hai tỉnh liên quan với sự có mặt của đại diện hai đoàn trong Uỷ ban liên hợp và đại diện cơ quan tài chính hai nước tổng kết chi phí cho công tác phân giới cắm mốc từng đoạn, trên cơ sở đó Uỷ ban liên hợp trình Chính phủ hai nước giải quyết. Hai Bên cũng đã bàn về vấn đề tổ chức ký các văn bản đoạn M, vấn đề bảo đảm an toàn khi đi phân giới cắm mốc nhất là đoạn biên giới giữa Tây Ninh và Cong-pong-cham. Về thi hành Hiệp định quy chế biên giới, hai bên thống nhất khẩn trương chuẩn bị để thi hành vào cuối năm 1988.

        Rút kinh nghiệm thực tế hai năm qua và để tránh phải làm lại, hai Trưởng đoàn trong Uỷ ban liên hợp yêu cầu các chuyên viên kỹ thuật hai bên cùng nhau nghiên cứu kỹ bản đồ và thực địa về hướng đi của đường biên giới và vị trí mốc sẽ cắm, tranh thủ sự đồng ý của lãnh đạo địa phương hai bên trước khi xác định chính thức vị trí mốc và tiến hành cắm mốc. Trong trường hợp chưa xác định được sự nhất trí giữa hai tỉnh liên quan về vị trí mốc nào đó thì hai tỉnh cứ tiếp tục tiến hành phân giới cắm mốc trên vị trí tiếp theo.

        13) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong Uỷ ban liên hợp PGCM Việt Nam - Campuchia, tại Tây Ninh từ ngày 15 đến ngày 17-6-1988

        Hai Trưởng đoàn nhất trí khoá họp đầu tiên của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc tiến hành vào năm 1989. Thời gian và địa điểm cụ thể, hai bên sẽ thoả thuận sau.

        Thay cho cuộc họp Uỷ ban liên hợp sẽ tiến hành cuộc họp về kỹ thuật để kiểm điểm, rút kinh nghiệm về mặt kỹ thuật 3 năm qua và thống nhất về các vấn đề kỹ thuật. Cuộc họp sẽ tiến hành trong tháng 9-1988 hoặc tháng 10-1988. Thời gian và địa điểm cụ thể, hai bên sẽ thông báo cho nhau sau. Thành phần gồm các đồng chí phụ trách kỹ thuật, cố vấn và Tổ trưởng kỹ thuật hai bên. Đoàn chuyên viên kỹ thuật của mỗi bên do một đồng chí Phó Trưởng đoàn đại biểu trong Uỷ ban liên hợp làm Trưởng đoàn.

        14) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên kỹ thuật Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 24-11-1988 đến ngày 5-12-1988

        - Nhận xét, đánh giá công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới năm 1988 và 3 năm 1986, 1987, 1988:

        Năm 1988: Hai bên đã xây dựng được 7 mốc (2 mốc to, 5 mốc nhỏ), xây lại 1 mốc nhỏ, cắm 11 cột định hướng thay cho vật chuẩn. Hai bên phân giới được khoảng 40 km đường biên giới.

        Cả 3 năm 1986, 1987, 1988: Hai bên đã xây được 72 mốc (31 mốc to 41 mốc nhỏ, xây lại 4 mốc và 1 vế của mốc kép, sửa lại 4 mốc, đồng thời xây được 21 cột định hướng thay cho vật chuẩn phân giới được khoảng 207 km đường biên giới.

        Trong 5 đoạn biên giới H, I, K, L, M (124 mốc, dài khoảng 337 km mà hai đoàn trong Uỷ ban liên hợp đã thoả thuận tiến hành phân giới và cắm mốc trong các năm qua, sau 3 năm 1986, 1987 và 1988 hai bên đã hoàn thành đoạn M (đang hoàn thiện các văn bản để ký); gần hoàn thành đoạn I.
Để hoàn thành 5 đoạn trên, còn phải tiếp tục xây 54 mốc (20 mốc to 34 mốc nhỏ, trong đó có 2 mốc xây lại là I-6 và K-1, phân giới khoảng 1130 km đường biên giới.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Mười Hai, 2015, 02:31:12 am
        Nhận xét chung: Công tác phân giới và cắm mốc 3 năm qua đã trưởng thành nhiều mặt. Năm đầu (1986) tốc độ khá nhanh; năm 1987 công việc vẫn tiến triển tốt, nhưng cũng có lúc có nơi đã chậm dần; sang năm 1988 tốc độ khá chậm, có nơi rất chậm mà nguyên nhân chủ yếu do bản đồ với bản đồ kèm theo Hiệp ước có một chỗ không khớp nhau, bản đồ với thực địa kể cả bản đồ Bonne cũng không khớp nhau, bản đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000 do có sai sót trong biên vẽ và in mà kỹ thuật hai bên đã không kiểm tra trước khi làm việc, nên đã nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp. Mặt khác trong việc quy định về kỹ thuật (trong chỉ đạo số 3) do chưa có nhiều kinh nghiệm nên có một số điểm chưa rõ, chưa đủ đã dẫn đến tình trạng mỗi bên hiểu một cách, nên cũng đã nảy sinh những vấn đề phức tạp, có lúc để xảy ra căng thẳng.

        Những vấn đề cần giải quyết về mặt bản đồ và quy định về kỹ thuật:

        Về bản đồ: Hai bên thống nhất đánh giá và chấp nhận hai loài bản đồ kèm theo Hiệp ước (Bonne tỷ lệ 1/100.000 và UTM tỷ lệ 1/50.000) không phải là bản đồ chuyên dùng cho biên giới, nên không khớp nhau giữa bản đồ và giữa bản đồ với thực địa. Thừa nhận có những sai sót của bản đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000 nhất trí để kỹ thuật hai bên kiểm tra lại, trước mắt là các mảnh mà hai bên đã và đang tiến hành phân giới và cắm mốc, lập thành các bảng thống kê. Các sai số về kỹ thuật in bản đồ, hai bên đều có ý kiến khác nhau:

        Phía Campuchia cho rằng: Sai số in chồng màu không quá 0,1 mm (dấu in ba màu không chồng lên nhau ở góc khung của bản đồ). Sai số về lưới ô vuông không thể 0,2 mm + 2 M (M là giá trị sai số của UTM 1/50.000). Sai số địa hình, địa vật không thể quá 0,4 mm so với bản đồ UTM 1/50.000.

        Phía Việt Nam cho rằng: Sai số in chồng mầu cho phép là 0,5 mm (các tổ chức quốc tế hợp đồng in cũng cho phép 0,3 mm) bản đồ 1/25.000 (thực chất là sơ đồ, nên có thể có sai số lớn). Sai số lưới ô vuông cho phép là 0,3 mm cho từng ô. Sai số địa hình, địa vật không cần quy định, vì sau này đi thực địa sẽ được kiểm tra, chỉnh lý và bổ sung.

        Cuối cùng, hai bên nhất trí để chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu tiếp và sẽ trao đổi giải quyết ở hội nghị hai Trưởng đoàn.

        Việc xây dựng cột dấu vùng ngập lụt: Campuchia đề nghị theo yêu cầu của địa phương cần phải xây dựng. Việt Nam trả lời là sau khi nghiên cứu và tham khảo ý kiến các địa phương thấy không cần thiết phải làm, vì có thể thay cột dấu bằng những vật chuẩn khác. Trường hợp cần xây dựng thì theo trình tự sau: Cột dấu vùng ngập lụt để đánh dấu các mốc quốc giới bị ngập sâu trên 2 -3 mét, thời gian ngập trên 2 - 3 tháng và cách 4-5 mốc to bị ngập sẽ làm cột dấu gần đó, ở nơi đất cao, địa chất ổn định để thuận tiện việc thi công. Tiến hành nghiên cứu thuỷ văn. Dự kiến vị trí xây dựng cột dấu trên bản đồ và thiết kế sơ bộ trong phòng. Khảo sát địa chất công trình ở vị trí xây dựng. Thiết kế kỹ thuật và thi công. Cuối cùng, hai bên nhất trí cử chuyên viên xuống cùng địa phương nghiên cứu thuỷ văn và báo cáo trên.

        15) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong Uỷ ban liên hợp PGCM Việt Nam - Campuchia, tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 24 đến ngày 27-01-1989

        Nhận xét công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới trong 3 năm 1986, 1987 và l988: Nhất trí như biên bản hội nghị chuyên viên kỹ thuật ngày 5 tháng 12 năm 1988.

        Hai Trưởng đoàn thống nhất đánh giá và chấp nhận hai loại bản đồ kèm theo Hiệp ước (bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 và UTM tỷ lệ 1/50.000) không phải là bản đồ chuyên dùng cho biên giới nên không khớp nhau giữa bản đồ với bản đồ và giữa bản đồ với thực địa. Thừa nhận có những sai sót của bản đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000.

        Vấn đề cột dấu vùng ngập lụt, việc làm rõ đường biên giới sau khi phân giới cắm mốc và việc ký văn bản đoạn biên giới M: Hai Trưởng đoàn nhất trí như Hội nghị chuyên viên ngày 5-12-1988.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Mười Hai, 2015, 04:28:47 am
       
        5. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1990 ĐẾN CUỐI NĂM 2006


        Quan hệ Việt Nam - Campuchia từ sau năm 1990 diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế có những chuyển biến quan trọng. Chiến tranh lạnh kết thúc. Đông Âu sụp đổ và Liên Xô tan rã, chủ nghĩa xã hội không còn là hệ thống trên thế giới, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, tuy nhiên xu thế đa cực hoá ngày càng gia tăng. Trung Quốc và Nhật đang nổi lên như các cường quốc khu vực và cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ ở đây. Đông Nam Á vẫn là nơi các nước tranh giành ảnh hưởng. Mỹ tuy giảm sự có mặt về quân sự ở Đông Nam Á nhưng vẫn muốn đóng vai trò là người giữ gìn an ninh khu vực và tìm cách kiềm chế Trung Quốc, vừa duy trì quan hệ đồng minh vừa hạn chế Nhật. Trung Quốc muốn thay vị trí ảnh hưởng của Nga trong khu vực và tranh giành ảnh hưởng với Mỹ. Nhật vẫn duy trì vị trí cường quốc kinh tế trong khu vực đồng thời tìm cách gây ảnh hưởng về chính trị với các nước trong khu vực. Quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày càng mạnh mẽ cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Bối cảnh quốc tế và khu vực nòi trên đã phần nào tác động đến mối quan hệ của các nước trong khu vực trong đó có quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia.

        Sau khi Chính phủ liên hiệp Campuchia ra đời, quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia đã có sự thay đổi cả về hình thức lẫn nội dung, đó là quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước láng giềng có hệ thống chính trị khác nhau. Trong khi vẫn duy trì quan hệ gắn bó với CPP, Việt Nam đã mở rộng quan hệ với cả các đảng phái khác của Campuchia nhất là đảng FUN, đảng liên minh cầm quyền trong Chính phủ liên hiệp Campuchia. Về quan hệ hợp tác, nếu như trước đây quan hệ giữa Việt Nam với Cộng hoà nhân dân Campuchia chủ yếu là sự giúp đỡ viện trợ của Việt Nam cho Campuchia, thì nay quan hệ giữa hai nước dựa trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi.

        Sự chuyển hướng trong quan hệ với Campuchia đã được Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong Chỉ thị tháng 12-1991 về "nhiệm vụ của chúng ta trước tình hình mới ở Campuchia". Bản chỉ thị đã nhấn mạnh về công tác tư tưởng trong Đảng, trong lực lượng vũ trang và trong nhân dân để hiểu rõ lập trường và quan điểm của Việt Nam trong quá trình đi đến giải pháp chính trị về Campuchia, khẳng định lập trường của Việt Nam là không can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia, khẳng định Việt Nam ủng hộ Nhà nước Campuchia đấu tranh thi hành Hiệp định Paris. Trên tinh thần đó, Việt Nam đã tiến hành một loạt những điều chỉnh trong quan hệ với Campuchia. Về vấn đề biên giới và kiều dân, chủ trương của Việt Nam là đấu tranh duy trì các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới đã ký với Campuchia, bảo vệ tính mạng, tài sản và đời sống của Việt Kiều. Về vấn đề quan hệ Đảng Cộng sản việt Nam với Đảng Nhân dân Campuchia, Việt Nam thực hiện theo phương thức mới, chủ yếu là quan hệ nội bộ, tránh mọi sơ hở gây hậu quả xấu. Lãnh đạo hai đảng hoặc đại diện của hai đảng giữ liên lạc với nhau để thông báo tình hình cho nhau và kịp thời giải quyết những vấn đề tồn tại và nảy sinh có liên quan đến hai đảng, trên nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng độc lập tự chủ của nhau, mỗi đảng chịu trách nhiệm trước dân tộc mình. Về các quan hệ khác, Việt Nam đã cắt quan hệ kết nghĩa giữa các tỉnh, thành phố hai nước. Quan hệ giữa các tỉnh, thành phố sẽ được giải quyết trong khuôn khổ quan hệ giữa hai Nhà nước. Các tỉnh có chung biên giới với Campuchia vẫn duy trì quan hệ trên một số mặt để bảo đảm an ninh, trật tự biên giới, trao đổi hàng hoá, ổn định đời sống nhân dân và giải quyết những vấn đề nảy sinh.

        Tháng 1-1992, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm thăm Campuchia và cùng với Chủ tịch Hội đồng dân tộc tối cao (SNC) N. Xi- ha-núc ra Thông cáo chung nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa quan hệ truyền thống vào giai đoạn phát triển mới nhằm xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác láng giềng thân thiện giữa hai nước trên cơ sở các nguyên tắc "tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ mỗi nước, không dùng vũ lực và đe doạ dùng vũ lực, giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ giữa hai nước bằng con đường hoà bình, hợp tác, bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình". Về việc giải quyết những tồn tại, trong Thông cáo chung ngày 26-01-1992 cũng khẳng định hai bên thoả thuận giải quyết từng bước thoả đáng vào thời gian thích hợp và thông qua thương lượng những vấn đề tồn tại trong quan hệ giữa hai nước.

        Những nguyên tắc đó đã được khẳng định lại trong các chuyến thăm lẫn nhau của Lãnh đạo cấp cao hai nước: Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Campuchia tháng 4-1994, Thủ tướng thứ nhất Chính phủ Hoàng gia Campuchia Ra-na-rít thăm Việt Nam tháng 01-1995, Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm Campuchia tháng 8-1995, Quốc vương Xi-ha-núc thăm Việt Nam tháng 12-1995, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Campuchia tháng 4- 1996, Thủ tướng thứ nhất Chính phủ Hoàng gia Campuchia Ung Chuốt thăm Việt Nam tháng 6-1998... đặc biệt là, trong Tuyên bố chung nhân chuyến thăm Campuchia tháng 6-1999 của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, các nguyên tắc trên đã được tổng quát hóa thành thoả thuận xây dựng quan hệ hai nước thành quan hệ "Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài" (Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia 6-1999).

        Tình hình quan hệ về biên giới giữa Việt Nam và Campuchia trong giai đoạn này cũng có những biến động rất rõ nét.

        Cuộc Tổng tuyển cử tháng 5-1993 đã bầu quốc hội lập hiến và Vương quốc Campuchia đệ nhị do Quốc vương N. Xi-ha-núc trị vì ra đời Hiến pháp Vương quốc Campuchia 1993 quy định Vương quốc Campuchia là quốc gia độc lập, có chủ quyền, hoà bình, trung lập vĩnh viễn và không liên kết. Khẩu hiệu là Dân tộc - Tôn giáo - Vua. Mọi công dân Khơ-me có quyền sở hữu tư nhân. Quốc hội Campuchia được chia ra làm hai là Quốc hội và Thượng viện. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp. Hệ thống quyền lực Campuchia (Quốc hội, Thượng viện và Chính phủ liên hiệp) do các đảng thắng cử chia sẻ quyền lực, chủ yếu là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hoà bình và thống nhất (FUNCINPEC). Giai đoạn này thể hiện sự tranh giành quyền lực quyết liệt giữa CPP và FUNCINPEC. Do không thoả hiệp được với nhau trong việc chia sẻ quyền lực, nên Chính phủ liên hiệp Campuchia do hai đồng Thủ tướng đứng đầu (Ra-na-rít và Hun Xen), và một vài Bộ quan trọng của Chính phủ như Quốc phòng, Nội vụ cũng có hai đồng Bộ trưởng là người của hai Đảng. Đỉnh cao của quá trình tranh giành quyền lực giữa CPP và FUNCINPEC là cuộc đảo chính tháng 7-1997 do Hun Xen tiến hành đã buộc Ra-na-rít phải sống lưu vong.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Mười Hai, 2015, 07:39:00 am
        Về vấn đề biên giới, tại Điều 3 của Hiệp định Pan về Campuchia ngày 23-10-1991, các bên tham gia ký kết cam kết: "thừa nhận và tôn trọng về mọi mặt chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và bất khả xâm phạm về lãnh thổ, tính trung lập và thống nhất quốc gia của Campuchia". Trong phiên họp Hội đồng Dân tộc tối cao Campuchia (SNC) ngày 20-3-1993 thông qua nhiệm vụ của Uỷ ban Tư vấn kỹ thuật về biên giới của SNC (gọi tắt là TAC) dưới sự chủ trì của UNTAC, các phe phái của Campuchia với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài đã thống nhất quan điểm: biên giới giữa Campuchia và Việt Nam là biên giới được quốc tế công nhận trước ngày 18-3-1970; quan điểm này còn được ghi vào Hiến pháp Campuchia năm 1993: "Điều 2:... toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Campuchia là tuyệt đối bất khả xâm phạm trong các đường biên giới được hoạch định trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 được lập giữa các năm 1933 - 1953 và được quốc tế thừa nhận giữa các năm 1963 - 1969". Các lực lượng chống đối trong và ngoài nước Campuchia đã lợi dụng vào các quy định nói trên đòi huỷ bỏ các hiệp ước và hiệp định mà Việt Nam và Campuchia đã cùng nhau ký kết trong những năm 1980. Tuy nhiên, các yêu cầu đó đều không phải là chính thức, chủ yếu chỉ là lợi dụng để tạo cớ trong tranh giành lợi thế về chính trị trong nội bộ Campuchia. Riêng Xi-ha-núc tuy vẫn có tư tưởng dè chừng với Việt Nam nhưng luôn giữ thái độ ôn hoà. Mặt khác Xi-ha-núc cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ quan hệ hữu nghị với Việt Nam, cho đó là yếu tố cần thiết để giữ gìn độc lập và toàn vẹn lãnh thổ Campuchia. Về mặt công khai, Xi-ha-núc có nhiều phát biểu tốt về Việt Nam và mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị với ta. Tuy nhiên trong vấn đề biên giới, Xi-ha-núc vẫn giữ lập trường đòi Việt Nam công nhận đường biên giới Campuchia được quốc tế công nhận trong những năm 60.

        Do công việc phân giới cắm mốc biên giới đã dừng lại từ năm 1988, giữa hai nước vẫn chưa có một đường biên giới rõ ràng ở thực địa để làm cơ sở cho việc quản lý hành chính, nên thực tế đã thường xuyên xảy ra các cuộc tranh chấp giữa chính quyền địa phương giáp biên của hai bên. Để duy trì biên giới ổn định, trong các cuộc gặp gỡ cấp cao hai nước trong giai đoạn này, ngoài những thoả thuận chung về quan hệ hai nước, hai bên đều đề cập rất cụ thể về vấn đề biên giới:

        - Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Vương quốc Campuchia của Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ ngày 2 đến ngày 3-4-1994, vấn đề biên giới được nêu ra trong cuộc gặp riêng giữa hai Thủ tướng, hai bên nhất trí rằng điều quan trọng nhất và quyết định nhất cho hiện nay và cho các thế hệ mai sau là xây dựng một đường biên giới hoà bình, hữu nghi giữa hai nước. Ngày 3-4-1994, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã cùng với hai đồng Thủ tướng của Campuchia Ra-na-rít và Hun Xen ký Thông cáo chung Việt Nam - Campuchia, tại Điều 9 ghi: "Hai bên đã thoả thuận thành lập một nhóm làm việc cấp chuyên viên để thảo luận và giải quyết vấn đề phân giới đường biên giới giữa hai nước và thảo luận những biện pháp cần thiết để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực biên giới, nhằm xây dựng một đường biên giới hoà bình và hữu nghị lâu dài giữa hai nước".

        - Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Thủ tướng thứ nhất Chính phủ Hoàng gia Campuchia Ra-na-rít, ngày 17-01-1995, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ hai nước đã ký Thông cáo báo chí Việt Nam - Campuchia, Điều 8 ghi: "Hai bên thỏa thuận trong khi chờ đợi giải quyết những vấn đề còn tồn tại về biên giới thì duy trì sự quản lý hiện nay... không thay đổi, xê dịch các cột mốc biên giới, giáo dục không để nhân dân xâm canh, xâm cư và hợp tác giữ gìn trật tự an ninh biên giới", đồng thời cũng thống nhất "sẽ nhóm họp hai đoàn chuyên viên biên giới Việt Nam - Campuchia để trao đổi bàn bạc giải quyết các sự kiện xảy ra trên biên giới giữa hai nước".

        - Nhân dịp Thủ tướng thứ nhất Chính phủ Hoàng gia Campuchia Ung Chuốt thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, ngày 01-6-1998, Thủ tướng Chính phủ hai nước ký Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia, trong đó đã thoả thuận: "về vấn đề biên giới, hai bên bày tỏ lòng mong muốn xây dựng đường biên giới chung hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Hai bên khẳng định tiếp tục tôn trọng các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới trên bộ và trên biển mà hai bên đã ký trong những năm 1982, 1983 và 1985" và "nhất trí tiến hành các cuộc họp giữa hai bên để tiếp tục giải quyết các vấn đề tồn tại về biên giới giữa hai nước". Đây chính là nguyên tắc chỉ đạo của cấp cao hai bên, làm cơ sở để Việt Nam và Campuchia nối lại đàm phán về biên giới.

        Thực hiện thoả thuận trên, Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam và Campuchia được thành lập và chính thức nối lại các cuộc đàm phán từ năm 1999 đến 2001. Kết quả đàm phán của giai đoạn này là, hai bên đồng ý giải quyết 6 điểm (trong đó có 3 điểm do sai sót kỹ thuật bản đồ và 3 điểm do Hiệp ước hoạch định năm 1985 khác với thực tế quản lý); thống nhất áp dụng nguyên tắc pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế để điều chỉnh biên giới trên sông, suối; thống nhất xem xét việc rà soát chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 đính kèm Hiệp ước 1985; và một số vấn đề khác liên quan đến quản lý biên giới. Từ đầu năm 2002, đàm phán về biên giới giữa hai nước tạm thời bị gián đoạn vì phía Campuchia tập trung chuẩn bị cho Tổng tuyển cử.

        Tóm tắt diễn biến các cuộc đàm phán từ năm 1999 - 2002:

        1) Cuộc họp hai Đoàn chuyên viên biên giới Việt Nam - Campuchia, tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 20 đến ngày 23-5-1996

        Bước vào đàm phán, phía Campuchia đề nghị giải quyết ngay sự kiện ở Tây Ninh, phía Việt Nam đề nghị hai bên thực hiện đúng theo thoả thuận của Thủ tướng Chính phủ hai nước là bàn toàn diện vấn đề biên giới cả lâu dài lẫn trước mắt. Đối với sự kiện ở Tây Ninh, phía Việt Nam đề nghị hai bên ra thực địa xác nhận nơi xâm canh đã vượt qua đường biên giới hiện tại theo bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương; hai bên giải quyết sự việc xây ra giữa Tây Ninh và Svey-riêng theo nguyên tắc áp dụng chung cho toàn tuyến biên giới đối với cả hai bên (thực chất đề nghị của Việt Nam là yêu cầu áp dụng Điều 6 của Hiệp định quy chế biên giới ký năm 1983). Cuối cùng, hai bên đồng ý ghi vào Biên bản ý kiến đề xuất của hai nhóm chuyên viên và thoả thuận sẽ tiếp tục thảo luận trong vòng họp tiếp theo những điểm mà hai bên chưa nhất trí nhằm đạt được một giải pháp thoả đáng cho vấn đề này:

        Đề xuất của phía Việt Nam: "Nhằm giải quyết các sự kiện xảy ra gần đây trên biên giới của hai nước, nhóm chuyên viên liên hợp kiến nghị chính quyền các tỉnh liên quan thoả thuận giải quyết một cách hữu nghị những trường hợp nông dân của hai nước canh tác trong khu vực do chính quyền này quản lý theo nguyên tắc sau: Những người nông dân này có thể được tiếp tục canh tác trên những cánh đồng mà họ đã canh tác thường xuyên đến ngày 17-01-1995 nếu họ thể hiện nguyện vọng này với chính quyền địa phương nói trên về ý muốn tiếp tục canh tác trên rảnh đất đó và nếu họ cam kết tôn trọng luật pháp, quy định, thông lệ và tập quán của nước sở tại".

        Đề xuất của phía Campuchia: "... theo nguyên tắc: Những người nông dân này có thể được tiếp tục canh tác trên những cánh đồng mà họ đã canh tác thường xuyên đến ngày 17-01-1995 nếu họ thể hiện nguyện vọng này với chính quyền địa phương nói trên về ý muốn tiếp tục canh tác trên mảnh đất đó nếu họ cam kết tôn trọng thông lệ và tập quán của nước sở tại".


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Mười Hai, 2015, 02:54:32 am
        2) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên biên giới Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 16 đến ngày 20- 6-1998

        Trong cuộc họp này, về biên giới trên đất liền, hai bên đều khẳng định sẽ thi hành các Hiệp ước, Hiệp định về biên giới đã ký năm 1983 và 1985. Phía Campuchia đề nghị ký một Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới trong đó có các nội dung:

        - Thay thế một số mảnh bản đồ trong 26 mảnh bản đồ đính kèm theo hiệp ước 1985.

        - Thoả thuận về một số nguyên tắc phù hợp với luật pháp quốc tế để điều chỉnh đường biên giới đã hoạch định năm 1985: Lấy theo đường đỉnh núi hay đường phân thuỷ trong trường hợp đường biên giới đi theo núi. Lấy đường nước sâu trong trường hợp đường biên giới đi theo sông, suối tàu thuyền đi lại được. Lấy đường giữa dòng trong trường hợp sông, suối tàu thuyền không đi lại được. Có tính đến tình hình quản lý thực tế đối với những vùng nhân dân cư trú từ lâu đời.

        Cũng trong cuộc họp này, hai bên thống nhất kiến nghị lên hai Chính phủ cho phép Uỷ ban liền hợp tái hoạt động ngay để giải quyết mọi vấn đề trong quan hệ biên giới hai nước và hợp tác lập bộ bản đồ địa hình khu vực biên giới (để thực hiện Điều 4 của Hiệp ước hoạch định biên giới ký năm 1985: "lập bản đồ quốc giới giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia”).

        3) Cuộc họp vòng 1 của Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam - Campuchia, tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 23 đến ngày 27-3-1999

        - Hai bên thống nhất về chức năng, nhiệm vụ của Uỷ ban liên hợp:
Đàm phán giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển giữa hai nước;

        Soạn thảo Hiệp ước về hoạch định biên giới biển và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia ký năm 1985, trình Chính phủ hai nước phê duyệt;

        Chỉ đạo việc phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới trên cơ sở kết quả đàm phán đã được Chính phủ hai nước phê duyệt; Lập bản đồ đường biên giới quốc gia chính thức giữa hai nước;

        Giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện Hiệp định về quy chế biên giới giữa hai nước.

        - Thống nhất tổ chức của Uỷ ban liên hợp: bao gồm các vấn đề thành viên, chuyên viên, thành lập các Nhóm chuyên viên công tác liên hợp và ấn định nhiệm vụ của các Nhóm chuyên viên liên hợp đó, thành lập các đội, tổ liên hợp để giải quyết các công việc cụ thể về biên giới giữa hai nước.

        - Thống nhất các nguyên tắc cơ bản đàm phán giải quyết các vấn đề về biên giới giữa hai nước. Nguyên tắc chung đàm phán giải quyết các vấn đề về biên giới giữa hai nước dựa trên cơ sở: Những Hiệp ước, Hiệp định về biên giới lãnh thổ đã được ký kết giữa hai nước vào các năm 1982, 1983 và 1985; các tiêu chuẩn và nguyên tắc của luật pháp quốc tế; tham khảo thực tiễn quốc tế, không xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau bình đẳng và cùng có lợi; cùng tồn tại hoà bình; đẩy nhanh tiến trình đàm phán, khẩn trương gặp nhau để giải quyết các tranh chấp xảy ra ở biên giới.

        Nguyên tắc đàm phán giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền: Tôn trọng các hiệp ước, hiệp định về biên giới đã ký kết những năm 1983 và 1985 và kết quả phân giới cắm mốc từ năm 1986 đến năm 1988; Nếu do sai sót về kỹ thuật bản đồ hoặc do một số lý do hợp lý nào đó mà khi xây dựng Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 chưa được xem xét, thể hiện chính xác và đầy đủ thì hai bên có thể tiến hành đàm phán thống nhất về nội dung và hình thức của việc điều chỉnh, bổ sung để trình lên Chính phủ hai nước quyết định khi tiến hành đàm phán về việc điều chỉnh bổ sung đó, hai bên có thể vận dung các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế trong việc hoạch định đường biên giới qua các vùng sống núi, sông, suối để thống nhất áp dụng đối với một số khu vực mà đường biên giới chưa được vẽ trên bản đồ hoặc hai bên đều thấy chưa hợp lý. Trong khi đang giải quyết vấn đề biên giới đất liền, hai bên thoả thuận quản lý biên giới theo Hiệp định về quy chế biên giới ký năm 1983 và thống nhất quản lý theo đường biên giới đã được phân giới cắm mốc, ở những nơi chưa phân giới cắm mốc thì quản lý như đã quản lý từ trước ngày 17-01-1995.

        Tại vòng họp này, phía Campuchia đề nghị điều chỉnh 7 điểm trên bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới ký năm 1985. Phía Việt Nam đã giới thiệu và trao cho phía Campuchia dự thảo văn bản quy định kỹ thuật lập bản đồ địa hình khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia để trình Chính phủ Hoàng gia xem xét, quyết định.

        4) Cuộc họp vòng 2 của Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 23 đến ngày 28-8-1999

        Đối với ba điểm (số 1, 2 và 3) vì lý do kỹ thuật bản đồ, hai bên thống nhất cùng đi thực địa khảo sát, dùng nền bản đồ địa hình UTM làm căn cứ để xác định địa hình cụ thể trên thực địa, sau khi kiểm tra, hai bên sẽ căn cứ vào các số liệu về địa hình tại mỗi khu vực để thống nhất xác định hướng đi của đường biên giới theo các nguyên tắc đã thoả thuận trong biên bản cuộc họp vòng 1 của Uỷ ban liên hợp. Đối với bốn điểm còn lại (số 4, 5, 6 và 7), phía Campuchia đề nghị giải quyết bốn điểm này dựa trên các nghị định của Toàn quyền Đông Dương. Việt Nam cho rằng đề nghị này nằm ngoài các nguyên tắc hai bên đã thoả thuận nên sẽ nghiên cứu trả lời sau.

        5) Cuộc họp vòng 1 của Nhóm chuyên viên liên hợp về biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia, tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 10 đến ngày 13-01-2000

        Quyết tấm đẩy nhanh tiến trình đàm phán, tổ chức các cuộc họp cấp chuyên viên thường xuyên hơn để thực hiện nhiệm vụ do Uỷ ban liên hợp giao nhằm thực hiện thoả thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước là giải quyết xong vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia trước cuối năm 2000.

        Hai bên thống nhất về mục đích, yêu cầu, tài liệu, thiết bị, phương pháp và kế hoạch khảo sát song phương trên thực địa khu vực điểm số 1 do tiếp biên không khớp, địa hình bỏ trắng và khu vực điểm số 3 do tiếp biên không khớp.

        Thống nhất ngôn ngữ chính thức trong các cuộc họp và các văn bản ký kết của Nhóm chuyên viên công tác liên hợp là tiếng Việt và tiếng Khơ-me, trong trường hợp cần thiết có thể dùng từ tiếng Anh hoặc từ tiếng Pháp để giải thích. Đồng thời, hai bên cũng thống nhất sẽ tổ chức cuộc họp vòng 2 của Nhóm chuyên viên công tác liên hợp về biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia vào tháng 3 năm 2000 tại Campuchia.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Mười Hai, 2015, 04:32:52 am
        6) Cuộc họp vòng 2 của Nhóm chuyên viên liên hợp về biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 26 đến ngày 30-6-2000

        Xem xét và nhất trí Biên bản khảo sát song phương hai điểm số 1 và số 3 của hai Tổ kỹ thuật Việt Nam - Campuchia thực hiện trong tháng 3-2000.

        7) Cuộc họp vòng 3 của Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam - Campuchia, tại Hà Nội từ ngày 29-10-2000 đến ngày 5-11-2000

        Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam - Campuchia đã tiến hành thảo luận và thống nhất: Giải quyết 6 điểm; việc điều chỉnh đường biên giới theo sông, suối, thống nhất áp dụng các nguyên tắc và thông lệ quốc tế về biên giới theo sông, suối để hoạch định đường biên giới theo sông, suối trên toàn tuyến biên giới trên đất liền giữa hai nước.

        Phía Việt Nam sẵn sàng giúp phía Campuchia in lại 40 mảnh bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 có nền địa hình giống nền địa hình bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 với số lượng 05 bộ. Phía Campuchia sẽ cử chuyên gia kỹ thuật sang Việt Nam để trao đổi, thống nhất quy trình kỹ thuật và giám sát việc in bản đồ nói trên. Hai bên thống nhất cần sớm hợp tác tiến hành lập bộ bản đồ địa hình khu vực biên giới trên đất liền giữa hai nước.

        Hai bên hoan nghênh và đánh giá cao nỗ lực và sự hợp tác của chính quyền các tỉnh biên giới trong việc giải quyết thoả đáng các vụ việc phát sinh trong thời gian gần đây trên khu vực biên giới giữa hai nước trên tinh thần tôn trọng các nguyên tắc và thoả thuận đã đạt được và Thông cáo báo chí ngày 17-01-1995 của Thủ tướng Chính phủ hai nước. Hai bên thống nhất rằng tất cả các quyết định của Uỷ ban liên hợp phải được chính quyền và nhân dân dọc biên giới tôn trọng và thực hiện. Đối với một số vụ việc chưa giải quyết, hai bên thống nhất đề nghị các địa phương tăng cường trao đổi để cùng giải quyết các vụ việc này trên cơ sở các nguyên tắc và thoả thuận mà hai bên đã đạt được, nhằm duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị và láng giềng tốt giữa các địa phương hai bên biên giới.

        8) Cuộc họp bất thường của Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam Campuchia, tại Phnôm Pênh từ ngày 14 đến ngày 18-6-2002

        Về việc mở và nâng cấp cửa khẩu biên giới, hai bên đã nhất trí về các nguyên tắc và trình tự như sau:

        + Về nguyên tắc mở và nâng cấp cửa khẩu biên giới: Căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xuất phát từ quy hoạch của Chính phủ hai nước; phải được Chính phủ hai nước đồng ý; không ảnh hưởng đến việc phân giới cắm mốc sau này.

        + Về trình tự mở và nâng cấp cửa khẩu biên giới:

        Chính quyền các tỉnh biên giới hữu quan phải trao đổi thống nhất kiến nghị lên Uỷ ban liên hợp về biên giới hai nước để Uỷ ban xem xét trình xin Chính phủ hai nước phê duyệt.

        Trường hợp cần thiết, trong thời gian giữa hai phiên họp của mình, Uỷ ban liên hợp về biên giới hai nước có thể trao đổi thông qua đường ngoại giao.

        - Căn cứ vào các nguyên tắc và trình tự nêu trên, trên cơ sở đề nghị của các tỉnh hữu quan, hai bên đã thống nhất trình Chính phủ hai nước xem xét việc mở và nâng cấp một số cửa khẩu sau:

        + Cửa khẩu Tịnh Biên (An Giang, Việt Nam) - Phơ Nông Đơn (Tà-keo, Campuchia) là cửa khẩu quốc tế. Hai bên nhất trí sẽ thành lập Nhóm kỹ thuật liên hợp để khảo sát, đo đạc và kiến nghị vị trí các trạm kiểm soát cần xây dựng.

        + Cửa khẩu Bình Hiệp (Long An, Việt Nam) - Prây Vo (Svey-riêng, Campuchia) là cửa khẩu chính.

        + Của khẩu Dinh Bà (Đồng Tháp, Việt Nam) - Bon Tia Chan Crây (Prây-veng, Campuchia) là cửa khẩu chính.

        + Cửa khẩu Kà Tum (Tây Ninh, Việt Nam) - Chăn Mun (Công-pông-chàm, Campuchia) là cửa khẩu chính.

        + Cửa khẩu Chàng Riệt (Tây Ninh, Việt Nam) - Đa (Công-pông-chàm, Campuchia) là cửa khẩu chính.

        + Cửa khẩu Tống Lê Chân (Tây Ninh, Việt Nam) - Sa Tum (Công- pông-chàm, Campuchia) là cửa khẩu chính.

        + Mở cửa khẩu phụ thuộc tỉnh Long An, Việt Nam tiếp giáp với Srê Barang thuộc tỉnh Svey-riêng, Campuchia. Vị trí của khẩu mới này sẽ do chính quyền tỉnh Svey-riêng và Long An trao đổi và kiến nghị.

        - Hai bên đánh giá cao sự hợp tác của các tỉnh có chung biên giới đã giải quyết kịp thời các vụ việc nảy sinh. Hai bên nhất trí tiếp tục chí đạo chính quyền địa phương hai nước và giáo dục nhân dân nghiêm chỉnh tôn trọng Thông cáo chung ngày 17-01-1995, giải quyết thoả dáng mọi vụ việc nảy sinh phù hợp với các nguyên tắc đã được nêu trong Thông cáo nêu trên, trên tinh thần hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau.

        - Hai bên đã trao đổi về các vụ việc xảy ra gần đây trong vùng nước lịch sử. Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan hữu quan của hai Chính phủ nhằm đảm bảo an ninh, trật tự và môi trường hoà bình ở khu vực này.

        - Hai bên thống nhất tiếp tục thúc đẩy công việc của Uỷ ban liên hợp về biên giới hai nước nhằm thực hiện thoả thuận của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Campuchia.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Mười Hai, 2015, 03:47:19 am
       
        Đàm phán ký kết Hiệp ước bổ sung năm 2005


        Từ sau năm 2000, đặc biệt là từ đầu năm 2001, tình hình nội bộ Campuchia diễn biến rất phức tạp khi các thế lực phản động và phe phái chính trị muốn lợi dụng vấn đề biên giới hai nước làm con bài chính trị, tranh giành ảnh hưởng cho các hoạt động vận động tranh cử của các đảng phái trong bầu cử Quốc hội Khoá III và việc thành lập chính phủ mới, làm cho quá trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ nói chung và biên giới đất liền nói riêng giữa hai nước phức tạp thêm. Campuchia có 64 đảng phái, có 23 đảng đã tham gia tranh cử. Cuộc bầu cử quốc hội khoá III ở Campuchia đã được tổ chức tương đối suôn sẻ vào ngày 27-7-2003 trong an ninh, trật tự và được dư luận trong nước và quốc tế đánh giá là cuộc bầu củ dân chủ và tự do nhất ở Campuchia từ trước đến nay. Theo kết quả chính thức: Đảng CPP giành được 73/123 ghế trong Quốc hội, đảng FUNCINPEC giành được 26/123 ghế, đảng SRP giành được 24/123 ghế. Kết quả bầu cử phản ánh tương đối khách quan tương quan lực lượng trong thời điểm này ở Campuchia, CPP vẫn giữ được vị trí chủ chốt trên chính trường Campuchia. Tuy nhiên, phải gần một năm sau bầu cử, qua sự đấu tranh rất gay gắt giữa các đảng phái, chính phủ liên hiệp giữa CPP và FUNCINPEC mới được thành lập, trong đó CPP là nòng cốt. Trong cương lĩnh chính trị giữa CPP và FUNCINPEC ngày 02-6-2004, về vấn đề biên giới, phía Campuchia đã nhấn mạnh bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ của Campuchia trên cơ sở "Hiến pháp quy định tại điều 55, Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế”; thúc đẩy đàm phán để phân định, cắm mốc biên giới với các nước láng giềng "trên cơ sở luật và các tài liệu bản đồ năm 1953, đặc biệt là các quyết định của Toàn quyền Đông Dương và bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương tỷ lệ 1/100.000, được nêu trong Hiến pháp và làm trong những năm 1933 - 1953 mà Quốc vương đã gửi lưu trữ ở Liên hợp quốc”, và "đã được quốc tế công nhận trong những năm 1963 - 1969" nhằm giữ được 181.034 km2 diện tích lãnh thổ; thành lập Hội đồng tối cao quốc gia về công tác biên giới, gồm đại diện nhà vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, các đảng có ghế trong Quốc hội, mỗi thành phần một người. Ngày 27-4-2005, Campuchia đã thành lập "Hội đồng Dân tộc tối cao về biên giới" do cựu vương Xi-ha-núc làm Chủ tịch. Hội đồng đã tiến hành phiên họp đầu tiên tại Bắc Kinh (Trung Quốc) từ ngày 11 đến ngày 12-5-2005, nhưng cũng chỉ bộc lộ rõ ý đồ cản trở tiến trình giải quyết vấn đề biên giới giữa Campuchia với Việt Nam. Đến ngày 14-6-2005, Quốc vương Xi-ha-mô-ni đã ký Sắc lệnh thành lập Uỷ ban quốc gia phụ trách vấn đề biên giới do đích thân Thủ tướng Hun Xen làm Chủ tịch, có thẩm quyền quyết định mọi vấn đề về biên giới, Hội đồng Dân tộc tối cao về vấn đề biên giới của Xì-ha-núc đã trở thành một cơ quan không có thực quyền, phải tuyên bố giải tán. Và như vậy, vấn đề biên giới giữa Campuchia và các nước láng giềng đã trở thành cuộc đấu tranh quyền lực công khai giữa các phe phái ở Campuchia. Tuy nhiên, Chính phủ mới của Campuchia vẫn chủ trương thi hành chính sách đối ngoại độc lập, trung lập, không liên kết, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác thân thiện với các nước láng giềng trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các vấn đề tồn tại thông qua đàm phán thương lượng hoà bình. Campuchia vẫn thực sự coi trọng quan hệ với Việt Nam. Campuchia có nhu cầu dựa vào Việt Nam, duy trì quan hệ hợp tác láng giềng để đảm bảo hoà bình ổn định, tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của Việt Nam để giải quyết khó khăn trong nước, các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, cũng như giải quyết các vấn đề tồn tại giữa hai nước, nhất là vấn đề biên giới, đồng thời tạo đối trọng quan hệ quốc tế nhất là với Thái Lan, ASEAN và Trung Quốc.

        Để duy trì mối quan hệ tốt giữa hai nước, hàng năm hai Chính phủ vẫn tiến hành các cuộc họp thường niên cấp liên Chính phủ (Uỷ ban hỗn hợp). Ngày 24-4-2004, trong Kỳ họp lần thứ 6 Uỷ ban hỗn hợp, hai bên đã thoả thuận tiếp tục thúc đẩy tiến trình đàm phán giải quyết vấn đề biên giới.

        Từ tháng 02 đến tháng 9-2005, đặc biệt là từ sau chuyến thăm Campuchia của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tháng 3-2005, Uỷ ban liên hợp biên giới hai nước họp lại, trao đổi thực chất về những tồn tại trong hoạch định biên giới. Hai bên đã thảo luận chi tiết cả về tên gọi, nội dung, người ký văn bản để bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia năm 1985. Đến ngày 25-9-2005, trong cuộc họp hai Trưởng đoàn Uỷ ban liên hợp tại Hà Nội, hai bên đã thống nhất được văn bản Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia năm 1985. Nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Xen thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, ngày 10-10-2005, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ hai nước Việt Nam và Campuchia đã ký "Hiệp ước giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985". Ngày 30-11-2005, Quốc vương Campuchia Xi-ha-mô-ni đã ký Sắc lệnh ban hành Hiệp ước và ngày 5-12-2005, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương đã ký Lệnh công bố Hiệp ước. Ngày 06-12-2005, tại Phnôm Pênh, Bộ trưởng Ngoại giao hai nước Việt Nam và Campuchia đã tiến hành trao đổi văn kiện phê chuẩn Hiệp ước. Hiệp ước bổ sung về biên giới Việt Nam - Campuchia đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 6-12-2005.

        Ý nghĩa quan trọng nhất của Hiệp ước bổ sung là khẳng định lại giá trị của những Hiệp ước, Hiệp định về biên giới Việt Nam và Campuchia đã ký trong những năm 80, đẩy lùi âm mưu của các phe phái, thế lực thù địch tìm cách xoá bỏ, đặc biệt là Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985. Bằng việc ký kết Hiệp ước bổ sung, hai bên đã thể hiện thiện chí giải quyết những vấn đề tồn tại về biên giới, lãnh thổ thông qua thương lượng hoà bình. Và quan trọng nhất là, Hiệp ước bổ sung đã phá vỡ bế tắc, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để nối lại tiến trình phân giới cắm mốc, tiến tới giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia vào cuối năm 2008, tạo cơ sở tăng cường hợp tác, xây dựng đường biên giới Việt Nam - Campuchia thành đường biên giới hoà bình, ổn định, hợp tác, cùng phát triển, tạo thế và lực mới cho quan hệ Việt Nam - Campuchia.

        Hiệp ước bổ sung gồm 6 điều (Xem toàn văn Hiệp ước trong Phần phụ lục), trong đó có ba nội dung chính. Nội dung thứ nhất là, hai bên thống nhất điều chỉnh 6 điểm trên tuyến biên giới, trong đó có một điểm ở tỉnh Kon Tum và một điểm ở tỉnh Gia Lai (tiếp giáp với tỉnh Ra-ta-na-ki-ri), một điểm ở tỉnh Đắc Lắc giáp với tỉnh Môn-đun-ki-ri (do sai sót bản đồ); ba điểm ở tỉnh An Giang (giáp với tỉnh Kần-đan và tỉnh Tà-keo) lâu nay vốn thuộc Việt Nam hoặc thuộc Campuchia nhưng lại chưa được thể hiện trên bản đồ Hiệp ước năm 1985.

        Nội dung thứ hai là điều chỉnh đường biên giới trên sông, suối biên giới theo nguyên tắc pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế, tức là ở những nơi tàu thuyền không đi lại được thì đường biên giới đi theo trung tuyến của dòng chảy chính; ở những nơi tàu thuyền đi lại được thì đường biên giới đi theo trung tuyến của luồng chính tàu thuyền đi lại. Để giải quyết những phát sinh khi thực hiện nguyên tắc này, hai bên thống nhất ghi thêm một khoản là: "Trong trường hợp nảy sinh khó khăn trong việc áp dụng các quy định nêu trên, hai Bên sẽ trao đổi hữu nghị nhằm tìm ra một giải pháp mà hai Bên có thể chấp nhận được".

        Nội dung thứ ba là nội dung mới và quan trọng nhất của Hiệp ước bổ sung lần này là hai bên cam kết hoàn thành phân giới cắm mốc trước tháng 12 năm 2008, bàn bạc thống nhất một lộ trình tổng thể về công tác phân giới cắm mốc. Đây là lần đầu tiên hai bên đặt ra một mục tiêu cụ thể như vậy.

        Đàm phán phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia.

        Ngay sau khi Hiệp ước bổ sung có hiệu lực, từ ngày 17 đến 22-12- 2005, tại Phnôm Pênh, Uỷ ban biên hợp biên giới hai nước đã tiến hành các Cuộc họp cấp chuyên viên và hai Trưởng đoàn. Hai bên đã thông qua Kế hoạch tổng thể về công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia và thông qua Điều lệ tổ chức hoạt động của Uỷ ban liên hợp Phân giới cắm mốc của hai nước. Kế hoạch tổng thể phân giới cắm mốc gồm 3 giai đoạn:

        (1) Giai đoạn chuẩn bị phân giới cắm mốc từ tháng 12-2005 đến tháng 8-2006;

        (2) Giai đoạn phân giới cắm mốc trên thực địa từ tháng 9-2006 đến tháng 6-2008;

        (3) Giai đoạn hoàn thiện hồ sơ văn bản và xây dựng Nghị định thư phân giới cắm mốc, hoàn thành vào cuối tháng 12-2008.

        Trên cơ sở Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia năm 1985, Hiệp ước bổ sung năm 2005 và Kế hoạch tổng thể công tác phân giới cắm mốc ngày 22-12-2005, Việt Nam và Campuchia tích cực hoàn tất mọi công tác chuẩn bị đơn phương và song phương phục vụ cho việc triển khai phân giới và cắm mốc giới trên thực địa, quyết tâm hoàn thành công tác này trước cuối năm 2008 theo đúng tiến độ đã thoả thuận. Ngày 27-9-2006, hai bên khánh thành cột mốc biên giới số 171 tại cửa khẩu quốc tế Mộc Bài (Tây Ninh) - Ba Vét (Svey-riêng) với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ hai nước, chính thức khởi động lại tiến trình phân giới trên thực địa và cắm mốc biên giới toàn tuyến biên giới dết liền Việt Nam - Campuchia đã bị gián đoạn gần 20 năm qua. Đến cuối năm 2006 hai bên đã hoàn tất công tác chuẩn bị, thống nhất về nguyên tắc xác định vị trí mốc tại 6 cặp cửa khẩu (Lệ Thanh, Bonuê, Xa Mát, sông Tiền, Tịnh Biên, Xà Xía), thỏa thuận trong năm 2007 tiến hành đồng loạt phân giới cắm mốc trên thực địa theo hướng từ Bắc xuống Nam, ưu tiên cắm mốc ở nơi có cửa khẩu và đường giao thông để phục vụ hợp tác phát triển kinh tế. Tuy nhiên, công tác phân giới cắm mốc sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp do nhiều nguyên nhân cả về khách quan lẫn chủ quan. Đòi hỏi Chính phủ trung ương và chính quyền địa phương hai bên cần phải có những nỗ lực to lớn, ưu tiên dành nhân lực, vật lực có chế độ chính sách thoả đáng cho cán bộ phân giới cắm mốc... nhằm mục tiên hoàn thành việc giải quyết đường biên giới trên bộ trước cuối năm 2008 như hai bên đã thỏa thuận.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Mười Hai, 2015, 07:14:05 am
 
PHẦN V

CÁC VĂN BẢN, TƯ LIỆU, HIỆP ƯỚC, HIỆP ĐỊNH
VỀ BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN GIỮA VIỆT NAM VỚI
CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG

1.BIÊN GIỚI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC


        1.1 Công ước hoạch định biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ, ký ngày 26-6-1887

        Các đại diện của Tổng thống nước Cộng hoà Pháp và Hoàng đế Trung Quốc cử ra, thực hiện điều 3 của Hiệp ước ngày 9-6-1885, để khảo sát biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ đã hoàn thành nhiệm vụ.

        Một bên là ông Emest Constans, Nghị sĩ, cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Tôn giáo, đại diện Chính phủ, Phái viên đặc biệt của nước Cộng hoà Pháp.

        Và Quận vương Khánh, Tổng trưởng Đổng lý Nha môn, cùng Ngài Souen Yu Ouen, Uỷ viên Đổng lý Nha môn, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Công,

        Nhân danh Chính phủ của mỗi bên:

        Quyết định ghi trong văn kiện này những điều khoản sau đây nhằm giải quyết dứt khoát việc hoạch định biên giới nói trên:

        1. Những biên bản và những bản đồ đính kèm các biên bản đó đã được đại diện Pháp và Trung Quốc lập ra và ký tên, nay vẫn được chuẩn y,

        2. Những điểm mà hai Uỷ ban chưa thể thống nhất với nhau được và những điều chỉnh nói trong đoạn 2, điều 3 của Hiệp ước ngày 9-6- 1885 được giải quyết như sau:
Ở Quảng Đông, hai bên thoả thuận rằng các điểm tranh chấp nằm ở phía Đông và Đông - Bắc Móng Cái, ở bên kia đường biên giới như Uỷ ban hoạch định biên giới đã vạch, được phân cho Trung Quốc. Những đảo ở phía Đông của kinh tuyến Paris 105°43', kinh độ Đông của đảo Tch'a-kou hay Ouen Chậu (Trà Cổ) và là đường biên giới cũng phân cho Trung Quốc. Quần đảo Cô Tô và các đảo khác nằm ở phía Tây kinh tuyến này thuộc về An Nam.

        Những người Trung Quốc phạm tội hay bị can về trọng tội hoặc khinh tội trốn tránh trên các đảo này sẽ bị các nhà chức trách Pháp truy nã, bắt và dẫn độ theo đúng các quy định của điều 17 Hiệp ước ngày 25-4-1886.

        Trên biên giới của tỉnh Vân Nam, hai bên thoả thuận là con đường phân giới sẽ được vạch như sau:

        Từ Keou-teou-tchai (Cẩu Đầu Trại) trên tả ngạn sông Siao-tou- tcheou-ho (Tiểu Đỗ Chú Hà), điểm M của bản đồ đoạn II, đường biên giới chạy thẳng từ Đông sang Tây trên 50 dặm (20 km) dành cho Trung Quốc các vùng Tsui-kiang-che hay Tsui-y-che (Tụ Nghĩa Xã), Tsui-mei-che (Tụ Mỹ Xã), Liang-fei-che hay Y-fei-che (Nghĩa Phì Xã) là những vùng nằm ở phía bắc đường phân giới, và dành cho An Nam vùng Yeou-pòng-che (Hữu Bằng Xã) nằm ở phía Nam đường phân giới cho đến các điểm P và Q trên bản đồ kèm theo, nơi mà nó gặp hai nhánh của chi lưu thứ hai bên phải của các sông Hai-ho (Hắc Hà) hay Tou-tcheou-ho (Đỗ Chú Hà). Từ điểm Q, nó nghiêng về phía Đông Nam khoảng 15 dặm (6 km) đến điểm R, dành cho Trung Quốc vùng Nam-tan (Nam Đơn) ở phía Bắc điểm R, rồi từ điểm này ngược lên Đông - Bắc cho đến điểm S, theo hướng vạch trên bản đồ bởi đường R - S dành cho An Nam dòng sông Nan-teng-ho (Nạm Đăng Hà), các vùng Man-Mei (Man Mỹ), Meng-tong-chang-ts'oun (Mường Động Thượng Thôn), Meng-tong-chang (Mường Động Sơn), Meng-tong-tchoung-ts'oun (Mường Động Trung Thôn) và Meng-tong-chia-ts'oun (Mường Động Hạ Thôn).

        Bắt đầu từ điểm S, Meng-tong-chia-ts'oun (Mường Động Hạ Thôn), đến điểm T, chỗ hợp lưu sông Lô, đường giữa sông Ts'ing-Chouei-ho (Thanh Thuỷ Hà) là đường biên giới được thoả thuận.

        Từ điểm T, đường biên giới được đánh dấu bằng đường giữa sông Lô đến điểm X, ngang với Tch'ouan-teou (Thuyền Đầu).

        Từ điểm X, đường biên giới ngược lên phía Bắc, đến điểm Y, chạy qua Pai-che-yai (Bạch Thạch Giai) và Lao-ai-kan (Lão ải Khảm), một nửa của mỗi khu vực trong hai khu vực này thuộc về Trung quốc và An Nam; phần phía Đông thuộc về An Nam; phần phía Tây thuộc về Trung Quốc.

        Bắt đầu từ điểm Y, đường biên giới chạy theo hướng Bắc, men theo hữu ngạn của chi lưu nhỏ bên trái của sông Lô, chi lưu này đổ vào sông Lô ở giữa Pien-pao-kia (Thiên Bảo Kha) và Pei-pao (Bắc Bảo) là đường biên giới chạy tiếp đến Kao-ma-pai (Cao Mã Bạch), điểm Z, nơi mà nó nối vào đoạn thứ III.

        Bắt đầu từ Long-po-Tchai (đoạn thứ V) biên giới chung của Vân Nam và nước An Nam đi ngược dòng sông Long-Po-Ho đến chỗ hợp lưu với sông Ts'ing-chouei-iio, đánh dấu trên bản đồ; từ điểm A, đường biên giới theo hướng chung Đông - Bắc xuống Tây - Nam cho đến điểm đánh dấu B trên bản đồ, nơi mà sông Mien-chouei-ouan đổ vào sông Sai-kiang-ho, trên đoạn biên giới này dành cho Trung Quốc dòng sông Ts'ing-chouei-ho.

        Từ điểm B, đường biên giới đi hướng Đông - Tây cho đến điểm C, nơi mà nó gặp sông Teng-tieo-tchiang ở dưới Ta-chou-tchio. Phần ở miền Nam đường biên giới thuộc về nước An Nam, phần ở phía Bắc thuộc về Trung Quốc.

        Từ điểm C, đường biên giới chạy theo sông Tsin-tse-ho khoảng 30 dặm và tiếp tục chạy theo hướng Đông - Tây cho đến điểm E, nơi mà nó gặp con suối nhỏ chạy vào sông Đà (Hei-liang hoặc Hắc Giang) ở phía Đông bến phà Meng-pang. Đường ở giữa suối này dùng làm biên giới từ điểm E đến điểm F.

        Bắt đầu từ điểm F đường giữa sông Đà dùng làm biên giới đi về phía Tây.

        Các nhà đương cục địa phương Trung Quốc và các viên chức do Tổng Công sứ Cộng hoà Pháp ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ chỉ định sẽ được giao trách nhiệm tiến hành việc cắm mốc, theo đúng các bản đồ do Uỷ ban hoạch định biên giới vẽ và ký, và theo con đường biên giới nói trên.

        Kèm theo văn kiện này có ba bản đồ, mỗi bản đồ làm thành hai bản, được hai bên ký tên và đóng dấu. Trên các bản đồ này, đường biên giới mới được vẽ thành một đường đỏ và ghi trên các bản đồ của Vân Nam bằng chữ cái tiếng Pháp và các tên hàng Can - Chi Trung Quốc.

        Làm tại Bắc Kinh thành hai bản, ngày hai mươi sáu, tháng năm, năm một ngàn tám trăm tám mươi bảy.

            Chữ ký của Constans                                  Chữ ký của hai đại diện
                và dấu của Đại diện                                     Chính phủ Trung Quốc
           Cộng hoà Pháp ở Bắc Kinh                 và dấu của triều đình nhà Thanh


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Mười Hai, 2015, 04:00:55 am
        
        2. Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ, ký ngày 20-6-1895

        Các đại diện hai Chính phủ cử ra để khảo sát đoạn biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ (từ sông Hồng đến sông Mê Công) đã hoàn thành nhiệm vụ.
Một bên là ông Auguste Gérard, Công sứ toàn quyền, phái viên đặc biệt của nước Cộng hoà Pháp ở Trung Quốc,

        Một bên là Quận vương Khánh, Tổng trưởng Đổng lý Nha môn,

        Và ngài Siu-yong-yi, thành viên Đổng lý Nha môn,

        Nhân danh Chính phủ mỗi bên và sử dụng đầy đủ quyền lực của mình, sau khi trao giấy uỷ quyền và xác nhận là hợp thức, các đại diện quyết định ghi trong văn kiện này những điều khoản sau đây nhằm sửa đổi và bổ sung Công ước ký tại Bắc Kinh ngày 26-6-1887.

        Những biên bản và bản đồ đã được các Uỷ viên Pháp và Trung Quốc lập ra và ký tên nay vẫn được chuẩn y.

I

        Đường biên giới giữa Vân Nam và An Nam (bản đồ đoạn II) từ điểm R đến điểm S được sửa đổi như sau:

        Đường biên giới chạy từ điểm R theo thướng Đông - Bắc đến Man - Mei, sau đó từ Man - Mei theo hướng Tây - Đông đến Nậm Na, trên sông Ts'ing - Chonei - Ho, Man - Mei thuộc về An Nam và các vùng đất Mong - Tong - Chang - Ts'ouen, Mong - Tong - Chan, Mong - Tong - T'chong -Ts'ouen, Mong - Tong - Hia - Ts'ouen thuộc Trung Quốc.

II

        Đường biên giới của đoạn V giữa Long-po-tchai và sông Đà thay đổi như sau:

        “Từ Long-Po-Tchai (đoạn V) đường biên giới chung của Vân Nam và An Nam chạy ngược lên thượng lưu sông Long-Po-Ho đến chỗ hợp lưu giữa sông này với sông Hong-Yai-Ho, chỗ ghi chữ A trên bản đồ. Từ điểm A, đường biên giới đi theo hướng chung Bắc - Tây Bắc và đi theo đường phân thuỷ đến đầu nguồn sông P'ing-ho".

        “Từ điểm này, đường biên giới chạy theo sông P'ing-ho rồi đến sông Mou-K'i-ho, tới chỗ hợp lưu của sông này với sông Ta-pao-ho, đường biên giới tiếp tục chạy theo sông này cho đến chỗ hợp lưu với sông Nam-kong-ho, sau đó đi theo sông Nam-Kong-Ho cho đến chỗ hợp lưu với sông Nam-Na-Ho.

        Đường biên giới đi ngược theo sông Oa-pao-ho đến chỗ hợp lưu của sông này với sông Kuang-Sse-ho, rồi từ sông Kuang-Sse-ho đường biên giới chạy theo đường phân thuỷ đến hợp lưu của sông Nam-La-Pi và sông Nam-Na-Ho rồi từ sông Nam-Na-Ho chạy đến hợp lưu của sông này với sông Đà. Sau đó từ giữa sông Đà đi tới sông Nam-Nap hoặc Nam-Ma-Ho".

III

        Đường biên giới chung của Vân Nam và An Nam giữa sông Đà, ở chỗ hợp lưu của sông này với sông Nam-Nap và sông Mê Công được vạch ra như sau:

        Từ hợp lưu sông Đà và sông Nam-Nap, đường biên giới chạy theo sông Nam-Nap cho đến đầu nguồn của sông này, sau đó chạy theo hướng Tây - Nam rồi đến hướng Tây và chạy theo đường phân thuỷ đến đầu nguồn của các sông Nam-Kang và Nam-Wou.

        "Từ đầu nguồn của sông Nam-Wou, đường biên giới chạy theo đường phân thuỷ giữa lưu vực sông Nam-Wou và sông Nam-La. Những nơi ở phía Tây như Ban-Noi, I-Pang, I-Wou và sáu đồi chè thuộc về Trung Quốc; các địa phương ở phía Đông như Mong-Wou, Wou-Te và vùng liên minh Hua-Pang-Ha-Tang-Hoc thuộc về An Nam. Đường biên giới chạy theo hướng Bắc - Nam rồi Đông - Nam đến các đầu nguồn của sông Nam-Ouo-ho, sau đó theo đường phân thuỷ, đường biên giới đi vòng theo hướng Tây - Tây Bắc và vòng các thung lũng sông Nam-Ouo-ho và các nhánh sông ở phía tả ngạn sông Nam-La đến hợp lưu sông Mê Công và sông Nam-La, phía Tây Bắc Moung-poun. Vùng đất của Moung-mang và Moung-jouen thuộc về Trung Quốc. Tám con suối nước mặn (Pa-Fa-Tchai) vẫn thuộc về An Nam.

IV

        Các viên chức, các uỷ viên hay các nhà đương cục do hai Chính phủ chỉ định sẽ được giao trách nhiệm tiến hành việt cắm mốc phù hợp với các bản đồ do Uỷ ban hoạch định biên giới vẽ và ký theo đường biên giới nói trên.

V

        Các điều khoản về việc hoạch định biên giới giữa Pháp và Trung Quốc không được văn kiện này sửa đổi vẫn hoàn toàn có hiệu lực.

        Công ước bổ sung này cũng như Công ước hoạch định biên giới ngày 26-6-1887 sẽ được Hoàng đế Trung Quốc phê chuẩn ngay và sau khi Công ước này được Tổng thống nước Cộng hoà Pháp phê chuẩn, sẽ tiến hành việc trao đổi thư phê chuẩn tại Bắc Kinh trong thời hạn càng sớm càng tốt.

        Làm tại Bắc Kinh thành bốn bản, ngày hai mươi tháng sáu, năm một ngàn tám trăm nhín mươi lăm, tức ngày hai tám, tháng năm, năm Quang Tự thứ hai mốt.

             Algérard                                                  Kinh và Siu
              (Ký tên)                                                    (Ký tên)
                                                             (Dấu của triều đình nhà Thanh)


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Hai, 2015, 08:05:24 pm
       3. Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ký ngày 07-11-1991

        Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là "hai Bên"), trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình; nhằm phát triển quan hệ hai nước, thuận tiện cho sinh hoạt và sự qua lại của nhân dân vùng biên giới hai nước, thúc đẩy kinh tế vùng biên giới hai nước, xây dựng biên giới Việt - Trung thành biên giới hoà bình, hữu nghị, trong khi chờ đợi hai bên tiến hành đàm phán biên giới, nay quyết định ký Hiệp định tạm thời về giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, gồm các điều khoản sau đây:

Chương I

GIỮ GÌN BIÊN GIỚI


       Điều 1

        1. Hai bên cần tiến hành quản lý biên giới theo tình hình thực tế biên giới hiện nay, không bên nào được dùng hành vi nhân tạo làm thay đổi tình hình thực tế biên giới hiện tại này, điều đó không ảnh hưởng đến cuộc đàm phán về biên giới giữa hai nước trong thời gian tới.

        2. Thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề về biên giới thuộc Chính phủ trung ương hai nước. Không ngành nào và chính quyền địa phương nào của hai bên được làm thay đổi đường biên giới giữa hai nước, nếu làm thay đổi sẽ bị coi là không có giá trị và bị huỷ bỏ.

        3. Hai bên đồng ý cùng nhau giữ gìn biên giới, bất cứ bên nào nếu phát hiện mốc giới và các tiêu chí biên giới khác có thay đổi thì cần nhanh chóng thông báo cho phía bên kia. Người của hai bên sẽ đến tại chỗ cùng nhau ghi nhận lại và báo cáo lên ngành chủ quản của mỗi bên. Ngành chủ quản của hai bên sẽ tuỳ theo tình hình thực hiệp thương giải quyết hoặc chờ đến khi đàm phán biên giới sẽ giải quyết.

Chương II

SẢN XUẤT VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC Ở VÙNG BIÊN GIỚI
Điều 2.

Điều 3.



        1. Việc đo đạc thuỷ văn trên các dòng chảy biên giới, lợi dụng dòng chảy ở biên giới cũng như các hoạt động khác liên quan đến dòng chảy ở biên giới, hai bên cần hiệp thương tiến hành theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng lợi ích của nhau và tránh gây tổn thất cho phía bên kia, tránh làm thay đổi dòng chảy biên giới. Khi tiến hành các công trình có thể ảnh hưởng đến dòng chảy vùng biên giới thì sau khi hai bên nhất trí mới tiến hành.

        2. Dân biên giới hai bên có thể hoạt động sản xuất bình thường trong vùng nước trên các dòng chảy biên giới thuộc phía nước mình theo luật pháp và quy định của nước đó.

        1. Cấm tuỳ tiện nổ súng, gây nổ trong phạm vi 2 km của mỗi bên kể từ đường biên giới. Nếu cần thiết gây nổ trong phạm vi này cần thông báo trước cho phía bên kia.

        2. Cấm đốt rẫy trong phạm vi một (1) km của mỗi bên kể từ đường biên giới.

        3. Những hoạt động trên không được làm tổn hại đến mốc giới và các tiêu phí biên giới khác cũng như an toàn của người và gia súc.

        Điều 4. Hai bên cấm dân biên giới vượt biên chặt củi, chăn dắt, canh tác, săn bắn, khai thác đặc sản hoặc tiến hành các hoạt động với mục đích phi pháp khác.

        Điều 5. Khi tiến hành các hoạt động chụp ảnh trên không và thả vật thể thăm dò trên không với mục đích hòa bình ở vùng gần biên giới, cần thông báo trước cho phía bên kia. Nếu cần bay vào không phận phía bên kia, cần phải được phía bên kia đồng ý.

Chương III

VIỆC QUA LẠI CỦA NHÂN DÂN VÙNG BIÊN GIỚI
       Điều 6.

        1. Hai bên cho phép dân biên giới hai nước được xuất nhập cảnh ở vùng biên giới để thăm viếng thân nhân, bạn bè, khám bệnh và chữa bệnh, mua bán hàng hoá và dự các hoạt động liên quan hữu nghị nhân các ngày lễ truyền thống dân tộc.

        2. Dân biên giới hai bên khi xuất nhập cảnh vùng biên giới cần phải mang theo giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới do cơ quan chủ quản của nước mình cấp phát và xuất nhập cảnh qua cửa khẩu hoặc đường qua lại hai bên quy định.

        Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới cần ghi rõ họ tên, giới tính, tháng, năm sinh, chỗ ở và lý do xuất nhập cảnh, cửa khẩu xuất nhập cảnh, nơi đến, thời hạn có giá trị của giấy và dán ảnh người mang giấy. Đối với dân biên giới nào mà giấy thông hành không có ảnh thì phải kèm theo chứng minh thư của mình. Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới chỉ giới hạn cho dân biên giới hai bên, nhân viên mậu dịch biên giới ở vùng biên giới và nhân viên vùng biên giới hai bên được mời tham gia các hoạt động liên hoan hữu nghị lễ tết truyền thống của các dân tộc sử dụng khi hoạt động ở vùng biên giới.

        Dân biên giới mang giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới để xuất nhập cảnh, nếu có con dưới 16 tuổi cùng đi thì cần ghi rõ trên giấy thông hành đó.

        3. Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới do cơ quan chủ quản mỗi nước in ấn thống nhất, viết bằng hai thứ tiếng Việt văn và Trung văn; trước khi sử dụng cần thông báo cho phía bên kia biết mẫu giấy.

        4. Những người không thuộc diện kể trên cần mang hộ chiếu có thị thực, xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu xuất nhập cảnh do hai bên quy định.

        5. Người của hai bên khi hoạt động trong lãnh thổ của phía bên kia cần tuân theo pháp luật của nước đó và các quy định hữu quan mà hai bên đã quy định. Hai bên cần bảo vệ quyền lợi chính đáng của người phía bên kia.

        6. Hai bên căn cứ các quy đinh có liên quan của các ngành hải quan, kiểm tra, kiểm nghiệm của mỗi bên, sẽ thông báo cho nhau các quy định về chủng loại, giá trị, số lượng hàng và tiền tệ mà người của mình mang theo khi xuất nhập cảnh để dùng cho việc trao đổi ở chợ biên giới và dùng cho bản thân.

----------------
        Nội dung của điều 2, điểu 3 trong chương II rất lộn xộn. Nhưng để đảm bảo tính chân thực khi số hóa nên Giangtvx vẫn giữ nguyên.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Mười Hai, 2015, 09:40:55 am
        Điều 7.

        1. Hai bên quyết định mở các cửa khẩu biên giới trên bộ dưới dây:
TT---Tên cửa khẩu Việt Nam-----Tên cửa khẩu Trung Quốc
1Móng CáiĐông Hưng
2Hoành MôĐông Trung
3Chi MaÁi Điểm
4Hữu NghịHữu Nghị Quan (đường bộ)
5Đồng ĐăngBằng Tường (đường sắt)
6Bình NghiBình Nhi
7Tà LùngThuỷ Khẩu
8Hạ LangKhoa Giáp
9Lý VạnThạc Long
10Pò PeoNhạc Vu
11Trà LĩnhLong Bang
12Sóc GiangBình Mãng
13Săm PunĐiền Bồng
14Phó BảngĐổng Cán
15Thanh ThuỷThiên Bảo
16Xín MầnĐô Long
17Mường KhươngKiều Đầu
18Lao CaiHà Khẩu
19Ma Lu Thàng (Ba Nậm Cún)Kim Thuỷ Hà
20U Ma Tu Khoàng (Thu Lũm)Bình Hà
21A Pa ChảiLong Phú

        Những cửa khẩu trên sẽ được mở dần khi có điều kiện, thời gian và thể thức mở dần khi có điều kiện, thời gian và thể thức mở cụ thể sẽ do hai bên xác định qua đường ngoại giao.

        Hai bên đồng ý tích cực tạo điều kiện sớm mở bảy cặp cửa khẩu dưới đây:

Đồng ĐăngBằng Tường
Hữu NghịHữu Nghị Quan
Móng CáiĐông Hưng
Tà LùngThuỷ Khẩu
Lao CaiHà Khẩu
Ma Lu Thàng Kim Thuỷ Hà
Thanh ThuỷThiên Bảo

        2 . Trong số cửa khẩu nêu trong khoản 1 của điều này thì bốn cặp cửa khẩu Đồng Đăng - Bằng Tường, Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, Móng Cái - Đông Hưng và Lao Cai - Hà Khẩu sẽ mở cho những người mang hộ chiếu có thị thực xuất nhập cảnh và những người mang giấy thông hành xuất nhập cảnh hoặc quá cảnh của nước thứ ba cũng như các hàng hoá mậu dịch; ba cặp cửa khẩu Tà Lùng - Thuỷ Khẩu, Ma Lu Tháng - Kim Thuỷ Hà và Thanh Thuỷ - Thiên Bảo sẽ mở cho những người mang hộ chiếu có thị thực xuất nhập cảnh và những người mang giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới của hai bên cũng như các hàng hoá mậu dịch địa phương và mậu dịch biên giới.

        3. Ở những nơi cách xa các cửa khẩu biên giới quy định trong khoản 1 điều này, nếu gặp những việc bất khả kháng hoặc có nhu cầu đặc biệt khác, thì chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới hai bên có thể hiệp thương để mở các đường qua lại tạm thời. Sau khi chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới hai bên hiệp thương nhất trí, mỗi bên sẽ báo cáo với Chính phủ nước mình phê duyệt, sau đó sẽ thực hiện.

        Việc kiểm tra sự qua lại ở các đường qua lại tạm thời cần thực hiện đúng theo các biện pháp quản lý cửa khẩu chính thức.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười Hai, 2015, 03:50:43 am
    
Chương IV

QUẢN LÝ TRỊ AN BIÊN GIỚI

       Điều 8.

        1. Hai bên sẽ hợp tác giữ gìn trật tự trị an xã hội vùng biên giới hai nước. Nội dung chủ yếu bao gồm thông báo tình hình ở vùng biên giới có liên quan đến trị an, xã hội của phía bên kia, xử lý các vấn đề người xuất nhập cảnh trái phép; hiệp thương, tổ chức điều tra xử lý các vụ án có liên quan với bên ngoài. Phối hợp thẩm tra, truy lùng, bắt giữ, chuyển giao các tội phạm vượt biên. Phối hợp, ngăn ngừa và trừng trị các hoạt động phạm tội vượt biên buôn lậu, buôn ma tuý, vũ khí, làm bạc giả, dụ dỗ buôn bán phụ nữ, trẻ em.

        2. Hai bên cần căn cứ pháp luật nước mình để có biện pháp thích đáng đối với những vi phạm về quy định quản lý biên giới, thuộc về bên nào thì giao cho bên đó xử lý. Trước khi chuyển giao cần cung cấp họ tên, ảnh, địa chỉ của đương sự và sau khi được phía bên kia đồng ý mới thoả thuận thời gian chuyển giao. Cần chuyển giao cùng một lúc cho phía bên kia những chứng cứ có liên quan để xử lý. Những người nước thứ ba không bao gồm trong quy định chuyển giao này.

        3. Cơ quan chủ quản hai bên có thể liên hệ với nhau về vấn đề giữ gìn trật tự trị an, xã hội ở vùng biên giới hai nước.

Chương V

MẬU DỊCH BIẾN GIỚI VÀ MẬU DỊCH ĐỊA PHƯƠNG

       Điều 9.

        1. Hai bên đồng ý cơ quan mậu dịch có quyền kinh doanh mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương của hai nước tiến hành mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương tại vùng biên giới. Biện pháp thực hiện cụ thể về mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương do chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới hiệp thương xác định theo pháp luật hiện hành và quy định có liên quan của Chính phủ hai nước.

        2. Hai bên đồng ý mở cửa điểm chợ qua lại biên giới và chợ biên giới tại các thị xã, thị trấn dọc biên giới và chợ biên giới tại các thị xã, thị trấn dọc biên giới Việt nam và Trung Quốc. Các điểm chợ và chợ biên giới cụ thể do chính quyền địa phương cấp tỉnh biên giới hai bên thoả thuận theo pháp luật hiện hành và quy định có liên quan của Chính phủ hai nước.

        3. Những hàng hoá trao đổi và phương tiện vận tải trong mậu dịch xuất nhập khẩu của hai bên cần có giấy phép của nhà chức trách chủ quản mỗi bên, và phù hợp với quy định và pháp luật có liên quan của Hải quan và các ngành kiểm tra kiểm nghiệm khác của mỗi bên.

        Điều 10

        1. Hai bên căn cứ quy định của pháp luật nước mình để thu thuế quan và các loại thuế có liên quan đối với hàng hoá của các hình thức mậu dịch được quy định trong Hiệp định này.

        2. Trong các hình thức mậu dịch được quy định trong Hiệp định này, hai bên cần tuân theo quy định của luật pháp xuất nhập khẩu của hai bên, ngăn cấm xuất nhập cảnh những hàng cấm và ngăn cấm buôn lậu.

Chương VI

CHẾ ĐỘ LIÊN HỆ GIỮA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÙNG BIÊN GIỚI

       Điều 11. [/b]Để tăng cường quản lý vùng biên giới hai nước, chính quyền địa phương ở vùng biên giới hai bên xây dựng chế độ liên hệ tương ứng:

        1. Liên hệ tương ứng giữa chính quyền địa phương hai bên là:  

+Tỉnh Lai Châu (Việt Nam)   
+Tỉnh Lao Cai (Việt Nam)                   +Tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
+Tỉnh Hà Giang (Việt Nam)   
+Tỉnh Cao Bằng (Việt Nam)   
+Tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam)                    +Khu tự trị Choang, tỉnh Quảng Tây
+Tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam)   

        2. Chính quyền địa phương hai bên phụ trách giải quyết và thực hiện những việc quan trọng dưới đây liên quan đến Hiệp định này:

        a. Những việc được Chính phủ trung ương uỷ quyền.

        b. Quản lý, kiểm tra và giữ gìn đoạn biên giới, mốc giới trong địa phận mình quản lý.

        c. Vấn đề dân sự ở vùng biên giới (bao gồm hoạt động sản xuất và buôn bán, kết hôn, du cư, hoạt động liên hoan hữu nghị truyền thống, quản lý qua lại hàng ngày… của dân biên giới hai bên).

        d. Vấn đề trị an vùng biên giới (bao gồm hợp tác trong việc quản lý trị an, ngăn chặn buôn lâu và ma tuý…

        e. Những việc khác được Chính phủ hai nước đồng ý để chính quyền địa phương hai bên giải quyết.

        3. Việc liên hệ giữa chính quyền địa phương hai bên sẽ tiến hành theo phương thức hội đàm. Vấn đề, thời gian và địa điểm hội đàm nên xác định trước thông quan liên hệ giữa cơ quan biên phòng cửa khẩu hai bên. Địa điểm hội đàm có thể ở nơi gần cửa khẩu biên giới (đường qua lại) hoặc huyện lỵ. Hội đàm chính quyền cấp tỉnh cũng có thể tiến hành tại tỉnh lỵ hữu quan.

        4. Mỗi lần hội đàm, mỗi bên tự ghi biên bản riêng, những thoả thuận quan trọng nên làm thành biên bản hội đàm bằng tiếng Việt văn và Trung văn, mỗi loại hai bản, và do đại diện hai bên ký. Biên bản hội đàm sẽ thực hiện sau khi hai bên hoàn tất các thủ tục hữu quan của nước mình và được chính quyền cấp tỉnh hai bên thông báo cho nhau.

        5. Chính quyền cấp huyện vùng biên giới hai bên có thể liên hệ nghiệp vụ với nhau. Việc liên hệ giữa chính quyền cấp huyện cần được chính quyền cấp tỉnh phê duyệt, kết quả cần báo cáo lên chính quyền cấp tỉnh của mình.

Điều 12: Các ngành quản lý đường biên giới và vùng biên giới của hai bên cũng như các ngành nghiệp vụ tương ứng (các cơ quan như Hải quan, kiểm soát biên phòng, kiểm soát hàng hoá, kiểm dịch y tế, kiểm dịch động, thực vật) và cơ quan mậu dịch đặt tại vùng biên giới của hai bên có thể thiết lập quan hệ nghiệp vụ.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

        Điều 13

        1. Dòng chảy biên giới được gọi trong Hiệp định này là chỉ sông ngòi cắt ngang hoặc trùng với đường biên giới hai nước.

        2. Dân biên giới được gọi trong Hiệp định này chỉ dân của các thị xã (thị trấn) của mỗi bên tiếp giáp với đường biên giới hai nước.

        3. Vùng biên giới được gọi trong Hiệp định này là các huyện, (thị xã) của mỗi bên tiếp giáp với đường biên giới hai nước.

        Điều 14. Hiệp định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

        Thời hạn có giá trị của Hiệp định này là hai năm. Sáu tháng trước khi Hiệp định hết hạn, nếu không có bên nào thông báo bằng văn bản cho bên kia chấm dứt Hiệp định này, thì Hiệp định này sẽ tự động gia hạn thêm từng hai năm một. Sáu tháng trước khi Hiệp định này hết hạn, nếu thấy cần thiết, hai bên sẽ họp lại để kiểm điểm, rút kinh nghiệm việc thực hiện hoặc xác định bổ sung, sửa đổi Hiệp định này.

        Hiệp định này ký tại Bắc Kinh ngày 7-11-1991, làm thành 2 bản, mỗi bản đều viết bằng Việt văn và Trung văn, cả hai bản đều có giá trị như nhau.

        ĐẠI DIỆN TOÀN QUYỀN                                               ĐẠI DIỆN TOÀN QUYỀN
                CHÍNH PHỦ                                                                CHÍNH PHỦ
        NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                                          NƯỚC CHND TRUNG HOA
                   (Đã ký)                                                                      (Đã ký)
                 VŨ KHOAN                                                           TỪ ĐÔN TÍN



Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Mười Hai, 2015, 12:16:10 am
        4. Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ký ngày 19-10-1993

        Theo thoả thuận của lãnh đạo cấp cao giữa hai nước đã được ghi nhận trong các “Thông cáo chung" ngày 10-11-1991 và ngày 4-12-1992 giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc, Đoàn Đại biểu Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đoàn Đại biểu Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã thoả thuận trong khi giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên sẽ tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:

        I. Nguyên tắc cơ bản

        1. Thông qua thương lượng giải quyết hoà bình các vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước, nhằm xây dựng đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành biên giới hoà bình, hữu nghị, góp phần phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện giữa hai nước trên cơ sở 5 nguyên tắc: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình.

        2. Hai bên đồng ý sẽ đẩy nhanh tiến trình đàm phán, sớm giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ bao gồm trên biển và trên bộ. Trong quá trình từng bước giải quyết vấn đề này, xuất phát từ tình hình thực tế hai bên thoả thuận trước mắt tập trung giải quyết vấn đề biên giới trên bộ và vịnh Bắc Bộ, đồng thời tiếp tục đàm phán về các vấn đề liên quan trên biển để đi đến một giải pháp cơ bản, lâu dài. Trong khi đàm phán giải quyết vấn đề, hai bên đều không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tranh chấp, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực.

        3. Hai bên căn cứ vào tiêu chuẩn và nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận và tham khảo thực tiễn quốc tế để giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ.

        II. Về vấn đề biên giới trên bộ

        1. Hai bên đồng ý, căn cứ vào Công ước hoạch định biên giới ký giữa Trung Quốc và Pháp ngày 26 tháng 6 năm 1887 và Công ước bổ sung Công ước hoạch định biên giới ngày 20 tháng 6 năm 1895 cùng các văn kiện và bản đồ hoạch định và cắm mốc biên giới kèm theo đã được Công ước và Công ước bổ sung nói trên xác nhận hoặc quy định, cũng như các mốc quốc giới cắm theo quy định, đối chiếu xác định lại toàn bộ đường biên giới trên bộ giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

        Để tiện cho việc tiến hành công tác đối chiếu đường biên giới, vị trí mốc quốc giới, phía Trung Quốc sẽ cung cấp cho phía Việt Nam bản đồ địa hình khu vực biên giới với tỉ lệ 1/50.000. Hai bên sẽ căn cứ vào đó để vẽ đường biên giới theo chủ trương của mình và sớm trao đổi cho nhau.

        2. Trong quá trình đối chiếu xác định hướng đi của đường biên giới và vị trí mốc quốc giới, đối với những đoạn biên giới và vị trí mốc quốc giới, sau khi đã đối chiếu xác định nhiều lần mà vẫn không đi đến nhất trí về đường biên giới thì hai bên sẽ cùng nhau khảo sát thực địa, suy tính đến mọi tình hình tồn tại trong khu vực, với tinh thần thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, thương lượng hữu nghị để tìm giải pháp công bằng hợp lý.

        3. Sau khi hai bên đối chiếu xác định lại đường biên giới, phàm những vùng do bất cứ bên nào quản lý vượt quá đường biên giới, về nguyên tắc cần trả lại cho bên kia không điều kiện. Đối với một số vùng cá biệt, để tiện cho việc quản lý biên giới, hai bên có thể thông qua thương lượng hữu nghị điều chỉnh thích hợp theo tinh thần thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, công bằng hợp lý.

        4. Đối với những đoạn biên giới đi theo sông, suối hai bên đồng ý sẽ tính đến mọi tình hình và tham khảo tập quán quốc tế, thông qua thương lượng hữu nghị để giải quyết.

        5. Trong quá trình giải quyết vấn đề biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai bên cam kết nghiêm chỉnh tôn trọng "Hiệp định tạm thời giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung Hoa" ký ngày 7 tháng 11 năm 1991.

        6. Hai bên nhất trí, lập nhóm công tác liên hợp về biên giới trên bộ trực thuộc đoàn đại biểu Chính phủ hai nước để đối chiếu và xác định đường biên giới. Sau khi giải quyết xong các vấn đề vùng đất tranh chấp, hai bên cùng nhau dự thảo Hiệp ước biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Sau khi Hiệp ước biên giới này được Đại diện toàn quyền hai nước ký chính thức và bắt đầu có hiệu lực, hai Bên sẽ thành lập Uỷ ban liên hợp khảo sát biên giới với số đại biểu bằng nhau, và căn cứ vào quy định của Hiệp ước biên giới Việt Nam - Trung Quốc, hai bên cùng nhau khảo sát biên giới và cắm các mốc quốc giới mới, dự thảo Nghị định thư biên giới, vẽ bản đồ tường tận theo Hiệp ước biên giới, rồi trình Đại diện Chính phủ hai nước ký kết.

        III. Về vấn đề phân định (DELIMITATION) Vịnh Bắc bộ

        1. Hai bên đồng ý sẽ áp dụng luật biển quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế, để tiến hành đàm phán phân định (delimitation) vịnh Bắc Bộ.

        2. Nhằm đạt thoả thuận về phân định vịnh Bắc Bộ, hai Bên cần theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong vịnh Bắc Bộ để đi đến một giải pháp công bằng.

        3. Hai bên đồng ý, sau khi xác định nguyên tắc phân định vịnh Bắc Bộ, hai bên sẽ sớm thành lập nhóm công tác liên hợp phân định (delimitation) vịnh Bắc Bộ trực thuộc đoàn đại biểu Chính phủ hai nước để bàn về phạm vi, nội dung; cơ sở luật pháp, các hoàn cảnh hữu quan và phương pháp phân định nhằm xác định đường biên giới của hai nước trong vịnh Bắc Bộ, dự thảo Hiệp định phân định (delimitation) vịnh Bắc Bộ, trình Đại diện toàn quyền hai nước ký kết.

        Thoả thuận này ký tại Hà Nội, ngày 19-10-1993, thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung Quốc, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

                TRƯỞNG ĐOÀN                                     TRƯỞNG ĐOÀN
           ĐẠI BIỂU CHÍNH PHỦ                             ĐẠI BIỂU CHÍNH PHỦ
        NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                       NƯỚC CHND TRUNG HOA
                      (Đã ký)                                                 (Đã ký)
                    VŨ KHOAN                              ĐƯỜNG GIA TRIỀN



Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2015, 07:17:11 am
        5. Hiệp ước biên giới đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ký ngày 30-12-1999

        Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi là "hai Bên ký kết");

        Nhằm giữ gìn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam và Trung Quốc;

        Với lòng mong muốn xây dựng đường biên giới hoà bình, ổn định và bền vững mãi mãi giữa hai nước;

        Trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hoà bình;

        Trên tinh thần thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau và hiệp thương hữu nghị;

        Đã quyết định ký kết Hiệp ước này và thoả thuận các điều khoản sau:

        Điều I

        Hai Bên ký kết lấy các Công ước lịch sử về biên giới hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc làm cơ sở, căn cứ vào các nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận cũng như các thoả thuận đạt được trong quá trình đàm phán về vấn đề biên giới Việt - Trung, đã giải quyết một cách công bằng, hợp lý vấn đề biên giới và xác định lại đường biên giới trên đất liền giữa hai nước.

        Điều II

        Hai bên ký kết đồng ý hướng đi của đường biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được xác định từ Tây sang Đông như sau:

        Giới điểm số 1 ở điểm có độ cao 1875 của núi Khoan La San (Thập Tầng Đại Sơn), điểm này cách điểm có độ cao 1439 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,30 km về phía Tây - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1691 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,70 km về phía Tây - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1203 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,00 km về phía Nam.

        Từ giới điểm số 1, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu sông Nậm Mo Phí và sông Nậm Sa Ho đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu sông Chỉnh Khang đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Bắc - Đông Bắc chuyển Đông, qua các điểm có độ cao 1089, 1275, 1486 đến điểm có độ cao 1615, sau đó tiếp tục theo đường phân thủy kể trên, hướng chung là hướng Bắc chuyển Đông Bắc, qua điểm có độ cao 1221 đến điểm có độ cao 1264, tiếp đó theo sống núi, hướng Đông Nam đến điểm có độ cao 1248, rồi theo sống núi nhỏ, hướng Đông Bắc đến giới điểm số 2. Giới điểm này ở giữa sông Nậm Nạp (Tháp Nọa), cách điểm có độ cao 1369 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,70 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 1367 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,87 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1256 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,80 km về phía Đông - Đông Nam.

        Từ giới điểm số 2, đường biên giới xuôi theo sông Nậm Nạp (Tháp Nọa), hướng Bắc chuyển Đông Bắc đến hợp lưu sông này với sông Tả Lồ Phi Ma (Nam Mã), sau đó tiếp tục xuôi theo sông, hướng Bắc đến hợp lưu của nó với sông Đà (Lý Tiên), rồi xuôi sông Đà (Lý Tiên), hướng Đông đến hợp lưu sông này với sông Nậm Là (Tiểu Hắc), tiếp đó ngược sông Nậm Là (Tiểu Hắc) đến giới điểm số 3. Giới điểm này ở hợp lưu sông Nậm Là (Tiểu Hắc) với suối Nậm Na Pi, cách điểm có độ cao 978 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,87. km về phía Tây - Tây Nam, cách điểm có độ cao 620 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,50 km về phía Bắc - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1387 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 4,40 km về phía Đông - Đông Bắc.

        Từ giới điểm số 3, đường biên giới rời sông bắt vào sống núi, hướng Tây Bắc đến điểm có độ cao 1933, sau đó theo đường phân thủy giữa các nhánh thượng lưu các suối Là Pơ, Là Si, Á Hu, Nậm Sau, Nậm Khô Ma, Nậm Hà Xi, Nậm Hà Nê, Nậm Xí Lùng, Nậm Hạ, Nậm Nghe, Nậm Dền Tháng, Nậm Pảng đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh thượng lưu các sông Zhe Dong, Ha Luo Luo Ba, Da Tou Luo Ba, Mo Wu Luo Ba, Na Bang, Ge Jie, Da Luo, Nan Bu, Xiao Weng Bang, Qiao Cai Ping, Nan Nan, Jin Thui đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Bắc chuyển Đông Nam rồi chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1690, 1975, 1902, 2121, 2254, 2316, 1831, 3074, 2635, 2199, 2133, 2002, 1800 đến điểm có độ cao 1519, sau đó theo sống núi, hướng chung là hướng Đông đến chỏm núi không tên, rồi theo sống núi nhỏ, hướng Đông đến giới điểm số 4. Giới điểm này ở giữa suối Nậm Lé (Cách Giới), cách điểm có độ cao 1451 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,05 km về phía Bắc - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 845 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,90 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 1318 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,62 km về phía Tây Nam.

        Từ giới điểm số 4, đường biên giới xuôi theo suối Nậm Lé (Cách Giới), hướng chung Đông Bắc chuyển Tây Bắc đến hợp lưu suối này với sông Nậm Na, sau đó xuôi sông Nậm Na, hướng Đông Nam chuyển Đông đến hợp lưu sông này với sông Nậm Cúm (Đằng Điều), rồi ngược sông Nậm Cúm (Đằng Điều), hướng chung Đông Bắc đến đầu nguồn suối Phin Ho (Đằng Điều), rồi theo một khe nhỏ, hướng chung Đông - Đông Bắc đến giới điểm số 5. Giới điểm này ở điểm gặp nhau giữa khe kể trên với sống núi, cách điểm có độ cao 2283 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,62 km về phía Đông - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 2392 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,45 km về phía Nam - Đông Nam, cách điểm có độ cao 2361 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,50 km về phía Tây.

        Từ giới điểm số 5, đường biên giới theo sống núi, hướng Nam đến điểm có độ cao 2413, sau đó theo đường phân thủy giữa các suối Tả Ao Hồ, Thèn Thẻo Hồ, Oanh Hồ, Nậm Nùng, Nậm Lon trong lãnh thổ Việt Nam và các sông San Cha, Tai Bang Thai, Man Jiang, Wu Tai, Thi Dong, Ping, Phong Giang và Cha trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Nam, qua các điểm có độ cao 2468, 3013, 2539, 2790 đến giới điểm số 6. Giới điểm này ở điểm có độ cao 2836, cách điểm có độ cao 2381 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,40 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 2531 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,00 km về phía Đông - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 2510 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 3,05 km về phía Nam - Tây Nam.

        Từ giới điểm số 6, đường biên giới theo sống núi, hướng Tây Nam đến một điểm gần yên ngựa phía Đông Bắc điểm có độ cao 2546 trong lãnh thổ Việt Nam, sau đó theo khe, hướng Đông Nam đến đầu nguồn suối Lũng Pô (Hồng Nham), rồi xuôi theo suối đũng Pô (giồng Nham) và hạ lưu của nó, hướng chung Đông Bắc đến hợp lưu suối này với sông Hồng, từ đó đường biên giới xuôi sông Hồng, hướng Đông Nam đến hợp lưu sông Hồng với sông Nậm Thi (Nam Khê), tiếp đó ngược sông Nậm Thi (Nam Khê), hướng chung Đông Bắc đến hợp lưu sông Nậm Thi (Nam Khê) với sông Bá Kết (Bá Cát), rồi ngược sông Bá Kết (Bát Tự), hướng chung là hướng Bắc đến hợp lưu sông này với một nhánh suối không tên, sau đó ngược nhánh suối không tên đó, hướng bắc đến giới điểm số 7. Giới điểm này ở giữa nhánh suối không tên nói trên, cách điểm có độ cao 614 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,00 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 595 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,20 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 463 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,65 km về phía Đông.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Hai, 2015, 07:30:25 am
        Từ giới điểm số 7, đường biên giới rời suối, hướng Đông Bắc, đến điểm có độ cao 143, sau đó hướng Đông Bắc, cắt qua một khe rồi bắt vào sống núi, hướng Bắc, qua các điểm có độ cao 604, 710, 573, 620, 833, 939, 1201 đến điểm có độ cao 918, rồi theo đường phân thuỷ giữa các nhánh sông trong lãnh thổ Việt Nam và các nhánh sông trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1158, 1077, 997, 1407, 1399, 1370, 1344, 1281, 1371, 1423, 1599, 1528, 1552, 1372, 1523, 1303 đến điểm có độ cao 984, sau đó theo sống núi nhỏ, hướng chung là hướng Nam đến giới điểm số 8. Giới điểm này ở hợp lưu sông Xanh (Qua Sách) với một nhánh phía Tây của nó, cách điểm eo độ cao 1521 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,85 km về phía Đông, cách điểm eo độ cao 1346 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 3,82 km về phía Nam - Tây Nam, cách điểm có độ cao 1596 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,27 km về phía Tây - Tây Bắc.

        Từ giới điểm số 8, đường biên giới xuôi sông Xanh (Qua Sách), hướng chung là hướng Nam đến hợp lưu sông này với sông Chảy, rồi ngược sông Chảy, hướng chung Đông Nam, đến giới điểm số 9. Giới điểm này ở hợp lưu sông Chảy với sông Xiao Bai, cách điểm có độ cao 1424 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,95 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 1031 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,00 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 1076 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,40 km về phía Nam.

        Từ giới điểm số 9, đường biên giới rời sông, bắt vào sống núi, rồi theo sống núi, hướng chung Đông Nam, qua điểm có độ cao 741 đến điểm có độ cao 1326, sau đó theo đường phân thuỷ giữa các nhánh của sông Chảy đổ vào lãnh thổ Việt Nam và các nhánh của sông Xiao Bai đổ vào lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1681, 1541, 1716, 2002, 1964, đỉnh núi không tên (Đại Nham Động) đến điểm có độ cao 1804, từ đó, theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến điểm có độ cao 1623, sau đó theo đường phân thuỷ giữa suối Nàn Xỉn trong lãnh thổ Việt Nam và sông Xiao Bai trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng Đông Bắc, qua điểm có độ cao 1638 đến điểm có độ cao 1661, rồi theo khe, hướng Đông Bắc xuống giữa suối Hồ Pả, tiếp đó xuôi suối này đến hợp lưu suối này với một nhánh khác của có, rồi rời suối bắt vào sống núi, rồi theo sống núi hướng Tây - Tây bắc, qua điểm có độ cao 1259 đến giới điểm số 10. Giới điểm này ở một sống núi, cách điểm có độ cao 1461 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 125 km về phía Bắc - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1692 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,90 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 1393 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,10 km về phía Nam.

        Từ giới điểm số 10, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến điểm có độ cao 948, sau đó theo sống núi, hướng Đông Bắc chuyển Đông, qua điểm có độ cao 1060 đến giới điểm số 11 Giới điểm này ở hợp lưu suối Đỏ (Nam Bắc) với một nhánh suối phía Tây Nam của nó (Qua Giai), cách điểm có độ cao 841 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,70 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 982 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,50 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 906 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,15 km về phía Nam - rây Nam.

        Từ giới điểm số 11, đường biên giới xuôi suối Đỏ (Nam Bắc) đến hợp lưu suối này với suối Nậm Cư (Nam Giang), sau đó ngược suối Nậm Cư (nam Giang) đến giới điểm số 12. Giới điểm này ở hợp lưu suối Nậm Cư (Nam Giang) với một nhánh phía Tây Bắc của nó, cách điểm có độ cao 1151 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,80 km về phía bắc Tây Bắc, cách điểm có độ cao 986 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,40 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 858 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,80 km về phía Tây.

        Từ giới điểm số 12, đường biên giới rời suối, bắt vào sông núi, rồi theo sống núi, hướng chung Đông Nam, qua điểm có độ cao 1071 đến điểm có độ cao 1732, sau đó theo đường phân thuỷ giữa các nhánh sông trong lãnh thổ Việt Nam và các nhánh sông trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung là hướng Đông chuyển Bắc rồi Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1729, 2071, 1655, 1705, 1423 đến giới điểm số 13. Giới điểm này ở một chỏm núi không tên, cách điểm có độ cao 993 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,55 km về phía Tây - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1044 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,15 km về phía Bắc - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1060 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,70 km về phía Đông Nam.

        Từ giới điểm số 13, đường biên giới tiếp tục theo đường phân thuỷ nói trên, hướng Đông đến điểm cách điểm có độ cao 1422 khoảng 70 m về phía Tây Nam, sau đó theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đi đến một điểm nằm trên đường phân thuỷ và cách điểm có độ cao 1422 khoảng 90 m về phía Bắc - Đông Bắc (khu vực có diện tích 7700 m2 giữa đường đỏ nêu trên và đường phân thuỷ thuộc Trung Quốc), từ đây đường biên giới tiếp tục theo đường phân thuỷ nói trên, hướng chung là hướng Đông, qua các điểm có độ cao 1397, 12I9, 657, 663 đến một chỏm núi không tên phía Đông Nam điểm có độ cao này, sau đó theo khe, hướng Bắc đến suối Nà La, rồi xuôi theo suối này hướng Đông Bắc đến giới điểm số 14. Giới điểm này ở hợp lưu suối Nà La với sông Lô (Pan Long), cách điểm có độ cao 922 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,20 km về phía Tây-tây Bắc, cách điểm có độ cao 183 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,50 km về phía Bắc - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 187 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,65 km về phía Đông.

        Từ giới điểm số 14, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua điểm có độ cao 428 đến yên ngựa giữa điểm có độ cao 1169 trong lãnh thổ Việt Nam và điểm có độ cao 1175 trong lãnh thổ Trung Quốc, sau đó theo sống núi, hướng chung là hướng Bắc chuyển Tây Bắc, qua các điểm có độ cao 1095, 1115, 1022, 1019, 1094, 1182, 1192, 1307, 1305, 1379 đến điểm có độ cao 1397, rồi tiếp tục theo sống núi, hướng chung là hướng Bắc, qua các điểm có độ cao 1497, 1806, 1825, 1952, 1967, 2122, 2038 đến giới điểm số 15. Giới điểm này ở một chỏm núi không tên, cách điểm có độ cao 1558 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,90 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 2209 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,55 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 2289 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1, 70 km về phía Nam - Tây Nam.

        Từ giới điểm số 15, đường biên giới theo sống núi, hướng chung là hướng Đông, qua điểm có độ cao 2076, sau khi cắt qua một con suối đến một chỏm núi không tên, sau đó theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, qua các điểm có độ cao 1887, 1672 đến điểm có độ cao 1450, rồi theo sống núi, hướng chung là hướng Nam chuyển Đông rồi hướng Bắc chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1438, 1334, 716, 1077 đến giới điểm số 16. Giới điểm này ở điểm có độ cao 1592, cách điểm có độ cao 1079 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,40 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 1026 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 3,25 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 1521 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,05 km về phía Tây - Tây Bắc.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười Hai, 2015, 03:47:08 am
        Từ giới điểm số 16, đường biên giới theo sống núi, hướng chung Đông Nam chuyển Bắc, qua các điểm có độ cao 1578, 1503, 1493, 1359, 1342, 1296 đến điểm có độ cao 606, rồi theo sống núi nhỏ, hướng Bắc - Tây bắc chuyển Đông Bắc đến giới điểm số 17. Giới điểm này ở giữa sông Miện (Ba bu), cách điểm có độ cao 654 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,30 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1383 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 4, 10 km về phía Bắc - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 882 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,70 km về phía Nam Đông Nam.

        Từ giới điểm số 17, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng chung Đông - Đông Bắc, đến điểm có độ cao 799, sau đó theo sống núi, hướng chung Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 998, 1096, 1029, 1092, 1251 đến điểm có độ cao 1132, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến điểm có độ cao 1628, sau đó theo sống núi, hướng chung Đông Nam chuyển Đông Bắc, qua cát điểm có độ cao 1647, 1596; 1687, 1799, 1761, 1796 đến giới điểm số 18. Giới điểm này ở điểm có độ cao 1568, cách điểm có độ cao 1677 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,90 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 1701 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,70 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 1666 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,55 km về phía Tây Nam.

        Từ giới điểm số 18, đường biên giới theo sống núi, hướng chung Đông - Đông Nam chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1771, 1756, 1707, 1500, 168'3, 1771, 1651, 1545, 1928, 1718 đến điểm có độ  cao 1576, sau đó theo hướng Tây Bắc vượt qua hai khe, qua điểm có độ cao 1397, rồi bắt vào sống núi, sau đó tiếp tục theo sống núi, hướng Tây Bắc chuyển Đông Bắc, qua điểm có độ cao 1748 đến điểm có độ cao 1743, sau đó tiếp tục theo sống núi, hướng Đông chuyển Bắc - Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1806, 1650, 1468, 1516, 1344, 1408 đến một chỏm núi không tên phía Tây Bắc của điểm có độ cao này, rồi theo sống núi, hướng Đông Bắc đến giới điểm số 19. Giới điểm này ở giữa sông Nho Quế (Pu Mei), cách điểm có độ cao 14 77 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,60 km về phía Tây - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1464 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,30 km về phía Đông - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 1337 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,20 km về phía Nam.

        Từ giới điểm số 19, đường biên giới xuôi sông Nho Quế (Pu Mei), hướng chung Đông Bắc chuyển Đông Nam đến giới điểm số 20. Giới điểm này ở giữa sông Nho Quế (Pu Mei), cách điểm có độ cao 1062 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,30 km về phía Đông - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 1080 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 5,20 km về phía Bắc - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1443 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,85 km về phía Nam.

        Từ giới điểm số 20, đường biên giới rời sông bắt vào sống núi nhỏ, hướng Đông Bắc đến điểm có độ cao 80 1, sau đó theo đường thẳng, hướng Đông Nam khoảng 2400 in đến điểm có độ cao 1048, theo hướng Đông Nam cắt khe bắt vào sống núi, rồi theo sống núi, hướng chung Đông Nam chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1122, 1170, 1175 đến điểm có độ cao 1641, sau đó theo sống núi, hướng Tây Bắc, cắt khe, rồi bắt vào sống núi hướng Bắc - Đông Bắc qua các điểm có độ cao 1651, 1538 đến giới điểm số 21. Giới điểm này ở điểm có độ cao 1697, cách điểm có độ cao 1642 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,85 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 1660 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,80 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 1650 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,40 km về phía Nam - Tây Nam.

        Từ giới điểm số 21, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng chung Đông Nam đến điểm có độ cao 1591, sau đó theo sống núi hướng Nam- Đông Nam qua các điểm có độ cao 1726, 1681, 1699 đến điểm có độ cao 1694, tiếp đó theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng Đông Nam, qua các điểm có độ cao 1514, 1486 đến điểm có độ cao 1502, rồi theo sống núi, hướng Nam chuyển Đông Nam qua các điểm có độ cao 1420, 1373, 1365 đến một chỏm núi không tên phía Bắc - Tây Bắc điểm có độ cao 1383 trong lãnh thổ Việt Nam, từ đó đường biên giới theo đường thẳng hướng Đông - Đông Bắc đến một chỏm núi nhỏ, sau đó lại theo đường thẳng tiếp tục theo hướng này đến giới điểm số 22. Giới điểm này ở giữa con sông không tên (Yan Dong), cách điểm có độ cao 1255 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,45 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 1336 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,30 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 956 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,22 km về phía Tây - Tây Nam.

        Từ giới điểm số 22, đường biên giới xuôi theo sông không tên nói trên (Yan Dong), hướng Đông Bắc, sau đó rời sông, qua điểm có độ cao 888, bắt vào sống núi, hướng chung Đông Nam chuyển Nam - Tây Nam, qua điểm có độ cao 1091, một chỏm núi không tên phía Đông điểm có độ cao 1280 trong lãnh thổ Việt Nam, các điểm có độ cao 1288, 1282, 1320, 1212, 1218, 1098, 1408 đến điểm có độ cao 1403, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng những là hướng Nam chuyển Đông Nam, qua cát điểm có độ cao 1423, 1378 đến điểm có độ cao 451, sau đó theo sống núi, hướng Đông đến giới điểm số 23. Giới điểm này ở giữa suối Cốc Pàng, cách điểm có độ cao 962 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,10 km về phía Tây - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 680 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,55 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 723 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,60 km về phía Tây Nam.

        Từ giới điểm số 23, đường biên giới rời suối theo khe hướng Đông, rồi theo con đường mé Nam sống núi hoặc trên sống núi, hướng chung là hướng Đông, qua các điểm có độ cao 914, 962, 901 đến điểm có độ cao 982, sau đó ngược sườn núi hướng Đông Bắc bắt vào sống núi, rồi theo sống núi, hướng chung là hướng Đông, qua các điểm có độ cao 819, 877 đến giới điểm số 24. Giới điểm này nằm ở một chỏm núi không tên, cách điểm có độ cao 783 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,53 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 1418 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,15 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 779 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,00 km về phía Đông Nam.

        Từ giới điểm số 24, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng Bắc - Tây Bắc chuyển Đông Nam, qua các điểm có độ cao 1212, 1506, 1489, 1461 đến điểm có độ cao 921, sau đó theo hướng Đông - Đông Nam cắt suối Khui Giồng, rồi bắt vào sống núi, sau đó theo sống núi hướng chung Đông Nam, qua các điểm có độ cao 1265, 1191, 1301 đến giới điểm số 25. Giới điểm này ở giữa sông Gậm (Bai Nan), cách điểm có độ cao 798 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,70 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 755 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,65 km về phía Tây - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 936 trong lãnh thổ Trung quốc khoảng 1,45 km về phía Nam.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Giêng, 2016, 02:44:22 am
        Từ giới điểm số 25, đường biên giới rời sông bắt vào sống núi nhỏ, hướng Đông Nam đến điểm có độ cao 908, rồi theo sống núi, hướng chung Đông Nam, qua điểm có độ cao 1196, chỏm núi không tên ở phía Bắc - Tây Bắc điểm có độ cao 1377 trong lãnh thổ Việt Nam, các diêm có độ cao 1254, 1297, 1274, 1262, 994, 1149, chỏm núi không tên ở phía Đông điểm có độ cao 1302 trong lãnh thổ Việt Nam, các điểm có độ cao 1013, 1165, 829 đến giới điểm số 26. Giới điểm này ở điểm có độ cao 1028, cách điểm có độ cao 1272 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,50 km về phía Đông - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 1117 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,65 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 893 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,35 km về phía Tây - Tây Bắc.

        Từ giới điểm số 26, đường biên giới theo đường đo trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng Đông Nam đến điểm có độ cao 662, rồi theo đường thẳng hướng Đông khoảng 500m đến một chỏm núi không tên, sau đó theo sống núi, hướng chung là hướng Bắc chuyển Đông - Đông Bắc, qua cát điểm có độ cao 934, 951 đến điểm có độ cao 834, tiếp đó theo khe hướng Đông - Đông Bắc, cắt suối Na Thin, rồi theo sống núi qua điểm có độ cao 824 đến điểm có độ cao 1049, sau đó theo sống núi và khe, hướng Đông Nam, cắt một sống núi nhỏ, rồi xuôi theo khe hướng Đông đến giới điểm số 27. Giới điểm này ở giữa suối Nà Rì, cách điểm có độ cao 772 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,05 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 1334 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,65 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 848 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,10 km về phía Đông Nam.

        Từ giới điểm số 27, đường biên giới rời suối, ngược khe lên sống núi, hướng Đông - Đông Bắc đến điểm có độ cao 706, sau đó theo sống núi, hướng Bắc chuyển Đông - Đông Nam, qua các điểm có độ cao 807, 591, 513, 381 đến điểm có độ cao 371, sau đó theo sống núi, hướng Đông đến giữa suối Pai Ngăm (Ping Mèng), rồi ngược suối này về hướng Bắc khoảng 200m, rời suối theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, qua các điểm có độ cao 591, 722, 818, 706, 890 đến giới điểm số 28. Giới điểm này ở điểm có độ cao 917, cách điểm có độ cao 668 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,55 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 943 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,75 km về phía Nam Đông Nam, cách điểm có độ cao 955 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,90 km về phía Đông - Đông Bắc.

        Từ giới điểm số 28, đường biên giới theo sống núi, hướng chung là hướng Đông, qua các điểm có độ cao 790, 803, 601, 524, 934, chỏm núi không tên ở phía Nam điểm có độ cao 1025 trong lãnh thổ Trung Quốc, các điểm có độ cao 871, 964, chỏm núi không tên phía Nam điểm có độ cao 855 trong lãnh thổ Trung Quốc, các điểm có độ cao 978, 949 đến điểm có độ cao 829, sau đó theo sườn núi, hướng Đông đến giới điểm số 29. Giới điểm này ở điểm có độ cao 890, cách điểm có độ cao 1007 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,50 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 1060 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,05 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 1047 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,45 km về phía Tây Nam.

        Từ giới điểm số 29, đường biên giới theo sườn núi phía Nam điểm có độ cao 1073 trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng Đông đến điểm có độ cao 1077, rồi theo sống núi, hướng chung là hướng Đông chuyển Đông Nam, qua các điểm có độ cao 1104, 1115, 1073, 942, 832, 1068, 1066, 1066, 1030, 1028, 982, 1021, 826, 911 đến giới điểm số 30. Giới điểm này ở một con đường nhỏ, cách điểm có độ cao 770 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,40 km về phía Tây, cách điểm có độ cao 764 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,75 km về phía Bắc - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 833 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,80 km về phía Nam.

        Từ giới điểm số 30, đường biên giới theo sống núi, hướng chung Đông Bắc, cắt qua một suối không tên đến điểm có độ cao 715, rồi theo mé Nam và mé Đông một con đường của Trung Quốc, hướng Đông chuyển Bắc - Đông Bắc, cắt qua một con đường từ Việt Nam sang Trung Quốc, rồi theo dốc núi mé Tây Nam điểm có độ cao 903 trong lãnh thổ Trung Quốc bắt vào sống núi, hướng Đông Nam đến giới điểm số 31. Giới điểm này ở điểm có độ cao 670, cách điểm có độ cao 770 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,90 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 823 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,60 km về phía Bắc - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 976 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0 80 km về phía Tây Nam.

        Từ giới điểm số 31, đường biên giới đi theo sống núi, hướng chung Đông Nam qua điểm có độ cao 955 đến điểm có độ cao 710, sau đó theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, qua điểm có độ cao 940 đến điểm có độ cao 780, rồi theo sống núi, hướng Đông Bắc, qua điểm có độ cao 780 đến điểm có độ cao 625, sau đó tiếp tục theo sống núi, hướng Đông đến giới điểm số 32. Giới điểm này ở giữa sông Bắc Vọng (Ba Wang), cách điểm có độ cao 792 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,35 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 808 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,85 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 822 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,05 km về phía Nam - Tây Nam.

        Từ giới điểm số 32, đường biên giới rời sông bắt vào sống núi, hướng chung là hướng Đông chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 890, 667, 906, 691, 854, 884, 701, 884, 783, 619, 856, 591, 907, 651, 580, 785, 925, 950 đến giới điểm số 33. Giới điểm này ở giữa sông Quây Sơn (Nan Tan), cách điểm có độ cao 922 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,65 km về phía Bắc - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 685 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,10 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 965 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,30 km về phía Đông - Đông Nam.

        Từ giới điểm số 33, đường biên giới rời sông bắt vào sống núi, hướng Đông Bắc, qua điểm có độ cao 612 đến điểm có độ cao 624, sau đó tiếp tục theo sống núi, hướng chung Đông Nam, qua các điểm có độ cao 521, 725, 845, 825, 755, 726, 516, 735, 902, 764, 573, 693, 627 đến giới điểm số 34. Giới điểm này ở điểm có độ cao 505, cách điểm có độ cao 791 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1 , 60 km về phía Bắc - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 632 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,80 km về phía Đông - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 685 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,65 km về phía Nam - Tây Nam.

        Từ giới điểm số 34, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua điểm có độ cao 878 đến điểm có độ cao 850, sau đó theo sống núi hướng những là Đông Nam chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 837, 758, 712, 492, 695, 449 đến điểm có độ cao 624, rồi tiếp tục theo sống núi, hướng chung Đông - Đông Nam chuyển Tây Nam, qua các điểm có độ cao 731, 737, 805, 866, 752, 605, 815 đến giới điểm số 35. Giới điểm này ở cách điểm có độ cao 709 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,90 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 782 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,10 km về phía Nam, cách điểm có độ cao 794 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,45 km về phía Tây.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Giêng, 2016, 07:05:36 am
        Từ giới điểm số 35, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến giữa sông Quây Sơn, sau đó xuôi sông này, hướng chung Đông Nam đến giới điểm số 36. Giới điểm này ở giữa sông Quây Sơn, cách điểm có độ cao 660 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,20 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 589 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,05 km về phía Tây, cách điểm có độ cao 613 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,50 km về phía Tây Nam.

        Từ giới điểm số 36, đường biên giới rời sông theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua các điểm có độ cao 597, 653, 560, 367, 629, 717, 685, 746 đến giới điểm số 37. Giới điểm này ở điểm có độ cao 620, cách điểm có độ cao 665 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,80 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 640 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,50 km về phía Tây - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 592 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,90 km về phía Tây Nam.

        Từ giới điểm số 37, đường biên giới theo sống núi, hướng Đông Nam chuyển Tây - Tây Nam, qua điểm có độ cao 336 đến một chỏm núi không tên, sau đó theo sống núi, hướng Đông Nam đến một yên ngựa, rồi theo khe, hướng Tây Nam đến đầu một con suối không tên, sau đó xuôi theo suối đó, hướng Tây Nam, rồi rời suối, theo hướng Tây Nam qua điểm có độ cao 348 đến một yên ngựa, tiếp đó theo hướng Tây qua một lũng nhỏ đến giới điểm số 38. Giới điểm này cách điểm có độ cao 723 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,95 km về phía Đông - Đông Nam, cách điểm có độ cao 685 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,35 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 630 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,00 km về phía Tây.

        Từ giới điểm số 38, đường biên giới theo sống núi, hướng chung Đông Nam chuyển Tây Nam, qua các điểm có độ cao 635, 656, cắt suối Luộc, qua điểm có độ cao 627 đến chỏm núi không tên ở phía Tây Bắc điểm có độ cao 723 trong lãnh thổ Trung Quốc, sau đó hướng Nam - Đông Nam, qua điểm có độ cao 412 bắt vào sống núi, hướng chung là hướng Nam, qua các điểm có độ cao 727, 745, 664, 487, 615, 473, 586 đến giới điểm số 39. Giới điểm này ở giữa đường mòn, cách điểm có độ cao 682 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,20 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 660 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,10 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 612 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,30 km về phía Tây - Tây Bắc.

        Từ giới điểm số 39, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua điểm có độ cao 303 đến điểm có độ cao 558, sau đó theo sống núi, hướng chung là Tây Nam, qua các điểm có độ cao 591, 521 đến giữa một con suối không tên, rồi xuôi theo suối này, hướng Tây Nam đến hợp lưu của nó với một con suối khác, tiếp đó rời suối bắt vào sống núi, hướng chung Tây Bắc chuyển Tây Nam, qua các điểm có độ cao 602, 657, 698, 565 đến giới điểm số 40. Giới điểm này ở giữa sông Bắc Vọng (Ba Wang), cách điểm có độ cao 689 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,05 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 529 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,06 km về phía Đông - Đông Nam, cách điểm có độ cao 512 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,95 km về phía Tây Bắc.

        Từ giới điểm số 40, đường biên giới xuôi sông Bắc Vọng (Ba Wang), hướng chung là hướng Nam đến hợp lưu của nó với sông Bằng Giang, sau đó ngược sông Bằng Giang, hướng chung Tây Bắc đến giới điểm số 41. Giới điểm này ở giữa sông Bằng Giang, cách điểm có độ cao 345 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,45 km về phía Đông - Đông Nam, cách điểm có độ cao 202 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,05 km về phía Nam - Tây Nam, cách điểm có độ cao 469 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,35 km về phía Bắc - Đông Bắc.

        Từ giới điểm số 41, đường biên giới rời sông, hướng Tây đến điểm có độ cao 153, sau đó theo sống núi, hướng Tây Nam chuyển Nam, qua các điểm có độ cao 332, 463, 404, 544, 303 đến điểm có độ cao 501, rồi tiếp tục theo sống núi, hướng Đông chuyển Nam, qua các điểm có độ cao 255, 259, đến điểm có độ cao 472, sau đó tiếp tục theo sống núi, hướng Đông Nam chuyển Tây Nam, qua các điểm có độ cao 600, 552, 550, 530, 323, 514 đến một chỏm núi không tên ở phía Đông Nam điểm có độ cao 597 trong lãnh thổ Việt Nam, lại theo sống núi hướng Tây Nam, cắt khe, rồi theo sườn núi mé Đông Nam điểm có độ cao 658 trong lãnh thổ Việt Nam, hướng chung là hướng Tây đến điểm có độ cao 628, từ đây đường biên giới theo sống núi hướng Nam, qua các điểm có độ cao 613, 559 đến một điểm ở sống núi, sau đó theo đường thẳng, hướng Đông Nam đến giới điểm số 42. Giới điểm này ở điểm có độ cao 417, cách điểm có độ cao 586 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,70 km về phía Bắc - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 494 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,10 km về phía Bắc - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 556 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,85 km về phía Nam - Tây Nam.

        Từ giới điểm số 42, đường biên giới theo hướng Đông Bắc đến một chỏm núi không tên, sau đó theo đường thẳng hướng Đông đến một chỏm núi không tên khác, từ đó đường biên giới theo sống núi, hướng chung là hướng Đông, qua các điểm có độ cao 567, 506, 517, 534, 563 đến điểm có độ cao 542, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến điểm có độ cao 570, sau đó lại theo sống núi, hướng Đông Nam chuyển Nam, qua điểm có độ cao 704 đến giới điểm số 43. Giới điểm này ở giữa một con suối không tên, cách điểm có độ cao 565 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,80 km về phía Đông - Đông Nam, cách điểm có độ cao 583 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,10 km về phía Nam, cách điểm có độ cao 561 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,87 km về phía Tây - Tây Nam.

        Từ giới điểm số 43, đường biên giới xuôi theo suối không tên về hướng Đông Nam khoảng 500 mét, sau đó rời suối này theo hướng Đông, cắt qua một sống núi nhỏ đến khe, chuyển hướng Nam - Đông Nam xuống giữa con suối nói trên, tiếp đó xuôi theo suối này, hướng Nam, đến hợp lưu của suối này với một nhánh suối khác, sau đó theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua các điểm có độ cao 632, 637 đến giới điểm số 44. Giới điểm này ở giữa đường phòng hoả, cách điểm có độ cao 666 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,50 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 943 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,56 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 710 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,30 km về phía Tây.

        Từ giới điểm số 44, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước (trong đó đoạn nào theo đường phòng hoả thì theo trung tuyến của đường phòng hoả) qua cát điểm có độ cao 637, 383 đến điểm có độ cao 324, sau đó theo sống núi nhỏ, hướng Nam- Tây Nam đến giữa nhánh phía Tây suối Khuổi Lạn, sau đó xuôi theo suối này, hướng Nam đến giới điểm số 45. Giới điểm này ở giữa suối Khui Lạn, cách điểm có độ cao 293 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,90 km về phía Đông - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 323 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,42 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 322 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,60 km về phía Tây - Tây Nam.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Giêng, 2016, 06:54:07 am
        Từ giới điểm số 45, đường biên giới rời suối bắt vào sống núi nhỏ, hướng Đông - Đông Nam đến điểm có độ cao 245, sau đó theo đường thẳng, hướng Nam, đến giữa sông Kỳ Cùng (Bình Nhi), tiếp đó ngược sông Kỳ Cùng (Bình Nhi) , hướng chung Tây Nam đến giới điểm số 46. Giới điểm này ở giữa sông Kỳ Cùng (Bình Nhi), cách điểm có độ cao 185 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,55 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 293 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,22km về phía Nam - Tây Nam, cách điểm có độ cao 270 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,45 km về phía Tây - Tây Bắc.

        Từ giới điểm số 46, đường biên giới rời sông, hướng Nam, bắt vào sống núi đến điểm có độ cao 269, sau đó theo sống núi, hướng Tây Nam chuyển Đông Nam, tiếp đó theo hướng Nam, qua các điểm có độ cao 303, 304, 321, 284 đến giới điểm số 47. Giới điểm này ở ngã ba suối, cách điểm có độ cao 329 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,85 km về phía Nam - Đông Nam, cách điểm có độ cao 313 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,65 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 251 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,20 km về phía Tây.

        Từ giới điểm số 47, đường biên giới rời suối bắt vào sống núi nhỏ, hướng Đông Nam, qua mé Tây Nam điểm có độ cao 255 trong lãnh thổ Trung Quốc, bắt vào sống núi, rồi theo sống núi, hướng những là hướng Nam qua các điểm có độ cao 281, 357 đến điểm có độ cao 344, sau khi cắt một suối không tên, ngược dốc bắt vào sống núi, rồi theo sống núi qua điểm có độ cao 428 đến điểm có độ cao 409, sau đó theo đường thẳng, hướng Nam đến điểm có độ cao 613, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến giới điểm số 48. Giới điểm này ở điểm có độ cao 718, cách điểm có độ cao 658 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,44 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 832 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,50km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 836 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,65km về phía Tây.

        Từ giới điểm số 48, đường biên giới theo sống núi, hướng Đông Nam đến điểm có độ cao 852, sau đó theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến điểm có độ cao 695, rồi lại theo sống núi, hướng Tây Nam chuyển Nam, qua các điểm có độ cao 702, 411, cắt một con đường, qua điểm có độ cao 581 đến giới điểm số 49. Giới điểm này ở điểm có độ cao 549, cách điểm có độ cao 436 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,10 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 511 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,45 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 557 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,40 km về phía Tây Nam.

        Từ giới điểm số 49, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng chung là Nam - Đông Nam rồi chuyển Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 359, 364, 406 đến giới điểm số 50. Giới điểm này ở điểm có độ cao 610, cách điểm có độ cao 618 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,30 km về phía Tây - Tây Nam, cách điểm có độ cao 395 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,90 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 730 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,80 km về phía Nam.

        Từ giới điểm số 50, đường biên giới theo sống núi, hướng Bắc - Đông Bắc đến một chỏm núi không tên ở phía Tây điểm có độ cao 634 trong lãnh thổ Việt Nam, sau đõ theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua điểm có độ cao 758 đến điểm có độ cao 742, rồi theo sống núi, hướng chung Đông - Đông Nam qua các điểm có độ cao 540, 497, 381 đến giới điểm số 51. Giới điểm này ở giữa suối Khuổi Đẩy, cách điểm có độ cao 388 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,60 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 411 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,60 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 386 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,75 km về phía Nam - Đông Nam.

        Từ giới điểm số 51, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước qua các điểm có độ cao 451, 427 đến điểm có độ cao 475, sau đó theo sống núi, hướng chung là hướng Đông, qua các điểm có độ cao 499, 506, 511, 475, 477, 483, 486 đến điểm có độ cao 438, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến giới điểm số 52. Giới điểm này ở điểm có độ cao 392, cách điểm có độ cao 389 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,10 km về phía Bắc - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 356 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,65 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 408 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,70 km về phía Nam - Tây Nam.
Từ giới điểm số 52, đường biên giới theo sống núi, hướng chung là hướng Đông chuyển Đông Nam rồi Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 396, 402, 351, 361, 494, 476, 387, 432, 144, 389, 488, 480, 347 đến giới điểm số 53. Giới điểm này ở điểm có độ cao 248, cách điểm có độ cao 313 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,00 km về phía Bắc - Tây Bắc, cách điểm có độ cao 331 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,75 km về phía Nam - Tây Nam, cách điểm có độ cao 328 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,05 km về phía Đông - Đông Nam.

        Từ giới điểm số 53, đường biên giới theo sống núi, hướng chung Đông Nam chuyển Tây Nam, qua các điểm có độ cao 401, 398, 409, 498, 509, 425, 456, 404, 475, 502, 721, 704, 939, 1282 đến điểm có độ cao 1358, sau đó tiếp tục theo sống núi, hướng Nam chuyển Đông Nam, qua các điểm có độ cao 851, 542 đến giới điểm số 54. Giới điểm này cách điểm có độ cao 632 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,70 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 473 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 140 km về phía bắc, cách điểm có độ cao 545 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,50 km về phía Nam.

        Từ giới điểm số 54, đường biên giới theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước, hướng chung Đông - Đông Nam, qua các điểm có độ cao 370, 344, 366, 337 đến điểm có độ cao 435, sau đó theo sống núi, hướng chung Đông Nam, qua các điểm có độ cao 401, 440, 351, 438, 470, 612, 640, 651, 534, 525 đến giới điểm số 55. Giới điểm này ở điểm có độ cao 523, cách điểm có độ cao 551 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,80 km về phía Đông Nam, cách điểm có độ cao 480 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,95 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 528 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,1-4 km về phía Tây.

        Từ giới điểm số 55, đường biên giới theo sống núi, hướng Đông - Đông Nam, qua các điểm có độ cao 506, 577, 670 đến điểm có độ cao 788, từ đó theo đường phân thuỷ giữa các nhánh sông trong lãnh thổ Việt Nam và các nhánh sông trong lãnh thổ Trung quốc, hướng chung Đông Bắc chuyển Đông Nam, qua các điểm có độ cao 870, 825, 894, 855, 736, 706, 1.029 đến giới điểm số 56. Giới điểm này ở điểm có độ cao 705, cách điểm có độ cao 863 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,80 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 861 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 1,00 km về phía Bắc - Đông Bắc, cách điểm có độ cao 913 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,20 km về phía Tây - Tây Nam.

        Từ giới điểm số 56, đường biên giới theo đường phân thuỷ giữa các nhánh sông trong lãnh thổ Việt Nam và các nhánh sông trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 652, 975, 875, 835, 1150, 1082 đến giới điểm số 57. Giới điểm này ở điểm có độ cao 882, cách điểm có độ cao 638 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,55 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 1265 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,95 km về phía Nam - Tây Nam, cách điểm có độ cao 1025 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,20 km về phía Tây - Tây Nam.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Giêng, 2016, 02:15:02 am
        Từ giới điểm số 57, đường biên giới theo sống núi, hướng Tây Nam đến điểm tiếp nối với một khe, rồi theo khe, hướng Nam - Đông Nam, đến giữa suối Tài Vằn, sau đó xuôi suối này và hạ lưu của nó là suối Nà Sa đến giới điểm số 58. Giới điểm này ở hợp lưu suối Nà Sa với một nhánh sông nằm ở phía Đông, cách điểm có độ cao 423 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,95 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 447 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,75 km về phía Nam, cách điểm có độ cao 320 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,45 km về phía Tây.

        Từ giới điểm số 58, đường biên giới ngược nhánh sông phía Đông nói trên đến ngã ba sông Đồng Mô, rồi ngược sông Đồng Mô, Bi Lao, Cao Lạn đến giới điểm số 59. Giới điểm này ở hợp lưu hai con suối Cao Lạn và Phai Lầu, cách điểm có độ cao 1052 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,10 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 600 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,57 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 602 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,00 km về phía Tây.

        Từ giới điểm số 59, đường biên giới ngược suối Cao Lạn hướng Đông Nam, sau đó rời suối đi theo đường thẳng hướng Đông - Đông Nam đến một chỏm núi không tên phía Bắc điểm có độ cao 960 trong lãnh thổ Việt Nam, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến giới điểm số 60. Giới điểm này ở điểm có độ cao 1100, cách điểm có độ cao 1156 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,10 km về phía Bắc- Tây Bắc, cách điểm có độ cao 683 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,65 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 1094 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,95 km về phía Nam- Tây Nam.

        Từ giới điểm số 60, đường biên giới theo sống núi nhỏ hướng Đông Bắc, xuống khe, rồi theo khe hướng chung là hướng Đông Bắc chuyển Đông - Đông Nam, đến một nhánh thượng lưu sông Ka Long, sau đó xuôi theo sông này, hướng Đông - Đông Bắc, đến giới điểm số 61. Giới điểm này ở hợp lưu sông Ka Long với một sông khác (Bắc Luân), cách điểm có độ cao 561 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,20 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 117 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,95 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 224 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,60 km về phía Nam Tây Nam.

        Từ giới điểm số 61, đường biên giới xuôi theo trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại của sông Ka Long, Bắc Luân, đến điểm cuối của nó, bắt vào giới điểm số 62. Giới điểm này là điểm tiếp nối đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

        Các cồn, bãi nằm hai bên đường đỏ của các đoạn biên giới theo sông, suối trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đã được quy thuộc theo đường đỏ.

        Đường biên giới trên đất liền giữa hai nước mô tả ở điều này được vẽ bằng đường đỏ trên bản đồ tỉ lệ 1/50.000 do hai bên cùng xác định, độ dài và diện tích dùng trong mô tả đường biên giới được đo từ bản đồ này. Bộ bản đồ nói trên đính kèm Hiệp ước này là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Hiệp ước.

        Điều III

        Hai Bên ký kết đồng ý vị trí chính xác điểm gặp nhau của đường biên giới giữa ba nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào sẽ do ba nước thỏa thuận xác định.

        Điều IV

        Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc nói tại điều II của Hiệp ước này phân định vùng trời và lòng đất giữa hai nước.

        Điều V

        Hai Bên ký kết đồng ý, trừ khi đã được Hiệp ước này quy định rõ ràng, đường biên giới Việt - Trung nói tại điều II, đối với những đoạn lấy sông, suối làm biên giới thì ở những đoạn sông, suối tàu thuyền không đi lại được, đường biên giới đi theo trung tuyến của dòng chảy hoặc của dòng chảy chính; ở những đoạn sông, suối tàu thuyền đi lại được đường biên giới đi theo trung tuyến của luồng chính tàu thuyền đi lại. Vị trí chính xác trung tuyến của dòng chảy, của dòng chảy chính hoặc của trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại và sự quy thuộc của các cồn, bãi trên sông, suối biên giới sẽ được hai Bên ký kết xác định cụ thể khi phân giới, cắm mốc.

        Tiêu chuẩn chính để xác định dòng chảy chính là lưu lượng dòng chảy ở mực nước trung bình. Tiêu chuẩn chính để xác định luồng chính tàu thuyền đi lại là độ sâu của luồng tàu thuyền đi lại, kết hợp với chiều rộng và bán kính độ cong của luồng tàu thuyền đi lại để xem xét tổng hợp. Trung tuyến của luồng chính tàu thuyền đi lại là trung tuyến mặt nước giữa hai đường đẳng sâu tương ứng đánh dấu luồng chính tàu thuyền đi lại.

        Bất kỳ sự thay đổi nào có thể xảy ra đối với sông, suối biên giới đều không làm thay đổi hướng đi của đường biên giới, không ảnh hưởng đến vị trí của đường biên giới Việt-Trung đã được xác định trên thực địa cũng như sự quy thuộc của các cồn, bãi, trừ khi hai Bên ký kết có thoả thuận khác. Những cồn, bãi mới xuất hiện trên sông, suối biên giới sau khi đường biên giới đã được xác định trên thực địa sẽ được phân định theo đường biên giới đã được xác định trên thực địa. Nếu các cồn, bãi mới xuất hiện nằm trên đường biên giới đã được xác định trên thực địa thì hai Bên ký kết sẽ bàn bạc xác định sự quy thuộc trên cơ sở công bằng, hợp lý.

        Điều VI

        1. Hai Bên ký kết quyết định thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới và cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc (dưới đây gọi là Uỷ ban liên hợp phân giới, cắm mốc) và giao cho Uỷ ban này nhiệm vụ xác định trên thực địa đường biên giới Việt - Trung như đã nêu trong điều II của Hiệp ước này và tiến hành công việc phân giới, cắm mốc, cụ thể là xác định vị trí chính xác của đường sống núi, đường phân thủy, trung tuyến của dòng chảy hoặc dòng chảy chính, trung tuyến luồng chính tàu thuyền đi lại và các đoạn đường biên giới khác, xác định rõ sự quy thuộc của các cồn, bãi trên sông, suối biên giới, cùng nhau cắm mốc giới, soạn thảo Nghị định thư về biên giới trên đất liền giữa hai nước, gồm cả hồ sơ chi tiết về vị trí các mốc giới, vẽ bản đồ chi tiết đính kèm Nghị định thư thể hiện hướng đi của đường biên giới và vị trí các mốc giới trên toàn tuyến, cũng như giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến việc hoàn thành các nhiệm vụ kể trên.

        2. Ngay sau khi có hiệu lực, Nghị định thư về biên giới trên đất liền giữa hai nước nói tại khoản 1 điều này trở thành một bộ phận của Hiệp ước này và bản đồ chi tiết đính kèm Nghị định thư này thay thế bản đồ đính kèm Hiệp ước này.

        3. Uỷ ban liên hợp phân giới, cắm mốc bắt đầu công việc ngay sau khi Hiệp ước này có hiệu lực và chấm dứt hoạt động sau khi Nghị định thư và bản đồ chi tiết đính kèm về đường biên giới trên đất liền giữa hai nước được ký kết .

        Điều VII

        Sau khi Nghị định thư về biên giới trên đất liền giữa hai nước và bản đồ chi tiết đính kèm có hiệu lực, hai Bên ký kết sẽ ký kết Hiệp ước hoặc Hiệp định về quy chế quản lý biên giới giữa hai nước để thay thế Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ký ngày 7-11-1991.

        Điều VIII

        Hiệp ước này được hai Bên ký kết phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi các văn kiện phê chuẩn. Các văn kiện phê chuẩn sớm được trao đổi tại Bắc Kinh. Hiệp ước này được ký tại Hà Nội, ngày 30-12-1999 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

          ĐẠI DIỆN TOÀN QUYỀN                                            ĐẠI DIỆN TOÀN QUYỀN
        NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                                          NƯỚC CHND TRUNG HOA
                       (Đã ký)                                                                  (Đã ký)
             NGUYỄN MẠNH CẦM                                          ĐƯỜNG GIA TRIỀN


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Giêng, 2016, 08:01:57 am
       
        6. Thông cáo chung giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1991

Bắc Kinh, ngày 10 tháng 11 năm 1991         

        1- Nhận lời mời của Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Lý Bằng. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Kiệt dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm chính thức nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ ngày 5 đến ngày 10-11-1991. Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng đã hội đàm với Tổng bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt.

        Chủ tịch Dương Thượng Côn đã gặp Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt.

        Cuộc hội đàm và gặp gỡ đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị và thẳng thắn, hai bên hài lòng về kết quả hội đàm.

        2- Hai bên hài lòng về sự cải thiện và phát triển từng bước quan hệ hai nước. Hai bên tuyên bố rằng, cuộc gặp cấp cao Việt - Trung đánh dấu sự bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Việc bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của nhân dân hai nước và cùng có lợi cho hoà bình, ổn định và sự phát triển của khu vực.

        3- Hai bên tuyên bố hai nước Việt Nam và Trung Quốc sẽ phát triển quan hệ hữu nghị và láng giềng thân thiện, trên cơ sở 5 nguyên tắc: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình. Hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ khôi phục quan hệ bình thường trên các nguyên tắc: độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

        4- Hai bên nhất trí thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và văn hoá v.v... theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi. Hai bên hài lòng về việc ký kết Hiệp định Thương mại và khôi phục quan hệ về bưu điện viễn thông, giao thông giữa hai nước. Hai bên cho rằng, việc hai nước, hai Đảng trao đổi tình hình và kinh nghiệm về xây dựng đất nước và cải cách kinh tế v.v… là điều bổ ích.

        5- Hai bên đồng ý sẽ tiếp tục có những biện pháp cần thiết nhằm giữ gìn hoà bình và an ninh ở vùng biên giới hai nước, khuyến khích nhân dân ở vùng biên giới hai nước khôi phục và phát triển sự đi lại hữu nghị truyền thống, xây dựng đường biên giới Việt - Trung thành biên giới hoà bình và hữu nghị. Hai bên đã ký Hiệp định tạm thời về giải quyết công việc vùng biên giới giữa hai nước.

        Hai bên đồng ý thông qua thương lượng giải quyết hoà bình vấn đề lãnh thổ, biên giới v.v... tồn tại giữa hai nước.

        6- Hai bên đồng ý thông qua thương lượng hữu nghị giải quyết thoả đáng vấn đề kiều dân của nước này cư trú ở nước kia vào thời gian thích hợp.

        7- Phía Việt Nam khẳng định Việt Nam công nhận Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc. Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc.

        Phía Trung Quốc hoan nghênh lập trường trên đây của phía Việt Nam. Phía Trung Quốc khẳng định kiên quyết phản đối các nước đã lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có quan hệ chính phủ với bất cứ hình thức nào hoặc có bất cứ sự đi lại nào mang tính Chính phủ với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ sự hiểu biết rằng, Việt Nam và Đài Loan chỉ duy trì mối quan hệ kinh tế, mậu dịch mang tính không Chính phủ.

        8- Hai bên tuyên bố việc bình thường hoá quan hệ Việt - Trung không nhằm một nước thứ ba nào, không ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác hữu nghị sẵn có giữa mỗi nước với các nước khác. Hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều không mưu cầu bá quyền dưới bất kỳ hình thức nào trong khu vực, và cũng phản đối bất cứ mưu đồ bá quyền nào. Hai bên chủ trương giải quyết các bất đồng và tranh chấp tồn tại giữa các nước trong khu vực bằng biện pháp hoà bình.

        9- Hai bên ủng hộ và hoan nghênh việc ký Hiệp định về giải pháp chính trị toàn diện cho cuộc xung đột ở Campuchia tại hội nghị Pa-ri về vấn đề Campuchia ngày 23-10-1991. Hai bên mong rằng các bên Campuchia và các nước đã ký Hiệp định thực hiện đầy đủ Hiệp định hoà bình, mong muốn nước Campuchia trong tương lai là một nước độc lập, hoà bình, trung lập, không liên kết và hữu nghị với tất cả các nước láng giềng.

        10- Hai bên cho rằng trật tự quốc tế mới phải phù hợp với tôn chỉ và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và được xây dựng trên cơ sở của 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Công việc của mỗi nước phải do nhân dân nước đó tự quyết định. Công việc của cộng đồng quốc tế phải do các nước cùng bàn bạc giải quyết. Bất cứ nước nào cũng không được áp đặt hình thái ý thức, quan niệm giá trị và mô hình phát triển của nước mình cho nước khác. Hai bên hy vọng Liên hợp quốc sẽ phát huy vai trò quan trọng trong quá trình mưu cầu thiết lập trật tự quốc tế công bằng và hợp lý.

        11- Đoàn đại biểu eấp cao Việt Nam bày tỏ sự cám ơn chân thành về sự đón tiếp trọng thị, nhiệt liệt và thân mật mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã dành cho Đoàn.

        Tổng bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã mời Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng thăm chính thức Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vào thời gian thích hợp. Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng đã vui vẻ nhận lời mời. Thời gian của cuộc đi thăm sẽ được thoả thuận sau qua đường ngoại giao.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Giêng, 2016, 12:27:24 am
       
        7. Thông cáo chung giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1992


Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 1992         

        1 - Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Lý Bằng đã thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 4 tháng 12 năm 1992.

        Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã hội đàm với Thủ tướng Lý Bằng.

        Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng đã tiếp Thủ tướng Lý Bằng.

        Các cuộc hội đàm và gặp gỡ đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, chân thành và thẳng thắn, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.

        2- Hai bên đã nhìn lại những tiến triển mới trong quan hệ hai nước kể từ cuộc gặp cấp cao Việt - Trung tháng 11 năm 1991 đến nay. Hai bên nhất trí cho rằng, củng cố và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác láng giềng hữu nghị giữa hai nước phù hợp với lợi ích cơ bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước, cũng có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực.

        Căn cứ vào kết quả hội đàm, hai bên đã ký kết các văn kiện sau đây: Hiệp định khuyến khích và bảo đảm đầu tư, Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật, Hiệp định hợp tác khoa học kỹ thuật, Hiệp định văn hoá giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.

        3- Hai bên đã trao đổi ý kiến nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước. Hai bên đông ý sẽ áp dụng biện pháp cần thiết để 4 Hiệp định ký lần này cũng như 8 Hiệp định đã ký trước đây là Hiệp định thương mại, Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc biên giới, Hiệp định hợp tác kinh tế, Hiệp định miễn thị thực, Hiệp định đường sắt biên giới, Hiệp định Hàng hải, Hiệp định Bưu điện, Hiệp định Hàng không được thực hiện toàn diện nhằm thúc đẩy sự hợp tác trên các lĩnh vực giữa hai nước phát triển ổn định và có hiệu quả.

        4- Hai bên khẳng định lại những thoả thuận đạt được trong cuộc gặp cấp cao hai nước năm 1991 là thông qua đàm phán giải quyết hoà bình các vấn đề tranh chấp về biên giới lãnh thổ giữa hai nước.

        Hai bên đồng ý đồng thời với việc tiếp tục đàm phán cấp chuyên viên, sẽ sớm bắt đầu đàm phán cấp Chính phủ căn cứ vào tiêu chuẩn và nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận, đi đến thoả thuận về nguyên tắc cơ bản giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ và căn cứ vào các nguyên tắc đó đẩy nhanh tiến trình đàm phán, sớm giải quyết các vấn đề tranh chấp biên giới, lãnh thổ bao gồm trên biển và trên bộ. Trong khi chờ đợi giải quyết, hai bên đều không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tranh chấp về biên giới, lãnh thổ.

        5- Hai bên khẳng định lại thoả thuận giữa lãnh đạo hai nước ghi trong bản Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc ngày 10 tháng 11 năm 1991 về vấn đề Đài Loan.

        6- Hai bên đã thông báo tình hình chính tri, kinh tế của mỗi nước.

        Phía Việt Nam đã giới thiệu những thành tựu to lớn và quan trọng mà nhân dân Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới về mọi mặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam theo đường lối của Đại hội 7 Đảng Cộng Sản Việt Nam, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh và phồn vinh.

        Phía Trung Quốc đã giới thiệu tình hình nhân dân Trung Quốc dưới sự chỉ đạo và cổ vũ của tinh thần Đại hội 14 Đảng Cộng sản Trung Quốc, đoàn kết nhất trí, đẩy nhanh cải cách mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc và những thành tựu to lớn đã giành được.

        7- Hai bên đã trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế cùng quan tâm. Hai bên cho rằng thế giới ngày nay đang trong thời kỳ có biến động to lớn và sâu sắc. Cục diện hai cực đã kết thúc, thế giới đang phát triển theo hướng đa cực hoá. Hoà bình và phát triển vẫn là xu thế lớn của thế giới ngày nay. Hai bên chủ trương trên cơ sở 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, thiết lập trật tự quốc tế mới hoà bình, ổn định công bằng và hợp lý.

        8- Hai bên cho rằng duy trì hoà bình và ổn định của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước và khu vực là phù hợp với nguyện vọng chung và lợi ích cơ bản của nhân dân các nước trong khu vực.

        Hai bên chủ trương những bất đồng và tranh chấp giữa quốc gia và quốc tế cần tuân theo hiến chương Liên hợp quốc và Luật pháp quốc tế thông qua thương lượng giải quyết hoà bình, không được sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.

        Hai bên hoan nghênh những bước phát triển mới trong quan hệ giữa các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, Châu Á và sẽ góp phần của mình vào việc thúc đẩy hoà bình, ổn định và hợp tác trong khu vực.

        9- Là những nước tham gia ký Hiệp định Pa-ri về Campuchia, hai bên bày tỏ mong muốn cùng với các nước và các bên liên quan tích cực góp phần thúc đẩy việt thi hành đầy đủ và nghiêm chỉnh Hiệp định Pa-ri nhằm thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc, xây dựng Campuchia thành một nước hoà bình, độc lập, trung lập, không liên kết có quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, góp phần vào việc củng cố hoà bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á.

        10- Thủ tướng Lý Bằng đã chân thành cảm ơn sự đón tiếp long trọng và hữu nghị của Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Thủ tướng Lý Bằng đã mời Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Trung Quốc vào lúc thuận tiện. Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã vui vẻ nhận lời mời, thời gian đi thăm sẽ thoả thuận qua đường ngoại giao.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Giêng, 2016, 03:38:42 am
       
        8. Thông cáo chung giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1994


Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 1994        

        1 - Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lê Đức Anh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đã sang thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 19 đến 22-11-1994.

        Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đã hội đàm với Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Lê Đức Anh, và đã có các cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Kiệt, các cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng và các nhà lãnh đạo khác của Việt Nam. Các cuộc hội đàm và gặp gỡ diễn ra trong bầu không khí hữu nghị chân thành và thẳng thắn, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên cho rằng chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân đã thành công tốt đẹp, đưa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc lên trình độ cao hơn và với phạm vi rộng hơn.

        2- Hai bên đã điểm lại những tiến triển mới trong quan hệ hai nước kể từ khi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trở lại bình thường từ tháng 11- 1991 đến nay. Hai bên nhất trí cho rằng, trên cơ sở những nguyên tắc chỉ đạo quan hệ hai Đảng, hai nước được nêu rõ trong các Thông cáo tháng ngày 10-11-1991 và ngày 4-12-1992, việc củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị và sự hợp tác cùng có lợi giữa hai nước, làm cho mối quan hệ đó phát triển lâu dài, ổn định là phù hợp với nguyện vọng thiết tha của nhân dân hai nước và lợi ích cơ bản của hai nước, có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Hướng tới thế kỷ 21, và hướng tới tương lai, hai bên mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ngày càng sâu rộng hơn.

        3- Hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gia tăng sự hợp tác về kinh tế thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi góp phần vào sự phát triển của mồi nước và phồn vinh của khu vực Hai bên đã ký các Hiệp định Chính phủ: "Hiệp định về thành lập Uỷ ban hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Trung Quốc", "Hiệp định về vận tải ô-tô", “Hiệp định về bảo đảm chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và công nhận lẫn nhau”. Hai bên đồng ý sẽ áp dụng những biện pháp có hiệu quả làm cho các Hiệp định được ký lần này và các Hiệp định hợp tác về thương mại, kinh tế, kỹ thuật đã ký trước đây được thực hiện một cách đầy đủ nhằm thúc đẩy sự hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước phát triển lâu dài, ổn định.

        4- Hai bên khẳng định lại những thoả thuận tại các cuộc gặp cấp cao giữa hai nước từ 1991 đến nay, kiên trì thông qua đàm phán hoà bình giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước. Hai bên hài lòng về sự tiến triển của các cuộc đàm phán cấp Chính phủ và cấp chuyên viên giữa hai nước. Hai bên đồng ý căn cứ vào "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giờ lãnh thổ giữa hai nước” đã được hai bên ký kết, cố gắng sớm giải quyết vấn đề biên giới trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tiếp tục tiến hành đàm phán về vấn đề trên biển nhằm tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Trước khi vấn đề được giải quyết hai bên đều không tiến hành những hành động làm phức tạp thêm hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực. Hai bên sẽ bàn bạc kịp thời và giải quyết thoả đáng những bất đồng nảy sinh với thái độ bình tĩnh, xây dựng, không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước. Hai bên đồng ý thành lập Nhóm chuyên viên về vấn đề trên biển để tiến hành đối thoại và bàn bạc.

        5- Hai bên xác nhận lại những nhận thức chung trong Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc ngày 10-11-1991: Phía Việt Nam khẳng định Việt nam công nhận Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc, Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Phía Trung Quốc khẳng định kiên quyết phản đối các nước đã lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có quan hệ Chính phủ dưới bất cứ hình thức nào hoặc có bất cứ sự đi lại nào mang tính Chính phủ với Đài Loan. Phía Việt Nam tỏ ý chỉ giao lưu về kinh tế thương mại phi Chính phủ với Đài Loan, không phát triển quan hệ Chính phủ với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ sự hiểu biết và hoan nghênh lập trường trên đây của phía Việt Nam.

        6- Hai bên đã thông báo cho nhau tình hình chính trị, kinh tế của mỗi nước.

        Phía Trung Quốc giới thiệu tình hình và những thành tựu to lớn của Trung Quốc trong công cuộc đi sâu cải cách mở cửa, ra sức phát triển sản xuất, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.

        Phía Việt Nam giới thiệu những thành tựu to lớn của mình trong công cuộc đổi mới về mọi mặt, mở rộng quan hệ quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

        7- Hai bên cho rằng, duy trì hoà bình và ổn định khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước và khu vực là phù hợp với nguyện vọng cung và lợi ích cơ bản của nhân dân các nước trong khu vực. Phía Trung Quốc hoan nghênh những phát triển mới trong quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN. Hai bên bày tỏ lòng mong muốn đòng góp phần mình vào hoà bình, an ninh, ổn định và hợp tác kinh tế của khu vực.

        8- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân chân thành cảm ơn Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và nhân dân Việt Nam về sự đón tiếp trọng thị, nồng nhiệt và đã mời Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch Lê Đức Anh sang thăm Trung Quốc một lần nữa vào thời gian thích hợp. Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch Lê Đức Anh đã vui vẻ nhận lời.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2016, 05:36:27 am
       
        9. Thông cáo chung giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1995


Bắc Kinh, ngày 2 tháng 12 năm 1995         
        Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa từ ngày 26-11 đến ngày 02-12-1995.

        Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười đã hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân. Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã lần lượt hội kiến với Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Lý Bằng, Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Kiều Thạch và Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Lý Thuỵ Hoàn. Trong các cuộc hội đàm và gặp gỡ, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị, kinh tế của mỗi nước, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới, mở cửa, lãnh đạo và quản lý đất nước, và trao đổi ý kiến một cách sâu rộng về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Các cuộc hội đàm và gặp gỡ đã diễn ra trong bầu không khí hữu nghị, chân thành, thẳng thắn, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Các vị khách quý Việt Nam đã thăm một số cơ sở công, nông nghiệp và danh lam thắng cảnh ở Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải. Hai bên hài lòng về kết quả chuyến thăm của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, cho rằng thành công của chuyến thăm đã góp phần quan trọng vào việc củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa hai Đảng, hai nước và sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hào bình, ổn định và phát triển của khu vực.

        Hai bên hài lòng về những tiến triển tích cực và thành quả của quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai Đảng, hai nước từ khi quan hệ Việt-Trung trở lại bình thường tháng 11-1991 đến nay. Hai bên nhất trí đồng ý tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc đã được xác định trong các Thông cáo chung ngày 10-11-1991, ngày 04-12-1992 và ngày 22-11-1994, củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa hai Đảng, hai nước, phù hợp lợi ích cơ bản của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, có lợi cho hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực.

        Hai bên khẳng định lại những nguyên tắc, thoả thuận và hiểu biết đã đạt được trong các cuộc gặp cấp cao từ năm 1991 đến nay. Hai bên đồng ý trên cơ sở đó, với tinh thần lấy đại cục làm trọng, thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, công bằng hợp lý, hiệp thương hữu nghị, và căn cứ vào luật pháp quốc tế, tham khảo thực tiễn quốc tế, thông qua đàm phán hoà bình giải quyết thoả đáng những vấn đề biên giới lãnh thổ tồn tại giữa hai nước, không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ giữa hai nước.

        Hai bên vui mừng ghi nhận những tiến triển rõ rệt trong việc mở rộng quan hệ thương mại, phát triển hợp tác kinh tế giữa hai nước, cho rằng giữa hai nước có tiềm năng và triển vọng rất lớn cho việc mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại. Hai bên quyết tâm cùng cố gắng phát huy hơn nữa tiềm năng hợp tác, thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển trên cơ sở ổn định lâu dài. Hai bên đã đi đến thoả thuận về nguyên tắc trong vấn đề khai thông đường sắt hai nước.
Hai bên xác nhận lại những nhận thức chung trong các thông cáo chung Việt-Trung ngày 10-11-1991 và ngày 22-11-1994: Phía Việt Nam khẳng định Việt Nam công nhận Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc. Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Phía Trung Quốc khẳng định kiên quyết phản đối các nước đã lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có quan hệ chính phủ dưới bất cứ hình thức nào, hoặc có bất cứ sự đi lại nào mang tính chính phủ với Đài Loan. Phía Việt Nam tỏ ý chỉ giao lưu về kinh tế thương mại phi chính phủ với Đài Loan, không phát triển quan hệ chính phủ với Đài Loan. Phía Trung Quốc tỏ sự hiểu biết và hoan nghênh lập trường trên đây của phía Việt Nam.

        Hai bên đã điểm lại sự phát triển của tình hình khu vực và quốc tế hiện nay, hài lòng thấy rằng hai bên có nhận thức chung rộng rãi đối với các vấn đề khu vực và quốc tế. Hai bên cho rằng duy trì và củng cố hoà bình, ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường hợp tác kinh tế song phương và khu vực là phù hợp với nguyện vọng chung và lợi ích cơ bản của nhân dân các nước trong khu vực này. Hai bên sẵn sàng đóng góp phần mình vào hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Phía Việt Nam đánh giá cao những thành tựu của Trung Quốc trong cải cách, mở cửa cũng như trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ gìn và thực hiện thống nhất đất nước; phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đã giành được trong sự nghiệp đổi mới cũng như trong lĩnh vực mở rộng quan hệ quốc tế.

        Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười chân thành cảm ơn Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thể, nhiệt tình và hữu nghị. Tổng Bí thư Đỗ Mười đã mời Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân sang thăm Việt Nam một lần nữa vào thời gian thuận tiện. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã vui vẻ nhận lời.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Giêng, 2016, 07:40:13 am
       
        10. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc năm 1999


Bắc Kinh, ngày 27 tháng 2 năm 1999       

        1- Nhận lời mời của Tổng Bí thư ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa từ ngày 25-2 đến ngày 2-3-1999.

        Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã tiến hành hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã lần lượt hội kiến với Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Lý Bằng; Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Lý Thuỵ Hoàn; Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào và Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc Vụ viện nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Ly Lam Thanh. Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình chính trị, kinh tế của mỗi nước; trao đổi ý kiến rộng rãi về việc củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, cũng như về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Các cuộc hội đàm và hội kiến đã diễn ra trong bầu không khí thân mật, hữu nghị, chân thành, thẳng thắn, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.

        Hai bên cho rằng chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng xây dựng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai Đảng, hai nước hướng tới thế kỷ XXI, và sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực.

        2- Hai bên bày tỏ hài lòng về sự củng cố không ngừng và phát triển tích cực của quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai Đảng, hai nước. Điều đó không những phù hợp với lợi ích căn bản của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước mà còn có lợi cho hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới. Hai bên thoả thuận, trên cơ sở tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc được xác định trong các thông cáo chung công bố từ khi bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Trung quốc đến nay và nhận thức chung đạt được giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước, xây dựng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai. Hai bên khẳng định trên cơ sở nguyên tắc độc lập, tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tiếp tục không ngừng phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác, thúc đẩy quan hệ Nhà nước phát triển toàn diện.

        Hai bên xác định cần hướng tầm nhìn tới tương lai, tăng cường hơn nữa giao lưu hữu nghị, hợp tác và trao đổi kinh nghiệm bằng nhiều hình thức giữa các ban, ngành của Đảng, chính quyền, các tổ chức quần chúng và các địa phương hai nước, nhất là tăng cường trao đổi, giao lưu hữu nghị giữa thanh niên, thiếu niên hai nước, làm cho sự nghiệp hữu nghị của hai nước Việt Nam - Trung Quốc phát triển toàn diện, truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.

        3- Hai bên khẳng định các thoả thuận và nhận thức chung đã đạt được trong các cuộc gặp gỡ cấp cao hai nước từ năm 199 1 đến nay, nhất trì cho rằng sớm giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước là phù hợp với lợi ích căn bản và nguyện vọng chung của nhân dân hai nước; đồng thời bày tỏ hài lòng về những tiến triển tích cực của các cuộc đàm phán hai nước trong những năm gần đây. Hai bên đồng ý tiếp tục với tinh thần lấy đại cục làm trọng, thông cảm và nhân nhượng lẫn nhau, công bằng hợp lý, hiệp thương hữu nghị và căn cứ vào luật pháp quốc tế, tham khảo thực tiễn quốc tế, thông qua đàm phán hoà bình, giải quyết thoả đáng những vấn đề biên giới lãnh thổ tồn tại giữa hai nước.

        Hai bên quyết tâm đẩy nhanh tiến trình đàm phán, nâng cao hiệu suất công tác, ký kết Hiệp ước về biên giới trên bộ trong năm 1999; giải quyết xong vấn đề phân định Vịnh Bắc bộ trong năm 2000; cùng nhau xây dựng đường biên giới hai nước trở thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định.

        Hai bên đồng ý tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hoà bình, tìm ra một giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Trước khi vấn đề được giải quyết, với tinh thần dễ trước khó sau, hai bên tích cực bàn bạc, tìm kiếm khả năng và giải pháp triển khai hợp tác trên biển trong các lĩnh vực như: bảo vệ môi trường biển, khí tượng thuỷ văn, phòng chống thiên tai. Đồng thời, hai bên đều không tiến hành các hành động làm phức tạp thêm hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực. Hai bên cần bàn bạc kịp thời và giải quyết thoả đáng những bất đồng nảy sinh với thái độ bình tĩnh, không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước.

        4- Hai bên bày tỏ hài lòng trước những tiến triển về mở rộng giao lưu buôn bán, phát triển kinh tế, hợp tác khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước trong những năm gần đây. Hai bên cho rằng việc mở rộng hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước còn nhiều tiềm lực to lớn, triển vọng sáng sủa. Trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, chú trọng hiệu quả và chất lượng, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển, hai bên quyết tâm cùng nỗ lực phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của các công ty lớn, mở rộng mậu dịch với khối lượng và kim ngạch lớn, khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp của hai bên triển khai hợp tác các dự án lớn, tạo điều kiện thuận lợi để họ đầu tư lẫn nhau; thúc đẩy mậu dịch biên giới hai nước phát triển lành mạnh, có trật tự. Hai bên sẽ tích cực tìm kiếm con đường và biện pháp mới nhằm phát triển cả về chiều rộng và nhiều sâu sự hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và các lĩnh vực khác; đưa quan hệ hợp tác đó lên một trình độ phát triển mới.

        Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa Chính phủ hai nước.

        5- Hai bên khẳng định lại những nhận thức chung đã đạt được trong các Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc 10-11-1991, 22-11-1994 Và 2-12-1995; phía Việt Nam khẳng định, Việt Nam công nhận Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc; Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Việt Nam chỉ giao lưu về kinh tế, thương mại phi chính phủ với Đài loan, không phát triển quan hệ chính phủ với Đài Loan. Phía Trung Quốc tỏ sự hiểu biết và hoan nghênh lập trường trên đây của phía Việt Nam. Phía Trung Quốc khẳng định vấn đề Đài Loan hoàn toàn là vấn đề thuộc công việc nội bộ của Trung Quốc và kiên quyết phản đối các nước đã lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có quan hệ chính phủ dưới bất cứ hình thức nào, hoặc có bất cứ sự đi lại nào mang tính chính phủ với Đài Loan.

        6- Hai bên vui mừng trước những thành tựu to lớn đã đạt được trong công cuộc dồi mới, mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và cải thiện đời sống nhân dân ở hai nước. Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc đổi mới, mở rộng hợp tác quốc tế vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Phía Việt Nam đánh giá cao những thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được trong công cuộc cải cách mở cửa, mở rộng quan hệ đối ngoại, cũng như trong sự nghiệp giữ gìn và thực hiện thống nhất đất nước.

        7- Hai bên hài lòng với những nhận thức chung rộng rãi về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên cho rằng giữ gìn và củng cố hoà bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới, tăng cường hợp tác kinh tế song phương, đa phương và khu vực là phù hợp với nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới. Hai bên chủ trương phấn đấu vì một trật tự chính trị, kinh tế quốc tế mới công bằng, hợp lý và sẽ thiết thực đóng góp phần mình vào việc giữ gìn và củng cố hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

        Hai bên cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á đã tác động về mặt kinh tế ở những mức độ khác nhau tại nhiều quốc gia Châu Á; các nước hữu quan cần cùng nhau gánh vác trách nhiệm, tăng cường phối hợp và hợp tác nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng. Phía Trung Quốc đánh giá cao những nỗ lực tích cực của Việt Nam nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Á bảo đảm cho nền kinh tế của đất nước tiếp tục phát triển. Phía Việt Nam đánh giá cao những đóng góp của Trung Quốc nhằm làm dịu cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu Aự và ổn định kinh tế khu vực.

        8- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu chân thành cảm ơn về sự đón tiếp trọng thể, nồng nhiệt và hữu nghị của Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã mời Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân sang thăm Việt Nam một lần nữa vào thời gian thuận tiện. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã cảm ơn và vui vẻ nhận lời.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Giêng, 2016, 05:04:01 am
       
        11. Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 2000


Bắc Kinh, ngày 25 tháng 12 năm 2000         

        Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (dưới đây gọi tắt là "hai bên") là hai nước láng giềng Xã hội Chủ nghĩa có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Trong 50 năm qua kể từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ Việt Trung đã không ngừng củng cố và phát triển.

        Từ khi bình thường hoá quan hệ hai nước năm 1991, trên cơ sở những nguyên tắc được ghi nhận trong các "Thông cáo chung" năm 1991, năm 1992, năm 1994, năm 1995 và "Tuyên bố chung" năm 1999 nhân các cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, quan hệ hữu nghị truyền thống, tin cậy lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi giữa hai nước đã phát triển nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực, giao lưu giữa các ngành, các cấp diễn ra thường xuyên.

        Tháng 2 năm 1999, Tổng Bí thư hai Đảng đã xác định phương châm 16 chữ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Điều này phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

        Hai bên khẳng định lại, tiếp tục căn cứ theo tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình và các nguyên tắc quan hệ quốc tế đã được thừa nhận, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển toàn diện. Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị trên cơ sở các nguyên tắc: độc lập tự chủ, hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

        Để thực hiện có hiệu quả phương châm chỉ đạo 16 chữ, không ngừng thúc đẩy quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn phát triển mới trong thế kỷ 21, hai bên đồng ý tăng cường và mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực sau:

        I. Duy trì gặp gỡ cấp cao thường xuyên, tạo thêm động lực mới thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển; tăng cường hơn nữa tiếp xúc hữu nghị và giao lưu hợp tác dưới nhiều hình thức giữa các ban ngành, các tổ chức quần chúng và các địa phương của hai nước.

        II. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đối với thế hệ trẻ hai nước về truyền thống hữu nghị; triển khai trao đổi, giao lưu hữu nghị giữa thanh thiếu niên hai nước, góp phần tăng cường sự tin cậy và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, làm cho tình hữu nghị, sự tin cậy và hợp tác giữa nhân dân hai nước được kế tục và không ngừng phát triển.

        III. Trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, coi trọng hiệu quả thực tế, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển, tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác trong các Linh vực kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật giữa hai nước. Vì vậy, hai bên đồng ý cùng nỗ lực trong các lĩnh vực sau:

        1. Phát huy đầy đủ vai trò của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế thương mại trong việc tăng cường quan hệ kinh tế thương mại và hợp tác đầu tư giữa hai nước. Thông qua nhiều hình thức đa dạng như phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo của các công ty lớn, mở rộng buôn bán hàng hoá khối lượng lớn, khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên triển khai các dự án hợp tác lớn, mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên. Tạo dựng môi trường kinh doanh tốt đẹp, không ngừng khai thác tiềm năng, đảm bảo mậu dịch giữa hai bên tăng trưởng ổn định, liên tục; duy trì chính sách đầu tư ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư giữa các doanh nghiệp của hai bên; tích cực quán triệt thực hiện “Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới", tăng cường phối hợp trong công tác quản lý, quy phạm hoá buôn bán biên giới giữa hai nước.

        2. Phát huy vai trò điều tiết và chỉ đạo vĩ mô của Uỷ ban liên Chính phủ về hợp tác khoa học kỹ thuật, thúc đẩy hợp tác và trao đổi về khoa học kỹ thuật, hướng dẫn và khuyến khích các cơ quan hữu quan của Chính phủ, các cơ sở và viện nghiên cứu khoa học, các trường đại học, các xí nghiệp phục vụ khoa học kỹ thuật của hai nước triển khai rộng rãi hợp tác khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực như thông tin, sinh học, nông nghiệp, khí tượng, hải dương, bảo vê môi trường, sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình và các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.

        3. Tích cực thúc đẩy hợp tác cùng có lợi giữa hai nước về nông, lâm, ngư nghiệp, khuyến khích và ủng hộ các xí nghiệp và cơ quan hữu quan của hai nước tăng cường trao đổi và hợp tác trên các mặt như tạo ra các giống cây trồng nông nghiệp, giống gia súc gia cầm tốt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, chế tạo máy móc nông nghiệp, đánh bắt trên biển, nuôi trồng thuỷ sản.

        4. Tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và điều tiết kinh tế vĩ mô.

        5. Tăng cường hợp tác trên lĩnh vực giao thông vận tải, cùng nhau phát triển vận chuyển hành khách, hàng hoá qua tuyến đường sắt quốc tế giữa hai nước, mở rộng đường sắt liên vận quốc tế đến nước thứ ba, thúc đẩy trao đổi nhân viên và hàng hoá.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Giêng, 2016, 01:13:56 pm
        6. Khuyến khích ngành bưu điện hai nước tăng cường trao đổi và hợp tác trên các mặt hiện đại hóa mạng lưới bưu chính, viễn thông, ứng dụng kỹ thuật mới, khai thác nghiệp vụ mới.

        7. Mở rộng hợp tác du lịch, khuyến khích ngành du lịch giữa hai nước tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trên các mặt như quản lý, quảng cáo tiếp thị, đào tạo nguồn nhân lực và tạo thuận lợi cho công dân hai nước và công dân nước thứ 3 đi du lịch hai nước.

        8. Tăng cường hợp tác trao đổi thông tin trên các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và khí tượng thuỷ văn; cùng nỗ lực hợp tác và khai thác lưu vực sông Mê Công.

        9. Mở rộng hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trên các mặt như quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị và đào tạo nguồn nhân lực.

        IV. Hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp giữa hai bên tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực như Liên Hợp quốc, ARF, Hợp tác Đông Á, APEC, ASEM, thúc đẩy sự đoàn kết và hợp tác giữa các nước đang phát triển, tiếp tục ra sức xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế mới công bằng, hợp lý, có đóng góp mới cho việc bảo vệ hoà bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

        Hai bên đánh giá cao vai trò tích cực của tổ chức ASEAN đối với sự ổn định và phát triển của khu vực, khẳng định lại sẽ tiếp tục dốc sức tăng cường quan hệ láng giềng, đối tác tin cậy giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, nỗ lực tích cực vì ổn định và phồn vinh lâu dài của Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á.

        Tiếp tục tăng cường cơ chế trao đổi ý kiến hàng năm giữa quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao hai nước, trao đổi ý kiến về những vấn đề song phương, khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

        V. Thông qua việc triển khai qua lại quân sự ở các cấp và các lĩnh vực khác nhau, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa các cơ quan quốc phòng và quân đội hai nước, mở rộng trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực an ninh.

        VI. Tăng cường trao đổi và hợp tác về văn hoá, thể dục thể thao và các phương tiện thông tin đại chúng, bao gồm tăng cường thăm lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, triển khai đào tạo nhân lực...

        VII. Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, bao gồm trao đổi lưu học sinh, cán bộ giảng dạy, khuyến khích và ủng hộ các trường đại học, các ngành giáo dục và các cơ sở nghiên cứu của hai bên tăng cường hợp tác trực tiếp.

        VIII. Tăng cường hợp tác trong các mặt phòng chống các loại tội phạm xuyên quốc gia cũng như trao đổi và hợp tác giữa các cơ quan tư pháp, công an, toà án, viện kiểm sát của hai bên, tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan kỷ luật, kiểm sát, giám sát của hai bên về chống tham nhũng đề cao liêm khiết.

        IX. Hai bên nhất trí cho rằng, việc hai nước ký kết “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa", "Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc bộ giữa nước cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa", "Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa” có ý nghĩa lịch sử sâu rộng, sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển mạnh hơn nữa trong thế kỷ 21. Hai bên ca kết sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các thoả thuận liên quan đã ký kết giữa hai nước, tích cực hợp tác, nỗ lực xây dựng biên giới hai nước thành biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài.

        Hai bên khẳng định, tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hoà bình để tìm ra một giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Trước khi vấn đề được giải quyết, với tinh thần dễ trước khó sau, hai bên tích cực bàn bạc, tìm kiếm khả năng và giải pháp triển khai hợp tác trên biển tìm kiếm khả năng và giải pháp triển khai hợp tác trên biển trong các lĩnh vực như: bảo vệ môi trường biển, khí tượng thuỷ văn, phòng chống thiên tai. Đồng thời, hai bên đều không tiến hành các hành động làm phức tạp thêm hoặc mở rộng tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực. Hai bên cần bàn bạc kịp thời và giải quyết thoả đáng những bất đồng nảy sinh với thái độ bình tĩnh xây dựng, không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước.

        X. Hai bên khẳng định lại những nhận thức chung đã đạt được trong các Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc 10-11-1991, 22-11-1994, 2-12-1995 và Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc 27-2-1999: phía Việt Nam khẳng định chính sách một nước Trung Quốc, Việt Nam công nhận Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc; Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Việt Nam chỉ giao lưu về kinh tế, thương mại phi Chính phủ với Đài Loan, không phát triển quan hệ Chính phủ với Đài Loan. Phía Trung Quốc tỏ sự hiểu biết và hoan nghênh lập trường trên đây của phía Việt Nam. Phía Trung Quốc khẳng định vấn đề Đài Loan hoàn toàn là vấn đề thuộc công việc nội bộ của Trung Quốc và kiên quyết phản đối các nước đã lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có quan hệ Chính phủ dưới bất kỳ hình thức nào, hoặc có bất cứ sự đi lại nào mang tính Chính phủ với Đài Loan.

        Tuyên bố chung được ký tại Bắc Kinh, ngày 25-12-2000 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt và tiếng Trung, cả hai văn bản đều có giá trì như nhau.

                 ĐẠI DIỆN                                                                         ĐẠI DIỆN
      NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                                                 NƯỚC CHND TRUNG HOA
   BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO                                            BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
                 (Đã ký)                                                                             (Đã ký)
          NGUYỄN DY NIÊN                                                      ĐƯỜNG GIA TRIỀN






Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Giêng, 2016, 08:40:27 am
       
        12. Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc năm 2001


Bắc Kinh, ngày 4 tháng 12 năm 2001       

        1- Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa từ ngày 30-11 đến ngày 4-12-2001.

        Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã tiến hành hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân; lần lượt hội kiến với Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Lý Bằng; Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Chu Dung Cơ, Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Lý Thuỵ Hoàn; Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào Hai bên đã thông báo cho nhau tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; trao đổi ý kiến sâu rộng về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Các cuộc hội đàm và hội kiến đã diễn ra trong bầu không khí thân thiết và hữu nghị.

        Hai bên cho rằng, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh đã thành công tốt đẹp, chuyến thăm này là một sự kiện trọng đại trong quan hệ hai Đảng, hai nước vào đầu thế kỷ mới, góp phần quan trọng vào việt tăng cường và làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong thế kỷ XXI và sẽ có ảnh hưởng tích cực và sâu sắc đối với hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

        2- Phía Việt Nam đánh giá cao những thành tựu lịch sử mà Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc đã đạt được trong 80 năm qua, và tin chắc rằng Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc nhất định giành được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu lịch sử mà Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam đã đạt được trong hơn 70 năm qua, và tin chắc rằng Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam nhất định giành được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hai bên quyết tâm, xuất phát từ thực tế của mỗi nước, tiếp tục tìm tòi và giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn trọng đại trong việc xây dựng Đảng và Nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát triển và xã hội tiến bộ.

        3- Hai bên hài lòng chỉ rõ, kể từ khì bình thường hoá quan hệ hai nước, sự giao lưu và hợp tác trên các lĩnh vực giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Hai bên đã ra các Thông cáo chung năm 1991, 1992, 1994, 1995 và các Tuyên bố chung năm 1999, 2000, lần lượt ký Hiệp ước biên giới trên đất liền, Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ. Hai Đảng, hai nước đã trao đổi rộng rãi và sâu sắc về những kinh nghiệm đồi mới, cải cách mở cửa, xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước, lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước đã nâng lên một tầm cao mới. Hai Đảng, chính phủ và nhân dân hai nước vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp và quan trọng của quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc.

        4- Hai bên cho rằng, tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản chung quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước; không ngừng tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong thế kỷ mới không những phù hợp với lợi ích căn bản của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, mà còn có lợi cho hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới. Hai bên quyết tâm kiên trì phương châm chỉ đạo 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai", quán triệt và thực hiện một cách toàn diện mục tiêu và nhiệm vụ đã được nêu rõ trong bản Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới giữa hai nước, không ngừng nâng tầm cao và chất lượng của quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống Việt - Trung, làm cho hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc đời đời hữu nghị.

        5- Nhằm tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc trong thế kỷ mới, hai bên nhất trí tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp giao lưu cấp cao giữa hai Đảng, hai nước; thúc đẩy sự giao lưu và hợp tác nâng cao hiệu quả hợp tác giữa các Ban ngành Đảng, Chính quyền, Quốc hội, các đoàn thể nhân dân và các địa phương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục... giữa hai nước; tăng cường việc trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước giữa hai bên; tham khảo lẫn nhau về kinh nghiệm đổi mới, cải cách mở cửa và xây dựng Đảng; tăng cường sự giao lưu hữu nghị với hình thức đa dạng và nội dung phong phú giữa thanh thiếu niên hai nước, làm cho mối tình hữu nghị truyền thống đã được các bậc tiền bối cách mạng hai nước dày công vun đắp cũng như sự nghiệp hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Giêng, 2016, 04:41:56 am
        6- Hai bên xác định trong thế kỷ mới cần tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật và các lĩnh vực khác giữa hai nước theo phương châm bình đẳng, cùng có lợi, chú trọng hiệu quả, bổ sung ưu thế cho nhau, hình thức đa dạng, cùng nhau phát triển; tích cực khuyến khích và ủng hộ các doanh nghiệp hai bên khai thác thêm thị trường hàng hoá của hai nước, tăng cường đầu tư và hợp tác, mở rộng quy mô hợp tác kinh tế và kỹ thuật, thực hiện các dự án hợp tác đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội thiết thực.

        Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định khung giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi và Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật giữa Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; và nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Đắc Nông.

        Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng Trung Quốc trở thành thành viên Tổ chức thương mại thế giới. Trung Quốc tích cực ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới.

        7- Hai bên nhất trí cho rằng, việc hai nước ký Hiệp định biên giới trên đất liền, Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ là sự kiện có ý nghĩa trọng dại, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước và sự ổn định của khu vực.

        Hai bên đồng ý tuân theo nhận thức chung của các nhà lãnh đạo hai nước, nhanh chóng hoàn thành các công việc đàm phán tiếp theo có liên quan đến Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ, để Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ sớm có hiệu lực, tích cực thúc đẩy và tăng nhanh tiến trình công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền, xây dựng biên giới hai nước thành biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài.

        Hai bên đồng ý tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hoà bình để tìm ra một giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đề có thể chấp nhận được. Trước khi vấn đề được giải quyết, với tinh thần dễ trước khó sau, hai bên tích cực tìm kiếm khả năng và biện pháp triển khai hợp tác trên biển trong các lĩnh vực như: bảo vệ môi trường biển, khí tượng thuỷ văn, phòng chống thiên tai. Đồng thời, hai bên đều không tiến hành các hành động làm phức tạp thêm hoặc mở rộng tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực đối với những bất đồng nảy sinh, cần bàn bạc kịp thời và giải quyết thoả đáng với thái độ bình tĩnh, xây dựng không để bất đồng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của quan hệ hai nước.

        8- Phía Việt Nam khẳng định Việt Nam công nhận Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa là Chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc. Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt của Trung Quốc. Việt Nam chỉ giao lưu về kinh tế, thương mại phi Chính phủ với Đài loan, không phát triển quan hệ Chính phủ với Đài Loan. Phía Trung Quốc tỏ sự hiểu biết và hoan nghênh lập trường trên đây của phía Việt Nam. Phía Trung Quốc khẳng định vấn đề Đài Loan hoàn toàn là vấn đề thuộc công việc nội bộ của Trung Quốc và kiên quyết phản đối các nước đã lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc có quan hệ Chính phủ dưới bất kỳ hình thức nào, hoặc có bất cứ sự đi lại nào mang tính Chính phủ với Đài Loan.

        9- Hai bên hài lòng với những nhận thức chung rộng rãi về các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên cho rằng hoà bình, hợp tác, phát triển và tiến bộ xã hội đã trở thành trào lưu của thời đại hiện nay. Hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc tha thiết mong muốn thế giới hoà bình bền vững, cuộc sống yên ổn lâu dài; tha thiết mong muốn xây dựng một trật tự quốc tế mới công bằng và hợp lý, thúc đẩy các nước cùng phồn vinh và phát triển. Hai bên phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền trong công việc quốc tế, phản đối chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức.Hai bên chủ trương tôn trọng lịch sử văn hoá, chế độ xã hội, mô hình phát triển của các nước và các nền văn minh trên thế giới.

        Hai bên đánh giá cao vai trò tích cực của tổ chức ASEAN trong việc giữ gìn và thúc đẩy sự ổn định và phát triển của khu vực, khẳng định lại sẽ tiếp tục góp sức tăng cường quan hệ đối tác láng giềng tin cậy giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, nỗ lực và đóng góp tính cựe vào sự ổn định và phồn vinh lâu dài của Châu á, đặc biệt là khu vực Đông Á.

        10- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh chân thành cảm ơn sự đón tiếp trọng thể, nồng nhiệt và hữu nghị của Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào thời gian thuận tiện trong năm tới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã cảm ơn và vui vẻ nhận lời.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Giêng, 2016, 03:58:06 am
       
        13. Thông cáo chung giữ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 2002


Báo Nhân dân, ngày 28 tháng 2 năm 2002       
        1- Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đã sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 27-02 đến ngày 1-3-2002.

        Trong thời gian ở thăm Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã tiến hành hội đàm với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Trần Đức Lương; có các cuộc gặp với Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và cá đồng chí nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu.

        Tại Hà Nội, Đoàn đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ. Tổng Bí thư, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã đến gặp gỡ và nói chuyện thân mật với giáo viên, học sinh Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngoài Hà Nội, Đoàn đã đi thăm cố đô Huế, thành phố Đà Nẵng và khu phố cổ Hội An.

        Cuộc hội đàm và các cuộc gặp đã diễn ra trong không khí đằm thắm tình hữu nghị, láng giềng tốt đẹp. Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước; trao đổi sâu rộng về phương hướng và các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới cũng như những vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

        2- Phía Việt Nam nhiệt liệt chúc mừng những thành tựu rực rỡ mà nhân dân Trung Quốc đã giành được trên tất cả các lĩnh vực trong năm 2001; chúc Đại hội lần thứ 16 của Đảng Cộng sản Trung Quốc - một sự kiện trọng đại đối với nhân dân Trung Quốc trong năm 2002 - thành công tốt đẹp, vạch ra đường lối lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiếp tục thu được những thắng lợi mới to lớn hơn nữa trong sự nghiệp cải cách, mở cửa, xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc.

        Phía Trung Quốc chúc mừng kỷ niệm lần thứ 72 ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá cao những thành tích mà nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành được trong 72 năm qua, nhất là trong những năm đổi mới vừa qua; chúc nhân dân Việt Nam thực hiện thắng lơi Nghị quyết Đại hội lần thứ 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếp tục thu được những thành tựu mới to lớn hơn nữa trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

        3- Hai bên hài lòng trước những bước phát triển mạnh mẽ gần đây trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước theo phương châm "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước, góp phần không ngừng củng cố và nâng cao sự tin cậy lẫn nhau hai bên đã đi đến nhất trí trên một số vấn đề sau:

        - Các cuộc gặp gỡ và tiếp xúc thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã trở thành truyền thống tốt đẹp, có ý nghĩa quyết định đối với sự hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì truyền thống gặp gỡ cấp cao dưới các hình thức đa dạng, phong phú nhằm trao đổi các vấn đề về quan hệ hai nước, các vấn đề quốc tế và khu vực.

        - Các cuộc gặp gỡ, giao lưu hữu nghị giữa thanh thiếu niên hai nước vừa qua là diễn đàn tốt để giáo dục thế hệ trẻ hai nước về truyền thống hợp tác hữu nghị giữa hai nước, góp phần tăng cường sự gắn bó và sự tin cậy lẫn nhau. Hai bên khẳng định tiếp tục khuyến khích và hỗ trợ giao lưu giữa thế hệ trẻ hai nước để truyền thống hữu nghị tốt đẹp đó được lưu truyền mãi mãi. Xuất phát từ thực tế của mỗi nước, hai bên nhất trí tiếp tục trao đổi kinh nghiệm xây dựng CNXH ở Việt Nam và Trung Quốc, tăng cường phối hợp tìm tòi những vấn đề lý luận về con đường đi lên CNXH trong điều kiện mới.

        4- Trong tình hình kinh tế thế giới và khu vực đang eo những diễn biến phức tạp hiện nay, hai bên nhấn mạnh cần tăng cường hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại và hợp tác đầu tư để đối phó với nguy cơ của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Hai bên đi đến nhận thức chung về thực hiện một số dự án hợp tác lớn tại Việt Nam trên cơ sở bảo đảm tính hiệu quả kinh tế; tiếp tục áp dụng các biện pháp giữ vững nhịp độ tăng trưởng ổn định của kim ngạch buôn bán hai nước, phấn đấu đưa kim ngạch mậu dịch hai nước đạt 3,5 tỷ trong năm 2002 và đạt 5 tỷ trong năm 2005; mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực du lịch, văn hoá, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, nông nghiệp, khí tượng thuỷ văn...

        Nhân dịp này, hai bên đã ký Hiệp định hợp tác kinh tế kỹ thuật về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản viện trợ không hoàn lại 50 triệu Nhân dân tệ và Hiệp định khung về việc Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng ưu đãi trị giá 50 triệu Nhân dân tệ.

        5- Hai bên đánh giá cao ý nghĩa của việc tiến hành Lễ cắm mốc quốc giới đầu tiên trên biên giới đất liền cuối tháng 12-2001 như một bước tiến quan trọng đưa Hiệp ước biên giới trên đất liền vào cuộc sống, đặt nền móng cho việc xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài giữa hai nước. Hai bên khẳng định quyết tâm tích cực triển khai quá trình phân giới, cắm mốc trên thực địa theo đúng kế hoạch.

        Hai bên bày tỏ quyết tâm nhanh chóng hoàn tất việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp tác nghề cá giữa hai nước ở Vịnh Bắc bộ, sớm đưa Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá vào cuộc sông.

        Hai bên đồng ý tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện nay về các vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hoà bình để tìm ra một giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được. Trong khi tiến hành đàm phán, hai bên không tiến hành những hoạt động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực bàn bạc kịp thời và giải quyết thoả đáng những bất đồng nảy sinh trên tinh thần xây dựng. Hai bên khẳng định tiếp tục nỗ lực đóng góp vào việt duy trì hoà bình và ổn định trên Biển Đông.

        6- Hai bên đã trao đổi sâu rộng về các vấn đề quốc tế và khu vực, khẳng định quyết tâm tích cực thúc đẩy xu thế hoà bình, hợp tác cùng phát triển ở khu vực và trên quốc tế. Hai bên bày tỏ sự phản đối chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức và sẵn sàng hợp tác với cộng đồng quốc tế trong các hoạt động chống khủng bố trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

        Hai bên đánh giá cao những bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác láng giềng hữu nghị ASEAN - Trung quốc, khẳng định tiếp tục tích cực thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đó góp phần vào việc giữ gìn hoà bình, ổn định và phát triển phồn vinh ở khu vực và trên thế giới.

        7- Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã thành công tốt đẹp, tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước ngày càng phát triển mạnh mẽ vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hoà bình, hợp tác cùng phát triển ở khu vực và trên thế giới.

        Tổng Bí thư, Chủ tịch Giang Trạch Dân chân thành cám ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho Đoàn sự đón tiếp trọng thị, nồng nhiệt và thắm tình hữu nghị; đồng chí Giang Trạch Dân mời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần đức Lương sang thăm lại Trung Quốc vào thời giàn thích hợp. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã vui vẻ nhận lời.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Giêng, 2016, 02:42:13 am
       
        14. Thông cáo chung giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 2004

        
Tháng 10 năm 2004        

        Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phan Văn Khải, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ôn Gia Bảo đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 6 đến ngày 7 tháng 10 năm 2004.

        Trong thời gian chuyến thăm, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tiến hành hội đàm với Thủ tướng Phan Văn Khải, hội kiến với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An. Trong không khí chân thành, hữu nghị và cầu thị, lãnh đạo hai nước đã trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung sâu rộng về việc tăng cường quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm. Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp.

        Hai bên vui mừng nhận thấy, quan hệ Việt - Trung đang phát triển nhanh chóng, toàn diện và sâu sắc theo phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" do lãnh đạo hai nước xác định. Lãnh đạo hai nước thường xuyên thăm viếng lẫn nhau, sự tin cậy về chính trị giữa hai bên được tăng cường, hợp tác kinh tế thương mại thu được thành quả rõ rệt, việc giải quyết các vấn đề do lịch sử để lại như biên giới lãnh thổ đạt được tiến triển tích cực, giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực khác ngày càng được mở rộng, hai bên ủng hộ lẫn nhau và phối hợp nhịp nhàng trong các vấn đề quốc tế và khu vực.

        Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc có lợi ích chiến lược chung trên nhiều vấn đề quan trọng. Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến sâu sắc, việc duy trì quan hệ hai bên luôn luôn phát triển ổn định, lành mạnh và thuận lợi phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước và nhân dân hai nước, đồng thời cũng có lợi cho hòa bình, phát triển ở khu vực và trên thế giới. Chính phủ hai nước quyết tâm xuất phát từ toàn cục và tầm cao chiến lược, tiếp tục tuân theo phương châm 16 chữ, phát huy tình hữu nghị truyền thống, mở rộng hợp tác cùng có lợi, kịp thời xử lý thỏa đáng các vấn đề nhạy cảm, không ngừng đưa quan hệ Việt - Trung lên tầm cao mới.

        Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng cường trao đổi và giao lưu hữu nghị các ngành, địa phương và đoàn thể quần chúng hai nước, nghiêm túc thực hiện các văn kiện hợp tác được ký kết giữa các ngành của hai bên như ngoại giao, quốc phòng, công an v.v..., thực sự tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau; đi sâu hợp tác toàn diện, khuyến khích và hỗ trợ việc triển khai hợp tác thiết thực giữa hai bên trên các lĩnh vực kinh tế thương mại, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa v.v..., nỗ lực tìm tòi và mở rộng lợi ích chung; tăng cường trao đổi kinh nghiệm về lý luận và thực tiễn lãnh đạo Đảng, quản lý đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, triển khai sâu rộng hoạt động "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung" và thúc đẩy giao lưu giữa thế hệ thanh niên hai nước, tăng cường tuyên truyền giáo dục tình hữu nghị Việt Trung.

        Hai bên hài lòng về những tiến triển đáng kể trong quan hệ kinh tế - thương mại hai nước. Hai bên mong muốn tiếp tục đi sâu hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, mở rộng buôn bán hàng hóa khối lượng lớn, đảm bảo buôn bán song phương tiếp tục tăng trưởng nhanh, liên tục và hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD vào năm 2010, thu hẹp dần sự mất cân đối trong cán cân thương mại hai chiều; khẩn trương thực hiện các dự án hợp tác hai bên đã xác định, tích cực khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp hai bên triển khai hợp tác lâu dài đối với các dự án cơ sở hạ tầng và công nghiệp quan trọng, nỗ lực nâng cao trình độ và chất lượng hợp tác kính tế thương mại giữa hai nước. Hai bên đồng ý thành lập Nhóm chuyên gia trong khuôn khổ ủy ban hợp tác kinh tế thương mại liên Chính phủ hai nước, tích cực trao đổi về tính khả thi của hành lang kinh tế "Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh", "Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh" và vành đai kinh tế xung quanh Vịnh Bắc Bộ.

        Hai bên đồng ý cùng nhau thúc đẩy tiến trình xây dựng khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN. Việt Nam công nhận địa vị kinh tế thị trường hoàn toàn của Trung Quốc và cam kết không sử dụng điều 15, điều 16 của "Nghị định thư Trung Quốc gia nhập WTO" và đoạn 242 "Báo cáo của tổ công tác Trung Quốc gia nhập WTO" đối với Trung Quốc. Trung Quốc công nhận nền kinh tế Việt nam là nền kinh tế thị trường, ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập WTO và nguyện cùng phía Việt Nam nỗ lực. Hai bên với tinh thần thực tế và linh hoạt kết thúc đàm phán song phương về mở cửa thị trường trong thời gian sớm nhất.

        Hai bên nhất trí cho rằng, tháng 8 năm 2004, hai Trưởng đoàn đại biểu Chính phủ đàm phán về biên giới lãnh thổ hai nước tiến hành cuộc gặp đặc biệt, đạt được nhất trí và ký Biên bản hội đàm về việc triển khai cụ thể nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai nước là có lợi cho việc tăng cường hơn nữa sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên, thiết thực phòng ngừa và xử lý thỏa đáng, kịp thời những vấn đề nảy sinh liên quan đến biên giới lãnh thổ. Hai bên đồng ý áp dụng các biện pháp hữu hiệu, nhanh chóng thực hiện các nội dung của Biên bản.

        Hai bên đồng ý đẩy nhanh hơn nữa tiến trình phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt-Trung, chỉ đạo các cơ quan và địa phương hữu quan hai bên ra sức nỗ lực, tăng cường tin cậy, hợp tác chân thành, cố gắng hoàn thành đúng kế hoạch công tác phân giới cắm mốc, sớm xây dựng đường biên giới trên đất liền trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Trong thời gian phân giới cắm mốc, hai bên thực sự duy trì hiện trạng biên giới và nghiêm chỉnh quản lý biên giới theo "Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” năm 1991.

        Hai bên đánh giá cao việc Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc bộ đồng thời có hiệu lực từ ngày 30 tháng 6 năm 2004, cho rằng đây là một sự kiện lớn trong quan hệ Việt Trung, có lợi cho ổn định lâu dài ở khu vực Vịnh Bắc Bộ, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển ổn định lâu dài của quan hệ Việt-Trung. Hai bên hài lòng về tình hình thực hiện sau khi hai Hiệp định có hiệu lực, nhấn mạnh sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của hai Hiệp định, đồng thời theo tinh thần thông cảm nhân nhượng lẫn nhau không có các hành động quá khích và sử dụng vũ lực, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định ở Vịnh Bắc Bộ, nỗ lực vì sự hợp tác lâu dài, tạo dựng hạnh phúc cho nhân dân hai nước.

        Hai bên đồng ý nghiêm chỉnh tuân theo nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, tôn chỉ, nguyên tắc của "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, thực sự kiềm chế, hai bên đều không có bất cứ hành động đơn phương nào làm phức tạp hoặc mở rộng tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, kể cả không có hành động vũ lực đối với tàu thuyền đánh cá, duy trì ổn định tình hình biển Đông bằng hành động thực tế.

        Hai bên nhấn mạnh, tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, tăng số lần đàm phán, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài hai bên đều chấp nhận được Trước khi vấn đề được giải quyết, với tinh thần dễ trước khó sau, hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm mà hai bên cùng quan tâm, từng bước tiến hành trao đổi mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực khác do hai bên thỏa thuận.

        Chính phủ Việt Nam khẳng định lại kiên định thi hành chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối các hoạt động "Đài Loan độc lập” dưới bất cứ hình thức nào. Việt Nam chỉ tiến hành trao đổi kinh tế mậu dịch phi chính phủ với Đài Loan, không phát triển quan hệ chính phủ với Đài Loan.

        Hai bên đồng ý tiếp tục tăng cường hợp tác và phối hợp trong các lĩnh vực đa phương như Liên Hợp Quốc, ASEAN, ARF, APEC, ASEM, phát triển tiểu vùng sông Mê Công mở rộng, tiếp tục nỗ lực xây dựng trật tự chính trị, kinh tế quốc tế mới công bằng hợp lý, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thế giới.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2016, 04:30:53 am
       
        15. Thông cáo chung giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 2005


Tháng 7 năm 2005        

        1- Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương đã thăm hữu nghị chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 18 đến 22-7-2005.

        Trong thời gian chuyến thăm, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã hội đàm với Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào; hội kiến với ủy viên trưởng ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Ngô Bang Quốc; Thủ tướng Quốc vụ viện Ôn Gia Bảo; chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân dân toàn quốc Giả Khánh Lâm. Trong không khí chân thành và hữu nghị, lãnh đạo hai nước đã đi sâu trao đổi ý kiến và đạt được nhận thức chung rộng rãi về việc củng cố và tăng cường quan hệ song phương cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển của mối quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt - Trung.

        2- Hai bên vui mừng nhận thấy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Việt Trung đã có đà phát triển toàn diện tốt đẹp theo phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Hai bên cho rằng, tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản quý báu của hai nước và nhân dân hai nước, cần được hết sức quý trọng. Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng thêm hiểu biết và tin cậy lẫn nhau; tăng cường giao lưu hữu nghị và hợp tác cùng có lợi giữa hai nước trên các lĩnh vực, không ngừng thúc đẩy mở ra cục diện mới trong quan hệ Việt - Trung.

        3- Hai bên hài lòng trước những thành quả rõ rệt đạt được trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Trên tinh thần tích cực, thiết thực, hai bên nhất trí không ngừng mở rộng quy mô thương mại, thu hẹp dần sự mất cân đối trong thương mại song phương; đẩy nhanh việc thực hiện các dự án hợp tác đã xác định; tích cực khuyến khích và ủng hộ doanh nghiệp hai bên triển khai hợp tác lâu dài trong các dự án cơ sở hạ tầng và công nghiệp quan trọng, không ngừng nâng cao trình độ và chất lượng hợp tác; phối hợp chặt chẽ, sớm hoàn thành báo cáo nghiên cứu về hai hành lang kinh tế và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ; kịp thời giải quyết các trở ngại và vấn đề nảy sinh trong hợp tác kinh tế thương mại, tạo thêm thuận lợi để doanh nghiệp hai bên triển khai hợp tác.

        4- Hai bên tuyên bố kết thúc toàn bộ đàm phán song phương về mở cửa thị trường liên quan đến việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); cho rằng điều này sẽ mở ra triển vọng mới cho sự hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế thương mại. Phía Việt Nam chân thành cảm ơn và đánh giá cao sự ủng hộ của phía Trung Quốc.

        5- Hai bên cho rằng công tác phân giới cắm mốc trên đất hến giữa hai nước đã đạt được tiến triển rõ rệt; đồng ý đẩy nhanh hơn nữa tiến trình này để chậm nhất vào năm 2008 hoàn thành công tác phân giới Cắm mốc trên toàn tuyến biên giới trên đất liền và ký văn kiện mới về quy chế quản lý biên giới.

        Hai bên đánh giá tích cực tình hình thực hiện Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện nghiêm túc hai Hiệp định này, cùng nhau bảo vệ an ninh trên biển và trật tự sản xuất nghề cá, sớm khởi động hợp tác về thăm dò khai thác cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định Vịnh Bắc Bộ; từ nay đến cuối năm 2005 tiến hành điều tra liên hợp nguồn lợi thủy sản trong Vùng đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ, sớm triển khai tuần tra chung giữa Hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ và khởi động đàm phán phân định khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Hai bên đánh giá cao "Thỏa thuận ba bên về khảo sát địa chấn biển chung tại khu vực thỏa thuận ở Biển Đông" do ba công ty dầu khí Việt Nam - Trung Quốc - Phi-lip-pin ký tháng 3 năm nay, cho rằng việc ký kết Thỏa thuận này có tác dụng tích cực đối với việc giữ gìn ổn định tình hình trên biển, cần nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận này, sớm khởi động tác nghiệp trên biển để hợp tác đạt kết quả.

        Hai bên đồng ý tuân thủ tôn chỉ, nguyên tắc của "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), tuân theo nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước và các cam kết đa phương, cùng nhau giữ gìn ổn định tình hình trên Biển Đông. Hai bên đồng ý tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được.

        6- Chính phủ Việt Nam khẳng định lại kiên trì chính sách "một Trung Quốc", ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối các hoạt động "Đài loan độc lập" dưới bất kỳ hình thức nào, hiểu biết và ủng hộ Luật chống chia cắt đất nước do Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua, hoan nghênh xu thế hòa dịu trong quan hệ hai bờ gần đây. Việt Nam chỉ giao lưu về kinh tế, thương mại dân gian với Đài Loan, không phát triển quan hệ chính thức nào với Đài Loan.

        7- Hai bên nhất trí cho rằng cải tổ Liên hợp cần góp phần nâng cao vai trò, uy tín, hiệu quả và năng lực của Liên hợp quốc trong việc đối phó với những thách thức và đe dọa mới, duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển chung của các nước thành viên, phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Hai bên cho rằng việc cải tổ Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cần xuất phát từ lợi ích lâu dài của xiên hợp quốc, tuân theo nguyên tắc dân chủ hóa quan hệ quốc tế, trên cơ sở hiệp thương rộng rãi, tìm kiếm giải pháp có tính đến lợi ích các bên. Hai bên sẽ tiếp tục trao đổi ý kiến về vấn đề này.

        Hai bên đồng ý tiếp tục tăng cường hợp tác và phối hợp trong các lĩnh vực đa phương như LHQ, ASEAN, ARF, APEC, ASEM, Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng.

        8- Chủ tịch nước Trần Đức Lương mời Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào sang thăm chính thức Việt Nam vào cuối năm 2005 và dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội vào cuối năm 2006. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã vui vẻ nhận lời.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Giêng, 2016, 05:21:19 am
       
        16. Tuyên bố chung giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhận dân Trung Hoa năm 2005

Tháng 11 năm 2005         
        1- Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức lương, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã thăm hữu nghị chính thức Việt Nam từ ngày 31-10 đến ngày 2-11-2005. Trong thời gian thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã tiến hành hội đàm với Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, lần lượt gặp Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và đã nhận lời mời đến phát biểu tại Quốc hội Việt Nam. Trong không khí thân mật, hữu nghị, lãnh đạo hai bên đã đi sâu trao đổi và đạt được nhận thức chung rộng rãi về việc tăng cường và phát triển hơn nữa quan hệ giữa hai Đảng, hai nước và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.

        Hai bên cho rằng, chuyến thăm thành công lần này sẽ đưa quan hê láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước Việt-Trung phát triển lên một tầm cao mới, đồng thời sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với hoà bình, ổn định, phát triển và hợp tác ở khu vực và thế giới.

        2- Hai bên vui mừng trước những thành tựu mang tính lịch sử mà hai Đảng, hai nước giành được trong việc tìm tòi con đường phát triển xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình của mỗi nước. Phía Trung Quốc chân thành chúc và tin tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam sẽ giành được những thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong sự nghiệp vĩ đại xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phía Việt Nam tin tưởng vững chắc rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ không ngừng giành được những thành tựu mới trong sự nghiệp vĩ đại xây dựng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc.

        3- Hai bên đã điểm lại và tổng kết những thành quả to lớn mà quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai nước đã giành được trong 55 năm qua kể từ khi hai nước Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao, đặc biệt là từ khi bình thường hóa quan hệ đến nay, nhất trí cho rằng, tôn trọng lẫn nhau, hiểu biết lẫn nhau, ủng hộ lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau và hợp tác cùng nhau là kinh nghiệm quan trọng để quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển ổn định, lành mạnh và thuận lợi. Tình hữu nghị Việt - Trung là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước. Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai là phương châm chỉ đạo phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời kỳ mới. Mãi mãi là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt là mục tiêu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước.

        Hai bên cho rằng, tăng thêm hữu nghị và tin cậy lẫn nhau, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi, thúc đẩy cùng phát triển là phù hợp với lợi ích căn bản của hai nước Việt - Trung. Vì vậy, hai bên quyết tâm xuất phát từ đại cục và tầm cao chiến lược, áp dụng các biện pháp có hiệu quả, làm sâu sắc và triển khai toàn diện quan hệ hai Đảng, hai nước, tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp thăm viếng lẫn nhau ở cấp cao, tăng cường trao đổi và hợp tác giữa các ngành của Đảng và chính phủ, quốc hội, đoàn thể quần chúng và địa phương trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, ngoại giao, quốc phòng, công an, an ninh, văn hóa, giáo dục, đi sâu trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng, quản lý đất nước cũng như lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội, củng cố và làm sâu sắc hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, đặt biệt là tăng cường tuyên truyền và giáo dục thanh niên hai nước về truyền thống hữu nghi Việt-Trung, để tình hữu nghị muôn đời Việt-Trung thấm sâu vào lòng nhân dân hai nước, thúc đẩy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước không ngừng mở ra cục diện mới.

        4- Hai bên hài lòng về sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước trong những năm gần đây. Hai bên nhất trí phấn đấu thực hiện trước thời hạn mục tiêu đưa kim ngạch thương mại hai nước đạt 10 tỷ USD vào năm 2010.

        Hai bên bày tỏ mong muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước phát triển hơn nữa, thực hiện bổ sung ưu thế cho nhau, hai bên cùng có lợi cùng thắng. Trên tinh thần tích cực, thực tế, hai bên nhất trí mở rộng hơn nữa quy mô thương mại, đồng thời cùng có biện pháp thúc đẩy thương mại song phương phát triển cân đối; hai bên phối hợp chặt chẽ, tích cực thúc đẩy những dự án hợp tác kinh tế lớn giữa hai nước; cùng khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp hai nước tiến hành hợp tác lâu dài, tích cực triển khai đầu tư hai chiều và hợp tác kinh tế cùng có lợi với nhiều hình thức; tăng cường phối hợp cùng tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước. Hai bên bày tỏ hài lòng trước những tiến triển đạt được trong việc nghiên cứu về hợp tác kinh tế "hai hành lang, một vành đai" và hết sức tin tưởng vào triển vọng hợp tác của dự án này.

        Hai bên đánh giá cao việc hai nước hoàn thành thuận lợi đàm phán về mở cửa thị trường liên quan đến việc Việt Nam gia nhập WTO. Phía Trung Quốc bày tỏ kiên quyết ủng hộ Việt Nam sớm gia nhập WTO. Hai bên đồng ý tăng cường hợp tác trong các vấn đề kinh tế thương mại khu vực và quốc tế, cùng nhau thúc đẩy tiến trình xây dựng Khu mậu dịch tự do ASEAN-TRUNG Quốc.

        Hai bên đã ký kết nhiều Thỏa thuận hợp tác kinh tế kỹ thuật. Phía Việt Nam cảm ơn sự giúp đỡ và ủng hộ nhất quán của Trung Quốc đối với công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Giêng, 2016, 02:05:53 am
        5- Hai bên cho rằng, công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước đã đạt được tiến triển rõ rệt. Hai bên đồng ý phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh hơn nữa tiến trình công tác, bảo đảm thực hiện đúng thời hạn mục tiêu hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới và ký văn kiện mới về qui chế quản lý biên giới chậm nhất vào năm 2008, xây dựng biên giới hai nước trở thành biên giới hoà bình, hữu nghị và ổn định lâu dài.

        Hai bên đánh giá tích cực tình hình thực hiện Hiệp định phân định và Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc bộ, đồng ý tiếp tục thực hiện nghiêm túc hai Hiệp định này; cùng giữ gìn an ninh trên biển và trật tự sản xuất nghề cá; tích cực triển khai điều tra liên hợp nguồn lợi thuỷ sản trong vùng đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ; khởi động hợp tác thăm dò khai thác các cấu tạo dầu khí vắt ngang đường phân định; sớm thực hiện việc tuần tra chung giữa Hải quân hai nước ở Vịnh Bắc Bộ. Hai bên đồng ý sớm bắt đầu đàm phán về phân định vùng biển ngoài cửa vịnh và trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển ở khu vực này.

        Hai bên đánh giá cao "Thỏa thuận công tác địa chấn biển liên hợp 3 bên tại khu vực thỏa thuận ở biển Đông" do Công ty dầu khí 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin ký tháng 3 năm nay, cho rằng việc ký kết Thỏa thuận này là đóng góp quan trọng thực hiện "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), có ảnh hưởng tích cực đối với việc thúc đẩy hợp tác cùng phát triển và ổn định tình hình trên biển, tăng cường tình hữu nghị láng giềng và sự tin cậy lẫn nhau giữa các nước liên quan. Hai bên đồng ý tích cực ủng hộ các công ty liên quan, bảo đảm thực hiện Thỏa thuận một cách nghiêm chỉnh, làm cho việc hợp tác sớm đạt được thành quả cụ thể. Hai bên đồng ý tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển, kiên trì thông qua đàm phán hoà bình, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được; trong quá trình đó, hai bên sẽ nghiên cứu kỹ vấn đề hợp tác cùng phát triển để tìm được mô hình và khu vực hợp tác cùng phát triển phù hợp với Luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là "Công ước Luật biển" năm 1982 của Liên hợp quốc và tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" mà hai bên có thể chấp nhận được. Đồng thời, hai bên đồng ý nghiêm túc tuân thủ nhận thức chung cấp cao, tuân thủ tôn chỉ và nguyên tắc của "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông", cùng giữ gìn ổn định tình hình biển Đông.

        6- Phía Việt Nam khẳng định kiên trì thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ “Đài Loan độc lập" dưới mọi hình thức, hoàn toàn hiểu và ủng hộ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua "luật chống chia cắt đất nước”, hoan nghênh xu thế hoà dịu của quan hệ hai bờ trong những năm gần đây. Việt Nam không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của phía Việt Nam.

        7- Hai bên nhất trí cho rằng Việt Nam và Trung Quốc có lợi ích chiến lược chung trên nhiều vấn đề quan trọng. Mong muốn hoà bình, thúc đẩy phát triển và tìm kiếm hợp tác là nhịp điệu chính của thời đại hiện nay. Hai bên nhấn mạnh cần phải kiên trì chủ nghĩa đa phương trong các vấn đề quốc tế, thực hiện cùng phồn vinh, phát triển hợp tác nhiều bên trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, phản đối chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức.

        Hai bên chủ trương tôn trọng văn hoá lịch sử, chế độ xã hội, mô hình phát triển của các nước cũng như tính đa dạng của nền văn minh thế giới, thúc đẩy dân chủ hoá quan hệ quốc tế, cùng nhau xây dựng một khu vực châu Á cũng như thế giới hoà hợp, hoà bình lâu dài, cùng thịnh vượng.
8- Hai bên hoan nghênh Văn kiện cuối cùng được thông qua tại HộI nghị cấp cao Đại hồi đồng Liên hợp quốc tháng 9 năm 2005 nhân 60 năm thành lập Liên hợp quốc và cho rằng việc cấp bách hiện nay là thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, thiết thực giúp đỡ các nước đang phát triển giải quyết vấn đề phát triển. Hai bên nhất trí cho rằng cải tổ Liên hợp quốc cần góp phần nâng cao vai trò, uy tín, hiệu quả và năng lực của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đối phó với những thách thức và đe doạ mới, thúc đẩy sự phát triển chung của các nước thành viên, phục vụ cho việc thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Hai bên cho rằng việc cải tổ Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cần xuất phát từ lợi ích lâu dài của liên hợp quốc, tuân theo nguyên tắc dân chủ hóa quan hệ quốc tế và cần tăng thêm tính đại diện của các nước đang phát triển trên cơ sở hiệp thương rộng rãi, tìm kiếm giải pháp có tính đến lợi ích các bên. Trên tinh thần đó, hai bên sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi ý kiến và hợp tác về vấn đề này.

        Hai bên đồng ý tiếp tục tăng cường hợp tác và phối hợp trong khuôn khổ đa phương tại các diễn đàn Liên Hợp quốc, Trung Quốc ASEAN, ASEAN+3, ACD, ARF, APEC, ASEM, GMS. Phía Trung Quốc khẳng định ủng hộ Việt Nam đăng cai Hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 14 năm 2006.

        9- Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với sự đón tiếp trọng thị, nhiệt tình và thắm tình hữu nghị của Đảng Cộng sản, Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đồng thời mời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Trần Đức Lương sang thăm Trung Quốc vào thời gian thuận tiện. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch nước Trần Đức Lương bày tỏ cảm ơn và vui vẻ nhận lời.

        Phía Việt Nam nhắc lại lời mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào dự Hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 14 tại Hà Nội vào cuối năm 2006. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đã vui vẻ nhận lời.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Giêng, 2016, 01:16:00 am
       
        II. BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAMPUCHIA

        1. Công ước giữa nước Pháp và Cao miên về việc hoạch định biên giới, ký ngày 9-7-1870

(Công báo của Nam Kỳ thuộc Pháp, 1870, tr. 247)        

        Đường biên giới được giữ nguyên như đã được phân vạch, không có thay đổi nào từ cột mốc số 1 (ở cửa sông Péam - Prien) đến cột mốc số 16 (ở Tà Sang, trên sông Cái Cậy).

        Vùng đất nằm giữa sông Cái Bạch và sông Cái Cậy thuộc lãnh thổ Pháp (mà thu nhập hoa lợi hàng năm đạt gần 1.000 Phờ-răng) sẽ được nhượng lại cho Cao miên để bù lại khoảng 486 ngôi nhà tạo thành các làng nằm về phía Sóc Tranh ở Bang Chrum.
Các cột mốc số 17, 18 và các mốc tiếp theo cho đến Hưng Nguyên sẽ bị huỷ bỏ. Cao miên được giữ lại toàn bộ vùng đất mà người Cao miên hiện ở các tỉnh Prey-veng, Be Ni Phút và Sóc Thiết.

        Sau này, ranh giới sẽ được vạch và sẽ dành cho các cơ sở do Pháp sở hữu dải đất nằm dọc theo sông Vàm Cỏ mà người An Nam đã chiếm hữu hoặc khai phá.

VIAL - RHEINART (Chấp nhận)                      
Quốc vương Campuchia, Nô-rô-đôm                  
Chuẩn Đô đốc Thống đốc, De Cornulier - Luciniere        

       2. Thoả thuận giữa Chuẩn đô đốc, Thống đốc, Tổng Chỉ huy Nam Kỳ và Quốc vương Campuchia ấn định vĩnh viễn đường biên giới giữa Nam Kỳ thuộc Pháp và Vương quốc Campuchia

Ký ngày 15 tháng 7 năm 1873        
(Các công ước và hiệp ước quốc tế liên quan đến Đông Dương - Raoun Arbor, trang 32)

        Hoàng đế Préa Bat Som Dâch Préa Nô-rô-đôm Baroui Ram Té Véa Tanâ Préa Chàu Crùng Campuchea Thip Phdey, quốc vương xứ Cao Miên;

        Và Chuẩn đô đốc Dupré (Marie - Jules), Thống đốc, Tổng Chỉ huy Nam Kỳ, nhân danh Chính phủ Pháp;

        Với lòng mong muốn phân định vĩnh viễn và có sự thoả thuận chung đường biên giới giữa vương quốc Cao miên và Nam Kỳ thuộc Pháp; sau khi đã nghiên cứu nước này, để cho đường ranh giới này được dựa vào các con sông, suối hoặc các đặc điểm địa hình đủ vững chắc và rõ ràng để tránh các tranh cãi về sau, đã thoả thuận và ký kết bản công ước này gồm các điểm sau đây:

        Biên giới giữa Nam Kỳ thuộc Pháp và Vương quốc Cao Miên sẽ được đánh dấu bằng những cột mốc có đánh số và có ghi rõ mục đích của các mốc đó. Số lượng cột mốc được ấn định là 124. Cột mốc số 1 sẽ được đặt tại điểm mút phía Đông của đường biên giới và số hiệu sẽ tăng dần về phía Tây theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn cho đến cột mốc số 124 được đặt cách Bắc kênh Vĩnh Tế khoảng 1.200 mét và tại làng Hoà Thành của An Nam.

        Đường biên giới sẽ đi qua các điểm chính sau đây:

        Khởi đầu từ cột mốc số 1, cắm trên bờ con sông nhỏ Tonlé Tru, theo hướng chung của đường biên giới là hướng Tây - Nam và đi ngang qua cát làng Sroc Tum, Sroc Paplan, Sroc Ban Chung, Trung Khnoch, Tróc Tranh, Tróc Chung Ngon, Phum Andet, Sroc Câe, Sróc Kompong Meanchey (hay Bengo), tiếp tục đi theo hữu ngạn sông Cái Bắc, ngược theo tả ngạn sông Cái Cậy, đi qua Phum Kompong Cassang; Sróc Tameng, Sróc Ta Trong, Sróc Chée, Phum Bathu, Tróc May, Sróc Rạch Chanh, Sróc Taru, chạy theo bờ Bắc rạch Chris Asey (tên An Nam là Hưng Nguyên) cắt con kênh này ở cửa sông Peam Sday (tên An Nam là Ta Đu), chạy theo bờ Bắc rạch Bắc Nam, băng qua con sông lớn ngang làng Vĩnh Xương, qua Bắc Nam, cắt sông Hậu Giang ở phía Nam đảo Co Ki (tên An Nam là cù lao Cái Sen), đi qua giao điểm của Prèk Croch và Prèk Slot, rồi chạy song song ở phía Bắc kênh Vĩnh Tế, đến làng Giang Thành và từ đó hướng thẳng đến Hà Tiên, để kênh Prèk Croch nằm về phía Đông.

        Ký tên và đóng dấu tại Phnôm Pênh, ngày 15-7-1873, tương ứng với ngày 5 tháng Asat, năm Roca Panhcha Sác, một ngàn hai trăm ba mươi lăm kỷ nguyên phật lịch Cao miên.

Đóng dấu vương quốc        
(Đã ký)                
Chuẩn Đô đốc, DUPRÉ        

       3. Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia

Ký ngày 18 tháng 02 năm 1979        

        Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia;

        Xuất phát từ truyền thống đoàn kết chiến đấu và hữu nghị anh em Việt Nam - Campuchia đã vượt qua nhiều thử thách và đã trở thành một sức mạnh không gì phá vỡ nổi, bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ và xây dựng của mỗi nước;

        Nhận thức sâu sắc rằng độc lập, tự do, hoà bình và an ninh của hai nước có quan hệ khăng khít với nhau và hai bên có nghĩa vụ hết lòng hết sức giúp nhau củng cố và bảo vệ những thành quả cách mạng vĩ đại đã giành được trải qua gần ba mươi năm đấu tranh gian khổ, đầy hy sinh;

        Khẳng định rằng tình đoàn kết chiến đấu và sự hợp tác hữu nghị lâu dài về mọi mặt giữa Việt Nam và Campuchia đáp ứng lợi ích sống còn của nhân dân hai nước, đồng thời là một nhân tố bảo đảm hoà bình, ổn định vững chắc ở Đông Nam châu Á, phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân các nước trong khu vực này và góp phần giữ gìn hoà bình thế giới;

        Tin tưởng rằng thắng lợi hoàn toàn của nhân dân Campuchia dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, đường lối đúng dằn, độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế của mỗi nước, sự tôn trọng lợi ích chính dáng của nhau là cơ sở vững chắc để phát triển không ngừng quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước;
Nhằm mục đích tăng cường tình đoàn kết chiến đấu, sự hợp tác hữu nghị lâu dài, và giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt để củng cố nền độc lập xây dựng đất nước phồn vinh và cuộc sống hạnh phúc của nhân dân mỗi nước, góp phần giữ gìn hoà bình và ổn định ở Đông Nam châu Á và trên thế giới, phù hợp với những mục tiêu của phong trào các nước không liên kết và Hiến chương Liên hợp quốc;

        Đã quyết định ký hiệp ước và đã thoả thuận những điều sau đây:

        Điều 1: Hai bên cam kết làm hết sức mình để bảo vệ và phát triển không ngừng truyền thống đoàn kết chiến đấu, quan hệ hữu nghị, hợp tác anh em Việt Nam - Campuchia, lòng tin cậy và sự giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

        Hai bên ra sức giáo dục cán bộ, chiến sỹ và nhân dân nước mình bảo vệ truyền thống đoàn kết chiến đấu và hữu nghị thuỷ chung Việt Nam - Campuchia đời đời trong sáng.

        Điều 2: Trên nguyên tắc việc bảo vệ và xây dựng đất nước mình là sự nghiệp của chính nhân dân mỗi nước, hai bên cam kết hết lòng ủng hộ và giúp đỡ nhau về mọi mặt và bằng mọi hình thức cần thiết nhằm tăng cường khả năng bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và công cuộc lao động hoà bình của nhân dân mỗi nước, chống mọi âm mưu và hành động phá hoại của lực lượng đế quốc và phản động quốc tế. Hai bên sẽ tiến hành các biện pháp có hiệu quả nhằm thực hiện điều cam kết này khi một trong hai bên yêu cầu.

        Điều 3: Nhằm giúp nhau xây dựng đất nước giàu mạnh, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, hai bên sẽ tăng cường quan hệ trao đổi và hợp tác anh em cùng có lợi và giúp đỡ nhau về các mặt kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, kỹ thuật, đào tạo cán bộ và trao đổi chuyên gia, trao đổi kinh nghiệm xây dựng đất nước về mọi mặt.

        Nhằm mục đích đó, hai bên sẽ ký những hiệp định cần thiết, đồng thời tăng cường tiếp xúc và hợp tác giữa các cơ quan nhà nước có liên quan và các tổ chức quần chúng của hai nước.

        Điều 4: Hai bên cam kết sẽ giải quyết bằng thương lượng hoà bình tất cả những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ giữa hai nước. Hai bên sẽ đàm phán để ký một hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước trên cơ sở đường biên giới hiện tại, quyết tâm xây dựng đường biên giới này thành một biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước.

        Điều 5: Hai bên hoàn toàn tôn trọng đường lối độc lập, tự chủ của nhau.

        Hai bên kiên trì chính sách đối ngoại độc lập, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và không liên kết, theo nguyên tắc không can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào vào công việc nội bộ nước khác, không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào vào công việc nội bộ của nước mình và không cho phép bất kỳ nước nào dùng lãnh thổ nước mình để can thiệp vào các nước khác.

        Hai bên coi trọng truyền thống đoàn kết chiến đấu và tình hữu nghị anh em lâu đời giữa nhân dân Campuchia, nhân dân Lào và nhân dân Việt Nam, nguyện ra sức tăng cường quan hệ truyền thống đó trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước. Hai Bên tăng cường quan hệ mọi mặt với các nước xã hội chủ nghĩa. Là những nước ở Đông Nam châu Á, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia kiên trì chính sách quan hệ hữu nghị, láng giềng tốt với Thái Lan và với các nước khác ở Đông Nam châu Á, tích vực góp phần vào hoà bình, ổn định và phồn vinh của khu vực Đông Nam châu Á. Hai bên phát triển quan hệ hợp tác với các nước dân tộc độc lập, các phong trào giải phóng dân tộc và phong trào dân chủ, kiên quyết ủng hộ sự nghiệp đấu tranh của nhân dân các nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Hai bên tích cực góp phần vào sự đoàn kết và lớn mạnh của phong trào không liên kết chống chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động quốc tế khác, giành và bảo vệ độc lập dân tộc, tiến tới xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới.

        Điều 6: Hai bên sẽ thường xuyên trao đổi ý kiến với nhau về những vấn đề thuộc quan hệ hai nước và những vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Mọi vấn đề trong quan hệ giữa hai nước sẽ được giải quyết bằng thương lượng trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, có lý có tình.

        Điều 7: Hiệp ước này không nhằm chống một nước thứ ba nào và không liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mỗi bên theo các hiệp định hai bên hoặc nhiều bên mà họ tham gia.

        Điều 8: Hiệp ước này có hiệu lực ngay từ ngày trao đổi thư phê chuẩn; việc phê chuẩn sẽ làm theo thủ tục của mỗi bên.

        Điều 9: Hiệp ước này có giá trì trong hai mươi lăm năm và sẽ được mặc nhiên gia hạn thêm từng mười năm nếu một trong hai bên ký kết không thông báo bằng văn bản cho bên kia ý muốn huỷ bỏ Hiệp ước một năm trước khi Hiệp ước hết hạn.

        Hiệp ước này làm tại Phnôm Pênh, thủ đô nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, ngày 18-2-1979, thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Khơ-me; cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
         THAY MẶT CHÍNH PHỦ                                        THAY MẶT HỘI ĐỒNG NDCM
        NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                                   NƯỚC CHND CAMPUCHIA
                    (Đã ký)                                                                  (Đã ký)
             PHẠM VĂN ĐỒNG                                                      HENG SAMRIN
   THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ                                        CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NDCM



Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Giêng, 2016, 04:29:25 am
       
        4. Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia


Ký ngày 7-7-1982         
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ NHÂN DÂN CAMPUCHIA,

        Với lòng mong muốn không ngừng củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, theo tinh thần Hiệp ước hoà bình hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia, ký ngày 18-02-1979.

        Căn cứ thực tế là vùng biển nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bờ biển tỉnh Kăm-pôt đến nhóm đảo Poulo Wai của Cộng hoà nhân dân Campuchia, gồm những vùng biển từ lâu thuộc nước Việt Nam và nước Campuchia do những điều kiện địa lý đặc biệt của nó và ý nghĩa quan trọng của nó đối với quốc phòng và kinh tế của mỗi nước,

        Đã thoả thuận những điều sau đây:

        Điều 1: Vùng nước nằm giữa bờ biển tỉnh Kiên Giang, đảo Phú Quốc đến quần đảo Thổ Chu của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bờ biển tỉnh Kăm-pôt đến nhóm đảo Poul Wai của nước Cộng hoà nhân dân Campuchia là vùng nước lịch sử của hai nước theo chế độ nội thuỷ, được giới hạn (theo kinh tuyến Greenwich Đông):
Về phía Tây Bắc bởi đường thẳng nối liền các toạ độ 09°54'2" vĩ Bắc - 102°52'2 kinh Đông và 09°54'5" vĩ Bắc - 102°57'0 kinh Đông ở đảo Poul Wai (Campuchia) đến toạ độ 10°24'1 vĩ Bắc - 103°48'0 kinh Đông và 10°25'6 vĩ Bắc - 103°49'2 kinh Đông ở đảo Koh Sès (Campuchia) đến toạ độ 10°30'0 vĩ Bắc - 103°47'4 kinh Đông ở đảo Koh Thmei (Campuchia) kéo đến toạ độ 10°32'4 vĩ Bắc-103°48'2 kinh Đông trên bờ biển tỉnh Kăm-pôt (Campuchia).

        Về phía Bắc bởi đường bờ biển tỉnh Kăm-pôt từ các toạ độ 10°32'4 vĩ Bắc - 103°48'2 kinh Đông đến điểm mút trên bờ biển của đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia.

        Về phía Đông Nam bởi đường nối liền từ điểm mút trên bờ biển của đường biên giới đất liền giữa Việt Nam và Campuchia đến toạ độ 100°4'2 vĩ Bắc - 104°02'3 kinh Đông ở mũi An Yên đảo Phú Quốc (Việt Nam) vòng theo bờ Bắc đảo đến mũi Đất Đỏ ở toạ độ 10°02'8 vĩ Bắc - 103°59'1 kinh Đông, kéo qua toạ độ 09°18'1 vĩ Bắc - 103°26'4 kinh Đông ở đảo Thổ Chu (Việt Nam) đến toạ độ 09°15'0 vĩ Bắc - 103°27'0 kinh Đông ở đảo Hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu (Việt Nam).

        Về phía Tây Nam bởi đường thẳng kéo toạ độ 09°55'0 vĩ Bắc - 102°53'5 kinh Đông ở đảo Poul Wai đến toạ độ 09°15'0 vĩ Bắc - 103°27'0 kinh Đông ở đảo Hòn Nhạn thuộc quần đảo Thổ Chu (Việt Nam).

        Điều 2: Hai bên sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên tinh thần bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau để hoạch định đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử nói ở Điều 1.

        Điều 3: Trong khi chờ đợi giải quyết biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử nói ở Điều 1:

        Điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải mỗi nước nằm giữa biển trên đường thẳng nối hến quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai và sẽ do hai bên thoả thuận xác định sau.

        - Hai bên vẫn lấy đường gọi là đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này.

        - Việc tuần tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử sẽ do cả hai bên cùng tiến hành.

        - Việc đánh, bắt hải sản của nhân dân địa phương trong vùng này vẫn tiếp tục theo tập quán làm ăn từ trước tới nay. Đối với việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên trong khu vực đó, hai bên sẽ cùng nhau thoả thuận.

        Hiệp định này làm tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 7-7-1982, thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Khơ-me, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM  THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CHND CAMPUCHIA
                          (Đã ký)                                                     (Đã ký)
                  NGUYỄN CƠ THẠCH                                             HUN XEN
              BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO                           BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Giêng, 2016, 11:07:53 am
       
        5. Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân đần Campuchia


Ký ngày 20 tháng 7 năm 1983        

        Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà nhân dân Campuchia:

        Với lòng mong muốn không ngừng củng cố và phát triển các quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam - Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và sự giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt để xây dựng đất nước phồn vinh và cuộc sống hạnh phúc của nhân dân hai nước;

        Thi hành Điều 4 của Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 18 tháng 02 năm 1979 nhằm xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước;

        Đã quyết định ký kết Hiệp ước này và với mục đích đó, hai bên đã cử đại diện toàn quyền của mình:

        Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch;

        Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà nhân dân Campuchia: Bộ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Campuchia Hun Xen;

        Các đại diện toàn quyền, sau khi trao đổi giấy uỷ nhiệm thấy là hợp lệ, đã thoả thuận những điều sau đây:

        Điều 1: Trên đất liền, hai bên coi biên giới hiện tại giữa hai nước được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương, thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất (kèm theo 26 mảnh bản đồ được hai Bên xác nhận) là đường biên giới quốc gia giữa hai nước.

        Ở những nơi nào đường biên giới chưa được vẽ trên bản đồ, hoặc hai bên đều chưa thấy hợp lý thì hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, phù hợp với luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế.

        Điều 2: Hai bên sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp để hoạch định đường biên giới trên biển giữa hai nước trong vùng nước lịch sử đã được hai bên thoả thuận theo tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia, phù hợp với luật pháp quốc tế và thực tiễn quốc tế.

        Điều 3: Vào thời gian thích hợp và được hai bên thoả thuận, hai bên sẽ thành lập Uỷ ban liên hợp gồm số đại biểu bằng nhau của mỗi bên để hoạch định đường biên giới đất liền và đường biên giới trên biển theo Điều 1 và Điều 2 của hiệp ước này, soạn thảo Hiệp ước về hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước.

        Điều 4: Hiệp ước này sẽ được phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi thư phê chuẩn.

        Hiệp ước này sẽ hết hiệu lực ngay sau khi Hiệp ước về hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước nói ở Điều 3 trên đây có hiệu lực.

        Làm tại Phnôm Pênh ngày 20-7-1983 thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Khơ-me, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

ĐƯỢC UỶ NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ                 ĐƯỢC UỶ NHIỆM CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ
        NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                                     NƯỚC CHND CAMPUCHIA
            NGUYỄN CƠ THẠCH                                                       HUN XEN
        BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO                                     BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO
       NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                                  NƯỚC CHND CAMPUCHIA

        Danh sách hai mươi sáu tờ bản đồ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (Kèm theo Hiệp ước nguyên tắc giải quyết biên giới VN-CPC 1983)

STTTên tờ----Số hiệu-----Năm xuất bản----Năm tái bản
1Dak To148 W19541954
2Yaly
3Bô Kham
4Bô Kham
5Komayol
6Komayol
7Ban Don
8Ban Don
9Poste Maitre
10Poste Maitre
11Sré Kh Tum
12Lộc Ninh
13Lộc Ninh
14Memot
15Memot
16Tây Ninh
17Tây Ninh
18Prey Veng
19Trang Bang
20Trang Bang
21Svey Rieng
22Svey Rieng
23Ta Keo
24Ha Tien
25Ha Tien
26Kampot


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Giêng, 2016, 04:50:48 am
       
        6. Hiệp định về quy chế biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia

Ký ngày 20 tháng 7 năm 1983        

        Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Campuchia:

        Căn cứ vào Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 18-2-1979;

        Với lòng mong muốn xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, phù hợp với mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia nhằm tăng cường bảo vệ an ninh khu vực biên giới hai nước,

        Đã thoả thuận những điều sau đây:

        I. Đường biên giới và khu vực biên giới

        Điều 1: Cho đến khi được hoạch định chính thức, biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia là đường biên giới hiện tại được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (Service Geographique de L'indochine) thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất như quy định ở Điều 1 Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 20-7-1983.

        Điều 2: Đường biên giới quốc gia giữa hai nước phải được tôn trọng. Các mốc giới phải được bảo vệ. Cấm xê dịch hoặc làm hư hại mốc giới.

        Điều 3: Hai bên thoả thuận thành lập ở mỗi bên một khu vực gọi là khu vực biên giới bao gồm các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương có một ranh giới trùng với biên giới quốc gia giữa hai nước Việt Nam và Campuchia nhằm làm cho việc qua lại biên giới của những người dân cư trú hai bên biên giới được thuận tiện, đáp ứng nhu cầu chính đáng hàng ngày của họ và đảm bảo an ninh mỗi khu vực biên giới và mỗi nước.

        Hai bên sẽ thông báo cho nhau danh sách các các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương nói trên có ghi rõ thuộc huyện, tỉnh.

       II. Quản lý khu vực biên giới

        Điều 4: a. Những người dân của mỗi bên được phép cư trú trong khu vực biên giới nói ở Điều 3 Hiệp định này, từ 15 tuổi trở lên được nhà đương cục có thẩm quyền nước mình cấp một giấy chứng minh biên giới có ký hiệu riêng do hai bên thoả thuận, nhằm phân biệt với những người cư trú ngoài khu vực biên giới.

        b. Những phần tử xấu có nguy hại cho việc giữ gìn an mình chính trị, trật tự xã hội và kinh tế ở khu vực biên giới không được cư trú trong khu vực biên giới.

        Điều 5: a. Những người dân cư trú trong khu vực biên giới bên này được phép qua khu vực biên giới bên kia để mua bán, trao đổi hàng hoá cần thiết cho đời sống hàng ngày và cho nhu cầu sản xuất, thăm viếng người thân, xem chiếu phim, xem biểu diễn văn nghệ v.v...

        b. Hai bên sẽ quy định danh mục, số lượng những mặt hàng người dân khu vực biên giới bên này được phép mang theo sang khu vực biên giới bên kia như nói ở khoản a) điều này. Những thứ hàng này được miễn giấy phép và thuế quan.

        c. Những hàng hoá nói ở khoản a) và b) điều này chỉ được mua bán tại các chợ do chính quyền mỗi bên mở tại khu vực biên giới và phải tuân theo luật lệ của mỗi bên.

        Điều 6: a. Những người dân khu vực biên giới bên này không được sang khu vực biên giới bên kia cư trú, làm nhà, canh tác, lấy lâm thổ sản, săn bắn, chăn trâu bò, gia cầm v.v... đánh cá, bắt tôm trừ trường hợp được phép của chính quyền hai bên từ cấp huyện trở lên. Trường hợp sang khu vực biên giới bên kia cư trú, làm nhà trái với quy định này sau khi Hiệp định này có hiệu lực thì đương sự phải dỡ nhà trở về nước mình trong vòng sáu tháng.

        b. Trường hợp đang sản xuất tại khu vực biên giới bên kia khi Hiệp định này có hiệu lực và không được phép tiếp tục nửa, nếu là hoa màu và cây lâu năm chưa kịp thu hoạch thì đương sự được phép tiếp tục qua biên giới để chăm sóc cho đến khi thu hoạch xong và chỉ được được làm và thu hoạch hết vụ đó. Đối với cây lâu năm, chậm nhất một năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, đương sự phải nhượng lại cho chính quyền địa phương sở tại và chính quyền địa phương sở tại cần xem xét việc bồi thường cho đương sự theo giá thoả thuận.

        c. Trong lúc tiến hành các hoạt động sản xuất nói trên ở khu vực biên giới bên kia, đương sự phải tuân theo luật lệ của bên kia.

        Điều 7: Đối với những người dân lương thiện bên này đã sang cư trú ở khu vực biên giới bên kia từ lâu, trước ngày Hiệp định này có hiệu lực mà tôn trọng luật pháp và phong tục tập quán nước sở tại thì chính quyền địa phương tạo điều kiện cho họ tiếp tục ở lại làm ăn sinh sống. Những phần tử xấu, làm ăn phi pháp không được hưởng điều khoan này.

        Điều 8: a. Ở những nơi đường biên giới đi giữa dòng sông, suối, kênh, rạch, những người dân khu vực biên giới hai bên được sử dụng nước sông, suối, kênh, rạch đó vào sinh hoạt hàng ngày, được đánh bắt cá, tôm... và tàu thuyền được đi lại bình thường, nhưng không được lên bờ phía bên kia, trừ trường hợp bị tai nạn, và ở đó hai bên sẽ giúp đỡ nạn nhân.

        b. Ở những nơi sông, suối, kênh, rạch thuộc một bên do đường biên giới đi về một phía bờ, những người dân khu vực biên giới bên kia vẫn được dùng nước các sông, suối, kênh, rạch đó vào cho sinh hoạt hàng ngày, tàu thuyền được đi lại bình thường, nhưng không được đánh bắt cá tôm trên các sông, suối, kênh, rạch trừ trường hợp được phép của chính quyền hai bên từ cấp huyện trở lên và họ phải tôn trọng chủ quyền và luật lệ của nước có chủ quyền đối với sông, suối, kênh, rạch đó.

        c. Những người dân khu vực biên giới hai bên được làm công trình thuỷ lợi nhỏ trên sông, suối, kênh, rạch biên giới. Trước khi làm, chính quyền cấp huyện bên có ý định xây dựng công trình đó phải bàn bạc và được sự thoả thuận của chính quyền cấp huyện phía bên kia nhằm bảo đảm lợi ích của cả hai bên và không được làm thay đổi hướng dòng chảy.

        Việc xây dựng công trình thuỷ lợi vừa và lớn trên sông, suối, kênh, rạch biên giới phải do chính quyền cấp tỉnh hai bên bàn bạc và báo cáo lên Chính phủ hai bên quyết định.

        Điều 9: a. Hai bên cần có biện pháp bảo vệ rừng và cây trồng ở hai bên biên giới.

        b. Khi một bên bị sâu bệnh phá hoại hoa màu, cây cối hoặc bị cháy rừng, bên đó phải nhanh chóng diệt trừ sâu bệnh và dập tắt đám cháy, đồng thời thông báo ngay cho cho chính quyền phía bên kia biết để có biện pháp kịp thời phòng ngừa. Nếu được yêu cầu, phía bên kia sẽ tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.

        Điều 10: a. Khi có dịch bệnh người và gia súc ở một bên, bên đó phải có biện pháp phòng, chống kịp thời, đồng thời thông báo ngày cho chính quyền địa phương bên kia biết. Nếu được yêu cầu, phía bên kia sẽ tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.

        b. Trong thời gian có dịch bệnh người hay gia súc ở một vùng biên giới, cần tạm ngừng việc qua lại của những người dân khu vực biên giới lân cận của hai bên và ngừng việc mua bán, chuyển gia súc trong khu vực biên giới đó cũng như ở các vùng lân cận. Việc tạm ngừng nói trên phải do chính quyền cấp tỉnh quyết định.

        Điều 11: Khi có người bị bệnh hoặc tai nạn, cần được cấp cứu, những người dân khu vực biên giới bên này có thể trực tiếp liên hệ với cơ sở y tế gần nhất của bên kia yêu cầu giúp đỡ, đồng thời báo cho chính quyền phía bên mình biết để liên hệ làm thủ tục cần thiết với chính quyền bên kia.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Giêng, 2016, 01:07:40 am
       
        III. Kiểm soát việc qua lại biên giới

        Điều 12: a. Hai bên thoả thuận mở 8 cửa khẩu trên các đường bộ, đường sông sau đây:

Việt Nam|Campuchia
Lệ ThanhĐường số 19An-đông Pếch
Bu PrăngĐường số 14Ô-reng
Bo NuêĐường số 13Xnun
Đường số 22B Đường số 7
Xa Mách Trapeang Phlong
Đường số 22A Đường số 1
Mộc Bài Ba-vét
Tịnh BiênĐường số 2Phơ-nông Đơn
Xà XýaĐường số 17Lốc
Sông Cửu Long-Sông Tiền Vĩnh Xương-Thường PhướcSông Mê Công Ca-ôm Sam-no-Cốc Rô-ca

        b. Hai bên sẽ đặt trạm kiểm soát ở các cửa khẩu chính làm nhiệm vụ kiểm soát người, hành lý, hàng hoá và phương tiện vận chuyển qua lại biên giới theo những quy định của Hiệp định này, hoặc những thoả thuận liên quan khác của hai nước và những luật lệ liên quan của mỗi nước.

        c. Ở những nơi xa các cửa khẩu chính nói ở khoản a) điều này, chính quyền cấp tỉnh hai bên có thể thoả thuận mở thêm những cửa khẩu phụ trên những đường nhỏ hoặc đường mòn để thuận tiện cho những người dân khu vực biên giới hai bên qua lại.

        d. Việc kiểm soát sự qua lại biên giới ở các cửa khẩu phụ sẽ do đồn biên phòng nơi đó phụ trách.

        Điều 13: Nhân dân, cán bộ, bộ đội, hàng hoá hai nước qua biên giới phải theo các quy định sau đây:

        a. Cán bộ, viên chức, công nhân các ngành kể cả quân đội của mỗi bên, đi tập thể hoặc cá nhân, qua lại biên giới vì lý do đi công tác, thăm viếng hữu nghị, học tập, chữa bệnh hoặc lý do khác kể cả kiều dân của hai bên được phép đi về, phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị ngang hộ chiếu do Bộ Ngoại giao nước họ cấp.

        b. Các cán bộ, viên chức, công nhân thuộc các ngành và thuộc các tỉnh không phải biên giới của mỗi nước đi qua biên giới nhiều người hay từng cá nhân để thực hiện một nhiệm vụ của cơ quan họ thuộc các cấp theo một thoả thuận giữa hai bên phải có giấy cho phép qua lại do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ ngoại giao của mỗi nước cấp.

        c. Các đơn vị quân đội hay cá nhân quân nhân của mỗi bên đi qua biên giới để thực hiện một nhiệm vụ đã được các Bộ Quốc phòng hai nước thoả thuận phải có một giấy phép đi qua biên giới do một cơ quan quân sự có thẩm quyền được Bộ Quốc phòng hai nước thống nhất cử ra.

        d. Các cán bộ, viên chức, công nhân của các tỉnh biên giới một nước đi qua biên giới nhiều người hay từng người để thực hiện một nhiệm vụ hay thăm viếng hữu nghị phải có giấy cho phép qua lại biên giới do nhà chức trách cấp tỉnh mỗi nước cấp. Các giấy cho phép qua lại biên giới đó chỉ có giá trị đối với tỉnh biên giới đến.

        e. Dân của mỗi nước đi qua biên giới về việc cá nhân như thăm họ hàng và bè bạn, sửa sang hay di chuyển mồ mả phải có các giấy tương đương giấy thông hành do cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nội vụ hay Bộ Ngoại giao của mỗi nước cấp.

        f. Dân một vùng biên giới sang vùng biên giới khác theo khoản a điều 5 của Hiệp định này phải có giấy căn cước vùng biên giới. Nếu muốn ở lại quá 3 ngày, người hữu quan phải có giấy cho phép rõ ràng của nhà chức trách thôn hay của đơn vị gác biên giới đóng ở điểm gần nhất. Họ phải trình giấy căn cước vùng biên giới và nếu cần giấy phép của họ với nhà chức trách thôn nơi họ đến theo đúng Điều 15.b dưới đây.

        g. Các thành viên đoàn thuỷ thủ các tàu của một bên đi qua lãnh thổ bên kia phải có thẻ thuỷ thủ.

        h. Hàng hoá mọi loại được chuyển sang bên kia biên giới (trừ hàng của quân đội phải được kèm các giấy chứng nhận của cơ quan gửi hàng và theo đúng các quy định về hải quan, kiểm tra y tế và bệnh thực vật và các quy định thích hợp của mỗi bên.

        Điều 14: Hai bên thoả thuận về các mẫu giấy thông hành biên giới nói ở Điều 13 Hiệp định này và thông báo cho nhau biết mẫu chữ ký và mẫu con dấu của mỗi bên. Giấy thông hành biên giới đều ghi bằng hai thứ chừ Việt và Khơ-me.

        Khi một bên có sự thay đổi chữ ký và con dấu cần thông báo mẫu chữ ký và mẫu con dấu mới cho bên kia trước ba mươi ngày để thông báo cho các trạm kiểm soát cửa khẩu, đồn biên phòng và chính quyền xã trong khu vực biên giới.

        Điều 15: Việc kiểm soát qua lại biên giới quy định như sau:

        a. Người và hành lý, hàng hoá, phương tiện vận chuyển của hai bên qua lại biên giới hai nước, phải có đủ giấy tờ quy định ở Điều 13 Hiệp định này, phải qua đúng cửa khẩu ghi trên giấy tờ, phải xuất trình giấy tờ cho trạm kiểm soát cửa khẩu đăng ký và chịu những kiểm soát cần thiết.

        Trường hợp người và hành lý, hàng hoá và phương tiện vận chuyển không có hoặc không đủ giấy tờ cần thiết thì không được qua biên giới.

        b. Những người dân khu vực biên giới ở những nơi xa cửa khẩu chính có thể qua biên giới bằng cửa khẩu phụ. Khi qua biên giới phải xuất trình giấy tờ với đồn, trạm biên phòng làm nhiệm vụ kiểm soát ở đó. ở những nơi không có đồn, trạm kiểm soát, đương sự phải xuất trình giấy chứng minh biên giới cho chính quyền cấp xã nơi mình đến. Nếu thời gian lưu lại khu vực biên giới bên kia quá ba ngày đương sự phải xuất trình thêm giấy phép nói ở khoản f, Điều 13 Hiệp định này.

        c. Những người không thuộc quốc tịch Việt Nam và quốc tịch Campuchia muốn qua biên giới giữa hai nước chỉ được đi qua cửa khẩu trên đường số 22A về phía Việt Nam hay đường số 1 về phía Campuchia; đường sông Của Long (sông Tiền) về phía Việt Nam hay đường sông Mê Công về phía Campuchia và chịu sự kiểm soát của các trạm kiểm soát tại những nơi đó.

        Điều 16: Hai bên tăng cường hợp tác để giữ gìn trật tự, an ninh chung trong khu vực biên giới hai nước.

        a. Khi một bên phát hiện sự hoạt động của biệt kích, gián điệp, tàn quân của chế độ cũ và phần tử xấu khác cần kịp thời thông báo cho bên kia biết và phối hợp đối phó nếu cần.

        b. Trường hợp công dân một nước vi phạm luật pháp và các quy định của nước kia (cướp của, hành hung, buôn lậu,...) chính quyền địa phương cần kịp thời bắt giữ, lập biên bản rồi giao người và tang vật cho chính quyền nước bên phía công dân đó xử lý.

        IV. Điều khoản chung

        Điều 17: Khi xảy ra những chuyện tranh chấp ở biên giới, chính quyền địa phương hai bên tuỳ theo mức độ, cần kịp thời gặp nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần hữu nghị và quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Trường hợp tranh chấp về lãnh thổ thì chính quyền địa phương mỗi bên phải báo cáo lên Chính phủ nước mình giải quyết. Trong khi chờ đợi, hai bên đều cố gắng giữ quan hệ bình thường không làm cho tình hình phức tạp thêm.

        Điều 18: Các ngành có liên quan đến việt bảo vệ an ninh biên giới và chính quyền các tỉnh biên giới của mỗi bên cần gặp nhau bàn bạc biện pháp thực hiện Hiệp định này.

        Điều 19: a. Hiệp định này có giá trị trong năm năm kể từ khi Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 20-7-1983 có hiệu lực.

        Ba tháng trước khi hết hạn, nếu không bên nào nêu ý muốn huỷ bỏ hiệp định thì hiệp định này mặc nhiên được gia hạn thêm một thời hạn năm năm nữa.

        b. Hiệp định này có thể được bổ sung hoặc sửa đổi theo sự thoả thuận của hai bên ký kết.
Làm tại Phnôm Pênh, ngày 20-7-1983, thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Khơ-me, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

        THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC                                  THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC
              CHXHCN VIỆT NAM                                                  CHND CAMPUCHLA
                     (Đã ký)                                                                    (Đã ký)
              NGUYỄN CƠ THẠCH                                                         HUN XEN
          BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO                                       BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Giêng, 2016, 05:42:51 am
       
        7. Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia


Ký ngày 27 tháng 12 năm 1985        

        Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà nhân dân Campuchia,

        Với lòng mong muốn không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia trên cơ sở những nguyên tắc: Hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không ngừng tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và sự giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt để xây dựng đất nước phồn vinh và cuộc sống hạnh phúc của nhân dân hai nước,

        Để xác định chính thức đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia nhằm xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị lâu dài giữa hai nước,

        Đã quyết định ký hiệp ước này và cử các đại diện toàn quyền của mình:

        Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch,

        Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà nhân dân Campuchia: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hun Xen.

        Các đại diện toàn quyền của hai Bên, sau khi trao đổi giấy uỷ quyền thấy là hợp lệ, đã cùng nhau thoả thuận những điều sau:

       Điều I: Căn cứ vào Điều 1 của Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề các biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 20 tháng 7 năm 1983 và căn cứ vào các biên bản giữa Đoàn đại biểu Chính phủ hai nước trong Uỷ ban Liên hợp ký ngày 13 tháng 7 năm 1984 và ngày 8 tháng 12 năm 1984, hai Bên đã thoả thuận hoạch định đường biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia theo hướng chung từ Bắc xuống Nam như sau:

        Khởi đầu từ giao điểm của đường biên giới quốc gia của ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào, đường biên giới đi hướng Nam - Tây Nam theo đường sống núi xuống cắt khe tại toạ độ 1622.610 - 775.280, đi lên theo đường sống núi đến đỉnh núi có toạ độ 1621.125 - 775.025, theo đường thẳng khoảng 3.650m (ba nghìn sáu trăm năm mươi mét) đến đỉnh núi có toạ độ 1617.700 - 773.820; chuyển hướng Đông Nam theo đườn g sống núi đến đinh có toạ độ 1616.515 - 774.600; chuyển hướng Tây Nam theo đường sống núi qua điểm cao 1018 đến đỉnh núi có toạ độ 1613.630 - 771.550; chuyển hướng Nam theo đường sống núi qua điểm cao 782 đến điểm có toạ độ 1609.400 - 772.835; chuyển hướng Tây Nam theo đường sống núi qua điểm có toạ độ 1605.150 - 770.625, qua các điểm cao 1054 (Ngok Boun), 924, 1022, chuyển hướng Tây - Tây Bắc theo đường sống núi qua điểm có toạ độ 1593.725 - 765.715, qua điểm cao 837 đến điểm cao 957;

        Chuyển hướng Nam - Tây Nam theo đường sống núi cắt suối không tên tại toạ độ 1594.765 - 762.735, qua đỉnh núi có toạ độ 1594.950 - 762.000, cắt suối không tên tại toạ độ 1593.650 - 761.300 đến đỉnh núi có toạ độ 1591.125 - 761.460, đi xuống theo khe đến điểm có toạ độ 1590.875 - 762.540, đi lên đến điểm có toạ độ 1590.160 - 762.020, theo đường sống núi qua các điểm cao 1441, 1412, 465, 734, 885, 903, 754, 847, 697, 614, 710 đến điểm có toạ độ 1560.280 – 759.250;

        Chuyển hướng Đông Nam theo đường sống núi cắt khe tại toạ độ 1558.850 - 754.390, lên theo đường sống núi cắt khe tại toạ độ 1558.555 - 754.850, theo đường sống núi qua các điểm cao 338, 421 đến điểm có toạ độ 1557.550 - 757.580; chuyển hướng Nam theo đường sống núi đến điểm có toạ độ 1555.995 - 757.445; chuyển hướng Tây đến điểm có toạ độ 155.905 - 755.935; chuyển hướng Nam - Tây Nam theo đường sống núi đến điểm có toạ độ 1550.610 - 754.995 qua điểm cao 324, xuống cắt suối không tên đến gặp bờ hữu ngạn của suối đó tại 1547.190 - 758.095; chuyển hướng Đông theo bờ hữu ngạn của suối không tên đến gặp bờ hữu ngạn của Nậm Sa Thầy tại toạ độ 1548.415 - 764.340; chuyển hướng Nam theo bờ hữu ngạn của Nậm Sa Thầy đến gặp bờ hữu ngạn của Sê San tại toạ độ 1540.010 - 766.095, theo Se San (có đoạn theo bờ tả ngạn, có đoạn theo dòng như đã thể hiện trên bản đồ kèm theo) đến điểm có toạ độ 1525.950 - 765.365; chuyển hướng Đông - Nam theo đường thẳng khoảng 3.150 m (ba nghìn một trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1524.150 - 767.940, theo đường thẳng khoảng 1.200 m (một nghìn hai trăm mét) đến đỉnh núi có toạ độ 1524.040 - 769.150, theo đường thẳng khoảng 3.400 m (ba nghìn bốn trăm mét) cắt đường số 19 đến gặp suối không tên tại toạ độ 1522.350 - 772.070, theo đường thẳng khoảng 2.950.m (hai nghìn chín trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ i520.490 - 774.345, theo đường thẳng khoảng 6.100 m (sáu nghìn một trăm mét) đến điểm cao 271, theo đường thẳng khoảng 3.550 m (ba nghìn năm trăm năm mươi mét) đến đỉnh núi có toạ độ 1511.800 - 778.425;

        Chuyển hướng Nam theo đường thẳng khoảng 4.600 m (bốn nghìn sáu trăm mét) đến đỉnh núi có toạ độ 1507.160 - 778.700, chuyển hướng Đông Nam theo đường thẳng khoảng 11.550 m (mười một nghìn năm trăm năm mươi mét) đến điểm cao 468; chuyển hướng Nam theo đường thẳng khoảng 18.550 m (mười tám nghìn năm trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1478.180 - 785.400; chuyển hướng Nam - Tây Nam theo đường thẳng khoảng 36.950 m (ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi mét) đến đỉnh núi có toạ độ 1443.840 - 771.215, theo đường thẳng khoảng 2.200 m (hai nghìn hai trăm mét) đến điểm có toạ độ 1441.775 - 770.450; chuyển hướng Nam - Đông Nam theo đường sống núi cắt suối không tên đến gặp bờ tả ngạn của suối đó tại toạ độ 1440.580 - 771.00;

        Chuyển hướng Nam theo bờ tả ngạn suối không tên đến gặp hợp lưu của sông Srê Pok (Dak Không) với sông Prêk Dak Đăm tại toạ độ 1440.055 - 770.650, đi theo bờ hữu ngạn của Prêk Dak Đăm đến điểm có toạ độ 1362.650 - 769.540; chuyển hướng Tây - Tây Nam theo khe đến gặp bờ hữu ngạn của suối không tên tại toạ độ 1361.825 - 768.730; chuyển hướng Nam - Tây Nam theo bờ hữu ngạn của suối không tên đến điểm có toạ độ 1360.360 - 768.225, theo đường sống núi qua yên ngựa xuống theo khe gặp bờ hữu ngạn của O Pôr tại toạ độ 1359.800 - 766.345, chuyển hướng Nam - Tây Nam theo bờ hữu ngạn của O Pôr đến điểm ở mép phía Bắc đường số 309 có toạ độ 1354.475 - 765.270;

        Chuyển hướng Tây Bắc theo mép phía Bắc đường 309 đến điểm có toạ độ 1355.760 - 761.250, theo mép phía Đông đường mòn đến điểm có toạ độ 1360.150 - 759.665; chuyển hướng Tây theo khe cắt Prêk Dak Đăng đến gặp bờ tả ngạn của Prêk Dak Đăng tại toạ độ 1360.030 - 759.050, theo bờ tả ngạn của Prêk Dak Đăng qua điểm có toạ độ 1362.950 - 749.050 rồi theo bờ tả ngạn của Dak Huyt đến điểm có toạ độ 1337.455 - 717.475, theo đường thẳng khoảng 3400 m (ba nghìn bốn trăm mét) đến đỉnh núi có toạ độ 1336.205 - 714.300; chuyển hướng Nam - Tây Nam theo đường sống núi đến đỉnh núi có toạ độ 13a5e740 - 714.145; theo khe gặp bờ hữu ngạn của Dak Jerman tại toạ độ 1333.840 - 708.930, theo bờ hữu ngạn của Dak Jerman đến điểm có toạ độ 1323.950 - 677.580;


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Giêng, 2016, 12:28:29 pm
        Chuyển hướng Tây theo đường thẳng khoảng 10.700 m (mười nghìn bảy trăm mét) đến điểm có toạ độ 1323.280 - 666.950; chuyển hướng Bắc - Đông Bắc đến điểm có toạ độ 1323.800 - 667.160; chuyển hướng Đông đến điểm có toạ độ 1323.890 - 667.785; chuyển hướng Tây Bắc đến điểm có toạ độ 1324.250 - 667.420; chuyển hướng Tây theo bờ tả ngạn của Prêk Kriou (Prêk Chriv) đến gặp đường mòn tại toạ độ 1323.760 - 654.170; chuyển hướng Nam - Đông Nam theo đường thẳng khoảng 13.200 m (mười ba nghìn hai trăm mét) đến gặp giao điểm của đường mòn và bờ hữu ngạn của rạch Chàm (Tônlê Chàm) tại toạ độ 1311.960 - 660.210, theo bờ hữu ngạn của rạch Chàm (Tônlê Chàm) đến điểm có toạ độ 1290.375 - 658.630;

        Chuyển hướng Tây qua các điểm có toạ độ 1290.270 - 656.700, 1290.995 - 655.875, 1290.925 - 654.690, 1292.620 - 652.850, 1292.650 - 652.050, 1292.930 - 651.450, 1293.075 - 649.825, 1291.350 - 646.000, 1291.865 - 645.740, 1290.815 - 643.950 đến điểm có toạ độ 1290.650 - 642.000, chuyển hướng Bắc cắt Prêk Paplam tại toạ độ 1291.285 - 641.955;

        Chuyển hướng Tây Bắc cắt O Ngiev tại toạ độ 1293.330 - 639.830 đến điểm ở phía Tây đường mòn có toạ độ 1293.950 - 638.875, theo mép phía Tây đường mòn đi Ph.Chhung đến điểm có toạ độ 1295.775 - 638.340; chuyển hướng Tây - Tây Bắc qua điểm có toạ độ 1296.260 - 635.445, cắt Prêk Atung tại toạ độ 1296.825 - 634.040, qua điểm có toạ độ 1296.450 - 632.995 đến điểm có toạ độ 1296.725 - 632.325, theo mép phía Nam đường mòn đến điểm có toạ độ 1297.770 - 630.850; chuyển hướng Bắc - Tây Bắc cắt suối không tên tại toạ độ 1299.315 - 629.920; chuyển hướng Tây Nam đến điểm có toạ độ 1298.500 - 628.710; chuyển hướng Tây Bắc cắt suối không tên tại toạ độ 1298.860 - 628.150; chuyển hướng Tây Nam cắt đường mòn thuộc Phum Chrak Kranh tại toạ độ 1298.230 - 627.250, đến điểm có toạ độ 1297.380 - 626.2651 chuyển hướng Tây Bắc qua các điểm có toạ độ 1298.1 1 5 - 621 .64 5, 1299.570 - 620.355, 1299.655 - 619.580, 1300.435 - 619.440 cắt Prêk Kdol tại toạ độ 1301.375 - 617.215 đến điểm có toạ độ 1301.750 - 617.010; chuyển hướng Tây qua cát điểm có toạ độ 1301.705 - 614.460, 1302.050 - 613.850 cắt suối Chor tại toạ độ 1301.610 - 612.015; chuyển hướng Tây Nam qua các điểm có toạ độ 1298.730 - 610.490, 1296.000 - 611.050, 1293.415 - 609.280, 1293.645 - 608.940, 1291.395 - 606.925, cắt đường số 22 (78) tại toạ độ 1289.755 - 607.340, đến điểm có toạ độ 1286.550 - 604.390, chuyển hướng Tây Bắc đến phía Nam đường mòn ở điểm có toạ độ 1286.825 - 603.380, theo mép Tây Nam của đường mòn đến điểm có toạ độ 1290.715 - 597.210; chuyển hướng Tây Nam qua cát điểm có toạ độ 1290.050 - 595.225, 1289.000 - 593.260 cắt đường số 24 tại toạ độ 1287.690 - 592.345 đến điểm có toạ độ 1287.465 - 591.650; chuyển hướng Nam - Tây Nam cắt đường số 24 tại toạ độ 1286.540 - 591.680, cắt suối không tên đến gặp bờ tả ngạn của suối đó tại toạ độ 1284.900 - 591.215;

        Theo bờ tả ngạn của suối không tên đến gặp bờ tả ngạn của rạch Beng Gô (Tônlê Meanchey) tại toạ độ 1284.200 - 588.745, theo bờ tả ngạn rạch Beng Gô, rạch Cái Bắc (Tônlê Meanchey, Tônlê Roti, Kompong Kdei) đến điểm có toạ độ 1261.650 - 597.150, cắt rạch Cái Bắc đến gặp bờ hữu ngạn rạch Cái Cậy (Prek Kompong Spean), theo bờ hữu ngạn của rạch đó đến gặp đường số 24 tại toạ độ 1260.475 - 595.465; chuyển hướng Nam qua các điểm có toạ độ 1259.000 - 596.360, 1257.050 - 595.425, 1256.465 - 596.760, 1253.280 - 596.050, 1250.800 - 595.050, cắt rạch Nàng Dinh (Prêk Anlung Kei) tại toạ độ 1247.980 - 594.650, đến điểm có toạ độ 1246.855 - 595.165; chuyển hướng Đông đi theo mép Nam đường mòn đến điểm có toạ độ 1247.200 – 599.600; chuyển hướng Nam theo mép phía Tây đường mòn đến cắt đường số 13 (242) tại toạ độ 1243.250 - 599.650, theo mép phía Đông đường mòn đến điểm có toạ độ 1242.360 - 599.920; chuyển hướng Đông Nam qua các điểm có toạ độ 1239.880 - 601.630, 1238.600 - 603.150, 1237.490 - 605.915, 1237.770 - 607.000, 1236.950 - 611.150, 1231.425 - 612.165, 1229.370 - 615.700, 1226.700 - 618.010; chuyển hướng Đông Bắc cắt suối không tên tại toạ độ 1227.130 - 619.080; chuyển hướng Đông Nam qua điểm có toạ độ 1225.675 - 620.410, cắt suối không tên tại toạ độ 1223.775 - 621.195; chuyển hướng Đông Bắc qua các điểm có toạ độ 1225.770 - 623.180, 1226.620 - 624.900 đến điểm có toạ độ 1227.205 - 626.490;

        Chuyển hướng Nam - Đông Nam theo đường thẳng khoảng 3500m (ba nghìn năm trăm mét) cắt đường số 1 tại toạ độ 1224.350 - 628.510, đi theo đường thẳng dài 3.300 m (ba nghìn ba trăm mét) đến điểm có toạ độ 1221.515 - 630.165, theo đường thẳng khoảng 4300 m (bốn nghìn ba trăm mét) cắt đường mòn tại toạ độ 1217.250 - 630.675. Theo đường thẳng khoảng 2.250 m (hai nghìn hai trăm năm mươi mét), cắt đường số 6A tại toạ độ 1215.050 - 631.175, đến điểm có toạ độ 1213.190 - 632.125; chuyển hướng Tây qua điểm có toạ độ 1213.070 - 629.450 ngã ba đường mòn), cắt rạch Soc Nốc (Stoeng Mesâr Thgâk) tại toạ độ 1213.710 - 627.480; theo bờ phía Nam của rạch Soc Nốc đến điểm có toạ độ 1214.065 - 626.600; chuyển hướng Tây Nam đến điểm có toạ độ 1213.350 - 625.445; chuyển hướng Nam cắt Stoeng Tadév tại toạ độ 1211.225 - 625.645, đến điểm có toạ độ 1209.500 - 626.290; chuyển hướng Nam - Tây Nam theo đường thẳng khoảng 3.300 m (ba nghìn ba trăm mét) đến điểm có toạ độ 1206.580 - 624.725; chuyển hướng Nam - Đông Nam theo đường thẳng khoảng 4100 m (bốn nghìn một trăm mét) đến ngã ba đường mòn xóm Ba Thu tại toạ độ 1203.470 - 627.400, theo đường thẳng khoảng 6.150 m (sáu nghìn một trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1197.995 - 630.245, theo đường thẳng khoảng 5250 (năm nghìn hai trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1192.775 - 630.490;

        Chuyển hướng Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 3.600 m (ba nghìn sáu trăm mét) đến điểm có toạ độ 1195.080 - 627.735; chuyển hướng Tây theo đường thẳng khoảng 7.500 m bảy nghìn năm trăm mét) đến điểm có toạ độ 1194.650 - 620.225, theo đường thẳng khoảng 2.850 (hai nghìn tám trăm năm mươi mét) đến cắt đường mòn tại toạ độ 1195.130 - 617.440; chuyển hướng Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 8.050 m (tám nghìn không trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1199.785 - 610.895, theo đường thẳng khoảng 6.100 m (sáu nghìn một trăm mét) cắt đường mòn tại toạ độ 1204.140 - 606.615, theo đường thẳng khoảng 3.550 m (ba nghìn năm trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1206.500 - 603.950, theo đường thẳng khoảng 450 m (bốn trăm năm mươi mét) cắt O Kâmpông Rou đến gặp bờ phía Tây của rạch đó tại toạ độ 1206.710 - 603.565;

        Chuyển hướng Nam - Tây Nam theo bờ phía Tây của O Kâmpông Rou, rạch Cá Rô đến điểm có toạ độ 1198.010 - 602.575; chuyển hướng Tây - Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 4.000 m (bốn nghìn mét) cắt đường mòn tại toạ độ 1198.620 - 598.660, theo đường thẳng khoảng 5.800 m (năm nghìn tám trăm mét) cắt Prêk Kâmpông Rôtêk đến điểm có toạ độ 1201.245 - 593.305; chuyển hướng Bắc - Đông Bắc theo đường thẳng khoảng 3.850 m (ba nghìn tám trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1204.710 - 594.875; chuyển hướng Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 4.600 m (bốn nghìn sáu trăm mét), cắt đường số 258 (1010) tại toạ độ 1208.500 - 592.225; theo đường thẳng khoảng 5.500 m (năm nghìn năm trăm mét) đến điểm có toạ độ 1212.765 - 588.765; theo đường thẳng khoảng 7.400 m (bảy nghìn bốn trăm mét) cắt rạch không tên chạy vào rạch Long Khốt tại toạ độ 1219.415 - 485.515;


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Giêng, 2016, 04:12:19 am
        Chuyển hướng Tây - Tây Nam, theo bờ phía Bắc của rạch Long Khốt, rạch Cái Cỏ (Prêk Kâmpông Snay), rạch Cái Trốt, rạch Cái Cỏ đến điểm có toạ độ 1210.100 – 555.650; chuyển hướng Tây Bắc cắt qua sông Tam Ly (Prêk Tra Bek), đến gặp bờ phía Tây của sông đó tại toạ độ 1210.605 - 554.895; chuyển hướng Tây Nam theo bờ phía Tây của sông Tam Ly đến gặp bờ phía Bắc của sông Sở Hạ (Prêk Rôm) tại toạ độ 1210.075 - 554.620; theo bờ phía Bắc của sông Sở Hạ đến gặp bờ phía Bắc của rạch Cái Xu tại toạ độ 1202.170 - 539.000; theo bờ phía Bắc của rạch Cái Xu đến điểm có toạ độ 1201.560 - 538.680, theo bờ phía Bắc của rạch không tên đến gặp giữa sông Sở Thượng (Prêk Kaoh Sampou) tại toạ độ 1200.210 - 537.315; chuyển hướng Tây Bắc theo giữa sông Sở Thượng đến điểm có toạ độ 1204.205 - 529.380;

        Chuyển hướng Tây - Tây Nam , theo đường thẳng khoảng 2.850 m (hai nghìn tám trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1203.795 - 526.560; chuyển hướng Tây - Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 2.700 m (hai nghìn bảy trăm mét) đến điểm có toạ độ 1204.695 - 524.000, theo đường thẳng khoảng 2.250 m (hai nghìn hai trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1205.900 - 522.115; chuyển hướng Tây theo đường thẳng khoảng 1.900 m (một nghìn chín trăm mét) đi qua sông Cửu Long (Mê Công) để đến điểm có toạ độ 1205.950 - 520.215, chuyển hướng Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 3.000 m (ba nghìn mét) đến điểm có toạ độ 1207.215 - 517.475; chuyển hướng Tây theo đường thẳng khoảng 2.700 m (hai nghìn bảy trăm mét) đến điểm có toạ độ 1207.050 - 514.790, theo đường thẳng khoảng 2.500 m (hai nghìn năm trăm mét) đến điểm có toạ độ 1206.650 - 512.310, đi song song với Prêk Bak Nam và cách bờ phía Nam rạch đó khoảng 150 m (một trăm năm mươi mét) ra gặp mép phía Đông của cù lao Bắc Nam tại toạ độ 1207.325 - 511.300, rồi men theo mép phía Đông của cù lao đó ngược giữa sông Hậu Giang (Tônlê Bassac) đến điểm có toạ độ 1209.180 - 512.970; chuyển hướng Bắc - Tây Bắc theo rạch không tên gặp giữa sông Hậu Giang (Tônlê Bassac) tại điểm có toạ độ 1211.305 - 512.000, ngược giữa sông đó đến điểm có toạ độ 1210.950 509.440;

        Chuyển hướng Tây Nam đi song song với rạch Binh Ghi và cách bờ phía Tây rạch đó khoảng từ 50 m (năm mươi mét) đến 100 m (một trăm mét) như đã thể hiện trên bản đồ kèm theo, dài khoảng 2.200 m (hai nghìn hai trăm mét) đến khúc ngoặt; tiếp đó đi song song và cách bờ khoảng 150 m một trăm năm mươi mét) đến điểm gặp sông Châu Đốc (Prêk Moak Chruk) và cắt sông Châu Đốc tại toạ độ 1204.225 - 504.500, theo đường thẳng 1.100 m (một nghìn một trăm mét) đến điểm có toạ độ 1203.690 - 503.550; chuyển hướng Nam - Đông Nam theo đường thăng khoảng 2.500 m (hai nghìn năm trăm mét) đến điểm có toạ độ 1201.250 - 504.170, theo đường thẳng khoảng 6.050 m (sáu nghìn không trăm năm mươi mét) cắt rạch không tên tại toạ độ 1195.810 - 506.825, theo đường thẳng khoảng 1.500 m (một nghìn năm trăm mét) đến điểm có toạ độ 1194.295 - 506.755, theo đường thẳng khoảng 1.100 m (một nghìn một trăm mét) cắt sông Tra Keo (Stoeng Takêv) đến điểm có toạ độ 1193.250 - 507.240, theo đường thẳng khoảng 1.750 m (một nghìn bảy trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1191.500 - 507.600 theo đường thẳng khoảng 1.150 m một nghìn một trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1191.040 - 508.650, theo đường thẳng khoảng 3.000 m (ba nghìn mét) đến điểm có toạ độ 1188.620 - 510.460, theo đường thẳng khoảng 3.800 m (ba nghìn tám trăm mét) đến điểm có toạ độ 1184.890 - 511.080;

        Chuyển hướng Tây Nam theo đường thẳng khoảng 13.250 m (mười ba nghìn hai trăm năm mươi mét) cắt rạch không tên tại toạ độ 1178.250 - 499.615, theo đường thẳng khoảng 4.650 m (bốn nghìn sáu trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1175.700 - 495.680, chuyển hướng Nam - Tây Nam theo đường thẳng khoảng 3.650 m (ba nghìn sáu trăm năm mươi mét), cắt rạch Cây Dương tại toạ độ 1172.960 - 493.310, theo đường thẳng khoảng 8.250 m (tám nghìn hai trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1165.740 - 489.210, theo đường thẳng khoảng 4.300 m (bốn nghìn ba trăm mét) đến điểm có toạ độ 1162.825 - 486.050; chuyển hướng Tây theo đường thẳng khoảng 12.450 m (mười hai nghìn bốn trăm năm mươi mét) cắt rạch Can tại toạ độ 1162.450 - 473.515; chuyển hướng Tây - Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 6.850 m (sáu nghìn tám trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ 1164.600 - 467.000, theo đường thẳng khoảng 5.300 m (năm nghìn ba trăm mét) đến điểm có toạ độ 1164.855 - 461.170; chuyển hướng Nam theo đường thẳng khoảng 1.050 m (một nghìn không trăm năm mươi mét) cắt đường mòn tại toạ độ 1163.800 - 461.660; chuyển hướng Tây đi song song cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế khoảng 150 m (một trăm năm mươi mét) cắt rạch Giang Thành (Stoeng Tonhon) đến điểm có toạ độ 1164.200 - 456.450;

        Chuyển hướng Tây - Nam cắt đường số 161 tại toạ độ 1164.050 – 456.280, theo mép phía Tây đường mòn đến điểm có toạ độ 1150.000 - 445.530; chuyển hướng Tây - Bắc theo đường thẳng khoảng 1.600 m (một nghìn sáu trăm mét) cắt rạch không tên tại toạ độ 1151.280 - 444.580; chuyển hướng Bắc theo đường thẳng khoảng 300 m (ba trăm mét) đến điểm có toạ độ 1151.580 - 444.575; chuyển hướng Tây Bắc theo đường thẳng khoảng 1.750 m (một nghìn bảy trăm năm mươi mét) đến điểm có toạ độ. 1152.800 - 443.320; chuyển hướng Tây - Tây Nam theo đường thẳng khoảng 1.600 m (một nghìn sáu trăm mét) đến điểm có toạ độ 1152.540 - 441.740, theo đường thẳng khoảng 1.150 m (một nghìn một trăm năm mươi mét) đến cắt đường SA (17) ở giữa cầu Xà Xía tại toạ độ 1152.250 - 440.640, từ đó kéo thẳng đến điểm mút của đường biên giới quốc gia trên đất liến giữa Việt Nam và Campuchia.

        Đường biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia hoạch định như trên, được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (Service Geographique de L’Indochine) thông dụng trước năm 1954 hoặc gần năm 1954 nhất (26 mảnh bản đồ kèm theo được hai Bên xác nhận) bằng ký hiệu chữ thập mầu đen (+) đối với những đoạn biên giới được hai Bên công nhận là hợp lý và được thể hiện bằng ký hiệu chữ thập mầu đỏ (+) ở những đoạn có sửa, và được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 UTM (40 mảnh bản đồ kèm theo được hai bên xác nhận) bằng ký hiệu (---. ---. ----) màu đen. Hai bộ bản đồ trên được gọi là phụ lục I và phụ lục II là bộ phận cấu thành của Hiệp ước này và cả hai bộ bản đồ đó đều có giá trị như nhau. Các toạ độ trong điều này của Hiệp ước ghi theo bản đồ tỷ lệ 1/50.000 UTM được tính đơn vị bằng mét.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2016, 03:42:58 am
        Điều 2: Về các vấn đề liên quan đến sông, suối, rạch biên giới:

        1- Trường hợp sông, suối, rạch biên giới đổi dòng, đường biên giới vẫn giữ nguyên không thay đổi theo dòng mới nếu hai bên không có thoả thuận nào khác.

        2 - Những cù lao và bãi bồi ở hai bên đường biên giới trên các sông, suối rạch biên giới, nếu ở phía Việt Nam thì thuộc về chủ quyền của Việt Nam, nếu ở phía Campuchia thì thuộc về chủ quyền của Campuchia.

        Những cù lao và bãi bồi mới xuất hiện sau khi giải quyết xong hoàn toàn đường biên giới cũng được giải quyết theo nguyên tắc nói trên.

        3- Khi đi qua cầu bắc trên các sông, suối, rạch biên giới, đường biên giới đi tính giữa cầu, không kể đường biên giới đi dưới sông, suối rạch đó như thế nào.

        Điều 3: Trên biển, hai Bên căn cứ vào Điều 2 của Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 20-7-1983 và căn cứ vào các Điều 2 và Điều 3 của Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 7-7-1982, đã thoả thuận về nguyên tắc hoạch định đường biên giới trên biển trong vùng nước lịch sử, tức là đường biên giới quốc gia trên biển giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia như sau:

        1- Đường biên giới quốc gia trên biển giữa hai nước xuất phát từ điểm cuối cùng của đường biên giới trên đất liền (theo bản đồ tỷ lệ 1/100.000 và 1/50.000 kèm theo Hiệp ước).

        2- Đường biên giới quốc gia trên biển tiếp tục đi theo một đường mà hai bên sẽ thoả thuận bảo đảm việt chia đảo đúng như Hiệp định về vùng nước lịch sử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia đã quy định.

        3- Đường biên giới này sẽ đi qua điểm 0 là điểm tiếp giáp của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi nước và kéo đến một điểm nằm trên đường ranh giới ngoài của lãnh hải mỗi nước.

        4- Hải đồ ký kết chính thức kèm theo Hiệp ước về hoạch định biên giới quốc gia trên biển giữa hai nước sẽ là hải đồ của cơ quan đo đạc thuỷ văn Hải quân Pháp in năm 1955 và 1956, tỷ lệ 1/182.650 mang số hiệu 5394 và 5395.

        Căn cứ vào những nguyên tắc trên, Uỷ ban liên hợp tiến hành càng sớm càng tốt việc khảo sát thực địa, hoạch định biên giới quốc gia trên biển và soạn thảo Hiệp ước về hoạch định biên giới quốc gia trên biển giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia.

        Điều 4: Hai bên thoả thuận thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa và cắm mốc quốc giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia (dưới đây gọi là Uỷ ban liên hợp) với các nhiệm vụ sau đây:

        Căn cứ vào Điều 1 và Điều 2 của Hiệp ước này, tiến hành phân vạch trên thực địa toàn bộ đường biên giới quốc gia trên đất liền giữa hai nước; dự kiến vị trí các mốc quốc giới; tiến hành chính thức cắm mốc quốc giới; lập bản đồ quốc giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia có ghi vị trí các mốc quốc giới; soạn thảo Nghị định thư cuối cùng để kết thúc công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc.

        Nghị định thư cuối cùng sẽ là một phụ lục của Hiệp ước này. Bản đồ đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia do Uỷ ban liên hợp lập sau khi hoàn thành phân giới trên thực địa và cắm mốc sẽ thay thế cho bản đồ nòi ở đoạn cuối điều 1 của Hiệp ước này.

        Uỷ ban liên hợp bắt đầu hoạt động ngay sau khi Hiệp ước này có hiệu lực, tiến hành công tác của mình theo kế hoạch và các thoả thuận do Uỷ ban liên hợp quyết định và Uỷ ban liên hợp sẽ chấm dứt hoạt động khi đã làm xong nhiệm vụ được giao theo Điều 4 này.

        Điều 5: Hiệp ước này sẽ được phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi thư phê chuẩn.

        Làm ở Phnôm Pênh, thủ đô nước Cộng hoà nhân dân Campuchia, ngày 27-12-1985 thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Khơ-me, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

               ĐƯỢC UỶ NHIỆM                                                   ĐƯỢC UỶ NHIỆM
        CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC                                   CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
         NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                                      NƯỚC CHND CAMPUCHIA
                      (Đã ký)                                                                (Đã ký)
              NGUYỄN CƠ THẠCH                                                      HUN XEN
          BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO                                   BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Giêng, 2016, 02:45:45 am
        26 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 (phụ lục I)

TT-Tên mảnh---------Số hiệuNămTính chấtTỉnh VNMột số điều chỉnh------------------
1DAC TO148W9/54Tạm thờiKTvẽ thêm 1 đốt đỏ để tiếp biên với tờ 2
2YA LY156W9/55Tạm thời, Việt Nam xbKTvẽ thêm 1 đốt đỏ để tiếp biên với tờ 1
3BO KHAM164E10/53Tạm thờiKT, GLvẽ thêm 10 đốt đỏ để tiếp biên với tờ số 2(Sg Sa Thầy)
4BO KHAM164W10/53Tạm thờiGL
5KO MAYOL172E9/53Tạm thờiGL, ĐL
6KO MAYOL172W5/52Tạm thời, lưới BonneĐLvẽ thêm 3 đốt đỏ để tiếp biên với tờ số 7
7BAN DON181W4/53Chính quyĐLvẽ thêm 2 đốt đỏ để tiếp biên với tờ số 6
8BAN DON181E11/53Chính quyĐL
9POSTE MAITRE192E10/53Chính quyĐL
10POSTE MAITRE192W10/53Chính quyĐL
11SRE KHTUM191E10/53Tạm thờiĐL,
BP
12LỘC NINH201E2/53Chính quyBP
13LỘC NINH201W2/53Chính quyBPUTM-HƯ điều chỉnh biên giới đi sát sông Jerman
14MI MOT200E10/51Chính quyBP, TN
15TAY NINH210W11/51Chính quyBP, TN
16MI MOT200W10/51Chính quyTN
17TÂY NINH210W11/51Chính quyTN
18PREY VENG209W6/52Chính quyTNvẽ 28 đốt đỏ để biên giới đi theo sông Tonlé Méan Chey
19TRẢNG BÀNG220W1/52Chính quyTN, LAvẽ 18 đốt đỏ đoạn Xóm Giồng Mồ Côi
20TRẢNG BÀNG220E1/52Chính quyTN, LA
21SVAY RIENG219E2/51Chính quyTN, ĐT
22SVAY RIENG219W2/51 (2 tờ)Chính quyĐT, AGvẽ 41 đốt đỏ để biên giới đi giữa sông Sở Thượng
23TA KEO218E9/51Chính quyAG
24HÀ TIÊN227E1/53Chính quyAG
25HÀ TIÊN227W1/53Chính quyAG
26KAM POT226EChính quyAG
40 mảnh bản đồ tỷ lệ 1/50.000 (phụ lục II)

TTTên mảnh bản đồSố hiệuNăm XBCơ quan xbTính chấtNăm Biên vẽ
1DĂK MOT LOP6538III70-71Đại đội 66 công binhIn chính quy
2PƠLEI JAR SIENG6537IV5/71Liên đoàn địa hình quân đội Hoa KỳIn chính quy
3PHUM KHAM DORANG6437ISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy
4PHUM HAY6437II12/70Liên đoàn địa hình quân đội Hoa KỳIn chính quy
5PH.THONG6436ISở bản đồ quân đội. Cục Công binh quân đội Hoa KỳIn chính quy
6LỆ THANH6536IVSở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
7PL.YA BÔ6536IIISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
8YA LỐP6535IVSở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
9YÔK MBRÉ6535IIISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
10MÉREUCH6435IISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
11O TÉA6431ISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
12BON DRANG PHÔK6534IVSở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
13BON ĐAK N ĐROT6534III11/70Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1970
14ĐỨC MINH6533IVSở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
15DAK DĂM6433ISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
16ẤP  DOÃN VĂN6433IISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
17O RANG6433IV10/69Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1966
18BÙ GIA MẬP6433III5/71Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1970
19PHƯỚC THIỆN6333II9/71Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1971
20MEAK SAY6333IIISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1967
21LỘC NINH6332IV5/70Đại đội 66 Công binhIn chính quy1968
22CHÔĂM KRÂVIEN6232I10/71Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1971
23BỔ TÚC6232II4/75Liên đội địa hình 1 (Cục Công binh quân lực Việt Nam Cộng hoà)In chính quy1970
24TA DATH6232III2/69Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1968
25MÉ MUT6232IV11/71Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1971
26KH TRÂPEĂNG PHLONG6132II1/70Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1966
27PH KÂMPONG TRACH6131I7/71Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1970
28SVAY RIENG6131II9/71Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1970
29AN THẠCH6231III3/69Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1969
30ĐỨC HUỆ6230IV4/75Liên đội địa hình 1 (Cục Công binh quân lực Việt Nam Cộng hoà)In chính quy1966
31MỘC HOÁ6130I7/71Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1970
32PREY NHÂY6131IIISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
33VĨNH THÀNH6130IV6/69Sở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
34HỒNG NGỰ6030ISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
35TÂN CHÂU6030IVSở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
36CHÂU PHÚ6030III11/70Tiểu đoàn 29 công binhIn chính quy1970
37TỊNH BIÊN5930II7/71Liên đoàn địa hình quân đội Hoa KỳIn chính quy
38TUK MÉAS5930III6/71Liên đoàn địa hình quân đội Hoa KỳIn chính quy
39KIÊN LƯƠNG5929IVSở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966
40KRONG KÊP5829ISở bản đồ quân đội. Quân đội Hoa KỳIn chính quy1966


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Giêng, 2016, 12:51:54 pm
       
        8. Hiệp ước giữ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985


Ký ngày 10 tháng 10 năm 2005       

        Thay mặt Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia, (dưới đây gọi là hai Bên ký kết");

        Với lòng mong muốn xây dựng một đường biên giới hoà bình, an ninh, ổn định lâu dài giữa hai nước, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi nhằm duy trì và tăng cường mối quan hệ láng giềng hữu nghị, đoàn kết truyền thống giữa hai nước;

        Với mục đích sớm kết thúc tiến trình phân giới cắm mốc đường biên giới chung giữa hai nước;

        Ngài Phan Văn Khải, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngài Samdech Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia,

        Đã quyết định ký Hiệp ước bổ sung về việc hoạch định biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia (dưới đây gọi là "Hiệp ước Bổ sung") nhằm xác nhận những sửa đổi so với đường biên giới đã được hoạch định bởi Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Campuchia ký ngày 27 tháng 12 năm 1985 (dưới đây gọi là "Hiệp ước hoạch định biên giới 1985");

        Với những thoả thuận sau đây:

        Điều I:
Hai Bên ký kết thống nhất áp dụng một số nguyên tắc và giải pháp trên cơ sở Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 để điều chỉnh hướng đi của đường biên giới đất liền ở một số khu vực cụ thể:

        1. Hai Bên ký kết thống nhất áp dụng các nguyên tắc và thực tiễn quốc tế về biên giới theo sông, suối để hoạch định đường biên giới sông, suối trên toàn tuyến biên giới đất liền giữa hai nước, cụ thể là:

        - Đối với những đoạn sông, suối biên giới tàu thuyền không đi lại được, đường biên giới đi theo trung tuyến của dòng chảy chính. Đối với những đoạn sông, suối biên giới tàu thuyền đì lại được đường biên giới đi theo trung tuyến của luồng chính tàu thuyền đi lại được.

        Những nguyên tắc nêu trên được thể hiện cụ thể như sau:

        1.1. Vị trí chính xác đường trung tuyến của dòng chảy chính hoặc của luồng chính tàu thuyền đi lại được và sự quy thuộc của các cồn, bãi và sự xói mòn ven bờ sông, suối sẽ được hai Bên ký kết xác định cụ thể trong quá trình phân giới, cắm mốc.

        Tiêu chuẩn chính để xác định dòng chảy chính là lưu lượng dòng chảy ở mực nước trung bình. Tiêu chuẩn chính để xác định luồng chính tàu thuyền đi lại được là độ sâu của luồng tàu thuyền đi lại được, kết hợp với chiều rộng và bán kính độ cong của luồng tàu thuyền đi lại được để xem xét tổng hợp. Trung tuyến của luồng chính tàu thuyền đi lại được là trung tuyến mặt nước giữa hai đường đẳng sâu tương ứng đánh dấu luồng chính tàu thuyền đi lại được.

        1.2. Trong trường hợp không có sự thoả thuận của hai Bên ký kết, bất kỳ sự thay đổi nào có thể xảy ra đối với sông, suối được lấy làm biên giới cũng không làm thay đổi hướng đi của đường biên giới, không ảnh hưởng đến vị trí của đường biên giới cũng như sự quy thuộc các cồn, bãi. Những cồn, bãi xuất hiện trên sông, suối được lấy làm biên giới sau khi đường biên giới đã được xác định trên thực địa sẽ được hoạch định quy thuộc theo đường biên giới đã được xác định trên thực địa. Đối với các cồn, bãi mới xuất hiện và nằm trên đường biên giới đã được xác định trên thực địa, hai Bên ký kết sẽ bàn bạc nhằm xác định sự quy thuộc của các cồn bãi nói trên trên cơ sở công bằng và hợp lý.

        1.3. Trong trường hợp nảy sinh khó khăn trong việc áp dụng các quy định nêu trên, hai Bên sẽ trao đổi hữu nghị nhằm tìm ra một giải pháp mà hai Bên có thể chấp nhận được.

        2. Trong quá trình giải quyết các vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia, để xác định hướng đi của đường biên giới đối với sáu (06) khu vực mà hai Bên ký kết có sự khác biệt về quan điểm trong các vòng họp của Uỷ ban liên hợp về biên giới từ năm 1999 - 2000, hai Bên ký kết nhất trí dựa vào những yếu tố sau để xem xét và áp dụng:

        - Các yếu tố pháp lý mà chính quyền thực dân đã sử dụng để vạch đường biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia;

        - Thực trạng quản lý và chiếm hữu thực sự của dân cư qua nhiều thế hệ;

        - Các đặc trưng địa hình phù hợp với những nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế được áp dụng cho việc xác định hướng đi của đường biên giới qua các dạng địa hình khác nhau như đường phân thuỷ, đường sống núi, đường nối các điểm cao...

        Điều II: 1. Điều I của Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 được sửa đổi ở sáu (06) đoạn biên giới cụ thể sau đây:

        1.1. Đối với đoạn biên giới ở khu vực tiếp giáp giữa xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum - Việt Nam và xã Tà Veng Khom, huyện Ta Veng, tỉnh Ra-ta-na-ki-ri - Campuchia, do mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 danh pháp DAKTO 148W đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 bỏ trắng địa hình và tiếp biên không khớp với mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 danh pháp YALI 156W đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985, căn cứ vào nội dung được thể hiện trên mảnh bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 danh pháp PHUM KHAM DORANG 6437-1 đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985, hai Bên ký kết thống nhất sửa đổi đoạn biên giới này như sau:

        "… từ điểm A tại ngã ba suối không tên ngược dòng suối này đến điểm B".

        Đoạn biên giới sửa đổi nêu trên được thể hiện bằng đường đỏ trên sơ đồ tỷ lệ 1/50.000 trong Phụ lục số 1 của Hiệp ước Bổ sung này.

        1.2. Đối với đoạn biên giới ở khu vực tiếp giáp giữa xã Ia O, huyện Chư Pả (Ia Grai), tỉnh Gia Lai - Việt Nam và xã Nhang, huyện Andaung Meas, tỉnh Ra-ta-na-ki-ri - Campuchia, do hai mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 danh pháp YALI 156W và mảnh BOKHAM 164W đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 tiếp biên không khớp, căn cứ vào nội dung được thể hiện trên mảnh bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 danh pháp PH.THONG 6436-I đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985, hai Bên ký kết thống nhất sửa đổi đoạn biên giới này như sau:

        “… từ điểm A tại hợp lưu suối không tên và sông Nậm Sa Thầy, đường biên giới đi theo hướng Nậm Sa Thầy đến hợp lưu giữa sông Nậm Sa Thầy và sông Sê San, sau đó theo dòng sông Sê San đến điểm B".

        Đoạn biên giới sửa đổi nêu trên được thể hiện bằng đường đỏ trên sơ đồ tỷ lệ 1/50.000 trong Phụ lục số 2 của Hiệp ước Bổ sung này.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Giêng, 2016, 02:26:10 am
        1.3. Đối với đoạn biên giới ở khu vực tiếp giáp giữa xã Ea Bung, huyện Ea Sup và xã Crông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc - Việt Nam và xã Srê Huy, huyện Koh Nhèk, tỉnh Môn-đun-ki-ri - Campuchia, do hai mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 danh pháp KOMAYOIL 172W và BANDON 181W đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 tiếp biên không khớp, căn cứ vào nội dung được thể hiện trên ba mảnh bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 danh pháp YALOP 6535-IV, YOKMBRE 6535-III và MEREUCH 6435-II đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985, hai Bên ký kết thống nhất sửa đổi như sau:

        "… từ điểm A, đường biên giới đi theo đường thẳng tới điểm B của suối không tên, sau đó theo dòng suối này đến gặp sông Srêpôk".

        Hai Bên ký kết thống nhất sửa đổi đoạn biên giới theo đường thẳng này trong quá trình rà soát chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000.

        Đoạn biên giới sửa đổi nêu trên được thể hiện bằng đường đỏ trên sơ đồ tỷ lệ 1/50.000 trong Phụ lục số 3 của Hiệp ước Bổ sung này.

        1.4. Đối với đoạn biên giới ở khu vực tiếp giáp giữa xã Vĩnh Xương và xã Phú Lộc, huyện Tân Châu và xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang - Việt Nam và xã Kaâm Samnar, huyện Loeuk Dèk và xã Prèk Chrey, huyện Koh Thom, tỉnh Kandal - Campuchia (khu vực giữa sông Mê Công và Hậu Giang) hai Bên ký kết sẽ dựa vào kết quả khảo sát song phương trên thực địa để điều chỉnh đoạn biên giới nêu trên cho phù hợp với điểm 2, điều I của Hiệp ước Bổ sung này.

        1.5. Đối với hai (02) đoạn biên giới ở khu vực tiếp giáp giữa xã Khánh An và xã Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang - Việt Nam và xã Prèk Chrey, xã Sampeou Pun (rạch Bình Ghi), huyện Koh Thom, tỉnh Kandal - Campuchia, căn cứ vào nội dung được thể hiện trên mảnh bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 danh pháp TÂNCHÂU 6030-IV kèm theo Hiệp ước hoạch định biên giới 1985, hai Bên ký kết đã thống nhất sửa đổi các đoạn biên giới này như sau:

        "… từ điểm A, đường biên giới ngược dòng sông Bassac (Hậu Giang) đến hợp lưu giữa sông Bassac và rạch Bình Ghi, sau đó theo dòng rạch Bình Ghi đến điểm B".
Hai đoạn biên giới sửa đổi nêu trên được thể hiện bằng đường đỏ trên sơ đồ tỷ lệ 1/50.000 trong Phụ lục số 4 của Hiệp ước Bổ sung này.

        2. Đối với đoạn biên giới trong khu vực tiếp giáp giữa xã Quảng Trực, huyện Đăk Rlấp, tỉnh Đắc Lắc (Đắc Nông - Việt Nam và xã Đăk Đam, huyện Ô Rừng, tỉnh Môn-đun-ki-ri - Campuchia, hai bên ký kết thống nhất sẽ tiếp tục trao đổi.

        Điều III: Để tạo điều kiện kỹ thuật thuận lợi cho quá trình phân giới và cắm mốc đường biên giới trên đất liền, hai Bên ký kết thống nhất những điểm sau:

        1. Các chuyên gia kỹ thuật của mỗi Bên ký kết sẽ tự rà soát việc chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 sang bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985. Các chuyên gia kỹ thuật của hai Bên ký kết sẽ gặp nhau vào cuối năm 2006 để đối chiếu kết quả của mình và đề xuất giải pháp kỹ thuật lên Uỷ ban liên hợp về biên giới xem xét và thông qua.

        Đối với những khu vực mà hai Bên không nhất trí được về kết quả đối chiếu cũng như giải pháp kỹ thuật thì đường biên giới tại các khu vực đó sẽ giữ nguyên như trên bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000.

        2. Phía Việt Nam sẽ giúp phía Campuchia in mới 05 bộ 40 mảnh bản đồ nền UTM tỷ lệ 1/50.000 có nền địa hình tương tự như nền địa hình của bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 đính kèm hiệp ước hoạch định biên giới 1985.

        3. Xúc tiến các cuộc họp cấp Uỷ ban liên hợp về biên giới và cấp chuyên viên để triển khai phân giới và cắm mốc trên thực địa (bắt đầu từ quý I/2006 đến quý II/2008).

        4. Hai Bên ký kết phấn đấu sớm hoàn thành công tác phân giới và cắm mốc trên đất liền trước cuối tháng 12 năm 2008 và xúc tiến thành lập bộ bản đồ địa hình khu vực biên giới giữa hai nước để ghi nhận các kết quả phân giới cắm mốc trên thực địa, coi đó là bộ bản đồ biên giới chính thức giữa hai nước.

        5. Cho đến khi hai bên hoàn thành công việc phân giới cắm mốc, việc quản lý đường biên giới sẽ tiếp tục được thực hiện theo Thông cáo báo chí của Thủ tướng Chính phủ hai nước ngày 17-01-1995.

        Điều IV: Hai Bên ký kết quyết định giao cho Uỷ ban Liên hợp về Biên giới những nhiệm vụ sau:

        1 Xây dựng kế hoạch tổng thể nhằm thực hiện lộ trình phân giới và cắm mốc đường biên giới chung, được gọi là TOR (Termes of Reference), trước cuối năm 2005.

        2. Phân giới, cắm mốc toàn bộ đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia như đã nêu trong điều 1 của Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 và điều I, điều II và điều III của Hiệp ước Bổ sung này.

        3. Xây dựng bản đồ đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Campuchia.

        4. Soạn thảo Nghị định thư về phân giới, cắm mốc đường biên giới trên đất liền giữa hai nước bao gồm các hồ sơ chi tiết về đường biên giới, các mốc quốc giới và bản đồ đường biên giới giữa hai nước thể hiện hướng đi của đường biên giới, vị trì các mốc quốc giới trên toàn tuyến.

        Nghị định thư về phân giới và cắm mốc đường biên giới trên đất liền nói trên sẽ là một bộ phận cấu thành của Iiiệp ước hoạch định biên giới năm 1985 và Hiệp ước Bổ sung này. Bộ bản đồ của đường biên giới giữa hai nước nêu tại mục 3 điều này sẽ thay thế 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 và 40 mảnh bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 đính kèm Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 và 04 sơ đồ đính kèm Hiệp ước Bổ sung này.

        Điều V: Trong trường hợp có sự khác biệt về giải thích và thực hiện Hiệp ước Bổ sung này, hai bên sẽ giải quyết bằng các biện pháp hoà bình thông qua thảo luận và đàm phán.

        Điều VI: Hiệp ước Bổ sung này sẽ được phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi các Văn kiện phê chuẩn. Bốn Phụ lục đính kèm theo Hiệp ước là một phần không tách rời của Hiệp ước Bổ sung này.

        Làm tại Hà Nội ngày 10-10-2005, thành hai bản gốc, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Khơ-me và tiếng Pháp; cả ba bản đều có giá trị như nhau. Trong trường hợp có sự giải thích khác nhau, bản tiếng Pháp được lấy làm căn cứ.

          THAY MẶT CHÍNH PHỦ                                          THAY MẶT CHÍNH PHỦ
        NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                                      HOÀNG GIA CAMPUCHIA
                    (Đã ký)                                                                (Đã ký)
             PHAN VĂN KHẢI                                                          HUN SEN
         THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ                                  THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Hai, 2016, 03:19:18 am
       
        9. Biên niên đàm phán (từ sau 1954 đến cuối năm 2005)


        1) Đợt đàm phán ba bên, từ ngày 29-9-1964 đến tháng 12-1964 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Đoàn đại biểu Việt Nam DCCH do ông Trần Tử Bình làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Mặt trận DTGPMNVN do ông Nguyễn Văn Hiếu làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Campuchia do ông Trương Cang làm Trưởng đoàn.

        2) Cuộc đàm phán từ ngày 15-8-1966 đến ngày 17-9-1966 tại Phnôm pênh. Đoàn đại biểu Mặt trận DTGPMNVN do ông Trần Bửu Kiếm làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Campuchia do ông Son San làm Trưởng đoàn.

        3) Trao đổi, đàm phán giữa Lãnh đạo cấp cao của chính quyền Pôn Pôt (Campuchia Dân chủ) và Lãnh đạo cấp cao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tháng 6-1975 tại Hà Nội và từ 4-5-1976 đến 18-5-1976 tại Phnôm Pênh.

        4) Họp trù bị cho việc thành lập Uỷ ban liên hợp hoạch định biên giới Việt Nam và Campuchia (UBLH HĐBG), ngày 28-9-1983 tại Hà Nội. Đoàn Việt Nam gồm 5 người do ông Lưu Văn Lợi (Phó trưởng ban Ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 4 người do ông Dith Munty (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) làm Trưởng đoàn.

        5) Cuộc họp khoá I của UBLH HĐBG Việt Nam và Campuchia, từ ngày 11-7-1984 đến 19-7-1984, tại Hà Nội. Đoàn Việt Nam gồm 15 người (và 5 chuyên viên) do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 13 người (và 5 chuyên viên) do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        6) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên kỹ thuật về HĐBG Việt Nam và Campuchia, từ ngày 10-10-1984 đến 15-10-1984, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 6 người do ông Phạm Lâm (Vụ trưởng, Ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 7 người do ông Long Phol (Phó Vụ trưởng Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao) làm Trưởng đoàn.

        7) Cuộc họp khoá II của UBLH HĐBG Việt Nam và Campuchia, từ ngày 3-12-1984 đến 10-12-1984, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 15 người (và 6 chuyên viên) do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 13 người (và 4 chuyên viên) do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        8) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên văn kiện và bản đồ biên giới, từ ngày 11-3-1985 đến 18-3-1985, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Việt Nam gồm 8 người do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 6 người do ông Prok Saroeun (Vụ trưởng Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao) làm Trưởng đoàn.

        9) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong UBLH HĐBG, từ ngày 11-6-1985 đến 17-6-1985, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 5 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 9 người do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        10) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên văn kiện và bản đồ, từ ngày 2-7-1985 đến 9-7-1985, tại Hà Nội. Đoàn Việt Nam gồm 8 người do ông Phạm lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 3 người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.

        11) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên biên giới, từ ngày 1-10-1985 đến 4-10-1985, tại Tây Ninh. Đoàn Việt Nam gồm 7 người do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 6 người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.

        12) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong UBLH HĐBG, từ ngày 22-0-1985 đến 26-10-1985, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 5 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 8 người do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        13) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên biên giới, từ ngày 30-11-1985 đến 9-12-1985, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 7 người do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm do người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.

        14) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong UBLH HĐBG, từ ngày 6-1-1986 đến 7-1-1986, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Việt Nam do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        15) Cuộc họp khoá I của Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc (UBLH PGCM) Việt Nam và Campuchia, từ ngày 24-2-1986 đến 27-2-1986, tại Tây Ninh. Đoàn Việt Nam gồm 14 người (và 6 chuyên viên) do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 16 người (và 8 chuyên viên) do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        16) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên hoạch định biên giới biển Việt Nam và Campuchia, từ ngày 5-6-1986 đến 11-6-1986, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 5 người do ông Vũ Phi Hoàng (Đại tá Hải quân, đoàn viên Đoàn đại biểu Việt Nam trong Uỷ ban liên hợp làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 8 người do ông Long Phol (Phó Vụ trưởng Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao) làm Trưởng đoàn.

        17) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên PG CM, từ ngày 7-10-1986 đến 15-10-1986, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 9 người do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 10 người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.

        18) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên PGCM, từ ngày 17-11-1986 đến 19-11-1986, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Việt Nam gồm 15 người do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 10 người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.

        19) Cuộc họp khoá II của UBLH PGCM, từ ngày 21-11-1986 đến 24-11-1986, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Việt Nam gồm 15 người (và 11 chuyên viên) do ông Lưu Văn Lợi (Trưởng ban Ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 13 người (và 7 chuyên viên) do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        20) Làm việc giữa hai đoàn chuyên viên kỹ thuật bản đồ biên giới, từ ngày 2-12-1986 đến 8-12-1986, tại Tây Ninh. Đoàn Việt Nam gồm 7 người do ông Hoàng Văn (Cục đo đạc và Bản đồ nhà nước) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 7 người do ông Huôn Savang làm Trưởng đoàn.

        21) Làm việc song phương giữa hai đoàn kỹ thuật liên hợp Việt Nam và Campuchia, từ ngày 4-3-1987 đến 7-3-1987, tại Tây Ninh và Svayrieng. Đoàn Việt Nam gồm 5 người (và toàn Đội phân giới cắm mốc tỉnh Tây Ninh) do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn. Đoàn Campuchia gồm 7 người (và toàn bộ Đội phân giới cắm mốc tỉnh Svayrieng) do ông Prok Sarouen làm Trưởng đoàn.

        22) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong UBLH PGCM, từ ngày 8-5-1987 đến 13-5-1987, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 6 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 9 người do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        23) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên PGCM, từ ngày 5-9-1987 đến 5-10-1987, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 18 người do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 21 người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Hai, 2016, 01:22:26 am
        24) Làm việc giữa hai đoàn chuyên viên kỹ thuật bản đồ, từ ngày 20-10-1987 đến 5/11/1987, tại Hà Nội. Đoàn Việt Nam gồm 19 người do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 18 người do ông Kheang Yoeun (Trưởng phòng) làm Trưởng đoàn.

        25) Cuộc họp khoá III của UBLH PGCM, từ ngày 4-12-1987 đến 9-12-1987, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 20 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 24 người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.

        26) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong UBLH PGCM, từ ngày 15-6-1988 đến 17-6-1988, tại Tây Ninh. Đoàn Việt Nam gồm 13 người do ông Lưu Văn Lợi làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 8 người do ông Dith Munty làm Trưởng đoàn.

        27) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên kỹ thuật, từ ngày 24-11-1988 đến 5-12-1988, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 10 người do ông Phạm Lâm làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 14 người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.

        28) Cuộc họp hai Trưởng đoàn trong UBLH PGCM, từ ngày 24-1-1989 đến 27-1-1989, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Việt Nam gồm 10 người do ông Lê Minh Nghĩa (Trưởng Ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 15 người do ông Prok Saroeun làm Trưởng đoàn.

        29) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên biên giới, từ ngày 20-5-1996 đến 23-5-1996, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Việt Nam gồm 18 người do ông Lê Minh Nghĩa (Cố vấn cao cấp về biên giới của Chính phủ) làm Trưởng đoàn. Đoàn Campuchia gồm 15 người là đại diện của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Cục Biên phòng, Bộ Ngoại giao, Vụ Địa chính Hội đồng Bộ trưởng và tỉnh Sveyrieng do ông Ung Sean (Phó Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao) làm Trưởng đoàn.

        30) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên biên giới, từ ngày 16-6-1998 đến 20-6-1998, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 16 người do ông Lê Minh Nghĩa (cố vấn cao cấp về biên giới của Chính phủ) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 16 người là đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Vụ Địa dư do ông Var Kim Hong (Chủ tịch Uỷ ban Biên giới, Cố vấn của hai Thủ tướng, phụ trách các vấn đề biên giới) làm Trưởng đoàn.

        31) Cuộc họp vòng 1 của Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam và Campuchia (UBLH), từ ngày 23-3-1999 đến 27-3-1999, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Việt Nam gồm 30 người do ông Trần Công Trục (Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 26 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        32) Cuộc họp vòng 2 của UBLH, từ ngày 23-8-1985 đến 28-8- 1999, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 30 người do ông Trần Công Trục làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 29 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        33) Cuộc họp vòng 1 của Nhóm chuyên viên liên hợp về biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia, từ ngày 10-1-2000 đến 13-1-2000, tại thành phố Hồ Chí Minh. Đoàn Việt Nam gồm 10 người do ông Nguyễn Đức hanh (Vụ trưởng Vụ Biên giới phía tây, Ban Biên giới của Chính phủ) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 8 người do ông Long Visalo (Phó Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao) làm Trưởng đoàn.

        34) Cuộc họp vòng 2 của Nhóm chuyên viên liên hợp về biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia, từ ngày 26-6-2000 đến 30-6- 2000, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 16 người do ông Nguyễn Đức Hanh làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchìa gồm 16 người do ông Long Visalo làm Trưởng đoàn.

        35) Cuộc họp vòng 3 của UBLH, từ ngày 29-10 đến 5-11-2000, tại Hà Nội. Đoàn Việt Nam gồm 31 người do ông Trần Công Trục làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 33 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        36) Cuộc gặp bất thường giữa hai Trưởng đoàn trong UBLH, từ ngày 21-11 đến 01-12-2000, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 09 gười do ông Trần Công Trục làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 12 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        37) Cuộc gặp không chính thức giữa hai Trưởng đoàn trong UBLH, từ ngày 22-5-2001 đến 26-5-2001, tại Hà Nội. Đoàn Việt Nam gồm 20 người do ông Trần Công Trục làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 11 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        38) Cuộc họp bất thường của UBLH, từ ngày 14-6-2002 đến 18-6-2002, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 15 người do ông Lê Công Phụng (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban Ban Biên giới Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam - Campuchia) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 25 người do ông Var Kim Hong (Cố vấn của Chính phủ phụ trách vấn đề biên giới) làm Trưởng đoàn.

        39) Cuộc họp không chính thứ hai Trưởng đoàn trong UBLH, ngày 25-11-2002, tại Hà Nội. Đoàn Việt Nam gồm 8 người do ông Lê Công Phụng làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 5 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        40) Cuộc họp hẹp giữa hai Trưởng đoàn trong UBLH về biên giới Việt Nam và Campuchia, ngày 25 - 26-02-2005, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 6 người do ông Vũ Dũng (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng ban Ban Biên giới Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn Uỷ ban liên hợp về biên giới Việt Nam - Campuchia) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 5 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        41) Cuộc họp hai đoàn chuyên viên biên giới Việt Nam - Campuchia, từ ngày 13 - 17-3-2005, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 6 người do ông Nguyễn Quý Bính (Phó Trưởng ban Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao) làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 7 người do ông Long Visalo làm Trưởng đoàn.

        42) Cuộc họp hẹp giữa hai Trưởng đoàn trong UBLH về biên giới Việt Nam và Campuchia, từ ngày 26 - 29-3-2005, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 6 người do ông Vũ Dũng làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 7 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        43) Cuộc họp bất thường giữa hai Trưởng đoàn trong UBLH về biên giới Việt Nam và Campuchia, từ ngày 21 - 25-9-2005, tại Hà Nội. Đoàn Việt Nam gồm 16 người do ông Vũ Dũng làm Trưởng đoàn; Đoàn Campuchia gồm 8 người do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.

        44) Hai Trưởng đoàn trong UBLH về biên giới Việt Nam và Campuchia gặp nhau tại Hà Nội ngày 08-10-2005 để hoàn thiện văn bản Dự thảo Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam - Campuchia năm 1985.

        45) Làm việc giữa hai Nhóm chuyên viên kỹ thuật Việt Nam và Campuchia, từ ngày 28 - 30-11-2005, tại Phnôm Pênh. Đoàn Việt Nam gồm 5 người, do ông Nguyễn Quý Bính làm Trưởng đoàn. Đoàn Campuchia gồm 11 người, do ông Huôn Savang làm Trưởng đoàn.

        46) Cuộc họp hai Trưởng đoàn và hai đoàn chuyên viên trong UBLH về biên giới Việt Nam và Campuchia, tại Phnôm Pênh, từ ngày 17 - 22-12-2005. Đoàn Việt Nam gồm 13 người, do ông Vũ Dũng làm Trưởng đoàn. Đoàn Campuchia gồm 15 người, do ông Var Kim Hong làm Trưởng đoàn.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Hai, 2016, 06:16:00 pm
       
        10. Bảy vòng đàm phán Phnôm Pênh năm 1966


Bản dịch từ tiếng Pháp, năm 2000        

        Biên bản 1 (Tài liệu: K/FNL/PV/1, ngày 15-8-1966)

        
        Ngày 15-8-1966, lúc 9 giờ tại phòng họp của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã diễn ra cuộc họp giữa phái đoàn Mặt trận DTGPMNVN và phái đoàn Campuchia; ngài S.A. Nô-rô-đôm Kantol, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đọc diễn văn khai mạc.

        Thành phần họp:

        - Phía Mặt trận DTGPMNVN: Trần Bửu Kiếm, Trưởng đoàn; các đoàn viên: Nguyễn Văn Hiếu, Hồ Thu; các thư ký: Phạm Văn Quang, Lê Kỷ Văn.

        - Phía Campuchia: Son San, Trưởng đoàn; So Nem, Phó Trưởng đoàn; các đoàn viên: Sarin Chhak, Nguồn Chhay Kry, Srey Saman; cố vấn Trương Cang, và Teao Sunthan, chuyên viên.

        - Ban Thư ký: Phía Campuchia, ông Nginn Nippha; phía Mặt trận DTGPMNVN, ông Phạm Văn Quang.

        Ngài S.A Nô-rô-đôm Kanton, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đọc diễn văn khai mạc dưới đây:

        Thưa các ngài, thưa các bạn Mặt trận DTGPMNVN, thưa các quý vị!
Hôm nay tôi được vinh dự khai mạc trọng thể các cuộc đàm phán giữa phái đoàn Mặt trận DTGPMNVN và phái đoàn Campuchia.

        Trước hết, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các bạn Việt Nam, đại diện Mặt trận DTGPMNVN, mà đối với tất cả các dân tộc yêu chuộng công lý tượng trưng cho ý chí chiến đấu không gì lay chuyển nổi chống cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

        Thưa các ngài, các bạn Mặt trận DTGPMNVN, thưa quý vị!

        Tôi tin rằng cuộc đàm phán khai mạc ngày hôm nay mở ra các con đường thúc đẩy và phát triển hơn nửa sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa hai nước chúng ta, cũng như các nguyên tắc thiết lập nền tảng cùng tồn tại hoà bình giữa hai quốc gia láng giềng là Việt Nam và Campuchia.

        Dân tộc Khơ-me đặt vận mệnh của mình dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Sam Dech Nô-rô-đôm Xi-ha-núc, mong muốn luôn sống trong hoà bình với tất cả các dân tộc trên thế giới và đặc biệt với các dân tộc láng giềng của mình trong đó có nhân dân Việt Nam, và hơn nữa chúng ta đều mong sống vĩnh viễn bên cạnh nhau trong sự tôn trọng nền độc lập quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Do vậy cuộc đàm phán ngày hôm nay là hết sức quan trọng đối với chúng ta, bởi vì các cuộc đàm phán nhằm mục đích đặt các cơ sở cần thiết cùng tồn tại hoà bình giữa nhân dân Khơ-me và nhân dân Việt Nam.

        Thưa các ngài, các bạn Mặt trận DTGPMNVN, thưa quý vị!

        Tôi tin tưởng chắc chắn rằng sự hiểu biết lẫn nhau sẽ không ngừng thúc đẩy hai đoàn hoàn thành công việc của mình trong suốt thời gian làm việc. Tôi tuyên bố khai mạc cuộc họp giữa các đại diện Campuchia và các đại diện Mặt trận DTGPMNVN.

        Tôi xin cảm ơn các bạn!


        Sau khi ngài S.A Nô-rô-đôm Kantol, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng rời phòng họp, Trưởng phái đoàn Campuchia giới thiệu các đoàn viên của đoàn mình. Tiếp theo Trưởng đoàn Mặt trận DTGPMNVN giới thiệu các đoàn viên của đoàn mình.

        Thay mặt phái đoàn Campuchia, ông Son Sann tỏ ý hài lòng được tiếp đón phái đoàn Việt Nam. Ông bày tỏ lòng biết ơn các phái đoàn đã nghiên cứu vấn đề trước ông. Ông tỏ rõ sự vui mừng có thể trở lại và tiếp tục xem xét vấn đề và hy vọng cuộc thảo luận này được tiến hành trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau sẽ đi đến cùng xây dựng trong tình hữu nghị nền hoà bình lâu dài giữa hai dân tộc.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Cảm ơn Trưởng đoàn Campuchia và thể hiện sự hài lòng có thể nối lại một lần nữa các cuộc thảo luận đã được mở ra từ hai năm trước tại Bắc Kinh. Ông mong rằng cuộc trao đổi tiếp theo sẽ đạt được những kết quả có lợi cho hai bên. Nhắc lại thái độ của Mặt trận DTGPMNVN là theo đuổi chính sách hữu nghị và láng giềng tốt với các nước xung quanh, ông tuyên bố rằng sẽ cố gắng hết sức để đạt được một thoả thuận với các bạn Khơ-me, những người đã không ngừng thể hiện tình cảm của mình trong cuộc đấu tranh dân tộc của những người yêu nước Việt Nam. Ông kết thúc với sự bảo đảm với phái đoàn Campuchia về thiện chí và tình hữu nghị của đoàn mình.

        Ông Son Sann: Giới thiệu các quyền của đoàn Campuchia. Tiếp theo ông đề cập đến các chi tiết về tổ chức Ban Tổng thư ký và các chi tiết có liên quan đặc biệt đến việc soạn thảo biên bản, trình tự phát biểu, nhịp độ các cuộc họp, thời gian họp và thành lập các uỷ ban nếu thấy cần thiết.

        Với sự thoả thuận của đoàn Mặt trận DTGPMNVN, hai bên đã quyết định:

        1. Soạn thảo biên bản: Biên bản chi tiết.
        2. Phát biểu ý kiến: Luân phiên phát biểu mở đầu các phiên họp.
        3. Nhịp độ cuộc họp: ấn định sau mỗi phiên họp.
        4. Thời gian họp: Từ 10 giờ, ngày được ấn định, không hạn chế thời gian.
        5. Thành lập uỷ ban: Tuỳ theo sự cần thiết của các cuộc thảo luận.

        Sau khi có chương trình này, ông Son Sann đề cập chủ đề chính của các cuộc thảo luận và trình bày như sau:

        Các cuộc đàm phán này là tiếp tục các cuộc đàm phán đã được bắt đầu ở Bắc Kinh vào tháng 10 và tháng 12-1964 nhằm mục đích giải quyết các vấn đề do lịch sử để lại cho hai nước. Chúng tôi không có ý định trở lại quá xa vào lịch sử mà chỉ từ khi nước Pháp có mặt ở Nam Kỳ và ở Campuchia.

        Với lòng mong muốn chấm dứt các nguồn gốc gây căng thẳng và khó khăn giữa hai nước láng giềng, thúc đẩy một bầu không khí hiểu biết lẫn nhau, mở ra con đường đi tới hợp tác hoà bình, thịnh vượng, chúng tôi những người Campuchia đã chấp nhận nguyên tắc thừa nhận tình trạng tồn tại ở thời điểm Liên bang Đông Dương giải thể với một số điều chỉnh liên quan đến đường biên giới dù cho giải pháp này có đem lại cho chúng tôi những thiệt hại nặng nề. Nguyên tắc này sẽ áp dụng vào: Lãnh thổ; Con người và Di sản.

        Chúng tôi sẽ phân tích từng vấn đề trong ba vấn đề này, và từ sự phân tích này sẽ cố gắng tìm ra các thể thức có tính đến tình hình thực tế hiện nay, sự mong mỏi và nhu cầu của nhân dân hai nước. Từ cách này, thoả thuận mà chúng ta sẽ đạt được sẽ do quá khứ gợi ý, thích hợp với hiện tại và chuẩn bị cho tương lai.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Hai, 2016, 04:20:24 am
        1. Đối với lãnh thổ

        Chúng tôi cho rằng có thể duy trì đường biên giới hiện tại với một số điều chỉnh, mặc dù sự duy trì hiện trạng này đối với chúng tôi là chấp nhận mất mát những vùng lãnh thổ rộng lớn mà việc hoạch định của thực dân đã gây ra cho chúng tôi.

        Đoàn Campuchia đã có dịp giới thiệu cho đoàn Mặt trận DTGPMNVN lịch sử hoạch định này mà tình trạng bất lợi cho Campuchia, có thể tóm tắt trong một vài dòng như sau:

        - Mất một phần quan trọng của tỉnh Stungtreng, phần được tách ra đầu tiên là để thiết lập xứ Đắc Lắc đặt dưới quyền của Khâm xứ Nam Lào và sau đó sáp nhập vào Trung Kỳ.

        - Mất nhiều tổng thuộc về tỉnh Thủ Dầu Một hiện nay. Việc sáp nhập những lãnh thổ này vào Nam Kỳ đầu tiên là do nhu cầu tuyển dụng nhân công để xây dựng con đường Tây Ninh - Kratié, sau này được khẳng định trước sự hiện diện các vùng đất đỏ được thừa nhận là thích hợp với việc trồng cây cao su. Chính viên quan cai trị Outrey, người đưa ra sáng kiến sáp nhập đầu tiên khi ông ta là thanh tra các công việc bản xứ ở Thủ Dầu Một, và 21 năm sau phải ký bản báo cáo đề nghị xác nhận việc sáp nhập này khi ông ta là Khâm sứ ở Campuchia.

        - Tiếp về phía Nam, việc hoạch định đã tước của chúng tôi các quận rộng lớn thuộc về tỉnh Tây Ninh hiện nay. Các làng Beng Tranh, Beng Chrum, Chong Bađen của chúng tôi đã bị tước nhằm cho phép thực hiện các mục đích chính trị của Chính phủ Nam Kỳ, nhằm dịch đường biên giới xa Sài Gòn nhất có thể được để ngăn cản các cuộc tấn công từ phương Bắc.

        - Ở phía trong của hai bờ sông Vàm Cỏ, hai dải đất rộng rất mầu mỡ của chúng tôi đã bị mất sau khi âm mưu chiếm toàn bộ vùng lõm giữa hai con sông Vàm Cỏ thuộc Campuchia thất bại.

        - Tiếp về phía Nam, ở các tỉnh Preyveng, Kandal, Takeo, Kampot, đường biên giới đáng lẽ ra theo thông lệ chung chạy theo các dòng chảy trên sông lại được ấn định độc đoán vào bên trong lãnh thổ của Campuchia, đặt hầu hết các dòng nước vào phía trong của Nam Kỳ và chỉ do Nam Kỳ được sử dụng gây thiệt hại cho nhân dân nhiều vùng của Campuchia.

        Nghiên cứu sâu hơn về các trường hợp đã hoạch định buộc chúng tôi đi tới những kết luận sau:

        - Đó là một đường biên giới được ấn định trái với các nguyên tắc công bằng. Thực vậy, các quận, các tổng mà các văn bản lúc đó đã minh chứng rõ ràng thuộc quyền sở hữu của Campuchia đã được sáp nhập không do dự vào Nam Kỳ. Đó là các trường hợp Beng Tranh, Beng Chrum, Chong Buđen ở Tây Ninh. Đó là trường hợp Cửu An, Thanh An, Quan Lợi và Lộc Ninh ở Thủ Dầu Một. Đó là trường hợp dải đất dọc theo bờ bên trong của hai sông Vàm Cỏ.

        - Đó là một đường biên giới được ấn định đơn phương của chính quyền Pháp ở Nam Kỳ, đi ngược với ý chí của chính quyền và nhân dân Campuchia.

        Vì vậy mà việc sáp nhập các tổng Quan lợi và Lộc Ninh vào Nam Kỳ gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ và các cuộc nổi dậy quật khởi của nhân dân vùng bị sáp nhập, các cuộc phản đối và nổi dậy mà ông Khâm sứ ở Campuchia de Verneville đã biện minh, ông này cũng đã phản đối kịch liệt các hành động độc đoán của Thống đốc Nam Kỳ.

        Chính vì vậy mà việc sáp nhập các vùng ở Tây Ninh đã gây nên sự phản kháng mãnh liệt của các làng bị sáp nhập và của Nang Me, người đứng đầu các làng đó.

        Chính vì vậy mà mưu toan sáp nhập vào Nam Kỳ toàn bộ vùng lõm giữa hai sông Vàm Cỏ, đã làm cho Quốc vương Nô-rô-đôm xúc động mạnh, Quốc vương đã phái Bộ trưởng giao thông của mình đến Sài Gòn để bày tỏ với Thống đốc Nam Kỳ sự phản đối của Quốc Vương. Đó là mưu toan mà nếu được thực hiện hoàn toàn thì còn làm cho Campuchia mất một nửa tinh Sveyrieng hiện nay. Sự phản đối của nhà vua nếu như cho chúng tôi thu hồi được một vùng lãnh thổ rộng lớn nhưng vẫn không thể ngăn cản việc sáp nhập vào Nam Kỳ hai dải đất rộng dọc các bờ trong của hai con sông Vàm Cỏ.

        - Đó là một đường biên giới đi ngược lại với một cam kết quốc tế mà Pháp ký.

        Các phần sáp nhập này trái ngược với thoả ước Pháp - Xiêm ngày 15-7-1867 cấm tuyệt đối việc sáp nhập Campuchia hay một mảnh đất của lãnh thổ Campuchia cho Nam Kỳ.

        - Đó là một đường biên giới bất hợp pháp. Thực vậy, các bên không ở vào vị trí bình đẳng. Một bên là thuộc địa (Pháp ở Nam Kỳ), một bên là bị bảo hộ (Campuchia).

        - Cuối cùng, đó là một đường biên giới gây cản trở cho các nhu cầu của nhân dân Campuchia.

        Ở nơi có sông, suối, thì vì các lý do chính trị, tất nhiên được đưa vào lãnh thổ Nam Kỳ, dù cho không có các làng Việt Nam ở gần sông, suối này và đường biên giới được vạch đã rõ ràng. Cách làm đó đã khiến cho người dân biên giới của Campuchia không được đến sông và không được dùng sông.

        Tôi hy vọng bản tường trình ngắn gọn này đã cho phép các ngài có các lời giải thích về hình thái khá kỳ quặc của đường biên giới phía Đông Campuchia, và tình trạng khác hẳn với hình thái đường biên giới phía Tây. Các đoạn co vào và lõm vào là những tổn thất của Campuchia và những điểm được lợi của Nam Kỳ trong khi các điểm lõm vào phía Nam Kỳ chỉ là các chỗ còn sót lại của vùng lãnh thổ bị cắt đi, xén đi của Campuchia.

        Tại sao sự sáp nhập và cắt xén này lại có thể xảy ra? Đó là do:

        Nam Kỳ là một thuộc địa và được coi như sự kéo dài của lãnh thổ của nước Pháp chính quốc. Xứ thuộc địa này tiếp giáp với một xứ bảo hộ, Campuchia. Điều tự nhiên là xứ thuộc địa tìm cách và đi tới mở rộng thêm gây thiệt hại cho xứ bảo hộ. Nam Kỳ không chi mở rộng sang Campuchia mà còn mở rộng ra Trung Kỳ khi Nam Kỳ tìm cách sáp nhập chẳng hạn tỉnh Bình Thuận (tỉnh cũ của Chăm Pa), âm mưu này đã thất bại do sự phản đối của Triều đình Huế. Hiện tượng này đã được thấy ở Angiêri và Maroc.

        Khâm sứ Pháp ở Campuchia bị đặt dưới quyền Thống đốc Nam Kỳ, điều đó cho phép Thống đốc vừa là một bên vừa là quan toà và đã phó mặc Campuchia cho tính toán và tham vọng của thuộc địa.

        Bất công, bị sáp nhập bằng sức mạnh, bất bình đẳng, trái với các thoả thuận quốc tế trước đó, trái ngược với nhu cầu của dân cư hữu quan, đó là các đặc tính của đường biên giới này. Chừng ấy khuyết tật đủ biện minh cho tính không hữu hiệu của đường biên giới được vạch và cho việc khôi phục các quyền bị tước đoạt của Campuchia. Đường biên giới này được thiết lập theo cách nhìn thực dân ở đó các lợi ích của thực dân được đặt lên trước mọi lý do khác. Đường biên giới này đáng phải chấm dứt khi chế độ thực dân chấm dứt. Đây là một sự bất công do thực dân tạo ra và đã có thể được áp đặt do chế độ thực dân. Một bất công do thực dân gây ra và áp đặt đáng phải mất đi cùng chế độ thực dân.

        Đó là con đường hợp lý và phù hợp với công lý nhưng cũng phát sinh tình trạng căng thẳng, khó khăn và cả các xung đột. Chính vì vậy, Campuchia dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Quốc trưởng Nô-rô-đôm Xi-ha-núc với mong muốn hoà bình và duy trì quan hệ láng giềng tốt đã chọn giải pháp ngược lại, giải pháp xác nhận đường biên giới hiện có với một số điều chỉnh.

        Chọn cách này, đất nước chúng tôi nhằm tới một kỷ nguyên hoà bình lâu dài với các nước láng giềng. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được nếu thoả thuận có tính đến các nhu cầu sống còn nhất của nhân dân biên giới và tính đến các biện pháp đáp ứng các nhu cầu đó vì một văn bản quốc tế không tính đến các nhu cầu thiết yếu này sẽ làm nảy sinh các khó khăn mới chứ không làm cho các khó khăn mất đi. Đó là lý do khiến cho đoàn Campuchia thấy phải đề nghị một số điều chỉnh nhằm làm giảm nhẹ tính nghiêm trọng của các điều bất lợi gắn với một đường. biên giới đã không tính đến các nhu cầu của cư dân biên giới Campuchia. Các điều chỉnh này có mục đích cho phép cư dân biên giới Campuchia được tiếp cận các sông, suối giáp biên, được dùng các sông, suối đó cho việc đi lại và cung cấp nước. Thực vậy, các sông, suối đó - một cách tự nhiên - là để dùng chung. Lúc đầu các bất lợi của đường biên giới này thể hiện không lớn, đó là do tính chất hành chính của nó. Đường biên giới này không phải là một hàng rào huỷ bỏ các tập quán của dân, họ vẫn đi lại không khó khăn. Khi mà đường biên giới đó trở thành biên giới quốc tế thì các hậu quả xấu của các bất lợi sẽ thể hiện dầy đủ và tính bất công cũng sẽ rất rõ ràng.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Hai, 2016, 08:02:39 am
       2. Đối với con người

        Không ai không biết Nam Kỳ về nguồn gốc chỉ do người Khơ-me sinh sống. Do những thăng trầm không phải lúc nói ở đây mà chúng tôi mất lần lượt các tỉnh của chúng tôi.

        Nhưng các cuộc chiến tranh không rõ ràng này đã không đi tới loại bỏ hoàn toàn các đồng bào của chúng tôi ra khỏi Nam Kỳ. Khi đến Nam Kỳ, người Pháp vẫn thấy họ sống chung theo làng, huyện và cả toàn tỉnh nữa. Những cư dân đầu tiên của xứ này có tiếng nói, phong tục tập quán, nền văn hoá và cách sống riêng không khác những người anh em cùng dòng máu ở Campuchia. Thực dân Pháp biết những sự thật này nên đã công nhận một quy chế riêng cho thiểu số Khơ-me này bao gồm:

        - Quyền mang tên Campuchia;
        - Quyền giữ tập quán và phong tục của mình;
        - Tự do tín ngưỡng và thờ cúng, duy trì các mối quan hệ của mình với giới tăng lữ phật giáo Campuchia;
        - Quyền giảng dạy bằng tiếng Campuchia ở bậc tiểu học, trung học, sử dụng tiếng Campuchia trong các quan hệ với cơ quan hành chính;
        - Quyền được làm việc công sở với một tỷ lệ bình đẳng, trong các khu vực người Campuchia sinh sống.

        Với tư cách là cư dân đầu tiên trên vùng lãnh thổ này, quy chế đó là phù hợp với công lý, phù hợp với các nguyên tắc nhân đạo và phù hợp với thực tiễn được nhiều nước trên thế giới chấp nhận.

        Điều đó dẫn chúng tôi đi đến đề nghị với các bạn việc xác nhận qui chế này cho tộc thiểu số Khơ-me.

        Chúng tôi xin nói rõ rằng chúng tôi không có ý định can thiệp vào công việc nội bộ của Nam Việt Nam, mà chỉ quan tâm đến việc được thấy những người anh em gắn bó máu thịt với chúng tôi tiếp tục được hưởng một cách chắc chắn khả năng bảo trì cách sống, tín ngưỡng tạo thành chính đặc thù của thiểu số đó.

        3. Đối với di sản

        Tám mươi năm chung sống không thể chấm dứt mà không có một di sản chung để lại và sự tồn tại của một con sông lớn chảy qua hai nước không thể không tạo ra giữa hai nước các mối quan hệ và các vấn đề liên quan đến việc sử dụng con sông đó.

        Sự chuyển giao di sản chung này do thực dân Pháp để lại, và các điều kiện sử dụng và khai thác nguồn nước lớn tự nhiên này, chính là sông Mê Công đã được xác định bằng Hiệp định Paris nam 1954, hiệp định này đã được các thành viên liên kết cũ ký. Mặt trận DTGPMNVN là đại diện hợp pháp của miền Nam Việt Nam, dĩ nhiên việc thừa kế sẽ là họ. Đó là lý do để chúng tôi đề xuất một điều khoản nhằm xác nhận các thoả ước này.

        Như vậy, chúng tôi đã đưa ra quan điểm của chúng tôi về ba thành phần tạo thành một tổng thể không thể phân chia. Đối với việc giải quyết các tổng thể này, chúng tôi chọn một nguyên tắc áp dụng cho mỗi thành phần của nó, nguyên tắc uti possidetis vào lúc nước Pháp ra đi.

        Các dự thảo mà chúng tôi sẽ đưa ra để các đại diện đáng kính trọng của Mặt trận DTGPMNVN xem xét nhằm giải quyết ba vấn đề này trên cơ sở vừa được phát biểu.

        Tôi xin cảm ơn sự chú ý của các bạn.


        Trưởng đoàn Mặt trận DTGPMNVN tuyên bố rằng để dám bảo hoàn thành công việc của hai đoàn, ông mong muốn thoả thuận được một chương trình nghị sự; các vấn đề nêu ra trong tuyên bố Campuchia sẽ được nghiên cứu lần lượt, theo chương trình nghị sự này. Trưởng đoàn Mặt trận DTGPMNVN tuyên bố: "Như đã được nêu ra trong thư của Chủ tịch đoàn chúng tôi, trước tiên chúng tôi đề nghị lần này giải quyết các vấn đề chính cho phép chúng ta đặt cơ sở mới và vững chắc cho quan hệ tương lai và hai nước chúng ta. Chúng tôi biết rằng lịch sử đã để lại cho chúng ta một di sản nặng và vì thế chúng ta còn phải giải quyết nhiều vấn đề cụ thể về lợi ích chung. Dựa trên các cơ sở mà chúng ta sẽ xây dựng, các vấn đề đó sẽ được xem xét và giải quyết đúng lúc trcln tinh thần hiểu biết hữu nghị và sự giúp đỡ lẫn nhau".

        Ông Son San nhắc lại bản thuyết trình của ông ta gồm có các điểm chính của chương trình nghị sự. Tất cả các vấn đề dự kiến cho cuộc thảo luận có chứa đựng nội dung ở đó. Ông nói thêm đoàn chúng tôi vui lòng lắng nghe thuyết trình của đoàn bạn.

        Ông Trần Bửu Kiếm trình bày như sau: Được Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận DTGPMNVN uỷ nhiệm, đoàn chúng tôi ngày hôm nay rất vui mừng gặp các vị Khơ-me nổi tiếng về sự đóng góp vào việc tăng cường tình đoàn kết Đông Dương. Ngay khi bước vào công việc của chúng ta, các ngài và quý vị hãy yên tâm về sự hợp tác thẳng thắn và chặt chẽ của chúng tôi, về thiện chí của chúng tôi nhằm đạt được các kết quả có lợi chung cho hai nước chúng ta.

        Thừa kế của các chế độ cũ một di sản đặc biệt nặng nề, Mặt trận DTGPMNVN đứng trước - chỉ nói về quan hệ với Campuchia - những vấn đề mà tình trạng chiến tranh làm cho thêm phức tạp, khó khăn. Chúng tôi nghĩ rằng trước hết phải tìm giải pháp cho các vấn đề đó các cơ sở mới, lành mạnh, vững chắc có thể bảo đảm hoà bình và hoà thuận giữa hai dân tộc trong tương lai, hai dân tộc phải sống mãi mãi bên nhau.




Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Hai, 2016, 06:43:22 am
        Để thực hiện điều 8 trong cương lĩnh của chúng tôi về việc "thiết lập và tăng cường mối quan hệ hữu nghị với các nước Đông Nam Á, đặc biệt với các nước láng giềng Campuchia và Lào" trong lá thư ngày 4-4-1966, Chủ tịch đoàn chúng tôi đã đề nghị ký với Chính phủ Vương quốc Campuchia một bản tuyên bố chung bao gồm các điểm sau đây:

        1/ Tôn trọng độc lập và chủ quyền quốc gia của nhau.

        2/ Thừa nhận và tôn trọng các đường biên giới hiện tại giữa Campuchia và Nam Việt Nam (Mặt trận DTGPMNVN thừa nhận chủ quyền của Campuchia trên các nhóm đảo ven bờ mà chế độ Sài Gòn yêu sách vô căn cứ từ năm 1960).

        3/ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

        4/ Khẳng định lại của Mặt trận DTGPMNVN về đề xuất của Mặt trận về chính sách hoàn toàn bình đẳng giữa các nhóm tộc thiểu số khác nhau cùng chung sống ở Nam Việt Nam, đặc biệt thừa nhận cho thiểu số người Khơ-me có quyền giữ và phát huy phong tục, truyền thống và tín ngưỡng, tiếng nói và chữ viết của mình v.v...

        Một điểm thứ năm liên quan đến việc Mặt trận DTGPMNVN lên án mọi sự vi phạm các đường biên giới hiện nay của Campuchia có thể bổ trợ vào đây nhằm nhấn mạnh sự phản kháng của chúng tôi đối với các tham vọng bành trướng của chính quyền Băng Cốc.

        Chúng tôi thấy rằng, các điểm đưa ra như vậy là để xây dựng một bầu không khí mới với đặc điểm là sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, cho phép hiểu nhau hơn và sát cánh cùng nhau hướng về một tình hữu nghị tin cậy và có hiệu quả giữa hai dân tộc.

        Giờ phút quyết định của cuộc đấu tranh phong cùng một kẻ thù, sự xâm lược của đế quốc Mỹ, đã thúc đẩy chúng ta thống nhất làm tăng khả năng phòng thủ của chúng ta. Nhưng trong những người có trách nhiệm của hai nước chúng ta, ai dám nghĩ trong tương lai khi hoà bình và độc lập sẽ được thiết lập, các mối quan hệ được dựa trên cơ sở bất bình đẳng, sự đô hộ hay lừa bịp. Theo cách này, đặt ra vấn đề Khơ-me - Nam Việt Nam hay đơn giản hơn là Khơ-me - Việt Nam, cho thấy đồng thời giải pháp duy nhất hợp lý và có thể: đó là giải pháp của tình hữu nghị và hoà thuận.

        Dĩ nhiên, chúng tôi xin nhắc lại những đề nghị chân thành của chúng tôi là cùng xây dựng một tài liệu cơ sở, có thể gọi là hiến chương quan hệ láng giềng tốt đẹp của chúng ta.

        Trên cơ sở xây dựng ban đầu chúng ta sẽ tuỳ ý có công trình này, nọ phục vụ tình hữu nghị của chúng ta.

        Trong lúc này, vấn đề biên giới giữa hai nước chúng ta dường như đã chín muồi để ký kết thoả thuận. Về vấn đề này, phía Mặt trận DTCPMNVN đã chấp thuận nguyên tắc thừa nhận và tôn trọng đường biên giới hiện nay không do dự chút nào.

        Về các đảo, lập trường của Mặt trận DTGPMNVN cũng rõ ràng. Vì lợi ích thực tiễn của nó "đường Brevié" sẽ thể hiện là đường biên giới trên biển giữa hai nước. Tất cả các đảo ở phía Bắc đường này thuộc về Campuchia không có tranh cãi. Tiện thể chúng tôi thể hiện sự tán thành nhiệt liệt của chúng tôi đối với quan điểm rất thực tế của Samđec Quốc trưởng Campuchia, ông đã góp phần lớn vào việc giải quyết tốt một vấn đề có tính chất chung hơn. Thực vậy, vấn đề này rõ ràng sẽ cho phép chúng ta thực hiện đầy đủ sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, một vấn đề khác mà tất cả các nước đã giành được độc lập rất quan tâm.

        Về vấn đề liên quan đến người Khơ-me thiểu số, ngay từ khi Mặt trận DTGPMNVN thành lập, chúng tôi đã tuyên bố chính sách đối với các dân tộc và đã dốc toàn lực của mình nhằm bảo đảm cho người Khơ- me thiểu số cũng như các dân tộc thiểu số khác được hưởng đầy dủ và hoàn toàn các quyền được thừa nhận cho các dân tộc. Vả lại, như mỗi chúng ta đều biết, vấn đề các dân tộc thiểu số là thuộc chủ quyền trong nước của mỗi quốc gia. Chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng người Khơ-me thiểu số vẫn giữ các quan hệ tình cảm, văn hoá, tôn giáo với Campuchia và do đó chúng tôi đã chủ động cho phía Campuchia biết chính sách không thay đổi của chúng tôi về vấn đề này. Là đất nước có nhiều dân tộc, Nam Việt Nam phải có một chính sách dúng hoàn toàn bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau đối với tất cả nhóm tộc thiểu số. Vấn đề rất tế nhị này sẽ dẫn đến nhiều mâu thuẫn về chính trị nếu giải quyết ngược lại với các nguyên tắc được thừa nhận. Chúng tôi sẵn sàng nói rõ nội dung chính sách của chúng tôi đối với các dân tộc trong một tuyên bố đơn phương.

        Còn có các vấn đề khác vẫn chưa giải quyết sẽ được giải quyết vào lúc thích hợp. Chúng tôi nghĩ rằng các cơ sở mới mà chúng ta đưa ra sẽ là một bảo đảm vững chắc cho sự điều chỉnh và lợi ích chung được các câu trả lời tới đưa ra cho các vấn đề của chúng ta.


        Ông Son Sann cảm ơn bài thuyết trình của phái Đoàn bạn và hứa nghiên cứu nghiêm túc các ý của bản thuyết trình.

        Trước khi nghỉ, hai đoàn trao nhau các tài liệu sau:

        - Nội dung bản dự thảo thoả thuận của Campuchia (do đoàn Campuchia trao lại).

        - Văn bản dự thảo của Mặt trận DTGPMNVN và văn bản tuyên bố của Mặt trận DTGPMNVN về chính sách của mình đối với các dân tộc thiểu số (do đoàn Mặt trận DTGPMNVN trao lại).

        Ông Son Sann tuyên bố rằng hai bản dự thảo được mỗi phái đoàn nghiên cứu cho buổi họp tới.

        Hai Trưởng đoàn hứa sớm có thể trao lại các văn bản của bản thuyết trình của mỗi bên.

        Hai Đoàn đồng ý gặp lại cuộc đàm phán vào lúc 10 giờ ngày 17-8-1966

Buổi họp kết thúc lúc 11 giờ                                  

Làm ba bản tại Phnôm Pênh, ngày tháng năm ghi ở trên.        


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Hai, 2016, 03:41:55 am
       
        Biên bản 2 (Tài liệu K/FNL/PV/2, ngày 20-8-1966)

        Ngày 20-8-1966, lúc 10 giờ 30', phái đoàn Mặt trận DTGPMNVN và phái đoàn Campuchia đã tiến hành phiên họp lần thứ hai tại Văn phòng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

        Thành phần họp:

        - Phía Mặt trận DTGPMNVN: Trần Bửu Kiếm, Trưởng đoàn; các đoàn viên: Nguyễn Văn Hiếu, Hồ Thu; các thư ký: Phạm Văn Quang, Lê Kỷ Văn.

        - Phía Campuchia có: Son Sann, Trưởng đoàn; So Nem, Phó Trưởng đoàn; các đoàn viên: Sarin Chhak, Nguôn Chhay Kry, Srey Saman; cố vấn Trương Cang, và Teao Sunthan, chuyên viên.

        - Ban Tổng thư ký gồm có: Ông Nginn Nippha và ông Phạm Văn Quang.

        Ông Trần Bửu Kiếm phát biểu trước như sau: Phái đoàn chúng tôi đồng ý về biên bản của vòng họp trước (ngày 15-8-1966).

        Sau khi nghiên cứu tỉ mỉ các tài liệu mà đoàn Khơ-me chuyển lại, chúng tôi vui mừng báo cho các ngài những đánh giá và những đề nghị theo trình tự chung của chúng tôi, hy vọng rằng, khi mà hai đoàn chúng ta thoả thuận về các điểm cơ bản, các vấn đề chi tiết sẽ được giải quyết không có khó khăn lớn.

        Trước hết, chúng tôi vui mừng nhận thấy lập trường của Khơ-mer cũng có cùng mong muốn thắt chặt các quan hệ hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc chúng ta, mong muốn tìm mọi cái đoàn kết chúng ta và làm cho chúng ta mạnh lên trước những đe doạ và xâm lược của một kẻ thù chung. Chúng tôi thấy rất rõ nét ý chí không gì lay chuyển nổi của nhân dân Khơ-me bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình. Đối với một dân tộc như dân tộc chúng tôi đang chiến đấu để giành lại quyền sống cho mình, đó chính là lý do đáng khâm phục và là một cơ sở thoả thuận hữu nghị sẵn có.

        Chúng tôi lưu tâm tới lập trường Khơ-me được thể hiện trong bản thuyết trình của ngài trưởng đoàn Khơ-me và trong dự thảo thoả thuận của Khơ-me. Chúng tôi nghĩ để tiến tới các công việc của chúng ta, cần nhắc lại một số điểm đã được bàn đến trong bản thuyết trình sơ bộ của chúng tôi với những giải thích rõ ràng cần thiết, với lòng mong muốn làm sáng tỏ hơn các ý muốn thật sự của chúng tôi cho phái đoàn Khơ-me.

        Ngay từ khi thành lập, Mặt trận DTGPMNVN chúng tôi đã thể hiện chính sách đối ngoại là duy trì tình hữu nghị với tất cả các dân tộc yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới, trước hết là với các dân tộc láng giềng. Chính sách này xuất phát từ những khát vọng sâu sắc nhất của đồng bào chúng tôi, những người đã phải chịu đựng nhiều đau khổ từ một cuộc chiến tranh do đế quốc xâm lược gây ra và là những người không muốn trở lại làm nô lệ. Vì vậy mọi đồng tình, ủng hộ lẫn nhau của các bè bạn dành cho chúng tôi là sự đóng góp quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng này của chúng tôi, cũng như để khôi phục lại đất nước bị tàn phá của chúng tôi trong tương lai. Về chủ đề này, chúng tôi nghĩ rằng tất cả các dân tộc non trẻ tôi muốn nói những nước non trẻ vừa mới giành được độc lập cho mình) phải nhận thấy nhu cầu chung là giúp đỡ lẫn nhau và sự đoàn kết này hứa hẹn một tương lai lâu dài nếu không phải là vĩnh viễn. Kinh nghiệm của những năm gần đây trên các nước châu Á, Phi, đã chứng minh đầy đủ rằng chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân mới có thể thường xuyên lợi dụng sự rạn nứt của đất nước hoặc giữa các nước chúng ta nhằm áp đặt lại dưới một hình thức này hay hình thức khác, sự thống trị của họ, hay chí ít, gây nên một tình hình bất ổn để cho họ lợi dụng. Hai dân tộc chúng ta vì muốn sống mãi mãi bên nhau, nên cùng tìm cách xây dựng vĩnh viễn một quan hệ hoà bình, hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau cần thiết cho việc bảo vệ nền độc lập và hạnh phúc của mình.

        Tình hữu nghị này, chúng tôi đang vun đắp trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau, chăm lo đến lợi ích chung. Chúng tôi vui mừng thấy rằng về điểm này, hai bên chúng ta hầu như có đồng quan điểm và khái niệm Campuchia về "tương hỗ" được hiểu trong nghĩa rộng của nó, có thể bao hàm cùng một nội dung.

        Đó là tình hữu nghị mà chúng tôi đã chứng tỏ trong việt tôn trọng nghiêm chỉnh toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, cũng như trong sự lên án tích cực của chúng tôi về những kẻ phản bội "serei" được đế quốc Mỹ ở Nam Việt Nam tạo dựng và nuôi dưỡng. Đó là tình hữu nghị mà chúng tôi mong muốn mãi mãi bền vững và có hiệu quả hơn. Như vậy là chính ngay thời kỳ chiến tranh này và mặc dù mọi sự vu khống và tố cáo mà chính quyền bù nhìn Sài gòn đối với chúng tôi, Mặt trận của chúng tôi sẵn sàng công nhận và tôn trọng (cũng như bắt kẻ thù của chúng ta phải tôn trọng) các đường biên giới hiện nay giữa hai nước chúng ta. Quyết định này đã được cân nhắc không có bất cứ ẩn ý nào trong hiện tại và tương lai. Bởi vì, chúng tôi thấy rằng quan hệ láng giềng tốt từ nay phải chiếm ưu thế và từ cơ sở này, những vấn đề gai góc nhất trong quan hệ của chúng ta sẽ có thể dễ dàng được giải quyết, trong khi nếu không có sự tin cậy và mong muốn thoả thuận chân thành, thì các văn bản chặt chẽ nhất cũng sẽ không thể ngăn chặn việc phát sinh những tranh chấp và không đi tới giải quyết tốt các vấn đề tranh chấp.

        Thưa các ngài và quý vị, điều đó xác định sự suy nghĩ chỉ đạo mọi hành động của chúng tôi trong quan hệ với Campuchia và đương nhiên phải bắt đầu bằng các cuộc đàm phán này. Khi trở lại vấn đề này, chúng tôi biết rằng giữa hai nước chúng ta còn có nhiều vấn đề về quyền lợi và quan trọng khác mà cần phải giải quyết để cụ thể hoá tình hữu nghị chung này của chúng ta.

        Vậy là, cần chia loại các vấn đề để giải quyết tốt hơn. Vấn đề các đường biên giới của Campuchia được coi như là thiết yếu để đất nước này tồn tại và đòi hỏi là phải giải quyết ngay. Về phía chúng tôi, thấy rằng không có lý do gì mà không thừa nhận rõ ràng, thẳng thắn các vấn đề đó bằng các văn bản chính thức. Do đó, chúng tôi đã trao lại cho các ngài dự thảo thoả thuận của chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Hai, 2016, 10:19:16 am
        Đối với các vấn đề khác, Nam Việt Nam chúng tôi đang trong bão táp của cuộc chiến tranh có thể không có khả năng giải quyết các vấn đề đó ngay tức khắc, chẳng hạn việt xây dựng mốc biên giới hay xác định từng đoạn của các đường biên giới phải tiến hành vào một thời gian thuận lợi khiến cho thiện chí của mỗi bên không bị ảnh hưởng. Các vấn đề khác phức tạp hơn, Mặt trận DTGPMNVN chúng tôi tạm thời phải để lại, bởi vì hoặc vấn đề đó chưa đến lúc chín muồi, hoặc vì nó gây ra những rắc rối chưa giải quyết được. Nhưng các vấn đề đó sẽ được giải quyết vào lúc thích hợp trên cơ sở tình hữu nghị và tôn trọng lợi ích của nhau. Ví dụ vấn đề tàu thuyền đi lại trên sông Mê Công. Các bạn Khơ-me chúng tôi hãy yên tâm, Mặt trận của chúng tôi sẽ biết giải quyết các vấn đề quyền lợi chung giữa hai nước chúng ta trên tinh thần hiểu biết sâu sắc.

        Khi nêu vấn đề về dân tộc thiểu số Khơ-me ở Nam Việt Nam chúng tôi lưu ý đoàn Campuchia về thiện chí của Mặt trận DTGPMNVN đến sự quý mến lớn lao của chúng tôi về chính sách dũng cảm và sáng suốt của Chính phủ Vương quốc Campuchia do quốc trưởng nổi tiếng của mình lãnh đạo. Chúng tôi đánh giá rất cao sự hiểu biết lớn lao của Quốc trưởng Nô-rô-đôm Sihanúc, khi ông thừa nhận đây là vấn đề thuộc chủ quyền nội bộ và "toàn vẹn lãnh thổ quốc gia". Để đáp lại, với một tinh thần hữu nghị tin cậy, chúng tôi muốn nhân dịp ký thoả thuận giữa hai bên, khẳng định lại chính sách của chúng tôi đối với các dân tộc cùng chung sống trên đất nước chúng tôi với sự quan tâm đúng mức đến dân tộc thiểu số Khơ-me. Thực tế là, chính sách này thuộc về các nguyên tắc cơ bản của Mặt trận chúng tôi, và dù các khó khăn do chiến tranh gây ra, dù sự phá hoại và vu cáo của kẻ thù của chúng ta, chúng tôi đánh giá là chính sách của chúng tôi đã được thực hiện đúng đắn và đã có kết quả. Vì cùng đau khổ và khổ nhục như nhau của dân tộc bị trị, những thành phần khác nhau của dân cư Nam Việt Nam chắc chắn sẽ thấy rõ và có thái độ rất nghiêm khắc đối với các biện pháp phân biệt đối xử cùng với các nguy cơ đi theo đối với sự tồn tại của mình. Như vậy, trong các vùng do chế độ bù nhìn Sài Gòn kiểm soát theo một chính sách quân sự trấn áp và phân biệt đối xử, thì các nhóm thiểu số khác nhau đã dấy lên cuộc đấu tranh như vũ bão chống lại kẻ thù xâm lược Trong khi ở trong vùng giải phóng, Mặt trận DTGPMNVN đã có thể đoàn kết các dân tộc đa số và thiểu số tạo thành sức mạnh trước kẻ địch. Chúng tôi hy vọng rằng phái đoàn Khơ-me, chính phủ Vương quốc và tất cả các bạn Khơ-me của chúng tôi thấy rõ những cố gắng lớn lao mà chúng tôi đã thực hiện phù hợp với nguyên tắc eơ bản về tổ chức của mỗi quốc gia đồng thời với nhu cầu của một chính sách hữu nghị và hiểu biết với Campuchia.

        Mong rằng chính phủ vương quốc khẳng định lại chính sách hiếu khách truyền thống và không phân biệt đối xử đối với các đồng bào của chúng tôi cư trú ở Campuchia, chúng tôi biết rằng về mặt này chính phủ Vương quốc luôn có một chính sách đúng đắn. Chúng tôi nghĩ rằng Chính phủ Vương quốc nên công bố chính sách đó dưới hình thức thích hợp nhất, nhân sự kiện tốt đẹp đánh dấu biểu hiện long trọng đầu tiên về tình hữu nghị của chúng ta. Đó sẽ là một cử chỉ hiểu biết sâu sắc của chính phủ Vương quốc đối với kiều dân Việt Nam và một sự ủng hộ rất quý đối với chính sách của chúng tôi.

        Cuối cùng, Mặt trận DTGPMNVN, người đại diện chân chính duy nhất của nhân dân Nam Việt Nam ở trong nước cũng như ở ngoài nước, mong muốn có được sự đồng ý của Quốc trưởng và của chính phủ Vương quốc về việc đặt một cơ quan đại diện ở Campuchia, có các quyền hạn ngoại giao cần thiết để thực hiện một cách đúng đắn và toàn vẹn chính sách của mình đối với chính phủ Vương quốc và nhân dân Khơ-me.

        Tóm lại, về nội dung và hình thức của các văn kiện sau các cuộc đàm phán này của chúng ta, chúng tôi đề nghị:

        1/ Các đại diện cấp cao của hai bên ký một thoả thuận về chính sách hữu nghị và láng giềng tốt đẹp được cụ thể hoá bằng vấn đề chín muồi và nóng bỏng nhất, là vấn đề các đường biên giới Campuchia và Nam Việt Nam. Đó sẽ là Hiệp ước làm căn cứ cho tất cả các quan hệ sau này.

        2/ Công bố một tuyên bố (đơn phương) của Mặt trận DTGPMNVN về chính sách của mình đối với các dân tộc thiểu số trong đó có những điểm cụ thể đối với thiểu số Khơ-me.


        Ông Son Sann phát biểu: Chúng tôi đã rất chú ý lắng nghe bài thuyết trình của ngài. Bản thuyết trình bao hàm nhiều điểm rất quan trọng. Nhưng chúng tôi chưa có thời gian nghiên cứu chi tiết và chúng tôi chưa thể trả lời đầy đủ các điểm đó vào lúc này. Đề nghị các ngài cho phép trả lời chi tiết trong lần họp tới, ngay bây giờ chúng tôi xin trình bày những quan điểm của phái đoàn chúng tôi liên quan đến chính sách của chúng tôi với các nước láng giềng.

        Như các ngài đã nhận xét "đất nước chúng ta không còn bị nô lệ các nước non trẻ cần phải giúp đỡ lẫn nhau...". Chính sách của chúng tôi là thêm bạn bớt thù. Nhưng để xây dựng tình hữu nghị trong nền hoà bình lâu dài phải không có các mối tranh chấp hay bất hoà. Để chiến đấu chống đế quốc, phải không có rạn nứt trong tình hữu nghị của chúng ta, nếu không chủ nghĩa đế quốc sẽ xen vào rạn nứt đó. Chúng tôi vui mừng về sự khẳng đỉnh của ngài liên quan đến sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chính sách trung lập của chúng tôi Về vấn đề các đường biên giới, tôi xin thông báo cho các ngài rằng chúng tôi đã hy sinh lớn lao về quyền của chúng tôi. Về việc cắm mốc của các đường biên giới và việc tàu thuyền đi lại trên sông Mê Công, chúng tôi không có ý định giải quyết chi tiết ngay bây giờ, nhưng để tránh những hiểu lầm và ngăn ngừa các va chạm, chúng ta phải thoả thuận về nguyên tắc trước. Tôi xin nói rõ một điểm quan trọng là:

        Chúng tôi đã đưa ra một dự thảo thoả thuận về vấn đề tộc thiểu số Khơ-me ở Nam Việt Nam. Ngài có một cách khác để giải quyết việc này: Đó chính là một vấn đề có thể gây ra các va chạm. Về vấn đề này, đối với tộc thiểu số chúng tôi, chúng tôi chỉ đề nghị điều mà người Pháp đã cho họ. Chúng tôi cho là đây chỉ là một điểm tối thiểu mà trên quốc tế người ta dành cho ngay cả với kẻ thua trận như người Đức trong cuộc chiến tranh thế giới vừa qua. Về điểm rất quan trọng này, chúng tôi mong rằng những ý định của chúng tôi được cụ thể hoá dưới hình thức là một bản thoả thuận do Quốc trưởng, Hoàng thân Xihanúc và ngài chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ ký kết.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Hai, 2016, 05:22:49 am
        Về vấn đề người Việt Nam nhập cư Campuchia và về đại diện của Mặt trận DTGPMNVN ở Campuchia, phái đoàn chúng tôi không có nhiệm vụ đàm phán. Vả lại, vấn đề này không được nêu lên ở Bắc Kinh, không có trong bức thư ngày 4-4-1966 của Chủ tịch Mặt trận DTGPMNVN. Nếu ngài đồng ý thì ngay bây giờ chúng tôi sẽ chuyển sang xem xét hai bản dự thảo thoả thuận của chúng ta.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi đề nghị nghỉ một chút để chúng tôi thảo luận với đoàn của tôi. Buổi họp dừng từ lúc 11 giờ đến 11 giờ 20'. Bước vào cuộc họp tiếp, ông Trần Bửu Kiếm nói: Để công việc đàm phán của chúng ta có tiến triển, đoàn chúng tôi có vài lời giải thích thêm. Trong bản thuyết trình của đoàn Khơ-me, chúng tôi rút ra ba vấn đề chính:

        1/ Vấn đề về lãnh thổ (các đường biên giới);
        2/ Vấn đề về con người (thiểu số người Khơ-me);
        3/ Vấn đề về di sản.

        Vấn đề đầu tiên là quan trọng và chín muồi nhất trong lúc này. Vì lý do này, chúng tôi đề nghị ký một thoả thuận về sự thừa nhận và tôn trọng đường biên giới hiện nay của chúng ta. Về thoả thuận này, chúng tôi đã sẵn sàng ký không điều kiện: Vả lại, đó là vấn đề được Xăm dech quốc trưởng đề cập trong lá thư tháng 8-1964 của mình cho Đoàn Chủ tịch của chúng tôi. Chúng tôi cũng xác định rằng về các đường biên giới biển, chúng tôi thừa nhận chủ quyền Khơ-me trên các đảo ven bờ nằm ở phía bắc đường Brevié.

        Về dân tộc Khơ-me thiểu số, chúng tôi lưu ý đoàn bạn về lập trường và sự cố gắng của đoàn chúng tôi.

        Đối với chúng tôi, vấn đề là nói rõ chính sách của chúng tôi đối với thiểu số Khơ-me đang sống tại Nam Việt Nam và tôn trọng nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Ở Bắc Kinh, chúng ta không tìm ra được một giải pháp cho vấn đề này. Từ đó chúng tôi đã cố hoà giải hai yêu cầu: một mặt là về vấn đề chủ quyền quốc gia và mặt khác là tình hữu nghị đối với nhân dân Khơ-me mà chúng tôi luôn vun đắp. Đó là lý do mà chúng tôi đề nghị với các ngài là ra một bản tuyên bố đơn phương của Mặt trận DTGPMNVN về các quyền và nghĩa vụ của các tộc thiểu số cùng chung sống ở Nam Việt Nam và đặc biệt là các quyền và nghĩa vụ của tộc Khơ me thiểu số. Chúng tôi đề nghị phái đoàn bạn hiểu cho chúng tôi và thấy rõ những cố gắng lớn lao mà Mặt trận DTGPMNVN đã làm nhằm đạt một giải pháp thoả đáng. Chúng tôi có thể đảm bảo rằng tất cả các tộc thiểu số vào ngày này đã được hưởng mọi quyền được thừa nhận cho người bản quốc. Vả lại, chúng tôi đề nghị không ngừng cải thiện các điều kiện sống của tất cả các nhóm dân tộc thiểu số và khuyến khích họ cùng phát triển. Tôi nghĩ, chính sách này sẽ thoả mãn những quan tâm của phía Khơ-me về số phận của tộc thiểu số Khơ-me đang sống ở Nam Việt Nam.

        Về các vấn đề của phần thứ ba, chúng tôi đề nghị xem xét dần dần, những điều kiện chiến tranh hiện nay không cho phép giải quyết. Chúng ta sẽ nói về các vấn đề đó vào thời điểm thích hợp; chúng ta sẽ giải quyết trong tình hữu nghị và sự tôn trọng các quyền lợi chung.

        Tóm lại, chúng tôi đề nghị phân loại công việc và trước hết thoả thuận về vấn đề biên giới, tiếp đó chúng tôi đề nghị ra tuyên bố đơn phương về dân tộc Khơ-me thiểu số. Cuối cùng, về các vấn đề của phần thứ ba, chúng tôi đề nghị hoãn lại cho đến khi các điều kiện chín muồi để giải quyết vấn đề đó.

        Ông Son Sann: Chúng tôi xin trả lời chi tiết cho các ngài vào phiên họp tới. Tuy nhiên, tôi cần nhắc lại rằng từ các cuộc đàm phán ở Bắc Kinh, chúng tôi cho rằng ba vấn đề tạo thành một tổng thể không thể chia cắt. Đó là một tổng thể bao gồm lãnh thổ, con người và một di sản.

        Chúng tôi đề nghị các ngài chấp nhận tổng thể đó bằng tình hữu nghị và sự hiểu biết. Chúng tôi không thể nhượng đất mà không quan tâm tới số phận con người và của cải. Mọi ký kết bao gồm lợi ích và lệ thuộc, các bên phải chấp nhận đồng thời cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Chúng tôi nghĩ rằng thiểu số Khơ-me đã được hưởng một quy chế riêng xứng đáng được một sự đối xử đặc biệt.

        Chúng tôi không có tham vọng đòi hỏi điều không thể được. Trên quốc tế, quy chế các tộc thiểu số được các nước không hữu nghị với nhau như hai nước chúng ta thừa nhận cho cả các dân tộc bại trận. Do đó chúng tôi đề nghị các ngài, với tư cách là những người bạn thừa nhận ít ra là cái mà các người khác đã thừa nhận cho những kẻ thù cũ của mình. Chúng tôi sẽ trả lời chi tiết cho các ngài vào phiên họp tới.

        Do thoả thuận chung, hai đoàn ấn định phiên họp tới vào 10 giờ ngày 23/8/1966.
Buổi họp kết thúc lúc 11 giờ 40'.         
Làm ba bản tại Phnôm Pênh, ngày tháng năm ghi ở trên.         


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Hai, 2016, 06:07:04 am
       
        Biên bản 3 (Tài liệu K/FNL/PV/3, ngày 23-8-1966)


        Ngày 23 tháng 8 năm 1966, lúc 10 giờ, phái đoàn Mặt trận DTGPMNVN và Campuchia đã tiến hành phiên họp thứ 3 tại văn phòng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

        Thành phần họp:

        - Phía Mặt trận DTGPMNVN eo: Trần Bửu Kiếm, Trưởng đoàn; các đoàn viên: Nguyễn Văn Hiếu, Hồ Thu; các thư ký: Phạm Văn Quang, Lê Kỷ Văn.

        - Phía Campuchia có: Son Sann, Trưởng đoàn; So Nem, Phó Trưởng đoàn; các đoàn viên: Sarin Chhak, Nguôn Chhay Kry, Srey Saman; cố vấn Trương Cang, và Teao Sunthan, chuyên viên.

        - Ban Tổng thư ký gồm có: Nginn Nippha, Phạm Văn Quang.

        Ông Son Sann: Chúng ta bước vào phiên họp thứ ba, chúng tôi vui mừng thông báo rằng chúng ta đã thoả thuận về việc soạn thảo 2 biên bản. Tôi xin cảm ơn các thành viên thư ký đã làm việc tích cực.

        Thưa ngài, bây giờ nếu các ngài cho phép, tôi xin trả lời về vấn đề mà các ngài yêu cầu ở phiên họp trước.

        Chúng tôi vui mừng tỏ rõ lời cảm ơn của chúng tôi với phái đoàn Mặt trận DTGPMNVN về các quan điểm mà phái đoàn đã trình bày trong phiên họp trước. Chúng tôi xin nêu quan điểm của chúng tôi.

        Trước tiên, cần thấy rằng hai bên cùng mong muốn xây dựng một tình hữu nghị lâu dài. Để đạt được mục tiêu chung này, hai bên đều thấy cần tìm ra tất cả các điểm đoàn kết hai bên loại bỏ các nguyên nhân có thể phá hoại tình hữu nghị này. Nếu sự giúp đỡ lẫn nhau và tình đoàn kết là các nhân tố tích cực thúc đẩy tình hữu nghị này, thì công lý và sự tin cậy lẫn nhau, bình đẳng về các lợi ích, sự chăm lo quyền lợi lẫn nhau cũng là các điều kiện để tạo cơ sở cho tình hữu nghị và đảm bảo duy trì tình hữu nghị đó.

        Trước các vấn đề này, chúng tôi người Campuchia có nghĩa vụ nhìn lại các hành động của mình và đặt các hành động đó trong khuôn khổ được thiết lập.

        Điều này buộc chúng tôi nhắc lại một số sự kiện chính mà người ta không bỏ qua. Đó là việc khước từ sự viện trợ của Mỹ năm 1963 và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1965, hai quyết định đã có kết quả đặt những tên tay sai của chủ nghĩa đế quốc Mỹ ra ngoài lãnh thổ Campuchia, điều có lợi lớn đối với chúng tôi cũng như cho các bạn của chúng tôi đấu tranh giành độc lập và chủ quyền. Cũng phải nói việc huỷ bỏ cơ quan đại diện của chúng tôi ở Sài Gòn, đương nhiên dẫn tới việc loại bỏ cơ quan đại diện của Sài Gòn ở Phnôm Pênh, cho phép tống cổ bè lũ tay sai của chủ nghĩa đế quốc Mỹ ra khỏi đất nước chúng tôi.

        Tiếp theo các hành động này nhằm tước bỏ những khả năng của kẻ thù hoạt động bên trong lãnh thổ chúng tôi và từ lãnh thổ chúng tôi Quốc trưởng, Chính phủ Vương quốc, các lực lượng quân sự Vương quốc Campuchia, và toàn thể nhân dân Khơ-me, đã đương đầu với đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bằng một cuộc kháng chiến quả cảm và khốc liệt.
Đối với các bạn Mặt trận DTGPMNVN của chúng tôi, chúng tôi đã chứng tỏ sự tương trợ của chúng tôi bằng sự ủng hộ về tinh thần, chính trị và ngoại giao. Trong khuôn khổ lập trường trung lập của chúng tôi cho phép, chúng tôi đã góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Việt Nam và do đó phải chịu sự trả đũa nặng nề.

        Nhắc lại những việc này không phải nhằm làm nổi bật sự cống hiến của chúng tôi, nhưng đơn giản là để nhìn xem chúng tôi đã thoả mãn các khái niệm về sự giúp đỡ lẫn nhau và tình đoàn kết mà các ngài nhấn mạnh chưa.

        Với sự vui mừng, chúng tôi nêu lên đoạn nói lên mong muốn của đoàn bạn loại bỏ rạn nứt nhỏ nhất có thể tạo cho chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân mới cơ hội lợi dụng nhằm áp đặt lại sự thống trị trên đất nước chúng ta. Chúng tôi hài lòng thấy rằng quan điểm này phù hợp với quan điểm mà ngài Phạm Văn Đồng đã phát biểu với Quốc trưởng chúng tôi ở Bắc Kinh tháng 10 năm 1964. Nhân vật lỗi lạc của nhà nước Việt Nam đã nêu lên việc tìm ra các giải pháp cho tất cả các vấn đề chưa giải quyết giữa hai nước để có thể đặt tình hữu nghị trên một cơ sở lành mạnh, tức là được giải toả mọi điều rắc rối. Hiển nhiên, quan điểm này được chúng tôi tán đồng hoàn toàn và đầy đủ. Chính vì mối quan tâm này mà chúng tôi đã đề nghị đăng ký vào chương trình nghị sự của các cuộc đàm phán ngay vào tháng 10 năm 1964 các vấn đề theo kinh nghiệm đã qua, là những trở ngại cho sự phát triển quan hệ tốt đẹp. Một khi các trở ngại đó được loại bỏ, chúng tôi cho rằng chúng ta có thể sẽ xây dựng sự nghiệp chung của chúng ta tốt đẹp và lâu dài.

        Chúng tôi cũng đã chú ý đến đề nghị của phái đoàn bạn chia loại các vấn đề. Về phần chúng tôi, chúng tôi cho rằng đã làm các phân biệt cần thiết: Các vấn đề mà chúng tôi đã yêu cầu xem xét được tập trung vào một điểm chung là các vấn đề tồn tại vào lúc giải thể liên bang Đông Dương.

        Sau những nhận xét tổng quát đã được đặt ra, chúng tôi chuyển sang xem xét cụ thể từng vấn đề. Với việc nắm tình hình được thực hiện vào ngày khai mạc, chúng tôi đưa ra những lời giải thích mới tiếp theo.

        Về biên giới biển, chúng tôi đánh giá cao các cố gắng của Mặt trận DTGPMNVN nhằm lên án các yêu sách của chế độ Sài Gòn. Các ngài làm đúng khi đã lên án các yêu sách này, bởi vì các yêu sách này là điên rồ và chỉ có thể xuất phát từ ý đồ thôn tính quá rõ ràng. Các yêu sách trùm lên các hòn đảo mà Campuchia đã sở hữu và chiếm hữu từ lâu. Đúng là thông tư Bvevié xác nhận các khu vực hành chính giữa Campuchia và Nam Kỳ, cũng đúng là thông tư bảo lưu những vấn đề về chủ quyền trên các hòn đảo nằm trong vịnh Thái Lan. Nhưng bảo lưu về chủ quyền này không chỉ là đối với các hòn đảo nằm ở phía bắc của đường Brevié. Thông tư này áp dụng cho cả các hòn đảo nằm ở phía bắc cũng như các hòn đảo nằm ở phía Nam của đường này. Kết quả là sự chuyển đổi từ việc quản lý hành chính sang chủ quyền cũng làm cho Nam Việt Nam được hưởng đặc quyền này thậm chí hơn chúng tôi trên các nhóm đảo ở phía Nam đường này và đặc biệt là trên đảo lớn Koh Trai (đảo Phú Quốc) mà các vua Khơ-me đã liên tục đòi hoàn lại cho Campuchia, bắt đầu từ vua Ang Dương vào thời kỳ đầu của chế độ thực dân Pháp.

        Điều hoàn toàn sai là chế độ Sài Gòn và báo chí Sài gòn cho rằng Campuchia chỉ chiếm đóng các hòn đảo nằm ở phía Bắc đường Brevié vào năm 1956 và do tình trạng chiến tranh ở Nam Việt Nam. Những tài liệu chính xác nhất bác bỏ những điều khẳng định này.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Hai, 2016, 03:55:46 am
       Về đường biên giới trên đất liền việc thừa nhận đường biên giới hiện có ngay cả với những điều chỉnh có nghĩa là như Săm Đech Quốc trưởng chúng tôi nêu rõ trong cuộc họp báo ngày 19-8-1966 thừa nhận những sự sáp nhập do thực dân tiến hành mà Nam Việt Nam được hưởng lợi, là chấp nhận một đường biên giới bị áp đặt bởi sức mạnh và thiết lập trong áp bức. Sự chấp nhận đường biên giới này mang theo kỷ niệm về các sự kiện đau lòng: Những nông dân bị buộc phải từ bỏ ruộng vườn của họ, những gia đình bị ly tán, các đồng bào nổi dậy để phản đối việc cắt xén đất của cha ông họ; liệu việc chấp nhận đường biên giới này có đặt chúng tôi vào trách nhiệm chối bỏ kỷ niệm về tổ tiên chúng tôi đã hy sinh nhằm xoá bỏ đường biên giới bất công này không? Liệu việc chấp nhận đường biên giới có làm cho chúng tôi bị kết án của dư luận trong nước chúng tôi và thế hệ mai sau hay không? Bất chấp mọi nguy cơ đó, chúng tôi ít ra cũng có ý thức phục vụ công lý và nguyên tắc tương hỗ về quyền lợi chứ? Những người khác ở vị trí của chúng tôi liệu họ có thể chấp nhận một tình hình đã bị thua thiệt và bất công cho riêng một bên hay không? Sự trả lời về các vấn đề này là ở chỗ chúng tôi yêu hoà bình và hữu nghị. Nhưng cái hoà bình và hữu nghị này mà chúng tôi trả giá cao chỉ được lâu dài nếu có tính đến một số đòi hỏi. Do đó, để điều chỉnh đường biên giới hiện nay, chúng tôi đề nghị chú ý tới:

        - Các văn bản đưa tới đường biên giới này.
        - Việc quản lý hành chính thực sự.
        - Các nhu cầu của cư dân biên giới Campuchia.

        Chúng tôi đã nhận thấy rằng trí tưởng tượng của một số nhà chuyên môn chịu trách nhiệm thiết lập các bản đồ đã đưa ra những đoạn biên giới hoàn toàn tách khỏi các dữ liệu chính xác và rõ ràng của văn bản. Thứ hai là, một số đoạn biên giới không phù hợp với tình hình quản lý thật sự. Trong trường hợp này việc điều chỉnh là cần thiết. Cuối cùng, để làm dịu những bất lợi gắn với một đường biên giới không tính đến nhu cầu của cư dân biên giới Campuchia, cần có những điều chỉnh nhẹ nhàng về đường biên giới do sự cần thiết cho phép những người dân này đến được sông, suối và được sử dụng nó.

        Liên quan đến tộc Khơ-me thiểu số, chúng tôi xin nói rõ rằng vấn đề không thể được đặt dưới một góc độ của một vấn đề mới và được coi như là một sự vi phạm chủ quyền của Nam Việt Nam. Đó là một vấn đề gắn với lịch sử lãnh thổ của Nam Kỳ và gắn với lịch sử của việc hoạch định thuộc địa.

        Nên nhắc lại rằng đối với Pháp và chế độ Sài Gòn, Vua Ang Dương và lần lượt những người nối nghiệp đã có những bảo lưu về Nam Kỳ. Sự chuyển nhượng cho vua Bảo Đại lãnh thổ này không tính đến các bảo lưu đó là một sự vi phạm vào các quyền của chúng tôi. Do vậy chúng tôi đã luôn luôn từ chối không coi quyết định đơn phương của Pháp này là có giá trị.

        Về các vùng lãnh thổ bị mất qua các cuộc hoạch định thực dân thì việc sát nhập vào Nam Kỳ chỉ có thể là về mặt hành chính đơn thuần và đường biên giới được thiết lập chỉ có thể là một đường biên giới hành chính.

        Việc nâng đường biên giới hành chính lên thành biên giới quốc tế có hậu quả là chấm dứt các bảo lưu đó.

        Chúng tôi chỉ có thể chấp nhận điều đó nếu đồng bào chúng tôi sinh sống ở Nam Kỳ hoặc trên các lãnh thổ chiếm đoạt của Campuchia, sau khi thiết lập quy chế bảo hộ của Pháp, có thể đã được yên tâm trước về số phận dân tộc thiểu số của họ.

        Vì đây là một vấn đề liên quan đến vấn đề lãnh thổ, chúng tôi cho rằng hợp lý là cùng giải quyết trong thoả thuận về đường biên giới. Về cơ bản, chúng tôi không thể chấp nhận rằng người Khơ-me thiểu số đã luôn hưởng một quy chế đặc biệt lại được đối xử trên cơ sở bình đẳng như đối với các dân tộc thiểu số khác.

        Về vấn đề di sản, chúng tôi đã đặt ra vấn đề này bởi vì nó thuộc về việc áp dụng nguyên tắc chung đối với những vấn đề phải giải quyết giữa hai nước. Khi nêu vấn đề đó, chúng tôi không có ý định đòi hỏi áp dụng ngay tức khắc hiệp định Paris. Chúng tôi hiểu những vấn đề và khó khăn của các ngài, nhưng chúng tôi nghĩ rằng không có gì ngăn cản các ngài xác nhận các hiệp định này mà các ngài đã biết rõ nội dung và các hiệp định đó đương nhiên ràng buộc các ngài vì các ngài là đại diện có giá trị của một trong các nước ký kết. Trong những vấn đề của hiệp định này quy định, vấn đề tàu thuyền đi lại trên sông Mê Công là biểu tượng của sự hợp tác giữa các dân tộc và là nhân tố thúc đẩy sự đoàn kết và tình hữu nghị của các dân tộc.

        Nếu việc xác nhận đường biên giới hiện nay với một số điều chỉnh đem lại việc giải quyết vĩnh viễn vấn đề Nam Kỳ và các vùng đất bị sáp nhập, nếu việc đó giải quyết vấn đề chủ quyền trên các vùng đất đó có lợi cho miền Nam Việt Nam thì chúng tôi đề nghị các ngài chấp nhận di sản tổng quát cả đối với tiền mặt với tiền nợ, cho phép chúng tôi giữ lại đôi chút, số được giữ lại so với cái các ngài được thì không đáng kể.


        Ông Trần Bửu Kiếm: Thưa ngài, thưa quí vị, chúng tôi đã hiểu các ý kiến trình bày của Ngài trưởng đoàn Khơ-me để trả lời bản thuyết trình của tôi. Chúng tôi cảm ơn đoàn Khơ-me về mọi trả lời và gợi ý mà đoàn ngài đã vui lòng trình bày. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn của chúng tôi đến chính phủ Vương quốc Khơ-me, đến Samdech Quốc trưởng về chính sách sáng suốt đối với đế quốc Mỹ, kẻ thù chung của chúng ta. Chúng tôi khâm phục, có thiện cảm và biết ơn về chính sách hoà bình và ủng hộ này cho Mặt trận chúng tôi.

        Chúng tôi đề nghị tạm dừng buổi họp để cho phép chúng tôi trao đổi với các thành viên trong đoàn chúng tôi.


        Buổi họp dừng 10 phút.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Hai, 2016, 09:06:14 am
        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng tôi đã có dịp trình bày quan điểm của chúng tôi về cơ sở thoả thuận mà hai bên chúng ta dự định ký lần này. Chúng tôi nghĩ rằng cơ sở này chỉ có thể là sự mong muốn cùng chung sống với nước láng giềng trong tình hữu nghị và sự tôn trọng lẫn nhau nhằm thiết lập các quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa hai dân tộc chúng ta.

        Chúng tôi xin nói rõ khi trả lời đề nghị của Quốc trưởng Campuchia Sămđec trong bức thông điệp ngày 20-6 và ngày 18-8-1964 gửi cho ngài Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ để ký một thoả thuận về sự thừa nhận và tôn trọng các đường biên giới chung hiện nay của chúng ta, Mặt trận của chúng tôi hoàn toàn không nhằm tìm kiếm hay củng cố một món lợi về lãnh thổ hoặc mọi cái lợi khác, gây thiệt hại cho nhân dân Campuchia.

        Một mục tiêu như vậy là xa lạ đối với chúng tôi, chỉ vì lý do là lãnh thổ của chúng tôi đang bị đế quốc Mỹ xâm lược và cần phải giải phóng lãnh thổ của chúng tôi khỏi nanh vuốt của bọn đế quốc với những hy sinh lớn lao. Sự hy sinh lâu dài này đã luôn nhận được sự đánh giá rất cao của phía Chính phủ Vương quốc Campuchia và nhân dân Khơ-me anh em. Vả lại, chúng tôi biết rằng phía các bạn Khơ-me của chúng tôi đã phải hứng chịu những hậu quả nặng nề về của cải và cuộc sống của mình vì cuộc chiến tranh xâm lược diễn ra sát biên giới mình. Mặt trận chúng tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn và tình đoàn kết anh em của chúng tôi.

        Mục tiêu cơ bản của chúng tôi trong cuộc đàm phán này là tập trung mọi cố gắng của chúng tôi nhằm "làm băng giá" các đường biên giới hiện nay của chúng ta như Săm Đech, Quốc trưởng Campuchia đã nói theo cách rất hình tượng.

        Được rèn luyện qua một kinh nghiệm lâu dài của cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập của chúng ta, chúng tôi cho là hết sức thuận lợi cho sự nghiệp chung của nhân dân Đông Dương, châu Á, Phi và Mỹ La Tinh và tất cả nhân dân yêu chuộng công lý và hoà bình trên thế giới, sự liên minh có ý thức và đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc Mỹ đe doạ bắt chúng ta làm nô lệ và bị tiêu diệt.

        Như vậy, chúng tôi xin đề nghị các ngài ngày hôm nay, đi bước đi có ý nghĩa nhất và nổi rõ nhất để đi vào con đường của sự hoà hợp, đồng thời là con đường hoà bình và phồn thịnh cho hai dân tộc chúng ta. Chúng tôi đã đưa ra các căn cứ mà chúng tôi nghiêng về cách thức này là lựa chọn trong số các vấn đề đặt ra cho chúng ta vấn đề nào là quyết định nhất và chín muồi nhất vì tình hữu nghị của chúng ta.

        Cho phép chúng tôi nhắc lại một vài điểm trong nội dung của bức thư mà Quốc trưởng Săm Đech đã gửi cho Chủ tịch Đoàn Chủ tịch của chúng tôi.

        Trong bức thư ngày 20-6-1964 của Săm Đech, ngài đã nói: "...Về phần tôi, tôi rất mong muốn gặp riêng ngài để cùng nhau xem xét trên tinh thần hữu nghị vấn đề biên giới chung của chúng ta, nó là mầm bất hoà chính giữa hai nước chúng ta... Nhưng, chúng tôi từ bỏ tất cả các yêu sách lãnh thổ để đổi lấy một sự thừa nhận chính thức đường biên giới hiện nay và chủ quyền của chúng tôi trên các hòn đảo ven bờ mà chính quyền Sài Gòn không có quyền được yêu sách”.

        Trong thông điệp ngày 18-8-1964 của Săm đếch, ngài đã nói:

        "Cũng như các ngài đã biết, vấn đề biên giới giữa hai nước chúng ta có một tầm quan trọng đặc biệt hiện nay cũng như là trong tương lai các quan hệ Khơ-me - Việt Nam. Về phía Campuchia, chỉ đề nghị công nhận các đường biên giới của mình như được thể hiện trên các bản đồ hiện hành năm 1954, và thừa nhận chủ quyền của mình trên các hòn đảo ven bờ mà chế độ Sài Gòn yêu sách không có một chút chứng minh nào".

        Trên cơ sở các bức thông điệp mà Săm Đech Quốc trưởng đã vui lòng gùi năm 1964, chúng tôi muốn xem xét vấn đề biên giới chung này với đoàn Khơ-me nhằm ký kết một văn bản sẽ chi phối những quan hệ láng giềng tốt đẹp và hữu nghị trong tương lai cửa chúng ta.


        Ông Son Sann: Chúng tôi đã trình bày hai lần về quan điểm của chúng tôi, chúng tôi muốn biết rằng các ngài có chấp nhận chương trình nghị sự đàm phán bao gồm 3 vấn đề: Lãnh thổ; Dân tộc thiểu số, Di sản.

        Liệu chúng ta có thể xem xét ba vấn đề này không? Chúng tôi đã đưa ra một bản dự thảo thoả thuận để các ngài xem xét. Tôi không nghĩ rằng phái đoàn Khơ-me chỉ có thể xem xét một vấn đề. Các ngài đã vui lòng trích dẫn các bức thư của Quốc trưởng Săm Đech mong muốn gặp Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ để làm băng giá các đường biên giới của chúng ta. Chúng tôi cũng đã lấy làm cơ sở bản đồ năm 1954, nhưng các cuộc ném bom ở Thlok Trách và những nhu cầu của nhân dân biên giới đã nêu lên cần có một số điều chỉnh hơn nữa chúng tôi muốn xây dựng tình hữu nghị lâu dài do đó phải loại bỏ mọi nguyên nhân gây ra xích mích. Chúng tôi đề nghị các ngài chú ý tới các văn bản dẫn tới đường biên giới và các nhu cầu của nhân dân biên giới. Điều này được xác nhận bằng tuyên bố của Quốc trưởng Săm đếch ngày 19-8-1966 cho thấy phải lấy làm cơ sở đường biên giới trên bản đồ năm 1954 mà chúng tôi sẽ đưa những điều chỉnh và các cuộc thảo luận dựa vào 3 điểm được nêu lên trong bản trình bày của tôi. Bản đồ này không phải là của các ngài hay là của chúng tôi làm mà là của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Nếu các ngài chấp nhận những nguyên tắc này thì chúng tôi sẽ xem xét lần lượt ba vấn đề: Lãnh thổ; Dân tộc thiểu số, Di sản.

        Về đường biên giới vĩnh viễn, chúng tôi trước tiên sẽ trình để được Chính phủ Vương quốc Campuchia đồng ý.


        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng ta đã trao đổi nhiều lần các quan điểm của chúng ta về các vấn đề đã nêu ra. Lập trường của mỗi bên đã không thay đổi. Có lẽ là phải nghiên cứu sâu hơn nữa nhằm mang lại sự đánh giá cần thiết của mỗi bên. Chúng tôi đề nghị các ngài, trong lúc này, xem xét vấn đề chính liên quan đến các đường biên giới, vấn đề được Quốc trưởng Săm đếch nêu ra trong nhiều dịp khác nhau. Chúng tôi đề nghị các ngài xem xét vấn đề biên giới trước tiên, còn các vấn đề khác sẽ được lần lượt xem xét vào lúc thích hợp.

        Ông Son Sann: Nhân danh đoàn Khơ-me, tôi xin đề nghị các ngài một lời giải thích rõ ràng. Các ngài đã đề nghị chúng tôi nghiên cứu trước tiên vấn đề biên giới, vấn đề mà chúng tôi đã chấp nhận nghiên cứu trên tình hữu nghị. Nhưng liệu trong ý tưởng các ngài có giải quyết trước hết vấn đề này và tiếp tục xem xét vấn đề khác hay không? Về phần chúng tôi, chúng tôi có thể giải quyết ba vấn đề theo bất kỳ thứ tự nào, nhưng việc ký kết sẽ chỉ thực hiện nếu cả ba vấn đề được giải quyết. Liệu các ngài nghĩ như thế nào?

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi xin nêu rõ ý kiến của đoàn chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể đề cập trước tiên vấn đề về các đường biên giới và sau đó các vấn đề khác tiếp theo. Việc ký kết sẽ được hai bên đánh giá sau. Trong các cuộc hội đàm, hai đoàn có thể chấp nhận theo đánh giá của mỗi bên thời điểm hay thời gian thuận lợi nhất để ký kết văn bản này hay văn bản nào khác. Chúng tôi không đoán trước nội dung các thoả thuận.

        Ông Son Sann: Nếu tôi hiểu rõ thì các ngài đề nghị rằng chúng ta xem xét liên tục 3 vấn đề bắt đầu từ vấn đề các đường biên giới và để ký kết, vấn đề các đường biên giới sẽ chỉ thực hiện sau khi thoả thuận về ba vấn đề?

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi đề nghị các ngài xem xét điểm thứ nhất này mà chúng tôi cho rằng quan trọng nhất. Đối với các vấn đề khác, chúng tôi sẽ có dịp đề cập sau. Hai đoàn chúng ta sẽ đánh giá qua đàm phán là cần phải ký kết văn bản này hay văn bản khác là có lợi cho hai bên.

        Ông Son Sann: Chúng tôi sẽ cố gắng hiểu quan điểm của ngài. Chúng tôi xin các ngài dựa vào bản trình bày của chúng tôi ngày hôm nay để tránh sự hiểu nhầm và cũng xem lại lập trường của các ngài, bởi vì trong tình trạng công việc hiện nay, chúng tôi không thể chấp nhận giải quyết một vấn đề duy nhất. Lập trường của chúng tôi đã không thay đổi từ khi ở Bắc Kinh.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng tôi đã nghiên cứu nghiêm túc bản trình bày của các ngài; trong lúc này, chúng tôi đề nghị với các ngài cách làm việc của chúng tôi, chúng tôi hy vọng rằng trong khi làm việc, chúng ta sẽ có cơ hội để hiểu rõ nhau hơn. Chúng tôi sẽ nghiên cứu bản trình bày của các ngài ngày hôm nay để có ý kiến sau, nhưng chúng tôi muốn giữ đề nghị của chúng tôi vì nó là tiện lợi và có lợi, nó có ích cho sự tiến triển công việc của chúng ta.

        Ông Son Sann: Chúng tôi nghĩ rằng việc xem xét kỹ các bản trình bày của chúng ta cho phép mỗi đoàn có một ý kiến chính xác để đạt được một thoả thuận. Chúng tôi nhắc lại đề nghị của chúng tôi là xem xét hai văn bản dự thảo thoả thuận của chúng ta trong cuộc họp tới Dự thảo thoả thuận của chúng tôi đã tính đến các khó khăn bởi vì dự thảo dự định giải quyết trước tiên vấn đề các đường biên giới, rồi tới vấn đề quy chế của dân tộc Khơ-me thiểu số và cuối cùng là vấn đề di sản.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng tôi hy vọng rằng buổi họp sau, hai đoàn sẽ có thể có các đánh giá về các dự thảo, nhằm dung hoà quan điểm của chúng ta và cố gắng tìm ra một thoả thuận.

        Ông Son Sann: Tôi đề nghị Ban thư ký trao cho đoàn bạn một văn bản sửa đổi về dự thảo thoả thuận của chúng tôi.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Dự thảo thoả thuận của đoàn Khơ-me dự kiến một Nghị định thư phụ. Chúng tôi mong muốn nhận được Nghị định thư này.

        Ông Son Sann: Văn bản đang được các bộ phận kỹ thuật của chúng tôi chuẩn bị. Nó sẽ được chuyển cho các ngài ngay khi có.

        Hai đoàn đồng ý ấn định phiên họp tới vào thứ bảy ngày 27-8-1966 lúc 10 giờ.
Buổi họp kết thúc lúc 11 giờ 10 phút.
Làm ba bản tại Phnôm Pênh, ngày tháng năm ghi ở trên.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Hai, 2016, 03:48:38 am
       
        Biên bản 4 (Tài liệu K/FNL/PV/4, ngày 27-8-1966)


        Ngày 27-8-1966, hồi 10 giờ, phái đoàn Mặt trận DTGPMNVN và Campuchia đã tiến hành phiên họp lần thứ 4, tại Văn phòng của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

        Thành phần họp:

        - Phía Mặt trận DTGPMNVN: ông Trần Bửu Kiếm, Trưởng đoàn; các đoàn viên: Nguyễn Văn Hiếu, Hồ Thu; các thư ký: Phạm Văn Quang, Lê Kỷ Văn.

        - Phía Campuchia: Son Sann, Trưởng đoàn; So Nem, Phó Trưởng đoàn; các đoàn viên: Sarin Chhak, Nguôn Chhay Kry, Srey Saman; Trương Cang, cố vấn; Teao Sunthan, chuyên viên.

        - Ban Tổng thư ký gồm có: Nginn Nippha, Phạm Văn Quang.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng tôi muốn biết việc hiệu chỉnh biên bản của vòng 3 đã hoàn thành chưa mà đoàn chúng tôi vẫn chưa nhận được biên bản.

        Ông Son Sann: Việc hiệu chỉnh biên bản vừa xong. Chúng tôi sẽ trao lại cho các ngài ngày hôm nay.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi đề nghị cho phép trình bày các quan điểm của chúng tôi về các bản dự thảo được hai bên trình bày. Đoàn chúng tôi vui mừng có thể bước vào phần việc cụ thể ngày hôm nay, là phần xem xét các dự thảo thoả thuận. Với mục đích đó, chúng tôi hân hạnh nêu một số điểm trong lập trường của chúng tôi, với các giải thích bổ sung về cách của chúng tôi giải quyết vấn đề trước tiên và quan trọng nhất là về sự thừa nhận và tôn trọng các đường biên giới hiện nay giữa hai nước chúng ta.

        Như vậy, khi đề cập đến vấn đề các đường biên giới mà Chính phủ Vương quốc Campuchia bằng tiếng nói của người đứng đầu đáng kính trọng đã coi một cách chính đáng là một trong những điều kiện chủ yếu để đảm bảo nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, chúng tôi muốn thể hiện sự hiểu biết sâu sắc của mình đối với các quan tâm của nhân dân Khơ-me bằng bất cứ giá nào gìn giữ di sản của mình trong bối cảnh có các tham vọng của đế quốc Mỹ nhằm phục vụ cho một dúm các nhà chính trị châu Á gian giảo và phản động. Đồng thời, chúng tôi nắm lấy thời cơ để thể hiện sự đánh giá cao của chúng tôi đối với tính thực tế của Samdech Quốc trưởng Campuchia, trước một vấn đề mà nếu giải quyết theo cách khác, có thể gây nên các khó khăn triền miên và thậm chí không sao thoát ra khỏi.

        Về phần mình, với tấm lòng chân thật và tình hữu nghị, Mặt trận của chúng tôi ngày hôm nay vui lòng có thể trả lời đề nghị của Campuchia và làm "băng giá" các đường biên giới hiện nay của hai nước chúng ta, chúng tôi xin khẳng định lại thiện chí tốt đẹp của chúng tôi trong việc tìm kiếm một giải pháp thoả đáng cho vấn đề này, vì mục đích thắt chặt tình hữu nghị gắn bó nhân dân hai nước chúng ta, thiết lập một cơ sở vững chắc cho các mối quan hệ tương lai của chúng ta và do đó mang lại các lợi ích công bằng cho cả hai bên chúng ta. Chúng tôi cũng xin nói thêm Mặt trận DTGPMNVN luôn luôn tôn trọng các đường biên giới hiện nay của Campuchia, trước cả mọi thoả thuận chính thức giữa hai bên. Trong lễ trao quà cá khô của Chính phủ Vương quốc cho Mặt trận chúng tôi, ngày 24-4 vừa qua, Hoàng thân Quốc trưởng Campuchia đã "nhấn mạnh sự đánh giá cao (của Chính phủ Vương quốc Khơ-me) về tính hợp cách và sự tôn trọng nền trung lập và toàn vẹn lãnh thổ" của Campuchia. Chúng tôi xin trình bày ở đây lời cảm ơn sâu sắc của chúng tôi tới Samdech về sự đánh giá công bằng và hữu nghị đối với chúng tôi. Khi nhắc lại lời nói này, chúng tôi nghĩ cùng một lúc làm sáng tỏ một điểm được Samdech quốc trưởng Campuchia đề cập và được thuật lại một cách chưa đầy đủ tại số báo AKP ngày 26-8 và có thể được hiểu như là Mặt trận đã tiến hành những cuộc mặc cả không đáng khen bằng cách lấy việc thừa nhận các đường biên giới làm món đổi chác để trao đổi lấy một số lợi khá. Trước kia, một thông tấn viên của Tanjug đã cho rằng chúng tôi có ý định đòi một số điều kiện để chấp nhận các đường biên giới hiện nay. Chúng tôi tin tưởng rằng Samdech Quốc trưởng trong lúc này và Chính phủ Vương quốc đã luôn hiểu rõ chúng tôi về vấn đề này và chúng tôi cho rằng khẳng định lại lập trường của chúng tôi đã được trình bày trong phiên họp ngày 20-8-1966 là đủ (xem biên bản phiên họp ngày 20-8-1966 trang 7). Như vậy ý định của chúng tôi về vấn đề các đường biên giới ngày hôm nay ở Phnôm Pênh là rõ ràng, không tính toán thiệt hơn cũng như trong hai lần họp trước ở Bắc Kinh năm 1964.

        Với nội dung đó, vấn đề thừa nhận và tôn trọng các đường biên giới hiện nay của hai nước chúng ta có thể và phải được giải quyết rõ ràng và đơn giản đến mức cao nhất. Chúng tôi nghĩ rằng để làm "băng giá" các đường biên giới hiện nay, chúng ta có thể thoả thuận vạch đường biên giới như thể hiện trên bản đồ UTM của Sở Địa dư Đông dương lập và xuất bản thông dụng đến tháng 12-1954. Tài liệu này là một tài liệu tham khảo khá chính xác và khá đơn giản để người ta có thể chấp nhận nó cho các công tác hoạch định.

        Thực vậy, mỗi bên chúng ta có thể rất dễ dàng có một công cụ làm việc như thế mà tính xác thực dễ dàng được kiểm chứng. Với bản đồ tỷ lệ 1/100 000 người ta có đủ các dữ liệu đối với một sự xác định thông thường đường biên giới bởi vì bản đồ này là để sử dụng đúng vào mục đích đó.

        Vậy là chúng tôi lựa chọn sử dụng bản đồ này coi như là cơ sở tham khảo vì tính đơn giản và sự chính xác cho các hoạt động cần tiến hành để có thể làm "băng giá" các đường biên giới của chúng ta.

        Vả lại, phương pháp này đã được phía Campuchia dự tính trong bức điện ngày 18/08/1964 của Hoàng thân, Quốc trưởng Campuchia nói về "một sự thừa nhận các đường biên giới... như được thể hiện trên các bản đồ hiện hành năm 1954" hay trong dự thảo Nghị định thư được Chính phủ Vương quốc trao cho chính phủ các nước hữu quan năm 1962 ("các ranh giới hiện nay của Vương quốc Campuchia với Việt Nam và Lào, các đường biên giới trên các bản đồ của Sở Địa dư Đông dương thông dụng trước năm 1954 hay trong dự thảo Nghị định thư vào đầu năm 1964 được trao cho cũng các Chính phủ đó ("các ranh giới hiện nay của vương quốc Campuchia... với Việt Nam là các đường biên giới trên các bản đồ của Sở Địa dư Đông dương tỷ lệ 1/100.000.. ."), hay cuối cùng là trong bản dự thảo bức thư của ngài Huot Sambath lúc đó là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chính phủ Vương quốc gửi cho đại diện chúng tôi là ông Trần Văn Thành đi qua Hà nội vào đầu năm 1965 ("các thoả thuận dựa trên sự thừa nhận đường biên giới hiện nay giữa Campuchia và Nam Việt Nam của Mặt trận DTGPMNVN như đã được xác định trên bản đồ UTM tỷ lệ 1/1-00.000 được Sở Địa dư Đông dương lập và phát hành").

        Về các đảo ven bờ, chúng tôi coi "đường Brevié" có thể thuận tiện dùng làm các đường biên giới trên biển giữa hai nước chúng ta.

        Như vậy, đối với những nhu cầu rõ ràng về việc thừa nhận và tôn trọng các đường biên giới hiện nay, chúng tôi nghĩ rằng chúng ta có khả năng và đầy đủ dựa vào bản đồ UTM tỷ lệ 1/100.000 đã nêu ở trên và dựa vào đường Brevié để giải quyết một vấn đề cho phép nhân dân hai nước chúng ta xây dựng các mối quan hệ mới cùng có lợi cho mỗi bên trong niềm tin cậy lẫn nhau.

        Cuối cùng, chúng tôi xin trân trọng nhắc lại rằng dựa trên cơ sở này, Mặt trận DTGPMNVN sẵn sàng ký với Chính phủ Vương quốc Campuchia vào một ngày thuận lợi nhất đối với các bạn Khơ-me của chúng tôi.

        Về một số điều chỉnh mà phía Campuchia mong muốn đối với các đường biên giới hiện nay, chúng tôi e rằng công việc như thế được xem xét trong lúc này sẽ gây ra các vấn đề phức tạp không thể gỡ ra được (vấn đề về con người và của cải của nhân dân, về phòng thủ của khu vực chống lại các cuộc tấn công quân sự của kẻ thù...), không kể đến việc hoãn xem xét trong một thời gian không xác định vấn đề chính mà chúng ta đang giải quyết. Vả lại, vấn đề điều chỉnh bao hàm việc xem xét lại các đường biên giới hiện nay, điều rõ ràng ở ngoài mục tiêu mà hai bên chúng ta cố gắng đạt được, đó là làm "băng giá" các đường biên giới.

        Chúng tôi biết rằng tất cả các đường biên giới quốc tế về chi tiết luôn bao hàm những nhược điểm và cả những bất thường, nhưng chúng tôi hy vọng rằng phái đoàn Khơ-me hiểu được lập trường của chúng tôi khi chúng tôi đề nghị bảo lưu vấn đề điều chỉnh này. Trong lúc này, chúng tôi nghĩ rằng vấn đề là đạt được thoả thuận theo cách đơn giản nhất và khẩn trương nhất để cho phép hai nước chúng ta thừa nhận và tôn trọng các đường biên giới chung hiện nay. Dĩ nhiên, vào thời gian cho phép, chúng ta luôn có cơ hội xem xét tất cả các vấn đề về lợi ích chung đặt ra cho chúng ta. Vậy là tôi đã trình bày xong bản thuyết trình của tôi.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Hai, 2016, 08:21:01 pm
        Ông Son Sann: Nhân danh đoàn chúng tôi, tôi thành thật cảm ơn bài phát biểu của các ngài. Đặc biệt các ngài đã viện dẫn cuộc họp báo của Quốc trưởng chúng tôi về vấn đề cơ bản, tôi xin trả lời các ngài lần họp tới, sau khi xem bản thuyết trình của các ngài.

        Các ngài đã cam đoan với chúng tôi rằng các ngài thừa nhận các đường biên giới của chúng tôi và rằng các ngài đã không có đòi hỏi về lãnh thổ. Các ngài cũng muốn nêu là lòng mong muốn xây dựng giữa chúng ta một nền hoà bình trong tình hữu nghị: Chúng tôi đồng ý về mục đích này và chính chúng tôi đã nhấn mạnh điều đó trong bản thuyết trình trước của chúng tôi. Vả lại, không có sự khác nhau về mục đích.

        Nhưng ở đây các khó khăn và điểm khác nhau nảy sinh, đó là các biện pháp được đề ra để đạt được mục đích này.

        Nhân danh phái đoàn Khơ-me, tôi muốn nêu ý kiến liên quan đến bản thuyết trình của các ngài ngày 23-8-1966: Phái đoàn bạn đã nhắc đến các đoạn văn chính trong các bức thư của Samdech Quốc trưởng của chúng tôi gửi cho chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận DTGPMNVN vào ngày 20-6 và ngày 18-8-1964. Samdech Quốc trưởng của chúng tôi mong muốn xây dựng một nền hoà bình và tình hữu nghị lâu dài giữa Nam Việt Nam và Campuchia và ông đã đề nghị đoàn chủ tịch Mặt trận DTGPMNVN cùng giải quyết vấn đề biên giới là mầm mống bất hoà chính giữa hai nước chúng ta. Chính lá thư ngày 23/06 đã nói rõ rằng đương nhiên nếu các cuộc đàm phán đi tới ký kết một thoả thuận về đường biên giới, thì các đòi hỏi và bảo lưu của Campuchia về Nam kỳ và các vùng lãnh thổ bị mất khi hoạch định hành chính sẽ chấm dứt, dĩ nhiên là trong trường hợp mà thoả thuận này sẽ không có hoặc không thể thực hiện được, chúng tôi sẽ lấy lại mọi quyền và bảo lưu của chúng tôi.

        Mục đích của Samdech Quốc trưởng theo đuổi sẽ đạt được không nếu như các vấn đề chưa giải quyết là nguyên nhân có thể gây ra những khó khăn và những bất hoà không giải quyết đồng thời được không? Chính vì tính đến mối quan tâm này của hoàng thân, mà phái đoàn Khơ-me khi ở Bắc kinh đã đề nghị giải quyết đồng thời hai vấn đề khác nhau. Hoà bình và tình hữu nghị cũng như những nhân tố tạo nên hoà bình và hữu nghị là không thể phân chia.

        Vả lại các vấn đề liên quan ràng buộc mật thiết với vấn đề chính, là vấn đề biên giới, vừa là những vấn đề chưa được giải quyết, vừa là mối quan hệ về lãnh thổ - con người và lãnh thổ - di sản.

        Về biên giới, các ngài nhiều lần khẳng định rằng các cuộc đàm phán phải đặt trong khuôn khổ của tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau và cùng có lợi. Đó cũng chính là các tình cảm vun đắp thêm tình yêu công lý của chúng ta.

        Theo niềm tin của chúng tôi, các bức thư mà các ngài trích dẫn chỉ là các cơ sở đàm phán, điều này có nghĩa là trước mọi thoả thuận, chúng tôi có căn cứ dựa vào các bảo lưu của chúng tôi, đặc biệt ở hội nghị Giơ Ne Vơ năm 1954. Các sự kiện mới chứng minh tính thích đáng của niềm tin này hoàn toàn được xác nhận qua cuộc họp báo của Samdech quốc trưởng ngày 19-8-1966. Với tinh thần này chúng tôi đã đề nghị những điều chỉnh cần thiết ngay từ đầu các cuộc đàm phán.

        Vả lại, thủ tục theo hiến pháp của đất nước chúng tôi đòi hỏi rằng mọi thoả thuận quốc tế, đặc biệt thoả thuận gắn với lãnh thổ phải được sự đồng ý trước của Thượng viện và Quốc hội, đại diện nhân dân, người phán xử cao nhất sẽ quyết định dựa trên cơ sở cùng có lợi. Nói cách khác, trước khi có sự đồng ý này của nhân dân, các cuộc vận động không thể có tính quyết định cuối cùng. Thoả thuận mà chúng tôi sẽ ký nhằm xây dựng một tình hữu nghị lâu dài còn phải phụ thuộc vào đòi hỏi thuộc về hiến pháp.

        Tình hữu nghị và đoàn kết liên kết và ràng buộc chúng ta dựa theo cùng các lý tưởng là tình yêu tự do và công lý loại bỏ dứt khoát mọi hình thức nô lệ. Chính tình cảm cao quý này thúc đẩy nhân dân Campuchia chúng tôi, trong cuộc đấu tranh thường xuyên bảo vệ nền độc lập quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình mà chúng tôi đã có thể giữ nguyên vẹn trong các đường biên giới do thực dân để lại cho chúng tôi. Cuộc đấu tranh bằng các biện pháp hoà bình, bằng pháp lý hay bằng vũ trang mà nhân dân Khơ-me đã tiến hành với mục đích duy nhất là bảo vệ các quyền thiêng liêng và chính đáng nhất.

        Để cho công việc của chúng ta tiến triển chúng tôi nhắc lại đề nghị của mình chuyển qua việc xem xét dự thảo thoả thuận mà chúng tôi hân hạnh đã đưa cho các ngài. Trong văn bản khởi thảo, chúng tôi xin nêu thêm một điều khoản dự phòng cho Campuchia có thể một lần nữa đòi được hưởng các quyền của mình và các bảo lưu đối với những vùng đất mà Campuchia đã mất, trong trường hợp mà chúng tôi không thể dự kiến bây giờ ngăn cản việc thực hiện thoả thuận mà chúng ta sẽ ký hay là làm tổn hại đến hiệu lực của thoả thuận.

        Tiếp theo tuyên bố của Ngài đã nêu trên, nhất là về đoạn "tất cả đồng bào của chúng tôi bằng mọi hy sinh lớn lao phải giành lại lãnh thổ khỏi nanh vuốt của đế quốc..." chúng tôi xin nói thêm rằng qua các cuộc đàm phán này, Campuchia không có ý đinh yêu sách các lãnh thổ không thuộc về mình và rằng theo chúng tôi, cuộc đấu tranh của các ngài nhằm mục đích giành chính quyền đối với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, mà không nhằm giành lãnh thổ thuộc về Campuchia nhưng nó lại được Pháp trao cho Việt Nam, phủ nhận các quyền của chúng tôi và vi phạm các nguyên tắc pháp lý.

        Về bản tuyên bố của ngài được nêu ở phiên họp trước.

        Vì chúng tôi đồng ý nên chúng tôi xin các ngài chuyển sang xem xét nội dung văn bản dự thảo thoả thuận của chúng tôi. Tôi xin phép bổ sung vài điểm đáng lưu ý:

        Chúng tôi đề nghị xây dựng một nền hoà bình và một tình hữu nghị lâu dài. Để được như vậy cần phải tránh các nguyên nhân hiểu lầm hay xích mích. Vả lại, sẽ là tai hại nếu xây dựng cái gì không thể được các cơ quan lập pháp có thẩm quyền là Thượng viện và Quốc hội chấp nhận để phê chuẩn thoả thuận mà chúng ta đang đàm phán.

        Trong các bản dự thảo thoả thuận, chúng tôi xin các ngài tính đến điều mong muốn của nhân dân, mong muốn xuất phát từ nhu cầu sống còn của dân cư biên giới chúng tôi. Chính trong nỗi lo lắng này mà chúng tôi đã đề nghị điều chỉnh đường biên giới hiện nay, ngay từ đầu các cuộc đàm phán của chúng ta.

        Chúng tôi xin các ngài cũng tính đến hai vấn đề có liên quan khác cùng vấn đề chính tạo nên một tổng thể không thể chia cắt. Đó là điều mà chúng tôi đã đề nghị từ lúc ở Bắc Kinh. Niềm tin của chúng tôi là như thế, chúng tôi đề nghị các ngài cân nhắc.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi xin đề nghị nghỉ giải lao buổi họp. 10 phút sau, phiên họp lại bắt đầu vào lúc 10 giờ 35'.

        Trước mắt chúng tôi có hai bản dự thảo, một dự thảo Khơ-me và một dự thảo của Mặt trận dân tộc giải phóng. Về vấn đề biên giới bản dự thảo của chúng tôi gồm có hai điều: Điều 1 và điều 2, dự thảo của Khơ-me trên cùng một vấn đề là một điều khoản duy nhất, điều 1 dự kiến một nghị định thư phụ lục. Nhưng trong lúc này, nếu thiếu nghị định thư đã nêu thì chúng tôi không thể đưa ra quan điểm của chúng tôi về điều khoản này. Do đó, chúng tôi mong muốn biết quan điểm của đoàn Khơ-me về các điều khoản 1 và 2 và phối hợp với điều khoản 3 bản dự thảo của chúng tôi.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Hai, 2016, 05:41:24 pm
        Ông Son Sann: Chúng tôi đề nghị ngài xem xét hai dự thảo của chúng ta bắt đầu bằng lời mở đầu. Chúng tôi đề nghị các ngài lấy lại những đoạn có thể hợp lại thành một văn bản chung nhất. Lời mào đầu có thể được thảo như sau:

        "Một bên là Sam đếch Nôrôđôm Sihanúc, chủ tịch Sangkum Reastrniyum và Quốc trưởng Campuchia.

        Bên kia là Ngài Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận DTGPMNVN, đại diện chính thức và hợp pháp của nhân dân miền Nam Việt Nam.

        Mong muốn gìn giữ một nền hoà bình lâu dài và thắt chặt tình hữu nghị giữa nhân dân Nam Việt Nam và nhân dân Khơ-me.

        Xét thấy rằng việt thiết lập mối quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa Nam Việt Nam và Campuchia trên cơ sở các nguyên tắc thoả thuận Giơ Ne Vơ năm 1954 về Đông dương và 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình đáp ứng với lợi ích sống còn của hai nước cũng như lợi ích của các nước Đông dương và Đông Nam châu Á.

        Kiên quyết theo đuổi chính sách chung thực hiện nghiêm chỉnh các thoả thuận đã nêu nhằm chấm dứt sự can thiệp quân sự ở Miền Nam Việt Nam và sự xâm lược của Hợp chủng quốc Hoa kỳ và đồng minh của nó chống lại nhân dân Đông Dương.

        Kiên quyết tôn trọng các lợi ích, nhu cầu và khát vọng của nhân dân Campuchia và Nam Việt Nam và đặc biệt hơn nữa là ý chí vững chắc của họ bảo vệ và đòi tôn trọng chủ quyền, độc lập, trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của các nước đó.

        Và trong khi chờ đợi thống nhất nước Việt Nam thực hiện các thoả thuận Giơ-ne-vơ năm 1954 và tính trước sự thống nhất này.

        Đã thoả thuận điều sau: ... "

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi cảm ơn Trưởng đoàn Khơ-me chấp thuận một vài đoạn trong phần mở đầu của chúng tôi. Chúng tôi xin ghi nhận và chúng tôi đề nghị để lại việc xem xét phần mở đầu mà hai bên có thể dễ dàng thoả thuận.

        Chúng tôi xin ngài vui lòng nêu ý kiến của ngài liên quan đến các điều khoản 1 và 2 bản dự thảo của chúng tôi.


        Ông Son Sann: Tôi thông báo với ngài rằng điều 1 của bản dự thảo được viết theo cách sau:

        “Điều I: Các bên cấp cao tham gia ký kết thừa nhận và cam kết tôn trọng các đường biên giới quốc gia của mình là các đường biên giới được xác định trong Nghị định thư phụ lục kèm theo thoả thuận này".

        Đoàn đại biểu Khơ-me hiểu rõ rằng các ngài không thể chấp thuận điều đó khi không biết dự thảo nghị định thư phụ lục nói trên, Ban thư ký sẽ giao lại cho Ngài văn bản nghị định thư và chỉ cho ngài bản đồ trên đó thể hiện đường biên giới có tính đến mọi điều chỉnh mà chúng tôi đã nêu trong các bản thuyết trình của chúng tôi. Vậy là chúng ta ngay bây giờ có thể trao đổi điều khoản này và các ngài có thể nhận với điều kiện là nhận được nghị định thư.

        Các điều khoản 1 và 2 dự thảo của ngài có thể được thay thế bằng điều 1 của chúng tôi.

        Về điều 3 dự thảo của ngài, không có một khó khăn nào: Các ý tưởng phù hợp với ý điều 2 của chúng tôi mà tôi đề nghị các ngài chấp nhận.

        Tôi nêu với ngài rằng các lời lẽ điều 4 của các ngài không khác nhiều với điều 3 chúng tôi; trong khi đoạn thứ hai của điều 3 chúng tôi dự kiến các quy định liên quan đến tộc thiểu số Khơ-me dang sống ở Nam Việt Nam. Các quy định đã nói như sau:

        "Vì thể chế đặc biệt mà tộc thiểu số Khơ-me đang sống ở Nam Việt Nam đã luôn được hưởng; Mặt trận DTGPMNVN đã chủ động khẳng định lại chính sách đối với tộc này là chính sách bình đẳng hoàn toàn với các dân tộc khác, sự thừa nhận các quyền của tộc đó về việc duy trì và phát triển các tập quán, tôn giáo, tiếng nói, chữ viết và đảm bảo cho dân tộc thiểu số này được hưởng đầy đủ và hoàn toàn sự đối xử dành cho người bản quốc trong khuôn khổ một cộng đồng đoàn kết để bảo vệ nền độc lập và tái thiết quốc gia".

        Bằng cách áp dụng chính sách này, Mặt trận DTGPMNVN thừa nhận các quyền đối với tộc thiểu số Khơ-me như sau:

        "1. Giảng dạy ở bậc tiểu học và trung học bằng tiếng mẹ đẻ.

        2. Được sử dụng tiếng Việt và tiếng Campuchia ngang nhau trong các công sở, trong các tài liệu chính thức và trong danh pháp dịa hình ở những vùng dân cư gốc Khơ-me.

        3. Quyền được giữ họ gia đình Campuchia và khôi phục lại họ bị bắt buộc Việt Nam hoá từ khi có Sắc lệnh 29-8-1956 do tổng thống Ngô Đình Diệm ký.

        4. Bình đẳng về các quyền làm việc trong các công sở với một tỷ lệ công bằng ở các khu vực dân cư gốc Khơ-me.

        5. Duy trì mối quan hệ tôn giáo truyền thống giữa người Khơ-me theo đạo phật ở Nam Việt Nam và tăng lữ đạo phật Khơ-me của Campuchia, những quan hệ đã luôn tồn tại trước khi thành lập các chính quyền kế tục của Sài Gòn”.

        Ngoài ra, bản dự thảo của chúng tôi bao gồm các điều 4, 5, 6 mà chúng tôi xin ngài vui lòng bổ sung vào bản dự thảo chung của chúng ta.

        Tôi xin đọc:

        "Điều 4: Các quy định của các hiệp định Pari năm 1954 chấm dứt các vấn đề chung giữa Campuchia và Nam Việt Nam từ khi giải thể Liên bang Đông dương sẽ được các bên cấp cao ký kết thực hiện sau khi nền hoà bình ở Nam Việt Nam được thiết lập lại.

        Điều 5: Các bên cấp cao tham gia ký kết cam kết không dùng đe doạ hoặc dùng vũ lực trong các mối quan hệ quốc tế của mình và giải quyết những tranh chấp giữa họ bằng các biện pháp hoà bình theo cách khiến cho hoà bình và an ninh quốc tế cũng như công lý không bị tổn hại.

        Điều 6: Nếu như có nảy sinh trong việc thực hiện thoả thuận này các vấn đề tranh chấp không thể được giải quyết bằng một thoả thuận hữu nghị hoặc bằng con đường ngoại giao, các bên cấp cao tham gia ký kết sẽ đệ trình những vấn đề tranh chấp cho ba nhân vật làm trọng tài mà hai nhân vật sẽ được mỗi bên cấp cao tham gia ký kết chỉ định và nhân vật thứ ba được hai nhân vật đã nêu chi định. Nếu không thể thoả thuận về việc chỉ định nhân vật thứ ba thì nhân vật này do toà án pháp lý quốc tế chọn".

        Cuối cùng, nên thêm một điều khoản khác là điều 7.

        "Điều 7: Các bên cấp cao tham gia ký kết thỏa thuận rằng Campuchia có căn cứ để lại đòi các quyền và bảo lưu của mình đối với Nam kỳ và các vùng đất bị mất khi hoạch định ranh giới hành chính, trong trường hợp các hoàn cảnh nào đó ngăn cản việc thực hiện hoặc đụng chạm đến hiệu lực của thoả thuận được ký kết này với sự quan tâm duy nhất về hoà bình, hữu nghị và láng giềng tốt đẹp, không kể đến các lý do pháp lý".

        Vậy là điều 7 cũ của bản dự thảo chúng tôi sẽ trở thành điều 8 bao hàm các ý tưởng trong điều 5 của các ngài.

        Cuối cùng, chúng tôi đề nghị các ngài cho ghi điểm cuối cùng:
"Được làm 3 bản ở Phnôm pênh, ngày, năm 1966 bằng tiếng Việt, Khơ-me và tiếng Pháp, văn bản tiếng Pháp làm cơ sở".


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Hai, 2016, 05:02:12 am
        Ông Trần Bửu Kiếm: Thưa ngài, chúng tôi xin cảm ơn đoàn đại biểu Khơ-me giải thích rõ ràng về toàn bộ các điều khoản của bản dự thảo Khơ-me. Nhưng vấn đề làm chúng tôi lo lắng hiện nay, đó là vấn đề về các đường biên giới. Về vấn đề các đường biên giới này trong bản dự thảo của chúng tôi, chúng tôi đã đề nghị sử dụng bản đồ UTM tỷ lệ 1/100.000 được lập và in ấn bởi Sở Địa dư Đông dương thông dụng đến năm 1954 như là tài liệu cơ bản. Đó là một tài liệu đủ rõ ràng, chính xác và đơn giản để làm cơ sở tham khảo. Chính vì lý do này mà chúng tôi mới nêu lên điều 1 của mình.
Điều 2 của chúng tôi đề nghị lấy đường Brevié mà đường này đã được phía Khơ-me đề nghị trước đây. Chúng tôi tin rằng điều đó cũng có thể được phía Khơ-me chấp thuận. Đối với 2 điều này, chúng tôi hy vọng có sự đồng ý của phái đoàn bạn.

        Đối với điều 1 của bản dự thảo Khơ-me, chúng tôi sẽ đưa ý kiến của chúng tôi ngay khi mà chúng tôi nhận được và nghiên cứu Nghị định thư của ngài.


        Ông Son Sann: Câu trả lời của chúng tôi đã được thực hiện rồi. Các yếu tố được bao hàm ngay trong đề nghị của tôi. Chúng tôi phải để nghị các ngài điều 1 của chúng tôi, vì điều này phù hợp với lòng mong muốn của chúng tôi đi tới một thoả thuận về biên giới. Lập trường của chúng tôi là không thay đổi ngay từ dầu đàm phán. Bởi vì đây là một đường biên giới phải được xác định dứt khoát, cần phải thiết lập đường biên giới theo cách nào đó nhằm tránh đến hết mức những tranh chấp và những tranh cãi trong tương lai: Đó là lý do mà chúng tôi đã đề nghị có những điều chỉnh cần thiết. Chúng tôi xin làm nổi bật ác ý của thực dân Pháp đã không tính tời nhu cầu sống còn của dân cư biên giới. Chúng tôi sẵn sàng giải quyết vĩnh viễn vấn đề về lãnh thổ. Điều này buộc chúng tôi phải có những kiểm chứng trước nhằm một mặt tránh cho cái gì của Campuchia không còn được chuyển qua biên giới bên kia và mặt khác chú ý tới những nhu cầu của dân cư biên giới của chúng tôi Các sự kiện mới đây chứng tỏ chúng tôi có lý, chẳng hạn trường hợp ở Thloc Trách mà các ngài cũng thừa nhận như là làng của Campuchia.

        Cần phải tránh một ngày nào đó, người ta lên án chúng tôi đã giao một làng nào đó trong các làng biên giới Campuchia cho Nam Việt Nam. Chúng tôi muốn xây dựng vấn đề lâu dài cho những quan hệ tương lai của chúng ta. Chúng tôi phải nghĩ đến đem lại khả năng sử dụng nguồn nước cho con người và con vật.

        Chúng tôi sẽ trao cho các ngài bản dự thảo nghị định thư liên quan đến đường biên giới này khi mà các cơ quan kỹ thuật của chúng tôi đã làm xong.

        Chúng tôi đã là mục tiêu lấn chiếm vì lợi ích của chế độ thực dân ở Nam kỳ. Không thể để tình trạng đó tái diễn và mặt khác nên xem xét làm giảm bớt các bất công này.

        Các bạn của tôi và bản thân tôi có trách nhiệm bảo vệ bản dự thảo thoả thuận của chúng tôi trước nhân dân Campuchia và để có thể làm diều đó lập trường của chúng tôi phải có thể được bảo vệ một cách có hiệu lực.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi cảm ơn ngài có lời giải thích rõ ràng này. Nhân danh đoàn của tôi, tôi xin nêu thêm mục đích của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng có thể lần này làm băng giá các đường biên giới của chúng ta, vì vậy chúng tôi đã cố gắng tìm một tài liệu cơ sở nổi bật về tính đơn giản và sự chính xác của nó.

        Những điều chỉnh bao hàm việc xem xét lại các đường biên giới hiện nay. Công việc sẽ quá phức tạp và có nguy cơ ra ngoài khuôn khổ các cuộc hội đàm của chúng ta. Chúng tôi biết rất rõ rằng trong các đường biên giới giữa hai nước chúng ta còn tồn tại những thiếu sót và những khiếm khuyết. Chúng tôi có các biện pháp để khắc phục những khó khăn mà cư dân Campuchia gặp phải. Những người dân này có thể luôn nhận được những thuận tiện trong các hoạt động vì cuộc sống. Các đồng bào của chúng tôi cũng đã nhận được các thuận tiện từ phía Campuchia. Chúng tôi đề nghị để lại vấn đề này, việc này sẽ được xem xét tiếp ngay khi các điều kiện cho phép. Mục đích của chúng tôi là phải làm "băng giá" các đường biên giới hiện nay của chúng ta, dựa trên cơ sở một tài liệu hiện có. Về việc điều chỉnh, chúng tôi đề nghị các ngài hoãn xem xét.

        Ông Son Sann: Chúng tôi cũng xin nêu quan điểm của chúng tôi. Chúng tôi đồng ý làm băng giá các đường biên giới của chúng ta. Nhưng đó là biên giới nào? Đối với các ngài, đó là đường biên giới thể hiện trên bản đồ UTM năm 1954. Đối với chúng tôi có khác. Tại Giơ ne vơ chúng tôi đã có những bảo lưu để phủ nhận tính tối hậu của các đường biên giới trên bản đồ này. Từ đó, lập trường của chúng tôi không thay đổi. Các sự kiện mới chỉ ra rằng chúng tôi có lý do để đề nghị có các điều chỉnh. Tôi thấy rằng giữa chúng ta có khoảng cách khá xa. Nếu chỉ có việc chấp nhận bản đồ năm 1954, thì các cuộc đàm phán đã mất các lý do tồn tại của mình.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Cho phép tôi hỏi ngài liệu đoàn Khơ-me có chấp nhận làm "băng giá" các đường biên giới hiện nay không?

        Ông Son Sann: Trong ý tưởng của chúng tôi, vấn đề là biết các đường biên giới hiện nay là những đường biên giới như thế nào? Để xác định những đường biên giới này sẽ cần phải có các điều chỉnh đường biên giới thể hiện trên bản đồ gốc năm 1954 nhằm tránh những bất lợi đã được nêu lên nhiều lần.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Có phải bản đồ này không thể được chấp nhận làm cơ sở tham khảo để làm "băng giá" các đường biên giới không?

        Ông Son Sann: Bản đồ này có thể sử dụng làm bản đồ gốc, miễn là có những điều chỉnh cần thiết mà một đường biên giới cuối cùng đòi hỏi.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi đề nghị dừng buổi họp và xác định ngày của buổi họp tới.

        Hai bên chấp nhận họp lần sau vào thứ bảy ngày 3-9-1966 lúc 10 giờ.

Buổi họp kết thúc lúc 11 giờ 36'.        
Làm thành 3 bản tại Phnôm pênh, ngày, tháng, năm đã ghi ở trên.        


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Hai, 2016, 05:24:00 am
       
        Biên bản 5 (Tài liệu K/FNL/PV/5, ngày 3-9-1966)


        Ngày 3-9-1966, lúc 10 giờ đã diễn ra cuộc họp giữa phái đoàn Mặt trận DTGPMNVN và phái đoàn Campuchia tại Văn phòng của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

        Thành phần họp:

        - Phía Mặt trận DTGPMNVN: Trần Bửu Kiếm, Trưởng đoàn; các đoàn viên Nguyễn Văn Hiếu, Hồ Thu; các thư ký: Phạm Văn Quang, Lê Kỷ Văn.

        -  Phía Campuchia có: Son Sann, Trưởng đoàn; So Nem, Phó Trưởng đoàn; các đoàn viên: Sann Chhak, Nguôn Chhay Kry, Srey Saman; Trương Cang, cố vấn; Teao Sunthan, chuyên viên.

        - Ban Tổng thư ký gồm có: Nginn Nippha, Phạm Văn Quang.

        Ông Son Sann: Thưa ngài, trước khi đề cập đến chủ đề của cuộc nói chuyện hôm nay, tôi xin thông báo cho các ngài một số khó khăn gặp phải về việc soạn thảo biên bản phiên họp trước. Thư ký của đoàn ngài đã đề nghị thêm một vài đoạn mà các ý tưởng không được thể hiện trong cuộc họp. Thêm vào những ý tưởng mới có hậu quả làm sai lệch ý nghĩa các trả lời của đoàn chúng tôi về các câu hỏi của ngài trong buổi họp, điều này làm những lời trao đổi không phù hợp với thực tế. Tôi đề nghị ngài, để làm dễ dàng công việc của Ban thư ký chung, có hai giải pháp sau:

        1. Để đúng biên bản như được Ban Tổng thư ký soạn thảo: Đoàn nào thấy việc ghi lại bản tuyên bố của mình không đủ trung thành sẽ có thể nói lại cái ý tưởng của mình trong phiên họp tới.

        2. Từ phiên họp tới, sẽ ghi âm lời phát biểu trong cuộc họp.
Trong trường hợp bất đồng, thư ký của hai đoàn sẽ dựa vào băng thu.


        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng tôi đồng ý về cách soạn thảo các biên bản. Về vấn đề bổ xung phát biểu mà đoàn bạn nêu, chúng tôi thấy đây không phải là ý mới, mà là bổ sung thêm các phần thiếu.

        Ông Son Sann: Sáng nay tôi đã nhận được bản sửa của các ngài, trong đó phần nhiều vượt qua điều đã được nói hôm trước, và các câu trả lời của tôi không còn phù hợp với các câu hỏi của các ngài nữa.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi đề nghị xem lại nội dung biên bản sau buổi họp.

Ông Son Sann: Về đề nghị của tôi liên quan tới việc ghi âm.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Về nguyên tắc, không có gì bất tiện. Tôi chỉ thấy có lợi.

        Ông Son Sann: Vậy thì, tôi đề nghị Ban thư ký tổ chức ghi âm vào phiên họp sau. Thưa ngài, về các ý mới trong biên bản, các ngài có thể nói rõ ngay bây giờ, và điều đó sẽ được giải quyết.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi sẽ cố gắng xem lại biên bản để xem có đúng là có vấn đề thêm không?

        Ông Son Sann: Tôi đề nghị Ban thư ký của hai đoàn xem lại vấn đề. Tôi đề nghị chỉ ghi vào biên bản cái gì đã nói và về nguyên tắc phải ghi đúng. Với điều kiện này, nhân danh phái đoàn Khơ-me, tôi xin phép trình bày với các ngài như sau:

        Phái đoàn Khơ-me vui lòng có thể tiếp tục với phái đoàn bạn xem xét vấn đề đầu tiên trong ba vấn đề đều là chủ yếu cho phép chúng ta cùng nhau xây dựng, dựa trên một cơ sở vững chắc, một nền hoà bình và một tình hữu nghị bền vững giữa miền Nam Việt Nam và Campuchia. Chúng tôi xin phát biểu rõ thêm tiếp theo các giải thích của đoàn bạn trong phiên họp gần đây mà chúng tôi rất cảm ơn.

        Thưa ngài, thưa quý vị,

        Phái đoàn chúng tôi đánh giá cao sự hiểu biết sâu sắc mà các ngài thể hiện đối với những lo lắng của nhân dân Khơ-me muốn gìn giữ di sản của mình bằng bất cứ giá nào, và sự đánh giá cao đối với chính sách thực tế của Săm dech Quốc trưởng chúng tôi về lĩnh vực này. Toàn vẹn lãnh thổ là một vấn đề chúng tôi thiết tha. Toàn thể nhân dân Khơ-me đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Quốc trưởng thể hiện một trong những nghĩa vụ thiêng liêng nhất của mình là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi giá và sự hy sinh lớn nhất.

        Cũng thế, chúng tôi hoan nghênh sự bảo đảm mà các ngài dành cho chúng tôi, sự bảo đảm mà theo đó các ngài sẵn sàng trả lời đề nghị của Campuchia một cách chân thành và hữu nghị về việc "làm băng giá" các đường biên giới giữa hai nước và sẵn sàng tỏ thiện chí của mình trong việc tìm kiếm một giải pháp thoả đáng cho vấn đề này. Chúng tôi vui mừng về các biện pháp hữu nghị đó cho phép chúng tôi nhìn thấy kết quả của các cuộc đàm phán này với niềm hy vọng và tin tưởng. Chúng tôi cũng vui mừng ghi nhận những lời giải thích rõ ràng của các ngài nhằm làm tiêu tan mọi sự ngờ vực về ý định thật sự của các ngài và nhằm tránh mọi sự hiểu lầm. Ngoài ra, chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng các ngài không lấy việc thừa nhận các đường biên giới làm một thứ mua bán để đổi lấy các mối lợi khác ngoài các lợi ích đã rất lớn do việc hai bên ký thoả thuận đang được đàm phán.

        Các ngài đã đề nghị làm "băng giá" các đường biên giới được vạch trên bản đồ UTM tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương thiết lập, thông dụng đến tháng 12-1954, bởi vì các ngài đã đánh giá, đó là "một tài liệu tham khao dủ chính xác và khá đơn giản". Chúng tôi muốn nói rõ với các ngài rằng đó là một tài liệu đơn giản. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng vì tính đơn giản này nên nó thiếu chính xác và không đủ khả năng phục vụ mục đích mà chúng ta tìm kiếm, là làm sao có được đường biên giới vĩnh viễn. Vả lại, các thiếu sót của nó đã được thể hiện hiển nhiên qua các cuộc ném bom vào làng Thlok Trách của Campuchia.

        Các ngài đã khẳng định phía Campuchia cũng chọn tấm bản đồ này và để chứng minh cho ý kiến này, các ngài đã nêu lá thư của Săm đích Quốc trưởng chúng tôi gửi cho Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ ngày 18-8-1964, các bản dự thảo Nghị định thư của Chính phủ Vương quốc được trao cho các Chính phủ có liên quan vào năm 1962, 1964 v.v... Về điều này, chúng tôi có nghĩa vụ cần giải thích rõ. Các tác giả của các tài liệu này ngay lúc đầu đã nhận thấy khiếm khuyết của các bản đồ sử dụng cho đến năm 1954 và thấy không thể sử dụng làm đường biên giới chung cuối cùng của hai nước.



Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Hai, 2016, 05:48:45 pm
       Thực vậy, đường biên giới này thay đổi tuỳ theo tỷ lệ bản đồ và theo lần xuất bản. Sự biến đổi đó khiến cho phía Campuchia yêu cầu các bản đồ thông dụng cho đến năm 1954, được coi là tư liệu gốc cho các cuộc dàm phán tương lai nhằm ấn định đường biên giới vĩnh viễn.  Ngôn từ "Les" (những) được cố ý sử dụng để thể hiện việc chưa quyết định lựa chọn một bản đồ và các ý định của chúng tôi sử dụng tất cả các bản đồ thiếu chính xác, coi như là cơ sở cho các cuộc đàm phán. Vả lại chính các nhà làm bản đồ Mỹ đã nhận thấy và khẳng định các khiếm khuyết và sự thiếu chính xác của các bản dỗ Pháp, khi họ đã ghi vào tấm bản đồ được thiết lập trên cơ sở các bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương, lời chú giải "đường biên giới chưa minh định" trong một số đoạn. Chính vì tình trạng này mà Quốc trưởng chúng tôi, với tính hiện thực sâu sắc không thể phản bác, đã khẳng định lại ngày 18-8-1966 ở Kôngpông Chàm, rằng trong các trường hợp này, đường biên giới phải được xác định theo sự thực hiện thật sự về chủ quyền (quản lý hành chính thật sự).

        Đó là tại sao chúng tôi vẫn nhắc lại một lần nữa rằng đường biên giới trên bản đồ UTM tỷ lệ 1/100.000 hay một bản đồ khác, không đủ để sử dụng làm đường biên giới được "băng giá”. Cần phải được hiệu chỉnh để có thể trở thành một đường vĩnh viễn. Những điều chỉnh mà chúng tôi đã đề nghị không bao hàm việc xét lại đường biên giới, nếu việc xét lại đường biên giới được tiến hành thì nó sẽ đặt lại việc xem xét tất cả các vùng lãnh thổ tranh chấp.

        Chúng tôi đồng ý với phái đoàn bạn là "đi vào chi tiết thì mọi đường biên giới quốc tế luôn bao hàm những khiếm khuyết cũng như là các điều bất thường". Nhưng chúng ta phải ghi nhận rằng các đường biên giới hành chính của Campuchia với Nam Việt Nam, không chỉ có những khiếm khuyết về chi tiết. Các khiếm khuyết của nó là cơ bản và nghiêm trọng, đến mức cần phải điều chỉnh để làm giảm bớt các điều bất lợi. Chúng tôi cũng buộc phải nhận xét rằng nếu một đường biên giới lý tưởng không thể tìm thấy, thì ít ra mọi quốc gia trên thế giới cũng tìm cách giảm đến mức tối thiểu những khiếm khuyết và những điều bất thường, bởi vì một đường biên giới có quá nhiều khiếm khuyết thì không phải là một đường biên giới đoàn kết mà là một đường biên giới chia rẽ và làm nảy sinh ra các xung đột.

        Mặt khác, những khiếm khuyết và những bất thường phải được chia đều giữa hai nước láng giềng. Một đường biên giới chỉ mang lại thuận lợi cho riêng một bên và chỉ kéo theo những điều bất lợi cho bên khác, là nguồn gốc của các sự cố và tranh chấp.

        Các nhận xét này áp dụng vào đường biên giới hành chính giữa Nam Việt Nam và Campuchia nhất thiết đòi hỏi có những điều chỉnh mà về nguyên tắc được chúng tôi đề cập ngay từ đầu các cuộc đàm phán, để tránh đường biên giới mà chúng ta "làm băng giá" lại là đường biên giới mà đối với một bên là đường biên giới an lạc, tiện lợi và hài lòng, và đối với bên kia là một đường biên giới bị tước đoạt thiếu nước và đau khổ. Các điều chỉnh này là do nhu cầu sống còn của dân cư biên giới, không kể đến các nguyên tắc công bằng, các luận cứ về dân tộc, xã hội và lịch sử có kết quả là làm dịu bớt tính hà khắc của một đường biên giới có quá nhiều thiếu sót và bất lợi, đường biên giới bất công do chủ nghĩa thực dân thiết lập mà các ngài và chúng tôi phải khắc phục. Phải can thiệp trước khi biên giới được "băng giá”. Chúng tôi hy vọng rằng tình hữu nghị và sự hiểu biết mà nhiều lần các ngài bảo đảm với chúng tôi, sẽ cho phép các ngài hiểu và tính đến những khát vọng chính đáng này của nhân dân Khơ-me.

        Chúng tôi xin nhắc lại với các ngài tuyên bố ngày 21-7-1951 vào phiên họp toàn thể lần thứ 8 tại Giơ-ne-vơ của Trưởng phái đoàn Campuchia là: "Trung thành với lý tưởng hoà bình và nguyên tắc quốc tế không can thiệp, Campuchia không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia Việt Nam và tham gia đầy đủ vào nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn của quốc gia Việt Nam với điều kiện là có hiệu chỉnh và điều hoà việc hoạch định các đường biên giới giữa quốc gia Việt Nam và Campuchia, các đường biên giới cho đến nay được ấn định chỉ bằng hành động đơn phương của Pháp".

        Tuyên bố long trọng này được đưa ra vào những hoàn cảnh không kém long trọng chứng minh đầy đủ các điều chỉnh mà hiện nay chúng tôi đề nghị các ngài.

        Cho đến khi Nghị định thư đã dự kiến về điều 1 của chúng tôi có thể được trình cho các ngài, chúng tôi gợi ý các ngài ngày hôm nay cùng xem xét các điều 3 và 4 của bản dự thảo của chúng tôi liên quan đến dân tộc thiểu số Khơ-me và các thoả thuận Paris.


        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi xin cảm ơn ngài Trưởng đoàn Campuchia về những đánh giá quý báu về thiện chí và sự hiểu biết của chúng tôi để giải quyết những vấn đề này. Về các điểm khác, tôi xin trình bày một lần nữa quan điểm của chúng tôi:

        Về vấn đề thừa nhận và tôn trọng các đường biên giới giữa hai nước chúng ta, hai đoàn chúng ta vẫn không thể thoả thuận về mục tiêu cần đạt được ngay. Chúng tôi biết rằng phía Campuchia cho rằng cần có một số hiệu chỉnh trước khi làm "băng giá" các đường biên giới hiện nay. Như thế, bản đồ UTM tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông dương nói trong bức thông điệp của Quốc trưởng Campuchia cũng như là trong các thảo án khác được chính phủ Vương quốc Campuchia trình bày trước kia (được chúng tôi nêu lại trong cuộc họp trước) không còn có thể dùng như là điểm xuất phát của các cuộc đàm phán về việc rà soát lại các đường biên giới.

        Về phía chúng tôi, chúng tôi nghĩ rằng điều mong muốn và có thể đạt được là một sự thừa nhận các đường biên giới hiện nay giữa Nam Việt Nam và Campuchia cho dù trong điều kiện của cuộc chiến tranh còn đang diễn ra trên đất nước chúng tôi. Đối với điều đó trong lúc này cần và chỉ cần tham khảo một tài liệu dù chưa hoàn hảo nhưng có thể cung cấp được các số liệu thoả đáng. Vấn đề là trường hợp của tấm bản đồ UTM kể trên. Tài liệu này khá chính xác và đơn giản đối với các công việc thám sát đã được chính phía Campuchia chọn, bởi vì những thảo án đã được trình cho các chính phủ hữu quan, không phải là các tài liệu để thảo luận mà là những văn bản sẵn sàng ký.

        Ngay từ khi thành lập, Mặt trận DTGPMNVN nuôi dưỡng niềm tin là hai đoàn chúng ta sẽ có thể dễ dàng đạt được một thoả thuận về các đường biên giới chung, đánh giá cao đề nghị ban đầu của Campuchia về tính hiện thực và đơn giản, bởi vì đề nghị này cho phép chúng tôi giải quyết vấn đề ngay cả vào giữa cuộc chiến tranh. Đối với chúng tôi, không có một lợi ích nào là làm chậm trễ việc ký kết một định ước thừa nhận và cam kết tôn trọng các đường biên giới hiện nay giữa Nam Việt Nam và Campuchia. Cần tính tới vô số khó khăn đối với các công việc của chúng ta nếu như thay vào việc "băng giá" các đường biên giới, chúng ta lại đi vào xem xét lại các đường biên giới với tất cả các vấn đề liên quan, phức tạp như nhau. Mặc dù có thiện chí của cả hai bên, chúng tôi không nghĩ rằng với một mục tiêu như thế, chúng ta có thể thoát ra khỏi trong một thời gian xác - định cái mớ bòng bong luôn được lặp lại đó trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài.
Lòng mong muốn chân thành của chúng tôi thể hiện một tình hữu nghị tin cậy vào nhân dân Khơ-me, sự tôn trọng tuyệt đối của chúng tôi về toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia làm cho chúng tôi có nghĩa vụ khẳng định trước thế' giới là thực sự có một biên giới hoà bình và hoà hợp được hai nước chúng ta thoả thuận, bất chấp tình trạng chiến tranh ở Nam Việt Nam và các yêu sách điên rồ của những tên tay sai của đế quốc Mỹ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Hai, 2016, 03:00:10 am
        Ông Son Sann: Tôi đề nghị các ngài tạm dừng buổi họp để cho phép các đoàn suy nghĩ về bản thuyết trình của mỗi bên.

        Buổi họp dừng lại từ 10h 35 đến 10h 45.

        Ông Son Sann: Thưa ngài, nhân danh phái đoàn chúng tôi, tôi xin đề nghị trong khi chờ đợi trả lời cụ thể đối với bản thuyết trình của tôi, phái đoàn bạn dưa ra quan điểm của mình về các điều khoản 3 và 4.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Thưa ngài, chúng tôi phải nêu lại lập trường của chúng tôi về mục tiêu 1. Chúng tôi xin thông báo tình trạng chiến tranh không cho phép khởi sự những việc bao gồm các hoạt động phức tạp mà chúng ta không thể giải quyết trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng tôi biết rằng cả hai bên đã thừa kế một quá khứ nặng nề do chủ nghĩa thực dân để lại cho chúng ta. Chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng bản đồ UTM chứa đựng các khiếm khuyết ngay cả bất công. Nhưng để thuận lợi cho công việc của chúng ta, chúng tôi đề nghị bản đồ đó như là tài liệu gốc. Cũng vậy, đường Brevié đã được chính quyền thực dân vạch ra. Để làm băng giá các đường biên giới của chúng ta, chúng tôi thừa nhận đường này như một đường biên giới quốc gia. Tóm lại, chúng tôi nhắc lại với các ngài lập trường của chúng tôi là dựa trên bản đồ này. Tiến hành cách khác gây ra các khó khăn mà chúng ta không thể giải quyết được trong thời chiến. Dĩ nhiên, ý tưởng được trình bày trước của chúng tôi vẫn không thay đổi. Tôi đề nghị phái đoàn bạn thông báo cho chúng tôi Nghị định thư phụ.

        Ông Son Sann: Thưa ngài, chúng tôi nghĩ cũng cần giải thích rõ ràng về vấn đề thứ nhất. Các ngài đã nhiều lần nhắc lại rằng phái đoàn của ngài đánh giá việc điều chỉnh là không chấp nhận được. Chúng tôi đã luôn dựa vào tuyên bố trước kia của chúng tôi và nhất là tuyên bố của Quốc trưởng chúng tôi ở Công Pông Chàm. Vì các ngài nói rằng các việc điều chỉnh không được các ngài chấp nhận, chúng tôi xin hỏi liệu chúng tôi có thể chuẩn bị bản Nghị định thư có những điều chỉnh trên bản đồ thông dụng năm 1954 như thế nào? Đối với phía chúng tôi, chúng tôi xin nhấn mạnh một lần nữa để phái đoàn bạn cho biết quan điểm của mình về các điều 3 và 4 của bản dự thảo của chúng tôi.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Thưa ngài, chúng tôi đề nghị trả lời rõ hơn vào buổi họp sau. Chúng tôi luôn hy vọng có thông tin về văn bản của Nghị định thư, nó sẽ là một yếu tố đánh giá mới. Bản đồ UTM năm 1954 luôn được phía Campuchia đề nghị trong các bản thảo án mà chúng tôi đã dẫn.

        Đối với các điểm tiếp theo của bản dự thảo Khơ-me, tôi xin đề nghị phái đoàn Campuchia có lời giải thích rõ ràng khác.


        Ông Son Sann: Về câu hỏi của các ngài, chúng tôi đã trả lời trong bản thuyết trình ngày hôm nay của chúng tôi, nhưng việc thiết lập Nghị định thư giả thiết là sau khi được chấp nhận nguyên tắc có các điều chỉnh dựa trên các cơ sở mà chúng tôi đã nêu. Nếu ta chỉ sử dụng bản đồ UTM 1954 thì cuộc đàm phán của chúng ta không có ý nghĩa gì nữa. Tôi cũng xin các ngài một lần nữa tham khảo bản thuyết trình của chúng tôi.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi xin phép đề nghị giải thích rõ thêm. Theo các bản thảo án về các đề nghị được chính phủ Vương quốc thông báo với các Chính phủ, nhận thấy rõ ràng các tài liệu này xem trọng bản đồ năm 1954 và không có điều chỉnh. Về vấn đề điều chỉnh được đề cập ngày hôm nay, chúng tôi muốn biết các điều chỉnh đó là làm từ bản đồ UTM năm 1954 hay là một tài liệu khác. Chúng tôi muốn biết phía Campuchia có giữ nguyên đề nghị ban đầu của mình để làm băng giá các đường biên giới mà không nói đến điều chỉnh hay không. Tôi chỉ được uỷ quyền đến để làm băng giá đường biên giới hiện tại. Chúng tôi tới đây để ký kết sự thừa nhận của mình. Mục đích cuộc đàm phán của chúng tôi là đơn giản; không có sự thừa nhận này thì hai nước chúng ta vẫn không có đường biên giới chung, hai bên bị thiệt và đế quốc Mỹ lợi dụng khai thác tình hình.

        Ông Son Sann: Chúng tôi trả lời ngay hôm nay. Chúng tôi đã giải thích rằng, từ hội nghị Giơnenơ chúng tôi có những bảo lưu và chứng minh cần có các điều chỉnh, trong các tài liệu của chúng tôi, chúng tôi đã luôn nói về các bản đồ và không chi một bản đồ duy nhất. Chúng tôi cũng đã đề cập việc làm băng giá các đường biên giới của chúng ta, nhưng hình như hai đoàn chúng ta chưa thoả thuận là các đường biên giới nào? Chúng tôi kêu gọi tinh thần công lý của các ngài, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau để đạt được một thoả thuận giữa hai đoàn chúng ta.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng ta sẽ xem xét thấu đáo hơn bản thuyết trình của hai bên. Về các điều 3 và 4, chúng tôi muốn biết liệu đoàn bạn có giải thích gì thêm không?

        Ông Son Sann: Chúng tôi đã làm và chúng tôi không có vấn đề gì để nói thêm nữa.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Với sự có mặt của Tổng thư ký đoàn Khơ-me và đoàn chúng tôi, tôi đề nghị cùng ngài xem xét dự thảo biên bản của buổi họp trước.

        Ông Son Sann: Trước khi kết thúc buổi họp theo đề nghị của các ngài, tôi xỉn nói thêm nếu đoàn của ngài không chấp nhận nguyên tắc điều chỉnh thì chúng tôi không thể làm bản dự thảo nghị định thư phụ.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Nhưng văn bản Nghị định thư luôn có ích cho chúng tôi. Nó sẽ cho phép chúng tôi xem xem có khả năng hoà giải quan điểm của chúng ta hay không. Chúng tôi cũng sẽ có một tài liệu trình cho Chủ tịch Đoàn Mặt trận của chúng tôi.

        Ông Son Sann: Tài liệu có thể được trao cho các ngài sau khi phái đoàn ngài đã cho biết lập trường thuận lợi của mình về nguyên tắc điều chỉnh. Chúng tôi cũng mong muốn đồng thời có quan điểm của các ngài về hai vấn đề khác liên quan tới dân tộc thiểu số Khơ-me và các thoả thuận Paris.

        Hai bên đã nhất trí đồng ý để họp tiếp vào thứ ba ngày 6-9-1966 lúc 11 giờ.

Buổi họp kết thúc lúc 11 giờ 15 phút.                         
Làm thành ba bản tại Phnôm Pênh, ngày tháng năm ghi ở trên.
       


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Hai, 2016, 04:42:29 am
       
        Biên bản 6 (Tài liệu K/FNL/PV/6, ngày 6-9-1966)


        Ngày 6-9-1966, vào lúc 8 giờ, Đoàn Đại biểu Mặt trận DTGPMNVN và Đoàn Đại biểu Campuchia đã họp phiên thứ sáu tại phòng họp của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

        Thành phần có mặt gồm:

        - Về phía Mặt trận DTGPMNVN: ông Trần Bửu Kiếm, Trưởng đoàn; các đoàn viên: Nguyễn Văn Hiếu, Hồ Thu; các thư ký Phạm Văn Quang, Lê Kỳ Văn.

        - Về phía Campuchia: Son Sann, Trưởng đoàn; So Nem, Phó trưởng đoàn; các đoàn viên: Sarin Chhak, Nguôn Chhay kry, Srey Saman; Trương Cang, cố vấn; Teao Sunthan, chuyên viên. - Ban Tổng thư ký gồm có: Nginn Nippha, Phạm Văn Quang.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Kính thưa ngài, thưa quí vị. Trước khi đoàn chúng tôi trình bày, tôi xin nói rõ về biên bản số 4, hai đoàn đã thoả thuận được văn bản chính thức cuối cùng. Đối với biên bản số 5, có một câu ở trang 7, trước đoạn cuối cùng đã không phản ánh đúng ý của chúng tôi. Biên bản đã ghi câu đó như sau: "Tôi xin đề nghị... về vấn đề điều chỉnh, chúng tôi muốn biết việc điều chỉnh sẽ được thực hiện từ bản đồ UTM năm 1954 hay là thực hiện diều chỉnh từ một bản đồ nào khác". Tôi đề nghị được thay đổi câu này như sau: "Chúng tôi đề nghị đoàn Khơ-me nói rõ tại sao không thể dùng bản đồ này làm căn cứ tham khảo để thừa nhận đường biên giới".

        Ông Son Sann: Thưa ngài, thay mặt đoàn Khơ-me, tôi đề nghị cứ giữ nguyên biên bản như đã ghi đúng như hai đoàn đã thoả thuận và sẽ làm rõ trong biên bản của cuộc họp lần này.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng tôi đồng ý về điểm này. Thưa ngài, chính điểm này là lý do tại sao chúng tôi phải nói rõ những suy xét của chúng tôi, nghĩa là, có thể chấp nhận biên bản số 5, và trong biên bản tới sẽ nêu rõ là câu nói trên không hoàn toàn thể hiện đúng ý của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi đề nghị ghi chính xác câu này như tôi đã đề nghị ở trên.

        Ông Son Sann: Tôi đồng ý, tôi cho rằng, đó cũng chính là thủ tục mà chúng ta, tôi và ngài, đã cùng nhau thoả thuận hôm thứ bảy vừa qua.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi đề nghị ghi trong biên bản đề nghị sửa đổi đó.

        Ông Son Sann: Như vậy là biên bản số 4 và 5 đã được thông qua.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Hôm nay, để làm rõ một số điểm, đoàn chúng tôi xin tập hợp lại các ý kiến của đoàn chúng tôi đã nêu trong các phiên họp trước với ý định để tạo thuận lợi cho đoàn bạn ở cuộc họp lần này hiểu rõ về tổng thể lập trường của chúng tôi trong cuộc đàm phán này.

        1) Theo chúng tôi, sự thừa nhận các đường biên giới Khơ-me - Việt Nam hiện nay là mục tiêu chủ yếu của các cuộc thảo luận hiện nay. Chúng tôi luôn luôn cho rằng, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh chống xâm lược Mỹ, đối với cả hai Bên chúng ta vẫn có lợi và có khả năng thoả thuận được về đường biên giới, bước đầu tiên trên con đường củng cố tình hữu nghị giữa chúng ta. Cuộc đấu tranh trường kỳ chống sự bất công của chúng tôi không cho phép chúng tôi làm bất cứ điều gì gây thiệt hại cho các bạn bè của chúng tôi và vì vậy chúng tôi có thể khẳng định lại rằng cái lợi mà Mặt trận chúng tôi thu được trong việc thừa nhận đường biên giới chung chủ yếu là tình hữu nghị lâu dài giữa hai dân tộc, cực kỳ cần thiết cho việc bảo vệ nền độc lập và sự phát triển của hai nước chúng ta. Chúng tôi tin tưởng rằng cái lợi đó của chúng ta là hoàn toàn chính đáng, hơn nữa là lợi cho cả hai bên và hoàn toàn công bằng. Chúng tôi không giành thêm bất cứ cái lợi nào khác khi thừa nhận đường biên giới hiện tại giữa Nam Việt Nam và Campuchia bởi vì chính Chính phủ Hoàng gia Khơ-me đã khởi xướng việc băng giá các biên giới. Chúng tôi sẵn sàng tán đồng đề nghị của Khơ-me với các lý do gắn bó với chính sách của chúng tôi vì hoà bình và quan hệ láng giềng tốt với Campuchia, thể hiện ý nguyện tốt đẹp và sự chân thành của chúng tôi trong việc tôn trọng nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước bạn.

        Với tinh thần này, chúng tôi đáp ứng sáng kiến của Chính phủ Vương quốc Khơ-me với tất cả tấm lòng chân thành và chúng tôi đánh giá những đề nghị của các bạn vừa thực tế vừa đơn giản, có thể chấp nhận được trong bối cảnh đất nước chúng tôi đang trong cuộc chiến.

        Sự thừa nhận hợp cách đầy đủ, không quá phức tạp có thể bắt đầu từ một bản đồ có tỷ lệ thích hợp và dễ nhận biết; dự thảo ban đầu của Chính phủ Vương quốc Khơ-me đã nói rõ là bản đồ tỷ lệ 1/100.000 thông dụng đến năm 1954 do Sở Địa dư Đông dương đo vẽ và xuất bản. Các bản đồ đó với tỷ lệ và lần xuất bản được xác định, dù cho có một số khiếm khuyết đã được chính phủ Vương quốc Khơ-me đánh giá là có thể sử dụng để tham khảo vì một thảo án cuối cùng được lập 'trên cơ sở đó đã được đề nghị các bên hữu quan ký kết. Việc chấp nhận bản đồ tỷ lệ 1/100.000 thông dụng đến năm 1954 đã được quyết định với sự tham gia của các chuyên viên mặc dù cách làm này là khá đơn giản và nhanh chóng nhưng có giá trị lớn bởi vì nó thắt chặt có hiệu quả là tình hữu nghị và sự hoà hợp giữa chúng ta. Thay vì mất lý do tồn tại, các cuộc đàm phán hiện nay sẽ đạt được những kết quả rực rỡ không những hai nước mong đợi mà tất cả các nước bạn bè cũng đứng trước một tình trạng sáng sủa. Điều này cho phép các nước bạn bè có lý do để thừa nhận biên giới chung giữa chúng ta đồng thời có tác dụng ngăn chặn kẻ thù trong việc thực hiện những ý đồ tội ác chống lại nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của hai nước chúng ta.

        Về vấn đề điều chỉnh đường biên giới, chúng tôi đề nghị gác lại chủ yếu là vì lý do thực tế. Trong lúc này, chúng tôi không nhìn thấy cách giải quyết một khi đi vào cái mê lộ của các văn bản, bản đồ, số liệu về nhân chủng, hay về địa lý cực kỳ động trong thời kỳ chiến tranh. Điều này sẽ làm nảy sinh các cuộc tranh luận, bàn cãi vô tận, nếu như chúng ta đề cập đến những vấn đề này trong khi các hoàn cảnh chưa được ổn định cho một sự xem xét có ích lợi.

        Chúng tôi muốn đoàn bạn nói rõ hơn về những ý định của các bạn. Chúng tôi mong muốn, ít ra là có trong trường hợp, chúng tôi phải xin ý kiến của Uỷ ban trung ương Mặt trận của chúng tôi tất cả những yếu tố cần thiết để đánh giá đúng lập trường của phía Campuchia. Ngoài ra, chúng tôi luôn luôn mong muốn thể hiện thiện chí của chúng tôi để tìm ra biện pháp thoả đáng giải quyết tất cả những điểm còn khác nhau giữa hai Bên.

        Chúng tôi xin bảo đảm rằng, trong tất cả mọi trường hợp, cho dù kết quả công việc của chúng ta như thế nào đi nữa thì sự thừa nhận và tôn trọng biên giới hiện tại giữa hai nước của chúng tôi vẫn nghiêm chỉnh và không thay đổi, tình hữu nghị và lòng yêu mến đối với nhân dân Khơ-me và chính phủ Vương quốc, trong cuộc đấu tranh kiên cường bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của mình, chống lại sự đe doạ và xâm lược của Mỹ cũng sẽ không bao giờ thay đổi.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Hai, 2016, 03:44:38 pm
       2) Về chính sách đối với các dân tộc thiểu số, chúng tôi đã trình bày trong dự thảo Tuyên bố đơn phương của chúng tôi được trao cho các bạn trong phiên họp đầu tiên với đoàn Khơ-me với đôi chút phát triển liên quan đến người thiểu số Khơ-me. Tôi xin đọc lại nguyên văn như sau:

        “Tuyên bố của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam về chính sách đối với các dân tộc thiểu số.

        Với ý đồ làm cho Nam Việt Nam trở thành một thuộc địa kiểu mới và một căn cứ quân sự Hoa Kỳ, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai dã áp đặt cho nhân dân miền Nam Việt Nam, không phân biệt người dân tộc thiểu số hay người dân tộc đa số, một chế độ khủng bố dã man và áp bức tàn khốc nhất. Chúng đã gây ra sự hận thù và sự chia rẽ giữa các dân tộc, chúng đã dùng các biện pháp phân biệt đối xử đàn áp và bóc lột một cách vô nhân đạo, bắt phải bỏ những phong tục, tập quán, tôn giáo, tiếng nói và chữ viết v.v... riêng của các dân tộc thiểu số.

        Ngay từ khi thành lập, Mặt trận DTGPMNVN, người dại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam, đã tuyên bố đối với tất cả các dân tộc chính sách đoàn kết của Mặt trận dựa trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối về quyền và nghĩa vụ, về sự tôn trọng và giúp đỡ tương trợ lẫn nhau giữa các dân tộc đa số và thiếu số.

        Mặt trận DTGPMNVN thừa nhận các tộc thiểu số có quyền duy trì và phát triển những truyền thống, tập quán, tôn giáo, tiếng nói chữ viết vv của mình và tất cả các dân tộc thiểu số, trong đó có người thiểu số Khơ-me, được hưởng đầy đủ và hoàn toàn sự dối xử dành cho người bản quốc. bằng các biện pháp cụ thể, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã cố gắng nâng cao dời sống cho các dân tộc thiểu số về mọi mặt: văn hoá, kinh tế và xã hội, cho phép họ thiết thực tham gia quản lý các hoạt động trong cộng đồng.

        Đặc biệt, đối với người thiểu số Khơ-me ở Nam Việt Nam, vẫn giữ các mối quan hệ tình cảm, văn hoá và tôn giáo với Campuchia, Mặt trận DTGPMNVN với sự thông cảm sâu sắc, sẵn sàng dành cho họ tất cả những thuận lợi để duy trì những mối quan hệ đó.

        Tất cả các dân tộc thiểu số hay đa số đều là thành viên trong công đồng chung, đều bình đẳng và có nghĩa vụ tôn trọng luật pháp và quy định do Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ban hành và có nghĩa vụ đoàn kết, đấu tranh bảo vệ nền dốc lập quốc gia và khôi phục đất nước.
Tuyên bố đơn phương này phản ánh trung thành điểm 7 của cương lĩnh của chúng tôi là:

        "Đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc. Tất cả các dân tộc đều được tự do sử dụng và phát triển tiếng nói và chữ viết của mình; được tự do giữ và thay đổi phong tục và tập quán của mình.

        Bãi bỏ chính sách phân biệt đối xử và đồng hoá đối với các dân tộc của Diệm hiện nay.

        Giúp đỡ các dân tộc thiểu số theo kịp mức sống chung của nhân dân, bằng cách phát triển kinh tế, văn hoá trong những vùng họ sinh sống và đào tạo những cán bộ có năng lực là người thiểu số".

        Đại hội lần thứ II của chúng tôi cũng khẳng định lại chính sách đoàn kết và tương trợ giữa tất cả các dân tộc.

        Chính sách này có đặc điểm là:

        - Sự bình đẳng tuyệt đối về các quyền cũng như các nghĩa vụ giữa tất cả các dân tộc không phân biệt vai trò của họ trong cộng đồng. Chúng tôi cho rằng, nguyên tắc như vậy là hoàn toàn thích hợp đối với người dân tộc thiểu số Khơ-me bởi vì đã bảo đảm tất cả các quyền có thể có của các dân tộc cư trú ở Nam Việt Nam.

        - Tôn trọng chặt chẽ các bản sắc riêng của tất cả các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc cùng chung sống ở đất nước chúng tôi. Việc đồng hoá, cũng như phân biệt đối xử phải bị loại bỏ. Người thiểu số Khơ-me dược bảo đảm bãi bỏ các biện pháp của chính quyền Diệm hay các bọn bù nhìn khác sau Diệm dã thực hiện trái với nguyên tắc này.

        - Sự tương trợ giúp đỡ anh em để cúng phát triển và là điều kiện cần thiết cho sự tiến bộ và ổn định dân tộc. Mọi chênh lệch sẽ được san bằng trong một thời gian xác định để thống nhất và hoà hợp chung.

        Chúng tôi đã nói, chính sách này đã được áp dụng ở vùng giải phóng và nhận được sự tán thành nồng nhiệt của tất cả các nhóm người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, qua việc khẳng định lại những điều trong Tuyên bố đơn phương nhân dịp ký kết một thoả thuận về biên giới, chúng tôi mong muốn qua đó thể hiện rõ thiện chí, lòng thành thực với nỗ lực cao nhất để thực hiện chính sách hữu nghị với các nước láng giềng của chúng tôi; đồng thời với việc tôn trọng các nguyên tắc không thể đụng chạm về chủ quyền quốc gia.

        3) Còn lại nhiều vấn đề khác mà trong điều kiện thời chiến chưa cho phép chúng tôi tính đến được.

        Vui mừng về sự hiểu biết trên tình anh em của Campuchia đối với thái độ thực tế của chúng tôi trong cuộc đàm phán này, chúng tôi xin khẳng định rằng, việc thừa nhận các biên giới không phải là mục tiêu cuối cùng của các cuộc trao đổi giữa chúng ta. Nhân dân hai nước chúng ta đời dời chung sống bên nhau, qua các kinh nghiệm quá khứ lâu dài sẽ biết cách giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến lợi ích chung trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và lẽ công bằng.

        Qua việc nhắc lại những yếu tố chính về quan điểm của chúng tôi trong cuộc họp lần này, chúng tôi mong muốn đoàn Bạn lưu ý đến cái lợi trong việc giải quyết từng bước có cân nhắc mà không bỏ qua bất cứ vấn đề nào thuộc về lợi ích tương lai của một bên nào.

        Tôi xin kết thúc lời phát biểu hôm nay.


       Ông Son Sann: Thưa ngài, thưa quí vị, Đoàn Khơ-me rất chú ý lắng nghe ý kiến mà các bạn vừa trình bày và sẽ trả lời vào phiên họp sau. Hôm nay, chúng tôi xin được phát biểu: Ngài trưởng đoàn bạn đã cho biết trong phiên họp ngày 3-9-1966, các bạn rất mong muốn: “khẳng định dứt khoát trước thế giới là có một đường biên giới hoà bình và hoà thuận được hai nước chúng ta chấp nhận". Chúng tôi rất vui mừng nhận thấy, ý này cũng trùng hợp với ý nghĩ của chúng tôi và như vậy là mục đích tìm kiếm của hai bên là giống nhau. Trong phiên họp trước chúng ta đã phát biểu nhiều về những đặc điểm và những cái lợi của một đường biên giới như thế cũng như những điều kiện về đường biên giới đó.

        Đoàn Bạn cũng như đoàn chúng tôi đều nhận thấy những sự chưa hoàn thiện và không công bằng của đường biên giới trên bản đồ U.T.M tỷ lệ 1/100.000. Chúng tôi cho rằng, với những thiếu sót như vậy, đường biên giới trên bản đồ U.T.M hay trên mọi bản đồ khác thông dụng trước năm 1954 (mà chỉ dùng một bản) đều không phục vụ được mục đích của chúng ta, là xây dựng một đường biên giới đoàn kết hai dân tộc và tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Hai, 2016, 03:58:23 am
        Đoàn Bạn nêu rằng, để tiện lợi cho công việc của chúng ta nên đề nghị giải quyết biên giới theo bản đồ U.T.M tỷ lệ 1/100.000. Mặc dù chúng tôi cũng bị thu hút về tính đơn giản của bản đồ này nhưng chúng tôi vẫn cho rằng, mục đích và vai trò của đường biên giới này đòi hỏi chúng ta phải cố gắng chống lại khuynh hướng chỉ muốn tiện lợi về tinh thần hay cho công việc trong đàm phán trước mắt, mà cần phải mạnh dạn tìm tòi để đạt dược thuận lợi cho các quan hệ tương lai của hai nước chúng ta. Chính vì nhận thức này, mà chúng tôi đề nghị có một số điều chỉnh. Việc điều chỉnh nhằm 3 mục đích: hoặc là để làm cho đường biên giới phù hợp với các văn bản pháp lý đẻ ra đường biên giới (điều này là lô gíc, thậm chí là đương nhiên); hoặc là để làm cho đường biên giới phù hợp với việc thực hiện thật sự chủ quyền quốc gia (điều này phù hợp với quan điểm hết sức thực tiễn của đức quốc trưởng chúng tôi); hoặc là cho phép thoả mãn được những nhu cầu sống còn nhất của nhân dân Campuchia. Việc điều chỉnh này không dẫn đến việc xét lại đường biên giới mà là làm cho có thể "băng giá" được một đường biên giới được bọn thực dân thiết lập một cách độc đoán và các ngài cũng thừa nhận là có khiếm khuyết và bất công. Làm một cách khác, tức là "băng giá" đường biên giới này trong tình trạng hiện nay với những điều chưa thoả đáng và bất công nghiêm trọng nhất, thì chúng tôi tin rằng sẽ làm nẩy sinh những tranh chấp, những vụ việc do một đường biên giới được hoạch định bất chấp các thực tế, bất chấp các thu cầu, làm hại đến lơi ích của tình hữu nghị giữa hai nước.

        Việc soạn thảo một Nghị định thư phụ lục và bản đồ đính kèm phụ thuộc vào việc chấp nhận nguyên tắc có điều chỉnh dựa theo 3 tiêu chuẩn như đã nêu ở trên; chúng tôi rất hân hạnh được biết quan điểm của các bạn về vấn đề này. Trong trường hợp các bên đồng ý, cần có một thời gian để chuẩn bị những tài liệu cần thiết.

        Đối với các vấn đề khác mà các bạn đã nêu, nhất là vấn đề tài liệu mà phía Campuchia đã trình với các Chính phủ hữu quan khác, chúng tôi đã có những giải thích cần thiết nên đề cập lại ở đây là thừa.

        Một lần nữa, chúng tôi xin khẳng định lại rằng, việc chúng tôi chấp nhận đường biên giới hiện tại có nghĩa là chấp nhận đường biên giới được vạch trên các bản đồ khác nhau có kèm theo một số điều chỉnh nhẹ nằm trong một chương trình duy nhất để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng với Nam Việt Nam nhằm đi tới một kỷ nguyên hoà bình và hữu nghị vững chắc giữa hai nước chúng ta. Nói cách khác, chúng tôi cho rằng những vấn đề còn tồn đọng giữa chúng ta đâu có liên hệ với nhau. Điều này đã được đặt ra ngay từ khi bắt đầu các cuộc đàm phán ngay cả ở Bắc Kinh. Đó là lý do tại sao chúng tôi cho rằng, không có gì trở ngại trong vấn đề chúng ta đang bàn bạc trong khi đang chờ đợi giải quyết 2 vấn đề khác không tính đến thứ tự của các vấn đề theo chương trình. Những yếu tố đánh giá dường như đã hội tụ đầy đủ để chúng ta thảo luận ngay. Chúng tôi xin nhắc lại với các bạn rằng, chúng tôi đề nghị đề cập ngay đến vấn đề người thiểu số Khơ-me ở Nam Việt Nam và các Hiệp định Paris.

        Chúng tôi tin rằng, tình hình chiến tranh ở Nam Việt Nam không có gì cản trở việc giải quyết các vấn đề này cũng như không ngăn cản việc giải quyết vấn đề biên giới. Bởi vì các Hiệp định được ký kết về các lĩnh vực đó chỉ được thi hành đầy đủ khi hoà bình được lập lại.

        Chúng tôi tin rằng, đoàn Bạn đã cân nhắc về lợi ích của mỗi bên, đã hiểu quan điểm của chúng tôi và giúp đỡ chúng tôi đạt được một kết quả có thể cho phép chúng tôi giải thích được với nhân dân Campuchia. Về phía chúng tôi, chúng tôi cố gắng đặt mình ở địa vị của các bạn và chúng tôi thấy những gì chúng tôi đề nghị với các bạn là không vượt quá khuôn khổ có thể được.

        Mỗi đoàn đã khẳng định quan điểm của mình với thời gian khá dài, bây giờ chúng ta cần xem xét lại, kiểm tra cụ thể văn bản thoả thuận để có thể trình lên cấp trên.

Ông Trần Bửu Kiếm: Thưa ngài, tôi đề nghị tạm dừng buổi họp. Cuộc họp tạm dừng từ 11h 35' đến 11h 40'. Chúng tôi vừa trình bày toàn bộ quan điểm của chúng tôi về mục tiêu cần đạt được cho các cuộc đàm phán này. Như vậy các vấn đề đoàn bạn nêu ra đã được trả lời trong trình bày của chúng tôi. Nếu đoàn bạn muốn làm rõ hơn, chúng tôi sẵn sàng một lần nữa nêu những quan điểm của chúng tôi về các vấn đề này. Bây giờ cho phép chúng tôi trả lời đoàn Khơ-me về những sự điều chỉnh mà đoàn bạn cho là cần thiết đặt ra trong các cuộc đàm phán này. Chúng tôi cũng đã trình bày quan điểm của chúng tôi về vấn đề này. Cho phép tôi trở lại vấn đề bằng việc nói rõ là chúng tôi xuất phát từ đề nghị của Chính phủ Vương quốc Khơ-me. Đó là đề nghị không có sự điều chỉnh nào, ngược lại đã đưa ra một bản đồ xác định coi như căn cứ để thừa nhận đường biên giới. Vấn đề điều chỉnh là ngoài phạm vi mà chúng tôi nhận được chỉ thị từ khi bắt đầu cuộc đàm phán của chúng ta. Chúng tôi cho rằng, để giải quyết vấn đề mới nảy sinh này, chúng tôi phải xin chỉ thị của Uỷ ban Trung ương. Tuy nhiên với tinh thần làm hết khả năng có thể của chúng tôi để cuộc đàm phán này đi tới, chúng tôi cho rằng, chúng tôi cần được biết những đề nghị điều chỉnh của đoàn Khơ-me. Như vậy, chúng tôi có dịp để báo cáo rõ ràng về các đề nghị mới do đoàn Khơ-me nêu lên. Chúng tôi cũng có dịp tìm trong những đề nghị này khả năng đi tới một giải pháp mà hai nước có thể chấp nhận. Tôi xin tóm tắt quan điểm của chúng tôi. Vấn đề điều chỉnh vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn của đoàn chúng tôi, do đó, chúng tôi phải xin chỉ thị của Uỷ ban Trung ương của chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi đề nghị được thông báo về Nghị định thư mà đoàn Khơ-me đã nói để có thể báo cáo chi tiết về các đề nghị mới của Khơ-me. Như vậy, chúng tôi mới có thể tìm được cách giải quyết những điểm mới do đoàn Khơ-me nêu ra.

        Về chính sách dân tộc của Mặt trận, chúng tôi đã trình bày dự thảo Tuyên bố đơn phương của chúng tôi. Chúng tôi tin tưởng rằng, về nội dung, chính sách này chắc chắn đáp ứng nguyện vọng của các dân tộc thiểu số khác nhau cư trú trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Còn một vấn đề khác mà chúng tôi không thể không tính đến, đó là vấn đề tôn trọng các nguyên tắc về chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào Công việc nội bộ của các quốc gia. Chính vì lý do này mà chúng tôi đã đề nghị: vừa phải tôn trọng mong muốn duy trì tình hữu nghị với nhân dân Khơ-me đồng thời cũng phải tôn trọng nguyên tắc về chủ quyền quốc gia với giải pháp một Tuyên bố đơn phương của chúng tôi nhân dịp ký một thoả thuận về biên giới.

        Đối với các vấn đề khác còn chưa được giải quyết giữa hai bên, chúng tôi cũng đã trình bày quan điểm của chúng tôi về vấn đề này. Chúng tôi hy vọng rằng, việc giải quyết vấn đề biên giới không cản trở việc xem xét các vấn đề khác chưa được giải quyết giữa hai nước, miễn là chúng ta dựa trên cơ sở tình hữu nghị và sự tin cậy lẫn nhau trong quan hệ giữa chúng ta. Chúng tôi tin rằng, những vấn đề còn tồn tại đó sẽ được giải quyết thoả đáng cho cả hai bên. Như vậy tôi đã trình bày quan điểm của chúng tôi về toàn thể các vấn đề mà đoàn Khơ-me nêu ra.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Hai, 2016, 08:32:49 pm
        Ông Son Sann: Kính thưa quý vị, tôi đề nghị tạm dừng cuộc họp. Cuộc họp tạm dừng từ 11h55' đến 12h30'.

        Kính thưa ngài, thưa quý vị, Chúng tôi, các thành viên trong đoàn Khơ-me, đã chăm chú theo dõi phát biểu của các bạn, chúng tôi hiểu là các bạn phải trình bày vấn đề biên giới hiện nay như chúng tôi quan niệm lên Chủ tịch đoàn. Chúng tôi rất cảm ơn sự bảo đảm của các bạn. Nhưng để các bạn báo cáo rõ với Chủ tịch đoàn, chúng tôi muốn nêu rõ với các bạn một số điểm trước khi chúng tôi trình bày tiếp với các bạn. Chúng tôi ghi nhận với sự biết ơn đối với việc các bạn đã nhiều lần trịnh trọng bảo đảm là trong mọi tình hình tôn trọng biên giới hiện tại của chúng tôi. Các bạn cũng nhiều lần tuyên bố và mới đây nhắc lại là tôn trọng phần lãnh thổ còn lại của chúng tôi phù hợp với những điều mà chúng tôi cũng đề nghị với các cường quốc khác. Đoàn Campuchia một lần nữa cảm ơn các bạn. Nhưng để các bán báo cáo lên Chủ tịch đoàn những gì chúng tôi đề nghị trong vòng đàm phán này, đoàn chúng tôi muốn trước tiên trả lời đề nghị bổ sung của các bạn đưa ra đầu buổi họp. Các bạn đề nghị sửa đổi biên bản và nói rõ như sau tuyên bố trong cuộc họp ngày 3-9- 1966. Tôi xin nhắc lại:

        "Chúng tôi đề nghị với đoàn Khơ-me nói rõ xem có phải bản đồ này không còn có thể dùng làm căn cứ tham khảo để thừa nhận đường biên giới".

        Chúng tôi đã giải thích rằng, từ Giơnevơ, chúng tôi đã có những bảo lưu và chứng minh sự cần thiết phải có những điều chỉnh. Chúng tôi đã luôn nêu trong các tài liệu của chúng tôi là các bản đồ chứ không phải chỉ một bản đồ.

        Theo ngữ cảnh câu trả lời của chúng tôi, cho phép tôi một lần nữa nói rõ với các bạn rằng, chúng tôi đề nghị - và các bạn cũng nhiều lần trịnh trọng đáp ứng và hôm nay các bạn đã nhắc lại một lần nữa - bảo đảm và tôn trọng số ít lãnh thổ còn lại của chúng tôi. Ở Giơnevơ, chúng tôi đã có những bảo lưu và những bảo lưu đó có một giá trị lớn hơn nhiều so với phần hôm nay chúng tôi có thể chấp nhận. Tôi xin nói rõ và giải thích kỹ những suy nghĩ của chúng tôi. Các bạn đã chấp nhận tôn trọng các đường biên giới của chúng tôi có nghĩa là tôn trọng phần còn lại ít ỏi của lãnh thổ thuộc về chúng tôi. Nhưng vấn đề bây giờ là đông cứng biên giới hiện tại của chúng ta. Đó là vấn đề mà đoàn bạn và đoàn chúng tôi có mặt ở đây để đàm phán để biết các đường biên giới hiện tại mà chúng ta sẽ giải quyết. Đó cũng là vấn đề mà theo quan điểm của chúng tôi là đường biên giới phải phản ánh đúng các đường biên giới hiện tại này. Để đông cứng các đường biên giới hiện tại cần có một đường biên giới phản ánh đúng các đường biên giới đó. Và để có thể có một cách chính xác đường biên giới cuối cùng cần phải xác định đường biên giới theo những tiêu chuẩn mà chúng tôi đề nghị. Đó là lý do tại sao chúng tôi trình bày sự cần thiết phải chấp nhận ba tiêu chuẩn như chúng tôi đã nêu trong các vòng đàm phán này. Các tiêu chuẩn đó như các bạn đã biết là:

        Tiêu chuẩn 1: Đường biên giới cần phải phù hợp với nội dung các văn bản liên quan đến đường biên giới.

        Tiêu chuẩn 2: Lãnh thổ Campuchia và các đường biên giới cần phải đông cứng phải bao gồm những lãnh thổ thật sự dưới sự quản lý hành chính của phía Campuchia.

        Tiêu chuẩn 3: Cần phải tính đến nhu cầu thiết yếu của nhân dân Campuchia ven biên giới.

        Tôi xin nói rõ thêm ý nghĩ của tôi. Sẽ không cần thiết phải lập một đường biên giới chính xác nếu như chỉ có vấn đề tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi hiện nay đã bị thu giảm đến mức thấp nhất. Nhưng vì vậy không phải chỉ như vậy mà là hai đoàn chúng ta có trách nhiệm đông cứng vĩnh viễn các đường biên giới, cần phải lập một đường biên giới phản ánh đúng các đường biên giới hiện tại. Vì vậy các tiêu chuẩn mà chúng tôi đề nghị và bảo vệ cần được chấp nhận để chúng ta lập được đường biên giới vĩnh viễn để đông cứng. Vả lại, đoàn ngài đã thừa nhận trong trình bầy của mình, các đường biên giới này bất công và không hoàn hảo và có những mặt bất tiện đối với dân cư biên giới Campuchia. Các bạn cũng thừa nhận trường hợp Thlok Trách là một trường hợp bất thường và làng này thuộc lãnh thổ Campuchia. Chúng tôi cũng đã quan tâm đến lý tưởng hữu nghị, hoà bình và công lý mà các bạn không ngừng tuyên bố khi thảo luận và vừa rồi cũng đã phát biểu, chúng tôi xin trả lời vấn đề này chi tiết hơn vào phiên họp sau. Nhưng vì đồng thời các bạn tiếp tục nhấn mạnh việc đông cứng các đường biên giới không hoàn hảo, bất công và không tiện lợi cho nhân dân vùng biên giới chúng tôi, chúng tôi buộc phải tự hỏi liệu các bạn có muốn sáp nhập thêm làng Thlok Trách và các phần lãnh thổ khác của Campuchia không? Các bạn cũng nhiều lần nhắc lại là quan tâm đến mong muốn của Đức Quốc trưởng của chúng tôi. Thế mà Đức Quốc trưởng của chúng tôi đã nói rõ trong cuộc họp báo ngày 19-8-1966 rằng, đường biên giới giữa chúng ta cần bao gồm tất cả những lãnh thổ dưới sự quản lý hành chính thật sự của Campuchia. Cho phép tôi thay mặt đoàn Khơ-me đặt một câu hỏi với các bạn là các bạn không thể quan tâm đến những mong muốn của Đức Quốc trưởng của chúng tôi hay sao? Bây giờ, tôi đề nghị các bạn theo đúng ý các bạn là xin ý kiến Chủ tịch đoàn của các bạn về 3 tiêu chuẩn điều chỉnh biên giới hiện tại mà chúng tôi đề nghị để lập được đường biên giới vĩnh viễn một cách có giá trị. Ngay sau khi các bạn nhận được sự chấp nhận của chủ tịch đoàn mà chúng tôi đang nóng lòng chờ đợi, các kỹ thuật viên chúng tôi sẽ thảo ngay Nghị định thư và đường biên giới để đưa cho các bạn. Đó là vấn đề thứ nhất, một phần trong tổng thể 3 vấn đề là đối tượng các cuộc đàm phán của chúng ta hiện nay tiếp theo các cuộc đàm phán đã bắt đầu tại Bắc Kinh.

        Đối với vấn đề thứ hai liên quan đến quy chế đối với người thiểu số Khơ me ở Nam Việt Nam, đoàn chúng tôi ở Bắc Kinh đã trình bày kỹ quan điểm của chúng tôi. Tôi xin nhắc lại đơn giản là:

        1. Người thiểu số này gắn bó với một lãnh thổ Campuchia đã luôn tồn tại từ xa xưa và chúng tôi sẵn sàng nhường lại cho các bạn. Là những người cư trú lâu dời trên lãnh thổ này, họ cùng máu mủ ruột thịt với chúng tôi, họ không phải là những người nhập cư mà một Chính phủ được tự do cho hay không cho những quyền ưu đãi hay các đặc ân, mà họ là những người chiếm hữu đầu tiên trên lãnh thổ đó, những người bản địa mà người ta phải bảo đảm chắc chắn cho họ một quy chế người thiểu số.

        2. Người thiểu số này luôn luôn tồn tại và sự tồn tại của họ có trước chủ quyền mà các bạn đã nêu, bởi vì họ tồn tại trước khi thực dân Pháp đến và chính người Pháp cũng đã thoả thuận cho họ một quy chế. Như vậy tính đến tình trạng này, chúng tôi đề nghị một quy chế tương tự như quy chế đã được thực dân Pháp luôn luôn chấp nhận và không bao gồm nhiều hơn các quyền quốc tế đã công nhận đối với người dân tộc thiểu số thuộc một dân tộc bại trận sau chiến tranh. Chúng tôi hy vọng rằng các bạn Mặt trận DTGPMNVN không thể làm ít hơn so với thực dân Pháp.

        Cuối cùng, đối với vấn đề thứ ba trong tổng thể không thể tách rời là vấn đề di sản gắn liền với lãnh thổ mà chúng tôi đã nhượng lại và những con người trên lãnh thổ đó mà chúng tôi đã bỏ lại. Di sản là đối tượng của những hiệp định mà Chính phủ Nam Việt Nam đã ký kết. Thực vậy, Nam Việt Nam đã long trọng tham gia ký hiệp định Paris cùng với Chính phủ Pháp, Chính phủ Lào và Chính phủ Vương quốc Campuchia. Chúng tôi cho rằng, với tư cách là đại diện chân chính của Nam Việt Nam và bạn với Campuchia, Mặt trận DTGPMNVN không thể làm ít hơn so với các chế độ trước đây hay Chính phủ Nam Việt Nam bằng cách không tiếp tục tôn trọng những cam kết mà Chính phủ Nam Việt Nam đã ký tại Paris năm 1954.

        Kính thưa ngài, thưa quý vị! Đó là những vấn đề mà hôm nay tôi thay mặt đoàn Campuchia có bổn phận nêu rõ để các bạn báo cáo với Chủ tịch đoàn của các bạn. Chúng tôi xin cảm ơn các bạn đã cho chúng tôi biết rằng trong mọi tình huống xảy ra, các bạn vẫn bảo đảm tôn trọng các đường biên giới hiện tại và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi và các bạn cũng sẽ trình những đề nghị của chúng tôi về việc điều chỉnh lên Chủ tịch đoàn của các bạn.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Hai, 2016, 09:23:15 am
       Ông Trần Bửu Kiếm: Thưa ngài, thay mặt đoàn chúng tôi, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn những đánh giá công bằng của đoàn Khơ-me về sự không thay đổi, luôn tôn trọng biên giới và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi đối với Campuchia. Tôi cũng xin cảm ơn đoàn bạn đã nói rõ những quan điểm khác nhau hai bên nêu ra và giải thích chút ít về phát biểu của chúng tôi hôm nay trước khi trả lời một cách chi tiết hơn vào phiên họp tới.

        Trước hết, về vấn đề biên giới, ngài trưởng đoàn bạn đã nhấn mạnh và nhắc lại việc đánh giá của chúng tôi về mặt chưa đầy đủ và bất công của đường biên giới. Chúng tôi muốn giải thích rõ là chúng tôi muốn nói đến các đường biên giới nói chung, giữa tất cả các quốc gia. Còn có những đoạn biên giới không phản ánh đầy đủ các đặc trưng thuận lợi và công bằng giữa các quốc gia. Đối với nhân dân vùng biên giới, còn có thể có một số điều kiện không thuận lợi, một vài điều kiện không đáp ứng đời sống hàng ngày của họ. Như vậy, đối với người dân cư Khơme cũng như đối với dân cư chúng tôi trong một số đoạn biên giới có thể có những điều không thuận lợi như vậy. Vì vậy, đối với chúng ta trong tương lai sẽ phải xem xét lại vấn đề này và giải quyết theo lợi ích chung của hai bên. Ngài cũng đã đề cập đến đường biên giới. Chúng tôi đã trình bày quan điểm của chúng tôi như trên, chúng tôi đề nghị, với sự ước chừng đầu tiên, thừa nhận đường biên giới trên một bản đồ mà hai bên có thể chấp nhận vì tính chính xác và đơn giản của bản đồ. Như vậy, chúng ta có một căn cứ tham khảo để đông cứng vấn đề biên giới.

        Đối với Nghị định thư, chúng tôi luôn luôn muốn biết những chi tiết có thể ghi trong Nghị định thư để chúng tôi có thể xin ý kiến Chủ tịch đoàn về vấn đề này. Đối với các quyền của các dân tộc thiểu số ở Nam Việt Nam, chúng tôi đã đưa ra những nội dung các quyền và nghĩa vụ trên nguyên tắc bình đẳng tuyệt đối giữa tất cả các cộng đồng, khiến cho người thiểu số Khơme không mất một quyền nào khác so với các dân tộc khác. Mặt khác, nguyên tắc bình đẳng đó cũng nghiêm cấm một nhóm dân tộc có những đặc quyền làm tổn hại cho các nhóm dân tộc khác. Tôi xin lưu ý đoàn Khơ-me về tình hình cộng đồng dân tộc thiểu số đang sống trong các vùng giải phóng hiện nay. Chúng tôi thừa nhận cho họ có nhiều quyền lợi hơn so với những quyền mà dân tộc thiểu số được hưởng trong thời kỳ thực dân. Như vây, đoàn Khơ-me được bảo đảm rằng tất cả các quyền trên đều được thừa nhận đối với người thiểu số Khơ-me ở Nam Việt Nam. Không có ngoại lệ nào trong việc thừa nhận các quyền đã được thừa nhận đối với các dân tộc khác. Như vậy, ở đây không thể thừa nhận những quyền riêng cho nhóm dân tộc này hay nhóm dân tộc khác được Tôi muốn nói rõ là theo nguyên tắc bình đẳng tuyệt đối giữa tất cả các nhóm dân tộc, chúng tôi không thể đặt vấn đề thoả thuận về các quyền khác với các quyền đã được thừa nhận đối với tất cả các dân tộc của chúng tôi.

        Còn vấn đề các Hiệp định cũ mà Chính phủ Ngô Đình Diệm và các Chính phủ khác đã ký kết. Chúng tôi đề nghị gác lại những vấn đề này, trước hết vì lý do thực tiễn, nghĩa là vì việc kiểm tra những vấn đề này đặt ra quá nhiều sự phức tạp phải xử lý trong lúc này. Ngoài ra còn một vấn đề khác về chủ đề này là các văn bản do Chính phủ cũ ký dưới sức ép của Hoa Kỳ là vấn đề cần được các người đại diện tương lai của nhân dân Nam Việt Nam xem xét lại bởi vì nhân dân Nam Việt Nam từ chối không thừa nhận mọi điều do chính quyền cũ đã ký đi ngược lại lợi ích chung. Để làm rõ điểm này, chúng tôi xin khẳng định lại ý nguyện của chúng tôi là sẽ hợp tác với đoàn Khơ-me tìm biện pháp giải quyết tất cả các vấn đề đặt ra hiện nay. Chúng tôi xin nói rõ, cũng như đoàn Khơme đã nhấn mạnh, rằng trong mọi tình huống xảy ra chúng tôi thừa nhận và tôn trọng các biên giới chung giữa Nam Việt Nam và Campuchia, Mặt trận chúng tôi và nhân dân Nam Việt Nam trong các vùng giải phóng chúng tôi đã luôn luôn tôn trọng một cách nghiêm chỉnh. Chúng tôi đã khẳng định và khẳng định lại thiện chí của chúng tôi về việc tìm một giải pháp cho những vấn đề do đoàn Khơme mới nêu ra. Chúng tôi luôn luôn hy vọng, trên cơ sở tình hữu nghị và sự tin cậy của Mặt trân chúng tôi đối với nhân dân và Chính phủ Vương quốc Campuchia, chúng ta luôn luôn tìm ra một giải pháp cho tất cả khó khăn mà chúng ta sẽ vượt qua.

        Trong khi chờ đợi Uỷ ban Trung ương chúng tôi cho chỉ thị mới, chúng tôi sẵn sàng cùng với đoàn Khơ-me bằng mọi cách tìm ra một giải pháp mà hai bên chúng ta đều có thể chấp nhận được.

        Vì vậy, thay mặt đoàn chúng tôi, tôi xin khẳng định lại mong muốn lớn lao của chúng tôi trong các vòng đàm phán này, là đi tới các kết luận thoả đáng.


        Ông Son Sann: Thưa ngài, tôi cho rằng trong phiên họp tới chúng tôi sẽ trả lời chi tiết những phát biểu trong ngày hôm nay của các bạn. Tôi xin đề nghị ta thống nhất thời gian phiên họp tới.

        Hai đoàn thoả thuận ấn định cuộc họp sau vào ngày thứ bảy, ngày 10-9-1966, vào hồi 10 h.

Cuộc họp kết thúc vào lúc 13h.                              
Làm thành ba bản tại Nôm Pênh, ngày, tháng và năm như trên.        


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Hai, 2016, 08:57:21 am
       
        Biên bản 7 (Tài liệu K/FNL/PV/7, ngày 10-9-1966)


        Ngày 10-9-1966, vào lúc 10 giờ, Đoàn Đại biểu Mặt trận DTGPMNVN và Đoàn Đại biểu Campuchia đã họp phiên thứ bảy tại phòng họp của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

        Thành phần có mặt gồm:

        - Về phía Mặt trận DTGPMNVN: Trần Bửu Kiếm, Trưởng đoàn; các đoàn viên: Nguyễn Văn Hiếu, Hồ Thu; các thư ký: Phạm Văn Quang, Lê Kỳ Văn.

        - Về phía Campuchia: So Nem, Phó trưởng đoàn; các đoàn viên: Sarin Chhak, Nguôn Chhay kry, Srey Saman; Trương Cang, cố vấn; Teao Sunthan, chuyên viên.

        - Ban Tổng thư ký gồm có: Nginn Nippha, Phạm Văn Quang.

        Ông Son Sanh trưởng đoàn Khơ-me vắng mặt vì bận đi công tác nước ngoài nên ông So Nem làm trưởng đoàn Khơ-me.

        Ông So Nem: Kính thưa ngài, thưa quí vị. Cho phép tôi được mở đầu phiên họp hôm nay. Trong phiên họp trước, đoàn bạn đã nêu tóm tắt các quan điểm của mình về các vấn đề đã thảo luận. Đoàn chúng tôi xin cảm ơn đoàn bạn và xin được đến lượt mình trình bày với các bạn tổng thể ý kiến của chúng tôi.

        Trong khuôn khổ chính sách hoà bình và hữu nghị có hiệu quả với miền Nam Việt Nam, Chính phủ vương quốc Campuchia đã sử dụng tất cả các biện pháp có thể để đạt được mục đích đã đặt ra và vì mối quan hệ với nước bạn vượt qua các giới hạn chặt chẽ trong việc cùng tồn tại hoà bình và quan hệ láng giềng tốt, tiến tới một thời kỳ hợp tác hoà bình trên mọi lĩnh vực. Tin tưởng vào lý tưởng hoà bình, hữu nghị, công lý và công bằng dẫn dắt tất cả nhân dân tiến bộ mà Mặt trận DTGPMNVN đã cam kết trong chính sách của mình, Chính phủ hoàng gia Campuchia tìm thấy ở đây một bạn chơi được lựa chọn để cùng thực hiện mục tiêu đó. Điều đó, khiến chúng tôi đi tới đề nghị chúng ta cùng nhau giải quyết những vấn đề tồn đọng giữa hai nước chúng ta trẽn cơ sở lý tưởng chung về tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau, gắn bó mọi trở ngại hưởng tới một tương lai chung không có mây mù, một tương lai cùng hợp tác anh em và có hiệu quả. Cách thức giải quyết cụ thể của chúng tôi về những vấn đề đó như sau:

        1. Về biên giới: Là một trong 3 vấn đề thiết yếu cần giải quyết. Như đoàn bạn, đoàn chúng tôi cho rằng vấn đề này là vấn đề quan trọng nhất, vấn đề này càng quan trọng vì hai bên đều thấy sự cần thiết phải "đông cứng biên giới" để có thể xây dựng tình hữu nghị giữa hai nước trên một cơ sở lành mạnh và vững chắc.

        Đoàn bạn đã nhấn mạnh rằng, trong việc giải quyết vấn đề biên giới chung, các bạn không muốn được hưởng lợi gây thiệt hại cho phía Campuchia mà chỉ dựa trên tinh thần hữu nghị lâu dài giữa hai nước có lợi cho cả hai bên và việc thừa nhận các đường biên giới này có thể tiến hành từ một bản đồ tỷ lệ 1/100.000 thông dụng đến năm 1954, bởi vì thảo án ban đầu của Chính phủ vương quốc đã dựa trên bản đồ này và bản đồ này có cái lợi là chính xác và đơn giản.

        Về điểm thứ nhất, chúng tôi thấy rằng, khi chấp nhận đề nghị "giải quyết” các biên giới chung của chúng ta, Mặt trận DTGPMNVN không mưu lợi cho mình mà gây thiệt hại cho chúng tôi, chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhưng cần phải nhận thức một cách khách quan rằng, việc đông cứng vấn đề biên giới có hậu quả đối với chúng tôi, là chuyển một cách dứt khoát cho Nam Việt Nam những vùng lãnh thổ rộng lớn mà Campuchia luôn luôn có những bảo lưu rõ ràng chống lại những quyết định đơn phương và tuỳ tiện của thực dân. Về phía chúng tôi nếu chúng tôi vui lòng chấp nhận một số trong các cuộc thôn tính như vậy thì chỉ đơn giản là chúng tôi muốn chấm dứt những khó khăn và căng thẳng mà bọn thực dân muốn có giữa chúng ta với ý đồ đen tối hòng thống trị chúng ta lần nữa và cũng bởi vì chúng tôi mong muốn sâu sắc xây dựng một nền hoà bình, một tình hữu nghị vững chắc giữa hai nước trong lợi ích của hai dân tộc và củng cố nền hoà bình ở Đông Nam Á và trên toàn thế giới.

        Vấn đề thứ hai, chúng tôi đồng ý với đoàn bạn rằng thảo án ban đầu của chúng tôi gửi cho các cường quốc liên quan về việc công nhận nền trung lập, và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi, đã nêu rõ là tham khảo các bản đồ thông dụng đến năm 1954. Nhưng về vấn đề này, cần phải nói thêm để tránh sự hiểu lầm. Thảo án liên quan đến vấn đề thừa nhận toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong tổng thể của nó chứ không phải là việc đông cứng các đường biên giới là vấn đề riêng giữa hai nước chúng ta. Việc thừa nhận toàn vẹn lãnh thổ nhằm mục đích đem lại những bảo đảm cho một khu vực địa lý được coi như là một không gian sinh tồn tối thiểu, trong khi đó, việc giải quyết vấn đề biên giới chỉ nhằm xác định ranh giới cuối cùng của không gian đó sau khi hai bên đã thoả thuận về không gian đó.

        Vả lại ngay khi bắt đầu, tác giả của bản thảo án đã nhận thấy, tất cả các bản đồ có liên quan không có khả năng để vạch vĩnh viễn đường biên giới chung. Đó là lý do tại sao cần phải lưu ý đến các bản đồ khác nhau để có một cách nhìn tổng thể và gần đúng đối với lãnh thổ được bảo đảm. Về lý do độ chính xác và tính đơn giản của bản đồ UTM tỷ lệ 1/100.000, chúng tôi chỉ có thể đồng ý với đoàn bạn là bản đồ này có cái lợi là đơn giản. Nhưng chính sự đơn giản đó đã làm mất tính chính xác. Đó là điều đã được khẳng định trong trường hợp làng Thlok Trách của Campuchia. Sự thiếu chính xác của bản đồ UTM tỷ lệ 1/100.000 cũng được chính các chuyên gia bản đồ Mỹ khẳng định. Làm việc từ bản đồ của Pháp, người Mỹ đã ghi trên các bản đồ của họ ghi chú: “biên giới chưa được minh định” ở một số khu vực. Để đường biên giới được "giải quyết" một cách vĩnh viễn, chúng ta không thể dừng lại ở tính đơn giản của bản đồ để dễ đàm phán mà cần phải nghiên cứu để đạt được sự chính xác, và chỉ có chính xác thì mới là điều kiện quyết định cho việc thực hiện mục tiêu chung của chúng ta, điều kiện duy nhất dành cho các mối quan hệ của chúng ta trong tương lai sự bảo đảm và thắng lợi ở mức tối đa.

        Trung thành với mục đích mà chúng tôi theo đuổi, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng những đề nghị của đoàn bạn. Qua nghiên cứu, chúng tôi chứng minh được rằng, đường biên giới trên bản đồ thông dụng đến năm 1954 là không thể chấp nhận làm đường biên giới đã được "giải quyết", bởi vì nó không có đủ khả năng trở thành một đường biên giới hoà bình và hoà hợp. Trước hết, cần phải loại bỏ những khuyết điểm của nó. Đó là: Hoặc bản đồ thể hiện không phù hợp với văn bản sinh ra nó, hoặc có sự không phù hợp giữa đường biên giới và tình hình thực tế quản lý hành chính thật sự, hoặc là bỏ qua các nhu cầu sống còn của cư dân biên giới Campuchia. Tất cả các thiếu sót đó dẫn đến những điều dị thường trong đường biên giới mà các ngài đề nghị. Tình hình đó khiến cho Quốc trưởng của chúng tôi mà tính thực tế được mọi người thừa nhận đã nói rõ trong tuyên bố ngày 18/8/1966 ở Kompôngcham rằng trong trường hợp này, quốc tịch của các mảnh đất phải phù hợp với việc thực hiện chủ quyền thật sự.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2016, 05:20:28 am
       Đoàn bạn đã thừa nhận một cách khách quan với chúng tôi rằng: Đường biên giới đó có những thiếu sót, có sự bất bình thường và không công bằng.

        Mục đích chung mà chúng ta đang theo đuổi là giải quyết tình trạng khiếm khuyết của đường biên giới trên các bản đồ thông dụng trước năm 1954, những quan điểm rất thực tế của Samdech Quốc trưởng chúng tôi, sự đánh giá khách quan của đoàn bạn về thiếu sót trong đường biên giới đó đã chứng minh cho đề nghị về những điều chỉnh của chúng tôi những điều chỉnh không có hàm ý xét lại đường biên giới. Đề nghị đó càng cần thiết bởi vì lý tưởng hoà bình, hữu nghị và công lý không cho phép Mặt trận DTGPMNVN sát nhập vào Nam Việt Nam các làng, hay các bộ phận lãnh thổ đang nằm dưới sự cai quản hành chính thật sự của Campuchia như trường hợp làng Thlok Trách.

        Đoàn bạn muốn trình xin ý kiến Chủ tịch đoàn (MTDTGPMNVN - ND) của mình về đề nghị này. Chúng tôi xin gửi đến đoàn bạn sự biết ơn của chúng tôi đối với việc bảo đảm tôn trọng đường biên giới của chúng tôi bất kể kết quả vòng đàm phán này như thế nào, mà trong cam kết ngài đã khẳng định lại. Sự bảo đảm của Mặt trận DTGPMNVN cũng như sự bảo đảm của các lực lượng yêu chuộng hoà bình và công lý khác là một biểu hiện tôn trọng nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi.

        2. Vấn đề người thiểu số Khơ-me ở Nam Việt Nam, đoàn bạn đã giải thích nhiều về lập trường của mình dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, chính sách bình đẳng tuyệt đối giữa tất cả các dân tộc tôn trọng nghiêm chỉnh những bản sắc riêng của các dân tộc.

        Về vấn đề này, đoàn chúng tôi đã giải thích rõ ràng. Đề nghị của chúng tôi là nhằm vào việc thừa nhận một quy chế đặc biệt đối với người thiểu số Khơ-me sinh sống ở Nam Việt Nam, không thể xem đó là sự vi phạm chủ quyền của nước các bạn. Vấn đề này cần được xem xét trên cơ sở lịch sử lãnh thổ Nam Kỳ. Những người Khơ-me mà ngày nay chúng tôi quan tâm đến số phận của họ là những người đã chiếm hữu đầu tiên lãnh thổ Nam Kỳ. Khi người Pháp mới đến Nam kỳ, họ còn sinh sống thành từng làng, từng quận và thậm chí từng tỉnh với tiếng nói, phong tục, tập quán, văn hoá và cách sống riêng của họ. Điều này không thể không biết đến, thực dân Pháp đã tính đến thực tế đó nên đã thừa nhận cho thiểu số Khơ-me này một quy chế riêng, cho phép họ có thể giữ những bản sắc riêng của họ.

        Việc ban hành quy chế này chỉ là phù hợp với công lý, vì lý do những người Khơ-me này có tư cách là người chiếm hữu đầu tiên, phù hợp với các quyền đã được thừa nhận một cách phổ biến đối với tất cả các dân tộc thiểu số và phù hợp với thực tiễn được nhiều nước chấp nhận.

        Ngoài ra cần nhắc lại rằng các quốc vương của chúng tôi và các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có những bảo lưu về vấn đề lãnh thổ Nam Kỳ ngay khi thực dân Pháp mới đến đất nước này, trong thời điểm các nước Đông dương mới bắt đầu giành được độc lập, tại hội nghị Giơ-ne-vơ. Hiệp định mà chúng ta sẽ ký kết sẽ làm cho các bảo lưu của chúng tôi về lãnh thổ Nam Kỳ không còn nữa; chúng tôi không thể làm điều đó nếu chưa giải quyết trước số phận của những người cư trú trên lãnh thổ tranh chấp đó.

        Quy chế mà chúng tôi đề nghị đối với những người thiểu số Khơ-me đó đã được nêu trong dự thảo thoả thuận chung của chúng tôi như sau:

        "Dựa trên quy chế dặc biệt mà những người thiểu số Khơ-me sinh sống ở Nam Việt Nam đã luôn luôn được hưởng, Mặt trận DTGPMNVN khẳng định lại đối với những người thiểu số này, chính sách bình đẳng tuyệt đối với các dân tộc khác, thừa nhận cho họ có các quyền được duy trì và phát triển tập quán, tôn giáo, tiếng nói, chữ viết của họ, bảo đảm cho những người thiểu số này được hưởng hoàn toàn và đầy đủ sự đối xử đối với người bản quốc trong khuôn khổ một cộng đồng đoàn kết để bảo vệ nền độc lập và khôi phục quốc gia.

        Vận dụng chính sách này, Mặt trận DTGPMNVN thừa nhận người thiểu số Khơ-me có các quyền sau:

        1) Giáo dục tiểu học và trung học bằng tiếng mẹ đẻ.
        2) Sử dụng tiếng Việt Nam và tiếng Khơ-me như nhau trong công sở hành chính, trong các văn bản chính thức và địa danh đối với các vùng dân cư gốc Khơ-me.
        3) Quyền được giữ tên, họ Campuchia và khôi phục lại tên họ cũ đã bị cưỡng bức Việt Nam hoá, theo sắc lệnh ngày 29-8-1956 của tổng thống Ngô Đình Diệm.
        4) Bình đẳng về các quyền được làm việc tại các công sở với một tỷ lệ hợp lý ở những vùng dân cư gốc Khơ-me.
        5) Được giữ mối liên hệ tôn giáo truyền thống giữa những người theo đạo phật Khơ-me ở Nam Việt Nam và giới tăng lữ phật giáo Khơ-me ở Campuchia, mối liên hệ này đã có từ trước khi các Chính phủ Sài Gòn kế tiếp nhau nắm quyền."

        Quy chế mà chúng tôi đề nghị với các bạn dành cho những người thiểu số này cũng là quy thế mà thực dân pháp đã thừa nhận. Bởi vì theo tuyên bố của đoàn bạn trong phiên họp trước, Mặt trận DTGPMNVN chấp thuận cho những người thiểu số này thêm các quyền mà thực dân Pháp còn chưa chấp nhận; chúng tôi hy vọng rằng Mặt trận DTGPMNVN không thấy có gì khó khăn để chấp nhận đề nghị của chúng tôi vì nội dung đề nghị còn ở dưới mức có thể chấp nhận được. Vả lại, quy chế mà chúng tôi đề nghị với các bạn dành cho người thiểu số Khơ-me chỉ là sự cụ thể hoá việt thực hiện chính sách dân tộc của Mặt trận DTGPMNVN. Chúng tôi đánh giá rằng, nó không tạo thành một trường hợp nào can thiệp vào công việc nội trị của Nam Việt Nam, cũng không thể xem như một sự đụng chạm đến chủ quyền của nhân dân Việt Nam. Đó là lý do tốt khiến cho chúng tôi nhấn mạnh với Mặt trận DTGPMNVN để có sự hiểu biết hơn vấn đề này.

        3. Vấn đề các Hiệp định Paris năm 1954: Đoàn bạn đã nêu với chúng tôi trong phiên họp trước rằng, những hiệp định đó thuộc về các định ước đã được các Chính phủ theo Hoa Kỳ ký kết, và cần phải được xem xét lại bởi các đại diện trong tương lai của Nam Việt Nam, bởi vì nhân dân Việt Nam từ chối không công nhận những văn bản do các nhà chức trách ký kết đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Chúng tôi xin có các ý kiến sau:

        Trước hết, không phải là các Hiệp định Paris được một Chính phủ ký dưới sức ép của Hoa Kỳ. Những Hiệp định đó đã được ký kết trước khi có sự can thiệp của Hoa Kỳ ở Việt Nam.

        Những Hiệp định này đã được ký 6 tháng sau hội nghị Giơ Ne Vơ năm 1954, đã do các Chính phủ hoàn toàn có chủ quyền, Chính phủ có tư cách là đại diện hợp pháp của nhân dân các nước có liên quan.

        Quyền lợi của chủ nghĩa thực dân không có vai trò gì. Ngược lại, các Hiệp định này đã công nhận sự giải thể 4 Bên, là một dấu mốc sinh động đánh dấu sự kết thúc chủ nghĩa thực dân và thể hiện rõ các quốc gia thuộc địa cũ đã giành được độc lập. Chỉ có quyền lợi của các nước đó được tính đến. Các bên đều có những cái lợi và bất lợi bù trừ nhau.

        Ngoài ta, chúng tôi cho rằng không thể gắn số phận của các Hiệp định quốc tế đã được ký kết nhân danh nhà nước với số phận của các Chính phủ. Nếu tiến hành theo một cách khác sẽ làm cho các Hiệp định này mất tính ổn định và làm mất chỗ dựa của các Hiệp định, đó là sự tin cậy quốc tế.

        Chúng tôi không thể đồng ý với quan điểm gắn hiệu lực pháp lý của các thoả thuận với lợi ích của các quốc gia được đánh giá sau 12 năm. Nếu như chấp nhận giải pháp này thì Việt Nam chỉ phải duy trì những điều khoản mà hiện nay họ cho rằng có lợi. Điều đó có nghĩa là, Việt Nam có thể trút bỏ cho phía bên kia các điều khoản bất lợi và giữ lại các điều khoản có lợi, như vậy là trái với tinh thần của các quy định trong điều 27 của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Việt Nam được tăng cường qua định ước cuối cùng.

        Đó là một số điểm cần thiết mà chúng tôi muốn làm rõ theo quan điểm của chúng tôi.

        Cuối cùng, cho phép tôi xin nói thêm rằng đoàn chúng tôi vô cùng mong muốn cuộc thương lượng của chúng ta sẽ đi đến một kết quả tốt đẹp. Văn bản cuối cùng đang được hình thành sẽ là một văn bản lịch sử có tầm quan trọng lớn lao mà đoàn bạn sẽ không thể bỏ qua.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Hai, 2016, 04:57:13 am
        Ông Trần Bửu Kiếm: Thưa ngài, tôi đề nghị tạm dừng cuộc họp. Cuộc họp đã tạm dừng từ 10h30' đến 10h40'.

        Kính thưa ngài, thưa quý vị, đoàn chúng tôi chân thành cám ơn đoàn Khơ-me đã cung cấp những thông tin mới và đã nêu tóm tắt tổng quát quan điểm của phía Campuchia về chủ đề liên quan đến cuộc họp này.

        Cho phép tôi cung cấp thêm thông tin bổ sung với ý định cùng nhau tìm kiếm khả năng đưa vòng đàm phán này tiến triển hơn. Về vấn đề này, tôi xin phép nói chính xác lập trường của chúng tôi về vấn đề quan trọng nhất mà chúng tôi quan tâm trước tiên trong tình hình hiện nay.

        Đoàn chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của cuộc đàm phán này, không chỉ vì quan hệ tương lai của hai nước mà còn vì cuộc đấu tranh của nhân dân Đông dương chúng đế quốc Mỹ xâm lược với sự tiếp tay của bè lũ tay sai bản địa; do đó đoàn chúng tôi luôn có thiện chí, cố gắng tìm biện pháp thoả đáng cho vấn đề nóng bỏng là việc thừa nhận đường biên giới chung hiện nay. Về vấn đề này, đoàn Khơ-me đánh giá là không có gì trở ngại đối với chúng tôi trong tình hình đang có cuộc chiến hoành hành ở Nam Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra đối với chúng tôi. Chúng tôi cho rằng, các bạn chưa tính đến những điều kiện hết sức khắc nghiệt của một cuộc chiến tranh nhân dân kéo dài với bao khó khăn gian khổ trước một kẻ thù hung dữ và nhiều vũ khí. Về vấn đề giải quyết đường biên giới hiện nay, đoàn Khơ-me cũng đánh giá chúng tôi muốn nhấn mạnh đến tính đơn giản của giải pháp. Chúng tôi cho rằng, chúng tôi không có quan điểm chỉ tìm giải pháp dễ thực hiện, mà chúng tôi lo ngại những khó khăn hầu như không vượt qua được trong điều kiện chiến tranh của chúng tôi hiện nay. Cho phép tôi nói rằng, việc tìm một giải pháp khác cho vấn đề này sẽ khiến chúng tôi phải tiến hành những hoạt động không thể thực hiện được ở đất nước chúng tôi đang có chiến tranh. Chúng tôi thấy ràng, trong tình hình quan hệ giữa hai nước hiện nay còn nhiều vấn đề khác liên quan đến lợi ích chung của hai nước cần phải xem xét, thì điều cực kỳ có lợi cho cả hai Bên trong thời kỳ chiến tranh ác liệt cùng chống kẻ thù chung này là hai Bên cần đạt được một thoả thuận về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng, việc kéo dài thêm cuộc đàm phán do phải giải quyết đồng thời rất nhiều vấn đề trong đó một số có lẽ chưa được xem xét một cách đúng đắn có thể dẫn đến những cách giải thích không dúng và có hại cho nhân dân hai nước chúng ta trong khi đang cố gắng bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Do vậy, chúng tôi muốn nhắc lại một lần nửa với đoàn Bạn rằng, đã đến lúc chúng ta phải ký kết một thoả thuận ban đầu và cơ bản về vấn đề biên giới và để lại các vấn đề khác mà cả hai Bên cùng quan tâm nhưng chưa có đủ điều kiện chín muồi để giải quyết. Đối với vấn đề công nhận đường biên giới hiện tại, chúng ta đã có những tiền đề vững chắc để đạt được sự thoả thuận về vấn đề này, chẳng hạn như ngay tại vòng đàm phán ở Bắc Kinh, hai Bên đã đạt được sự chấp nhận đường biên giới hiện nay như đã được vạch trên bản đồ được trù tính. Do đó, về vấn đề này, hôm nay chúng ta cần đạt được một kết quả đáng mừng. Điều này càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đang xâm phạm một cách có tính toán lãnh thổ của Khơ-me và tất cả các nước yêu chuộng hoà bình và công lý đang chờ đợi một sự khẳng định của hai nước chúng ta để lên tiếng công nhận và ủng hộ.

        Với một thoả thuận chính thức về biên giới, chúng ta có thể chống lại những tham vọng của đế quốc Mỹ và chư hầu bằng sự đoàn kết chính đáng của nhân dân hai nước chúng ta chống xâm lược nhằm bảo vệ lãnh thổ hai nước trong ranh giới hiện tại. Đương nhiên là hai bên chúng ra sẽ đi vào các vấn đề về lợi ích chung được đặt ra cho chúng ta đúng lúc với tinh thần thận trọng và hiểu biết lẫn nhau.

        Đây là vấn đề cơ bản.

        Về dự thảo tuyên bố đơn phương của chúng tôi về chính sách của Mặt trận DTGPMNVN đối với các dân tộc thiểu số, chúng tôi nghĩ rằng, chính sách này đã được ghi trong cương lĩnh của Mặt trân với tính chất là một lời cam kết trình trọng trước nhân dân Nam Việt Nam. Có thể nói cương lĩnh của Mặt trận được xem như là bản Hiến pháp đối với nhân dân Nam Việt Nam chống xâm lược Mỹ, nghĩa là cương lĩnh này với các điểm về các quyền và nghĩa vụ của các dân tộc thiểu số là sự bảo đảm chính thức của Mặt trận. Những quyền đó như chúng ta đã thấy đáp ứng được những nguyện vọng của tất cả các dân tộc thiểu số cư trú trên đất nước chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng, nhân dịp có thể sẽ ký một thoả thuận giữa hai Bên, việc ra một tuyên bố đơn phương của chúng tôi vừa phù hợp với nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia của mỗi nước đồng thời cũng thể hiện thái độ hiểu biết và hữu nghị với nhân dân và Chính phủ vương quốc Khơ-me. Chúng tôi nghĩ rằng, việc tôn trọng các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình đối với những vấn đề nội trị của chúng tôi là một sự bảo đảm cho các dân tộc ở Đông dương tránh được những bất đồng, bởi vì lịch sử đã để lại cho chúng ta một tình trạng dân tộc thiểu số rất phức tạp và do vậy cần phải biết cách giải quyết vấn đề này theo những qui định chặt chẽ. Thực vậy, tất cả các nước Đông dương đều có vấn đề dân tộc thiểu số, chỉ có thể giải quyết dúng đắn vấn đề này trong khuôn khổ chính sách đối nội đúng. Giải quyết vấn đề này vượt ra ngoài chính sách đối nội sẽ tạo thành một tiền lệ nguy hiểm cho hai dân tộc chúng ta. Đoàn bạn muốn nêu lại quan điểm của chúng tôi đối với những Hiệp định của các Chính phủ trước đây do Mỹ đặt ra ở Sài Gòn ký kết. Hôm nay, chúng tôi chỉ lưu ý rằng, Chính phủ Diệm do Mỹ dựng lên đã gửi đại diện của mình tham gia các hội nghị quốc tế được tổ chức sau khi Diệm lên nắm quyền. Sự việc này không chỉ những người yêu nước ở Nam Việt Nam chúng tôi biết và tố cáo, mà còn bị chính các Chính phủ và nhân dân bè bạn kết tội. Vì vậy, tất cả các Hiệp định của Chính phủ Ngô Đình Diệm và các Chính phủ khác đã ký kết chỉ có mục đích vì lợi ích của đế quốc Mỹ mà làm mất đi tất cả các quyền dân tộc của Nam Việt Nam. Chúng tôi hy vọng Chính phủ vương quốc Khơ-me hiểu quan điểm của Mặt trận chúng tôi về vấn đề này. Việc Mỹ đặt các lực lượng quân sự và kinh tế của chúng ở Nam Việt Nam đã gây ra ở đây một cuộc kháng chiến dân tộc của nhân dân Việt Nam đã được tất cả các nước bạn bè biết. Đồng bào chúng tôi qua tiếng nói của Mặt trận đã tố cáo sự phản bội của chính quyền Sài Gòn. Mong phía Campuchia hiểu việc chúng tôi từ chối khuất phục trước những đòi hỏi của kẻ xâm lược và của các Chính phủ do ngoại bang lập nên. Lập trường nguyên tắc này không cản trở chúng tôi khi thời cơ đến, xem xét các vấn đề về quyền lợi chung giữa hai nước chúng ta trên một cơ sở vững chắc hơn hẳn của sự bình đẳng và tình hữu nghị. Chúng tôi thấy là không làm gì tổn hại đến lợi ích chính đáng của nhân dân Khơ-me. Trưởng đoàn bạn đã nêu vấn đề chúng tôi từ chối thừa nhận các văn bản do các Chính phủ trước đây đã ký kết. Theo đoàn bạn, sự từ chối này dẫn đến sự nghị ngại trong quan hệ quốc tế. Phía chúng tôi nghĩ rằng cơ sở mà chúng tôi đề nghị cho cơ sở quan hệ giữa hai nước chúng ta trong tương lai là sự hiểu biết, quý trọng và tình hữu nghị là căn cứ vững chắc dẫn đến sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước trong việc giải quyết các vấn đề về quyền lợi chung liên quan đến hai nước chúng ta trong tương lai. Cơ sở này chắc chắn không cho phép chúng tôi chỉ giành lấy thuận lợi, trút những bất lợi cho bạn bè. Quan điểm của chúng tôi về tất cả những vấn đề liến quan đến hai nước chúng ta như đã biết là tôn trọng quyền lợi chính đáng của các Bên, thông cảm và giải quyết tất cả các vấn đề dựa trên cơ sở bình đẳng về lợi ích. Chúng tôi thiết nghĩ, hôm nay đã trình bày một số vấn đề làm rõ và chứng minh thiện chí của chúng tôi luôn mong muốn trong mọi cơ hội đều có thể tìm ra những biện pháp mới để giải quết các điểm có liên quan đến các cuộc đàm phán này. Tôi xin cám ơn đoàn bạn.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Hai, 2016, 12:43:49 pm
        Ông So Nem: Nếu các vị cho phép, tôi đề nghị tạm dừng cuộc họp. Cuộc họp tạm dừng từ 10h55' đến 11h05’.

        Thưa ngài, thưa các bạn. Nếu các bạn cho phép, đoàn Campuchia sẽ trả lời các bạn một cách chỉ tiết hơn vào phiên họp tới. Tuy nhiên, tôi thấy cần phải lưu ý các ban rằng, nhân dân Campuchia mà cụ thể là đoàn chúng tôi hoàn toàn thông hiểu cuộc đấu tranh của Mặt trận DTGPMNVN; nhưng chúng ta, cả chúng tôi và các bạn, họp với nhau hôm nay là mong muốn thoả thuận một điểm về nguyên tắc là đông cứng vấn đề biên giới. Thuật ngữ “đông cứng" tức là giải quyết một cách dứt điểm, và cũng như chúng tôi không ngừng lưu ý các bạn để giải quyết dứt điểm vấn đề biên giới hiện tại, cần thiết phải chấp nhận một đường biên giới coi như là vĩnh viễn. Thế nhưng, trường hợp Thlok Trách như các ngài đã thấy là một trường hợp rất hiển nhiên xác nhận sự e ngại của chúng tôi và chứng minh rằng đề nghị điều chỉnh của chúng tôi là đúng. Về điểm này, chúng tôi một lần nữa cám ơn các bạn đã hiểu biết và các bạn muốn trình xin ý kiến Chủ tịch đoàn (Mặt trận DTGPMNVN).

        Cũng cho phép tôi nói thêm với các bạn một vài điểm để làm rõ vấn đề người thiểu số và một lần nữa xin khẳng định với các bạn rằng, đề nghị của chúng tôi không ngoài mục đích xây dựng mối quan hệ vững chắc, lành mạnh trên cơ sở hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau. Vấn đề người thiểu số, như các bạn không ngừng nhắc lại, cũng là vấn đề gắn liền với vấn đề lãnh thổ và là một bộ phận của tổng thể không thể tách rời. Từ cuộc họp ở Bắc Kinh, chúng tôi đã nhấn mạnh và chúng tôi đã nêu trong phát biểu vừa rồi rằng, chúng tôi không đề nghị đoàn Mặt trận DTGPMNVN phải có một quy chế cao hơn quy chế mà thực dân Pháp đã thừa nhận đối với người thiểu số Khơ-me này.

        Về các Hiệp định Paris, chúng tôi cần phải lưu ý các bạn rằng, dù là Chính phủ nào đã ký kết các Hiệp định này đi nửa thì vẫn tồn tại một nguyên tắc đã được thừa nhận trên quốc tế, đó là nguyên tắc kế tục của các Nhà nước. Để cụ thể hoá ý kiến của chúng tôi, chúng tôi xin nhấn mạnh một ví dụ hiện tại: giữa Thái Lan và Campuchia mặc dù không có quan hệ ngoại giao giữa hai nước nhưng các thoả thuận về biên giới được ký kết giữa Pháp, nhân danh Campuchia, với Thái Lan vẫn luôn luôn có hiệu lực và được cả hai Bên tôn trọng. Chúng tôi đã thừa nhận Mặt trận DTGPMNVN và nhân dân Việt Nam được tập hợp trong Mặt trận, khác hẳn với những kẻ đã bán mình cho đế quốc Mỹ, mà là một dân tộc tiến bộ đi theo lý tưởng hoà bình và công lý. Hiện nay các bạn mới chỉ là một phong trào và chưa hình thành một Chính phủ. Bằng việc thừa nhận Mặt trận DTGPMNVN, chúng tôi đã không ngừng khẳng định là chúng tôi nhận thấy các bạn là người đối thoại hợp pháp, nghĩa là người không vứt bỏ các cam kết trước đây của quốc gia Việt Nam qua các hiệp định quốc tế; các hiệp định đó đem lại cho các bên ký kết cả các điều lợi và bất lợi. Các Hiệp định Paris dã được thảo luận nhiều và rất kiên nhẫn, các thuận lợi và bất lợi cũng đã được các Bên cân nhắc. Chúng tôi nghĩ rằng, phía các bạn thừa nhận các Hiệp định này là điều tất nhiên, vì vậy trong dự thảo ban đầu của chúng tôi về thoả thuận của các cuộc đàm phán này, chúng tôi đặt ra một cách đơn giản nguyên tắc thừa nhận các Hiệp định mà không đi vào các chi tiết. Chúng tôi nghĩ rằng, các chi tiết vận dụng có thể được giải quyết khi đất nước các bạn được hoà bình. Tôi xin cám ơn sự chú ý của các bạn đối với một số điểm mà chúng tôi đề cập với các bạn để làm rõ thêm.


        Ông Trần Bửu Kiếm: Chúng tôi cám ơn ngài trưởng đoàn và đoàn Khơ-me đã đưa ra những điểm mới để làm rõ thêm. Trong khi chờ đợi chỉ thị mới từ Chủ tịch đoàn của chúng tôi và cũng chờ đợi những dữ liệu mới của đoàn Khơ-me nêu thêm ở phiên họp tới, tôi đề nghị kết thúc phiên họp hôm nay.

        Ông So Nem: Chúng tôi đồng ý kết thúc cuộc họp, nhưng trước khi kết thúc cần quy định thời gian họp phiên họp tới. Phiên họp tới chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm chủ toạ. Nếu các bạn đồng ý, chúng ta sẽ họp vào ngày 17-9-1966 vào cùng giờ như hôm nay.

        Ông Trần Bửu Kiếm: Tôi đồng ý với ngày các bạn đề nghị.

Cuộc họp kết thúc lúc 11h15’.                                 
Làm thành ba bản tại Phnôm Pênh, ngày, tháng và năm như trên.         


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Hai, 2016, 11:17:27 am

        III. BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO

        1. Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 18-7-1977

        Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào,

        Với lòng mong muốn không ngừng củng cố và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trên cơ sở những nguyên tắc: hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không ngừng tăng cường đoàn kết và tin cậy lẫn nhau, hợp tác về mọi mặt theo nguyên tắc cùng có lợi và hết lòng giúp đỡ nhau;

        Để xác định chính thức đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào nhằm xây dựng đường biên giới hữu nghị anh em lâu dài giữa hai nước;

        Đã quyết định ký Hiệp ước này và cử các Đại diện toàn quyền:

        Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĨa Việt Nam cử đồng chí Phạm Hùng, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

        Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào cử đồng chí Phun - Xi Pa Xớt, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân lào;

        Các Đại diện toàn quyền của hai Bên, sau khi trao đổi giấy uỷ quyền thấy là hợp lệ, đã cùng nhau thoả thuận những điều sau đây:

        Điều I.

        Trên cơ sở tôn trọng đường biên giới đã có vào lúc hai nước tuyên bố nền độc lập của mình (Việt Nam ngày 2-9-1945, Lào: ngày 12-10-1945), hai Bên nhất trí lấy đường biên giới vẽ trên bản đồ Pháp tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương (Service géographique de l’Indochine) xuất bản năm 1945 làm căn cứ chính để hoạch định đường biên giới giữa hai nước. Nơi nào không có bản đồ Pháp xuất bản năm 1945, thì hai bên thoả thuận lấy bản đồ Pháp tỷ lệ 1/100.000 xuất bản vào năm gần năm 1945 nhất. Hai bên đã nhất trí sử dụng 48 mảnh bản đồ đã được đại diện hai bên đối chiếu và ký xác nhận, theo bản kê kèm Hiệp ước này (Phụ lục I).

        Ở những nơi nào cả hai bên đều thấy cần thiết phái điều chỉnh đường biên giới và ở những nơi đường biên giới chưa được vẽ trên các bản đồ Pháp nói ở đoạn trên, hai bên đã hoạch định đường biên giới trên cơ sở hoàn toàn nhất trí, tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

        Điều II.

        Căn cứ vào nguyên tắc hoạch định đường biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào nêu ở Điều I của Hiệp ước này, và căn cứ vào các biên bản giữa Đoàn đại biểu hai bên ký kết ngày 21-7-1976, ngày 30-8-1976 và ngày 11-12-1976, hai bên đã thoả thuận hoạch định đường biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào theo hướng chung từ Bắc đến Nam như sau:

        1. Khởi đầu từ điểm có toạ độ 110G89'03" - 24G89'06", điểm này cách điểm cao 1865 - Khoan La San (có ký hiệu điểm tam giác) khoảng 120 m (một trăm hai mươi nét) về phía Bắc Tây Bắc, đường biên giới đi hướng Đông Nam theo sống núi đến điểm cao 1850 (có ký hiệu điểm tam giác); rồi chuyển hướng Tây Nam theo sống núi Y ma Ho, trở lại hướng Đông Nam theo sống núi San Cho Kay qua điểm cao 1830 - P. Ya Hò Yên (có ký hiệu điểm tam giác), điểm cao 1680 - P. Hô Năm Ma, điểm cao 1823 - P. Pha Sang (có ký hiệu điểm tam giác), điểm cao 1896 P. Den Dinh, theo sống núi P. Pa Lồng qua điểm cao 1859 - P. Năm Khé (có ký hiệu điểm tam giác), đến toạ độ 111G30'62" - 24G48'00", chuyển hướng Tây Nam đến toạ độ 111G27'25" - 24G44'15"; rồi chuyển hướng Đông Nam đến toạ độ 111G337'70" - 24G37'06"; chuyển hướng Đông Đông Nam đến điểm cao 1614 - Pou Den Dinh 2 (có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Đông Nam đến điểm cao 1533 - Pou Den Dinh (có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Nam và Nam Đông Nam theo sống núi qua toạ độ 111G46'32" - 24G22'23", toạ độ 111G46'03" - 24G19'32", qua đỉnh núi đã không tên đến toạ độ 111G48'78" - 24G06'07"; từ đó chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi P. Ta Te Son đến toạ độ 111G64'98" - 24G15'03"; chuyển hướng Bắc theo sống núi đến toạ độ 111G63'90" - 24G26'76"; chuyển hướng Đông theo sống núi đến toạ độ 111G67'80" - 24G26'95"; rồi chuyển hướng Nam theo sống núi đến toạ độ 111G70'76" – 24G11'36"; chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi đến toạ độ 111G81'50" - 24G16'15", cách điểm cao 1454 - P.Y Houei khoảng 600 m (sáu trăm mét) về phía Tây Nam; từ đó trở lại hướng Nam và Đông Nam theo sống núi xuống cắt hai nhánh suối của N. Thin tại toạ độ 111G80'62" - 24G13'82" và toạ độ 111G82'95" - 24G12'78", tiếp tục hướng Nam theo sống núi xuống gặp ngã ba Nam Lam và N. Thin tại toạ độ 111G82'00" - 24G06'35", từ đó đi theo bờ phía hữu ngạn của N. Thin (như bản đồ Pháp vẽ) đến gặp cửa Nam Meuk, đi theo bờ phía tả ngạn của suối Nam Meuk (như bản đồ Pháp vẽ) lên cửa N. Ti tại toạ độ 111G82'99" - 23G98'43"; chuyển hướng Tây Nam theo sống núi qua điểm cao 871 đến toạ độ 111G69'88" - 23G80'65"; rồi chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi Nam Ouap đến toạ độ 111G77’87" - 23G84'15"; chuyển hướng Tây Nam theo sống núi qua điểm cao 1455 (có ký hiệu điểm tam giác), điểm cao 1326 - Nam Oun (có ký hiệu điểm tam giác) đến toạ độ 111G73'07" - 23G74'00"; chuyển hướng Nam theo sống núi qua toạ độ 111G72'25" - 23G69'81", xuống gặp Nam Noua tại toạ độ 111G72'65" - 23G67'30"; từ đó đi theo bờ phía tả ngạn của Nam Noua (như bản đồ Pháp vẽ) đến gặp cửa suối không tên tại toạ độ 111G64'30" - 23G60'90"; rồi đi theo bờ phía tả ngạn của suối đó (như bản đồ Pháp vẽ) theo hướng Đông và Đông Nam đến toạ độ 111G74'31" - 23G59'10"; chuyển hướng Nam theo sống núi đến đỉnh đèo Tây Chang tại toạ độ 111G73'86" - 23G57'65".


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Ba, 2016, 11:45:50 am
        2. Từ đỉnh đèo Tây Chang, đường biên giới đi về hướng Nam theo sống núi đến toạ độ 111G73'09" - 23G52'36"; chuyển hướng chung Đông Nam theo sống núi qua toạ độ 111G78'40" - 23G48'75, toạ độ 111G77'35" - 23G47'50", toạ độ 111G79'70" - 23G46'00", toạ độ 111G79'70" - 23G42'31", toạ độ 111G85'66" - 23G40'60", toạ độ 111G90'81" - 23G33'62", toạ độ 111G93'73 - 23G28'62", toạ độ 111G96'22" - 23G23'52", toạ độ 112G02'71" - 23G17'27" đến toạ độ 112G08’70" - 23G14'20"; rồi chuyển hướng Đông tiếp tục theo sống núi đến toạ độ 112G16'99" - 23G15'19"; chuyển hướng Đông Nam đến toạ độ 112G28'55" - 23G09'28"; chuyển hướng Đông bắc qua đem cao 1897 - Phou Sam Sao (có ký hiệu điểm tam giác) đến toạ độ 112G35'38" - 23G14'39"; từ đó chuyển hướng Đông Nam đến toạ độ 112G40'30" - 23G06'44"; rồi hướng Đông theo sống núi đến toạ độ 112G50'60" - 23G05'20"; chuyển hướng Đông Nam đến điểm cao 1697 - Tam No (có ký hiệu điểm tam giác); theo hướng chung Đông và Đông Bắc theo sống núi đến toạ độ 112G67'12" - 22G97'59"; rồi chuyển hướng Bắc Tây bắc đến toạ độ 112G65'72" - 23G03'86", từ đó chuyển hướng Đông Bắc đến toạ độ 112G7'2'26" - 23G05'67"; rồi hướng Bắc Tây Bắc đến toạ độ 112G170'52" - 23G11'85"; rồi hướng Đông Bắc đến toạ độ 112G74'50" - 23G17'30"; chuyển hướng Bắc đến toạ độ 112G74'30" 23G18'60"; chuyển hướng Đông và Đông Bắc theo sống núi qua toạ độ 112G81'90" - 23G21'90" đến toạ độ 112G83'90" - 23G22'80"; từ đó hướng Đông Nam theo sông núi qua toạ độ 112G86'16" - 23G22'40", cắt suối không tên tại toạ độ 112G87'80" - 23G20'60"; rồi chuyển hướng Đông Bắc đến sông Mã tại toạ độ 112G92'40" - 23G23'70"; xuôi dòng sông Mã theo dòng nước sâu nhất của mùa nước thấp đến Sốp Khôn tại toạ độ 112G92'80" - 23G23'60"; cắt sông Mã lên hướng Đông qua các điểm cao 519, 634 đến điểm cao 1113; chuyển hướng Đông Bắc qua các điểm cao 1053, 1370 đến điểm cao 1263; chuyển hướng Đông Nam qua toạ độ 113G09'55" - 23G28'70" đến điểm cao 1078; rồi chuyển hướng Đông cắt đường Sop San đi Co Nòi tại toạ độ 113G10'69" - 23G27'63", cắt bốn suối gần nhau tại các toạ độ 113G11'41" - 23G27'61", toạ độ 113G11'79" - 23G27'90", toạ độ 113G12'22" - 23G28'09" và toạ độ 113G13'94" - 23G28'34", đến điểm cao 1270; rồi chuyển hướng đông Nam theo sống núi qua điểm cao 1224 đến toạ độ 113G25'30 - 23G23'80"; chuyển hướng Đông Bắc đến toạ độ 113G26'70" - 23G26'30", chuyển hướng Đông Nam theo sống núi qua toạ độ 113G27'49" -23G23'71"; qua các điểm cao 1295, 1356, 1519 (có ký hiệu điểm tam giác), qua toạ độ 113G39'80" - 23G12'80", toạ độ 113G44'80" - 23G10'80" đến toạ độ 113G47'70" - 23G08'2O"; từ đó chuyển hướng Đông Nam và Nam qua các điểm cao 1331 và 1341, cắt đường Sốp Bau đi Mộc Châu tại toạ độ 113G48'80" - 23G02'40", chuyển hướng Đông Nam và Đông theo sống núi đến điểm cao 1130, theo hướng Tây Nam đến toạ độ 113G51'54" - 23G01'22"; hướng Đông Nam theo sống núi đến toạ độ 113G53'02" - 23G00'00"; rồi chuyển hướng Đông Bắc qua điểm cao 1249 đến điểm cao 1309 - Khao Quặm; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi qua toạ độ 113G60'11" - 22G97'81" đến điểm cao 1880 - Pha Luonh (có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Nam và Tây Nam theo sống núi qua toạ độ 113G66'29" - 22G94'74" đến toạ độ 113G62'00" - 23G89'21"; theo hướng Tây đến toạ độ 113G55'36" 22G88'58"; theo hướng Tây Nam qua toạ độ 113G53'92" - 22G84'09" đến toạ độ 113G50'78" - 22G82'80"; từ đó xuống cắt sông Mã tại toạ độ 113G49'50" - 22G81'50" cách cửa Nam Sim khoảng 100 m (một trăm mét) về phía Tây Bắc; rồi theo sống núi qua toạ độ 113G46'08" 22G79'28", qua điểm cao 928 (có ký hiệu điểm tam giác) đến điểm cao 1205; đi hướng Nam và Tây Nam qua điểm cao 1201 - Phou Long (có ký hiệu điểm tam giác) đến Phou Chom tại toạ độ 113G37'12" - 22G71’60"; từ đó chuyển hướng Đông Nam qua điểm cao 1107 đến điểm cao 1037 - Ban Bo (có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Tây Nam theo dòng suối không tên (địa phương gọi là suối Ai) cắt Nậm Sim tại toạ độ 113G40'18" -22G67'99"; chuyển hướng Nam Đông Nam đến toạ độ 113G40'90" - 22G65'71", đi đường thẳng đến toạ độ 113G41'04" - 22G64'82"; rồi chuyển hướng Đông Đông Nam theo sống núi đến toạ độ 113G45'58" - 22G63'90"; chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi đến toạ độ 113G54'71" - 22G67'86"; chuyển hướng Đông theo sống núi đến toạ độ 113G62'99" - 22G69'13"; chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi qua toạ độ 113G66'10" - 22G74'19" đến toạ độ 113G68'58" - 22G74'90"; chuyển hướng Tây Nam đến gặp ngã ba suối không tên (địa phương gọi là suối Sâu Nọi) và suối không tên khác địa phương gọi là suối Bon Nam) tại toạ độ 113G68'40" - 22G74'36"; rồi chuyển hướng Đông Bắc đến gặp suối không tên địa phương gọi là suối Cò Phay) tại toạ độ 113G69'28" - 22G74'60"; hướng Đông Nam ngược dòng suối Cò Phay đến toạ độ 113G69'77" - 22G73'94"; chuyển hướng Tây Nam và Đông Nam theo sống núi xuống gặp ngã ba N. Sao Lu (địa phương gọi là Sâu Tớp) với suối không tên (địa phương gọi là Suối Piềng) tại toạ độ 113G70'53" - 22G71'85", theo sống núi đến toạ độ 113G73'35" - 22G68'96"; rồi hướng Tây Nam đến toạ độ 113G70'99" - 22G68'20", theo sống núi xuống cắt một nhánh suối lớn của sông Luống tại toạ độ 113G70'00" - 22G66'50", theo sống núi đến toạ độ 113G66'11" - 22G64'90"; chuyển hướng Tây Bắc đến toạ độ 113G64'30" - 22G65'30"; chuyển hướng Tây Nam đến toạ độ 113G62'52" - 22G63'12"; rồi chuyển hướng Đông Nam theo sống núi đến toạ độ 113G64'35" - 22G62'60"; chuyển hướng Nam đi theo dòng suối không tên (địa phương gọi là Huội Tà Ngơn) đến gặp Nam Poun tại toạ độ 113G63'95" - 22G55'45", theo dòng Nam Poun xuống cửa N. Soi đến cầu Na Mèo tại toạ độ 113G64'25" - 22G55'10".


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Ba, 2016, 12:46:44 pm
        3. Từ cầu Na Mèo, đường biên giới đi ngược dòng N. Sôi theo hướng Nam đến toạ độ 113G63'04" - 22G52'40" (Khua Hộp); từ đó vẫn hướng Nam theo sống núi đến toạ độ 113G63'50" - 22G49'15'; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi xuống cắt suối không tên (địa phương gọi là suối Cha Khót) tại toạ độ 113G65'64" - 22G47'62", cách ngã ba suối Cha Khót với suối không tên (địa phương gọi là suối Chía) khoảng 100 m (một trăm mét) về phía Bắc; rồi chuyển hướng Đông theo sống núi Pou Boun Gium đến toạ độ 113G69'44" - 22G47'45", chuyển hướng Nam và Đông theo sống núi đến toạ độ 113G80'65" - 22G44'50"; rồi hướng Đông Nam theo sống núi qua toạ độ 113G82'70" - 22G43'81", toạ độ 113G83'75" - 22G43'10", toạ độ 113G85'10" - 22G41'91", toạ độ 113G86'50" - 22G41'11", toạ độ 113G88'30 - 22G40'71", xuống ngã ba suối không tên (địa phương gọi là suối áng Ngước Tớp) với một suối không tên khác tại toạ độ 113G89'82" - 22G40'20"; chuyển hướng Đông Nam theo dòng suối áng Ngước Tớp đến của suối áng Ngước Tớp chảy vào sông Nậm Niem tại toạ độ 113G90'82" - 22G39'50"; rồi theo dòng Nậm Niem đến cửa suối không tên (địa phương gọi là áng Ngước Noi) tại toạ độ 113G91'20" - 22G39'60"; chuyển hướng Đông Nam ngược dòng áng Ngước Noi rồi rẽ theo khe phía Bắc của suối áng Ngước Nói lên đỉnh núi tại toạ độ 113G92'11" - 22G38'60"; chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi qua toạ độ 113G93'00" - 22G38'20", toạ độ 113G96'40" - 22G39'10", toạ độ 113G97'70" - 22G39'75" đến toạ độ 113G98'40" - 22G39'92"; từ đó chuyển hướng Đông Nam theo sống núi đến toạ độ 114G05'45" - 22G32'60"; chuyển hướng Tây Nam theo sống núi đến toạ độ 114G02'80" - 22G31'60"; rồi xuống hướng Nam theo sống núi đến gặp ngã ba suối không tên (địa phương gọi là suối Luông) với một suối không tên khác tại toạ độ 114G03'20" - 22G29'90" (ở khu vực này có hai bản: Bản Ruộng thuộc Việt Nam, Bản Pa Hốc thuộc Lào); từ đó theo dòng suối Luông đến toạ độ 114G03'40" - 22G29'12"; rồi hướng Tây Nam theo dòng suối không tên (địa phương gọi là Huội Hin Cha) lên đỉnh núi tại toạ độ 114G02'80" - 22G28'85"; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi đến toạ độ 114G03'10" - 22G28'45"; rồi xuôi dòng suối không tên (địa phương gọi là Huội Hò) đến gặp suối không tên khác (địa phương gọi là suối Kheo) tại toạ độ 114G03'10" - 22G28'20"; ngược dòng suối Kheo về hướng Nam đến cầu Phong Tần tại toạ độ 114G02'70" - 22G26'90"; từ cầu Phong Tần theo sống núi qua toạ độ 114G02'90" - 22G25'20" đến toạ độ 114G02'83" - 22G25'10"; rồi chuyển hướng Đông theo sống núi đến toạ độ 114G04'00" - 22G25'05"; chuyển hướng Tây Nam đến toạ độ 114G02'05" - 22G21'46"; chuyển hướng Tây đến toạ độ 113G98'10" - 22G21'95"; từ đó chuyển hướng Tây Nam xuống gặp ngọn suối Nam Han, xuôi theo dòng Nam Han xuống gặp sông Chu (tên Lào là Nam Sam) tại toạ độ 113G89'10" - 23G13'20"; rồi chuyển hướng chung là hướng Nam theo sống núi qua toạ độ 113G89'80" - 22G08'00", toạ độ 113G88'55" - 22G06'50" đến toạ độ 113G86'36" - 212G98'18"; chuyển hướng Tây Nam qua toạ độ 113G79'31" - 21G94'75", toạ độ 113G69'02" - 21G89'32" đến toạ độ 113G66'12" - 21G80'26"; từ đó chuyển hướng Tây đến toạ độ 113G51'60" - 21G80'35"; chuyển hướng Tây Bắc qua toạ độ 113G42'59" - 21G85'79" đến ngọn suối H. Leung tại toạ độ 113G42'25" - 21G88'75", vẫn tiếp tục hướng Tây Bắc theo sống núi đến toạ độ 11G41'70" - 21G89'48"; chuyển hướng Tây và Nam theo sống núi đến toạ độ 113G40'18" - 21G88'77", rồi xuống gặp suối không tên (địa phương gọi là Huội Pa), theo dòng Huội Pa đi về hướng Tây xuống gặp H. May tại toạ độ 113G36'70" - 21G88'45", theo bờ phía hữu ngạn của H. May (như bản đồ Pháp vẽ) đến gặp sông Cả (tên Lào là Nậm Neun) tại toạ độ 113G30'81" - 21G85'30"; từ đó đường biên giới chuyển hướng Tây theo bờ phía tả ngạn của sông Cả (như bản đồ Pháp vẽ) đến cửa suối N. Song tại toạ độ 113G03'10" - 21G86'91"; rồi ngược dòng suối N. Song lên đỉnh núi (địa phương gọi là núi Sủng) tại toạ độ 113G07'24" - 21G74'45"; chuyển hướng Nam theo sống núi xuống gặp suối không tên (địa phương gọi là Huội Duộc) cánh ngã ba Huội Duộc và H. Khát khoảng 400 m (bốn trăm mét) tại toạ độ 113G07'24" - 21G73'00", đi theo dòng Huội Duộc đến ngã ba Huội Duộc với H. Khát theo bờ phía hữu ngạn của H. Khát (như bản đồ Pháp vẽ) đến ngã ba H. Khát với N. Tham (địa phương gọi là Huội Tằm) tại toạ độ 113G07'58" - 21G71'34", rồi theo bờ phía tả ngạn của N. Tham (như bản đồ Pháp vẽ) đến ngã ba N. Tham với H. Met tại toạ độ 113G06'90" - 21G69'07"; từ đó hướng Đông Nam theo bờ phía tả ngạn của H. Met (như bản đồ Pháp vẽ) đến ngã ba H. Met với suối không tên tại toạ độ 113G09'00" - 21G67'10"; rồi hướng Tây Nam ngược dòng suối không tên theo sống núi lên đỉnh P. Cang tại toạ độ 113G08'30" - 21G66'30", rồi đi tiếp sống núi đến toạ độ 113G06'00" - 21G66'00", rồi theo bờ phía hữu ngạn của suối không tên mà địa phương gọi là Phỉ Nha Vai (như bản đồ Pháp vẽ) đến gặp suối Nam Kan, theo bờ phía hữu ngạn của suối Nam Kan (như bản đồ Pháp vẽ đến cầu Nam Kan tại toạ độ 113G04'80" - 21G63'14"; từ đó theo bờ phía hữu ngạn của suối Nam Kan (như bản đồ Pháp vẽ) đến ngã ba suối Nam Kan và suối không tên (địa phương gọi là Huội Đin Đăm), rồi lên theo núi P. Den Din đến đỉnh núi đá tại toạ độ 113G02'98" - 21G61'62"; chuyển hướng Nam theo sống núi xuống gặp sông Nam Mô tại toạ độ 113G03'43" - 21G57'40"; hướng Tây Nam theo bờ phía tả ngạn của sông Nam Mô (như bản đồ Pháp vẽ) đến cửa Houei Hang tại toạ độ 112G82'33" - 21G44'60"; từ đó chuyển hướng Đông theo bờ phía tả ngạn của Houei Hang (như bản đồ Pháp vẽ) đến ngã ba Houei Hang với Houei Na Than; rồi hướng Đông Bắc theo bờ phía tả ngạn của Houei Na Than (như bản đồ Pháp vẽ) đến gặp suối không tên tại toạ độ 112G83'75" - 21G45'39"; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi Phou Pa Khna qua điểm cao 1290 đến toạ độ 112G86'94" - 21G42'86"; từ đó đường biên giới vạch một đường thẳng đến toạ độ 112G89'30" - 21G40'86", rồi hướng Đông Nam đi thẳng đến điểm cao 1734, theo sống núi Phou Miệng đến điểm cao 2339 (có ký hiệu điểm tam giác); rồi chuyển hướng Đông Đông Bắc, theo sống núi Phou Sam Tiè đến toạ độ 113G03'05" - 21G83'60"; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi Phou Tong Chinh qua điểm cao 2348 (có ký hiệu điểm tam giác) đến điểm cao 2343; chuyển hướng Đông Bắc đến điểm cao 2290; hướng Đông Nam theo sống núi Phou Xong qua các điểm cao 2365, 2297, 2287 đến điểm cao 2911 - Phou Xai Lai Leng (có ký hiệu điểm tam giác); từ đó chuyển hướng Đông Nam theo sống núi Phou Lom, qua các điểm cao 2470, 2272, 2052 đến toạ độ 113G19'29" - 21G24'33"; chuyển hướng Đông theo sống núi đến toạ độ 113G28'90" - 21G23'50"; rồi hướng chung Đông Nam theo sống núi qua toạ độ 113G30'2O" - 21G20'54" và toạ độ 113G34'60" - 21Gi8'93" đến toạ độ 113G45'09" - 21G09'62"; chuyển hướng Đông Bắc đến điểm cao 1640 - Phu Van có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Đông Nam đến điểm cao 1841 - Phu Ma te (có ký hiệu điểm tam giác), theo sống núi Phu Đen đến qua điểm cao 1540, qua toạ độ 113G59'62" - 21G00'07", toạ độ 113G74'75" - 2OG93'50" đến điểm cao 1788 (có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Đông đến toạ độ 113G96'73" - 20G87'85"; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi đến toạ độ 113G99'69" - 20G82'19", chuyển hướng đông theo sống núi đến toạ độ 114G08'76" - 20G83'28"; chuyển hướng Đông Nam đến toạ độ 114G11'92" - 20G78'70; chuyển hướng Đông qua toạ độ 114G20'30" - 20G79'30" đến điểm cao 1016 - N. Truyền (có ký hiệu điểm tam giác); rồi theo hướng chung Đông Nam qua điểm cao 987 (có ký hiệu điểm tam giác), điểm cao 1020 đến điểm cao 935 (có ký hiệu điểm tam giác); từ đó hướng Nam và Tây theo sống N. Tóc Nạc Lec đến điểm cao 1044; rồi chuyển hướng Tây Nam qua điểm cao 1190 đến toạ độ 114G18'75" - 20G56'30"; chuyển hướng Nam đến toạ độ 114G18'20" - 20G51'05"; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi đến đỉnh đèo Keo Neua cắt đường số 8 tại toạ độ 114G23'73" - 20G43'06".


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Ba, 2016, 09:00:54 am
        4. Từ đỉnh đèo Keo Neua, đường biên giới đi hướng chung Đông Nam theo sống núi qua điểm cao 1671 - Phou Ngam, điểm cao 1839, theo sống núi Hong Lèu đến toạ độ 114G39'62" - 20G26'50"; rồi hướng Đông Bắc đến điểm cao 1540; từ đó chuyển hướng Nam và Đông Nam qua điểm cao 1922 - Rao Co I (có ký hiệu điểm tam giác) đến điểm cao 2255 - Rao Co (có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Đông Bắc đến toạ độ 114G57'50" - 20G22'99", rồi trở lại hướng chung Đông Nam qua điểm cao 1339, 1407 - Giang Man (có ký hiệu điểm tam giác), điểm cao 1113, 1145 - Giang Man (Nam) (có ký hiệu điểm tam giác), điểm cao 1100 Ong Giao (có ký hiệu điểm tam giác) đến điểm cao 1284 - Phou Cú Tang (có ký hiệu điểm tam giác); từ đó đi hướng Đông Nam và Nam theo sống núi qua điểm cao 1069 đến toạ độ 114G74'40 - 19G87'56"; theo hướng chung Đông Nam qua các điểm cao 1145, 1506, 2017 - Phou Có Pi (có ký hiệu điểm tam giác), 971 đến toạ độ 114G89'95" - 19G63'29" đến đỉnh đèo Mu Gia cắt đường số 12 tại toạ độ 114G91'23".

        5. Từ đỉnh đèo Mu Gia, đường biên giới đi hướng Đông Bắc theo sống núi đến điểm cao 930; chuyển hướng Đông Nam và Đông qua dãy núi đá đến toạ độ 114G97'06" - 19G62'20"; chuyển hướng Đông Nam qua điểm cao 1074 theo sống núi đến toạ độ 115G02'18" - 19G58'20"; từ đó vạch một đường thẳng theo hướng Đông Nam qua núi đá dài khoảng 37 km (ba mươi bảy km) đến điểm cao 623, rồi theo sống núi qua điểm cao 743 - Phou Vong đến cắt đường số 20 tại toạ độ 115G38'26" - 19G20'70".

        6. Từ đường số 20, đường biên giới đi hướng chung Đông Nam theo sống núi qua điểm cao 774, theo sống núi Co Pou Pan, qua điểm cao 929 (có ký hiệu điểm tam giác) đến núi Co Roman tại toạ độ 115G45'32" - 19G16'25"; rồi chuyển hướng Đông Bắc qua điểm cao 915 đến toạ độ 115G48'18" - 19G21’76’’ hướng Đông theo sống núi đến điểm cao 1624 - Co Ta Run (có ký hiệu điểm tam giác); chuyển hướng Nam theo sống núi qua các điểm cao 711, 903, 866, 940 đến toạ độ 115G51'72" - 19G13'15", rồi chuyển hướng Đông Nam theo sống núi qua điểm cao 811, 906 - núi Co Regor, 869 - N. Con Voi, 1080 (có ký hiệu điểm tam giác); 1107 (có ký hiệu điểm tam giác) đến điểm cao 1272 (có ký hiệu điểm tam giác) ; chuyển hướng Đông Bắc qua điểm cao 795 đến điểm cao 1221; rồi vạch một đường thẳng xuống phía Nam qua điểm cao 944 đến toạ độ 115G78'70" - 18G80'60"; chuyển hướng Tây đi theo dòng suối không tên xuống gặp suối Cù Bai (tên Lào là Ca Pai, mà trong bản đồ viết là Houei Co Bai) tại toạ độ 115G76'40" - 18G80'60", xuôi theo dòng suối Cù Bai về hướng Nam đến ngã ba suối phía Nam bản B. Tapang khoảng 500 m (năm trăm mét) tại toạ độ 115G75'40" - 18G77'50", tiếp tục theo hướng Nam lên đỉnh núi đá tại toạ độ 115G75'50" - 18G76'65"; rồi chuyển hướng Đông Nam đến cửa suối Cù Bai chảy vào sông Sé Bang Hieng tại toạ độ 115G76'35" - 18G76'20", cắt núi P. Talaigne xuống suối ngầm tại toạ độ 115G77'30" - 18G75'35"; chuyển hướng đông Nam đi theo dòng suối nhỏ đến tọa độ 115G78'75" - 18G74’25"; từ đó đi thẳng xuống phía Nam qua điểm cao 1054 mà bản đồ lào là 1094 đến Đông Ta Puc ở điểm cao 1020 mà bản dỗ lào là 1021 (có ký hiệu điểm tam giác); từ đó hướng Nam Đông Nam theo sống núi qua các điểm cao 688, 334, xuống đến cầu Xà Ợt trên đường số 9 tại toạ độ 115G83'15" - 18G47'02".

        7. Từ cầu Xà Ợt trên đường số 9, đường biên giới theo dòng suối Xà Ợt vào gặp sông Sé Pone và đi theo bờ phía hữu ngạn của sông Sé Pone (như bản đồ Pháp vẽ) lên đến cửa Khé A Giai, đi theo bờ phía tả ngạn của Khé A Giai (như bản đồ Pháp vẽ) lên đến ngã ba Khé A Giai với suối không tên tại toạ độ 116G03'32" - 18G29'74"; rồi hướng Đông đến điểm cao 505 - Co Plang mà bản đồ Lào là 583; từ đó chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi qua các điểm cao 538, 502 đến núi Co Pat tại toạ độ 116G09'98" - 18G38'60"; hướng Đông Nam theo sống núi qua các điểm cao 648 mà bản đồ Lào là 649, 900 Dong Deck mà bản đồ Lào là 899, 977, 1080, 1411 - Co Ka Leuye (có ký hiệu điểm tam giác) đến điểm cao 1050; đi hướng Đông theo sống núi qua toạ độ 116G34'09" - 18G11'14" đến điểm cao 1193 - Tam Bói (có ký hiệu điểm tam giác); từ đó vạch một đường thẳng theo hướng Đông Nam cắt núi và hai suối không tên tại toạ độ 116G40'62" - 18G10'74" và toạ độ 116G41'79" - 18G09'90", rồi gặp suối lớn không tên tại toạ độ 116G44'88" - 18G07'60" (ở phía Nam của A Le Lock), đi theo bờ phía hữu ngạn của suối này (như bản đồ Pháp vẽ) xuống hướng Nam gặp Rào Lao tại toạ độ 116G45'45" - 17G98'84"; rồi hướng đông Nam theo sống núi qua toạ độ 116g58"04" - 17G93'58", qua điểm cao 1403 - Ha Cop (có ký hiệu điểm tam giác) đến toạ độ 116G66'07" - 17G83'43"; chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi qua toạ độ 116G70'90" - 17G85'85" đến toạ độ 116G78'59" - 17G87'57"; chuyển hướng Đông Nam đến tọa độ 116G80'63" - 17G80'42"; rồi chuyển hướng Tây Nam theo sống núi qua toạ độ 11673'26" - 17G66'03" đến toạ độ 116G52'42" - 17G59'31"; chuyển hướng Nam theo sống núi qua toạ độ 116G52'18" - 17G51'64", toạ độ 116G51'55" - 17G48'90" đến toạ độ 116G51'70" - 17G48'60"; chuyển hướng Đông Bắc theo sống núi đến cắt ngọn suối Dak Poyo tại toạ độ 116G54'70" - 17G49'40"; rồi chuyển hướng Đông Nam theo sống núi qua toạ độ 116G56'00" - 17G48'75", toạ độ 116G56'14" - 17G48'63", toạ độ 116G59'68" - 17G36'31", toạ độ 116G68'79" - 17G28'82" đến toạ độ 116G71'55" - 17G21'20"; chuyển hướng Đông và Đông Nam qua toạ độ 116G87'15" - 17Gi7'83" đến toạ độ 116G91'65 – 17G11'03"; chuyển hướng Đông Bắc qua toạ độ 116G94'00" - 17G12'20" đến toạ độ 116G95'95" – 17G12'90"; theo hướng Đông đến toạ độ 116G98'70" - 17G12'00"; chuyển hướng Tây Nam qua toạ độ 116G97'65" – 17G11'20" đến toạ độ 116G95'15" - 17G09'20"; chuyển hướng Đông Nam qua toạ độ 116G96'40" - 17G05'45", toạ độ 116G96'55" - 17G03'80" đến toạ độ 116G99'60’’ - 17G02'00"; từ đó chuyển hướng Tây Nam theo sống núi xuống cắt suối Dak Bla rồi đến toạ độ 116G98'30" - 17G01'10"; chuyển hướng Nam theo sống núi đến toạ độ 116G98'00" - 16G99'30"; theo hướng Tây Nam xuống cắt suối không tên rồi đến toạ độ 116G97'40" - 16G98'80", theo hướng Nam xuống gặp suối không tên tại toạ độ 116G97'60" - 16G98'00", ngược theo dòng suối lên hướng Nam đến toạ độ 116G99'20" - 16G92'10"; chuyển hướng Tây Nam xuôi theo dòng suối xuống gặp ngã ba suối không tên tại toạ độ 116G96'10" - 16G89'45", xuôi theo dòng suối theo hướng Tây Nam đến toạ độ 116G94'10" - 16G88'50"; rồi ngược dòng suối theo hướng Đông Nam đến toạ độ 116G98'00" - 16G82’60"; đi hướng Tây Nam theo dòng suối không tên đến toạ độ 116G96'00" - 16G81'50"; từ đó chuyển hướng Đông Nam theo sống núi qua điểm cao 1808 đến điểm cao 1782 (có ký hiệu điểm tam giác); rồi chuyển hướng Tây Nam theo sống núi đến điểm cao 1609; chuyển hướng Đông Nam qua điểm cao 1718 - N. Peng Dia đến điểm cao 1800; chuyển hướng Tây theo sống núi Peng Lak qua điểm cao 1769 đến toạ độ 116G94'80" - 16G72'2O"; chuyển hướng Tây Nam đến toạ độ 116G93'75" - 16G69'95"; rồi chuyển hướng Tây Bắc theo sống núi đến toạ độ 116G88'23" - 16G72'65"; chuyển hướng Tây Nam theo sống núi đến toạ độ 116G80'55" - 116G69'20"; chuyển hướng Nam theo sống núi đến toạ độ 116G80'51" - 16G66'82"; từ đó chuyển hướng Đông Nam theo sống núi qua điểm cao 1294 - Ngọc Tong Hoi (có ký hiệu điểm tam giác) đến toạ độ 116G93’50" - 16G54'15"; chuyển hướng Nam theo sống núi N. Hoe Blok đến toạ độ 116G93'40" - 16G51'00"; chuyển hướng Tây Nam theo sống núi xuống cắt Dak Sú tại toạ độ 116G84'65" - 16G42'85"; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi đến toạ độ 116G88'84" - 16G38'80"; rồi chuyển hướng Tây Nam theo sống núi đến toạ độ 116G86'49 - 16G86'33"; trở lại hướng Đông đến toạ độ 116G90'45" - 16G35'43"; chuyển hướng Nam đến toạ độ 116G90'40" – 16G31'60".

        Đường biên giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào hoạch định như trên được thể hiện bằng ký hiệu chữ thập màu đỏ (+) vẽ trên bản đồ tỷ lệ 1./100.000 gồm 48 mảnh nói ở đoạn một của Điều I nói trên. Các mảnh bản đồ này là bộ phận cấu thành của hiệp ước.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Ba, 2016, 09:47:18 am
       
        Điều III


        1. Khi đi qua cầu bắc trên các sông, suối biên giới đường biên giới đi chính giữa cầu, không kể đường biên giới đi dưới sông, suối như thế nào.

        2. Những cù lao và bãi bồi ở hai bên đường biên giới trên các sông, suối biên giới, nếu ở phía Việt Nam thì thuộc về Việt Nam, nếu ở phía Lào thì thuộc về phía Lào.

        Những cù lao và bãi bồi nằm trên sông, suối biên giới mà đường biên giới đi qua thì quy định chia những cù lao và bãi bồi đó như đã nói ở đoạn một, khoản 2 Điều III này.

        Những cù lao và bãi bồi mới xuất hiện sau khi giải quyết xong hoàn toàn đường biên giới cũng được giải quyết theo nguyên tắc nói trên.

        3. Trường hợp sông hoặc suối biên giới đổi dòng, đường biên giới vẫn giữ nguyên không thay đổi theo dòng mới nếu hai bên không có thoả thuận nào khác.

        Điều IV.

        Hai bên ký kết thành lập Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa (gọi tắt là Uỷ ban liên hợp) gồm đại biểu bằng nhau của mỗi bên, và giao nhiệm vụ cho Uỷ ban liên hợp: Căn cứ vào Điều II và Điều III của Hiệp ước này, tiến hành việc phân vạch trên thực địa toàn bộ đường biên giới; dự kiến vị trí các mốc quốc giới; lập bản đồ đường quốc giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào có ghi vị trí các mốc quốc giới; soạn thảo Nghị định thư phân giới trên thực địa để Đại diện Chính phủ hai nước ký; tiến hành chính thức cắm mốc quốc giới.
Nghị định thư phân giới trên thực địa sẽ là một phụ lục của Hiệp ước này. Bản đồ đường quốc giới giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào do Uỷ ban liên hợp lập sẽ thay thế cho bản đồ gồm 48 mảnh nói ở Điều I của Hiệp ước này và được lấy làm căn cứ chính thức.

        Uỷ ban liên hợp bắt đầu hoạt động ngay sau khi Hiệp ước này có hiệu lực, tiến hành công tác của mình theo kế hoạch do uỷ ban quyết định, lần lượt họp ở thủ đô của mỗi nước và chấm dứt hoạt động khi dã làm xong những nhiệm vụ được giao.

        Điều V

        Hai bên sẽ ký kết càng sớm càng tốt Quy chế chế biên giới giữa hai nước bao gồm việc đi lại của nhân dân hai bên biên giới, quy định các cửa khẩu qua lại... nhằm bảo đảm chủ quyền của mỗi nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm ăn sinh sống của nhân dân hai bên biên giới và việc hợp tác về mọi mặt giữa hai nước.

        Điều VI

        Hiệp ước này cần được phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi thư phê chuẩn. Việc trao đổi thư phê chuẩn sẽ tiến hành tại Hà Nội, thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

        Làm tại Viếng Chăn, thủ đô nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày 18-7-1977 thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Lào, cả hai văn bản Việt Nam và Lào đều có giá trị như nhau.

            THAY MẶT CHỦ TỊCH                            THAY MẶT CHỦ TỊCH
          NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                        NƯỚC CHDCND LÀO
                  PHẠM HÙNG                                       PHUNXI PA XỚT
               PHÓ THỦ TƯỚNG                                  PHÓ THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM      CHÍNH PHỦ NƯỚC CHDCND LÀO


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Ba, 2016, 07:24:03 am
       
PHỤ LỤC 1

BẢN KÊ 48 MẢNH BẢN ĐỒ TỶ LỆ 1/100.000 MÀ HAI BÊN ĐÃ THOẢ THUẬN SỬ DỤNG ĐÃ ĐỐI CHIẾU VÀ KÝ XÁC NHẬN

        Bản đồ phía Việt Nam

TTTên bản đồ------Số hiệuNăm đoNăm xuất bảnCQXB Chữ ViệtCQXB Chữ PhápTính chấtChú thích
1Mường Ou Tây12-E1938Sở Địa dư Đông DươngServicegeographieque de L’indochinechính quy
2Mường Tè13-W1934, 1936ntntnt
3Mường Hun Xiêng Hung22-W1955ntnttạm thời
4Mường Hun Xiêng Hung22-E19541954ntntnt
5Luân Châu23-E1950, 19541955ntntnt
6Điện Biên Phủ34-W1933, 19541954ntntntô vuông UTM
7Bản Kha Na33-E19541954ntntntnt
8Mường Khoa44-E19541954ntntnt
9Sốp Cộp45-W19541954ntntnt
10Sốp Cộp45-E19541955ntntnt
11Mường Son57-E19541955ntntnt
12Sam Neua58-W19541955ntntnt
13Mường Hét46-W19541955ntntnt
14Mường Hét46-E1928, 19361954ntntnửa chính quy
15Vạn Yên47-W1908, 19091948ntntchính quyô vuông Bonne
16Hồi Xuân59-W1953, 19541955ntnttạm thời
17Sam Neua58-E1939, 19431950ntntchính quyô vuông Bonne
18Sam Teu70-W1953, 19541955ntnttạm thời
19Sam Teu70-E1953, 19541955ntntnt
20Quỳ Châu79-E1952, 19541955ntntnt
21Quỳ Châu79-W1953, 19541955ntntnt
22Nọng Hét78-E1937, 19541955ntntnt
23Nọng Hét78-W1937, 19521953ntntnt
24Khe Kiên86-W1937, 19521953ntntnt
25Khe Kiên86-E1942, 19541954ntntnt
26Cửa Rào87-W1935, 19541955Sài Gòn in lạiServicegeographieque de L’indochinent
27Pha Bo94-W19531953Sở Địa dư Đông DươngServicegeographieque de L’indochinent
28Pha Bo94-E19531953ntntnt
29Vinh95-W1905, 19381950ntntnt
30Na Pê102-E1922, 19441950ntntNửa chính quyô vuông Bonne
31Hương Khê103-W1925, 19431950ntntTạm thời
32Hương Khê103-E1909, 19431950ntntchính quy
33Mụ Giạ110-E1909, 19431954ntntnt
34Ron111-W1910, 1938ntntnt
35Kê Bang114-W1922, 19351954ntntntÔ vuông UMT
36Kê Bang114-E1910, 19541954ntntntnt
37Tchépone118-Entntntnt
38Quảng Trị119-W1910, 19351950Tạm thờiô vuông Bonne
39Lao Bảo124-W1911, 19431950ntntNtnt
40Lao Bảo124-E1911, 19431950ntntnt
41Haute Sê Kông130-E19501952ntntnt
42An Diêm131-W19501952ntntnt
43Ban Phone135-E19501953ntntnt
44Bến Giàng136-W19501953ntntTạm thời
45Bến Giàng136-E1936, 19521952ntntntô vuông Bonne
46Đak Sút142-E1936, 19521953ntntntô vuông UTM
47Đak Sút142-W19501954ntntnt
48Đak Tô148-W19501954ntntntô vuông UTM


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Ba, 2016, 05:41:20 am

        Bản đồ phía Lào

TTTên bản đồSố hiệuNăm đoNăm xuất bảnCQXB Chữ ViệtCQXB Chữ PhápTính chấtChú thích
1Mường Ou Tây12-E1936, 19421953Mỹ in lạiServicegeographieque de L’indochine AMSchính quyô vuông UTM
2Mường Tè13-W1922. 19431950Sở Địa dư Đông DươngServicegeographieque de L’indochinentô vuông Bonne
3Nam Po22-W1924, 19541955Sài Gòn in lạiServicegeographieque national du Vietnamtạm thờiô vuông UTM
4Mường Hun Xiêng Hung22-E19541954Sở Địa dư Đông DươngServicegeographieque de L’indochinent
5Luân Châu23-E1950, 19541955ntntntô vuông UTM
6Điện Biên Phủ34-W1933, 19541954ntntntnt
7Bản Kha Na33-E1953, 19541954ntntntnt
8Mường Khoa44-E19541954ntntntnt
9Sốp Cộp45-W1953, 19541954ntntntnt
10Sốp Cộp45-E1953, 19541955ntntntnt
11Mường Son57-E19541955ntntTạm thờint
12Sam Neua58-W19541955ntntnt
13Mường Hét46-W19541955ntntntô vuông UTM
14Mường Hét46-E1928, 19361954ntntnửa chính quynt
15Vạn Yên47-W1923, 1954, 19091954ntntTạm thờint
16Hồi Xuân59-W1953, 19541955ntntnt
17Sam Neua58-E1939. 19431950ntntChính quy
18Sam Teu70-W1953, 19541955ntnttạm thời
19Sam Teu70-E1953, 19541955ntntnt
20Quỳ Châu79-E1952, 19541955ntntnt
21Quỳ Châu79-W1953, 19541955ntntnt
22Nọng Hét78-E1937, 19541955ntntnt
23Nọng Hét78-W1937, 19321953ntntnt
24Khe Kiên86-W1937, 19521953ntntntô vuông UTM
25Khe Kiên86-E1942, 19541954ntntnt
26Cửa Rào87-W19351955Sài Gòn in lạiServicegeographieque national du Vietnamntô vuông UTM
27Pha Bo94-W19531953Sở Địa dư Đông DươngServicegeographieque de L’indochinentnt
28Pha Bo94-E19531953ntntntnt
29Vinh95-W1905, 19381953ntntChính quynt
30Na Pê102-E1922, 19441953Mỹ in lạiServicegeographieque de L’indochine AMSNửa chính quyô vuông UTM
31Hương Khê103-W1925, 19431950ntntntnt
32Hương Khê110-E1909, 19431950Sở Địa dư Đông DươngServicegeographieque de L’indochinechính quynt
33Mụ Giạ110-E1909, 19431953Mỹ in lạiServicegeographieque de L’indochine AMSntnt
34Ron111-W19431953ntntntnt
35Kê Bang114-W1922, 19351954ntntntnt
36Kê Bang114-E1910, 19541954Sở Địa dư Đông DươngServicegeographieque de L’indochinentnt
37Tchépone118-E19421953Mỹ in lạiServicegeographieque de L’indochine AMSntnt
38Quảng Trị119-W1910, 19351950Sở Địa dư Đông DươngServicegeographieque de L’indochinent
39Lao Bảo124-W1911, 1943195…ntntntô vuông UTM
40Lao Bảo124-E1911, 19431950ntntntô vuông Bonne
41Haute Sê Kông130-E19501952ntntô vuông UTM
42An Diêm131-W19501952ntntnt
43Ban Phone135-E19501953ntntnt
44Bến Giàng136-W19501953ntntnt
45Bến Giàng136-E1936, 19521952ntntntô vuông Bonne
46Đak Sút142-E1936, 19521953ntntnt
47Đak Sút142-W19501954ntntntô vuông UTM
48Đak Tô148-W19501954ntntntnt
[/td][/tr][/table]

Làm tại Viêng Chăn ngày 18-7-1977

           THAY MẶT                                                THAY MẶT
ĐOÀN ĐẠI BIỂU VIỆT NAM                           ĐOÀN ĐẠI BIỂU LÀO
         LƯU VĂN LỢI                        THONG SA VẮT - KHẢY KHĂM PHI THUN


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Ba, 2016, 07:59:27 am
        2. Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào

        Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào,

        Căn cứ thực tế của công tác phân giới trên thực địa và cắm mốc trên toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào như Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (dưới đây gọi tắt là Hiệp ước hoạch định) ký ngày 18-7-1977 đã hoạch định;

        Đã quyết định ký Hiệp ước bổ sung này nhằm xác nhận những sự sửa đổi đường biên giới mà hai bên đã thoả thuận trong quá trình phân giới trên thực địa so với đường biên giới đã được hoạch định theo Hiệp - ước hoạch định và cử các đại diện toàn quyền:

        Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cử đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;

        Chủ tịch nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào cử đồng chí Phun Xi Pa Xớt, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;

        Các đại diện toàn quyền của hai bên, sau khi trao đổi giấy uỷ quyền thấy là hợp lệ, đã cùng nhau thoả thuận những điều sau đây:

        Điều I:

        Đường biên giới ở khu vực ba bản Na-luống, Na-ún, Na-son từ điểm có tọa độ 20°53'38"5 - 103°07’18"0 (mốc C-5) đến điểm có tọa độ 20049'58"2 - 103°14’24"2 (mốc C-7) thể hiện trên ba mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 số hiệu 5650 IV-A, 5650 IV-B, 5650 IV-D của đoạn C (tương ứng với tọa độ 23G21183" - 111G97'27" và tọa độ 23G15'04" – 112G10'44" đo trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Sộp Cộp 45-W, số 9) giữa tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và tỉnh Luông-pha-bang (Lào) đã được sửa đổi như sau:

        "Từ mỏm núi đầu nguồn Ta La và suối Lao Thạo tọa độ 20°53'38"5 - 103°07'18"0, đường biên giới theo sống núi hướng bắc Đông Bắc đến mỏm núi tọa độ 20°54'27"5 - 103°07158"3, chuyển hướng Đông Nam theo sống núi xuống gặp ngã ba suối Ta La - suối Chén tọa độ 20°54'19"2 - 103°08'08"1. Từ đó đường biên giới chuyển hướng Đông xuôi theo dòng suôn Chén đến ngã ba suối Chín - suối Hua tọa độ 20°54'12"5 - 103°09'38’’0; rồi chuyển hướng Đông Bắc xuôi theo dòng suối Hua đến ngã ba suối Hua - suối không tên tọa độ 20°54'51"7 - 103010'14"9; chuyển hướng chung hướng Đông Nam ngược dòng suối không tên đến đỉnh núi tọa độ 20°54'01"8 - 103011'33"0; chuyển hướng chung hướng Đông Đông Nam theo sống núi qua đỉnh núi tọa độ 20°54'14'19 - 103°12'08"2, điểm cao 1288 đến yên ngựa cạnh đường mòn tọa độ 20°53'50"2 - 103°13'06"6; chuyển hướng chung hướng Đông Nam theo sống núi qua điểm tọa độ 20°53'18"5 - 103°13'02"2, điểm cao 1447 đến đỉnh núi tọa độ 20°52'19"3 - 103°14'21"8; chuyển hướng chung hướng Nam theo sống núi qua mỏm núi tọa độ 20°50'27"8 - 103°13'54"1, điểm cao 1472 đến điểm trên sống núi đầu nguồn suối Hùa và suối Vai tọa độ 20°49'58"2 - 103°14'24"2".

        Để bản Na-luông, bản Na-ún, bản Na-son thuộc về Lào.

        Điều II

        Đường biên giới ở khu vực Na-cay, Na-hói từ mỏm núi tọa độ 20°53'571'3 - 103°55'20"3 đến đỉnh núi tọa độ 20°53'37"4 - 103°56'52"7 thể hiện trên mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 số hiệu 5750 I-B của đoạn D (tương ứng với tọa độ 23G22'40" - 112G86'20" và tọa độ 23G21'62" - 112G88'95" đo trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Mương Hét 46-W, số 13) giữa tỉnh Sơn La (Việt Nam) và tỉnh Hủa-phăn (Lào) đã được sửa đổi như sau:

        "Từ mỏm núi tọa độ 20°53157"3 -103°55'20"3, đường biên giới đi theo sống núi hướng chung hướng Đông qua đỉnh núi tọa độ 20°53'37"1 103°56'53"5, yên ngựa đèo Co Mun cạnh đường mòn tọa độ 20°54'05"2 - 103°56'19'12, điểm cao 855 đến đỉnh núi tọa độ 20°53'37"4 - 103°56’52’’7".

        Để phần đất phía Bắc đường biên giới theo Hiệp ước hoạch định thuộc về Lào.

        Điều III:

        Đường biên giới khu vực Phu Ta Mê từ điểm có tọa độ 20°55'331'0 - 104°17'12"2 đến mỏm núi tọa độ 20°55'22"5 - 104°17'46"0 thể hiện trên mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 số hiệu 5850 I-A của đoạn E (tương ứng với tọa độ 23G25'36" - 113G26'52" và tọa độ 23G24'75" - 113G27'66" đo trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Mường Hét 46-E, số 14) giữa tỉnh Sơn La (Việt Nam) và tỉnh Hủa-phăn (Lào) đã được sửa đổi như sau:

       “Từ điểm có tọa độ 20°55’33’’0 - 104°17'12"2, đường biên giới theo hướng chung hướng Đông Đông Nam theo sống núi qua đỉnh núi tọa độ 20°55'34"5 - 104°17'19'’0, mỏm núi tọa độ 20°55'26"8 - 104°17'32"3 đến mỏm núi tọa độ 20°55'22"5 - 104°17'46"0".

       Để toàn bộ bản Kẹo Muông thuộc về Việt Nam.

      Điều IV:

       Đường biên giới ở khu vực Na Hàm từ đỉnh Phu xa vít tọa độ 20°25'11"4 - 104°42'23"2 đến đỉnh núi tọa độ 20°21'41"2 - 104°37'22"8 thể hiện trên bốn mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 số hiệu 5949 IV-A, 5949 IV-B, 5949 IV-C, 5949 IV-D của đoạn G (tương ứng với tọa độ 23G68'95'1 - 113G73'37" và tọa độ 22G62'67" - 113G64'23" đo trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Hồi Xuân 59- W, số 16) giữa tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) và tỉnh Húa-phăn (Lào) đã được sửa đổi như sau:

       "Từ đỉnh Phu xa vít tọa độ 20°25'11"4 - 104°42'23"2, đường biên giới xuôi theo dòng suối không tên đến gặp suối Khiết tại tọa độ 20°24'25"1 - 104°43'26’’2; chuyển hướng Nam Tây Nam lên theo sống núi đến mỏm núi tọa độ 20°23'53"2 - 104°43'08"0; chuyển hướng chung hướng Tây theo sống núi đến đỉnh núi tọa độ 20°24'09"2 – 104°41'20"3; chuyển hướng chung hướng Tây Nam theo sống núi xuống cắt suối Khua tại tọa độ 20°24'02"5 - 104°41'19"0, lên theo sống núi rồi lại xuống gặp ngã ba suối Xia tớp - suối Pa khốm tại tọa độ 20°23'24"5 - 104°40'44"8, ngược dòng suối Pa Khắm đến điểm tọa độ 20°23'00"9 - 104°39'56"3, rồi tiếp tục lên theo sống núi qua mỏm núi tọa độ 20°22'39"7 - 104°39'04"4, xuống cắt khe nhỏ tại tọa độ 20°22'31"3 - 104°39"10"7, lên theo sống núi rồi lại xuống cắt suối Son tại tọa độ 20°22'05"1 - 104°38'10"8, rồi lên theo sống núi đến đỉnh núi tọa độ 20°21’41’’21 - 104°37’22’’8’’.

       Để phần đất phía Đông Nam đường biên giới theo Hiệp ước hoạch định thuộc về Lào.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Ba, 2016, 07:41:06 am
       
        Điều V:


        Đường biên giới ở khu vực Văng áng Ngước từ đỉnh núi tọa độ 20°10’08"8 - 104°49'27’’9 đến mỏm núi tọa độ 20°08'39"5 - 104°52'47"5 thể hiện trên hai mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 số hiệu 5949 II-A, 5949 II-B của đoạn H (tương ứng với tọa độ 22G41'08" - 113G86'52" và tọa độ 22G38'29" - 113G92'38" đo trên mảnh bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Sam Teu 70-E, số 19) giữa tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) và tỉnh Húa-phăn Lào) đã được sửa đổi như sau:
"Từ đỉnh núi tọa độ 20°10'08"8 - 104°49127"9 đường biên giới theo sống núi hướng chung hướng Đông Nam qua yên ngựa tọa độ 20°09'37"3 - 104°49'36'’5, mỏm núi tọa độ 20°09’18"6 - 104°50'21"8 xuống gặp suối áng Ngước Tớp tại tọa độ 20°08'54"5 - 104°50'42"9, rồi xuôi dòng suối áng Ngước Tớp đến gặp Nậm Niêm tại toạ độ 20°08'44"3 - 104°51'301'9, rồi xuôi dòng Nậm Niêm đến ngã ba Nậm Niêm - suối áng Ngước Noi toạ độ 20°08'45"3 - 104°51'32"7, ngược dòng suối áng Ngước Noi đến mỏm núi tọa độ 20°08'30"0 - 104°52'07"2, chuyển hướng chung hướng Đông Đông Bắc theo sống núi đến mỏm núi tọa độ 20°08’39’’5 - 104°52’47’’5’’.

        Điều VI:

        Đường biên giới ở khu vực Piêng Tần, bản Đục từ mỏm núi tọa độ 20°05'00"0 - 104°59'04"1 đến đỉnh núi đầu nguồn Nặm Hàn tọa độ 19°59'42"6 - 104°55’26"5 thể hiện trên hai mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 số hiệu 5949 II-D, 5948 I-B của đoạn H (tương ứng với tọa độ 22G31'47" - 114G04'31" và tọa độ 22G21'95" - 113G98'00" đo trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước hoạch định mảnh Sam Teu 70-E, số 19) giữa tỉnh Thanh Hóa (Việt Nam) và tỉnh Húa-phăn (Lào) đã được sửa đổi như sau:

        "Từ mỏm núi tọa độ 20°05'00"0 - 104°59'04"1 đường biên giới theo hướng chung hướng Nam Tây Nam theo sống núi qua đỉnh núi tọa độ 20°04'45"0 - 104°59'07"5 đến cắt suối Pa Hốc tại tọa độ 20°03'36’’0 - 104°58'36"7, lên theo sống núi rồi lại xuống cắt suối Kheo tại toạ độ 20°03'09"1 - 104°58'02"9, lên cắt đường ô-tô cũ tại tọa độ 20°03'07"4 - 104°58'02"1; chuyển hướng chung hướng Tây Nam theo sống núi qua đỉnh Phu Huột tọa độ 20°02'41’’5 - 104°57'09’’6, rồi xuống cắt suối Cánh Cóm tại tọa độ 20°02'01’’0 - 104°56'18’’0, lên theo sống núi qua đỉnh núi Cánh Pha toạ độ 20°01'34'15 - 104°55'59"5, đỉnh núi tọa độ 20°00'48"3 - 104°55’18’’9, đỉnh núi tọa độ 20°00'07"6 - 104°55'12"5 đến đỉnh núi tọa độ 20°00'00"0 - 104°54'56"1; chuyển hướng Đông Nam theo sống núi đến đỉnh núi tọa độ 19°59'39"0 - 104°55'08’’21 chuyển hướng chung hướng Đông Đông Bắc theo sống núi đến đỉnh núi đầu nguồn Nặm Hàn tọa độ 19059'42"6 - 104°55’26’’5".

        Để bản Ruộng, bản Khẹo, bản Đục thuộc về Việt Nam.

        Điều VII:

        Điều III của Hiệp ước hoạch định được sửa đổi như sau:

        1) Đường biên giới trên tất cả các đoạn sông, suối biên giới từ Bắc đến Nam được hoạch định thống nhất theo nguyên tắc sau đây:

        a) Sông biên giới mà tàu thuyền đi lại được thì đường biên giới đi giữa lạch của sông hoặc đi giữa lạch chính của sông nếu sông có nhiều nhánh vào lúc mức nước thấp nhất.

        b) Sông, suối biên giới mà tàu thuyền không đi lại được thì đường biên giới đi giữa sông, suối.

        Đường biên giới trên tất cả các đoạn sông, suối biên giới được miêu tả và thể hiện đi về một bên bờ trong Hiệp ước hoạch định và trên bản đồ tỷ lệ 1/100.000 đính theo Hiệp ước cũng như trong các Biên bản phân giới trên thực địa và cắm mốc và sơ đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000 có liên quan làm trước khi có Hiệp ước bổ sung này đều không có giá trị.

        Việc huỷ bỏ những mốc không cần thiết và xây những mốc mới trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo khoản 1, điều VII của Hiệp ước bổ sung này sẽ do hai bên bàn bạc quyết định.

        2) Khi đi qua cầu bắc trên các sông, suối biên giới đường biên giới đi chính giữa cầu, không kể đường biên giới đi dưới sông, suối như thế nào.

        3) Những cù lao và bãi bồi ở hai bên đường biên giới trên các sông, suối biên giới, nếu ở phía Việt Nam thì thuộc về Việt Nam, nếu ở phía Lào thì thuộc về Lào.

        Những cù lao và bãi bồi nằm trên sông, suối biên giới mà đường biên giới đi qua thì quy định chia những cù lao và bãi bồi đó nh đã nói ở đoạn một, khoản 3, điều VII này.

        Những cù lao và bãi bồi mới xuất hiện sau khi giải quyết xong hoàn toàn đường biên giới cũng được giải quyết theo nguyên tắc nói ở đoạn một, khoản 3, điều VII này.

        4) Trường hợp sông hoặc suối biên giới đổi dòng, đường biên giới vẫn giữ nguyên không thay đổi theo dòng mới nếu hai Bên không có thoả thuận nào khác.

        Điều VIII:

        Việc xử lý các mốc không cần thiết cũng như việc cắm các mốc quốc giới mới nói ở điều VII trên đây sẽ được ghi vào một Nghị định thư có chữ ký của đại diện hai nước. Nghị định thư này có hiệu lực từ ngày Chính phủ hai nước trao đổi công hàm phê duyệt và trở thành phụ lục của Hiệp ước hoạch định và Hiệp ước bổ sung này.

        Điều IX:

        Các điều khoản khác của Hiệp ước hoạch định không được Hiệp ước bổ sung này sửa đổi vẫn có hiệu lực.

        Điều X:

        Đường biên giới được sửa đổi nêu từ Điều I đến Điều VI nói trên được thể hiện trên mười ba mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5650 IV-A, 5650 IV-B, 5650 IV-D, 5750 I-B, 5850 I-A, 5949 IV-A, 5949 IV-B, 5949 IV-C, 5949 IV-D, 5949 II-A, 5949 II-B, 5949 IL-D, 5948 I-B.

        Mười ba mảnh sơ đồ nói trên là phụ lục của Hiệp ước bổ sung này và lần lượt đánh số là:

        - Phụ lục 1 gồm ba mảnh mang số hiệu 5650 IV-A, 5650 IV-B, 5650 IV-D của khu vực ba bản Na-luông, Na-ún, Na-son.

        - Phụ lục 2 là mảnh mang số hiệu 5750 I-B của khu vực Na-cay, Na-hói.

        - Phụ lục 3 là mảnh mang số hiệu 5850 I-A của khu vực Phu Ta Mê.

        - Phụ lục 4 gồm 4 mảnh mang số hiệu 5949 IV-A, 5949 IV-B, 5949 IV C 5949 IV-D của khu vực Na Ham.

        - Phụ lục 5 gồm hai mảnh mang số hiệu 5949 II-A, 5949 II-B của khu vực Văng áng Ngước.

        - Phụ lục 6 gồm hai mảnh mang số hiệu 5949 II-D, 5949 I-B của khu vực Giêng Tần - Bản Đục.

        Điều XI:

        Hiệp ước bổ sung này sẽ được phê chuẩn và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi thư phê chuẩn. Việc trao đổi thư phê chuẩn sẽ tiến hành tại Hà Nội, thủ đô nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

        Làm tại Viếng Chăn, thủ đô nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày 24-01-1986, thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Lào, cả hai văn bản Việt Nam và Lào đều có giá trị như nhau.

               ĐƯỢC UỶ NHIỆM CỦA                   ĐƯỢC UỶ NHIỆM CỦA
        CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC   CHỦ TỊCH NƯỚC CHDCND LÀO
            NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM       
                        (Đã ký)                                         (Đã ký)
                NGUYỄN CƠ THẠCH                        PHUN XI-PA-XỚT
          BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO  PHÓ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘTRƯỞNG
                                                            BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 09 Tháng Ba, 2016, 05:56:08 am
        3. Nghị định thư bổ sung Nghị định thư về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào ký ngày 24-01-1986.

        Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào,

        Căn cứ điều VIII Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 24-01-1986 (dưới đây gọi tắt là Hiệp ước bổ sung);

        Sau khi xem xét các Biên bản ghi nhận kết quả việc xử lý các mốc không cần thiết và cắm các mốc quốc giới mới trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo điều VII Hiệp ước bổ sung từ ngày 27-12-1986 đến ngày 6-4-1987;

        Đã quyết định ký Nghị định thư bổ sung này nhằm công nhận đường biên giới quốc gia giữa hai nước trên các đoạn sông, suối biên giới nêu trong điều I Nghị định thư bổ sung này đã được chính thức xác định trên thực địa và của các đại diện toàn quyền:

        Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cử đồng chí Lưu Văn Lợi, Trưởng ban Ban Biên giới của Hội đồng Bộ trưởng;

        Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào cử đồng chí Khăm-phốn But-đa-khăm, Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

        Các đại diện toàn quyền của hai Bên, sau khi trao đổi giấy uỷ quyền thấy là hợp lệ đã cùng nhau thoả thuận những điều sau đây:

        Điều I: Hai Bên ký kết đã thoả thuận xác định đường biên giới trên thực địa trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo điều VII Hiệp ước bổ sung theo hướng từ Bắc xuống Nam như sau:

        Đoạn B:

        a) Đường biên giới trên sông Nậm Thin (Nậm Chim), Nậm Mốc từ tọa độ 21°39'18"8 - 102°59'04’’4 đến tọa độ 21°34'55"3 - 102°59’26"3 thể hiện trên hai mảnh sơ đồ tỷ lê 1/25.000 mang số hiệu 55'52 II-B, 5552 II-D được xác định lại như sau:

        "Từ điểm tọa độ 21°39'18’’8 - 102°59'04"4 (mốc B-7) đường biên giới đi thẳng đến ngã ba Huội Lam - Nậm Thin (Nậm Chim) tọa độ 21°39’17"2 - 102°59'07"3, rồi xuôi dòng Nậm Thin (Nậm Chim) đến ngã ba Nậm Thin (Nậm Chim) - Nậm Mốc, rồi ngược dòng Nậm Mốc đến ngã ba Nậm Mốc - Nạm Ti tọa độ 21°34'56"3 - 102°59'28"5, rồi đi thẳng đến tọa độ 21°34'55"3 - 102°59'26"3 (mốc B-8)".

        b) Đường biên giới trên sông Nậm Nua, Huội Moi từ toạ độ 21°18'09"4 - 102°54'04’’6 đến tọa độ 21°13'41’’4 - 102°55’02"8 thể hiện trên bốn mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5551 I-D, 5551 I-C, 5551 II-A, 5551 II-B được xác định lại như sau:

        "Từ điểm tọa độ 21°18'09’’4 - 102°54'04"6 (mốc B-12), đường biên giới đến ngã ba Nậm Nua - Huội Keng Bươn tọa độ 21°18'08’’0 - 102°54'02"3, xuôi dòng Nậm Nua đến ngã ba Nậm Nua - Huội Moi tọa độ 21°14'43"9 - 102°49'41"9, rồi ngược dòng Huội Moi đến đầu ngọn suối Huội Moi tọa độ 21°13'41"4 - 102°55'02"8".

        Đoạn I

        Đường biên giới trên Huội May từ tọa độ 19°41'38"3 - 104°22'37"0 đến tọa độ 19°39'57"4 - 104°19'27"8, thể hiện trên hai mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5848 II-B, 5848 II-A được xác định lại như sau:
“Từ ngã ba Huội Pa - Huội May tọa độ 19°41'38"3 - 104°22'37"0, đường biên giới xuôi dòng Huội May đến ngã ba Huội May - sông Cả (Nậm Nơn) tọa độ 19°39’57"0 - 104°19'25’’6".

        Đoạn K

        a) Đường biên giới trên sông Cả (Nậm Nơn) từ tọa độ 19°39'57"4 - 104°19'27"8 đến tọa độ 19°40'48"5 - 104°04'30"7 thể hiện trên ba mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5848 II-A, 5848 III-B, 5848 III-A được xác định lại như sau:

        “Từ ngã ba Huội May - sông Cả (Nậm Nơn) tọa độ 19°39'57"0 - 104°19’25"6, đường biên giới ngược dòng sông Cả (Nậm Nơn) đến ngã ba sông Cả (Nậm Nơn) - Huội Sống tọa độ 19°40'48"9 - 104°04'31"0".
b) Đường biên giới trên Huội Khắc, Nậm Tăm, Huội Mẹt từ tọa độ 19°32'43"9 - 104°06'37’’6 đến tọa độ 19°30'05"8 - 104°07'37"7 thể hiện trên hai mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5848 LII-C, 5848 III-D được xác định lại như sau:

        "Từ ngã ba Huội Duộc - Huội Khắc tọa độ 19°32'43"1 - 104°06'38"1, đường biên giới xuôi dòng Huội Khắc đến ngã ba Huội Khắc - Nậm Tăm tọa độ 19°32'22"0 - 104°06’50"8 rồi ngược dòng Nậm Tăm đến ngã ba Nậm Tăm - Huội Mẹt tọa độ 19°31'11’’2 - 104°06’32"7, rồi ngược dòng Huội Mẹt đến ngã ba Huội Mẹt - suối không tên tọa độ 19°30'05"8 - 104°07'37"7"

        c) Đường biên giới trên suối Phí Nhả Vai, Nậm Cắn từ tọa độ 19°29'27"1 - 104°06'07"0 thể hiện trên mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5847 IV-A được xác định lại như sau:

        "Từ điểm tọa độ 19°29'27"1 - 104°06'07’’0, đường biên giới xuôi dòng suối Phí Nhả Vai đến ngã ba suối Phí Nhả Vai - Nậm Cắn tọa độ 19°28'41"0 - 104°05'21"4, rồi xuôi dòng Nậm Cắn đến cắt đường số 7 (điểm giữa cầu Nậm Cắn) tọa độ 19°28'06’’9 - 104°05'22"8".


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 10 Tháng Ba, 2016, 05:25:00 am
        Đoạn L

        a) Đường biên giới trên Nậm Cắn từ đường số 7 tọa độ 19°28'09"4 - 104°05’19"4 đến cửa suối ngầm tọa độ 19°27'51’’2 - 104°05'06’’0 thể hiện trên mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5847 IV-A được xác định lại như sau:

        "Từ điểm giữa cầu Nậm Cắn (đường số 7) tọa độ 19°28'06"9 - 104°05'22"8 đường biên giới tiếp tục xuôi dòng Nậm Cắn đến chỗ nước chảy ngầm vào núi đá (cửa suối ngầm) tọa độ 19°27’51’’2 - 104°05'06"0".

        b) Đường biên giới trên Nậm Mộ, Huội Hằng, Huội Na Than từ điểm tọa độ 19°24'54’’6 - 104°04’27"4 đến điểm tọa độ 19°18'26"0 - 103°54’18"4 thể hiện trên ba mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5847 IV-A, 5747 I-B, 5747 I-D được xác định lại như sau:

        "Từ tọa độ 19°24'54"6 - 104°04'27"4 (mốc L-3) đường biên giới đi thẳng đến điểm giữa Nậm Mộ tọa độ 19°24'53"0 - 104°04'26"1, rồi ngược dòng Nậm Mộ đến ngã ba Nậm Mộ - Huội Hằng toạ độ 19°17'58"1 - 103°54’18"1, rồi ngược dòng Huội Hằng đến ngã ba Huội Hằng - Huội Na Than (Huội Buộc - Huộc), rồi ngược dòng Huội Na Than (Huội Buộc - Huộc) đến điểm tọa độ 19°18'28"0 - 103°54'18’’4. Từ đó đường biên giới chuyển hướng lên sống núi".

        Đoạn R

        Đường biên giới trên sông Sê-pôn, suối A Giơi từ cửa suối Ka Tăng tọa độ 16°37'05"0 - 106°35'39"7 đến điểm tọa độ 16°28'03"8 - 106°46'41"8 thể hiện trên bốn mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 6342 III-C, 6342 III-D, 6341 IV-B, 6341 I-A được xác định lại như sau:

        "Từ điểm tọa độ 16°37’07"3 - 106°35'41"5 (điểm này cách cửa suối Ka Tăng khoảng 100 mét ghi theo Biên bản phân giới trên thực địa và cắm mốc hai đoạn Q và R ký ngày 31-3-1979) đường biên giới xuôi dòng suối Ka Tăng đến ngã ba suối Ka Tăng - sông Sêpôn tọa độ 16°37'03"3 - 106°35'38"4, rồi ngược dòng Sê-pôn đến ngã ba sông Sê-pôn - suối A Giơi đến điểm tọa độ 16°28’02’’6 - 106°46'39’’5, từ đó đường biên giới chuyển hướng lên sống núi".

        Đoạn S

        Đường biên giới trên sông A-ling từ tọa độ 16°16'04"2 - 107°09'04"6 đến điểm tọa độ 16°11'32"1 - 107°09'09"2 thể hiện trên hai mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25,000 mang số hiệu 6441 IV-D, 6441 III-B được xác định lại như sau:
"Từ mốc S-4 tọa độ 16°16'04"6 - 107°09'04"0 đường biên giới đi thẳng đến điểm giữa sông A-ling tọa độ 16°16'01"0 - 107°09'03’’9, rồi xuôi dòng sông A-ling đến ngã ba sông A-ling - sông A-sáp tọa độ 16°11'32"1 - 107°09'09"2, rồi đường biên giới chuyển hướng lên sống núi".

        Các tọa độ ghi trong điều I này đều được đo trên sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 đính theo Nghị định thư bổ sung này.

        Đường biên giới trên các sông, suối biên giới được sửa đổi theo điều VII của Hiệp ước bổ sung đã được thể hiện lên các sơ đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000 nói ở trên bằng ký hiệu vẽ vào giữa hoặc hai bên bờ sông, suối đó.

        Điều II:

        1) Xác nhận việc xử lý các mốc và cắm các mốc quốc giới mới trên tất cả các đoạn sông, suối biên giới nêu trong Điều II Nghị định thư bổ sung này được tiến hành theo đúng quy cách mà hai Bên đã thoả thuận ngày 31-3-1979 và 24-01-1986.

        a) Đoạn B: đã cắm nhóm ba mốc B-13 bằng bê tông cốt thép ở ngã ba Nậm Nua - Huội Moi.

        b) Đoạn K:

        + Đã cắm hai nhóm ba mốc bằng bê tông cốt thép:

                - Nhóm ba mốc K- 1 cắm ở ngã ba Huội May - sông Cả (Nậm Nơn).
                - Nhóm ba mốc K-2 cắm ở ngã ba sông Cả (Nậm Non) - Huội Sổng.

        + Đã sửa lại sổ đo trên sườn hai mốc:

                - K-4 cắm trên đất Lào, về phía Tây Bắc của ngã ba Huội Duộc - Huội Khắc.
                - K-5 cắm trên đất Lào, về phía Nam của ngã ba Nậm Tăm - Huội Mẹt.

        c) Đoạn L:

        - Nhóm ba mốc L-5 bằng bê tông cốt thép ở ngã ba Nậm Mộ - Huội Hằng.
        - Mốc đôi L-1 bằng bê tông cốt thép ở hai đầu cầu Nậm Cắn (đường số 7).
        + Đã phá huỷ mốc L-4 cắm trên đất Lào, về phía Tây Bắc của ngã ba Nậm Mộ - Năm Khiến.

        d) Đoạn Q:

        + Đã cắm lại mốc Q-8.

        + Đã thay thế 3 (ba mốc gỗ đã cắm trước đây: Q-14, Q-16, Q-17 bằng mốc bê tông cốt thép.

        e) Đoạn R

        + Đã cắm hai nhóm ba mốc bằng bê tông cốt thép:

                - Nhóm ba mốc R-2 cắm ở ngã ba suối Ka Tăng - sông Sê-pôn.
                - Nhóm ba mốc R-7 cắm ở ngã ba sông Sê-pôn - suối A-giơi.
Mốc đôi R-1 bằng bê tông cốt thép ở hai đầu cầu Huội Xà-ợt (đường 9).

        + Đã phá huỷ 4 mốc:

                - R-3 cắm ở bản Ka Túp (Việt Nam) bên bờ hữu ngạn sông Sê-pôn.
                - R-4 cắm ở bãi bồi (xã Tân Thành, Việt Nam) bên bờ hữu ngạn sông Sê-pôn.
                - R-5 cắm ở gần cửa suối Bi Hiên (Việt Nam) bên bờ hữu ngạn sông Sê-pôn.
                - R-6 cắm ở thôn Pa Lọ Vạc (Việt Nam) bên bờ hữu ngạn sông Sê-pôn.

        2) Việc cắm mốc mới (nhóm ba mốc, mốc đôi) cũng như việc sửa lại số đo ở sườn các mốc đều được ghi vào Biên bản, có sơ đồ vị trí mốc tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 và 4 (bốn) hoặc 6 (sáu) kiểu ảnh chụp các mốc đó kèm theo Biên bản.

        Riêng việc xử lý các mốc không cần thiết chỉ được ghi vào Biên bản không có sơ đồ kèm theo.

        Những văn bản pháp lý nói trên đây đều có chữ ký của Đội trưởng đội cắm mốc, Tổ trưởng kỹ thuật đo đạc và bản đồ, Tổ trưởng kỹ thuật xây mốc hai Bên và của Đại diện Đoàn đại biểu Việt Nam và Đoàn đại biểu Lào trong Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Ba, 2016, 09:00:33 am
        Điều III:

        1) Các Biên bản cắm mốc mới, xử lý các mốc không cần thiết, Biên bản bổ sung Biên bản cắm mốc, sơ đồ vị trí mốc, ảnh mốc nói ở khoản 2 Điều II trên đây là bộ phận cấu thành của Nghị định thư bổ sung và trở thành những phụ lục của Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (dưới đây gọi tắt là Hiệp ước hoạch định biên giới), Hiệp ước bổ sung và lần lượt đánh số là:

        Phụ lục 1 có một tập gồm 20 (hai mươi) mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 vẽ đường biên giới trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo Điều VII Hiệp ước bổ sung (có bản kê kèm theo).

        Phụ lục 2 có:

        - Một tập gồm 17 (mười bảy) Biên bản cắm mốc mới, Biên bản xử lý các mốc không cần thiết, Biên bản bổ sung Biên bản cắm mốc (có bản kê kèm theo)...

        - Một tập gồm 33 (ba mươi ba) sơ đồ vị trí mốc (có bản kê kèm theo).

        - An-bom để 14 (mười bốn) bộ ảnh mốc.

        2) 20 (hai mươi) mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu 5552 II- B, 5552 IL-D, 5551 I-D, 5551 I-D, 5551 I-C, 5551 II-A, 5551 II-B, 5848 II A, 5848 III-B, 5848 III-A, 5848 III-C, 5848 III-D, 5847 IV-A, 5747 I- B, 5747 I-D, 6342 III-C, 6342 III-D, 6341 IV-B, 6341 I-A, 6441 IV-D, 6441 III-B và 12 (mười hai) sơ đồ vị trí mốc B-7, B-8, B-12, K-4, K-5, K-6, L-2, L-3, L-6, R-8, S-4, S-5 vẽ đường biên giới trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo Điều VII Hiệp ước bổ sung nói ở điều I Nghị định thư bổ sung này sẽ thay thế cho 20 (hai mươi) mảnh sơ đồ đường biên giới tỷ lệ 1/25.000 mang số hiệu tương ứng và 12 (mười hai) mảnh sơ đồ vị trí mốc mang số hiệu tương ứng đính theo Nghị định thư về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia giữa hai nước Việt Nam - Lào ký ngày 24-01-1986.

        Điều IV:

        1) Nghị định thư bổ sung này là một phụ lục của Hiệp ước hoạch định biên giới và Hiệp ước bổ sung sẽ được Chính phủ hai nước phê duyệt và có hiệu lực kể từ ngày trao đổi Công hàm phê duyệt.

        2) Uỷ ban liên hợp phân giới trên thực địa Việt Nam - Lào sẽ chấm dứt hoạt động sau khi Nghị định thư bổ sung này có hiệu lực.

        Về việc tiến hành những công việc còn phải giải quyết của Uỷ ban liên hợp nói trong các khoản 2 và 5 điều II và khoản 1 điều IV Nghị định thư về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới ký ngày 24-01-1986, hai bên ký kết thoả thuận giao cho cơ quan Biên giới Trung ương hai nước đảm nhiệm.

        Làm tại Viếng Chăn, thủ đô nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 16-10-1987 thành hai bản, mỗi bản bằng tiếng Việt Nam và tiếng Lào, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

        ĐƯỢC UỶ NHIỆM                                       ĐƯỢC UỶ NHIỆM               CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG                     CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
  NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                             NƯỚC CHDCND LÀO
              (Đã ký)                                                    (Đã ký)
         LƯU VĂN LỢI                             KHĂM-PHỐN BÚT-ĐA-KHĂM






Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Ba, 2016, 04:20:16 am
       
BẢN KÊ CÁC VĂN BẢN CỦA PHỤ LỤC 1

        Một tập gồm 20 (hai mươi) mảnh sơ đồ tỷ lệ 1/25.000 vẽ đường biên giới trên các đoạn sông, suối biên giới được sửa đổi theo diều VII Hiệp ước bổ sung:

        Đoạn B có 06 mảnh mang số hiệu: 5552 II-B, 5552 II-D, 5551 I-D, 5551 I-C, 5551 II-A, 5551 II-B.

        Đoạn I có 01 mảnh mang số hiệu 5848 II-A.

        Đoạn K có 04 mảnh mang số hiệu 5848 III-B, 5848 III-A, 5848 III- C, 5848 III-D.

        Đoạn L có 03 mảnh mang số hiệu 5847 IV-A, 5747 I-B, 5747 I-D.

        Đoạn R có 04 mảnh mang số hiệu 6342 III-C, 6342 III-D, 6341 IV-B, 6341 I-A.

        Đoạn S có 02 mảnh mang số hiệu 6441 IV-D, 6441 III-B.

        Làm tại Viếng Chăn, ngày 16 tháng 10 năm 1987.
        
                   THAY MẶT                                           THAY MẶT
        ĐOÀN ĐẠI BIỂU VIỆT NAM                       ĐOÀN ĐẠI BIỂU LÀO
                    (Đã ký)                                                (Đã ký)
            THÁI TĂNG KHIÊM                KHĂM-VẸO XI-KHỐT CHUN-LẢ-MA-Ll


BẢNG KÊ CÁC VĂN BẢN CỦA PHỤ LỤC 2

        1/ Tập P. L 2/A gồm 17 (mười bảy) Biên bản cắm mốc:

        Đoạn B có 01 biên bản cắm nhóm ba mốc B- 13.

        Đoạn K có:

        02 Biên bản cắm 02 nhóm ba mốc K-1 và K-2.

        02 Biên bản về việc sửa lại số đo ở sườn 02 mốc K-4, K-5.

        Đoạn L có:

        01 Biên bản cắm mốc đôi L-1.

        01 Biên bản phá huỷ mốc L-4.

        01 Biên bản cắm nhóm ba mốc L-5.

        Đoạn Q có:

        01 biên bản cắm mốc Q-8.

        03 Biên bản về việc thay 03 mốc gỗ Q-14, Q-16, Q-17 bằng bê tông cốt thép.

        Đoạn R có:

        01 Biên bản cắm mốc đôi R-1.

        02 Biên bản cắm 02 nhóm ba mốc R-2, R-7.

        01 Biên bản phá huỷ 04 mốc không cần thiết R-3, R-4, R-5, R-6.

        01 Biên bản bổ sung Biên bản cắm mốc S-4.

        II. Tập P.L 2/B gồm 33 (ba mươi ba) sơ đồ vị trí mốc.

        Đoạn B có:

        03 sơ đồ vị trí mốc của nhóm ba mốc B-13, B-13 (1), B-13 (2), B-13 (3).

        03 sơ đồ vị trí các mốc B-7, B-8, B-12 (vẽ lại đường biên giới trên sông, suối biên giới được sửa đổi theo điều VII Hiệp ước bổ sung).

        Đoạn K có:

        03 sơ đồ vị trí mốc của nhóm ba mốc K-1: K-1 (1), K-1 (2), K- 1(3).

        03 sơ đồ vị trí mốc của nhóm ba mốc K-2: K-2(1), K-2(2), K-2(3).

        03 sơ đồ vị trí mốc các mốc K-4, K-5, K-6 (vẽ lại đường biên giới trên sông, suối biên giới được sửa đổi theo điều VII Hiệp ước bổ sung).

        Đoạn L có:

        01 sơ đồ vị trí mốc đôi L-1.

        03 sơ đồ vị trí mốc của nhóm ba mốc L-5: L-5(1), L-5(2), L-5(3).

        03 sơ đồ vị trí mốc các mốc L-2, L-3, L-6 (vẽ lại đường biên giới trên sông, suối biên giới được sửa đổi theo điều VII Hiệp ước bổ sung).

        Đoạn Q có 01 sơ đồ vị trí mốc Q-8.

        Đoạn R có:

        01 sơ đồ vị trí mốc đôi R-1.

        03 sơ đồ vị trí mốc của nhóm ba mốc R-2: R-2(1), R-2(2), R-2(3).

        03 sơ đồ vị trí mốc của nhóm ba mốc R-7: R-7 (1), R-7 (2), R-7 (3).

        01 sơ đồ vị trí mốc R-8 (vẽ lại đường biên giới trên sông, suối biên giới được sủa đổi theo điều VII Hiệp ước bổ sung).

        Đoạn S có 02 sơ đồ vị trí mốc các mốc S-4, S-5 (vẽ lại đường biên giới trên sông, suối biên giới được sửa đổi theo điều VII Hiệp ước bổ sung) III/ Tập P.L 2/C có một quyển an-bom để 14 (mười bốn) bộ ảnh mốc:

        Đoạn B có 01 bộ ảnh mốc B-13.

        Đoạn K có 04 bộ ảnh mốc: K-1, K-2, K-4, K-5.

        Đoạn L có 02 bộ ảnh mốc: L-1, L-5.

        Đoạn Q có 04 bộ ảnh mốc: Q-8, Q-14, Q-16, Q-17.

        Đoạn R có 03 bộ ảnh mốc: R-1, R-2, R-7.

        Làm tại Viếng Chăn, ngày 16 tháng 10 năm 1987.

                  THAY MẶT                                           THAY MẶT
        ĐOÀN ĐẠI BIỂU VIỆT NAM                       ĐOÀN ĐẠI BIỂU LÀO
                    (Đã ký)                                               (Đã ký)
            THÁI TĂNG KHIÊM                KHĂM-VẸO XI-KHỐT CHUN-LẢ-MA-Ll


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Ba, 2016, 08:18:25 pm

        4. Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, ký ngày 01-3-1990.

        Chính phủ Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào;

        Căn cứ Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18-7-1977;

        Căn cứ Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18-7-1977 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa hai nước ký ngày 24-1-1986;

        Với lòng mong muốn không ngừng củng và phát triển mồi quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trên cơ sở những nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác về mọi mặt theo nguyên 'tắc cùng có lợi và hết lòng giúp đỡ lẫn nhau;

        Để xây dựng biên giới hữu nghị lâu dài giữa hai nước, góp phần bảo vệ an ninh biên giới, tăng cường tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân hai nước và tạo thuận lợi cho việc sinh sống của nhân dân hai Bên biên giới;

        Đã quyết định ký Hiệp ước về Quy chế biên giới quốc gia giữa hai nước và cử đại diện toàn quyền ký Hiệp định này:

        Hội đồng Bộ trưởng Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cử đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;

        Hội đồng Bộ trưởng Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào cử đồng chí Phun Xi Pa Xớt, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
       

       
Chương thứ nhất

       
VIỆC BẢO VỆ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI VÀ CÁC MỐC GIỚI

        Điều 1:

        a) Đường biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân lào được quy định bởi Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân lào ký ngày 18-7-1977 và Hiệp ước bổ sung ký ngày 24-01-1986 cùng các văn bản, phụ lục, tài liệu, bản đồ, sơ đồ về phân giới trên thực địa và cắm mốc kèm theo các Hiệp ước nói trên bao gồm:

        - Nghị định thư ký ngày 24-01-1986 và Nghị định thư bổ sung ký ngày 16-10-1987.

        - Các biên bản phân giới và cắm mốc trên thực địa các đoạn biên giới đã miêu tả toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào.

        - Các biên bản cắm mốc trên thực địa đã miêu tả từng mốc quốc giới.

        - Các mảnh sơ đồ đường biên giới Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/25.000 đã vẽ toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào.

        - Các sơ đồ vị trí mốc quốc giới tỷ lệ 1/5.000 và tỷ lệ 1/10.000 và vẽ vị trí từng mốc quốc giới.

        - Các ảnh của từng mốc quốc giới.

        b) Đường biên giới nói ở khoản a) điều này cũng là đường dùng để . phân ranh giới vùng trời và lòng đất giữa hai nước vạch theo hướng thẳng đứng.

        Điều 2:

        Hai Bên ký kết có nhiệm vụ bảo đảm tôn trọng đường biên giới giữa hai nước, bảo vệ toàn bộ hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước.

        Việc giải quyết vấn đề đường biên giới thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước cao nhất. Các Bộ, các ngạnh và các địa phương của hai Bên không được phép thoả thuận bất kỳ sự sửa đổi nào về đường biên giới, nếu có những thoả thuận như vậy thì những thoả thuận đó hoàn toàn không có giá trị và phải huỷ bỏ.

        Điều 3:

        Hai Bên ký kết phân công bảo quản các mốc quốc giới giữa hai nước như sau:

        a) Các mốc quốc giới đặt trên lãnh thổ Bên nào thì bên đó chịu trách nhiệm bảo quản (Phụ lục 1).

        b) Các mốc quốc giới đặt chính tâm đường biên giới được phân công như sau (Phụ lục 2):

        - Bên Việt Nam chịu trách nhiệm đối với các mốc số chẵn.

        - Bên Lào chịu trách nhiệm đối với các mốc số lẻ. Nếu vì địa hình hiểm trở một Bên không đi tới được mốc mình được phân công phụ trách thì có thể giao cho Bên kia bảo quản thay theo sự thoả thuận của hai Bên.

        c) Nếu cần thiết, hai Bên ký kết sẽ cùng nhau thoả thuận điều chỉnh sự phân công nói trên.

        Điều 4:

        Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, mỗi Bên phát quang xung quanh mốc quốc giới do Bên mình phụ trách để dễ nhận thấy.

        Ở nơi nào cần thiết và có điều kiện thuận lợi, hai Bên ký kết phát quang dọc theo biên giới sâu vào lãnh thổ mỗi Bên 5 (năm) mét, dải phát quang này không phải là đường biên giới.

        Điều 5:

        Nội dung công tác bảo quản các mốc quốc giới là: giữ cho vị trí, loại mốc, hình dạng, kích thước, ký hiệu, chữ và mầu sắc của mốc quốc giới đúng với quy cách mà Uỷ ban liên hợp đã thoả thuận trong các văn kiện phân giới và cắm mốc.

        Điều 6:

        a) Hai Bên ký kết cùng khôi phục sửa chữa mốc quốc giới hoặc phân công một Bên khôi phục, sửa chữa với sự có mặt của Bên kia. Đối với mốc bị phá hoại hoặc hư hại, sau khi khôi phục hoặc sửa chữa xong hai bên chụp ảnh lại mốc làm biên bản xác nhận sự khôi phục hoặc sửa chữa đó.

        b) Nếu vì lý do địa hình thực tế không thể làm lại mốc quốc giới ở vị trí cũ thì đội kiểm tra liên hợp cần đề nghị vị trí mới và chỉ được tiến hành xây đúng ở vị trí mới sau khi Chính phủ của hai Bên chuẩn y.

        Việc xây dựng lại mốc quốc giới phải tiến hành đúng theo Điều 5 Hiệp đình này và không được làm thay đổi đường biên giới. Nếu xây dựng lại mốc ở vị trí cũ thì ghi ký hiệu và chữ đúng như mốc cũ, nếu xây dựng mốc ở vị trí mới thì ghi năm xây dựng mới ở mặt mốc.

        Sau khi xây dựng xong phải làm Biên bản, vẽ sơ đồ vị trí và chụp ảnh mốc quốc giới theo thể thức mà Uỷ ban liên hợp đã quy định.

        c) Khi có cơ sở xác định rõ ràng mốc quốc giới bị công dân một Bên phá hoại hoặc làm hư hại Bên đó phải chịu toàn bộ phí tổn về việc khôi phục hoặc sửa chữa mốc quốc giới đó; trường hợp do nguyên nhân khách quan thì kinh phí do hai Bên cùng chịu.

        Điều 7:

        Mỗi Bên tổ chức tuần tra để bảo vệ biên giới và bảo quản các mốc quốc giới mà mình phụ trách. Đường tuần tra ở trên lãnh thổ Bên mình.

        Khi phát hiện mốc quốc giới có hiện tượng khác thường hoặc bị mất, Bên phát hiện cần thông báo ngay cho Bên kia để cùng kiểm tra xác nhận, làm biên bản và báo cáo lên cấp trên của mình.

        Điều 8:

        Khi cần thiết, hai Bên tổ chức các đội kiểm tra liên hợp để tiến hành kiểm tra song phương đường biên giới hoặc các mốc quốc giới.

        Điều 9:

        a) Hai Bên ký kết thường xuyên tiến hành việc tuyên truyền giáo dục công dân ở dọc biên giới nước mình tham gia bảo vệ các mốc quốc giới và hết sức giúp đỡ các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra biên giới.

        b) Mỗi Bên ký kết xử lý theo pháp luật của nước mình những người cư trú trên lãnh thổ mình đã phá hoại, làm hư hại hoặc tự ý xê dịch, di chuyển mốc quốc giới, ngăn cản các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra biên giới.

        Điều 10:

        Hai Bên ký kết có những biện pháp kiên quyết ngăn chặn mọi hành động dẫn đến sự thay đổi đường biên giới trên các sông, suối biên giới.

        Bên nào vi phạm quy định trên đây gây thiệt hại cho Bên kia, phải có trách nhiệm bồi thường thích đáng và phá huỷ các công trình đã dẫn đến sự thay đổi đường biên giới, khôi phục lại nguyên trạng đường biên giới.

        Điều 11:

        Mỗi khi phát hiện thấy một đoạn sông, suối biên giới đổi dòng làm ảnh hưởng đến đường biên giới hai nước, các Đồn Biên phòng gần nhau làm biên bản chung, có chừ ký của Đồn trưởng Đồn Biên phòng hai Bên xác nhận việc đổi dòng và nguyên nhân của nó để báo cáo lên cấp trên của mỗi Bên.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Ba, 2016, 06:38:27 pm

       
Chương thứ hai

       
VIỆC QUA LẠI BIÊN GIỚI
        Điều 12:

        Hai Bên ký kết nhất trí rằng "khu vực biên giới" nói trong Hiệp định này là khu vực bao gồm các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương của Việt Nam và các bản hoặc đơn vị hành chính tương đương của Lào tiếp giáp với đường biên giới quốc giới giữa hai nước nhằm làm cho việc qua lại biên giới của công dân cư trú trong khu vực biên giới của hai Bên được thuận tiện, đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày của họ và đảm bảo an ninh cho mỗi khu vực biên giới.

        Hai Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau biết danh sách các xã, bản hoặc đơn vị hành chính tương đương nói trên và nói rõ thuộc huyện, tỉnh nào.

        Điều 13:

        Công dân cư trú trong khu vực biên giới của mỗi Bên từ 15 (mười lăm) tuổi trở lên được nhà đương cục có thẩm quyền của nước mình cấp một giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận có ký hiệu riêng gọi là giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới để phân biệt với công dân cư trú ngoài khu vực biên giới. Hai Bên ký kết thông báo cho nhau biết ký hiệu của giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận đó.

        Điều 14:

        a) Công dân cư trú trong khu vực biên giới Bên này sang các xã, bản tiếp giáp và lân cận thuộc khu vực biên giới Bên kia để mua bán, trao đổi hàng hoá cần thiết cho đời sống hàng ngày, cho sản xuất, thăm viếng người thân, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ.

        b) Hai Bên ký kết quy định thể thức, danh mục, giá trị và số lượng hàng và tiền tệ mà công dân ở khu vực biên giới mỗi Bên được phép mang qua biên giới theo khoản a) điều này.

        Điều 15:

        a) Khi có dịch bệnh với người, vật nuôi, cây trồng ở trong khu vực biên giới một Bên, chính quyền địa phương Bên đó phải có biện pháp phòng chống kịp thời; đồng thời phải báo ngay cho chính quyền địa phương Bên kia biết. Nếu được yêu cầu, Bên kia sẽ tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.

        b) Trong thời gian có dịch bệnh với người phải tạm dừng việc qua lại ở khu vực biên giới có dịch bệnh. Khi có vật nuôi, cây trồng nào có dịch bệnh phải tạm ngừng việc mua bán, di chuyển vật nuôi, cây trồng trong phạm vi xã, bản biên giới hoặc đơn vị hành chính tương đương do chính quyền nơi đó quyết định và báo ngay lên cấp trên của mình. Việc tạm ngừng qua lại tại các cửa khẩu chính ghi trong Điều 18 của Hiệp định này do Chính phủ mỗi Bên ký kết quyết định và thông báo cho Bên kia.

        Điều 16:

        Công dân ở mỗi Bên khu vực biên giới bị bệnh hoặc tai nạn có thể trực tiếp liên hệ với cơ sở y tế của Bên kia nhờ giúp đỡ cứu chữa; sau đó báo cho chính quyền Bên mình biết để liên hệ làm thủ tục cần thiết với chính quyền Bên kia.

        Điều 17:

        a) Mỗi Bên ký kết giáo dục nhân dân ở khu vực biên giới Bên mình tránh không để gia súc sang khu vực biên giới Bên kia phá hoại hoa màu. Trường hợp gia súc phá hoại hoa màu, người chủ gia súc đó phải bồi thường thích đáng theo sự thoả thuận của các bên đương sự.

        b) Khi có gia súc ở khu vực biên giới Bên kia qua khu vực biên giới Bên này, nhà chức trách và công dân Bên này giữ lại và trông nom giúp, đồng thời báo ngay cho nhà chức trách Bên kia và chủ gia súc biết để sang nhận và chủ gia súc phải trả tiền công trông nom gia súc đó. Trong lúc gia súc còn dưới sự quản lý của mình, cấm bắt gia súc đó làm việc hoặc đánh đập làm cho gia súc đó bị thương hoặc bị chết; nếu cố tình làm cho gia súc bị thương hoặc bị chết người trông nom phải bồi thường thích đáng.

        c) Nếu các đương sự không thể tự giải quyết được, chính quyền địa phương hai Bên giúp đỡ họ giải quyết trên tinh thần hữu nghị anh em.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2016, 08:10:28 pm
        Điều 18:

        Hai bên ký kết thoả thuận mở tám cửa khẩu chính trên các đường bộ sau đây:

a)

Tên cửa khẩu phía Việt Nam      Đường qua biên giới       Tên cửa khẩu phía Lào
Tây ChangĐường 42Xốp Hun
Pa HángĐường 43Sốp Bau
Na MèoĐường 217Bản Lơi
Nậm CắnĐường 7Nậm Căn
Keo NưaĐường 8Keo Nưa (Na Pe)
Cha Lo (đèo Mụ Giạ)Đường 12Thông Khảm
Lao BảoĐường 9Huội Ka Ky (Bản A Lôn)
Bờ YĐường 18Giang Giơn

        b) Ở những nơi xa các cửa khẩu nói ở khoản a) điều này, nếu xét thấy cần thiết, chính quyền cấp tỉnh hai Bên có thể thoả thuận mở thêm những cửa khẩu phụ để thuận tiện cho công dân cư trú ở khu vực qua lại. Việc kiểm soát qua lại biên giới ở cửa khẩu phụ phải theo nguyên tắc kiểm soát chung.

        Điều 19:

        Công dân của hai Bên ký kết khi qua lại biên giới phải tuân theo những quy định sau đây:

        a) Công dân cư trú trong khu vực biên giới của mỗi Bên ký kết khi đi phải sang biên giới của Bên kia với mục đích nêu trong Điều 14 của Hiệp định này phải có giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận như quy đỉnh ở Điều 13 của Hiệp định này. Nếu đương sự muốn lưu lại khu vực biên giới nơi đến quá 7 (bảy) ngày thì phải xin giấy phép của chính quyền xã, bản nơi mình cư trú hoặc đồn Biên phòng gần nhất Bên mình. Thời hạn của giấy phép không quá 20 (hai mươi) ngày, nhưng có thể được chính quyền địa phương nơi đến gia hạn thêm không quá 15 ngày.

        Những người dưới 15 (mười lăm) tuổi chưa có giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới được đi sang khu vực biên giới Bên kia với điều kiện là đi kèm với người có giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới.

        Đương sự phải xuất trình giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới và giấy phép cho đồn Biên phòng hoặc chính quyền xã, bản nơi đến.

        b) Công dân của Bên ký kết này khi xuất, nhập cảnh lãnh thổ của Bên ký kết kia phải tuân theo các quy định có liên quan của mỗi Bên ký kết và các quy định đã được hai Bên thoả thuận.

        c) Hàng hoá, vật tư, thiết bị (trừ các loại hàng được phép mua, bán, trao đổi theo quy định của Điều 14 Hiệp định này) và các loại phương tiện vận chuyển nhập cảnh, xuất cảnh phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ của các cơ quan hữu quan, phải tuân theo luật lệ hải quan, kiểm dịch và luật lệ liên quan khác của mỗi Bên.

       Điều 20:

        Việc kiểm soát qua lại biên giới quy định sau:

        a) Người, hành lý, hàng hoá, phương tiện vận chuyển chỉ được qua lại biên giới của hai Bên ký kết khi có đầy đủ giấy tờ hợp lệ như Điều 19 của Hiệp định này quy định và phải qua đúng cửa khẩu đã được phép. Đương sự phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành và các giấy tờ cần thiết khác cho nhà chức trách và tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm nhiệm vụ kiểm soát tại các cửa khẩu.

        b) Hai Bên ký kết sẽ thoả thuận quy đinh những trường hợp đặc biệt được miễn thủ tục hải quan.

        Điều 21:

        a) Trường hợp có công dân cư trú trong khu vực biên giới Bên này sang xin di cư sang khu vực biên giới Bên kia, nếu thấy nguyện vọng của họ là chính đáng, thì chính quyền cấp tỉnh của đương sự bàn bạc với chính quyền cấp tỉnh phía Bên kia nếu được sự chấp nhận của chính quyền cấp tỉnh phía Bên kia mới cho phép di cư.

        b) Khi một Bên thấy công dân Bên kia tự tiện di cư qua khu vực biên giới Bên mình thì phải báo cho Bên kia biết để chính quyền cấp tỉnh hai Bên bàn bạc giải quyết trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và luật pháp mỗi Bên.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Ba, 2016, 11:50:15 am
      
Chương thứ ba

        KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG SÔNG SUỐI BIÊN GIỚI,
        BẢO VỆ RỪNG, SĂN BẮN, KHAI KHOÁNG VÀ GIỮ GÌN
        AN NINH TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI

        Điều 22:

        Sông, suối biên giới là những sông, suối có đường biên giới đi giữa lạch sâu nhất vào lúc mức nước thấp nhất (nếu là sông, suối tàu thuyền đi lại được) hoặc giữa sông, suối nếu là sông, suối tàu thuyền không đi lại được).

        Trong việc khai thác sử dụng các sông, suối biên giới, mỗi Bên ký kết cần áp dụng những biện pháp cần thiết bảo đảm tôn trọng lợi ích của cả hai Bên.

       Điều 23:

        a) Công dân cư trú hai bên bờ sông, suối biên giới được sử dụng nước sông, suối để đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt, sản xuất và giao thông.

        b) Việc làm các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và các công trình khác cỡ nhỏ trên các sông, suối biên giới phải được phép của chính quyền cấp tỉnh hữu quan của hai Bên ký kết trên cơ sở tôn trọng lợi ích của cả hai Bên ký kết và tránh không được làm thay đổi dòng chảy và ô nhiễm môi trường của các sông, suối đó.

        c) Việc xây dựng những công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và các công trình khác cỡ vừa hoặc lớn trên các sông, suối biên giới, kể cả các công trình xa đường biên giới nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng nước và môi trường của các sông, suối đó, phải được Chính phủ hai bên ký kết thoả thuận.

        d) Hai Bên ký kết có những biện pháp bảo vệ môi trường các sông, suối biên giới.

        Trong việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên các sông, suối biên giới cấm dùng các chất nổ, chất độc hoá học, các loại lá, rễ cây có chất độc và các phương tiện khác có thể làm cho thuỷ sản chết hàng loạt.

        Điều 24:

        a) Đối với cầu biên giới, mỗi Bên ký kết quản lý nửa cầu về phía Bên mình.

        b) Bên ký kết này phải thông báo cho Bên ký kết kia về thời gian và nội dung sửa chữa, bảo dưỡng phần cầu do Bên mình quản lý. Sau khi sửa chữa, bảo dưỡng xong phải thông báo cho Bên kia biết.

        Phí tổn đối với việc sửa chữa, bảo dưỡng phần cầu thuộc Bên nào do Bên đó chịu.

        c) Việc xây dựng cầu mới hoặc xây lại cầu cũ bị hư hỏng cần có sự thoả thuận của hai Bên ký kết về vị trí, hình dáng, kích thước cấu trúc, trọng tải, thời gian và kinh phí. Hai Bên ký kết cần có sự hợp tác tích cực trong việc xây dựng cầu đó.

       Điều 25:

        a) Cấm công dân ở khu vực biên giới Bên này sang khu vực Biên giới bên kia làm ruộng, rẫy, vườn, săn bắn, đốn cây, khai thác lâm thổ sản, khoáng sản và thuỷ sản, trừ trường hợp được chính quyền cấp tỉnh hoặc Chính phủ hai Bên cho phép.

        b) Việc săn bắn trong khu vực biên giới phải chấp hành theo các quy định có liên quan của mỗi Bên hoặc các thoả thuận của hai Bên ký kết. Tuyệt đối cấm săn bắn các loại thú quý, hiếm trong khu vực biên giới. Hai Bên ký kết sẽ cùng nhau quy định các loại thú đó.

        Điều 26:

        Hai Bên ký kết tăng cường hợp tác bảo vệ rừng và có những biện pháp ngăn cấm mọi hành động gây hại cho rừng trong khu vực biên giới. Khi một Bên bị sâu bệnh phá hoại hoa màu, cây cối hoặc bị cháy rừng Bên đó phải nhanh chóng diệt trừ sâu bệnh hoặc dập tắt đám cháy, đồng thời báo cho chính quyền xã, bản hoặc đồn Biên phòng nơi gần nhất Bên kia biết để kịp thời có biện pháp phòng ngừa. Nếu được yêu cầu Bên kia cần tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.

        Điều 27:

        a) Việc thăm dò địa chất và khai khoáng của mỗi Bên ký kết trong khu vực biên giới chỉ được tiến hành trên lãnh thổ phía Bên mình. Nếu việc thăm dò địa chất và khai khoáng đó có ảnh hưởng đến đường biên giới giữa hai nước và tài nguyên của Bên kia thì phải được sự thoả thuận của Bên đó trên cơ sở tôn trọng lợi ích của nhau.

        b) Khi một Bên tiến hành khảo sát bằng việc dùng máy bay chụp ảnh từ trên không ở khu vực biên giới của mình cần thông báo cho phía Bên kia biết trước. Nếu cần bay qua đường biên giới hoặc chụp ảnh khu vực biên giới của Bên kia thì phải được sự đồng ý của Bên kia thông qua đường ngoại giao.

       Điều 28:

        a) Hai Bên ký kết hợp tác chặt chẽ giữ gìn anh ninh khu vực biên giới giữa hai nước, ngăn ngừa và đập tan mọi hành động xâm phạm an ninh quốc gia, ngăn chặn buôn lậu.

        b) Khi một Bên phát hiện hoạt động của biệt kích, gián điệp và eác phần tử xấu khác trong khu vực biên giới cần kịp thời thông báo phía Bên kia biết và phối hợp hoạt động truy quét.

        c) Công dân của một Bên phạm tội hình sự và bị bắt trong khu vực biên giới của Bên kia thì Bên bắt giữ tiến hành xét xử theo pháp luật của mình; sau khi xét xử xong trao trả đương sự cùng hồ sơ vụ án và tư trang của đương sự nếu có cho Bên kia.

        d) Cấm bắn súng và ném chất nổ qua Bên kia biên giới. Nếu một Bên muốn nổ mìn và luyện tập quân sự trong khu vực biên giới cần thông báo cho Bên kia biết.

        e) Mỗi Bên ký kết có nghĩa vụ đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của những công dân thuộc khu vực biên giới Bên kia sang khu vực biên giới Bên mình một cách hợp pháp. Trường hợp họ gặp tai nạn cần tích cực và kịp thời giúp đỡ; đồng thời xác minh nguyên nhân tai nạn và thông báo ngay cho chính quyền Bên kia biết.

        g) Khi phát hiện thấy xác chết ở khu vực biên giới mà không rõ người chết là người của bên nào, Bên phát hiện phải thông báo ngay cho phía bên kia biết để cùng nhau xác minh. Nếu người chết là người của bên nào thì bên đó chôn cất.

        Sau 24 (hai mươi bốn) giờ kể từ khi thông báo, nếu Bên kia không đến thì Bên phát hiện làm các thủ tục cần thiết và được phép chôn cất.

        Điều 29:

        Mỗi Bên ký kết xử lý thích đáng theo pháp luật của Bên mình những người có hành động vi phạm quy chế biên giới.

        Đối với những người vi phạm quy chế qua lại biên giới, nếu là công dân của Bên nào thì trao cho Bên đó xử lý, trừ những trường hợp phạm pháp về hình sự.

        Khi giao nhận người vi phạm nói trên cần làm biên bản ghi nhận hành động vi phạm của họ; tang vật thì xử lý theo pháp luật của Bên bắt giữ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Ba, 2016, 12:09:53 pm

       
Chương thứ tư

       
TỔ CHỨC THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VỀ QUY CHẾ BIÊN GIỚI

        Điều 30:

        Trong việc quản lý đường biên giới và bảo quản các mốc quốc giới, các đồn Biên phòng hai Bên có nhiệm vụ:

        a) Tổ chức quản lý đoạn biên giới và bảo quản các mốc quốc giới do đồn mình phụ trách.

        b) Phát hiện những hiện tượng thay đổi về đường biên giới trên thực địa, ngăn chặn kịp thời những hành động phá hoại, di chuyển mốc quốc giới, phát hiện những mốc quốc giới bị phá hoại, bị hư hại, bị di chuyển và những hiện tượng không bình thường khác, kịp thời thông báo cho đồn đối diện biết và làm biên bản chung báo cáo lên cấp trên của mỗi Bên sau khi cùng xem xét hiện trường.

        c) Tiến hành kiểm tra liên hợp định kỳ mỗi năm ít nhất một lần; thời gian kiểm tra định kỳ do các đồn có trách nhiệm liên đới thoả thuận.

        d) Tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng, khôi phục mốc quốc giới trong phạm vi đồn phụ trách theo kế hoạch của cơ quan biên giới trung ương.

        Điều 31:

        Đồn trưởng Biên phòng mỗi Bên có nhiệm vụ:

        a) Quan hệ với Đồn trưởng Biên phòng Bên kia trong việc thực hiện những nhiệm vụ giải quyết những vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của mình. Những vấn đề ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì báo cáo lên cấp trên và chính quyền cấp tỉnh.

        b) Tiếp nhận hoặc trao cho Bên kia những người vi phạm quy chế qua lại biên giới nói ở Điều 29 của Hiệp định này.

        c) Phối hợp hoạt động với phía Bên kia cùng bảo vệ anh ninh khu vực biên giới.

        d) Cấp giấy phép cho công dân khu vực biên giới phía Bên mình khi có việc phải qua khu vực biên giới Bên kia theo khoản a) Điều 19 của Hiệp định này.

        Điều 32:

        Chế độ quan hệ làm việc giữa Đồn trưởng Biên phòng hai Bên quy định như sau:

        a) Tiến hành họp thường kỳ 3 tháng một lần và họp bất thường nếu cần để giải quyết những công việc đã quy định ở Điều 31 của Hiệp định này.

        b) Các cuộc họp thường kỳ được tổ chức luân phiên; họp trên lãnh thổ bên nào thì Bên đó chịu trách nhiệm về ăn, ở, đi lại, hoạt động và an ninh. Hai Bên thông báo trước cho nhau biết các vấn đề sẽ nêu và thành phần dự họp.

        c) Đề nghị họp bất thường của Đồn trưởng Biên phòng cần đưa ra cho đồn trưởng Biên phòng Bên kia trước 24 giờ và cần được Đồn trưởng Biên phòng Bên kia chấp nhận.

        d) Nếu Đồn trưởng một Đồn Biên phòng gặp trở ngại không thể đến họp được, có thể uỷ nhiệm Phó Trưởng đồn hoặc người đại diện có thẩm quyền khác họp thay nhưng cần báo trước cho Đồn trưởng Đồn đối diện biết.

        e) Cuộc họp của các Đồn trưởng đồn Biên phòng cần làm biên bản chung ghi rõ thời gian, thành phần, địa điểm, nội dung cuộc họp, những vấn đề hai Bên đã thống nhất giải quyết, những vấn đề chưa giải quyết được Biên bản làm thành hai bản, mỗi bản bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Lào, có chữ ký của Đồn trưởng hai Bên hoặc người được uỷ quyền.

        Điều 33:

        Chính quyền các tỉnh biên giới có nhiệm vụ:

        a) Tổ chức phổ biến rộng rãi và thường xuyên nội dung Hiệp định về Quy chế biên giới cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong tỉnh, nhất là trong khu vực biên giới.

        b) Chỉ đạo việc quản lý, bảo vệ đường biên giới và bảo quản hệ thống mốc quốc giới trong phạm vi tỉnh mình phụ trách.

        c) Chỉ đạo việc kiểm tra đường biên giới và mốc quốc giới, theo kế hoạch do cơ quan biên giới trung ương hai Bên thoả thuận đề ra.

        d) Theo dõi tình hình công tác biên giới trong phạm vi tỉnh mình.

        e) Liên hệ với đại diện chính quyền cấp tỉnh của tỉnh biên giới phía Bên kia để giải quyết những sự kiện về biên giới.

        g) Báo cáo lên cơ quan biên giới trung ương bên mình tình hình thực hiện quy chế biên giới và những vấn đề không giải quyết được hoặc ngoài thẩm quyền của mình. Trong khi chờ ý kiến. giải quyết của cấp trên, mỗi Bên cố gắng giữ quan hệ bình thường, không làm cho tình hình thêm phức tạp hơn.

        h) Cử ra một thành viên của Uỷ ban nhân dân tỉnh (phía Việt Nam) hay Uỷ ban chính quyền tỉnh (phía Lào) phụ trách theo dõi, chỉ đạo thường xuyên việc thực hiên Hiệp định về Quy chế biên giới trong phạm vi tỉnh mình và đại diện cho tỉnh giải quyết các vấn đề về biên giới với tỉnh biên giới bên kia. Người đại diện này có một Phó và một số chuyên viên giúp việc.

        i) Các đại diện chính quyền cấp tỉnh có chung biên giới tiến hành hội nghị khi hai Bên thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của một Bên. Hai Bên sẽ thoả thuận về thời gian và địa điểm từng hội nghị. Hội nghị tổ chức trên lãnh thổ Bên nào, Bên đó đảm nhiệm chi phí.

        Trong các cuộc họp, nếu xét thấy cần thiết, có đại diện các ngành có liên quan và một số chuyên viên tham dự, nhưng cần thông báo cho phía Bên kia. Công việc của các kỳ họp được ghi trong biên bản chung: thời gian, thành phần, địa điểm, nội dung cuộc họp, những vấn đề hai Bên đã thống nhất giải quyết, những vấn đề chưa giải quyết được. Biên bản làm thành hai bản, mỗi bản bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Lào, có chữ ký của đại diện hai tỉnh.

        Điều 34:

        a) Cơ quan Biên giới Trung ương của hai Bên được giao nhiệm vụ trực tiếp quan hệ với nhau để giúp Chính phủ hai Bên chỉ đạo việc thực hiện Hiệp định này.

        b) Hai Bên tiến hành hội nghị khi cần thiết hoặc theo đề nghị của một Bên. Hai Bên sẽ thoả thuận về thời gian và địa điểm hội nghị. Hội nghị tổ chứ trên lãnh thổ Bên nào bên đó đảm nhiệm chi phí.

        Các hội nghị của cơ quan biên giới trung ương hai Bên nếu xét thấy cần có thể có đại diện cán Bộ, ngành và các tỉnh biên giới liên quan cùng các chuyên viên tham dự.

        Công việc của mỗi hội nghị của cơ quan biên giới trung ương hai Bên được ghi vào biên bản chung, có chữ ký của Trưởng đoàn đại biểu hai Bên.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Ba, 2016, 11:55:51 am
      
Chương thứ năm
       
CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
       Điều 35:

        a) Hiệp định này có thể được sửa đổi, bổ sung theo sự thoả thuận của hai Bên ký kết.

        b) Hai Bên ký kết phải giải quyết các bất đồng có liên quan đến việc giải thích và vận dụng Hiệp định này thông qua thương lượng giữa cơ quan biên giới trung ương hai Bên; nếu không giải quyết được thì báo cáo lên hai Chính phủ.

       Điều 36:

        a) Hiệp định này sẽ được phê chuẩn và sẽ có hiệu lực sau 180 ngày kể từ ngày hai Bên trao đổi thư phê chuẩn.

        b) Hiệp định này có giá trị trong 10 năm kể từ ngày có hiệu lực và tiếp tục có giá trị thêm từng 5 năm một nếu sáu tháng trước khi Hiệp định hết hạn, không Bên nào thông báo bằng Công hàm ý đinh muốn huỷ bỏ Hiệp định.

        Điều 37: Kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, Biên bản về Quy chế đầu tiên về Quy chế Biên giới giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào ký ngày 03-7-1978 tại Viếng Chăn mặc nhiên không còn giá trị nữa.

        Làm tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 01-3-1990 thành hai bản, mỗi bản bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Lào, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.
        
            THAY MẶT CHÍNH PHỦ                          THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM     CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
                       (Đã ký)                                                       (Đã ký)
               NGUYỄN CƠ THẠCH                                      PHUN XI PA XỚT
        BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO                  BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO


PHỤ LỤC
(Kèm theo Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào)
       * Toàn tuyến Biên giới Việt Nam - Lào gồm: 214 mốc.
        - Số đoạn: 10 đoạn.
        - Mốc đơn: 190 mốc.
        - Mốc đôi: 3 mốc.
        - Mốc ba: 6 mốc.
        
Phụ lục I

       A. Mốc quốc giới nằm trên lãnh thổ Việt Nam: 15 mốc

- Đoạn B: B-13 (1) ba mốc- Đoạn L: L-1 mốc đôi
- Đoạn G: G-7               L-5 mốc đôi  
- Đoạn H: H-1 mốc đôi- Đoạn M: M-6
              H-5- Đoạn Q: Q-7
- Đoạn K: K-1 (2) mốc ba- Đoạn R: R-1 mốc đôi
              K-1 (2) mốc ba               R-2 (1) mốc ba
              K-1 (3) mốc ba               R-7 (2) mốc ba
- Đoạn T: T-23

       B. Mốc quốc giới nằm trên lãnh thổ Lào: 21 mốc

- Đoạn B: B-13 (2) ba mốc- Đoạn L: L-1 mốc đôi
              B-13 (2) mốc ba               L-5 (2) mốc ba
- Đoạn E: G-4               L-5 (3) mốc ba
- Đoạn G: G-9- Đoạn Q: Q-8
- Đoạn H: H-1 mốc đôi- Đoạn R: R-1 mốc đôi
- Đoạn K: K-1 (2) mốc ba               R-2 (2) mốc ba
              K-2 (1) mốc ba               R-2 (3) mốc ba
              K-2 (3) mốc ba               R-7 (1) mốc ba
              K-4               R-7 (3) mốc ba
              K-5- Đoạn T: T-13
              T-22


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2016, 09:11:01 am
Phụ lục II
       A. Mốc quốc giới mang số chẵn: 88 mốc
Đoạn A          A-2, A-4, A-6
Đoạn BB-2, B-4, B-6, B-8, B-10, B-12
Đoạn CC-2, C-4, C-6, C-8
Đoạn DD-2, D-4, D-6, D-8
Đoạn EE-2, E-6, E-8
Đoạn GG-2, G-4, G-6, G-8, G-10, G-12
Đoạn HH-2, H-4, H-6, H-8
Đoạn II-2, I-4, I-6, I-8
Đoạn KK-6
Đoạn LL-2, L-6, L-8, L-10
Đoạn MM-2, M-4, M-8, M-10, M-12, M-14
Đoạn NN-2, N-4, N-6, N-8, N-10, N-12
Đoạn OO-2, O-4
Đoạn PP-2, P-4
Đoạn QQ-2, Q-4, Q-6, Q-10, Q-12, Q-14, Q-16
Đoạn RR-8, R-10, R-12, R-14, R-16
Đoạn SS-2, S-4, S-6, S-8, S-10
Đoạn TT-2, T-4, T-6, T-8, T-10, T-12, T-14, T-18, T-20, T-22, T-24, T-26
Đoạn UU-2, U-4, U-6

       B. Mốc quốc giới mang số lẻ : 90 mốc
Đoạn A          A-3, A-5, A-7
Đoạn BB-1, B-3, B-5, B-7, B-9, B-11
Đoạn CC-1, C-3, C-5, C-7, C-9
Đoạn DD-1, D-3, D-5, D-7, D-9
Đoạn EE-1, E-3, E-5, E-7, E-9
Đoạn GG-1, G-3, G-5, G-11
Đoạn HH-3, H-7
Đoạn II-1, I-3, I-5, I-7
Đoạn KK-3
Đoạn LL-3, L-7, L-9
Đoạn MM-1, M-3, M-5, M-7, M-9, M-11, M-13
Đoạn NN-1, N-3, N-5, N-7, N-9, N-11, N-13
Đoạn OO-1, O-3
Đoạn PP-1, P-3, P-5
Đoạn QQ-1, Q-3, Q-5, Q-9, Q-11, Q-13, Q-15, Q-17
Đoạn RR-9, R-11, R-13, R-15
Đoạn SS-1, S-3, S-5, S-7, S-9, S-11
Đoạn TT-1, T-3, T-5, T-7, T-9, T-11, T-15, T-17, T-19, T-21, T-25, T-27
Đoạn UU-1, U-3, U-5
Làm tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 1-3-1990.
       
               THAY MẶT                                          THAY MẶT
   ĐOÀN ĐẠI BIỂU VIỆT NAM                          ĐOÀN ĐẠI BIỂU LÀO
                (Đã ký)                                                       (Đã ký)
          LÊ MINH NGHĨA                           KHĂMVEOXIKHỐTCHUNLẠMALI
TRƯỞNG BAN BAN BIÊN GIỚI          CỤC TRƯỞNG CỤC BIÊN GIỚI QUỐC GIA
        HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG                                BỘ NỘI VỤ      



Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Ba, 2016, 10:40:11 pm

        5. Nghị định thư sửa đổi và bổ sung Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ngày 1-3-1990

       
Ký ngày 31-8-1997         

        Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào;

        Căn cứ khoản a Điều 35 Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 1-3-1990, đã quy định là Hiệp định có thể được sửa đổi và bổ sung theo thỏa thuận của hai Bên ký kết, đã quyết định sủa đổi bổ sung một số điều khoản sau đây:

        Điều 1:

        Bổ sung đoạn sau đây vào cuối khoản a Điều 1: Trường hợp xây dựng lại mốc tại vị trí cũ hoặc tại vị trí mới để thay mốc cũ, cũng như việc thực hiện những công việc xác định đường biên và mốc quốc giới mà Uỷ ban Liên hợp chưa hoàn thành, hai Bên sẽ làm văn bản ghi nhận theo thể thức mà Uỷ ban liên hợp đã quy định. Theo sự thoả thuận của hai Bên, khi thực hiện những công việc trên, sau khi được sự chấp thuận của Chính phủ hai nước, các văn bản này được coi là phụ lục bổ sung hoặc thay thế các phụ lục cùng tên đính kèm Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 18-7-1977 và Hiệp ước Bổ sung ký ngày 24-01-1986.

        Điều 2:

        Bổ sung thêm đoạn 3 Điều 2: Hai Bên ký kết có biện pháp kiên quyết ngăn chặn mọi hành động làm thay đổi đường biên giới trên bộ; không cho phép Bên nào tuỳ tiện xây dựng thêm bất cứ công trình gì trong phạm vị 100 (một trăm) mét cách đường biên giới về mỗi Bên. Nếu Bên nào có nhu cầu muốn xây dựng trong phạm vi nói trên, cần thông báo và trao đổi trước với phía Bên kia trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích của nhau, phù hợp với các điều kiện và hoàn cảnh thực tế.

        Điều 3:

        Khoản a Điều 14 được sửa đổi như sau: Công dân cư trú trong khu vực biên giới Bên này được phép sang các xã, bản tiếp giáp và lân cận thuộc khu vực biên giới Bên kia để mua bán, trao đổi hàng hoá cần thiết phục vụ sản xuất và đời sống hàng ngày, thăm viếng người thân, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ.

        Điều 4:

        Bổ sung thêm khoản c Điều 18: c) Nếu hai Bên xét thấy cần thiết nâng cửa khẩu phụ thành cửa khẩu chính, từ cửa khẩu chính thành cửa khẩu quốc tế và đổi tên cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế, hai bên sẽ trao đổi bằng văn bản qua đường ngoại giao, khi Chính phủ hai nước chấp thuận mới được tổ chức thực hiện.

        Điều 5:

        Bổ sung thêm khoản d Điều 19: Công dân của hai tỉnh có chung đường biên giới được phép sử dụng Giấy thông hành biên giới do Công an cấp tỉnh cấp để qua lại cửa khẩu hình, cửa khẩu quốc tế công tác và thăm viếng hữu nghị. Giấy thông hành biên giới phải ghi rõ mục đích chuyến đi và chỉ có giá trị sử dụng trong phạm vi tỉnh biên giới đối diện.

        Điều 6:

        Khoản a và b Điều 21 được sửa đổi như sau: a) Trường hợp công dân cư trú trong khu vực biên giới Bên này muốn di cư sang khu vực biên giới Bên kia phải xin phép chính quyền cấp tỉnh Bên mình. Nếu thấy nguyện vọng của họ là chính đáng, Chính quyền cấp tỉnh của đương sự trao đổi với Chính quyền cấp tỉnh phía Bên kia, rồi báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để trình Chính phủ bên mình xem xét quyết định. Sau khi được Chính phủ hai nước chấp nhận thì mới được di cư.

        b) Khi một Bên thấy công dân Bên kia tự tiện di cư qua khu vực biên giới Bên mình thì phải thông báo ngay cho Bên kia biết để cùng nhau giải quyết trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và pháp luật của mỗi Bên.

        Điều 7:

        Khoản a Điều 27 được sửa đổi như sau: a) Việc thăm dò địa chất và khai khoáng trong khu vực biên giới chỉ được tiến hành trên lãnh thổ Bên mình. Khi một Bên có nhu cầu tiến hành thăm dò địa chất và khai khoáng trong phạm vi cách đường biên giới về phía mỗi bên 500 (năm trăm) mét, phải thông báo và trao đổi với phía bên kia trước trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích của nhau, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế. Việc khai thác các mỏ khoáng sản nằm trên đường biên giới cần phải có sự thoả thuận và được phép của Chính phủ hai nước.

        Điều 8: Điều 29 được điều chỉnh và bổ sung như sau:

        Mỗi bên ký kết phải kiên quyết xử lý theo pháp luật của Bên mình đối với những người có hành động sai trái và người vi phạm Hiệp định về Quy chế biên giới giữa hai nước.

        Đối với những người vi phạm Quy chế qua lại biên giới, nếu là công dân của Bên nào thì trao cho Bên đó xử lý, trừ những trường hợp phạm pháp về hình sự.

        Khi giao nhận những người có hành động sai trái và người vi phạm nói trên phải lập biên bản ghi nhận hành động vi phạm của 1 đương sự, về tang vật thì xử lý theo pháp luật của Bên bắt giữ.

        Điều 9:

        Nghị định thư này sẽ có hiệu lực kể từ ngày hai Bên trao đổi Công hàm qua đường ngoại giao thông báo về việc hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết của hai Bên ký kết.

        Làm tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày 31-8-1997 thành hai bản bằng tiếng Việt và tiếng Lào. Hai văn bản đều có giá trí như nhau.

       
          THAY MẶT CHÍNH PHỦ                       THAY MẶT CHÍNH PHỦ
        NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM                       NƯỚC CHDCND LÀO
                    (Đã ký)                                             (Đã ký)
            TRẦN CÔNG TRỤC                           PHÔNG XA VẮT BÚP PHẢ


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2016, 01:29:32 pm
        
NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH VỀ QUY CHẾ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ
CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (SAU KHI SỬA ĐỔI, BỔ SUNG)

        
Chương thứ nhất

        
VIỆC BẢO VỆ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI VÀ CÁC MỐC GIỚI

        Điều 1:

        a) Đường biên giới quốc gia giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được quy định bởi Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18-7-1977 và Hiệp ước bổ sung ký ngày 24-1-1986 cùng các văn bản, phụ lục, tài liệu, bản đồ sơ đồ về phân giới trên thực địa và cắm mốc kèm theo các Hiệp ước nói trên bao gồm:

        - Nghị định thư ký ngày 24-1-1986 và Nghị định thư bổ sung ký ngày 16-10-1987.

        - Các biên bản phân giới và cắm mốc trên thực địa các đoạn biên giới đã miêu tả toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào.

        - Các biên bản cắm mốc trên thực địa đã miêu tả từng mốc quốc giới.

        - Các mảnh sơ đồ đường biên giới Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/25.000 đã vẽ toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào.

        - Các sơ đồ vị trí mốc quốc giới tỷ lệ 1/,5.000 và tỷ lệ 1/10.000 và vẽ vị trí từng mốc quốc giới.

        - Các ảnh của từng mốc quốc giới.

        Trường hợp xây dựng lại mốc tại vị trí cũ hoặc tại vị trí mới để thay mốc cũ, cũng như việc thực hiện những công việc xác định đường biên và mốc quốc giới mà Uỷ ban biên hợp chưa hoàn thành, hai Bên sẽ làm văn bản ghi nhận theo thể thức mà Uỷ ban liên hợp đã quy định. Theo sự thoả thuận của hai Bên, khi thực hiện những công việc trên, sau khi được sự chấp thuận của Chính phủ hai nước, các văn bản này được coi là phụ lục bổ sung hoặc thay thế các phụ lục cùng tên đính kèm Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 18-7-1977 và Hiệp ước Bổ sung ký ngày 24-1-1986.

        b) Đường biên giới nói ở khoản a) điều này cũng là đường dùng để phân ranh giới vùng trời và lòng đất giữa hai nước vạch theo hướng thẳng đứng.

        Điều 2:

        Hai Bên ký kết có nhiệm vụ bảo đảm tôn trọng đường biên giới giữa hai nước, bảo vệ toàn bộ hệ thống mốc quốc giới giữa hai nước.

        Việc giải quyết vấn đề đường biên giới thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước cao nhất. Các bộ, các ngành và các địa phương của hai Bên không được phép thoả thuận bất kỳ sự sửa đổi nào về đường biên giới, nếu có những thỏa thuận như vậy thì những thoả thuận đó hoàn toàn không có giá trị và phải huỷ bỏ.

        Hai Bên ký kết có biện pháp kiên quyết ngăn chặn mọi hành động làm thay đổi đường biên giới trên bộ; không cho phép Bên nào tuỳ tiện xây dựng thêm bất cứ công trình gì trong phạm vị 100 (một trăm) mét cánh đường biên giới về mỗi Bên. Nếu Bên nào có nhu cầu xây dựng trong phạm vi nói trên, phải thông báo và trao đổi trước với phía Bên kia trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích của nhau, phù hợp với các điều kiện và hoàn cảnh thực tế.

        Điều 3:

        Hai Bên ký kết phân công bảo quản các mốc quốc giới giữa hai nước như sau:

        a) Các mốc quốc giới đặt trên lãnh thổ Bên nào thì Bên đó chịu trách nhiệm bảo quản (Phụ lục 1).

        b) Các mốc quốc giới đặt chính tâm đường biên giới được phân công như sau (Phụ lục 2):

        - Bên Việt Nam chịu trách nhiệm đối với các mốc số chẵn.

        - Bên Lào chịu trách nhiệm đối với các mốc số lẻ.

        Nếu vì địa hình hiểm trở một Bên không đi tới được mốc mình được phân công phụ trách thì có thể giao cho Bên kia bảo quản thay theo sự thoả thuận của hai Bên.

        c) Nếu cần thiết, hai Bên ký kết sẽ cùng nhau thoả thuận điều chỉnh sự phân công nói trên.

        Điều 4:

        Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, mỗi Bên phát quang xung quanh mốc quốc giới do Bên mình phụ trách để dễ nhận thấy.

        Ở nơi nào cần thiết và có điều kiện thuận lợi, hai Bên ký kết phát quang dọc theo biên giới sâu vào lãnh thổ mỗi Bên 5 (năm) mét, dải phát quang này không phải là đường biên giới.

       Điều 5:

        Nội dung công tác bảo quản các mốc quốc giới là: giữ cho vị trí, loại mốc, hình dạng, kích thước, ký hiệu, chữ và mầu sắc của mốc quốc giới đúng với quy cách mà Uỷ ban Liên hợp đã thoả thuận trong các văn kiện phân giới và cắm mốc.

        Điều 6:

        a) Hai Bên ký kết cùng khôi phục sửa chữa mốc quốc giới hoặc phân công một Bên khôi phục, sửa chữa với sự có mặt của Bên kia. Đối với mốc bị phá hoại hoặc hư hại, sau khi khôi phục hoặc sửa chữa xong hai bên chụp ảnh lại mốc làm biên bản xác nhận sự khôi phục hoặc sửa chửa đó.

        b) Nếu vì lý do địa hình thực tế không thể làm lại mốc quốc giới ở vị trí cũ thì đội kiểm tra liên hợp cần đề nghị vị trí mới và chỉ được tiến hành xây đúng ở vị trí mới sau khi Chính phủ của hai Bên chuẩn y.

        Việc xây dựng lại mốc quốc giới phải tiến hành đúng theo Điều 5 hiệp định này và không được làm thay đổi đường biên giới. Nếu xây dựng lại mốc ở vị trí cũ thì ghi ký hiệu và chữ đúng như mốc cũ, nếu xây dựng mốc ở vị trí mới thì ghi năm xây dựng mới ở mặt mốc.

        Sau khi xây dựng xong phải làm Biên bản, vẽ sơ đồ vị trí và chụp ảnh mốc quốc giới theo thể thức mà Uỷ ban liên hợp đã quy định.

        c) Khi có cơ sở xác định rõ ràng mốc quốc giới bị công dân một Bên phá hoại hoặc làm hư hại Bên đó phải chịu toàn bộ phí tổn về việc khôi phục hoặc sửa chữa mốc quốc giới đó; trường hợp do nguyên nhân khách quan thì kinh phí do hai Bên cùng chịu.

        Điều 7:

        Mỗi Bên tổ chức tuần tra để bảo vệ biên giới và bảo quản các mốc quốc giới mà mình phụ trách. Đường tuần tra ở trên lãnh thổ Bên mình.

        Khi phát hiện mốc quốc giới có hiện tượng khác thường hoặc bị mất, Bên phát hiện cần thông báo ngay cho Bên kia để cùng kiểm tra xác nhận, làm Biên bản và báo cáo lên cấp trên của mình.

        Điều 8:

        Khi cần thiết, hai Bên tổ chức các đội kiểm tra liên hợp để tiến hành kiểm tra song phương đường biên giới hoặc các mốc quốc giới.

        Điều 9:

        a) Hai Bên ký kết thường xuyên tiến hành việc tuyên truyền giáo dục công dân ở dọc biên giới nước mình tham gia bảo vệ các mốc quốc giới và hết sức giúp đỡ các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra biên giới.

        b) Mỗi Bên ký kết xử lý theo pháp luật của nước mình những người cư trú trên lãnh thổ mình đã phá hoại, làm hư hại hoặc tự ý xê dịch, di chuyển mốc quốc giới, ngăn cản các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra biên giới.

        Điều 10:

        Hai Bên ký kết có những biện pháp kiên quyết ngăn chặn mọi hành động dẫn đến sự thay đổi đường biên giới trên các sông, suối biên giới.

        Bên nào vi phạm quy định trên đây gây thiệt hại cho Bên kia, phải có trách nhiệm bồi thường thích đáng và phá huỷ các công trình đã dẫn đến sự thay đổi đường biên giới, khôi phục lại nguyên trạng đường biên giới.

       Điều 11:

        Mỗi khi phát hiện thấy một đoạn sông, suối biên giới đổi dòng làm ảnh hưởng đến đường biên giới hai nước, các đồn Biên phòng gần nhau làm biên bản chung, có chữ ký của Đồn trưởng đồn Biên phòng hai Bên xác nhận việc đổi dòng và nguyên nhân của nó để báo cáo lên cấp trên của mỗi Bên.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2016, 04:47:48 am
        
Chương thứ hai
       
VIỆC QUA LẠI BIÊN GIỚI
       Điều 12:

        Hai Bên ký kết nhất trí rằng "khu vực biên giới" nói trong Hiệp định này là khu vi" bao gồm các xã hoặc đơn vị hành chính tương đương của Việt Nam và các bản hoặc đơn vị hành chính tương đương của Lào tiếp giáp với đường biên giới quốc giới giữa hai nước nhằm làm cho việc qua lại biên giới của công dân cư trú trong khu vực biên giới của hai Bên được thuận tiện, đáp ứng nhu cầu đời sống hàng ngày của họ và đảm bảo an ninh cho mỗi khu vực biên giới.

        Hai Bên ký kết sẽ thông báo cho nhau biết danh sách các xã, bản hoặc đơn vị hành chính tương đương nói trên và nói rõ thuộc huyện, tỉnh nào.

        Điều 13:

        Công dân cư trú trong khu vực biên giới của mỗi Bên từ 15 (mười lăm) tuổi trở lên được nhà đương cục có thẩm quyền của nước mình cấp một giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận có ký hiệu riêng gọi là giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới để phân biệt với công dân cư trú ngoài khu vực biên giới. Hai Bên ký kết thông báo cho nhau biết ký hiệu của giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận đó.

        Điều 14:

        a) Công dân cư trú trong khu vực biên giới Bên này được phép sang các xã, bản tiếp giáp và lân cận thuộc khu vực biên giới Bên kia để mua bán, trao đổi hàng hoá cần thiết phục vụ sản xuất và đời sống hàng ngày, thăm viếng người thân, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ.

        b) Hai Bên ký kết quy định thể thức, danh mục, giá trị và số lượng hàng và tiền tệ mà công dân ở khu vực biên giới mỗi Bên được pháp mang qua biên giới theo khoản a) điều này.

        Điều 15:

        a) Khi có dịch bệnh với người, vật nuôi, cây trồng ở trong khu vực biên giới một Bên, chính quyền địa phương Bên đó phải có biện pháp phòng chống kịp thời; đồng thời phải báo ngay cho chính quyền địa phương Bên kìa biết. Nếu được yêu cầu, Bên kia sẽ tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.

        b) Trong thời gian có dịch bệnh với người phải tạm dừng việc qua lại ở khu vực biên giới có dịch bệnh.

        Khi có vật nuôi, cây trồng nào bị dịch bệnh phải tạm ngừng việc mua bán, di chuyển qua biên giới vật nuôi, cây trồng đó.

        c) Việc tạm ngừng qua lại biên giới cũng như việc tạm ngừng mua bán, di chuyển vật nuôi, cây trồng trong phạm vi xã, bản biên giới hoặc đơn vị hành chính tương đương do chính quyền nơi đó quyết định và báo cáo ngay lên cấp trên của mình.

        Việc tạm ngừng qua lại tại các cửa khẩu chính ghi trong Điều 18 của Hiệp định này do Chính phủ mỗi Bên ký kết quyết định và thông báo cho Bên kia.

        Điều 16:

        Công dân của mỗi Bên ở khu vực biên giới bị bệnh hoặc tai nạn có thể trực tiếp liên hệ với cơ sở y tế của Bên kia nhờ giúp đỡ cứu chửa; sau đó báo cho chính quyền Bên mình biết để liên hệ làm thủ tục cần thiết với chính quyền Bên kia.

        Điều 17:

        a) Mỗi Bên ký kết giáo dục nhân dân ở khu vực biên giới Bên mình tránh không để gia súc sang khu vực biên giới Bên kia phá hoại hoa màu. Trường hợp gia súc phá hoại hoa màu, người chủ gia súc đó phải bồi thường thích đáng theo sự thoả thuận của các bên đương sự.

        b) Khi có gia súc ở khu vực biên giới Bên kia qua khu vực biên giới Bên này, nhà chức trách và công dân Bên này giữ lại và trông nom giúp, đồng thời báo ngay cho nhà chức tách Bên kia và chủ gia súc biết để sang nhập và chủ gia súc phải trả tiền công trông nom gia súc đó. Trong lúc gia súc còn dưới sự quản lý của mình, cấm bắt gia súc đó làm việc hoặc đánh đập làm cho gia súc đó bị thương hoặc bị chết; nếu cố tình làm cho gia súc bị thương hoặc bị chết người trông nom phải bồi thường thích đáng.

        c) Nếu các đương sự không thể tự giải quyết được, chính quyền địa phương hai Bên giúp đỡ họ giải quyết trên tinh thần hữu nghị anh em.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Ba, 2016, 06:44:02 pm

        Điều 18:

        Hai Bên ký kết thoả thuận mở 8 cửa khẩu chính trên các đường bộ sau đây:

        a)

Tên cửa khẩu phía Việt Nam         Đường giao thông        Tên cửa khẩu phía Lào
Tây ChangĐường 42Xốp Hun
Pa HángĐường 43Sốp Bau
Na MèoĐường 217Bản Lơi
Nậm CắnĐường 7Nậm Căn
Kẹo NưaĐường 8Keo Nưa (Na Pê)
Cha Lo (đèo Mụ Giạ)Đường 12Thông Khảm
Lao BảoĐường 9Huội Ka Ky (Bản A Lôn)
Bờ YĐường 18Giang Giơn

        b) Ở những nơi xa các cửa khẩu nói ở khoản a) điều này, nếu xét thấy cần thiết, chính quyền cấp tỉnh hai Bên có thể thoả thuận mở thêm những cửa khẩu phụ để thuận tiện cho công dân cư trú ở khu vực qua lại. Việc kiểm soát qua lại biên giới ở cửa khẩu phụ phải theo nguyên tắc kiểm soát chung.

        c) Nếu hai Bên xét thấy cần thiết nâng cửa khẩu phụ thành của khẩu chính, từ cửa khẩu chính thành cửa khẩu quốc tế và đổi tên cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế, hai Bên sẽ trao đổi bằng văn bản qua đường ngoại giao, khi Chính phủ hai nước chấp thuận mới được tổ chức thực hiện.

        Điều 19:

        Công dân của hai Bên ký kết khi qua lại biên giới phải tuân theo những quy định sau đây:

        a) Công dân cư trú trong khu vực biên giới của mỗi Bên ký kết khi đi sang khu vực biên giới của Bên kia với mục đích nêu trong Điều 14 của Hiệp định này phải có giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận như quy định ở Điều 13 của Hiệp định này. Nếu đương sự muốn lưu lại khu vực biên giới nơi đến quá 7 (bảy) ngày thì phải xin giấy phép của chính quyền xã, bản nơi mình cư trú hoặc đồn Biên phòng gần nhất Bên mình. Thời hạn của giấy phép không quá 20 (hai mươi) ngày, nhưng có thể được chính quyền địa phương nơi đến gia hạn thêm không quá 15 ngày.

        Những người dưới 15 (mười lăm) tuổi chưa có giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới được đi sang khu vực biên giới Bên kia với điều kiện là đi kèm với người có giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới. Đương sự phải xuất trình giấy chứng minh hoặc giấy chứng nhận biên giới và giấy phép cho đồn Biên phòng hoặc chính quyền xã, bản nơi đến.

        b) Công dân của Bên ký kết này khi xuất, nhập cảnh lãnh thổ của Bên ký kết kia phải tuân theo các quy định có liên quan của mỗi Bên ký kết và các quy định đã được hai Bên thoả thuận.

        c) Hàng hoá, vật tư, thiết bị (trừ các loại hàng được phép mua, bán, trao đổi theo quy định của Điều 14 Hiệp định này) và các loại phương tiện vận chuyển nhập cảnh, xuất cảnh phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ của các cơ quan hữu quan, phải tuân theo luật lệ hải quan, kiểm dịch và luật lệ liên quan khác của mỗi Bên.

        d) Công dân của hai tỉnh có chung đường biên giới được phép sử dụng Giấy thông hành biên giới do Công an cấp tỉnh cấp để qua lại cửa khẩu chính, cửa khẩu quốc tế công tác và thăm viếng hữu nghị. Giấy thông hành biên giới phải ghi rõ mục đích chuyến đi và chỉ có giá trị sử dụng trong phạm vi tỉnh có chung đường biên giới.

        Điều 20:

        Việc kiểm soát qua lại biên giới quy định sau:

        a) Người, hành lý, hàng hoá, phương tiện vận chuyển chỉ được qua lại biên giới của hai Bên ký kết khi có đầy đủ giấy tờ hợp lệ như Điều 19 của Hiệp định này quy định và phải qua đúng cửa khẩu đã được phép. Đương sự phải xuất trình hộ chiếu hoặc giấy thông hành và các giấy tờ cần thiết khác cho nhà chức trách và tạo điều kiện thuận lợi cho họ làm nhiệm vụ kiểm soát tại các cửa khẩu.

        b) Hai Bên ký kết sẽ thoả thuận quy định những trường hợp đặc biệt được miễn thủ tục hải quan.

        Điều 21:

        a) Trường hợp công dân cư trú trong khu vực biên giới Bên này muốn di cư sang khu vực biên giới Bên kia phải xin phép chính quyền cấp tỉnh Bên mình. Nếu thấy nguyện vọng của họ là chính đáng, chính quyền cấp tỉnh của đương sự trao đổi với Chính quyền cấp tỉnh phía Bên kia, rồi báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để trình Chính phủ bên mình xem xét quyết định. Sau khi được Chính phủ hai nước chấp nhận thì mới được di cư.

        b) Khi một Bên thấy công dân Bên kia tự tiện di cư qua khu vực biên giới Bên mình thì phải thông báo ngay cho Bên kia biết để cùng nhau giải quyết trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và pháp luật của mỗi Bên.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Ba, 2016, 12:01:37 pm
        
Chương thứ ba
       
KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG SÔNG SUỐI BIÊN GIỚI, BẢO VỆ RỪNG, SĂN BẮN, KHAI KHOÁNG VÀ GIỮ GÌN AN NINH TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI


        Điều 22:

        Sông, suối biên giới là những sông, suối có đường biên giới đi giữa lạch sâu nhất vào lúc mức nước thấp nhất (nếu là sông, suối tàu thuyền đi lại được) hoặc giữa sông, suối nếu là sông, suối tàu thuyền không đi lại được).

        Trong việc khai thác sử dụng các sông, suối biên giới, mỗi lên ký kết cần áp dụng những biện pháp cần thiết bảo đảm tôn trọng lợi ích của cả hai Bên.

        Điều 23:

        a) Công dân cư trú hai bên bờ sông, suối biên giới được sử dụng nước sông, suối để đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt, sản xuất và giao thông.

        b) Việc làm các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và các công trình khác cỡ nhỏ trên các sông, suối biên giới phải được phép của chính quyền cấp tỉnh hữu quan của hai Bên ký kết trên cơ sở tôn trọng lợi ích của cả hai Bên ký kết và tránh không được làm thay đổi dòng chảy và ô nhiễm môi trường của các sông, suối đó.

        c) Việc xây dựng những công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và các công trình khác cỡ vừa hoặc lớn trên các sông, suối biên giới, kể cả các công trình xa đường biên giới nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng nước và môi trường của các sông, suối đó, phải được Chính phủ hai Bên ký kết thoả thuận.

        d) Hai Bên ký kết có những biện pháp bảo vệ môi trường các sông, suối biên giới.

        Trong việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên các sông, suối biên giới cám dùng chất nổ, chất độc hoá học, các loại lá, rễ cây có chất độc và các phương tiện khác có thể làm cho thuỷ sản chết hàng loạt.

        Điều 24:

        a) Đối với cầu biên giới, mỗi Bên ký kết quản lý nửa cầu về phía Bên mình.

        b) Bên ký kết này phải thông báo cho Bên ký kết kia về thời gian và nội dung sửa chữa, bảo dưỡng phần cầu do Bên mình quản lý. Sau khi sửa chữa, bảo dưỡng xong phải thông báo cho Bên kia biết.

        Phí tổn đối với việc sửa chữa, bảo dưỡng phần cầu thuộc Bên nào do Bên đó chịu.

        c) Việc xây dựng cầu mới hoặc xây lại cầu cũ bị hư hỏng cần có sự thoả thuận của hai Bên ký kết về vị trí, hình dáng, kích thước cấu trúc, trọng tải, thời gian và kinh phí. Hai Bên ký kết cần có sự hợp tác tích cực trong việc xây dựng cầu đó.

       Điều 25:

        a) Cấm công dân ở khu vực biên giới Bên này sang khu vực biên giới Bên kia làm ruộng, rẫy, vườn, săn bắn, đốn cây, khai thác lâm thổ sản, khoáng sản và thuỷ sản, trừ trường hợp được chính quyền cấp tỉnh hoặc Chính phủ hai Bên cho phép.

        b) Việc săn bắn trong khu vực biên giới phải chấp hành theo các quy định có liên quan của mỗi Bên hoặc các thoả thuận của hai Bên ký kết. Tuyệt đối cấm săn bắn các loại thú quý, hiếm trong khu vực biên giới. Hai Bên ký kết sẽ cùng nhau quy đỉnh các loại thú đó.

        Điều 26:

        Hai Bên ký kết tăng cường hợp tác bảo vệ rừng và có những biện pháp ngăn cấm mọi hành động gây hại cho rừng trong khu vực biên giới. Khi một Bên bị sâu bệnh phá hoại hoa màu, cây cối hoặc bị cháy rừng Bên đó phải nhanh chóng diệt trừ sâu bệnh hoặc dập tắt đám cháy, đồng thời báo cho chính quyền xã, bản hoặc đồn Biên phòng nơi gần nhất Bên kia biết để kịp thời có biện pháp phòng ngừa. Nếu được yêu cầu Bên kia cần tích cực và kịp thời giúp đỡ với mọi khả năng của mình.

        Điều 27:

        a) Việc thăm dò địa chất và khai khoáng trong khu vực biên giới chỉ được tiến hành trên lãnh thổ Bên mình. Khi một Bên có nhu cầu tiến hành thăm dò địa chất và khai khoáng trong phạm vi cách đường biên giới về phía mỗi bên 500 (năm trăm) mét, phải thông báo và trao đổi với phía bên kia trước trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích của nhau, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế. Việc khai thác các mỏ khoáng sản nằm trên đường biên giới cần phải có sự thoả thuận và được phép của Chính phủ hai nước.

        b) Khi một Bên tiến hành khảo sát bằng việc dùng máy bay chụp ảnh từ trên không ở khu vực biên giới của mình cần thông báo cho phía Bên kia biết trước. Nếu cần bay qua đường biên giới hoặc chụp ảnh khu vực biên giới của Bên kia thì phải được sự đồng ý của Bên kia thông qua đường ngoại giao.

       Điều 28:

        a) Hai Bên ký kết hợp tác chặt chẽ giữ gìn anh ninh khu vực biên giới giữa hai nước, ngăn ngừa và đập tan mọi hành động xâm phạm an ninh quốc gia, ngăn chặn buôn lậu.

        b) Khi một Bên phát hiện hoạt động của biệt kích, gián điệp và các phần tử xấu khác trong khu vực biên giới cần kịp thời thông báo phía Bên kia biết và phối hợp hoạt động truy quét.

        c) Công dân của một Bên phạm tội hình sự và bị bắt trong khu vực biên giới của Bên kia thì Bên bắt giữ tiến hành xét xử theo pháp luật của mình; sau khi xét xử xong trao trả đương sự cùng hồ sơ vụ án và tư trang của đương sự nếu có cho Bên kia.

        d) Cấm bắn súng và ném chất nổ qua Bên kia biên giới. Nếu một Bên muốn nổ mìn và luyện tập quân sự trong khu vực biên giới cần thông báo cho Bên kia biết.

        e) Mỗi Bên ký kết có nghĩa vụ đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của những công dân thuộc khu vực biên giới Bên kia sang khu vực biên giới Bên mình một cách hợp pháp. Trường hợp họ gặp tai nạn cần tích cực và kịp thời giúp đỡ; đồng thời xác minh nguyên nhân tai nạn và thông báo ngay cho chính quyền Bên kia biết.

        g) Khi phát hiện thấy xác chết ở khu vực biên giới mà không rõ người chết là người của bên nào, Bên phát hiện phải thông báo ngay cho phía Bên kia biết để cùng nhau xác minh. Nếu người chết là người của bên nào thì bên đó chôn cất.

        Sau 24 (hai mươi bốn) giờ kể từ khi thông báo, nếu Bên kia không đến thì Bên phát hiện làm các thủ tục cần thiết và được phép chôn cất.

        Điều 29:

        Mỗi bên ký kết phải kiên quyết xử lý theo pháp luật của Bên mình đối với những người có hành động sai trái và người vi phạm Hiệp định về Quy chế Biên giới Quốc gia giữa hai nước.

        Đối với những người vi phạm Quy chế qua lại biên giới, nếu là công dân của Bên nào thì trao cho Bên đó xử lý, trừ những trường hợp phạm pháp về hình sự.

        Khi giao nhận những người có hành động sai trái và người vi phạm nói trên phải lập biên bản ghi nhận hành động vi phạm của đương sự, về tang vật thì xử lý theo pháp luật của Bên bắt giữ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2016, 12:08:50 am
        
Chương thứ tư
       
TỔ CHỨC THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VỀ QUY CHẾ BIÊN GIỚI
       Điều 30:

        Trong việc quản lý đường biên giới và bảo quản các mốc quốc giới, các đồn Biên phòng hai Bên có nhiệm vụ:

        a) Tổ chức quản lý đoạn biên giới và bảo quản các mốc quốc giới do đồn mình phụ trách.

        b) Phát hiện những hiện tượng thay đổi về đường biên giới trên thực địa, ngăn chặn kịp thời những hành động phá hoại, di chuyển mốc quốc giới, phát hiện những mốc quốc giới bị phá hoại, bị hư hại, bị di chuyển và những hiện tượng không bình thường khác, kịp thời thông báo cho đồn đối diện biết và làm biên bản chung báo cáo lên cấp trên của mỗi Bên sau khi cùng xem xét hiện trường.

        c) Tiến hành kiểm tra liên hợp định kỳ mỗi năm ít nhất một lần; thời gian kiểm tra định kỳ do các đồn có trách nhiệm liên đới thoả thuận.

        d) Tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng, khôi phục mốc quốc giới trong phạm vi đồn phụ trách theo kế hoạch của cơ quan biên giới trung ương.

        Điều 31:

        Đồn trưởng Biên phòng mỗi Bên có nhiệm vụ:

        a) Quan hệ với Đồn trưởng Biên phòng Bên kia trong việc thực hiện những nhiệm vụ giải quyết những vấn đề trong phạm vi thẩm quyền của mình. Những vấn đề ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì báo cáo lên cấp trên và chính quyền cấp tỉnh.

        b) Tiếp nhận hoặc trao cho Bên kia những người vi phạm quy chế qua lại biên giới nói ở Điều 29 của Hiệp định này.

        c) Phối hợp hoạt động với phía Bên kia cùng bảo vệ anh ninh khu vực biên giới.

        d) Cấp giấy phép cho công dân khu vực biên giới phía Bên mình khi có việc phải qua khu vực biên giới Bên kia theo khoản a) Điều 19 của Hiệp định này.

        Điều 32:

        Chế độ quan hệ làm việc giữa Đồn trưởng biên phòng hai Bên quy định như sau:

        a) Tiến hành họp thường kỳ ba tháng một lần và họp bất thường nếu cần để giải quyết những công việc đã quy định ở Điều 31 của Hiệp định này.

        b) Các cuộc họp thường kỳ được tổ chức luân phiên; họp trên lãnh thổ bên nào thì Bên đó chịu trách nhiệm về ăn, ở, đi lại, hoạt động và an ninh. Hai Bên thông báo trước cho nhau biết các vấn đề sẽ nêu và thành phần dự họp.

        c) Đề nghị họp bất thường của Đồn trưởng Biên phòng cần đưa ra cho Đồn trưởng Biên phòng Bên kia trước 24 giờ và cần được Đồn trưởng Biên phòng Bên kia chấp nhận.

        d) Nếu Đồn trưởng một Đồn Biên phòng gặp trở ngại không thể đến họp được, có thể uỷ nhiệm cho Phó Trưởng đòn hoặc người đại diện có thẩm quyền khác họp thay nhưng cần báo trước cho Đồn trưởng Đồn đối diện biết.

        e) Cuộc họp của các Đồn trưởng đồn Biên phòng cần làm biên bản chung ghi rõ thời gian, thành phần, địa điểm, nội dung cuộc họp, những vấn đề hai Bên đã thống nhất giải quyết, những vấn đề chưa giải quyết được. Biên bản làm thành hai bản, mỗi bản bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Lào, có chữ ký của Đồn trưởng hai Bên hoặc người được uỷ quyền.

        Điều 33:

        Chính quyền các tỉnh biên giới có nhiệm vụ:

        a) Tổ chức phổ biến rộng rãi và thường xuyên nội dung Hiệp định về Quy chế biên giới cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong tỉnh, nhất là trong khu vực biên giới.

        b) Chỉ dạo việc quản lý, bảo vệ đường biên giới và bảo quản hệ thống mốc quốc giới trong phạm vi tỉnh mình phụ trách.

        c) Chỉ đạo việc kiểm tra đường biên giới và mốc quốc giới, theo kế hoạch do cơ quan biên giới trung ương hai Bên thoa thuận đề ra.

        d) Theo dõi tình hình công tác biên giới trong phạm vi tỉnh mình.

        e) Liên hệ với đại diện chính quyền cấp tỉnh của tỉnh biên giới phía Bên kia để giải quyết những sự kiện về biên giới.

        g) Báo cáo lên cơ quan biên giới trung ương bên mình tình hình thực hiện quy chế biên giới và những vấn đề không giải quyết được hoặc ngoài thẩm quyền của mình. Trong khi chờ ý kiến giải quyết của cấp trên, mỗi Bên cố gắng giữ quan hệ bình thường, không làm cho tình hình thêm phức tạp hơn.

        h) Cử ra một thành viên của Uỷ ban nhân dân tỉnh (phía Việt Nam) hay Uỷ ban chính quyền tỉnh (phía Lào) phụ trách theo dõi, chỉ đạo thường xuyên việc thực hiên Hiệp định về Quy chế biên giới trong phạm vi tỉnh mình và đại diên cho tỉnh giải quyết các vấn đề về biên giới với tỉnh biên giới bên kia. Người đại diện này có một Phó và một số chuyên viên giúp việc.

        i) Các đại diện chính quyền cấp tỉnh có chung biên giới tiến hành hội nghị khi hai Bên thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của một Bên. Hai Bên sẽ thoả thuận về thời gian và địa điểm từng hội nghị. Hội nghị tổ chức trẽn lãnh thổ Bên nào, Bên đó dàm nhiệm chi phí.

        Trong các cuộc họp, nếu xét thấy cần thiết, có đại diện các ngành có liên quan và một số chuyên viên tham dự, nhưng cần thông báo cho phía Bên kia. Công việc của các kỳ họp được ghi trong biên bản chung: thời gian, thành phần, địa điểm, nội dung cuộc họp, những vấn đề hai Bên đã thống nhất giải quyết, những vấn đề chưa giải quyết được. Biên bản làm thành hai bản, mỗi bản bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Lào, có chữ ký của đại diện hai tỉnh.

        Điều 34:

        a) Cơ quan biên giới trung ương của hai Bên được giao nhiệm vụ trực tiếp quan hệ với nhau để giúp Chính phủ hai Bên chỉ đạo việc thực hiện Hiệp định này.

        b) Hai Bên tiến hành hội nghị khi cần thiết hoặc theo đề nghị của một Bên. Hai bên sẽ thoả thuận về thời gian và địa điểm hội nghị. Hội nghị tổ chứ trên lãnh thổ Bên nào bên đó đảm nhiệm chi phí.

        Các hội nghị của cơ quan biên giới trung ương hai Bên nếu xét thấy cần có thể có đại diện các bộ, ngành và các tỉnh biên giới liên quan cùng các chuyên viên tham dự.

        Công việc của mỗi hội nghị của cơ quan biên giới trung ương hai Bên được ghi vào biên bản chung, có chữ ký của Trưởng đoàn đại biểu hai Bên.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2016, 08:15:47 am
        
Chương thứ năm
       
CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
       Điều 35:

        a) Hiệp định này có thể được sửa đổi, bổ sung theo sự thoả thuận của hai Bên ký kết.

        b) Hai Bên ký kết phải giải quyết các bất đồng có liên quan đến việc giải thích và vận dụng Hiệp định này thông qua thương lượng giữa cơ quan biên giới trung ương hai Bên; nếu không giải quyết được thì báo cáo lên hai Chính phủ.

       Điều 36:

        a) Hiệp định này sẽ được phê chuẩn và sẽ có hiệu lực sau 180 ngày kể từ ngày hai Bên trao đổi thư phê chuẩn.

        b) Hiệp định này có giá trị trong 10 năm kể từ ngày có hiệu lực và tiếp tục có giá trị thêm từng 5 năm một nếu, sáu tháng trước khi Hiệp định hết hạn, không Bên nào thông báo bằng Công hàm ý định muốn huỷ bỏ Hiệp định.

        Điều 37:

        Kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực, Biên bản về Quy chế đầu tiên về Quy chế Biên giới giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 3-7-1978 tại Viếng Chăn mặc nhiên không còn giá trị nữa.

        Làm tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1-3-1990 thành hai bản, mỗi bản bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Lào, cả hai văn bản đều có giá trị như nhau.

        
       THAY MẶT CHÍNH PHỦ                             THAY MẶT CHÍNH PHỦ
        CHXHCN VIỆT NAM                                          CHDCND LÀO
                 (Đã ký)                                                      (Đã ký)
       NGUYỄN CƠ THẠCH                                         PHUN XI PA XỚT
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO                      BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO

        
PHỤ LỤC
       
(Kèm theo Hiệp định về Quy chế biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào)

        * Toàn tuyến biên giới Việt Nam - Lào gồm: 214 mốc.

        - Số đoạn: 10 đoạn.

        - Mốc đơn: 190 mốc.

        - Mốc đôi: 3 mốc.

        - Mốc ba: 6 mốc.
Phụ lục I      

        A. Mốc quốc giới nằm trên lãnh thổ Việt Nam: 15 mốc

- Đoạn B: B-13 (1) mốc ba       - Đoạn L: L-1 mốc đôi
- Đoạn G: G-7               L-5 (1) mốc ba
- Đoạn H: H-1 mốc đôi- Đoạn M: M-6
              H-5- Đoạn Q: Q-7
- Đoạn K: K-1 (2) mốc ba - Đoạn R: R-1 mốc đôi
              K-1 (2) mốc ba               R-2 (1) mốc ba
              K-1 (3) mốc ba               R-7 (2) mốc ba
- Đoạn T: T-23

        B. Mốc quốc giới nằm trên lãnh thổ Lào: 21 mốc

- Đoạn B: B-13 (2) mốc ba       - Đoạn L: L-1 mốc đôi
              B-13 (2) mốc ba               L-5 (2) mốc ba
              L-5 (3) mốc ba
- Đoạn E: E-4- Đoạn Q: Q-8
- Đoạn G: G-9- Đoạn R: R-1 mốc đôi
- Đoạn H: H-1 mốc đô               R-2 (2) mốc ba
- Đoạn K: K-1 (2) mốc ba               R-2 (3) mốc ba
              K-2 (2) mốc ba               R-7 (1) mốc ba
              K-2 (3) mốc ba               R-7 (3) mốc ba
              K-4- Đoạn T: T-13
              K-5               T-22


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 24 Tháng Ba, 2016, 07:01:59 pm

Phụ lục II
       

        A. Mốc quốc giới mang số chẵn: 88 mốc

Đoạn A           A-2, A-4, A-6
Đoạn BB-2, B-4, B-6, B-8, B-10, B-12
Đoạn CC-2, C-4, C-6, C-8
Đoạn DD-2, D-4, D-6, D-8, D-10
Đoạn EE-2, E-6, E-8
Đoạn GG-2, G-4, G-6, G-8, G-10, G-12
Đoạn HH-2, H-4, H-6, H-8
Đoạn II-2, I-4, I-6, I-8
Đoạn KK-6
Đoạn LL-2, L-6, L-8, L-10
Đoạn MM-2, M-4, M-8, M-10, M-12, M-14
Đoạn NN-2, N-4, N-6, N-8, N-10, N-12
Đoạn OO-2, O-4
Đoạn PP-2, P-4
Đoạn QQ-2, Q-4, Q-6, Q-10, Q-12, Q-14, Q-16
Đoạn RR-8, R-10, R-12, R-14, R-16
Đoạn SS-2, S-4, S-6, S-8, S-10
Đoạn TT-2, T-4, T-6, T-8, T-10, T-12, T-14, T-18, T-20, T-22, T-24, T-26
Đoạn UU-2, U-4, U-6

        B. Mốc quốc giới mang số lẻ : 90 mốc

Đoạn A           A-3, A-5, A-7
Đoạn BB-1, B-3, B-5, B-7, B-9, B-11
Đoạn CC-1, C-3, C-5, C-7, C-9
Đoạn DD-1, D-3, D-5, D-7, D-9
Đoạn EE-1, E-3, E-5, E-7, E-9
Đoạn GG-1, G-3, G-5, G-11
Đoạn HH-3, H-7
Đoạn II-1, I-3, I-5, I-7
Đoạn KK-3
Đoạn LL-3, L-7, L-9
Đoạn MM-1, M-3, M-5, M-7, M-9, M-11, M-13
Đoạn NN-1, N-3, N-5, N-7, N-9, N-11, N-13
Đoạn OO-1, O-3
Đoạn PP-1, P-3, P-5
Đoạn QQ-1, Q-3, Q-5, Q-9, Q-11, Q-13, Q-15, Q-17
Đoạn RR-9, R-11, R-13, R-15
Đoạn SS-1, S-3, S-5, S-7, S-9, S-11
Đoạn TT-1, T-3, T-5, T-7, T-9, T-11, T-15, T-17, T-19, T-21, T-25, T-27
Đoạn UU-1, U-3, U-5

       
Làm tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 1-3-1990       

THAY MẶT ĐOÀN ĐẠI BIỂU VIỆT NAM           THAY MẶT ĐOÀN ĐẠI BIỂU LÀO
                   (Đã ký)                                                    (Đã ký)
             LÊ MINH NGHĨA                             KHĂMVEOXIKHỐTCHUNLAMALI
    TRƯỞNG BAN BAN BIÊN GIỚI            CỤC TRƯỞNG CỤC BIÊN GIỚI QUỐC GIA
        HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG                                  BỘ NỘI VỤ


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2016, 07:47:31 am

        6. Biên niên một số sự kiện về đàm phán giải quyết biên giới

        1/ Từ ngày 10-12-1973 đến 14-12-1973 tại Đồ Sơn (Hải Phòng): Hội đàm Bộ Chính trị hai Đảng.

        2/ Từ ngày 29-4-1974 đến 13-5-1974 tại Viếng Xay (Hùa Phăn): Đàm phán giữa Phái đoàn Việt Nam DCCH và phái đoàn Trung ương Mặt trận Lào yêu nước

        3/ Ngày 10-02-1976 tại Hà Nội: Hội đàm Bộ Chính trị hai Đảng.

        4/ Từ ngày 01-3-1976 đến 5-3-1976 tại Hà Nội: Đàm phán Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ hai nước.

        5/ Từ ngày 12-7-1976 đến 21-7-1976 tại Viếng Chăn: Đàm phán lần thứ nhất giữa Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ hai nước.

        6/ Từ ngày 18-8-1976 đến 30-8-1976 tại Viếng Chăn: Đàm phán lần thứ hai giữa Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ hai nước.

        7/ Từ ngày 11-10-1976 đến 12-12-1976 tại Viếng Chăn: Đàm phán lần thứ ba giữa Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ hai nước.

        8/ Ngày 15-01-1977: Soạn thảo "Hiệp ước hoạch định biên giới".

        9/ Ngày 10-3-1977 Thoả thuận xong dự thảo "Hiệp ước hoạch định biên giới".

        10/ Ngày 18-7-1977, tại Viếng Chăn: Ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

        11/ Ngày 31-10-1977, tại Hà Nội: Trao đổi văn kiên phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia.

        12/ Từ ngày 23-5-1978 đến 3-7-1978 tại Viếng Chăn: Họp Khoá I Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        13/ Từ ngày 25-7-1978 đến 31-3-1979: Phân giới cắm mốc thí điểm đoạn biên giới Bình Trị Thiên.

        14/ Từ ngày 17-11-1978 đến 20-11-1978 tại Lao Bảo: Họp Khoá II Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        15/ Từ ngày 20-01-1979 đến 24-01-1979 tại Viếng Chăn: Họp Khoá III Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        16/ Từ ngày 27-12-1979 đến 24-01-1980: Hai bên gặp nhau ở Viếng Chăn bàn kế hoạch triển khai và dự kiến đường biên các đoạn K L, M- N, O - P.

        17/ Từ ngày 6-6-1980 đến 10-6-1980 tại Viếng Chăn: Họp Khoá IV Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        18/ Từ ngày 15-9-1981 đến 16-10-1981 tại Viếng Chăn: Họp Khoá V Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        19/ Tháng 7-1984 tại Hà Nội: Họp Khoá VI Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        20/ Từ ngày 5-12-1985 đến 11-12-1985 tại Viếng Chăn: Họp Khoá VII Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        21/ Ngày 24-01-1986, tại Viếng Chăn: Ký Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

        22/ Ngày 24-01-1986, tại Viếng Chăn: Ký Nghị định thư về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

        23/ Từ ngày 20-6-1986 đến 21/6/1986 tại Viếng Chăn: Họp Khoá VIII Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        24/ Từ ngày 14-10-1987 đến 17/10/1987 tại Viếng Chăn: Họp Khoá IX Uỷ ban liên hợp phân giới cắm mốc Việt Nam - Lào.

        25/ Ngày 16-10-1987, tại Viếng Chăn: Ký Nghị định thư bổ sung Nghị định thư về việc phân giới trên thực địa và cắm mốc toàn bộ đường biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

        26/ Ngày 01-3-1990, tại thành phố Hồ Chí Minh: Ký Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

        27/ Ngày 31-8-1997, tại thành phố Huế: Ký Nghị định thư sủa đổi và bổ sung Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Ba, 2016, 06:55:55 pm
        
IV. MỘT SỐ VĂN BẢN NỘI LUẬT

        1. Luật Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam, năm 2003


        Biên giới quốc gia nước CHXHCN Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước.

        Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng;

        Căn cứ vào Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001-QH10 ngày 25-12-2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

        Luật này quy định về biên giới quốc gia.

        
Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

        Điều 1.

        Biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước CHXHCN Việt Nam.

        Điều 2.

        Luật này quy đinh về biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam; chế độ pháp lý về biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới.

        Chế độ pháp lý, quy chế quản lý và bảo vệ vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam do pháp luật Việt Nam quy định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

        Điều 3.

        Cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm chấp hành các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

        Điều 4.

        Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

        1 Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam xác định công bố.

        2. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải có chiều rộng mười hai hải lý.

        3. Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng hai trăm hải lý tính từ đường cơ sở, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác.

        4. Thềm lực đia là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của na lục địa mà Việt Nam là quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền, quyền tài phán được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác.

        5. Mốc quốc giới là dấu hiệu bằng vật thể dùng để đánh dấu đường biên giới quốc gia trên đất liền.

        6. Công trình biên giới là công trình được xây dựng để cố định đường biên giới quốc gia, công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        7. Cửa khẩu là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thuỷ nội địa, cửa khẩu hàng hải và cửa khẩu đường hàng không.

        8. Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ.

        9. Đi qua không gây hại trong lãnh hải là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng không làm phương hại đến hoà bình, an ninh, trật tự, môi trường sinh thái của nước CHXHCN Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

        10. Tàu bay là phương tiện hoạt động trên không bao gồm máy bay, tàu lượn, khí cầu và những phương tiện bay khác.

       Điều 5.

        1. Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.

        2. Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.

        3. Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

        Các đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của CHXHCN Việt Nam theo công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

        4. Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất.

        Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của CHXHCN Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan.

        5. Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên vùng trời.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Ba, 2016, 08:27:29 am

        Điều 6.

        Khu vực biên giới bao gồm:

        1. Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.

        2. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo quần đảo.

        3. Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng 10 Km tính từ biên giới quốc gia trở vào.

        Điều 7.

        Nội thuỷ của Việt Nam bao gồm:

        1. Các vùng nước phía trong đường cơ sở.

        2. Vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng.

        Điều 8.

        Vùng nước lịch sử là vùng nước do những điều kiện địa lý đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, quốc phòng, an ninh của Việt Nam hoặc của Việt Nam và các quốc gia cùng có quá trình quản lý, khai thác, sử dụng lâu đời được CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan thoả thuận sử dụng theo một quy chế đặc biệt bằng việc ký kết điều ước quốc tế.

        Điều 9.

        Lãnh hải của Việt Nam rộng mười hai hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo.

        Điều 10.

        Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước và nhân dân thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

        Điều 11.

        Nước CHXHCN Việt Nam thực hiện chính sách xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng; giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia thông qua đàm phán trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.

        Điều 12.

        Nhà nước có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân khu vực biên giới; xây dựng công trình biên giới và xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong mọi tình huống.

        Điều 13.

        Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, động viên nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về biên giới quốc gia; giám sát việc thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia của tổ chức, cá nhân.

        Điều 14.

        Các hành vi bị nghiêm cấm:

        1. Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch, chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới.

        2. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại công trình biên giới.

        3. Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc gia.

        4. Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác mà nhà nước cấm xuất nhập khẩu.

        5. Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an mình, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an toàn hàng không và trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

        6. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Ba, 2016, 08:36:12 pm
 
Chương II

CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA,

KHU VỰC BIÊN GIỚI

        Điều 15.

        1. Việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới quốc gia được thực hiện tại của khẩu; việc quá cảnh qua biên giới vào lãnh thổ đất liền, vùng biển, vùng trời phải tuân thủ quy định di theo các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không; việc qua lại biên giới của nhân dân trong khu vực biên giới thực hiện tại cửa khẩu hoặc nơi mở ra cho qua lại biên giới.

        2. Người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên giới quốc gia phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

        Điều 16.

        1. Việc mở cửa khẩu và nơi mở ra cho qua lại biên giới, việc nâng cấp cửa khẩu, đóng cửa khẩu, xác định cát tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không dùng cho việc quá cảnh do Chính phủ quyết định theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

        2. Việc ra, vào cửa khẩu, tạm trú và các hoạt động khác ở khu vực cửa khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật.

        Điều 17.

        1. Khu vực kiểm soát được thiết lập tại của khẩu để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, làm các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

        2. Chính phủ quy định cơ quan chủ trì phối hợp để quản lý và giữ gìn an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu.

        Điều 18.

        Tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác phải đi nổi và treo cờ quốc tịch.

        Điều 19.

        1. Tàu thuyền nước ngoài có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu thuyền chuyên chở chất phóng xạ, chất nguy hiểm độc hại khác khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải mang đầy đủ các tài liệu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

        2. Tàu thuyền quy định tại khoản 1 Điều này khi tiến hành các hoạt động khác trong lãnh hải Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép và phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

        Điều 20.

        Tàu bay chỉ được bay qua biên giới quốc gia và vùng trời Việt Nam sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép, phải tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của cơ quan quản lý bay Việt Nam, tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

        Điều 21.

        1. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, lý do đặc biệt khác hoặc theo đề nghị của nước hữu quan, người, phương tiện, hàng hoá có thể bị hạn chế hoặc tạm ngừng qua lại biên giới quốc gia, kể cả việc đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam.

        2. Thẩm quyền quyết định việc hạn chế, tạm ngừng quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định. Quyết định về việc hạn chế, tạm ngừng phải được thông báo cho chính quyền địa phương và nhà chức trách của nước hữu quan biết.

        Điều 22.

        Trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố hoặc vì lý do khách quan khác buộc phải qua biên giới quốc gia mà không thể tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam thì người điều khiển phương tiện phải thông báo ngay với cảng vụ, cơ quan cứu hộ và cứu nạn quốc gia, cơ quan quản lý bay hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam nơi gần nhất và thực hiện theo sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

        Điều 23.

        Dự án xây dựng ở khu vực biên giới có liên quan đến biên giới quốc gia phải tuân thủ quy hoạch và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; khi thực hiện phải tuân theo quy chế khu vực biên giới, các quy định khác của pháp luật và không được cản trở việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        Điều 24.

        1. Mọi hoạt động có liên quan đến biên giới quốc gia tại khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế của khẩu và các khu kinh tế khác trong khu vực biên giới phải tuân theo quy chế khu vực biên giới.

        2. Quy chế khu vực biên giới do Chính phủ quy định.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Ba, 2016, 08:28:58 am
        
Chương III

        XÂY DỰNG, QUẢN LÝ,

        BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA, KHU VỰC BIÊN GIỚI
       Điều 25.

        Nhà nước có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân định cư ở khu vực biên giới.

        Điều 26.

        Hàng năm, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình lập kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, điều chỉnh dân cư khu vực biên giới, công trình biên giới trình Chính phủ quyết định.

        Điều 27.

        Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng công trình biên giới, mốc quốc giới để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        Điều 28.

        1. Nhà nước xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        2. Ngày 3 tháng 3 hàng năm là "Ngày Biên phòng toàn dân".

       Điều 29.

        1. Biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, công trình biên giới phải được giữ gìn, quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt.

        2. Người phát hiện mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia hoặc công trình biên giới bị hư hại phải báo ngay cho Bộ đội biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nơi gần nhất.

        Điều 30.

        1 Việc khôi phục, sửa chữa mốc quốc giới phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết.

        2. Việc giải quyết vụ việc xảy ra biên quan đến biên giới quốc gia phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và diều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

        Điều 31.

        1. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm vụ của nhà nước và của toàn dân, trước hết là của chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân.

        2. Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an mình, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.

        Nhà nước xây dựng Bộ đội biên phòng cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.

        Điều 32.

        Các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật, phương tiện chuyên dùng theo quy định của pháp luật.

        Điều 33.

        1. Nhà nước có chính sách, chế độ ưu đãi đối với người trực tiếp và người được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        2. Người được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia bảo vệ biên giới quốc gia mà hy sinh, bị thương, bị tổn hại về sức khoẻ thì được hưởng chính sách, chế độ như đối với dân quân, tự vệ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

        3. Tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền huy động trong trường hợp cấp thiết để tham gia bảo vệ biên giới quốc gia bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.

       Điều 34.

        1. Hàng năm nhà nước dành ngân sách thích đáng bảo đảm cho hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        2. Nguồn tài chính bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm:

        a) Ngân sách nhà nước cấp.

        b) Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

        3. Chính phủ quy định cụ thể chế độ quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Ba, 2016, 10:39:40 pm
        
Chương IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

        Điều 35.

        Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm:

        1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc gia.

        2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia, chính sách, chế độ về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        3. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia.

        4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia.

        5. Quyết định xây dựng công trình biên giới, công trình kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới.

        6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        7. Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.

        9. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        Điều 36.

        1. Chính phủ thống nhất quản lý về biên giới quốc gia; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách nhiệm phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.

        2. Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.

        3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.

        Điều 37.

        Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia theo quy định của Chính phủ.

        
Chương V

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
       Điều 38.

        Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

        Điều 39.

        Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xũ phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

      
Chương VI
        VI ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

        Điều 40.

        Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004. Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

        Điều 41.

        Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật này.

        Luật này đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17-6-2003.
Chủ tịch Quốc hội        
(Đã ký)              
NGUYỄN VĂN AN        


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2016, 09:12:18 pm
       
        2. Chỉ thị số 28/2003/CT-TTg ngày 19-12-2003 của Thủ tưởng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Biên giới quốc gia

        Luật Biên giới quốc gia được Quốc hội Khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17-6-2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2004. Luật Biên giới quốc gia đã thiết lập hành lang pháp lý cho việc quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hoà bình hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng.

        Để kịp thời tổ chức triển khai thi hành Luật Biên giới quốc gia, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

        1. Luật Biên giới quốc gia phải được tổ chức tuyên truyền, học tập đến cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân; đặc biệt là cán bộ, nhân dân ở khu vực biên giới và Bộ đội biên phòng nhằm làm cho mọi người hiểu được những nội dung cơ bản của luật ý nghĩa, tầm quan trọng của biên giới quốc gia đối với chủ quyền, lãnh thổ; chính sách của Đảng, nhà nước về xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng; trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, xã hội và nhân dân trong thực hiện Luật Biên giới quốc gia.

        2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các Bộ, ngành hữu quan:

        - Thực hiện kế hoạch tổ chức triển khai quật Biên giới quốc gia của Chính phủ.

        - Biên soạn tài liệu tuyên truyền Luật Biên giới quốc gia bảo đảm rõ ràng, dễ hiểu, thuận lợi cho việc thực hiện luật được thống nhất (đề cương, tài liệu tập huấn, nội dung bồi dưỡng báo cáo viên...).

        - Trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Biên giới quốc gia, Nghị định về quy chế khu vực biên giới biển.

        3. Bộ Tư pháp có nhiệm vụ phối hợp biên soạn và thẩm định tài liệu tuyên truyền, phổ biến Luật Biên giới quốc gia. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ có trách nhiệm xác định nội dung, chương trình tuyên truyền, phổ biến Luật Biên giới quốc gia trong toàn quốc; phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức hữu quan biên soạn tài liệu tuyên truyền Luật Biên giới quốc gia.

        4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng chỉ đạo công tác rà soát hệ thống hoá giáo trình, tài liệu giảng dạy, biên soạn tài liệu học tập Luật Biên giới quốc gia đưa vào chương trình giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng và các trường phổ thông. Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì thẩm định về nội dung.

        5. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương chuẩn bị nội dung và tổ chức việc thông tin, tuyên truyền, giải thích đối ngoại liên quan đến Luật Biên giới quốc gia.

        6. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia, gắn an ninh biên giới với an ninh nội địa; phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ an ninh trật tự ở khu vực biên giới quốc gia.

        7. Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hành Việt Nam xây dựng các chương trình tuyên truyền Luật Biên giới quốc gia trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức các chương trình đối với khu vực miền núi, dân tộc bằng tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số.

        8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới, vùng biển, đảo gắn với an ninh, quốc phòng.

        9. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng lập kế hoạch để đảm bảo nguồn kinh phí xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới và triển khai thi hành Luật Biên giới quốc gia.

        10. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có biên giới quốc gia trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được Chính phủ giao và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ liên quan có trách nhiệm:

        - Tổ chức tổng kết công tác xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia gắn với tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật Biên giới để nâng cao ý thức pháp luật về biên giới, lãnh thổ và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        - Xây dựng quy hoạch dân cư gắn với quy hoạch sản xuất nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân khu vực biên giới; kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới.

        - Chỉ đạo các ban, ngành và các lực lượng ở địa phương phối hợp với Bộ đội biên phòng trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an mình, trật tự ở khu vực biên giới. Thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia theo quy định của Chính phủ.

        11. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện và chỉ đạo công tác phổ biến, tuyên truyền Luật Biên giới quốc gia trong ngành, địa phương mình; tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản của ngành mình liên quan đến Luật này bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về biên giới quốc gia.

        Hàng năm, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai Chỉ thị này và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Thủ tướng Chính phủ

            PHAN VĂN KHẢI     
   


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2016, 09:27:12 pm

        3. Nghị đĩnh số 140/2004/NĐ-CP ngày 25-óự-2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia.


CHÍNH PHỦ

     - Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

        - Căn cứ Luật Biên giới quốc gia ngày 17 tháng 6 năm 2003;

        - Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,


NGHỊ ĐỊNH:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG

        Điều 1

        Phạm vi điều chỉnh

        Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới; bảo đảm ngân sách cho xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, khu vực biên giới và trách nhiệm quản lý nhà nước về biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam.

        Điều 2.

        Đối tượng chấp hành pháp luật về biên giới.

        Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài sinh sống, hoạt động có liên quan đến biên giới quốc gia và khu vực biên giới có trách nhiệm chấp hành các quy định của Luật Biên giới quốc gia, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.

       Điều 3.

        Biên giới quốc gia.

        1. Biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước CHXHCN Việt Nam.

        2. Đường quy định ở khoản 1 Điều này gồm biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển.

        3. Mặt thẳng đứng quy định ở khoản 1 Điều này gồm mặt thẳng đứng theo biên giới quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất và lên vùng trời.

        Điều 4.

        Biên giới quốc gia trên đất liền.

        Biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước CHXH CN Việt Nam với các nước láng giềng được xác định bằng hệ thống mốc quốc giới, hiệp ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng cùng các bản đồ, nghị định thư kèm theo các hiệp ước đó.

        Điều 5.

        Biên giới quốc gia trên biển.

        1. Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam.

        Ở những nơi lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của nước láng giềng, biên giới quốc gia trên biển được xác định theo điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước láng giềng đó.

        2. Biên giới quốc gia trên biển được xác định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

        Điều 6.

        Lãnh hải.

        1. Lãnh hải Việt Nam là vùng biển rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài; trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký với các nước láng giềng có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó. Lãnh hải Việt Nam gồm:

        a) Lãnh hải của đất liền;

        b) Lãnh hải của các đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam.

        2. Nước CHXHCN Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.

        3. Tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, không được làm phương hại đến hoà bình, an ninh, trật tự, môi trường sinh thái của nước CHXHCN Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

        Điều 7.

        Đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa.

        1. Đường ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải là đường mà mỗi điểm cách đều điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là 24 hải lý.

        2. Đường ranh giới phía ngoài vùng đặc quyền về kinh tế là đường mà mỗi điểm cách đều điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là 200 hải lý.

        3. Đường ranh giới phía ngoài thềm lục địa là bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải chưa đến 200 hải lý thì ranh giới phía ngoài của thềm lục địa nơi đó mở rộng ra 200 hải lý.

        4. Ở những nơi vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế thềm lục địa Việt Nam có liên quan với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa của nước láng giềng, đường ranh giới phía ngoài của các vùng đó được xác định theo điều ước quốc tế ký kết giữa Việt Nam và nước láng giềng đó.

        5. Đường ranh giới phía ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa được xác đinh, đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

        Điều 8.

        Khu vực biên giới.

        1. Phạm vi khu vực biên giới trên đất liền tính từ biên giới quốc gia trên đất liền vào hết địa giới hành chính của xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc gia trên đất liền.

        2. Phạm vi khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính của xã, phường, thị trấn giáp biển và đảo, quần đảo.

        3. Danh sách các xã, phường, thị trấn ở khu vực biên giới trên đất liền, khu vực biên giới trên biển được quy định tại các nghị định của Chính phủ ban hành quy chế khu vực biên giới; trường hợp có sự thay đổi về địa giới hành chính của các xã, phường, thị trấn ở khu vực biên giới thì sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

        4. Mọi hoạt động của người, phương tiện; việc quản lý, bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới thực hiện theo nghị định về quy chế khu vực biên giới và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2016, 09:32:55 pm
        
Chương II

XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO VỆ

BIÊN GIỚI QUỐC GIA VÀ KHU VỰC BIÊN GIỚI

        Điều 9.

        Xây dựng công trình biên giới.

        1. Công trình biên giới được ưu tiên đầu tư xây dựng theo kế hoạch, bao gồm công trình để cố định đường biên giới và công trình phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        2. Công trình để cố định đường. biên giới quốc gia do các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch trình Chính phủ quyết định.

        3. Công trình phục vụ hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia do Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch trình Chính phủ quyết định.

        Điều 10.

        Mốc quốc giới.

        1. Mốc quốc giới được cắm theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về biên giới đã được ký kết với nước láng giềng để đánh dấu đường biên giới quốc gia trên thực địa và được giữ gìn, bảo vệ giữ đúng vị trí, hình dáng, kích thước, ký hiệu, chữ và màu sắc đã được quy định.

        2. Khi phát hiện hoặc nhận được tin báo mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí, đồn biên phòng gần nhất phải tiến hành các thủ tục cần thiết để có biện pháp kịp thời xử lý đồng thời thông báo ngay cho cơ quan, đơn vị bảo vệ biên giới nước láng giềng để giải quyết theo thẩm quyền do hiệp định về biên giới đã ký kết quy định.

        3. Việc cắm lại, khôi phục, sửa chữa, bảo dưỡng mốc quốc giới thực hiện theo quy định của pháp luật Việt nam và các điều ước quốc tế đã ký kết với nước láng giềng.

        Điều 11

        Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới.

        1 Việc đầu tư xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới được thực hiện theo chủ trương, chiến lược và quy hoạnh, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng giai đoạn để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh.

        2. Hàng năm các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới quốc gia trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình lập kế hoạch đầu tư xây dựng thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới trình Chính phủ.

        Điều 12.

        Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực biên giới.

        1. Hệ thống chính tri cơ sở ở khu vực biên giới phải thường xuyên được củng cố, xây dựng vững mạnh theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; bảo đảm thực hiện tốt các chức năng lãnh đạo, quản lý, xây dựng khu vực biên giới và quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        2. Đội ngũ cán bộ cơ sở ở khu vực biên giới được tuyển chọn, bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là dân tộc ít người và cán bộ ở miền xuôi lên công tác lâu dài ở khu vực biên giới.

        3. Bội Nội vụ, Uỷ ban Dân tộc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất kế hoạch xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở từng khu vực biên giới trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

        Điều 13.

        Bố trí dân cư ở khu vực biên giới.

        1. Bố trí dân cư ở khu vực biên giới được quy hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, tính chất và đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, từng địa phương; huy động, sử dụng lao động hợp lý để tạo ra của cải vật chất, hàng hoá phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu và đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

        2. Nhà nước có chính sách phù hợp để nhân dân định cư ổn định ở khu vực biên giới; khuyến khích những cán bộ công tác lâu dài, người tình nguyện đến định cư ở khu vực biên giới, đặc biệt là nơi khó khăn.

        3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới quốc gia nghiên cứu xây dựng quy hoạch, bố trí dân cư ở khu vực biên giới trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2016, 09:36:38 pm

        Điều 14.

        Ngày Biên phòng toàn dân.

        1. Ngày 03-3 là Ngày Biên phòng toàn dân được tổ chức thực hiện hàng năm trong phạm vi cả nước. Nội dung hoạt động gồm:

        a) Giáo dục ý thức pháp luật về biên giới quốc gia, tôn trọng biên giới, chủ quyền lãnh thổ, tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và của toàn dân; đặc biệt là cán bộ, nhân viên cơ quan, tổ chức, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, chính quyền và nhân dân khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

        b) Huy động các ngành, các địa phương hướng về biên giới, tích cực tham gia xây dựng tiềm lực về mọi mặt ở khu vực biên giới, tạo ra sức mạnh của toàn dân, giúp đỡ Bộ đội biên phòng và các đơn vị khác thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan chức năng ở khu vực biên giới trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

        c) Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng, phối hợp hai bên biên giới trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và phòng chống tội phạm.

        2. Người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân theo chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

        3. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện Ngày Biên phòng toàn dân.


        Điều 15.

        Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân.

        1. Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân được xây dựng vững mạnh trên cơ sở xây dựng hệ thống chính trị; xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới; tạo thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

        2. Nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân được kết hợp xây dựng trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.

        3. Người đứng dầu các cấp, các ngành, các địa phương có trách nhiệm tổ chức xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

        4. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Quốc hướng dẫn các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức thực hiện.

        Điều 16.

        Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        1. Bộ đội biên phòng được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy tính nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững pháp luật và công tác đối ngoại nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong mọi tình huống.

        2. Bộ Quốc phòng giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng và hoạt động của Bộ đội biên phòng. Bộ Tư lệnh bộ đội biên phòng trực tiếp quản lý, chỉ huy, xây dựng Bộ đội biên phòng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an mình, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.

        Điều 17.

        Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới.

        1. Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới nhằm bảo đảm sự bất khả xâm phạm biên giới quốc gia, giữ vững chu quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới; xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài với các nước láng giềng.

        2. Biên giới quốc gia, mốc quốc giới, khu vực biên giới được quản lý, bảo vệ theo quy định của Luật Biên giới quốc gia, Nghị định này, các nghị định về quy chế khu vực biên giới, quy chế cửa khẩu, Hiệp định về quy chế biên giới quốc gia, các văn bản quy phạm pháp luật khác và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

        Điều 18.

        Giải quyết các vấn đề về biên giới.

        1. Việc giải quyết vấn đề về biên giới, lãnh thổ liên quan đến nước láng giềng thông qua đàm phán theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ.

        2. Nghiêm cấm việc tự ý thoả thuận sửa đổi đường biên giới quốc gia hoặc làm thay đổi đường biên giới quốc gia.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2016, 09:38:42 pm

        Điều 19.

        Trách nhiệm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới.

        1. Quan lý, bảo vệ biên giới quốc gia là trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang, chính quyền các cấp và của toàn dân, trực tiếp và thường xuyên là chính quyền, nhân dân khu vực biên giới.

        2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ, trách nhiệm tôn trọng đường biên giới quốc gia, nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia; tích cực tham gia bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới; phối hợp, giúp đỡ Bộ đội biên phòng đấu tranh phòng ngừa và chống các hành vi xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

        Điều 20.

        Cửa khẩu và hoạt động tại cửa khẩu.

        1. Việc mở cửa khẩu và nơi mở ra cho qua lại biên giới, nâng cấp cửa khẩu, đóng cửa khẩu; xác định, công bố các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không cho việc quá cảnh thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế đã được ký kết với nước láng giềng.

        2. Hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và qua lại biên giới quốc gia của cư dân trong khu vực biên giới tại cửa khẩu thực hiện theo quy chế cửa khẩu do Chính phủ quy định và pháp luật có liên quan.

        Điều 21.

        Kiểm soát và bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu.

        1. Tại các cửa khẩu biên giới đường bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thuỷ nội địa, cửa khẩu đường hàng hải (cảng biển), cửa khẩu đường hàng không, các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu, qua cảnh và qua lại biên giới theo quy định của pháp luật.

        a) Tại các cửa khẩu biên giới đường bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thuỷ nội địa trong khu vực biên giới, cửa khẩu đường hàng hải (cảng biển), Bộ đội biên phòng chủ trì, phối hợp với các lực lượng liên quan để quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực cửa khẩu.

        b) Tại các cửa khẩu hàng không, cơ quan an ninh của Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực cửa khẩu.

        2. Các cơ quan chức năng quản lý nhà nước tại cửa khẩu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

        Điều 22.

        Chế độ, chính sách bảo đảm xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

        1. Chế độ, chính sách bảo đảm xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới bao gồm:

        a) Chế độ, chính sách đối với người trực tiếp, người tham gia xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        b) Chế độ, chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc ở khu vực biên giới.

        c) Chế độ, chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới.

        d) Chế độ, chính sách đảm bảo cho quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới.

        2. Các Bộ, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm bổ sung hoàn thiện chế độ, chính sách quy định tại khoản 1 Điều này trình cấp có thẩm quyền quyết định.

        Điều 23.

        Nguồn tài chính bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới.

        1. Nguồn tài chính bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới bao gồm ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

        2. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới và khu vực biên giới bao gồm:

        a) Xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội ở khu vực biên giới.

        b) Xây dựng công trình biên giới.

        c) Hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới.

        d) Thực hiện chế độ, chính sách đối với người trực tiếp và người tham gia xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới.

        Điều 24.

        Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới.

        1. Ngân sách Trung ương bảo đảm cho các nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới do các cơ quan, đơn vị Trung ương thực hiện.

        2. Ngân sách địa phương bảo đảm cho các nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới do các địa phương thực hiện.

        Điều 25.

        Lập dự toán và quyết toán ngân sách xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi ngân sách cho xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2016, 09:40:39 pm

Chương III

        QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI QUỐC GIA

        Điều 26.

        Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.

        1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an hướng dẫn, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.

        2. Phối hợp với Bộ Ngoại giao thực hiện nhiệm vụ đàm phán giải quyết các vấn đề về biên giới lãnh thổ.

        3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược chính sách về biên giới. 4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

        5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật về biên giới, chính sách đối với lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới trình cấp có thẩm quyền quyết định và ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện.

        6. Xây dựng Bộ đội biên phòng vững mạnh, đảm bảo chỉ huy tập trung, thống nhất; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, quân sự, pháp luật, đối ngoại để thực hiện vai trò nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh , trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

        7. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; đề xuất Chính phủ chỉ đạo xây dựng các công trình để cố định biên giới quốc gia, công trình phục vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; đầu tư kinh phí, trang bị, phương tiện kỹ thuật cho các lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        8. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an mình, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới và thực hiện chế độ báo cáo Chính phủ và thông báo cho các Bộ, ngành liên quan.

        9. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia; tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        10. Hợp tác quốc tế về công tác biên phòng và tiến hành công tác dối ngoại biên phòng để phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị với các nước láng giềng.

        Điều 27.

        Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao.

        1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành đề xuất chủ trương, chính sách về biên giới lãnh thổ và quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.

        2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ xác định biên giới quốc gia, phạm vi chủ quyền, quyền chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam trên đất liền, trên biển, trên không, các hải đảo, thềm lục địa và tổ chức đàm phán về xác định biên giới, phân giới cắm mốc và xử lý những vấn đề liên quan với các nước láng giềng.

        3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng chi đạo, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biên giới quốc gia thực hiện chức năng quan lý nhà nước về biên giới quốc gia.

        4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo hoặc hướng dẫn xử lý theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh trong hoạt động của các ngành, các địa phương liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền của nước CHXHCN Việt Nam trên đất liền, trên biển, trên không, các hải đảo và thềm lục địa.

        5. Phối hợp với Bộ Quốc phòng đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn Bộ đội biên phòng về pháp luật, điều ước quốc tế về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, nghiệp vụ đối ngoại và giải quyết vụ việc liên quan đến biên giới và người nước ngoài.

        Điều 28.

        Trách nhiệm của Bộ Công an.

        1. Phối hợp với  Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở khu vực biên giới.

        2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành liên quan xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng để thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh, nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh theo quy định của pháp luật.

        3. Phối hợp với Bộ Quốc phòng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội cho lực lượng chuyên trách quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        4. Phối hợp với Bộ Quốc phòng trong việc trao đổi tình hình; thống nhất chủ trương chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

        5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh quốc gia, phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện hợp tác an ninh biên giới.

        Điều 29.

        Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

        Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cán Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an trong công tác quản lý nhà nước về biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 28 Tháng Ba, 2016, 09:41:38 pm
        Điều 30.

        Trách nhiệm của Bộ đội biên phòng.

        1. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có trách nhiệm làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng về công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới và xây dựng lực lượng Bộ đội biên phòng.

        2. Những vấn đề liên quan đến xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới và giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng được chủ động báo cáo, quan hê trực tiếp với các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước, các Bộ, các ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền nước tiếp giáp để trao đổi giải quyết đồng thời báo cáo Bộ Quốc phòng.

        3. Bộ đội biên phòng hoạt động theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan đến biên giới quốc gia, an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới và tại các cửa khẩu.

        4. Bộ đội biên phòng được bố trí lực lượng, phương tiện phù hợp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới và tại các cửa khẩu; kiểm tra, kiểm soát qua lại biên giới, ra vào khu vực biên giới, vành đai biên giới; kiểm soát nhập cảnh, xuất cảnh tại các cửa khẩu (trừ cửa khẩu hàng không do Bộ Công an quản lý); đấu tranh phòng chống tội phạm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và thực hiện công tác đối ngoại biên phòng, sẵn sàng chiến đấu chống xung đột vũ trang và chiến tranh xâm lược theo quy định của pháp luật.

        5. Chủ trì, phối hợp với các lực lượng vũ trang, các ngành liên quan làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân.

        Điều 31.

        Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia.

        1. Thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia tại địa phương mình theo quy định của pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành có liên quan.

        2. Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh và thế trận an ninh nhân dân tại địa phương.

        3. Xây dựng quy hoạch, bố trì dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, sắp xếp lại sản xuất ở khu vực biên giới; kết hợp phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh ở khu vực biên giới.

        4. Chỉ đạo các lực lượng, các ban ngành và phát động phong trào quần chúng nhân dan ở địa phương phối hợp với Bộ đội biên phòng để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm trong khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.

        5. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan:

        a) Xây dựng và thực hiện các dự án phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội đối với từng tiểu vùng, tạo sự thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội ở khu vực biên giới.

        b) Động viên các doanh nghiệp hoạt động ở khu vực biên giới hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội.

        c) Vận động, khuyến khích các tổ chức, địa phương cả nước kết nghĩa, liên doanh và hỗ trợ các địa phương ở khu vực biên giới.

        6. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia.

        7. Thực hiện tốt quan hệ đối ngoại với chính quyền địa phương nước láng giềng theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế về biên giới.

        Điều 32.

        Trách nhiệm của công dân.

        Mọi công dân Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia của nước CHXHCN Việt Nam, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an mình, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Nếu phát hiện các hành vi xâm phạm biên giới, phá hoại an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới phải báo cho đồn biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước nơi gần nhất để thông báo kịp thời cho Bộ đội biên phòng xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

        Điều 33.

        Hiệu lực thi hành.

        Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

        Điều 34.

        Hướng dẫn thi hành.

        Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Nghị định này.

        Điều 35.

        Trách nhiệm thi hành.

        Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
TM. Chính phủ        
Thủ tướng        
(Đã ký)          
PHAN VĂN KHẢI   


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 04:45:34 am
       
        4. Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18-8-2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam

       
CHÍNH PHỦ

        - Căn cử Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

        - Để tăng cường quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tư, an toàn xã hội ở khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam;

        - Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,


NGHỊ ĐỊNH

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

        Điều 1

        Nghị định này quy định khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam; quy định các hoạt động của người, phương tiện ở khu vực biên giới bao gồm: Cư trú, đi lại, sản xuất, kinh doanh, đầu tư, thàm dò, khai thác tài nguyên và các hoạt động khác; quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp chính quyền, các lực lượng, các ngành trong quản lý, bảo vệ biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam.

        Điều 2.

        1. Khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam (sau đây gọi tắt là khu vực biên giới) bao gồm các xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền.

        Mọi hoạt động trong khu vực biên giới phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết có quy định khác với Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

        2. Trong khu vực biên giới có vành đai biên giới, ở những nơi có yêu cầu cần thiết bảo đảm cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và kinh tế thì xác lập vùng cấm.

        a) Vành đai biên giới là phần lãnh thổ nằm tiếp giáp với đường biên giới quốc gia có nhiều sâu tính từ đường biên giới trở vào nơi hẹp nhất là 100 m, nơi rộng nhất không quá 1.000 m, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quy định.

        b) Vùng cấm là phần lãnh thổ nằm trong khu vực biên giới được áp dụng một số biện pháp hành chính để hạn chế việc cư trú, đi lại, hoạt động của công dân.

        c) Khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm phải có biển báo biển báo theo mẫu thống nhất và cắm ở nơi cần thiết, dễ nhận biết.

        3. Phạm vi cụ thể của vành đai biên giới, vùng cấm do Uỷ ban nhân dân tỉnh biên giới xác định sau khi đã thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các ngành hữu quan và báo cáo Chính phủ.

        Điều 3.

        Bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang, chính quyền địa phương và mọi công dân.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 04:51:52 am

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ CƯ TRÚ, ĐI LẠI, HOẠT ĐỘNG

TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI

        Điều 4.

        1. Nhưng người được cư trú ở khu vực biên giới:

        a) Công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.

        b) Người có giấy phép của cơ quan Công an tỉnh biên giới cho cư trú ở khu vực biên giới.

        c) Người thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang có trụ sở làm việc thường xuyên ở khu vực biên giới.

        2. Những người không được cư trú ở khu vực biên giới:

        a) Người không thuộc diện quy định tại khoản 1 của Điều này.

        b) Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới.

        c) Người nước ngoài (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước CHXH CN Việt Nam ký kết có quy định khác).

        Điều 5.

        Công dân có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới được cấp giấy chứng minh nhân dân biên giới theo quy định của pháp luật.

        Điều 6.

        1. Công dân Việt Nam khi vào khu vực biên giới phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ do công an xã, phường thị trấn nơi cư trú cấp.

        2. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức khi vào khu vực biên giới về việc riêng phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng minh của quân đội, công an.

        Trường hợp vào khu vực biên giới công tác phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý.

        3. Những người sau đây không được vào khu vực biên giới:

        a) Người không có giấy tờ theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.

        b) Người đang bị khởi tố hình sự, người đang bị Toà án tuyên phạt quản chế ở địa phương (trừ những người đang có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới).

        Điều 7.

        1. Người nước ngoài đang công tác tại các cơ quan Trung ương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Bộ Công an cấp; nếu người nước ngoài đang tạm trú tại địa phương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do công an cấp tỉnh nơi tạm trú cấp.

        Các cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới phải có đủ giấy tờ theo quy định của Nghị định này và cử cán bộ đi cùng để hướng dẫn và thông báo cho công an, Bộ đội biên phòng tỉnh nơi đến.

        Người nước ngoài khi vào vành đai biên giới phải có giấy phép theo quy định tại khoản 1 Điều này và phải trực tiếp trình báo cho Đồn biên phòng hoặc chính quyền sở tại để thông báo cho Đồn biên phòng.

        2. Trường hợp người nước ngoài đi trong tổ chức của Đoàn cấp cao vào khu vực biên giới thì cơ quan, tổ chức của Việt Nam (cơ quan mời và làm việc với Đoàn) cử cán bộ đi cùng Đoàn để hướng dẫn và có trách nhiệm thông báo cho cơ quan công an và Bộ đội biên phòng cấp tỉnh nơi đến biết.

        3. Việc đi lại, hoạt động, tạm trú trong khu vực biên giới Việt Nam của những người trong khu vực biên giới nước tiếp giáp thực hiện theo Hiệp định về Quy chế biên giới giữa hai nước.

        Điều 8.

        1. Vành đai biên giới được thiết lập để quản lý, kiểm soát các hoạt động của người, phương tiện; duy trì trật tự, an ninh và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.

        Việc cư trú, đi lại, hoạt động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác của nhân dân trong vành đai biên giới phải có quy hoạch, quản lý chặt chẽ nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động vi phạm chủ quyền, an ninh biên giới và au toàn của các nước láng giềng.

        2. Những người thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này mới được cư trú, đi lại, hoạt động trong vành đai biên giới; những người khác khi vào vành đai biên giới phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này và trực tiếp trình báo Đồn biên phòng hoặc Uỷ ban nhân dân sở tại để thông báo cho Đồn biên phòng.

        3. Người đến trình báo với Đồn biên phòng hoặc Uỷ ban nhân dân sở tại phải nói rõ mục đích, nội dung, thời gian, danh sách người, phương tiện, phạm vi hoạt động ở vành đai biên giới.

        Điều 9.

        1. Vùng cấm được quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật hiện hành và nội quy của từng vùng cấm đó.

        2. Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong khu vực biên giới có liên quan đến vùng cấm phải thống nhất với các ngành chủ quản quản lý vùng cấm đó.

        Những trường hợp phải di dời dân ra khỏi vùng cấm thực hiện chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.

        Điều 10.

        Hoạt động của người, phương tiện Việt Nam và nước ngoài ở khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và các khu kinh tế khác được mở ra có liên quan đến khu vực biên giới thực hiện theo Quy chế của Chính phủ đối với khu vực đó. Nếu vào vành đai biên giới phải tuân theo quy định của Nghị định này.

        Điều 11.

        1. Người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài đủ điều kiện vào khu vực biên giới, vành đai biên giới nếu ở qua đêm phải đến cơ quan công an cấp xã, phường, thị trấn hoặc đồn công an sở tại đăng ký quản lý tạm trú theo quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ khẩu.

        2. Người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài khi hoạt động trong khu vực biên giới phải tuân theo quy định của Nghị định này và điều ước quốc tế về biên giới mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết.

        3. Các phương tiện vào khu vực biên giới thì chủ phương tiện phải đăng ký tại trạm kiểm soát biên phòng về số lượng người đi trên phương tiện, thời gian, phạm vi, nội dung hoạt động; khi phương tiện không hoạt động phải neo, đỗ tại bến, bãi quy định và phải chấp hành nội quy của bến, bãi.

        4. Trong thời gian ở khu vực biên giới mọi hoạt động của người, phương tiện phải chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, công an, chính quyền địa phương (trừ đơn vị quân đội, công an vào khu vực biên giới làm nhiệm vụ theo lệnh do cấp có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an).

        Điều 12.

        Người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu biên giới thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết và pháp luật hiện hành của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

        Điều 13.

        Trong khu vực biên giới, các cơ quan chức năng phối hợp với Bộ đội biên phòng để tham mưu cho ủy ban nhân dân tỉnh về:

        1. Bố trí quy hoạch dân cư, điểm họp chợ biên giới, bến, bãi neo, đậu của các loại phương tiện trên đất liền, sông, suối biên giới.

        2. Khu du lịch, khu kinh tế, khu vực sản xuất, khai thác và bảo vệ lâm sản, khoáng sản, đánh bắt hải sản và các hoạt động khác có liên quan đến đường biên giới quốc gia.

        3. Xây dựng các công trình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực khác có liên quan đến đường biên giới quốc gia.

        Điều 14.

        Khi xây dựng các dự án giao thông, thủy lợi, thủy điện, xí nghiệp, nông, lâm trường, trang trại, khu kinh tế liên doanh liên kết với nước ngoài và các dự án xây dựng khác trong khu vực biên giới, cơ quan phủ quản phải thống nhất với chính quyền địa phương và lấy ý kiến tham gia của các ngành liên quan, Bộ đội biên phòng trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cơ quan phủ quản khi thực hiện dự án phải tuân theo Hiệp định về Quy chế biên giới và quy định của pháp luật hiện hành.

        Điều 15.

        Việc quay phim, chụp ảnh, ghi hình, vẽ cảnh vật trong khu vực biên giới không được tiến hành ở những nơi có biển cấm các hoạt động nói trên.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 04:55:58 am
Chương III

QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHU VỰC BIÊN GIỚI

        Điều 16.

        1. Chính phủ thống nhất chỉ đạo các hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và duy trì an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

        2. Các Bộ và cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện những vấn đề thuộc chức năng liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.

        3. Bộ Quốc phòng chỉ đạo các lực lượng thuộc quyền mà nòng cốt là Bộ đội biên phòng chủ trì phối hợp với các lực lượng tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này.

        4. Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm:

        a) Chỉ đạo các lực lượng, các ban, ngành ở địa phương phối hợp trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới, duy trì an ninh, trật tự ở khu vực biên giới thuộc địa phương quản lý.

        b) Tổ chức huy động các lực lượng, quần chúng nhân dân tham gia chống các hoạt động xâm phạm chủ quyền quốc gia, chống buôn lậu, vượt biên giới trái phép, xâm canh, xâm cư.

        c) Quản lý dân cư trên địa bàn biên giới và các hoạt động khác theo thẩm quyền.

        d) Xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở khu vực biên giới.

        đ) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật về biên giới, lãnh thổ và trách nhiệm của quần chúng nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        Điều 17.

        Mọi công dân có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới quốc gia trên đất liền theo quy định của pháp luật. Khi phát hiện các hành vi xâm phạm biên giới quốc gia hoặc có nguy cơ làm ảnh hưởng đến đường biên giới phải báo ngay cho Đồn biên phòng hoặc ủy ban nhân dân sở tại, cơ quan nhà nước nơi gần nhất để thông báo cho Đồn biên phòng kịp thời xử lý.

        Điều 18.

        Bộ đội biên phòng tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, bố trí lực lượng, phương tiện để quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự ở khu vực biên giới. Ở những nơi cần thiết tổ chức các trạm kiểm soát cố định để kiểm tra việc ra, vào vành đai biên giới; khi cần thiết Bộ đội biên phòng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được tổ chức các đội tuần tra, kiểm soát lưu động để kiểm soát việc ra vào khu vực biên giới.

       Điều 19.

        1. Các đơn vị vũ trang, cơ quan chuyên ngành ở khu vực biên giới khi thực hiện nhiệm vụ phải chấp hành các quy định của pháp luật và các quy định tại Nghị định này; có trách nhiệm phối hợp với Bộ đội biên phòng quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

        2. Bộ đội biên phòng chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị để duy trì thực hiện Nghị định này và làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng và chính quyền địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự ở khu vực biên giới.

        Điều 20.

        Trên các trục đường giao thông (đường bộ, đường sắt, đường sông) từ nội địa ra, vào khu vực biên giới, ủy ban nhân dân tỉnh biên giới căn cứ vào tình hình cụ thể báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập các trạm kiểm soát liên hợp cố định hoác lưu động gồm các lực lượng Bộ đội biên phòng, công an, hải quan, quản lý thị trường, thuế vụ để kiểm tra, kiểm soát đối với người, phương tiện và hàng hóa ra vào khu vực biên giới.

        Điều 21. Nghiêm cấm các hoạt động sau đây ở khu vực biên giới:

        1. Làm hư hỏng, xê dịch cột mốc biên giới, dấu hiệu đường biên giới, biển báo khu vực biên giới, vành đai biên giới, vùng cấm.

        2. Làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới.

        3. Xâm canh, xâm cư qua biên giới.

        4. Bắn súng qua biên giới, gây nổ, đốt nương rẫy trong vành đai biên giới.

        5. Vượt biên giới quốc gia trái phép, chứa chấp, chỉ đường, chuyên chở, che dấu bọn buôn lậu vượt biên giới trái phép.

        6. Khai thác trái phép lâm thổ sản và các tài nguyên khác.

        7. Buôn lậu, vận chuyển trái phép vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất độc hại, ma túy, văn hóa phẩm độc hại và hàng hóa cấm nhập khẩu, xuất khẩu qua biên giới.

        8. Săn bắn thú rừng qúy hiếm, đánh bắt cá bằng vật liệu nổ, kích điện, chất độc và các hoạt động gây hại khác trên sông, suối biên giới.

        9. Thải bỏ các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường hệ sinh thái.

        10. Có hành vi khác làm mất trật tự, trị an ở khu vực biên giới.


        Chương IV

        KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

        Điều 22.

        Tập thể và cá nhân có thành tích trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia được khen thưởng; nếu vì nghĩa vụ tham gia quản lý, bảo vệ biên giới mà thiệt hại đến tài sản hoặc bị thương tật hay hy sinh thì được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước.

        Điều 23.

        1. Cơ quan, tổ chức vi phạm Nghị định này thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

        2. Người nào vi phạm Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

        Điều 24.

        1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ban hành và thay thế các văn bản sau:

        - Nghị định số 427/HĐBT ngày 12-12-1990 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Lào;

        - Nghị định số 42/HĐBT ngày 29-01-1992 của Hội đồng Bộ trưởng về Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia;

        - Nghị định số 99/HĐBT ngày 27-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc;

        - Nghị định số 289/HĐBT ngày 10-8-1992 của Hội đồng Bộ trưởng sửa đổi một số điều trong Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia, Việt Nam - Trung Quốc;

        2. Các quy định khác trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

        Điều 25. Hàng năm Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam, trình Chính phủ quyết định.

        Điều 26. Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

        Điều 27. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
       
TM. Chính phủ           
Thủ tướng            

(Đã ký)              

PHAN VĂN KHẢI        


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 05:05:55 am
        
        5. Thông tư số 179/2001/TT-BQP ngày 22-01-2001 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18-8-2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam

        Ngày 18-8-2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước CHXHCN Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định số 34/CP), trong đó tại Điều 26 Nghị định số 34/CP quy định “Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này".

        Sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:

        I. KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI, VÙNG CẤM

        1. Xác định khu vực biên giới, vành đai biên giới và vùng cấm.


        a) Khu vực biên giới  

        Khu vực biên giới đất liền quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 34/CP bao gồm các xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền (sau đây gọi tắt là xã biên giới và được ghi trong phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này).

        b) Vành đai biên giới.

        Việc xác định vành đai biên giới căn cứ vào tình hình quốc phòng, an ninh trật tự, kinh tế, địa hình và yêu cầu quản lý bảo vệ biên giới ở từng địa phương để quy định cho phù hợp.

        Trường hợp đặc biệt do địa hình, yêu cầu quản lý, bảo vệ biên giới ở những khu vực nhất định, nếu có quy định khác với điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định số 34/CP thì Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

        c) Vùng cấm.

        Trong khu vực biên giới ở những nơi cần thiết, quan trọng, hoặc từng thời điểm cần thiết để đảm bảo cho an ninh, quốc phòng, kinh tế thì xác định vùng cấm.

        Vùng cấm có thể xác lập trong vành đai biên giới hoặc ngoài vành đai biên giới thuộc khu vực biên giới.

        Vùng cấm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành nào thì ngành chức năng đó thống nhất với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự và Ban Giám đốc Công an tỉnh để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ quyết định.

        Vùng cấm được quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật hiện hành và quy chế quản lý, bảo vệ do cơ quan quyết định vùng cấm ban hành.

        Khi xác định vùng cấm nếu cần di dời dân phải thông báo trước và thực hiện đền bù theo quy định của pháp luật.

        d) Căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng địa phương, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng chủ trì phối hợp với Ban Giám đốc Công an, Bộ chỉ huy Quân sự, Ban biên giới tỉnh và các ngành chức năng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để xác định phạm vi "vành đai biên giới", "vùng cấm" và báo cáo Chính phủ.

        Quyết định xác định "vành đai biên giới", "vùng cấm" phải lập thành hồ sơ, có sơ đồ và đánh dấu trên thực địa bằng các biển báo.

        2. Các loại biển báo "khu vực biên giới", "vành đai biên giới" và “vùng cấm" làm theo mẫu thống nhất bằng xi măng cốt thép mác 200, cắm ở những nơi cần thiết, dễ nhận biết. Trên biển báo viết bằng ba thứ tiếng thành 03 dòng: Dòng thứ nhất viết bằng chữ Việt Nam, dòng thứ hai viết bằng chữ của nước tiếp giáp tương ứng, dòng thứ ba viết bằng chữ Anh. Quy cách, kích thước biển báo, chữ của biển báo theo phụ lục số ba, 2b, 2c kèm theo Thông tư này.

        3. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng phối hợp với Ban Giám đốc Công an, Bộ chỉ huy Quân sự, Ban Biên giới tỉnh và các ngành chức năng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh:

        a) Tiến hành khảo sát lại "vành đai biên giới "vùng cấm" và vị trí cắm biển báo các khu vực đã được xác định theo các Nghị định số 427/HĐBT ngày 12-12-1990 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Lào; Nghị định số 42/HĐBT ngày 29-01- 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia; Nghị định số 99/HĐBT ngày 27-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc; nếu còn phù hợp với Nghị định số 34/CP và hướng dẫn của Thông tư này thì giữ nguyên, nếu không còn phù hợp thì phải điều chỉnh lại theo Nghị định số 34/CP và hướng dẫn của Thông tư này.

        b) Những nơi trước đây chưa xác định "vành đai biên giới", "vùng cấm" theo các Nghị định số 427/HĐBT, Nghị định số 42/HĐP)T, Nghị định số 99/HĐBT nêu trên thì thực hiện. theo Nghị định số 34/CP và hướng dẫn của Thông tư này.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 05:10:22 am

        II. CƯ TRÚ, ĐI LẠI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI

        1. Cư trú trong khu vực biên giới.


        a) Ngoài những người quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định số 34/CP, những người được Công an tỉnh cấp giấy phép cho cư trú ở khu vực biên giới quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định số 34/CP gồm:

        - Những người đến xây dựng vùng kinh tế mới theo kế hoạch và quy hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh biên giới.

        - Những người đến khu vực biên giới để đoàn tụ với gia đình (cha mẹ, vợ, chồng hoặc con) hiện có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.

        - Cán bộ, công nhân, viên chức của các cơ quan, cơ sở kinh tế, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang đã đăng ký hộ khẩu tập thể ở khu vực biên giới, nay nghỉ hưu, thôi việt muốn ở lại cư trú khu vực biên giới thì phải chuyển đăng ký hộ khẩu thường trú theo quy định của pháp luật.

        Những người đang cư trú hợp pháp ở khu vực biên giới (có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới) đã được cấp chứng minh nhân dân biên giới, khi chuyển chỗ ở khỏi khu vực biên giới phải đến cơ quan Công an nơi cấp để đổi giấy chứng minh nhân dân và chuyển hộ khẩu đến nơi cư trú mới theo quy định của pháp luật.

        b) Những người đến làm ăn, sinh sống ở khu vực biên giới trước khi Nghị định số 34/CP có hiệu lực nhưng chưa được Công an tỉnh cấp giấy phép, chưa đăng ký hộ khẩu thì Đồn biên phòng phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn, chính quyền sở tại tiến hành kiểm tra, xem xét. Nếu đủ điều kiện được cư trú ở khu vực biên giới thì hướng dẫn làm thủ tục chuyển đến nơi cư trú mới và phải đăng ký hộ khẩu theo quy định của pháp luật.

        Trường hợp họ thuộc diện cấm cư trú ở khu vực biên giới như quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 34/CP thì Bộ đội biên phòng thống nhất với cơ quan Công an tham mưu cho chính quyền sở tại có biện pháp giáo dục, vận động yêu cầu họ rời khỏi khu vực biên giới.

        2. Ra, vào, hoạt động trong khu vực biên giới.

        a) Công dân Việt Nam ra, vào, hoạt động trong khu vực biên giới thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 34/CP. Những người không có chứng minh nhân dân phải có giấy tờ do Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú cáp, trong giấy phải ghi rõ nơi cư trú, mục đích, lý do ra, vào đi lại hoạt động trong khu vực biên giới. Phải xuất trình giấy tờ khi cán bộ, chiến sĩ Bộ dội biên phòng, Công an xã, phường, thị trấn biên giới đang làm nhiệm vụ yêu cầu. Nếu nghỉ qua đêm phải trình báo, đăng ký tạm trú với Công an phường, xã, thị trấn nơi tạm trú theo đúng quy định về đăng ký và quản lý hộ khẩu. Hết hạn tạm trú phải rời khỏi khu vực biên giới, nếu có nhu cầu lưu lại thì phải đến nơi đã đăng ký tạm trú để xin gia hạn.

        b) Người nước ngoài ra, vào, hoạt động trong khu vực biên giới phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 34/CP, khi đến địa điểm ghi trong giấy phép phải trình báo với Đồn biên phòng hoặc chính quyền sở tại và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, Công an, chính quyền địa phương.

        Người nước ngoài đi trong tổ chức Đoàn cấp cao quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 34/CP là Đoàn từ cấp Bộ trưởng và tương đương trở lên đến khu vực biên giới, cơ quan chủ quản phải cử cán bộ đi cùng và thông báo cho Bộ đội biên phòng, Công an cấp tỉnh nơi đến biết ít nhất 24 giờ trước khi đến.

        c) Việc đi lại hoạt động, tạm trú của nhân dân trong khu vực biên giới hai nước tiếp giáp thực hiện theo Hiệp định về Quy chế biên giới và thoả thuận giữa hai nước.

        3. Ra, vào, cư trú, hoạt động trong vành đai biên giới.

        a) Chỉ những người quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 34/CP mới được cư trú trong vành đai biên giới; những người không thuộc diện quy định tại khoản 1. Điều 4 nói trên khi được phép di lại, hoạt động trong vành đai biên giới phải tuân thủ theo các quy định trong Nghị định số 34/CP, hết thời gian cho phép phải rời khỏi vành đai biên giới. Trong thời gian đi lại, hoạt động ở vành đai biên giới phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn của Bộ đội biên phòng.

        b) Trường hợp hết thời gian cho phép đi lại, hoạt động trong vành đai biên giới nhưng chưa giải quyết xong công việc, nếu có nhu cầu chính đáng cần phải lưu lại thì đến nơi đã khai báo tạm trú để đăng ký gia hạn tạm trú theo quy định và thông báo cho Đồn biên phòng sở tại biết.

        4. Hoạt động trong các khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế khác được mở ra cho hoạt động của người, phương tiện Việt Nam và nước ngoài liên quan đến khu vực biên giới thực hiện theo Quy chế riêng của Chính phủ đối với khu vực đó.

        Các hoạt động có liên quan đến vành đai biên giới phải thực hiện theo các quy định của Nghị định số 34/CP như sau:

        a) Nếu là người, phương tiện Việt Nam trừ những người quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 34/CP khi đi vào vành đai biên giới phải thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 11 Nghị định số 34/CP và phải trực tiếp trình báo Đồn biên phòng hoặc Uỷ ban nhân dân sở tại nếu nghỉ qua đêm phải đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, Công an.

        b) Nếu là người, phương tiện nước ngoài khi vào vành đai biên giới phải thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 11 Nghị định số 34/CP. Nếu đi cùng với người của cơ quan, tổ chức Việt Nam thì đại diện cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ, phải trực tiếp trình báo Đồn biên phòng hoặc Uỷ ban nhân dân sở tại, nếu nghỉ qua đêm phải đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, Công an.

        5. Quy hoạch dân cư và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và xây dựng các công trình ở khu vực biên giới.

        a) Việc xây dựng khu dân cư, điểm họp chợ biên giới, bến bãi neo đậu của các loại phương tiện; xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện các xí nghiệp, nông, lâm trường, trạm, trại, khu kinh tế liên doanh, khu du lịch, dịch vụ và các khu kinh tế khác có liên quan đến đường biên giới quốc gia phải được quy hoạch và thống nhất với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Giám đốc công an tỉnh trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

        b) Các hoạt động nêu tại điểm a trên đây thực hiện theo các quy định trong Nghị định số 34/CP, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và Hiệp định về quy chế biên giới mà Việt Nam đã ký kết với các nước tiếp giáp.

        c) Các chủ dự án thực hiện các công trình nêu tại điểm a của mục ' này liên quan đến đường biên giới quốc gia phải thông báo cho Đồn biên phòng và uỷ ban nhân dân huyện sở tại biết ít nhất 7 ngày trước khi tiến hành.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 05:15:16 am
       III QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHU VỰC BIÊN GIỚI

        1. Để quan lý, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; chống buôn lậu, gian lận thương mại; Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập các trạm kiểm soát liên hợp cố định hoặc lưu động ở những nơi cần thiết trên các trục đường giao thông từ nội địa ra vào khu vực biên giới. Thành phần bao gồm Bộ đội biên phòng, Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Thuế vụ.

        a) Tại trạm kiểm soát liên hợp các cơ quan thực hiện nhiệm vụ theo chức năng chuyên ngành. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ định cơ quan chủ trì và ban hành quy chế phối hợp hoạt động của các cơ quan đó.

        b) Tại trạm kiểm soát liên hợp, Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát đối với người, phương tiện ra, vào hoạt động ở khu vực biên giới, khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và các khu kinh tế khác theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng được pháp luật quy định.

        c) cán bộ, chiến sĩ, nhân viên hoạt động tại trạm kiểm soát liên hợp phải mặc trang phục, đeo phù hiệu, biển kiểm soát theo quy định của từng ngành.

        2. Tư lệnh Bộ đội biên phòng căn cứ tình hình cụ thêm của từng địa bàn, chỉ đạo Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng các tỉnh tổ chức các trạm kiểm soát cố định để kiểm soát việc ra vào vành đai biên giới hoặc các đội tuần tra, kiểm soát lưu động để kiểm soát việc ra vào khu vực biên giới.

        3. Để quản lý bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự an toàn ở khu vực biên giới theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 34/CP, Bộ đội biên phòng được quyền hạn chế hoặc tạm dừng qua lại ở cửa khẩu và các hoạt động trong vành đai biên giới, khu vực biên giới theo quy định tại Nghị định số 02/1998/NĐ-CP ngày 06-01-1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bộ đội biên phòng, Thông tư số 2866/1998/TT-BQP ngày 12-9-1998 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành Nghị định số 02/1998/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bộ đội biên phòng và Điều ước quốc tế về biên giới mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

        4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh căn cứ chỉ đạo của tư lệnh Bộ đội biên phòng và Uỷ ban nhân dân tỉnh phối hợp với Ban giám đốc Công an tỉnh, chỉ đạo Đồn biên phòng phối hợp với Công an các huyện, thị xã biên giới tiến hành kiểm tra việc cư trú, đi lại, hoạt động trong khu vực biên giới. Thường xuyên trao đổi tình hình về an ninh, trật tự, tình hình các đối tượng và người nước ngoài đến khu vực biên giới. Hướng dẫn nhân dân thực hiện việc khai báo, đăng ký tạm trú, tạm vắng và chấp hành nội quy bến bãi khi vào khu vực biên giới.

        5. Trong khu vực Biên giới Bộ đội biên phòng phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng, các ngành chức năng để quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường, rừng quốc gia, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

        IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

        1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

        2. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt nội dung Nghị định số 34/CP và các văn bản hướng dẫn thi hành tới các cấp các ngành ở địa phương, tuyên truyền phổ biến sâu rộng tới quần chúng nhân dân quán triệt để tổ chức thực hiện thống nhất.

        3. Việc lập dự toán ngân sách để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới đất hến nước CHXHCN Việt Nam quy định tại Điều 25 Nghị định số 34/CP, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính có Thông tư hướng dẫn riêng.

        4. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng giúp Bộ Quốc phòng theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Nghị định số 34/CP và Thông tư này. Hàng năm tiến hành sơ kết và báo cáo kết quả tổ chức thực hiện về Bộ Quốc phòng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng    

(Đã ký)                  

Thượng tướng
PHẠM VĂN TRÀ



Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 07:38:30 am
Tỉnh biên giớiHuyện biên giớiXã biên giớiGhi chú
I. Tuyên biên giới  Việt Nam – Trung Quốc
1. Quảng Ninh1. Thị xã Móng Cái1. Hải Sơn
2. Hải Yên
3. Hải Hoà
4. Phường Ninh Dương
5. Phường Ka Long
6. Phường Trần Phú
7. Phường Trà Cổ
2. Quảng Hà8. Quảng Sơn
9. Quảng Đức
3. Bình Liêu10. Đồng Văn
11. Hoành Mô
12. Lục Hồn
13. Đồng Tâm
14. Tinh Húc
15. Vô Ngại
2. Lạng Sơn1. Đình Lập1. Bắc Xá
2. Bình Xá
2. Lộc Bình3. Tam Gia
4. Tú Mịch
5. Yên Khoái
6. Mẫu Sơn
3. Cao Lộc7. Xuất Lễ
8. Cao Lâu
9. Lộc Thanh
10. Bảo Lâm
11. T/trấn Đồng Đăng
4. Văn Lăng12. Tân Mỹ
13. Tân Thanh
14. Thanh Long
15. Thuỵ Hùng
16. Trùng Khánh
5. Tràng Định17. Đào Viên
18. Tân Minh
19. Đội Cấn
20. Quốc Khánh
3. Cao Bằng1. Thạch An1. Đức Long
2. Quảng Hoà2. Mỹ Mưng
3. T/trấn Tà Lùng
4. Đại Sơn
5. Cách Linh
3. Hạ Lang6. Cô Ngân
7. Thị Hoa
8. Thái Đức
9. Việt Châu
10. Quang Long
11. Đồng Loan
12. Lý Quốc
13. Minh Long
4. Trùng Khánh14. Đàm Thuỷ
15. Chi Viễn
16. Đinh Phong
17. Ngọc Khê
18. Phong Nậm
19. Ngọc Chung
20. Lăng Yên
5. Trà Lĩnh21. Tri Phương
22. Xuân Nội
23. Hùng Quốc
24. Quang Hàn
25. Cò Mười
6. Hà Quảng26. Tổng Cọt
27. Nội Thôn
28. Cải Viên
29. Vân An
30. Lũng Nậm
31. Kéo Yên
32. Trường Hà
33. Nà Xác
34. Sóc Hà
7. Thông Nông35. Vị Quang
36. Cần Viên
8. Bảo Lạc37. Xuân Trường
38. Khánh Xuân
39. Cô Ba
40. Thượng Hà
41. Cốc Pàng
9. Bảo Lâm42. Đức Hạnh
4. Hà Giang1. Mèo Vạc1. Sơn Vĩ
2. Xín Cài
3. Thượng Phùng
2. Đồng Văn4. Đồng Văn
5. Lũng Cú
6. Mã Lé
7. Lũng Tào
8. Xà Phìn
9. Sùng Là
10. T/trấn Phố Bảng
11. Phố La
12. Phố Cao
3. Yên Minh13. Thắng Mỗ
14. Phú Lũng
15. Bạch Đích
16. Na Khê
4. Quảng Bạ17. Bát Đại Sơn
18. Nghĩa Thuận
19. Cao Mã Pờ
20. Tùng Vài
21. Tả Van
5. Vị Xuyên22. Minh Tân
23. Thanh Thuỷ
24. Thanh Đức
25. Xin Chải
26. Lao Chải
6. Hoàng Su Phì27. Thèn Chu Phìn
28. Pố Lô
29. Tháng Tín
30. Bản Máy
7. Xín Mần31. Nàn Xỉn
32. Xín Mần
33. Chí Cà
34. Pà Vầy Sử
5. Lào Cai1. Bắc Hà1. Sán Chải
2. Xí Ma Cai
3. Xã Nàn San
2. Mường Khương4. Tả Gia Khâu
5. Dìn Chin
6. Pha Long
7. Tả Ngải Chồ
8. Tung Trung Phố
9. Mường Khương
10. Nậm Chầy
11. Lùng Vai
12. Bản Lầu
3. Bảo Thắng13. Bản Phiệt
4. Bát Sát14. Quang Kim
15. Bản Qua
16. Bản Vược
17. Cốc Mỳ
18. Trịnh Tường
19. Nậm Chạc
20. A Mu Sung
21. Ngài Thầu
22. A Lù
23. Y Tý
5. Thị xã Lào Cai24. Phường Lào Cai
25. Phường Xuyên Hải
26. Xã Đông Tuyền
6. Lai Châu1. Sìn Hồ1. Huổi Luông
2. Pa Tần
3. Nậm Ban
2. Phong Thổ4. Ma Li Pho
5. Vàng Ma Chải
6. Pa Vây Sử
7. Mồ Si San
8. Sì Lờ Lầu
9. Ma Li Chải
10. Dào San
11. Tông Qua Lìn
12. Mù Sang
13. Nậm Be
14. Bản Lang
15. Sìn Suối Hồ
3. Huyện Mường Tè16. Hua Bum
17. Pa Vệ Sử
18. Pa Ủ
19. Ka Lăng
20. Thu Lũm
21. Mù Cả


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 07:45:16 am
Tỉnh biên giớiHuyện biên giớiXã biên giớiGhi chú
II.Tuyến biên giới Việt Nam - Lào
1. Tỉnh Lai Châu1. Mường Tè1. Mường Nhé
2. Mường Tong
3. Xín Thầu
4. Chung Chải
2. Mường Lay5. Mương Mươn
6. Mường Pồn
7. Nà Hỉ
8. Si Pha Phìn
9. Chà Nưa
3. Điện Biên10. Thanh Nưa
11. Thanh Luông
12. Thanh Hưng
13. Thanh Chăn
14. Pa Thơm
15. Na Ư
16. Mường Lói
17. Mường Nhà
2. Tỉnh Sơn La1. Sông Mã1. Mường Lèo
2. Pùng Bánh
3. Dồm Cang
4. Nậm Lạnh
5. Mường Và
6. Mường Lạn
7. Mường Cai
8. Chiềng Khương
9. Mường Hung
10. Mường Sai
2. Mai Sơn11. Phiêng Pằn
3. Yên Châu12. Phiêng Khoái
13. Chiềng On
14. Chiềng Tương
15. Lóng Phiêng
4. Mộc Châu16. Lóng Sập
17. Chiềng Khừa
18. Xuân Nha
19. Chiềng Sơn
3. Thanh Hoá1. Thường Xuân1. Bát Mọt
2. Lang Chánh2. Yên Khương
3. Quan Sơn3. Tam Lư
4. Tam Thanh
5. Mường Min
6. Sơn Điện
7. Na Mèo
8. Sơn Thuỷ
4. Quan Hoá9. Hiền Kiệt
5. Mường Lát10. Trung Lý
11. Pù Nhi
12. Mường Chanh
13. Quang Chiểu
14. Tén Tần
15. Tam Chung
4. Nghệ An1. Quế Phong1. Thông Thụ
2. Hạnh Dịch
3. Nậm Giải
4. Tri Lễ
2. Tương Dương5. Nhôn Mai
6. Mai Sơn
7. Tam Hợp
8. Tam Quang
3. Kỳ Sơn9. Mỹ Lý
10. Bắc Lý
11. Keng Đu
12. Na Loi
13. Đoọc Mạy
14. Nậm Cắn
15. Tà Cạ
16. Mường Típ
17. Mường Ải
18. Na Ngoi
19. Nậm Càn
4. Con Cuông20. Châu Khê
21. Môn Sơn
5. Anh Sơn23. Hạnh Lâm
24. Thanh Hương
25. Thanh Thịnh
26. Thanh Thuỷ
5. Hà Tĩnh1. Hương Sơn1. Sơn Hồng
2. Sơn Kim
2. Hương Khê3. Vũ Quang
4. Hoà Hải
5. Phú Gia
6. Hương Lâm
7. Hương Liên
8. Hương Vĩnh
6. Quảng Bình1. Tuyên Hoá1. Thanh Hoá
2. Minh Hoá2. Dân Hoá
3. Thượng Hoá
4. Hoá Sơn
3. Bố Trạch5. Thượng Trạch
4. Quảng Ninh6. Trường Sơn
5. Lệ Thuỷ7. Ngân Thuỷ
8. Kim Thuỷ
7. Quảng Trị1. Đak Rông1. A Bung
2. A Ngo
3. A Vao
4. Pa Nang
2. Hướng Hoá5. Hướng Lập
6. Hướng Phùng
7. Thị trấn Lao Bảo
8. Tân Long
9. Tân Thành
10. Thuận
11. Thanh
12. A Xing
13. A Túc
14. Xí
15. Pa Tầng
16. A Dơi
8. Thưa Thiên Huế1. A Lưới1. Hồng Thuỷ
2. Hồng Vân
3. Hồng Trung
4. Hồng Bắc
5. Xã Nhâm
6. Hồng Thái
7. Hồng Thượng
8. Hương Phong
9. Đông Sơn
10. A Đớt
11. A Roàng
12. Hương Nguyên
9. Quảng Nam1. Hiên1. A Tiêng
2. Bha Lê
3. A Lông
4. Lăng
5. Tr’’ Hy
6. A Xan
7. Ch’’ Ơm
8. Ga Ri
2. Nam Giang9. La Ê Ê
10. La Dê
11. Đăk Pre
12. Đăk Prinh
10. Kon Tum1. Đăk Glei1. Đăk Blô
2. Đăk Nhoong
3. Đăk Long
2. Ngọc Hồi4. Đăk Dục
5. Đăk Nông
6. Đăk Sú
7. Bờ Y


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 07:46:21 am
Tỉnh biên giớiHuyện biên giớiXã biên giớiGhi chú
III. Tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia
1. Tỉnh Kon Tum1. Ngọc Hồi1. Sa Loong
2. Sa Thầy2. Mô Rai
3. Cơ Rơi
2. Tỉnh Gia Lai1. Ia Grai1. Ia O
2. Ia Chia
2. Đức Cơ3. Ia Dom
4. Ia Nan
5. Ia Pnôn
3. Chư Prông6. Ia Púch
7. Ia Mơr
3. Đắc Lắc1. Ea Súp1. Ya Tờ Mốt
2. Ea Bung
3. Ya Lốp
2. Buôn Đôn4. Krông Na
3. Cư Jút5. Ea Pô
4. Đắk Mil6. Đăk LaoBổ sung thêm xã Đăk Win
7. Thuận An
8. Thuận Hạnh
9. Quảng Trực
10. Đăk Buk So
4. Bình Phước1. Lộc Ninh1. Lộc Thành
2. Lộc Thiện
3. Lộc Tấn
4. Lộc Hoà
5. Lộc An
6. Tân Thành
7. Tân Tiến
8. Thanh Hoà
9. Thiện Hưng
10. Hưng Phước
2. Phước Long11. Đăk Ơ
12. Bù Gia Mập
5. Tây Ninh1. Tân Châu1. Tân Hoà
2. Tân Đông
3. Tân Hà
4. Suối Ngô
2. Tân Biên5. Tân Lập
6. Tân Bình
7. Hoà Hiệp
3. Châu Thành8. Phước Vinh
9. Hoà Thạnh
10. Hoà Hội
11. Thành Long
12. Ninh Điền
13. Biên Giới
4. Bến Cầu14. Phước Long
15. Long Khánh
16. Long Thuận
17. Lợi Thuận
18. Tiên Thuận
5. Trảng Bàng19. Phước Chỉ
20. Bình Thạnh
6. Long An1. Đức Huệ1. Mỹ Quý Đông
2. Mỹ Quý Tây
3. Mỹ Thạnh Tây
4. Bình Hoà Hưng
2. Thạnh Hoà5. Thuận Bình
6. Tân Hiệp
3. Mộc Hoá7. Bình Thạnh
8. Bình Hoà Tây
9. Thạnh Trị
10. Bình Hiệp
11. Bình Tân
4. Vĩnh Hưng12. Tuyên Bình
13. Thái Bình Trung
14. Thái Trị
15. Hưng Điền A
16. Khánh Hưng
5. Tân Hưng17. Hưng Hà
18. Hưng Điền B
19. Hưng Điền
7. Đồng Tháp1. Tân Hồng1. Thông Bình
2. Tân Hội Cơ
3. Bình Phú
4. Bình Thạnh
5. Tân Hội
6. Thường Thới Hậu B
7. Thường Thới Hậu A
8. Thường Phước I
8. An Giang1. Tân Châu1. Vĩnh Xương
2. Phú Lộc
2. An Phú3. Phú Hữu
4. Quốc Thái
5. Khánh An
6. Khánh Bình
7. Nhơn Hội
8. Phú Hội
9. Vĩnh Hội Đông
3. Thị xã Châu Đốc10. Vĩnh Ngươn
11. Vĩnh Tế
4. Tịnh Biên12. Nhơn Hưng
13. An Phú
14. Xuân Tô
15. An Nông
5. Tri Tôn16. Lạc Quới
17. Vĩnh Gia
9. Kiên Giang1. Kiên Lương1. Vĩnh Điều
2. Tân Khánh Hoà
3. Phú Mỹ
2. Thị xã Hà Tiên4. Mỹ Đức
5. Phường Đông Hồ
Tổng số:
+ Tuyến Việt Nam – Trung Quốc có 6 tỉnh32 Huyện biên giới158 Xã, Phường biên giới (trong đó có 149 xã, 6 phường, 3 thị trấn)
+ Tuyến Việt Nam – Lào có 10 tỉnh31 Huyện biên giới140 Xã, Phường biên giới (trong đó có 139 xã, 1 thị trấn)Huyện Mường Tè giáp 2 nước
+ Tuyến Việt Nam – Campuchia có 9 tỉnh30 Huyện biên giới101 Xã, Phường biên giới (trong đó có 100 xã, 1 thị trấn)Huyện Ngọc Hồi giáp 2 nước
Tổng cộng: có 25 tỉnh biên giới đất liềnCộng: 93 huyện biên giới đất liềnTổng cộng: có 400 400 xã, phường, thị trấn biên giới


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 07:54:09 am
       
        6. Quyết định số 53/2001/QĐ-TTG ngày 19-4-2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

        - Căn cử Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

        - Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2933- BKH/QLKT ngày 18 tháng 5 năm 2000; ý kiên các Bộ, ngành Trung, ương và các tỉnh có liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

        Điều 1.

        Loại hình kinh doanh trong Khu kinh tế cửa khẩu.

        1. Tại các Khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng các loại hình kinh doanh: Xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất nhập khẩu, các chi nhánh đại diện các công ty trong nước và ngoài nước, chợ cửa khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch vụ, du lịch.

        2. Cho phép thành lập Khu bảo thuế tại các Khu kinh tế cửa khẩu, nhưng phải cách biệt với các khu chức năng khác trong Khu kinh tế cửa khẩu.

        Điều 2.

        Các ưu đãi.

        1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu

        a) Căn cứ số thực thu ngân sách nhà nước hàng năm tại Khu kinh tế cửa khẩu (không bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu; các khoản thu không tính cân đối ngân sách địa phương theo phân cấp như thu tịch thu hàng buôn lậu, huy động dân đóng góp; học phí; viện phí; viện trợ), Nhà nước đầu tư trở lại để xây dựng cơ sở hạ tầng Khu kinh tế cửa khẩu theo các mức sau đây:

        - Đối với các Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện thu ngân sách dưới 50 tỷ đồng/năm thì được đầu tư trở lại 100%.

        - Đối với các Khu kinh tế cửa khẩu có số thực hiện thu ngân sách từ 50 tỷ đồng/năm trở lên thì được đầu tư trở lại 50 tỷ đồng và 50% số thực thu còn lại.

        - Đối với các Khu kinh tế cửa khẩu đã thực hiện 5 năm (kể từ khi thực hiện thí điểm) và có số thực thu ngân sách trên 100 tỷ đồng/năm thì được đầu tư trở lại không quá 50% số thực thu.

        b) Các Khu kinh tế cửa khẩu được vay vốn ưu đãi nhà nước (Quỹ Hỗ trợ phát triển) để phát triển cơ sở hạ tầng và được sử dụng nguồn vốn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 để trả gốc và lãi.

        c) Các Khu kinh tế cửa khẩu có số thực thu ngân sách thấp, Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm để đầu tư. Việc đầu tư các công trình hạ tầng tại Khu kinh tế cửa khẩu do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo các quy định hiện hành, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

        d) Nếu các công trình hạ tầng trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu đã được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh thì được dùng nguồn vốn còn lại được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 để đầu tư hỗ trợ các công trình khác ngoài địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu (kể cả các Khu kinh tế cửa khẩu mới) nhưng có liên quan và phục vụ trực tiếp Khu kinh tế cửa khẩu. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình, đồng thời thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, theo dõi chung.

        2. Thương mại, du lịch.

        a) Các doanh nghiệp kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 1 được vay vốn ưu đãi nhà nước để đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh trên các cửa khẩu.

        b) Các hoạt động thương mại được hưởng các ưu đãi về buôn bán biên giới theo các quy định hiện hành của nhà nước và các cam kết nước ta đã ký kết với các nước láng giềng.

        c) Tại khu bảo thuế được áp dụng cơ chế phi thuế quan như đối với kho ngoại quan.

        d) Chủ đầu tư có dự án đầu tư kinh doanh du lịch được hưởng các ưu đãi như quy định tại Điều 15 của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày 20-5-1998.

        3. Đất đai.

        Các nhà đầu tư trong ngọc và nước ngoài đầu tư vào Khu kinh tế cửa khẩu khi thuê đất, mặt nước, ngoài quyền được hưởng các ưu đãi hiện hành, còn được giảm thêm 50% giá thuê đất và mặt nước so với mức giá cho thuê đất, mặt nước đang áp dụng tại Khu kinh tế cửa khẩu.

        4. Thuế.

        Doanh nghiệp tại các Khu kinh tế cửa khẩu được hưởng các ưu đãi về thuế trong những trường hợp cụ thể theo các quy định hiện hành phù hợp với các luật, nghị định về thuế và văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 07:59:52 am

        Điều 3. Quản lý một số lĩnh vực.

        1. Xuất nhập cảnh.

        a) Công dân các huyện của nước láng giềng có biên giới đối diện với Khu kinh tế cửa khẩu được qua lại Khu kinh tế cửa khẩu bằng chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp. Nếu muốn vào các địa điểm khác của tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu thì cơ quan công an tại tỉnh cấp giấy phép một lần, có giá trị trong một thời gian nhất định.

        b) Người mang hộ chiếu không thuộc diện miễn thị thực (là công dân của nước láng giềng hay nước thứ ba), được miễn thị thực nhập cảnh và được lưu trú tại Khu kinh tế cửa khẩu, thời gian lưu trú không quá 15 ngày; nếu đi du lịch ra khu vực khác của Việt Nam theo chương trình do các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam tổ chức thì cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) xét cấp thị thực ngay tại Khu kinh tế cửa khẩu.

        c) Cho phép phương tiện vận tải hàng hoá của nước láng giềng và nước thứ ba được vào Khu kinh tế cửa khẩu theo các hợp đồng kinh doanh của đối tác nước ngoài với doanh nghiệp Việt Nam. Nếu các phương tiện vận tải này có nhu cầu giao nhận hàng hoá tại các địa điểm khác ngoài địa phận Khu kinh tế cửa khẩu thì phải thực hiện theo quy định hiện hành.

        Người điều hành phương tiện (thuyền viên trên các tàu, lái xe, phụ xe) được ra vào Khu kinh tế cửa khẩu bằng hộ chiếu, sổ thuyền viên, chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

        d) Cho phép mở rộng việc đón khách du lịch của nước láng giềng đi du lịch bằng hộ chiếu, thẻ hoặc các giấy tờ tương đương khác tại Khu kinh tế cửa khẩu để đi đến các tỉnh, thành phố trong cả nước theo quy định tại mục b Điểm 3.

        đ) Chủ hàng, chủ phương tiện của Việt Nam có quan hệ kinh doanh với đối tác nước láng giềng được phép theo hàng và phương tiện sang nước láng giềng để giao nhận hàng hoá bằng chứng minh thư hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

        e) Công dân Việt Nam làm ăn, sinh sống trên địa bàn huyện, thị xã có Khu kinh tế cửa khẩu được sang nước láng giềng bằng chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

        2. Ngân hàng.

        Việc thành lập bàn đổi tiền và thực hiện nghiệp vụ mua bán tiền của nước có chung biên giới tại Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện theo Quyết định số 140/2000/QĐ-TTG ngày 8-12-2000 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại khu vực biên giới và Khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam và các quy định hiện hành.

        3. Kiểm dịch động, thực vật, kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu.

        Việc kiểm dịch động, thực vật và kiểm tra chất lượng hàng hoá đối với hàng nhập khẩu tại các Khu kinh tế cửa khẩu phải được thực hiện chặt chẽ theo các quy định hiện hành của pháp luật nhằm hạn chế tối đa việc lan truyền các dịch bệnh và hàng hoá kém chất lượng vào Việt Nam.

        Điều 4.

        Tổ chức thực hiện.

        1. Ở cấp các cơ quan Trung ương.

        a) Bộ Kế hoạch và đầu tư tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung, sửa đổi các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đối với Khu kinh tế cửa khẩu và chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan đề xuất với Chính phủ việc kết thúc đầu tư đối với từng Khu kinh tế cửa khẩu.

        b) Bộ Tài chính nghiên cứu và hướng dẫn các tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu thực hiện các chính sách về thuế, phí và lệ phí nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, cho xuất khẩu tại Khu kinh tế cửa khẩu.

        c) Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu các chính sách thương mại dành cho Khu kinh tế cửa khẩu, quy chế chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu được ưu đãi hơn so với chợ biên giới, quy chế khu bảo thuế tại Khu kinh tế cửa khẩu và hướng dẫn các tỉnh có Khu kinh tế của khẩu thực hiện.

        Các Bộ, ngành: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học Công nghệ và Môi trường, Công an, Quốc phòng, Tổng cục Du lịch, Tổng cục Địa chính, Tổng cục Hải quan... theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ, ngành mình hướng dẫn các tỉnh có Khu kinh tế của khẩu thực hiện.

        2. Ở cấp tỉnh.

        a) Uỷ ban nhân dân tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành ở Trung ương để thống nhất quy định nội dung quản lý hành chính nhà nước đối với các hoạt động tại Khu kinh tế cửa khẩu theo nguyên tắc: Tại Khu kinh tế cửa khẩu chỉ có một đầu mối thực hiện một lần kiểm tra, kiểm soát dối với hàng hoá và một lần thu thuế, thu phí đối với hàng hoá và dịch vụ.

        Uỷ ban nhân dân tỉnh lập Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu (là cơ quan phối hợp của các tổ chức có liên quan) làm đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện việc thống nhất quản lý hành chính nhà nước đối với Khu kinh tế cửa khẩu và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các chính sách được quy định tại Quyết định này. ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu có quy chế hoạt động do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.

        b) Uỷ ban nhân dân tỉnh có Khu kinh tế cửa khẩu được phép quan hệ với chính quyền cấp tỉnh của nước láng giềng để giải quyết các vấn đề có liên quan đến Khu kinh tế cửa khẩu trong khuôn khổ các Hiệp định Chính phủ hai nước đã ký.

        Điều 5.

        Điều khoản thi hành.

        Các Khu kinh tế cửa khẩu đang thực hiện thí điểm các chính sách theo các Quyết định trước đây của Thủ tướng Chính phủ nay chuyển sang thực hiện theo Quyết định này (riêng Khu thương mại Lao Bảo thực hiện theo Quyết định số 219/1998/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ).

        Việc triển khai một số Khu kinh tế cửa khẩu mới, Uỷ ban nhân dân tỉnh phải làm đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để được áp dụng chính sách tại Quyết định này.

        Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

        Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành.

       
Thủ tướng Chính phủ

(Đã ký)         

PHAN VĂN KHAI   


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 10:35:03 am
       
        7. Quyết định số 252/2003/QĐ-TTg ngày 24-11-2003 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới với các nước có chung biên giới


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

        - Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

        - Căn cứ Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài và Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 1998;

        - Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 về phát triển và quản lý chợ;

        - Căn cứ các Hiệp định song phương trong các lĩnh vực kinh tế - thương mại được ký kết giữa CHXHCN Việt Nam và các nước có chung biên giới,


       
QUYẾT ĐỊNH:

        Chương I

        QUY ĐỊNH CHUNG

        Điều 1.

        Phạm vi điều chỉnh.

        Hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới quy định tại Quyết định này gồm:

        1. Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới.

        2. Buôn bán tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu.

        3. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới theo các phương thức không theo thông lệ buôn bán quốc tế đã được thoả thuận trong các Hiệp định thương mại song phương giữa CHXHCN Việt Nam và các nước có chung biên giới.

        Điều 2.

        Hàng hoá buôn bán qua biên giới.

        Trừ hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hoá kinh doanh có điều kiện phải thực hiện theo những quy định tại Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04-4-2001 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời ký 2001 - 2005, các Quyết định có liên quan khác của Thủ tướng Chính phủ và văn bản hướng dẫn của Bộ Thương mại và các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành, các hàng hoá khác được tự do trao đổi, buôn bán và xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới.

        Điều 3.

        Chất lượng hàng hoá buôn bán qua biên giới.

        1. Chất lượng hàng hoá buôn bán qua biên giới phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý chất lượng hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

        2. Đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc Danh mục phải kiểm tra chất lượng và kiểm dịch theo quy định hiện hành thì phải được kiểm tra về chất lượng trước khi thông quan; không được nhập khẩu qua những cửa khẩu không có các điểm kiểm dịch động thực vật, kiểm tra chất lượng hàng hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam.

        3. Uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Thương mại, sau khi trao đôi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế xem xét, có biện pháp điều hành cụ thể việc kiểm soát xuất khẩu, nhập khẩu những mặt hàng không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm và sức khoẻ người tiêu dùng.

        Điều 4.

        Thanh toán.

        1. Hàng hoá buôn bán qua biên giới được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc bằng Đồng Việt Nam và đồng tiền của nước có chung biên giới.

        2. Phương thức thanh toán: Do các bên mua, bán thoả thuận phù hợp các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở Hiệp định về thanh toán được ký kết giữa nước ta và các nước có chung biên giới; khuyến khích các chủ thể kinh doanh thanh toán qua ngân hàng theo các phương thức: Mở tín dụng thư; hàng đổi hàng; thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc bằng Đồng Việt Nam và đồng tiền của nước có chung biên giới.

        Điều 5.

        Chính sách thuế.

        1. Hàng hoá buôn bán qua biên giới phải nộp thuế và các lệ phí khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và được hưởng ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng hoá qua biên giới theo các thoả thuận song phương giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ các nước có chung biên giới nếu có.

        2. Riêng hàng hoá do cư dÂn nước có chung biên giới sản xuất nhập khẩu vào nước CHXHCN Việt Nam phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của cư dân biên giới dưới hình thức mua bán, trao đổi cư dân biên giới được miễn thuế nhập khẩu nếu giá trị hàng hoá đó không quá 500.000 VND/1 người/1 ngày.

        3. Các chính sách thuế liên quan khác thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

        4. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thương mại hướng dẫn cụ thể việc thực hiện.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 10:42:40 am

Chương II

MUA BÁN, TRAO ĐỔI HÀNG HOÁ CỦA CƯ DÂN BIÊN GIỚI

        Điều 6.

        Chủ thể được mua bán, trao đổi hàng hoá cư dân biên giới.

        Công dân có hộ khẩu thường trú tại các huyện tiếp giáp biên giới với các nước chung biên giới được mua bán, trao đổi các mặt hàng phù hợp với quy định về hàng hoá buôn bán qua biên giới được quy định tại Điều 2 Quyết định này.

        Điều 7.

        Cửa khẩu, địa điểm mua bán, trao đổi hàng hoá cư dân biên giới.

        1. Cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới thoả thuận mở.

        2. Của khẩu và các điểm thông quan khác thuộc các Khu kinh tế cửa khẩu do Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập.

        3. Cửa khẩu do các tỉnh tiếp giáp biên giới của Việt Nam và các tỉnh tiếp giáp biên giới của nước có chung biên giới thoả thuận mở và được Bộ Thương mại cho phép tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất - nhập khẩu.

        4. Đường mòn được chính quyền địa phương cấp tỉnh vùng biên giới hai nước hiệp thương xác định theo luật pháp hiện hành và quy định có liên quan của Chính phủ hai nước.

Chương III

XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI

        Điều 8.

        Chủ thể được xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới.

        - Doanh nghiệp, đơn vị thuộc các thành phần kinh tế đăng ký, thành lập theo luật pháp Việt Nam.

        - Hộ kinh doanh thuộc các tỉnh tiếp giáp biên giới đăng ký theo quy định tại Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3-2-2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

        Điều 9.

        Cửa khẩu xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới.

        1. Cửa khẩu được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới thoả thuận mở.

        2. Cửa khẩu và các điểm thông quan khác thuộc các Khu kinh tế cửa khẩu do Chính phủ Việt Nam cho phép thành lập.

        3. Cửa khẩu do các tỉnh tiếp giáp biên giới của Việt Nam và các tỉnh tiếp giáp biên giới của nước có chung biên giới thoả thuận mở và được Bộ Thương mại cho phép tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hoá xuất - nhập khẩu.

Chương IV

MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CHỢ BIÊN GIỚI,

CHỢ CỬA KHẨU, CHỢ TRONG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU.

        Điều 10.

        Chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu.

        1. Chợ biên giới là chợ được thành lập ra trong khu vực biên giới trên đất liền nhưng không thuộc các chợ nói tại khoản 2 và khoản 3 dưới đây.

        2. Chợ cửa khẩu là chợ được lập ra trong khu vực biên giới trên đất hến gắn với các cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá nhưng không thuộc Khu kinh tế cửa khẩu.

        3. Chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu là chợ được lập ra trong Khu kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19-4-2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới.

        Điều 11.

        Chủ thể kinh doanh tại chợ.

        1. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp, được phép tổ chức kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu.

        2. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh của nước có chung biên giới tuân thủ các quy định tại Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18-8-2000 về Quy chế biên giới trên đất liền nước CHXHCN Việt Nam và các quy định có liên quan đến việc đi lại, cư trú và kinh doanh trong khu vực biên giới:

        a) được phép tổ chức kinh doanh tại chợ cửa khẩu và chợ biên giới khi được Sở Thương mại tỉnh biên giới cấp giấp phép kinh doanh.

        b) Được phép tổ chức kinh doanh tại chợ trong khu vực kinh tế của khẩu khi được Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu cấp giấy phép kinh doanh.

        3. Công dân của nước có chung biên giới khi được phép kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu và có giấy phép kinh doanh tại các chợ nói trên còn trong thời hạn hiệu lực nếu có nhu cầu tạm trú ở Việt Nam sẽ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét cấp giấy chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú theo hướng dẫn của Bộ Công an.

        Điều 12.

        Quản lý chợ.

        1. Việc quyết định thành lập (hoặc giải thể) và quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý chợ đối với chợ biên giới, chợ cửa khẩu thực hiện theo phân cấp đối với từng loại chợ quy định tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14-01-2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.

        2. Chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu do Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quyết định thành lập (hoặc giải thể) và quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý chợ theo quy định ở Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14-01-2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.

        3. Các nội dung khác liên quan đến chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kỉnh tế cửa khẩu không nêu trong Quyết định này thực hiện theo các quy định ở Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14-01-2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.

        4. Các quy đinh về chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu trong Quyết định này nếu có sự khác biệt so với các thoả thuận song phương giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước có chung biên giới thì thực hiện theo các thoả thuận song phương đã được ký kết giữa hai Chính phủ.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 10:51:46 am

Chương V

XUẤT NHẬP CẢNH NGƯỜI VÀ PHƯƠNG TIỆN

KHI XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI.


        Điều 13.

        Người và phương tiện của Việt Nam.

        1. Cho phép phương tiện vận tải hàng hoá của Việt Nam được đi qua các cửa khẩu quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 9 Quyết định này để sang nước có chung biên giới giao, nhận hàng hoá theo quy định của nước đó.

        2. Chủ hàng Việt Nam hoặc người được chủ hàng uỷ quyền, người điều khiển phương tiện vận tải hàng hoá và nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải hàng hoá Việt Nam được phép đi qua các cửa khẩu quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 9 Quyết định này để sang nước có chung biên giới giao, nhận hàng hoá bằng hộ chiếu, sổ thuyền viên, chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

        Điều 14.

        Người và phương tiện của nước có chung biên giới.

        1. Cho phép phương tiện vận tải hàng hoá của nước có chung biên giới đi qua các cửa khẩu quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 9 Quyết định này để vào các điểm giao, nhận hàng hoá do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại khu vực biên giới.

        2. Chủ hàng nước láng giềng hoặc người được chủ hàng uỷ quyền, người điều khiển phương tiện và nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải hàng hoá nước có chung biên giới được theo phương tiện vận tải hàng hoá đi qua các cửa khẩu quy định tại các khoản 1 , 2 , 3 Điều 9 Quyết định này để vào các điểm giao, nhận hàng hoá bằng hộ chiếu, sổ thuyền viên, chứng minh thứ biên giới hoặc giấy thông hành biên giới do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp.

        3. Trường hợp phương tiện vận tải hàng hoá và các đối tượng quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này có nhu cầu vào các địa điểm khác ngoài khu vực biên giới và Khu kinh tế cửa khẩu để giao, nhận hàng hoá thì phải thực hiện theo các quy định của Hiệp định, Nghị định thư và các Văn bản thoả thuận khác đã ký kết giữa CHXHCN Việt Nam và các nước có chung biên giới về xuất nhập cảnh và vận tải đường bộ.

        4. Phương tiện và người điều khiển phương tiện vận tải hàng hoá của chủ thể kinh doanh của nước có chung biên giới khi ra vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu để vận chuyển hàng hoá được miễn thị thực nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu; khi có nhu cầu đi ra khỏi phạm vi chợ biên giới, chợ cửa khẩu và chợ trong Khu kinh tế của khẩu để vào sâu trong nội địa Việt Nam thì phải thực hiện các thủ tục về xuất cảnh, nhập cảnh cho người và phương tiện theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

        Điều 15.

        Xử lý vi phạm.

        Vi phạm trong hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới sẽ bị xử lý căn cứ theo các quy định Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong linh vực thương mại của Chính phủ và các văn bản pháp quy khác của pháp luật Việt Nam.

        Điều 16.

        Trách nhiệm của Bộ Thương mại.

        1. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với cán Bộ, ngành liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới hướng dẫn, chỉ đạo việc quản lý và điều hành hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới.

        2. Uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Thương mại thành lập Ban Chỉ đạo hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới do Bộ Thương mại chủ trì, eo đại diện của các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới tham gia; xây dựng nội dung, quy chế hoạt động của Ban kinh phí hoạt động do Bộ Thương mại và Uỷ ban nhân dân các tỉnh tự thu xếp) và cơ chế phối hợp liên ngành về quản lý, điều hành hoạt động buôn bán qua biên giới theo quy định tại Quyết định này.

        Bộ Thương mại và các cơ quan hữu quan chủ động, phối hợp xử lý các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt quá thẩm quyền.

        Điều 17.

        Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới.

        Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới chịu trách nhiệm tổ chức quản lý điều hành mọi hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới trên khu vực biên giới thuộc địa phương mình quản lý; thực hiện tốt cơ chế phối hợp liên ngành về quản lý, điều hành hoạt động buôn bán qua biên giới.

        Điều 18.

        Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan.

        Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại và Uỷ ban nhân dân các tỉnh biên giới, triển khai công tác quản lý theo quy định tại Quyết định này, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động buôn bán hàng hoá qua biên giới phát triển lành mạnh, ổn định và đúng các quy định hiện hành; thực hiện tốt cơ chế phối hợp liên ngành về quản lý, điều hành hoạt độn buôn bán qua biên giới.

        Điều 19.

        Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo. Các quy định trước đây về quản lý buôn bán hàng hoá qua biên giới trái với nhưng quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.

        Điều 20.

        Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các chủ thể kinh doanh có hoạt động kinh doanh buôn bán hàng hoá qua biên giới chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Quyết định này.

       
KT. Thủ tướng Chính phủ

Phó Thủ tướng       

(Đã ký)           

VŨ KHOAN       


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 11:03:34 am
        
        V. MỘT SỐ TƯ LIỆU VÊ BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN

        A. TƯ LIỆU BIÊN GIỚI LÀO - CAMPUCHIA LIÊN QUAN ĐẾN QUAN HỆ VIỆT NAM - LÀO.

        1 Các đoạn trích báo cáo của Thượng Hội đồng Đông Dương (Uỷ ban 2), ngày 25-7-19041


        No20. Những chuyển dịch lãnh thổ dự tính ở Trung Kỳ, Lào, Campuchia và Nam Kỳ.
        (…)
        Trong lúc này, không thể chỉ rõ các ranh giới chính xác cho các tỉnh đó. Chỉ có thể xác định ranh giới cũng như địa điểm của các tỉnh lỵ của tỉnh này sau khi đã tiến hành nghiên cứu cẩn thận các vùng còn chưa nắm được tình hình. Trong việc hoạch định, trước hết phai tính đến các dữ kiện về nhân chủng mà một cuộc khảo sát có phương pháp sẽ cung cấp khiến cho có thể gom vào trong cùng một huyện các dân cư cùng một dòng họ và làm cho các khu vực hành chính phù hợp với các đường biên giới của các nơi cư trú của dân cư.

        (…)

        Chính vì các mối quan tâm thuộc loại đó mà có kế hoạch sáp nhập tỉnh Stung Treng vào Campuchia. Dân tộc Campuchia vẫn giữ ở mức rất cao tình cảm dân tộc và kỷ niệm về uy quyền cổ xưa của mình nên không tiếp nhận với một sự hài lòng mạnh mẽ việc sáp nhập lãnh thổ đó việc sáp nhập còn chuẩn bỉ cho cho việc sáp nhập sắp tới tỉnh Mélouprey vào vương quốc. Các vùng lãnh thổ ở bên kia sông Mê Công đối diện với các vùng lãnh thổ được nhượng lại cho chúng ta khi sáp nhập trở lại Campuchia mà họ mới bị tách ra gần đây, sẽ tiếp nhận tổ chức vững chắc cần trao cho các lãnh thổ đó vào lúc mà các lãnh thổ đó phải là cơ sở phục vụ cho việc mở rộng sự nghiệp bình định và khai hoá của chúng ta ở các vùng mới
        (…)

       2. Thư của Khâm sứ Lào gửi cho Toàn quyền Đông Dương, ngày 6-12-19042
 
        Vientiane, ngày 6-12-1904,

        Khâm sứ ở Lào gửi ngài Toàn quyền Đông Dương

        Tiếp theo điện số 96 của tôi ngày 25 tháng 11 (văn bản số 1 ), tôi hân hạnh trình bày với ngài dưới đây, ý kiến của tôi về các đường biên giới mới cần thông qua giữa Lào và Campuchia có thể thế nào đương nhiên là với điều kiện phải tính đến các cam kết đặc biệt mà tôi không biết đã có thể có với quốc vương Sisowath khi ông lên ngôi, những cam kết mà dường như ông Morel có nói tới trong diện số 378 của ông (văn bản số 2 ) liên quan các yêu sách tối thiểu của Campuchia. Ngày 18 tháng 6, qua bức điện 602, ngài có chỉ thị cho tôi thoả thuận với khâm sứ ở Campuchia về vấn đề các đường biên giới mới của Lào, tôi đã tiến hành một cuộc trao đổi với ngài khâm sứ ở Campuchia, qua đó ông De Lamothe và tôi đi đến thoả thuận một phần về việc hoạch định ranh giới các vùng lãnh thổ dưới quyền lãnh đạo của chúng tôi. Theo đúng với thư số 640 của ngài ngày 24 tháng 6, ngài khâm sứ ở Campuchia chỉ yêu cầu tỉnh Stung Treng và thậm chí dừng lại ở thung lũng sông Spépok; trên hữu ngạn, tôi đề nghị lấy sông Sélampao hay Tonlé Répou làm đường biên giới (văn bản số 3, số 4 ) và ngài De Lamothe đề nghị lấy một nhánh nhỏ ở thượng lưu sông Tonlé Répou. Trong dịp họp Thượng Hội đồng, chúng tôi thoả thuận cũng trên các cơ sở đó, nhưng tôi thấy cần phải đọc ở uỷ ban một bức điện của ông uỷ viên chính phủ ở Stung Treng cho tôi biết mong muốn của các nhà chức trách Lào là không bị sáp nhập vào Campuchia và trả lời của tôi (các văn bản số 5, số 6 ). Tuy nhiên, tôi đã phát biểu ý kiến là chúng ta cần bỏ qua những lời phàn nàn đó nhưng không cưỡng bức dân cư phải ở dưới quyền các công chức mà dường như họ sợ. Vấn đề đến đấy, ngày 23 tháng 10, tôi điện cho ông Morel yêu cầu cho biết các đề nghị của ông (văn bản số 7 ); ông trả lời tôi ngày 22 tháng 11 (văn bản số 8 ) qua đó thấy rằng chúng tôi không đồng ý với nhau và do đó tôi đã gửi cho ngài điện số 96 ngày 25 tháng 11 nói lên các đề nghị của tôi (văn bản số 1 ). Tiếp đó, tôi đã trao đổi với ông Morel các điện kèm theo đây (văn bản số 9, 10, 11 ) nhưng tình hình vẫn không thay đổi ở mức mà tôi thấy không cần phải báo cáo lại với ngài tình hình đó. Thực vậy, nếu đúng như ngài khâm sứ ở Campuchia cho tôi biết, ngài đã chấp nhận về nguyên tắc việc sáp nhập Muong (mường) Siémpang vào tỉnh Stung Treng mặc dầu Muong đó thuộc tỉnh Khong. Tôi thấy cần trình bày trong điện số 96 (văn bản số 1 ). Các lý do khiến tôi đề nghị chỉ có tỉnh Stung Treng được sáp nhập vào Campuchia trước hết là vì trong thư số 640 của ngài ngày 24 tháng 6 không chỉ có vấn đề tỉnh đó, rồi đến các phản đối của các nhà chức trách Lào đối với tỉnh Khong còn mạnh hơn đối với tỉnh Stung Treng và tình hình ở đây người Campuchia là rất thiểu số so với người Lào. Về vấn đề này chỉ cần đọc (văn bản số 12 ) điện mà ông uỷ viên chính phủ ở Stung Treng gửi cho tôi nói rằng theo hộ tịch của tỉnh đó thì số lượng là 5.923 mà chỉ có 99 người Campuchia. Tiếp đó, tôi đã đề nghị với ngài lấy các ranh giới hiện thời của tỉnh Stung Treng làm đường biên giới, theo các tài liệu mà tôi có thì các ranh giới này có thể đã được thể hiện bằng đường xanh trên bản đồ A kèm theo đây, giao cho Campuchia các đảo khác ở dưới. Thế nhưng ngài khâm sứ ở Campuchia đã chuyển dịch đường biên giới này đi khoảng 50 km ở đoạn xa nhất, do đó mà gộp gần một phần ba tỉnh Khong vào Campuchia. Tôi xin nói thêm là tỉnh Stung Treng cũng như tỉnh Khong và ngay cả tỉnh Tonlé Répou và Mélouprey xưa kia thuộc vương quốc Bassac; nếu vì những lý do khác nhau mà thông thường hơn là sáp nhập các tỉnh Stung Treng, Mélouprey và Tonlé Répou vào Campuchia thì không vì đó mà một phần quan trọng của tỉnh Khong cũng phải chịu chung số phận. Không thấy hết những lo sợ mà người tiền nhiệm của tôi đã phát biểu trong bản báo cáo gửi cho ngài ngày 6/11/1902 với số 11, tôi nghĩ rằng, chỉ nên giải quyết tỉnh Stung Treng thôi. Về phía hữu ngạn, không có gì phải nghi ngờ về các quyền mà Lào có đối với vùng đó; đã thấy rõ là vương quốc Bassac trước đây không chỉ mở rộng đến Khong mà còn bao gồm cả các tỉnh Attopeu, Stung Treng, Tonlé Répou và Mélouprey. Tuy vậy, vì Xiêm đã giao lại cho ta lãnh thổ Bassac và vùng giáp Campuchia của tỉnh Tonlé Répou và Mélouprey, tôi nghĩ rằng, việc giao cho chính quyền nước này phụ trách vùng này là có lợi nhưng tôi hoàn toàn không thấy cần đi xa hơn nữa và tôi cho rằng Sélampao hoặc Tonlé Répou phải là giới hạn mà chúng ta phải chấp nhận. Nhưng người bản xứ rất hiếm hoi, họ gần giống người Campuchia, người Soués rất ít ở quá con sông này. Nếu như ta rút khỏi quyền lực của người đứng đầu hiện nay của Bassac một phần các lãnh thổ hiện thuộc ông ta tức là vượt qua sông Sélampao hay Tonlé Répou, như thế chúng ta không thể hiện với ông ta sự tin cậy, sự tôn trọng vì chúng ta giảm bớt quyền lực của ông ta đúng vào lúc ông ta chuyển sang thuộc quyền lực của chúng ta. Ngược lại dường như chúng ta có lợi khi tổ chức một đơn vị hành chính duy nhất của lãnh thổ thuộc vương quốc Bassac và đặt đơn vị hành chính đó dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh bản xứ duy nhất nhưng không vì đó mà trao cho ông ta một danh nghĩa hay các quyền lực hoàng gia. Do đó tôi đề nghị ngài Toàn quyền thông qua con đường thể hiện trên các bản đồ A và B trên hữu ngạn sông Mê Công giữa Lào và Campuchia. Bản đồ B chỉ là một bộ phận của tấm bản đồ của quyển I về chuyến đi Lào của ông Aymonrer. Tôi nghĩ rằng cách hoạch định này dủ để Campuchia hài lòng và để nguyên tỉnh Khong và lãnh thổ Bassac như chính phủ Xiêm trao lại cho chúng ta. Các nét vạch trên các bản đồ kèm theo chỉ rõ lãnh thổ mà Campuchia đòi hỏi vượt qua cái mà tôi thấy trao cho họ là hợp lý; ngài Toàn quyền sẽ thấy đó là một phần ba tỉnh Khong và một phần ba lãnh thổ Bassac.
        
Ký tên

G. MAHE

---------------
1. Thượng Hội đồng Đông Dương, khoá thường kỳ năm 1904, phiên họp ngày 25/7/1904. CAO/INDO/RSC/33
2. CAOM, INDO/GGI/64386


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 11:16:36 am
        
       3. Thư của Tổng thư ký Đông Dương gửi Khâm sứ ở Campuchia, ngày 7-12-19041

        Tôi hân hạnh báo cho ông rằng ngài Toàn quyền đã ký, ở Uỷ ban thường trực Thượng Hội dông, một nghị định theo đó tỉnh Tung Trong cộng thêm một phần vùng Siem Pang mà trước đây đặt dưới quyền của Uỷ viên Chính phủ ở Khong được trả lại cho Campuchia: trừ đối với phần nằm ở hữu ngạn sông N. Thamm (bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương tỷ lệ 1/100.000, xuất bản tháng 4 năm 1903) được trả lại cho Trung Kỳ và sẽ được sáp nhập vào một tỉnh của xứ này theo như đề nghị của khâm sứ ở Huế. Ông sẽ sớm nhận được bản sao nghị định và tôi gửi đến ông cùng văn bản đó bản đồ tỉ lệ 1/3.000.000 để hoàn chỉnh văn bản trong đó ghi sơ lược các ranh giới phía Bắc và phía Đông mới của Campuchia trong phần này của Đông Dương. ông sẽ thấy rằng việc hoạch định ranh giới của Campuchia trên hữu ngạn sông Mê Công không được xác định trong văn bản này. Để đi đến một quyết định, cần phải đợi đến lúc uỷ ban tiến hành việc cắm mốc cần thiết theo thoả thuận mới đây với Xiêm để hoàn thành công việc. Thời điểm của việc chuyển dịch lãnh thổ nói trên để thực hiện chương trình tổng thể mà Thượng Hội đồng đã thông qua trong khoá vừa qua được ấn định là ngày 1-1-1905.

        4. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương xác định biên giới giữa vương quốc Campuchia và vương quốc Bassac (Lào), ngày 28-3- 1 9052

        Toàn quyền Đông Dương, huân chương Bắc đẩu bội tinh,

        Chiểu sắc lệnh ngày 21-4-1891;

        Chiểu nghị định ngày 13/2/1899 xác định quyền hạn của các sở của Phủ Toàn quyền và các sở thuộc các xứ Đông Dương và các quan hệ giữa các sở đó;

        Chiểu công ước Pháp - Xiêm ngày 13-2-1904;

        Theo đề nghị của các khâm sứ ở Campuchia và Lào và ý kiến của Tổng Thư ký Đông Dương;

        Sau khi Uỷ ban Thường trực Thượng Hội đồng Đông Dương đã nghe.

NGHỊ ĐỊNH

        Điều 1: Đường biên giới giữa vương quốc Campuchia và vương quốc Bassac (Lào) trên hữu ngạn sông Mê Công, xuất phát từ cửa sông Sélam Pao (hay Tonlé Répou) trên sông Mê Công, ngược dòng nhánh chính của sông này theo hướng chung với dãy núi Dang Rèk và chấm dứt ở Tây Bắc đèo Prea Cham Bock.

        Điều 2: Tổng Thư ký Đông Dương và các khâm sứ ở Campuchia và Lào chịu trách nhiệm thực hiện nghị định này theo phần liên quan đến mình.
        
Hà Nội, ngày 28-3-1905        

TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG, BEAU

TỔNG THƯ KÝ ĐÔNG DƯƠNG, BRONI

KHÂM SỨ Ở LÀO, MAHE        

KHÂM SỨ Ở CAMPUCHIA, MOREL  


        5. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương sáp nhập một số Muong (mường) của Campuchia vào tỉnh Bassac (Lào), ngày 16-5-19053)

        Toàn quyền Đông Dương, huân chương Bắc đẩu bội tinh,

        Chiểu sắc lệnh ngày 21-4-1891;

        Chiểu Công ước Pháp - Xiêm ngày 13-2-1904;

        Chiểu nghị định ngày 28-3-1905 xác định biên giới giữa vương quốc Campuchia và vương quốc Bassac (Lào) trên hữu ngạn sông Mê Công;

        Theo đề nghị của Khâm sứ Lào và ý kiến của Tổng Thư ký Đông Dương;

        Sau khi Uỷ ban Thường trực Thượng Hội đồng Đông Dương đã nghe.

        Nghị định

       Điều 1: Các mường Thon Thong, Pasah, Soukhoume, Outhoum, Moulapoumouk, Saphangphoufa và Bắc Sélampao nay sáp nhập vào tỉnh Bassac (Lào).

       Điều 2: Tổng Thứ ký Đông Dương, Khâm sứ Lào có trách nhiệm thực hiện nghị định này trong phần liên quan đến mình.

        
Hà Nội, ngày 16-5-1905      

TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG, BEAU

TỔNG THƯ KÝ ĐÔNG DƯƠNG, BRONI

KHÂM SỨ Ở LÀO, MAHE        

        6. Biên bản hoạch định biên giói Lào - Campuchia trên đường thuộc địa số 13 ngày 16-8-19374

        Ngày 6-8-1937, vào 10 giờ sáng, ở kilômét 450 trên đường thuộc địa 13, hai uỷ ban được thành lập theo các nghị định ngày 26-7-1937 cho Lào và ngày 5-7-1937 cho Campuchia đã họp để xác định vị trí đặt mốc biên giới Lào - Campuchia trù liệu trên đường thuộc địa 13 mới.

        Có mặt:

        Về phía Campuchia

        Ông Desjardins, Công sứ Pháp ở Stung Treng

        Ông Lafoucriere, kỹ sư - phân khu trưởng công chính ở Stung Treng

        Ông Dumas, kỹ sư - trắc địa viên Sở Địa chính Kompong Cham

        Về phía Lào

        Ông P. Surcouf, Công sứ Pháp ở Paksé

        Ông Gelos, Phân khu trưởng Công chính ở Paksé

        Ông Nguyễn Văn Khanh, cán sự kỹ thuật công chính ở Paksé

        Hai uỷ ban đã nhận xét tại chỗ rằng:

        - Theo bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương, đường thuỷ dịa trên chiều dài 9 km (từ kilômét 449 đến kilômét 458) là đường biên giới hành chính giữa Lào và Campuchia;

        - Đường đỉnh (sống) núi dùng làm đường biên giới cắt đường thuộc địa 13 ở nhiều điểm trên đoạn 9 km nói trên.

        - Giao điểm đầu tiên từ phía Campuchia lại là kilômét 449 và từ Lào lại là kilômét 458;

        - Trên thực tế không thể đặt một mốc biên giới ở mỗi điềm đường thuộc địa 13 cắt đường biên giới. Do đó, hai uỷ ban đề nghị chọn một giải pháp trung gian và đặt mốc biên giới ở gần đúng giữa đoạn 9 km nói ở trên, tức là ở điểm cách đúng 5 km về phía Đông một đường ống kép 1 m phù hợp với P. K 453 + 350. Phân khu trưởng Công chính Stung Treng bảo lưu về vấn đề chọn vị trí này. Các uỷ viên khác tán thành giải pháp này. Để làm bằng, các công chức của hai uỷ ban nói trên lập biên bản này với hai bản gốc.

        
Stung Treng, ngày 6-8-1937.

-----------
1. CAOM, INDO/HCC/33
2. CAOM/INDO/GGI/64386
3. SARIN CHHAK. Các biên giới của Campuchia, đã dẫn
4. CAOM, INDO/RSC/3646


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 11:40:59 am
       
B. TƯ LIỆU VỀ BIÊN GIỚI CAMPUCHIA - THÁI LAN THỜI KỲ THUỘC PHÁP


        1. Hiệp ước bí mật Xiêm - Campuchia, ngày 01-12-18631

        Với mong muốn thịnh vượng và hạnh phúc gia tăng và bao trùm lên đất nước Campuchia.

        Giữa một bên là ông Phya Rajawaranukul, người được trao toàn quyền của Đức vua Xiêm Somdeth Phra Poradendr Maha Mongkut và của các bộ trưởng của vua để giải quyết các vấn dề của Campuchia, và bên kia là ông Phra Nô-rô-đôm Phrom Briraksa Maha Uperat, Phó vương Campuchia, ông Phra Harirat Danai Trai Keofa, cùng với các nhà quý tộc Campuchia sau đây:

        Phya Sri Thamarat

        Phya Kalahom

        Phya Bang Waravenchai

        Phya Phiphit Sarakrai

        Phya chakri Thebodi

        Somdetch Chaitha Montri

        Phya Attibodi Senath

        Đã ký một hiệp ước nhằm đảm bảo hoà bình, phồn vinh cho các quan cai trị và nhân dân Campuchia.

        Mong muốn các nhà chức trách các tỉnh, các thương nhân đến Campuchia nắm được hiệp ước này và chấp hành đúng vì các vua nước Xiêm đã giúp Campuchia rất nhiều trong việc giúp đỡ, bảo vệ Campuchia từ khi bắt đầu thời kỳ hiện tại.

        Campuchia nằm giữa các lãnh thổ Xiêm, Nam Kỳ và các vùng đất thuộc Pháp, do đó việc ký một hiệp ước giải quyết những vấn đề cũ và mới dùng làm kim chỉ nam cho các nhà cai trị và các nhà quý tộc của Campuchia, hiện nay và trong tương lai, cũng như các nhà cai trị các bang khác nhau của Xiêm là phù hợp (cần thiết). Tất cả mọi người phải làm theo đúng các điều khoản của hiệp ước này.

        Điều 1:

        Campuchia là một quốc gia chư hầu của Xiêm. Nếu người cai trị Campuchia và họ hàng ông này tranh giành nhau và đánh nhau hay nếu các nhà quý tộc Campuchia hay người dân nổi loạn chống lại nhà cai trị đất nước và ông này báo cáo việc đó cho Bangkok, một đạo quân do một uỷ viên hoàng gia chỉ huy sẽ được phái đến để dẹp yên rối loạn và khôi phục lại sự yên ổn cho đất nước.

        Nếu người cai trị Campuchia và anh em ông hay họ hàng ông tranh giành nhau và một người anh em cùng gia đình trốn sang Bangkok, Chính phủ Xiêm sẽ giữ ông ta lại, ngăn cản ông trở về gây ra những rối loạn mới ở Campuchia. Nếu sau này họ hàng ông hoà giải và đề nghị ông trở về, yêu cầu đó sẽ được đáp ứng, nhưng nếu, khi ông trốn sang Bangkok, họ hàng ông đề nghị Chính phủ Xiêm đuổi ông về hay trừng phạt ông, Chính phủ Xiêm sẽ không thực hiện.

        Nếu người Campuchia có một cuộc tranh chấp với một cường quốc nước ngoài có quan hệ hữu nghị với Xiêm, Xiêm sẽ tìm cách giải quyết vấn đề đó bằng cách hòa giải nhưng không gửi quân sang cứu Campuchia để không ảnh hưởng đến tình hữu nghị hiện có giữa Xiêm và các cường quốc nước ngoài.

        Điều 2:

        Thương nhân Xiêm đến Campuchia phải chấp hành đúng các luật và quy định của các nước; họ phải trả ở đó các khoản thuế do biểu thuế Campuchia ấn định. Thương nhân Campuchia đến Xiêm cũng phải làm như vậy.

        Điều 3:

        Nếu một kẻ tội phạm là người Xiêm trốn sang Campuchia và nhà chức trách Campuchia được thông báo, nhà chức trách sẽ truy tìm, bắt giữ và đưa kẻ tội phạm sang Xiêm, họ phải triệt để làm đúng theo quy tắc đó, không tìm cách chứa chấp hay giữ những kẻ tội phạm đó lại.

        Nếu một kẻ tội phạm là người Campuchia trốn trên lãnh thổ Xiêm và nhà chức trách Campuchia thông báo điều đó cho các nhà cai trị các tỉnh của Xiêm, các vị này phải cho truy tìm hay bắt giữ tội phạm và đưa y đi Bangkok để xét xử theo công lý. Nếu y bị xem là có tội, người ta sẽ chuyển y sang Campuchia hay trừng phạt ở Xiêm.

        Điều 4:

        Nếu người Xiêm sang Campuchia để tìm kiếm công ăn việc làm mà có hành vi xấu, nhà chức trách Campuchia sẽ thông báo điều đó cho Chính phủ Xiêm, và nếu những lời phàn nàn là không có cơ sở, Chính phủ Xiêm sẽ cho phép những người này tiếp tục cư trú ở Campuchia.

        Nếu, vì một lý do nào đó có những người Campuchia trốn sang Xiêm, lý do đó sẽ được giải thích cho nhà cầm quyền Campuchia và người trốn tránh sẽ được hưởng một thời gian cư trú thích hợp. Nếu sau đó họ muốn quay về Campuchia và không có lời khiếu nại nào đối với họ, họ sẽ được phép quay về.

        Điều 5:

        Nếu Chính phủ Xiêm cử một sứ giả đi bằng đường bộ hay đường biển sang Campuchia vì các công việc nhà nước, nhà cầm quyền Campuchia sẽ không gây trở ngại gì cho nhiệm vụ của ông này. Trái lại họ phải có thái độ tôn kính cao nhất có thể, và như trong quá khứ, cung cấp chỗ ở cũng như phương tiện sinh hoạt.

        Nếu có các nhân viên của Chính phủ Xiêm sang Campuchia về việc riêng, như thăm viếng họ hàng, bạn bè, nhà cầm quyền Campuchia không cung cấp gì cho sinh hoạt của họ, nhưng để cho họ tự do đi lại.

        Nếu các nhân viên người Xiêm đó xúc phạm hay nói dối là phái viên của nhà vua và đưa ra những mệnh lệnh sai hay quá đáng, nhà cầm quyền Campuchia sẽ bắt họ và thông báo cho Bangkok.

        Nếu nhà cầm quyền Campuchia cử sang Bangkok những phái viên về công việc nhà nước, nhà cầm quyền Xiêm sẽ chu cấp cho họ chỗ ở cũng như sự trợ giúp như trong quá khứ.

        Nếu các phái viên đó được cử đi chỉ để mua bán hay về công việc riêng tư, nhà cầm quyền Xiêm sẽ không cung cấp cho họ chỗ ở nhưng để cho họ tự do đi lại.

        Điều 6:

        Khi một nhà cai trị nước Campuchia mất, nếu trong số họ hàng của ông có một người xứng đáng kế vị, Chính phủ Xiêm sẽ lấy ý kiến của những người họ hàng đó và của các nhà quý tộc Campuchia. Nếu các ý kiến là giống nhau, người được chọn như vậy sẽ là người cai trị Campuchia theo tục lệ cũ, còn Đức vua Xiêm sẽ không cử người cai trị theo ý muốn riêng của ông. Nếu người ta biết rằng người được chọn chỉ được lòng các nhà quý tộc chứ không được lòng dân, ông ta sẽ không được cử.

        Điều 7:

        Theo tục lệ, các nhà cai trị Campuchia nhận sự bổ nhiệm của Bangkok. Như vậy, khi một nhà cai trị chết, người Campuchia không tự mình chỉ định người sẽ kế vị ông ta, mà sẽ trình điều đó lên Xiêm để xem xét. Sau khi tìm hiểu, khi thấy người được chọn có thể xứng đáng cai trị Campuchia, Đức vua Xiêm sẽ gửi cho ông ta, theo tức lệ cũ, giấy bổ nhiệm kèm theo các huy hiệu cần có, nếu không phải như vậy, một nhà quý tộc Campuchia đáng tin cậy có thể được cử sang Xiêm để biện hộ vấn đề trực quan nhiếp chính phụ trách. Khi Chính phủ Xiêm và quan nhiếp chính đó đã quyết định, nhà cầm quyền Campuchia sẽ chấp nhận quyết định và sẽ ứng xử thế nào để không làm suy yếu các quan hệ hữu nghị gắn bó với Xiêm và với các nước ngoài.

-------------
1. Tài liệu lưu trữ quốc gia Pháp. Trung tâm lưu trữ hải ngoại, Đông Dương. Kho sách của GGI: 39537 - 39549


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 12:11:36 pm

        Điều 8:

        Các tỉnh Xiêm là Phra Talong (Batambang) cũng như Nakhon Siamrap (Ăngko hay Siem Reap) do Nack Ong Eng Somdetch Phra Narai Ram Thibodi hoàn toàn tặng cho Xiêm, đã khuyển từ lãnh thổ Campuchia sang lãnh thổ Xiêm vào năm 1197 theo lịch Xiêm, tức là năm 1705 theo lịch Gia Tô. Nhà cầm quyền Campuchia sẽ không thi hành quyền gì, cũng như không phải cống nạp gì đối với các vùng này của Campuchia, cùng với các khu rừng ở đó, từ thời xa xưa đã thuộc về Xiêm, các quan cai trị và người dân trước hết là người Campuchia, rồi ra các tỉnh Lào và Khan giáp ranh Campuchia cũng vậy, các tỉnh này đã thuộc Xiêm từ thời xa xưa, tính từ cực tỉnh Chiếng Tug và Attaba ở phía Bắc. Nếu xảy ra vấn đề gì phải giải quyết với các tỉnh đó, nhà cầm quyền Campuchia sẽ cố gắng giải quyết trực tiếp; nếu thất bại, họ sẽ gửi kiến nghị lên Bangkok, ở đó tranh chấp sẽ được giải quyết công bằng. Nhà cầm quyền Campuchia sẽ không gây áp lực trực tiếp hay đe doạ các tỉnh đó.

        Nếu một tỉnh của Xiêm như trường hợp Viengshan (Vientiane), nhà cầm quyền Campuchia phải thông báo ngay cho Bangkok và không ủng hộ bọn phiến loạn về bất kỳ mặt nào.

        Điều 9:

        Nhiều người Âu, người Ấn Độ, người Ả Rập, người Chulias đến Kampot và Ondongmigai, có người là thương nhân, người khác là nhà khoa học hay giáo sĩ, những người ngoại quốc này đến từ những nước xa xôi và hùng mạnh, trong đó nhiều nước đã gắn với Xiêm bằng những hiệp ước và các quan hệ hữu nghị, có những lãnh sự của họ ở Bangkok. Nhà cầm quyền Campuchia sẽ đón tiếp những người nước ngoài này cũng thân thiện như người ta đón tiếp họ ở Bangkok và không cho phép người Campuchia áp bức hay lừa dối họ vì họ là người nước ngoài. Phải cho phép họ đi lại và cư trú ở những nơi nhà cầm quyền Campuchia có thể bảo vệ. Cho phép họ mua và thuê đất để cư trú hay buôn bán ở những nơi nhà cầm quyền Campuchia thấy là thích hợp và trong những giới hạn nào đó, như được nói trong các hiệp ước giữa Xiêm và các nước ngoài.

        Nếu những người nước ngoài đó có tranh chấp gì với người Campuchia, nhà cầm quyền Campuchia sẽ nghiên cứu trường hợp và xét xử công bằng. Nếu những người nước ngoài không chấp nhận quyết định hay nếu trong số họ, có người vi phạm luật pháp Campuchia, nhà cầm quyền Campuchia sẽ không trừng phạt họ theo luật Campuchia mà sẽ thông báo sự kiện cho Xiêm, trong đó nêu rõ tên người nước ngoài và quốc tịch của họ. Các bộ trưởng Xiêm sẽ bàn bạc với lãnh sự nước sở quan và sẽ tìm cách dàn xếp vấn đề.

        Nếu có những người nước ngoài gửi khiếu nại cho lãnh sự của họ ở Bangkok, yêu cầu lãnh. sự đòi nhà cầm quyền Xiêm chống lại áp bức hay bất công của Chính phủ Campuchia, ngay sau khi được thông báo, Chính phủ Xiêm sẽ cử một phái viên Hoàng gia xem khiếu nại đó có cơ sở không. Nhà cầm quyền Campuchia phải gửi báo cáo không chậm chễ, cho các chi tiết chính xác về sự vụ và không gây cản trở gì cho việc điều tra của phái viên hoàng gia.

        Điều 10:

        Theo tục lệ, mỗi năm chính phủ Campuchia cử một nhà quý tộc sang gặp Đức vua Xiêm mang theo cống vật. Nếu gặp trở ngại gì, do chiến tranh hay do việc khác, ngăn cản không cho phép gửi cống vật vào thời gian đã định, nếu buộc chậm lại một hay hai năm và Chính phủ Campuchia đề nghị hoãn như vậy đến khi có điều kiện thích hợp, Chính phủ Xiêm sẽ chấp nhận đề nghị đó. Nếu không có lý do trì hoãn nào như đã kể, Chính phủ Campuchia hàng năm sẽ cử một nhà quý tộc mang cống vật vào thời gian đã định.

        Đức vua Xiêm sẽ tìm hiểu qua nhà quý tộc Campuchia tình hình công việc của vị cai trị ở Campuchia; Đức vua sẽ cho bảng tiền bạc và quần áo, một tặng phẩm tương ứng với chức vị của nhà quý tộc và theo tục lệ sẽ yêu cầu ông chuyển các quá biếu cho các nhà cầm quyền Campuchia.

        Điều 11:

        Các tỉnh Phottisat (Pursat) và Kaphong Sawai (Kompong Sai) giáp ranh giới với các tỉnh Phra Tabong và Siamrap, nên sẽ có lợi cho nhân dân các tỉnh đó luôn luôn có quan hệ với các tỉnh nói trên.

        Ong Phava Nô-rô-đôm và Ong Phra Harirat Danai đã gửi tặng Đức vua Xiêm các tỉnh Phottisat và Kaphong Sawai. Văn thư gửi tặng ghi ngày 18 trăng tàn tháng thứ tư năm 1224, ứng với ngày 2 tháng 3 năm 1863, theo lịch Gia Tô. Văn thư đó nay đặt trong kho lưu trữ ở Bangkok.

        Đức vua Xiêm đã trả lời rằng vì các tỉnh Phittisat và Kamphong Sawai có lợi cho Campuchia nên ngài không muốn nhận và vẫn để lại cho Campuchia như trước đây. lệnh của Đức vua về vấn đề này ghi ngày 2 trăng tàn tháng 5 năm con lợn, ứng với ngày 5-4-1863. Đức vua thương cảm ông Phra Nô-rô-đôm và ông Phra Harirat Danai là những người mà ngài cùng sống thân mật lâu năm và đã trả cho các ông các tỉnh nói trên để các ông rút ra lợi ích gì đó, hay nói rõ ràng hơn, ngài để cho các ông giữ lại các tỉnh nói trên.

        Nếu sau này, các nhà cai trị Campuchia xử sự tốt và làm hài lòng Đức vua, ngài sẽ cho họ hai tỉnh Phittisat và Kaphong Sawai. Nếu trái lại họ xử sự xấu và làm Đức vua không hài lòng, hai tỉnh nói trên sẽ được thu hồi và hợp nhất với các tỉnh Phra Tabong và Nakhon Siamra, vì lợi ích của người dân các tỉnh đó và vì việc cai trị tốt hơn.

        Vua Xiêm thấy nên hành động như vậy, các nhà quý tộc Campuchia không thể phản kháng vì ông Phra Nô-rô-đôm và ông Phra Harirat Danai đã mong muốn và đã gửi một thông báo về vấn đề này.

        Khi nhà cầm quyền Campuchia đưa vào các khu rừng Campuchia các con voi đực hay cái có màu trắng hay màu lạ, còn đủ ngà, đủ móng, họ không được giấu diềm; vì vua Xiêm đòi có loại súc vật này, nhà cầm quyền Campuchia phải gửi cho Đức vua theo tục lệ như các nước phiên thuộc khác của Xiêm.

        Chúng tôi, Ong Phra Nô-rô-đôm và Ong Phra Harirat Danai, cùng với họ hàng của chúng tôi và các nhà quý tộc Campuchia, đã xây dựng hiệp ước này hoàn toàn thực tâm và thiện chí, cùng với Phya Rajwaranu Kul và Phya Phachimbine. Chúng tôi đã đóng dấu của Campuchia lên ba bản mà Phya Rajwaranu Kul sẽ đưa về Bangkok để Đức vua Xiêm phê chuẩn; sau khi phê chuẩn, hiệp ước sẽ có hiệu lực ở Campuchia.

       
Ngày 2 trăng tàn tháng thứ 12 năm con lợn 1229,

        tức là ngày 1-12-1863.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 12:18:22 pm

        2. Hiệp ước giữa Pháp và Vương quốc Xiêm, ngày 15-7-18671

        Đức Vua Hoàng đế của người Pháp và Đức vua Xiêm, vì muốn giải quyết dứt điểm, với sự nhất trí, vị trí của vương quốc Campuchia sau hiệp ước ký ở Oudon giữa Pháp và Campuchia nói sau ngày 11-8-1863 ngày 27 tháng Assach năm Cor 1225), và vì muốn tránh mọi sự tranh chấp trong tương lai có thể làm tổn hại tình hữu nghị hoàn hảo gắn bó hai quốc gia, đã cử các đại diện toàn quyền cụ thể là:

        (…)

        Các ông nói trên sau khi trao đổi các quyền đầy đủ của mình, được xem là đúng thể thức, đã thoả thuận về các điều sau đây:

        Điều 1:

        Đức vua Xiêm long trọng thừa nhận quyền bảo hộ của Đức Hoàng đế của người Pháp đối với Campuchia.

        Điều 2:

        Hiệp ước đã ký tháng 12 năm 1863 được tuyên bố như là không có trong tương lai Chính phủ Xiêm không thể viện dẫn nó trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

        Điều 3:

        Đức vua Xiêm từ bỏ mọi cống nạp, quà biếu cho ông và những người kế vị ông, hay mọi biểu hiện chư hầu khác từ phía Campuchia.

        Về phía mình, Đức Hoàng đế của người Pháp cam kết không xâm chiếm vương quốc đó để sáp nhập vào các đất đai sở hữu của ông thuộc Nam Kỳ.

        Điều 4:

        Các tỉnh Battambong và Angkor (Makhon Siemrap) vẫn thuộc vương quốc Xiêm. Biên giới các tỉnh đó, cũng như biên giới các tỉnh khác của Xiêm giáp ranh Campuchia, như đã hai bên thừa nhận cho đến nay, sẽ được xác đinh chính xác trong thời gian ngắn nhất bằng các cột mốc hoặc các dấu hiệu khác, do một uỷ ban gồm các viên chức Xiêm và Campuchia tiến hành với sự có mặt và giúp đỡ của các viên chức Pháp do Thống đốc Nam Kỳ cử ra.

        Khi việc phân định ranh giới đã hoàn tất, các viên chức Pháp sẽ lập một bản đồ chính xác.

        Điều 5:

        Người Xiêm sẽ tránh mọi cuộc tấn công trên lãnh thổ Campuchia và người Campuchia cũng sẽ tránh mọi cuộc lấn chiếm trên lãnh thổ Xiêm.

        Tuy nhiên, người dân hai nước sẽ có quyền tự do đi lại, buôn bán và định cư hoà bình trên các lãnh thổ của hai bên. Nếu có thần dân Xiêm mắc các vi phạm hay tội ác trên lãnh thổ Campuchia, họ sẽ được Chính phủ Campuchia xét xử và trừng trị công bằng theo luật của nước này; nếu có thần dân Campuchia mắc các vi phạm hay tội ác trên lãnh thổ Xiêm, họ cũng sẽ được Chính phủ Xiêm xét xử và trừng trị công bằng theo luật của Xiêm.

        Điều 6:

        Các tàu mang cờ Pháp sẽ có thể tự do thông thương ở các khúc sông Mê Công và Biển Hồ giáp vùng đất của Campuchia. Chính phủ của Đức vua Xiêm sẽ cấp cho nhà chức trách Sài Gòn số giấy thông hành mà nhà chức trách này thấy cần được cấp, sau khi họ đã ký và phê chuẩn, cho các người thuộc quốc tịch Pháp nếu những người này muốn đến các vùng đó. Trên lãnh thổ Xiêm, những người có quốc tịch Pháp phải chấp hành đúng các quy định của hiệp ước 1856 giữa Pháp và Xiêm. Giấy thông hành nói trên, trong trường hợp ghé bến cho phép đi qua như quy định tại Điều 7 hiệp ước đã nói và trong trường hợp khẩn cấp cho phép người mang theo, quyền khiếu nại trực tiếp với nhà chức trách Xiêm.

        Điều 7:

        Chính phủ Pháp cam kết buộc Campuchia tôn trọng các quy định nói trên.

        Điều 8:

        Hiệp ước này đã được biên soạn bằng tiếng Pháp và tiếng Xiêm và hai văn bản có cùng nội dung và cùng ý nghĩa, văn bản tiếng Pháp sẽ là chính thức và có giá tri nội dung trong mọi quan hệ, và văn bản tiếng Xiêm cũng vậy.

        Điều 9:

        Hiệp ước này sẽ được phê chuẩn và các bản phê chuẩn sẽ được trao đổi ở Bangkok trong thời hạn năm tháng, hay sớm hơn nếu có thể.

        Để làm tin, các đại diện toàn quyền của hai bên đã ký tên và đóng dấu có hình huy hiệu.

        Làm ở Paris thành hai bản, ngày 15-7-1867 (tức ngày 14 tháng 8 năm Thỏ: năm 1229 theo lịch Xiêm) Đã ký: Moustier
       
(Đã ký)             

PHYA - SWAWONGS - WAY

WAT PHRA - KARA - SENA

----------------
1. Tài liệu lưu trữ quốc gia Pháp. Trung tâm lưu trữ hải ngoại, Đông Dương. Kho sách của GGI. 39537 - 39549



Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 02:41:58 pm
       
        3. Hiệp ước giữa Chính phủ Cộng hoà Pháp và Chính phủ Đức vua Xiêm, ngày 3-10-18931

        Điều 1:

        Chính phủ Xiêm từ bỏ mọi yêu sách đối với toàn bộ các lãnh thổ ở bờ trái sông Mê Công và đối với các đảo của sông này.

        Điều 2:

        Chính phủ Xiêm sẽ không duy trì hay cho thuyền bè, chiến hạm chạy trên các vùng nước của Biển Hồ, của sông Mê Công và các sông nhánh của chúng nằm trong các ranh giới ghi ở điều tiếp theo.

        Điều 3:

        Chính phủ Xiêm sẽ không xây dựng công sự hay cơ sở quân sự nào ở các tỉnh Battambang và Siem Reap và trong bán kính 25 km trên bờ phải sông Mê Công.

        Điều 4:

        Trong các vùng đã nêu ở Điều 3, công tác cảnh sát được nhà chức trách địa phương tiến hành theo thông lệ với những quân số thực sự cần thiết. Sẽ không duy trì ở đó một đội quân chính quy hay không chính quy nào.

        Điều 5:

        Chính phủ Xiêm cam kết tiến hành trong thời hạn sáu tháng các cuộc đàm phán với Chính phủ Pháp nhằm giải quyết chế độ hải quan và thương mại các lãnh thổ được nêu tại Điều 3, và xem xét lại hiệp ước 1856. Trước khi đi đến một sự thoả thuận, sẽ không xác định các thuế quan trong vùng nêu tại Điều 3. Chính phủ Pháp cũng sẽ làm như vậy đối với các sản phẩm của vùng đã nói.

        Điều 6:

        Việc phát triển hàng hải trên sông Mê Công có thể đòi hỏi cần làm một số công việc hay lập các trạm đỗ tàu thuyền và các kho gỗ và than. Chính phủ Xiêm cam kết tạo ra, theo đề nghị của Chính phủ Pháp, mọi sự thuận tiện cần có về việc này.

        Điều 7:

        Các công dân, người có quốc tịch Pháp có thể đi lại tự do và buôn bán ở các lãnh thổ đã nêu ở Điều 3, nếu có một giấy qua lại do nhà đương cục Pháp cấp. Người dân ở các vùng đó cũng có thể đi lại tự do như vậy.

        Điều 8:

        Chính phủ Pháp có quyền đặt các lãnh sự ở những nơi Chính phủ thấy là thích hợp vì quyền lợi của những người thuộc quốc tịch Pháp, nhất là ở Korat và Quang Nan.

        Điều 9:

        Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc giải thích, chỉ có văn bản bằng tiếng Pháp là có giá trị.

        Điều 10:

        Hiệp ước phải được phê chuẩn trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày ký. Để làm tin, các đại diện toàn quyền đã ký vào hiệp ước này thành hai bản và đã đóng dấu làm ở Bangkok, ngày 3-10-1893.

(Đã ký)               

LE MYRE DE VILERS       

(Đã ký)               

DEVAWONGSE VAROPRAKAR

PHỤ LỤC

        Các đại diện toàn quyền đã quyết định trong thoả ước này các biện pháp khác nhau và các quy định nhằm thực hiện hiệp ước hoà bình ký hôm nay và thư tối hậu nhận ngày 5 tháng 8 vừa qua.

        Điều 1:

        Các bốt quân sự của Xiêm trên bờ trái sông Mê Công phải được rút quân trong thời hạn tối đa là một tháng kể từ ngày 5 tháng 9.

        Điều 2:

        Tất cả các công sự ở vùng được nêu ra tại Điều 3 hiệp ước này sẽ phải san bằng.

        Điều 3 :

        Các thủ phạm các vụ mưu sát Tong Xiềng Kam và Kammom sẽ được nhà chức trách Xiêm xét xử; một đại diện của Pháp sẽ tham dự việc xét xử và theo dõi việc thực hiện các hình phạt được tuyên bố. Chính phủ Pháp có quyền đánh giá xem các mức hình phạt đã đủ chưa và nếu cần sẽ yêu cầu xét xử lại ở một toà án hỗn hợp mà Pháp sẽ xác định thành phần.

        Điều 4:

        Chính phủ Xiêm sẽ phải trao cho Công sứ Pháp ở Bangkok hay cho nhà đương cục Pháp ở biên giới tất cả những người có quốc tịch Pháp, An Nam, Lào ở bờ trái và những người Campuchia bị bắt giam vì một lý do nào đó; Chính phủ Xiêm sẽ không được gây trở ngại cho việc trở về bờ trái của những người dân cũ của vùng này.

        Điều 5:

        Lê Bám Biên của Tong Xiêng Kam và tuỳ tùng sẽ được một người uỷ nhiệm của Bộ Ngoại giao đưa về Công sứ quán Pháp cùng với các vũ khí và lá cờ Pháp mà nhà chức trách Xiêm đã thu giữ.

        Điều 6:

        Chính phủ Pháp sẽ tiếp tục chiếm Chantabuon cho đến khi thực hiện xong các quy định của thoả ước này và đặc biệt đến khi hoàn toàn rút quân và bình định cả ở bờ trái sông lẫn các vùng được nói đến tại Điều 3 của hiệp ước ký hôm nay.

        Để làm tin, các đại diện của hai bên đã ký vào thoả ước này và đóng dấu.

--------------
1. Tài liệu lưu trữ quốc gia Pháp. Trung tâm lưu trữ hải ngoại, Đông Dương. Kho sách GGI: 39537 - 3954


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 02:49:49 pm

        4. Công ước giữa Cộng hoà Pháp và Chính phủ Đức vua Xiêm, ngày 7-10-19021


       Điều 1:

        1. Biên giới giữa Xiêm và Campuchia xuất phát ở bờ trái Biển Hồ từ cửa sông Tung Roluis, đi theo vĩ tuyến của điểm đó theo hướng Đông cho đến khi gặp sông Prek Kompong Giam, rồi đi ngược lên phía Bắc, đi vào kinh tuyến của điểm gặp nhau đến dãy núi Phnom Dang Rek. Từ đó, đi theo đường phân thuỷ giữa các lưu vực một bên là sông Nam Sen và sông Mê Công, bên kia là sông Nam Mun và gặp dãy núi Phnom Padang, nó sẽ đi theo sống núi về phía Đông đến tận sông Mê Công. Về phía thượng lưu điểm này, sông Mê Công vẫn là biên giới của vương quốc Xiêm, theo đúng Điều 1 của hiệp ước ngày 3-10-1893.

        2. Còn về biên giới giữa Luang Prabang, bên bờ phải, và các tỉnh Muang Phi chai và Muang Nan, biên giới xuất phát từ sông Mê Công ở điểm hợp lưu với sông Nam Huong, và đi theo sống các núi phân chia các thung lũng của sông Nam Huong và sông Mê Công, đi về hướng Tây đến khi gặp đường phân thuỷ giữa lưu vực sông Mê Công và lưu vực sông Mé Nan. Quay về phía Bắc, từ điểm này đường biên giới đi theo đường đỉnh giữa hai lưu vực đó đến tận nguồn sông; sông này đến từ phía Đông Nam đổ vào sông Nam Ngoun, rồi theo dòng sông và chính sông Nam Ngoun đến khi nó hợp lưu với sông Ban Luak. Sau đó biên giới quay trở lại bằng cách đi ngược sông này ở đường đỉnh giữa các lưu vực sông Me Nan và sông Mê Công rồi đi theo đường đó ở phía Tây tới sông Nam Kop rồi xuôi dòng đến tận sông Mê Công.

        3. Tuy nhiên, rõ ràng là thoả ước này, cũng như hiệp ước và thoả ước năm 1893, không thay đổi gì các quan hệ truyền thống giữa Đức vua Xiêm và bộ phận của Luang Prabang nằm ở bờ phải sông Mê Công.

        Điều 2:

        Đồng thời với việc các tỉnh Melouprey, Bassue (và nói chung các lãnh thổ nằm ở phía Đông biên giới chỉ ra tại Điều 1, đoạn 1) sẽ được Chính phủ Xiêm trao lại cho nhà cầm quyền Pháp, quân đội Pháp sẽ rời thành phố Chantaboun mà họ chiếm đóng tạm thời theo Điều 6 của công ước ngày 3-10-1893.

        Điều 3:

         Các hạn chế khác nhau nêu ở các Điều 3 và 4 của hiệp ước ngày 3-10-1893 nay bãi bỏ. Tuy nhiên, Đức vua Xiêm cam kết là các đội quân mà ông sẽ phái đi hay sẽ duy trì trong toàn bộ lưu vực sông Mê Công bao giờ cũng sẽ là những đội quân có quốc tịch Xiêm, do các sĩ quan Xiêm chỉ huy. Ngoại lệ đối với quy tắc này là đội hiến binh Xiêm hiện nay do các sĩ quan Đan Mạch chỉ huy. Trong trường hợp Chính phủ Xiêm muốn thay các sĩ quan nói trên bằng những sĩ quan nước ngoài có quốc tịch khác, họ phải thoả thuận trước với Chính phủ Pháp.

        Điều 4:

        Trong tương lai, ở bộ phận thuộc Xiêm trong lưu vực sông Mê Công, nếu muốn xây dựng các cảng, sông đào, đường sắt (nhất là các đường sắt nối thủ đô với một điểm nào đó của lưu vực sông), Chính phủ Hoàng gia sẽ thoả thuận với Chính phủ Pháp trong trường hợp các công việc đó không thể thực hiện chỉ bằng nhân lực và vốn của Xiêm. Về vấn đề sử dụng các cảng, sông đào, các đường sắt cả ở vùng đất thuộc Xiêm của lưu vực sông Mê Công, cũng như ở các nơi khác trong vương quốc, sẽ không thể đặt ra bất kỳ thuế quan khác nhau nào trái với nguyên tắc bình đẳng về thương mại đã ghi trong các hiệp ước mà nước Xiêm đã ký.

        Điều 5:

        Những người gốc châu Á sinh trên một lãnh thổ dưới quyền thống trị trực tiếp hay quyền bảo hộ của nước Pháp, trừ những người đã cư trú ở Xiêm trước thời kỳ lãnh thổ gốc của họ được đặt dưới quyền thống trị hay quyền bảo hộ, sẽ có quyền được Pháp bảo hộ và có thể đăng ký ở Toà Công sứ hay các Lãnh sự quán và Phó lãnh sự quán của Cộng hoà Pháp trong vương quốc Xiêm. Còn những người đó cũng được bảo hộ nhưng cháu thì không. Người Campuchia ở Xiêm sẽ tiếp tục chịu Điều 5 của hiệp ước ngày 15-7-1867 chi phối.

       Điều 6:

        1. Các danh sách những người được bảo hộ hiện có sẽ được nhà chức trách các lãnh sự quán duyệt xét lại theo đúng các quy tắc được xác định tại điều trên, và sẽ thông báo cho Chính phủ Xiêm, và Chính phủ Xiêm có thể nêu những nhận xét phản đối các đăng ký theo ý họ không đúng. Nhân viên người Pháp sẽ xem lại những trường hợp được nêu ra như vậy.

        2. Người Trung Quốc hiện đăng ký trong các danh sách nêu trên ở Toà Công sứ hay trong một Lãnh sự quán ở Xiêm tiếp tục được Pháp bảo hộ. Về phương diện xét xử, họ phải theo pháp luật Xiêm và do các toà án Xiêm xét xử. Tuy nhiên, một đại diện của Toà Công sứ hay một lãnh sự quán của Pháp sẽ có quyền được thông báo về các hồ sơ thẩm cứu và dự các phiên từ xét xử họ.

        Điều 7:

        Về vấn đề gia nhập vào sự bảo hộ của Pháp của người châu Á không sinh ra ở một lãnh thổ dưới quyền thống trị trực tiếp hay sự bảo hộ của Pháp, Chính phủ nước Cộng hoà, hưởng các quyền bình đẳng với các quyền mà Xiêm trong tương lai trao cho các nước khác.

        Điều 8:

        Các điều quy định của các hiệp ước, hiệp định, thoả ước cũ giữa Pháp và Xiêm không bị thoả ước này thay đổi vẫn có hiệu lực.

        Điều 9:

        Trong trường hợp có những khó khăn trong việc giải thích thoả ước này biên soạn bằng tiếng Pháp và tiếng Xiêm, riêng văn bản tiếng Pháp là có giá trị thực tế.

        Điều 10:

        Thoả ước này sẽ được phê chuẩn trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày ký, hoặc sớm hơn nếu có thể.

        Để làm tin các đại diện toàn quyền của hai bên đã ký thoả ước này và đóng dấu.

        Làm ở Paris thành hai bản, ngày 7-10-1902.

        
(Đã ký)    

DELEASSÉ  

(Đã ký)    

PHYA SURIYA
----------------
1. Tư liệu lưu trữ quốc gia Pháp. Trung tâm tài liệu lưu trữ hải ngoại. Thư viện GGI: 39541



Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 02:55:58 pm

        5. Công ước giữa Chính phủ Cộng hoà Pháp và Chính phủ Đức vua Xiêm, ngày 13-2-19041

        Tổng thống nước Cộng hoà Pháp và Đức vua Xiêm, mong muốn thắt chặt và tin cậy hơn nữa các quan hệ hữu nghí sẵn có giữa hai nước và giải quyết một số khó khăn đã phát sinh về việc giải thích hiệp ước và thoả ước ngày 3-10-1893, đã quyết định ký một thoả ước mới và đã cử các đại diện toàn quyền, gồm có:

        (…)

        Các ông nói trên, sau khi trao đổi các quyền đầy đủ của mình, đã thoả thuận về các điều khoản sau đây:

        Điều 1:

        Biên giới giữa Xiêm và Campuchia xuất phát ở bờ trái Biển Hồ, từ cửa sông Sông Roluos; nó đi theo vĩ tuyến của điểm đó theo hướng Đông đến khi gặp sông Prek Kompong - Tiam, rồi đi ngược lên dãy núi Phnom Dang Rek. Từ đó nó đi theo đường phân thủy giữa các lưu vực một bên là sông Nam Sen và sông Mê Công, bên kia là sông Nam Moum và gặp dãy núi Phnom Padang, đi theo sống núi về phía Đông đến sông Mê Công. Về phía thượng lưu điểm này, sông Mê Công vẫn là biên giới của vương quốc Xiêm, theo đúng Điều 1 của hiệp ước ngày 3 tháng 10 năm 1893.

        Điều 2:

        Còn về biên giới giữa Quang Prabang, bên bờ phải, và các tỉnh Muang - Phichai và Muang Nan, biên giới xuất phát từ sông Mê Công ở điểm hợp lưu với sông Nam Huống, và đi theo đường rãnh sâu của sông này đến khi nó hợp lưu với sông Nam - Tang, đến đường phân thuỷ giữa các lưu vực sông Mê Công và lưu vực sông Mé nam ở một điểm nằm gần Pou - Dène - Dine. Ngược lên phía Bắc từ điểm này, đường biên giới đi theo đường đỉnh giữa hai lưu vực đến tận nguồn sông Nam Kop, rồi đi theo dòng sông này đến khi nó gặp sông Mê Công.

        Điều 3:

        Sẽ tiến hành phân định các biên giới giữa vương quốc Xiêm và các lãnh thổ hợp thành Đông Pháp. Việc phân định sẽ do các ban hỗn hợp tiến hành gồm các viên chức do hai nước ký kết cử ra. Công việc sẽ được tiến hành đối với đường biên giới được xác định ở các Điều 1 và 2 cũng như về vùng nằm giữa Biển Hồ và biển. Để tạo thuận lợi cho công việc của các ban và nhằm tránh khó khăn có thể có trong việc phân định ranh giới miền nằm giữa Biển Hồ và biển, hai chính phủ sẽ thoả thuận trước khi thành lập các ban hỗn hợp, xác định các điểm chính của việc phân định ranh giới vùng này, nhất là điểm biên giới ra tới biển.

        Các ban hỗn hợp sẽ được cử ra và bắt đầu các công việc của họ trong vòng bốn tháng sau khi phê chuẩn thoả ước này.

        Điều 4:

        Chính phủ Xiêm từ bỏ mọi đặc quyền bá chủ đối với các lãnh thổ của Luang Prabang nằm ở bờ phải sông Mê Công. Các tàu buôn và các bè gỗ của người Xiêm có quyền qua lại tự do trên đoạn sông Mê Công đi qua lãnh thổ Luang Prabang.

        Điều 5:

        Ngay sau khi thoả thuận nêu ở Điều 3 đoạn 2 và liên quan đến việc phân định biên giới giữa Biển Hồ và biển hoàn tất, và ngay sau khi điều đó được thông báo chính thức cho nhà cầm quyền Pháp là các lãnh thổ do kết quả của thoả thuận này và các lãnh thổ nằm ở phía Đông biên giới, như đã nêu ở các Điều 1 và 2 của hiệp ước này, là thuộc về nhà cầm quyền Pháp, quân đội Pháp hiện đang chiếm đóng tạm thời Chantaboun theo thoả ước ngày 3-10-1893, sẽ rời thành phố này.

        Điều 6:

        Các quy định tại Điều 4 của hiệp ước ngày 3-10-1893 sẽ được thay bằng các quy định sau đây:

        Đức vua Xiêm cam kết là các đội quân mà ông sẽ phái đi hay sẽ duy trì trong toàn bộ lưu vực thuộc Xiêm của sông Mê Công bao giờ cũng sẽ là những đội quân có quốc tịch Xiêm do các sĩ quan Đan Mạch chỉ huy. Trong trường hợp Chính phủ Xiêm muốn thay các sĩ quan đó bằng những sĩ quan nước ngoài có quốc tịch khác, họ phải thoả thuận trước với Chính phủ Pháp. Đối với các tỉnh Siem Reap, Battambang và Sisophon, Chính phủ Xiêm cam kết chỉ giữ ở đó các đội cảnh sát cần thiết cho việc duy trì trật tự. Các đội đó sẽ chỉ được tuyển mộ các thổ dân tại chỗ.

        Điều 7:

        Trong tương lai, tại vùng đất của Xiêm trong lưu vực sông Mê Công, nếu muốn xây dựng các cảng, sông đào, đường sắt (nhất là các đường sắt nối thủ đô với một điểm nào đó của lưu vực sông) Chính phủ Hoàng gia sẽ thoả thuận với Chính phủ Pháp trong trường hợp các công việc đó không thể thực hiện bằng nhân lực và nguồn vốn của Xiêm. Đương nhiên cũng sẽ như vậy đối với việc khai thác các cơ sở đã nói. Về vấn đề sử dung các cảng, sông đào, các đường sắt cả vùng đất thuộc Xiêm của lưu vực sông Mê Công cũng như ở các nơi khác trong vương quốc tất nhiên sẽ không thể đặt ra bất kỳ thuế quan khác nào trái với nguyên tắc bình đẳng về thương mại đã ghi trong các hiệp ước mà nước Xiêm đã ký.

-------------
1. Tài liệu lưu trữ quốc gia Pháp. Trung tâm tài liệu lưu trữ hải ngoại, Đông Dương. Thư viện RSC, 649)


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 03:02:03 pm

        Điều 8:

        Để thực hiện Điều 6 của hiệp ước ngày 3 tháng 10 năm 1893, những khu đất với diện tích sẽ xác định sau sẽ được Chính phủ Xiêm nhượng cho Chính phủ nước Cộng hoà Pháp ở các vị trí sau đây nằm trên bờ phải sông Mê Công: Zieng Khan, Non Khay, Muống Saniaboroi, cửa sông Nam Khan (bờ phải hay bờ trái), Dang Mouk Dahan, Kemmaral và cửa sông Nam Moun (bờ phải hay bờ trái). Hai chính phủ sẽ thoả thuận với nhau khai thông dòng sông Nam Moun, giữa hợp lưu sông này với sông Mê Công và Pimoun, để loại bỏ những chướng ngại cản trở tàu bè qua lại. Trong trường hợp nhận thấy công việc đó không thể thực hiện hay quá tốn kém, hai chính phủ sẽ hợp tác xây dựng một đường bộ giữa Pimoun và Mê Công. Họ cũng sẽ thoả thuận đặt giữa sông Bassae và biên giới Quang Prabang, như kết quả của Điều 2 hiệp ước này cho thấy, những đường sắt được thừa nhận là cần thiết để bổ sung cho nhược điểm về đi lại trên sông Mê Công.

        Điều 9:

        Ngay bây giờ điều thích hợp là hai chính phủ sẽ tạo thuận lợi cho việc đặt một đường sắt nối Phnôm Pênh với Battambang. Việc xây dựng và khai thác đường sắt này hoặc do chính các chính phủ thực hiện, mỗi chính phủ đảm nhiệm phần việc trên lãnh thổ của mình hoặc do một công ty Pháp - Xiêm được hai chính phủ cho phép. Hai chính phủ đồng ý về sự cần thiết tiến hành các việc để cải thiện dòng sông ở Battambang giữa Biển Hồ và thành phố đó. Để làm việc này, Chính phủ Pháp sẵn sàng để Chính phủ Xiêm sử dụng các cán bộ kỹ thuật mà Chính phủ Xiêm có thể cần cả về mặt thực hiện lẫn bảo trì các công trình đó.

        Điều 10:

        Chính phủ Đức vua Xiêm chấp nhận các danh sách những người được Pháp bảo hộ như hiện có, trừ những người có thể sau này cả hai bên thừa nhận là việc đăng ký không hợp cách. Nhà chức trách Pháp sẽ chuyển cho nhà chức trách Xiêm bản sao các danh sách đó Con cháu những người được đặt dưới pháp chế Pháp đó sẽ không còn có quyền đòi đăng ký nếu họ không thuộc diện những người được nêu tại điều tiếp theo của thoả ước này.

        Điều 11:

        Những người gốc châu Á sinh ra trên một lãnh thổ dưới sự thống trị trực tiếp hay dưới sự bảo hộ của Pháp, trừ những người đã cư trú ở Xiêm trước thời kỳ lãnh thổ gốc của họ được đặt dưới quyền thống trị hay quyền bảo hộ, sẽ có quyền được Pháp bảo hộ còn những người đó cũng được Pháp bảo hộ nhưng cháu thì không.

        Điều 12:

        Về vấn đề pháp chế từ nay sẽ chi phối, không trừ trường hợp nào, tất cả những người Pháp và người được Pháp bảo hộ, hai chính phủ thoả thuận thay các quy định hiện hành bằng những quy định sau đây:

        1. Về hình sự, người Pháp hay người được Pháp bảo hộ sẽ chỉ do toà án Pháp xét xử;

        2. Về dân sự, mọi vụ kiện mà nguyên đơn là người Xiêm, bị đơn là một người Pháp hay được Pháp bảo hộ, sẽ được đưa ra Toà án Lãnh sự Pháp. Mọi vụ kiện mà bị đơn là người Xiêm sẽ được đưa ra Toà án Xiêm về các vụ liên quan đến người nước ngoài thành lập ở Bangkok. Riêng ở các tỉnh Xiêng Mai, Lakhon, Lampounn và Nam các vụ kiện dân sự và hình sự liên quan đến người có quốc tịch Pháp sẽ được đưa ra toà án quốc tế Xiêm. Nhưng đã quyết định rằng trong các vụ kiện đó Lãnh sự Pháp sẽ có quyền dự các phiên toà hay được đưa ra các nhận xét ông cho là thích hợp vì lợi ích của công lý. Trong trường hợp bị đơn là người Pháp hay người được Pháp bảo hộ, Lãnh sự Pháp sẽ có thể, vào mọi thời điểm của trình tự tố tụng, nếu ông cho là thích hợp và có xuất trình đơn viết, giành quyền xét xử vụ việc. Lúc đó vụ việc sẽ chuyển sang Toà án Lãnh sự Pháp; từ lúc này, toà án lãnh sự là toà án có thẩm quyền đuy nhất và nhà đương cục Xiêm phải tận tình giúp đỡ. Việc chống các bản án do toà án về các vụ việc liên quan đến người nước ngoài hay do toà án quốc tế đối với các tỉnh nêu trên sẽ đưa ra Toà thương thẩm Bangkok.

        Điều 13:

        Trong tương lai về việc chấp nhận để Pháp bảo hộ những người châu Á không sinh ra trên một lãnh thổ chịu quyền trực tiếp hay quyền bảo hộ của Pháp hay không được nhập quốc tịch hợp pháp, Chính phủ nước Cộng hoà sẽ được hưởng các quyền bình đẳng với các quyền Xiêm trao cho các nước khác.

        Điều 14:

        Không bị thoả ước này thay đổi vẫn có hiệu lực.

        Điều 15:

        Trong trường hợp có những khó khăn trong việc giải thích thoả ước biên soạn bằng tiếng Pháp và tiếng Xiêm, văn bản tiếng Pháp là có giá trị thực tế.

        Điều 16:

        Thoả ước này sẽ được phê chuẩn trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày ký, hoặc sớm hơn nếu có thể.

        Để làm tin, các Đại diện toàn quyền của hai bên đã ký thoả ước này và đóng dấu.

       
Làm ở Paris, thành hai bản, ngày 13-2-1904.

(Đã ký)   

DELCASSE   

(Đã ký)   

PHYA STRIYA


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 04:32:43 pm
        
        6. Hiệp ước giữa Chính phủ Cộng hoà Pháp và Chính phủ đức vua Xiêm, ngày 23-3-19071

        Tổng thống nước Cộng hoà Pháp và Đức vua Xiêm,

        Sau các hoạt động phân định ranh giới được tiến hành để thực hiện thoả ước ngày 13-2-1904, mong muốn một mặt đảm bảo việc giải quyết dứt điểm tất cả các vấn đề liên quan đến các biên giới chung giữa Đông Dương và Xiêm bằng một hệ thống trao đổi qua lại và hợp lý, mặt khác mong muốn tạo thuận lợi cho các quan hệ giữa hai nước bằng cách áp dụng từng bước một hệ thống xét xử giống nhau và bằng cách mở rộng các quyền của những người có quốc tịch Pháp định cư ở Xiêm,

        Đã quyết định ký một hiệp ước mới, và về việc này đã cử các đại diện toàn quyền của mình, cụ thể là:

        Về phía Tổng thống nước Cộng hoà Pháp:

        Ông Victor Emile Marie Foseph Colin (de Plancy), đặc phái viên và Công sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hoà Pháp ở Xiêm, huân chương Bắc đẩu bội tinh và huân chương giáo dục hạng nhất.

        Về phía Đức vua Xiêm:

        Hoàng thân Devanwongse Varoprakar, huân chương Maha Chakrkri, huân chương Bắc đẩu bội tinh… Bộ trưởng Ngoại giao.

        Các vị nói trên được trao quyền đầy đủ, hợp thức, đã được thoả thuận về các điều khoản sau đây:

        Điều 1:

        Chính phủ Xiêm nhượng cho nước Pháp các lãnh thổ Battambang, Siem Reap và Sisphon. Biên giới các lãnh thổ đó được xác định tại Điều 1 của nghị định thư kèm theo đây:

        Điều 2:

        Chính phủ Pháp nhượng cho Xiêm các lãnh thổ Dansai và Kratt. Biên giới các lãnh thổ đó được xác định tại các Điều 1 và 2 của nghị định thư nói trên, cùng với các đảo nằm ở phía Nam mũi Lem Ling, cho đến và kể cả đảo Koh Kut.

        Điều 3:

        Hai bên sẽ trao cho nhau các lãnh thổ đó trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày hiệp ước này được phê chuẩn.

        Điều 4:

        Một ban hỗn hợp gồm các viên chức Pháp và Xiêm sẽ được hai nước ký hiệp ước cử ra trong thời hạn bốn tháng sau khi phê chuẩn hiệp ước này có nhiệm vụ phân định các biên giới mới. Ban sẽ bắt đầu công việc ngay sau khi thời tiết cho phép theo đúng nghị định thư về phân định ranh giới kèm theo hiệp ước này.

        Điều 5:

        Tất cả những người châu Á, người quốc tịch Pháp và được Pháp bảo hộ, căn cứ vào Điều 11 của thoả ước 13-2-1903 sẽ đăng ký ở các Lãnh sự quán ở Xiêm sau khi ký hiệp ước này, sẽ thuộc quyền xét xử của các toà án Xiêm. Quyền xét xử của các toà án quốc tế Xiêm, mà việc thiết chế đã định tại Điều 12 của thoả ước ngày 13-2-1904, trong các điều kiện đã nêu ở nghị định thư về phạm vi xét xử kèm theo đây, mở rộng trên toàn bộ vương quốc Xiêm, vào người châu Á, người quốc tịch Pháp và được Pháp bảo hộ được nói đến tại các Điều 10 và 11 thỏa ước nói trên và hiện đăng ký ở các Lãnh sự quán Pháp ở Xiêm. Chế độ đó sẽ kết thúc và thẩm quyền của các toà án quốc tế sẽ chuyển giao cho các toà án Xiêm thưởng sau khi các bộ luật Xiêm được ban hành và có hiệu lực (luật hình sự luật dân sự và thương mại, luật tố tụng, luật tổ chức tư pháp).

        Điều 6:

        Người châu Á, người quốc tịch Pháp và được Pháp bảo vệ trên toàn bộ lãnh thổ Xiêm sẽ được hưởng các quyền và đặc quyền mà người trong nước được hưởng, nhất là các quyền sở hữu, tự do cư trú và tự do đi lại. liọ sẽ chịu các thuế khoá và lệ phí bình thường. Họ sẽ được miễn công tác quân dịch và không chịu các việc trưng dụng và các loại thuế đặc biệt...

        Điều 7:

        Các quy định của các hiệp ước, hiệp định và thoả ước cũ giữa Pháp và Xiêm, không thay đổi theo hiệp ước này, vẫn có đầy đủ hiệu lực.

        Điều 8:

        Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc giải thích hiệp ước biên soạn bằng tiếng Pháp và tiếng Xiêm này, riêng bản tiếng Pháp là có giá trị thực tế.

        Điều 9:

        Hiệp ước này sẽ được phê chuẩn trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày ký, hay sớm hơn nếu có thể.

--------------
1. Tài liệu lưu trữ quốc gia Pháp. Trung tâm tài liệu lưu trữ hải ngoại, Đông Dương, thư viện GGI, hồ sơ 39547. Không thấy trong hồ sơ tài liệu đã nói đến của Điều 5 của nghị định thư


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 04:45:28 pm

        Nghị định thư (về việc phân định biên giới và dùng làm phụ lục hiệp ước, ngày 23-3-1907)

        Nhằm tạo thuận lợi cho công việc của ban đã nêu tại Điều 4 hiệp ước ngày hôm đó, và để tránh các khó khăn có thể xảy ra trong việc phân định ranh giới, Chính phủ nước Cộng hoà Pháp và Chính phủ của Đức vua Xiêm thoả thuận như sau:

        Điều 1:

        Biên giới giữa Đông Pháp và Xiêm xuất phát từ biển tại điểm đối diện với đỉnh cao nhất của đảo Koh Kut. Từ điểm đó, nó chạy theo hướng Đông Bắc đến sống núi Phnom Kravanh. Đã thoả thuận chính thức là trong tất cả các trường hợp, các triền Đông của các núi đó, kể cả toàn bộ lưu vực sông Long Kopo, là thuộc về Đông Dương thuộc Pháp.

        Biên giới đi theo sống núi Phnom Kravanh theo hướng Bắc đến Phnom Thom nằm trên đường phân thuỷ chính, giữa các sông chảy về . vịnh Xiêm và các sông chảy về Biển Hồ. Từ Phnom Thom, biên giới đầu tiên đi theo hướng Tây Bắc, rồi hướng Bắc, ranh giới giữa một bên là tỉnh Battambang và bên kia là Chantaboun và Kratt đến điểm biên giới cắt sông Nam Sai. Lúc đó, biên giới đi theo dòng sông này. Đến khi nó hợp với sông Sisophôn và từ sông này đến một điểm cách hạ lưu tỉnh Aranh 10 km. Cuối cùng, từ điểm này biên giới tiếp tục đi theo đường thẳng đến một điểm nằm trên rặng Dang Rêk Owr giữa đường giữa các lạch Chong Ta Koh và Chong Sa Mét. Đã thoả thuận rằng đường nói trên phải đi trên đất Xiêm theo đường thẳng từ A Canh đến Chong Ta Koh.

        Từ điểm vừa nêu, nằm trên nằm trên đỉnh Dang Rêk, biên giới đi theo đường phân thuỷ giữa một bên là lưu vực Biển Hồ và sông Mê Công và bên kia là lưu vực sông Nom Me Um, và đến tận sông Mê Công phía hạ lưu Pak Moum, ở cửa sông Hua Done theo đúng vạch biên giới đã chấp nhận ngày 15-01-1907.

        Một ký hoạ sơ lược biên giới đã mô tả ở phần trên được đưa vào phụ lục của nghị định thư này.

        Điều 2:

        Về phía Luang Prabang, biên giới tách ra khỏi sông Mê Công ở phía Nam cửa sông Nam Hương và đi theo đường đáy sông này đến tận nguồn sông nằm ở Phèo Khao Miệng. Từ đó, biên giới đi theo đường phân thuỷ giữa sông Mê Công và sông Mênan và đi đến sông Mê Công ở điểm Keng Pha Dai theo đúng đường biên giới đã được Uỷ ban hoạch định chấp nhận ngày 18-1-1906.

        Điều 3:

        Uỷ ban hoạch định biên giới đã dự kiến theo Điều 4 của hiệp ước ngày hôm đó phải xác định và vạch ra phương án, nếu cần, ngay trên thực địa đoạn biên giới đã mô tả trong Điều 1 của nghị định thư này. Nếu trong quá trình tiến hành phân định, Chính phủ Pháp mong muốn điều chỉnh đường biên giới nhằm mục đích thay thế các đường tự nhiên bằng các quy ước, thì trong mọi trường hợp việc điều chỉnh đó không được làm thiệt hại cho Chính phủ Xiêm.

        Để làm tin, các đại diện của hai bên đã ký và đóng dấu vào nghị định thư này.

       
Làm ở Bangkok, thành hai bản ngày 23-3-1907
(Đã ký)               

V.COLLIN DE NANEY       

(Đã ký)               

DEVA WENGSE AROPRAKAR


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 04:50:06 pm

        7. Các đoạn trích trong Hiệp ước Hữu nghị, thương mại và giao thông thuỷ giữa Pháp và Xiêm, ngày 14-2- 1 9251

        Tổng thống nước Cộng hoà Pháp và Đức vua Xiêm, với tinh thần mong muốn phát triển cáo quan hệ hữu nghị và cộng tác đã được xây dựng tốt đẹp giữa hai nước và tin chắc rằng mục đích đó chỉ có thể đạt được tốt hơn bằng cánh xem xét lại các hiệp ước giữa hai nước đã ký kết trước đây, đã quyết định tiến hành việc xem xét lại này trên tinh thần công bằng và cùng có lợi, để làm việc đó đã củ ra các đại diện toàn quyền:

        Về phía Tổng thống nước Cộng hoà Pháp:

        Ô. Edonard Herriot, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao;

        Về phía Đức vua Xiêm:

        Hoàng thân Chroon, đặc phái viên và đặc mệnh toàn quyền của Đức vua Xiêm tại Paris.

        Các vị nói trên sau khi thông báo các quyền đầy đủ của mình, được xem là đúng thể thức, sẽ thoả thuận về các điều khoản sau đây:

        Điều 1:

        Sẽ có hoà bình bền vững và hữu nghị lâu dài giữa nước Cộng hoà Pháp và vương quốc Xiêm.

        Điều 2:

        Các bên ký hiệp ước xác nhận, đồng thời đảm bảo việc cùng tôn trọng các biên giới đã được xác định giữa các lãnh thổ hai nước căn cứ và theo đúng các quy định của hiệp định trước đây, được Điều 27 của hiệp định duy trì.

        Theo đúng các nguyên tắc đã nêu trong Hiến chương của Hội Quốc liên, các bên thoả thuận rằng, trong trường hợp phát sinh trong tương lai các vấn đề tranh chấp không thể giải quyết bằng một thoả thuận hữu nghị và bằng con đường ngoại giao, hai bên sẽ đưa cuộc tranh chấp các bên lựa chọn một hay nhiều trọng tài, hay nếu không phải là trọng tài lên Toà án thường trực quốc tế. Toà án thường trực quốc tế sẽ được hai bên giao xét xử, hay nếu hai bên giao xét xử, hay hai bên không thể thoả thuận với nhau, sẽ chỉ cần đề nghị của một bên.

        Tuy nhiên, đối với các tranh chấp liên quan đến các quy định của các hiệp định trước đây, được nói đến ở đoạn 2, Điều 27 đã nói lên việc áp dụng quy định trong đoạn trên chỉ có tính bó buộc sau khi kết thúc cuộc đàm phán đã nêu ở đoạn 2, Điều 26 của hiệp ước này.

        Điều 3:

        Những người có quốc tịch của mỗi bên trong các bên ký hiệp ước sẽ có quyền tự do hoàn toàn cùng với gia đình họ vào lãnh thổ bên kia, đi lại tạm trú hoặc cư trú ở đó, cũng như ra khỏi lãnh thổ; họ sẽ được bảo vệ luôn an toàn về con người và tài sản của mình như người địa phương với điều kiên tôn trọng và áp dụng các luật về cảnh sát đối với người nước ngoài.

        (…)

        Điều 12:

        Có quyền tự do hoàn toàn và đầy đủ về thương mại và giao thông thuỷ giữa các lãnh thổ của các bên ký hiệp ước.

        (…)

        Điều 18:

        Ở các cảng có con sông và lãnh hải của các bên ký hiệp ước các tàu mang cờ Pháp và các tàu mang cờ Xiêm, cũng như các thuỷ thủ đoàn, người đi tàu, hàng hoá được đối xử hoàn toàn bình đẳng như các tàu mang cờ nước khác, cả về việc trả các thuế chung hay riêng cho thương mại và giao thông thuỷ, lẫn việc ra vào của tàu thuyền, việc đậu tàu, bốc hàng lên và rỡ hàng xuống, các hoạt động hải quan và nói chung, tất cả các thủ tục hay quy định nào đó mà các tàu buôn, thuỷ thủ đoàn và hàng hoá các tàu đó phải theo.

        (…)

        Điều 27:

        Kể từ ngày trao đổi các văn bản đã phê chuẩn và trừ các quy định tại Điều 15 và 26 của hiệp ước này sẽ thay cho hiệp ước hữu nghị, thương mại, giao thông thuỷ đã ký ở Bangkok ngày 15-8-1856. Ngoài ra nó còn huỷ bỏ từ ngày đó, các hiệp ước, thoả ước và thoả thuận đó giữa Pháp và Xiêm trừ các điều khoản về xác định và hoạch định các biên giới (trong thoả ước ngày 3-10-1907 và thoả ước ngày 23 tháng 3 năm 1907 và nghị định thư phụ lục của hiệp ước đó) và việc thi hành quyền bảo hộ của Pháp ở Xiêm (các Điều 10 và 11 của thoả ước năm 1904), cũng như tất cả các quy định liên quan đến Đông Dương thuộc Pháp và trường hợp với các điều quy định của hiệp ước này và các nghị định thư kèm theo, nhất là các Điều 2, 3 của hiệp ước đã nêu ngày 3-10-1893.

        (…)

        Đối với các quy định liên quan đến Đông Dương thuộc Pháp, ngoài những điều khoản về xác định và hoạch định biên giới cũng như về việc thi hành quyền bảo hộ của Pháp ở Xiêm các bên ký hiệp ước thừa nhận quyền của hai bên đề xuất và thảo luận về việc duy trì, thay đổi huỷ bỏ trong cuộc đàm phán về thoả ước đặc biệt và các cuộc dàn xếp bổ xung mà điều nêu trên đã dự liệu mà không thể viện dẫn gì trong hiệp ước này có thể hạn chế việc thảo luận hay gây cản trở cho các giải pháp cần áp dụng.

        Điều 28:

        Hiệp ước này sẽ có tác dụng sau ngày trao đổi các văn bản phê chuẩn và sẽ có hiệu lực trong thời gian mười năm kể từ ngày đó.

        Nếu 12 tháng trước khi kết thúc thời hạn mười năm không có bên ký hiệp ước nào thông báo cho bên kia ý muốn chấm dứt hiệp ước, hiệp ước tiếp tục có tính bắt buộc đến khi hết một năm kể từ ngày một trong các bên ký, bãi bỏ hiệp ước. Tuy nhiên, đã quyết định rõ ràng là việc bãi bỏ như vậy sẽ không có tác dụng khiến cho bất kỳ quy định nào đã được bãi bỏ, cả đối với các hiệp định trước đây lẫn hiệp ước này, lại có hiệu lực.

        (…)

---------------
1. Công báo Công hoà Pháp, 31/7/1926, tr. 8570; CAOM: BIB, OAM/ 50061/1926/tháng 7)


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 04:55:24 pm

        8. Công ước giữa Pháp và Xiêm, ngày 25-8-19261

        Tổng thống nước Cộng hoà Pháp và Đức vua Xiêm, với tinh thần mong muốn bảo đảm càng đầy đủ càng tốt cho quan hệ đặc biệt của Xiêm và Đông Dương, lợi ích của điều khoản của hiệp ước mới về tình hữu nghị, thương mại, và giao thông thuỷ Pháp và Xiêm đã ký ngày 14-2-1925, đã quyết định ký thoả ước quy định quan hệ Đông Dương và Xiêm, để làm việc này, các ông đã cử các đại diện toàn quyền của mình:

        (…)

        Các vị nói trên sau khi thông báo các quyền đầy đủ của mình được xem là đúng thể thức đã thoả thuận về các điều khoản sau đây:

        Điều 1:

        Hiệp ước hữu nghị, thương mại và giao thông thuỷ giữa nước Cộng hoà Pháp và Vương quốc Xiêm ngày 14-2-1925 sẽ áp dụng vào các quan hệ đặc biệt của Xiêm và Đông Dương trong các phạm vi nó tương hợp. với thoả ước này hay các thoả thuận do thoả ước đã định, kể từ ngày trao đổi văn bản thoả ước này đã được phê chuẩn.

        Điều 2:

        Vì Điều 2 của hiệp ước ngày 14-2-1925 bảo đảm việc hai bên duy trì và tôn trọng các biên giới chung của Xiêm và Đông Dương, các bên ký thoả ước tuyên bố bãi bỏ Điều 3 của hiệp ước ngày 3-10-1893 và Điều 6 của thoả ước ngày 13-2-1904, ngoài ra về việc áp dụng các quy định nêu ở đoạn 2 Điều 3 của hiệp ước ngày 14-2-1925, đã thoả thuận như sau:

        1. Ở hai đoạn biên giới Xiêm - Đông Dương, nơi biên giới do sông Mê Công tạo thành, một vùng rộng 25 km ở hai bên đường biên giới đó sẽ được phi quân sự hoá.

        2. Trong vùng nói trên, Xiêm và Đông Dương sẽ không được duy trì trên lãnh thổ của mình lực lượng vũ trang nào ngoài quân số cảnh sát cần cho việc duy trì an ninh và trật tự công cộng. Tuy nhiên, mỗi bên có quyền gia tăng tạm thời quân số đó nếu cần có các hoạt động cảnh sát bất thường. Mỗi bên cũng có quyền tiến hành trên lãnh thổ của mình qua vùng phi quân sự, các cuộc chuyển quân và trang bị mà các hoạt động cảnh sát ở các vùng lân cận hay các cuộc tác chiến chống một nước thứ ba đòi hỏi. Cuối cùng, trên các lãnh thổ của mỗi bên và trong vùng phi quân sự, các bên sẽ có quyền cho đậu, bất kỳ lúc nào, các phương tiện bay quân sự không mang vũ khí.

        3. Trong vùng phi quân sự sẽ không thể có các công trình có công sự hay các cơ sở quân sự, các sân bay dành riêng cho quân đội, các kho vũ khí, đạn dược hay trang bị chiến tranh, trừ các kho vật liệu thông thường và nhiên liệu cần cho các phương tiện bay quân sự không mang vũ khí. Các trại lực lượng cảnh sát có thể có cả tổ chức bảo vệ mà an toàn của các trại đó bình thường phải có.

        4. Thông qua một thoả thuận riêng rẽ được điều đình trong một ngày càng sớm càng tốt giữa Xiêm và Đông Dương, sẽ tiến hành việc hoạch định ranh giới vùng phi quân sự được xác định ở đoạn thứ nhất nói trên. Thoả thuận đó cũng phải ấn đinh tính chất, số lượng và vũ khí của các lực lượng cảnh sát của mỗi nước được duy trì bình thường trong vùng đó. Nó sẽ phải xác định các điều kiện theo đó các bên hữu quan có thể sử dụng các điều kiện dễ dàng mà phần 2 đoạn 2 nói trên cho phép. Cuối cùng, nó cũng phải định rõ chế độ đặc biệt về giao thông hàng không trong vùng phi quân sự, nhất là các điều kiện các phương tiện hay dân sự của mỗi nước có thể bay phía trên dòng sông, đã trên và ở lại đó.

        5. Việc thoả thuận như vậy sẽ được "Uỷ ban thường trực cao cấp Pháp - Xiêm sông Mê Công" được thiết lập theo Điều 12 sau đây soạn thoả và trình các Chính phủ hữu quan xét duyệt.

--------------
1. Tư liệu lưu trữ quốc gia Pháp, Trung tâm Tư liệu lưu trữ Hải ngoại, Đông Dương, Thư viện của RSC, 649)


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 05:00:03 pm

        Điều 3:

        Nhằm tránh mọi khiếu nại liên quan đến đường biên giới do sông Mê Công giữa Xiêm và Đông Dương tạo thành, các bên ký kết đồng ý sẽ tiến hành xác định đường đó tại chỗ và đi đến thoả thuận chung. Về vấn đề này, việc xác định biên giới trên sông Mê Công được cụ thể hoá như sau:

        1. Ở những đoạn sông Mê Công không có các đảo chia thành nhiều nhánh, trung tuyến luồng hàng hải của sông tạo thành biên giới giữa Xiêm và Đông Dương;

        2. Ở những đoạn sông Mê Công chia thành nhiều nhánh do các đảo cách bờ phía Xiêm vào một thời gian nào đó trong một năm bằng một dòng nước chảy, biên giới là trung tuyến luồng hàng hải của nhánh sông gần bờ phía Xiêm nhất;

        3. Ở những điểm do việc cát bồi hay cạn nước của nhánh sông mà có thể gắn một cách thường xuyên các đảo trước đây nằm cách bờ sông nay vào bờ sông đó, biên giới về nguyên tắc sẽ đi theo trung tuyến luồng hàng hải cũ của nhánh sông bị cát bồi. Tuy nhiên, Uỷ ban thường trực cao cấp sông Mê Công sẽ có nhiệm vụ xem xét cụ thể mỗi trường hợp thuộc loại này nếu có, và sẽ có thể đề xuất việc chuyển dịch đoạn biên giới đó đến trung tuyến luồng hàng hải gần hơn của con sông nếu uỷ ban đánh giá nên chuyển dịch như vậy, cũng như ngay bây giờ quyết định đối với những vùng đất sông kể trong đoạn sau đây. Được sáp nhập hẳn vào lãnh thổ Xiêm những vùng đất có tên là Don Khies, Don Khies Noi, Don Noi, Don Nhiệt, Donphaen, Hạt Saipeh, Vun Khum, Don Keokong Dinnua và Don Somhong; những vùng nói trên có vùng được xem như những phần bờ sông của Xiêm, có vùng chỉ là những điểm đọng phù sa thuộc bờ đó chứ không phải là những đảo thực sự. Những người có quốc tịch Pháp đang ở hay canh tác trên những vùng đất kể trên sẽ giữ quốc tịch của mình: Dưới chế độ luật Xiêm và các hiệp ước đang có hiệu lực họ sẽ tiếp tục hưởng các quyền cư trú, sở hữu hay chỉ là canh tác Uỷ ban thường trực cao cấp Pháp - Xiêm sông Mê Công sẽ có trách nhiệm tiến hành việc xác định đường biên giới trên sông được định nghĩa như vậy với điều kiện được hai chính phủ hữu quan chuẩn y. Việc xác định sẽ gồm có việc thể hiện đường biên giới trên một bản đồ dòng sông Mê Công tỷ lệ 1/100.000. Ngoài ra, còn có việc đặt mốc biên giới ở tất cả các đoạn sông Mê Công nếu uỷ ban thấy cần.

        Điều 4:

        Các bên ký hiệp ước, vì mong muốn tạo thuận lợi cho việc phát triển các quan hệ kinh tế giữa các lãnh thổ của họ, thoả thuận rằng việc giao thông thương mại trên sông sẽ tự do cho cả hai phía trên suốt chiều rộng sông Mê Công ở những đoạn sông này tạo thành biên giới giữa Xiêm và Đông Dương. Các quy định của Điều 4 của công ước ngày 13 tháng 02 năm 1904 được duy trì và xác định. Các công ty giao thông thương mại thuỷ sau đây có thể được chính quyền của nước nào đó ven bờ cho phép sử dụng các tàu chạy trên sông Mê Công - biên giới sẽ chỉ là những công ty của Xiêm hay Đông Dương.

        Điều 5:

        Uỷ ban thường trực cao cấp Pháp - Xiêm sông Mê Công sẽ có trách nhiệm xem xét khả năng thay đổi chế độ các nhượng địa của Xiêm cho Pháp thuê trên bờ phải sông Mê Công theo Điều 6 của hiệp ước ngày 3 thán 10 năm 1893 và Điều 8 của thoả ước ngày 13-2- 1904. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ đã quyết định rằng các thay đổi mà một thoả thuận đặc biệt có thể mang lại cho chế độ hiện nay về các nhượng địa sẽ không thể trong trường hợp nào có hại cho các lợi ích của Chính quyền Đông Dương hay cho những người có quốc tịch Đông Dương vào thời điểm có thoả thuận đó. Đặc biệt đồng ý rằng Chính phủ Xiêm cam kết, trong trường hợp có thay đổi chế độ các nhượng địa, tạo thuận lơi cho tất cả các cách bố trí và các việc mua hay thuê riêng các diện tích đất trên bờ sông bên phải cần thiết cho các công ty giao thông thuỷ hay các doanh nghiệp thương mại của Đông Dương trên sông Mê Công.

        Điều 6:

        Vì cần thiết đối với Xiêm từ nay tham gia vào việc cảnh sát các đoạn sông Mê Công dùng làm biên giới, các bên thoả thuận bằng thoả ước nay bãi bỏ Điều 2 của hiệp ước ngày 3-10-1893. Như vậy, mỗi bên sẽ được quyền cho các tàu vũ trang chạy trên đoạn sông Mê Công - biên giới để phục vụ công tác hải quan hay công tác cảnh sát an mình. Nhưng thỏa thuận đặc biệt do Điều 2 của thoả ước này đề ra cũng phải xác định số kiểu, tải trọng và số vũ khí tối đa của các tàu vũ trang đó.

        Điều 7:

        Ở hai đoạn của sông Mê Công tạo thành biên giới giữa Xiêm và Đông Dương, những người thuộc quốc tịch của hai nước sẽ có quyền đánh cá trên suốt chiều rộng của sông, nhưng chỉ bằng các phương tiện nổi hay thao tác thủ công. Những cơ sở đánh cá cố định sẽ chỉ có thể được những người có quốc tịch của nước mà vùng đó là một bộ phận, sử dụng.

        Ở cửa các nhánh sông, quyền đánh cá ở các vùng nước của con sông sẽ hoàn toàn dành cho những người có quốc tịch của nước có bờ sông tương ứng. Ranh giới trên sông, tuỳ theo từng nơi và trong mỗi trường hợp đặc biệt, sẽ do Uỷ ban thường trực cao cấp sông Mê Công ấn định.

        Điều 8:

        Các bên ký thoả ước thoả thuận, qua một cuộc dàn xếp đặc biệt bảo vệ các quyền lợi tương ứng, quy định việc sử dụng và chuyển dòng các vùng nước sông Mê Công - biên giới phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hay thương mại nhất là để tưới tiêu và sản xuất năng lượng điện.

        Điều 9:

        Về các công việc bảo trì hay bố trí sông Mê Công với tính chất đường giao thông ở hai đoạn sông tạo thành biên giới, đã thoả thuận là Uỷ ban thường trực cao cấp Pháp - Xiêm sông Mê Công sẽ có trách nhiệm soạn ra một quy định xác định các điều kiện theo đó hai bên từ nay sẽ phải tham gia nghiên cứu, thực hiện và trả các phí tổn. Trước khi các bên hữu quan thông qua quy định nói trên, sẽ duy trì chế độ hiện nay.

        Uỷ ban đó sẽ có thẩm quyền đề xuất với hai chính phủ việc thực hiện các công việc có ích hay cần cho việc duy trì hay cải thiện khả năng tàu bè đi lại trên sông; Uỷ ban cũng có thể được mời đưa ra ý kiến về tất cả các chương trình công việc mà hai bên hữu quan sẽ thông báo.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 05:05:41 pm

        Điều 10:

        Sẽ thành lập một "Uỷ ban thường trực cao cấp Pháp - Xiêm sông Mê Công" gồm các viên chức của Xiêm và Đông Dương với số lượng bằng nhau. Ngoài các quyền hạn được trao theo các Điều 2, 3, 5, 6 và 9 của thoả ước, Uỷ ban thường trực cao cấp Pháp - Xiêm sông Mê Công nhìn chung sẽ có nhiệm vụ thàm lo việc thực hiện các thoả thuận khác nhau về vùng biên giới và nghiên cứu các vấn đề do việc áp dụng chế độ mới về vùng đó đặt ra. Đặc biệt, uỷ ban sẽ cho ý kiến trong trường hợp nảy sinh các bất đồng liên quan đến đường biên giới sông Uỷ ban cũng có thể đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm giải quyết bằng thỏa thuận những vấn đề liên quan đến các quyền canh tác được những người có quốc tịch hai nước thực hiện tạm thời ở các vùng đất trên lòng sông. Trong tất cả các trường hợp, việc áp dụng các đề nghị đó sẽ phụ thuộc vào việc chấp nhận bằng văn bản và có bàn bạc của hai chính phủ, sau khi thoả thuận cùng áp dụng.

        Sẽ đàm phán càng sớm càng tốt giữa Xiêm và Đông Dương một cuộc thoả thuận về thành lập và quy định tổ chức "Uỷ ban thường trực cao cấp Pháp - Xiêm sông Mê Công" nhằm xác định, theo tinh thần điều này, các điều kiện tổ chức và hoạt động uỷ ban đó.

        Điều 11:

        Theo đúng các điều khoản nghị định thư kèm theo hiệp ước ngày 14/2/1925, một cuộc thoả thuận đặc biệt sẽ được thương lượng càng sớm càng tốt giữa bên ký kết nhằm xác định dứt khoát quy chế của những người có quốc tịch Xiêm ở Đông Dương. Thoả thuận đó, trong khả năng có thể và trong tinh thần có đi có lại công bằng, phải dựa vào các điều khoản của hiệp ước ngày 14-2-1925 quy định quy chế của những người Đông Dương ở Xiêm. Ngay từ bây giờ, các bên ký kết thoả thuận sẽ bảo vệ hoàn thành các quyền chủ quyền của hai chính phủ hữu quan về vấn đề quy định việc nhập cư của nước ngoài vào lãnh thổ từng nước. Cùng đồng ý ngay từ bây giờ rằng những người có quốc tịch Xiêm đến Đông Dương trong thời gian không quá ba tháng, sẽ được hưởng về mặt nhân thân và về việc bảo vệ tài sản cách đối xử giành cho những người có quốc tịch tối huệ quốc.

        Điều 12:

        Để khiến cho việc hợp tác của các chính quyền và ngành cảnh sát của hai nước trong việc trừ diệt các tội ác và tội phạm trên dọc toàn bộ các biên giới chung hữu hiệu hơn, giữa Xiêm và Đông Dương sẽ ký một thoả thuận đặc biệt xem xét lại và bổ sung các chỉ thị đã thống nhất đưa ra cho các viên chức của hai nước trong năm 1920.

        Điều 13:

        Các bên ký thoả ước thoả thuận rằng "một thoả ước dẫn độ sẽ được thương lượng càng sớm càng tốt giữa Pháp và Xiêm sẽ được áp dụng ở Đông Dương".

        Điều 14:

        Các bên ký kết thoả thuận rằng "thoả thuận thương mại và hải quan" như đã dự liệu tại đoạn 4 của nghị định thư dùng làm phụ lục cho hiệp ước ngày 14 tháng 02 nam 1925 sẽ bãi bỏ Điều 5 của hiệp ước ngày 3 tháng 10 năm 1893.

        Thoả thuận đó sẽ nên tất cả các quy định có ích nhằm loại buôn lậu và đặc biệt là việc buôn bán thuốc phiện trên biên giới Xiêm - Đông Dương.

        Điều 15:

        Vì các cam kết đối với nhau của hai bên được xác định ở đoạn thứ nhất Điều 7, đoạn cuối cùng Điều 8 và Điều 9 của thoả ước ngày 13 tháng 02 năm 1904 không còn phù hợp với các nhu cầu và các khả năng phát triển kinh tế của Xiêm và Đông Dương, các bên ký kết tuyên bố bãi bỏ các quy định nêu trên của thoả ước đã nói.

        Ngoài ra, các bên thoả thuận rằng Xiêm và Đông Dương phải thống nhất xây dựng một chương trình hợp tác phát triển các đường giao thông và các quan hệ đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, máy bay, điện báo, vô tuyến điện báo và bưu điện giữa hai nước.

        Chương trình các công việc lợi ích chung nói trên, sau đó khi một bên thấy cần, sẽ là đối tượng việc xem xét lại và hiệu chỉnh.

        Điều 16:

        Bãi bỏ các quy định của các hiệp ước và hiệp định giữa Pháp và Xiêm ký trước hiệp ước ngày 14-2-1925 không còn tương hợp với thoả ước này.

        Tuy nhiên, các quan hệ là đối tượng của các thoả thuận bổ sung đã dự liệu theo thoả ước này, cho đến ngày áp dụng các thoả thuận đó, sẽ được chi phối bởi các quy định trước đây có hiệu lực hay các quy định đã được hiệp ước ngày 14-2-1925 thay thế.

        Điều 17:

        Thoả ước này sẽ có tác dụng từ ngày trao đổi các văn bản đã phê chuẩn và còn có hiệu lực đến khi hết thời hạn mười năm bắt đầu từ ngày trao đổi các văn bản đã phê chuẩn của hiệp ước hữu nghị, thương mại và giao thông thuỷ ký giữa Pháp và Xiêm ngày 14-2-1925.

        Nếu mười hai tháng trước kỳ hạn đã định trên, không có bên ký kết nào thông báo cho bên kia ý muốn chấm dứt thoả ước này, thoả ước sẽ tiếp tục có tính bắt buộc đến khi hết một năm kể từ ngày một trong các bên đã ký bãi bỏ thỏa ước.

        Tuy nhiên, đã quyết định rõ ràng là việc bãi bỏ như vậy sẽ không có tác dụng khiến cho bất kỳ quy định nào đã được bãi bỏ cả đối với các hiệp định trước đây lẫn thoả ước này lại có hiệu lực.

        Điều 18:

        Thoả ước này sẽ được phê chuẩn và các văn bản đã phê chuẩn sẽ được trao đổi ở Bangkok trong thời hạn ngắn nhất.

        Để làm tin, các đại diện toàn quyền của hai bên đã ký và đóng dấu vào thoả ước này.

        Làm thành hai bản bằng tiếng Pháp ngày 25-8-1926, kỷ nguyên Cơ đốc ứng với ngày 25 tháng 5 năm 2469, kỷ nguyên Phật giáo.

(Đã ký)         

VARENNE         

TRAIDOS PRABANDH


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 05:14:26 pm
        
        9. Trích Hiệp ước Hữu nghị, thương mại và giao thông thuỷ giữa Pháp và Xiêm, ngày 7-12-19371

        Điều 22:

        Hiệp ước này, kể từ ngày có hiệu lực, sẽ thay hiệp ước hữu nghị, thương mại và giao thông thuỷ ký ở Bangkok ngày 14-2-1925. Ngoài ra, kể từ ngày đó, hiệp ước này còn xoá bỏ các hiệp ước, thoả ước, thoả thuận khác giữa Pháp và Xiêm, trừ các điều khoản liên quan đến việc định nghĩa và phân định các biên giới, bảo đảm chúng và việc phi quân sự hoá biên giới sông Mê Công (trong hiệp ước ngày 3- 10-1893, thoả ước ngày 13-2-1904, hiệp ước ngày 23-3-1907 và nghị định thư phụ lục của hiệp ước đó ngày 14-2-1925) cũng như thoả ước liên quan đến Đông Dương ký ở Bang kok ngày 25-8-1926 và các thỏa thuận mà thoả ước này dự tính - Cũng đã quyết định rằng hiệp ước này, kể từ ngày có hiệu lực, sẽ thay cho hiệp ước ngày 14-2-1925 về những gì liên quan đến các quan hệ giữa Đông Dương và Xiêm trong phạm vi những quy định của hiệp ước đó không tương hợp với các quy định của thoả ước đã nói và các thoả thuận mà thoả ước này dự tính.

        10. Hiệp định giải quyết Pháp - Xiêm, ngày 17-11-19462

        Chính phủ lâm thời Cộng hoà Pháp và Chính phủ Xiêm, hành động theo đúng lý tưởng của Liên hợp quốc và vì lợi ích hoà bình thế giới;

        Xem xét các quan điểm do các Chính phủ Mỹ và Anh thể hiện;

        Mong muốn khôi phục lại các quan hệ hoà bình và hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

        Đã cử các đại diện toàn quyền: Về phía Tổng thống Chính phủ lâm thời nước Cộng hoà Pháp:

        Ngài Hen ri Bonnet, đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Pháp ở Hoa Kỳ; huân chương Bắc đẩu bội tinh;

        Ngài Guillaume Georges - Picot, đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Pháp ở Hợp chủng que Venezuela, huân chương Bắc đẩu bội tinh.

        Về phía Đức vua Xiêm:

        Hoàng thân Wan Waithayakon, thượng nghị sĩ, huân chương Hoàng gia Chakri, huân chương lớn đặc biệt Bạch Tượng;

        Ngài Khoang Apaivongse, thành viên Hạ viện, huân chương lớn đặc biệt Bạch Tượng.

        Các vị trên sau khi thông báo cho nhau toàn quyền của họ, đúng thể thức, đã thoả thuận về các điều khoản sau đây:

        Điều 1:

        Thỏa ước Tokyo ngày 9-5-1941 bị Chính phủ Pháp bác bỏ trước đây nay xoá bỏ và nguyên trạng trước thoả thuận đó được phục hồi.

        Căn cứ vào đó, các vùng đất của Đông Dương là đối tượng của thoả ước nói trên nay chuyển cho nhà cầm quyền Pháp theo những điều kiện được chỉ ra ở nghị định thư ký về việc đó.

        Điều 2:

        Ngay sau khi ký hiệp định này, các quan hệ ngoại giao sẽ được phục hồi và các quan hệ giữa hai nước sẽ lại được hiệp ước ngày 7-12- 1937 và thoả thuận thương mại và thuế quan ngày 9-12-1937 chi phối. Các bên ký kết sẽ thông báo hiệp định này lên Hội đồng Bảo an và Xiêm rút đơn khiếu nại đã gửi lên hội đồng, Pháp sẽ không chống lại việc Xiêm vào Liên hợp quốc.

        Điều 3:

        Ngay sau khi ký hiệp định này, áp dụng Điều 21 của hiệp ước Pháp - Xiêm ngày 7-12-1937, Pháp và Xiêm sẽ thành lập một uỷ ban hoà giải gồm hai đại diện của các bên và ba đại diện trung lập, theo đúng định ước chung Genève ngày 28-9-1928 về giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế quy định thành phần và hoạt động của uỷ ban. Uỷ ban sẽ bắt đầu các công việc của mình càng sớm càng tốt sau khi việc chuyển giao các lãnh thổ nêu ở đoạn 2 Điều 1 được hoàn tất. Uỷ ban sẽ có trách nhiệm xem xét các lập luận kỹ thuật, địa lý và kinh tế của các bên nhằm xét các lập luận kỹ thuật, địa lý và kinh tế của các bên nhằm xét lại hay xác nhận các điều khoản của hiệp ước ngày 3-10- 1893, thoả ước ngày 13-2-1903 và hiệp ước ngày 23-3-1907, được duy trì hiệu lực theo điều 22 của hiệp ước ngày 7-12-1937.

       Điều 4:

        Ngay sau khi khôi phục lại các quan hệ ngoại giao, sẽ mở các cuộc đàm phán nhằm giải quyết tất cả các vấn đề tồn tại giữa hai nước.

        Các vấn đề tài chính liên quan đến hiệp định giải quyết này, trong đó có các khoản tiền đóng đền bù thiệt hại sẽ chuyển cho uỷ ban hoà giải trong trường hợp hai bên không đi đến một thoả thuận trực tiếp trong thời hạn ba tháng.

        Điều 5:

        Hiệp định này sẽ có hiệu lực ngay sau ngày ký.

        Để làm tin, các đại diện toàn quyền đã ký và đóng dấu vào hiệp định này.

        Làm thành hai bản bằng tiếng Pháp và tiếng Xiêm tại Washington ngày 17-11-1946, tương ứng ngày 17 tháng 11 năm 2489 năm theo lịch Phật giáo.

        
(Đã ký)           

HENRI BONNET        

G. GEORGES - PIEOT  

WAN WALTHAYAKON  

KHUANG APAIVONG - SE
--------------
1. Tư liệu lưu trừ quốc gia Pháp. Trung tâm tư liệu lưu trữ hải ngoại, Đông Dương - Thư viện RSC, 649)
2. Tư liệu lưu trữ quốc gia Pháp. Trung tâm tư liệu lưu trữ hải ngoại, Đông Dương - Thư viện CP, 18/19)


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2016, 05:17:17 pm
       
        Tuyên bố của đại diện toàn quyền thứ nhất của Pháp:

        Khi ký hiệp định giải quyết các vấn đề Pháp - Xiêm hôm nay, tôi có vinh dự tuyên bố theo lệnh của chính phủ của nước tôi là chính phủ nước tôi nắm lại quyền sở hữu các lãnh thổ Đông Dương được nói đến ở Điều 1 đoạn 2 của hiệp định này, nhân danh các Chính phủ Campuchia và Lào.

        H Bonnet

        Washington, ngày 17 tháng 11 năm 1946

        Các đoạn trích nghị định thư về các thể thức đánh giá và di chuyển khỏi các lãnh thổ nêu ở Điều 1 của Hiệp định giải quyết ký hôm nay:

        Chính phủ Pháp và Chính phủ Xiêm thoả thuận như sau:

        (…)

        3) Rút ra khỏi các lãnh thổ

        Các lãnh thổ là đối tượng của nghị định thư này sẽ được các lực lượng Xiêm đang ở đó rút ra và thay bằng các lực lượng Pháp theo đúng các nguyên tắc sau đây:

        A. Các lực lượng Xiêm đóng giữa biên giới hiện nay và biên giới cũ (xem Điều 22 của hiệp ước năm 1937) sẽ ra đi ngày thứ 21 sau ngày ký hiệp định giải quyết và phải có mặt chậm nhất bảy ngày sau đó ở phía bên kia đường biên giới cũ xem Điều 22 của hiệp ước năm 1937).

        Di chuyển họ là lính hiến binh, cảnh sát và nhà chức trách hành chính có mặt trong các lãnh thổ đã nói trên, trừ các nhà chức trách sẽ tham gia vào các việc di chuyển được quy định ở các phần một và hai nêu trên và những người cần cho việc đảm bảo duy trì trật tự. Các lực lượng dùng vào việc canh gác các đường giao thông và nhất là các công trình nghệ thuật cũng sẽ phải được duy trì trong các lãnh thổ đó cho đến khi các lực lượng Pháp đến thay thế.

        B. Các lực lượng mà Chính phủ Pháp sẽ có ý định phái đến các lãnh thổ nêu trên sẽ lên đường ngay hôm sau ngày các lực lượng Xiêm bắt đầu rút lui và sẽ có thể đến đường biên giới cũ (xem Điều 22 của hiệp ước năm 1937) sớm nhất bảy ngày sau đó. Đi sau họ có thể sẽ có nhà chức trách hành chính Pháp được yêu cầu đóng tại các lãnh thổ đã nêu trên.

        C. Các lực lượng Pháp sẽ điều chỉnh tốc độ hành quân sao cho duy trì được một khoảng cách không đổi với các lực lượng Xiêm.

        11. Các đoạn bích báo cáo của Uỷ ban hoà giải Pháp - Xiêm, ngày 27-6-1947(1) (Báo cáo của Uỷ ban liên hợp Pháp - Xiêm (27/6/1947) trong chú thích và nghiên cứu tài liệu, 23/1/1948, N° 811, Paris: Tài liệu Pháp)

        Chỉ có Phần III, đoạn D của báo cáo và các khuyên nghị 5 và 6 của Phần IV liên quan đến biên giới Campuchia và đặc biệt là tỉnh Battambang. Sau đây là toàn văn Phần III.

        (...)

        D. Battambang

        1. Việc đòi hỏi của Chính phủ Xiêm là nhằm chuyển cho Xiêm tỉnh Battambang hiện nay. Diện tích là 20.335 km vuông và dân số ước tính 271.000 người. Tỉnh đó, một phần hiện nay của Campuchia, đã được Xiêm nhượng cho Pháp theo hiệp ước Pháp - Xiêm ngày 23-3-1907.

        2. Để hỗ trợ cho yêu sách, nhân viên Xiêm tuyên bố rằng nguyên thuỷ dân ở đó là thuộc gốc Môn - Khơ-me, nhưng người dân hai bên đường biên giới kết hợp chặt chẽ với nhau, pha trộn có từ lâu đời và có những quan kệ kinh tế và văn hoá mật thiết. ông đảm bảo rằng tỉnh này có các quan hệ tự nhiên về địa lý và kinh tế nhiều với các lãnh thổ phía Bắc của Xiêm và Bangkok, hơn là với Đông Dương.

        Ví dụ, Bangkok cách vịnh Xiêm 35 km có thể tạo thành đầu ra tốt hơn so với Phnôm Pênh là thành phố mà Battambang được nối bằng đường bộ và đường sắt nhưng cách biển tới 350 km và không thể tiếp nhận các tàu có hầm sâu quá bốn mét. Ngoài ra, Battambang cũng nối bằng đường bộ và đường sắt với Bangkok là cảng có khả năng lớn hơn Phnôm Pênh nhiều và đang được nâng cấp Những liên lạc đường bộ khác với Xiêm có thể phát triển và trong tương lai sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn các đường xuống phía Nam. Theo quan điểm của Chính phủ Xiêm, đường biên giới hiện nay đang ngăn trở sự phát triển tương lai của tỉnh vì hạn chế các phương tiện thâm nhập tốt nhất.

        3. Về phía Pháp, người ta đảm bảo rằng sự phân ranh giới chủng tộc giữa người Xiêm và người Campuchia, trong thực tế đi qua phía Bắc và phía Tây đường biên giới hiện nay và đường biên giới mới theo yêu sách của Chính phủ Xiêm không phù hợp với bất kỳ dữ kiện tự nhiên nào và sẽ đi ngang qua lãnh thổ có các người dân Campuchia sinh sống.

        Nhân viên Pháp nêu rõ ràng dãy núi Dang Rek nhạy dọc theo đường biên giới hiện nay, cũng như các khu rừng bao phủ phía Tây Nam khối núi ở phía dưới cùng tạo ra một đường biên giới tự nhiên (và là đường biên giới duy nhất khả dĩ) giữa các lãnh thổ phía Tây, nơi đa số dân là người Xiêm và lãnh thổ phía Đông và Đông Nam có người Campuchia sinh sống.

        4. Về vấn đề giao thông, nhân viên Pháp đã cho thấy rằng lãnh thổ Battambang nối với Phnôm Pênh không những bằng đường bộ và đường sắt mà còn nối với Sài Gòn bằng những đường thuỷ không đứt quãng và hai đường bộ. ông cho rằng các quan hệ kinh tế của Battambang, bao giờ cũng như của phần còn lại Campuchia, bao giờ cũng đã là và nhất thiết phải hướng về phía Đông Nam và về Sài Gòn về mặt giao thông trên biển nhờ hệ thống các đường thuỷ tự nhiên.

        5. Tỉnh này tạo thành một trung tâm lúa gạo quan trọng. Theo nhân viên Pháp, xuất khẩu gạo trước năm 1941 đã lên tới con số từ 235.000 đến 150.000 tấn tuỳ theo mùa. Việc xuất khẩu cá khô, sản phẩm của những ngư trường lớn của Biển Hồ, lên tới vào khoảng 35.000 tấn, trong đó vào khoảng 2.000 tấn đưa sang Xiêm.

        6. Xem xét về mặt chủng tộc, uỷ ban cho rằng minh chứng cho việc chuyển sang chủ quyền của Xiêm một lãnh thổ ở đó dân không phải là người Xiêm là không xác đáng. Biên giới chủ yếu do dãy núi Dang Rik tạo thành là phù hợp với quan điểm của uỷ ban. Theo uỷ ban, đường biên giới đó có vẻ phù hợp với các đòi hỏi về chủng tộc và địa lý hơn bất kỳ biên giới nào được gợi ý.

        Về phương diện kinh tế, uỷ ban cho rằng, mặc dầu các đường giao thông với Xiêm chắc chắn sẽ có thể được phát triển có lợi cho những người hữu quan, điều cũng đúng không kém là hướng tự nhiên về thượng mại của Battambang đi theo các đường sông hiện có và các đường giao thông bộ và đường sắt khác về phía Nam và Đông.

        Trong những điều kiện đó, uỷ ban đưa ra quan điểm là tách tỉnh Battambang ra khỏi phần còn lại của Campuchia sẽ có thể có hại cho nhân dân tỉnh đó và những người dân khác của Campuchia mà không có đủ lợi ích nào có thể xem xét để đền bù.

        7. Do đó, uỷ ban không thể tán thành yêu sách của Xiêm muốn chuyển tỉnh Battambang sang Xiêm hay tán thành yêu cầu xem xét lại đường biên giới hiện nay.

        8. Do tầm quan trọng mà các ngư trường của Biển Hồ đóng góp với tính chất nguồn thực phẩm cho các lãnh thổ lân cận, ủy ban khuyến nghị áp dụng những biện pháp được hai bên thoả thuận nhằm đảm bảo cho thị trường Xiêm việc cung cấp đều đặn và đủ nguồn cá đã chế biến.

        Phần V:

        Tóm tắt các khuyến nghị

        (…)

        5. Uỷ ban không ủng hộ các yêu sách của Xiêm về tỉnh Batttambang và các điều khoản của hiệp ước ngày 23-3-1907 về biên giới giữa Xiêm và Đông Dương không cần được xem xét lại (Phần IIID, đoạn 7).

        6. Về các ngư trường ở Biển Hồ, uỷ ban khuyến nghị các bên có một cuộc dàn xếp nhằm đảm bảo việc cung cấp thích hợp cá cho Xiêm (Phần IIID, đoạn 8).


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Ba, 2016, 07:41:47 pm

        12. Các đoạn trích phán quyết của Toà án quốc tế về Vụ đền Préah Vihear, ngày 15-6-19621

        (…)

        Mặc dầu có hoài nghi về việc Xiêm chấp nhận bản đồ vào năm 1908 và do đó chấp nhận biên giới ghi ở đó, Toà căn cứ vào các sự kiện về sau, căn cứ vào cách ứng xử của Thái Lan, cho rằng bây giờ nước này không thể khẳng định là họ đã không chấp nhận bản đồ. Trong năm nước này đã hưởng các lợi ích mà thoả ước năm 1904 đã đảm bảo cho họ dù đó chỉ là lợi ích của một đường biên giới ổn định. Nước Pháp và qua trung gian của nước Pháp, Campuchỉa đã tin vào việc Thái Lan chấp nhận bản đồ. Vì không có bên nào trong hai bên có thể viện dẫn sự sai lầm, nên tìm xem lòng tin đó có căn cứ vào việc tin chắc vào sự chính xác của bản đồ hay không là không quan trọng. Ngày nay, Thái Lan không thể, một mặt viện dẫn các lợi ích của việc giải quyết và hưởng các lợi ích đó, mặt khác lại phủ nhận họ chưa bao giờ là bên thừa nhận cách giải quyết nói trên.

        Tuy nhiên, Toà suy tính rằng vào năm 1908 - 1909, Thái Lan đã thực sự chấp nhận bản đồ của phụ lục I là thể hiện kết quả của các công việc hoạch định biên giới và do đó đã thừa nhận đường vạch trên bản đồ đó là biên giới mà kết quả là đặt Préah Vihéar vào trong lãnh thổ của Campuchia.

        (…)

        Hai bên qua cách ứng xử của mình, đã thừa nhận đường và chính qua đó thực sự thoả thuận coi đường nói trên là biên giới.

        (…)

        Từ đó phải kết luận là Thái Lan không thể viện dẫn họ đã chấp nhận đường biên giới theo phụ lục I do lầm lẫn, vì điều đó tuyệt đối không tương hợp với lý do họ viện ra về các hành động họ đã thực hiện nói trên, như việc chính họ cho là họ có chủ quyền đối với vùng này.

        (…)

        Toà xem xét là việc các bên chấp nhận bản đồ của phụ lục I đã đưa bản đồ đó vào việc thoả thuận giải quyết mà bản đồ là một bộ phận hữu cơ.

        (…)

        Có thể tự hỏi tại sao các bên ở Toà án này đã dự kiến một cách hoạch định biên giới thay vì căn cứ vào điều khoản hiệp ước quy đinh rằng trong vùng, đường biên giới phải là đường phân thuỷ. Có những hiệp ước xác định các đường biên giới chỉ giới hạn vào việc dựa vào đường phân thuỷ hay đường các sống núi mà không dự kiến một việc hoạch định biên giới. Các bên trong cuộc phải đã có một lý do để chấp nhận biện pháp bổ sung đó. Lý do khả dĩ duy nhất là họ xem việc nêu đường phân thuỷ tự nó không đủ để đi đến một kết quả chắc chắn và dứt khoát. Chính để đạt mục đích như vậy người ta dựa vào cách hoạch định biên giới và các đường ghi trên bản đồ.

        (…)

        Toà cho rằng có thể kết luận một cách hợp pháp rằng mục đích quan trọng nếu không phải là chủ yếu của các thoả thuận của thời kỳ từ năm 1904 đến 1908 (đã dẫn đến việc giải quyết chung các vấn đề biên giới tồn tại giữa hai nước) là chấm dứt tình trạng căng thẳng đó và thực hiện sự ổn định các đường biên giới một cách chắc chắn và dứt khoát.

        (…)

        Việc nêu đường phân thuỷ tại điều thứ nhất thoả ước năm 1904, bản thân nó không phải là điều gì khác hơn là một cách hiển nhiên và thuận tiện mô tả đường biên giới một cách khách quan mặc dầu bằng những từ ngữ chung chung. Nhưng không điều gì có thể cho phép các bên đã gắn một tầm quan trọng đặc biệt vào bản thân đường phân thuỷ, so với tầm quan trọng hàng đầu, vì lợi ích của một giải pháp xác định, của việc chấp nhận đường biên giới trên bản đồ như đường này đã có thể được xác định và như nó đã được các bên chấp nhận. Như vậy, trên quan điểm giải thích các hiệp ước, Toà tuyên bố tán thành đường biên giới vạch trên bản đồ đối với vùng tranh chấp.

        (…)

        Vì những ký do đó,

        Toà

        Bằng chín phiếu thuận ba phiếu chống,

        Tuyên bố rằng đền Préah Vihear là nằm trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của Campuchia;

        Do đó bằng chín phiếu thuận ba phiếu chống,

        Tuyên bố rằng Thái Lan phải rút các đơn vị quân đội hay cảnh sát hay những đơn vị canh gác khác họ đã thiết lập trong đền hay các vùng lân cận với chùa nằm trên lãnh thổ Campuchia.

        Bằng bảy phiếu thuận, năm phiếu chống,

        Tuyên bố rằng Thái Lan phải trả lại Campuchia tất cả các vật thuộc các loại đã quy định trong kết luận thứ năm của Campuchia, từ thời điểm Thái Lan chiếm đóng đền vào năm 1954, mà nhà cầm quyền Thái Lan đã có thể lấy khỏi đền hay vùng có đền.

-------------
1. Toà án pháp lý quốc tế, lời thỉnh cầu, tư vấn và phán quyết, 1962


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Ba, 2016, 07:49:15 pm
  
        C. TƯ LIỆU VỀ ĐƯỜNG BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAMPUCHIA

        1. Hiệp ước Pháp - An Nam ngày 5-6-18621

        Điều 3: Toàn bộ ba tỉnh Biên Hoà, Gia Định và Định Tường (Mitto) cùng với đảo Poulo Condor (Côn Đảo) được nhượng hoàn toàn về chủ quyền cho Hoàng đế Pháp.

        Ngoài ra, các thương nhân Pháp được tự do buôn bán và đi lại trên các tàu, bất kể loại nào, trên sông lớn ở Campuchia và tất cả các nhánh của sông đó; các tàu chiến Pháp gửi tới tuần tra trên sông này hay các nhánh của sông cũng được quyền như vậy.

        (…)

        Điều 4:

        Sau khi có hoà bình, nếu một nước ngoài muốn, bằng cách khiêu khích hoặc bằng một hiệp ước, được nhượng một phần lãnh thổ An Nam thì quốc vương An Nam sẽ cử một phái viên báo trước cho Hoàng đế Pháp để cho Hoàng đế Pháp biết trường hợp này, Hoàng đế Pháp hoàn toàn có quyền đến giúp hay không đến giúp vương quốc An Nam; nhưng nếu trong hiệp ước với nước ngoài có vấn đề nhượng lãnh thổ thì việc nhượng đó chỉ có thể được phê chuẩn với sự đồng ý của Hoàng đế Pháp.

        (…)

        Điều 10:

        Nhân dân ba tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên có thể được tự do buôn bán trên ba tỉnh của Pháp với điều kiện chấp hành luật pháp hiện hành, nhưng việc vận chuyển quân đội, vũ khí, đạn dược hay lương thực giữa ba tỉnh nói trên chỉ được tiến hành bằng đường biển.

        2. Hiệp ước Pháp - An Nam ngày 15-3-18742

        Điều 5:

        Quốc vương An Nam thừa nhận chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn của Pháp trên toàn bộ vùng lãnh thổ hiện do Pháp chiếm và nằm trong các biên giới sau:

        Ở phía Đông, biển Trung Hoa và vương quốc An Nam (tỉnh Bình Thuận);

        Ở phía Tây, vịnh Xiêm;

        Ở phía Nam, biển Nam Trung Hoa; ở phía Bắc, vương quốc Campuchia và vương quốc An Nam (tỉnh Bình Thuận).

        3. Biên bản hoạch định đoạn biên giới quận Hà Tiên giáp với Campuchia, ngày 23-01-18723

        Đường phân giới giữa vương quốc Campuchia và Nam Kỳ thuộc Pháp (quận Hà Tiên) xuất phát ở phía Đông đi theo kênh Vịnh Tế đến nơi mà kênh này gặp lạch Giang Thành, cách Hà Tiên 2 km, từ điểm này, ranh giới được tạo thành do một thành luỹ cũ của An Nam sau khi kéo dài trên chiều dài 8.040 mét đi đến gặp vịnh Xiêm ở điểm tên là Hòn Táo ở vĩ tuyến 10°23'15" Bắc.

Ngày 23 tháng 01 năm 1872
      
Quận Hà Tiên         

KUGARADEC         

        4. Thư của tỉnh trưởng Hà Tiên gửi Giám đốc Nội chính Phủ Toàn quyền Nam Kỳ, ngày 27-01-18744

        Hà Tiên, ngày 27 tháng 01 năm 1874,

        Thưa ngài Giám đốc Nội chính,

        Tôi hân hạnh báo cáo với ngài rằng tháng 11 vừa qua tôi đến biên giới để đặt các cột mốc xác định ranh giới giữa lãnh thổ chúng ta và lãnh thổ Campuchia. Tôi thấy chỉ có một cột mốc có thể có chút nghi ngại thôi, vì đường phân giới do ông De Kergaradec đề ra đã được xác định rõ ở hầu hết các điểm.

        Tuy vậy, tôi thấy ở điểm mút của đường thành luỹ phân cách hai nước, đường này chia nhánh theo cách hai nhánh ôm lấy một khu vực rộng vài trăm ha, năm 1867 tạo thành làng Sa Kỳ của An Nam nhưng ngày nay chỉ thấy ít nhà. ở điểm này trên bản đồ chỉ có một đường liên tục trong khi ở thực địa có hai đường khác nhau hiện tồn tại và biên bản mà tôi có chỉ nói biên giới là một thành luỹ cũ của An Nam sau khi trải dài trên chiều dài 8.040 mét, đến gặp vịnh Xiêm ở điểm gọi là Nam Tao tại vĩ tuyến 10°23'15" Bắc.

        Tôi phải tự hỏi, trước văn bản mà tôi vừa dẫn, trong hai con đường mà tôi thấy trên thực địa đường nào đã được ông De Kergaradec chọn làm đường khép biên giới. Các kỳ lão An Nam mà tôi hỏi về điểm ngờ vực của tôi cho biết là vùng đất nằm giữa hai đường thành luỹ thuộc về An Nam năm 1867 khi chúng ta chiếm hữu vùng này và khi đó tạo thành làng nhỏ Tà Ki; nhưng Phủ Campuchia Ving Trach đã chiếm vùng đất này và đã bắt dân làng nộp thuế nên hầu hết dân đã di tản. Các kỳ lão Hà Tiên trao cho tôi các giấy tờ nói lên một cách không thể bác bỏ các sự kiện mà họ nêu lên (các văn bản của một lý trưởng ở Tà Ki của phủ Hà Tiên, các chỉ thị về nộp thuế cho lý trưởng...). Tôi nghĩ ngay rằng ông De Kergaradec không thể không biết tình hình đó và đường mà ông chọn làm đường biên giới phải là một trong các đường của An Nam đi sâu về phía lãnh thổ Campuchia.

        Theo đúng các chỉ thị mà tôi nhận được, tôi cho trồng các cột mốc làm mốc biên giới và đã báo cho phủ Ving Trach. Ít hôm sau, phủ trả lời tôi rằng vùng đất này thuộc phủ vì phủ đã thu thuế và phủ không tán thành việc chúng tôi đặt mốc ở đó. Hai hay ba tuần sau, phủ đã cho chặt các các cột mốc mà tôi đặt. Mặc dầu các hành động của phủ có tính chất khiêu khích, tôi chỉ báo cáo sự việc lên người đứng đầu chế độ bảo hộ ở Campuchia; ông này tỏ ra không nắm được đúng tình hình vì bức điện gần đây của ông nói với tôi rằng chúng ta bị ràng buộc vào công ước giữa Pháp và Campuchia về các đường ranh giới của hai bên. Tôi là người đầu tiên thừa nhận điều đó nhưng trong trường hợp này, cần nắm rõ ý nghĩa của văn bản công ước và hành động theo đó.

        Tôi hoàn toàn không dự tính và hoàn toàn không tìm một sự xung đột và cho đến lúc này, tôi chỉ yêu cầu cách giải quyết một khó khăn mà tôi bất ngờ gặp. Tôi nghĩ rằng mình có trách nhiệm trình với ngài vấn đề và đề nghị ngài giám đốc vui lòng giải quyết. Theo tôi nghĩ, lãnh thổ của làng cũ Tà Ki rõ ràng là theo luật thuộc về chúng ta, phải trở lại thuộc chúng ta, theo ngay văn bản công ước; và biên bản khi lấy luỹ An Nam ở đó làm ranh giới giữa hai nước đã muốn nói tới phần luỹ đi sâu nhất về lãnh thổ Campuchia. Tôi đính theo thư này một phác hoạ có thể giúp ngài hình dung vùng đất tranh chấp.
        
(Ký tên)

JANTET

---------------
1. Charles SAMWER, Bản sưu tập tổng quát mới các hiệp ước và văn kiện liên quan đến các quan hệ luật pháp quốc tế, quyển XVII, phần II, Gottinggue: Thư xã De Dieterich, 1869 (trích)
2. Charles SAMWER và Jules HOPF, Bản sưu tập tổng quát mới các hiệp ước và văn kiện liên quan đến các quan hệ luật pháp quốc tế, loại 2, tập II, phần II, Gottinggue: Thư xã De Dieterich, 1878 (trích)
3. CAOM: INDO/GGI/64388, Văn bản số 5
4. CAOM, INDO/GGL/64487


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 05:59:47 pm

        5. Biên bản hoạch định biên giới giữa Châu Đốc và Hà Tiên với Campuchia 

        I. Hoạch định biên giới giữa địa hạt Châu Đốc với Campuchia, ngày 4-4-1876.

        Từ mốc số 59 là điểm ranh giới Campuchia và hai đại hạt Tân An và Châu Đốc, đường biên giới theo bờ Bắc kênh Cái Cỏ đến chỗ kênh Cái Cỏ gặp sông Ta Ly (hay sông Trà Bek), nơi này cắm mốc số 60; tiếp tục đi qua sông Tam Ly và xuôi theo bờ hữu ngạn đến hợp lưu của sông Tam Ly với sông Sở Hạ rồi tiếp tục đi theo bờ Bắc của sông này qua các mốc số 61, 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68 ở sông Sở Hạ và xuôi bờ hữu ngạn sông Sở Hạ đến hợp lưu của sông này với rạch Cá Xu, có cắm mốc số 69.

        Từ mốc 69, biên giới theo bờ tả ngạn rạch Cá Xu đến nguồn của nó tại mốc số 70; xuôi theo rạch Mộc Rá đến gặp sông Sở Thượng (hay rạch Ba Nam) tại điểm cắm mốc số 71.

        Từ mốc số 71 ở bờ tả ngạn của rạch Ba Nam, biên giới ngược bờ tả ngạn của rạch này đến mốc số 72; qua rạch đến mốc 73 ở cửa rạch Tà Du với rạch Ba Nam; tiếp tục ngược hữu ngạn rạch Tà Du qua các mốc số 74, 75, 76, 77, 78 đến mốc số 79 cách 80 mét phía dưới ngã ba rạch Ba Nam với rạch Mỹ Cân (hoặc rạch Prek Kanchiel).

        Từ mốc số 79, biên giới hướng theo phía Tây và qua các mốc số 80, 81, 82, 83 qua một cánh đồng lớn sình lầy rất khó qua lại.

        Từ mốc số 83 ở cách bờ tả ngạn sông Tiền Giang 128 mét, biên giới chạy theo đường thẳng qua một cây Gáo và sau đó vượt qua sông tới mốc số 84 ở bờ hữu ngạn sông Tiền Giang, rồi đi theo hướng Tây theo một đường gầy khúc. Qua các mốc số 85, 86 trên bờ tả ngạn của rạch Cỏ Lau và mốc số 87 ở giữa hai cây xoài trên tả ngạn của rạch Bắc Nam, đường này cắt qua các đầm rất sâu không thể qua lại được.

        Từ mốc số 87, đường biên giới chạy xuống theo bờ tả ngạn rạch Bắc Nam đến mốc số 88 để lại các làng cho Campuchia, và tới ngã ba của rạch này với sông Hậu Giang ở bờ tả ngạn của sông Hậu Giang; đi qua sông Hậu Giang tới mốc số 89 ở hữu ngạn của sông; rồi tiếp tục ngược hữu ngạn của sông tới các mốc số 90, 91 ở ngã ba sông với rạch Bình Ghi, qua rạch này và tiếp tục chạy theo hữu ngạn của rạch tới mốc số 92.

        Từ mốc số 92, biên giới theo đường song song và cách bờ Bắc rạch Bình Ghi một đoạn 100 mét, đi qua các mốc sô 93, 94, 95 được đặt trên bờ tả ngạn sông Châu Đốc; đi qua sông đến mốc số 96 ở bờ hữu ngạn sông Châu Đốc và theo hướng Nam, biên giới đi theo một đường gãy khúc bên hữu ngạn của sông và qua các mốc số 97, 98, 99, 100 và mốc số 101 được cắm cách tả ngạn của rạch Cam Ra 116 mét; đi qua cánh đồng lớn bỏ hoang đầy sậy và cỏ mọc cao; đi theo đường thẳng tới mốc số 102 ở bờ hữu ngạn của rạch Cam Ra; sau khi đi qua rạch này rồi hướng về phía Nam qua mốc số 103 ở bờ tả ngạn rạch Vông Cần Thăng; vượt qua rạch và qua mốc số 104, 105, 106 và mốc số 107 ở cách 1 200 mét trước khi tới kênh Vĩnh Tế.

        Từ mốc số 107, biên giới theo hướng Tây và theo một đường song song và cách kênh 1.200 mét, qua các mốc số 108, 109, 110, 111, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122, 123 và mốc số 124 ở trên bờ hữu ngạn rạch Cái Dứa và xuôi rạch này đến hợp lưu của rạch với kênh Vĩnh Tế là điểm ranh giới của Campuchia với hai địa hạt của Châu Đốc và Hà Tiên.

        Cột mốc số 60:

        Cột mốc số 60 được cắm ở phía Bắc chỗ lấy nước từ kênh Cái Cỏ vào sông Tam Ly hay sông Trà Bek và ở bờ tả ngạn của sông Tam Ly và ở làng Thông Bình.

        Từ cột mốc số 59, biên giới theo bờ Bắc của kênh Cái Cỏ cho tới chỗ lấy nước vào trong sông Tam Ly ở cột mốc số 60 ở trong làng Thông Bình phân chia thành hai phần, phần Bắc thuộc Campuchia, phần Nam thuộc Pháp.

        Cột mốc số 61:

        Mốc này được cắm trên bờ Bắc của Dinh Bà và ở mỏm Bắc cù lao An Mai.

        Từ cột mốc số 60, biên giới đi xuôi bờ hữu ngạn sông Tam Ly cho tới khi sông Tam Ly gặp Dinh Bà và theo bờ Bắc sông này cho tới cột mốc số 61 ở cù lao An Mai.

        Cột mốc số 62:

        Cột mốc số 62 được cắm trên bờ Bắc sông Dinh Bà, ở ngã ba sông này với rạch Cân Si và trên bờ hữu ngạn của Cân Si.

        Từ cột mốc số 61, biên giới theo bờ Bắc của sông Dinh Bà cho tới ngã ba sông này với rạch Cân Si đến cột mốc số 62.

        Cột mốc số 63:

        Cột mốc số 63 được cắm trên bờ Bắc của sông Dinh Bà và cách về phía Tây ngã ba sông này với rạch Cần Tra hay Prek Cley Cho 60 mét, và ở hữu ngạn của Cần Tra.

        Biên giới theo bờ Bắc sông Dinh bà cho tới cột mốc số 63.

        Cột mốc số 64:

        Cột mốc này được cắm trên bờ Bắc của sông Dinh Bà ở phía Tây ngã ba sông này với rạch Vây Hông hay Prek Chham, trên bờ hữu ngạn của rạch Vây Hông.

        Từ cột mốc số 63, biên giới vẫn theo bờ Bắc sông Dinh Bà cho tới cột mốc số 64.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 06:01:06 pm

        Cột mốc số 65:

        Cột mốc số 65 được cắm trên bờ Bắc sông Dinh Bà ở góc phía Đông thành cổ Cửu An và cách ngã ba sông với rạch Cân ông 70 mét, rạch này là nhánh của rạch Sanoin.

        Từ cột mốc số 64, biên giới theo bờ Bắc sông Dinh Bà cho tới thành Cửu An cũ ở cột mốc số 65.

        Cột mốc số 66:

        Cột mốc này được cắm trên bờ Bắc sông Dinh Bà tại bến ông Chánh hay Bâteai Châkrey.

        Biên giới vẫn theo bờ Bắc sông Dinh Bà cho tới cột mốc số 66 ở bến ông Chánh.

        Cột mốc số 67:

        Cột mốc số 67 được cắm trên bờ Bắc sông Dinh Bà ở cách phía Tây ngã ba sông này với rạch Súc Túc hay Prek Khất 40 mét trên bờ hữu ngạn rạch Súc Túc.

        Biên giới vẫn theo bờ Bắc sông Dinh Bà cho tới cột mốc số 67.

        Cột mốc số 68:

        Cột mốc số 68 được cắm trên bờ Bắc sông Dinh Bà ở điểm mà sông này mang tên sông Sở Hạ, và ở cửa sông này với rạch Cá Đôn, trên bờ tả ngạn Cá Đôn.

        Biên giới vẫn theo bờ Bắc sông Dinh Bà cho tới rạch Cá Đôn tại cột mốc số 68.

        Cột mốc số 69:

        Cột mốc này được cắm trên bờ Bắc sông Sở Hạ và ở ngã ba sông này với rạch Cá Xu, trên bờ tả ngạn Cá Xu.

        Biên giới đi xuống theo bờ hữu ngạn (Bắc) sông Sở Hạ cho tới rạch Cá Xu ở cột mốc số 69.

        Cột mốc số 70:

        Cột mốc số 70 được cắm ở đầu hai rạch Cá Xu và Mộc Rá ở trên bờ Bắc.

        Biên giới gặp rạch Cá Xu, đi tới nguồn của nó đến cột mốc số 70.

        Cột mốc số 71:

        Cột mốc này được cắm ở ngã ba rạch Mộc Rá với rạch ra Nam, trên hữu ngạn rạch Mộc Rá và trên bờ tả ngạn rạch Ba Nam hay sông Sở Thượng hay còn gọi là rạch tiệp An.

        Từ cột mốc số 70, biên giới đi xuống theo rạch Mộc Rá tới rạch Ba Nam ở cột mốc số 71.

        Cột mốc số 72:

        Cột mốc số 72 được cắm trên bờ tả ngạn rạch Ba Nam và đối diện với bờ tả ngạn rạch Tà Du.

        Biên giới gặp rạch Ba Nam đi theo bờ tả ngạn rạch Ba Nam cho tới cột mốc số 72.

        Cột mốc số 73:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn rạch Ba Nam và cách bờ hữu ngạn của rạch Tà Du 40 mét.

        Từ cột mốc số 72, biên giới băng qua rạch Ba Nam theo đường thẳng đến cột mốc số 73.

        Cột mốc số 74:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn rạch Ba Nam ở ngã ba của rạch này với rạch Cái Các trên bờ tả ngạn rạch Cái Các.

        Biên giới gặp sông, sau khi đi theo bờ hữu ngạn rạch Ba Nam đi tới rạch Cái Các ở cột mốc số 74.

        Cột mốc số 75:

        Cột mốc số 75 được cắm trên bờ hữu ngạn rạch Ba Nam ở ngã ba của rạch này với rạch Co Đác và cách bờ hữu ngạn của rạch nhỏ này 20 mét.

        Biên giới gặp rạch Ba Nam sau khi đi theo hữu ngạn rạch Ba Nam cho tới rạch Co Đác ở cột mốc số 75.

        Cột mốc số 76:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn rạch Ba Nam đối diện với rạch ông Đệ.

        Biên giới gặp rạch Ba Nam sau khi đi ngược theo bờ hữu ngạn rạch Ba Nam cho tới cột mốc số 76.

        Cột mốc số 77:

        Cột mốc số 77 được cắm trên bờ hữu ngạn rạch Ba Nam ở ngã ba rạch này với rạch Tri Tút và trên bờ tả ngạn của rạch Trì Tút.

        Biên giới đi ngược theo bờ hữu ngạn rạch Ba Nam cho tới rạch Tri Tút ở cột mốc số 77.

        Cột mốc số 78:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn rạch Ba Nam và ở ngã ba rạch này với rạch Cái Sách, trên bờ tả ngạn của rạch Cái Sách.

        Biên giới vẫn đi ngược lên theo bờ hữu ngạn rạch Ba Nam cho tới rạch Cái Sách ở cột mốc số 78.

        Cột mốc số 79:

        Cột mốc số 79 được cắm trên bờ hữu ngạn rạch Ba Nam cách hợp lưu rạch này với rạch Mỹ Cân ở Prek Kânchey và ở trên bờ hữu ngạn của rạch Mỹ Cân, dưới cái lều đánh cá.

        Biên giới vẫn đi ngược theo bờ hữu ngạn của rạch Ba Nam tới cột mốc số 79.

        Cột mốc số 80:

        Cột mốc số 80 được cắm ở dưới một cây Bần độc lập cách mốc số 79 khoảng 700 mét theo một góc 104 độ 10 phút.

        Từ mốc số 79, biên giới về hướng Tây đi theo đường thẳng tới mốc số 80, qua bên trái một cánh đồng lầy và sau khi đã cắt rạch Mỹ Cân.

        Cột mốc số 81:

        Cột mốc này được cắm trong một eụm cây Bần ở gốc cây về phương Bắc và cácch bờ hữu ngạn của rạch Cái Vua 20 mét.

        Từ mốc số 80, biên giới luôn hướng về phía Tây theo đường thẳng tới mốc số 81 và qua một cánh đồng sình lầy lớn.

        Cột mốc số 82:

        Cột mốc số 82 được cắm ở chân một cây Vừng to độc lập ở giữa cánh đồng theo một góc 68 độ 45 phút từ mốc số 81.

        Biên giới đi theo hướng Tây, qua cái vựa và tiếp tục qua bên trái cánh đồng sình lầy đến mốc số 82.

        Cột mốc số 83:

        Cột mốc này được cắm ở điểm mà ranh giới của làng Thường Lạc và Vĩnh Hoà cắt đường đất kéo dài theo bờ tả ngạn sông Tiền Giang, ở phía Đông con đường và cách một cây Gáo rất dễ nhận thấy khoảng 90 mét, nằm cách bờ tả ngạn sông 38 mét.

        Biên giới đi theo hướng Tây, qua các đầm lầy rất sâu và đi về phía Đông của các túp lều ở trên ranh giới của hai làng đến mốc số 83.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 06:01:56 pm

        Cột mốc số 84:

        Cột mốc số 84 được cắm trên bờ hữu ngạn của sông Tiền Giang, hợp lưu với mốc số 83 một góc 96 độ.

        Biên giới đi qua một cây Gáo rất dễ nhận thấy và qua sông đến cột mốc số 84.

        Cột mốc số 85:

        Cột mốc này được cắm ở cách cột mốc số 84 khoảng 1.000 mét theo đường thẳng đến mốc số 84 ở trên đỉnh nhỏ của núi Cẩm Rạ rất rõ rệt.

        Biên giới đi theo đường thẳng tới mốc số 85, hướng theo đường thẳng về núi Cẩm rạ qua vài ruộng lúa và một đầm rất sâu.

        Cột mốc số 86:

        Cột mốc này được cắm trên bờ tả ngạn của rạch Cỏ Lau cách khóm chuối dại về phía Đông 40 mét.

        Biên giới giữ hướng Tây, đi theo đường thẳng tới mốc số 86 qua một cánh đồng rộng lớn ngập nước, cắt qua các đầm sâu và cắt rạch Cỏ Lau.

        Cột mốc số 87:

        Cột mốc số 87 được cắm cách bờ tả ngạn rạch Bắc Nam ở giữa hai cây xoài 39 mét.

        Biên giới theo đường thẳng đến mốc số 87 đi theo hướng Tây qua các đầm sâu.

        Cột mốc số 88:

        Cột mốc số 88 được cắm ở ngã ba của rạch Bắc Nam với sông Hậu Giang, trên bờ tả ngạn của hai ruộng lúa và cách 16 mét dưới một cái Gột.

        Biên giới theo bờ tả ngạn của rạch Bắc Nam đến mốc số 88 để làng nằm ở trên bờ cho phía Campuchia.

        Cột mốc số 89:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn sông Hậu Giang, ở chân một cột giây thép và trước lều một người mang tên Sành.

        Biên giới băng qua sông theo đường thẳng hợp một góc 17 độ từ cột mốc số 88.

        Cột mốc số 90:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn sông Hậu Giang, dưới gốc hai cây Gáo và đối diện mỏm Tây cù lao Ka Ki.

        Biên giới đi ngược hữu ngạn sông Hậu Giang cho tới cột mốc số 90.

        Cột mốc số 91:

        Cột mốc này được cắm trên hữu ngạn sông Hậu Giang và ở ngã ba sông này với rạch Bình Ghi, ở trên bờ hữu ngạn của Bình Ghi.

        Biên giới đi ngược hữu ngạn sông Tiền Giang cho tới rạch Bình Ghi đến mốc số 91.

        Mốc trụ số 92:

        Mốc trụ số 92 xây trên tả ngạn sông Hậu Giang ở phía trên rạch Bình Ghi khoảng 80 mét.

        Biên giới vẫn ngược hữu ngạn sông Hậu Giang khoảng 80 mét đến mốc số 92.

        Cột mốc số 93:

        Cột mốc số 93 được cắm trên tả ngạn rạch Bình Ghi và cách miếu Tà Chậy đối diện với làng Sà Mâu khoảng 100 mét.

        Từ trụ mốc số 92, biên giới theo một đường song song với rạch Bình Ghi đến mốc số 93 để lại một dải đất rộng 100 mét.

        Cột mốc số 94: Cột mốc này được cắm cách bờ Bắc rạch Bình Ghi, cách không xa bùng binh Thiên và cách túp lều Mã Lai của làng Oeth Cốt 100 mét.

        Biên giới đi theo một đường song song với rạch Bình Ghi đến mốc số 94 để lại một dải đất rộng 100 mét.

        Cột mốc số 95:

        Cột mốc số 95 được cắm trên bờ tả ngạn sông Châu Đốc và cách bờ Bắc rạch Bình Ghi 80 mét, tức là cách 80 mét phía trên hợp lưu của hai con sông.

        Ranh giới theo một đường song song với rạch Bình Ghi đến mốc số 95 để lại một dải đất rộng 100 mét.

        Cột mốc số 96:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn sông Châu Đốc đối diện với bờ Bắc rạch Bình Ghi.

        Biên giới băng qua sông theo một góc 162 độ với cột mốc số 95 và theo đường thẳng đến cột mốc số 96.

        Mốc trụ số 97:

        Mốc này được cắm cách bờ hữu ngạn sông Châu Đốc khoảng 1.000 mét theo một góc 121 độ 40 phút từ cột mốc số 96 và góc phương vị từ là 54 độ từ núi Baruyen.

        Biên giới theo hướng Tây nam đi theo đường thẳng từ mốc số 96 tới mốc số 97 qua một cánh đồng lầy.

        Cột mốc số 98:

        Cột mốc số 98 được cắm cách làng Trai Đôi khoảng 1.100 mét, ở bờ hữu ngạn của sông Châu Đốc đối diện với rạch Láng Xăn.

        Góc phương vị từ ở mốc số 98 đến làng Trai Đôi là 74 độ.

        Biên giới theo hướng Nam đi theo đường thẳng tới mốc số 98 vượt qua một cánh đồng lầy lớn.

        Cột mốc số 99:

        Cột mốc này được cắm cách xóm Thợ Đại khoảng 1.200 mét, trên bờ hữu ngạn của sông Châu Đốc.

        Góc phương vị từ mốc số 99 đến xóm Thợ Đại là 63 độ 45 phút.

        Biên giới về hướng Nam theo đường thẳng đến mốc số 99 và qua một cánh đồng lầy lớn.

        Mốc trụ số 100:

        Mốc trụ số 100 được xây dựng cách hợp lưu giữa sông Châu Đốc với rạch Trung khoảng 1.200 mét, ở trên bờ hữu ngạn của sông.

        Biên giới vẫn hướng về Nam theo đường thẳng tới mốc số 100 băng qua các đầm và một cánh đồng lầy.

        Cột mốc số 101:

        Cột mốc số 101 được cắm trên tả ngạn rạch Cam Ra, cách bờ rạch này 116 mét, đối diện với rạch Chất Dúm theo một góc 96 độ 28 phút.

        Biên giới vẫn hướng Nam và theo đường thẳng đến mốc số 101 băng qua một cánh đồng bỏ hoang và ngập nước, đầy cỏ cao.

        Cột mốc số 102:

        Cột mốc này được cắm trên hữu ngạn Cam Ra cách chùa 100 mét nằm ở ngã ba rạch này với sông Châu Đốc.

        Biên giới hướng Nam theo đường thẳng băng qua rạch Cam Ra đến mốc số 102.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 06:02:59 pm

        Cột mốc số 84:

        Cột mốc số 84 được cắm trên bờ hữu ngạn của sông Tiền Giang, hợp lưu với mốc số 83 một góc 96 độ.

        Biên giới đi qua một cây Gáo rất dễ nhận thấy và qua sông đến cột mốc số 84.

        Cột mốc số 85:

        Cột mốc này được cắm ở cách cột mốc số 84 khoảng 1.000 mét theo đường thẳng đến mốc số 84 ở trên đỉnh nhỏ của núi Cẩm Rạ rất rõ rệt.

        Biên giới đi theo đường thẳng tới mốc số 85, hướng theo đường thẳng về núi Cẩm rạ qua vài ruộng lúa và một đầm rất sâu.

        Cột mốc số 86:

        Cột mốc này được cắm trên bờ tả ngạn của rạch Cỏ Lau cách khóm chuối dại về phía Đông 40 mét.

        Biên giới giữ hướng Tây, đi theo đường thẳng tới mốc số 86 qua một cánh đồng rộng lớn ngập nước, cắt qua các đầm sâu và cắt rạch Cỏ Lau.

        Cột mốc số 87:

        Cột mốc số 87 được cắm cách bờ tả ngạn rạch Bắc Nam ở giữa hai cây xoài 39 mét.

        Biên giới theo đường thẳng đến mốc số 87 đi theo hướng Tây qua các đầm sâu.

        Cột mốc số 88:

        Cột mốc số 88 được cắm ở ngã ba của rạch Bắc Nam với sông Hậu Giang, trên bờ tả ngạn của hai ruộng lúa và cách 16 mét dưới một cái Gột.

        Biên giới theo bờ tả ngạn của rạch Bắc Nam đến mốc số 88 để làng nằm ở trên bờ cho phía Campuchia.

        Cột mốc số 89:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn sông Hậu Giang, ở chân một cột giây thép và trước lều một người mang tên Sành.

        Biên giới băng qua sông theo đường thẳng hợp một góc 17 độ từ cột mốc số 88.

        Cột mốc số 90:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn sông Hậu Giang, dưới gốc hai cây Gáo và đối diện mỏm Tây cù lao Ka Ki.

        Biên giới đi ngược hữu ngạn sông Hậu Giang cho tới cột mốc số 90.

        Cột mốc số 91:

        Cột mốc này được cắm trên hữu ngạn sông Hậu Giang và ở ngã ba sông này với rạch Bình Ghi, ở trên bờ hữu ngạn của Bình Ghi.

        Biên giới đi ngược hữu ngạn sông Tiền Giang cho tới rạch Bình Ghi đến mốc số 91.

        Mốc trụ số 92:

        Mốc trụ số 92 xây trên tả ngạn sông Hậu Giang ở phía trên rạch Bình Ghi khoảng 80 mét.

        Biên giới vẫn ngược hữu ngạn sông Hậu Giang khoảng 80 mét đến mốc số 92.

        Cột mốc số 93:

        Cột mốc số 93 được cắm trên tả ngạn rạch Bình Ghi và cách miếu Tà Chậy đối diện với làng Sà Mâu khoảng 100 mét.

        Từ trụ mốc số 92, biên giới theo một đường song song với rạch Bình Ghi đến mốc số 93 để lại một dải đất rộng 100 mét.

        Cột mốc số 94: Cột mốc này được cắm cách bờ Bắc rạch Bình Ghi, cách không xa bùng binh Thiên và cách túp lều Mã Lai của làng Oeth Cốt 100 mét.

        Biên giới đi theo một đường song song với rạch Bình Ghi đến mốc số 94 để lại một dải đất rộng 100 mét.

        Cột mốc số 95:

        Cột mốc số 95 được cắm trên bờ tả ngạn sông Châu Đốc và cách bờ Bắc rạch Bình Ghi 80 mét, tức là cách 80 mét phía trên hợp lưu của hai con sông.

        Ranh giới theo một đường song song với rạch Bình Ghi đến mốc số 95 để lại một dải đất rộng 100 mét.

        Cột mốc số 96:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn sông Châu Đốc đối diện với bờ Bắc rạch Bình Ghi.

        Biên giới băng qua sông theo một góc 162 độ với cột mốc số 95 và theo đường thẳng đến cột mốc số 96.

        Mốc trụ số 97:

        Mốc này được cắm cách bờ hữu ngạn sông Châu Đốc khoảng 1.000 mét theo một góc 121 độ 40 phút từ cột mốc số 96 và góc phương vị từ là 54 độ từ núi Baruyen.

        Biên giới theo hướng Tây nam đi theo đường thẳng từ mốc số 96 tới mốc số 97 qua một cánh đồng lầy.

        Cột mốc số 98:

        Cột mốc số 98 được cắm cách làng Trai Đôi khoảng 1.100 mét, ở bờ hữu ngạn của sông Châu Đốc đối diện với rạch Láng Xăn.

        Góc phương vị từ ở mốc số 98 đến làng Trai Đôi là 74 độ.

        Biên giới theo hướng Nam đi theo đường thẳng tới mốc số 98 vượt qua một cánh đồng lầy lớn.

        Cột mốc số 99:

        Cột mốc này được cắm cách xóm Thợ Đại khoảng 1.200 mét, trên bờ hữu ngạn của sông Châu Đốc.

        Góc phương vị từ mốc số 99 đến xóm Thợ Đại là 63 độ 45 phút.

        Biên giới về hướng Nam theo đường thẳng đến mốc số 99 và qua một cánh đồng lầy lớn.

        Mốc trụ số 100:

        Mốc trụ số 100 được xây dựng cách hợp lưu giữa sông Châu Đốc với rạch Trung khoảng 1.200 mét, ở trên bờ hữu ngạn của sông.

        Biên giới vẫn hướng về Nam theo đường thẳng tới mốc số 100 băng qua các đầm và một cánh đồng lầy.

        Cột mốc số 101:

        Cột mốc số 101 được cắm trên tả ngạn rạch Cam Ra, cách bờ rạch này 116 mét, đối diện với rạch Chất Dúm theo một góc 96 độ 28 phút.

        Biên giới vẫn hướng Nam và theo đường thẳng đến mốc số 101 băng qua một cánh đồng bỏ hoang và ngập nước, đầy cỏ cao.

        Cột mốc số 102:

        Cột mốc này được cắm trên hữu ngạn Cam Ra cách chùa 100 mét nằm ở ngã ba rạch này với sông Châu Đốc.

        Biên giới hướng Nam theo đường thẳng băng qua rạch Cam Ra đến mốc số 102.

        Cột mốc số 103:

        Cột mốc này được cắm trên tả ngạn rạch Vông Cần Thăng cách ngã ba rạch với rạch Châu Đốc khoảng 700 mét.

        Biên giới hướng Nam theo đường thẳng đến mốc số 103, để các túp lều của làng Vĩnh Hội cho Pháp.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 06:03:52 pm

        Cột mốc số 104:

        Cột mốc này được cắm trên bờ hữu ngạn của rạch Vông Cần Thăng cách về phía Tây mốc số 103 là 203 mét.

        Biên giới theo đường thẳng hướng Đông băng qua rạch Vông Cần Thăng đến mốc số 104.

        Mốc trụ số 105:

        Mốc trụ số 105 được xây trên hữu ngạn rạch Chắt Rì và cách ngã ba rạch với sông Châu Đốc khoảng 700 mét.

        Từ cột mốc số 104, biên giới hướng Nam theo đường thẳng băng qua một cánh đồng bỏ hoang đến mốc trụ số 105.

        Cột mốc số 106:

        Mốc này được cắm trên hữu ngạn rạch Chắt Ri.

        Góc phương vị từ Núi Sam đến cột mốc số 106 là 176 độ 30 phút.

        Biên giới hướng Nam theo đường thẳng qua một cánh đồng lớn bỏ hoang đầy sậy và cỏ cao đến mốc số 106.

        Mốc trụ số 107:

        Mốc trụ số 107 được xây về phía Tây - Nam và cách Núi Sam khoảng 600 mét và cách bờ Bắc kênh Vĩnh tế 1.200 mét.

        Biên giới hướng Nam theo đường thẳng đến mốc trụ số 107 qua một cánh đồng bỏ hoang.

        Cột mốc số 108:

        Mốc này được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế khoảng 1.200 mét và ở phía Tây - Bắc của rạch Dòm chảy vào kênh.

        Cột mốc số 109:

        Mốc này được cắm ở phía Tây - Bắc xóm Bà Bài và cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét.

        Cột mốc số 110:

        Mốc này được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét, cách không xa mương ông Thích và ở phía Tây - Bắc xóm Năm Võ.

        Mốc trụ số 111:

        Mốc trụ số 111 được xây cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét và ở phía Tây - Bắc xóm Vây Thum, làng Nhơn Hoà.

        Cột mốc số 112:

        Mốc này được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét trên bờ tả ngạn rạch Cống Nổi và ở phía Tây - Bắc của xóm Tân Thiết.

        Cột mốc số 113:

        Cột mốc số 113 được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét và đối diện với trạm Tịnh Biên.

        Cột mốc số 114:

        Cột mốc số 1 14 được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét trên đoạn thẳng của con đường cổ đi sang Campuchia và ở phía Nam núi Tham Đựng.

        Cột mốc số 115:

        Mốc này được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1200 mét, ở Tây - bắc của làng Mã Lai, xóm Bến Đối và theo hướng núi Chưng Dùm.

        Mốc trụ số 116:

        Mốc trụ số 116 được xây cách bờ Bắc kênh Vĩnh tế 1.200 mét ở phía Tây - Bắc của xóm Vinh Thông và theo hướng Núi Xâm.

        Cột mốc số 117:

        Mốc này được cắm cách bớ Bắc kênh Vĩnh Tế khoảng 1.200 mét, ở phía Nam núi Sốc Ô.

        Cột mốc số 118:

        Cột mốc số 118 được cắm cách bờ Bắc của kênh Vĩnh Tế 1.200 mét và ở phía Tây - Bắc của rạch Cầu Dài chảy đổ vào kênh.

        Cột mốc số 119:

        Cột mốc số 119 được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét ở phía Tây Bắc của trạm Vĩnh Gia và ở phía Nam núi Giết Bà Đây.

        Mốc trụ số 120:

        Mốc này được xây cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét, và ở phía Bắc của rạch Mẹt Lung chảy đổ vào kênh.

        Cột mốc số 121:

        Mốc này được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét và phía Bắc của rạch Nha Sáp chảy đổ vào kênh.

        Cột mốc số 122:

        Mốc này được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét và ở phía Bắc xóm Vĩnh Điều.

        Cột mốc số 123:

        Mốc này được cắm cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét và ở phía Bắc thành cổ Đân Cù.

        Mốc trụ số 124:

        Mốc trụ số 124 được xây cách bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200 mét và về hữu ngạn rạch Cái Dứa 50 mét.

        Từ cột mốc số 108 đến mốc trụ số 124, biên giới theo một đường song song và cách với bờ Bắc kênh Vĩnh Tế 1.200, cắt qua một cánh đồng bỏ hoang.

        Từ mốc trụ số 124, biên giới chạy theo rạch Cái Dứa đến ngã ba của rạch với kênh Vĩnh Tế là điểm ranh giới của Campuchia với hai địa hạt Châu Đốc và Hà Tiên.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 06:11:13 pm

        II. Hoạch định biên giới giữa Campuchia và quận Hà Tiên, ngày 5-4-18761

        Từ ngã ban giữa kênh Vĩnh Tế với rạch Cái Dứa là điểm ranh giới của Campuehia với hai quận Châu Đốc và Hà Tiên, đường biên giới đi theo bờ Bắc kênh Vĩnh Tế đến chỗ kênh tiếp nước ở rạch Giang Thành, ở Prek Cros, ở điểm gọi là Giang Thành, đi qua Prek Cros và đi tiếp theo đường dây điện thoại đến khi gặp đường thành luỹ ở phía Bắc và đi về phía Bắc của núi đá gọi là "Mũ Lông"; từ điểm đó, đường biên giới đi theo đường thành luỹ đến gặp biển ở điểm Hòn Táo.

        Ngày 5 tháng 4 năm 1876.

        Ký tên: Trắc địa viên phụ trách kiểm tra đường biên giới Campuchia.

        Đã duyệt: Giám đốc Sở địa chính (đăng ký ngày 5-8-1886, số 1047 - C).

        III. Biên bản điều chỉnh việc hoạch định biên giới Campuchia với quận Hà Tiên, ngày 28-11-18882

        Ngày 28-11-1888.

        Chúng tôi, Gilly, trắc địa viên chính của Sở Đo đạc chịu trách nhiệm kiểm tra theo Thông tư của Giám đốc Sở Đo đạc ngày 20 tháng 11 vừa qua, được sự trợ giúp của:

        Ông Blanc, thư ký thay mặt Quận trưởng Hà Tiên;

        Ông Krug, trắc địa viên Sở Đo đạc, uỷ viên Tiểu ban hoạch định biên giới Hà Tiên;

        Các ông Chánh tổng Thanh Gi và Hà Thanh, Các hương chức chính của các làng Tân Thanh, Tiên Khánh, Tra Câu và Mỹ Đức.

        Đã thừa nhận trên thực địa ranh giới được dùng làm đường biên giới giữa Campuchia và quận Hà Tiên.

        Ranh giới này là chủ đề của Biên bản hoạch định được gửi vào tháng 4 năm 1876, đã được quy định rõ như sau:

        “Từ cửa kênh Vĩnh Tế với rạch Cái Dứa tại điểm ngoặt ranh giới giữa Campuchia với hai quận Châu Đốc và Hà Tiên, đường biên giới đi theo bờ Bắc của kênh Vĩnh Tế đến điểm tiếp nước của kênh trên rạch Giang Thành ở Prech Cros, ở điểm Giang Thành, vượt qua rạch và đi theo đường dây điện thoại đến gặp đường thành luỹ xa nhất ở phía Bắc và đi qua phía Bắc mỏm núi đá gọi là Mũ Lông. Từ điểm này, đường biên giới đi theo đường thành luỹ ra đến biển ở điểm gọi là Hòn Táo" - (Trích Biên bản hoạch định biên giới Campuchia với quận Hà Tiên ngày 05 tháng 4 năm 1876).

        Giữ nguyên ranh giới cũng như biên giới được thể hiện trong biên bản nói trên, lô cốt Giang Thành được xây dựng năm 1885, đại bộ phận làng Tiên Khánh, hơn một nửa các làng Tân Thành và Tra Câu và một phần làng Mỹ Đức thuộc lãnh thổ Campuchia.

        Hai trong các làng Tiên Khánh và Tân Thành hoàn toàn là người An Nam và làng thứ ba Tra Câu là Campuchia.

        Ông Krug, trắc địa viên của Sở Đo đạc, chịu trách nhiệm hoạch định ranh giới quận Hà Tiên, được giao nhiệm vụ tháng 1 năm 1889, dựa vào bản đồ Nam Kỳ và Campuchia tỷ lệ 1/300.000 và làm trắc đạc tỷ lệ 1/20.000 biên giới giữa Campuchia và quận Hà Tiên.

        Các hoạt động này không được tiến hành với sự có mặt các nhà chức trách Campuchia, nhưng trắc địa viên hoạch định đã mời Phu Nghẹt, tỉnh trưởng tỉnh Peam chứng kiến hoạt động này, mặc dù ông này từ chối nhưng đồng ý việc đặt các cọc mốc trên ranh giới từ biển đến rạch Giang Thành; trắc địa viên thực hiện đã tìm thấy các cọc mốc đó.

        Đoạn biên giới giữa rạch Giang Thành và ranh giới Châu Đốc về phía Campuchia ở cách rất xa các vùng đất trồng trọt và có dân cư, là vùng đầm lầy, bỏ hoang, chỉ có vại bụi tràm rải rác và vài bụi tre, chắc hẳn vì vùng đó không quan trọng lắm nên tỉnh trưởng Peam không đặt cọc.

        Xuất phát từ vịnh Xiêm, đường ranh giới - biên giới theo thể hiện của trắc địa viên hoạch định và chúng tôi xác nhận tại thực địa là đường luỹ xuất phát từ biển đi theo chân núi phía Bắc núi Hòn Táo nhỏ, đi qua phía Bắc mỏm đá "Mũ Lông" cách mỏm đá khoảng 300 mét, đi theo chân núi phía Bắc núi Thạch Động, chân núi phía Bắc núi Thị Vạn vòng qua mỏm núi xa nhất về phía Đông theo chân núi đến khi gặp đường cái quan ở điểm khởi đầu rạch Thị Vạn.

        Trên toàn bộ đoạn này, cần lưu ý:

        1. Các cọc ranh giới, có ghi chú bằng chữ Hán và chữ Campuchia nói rõ mục đích của cọc, được đặt ở phía Campuchia cách chân thành luỹ từ 20 mét đến 100 mét và do đó đường thành luỹ hoàn toàn nằm trên lãnh thổ Nam Kỳ.

        2. Đường ranh giới - biên giới này cũng là đường ghi trong biên bản hoạch định năm 1876; nhưng đến đường cái quan, theo tài liệu này, đường biên giới tiếp tục đi theo đường luỹ đến đường điện thoại và theo đường này đến rạch Giang Thành rồi đi theo bờ Bắc kênh Vĩnh Tế đến ranh giới Châu Đốc (xem bản phác hoạ đính theo).

        Theo bản đồ do trắc địa viên hoạch định Hà Tiên lập, các chỉ dẫn của các chánh tổng và các hương chức của các làng giáp giới hữu quan và theo các thông tin do tỉnh trưởng tỉnh Peam cung cấp cho trắc địa viên thực hiện, đặc biệt là theo các cọc mà Phu Nghẹt đã đặt trên đường biên giới mà tất cả các đương sự đều thừa nhận, hoặc dựa vào điểm cuối cùng nói ở trên, nằm giao nhau giữa đường thành luỹ và đường cái quan là nguồn của rạch Thị Vạn, đường biên giới đi theo đường cái quan dài khoảng 6.800 mét theo hướng Đông Bắc đến đầm lầy lớn gọi là "bưng Cau Trâm Nai" đến cọc mốc A. Từ cọc mốc A, đường biên giới rời khỏi đường cái quan ở bên trái để đi theo bờ Đông Nam đầm lầy lớn nói trên, đi qua các cọc B, C, D để bung Cau Trâm Nai về phía Campuchia; và đến rạch Cai Thun ở cọc E đặt cách khoảng 60 mét trước điểm rạch phân đôi; từ cọc E đường biên giới đi theo đường thẳng của rạch Cái Thun đến cửa rạch Giang Thành mà người Campuchia gọi là Prek Cros.

        Từ cửa rạch Cái Thun đổ vào rạch Giang Thành trắc địa viên hoạch định cho đường biên giới hiệp ước do uỷ ban hoạch định đặt năm 1876 ở điểm mà ranh giới các quận Châu Đốc và Hà Tiên đi đến đường biên giới ở phía Bắc kênh Vĩnh Tế cách kênh khoảng 1.090 m.

        Ở đoạn cuối này, đường ranh giới - biên giới do các hương chức An Nam chỉ có khác nhiều so với đường thể hiện trên bản đồ của trắc địa viên hoạch định. Theo chỉ dẫn của các hương chức, từ cửa rạch Cái Thun đổ vào rạch Giang Thành, đường ranh giới - biên giới theo dòng rạch Giang Thành đến rạch Mo Cua nhỏ, cách khoảng 340 mét ở nơi đổ vào của kênh Vĩnh Tế, ngược rạch Mo Cua dài khoảng 200 mét, đi theo một đường công ước thẳng đến điểm F nằm trên đường do trắc địa viên hoạch định vạch và từ điểm F, theo đường thẳng đến mốc 124.

        Các vùng đất nằm giữa ranh giới do ông Krug lập và đường do các hương chức An Nam chỉ ra là không canh tác được, chạy đến đầm lầy với các bụi tràm rải rác và vài bụi tre.

        Về phía Campuchia, các vùng trồng trọt và dân cư sinh sống cách đường biên giới hơn 10 kém, trong khi về phía Nam Kỳ, lô cốt Giang Thành, khu dân cư và các vùng đất canh tác chỉ cách rạch Mo Ca dưới 300 mét.

       
Làm xong ở Hà Tiên ngày 29 tháng 11, theo năm ở trên.
     
       
 TỈNH TRƯỞNG                              TRẮC ĐỊA VIÊN CHÍNH THỨC
THƯ KÝ ĐỊA HẠT                          CỦA SỞ ĐO ĐẠC VÀ KIỂM TRA
     (Đã ký)                                                     (Đã ký)

TRẮC ĐỊA VIÊN SỞ ĐO ĐẠC CHỊU TRÁCH NHIỆM HOẠCH ĐỊNH HÀ TIÊN
        (Đã ký)   

CÁC TRƯỞNG LÀNG TIÊN KHÁNH, TÂN THÀNH, TRA CẦU, MỸ ĐỨC
        (Đã ký)

CÁC TỔNG TRƯỞNG THANH GHI VÀ HÀ THANH
        (Đã ký)

-------------
1. 2. Văn bản số 3 đính theo: Uỷ ban Pháp-Khơme, Các yêu sách lãnh thổ của Campuchia đối với Nam Kỳ, Ghi chú cho ông Cao uỷ Pháp ở Đông Dương, 11/5/1949, CAOM, JNDO/GGI/64387


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 06:18:26 pm
        6. Nghị định của Thống đốc Nam Kỳ, ngày 26-7-1893 1

        Phó Thống đốc Nam Kỳ,
        Chiểu nhu cầu công vụ,
        Chiểu yêu cầu của Tỉnh trưởng Thủ Dầu Một,
        Chiểu đề nghị của Tổng Thư ký,
        Sau khi Hội đồng Cơ mật đã nghe,


        
NGHỊ ĐỊNH

       Điều 1:

        Tổng Thanh An của Campuchia, tổng Tamoun và Cầu An của Campuchia, các tổng Minh Ngãi, Quan Lợi và các tổng Stieng Lộc Ninh và Phướn Lễ được tập hợp thành một huyện gọi là huyện Cần Lê.

        Điều 2:

        Các tổng trên cung cấp 10 người được coi là dân vệ ở trạm kiểm soát Can Le Chiếm.

       Điều 3:

        Sáu tổng của huyện Cần Lê được miễn mọi thứ thuế, nhưng các tổng này phải dọn cây và sửa chữa đường Kratié từ Chân Thành đến Prech Chrion ba năm một lần.

        Thời điểm tiến hành các công việc trên là vào các tháng 2, 8 và 11.

        Việc bảo dưỡng các cầu, các công trình nghệ thuật và các công việc bảo dưỡng đòi hỏi người có tay nghề sẽ do chính quyền tiến hành và các chi phí được lấy vào kinh phí bảo dưỡng đường Thủ Dầu Một đi Kratié.

       Điều 4:

        Tổng Thư ký phụ trách việc thực hiện nghị định này.

Sài Gòn, ngày 26 tháng 7 năm 1893        
PHÓ THỐNG ĐỐC, F. FOURES            

        7. Biên bản của Uỷ ban phụ trách đưa lên thực địa đường biên giới giữa các tỉnh Hà Tiên và Kampot, ngày 15-6-18962
        Theo Nghị định của ông Toàn quyền ngày 6-5-1896, một uỷ ban gồm có các ông:

        Pallier, Phó Công sứ: Chủ tịch

        Charrin, quan cai trị: Uỷ viên

        Guchard, trắc địa viên: Uỷ viên

        Bornet, trắc địa viên: Uỷ viên

        Đã họp ngày 8 tháng 6 ở Ton Hon (Campuchia) để vạch trên thực địa đường biên giới giữa các tỉnh Hà Tiên và Kampot như đã được thể hiện trên bản đồ chính thức do uỷ ban hoạch định Nam Kỳ và Campuchia lập năm 1876 và khôi phục vị trí cũ của các cột mốc biên giới bị mất.

        Uỷ ban tiến hành tìm trong hồ sơ do ngài Phó Thống đốc Nam Kỳ gửi tới qua thư số 531 ngày 29 tháng 5 năm 1896 các tài liệu chính thức và xác thực cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của uỷ ban; thế nhưng uỷ ban nhận thấy rằng hai bản đồ ghi trong hồ sơ dưới các đề mục:

        1. Bản đồ biên giới Campuchia với quận Hà Tiên và một phần quận Châu Đốc.

        2. Bản đồ biên giới giữa các quận Hà Tiên và Châu Đốc không khớp nhau ở đoạn biên giới giữa rạch Giang Thành và biển. Vấn đề đặt ra là trong những điều kiện đó, uỷ ban có thể thực hiện công việc được giao cho hay không.

        Đã đọc đoạn trích biên bản hoạch định giữa Campuchia và quận Hà Tiên ngày 5 tháng 4 năm 1876, văn bản số 1 của hồ sơ. Theo văn bản rất rõ ràng đó thì bản đồ do uỷ ban hoạch định năm 1876 lập là bản đồ ghi trong hồ sơ với số 2 bis và có ghi là "Ranh giới giữa Campuchia và An Nam từ số 55 đến số 124" và uỷ ban xác nhận qua xem xét văn bản của hồ sơ số 4 trên đó trắc địa viên chính Gilly và trắc địa viên Krug đã trắc địa ranh giới được miêu tả trong biên bản hoạch định biên giới Campuchia ngày 5 tháng 4 năm 1876.

        Sau khi giải quyết vấn đề này, uỷ ban đã chia công việc làm hai phần:

        1. Khôi phục ranh giới từ cột mốc số 124 đến rạch Giang Thành,

        2. Từ rạch Giang Thành ra biển ở điểm Hòn Táo.

        Đoạn I

        Từ cột mốc 124 đến rạch Giang Thành

        Về đoạn biên giới này, đường biên giới được xác định ở rạch Cái Dứa và bờ Bắc kênh Vĩnh Tế, và lời văn rất chính xác trong biên bản không để lại một sự nghi ngại nào về vấn đề này. Thực vậy, văn bản đó được hiểu là:

        "Từ điểm hợp lưu của kênh Vĩnh Tế với rạch Cái Dứa, đỉnh của đường ranh giới giữa Campuchia và hai quận Châu Đốc, Hà Tiên đường biên giới đi theo bờ Bắc kênh Vĩnh Tế đến chỗ kênh tiếp nước trong rạch Giang Thành".

        Lưu ý là, trên bản đồ ghi trong hồ sơ là số 2 bis và uỷ ban coi là bản sao của bản phác hoạ gốc lập năm 1876, đường biên giới dường như đi thẳng từ cột mốc 124 đến rạch Giang Thành, nhưng rõ ràng đó chỉ là một sự nhầm lẫn về hoạ đồ mà đáng tiếc là đã có trên một tài liệu quan trọng như vậy.

-------------
1. Công báo Đông Dương thuộc Pháp, số 410, 1893, tr. 742
2. ) (CAOM: INDO/GGI/64387)


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 06:25:52 pm

        Đoạn II

        Từ rạch Giang Thành đến biển ở điểm Hòn Táo.

        Lời văn của biên bản hoạch định viết:

        "Đường biên giới băng qua rạch và tiếp tục đi theo đường điện thoại đến khi gặp đường thành luỹ xa nhất về phía Bắc và đường thành luỹ đi qua phía Bắc mỏm đá "Mũ Lông". Từ điểm này, đường biên giới đi theo đường thành luỹ đến biển ở điểm Hòn Táo".

        Sơ đồ kèm theo Biên bản ngày 5 tháng 4 năm 1876 cung cấp về hướng đi của đường biên giới các thông tin nghiêm túc nhưng không đủ chính xác. Tuy nhiên, để có thể thực hiện chặt chẽ trên thực địa, trước hết uỷ ban phải tiến hành một cuộc điều tra để tìm xem đường điện thoại nối Hà Tiên - Giang Thành hiện nay có đúng là đường mà năm 1876 được chấp nhận là đường biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia hay không.

        Các thông tin về vấn đề này được nhận từ nhiều nguồn, sau đây là các nguồn chủ yếu:

        1. Tăng Đại An, người trông coi trạm bưu điện và đường điện thoại ở Hà Tiên từ năm 1869 đến 1885, rồi làm lý trưởng Mỹ Đức, làng ở trên tuyến đường điện thoại (Nam Kỳ);

        2. Lý trưởng và các hương chức làng Tiên Khánh (Nam Kỳ), giáp giới Campuchia;

        3. Mesrok Chan của làng Prek Creus (Campuchia) là một trong các quan chức Campuchia, thành viên của uỷ ban hoạch định biên giới năm 1876.

        Cuộc điều tra đã xác định rằng đường điện thoại hiện nay có từ năm 1870 hoặc 1871 và từ thời kỳ đó, đường đó không di chuyển.

        Đúng là trong một báo cáo ngày 29 tháng 8 năm 1895 (số 11 của hồ sơ), ông Chesne đã khẳng định rằng "vị trí của các đoạn đường điện thoại này có thay đổi nhiều lần, đặc biệt là khi có cuộc nổi dậy ở Campuchia năm 1885", nhưng uỷ ban không thể có được tại chỗ sự xác nhận về sự việc này. Có thể hỏi ý kiến ông giám đốc bưu điện nếu cấp trên thấy cần thiết.

        Từ các dữ kiện thu thập tại chỗ, uỷ ban vời sự hiện diện của các hương chức bản xứ hữu quan ở Campuchia cũng như Nam Kỳ đã đi theo đường điện thoại đến điểm mà đường điện thoại gặp đường thành luỹ thứ nhất và đã lập bản đồ kèm theo đây.

        Đường này được đặt trên một bờ đê rất dễ nhìn thấy và là một đường phân giới rõ và bền vững giữa hai nước.

        Từ điểm đường điện thoại gặp thành luỹ thứ nhất, đường biên giới được thể hiện rõ qua một cái rãnh dọc theo đường thành luỹ ở phía Campuchia.

        Trước đây, trên đường này không có một cột mốc biên giới nào; tuy nhiên, uỷ ban thấy cần đặt ba mốc ở các điểm sau:

        1. Ở hữu ngạn rạch Giang Thành và đối diện với điểm tiếp nước của kênh Vĩnh Tế;

        2. Ở điểm đường điện thoại gặp đường thành luỹ thứ nhất;

        3. Ở chân núi Tiêu Tao trên đường thành lũy.

        Các mốc đặt này chất lượng rất tồi, vì vậy uỷ ban cho là nên thay thế các cột mốc đó bằng các cột mốc bằng đá hay bằng gạch xây dựng vào mùa khô tới.

        Để làm bằng, đã lập biên bản này làm hai bản để phục vụ nhà đương cục. Hai bản đồ giống nhau về đoạn biên giới giữa rạch Giang Thành và biển có chữ ký của các thành viên của uỷ ban được đính theo biên bản.

        Làm tại Hà Tiên ngày 15 tháng 6 năm 1876
       
Chủ tịch ký                                                       Các uỷ viên Uỷ ban ký
  PALLIER                                                                       CHARRIN
GUICHARD
    BORNET      
   
    Đã xem và duyệt                                          Khâm sử ở Campuchia
Quyền Phó Thống đốc                                                   
        Đã ký                                                                  Đã ký

     SANDRET      

       

       


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 07:25:10 pm

        8. Biên bản cắm mốc giữa các đường biên giói Hà Tiên và Kampot, ngày 20-01-18971

        Ngày 12 tháng 1 và các ngày tiếp năm 1897, Uỷ ban cắm mốc đường biên giới Hà Tiên và Kampot gồm có các ông:

        Pallier, Phó Công sứ hạng nhất, Chủ tịch

        Charrin, Quan cai trị hạng tư, uỷ viên

        Guichard, trắc địa viên hạng nhất, uỷ viên

        Bornet, trắc địa viên hạng ba, uỷ viên

        Đã tiến hành cắm mốc đường biên giới trên theo đúng nghị định của ngài Toàn quyền ngày 5-11-1896.

        Sau khi xem xét thực địa thì thấy rằng số 21 mốc mà ông quan cai trị Hà Tiên đề nghị có thể giảm xuống 11.

        Các vị trí đặt cột mốc là:

        Mốc số 1 ở điểm tiếp nước của kênh Vĩnh Tế ở bờ Bắc rạch Giang Thành;

        Mốc số 2 ở điểm tiếp xúc giữa đường Giang Thành và đường cái quan ở cách cột mốc số 1 khoảng 1.250 mét;

        Mốc số 3 ở trên đường Giang Thành ở cách mốc số 2 khoảng 2.936 mét;

        Mốc số 4 ở chỗ đường Giang Thành và rạch Tra Hung (hữu ngạn) gặp nhau;

        Mốc số 5 ở trên đường Giang Thành cách mốc số khoảng 2.240 mét;

        Mốc số 6 ở trên đường Giang Thành cách mốc số 5 khoảng 1.880 mét;

        Mốc số 7 ở khuỷu đường Giang Thành, cách mốc số 6 khoảng 1.540 mét;

        Mốc số 8 ở điểm đường Giang Thành và rạch Cát (hữu ngạn) gặp nhau, cách mốc số 7 khoảng 1.520 mét;

        Mốc số 9 ở trên đường Giang Thành cách mốc số 8 khoảng 1.116 mét;

        Mốc số 10 ở điểm đường Giang Thành và đường lũy xa nhất về phía Bắc gặp nhau;

        Mốc số 11 ở đường lũy Hà Tiên xa nhất về phía Bắc ở phân núi và cách Vinh khoảng 470 mét;

        Như vậy, ranh giới các tỉnh Hà Tiên và Kampot xuất phát từ mốc số 11 đi qua liên tiếp các mốc 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 11. Đường điện thoại cũ và đường thành lũy ở tất cả đường bao quanh như được miêu tả trong biên bản của uỷ ban ngày 8 tháng 6 năm 1896 phụ trách áp dụng lên thực địa bản phác hoạ và biên bản của uỷ ban hoạch định năm 1876 theo đúng nghị định của Phủ Toàn quyền ngày 6 tháng 5 năm 1896.

        Việc làm các mốc đòi hỏi một thời gian, uỷ ban sau khi đào 26 và đặt các cọc ở các vị trí của các nước đã quyết định giao việc điều khiển công việc này cho ông quan cai trị Hà Tiên, uỷ viên của uỷ ban.

        Làm hai bản ở Hà Tiên ngày 20-01-1897, một bản cho phủ Thống đốc Nam Kỳ và một bản cho Cơ quan bảo hộ Campuchia.

-----------
1. CAOM:INDO/GGI/64387, văn bản số 14


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 07:29:40 pm
    
        9. Thư của Thống sứ Campuchia gửi Toàn quyền Đông Dương về biên giới giữa Campuchia và Nam Kỳ, ngày 9-6-18981

        Thưa ông Toàn quyền,

        Ông đã vui lòng chuyển cho tôi vào ngày 3 vừa qua, một báo cáo số 22 của ông Trưởng phòng Địa bạ Nam Kỳ liên quan đến một tranh chấp biên giới mới phát sinh gần đây giữa các ông tỉnh trưởng Tây Ninh và Svay Riêng về vấn đề vị trí cột mốc ranh giới 21.

        Vì uỷ ban hỗn hợp được cử theo nghị định ngày 14 tháng 02 năm 1898 để giải quyết tại chỗ bất đồng đã không đi đến một thoả thuận, ông Bertaux sau khi nghiên cứu những tư liệu khác nhau có liên quan, đã đưa ra những kết luận mà ông trung tướng, Thống đốc Nam Kỳ đã tán thành không điều kiện, nhưng tiếc rằng tôi lại không thể tán thành như vậy.

        Ngoài ra, tôi có vinh dự trình bày với ông cách nhìn nhận của tôi về vấn đề này, thành hai phần như sau.

       1. Ranh giới giữa Nam Kỳ và Campuchia giữa rạch Nàng Dinh đến cột 21.

        Hai thành viên Pháp do chính quyền Bảo hộ cử tham gia uỷ ban hỗn hợp đã đánh giá rằng ranh giới xuất phát từ xóm Tanong theo đường thẳng đến cột 21, trong khi đó các thành viên do Nam Kỳ cử ra lại khẳng định ranh giới đó phải chạy dọc theo rạch cầu Thóc Nóc từ chỗ rạch này hợp lưu với rạch Nàng Dinh đến điểm B theo hướng Bắc Nam, sau đó đột ngột chạy ngược lên hướng Đông Bắc đến khi gặp cột 21 (xem bình đồ đã được lập trái ngược nhau tại chỗ của các cán bộ vẽ địa hình Duruway và Girardin, bản E của hồ sơ). Về phần mình, ông Bertaux sau khi nhận thấy biên bản hoạch định và bản đồ kèm theo eo vẻ mâu thuẫn nhau vẫn cho rằng "có khả năng tuyệt đối" ranh giới chạy dọc theo rạch cầu Thóc Nóc".

        Về việc này, tôi chỉ đưa ra nhận xét là nếu quả thực rạch cầu Thóc Nóc đã được chấp thuận làm ranh giới, uỷ ban phân định ranh giới năm 1872 đã không quên nêu điều đó và các thành viên của uỷ ban chắc có ý kiến đặt mốc 21 ở đỉnh góc biên giới tạo thành, nghĩa là ở điểm B chứ không phải ở một phần ba đoạn theo đường thẳng nằm giữa điểm B đó và mốc N°35 xem bản B). Cũng trái với quan điểm ông Bertaux đưa ra, tôi cho rằng khi uỷ ban viết "Ranh giới đi theo đường từ Thum Đông đến Tanong", tất nhiên uỷ ban muốn chỉ ra khu dân cư có tên như trên chứ không phải một điểm giả thiết nằm cách xóm đó 300 mét hay 400 mét. Cuối cùng, tôi đã xem xét kỹ bản đồ do ủy ban hoạch định ranh giới lập mà không thể phát hiện ra dấu vết của rạch cầu Thóc Nóc mà ông Bertaux có vẻ đã thấy ở đó. Bản đồ cho tôi thấy một cách đơn giản là cột 21 đã được đặt ở một đỉnh góe và cung cấp thêm một luận cứ hỗ trợ luận điểm của các ông Galloy và Girardin. Vì vậy cùng với các ông này tôi kết luận là ranh giới chạy theo đường thẳng từ xóm Tanong đến cột 21.

        Điểm đó xác định xong, tôi phải nói thêm rằng mặc dầu tôi muốn chứng minh các quyền tuyệt đối của chính quyền bảo hộ đối với việc sở hữu vùng tranh chấp, nhưng tôi cũng không cho rằng nên chống lại các yêu sách của Nam Kỳ bằng một việc bác bỏ không thể khắc phục. Vì các quan cai trị Tây Ninh đã nhượng cho những người ghi tên đăng ký tại tỉnh của họ phần lớn các vùng đất có thể canh tác trong vùng đó, tôi thấy không có trở ngại gì trong việc hợp thức hoá quyền sở hữu trong thực tế, do đó tôi đề xuất đẩy biên giới vào phía trong Campuchia theo đường A. C. B, tin chắc rằng một giải pháp như vậy có lợi nhất vì nó xoá bỏ được mọi lý do xung đột tại điểm nói trên của biên giới.

        2. Vùng bảo lưu trên hai bờ rạch Nàng Dinh.

        Biên bản của uỷ ban hoạch định .ranh giới giữa Nam Kỳ và Campuchia năm 1872 ghi như sau: “Vì hai bờ rạch Nàng dinh được bảo lưu trên chiều rộng 100 mét đến Cumi... (...), hai bờ đó của rạch Nam - Grin đến cách Cumi 1.200 mét từ Tây Nam Tanong do người An Nam chiếm, là thuộc Pháp và là một phần của lãnh thổ Pháp trên một chiều rộng 100 mét và đến Cumi".

        Tất nhiên, căn cứ vào mấy dòng nói trên, Chính phủ Nam Kỳ đã quyết định vào năm 1872 bảo lưu - như chính phủ này đã làm giữa các cột 16 và 20 từ Kompong Kasang đi Long Phủi, toàn bộ chiều dài bờ phải rạch Cái Cậy - quyền ra vào tự do một nhánh sông ăn rất sâu vào giữa lãnh thổ Campuchia nhằm kiểm soát dễ dàng nhánh sông đó; nhưng, nếu giữa Kompong Kasang và long Phu, Nam Kỳ xưa nay vẫn thi hành các quyền của mình, thì ngược lại đến nay họ chưa bao giờ đòi có các quyền trên bờ rạch Nàng Dinh: các thôn xóm mọc trên hai bờ rạch này, từ Tanong đến Cumi, đều thuộc quyền Công sứ Svay Rieng và trả thuế cho Svay Rieng.

        Hiện nay, sự đô hộ của chúng ta đã vững chắc ở Campuchia và việc thành lập các toà Công sứ mới cho phép chính quyền bảo hộ bảo đảm việc kiểm soát hữu hiệu vương quốc này và chỉ đạo chính quyền của vương quốc từng chi tiết nhỏ nhất, nên hai bên biên giới có thể coi như trong thực tế là của Pháp, vì vậy không nên chọn thời điểm này để đưa ra một đòi hỏi chỉ các lý do đơn thuần chính trị mà có thể biện minh.

        Nếu cứu xét thấy thuận lợi, chúng tôi sẽ tạo ra ở hai bên rạch Nàng Dinh một vùng đất hẹp ăn sâu vào và cắt lọt Svay Rieng từ Tây sang Đông và cách phía Bắc tỉnh lỵ hành chính của Svay Rieng không đầy 25 km thành hai đoạn riêng. Vùng đất lọt giữa đó quá xa Tây Ninh nên nhà chức trách tỉnh này không thể kiểm soát hữu hiệu, không lâu sẽ trở thành nơi trú ngụ thực sự của tất cả các tên lưu manh trong vùng và sẽ là một nguồn xung đột thường xuyên giữa chính quyền Campuchia và Nam Kỳ.

        Việc hình thành một vùng lọt giữa như vậy vào lúc này chỉ có những bất tiện mà không thể biện minh lấy lý do nhân đạo đặt một nhóm người An Nam định cư ở Nàng Dinh và Souvrong dưới sự bảo vệ của luật nước Pháp vì thoả ước ngày 11 tháng 7 vừa qua khiến họ hoàn toàn không thuộc quyền các quan chức Campuchia.

        Đó là, thưa ông Toàn quyền, tinh thần theo quan điểm của tôi, hai vấn đề đã được nêu ra. Do tình hình chính trị hiện nay, các hoạt động hoạch định ranh giới giữa Nam Kỳ và Campuchia, theo tôi, phải nhằm mục đích chủ yếu là tạo thuận lợi cho việc cai trị tốt hai nước, mà trong trường hợp này, biện pháp tốt nhất để đạt được kết quả đó là chấp thuận một đường biên giới càng rõ ràng, càng dễ nhận biết càng tốt.

        Theo đúng trình tự suy nghĩ đó, tôi có vinh dự đề xuất việc chấp thuận đường biên giới xác định bằng các điểm F.A.C.B (Bản đồ B); Campuchia sẽ bỏ để giao eho Nam, Kỳ vùng nằm giữa Trong và rạch Cầu Thóc Nóc; ngoài ra không tạo ra vùng đất lọt giữa nào trên các bờ rạch Nàng Dinh2.

        Trong trường hợp ông trung tướng Thống đốc Nam Kỳ vui lòng tán thành quan điểm của tôi, các mốc có thể được xây ở các điểm A và B của biên giới mới.
        
Xin vui lòng.

Đã ký    

DUCOS  
--------------
1. CAOM, hồ sơ 64388
2. ở bên lề đoạn này, có câu viết bằng bút chì: "Đối với tôi dường như kiến nghị nên được chấp thuận. Trong mọi trường hợp nó tỏ ra hoàn toàn hợp lý"


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 07:41:46 pm

        10. Thư của Phó Thống đốc Nam Kỳ gửi ông Toàn quyền Đông Dương, ngày 5-9-18981

        Kính gửi ông Toàn quyền,

        Qua thư ngày 18 tháng 6 vừa qua, số 38, có ghi "Phòng Chính trị", để thông báo, ông đã gửi tôi về sự phản đối phát sinh giữa Campuchia và Nam Kỳ về hoạch định ranh giới mà theo đó vị quan chức cao cấp nói trên đề xuất một giải pháp nếu chấp thuận sẽ tạo thuận lợi cho việc tiến hành kiểm soát các lãnh thổ tương ứng của chúng tôi. Đồng thời, ông đã yêu cầu tôi xem xét trở ngại gì nếu chấp thuận đường do ông Ducos đưa ra.

        Phúc đáp thông báo, tôi có vinh dự để ông biết, sau khi xem xét vấn đề lần thứ hai, tôi tán thành các kiến nghị của ông Khâm sứ Campuchia.

Đã ký   
PICANON

        11. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương sáp nhập tỉnh Stung - Treng (Lào) vào lãnh thổ Campuchia, ngày 6-12-19042

        Toàn quyền Đông Dương, huân chương Bắc đẩu bội tinh, chiếu ' theo sắc lệnh ngày 21-4-1891;

        Chiểu theo ý kiến cố vấn của Thượng Hội đồng Đông Dương trong phiên họp ngày 27-8-1904;

        Sau khi nghe Uỷ ban thường trực Thượng Hội đồng Đông Dương,

       
QUYẾT ĐỊNH

        Điều 1:

        Sáp nhập vào Campuchia tỉnh Stung Treng, hiện nay thuộc Lào, trừ một phần nằm ở bờ phải sông N. Thamm (Bản đồ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương, xuất bản tháng 4 năm 1903) được đặt dưới quyền cai trị và chính trị của Trung Kỳ.

        Điều 2:

        Vùng Sien Pang, với các ranh giới phía Đông và phía Bắc tô màu vàng trên bản đồ 1/300.000 kèm theo nghị định này, nay tách ra khỏi tỉnh Phong (Lào) và sáp nhập lại vào lãnh thổ tỉnh Stung Treng.

        Điều 3:

        Các ông Thống sứ Trung Kỳ, Campuchia và Lào sẽ cùng nhau xác định một đề án giải quyết liên quan đến việc phân định ranh giới trên thực địa các vùng hữu quan.

        Điều 4:

        Ông Chánh Văn phòng Đông Dương, các ông Thống sứ Trung Kỳ Campuchia và Lào, phịu trách nhiệm mỗi người theo phần việc của mình, thực hiện nghị định này.
 
T
OÀN QUYỀN, BREAU             
CHÁNH VĂN PHÒNG ĐÔNG DƯƠNG, BRONI

        12. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương về các ranh giới của đơn vị hành chính Đắc Lắc, ngày 4-7-19053

        Cơ quan Văn phòng Đông Dương

        Báo cáo gửi ông Toàn quyền

        Hà Nội, ngày 4 tháng 7 năm 1905

        Trong dịp xem xét chương trình chuyển đổi lãnh thổ do chính quyền đề xuất, Thượng Hội đồng Đông Dương, trong phiên họp ngày 2 7 tháng 8 năm 1904 đã tán thành nguyên tắc sáp nhập vào Trung Kỳ và phân chia thành hai khu vực tự trị vùng núi, mặc dầu về mặt địa lý tạo thành vùng sâu của các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, từ năm 1899 vẫn được đặt dưới quyền chỉ đạo chính trị và hành chính của Thống sứ Lào.

        Ngày 22-11-1904, đã có một sắc lệnh theo đó phần phía Nam của lãnh thổ nói trên nghĩa là tỉnh đaclac của Lào được trả cho Trung Kỳ.

        Còn về phần phía Bắc, trước khi có quyết định, cần nghiên cứu thực địa và tình hình các bộ tộc khác nhau. Thực vậy, việc xác định ranh giới chính xác cho tổ chức hành chính mới không quan trọng bằng việc tập hợp các dân tộc cùng họ vào một vùng duy nhất. Nhưng, trong tình hình hiện nay, các thôn liên tục di chuyển. Do đó, cần sử dụng một công thức đặc biệt để xác định độ vững chắc của tỉnh cần tổ chức.

        Ngoài ra, viên chức có trách nhiệm chỉ đạo tỉnh phải chuẩn bị, có sự đồng ý của các trưởng các vùng Lào và Trung Kỳ chung cho hai bên, mô tả chính xác hơn việc cắm mốc phân giới có tính đến khả năng cố định nơi sinh sống của các bộ lạc miền núi khi sau này các bộ lạc này chịu ảnh hưởng của uy quyền của mình và sẽ cảm thấy được các lực lượng cảnh sát dưới quyền ông ta bảo vệ thực sự: tỉnh lỵ có thể tạm thời đặt ở thôn Giarai Pleidan Derr, như Khâm sứ Trung Kỳ nêu ra vì hội đủ các điều kiện cần thiết về địa lý và y tế.

        Nếu ông Toàn quyền tán thành quan điểm này, sau khi có sự xem xét của Ban Thường trực thượng hội đồng, ký tên vào dự thảo nghị định kèm theo, khi biên soạn tôi đã có sự đồng ý của các ông Khâm sứ Trung Kỳ và Thống sứ Lào.

        Thừa uỷ quyền Chánh văn phòng

        Trưởng phòng Hành chính, Destenay

        Quyền Toàn quyền Đông Dương, huân chương Bắc Đẩu bội tinh,

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 21-4-1891;

        Chiếu theo cuộc thảo luận của thượng Hội đồng Đông Dương, ngày 28-8-1904;

        Theo kiến nghị của các ông Khâm sứ ở Trung Kỳ và Thống sứ ở Lào và ý kiến nhất trí của ông Chánh Văn phòng Đông Dương;

        Sau khi nghe ý kiến của Ban Thường trực Thượng Hội đồng,

       
QUYẾT ĐỊNH

        Điều 1:

        Vùng núi gồm các lãnh thổ di chuyển và các diện tích phân tách các bộ lạc Sedang, Halang, Rognas, Ban, Giarai và các tiểu nhóm cùng họ, được nhập lại vào lãnh thổ Trung Kỳ và tạo thành một tỉnh tự trị.

        Điều 2:

        Tỉnh lỵ hành chính của khu đó là thôn Gia Rai Pleikan Derr cho đến khi có lệnh mới.

        Điều 3:

        Ông Chánh Văn phòng và các ông Khâm sứ ở Trung Kỳ và Thống sứ ở Lào chịu trách nhiệm, mỗi người về phần việc của mình, thực hiện nghị định này.

Hà Nội, ngày 4 tháng 7 năm 1905           
BRONI                               
THỪA UỶ QUYỀN CHÁNH VĂN PHÒNG ĐÔNG DƯƠNG
TRƯỞNG PHÒNG HÀNH CHÍNH: DESTENAY       
KHÂM SỨ TRUNG KỲ: MOULLE               
THỐNG SỨ LÀO: MAHE                   

-------------
1. CAOM, INDO/64388 (bản 6)
2. CAOM,INDO/HCC/33
3. Công báo Đông Dương, 1905, tr 911; CAOM. BIB/AOM/50061/1905.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 07:47:55 pm

        13. Báo cáo của Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ thuộc Pháp về vấn đề phân định ranh giới giữa Nam Kỳ và Campuchia, ngày 6-10-19131

        Phiên họp thứ hai, ngày 6-10-1913

        Phân định biên giới giữa Nam Kỳ và CampuChia.

        Dưới sự chủ trì của ông M. Cuniac, Chủ tịch Hội đồng.

        Báo cáo gửi Hội đồng thuộc địa:

        Chính quyền có vinh dự gửi lên Hội đồng Thuộc địa, hồ sơ các công việc của uỷ ban được thành lập theo nghị định của Toàn quyền ngày 8-12-1910 nhằm nghiên cứu vấn đề hoạch định biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia.

        Uỷ ban có nhiệm vụ đề ra các kiến nghị ấn định các biên giới giữa các tỉnh Kampot và Hà Tiên, Tây Ninh, và Prey Vùng, Thủ Dầu Một và Kompong Thom (vùng hành chính Kratié). Ban đã chấp thuận các kiến nghị như sau:

        1. Hoạch định biên giới giữa Hà Tiên và Kampot.

        Uỷ ban có ý kiến Campuchia phải trả lại Nam Kỳ lãnh thổ Cũ của làng Sa Kỳ thuộc Nam Kỳ trước đây và đã trao cho Campuchia, do nhầm lẫn sau lần hoạch định ranh giới năm 1896.

        Thực vậy, khi nghiên cứu các tư liệu liên quan đến vấn đề này, kết quả cho thấy ngay sau khi chinh phục, chính quyền Pháp đã quan tâm đến việc xác định rõ ràng ranh giới của Nam Kỳ với các tỉnh Campuchia láng giềng. Theo đó, tỉnh trưởng Hà Tiên, ông De Kergaraclec chịu trách nhiệm ấn định ranh giới tỉnh ông; đó là điều được nêu trong một biên bản ngày 23-01-1872. Theo biên bản đó, biên giới tỉnh Hà Tiên đi theo đường dây điện báo, và đường này lại đi theo đường cái quan cũ của Mạc Cửu xây dựng dưới triều Hoàng đế Gia Long; như vậy, đường cái quan của Mạc Cửu đánh dấu ranh giới giữa hai nước. Việc phân định ranh giới vừa nói đã được một công ước ký ngày 15-7-1873 giữa vua Campuehia và phó đô đốc Duperré, Thống đốc Nam Kỳ chấp nhận. Một uỷ ban cắm mốc được giao trách nhiệm thực hiện trên thực địa ranh giới đã được chấp nhận. Uỷ ban đã ghi lại các kết quả khảo sát trong một biên bản ngày 5-4-1876; biên bản đó đáng lẽ là văn bản dứt khoát về vấn đề này và đặt dấu chấm hết cho mọi trở ngại.

        Đáng tiếc là căn cứ vào biên bản của họ, uỷ ban cắm mốc chỉ giới hạn vào việc lập một phác hoạ khá mơ hồ trong khi đáng lẽ phải xác minh bằng những chi tiết địa hình chính xác hơn những chỉ dẫn do vị trí của các cột dây điện báo cung cấp. Vào năm 1885, khi có phong trào nổi dậy của Campuchia, đường dây điện báo đã bị phá hoại nhiều lần, bị di dời và đưa xa hơn về phía Nam trên đường cái quan do Tự Đức xây dựng. Về sau, đến năm 1895, nó lại được đưa về vị trí cũ.

        Việc di chuyển các cột dây điện báo vào năm 1885 đã làm nẩy sinh những sự không chắc chắn về đường phân giới. Sau những sự kiện khác nhau, nhất là những khó khăn xuất hiện vào năm 1895 giữa các phái viên của tỉnh trưởng Kompong Trach có nhiệm vụ tiến hành một cuộc bắt người và các chức sắc An Nam ở Ton Hon. Công sứ Campot đã yêu cầu lập một uỷ ban hoạch định ranh giới mới, hay nói chính xác một uỷ ban cắm mốc mới nhằm áp dụng một lần nữa trên thực địa các ranh giới đã được công ước năm 1878 xác định. Uỷ ban đã được cử và đã hoạt động vào năm 1896. Vì không được làm sáng tỏ đầy đủ, uỷ ban đã giải thích sai các câu chữ của công ước mà vua Campuchia và Thống đốc Nam Kỳ đã ký. Thực vậy, uỷ ban tin tưởng rằng đường dây điện thoại đặt lại mới được ít lâu trên đường cái quan Mạc Cửu, vào năm 1873, nằm trên thánh đường mới của Thủ Đức; do đó uỷ ban xác định là biên giới nằm trên thánh đường Thủ đức. Như vậy, Nam Kỳ mất toàn bộ lãnh thổ nằm giữa hai đường cái quan.

        Uỷ ban hoạch định năm 1911 đã đề xuất viện hoàn trả cho Nam Kỳ vùng đất này. Diện tích của nó là vào khoảng 924 ha, trong đó 275 ha ruộng lúa. Phần còn lại là những khu đất trong đó bốn phần năm có thể trồng lúa.

        Dải đất đó gồm làng Sa Kỳ có 35 người đăng ký, xóm Kau Chanlot có 63 người. Tổng số dân là 294 người.

------------
1. Nam Kỳ - Các biên bản của Hội đồng thuộc địa, phiên họp bất thường năm 1913, Sài Gòn: 1913 - tr 57-58; CAOM:BIB/AOM/50272/1913


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 07:50:21 pm

        2. Hoạch định biên giới giữa Tây Ninh và Prey-veng. Về vấn đề này Uỷ ban đã có những kiến nghị sau đây.

        Nam Kỳ sẽ nhượng cho Campuchia vùng đất lọt giữa có tên là Cái Cậy đến hợp lưu sông Cái Cậy với rạch Ông Bộ. Từ điểm đó, biên giới mới bắt đầu đi theo một con đường không có tên (nhưng được vẽ trên bản đồ 1/100.000 của tỉnh Tây Ninh) đến khi đường đó gặp rạch Tà So sau đó đi theo rạch Tà So đến điểm gặp biên giới hiện nay (rạch Tà So tạo thành ranh giới giữa các thôn Ca Khớp và Dãy Xoài). Vùng đất được nhương như vậy gồm:

        1/ Toàn bộ làng Dọc Bo;

        2/ Làng Ca Khup, trừ một miếng đất có hình gần giống hình tam giác với diện tích ước tính là 90 ha có ranh giới một cạnh là con đường đi từ hợp lưu sông Cái Cậy với rạch ông Bộ, một cạnh là ranh giới hai tổng Hoà Ninh và Khan Xuyên và cạnh thứ ba là rạch Tham Rồ;

        3/ Toàn bộ phần thôn Hòa Hội nằm ở phía Tây đường đi từ hợp lưu sông Cái Cậy với rạch ông Bộ và phải trở thành biên giới mới đến điểm nó gập rạch Tà So.

        Các kiến nghị này dường như phải được chấp nhận. Thực vậy, bộ phận lãnh thổ có tên là "La Corne" (Cái Sừng) đã có dự định nhượng cho Campuchia tạo thành một vùng đất nằm giữa lọt sâu trong Campuchia và sự tồn tại của nó là một trở ngại cho việc quản lý tốt các vùng lân cận. Dải đất không có giá trị lớn đó, chiều ngang lớn nhất không rộng quá một km, là nơi ẩn náu của bọn trộm cướp cả An Nam lẫn Campuchia của các tỉnh gần đó. Nó gần như thoát hoàn toàn ra khỏi hoạt động của tỉnh trưởng Tây Ninh, còn nhà chức trách Campuchia cũng không thể kiểm soát được.

        Việc Campuchia đồng ý nhượng lãnh thổ Sa Kỳ trên biên giới Hà Tiên cho Nam Kỳ dường như có thể đủ để đền bù cho việc từ bỏ vùng "La Corne".

        3. Hoạch định biên giới giữa Thủ Dầu Một và Kompong Cham (Vùng Kratié)

        Ranh giới giữa Campuchia và tỉnh Thủ Dầu Một chưa bao giờ được xác định chính xác. Nhưng, một nghị định của ông Toàn quyền ngày 26-7-1893 đã tạo ra trong vùng biên giới các tổng Lộc Ninh và Phước Lễ là những tổng trong thực tế do Nam Kỳ cai trị. Các chánh, phó tổng đều do người cầm đầu chính quyền địa phương cử và lương của họ lấy trong ngân sách địa phương. Ngoài ra người S'tieng và người Mọi ở đó được ghi tên vào sổ thuế tỉnh Thủ Dầu Một. Họ đã lao động với tính cách người xây dựng để làm đường từ Chân Thành đi Kratie. Đường đó được trải đá trên 80 km, từ Bến Cát đến đồn điền Lộc Ninh và tỉnh Thủ Dầu Một.

        Như vậy, có thể nói là từ năm 1898, Nam Kỳ đang thi hành trên vùng Lộc Ninh và Phước Lễ, vùng đất trước kia độc lập, quyền sở hữu đã trở nên hữu hiệu nhờ các công trình thâm nhập lớn và qua sự thần phục của người địa phương.

        Căn cứ vào những suy tính trên, uỷ ban hoạch định đề nghị sáp nhập hẳn vùng trên vào Nam Kỳ và do đó ấn định biên giới như sau:

        1/ Lấy sông Cần Lê Cham ở điểm nó đổ vào sông Cần Lê Tru (sông Sài Gòn) đi theo bờ phải đến khi nó đột ngột rời hướng Bắc để đi nghiêng và tạo thành một khuy lớn ở phía Đông. Sau đó đi đường thẳng đến điểm Prek Chrieu cắt đường Kratie;

        2/ Quay sang phía Đông và đi theo bờ trái sông Prek Chrieu đến sông Djerman. Đi dọc theo sông này về phía Bắc và đến sông Bé là ranh giới các tỉnh Biên Hoà và Thủ Dầu Một.

        Hai tổng Lộc Ninh và Phước Lễ sẽ được sáp nhập như vậy vào Nam Kỳ có diện tích vào khoảng 147.000 ha. Người địa phương ở đó thuộc các dân tộc khác nhau, gần như man rợ, thưa thớt. Các tổng đó đáng chú ý nhờ đường Kratié và các đồi đất đỏ trên lãnh thổ đó. Nhờ con đường và đất rất màu mỡ, thích hợp với việc trồng cao su, vùng này dường như sẽ có triển vọng kinh tế.

        Đó là những kiến nghị của uỷ ban hoạch định ranh giới thành lập theo quyết định của ông Toàn quyền ngày 8-12-1910. Để làm cơ sở cho các kiến nghị đó, trong hồ sơ kèm theo còn có các biên bản của các uỷ ban cắm mốc được chỉ định theo một nghị định ngày 22-6-1912 có nhiệm vụ đặt các mốc đánh dấu các biên giới mới, bổ sung vào các biên bản là các bình đồ trên đó có vạch những biên giới mới.

        Qua thư ngày 13-9-1911, số 1298, ông Thống sứ Campuchia đã cho biết ông không có phản đối nào về các đề nghị do uỷ ban đưa ra. Chính quyền địa phương cũng tán thành các kiến nghị, và chính quyền xin trình lên Hội đồng Thuộc địa để xem xét và lấy ý kiến, theo đúng các quy định của Điều 35 sắc lệnh ngày 8-2-1888.

Sài Gòn, ngày 8 tháng 7 năm 1913.         
Hội đồng Thuộc địa thông qua ngày 6-10-1913.
THỐNG ĐỐC NAM KỲ, COURBEIL         


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 07:56:46 pm

        14. Chỉ dụ của vua Campuchia, ngày 12-3-19141

        Sẽ trả cho Nam Kỳ dải đất nằm giữa Kampot và Hà Tiên và gồm xã Say và xóm Ban Chanlot, để đổi lại việc nhượng cho Campuchia vùng đất lọt giữa có tên là Cái Cậy nằm giữa Tây Ninh và Prey Veng.

        Việc phân định biên giới mới giữa Kompong Chàm và Thủ Dầu Một sẽ để lại cho Nam Kỳ hai tổng Lộc Ninh và Phước Lễ có các bộ lạc độc lập sinh sống.

Làm tại Phnôm Pênh, ngày 12 tháng 3 năm 1914.
Thi hành theo Nghị định số 392 của Thống sứ,   
ngày 14 tháng 3 năm 1914.             

        15. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, ngày 31-7-19142

        Toàn quyền Đông Dương;

        Chiếu theo các sắc lệnh ngày 20-10-1912, và quy định các quyền hạn của Toàn quyền và tổ chức hành chính và tài chính của Đông Dương;

        Chiếu theo quyết định ngày 25-12-1913;

        Chiếu theo Thông tư Bộ trưởng ngày 20-6-1911;

        Chiếu theo nghị định ngày 6-12-1910, lập uỷ ban nghiên cứu vấn đề phân định các biên giới của Nam Kỳ và Campuchia;

        Chiếu theo các biên bản của uỷ ban nói trên đề xuất các kiến nghị về thay đổi các biên giới giữa các tỉnh Kampot và Hà Tiên, Tây Ninh và Prey Vũng, Thủ Dầu Một và Kompong Cham (vùng Kratie);

        Chiếu theo nghị định ngày 22-6-1912 về các uỷ ban cắm mốc có nhiệm vụ đặt các mốc giới mới đã được uỷ ban thành lập theo nghị định ngày 6-12-1910, xác định;

        Chiếu theo cuộc thảo luận của Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ ngày 6-10-1913 về phân định biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia;

        Theo đề nghị của Chính phủ Nam Kỳ, ở Hội đồng cơ mật và Thống sứ Campuchia;

        Sau khi nghe ý kiến của Uỷ ban thường trực của Hội đồng Phủ Toàn quyền;

       
QUYẾT ĐỊNH

        Điều 1:

        Biên giới mới phân chia các tỉnh Hà Tiên và Kampot, giữa vũng tàu phía trong của Hà Tiên và vịnh Xiêm đi theo đường dây điện báo đến điểm đường đó cắt cắt công sự cách Hà Tiên 2.293 mét, điểm này được chỉ ra bằng chữ B trên bình đồ kèm theo nguyên bản nghị định.

        Từ điểm B, biên giới kéo dài 1.441 mét, theo ranh giới hiện nay của xã Sa Kỳ được đánh dấu bằng vết các công sự cũ để lại, đến điểm C, rồi D, là điểm cực Bắc xã Sa Kỳ tạo bời nùi Phnom Prachieu (An Nam gọi là núi Đá Dựng); khoảng cách từ B đến C là 423 mét, từ C đến D là 1.018 mét.

        Từ D đến E (cách nhau 688 mét), biên giới đi qua một "trảng" sâu, rồi ở E gặp một tuyến phòng thủ, đi theo tuyến này đến F là điểm cao ranh giới của vùng đất Sa Kỳ, khoảng cách từ E đến F là 481 mét.

        Từ F, tuyến phòng thủ quay lại phía điểm E, chạy liên tục tới bờ sông tại đó nó gặp điểm G, khoảng cách F - G là 3.148 mét.

        Điều 2:

        Biên giới mới giữa các tỉnh Tây Ninh và Prey Veng. Vùng đất nằm giữa có tên là Cái Cậy đến hợp lưu sông Cái Cậy với rạch ông Ba được sáp nhập vào Campuchia.

        Từ điểm này, biên giới mới đầu tiên đi theo một đường thẳng dài 1.523 mét đến điểm B, sau đó đi theo một đường dài 209 mét tạo ra với đường thứ nhất một góc 190°30', rồi đi đến rạch Ra So, theo đường này đến khi nó cắt biên giới hiện tại không điều chỉnh gì giữa Nam Kỳ và Campuchia.

        Điều 3:

        Biên giới mới giữa các tỉnh Thủ Dầu Một và Kompong Cham (vùng Kratie) đi từ hợp lưu sông Cần Lê Chàm với sông Cần Lê Tru (sông Sài Gòn), đi theo sông Cần Lê Chàm đến điểm nó rời hướng Bắc để tạo thành một khuỷu lớn ở phía Đông. Điểm này được chỉ ra bằng chữ A trên bản đồ kèm theo nguyên bản nghị định.

        Sau đó, đi theo đường thẳng tới điểm tới giao điểm sông Prèk Chrieu và đường Kratie quay về phía Đông đi theo sông Prek Chrieu đến nguồn sông này (điểm C).

        Tiếp tục đi theo đường thẳng đến điểm D, ở đó gập sông Prek Man hay Djerman, theo dòng sông này đến nguồn sông, rồi đến hợp lưu sông Dar Klé và sông Dar Hoyt.

        Biên giới đi theo sông Dar Hoyt tới nguồn của nó.

        Điều 4:

        Chính phủ Nam Kỳ và Thống sứ Campuchia chịu trách nhiệm mỗi người theo phần việc của mình, thi hành nghị định này.

Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 1914             
THAY MẶT ÔNG TOÀN QUYỀN ĐANG ĐI CÔNG TÁC 
CHÁNH VĂN PHÒNG PHỦ TOÀN QUYỀN ĐÔNG DƯƠNG
VAN VOLLENHOVEN                   

KÝ THAY ÔNG TOÀN QUYỀN, THỐNG SỨ CAMPUCHIA
E. OUTREY                           
--------------
1. Sarin Chhak, Các biên giới của Campuchia, sách đã dẫn
2. Công báo Đông dương, năm 1914, tr. 1258 - 1259. AOM, BIB/AOM/ 50061/1914


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 08:14:42 pm

        16. Sắc lệnh của Tổng thống Cộng hoà Pháp, ngày 20-9-1915

        Toàn quyền Đông Dương, Huân chương Bắc đẩu bội tinh,

        Căn cứ sắc lệnh ngày 20-11-1911 quy định về quyền hạn Toàn quyền Đông Dương và các tổ chức tài chính và hành chính ở Đông Dương,

        Căn cứ sắc lệnh ngày 20-9-1915 về phê chuẩn các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương việc thực hiện chuyển dịch lãnh thổ giữa các bộ phận trong Liên bang Đông Dương.

       
NGHỊ ĐỊNH

        Điều khoản duy nhất: Sắc lệnh ngày 20-9-1915 được ban bố ở Đông Dương, phê chuẩn các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, việc thực hiện chuyển dịch lãnh thổ giữa các bộ phận trong liên bang Đông Dương.
       
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 1915
E.ROUME.                   

       
SẮC LỆNH CỦA TỔNG THỐNG CỘNG HOÀ PHÁP

        Căn cứ đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thuộc địa;

        Chiếu theo Nghị định số 18 của Nghị viện nguyên lão ngày 3-5-1854;

        Chiếu theo Hiệp ước giữa nước Pháp và Xiêm được ký ngày 23-3- 1907 và được phê chuẩn ngày 21-6-1907;

        Chiếu theo Sắc ,lệnh ngày 27-6-1907, thực hiện theo tinh thần Hiệp ước Pháp - Xiêm;

        Chiếu theo Sắc lệnh ngày 20-10-1911, quy định quyền của Toàn quyền Đông Dương và các tổ chức tài chính và hành chính ở Đông Dương Chiếu theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,

       
SẮC LỆNH

        Điều 1:

        Mọi việc chuyển dịch lãnh thổ giữa các xứ hợp thành thuộc địa Đông Dương thuộc Pháp được thực hiện bằng các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương được Hội đồng chính phủ quyết định, sau khi có ý kiến của Hội đồng bảo hộ hoặc Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ. Tất nhiên, các nghị định này chỉ được thực thi sau khi được Bộ trưởng Bộ Thuộc địa chuẩn y.

        Điều 2:

        Các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương thực hiện việc chuyển dịch lãnh thổ giữa các bộ phận của Đông Dương sau đây được phê chuẩn:

        1. Nghị định ngày 29-8-1896, rút ba huyện của Thượng Lào sáp nhập vào tỉnh Thanh Hoá.

        2. Nghị định ngày 15-6-1903, sáp nhập vùng Hủa Phăn của tỉnh Thanh Hoá (Trung Kỳ) vào xứ Hương Sơn (Lào).

        3. Nghị định ngày 22-11-1904, cắt tỉnh Đắc Lắc khỏi Lào và nhập tỉnh này vào Trung kỳ.

        4. Nghị định ngày 6-12-1904, trả lại tỉnh Stung Treng thuộc Lào về Campuchia, bớt lại một phần đất được đặt dưới sự cai quản về hành chính và chính trị của Trung Kỳ và tách vùng Sien pang của tỉnh Khong (Lào) để nhập lại vào tỉnh Stung Treng.

        5. Nghị định ngày 28-3-1905, hoạch định ranh giới lãnh thổ giữa Vương quốc Campuchia và Vương quốc Bassac (Lào).

        6. Nghị định ngày 16-5-1905, sáp nhập các mường của Campuchia vào tỉnh Bassac.

        7. Nghị định ngày 4-7-1905, trả vùng đất của Lào bao gồm các khu vực các bộ lạc Sedang, Bana, Giarai... về cho lãnh thổ Trung Kỳ dưới tên gọi tỉnh Mọi Pleiku.

        8. Nghị định ngày 7-11-1905 sáp nhập một số làng Mọi thuộc tỉnh Phan Thiết (Trung Kỳ) vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ).

        9. Nghị định ngày 27-6-1907 sáp nhập tỉnh Kas Long vào công sứ Kăm-pôt như đã được xác định trong Nghị định thư đính kèm theo Hiệp ước giữa Pháp và Xiêm ký ngày 23-3-1907.

        10. Nghị định ngày 27-6-1907 sáp nhập vào Campuchia lãnh thổ Battambang, vùng được cấu thành từ các tỉnh Battambang, Xiêm Riệt và Sisophon, như đã được xác định trong Nghị định thư đính theo Hiệp ước giữa Pháp và Xiêm ký ngày 23-3-1907.

        11. Nghị định ngày 31-7-1914 hoạch định biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia.

        Điều 3:

        Bộ trưởng Bộ Thuộc địa chịu trách nhiệm thỉ hành Sắc lệnh này.
       
Làm tại Paris ngày 20 tháng 9 năm 1915
R. POINCARE                   
THAY MẶT TỔNG THỐNG CỘNG HOÀ PHÁP
 
GASTON DOUMERGUE             
BỘ TRƯỞNG BỘ THUỘC ĐỊA         


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 08:26:24 pm

        17. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương về các ranh giới tỉnh Đắc Lắc, ngày 30-3-19321

        Toàn quyền Đông Dương, huân chương Bắc đẩu Bội tinh hạng 3,

        Chiếu theo các sắc lệnh ngày 20-10-1911 về xác định các quyền hạn của Toàn quyền và tổ chức tài chính và hành chính Đông Dương;

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 23-8-1928;

        Chiếu theo nghị định ngày 13-6-1916 về phí tổn đại diện và kinh lý;

        Chiếu theo nghị định ngày 23-6-1932 về giảm 10% chi phí công tác hay chi phí đại diện và kinh lý theo một nghị định địa phương do các viên chức các cấp chính quốc, thuộc đia, địa phương hay thành phố đi công tác ở Đông Dương thu được;

        Theo đề nghị của ông Thống sứ Trung Kỳ;

       
QUYẾT ĐỊNH

        Điều 1:

        Một đơn vị hành chính được thành lập ở tỉnh Đắc Lắc (Trung Kỳ) gọi là đơn vị Dac Dam. Đơn vị bao gồm các lãnh thổ được xác định trong các ranh giới sau:

        Ở phía Đông - Bắc: các sông Srépok và Trong Kno;

        Ở phía Đông - Nam: đường phân thuỷ của:

        1. Dak Pri và Dak Dro;

        2. Dak Tong và Dak Bung So;

        3. Dak R'Mang và Dak Bung So.

        Ở phía Nam: sông Đồng Nai;

        Ở phía Tây: sông Dac Dam và đường phân thuỷ Sông Bé và sông Dak Bung So.

        Viên chức hay sĩ quan đứng đầu vùng đó, với danh nghĩa người được Công sứ Ban Mê Thuộc uỷ lĩnh, sẽ đóng ở Buou jen drom.

        Điều 2:

        Viên chức được uỷ lĩnh ở Buou jen drom của Công sứ Ban Mê Thuộc, với tư cách đó, có quyền hưởng các chi phí đại diện và kinh lý, phụ cấp năm là 500 piastres theo nghị định ngày 13-2-1916. Tiền phụ cấp đó giảm 10% theo nghị định đã nói ngày 23-2-1932.

        Điều 3:

        Khâm sứ Trung kỳ chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 1932
P. PASQUIER                 

        18. Nghị định quy định về lanh giói lỉnh Pleiku, ngày 04-3-1933

        Toàn quyền Đông Dương, huân chương bắc đẩu bội tinh hạng 3:

        Chiếu theo các sắc lệnh ngày 20-10-1911 xác định các quyền hạn của Toàn quyền và tổ chức tài chính và hành chính ở Đông Dương Chiếu theo sắc lệnh ngày 23-8-1928;

        Chiếu theo nghị định ngày 9-2-1913 về thành lập tỉnh Kon Tum;

        Chiếu theo Nghị định ngày 24-5-1925 về thành lập Trung tâm Hành chính Pleiku;

        Chiếu theo nghị định số 6 - 8 bis ngày 24-5-1932 quy định thành lập một tỉnh mới trên lãnh thổ tỉnh Kon Tum;

        Theo đề nghị của Khâm sứ Trung Kỳ và sau khi đã hỏi ý kiến của Hội đồng Bảo hộ Trung Kỳ và Cơ mật viện;

        Uỷ ban thường trực của Hội đồng Chính phủ Đông Dương thông qua,

       
NGHỊ ĐỊNH

        Điều thứ 1: Tỉnh mới thành lập ở Trung Kỳ theo Nghị định ngày 24 tháng 5 năm 1932 được đặt tên là tỉnh Pleiku, tỉnh lị được đặt tại Pleiku.

        Điều thứ 2: Tỉnh Pleiku có ranh giới như sau:

        1) Phía Bắc: Đường A - Y phân cách giữa Pleiku và Kon Tum được thể hiện trên hai mảnh bản đồ đính kèm theo bản chính của Nghị định này và được xác định như sau:

        Điểm A: 116G78,96 độ kinh, 15G33 độ vĩ là điểm mà biên giới của Campuchia chạy qua về phía Đông sông Sê San. Đường ranh giới chạy theo sông Sê San đến:

        Điểm B: 117G13,60 độ kinh, 15G80 độ vĩ,

        Rồi đi chéo về phía Đông - Đông Nam chạy ngang cao điểm 1.178, qua điểm trắc địa Thu Tu Kon 1.269 mét, qua cao điểm 702 chạy đến gặp sông Ya Rung ở điểm F. Đi theo sông Ya Rung và băng qua quốc lộ 14 ở điểm G ở cây số 36,385 (cầu Ya Rung, thuộc tỉnh Pleiku), đi theo đường phân thuỷ qua các cao điểm 1197 và 1254 đến điểm J, hợp lưu giữa sông Dak Ban và sông Trong Pa Long, ngược theo sông Dak Lan đến điểm K nằm ở hướng chính Tây của điểm L, Chi Ro Dan 997 mét, rồi chạy đến điểm M là điểm mà sông Dak Grang được hình thành do sự hợp lại của hai con sông, chạy xuôi theo dòng của sông Dak Grang và băng qua quốc lộ 19 ở điểm cây số 122,800 (cầu qua sông Dak Grang thuộc về tỉnh Kon Tum - điểm N), đi xuôi theo hướng Nam để đến gặp một nhánh không tên của sông Dak Ayoun, chạy đến gặp sông Dka Ayoun ở ngã ba và chạy theo sông Dak Ayoun đến:

        Điểm Q: 117G59 độ kinh, 15G40 độ vĩ,

        Ngược theo hướng Đông - Đông Bắc, chạy qua cát đỉnh núi Chu Kinh, Chu Bal, quay về hướng Đông đến đỉnh núi Kon Bra, chạy đến gặp núi Chu Bloi và điểm T ở cầu trên đường 188 (thuộc tỉnh Kon Tum), xuôi theo sông Ya Pour đến ngã ba sông Ba, chạy theo hướng Đông qua các đỉnh núi Chư Kí và Kon Da Dam đến thung lũng Dak Po Kor về phía Bắc và thung lũng Ya Tuol về phía Nam, rồi chạy theo hướng Đông qua một vùng hoàn toàn không biết rõ địa hình đến đường ranh giới Bình Định ở điểm Y.

        2) Về hướng Đông, hướng Nam và hướng Tây, các ranh giới cũ của tỉnh Kon Tum nằm ở phía Nam của đường A - Y nói trên. Điều thứ ba: Khâm sứ Trung Kỳ chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
       
Hà Nội, ngày 4 tháng 3 năm 1933
P. PASQUIER           

--------------
1. Công báo Đông Dương, 1932, tí.li70; CAOM: BIB/AOM/50061/1932


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 08:32:09 pm
       
        19. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, ngày 6-12-1 9351

        Toàn quyền Đông Dương, huân chương Bắc đẩu bội tinh hạng 3;

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 20-10-1911 xác định các quyền hạn của Toàn quyền và tổ chức tài chính và hành chính Đông Dương;

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 2-7-1935;

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 20-9-1915 về việc di chuyển lãnh thổ giữa các bộ phận khác nhau của Liên hiệp Đông Dương;

        Chiếu theo nghị định số 1615 ngày 28-5-1935 của Thống sứ Campuchia lập một uỷ ban nghiên cứu về vấn đề phân định biên giới Nam Kỳ - Campuchia (khu vực Mê Công - Bassac);

        Chiếu theo các biên bản của uỷ ban nói trên;

        Chiếu theo sự thoả thuận giữa Thống sứ Campuchia và Thống đốc Nam Kỳ;

        Chiếu theo ý kiến tán thành của Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ và Hội đồng Bảo hộ Campuchia trong các phiên họp của các hội đồng hữu quan vào các ngày 2 và 15-10-1935;

        Sau khi nghe ý kiến của Hội đồng Chính phủ Đông Dương,

        
QUYẾT ĐỊNH

        Điều 1:

        Biên giới phân chia các tỉnh Châu Đốc (Nam Kỳ) và Kandal (Campuchia) giữa sông Mê Công và sông Bassac đi theo đường do uỷ ban thành lập theo nghị định ngày 28-5-1935 nêu trên vạch ra trên bình đồ kèm theo nguyên bản nghị định này.

        Biên giới đó có cắm các cột mốc số 84, 85, 87 và 88 và có ghi các điểm A, B, C, D.

        Các cột mốc và các điểm nói trên được xác định như sau:

        Cột mốc số 84: cắm cách 10 mét phía Nam chỗ hợp lưu với sông Mê Công một kênh đào giữa các mảnh đất thuộc ông Lê Văn Can ở phía Bắc và ông Nguyễn Cao Bang ở phía Nam.

        Cột mốc số 85: Cắm trên bờ Đông tráng Diêm đối diện với nhánh Tây của tráng đó.

        Điểm A: Nằm cách phía Đông tráng Cá Tra vào khoảng 140 mét. Điểm này đã được vật chất hoá bằng một mốc đạc tam giác đặt năm 1935 khi lập bản đồ đo vẽ thôn Tân An.

        Điểm B: Nằm trên bờ Tây một nhánh sông Mương Lớn chảy về phía Bắc, cách hợp lưu nhánh đó với chính sông Mương Lớn vào khoảng 150 mét.

        Cột mốc số 86: Cắm trên bờ Tây rạch Cù Lao đối diện với hợp lưu rạch này với sông Mương Lớn.

        Điểm C: Nằm ở điểm xa nhất phía Nam sông Ho Ta Mỹ cạnh một đường mòn cho xe bò kéo đi theo bờ Nam của lũng này và cách bờ Tây rạch Bắc Nam vào khoảng 1 km.

        Cột mốc số 87: Cắm ở cạnh phía Nam đường mòn nói trên, cách điểm C vào khoảng 530 mét.

        Điểm D: Cắm cách bờ Nam sông Bassac, của ranh giới phía Nam của khu đất của nhà máy rượu Ba Nam.

        Điều 2:

        Sau đây sẽ cử một uỷ ban cắm mốc để, khi nước rút, tiến hành đặt mốc đánh dấu biên giới đã nói.

        Điều 3:

        Thống đốc Nam Kỳ và Thống sứ Campuchia, chịu trách nhiệm, mỗi người theo phần việc của mình, thi hành nghị định này.
        
Hà Nội, ngày 6 tháng 12 năm 1935
RENÉ ROBIN            

---------------
1. Công báo Đông Dương, số đặc biệt hàng tháng, 12/1935, tr 1272 - 1273; CAOM: BIB/AOM/50061/1935/ tháng 12


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 08:35:22 pm
       
        20. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, ngày 11-12-19361

        Quyền Toàn quyền Đông Dương, huân chương Bắc đẩu bội tinh,

        Chiếu theo các sắc lệnh ngày 20-10-1911, xác định các quyền hạn của Toàn quyền và tổ chức tài chính và hành chính của Đông Dương;

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 9-12-1936;

        Chiếu theo thông tri Bộ trưởng ngày 29-6-1911;

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 20-9-1915 về các cuộc di chuyển lãnh thổ giữa các bộ phận khác nhau của Liên hiệp Đông dương;

        Chiếu theo nghị định ngày 8-4-1936 của Thống sứ Campuchia về việc cử một ban điều tra việc phân định biên giới Nam Kỳ - Campuchia giữa Châu Đốc và Prey Veng do các kỹ sư - đo vẽ địa hình của Sở Địa dư là Symphorien và Dumas thực hiện vào các ngày 16 và 17-3-1935;

        Chiếu theo biên bản của ban đó;

        Chiếu theo sự thoả thuận giữa Thống sứ Campuchia và Thống đốc Nam Kỳ;

        Chiếu theo ý kiến tán thành của Hội đồng thuộc địa của Nam Kỳ và Hội đồng Bảo hộ của Campuchia trong các phiên họp của các hội đồng hữu quan vào các ngày 15 và 16-7-1936.

        Sau khi nghe ý kiến của Hội đồng Chính phủ,

        
QUYẾT ĐỊNH

        Điều 1:

        Biên giới phân chia các tỉnh Châu Đốc (Nam Kỳ) và Prey Veng (Campuchia) giữa sông Mê Công và sông Sở Thượng đi theo đường do uỷ ban thành lập theo nghị định ngày 8-4-1936 đã nêu trên vạch ra.

        Biên giới đó được cắm các cột mốc số 83, 82, 81, 80 và 79. Các cột mốc đó được xác định như sau:

        Cột mốc số 83: Cách 2.180 mét cột mốc số 82, được cắm ở phía Đông, đường đi dọc theo bờ trái sông Tiền, cách một cây gòn rất đáng chú ý 90 mét, cách bờ trái sông này 38 mét và ở điểm một rãnh trồng tre lớn gặp đường bờ sông.

        Từ cột mốc số 83 biên giới đi theo rãnh nói trên và đi thẳng đến một mốc bằng đá hoa cương có thiết diện vuông xây trên một khối bê tông lớn. Đó là mốc TGI (toạ độ: X = + 13.434,60 và Y = + 25,952,60 của hệ thống Nam Kỳ) và cách cột mốc số 82 là 204 mét về phía Đông.

        Từ mốc tam giác đạc đến cột mốc số 82 biên giới đi theo một đường thẳng giả tưởng hướng Tây Bắc - Đông Nam và cách điểm tam giác đạc 2.014 mét là cột mốc số 82.

        Cột mốc số 82 theo công ước : Cột mốc số 82 đặt ở khoảnh đất của ông Nguyễn Văn Bang ở vị trí hiện nay có một chiếc chum, cách điểm T.G.I là 2.014 mét, cách 86 mét một điểm tam giác đạc được làm bằng đá hoa cương có thiết diện vuông và có toạ độ X = + 15.032,55 và Y = + 24.585,74 của hệ thống Nam Kỳ. Đó là điểm tam giác đạc số 38 của thôn Thường Phước (Nam Kỳ).

        Từ cột mốc số 82, biên giới đi theo một đường thẳng giả tưởng hướng Tây - Đông Nam, với khoảng cách 2.452 mét qua vùng đồng bằng đến cột mốc số 81.

        Cột mốc số 81: Đặt ở miếng đất còn thuộc tài sản công cộng và có nhiều bụi rậm của phía Nam Kỳ và cách một điểm tam giác đạc 260 mét, có toạ độ X = + 17.097,00 và Y = + 23.596,35 của hệ thống Nam Kỳ, đó là điểm T.S.V của Thường Phước (Nam Kỳ).

        Từ cột mốc số 81, biên giới đi theo một đường giả tưởng hướng Tây Đông Bắc, với khoảng cách 2.568 mét đến cột mốc số 80.

        Cột mốc số 80 là một chiếc chum đặt trên một mô đất. Chiếc chum đó nằm trong miếng đất của ông Lê Văn Hoài (Thường Phước) trồng lúa và ngô.

        Từ cột mốc số 80, biên giới cũng đi theo hướng Tây - Đông Bắc như trên, và cũng theo đường thẳng đến cột mốc số 79 nằm cách cột mốc số 80 là 708 mét sau khi cắt ngang qua rạch Mỹ Cân.

        Cột mốc số 79 là một chiếc cột làm bằng gỗ giáng hương, cao khoảng 1,7 mét, đặt ở bờ phải sông Sở Thượng và bên phải đường bờ sông, trên miếng đất của ông Tô Phước Xen (Thường Phước).

        Điều 2:

        Sau đây, sẽ cử một uỷ ban cắm mốc, ngay sau khi nước rút, có nhiệm vụ đặt các mốc đánh dấu biên giới mới đã nói.

        Điều 3:

        Thống đốc Nam Kỳ và Thống sứ Campuchia, chịu trách nhiệm mỗi người theo phần việc của mình, thi hành nghị định này.

Sài Gòn, ngày 11 tháng 12 năm 1936
SILVESTRE                
       21. Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, ngày 26-7-19422

        Toàn quyền Đông Dương, huân chương Bắc đẩu bội tinh;

        Chiếu theo các Sắc lệnh ngày 20-10-1911, xác định các quyền hạn của Toàn quyền và tổ chức tài chính và hành chính của Đông Dương;

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 20-9-1915;

        Chiếu theo sắc lệnh ngày 23-10-1940;

        Theo đề nghị cùng đưa ra của Thống đốc Nam Kỳ sau khi nghe ý kiến uỷ ban hỗn hợp, Hội đồng Thuộc địa và Hội đồng Cơ mật, và của Thống sứ Campuchia sau khi nghe ý kiến của Hội đồng Bảo hộ;

        Sau khi nghe ý kiến của Hội đồng Chính phủ;

        Chiếu theo bức điện cáp của ông Quốc vụ khanh phụ trách thuộc địa, số 4061, ngày 15-7-1942,

        
QUYẾT ĐỊNH

        Điều 1:

        Đảo nhỏ Koh Ka Ki (An Nam gọi là cù lao Khánh Hoà) hiện nay thuộc thum Prek Chrey, quận Koh Thom, tỉnh Kandal (Campuchia) nay sáp nhập vào làng Khánh An, tỉnh Châu Đốc (Nam Kỳ) như ghi ở bình đồ phụ lục đính kèm bản gốc của nghị định này.

        Điều 2:

        Vùng dân cư Bengel (An Nam gọi là Bình Ghi) và một dải đất rộng 200 in và dài 2,5 km nằm giữa Bình Ghi và khuỷu sông Prek Bình Ghi thuộc tinh Châu Đốc (Nam Kỳ) này sáp nhập vào Campuchia như ghi ở bình đồ phụ lục đính kèm bản gốc của nghị định này.

        Phần đất sáp nhập bao gồm cả các lô 1 và 2 thuộc tờ thứ hai của bình đồ địa dư làng Cảnh Bình.

        Điều 3:

        Ông Chánh văn phòng Phủ Toàn quyền Đông Dương, Thống đốc Nam Kỳ và Thống sứ Campuchia, chịu trách nhiệm mỗi người theo phần việc của mình, thi hành nghị định này.
        
Đà Lạt, ngày 26 tháng 7 năm 1942
DECOUX              

--------------
1. Công báo Đông Dương, 26/12/1936, tR. 3805; CAOM:BIB/AOM/50061/ 1936/tháng 12
2. Sarin Chhak, Các biên giới của Campuchia, sách đã dẫn)


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 08:45:56 pm
       
        22. Tuyên bố của ông Tép Phan, đại biểu Campuchia sau khi kết thúc Hội nghị Giơ-ne-vơ, ngày 21-7-19541

        Các khoản 7, 11, 12 của định ước cuối cùng quy định việc tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

        Campuchia yêu cầu hội nghị xem điều khoản đó không bao hàm việc từ bỏ các quyền và lợi ích chính đáng mà Campuchia có thể nhấn mạnh đối với một số vùng của Nam Việt Nam, và về vấn đề đó Campuchia đã nêu các bảo lưu rõ ràng, nhất là vào thời điểm ký hiệp ước Pháp - Khơme ngày 8-11-1949 về các quan hệ giữa Pháp và Campuchia và khi có biểu quyết sáp nhập Nam Kỳ vào Việt Nam.

        Trung thành với lý tưởng hoà bình và nguyên tắc không can thiệp, Campuchia sẽ không xen vào các công việc nội bộ của nước Việt Nam và hoàn toàn tán thành nguyên tắc tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này với điều kiện điều chỉnh và hợp thức hoá việc phân định các biên giới giữa quốc gia này và Campuchia, những biên giới cho đến nay được xác định theo hành động đơn phương của nước Pháp.

        Để làm cơ sở cho bản tuyên bố này, phái đoàn Campuchia gửi cho tất cả các thành viên Hội nghị một "Bản ghi nhớ về các vùng đất Campuchia ở Nam - Việt Nam".

        23. Tuyên bố của Uỷ ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam - Việt Nam, ngày 31-5-19672

        "Xét Sự phát triển tốt đẹp các quan hệ láng giềng tốt và trên tình nghĩa anh em giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Khơ-me trên cơ sở năm nguyên tắc chung sống hoà bình: cùng tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, không xâm lược, không can thiệp vào các công việc nội bộ, bình đẳng và hai bên cùng có lợi, chung sống hoà bình.

        Xét việc bọn đế quốc Mỹ và nhà cầm quyền Sài Gòn và Bangkok trâng tráo yêu cầu xét lại các biên giới hiện tại của Campuchia và không ngừng đe doạ độc lập, chủ quyền, sự trung lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của vương quốc Campuchia.

        Đáp ứng thông cáo ngày 9-5-1967 theo đó Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã kêu gọi các nước tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong các đường biên giới hiện tại của mình.

        Uỷ ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố rằng:

        1. Lập trường trước sau như một của Mặt trận là thừa nhận sự toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong các biên giới hiện tại của nước này và cam kết tôn trọng sự toàn vẹn đó.

        2. Mặt trận thừa nhận và cam kết thừa nhận các biên giới hiện tại giữa Nam Việt Nam và Campuchia.

        3. Mặt trận kịch liệt lên án các mưu toan và các hành động xâm lược của bọn đế quốc Mỹ và lũ tay sai của Nam Việt Nam và Thái Lan của chúng chống vương quốc Campuchia; Mặt trận kiên quyết chống lại các mưu toan của chúng muốn thay đổi các biên giới hiện tại của vương quốc Campuchia.

        Chính sách của Uỷ ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng Nam Việt Nam về các biên giới của Campuchia, cũng như toàn bộ chính sách của Mặt trận đối với vương quốc Campuchia, đáp ứng các lợi ích trước mắt của hai dân tộc trong cuộc đấu tranh chống bọn đế quốc Mỹ, để bảo vệ các quyền dân tộc thiêng liêng của mỗi nước, đồng thời đáp ứng các lợi ích lâu dài về xây dựng đời sống về mọi mặt theo đúng các nguyện vọng của mỗi dân tộc. Chính sách đó là một sự đóng góp đáng kể vào nền hoà bình và an ninh trong khu vực này của thế giới".

        24. Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 8-6-1967

        Các nước tham gia Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, theo Điểm 12 của bản Tuyên bố cuối cùng, đã cam kết tôn trọng các quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia và sẽ không can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước này. Nhưng, trong khi tiến hành xâm lược Việt Nam và can thiệp quân sự vào Lào, bọn đế quốc Mỹ, phối hợp với nhà cầm quyền Sài Gòn và Bangkok, đã hên tiếp đe doạ chống độc lập, chủ quyền, sự trung lập và toàn vẹn lãnh thổ của vương quốc Campuchia và âm mưu xem xét lại các biên giới hiện tại của Campuchia. Rõ ràng là chúng đã chà đạp các hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương và phá hoại nghiêm trọng hoà bình ở Đông Dương và ở khu vực này của thế giới.

        Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Quốc trưởng Samdech Nô-rô-đôm Xi ha-núc, nhân dân Khơ-me đã kiên quyết đấu tranh chống các mưu toan và hành động phá hoại của bọn đế quốc Mỹ để bảo vệ các lợi ích quốc gia thiêng liêng của mình. Nhân dân Việt Nam bao giờ cũng đã hết lòng ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa đó của nhân dân Khơ-me. Trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là bọn đế quốc xâm lược Mỹ, tình hữu nghị ruột thiệt và tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Khơ-me anh em càng ngày càng được củng cố và phát triển.

        Xuất phát từ chính sách trước sau như một của mình đối với vương quốc Campuchia, là tôn trọng độc lập, chủ quyền, sự trung lập và sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này, . Chính phủ nước Việt Nam DCCH long trọng tuyên bố.

        1. Chính phủ Việt Nam thừa nhận và cam kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong các đường biên giới hiện tại của Campuchia.

        2. Chính phủ Việt Nam hoàn toàn tán thành bản tuyên bố ngày 31-5-1967 của Uỷ ban trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam về việc thừa nhận các đường biên giới hiện tại giữa Nam Việt Nam và Campuchia. Chính phủ nước Việt Nam DCCH thừa nhận các đường biên giới đó và cam kết tôn trọng chúng.

        Chính phủ nước Việt Nam DCCH tin chắc rằng việc tăng cường các quan hệ láng giềng tốt và sự phát triển tình hữu nghị và tin vậy lẫn nhau giữa Việt Nam và Campuchia đáp ứng các lợi ích của hai nước và các lợi ích của cuộc đấu tranh chung của các dân tộc Đông Dương chống bọn đế quốc xâm lược Mỹ, để bảo vệ các quyền quốc gia thiêng liêng của hai nước và vì duy trì hoà bình ở Đông Dương, ở Đông Nam Á và trên thế giới".

---------------
1. Các tư liệu về Hội nghị Giơ-ne-vơ về Đông Dương (21/7/1954). Nhận xét và Nghiên cứu tư liệu, 30/7/1954, N°1901, Pari: Tư liệu Pháp
2. Nghiên cứu Campuchia, N°10, 4-6/1967, tr 16


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 09:31:48 pm
       
        25. Tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh các dân tộc Đông Dương, ngày 24 - 25-4-1870 (đoạn trích)1

        "Các bên tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của các hiệp định Genève năm 1954 về Đông Dương, thừa nhận và cam kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia trong các đường biên giới hiện tại của nước này...".

        26. Vấn đề biên giói giữa Campuchia và Việt Nam (vài khía cạnh lịch sử và pháp lý)

        Trần Văn Minh (bản dịch từ tiếng Pháp)

        Trước khi bị nước Pháp đô hộ, Việt Nam và Campuchia là hai nước đã thành hình từ lâu và đã có ranh giới, tuy không được thể hiện một cách chính xác như biên giới các nước phương Tây hiện đại nhưng cũng minh định lãnh thổ của hai bên, và có thể gọi là biên giới lịch sử.

        Trong thời kỳ ngoại thuộc, những biên giới lịch sử này được thay đổi ít nhiều tuỳ từng trường hợp, và được xác định cụ thể. Biên giới do ngoại bang đặt ra có thể gọi là "biên giới thuộc địa" - frontières coloniales.

        Sau khi thâu hồi độc lập, vấn đề đặt ra cho Việt Nam và Campuehia cũng như tất cả các nước trong cùng một hoàn cảnh là nên giữ nguyên biên giới thuộc địa hay nên lập lại biên giới lịch sử?

        Rất nhiều nước, nhất là ở Phi châu, để giải quyết vấn đề này đã tán thành nguyên tắc duy trì biên giới thuộc địa, để tránh các vụ tranh chấp vô tận và các đòi hỏi không bờ bến, có thể làm đảo lộn một tình trạng đã ổn định từ lâu.

        Tuy nhiên, cũng có một số nước chỉ trích biên giới thuộc địa, coi đó là "biên giới thực dân" - frontières colonialistes - là một tàn tích của thời kỳ ngoại thuộc, cần phải xoá bỏ. Các nước này đòi lại biên giới lịch sử vì có lợi cho họ hơn. Như vậy, đối với các nước này, chỉ có một vấn đề là vấn đề biên giới thuộc địa.

        Nhưng cũng có nước đòi đi xa hơn nữa, không những đòi xoá bỏ biên giới thuộc địa mà còn đòi thay đổi luôn cả biên giới lịch sử nữa. Trong trường hợp này, đương sự muốn đi ngược dòng thời gian, trở lại một thời quá khứ mà lãnh thổ của họ rộng lớn nhất, và đặt ra hai vấn đề: vấn đề biên giới lịch sử và vấn đề biên giới thuộc địa cần phải giải quyết.

        Đó chính là trường hợp của Campuchia, đã đặt lại vấn đề biên giới lịch sử ngay từ khi Pháp mới bảo hộ, và sau năm 1945 đặt lại cả vấn đề biên giới lịch sử và biên giới thuộc địa.

        Nhưng vấn đề biên giới lịch sử Việt Nam - Campuchia có đặc điểm là nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương chỉ quy định các địa giới (frontières terrestres) mà không quy định hải giới (frontières maritimes). Vì vậy, sau khi xem xét vấn đề biên giới lịch sử (phần I), cần phải tách rời hai vấn đề địa giới (frontières terrestres) (phần II) và hải giới (frontières mantimes) (phần III).

        Phần I. Vấn đề biên giới lịch sử

        Bảo rằng biên giới thuộc địa là do ngoại bang đặt ra trong thời kỳ đô hộ, và vì thế, đòi sửa đổi lại, điều đó có thể hiểu được.

        Nhưng đòi sửa lại cả biên giới lịch sử đã lập ra trong thời kỳ tự chủ, do sự thoả thuận giữa hai nước láng giềng, điều này có vẻ khó giải thích hơn. Nếu nước nào cũng đòi hỏi như vậy, thì bản đồ thế giới sẽ hoàn toàn đảo lộn, mà vẫn không giải quyết được vấn đề, vì có nước muốn lùi lại vài thế kỷ trước, có nước trở lại ranh giới thời trung cổ hay có khi thượng cổ nữa.

        Nói chung, trên thực tế, trường hợp này ít xảy ra vì các đòi hỏi đó không dựa trên những cơ sở vững chắc.

        Nguyên nhân nào đã thúc đẩy Campuchia đặt lại vấn đề biên giới lịch sử và đòi hỏi các đất đai đã nhượng cho Việt Nam từ thế kỷ trước? Những đòi hỏi này có hợp lý hợp tình không? Đó là hai điểm cần phải phân tích.

        1. Những uẩn khúc lịch sử

        Sở dĩ Campuchia đòi lại miền Nam Việt Nam từ khi bị Pháp đô hộ, là vì có một uẩn khúc lịch sử, có thể nói là một hiểu lầm ly kỳ. Nguyên là khi người Pháp bắt đầu gây chiến sự với triều đình Huế, thì vua Caomiên Ang Dương nghĩ ra một kế hoạch táo bạo: thúc đẩy nước Pháp chiếm Nam Kỳ của nước láng giềng, rồi sau đó nhượng lại Nam Kỳ cho Campuchia. Ngược lại, Caomiên sẽ nhận để Pháp bảo hộ. Như thế, cả hai bên sẽ đều có lợi: Caomiên lấy lại được đất Nam Kỳ và Pháp được bảo hộ cả Nam Kỳ lẫn Caomiên sáp nhập làm một nước, mà khỏi tốn công chinh phục nước Caomiên.

        Để thực hiện kế hoạch này, vua Ang Dương nhờ giám mục Miche viết thư cho Pháp hoàng Nã Phá Luân đệ tam (Napoleon III), kèm theo nhiều lễ vật như ngà voi lớn, sừng tê giác, đường cát trắng, hạt tiêu... và gửi qua lãnh sự quán Pháp ở Tân Gia Ba. Sau đó Pháp hoàng gửi ông Charles de Montigny sang gặp vua Xiêm năm 1856 và luôn thể tiếp xúc với vua Caomiên. Nhưng rút cục, Charles de Montigny không trực tiếp gặp vua Ang Dương, mà chỉ trao đổi thư từ nên vua Caomiên lại viết một thư nữa cho Nã Phá Luân đệ tam ngày 25-11-1856(1) (Nguyên văn thư này trong Ch.Meyniard - Le Second Empire en Indochine. Pari, 1891, trang 429-432. Thư này có trích đăng trong cuốn "Cambodge" do Bộ Thông tin Cam Bốt phát hành năm 1962, trang 48).

        Các điều này đã được bà hoàng thân Yukanthor trình bày tại Hội đồng Liên hiệp Pháp ngày 15-9-1949, trong khi thảo luận về dự án sáp nhập Nam Kỳ vào quốc gia liên kết Việt Nam (của Bảo đại)2.

-------------
1. Pomonti (yean Claude) và Thion (Serge). Từ xu nịnh đến tán thành. Paris: Gollimart, 1971 - Nguyên văn theo sách, nhưng có lẽ hội nghị ra tuyên bố vào 1970 mới đúng - Giangtvx.
2. Phiên nhóm ngày 19/5/1949, Công báo Pháp, Debats Assemblee de L'umon Francaise, trang 515, và kế tiếp


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Tư, 2016, 09:48:33 pm
        Thi hành kế hoạch nói trên, Caomiên tìm cách tiếp tay người Pháp chinh phục Nam Kỳ. Khi Sài Gòn bị bao vây năm 1859, quân đội Caomiên tiến đánh các tỉnh Châu Đốc, Rạch Giá, Sóc Trăng và Trà Vinh. Chi tiết này được phát giác trong cuốn "Nam Kỳ, lãnh thổ của Cam Bốt" (Cochinchina Cambodian territory) do phái đoàn Caomiên cạnh Liên Hợp quốc phổ biến năm 1959.

        Tới năm 1861, theo bà hoàng thân Yukanthor, quân đội Caomiên tiếp sức quân đội Pháp để đánh Tây Ninh, vì vậy quân của triều đình Huế không dám giữ Tây Ninh vì bị cô lập và bị bao vây hai mặt.

        Năm 1863, khị Caomiên nhận Pháp bảo hộ (Hiệp ước ngày 11-8- '1863), vua Nô-rô-đôm tưởng đã tới lúc thâu hồi được lại cái tỉnh thuộc Nam Kỳ, nên năm 1864, vua Nô-rô-đôm vận động với Đô đốc De la Grandiere, Thống đốc Nam Kỳ để Pháp sẽ nhượng lại hai tỉnh Châu Đốc và Hà Tiên, nhưng không có kết quả3

        Người Pháp có hứa với vua Ang Dương hay vua Nô-rô-đôm sẽ trao trả lại Nam Kỳ cho Caomiên, để đánh đổi lại việc Caomiên chịu nhận sự bảo hộ của Pháp không? Qua những văn kiện chính thức, thì không thấy có gì chứng tỏ điều đó cả. Có thể là các giáo sĩ Pháp tại Caomiên hồi đó làm cho vua Caomiên có ảo mộng đó chăng? Dù sao, theo sử gia Meyniard thì giám mục Miche, người đóng vai trò quyết định trong việc Pháp bảo hộ Caomiên, cho rằng vua Caomiên không chịu có những cố gắng (trong việc chỉnh đốn quốc gia) đáng để cho nước Pháp giúp đỡ, vì nếu Pháp trao trả lại cho Caomiên các đất đai đã bị Việt Nam lấy từ Sài Gòn đến Cancao (tên Trung Hoa của tỉnh Hà Tiên) thì các tỉnh này sẽ trở lại thành sa mạc, vì người Việt Nam không chịu để người Caomiên cai trị, và sẽ rút hết1.

        Điểm ta có thể cho là xác thực là Caomiên tin tưởng nước Pháp sẽ thực hiện kế hoạch của vua Ang Dương, nghĩa là trả đất Nam Kỳ nếu Caomiên chịu nhận Pháp bảo hộ. Vì vậy, các nhà cầm quyền Caomiên lúc nào cũng níu chặt lấy Pháp để đòi đất. Năm 1864, vua Nô-rô-đôm vận động Thống đốc Nam Kỳ để đòi Châu Đốc và Hà Tiên. Năm 1948, vua Xi-ha-núc gửi Cao uỷ Pháp ở Đông Dương một thư dài, lời lẽ rất khiêm tốn để giành các "quyền thiêng liêng của Vương quốc Campuchia"3. Năm 1949, tại Hội đồng Liên hiệp Pháp, bà hoàng thân Yukanthor nhiều lần đòi sửa đổi biên giới và đòi Pháp trả lại Caomiên các đất đai đã nhượng cho Pháp. Bà Yukanthor còn nhấn mạnh thêm rằng các nhà lãnh đạo Caomiên đã rất trung thành với nước Pháp: "Nhiều hoàng thân Caomiên đã hy sinh tính mạng để bảo vệ lãnh thổ Pháp. Một hoàng tử Caomiên cháu nội vua Sisowath đã ngã trên chiến trường trong đại chiến 1914 - 1918. Trong thế chiến thứ hai, có hai con của vua Monovong đã tình nguyện phục vụ trong quân đội Pháp... Trong khi đó, không có một ông hoàng An Nam nào phục vụ và bảo vệ đất Pháp cả"4. Ở đây xin mở một dấu ngoặc: bà Yukanthor có lẽ không biết trường hợp của cựu hoàng Duy Tân, tức là hoàng thân Vĩnh Sán5.

        Kết quả sự tranh thủ của bà hoàng thân Yukanthor là Hội đồng Liên hiệp Pháp chấp thuận một điều khoản nói rằng các quyền lợi của Caomiên về vấn đề đất đai hay về vấn đề người Việt Nam gốc Khơ-me, sẽ được bàn cãi giữa Caomiên và Việt Nam "dưới sự trọng tài của Pháp"6.

        Cũng năm 1949, khi ký thoả ước ngày 8-11-1949 với Pháp chấm dứt chế độ bảo hộ, Caomiên lại minh xác là không từ bỏ các quyền lợi trên lãnh thổ Nam Kỳ7. Và năm 1965, trong một công thư gửi Đại sư Pháp tại Nam Vang (Phnompenh), Bộ Ngoại giao Caomiên lại viện dẫn thư của Ang Dương gửi Nã Phá Luân đệ tam năm 1856 để đòi đất đai đã nhượng cho Pháp.

        Nói tóm lại, lập luận của Caomiên là nước Pháp chiếm Nam Kỳ, tức là miền này không thuộc Việt Nam nữa. Và khi Pháp lập bảo hộ ở Caomiên thì Nam Kỳ là do Caomiên nhượng tạm cho Pháp cho tới khi nào hết thời kỳ đô hộ lại sẽ trở về Caomiên.

        Đó chỉ là do sự hiểu nhầm của các vua Caomiên mà ra. Caomiên cho rằng muốn đô hộ thì phải chinh phục trước đã. Đằng này, Pháp không phải tốn công chinh phục, tức là đã chịu nhận một điều kiện với Caomiên, nghĩa là sẽ trả cho đất Nam Kỳ. Thực ra, nền bảo hộ của Pháp ở Caomiên có một cơ sở pháp lý khác, chứ không phải sự đánh đổi nói trên. Hiệp ước 1863, trong đoạn mở đầu có nói rõ là nước Pháp thay thế An Nam để sử dụng quyền bá chủ đối với Caomiên, nhưng Pháp bằng lòng đổi quyền bá chủ đó thành ra chính sách bảo hộ. Nói một cách khác, nước Pháp đã có sẵn nguyên do pháp lý để lập nền bảo hộ, chứ không cần phải đánh đổi đất Nam Kỳ cho Caomiên8.

        Vì vậy mọi sự đòi hỏi đất đai đều bị chính phủ Pháp khước từ. Thí dụ trong công hàm ngày 6-11-1957 của Đại sứ quán Pháp ở Nam Vang trả lời Bộ Ngoại giao Caomiên, có nói rằng nước Pháp xin miễn cho các ý kiến về các đặc quyền lịch sử của Caomiên đối với đất Nam Kỳ9.

        Trong cuốn "Cambodge" phát hành năm 1962, chính phủ Caomiên rút kết luận chua chát sau đây: "Thì ra Caomiên đi tìm một đồng minh ở Âu Châu mà hoá ra mất cả chì lẫn chài, vừa mất đất Nam Kỳ lại mất luôn cả độc lập nữa"10.

        Cũng vì có sự uẩn khúc kể trên, nên Caomiên chỉ nắm lấy chính phủ Pháp để đòi đất Nam Kỳ, chứ không bao giờ chính thức đòi Việt Nam cả. Chỉ có một lần, sau những va chạm ở biên giới về vụ tranh chấp các hải đảo trong một công hàm của Bộ Ngoại giao Caomiên ngày 6-4-1960 gửi Bộ Ngoại giao Sài Gòn, Caomiên nói vì Sài Gòn đòi một số đảo ở vịnh Thái Lan, thì ngược lại Caomiên cũng "bắt buộc phải đòi đảo Phú Quốc và đất Nam Kỳ"11.

        Nguyên nhân sâu xa khiến Caomiên đòi đất Nam Kỳ không phải là vấn đề chính. Vấn đề chính là xem xét các đòi hỏi đó có xác đáng không, về lý cũng như về tình.

--------------
1. Xem Sarin Chhak - Những đường biên giới của Campuchia, Dalloz, 1966, trang 167, chú thích 1 và nhất là trang 127.
2. Meyniard, đã dẫn, trang 462.
3.  (Thư này viện dẫn trong Journal Officiel de la République Francaise, Assemblée de L'umon Francaise, phiên nhóm thứ hai ngày 9-3-1949, trang Sil và phiên nhóm ngày 19-5-1949, trang 516. Đoạn chót thư như sau: "Je prie respectueusement M.le Haut Commissaire de la République de biên vouloir considérer cette missive, non comme un appel à la moindrre indiscipline, mai comme un désir ardent ét profond de sauvegarder les intérêts de mon peuple tout entier")
4. Journal Officiel, Assemblée de L'union Francaise) Débats, 1949, trang 538
5. Về việc này, xem E.P.Thiebault - Le tragique destin d’un empereur d'annam, trong France-asie, ler Trimestre 1970, voi XX.IV, Noi, trang 8 và kế tiếp. Đồng thời, de Gaulle Mémoires, quyển III, trang 230.
6. Xem Journal Officiel, Assemblée Nationale, Débats, phiên nhóm ngày 21-5-1949, trang 2773
7. Nguyên văn thoả ước trong Notes et Etudes documentaires, Noi295, ngày 14/3/1950
8. Toàn văn hiệp ước này ở trong De Clerep Recueil des Tratés, conventions et actes diplomatiques conelus par la France avec les Puissances étrangères, Voi.8, trang 608-612
9. Xem: La frontiere terrestre Khméro-vietnamienne, Mimstere des Affaire Etrageres, Saigon, 1964.
10. Cambodge - Publie par le Ministere de L'information, Phnompenh, 1962, trang 47
11. Xem Nguyễn Thị Hảo - Les relations Khơ-meo-sudvietnamiennes, Luận án Luật khoa, Paris, 1973, trang 269.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 06:26:26 am
        
        2. Những lý do tình cảm

        Trước hết cần nhắc lại quá trình hình thành biên giới lịch sử Miên - Việt tới giữa thế kỷ 19.

        Sau một thời kỳ oanh liệt, nước Caomiên suy nhược và phải chịu thần phục Xiêm La. Cho tới khi chúa Nguyễn, sau khi đã thôn tính Chiêm Thành, mở mang bờ cõi tới giáp giới Caomiên. Vua Miên thời đó (đầu thế kỷ 17) có lẽ vì muốn liên kết với một dân tộc mạnh, cưới con gái của chúa Nguyễn Sãi Vương. Theo tác giả Thái Văn Kiểm, đó là công chúa Ngọc Văn1. Vua Miên Preah chetta II cưới con gái chúa Nguyễn năm 1620, thì ngay năm 1623, chúa Nguyễn được phép di dân vào các tỉnh giáp giới Caomiên, sau khi đã giúp con rể đánh đuổi quân Xiêm2

        Từ đó trở đi, mỗi khi Việt Nam giúp Caomiên chống lại sự xâm nhập của Xiêm, thì lại được nhượng một ít đất. Hơn nữa, nội bộ Caomiên luôn luôn bị lủng củng, tranh quyền và đánh giết lẫn nhau, và vì thế thường nhờ người Việt can thiệp.

        Dĩ nhiên, không ai dám nói là sự can thiệp của chúa Nguyễn hoàn toàn không vụ lợi, không ai chối cãi là sự chiếm đóng của quân nhà Nguyễn có thể có nhiều điều đáng trách. Nhưng nói chung, cũng phải công nhận rằng nếu Việt Nam không can thiệp, thì có lẽ nước Xiêm đã thôn tính hết Caomiên từ lâu rồi. Nhất là những sự xâm lược của Xiêm rất tai hại cho nước Miên: tàn phá kinh thành nhiều lần, bắt giữ các con vua Miên làm con tin, bắt tất cả dân tráng kiện đem về Xiêm làm nô lệ. Sự khủng bố này qua bao nhiêu thế hệ hãy còn làm người Miên khiếp sợ. Một số ví dụ do sử gia Meyniard kể lại: khi de Montigny, sứ thần của Pháp hoàng, sang Caomiên muốn gặp Vua Miên, nhưng một tay sai của vua Xiêm cản trở, không cho vua Miên tới gặp. Khi nhân vật này tới Oudong (kinh đô), vua Miên vội quay về tiếp, thì nhân vật đó ngồi trên ghế, còn vua Miên phủ phục ở dưới đất3. Thậm chí ngay sau khi Pháp bảo hộ, sau khi Xiêm đã nhận từ bỏ quyền làm bá chủ trong hiệp ước với Pháp năm 1867, người Miên mỗi khi gặp người Xiêm vẫn còn khiếp sợ. Năm 1868, đại uý Laurent, trong khi đi phân định ranh giới giữa Miên và Xiêm, nhận xét thấy những nhân viên Miên trong Uỷ ban này, mỗi khi đứng trước các nhân viên Xiêm đều có thái độ sợ hãi4

        Mặt khác, khi người Việt vào lập nghiệp ở Nam Kỳ, thì phần lớn là rừng rậm và bãi lầy. Bao nhiêu thế hệ ra sức khai phá khẩn hoang mới dựng nên một vùng phì nhiêu. Không những tốn công khai thác, mà lại còn phải bảo vệ chống những cuộc xâm lược liên tiếp: chống Xiêm ở vùng Hà Tiên, Châu Đốc; chống Pháp khi mới đánh phá đất Nam Kỳ và gần đây, trong 30 năm chiến tranh giành độc lập.

        Nói xa hơn nữa, nếu Pháp chịu cho Caomiên "độc lập 10% năm 1946 (Tạm ước Pháp-Miên ngày 7-1-1946)5, 50% năm 1949 (Thoả ước ngày 8-11-1949), và 90% năm 1953 (Hiệp định ngày 29-8-1953 và ngày 17-10-1953)", phần lớn phải chăng là nhờ sự chiến đấu anh dũng của quân đội Việt Nam DCCH? Chính Thái tử Xi-ha-núc trả lời một câu hỏi của Jean Lacouture đã phải xác nhận điều này6

        Và trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ, Việt Nam đã góp một phần xương máu không phải nhỏ. Chính quyền Campuchia cũng nhận thức rõ sự kiện này trong nhiều văn thư. Ví dụ bức công điện ngày 3-2-1978 của Trung ương Đảng Cộng sản Campuchia gửi Trung ương Đảng Lao động Việt Nam: "Trung ương Đảng Cộng sản Campuchia bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với sự ủng hộ và giúp đỡ mà Đảng Lao động Việt Nam và nhân dân Việt Nam đã giành cho Đảng Cộng sản Campuchia trong thời kỳ chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân, cũng như trong giai đoạn lịch sử mới của nước Campuchia sau ngày giải phóng"7.

        Phải chăng vì vậy mà chính quyền cách mạng Campuchia, trái với các chính thể trước, từ Thái tử Xi-ha-núc tới Lonnol không bao giờ chính thức và công khai đòi lại đất Nam Kỳ cả. Chúng ta lại càng không hiểu tại sao trong khi một mặt Campuchia tỏ lòng biết ơn Việt Nam, một mặt lại liên tiếp đánh phá lãnh thổ và giết hại thường dân Việt Nam vô tội, tại sao lời nói và việc làm không đi đôi với nhau.

        Trên thực tế, có hai nước láng giềng nào mà lại không có sự va chạm hoặc tranh chấp quyền lợi? Trong trường hợp Việt Nam và Campuchia, những bất hoà hoặc mâu thuẫn đã không thể xóa bỏ những giàng buộc do lịch sử và địa dư tạo nên. Mỗi khi có một đe doạ lớn lao từ phương xa tới, ta lại thấy số phận của hai nước dính líu mật thiết với nhau. Khi Mông Cổ đã chiếm Trung Hoa, rồi đòi mượn đường Việt Nam để tấn công hai mặt thuỷ bộ đi đánh chiếm Chiêm Thành và Chân Lạp (Caomiên) thì quân tướng nhà Trần đại phá quân Nguyên, khiến tất cả ba nước cùng thoát nạn. Sang thế kỷ 19, Việt - Miên bị Tây phương chinh phục cùng một lúc, và ngày nay trở lại độc lập cùng một lúc. Năm 1884 là năm Pháp quốc hoàn toàn đô hộ hai nước Việt - Miên, cũng như năm 1975 là năm giải phóng Sài Gòn và Nam Vang8.

        Nếu Campuchia không quên vai trò của quân dân Việt Nam trong thắng lợi lớn lao giành độc lập, thì Việt Nam cũng vẫn nhớ sự đóng góp của anh em Miên vào sự nghiệp thực hiện thống nhất đất nước.

        Tình trạng Miên, Việt không thể so sánh với tương quan giữa Trung Quốc và Liên Xô. Miền Siberia rộng 8,5 triệu km2 mà chỉ có 3 người/1km2, trong khi Trung Quốc với 9,5 triệu km2 có tới 73 ngườl/km2. Năm 1964, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói nửa đùa nửa thật: Liên Xô rộng 22 triệu km2 mà chỉ có 200 triệu dân, vậy phải chia bớt đất cho Trung Quốc vì Trung Quốc có 700 triệu dân mà chỉ có 9,5 triệu cây số vuông9.

        Ngược lại, ông Pônpôt, Bí thư Đảng Cộng sản kiêm Thủ tướng Campuchia, trong cuộc viếng thăm chính thức Trung Quốc tháng 9-1977, tuyên bố rằng Campuchia với 181.000 km2 mà chỉ có chưa tới 9 triệu dân, trong khi đất đai Campuchia cần phải 20 triệu người mới đủ sức khai khẩn. Như vậy, Campuchia không đủ người để khai thác một lãnh thổ quá lớn, lẽ nào lại còn đòi lại những đất đai đã nhượng từ lâu mà dân Việt Nam đã tận lực vun xới trong hai thế kỷ và hy sinh xương máu để bảo vệ trong một trăm năm chống ngoại bang?

-------------
1. Thái Văn Kiểm - La plaine aux cerfs ét la princesse de Jade trong Buiietin de la Societe des Etudies Indochincises, No4, 1959, trang 389-391.
2. Xem Aymonier - Le Cambodge, Paris, 1904, quyển III, trang 769. Dauphin - Meumer - Histoire du Cambodge, PUF, Paris, 1968, trang 72).
3. Ch.Meymard, dẫn trên, trang 423-424.
4. Thư ngày 20/3/1868 của đại uý Laurent gửi Thống đốc Nam Kỳ, Archives du Ministere des Colonies, Dossier Giam 20.
5. Toàn văn Tạm ước này trong Roger Levy - L'indochine ét Traités, Paris, 1947, trang 41 và kế tiếp)
6. Xem: Nô-rô-đôm Xi-ha-núc - L'indochine de Pékin, entretiens avec Jean Lacouture, Seuil, 1972, trang 44-45.
7. Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam ngày 31/12/1977.
8. Năm 1884 là năm ký Hoà ước Patenottre hoàn tất cuộc đô hộ Pháp ở Việt Nam và cũng là năm ký Hiệp ước Nô-rô-đôm - Thomson đặt chế độ bảo hộ rất chặt chẽ ở Caomiên. Vua Nô-rô-đôm bị cưỡng bức ký Hiệp ước này trong trường hợp rất ly kỳ và sau đó có viết thư phản kháng cho Tổng thống Pháp Jules Grévy. Bản chính thư này trong Archives du Ministere des Colomes, Dossier Indochine, NF 582, carton 48).
9. Xem Francois Luchaire - Les frontieres de la Chine, trong Bulletin de L'institut International d'administration Publique, Số 8, tháng 10-12 năm 1968, trang 59).


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 11:36:32 am

        3. Những yếu tố pháp lý

        Sau thế chiến thứ hai, khi nền đô hộ Pháp bắt đầu lung lay vì cuộc kháng chiến của Việt Nam, Campuchia nhiều lần tuyên bố giành quyền trên đất Nam Kỳ. Bà hoàng thân Yukanthor, năm 1949, cho rằng "trên phương diện pháp lý, Nam Kỳ vẫn là một phần lãnh thổ của Caomiên"1. Công hàm ngày 10-1-1965 của Bộ Ngoại giao Campuchia gửi Đại sứ quán Pháp ở Nam Vang khẳng định Caomiên có "quyền sở hữu trên đất Nam Kỳ". Trong cuốn "Cambodge" do Bộ Thông tin Campuchia phát hành năm 1962, có vẽ bản đồ Nam Kỳ và chú thích như sau: "các tỉnh Caomiên bị Việt Nam chiếm cứ". Các tỉnh này vừa mang tên Việt Nam, vừa mang tên Campuchia như sau:

        Long Hor (Vĩnh Long) Peam (Hà Tiên)

        Phsar Dek (Sa Đéc) Prei Nokor (Sài Gòn)

        Meat Chrouk (Châu Đốc) Me Sar (Mỹ Tho)

        Kramuon Sar (Rạch Giá) Srok Khoang (Sóc Trăng)

        Rung Damrey (Tây Ninh) Po Loeuh (Bạc Liêu)2.

        Dùng hai chữ "chiếm cứ" (occupés) để chỉ quy chế của các tỉnh Nam Kỳ, Bộ Thông tin Campuchia ngụ ý rằng đó là chiếm cứ vô quyền, hoặc là tạm chiếm, nhưng chủ quyền vẫn thuộc Caomiên.

        Nói một cách khác, mặc dầu Việt Nam đã thiết lập chủ quyền trên đất Nam Kỳ từ hai, ba thế kỷ nay, nhưng những "quyền lịch sử" (droits historiques) của Caomiên mới thực sự là chủ quyền.

        Sự thực ra sao? Nếu chúa Nguyễn và sau đó triều đình Huế dùng vũ lực để thôn tính các tỉnh Caomiên, thì điều đó cũng không trái với luật quốc tế thời bấy giờ. Ngay ở Tây phương, cũng phải đợi khi Hiệp ước Briand Kellog ra đời năm 1928 tại Paris, mới bắt đầu cấm đoán các vụ thôn tính đất đai bằng vũ lực3.

        Nhưng các tỉnh Nam Kỳ không bị thôn tính bằng vũ lực, mà do các vua Caomiên nhượng cho Việt Nam để trả ơn những sự giúp đỡ hoặc đuổi đánh quân Xiêm, hoặc giúp cho các ông vua đó lấy lại ngôi báu...

        Cắt đất để đền ơn là một việc thông thường, không những ở á đông mà còn ở tây phương. Ví dụ, Sardaigne nhượng cho Pháp hai miền Savoie và Nice, theo hiệp ước ký ở Turin ngày 24-3-1860 vì Pháp đã giúp Sardaigne trong cuộc chiến đấu chống nước Áo để thực hiện thống nhất nước ý. Ví dụ khác, theo mật ước ký ở Londres ngày 26-4- 1915, nước Ý bằng lòng tuyên chiến với Đức để trợ giúp đồng minh, nhưng ngược lại, Pháp và Anh sau khi thắng trận đã phải cắt vài mẩu đất thuộc địa ở châu Phi cho Ý, tổng cộng lớn tới 430.000 km2, nghĩa là lớn hơn lãnh thổ Việt Nam4. Tuy nhiên, có người cho rằng trường hợp tỉnh Hà Tiên thì khác, vì không phải do Caomiên nhượng cho Việt Nam. Sử chép rằng cuối thế kỷ 17, có một Hoa kiều gốc ở Quảng Đông, tên là Mạc Cửu, không chịu thần phục nhà Thanh, bỏ sang Chân Lạp và được vua Chân Lạp cho ở vùng Hà Tiên. Vùng này khi đó toàn rừng rú. Mạc Cửu dần dần lập ra những thị trấn phồn thịnh5. Vì vua Chân Lạp không bảo vệ nổi Mạc Cửu để chống lại quân Xiêm sang đánh phá nên vợ Mạc Cửu, vốn là người Việt, xui chồng cầu chúa Nguyễn tiếp viện và thần phục chúa Nguyễn6. Chúa Nguyễn phong Mạc Cửu làm Tổng binh giữ đất Hà Tiên. Khi Mạc Cửu mất, chúa Nguyễn phong con là Mạc Thiên Tứ làm chứng Đô đốc, trấn ở Hà Tiên. Năm 1739, vua Caomiên đi đánh Mạc Thiên Tứ để lấy lại đất Hà Tiên nhưng bị thua trận và từ đó về sau không bao giờ đánh Hà Tiên nữa. Sau khi vua Caomiên mất, trong nước có nổi loạn, cháu vua Caomiên là Ang Ton trốn ở Hà Tiên và nhờ Mạc Thiên Tứ nói dúm với chúa Nguyễn gửi quân giúp để giành lại ngôi vua. Xong việc rồi, vua Caomiên dâng chúa Nguyễn vùng Tầm Phong Long ở phía bắc Bassac và cho Mạc Thiên Tứ 5 châu: Chan Sum (Trực Sâm), Campot (Cần Bột), Congpongsom (Hương úc), Sài Mạt và Linh Quỳnh. Năm 1759, Mạc Thiên Tứ liền dâng cả cho chúa Nguyễn và lại được tiếp tục cai quản Hà Tiên. Như vậy, lúc đó tỉnh Hà Tiên rất lớn dọc theo bờ biển và giáp với Xiêm.

        Theo Sarin Chhak, Mạc Cửu và con cháu không có tư cách gì để lấy đất của Caomiên và đem hiến cho chúa Nguyễn cả7. Như thế, chỉ là sự chiếm ngụ vô quyền và chúa Nguyễn không có tư cách gì để phong cho Mạc Cửu cai quản đất Hà Tiên.

--------------
1. Journal Officiel, Debats de L'assemblee de L'union Francaise, phiên nhóm thứ hai ngày 9/3/1949, trang 311 và phiên nhóm ngày 19/5/1949, trang 516.
2. Dẫn trên, trang 49.
3. Ở châu Mỹ cũng có một Hiệp ước tương tự, ngay từ năm 1889: Hiệp ước Hoa Thịnh Đốn ngày 2/8/1889, cấm các nước ở châu Mỹ không được dùng vũ lực để thôn tính đất đai của nhau. Xem: A.Guani - La solidarite danh L'amerique Latine - Academie de Droit International, Recueil des Cours, Tom 8, 1925, voi III, trang 252 và kế tiếp
4. Xem: Charles Rousseau - Droit International Public, Tom III, 1977, trang 178-180.
5. P.Bouaet - La conquête de la Cochinchine par les Nguyễn ét le rô le des émigres chinois, trong Bulletin de L'ecole Francaise d'extrême Orient, i.XI~II, 1942, trang 121. Hoặc: E.Gaspardone - Uứn Chinois des Mers du Sud, le fondateur de Ha Tiên, trong Journal Asiatique, 1952, fasc.8, trang 375 và kế tiếp.
6.  (Vợ Mạc Cửu là người Việt Nam gốc ở Biên Hoà. P.Boudet, dẫn trên, trang 122.
7. Sarin Chhak - Les frontieres du Cambodge, Dalloz, 1966, trang 130.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 11:54:29 am
        Thực ra, trên mặt pháp lý, đây là một vấn đề phức tạp, có thể suy luận như sau: Trong giai đoạn đầu, Mạc Cửu với tư cách cá nhân không thể có chủ quyền trên đất Hà Tiên được. Theo những tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế Tây phương, một cá nhân không thể chiếm đất của một nước khác, vì chỉ có những quốc gia mới có thể thiết lập chủ quyền trên một lãnh thổ1. Nhưng từ khi chúa Nguyễn đem quân sang để giúp Mạc Cửu và con cháu đánh đuổi quân Xiêm hoặc chống lại vua Xiêm, thì từ đó Mạc Cửu chỉ là người thụ uỷ của chúa Nguyễn, và chính là chúa Nguyễn đã lấy và duy trì đất Hà Tiên qua Mạc Cửu và con cháu. Từ đó, những nhân vật này hành động với tư cách là người thụ uỷ của triều Nguyễn, chứ không phải với tư cách cá nhân. Việc chiếm đất của một nước khác qua trung gian của một cá nhân đã có xảy ra nhiều lần trong lịch sử bang giao quốc tế. Ví dụ, Stanley chiếm miền tả ngạn sông Congo cho vua nước Bỉ, hay Savorgnan de Brazza chiếm miền Congo cho nước Pháp, trong khoảng năm 1879 - 1882.

        Nếu không muốn dẫn những ví dụ lấy ở Phi châu vì các cường quốc Tây phương trước đây coi Phi châu là đất vô chủ (res nullius) để có cớ chiếm hữu, thì cũng có thể dẫn chứng ở lục địa khác. Ví dụ, ngày xưa Hà Lan uỷ thác cho một công ty tư nhân là Compagnie Néerlandaise des Indes Orientales, hay Anh uỷ thác cho một công ty tư nhân là Compagnie Anglaise des Indes Orientales đi chiếm cứ nhiều lãnh thổ ở Á châu và thiết lập chủ quyền trên các lãnh thổ đó2.

        Sau nhiều biến cố, Việt và Xiêm chiếm qua chiếm lại đất Hà Tiên, cuối cùng là vua Minh Mạng sai các tướng Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân đại phá quân Xiêm năm 1834 trên sông Cô Cong (thuộc Vĩnh Long) và trong một tháng, lấy lại Hà Tiên và Châu Đốc3. Sau đó, triều Nguyễn trực tiếp cai trị Hà Tiên và bổ nhiệm Nguyễn Tri Phương làm Tổng đốc An Giang và Hà Tiên4.

        Dù sao chăng nữa, tất cả đất Nam Kỳ đã thuộc chủ quyền Việt Nam và trong giai đoạn cuối cùng trước khi người Pháp sang đô hộ, thì chủ quyền Việt Nam đã được xác nhận trong Hiệp ước Việt - Xiêm trước mặt vua Caomiên là Ang Dương năm 18475. Trong Hiệp ước này có những điều khoản gì? Các sử gia không nói giống nhau. Đại để là, Hiệp ước công nhận vua Ang Dương là vua Caomiên, nhưng Caomiên nhận là chư hầu của hai nước Việt và Xiêm; triều đình Huế phong vua Ang Dương làm Caomiên Quốc vương, trả lại Caomiên các quận chúa và hoàng tộc hay đại thần đã bị đem sang giữ ở Việt Nam, ngược lại, Caomiên xác nhận các đất Nam Kỳ thuộc về Việt Nam6.

        Chỗ này có một nghi vấn do bức thư của vua Ang Dương gửi Napoleon III đặt ra. Theo thư này, thì khi ký hoà ước với Xiêm năm 1845, Việt Nam hứa sẽ trả Caomiên tất cả các tỉnh Nam Kỳ, nhưng tới năm 1846 vua Việt Nam lại đổi ý kiến và tuyên bố không trả nữa7.

        Vì không có văn bản của hiệp ước này nên không rõ thực hư ra sao. Tuy nhiên, nếu theo một văn kiện có lợi cho Caomiên nhất, là bản tóm lược ký sự Caomiên bằng Anh ngữ do vua Xiêm trao cho Lãnh sự quán Pháp là Gréhan ở Bangkok năm 1863, thì không thấy nói gì tới vấn đề trả đất8.

        Có thể Vua Ang Dương muốn nói việc hứa trả 5 châu ngày trước vua Miên cho Mạc Thiên Tứ để tạ ơn đã có lời với chúa Nguyễn gửi quân sang giúp. Đó là các châu Chan Sum, Kampot, Kampong Sam, Sai Mạt và Linh Quynh. Nếu các châu này về hẳn Việt Nam thì Caomiên không còn mặt tiền trông ra biển nữa, vì kéo dài từ Hà Tiên cho tới giáp giới Xiêm. Vì vậy vua Tự Đức đã trả Caomiên các châu này9.

--------------
1. Nhiều án lệ viễn dẫn bởi Ch. Rousseau, sách đã dẫn trên, trang 151-152.
2. Ch. Rousseau, sách dẫn trên, trang 154-156.
3. Phùng Văn Đản - La Formation territonale du Vietnam, trong Revue du Sud Est Asiatique, Bruxelles, số 4, 1964, trang 154. Hoặc Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược, Sài Gòn, 1958, trang 459; Lê Thành Khôi - Histoire du Vietnam, histoire ét civilisation, Paris, 1955, trang 335.
4. Aubaret - Histoire ét description de la Basse Cochinchine - Traduction de Gia dinh Thông Chí, Paris, 1863, trang 130 (No te du Mimstre d' Etat Phan Thanh Giảng).
5. Theo bản chú giải của Phan Thanh Giảng, trong Gia Định thông chí (Aubaret, sách đã dẫn trên, trang 180).  thì Hoà ước này ký năm Đinh Vi (tức Đinh Mùi), Thiệu Trì thứ 7 (1847). Theo ông Trần Trọng Kim6, đó là năm ất tỵ (1845).
        Theo Adhémard Leclère - Histoire du Cambodge - Paris, 1914, đó là 1845 (trang 433), còn 1846 là năm trao đổi tù binh và 1847 là năm Ang Dương lên ngôi và được Việt Nam phong làm Caomiên Quốc vương. Theo Etienne Aymonier - Le Cambodge, Paris, 1904, Tome III thì Hiệp ước ký tháng 6/1846 (trang 797).
6. A. Dauphim-meunier - Histoire du Cambodge, PUF, 1968, trang 97, Phihppie Devillers - Cambodge, trong cuốn L'asie du Sud Est Tome II, Sirey, 1971, trang 654-655.
7. Toàn văn thư này trong Ch. Mevniard, đã dẫn trên, trang 431.
8.  (Milton Osborne David K.Wyatt - The abreged Cambodian chronicle, trong tạp chí Prance-asie, Pans, 1968, trang 189-196, bản dịch ra tiếng Pháp của Lãnh sự Gréhan, trang 197-200.
9. Những châu này trả năm nào thì các sử gia chép không giống nhau. Theo Etienne Aymomer thì trả năm 1848, theo P.Boudat thì trả năm 1847, theo Phùng Văn Đản thì trả năm 1862, trong bản chú giải của Phan Thanh Giảng chỉ ghi là trả dưới triều Tự Đức).


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 12:08:41 pm
        Nói tóm lại, chủ quyền Việt Nam trên đất Nam Kỳ hoàn toàn không thể chối cãi được trên phương diện pháp lý cũng như thực tế.

        Nếu những "quyền lịch sử" của Caomiên trên đất Nam Kỳ không có căn bản pháp lý gì cả và đã bị tiêu diệt từ lâu, thì trái lại, Việt Nam hãy còn có một quyền lịch sử là quyền bá chủ.

        Thực vậy, mới đầu Caomiên là chư hầu của Xiêm. Sau nhờ Việt Nam đánh đuổi được quân Xiêm, thì thành chư hầu của An Nam. Qua nhiều biến cố sau cùng, vì Việt Nam đang bị lúng túng với quân Pháp bắt đầu sang gây chiến nên năm 1846 (hay 1847), do hoà ước ký với Xiêm, Caomiên là chư hầu cả hai nước Việt và Xiêm.

        Năm 1867, Xiêm ký với Pháp Hiệp ước ngày 15-7-1867, từ bỏ quyền bá chủ đối với Caomiên(1. Nhưng Việt Nam chưa bao giờ chính thức và rõ rệt từ bỏ quyền đó cả. Năm 1863, khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Caomiên, Hiệp ước Pháp - Miên năm 1863 nói rõ là Pháp sử dụng quyền bá chủ của Việt Nam đối với Caomiên và đổi quyền bá chủ thành quyền bảo hộ. Tại sao Pháp lại được sử dụng quyền bá chủ của triều Nguyễn? Theo người Pháp giải thích, thì triều đình Huế, vì lấy được đất Nam Kỳ của Caomiên, nên có quyền bá chủ đối với Caomiên. Nay quân Pháp lấy được 3 tỉnh phía Tây của Nam Kỳ, thì Pháp thay thế triều Nguyễn để sử dụng quyền đó. Đây là quan điểm của Đô đốc de la Grandiere trong Huấn thị ngày 21-7-1863 gửi các sĩ quan Pháp ở Caomiên2, cũng như trong thư gửi Lãnh sự Pháp ở Băngkok ngày 5- 10 18633. Quan điểm này sau đó lại được trình bày rõ ràng hơn bởi dân biểu Bugène Ténot trong Phúc trình tại Viện Dân biểu Pháp trong khoá họp năm 1885 để bàn cãi về Hiệp ước mới ký với vua Nô-rô-đôm năm 18844.

        Thực ra, mới chỉ lấy được có 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ mà đã giành được quyền bá chủ của Việt Nam đối với Caomiên, thì cũng hơi quá đáng, nhất là trong các hoà ước Việt Nam nhường cho Pháp các tỉnh Nam Kỳ không bao giờ đả động tới vấn đề nhượng quyền bá chủ đó cả5. Theo sử gia Lê Thành Khôi thì việc chiếm 3 tỉnh Nam Kỳ không cho Pháp một cơ sở pháp lý nào để thay thế triều Nguyễn làm bá chủ Caomiên cả6.

        Caomiên cũng không thể nói là các vụ xung đột giữa Caomiên và Việt Nam năm 1858 đã làm hoà ước 1846 (hay 1847) mất hiệu lực và như thế quyền bá chủ của Việt Nam ghi trong hoà ước đó cũng bị tiêu diệt. Bằng chứng là, chính Bộ trưởng Ngoại giao Xiêm, trong thư gửi Đô đốc Bonard, Thống đốc và Tổng Tư lệnh Pháp ở Nam Kỳ, ngày 24-1-1863, nói rõ rằng mặc dầu các vụ va chạm năm 1858, Caomiên vẫn tiếp tục triều cống triều Nguyễn. Nhưng năm 1859, khi sứ Caomiên đem lễ vật sang, thì Pháp đã chiếm Sài Gòn và Tổng đốc Việt Nam ở Châu Đốc không thể đưa sứ Caomiên ra Huế để triệu kiến vua Tự Đức7. Hơn nữa, khi ký Hiệp ước năm 1863 với Pháp, vua Caomiên đã công nhận là Pháp đổi quyền bá chủ ra quyền bảo hộ.

        Có thể nói rằng, vì Pháp đổi quyền đó ra quyền bảo hộ đối với Caomiên thì Việt Nam không còn quyền bá chủ nữa chăng? Thực ra, trên pháp lý, nước Pháp không hề được Việt Nam trao cho quyền đó. Cho rằng vì lấy được 3 tỉnh Nam Kỳ mà Pháp được thừa hưởng quyền đó đi chăng nữa, thì sau khi trả lại Nam Kỳ cho Việt Nam năm 1949, quyền đó lại trở về với Việt Nam.

        Caomiên có thể nói rằng khi Pháp bãi bỏ chế độ bảo hộ, thì quyền đó cũng mất đi chăng? Thực ra, Caomiên tuyên bố độc lập năm 1945 và huỷ bỏ các hiệp ước bảo hộ sau vụ đảo chính Nhật ở Đông Dương; nhưng sau khi quân đội Pháp trở lại Đông Dương, thì vua Nô-rô-đôm Xi ha-núc đã bí mật rút lại Tuyên ngôn độc lập và nhận tái lập các hiệp ước bảo hộ năm 1863 và 1884, nghĩa là lập lại quyền bá chủ dưới danh nghĩa bảo hộ8.

        Sau đó, Hiệp ước Pháp - Caomiên ngày 8-1-1949, điều 19, nói rằng các Hiệp ước năm 1863 và 1884 bảo hộ Caomiên đều huỷ bỏ. Như vậy, có phải là Việt Nam mất quyền bá chủ không? Vẫn không! Vì trước khi ký Hiệp ước này với Caomiên, Pháp đã nhận trong thoả hiệp Việt - Pháp ngày 8-3-1949 và trong đạo luật ngày 4-6-19499, trao trả lại đất Nam Kỳ cho Việt Nam. Nếu vì chiếm đất Nam Kỳ mà Pháp lấy được quyền bá chủ đối với Caomiên, thì khi trả lại đất Nam Kỳ, Pháp cũng trả lại luôn cả quyền đó, vì theo Pháp, quyền đó gắn liền với lãnh thổ Nam Kỳ. Nói một cách khác, khi trả lại đất Nam Kỳ cho Việt Nam, thì Pháp đương nhiên mất quyền bảo hộ đối với Caomiên, vì hiệp ước bảo hộ Caomiên năm 1863 mất căn bản pháp lý. Thành thử khi Pháp trả lại độc lập cho Caomiên tháng 11 năm 1949, thực ra Caomiên đã độc lập rồi, từ tháng 6 năm đó, nghĩa là từ khi Pháp không còn đất Nam Kỳ nữa. Nhưng quyền bá chủ của Việt Nam vẫn y nguyên như trước khi Pháp bảo hộ Caomiên do Hiệp ước năm 1863.

        Lập luận trên đây không nhằm mục đích đòi lập lại một đặc quyền lỗi thời, mà chỉ cốt để chứng tỏ rằng nếu đi vào các cuộc tranh luận về quyền lịch sử, thì lập trường của Việt Nam vững hơn của Caomiên rất nhiều.

        Nếu bây giờ, ta gác sang một bên tất cả các lý luận trên đây, thì chỉ một lẽ này cũng đủ để bác bỏ các đòi hỏi của Caomiên trên đất Nam Kỳ. Caomiên vẫn cho rằng biên giới thuộc địa còn bất lợi cho mình hơn cả biên giới lịch sử nữa. Như vậy, nếu Caomiên đã nhìn nhận biên giới thuộc địa thì không còn lý do gì để chỉ trích và đòi sửa đổi biên giới lịch sử cả.

        Vậy tất cả vấn đề là xem Caomiên có nhìn nhận biên giới thuộc địa không?

-------------
1. Toàn văn Hiệp ước này trong de Clereq, sách đã dẫn trên, quyển 9. Trường hợp ký kết Hiệp ước này xem: G.Taboulet - La geste francaise en Indochine, Paris, 1956, quyển II, trang 653-654. Nguyên văn điều 3: "S.M. le Roi de 81am renonce, pour lui en ses successeurs à toẹt triều, présent cu au tre marque de vassalite de la part du Cambodge".
2. Xem G.Taboulet, sách dẫn trên, trang 623.
3. Archives du Ministere des Colonies, Indochine, carton 37, Dossier B30 (1), Annexe N°6.
4. Viện Dân biểu Pháp, nhiệm kỳ thứ 3, khoá họp 1885, tài liệu số 3482.
5. Xem toàn văn hoà ước ngày 5/6/1862 giữa Pháp, Y Pha Nha và An nam, trong de Clereq, sách đã dẫn trên, Tom 8, trang 414-415. Vì vậy, chúng ta không thể tán thành sử gia Philippe Deviìlers khi ông viết: "Cet accord (du 5/6/1862) substituait la France à la Cour de Huê danh le droit au tribut que le Roi du Cambodge adressait à L'empereur d'annam" (sách dẫn trên, trang 566).
6. Sách dẫn trên, trang 370, chú thích số 80.
7. Archives du Ministere des Colomes, Indochine, carton 37, Dossier B30 (1), văn kiện 11 bis.
8. Ph. Devilìers, sách dẫn trên, trang 594, chú thích số 1.
9. Journal Officiel de la République Francaise, 1949, trang 5502.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 02:20:51 pm

        Phần II. Vấn đề địa giới

        Địa giới giữa Việt Nam và Campuchia đã được nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương quy định trong nhiều văn kiện. Mặc dầu Campuchia đã chính thức chỉ trích các địa giới này, nhưng rút cục cũng phải công nhận những biên giới hiện tại.

        1. Những địa giới giữa Việt Nam và Campuchia

        Địa giới giữa Caomiên và Nam Kỳ được quy định ngay từ đầu vì hai nơi này bị đô hộ trước tiên, và vì quy chế của hai miền đó khác nhau nên việt phân ranh cấp bách hơn.

        Biên giới giữa Caomiên và Nam Kỳ

        Khi Caomiên hãy còn hưởng một quy chế bảo hộ rộng rãi (Hiệp ước năm 1863), thì địa giới được quy định bởi các Thoả hiệp ký với nhà cầm quyền Pháp. Nhưng từ sau Hiệp ước năm 1884 thiết lập một nền bảo hộ chặt chẽ hơn, thì biên giới được quy định hay sửa đổi một cách đơn phương bởi Toàn quyền Đông Dương hay Khâm sứ.

        Những Thoả hiệp phân ranh

        Tất cả có hai Thoả hiệp phân ranh, năm 1870 và năm 1873. Năm 1870, Caomiên vừa mới bình định xong (sau vụ Pukambo nổi dậy), và đất Nam Kỳ vừa mới chiếm được (Pháp chiếm nốt 3 tỉnh phía Tây năm 1967), tại sao nhà cầm quyền Đông Dương đã vội phân ranh biên giới? Lý do giản dị là các dân cư ở vùng biên giới tìm cách trốn thuế, tự xưng là người Caomiên nếu gặp nhân viên sở thuế Nam Kỳ, và nhận là dân Nam Kỳ khi gặp sở thuế Caomiên1.

        Ngay từ tháng 3-1870, một Uỷ ban Pháp - Caomiên nghiên cứu vùng Tây Ninh và đề nghị đường ranh giới. Ngày 9-7-1870, thoả hiệp phân ranh được vua Nô-rô-đôm và Thống đốc Nam Kỳ chấp thuận2. Thoả hiệp này quy định ranh giới vùng Tây Ninh, trong đó có khúc gọi là "mỏ vẹt" (bec de canard) nhưng để giành lại một khúc dọc theo sông Vaico.

        Năm 1871, sự phân ranh lại được tiếp tục, và hoạ đồ hai tỉnh Hà Tiên và Châu Đốc được thiết lập bởi các nhà chức trách Pháp. Ngày 15-7-1873, vua Nô-rô-đôm và Thống đốc Nam Kỳ ký một thoả hiệp phân ranh để bổ túc thoả hiệp năm 1870.

        Đặc điểm của thoả hiệp này là sự phân ranh có tính cách vĩnh viễn. Phần mở đầu của thoả hiệp xác nhận hai bên "thoả thuận quy định vĩnh viễn biên giới giữa Vương quốc Caomiên và Nam Kỳ, sau khi đã nghiên cứu địa hình và cho các đường ranh giới dựa vào các sông ngòi hoặc các địa điểm rõ rệt và bất di bất dịch, để tránh mọi sự tranh chấp về sau"3.

        Thoả hiệp này quy định ranh giới từ Tây Ninh tới bờ biển, và giới tuyến được thể hiện bởi 124 cột trụ. Cột trụ số 1 bắt đầu ở Tây Ninh, và cột trụ số 124 ở cách rạch Vĩnh Tế4 và làng Hoà Thành chừng 1.200 mét. Đường ranh giới này nhiều khúc vòng vèo, lượn ở giữa những vườn xoài hay vườn ổi, đi qua những bãi lầy và nhiều khi không được thể hiện rõ rệt. Nhiều cột trụ bằng gỗ hay có khi là những lu đất, hoặc bị phá huỷ hoặc bị di chuyển bởi dân chúng địa phương, vô tình hay cố ý.

        Sửa đổi và bổ túc giới tuyên

        Sau hai thoả hiệp kể trên, Toàn quyền Đông Dương đã ra nhiều nghị định để bổ túc hoặc sửa đổi ranh giới giữa Caomiên và Nam Kỳ. Những nghị định này phải được Chính phủ Pháp chấp nhận bởi một sắc lệnh.

        Khoảng trước đại chiến thế giới thứ nhất, những đồn điền cao su phát triển mạnh ở Nam Kỳ và rất nhiều công ty xin phép nhượng đất5. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải phân ranh rõ rệt để biết những đơn xin đất phải nộp cho nhà chức trách Caomiên hay nhà chức trách Nam Kỳ.

        Một Uỷ ban thành lập năm 1910 nghiên cứu vấn đề và đề nghị sửa đổi biên giới giữa Kămpôt và Hà Tiên, Tây Ninh và Prey Veng, Thủ Dầu Một và Kongpong Chàm. Sau đó, một Uỷ ban khác lo việc đặt các mốc để ghi nhận ranh giới.

        Tới năm 1935, Khâm sứ Caomiên lập một Uỷ ban khác để nghiên cứu ranh giới vùng Mekong-bassac. Đề nghị của Uỷ ban này, được Toàn quyền Đông Dương chấp thuận trong Nghị định ngày 6-12-19356.

        Sang năm 1936, ranh giới giữa Châu Đốc và Prey Veng lại được sửa đổi7. Năm 1942, một vài nơi trên biên giới Châu Đốc và Kandal cũng thay đổi chút ít. Đặc biệt là cù lao Khánh Hoà trước thuộc Caomiên tỉnh Kandal), nay thuộc Châu Đốc. Ngược lại, châu Bình Ghi và một dẻo đất rộng 200 mét, dài 2,5 km trước thuộc Châu đốc, nay chuyển sang lãnh thổ Caomiên8.

--------------
1. Thư của Thống đốc Nam Kỳ ngày 15/7/1869 gửi Bộ trưởng Hải quân và Thuộc địa Pháp, trong A rchives du Ministere des Colomes, Dossier Indochine A20.
2. Toàn văn Thoả hiệp trong Bulletin Officiel de la Cochinchine, 1870, trang 247.
3. Toàn văn Thoả hiệp trong Bulletin Officiel de la Cochinchine, 1873, trang 435-436.
4. Trong bản đồ Nam Kỳ và Caomiên lập ra năm 1863, rạch Vĩnh Tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam và biên giới ở cách xa rạch này, lấn sang lãnh thổ Campuchia một khoảng lớn, Aubaret, sách dẫn trên, phụ lục 2.
5. Thư Toàn quyền Đông Dương gửi Bộ Hải quân và thuộc địa Pháp trong năm 1910-1911, trong Archives... Dossier Indochine A20 (62) và (63).
6. Toàn văn trong Bulletin administratif du Cambodge, 1914, trang 866-367. Hoặc J.O. de L'indpchine Francaise, 1914, trang 1258.
7. Nghị định ngày 11/12/1936, J.O.I..F, 1936, trang 3805, hoặc Bull.Adm du Cambodge, 1937, trang 83.
8. Nghị định 26/7/1942, xem Sarin Chhak, sách dẫn trên, trang 205.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 02:30:53 pm
        
        Địa giới giữa Caomiên và Trung Kỳ:

        Giữa Caomiên và Trung Kỳ, sự phân ranh chưa được hoàn tất và qua nhiều giai đoạn.

        Sự chia đất năm 1904: Năm 1888, vua Đồng Khánh chỉ thị cho các quan, với sự giúp đỡ của đại uý Luce thuộc Bộ Hải quân Pháp sưu tầm các tài liệu để chứng minh chủ quyền của triều đình Huế trên miền tả ngạn sông Cửu Long(1. Nhờ những tài liệu này, Pháp nhân danh vua Annam đã đòi lại của Xiêm miền tả ngạn sông Cửu Long, do Hiệp ước ngày 3-10-18932.

        Những đất đòi lại được của Xiêm, mới đầu sáp nhập vào lãnh thổ Lào. Tới năm 1904, tỉnh Stung Treng tách khỏi đất Lào và được Toàn quyền Đông Dương phân chia cho Caomiên và Trung Kỳ, do Nghị định ngày 6-12-1904. Nghị định này giành cho Trung Kỳ phần hữu ngạn sông Nậm Tham3, và chỉ thị các Khâm sứ. Trung Kỳ, Caomiên và Lào phải chuẩn bị để phân ranh hai miền nói trên.

        Vụ chia này chỉ ấn định ranh giới giữa Caomiên và Trung Kỳ trên một khúc mà thôi.

        Trả lại vùng Đắc Lắc cho Trung Kỳ: Trên đất Lào, chính quyền bảo hộ đã lập ra từ năm 1899 quận Đắc Lắc, và đất quận này dưới quyền Khâm sứ Trung Kỳ. Năm sau (1900), quận này được mở rộng ra, phía tây giáp với Caomiên ra tới bờ sông Dak Dam, và năm 1923 đổi thành tỉnh Đắc Lắc4. Tới năm 1929, Nghị định 30-4-1929 sáp nhập tỉnh Đắc Lắc vào lãnh thổ Trung Kỳ5, rồi Nghị định ngày 30-3-1932 xác định ranh giới giữa tỉnh này và lãnh thổ Caomiên6.

        Như vậy, cho tới năm 1932, ranh giới giữa Caomiên và Trung Kỳ được quy định từ sông Dak Plei cho tới sông Dak Dam.

        Từ sông Dak Plei tới vùng "ba biên giới": Nhưng từ sông Dak Plei tới vùng ba biên giới, nghĩa là nơi ba nước Việt, Miên, Lào tiếp giáp nhau, thì ranh giới giữa Việt Nam và Caomiên không có một văn kiện nào quy định cả. Tuy nhiên, ranh giới này được minh thị trên tất cả các bản đồ của Sở Địa dư Đông Dương, cũng như các bản đồ quân sự.

        Nói tóm lại, chỉ trừ một khúc thuộc miền thượng du Trung Kỳ, tất cả biên giới giữa Việt Nam và Campuchia đã được các nhà cầm quyền Đông Dương xác định. Vấn đề được đặt ra là Caomiên, sau khi độc lập, có phải tôn trọng các địa giới do chính quyền thuộc địa quy định không?

--------------
1. Thư Toàn quyền Đông Dương gửi Bộ Hải quân và thuộc địa Pháp ngày 8/3/1899, trong Archives... Dossier Giam (32).
2. Toàn văn Hiệp ước trong D.E Clerq, Tom 20, trang 67-70. Về chủ quyền của triều đình Huế trên tả ngạn sông Cửu Long, xem bài phát biểu của dân biểu F.Deloncle tại Viện Dân biểu Pháp, trong J.O Chambre des députes, Débats, séance du 4/2/1895, trang 396 và tiếp. Về vụ tranh chấp lãnh thổ giữa Xiêm và triều đình Huế, xem Folhot- Examen des anciennes frontieres en tre le territoire annamite, trong Bulletln de la Societe des etudes indochinoises, 1889, lục cá nguyệt II, trang 21-24.
3. Theo bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương, ấn bản 1903. Xem Nghị định này trong J.O de L'indochine, 1904, trang 1500.
4. Nghị định ngày 2/7/1923, J.O de L'indochine, 1923, trang 125.
5. Nghị định ngày 30/4/1929, xem Sarin Chhak, trang 192.
6. J.O.I, 1932, trang 1170.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 02:40:49 pm
        
        2. Cuộc tranh luận về hiệu lực pháp lý của địa giới

        Trong một giai đoạn đầu, Caomiên nêu lên vấn đề biên giới và lãnh thổ, nhưng không nói rõ các lý do để biện minh lập trường của mình. Đại cương, Caomiên chú ý đặt vấn đề giành quyền lợi đối với biên giới lịch sử cũng như đối với biên giới thuộc địa.

        Trong giai đoạn thứ nhì, từ năm 1954, Caomiên công khai đặt vấn đề biên giới thuộc địa và viện dẫn các lý do pháp lý, đặc biệt là tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 để chấm dứt chiến tranh Đông Dương và năm 1965 trong một công thư của Bộ Ngoại giao Caomiên gửi Đại sứ quán Pháp tại Nam Vang.

        Những lý do viện dẫn trong các văn thư kể trên cũng là những lý do được trình bày và bàn rộng trong một luận án tại trường Đại học Luật khoa Paris năm 1964 của Sarin Chhak1. Điều này quan trọng, vì Sarin Chhak có tham dự các cuộc thương thuyết về vấn đề biên giới với MTDTGPMNVN năm 1966, và sau đó là Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Xi-ha-núc ở Bắc Kinh từ năm 1970 tới 1975, và Bộ trưởng Ngoại giao của chính quyền Campuchia Dân chủ khi mới giải phóng Nam Vang.

        Các lý do viện dẫn có thể tóm tắt như sau:

        1) Biên giới thuộc địa và Hiệp ước Pháp - Xiêm năm 1867

        Lý do chính được nêu ra trong công thư năm 1965 cũng như trong luận án của Sarin Chhak là các biên giới thuộc địa trái với Hiệp ước Pháp - Xiêm năm 1867.

        Hiệp ước Pháp - Xiêm ngày 15-7-1867: Điều 3 như sau: "Vua Xiêm vĩnh viễn từ bỏ quyền bá chủ trên Vương quốc Miên, Hoàng đế Pháp Nã Phá Luân đệ tam cam đoan không thôn tính Vương quốc Caomiên để sáp nhập vào lãnh thổ Nam Kỳ"2.

        Theo Sarin Chhak và Bộ Ngoại giao Miên thì biên giới do chính quyền thuộc địa quy định có kết quả là lấy đất của Caomiên để cho Nam Kỳ. Như vậy trái với Hiệp ước Pháp - Xiêm kể trên.

        Lập luận này không thể chấp nhận được bởi hai lẽ:

        - Caomiên không có tư cách pháp lý để đòi thi hành Hiệp ước Pháp - Xiêm năm 1867.

        - Dầu sao chăng nữa, những sự quy định biên giới không trái với điều 3 của Hiệp ước Pháp - Xiêm năm 1867.

        Caomiên không thể đòi thi hành Hiệp ước Pháp - Xiêm: Hiệp ước năm 1867 chỉ ràng buộc hai nước Pháp, Xiêm. Đối với Hiệp ước này, Vương quốc Miên chỉ là một quốc gia đệ tam.

        Điều 3 của Hiệp ước có dính líu tới Caomiên và có thể coi là một cam kết có lợi cho kẻ ngoại cuộc (stipulation pour autrui), vì Xiêm hứa từ bỏ quyền bá chủ, và Pháp cam đoan không thôn tính Caomiên. Những điều khoản này chỉ ràng buộc Pháp và Xiêm với nhau. Xiêm cam kết với Pháp và Pháp cam kết đối với Xiêm.

        Tuy các sự cam kết đó có lợi cho Caomiên, Caomiên có quyền đòi thi hành không?

        Trên phương diện pháp lý, trong trường hợp Xiêm không tôn trọng điều 3 nói trên, Pháp có quyền đòi thi hành điều này; và ngược lại, nếu Pháp bội ước Xiêm có quyền nhân đôi. Nhưng riêng Caomiên không đủ tư cách để viện dẫn Hiệp ước đó để bắt buộc Pháp hay Xiêm thực hiện các điều đã cam kết. Các án lệ quốc tế thường thường theo chiều hướng này. Thí dụ, Thuỵ Điển không thể đơn phương đòi thi hành Hiệp ước 30-3-1856 trung lập hoá và phi quân sự hoá các đảo Aland. Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là quốc gia đệ tam đối với Hiệp ước Paris ngày 15-4-1856 bảo đảm nền độc lập Thổ Nhĩ Kỳ. Serbie chỉ là quốc gia đệ tam đối với Hiệp ước Berlin ngày 13-7-1878…3.

        Quy định biên giới không phải là thôn tính lãnh thổ: Hơn nữa, nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương, khi quy đỉnh địa giới giữa Miên và Việt không nhằm mục đích thôn tính lãnh thổ Miên để làm lợi cho thuộc địa Nam Kỳ.

        Các biên giới được quy định chỉ thể hiện giới hạn đã có sẵn giữa hai nước khi Pháp mới tới đô hộ, và chỉ có mục đích xác định hoặc chỉnh lý các giới tuyến. Vì vậy phần lớn các văn kiện đó để tránh những đường biên giới ngoằn ngoèo và khúc mắc, tìm cách trao đổi đất giữa hai bên để có thể có những giới tuyến tương đối giản dị và bớt quanh co. Thí dụ, Thoả hiệp phân ranh năm 1870 lấy một mẩu đất của Nam Kỳ gán cho Caomiên, nhưng để bù lại cắt của Caomiên một khoảnh gồm 486 nóc nhà để chuyển sang Nam Kỳ. Cũng như Nghị định ngày 31-7-1914, hoặc Nghị định ngày 26-7-1942 đều có những sự trao đổi đất đai tương tự.

        Nói tóm lại, các sự quy định biên giới nói trên hoàn toàn không có tính cách "bóc lột" Caomiên hoặc xâm lấn đất đai.

        Vì vậy để trả lời bà Hoàng thân Yukanthor năm 1949 tại Quốc hội Pháp, Bộ trưởng Bộ Pháp quốc hải ngoại nhắc lại rằng các Thoả hiệp phân ranh năm 1870 và 1873 đã có sự thoả thuận của Caomiên, và nhiều biên bản xác định ranh giới, thí dụ ở tỉnh Hà Tiên, đã được cả  hai bên nghiên cứu kỹ lưỡng rồi mới chấp thuận4.

--------------
1. Sarin Chhak có trình 2 luận án ở Đại học Paris, một về biên giới Campuchia - Việt Nam, và một về biên giới Campuchia - Thái Lan.
2. Toàn văn Hiệp ước này trong De Clerq, quyển 6, trang 734-736. Xem Sarin Chhak, Luận án "biên giới Khơ-me - Việt Nam", Paris, 1966, trang 78092. Các chi tiết về vụ ký kết hiệp ước 1867 trong G.Taboulet: La geste francaise en Indochine, Voi 2, Paris, 1955- 1956, quyển II, trang 653-654)
3. Xem CH. Rousseau: Droit internationl public, T.I, 1970, trang 190 và kế tiếp.
4. Phiên nhóm ngày 21/5/1949, Assemblée Nationale, débats, trang 2773.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 02:50:55 pm
        Sau đó, năm 1957, trong một công thư gửi Bộ Ngoại giao Miên, Sứ quán Pháp ở Nam Vang cũng khẳng định tính cách vô tư của các Thoả hiệp phân ranh năm 1870 và 18731.

        Sự thực, điều 3 của Hiệp ước Pháp - Xiêm phải được giải thích một cách khác.

        Giải thích điều 3 của Hiệp ước 1867: Khi Pháp cam đoan không thôn tính Vương quốc Caomiên để sáp nhập vào lãnh thổ Nam Kỳ, sự thực chỉ muốn nói rằng Pháp cam đoan duy trì quy chế bảo hộ ở Miên, và không đổi Vương quốc Miên thành một thuộc địa của Pháp.

        Trong suốt thời gian đô hộ của Pháp, vấn đề quy chế này chỉ được chính thức đặt ra có một lần. Đó là khi Thống đốc Nam Kỳ Thomson cưỡng bách vua Nô-rô-đôm ký một Hiệp ước bảo hộ mới năm 1884. So với Hiệp ước bảo hộ năm 1863 thì Hiệp ước Thomson - Nô-rô-đôm có tính cách rất chặt chẽ và tước hết thực sự chủ quyền của vua Caomiên. Vì vậy vấn đề được nêu ra khi đó là xem Hiệp ước Thomson - Nô-rô- đôm có gián tiếp thôn tính đất Miên không, và do đó có trái với điều 3 của Hiệp ước Pháp - Xiêm năm 1867 không.

        Cuộc tranh luận tại Viện dân biểu Pháp năm 1885 về điểm này cho thấy rằng Hiệp ước Thomson - Nô-rô-đôm không vi phạm Hiệp ước Pháp - Xiêm kể trên. Chính vua Nô-rô-đôm, trong bức thư phản kháng gửi Tổng thống Pháp Jules Grévy, cũng không viện dẫn Hiệp ước Pháp - Xiêm năm 1867.

        Thực ra, chỉ có một người có tư cách pháp lý để viện dẫn Hiệp ước Pháp - Xiêm năm 1867, đó là vua Xiêm. Vậy mà chính vua Xiêm cũng không phản đối Hiệp ước Thomson - Nô-rô-đôm. Félix Faure, khi đó là phụ tá Bộ trưởng Bộ hải quân và Thuộc địa Pháp, trong cuộc tranh luận tại Viện dân biểu kể lại là chính vua Xiêm trong một cuộc công du với Thống đốc Nam Kỳ Thomson ở Vịnh Xiêm, đã xác nhận điều này2.

        Nói tóm lại, các sự quy định biên giới giữa Nam Kỳ và Caomiên trong thời kỳ đô hộ không có gì mâu thuận với Hiệp ước Pháp - Xiêm năm 1867.

        2) Biên giới thuộc đia và "Hiệp ước bất bình đẳng".

        Một lý do thứ hai được nêu ra ngay từ năm 1954 tại hội nghị Giơ-ne-vơ3 và được bàn rộng trong luận án của Sarin Chhak4 và trong công thư năm 1965 của Bộ Ngoại giao Miên gửi Đại sứ Pháp ở Nam Vang5. Lý do đó là các thoả hiệp phân ranh năm 1870 và 1873 là những "hiệp ước bất bình đẳng" (traités inégaux), nghĩa là được ký kết giữa một nước mạnh và một nước yếu, một nước bảo hộ (Pháp) và một nước bị bảo hộ (Miên), và vì sự chênh lệch đó nên không thể có giá trị.

        Phải chăng các nhà lãnh đạo Caomiên muốn nhắc tới vụ tranh chấp biên giới giữa Liên Xô và Trung Quốc? Ta biết rằng Trung Quốc chỉ trích các hoà ước giữa đế quốc Nga và Trung Hoa trong thế kỷ XIX là những "hiệp ước bất bình đẳng", và không công nhận hiệu lực pháp lý của các vụ nhượng đất có tính cách cưỡng bách đó.

        Tuy không thể đi vào chi tiết của các cuộc tranh luận này6, có thể nói rằng những hoà ước nhượng đất giữa Nga và Trung Hoa là một trường hợp hoàn toàn khác hẳn các thoả hiệp phân ranh năm 1870 và 1873 giữa Pháp và Miên, vì các lý do vắn tắt sau đây:

        - Không có chiến tranh giữa Pháp và Miên và vì vậy không có tính cách cưỡng bách vì lý do chiến bại.

        - Không phải là sự phân ranh giữa hai nước độc lập, mà là sự phân ranh giữa một nước bảo hộ và một thuộc địa, bởi nhà cầm quyền ngoại bang.

        - Nếu Caomiên ở vào thế yếu đối với Pháp hồi đó, thì Nam Kỳ còn ở một thế yếu hơn nữa.

        - Trên phương diện pháp lý, một "hiệp ước bất bình đẳng" không phải là một hiệp ước vô giá trị. Nó chỉ vô giá trị nếu trong khi thương thuyết, đại diện nước yếu bị uy hiếp hay đe doạ tới chính bản thân cá nhân họ, và vì thế phải bắt buộc ký hiệp ước7.

--------------
1. Xem: Nguyễn Thị Hảo, sách dẫn trên, trang 260-261, lục đăng toàn văn công thư của Đại sứ quán Pháp.
2. Chambre des députés, débats, séance 31/5/1885, trang 947, và trước đó, tại phiên họp 27/5/1885, một dân biểu, Laisant, cho rằng Hiệp ước bảo hộ Thomson-Nô-rô-đôm năm 1884 là một sự thôn tính lãnh thổ, trái với Hiệp ước Pháp - Xiêm 1867 (débats, trang 917).
3. Xem Documentation Francaise, N.E.D. Noi901 - 30/7/1954, trang 7.
4. Trong "Các đường biên giới của Cambodge", Dalloz, 1966, trang 87-89.
5. Công thư 10/1/1965, xem Nguyễn Thị Hảo, sách dẫn trên, trang 272-278.
6. Về vụ tranh chấp này, xem: Manh Bettati, "Le Cong;i sinosovietique", Voi, 1971; Chang Chung-Tao, "Les traites inegaux de la Chine ét L'attitude des Puissances", Pan, 1929; F.Luchaire, "Le probleme des frontieres Chinoises" trong Bull. De L'institut internatonal d'administration publique, Oct-déc, 1968) C.H. Rousseau, chronique des faits internationaux, trong R.G.D.I.P.
7. Vụ Thống đốc Thom son ép vua Nô-rô-đôm ký Hiệp ước bảo hộ năm 1884 có thể thuộc vào trường hợp này.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 02:57:45 pm

        3) Biên giới thuộc địa và Hiến pháp 1875 của Pháp

        Một lý do thứ ba do Sarin Chhak nêu ra là các văn kiện quy định biên giới Miên - Việt trái với Hiến pháp năm 1875 của Đệ tam Cộng hoà Pháp1.

        Theo điều 8 của hiến pháp này thì mọi sự chuyển nhượng, trao đổi hoặc sáp nhập đất đai phải do một đạo luật chấp thuận. Vậy mà các vụ chuyển nhượng lãnh thổ giữa Caomiên và Nam Kỳ đều được quyết định bởi các cơ quan hành chính, chứ không phải do quốc hội Pháp chấp thuận, và do đó trái với hiến pháp năm 1875.

        Để dẫn chứng, Sarin Chhak nêu trường hợp đảo Catrey ở cửa sông Kămpôt. Năm 1881, vua Miên định nhường đảo này cho Nam Kỳ. Bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp trước khi nhận, có hỏi ý kiến Bộ Ngoại giao Pháp. Theo Bộ Ngoại giao thì sự nhượng đất này phải được quốc hội thông qua. Vì không muốn đưa ra trước quốc hội, nên Bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp đành chỉ sử dụng đảo Catrey một cách tạm thời, chứ không chuyển nhượng chủ quyền cho Nam Kỳ2.

        Lập luận này không xác đáng.

        Điều 8 của hiến pháp 1875 chỉ áp dụng cho các quan hệ giữa Pháp và một nước khác, chứ không áp dụng cho các quan hệ ở trong đế quốc Pháp, giữa "mẫu quốc" và một xứ bảo hộ hay thuộc địa.

        Năm 1882, Bộ Ngoại giao Pháp có thể viện dẫn hiến pháp 1875 trong trường hợp đảo Catrey, vì khi đó Caomiên tuy là một xứ bảo hộ nhưng hiệp ước bảo hộ năm 1863 rất rộng rãi và điều 16 của hiệp ước này vẫn công nhận chủ quyền của vua Miên3.

        Nhưng từ năm 1884 thì khác hẳn. Hiệp ước bảo hộ mới Thomson - Nô-rô-đôm tước hết chủ quyền của vua Miên và những quan hệ giữa Pháp và Miên không còn là những quan hệ quốc tế nữa mà chỉ là các quan hệ quốc nội.

        Hơn thế, từ năm 1887 thì cá tính quốc tế của Caomiên hoàn toàn biến mất trong tập thể mới lập ra tức là khối Đông Pháp (Indochine Francaise) do sắc lệnh ngày 17-10-1887. Nhưng sự chuyển nhượng đất đai trong khối Đông Pháp, hay Liên hiệp Đông Dương (Union Indochinoise) không thuộc phạm vi điều 8 của hiến pháp 18754. Sau đó, sắc lệnh ngày 20-9-1915 cho phép Toàn quyền Đông Dương chuyển dịch đất đai giữa các nước ở trong khối Đông Pháp.

        Tất cả những cuộc tranh luận trên đây chỉ có một giá trị lịch sử mà thôi, vì thực ra những sự đòi hỏi đất đai sẽ không còn lý do tồn tại nếu Caomiên chấp thuận nguyên tắc biên giới bất di bất dịch (principe de L'intangibilité des Frontieres). Chính Sarin Chhak cũng phải công nhận rằng nếu chấp thuận nguyên tắc này thì luận án của tác giả cũng trở thành vô dụng. Vì vậy, ngay trong phần mở đầu, Sarin Chhak nêu hết cả các lý lẽ để bác bỏ nguyên tắc biên giới bất di bất dịch.

        Nhưng sự thực, Caomiên đã chấp nhận nguyên tắc này và chính thức nhìn nhận các địa giới Miên - Việt.

        3. Sự chấp nhận Các địa giới hiện tại

        Nguyên tắc biên giới bất di bất dịch chỉ có nghĩa là các nước mới thâu hồi độc lập phải tôn trọng các biên giới thuộc địa và không thể tự ý đơn phương sửa đổi các biên giới đó. Dĩ nhiên, nếu các đương sự thoả thuận với nhau, thì có thể tuỳ ý sửa đổi. Nguyên tắc này đã được các nước châu Mỹ la tinh đề xướng ngay từ đầu thế kỷ thứ 19, sau khi lật đổ chính quyền thuộc địa. Khoảng năm 1960, các nước Phi châu mới độc lập cũng chấp nhận nguyên tắc này.

        Khi Maroc, cựu bảo hộ Pháp, đòi sáp nhập xứ Mauritanie, cựu thuộc địa Pháp, các nước Phi châu, trong nhiều phiên họp của Tiểu ban thứ nhất của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1960, đã quyết định tôn trọng các biên giới thuộc địa để tránh mọi sự đảo lộn sâu xa.

        Tới năm 1964, Hội nghị tối cao đầu tiên của tổ chức thống nhất Phi châu (O.U.A) ra quyết nghị như sau: "Tất cả các nước trong tổ chức này cam kết khi được độc lập có những biên giới như thế nào thì cứ duy trì và tôn trọng biên giới đó".

        Lập trường của Caomiên về điểm này ra sao?

        Để trả lời câu hỏi này, cần phải phân biệt hai giai đoạn: trước và sau khi cách mạng toàn thắng năm 1975.

-------------
1. Xem "Các đường biên giới của Cambodge", sách dẫn trên, trang 119-121.
2. Thư của Thống đốc Nam Kỳ ngày 17/4/1882 gửi Bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp, trong Archives... Dossier Indochine A30 (57), viện dẫn trong Sarin Chhak, như trên, trang 120, chú thích 42.
3. Toàn văn Hiệp ước bảo hộ 1863 trong Colliard et Mamn: Droit international et histoire diplomatique, Documents choisis, T.I, Voi.II, trang 984-988.
4. Xem P.Couzinet: La structure juridique de L'union indochinoise, trong Revue Indochincise, 1938, trang 426 và kế tiếp.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 03:02:37 pm
        1) Lập trường của Caomiên cho tới năm 1975

        Nói chung, Caomiên chấp nhận nguyên tắc biên giới bất di bất dịch, và đã chính thức thừa nhận các địa giới do nhà cầm quyền Pháp quy định trong thời kỳ ngoại thuộc. Tuy nhiên, lập trường của Caomiên cũng có phần nào diễn biến trước và sau cuộc đảo chính năm 1970.

        Trước vụ đảo chính năm 1970: Trong suốt thời gian này, chính quyền Xi-ha-núc có hai người đối thoại để thương thuyết về vấn đề biên giới: một bên là chính phủ Việt Nam DCCH và MTDTGPMNVN và một bên là ngụy quyền Sài Gòn.

        Tại sao Caomiên lại thương thuyết vấn đề biên giới với cả hai bên? phải chăng là vì Cao-miên khi đó theo chính sách trung lập?

        Thực ra lý do là Caomiên tin chắc rằng, rút cục cách mạng sẽ thắng và vấn đề biên giới muốn được giải quyết vĩnh viễn cần có sự thoả thuận của chính phủ Việt Nam DCCH và của MTDTGPMNVN. Mặt khác, trên thực tế những va chạm biên giới giữa Caomiên và quân đội Sài Gòn có Mỹ ủng hộ, khiến Caomiên cũng cần phải thương thuyết với nhà cầm quyền Sài Gòn để tránh khỏi bị vi phạm lãnh thổ, vì không đủ sức bảo vệ biên giới chống với quân Mỹ - ngụy.

        Trong tình trạng đó, Caomiên chỉ có thể có một lập trường duy nhất là cố giữ vững được các biên giới hiện tại, mặc dầu đôi khi Caomiên vẫn lớn tiếng chỉ trích các biên giới thuộc địa.

        Vì vậy trong hiệp ước ký với Pháp ngày 8-11-1949 bãi bỏ chế dộ bảo hộ, Caomiên đòi trong điều 2, Pháp phải "bảo đảm các biên giới hiện hữu của vương quốc Caomiên".

        Thái tử Xi-ha-núc có kể lại với ký giả Lacouture là trong dịp hội nghị Bandoeng năm 1955, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có vào thăm và đề nghị hoà hiếu vĩnh viễn giữa hai nước và tôn trọng tuyệt đối các biên giới hiện hữu của Caomiên.

        Quan trọng hơn cả là lập trường của Caomiên tại hội nghị các nước không liên kết tại Le Caire tháng 10-1964, Thủ tướng Caomiên, Hoàng thân Nô-rô-đôm Kantol chính thức ủng hộ nguyên tắc biên giới bất di bất dịch. Hội nghị này, trong bản tuyên ngôn bế mạc, biểu quyết như sau: "Những nước tham dự hội nghị này, phần lớn đã dành độc lập sau nhiều năm tranh đấu, nhắc lại ý chí kiên quyết chống tất cả mọi mưu toan vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời tất cả cam kết rằng khi được độc lập, có những biên giới như thế nào thì cứ tiếp tục duy trì và tôn trọng các biên giới đó".

        Đặc biệt hơn là Hoàng thân Nô-rô-đôm Kantol tuyên bố thêm:

        "Vấn đề chủ yếu của chúng tôi là được các nước thừa nhận biên giới với Nam Việt Nam... đường giới tuyến này do mẫu quốc Pháp đặt ra... và lấy của chúng tôi nhiều đất đai để sáp nhập vào thuộc địa Nam Kỳ. Mặc dầu cá biên giới này rất bất lợi cho Caomiên, chúng tôi cũng thừa nhận những biên giới đó".

        Như vậy là Caomiên đã chính thức và rõ ràng thừa nhận các địa giới Miên - Việt.

        Sarin Chhak trong luận án kể trên, trình năm 1964, chưa biết các chi tiết trên đây vì xảy ra trong tháng 10-1964. Nhưng khi luận án này được xuất bản năm 1966, tác giả vẫn không bổ khuyết sự thiếu sót căn bản này, và không hề đả động tới các sự kiện đó. Điều này cũng dễ hiểu vì nếu công bố việc Caomiên chính thức thừa nhận biên giới Miên - Việt thì tất cả luận án của Sarin Chhak không còn lý do để tồn tại nữa.

        Sau đó 4 năm, một tác giả khác nhắc lại lập trường của Caomiên về vấn đề biên giới, vẫn tiếp tục viện dẫn Sarin Chhak để chỉ trích nguyên tắc biên giới bất di bất dịch. Tác giả đó hình như không biết rằng tại hội nghị Le Caire 1964, Caomiên đã hoàn toàn công nhận nguyên tắc này.

        Cũng trong năm 1964, nhân vụ bị quân đội Mỹ - Ngụy vi phạm biên giới, Caomiên đưa việc này ra Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Một phái đoàn điều tra gồm các đại diện Brazin, Cote L'ivoire và Maroc sang quan sát tại chỗ và lập phút trình ngày 27-7-1964.

        Lúc trình đó ghi rằng theo nhà cầm quyền Sài Gòn, địa giới hai nước không ghi rõ trên mặt đất mà cũng không ghi rõ trên bản đồ. Bản đồ tỷ lệ 1/100.000 và bản đồ tỷ lệ 1/400.000 của SGI lập ra không trùng hợp với nhau. Tuy nhiên, theo phái đoàn, sự chênh lệnh giữa hai bản đồ đó rất nhỏ mọn và phái đoàn kết luận rằng không có sự tranh chấp về địa giới giữa hai nước.

        Áp lực của quân đội Sài Gòn ở biên giới Miên ngày càng tăng nên ngày 9-5-1967, chính phủ Miên gửi một thông tư cho tất cả các nước có liên hệ ngoại giao với Caomiên để yêu cầu các nước này nhìn nhận biên giới Miên - Việt. Ngày 31-5-1967, MTDTGPMNVN "thừa nhận và cam đoan tôn trọng biên giới hiện hữu giữa Caomiên và Nam Việt Nam". Ngày 8-6-1967, Hà Nội long trọng tuyên bố "nhìn nhận và tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ Caomiên trong các biên giới hiện tại" và "hoàn toàn tán thành tuyên bố ngày 31-5-1967 của MTDTGPMNVN".

        Để trả lời hai bản tuyên bố nói trên, Thái tử Xi-ha-núc trong hai bức thư gửi luật sư Nguyễn Hữu Thọ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, có nói đại khái rằng: "vấn đề biên giới là vấn đề gây cấn giữa hai nước Miên, Việt do ngoại bang để lại. Tuy nhiên, hai nước chấp nhận di sản đó để giữ vững tình đoàn kết tự nhiên giữa hai dân tộc".

        Tiếp theo, nước Việt Nam DCCH và MTDTGPMN, một số nước khác cũng nhìn nhận biên giới hiện hữu Miên - Việt, trong số đó có nước Pháp, cuối tháng 11-1967.

        Sau vụ đảo chính năm 1970: Ngày 18-3-1970, một cuộc đảo chính do Mỹ gián tiếp chủ trương, lật đổ chính quyền trung lập, phi liên kết của Xi-ha-núc. Chế độ mới là chế độ "chống cộng" triệt để và ác cảm với người Việt Nam sống trên đất Miên.

        Do đó, từ năm 1970 các vụ thương thuyết về biên giới chỉ diễn ra giữa Nam Vang và Sài Gòn chứ không liên hệ với Việt Nam DCCH và MTGP.

        Đại để hai chế độ đó cũng theo Mỹ và cũng chống cộng, đã tái lập quan hệ ngoại giao năm 1970 và đi tới nhiều thoả hiệp để giải quyết một số vấn đề cấp bách: thoả hiệp ngày 27-5-1970 về tình trạng người Việt sống trên đất Miên; 5 thoả hiệp ngày 22-01-1971 về quy chế các dân cư ở vùng biên giới và quy chế giao thông trên sông Cửu Long; 2 thoả hiệp ngày 4-6-1971 về vấn đề quan thuế... Riêng về vấn đề biên giới, cuộc thương thuyết năm 1970 ở Sài Gòn có kết quả là hai bên hứa "tôn trọng các ranh giới hiện tại trong phạm vi hành chính của mỗi bên".

        Như thế, phải chăng là ranh giới không có tính cách xác định chủ quyền mà chỉ phân chia hai khu vực đặt dưới thẩm quyền hành chính của hai chính phủ? Nếu vậy thì tình trạng này là một bước thoái quan trọng so với tình trạng trước năm 1970.

        Thực ra, câu đó chỉ có ý nghĩa là duy trì tình trạng cũ, nghĩa là hai bên chấp nhận địa giới nhưng dành lại vấn đề hải giới. Giải thích này phù hợp với thực tế hơn, vì ta biết rằng Nam Vang và Sài Gòn trong khoảng 1972 - 1973 không đồng ý với nhau trong việc quy định thềm lục địa và mỗi bên tự ý cấp những giấy phép tìm dầu hoả.

        Tình trạng mập mờ này không thể kéo dài lâu được và đã được kịp thời chấm dứt khi Nam Vang và Sài Gòn giải phóng.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 03:11:18 pm
        2) Tình trạng biên giới từ năm 1975

        Việt Nam và Caomiên sau khi hoàn toàn thắng các lực lượng phản động, lần đầu tiên ở trong một tình trạng tương đương: cả hai cùng theo CNXH và cùng có một chiều hướng cách mạng.

        Đúng lý tình trạng duy nhất này phải thuận tiện cho việc giải quyết vĩnh viễn và hợp tình, hợp lý vấn đề biên giới.

        Sự thực trái ngược hẳn lại. Ngay sau khi giải phóng Nam Vang. Chính quyền Caomiên đã không ngớt tấn công nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, trên các đảo cũng như trên lục địa. Và những va chạm biên giới gay go tới một mức độ chưa từng thấy, mặc dầu Việt Nam cố tìm cách giải quyết êm thấm vấn đề.

        Các cố gắng giải quyết vấn đề biên giới: Ngay từ 4-5-1975, Campuchia đã đánh phá các hải đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam và tấn công nhiều nơi trên biên giới từ Hà Tiên tới Tây Ninh. Tháng 6-1975, quân đội Việt Nam phản công, lấy lại đảo Thổ Chu và chiếm đảo Polo Way.

        Do đó, ông Pôn Pốt, Bí thư Đảng Cộng sản Campuchia đi Hà Nội để gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam và ông Lê Quẩn, Bí thư Đảng lao động vb sang Nam Vang để tiếp xúc với chính quyền Campuchia.

        Sau đó, ngày 10-8-1975, một cuộc hội đàm tối cao đã giải quyết vụ nói trên. Việt Nam bằng lòng rút quân khỏi đảo Polo Way và trao trả các quân nhân Miên đã bị bắt giữ trong những cuộc đụng độ, Ngược lại, Campuchia hứa sẽ trả lại 515 dân thường Việt Nam bị mang đi từ đầu tháng 5-1975 và hứa sẽ không vi phạm lãnh thổ Việt Nam nữa.

        Nhưng Campuchia không tôn trọng các điều đã hứa: một mặt không trả lại các thường dân Việt Nam bị bắt mà cũng chẳng cho biết tin tức về những người đó, một mặt vẫn tiếp tục phá rối ở biên giới.

        Vì vậy, đầu tháng 4-1976 hai chính phủ quyết định sẽ thương thuyết ở cấp bậc cao để đi tới một thoả ước quy định biên giới. Hội nghị này dự tính sẽ họp vào tháng 6. Nhưng để sửa soạn hội nghị đó, hai bên cần phải họp sơ bộ ở Nam Vang từ 4 đến 18-5-1976.

        Trong những phiên họp sơ bộ này, hai bên đã thoả thuận dùng bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của SGI để làm căn bản thảo luận. Trái lại vấn đề hải giới chưa có cơ sở để giải quyết thích đáng.

        Đồng thời một số biện pháp cụ thể được chấp thuận: hai bên cam kết làm thế nào để các cán bộ, quân nhân và dân chúng sống ở vùng biên giới thấm nhuần đoàn kết và hữu nghị, Trong trường hợp cao sự va chạm xảy ra, lập những uỷ ban liên lạc gồm đại diện hai bên để điều tra, và giải quyết trong "tinh thần đoàn kết, hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau".

        Nhưng Campuchia đột ngột đòi ngừng các phiên nhóm sơ bộ, và vì thế hội nghị ở cấp cao không thể tổ chức được vào tháng 6-1976 như đã dự tính.

        Mặt khác, Campuchia tiếp tục và gia tăng các vi phạm biên giới. Nên tháng 6-1977, một lần nữa chính phủ Việt Nam cố gắng tìm một giải pháp cho vấn đề biên giới. Ngày 7-6-1977, Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị triệu tập một hội nghị tối cao để đàm phán, nhưng Đảng Cộng sản Campuchia trong thư trả lời ngày 18-6-1977, cho rằng chưa tới lúc vì cần "phải đợi một thời gian để tình trạng trở lại bình thường và chấm dứt các vụ va chạm ở biên giới". Trong lúc đó, tình thế ngày càng trầm trọng, dẫn tới các biến cố cuối năm 1977.

       Những yếu tố mới của vấn đề địa giới: Từ mấy tháng nay, vấn đề biên giới Miên - Việt với những diễn biến quan trọng trên mặt quân sự cũng như trên mặt ngoại giao trở thành một vấn đề sôi động.

        Vấn đề này không cần nhắc lại các chi tiết mà ai cũng biết rõ, qua báo chí quốc tế và quốc nội.

        Để đóng góp vào sự tìm hiểu vấn đề, có thể đưa ra vài nhận xét như sau:

        Trước hết, ta nhận thấy lập trường của Việt Nam tỏ rõ ngày 5-2-1978 trong đề nghị 3 điểm để giải quyết vấn đề biên giới:

        - Chấm dứt mọi hành động quân sự và đóng quân cách biên giới 5 cây số.

        - Đàm phán ngay tại bất cứ một địa điểm nào, trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của hai bên.

        - Tìm mọi hình thức bảo đảm biên giới, bảo đảm quốc tế và giám sát quốc tế.

        Lập trường thương thuyết này vẫn là lập trường nhất quán của chính phủ Việt Nam, yếu tố mới là đề nghị tìm một giải pháp biên giới với sự bảo đảm và giám sát quốc tế.

        Nhận xét thứ hai, là phía Campuchia lập trường cũng không thay đổi. Nghĩa là vẫn một lập trường không rõ rệt. Một mặt, chính quyền Campuchia nhìn nhận địa giới thể hiện trên bản đồ 1/100.000 do SGI lập trước năm 1954, những ảo tưởng lấy lại đất Việt Nam, sau khi đã đưa ra những đòi hỏi về đất đai không hợp lý trước năm 1967.

        Trong tinh thần ấy, ngày 8-2-1978, Campuchia đã bác bỏ đề nghị thương thuyết 3 điểm của Việt Nam, coi đó là một hành động tuyên truyền để đánh lạc dư luận quốc tế.

        Đồng thời, từ ngày 31-12-1977, Campuchia luôn luôn tố cáo Việt Nam là xâm lược, thôn tính lãnh thổ", gọi dân tộc Việt Nam là "kẻ thù xâm lăng"1

        Thực ra, khi gọi dân tộc Việt Nam là kẻ thù xâm lăng, là "nuốt đất đai của Cambot", chính quyền Campuchia chỉ muốn nhắc lại vấn đề biên giới lịch sử, vì từ khi bị ngoại bang đô hộ cho tới khí dành độc lập Việt Nam không hề "nuốt đất" của nước láng giềng nào cả.

        Điều này dẫn đến một nhận xét thứ ba để kết thúc: Bây giờ, đã đến lúc mà Campuchia phải dứt khoát chọn lựa. Hoặc tiếp tục nuôi dưỡng những hận thù lịch sử và ảo tưởng phục hồi lãnh thổ đã nhượng từ mấy thế kỷ trước. Hoặc từ bỏ các điều đó, thẳng thắn xây dựng những quan hệ mới với nước bạn trong tình đoàn kết của 30 năm chống đế quốc thực dân và trong sự nghiệp xã hội chủ nghĩa. Chỉ con đường thứ hai này là phù hợp với chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp cách mạng mà Campuchia tự nhận là đang theo đuổi.

------------
1. Phát ngôn ngày 6/01/1978 của Bộ Thông tin tuyên truyền Campuchia.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 03:47:59 pm
        
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

        I. SÁCH BÁO TIẾNG VIỆT

        - Đào Duy Anh (1994), Nước Việt Nam qua các đời, NXB Thuận Hoá.

        - Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hoá sử cương, NXB Văn hoá thông tin.

        - Lương Ninh, Đặng Đức An (1978), Lịch sử thế giới trung đại, NXB Giáo dục.

        - AFP Phnôm Pênh, "Lemonde", ngày 1-8-1967 và 2-8-1967.

        - Biên giới đất liền Khơ-me - Việt Nam, Bộ Ngoại giao Cộng hoà Việt Nam, Sài Gòn, 7-1964.

        - Bộ Thông tin, Tạp chí Campuchia, ngày 2/1958. Bộ Ngoại giao Mỹ, "Biên giới Trung Quốc - Việt Nam", Tạp chí Geographer (tiếng Việt - Số 38, ngày 29-10-1964).

        - Ban Biên giới của Chính phủ, Tập san Biên giới và Lãnh thổ (Các số 2, 3, 5, 6, 7, 8).

        - Ban biên giới của Chính phủ (1997), Quản lý Nhà nước về biên giới lãnh thổ, các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, Hà Nội.

        - Ban Biên giới của Chính phủ (5-2000), Quản lý nhà nước về biên giới Lãnh thổ.

        - Các văn bản pháp lý về việc giải quyết biên giới Việt Nam - Lào, Tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

        - Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương, IV.

        - Nguyễn Đức Châu, Nguyễn Tuấn Chung (1994), Ông cha ta bảo vệ biên giới, NXB Công an nhân dân.

        - Nguyễn Quốc Định, Việc quốc tế hoá sông Mê Công, ADI, 1962.

        - Ngô Điền (Hồi ký), Campuchia - Nhìn lại và suy nghĩ.

        - Đại sử ký Biên giới Việt Nam - Lào, Quyển 1, 2 Vụ Biên giới phía Tây, Ban Biên giới (Bộ Ngoại giao).

        - Phạm Đức Dương (1998), 25 năm tiếp cận Đông Nam Á học, NXB Khoa học xã hội.

        - Hà Văn Thư, Trần Hồng Đức (2000), Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam, Nxb Văn Hoá Thông tin, Hà Nội.

        - "Gia Lai - Đất nước, Con người", Tạp chí Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay, 5/1999.

        - Trần Trọng Kim (2003), Việt Nam sử lược, NXB Đà Nẵng.

        - Phan Khoang (1967, 2001), Việt sử xứ Đàng Trong. Sài Gòn, Nxb Văn học.

        - Liên hợp quốc, Hội đồng bảo an, "Báo cáo của phái đoàn của Hội đồng Bảo an ở Vương quốc Campuchia và Cộng hoà Việt Nam", tư liệu S/5832, 27-4-1964. Tư liệu S/5832 ngày 27-7-1964. Quyết nghị ngày 4-6-1964, tư liệu S/5741.

        - Huỳnh Lứa (2000), Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ thế kỷ 17, 18, 19, NXB KHXH.

        - Ngô Sỹ Liên, Toàn thư, Tập IV.

        - Phan Ngọc Liên (chủ biên 2002), Lược sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục.

        - Lịch sử thế giới cổ đại (1998), NXB Giáo dục, Hà Nội.

        - Lưu Văn Lợi (1990), Việt Nam Đất - Biển - Trời, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 18

        - Lịch sử Campuchia (1982), NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Hà Nội.

        - Mã Đoan lâm, Văn hiến thông thảo.

        - Trần Văn Minh (1978), Biên giới Việt Nam - Campuchia, vài khía cạnh về lịch sử và pháp lý, Paris.

        - Lương Ninh (1991), Sự hình thành và phát triển của vương quốc cổ Chăm Pa. Lịch sử Việt Nam, tập I, Hà Nội.

        - "Người Việt Nam gốc Khơ-me", Việt Nam và quan hệ quốc tế của Việt Nam, quyển III, 12-1958.

        - Trần Quỳnh Cư, Trần Việt Quỳnh (2004), Các đời vua chúa nhà Nguyễn, Nxb Thuận Hoá.

        - Quốc sử Quán triều Nguyễn. Đại Nam Thống Nhất Chí (1971), Tập IV, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

        - Trương Hữu Quýnh (chủ biên - 1999), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập I, NXB Giáo dục.

        - Phương đình Nguyễn Siêu, Quốc sử quán triều Nguyễn. Cương mục, tập IX. Thực lục, tập I.

        - Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (1979), Nxb Sự Thật, Hà Nội.

        - Hoàng Linh, Long Việt, "Hiệp ước ngày 30/12/1999 về biên giới trên bồ Việt Nam - Trung Quốc", Tạp chí Thông tin Công tác tư tưởng (Số 1/2000).

        - Thông tấn xã Phnôm Pênh, 31-12-1964 và 5-1-1965

        - Thông tấn xã Campuchia, 1-8-1964, No 4884.

        - Nhà Pháp luật Việt - Pháp (1997), "Luật quốc tế về biên giới, lãnh thổ quốc gia", Hội thảo, Hà Nội.

        - Nguyễn Khắc Thuần (2000), Thế thứ các triều vua Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

        - Tài liệu tập huấn quản lý biên giới đất liền Việt Nam - Lào, Ban Biên giới Bộ Ngoại giao.

        - Tài liệu chương trình tuyên truyền và phổ biên pháp luật cho cán bộ chiến sỹ bộ đội biên phòng và nhân dân vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo, Ban Biên giới - Bộ Ngoại giao, Hà Nội 2005.

        - Đại học quốc gia Hà Nội (2000), "Tuyển tập báo cáo toàn văn Hội nghị khoa học", Đề tài Xây dựng luận cứ khoa học về lịch sử, địa lý và pháp lý đường biên giới đất liền phía Tây Nam của nước CHXHCN Việt Nam,

        - Hà Văn Tấn, Phù Nam - Óc Eo: ở đâu, bao giờ và ai?

        - Phạm Đức Thành (1995), Lịch sử Campuchia, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

        - Thạch Phương, Lưu Quang Tuyến (chủ biên 1989), Địa chí Long An, NXB Long An và KHXH.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 04:10:06 pm

        II. SÁCH BÁO TIẾNG NƯỚC NGOÀI

        - A.Dauphim et Meunier (1968), Histoire du Cambodge, PUF.

        - Adhémard Leclère (l-914), Histoire du Cambodge, Paris.

        - A.D. Meumek, Campuchia. Tuyển tập Survolde monde. Paris.

        - A.Guani, La solidarite dans L-Amerique Latine, Academie de Droit International, Reeueil des Cours, Tom 8, 1925, voi III.

        - Aubaret (1863), Histoire et description de la Basse Cochinchine, Traduction de Gia dinh Thong Chi, Paris (No te du Ministre d' Etat Phan Thanh Giang).

        - Archives du Ministere des Colonies, Dossier Indochine, NF 582, carton 48. carton 37, Dossier B30 (1), Annexe No6. A20. A20 (62) và (63). A30 (57).

        - Aymonier (1904), Le Cambodge, Paris, quyển III.

        - Assemblée Nationale, dé bats, phiên nhóm ngày 21-5-1949.

        - B.A.Coch, 1935, 1937.

        - Biên bản No 3, phiên họp ngày 7-9-1954 của Uỷ ban các công việc khác nhau. Phiên họp toàn thể của Uỷ ban các việc khác nhau DọC.CAD.PV số 5, ngày 21-9-1954. Phiên họp toàn thể 35 25-9-1954 số 1973, 25-1-1955.

        - Bulletin Officiel de la Cochinchine, 1870. 1873. 1914.

        - Bull.Adm (1937), du Cambodge.

        - Bộ Thông tin Cam Bốt (1962), Le Cambodge.

        - B.O.Coch., 9-7-1870, 15-7-1873.

        - Charles SAMWER và Jules HOPF, Bản sưu tập tổng quát mới các hiệp ước và văn kiện liên quan đền các quan hệ luật pháp quốc tế, loại 2, tập II, phần II.

        - Ch.Meyniard (1891), Le Second Empire en Indochine, Paris,.

        - Công báo Pháp, "Phiên nhóm ngày 19-5-1949", Debats Assemblee de L'union Francaise.

        - Công báo Cộng hoà Pháp, 31-7-1926, CAOM BIB, OAM/50061/1926/tháng 7.

        - Công báo Đông Dương thuộc Pháp:

        CAOM: BIB/AOM/50061/1905.

        CAOM: BIB/AOM/50061/1932.

        CAOM, BIB/AOM/50061/1914.

        CAOM:BIB/AOM/50061/1936/tháng 12.

        CAOM:BIB/AOM/50061/1935/th12.

        CAOM, INDO/RSC/33.

        CAOM, INDO/GGI/64386.

        CAOM, INDO/RSC/3646.

        CAOM, INDO/GGI/64388, văn bản số 5.

        CAOM, INDO/GGI/64487.

        CAOM, INDO/GGI/64387.

        CAOM, INDO/HCC/33.

        - Cambodge - Publie par le Ministere de L’Information, Phnompenh, 1962.

        - Các hiệp ước và tư liệu ngoại giao, Tuyển tập Thémis. Colliard et Manin, Droit international et histoire diplomatique, Documents choisis, Tom I, Voi.II.

        - Charles Rousseau, Droit International Public, Tome III, 1977.

        - CH. Rousseau, Droit internationl public, T.I, 1970.

        - Chambre des députés, débats, séance 31-5-1885.

        - Documentation Francaise, N.E.D. Noi901 - 30-7-1954.

        - Dalloz (1966), Các đường biên giới của Cambodge.

        - Dauphin (1968), Meunier - Histoire du Cambodge, PUF, Paris.

        - Doc. Fr se, Các hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, N. E. D, 1295 ngày 14/3/1950. N. E. D 1901, 3 và 4 (30-7-1954) N.E.D..,No 1147, 20-6-1949. N.E.D., No 1973, 23-6-1955. NED. No 1973. 25/1/1955. NED, No 1425, 24/1/1951. N.E.D. No 1909, 8/8/1954, N.E.D, No 1901, 30/7/1954.

        - Devillers (19t52), lịch sử Việt Nam từ 1940 đến 1952, Nxb Scuil Paris.

        - Phùng Văn Đản, La Formation territoriale du Vietnam, Revue du Sud Est Asiatique, Bruxelles, No 4, 1964.

        - De Clerep Recueil des Tratés, conventions et actes diplomatiqlles conelus par la France avec les Puissances étrangères, Vol.8.

        - DOC.CIE Pau, 1950, NO/COM, NAV, Tường thuật tốc ký phiên họp ngày 25/7/1950. DOC.CIE Pau, 1950, NO/5/PV. DOC.CIE, Pau, 1950, số 6/CR, phiên họp toàn thể lần thứ 6, ngày 22/7/1950.

        - DOC.CIE, Pau, 1950, phiên họp ngày 22-7-1950, phiên họp toàn thể thứ 7 ngày 24-7-1950

        - E.P.Thiebault (1970), Le tragique destin d’un empereur d’Annam, France-asie, ler Trimestre, vol XX.IV, Nol.

        - Etienne Aymonier (1904), Le Cambodge, Paris, Tome III.

        - E.Gaspardone, Un Chinois des Mers du Sud, le fondateur de Ha Tien, Journal Asiatique, 1952, fasc.3.

        - Francois Luchaire (1968), Les frontieres de la Chine, Bulletin de L'institut International d'administration Publique, No 8.

        - Folliot-examen (1889), Des anciennes frolltieres entre le territoire annamite, Bulletin de la Societe des etudes indochinoises.


Tiêu đề: Re: Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Tư, 2016, 04:20:41 pm
        - Gaulle, Mémoires et M. Giteau (1957), Histoire du Cambodge - Didier, Paris.

        - G.Taboulet (1956), La geste francaise en Indochine, Paris. Vol II.

        - Gottinggue, Bản sưu tập tổng quát mới các hiệp ước và văn kiện liên quan đến các quan hệ luật pháp quốc tế, Thư xã De Dietench, 1878, quyển XVII, phần II, và Thư xã De Dieterich, 1869.

        - Henri Battifol (1955), Chuyên luận phổ thông về Tư pháp Quốc tế Paris.

        - Nguyễn Thị Hảo (1973), Les relations Khơ-meo- Sudvietnamiennes, Paris.

        - Journal Officiel, Assemblée Nationale, Débats, phiên nhóm ngày 21-5-1949.

        - Journal Officiel de la Répllblique Francaise, Assemblée de L'union Francaise, phiên nhóm thứ hai ngày 9-3-1cJ49, phiên nhóm ngày 19-5-1949.

        - Journal Officiel, Assemblée de L'union Francaise, Débats, 1949.

        - Journal Officiel de la République Francaise, 1949.

        - J.O. de L Indpchine Francaise, 1914.

        - J.O Chambre des députes, Débats, séance du 4-2-1895.

        - J.O.R.F, các cuộc tranh luận của Quốc hội liên hiệp Pháp 20-5-1941, 20-5-1949, tranh luận ở Quốc Hội 21/5/1949.

        - Le Thanh Khoi (1955), Histoire du Vietnam, histoire et civizisation, Paris.

        - Thai Van Kiem (1959), La plaine a.ux cerfs et la princesse de Jade, Buiietin de la Societe des Etudies Indochincises, No4.

        - La frontiere terrestre Khméro-vietnamienne, Ministere des Affaire Etrageres, Saigon, 1964.

        - L. Cavaríc (1969), Côngpháp quôc tếhiệp đinh Paris A. Pedone. Mario Bettati, "Le Conflit sinosovietique", Vol2, 1971; Chang Chung-tao, "Les traites inegaux de la Chine et L'attitude des Puissances", Paris, 1929; F.Luchaire, "Le probleme des frontieres Chinoises" trong Bull. De L'institut internatonal d'administration publique, Oct-déc, 1968; C.H. Rousseau, chronique des faits internationaux, trong R.G.D.I.P.

        - Milton Osborne David K.Wyatt, "The abreged Cambodian chronicle", Prance-asie, Paris, 1968 (bản dịch ra tiếng Pháp của Lãnh sự Gréhan).

        - Notes et Etudes documentaires, Noi295, 14-3-1950.

        - Norodom Sihanouk (1972), L -indochine de Pékin, entretiens avec Jean Lacouture, Seuil.

        - Norodom Sihanouk (15-5-1970), "Chủ nghĩa chống Mỹ của tôi", la Doc Frse, A.D.

        - Norodom Sihanouk (15-5-1970), "Phải hiểu thế nào về nền độc lập và tính trung lập của chúng ta?", la Doc. Frse, A.D, No 20.

        - P.Couzinet (1938), La structure juridique de L’ Union indochinoise, Revue Indochincise.

        - P.Boudet, La conquête de la Cochinchine par les Nguyện et le rôle des émigres chinois, Bulletin de L’Ecole Francaise d'extrême Orient, v.XLII, 1942,

        - Pomonti (yean Claude) và Thiện (Serge), Từ xu nịnh đến tán thành, Pari, Gollimart, 1971.

        - Philippie Devillers (1971), "Cambodge", L,'Asie du Sud Est Tome II, Sirey.

        - P. reten và A. gror (1960), Các hiệp ước và các tư liệu ngoại giao tuyển tập Théms, Paris.

        - Paul Bourrières, "Việc bố trí thung lũng sông Mê Công", Impact (UNESCO), tập XIV (1964), No 4.

        - Roger Levy (1947), L’indochine et Traités, Paris.

        - R. Levy, "Đông Dương và các Công ước", Hartmarin, Paris.

        - R.Reuter, "Công ước Vienne về luật về các điều ước", Armand Collin, Paris.

        - Serge de Labrusse, "Các triển vọng về một thị trường chung ở Đông Nam Á", Chính sách đối ngoại, No 3, 1962, tr 272; "Về một sự phát triển tương hỗ của các nước ở Đông Nam Á", la Doc. Frse, các vấn đề kinh tế, No 753, 5/6/1962.

        - Sarin Chhak, Les frontieres du Cambodge, Dalloz, 1966.

        - Tài liệu lưu trữ quốc gia Pháp. Trung tâm lưu trữ hải ngoại, Đông Dương. Kho sách của GGI: 39537 - 39549; Thư viện GGI: 39541; Thư viện RSC, 649; Thư viện GGI, hồ sơ 39547; Thư viện CP, 18/19.

        - Toà án pháp lý quốc tế, lời thỉnh cầu, tư vấn và phán quyết, 1962

        - Tập Pháp chế của Lào và Foussngrève, tập 2.

        - Tuyển tập các ý kiến tư vấn của Toà án Thường trực quốc tế, xuất bản phẩm của Toà án Thường trực quốc tế, loại B, No 1.

        - Long Việt, "Vietnam - Chứa Lanh Border Treaty - a com mon victory of two nations", Vietnam Lalv and Legal Forum, No 65, 1/2000.

        - Viện Dân biểu Pháp, nhiệm kỳ thứ 3, khoá họp 1885, tài liệu số 3482.

        - Y Delvert (1961), Người nông dân Campuchia, Paris La Haye, Tuyển tập Nghiên cứu "Thế giới hải ngoại, No 10".

HẾT

"CÁC VUA HÙNG ĐÃ CÓ CÔNG DỰNG NƯỚC, BÁC CHÁU TA PHẢI CÙNG NHAU GIỮ NƯỚC"