Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:16:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 3)  (Đọc 339481 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #120 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2011, 10:24:13 pm »

.
CHUYỆN XX      NHỮNG BỨC TƯỢNG MANG TÊN NHÀ ĐIÊU KHẮC “CHIẾN TRANH” (tiếp và hết)
 
     Phía dưới, ở giữa chiếc thuyền là một đống củi gỗ, loại củi mà dân ở đây thường đào hố cho xuống để đốt lấy than hoa. Hai thằng tôi đều “Ồi !” lên cùng lúc. Trên đống gỗ, dưới chiếc thuyền úp ngược là một người lính tử trận. Cái xác được đặt nằm ngửa, hai tay đặt trên bụng, đầu quay về hướng bắc rất ngay ngắn. Nước da lính trận, xạm nắng gió, đã bệch ra, hai mắt nhắm lại. Một bức tượng người nằm, thanh thản.

     Một người ra đi, thanh thản như thế, để lại cho một mẹ già và rất có thể là một người vợ trẻ khắc khoải đợi chờ. Đợi mãi, đợi mãi, để bạc phơ mái đầu, đến mòn mỏi tuổi xuân. Người chinh phu đâu có thấu hiểu lòng chinh phụ.

     Chắc hẳn người tử trận đã được một chiến hữu vuốt mắt, nhưng không kịp chôn cất bạn. Người lính ấy tạm giấu bạn vào đây, hy vọng sẽ quay lại. Ừ ! Tình bạn vào sinh ra tử mà.

     Nghĩa cử của anh ta trong đêm bị đối phương tấn công quyết liệt như vậy thật đáng trân trọng.
 
     Giá mà chúng tôi còn ở lại đây thì chúng tôi sẽ chôn cất người tử trận. Âu, đều là con dân Đất Việt. Âu, đều có những bà mẹ thót ruột gan chờ con đêm đêm.

     Vậy nên, nỗi buồn người lính . . . không bao giờ vơi đi được. Một người lính chúng tôi hy sinh, có khi kéo thêm nhiều người nữa hy sinh khi lấy xác đồng đội. Nhưng cũng có khi, ngặt không có hoàn cảnh nào để chôn cất bạn. Thì, sau này cũng không tìm lại được.

     Bạn tôi kể, đồng đội bị pháo bắn, chết ngồi tựa vào gốc cây. Hai hôm sau quay lại, đã thấy một đụn mối, hình người, tạc chặt vào gốc cây. Một bức tượng người ra đi, đang bình lặng ngồi, ngắm nhìn trời đất và núi rừng.

     Tôi đã từng chứng kiến những trận pháo trong đêm đen trên sông Thạch Hãn. Hình ảnh chiếc thuyền và chiến sỹ, dựng ngược, trên dòng nước đen sẫm, bung xòe lửa đỏ. Tất cả chỉ lóe lên, trong một ánh chớp nhì nhằng của lửa đạn.

     Những dáng hình đó, tạc trong không gian của chiến trận, khắc vào tâm khảm người ở lại, không bao giờ nguôi.

(hết)
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Sáu, 2011, 11:19:56 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #121 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2011, 08:49:45 pm »

Hôm nay đại diện các nhóm CCB của e101/f325 tổng kết việc tổ chức trao KNC hôm 28/5 vừa qua. Việc tổ chức đã diễn ra trang trọng đầy xúc động. Có những người sau mấy chục năm mới lại được gặp nhau. Tuy vậy khâu tổ chức còn có nhiều khiếm khuyết nhưng không vì thế mà dư âm buổi lễ kém đi phần trang trọng.

Tình cờ, khi Hứng c4 có hỏi Hùng côn về Thìn của c4 lên c20 của sư đoàn. Trong bài viết của TTNL có nói về Thìn xạ thủ 12,7 ly của e101 lên c20, thì đây chính là Thìn móm của c4/d1. Thìn móm nhà ở Khâm Thiên, đằng sau rạp Dân chủ. Hứng và Thìn chia tay nhau năm 1975 cho đến giờ mới biết tin nhau. Cú điện thoại của Hùng côn đã chắp nối cho 2 người lính c4 từ những ngày Chợ Sãi, An Tiêm...họ hẹn nhau cuối tuần tới sẽ lại hội ngộ nhau tại HN khi Thìn ra HN công tác.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Sáu, 2011, 09:00:22 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #122 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2011, 01:23:11 am »

Bác TTNL : - TTNL nhớ đúng, về trận PHAN RANG, ngày 14/4/75 ta đã giải phong quận lỵ Du Long la cửa ngõ của PR chứ không phải đến ngày 15/4.  Địch lúc đó còn ở quả đồi phía trước cách chừng 1 km. 3 giờ sáng ngày 14/4 xe ô tô chở cánh ta ( 1 b ? ) từ đường phụ ra tới đường 1 chạy khoảng 1 tiếng nữa thì dừng lại, anh em ta xuống xe rồi hành quân bộ khoảng 6 giờ sáng thì tới quận lỵ Du Long và dừng lại triển khai ở đấy mà.Có 4 TSKT đi cùng mũi "tiền trạm" này. Cũng trong buổi sáng hôm đấy ta và địch choảng nhau khoảng hơn tiếng thì địch cũng rút khỏi quả đồi phía trước. Ở Du long đáng nhớ là nếu không nhanh chân chui nấp vào trong cống ở đường 1 thì chắc chắn là mấy thằng chết chắc rồi. Ngày hôm sau 15/4 đến 1g chiều mới tiến lên phía trước nhưng cũng chỉ đi hơn tiến thì dừng lại và tối lại lên xe đi nhưng cúng không lâu thì dừng lại nghỉ ngay dọc đường 1 đên 5g sáng thì ào ạt xông vào thĩ xã PR....
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #123 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2011, 12:43:55 am »

.
CHUYỆN XXI    NHƠN TRẠCH – THÀNH TUY HẠ

     Chuyện đánh vào Nhơn Trạch Làm tôi cứ suy nghĩ mãi về vấn đề thời gian. Những gì tôi nhớ được khớp với một số tài liệu, nhưng lại sai lệch thời giờ với tài liệu khác. Trên bản đồ, địa danh Nhơn Trạch được ghi sát ngay vào Thành Tuy Hạ. Thực tế, nó chỉ nằm rất gần. Quận lỵ Nhơn Trạch nằm trên địa phận xã Phú Thạnh, đúng như trên bản đồ. Và, trận đánh vào Nhơn Trạch có người hiểu là quận lỵ Nhơn Trạch, người khác chỉ có ý diễn đạt đánh vào vùng đất thuộc huyện Nhơn Trạch.
 
     Theo ông Vũ Trọng Hóa, thời điểm đó là tham mưu trưởng e18/f325t: “Sáng 28-4-1975, Trung đoàn 46, do Quân khu 3 tăng cường cho Sư đoàn 325 hành quân theo tỉnh lộ 25 tiêu diệt trận địa pháo 155 ly của địch ở ấp Bến Sắn, xã Phước Thiềng, Nhơn Trạch. Sau khi tiêu diệt xong trận địa pháo của địch, quân ta đánh chiếm chi khu Nhơn Trạch. Trung đoàn 46 áp sát, đánh chiếm thành Tuy Hạ”.

     Trong cuốn Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), tập VIII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,2008 (Chỉ đạo nội dung: Thiếu tướng  TS Phạm Văn Thạch, Chủ biên: Đại tá PGS TS Hồ Khang): “14 giờ ngày 29-4, Sư đoàn 325 - Quân đoàn 2 sử dụng Trung đoàn 46 (có xe tăng - thiết giáp hỗ trợ) đánh chiếm các mục tiêu còn lại ở khu vực Nhơn Trạch, bến phà Cát Lái (phía bắc) và thành Tuy Hạ".

     Bất luận thế nào, tôi sẽ kể theo trí nhớ của mình, kể cả ngày giờ. Ý kiến của ông Vũ Trọng Hóa là không đúng  (lúc đó e18 đi cuối đội hình). Phải đến đêm 29/4 chúng tôi mới đánh qua Thành Tuy Hạ. Điều này chính xác vì đến gần sáng, chúng tôi áp sát bờ sông Đồng Nai, đã là gần sáng của 30/4 rồi.

     Quãng 2 giờ chiều 27/4, mới có một bộ phận nhỏ của bộ binh 101 tiến theo đường LTL 25 (liên tỉnh lộ 25). Chúng tôi bàn giao tình hình cho họ. Nhưng sau đó chỉ thấy họ lập chốt và nghỉ ngơi.

     Sáng sớm 28/4, chúng tôi nghe  tiếng xe tăng đang chạy từ hướng Long Thành tới. Tôi nghĩ, có lẽ, hôm qua bộ binh chưa đánh vì lực lượng còn ít và chưa có xe tăng. Những chiếc xe tăng tiến đến ngày càng gần, chúng tôi thấy rất đông bộ binh trên xe tăng và chạy bộ phía sau. Chúng tôi tháo hết băng đỏ ở tay xuống, đưa cho một đứa đứng ra giữa đường, vẫy xe, báo hiệu: “Đây là quân ta, đừng bắn”.  Lực lượng bộ binh là trung đoàn 46. Lúc bấy giờ, tôi  không biết trung đoàn 46 thuộc quân khu 3, chỉ biết đây là trung đoàn phối thuộc với sư đoàn 325 của chúng tôi.

     Lực lượng bộ binh của 101 vẫn chốt lại. Trung đoàn 46, có xe tăng, bắt đầu tấn công dọc theo LTL 25. Chúng tôi đi theo sau bộ binh 46.

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Sáu, 2011, 12:50:27 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #124 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2011, 11:30:36 am »

Bác TTNL : - TTNL nhớ đúng, về trận PHAN RANG, ngày 14/4/75 ta đã giải phong quận lỵ Du Long la cửa ngõ của PR chứ không phải đến ngày 15/4.  Địch lúc đó còn ở quả đồi phía trước cách chừng 1 km. 3 giờ sáng ngày 14/4 xe ô tô chở cánh ta ( 1 b ? ) từ đường phụ ra tới đường 1 chạy khoảng 1 tiếng nữa thì dừng lại, anh em ta xuống xe rồi hành quân bộ khoảng 6 giờ sáng thì tới quận lỵ Du Long và dừng lại triển khai ở đấy mà.Có 4 TSKT đi cùng mũi "tiền trạm" này. Cũng trong buổi sáng hôm đấy ta và địch choảng nhau khoảng hơn tiếng thì địch cũng rút khỏi quả đồi phía trước. Ở Du long đáng nhớ là nếu không nhanh chân chui nấp vào trong cống ở đường 1 thì chắc chắn là mấy thằng chết chắc rồi. Ngày hôm sau 15/4 đến 1g chiều mới tiến lên phía trước nhưng cũng chỉ đi hơn tiến thì dừng lại và tối lại lên xe đi nhưng cúng không lâu thì dừng lại nghỉ ngay dọc đường 1 đên 5g sáng thì ào ạt xông vào thĩ xã PR....

     Bác TANVINHprc25 à ! 

     Sau khi bác vào thôn Bà Râu, thì mấy thằng tôi phải mò lên phía trước, không có được đi xe đâu. Sớm 16/4, tôi trèo lên thiết giáp dẫn đường cho xe tăng. Không biết tình hình ở phía sau thế nào. Tôi chỉ kể những gì mình biết thôi mà.

     Mà bác mở topic mới đi và lấy tên khác đi. Chắc bác mới dùng nên muốn trích dẫn nhầm thành mở topic mới rồi.
Logged

TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #125 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2011, 02:16:38 pm »

Bác TTNL ơi, bác bảo Ban quan trị điều chỉnh mục tên tác giả của topic này là xong mà, phần 2 của bác đã 60 trang nên khi tôi góp lời họ tách trang tôi không rõ, bác vẫn là chủ thớt mà. Có lẽ nếu có góp lời với bác về topic này tôi sẽ góp ở phần 3 của bac dang còn trang...
Binh nhì thường hay ngơ ngác.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #126 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2011, 09:49:55 pm »

.
CHUYỆN XXI   NHƠN TRẠCH – THÀNH TUY HẠ  (tiếp 2)

     Sáng 28/4 hôm đó, trung đoàn 46 bắt đầu tấn công vượt qua đám rừng cao su mà trên bản đồ tỷ lệ 1:250000  ghi là Phước Mỹ. Vùng đất này thuộc xã Phước Thiềng. Sau đó phát triển theo LTL 25 tiến đến Phú Hội. Bên trái đường có điểm cao 30. Tôi được nghe kể lại, pháo tăng và hỏa lực cối của trung đoàn bắn phá dữ dội. Bọn địch ở đây, lần đầu tiên nghe tiếng xe xe tăng và pháo tăng bắn, đã, quá hoảng sợ mà bỏ chạy.

     Đoạn Phú Hội, hai bên đường là làng mạc và các vườn cây sầu riêng cùng chôm chôm rất rộng. Con đường ở đoạn này ngoặt gấp sang bên phải. Trước đoạn ngoặt, có mộ cây cầu nhỏ. Khi xe tăng đến đây,  không dám chạy qua cầu vì sợ cây cầu không chịu đựng nổi sức nặng của tăng. Đây là chiếc cầu bắc qua một lạch nước nhỏ. Để có thể vượt qua lạch nước, anh em phải làm đường tránh ngay cạnh chiếc cầu. Dưới lạch nước là bùn, làm sao đây ? Rất may, khi bộ đội đến đây thì ngay sau đó, du kích địa phương “áo đen” cũng xuất hiện. Yêu cầu phải lót đường dưới lạch bằng gạch đá và gỗ.

     Nhờ du kích vận động những bà con còn ở lại trong làng, khoảng một tiếng đồng hồ sau vật liệu đã được huy động. Thôi thì đủ cả gạch, đá của dân chuẩn bị xây nhà, rồi gỗ cột, gỗ ván, . . . thậm chí có người gỡ cánh cửa hay mang phản ra góp. Cúng phải mất hai tiếng đồng hồ xe tăng mới vượt qua được.

     Sau này, tôi có vài ngày trở lại Phú Hội. Nơi này là vựa chôm chôm và sầu riêng. Các ngôi nhà đều nằm rất xa nhau. Xung quanh nhà là rừng cây chôm chôm và sầu riêng. Chôm chôm cành lá xùm xòa rất thấp, trái sai chiu chít từng trùm xanh xanh vàng vàng. Sầu riêng thì rất cao và khá thẳng, trái đeo lúc lỉu. Những trái sầu riêng chín thỉnh thoảng rụng xuống, lịch bịch trên đất. Ban đêm ngủ trong vườn sầu riêng, thỉnh thoảng lại nghe trái rụng. Mấy thằng chúng tôi thấy cũng ghê ghê khi đi từ nhà này sang nhà khác. Trái sầu bất chợt có thể rơi trúng đầu.

     Khi chúng tôi trở lại đây, sau ngày 30/4 khoảng nửa tháng, dân vẫn còn nhắc lại chuyện đã dỡ cả nhà trong vườn để làm đường cho xe tăng đi qua. Ai nấy kể lại đều rất hồ hởi và tự hào. Chuyện này làm cho tôi nhớ những câu chuyện đồng bào ở Quảng Bình dỡ nhà làm đường cho xe đi qua trong những ngày Mỹ thả bom đánh chặn các tuyến đường vận tải vào miền nam.

     Đến chiều 28/4, trung đoàn 46 đã áp sát và triển khai bao vây căn cứ địch ở Long Tân.

     Tại sao hướng tấn công vào Sài Gòn qua Long Thành, Nhơn Trạch lại cực kỳ quan trọng thì sau này tôi mới biết. Lúc bấy giờ tôi chỉ nghĩ, đơn vị nào cũng cố gắng, càng nhanh càng tốt để vào Dinh Độc Lập đầu tiên. Hướng của sư đoàn tôi ào ào xông lên là vì thế. Sư đoàn tôi cũng muốn là người cắm cờ đầu tiên. Sự thật, điều đó chỉ là một phần.


. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Sáu, 2011, 10:23:06 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #127 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2011, 09:12:58 pm »

Giá mà bác Tanvinh và TTNL cho anh em trộ 8 cái ảnh chụp ở Huế thì đã nhỉ. Xem phong độ xưa và nay có khác nhau nhiều không.

     Tôi chỉ có hai cái ảnh này chụp cùng TanVinhprc25 ngày 5/7/1975

     Đây là ảnh TanVinhprc25 và TTNL chụp với các cháu học sinh trường Trần Cao Vân và trường Trần Quốc Toản ở gần Phu Văn Lâu.
     Cháu ngồi trước TTNL đội mũ tai bèo của chú giải phóng. Còn nhìn thấy cột cờ Phu Văn Lâu nữa tề.

     Còn đây là lão TíchTụNhiềuLệ chụp ở bờ sông Hương, thấy cầu Trường Tiền
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Sáu, 2011, 11:04:44 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #128 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2011, 09:30:31 pm »

Hai bác có dịp nào gặp lại các cháu trong ảnh không? Gặp lại cũng nhiều thú vị đấy chứ.
Logged

Nhật ký Viết lại
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #129 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2011, 02:11:11 pm »

TTNL ơi, cậu đúng là một TS binh địa thực thụ, lưu giữ tư liệu rất tốt.Nhìn tấm ảnh chụp với các cháu HS Huế thì nhận ra 2 thằng luôn, nhưng ảnh tớ chụp TTNL thì thấy cậu lạ quá hề.

Bác 6971 bảo giờ lặp lại các cháu này thì thú vị lắm. Dễ thôi mà, chỉ cần gửi tấm hình này tới trường là có liên lạc giao lưu được thôi. Các cháu này giờ cũng trên 40 rồi đấy. Biết đâu trong số này lại có người bà con họ hàng bên vợ của TANVINHprc25.

Cảm ơn TTNL đã chia sẻ tấm ảnh quí hiếm của một thời trai trẻ đầy sóng gió.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM