Tiếp tục bài viết.
Bối cảnh lịch sử những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, LX tan giã khiến cho cuộc chạy đua vũ trang giữa Nga và phương tây dừng lại. Nhiều đề án vũ khí LX, sau này là Nga không còn kinh phí để tiếp tục. Mỹ và khối NATO bỗng dưng "không còn đối thủ" nên nhiều chương trình phát triển vũ khí của họ giường như không còn cần thiết. Như chúng ta biết rất nhiều vũ khí thuộc hàng khủng của Nga hiện nay đều được nghiên cứu từ cuối thế kỷ trước.....
Nhận thấy thế mạnh rất lớn từ đạn thanh xuyên dưới cỡ nên Mỹ và Đức cùng nhiều quốc gia khác có tiềm lực quốc phòng mạnh đã tiến hành cải tiến sâu đạn thanh xuyên động năng. Người Mỹ dường như đã dẫn 1=0 trước Nga về đạn thanh xuyên. Nhìn vào thông số kỹ chiến thuật của đạn thanh xuyên M829E4 đã vợt trội khả năng xuyên giáp đồng nhất so với đạn thanh xuyên " ông già gân" 125 мм 3БМ48, 3БМ44М (phát triển thập niên 90) đang trang bị trên T90M . Nhưng nói vậy không có nghĩa Nga đã thua kém, đạn thanh xuyên dưới cỡ của Nga nhờ 1 số tính năng ưu việt nên luôn là " Gừng già càng cay". Chúng ta dành chút ít thời gian để nói về các thế hệ đạn thanh xuyên dưới cỡ của LX/Nga .
Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ lần đầu tiên được quân Đức tiếp nhận trang bị năm 1941, nhưng người Mỹ mới là cha đẻ của phát minh này(1844).
Do đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ có trọng lượng nhỏ hơn quả đạn xuyên thép thông thường, khi quả đạn ra khỏi nòng súng, vỏ đạn sẽ tự phá, tạo đà cho lõi đạn(thanh xuyên) đạt sơ tốc tới 1600m/s. Đây là sơ tốc của thanh xuyên tính theo số liệu cũ, còn với các chủng đạn tiên tiến ngày nay sơ tốc đạn đã đạt ngưỡng sấp sỉ 1900m/s, và tất nhiên nó lớn hơn rất nhiều so với sơ tốc đạn xuyên thép thông thường 800-1000m/s. Do lõi đạn(thanh xuyên) có đường kính nhỏ nên nó hầu như ít bị tác động bởi lực cản không khí(сопротивление воздуха) trong quĩ đạo đường đạn.
Để đảm bảo độ chính xác cho thanh xuyên, nó được chế tạo với hình dáng khí động học đặc biệt có cánh đuôi , lõi đạn(thanh xuyên) tự xoay trong quĩ đạo của mình.
Khi lõi đạn(thanh xuyên) chạm mục tiêu tạo ra 1 lỗ không lớn, một phần động năng giúp thanh xuyên chọc thủng vỏ giáp nhưng phần lớn động năng sẽ chuyển thành nhiệt . Mảnh thanh xuyên bị đốt nóng ở nhiệt độ cao kết hợp với vỏ bọc thanh xuyên( composit) cùng với mảnh vỏ thép(chỗ bị xuyên thủng) tạo thành 1 luồng hình phễu thổi vào khoang xe. Luồng mảnh-nhiệt này sẽ đốt cháy mọi máy móc thiết bị trong khoang xe, hoặc kích nổ đạn dược trong khoang cũng như tiêu diệt kíp lái.....
Vật liệu ưu việt nhất để chế tạo thanh xuyên thép dưới cỡ là Uran nghèo hoặc Volfran cao phân tử làm lên độ cứng với khả năng tự cháy cao.
Ở cự li 1000m đạn xuyên thép thanh xuyên dưới cỡ với khả năng xuyên giáp tốt hơn nhiều so với đạn xuyên giáp thông thường.
Về cấu tạo quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ hiện nay rất đa dạng về lõi thép(thanh xuyên) , thuốc súng trong quả đạn được xếp dọc, ngang theo nhiều lớp, đã có nhiều cải tiến trong thuật phóng, thuốc phóng với mục đích tăng tầm, tăng sơ tốc đạn - gia tăng động năng cho lõi đạn. Cánh đuôi có thể có kích cỡ gần hoặc bằng quả đạn được làm từ hợp kim nhẹ.

Trọng lượng thanh xuyên dưới cỡ trước đây thường là 3,6kg còn ngày nay thường là 5-6kg. Thanh xuyên thường có kích cỡ 40mm thay cho trước đây là 22mm. Xu hướng các dòng đạn thanh xuyên dưới cỡ ngày này thường kéo dài thanh xuyên và được chế tạo bằng uranium nghèo mật độ rất cao, bên ngoài bọc composit rễ ràng chuyển hóa năng lượng khi thanh xuyên sâm nhập vỏ giáp.
Thế hệ đầu của đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ được Liên Xô phát triển sau WW2 trang bị cho pháo chính của xe tăng hạng trung là T-62. Đạn có kích cỡ 115mm dùng cho pháo U-5TS(2A20) với khả năng sâm nhập mục tiêu ở góc 60o, nếu quả đạn được bắn đi từ nòng pháo có rãnh xoắn 30% thì hiệu quả sâm nhập mục tiêu tăng 1,6 lần.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển, Liên Xô nhận ra rằng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ với kích cỡ 115mm không đủ sức hạ gục các dòng tăng chủ lực của Mỹ và NATO liên tục được cải tiến ra tăng khả năng tự bảo vệ.
Tháng 5/1968 Liên Xô trang bị trên dòng tăng cải tiến T-64A với pháo chính mạnh mẽ 125mm D-81T(2A26) do đó đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ lúc này đã có kích cỡ 125mm.
Thế hệ thứ hai của đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ được trang bị cho các đơn vị tăng thiết giáp quân đội Xô Viết vào cuối thập niên 70 đầu thập niên 80.
Năm 1977 nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng tác chiến cho các dòng tăng chủ lực của Liên Xô như T-72 để đánh bại các chủng xe tăng hiện đại của Mỹ và NATO như M1"Abrams", "Leopard". Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2 của Liên Xô cần có động năng mạnh mẽ, cấu trúc phức tạp với thanh xuyên được làm từ những hợp kim với độ cứng cao, đủ khả năng xuyên thủng lớp giáp với hợp kim nguyên khối. Đạn thế hệ 2 cần mở rộng góc tiếp súc mục tiêu và quan trọng hơn cần đánh bại lớp giáp phản ứng nổ.
Nhiệm vụ tiếp theo là cần cải tiến cấu hình cho loại đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2. Đạn thế hệ 2 cần có cấu hình khí động học cho thanh xuyên nhằm giảm tối đa tác dụng lực cản không khí tăng tối đa sơ tốc cho lõi đạn.
Một khác biệt nữa giữa đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2 so với đạn thế hệ 1 là vỏ quả đạn được làm từ bột nhôm với vật liệu Polymer.
Năm 1990 Liên Xô phát triển 2 loại đạn 3BM39"Anker" và 3BM48"Vines" đây có thể được coi là 2 mẫu đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2+. Trên cơ sở kỹ thuật của 2 lọai đạn này Liên Xô mong muốn phát triển loại đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 3. Rất tiếc sau đó Liên Xô sụp đổ, ngành công nghiệp Quốc phòng Nga bị suy yếu công việc nghiêm cứu-chế tạo đạn dược bị ảnh hưởng.
Hiện nay Nga trang bị đạn xuyên thép thanh xuyên dưới cỡ cho T 72B3 hoặc T90 loại đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 3 hoặc 3+, được phát triển từ cuối thập niên 80 , chiều dài thanh xuyên được tăng lên đáng kể, khả năng của chúng được úp mở khi nói rằng:" Đánh bại được giáp phản ứng nổ chủ động thế hệ 3"
Câu hỏi đặt ra cho đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ là: yếu tố nào ảnh hưởng tới độ xuyên thép của thanh xuyên?