Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 03:57:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 3)  (Đọc 339610 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #140 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2011, 11:35:41 pm »

Theo cháu, hàng rào bằng tôn có nhược điểm là không chôn sâu xuống đất được vi tôn rất dễ bị gỉ sét. Vì thế nêu đơn giản chỉ là để vượt qua thì "Thăng thiên không xong thì ta độn thổ" nhưng nếu đào đất chui vào thì sẽ không giải quyết được bài toán xóa giấu vết. Với điều kiện khí hậu của Nam Bộ, các mép tôn sát đất kiểu gì cũng có chỗ mục, không lẽ ta chui theo các lỗ đó và chắc gì địch lại không nghĩ ra chuyện bít các lỗ đó, bác nhỉ.

Để sáng mai cháu hỏi thử bố cháu xem sao.
Logged
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #141 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2011, 01:24:28 am »

.
CHUYỆN XXI    NHƠN TRẠCH – THÀNH TUY HẠ   (tiếp 5)

     
     Chiều 30/4, từ Sài Gòn, chúng tôi được xe chở về căn cứ Cát Lái. Xê Hai Mươi Trinh Sát và Xê Hai Sáu Xe Cộ được đóng ở Cát Lái.


Bác TTNL à, chiều 30/4 Ban TS và A12 tiến lên phía trước, tối tạt vào nhà dân ven đường nấu cơm rồi ngủ qua đêm ở đó đến sang hôm sau thì quay lại vào trú ở căn cứ hải quân Cát Lái. Ở đó đến tận 9/5 mới lùi về Phú Hội bên này sông. Những ngày ở Cát Lái vui, được ăn cá hộp uống rượu Napoleon và được thay nhau vào trung tâm SG chơi cả ngày. Hùng còn được đi theo Ban 5 vào Tổng kho LB, mang về cho anh em vải và bút máy đẹp hề hề..
26/5 thì Ban chuyển A12 về lại C20, 29/5 thì chuyển đên trú tại Thành Tuy Hạ cùng C20. Tôi nhớ về TTH mấy điểm sau:
-   có hôm chỗ nhà bếp có mùi gì rất kinh như mùi cá chết ấy, lính phải bịt mũi
-   chiều chiều ăn cơm xong một số ae hay ra đứng chơi ở một góc thành, tường rào tôn cao và đứng trên bệ tường bên trong nhìn được ra ngoài đường, có trẻ em choai choai hay ra đứng chơi hóng chuyện các chú giải phóng.
-   Thắng ,Thái Bình bị thương do sập côt nhà mắc võng ở đấy nhỉ ? , và Vinh y tá bị sốt xuất huyết ở căn cứ Nước Trong chứ không phải ở  TTH ?
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #142 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2011, 09:49:02 am »

Về hàng rào bằng tôn bao quanh căn cứ TTH quả là lần đầu mới nghe thấy nhớ đến thời KCCP khi trung đoàn Thủ đô (e102) đánh đồn Đại Bục thì có loại hàng rào bằng tre nứa ken dầy nhưng trinh sát vẫn vào được. Hàng rào dựng bằng tôn như ở TTH thì trinh sát chui vào bằng cách nào đây. Khi ở QT địch chốt trong các căn hầm như quân ta đâu phải là công sự vững chắc nhưng chúng rải tôn mỏng xung quanh hầm phòng khi quân ta tập kích ban đêm, quả thực rất hiểm cho nên quân ta thương vong nhiều khi gặp những vật cản như vậy. Tôi đã chứng kiến chuột chạy qua những mảnh tôn cũng phát ra tiếng động và chỉ mấy giây sau vài quả M79 đánh đáo xung quanh chỗ đó không xa hơn 1 mét.

Tại TTH Vũ Hồng Sơn (Sơn cụt) ở c17/e95/f325 - người chôn cất và khắc bia cho Lê Văn Huỳnh - bị dính mìn mất bàn chân trong khi gỡ mìn tại căn cứ. Lê Cường ở gần đó đã lao đến cõng Sơn ra khỏi khu vực đang gỡ mìn. Cũng may 2 thằng không bị sao. Lúc ấy là đầu tháng 5/1975.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #143 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2011, 11:28:08 am »

Trích dẫn
Bất thình lình tôi reo lên, chỉ đúng một từ. Rồi hai thằng khoái chí lắm vì từ nay thêm một ngón nghề trinh sát mới, ngón vượt qua tường tôn.
     Cách mà chúng tôi nghĩ ra, chưa chắc là cách duy nhất mà cũng chưa chắc là cách hay nhất.
     Anh em thử nghĩ xem có những cách gì để vượt qua đó ?

Em cũng đã được nghe các bác cựu kể nhiều về các ngón đòn, phương sách xử lý của dân trính sát và đặc công, nhưng quả thật chưa nghe món này bao giờ, đúng là chiến tranh có nhiều điều không thể nghĩ đến. Hồi hộp đợi bài viết của bác,  Grin
Logged

nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #144 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2011, 01:38:46 pm »

.
CHUYỆN XX      NHỮNG BỨC TƯỢNG MANG TÊN NHÀ ĐIÊU KHẮC “CHIẾN TRANH”
 
     Phía dưới, ở giữa chiếc thuyền là một đống củi gỗ, loại củi mà dân ở đây thường đào hố cho xuống để đốt lấy than hoa. Hai thằng tôi đều “Ồi !” lên cùng lúc. Trên đống gỗ, dưới chiếc thuyền úp ngược là một người lính tử trận. Cái xác được đặt nằm ngửa, hai tay đặt trên bụng, đầu quay về hướng bắc rất ngay ngắn.  Một bức tượng người nằm,

     Bạn tôi kể, đồng đội bị pháo bắn, chết ngồi tựa vào gốc cây. Hai hôm sau quay lại, đã thấy một đụn mối, hình người, tạc chặt vào gốc cây. Một bức tượng người ra đi, đang bình lặng ngồi, ngắm nhìn trời đất và núi rừng.

     Tôi đã từng chứng kiến những trận pháo trong đêm đen trên sông Thạch Hãn. Hình ảnh chiếc thuyền và chiến sỹ, dựng ngược, trên dòng nước đen sẫm, bung xòe lửa đỏ. Tất cả chỉ lóe lên, trong một ánh chớp nhì nhằng của lửa đạn.

     Những dáng hình đó, tạc trong không gian của chiến trận, khắc vào tâm khảm người ở lại, không bao giờ nguôi.

       
 Góp thêm  lời :   ] VỀ NHỮNG BỨC KÝ HỌA CỦA " CHIẾN TRANH"
  Đêm đêm thuyền qua sông, lính vận tải đưa những chiếc cáng liệt sỹ qua sông. Cáng được đưa lên bãi cát trước khi chuyển đi. Máu từ những chiếc cáng thấm trên võng in hình  người nằm xuống bãi cát của sông Thạnh hãn - trong đêm không ai  thấy > Sáng sớm lính  xuống sông lấy nước thấy bức hình bằng máu in trên cát , những bức hình lưu lại đã được dòng sông mang đi theo dòng nước của nó mãi mãi
               Một bức ký họa viết lên bằng máu  của  " chiến tranh "
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #145 vào lúc: 14 Tháng Sáu, 2011, 10:29:21 pm »

Hồi nãy cháu có hỏi bố cháu về hàng rào bằng tôn. Bố cháu bảo cũng chưa từng nghe nói về loại hàng rào này, có thể chỉ có TTH có nên Đặc côngmifnh chưa học cách vượt. Tuy nhiên, bố cháu có nói 1 số ý như sau:
1/ Nếu có dây điện mà không cắt được nguồn điện thì đừng chui vào không thì thành thịt quay ngay Grin
2/ Nếu tôn đóng khung (có nẹp bên dưới) thì không dùng kéo cắt được, khi đó phải mang đèn khò vào khò nhưng như thế thì mất hết tính bí mật, chỉ dùng khi đánh vào.
3/ Nếu địa hình là đất mềm thì có thể khoét lỗ chui qua phía dưới nhưng sẽ không ngụy trang được, vì thế phai triệt để lợi dụng địa hình địa vật để đào địa đạo chui nếu cần. Phải đề phòng mìn gài phía trong và ngoài rào.
4/ Còn không, bằng mọi cách phải tìm cách tách dần các miếng tôn ra để lách vào. Việc này đòi hỏi thời gian và sự tỉ mỉ ngang với lúc chui qua hàng rào cây khô.

Không biết các bác nghĩ ra được cách nào hay thì bật mí đi ạ.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #146 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2011, 10:49:42 pm »

.
CHUYỆN XXI    NHƠN TRẠCH – THÀNH TUY HẠ   (tiếp 6)

     Tôi hô lên một tiếng “Đào”. Nhưng mà đào thì làm sao xóa dấu vết đây ?
 
     Thực ra thì đất ở trong căn cứ Thành Tuy Hạ cao hơn xung quanh một chút. Vì vậy trong “thành” vẫn có cống rãnh thoát nước mưa và nước sinh hoạt trong căn cứ. Chỉ có thể lợi dụng trời mưa gió mà đào địa đạo qua tường tôn ở gần rãnh nước. Kỹ thuật xóa dấu vết phải giống như khi đào hầm bí mật. Đồng thời, khi đã vào được bên trong, sẽ quan sát địa hình để xem có thể ngụy trang như thế nào cho phù hợp. Chẳng hạn như rãnh có nhiều rác rưởi cây que trôi dạt hay gỗ rều, . . ..

     Khi địa đạo đã qua tường rồi thì làm sao để mở một cửa ở bên trên để chui lên. Việc này thì chúng tôi sẽ áp dụng kiểu nắp hầm bí mật. sẽ phải có một tấm ván hình chữ nhật có diện tích sao cho người có thể chui qua. Đào moi từ dưới lên, khi ước lượng còn cách mặt đất khoảng 20 xăngtimét thì đỡ tấm ván phía dưới và sắn đất xung quanh ván theo dạng vát, loe ra như mô tả ở hình dưới. Được một cái nắp hầm bằng đất liền thổ với xung quanh. Đẩy nắp lên và chui ra. Khi nào rút thì chui xuống và đậy nắp lại. Nếu có lá rụng hoặc cây cỏ thì tự nó ngụy trang rồi. Mà trời mưa thì càng tốt. Sau khi đậy nắp, tốt nhất là dùng các thanh đỡ nắp hầm, đề phòng địch dẫm phải cũng không bị sập. Vậy là có một con đường bí mật có thể ra vào nhiều lần. Nói thì dễ thế nhưng không khéo, có thể bị lộ ngay từ lúc đào hay là sau khi mình rút ra lần đầu để lại dấu vết. Nếu vậy thì . . . “hết phim”.  


     Chó bẹcgiê là một vấn đề. Có thể trời mưa to nó không nghe tiếng và địch ít đi tuần hành nhất là đoạn cống rãnh. Nhưng chó nó đánh hơi thì thính vô cùng. Vụ chó, chúng tôi đã được học, phải ngâm mình, cả đầu tóc trong bùn đủ thời gian để hết hơi người, xong phải giã tỏi mà bôi khắp người nữa. Có người còn bảo lấy rượu cao hổ cốt mà bôi thì giống chó sẽ sợ. Chuyện này không biết có thật không. Người thì bảo đúng, người thì bảo có lần đưa xương hổ dọa chó, nó chẳng sợ mà còn liếm láp nữa mới chết. Xê Hai Mươi chúng tôi chưa bao giờ phải luồn vào đâu có chó cả nên chưa có thực tế.

     Việc đầu tiên khi vào Thành Tuy Hạ, Hồng và tôi đi lục hồ sơ tài liệu. Cả căn cứ rất rộng chỉ có hai thằng. Đã có kinh nghiệm, chúng tôi sục vào ngay căn nhà lớn hai tầng (hay ba tầng – bây giờ không nhớ) mái ngói kiểu cổ cổ. Đây là sở chỉ huy. Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã tìm được đủ hồ sơ gồm bản đồ chi tiết tất cả các kho, tất cả các bố phòng trong căn cứ. Giống như ở sân bay Phú Bài. Tài liệu ở đây vẫn còn nguyên vẹn.

-   Xong việc rồi đấy ông ạ ! Bây giờ đi chơi thôi.
-   Ừ !

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Sáu, 2011, 10:56:06 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

quanghung1951
Thành viên
*
Bài viết: 117



« Trả lời #147 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2011, 12:31:27 am »

 Còn d2 bọn tớ nằm đằng sau ,có ai còn nhớ chuyện Nguyễn công Chấn c5 cắm cờ cảngCửa việt không ?
Bọn tôi ở d1 không trực tiếp ở khu vực cảng, đầu tiên có nghe nói NCC cắm cờ nhưng sau đó lại phổ biến là tiểu đội NCC cắm cờ. Sau này mình có dịp nằm an dưỡng ở c24 tại Gia Độ được anh em d2 giới thiệu 1 cậu người Hải Hưng người nhỏ thó giọng nói hơi âm bản (đến nay mình không còn nhớ tên) nhưng ấn tượng với cậu ấy thì không bao giờ phai nhạt. Trong đám anh em đi an dưỡng suốt ngày nhàn rỗi tụ bạ nhau tán phét (chém gió bây giờ),  trêu chọc nhau đều có mặt cậu ấy nhưng không bao giờ thấy cậu ấy nói về mình mà chỉ ngổi cười không tham chiến. Anh em kể rằng chính cậu ấy đã trèo lên cắm cờ sau đó bị thương đi viện. Còn về NCC lúc ấy là a trưởng, nhưng về sau thì thấy ca ngợi NCC là người cắm cờ. Đến khi cậu cắm cờ đích thực ấy trở về đơn vị thì người ta chỉ nói đến tiểu đội cắm cờ của NCC mà thôi...

Bác quanghung1951 là người của c5/d2/e101 là người trong cuộc đánh giá việc này thế nào ?

Cuối năm 2006 anh em CCB 325 của Tiên Lữ có mời tôi về nhân dịp 35 năm ngày nhập ngũ và nhận KNC Quyết chiến Bảo vệ thị xã thành cổ QT hè 1972 do BLL bạn chiến đấu bảo vệ TX thành cổ QT trao tặng (của đồng đội trao cho nhau - thế mới quý), tôi có gặp NCC. Ông ta ra quân với hàm 4/, hôm ấy ông ta cũng nổ quá trời, tôi hỏi thăm anh em về người lính cắm cờ Cửa Việt đích thực năm ấy mà không có tin tức gì...

Bác nào có thông tin về người lính ấy cho tôi biết với.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #148 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2011, 07:45:59 am »

.
CHUYỆN XXI    NHƠN TRẠCH – THÀNH TUY HẠ   (tiếp 6)

     Tôi hô lên một tiếng “Đào”. Nhưng mà đào thì làm sao xóa dấu vết đây ?
 
     Thực ra thì đất ở trong căn cứ Thành Tuy Hạ cao hơn xung quanh một chút. Vì vậy trong “thành” vẫn có cống rãnh thoát nước mưa và nước sinh hoạt trong căn cứ. Chỉ có thể lợi dụng trời mưa gió mà đào địa đạo qua tường tôn ở gần rãnh nước. Kỹ thuật xóa dấu vết phải giống như khi đào hầm bí mật. Đồng thời, khi đã vào được bên trong, sẽ quan sát địa hình để xem có thể ngụy trang như thế nào cho phù hợp. Chẳng hạn như rãnh có nhiều rác rưởi cây que trôi dạt hay gỗ rều, . . ..

     Khi địa đạo đã qua tường rồi thì làm sao để mở một cửa ở bên trên để chui lên. Việc này thì chúng tôi sẽ áp dụng kiểu nắp hầm bí mật. sẽ phải có một tấm ván hình chữ nhật có diện tích sao cho người có thể chui qua. Đào moi từ dưới lên, khi ước lượng còn cách mặt đất khoảng 20 xăngtimét thì đỡ tấm ván phía dưới và sắn đất xung quanh ván theo dạng vát, loe ra như mô tả ở hình dưới. Được một cái nắp hầm bằng đất liền thổ với xung quanh. Đẩy nắp lên và chui ra. Khi nào rút thì chui xuống và đậy nắp lại. Nếu có lá rụng hoặc cây cỏ thì tự nó ngụy trang rồi. Mà trời mưa thì càng tốt. Sau khi đậy nắp, tốt nhất là dùng các thanh đỡ nắp hầm, đề phòng địch dẫm phải cũng không bị sập. Vậy là có một con đường bí mật có thể ra vào nhiều lần. Nói thì dễ thế nhưng không khéo, có thể bị lộ ngay từ lúc đào hay là sau khi mình rút ra lần đầu để lại dấu vết. Nếu vậy thì . . . “hết phim”.  


     Chó bẹcgiê là một vấn đề. Có thể trời mưa to nó không nghe tiếng và địch ít đi tuần hành nhất là đoạn cống rãnh. Nhưng chó nó đánh hơi thì thính vô cùng. Vụ chó, chúng tôi đã được học, phải ngâm mình, cả đầu tóc trong bùn đủ thời gian để hết hơi người, xong phải giã tỏi mà bôi khắp người nữa. Có người còn bảo lấy rượu cao hổ cốt mà bôi thì giống chó sẽ sợ. Chuyện này không biết có thật không. Người thì bảo đúng, người thì bảo có lần đưa xương hổ dọa chó, nó chẳng sợ mà còn liếm láp nữa mới chết. Xê Hai Mươi chúng tôi chưa bao giờ phải luồn vào đâu có chó cả nên chưa có thực tế.

     Việc đầu tiên khi vào Thành Tuy Hạ, Hồng và tôi đi lục hồ sơ tài liệu. Cả căn cứ rất rộng chỉ có hai thằng. Đã có kinh nghiệm, chúng tôi sục vào ngay căn nhà lớn hai tầng (hay ba tầng – bây giờ không nhớ) mái ngói kiểu cổ cổ. Đây là sở chỉ huy. Chẳng mấy chốc, chúng tôi đã tìm được đủ hồ sơ gồm bản đồ chi tiết tất cả các kho, tất cả các bố phòng trong căn cứ. Giống như ở sân bay Phú Bài. Tài liệu ở đây vẫn còn nguyên vẹn.

-   Xong việc rồi đấy ông ạ ! Bây giờ đi chơi thôi.
-   Ừ !

. . . (còn nữa)

Bác TTNL.

Tôi cho rằng hiện tại bác là GS vật lý của ĐHGTVT là chuẩn rồi nhưng nếu như ngày xưa QĐ cho bác đi học và giờ trở thành GS NGND của HV trinh sát cũng rất chuẩn Cheesy

Tôi có nghe nói trong chiến tranh VN người MỸ đã đưa 1 đội cá heo (delphil) vào bảo vệ cảng Cam Ranh, có lẽ vì thế cảng CR hầu như chỉ bị tập kích bằng đường bộ chứ không phải bằng đường biển, có phải thế không bác.

Ở miền Trung khi quân Pakc Chung Hy vào chúng có đưa cả ngỗng để cảnh giới. Không rõ giống ngỗng này có sợ lá khoai nước như giống ngỗng ta không nhỉ ?  HuhHuh

5g chiều thứ bảy 18/6 bác có rảnh đến 19C Ngọc Hà để gặp gỡ cuối tuần nhé tiện thể có mấy việc sắp tới.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Sáu, 2011, 07:54:28 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #149 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2011, 11:21:43 am »

TTNL ơi, T7 này 18/6 khoảng 5g 5 rười mấy thằng mình đến 19c Ngọc hà gặp cánh ae Tường để nói chuyện về plan 6/9 tới nhé.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM