Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:11:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 3)  (Đọc 339479 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #200 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2011, 04:46:05 pm »

Bức ảnh Bốt Truồi ấn tượng quá. Nó làm tôi nhớ lại và tiếc nhớ Bốt Đông Hà. Không biết đến bây giờ, bốt Truồi có còn như trong ảnh không, hay cũng được "giải phóng mặt bằng" rồi? Nếu vẫn còn thì ai quản lý di tích này, hay bỏ hoang (vô xem miễn phí). Thấy hình như có mái, hay cờ, hay anten trên nóc. Bác BinhYen nói nó nằm trên (hay sát) QL1, bên bờ sông. Nom trong ảnh không thấy sông, không thấy QL1. Nó cách Huế bao xa. Hỏi để dịp nào qua Huế tạt qua ngưỡng mộ một di tích quý.

Tôi là lính trinh sát, ít được bắn đạn thật (AK). B thì chưa bao giờ được sờ vào chứ chưa nói gì chuyện bắn. Vì thế mới ngây thơ hỏi: Cái vết hoang hoác tít trên cao của bốt có phải là vết đạn B không?
Ảnh mới chụp hồi tháng 2.2011 đấy bác sauchinbaymot ạ . Có 1 điểm trùng giữa bức ảnh của BY và bác TichtuongNhule chụp thời điểm 9.7.2011 là bên bờ Bắc bên phải của đường sắt vẫn còn cái cần cẩu lơ lửng vươn cao đó , chẳng biết họ đang làm gì mà để cái cần cẩu ở đấy lâu thế . Grin
 Đúng như bác sauchinbaymot nói cái đồn bốt Truồi này phải được tu bổ gìn giữ để trở thành di tích lịch sử mới đúng với giá trị của nó , nhưng chắc do tỉnh Thừa Thiên Huế còn nghèo nên chưa thực hiện được và vẫn giữ nguyên cái bốt sừng sững đứng cùng thời gian .
 BY được nghe nhiều người lớn tuổi kể lại về cái đồn bốt này có từ thời Pháp thuộc , 1 SQ chỉ huy ở đồn này trước năm 1945 từng là con em dân địa phương tên là Đội Can , ông ta có nhiều nợ máu với dân ở đây , sau này làm tới tỉnh trưởng tỉnh Quảng Nam và bị VC tiêu diệt , hiện mộ ông ta được chôn cách cầu Truồi hướng lên núi bên phải bờ Nam cầu 3km .
 Năm 1946 khi Pháp quay lại xâm lược VN 1 lần nữa , Sư đoàn 9 nhảy dù của Pháp tiến từ Lào qua đã ngược từ ĐN đi ra thì bị 1 đơn vị của ta chốt giữ trên cái đồn bốt này chống trả quyết liệt khiến cho địch dồn tắc bên bờ Nam , nhưng vì lực lượng ta quá mỏng và vũ khí thô sơ nên buộc phải rút lên núi theo hướng bên phải đường QL1 (chỗ đặt cái cần cẩu). BY có người bác họ cũng tham gia trận đánh đó kể lại .
 Trong KCCM thì cái đồn bốt này địch vẫn giữ nguyên để kiểm soát đường QL1 và mặt sông Truồi , chiếc cầu Truồi nhiều lần bị QGP đánh sập và con sông Truồi 1 thời được lắp phà đưa phương tiện và người qua sông cho đến khi Mỹ dựng cầu mới bằng gỗ , những chiếc cọc gỗ thông ngâm dầu đóng chi chít dưới lòng sông của 1 chiếc cầu tạm , chiếc cầu sắt là cầu dành riêng cho tàu hỏa có từ thời Pháp cũng bị đánh sập khúc giữ và được dựng lại tạm bợ để cho tàu hỏa chạy tạm , dưới lòng sông những sọt đá bảo vệ chân cầu cùng dây thép gai bùng nhùng lan khắp 1 khu vực mặt sông chỉ để lại 1 lối đi bằng thuyền cho dễ kiểm soát của lính VNCH , ai léng phéng chèo thuyền gần cầu mà chưa được phép thì bị bắn chết giáng mà chịu .
 Theo BY được nghe từ nhiều người lớn tuổi ở đây kể lại những ngày cuối tháng 3.1975 đó chẳng biết bộ đội VC ở đâu ra mà lắm thế , họ hành quân rầm rầm trên đường từ các ngả đổ dồn về hướng đường QL1 , địch tan giã từng mảng chạy toán loạn . Lính VNCH chốt ở đồn Truồi rút chạy từ khi trời còn tờ mờ sáng theo dọc sông Truồi về phía đông bên bờ Bắc ra hướng Đầm đi theo đập Công trường sang hướng Mỹ Lợi rồi ra biển , 1 số nhỏ ở lại chốt giữ đánh cản chân bộ đội ngay đầu cầu , sau vài loạt đạn cùng phát đạn B nện trúng bốt đồn Truồi thì địch vội vàng chuồn thẳng , khẩu đại liên trên nóc bốt bị vứt chỏng trơ đó nửa tháng sau mới có lực lượng du kích địa phương trèo lên lấy xuống .
 Xưa kia cả 1 khu vực rộng này không có nhà dân , nhà ở gần nhất cũng cách đó 300m , mìn địch gài từ thời Pháp sang thời Mỹ đến khi ta tháo dỡ cả 1 đống to chở mấy xe tải mới hết . Sau này được xây dựng thành cái chợ cho người dân xã Lộc An và UBND xã cũng di dời về gần chợ . Dọc theo sông bên bờ Bắc hướng về phía đông xưa kia là những lũy tre lớn (chỗ cái nhà tường màu xanh bên phải bốt Truồi) từng là nơi địch thủ tiêu rất nhiều người chiến sỹ Cách mạng ở đó .
 Con sông Truồi khi xưa nước rất trong và sạch , nhưng từ ngày ta xây đập chắn nước trên chiến khu Khe Dài cũ lấy nước tưới tiêu cho đồng ruộng tạo nên cảnh hồ trên núi Trúc Lâm Thiền viện thì sông Truồi trở thành cái sông nước tù đọng rất bẩn , 2 bên bờ sông dân lấn sông xây dựng cùng chất thải ra sông khiến cho cuối nguồn càng bẩn không còn tắm giặt được nữa . Hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đang có dự án cải tạo đường giao thông cho dân địa phương đi lại 2 bên đầu cầu không phải đi lên đường QL1 nữa cùng xây kè bờ sông giữ cảnh quan môi trường .
 Cái vết tròn tròn còn sót lại trên bốt đồn Truồi đó là phát đạn B của QGP bắn trúng ngày đó đấy bác sauchinbaymot ạ .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #201 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2011, 06:55:36 pm »

Bức ảnh Bốt Truồi ấn tượng quá. Nó làm tôi nhớ lại và tiếc nhớ Bốt Đông Hà. Không biết đến bây giờ, bốt Truồi có còn như trong ảnh không, hay cũng được "giải phóng mặt bằng" rồi? Nếu vẫn còn thì ai quản lý di tích này, hay bỏ hoang (vô xem miễn phí). Thấy hình như có mái, hay cờ, hay anten trên nóc. Bác BinhYen nói nó nằm trên (hay sát) QL1, bên bờ sông. Nom trong ảnh không thấy sông, không thấy QL1. Nó cách Huế bao xa. Hỏi để dịp nào qua Huế tạt qua ngưỡng mộ một di tích quý.

Tôi là lính trinh sát, ít được bắn đạn thật (AK). B thì chưa bao giờ được sờ vào chứ chưa nói gì chuyện bắn. Vì thế mới ngây thơ hỏi: Cái vết hoang hoác tít trên cao của bôt có phải là vết đạn B không?

Không riêng gì 6971 mà tất cả chúng ta những người lính QT đều rất ấn tượng cái tháp canh Đông Hà trong những năm còn chiến tranh nổi bật giữa 1 đống hoang tàn của thị trấn Đông Hà ngay khi chúng ta từ mạn Cam Lộ ra gặp đường 9 và sau HĐ Paris, trên tháp  canh này ngạo nghễ 1 lá cờ giải phóng tung bay trên nền trời ĐH, dưới chân tháp canh là 1 đống chiến cụ của định bị quây lại, từ Dốc Miếu đi vào ta đã nhận thấy lá cờ trên tháp canh đó. Hình tượng hào sảng của lá cờ chiến thắng trên những gì còn lại của 2 kẻ xâm lược lớn nhất của TK 20. Tôi vẫn còn giữ tấm ảnh chụp tháp canh này sau khi HĐ Paris trên bìa tạp chí Sự kiện & Nhân chứng số tháng 1/2003.

 Cách đây mấy năm trong dịp anh em CCB ĐHXD có giúp Ban quản lý di tích danh thắng QT lập dự án khôi phục lại cầu treo Bến Tắt bị nước lũ phá hủy, chúng tôi có buổi làm việc với ông V là GĐ Sở GTVT Quảng Trị. Hôm ấy chúng tôi có tỏ vẻ luyến tiếc giá như cứ để tháp canh đó làm di tích thì giá trị về lịch sử là rất lớn. Ông GĐ cho biết những năm ấy ĐH chưa mở mang như bây giờ, cái tháp canh nằm ngay ngã 3 nơi đường 9 gặp đường 1, rất nhiều tai nạn đã xảy ra cho nên HĐND của tỉnh quyết định cho phá dỡ cái tháp canh đó và ông V chính là người chỉ huy việc phá dỡ đó.

Đúng là 1 giải pháp hết sức đơn giản và đã để lại bao luyến tiếc cho 1 lớp người như chúng ta ngày nay.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Bảy, 2011, 07:24:38 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #202 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2011, 08:51:41 pm »

.
     Căn cứ Lương Điền xưa bây giờ là nơi đặt nghĩa trang xã Lộc Điền (ảnh chụp ngày 9/7/2011).
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #203 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2011, 06:59:34 pm »

.
      CHUYỆN XXIII   VƯỢT SÔNG ĐỒNG NAI - TIẾN VÀO SÀI GÒN   (tiếp 3)

     Hai chiếc thuyền ngược dòng nước một đoạn rồi rẽ sóng sang ngang. Mọi người ngồi rạp dưới lòng thuyền nhưng mọi con mắt đều hướng về phía trước. Bờ sông bên kia vẫn là hai chiếc tàu hải quân của địch và trong căn cứ Cát Lái vẫn có nhiều ánh đèn.

     Sau lưng chúng tôi, tất cả hỏa lực đã sẵn sàng nổ súng nếu có chuyện gì bất trắc. Khoảng cách chỉ là 800 mét sao tôi có cảm tưởng nó rất rộng. Sao chiếc ghe gắn máy lại chạy chậm như vậy. Sau này, khi kể lại, bạn tôi thường thêm “mắm, muối, hạt tiêu” vào cho câu chuyện vượt sông của trinh sát thêm đậm đà. Rằng, khi đang vượt sông thì địch phát hiện, bắn xối xả vào hai con thuyền. Rồi pháo binh của ta lên tiếng và cuộc bắn nhau rất quyết liệt. Cuối cùng thì hai con thuyền cũng sang được bờ bên kia. Tuy nhiên, sự thực hai con thuyền nhỏ không bị địch bắn một phát đạn nào và lúc chúng tôi vượt sông, không gian hoàn toàn tĩnh lặng. Lúc đó tiếng máy nổ của hai chiếc ghe nghe rất ầm ỹ và là động tĩnh duy nhất trên sông.

     Hai chiếc thuyền cập vào bờ gần như cùng lúc và khá gần nhau. Chúng tôi nhảy xuống thuyền, chạy lom khom trên mặt ruộng trống trải. Trời đã sáng, bến cập của chúng tôi thì ngay phía bắc căn cứ Cát Lái có vài trăm mét. Anh em nhanh chóng vận động trên đồng trống và ẩn nấp trên những bờ ruộng.

     Cứ hai người một, “cóc nhảy”, dịch chuyển dần áp sát với căn cứ. Trời đã sáng bảnh, không còn cách nào khác là phải tiến càng nhanh càng tốt. Tất cả các con mắt đều căng ra quan sát mọi động tĩnh của căn cứ, những ngón tay mấp máy đặt trong vòng cò, sẵn sàng nghoéo lại. Chỉ cần thấy một động tĩnh của địch trong căn cứ phát hiện ra toán trinh sát thì súng nổ. Súng AK của chúng tôi mà lên tiếng thì lập tức từ bờ bên kia các loại pháo sẽ lập tức khạc lửa.

     Duyên di chuyển phía trước tôi, liên tục đàm thoại về bên kia, báo cáo không có động tĩnh gì trong căn cứ. Mãi quãng 6 giờ sáng mới thấy bờ bên kia bắn mấy chiếc tàu chiến hải quân của địch có tính chất xua đuổi chứ không phải bắn hủy diệt. Hai chiếc tàu địch cũng có bắn trả chút ít gọi là rồi bỏ chạy thẳng. Không hề có phát đạn nào của ta bắn vào căn cứ Cát Lái.

     Chúng tôi quan sát thấy bờ tường phía bắc của căn cứ có một khoảng trống do bờ tường bị phá đổ. Anh Hạnh yêu cầu tiến thật nhanh vào Cát Lái qua khoảng tường đổ đó. Có vẻ như bờ tường này cũng mới bị phá, không biết vì sao. Sau này tôi mới nghĩ, có thể lính địch phá tường để nếu có bị tấn công thì có thêm lối thoát cho nhanh. Cũng có thể chúng phá tường để tuồn đồ đạc ra khỏi căn cứ mà không đi qua cổng chính. Lính rã đám biết là có thể làm những gì ?

     Cả toán trinh sát vượt qua chỗ tường đổ và lọt vào bên trong. Tất cả các tay súng đều lăm lăm chĩa về mọi hướng. Bây giờ mà nổ súng thì chúng tôi sẽ cùng chịu trận pháo của ta giã vào đầu, chung với lính địch. Nhưng, tất cả các ngón tay trỏ đều đã sẵn sàng nghoéo cò.

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Bảy, 2011, 08:16:23 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #204 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2011, 09:34:55 pm »

TTNL:  sao ảnh trong topic tôi từ trang 7 -11 bị chèn màu, lỗi hay bị xóa, ông thạo về món này, xem giúp xem sao vậy . thks.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #205 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2011, 10:26:19 pm »

TTNL:  sao ảnh trong topic tôi từ trang 7 -11 bị chèn màu, lỗi hay bị xóa, ông thạo về món này, xem giúp xem sao vậy . thks.

     Bác TANVINHprc25 ! Lỗi trong các ảnh bị hỏng khá nhiều mấy ngày gần đây. Theo tôi nghĩ, đây là lỗi từ máy chủ mà trang VnMilitaryHistory.net thuê bao. Chẳng làm gì được trừ khi bác post lại.
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #206 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2011, 08:28:11 pm »

.
     Chiều nay bác Duyên (trong bài viết "Vượt Sông Đồng Nai . . .") gọi điện cho tôi, nói rằng. Hôm đó bác ấy chỉ cầm AK thôi chứ không đeo prc25. Hôm đó lính thông tin là của tiểu đội thông tin của c20 và trực tiếp dùng máy 2 oát để đàm thoại. Tuy nhiên cả bác Duyên và tôi đều không tài nào nhớ ra người lính thông tin đó. Thôi đành cứ gọi là Duyên cho nó tiện, mà không phải là bác "Duyên thật".
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Bảy, 2011, 10:30:52 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #207 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2011, 02:00:05 pm »

    CHUYỆN XXIII   VƯỢT SÔNG ĐỒNG NAI - TIẾN VÀO SÀI GÒN


Đêm 29/4/1975

      Khoảng 3 rưỡi hay 4 giờ (bây giờ không nhớ chính xác), một phân đội trinh sát được điều động. Phân đội sẽ vượt sông trước, lập đầu cầu bên kia. Anh Nguyễn Phẩm Hạnh, trợ lý ban 2 trực tiếp chỉ huy phân đội Anh Hạnh người Bình Định, sau này anh là người duy nhất của sư 325 về sinh sống ở Long Thành. Thông tin có Nguyễn Đức Duyên, lính trinh sát kỹ thuật đeo PRC25 để trực tiếp đàm thoại với ban 2 và phòng tham mưu. Tôi không biết người đối thoại trực tiếp với Duyên ở bờ bên này là ai. Chắc chắn là một hai lính của a12 và thông tin sẽ trực tiếp đến thẳng tham mưu trưởng Ngoan. Phân đội khoảng tám, chín hay mười người (bây giờ không nhớ rõ). Tôi chỉ còn nhớ chính xác có Tất y tá, Quynh a trưởng a4 và tôi. Những người khác thì nhớ không chắc chắn lắm. Hai chiếc ghe máy của du kích sẽ chở chúng tôi qua sông trước khi trời sáng.


     Xin được sửa lại tên của anh Hạnh, trợ lý ban trinh sát sư đoàn. Tên anh ấy là Trịnh Phẩm Hạnh.
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #208 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2011, 10:54:30 pm »

.
      CHUYỆN XXIII   VƯỢT SÔNG ĐỒNG NAI - TIẾN VÀO SÀI GÒN   (tiếp 4)

     Cái góc căn cứ Cát Lái này có lẽ thật sự là chỗ ra vào của lính tráng trốn trại ra ngoài. Gần đó là một tháp nước khá cao. Tiếng loa của máy truyền tin rọc rẹc trên tai Thứ. Nó nói:

-    Báo cáo thủ trưởng, thủ trưởng Luyến nói sẽ bắn pháo ngay vào đây.
-    Nói ngay, chúng tôi đang ở trong căn cứ rồi, dừng ngay việc bắn pháo. Trong căn cứ có lẽ
     không có địch. Chúng tôi đang tiến vào trung tâm căn cứ. – Anh Hạnh nói.
-    Báo cáo, bên kia vẫn chuẩn bị bắn.
-    Nói lại đi, chúng tôi đang ở trong căn cứ rồi, đừng bắn. – Giọng anh Hạnh hơi gắt, có vẻ như
     anh đang bực mình vì bên kia không hiểu ý.

     Phải vài lần gào vào máy mà bên kia vẫn thông báo nổ súng vào Cát Lái. Cuối cùng mấy người xúm lại quát vào cái ống nói [1]:

-    Chúng tôi ở trong này rồi, đừng có bắn vào đầu chúng tôi. Trong này không có địch !
  
     Và rồi bờ bên kia cũng hiểu ra chuyện và hỏi lại, rất lằng nhằng. Anh Hạnh phải giằng lấy ống nói và quát:

-    Tôi Hạnh đây. Chúng tôi ở trong căn cứ Cát lái rồi. Trong này không có địch. Đề nghị cho bộ đội vượt sông !

     Chúng tôi chia nhau rà soát toàn bộ căn cứ. Tôi cũng bỏ chàng thông tin và cùng một đứa nào đó lùng sục dọc theo con đường từ chỗ tường đổ ra cổng căn cứ. Cổng căn cứ nằm sát con đường từ bến phà lên. Tính từ mặt sông vào, con đường nằm phía lưng của căn cứ và rẽ các nhánh vào các khối nhà. Hai thằng ra trước cổng căn cứ và kiểm soát đoạn đường trước cổng dọc đến bến phà. Chúng tôi phải đứng chờ mọi người sục sạo xong bên trong căn cứ.

     Một lúc, người trước, người sau đều ra đến chỗ chúng tôi đang đợi.  Mấy đứa rất nhanh, đã mò vào kho, chúng nó đang phì phèo thuốc lá “Quân Tiếp Vụ - Rubi Queen – Huynh Đệ Chi Binh, Quyết Tâm Chiến Thắng”. Thuốc này mấy đứa thường gọi là Rubi xanh. Mấy thằng lại còn lấy rất nhiều thuốc lá và đồ hộp bỏ trong ba lô nữa. “Tài thật, tài thật, tiên sư anh trinh sát !”[2]. Tôi không hút thuốc nên chúng nó quẳng cho tôi mấy hộp đồ hộp gì đó.

Ghi chú:

[1]  Khi đàm thoại trên máy 2 oát, muốn nói thì bóp công tắc, lúc nghe thì nhả công tắc ra.
      Thông tin đại đội tôi từ xưa đến nay toàn liên lạc qua moóc-xơ gõ bằng ma-nuýp. Bây giờ
      đàm thoại chắc không thạo lắm. Nếu hai bên cùng bóp công tắc thì "trần văn tịt".
[2]  Trong chuyện “Đôi Mắt” của Nam Cao có câu “Tài thật, tài thật, tiên sư anh Tào Tháo”.

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Bảy, 2011, 11:14:26 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #209 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2011, 12:54:48 am »

.
     Lê Tấn Hổ năm 1972 và năm 2009
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Bảy, 2011, 01:01:35 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM