Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:46:15 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 3)  (Đọc 339712 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #250 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2011, 10:44:10 am »

Tôi cũng không biết Đoàn 10 là quy mô, tầm cỡ thế nào: Sư, trung hay tiểu đoàn? Bộ binh hay công binh, thủy quân, ...?

  Bác 6971 ơi:  "Đoàn 10 rừng Sác" là trung đoàn đặc công nước đóng quân tại khu vực rừng Sác chuyên đánh tàu trên sông Lòng Tàu, trở thành huyền thoại với trận đánh kho xăng Nhà Bè cháy suốt mấy ngày đêm không tắt.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #251 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2011, 11:34:20 am »

...  Bến Bạch Đằng ngày xưa các bác vượt sông theo lời tả của bác TTNL là chính xác nhất. Nơi ấy bây giờ là bến phà Thủ Thiêm và bến tàu cao tốc đi Vũng Tàu, ...

Tôi dốt đặc Binh địa SG. Đọc chuyện bác TTNL cứ tưởng bác ấy vượt cái sông kiểu như bến vượt Nham-biều trên sông Thạch Hãn. Bây giờ bác Nguyenquocchung giải thích mới ngã ngửa ra. Thế thì ngang với vượt biển. Năm 2010, hai thằng 6971 và Tralientay có dịp đi tàu cánh ngầm ra Vũng Tàu thăm 3 chiến hữu C20 nên biết chỗ này. Vội vào album ảnh xem lại để giúp hình dung lại nơi  sáng 30/4/1975 mấy đồng đội vượt sông. Không biết có phải quãng trong ảnh này không? (Ảnh chụp từ  trên tàu Cánh ngầm, khi tàu đi qua cầu gì đó).

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Bảy, 2011, 04:24:41 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #252 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2011, 09:45:26 pm »

.
CHUYỆN XXIII   VƯỢT SÔNG ĐỒNG NAI - TIẾN VÀO SÀI GÒN   (tiếp 6)

     Nhiều người dân lần lần bao quanh chúng tôi. Mọi người rất hồ hởi, cũng có người ra xem vì tò mò. May là mọi người không sán vào quá gần. Mấy thằng lính, không nhớ đã bao nhiêu ngày không tắm và đang “tỏa hương”.

     Mấy thanh niên lượn Honda đến và hỏi:

-    Mấy ông Giải phóng cần đi đâu bọn tui chở ?
-    Mấy anh cần đi đâu, tui chở ?

     Rồi một chiếc xe lam phành phạch cũng đỗ xịch lại đòi chở chúng tôi đi bất cứ đâu chúng tôi muốn. Ba thằng quyết định chọn xe lam để đi được cả nhóm. Chúng tôi yêu cầu chạy về Dinh Độc Lập. Khi chiếc xe lao đi thì trên xe, ngoài người lái, không phải chỉ có ba thằng lính chúng tôi mà có thêm một vài thanh niên nữa cũng đi “chơi” cùng. Xe chạy khá nhanh về phía bến Bạch Đằng. Mươi phút sau đã đến bờ sông Sài Gòn. Bên này là đất quận 9 còn bên kia là quận nhất.

     Mấy thanh niên nhanh nhẹn nhảy xuống xe và đi tìm người lái phà. Anh xe lam nói, hàng ngày anh ấy vẫn chở mấy bà đi chợ bên kia sông qua phà này. Đi đường này phải qua phà nhưng “rất phẻ” (rất khỏe), “đường ngắn không mấy anh à !” (bây giờ mọi người đều gọi chúng tôi là anh rồi, sau khi chúng tôi phàn nàn về chuyện gọi bằng “ông”).

     Mấy thằng trinh sát đứng sát ra bến phà mà ngóng sang bờ bên kia. Lúc đó tôi chẳng biết nhà nào là nhà nào. Mà, có nhìn thấy chữ “Magetic Hotel” thì bây giờ cũng quên rồi. Nhưng, rất hoành tráng. Đặc biệt là các cao ốc. Lúc đó Sài Gòn đã có một số cao ốc, cái cao nhất có đến 16 tầng. Ở Hà Nội lúc đó chỉ có nhà bốn năm tầng là cao nhất. Trong mắt tôi lúc đó, Sài Gòn là thành phố giàu có và hiện đại. Rất nhiều biển quảng cáo đủ các cỡ và màu sắc treo khắp mọi nơi trong thành phố. Trong suy nghĩ của tôi lúc đó, biển quảng cáo làm giảm cái đẹp của thành phố. Đường Bạch Đằng bên kia sông vẫn thấy Honda, rồi xe đạp và ô tô ngược xuôi mà không quá đông, trông rất thanh bình. Ngay bờ bên kia chưa có lính ta tới, cũng không thấy một lá cờ nào nửa xanh nửa đỏ hay cờ đỏ sao vàng. Tôi rất nóng lòng, chỉ muốn vượt qua sông ngay.

     Chừng 15 phút sau, mấy thanh niên quay lại, vẻ mặt thất vọng:

-    Có phà mà không có người lái mấy anh ơi ! giờ sao hả mấy anh ?

     Lúc đó trong tốp 3 chúng tôi có một người “cấp bê” (không nhớ là ai). Tôi chỉ còn nhớ ý kiến của tôi lúc đó là muốn qua sông “đi chơi Sài Gòn cái ! Không có phà thì đi thuyền cũng được, có mấy trăm mét chứ bao nhiêu” thì anh ấy bảo “thôi, quay lại. Bây giờ có đi tiếp thì cũng chỉ là đi chơi chứ không còn nhiệm vụ gì để làm. Không khéo rồi lại lạc đơn vị”

       Chiếc xe quay lại ngã ba. Chúng tôi xuống xe, cảm ơn anh xe lam và mấy thanh niên.

-    Chờ ở đây thôi anh ạ !
-    Ừ !

    Lúc này dân đã đổ ra đường, họ đứng thành từng toán rải rác hai bên để chờ đón và xem bộ đội vượt sông qua đây. Không phải là quá đông người như các bức ảnh chụp mà sau này ta thường thấy. Những bức ảnh đó, tôi cho rằng là ảnh dựng lại để chụp. Một bức ảnh chụp xe tăng đang tiến về Dinh Độc Lập . Rất nhiều lính ngồi trên tháp pháo, có cờ giải phóng tung bay. Hai bên đường, dân đứng vẫy rất đông. Ảnh lại là ảnh màu mới đẹp chứ. (tôi không tin bức ảnh được chụp nóng ngày 30/4). Phóng viên “chiến trường” chắc là người hùng, tiến trước cả xe tăng và bộ binh để chụp ảnh ?!

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Bảy, 2011, 05:51:41 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #253 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2011, 10:30:20 pm »

...  Bến Bạch Đằng ngày xưa ...

...Ảnh chụp từ  trên tàu Cánh ngầm, khi tàu đi qua cầu gì đó).



Đây là cầu Phú Mỹ bác 6971 ạ. Chính là đoạn Cát Lái (đầu đường dẫn lên cầu Phú Mỹ phía quận 2). Tàu cánh ngầm trên đường về bến Bạch Đằng qua cầu này.
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #254 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2011, 10:15:06 am »

  Vâng, đấy chính là cầu Phú Mỹ mới khánh thành cách đây 1-2 năm, to đẹp và vắng như chùa Bà Đanh vì đường xá bên Q.2 quá bé, xe cộ mà ùn ùn qua đây thì sẽ thành đống trước khi lên được cầu. Đoạn sông chỗ này chắc cũng rộng cỡ đoạn chỗ Bạch Đằng nhưng cách nhau khoảng 5-7 km.
Logged
ThangLong69
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 162


« Trả lời #255 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2011, 06:30:49 pm »

Chào anh chienc3.1972 ! Vào ngày 1.9 hàng năm, tại đền thờ LS huyện Nhơn Trạch, huyện Nhơn Trạch và BLL E10 đều tổ chức cúng giỗ các LS của huyện và Đoàn 10. Năm 2008, sau khi dự đám giỗ xong và trên đường trở về SG, khi xe còn cách bến phà Cát Lái hơn 5km ( theo em nhớ ), anh Kỳ đã chỉ chỗ và nguyên nhân hy sinh của đồng chí bí thư chi bộ xã Phú Hữu, Chuyện này em cũng đã kể trong topic” Chống gậy lên non thăm trận địa” đầu năm 2009 nhân một thành viên khác trong diễn đàn QSVN viết về chuyện có thể đã bằn nhầm vào đồng đội trong trận đánh ngày 12.7.1984 tại Vị Xuyên, Hà Giang. Những gì em còn nhớ chính xác đã có trong bài viết trên. Sắp tới có việc phải liên hệ với BLL E10 hoặc vào ngày 1.9.2011 khi về viếng LS tại đền Nhơn Trạch, em sẽ tìm hiểu kỹ hơn những chi tiết anh quan tâm về sự hy sinh của bí thư chi bộ xã Phú Hữu.
Em hiện đang sống tại T/p HCM, làm cùng cty với 2 người bạn của các bác CCB Quảng Trị là Phạm Việt Cường và Thái Sơn. Em nhỏ tuổi hơn các bác nhiều, khi các anh đang vất vả chiến đấu với quân dù, TQLC tại Thành Cổ thì em còn đang đội mũ rơm đi học.  Grin Mấy hôm nay em đi xa, không vào diễn đàn, hôm nay về mới trả lời các bác được.
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #256 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2011, 08:32:52 pm »

@thanglong69: trái đất nhỏ quá bạn nhỉ. Mình cùng lexuantuong, Thái Hồng Sơn (bạn viết là Thái Sơn) ở cùng c3d1e101f325. Phạm Việt Cường nhỏ hơn 5-7 tuổi nhưng chơi rât thân với mình. Công ty của bạn còn có Phạm Mạnh Hà (cùng lớp với Thái Hồng Sơn ở ĐHKTQS). Mình cũng đã tham gia làm hai công trình với Công ty bạn ở Cửa Lò (Nghệ An) và Đà Nẵng. Cám ơn thông tin của bạn. Mình sẽ tìm đọc lại bài viết bạn đã nói đến. Rất mong tiếp tục nhận được thông tin từ bạn. (cho hỏi nhỏ tên thật của bạn là gì nhỉ?). Mình tên là Chiến.
Trong ảnh là mình và Phạm Việt Cường trong chuyến đi Quảng Trị năm 2009 (Cường từ TP HCM ra đi cùng đoàn Công ty mình). Ảnh chụp ở NTLS Đường 9.



Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #257 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2011, 10:53:05 am »

.
CHUYỆN XXIII   VƯỢT SÔNG ĐỒNG NAI - TIẾN VÀO SÀI GÒN   (tiếp 7)

     Phải một lúc sau thấy từng toán bộ đội lục tục từ hướng Cát lái tới. Anh em đi thoải mái chẳng có hàng lối gì. Trên mặt mọi người không còn nét căng thẳng. Mọi người bước đi hồ hởi lắm, những bước đi thanh thản, dường như vô định. Ừ thì, mấy chục ngày qua, chúng tôi liên tục hành quân, liên tục đi về một hướng, ấy là hướng Sài Gòn. Thì đây, Sài gòn đây rồi. Bộ đội vượt sông bằng các phương tiện khác nhau, xuồng máy, ghe máy, xe lội nước, . . . .

     Hình như mọi người vượt sông không có tổ chức gì, mạnh ai sang được trước thì sang. Người sang trước sẽ chờ anh em cùng đơn vị sang sau. Suốt từ Bến Cát Lái đến chỗ ngã ba lính dồn lên ngày càng đông . Xê 20 của chúng tôi cũng thấy lẻ tẻ toán trước, toán sau qua sông. Chúng tôi tụ tập ở đây để chờ mọi người. Riêng c20 chúng tôi mách nhau vào Cát Lái lấy đồ trong kho nên ba lô đứa nào cũng đầy những thuốc lá và đồ hộp.

     Lính xê tôi có mặt ở đây đã khá đông nhưng không theo một đội hình nào, cũng chẳng thấy ai chỉ huy. Thì ra không phải chỉ có “quân hồi vô phèng” mà quân thắng trận cũng “vô phèng”. Lính chạy đi cạy lại tìm đơn vị, tiếng gọi nhau í ới, rộn rã khắp cả con đường. lính c20 gặp chúng tôi, tay bắt mặt mừng. Vừa mới sáng nay thôi mà cứ như sau bao nhiêu ngày mới gặp lại.
 
     Trong lúc chờ đợi anh Triêm rủ tôi lùng sục vào một cái bốt. Đây là một cái đồn nhỏ nằm ngay ngã ba đường. Không rõ lính bỏ đồn chạy từ lúc nào. Tất cả vẫn còn nguyên vẹn, chỉ có đồ đạc bị vứt lung tung. Sau khi sục xạo một lượt, chúng tôi vào phòng tay đồn trưởng. Các cánh cửa tủ và ngăn kéo bàn đều đã mở từ trước. Cả giấy tờ, cả quần áo đều đã bị xới tung. Trong ngăn kéo, chúng tôi thấy đôi quân hàm, bây giờ không còn nhớ là quân hàm của lực lượng nào, chỉ còn nhớ là đại úy.

     Anh Triêm vớ được chiếc va li nhỏ (briefcase). Trong đó có hai chiếc đồng hồ mạ vàng, một nam, một nữ và một khẩu colt 6. Tôi thì tìm được một chăn “thám báo” mới khự.

     Anh Triêm đeo luôn chiếc đồng hồ nam mạ vàng vào tay. Khi ra khỏi đồn, tôi xách chiếc va li, trong đó có chiếc đồng hồ nữ, chăn “thám báo” và khẩu colt. Khẩu colt rất đẹp lại thêm một hộp đạn nhỏ bằng bìa cứng đựng những viên đạn nhỏ vàng óng, tôi rất mê. Ngày 28/6, lính sinh viên được ra quân. Chiếc đồng hồ nữ rất nhỏ và xinh thì tôi cho Vương Lâm khi chia tay. Xe chở chúng tôi hình như tới Hố Nai thì bị kiểm tra quân trang. Thế là phải cắn răng mà nộp khẩu colt và hộp đạn. Tôi định liều giữ lại nhưng lại sợ nhỡ bị phát hiện, bị giữ lại thì . . . ai mà biết được sẽ xảy ra chuyện gì.

     Chiếc chăn thám báo vừa gọn vừa nhẹ lại rất ấm, dùng mãi tới mười lăm năm sau. Chiếc vali hiệu Echolac cũng là loại mini (42x32x8). Bây giờ đi đâu một hai ngày, tôi vẫn dùng.

. . . (còn nữa)

     Đây là chiếc vali Echolac (Hình 1). Khẩu colt 6 giống hình 2.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2011, 11:01:22 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #258 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2011, 11:20:24 am »

He...He...!
Cùng quân đoàn mà xem ra 325 nhẹ tay với chiến lợi phẩm nhỉ Grin
Quê mà ở 203 thì "biết tay" mấy xếp Undecided
Logged
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #259 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2011, 11:27:37 am »

Bác TTNL:

Bác ra quân mà không bị lột nốt cả đồng hồ à.
Vậy thì chính sách của mỗi đơn vị có khác nhau bác nhỉ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM