Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:49:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 3)  (Đọc 339713 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #390 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2011, 06:26:21 pm »


     Mấy hôm nay, anh em cựu binh Quảng Trị 1972 lại về với Quảng Trị, về với hàng vạn đồng đội còn nằm lại nơi đây.

     Sau lễ cầu siêu từ 14 giờ đến 20 giờ ngày 03/9 thì hàng ngàn chiếc đèn lồng đã được thắp lên để tưởng nhớ và tri ân các liệt sỹ.

     Đoàn người hành hương từ bia "Chứng tích Sinh Viên" trong Thành cổ, đi qua dưới đài liệt sỹ Thành cổ. Trong tiếng chuông bồng bềnh ngân nga, dòng người lặng lẽ tiến về bờ Thạch Hãn.

     Trên dòng Thạch Hãn đau thương và hào hùng, 21 ngàn hoa đăng được thả xuống trong nỗi tiếc thương vô hạn của đồng đội và đồng bào.
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #391 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2011, 06:36:15 pm »

     Lễ cúng cơm cho các liệt sỹ vào sáng 03/9 tại Thành cổ với 81 mâm tượng trưng cho 81 ngày gian khổ và ác liệt tại đây.

     Dưới đây là hình ảnh lễ cầu siêu chiều 03/9 và ảnh các anh em "Quân Sử" tại Thành Cổ
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Chín, 2011, 06:41:27 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #392 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 05:15:28 pm »

.
CHUYỆN XXIII   VƯỢT SÔNG ĐỒNG NAI - TIẾN VÀO SÀI GÒN   (tiếp 17 và hết)

     Lính sinh viên chúng tôi được về đi học ai cũng “mở cờ trong bụng”. Tuy vậy, đã quen với việc thay đổi xảy ra bất cứ lúc nào, cho nên ai nấy rất hồi hộp. Chỉ khi nào cầm quyết định ra quân mới có thể chắc chắn. Vả lại, được về nhưng phải chia tay anh em thì không khỏi bùi ngùi, bin rịn. Trong đại đội tôi, từ ban chỉ huy đại đội đến anh em trong tiểu đội, ai ai cũng mừng cho chúng tôi. Anh Trương Thế Nhạ, đại trưởng, cứ cầm tay tôi lắc lắc:

-    Cậu được về học thì tốt rồi. Lúc nào ra đến nơi, nhớ viết thư cho tớ. Khi nào tớ được về phép, tớ sẽ mang huân chương ra cho cậu. Cậu cứ yên tâm !

     Anh Nguyễn Xuân Triêm, xê phó thì cứ ôm lấy tôi và kéo tôi ra chụp ảnh kỷ niệm. Anh Lê Hồng Thanh xê viên thì chạy lên phòng tham mưu lo giấy chứng thương cho tôi. Lúc mang giấy chứng thương về, tôi xem và bảo anh ghi thiếu một vết thương:

-    Em còn bị một vết vào đít nữa đây này. Bây giờ chỉ ngồi được một bên mông thôi.
-    Đọc đi, mình viết bổ sung vào cho, vẫn là chữ viết của mình mà. Được rồi, sau này nhớ khám thương nhé !
-    Em nghĩ cái giấy này là một kỷ niệm thôi, em bị thương có tí tẹo, ăn thua gì mà khám.

     Cái giấy chứng thương, tôi gấp tư, nhét vào túi ngực. 35 năm sau tôi mới đi khám thương thì nó đã rách thành 4 mảnh, may mà không mất chữ nào. Người ta giám định thương tật và phong chức cho tôi thành thương binh loại bét.

     Anh Đặng Ngọc Ánh, xê viên phó thì ngậm ngùi, chẳng nói được câu nào. Anh chỉ nhìn tôi và cười, vẫn nét cười hiền lành. Trong anh có gì đó mặc cảm. Hẳn là anh đang nghĩ: ”Tụi bây có học sướng thiệt, chỉ có tau ít học, chả bao giờ được như tụi bây !”

     Chia tay với anh em còn bịn rịn hơn. Mọi người tíu tít ghi chép địa chỉ. Quang Nhật tặng luôn tôi một quyển vở để ghi địa chỉ mọi người. Ai có gì hay hay đều tặng tôi làm kỷ niệm. Nào thì cạo râu cánh cụp cánh xòe, nào bộ thìa inox, nào thì ảnh nổi, . . .

-     Anh ơi, em tặng anh giấy Mỹ này, anh xem, giấy trắng không ? Anh học đại học viết giấy này thì nhớ đến em nhé !
-    Nhớ chứ !

     Vương Lâm, a phó tiểu đội tôi thì lúc nào cũng cặp kè bên cạnh. Tôi tặng Lâm cái đồng hồ nữ, chiến lợi phẩm lấy trong đồn hôm 30/4. H thì tặng tôi chiếc đồng hồ Orient mạ vàng.

     Chúng tôi lên xe ngay ở căn cứ Nước Trong. Mọi người ra tiễn rất đông. Trước khi lên xe, tôi bất ngờ ôm Lâm và hôn vào má nó một cái. Đó là nụ hôn đầu tiên. Vì quá bất ngờ nên Lâm đứng chết lặng đi giờ lâu, hình như mắt hắn ngân ngấn nước.

    Sư đoàn còn tặng quà cho mỗi sinh viên 2 mét vải khổ đúp. Tôi được mảnh vải màu “gà con”. Sau này hai cô em gái, mỗi đứa được một chiếc áo rất đẹp.

     Ba lô của tôi đã chật căng lại còn xách thêm một cái va li con nữa, trông thật nhếch nhác, chẳng ra làm sao. Ra đến Hố Nai, có thủ tục kiểm tra quân trang. Tôi đành cắn răng nộp mất khẩu colt 6 cùng mấy hộp đạn. Cái va li, may mà không phải nộp.

. . . . (hết chuyện Vượt Sông Đồng Nai . . .)
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Chín, 2011, 10:48:26 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

Duc18153
Thành viên
*
Bài viết: 139


« Trả lời #393 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 08:17:16 pm »

Bộ sưu tập của bác T.t.n.Lệxem ra cũng Hoành tráng, vở côgidô em cũng đã nhìn thấy.Còn đồng hồ thì có được nhìn orien ba sao -màu xanh...Hồi đó 1976,có chú B.Đ.ở M.N ra mang được một chiếc T.VCủa Mỹ,vỏ bằng sắt do đó sờ vào rất hay bị giật...Nênmỗi lần mở TV chú ấy lại phải nai nịt nhưlính CỨU HỎA...vậy mà lúc nào nhà chú ấy cũng chật cứng khán giả nhóc là bọn trẻ con chúng tôi !
Logged

Không lấy cái kim sợi chỉ của dân ...
Duc18153
Thành viên
*
Bài viết: 139


« Trả lời #394 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 08:17:40 pm »

Bộ sưu tập của bác T.t.n.Lệxem ra cũng Hoành tráng,hồi đó em còn thấy có chú B.Đ mang ra cả dao găm của lính thủy đánh bộ Mỹ,la bàn vv...!
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Chín, 2011, 08:27:41 pm gửi bởi Duc18153 » Logged

Không lấy cái kim sợi chỉ của dân ...
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #395 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 09:09:10 pm »

   Em đang rất hồi hộp muốn nghe bác TTNL kể về giây phút được trở về với Hà Nội yêu thương, gặp lại người thân... nhưng không dám giục vì sợ nhỡ bác cáu rồi mãi mới chịu viết tiếp thì sao.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #396 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 10:56:37 pm »

   Em đang rất hồi hộp muốn nghe bác TTNL kể về giây phút được trở về với Hà Nội yêu thương, gặp lại người thân... nhưng không dám giục vì sợ nhỡ bác cáu rồi mãi mới chịu viết tiếp thì sao.

     Bác NguyenQuocHung à ! Sở dĩ nhiều ngày vừa rồi không viết gì là vì tôi đi Quảng Trị kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ 6/9/1971. Nhưng điều chính là viết những chuyện lẻ tẻ vụn vặt, không liên quan gì đến "oánh nhau", chả có hứng tẹo nào. Tôi vẫn nhớ mọi chuyện nhưng thấy nó tẻ nhạt làm sao nên phải cố gắng viết để kết thúc chuyện "Vượt sông Đồng Nai . . . ".

    Chuyện tiếp theo của tôi lại là chuyện "uýnh nhau" bác ạ !
Logged

Duc18153
Thành viên
*
Bài viết: 139


« Trả lời #397 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2011, 08:50:06 am »

Nguyenquocchung@.Tôi với bác sang chỗ "chuyện kể ở đại đội ,hay "hát mãi khúc quân hành"chơi đi!.bác T.T.N.le.nói làmmình mất hứng!
Logged

Không lấy cái kim sợi chỉ của dân ...
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #398 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2011, 09:24:52 am »

Trích dẫn
Chuyện tiếp theo của tôi lại là chuyện "uýnh nhau" bác ạ !

   Ồ, thế thì còn gì bằng! Em tưởng bác sắp về nhà rồi thì thôi không đánh nhau nữa. Nói chung là bác cứ viết tiếp đi ạ, chuyện gì cũng được, em đọc tất.

Trích dẫn
Nguyenquocchung@.Tôi với bác sang chỗ "chuyện kể ở đại đội ,hay "hát mãi khúc quân hành"chơi đi!.bác T.T.N.le.nói làmmình mất hứng!

   Bác Duc 18153: Cảm ơn bác đã có lời rủ. Nhưng sang đấy rắc rối lắm bác ạ, chỉ được vài câu tử tế với nhau xong là lại sinh chuyện.
Logged
Duc18153
Thành viên
*
Bài viết: 139


« Trả lời #399 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2011, 09:41:22 am »

@Nguyenquocchung.Vậy thì sang chỗ KÝ ỨC M.T.H.L.của bác Lx.T...Bên đó đường to,đẹp phóng tẹt ga...mà không lo PHi xuống ruộng..!HIC..
Logged

Không lấy cái kim sợi chỉ của dân ...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM