Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 01:07:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 3)  (Đọc 339588 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #310 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 01:28:35 am »

Xin lỗi các anh cho em " tham gia " chút nha  Smiley, tại các anh bàn thảo nhiều làm em cũng muốn " nhiều chuyện ", nếu các anh nói có phim kèm theo tấm ảnh đó thì có lẽ không phải ghép , nhưng em nghĩ đâu nhất thiết tấm ảnh đó phải chụp đúng ngày 30/4 ,  có khi là 1/5 hay sau đó vài ngày cũng được vậy, vì Sài gòn lúc đó ít người chụp buổi trưa không có người cũng không có gì lạ .
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #311 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 08:55:55 am »

2 bạn Nguyenquochung và Behien:

Theo ghi chú kèm theo bức ảnh đưa lên internet thì bức ảnh chụp đúng vào ngày 30/4/1975 (Tạm dịch: Sai gon 30/4/1975: Một người lính Bắc Việt ngồi nghỉ sau khi Cộng sản chiếm SG - nay đổi tên là tp. HCM).

Nguyenquochung nhớ là theo phim thì người lính đeo băng đỏ và một dải vải cũng màu đỏ kẹp trên mũ. Giả sử người lính trong phim cũng chính là người lính trên ảnh thì đúng là anh ta cũng đeo băng và cài dải vải trên mũ. Nhưng trên ảnh đen trắng, dải băng có màu sẫm, hòa với màu áo, coi như màu đỏ được, còn dải vải rủ xuống tai và má màu sáng, chỉ có thể là màu trắng hay các màu xanh sáng, không thể là màu đỏ được!
Logged

Nhật ký Viết lại
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #312 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 09:35:42 am »

2 bạn Nguyenquochung và Behien:

Theo ghi chú kèm theo bức ảnh đưa lên internet thì bức ảnh chụp đúng vào ngày 30/4/1975 (Tạm dịch: Sai gon 30/4/1975: Một người lính Bắc Việt ngồi nghỉ sau khi Cộng sản chiếm SG - nay đổi tên là tp. HCM).

Nguyenquochung nhớ là theo phim thì người lính đeo băng đỏ và một dải vải cũng màu đỏ kẹp trên mũ. Giả sử người lính trong phim cũng chính là người lính trên ảnh thì đúng là anh ta cũng đeo băng và cài dải vải trên mũ. Nhưng trên ảnh đen trắng, dải băng có màu sẫm, hòa với màu áo, coi như màu đỏ được, còn dải vải rủ xuống tai và má màu sáng, chỉ có thể là màu trắng hay các màu xanh sáng, không thể là màu đỏ được!
Chị của em cũng làm biệt động Sài gòn, chị nói khi giao liên dẫn quân vào thành cũng đeo băng đỏ để quân ta dễ quan sát và có khi cả những cánh quân cũng có mang để dễ nhận ra nhau.
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #313 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 09:49:40 am »

Các Bác thân !
Về bức ảnh người lính ,tôi xin thêm 1 số chi tiết sau :
Tôi ở tại Thương xá TAX ( đối diện Tòa đô chính Sài gòn nay là UBND Tp HCM ) .xin cung cấp 1 số thông tin :
Hôm ấy không mưa ,mặc dầu những ngày trước mây mù bao phủ dày đặc ,trực thăng Mỹ vần vũ liên tục trên trời để di tản ( chỉ nghe tiếng máy bay nhưng không trông thấy ).
Khoảng 13 giờ chiều ( tức 12 giờ trưa hiện nay ) : 2 người lính GP xuất hiện đầu tiên chở nhau trên đường Nguyễn Huệ chạy ra hướng Cảng Bạch đằng ( chắc để tiếp quản căn cứ Hải quân Ngụy ).
Khoảng 15 giờ nhóm Giải phóng quân mới chính thức đến tiếp quản Tòa đô chính .Khoảng cỡ 1 tiểu đội ,tiến chiếm theo đội hình triển khai trên công viên ,có bắn vài phát súng trước khi vô tiếp quản .
Nơi trung tâm Sài gòn nơi chủ yếu là các cữa hàng thương mại cũng đã đóng cữa từ khi có lệnh giới nghiêm ,giứa cái cũ và cái mới nên tâm trạng số người cũng chưa ổn định do đó người ra đường rất ít và đi khi thật cần thiết ( như tôi ).
Số phóng viên nước ngoài những ngày đó hoạt động rất tích cực ,họ gửi tin liên tục cả ban đêm tại bưu điện góc Lê Lợi và Pasteur .Một số sáng họ kéo va li đi di tản ,nhưng trưa lại kéo về các khách sạn chắc họ đã nhận được lệnh ở lại để đưa tin trong ngày giải phóng .
Theo nhận định của tôi bức hình này đã khẳng định được vị trí ( trước Nhà hát hiện nay ).Người lính GP quân chân trần không có yếu tố sắp xếp...Thời gian chụp chắc chắn sau 15 giờ (2 giờ chiều ) .Việc vắng ngươi là điều đương nhiên ,vì hồi đó dân nhập cư mới đông ,khu trung tâm chỉ sầm uất nhộn nhịp nhờ du khách .Tết đến cả con đường Lê Lợi ,Nguyễn Huệ chắng thấy bóng người ...nếu có chỉ tập trung vào các rạp Xi nê mà thôi .Còn dải băng đó đó là những ám hiệu của chúng ta khi vào trận ,tôi nhớ lúc ở MT 479 cũng đã từng như vậy .
Theo tôi cảm nhận hình này do 1 phóng viên nước ngoài chụp trong ngày 30/4 : Anh Bộ đội Giải phóng quân chân trần ,ngồi trước cảnh phồn hoa đô hội . Cảnh tương phản và rất có hồn
( tôi không rành về nghệ thuật này  xin miễn bàn )
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #314 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 10:37:53 am »

Trích dẫn
nếu các anh nói có phim kèm theo tấm ảnh đó thì có lẽ không phải ghép

   Bức ảnh và đoạn phim được chụp và quay ở hai thời điểm khác nhau. Bức ảnh thì như đã biết. Còn đoạn phim thì quay người lính này lúc đó đứng dưới lòng đường, xung quanh đã có nhiều người, tay luôn đặt hờ ngang bụng, gương mặt lộ vẻ khá căng thẳng. Trang phục y như trong ảnh, thậm trí nhìn rõ mấy quả lựu đạn đeo trên người. Sở dĩ tôi nhớ như vậy vì nhận ra người lính này là người lính trong bức ảnh mà tôi yêu thích.

   Đoạn phim thô này do một đạo diễn phim tài liệu quen biết đang làm phim về T.Ư Cục Miền Nam cho tôi xem, trên góc trái có logo của đài truyền hình NHK, Nhật Bản. Ngoài đoạn phim này còn có một đoạn phim khác quay cùng thời điểm nhưng ở trước Dinh ĐL mà tôi cũng rất ấn tượng, nhân tiện kể ra đây: Một người lính dáng người khá nhỏ bé nhưng lại khoác khẩu trung liên RPD đứng cạnh gốc cây cùng một số đồng đội. Một cụ già dắt xe đạp tiến tới cứ nắm tay người lính lắc lắc, mắt cười, miệng nói, vì âm thanh quá hỗn độn nên không nghe được ông cụ nói gì, chỉ thấy người lính cũng gật gật, cười cười. Bất ngờ một loạt tiếng súng vang lên, gần như lập tức người lính kéo ông cụ nấp vào sau gốc cây, dáng người anh ở tư thế che đạn cho cụ già. Cạnh đó hai ba người lính khác nhảy ngay lên thùng chiếc xe giải phóng trên có đặt khẩu 12,7 ly, quay súng về tòa nhà phía đường alexander de rhodes nhả đạn (tòa nhà Sở ngoại vụ bây giờ). Đoạn phim đến đây đột ngột gián đoạn, nhưng hình ảnh người lính bên cụ già cứ làm tôi xúc động mãi.

   Tôi cũng băn khoăn tại sao lúc đấy vẫn còn bắn nhau? Sau này đọc được một bài viết, viết rằng, có mấy tên thuộc biệt cách dù 81 ngoan cố núp trong tòa nhà Sở ngoại vụ bắn bừa ra. Không biết có trùng với đoạn phim mà tôi được xem hay không ?

   Còn về dải băng trên mũ theo lời phân tích của bác 6971 cũng rất logic, nhưng sao em vẫn nhớ nó màu đỏ. Hay tại lúc đó anh lính GP nào cũng đeo miếng vải đỏ nên em tự kỷ ám thị. Tiếc là không có đoạn phim để xem lại.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #315 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2011, 11:24:42 pm »

.
CHUYỆN XXIII   VƯỢT SÔNG ĐỒNG NAI - TIẾN VÀO SÀI GÒN   (tiếp 11)

     Chúng tôi chỉ đi loanh quanh một lúc, ngắm các công trình rất đẹp trong khu vực đó. Lúc bấy giờ, đường phố rất vắng lặng. Rất ít người dân đi ra đường. Giá mà có ai đó chụp mấy kiểu ảnh thì tuyệt quá. Nhưng tuyệt nhiên không có một phó nháy nào. Ấy là cứ ước thế thôi chứ lúc đó chúng tôi cũng chưa có khái niệm thợ ảnh chụp dạo. Phải mấy ngày sau khi chúng tôi đi chơi Sài Gòn thì đến chỗ nào đẹp đều có người mời chào chụp ảnh. Lúc đó tôi mới biết các thợ ảnh tận tình chụp tận nơi, ảnh lấy ngay. Đây cũng là điều lạ lẫm đối với tôi. Lúc đó ở ngoài bắc không có dịch vụ kiểu này.

     Mấy xe của c20 lục tục quay về căn cứ cát Lái. Chúng tôi ở Cát Lái một thời gian cùng ban 2, đại đội xe c26 của sư đoàn và một số đơn vị khác nữa. c20 có một xe Jeep và ban 2 cũng có một xe. Đại đội tôi chỉ có hai người lái được xe là anh Nhung “lẹm mông” và tôi. Anh Nhung bị mảnh bom B52 phạt mất nửa kí thịt mông ngày 4/8/1972 ở Nghĩa Hy, Quảng Trị. Hai anh em thay nhau lái xe đưa anh em trong đại đội đi chơi Sài Gòn và chở đồ chiến lợi phẩm từ kho về nơi ở của đại đội.

     Trên ban 2, thằng Nguyên lái xe cho các thủ trưởng đi chơi Sài Gòn. Có hôm đi về, nó phàn nàn: ”Tao lái xe cho ông x với ông y đi chơi. Các bố ấy có nhiều tiền mua cát sét, mua quần áo trẻ con, mua len, nhiều thứ lắm. Tao chả có đồng nào, thế mà mấy bố cũng lờ đi. Hóa ra chả được đi chơi mà đi hầu mấy bố mua đồ. Bận sau tao đ… lái nữa, bảo là xe hỏng mẹ nó rồi”.

     Đại đội chẳng phải họp hành hay luyện tập gì ngoài việc điểm danh lúc 9 giờ tối. Tuy nhiên, ai muốn đi đâu đều phải báo cáo, phải mang theo súng và đi ít nhất phải ba người trở lên, đề phòng tàn binh.

     Sáng 5/5/1975, mấy thằng Điều, Lâm, Nghiêm và tôi báo cáo đi chơi Sài Gòn. Chiếc xe Jeep rất tốt nhưng acquy yếu không đề được. Lâm, Điều, Nghiêm phải xuống đẩy xe. Chắc không quá 3 mét là chiếc xe đã nổ ngon lành.

     Chúng tôi đi đúng theo đường hôm 30/4 đã đi, “ngựa quen đường cũ” mà. Đến khu Hạ Nghị Viện còn khá sớm.

-    ỒI ! cái tượng “Thủy quân lục chiến đã bị đập rồi kìa !

     Mấy thằng nhảy xuống xe. Lâm còn mang theo cặp, bút chì và màu nước. Bao giờ cũng vậy, đi đến đâu hắn cũng vẽ. Thường là hắn ký họa người và cảnh vật. “Chất nghệ” di truyền thôi thúc trong huyết quản. Hắn vẽ bất cứ gì có thể vẽ được, những khuôn mặt lính, khuôn mặt o du kích, lão nông hay đồng bào dân tộc, . . .

      Rất nhanh, đã có mấy phó nháy bao quanh mời chào. Chúng tôi băn khoăn không biết chụp ảnh rồi thì làm sao lấy ảnh đây. Băn khoăn của chúng tôi được một người chụp ảnh khá lớn tuổi giải quyết. Ông bảo:

-    Tôi chụp ảnh lấy ngay đây !
-    Lấy ngay được à ?
-    Dạ ! Ảnh Polaroid mà mấy anh.

     Cái từ Polaroid mà ông ta nói tôi vẫn nhớ đến tận bây giờ. Chắc là phân cực phân kiếc gì đấy. Thế mà bây giờ thử tra từ điển của "Google dịch" thì nó để nguyên văn không dịch được sang tiếng Việt.

     Sau khi hỏi giá cả, mấy thằng vét voi tất cả tiền lại cũng không đủ mỗi đứa chụp một hình. Đành chịu vậy chứ biết làm sao. Vậy là đầu tiên chụp chung bốn thằng một kiểu, sau đó mới chụp riêng. Tôi không có đồng nào nên chỉ được chụp chung. Sau khi bấm máy, ông già lấy tấm ảnh ra rồi lẩm nhẩm đếm 1, 2, 3, . . . . đến mấy thì ông lột tấm ảnh làm đôi. Thì ra tấm ảnh được dính với một cái bìa có hóa chất gì đó. Căn cứ vào độ sáng bên ngoài mà người ta tính thời gian để lột ảnh khỏi hóa chất. Công nghệ polarroid bấy giờ chỉ được đến thế.

     Tôi không nhớ mấy đứa chụp riêng thế nào. Tôi cứ lẩm nhẩm trong bụng “ Bọn này tệ thật, tao không lái xe thì chúng mày làm sao đến đây mà chụp ảnh riêng chứ ?” Grin

     Thế là tôi cũng có một tấm ảnh. Tấm ảnh này tôi vẫn còn giữ. Đây là tấm ảnh chụp ngay chỗ tượng “Thủy quân lục chiến”. Thứ tự từ trái sang: Quách Ngọc Lâm, Tạ Quang Nghiêm, TichTuongNhuLe, Nguyễn Văn Điều.

 . . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2011, 06:53:43 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #316 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2011, 11:51:29 pm »

   
     Nhân vật chính gần như là "ngồi luôn vào khuôn hình" nên mới to như thế. Với phim tốt, máy ảnh chuyên nghiệp thì chụp có cận một chút vẫn giữ được độ nét sâu của hậu cảnh. Người lính này trong đoạn phim, quân tư trang cũng y như trong ảnh. chỉ khác là do được quay trực diện nên em thấy trước ngực hình như có giắt khẩu súng gì lạ lắm, không ra súng lục cũng không phải súng dài.


     Bác nguyenquochung à ! Bác tinh quá. Tôi xem đi xem lại cũng không biết chú lính này ôm loại súng gì. Chưa bao giờ thấy vũ khí này. Trông như cái khoan bê tông  Grin ? Tôi phóng to lên. Hy vọng anh em nào biết thì nói cho biết giùm nha !
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2011, 01:40:35 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #317 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2011, 12:23:09 am »

dạ, mạn phép các bác em minh họa 1 số hình về đề tài băng đỏ trên cánh tay (ảnh chụp sáng 30-4-1975 tại sài gòn, em sưu tầm và đã up trên topic của bác lixeta năm kia)
- băng đỏ trên cánh tay áo các kiểu:


- đây chắc là "biệt động sài gòn" cũng có thắt dải băng đỏ:


- lính tăng cũng có băng đỏ:


Có vẻ như đó là quy ước chung cho các cánh quân vào giải phóng SG nên cũng có nhiều sáng tạo - miễn là 1 dải - mảnh  hay băng đỏ trên cánh tay áo bên trái là "quân mình"
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #318 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2011, 12:44:11 am »

.
CHUYỆN XXIII   VƯỢT SÔNG ĐỒNG NAI - TIẾN VÀO SÀI GÒN   (tiếp 12)

     Tôi cứ thường đi chơi với anh em trong đại đội, chưa lần nào đi chơi với anh em trong tiểu đội. Nghĩ lại thấy mình cũng tệ. Ấy vậy mà, ở nhà, anh em tiểu đội tôi có cái gì cũng để phần cho tôi. Các thứ đồ ăn chiến lợi phẩm, rồi nhu yếu phẩm khác đổi với các cửa hàng tạp hóa bằng chiến lợi phẩm, anh em đều chia phần cho a trưởng. Tôi có đầy đủ khăn mặt, kem đánh răng, giấy bút để viết thư,  . . .

     Hai hôm sau, nhằm ngày 7/5/1975, sau khi ăn sáng xong, xê phó Triêm đến tiểu đội tôi và rủ đi chơi Sài Gòn.

-    Vào dinh Độc Lập anh nhá ?
-    Ừ !

     Ra đến xe thì thấy anh Bùi Văn Thắng bê trưởng và Dương Chí Lục bê phó đã chờ sẵn. Anh Triêm ngồi cạnh tôi, hai anh kia ngồi ghế sau. Lần này chiếc xe đã được thay acquy nhưng lại hỏng nút đề. Anh Nhung đã lôi trong hốc ra hai đầu dây điện. Khi đề, chập hai đầu dây với nhau, xe nổ máy được thì nhả ra.

     Không biết hôm nay có chuyện gì mà khi vào giữa thành phố rồi đường vẫn rất đông. Có đoạn kẹt đường, phải nhích lên từng tí một. Tuy là lái xe chưa thành thục lắm nhưng tôi cũng “luồn lách” ra trò. Chiếc Jeep mui trần, cửa võng (thực ra là không có cửa) cứ phăm phăm tiến tới. Có hai lần cái tai hồng của bánh trước cạ vào xe khác. Người lái xe quay sang lườm chúng tôi. Thì tôi, cũng quay sang lườm lại có ý nói: “đáng gì đâu”. Thấy sắc lính, đen đúa, nét mặt nghiêm nghị quá, lại thêm mấy khẩu AK và K54 nên người lái xe cũng đành ngoảnh đi nơi khác. Chăc hẳn anh ta phải chửi thầm: “mấy thằng lính nông dân này ! Không thèm chấp !”

     Tôi cũng chiều mấy anh xê bê nên chở mấy lão đi qua các khu vực có cửa hàng để mua đồ. Vậy là tôi cũng chẳng khác gì thằng Nguyên trên ban 2. Tôi không còn nhớ họ mua gì và tôi cũng không vào cửa hàng mà chỉ ngồi trên xe. Sau khi mấy “bần cố” được thỏa mãn vì đã mua được đồ thì đi đâu bây giờ là tùy tôi.

     Chẳng biết chúng tôi đã đi qua những con đường nào. Bây giờ muốn đến dinh lại phải hỏi thăm đường. Tôi nhớ sau khi hỏi thăm đường, trong lòng hơi thắc mắc. Tại sao người ta chỉ đường cho mình có đoạn đi hình chữ “U” thế này. Tới ngã tư kia rẽ luôn có phải ngắn hơn không. Tôi đi theo đúng ý nghĩ của mình, rẽ vào một con đường khá đẹp. Dòng ô tô và xe máy nườm nượp. Mọi người đi ngược chiều với chúng tôi đều phải tránh và có biểu hiện gì đó bất bình thường. Tôi bật ra:

-    Chết rồi ! đi vào đường một chiều.
-    Kệ nó ! Cứ đi đi ! Nhưng mày đi sát bên phải quá !– Anh Triêm nói.

Chắc là dòng xe chạy ngược với chúng tôi, thấy xe lính nên lại . . . “không thèm chấp”.

     Rồi chúng tôi cũng đến được Dinh Độc Lập. Ba người xuống, để lại anh Thắng trông xe (có lẽ trông đồ còn quan trọng hơn). Dinh không mở cửa cho vào. Lính quân cảnh đứng gác nghiêm chỉnh. Chúng tôi chỉ đứng ngoài ngắm nghía. Chán rồi thì ra vườn cây rất rợp bóng phía trước dinh. Chúng tôi nghỉ ngơi và ngắm đường phố với nhiều người và xe cộ. Trông thật nhộn nhịp và thanh bình.

     Thế mà đã 11 giờ. Anh Triêm bảo:

-    Thôi, về đi !
-    Anh còn tiền, cho em chụp kiểu ảnh.

     Thế là tôi có tấm ảnh thứ hai, chụp riêng, đứng trước dinh Độc Lập.

     Lại là ảnh lấy ngay. Lần này, sau khi xem ảnh, thấy một thằng lính đứng giữa trưa nắng, mặt đen ngòm, không nhận được ra là thằng nào. Cái lão thợ ảnh này không để ý đến ánh sáng. Đáng lẽ hắn phải có tấm hắt sáng hay ít ra cũng phải bảo tôi bỏ mũ ra mới phải. Thôi thì, đằng sau lưng có cái “dinh” là được rồi.

 Anh em cứ nhìn cái hình này mà xem - đen thui, đen thủi.  

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2011, 02:08:33 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #319 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2011, 02:57:25 am »

     Lại là ảnh lấy ngay. Lần này, sau khi xem ảnh, thấy một thằng lính đứng giữa trưa nắng, mặt đen ngòm, không nhận được ra là thằng nào. Cái lão thợ ảnh này không để ý đến ánh sáng. Đáng lẽ hắn phải có tấm hắt sáng hay ít ra cũng phải bảo tôi bỏ mũ ra mới phải. Thôi thì, đằng sau lưng có cái “dinh” là được rồi.

 Anh em cứ nhìn cái hình này mà xem - đen thui, đen thủi. 

. . . (còn nữa)

Chắc ông thợ cố tình đó anh, chứ thợ chụp gì mà không để ý ánh sáng  Grin Grin Grin, chọc anh chút thôi chứ đúng là ông thợ không để ý ánh sáng, chưa kể bộ quần áo của anh cũng " hút sáng " lại trông càng tối , nên đáng lẽ phải có tấm hắt sáng mới đúng. Nhưng mà anh có vài tấm lịch sử là quý lắm rồi  Smiley Smiley Smiley Smiley Smiley
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2011, 03:03:25 am gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM