Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:12:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 3)  (Đọc 339480 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #10 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 03:08:43 pm »


Chắc bác TTNL "gõ" nhầm, chứ ta rút sang bên này sông là từ 16/9/1972.

Cũng phải nêu một thắc mắc: Từ Đông Định về Trà Liên mà hành quân qua Đông Hà là đi 2 cạnh góc vuông, xa. Sao trinh sát mà không chọn đường đi tắt? Bây giờ thì có hẳn một con đường to chạy tắt từ đường 9, quãng gần Đông Định, về luôn đường 1, không qua Đông Hà nữa, gần được khoảng 3-4km.

      Cảm ơn bác 6971, đúng là tôi gõ nhầm và đã sửa lại là 16/9/1972. Còn lúc hành quân từ thôn Tân Định về Trà Liên Tây là đi theo đường qua Đông Hà chứ không đi đường tắt. Đó là lần đầu tiên tôi đi dọc theo đường 1 ở đoạn này nên rất nhớ.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2011, 03:45:42 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #11 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 05:12:02 pm »


... Còn lúc hành quân từ thôn Tân Định về Trà Liên Tây là đi theo đường qua Đông Hà chứ không đi đường tắt. Đó là lần đầu tiên tôi đi dọc theo đường 1 ở đoạn này nên rất nhớ.

Chắc là 6971 và TTNL cùng tham gia cuộc hành quân này, chỉ có điều một người nhớ, một người quên tịt tìn tin.

Lục trong nhật ký, thấy ghi: Ngày 3/4/1973, hành quân từ Đông Định về một làng nhỏ ven Thạch Hãn, gần phía Thị xã QT, đi từ 0:30 đến 9:00 đến nơi. Nếu thế thì khi qua Đông Hà chắc trời chưa sáng.

Và lại một thắc mắc: sao trong nhật ký của 6971 thấy ghi Đông định chứ không phải là Tân Định. Hay đấy là 2 thôn của làng Cam Lộ, trung đội bác TTNL ở Tân Định, còn trung đội 6971 ở Đông Định?

Tôi vẫn nhớ hồi ở Đông Định, tiểu đội tôi ở nhà chị Càng và chị Sáu, cả hai đều có chồng ở bên kia. Các chị và gia đình vẫn ngủ dưới hầm, còn bộ đội ngủ trên nhà. Chẳng biết bây giờ các chị còn ở làng không, còn nhớ các chú trinh sát giải phóng không?  
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2011, 05:17:12 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #12 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 07:36:28 pm »


Và lại một thắc mắc: sao trong nhật ký của 6971 thấy ghi Đông định chứ không phải là Tân Định. Hay đấy là 2 thôn của làng Cam Lộ, trung đội bác TTNL ở Tân Định, còn trung đội 6971 ở Đông Định?


      Thực tình tôi cũng chỉ nhớ mang máng thôn gì đó  . . . Định. Khi xem bản đồ thì không thấy có thôn Đông Định và chỉ có Tân Định thôi. Còn một thôn Tân Định nữa ở gần sông Vĩnh Định, chỗ bác LeXuanTuong bị thương.
      Bác 6971 xem bản đồ dưới đây nè !
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 10:54:43 pm »

.
CHUYỆN XVI     TRÀ LIÊN TÂY   (tiếp 3)

      Nhà tôi ở có hai ông bà già mà chúng tôi gọi là ba và má. Con ông bà đều chạy vào phía trong hết chỉ còn lại một đứa con trai út. Thằng bé sáu bảy tuổi gì đó. Tên thật của nó tôi không còn nhớ. Ông bà vẫn gọi nó là thằng Chót. Thằng Chót suôt ngày chỉ mặc quần đùi và áo cộc. Trên đầu nó là chiếc mũ nan hình chóp nhọn (bây giờ không thấy người ta làm loại mũ ấy). Tay nó cầm cái cành tre, trên đầu buộc một túm lá chuối. Nó đi chăn ngỗng và cũng không cao hơn mấy con ngỗng là mấy. Trông nó rất xinh và rất buồn cười. Mỗi khi nhìn thấy nó như vậy là tôi và Hùng “côn” lại bật cười. Trông nó cực giống chú Pinôkiô (Buratinô).

      Chiến tranh làm cho gia đình ông bà già tan đàn xẻ nghé. Ông có chiếc xe đạp tàng tàng nhưng dùng tốt. Ngặt một nỗi là xăm lốp không kiếm đâu ra. Một lần ông ra sân bay Ái Tử kiếm được mấy mét tuy-ô bằng cao su rất dầy. Ông già chế thành “lốp liền xăm” cho xe đạp. Ông tâm đắc lắm thỉnh thoảng lại khoe sáng kiến đó với chúng tôi. “Cái bánh ni nỏ cần bơm chi hết, nỏ lủng chi hết nữa hề !”. Hàng ngày vẫn thấy ông già èng èng chiếc xe đạp trên con đường làng.

      Lâu rồi tôi không còn nhớ tên ông bà già. Cả hai người đều rất hiền lành dễ chịu và hay cười. Bà già thì có cái gì cũng mời bộ đội ăn cùng rất xởi lởi. Cơm của chúng tôi lúc đó chỉ có canh lõng bõng, lương vương vài sợi thịt hộp, lơ vơ vài lá rau dền gai hái ở bờ bụi trên đường làng. Cho nên má cứ phải liên tục bổ sung thêm món đặc sản Quảng Trị “rau lang mắm ruốc” ngọt lịm. Ông già có cái mũ phớt, hễ đi đâu ra khỏi nhà là nó nằm ngay ngắn trên đầu ông rồi. Rất đặc trưng, của riêng ông, ở cái làng quê Trà Liên này. Ông chỉ có một cái tính khó chơi là hơi “ki ki”.

      Khi có nhà riêng rồi, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn rẽ qua chơi với ông bà và thằng Chót. Một trận nói cười thoải mái rôm rả.

Quãng mươi ngày gì đó thì nhà cửa làm xong. Từng tiểu đội chuyển về nhà mới. Mỗi tiểu đội một căn. Ba cái nhà của bê 3 ở đầu làng. Ba cái nhà của xê bộ và y tá, a thông tin rồi a anh nuôi ở giữa làng. Ba nhà của bê 1 cách đó một quãng. Ba cái nhà cuối cùng của bê 2 ở xa nhất. Cả Xê Hai Mươi ở dọc hai bên trục đường làng kéo dài khoảng trên 300 mét. a 12 thì vẫn ở trên ban hai cùng sư đoàn bộ mãi trên Tân Vĩnh. Họ đặt đài trinh sát kỹ thuật trên cao điểm 58.

      Nhà tiểu đội tôi (a2 của bê 1) nằm ngay bên đường làng, trên một cái nền nhà cũ đã bỏ không từ lâu. Khung nhà hoàn toàn bằng gỗ với mộng mẹo thì ít mà đinh thì nhiều. Đủ các loại đinh to gỡ ra từ các công trình ở sân bay. Mái nhà lợp tôn và đóng đinh luôn vào đòn tay. Trên mỗi cái mũ đinh còn cẩn thận đắp lên một cục keo làm từ xốp trộn với xăng để chống giột. Xung quanh nhà chúng tôi thưng gỗ dán. Những tấm gỗ dán rất dày, chiều dài hai mét, chiều ngang mét hai cứ thế mà phệt đinh vào. Một cửa ra vào ở giữa, hai cửa sổ hai bên và hai cửa sổ hai đầu hồi nữa. Bốn cái giường, mỗi cái là bốn cọc gỗ đóng chặt xuống đất và đặt tấm gỗ dán lên, rồi, . . . lại phệt đinh vào. Chưa ở đâu có kiểu giường đơn giản như thế và cũng chưa có giường ở đâu lại chắc như thế. Hai cái giá ba lô dài suốt chiều ngang nhà và đặt trên cao ở hai đầu hồi. Giá súng đăt chính giữa sát vách phía sau. Cuối cùng là bàn và hai cía ghế băng hai bên được đặt chính giữa nhà.

      Về sau khi đóng các đồ lặt vặt chúng tôi có sáng kiến là lấy đinh gỡ ra từ quả pháo đinh. Những chiếc đinh đều tăm tắp, dài ba phân, mỗi chiếc đều có bốn cánh đuôi hơi xòe ra một chút. Mỹ nó làm kiểu vũ khí này đều thật, pháo nổ trên cao mỗi chiếc đinh trở thành một mũi tên phóng xuống gây sát thương cho những người ở trên mặt đất rất hiệu quả. Lúc đầu chúng tôi còn hơi e dè vì đinh bó chặt có hàng lối trong ruột quả pháo trộn lẫn với một thứ bột đỏ. Không biết bột này có phải là chất độc không ?! Về sau dùng thử, thấy không sao nên cứ thế mà phệt. Một thứ đinh rất cứng không bao giờ bị quằn.

. . . (còn nữa)

      Tôi vẽ không giống lắm nhưng đại loại đinh tên trông như thế này.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Ba, 2011, 02:30:14 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 09:30:38 am »

.
CHUYỆN XVI     TRÀ LIÊN TÂY   (tiếp 3)

     . . . (còn nữa)

      Tôi vẽ không giống lắm nhưng đại loại đinh tên trông như thế này.


Bác lại vẽ đường cho đinh tặc rồi. Chúng nó mà chế thành công thế nào cũng không quên bác TTNL đâu nhé. Cheesy Cheesy Cheesy

Bác có ở cùng nhà với Lâm không, căn nhà nơi L sáng tác LỬA LŨY THÀNH mà tôi và An đen đã gặp
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 09:42:14 am »

Bác TTNL. Đêm qua tôi nhận được 1 cú ĐT của một chị là cháu của 1 LS ở e101B, sau là e33 hy sinh ở Đông Nam bộ. Chị ấy cũng lên QSVN và muốn tìm Rôngxanh vì trên diễn đàn có rất nhiều bản đồ của @rongxanh. Chị ấy đã tìm ra đồng đội của LS, giờ muốn có có bản đồ cũ ở khu vực LS hy sinh. Bác biết thông tin gì thì chỉ bảo hộ, tôi cũng giới thiệu bác cho chị ấy. 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 10:58:58 am »

Phải công nhận tụi Mỹ nó làm cái đinh này cực kỳ cứng và đều tăm tắp, trông thích mắt lắm. Bọn tôi không trực tiếp gỡ từ đầu đạn ra nhưng cũng xin được của cánh công binh khá nhiều, đóng vào gỗ nào cũng cứ thun thút.
Phải nói là đinh rất cứng. Khi đi rừng chặt cây bọn tôi cũng mất mấy con dao tông vì không may chém trúng chỗ bị đinh.
Còn một lần, khi đại đội tôi bắn được con nai (hồi 1972 ở A Lưới), sau khi thui lên mấy anh em xẻo luôn một quả thịt mông ăn cho tươi. Đang ngấu nghiến thì một tên trong hội la lên như cháy làng- hắn suýt gãy răng. Khi hắn nhè ra thì đó chính là một cái đinh của pháo Mỹ. Chẳng biết nó nằm ở đó bao lâu rồi nhưng vẫn sáng bóng, không rỉ một tý nào Grin
Logged
trung uy
Thành viên
*
Bài viết: 286



« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 03:43:16 pm »

bác LXT1972 ơi, bác muốn tìm bác rongxanh thì hơi khó, vì bác ấy không quay lại đây nữa đâu.
vụ bản đồ thì bác có thể nhờ các bác: ancakho, quangcan, saigonguider...hiện vẫn qua lại bên Giúp đỡ tìm người.
Còn nếu vẫn muốn tìm bác RX thì bác hỏi thân nhân LS cần tìm bản đồ như thế nào thì pm vào hộp thư của em, để em giúp chuyển cho bác ấy Cheesy
Logged

"Láng giềng khốn nạn - Cướp đất toàn diện - Lấn biển lâu dài - Thôn tính tương lai"
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #18 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 09:17:50 am »


Và lại một thắc mắc: sao trong nhật ký của 6971 thấy ghi Đông định chứ không phải là Tân Định. Hay đấy là 2 thôn của làng Cam Lộ, trung đội bác TTNL ở Tân Định, còn trung đội 6971 ở Đông Định?


      Tôi đã hỏi lại cậu Phóng, người làng Quất Xá về thôn Đông Định. Cậu Phóng bảo, thôn Đông Định ở gần chỗ Chính Phủ CMLTCHMNVN.
      Vậy là bác 6971 nói đúng rồi. Chúng tôi đã ở thôn Đông Định chứ không phải Tân Định.

      Vào trang thông tin điện tử của huyện Cam Lộ, thấy có di tích lịch sử này. Xin đưa lên để anh em xem.

Địa điểm hầm mộ liệt sỹ thị trấn Cam Lộ

Hầm mộ này thuộc địa phận thôn An Hưng, thị trấn Cam Lộ, cách UBND huyện 80 m về phía Tây, nguyên đây là Chi khu Cam Lộ, một căn cứ trung tâm đầu não của Ngụy quyền Cam Lộ.

Trong cuộc tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968, đêm 30 tết, một đơn vị thuộc Sư đoàn 320 tiến đánh Chi khu, do không nắm được sự tăng cường lực lượng và thay đổi bố phòng mới của địch nên từ thế chủ động rơi vào thế bị động, lực lượng ta hy sinh khoảng 100 người.
Sáng 01 tết, chúng trả thù một cách man rợ, cột xác liệt sỹ chất vào một hầm rộng 2 m, dài 15 m rồi san bằng hầm mộ, lát ri sắt làm bãi đáp cho máy bay. Đây là một tội ác dã man của Mỹ - Ngụy.
 
Logged

daothithuhien
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #19 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2011, 11:51:02 am »

Kính gửi anh Trunguy!
 Tôi rất muốn gửi tin nhắn cho anh để nhờ anh giúp đỡ nhưng hộp thư của anh báo đã đầy mất rồi. Rất mong anh xem lại và giúp cho!
Trân trọng!
 daothithuhien
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM