Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:32:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 3)  (Đọc 339476 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranlam99
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #70 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2011, 03:26:21 pm »

Các bác lexuantuong1972, tralientay, TichTuongNhuLe à

Theo tôi hiểu trong hồi ký của đại tá Nguyễn Việt thì vào ngày cuối cùng của trận Thành cổ Quảng trị, chỉ huy trưởng là đại tá Nguyễn Việt đang ở Nhan biểu. Việc rút quân khỏi Thành cổ hoàn toàn do cấp dưới của ông là đồng chí Thả trung đoàn phó trung đoàn 95 và các đồng chí khác trong Thành quyết định vì lúc đó đơn vị hoàn hoàn không có tiếp tế hay bổ sung cùng đứng trước nguy cơ bị đánh chiếm.

Tuy việc rút ra đã bảo vệ được nhiều sinh mạng chiến sỹ nhưng chắc chắn là không có lệnh từ trên. Vậy các bác có biết các  anh chỉ huy như  đồng chí Thả trung đoàn phó trung đoàn 95 có bị kỷ luật nào không.

-------------------------
Trích hồi ký của đại tá Nguyễn Việt

23 giờ ngày 13 tháng 9, Bộ Tư lệnh B5 lệnh cho đồng chí Vân trung đoàn phó trung đoàn 48, và tiếp sau đó vài giờ, vào 1 giờ sáng 14 tháng 9 lệnh đồng chí Việt (là tôi) chỉ huy trưởng Thành ra ngay Nhan Biều để cùng đồng chí Vịnh sư phó sư đoàn 325 tổ chức lực lượng trung đoàn bộ binh 18 vào phản kích trong thành.

Chấp hành lệnh, tôi giao việc chỉ huy thành cho đồng chí Thả trung đoàn phó trung đoàn 95.

Tối 14 tháng 9, đồng chí Thiện chính ủy trung đoàn 95 tự động ra Nhan Biều xin chỉ thị. Tôi phân tích cho đồng chí rõ tự ý ra khỏi thành là không đúng và bảo đồng chí cần trở vào ngay. Ðồng chí nghe ra, nên đã trở vào đêm 14 tháng 9 cùng đồng chí Vân trung đoàn phó.

Ngày 15 tháng 9 năm 1972, 4 giờ sáng ngày 15 tháng 9 địch mò vào tập kích sở chỉ huy tiểu đoàn 1 trung đoàn 48 chiếm một góc khu đông-bắc Thành cổ. Các chốt còn lại tiếp tục chiến đấu trong ngày, mặc dù sức chiến đấu đã giảm, quân số bị thương vong nhiều. Lực lượng tiểu đoàn địa phương 8 tỉnh, tiểu đoàn 3 trung đoàn 48 mới vào cũng đã bị tổn thất nặng. Lực lượng trung đoàn bộ binh 18 vẫn chưa đến được nơi quy định để vượt sông vào Thành cổ.

Tối 15 tháng 9, mấy anh em chỉ huy trong thành nắm lại tình hình, thấy địch đã chiếm một số góc thành cổ, quân số chiến đấu của ta còn lại chẳng bao nhiêu nên thống nhất ra lệnh rút khỏi thị xã và thành cổ từ 22 giờ ngày 15 tháng 9.

Thứ tự rút, thương binh đi trước, tiếp đến các lực lượng tiểu đoàn ở xa, rồi đến các đơn vị trực thuộc, cuối cùng là sở chỉ huy Thành. Sử dụng đội vệ binh trung đoàn 48 chiến đấu bảo vệ đội hình rút qua sông. Ðồng chí Thả và Vân ra sau cùng.

Hai giờ sáng ngày 16 tháng 9 năm 1972, tôi đang chập chờn ngủ ở Nhan Biều thì đồng chí Thả vào báo cáo đã cho quân trong Thành rút ra an toàn. Bàng hoàng vì quá bất ngờ, nhưng rồi cũng thấy ngay là thực tế phải xảy ra!

...
----------------------
Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #71 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2011, 04:38:26 pm »

----
23 giờ ngày 13 tháng 9, Bộ Tư lệnh B5 lệnh cho đồng chí Vân trung đoàn phó trung đoàn 48, và tiếp sau đó vài giờ, vào 1 giờ sáng 14 tháng 9 lệnh đồng chí Việt (là tôi) chỉ huy trưởng Thành ra ngay Nhan Biều để cùng đồng chí Vịnh sư phó sư đoàn 325 tổ chức lực lượng trung đoàn bộ binh 18 vào phản kích trong thành.

Chấp hành lệnh, tôi giao việc chỉ huy thành cho đồng chí Thả trung đoàn phó trung đoàn 95.

Tối 14 tháng 9, đồng chí Thiện chính ủy trung đoàn 95 tự động ra Nhan Biều xin chỉ thị. Tôi phân tích cho đồng chí rõ tự ý ra khỏi thành là không đúng và bảo đồng chí cần trở vào ngay. Ðồng chí nghe ra, nên đã trở vào đêm 14 tháng 9 cùng đồng chí Vân trung đoàn phó.
----

Tối 13/9 tôi và một người nữa được lệnh qua thành, gặp Ban chỉ huy bảo vệ thành để báo cáo về mạt trận. Bọn tôi qua sông quãng 9, 10 giờ gì đó. Qua rất khó vì pháo bắn rát, pháo sáng cũng nhiều và đoạn sông ta làm chủ bị thu lại. Tôi nhớ có đến 2-3 thủ trưởng (tôi không biết ai) cùng thông báo cho tình hình, nhưng không có thủ trưởng Việt(vì tôi nhớ rõ mặt ông). Sau đó lúc được mời uống nước trước khi về, nhơ một anh b trưởng bị thương, năm kể chuyện mất hai ngày đêm để bò được về hầm chỉ huy dù rất gần. Trong hầm la liệt thương binh.

----
Tối 15 tháng 9, mấy anh em chỉ huy trong thành nắm lại tình hình, thấy địch đã chiếm một số góc thành cổ, quân số chiến đấu của ta còn lại chẳng bao nhiêu nên thống nhất ra lệnh rút khỏi thị xã và thành cổ từ 22 giờ ngày 15 tháng 9.

Thứ tự rút, thương binh đi trước, tiếp đến các lực lượng tiểu đoàn ở xa, rồi đến các đơn vị trực thuộc, cuối cùng là sở chỉ huy Thành. Sử dụng đội vệ binh trung đoàn 48 chiến đấu bảo vệ đội hình rút qua sông. Ðồng chí Thả và Vân ra sau cùng.

Hai giờ sáng ngày 16 tháng 9 năm 1972, tôi đang chập chờn ngủ ở Nhan Biều thì đồng chí Thả vào báo cáo đã cho quân trong Thành rút ra an toàn. Bàng hoàng vì quá bất ngờ, nhưng rồi cũng thấy ngay là thực tế phải xảy ra!

Tuy việc rút ra đã bảo vệ được nhiều sinh mạng chiến sỹ nhưng chắc chắn là không có lệnh từ trên. Vậy các bác có biết các  anh chỉ huy như  đồng chí Thả trung đoàn phó trung đoàn 95 có bị kỷ luật nào không.

----

Nếu thủ trưởng Việt ở Nhan Biều đêm 15/9, thì người chỉ huy cao nhất có lẽ là anh Luyện (chính ủy e48, vì hai anh Vân và Thả là e phó).

Căn cứ vào những gì tôi thấy đêm 13/9 và những quan sát mấy ngày đó, tôi cho rằng nên chấp nhận việc rút ra, vì lực lượng ta không đủ để đánh nữa, và không cần tử thủ ở đó.

Tôi không rõ các thủ trưởng Ban chỉ huy thành có ai bị kỷ luật không. Điều tôi băn khoăn là có thể ta không đưa được hết số thương binh rút ra? Tối 13/9 bọn tôi bơi người không đã khó lắm rồi. Đưa được nhiều thương binh nặng ra không bị lộ là quá khó, nhưng phải làm vì là bắt buộc. Nếu đưa thương binh ra thành công thì cũng là một thành tích.

Tôi có một người bạn, Vũ Thạch Lương, cùng trường cấp 3 đi lính cùng đợt 6/9/1971. Lương là lính cối e95, tham gia đánh trong thị xã đến đêm 15/9 thị bị thương nặng và cũng được đưa về. Suốt từ trước Quảng Trị đến hè 2010 bọn tôi mới tìm ra nhau. Bữa tới gặp lại sẽ hỏi thêm.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #72 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2011, 08:12:48 am »

.
...Nhân kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, để ghi nhớ công ơn của các liệt sĩ và nhân dân địa phương xã Nhan Biều, huyện Triệu Phong (Quảng Trị), Sư đoàn 325 đã làm thủ tục đề nghị xây dựng một bia tưởng niệm nhằm tôn vinh, lưu giữ và giáo dục truyền thống, đáp ứng nguyện vọng của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ sư đoàn. Địa điểm xây dựng ở khu vực xã Nhan Biều.[/i][/color]

Nguyễn Đức Huy


      

Phác thảo Đài chiến thắng Nhan Biều 2-3/11/1972 được giới thiệu trong dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Sư đoàn 325 (11/3/1951 - 11/3/20110

Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #73 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2011, 11:03:42 pm »

.
CHUYỆN XVI     2   (tiếp 19)

      Cuối năm 1973, đại đội nhận nhiệm vụ từ sư đoàn chuẩn bị luồn sâu, trinh sát trong vùng địch. Nhóm luồn sâu có mật danh  A74  được thành lập. Vì là lần đầu tiên nên việc lựa chọn cán bộ, chiến sỹ rất cẩn thận. Những ngày sau đó, nhóm luyện tập theo bài bản rất cẩn thận. Chuyện này đã được bác 6971 kể trong “Nhật Ký Viết Lại”.

      Sớm 7/1/1974, nhóm lên đường làm nhiệm vụ. Để nghi binh, đơn vị cũng đồng thời báo động, hành quân dã ngoại. Việc nghi binh là cần thiết vì chúng tôi ở trong làng Trà Liên Tây, có thể có tai mắt của địch. Mà trinh sát mà biến mất khỏi chỗ đóng quân thì đi đâu ? Câu trả lời có vẻ không khó đoán.

      Một vài ngày sau khi nhóm A74 đi làm nhiệm vụ. Chúng tôi bàng hoàn nhận được tin tai nạn ở dốc 365. Trong đó Ngạc hy sinh tại chỗ, hầu hết anh em bị thương. Khi thấy chiếc xe bị trơn và từ từ trượt khỏi mặt đường, chỉ có hai người nhảy ra kịp là Tất (y tá) và Chinh (trinh sát e95).

      Chính trị Viên Phi có vẻ rất buồn khi thông báo tin tức trong cuộc họp cán bộ từ a trưởng trở lên. Anh Phi động viên và dặn dò mọi người về phổ biến cho anh em biết nhưng giữ bí mật không nói chuyện lung lung cho dân.

      Việc luồn sâu của trinh sát để chuẩn bị chiến trường vẫn phải tiếp tục, “người trước ngã xuống người sau tiến lên”. Nhưng nếu cứ ở Trà Liên Tây mà tổ chức các đợt luồn sâu trinh sát thì không khác gì “lậy ông, tôi ở bụi này !”. Xê 20 mươi đành tạm biệt bà con Trà Liên và chuyển địa điểm đóng quân khác.

      Chúng tôi được phép chia tay và cảm ơn bà con làng Trà đã giúp đỡ bộ đội trong thời gian đóng quân ở đây. Chúng tôi cũng được yêu cầu không nói địa điểm đóng quân mới cho dân biết, sợ việc đi lại quân dân có thể tạo điều kiện cho chỉ điểm lấy tin tức về đơn vị. Nếu dân có hỏi chuyển đi đâu thì chỉ nói chuyển lên miền thượng.

      Sư đoàn hỗ trợ ô tô cho chúng tôi chuyển quân. Nhà thì để lại, chỉ mang theo đồ đạc như giường, bàn ghế, . . . Chúng tôi chuyển về ở thôn Nại Cửu 2. Đây là chỗ ở cũ của đơn vị bạn. Nhà cửa đã có sẵn, đủ cho đại đội tôi, mỗi tiểu đội một nhà.

      Gọi là thôn Nại Cửu theo địa danh trên bản đồ chứ thực ra chẳng có làng mạc gì ở đây. Chắc hẳn dân ở vùng đồi này đã bị dồn về đồng bằng từ lâu rồi. Chỗ này ra căn cứ Ái tử chỉ một, hai cây số.

     Địa danh Nại Cửu cũng lạ. Có những bốn thôn Nại Cửu. Một thôn Nại Cửu ở sông Vĩnh Định phía bắc Thành Cổ Quảng Trị và phía Đông sông Thạch Hãn. Ba thôn Nại Cửu 1, 2, 3 lại ở phía tây sông Thạch Hãn như trong bản đồ dưới đây. Trong bản đồ có ghi chú thích dưới thôn Nại Cửu 1 và Nại Cửu 3 chữ "đã bị phá hủy" (destroyed). Thực ra, thì cả Nại Cửu 2 cũng bị phá hủy từ lâu rồi, chắc Mỹ nó quên không ghi vào bản đồ. Đến năm 1972 thì cả thôn Nại Cửu ở phía đông cũng bị tàn phá hết. Nơi này bác LeXuanTuong chiến đấu, bị thương và bác ấy biết rất rõ.  

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tư, 2011, 11:15:41 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #74 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2011, 07:57:26 am »

.
CHUYỆN XVI     2   (tiếp 19)
      
      Gọi là thôn Nại Cửu theo địa danh trên bản đồ chứ thực ra chẳng có làng mạc gì ở đây. Chắc hẳn dân ở vùng đồi này đã bị dồn về đồng bằng từ lâu rồi. Chỗ này ra căn cứ Ái tử chỉ một, hai cây số.

     Địa danh Nại Cửu cũng lạ. Có những bốn thôn Nại Cửu. Một thôn Nại Cửu ở sông Vĩnh Định phía bắc Thành Cổ Quảng Trị và phía Đông sông Thạch Hãn. Ba thôn Nại Cửu 1, 2, 3 lại ở phía tây sông Thạch Hãn như trong bản đồ dưới đây. Trong bản đồ có ghi chú thích dưới thôn Nại Cửu 1 và Nại Cửu 3 chữ "đã bị phá hủy" (destroyed). Thực ra, thì cả Nại Cửu 2 cũng bị phá hủy từ lâu rồi, chắc Mỹ nó quên không ghi vào bản đồ. Đến năm 1972 thì cả thôn Nại Cửu ở phía đông cũng bị tàn phá hết. Nơi này bác LeXuanTuong chiến đấu, bị thương và bác ấy biết rất rõ.  

. . . (còn nữa)


Thôn Nại Cửu thuộc xã Triệu Thành nằm ở bờ phải sông Thạch Hãn. Đất này nổi danh từ xưa vì là đất khoa bảng và có nhiều nhân vật có tên tuổi trong nhiều lĩnh vực. Đây chính là 1 địa điểm nằm trong tuyến chốt phòng ngự của cánh Đông từ 1972 đến 1975. Nói đến Nại Cửu là CCB của các e 48, 64, 27, 101, 271... đều không thể nào quên.

Qua thị trấn Khe Sanh nằm bên trái đường lên Lao Bảo có 1 thôn Nại Cửu nữa, có lẽ đây là dân của Nại Cửu dưới đồng bằng lên đây lập nghiệp sau 1975.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
dangpmc
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #75 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2011, 10:10:15 am »

Tôi không rõ các thủ trưởng Ban chỉ huy thành có ai bị kỷ luật không. Điều tôi băn khoăn là có thể ta không đưa được hết số thương binh rút ra? Tối 13/9 bọn tôi bơi người không đã khó lắm rồi. Đưa được nhiều thương binh nặng ra không bị lộ là quá khó, nhưng phải làm vì là bắt buộc. Nếu đưa thương binh ra thành công thì cũng là một thành tích.
Em nghĩ các thủ trưởng dưới thì bị kiểm điểm thôi, riêng tướng Trần Quý Hai chắc bị cách chức rồi vì về sau không nghe các bác kể gì về ổng nữa. Riêng em vì có người nhà hy sinh ở đó nên càng đọc hồi ký của các bác lại càng muốn xử các ông tướng " quan liêu cứng nhắc" này. Đúng là " Nhất tướng công thành vạn cốt khô"
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #76 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2011, 09:49:56 pm »

.
CHUYỆN XVI     TRÀ LIÊN TÂY   (tiếp 20)

     Trước khi chuyển lên Nại Cửu, tôi đã ghé chào ông bà già nhà cu Chót. Khi ông già hỏi chúng tôi có chuyển đi xa không ? Thỉnh thoảng ghé chơi. Lúc đó, tôi nhớ là tôi đã trả lời một câu,  đại loại là, bọn con chuyển lên sống cùng với người Thượng (người Thượng là tiếng địa phương Quảng Trị chỉ đồng bào dân tộc). Tôi cũng qua chào cha Cò, mụ Miến. Vẫn cái lối vào đi qua vườn, vẫn cái cây lê ki ma và cây vú sữa phía trước sân, vẫn là cái giường bằng ván gỗ dầy lên nước đen bóng, vẫn cha Cò, râu tóc bạc, dáng khòng khòng. Ông mặc bộ bà ba sáng màu, vẫn là ngồi gõ tay lên tấm phản gỗ. Mụ Miến lật đật cái chân tập tễnh từ dưới bếp đi lên. Hai ông bà hỏi chuyện tôi rất vui vẻ. Rồi hai người còn hỏi thăm 6971, “răng lâu không thấy chú T.?”. Tôi bịa ra là 6971 đi công tác rồi và gởi lời hỏi thăm cha, mụ . Hai ông bà già, không đủ sức “chạy giặc” sống tựa vào nhau, lụm cụm, khắc khoải. Tôi không nhớ là chân bà mụ làm sao mà tập tễnh. Có thể tôi quên mà cũng có thể hồi đó, tế nhị không dám hỏi. Trông cảnh hai ông bà già yếu ớt trong ngôi nhà tối âm âm, rất sạch đến mát lạnh và quạnh quẽ  - ai nhìn thấy cũng phải xót xa. Tôi bùi ngùi chia tay hai cụ rồi  đảo qua chào mụ Tiệu.

      Tạm biệt Trà Liên ! Biết có ngày trở lại.

      35 năm sau, tôi mới có dịp lần đầu về thăm lại làng Trà, một buổi trưa cuối tháng bảy năm 2009. SauChinBayMot, Hùng “Côn” và tôi nhảy xuống xe ở cuối căn cứ Ái Tử, nơi bắt vào con đường - con đường xưa. Con đường ngày nào chúng tôi đã đi để vào căn cứ khai thác vật liệu làm nhà, để tập dò gỡ mìn và chui hàng rào của căn cứ. Vậy mà đã ba mươi lăm năm.

      Chúng tôi đi qua một trảng cát lẫn với đá sạn đỏ và những cây dứa dại, giữa buổi trưa chớm sang chiều. Một buổi trưa hè Quảng Trị nắng gắt và nhột nhạt. Làng Tả Kiên vẫn như xưa, vẫn con đường ngoằn ngoèo đất cát pha trộn với sạn đỏ. Vẫn những cái cây tả tơi như ngày xưa. Vẫn những ngôi nhà nhỏ, mái tôn với những đụn rơm đầu ngõ.

      Khi bắt vào làng Trà, cảnh vật thay đổi hẳn bởi cây cối xanh um tùm. Con đường làng bây giờ dường như nhỏ lại vì cây cối rậm rạp hai bên, không tỉa xén. Ba thằng đi dọc đường làng vắng lặng. Hầu như không gặp ai mà cũng chẳng có con mắt nào, ở đâu đó, trong các căn nhà thấp nhỏ núp dưới bóng cây dõi theo chúng tôi. Làng Trà vẫn nghèo như ngày nào. Dường như tất cả mọi vật đều ầm ầm chuyển động, chỉ có cái làng này đứng lại, tĩnh lặng trong thế giới riêng bất biến, không suy tư, không nhòm ngó - bàng quan và thẫn thờ.

      Chắc hẳn, từ cái ngày đơn vị hai mươi rời khỏi đây thì làng Trà lại chìm đắm vào cái vốn có của nó như trước những ngày có bom rơi đạn nổ trên mảnh đất này - như từ bao đời nay, vẫn vậy !

. . . hết chuyện Trà Liên Tây.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Tư, 2011, 06:24:18 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #77 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2011, 06:57:51 pm »

.
      Mấy cái ảnh tôi đính kèm vào các trang 17, 18 và 19 trong topic "Những chuyện Không thể quên - Cười ra nước mắt (phần 3)", khi xem lại thấy không còn. Xin được gửi lại sau vậy.



« Sửa lần cuối: 06 Tháng Tư, 2011, 07:13:24 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #78 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2011, 07:47:45 pm »

----
Trận đánh của tiểu đoàn 8/e18/f325 ngày 2 và 3 tháng 11 năm 1972 tiêu diêt tiểu đoàn 6 thủy quân lục chiến.
----

Tôi có một câu hỏi muốn được các đồng đội ai biết thì giúp cho.

Đầu tháng 11, tiểu đoàn 6 thủy quân lục chiến bên bờ Đông đánh sang bờ Tây bên ta, bị tiểu đoàn 8/e18 đánh thì đã được kể ở trên và nhiều nơi khác.

Giữa tháng 11, Mặt trận có lệnh cho f325 tổ chức đánh qua bờ Đông. Như tôi có kể hôm 10.10.2010, sư đoàn tổ chức một nhóm gồm 5 trinh sát sư đoàn, 5 trinh sát e95 luyện tập với 2 anh đặc công nước, rồi ta chọn phía bên kia ở Cổ Thành-Nại cửu (4) để đánh. Nhóm trinh sát có qua sông điều tra một số lần. Tối 25/12/1972, tôi dẫn một đại đội đặc công cửa sư đoàn (chỉ chừng gần ba chục tay súng) qua điều tra, và rạng sáng đại đội đánh.

Sau đó tôi có nghe ai đó (cấp trên) nói trận đó ta thắng lớn, là trận đánh gần như tốt nhất của đặc công sư đoàn đến lúc đó.

Đặt vào vị trí một trận đánh trả đũa trận 2-3/11 thì trận này của đặc công là có ý nghĩa. Nhưng tôi chưa đọc thấy, nghe nói đến trận này ở đâu khác.

Tôi cho là có thể trận 2-3/11 khi bên kia đánh qua nhiều người bên ta biết câu chuyện. Nhưng trận ta đánh cuối tháng 12 thì bên ta rất ít người biết vì phải giữ bí mật. Đánh xong đại đội rút đi, cũng không mấy người biết.

Nếu ai nghe hoặc đọc đâu đó xin cho biết? Xin cám ơn nhiều.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #79 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2011, 08:14:18 pm »

.
      Mấy cái ảnh tôi đính kèm vào các đoạn (tiếp 17), (tiếp 18) và (tiếp 19) trong topic "Những chuyện Không thể quên - Cười ra nước mắt (phần 3)", khi xem lại thấy không còn. Xin được gửi lại.


      Anh Võ Văn Thời, đại đội phó c20/f325.


      Trận đánh của tiểu đoàn 8/e18/f325 ngày 2 và 3 tháng 11 năm 1972 tiêu diêt tiểu đoàn 6 thủy quân lục chiến.


      Có tận 4 thôn Nại Cửu ở Quảng Trị.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2011, 12:24:54 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM