Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Kiến thức quốc phòng => Tác giả chủ đề:: longtrec trong 14 Tháng Mười, 2010, 03:39:14 pm



Tiêu đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Mười, 2010, 03:39:14 pm
Thưa các bác CCB, các bác cựu quân nhân cùng các bạn !

Tôi mở topic này nhằm giới thiệu các loại vũ khí , khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga. Trong sư đoàn Bộ binh của VN  vũ khí , khí tài trang bị có từ 3 nguồn chính : Liên Xô, Trung quốc và chiến lợi phẩm ta thu của Mỹ và VNCH sau năm 1975.

Vũ khí, khí tài chỉ là điều kiện cần chứ không phải  điều kiện đủ, chính con người VN bình dị mới là nhân tố làm nên lịch sử. Topic với sự ủng hộ, đóng góp kinh nghiệm sương máu của các Bác CCB trong 3 cuộc chiến tranh KCCM, BGTN và BGPB . Các loại vũ khí, khí tài của Nga đang trang bị trong sư đoàn BB của họ, của ta và tương lai sẽ trang bị. Chúng sẽ lần lượt được giới thiệu từ lịch sử ra đời, tính năng ,thông số kỹ thuật 1 cách đầy đủ và có hệ thống nhất từ trước tới nay. Kinh nghiệm của các CCB qua thực tế sương máu sẽ giúp các bạn trẻ có cái nhìn và những kinh nghiệm quí báu.



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Mười, 2010, 05:50:55 pm
Trong chúng ta hầu như ai cũng ít nhất 1 lần được nghe và nhìn thấy khẩu súng tiểu liên tấn công huyền thoại AK. Nói tới AK người ta hiểu ngay rằng khẩu súng tiểu liên tự động được mang tên cha đẻ ra nó (Автоматический Калашников).

 Nhưng ít người trong chúng ta biết rằng Kalashnikov còn là cha đẻ của khẩu trung liên RPK mà không 1 người lính BB Nga hoặc Việt Nam nào không biết. Khẩu súng RPK cũng được lấy tên của nhà thiết kế súng đại tài Kalashikov đặt tên cho nó (ручной пулемёт Калашникова dịch sang tiếng Việt là: Súng máy sách tay Kalashnikov mà ta quen gọi : Trung liên RPK).




Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ nói về súng ngắn Kalashnikov.

Trong nửa thập kỷ cuối của thế kỷ 20, tại Liên Xô và rất nhiều nước trên thế giới biết tới 4 cái tên :  Kalashnikov/Калашников, Dragunov /Драгунов, Makarov/Макаров и Stechkin/Стечкин.

Bốn con người trên họ là ai? Họ, đều có chung những điểm giống nhau : Họ là công dân Xô Viết, họ đều là những nhà thiết kế vũ khí, tên tuổi họ đã gắn với khẩu súng mà họ sinh ra. Tất cả bốn người đều không được đào tạo chính qui để thiết kế vũ khí, nhưng với sự đam mê và khả năng thiên phú đã giúp họ tạo ra những vũ khí BB không thể thiếu được trong trang bị trong sư đoàn BB Nga  và quân đội nhiều nước trên thế giới.

-Kalashnikov : Súng AK, RPK, và súng ngắn PK/ПК (пистолет Калашников) v.v...

-Dragunov : Súng bắn tỉa mà Người lính BB quen gọi là khẩu Dragun.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Dragunov-1.jpg)

Súng bắn tỉa Dragunov.


-Makarov : Súng ngắn Makarov mà những sỹ quan trong QD Nga và Việt Nam nói chung và trong Sư đoàn BB nói giêng ai cũng biết. Nó được biết dưới cái tên tại Việt Nam là : K-59 Makarov, súng ngắn Makarov được phát triển để thay thế khẩu TT-33 (viết tắt của "Tokarev-Tula năm 1933") mà Việt Nam ta hay gọi là K-54.


-Người cuối cùng là :Stechkin tên của ông cũng gắn với khẩu súng ngắn APS/АПС(автоматический пистолет Стечкина).

Vào cuối những năm 1950 , Kalashnikov cố công tạo ta mẫu súng ngắn. Mẫu súng ngắn do ông tạo ra tuy không thành công như khẩu AK nhưng  nó đánh dấu kết quả lao động sáng tạo không ngừng của ông. Khẩu súng ngắn Kalashnikov sử dụng cỡ đạn : 9x18PM.

Một số hình ảnh về nó:

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/k022901.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1-58.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/k023002.jpg)

Khung sương, băng đạn khẩu súng ngắn Kalashnikov.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 16 Tháng Mười, 2010, 06:12:06 am
Hẳn không 1 người lính BB nào trên chiến trường không biết tới khẩu súng trường bắn tỉa Dragunov! Dù người lính đó là  Nga hay Việt.

Cha đẻ của khẩu súng trường bắn tỉa có tên đầy đủ là :
Evgeniy Fedorovich Dragunov/Драгунов, Евгений Фёдорович. Ông sinh ngày 20/2/1920 tại Izhevsk trong 1 gia đình có truyền thống chế tạo súng.
 Năm 1934 sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông ông theo học Cao đẳng công nghiệp và về nhà máy làm việc. năm 1939 ông được gọi vào Quân đội, sau đó được cử đi học trường Hạ sỹ quan. Từ năm 1945 sau khi xuất ngũ, ông làm việc chuyên về thiết kế các mẫu súng thể thao quân dụng như mẫu súng trường bắn tỉa SVD-63.

Ông được tặng thưởng huân chương danh dự -1957, huân chương nhân ngày sinh 100 của Lenin và huân chương chiến thắng Phát Xít 1941-1945...

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/491px-.jpg)

Евгений Фёдорович Драгунов (20/2/ 1920 — 4 /8/ 1991).




Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Mười, 2010, 03:37:11 am
Lựu đạn ngày nay được sử dụng rộng rãi trong hầu hết Quân đội các nước nhất là trong các đơn vị BB. Chẳng có 1 người lính bộ binh nào mà không từng được sử dụng lựu đạn chí ít là 1 lần. Nhưng không mấy người lính chúng ta biết rằng quả lựu đạn mà chúng ta từng sử dụng đã được khai sinh ra cách đây 605 năm.

Cha đẻ của lựu đạn là : Konrad von Ayhshtadta Kaiser, vào năm 1405 ông đề xuất 1 sáng kiến nhồi thuốc súng vào vỏ gang đúc sẵn để gia tăng sức công phá, tạo thành nhiều mảnh nhỏ gây sát thương diện rộng. Trong thời gian này lựu đạn do Konrad von Ayhshtadta Kaiser phát minh chủ yếu sử dụng để công phá hoặc bảo vệ  pháo đài. Thời gian sau đó lựu đạn được sử dụng trong các cuộc thập tự chinh , đỉnh điểm sử dụng lựu đạn trong giai đoạn này là (1511-1514). Tuy nhiên thiết kế lựu đạn trong giai đoạn này với rất nhiều hạn chế. Quả lựu đạn đã được cải tiến trong cuộc nội chiến Anh (1642-1652). Ngòi nổ được để trong quả lựu đạn, khi tiếp đất  lựu đạn lăn theo quán tính và ngòi nổ bị hút vào bên trong quả đạn kích nổ lựu đạn.
 Lựu đạn được tích cực sử dụng vào 1667( thế kỷ 17) trong quân đội Anh. Trong các trung đoàn cận vệ cứ mỗi đại đội có 1 phân đội 4 người gọi là : " Phân đội đột kích lựu đạn". Họ là những người lính ưu tú được đào tạo đặc biệt. Thật vậy khả năng ném lựu đạn xa, ném lựu đạn trúng đích không 1 người lính nào bằng họ.......

Cuộc chiến tranh Nga-Nhật tuy chủ yếu diễn ra trên biển Thái bình dương giữa hạm đội Thái bình dương của Nga và hạm đội Nhật. Nhưng cũng không ít trận đánh nổ ra trên các quần đảo, Hải cảng, và ở đây đánh dấu sự phổ biến của lựu đạn. Nó như một thứ vũ khí không thể thiếu để phòng thủ trên các chiến hào cũng như tấn công các ổ hỏa lực, bomker. Trong cuộc chiến tranh này, vật liệu chế tạo lựu đạn không có khái niệm rõ ràng. Lựu đạn được chế từ vỏ đạn,hộp thiếc, ống tre v.v.. Trong cuộc chiến tranh này lần đầu tiên xuất hiện lựu đạn chuôi gỗ.

Đức là nước đầu tiên nhận thấy lựu đạn sẽ là vũ khí tuyệt vời trong tương lai nên trước chiến thanh thế giới lần thứ nhất họ đã cho sản xuất hàng loạt. Nếu nước Đức có tầm nhìn chiến lược về lựu đạn thì nước Pháp là nước sản xuất ra quả lựu đạn F1 "Limonka" nổi tiếng, trong những năm 1914 và tiếp theo 1915,1916 Pháp đã cho triển khai sản xuất hàng loạt lựu đạn F1 này. Các nước tham gia chiến tranh thế giới lần 1 đều cho sản xuất lựu đạn.
 Khái niệm tách bạch dòng  lựu đạn   tấn công và  lựu đạn phòng thủ chỉ rõ ràng trong khoảng lặng chiến tranh thế giới lần 1 và lần 2.

Phân loại:

1/ Lựu đạn chiến đấu :
có thể phân làm 3 nhóm:  nhóm chuyên dụng, nhóm chống tăng, nhóm chống BB.

a/ Nhóm chống BB có 2 chủng loại: Nổ phân mảnh, Nổ gây cháy. Lựu đạn chủng nổ phân mảnh dùng để tấn công và phòng thủ.
-Lựu đạn phòng thủ : Có vỏ dày, đương lượng nổ lớn, mảnh văng xa, sát thương lớn.
-Lựu đạn tấn công : Có vỏ mỏng , bán kính văng mảnh không lớn.

b/ Lựu đạn cháy: khi nổ gây cháy mục đích đốt các cơ sở hậu cần, kho súng đạn, nhà cửa V.v.. của đối phương.

2/ Lựu đạn chống tăng: Thuộc chủng nổ chủ động lũy tích, có nghĩa là hướng năng lượng nổ về phía mục tiêu , mục đích xuyên thủng vỏ giáp. Tuổi thọ dòng lựu đạn này không lâu do xuất hiện các loại súng chống tăng với ưu điểm nổi trội thay thế.

3/ Lựu đạn chuyên dụng: Chúng được biết tới như lựu đạn khói, lựu đạn gây ngất, lựu đạn chiếu sáng, lựu đạn tín hiệu v.v...



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: babyphu trong 17 Tháng Mười, 2010, 07:39:52 am
Các đồng chí cùng các bạn nếu muốn tìm hiểu kỹ về khẩu súng trường bắn tỉa Dragunov xin mời Vào đây (http://www.quansuvn.net/index.php/board,44.0.html).

Bác cho đường dẫn không chính xác rồi ;D ;D ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: loicuagio trong 17 Tháng Mười, 2010, 10:51:24 am
(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Dragunov-1.jpg)

Súng bắn tỉa Dragunov.
Em có thắc mắc là súng bắn tỉa Dragunov trông rất đẹp hiệu quả bắn cũng rất cao.Nhưng tại sao nhà ta lại dùng súng bắn tỉa của Iraen (em cũng không nhớ tên súng đó là gì nữa).Hay là nhà mình đa dạng chủng loại vũ khí và nguồn cung cấp ;D
Em ít thấy mấy chú nhà ta cầm Dragunov,bác nào có ảnh mấy chú tập bắn hay là làm nhiệm vụ post lên cho mọi người cùng xem
Dragunov không biết nhà mình đã sản xuất được chưa nhỉ ;D (mong bác đừng mắng em)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hellboy139 trong 17 Tháng Mười, 2010, 11:08:16 am
Dragunov hay SVD được bộ đội ta dùng từ thời chống Mĩ rồi bạn ạ. Tặng bạn cái hình ;D
(http://i1182.photobucket.com/albums/x458/congagia456/PB060291a.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 17 Tháng Mười, 2010, 12:48:43 pm
Đây bạn loicuagio à,súng bắn tỉa GALATZ-GALI Israel và thông số:
Súng bắn tỉa GALATZ - Galil (Israel)

 
(http://)


Cỡ nòng: 7.62mm NATO (.308Win)
Hoạt động: trích khí thuốc bán tự động
Chiều dài nòng: 508mm
Trọng lượng: 8kg với đầy đủ phụ kiện và đạn
Dài: 1115mm
Hộp đạn: 20 viên
 


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: kakashivn87 trong 20 Tháng Mười, 2010, 05:03:20 am
(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Dragunov-1.jpg)

Súng bắn tỉa Dragunov.
Em có thắc mắc là súng bắn tỉa Dragunov trông rất đẹp hiệu quả bắn cũng rất cao.Nhưng tại sao nhà ta lại dùng súng bắn tỉa của Iraen (em cũng không nhớ tên súng đó là gì nữa).Hay là nhà mình đa dạng chủng loại vũ khí và nguồn cung cấp ;D
Em ít thấy mấy chú nhà ta cầm Dragunov,bác nào có ảnh mấy chú tập bắn hay là làm nhiệm vụ post lên cho mọi người cùng xem
Dragunov không biết nhà mình đã sản xuất được chưa nhỉ ;D (mong bác đừng mắng em)
Theo mình hiểu thì vì Dragunov không phải súng " siêu chuẩn" dành cho cs/đn, đây là súng cấp đại đội của Nga mà, sx đại trà nên độ chính xác không cao bằng các khẩu mà ta mua cho đn.
Nói dễ hiểu hơn, khi chiến tranh, thì bắn vào đầu hay cổ, ngực.. đạn lệch 1 vài cm nhưng vẫn gây tử vong là chấp nhận được ở súng này.
Còn súng của cs/đn thì yêu cầu cao hơn, chỉ đâu trúng đó tầm gần ( thường là dưới 100m). Có 1 vd ở Pháp là đn có thể bắn gãy ngón tay cầm súng ở tầm 80m.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: black_cat1 trong 20 Tháng Mười, 2010, 09:21:31 am
Bắn tỉa đặc nhiệm thì Nga có OVS, VSS với AS. Có điều chả biết nhà ta có trang bị loại này không


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Negi trong 20 Tháng Mười, 2010, 01:12:11 pm
(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Dragunov-1.jpg)

Súng bắn tỉa Dragunov.
Em có thắc mắc là súng bắn tỉa Dragunov trông rất đẹp hiệu quả bắn cũng rất cao.Nhưng tại sao nhà ta lại dùng súng bắn tỉa của Iraen (em cũng không nhớ tên súng đó là gì nữa).Hay là nhà mình đa dạng chủng loại vũ khí và nguồn cung cấp ;D
Em ít thấy mấy chú nhà ta cầm Dragunov,bác nào có ảnh mấy chú tập bắn hay là làm nhiệm vụ post lên cho mọi người cùng xem
Dragunov không biết nhà mình đã sản xuất được chưa nhỉ ;D (mong bác đừng mắng em)
Theo mình hiểu thì vì Dragunov không phải súng " siêu chuẩn" dành cho cs/đn, đây là súng cấp đại đội của Nga mà, sx đại trà nên độ chính xác không cao bằng các khẩu mà ta mua cho đn.
Nói dễ hiểu hơn, khi chiến tranh, thì bắn vào đầu hay cổ, ngực.. đạn lệch 1 vài cm nhưng vẫn gây tử vong là chấp nhận được ở súng này.
Còn súng của cs/đn thì yêu cầu cao hơn, chỉ đâu trúng đó tầm gần ( thường là dưới 100m). Có 1 vd ở Pháp là đn có thể bắn gãy ngón tay cầm súng ở tầm 80m.

Cũng không hẳn như bác nghĩ đâu, các súng bắn tỉa đã được thiết kế làm sao để bắn chuẩn xác. Nhưng trong tác chiến, ngoài các yếu tố hiển nhiên như gió, lực hút trái đất, cách hít thở. Thì còn tùy vào cách khẩu súng tóe lửa, âm thanh phát ra tới mức nào, tấm bắn của súng, loại đạn sử dụng. Em trước đây trong TSF trực thuộc Special Warfare Group, được phát khẩu PSG tầm bắn là tối đa là800m nhưng chỉ luyện bắn tới 500m là cùng. 500m là em thấy khó bắn lắm rồi ấy. Trong phần thực hành, ông ấy kêu lý do tại sao bọn em được phát súng PSG vì mấy đứa như bọn em còn non tay, cầm súng tỉa bán tự động để bắn bồi thêm phát thứ 2 ( bỏ luôn động tác gài đạn lên như AMW). Với lại bọn em toàn tập bắn ngực thôi, thằng nào mặc giáp thì có đạn xuyên giáp. Còn bên cảnh sát xài đầu đạn lỏm là chính.

Nhà ta xài hàng của Isreal thì em cũng thấy hơi lạ, súng đấy khá là nặng so với Dargunov. Đặc công cần gọn và nhẹ hơn? Em nghĩ cái lý do đơn giản là vì nó gắn được nòng giảm thanh.  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 21 Tháng Mười, 2010, 07:07:12 am
Thấy các bạn say mê với súng bắn tỉa, tôi thiết nghĩ chúng ta phải đi lại từ đầu, lần theo lịch sử ra đời và phát triển của khẩu súng bắn tỉa Nga. Ban đầu tôi chỉ định đưa qua về khẩu súng bắn tỉa Dragunov nhưng sự say mê của các bạn đã khiến tôi cần viết 1 cách có hệ thống và đầy đủ nhất về khẩu súng bắn tỉa. Quân đội Nga ngày nay ngoài các đơn vị bắn tỉa chuyên trách , súng bắn tỉa được trang bị cho cấp đại đội (C) trong Sư đoàn BB. Quân đội Nga sở hữu  rất phong phú các Model súng bắn tỉa với đủ các kích cỡ đạn...Tôi sẽ cùng các bạn ta lần lượt làm rõ từng chủng loại.


Lịch sử ra đời, không đúng hơn là lịch sử áp dụng hiệu quả súng bắn tỉa Nga là trong chiến tranh thế giới lần 1. Đây cũng là thời kỳ đầu tiên súng trường bắn tỉa được lắp kính ngắm quang học. Thực ra súng bắn tỉa đã xuất hiện tại Nga từ thế kỷ 19 và trong chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) ,súng trường bắn tỉa cũng có nhưng vai trò của nó rất mờ nhạt.

Những khẩu súng trường đầu tiên được lắp kính ngắm quang học Đức "Zeiss", của Hi lạp và 1 số ít sản xuất  tại nhà máy "Obukhovsky".

Khoảng giữa năm 1930 Liên Xô bắt đầu tự sản xuất được kính ngắm quang học cho mình và không lâu sau đó sản phẩm trong nước đã thay thế kính ngắm Đức. Từ đây mẫu súng trường bắn tỉa 1891 đã trở thành mẫu súng trường bắn tỉa thế hệ 2 nhờ lắp kính ngắm quang học. Mẫu súng trường bắn tỉa thế hệ 2 gọi là mẫu 1891/30.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/mosinnagant600bjz4.jpg)


Kính ngắm quang học đầu tiên do Liên Xô sản xuất có mã hiệu D-III, đây thực chất là mẫu copy mẫu kính ngắm Đức "Zeiss" . Sau này Liên Xô tiếp tục sản xuất và nâng cấp kính ngắm quang học trong các Sery PU, BP, PT, PE v.v...

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/pe.jpg)

Kính ngắm PE.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Pu.jpg)

Kính ngắm PU.



(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/189130.jpg)

Khẩu súng trường 1891/30.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1891.jpg)

Mẫu súng trường 1891/30 với các model kính ngắm.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/KINHNGAMZEISS.jpg)

Kính ngắm Đức "Zeiss".



Năm 1930 súng trường bắn tỉa đã trải qua 1 số thay đổi trong thiết kế. Thông nòng , lưỡi lê được bố trí dưới nòng súng hợp lý, chắc chắn hơn. Kính ngắm mới được chia vạch theo (m) chứ không phải đơn vị đo lường cổ của Nga "Ashim/Ашим" (1 Ashim=0,71m). Qui lát của súng cũng được sửa dài và cong hơn thuận tiện cho xạ thủ .

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/QUILAT.jpg)

Qui lát cải tiến.

Ngoài súng trường bắn tỉa mẫu 1891/30 Liên Xô đã đưa vào trang bị cho các đơn vị BB súng Carbine mẫu 1938. Mẫu Carbine 1938 có ưu điểm gọn nhẹ không có lưỡi lê, là khẩu súng bắn tỉa tin cậy, chính xác. Cả hai mẫu 1891/30 và Carbine  1938 đều lắp được các loại kính ngắm quang học do Liên Xô sản xuất.

Bệ thước ngắm trên súng trường Carbine 1944 là mẫu nâng cấp cuối cùng của khẩu Carbine. Khẩu Carbine 1944 với sự xuất hiện trở lại của lưỡi lê.

Trong chiến tranh Vệ Quốc Vĩ Đại ,Liên Xô có 1 loại súng trường bắn tỉa giảm thanh, thực chất nó không phải là phát minh mới mà là khẩu Carbine lắp giảm thanh do anh em Mitin sáng chế (viết tắt BRAMA), khẩu súng có tên : "Mosin Nagant". Khẩu Mosin được mệnh danh là : " Kẻ sát nhân in lặng" được trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm, trinh sát.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/MOSINNAGANT.jpg)

Khẩu súng trường bắn tỉa giảm thanh "Mosin Nagant"

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/vasiliyzaicev.jpg)

Vassili Zaitsev xạ thủ bắn tỉa nổi tiếng của Liên Xô với khẩu Carbine 1938 . Ảnh chụp tháng 10/1942 tại mặt trận Stalingrag nay là Volgagrag.

Ngày nay có thể bắt gặp bản sopy của khẩu súng trường bắn tỉa "Mosin Nagant" tại các của hàng bán súng săn như Ko-44 hoặc Ko-38. Chúng được sao y bản gốc điều đó chứng tỏ khẩu súng trường bắn tỉa "Mosin Nagant" còn giá trị đến ngày nay.


Thông số ký thuật:
1) Mẫu 1891/30 г.                    2)Mẫu Carbine.1938 г.                3)Mẫu Carbine.1944 г
-Cỡ đạn      1)7.62x54мм R        2)7.62x54мм R                           3)7.62x54мм R
-Trọng lượng có lưỡi lê không hộp tiếp đạn: 1)4,5 кг   ----             3) 3,9 кг
-Trọng lượng không lưỡi lê không hộp tiếp đạn:  1) 4 кг  2) 3,5 кг  3) -----
-Chiều dài(không lê) :1) 123 см     2) 102 см                                3) 102 см
-Số lượng đạn trong hộp tiếp đạn 1) 5   2) 5                                 3) 5
-Chiều dài súng với buồng đạn : 1) 730 мм             2) 512 мм                             3) 517 мм
-Chiều dài nòng súng: 1) 657 мм   2) 439 мм                                 3) 444 мм
-Dãnh khương tuyến :  1) 4      2) 4                                              3) 4

-Chiều dài kính ngắm: 1) 622 мм 2) 416 мм 3) 416 мм
-Sơ tốc nòng : 1) 865 м/с 2) 820 м/с 3) 820 м/с

-Tầm bắn hiệu quả :  1) 800 м  2) 550-600 м                                  3)550-600 м


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: GiangNH trong 21 Tháng Mười, 2010, 08:23:57 am
Em đang đợi bác pot khẩu súng trường Hung, mà các bác cựu lính 567 Hà tuyên vẫn hay nhắc đến với tên "K30".

Tất cả các khẩu trên QSVN hiện nay các bác ấy đều bảo "Không phải"?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Negi trong 21 Tháng Mười, 2010, 02:54:04 pm
Cám ơn bác Longtrec vì bài viết rất bổ ích. Em cũng chưa bao giờ được đọc về lịch sử của súng ngắm tuy được tuyển vào nhóm bắn tỉa.

Các loại súng trên đều hoạt động theo nguyên lý súng trường, và phải gài lên đạn. Điều này cho các tay súng bắn tỉa chuyên nghiệp là rất tốt. Em không biết giải thích ra sao, nhưng em từng bắn cả AMW(test) và PSG, thì độ giật của AMW rất thấp so voi PSG, có thể là do cấu tạo không phải tự động nạp đạn lên như PSG.

Vì vậy em cũng suy ra là Dragunov cũng có độ giật mạnh, mà có lẽ là mạnh hơn, và cần người bắn có một cánh tay rất khỏe. Vì Dragunov khá là nhẹ, nên bắn đạn 7.62 ( cùng loại PSG) nên người giữ phần ốp súng phải rất cẩn trọng trong việc. Có 2 điều kiện người bắn phải đạt được khi bắn tỉa , cách hít thở khi bắn, điều thứ 2 là giữ vững được nòng súng khi viên đạn rời nòng. Khẩu súng ngắm nặng xuống tay, khiến việc cầm bắn sẽ dễ hơn, chưa kể báng súng của em còn có tác dụng thu (absorbed) lực súng (recoil), nên em cũng đoán bắn Dragunov vai cũng sẽ hơi ê ẩm. Nếu được chọn thì em xin có cây chống (stander).

Coi tấm hình bác nhà mình bắn Dragunov trong chiến tranh thì thấy các bác nhà mình đã được huấn luyện bắn tỉa khá bài bản. Bắn súng tỉa, bắn tốt nhất là nên một vạch nằm ngang so với với vai. Các bác đừng nhiểm Hollywood, bắn bên trên xuống hay bắn từ dưới lên trên bằng súng tỉa rất khó chịu. Thường để bắn cả 2 trường hợp trên phải có giá đỡ hoặc nơi tựa súng. Bác trên nhà mình nằm ngang và có thể thấy từ mũi súng đến vai bác ấy là một đường, chưa kể bác ấy biết sử dụng gò đất làm nơi tựa súng. Về động tác kỹ thuật thì đúng rồi, còn về kết quả thì em chịu vì nó liên quan đến nhiều thứ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 21 Tháng Mười, 2010, 08:19:22 pm
Khẩu Carbine mẫu 1938 và mẫu 1944 mà Việt Nam ta hay gọi là K-44 là khẩu súng trường bắn tỉa thành công nhất của Liên Xô trong cuộc chiến tranh Vệ Quốc Vĩ Đại.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/KS44.jpg)

Chiến tranh kết thúc, Liên Xô nổi lên nhiều nhà thiết kế vũ khí hạng nhẹ mà tên tuổi của họ đã gắn với khẩu súng mà họ thiết kế. Những nhà thiết kế súng bắn tỉa này họ thường xuất thân từ mọi thành phần trong xã hội, họ thường không được đào tạo bài bản về vũ khí hạng nhẹ nói chung và súng bắn tỉa nói giêng. Nhưng họ có chung 1 điểm đó là sự đam mê vũ khí hạng nhẹ.

Những khẩu súng bắn tỉa nổi tiếng Liên Xô :

1/ SVD/СВД ( снайперская винтовка Драгунова) : Súng trường bắn tỉa Dragunov.
2/SVU/СВУ (снайперская винтовка укороченная)  : Súng trường bắn tỉa báng gấp
3/SVK/СВК (снайперская винтовка калашникова) : Súng trường bắn tỉa Kalashnikov
4/CVL/СВЛснайперская винтовка лобаева :  Súng trường bắn tỉa Lobaev
5/SVD/СВДснайперская винтовка дегтярева : Súng trường bắn tỉa Degtyarev ( ông còn là cha đẻ của khẩu trung liên RPK).


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/c4aed77f.jpg)


Súng trường bắn tải SVD( Dragunov).


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/d671e5e8.jpg)


 Súng trường bắn tỉa SVD-K


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/-.jpg)


 Súng trường bắn tỉa SVD-S.



1/ Súng trường bắn tỉa SVD/ СВД
-Cỡ đạn : 7.62x54R
-Chích khí bán tự động
-Chiều dài súng: 1225 мм
-Chiều dài nòng: 620 мм
-Trọng lượng không hộp tiếp đạn và kính ngắm: 4.31 кg.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/aa.jpg)


Súng trường bắn tỉa SVD-K

2.SVD-K/свд-к

-Cỡ đạn : 9,3x64 мм  .
-Chích khí tự động.
-Chiều dài : 1250 мм
-Chiều dài nòng: 620 мм
-Trọng lượng không kính ngắm : 6.5 кg.
-Hộp tiếp đạn : 10v dời.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/cf661b86.jpg)

Súng trường bắn tỉa SVU.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/6b0231f2.jpg)


Súng trường bắn tỉa SVU-AS.


2.Súng trường bắn tỉa SVU/ СВУ  do Trung tâm nghiêm cứu thiết kế súng quân dụng, súng thể thao, đi săn thuộc tỉnh Tulsk thiết kế ( ЦКИБ СОО  Центральное конструкторское исследовательское бюро спортивного и охотничьего оружия). SVU được chế tạo để trang bị cho lực lượng đặc nhiệm dù.
-Cỡ đạn : 7.62x54R мм
-Chích khí bán tự động.
-Trọng lượng không hộp tiếp đạn và kính ngắn PSO-1/ ПСО-1: 4,4 кg(5.5кg với khẩu SVU-AS/СВУ-АС)
-Chiều dài súng : 900 мм
-Chiều dài nòng: 520 мм
-Hộp tiếp đạn: 10 viên
-Tốc độ bắn: 650v/phút (đối với  SVU-А và SVU-АS).

Còn tiếp và rất nhiều !


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 22 Tháng Mười, 2010, 05:01:51 am
 Trong nửa sau của kỷ nguyên 20, Kalashnikov là người đóng góp rất lớn cho kho vũ khí hạng nhẹ của Liên Xô. Ông chẳng những là cha đẻ của khẩu AK huyền thoại ông còn cho ra đời khẩu trung liên RPK, súng ngắn PK và những model súng săn. Đối với súng bắn tỉa, các lực lượng Quân đội Nga nói chung và các Sư đoàn BB nói giêng không ai không biết tới súng trường bắn tỉa SVK. ngoài những mẫu cho dân sự như Saiga-12/S/K  và Saiga-20/S/K . Ông còn tạo ra những khẩu súng bắn tỉa được cải tiến từ AK-74 thành mẫu súng bắn tỉa Saiga-410.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/-410.jpg)

Súng bắn tỉa Saiga-410 của Kalashnikov.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/-410-02.jpg)

Súng bắn tỉa Saiga-410k-02 của Kalashnikov.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/images-6.jpg)


Súng trường bắn tỉa Kalashnikov.







Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Negi trong 24 Tháng Mười, 2010, 09:56:37 pm
Bác Longtrec có chắc "Súng bắn tỉa Saiga-410 của Kalashnikov" là súng bắn tỉa không ạ? Em nhìn không thấy nó khác gì mấy với AK-74 bình thường cả. ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: TimeBreak trong 25 Tháng Mười, 2010, 12:15:29 am
Hoan hô bác Longtrec! Em hóng từ đầu, giờ được trọn vẹn bài về súng bắn tỉa, mãn nhãn! Cảm ơn bác!


Tiếp đi bác LongTrec ơi .....


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: mrquang trong 25 Tháng Mười, 2010, 10:26:09 am
Khẩu Carbine mẫu 1938 và mẫu 1944 mà Việt Nam ta hay gọi là K-44 là khẩu súng trường bắn tỉa thành công nhất của Liên Xô trong cuộc chiến tranh Vệ Quốc Vĩ Đại.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/KS44.jpg)



Bác Longtrec thân kính. Súng SKS (CKC) Simonov ra đời từ năm 1938 cơ hả bác. Em tưởng nó chỉ hòan thiện trước AK tí xíu thôi chứ. Khẩu dùng trong CT Vệ quốc phải là SVT-38(40) Tokarev chứ bác (http://world.guns.ru/rifle/rfl06-e.htm)
SVT-38


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: nguoiquansat trong 27 Tháng Mười, 2010, 09:48:10 am
Em cũng nhớ là SKS (CKC) vào giai đoạn cuối WW2 chỉ được thử nghiệm thôi, sau đó đến năm 1949 thì phải mới được OK và đưa vào sản xuất hàng loạt...


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 29 Tháng Mười, 2010, 07:59:01 pm
Tôi xin trân trọng giới thiệu cùng các đàn anh CCB và các bạn một số mẫu súng bắn tỉa, trong số chúng có 1 số mẫu(Model) không có trong trang bị sư đoàn BB, mong các đàn anh và các bạn cứ xem đây là 1 thông tin tham khảo.



SÚNG TRƯỜNG BẮN TỈA SVL/СВЛ "LOBAEV" (Снайперская винтовка Лобаева (Россия)).


Thành phố  nhỏ Tarus tọa lạc bên bờ sông OKA cách Moscow khoảng 100km về hướng nam. Nơi đây có Cty tư nhân ООО "Царь-Пушка"( Cty trách nhiệm hữu hạn "Vua-Súng" do Владислав  tác giả khẩu súng trường bắn tỉa SVL" Lobaev"  đồng thời cũng là chủ doanh nghiệp).
 
Khẩu súng trường bắn tỉa SVL là hình mẫu tiêu biểu được 1Cty tư nhân phát triển chứ không phải là 1 nhà máy thuộc tập đoàn công nghiệp quốc phòng của nhà nước sản xuất.
 
Đến với Cty "Vua-Súng" khách hàng có thể lựa chọn các phiên bản súng bắn tỉa do Cty đã sản xuất hoặc hoàn toàn có thể đặt hàng theo yêu cầu. Cty "Vua-Súng" đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật của khách hàng như kích cỡ nòng, trọng lượng súng v.v..

Thiết kế khẩu súng trường bắn tỉa SVL là Vladislav Lobaev (Владислав Лобаев) một vận động viên bắn súng nổi tiếng đạt cấp hạng " Benchrest". Sau này ông chở thành chuyên gia vũ khí, nhà thiết kế súng thể thao, súng săn và súng bắn tỉa. Khẩu súng bắn tỉa SVL đã chiến thắng trong 1 cuộc thi thiết kế súng bắn tỉa Quốc gia và phiên bản súng bắn tỉa "408 Chey-Tac" đã được lực lượng đặc biệt bảo vệ tổng thống Nga lựa сhọn sử dụng.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/xajthubaove.jpg)


Đội bắn tỉa (Bảo vệ từ xa) thuộc Lực lượng bảo vệ tổng thống thường tác chiến trên các mái nhà dọc đường xe tổng thống Nga hay đi qua , hoặc các nơi tổng thống xuất hiện. Trong ảnh đội bắn tỉa sử dụng súng bắn tỉa "408 Chey-Tac" của Lobaev



Trên cơ sở thiết kế của khẩu súng bắn tỉa SVL Cty "Vua-Súng" đã phát triển Sery súng săn cho dân sự gọi là OVL/ ОВЛ(охотничья винтовка Лобаева).

Khẩu súng bắn tỉa SVL có các phiên bản có đường kính nòng lớn như :
- Phiên bản 338 (8,6 мм) và  phiên bản 408 Chey-Tas (10,3 мм).
Phiên bản có đường kính nòng cỡ nhỏ và không theo chuẩn " Wildcat":
-Phiên bản 22, .25, .270, .234 (6 мм), 7 мм, 6,5 мм, .
Phiên bản có đường kính nòng chuẩn:
-Phiên bản 30 (7,62 мм), .

Phiên bản 408 "Chey-Tas " có tầm bắn hiệu quả 2200m, khi sử dụng đúng các qui định , nhà sản xuất đảm bảo độ chụm của đạn khi bắn 0,2-0,3 MOA(góc-phút).

Súng bắn tỉa SVL được sản xuất tại Cty "Vua-súng" thực chất là lắp ráp, còn các bộ phận chính Cty đặt sản xuất tại Mỹ.
 Súng bắn tỉa SVL được thiết kế đặc biệt với khóa nòng có thể xoay , khóa qui lát được gắn chặt với khóa nòng bằng 3 đinh vấu xuyên tâm. Buồng đạn bên ngoài được làm bằng hợp kim nhôm, mặt trong là ống nót được làm từ thép không gỉ ép chặt gắn với nòng súng.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/408khoanong.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/vieendantrongbuongdan.jpg)


Nòng súng được làm từ thép không gỉ chất lượng cao khi cần có thể thay đổi nhanh chóng ( Do khẩu súng SVL có tầm bắn hiệu quả xa, nên yêu cầu kỹ thuật rất khắt khe, không chấp nhận độ hao mòn, hay tác dụng ngoại lực nào nên nòng súng đều bị buộc thay nòng). Ở nòng súng có thiết lập khóa hãm miệng súng/ hoặc có bộ phận điều chỉnh bù trừ. Ốp nòng súng được làm kéo dài liền khối xuống báng bằng chất liệu đặc biệt Carbon-Kevlar( công nghệ độc quyền của Cty "Vua-Súng").

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/408den.jpg)



Súng bắn tỉa SVL có 2 càng giúp ổn định đường ngắm cho xạ thủ, càng súng có thể điều chỉnh cao thấp nhờ có tay vặn được gắn 1 trục tiện dãnh xoắn rất tiện lợi, ngoài ra  càng súng có thể gấp lại hoặc tháo dời.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/12dw9554_1254126699_full.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/985282.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/ed593d17066c-2.jpg)





Báng súng SVL có trọng lượng rất nhỏ, nhưng có độ cứng và độ bền rất cao, ở báng súng có ốp má có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng xạ thủ.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/408den-1.jpg)

Súng trường bắn tỉa SVL được Cty "Vua-Súng" giới thiệu với các phiên bản với hộp tiếp đạn 5 viên hoặc đạn để hộp bên ngoài . Súng trường bắn tỉa SVL  có thể lắp được mọi kính ngắm nhờ giá kính ngắm làm theo chủng "Picatinny rail".

Khách hàng Cty "Vua -Súng" có thể đặt sản xuất súng bắn tỉa SVL với:
-Cỡ nòng theo ý khách hàng.
-Cơ cấu hoạt động của súng : lên đạn bằng tay(từng viên) hoặc tự động lên đạn .
-Chiều dài súng, nòng, cấu hình theo ý khách hàng.
-Trọng lượng theo ý khách hàng.


Tổng hợp thông tin từ các nguồn:
http://world.guns.ru/sniper/sn100-r.htm
http://www.liveinternet.ru/users/zzyzx_zzyzx/post110137209/
http://weaponland.ru/load/snajperskaja_vintovka_lobaeva_svl/88-1-0-489




Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 12:50:44 am
Bài viết dưới đây chỉ có tính chất tham khảo mở rộng chứ không phải vũ khí trang bị cho sư đoàn BB.

SÚNG TRƯỜNG BẮN TỈA ĐẶC BIỆT (GIẢM THANH)"VSS"/Винтовка Снайперская Специальная.


Súng trường bắn tỉa đặc biệt VSS (ВСС) "Vintorez"{Винтовка Снайперская Специальная} được tạo ra để thực thi những nhiệm vụ đặc biệt, khi tác chiến (nổ súng) tạo ra những tiếng ồn thật nhỏ. Kiểu súng VSS được viện nghiêm cứu cơ khí chính xác (ЦНИИТОЧМАШ) tại tp Klimovsk dưới sự lãnh đạo của Петра Сердюкова phát triển. Phát triển đồng bộ với khẩu súng trường bắn tỉa có nòng giảm thanh là đạn dược cho súng. Đạn cho VSS có tốc độ cận âm, có khả năng hạ mục tiêu ở khoảng cách tối đa 400m. Đạn của VSS có kích cỡ 9x39R , SP-5 (Đạn thông thường) và SP-6 (Đạn xuyên giáp). Trên cơ sở của hộp tiếp đạn 7,62mm x 39 (mẫu 1943), sơ tốc đòng nòng của đạn PS-5 và PS-6 là 280m/s , trọng lượng viên đạn là 16g. Khẩu súng trường bắn tỉa có nòng giảm thanh , được trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm năm 1980. Khẩu VSS được sử dụng rộng rãi và rất thành công trong các đơn vị đặc nhiệm trong cơ cấu sức mạnh vũ trang LBN.

Trong cuộc xung đột Nga-Tresnia, các đơn vị đặc nhiệm làm nhiệm vụ triệt phá các nhóm phiến quân, giải cứu con tin rất ưa sử dụng VSS.
 Cuộc giải phóng con tin tại trường học Beslan(1.9.2004), đội đặc nhiệm Vympel đã sử dụng rất hiệu quả khẩu súng trường bắn tỉa có nòng giảm thanh VSS.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/beslan.jpg).


Khẩu súng trường bắn tỉa có nòng giảm thanh VSS có cơ cấu chích khí tự động , xoay quy lát. Piston khí của súng cố định với  quy lát, khóa quy lát được gắn với  quy lát   bằng 6 đinh vấu. Buồng đạn được phay từ thép đặc biệt tăng kết cấu vững chắc cho súng. Chốt quy lát và khóa an toàn được sử dụng theo nguyên tắc như ở súng AK, nhưng chuyển sang chế độ chiến đấu thì sử dụng chốt ngang nằm sau cò súng. Ở phần đầu nòng súng, nằm sau ống giảm thanh có các lỗ chích khí , muc đích thoát khí thuốc súng khi viên đạn được bắn đi . Ở  đầu nòng súng có rãnh xoắn, ren tiện hình tam giác để lắp ống giảm thanh.  Khi viên đạn được kim hỏa kích hoạt sẽ tạo ra tiếng nổ, giải phóng năng lượng nổ của viên đạn , đẩy đầu đạn thoát khỏi nòng súng tạo ra tiếng nổ. Ống giảm thanh gồm những màng thép, có lỗ cho viên đạn đi qua , có nhiệm vụ  làm giảm tiếng tiếng ồn ở mức tối đa.
 Ống giảm thanh có thể tháo lắp rễ ràng khỏi súng khi cần vệ sinh, nhưng nguyên tắc sử dụng VSS là cấm bắn khi chưa lắp ống giảm thanh. VSS có thể gắn đầu ruồi và thước ngắm cơ khí trên  ống giảm thanh  mục đích giúp xạ thủ có thể bắn thông qua thước ngắm cơ khí ( ở khẩu Vintorez), hoặc chỉ bắn qua kính ngắm quang học (AS).

Súng trường bắn tỉa có nòng giảm thanh VSS được trang bị kính ngắm ngày/đêm. Bệ giá lắp kính ngắm có thể điều chỉnh để lắp được các loại kính ngắm quang học khác nhau.

Báng súng của khẩu VSS có cấu trúc bằng gỗ, trong trường hợp cần thiết có thể tháo dời.


Thông số kỹ thuật:

-Cỡ đạn : 9mm súng tự động  AS "Val", 9mm "Vintorez".
-Tầm phát hiện mục tiêu của kính ngắm( ngày) : 400m(AS), 400m(Vintorez).
-Tầm phát hiện mục tiêu của kính ngắm(đêm) : 300(AS), 300m(Vintorez).
-Chiều dài súng trong trạng thái hành quân : 650m.
-Chiều dài súng trong trạng thái chiến đấu : 875mm(AS), 894mm(Vintorez).
-Hộp tiếp đạn : 10 hoặc 20v.
-Trọng lượng súng không hộp tiếp đạn, không kính ngắm : 2,6kg.
-Trọng lượng súng đầy đủ (hộp tiếp đạn và kính ngắm) : 3,41kg.
-Chiều dài nòng súng : 200mm.
-Tốc độ đạn : 280m/s.
-Tốc độ bắn 600v/phút.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/vss_1.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/vss_2.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/6b4cd99e.jpg)

Khẩu Vintorez.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1282723433_1246100353_000.jpg)

Khẩu trên Vintorez với băng tiếp đạn 10v, khẩu dưới VSK-94 "Val" với băng tiếp đạn 20v.




Bài tiếp theo tôi xin đưa thông tin về khẩu súng trường bắn tỉa VSSK "Xả khí" đây là khẩu súng bắn tỉa giảm thanh sử dụng đạn cỡ lớn 12,7mm. (Бесшумная крупнокалиберная снайперская винтовка ВКС / ВССК "Выхлоп").


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/11-16.jpg)

Khẩu VSSK.


Mời các bác cùng các bạn  VÀO ĐÂY  (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,18965.msg268328.html#new) để ta tiếp tục bàn về vũ khí khí tài!



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 01:05:45 pm
Bài viết dưới đây có tính chất tham khảo chứ không phải vũ khí trang bị trong sư đoàn BB.


SÚNG TRƯỜNG BẮN TỈA CỠ NÒNG LỚN VKC/VSSK "XẢ"/ Бесшумная крупнокалиберная снайперская винтовка ВКС / ВССК "Выхлоп".

Súng trường bắn tỉa có cỡ nòng lớn "Xả" (Бесшумная крупнокалиберная снайперская винтовка ВКС / ВССК "Выхлоп") , được chi nhánh là phòng thiết kế-chế tạo dụng cụ của Trung tân thiết kế súng thể thao, súng săn thành phố Tula phát triển năm 2002.
 VKC/VSSK " Xả " được phát triển theo đơn đặt hàng đặc biệt của Trung tâm đặc biệt thuộc cục an ninh LBN ((ЦСН) ФСБ ). Nếu không phải là Cục an ninh LB đặt sản xuất VSSK thì rất có thể sery súng này sẽ có tên : " Súng trường bắn tỉa hiệu ứng nhỏ Unmaskin".

Năm 2005 lần đầu tiên khẩu súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn VSSK được đưa ra giới thiệu tại triển lãm súng bắn tỉa tổ chức tại Moscow.
 Theo số liệu công bố, khẩu VSSK được sản xuất với số lượng nhỏ, chủ yếu trang bị cho Trung tâm đặc biệt thuộc cục an ninh LBN.

Mục đích phát triển khẩu súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn " Xả " VSSK là khi hoạt động (nổ súng) gây tiếng ồn nhỏ. VSSK cần đánh bại mục tiêu được bảo vệ ví dụ như mục tiêu lấp trong xe Bus, mục tiêu có trang bị áo giáp hạng nặng v.v..
 Tầm bắn hiệu quả của VSSK là 600m.

Súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn " Xả " VSSK sử dụng đạn có tốc độ cận âm (khoảng 290-295m/s). VSSK hiệu quả rất cao khi sử dụng đạn 59g (Đạn SC-130PT độ chính xác cao) hoặc đạn 76g (Đạn SC-130VPS với khả năng xuyên giáp). Đối với đạn SC-130PT độ chụm của đạn là 25mm trong cự li 100m(1MOA/góc phút). Đối với đạn SC-130VPS bảo đảm xuyên thủng tấm sắt dày 16mm ở cự li bắn 200m , hoặc áo giáp chống đạn hạng nặng lớp số 5 ở tầm bắn 100m.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/dan.jpg)


Từ trái sang phải đạn SC-130PT, SC-130PT2 và SC-130VPS.


Đạn súng VSSK loại đặc biệt được sản xuất có kích thước ngắn, tổng chiều dài viên đạn SC-130 là 97mm so với 145mm, đạn bình thường theo chuẩn Nga là 12,7mm x 108mm.

Súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn " Xả " VSSK có báng súng ngắn, phía trên súng có giá lắp kính ngắm ngày/đêm. Ở phía trước bệ súng có gắn 2 chân súng có thể gấp lại.


Thông số kỹ thuật:

-Cỡ đạn, мм    12.7х108/12,7х54мм/12.7х99 .
-Chiều dài súng có ống giảm thanh, мм    795.
-Chiều dài súng không có ống giảm thanh, мм    600.
-Trọng lượng súng khi không có kính ngắm và ống giảm thanh, кg    5.0
-Trọng lượng súng khi  có kính ngắm và ống giảm thanh, кg     7.0
-Hộp tiếp đạn :   5v.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/sung.jpg)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/2d253cb30317.jpg)


Nguồn:
http://calibr.ucoz.ru/publ/snajperskie_vintovki/rossija/besshumnaja_krupnokalibernaja_snajperskaja_vintovka_vks_vssk_quotvykhlopquot/121-1-0-179


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: nong_dan_wto trong 07 Tháng Mười Một, 2010, 03:47:18 pm
Tôi nghĩ là các loại súng snipe đặc biệt như đã giới thiệu ở trên (loại cỡ nòng lớn có giảm âm - KC/VSSK " Xả " được phát triển theo đơn đặt hàng đặc biệt của Trung tâm đặc biệt thuộc cục an ninh LBN ((ЦСН) ФСБ ) - chẳng hạn) chắc là để trang bị cho lực lượng đặc biệt của FSB hoặc cảnh sát chống bạo động, cảnh sát bảo vệ mục tiêu ... chứ không phải là vũ khí thông dụng trang bị trong Sư đoàn bộ binh Nga cũng như sư đoàn bộ binh Việt. Cho nên giới thiệu chúng cho biết vậy thôi, có lẽ là chưa hợp lắm với nội dung chủ đề.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 09 Tháng Mười Một, 2010, 05:17:07 pm
SÚNG TRƯỜNG BẮN TỈA SV-98/ снайперская винтовка СВ-98.



Khẩu súng bắn tỉa  SV-98/ СВ-98(снайперская винтовка) được phòng thiết kế nhà máy chế tạo máy thành phố IZEV phát triển -  ИЖМАШ( Ижевский Машинoстроенны завод).  SV-98 được cải tiến trên cơ sở khẩu súng thể thao cỡ nòng 7,62mm " Record-cism" ( Tương tự cách làm của nhà thiết kế súng trường bắn tỉa Blaser R93 Tactical). Thân súng và báng súng sử dụng chất liệu gỗ, ở phần báng súng có ốp tì má có thể điều chỉnh. Phía trước thân súng có gắn càng súng, có thể gập lại hoặc tháo dời.

Súng trường bắn tỉa SV-98 được trang bị cho các phân đội làm nhiệm vụ đặc biệt. Trong chiến dịch triệt phá quân phiến lọan Chesnya, các phân đội thuộc các đơn vị sức mạnh LBN thường được trang bị VS-98.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/SKtrongtaylinh.jpg)

Người ngồi giữa cầm SV-98 không lắp giảm thanh.


Máy súng SV-98 như ở nguyên mẫu súng thể thao " Record-cism" nhưng có điều chỉnh tăng khả năng khi bắn. Súng SV-98 bắn phát một và lên đạn cơ khí.

Kính ngắm quang học theo chuẩn được lắp cho SV-98 là kính DKS-07, bội số cố định là 7X.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/kinhng.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/kinhng3-1.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/kinhngam-1.jpg)

Nòng súng được làm bằng máy công cụ đặc biệt (quay-ren), khớp nối được cheo bên trong buồng đạn. Miệng súng có tiện khắc ren tam giác để lắp ống giảm thanh.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/giamthanh1.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/sung-2.jpg)

Theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất công bố , ở cự li 300m độ chụm của đạn là 50mm, nếu theo chuẩn của Mỹ sẽ là 0,6-0,7MOA ( 0,6-0,7 góc phút,  1 góc phút tương đương 76-78mm ở cự li 300m.).

Tầm bắn hiệu quả của SV-98 là 800m.



Thông số kỹ thuật:


-Cỡ nòng : 7,62mm x 54R.
-Trọng lượng súng : 6,2kg (không hộp tiếp đạn, không kính ngắm).
-Chiều dài súng : 1270mm(không lắp giảm thanh), 1445mm (lắp giảm thanh).
-Hộp tiếp đạn 10 v.
-Chiều dài nòng súng : 650mm.
-Tốc độ bắn : 10v/phút.
-Sơ tốc nòng : 820m/s.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/000bwffd.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/000by65z.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/000bzhkk.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/bang2.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/gialapkinh.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/hopdan.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/khoanong.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/sung-3.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1-61.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/linhbantia.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Negi trong 11 Tháng Mười Một, 2010, 07:20:48 am
SÚNG TRƯỜNG BẮN TỈA CỠ NÒNG LỚN VKC/VSSK

Liệu súng trên có liên quan gì đến SA-80 không nhỉ, em thấy nó giống quá.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Mười Một, 2010, 12:06:11 pm
SÚNG TRƯỜNG BẮN TỈA CỠ NÒNG LỚN VKC/VSSK

Liệu súng trên có liên quan gì đến SA-80 không nhỉ, em thấy nó giống quá.



Bạn Negi! Khẩu súng  SA-80 "Enfield"( thuộc chủng súng trường tấn công) được đưa vào trang bị cho quân đội Anh 1980, có cỡ nòng 5,56 x 45. SA-80 có hộp tiếp đạn giống với M16 và có cơ chế chích khí lạp đạn tự động. Khẩu SA-80 được cho là một trong những khẩu súng trường tấn công chính xác  nhất thế giới.

Thông số kỹ thuật:


Thuộc chủng súng trường tấn công.
-Trọng lượng (Không hộp tiếp đạn)3,8kg.
-Chiều dài súng : 785mm.
-Chiều dài nòng súng : 518mm.
-Sơ tốc nòng : 940m/s.
-Tầm bắn qua kính ngắm : 600m.
-Nhịp độ bắn : 610-775v/phút.
-Băng đạn có 2 loại, nhiều nhất chứa được 30v.

Nước sản xuất : Anh

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/SA80_2.jpg)


SA-80.




Còn đây là : SÚNG TRƯỜNG BẮN TỈA CỠ NÒNG LỚN VKC/VSSK.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/sung-4.jpg)


NÓ CÓ GIỐNG NHAU GÌ ĐÂU BẠN NEGI?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Negi trong 11 Tháng Mười Một, 2010, 05:49:39 pm
SA-80 thì em biết qua, khẩu súng đầu tiên em sử dụng là SAR-21 được làm dựa trên các tính năng của SAR-80 (nhưng nhẹ hơn)

Vì nhìn lướt qua kiểu dáng bull-up và nơi nhả đạn ra, em nghĩ là nó cũng hoạt động chế độ cơ chế chích khí lạp đạn tự động. Xin lỗi bác vì câu hỏi hơi thừa của em bên trên  :(

Nhưng khẩu súng VKC/VSSK bắn được đạn với vận tốc như bài bác nói thì, lính bắn tỉa như tụi em từ 100m đổ về chắc chả cần chỉnh tỷ lệ lực hút trái đất trên ống ngắm, chỉ điều chỉnh độ cong của đạn khi bị gió đẩy 8) Chỉ không biết là khi ốp mặt vào bắn thì cảm giác ra sao, vì có những khẩu như AMW hoặc SV-98 (trong bài của bác) có các miếng chịu động lực của súng và miếng lót mặt nên bắn rất dễ chịu.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: mrquang trong 11 Tháng Mười Một, 2010, 09:18:18 pm
SA-80 thì em biết qua, khẩu súng đầu tiên em sử dụng là SAR-21 được làm dựa trên các tính năng của SAR-80 (nhưng nhẹ hơn)

Vì nhìn lướt qua kiểu dáng bull-up và nơi nhả đạn ra, em nghĩ là nó cũng hoạt động chế độ cơ chế chích khí lạp đạn tự động. Xin lỗi bác vì câu hỏi hơi thừa của em bên trên  :(

Nhưng khẩu súng VKC/VSSK bắn được đạn với vận tốc như bài bác nói thì, lính bắn tỉa như tụi em từ 100m đổ về chắc chả cần chỉnh tỷ lệ lực hút trái đất trên ống ngắm, chỉ điều chỉnh độ cong của đạn khi bị gió đẩy 8) Chỉ không biết là khi ốp mặt vào bắn thì cảm giác ra sao, vì có những khẩu như AMW hoặc SV-98 (trong bài của bác) có các miếng chịu động lực của súng và miếng lót mặt nên bắn rất dễ chịu.

Khó hiểu nhỉ. Có bác nào thảo về bắn tỉa giải thích thêm tí cho anh em hiểu rõ hơn. Cứ tưởng dưới 100 m thì bắn bằng thước ngắm thường cũng phải đi chứ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Negi trong 11 Tháng Mười Một, 2010, 10:25:50 pm
À, cũng không khó hiểu lắm đâu. Tớ thì không biết huấn luyện bắn tỉa của VN thế nào, bên tớ thì nó thế này. Thường khi bắn tỉa, ống ngắm ta có 3 núm xoay. Núm xoay nhìn gần lại ( zoom) là bọc vòng quay thân.

Như hình chú này là đang chỉnh độ xa gần của ống ngắm

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/linhbantia.jpg)

Còn núm nằm ngang phía trên ống ngắm là ống điều chỉnh độ lệch của đạn khi gặp gió. ( ghét cái này nhất, vì bọn em bị bắt ngồi "cảm nhận" gió).

Núm nằm dọc trên ống ngắm là điều chỉnh hồng tâm theo độ lẹch của lực hút.

Lý do tại sao em nói câu trên, vì yếu tố đạn rất cũng là phần quan trọng với lính bắn tỉa. Sau khi sát định mục tiêu và loại đạn để tiêu diệt mục tiêu thì phải điều chỉnh độ ngắm lệch với lực hút của từng loại đạn. Có nhiều loại đạn khác nhau, cân nặng của chúng cũng khác ( lính bắn tỉa phải tập nhớ cân nặng, tính chất các loại đạn để còn điều chỉnh). Loại súng của bác longtrec bắn loại đạn nặng tới 76g, mà với nòng súng ngắn, lại bay được tốc độ đến được cận âm thì sức công phá là khỏi nói rồi. Và với tốc độ đạn như thế thì không cần thiết phải điều chỉnh lại. Chưa kể còn yếu tố đây là súng giảm thanh, nên yêu cầu tốc độ phải cận âm. Còn về yếu tố không khí nữa, nhưng mấy ông bên đội bắn tỉa kêu cái đấy không quan trọng lắm, vì ngoại trừ lên núi cao đánh nhau chứ, không khí ở khu dưới là giống nhau. Còn rất rất nhiều thứ


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 12:11:40 am
Súng bắn tỉa của Nga nếu dịch hết còn khoảng trên dưới 20 loại, có loại sử dụng cỡ đạn  lớn 12,7mm, tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm gần 2000m, có chế độ giảm giật đặc biệt .Về tốc độ thì súng trường bắn tỉa SV-98 ở bài trên có tốc độ rất cao : Sơ tốc nòng 820m/s.
 
 Những bài sau tôi chỉ dịch những loại súng bắn tỉa trang bị cho F BB thôi không có các bạn góp ý lạc đề thì... ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: kakashivn87 trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 05:24:49 am
Em thì nghĩ bác nên sửa luôn chủ đề thành " súng bắn tỉa- lịch sử và hiện tại" chủ đề này rất hay mà, lại có bác Negi từng là lính bắn tỉa nữa.
Em cũng rất muốn nghe về các xạ thủ bắn tỉa của QĐND VN nhưng khó tìm quá, các bác biết post lên đây luôn được không ạ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 12:03:12 pm
Em thì nghĩ bác nên sửa luôn chủ đề thành " súng bắn tỉa- lịch sử và hiện tại" chủ đề này rất hay mà, lại có bác Negi từng là lính bắn tỉa nữa.
Em cũng rất muốn nghe về các xạ thủ bắn tỉa của QĐND VN nhưng khó tìm quá, các bác biết post lên đây luôn được không ạ?

Hì! Bạn kakashivn87 ơi, tôi không muốn sửa chủ đề đâu vì súng bắn tỉa chỉ là 1 phần rất nhỏ được trang bị trong F BB Nga. Cấu chúc và trang bị của F BB Nga có nhiều điểm tương đồng với F BB của VN nhưng vũ khí đang dạng phong phú lắm, mà tôi thì đang muốn giới thiệu cái đang dạng phong phú này. ;D

Về áo giáp chống đạn cũng có vô số loại, mà có nhiều loại không được trang bị cho cấp F BB Nga thế mới bó buộc, còn không giới thiệu thì chẳng khác nào cho người ta ăn cơm mà không cho người ta uống nước. Ôi 2 chữ đậu phộng sao mà ghét nó thế.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 12 Tháng Mười Một, 2010, 12:58:06 pm
SÚNG TRƯỜNG BẮN TỈA OS-48/ OS-48K/Снайперская винтовка "ОЦ-48 / ОЦ-48К" .





Trong năm 2000, nhà thiết kế trẻ Владимир Злобин của trung tân thiết kế Tula về súng săn, súng thể thao đã đề xuất 1 ý tưởng : Làm sống lại khẩu súng bắn tỉa huyền thoại 1 thời , khẩu Mossin với mẫu 1891/1930.

Thực tế cho thấy khẩu  súng trường Mossin(винтовок Моссина ) có độ chụm đạn 3,5cm ở cự li 100m so với 8cm của khẩu súng trường bắn tỉa SVD. Đây là  thông số bình thường của súng bắn tỉa trong cuối thế kỷ 19. Nhưng thông số này không thể chấp nhận cho súng bắn tỉa của đầu thế kỷ 21. Trong thời đại hiện nay , súng bắn tỉa đòi hỏi phải có độ chính xác cao hơn, độ chụm đạn phải đạt được chuẩn 24mm/100m, 7cm/300m và 35cm/1200m.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/OC-48.jpg)

Khẩu súng trường bắn tỉa được cải tiến từ mẫu 1891/1930 có tên OS-48.


Khẩu súng trường bắn tỉa OS-48 có nòng súng nổi, gá chặt bên trên ốp thân súng sử dụng chất liệu gỗ. Ở phần đầu nòng khẩu OS-48 có bộ phận triệt tiêu hỏa khí (пламегаситель) ( dạng chớp lửa đầu nòng khi bắn ban đêm).

OS-48 có khóa nòng trượt, lên đạn cơ khí, khóa qui lát dài có đầu tròn như ở khẩu Mossin.

Báng súng OS-48 có ốp tì má có thể điều chỉnh tạo thuận lợi cho xạ thủ khi bắn.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/OC-48k.jpg)


OS-48K được cải tiến từ OS-48.



Khẩu súng trường bắn tỉa OS-48 được nâng cấp cải tiến thành OS-48K (ngắn hơn ) , được cung cấp hệ thống "Bullpup", chiều dài súng giảm còn 850cm so với 1250cm ở khẩu OS-48.

Qui lát được điều khiển thông qua lực kéo, liên kết với cặp bản lề đòn bẩy.

Băng tiếp đạn của OS-48K được gắn ở phía sau báng súng, đồng tâm với báng súng.

Súng có kính ngắm quang học đồng thời có cả thước ngắm cơ khí. Gáy báng súng ở khẩu OS-48K có sự đàn hồi do được làm từ cao su.

Trên nòng súng(cả 2 mẫu) có thể được gắn dây băng chống ảo ảnh (противомиражная лента), giúp loại trừ sự đốt nóng không đồng đều của mặt trời nên nòng súng. Đồng thời khi nổ súng nòng súng sẽ bị đốt nóng, khi đó sẽ xuất hiện giao động không khí không đồng đều trước kính ngắm. Sự giao động không khí không đồng đều trước kính ngắm tác động xấu tới xạ thủ và băng che nòng súng giúp loại trừ những hiện tượng trên.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/OC-48kban.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/28e85077f7d0.jpg)


Thông số kỹ thuật :

-Cỡ đạn cho 2 mẫu (OS-48 và OS-48K) : 7,62mm x 54(7N1).
-Chiều dài súng : 1250cm(OS-48) , 850cm(OS-48K).
-Chiều dài nòng súng : 730mm(2 mẫu (OS-48 và OS-48K)).
-Trọng lượng : 6kg (OS-48) và 5,5kg(OS-48K).
-Tầm bắn hiệu quả qua kính : 800m(cho2 mẫu (OS-48 và OS-48K)).

Súng được trang bị chân đế(càng súng) ở đầu ốp tay súng giúp ổn định đường ngắm cho xạ thủ. Thước ngắm cơ khí trên súng như ở mẫu năm 1930.

Kính ngắm quang học trang bị cho súng có thể là PSO-1(bội số 4) hoặc PSK-07(Bội số 7) hoặc có thể lắp kính ngắm đêm PKN-03. ở đầu nòng súng phần triệt tiêu hỏa khí có thể lắp giảm thanh(chiến thuật).

Súng được trang bị cho các phân đội cơ động đặc biệt, trinh sát, lính dù v.v...

Súng được tạo ra với nhiệm vụ đánh bại sinh lực đối phương có trang bị áo giáp chống đạn hoặc ẩn lấp trong các phương tiện không bọc thép.


Súng chỉ sản xuất khi có đơn đặt hàng.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1274632189_p0107.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 09:18:13 am
Bác longtrec có thể đưa ra các ưu nhược điểm của hai loại OS-48 và OS-48K không. ?
Và trong hai loại trên thì loại nào được sử dụng phổ biến hơn ạ ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Mười Một, 2010, 12:48:45 pm
SÚNG PHÓNG LỰU TỰ ĐỘNG AGS-17/30




Đầu những năm 1930, Liên Xô đã bắt đầu phát triển súng phóng lựu tự động 30mm AGS-17 Plamya, nhưng chương trình này đã bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.



(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/11-17.jpg)

Súng phóng lựu tự động AGS-17.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/22-8.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/33-3.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/44-4.jpg)


Cho tới năm 1969, nhu cầu trang bị súng phóng lựu tự động cho lục quân lại trở nên cấp thiết (ban đầu dự kiến phát triển để trang bị cho máy bay lên thẳng) dẫn đến sự ra đời của mẫu đầu tiên Nudelman của phòng thiết kế OKB-16 (nay là phòng thiết kế nổi tiếng KBP tại thành phố Tula), là cơ sở để chính thức sản xuất AGS-17 (Avtomatischeskyi Granatmyot Stankovyi – Súng phóng lựu tự động) vào năm 1971. Tới năm 1975, AGS-17 được đưa vào trang bị cho lục quân Xô-viết nói riêng và lục quân các nước khối Vác-xa-va nói chung. Hiện nay, súng được sản xuất tại Nhà máy cổ phần cơ khí Molot và Phòng thiết kế KBP. Ngoài ra súng còn được sản xuất ở Trung Quốc – trong các nhà máy quốc phòng theo giấy phép từ phía Nga và ở Xéc-bi (nước cộng hoà thuộc LB Nam Tư cũ).



Cuộc xung đột biên giới Xô – Trung cuối những năm 1960 đã thôi thúc các nhà thiết kế Xô-viết phải chế tạo ra một loại vũ khí mới hiệu quả để chống lại chiến thuật “biển người” của Trung Quốc. Đồng thời, từ những bài học từ chiến trường Việt Nam còn đang nói hổi, một số loại súng phóng lựu của lục quân Mỹ đã chứng tỏ được những năng lực trên thực tế. Loại vũ khí nhẹ nhàng này ra đời đã cung cấp cho bộ binh một hoả lực mạnh và hữu hiệu, chống lại bộ binh đối phương và các loại mục tiêu không có vũ trang khác như xe tải. Có điều, loại vũ khí này đã không có cơ hội để chống lại quân Bát Nhất của Trung Quốc, mà lại được sử dụng nhiều trong cuộc chiến tại Áp-ga-ni-xtan.





Trong biên chế bộ binh Nga hiện nay, súng phóng lựu tự động được trang bị xuống tới cấp đại đội. Với số lượng hai khẩu cho một đại đội, khi tiến công hay phòng ngự, súng phóng lựu tự động được được coi là lực lượng hoả lực rất cơ bản. Ngoài việc được trang bị làm lực lượng hoả lực cho bộ binh, loại súng này còn được lắp trên máy bay trực thăng, xe tải, xe bọc thép, xe com-măng-ca… súng thường được lắp kèm theo súng máy liên thanh, trên tháp pháo kèm theo pháo chính xe bọc thép…



Thiết kế nổi bật của súng AGS-17 là nòng súng được bọc nhôm dày, cò súng được điều khiển bằng điện tự động từ xa. Hoạt động theo nguyên lý đẩy lùi, đạn lựu của AGS-17 được nạp từ băng tiếp đạn mềm từ hộp bên tay phải của súng. Súng có thể được sử dụng cả thước ngắm cơ khí và kính ngắm quang học, trong đó phải kể đến kính ngắm quang học PAG-17 có độ khuếch đại 2,7 lần được lắp bên trái thân súng. Giá súng ba chân cho phép xạ thủ dễ dàng thay đổi góc tầm và góc hướng. Để thuận tiện cho mang vác, di chuyển, giá súng được thiết kế có thể dễ dàng gập gọn lại và xếp vào ba lô chuyên dụng. Đạn lựu được sử dụng cho súng có hai loại: VOG-17 và VOG-17M. Súng có thể bắn phát một, loạt ngắn 5 viên hoặc loạt dài 10 viên.






AGS-17 thường được so sánh với súng phóng lựu của Mỹ Mk.19 mod.3, với sơ tốc đạn hơi nhỏ hơn, tầm bắn cũng ngắn hơn, chỉ có các loại đạn lựu nổ mảnh chống bộ binh VOG-17 và VOG-17M, sau này là VOG-30 cải tiến cho hiệu quả sát thương có bán kính từ 7 – 9 mét… nhưng quan trọng là, súng Nga nhẹ bằng một nửa so với súng Mỹ và chỉ cần 2 chú lính tác xạ…



Các phiên bản súng phóng lựu AGS-17 như AGS-17A (9-A-800), 6S4 Minus, BP-30 sản xuất tại Nga, AGS-17 sản xuất tại Trung Quốc, M-93 tại Xéc-bi… Riêng AGS-17A được phát triển để lắp trên máy bay trực thăng tấn công Mi-24 Hind, có thân súng và nguyện lý làm việc tương tự như AGS-17 nhưng có một thay đổi nhỏ trong thiết kế của nòng súng. Đạn lựu được nạp từ hộp tiếp đạn 300 viên, tốc độ bắn từ 420 – 500 phát/phút. Để tác chiến ở vùng rừng núi, Nga còn phát triển một phiên bản đặc biệt có thể lắp đồng trục với súng máy phòng không NSV. Bên cạnh đó còn phải kể đến phiên bản súng phóng lựu điều khiển từ xa 6S4 Minus, trang bị cho bộ đội tác chiến phòng thủ trên khu vực rộng. Một người lính có thể điều khiển 4 súng một lúc từ một bàn điều khiển từ xa truyền lệnh bằng dây cáp tín hiệu. 6S4 Minus còn được trang bị một máy định tầm la-de, sử dụng nguồn cấp điện 24 vôn. Súng phóng lựu có góc tầm 35o và góc hướng 150o.



   Đặc tính kỹ - chiến thuật của AGS-17

    Cỡ nòng: 30x29B

    Nguyên lý hoạt động: khoá nòng lùi tự do.

    Kiểu: súng phóng lựu nạp đạn băng mềm.

    Chiều dài tổng thể: 840 mm

    Khối lượng: 18 kg với 12 kg của giá súng ba chân 6T8

    Tầm bắn hiệu lực: 800 mét với kính ngắm cơ khí; tối đa ~1700 mét với kính ngắm quang học

    Tốc độ bắn: 350 – 400 phát / phút.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/aa-1.jpg)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/cc.jpg)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/dd.jpg)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/bb.jpg)


Súng phóng lựu tự động ASG-30.

Súng phóng lựu tự động 30mm AGS-30 (TKP-722K) xuất hiện lần đầu tiên năm 1994. Nga dự kiến phát triển AGS-30 để thay thế cho AGS-17. Sự khác biệt chủ yếu của AGS-30 so với AGS-17 là giảm được tới 40% các bộ phận và do đó nhẹ hơn rất nhiều, trong khi vẫn có tầm bắn và tốc độ bắn tương tự như AGS-17. Lực giật của súng cũng giảm đi tới mức cho phép dùng báng súng để hỗ trợ ngắm bắn. AGS-30 sử dụng nguyên lý đẩy lùi, hộp tiếp đạn 300 viên, bắn đạn nổ mảnh kiểu cũ VOG-17, tốc độ bắn 395 – 425 viên / phút, tầm bắn tối đa 1.730 mét. Súng vẫn được lắp trên giá ba chân nhẹ hơn nhưng chân đế rộng hơn, cho phép súng bắn có thể đặt được trên mặt đất mềm và không cần chuẩn bị trước.



    Đặc tính kỹ - chiến thuật của AGS-30

    Cỡ nòng: 30x29B

    Nguyên lý hoạt động: khoá nòng lùi tự do.

    Kiểu: súng phóng lựu nạp đạn băng mềm.

    Chiều dài tổng thể: 1.100 mm

    Khối lượng: 16 kg kể cả giá súng ba chân.

    Tầm bắn hiệu lực: 800 mét với kính ngắm cơ khí; tối đa ~1700 mét với kính ngắm quang học

    Tốc độ bắn: ~ 400 phát / phút.






Bài viết được lấy từ nguồn : http://buithixuan.info/forum/showthread.php?t=3338&page=1

Hình ảnh được lấy từ Google.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 10:09:58 pm
SÚNG PHÓNG LỰU TỰ ĐỘNG "BALKAN" 6G27 /автоматический гранатомет "Балкан" 6Г27 (Россия)



Súng phóng lựu tự động :Balkan" (Mã hiệu GRAU 6G27) có nguồn gốc từ TKB-0134 do Trung tâm  nghiêm cứu-thiết kế súng thể thao , súng săn Tula phát triển trong thập niên 80 của thế kỷ trước
(ЦКИБ СОО-Центральное конструкторское исследовательское бюро спортивного и охотничьего оружия).

Khi phát triển súng phóng lựu TKB-0134 phòng thiết kế Tula đã cải thiện đáng kể phạm vi hiệu quả , tầm bắn của súng so với AGS-17 (cỡ nòng 30mm).

Để tăng tầm bắn cho súng phóng lựu "Balkan" các nhà thiết kế đã phải sử dụng đạn không các tút ( vỏ đạn được phóng đi cùng quả đạn) và đường kính quả đạn là 40mm. Đây là giải pháp kỹ thuật tương tự như đạn VOG-25 dùng cho súng phóng lựu GP-25.

Trong thập niên 90, tình hình kinh tế Nga rất khó khăn làm ảnh hưởng tiêu cực tới việc phát triển súng phóng lựu "Balkan".

Hiện nay việc phát triển và hoàn thiện súng phóng lựu tự động "Balkan" đã được nối lại. Súng phóng lựu "Balkan" 6G27 sử dụng đạn 7P39 do xí nghiệp nghiêm cứu-Sản xuất "Khí cụ" LBN sản xuất (ФГУП ГНПП "Прибор"- федеральное государственное унитарное предприятие ,  государственное научно-производственное предприятие).

Năm 2008 "Khí cụ" đưa ra thử nghiệm súng phóng lựu tự động "Balkan" với 1 số cơ chế đạn, cuộc thử nghiệm thành công trong thời gian tới sẽ chính thức trang bị cho các đơn vị BB trong toàn Quân đội LBN.

Súng phóng lựu "Balkan" 40mm gia tăng tầm bắn lên 2500m, hiệu quả tiêu diệt mục tiêu tăng 2 lần so với ASG-17 và ASG-30.

Súng phóng lựu tự động "Balkan" sử dụng chích khí tự động, pít tông khí thực hiện luôn vai trò kim hỏa và kết nối chặt chẽ với qui lát. Đây là giả pháp kỹ thuật cần thiết với đạn không các tút 7P39.


Thực hiện bắn "Balkan" 6G27 :

Việc đầu tiên là mở khóa qui lát, đẩy qui lát ép chặt viên đạn vào buồng đạn, kim hỏa ở đầu qui lát lúc này tiếp tục chuyển động về phía trước đập vào kíp nổ của quả đạn (nằm chính giữa ở đuôi quả đạn), dưới tác dụng của lò xo . Áp suất trong buồng đạn tăng đột ngột đẩy quả đạn bắn khỏi nòng súng lao về phía trước. Một phần khí thuốc súng được phụt lại qua 4 lỗ xung quanh đuôi đạn mà trước khi bắn được bít kín bằng màng keo mỏng, đây chính là giải pháp kỹ thuật đặc sắc của "Balkan". Một phần khí thuốc súng phụt lại ép chặt vào pít tông khí (qui lát) ở đầu gắn kim hỏa đẩy nó lùi lại đủ để mở khóa qui lát đẩy viên đạn tiếp theo vào buồng đạn.

Dây đạn của "Balkan" 6G27 được đưa từ phải qua trái, thùng đạn được gắn bên phải súng chứa 2 dây đạn mỗi dây 20v.

Súng phóng lựu tự động "Balkan" được đặt trên thân giá của ASG-17 nhưng có bổ sung thêm ghế ngồi cho xạ thủ.
 Súng phóng lựu "Balkan" có thể được lắp kính ngắm quang học.



Thông số kỹ thuật:

Cỡ nòng: 40 мм
Thuộc chủng súng phóng lựu tự động.
Chiều dài súng : không có thông số.
Trọng lượng súng : 32 кg (súng với giá súng) + 14 кg (thùng đạn với 2 dây đạn mỗi dây 20v)
Tầm bắn hiệu quả:  2500 м
Tốc độ bắn : 400v/phút.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/balkan-1.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/balkan-3.jpg)

Súng phóng lựu tự động "Balkan".

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/balkan-2.jpg)

Dây đạn.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/balkan-4.jpg)

Quả đạn 7P39 không các tút với kíp nổ ở giữa và 4 lỗ chích khí được bít lại bởi màng keo mỏng.




Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Mười Một, 2010, 08:22:57 pm
ÁO GIÁP CHỐNG ĐẠN.


 Nhắc tới khí tài trang bị cho Sư đoàn BB Nga không thể không nói tới áo giáp. Có 2 loại áo giáp được trang bị cho F BB Nga là áo giáp chống đạn nguội, có nghĩa là nó có thể chống lại các loại đạn được bắn ra từ súng ngắn, tiểu liên, súng bắn tỉa. Loại áo giáp thứ 2 là áo giáp đặc biệt , dùng trang bị cho các D công binh trong F BB Nga để rà phá bom mìn.

Ta hãy cùng nhau ngược dòng thời gian tìm hiểu lịch sử ra đời của áo giáp!



Lịch sử ra đời :


Trong trận đánh Inkerman bettle(1854) Bộ binh Nga chẳng khác nào những chiếc bia di động trên chiến trường. Rồi trận Gety Shyrg (1863) buộc các nhà quân sự Nga không chỉ thay đổi chiến thuật , chiến lược mà cần trang bị các tấm chắn thép để bảo vệ người lính tốt hơn.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/aoco1.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/aoco.jpg)






Năm 1886, Nga lần đầu tiên thử nghiệm trên chiến trường tấm khiêng thép của nhà thiết kế-đại tá Fisher với các lỗ châu mai giúp người lính BB có thể bắn qua các lỗ này. Nhưng tiếc thay, nó quá mỏng bị xuyên thủng ngay bởi đạn súng trường của đối phương.



Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), quân Nhật bao vây cảng Port-Arthur, lính Nhật sử dụng các tấm thép do Anh sản xuất. nhưng với kích thước 1mx0,5m, trọng lượng 20kg lại quá nặng. Người lính không thể vừa khiêng tấm  thép này vận động tấn công với ba nô súng đạn. Sau đó Người Nhật nảy ra sáng kiến đặt các tấm khiêng thép này lên 2 bánh xe và đẩy. Rồi những hộp thép lần lượt ra đời trên các bánh xe mà động cơ chính là đôi chân người lính BB (Động cơ cơm  ;D).

Cuối cùng thì người Đức thực tế nhất, họ đã quay lại với  "mẫu áo " đã có trước đó (Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20) trang bị cho các trung đoàn để chống lại cái lạnh của vũ khí . Kiểu áo này chính là nền tảng để thiết kế các mẫu áo giáp sau này.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/1-3.jpg)


Hóa ra là ý tưởng ở ngay trước mắt, chỉ có điều ai là người nhận thấy và áp dụng nó mà thôi.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/duc.jpg)

Cuộc thử nghiệm áo giáp đầu tiên 1923.



Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, không chỉ có Nga mà hầu hết các nước tham chiến đều trang bị áo giáp chắn ngực cho người lính.

Năm 1938 Liên Xô bắt đầu trang bị hạn chế  " áo giáp " cho BB mà thực chất là các tấm thép mỏng che ngực  có tên là : SN-38(SN-1). Năm 1941, chiến tranh vệ quốc nổ ra, LX bắt đầu sản xuất áo  giáp chắn ngực trang bị cho BB là SN-42(SN-2).  Áo giáp chắn ngực SN-42(SN-2) gồm 2 tấm thép có độ dày 3mm( trên và dưới). Năm 1946 liên Xô sản xuất sản xuất áo giáp che ngực SN-46(SN-3) có thể chịu được đạn súng máy PPSH hoặc  МR-40 ở cự li 25m, áo giáp có tấm thép dày 5mm.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2-3.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/aonga.jpg)



Bài sau : Các tiêu chuẩn phân loại áo giáp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 18 Tháng Mười Một, 2010, 03:12:57 pm
CÁC TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI ÁO GIÁP (NGA).



Theo tiêu chuẩn Nga (ГОСТ Р 50744-95) áo giáp được phân chia thành 6 cấp dưới đây,mỗi cấp chịu được các loại đạn tương ứng:

Cấp I:

-Loại súng :Súng ngắn markarov  , cỡ đạn :   9mm(57-Н-181С)  , lõi đạn :thép , trọng lượng :    5,9g , vận tốc đạn:    290-315m/s.
-Loại súng : Col “Nаgаn”    , cỡ đạn : 7,62 мм ( 57-Н-122 )   , lõi đạn : Chì ,   trọng lượng  : 6,8g , tốc độ đạn :    275-295m/s.

Cấp II

-Loại súng : kích cỡ nhỏ (PSM/ПСМ) , cỡ đạn :   5,45 мм ( МПЦ 7Н7 ) , lõi đạn :thép    trọng lượng :2,5g , tốc độ đạn :    310-335m/s.
-Loại súng : súng ngắn Токаrеv (ТТ-33 , Vn gọi là K-54) , cỡ đạn :   7,62мм( 57-Н-134С) , lõi đạn    : thép , trọng lượng :   5,5g, tốc độ đạn :    415-445m/s.

Cấp II(A):
-Loại súng : Súng săn   , cỡ đạn :   18,5 мм  , lõi đạn :    Chì  , trọng lượng :   35,0g  , tốc độ đạn :    390-410m/s.


Cấp III:

-Loại súng : АК-74    , cỡ đạn : 5,45 мм ( 7Н6 ) , lõi đạn :   thép , trọng lượng :   3,5g  , tốc độ đạn :    900m/s.
-Loại súng :  АКМ  , cỡ đạn    7,62 мм( mẫu 1943- 57-Н-231)  , lõi đạn :    thép , trọng lượng :    7,9g  , tốc độ đạn :    710-740m/s.

Cấp VI:

-Loại súng :  АК-74 , cỡ đạn :    5,45 мм( 7Н10)  , lõi đạn : thép-Xử lý nhiệt , trọng lượng :   3,4 g  , tốc độ đạn :   890-910m/s.

Cấp V:

-Loại súng : Súng bắn tỉa  SVD Dragunov   , cỡ đạn : 7,62 мм (57-Н-323С) , lõi đạn : thép    ,  trọng lượng :   9,6g , tốc độ đạn :    820-840m/s.
-Loại súng  :  АКМ , cỡ đạn : 7,62 мм ( 57-Н-231) , lõi đạn : thép- Xử lý nhiệt , trọng lượng :     7,9g , tốc độ đạn :     710-740m/s.


Cấp V(A):

-Loại súng :  АКМ    , cỡ đạn : 7,62 мм ( 57-БЗ-231) , lõi đạn : Đặc biệt , trọng lượng :   7,4g , tốc độ đạn :    720-750m/s.

Cấp VI:

-Loại súng : súng bắn tỉa SVD Dragunov , cỡ đạn :   7,62 мм (СТ-М2)   ,  lõi đạn :   Thép-Xử lý nhiệt , trọng lượng đạn :   9,6g , tốc độ đạn :   830m/s.


Cấp VI(A):

-Loại súng : Súng bắn tỉa SVD Dragunov , cỡ đạn :    7,62 мм ( 7-БЗ-3 ) , lõi đạn :   Đặc biệt , trọng lượng đạn :   10,4g  , tốc độ đạn :    800-835m/s.



Một vài mẫu áo giáp chống đạn và giá thành của chúng:



(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/1-5.jpg)

Mẫu sao giáp Kazak-4(S/N-02) giá : 24700p tương đương 800$.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2-5.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/6B15L.jpg)

Mẫu 6B15L giá 2500p tương đương 830$.










Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Mười Một, 2010, 06:45:15 pm
HÌNH ẢNH 1 SỐ MẪU ÁO GIÁP HẠNG NẶNG.



(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/bcb3cf8f.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/eca8bee4.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/f9240a88.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/8d8a2c3e.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/079084d4.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/b68d3697.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/e9128e58.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/b68d3697.jpg)



(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/075e0af6.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 20 Tháng Mười Một, 2010, 04:35:04 pm
SÚNG PHÓNG LỰU-VŨ KHÍ  CHỐNG TĂNG TRANG BỊ CHO BỘ BINH.




1-Súng phóng lựu RPG/РПГ-2( Việt Nam gọi là B-40) trang bị năm 1949.


Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, với những kinh nghiệm chế tạo súng chống tăng, nhằm phát triển, tăng khả năng cho súng phóng lựu chống tăng. Trên cơ sở khẩu súng phóng lựu chống tăng của Đức "Faustpatron", Liên Xô đã chế tạo thành công khẩu súng phóng lựu RPG-2(B40). Khác với Faustpatron RPG-2 có cơ chế điểm hỏa bằng cò súng được gắn sát với tay cầm. Thước ngắm của RPG-2 có thể điều chỉnh, đây là khẩu súng phóng lựu chống tăng tin cậy Liên Xô đã viện chợ cho nhiều nước XHXN anh em trong đó có VN. Năm 1957 , RPG-2 được trang bị thêm kính ngắm hồng ngoại nhìn đêm(NSP/НСП-2) và nhận mã hiệu RPG-2N

Thông số cơ bản:

-Cỡ nòng 40 мм

-Đường kính quả đạn lựu : 80 мм

-Trọng lượng : 2,86 кg

-Trọng lượng thuốc nổ trong quả đạn : 0,22kg
-Chiều dài súng :  950 мм

-Sơ tốc nòng :  84 м/s
-Tốc độ bắn chiến đấu :  4-6 v/phút

-Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm : 150 м
-Khả năng xuyên giáp : 200mm.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/1-8.jpg)


2-Súng phóng lựu RPG-7(B41)trang bị 1961.


RPG-7 Được chế tạo để chống lại xe tăng, pháo tự hành, các phương tiện bọc thép đồng thời cũng có thể dùng tiêu diệt sinh lực đối phương . RPG-7 ngày nay không những còn trong biên chế của BB Nga mà nó còn đang phục vụ trong quân đội của trên 50 nước trên thế giới. RPG-7 được nhiều nước trên thế giới sản xuất trong đó có Việt nam.
 Phiên bản nâng cấp của RPG-7 là RPG-7D.

Thông số kỹ thuật cơ bản:

-Cỡ nòng , мм   : 40(RPG-7)       40(RPG-7D)
-Đường kính quả đạn lựu  мм :   85; 70(RPG-7)  ,    85; 70(RPG-7D)
-Chiều dài súng khi tác chiến, мм   : 950   (RPG-7)    , 960(RPG-7).

-Trọng lượng súng , кg   6,3(RPG-7) ,   6,3(RPG-7D)
-Trọng lượng quả đạn lựu, кg:   2.2; 2.0(RPG-7)  ,   2.2; 2.0(RPG-7D)
-Tốc độ tối đa của quả đạn, м/s   : 300(RPG-7) ,   300(RPG-7D)
-Tốc độ bắn chiến đấu :    4-6v/phút.
-Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm  м:    300(SPG-7) ,   300(SPG-7D).


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2-8.jpg)

RPG-7.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/3-8.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/4-6.png)

RPG-7 với các loại đạn PG/ПГ-7VM/ВМ (trong nòng), từ trái sang phải
- Đạn PG/ПГ-7ВР(VR)
-Đạn PG/ПГ-7VL(ВЛ)
-Đạn TBG/ТБГ-7V(В)
-Đạn OG/ОГ-7V(В).





3-Súng phóng lựu RPG-16"Grom"


Trên cơ sở của khẩu súng phóng lựu chống tăng RPG-7, Liên Xô sản xuất ra mẫu súng phóng lựu  RPG-16"Grom" trang bị cho lính dù , súng được chấp nhận trang bị 1970. Nòng súng RPG-16"Grom" tăng lên 73mm ,gồm 2 phần có thể tháo dời bao gồm nòng phía trước và ống loa( buồng đốt thuốc súng phía sau). Nòng súng được gắn dụng cụ ngắm, phía dưới là tay súng. Buồng đốt khí thuốc súng bên ngoài được ốp nhựa tổng hợp để tránh gây bỏng cho xạ thủ khi tác chiến. Cơ cấu điểm hỏa của súng sử dụng máy phát sung điện, tức là khi bắn dùng sung điện đốt cháy kíp điện. RPG-16"Grom" được trang bị kính ngắm quang học PGO-12(Bội số 2,7), ngoài ra còn có thể nhắm bắn qua kính cơ khí.

Đạn của súng phóng lựu RPG-16 là PG-16V có đường kính bằng với đường kính nòng súng, đạn có động cơ phản lực thuộc chủng xuyêm lõm. Trong quá trình bay, để ổn định đường đạn, khí thuốc phóng thóat ra từ 8 lỗ khoan ở đuôi quả đạn.

Thông số cơ bản của RPG-16 "Grom"/ РПГ-16 «Гром»

-Cỡ nòng, мм 73
-Đường kính quả đan, мм 73
-Đạn PG-16V/ ПГ-16В
-Chiều dài súng, мм 1104
-Trọng lượng súng, кg:  9,6
-Trọng lượng đạn, кg : 1,65
-Chiều dài đạn, мм : 685
-Sơ tốc đầu nòng, м/s :  250
-Tốc độ tối đa , м/s : 475
-Tốc độ bắn chiến đấu : 4v/phút.
-Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm, м : 300-500


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/4-7.jpg)

RPG-16.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/6-4.jpg)

Quả đạn PG-16V .



Còn tiếp




Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 04:04:35 pm
SÚNG PHUN LỬA.





1-Súng phun lửa(phóng hỏa) RPO" Rys"/РПО "Рысь"(реактивный пехотный огнемёт).  


Súng phun lửa(phóng hỏa) động cơ phản lực RPO "Rys" được trang bị cho Bộ Binh Xô Viết năm 1975. Súng có cấu trúc sử dụng nhiều chi tiết bộ phận của súng phóng lựu RPG-16. Súng RPO "Rys" sử dụng 2 loại đạn là đạn chứa chất gây cháy ("Рысь-З") và đạn chứa hợp chất tạo khói ("Рысь-Д").

Quả đạn của RPO "Rys" có vỏ bằng nhựa hỗn hợp, hình dáng tựa như viên thuốc con nhộng khổng lồ nên nó mới có tên (капсулa). Bên trong quả đạn chứa hỗn hợp hóa chất (gây cháy hoặc tạo khói), hạt nổ và động cơ phản lực nhiên liệu rắn. Hạt nổ của quả đạn được liên kết với  bộ khởi động (пусковoe устройство). Kích hoạt hạt nổ sử dụng xung điện, bộ phát xung điện bố trí gần tay súng.

Khi bắn, hạt nổ bị kích hoạt bởi xung điện phát lửa, lửa truyền qua ống dẫn đến đốt thuốc phóng động cơ phản lực. Trong quá trình bay, quả đạn được cân bằng nhờ cánh đuôi tự xoay quanh trục dọc quả đạn.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/1-9.jpg)

Quả đạn của súng phun lửa (phóng hỏa) động cơ phản lực RPO "Rys" .
1- phần chứa hỗn hợp, 2- cánh đuôi giúp cân bằng quỹ đạo cho quả đạn, 3- động cơ phản lực.


Súng phun lửa(phóng hỏa) RPO "Rys" được trang bị kính ngắm cơ khí .


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2-9.jpg)

1-Thước ngắm , 2- Càng súng , 3- Cơ cấu điểm hỏa điện,  4- Thiết bị đầu cuối , 5- dây đeo.



Năm 1984, phòng thiết kế sản xuất khí cụ Tula nghiêm cứu phát triển súng phun lửa( phóng hỏa) động cơ phản lực trang bị cho BB thế hệ mới. Năm 1988 súng phun lửa(phóng hỏa) được chấp nhận và nhận mã hiệu :
 RPO " Shmel" (Реактивный пехотный огнемет РПО-А "Шмель").
Súng phun lửa (phóng hỏa) phản lực RPO " Shmel"  là súng phun lửa (phóng hỏa) sử dụng 1 lần, với 3 loại đầu đạn cơ bản:
1- RPO-A đầu đạn " thermobaric ".
2-RPO-3 đầu đạn cháy.
3-RPO-D đầu đạn khói(tạo màn khói tức thì).


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/bb-a.jpg)

Súng phun lửa(phóng hỏa) RPO " Shmel" với quả đạn RPO-A.


Phiên bản nâng cấp của súng phun lửa (phóng hỏa) phản lực RPO " Shmel" là : RPO " Shmel-M" hay còn có tên khác là RPO-2 "Prizh"(РПО-2 "Приз"). Đây là sản phẩm của thế kỷ 21 với nhiều tính năng ưu việt và kích cỡ gọn nhẹ.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/bb.jpg)


Súng phun lửa (phóng hỏa) phản lực RPO " Shmel-M".
   



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: spetsnaz GRU trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 05:25:56 pm
SÚNG PHUN LỬA.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/bb.jpg)

Súng phun lửa phản lực RPO " Shmel-M".

Cái này gọi là súng phun lửa có vẻ không chuẩn bác ạ!

Gọi nó là ống phóng đạn cháy nghe hợp lý hơn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 21 Tháng Mười Một, 2010, 05:50:23 pm
SÚNG PHUN LỬA.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/bb.jpg)

Súng phun lửa phản lực RPO " Shmel-M".

Cái này gọi là súng phun lửa có vẻ không chuẩn bác ạ!

Gọi nó là ống phóng đạn cháy nghe hợp lý hơn.

Thực tế thì đúng như bạn nói, bản thân súng không chỉ phóng đạn gây cháy mà còn phóng đạn tạo hiệu ứng nhiệt và tạo màn khói. Khi dịch tôi cũng phân vân lắm, nhưng người Nga họ viết là : Реактивный пехотный огнемет РПО nên tôi chỉ có thể dịch là : Súng phun lửa(phóng hỏa) phản lực trang bị cho BB thôi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 05:39:22 pm
SÚNG PHÓNG LỰU PHẢN LỰC CHỐNG TĂNG RPG-18.
             
(реактивный противотанковый гранатомет )
.




Súng phóng lựu phản lực chống tăng RPG "Mukha"/ "Муха" do nhóm thiết kế đứng đầu là Барабошкин В.И.  và Рогозин И.Е. phát triển năm 1971. RPG-18 "Mukha" được thử nhiệm thành công trên bãi thử sau đó. Năm 1972 RPG-18 "Mukha" được tiếp nhận trang bị cho các đơn vị BB Xô Viết nhằm thay thế súng chống tăng sách tay , sử dụng đạn thuôc chủng xuyên lõm RPG-3.

Bộ khởi động của RPG-18 "Mukha" tương tự như của M72, nòng súng được lồng vào nhau(dạng như ống kính viễn vọng). Ống bên trong được làm từ hợp kim nhôm 65HZD1T hoặc  65HZAMg6M, ống bên ngoài được làm từ sợi thủy tinh mác T13 đã ngâm tẩm sơn EP22.
 Nhờ cơ cấu ống phóng lồng vào nhau mà RPG-18 "Mukha" có chiều dài khi tác chiến là 1050mm (Chiều dài ống phóng ở vị trí hành quân 705mm).


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/5-7.jpg)


Đạn của RPG-18 "Mukha" được lắp sẵn bên trong ống phóng,  lá thép hãm kẹp chặt quả đạn với ống phóng. Khi bắn quả đạn phá lá thép hãm, khi ra khỏi ống phóng 2 cánh đuôi quả đạn tự mở ra có tác dụng cân bằng cho quả đạn trong quỹ đạo.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/1-11.jpg)

Bên trong ống phóng phía trên cheo cơ chế điểm hỏa,  cơ cấu khóa phong tỏa và hạt đánh lửa , tất cả được bố trí trong 1 hộp , nút điểm hỏa nằm bên ngoài ống phóng. Hạt lửa được được gắn phía sau ống phóng, khi hạt lửa (có dạng viên thuốc) bị kích hoạt tạo ra tia lửa đốt cháy thuốc phóng dạng rắn đẩy quả đạn lao ra khỏi ống phóng với nguyên lý phản lực. Cơ cấu khóa an toàn bố trí phía sau, trong ống phóng nhằm khóa cơ cấu điểm hỏa khi hành quân , loại bỏ khả năng sảy ra điểm hỏa ngoài ý muốn. Ngoài ra cơ cấu khóa an toàn không cho phép tác chiến khi ống phóng chưa được kéo ra hết.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/6-6.jpg)


Cơ cấu điểm hỏa và ống dẫn khí thuốc phóng.


Khi chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu RPG-18 "Mukha" chỉ cần mở lắp ống phóng phía sau, sau đó kéo ống phóng ra hết cỡ và mở lắp trước ( mở an toàn) .


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/8-1.jpg)


Đầu ruồi của RPG-18 "Mukha" có vòng bao quanh, giữa có khe ngắm là 1 tấm kính trong suốt lồng vừa khít với vòng thép bao quang của đầu ruồi. Trên tấm kính khắc số 5-10-15-20 tương ứng với 50m-100m-150m-200m. Ở phiên bản đầu của RPG-18 "Mukha" sử dụng thước ngắm cơ khí khắc 15 vạch ngang dùng để xác định cự li từ điểm bắn tới mục tiêu.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/aa-1.jpg)


1- Đầu ruồi, 2-Khúc xạ , 3-Trục đầu ruồi, 4-Khung vòng bao quanh , 5- Mặt kính(khắc 5-10-15-20) , 6-Đầu ruồi dùng trong trường hợp bị giới hạn tầm nhìn , 7- Lỗ khúc xạ trên dưới, 8- Lá thép che , 9- Khe ngắm trong trường hợp bị giới hạn tầm nhìn.




Còn tiếp.





Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 26 Tháng Mười Một, 2010, 03:10:39 pm
Tiếp theo và hết.



Cơ cấu ngắm bắn qua lỗ khúc xạ, gồm 1 trụ thép có 2 lỗ khúc xạ liền nhau(trên dưới). Lỗ phía trên dùng nhắm bắn khi nhiệt độ không khí xung quanh từ 0°С đến -50°С (Xạ thủ súng phóng lựu chống tăng đều hiểu nôm na lỗ khúc xạ này dùng nhắm bắn khi mùa đông). Lỗ khúc xạ bên dưới dùng nhắm bắn khi nhiệt độ môi trường xung quanh từ 0°С đến +50°С (dùng nhắm bắn mùa hè). Lá thép che được uốn cong phần dưới cố định vị trí âm dương.

Cột trụ khúc xạ khi tác chiến nó cần quay theo hướng ngược lại(theo hướng khóa nòng), ở chân cột trụ sẽ nòi ra 1 chốt, cần ấn chốt an toàn này trước khi thực hiện cơ chế điểm hỏa.

Bên ngoài ống phóng RPG-18 "Mukha" có 2 nhãn mác, một bên trái hướng dẫn chức năng sử dụng súng, nhãn mác phải hướng dẫn các bước an toàn khi sử dụng súng.

Súng phóng lựu RPG-18 "Mukha" có quả đạn với liều thuốc phóng phản lực, trong đầu quả đạn được nén thuốc nổ liều xuyên lõm  hình phễu trọng lượng 312g. Đầu quả đạn được chắn bằng vật liệu thấu kính trơ ( с инертной линзой (экраном)). Đầu kíp nổ áp điện VP-18 (пьезоэлектрический головодонный взрыватель ВП-18) có hình nón với sự tính toán tự hủy khi quả đạn không trúng đích.


Thông số kỹ thuật :

-Đường kính quả đạn :  64 мм

-Chiều dài súng khi ở vị trí hành quân :  705 мм

-Chiều dì súng ở vị trí chiến đấu : 1050 мм

-Trọng lượng súng(gồm cả đạn):  2,6 кg.

-Trọng lượng quả đạn : 1,4 кg.

-Sơ tốc nòng :  114 м/s.

-Tốc độ tối đa của quả đạn :  475 м/s.

-Tốc độ bắn  4 v/phút.

-Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm :  200 м.

-Tầm bắn ứng dụng tối đa(không qua kính ngắn) : 135 м.

-Ở góc 60o, quả đạn VP-18 có khả năng xuyên thép dày 150 мм.



(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/1-13.jpg)

Thước ngắm và cơ cấu điểm hỏa.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2-11.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/3-10.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/4-9.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: vyhachit trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 04:10:45 pm
(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/duc.jpg)

Cuộc thử nghiệm áo giáp đầu tiên 1923.



Biết là vi phạm nhưng nhà em cứ hỏi, vì buồn cười quá

Ngộ nhỡ cái áo giáp này nó chưa đạt chuẩn thì anh lính kia sẽ ra sao ạ?  ;D ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 04:14:35 pm

Cuộc thử nghiệm áo giáp đầu tiên 1923.


Biết là vi phạm nhưng nhà em cứ hỏi, vì buồn cười quá

Ngộ nhỡ cái áo giáp này nó chưa đạt chuẩn thì anh lính kia sẽ ra sao ạ?  ;D ;D
[/quote]
Em nghĩ trước khi thử với người thì áo giáp này hay bất kỳ loại giáp nào cũng phải trải qua các thí nghiệm khác. Thử mặc lên người thật là thí nghiệm gần như cuối cùng trước khi được chấp nhận.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 04:58:30 pm

Cuộc thử nghiệm áo giáp đầu tiên 1923.


Biết là vi phạm nhưng nhà em cứ hỏi, vì buồn cười quá

Ngộ nhỡ cái áo giáp này nó chưa đạt chuẩn thì anh lính kia sẽ ra sao ạ?  ;D ;D
Em nghĩ trước khi thử với người thì áo giáp này hay bất kỳ loại giáp nào cũng phải trải qua các thí nghiệm khác. Thử mặc lên người thật là thí nghiệm gần như cuối cùng trước khi được chấp nhận.
[/quote]
-------------------------------------------------------------------------------------------------

Chắc người ta thử chán rồi, được chấp nhận mới mang ra chụp ảnh quảng cáo, cái thời 1923 đâu có máy ảnh kỹ thuật số mà chụp chơi. Vả lại khi chụp ảnh có thể sử dụng đạn với lượng thuốc súng hạn chế tránh gây sát thương cho người mặc áo giáp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 27 Tháng Mười Một, 2010, 05:33:08 pm
SÚNG PHÓNG LỰU PHẢN LỰC CHỐNG TĂNG RPG-22 " NETTO"/(реактивный противотанковый гранатомет рпг-22 "Нетто" ).




Súng phóng lựu phản lực chống tăng RPG-22 được phát triển cuối những năm 1970, đây chính là phiên bản súng chống tăng phát triển tiếp nối của RPG-18 "Mukha".

Năm 1980 súng phóng lựu phản lực chống tăng RPG-22 được chấp nhận trang bị với mã hiệu: "Netto/Нетто" và được sản xuất kéo dài tới năm 1993.

Nếu đem so sánh súng phóng lựu phản lực chống tăng RPG-22"Netto" với súng phóng lựu phản lực chống tăng RPG-18 "Mukha" thì RPG-22"Netto" có khả năng xuyên giáp dày hơn, tầm bắn xa hơn(sơ tốc quả đạn lớn hơn) và đặc biệt có kích cỡ khi tác chiến gọn nhẹ hơn so với RPG-18"Mukha".

súng phóng lựu phản lực chống tăng RPG-22"Netto" sử dụng đạn thuộc chủng xuyên lõm PG-22, đường kính quả đạn 72,5mm. Động cơ thuốc súng phản lực, ống phóng sử dụng 1 lần. Đuôi quả đạn có 3 cánh, tự động bật ra dưới tác dụng của lò xo ,khi được phóng khỏi ống phóng .3 cánh   tự quay quanh trục dọc , đồng tâm với quả đạn trong quá trình bay có tác dụng cân bằng cho quả đạn.

Ống phóng của RPG-22"Netto" có cấu trúc lồng vào nhau, ống trong bằng nhôm, bên ngoài đầu ống có ốp tay , tác dụng giúp xạ thủ không bị bỏng do khí thuốc súng của quả đạn phụt ra khi được phóng đi.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/3-11.jpg)


Phần cuối của ống phóng có lắp đậy với bản lề, sơ tốc của quả đạn RPG-22"Netto" là 130m/s.

Để phóng quả đạn đi, cần rút chốt an toàn và kéo ống phóng ra, lắp đậy ở cuối ống phóng sẽ tự động mở ra. Sau khi nhắm vào mục tiêu, ở cự li tối ưu cần nhấn vào đòn bẩy kích hoạt. Đòn bẩy kích hoạt nằm dưới cột trụ có 2 lỗ khúc xạ ( cơ cấu ngắm bắn của RPG-22"Netto" tương tự như RPG-18"Mukha").

Cần lưu ý rằng RPG-22"Netto" khi đã rút chốt an toàn thì không thể đưa quả đạn về lại vị trí hành quân, có nghĩa là quả đạn đã ở vị trí chiến đấu trong mọi trường hợp phải được phóng đi.

Súng phóng lựu phản lực chống tăng RPG-22"Netto" khi phóng, tạo ra 1 vùng dải quạt nguy hiểm phía sau, sâu tới 30m.


Thông số kỹ thuật cơ bản:


-Đường kính quả đạn: 72.5 мм.

-Chiều dài súng , hành quân/chiến đấu: 755 / 850 мм.

-Trọng lượng súng(gồm cả đạn) : 2.7 кg.

-Tầm bắn hiệu quả : 160 м.

-Khả năng xuyên giáp : 400 мм.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/4-10.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/4-11.png)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Mười Một, 2010, 02:14:54 pm
SÚNG PHÓNG LỰU PHẢN LỰC CHỐNG TĂNG RPG-26 " AGLEN"/(реактивный противотанковый гранатомет рпг-26 "Аглень" ).





Trong năm 1982, mẫu thử nhiệm RPG-26 đã được gửi đi thử nghiệm sơ bộ. Trong năm 1983, RPG-26 đã nhiều lần được tiến hành thử nhiệm tại bãi thử , cho tới tháng 2/1984 chương trình thử nghiệm mới kết thúc. Phát triển RPG-26 do 1 nhóm thiết kế đảm nhiệm đứng đầu là Токарев В.С.

Năm 1985, RPG-26 được tiếp nhận trang bị cho BB Xô Viết và nhận mã hiệu : AGLEN(Аглень). RPG-26"Aglen" chính là phiên bản nâng cấp của hai người anh trước đó là RPG-18 "Mukha" và RPG-22 "Netto".

RPG-26 được thiết kế với giải pháp kỹ thuật mới, với ống phóng được làm từ vật liệu sợi thủy tinh, là 1 ống phóng đơn, không có vòi phun. RPG-26 đã thay thế lắp đậy thép bằng lắp đậy cao su cho phép súng có thể chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2-13.jpg)


Lắp đậy được thay bằng cao su .

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/3-12.jpg)

RPG-26 có cấu trúc là ống phóng đơn được sản xuất từ vật liệu sợi thủy tinh.



Các nhà thiết kế đã thành công khi tạo ra ống phóng không có cấu trúc lồng vào nhau, có tổng chiều dài 770mm.

Ở đầu ruồi RPG-26 có khắc các con số 5,15,25 tương đương với tầm bắn 50m, 150m và 250m. ở cột ngắm bắn không phải có 2 lỗ khúc xạ mà là 3 và bên dưới có đánh dấu âm dương. Lỗ trên cùng sử dụng khi nhiệt độ không khí xung quanh từ +15 С° đến -15 С°, tương tự như vậy 2 lỗ khúc xạ còn lại sử dụng khi nhiệt độ xung quanh xuống dưới -15 С°. Với các lỗ khúc xạ này cho phép tính toán chính xác hơn khi thay đổi góc bắn trong điều kiện khác nhau về nhiệt độ môi trường.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/7-3.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/5-8.jpg)


Để bắn RPG-26 nhất thiết phải đặt ống phóng lên vai, trong trạng thái chiến đấu cần dựng đứng đầu ruồi lên, kéo chốt ngăn cơ cấu điểm hỏa và rút chốt an toàn. RPG-26 cho phép chuyển trạng thái từ chiến đấu sang hành quân, các thao tác chỉ cần làm ngược lại.

Đạn PG-26 nguyên tắc làm việc tương tự như đạn PG-22 nhưng gia tăng sức mạnh phá hủy mục tiêu nhờ thiết kế cải tiến đầu đạn xuyên lõm.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/1-15.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/4-12.jpg)



Đạn PG-26 sử dụng động cơ phản lực thuốc súng mác: "7/1TK V/A", đầu đạn được bố trí ngắt chân không mác "OKFOL".

Có 1 vài thay đổi ở ngòi nổ của quả đạn PG-26, nó hoạt động tin cậy hơn ngay cả khi quả đạn tiếp súc với mục tiêu không ở góc 90o.

Trọng lượng RPG-26"Aglen" nặng hơn so với RPG-22"Netto" là 0,2kg, tức là nó có trọng lượng 2,9kg, nhưng không vì thế mà nó bị giảm tính tiện lợi và cơ động.


Thông số kỹ thuật:

-Đường kính quả đạn  : 72,5mm.
-Chiều dài súng : 770mm.
-Trọng lượng súng : 2,9kg.
-Tầm bắn tối đa: 250m.
-Tầm bắn ứng dụng : 170m.
-Ở góc bắn 60o, quả đạn PG-26 có khả năng xuyên thủng giáp dày đến 440mm.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/6-7.jpg)






Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: GiangNH trong 29 Tháng Mười Một, 2010, 11:31:02 am
 Các bác ấy, mải đi ôm cối 160 bắn vào đài Rada, làm gì còn thời gian mà luyện văn. Sai chính tả thế là ít đấy bác ạ.

 Nhờ mãi bác Long không tìm ra khẩu K30. Khi nào rỗi rãi, em vào Bảo tàng Quân khu 2 chụp vậy. Chỉ thương mấy lão cựu 567 thôi, cứ lẩm bẩm: Thanh thủy hồi 1985, với khẩu súng trường Hung, ngắm đầu-trúng mắt, ngắm ngực-trúng tim, ngắm bụng-trúng rốn, ngắm cạp quần-trúng ???, cứ 500m trở lại, có mà chạy...lên mây.

Xem các loại bắn tỉa ở trên, họ vẫn nói "Không phải đâu".


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 01 Tháng Mười Hai, 2010, 04:29:34 pm
SÚNG PHÓNG LỰU PHẢN LỰC CHỐNG TĂNG RPG-27 " TAVOLGA"/(РПГ-27 —
Реактивная противотанковая граната РПГ-27 «Таволга».



Năm 1983 nhóm thiết kế do 2 nhà thiết kế hàng đầu Ю. Радченко và А. Кораблевый  bắt đầu phát triển súng phóng lựu mới, sau này được đặt tên là RPG-27. Năm 1989 súng phóng lựu phản lực chống tăng thế hệ mới được chấp nhận trang bị với mã hiệu : "GRAU-6G22/ГРАУ — 6Г22"
  Năm 1993, RPG-27 lần đầu tiên được đưa ra giới thiệu tại triển lãm vũ khí quốc tế IDEX-93 được tổ chức tại Abu-Dhabi(UEA).

Lý do chính để tạo ra súng phóng lựu chống tăng phản lực RPG-27 là bởi các Model súng phóng lựu chống tăng trước đó (RPG-18/22/26) bị thất bại  trước những xe tăng hiện đại trang bị giáp PHẢN ỨNG NỔ.

Súng phóng lựu chống tăng phản lực RPG-27 được trang bị động cơ thuốc súng phản lực với khả năng xuyên giáp rất lớn. Đường kính đầu đạn thứ nhất 64mm, đường kính đầu đạn thứ 2 là 105mm( Đầu đạn súng RPG-27 được thiết kế trước sau). Trong trường hợp  mục tiêu là xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ, đầu đạn thứ nhất tiếp xúc với giáp phản ứng nổ trước và kích nổ khối thuốc nổ trong giáp phản ứng nổ- gây nổ. Đầu đạn thứ hai theo quán tính vượt qua giáp phản ứng nổ(đã bị phá hủy) tiếp súc trực tiếp với mục tiêu cần phá hủy(tăng). Đầu đạn thứ 2 với vật liệu nổ xuyên lõm, trọng lượng lớn, đường kính quả đạn lên tới 105mm lúc này mới phát nổ. Đầu đạn RPG-27 đảm bảo đánh bại  hầu hết mọi loại xe tăng hiện đại trang bị giáp phản ứng nổ. Ngoài ra RPG-27 còn cho phép tiêu diệt sinh lực đối phương lấp trong các phương tiện bọc thép, các loại pháo, tên lửa đặt trên thiết bị tự hành…..


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/1-17.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2-16.jpg)



Trong quả đạn 7VR của súng phóng lựu chống tăng RPG-7 mà Việt Nam chúng ta quen gọi là B-41 cũng được thiết kế 2 đầu đạn trước sau, mục đính đánh bại xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ. Đạm 7VR là đạn chống giáp phản ứng nổ, mời các bạn xem lại ảnh quả đạn.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/11-8.jpg)

Đạn 7VR của súng phóng lựu chống tăng RPG-7 ( B-41) , dùng chống lại xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ.



Đầu đạn PG-27 được trang bị ngắt chân không mác “OKFOL”. Động cơ phản lực thuốc súng của RPG-27 giống như RPG-26, thuốc phóng “Sợi cước bàn chải” (thuốc phóng có mầu lâu sẫm, như sợi cước to được bó lại với nhau thành bó) mác “11/1 TR V/A”. Trọng lượng vật liệu nổ trong quả đạn PG-27 lớn hơn so với đạn PG-26.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/pg-28.png)

Đạn PG-27- (A) đầu đạn nhỏ(64mm) phá giáp phản ứng nổ, (B)đầu đạn to thuộc chủng xuyên lõm(105mm).


Nhằm làm giảm chớp lửa khi bắn, người ta đã thiết kế cải tiến vị trí đặt quả đạn trong ống phóng và thiết lập triệt tiêu chớp lửa ở đầu miệng  của ống phóng. Quả đạn PG-27 được gắn chặt trong ống phóng bằng các dây cao su mà không cần lắp kim loại bịt kín. Nhờ có cơ cấu này mà RPG-27 chuyển từ trạng thái hành quân sang chiến đấu chỉ cần 3 thao tác đơn giản :
-Dựng đầu ruồi.
-Dựng thanh ngắm có lỗ khúc xạ.
-Rút chốt an toàn.

Để chuyển lại về trạng thái hành quân, chỉ cần làm ngược lại.

RPG-27 có ống phóng được làm từ vật liệu sợi thủy tinh, có đường kính 105mm, chiều dài 1135mm. Trên ống phóng có cơ cấu điểm hỏa, dụng cụ thước ngắm như RPG-26. Đầu ruồi của RPG-27 khắc các con số 5,10,15,20 tương đương với cự li 50,100,150,200m.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/4-15.jpg)


Lẫy mầu vàng-điểm hỏa, cột ngắm bắn mầu đen với lỗ khúc xạ .


 
Điểm đặc biệt của súng phóng lựu phản lực chống tăng RPG-27 là ở cuối ống phóng có thiết kế thêm 1 ngăn, với bản lề đóng mở. bắn RPG-27, xạ thủ có thể thực hiện gác đầu sau của ống phóng lên mô đất hoặc bờ chiến hào mà không sợ cánh quả đạn chạm đất.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/6-9.jpg)


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/3-14.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/5-10.jpg)

Từ trái sang phải RPG-18, RPG-22, RPG-26 và RPG-27.



RPG-27 có trọng lượng lớn hơn RPG-26 nên có tầm bắn thấp hơn.

Thông số kỹ thuật :

-Đường kính nòng : 105mm.
-Đường kính đầu đạn phía trước/sau: 64mm/105mm.
-Trọng lượng súng : 8,3kg.
-Sơ tốc quả đạn : 120m/s.
-Tầm bắn ứng dụng : 140m.
-Ở góc 60o đạn PG-27 có khả năng xuyên thủng thép dày đến 600mm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Mười Hai, 2010, 11:28:25 pm
Xin phép tạm dừng các bài viết về các thế hệ súng phóng lựu phản lực chống tăng tiếp nối, tôi xin được chuyển qua 1 chủ đề liên quan mật thiết tới các loại súng, tên lửa chống tăng đó là giáp phản ứng nổ. Chúng ta cần hiểu rõ về các loại giáp phản ứng nổ, về nguyên lý làm việc của chúng (Trong phạm vi topic này tôi chỉ nói về các thế hệ giáp phản ứng nổ của Nga). Cuộc chiến giữa vũ khí chống tăng và giáp phản ứng nổ  nhằm vô hiệu nhau không có hồi kết.



GIÁP PHẢN ỨNG NỔ.




1/Lịch sử ra đời:

Ngay trong chiến tranh thế giới lần 2 đã ghi nhận rằng, xe tăng sẽ được bảo vệ tốt nếu treo bên ngoài xe tăng những vật liệu nổ . Mặc dù phát hiện này được coi là đáng tin cậy nhưng thực tế  không được áp dụng.Bởi vì một số trường hợp thay vì thuốc nổ treo bên ngoài vỏ tăng nhằm kích nổ quả đạn, vô hiệu hóa nó thì lại làm hại vỏ tăng. Tuy nhiên chủ đề này không bị đóng lại mà âm thầm phát triển. Mẫu giáp phản ứng nổ đầu tiên được sản xuất tại Liên Xô vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước. Đây là công trình của Viện nghiêm cứu Thép, đứng đầu là viện sỹ Богдан Войцеховский(Ông được tặng thưởng huân chương Lê nin năm 1965). Mãi cho tới năm 1960 mẫu giáp phản ứng nổ tương tự của Nga, do Viện nghiêm cứu kỹ thuật  Manfred Held — Thuộc tổ hợp MBB-Schrobenhausen Liên Bang Đức mới được phát triển.  Không hiểu vì lý do gì đó, mà Liên Xô lại dừng không nghiêm cứu và sản xuất giáp phản ứng nổ cho mãi tới tận giữa năm 1980.

Các dòng giáp phản ứng nổ đầu tiên được Israel sản xuất trên kinh nghiệm của Đức , trang bị cho các dòng tăng của Israel trong cuộc chiến tranh Israel-Liban 1982.

2/ Các thế hệ giáp phản ứng nổ:

a/ Thế hệ thứ nhất:

Thế hệ giáp phản ứng nổ đầu tiên của Nga có "Kontakt-1/Контакт-1" và của Israel có "Bleyzer" giúp bảo vệ xe tăng, chống lại các loại đạn chống tăng chủng xuyên lõm.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/mn.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/nm.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/vb.jpg)

Kontakt-1



B/ Thế hệ thứ hai:

Thế hệ giáp phản ứng nổ thế hệ hai xuất hiện vào đầu những năm 1980. Cung cấp khả năng chống lại đạn xuyên khí động lực (кинетических боеприпасов) với sức công phá  lớn vượt quá mức độ bảo vệ của bất kể loại giáp hỗn hợp thụ động nào. Trong số giáp phản ứng nổ thế hệ 2 của Nga nổi tiếng có Kontakt-5 sử dụng vật liệu nổ cực mạnh 4S22(Kontak-1 sử dụng 4S20).

Năm 1990 thử nghiệm của Khối NATO chỉ ra rằng, giáp phản ứng nổ Kontakt-5 của Liên Xô trang bị trên tăng T-72 là bất khả sâm phạm. Vào thời điểm đó, đạn chống tăng của khối NATO đứng đầu là Mỹ có M-829 với lõi Uran nghèo là mạnh nhất, nhưng nó lại bị vô hiệu hóa trước Kontakt-5.

Giáp phản ứng nổ thế hệ 2 được Liên Xô tiếp nhận trang bị giữa những năm 80.

Nga trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ 2 " Kontakt-5" trên T-72B , T-80U và sau này trên T-90 v.v..  

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/800px-T72_Georgia.jpg)

Xe tăng T-72 với giáp phản ứng nổ thế hệ 2 " Kontakt-5".


C/ Thế hệ ba:

Thế hệ giáp phản ứng nổ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới thuộc thế hệ 3, chúng được trang bị trên các dòng xe tăng hiện đại dẫn đầu thế giới như :như Type-99(TQ) , Leclerc (pháp), Type-90(Nhật), K1A1 Type-88(Hàn quốc), Merkawa Mark4 , M1A2 Abram(Mỹ) và Nga là T-90M.

Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 của Ukraina có " NOZH/НОЖ" , Nga có "Relikt/Реликт" trang bị trên T-90M sử dụng nguyên lý: Phản ứng lại với sự thay đổi cơ học không khí bên ngoài bề mặt vỏ giáp (пневмо-механическому реагированию наружней пластины контейнера ). Còn giáp phản ứng nổ thế hệ 3 của Mỹ được lắp trên  M1A2 Abram sử dụng nguyên lý kích hoạt phản ứng nổ điện tử.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/dz3.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/dz6.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/dz8.jpg)

Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 "Relikt".



Còn tiếp.




Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: buldeswerh trong 07 Tháng Mười Hai, 2010, 12:11:51 am
Trích dẫn
đạn khí động học(кинетических боеприпасов)
Cái này là đạn xuyên bằng động năng bác Longtrec ơi  :)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Mười Hai, 2010, 12:20:55 am
Trích dẫn
đạn khí động học(кинетических боеприпасов)
Cái này là đạn xuyên bằng động năng bác Longtrec ơi  :)

Cảm ơn bạn đã góp ý, câu nào tôi nghi vấn không biết thuật ngữ chuyên môn tiếng Việt dịch là gì tôi thường dán kèm tiếng Nga. Thôi cứ để cho các Chuyên gia góp ý , tôi sẽ sửa sau.

Nhưng sở dĩ tôi dịch như trên vì đạn có cấu hình khí động lực ở đây nói về các loại tên lửa có cánh, có điều khiển. Khi giáp phản ứng nổ thế hệ 2 ra đời là thời điểm các loại tên lửa chống tăng có điều khiển phát triển như vũ bão.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 07 Tháng Mười Hai, 2010, 08:11:35 am
Trích dẫn
đạn khí động học(кинетических боеприпасов)
Cái này là đạn xuyên bằng động năng bác Longtrec ơi  :)

Đạn xuyên động năng (кинетический боеприпас) là loại sa bốt dưới cỡ có cánh ổn định đuôi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Mười Hai, 2010, 03:11:35 pm
Tiếp theo phần giáp phản ứng nổ.



3/ Phức hợp phản ứng nổ(treo)- "Kontak-1"


Giáp phản ứng nổ "kontakt-1" là thế hệ giáp phản ứng nổ đầu tiên sử dụng vật liệu phản ứng nổ 4S20. vật liệu phản ứng nổ được đặt trong 2 ngăn, ở 2 góc độ khác nhau nhằm tạo ra góc tương tác đạt hiệu quả tối đa với đạn chống tăng chủng xuyên lõm.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/b4126bfc.gif)

1-Vỏ ngoài , 2,3-Ngăn chứa vật liệu nổ , 4,5- Hai bề mặt ngoài ngăn chứa vật liệu nổ tạo thành góc nhọn , 6,7- Bảo vệ mặt ngoài vỏ xe , 9-Miếng đàn hồi , 8,10- Vỏ tường , 11-Miếng đệm.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/2c20.jpg)


Hiệu quả tác động của giáp phản ứng nổ nói chung và "Kontakt-1" nói giêng phụ thuộc vào góc tiếp súc với đầu quả đạn với luồng xuyêm lõm.
 Ở góc tiếp súc thông thường là 50-70o giáp phản ứng nổ đạt hiệu quả tối ưu với luồng xuyên lõm. Ở góc tiếp súc 30-45o phản ứng tác dụng của giáp trước luồng xuyên lõm thấp, giảm tới 60%. Càng ở góc tiếp súc với luồng xuyên lõm thấp, hiệu quả chống luồng xuyên lõm của giáp phản ứng nổ càng giảm.


Giáp phản ứng nổ "Kontakt-1" cung cấp khả năng bảo vệ vỏ xe chống lại các loại vũ khí chống tăng với chủng đạn xuyêm lõm tăng từ 10-20 lần.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/ramka_ekran.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/ramka_ekran2.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/rototai.jpg)

Xe bọc thép hộ vệ tăng " Ramka-99"(ảnh trên) và T-72B(ảnh dưới) trước và sau khi bắn.


Cài đặt phức hợp "Kontakt" được tiến hành bởi kíp lái mất khoảng 2h, số lượng giáp phản ứng nổ "Kontak-1" được trang bị phụ thuộc vào từng dòng xe. Vd : Tăng T-72S là 165 "Kontak-1" , T-72B là 227 "Kontak-1" , T-64BV là 265 "Kontak-1". Trọng lượng phức hợp "Kontakt" được treo trên xe tăng giao động từ 1200-1500kg.

Giáp phản ứng nổ "Kontak-1" có thời gian phục vụ rất lâu tới 10 năm.

Giáp phản ứng nổ "Kontak-1" được trang bị trên các dòng tăng chủ lực như:
T-64BV, T-64AV , T-72V, T-72AV , T-80BV, và tăng tầm trung T-55AMV, T-62MV.

Xin lưu ý rằng các mã hiệu xe tăng được nâng cấp trang bị giáp phản ứng nổ "Kontakt-1" thì có thêm chữ "V" ở sau, trừ T-72V là sery đầu của T-80UD và T-80U là không phụ thuộc ký hiệu này.



Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 07 Tháng Mười Hai, 2010, 03:47:23 pm
Trích dẫn
Xe bọc thép hộ vệ tăng " Ramka-99"(ảnh trên) và T-72B(ảnh dưới) trước và sau khi bắn.

Xin được hỏi bác long trec là chiếc xe  hộ vệ tăng "ramka-99" có phải tiền thân của BMPT và cả 2 chiếc xe này bị loại vũ khí loại  nào  bắn ạ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: buldeswerh trong 07 Tháng Mười Hai, 2010, 03:58:12 pm
Trích dẫn
đạn khí động học(кинетических боеприпасов)
Cái này là đạn xuyên bằng động năng bác Longtrec ơi  :)

Đạn xuyên động năng (кинетический боеприпас) là loại sa bốt dưới cỡ có cánh ổn định đuôi.

ý bác là gì ? Mong bác và mọi người giải thích rõ 1 chút ?  :)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Mười Hai, 2010, 04:03:45 pm
Trích dẫn
Xe bọc thép hộ vệ tăng " Ramka-99"(ảnh trên) và T-72B(ảnh dưới) trước và sau khi bắn.

Xin được hỏi bác long trec là chiếc xe  hộ vệ tăng "ramka-99" có phải tiền thân của BMPT và cả 2 chiếc xe này bị loại vũ khí loại  nào  bắn ạ?

"Ramka-99" chính là BMPT.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 07 Tháng Mười Hai, 2010, 08:00:17 pm

Đạn xuyên động năng (кинетический боеприпас) là loại sa bốt dưới cỡ có cánh ổn định đuôi.

ý bác là gì ? Mong bác và mọi người giải thích rõ 1 chút ?  :)
Làm rõ thuật ngữ hơn chút thôi anh giai ạ ;D

Có hai loại đạn xuyên giáp là đạn xuyên động năng và đạn xuyên lõm. Một loại xuyên giáp nhờ thanh xuyên, loại kia xuyên giáp nhờ luồng xuyên :)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Mười Hai, 2010, 09:07:11 pm
Tiếp theo:


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/3-67.gif)

Các mẫu của giáp phản ứng nổ "Kontakt-1", chúng chỉ khác nhau ở hình dạng bên ngoài.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/aaa-1.jpg)



Giáp phản ứng nổ "Kontakt-1" có 3 loại hình mẫu khác nhau, nhưng chúng đều giống nhau là được gắn 2 ngăn bên trong chứa vật liệu phản ứng nổ 4S20.

Nói về giáp phản ứng nổ được gắn hai bên sườn  xe bọc thép chiến đấu BMPT (боевая машина поддержки танков ), hoặc đôi khi ở hai bên sườn xe tăng. Chúng được may bằng vải bạt dày với các túi bên trong chứa vật liệu phản ứng nổ liên kết với nhau bởi các dây kẹp.Để ngăn giáp phản ứng nổ va quẹt với bánh xích, người ta hàn 1 khung giá sắt .

Các túi bạt chứa giáp phản ứng nổ này gọi là Modul màn bảo vệ, các Modul bảo vệ thường được lắp trên các xe bọc thép chiến đấu hộ vệ tăng BMPT.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/ramka_ekran-1.jpg)


Thông thường  các Modul bảo vệ  được lắp hai bên sườn cho các dòng xe bọc thép hộ vệ tăng BMPT  trong các trận cận chiến , hoặc chiến đấu trong đô thị. Bởi những trận đánh như vậy các phương tiện bọc thép(gồm cả xe tăng) bị đe dọa bởi vũ khí chống tăng vác vai.

Thực tế chứng minh trong cuộc chiến tranh Nga-Tresnya(Giai đoạn 94-96) nói chung và các trận đánh tại Grozny thủ phủ nước cộng hòa Tresnya nói giêng. Xe tăng và xe bọc thép chiến đấu của Nga được bảo vệ rất tốt trước vũ khí chống tăng vác vai của phiến quân nếu được trang bị giáp phản ứng nổ.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/53195176_1995.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/42.jpg)






Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Mười Hai, 2010, 05:33:15 pm
Tiếp theo:


4/ Giáp phản ứng nổ thế hệ 2 "Kontakt-5":

Phức hợp phản ứng nổ "Kontakt-5" bảo vệ các loại xe bọc thép hộ vệ tăng BMPT và  các loại xe tăng trước các loại đạn chống tăng chủng xuyên lõm, đạn chống tăng xuyên động năng.

Mặt vỏ giáp phản ứng nổ "Kontakt-5" được chế tạo từ tấm thép dày , chịu cường độ lực  cao. Khi vỏ giáp bị tác động bởi đạn xuyên động năng sẽ sinh ra luồng mảnh cao tốc làm nổ vật liệu phản ứng nổ. Tác dụng di chuyển của mặt vỏ giáp và mặt ngăn chứa vật liệu phản ứng nổ đủ để làm giảm tính năng xuyên giáp của chủng đạn xuyên động năng hoặc chủng đạn có luồng xuyên lõm.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/apcbc.gif)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/3bm46.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/APprojos2.jpg)

Đạn xuyên động năng là loại đạn dùng lõi thép đặc biệt , đầu nhọn, xuyên giáp bằng động năng của viên đạn với vận tốc siêu âm. Lõi thép có đường kính nhỏ hơn đường kính quả đạn, vật liệu chế tạo thường là Vonfam hoặc Uran nghèo. Khi phá vỏ bọc ngoài (quả đạn) lõi thép cân bằng trong quĩ đạo bởi cánh đuôi (không phải tất cả các loại đều có cánh đuôi). Người Đức trang bị cho quân đội của mình loại đạn này năm 1941. Đây là phát minh không phải do người Đức nghĩ ra mà là của người Mỹ. Loại đạn bọc lõi thép có đầu nhọn dùng phá hủy các khối betong đúc liền khối, các chiến lũy, các pháo đài được người Mỹ phát minh năm 1884. Người Nga phát triển loại đạn này sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc.Đạn xuyên động năng chủ yếu được phát triển trang bị cho pháo chính trên xe tăng. T-62 là lớp tăng hạng trung đầu tiên của Liên Xô được trang bị loại đạn xuyên động năng này dùng cho pháo chính cỡ đạn 115mm. Đạn xuyên động năng còn được biết đến dưới 1 tên khác là "Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ"

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Sabot_separating.gif)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/aheat.gif)

Đạn chủng xuyên lõm.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/apc_round.gif)

Đạn chủng xuyên động năng.


Giáp phản ứng nổ thế hệ 2 "Kontakt-5" được LX tiếp nhận trang bị giữa thập niên 80 của thế kỷ trước. "Kontakt-5" được trang bị cho các dòng tăng : T-72B, T-80U, T-80UD và sau này là T-90.

Chúng ta hãy xem phức hợp phản ứng nổ "Kontakt-5" trang bị trên T-72B và T-90.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/image010.gif)

Hình trên: Sơ đồ bố trí "Kontakt-5" trên tháp pháo.
Hình dưới : Sơ đồ bố trí "Kontakt-5" trên tháp pháo và trên đầu mũi xe
.


Trên tháp xe T-90 cài đặt 7 bloc "Kontakt-5" và trên tháp pháo T-72B cài đặt 8 bloc. Các nhóm bao phủ gần 50% phía trước tháp pháo chiếu hướng góc bắn 0°. Trong mỗi bloc có 6 ngăn chứa vật liệu phản ứng nổ 4S22 xếp thành 2 hàng. Trước mũi xe cài đặt 12bloc , mỗi bloc có từ 2-4-6 ngăn chứa vật liệu nổ 4S22 xếp thành 2 lớp.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/vld.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/592250a1.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/a6c819bd.jpg)

Trọng lượng của phức hợp phản ứng nổ "Kontakt-5" trang bị trên tăng T-90 khoảng 1500kg trong đó vật liệu phản ứng nổ 4S22 khoảng gần 500kg.

-Trọng lượng vật liệu phản ứng nổ 4S22 trong mỗi giáp phản ứng nổ "Kontakt-5" : 1,37kg.
-Kích cỡ vật liệu phản ứng nổ 4S22: 251,9mm x 131,9mm x 13mm.
-Khu vực bảo vệ trên T-72B/90 được chia làm 26bloc.
-Số lượng giáp phản ứng nổ : 360 "Kontakt-5".
-Cụ thể từng nhóm:
  -Tháp pháo : 7/8 bloc.
  -Đầu xe : 12 bloc.
  -Sườn xe : 6 bloc.
Diện tích "Kontakt-5" bao phủ trên xe theo góc hướng:
-Ở tháp pháo theo góc hướng 0° bao phủ >55%;
-Ở thân xe theo góc hướng ±20°bao phủ >45%;
-Ở tháp pháo theo góc hướng ±35°bao phủ >45%.

Nếu theo cách  bố trí giáp phản ứng nổ "Konhtakt-5" như trên thì giúp bảo vệ xe tránh khỏi đạn chủng xuyên lõm tăng 1,9-2 lần còn đạn xuyên động năng là 1,2 lần. Tuy nhiên cách bố trí này đến nay đã thay đổi nhiều, mục đích tối đa hóa hiệu quả đối với các chủng đạn chống tăng.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/pH3Vh.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/saenko2.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/96170735.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/images-7.jpg)


Giáp phản ứng nổ "Konhtakt-5" không bị phát nổ khi đạn 6,72mm, 12,7mm thậm trí là đạn 30mm bắt trúng. "Konhtakt-5" có sức đề kháng cao hơn "Kontakt-1" trước các loại bom đạn có chủng nổ phân mảnh.

 Nhưng giáp phản ứng nổ "Kontakt-5" sẽ bị vô hiệu hóa trước sức nóng của hỗn hợp cháy "Napalm".




Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 08 Tháng Mười Hai, 2010, 08:12:10 pm
Trích dẫn
Nhưng giáp phản ứng nổ "Kontakt-5" sẽ bị vô hiệu hóa trước sức nóng của hỗn hợp cháy "Napalm".

Bác long cho em hỏi nếu vậy để vô hiệu hóa giáp "Kontakt-5" người ta có thể dùng ống RPG-A Shmel bắn đạn nhiệt áp vào xe tăng trang bị giáp này rồi sau đó dùng B41 là có thể hạ được xe  đúng không ạ?  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Mười Hai, 2010, 09:10:45 pm
Trích dẫn
Nhưng giáp phản ứng nổ "Kontakt-5" sẽ bị vô hiệu hóa trước sức nóng của hỗn hợp cháy "Napalm".

Bác long cho em hỏi nếu vậy để vô hiệu hóa giáp "Kontakt-5" người ta có thể dùng ống RPG-A Shmel bắn đạn nhiệt áp vào xe tăng trang bị giáp này rồi sau đó dùng B41 là có thể hạ được xe  đúng không ạ?  ;D


Câu hỏi này thật thú vị, tôi tìm mãi mà không thấy tài liệu nào nói RPO Shmel(đạn A) khi bắn quả đạn tạo ra nguồn nhiệt bao nhiêu độ và " kontakt-5" ở nhiệt độ bao nhiêu  thì bị vô hiệu hóa  ???. Mà đạn RPO-A Shmel có hỗn hợp cháy là " thermobaric " không phải là " Napalm" . Đã lâu rồi tôi xem 1 Clip nói về BM-21 quả đạn nổ tạo ra 1 nguồn nhiệt gần 1000oC(Nhiệt độ tại tâm quả đạn), không biết RPO Shmel có tạo được nhiệt độ này không?

P/Hoangphilot! Không chỉ có  Shmel- A còn có Shmel và RPO-M Shmel.



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Mười Hai, 2010, 11:02:23 pm
Bác long cho em hỏi nếu vậy để vô hiệu hóa giáp "Kontakt-5" người ta có thể dùng ống RPG-A Shmel bắn đạn nhiệt áp vào xe tăng trang bị giáp này rồi sau đó dùng B41 là có thể hạ được xe  đúng không ạ?
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Do bạn Hoangpilot nhắc tới súng phóng hỏa RPO-A Shmel, tôi đi tìm tài liệu về loại đạn A tức là đạn cháy tạo áp suất nhiệt(Nhiệt áp) là bao nhiêu? Tôi chẳng những tìm được tài liệu nói về đạn A(đạn nhiệt áp), tôi còn tìm được tài liệu nói về đạn D(đạn tạo khói) và đạn (Zh/З) đạn gây cháy cục bộ.

1/Đạn RPO-A:

Được thiết kế để tiêu diệt sinh lực đối phương ẩn lấp trong các hang động, hầm ngầm, địa đạo nhiều tầng. RPO-A khi nổ tạo dư áp 0,4-0,8kg/cm2 ở khoảng cách 5m cách tâm vụ nổ và 4-7kg/cm2 ở tâm vụ nổ. Với thể tích 90m3 sóng sung kích sẽ thấu vào mọi ngõ ngách hang động hay địa đạo. Tại khu vực RPO-A phát nổ , áp suất nhiệt đốt cháy Oxy tạo thành nhiệt áp với nhiệt độ không khí lên tới 800oC.

2/ Đạn cháy Zh/З:

Được chế tạo để khi phát nổ gây cháy cục bộ môi trường(trong trường hợp không có vật liệu cháy),gây cháy tòa nhà, kho tàng , vũ khí v.v...
 RPO-Zh có khả năng tạo ra đám cháy với thể tích 90-100m3 trong thời gian 5-7s. Khi phát nổ quả đạn RPO-Zh tạo ra 20 nguồn lửa trong diện tích cháy 300m2.

3/Đạn khói RPO-D.

Được thiết kế để tạo ra màn khói làm mù các thiết bị trinh sát điện tử đối phương để che dấu sinh hỏa lực trong điều kiện không có địa hình, địa vật để ẩn lấp . RPO-D khi nổ tạo ra màn khói dài 55-90m trong thời gian 1,2-2 phút. Khi bắn RPO-D ở những khu vực không thông thoáng như trong các tòa nhà thể tích màn khói lên tới 1500m3. Gây khó chịu, ngạt thở cho người và vật trong phạm vi bị ảnh hưởng nếu không được trang bị mặt nạ phòng độc trong thời gian 3-5 phút.



P/M Xin các Min, Mod để bài này cho mọi người tham khảo sau 24h chuyển giúp tới trang 5 của Topic này để bổ sung cho bài súng phóng hỏa đã có sẵn, xin cảm ơn!

P/M Hoangpilot cái khó nhất là tìm tài liệu về nhiệt độ cháy của hỗn hợp Napalm lên tới bao nhiêu thì "Kontakt-5" bị vô hiệu hóa  ???.  RPO-A là đạn nhiệt áp  ,  khi nổ tạo sóng sung kích bằng hỗn hợp " thermobaric " chứ không phải hỗn hợp cháy "Napalm". Theo tôi được biết chỉ có bom cháy Napalm mới có hỗn hợp cháy này. Cho nên đạn RPO-A không thể gây hại cho giáp phản ứng nổ "Kontakt-5".

 


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: nguyenduong501 trong 10 Tháng Mười Hai, 2010, 08:55:45 pm
Giáp phản ứng nổ "Konhtakt-5" không bị phát nổ khi đạn 6,72mm, 12,7mm thậm trí là đạn 30mm bắt trúng.
Ai cho em hỏi cái câu trên có được chứng minh ngoài thực tế chưa ?
Em có cái hình của GAU 8 30mm bắn từ máy bay (A-10), bắn thử ở Hà Lan.
(http://ca9.upanh.com/17.624.22011585.L2V0/m113hutbygau830mma10.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: quangduong2008 trong 10 Tháng Mười Hai, 2010, 09:26:58 pm
Giáp phản ứng nổ "Konhtakt-5" không bị phát nổ khi đạn 6,72mm, 12,7mm thậm trí là đạn 30mm bắt trúng.
Ai cho em hỏi cái câu trên có được chứng minh ngoài thực tế chưa ?
Em có cái hình của GAU 8 30mm bắn từ máy bay (A-10), bắn thử ở Hà Lan.
(http://ca9.upanh.com/17.624.22011585.L2V0/m113hutbygau830mma10.jpg)
Bác ơi. M-113 thì đến AK dùng đạn xuyên cũng vẫn thủng cơ mà, mà M-113 chỉ là xe thiết giáp nên yêu cầu giáp không cao như xe tăng bác ạ, luôn đi sau mà.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 10 Tháng Mười Hai, 2010, 09:46:30 pm

Bác ơi. M-113 thì đến AK dùng đạn xuyên cũng vẫn thủng cơ mà, mà M-113 chỉ là xe thiết giáp nên yêu cầu giáp không cao như xe tăng bác ạ, luôn đi sau mà.
Bạn ơi! Vỏ giáp của xe M - 113 dầy từ 12 - 30mm tùy từng vị trí trên xe, nên đạn AK nếu bắn ở khoảng cách xa thì không xuyên được vỏ của nó đâu. Còn nếu bắn ở cự li gần thì xạ thủ gần như không có cơ hội, đạn xuyên thủng được vỏ giáp của M - 113 là đạn 12,7mm trở lên cơ bạn ạ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: quangduong2008 trong 10 Tháng Mười Hai, 2010, 09:55:33 pm

Bác ơi. M-113 thì đến AK dùng đạn xuyên cũng vẫn thủng cơ mà, mà M-113 chỉ là xe thiết giáp nên yêu cầu giáp không cao như xe tăng bác ạ, luôn đi sau mà.
Bạn ơi! Vỏ giáp của xe M - 113 dầy từ 12 - 30mm tùy từng vị trí trên xe, nên đạn AK nếu bắn ở khoảng cách xa thì không xuyên được vỏ của nó đâu. Còn nếu bắn ở cự li gần thì xạ thủ gần như không có cơ hội, đạn xuyên thủng được vỏ giáp của M - 113 là đạn 12,7mm trở lên cơ bạn ạ.
Trước đây nhà cháu có xem 1 cái ảnh trong đó 1 cái M-113 bị 1 quả B-40 bắn bay nóc và cũng cái đó bị đạn bắn xuyên, người trưng ảnh đó nói là đạn xuyên AK, lâu rồi cũng không nhờ là của bác nào đưa lên, cái xe đấy hình như là bị diệt trong chiến dịch HCM thì phải. Mà đạn xuyên qua thép bên sườn xe ;D gần chỗ che bánh xích ::), nhà cháu nhớ lộn ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: nguyenduong501 trong 10 Tháng Mười Hai, 2010, 11:47:16 pm
Bác ơi. M-113 thì đến AK dùng đạn xuyên cũng vẫn thủng cơ mà, mà M-113 chỉ là xe thiết giáp nên yêu cầu giáp không cao như xe tăng bác ạ, luôn đi sau mà.
Hình như anh không hiểu ý em rồi ý em là
""""Giáp phản ứng nổ "Konhtakt-5" không bị phát nổ khi đạn 6,72mm, 12,7mm thậm trí là đạn 30mm bắt trúng. ""
Em hỏi cái câu trên có được chứng minh ngoài thực tế chưa ?
Ảnh là em minh hoạ là là đạn 30mm bắn được giáp M113 , cũng như anh su22m4 nói """Vỏ giáp của xe M - 113 dầy từ 12 - 30mm""
Nên em mới hỏi là Konhtakt-5 không phát nỏi khi đạn 12,7mm,30mm bắn trúng có được chứng minh ngoài thực tế không ? Ý em là thế còn máy cái máy anh trả lời không giống ý em hỏi


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Mười Hai, 2010, 01:15:04 am
Bác ơi. M-113 thì đến AK dùng đạn xuyên cũng vẫn thủng cơ mà, mà M-113 chỉ là xe thiết giáp nên yêu cầu giáp không cao như xe tăng bác ạ, luôn đi sau mà.
Hình như anh không hiểu ý em rồi ý em là
""""Giáp phản ứng nổ "Konhtakt-5" không bị phát nổ khi đạn 6,72mm, 12,7mm thậm trí là đạn 30mm bắt trúng. ""
Em hỏi cái câu trên có được chứng minh ngoài thực tế chưa ?
Ảnh là em minh hoạ là là đạn 30mm bắn được giáp M113 , cũng như anh su22m4 nói """Vỏ giáp của xe M - 113 dầy từ 12 - 30mm""
Nên em mới hỏi là Konhtakt-5 không phát nỏi khi đạn 12,7mm,30mm bắn trúng có được chứng minh ngoài thực tế không ? Ý em là thế còn máy cái máy anh trả lời không giống ý em hỏi

Bất kể 1 loại vũ khí nào trước khí được đưa vào tiếp nhận trang bị đều trải qua tất cả các bài thử nghiệm trên bãi thử. Các bài thử này do hội đồng kiểm nhiệm quốc gia soạn thảo. Khi vượt qua tất cả các vòng thử với yêu cầu khắt khe mới được cấp mã số quốc gia nếu là pháo hoặc tên lửa sẽ là GRAU-....(GRAU/Главное ракетно-артиллерийское управление-Bộ tư lệnh tên lửa pháo binh ) và sau đó mới được đưa vào trang bị . Các thông số, đặc tính kỹ thuật được công bố lấy từ các bài thử, không phải công bố bừa được, nên câu hỏi nghi hoặc của bạn là không cần thiết, có chăng bạn muốn biết nguồn tôi dịch?

Nguyenduong501! Tôi có thể dẫn chứng ít nhất 5 nguồn để bạn tham khảo, xin nhắc lại tất cả các bài dịch của tôi đều là bài dịch tổng hợp được kiểm chứng từ nhiều nguồn. Sở dĩ các bài dịch của tôi gần đây không ghi nguồn vì có rất nhiều bạn nhắn tin góp ý với tôi là bài dịch của tôi chỉ cần đề: Dịch TH là đủ vì tôi không lấy bài cụ thể của bất cứ ai.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 11 Tháng Mười Hai, 2010, 08:21:36 am
Trích dẫn
Trước đây nhà cháu có xem 1 cái ảnh trong đó 1 cái M-113 bị 1 quả B-40 bắn bay nóc và cũng cái đó bị đạn bắn xuyên, người trưng ảnh đó nói là đạn xuyên AK, lâu rồi cũng không nhờ là của bác nào đưa lên, cái xe đấy hình như là bị diệt trong chiến dịch HCM thì phải. Mà đạn xuyên qua thép bên sườn xe ;D gần chỗ che bánh xích ::), nhà cháu nhớ lộn ;D


Tấm hình này đúng không  :D

(http://i246.photobucket.com/albums/gg94/vndefence/M113/M113-05.jpg)

-M-113 đời đầu thì dễ bị 12.7 ly bắn thủng thôi chứ đời sau có thêm giáp phụ hai bên + phía trước thì 12.7 ly coi như vô dụng với loại xe này .

Trích dẫn
Hình như anh không hiểu ý em rồi ý em là
""""Giáp phản ứng nổ "Konhtakt-5" không bị phát nổ khi đạn 6,72mm, 12,7mm thậm trí là đạn 30mm bắt trúng. ""
Em hỏi cái câu trên có được chứng minh ngoài thực tế chưa ?
Ảnh là em minh hoạ là là đạn 30mm bắn được giáp M113 , cũng như anh su22m4 nói """Vỏ giáp của xe M - 113 dầy từ 12 - 30mm""
Nên em mới hỏi là Konhtakt-5 không phát nỏi khi đạn 12,7mm,30mm bắn trúng có được chứng minh ngoài thực tế không ? Ý em là thế còn máy cái máy anh trả lời không giống ý em hỏi

Giáp phản ứng nổ "Kontakt-5" đã đựoc kiểm chứng bằng cuộc chiến ở Checnya hay sau khi nước Đức thống nhất người Mỹ đem xe T-72 có trang bị loại giáp này rồi.
 


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: nguyenduong501 trong 11 Tháng Mười Hai, 2010, 07:36:02 pm
Bác ơi. M-113 thì đến AK dùng đạn xuyên cũng vẫn thủng cơ mà, mà M-113 chỉ là xe thiết giáp nên yêu cầu giáp không cao như xe tăng bác ạ, luôn đi sau mà.
Hình như anh không hiểu ý em rồi ý em là
""""Giáp phản ứng nổ "Konhtakt-5" không bị phát nổ khi đạn 6,72mm, 12,7mm thậm trí là đạn 30mm bắt trúng. ""
Em hỏi cái câu trên có được chứng minh ngoài thực tế chưa ?
Ảnh là em minh hoạ là là đạn 30mm bắn được giáp M113 , cũng như anh su22m4 nói """Vỏ giáp của xe M - 113 dầy từ 12 - 30mm""
Nên em mới hỏi là Konhtakt-5 không phát nỏi khi đạn 12,7mm,30mm bắn trúng có được chứng minh ngoài thực tế không ? Ý em là thế còn máy cái máy anh trả lời không giống ý em hỏi

Bất kể 1 loại vũ khí nào trước khí được đưa vào tiếp nhận trang bị đều trải qua tất cả các bài thử nghiệm trên bãi thử. Các bài thử này do hội đồng kiểm nhiệm quốc gia soạn thảo. Khi vượt qua tất cả các vòng thử với yêu cầu khắt khe mới được cấp mã số quốc gia nếu là pháo hoặc tên lửa sẽ là GRAU-....(GRAU/Главное ракетно-артиллерийское управление-Bộ tư lệnh tên lửa pháo binh ) và sau đó mới được đưa vào trang bị . Các thông số, đặc tính kỹ thuật được công bố lấy từ các bài thử, không phải công bố bừa được, nên câu hỏi nghi hoặc của bạn là không cần thiết, có chăng bạn muốn biết nguồn tôi dịch?

Nguyenduong501! Tôi có thể dẫn chứng ít nhất 5 nguồn để bạn tham khảo, xin nhắc lại tất cả các bài dịch của tôi đều là bài dịch tổng hợp được kiểm chứng từ nhiều nguồn. Sở dĩ các bài dịch của tôi gần đây không ghi nguồn vì có rất nhiều bạn nhắn tin góp ý với tôi là bài dịch của tôi chỉ cần đề: Dịch TH là đủ vì tôi không lấy bài cụ thể của bất cứ ai.
Không ý em không đến bài dịch và nguồn dịch cái này em tin 100% rồi , mà ý em là giáp M113 chắc phải dầy hơn (vỏ ngoài)Konhtakt-5 thì nếu trong trường hợp ngoài chiến trường bị bắn với 1 cường độ nhất định thì sao (chưa nói đến hướng gió, góc tiếp xúc của đạn và giáp v.v..) ? Chứ em không có ý nói anh dịch sai hay nguồn không tin cậy


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 12 Tháng Mười Hai, 2010, 01:19:52 am
Tiếp theo:


5/ Phức hợp giáp phản ứng nổ thế hệ 3 " Rekikt/Реликт"
.


Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 "Relikt" sử dụng vật liệu phản ứng nổ  4S23 và sau này là 4S24. Việc chuyển đổi bố trí giáp phản ứng nổ từ dạng Bloc sang Modul làm tăng khả năng khai thác, dễ lắp đặt bảo dưỡng. Giáp phản ứng nổ "Relikt" bố trí dạng Modul cung cấp nhiều tính năng ưu việt, dễ thay thế khi các Modul bị hư hại, tăng khả năng hiện đại hóa sức mạnh phòng thủ cho lực lượng tăng thiết giáp.

Giáp phản ứng nổ "Relikt" được bố trí bảo vệ trước xe, trên tháp pháo và 2 bên sườn xe.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/bmp3.jpg)


Nhằm khắc phục 1 số nhược điểm, hạn chế của vật liệu phản ứng nổ 4S22 sử dụng trong "Kontakt-5". Qua thực tế cọ xát trên chiến trường, vật liệu phản ứng nổ 4S22 sử dụng trong giáp phản ứng nổ thế hệ 2 "Kontakt-5" tỏ ra kém nhạy với đạn xuyên động năng và 1 số chủng đạn có luồng xuyên lõm.

Để khắc phục những nhược điểm trên, các nhà thiết kế đã đưa vật liệu phản ứng nổ 4S23 vào trang bị cho "Relikt" , ngoài ra còn tăng cường thêm những tấm văng phụ (Phi kim loại, có tài liệu nói rằng những tấm nót phụ này được sử dụng vật liệu sợi thủy tinh tổng hợp khi đạn xuyên động năng tác động vào mặt giáp, các tấm nót phi kim loại này "Văng" về phía trước chủ động tác động lên đầu đạn ).

Theo kết quả thử nghiệm, các nhà thiết kế "Relikt" đã thành công khi làm giảm tác dụng của đạn xuyên động năng từ 20-60% tùy thuộc vào chủng đạn và góc tiếp xúc giữa viên đạn và giáp.

Cần lưu ý rằng cả 3 thế hệ giáp phản ứng nổ của Nga là " Kontakt-1" , "Kontakt-5" và "Relikt" đều phản ứng kém trước đạn xuyên lõm bố trí trước sau như : 7VR ( đạn súng B41) , đạn PG-27, PG-28 , PG-30 v.v..


Trọng lượng của phức hợp "Relikt" bố trí trên xe tăng là 3t, gồm 27 Modul với số lượng giáp phản ứng nổ 394.

Cụ thể từng Modul được bố trí như sau : Trên tháp pháo 9 Modul, Mũi xe 12 Modul và 2 bên sườn xe 6 Modul.

-Ở mũi xe theo góc hướng 0° bao phủ >60%;
-Ở thân xe theo góc hướng ±20°bao phủ >45%;
-Ở tháp pháo theo góc hướng ±35°bao phủ >55%.

Trọng lượng vật liệu phản ứng nổ 4S23 trong giáp phản ứng nổ "Relikt" là 1,3kg, kích thước 250mm x 130,9mm x 10mm.


Mức độ bảo vệ xe khi được trang bị giáp phản ứng nổ "Relikt" đối với đạn chủng xuyên lõm tăng 2 lần và đạn xuyên động năng tăng 1,5 lần.

Theo các nhà thiết kế giáp phản ứng nổ "Relikt" cung cấp khả năng bảo vệ cho Tăng T-72B, T-80B, T-90M trước các loại đạn xuyên động năng như M829A2 và DM-53 cùng các loại đạn có tính năng tương tự. Giáp phản ứng nổ "Relikt" còn cung cấp  khả năng bảo vệ cho xe trước tên lửa chống tăng có điều khiển như TOW-2A và các loại tên lửa có cùng tính năng.

Giáp phản ứng nổ "Relikt" có dạng Bloc sử dụng vật liệu phản ứng nổ 4S24 chủ yếu được trang bị trên các xe dòng tăng T-90 , xe bọc thép BMP. Mỗi 1 Bloc có trọng lượng 37kg gồm nhiều ngăn chứa vật liệu phản ứng nổ giúp xe tăng khả năng sống sót tới 2 lần, rất tiện lợi khi lắp vào xe hoặc thay thế khi hỏng hóc. Bloc phản ứng nổ "Relikt" có kích thước 550mm x 270mm x 285mm , làm việc tốt ở nhiệt độ +-50oC, thời gian phục vụ 15 năm.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/4c24.jpg)

Giáp phản ứng nổ "Relikt" dạng Bloc sử dụng vật liệu nổ 4S24 dành cho xe bọc thép BMP.



(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/7_2.png)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/beshka.jpg)




CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA CÁC THẾ HỆ GIÁP PHẢN ỨNG NỔ TRANG BỊ TRÊN XE TĂNG VÀ XE BỌC THÉP CHIẾN ĐẤU.


Tên loại giáp phản ứng nổ : «kontakt-1/Контакт-1»
Thế hệ : 1
Nước /nhà sản xuất : CCCP/Viện nghiêm cứu thép.
Chủng bảo vệ : Chống đạn xuyên lõm.
Khả năng chống lại đạn xuyên lõm bố trí trước sau : Không.
Nguyên tắc hoạt động : Bị kích nổ khối thuốc phản ứng nổ 4S20 khi đạn chống tăng chủng xuyên lõm tác động lên mặt giáp.
Hiệu quả tác dụng : Làm giảm tính năng phá hủy của đạn xuyên lõm 50-80% (tùy góc tiếp súc).
Hiệu quả tác dụng với đạn xuyên động năng : Không.
Nguyên tắc bố trí : từng Container giêng.
Loại xe trang bị : T-64BV, T-72B ,  T-90


Tên loại giáp phản ứng nổ : «kontakt-5/Контакт-5»
Thế hệ : 2
Nước /nhà sản xuất : Nga/Viện nghiêm cứu thép.
Chủng bảo vệ : Tổng hợp
Khả năng chống lại đạn xuyên lõm bố trí trước sau : Không.
Nguyên tắc hoạt động : Bị kích nổ khối thuốc phản ứng nổ 4S22 khi đạn chống tăng tác động lên mặt giáp, mặt giáp dày chịu cường độ lực tác động lớn.
Hiệu quả tác dụng : Làm giảm tính năng phá hủy của đạn xuyên lõm 50-80% (tùy góc tiếp súc).
Hiệu quả tác dụng với đạn xuyên động năng : Giảm 20%
Nguyên tắc bố trí : từng Bloc.
Loại xe trang bị : T-72B ,  T-80U, T-80UD, T-90



Tên loại giáp phản ứng nổ : « «Rekikt/Реликт»»
Thế hệ : 3
Nước /nhà sản xuất : Nga/Viện nghiêm cứu thép.
Chủng bảo vệ : Tổng hợp
Khả năng chống lại đạn xuyên lõm bố trí trước sau : Không.
Nguyên tắc hoạt động : Bị kích nổ khối thuốc phản ứng nổ 4S24 khi đạn chống tăng tác động lên mặt giáp, được hỗ chợ thêm các tấm văng phụ phi kim loại.
Hiệu quả tác dụng : Làm giảm tính năng phá hủy của đạn xuyên lõm 90%
Hiệu quả tác dụng với đạn xuyên động năng : 50%
Nguyên tắc bố trí :  từng Modul
Loại xe trang bị : T-72B , T-72MB, T-90, T-90M.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1-64.jpg)

Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 "NoZH/Нож" do (БЦКТ Микротек Ukraina) phát triển. Giáp phản ứng nổ " Nozh" làm việc trên nguyên tắc : Định hướng nổ tác động nối tiếp lên đạn luồn xuyên lõm, đạn xuyên động năng và đạn xuyên lõm bố trí trước sau. Giáp phản ứng nổ " Nozh" làm giảm tác dụng phá hủy của đạn xuyên lõm , đạn xuyên động năng đến 90% và đạn xuyên lõm bố trí trước sau là gần 90%. Tuy nhiên trước đạn công phá  lõi hợp kim thép + Uran nghèo thì nó bị thất thủ.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/m943staff.jpg)

Đạn lõi công phá M943(Mỹ) với lõi là hợp kim kết hợp với Uran nghèo.



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 12 Tháng Mười Hai, 2010, 06:57:12 pm
TÁC ĐỘNG LỰC VÀ VẬT CẢN CUỐI CÙNG.




Giữa thập niên 80, xe tăng Liên Xô được trang bị 1 loại giáp phản ứng nổ khiến cho Phương Tây hết sức bối rối. Toàn bộ các loại vũ khí chống tăng của Phương Tây trở lên vô dụng trước giáp phản ứng nổ thế hệ mới của Liên Xô.

Lãnh đạo đề án nghiêm cứu phát triển giáp phản ứng nổ là Alexandrovich Dmitry Rototaev, cựu sinh viên trường kỹ thuật tổng hợp mang tên "Bauman" .

Rototaev buộc giáp phản ứng nổ tác động lên quả đạn trước khi chúng làm hại vỏ giáp. Nhưng ý tưởng này không được giới lãnh đạo Bộ Quốc Phòng và ngành công nghiệp Quốc Phòng đồng thuận, đã có lệnh cấm nghiêm cứu về  đề tài  này.

Đầu năm 1980 Rototaev dẫn đầu nhóm “Tư duy đồng thuận” bí mật thực hiện và hoàn thành phát minh “Giáp phản ứng nổ” trang bị bảo vệ trên xe tăng và xe bọc thép chiến đấu . Lãnh đạo Viên nghiêm cứu “Thép” từ lâu đã nhìn nhận và đánh giá đúng vấn đề, công trình của nhón Rototaev được Viện nghiệm thu ngay sau khi thử  nghiệm thành công tại bãi thử thành phố Kubinka(Cách Moscow 60km về hướng tây nam).

Do đánh giá sai lầm về giáp phản ứng nổ của giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng Liên Xô thời đó  mà hàng trăm xe tăng Liên Xô đã bị bắn cháy dễ dàng trong cuộc chiến tranh giữa Israel-Leban (1982).

Trước việc Israel trang bị cho xe tăng của mình giáp phản ứng nổ, hồi chuông cảnh tỉnh đã được gióng lên . Rototaev và nhóm của mình được nhìn nhận và đánh giá đúng sau 1 thời gian dài chờ đợi.

Liên Xô hối hả cho sản xuất hàng loạt giáp phản ứng nổ thế hệ 1 lấy tên “kontak-1” và chỉ nửa năm sau(1985) giáp phản ứng nổ “Kontakt-1” đã được trang bị cho các đơn vị xe tăng Liên Xô.

Clip “Tác động lực và vật cản cuối cùng” có sự tham gia của Grygoryan V.A giám đốc Viện nghiêm cứu thép và Alexandrovich Dmitry Rototaev trưởng nhóm nghiêm cứu giáp phản ứng nổ .

Mời các Bạn xem phim.

http://video.google.com/videoplay?docid=3116668460393052898#


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 13 Tháng Mười Hai, 2010, 12:45:58 am
SÚNG PHÓNG LỰU CHỐNG TĂNG PHẢN LỰC RPG-28 “KLYKVA”/ Реактивная противотанковая граната РПГ-28 “Клюква”



Súng phóng lựu chống tăng RPG-28 “Klukva” với ống phóng sử dụng 1 lần được thiết kế để đánh bại các lớp xe tăng hiện đại và thậm trí cả những lớp xe tăng trong tương lai. RPG-28 cho phép đánh bại các loại xe bọc thép, các thiết bị tự hành. RPG-28 còn cho phép tiêu diệt sinh lực đối phương ẩn lấp trong các công sự hầm hào kiên cố. Trên lý thuyết RPG-28 có thể xuyên thủng qua các lớp tường của tòa nhà dày đến 3m hoặc tường gạch liền khối tới 2,4m.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/3-68.jpg)


Kích cỡ đặc điểm kỹ thuật của RPG-28 cho phép chỉ cần 1 người lính sử dụng trong mọi điều kiện chiến tranh hiện đại.
Súng phóng lựu RPG-28 đảm bảo chắc chắn đánh bại mọi lớp xe tăng hiện đại được trang bị những tích hợp phản ứng nổ tiên tiến. Súng phóng lựu phản lực RPG-28 với uy lực có 1 không hai, độ chính xác khi bắn rất cao với khả năng xuyên thủng vỏ giáp vô song. RPG-28 là vũ khí chống tăng mệnh danh “Sát thủ xe tăng”.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/2-68.jpg)


Ống phóng RPG-28 cũng được làm từ sợi thủy tinh tổng hợp, lắp ống phóng bằng cao su sẽ tự thiêu hủy khi quả đạn được phóng đi.
Khi chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu, trước tiên phải lắp kính ngắm quang học. Rút chốt an toàn đưa súng về trạng thái chiến đấu, sau đó rút chốt ngăn cơ cấu điểm hỏa. Khi bắn chỉ cần nhấn vào lẫy điểm hỏa màu vàng da cam nằm bên trên ống phóng.

Khi không cần thiết phóng quả đạn đi, RPG-28 cho phép chuyển trạng thái từ chiến đấu sang hành quân, các thao tác chỉ cần làm ngược lại.

Ở dưới ống phóng RPG-28 có gắn ốp tì vai bằng cao su, tay nắm ở phía trước có thể gấp vào mở ra.
Khi tác chiến, RPG-28 tạo ra phía sau 1 vùng nguy hiểm sâu tới 30m.
Súng phóng lựu chống tăng phản lực RPG-28 có đầu đạn được bố trí trước sau ngoài khả năng đánh bại giáp phản ứng nổ còn có thể xuyên thép dày tới 900mm, tầm bắn qua kính ngắm lên tới 400m.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/rpg_28_2.jpg)


Đạn PG-28 có quĩ đạo ổn định nhờ cánh xếp ở đuôi quả đạn, mở ra dưới tác dụng của lò xo ngay sau khi quả đạn ra khỏi ống phóng.
Súng phóng lựu chống tăng phản lực RPG-28 được tiếp nhận trang bị cho Quân đội Nga năm 2007.

Tính năng kỹ thuật :

-Đường kính nòng : 125mm.
-Trọng lượng sung : 12kg.
-Chiều dài sung : 1200mm.
-Tầm bắn qua kính ngắm : 400m.
-Khả năng xuyên giáp : Giáp phản ứng nổ + 900mm vỏ thép.




Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 13 Tháng Mười Hai, 2010, 07:59:11 am
Trong họ giáp Relikt có sử dụng vật liệu phản ứng nổ 4s23 trang bị cho xe tăng T-90A và có thể Nga đã bán công nghệ này cho Trung Quốc trang bị trên MBT Type 99 nhưng em không thấy bác long trec đề cập trong bài viết , mà thấy bác viết tới loại 4s24 luôn ? :D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 13 Tháng Mười Hai, 2010, 04:24:16 pm
Trong họ giáp Relikt có sử dụng vật liệu phản ứng nổ 4s23 trang bị cho xe tăng T-90A và có thể Nga đã bán công nghệ này cho Trung Quốc trang bị trên MBT Type 99 nhưng em không thấy bác long trec đề cập trong bài viết , mà thấy bác viết tới loại 4s24 luôn ? :D

Cảm ơn bạn Hoàngpilot! Tôi vừa kiểm tra lại, đã sửa và bổ sung thêm thông tin về vật liệu phản ứng nổ 4S23 cũng như giáp phản ứng nổ "Relikt" được sản xuất ở dạng Bloc với vật liệu phản ứng nổ 4S24.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 13 Tháng Mười Hai, 2010, 06:18:48 pm
SÚNG PHÓNG LỰU CHỐNG TĂNG PHẢN LỰC RPG-29 “VAMPIR”/ Реактивная противотанковая граната РПГ-29 “ВАМПИР”.




Súng phóng lựu phản lực chống tăng RPG-29 "Vampir" được phòng thiết kế Tula phát triển. RPG-29 được thiết kế để đánh bại các loại xe tăng , thiết giáp được trang bị  giáp phản ứng nổ. Ngoài ra RPG-29 còn có khả năng tiêu diệt sinh lực đối phương ẩn lấp trong các tòa nhà, hầm hào kiên cố.

Súng phóng lựu phản lực chống tăng RPG-29"Vampir" được phát triển để trang bị cho BB cơ giới, kíp chiến đấu sử dụng RPG-29 gồm 2 người.


Súng phóng lựu chống tăng RPG-29"Vampir" được tiếp nhận trang bị năm 1989 với mã hiệu GRAU-6G20.

RPG-29 "Vampir" sử dụng 2 loại đạn :

1-Đạn chống tăng PG29V, thuộc chủng xuyên lõm bố trí 2 đầu đạn trước sau. Đầu đạn phía trước thuộc chủng xuyên lõm có đường kính 64mm với nhiệm vụ phá hủy giáp phản ứng nổ. Đầu đạn sau có đường kính 105,2mm cũng thuộc chủng xuyên lõm với nhiệm vụ phá hủy xe tăng hoặc xe bọc thép. ở góc tiếp xúc 60o đạn PG29V có khả năng xuyên thủng vỏ thép dày 650mm.

2-Đạn nhiệt áp TBG-29V, khi  nổ tạo ra sóng xung kích với cường độ rất lớn. Ngoài ra khi nổ đạn TBG-29V đốt Oxy cục bộ gây ra sức nóng mà không một sinh vật nào trong bán kính 10m có thể sống nổi. Loại đạn này thích hợp tiêu diệt sinh lực đối phương ẩn lấp trong các hầm hào, tòa nhà , hang động kiên cố v.v...


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/rpg-29_4.jpg)

Đạn nhiệt áp TBG-29V.



RPG-29"Vampir" có chiều dài khi hành quân là 1000mm còn khi chiến đấu là 1850mm, do đó RPG-29 được gắn thêm 1 giá đỡ phía sau. RPG-29"Vampir" được trang bị kính ngắm ngày(1P38 phóng đại 2,7 lần) và kính ngắm đêm( PGO-7V3), ngoài ra còn có thước ngắm cơ khí(không khác mấy với những người anh em RPG trước đây).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/rpg-29_2.jpg)

RPG-29"Vampir" gồm 2 phần có thể tháo dời khi hành quân và ráp lại khi chiến đấu.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/800px-RPG-29_USGov.jpg)

RPG-29 "Vampir" với quả đạn chống tăng PG-29V.



Cơ cấu điểm hỏa của súng phản lực chống tăng RPG-29" Vampir" khác với các dòng RPG trước đây, quả đạn được kích hoạt thông qua cò súng được gắn sát tay cầm.

Trong cuộc chiến tranh Israel-Leban lần thứ 2(2006) , súng phóng lựu phản lực chống tăng RPG-29 "Vampir" được sản xuất tại Nga rất có thể qua 1 nước thứ 3 đã nọt vào tay Hezbollah. Theo số liệu mà Israel công bố hầu hết số xe tăng của họ bị bắn cháy tại Leban là do RPG-29.


Thông số kỹ thuật :

-Đường kính nòng : 105,2mm.
-Trọng lượng súng : 11,5kg.
-Chiều dài súng, hành quân/chiến đấu : 1000mm/1850mm.
-Trọng lượng quả đạn : 4,5kg.
-Sơ tốc nòng : 130m/s.
-Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm : 450m.
-Tốc độ bắn chiến đấu : 4 quả/phút .
-Ở góc tiếp xúc 60o đạn PG29V có khả năng xuyên thép dày 650mm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Mười Hai, 2010, 08:41:11 pm
SÚNG PHÓNG LỰU CHỐNG TĂNG PHẢN LỰC RPG-30/ Реактивная противотанковая граната РПГ-30.





Súng phóng lựu chống tăng phản lực sử dụng 1 lần được Cty nghiêm cứu-sản xuất "Bazal" phát triển ( НПО «Базальт»). RPG-30 được thiết kế để đánh bại tất cả các loại xe bọc thép, xe tăng hiện đại được trang bị giáp phản ứng nổ chủ động.

RPG-30 là loại súng phóng lựu chống tăng đầu tiên trên thế giới với khả năng đảm bảo 100% tiêu diệt xe  bọc thép, xe tăng hiện tại và trong tương lai được trang bị giáp phản ứng nổ tiên tiến nhất như giáp phản ứng nổ chủ động Dv như "Zaslon" của Ukraina.

Đây là loại giáp đặc biệt được bố trí trên các tháp pháo của tăng , thiết giáp. Khi quả đạn chống tăng hoặc tên lửa chống tăng có điều khiển bay gần tới đối tượng bảo vệ của giáp "Zaslon". Nó sẽ lập tức tác động lên quả đạn chống tăng hoặc tên lửa kích nổ từ xa, hoặc làm chệch quỹ đạo  khỏi đối tượng giáp bảo vệ. Trường hợp xấu nhất "Zaslon" tác động lên quả đạn hoặc tên lửa để thay đổi góc tiếp xúc với đối tượng bảo vệ ở góc bất lợi nhất.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/image001.jpg)


Đối với RPG-30 thì giáp phản ứng nổ chủ động lại trở lên vô dụng. Thành phần của RPG-30 gồm 2 ống phóng song song(một ống phóng đạn PG-29 và 1 ống phóng tên lửa). RPG-30 sử dụng đạn của súng phóng lựu RPG-29 bố trí trước sau chủng xuyên lõm PG-29V. Ngoài  ra RPG-30 còn bổ xung tên lửa , mục đích để loại bỏ giáp phản ứng nổ chủ động . Khi bắn tên lửa sẽ lao vào mục tiêu và "hy sinh" dưới tác động của giáp phản ứng nổ chủ động, bay tiếp sau tên lửa là quả đạn PG-29V với khả năng xuyên giáp tới 650mm chắc chắn hạ gục bất kể 1 loại tăng, thiết giáp nào.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/049048051049050049050.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/049048051049055049051.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/abrams_rpg.jpg)


Thông số kỹ thuật:

-Cỡ nòng : 105mm.
-Trọng lượng súng : 10,3kg.
-Chiều dài súng : 1135mm.
-Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm : 200m.
-Khả năng phá hủy mục tiêu : Giáp phản ứng nổ chủ động+Giáp phản ứng nổ+600mm vỏ thép.
-Khả năng xuyên thủng khối Betong cốt thép dày 1550mm, tường gạch liền khối : 2000mm và Ụ đất 3700mm.
-Sơ tốc nòng : 120m/s.






Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: sinister wind trong 15 Tháng Mười Hai, 2010, 09:24:09 am
(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/pH3Vh.jpg)
Các bác cho em hỏi 3 miếng này có phải là ERA không mà sao em thấy độ dày và độ nghiêng của nó không giống với những miếng Kt-5 đặt trên tháp pháo và trước thân xe vậy? Và nếu nó đúng thật là ERA thì liệu nó có khả năng cản đạn APFSDS giống như những miếng Kt-5 khác không?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 16 Tháng Mười Hai, 2010, 06:42:05 pm
SÚNG PHÓNG LỰU PHẢN LỰC TẤN CÔNG RSHG-1/Реактивные штурмовые гранаты РШГ-1.





Súng phóng lựu phản lực tấn công RSHG-1 được Cơ sở nghiêm cứu-sản xuất Quốc gia "Balzalt" phát triển trên cơ sở súng phóng lựu chống tăng RPG-27"Tavolga". Điểm khác biệt giữa RSHG-1 và súng phóng lựu chống tăng RPG-27 "Tavolga" là sử dụng đạn nhiệt áp.

Súng phóng lựu phản lực tấn công RSHG-1 được thiết kế để đánh bại các phương tiện kỹ thật bọc thép hạng nhẹ và sinh lực đối phương ẩn lấp trong các hầm hào , bom ke kiên cố.

Cơ chế làm việc của quả đạn nhiệt áp dùng trong súng phóng lựu phản lực tấn công RSHG-1 như sau:

Khi quả đạn nổ, tạo ra sóng xung kính cường độ lớn tác dụng với nhiệt độ trong không khí  cao được tạo ra bởi đám mây bụi hỗn hợp nhiên liệu bị đốt cháy. Loại đạn nhiệt áp của súng phóng lựu tấn công RSHG-1 tương đương với đạn RPO-A nhưng chỉ khác nhau do phân loại(RPO-A là súng phóng hỏa , còn RSHG-1 là súng phóng lựu tấn công mà thôi).


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/image033.jpg)



Súng phóng lựu phản lực tấn công RSHG-1 được trang bị cho các phân đội bộ binh chứ không phải được trang bị cho các đơn vị Hóa học.

Súng phóng lựu phản lực tấn công RSHG-1 được tiếp nhận trang bị cho Lục quân Nga năm 2000.

Súng phóng lựu phản lực tấn công RSHG-1 sử dụng ống phóng có đường kính 105mm. Quả đạn sử dụng động cơ phản lực thuốc súng, ống phóng sử dụng 1 lần.

Trong quả đạn của súng phóng lựu phản lực tấn công RSHG-1 chứa 1,9kg nhiên liệu hỗn hợp, khi nổ tạo hiệu ứng nổ tương đương 5-6kg TNT. Quả đạn ổn định quỹ đạo bay nhờ cánh xếp ở đuôi quả đạn. hai đầu ống phóng có lắp đậy cao su, chúng sẽ bị thiêu hủy khi bắn.

Cơ cấu nhắm bắn và điểm hỏa tương tự như súng phóng lựu chống tăng RPG-27"Tavolga"


Thông số kỹ thuật :

-Cỡ nòng : 105mm.
-Chiều dài 1135mm.
-Trọng lượng : 8kg.
-Sơ tốc nòng : 120m/s.
-Tầm bắn hiệu quả : 150m.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1-65.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Mười Hai, 2010, 03:54:17 pm
SÚNG PHÓNG LỰU PHẢN LỰC TẤN CÔNG RSHG-2/Реактивные штурмовые гранаты РШГ-2


Súng phóng lựu phản lực tấn công RSHG-2 được Cơ sở nghiêm cứu-sản xuất Quốc gia "Bazalt" phát triển trên cơ sở lấy từ nguyên mẫu súng phóng lựu chống tăng RPG-26. Đây là phiên bản súng phóng lựu tấn công được phát triển song song với súng phóng lựu tấn công hạng nặng RSHG-1.

Điều khác biệt giữa súng phóng lựu phản lực tấn công RSHG-2 và súng phóng lựu chống tăng RPG-26 là đạn nhiệt áp.

Cũng như súng phóng lựu tấn công RSHG-1, súng phóng lựu tấn công RSHG-2 được phát triển để đánh bại các mục tiêu là các phương tiện kỹ thuật bọc thép hạng nhẹ và sinh lực đối phương ẩn lấp trong các công sự, bom ke kiên cố.

Nguyên tắc làm việc của quả đạn nhiệt áp dùng cho RSHG-2 tương tự như quả đạn RPO-A hoặc RSHG-1. Cũng như súng phóng lựu tấn công RSHG-1, RSHG-2 được trang bị cho các phân đội BB Nga năm 2000.

Quả đạn nhiệt áp của súng phản lực tấn công RSHG-2 có đường kính 72,5mm, động cơ phản lực thống súng. Trong đầu đạn  nhiệt áp RSHG-2 chứa 1,16kg hỗn hợp nhiên liệu, khi nổ tạo hiệu ứng tương đương 3kg TNT.

Mọi cơ cấu hoạt động của súng phóng lựu tấn công RSHG-2 tương tự như súng phản lực chống tăng RPG-26.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2-17.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2-18.jpg)


Tại triển lãm INTERPOLITEX-2009, trường đại học kỹ thuật tổng hợp N. E Bauman đã đưa ra giới thiệu ứng dụng đặc biệt về chế tạo Robot tấn công.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/704390473_Npuwc-500x333.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/704400150_URv9V-500x333.jpg)


Trên con robot người ta gắn 2 Modul mỗi Modul 2 ống phóng RSHG-2 và súng phóng hỏa RPO-Shmel.




Thông số kỹ thuật RSHG-2:


-Cỡ nòng : 72,5mm.
-chiều dài súng : 770mm.
-Trọng lượng súng : 3,8kg.
-Sơ tốc nòng : 115m/s.



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 05:16:49 pm
Xin được chuyển sang các loại súng phóng lựu lắp dưới các nòng súng BB.


SÚNG PHÓNG LỰU LẮP DƯỚI NÒNG SÚNG GP-25"KOSTER"/Подствольный гранатомет ГП-25 "Костер".


Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm các súng phóng lựu trên chiến trường  tại Việt Nam, vào giữa những năm 1970, các nhà lãnh đạo của lực lượng vũ trang Liên Xô quyết định phát triển vũ khí tương tự. Trước khi  súng phóng lựu M203 của Mỹ ra đời . Tại Liên Xô đã phát triển 1 loại súng phóng lựu gắn dưới nòng súng BB tấn công theo đề tài "iskra", nhưng hiệu quả của các loại vũ khí này được đánh giá thấp. Giữa thập niên 70 Trung tâm thiết kế súng đi săn và súng thể thao tp Tula kết hợp với Xí nghiệp nghiêm cứu-sản xuất "Khí cụ" tp Moscow phát triển thành công 1 loại súng phóng lựu lắp dưới súng Bb. Năm 1978 ,súng phóng lựu lắp dưới súng BB mang tên GP-25 "Koster" được tiếp nhận trang bị với mã hiệu (GRAU 6G15). GP-25 được thiết kế để cài đặt trên súng AKM, AKMS, AK-74 AK-74S v.v.. .



(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/image019.jpg)


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/gp25akr.jpg)

Ngoài ra súng phóng lựu PG-25 được gắn dưới tất cả các phiên bản nâng cấp của AK Sery "100" bắn các cỡ đạn 7,62mm và 5,45mm(ngoại trừ AK74U). Súng phóng lựu PG-25 còn được gắn dưới súng tự động Nikonov(AH 94 "abakan").


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/an-94.jpg).


Súng phóng lựu PG-25 được thiết kế để tiêu diệt sinh lực đối phương ẩn lấp trong các giao thông hào, các công sự trên các điểm cao hoặc ẩn lấp sau các bức tường, các tòa nhà bị che khuất.

Các lọai đạn PG-25 sử dụng:

VOG-25/BОГ-25 : Đây là loại đạn thuộc chủng nổ phân mảnh, khi bắn chụp(rót dầu) mảnh nổ dày đặc trong bán kính lớn theo chiều thẳng đứng tới 10m.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/vog25.jpg)

Thông số kỹ thuật quả đạn VOG-25:


-Trọng lượng : 0,250kg.
-chiều dài : 103mm.
-Sơ tốc : 76m/s.
-Trọng lượng vật liệu nổ : 0,048kg.
-Thời gian tự hủy: Không quá 14s.

VOG-25P/BOГ-25П
: Đây là chủng nổ phân mảnh nhưng "nảy", khi quả đạn được bắn đi dơi xuống đất sẽ "nảy" lên cao thường là 70cm cách mặt đất(nền đất cứng) mới phát nổ.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/601_06.jpg)


Thông số kỹ thuật quả đạn VOG-25P:

-Trọng lượng : 0,275kg.
-chiều dài : 125mm.
-Sơ tốc : 74m/s.
-Trọng lượng vật liệu nổ : 0,042kg.
-Thời gian tự hủy: Không quá 14s.


Ngoài ra súng phóng lựu PG-25 còn có các loại đạn như:

-VOG-25M phiên bản nâng cấp của đạn VOG-25.
-VOG-25MP phiên bản nâng cấp của đạn VOG-25P.
-Đạn ASZH-40/АСЗ-40" Svirel" đạn gây chấn thương màng nhĩ dưới tác động của âm thanh.
-Đạn "Gvozhd"/"Гвоздь", khi nổ tạo ra đám mây bụi với hỗn hợp hóa chất gây ngạt.
-Đạn khói GDM-40/ГДМ-40 hoặc BDG-40/ВДГ-40 «Нагар» , khi đạn nổ tạo màn khói tức thì, lập tức tác động đến tầm quan sát của đối phương.





Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 26 Tháng Mười Hai, 2010, 04:02:24 pm
Tiếp theo và hết.

Súng phóng lựu GP-25 được thiết kế gồm 3 phần chính :

1/Nòng súng bằng thép gắn với dụng cụ ngắm.
2/Bộ phận máy súng.
3/Tay súng gắn với cò súng.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/609ba6be12ac.jpg)


Nòng súng có chiều dài 120mm(súng phóng lựu GP-25 có 5 cỡ nòng khác nhau), bên trong có 12 rãnh xoắn hồi chuyển sang bên phải.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/4683238cc75f.jpg)


Súng được lạp đạn từ miệng súng, giữ quả đạn là 1 chốt hãm đàn hồi . Trong trường hợp không nhất thiết phải bắn, để lấy quả đạn ra chỉ cần ấn vào chốt dưới ngóng tay.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/74bd4b239ab9.jpg)


Súng phóng lựu GP-25 có 1 bệ với các vấu móc đàn hồi  cho phép gắn , cố định súng bên dưới nòng súng(AK chẳng hạn).

Cơ cấu điểm hỏa của GP-25 bằng búa đập, khi kéo cò, trục nhỏ gắn sau cò súng chuyển động kéo căng búa đập và nén lại. Khi nhả cò, móc hãm giữ búa sẽ bật, truyền lực qua trục nhỏ trước cò và tác động mạnh vào kim hỏa, kim hỏa tác động trực tiếp vào hạt nổ-Quả đạn bắn đi. Nói cách khác cò súng của GP-25 chính là búa đập, khi kéo cò, trục nhỏ gắn sau cò súng sẽ nén lò xo hết cỡ, khi nhả cò, lò xo bât trả lại đẩy cò súng lao về phía trước(búa) đập mạnh vào trục truyền lực, tác động mạnh vào kim hỏa, kim hỏa đập vào hạt nổ và quả đạn được bắn đi.

Bên trái súng là là khóa an toàn dạng đòn bẩy 2 chế độ.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/1211430.jpg)


Để thuận tiện khi bắn, súng phóng lựu GP-25 được gắn tay súng bằng nhựa tổng hợp. Dụng cụ ngắm bắn được gắn bên trái súng cho phép bắn trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong dụng cụ ngắm bắn có thang khắc vạch chia cự li.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/38201796.jpg)


Khi  bắn trực tiếp.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/GP-34-1.jpg)

Khi ngắm bắn gián tiếp, cần mở thang khắc vạch chia cự li, mục tiêu ngắm bắn nằm trên trục : khe ngắm-đầu ruồi-mục tiêu.



Cự li ngắm bắn qua thước ngắm tối đa của súng phóng lựu GP-25 là 400m(bất kẻ bắn là là mặt đất hay bắn treo). Cự li tối thiểu khi ngắm bắn treo qua thước ngắm là 150-200m. Ở cự li 400m, độ lệch trung bình của quả đạn trong phạm vi 6,6m, mặt trước 3m.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/4ac6f57a6a43.jpg)


Thông số kỹ thuật :


-Trọng lượng súng, có đạn/không đạn : 1,76/1,5kg.
-Chiều dài súng : 323mm.
-Chiều dài nòng súng :120mm.
-Đường kính nòng : 40mm.
-Nguyên tắc bắn: từng quả.
-Sơ tốc : 76m/s.
-Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm : 400m.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Giêng, 2011, 05:47:52 pm
SÚNG PHÓNG LỰU GP-30"OBUVKA"/GP-30U "GRANAT"/GP-30M (Гранатомет ГП-30 «Обувка» / ГП-30 У «Гранат» / ГП-30М).




Năm 1985, Bộ Quốc Phòng Liên Xô giao nhiệm vụ cho ngành công nghiệp Quốc phòng cải tiến, nâng cấp súng phóng lựu gắn dưới nòng súng tiểu liên GP-25.

Năm 1987 tại bãi thử, mẫu cải tiến đã thành công hoàn thành các bài thử nhiệm.Năm 1989 mẫu cải tiến súng phóng lựu gắn dưới nòng súng tiểu liên được tiếp nhận trang bị và nhận mã hiệu : GP-30 "Obuvka"/ГП-30 «Обувка».

Súng phóng lựu GP-30 "Obuvka" khác với GP-25 ở những điểm sau:
-Giảm phức tạp của việc sản xuất đạn xuống 30%.
-Trọng lượng súng giảm : 260g.
-Thay đổi thiết kế thước ngắm.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/gran_gp30_3.jpg)

Gp-30 "Obuvka".

Hạn chế của súng phóng lựu GP-30 "Obuvka" cũng như GP-25"KOSTER" so với súng phóng lựu của Phương Tây là đạn dược không đa dạng, chỉ có 3 loại đạn chính:
-Đận nổ phân mảnh : VOG-25.
-Đạn "nảy" VOG-25P : Đây là chủng nổ phân mảnh nhưng "nảy", khi quả đạn được bắn đi dơi xuống đất sẽ "nảy"   lên cao thường là 70cm cách mặt đất(nền đất cứng) mới phát nổ.
-Đạn hóa học : gây ngạt, tạo khói.

Thiết kế thước ngắm ở súng phóng lựu GP-30 "Obuvka" thuận tiện cho người sử dụng khi nhắm bắn mục tiêu, việc chuyển đổi thước ngắm về bên phải làm tăng sự tiện lợi khi lấy đường ngắm. Đặc biệt với loại thước ngắm này rất thích hợp cho những đơn vị làm nhiệm vụ cơ động, cần thao tác nhanh, gọn, chính xác.


Để thuận tiện cho việc sử dụng phối hợp với các loại súng tiểu liên tự động hoặc súng trường tấn công, GP-30 "Obuvka" được sản xuất theo chuẩn của NATO. Năm 1990 Trung tâm nghiêm cứu thiết kế súng thể thao , súng đi săn thành phố TULA (ГП ЦКИБ СОО-Центральное конструкторское исследовательское бюро спортивного и охотничьего оружия) đã tạo ra phiên bản GP-30U "granat"(U là chữ cái đầu của từ Универсальны, có nghĩa là tổng hợp). GP-30U "granat" có thể kết hợp với  súng trường tấn công "FN FAL" của Bỉ,  "FAMAS" của  Pháp,  "Galil" của Israel và  "G-3" của Đức .


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/gp-30_6.jpg)

 Ảnh trên súng trường tấn công Galil  và ảnh dưới tiểu liên FN FAL .


Điểm đặc biệt của súng phóng lựu tổng hợp GP-30U "granat" là có thể sử dụng như 1 súng phóng lựu cầm tay cõ nhỏ độc lập. Theo mẫu trang bị cho Bộ nội vụ Nga năm 1900, GP-30U "granat" có báng xếp khi sử dụng chỉ cần rút ra và lật thước ngắm lên.

Công việc cải tiến , nâng cấp GP-30 tiếp tục được Trung tâm nghiêm cứu thiết kế súng thể thao , súng đi săn thành phố TULA tiến hành. Mẫu cải tiến mới nhất gần đây của GP-30 là GP-30M, so với nguyên mẫu, GP-30M được cải tiến kính ngắm và khóa nòng. GP-30M được tiến hành sản xuất tại nhà máy sản xuất vũ khí TULA từ năm 2000 tới nay.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/gp-30_7.jpg)

Ảnh trên GP-30, ảnh dưới GP-30M.






Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: haanh trong 07 Tháng Giêng, 2011, 03:31:28 pm
hehe cây súng phóng lựu này gọn quá , phải chi hồi đó được trang bị cái này thì hỏa lực mình mạnh lên gấp nhiều lần , giảm vác B cho bộ đội bớt cực , tăng khả năng vận động .


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 07 Tháng Giêng, 2011, 03:48:47 pm
hehe cây súng phóng lựu này gọn quá , phải chi hồi đó được trang bị cái này thì hỏa lực mình mạnh lên gấp nhiều lần , giảm vác B cho bộ đội bớt cực , tăng khả năng vận động .
Bác haanh ơi! Dòng súng phóng lựu GP được gắn cho tất cả các loại AK trừ AK - 74U , nhưng mà loại AK có gắn súng phóng lựu SP chỉ trang bị cho một số lực lượng như lính dù và lính trinh sát, thôi chứ không phải trang bị đại trà đâu ạ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: daibangden trong 07 Tháng Giêng, 2011, 06:21:24 pm
hehe cây súng phóng lựu này gọn quá , phải chi hồi đó được trang bị cái này thì hỏa lực mình mạnh lên gấp nhiều lần , giảm vác B cho bộ đội bớt cực , tăng khả năng vận động .

Bác haanh ơi! Dòng súng phóng lựu SP gắn vào AK này được gắn cho AKM, mà cũng chỉ trang bị cho lính đặc nhiệm thôi chứ không phải trang bị đại trà đâu ạ.
Bác haanh viết là "phải chi hồi đó được trang bị" mà ;)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: 3t_92 trong 26 Tháng Giêng, 2011, 07:26:56 pm
nhưng cháu thấy khẩu này sao có sơ tốc thấp vậy? ??? ??? ???.hình như sơ tốc của đạn M79 là 300m/s đúng không ạ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 31 Tháng Giêng, 2011, 03:11:35 am
Thưa các bạn! Thực ra bài viết này tôi đã viết trong BOX "Từ cây giáo đến khẩu súng", topic "Vũ khí khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Việt nam", để làm rõ thắc mắc của bạn Tankt90s@. Tôi thấy bài viết này cần thiết phải để ở topic này nên lại copy về đây cho các bạn tham khảo.
--------------------------------------------------------------------------------------------------

ỐNG GIẢM THANH-LỊCH SỬ RA ĐỜI CÙNG CÁC ƯU NHƯỢC ĐIỂM.


Lỗ lực làm giảm tiếng ồn của viên đạn khi ra khỏi nòng súng được rất nhiều nhà phát minh trên thế giới bỏ không ít thời gian , công sức tìm tòi nghiêm cứu. Đến cuối thế kỷ 19, tức là năm 1898 nhà phát minh người Pháp có tên là Humbert đã chế tạo ra 1 thiết bị cơ học có tác dụng cắt dòng khí thuốc súng đi sau viên đạn khi ra khỏi nòng súng . Thiết bị có tên Ống giảm thanh, được nhà thiết kế vũ khí H.Maxim đưa vào áp dụng năm 1909. Về nguyên tắc ống giảm thanh ngày nay không khác mấy  so với những ống giảm thanh ban đầu. Thực ra các loại ống giảm thanh được sử dụng rộng rãi ngày nay được phát triển trên nguyên mẫu được phát triển đầu tiên tại Bỉ năm 1918.

Các ống giảm thanh hiện đại ngày nay thường được lắp vào đầu nòng súng bởi ren tiện. Ống giảm thanh làm nhiệm vụ cắt dòng khí thuốc súng đi sau viên đạn làm giảm áp lực đầu nòng súng. Năng lượng giao động của âm thanh được chuyển thành nhiệt làm xuất hiện giao thoa. Sóng âm thanh và nhiệt được tạo ra làm suy yếu nhau về cường độ.

Nhược điểm của ống giảm thanh đó là giới hạn sơ tốc viên đạn, có nghĩa là khi vũ khí được trang bị giảm thanh thì đạn sử dụng đòi hỏi phải là đạn có tốc độ cận âm hoặc bằng tốc độ âm thanh ( 330-340 m/s). Tại sao khi lắp giảm thanh lại giới hạn sơ tốc viên đan? Vì khi viên đạn có tốc độ siêu thanh(>340m/s) thì bức tường âm thanh sẽ bị phá vỡ, đầu đạn sẽ tạo ra sóng xung kích. Viên đạn khi ra khỏi ống giảm thanh sẽ kèm theo âm thanh "giả" và như vậy phủ nhận vai trò của ống giảm thanh.

Các loại súng ngắn, súng máy, tiểu liên hiện đại trên thế giới thường sử dụng đạn có sơ tốc siêu âm do vậy khi lắp ống giảm thanh nhất thiết phải sử dụng đạn có liều lượng thuốc súng giảm. Trong 1 số trường hợp nhất định để làm giảm sơ tốc viên đạn , người ta làm giảm chiều dài nòng súng so với chuẩn. Tuy nhiên giải pháp này không thể thực hiện được ở 1 số khẩu súng ngắn tự động do chiều dài tối thiểu để nén lò xo của quy lát.

Tốc độ của viên đạn khi đi qua ống giảm thanh cũng bị giảm đáng kể do ma sát, cho nên vũ khí lắp giảm thanh đòi hỏi phải có độ dài nòng ở 1 chuẩn mực cho phép. Súng lắp giảm thanh thường sử dụng đạn có kích cỡ thông dụng(thông thường đạn 5,6mm). Trong 1 số trường hợp đặc biệt để bù đắp sơ tốc viên đạn đảm bảo tính hiệu quả, cỡ nòng được nâng lên đến 9mm. Ví dụ khẩu súng trường bắn tỉa cỡ nòng lớn VSSK"Xả" thường sử dụng đạn có tốc độ cận âm (290-295m/s).Các tút ở các loại đạn đặc biệt cho súng bắn tỉa VSSK"Xả" thường ngắn hơn với chuẩn thông thường của Nga. Đạn SSH-130 có kích cỡ 12,7 x 97mm (Kích cỡ thông thường 12,7 x 145mm , hoặc kích cỡ chuẩn 12,7 x 108mm).

Năng lượng viên đạn được bắn ra khỏi nòng súng VSSK"Xả" cũng thấp chỉ 2500J, chỉ tương đương với năng lượng của 1 viên đạn 7,62mm(AK) .

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2701918-2.jpg)

súng bắn tỉa cỡ nòng lớn VSSK.


Ống giảm thanh thường không thể lắp cho súng máy bởi ống giảm thanh sẽ nhanh chóng bị đốt nóng bởi khí thuốc súng theo cấp sỗ nhân, cơ cấu ngắt dòng khí thuốc súng trong ống giảm thanh nhanh chóng bị phá vỡ, dẫn tới mất tác dụng giảm thanh.

Thực tế súng lắp giảm thanh chỉ được trang bị cho các đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt, không trang bị rộng rãi trên chiến trường.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/EI_suppressor_line-1.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/img8647_5480-1.jpg)

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/img8647_5485-1.jpg)

Thay cho lời kết:


Có 1 câu nói rất hay của người Phần lan trong cuộc chiến tranh Liên Xô-Phần lan (1939-1940) như sau : " Ống giảm thanh không phải làm cho người lính không nghe thấy, mà làm cho vũ khí trở lên vô hình".


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Hannoi trong 31 Tháng Giêng, 2011, 03:59:10 pm
Thực ra có hai loại giảm thanh là triệt tiêu âm thanh / Sound Silencers và giảm thanh / Suppressors
Silencers để giảm thanh tuyệt đối, tai người không nghe thấy tiếng súng nổ. Thường chỉ áp dụng trong môi trường rất đặc biệt như súng ám sát chẳng hạn. Tuy nhiên như bác Longtrec đã nói: Không thể nào triệt tiêu âm thanh của viên đạn đang bay trong không khí được. Nhất là khi viên đạn vượt tốc độ âm thanh. Vì vậy cần phải giảm tốc độ viên đạn xuống và tầm bắn hiệu quả sẽ giảm rất thấp.
Suppressors để giảm thanh, nhưng công dụng chủ yếu lại là triệt tiêu chớp lửa đầu nòng súng. Điều này rất quan trọng khi bạn bắn trong bóng tối và sẽ không bị phát hiện.
Nhược điểm của Silencers và Suppressors là đắt tiền, cồng kềnh, giảm độ chính xác, không bắn nhanh được vì nóng ống giảm thanh. Và nói chung là chẳng cách nào giảm được âm thanh của viên đạn khi đang bay trong không khí nên ống giảm thanh chỉ được sử dụng trong các trường hợp vô cùng đặc biệt. Không sử dụng trong chiến đấu thông thường.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Negi trong 31 Tháng Giêng, 2011, 07:17:17 pm
Thực ra có hai loại giảm thanh là triệt tiêu âm thanh / Sound Silencers và giảm thanh / Suppressors
Silencers để giảm thanh tuyệt đối, tai người không nghe thấy tiếng súng nổ. Thường chỉ áp dụng trong môi trường rất đặc biệt như súng ám sát chẳng hạn. Tuy nhiên như bác Longtrec đã nói: Không thể nào triệt tiêu âm thanh của viên đạn đang bay trong không khí được. Nhất là khi viên đạn vượt tốc độ âm thanh. Vì vậy cần phải giảm tốc độ viên đạn xuống và tầm bắn hiệu quả sẽ giảm rất thấp.
Suppressors để giảm thanh, nhưng công dụng chủ yếu lại là triệt tiêu chớp lửa đầu nòng súng. Điều này rất quan trọng khi bạn bắn trong bóng tối và sẽ không bị phát hiện.
Nhược điểm của Silencers và Suppressors là đắt tiền, cồng kềnh, giảm độ chính xác, không bắn nhanh được vì nóng ống giảm thanh. Và nói chung là chẳng cách nào giảm được âm thanh của viên đạn khi đang bay trong không khí nên ống giảm thanh chỉ được sử dụng trong các trường hợp vô cùng đặc biệt. Không sử dụng trong chiến đấu thông thường.

Hở, 2 cái từ trên làm em hơi.....rối thật~.~ Nhưng bác chắc không đấy vì em thấy suppressors bọn em từng xài cũng có phần giảm thanh mà ??? Hay do chất lượng dân sự và quân sự (military graded) ??? Chứ coi trên youtube có mấy thằng biểu diễn sound sliencer hay suppressor mà âm thanh không giảm gì nhiều lắm ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: tvm303 trong 31 Tháng Giêng, 2011, 08:18:31 pm
Muốn giảm thanh hiệu quả thì ngoài dùng giảm thanh ra còn cần đạn cận âm, nếu không thì đúng là không hiệu quả lắm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: kakashivn87 trong 03 Tháng Hai, 2011, 05:46:29 am
Theo em giảm âm thanh trong chiến đấu còn do môi trường nữa : bắn dưới tiếng sấm, tiếng pháo và trong tiếng ồn của các loại xe cộ vũ khí.
Chứ 1 tiếng súng đột ngột khi tĩnh lặng thì quả thật rất dễ lộ vị trí của xạ thủ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: AK_Family trong 12 Tháng Hai, 2011, 10:55:42 pm
Xin chào mọi người, súng giảm thanh phải sử dụng đạn cận âm có phải liên quan đến hiện tượng "sonic boom" không ạ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 12 Tháng Hai, 2011, 11:04:25 pm
Xin chào mọi người, súng giảm thanh phải sử dụng đạn cận âm có phải liên quan đến hiện tượng "sonic boom" không ạ?
Đúng đó bác à, nếu sử dụng đạn có tốc độ vượt âm. Khi đạn ra khỏi nòng súng sẽ gây ra tiếng nổ như là tiếng sấm, giống như máy bay chiến đấu bay ở tốc độ siêu âm vậy, vì thế nó sẽ làm mất tác dụng của ống giảm thanh.   


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: tankt90s trong 15 Tháng Hai, 2011, 12:39:43 pm
Cái sonic boom không chỉ nổ đùng 1 cái trước nòng súng mà nó còn tạo thành xung quanh đường đạn và nó lan tỏa vuông góc với trục, nên mấy clip trên youtube cũng thử cùng loại súng với suppressors nhưng khác vị trí đặt máy quay sẽ cho ra âm thanh khác nhau rất nhều
 (http://cB0.upanh.com/19.0.25477759.JJm0/ak47sonicboom.jpg)
 
Như khẩu ak này nếu đặt máy quay hay người đứng ngang hàng với điểm viên đạn thoát ra khỏi vòng tròn thì sẽ nghe tiếng nổ lớn nhất,vị trí phía sau người bắn nghe nhỏ nhất,còn trước khẩu súng thì càng xa càng nhỏ. vì sóng lan tỏa hướng theo chiều dọc nên khó xác định hướng bắn hơn tiếng nổ do khí thuốc có sóng lan tỏa theo nhiều chiều .Theo em trên địa hình rộng có suppressors vẫn hơn, còn chỗ chật chội thì tiếng ồn giảm 1/2 cũng đỡ ::).
Ngoài ra hình dạng và chiều dài viên đạn cũng ảnh hưởng đến cường độ tiếng nổ.
 vấn đề ở đây theo em chỉ còn là độ bền  ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Hai, 2011, 12:56:29 pm
Thưa các bạn! Tôi loay hoay mãi cho tới hôm nay chưa viết được  bài khai xuân nào(Khai bút ấy mà, Hì ;D). Trong bài " Ống giảm thanh..." tôi đã viết lời kết, nhưng nếu các bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về nó thì tôi sẽ viết tiếp.

Xin các bạn hãy nhớ lại hình ảnh trên các phim hành động, vd:  Một kẻ đột nhập vào phòng ngủ của đối tượng vớ lấy cái gối lông chim gí sát nòng súng vào gối hướng về đối tượng bóp cò, gần như không tiếng động phát ra. Tai sao vậy? Đó chính là hiện tượng ngắt dòng khí thoát ra từ nòng súng đi sau viên đạn của chiếc gối. Chúng ta hãy cùng nhau xem cơ cấu ngắt khí của ống giảm thanh ở loạt bài sau nhé!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Hai, 2011, 10:27:35 pm
ỐNG GIẢM THANH, CẤU TẠO VÀ CÁC CƠ CẤU NGẮT DÒNG KHÍ THUỐC SÚNG.




I/ Miêu tả chung:


Ống giảm thanh thường có cấu tạo hình trụ rỗng, vỏ được làm từ kim loại (thường được làm bằng thép, hoặc hợp kim đồng , nhôm cũng có khi là nhựa tổng hợp). Một phần bên ngoài ống giảm thanh được làm sần sùi tạo ma sát giúp thuận tiện cho việc tháo lắp. Một đầu của ống giảm thanh có ống ren ăn khớp với ren đầu nòng súng.

Bên trong của ống giảm thanh với các ngăn, với mục đích loại bỏ dòng khí thuốc súng bị đốt cháy do hạt nổ kích hoạt(hạt nổ bị kích hoạt bởi kim hỏa mổ vào). Các ngăn trong ống giảm thanh có tác dụng ngăn và làm giảm tốc độ, nhiệt độ, áp suất dòng khí đi sau viên đạn. Sau khi bị mất tốc độ và cường độ lan tỏa, đồng thời bị hạ nhiệt tối đa khí thuốc súng sẽ thoát ra khỏi ống giảm thanh ở đầu miệng ống.

Trong ống giảm thanh được chia làm nhiều ngăn đơn, hoặc đa ngăn với các màng ngăn(các màng ngăn này có tác dụng chống lại sự chọc thủng trước cường độ dòng khí thuốc súng của viên đạn). Dòng khí thuốc súng đi sau viên đạn có hình soắn lò xo với sức lan tỏa lớn. Đồng thời dòng khí này mang 1 nhiệt năng lớn do quá trình thuốc súng bị đốt cháy sinh ra.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/111-4.jpg)


Vật liệu được sử dụng trong ống giảm thanh thường là các phoi kim loại có tác dụng giảm tiếng ồn do sóng xung kích
 được tạo ra khi thuốc súng bị đốt( глушитель снижают шум, порождаемый ударной волной воспламенившегося заряда). Các phoi kin loại này đồng thời cũng hấp thụ nhiệt của dòng khí thuốc súng. Ngoài ra trong 1 số loại giảm thanh còn sử dụng vật liệu hấp thụ âm thanh với các qui trình nén liên tục ở các ngăn bên trong v.v...


II/Một số hình thái, cơ cấu ngắt dòng khí của ống giảm thanh:



(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/1101_01.jpg)



Hình 1:

1-Bên trong ống giảm thanh là lớp nót.
2-Lỗ khoan cho viên đạn đi qua với các rãnh khía.
3-Khoảng trống giữa vỏ ống giảm thanh và lớp nót được sử dụng vật liệu hấp thụ âm thanh(phoi kim loại).

Làm giảm tiếng ồn được thực hiện bằng việc cho dòng khí đi qua và nén vào các vật liệu hấp thụ âm thanh, thiết kế này được thực hiện với việc nhồi đầy các phoi kim loại. Các phoi kim loại sẽ nhanh chóng làm giảm tốc độ , cường độ và nhiệt độ dòng khí.


Hình 2:

-4 Bên trong ống giảm thanh với các vách ngăn được phân chia đều các thể tích trống với đường rãnh cho viên đạn đi qua ở chính giữa. Nguyên lý làm giảm tiếng ồng ở thiết kế này là nén liên tục và mở rộng trong quá trình viên đạn đi qua các vách ngăn liên tiếp.





Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Hai, 2011, 11:03:46 pm
Tiếp theo:






(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/1-22.jpg)



Hình 3:

5-Bên trong ống giảm thanh sử dụng các vật liệu hấp thụ âm thanh dưới dạng lưới, qui trình làm giảm tiếng ồn như hình 1.


Hình 4 :


6-Bên trong ống giảm thanh được thiết kế dạng hình côn, qui trình giảm tiếng ồn như hình 2.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/33-2.jpg)


Hình 5:


Trong ống giảm thanh được thiết kế lớp nót ở giữa với các kênh soắn trôn ốc, qui trình giảm thanh nhờ sự giao thoa sóng âm thanh(Снижение шума за счет интерференции звуковых волн).


Hình 6:

Trong ống giảm thanh được thiết kế dạng vòi phun, tương tự như mặt cắt của vòi phun "Laval", qui trình giảm thanh như hình số 2 nhưng hiệu quả cao hơn nhiều.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/44-1.jpg)


Hình 7:


Trong 1/2 ống giảm thanh được thiết kế như hình 1, phần còn lại được thiết kế với các vách ngăn. Dòng khí thuốc súng sau khi đi qua các vật liệu hấp thụ âm thanh(phoi kim loại) bị các vật liệu này làm giảm đáng kể tốc độ, cường độ và nhiệt độ. Dòng khí thuốc súng vẫn tiếp tục di chuyển trong phần còn lại của ống giảm thanh . Khi gặp các vách ngăn, dòng khí bị chặn lại và đổi hướng quay ngược lại, lúc này dòng khí đi đầu sẽ triệt tiêu dòng khí sau.


Hình 8:

Thiết kế này là kết hợp giữa thiết kế hình 1 và hình 2, qui trình làm giảm âm thanh cũng tương tự như hình số 1 và số 2.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/55.jpg)


Hình 9:


Trong ống giảm thanh 1 phần được thiết kế với các vật liệu như hình 1. Phần còn lại trong ống giảm thanh được bố trí các đĩa cao su, ở giữa có lỗ khoan hình ngôi sao, định vị tương ứng với nhau ở góc 60o. Khi viên đạn đi qua, dòng khí thuốc súng sẽ bị phong tỏa và nới rộng trong các ngăn. Có thể hình dung khí thuốc súng bị nhốt trong các ngăn kín.


Hình 10:

Phần lớn trong ống giảm thanh  được thiết kế với 1 ngăn giãn rộng, tiếp đến là các ngăn với các đĩa cao su. Qui trình giảm thanh như hình 1 và hình 9.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 26 Tháng Hai, 2011, 02:25:22 pm
Xin phép được trở lại với các bài viết về súng phóng lựu!



SÚNG PHÓNG LỰU Ổ XOAY RG-6(Ручной гранатомет РГ-6).




Phân tích các cuộc xung đột vừa và nhỏ trên thế giới cho thấy hầu hết các phân đội BB được trang bị hỏa lực có cự li bắn không xa. Thực tế chỉ ra rằng thậm trí trong các trận đánh nhỏ lẻ để tấn công áp đảo đối phương cũng rất cần sự chi viện của hỏa lực. Trên chiến trường người lính BB cấp đại đội khi tấn công thường được hỏa lực yểm chợ như RPD, RPK (trung liên) hoặc súng phóng lựu liên thanh AGS-17"Plamya"(đạn 30mm) hoặc sau này thêm ASG-30. Xin lưu ý rằng, tuy AGS-17 được tiếp nhận trang bị năm 1971 nhưng lúc đầu nó được gắn trên trục thăng chiến đấu. Trong cuộc chiến tranh Afganistan mà Liên Xô can thiệp trực tiếp bằng quân sự, AGS-17 "Plamya" thường được gắn trên bọc thép BTR hoặc thiết giáp hộ vệ tăng BMP. Những người lính BB thật rất cần 1 loai hỏa lực sách tay có tính cơ động, dễ sử dụng và uy lực.

Súng phóng lựu ổ xoay  MGL (Multiple Grenade Launcher) lần đầu tiên được tập đoàn ARMSKOR đưa ra giới thiệu năm 1981 . Súng sử dụng đạn có đường kính 40mm, với số đạn 6 viên trong ổ xoay rất hữu hiệu khi sử dụng tấn công hoặc phòng thủ chống lại sự tấn công không cân sức với đối phương. Kích cỡ viên đạn 40x46mm , súng có trọng lượng 5,3kg được trang bị kính ngắm "Chuẩn trực"( Collimartor). Kính ngắm được trang bị thêm thước đo cự li với  vạch chia, cho phép súng bắn hiệu quả cự li tới 375m. Qui trình nạp đạn tự động, tốc độ bắn 18v/phút, đây thực sự là 1 vũ khí tấn công cá nhân rất-rất hiệu quả.



(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/milkor_s.jpg)


Súng phóng lựu ổ xoay MGL-Mk1 được coi là súng phóng lựu  bắn được nhiều đạn lựu đầu tiên trên thế giới với 6 viên trong ổ xoay .



Tại Mỹ cuối thập niên 80 đã xuất hiện một loại súng phóng lựu cá nhân có thể bắn được nhiều  quả đạn, với chế độ tự động nạp đạn, súng có tên là MM-1. Điểm đặc biệt của súng phóng lựu cá nhân MM-1 là ổ xoay với 12 viên đạn, súng có thể bắn được tất cả các loai đạn trang bị cho các súng phóng lựu tự động hoặc súng phóng lựu gắn dưới nòng súng BB trước đó( Do đạn Mỹ được chuẩn hóa về kích cỡ).


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/MM-1.jpg)

Súng phóng lựu ổ xoay MM-1 của Mỹ với 12 viên đạn trong ổ xoay.




Phần tiếp theo là sự ra đời súng phóng lựu cá nhân RG-6(LX) và súng phóng lựu cá nhân do Việt nam tự sản xuất.



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 27 Tháng Hai, 2011, 12:52:16 am
Tiếp theo :




Đầu thập niên 90 bộ Quốc phòng LX giao nhiệm vụ cho các nhà thiết kế vũ khí trong nước nghiêm cứu phát triển 1 loại súng phóng lựu cầm tay, có thể bắn được nhiều quả đạn trang bị cho BB.

Đầu năm 1994 hai nhà thiết kế V. TelesB. Borov đã đưa ra mẫu thử nhiệm súng phóng lựu có ổ xoay đầu tiên. Vũ khí mới ngay lập tức được phản hồi tích cực từ phía QD và các cơ cấu an ninh LBN.

Súng phóng lựu cầm tay có ổ xoay 6 viên đạn có tên RG-6 (Ручной гранатомет РГ-6). Súng có mã hiệu GRAU-6G30  với 1 ống phóng (nòng súng) , 1 tay nắm, đầu ruồi và thước ngắm cơ khí. RG-6 có thể nhắm bắn qua  thước ngắm-đầu ruồi-mục tiêu hoặc bắn trực tiếp (bắn ứng dụng). Bắn ứng dụng đòi hỏi xạ thủ phải có kinh nhiệm, ước lượng chính xác cự li khoảng cách mục tiêu. Bắn ứng dụng là cần thiết cho kiểu đánh vận động . Thước chia cự li là 1 tấm sắt có thể gập lại hoặc dương lên (mở ) trên có khắc số : 1-2-3-4 tương đương 100m-200m-300m-400m.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2-20.jpg)


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/3-16.jpg)


Súng RG-6 có các thanh cường lực và trục xoay. Cơ cấu điểm hỏa của RG-6 như ở các khẩu súng ngắn, có nghĩa là bắn từng phát 1 và tự động nạp đạn. RG-6 có báng súng là 1 tấm đệm cao su gắn với ống sắt hình trụ lồng vào nhau, có thể kéo ra khi chiến đấu hoặc ngược lại. RG-6 sử dụng các loại đạn BOG-25 và BOG-25P. RG-6 nạp đạn như các loại súng phóng lựu cầm tay khác tức là từ trên xuống. Phía trước cò súng có 1 móc chỉ cần kéo móc này và xoay tay cầm phía trên (tay cầm gắn với nòng súng) là lắp ổ xoay mở ra sẵn sàng cho việc nạp đạn.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/4-17.jpg)


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/6-10.jpg)


RG-6 được đặt tên trong thời gian nổ ra cuộc xung đột Nga-Tresnya lần 1 và đã chứng minh được tác dụng rất hiệu quả. Mặc dù có vẻ đơn giản về thiết kế hơn các so với các loại súng phóng lựu ổ xoay của Mỹ hoặc các nước trong khối NATO , nhưng RG-6 đáng tin cậy, bền và rễ bảo quản hơn rất nhiều.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/5-12.jpg)


Ngoài rất nhiều ưu điểm nổi trội, nhưng RG-6 cũng không tránh khỏi nhược điểm đó là trọng lượng khẩu súng cùng với cơ số đạn mang theo. RG-6 có trọng lượng 5,6kg , cơ số đạn dự chữ chiến đấu thường từ 10-20v( 0,25kg/viên). Với trọng lượng như vậy RG-6 chắc chắn làm ảnh hưởng tới tính cơ động của người lính.


Tại Việt nam súng phóng lựu cầm tay với ổ xoay tương tự như RG-6 có thể đã được sản xuất hàng loạt. Đây là 1 điều rất đáng mừng với những người lính VN, đặc biệt là những người yêu kiến thức QP. Nhưng có điều chúng ta vẫn còn băn khoăn là trọng lượng của súng không biết có được Viện nghiêm cứu Cục Quân khí cải tiến làm nhẹ đi không? Chất lượng viên đạn ra sao? Có thực sự hiệu quả và tin cậy như đạn BOG-25 của Nga hay không? V.v.. và V.v.....



Thông số kỹ thuật của RG-6:


-Trọng lượng : 5,6kg.
-Chiều dài ở tư thế chiến đấu : 680mm.
-Chiều dài ở tư thế hành quân : 520mm.
-Tốc độ bắn chiến đấu : 12-15v/phút.
-Tầm bắn hiệu quả tối đa : 400m.
-Sơ tốc viên đạn BOG-25 : 76m/s.
-Tuổi thọ súng : bắn 2500-3000 viên.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Ba, 2011, 02:00:59 am
SÚNG PHÓNG LỰU GM-94/Гранатомет ГМ-94 (Россия) .





GM-94 là súng phóng lựu cầm tay có thể sử dụng được nhiều loại đạn, được phòng thiết kế chế tạo khí cụ TULA phát triển đầu năm 1990. Với mục đích cung cấp 1 loại vũ khí mới , là hỏa lực hỗ chợ cho BB trong các trận cận chiến, đặc biệt là các trận đánh xảy ra trong Tp. Ngoài ra súng phóng lựu GM-94 còn được trang bị cho các đơn vị sức mạnh của Bộ nội vụ Nga thực hiện các chiến dịch đặc biệt. Đạn sử dụng cho súng phóng lựu GM-94 với nhiều chủng đạn như đạn không sát thương, đạn hơi cay, đạn cao su v.v... Đặc biệt súng phóng lựu GM-94 sử dụng đạn nhiệt áp, vỏ quả đạn được chế tạo bằng nhựa cho phép gia tăng vật liệu nổ trong quả đạn.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/gm94_granata.jpg)

Đạn nhiệt áp BGM-93 có trọng lượng 250g trong đó vật liệu nổ chiếm 160g, sơ tốc viên đạn là 85m/s.



Sử dụng đạn nhiệt áp thường chỉ áp dụng để tiêu diệt đối phương ẩn nấp trong các hang động, lô cốt , tòa nhà có vật che chắn kiên cố....

Đạn nhiệt áp BGM-93 khi nổ gây ra sóng xung kích cường độ lớn với nhiệt độ rất cao bán kính 3m, bán kính sát thương lên tới 5m.

Tất cả các loại đạn sử dụng cho súng phóng lựu GM-94 đều có kích cỡ 43mm.

Súng phóng lựu GM-94 có cơ cấu lên đạn bằng tay, bên trên nòng súng là ổ đạn chứa được 3 viên đạn trong 1 ống thép bề ngoài tựa như nòng súng. GM-94 có qui lát không di chuyển , bộ phận kết nối di chuyển và đẩy quả đạn xuống dưới, quả đạn được lẫy hãm giữ lại, nòng súng sau khi dịch chuyển tịnh tiến lên phía trên quay lại và viên đạn được nạp vào trong nòng súng. Khi nạp đạn cho GM-94 xạ thủ chỉ cần mở nắp đậy bên trên ổ đạn, ấn tối đa 3 viên đẩy lên phía trên ống ổ đạn.

Cơ cấu điểm hỏa của súng phóng lựu GM-94 thuộc dạng cơ khí.

Súng phóng lựu GM-94 có 1 tay nắm phía trên gắn với cò súng, báng súng có thể gấp song song với súng khi hành quân và ở vị chí chiến đấu chỉ cần mở ra bởi được gắn với súng bằng 1 bản nề. gáy súng làm bằng thép, ốp sao su có thể cử động được giúp thuận tiện cho xạ thủ, phù hợp với mọi tư thế chiến đấu. Súng phóng lựu GM-94 có  đầu ruồi và thước ngắm với các vạch khắc cự li, thước ngắm có thể dương lên khi tác chiến hoặc gấp lại khi hành quân.

Súng phóng lựu GM-94 là 1 loại vũ khí tin cậy, một hỏa lự cấp phân đội rất hữu hiệu, nó thích nghi với mọi môi trường thời tiết. Súng phóng lựu GM-94 đã được thử nghiệm bằng thực tế, phát huy hiệu quả tốt trên chiến trường trong các cuộc sung đột Nga-Tresnya và Nga-Gruzia.

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/gm94_2.jpg)


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/1261980389_921289.jpg)




Thông số kỹ thuật cơ bản :


-Cỡ nòng : 43mm.
-Chủng đạn : đạn nổ mảnh, đạn hơi cay, đạn áp nhiệt, đạn cao su.
-Chiều dài súng ở vị trí chiến đấu : 810mm.
-Chiều dài súng khi hành quân : 540mm.
-Trọng lượng súng : 4,8kg.
-Tầm bắn hiệu quả : 300m.
-Ổ đạn : 3 viên.



Mời các bạn xem Clip!

http://www.youtube.com/watch?v=dncEBuDee-k&feature=related

http://www.youtube.com/watch?v=I28koP1EdlM


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: 3t_92 trong 18 Tháng Ba, 2011, 07:29:08 pm
Xin phép bác long cho em hỏi tí.vì sao sơ tốc đạn chỉ 76m/s nhưng tầm bắn hiệu quả lại lên tới 400m liền.em không hiểu chỗ đấy.
À,tiện thể bác cho em xin cái nguồn nói Việt Nam sản xuất được khẩu phónng lựu 6 viên luôn.
Thank bác!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 18 Tháng Ba, 2011, 11:56:55 pm
Xin phép bác long cho em hỏi tí.vì sao sơ tốc đạn chỉ 76m/s nhưng tầm bắn hiệu quả lại lên tới 400m liền.em không hiểu chỗ đấy.
À,tiện thể bác cho em xin cái nguồn nói Việt Nam sản xuất được khẩu phónng lựu 6 viên luôn.
Thank bác!


Sơ tốc của viên đạn nói chung và đạn BOG-25 dành cho súng phóng lựu ổ xoay RG-6 nói giêng do các nhà thiết kế tính toán trước. Chẳng hạn như đạn cho súng bắn tỉa có giảm thanh thì đạn cần có tốc độ cận âm ( dưới 340m/s). Đối với đạn BOG-25  dùng cho súng phóng lựu liên thanh RG-6 cần có tốc độ thấp để xạ thủ điều chỉnh độ chính xác cho viên đạn.



À,tiện thể bác cho em xin cái nguồn nói Việt Nam sản xuất được khẩu phónng lựu 6 viên luôn.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bạn  VÀO ĐÂY (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,198.550.html) mà đọc , thế có cần  CÁI NGUỒN của bài RG-6 không?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longduc trong 07 Tháng Tư, 2011, 02:33:44 pm
bác longtrec ơi, bác cho hỏi hiện sư đoàn BB của ta được trang bị các loại vũ khí các nhân và hỏa lực như thế nào nhỉ. thực tình mà nói em không biết gì, nhưng lại rất thích tìm hiểu về trang bị cũng như khả năng tác chiến của một sư BB. có người nói nó to lắm, mạnh lắm. nhưng e đọc bài của các bác cựu thì thấy có lúc một d chỉ có hơn trăm người. mong bác chỉ giúp về một sư BB  trong chiến đấu thì nó như thế nào.
-----------------------------
Nhắc lần đầu tiên về cách viết bài trên diễn đàn!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 07 Tháng Tư, 2011, 03:11:07 pm
bác longtrec ơi, bác cho hỏi hiện sư đoàn BB của ta được trang bị các loại vũ khí các nhân và hỏa lực như thế nào nhỉ. thực tình mà nói em không biết gì, nhưng lại rất thích tìm hiểu về trang bị cũng như khả năng tác chiến của một sư BB. có người nói nó to lắm, mạnh lắm. nhưng e đọc bài của các bác cựu thì thấy có lúc một d chỉ có hơn trăm người. mong bác chỉ giúp về một sư BB  trong chiến đấu thì nó như thế nào.
-----------------------------
Nhắc lần đầu tiên về cách viết bài trên diễn đàn!
Bạn tham khảo tại đây (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,18965.0.html)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: nong_dan_wto trong 07 Tháng Tư, 2011, 04:04:26 pm
Xin phép được trở lại với các bài viết về súng phóng lựu!

....


Phần tiếp theo là sự ra đời súng phóng lựu cá nhân RG-6(LX) và súng phóng lựu cá nhân do Việt nam tự sản xuất.



Đang chờ phần tô đỏ của bác Long.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: su22 m4 trong 07 Tháng Tư, 2011, 04:59:59 pm
Xin phép được trở lại với các bài viết về súng phóng lựu!

....


Phần tiếp theo là sự ra đời súng phóng lựu cá nhân RG-6(LX) và súng phóng lựu cá nhân do Việt nam tự sản xuất.




Đang chờ phần tô đỏ của bác Long.
Anh Long trả lời rồi mà bác, thông tin VN sản xuất súng phóng lựu cầm tay theo mẫu súng RG - 6 của Nga bác xem ở đây nhé. http://www.quansuvn.net/index.php/topic,198.550.html (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,198.550.html)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 07 Tháng Tư, 2011, 07:58:18 pm
Thông tin VN sản xuất súng phóng lựu cầm tay theo mẫu súng RG - 6 của Nga bác xem ở đây
Theo bác Triumf thì khẩu phóng lựu của nhà ta là con lai giữa MGL-Mk1 của Nam Phi và  RG6/6G-30 của Nga.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: saruman trong 07 Tháng Tư, 2011, 08:55:45 pm

Đối với RPG-30 thì giáp phản ứng nổ chủ động lại trở lên vô dụng. Thành phần của RPG-30 gồm 2 ống phóng song song(một ống phóng đạn PG-29 và 1 ống phóng tên lửa). RPG-30 sử dụng đạn của súng phóng lựu RPG-29 bố trí trước sau chủng xuyên lõm PG-29V. Ngoài  ra RPG-30 còn bổ xung tên lửa , mục đích để loại bỏ giáp phản ứng nổ chủ động . Khi bắn tên lửa sẽ lao vào mục tiêu và "hy sinh" dưới tác động của giáp phản ứng nổ chủ động, bay tiếp sau tên lửa là quả đạn PG-29V với khả năng xuyên giáp tới 650mm chắc chắn hạ gục bất kể 1 loại tăng, thiết giáp nào.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/049048051049050049050.jpg)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/049048051049055049051.jpg)



Theo bài viết thì ống phóng chính của RPG-30 tương tự RPG-29. Liệu có thể dùng RPG-29 để hoán cải (lắp thêm ống phụ) lên RPG-30 mà không cần chỉnh sửa quá nhiều không hả bác


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Tư, 2011, 04:40:01 am
RPG-30 chính là RPG-29+ tên lửa, vậy nếu RPG-29 lắp thêm ống phụ với tính năng loại được giáp phản ứng nổ chủ động thì nó sẽ là RPG-30(phẩy). Đặc tính của RPG-30 là chống lại xe tăng, thiết giáp trang bị giáp phản ứng nổ chủ động. Đạn PG-29V thực chất nó là đạn Đạn PG/ПГ-7ВР(VR) dùng trong RPG-7(B-41) nhưng được hiện đại hóa . Tôi đã nói nhiều chủng đạn bố trí trước sau này ở các bài trước, chủng đạn bố trí trước sau mục đích loại bỏ vỏ giáp xe bằng chủng xuyên lõm(quả đạn đầu loại bỏ giáp phản ứng nổ  vd kiểu "Kantak-1", sau đó quả đạn thứ 2 với chủng xuyên lõm sẽ hạ gục xe tăng). Còn tên lửa trong ống phóng phụ (RPG-30) có nhiệm vụ vô hiệu hóa giáp phản ứng nổ chủ động(thế hệ 3), để quả đạn PG-29V đánh bại xe tăng bằng chủng đạn xuyên lõm bố trí trước sau.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: p_ngocquynh trong 08 Tháng Tư, 2011, 10:23:47 pm
RPG-30 chính là RPG-29+ tên lửa, vậy nếu RPG-29 lắp thêm ống phụ với tính năng loại được giáp phản ứng nổ chủ động thì nó sẽ là RPG-30(phẩy). Đặc tính của RPG-30 là chống lai xe tăng, thiết giáp trang bị giáp phản ứng nổ chủ động. Đạn PG-29V thực chất nó là đạn Đạn PG/ПГ-7ВР(VR) dùng trong RPG-7(B-41) nhưng được hiện đại hóa . Tôi đã nói nhiều chủng đạn bố trí trước sau này ở các bài trước, chủng đạn bố trí trước sau mục đích loại bỏ vỏ giáp xe bằng chủng xuyên lõm(quả đạn đầu loại bỏ giáp phản ứng nổ  vd kiểu "Kantak-1", sau đó quả đạn thứ 2 với chủng xuyên lõm sẽ hạ gục xe tăng). Còn tên lửa trong ống phóng phụ (RPG-30) có nhiệm vụ vô hiệu hóa giáp phản ứng nổ chủ động(thế hệ 3), để quả đạn PG-29V đánh bại xe tăng bằng chủng đạn xuyên lõm bố trí trước sau.
Hình minh họa:
(http://img705.imageshack.us/img705/9488/anankgrenadelauncherrpg.jpg)
Xin phép bác Long cho chen ngang, cũng nhằm làm cho mọi người dễ hình dung. Thank bác
-----------------------------------
thank = cám ơn!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Tư, 2011, 12:43:16 pm
SÚNG PHÓNG LỰU CẦM TAY TKB-0249 "ARBALET"/Ручной гранатомет ТКБ-0249 «Арбалет»
.





(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/arbalet.jpg)

Súng phóng lựu cầm tay TKB-0249 "Arbalet".




Súng phóng lựu cầm tay TKB-0249 “ Arbalet” do Valery Teleshev thuộc phòng thiết kế TULA nghiêm cứu phát triển. Súng phóng lựu cầm tay TKB-0249  được đặt tên bằng cách ghép 3 chữ cái đầu của phòng thiết kế TULA (Тульское конструкторское бюро). Súng phóng lựu cầm tay TKB-0249 “ Arbalet” còn có tên khác đó là “ Súng bắn tỉa” sử dụng đạn lựu. Sở dĩ TKB-0249 “ Arbalet” được mệnh danh là “súng bắn tỉa” bởi nó có độ chính xác cao cho phép xạ thủ hạ mục tiêu ở cự li 100-1700m.

Súng phóng lựu cầm tay TKB-0249 “ Arbalet” được phát triển để trang bị, bổ sung  hỏa lực cho các phân đội BB, hoặc trang bị cho các đơn vị làm nhiệm vụ đặc biệt của bộ Nội vụ.

Súng phóng lựu cầm tay TKB-0249 “ Arbalet” sử dụng 2 loại đạn  VOG-17M(7P9) và VOG-30 (ВОГ-17М (7П9) и ВОГ-30) , cả 2  đều có kích cỡ 30mm.

-Đạn VOG-17M được cải tiến trên cơ sở đạn VOG-17, ngòi nổ được lắp thêm 1 thiết bị hãm (sau 25s).

-Đạn VOG-30 thuộc chủng hiện đại, có công xuất nổ lớn hơn, tự chủ trong việc nén khí thuốc súng trong vỏ quả đạn .

 Thực chất cả 2 chủng đạn VOG-17M và VOG-30 đều được phóng đi khỏi nòng súng nhờ cơ cấu khí thuốc súng bị đốt nén . Thuốc súng được bít kín ở trong các tút, khi hạt lửa bị búa kim hỏa đập vào kích hoạt đốt khí thuốc súng, thuốc súng bị đốt cháy-nén phụt ra qua lỗ hạt lửa đẩy quả đạn bắn ra khỏi nòng súng.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/gran_asg17_2.jpg)



(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/images-1.jpg)

Đạn VOG-17.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/grenades.jpg)

Đạn VOG-30(Từ trái sang quả đạn thứ 5).


Vào năm 1998, với sáng kiến của Trung tâm thiết kế súng thể thao, súng săn TULA / ЦКИБ СОО В.К (Центральное конструкторское исследовательское бюро спортивного и охотничьего оружия) . Súng phóng lựu cầm tay TKB-0249 “ Arbalet” đã được đưa ra giới thiệu trước các đại diện bộ Nội vụ các nước SNG và gây được tiếng vang lớn.


Điểm nổi bật của súng phóng lựu cầm tay TKB-0249 “ Arbalet” là thiết kế đơn giản, giá thành sản xuất hạ nhưng hiệu quả và độ tin cậy cao. Súng phóng lựu cầm tay TKB-0249 “ Arbalet” có bố cục hệ thống không mới, nòng súng phía sau nhô ra (dài hơn báng súng) tì lên vai xạ thủ , gần giống như các loại súng phóng lựu chống tăng.

Cơ cấu điểm hỏa ở súng phóng lựu cầm tay TKB-0249 “ Arbalet” như ở khẩu súng ngắn, có nghĩa là súng chỉ có thể bắn phát một. Súng phóng lựu cầm tay TKB-0249 “ Arbalet” có khóa an toàn bên tay phải , nằm bên trên tay nắm của súng.

Súng phóng lựu cầm tay TKB-0249 “ Arbalet” được trang bị kính ngắm cơ khí, nhưng súng cũng  có bệ gắn kính ngắm quang học (ngày đêm).

Súng phóng lựu cầm tay TKB-0249 “ Arbalet” có báng súng kéo ra hoặc thu lại nhờ cơ cấu 2 ống thép lồng khít vào nhau. Gáy báng súng TKB-0249 “ Arbalet” có ốp cao su với độ dàn hồi tốt. Súng TKB-0249 được gắn càng súng hình chữ V giúp tăng ổn định đường ngắm cho xạ thủ. Băng đạn sử dụng cho súng phóng lựu cầm tay TKB-0249 “ Arbalet” có thể là 5 hoặc 10v.


Thông số kỹ thuật :

-Chiều dài súng : 900mm.
-Trọng lượng súng : 10kg.
-Trọng lượng đạn lựu/quả đạn  : 280g/350g (VOG-17).
-Chiều dài quả đạn : 120mm(VOG-17).
-Trọng lượng hỗn hợp nổ trong quả đạn : 36g(VOG-17).
-Sơ tốc đạn : 185m/s.
-Tầm bắn tối đa: 1700m.
-Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm : 1000m.
-Băng đạn 5 hoặc 10v.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hamduthu trong 12 Tháng Tư, 2011, 10:25:52 am
SÚNG PHÓNG LỰU CẦM TAY TKB-0249 "ABALET"/Ручной гранатомет ТКБ-0249 «Арбалет»
.


Bác cho hỏi độ tản mát của đạn này thế nào? Nếu ở khoảng cách 1000m mà bán kính tản mát của đạn <10m thì đúng là bắn tỉa thật.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 12 Tháng Tư, 2011, 12:47:28 pm
SÚNG PHÓNG LỰU CẦM TAY TKB-0249 "ABALET"/Ручной гранатомет ТКБ-0249 «Арбалет»
.


Bác cho hỏi độ tản mát của đạn này thế nào? Nếu ở khoảng cách 1000m mà bán kính tản mát của đạn <10m thì đúng là bắn tỉa thật.


 ТКB-0249 «Аrbalet» là súng phóng lựu, đạn VOG-17M hoặc BOG-30 thuộc chủng nổ phân mảnh. Sở dĩ người ta ví TKB-0249 là "súng bắn tỉa" vì nó có độ chính xác và tầm bắn hiệu quả cao .Súng phóng lựu TKB-0249 có độ chính xác và tầm bắn hiệu quả cao nhờ 1 số yếu tố trong đó có yếu tố súng được trang bị thước ngắm quang học.

Do  ТКB-0249 «Аrbalet» là súng phóng lựu không phải là súng bắn tỉa nên độ chụm viên đạn (MOA) không được nhắc tới. Hơn thế nữa tính năng kỹ thuật của đạn bắn tỉa và đạn lựu hoàn toàn khác nhau. Một điều thú vị hơn là đạn súng bắn tỉa không có kích cỡ 30mm( kích cỡ này có thể gọi là "pháo bắn tỉa" rồi  ;D ;D ;D).


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hamduthu trong 13 Tháng Tư, 2011, 01:51:53 pm
    Ý em hỏi độ tản mát không phải là MOA, mà là sai số vòng tròn (CEP). Có lẽ với súng phóng lựu thì nhà sản xuất không thống kê cái CEP này.
    Mà bác longtrec ơi, dạo này thấy vũ khí trang bị cho sư đoàn bộ binh Nga - Việt Nam ít món nào mới vậy?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 13 Tháng Tư, 2011, 02:09:52 pm
    Ý em hỏi độ tản mát không phải là MOA, mà là sai số vòng tròn (CEP). Có lẽ với súng phóng lựu thì nhà sản xuất không thống kê cái CEP này.
    Mà bác longtrec ơi, dạo này thấy vũ khí trang bị cho sư đoàn bộ binh Nga - Việt Nam ít món nào mới vậy?


Tôi không hiểu "ít món nào mới" của bạn  ???, nếu là bài viết chậm thì lỗi do tôi bận quá chứ không phải sư đoàn Nga không được trang bị vũ khí mới.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hamduthu trong 13 Tháng Tư, 2011, 02:20:21 pm
Ý em là dạo này ít thấy bài mới của bác trên đây (em tếu táo cho vui ấy mà) ;D. Dạo trước thấy topic này hàng ngày bác đều giới thiệu 1 món vũ khí. Bác bận thì em chò bác vậy. Chúc bác khỏe.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: KingCobra18 trong 14 Tháng Tư, 2011, 11:05:05 am
Các bác vào xem này, nhà ta đã sản xuất được cả súng và đạn RPG 29, loại này đến Merkava 4 còn chết thì Type99 ngại gì.

http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Quan-doi-trinh-dien-san-pham-KHCN-cao/20114/139259.datviet


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Tư, 2011, 07:04:40 pm
SÚNG PHÓNG LỰU TỰ ĐỘNG ARGB/ Автоматический ручной гранатомет Барышев АРГБ.






ARGB là súng phóng lựu cầm tay tự động do Baryshev(Барышев) thiết kế ( Автоматический ручной гранатомет Барышева ). Baryshev có tên đầy đủ là : Анатолий Филиппович Барышев , ông là nhà thiết kế vũ khí BB hạng nhẹ nổi tiếng tại LX. Ông là cha đẻ của khẩu tiểu liên tấn công như : AB 5,45 và AB 7,62 (sử dụng đạn 5,45 và đạn 7,62mm) , súng trường tự động  ABV(АВБ) sử dụng đạn 7,62mm , súng máy hạng nặng KPB(КПБ) sử dụng đạn 12,7mm.


Súng phóng lựu cầm tay tự động ARGB được phát triển để đánh  bại các mục tiêu đơn lẻ, hoặc các nhóm đối phương với đạn lựu 30mm, chủng nổ phân mảnh với cự li tới hàng 1000m.

 ARGB được sử dụng là hỏa lực hỗ chợ BB tác chiến trong các đợt tấn công, các trận đánh vận động trong điều kiện địa hình địa vật phức tạp như tác chiến trong khu dân cư hoặc vùng núi.


Súng phóng lựu cầm tay tự động ARGB khi xuất hiện với những tính năng vượt trội như gọn nhẹ, sử dụng được nhiều loại đạn, nạp đạn tự động, thao tác bắn đơn giản, gần như không giật v.v...

Điểm đặc biệt trong thiết kế  ARGB là qui lát bán tự do, súng sử dụng chích khí của viên đạn để tự động nạp viên đạn tiếp theo. ARGB có qui lát ,  kim hỏa , buồng đạn và hộp tiếp đạn hoạt động ăn khớp nhịp nhàng với nhau hoàn toàn không bị cứng nhắc cho phép hấp thụ  phần năng lượng khí thuốc súng và giải phóng năng lượng thừa. Năng lượng thuốc súng của viên đạn sinh ra khi bị điểm hỏa, liên tục được đưa vào quá trình dịch chuyển qui lát. Tỉ số trọng tâm dịch chuyển của các bộ phận trong qui lát luôn được kéo căng khi hoạt động làm giảm ít nhất 2,5-3 lần độ giật của súng.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/barishev.jpg).







Còn tiếp.




Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 16 Tháng Tư, 2011, 12:59:54 pm
Tiếp theo:



 
Chức năng giảm giật của súng phóng lựu cầm tay tự động ARGB ảnh hưởng trực tiếp tới xạ thủ, nó cho phép xạ thủ bắn chính xác ở chế độ tự động liên thanh. Chức năng giảm giật cũng giúp giảm bớt khối lượng của súng. Thường thì người ta sẽ thiết kế súng được gá nắp trên 1 bệ súng (3 chân như ở khẩu AGS-30) để tăng tính ổn định cho đường đạn và hiển nhiên trọng lượng súng sẽ tăng lên. Báng súng ARGB được nắp 1 ống giảm giật thủy lực giúp gia tăng độ giảm giật cho súng.

Súng phóng lựu cầm tay tự động ARGB cũng có chân càng hình chữ V, nhưng có thể gấp lại hoặc tháo dời.

Súng phóng lựu cầm tay tự động ARGB ngoài chế độ tự động liên thanh còn có thể nạp đạn bắn từng viên một.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/2002090607.jpg)



Súng phóng lựu cầm tay tự động ARGB có hộp tiếp đạn được gá nắp bên trên buồng đạn, bên trái súng được nắp kính ngắm quang học. Với thiết kế gọn nhẹ của ARGB chỉ cần 1 xạ thủ thay vì kíp chiến đấu cần 2-3 người. Điều đó làm tăng thêm tính cơ động cho súng phóng lựu cầm tay tự động ARGB.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/barishev_foto2.jpg)



Xạ thủ khi sử dụng súng phóng lựu cầm tay tự động ARGB có cảm giác như đang bắn GP-25(súng phóng lựu nắp dưới nòng súng BB).



Thông số kỹ thuật :



-Chiều dài súng gấp/mở : 700/950mm.
-Chiều dài nòng súng : 300mm.
-Trọng lượng súng không đạn : 15,3kg.
-Chủng loại đạn sử dụng : Tất cả các loại đạn có kích cỡ 30mm như : VOG-17, VOG-17M, VOG 30.
-Tốc độ bắn 350v/phút.
-Hộp tiếp đạn : 5v.



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Tư, 2011, 02:31:32 pm
PHỨC HỢP SÚNG PHÓNG LỰU GIẢM THANH GSN-19 "IM LẶNG" VÀ 6S1"CHIM HOÀNG YẾN"/  Бесшумные гранатомётные комплексы ГСН-19 "Тишина" и 6С1 «Канарейка» .





Đầu những năm 70, 80 của thập kỷ trước, Liên Xô trong vai trò là người đứng đầu khối Vacsawa , đây là giai đoạn đỉnh cao của cuộc chiến tranh lạnh. Trước yêu cầu cấp bách cần trang bị cho các đơn vị trinh sát, các biệt đội làm công tác luồn sâu nắm bắt tình hình hoặc phá hoại từ bên trong đối phương 1 loại vũ khí cá nhân mới . Đồng thời vũ khí mới có thể được trang bị cho các đơn vị đặc biệt của quân đội các nước đồng minh với LX  . Vũ khí mới phải đảm bảo gọn nhẹ dễ ngụy trang, thích nghi mọi địa hình, mọi miền khí hậu. Vũ khí mới cần đạt tầm bắn hiệu quả vài trăm mét, đạn trang bị cần có độ công phá và sát thương đủ lớn. Do đặc thù trang bị cho các đơn vị trinh sát hoặc các biệt đội hoạt động trong lòng địch nên vũ khí mới cần trang bị giảm thanh, khi bắn hạn chế tối đa chớp lửa đầu nòng v.v...


Trong số các mẫu vũ khí thiết kế cho nhiệm vụ này đáng chú ý nhất là phức hợp súng phóng lựu giảm thanh được lắp dưới nòng súng là GSN-19 "Im lặng" (ГСН-19 "Тишина").



(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/gsn-19-tishina.jpg)


GSN-19 "Im lặng" (ГСН-19 "Тишина")



 
Súng phóng lựu giảm thanh GSN-19 "Im lặng" được nắp  với AKMS kết hợp với bộ phận giảm thanh PBS-1 ( Đây là dụng cụ giảm thanh, giảm chớp lửa đầu nòng khi bắn /ПБС-1 -прибор для бесшумной и беспламенной стрельбы).

Súng phóng lựu giảm thanh GSN-19 "Im lặng" được giao cho Trung tâm nghiêm cứu chế tạo máy chính xác tại thành phố Klimovsk (Ngoại ô Moscow) nghiêm cứu chế tạo (Центральный научно-исследовательский институт точного машиностроения). Giám đốc thiết kế Георгий Павлович Петропавлов.




Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Tư, 2011, 12:33:49 pm
Tiếp theo:





Súng phóng lựu
trong phức hợp GSN-19 "Im lặng"  có tên là : BS-1(RGA-86)/БС-1 (РГА-86) sử dụng đạn 30mm, súng được gắn dưới nòng súng AKM hoặc AKMS với các vấu móc. Súng phóng lựu BS-1(RGA-86) khác với những khẩu súng phóng lựu dưới nòng súng  khác ở qui trình phóng quả đạn. Để phóng quả đạn lựu kích cỡ 30mm đi xa cự li vài trăm M, súng  phóng lựu  BS-1(RGA-86) sử dụng năng lượng khí thuốc súng nén("метательный") từ viên đạn 5,45mm(đạn giả/холостой патрон).


Phức hợp GSN-19 "Im lặng" bao gồm:

-Tiểu liên tấn công AKM hoặc AKMS sử dụng đạn УС( Уменьшенная скорость -Đạn được làm giảm tốc độ hay còn gọi là đạn cận âm).


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/glushak_2.jpg)


-Ống giảm thanh PBS-1.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/pbs7.jpg)


-Súng phóng lựu BS-1(RGA-86) .


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/bs_1-1.jpg)



Súng phóng lựu BS-1(RGA-86) với các bộ phận sau:

-Súng có cơ cấu điểm hỏa như ở khẩu súng ngắn(K 54 hoặc K 59) với tay cầm gắn liền với cò súng.
-Bộ phận giảm thanh gồm những vách ngăn, ở giữa có 1 lò xo đặc biệt với pistong.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/pbs8.jpg)

Hình mang tính chất minh họa.



-Bộ phận ống phóng đạn lựu với rãnh vuông hơi xoắn chôn ốc( độ xoắn không nhiều).
-Hộp tiếp đạn 10 viên 5,45mm được lồng vào trong tay nắm(như ở khẩu súng ngắn),hộp tiếp đạn có hình dạng cong giống với hộp tiếp đạn của khẩu AK.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/6s1-kanareyka-5.jpg)



Qui trình phóng quả đạn của súng phóng lựu giảm thanh BS-1(RGA-86) như sau:

Khi viên đạn 5,45mm được kích hoạt tạo ra 1 năng lượng ép lên mặt Pistong gắn với lò xo đặc biệt trong ống giảm thanh. Năng lượng khí thuốc súng được giải phóng từ viên đạn hay nói cách khác là luồng khí đi sau viên đạn bị các vách ngăn trong ống giảm thanh chặn lại và triệt tiêu. Do tác động bởi năng lượng từ viên đạn Pistong bị đẩy tiến về phía trước tạo ra áp xuất khí nén đẩy viên đạn phóng về phía trước. Khi viên đạn thoát ra khỏi ống phóng phát ra tiếng "Pực" không lớn. Sơ tốc viên đạn là 100m/s với độ chụm lớn, đường đạn được ổn định nhờ nó tự xoay(hồi chuyển) trên trục dọc của viên đạn trong suốt quỹ đạo .

Qui trình lạp quả đạn lựu 30mm vào ống phóng cũng giống như ở các súng phóng lựu bố trí dưới nòng súng khác, có nghĩa là lạp đạn từ đầu miệng súng. Quả đạn được cố định trong ống phóng bằng 2 lò xo và chốt hãm.

Đạn sử dụng cho BS-1(RGA-86) có 2 chủng : Nổ phân mảnh và xuyên lõm.




Còn tiếp.



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: nguyendat2008 trong 01 Tháng Năm, 2011, 10:44:51 am
PHỨC HỢP SÚNG PHÓNG LỰU GIẢM THANH GSN-19 "IM LẶNG" VÀ 6S1"CHIM HOÀNG YẾN"/  Бесшумные гранатомётные комплексы ГСН-19 "Тишина" и 6С1 «Канарейка» .


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/gsn-19-tishina.jpg)


GSN-19 "Im lặng" (ГСН-19 "Тишина")


Lúc 1993 -1994, ở E2 F9 chỉ có B trinh sát của E mới được trang bị AKMS nhưng không có nòng giảm thanh, cũng không có cái súng phóng lựu kẹp nòng này!

AKMS chỉ dành cho C cảnh vệ hoặc C trinh sát, số lượng cũng không nhiều!

Sau này thì chắc cũng có nhiều thay đổi hơn!



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 01 Tháng Năm, 2011, 12:37:34 pm
Tùy trang bị của từng đv bạn nguyendat2008 ạ! Đv tôi (D12 E108 F 337)năm 1983 được trang bị khá nhiều AKMS(đã qua sử dụng) tất nhiêu lúc đó không có GSN-19 "IM LẶNG" .C20 trinh sát thuộc sư đoàn 337 của tôi ngay từ năm 1979 đã trang bị 100% AKMS. Còn ở BGTN thì có nhiều bài viết của CCB trong QS.net nhắc tới khẩu AKM đã theo họ  suốt những trận đánh tại K.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 01 Tháng Năm, 2011, 02:02:58 pm
Tiếp theo và hết.




Đạn sử dụng cho BS-1(RGA-86) thuộc chủng xuyên lõm có khả năng xuyên thủng tấm thép dày 10mm. Trong khẩu BS-1(RGA-86) có 1 lẫy an toàn dạng đòn bảy, cho phép chuyển sang trạng thái chiến đấu trong tíc tắc. Đây là 1 điều kiện tiên quyết khi phức hợp GSN-19 "IM LẶNG" được trang bị cho các đv hoạt động trong các khu vực kiểm soát của đối phương.

Cự li bắn qua thước ngắm của BS-1(RGA-86) là 300m, thước ngắm là 1 lá thép có thể gấp mở bên trên có các lỗ khúc xạ tương ứng với các cự li 100m, 150m, 200m,250m và 300m . Khi nhắm bắn qua thước ngắm, xạ thủ chỉ cần đưa đầu ruồi vào giữa lỗ khúc xạ và gióng đầu ruồi, mục tiêu với lỗ khúc xạ sao cho 3 điểm nằm trên 1 đường thẳng là BÓP CÒ. Xạ thủ có thể điều chỉnh dễ dàng cự li trên thước ngắm, chỉ cần bóp nhẹ vào 2 nút nhỏ ở đầu thanh trượt ngang trên thước ngắm.


Để lên đạn mồi 5,45mm cho khẩu BS-1(RGA-86) chỉ cần kéo chốt qui lát về phía sau.

Phức hợp súng phóng lựu giảm thanh GSN-19 "IM LẶNG" được tiếp nhận trang bị đầu thập niên 70.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/0_5f766_8b4c5147_L.jpg)



Sau khi tiếp nhận trang bị phức hợp súng phóng lựu giảm thanh GSN-19 "IM LẶNG", ở Liên Xô lúc đó  có cuộc cải tiến khẩu tiểu liên AKM thành AK-74.

Tiếp tục công tác nghiêm cứu, cải tiến và hoàn thiện phức hợp súng phóng lựu mới kết hợp với AK-74. Phức hợp cải tiến mới bước đầu làm tăng cự li bắn, sơ tốc viên đạn và tăng tầm bắn hiệu quả với chủng đạn mới xuyên lõm-gây cháy. Quả đạn mới đã tăng khả năng xuyên giáp từ 10mm lên 15mm. Nhìn bề ngoài súng phóng lựu giảm thanh mới không khác mấy với BS-1(RGA-86). Phức hợp mới có mã hiệu : 6S1 "Chim hoàng yến" /6С1 «Канарейка» .

Phức hợp mới  6S1 "Chim hoàng yến" bao gồm :

-AK-74.
-Bộ phận giảm thanh cải tiến PBS-4 ( Đây là dụng cụ giảm thanh, loại bỏ chớp lửa đầu nòng khi bắn /ПБС-1 -прибор для бесшумной и беспламенной стрельбы).
-Súng phóng lựu BS-1M.

Tuy nhiên phức hợp mới kết hợp với AK-74 không thành công, mẫu mới có độ giật khá lớn khi bắn , khẩu súng phóng lựu PBS-4  làm biến dạng nòng súng AK. Ngoại trừ đạn 7,1ly(5,45mm x 39) với sơ tốc đạn cận âm, các loại đạn khác có sơ tốc không ổn định (tùy thuộc vào độ hao mòn nòng súng), đây là những khó khăn mà nhóm thiết kế do Георгий Павлович Петропавлов đứng đầu cần giải quyết .

Cuối cùng phương án là bỏ kết hợp với AK-74 mà kết hợp súng phóng lựu BS-1M với AK nòng ngắn là AKS-74U.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/0_5f760_10cb0038_L.jpg)

Phức hợp 6S1"Chim hoàng yến" (AKS-74U, giảm thanh PBS-4, súng phóng lựu BS-1M).




Phức hợp súng phóng lựu giảm thanh 6S1"Chim hoàng yến" có kích cỡ gọn nhẹ hơn so với phức hợp GSN-19 "IM LẶNG". Súng phóng lựu BS-1M sử dụng hộp tiếp đạn 20v, phức hợp được trang bị thước ngắm mới. Để giảm giật gáy báng súng được lắp thêm ốp cao su.

Đầu thập niên 80 phức hợp súng phóng lựu giảm thanh 6S1"Chim hoàng yến" được tiếp nhận trang bị cho các phân đội đặc biệt của quân đội Xô Viết.


Đặc tính kỹ thuật phức hợp GSN-19 "IM LẶNG":


-Tầm bắn hiệu quả qua thước ngắm: AKMS là 400m(đạn US) , súng phóng lựu BS-1 là : 300m.
-Sơ tốc đạn lựu : 100m/s.
-Khả năng xuyên giáp : 10mm.
-Trọng lượng phức hợp (không có hộp tiếp đạn và đạn lựu) : 6kg.
-Trọng lượng súng phóng lựu BS-1 : 2kg.


Đặc tính kỹ thuật phức hợp 6S1" Chim hoàng yến":

-Tầm bắn hiệu quả qua thước ngắm: AKSB-74U là 400m(đạn US) , súng phóng lựu BS-1M là : 400m.
-Sơ tốc đạn lựu : hơn 100m/s.
-Khả năng xuyên giáp : 15mm.
-Trọng lượng phức hợp (không có hộp tiếp đạn và đạn lựu) : 5,5kg.
-Trọng lượng súng phóng lựu BS-1 : 2kg.









Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: quykiemsau trong 02 Tháng Năm, 2011, 04:04:56 pm
Đây chỉ cách bắn GP25


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: quykiemsau trong 02 Tháng Năm, 2011, 04:19:10 pm
Bác longtret ơi, nhà ta dùng đạn nổ phân 40mm  mảnhmà. Đâu có dùng đạn vog-25 đâu. Em thấy chỉ có M79 là còn xuất hiện thôi, em nhớ trong CTVN Mỹ còn thử nghiệm XM148 và XM203 nữa mà sau này ko thấy xuất hiện trong biên giới TN vậy.
Em thấy đạn vog-25 của Nga tốt hơn của Mỹ, vì đạn khi rời nòng dù ko đủ số vòng thì đạn cũng tự hủy. Em nhớ có đọc rất kĩ là vog-25 tự hủy từ 15-19s tùy loại đạn. còn đạn nổ phân 40mm của Mỹ thì phải đến đúng vòng mới nổ, sau này có nhiều trường hợp sau Ct, đạn bị nổ rất đáng tiếc, mà cái giống ấy vỏ nó bằng nhôm nên ko bị gỉ thế mới chết chứ.
--------------------------------
Nhắc lần đầu!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: VietPo`Lut´ trong 03 Tháng Năm, 2011, 11:25:34 am
@Quykiemsau : Trong chiến tranh bảo vệ chủ quyền ở BGTN, nhà mình vẫn còn sử dụng XM203 đấy chứ không phải là không sử dụng đâu. Bạn có thể tìm hiểu thêm về việc này trong Box Máu và Hoa hoặc là trong topic : Những loại vũ khí mà quân ta đã sử dụng trong chiến tranh BGTN. Chúc bạn vui vẻ và tìm được. Thân


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Năm, 2011, 01:09:50 pm
SÚNG NGẮN PHÓNG LỰU " CHIM GÕ KIẾN" (MẪU D)/Гранатомет-пистолет "Дятел" (Изделие "Д").







Đầu năm 1960 LX phát triển 1 mẫu súng phóng lựu có một không hai nhằm trang bị cho các phân đội làm nhiệm vụ đặc biệt-Súng ngắn phóng lựu mẫu (D). Để đảm bảo tính bí mật khi sử dụng, súng ngắn phóng lựu mẫu (D) có cơ cấu phóng quả đạn không phát ra tiếng nổ, chớp lửa đầu nòng.

Súng ngắn phóng lựu mẫu (D) được phát triển để tiêu diệt sinh lực, các phương tiện bọc thép hạng nhẹ, kho tàng của đối phương bao gồm trụ sở tham mưu-chỉ huy, kho tàng nhiên liệu, đạn dươc v.v....

Điểm mấu chốt đặc biệt của súng ngắn phóng lựu mẫu (D) là ở viên đạn kích cỡ 9mm, với cơ cấu phóng quả đạn ra khỏi nòng súng không gây tiếng nổ hay chớp lửa đầu nòng. Do cơ cấu ngắt dòng khí đi sau viên đạn và Pistong đẩy trong nòng súng (ống thép lớn có chiều dài 93mm, trọng lượng 130-150g).

Đạn sử dụng cho súng ngắn phóng lựu "Chim gõ kiến" mẫu (D) gồm 2 chủng:

1/ Đạn xuyên thép có 2 loại, đạn PFAM " Falanga"/ПФАМ "Фаланга", kích cỡ 9mm, trọng lượng đầu đạn 28g, sơ tốc viên đạn 260m/s( Đạn được phóng "nguội/холостой ") và đạn PMAM "Miệng sáo"/ПМАМ "Мундштук". Cả hai loại đạn trên cung cấp khả năng đánh bại các mục tiêu bọc thép hạng nhẹ.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/pfam.jpg)


Quả đạn PFAM.



2/ Đạn cháy BMYA-31/ БМЯ-31 , quả đạn được ví như quả mìn chiến đấu "thằn lằn" (Боевая мина"Ящерица", kích cỡ 30mm , trọng lượng 130g. Vật liệu nổ trọng quả đạn gồm các hoạt chất gây cháy, sơ tốc viên đạn khoảng 110m/s


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/bmja.jpg)

Quả đạn BMYA-31.




Xin lỗi các bạn tôi phải đi làm rồi, tối về sẽ viết tiếp!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Ngocvancu trong 19 Tháng Năm, 2011, 03:40:16 pm
Không thấy hình khẩu súng đâu cả longtrec ơi! >:(


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 20 Tháng Năm, 2011, 12:33:45 pm
Tiếp theo:


 
Quả đạn BMYA-31 phần đuôi không có thuốc phóng với 1 trục lõi tương tác với lò xo của Pistong đẩy viên đạn ra khỏi ống phóng. Đạn cháy BMYA-31 ngoài đạn tác chiến còn có đạn dùng để huấn luyện sử dụng khí trơ.

Đối với đạn 9mm PFAM khả năng xuyên thép là 5mm ở cự li 100m, còn đối với đạn BMYA-31 khả năng vượt qua, gây cháy chắc chắn với rào cản ví dụ như tấm thép dày tới 10mm.


Thiết kế của phức hợp súng ngắn phóng lựu "Chim gõ kiến" mẫu (D) là 1 khẩu súng ngắn cỡ lớn, nạp đạn từng viên . Để nạp đạn vào súng, xạ thủ cần kéo chốt qui lát bên phải súng về phía sau, sau khi đã nạp viên đạn vào buồng đạn cần đưa qui lát tiến về phía trước ép quả đạn vào buồng đạn.



(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/22-4.jpg)


Súng ngắn phóng lựu "Chim gõ kiến" mẫu D.



Để phóng viên đạn BMYA-31 30mm , súng ngắn phóng lựu "Chim gõ kiến" mẫu D cần nắp thêm ống nòng phụ.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/fb037fd1685e.jpg)



Trong trường hợp này để bắn quả đạn chính xác tới mục tiêu xạ thủ có thể sử dụng thước ngắm phụ bên trái khẩu súng. Ngoài ra súng ngắn phóng lựu "Chim gõ kiến" mẫu D còn có thể được nắp thêm báng phụ, 2 chân càng có thể điều chỉnh độ cao thấp (như ảnh trên).

Súng ngắn phóng lựu "Chim gõ kiến" mẫu D đã có mặt rất lâu trong trang bị cho các phân đội trinh sát (Quân đội), các phân đội an ninh (ФСВ) tiến hành những nhiệm vụ đặc biệt.


Súng ngắn phóng lựu "Chim gõ kiến" mẫu D  đã được cải tiến thành mẫu DM, người anh em của nó là " Im lặng/Тишина" và "Chim Hoàng yến/Канарейка" tôi đã nói ở phần bài trước.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/6024e.jpg)







Phần tiếp theo súng phóng lựu không gây tiếng nổ hay chớp lửa đầu nòng mẫu DM.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Năm, 2011, 02:01:16 pm
SÚNG PHÓNG LỰU BURYA/Гранатомет Буря






Đầu năm 1970 Liên Xô thiết kế 1 mẫu súng phóng lựu mới có tên "Burya/Буря" mẫu DM dựa trên mẫu súng ngắn phóng lựu "Chim gõ kiến" trước đó để trang bị cho các phân đội (Quân đội) làm nhiệm vụ đặc biệt. Để đảm bảo tính bí mật cho vũ khí khi sử dụng, súng phóng lựu "Burya" (DM) cũng được thiết kế không gây tiếng nổ và chớp lửa đầu nòng khi bắn.

Súng phóng lựu không gây tiếng động "Burya" mẫu DM được thiết kế để đánh bại các mục tiêu là sinh lực , các công trình nhỏ trên mặt đất, phương tiện không bọc thép hoặc bọc thép hạng nhẹ của đối phương. Bao gồm cả các trạm rada, các nút truyền thông, kho nhiên liệu, đạn dược.......


Súng phóng lựu không gây tiếng động "Burya" mẫu DM sử dụng các loại đạn của súng ngắn phóng lựu "Chim gõ kiến".

Cơ cấu điểm hỏa của súng phóng lựu không gây tiếng động "Burya" mẫu DM được thiết kế gần giống với khẩu Cạc bin, có nghĩa là lên đạn từng viên. Trước khi bắn xạ thủ cần kéo qui lát về phía sau, viên đạn trong hộp tiếp đạn được lò xo đẩy lên buồng đạn, khi qui lát hồi chuyển trở lại vị trí ban đầu sẽ ép viên đạn vào buồng đạn (đạn PFAM 9mm). Để bắn quả đạn BMYA-31 , 30mm xạ thủ cần nạp viên đạn từ miệng nòng súng. Cũng như súng ngắn phóng lựu "Chim gõ kiến", súng phóng lựu không gây tiếng động "Burya" mẫu DM có nòng súng gồm 2 phần, 1 nòng nhỏ để bắn đạn 9mm và 1 ống phóng (có lỗ thủng 2 bên) để phóng đạn 30mm.

Súng phóng lựu không gây tiếng động "Burya" mẫu DM có báng súng bằng thép có thể gấp lại như ở khẩu AKMS. Để ổn định đường đạn súng được trang bị 2 càng có thể tháo dời hoặc điều chỉnh độ cao thấp.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/dm_device.jpg)


Súng phóng lựu không gây tiếng động "Burya" mẫu DM .



Thông số kỹ thuật mẫu D:

-Cỡ đạn xuyên thép 9mm.
-Cỡ đạn lựu 30mm.
-Trọng lượng súng : 2,8kg.
-Trọng lượng súng khi được lắp báng phụ và càng súng : 4,5kg.
-Sơ tốc đạn(PFAM) : 260m/s.
-Sơ tốc đạn lựu (Bmya-31): 110m/s.
-Tầm bắn hiệu quả (PFAM) : 200m, BMYA-31 là : 300m.


Thông số kỹ thuật mẫu DM:

-Cỡ đạn xuyên thép 9mm.
-Cỡ đạn lựu 30mm.
-Trọng lượng súng : 3,5kg.
-Chiều dài súng : 480mm(Khi báng gập lại) và 720mm(khi báng mở).
-Tầm bắn hiệu quả (PFAM) : 200m, BMYA-31 là : 300m.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 26 Tháng Năm, 2011, 03:26:02 am
Thưa các bạn! Tôi đã cùng các bạn xem xét nghiêm cứu hết phần súng phóng lựu trang bị cho sư đoàn BB Nga. Phần tiếp theo của topic tôi sẽ bỏ qua những vũ khí mà có trong trang bị của sư đoàn BB đã nêu ở các topics khác.

Phần vũ khí BB, xe tăng, pháo binh, Công binh, xe thiết giáp.....Tôi chỉ tập trung làm rõ thêm về chúng như :
 
1/ Pháo binh: Tôi sẽ tập trung nói về các chủng đạn như đạn nổ phá, đạn truyền đơn, đạn hóa học, đạn thanh xuyên dưới cỡ, đạn công phá với lõi Uran nghèo....

2/Phần xe tăng : Tôi sẽ tập chung nói về hệ thống bảo vệ, hệ thống tạo màn khói, hệ thống chiếu xạ laser....

3/ phần vũ khí BB tôi sẽ lần lượt giới thiệu các chủng AK cải tiến sery 100 và sery 200....

4/Xe thiết giáp tôi sẽ giới thiệu hệ thống nhìn đêm, kính chống đạn....

5/Công binh tôi sẽ giấy thiệu về các loại mìn chống BB và mìn chống xe cơ giới.....


Mong các bạn tiếp tục theo dõi!



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: ngoduythiet trong 28 Tháng Năm, 2011, 09:42:34 pm
(http://www.nuocnga.net/uploaded/3/3038_chongtang.jpg)
Các bác cho em hỏi khẩu súng chông tăng này dùng đạn cỡ bao nhiêu vậy? Em xem phim chiến tranh thấy Hồng quân LX dùng loại này bắn 1 phát là xe tăng Đức khói um, lính tăng nháo nhác chạy ra ngoài. Không biết là dùng loại đạn gì , đạn xuyên phá hay đạn nổ như phòng không.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: ltgbau trong 28 Tháng Năm, 2011, 10:00:47 pm
Khẩu PTRD-41 này dùng đạn 14.5x114mm, có các loại đạn xuyên cháy, nổ phá.
Con tăng dính đạn bốc khói tùm lum chắc dính đạn xuyên cháy  ;)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 29 Tháng Năm, 2011, 03:57:37 am
(http://www.nuocnga.net/uploaded/3/3038_chongtang.jpg)
Các bác cho em hỏi khẩu súng chông tăng này dùng đạn cỡ bao nhiêu vậy? Em xem phim chiến tranh thấy Hồng quân LX dùng loại này bắn 1 phát là xe tăng Đức khói um, lính tăng nháo nhác chạy ra ngoài. Không biết là dùng loại đạn gì , đạn xuyên phá hay đạn nổ như phòng không.


Đây là súng chống tăng PTRD(Противотанковое ружье Дегтярёвa ПТPД) do В.А. ДегтярёвС.Г. Симонов phát triển trong thời gian 22 ngày(Dựa trên kinh nhiệm từ khẩu súng chống tăng Рукавишников ra đời đầu những năm 30). Trong 22 ngày, 2 nhà phát minh vừa nghiêm cứu, chế thử và thử nhiệm trong điều kiện cuộc chiến tranh vệ quốc vừa nổ ra. Ngày 29/8 năm 1941 súng chống tăng PTRD được tiếp nhận  trang bị , trong năm 1942 đã có 184 800 khẩu xuất xưởng, toàn bộ có khoảng 400.000 khẩu súng loại này được sx.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/ptrs_3.jpg)


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/s320x240.jpg)

Súng chống tăng PTRD có trọng lượng 17,3kg(không kể hộp tiếp đạn), với chiều dài tới 2m sử dụng đạn xuyên thép-gây cháy  14,5mm x 114mm  gồm 2 chủng :

Đạn với lõi thép B-32 và đạn lõi thép BC-41, đạn BC-41 khả năng xuyên thép cao hơn. Đạn của súng chống tăng PTRD có sơ tốc 1012m/s.





Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: daibangden trong 29 Tháng Năm, 2011, 04:10:00 am
(http://www.nuocnga.net/uploaded/3/3038_chongtang.jpg)
Các bác cho em hỏi khẩu súng chông tăng này dùng đạn cỡ bao nhiêu vậy? Em xem phim chiến tranh thấy Hồng quân LX dùng loại này bắn 1 phát là xe tăng Đức khói um, lính tăng nháo nhác chạy ra ngoài. Không biết là dùng loại đạn gì , đạn xuyên phá hay đạn nổ như phòng không.
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,11947.msg186266.html#msg186266

Súng chống tăng PTRD 14,5mm mẫu năm 1941

Đây là loại vũ khí được Degtiarev thiết kế vào năm 1932, khi đó, kiểu đạn 14,5mm cũng được thiết kế dành cho súng, trong thời điểm đó, đây là một trong những mẫu đạn mạnh nhất của súng chống tăng. Cơ chế hoạt động của súng dựa trên nguyên tắc của sự gia tăng chiều dài nòng súng, nhưng nạp đạn bằng tay: khi nòng súng giật về phía sau cùng với khung của bệ khóa nòng bằng tay cùng di chuyển về một phía với sự hỗ trợ của mấu tỳ sẽ mở khóa cuối nòng súng, tăng tốc độ nạp đạn. Vỏ đạn tự động được đẩy ra, xạ thủ chỉ việc đặt vào đó viên đạn mới và đóng khóa nòng bằng tay, sau đí nòng súng sẽ được đẩy về vị trí ban đầu. Vỏ đạn lõi thép có hình thuôn và mang trong nó nhiều hỗn hợp cháy, có khả năng gia tăng sự phá hủy vào điểm bị bắn trên mục tiêu. Vào năm 1941, loại đạn 14,5mm mạnh hơn được thiết kế với lõi đạn cứng bằng cácbua – vonfram, tăng độ xuyên giáp trên cự ly gần.

Các thông số kỹ thuật chính:

Nơi sản xuất: Liên Xô

Cỡ nòng: 14,5mm (0,57 inch)

Chiều dài: 2,01m

Khối lượng: 17,24kg

Nòng súng: Chiều dài: 1,227m; 8 dòng rãnh xoắn; ren xoắn về bên phải

Nạp đạn: 1 viên

Cơ chế hoạt động: Nạp đạn bằng tay

Sơ tốc đầu nòng: 1012m/s

Độ xuyên giáp: 25/500/90 độ


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 05 Tháng Sáu, 2011, 03:48:58 am
Trong biên chế sư đoàn BB của Nga thường có 4 trung đoàn BB và 1 trung đoàn pháo binh cùng các tiểu đoàn đại đội trực thuộc. Trong phần nói về vũ khí của trung đoàn PB tôi chỉ tập trung nói về các chủng đạn, phần vũ khí xin các bạn tìm hiểu trong các topic có trong Box kiến thức QP.



1-Đạn  thực hành 3P11 chủng xuyên lõm 125mm(125-мм практический кумулятивный снаряд 3П11).


Đạn 3P11 là đạn chống tăng, chủng xuyên lõm được sử dụng để đào tạo bắn thực tế qua pháo trên xe tăng 2А26, 2А46(Tăng T-64A) hoặc từ các phiên bản pháo cải cải tiến 2A45 trên "Bạch tuộc-B/Спрут-Б" hoặc 2A75 (nắp đặt trên  SPTO 2S25 "Bạch tuộc-SD/СПТО 2С25 «Спрут-СД).
.

Thành phần chính trong quả đạn :


-Quả đạn  được nắp ngòi nổ 15PG (3BL2)/В-15ПГ (3БЛ2) .

-Đạn 3P11 được nắp liều phóng dời(các tút và đầu đạn không gắn với nhau) sử dụng thuốc súng :4ZH40 / 4ZH52(4Ж40 / 4Ж52), .

-Trọng lượng đạn : 19kg.

-Thành phần thuốc súng trong quả đạn bao gồm 1,624kg vật liệu trơ, đầu đạn thường được sơn đen.

Quả đạn 3P11 thường không nắp ngòi nổ, được làm bằng hợp kim nhôm giòn, dễ vỡ nhất là khi bắn chúng mục tiêu. Quả đạn 3P11  ổn định trong quĩ đạo nhờ  cánh đuôi .


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/11-9.jpg)


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/22-5.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 18 Tháng Sáu, 2011, 07:12:31 pm
ĐẠN CHIẾU SÁNG/осветительный снаряд.




Đạn chiếu sáng là loại đạn chứa hợp chất gây cháy có tác dụng chiếu sáng diện rộng trong 1 thời gian dài trên trận địa trong đêm tối giúp trong việc phòng bị cũng như tấn công. Đạn chiếu sáng có thể được bắn đi từ súng ngắn mà chúng ta quen gọi là súng bắn pháo sáng hoặc cũng có thể được bắn bằng pháo .

Trong số các loại đạn chiếu sáng lâu đời nhất của Nga có đạn 122mm Погребняков được bắn bằng pháo lựu nòng chơn có đường kính nòng 122mm.




(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/pogrebn1.jpg)


Trong quả đạn 122mm Погребняков chứa dù kép được làm bằng lụa tốt, nối với dây dù, móc sắt cheo vật liệu cháy. Vật liệu cháy được ép với các lá sắt hình ngôi sao nhỏ được chống bằng gỗ sồi(Tác dụng bảo vệ dù, trên hình 1 số tám), trong quả đạn cháy còn có các tấm đệm cao su và sắt.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/pogrebn2.jpg)


Thành phần hóa chất chính trong quả đạn:



-Bari nitrat ......... 72%

-Bột nhôm ..... 18%

-Bột nhôm trong suốt  ......5%

Dầu hạt lanh(tự nhiên) ....... 5%.


Thành phần chất đánh lửa theo công thức : Hợp chất cơ bản 25% còn lại 75% là bột giấy.



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Sáu, 2011, 01:20:57 am
ĐẠN  XUYÊN THÉP-THANH XUYÊN DƯỚI CỠ/ Подкалиберный бронебойный снаряд.





Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ là đạn chứa thanh xuyên vượt tốc phá mảnh với khả năng xuyên thủng vỏ thép của các phương tiện bọc thép. Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ chủ yếu được sử dụng để đánh bại các phương tiện bọc thép hạng nặng thậm chí được trang bị giáp phản ứng nổ. Thanh xuyên dưới cỡ trong quả đạn thường được chế tạo với đầu hình nón có cánh đuôi tác dụng cân bằng quĩ đạo đường đạn. Vật liệu được sử dụng để chế tạo lõi đạn tức thanh xuyên dưới cỡ ban đầu (những năm giữa thế kỷ 20) là "Cacbua Vonfran" sau này mới là những vật liệu có trọng lượng giêng  lớn, độ bền cao như : Vonfram hoặc Uran nghèo v.v....


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/22-6.jpg)



Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ  là loại đạn không có ngòi nổ và vật liệu nổ ở đầu đạn. Thanh xuyên của quả đạn chọc thủng vỏ thép của mục tiêu do động năng. Ở góc độ nào đó có thể xem đạn xuyên thép dưới cỡ như 1 quả đạn xuyên thép cỡ lớn với tốc độ siêu âm.


Đạn xuyên thép thanh xuyên dưới cỡ bao gồm vỏ đạn (Các tút), thanh xuyên dưới cỡ được các tút bao quanh như lõi tâm đạn. Thanh xuyên thường có kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ viên đạn (Thường bằng1/3 kích cỡ viến đạn), chính vì lẽ đó mà nó được định danh là đạn thanh xuyên dưới cỡ.

Thanh xuyên dưới cỡ thường được chế tạo bởi hợp kim có độ bền cao như Vonfram hay Uran nghèo đảm bảo cho quả đạn xuyên thủng  những lớp hợp kim thép là vỏ bọc mục tiêu  như xe tăng, thiết giáp  sau đó gây cháy nổ trong khoang xe v.v...

Lớp bọc ngoài quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ có tác dụng định vị lõi đạn (thanh xuyên) và làm việc như pistong khi quả đạn lao trong nòng súng trong quá trình quả đạn bị kích hoạt.

Khi quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ra khỏi nòng súng vỏ bọc quả đạn sẽ tự phá bởi tác dụng của dòng khí ngược chiều với viên đạn. Trong trường hợp quả đạn được bắn đi từ nòng súng với rãnh xoắn(khương tuyến) thì vỏ quả đạn bị phá bởi lực li tâm . Đây chính là lực hình thành từ tâm quả đạn hướng vuông góc ra ngoài  trong quá trình viên đạn bị vuốt bởi các rãnh xoắn trong nòng súng.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/1111.jpg)



Hiện tượng này của viên đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ gọi là hiện tượng phá mảnh vượt tốc, vì chính hiện tượng này tạo đà cho thanh xuyên đạt tốc độ trên siêu âm.



Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: nguyenduong501 trong 28 Tháng Sáu, 2011, 12:06:14 pm
ĐẠN  XUYÊN THÉP-THANH XUYÊN DƯỚI CỠ/ Подкалиберный бронебойный снаряд.


Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ là đạn chứa thanh xuyên vượt tốc phá mảnh với khả năng xuyên thủng vỏ thép của các phương tiện bọc thép. Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ chủ yếu được sử dụng để đánh bại các phương tiện bọc thép hạng nặng thậm chí được trang bị giáp phản ứng nổ. Thanh xuyên dưới cỡ trong quả đạn thường được chế tạo với đầu hình nón có cánh đuôi tác dụng cân bằng quĩ đạo đường đạn. Vật liệu được sử dụng để chế tạo lõi đạn tức thanh xuyên dưới cỡ ban đầu (những năm giữa thập kỷ 20) là "Cacbua Vonfran" sau này mới là những vật liệu có trọng lượng giêng  lớn, độ bền cao như : Vonfran hoặc Uran nghèo v.v....

Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ  là loại đạn không có ngòi nổ và vật liệu nổ ở đầu đạn. Thanh xuyên của quả đạn chọc thủng vỏ thép của mục tiêu do động năng. Ở góc độ nào đó có thể xem đạn xuyên thép dưới cỡ như 1 quả đạn xuyên thép cỡ lớn với tốc độ siêu âm.


Đạn xuyên thép thanh xuyên dưới cỡ bao gồm vỏ đạn (Các tút), thanh xuyên dưới cỡ được các tút bao quanh như lõi tâm đạn. Thanh xuyên thường có kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ viên đạn (1/3 kích cỡ viến đạn), chính vì lẽ đó mà nó được định danh là đạn thanh xuyên dưới cỡ.

Thanh xuyên dưới cỡ thường được chế tạo bởi hợp kim có độ bền cao như Uran nghèo đảm bảo cho quả đạn xuyên thủng những lớp hợp kim thép là vỏ bọc mục tiêu  như xe tăng, thiết giáp v.v...

Lớp bọc ngoài quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ có tác dụng định vị lõi đạn (thanh xuyên) và làm việc như pistong khi quả đạn lao trong nòng súng trong quá trình quả đạn được bắn đi.

Khi quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ra khỏi nòng súng vỏ bọc quả đạn sẽ tự phá bởi tác dụng của dòng khí ngược chiều với viên đạn. Trong trường hợp quả đạn được bắn đi từ nòng súng với rãnh xoắn(khương tuyến) thì vở quả đạn bị phá bởi lực li tâm . Đây chính là lực hình thành từ tâm quả đạn hướng vuông góc ra ngoài  trong quá trình viên đạn bị vuốt bởi các rãnh xoắn trong nòng súng.

Hiện tượng này của viên đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ gọi là hiện tượng phá mảnh vượt tốc, vì chính hiện tượng này tạo đà cho thanh xuyên đạt tốc độ trên siêu âm.
Cho em hỏi cỡ đạn này là bao nhiêu và có trang bị trong lực lương tăng thiết giáp của ta không ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Sáu, 2011, 12:37:17 pm
Cho em hỏi cỡ đạn này là bao nhiêu và có trang bị trong lực lương tăng thiết giáp của ta không ?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
@nguyenduong501! Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ có nhiều kích cỡ để tôi trình bày hết rồi bạn sẽ thấy, còn có được trang bị cho lực lượng TTG nhà ta không thì tôi không rõ. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 28 Tháng Sáu, 2011, 12:46:46 pm
Cho em hỏi cỡ đạn này là bao nhiêu và có trang bị trong lực lương tăng thiết giáp của ta không ?
Pháo D-10T, phát bắn ZUBM11 với đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng ZBM25.

Pháo U-5TS, phát bắn ZUBM9 với đạn xuyên giáp dưới cỡ nòng ZBM21.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: kalatnhicop trong 03 Tháng Bảy, 2011, 04:31:14 pm
(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Dragunov-1.jpg)

Súng bắn tỉa Dragunov.
Em có thắc mắc là súng bắn tỉa Dragunov trông rất đẹp hiệu quả bắn cũng rất cao.Nhưng tại sao nhà ta lại dùng súng bắn tỉa của Iraen (em cũng không nhớ tên súng đó là gì nữa).Hay là nhà mình đa dạng chủng loại vũ khí và nguồn cung cấp ;D
Em ít thấy mấy chú nhà ta cầm Dragunov,bác nào có ảnh mấy chú tập bắn hay là làm nhiệm vụ post lên cho mọi người cùng xem
Dragunov không biết nhà mình đã sản xuất được chưa nhỉ ;D (mong bác đừng mắng em)
Theo mình hiểu thì vì Dragunov không phải súng " siêu chuẩn" dành cho cs/đn, đây là súng cấp đại đội của Nga mà, sx đại trà nên độ chính xác không cao bằng các khẩu mà ta mua cho đn.
Nói dễ hiểu hơn, khi chiến tranh, thì bắn vào đầu hay cổ, ngực.. đạn lệch 1 vài cm nhưng vẫn gây tử vong là chấp nhận được ở súng này.
Còn súng của cs/đn thì yêu cầu cao hơn, chỉ đâu trúng đó tầm gần ( thường là dưới 100m). Có 1 vd ở Pháp là đn có thể bắn gãy ngón tay cầm súng ở tầm 80m.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: selene0802 trong 03 Tháng Bảy, 2011, 05:24:30 pm
ĐẠN  XUYÊN THÉP-THANH XUYÊN DƯỚI CỠ/ Подкалиберный бронебойный снаряд.





Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ là đạn chứa thanh xuyên vượt tốc phá mảnh với khả năng xuyên thủng vỏ thép của các phương tiện bọc thép. Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ chủ yếu được sử dụng để đánh bại các phương tiện bọc thép hạng nặng thậm chí được trang bị giáp phản ứng nổ. Thanh xuyên dưới cỡ trong quả đạn thường được chế tạo với đầu hình nón có cánh đuôi tác dụng cân bằng quĩ đạo đường đạn. Vật liệu được sử dụng để chế tạo lõi đạn tức thanh xuyên dưới cỡ ban đầu (những năm giữa thập kỷ 20) là "Cacbua Vonfran" sau này mới là những vật liệu có trọng lượng giêng  lớn, độ bền cao như : Vonfran hoặc Uran nghèo v.v....

Giữa thế kỷ 20 chứ bác Long nhỉ  ;D ;D
P.S: mod xóa bài này dùm em sau khi bác Long sửa nhé


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Bảy, 2011, 09:20:06 pm
Tiếp theo phần : " Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ".




Do đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ có trọng lượng nhỏ hơn quả đạn xuyên thép thông thường, khi quả đạn ra khỏi nòng súng, vỏ đạn sẽ tự phá, tạo đà cho lõi đạn(thanh xuyên) đạt sơ tốc tới 1600m/s. Đây là sơ tốc của thanh xuyên tính theo số liệu cũ và tất nhiên nó cũng đã lớn hơn rất nhiều so với sơ tốc đạn xuyên thép thông thường 800-1000m/s. Do lõi đạn(thanh xuyên) có đường kính nhỏ nên nó hầu như ít bị tác động bởi lực cản không khí(сопротивление воздуха) trong quĩ đạo đường đạn.

Để đảm bảo độ chính xác cho thanh xuyên, nó được chế tạo với hình dáng khí động học đặc biệt có cánh đuôi , lõi đạn(thanh xuyên) tự xoay trong quĩ đạo của mình.

Khi lõi đạn(thanh xuyên) chạm mục tiêu tạo ra 1 lỗ không lớn, một phần động năng giúp thanh xuyên chọc thủng vỏ giáp nhưng phần lớn động năng sẽ chuyển thành nhiệt  . Mảnh thanh xuyên bị đốt nóng ở nhiệt độ cao cùng với mảnh vỏ thép(chỗ bị xuyên thủng) tạo thành 1 luồng hình phễu thổi vào khoang xe. Luồng mảnh-nhiệt này sẽ đốt cháy mọi máy móc thiết bị trong khoang xe, hoặc kích nổ đạn dược trong khoang cũng như tiêu diệt kíp lái.....

Vật liệu ưu việt nhất để chế tạo thanh xuyên thép dưới cỡ là Uran nghèo với khả năng tự cháy cao.

Ở cự li 1000m đạn xuyên thép thanh xuyên dưới cỡ với khả năng xuyên giáp tốt hơn nhiều so với đạn xuyên giáp thông thường.

Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ lần đầu tiên được quân Đức tiếp nhận trang bị năm 1941, nhưng người Mỹ mới là cha đẻ của phát minh này(1844).


Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc ,Liên Xô mới nghiêm cứu và chế tạo đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ trang bị cho tăng hạng trung T-62.




Mời các bạn xem 1 số hình ảnh về khả năng xuyên thép của đạn : Xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ.

http://prikol.i.ua/view/327657/



Phần tiếp theo tôi sẽ giới thiệu 1 số chủng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ tiêu biểu!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Bảy, 2011, 03:02:08 pm
Tiếp theo:





Câu hỏi đặt ra cho đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ là: yếu tố nào ảnh hưởng tới độ xuyên thép của thanh xuyên?

Kể từ khi quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ra đời, sau những lần được cải tiến thì lõi đạn(thanh xuyên) thường được gia tăng về chiều dài , tăng áp lực và kích cỡ khi xâm nhập mục tiêu trong khi vẫn phải duy trì mặt cắt ngang đầu mũi. Trong trường hợp này lõi đạn(thanh xuyên) tự quay trong quĩ đạo đường đạn là không đủ mà nhất thiết phải có cánh đuôi để ổn định đường đạn.

Để đảm bảo đánh bại mọi lớp giáp có trên các xe tăng chủ lực hiện đại ngày nay, đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ không chỉ có cấu trúc đơn thuần như vỏ đạn, thuốc phóng, thanh xuyên đơn v.v... mà nó cần phải có cấu trúc khác hẳn.

Nếu như trước đây Liên xô sử dụng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 125mm :3ВБМ-7 (1972)/3VBM-7 (1972) cho các dòng tăng T-72 .

(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/24.jpg)


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/333.jpg)


Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 125mm 3ВБМ-7.


Thì ngày này trong các dòng tăng hiện đại do Nga hợp tác sản xuất với Ukraina như T-80U/T-80UD hoặc Nga sản xuất giêng như T-90 đã sử dụng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17/3VBM-17(3БМ-42 hoặc 3БМ-44) do Viện nghiêm cứu "Mango" phát triển năm 1983. Đây là loại đạn được thiết kế để đánh bại mọi chủng xe tăng chủ lực hiện đại. Đạn 3ВБМ-17 có cấu trúc rất chức tạp, đạn có 2 lõi (2 thanh xuyên ) được làm từ hợp kim "Vonfram" với độ bền cao. Đạn có cấu trúc đạn đạo tiếp nối, có mũ chụp đạn đạo  và đặc biệt có cơ cấu giảm rung. Một câu hỏi thú vị đặt ra là tại sao cần cơ cấu giảm rung trong quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ?!!! Vì cơ cấu giảm rung làm giảm tác động phá hủy kết cấu quả đạn quá sớm trước khi nó chạm mục tiêu.

Đạn  xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17 với 2 lõi thép tiếp nối được cố định trong vỏ đạn. Vỏ đạn được làm bằng hợp kim có độ nóng chảy thấp cho phép thanh xuyên không cần nổ phá mảnh vượt tốc khi ra khỏi nòng súng như các loại đạn thông thường khác.

Do cơ cấu quả đạn có 2 thanh xuyên, đạn đạo tiếp nối nên cho phép quả đạn 3ВБМ-17 hạ gục mọi lớp tăng chủ lực được trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ 3 ngoại trừ giáp phản ứng nổ chủ động(Hãy nhớ lại chủng đạn chống tăng như PG-7ВР(B41), đạn PG-27(RPG-27) và đạn PG-29(RPG-29) chúng đều có cơ cấu đầu đạn trước sau(tiếp nối)).

 Điểm đặc biệt nữa của quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17 là lớp chụp đạn đạo(Баллистический колпачок). Việc này là cần thiết giúp cho viên đạn khi tiếp cận mục tiêu ở góc hẹp không bị hiện tượng thia lia.

Đạn 3ВБМ-17 ngày nay vẫn được Nga tiếp túc nghiêm cứu cải tiến, gần đây nhất có đạn OBPC ZBM-29/ ОБПС 3БМ-29, được làm từ hợp kim В-96Ц1 được tiếp nhận trang bị.


(http://i1218.photobucket.com/albums/dd413/veratex/33-4.jpg)


Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17(3БМ-44).


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: maxttien trong 11 Tháng Bảy, 2011, 09:39:17 pm
bác longtrec cho em hỏi một chút, tại sao phần mũ chụp của mũi đạn lại có thể phá giáp phản ứng nổ relik , theo em nghĩ thì nó chỉ trở thành luồng xuyên khi chạm vỏ thép của mục tiêu thôi chứ.
Nhân tiện bác giải thích hộ em giáp relik hoạt động thế nào được không.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 12 Tháng Bảy, 2011, 12:09:03 am
bác longtrec cho em hỏi một chút, tại sao phần mũ chụp của mũi đạn lại có thể phá giáp phản ứng nổ relik , theo em nghĩ thì nó chỉ trở thành luồng xuyên khi chạm vỏ thép của mục tiêu thôi chứ.
Nhân tiện bác giải thích hộ em giáp relik hoạt động thế nào được không.


Lớp chụp đạn đạo(Баллистический колпачок) giúp cho thanh xuyên khi tiếp cận mục tiêu ở góc hẹp vd như các góc trên tháp pháo thì thanh xuyên không bị sượt hay  thia lia cũng vậy. Bạn đã bao giờ chơi trò lia mảnh sành chưa? Lớp chụp đạn đạo giúp cho thanh xuyên không bị hiện tượng thia lia như mảnh sành liệng trên mặt nước. Còn cơ cấu thanh xuyên tiếp nối mới có khả năng hạ gục giáp phản ứng nổ thế hệ 3, bài trên tôi đã nhắc mọi người nhớ lại chủng đạn chống tăng PG-27 trong súng chống tăng RPG-27 và PG-29 trong súng chống tăng RPG-29 chúng đều là loại đạn xuyên lõm bố trí tiếp nối trước sau với khả năng đánh bại mọi lớp tăng chủ lực trang bị giáp phản ứng nổ(Tôi đã giải thích nhiều trong các bài về giáp phản ứng nổ và súng chống tăng trước đây bạn đọc lại nhé!).


maxttien! Tôi nghĩ bạn chưa đọc kỹ bài của tôi. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 23 Tháng Bảy, 2011, 01:45:53 pm
Tiếp theo:




Về cấu tạo quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ hiện nay rất đa dạng về lõi thép(thanh xuyên) , thuốc súng trong quả đạn được xếp dọc, ngang theo nhiều lớp. Cánh đuôi có thể có kích cỡ gần hoặc bằng quả đạn được làm từ hợp kim nhẹ.

Trọng lượng quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ trước đây thường là 3,6kg còn ngày nay thường là 5-6kg. Thanh xuyên thường có kích cỡ 40mm thay cho trước đây là 22mm.

Thế hệ đầu của đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ được Liên Xô phát triển sau WW2 trang bị cho pháo chính của xe tăng hạng trung là T-62. Đạn có kích cỡ 115mm dùng cho pháo U-5TS(2A20) với khả năng sâm nhập mục tiêu ở góc 60o, nếu quả đạn được bắn đi từ nòng pháo có rãnh xoắn 30% thì hiệu quả sâm nhập mục tiêu tăng 1,6 lần.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển, Liên Xô nhận ra rằng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ với kích cỡ 115mm không đủ sức hạ gục các dòng tăng chủ lực của Mỹ và NATO liên tục được cải tiến ra tăng khả năng tự bảo vệ.

Tháng 5/1968 Liên Xô trang bị trên dòng tăng cải tiến T-64A với pháo chính mạnh mẽ 125mm D-81T(2A26) do đó đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ lúc này đã có kích cỡ 125mm.

Thế hệ thứ hai của đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ được trang bị cho các đơn vị tăng thiết giáp quân đội Xô Viết vào cuối thập niên 70 đầu thập niên 80.

Năm 1977 nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng tác chiến cho các dòng tăng chủ lực của Liên Xô như T-72 để đánh bại các chủng xe tăng hiện đại của Mỹ và NATO như M1"Abrams", "Leopard". Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2 của Liên Xô cần có động năng mạnh mẽ, cấu trúc phức tạp với thanh xuyên được làm từ những hợp kim với độ cứng cao, rễ bắt cháy như Vonfram hay Uran nghèo mới đủ khả năng xuyên thủng lớp giáp với hợp kim nguyên khối. Đạn thế hệ 2 cần mở rộng góc tiếp súc mục tiêu và quan trọng hơn cần đánh bại lớp giáp phản ứng nổ.

Nhiệm vụ tiếp theo là cần cải tiến cấu hình cho loại đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2. Đạn thế hệ 2 cần có cấu hình khí động học cho thanh xuyên nhằm giảm tối đa tác dụng lực cản không khí tăng tối đa sơ tốc cho lõi đạn.

Một khác biệt nữa giữa đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2 so với đạn thế hệ 1 là vỏ quả đạn được làm từ bột nhôm với vật liệu Polymer.

Năm 1990 Liên Xô phát triển 2 loại đạn 3BM39"Anker"3BM48"Vines" đây có thể được coi là 2 mẫu đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2+. Trên cơ sở kỹ thuật của 2 lọai đạn này Liên Xô mong muốn phát triển loại đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 3. Rất tiếc sau đó Liên Xô sụp đổ, ngành công nghiệp Quốc phòng Nga bị suy yếu công việc nghiêm cứu-chế tạo đạn dược bị ảnh hưởng.

Hiện nay Nga đang hoàn thiện loại đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 3 , được biết kích cỡ, chiều dài thanh xuyên được tăng lên đáng kể. Quả đạn thế hệ 3 có kích cỡ 140-155mm với thanh xuyên động năng tiếp nối, khả năng của chúng được úp mở khi nói rằng:" Đánh bại được giáp phản ứng nổ chủ động thế hệ 3" ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 05 Tháng Tám, 2011, 05:20:52 pm
ĐẠN ĐIỀU KHIỂN/УПРАВЛЯЕМЫЙ СНАРЯД.





Thưa các bạn, trong loạt bài tới tôi sẽ đề cập tới đạn điều khiển, sự ra đời và hướng phát triển trong tương lai. Trong Topic " Cấu tạo bom đạn" Mod daibangden có đề cập tới đạn điều khiển " Krasnopol" 155mm và những biến thể của nó. Ngoài ra quân đội Nga hiện còn được biên chế 1 loại đại điều khiển khác là Kitolov với kich cỡ đạn 122mm( năm 2002 Nga tiếp nhận trang bị Kitolov-2). Đạn điều khiển khi ra đời thực sự là 1 cuộc cách mạng cho binh chủng pháo binh, nó làm giảm thời gian triển khai tác chiến, giảm chi phí sản xuất đạn dược và tăng tính hiệu quả-độ chính xác cho viên đạn. Ưu việt của đạn điều khiển là không làm  thay đổi cấu chúc  tổ chức của 1 đơn vị pháo binh.

Thông thường 1 trận địa pháo cấp đại đội  thường được trang bị 4 khẩu pháo, để xác định phần tử mục tiêu cần bắn chỉnh tọa độ. Chỉ như vậy thôi thì thời gian và số đạn dược tiêu hao là điều không thể tránh khỏi. Đạn điều khiển khi ra đời đã giải quyết triệt để những yếu điểm của đạn thông thường . Trong chiến tranh hiện đại yếu tố thời gian tác chiến, tính hiệu quả - chính xác của đạn dược quyết định đến sự thắng thua của trận đánh, sinh mạng của người lính....


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Tám, 2011, 01:17:42 pm
Tiếp theo :





Từ khi ra đời pháo binh luôn giữ 1 vị trí quan trong trong quân đội các nước. Bất chấp các tiến bộ rõ rệt của pháo binh, số lượng pháo, chi phí đạn dược, thời gian triển khai các nhiệm vụ quân sự còn rất lớn.

Giảm thời gian triển khai tác chiến, giảm chi phí sản xuất đạn dược, tăng hiệu quả và tính chính xác cho pháo binh là nhiệm vụ tiên quyết . Đạn điều khiển ra đời như 1 sự tất yếu trong quá trình phát triển của lực lượng pháo binh.

Tại Liên Xô đạn pháo có điều khiển được cục thiết kế khí cụ thành phố TULA phát triển(Тульском КБ Приборостроения).

Đạn Krasnopol với mã hiệu GAU 2К25 155mm và  đạn hiệu chỉnh(корректируемый снаряд ) 152mm chủng nổ phân mảnh 3ОФ39(Đạn hiệu chỉnh với cơ cấu lạp đạn giêng biệt


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/111-6.jpg)

Đạn pháo có điều khiển Krasnopol.


Đạn Kitolov là đạn điều khiển được cục thiết kế khí cụ thành phố TU LA phát triển, đi kèm với đạn Kitolov là đạn hiệu chỉnh chủng nổ phân mảnh 122mm với đầu dẫn đường Laser bán chủ động.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/2222.jpg)

Đạn pháo có điều khiển KM-3 "Kitolov-2M".


Trên thế giới một số nước đã trang bị cho lực lượng pháo binh của mình đạn pháo có điều khiển 155mm:

-Quân đội Mỹ :М109А1-6 .
-Quân đội Nam Phi : G5/G6 .
-Thụy Điển :  FH77  .
-Pháp : TRF1 .

Trong tương lai không xa binh chủng pháo binh-quân đội Nga sẽ được trang bị đạn pháo có điều khiển cho cấp tiểu đoàn, trung đoàn  với đạn 120mm và 122mm.

Quân đội Nga đã thành công khi phát triển đạn pháo có điều khiển Kitolov, Kitolov-2(120mm - 122mm) và KM-3 "Kitolov-2M"(122mm), đạn súng cối có điều khiển «Грань»  sử dụng cho súng cối nòng trơn(120mm) hoặc có rãnh khương tuyến.

Việc phát triển và đưa vào trang bị đạn pháo có điều khiển đã làm giảm 2-3 lần số lựu pháo, chi phí sản xuất đạn dược giảm 50 lần, chi phí sử dụng cho việc triển khai, duy trì các trận địa pháo giảm 5-10 lần.

Đạn pháo có điều khiển khi được tiếp nhận trang bị không làm thay đổi cơ cấu biên chế trong các đơn vị pháo binh.






Tiếp theo : Đạn điều khiển KM-3 " Kitolov-2M".


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Tám, 2011, 11:49:34 pm
ĐẠN ĐIỀU KHIỂN KM-3 "KITOLOV-2M".




Trước khi nói về đạn KM-3 "Kitolov-2M" xin được nói qua về 2 người anh của nó. Đạn Kitolov và đạn Kitolov-2(Đạn Kitolov-2 được tiếp nhận trang bị trong quân đội Nga 2002) cũng được cục thiết kế khí cụ thành phố TULA phát triển. Đạn Kitolov và đạn Kitolov-2 có kích cỡ 120mm và 122mm. Sử dụng cho pháo tự hành 2S9, 2S23 sử dụng đạn kích cỡ 120mm ,  còn nếu sử dụng cho pháo nòng chơn như D 30 là đạn 122mm, nhưng với pháo tự hành 2S1 lại sử dụng đạn 122mm.

Đạn Kitolov và đạn Kitolov-2 có tầm bắn từ 2-12km, chiều dài đạn 1190mm, trọng lượng đạn 28kg với 5,3kg vật liệu nổ. Đạn Kitolov và đạn Kitolov-2 thuộc chủng nổ phân mảnh.

Đạn Kitolov và đạn Kitolov-2 sử dụng nhiên liệu thuốc súng, đầu mũi đạn có 4 cánh lái đối xứng nhau chỉ mở ra khi quả đạn được bắn ra khỏi nòng súng. Đạn Kitolov và Kitolov-2 điều khiển quĩ đạo bay thông qua 4 cánh đuôi tự xoay quanh trục đạn với các lỗ phụt đan xen giữa các cánh.


Đạn Kitolov và đạn Kitolov-2 sử dụng đầu dẫn đường Laser bán chủ động.



(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/kitl_2.jpg)


Đạn Kitolov-2 và máy đo xa chiếu xạ mục tiêu.



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: nguyenvubacninh72 trong 11 Tháng Tám, 2011, 08:40:57 am
Bác nào có cái hình anh cua khẩu cối 60mm Việt Nam hoặc Nga không ? Em đang cần lắm. Nếu có thì gửi cho em xin nhé. Em đang viết một bài mà trên mạng thì ảnh xấu và mờ quá. Cảm ơn các bác nhiều. :)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 20 Tháng Tám, 2011, 10:51:47 pm
Tiếp theo:






Đạn điều khiển KITOLOV-2M được Cục thiết kế khí cụ TULA phát triển để đánh bại mục tiêu đơn lẻ hoặc mục tiêu nhóm di chuyển hoặc cố định tại chỗ. Đồng thời đạn điều khiển Kitolov-2M cũng được sử dụng để phá hủy công sự hầm hào, tuyến phòng ngự , các phương tiện bọc thép và không bọc thép của đối phương. Đạn Kitolov-2M có thể được bắn đi từ pháo có xe kéo hoặc pháo tự hành, súng cối.


1/ Thành phần chính trong phức hợp Kitolov-2M:


-Đạn điều khiển Kitolov-2M, 122mm.

-Máy laser chiếu xạ mục tiêu-đo xa 1D 22(лазерный целеуказатель-дальномер 1Д22(hiện nay là 1D 24).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/938512771_KhtgK-M.jpg)

Máy laser chiếu xạ mục tiêu-đo xa 1D 24.



-Trạm điều khiển Radio P-159M(радиостанция Р159М).

-Thiết bị đồng bộ hóa 1A 35M(средства синхронизации 1А35М).


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/kitl_2M.jpg)


Phức hợp Kitolov-2M.


2/Khả năng tác chiến mà đạn Kitolov-2M mang lại:



-Đạn bắn trúng mục tiêu ngay từ quả đạn đầu không cần bắn chỉnh tọa độ.

-Phá hủy nhóm mục tiêu phân tán bằng 1 lần thiết lập phần tử bắn(góc tầm+góc hướng có tính bù trừ chiều gió, độ cao so với mặt nước biển ở vị trí tác chiến....).

-Giảm sự chuẩn bị khi tác chiến trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.

-Phá hủy mục tiêu bằng cách tấn công từ trên xuống, giảm thiểu sự tự vệ ( đạn Kitolov-2M sử dụng ngòi nổ cận đích khi phát nổ mảnh chụp từ trên xuống).

-Phưc hợp Kitolov-2M được chỉ định bắn bằng Laser , bắn dịch chuyển sang mục tiêu kế tiếp trong khoảng thời gian có chu kì 20-25s.

-Máy laser chiếu xạ mục tiêu-đo xa với khả năng chỉ định bắn loạt cùng lúc cho 4 khẩu pháo vào 1 phần tử mà không gây ảnh hưởng nhiễu động (đầu dẫn đường laser bán chủ động với bộ lọc nhiễu động cao giúp phân biệt chính xác bức xạ phản hồi khi tia laser chiếu vào mục tiêu).


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/20090722204622.jpg)

Đạn Kitolov-2M với đầu laser dẫn đường bán chủ động.



2/Ưu điểm nổi bật của đạn điều khiển Kitolov-2M.

Không giống như đạn pháo thông thường chỉ phát huy tác dụng khi tác chiến ở đồng bằng, đạn Kitolov-2M có các dụng ngay cả những mục tiêu có vật che chắn.

Đạn Kitolov-2M có khả năng tiêu diệt mục tiêu di động với tốc độ 40km/h chỉ bằng 1 quả đạn và tuyệt đối không cần bắn chỉnh.

Đạn Kitolov-2M với đầu dẫn đường laser bán chủ động, chủng nổ phân mảnh cung cấp khả năng bắn trúng và tiêu diệt mục tiêu chỉ bằng 1 quả đạn.




Thông số Kỹ thuật:

-Kích cỡ đạn : 122mm.

-Chiều dài đạn : 1190mm.

-Trọng lượng : 28kg.

-Vật liệu nổ : 5,3kg.

-Tầm bắn tối đa : 14km.

-Xác xuất tiêu diệt mục tiêu : 0,8.

-Chủng nổ phân mảnh.





Bài sau : Đạn điều khiển "Gran" dùng cho pháo cối 120mm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: ngoccup trong 05 Tháng Chín, 2011, 10:57:25 pm
Giáp phản ứng nổ "Konhtakt-5" không bị phát nổ khi đạn 6,72mm, 12,7mm thậm trí là đạn 30mm bắt trúng.
Ai cho em hỏi cái câu trên có được chứng minh ngoài thực tế chưa ?
Em có cái hình của GAU 8 30mm bắn từ máy bay (A-10), bắn thử ở Hà Lan.
(http://ca9.upanh.com/17.624.22011585.L2V0/m113hutbygau830mma10.jpg)

Hình ảnh trên là minh họa rõ nhất cho đạn nổ lõm và đạn động năng mà bác Longtrec đề cập, vì GAU 8 Avenger dùng đạn mix, cứ 4 viên HEI (nổ lõm) thì kèm theo một viên API. Đạn nổ lõm tạo thành phễu bắn lớp bột kim loại (metal liner) ở dạng siêu dẻo vào vách, tạo thành một lỗ giữa và các vết xé cạn đồng tâm trên vách, trong khi đó đạn động năng chỉ phá một lỗ vừa bằng đường kính thanh xuyên.

Đạn thanh xuyên khi đi qua vách kim loại đủ dày thì kéo theo bụi kim loại cháy tạo thành phễu lửa sau vách. Nếu vách quá mỏng, ví dụ như đạn GAU8 ở trên bắn vào thân xe hơi, thì nó sẽ đi thẳng qua vách kia mà không tạo ra được phễu cháy, nên vô hại.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: ngoccup trong 05 Tháng Chín, 2011, 11:24:21 pm
Do đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ có trọng lượng nhỏ hơn quả đạn xuyên thép thông thường, khi quả đạn ra khỏi nòng súng, vỏ đạn sẽ tự phá, tạo đà cho lõi đạn(thanh xuyên) đạt sơ tốc tới 1600m/s.

Bác longtrec có lẽ không phiền nếu tôi đóng góp chút ít? Có lẽ nên giải thích rằng đạn thanh xuyên dưới cỡ nghĩa là thanh xuyên có đường kính nhỏ hơn cỡ nòng, chứ không phải là có "trọng lượng nhỏ hơn", vì thực tế thanh xuyên làm bằng hợp kim Tungsten hoặc Uranium nghèo cực kỳ nặng. Vì lý do thanh xuyên có đường kính nhỏ, nên để bắn qua nòng, thì nó phải được bọc trong một cái "guốc", tiếng Anh gọi là Sabot, có đường kính gần bằng cỡ nòng. Guốc thường làm bằng hợp kim nhôm nhẹ, thường ghép từ 3 hoặc 4 mảnh được gài với nhau ôm quanh thanh xuyên, phía đầu thường tạo thành một phễu đón gió. Khi ra khỏi nòng, lực đẩy của gió tác động vào phễu gió, bẻ khóa gài (thường chỉ làm bằng nhựa polymer) và bóc ngược guốc ra khỏi thanh xuyên.

Trong trường hợp này lõi đạn(thanh xuyên) tự quay trong quĩ đạo đường đạn là không đủ mà nhất thiết phải có cánh đuôi để ổn định đường đạn.
Đạn có kích cỡ 115mm dùng cho pháo U-5TS(2A20) với khả năng sâm nhập mục tiêu ở góc 60o, nếu quả đạn được bắn đi từ nòng pháo có rãnh xoắn 30% thì hiệu quả sâm nhập mục tiêu tăng 1,6 lần.
Tôi nghĩ điều này cần giải thích rõ hơn một tí, chắc bác longtrec cũng không phiền?
Chúng ta biết là các loại súng thường có nòng có rãnh xoắn nhằm mục đích đẩy đạn ra khỏi nòng với một mô men xoay quay trục. Trong không khí, viên đạn xoay sẽ khiến cho đạn đạo thẳng hơn do ít bị tác động bởi biến đổi không khí trên đường bay (như gió, các vùng khí thấp...) Tuy nhiên, với đạn động năng thì khi thanh xuyên xoay như đạn thường thì sơ tốc đầu nòng sẽ giảm, do một phần năng lượng của thuốc súng đã biến thành động năng quay, làm giảm hiệu quả xuyên thép. Đó chính là lý do mà pháo tăng là pháo nòng trơn (smooth bore gun) thay vì nòng xoắn rãnh (rifle gun), và thanh xuyên cần có đuôi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 05 Tháng Chín, 2011, 11:48:53 pm
Ai cho em hỏi cái câu trên có được chứng minh ngoài thực tế chưa ?
Em có cái hình của GAU 8 30mm bắn từ máy bay (A-10), bắn thử ở Hà Lan.
(http://ca9.upanh.com/17.624.22011585.L2V0/m113hutbygau830mma10.jpg)

Hình ảnh trên là minh họa rõ nhất cho đạn nổ lõm và đạn động năng mà bác Longtrec đề cập, vì GAU 8 Avenger dùng đạn mix, cứ 4 viên HEI (nổ lõm) thì kèm theo một viên API. Đạn nổ lõm tạo thành phễu bắn lớp bột kim loại (metal liner) ở dạng siêu dẻo vào vách, tạo thành một lỗ giữa và các vết xé cạn đồng tâm trên vách, trong khi đó đạn động năng chỉ phá một lỗ vừa bằng đường kính thanh xuyên.

Đạn thanh xuyên khi đi qua vách kim loại đủ dày thì kéo theo bụi kim loại cháy tạo thành phễu lửa sau vách. Nếu vách quá mỏng, ví dụ như đạn GAU8 ở trên bắn vào thân xe hơi, thì nó sẽ đi thẳng qua vách kia mà không tạo ra được phễu cháy, nên vô hại.


Tồng chí ngoccup hiểu chưa đúng về dây đạn của khẩu GAU-8 Avenger rồi. Dây đạn của khẩu này đúng là được bố trí theo trình tự 4-1, dưng là 4 viên API (PGU-14/B) thì tới 1 viên HEI (PGU-13/B). Riêng HEI gọi là đạn nổ phá mảnh gây cháy chứ không phải loại xuyên lõm HEAT.

Khi dính chùm đạn của GAU-8, vỏ giáp phương tiện sẽ bị các thanh xuyên DU của loạt 4 đạn API phá rỗ như tổ ong trước khi bị đạn HEI chốt hạ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: ngoccup trong 06 Tháng Chín, 2011, 12:03:00 am

Đạn 3ВБМ-17 có cấu trúc rất chức tạp, đạn có 2 lõi (2 thanh xuyên ) được làm từ hợp kim "Vonfram" với độ bền cao. Đạn có cấu trúc đạn đạo tiếp nối, có mũ chụp đạn đạo  và đặc biệt có cơ cấu giảm rung. Một câu hỏi thú vị đặt ra là tại sao cần cơ cấu giảm rung trong quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ?!!! Vì cơ cấu giảm rung làm giảm tác động phá hủy kết cấu quả đạn quá sớm trước khi nó chạm mục tiêu.

Đạn  xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17 với 2 lõi thép tiếp nối được cố định trong vỏ đạn. Vỏ đạn được làm bằng hợp kim có độ nóng chảy thấp cho phép thanh xuyên không cần nổ phá mảnh vượt tốc khi ra khỏi nòng súng như các loại đạn thông thường khác.
Lại phải xin lỗi bác longtrec lần nữa, mong bác không phiền. Tôi không có ý định phá quấy gì, chỉ cố gắng giải thích thêm mà thôi.
Đạn 3VBM-17 nói nôm na là được bọc đầu (gọi là mũ chụp đạn đạo cũng được) bằng hợp kim tungsten carbid rất cứng để giữ cho đầu đạn không bị biến dạng khi va chạm - hoàn toàn giống như con dao bằng théo mềm bọc lưỡi bằng thép cứng. Tiếp theo lớp mũ chụp này là lớp hợp kim mềm dễ nóng chảy, để lúc va chạm thì nó mềm ra, giảm sốc (chứ không phải là giảm rung) giữ cho thanh xuyên WHA phía sau không bị tù mũi. Khi đầu đạn đã đâm vào thép, thì lớp hợp kim này chảy ra, có tác dụng như lớp dầu bôi trơn để thanh xuyên phía sau chọc thẳng vào vách thép một cách trơn tru.

Điểm đặc biệt nữa của quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17 là lớp chụp đạn đạo(Баллистический колпачок). Việc này là cần thiết giúp cho viên đạn khi tiếp cận mục tiêu ở góc hẹp không bị hiện tượng thia lia.
Đạn thanh xuyên còn được gọi là đạn động năng vì nó xuyên thép chỉ bằng động năng chứ chẳng có chất nổ nào cả. Mà thanh xuyên khi được bắn với sơ tốc đầu nòng khoảng 1500m/s trở lên như các đầu đạn hiện đại thì góc tiếp xúc không quan trọng: thanh xuyên chỉ bị đẩy bật nếu góc tiếp xúc =<3o rad.

Hiệu quả xuyên phá của thanh xuyên phụ thuộc vào mật độ, cho nên thanh xuyên được cấu trúc sao cho mũi không bị tù đi trong khi đi xuyên qua thép. Đó chính là lý do mà thanh xuyên cần có mũ đạn đạo bằng hợp kim cứng.

Do cơ cấu quả đạn có 2 thanh xuyên, đạn đạo tiếp nối nên cho phép quả đạn 3ВБМ-17 hạ gục mọi lớp tăng chủ lực được trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ 3 ngoại trừ giáp phản ứng nổ chủ động(Hãy nhớ lại chủng đạn chống tăng như PG-7ВР(B41), đạn PG-27(RPG-27) và đạn PG-29(RPG-29) chúng đều có cơ cấu đầu đạn trước sau(tiếp nối)).

Cách giải thích này không chính xác: Giáp phản ứng nổ chính giúp chống lại đạn HEAT (đầu nổ lõm), chứ không chống lại được đạn thanh xuyên vì lý do đơn giản là TỐC ĐỘ. Điều này được giải thích như sau: đạn 3VBM có sơ tốc đầu nòng là 1700m/s, thì khi chạm mục tiêu ở 2000m, nó có tốc độ khoảng 1000m/s. Với chiều dài thanh xuyên là gần bằng 500 mm (nửa mét), thì thanh xuyên đi qua lớp ngoài của giáp phản ứng nổ chỉ mất có 1/2000 giây, quá ngắn để kịp kích nổ khối thuốc và hất thanh xuyên ra.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: ngoccup trong 06 Tháng Chín, 2011, 12:10:31 am
Tồng chí ngoccup hiểu chưa đúng về dây đạn của khẩu GAU-8 Avenger rồi. Dây đạn của khẩu này đúng là được bố trí theo trình tự 4-1, dưng là 4 viên API (PGU-14/B) thì tới 1 viên HEI (PGU-13/B). Riêng HEI gọi là đạn nổ phá mảnh gây cháy chứ không phải loại xuyên lõm HEAT.

Khi dính chùm đạn của GAU-8, vỏ giáp phương tiện sẽ bị các thanh xuyên DU của loạt 4 đạn API phá rỗ như tổ ong trước khi bị đạn HEI chốt hạ.

4API + 1 HEI thì bác nói đúng. Nhưng HEI cũng là đạn nổ lõm, chỉ khác là lớp liner ngoài bột kim loại không cháy thì còn có bột gây cháy. Về nguyên lý, thì vết đạn trên mặt thép không khác với HEAT.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 06 Tháng Chín, 2011, 12:19:43 am
Có hình bổ dọc đạn PGU-13/B để tồng chí xem liều lõm của nó bố trí ở đâu nhé :D

(http://www.airforceworld.com/attacker/gfx/pgu13a.jpg)(http://www.airforceworld.com/attacker/gfx/pgu13b.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: selene0802 trong 06 Tháng Chín, 2011, 12:20:43 am
Cách giải thích này không chính xác: Giáp phản ứng nổ chính giúp chống lại đạn HEAT (đầu nổ lõm), chứ không chống lại được đạn thanh xuyên vì lý do đơn giản là TỐC ĐỘ. Điều này được giải thích như sau: đạn 3VBM có sơ tốc đầu nòng là 1700m/s, thì khi chạm mục tiêu ở 2000m, nó có tốc độ khoảng 1000m/s. Với chiều dài thanh xuyên là gần bằng 500 mm (nửa mét), thì thanh xuyên đi qua lớp ngoài của giáp phản ứng nổ chỉ mất có 1/2000 giây, quá ngắn để kịp kích nổ khối thuốc và hất thanh xuyên ra.
Giáp phản ứng nổ đời 2, tức là Kontakt 5 đã có khả năng bẻ gẫy thanh xuyên (đạn 105mm), nhưng cũng chỉ khi bắn đúng góc, hiệu quả việc ngăn chặn cũng chỉ năm khoảng 30% đổ lại, việc hất thanh xuyên ra ngoài, em nghĩ không có


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: ngoccup trong 06 Tháng Chín, 2011, 12:35:58 am
Có hình bổ dọc đạn PGU-13/B để tồng chí xem liều lõm của nó bố trí ở đâu nhé :D

Tôi nghĩ hình mà bạn đưa ra không đủ chi tiết bên trong đầu đạn, ví dụ, ngay cả ngòi nổ cũng không thể hiện được. Còn chuyện bạn nói HEI không có đầu nổ lõm, tôi đoan chắc là bạn sai. Các loại đạn High Explosive 25mm trở lên đều nổ định hướng, tức là nhằm tạo ra phểu nổ nhằm tăng tối đa sức công phá hoặc tăng diện tích gây cháy/sát thương. Vì thế, kết cấu thuốc bên trong đều là kết cấu lõm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: ngoccup trong 06 Tháng Chín, 2011, 12:50:10 am
Giáp phản ứng nổ đời 2, tức là Kontakt 5 đã có khả năng bẻ gẫy thanh xuyên (đạn 105mm), nhưng cũng chỉ khi bắn đúng góc, hiệu quả việc ngăn chặn cũng chỉ năm khoảng 30% đổ lại, việc hất thanh xuyên ra ngoài, em nghĩ không có

Điều này thì bạn đúng nguyên lý. Giáp ERA không kịp hất thanh xuyên, nên Kontact 5 được tăng độ nhạy để nổ bẻ cong thanh xuyên nhằm làm thanh xuyên giảm năng lượng. Tuy nhiên, khi US đưa ra thanh xuyên M829A2 tăng độ cứng bằng hợp kim carbid dọc sườn, thì Nga phải tăng độ dày của giáp ERA để thuốc kịp kích nổ sớm hơn, khiến cho Relikt trông như một cái can xăng 20 lít.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 06 Tháng Chín, 2011, 01:12:48 am
Có hình bổ dọc đạn PGU-13/B để tồng chí xem liều lõm của nó bố trí ở đâu nhé :D

Tôi nghĩ hình mà bạn đưa ra không đủ chi tiết bên trong đầu đạn, ví dụ, ngay cả ngòi nổ cũng không thể hiện được. Còn chuyện bạn nói HEI không có đầu nổ lõm, tôi đoan chắc là bạn sai. Các loại đạn High Explosive 25mm trở lên đều nổ định hướng, tức là nhằm tạo ra phểu nổ nhằm tăng tối đa sức công phá hoặc tăng diện tích gây cháy/sát thương. Vì thế, kết cấu thuốc bên trong đều là kết cấu lõm.

Hì, tồng chí chủ quan quá nhể 8) Mềnh nhắc lại đạn HEI chỉ là loại chốt hạ sau khi giáp mục tiêu bị cày nát bởi loạt đạn API thôi. Nguyên lí HEI chả khác đạn pháo phòng không hay đối không là mấy, trừ vụ tự huỷ.

Nhân thảnh thơi sau chuyến công tác, tặng tồng chí 2 cái hình đầu đạn HEI và HEI cải tiến của GAU-8. Nếu tồng chí cần nói rõ thêm về ngòi thì mềnh gợi ý là nó dùng ngòi đầu, chứ nỏ phải ngòi đáy hay đầu áp điện cho liều lõm nhế. Đầu đạn HEI thường có thuốc gây cháy ở phần đáy, còn đầu đạn HEI cải tiến thì bột cháy được trộn lẫn thuốc nổ mạnh.

(http://i683.photobucket.com/albums/vv197/ViperGAR/6a7ce26a.png)
(http://i683.photobucket.com/albums/vv197/ViperGAR/09aa4845.png)

Mềnh nhắc lại là đạn HEI khác đạn HEAT thưa tồng chí.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Chín, 2011, 03:15:14 am
Ngoccup! Tôi cảm ơn bạn vì những ý kiến đóng góp.

Tôi tranh luận với bạn 1 chút vậy ;D

Tôi viết thế này :

Do cơ cấu quả đạn có 2 thanh xuyên, đạn đạo tiếp nối nên cho phép quả đạn 3ВБМ-17 hạ gục mọi lớp tăng chủ lực được trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ 3 ngoại trừ giáp phản ứng nổ chủ động(Hãy nhớ lại chủng đạn chống tăng như PG-7ВР(B41), đạn PG-27(RPG-27) và đạn PG-29(RPG-29) chúng đều có cơ cấu đầu đạn trước sau(tiếp nối)).


Nhưng bạn viết thế này theo bạn có đúng không?

"Cách giải thích này không chính xác: Giáp phản ứng nổ chính giúp chống lại đạn HEAT (đầu nổ lõm), chứ không chống lại được đạn thanh xuyên vì lý do đơn giản là TỐC ĐỘ. Điều này được giải thích như sau: đạn 3VBM có sơ tốc đầu nòng là 1700m/s, thì khi chạm mục tiêu ở 2000m, nó có tốc độ khoảng 1000m/s. Với chiều dài thanh xuyên là gần bằng 500 mm (nửa mét), thì thanh xuyên đi qua lớp ngoài của giáp phản ứng nổ chỉ mất có 1/2000 giây, quá ngắn để kịp kích nổ khối thuốc và hất thanh xuyên ra".


Nếu bạn bảo vệ quan điểm của mình thì xin bạn tìm hiểu lại giáp phản ứng nổ  Chủ động thế hệ 3, bạn viết thế là quá chủ quan, chụp mũ đấy:  :-\ Giáp phản ứng nổ chủ động thế hệ 3 không chỉ chống lại được đạn xuyên lõm, đạn xuyên động năng mà còn chống lại được đạn công phá và thậm trí tên lửa chống tăng có điều khiển. Bạn sẽ hỏi tại sao phải không? Vì nguyên lý hoạt động của giáp phản ứng nổ chủ động thế hệ 3 là chủ động tác động vào quả đạn, bẻ cong thanh xuyên ... Tuy nhiên hiệu quả tác dụng tới đâu còn phụ thuộc rất nhiều vào góc bắn và cự li bắn của đạn. Trong phần giáp phản ứng nổ tôi đã trình bày bản kê hiệu quả của giáp phản ứng nổ với từng loại đạn rồi. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Chín, 2011, 03:37:35 am
Do đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ có trọng lượng nhỏ hơn quả đạn xuyên thép thông thường, khi quả đạn ra khỏi nòng súng, vỏ đạn sẽ tự phá, tạo đà cho lõi đạn(thanh xuyên) đạt sơ tốc tới 1600m/s.

Bác longtrec có lẽ không phiền nếu tôi đóng góp chút ít? Có lẽ nên giải thích rằng đạn thanh xuyên dưới cỡ nghĩa là thanh xuyên có đường kính nhỏ hơn cỡ nòng, chứ không phải là có "trọng lượng nhỏ hơn", vì thực tế thanh xuyên làm bằng hợp kim Tungsten hoặc Uranium nghèo cực kỳ nặng. Vì lý do thanh xuyên có đường kính nhỏ, nên để bắn qua nòng, thì nó phải được bọc trong một cái "guốc", tiếng Anh gọi là Sabot, có đường kính gần bằng cỡ nòng. Guốc thường làm bằng hợp kim nhôm nhẹ, thường ghép từ 3 hoặc 4 mảnh được gài với nhau ôm quanh thanh xuyên, phía đầu thường tạo thành một phễu đón gió. Khi ra khỏi nòng, lực đẩy của gió tác động vào phễu gió, bẻ khóa gài (thường chỉ làm bằng nhựa polymer) và bóc ngược guốc ra khỏi thanh xuyên.

Trong trường hợp này lõi đạn(thanh xuyên) tự quay trong quĩ đạo đường đạn là không đủ mà nhất thiết phải có cánh đuôi để ổn định đường đạn.
Đạn có kích cỡ 115mm dùng cho pháo U-5TS(2A20) với khả năng sâm nhập mục tiêu ở góc 60o, nếu quả đạn được bắn đi từ nòng pháo có rãnh xoắn 30% thì hiệu quả sâm nhập mục tiêu tăng 1,6 lần.
Tôi nghĩ điều này cần giải thích rõ hơn một tí, chắc bác longtrec cũng không phiền?
Chúng ta biết là các loại súng thường có nòng có rãnh xoắn nhằm mục đích đẩy đạn ra khỏi nòng với một mô men xoay quay trục. Trong không khí, viên đạn xoay sẽ khiến cho đạn đạo thẳng hơn do ít bị tác động bởi biến đổi không khí trên đường bay (như gió, các vùng khí thấp...) Tuy nhiên, với đạn động năng thì khi thanh xuyên xoay như đạn thường thì sơ tốc đầu nòng sẽ giảm, do một phần năng lượng của thuốc súng đã biến thành động năng quay, làm giảm hiệu quả xuyên thép. Đó chính là lý do mà pháo tăng là pháo nòng trơn (smooth bore gun) thay vì nòng xoắn rãnh (rifle gun), và thanh xuyên cần có đuôi.


1-Bạn Ngoccup nên đọc kỹ bài viết của tôi rồi góp ý cũng chưa muộn, tôi viết là : thanh xuyên dưới cỡ có trọng lượng nhỏ hơn quả đạn xuyên thép thông thường.

Đạn xuyên thép thông thường khác với đạn xuyên động năng bạn ạ.

2-Đạn động năng không chỉ được sử dụng cho các loại pháo chính trên xe tăng mà còn được dùng cho pháo tự hành bạn ạ và tất nhiên nó được bắn qua cả pháo rãnh xoắn nên mới được các chuyên gia người Nga tổng kết với số liệu như vậy, bạn đừng nghĩ tôi tự nghĩ ra rồi viết bừa nhé ;D.



Ngoccup! Bây giờ muộn rồi , tối mai ta tranh luận tiếp nhé ! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: selene0802 trong 06 Tháng Chín, 2011, 07:20:28 am
Giáp phản ứng nổ đời 2, tức là Kontakt 5 đã có khả năng bẻ gẫy thanh xuyên (đạn 105mm), nhưng cũng chỉ khi bắn đúng góc, hiệu quả việc ngăn chặn cũng chỉ năm khoảng 30% đổ lại, việc hất thanh xuyên ra ngoài, em nghĩ không có

Điều này thì bạn đúng nguyên lý. Giáp ERA không kịp hất thanh xuyên, nên Kontact 5 được tăng độ nhạy để nổ bẻ cong thanh xuyên nhằm làm thanh xuyên giảm năng lượng. Tuy nhiên, khi US đưa ra thanh xuyên M829A2 tăng độ cứng bằng hợp kim carbid dọc sườn, thì Nga phải tăng độ dày của giáp ERA để thuốc kịp kích nổ sớm hơn, khiến cho Relikt trông như một cái can xăng 20 lít.
Hình như bác nhầm tính năng của Relikt rồi  8)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Chín, 2011, 10:58:31 am
Giáp phản ứng nổ đời 2, tức là Kontakt 5 đã có khả năng bẻ gẫy thanh xuyên (đạn 105mm), nhưng cũng chỉ khi bắn đúng góc, hiệu quả việc ngăn chặn cũng chỉ năm khoảng 30% đổ lại, việc hất thanh xuyên ra ngoài, em nghĩ không có

Điều này thì bạn đúng nguyên lý. Giáp ERA không kịp hất thanh xuyên, nên Kontact 5 được tăng độ nhạy để nổ bẻ cong thanh xuyên nhằm làm thanh xuyên giảm năng lượng. Tuy nhiên, khi US đưa ra thanh xuyên M829A2 tăng độ cứng bằng hợp kim carbid dọc sườn, thì Nga phải tăng độ dày của giáp ERA để thuốc kịp kích nổ sớm hơn, khiến cho Relikt trông như một cái can xăng 20 lít.

Các bạn đừng quên là " Kontak-5" khi  bố trí bảo vệ xe được bố trí theo khối Bloc chứ không phải đơn chiếc.

 Giáp phản ứng nổ "Relikt" có dạng Modul sử dụng vật liệu phản ứng nổ 4S24 được bố trí  thành nhiều lớp trong 1 Modul mà bạn ngoccup@ gọi giống như can xăng, mục đích là để tương hỗ lẫn nhau. Các lớp giáp trong khối giáp "Relikt" khi bị kích nổ sẽ hất về phía trước và bị kích nổ dây truyền , lực văng về phía trước sẽ được cộng hưởng tăng lên theo cấp số nhân. Ngoài ra trong 1 Modul giáp phản ứng nổ "Relik" được tăng cường các tấm văng phụ phi kim loại  (Có tài liệu nói rằng những tấm văng phụ này được sử dụng vật liệu sợi thủy tinh tổng hợp khi đạn xuyên động năng tác động vào mặt giáp, các tấm "nót" phi kim loại này "Văng" về phía trước chủ động tác động lên đầu đạn ).Hơn nữa vật liệu nổ 4S24 có độ nhạy hơn rất nhiều so với 4S22 dùng trong kontak-5.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: selene0802 trong 06 Tháng Chín, 2011, 01:15:39 pm
Em biết rằng Kontakt 5, Rlikt hay cả Nozhd của Ukraina đều hoạt động theo nguyên tắc này (lượng nổ nổ dây chuyền, nối tiếp nhau) chuyện người Nga tăng độ dầy vỏ của Rlikt để kich nổ thuốc sớm hơn thì em thấy không phải.

P.S: Hình như Relikt còn có một khả năng kích nổ chủ động trước khi thanh xuyên chạm vào vỏ khối giáp nữa phải không bác long


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Chín, 2011, 12:25:40 am
Em biết rằng Kontakt 5, Rlikt hay cả Nozhd của Ukraina đều hoạt động theo nguyên tắc này (lượng nổ nổ dây chuyền, nối tiếp nhau) chuyện người Nga tăng độ dầy vỏ của Rlikt để kich nổ thuốc sớm hơn thì em thấy không phải.

P.S: Hình như Relikt còn có một khả năng kích nổ chủ động trước khi thanh xuyên chạm vào vỏ khối giáp nữa phải không bác long

Đúng vậy Selene0802! Giáp phản ứng nổ "Relik" có khả năng phản ứng lại với sự thay đổi cơ học không khí bên ngoài bề mặt vỏ giáp (пневмо-механическому реагированию наружней пластины контейнера ). Còn giáp phản ứng nổ thế hệ 3 của Mỹ được lắp trên  M1A2 Abram sử dụng nguyên lý kích hoạt phản ứng nổ điện tử.

Khi thanh xuyên lao tới gần vỏ giáp với tốc độ khoảng 1600m/s tạo ra sự thay đổi cơ học không khí ngoài mặt vỏ giáp, hiện tượng này kích hoạt tấm giáp. Tấm giáp tác động đến tấm nót (phi kim loại) hất về phía trước tạo ra 1 phản lực bước đầu làm giảm tốc độ thanh xuyên. Những tấm giáp trong Modul "Relik" với chất nổ 2S24 cực nhạy cùng vỏ hỗn hợp thép chịu cường độ lực cao sẽ tác động lên thanh xuyên -bẻ cong thanh xuyên.

Tôi xin được 1 lần nữa nhắc lại, giáp phản ứng nổ "Relik" được bố trí nhiều lớp kết hợp với tấm văng phụ phi kim loại trong 1 Modul.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: ngoccup trong 07 Tháng Chín, 2011, 02:24:37 am
Nhân thảnh thơi sau chuyến công tác, tặng tồng chí 2 cái hình đầu đạn HEI và HEI cải tiến của GAU-8. Nếu tồng chí cần nói rõ thêm về ngòi thì mềnh gợi ý là nó dùng ngòi đầu, chứ nỏ phải ngòi đáy hay đầu áp điện cho liều lõm nhế. Đầu đạn HEI thường có thuốc gây cháy ở phần đáy, còn đầu đạn HEI cải tiến thì bột cháy được trộn lẫn thuốc nổ mạnh.

(http://i683.photobucket.com/albums/vv197/ViperGAR/6a7ce26a.png)
(http://i683.photobucket.com/albums/vv197/ViperGAR/09aa4845.png)

Mềnh nhắc lại là đạn HEI khác đạn HEAT thưa tồng chí.

Cảm ơn đồng chí. Nhìn ngòi thì biết là tôi sai khi khẳng định HEI có kết cấu lõm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: ngoccup trong 07 Tháng Chín, 2011, 02:42:13 am
Đạn xuyên thép thông thường khác với đạn xuyên động năng bạn ạ.

Bác làm ơn cho biết đạn xuyên thép bình thường là đạn gì?

Theo tôi biết, đạn xuyên thép (Armor Piercing) thông thường chỉ có 2 loại: đầu lõm và thanh xuyên. Ý bác chắc nói tới loại đầu lõm hay còn loại thông thường nào khác ?

2-Đạn động năng không chỉ được sử dụng cho các loại pháo chính trên xe tăng mà còn được dùng cho pháo tự hành bạn ạ và tất nhiên nó được bắn qua cả pháo rãnh xoắn nên mới được các chuyên gia người Nga tổng kết với số liệu như vậy, bạn đừng nghĩ tôi tự nghĩ ra rồi viết bừa nhé ;D.

Điều này thì tôi biết. Đạn động năng bắn được qua nòng rãnh xoắn, như nòng của tăng Challenger II. Nhưng quả đạn có guốc thanh xuyên bên trong dùng kết cấu ổ xoay để khi bắn trong nòng thì guốc quay mà thanh xuyên không quay.

Tôi không tranh luận với bác về chuyện "chỉ được bắn qua nòng trơn". Điều tôi muốn nói tới là câu của bác "tự quay trong quĩ đạo đường đạn là không đủ mà nhất thiết phải có cánh đuôi để ổn định đường đạn" là một câu tối nghĩa mà không giải thích được nguyên lý của cánh đuôi.



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: ngoccup trong 07 Tháng Chín, 2011, 02:58:57 am

Khi thanh xuyên lao tới gần vỏ giáp với tốc độ khoảng 1600m/s tạo ra sự thay đổi cơ học không khí ngoài mặt vỏ giáp, hiện tượng này kích hoạt tấm giáp.

Bác làm ơn giải thích nguyên lý thay đổi cơ học không khí ngoài mặt vỏ giáp giúp được không? Theo tôi biết không khí là môi trường truyền lực cơ học tốc độ thấp mà giới hạn chính tốc độ âm thanh, tức đâu đó 340 m/s. Tôi không thể tưởng tượng được chuyện mũi thanh xuyên cách mặt giáp ở khoảng cách gần - đâu đó 1 cm chẳng hạn - gây ra một tác động gì đó và nó tới kịp mặt giáp và kích nổ tấm giáp trước khi thanh xuyên đâm thẳng qua.

Điều duy nhất mà tôi biết ở cơ cấu chống đạn động năng của giáp ERA Nga là: 1) tìm cách tăng độ nhạy thời gian của thuốc; 2) tăng thời gian cần thiết đế thanh xuyên đi qua hết khối thuốc (hoặc các khối thuốc) để làm sao khi thanh xuyên đã đâm qua thì nó vẫn kịp kích nổ trong khi thanh xuyên chưa qua hết, chỉ để bẻ đuôi thanh xuyên và làm nó mất bớt năng lượng. Chuyện còn lại - cách sắp xếp các khối thuốc sao cho khổi nổ bẻ đuôi thanh xuyên tốt nhất - là chuyện khác.

Giáp ERA của Mỹ thì có cơ cấu kích nổ khác với giáp của Nga - tất nhiên. Mỹ không biết tới thay đổi cơ học không khí ngoài mặt vỏ giáp, nên chúng nó dùng cách phức tạp hơn là gắn bộ phận kích nổ điện ngay dưới vỏ thép mặt ngoài của khối giáp - nếu lớp vỏ này bị xuyên qua là nổ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: ngoccup trong 07 Tháng Chín, 2011, 03:18:06 am

Nếu bạn bảo vệ quan điểm của mình thì xin bạn tìm hiểu lại giáp phản ứng nổ  Chủ động thế hệ 3, bạn viết thế là quá chủ quan, chụp mũ đấy:  :-\ Giáp phản ứng nổ chủ động thế hệ 3 không chỉ chống lại được đạn xuyên lõm, đạn xuyên động năng mà còn chống lại được đạn công phá và thậm trí tên lửa chống tăng có điều khiển. Bạn sẽ hỏi tại sao phải không? Vì nguyên lý hoạt động của giáp phản ứng nổ chủ động thế hệ 3 là chủ động tác động vào quả đạn, bẻ cong thanh xuyên ... Tuy nhiên hiệu quả tác dụng tới đâu còn phụ thuộc rất nhiều vào góc bắn và cự li bắn của đạn. Trong phần giáp phản ứng nổ tôi đã trình bày bản kê hiệu quả của giáp phản ứng nổ với từng loại đạn rồi. ;D

Uhm, khi tôi nói chứ không chống lại được đạn thanh xuyên thì tôi sai. Tôi chỉ nhấn mạnh về nguyên lý chống đầu đạn lõm của ERA và hạn chế của nó đối với đạn động năng. Thực tế là khi Nga nâng cấp giáp ERA, thì Mỹ lại cải tiến được thanh xuyên để vô hiệu hóa nó, nhưng không làm được tương tự với đầu đạn lõm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 07 Tháng Chín, 2011, 09:47:55 pm

Đạn 3ВБМ-17 có cấu trúc rất chức tạp, đạn có 2 lõi (2 thanh xuyên ) được làm từ hợp kim "Vonfram" với độ bền cao. Đạn có cấu trúc đạn đạo tiếp nối, có mũ chụp đạn đạo  và đặc biệt có cơ cấu giảm rung. Một câu hỏi thú vị đặt ra là tại sao cần cơ cấu giảm rung trong quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ?!!! Vì cơ cấu giảm rung làm giảm tác động phá hủy kết cấu quả đạn quá sớm trước khi nó chạm mục tiêu.

Đạn  xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17 với 2 lõi thép tiếp nối được cố định trong vỏ đạn. Vỏ đạn được làm bằng hợp kim có độ nóng chảy thấp cho phép thanh xuyên không cần nổ phá mảnh vượt tốc khi ra khỏi nòng súng như các loại đạn thông thường khác.
Lại phải xin lỗi bác longtrec lần nữa, mong bác không phiền. Tôi không có ý định phá quấy gì, chỉ cố gắng giải thích thêm mà thôi.
Đạn 3VBM-17 nói nôm na là được bọc đầu (gọi là mũ chụp đạn đạo cũng được) bằng hợp kim tungsten carbid rất cứng để giữ cho đầu đạn không bị biến dạng khi va chạm - hoàn toàn giống như con dao bằng théo mềm bọc lưỡi bằng thép cứng. Tiếp theo lớp mũ chụp này là lớp hợp kim mềm dễ nóng chảy, để lúc va chạm thì nó mềm ra, giảm sốc (chứ không phải là giảm rung) giữ cho thanh xuyên WHA phía sau không bị tù mũi. Khi đầu đạn đã đâm vào thép, thì lớp hợp kim này chảy ra, có tác dụng như lớp dầu bôi trơn để thanh xuyên phía sau chọc thẳng vào vách thép một cách trơn tru.

Điểm đặc biệt nữa của quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17 là lớp chụp đạn đạo(Баллистический колпачок). Việc này là cần thiết giúp cho viên đạn khi tiếp cận mục tiêu ở góc hẹp không bị hiện tượng thia lia.
Đạn thanh xuyên còn được gọi là đạn động năng vì nó xuyên thép chỉ bằng động năng chứ chẳng có chất nổ nào cả. Mà thanh xuyên khi được bắn với sơ tốc đầu nòng khoảng 1500m/s trở lên như các đầu đạn hiện đại thì góc tiếp xúc không quan trọng: thanh xuyên chỉ bị đẩy bật nếu góc tiếp xúc =<3o rad.

Hiệu quả xuyên phá của thanh xuyên phụ thuộc vào mật độ, cho nên thanh xuyên được cấu trúc sao cho mũi không bị tù đi trong khi đi xuyên qua thép. Đó chính là lý do mà thanh xuyên cần có mũ đạn đạo bằng hợp kim cứng.

Do cơ cấu quả đạn có 2 thanh xuyên, đạn đạo tiếp nối nên cho phép quả đạn 3ВБМ-17 hạ gục mọi lớp tăng chủ lực được trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ 3 ngoại trừ giáp phản ứng nổ chủ động(Hãy nhớ lại chủng đạn chống tăng như PG-7ВР(B41), đạn PG-27(RPG-27) và đạn PG-29(RPG-29) chúng đều có cơ cấu đầu đạn trước sau(tiếp nối)).

Cách giải thích này không chính xác: Giáp phản ứng nổ chính giúp chống lại đạn HEAT (đầu nổ lõm), chứ không chống lại được đạn thanh xuyên vì lý do đơn giản là TỐC ĐỘ. Điều này được giải thích như sau: đạn 3VBM có sơ tốc đầu nòng là 1700m/s, thì khi chạm mục tiêu ở 2000m, nó có tốc độ khoảng 1000m/s. Với chiều dài thanh xuyên là gần bằng 500 mm (nửa mét), thì thanh xuyên đi qua lớp ngoài của giáp phản ứng nổ chỉ mất có 1/2000 giây, quá ngắn để kịp kích nổ khối thuốc và hất thanh xuyên ra.

Huyphong chữa bài cho 2 anh nhé ;D

Phần anh Long trình bày về đạn thanh xuyên 3VBM-17 chưa chính xác, phần tồng chí ngọc cáp chữa lại cũng không chính xác nốt :D Đạn thanh xuyên dưới cỡ 3VBM-17 có cấu tạo và tính năng các cấu phần tính từ đầu tới đuôi, từ trong ra ngoài đạn như sau:
- Mũi đường đạn/баллистический колпачок: đảm bảo khí động và giảm lực cản phát sinh từ sóng chấn vượt âm
- Mũi xuyên giáp/бронебойный колпачок: giúp cố định điểm tiếp xúc giữa đạn và mặt giáp, giúp xé vỏ ngoài giáp phản ứng nổ
- Đệm giảm chấn/бронебойный демпфер: giúp giảm văng phần đầu đạn và giúp thanh xuyên sau đỡ mất động năng sau khi thanh xuyên trước bị giáp phản ứng nổ hất ra hoặc bị giáp liên hợp ngăn cản
- Thanh xuyên trước/передний сердечник: xuyên giáp liên hợp hoặc kích nổ giáp phản ứng nổ
- Thanh xuyên sau/задний сердечник: bồi xuyên giáp liên hợp hoặc xuyên giáp vỏ xe sau khi giáp phản ứng nổ hết tác dụng
- Vỏ hợp kim mềm/рубашка из легкоплавкого сплава: cố định hướng thanh xuyên
- Đuôi ổn hướng 5 cánh/хвостовая часть 5-стабилизаторов: ổn định trục đạn theo trục đường đạn


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 07 Tháng Chín, 2011, 11:01:51 pm
Tiếp về đạn thanh xuyên 3VBM-17 :D Loại này được phát triển từ năm 1983 để chuyên trị giáp liên hợp Chobham của các dòng tăng chủ lực M1 Mĩ và Challenger Anh.

Đạn 3VBM-17 gồm thanh xuyên 3BM-42 và khối liều phóng+guốc ốp đai dẫn hướng 3BM-44
(http://fofanov.armor.kiev.ua/Tanks/IMAGES/3bm42001.jpg)

Hình mô tả cấu tạo và tính năng kĩ chiến thuật thanh xuyên 3BM-42 của đạn thanh xuyên dưới cỡ 3VBM-17
(http://img822.imageshack.us/img822/1165/65117842.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 08 Tháng Chín, 2011, 09:24:07 pm
Huyphong xin tiếp tục chữa bài cho các anh ;D

Do đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ có trọng lượng nhỏ hơn quả đạn xuyên thép thông thường, khi quả đạn ra khỏi nòng súng, vỏ đạn sẽ tự phá, tạo đà cho lõi đạn(thanh xuyên) đạt sơ tốc tới 1600m/s.

Bác longtrec có lẽ không phiền nếu tôi đóng góp chút ít? Có lẽ nên giải thích rằng đạn thanh xuyên dưới cỡ nghĩa là thanh xuyên có đường kính nhỏ hơn cỡ nòng, chứ không phải là có "trọng lượng nhỏ hơn", vì thực tế thanh xuyên làm bằng hợp kim Tungsten hoặc Uranium nghèo cực kỳ nặng. Vì lý do thanh xuyên có đường kính nhỏ, nên để bắn qua nòng, thì nó phải được bọc trong một cái "guốc", tiếng Anh gọi là Sabot, có đường kính gần bằng cỡ nòng. Guốc thường làm bằng hợp kim nhôm nhẹ, thường ghép từ 3 hoặc 4 mảnh được gài với nhau ôm quanh thanh xuyên, phía đầu thường tạo thành một phễu đón gió. Khi ra khỏi nòng, lực đẩy của gió tác động vào phễu gió, bẻ khóa gài (thường chỉ làm bằng nhựa polymer) và bóc ngược guốc ra khỏi thanh xuyên.
Đạn thanh xuyên dưới cỡ đúng là có khối lượng nhỏ hơn đạn xuyên giáp như anh Long nói, dưng bảo nó ra khỏi nòng vỏ đạn sẽ tự phá để tạo đà cho lõi đạn là không chính xác.

Thanh xuyên giáp đúng là có khối lượng riêng lớn hơn so với đầu đạn xuyên giáp thường, dưng bảo vì đường kính nhỏ nên thanh xuyên phải gắn guốc để bắn được qua nòng như tồng chí ngọc cắp nói là không đúng bản chất của guốc đạn thanh xuyên.

Thanh xuyên tuy có khối lượng riêng lớn hơn, nhưng tỉ khối trên liều phóng lại nhỏ hơn so với đạn xuyên giáp đúng cỡ. Vì thế khi bắn, sơ tốc đạn thanh xuyên gắn guốc đai dẫn hướng tại mặt cắt đầu nòng lớn hơn so với các loại đạn tăng khác. Bộ guốc trong đai dẫn hướng có tác dụng truyền động năng của khí thuốc liều phóng đã cháy sang thanh xuyên. Khi ra khỏi nòng pháo, bộ guốc sẽ làm tăng lực cản khí động khiến động năng của thanh xuyên bị tổn hại nên cần bị loại bỏ nhờ lực cản khí động hoặc lực li tâm do thanh xuyên xoay quanh trục.

Trong trường hợp này lõi đạn(thanh xuyên) tự quay trong quĩ đạo đường đạn là không đủ mà nhất thiết phải có cánh đuôi để ổn định đường đạn.
Tôi nghĩ điều này cần giải thích rõ hơn một tí, chắc bác longtrec cũng không phiền?
Chúng ta biết là các loại súng thường có nòng có rãnh xoắn nhằm mục đích đẩy đạn ra khỏi nòng với một mô men xoay quay trục. Trong không khí, viên đạn xoay sẽ khiến cho đạn đạo thẳng hơn do ít bị tác động bởi biến đổi không khí trên đường bay (như gió, các vùng khí thấp...) Tuy nhiên, với đạn động năng thì khi thanh xuyên xoay như đạn thường thì sơ tốc đầu nòng sẽ giảm, do một phần năng lượng của thuốc súng đã biến thành động năng quay, làm giảm hiệu quả xuyên thép. Đó chính là lý do mà pháo tăng là pháo nòng trơn (smooth bore gun) thay vì nòng xoắn rãnh (rifle gun), và thanh xuyên cần có đuôi.


Cánh đuôi như anh Long nêu không có tác dụng ổn định đường đạn trực tiếp, mà công dụng của nó là duy trì mô men quay ban đầu của thanh xuyên khoảng gần 1000 vòng/phút, qua đó giúp thanh xuyên ổn định trục đạn theo đường đạn dự kiến. Đây là cơ chế ổn định đường đạn dùng cho các loại đạn thanh xuyên dưới cỡ của pháo tăng T-62.

Phần pháo tăng nòng trơn thay cho nòng xoắn vì lí do bắn đạn thanh xuyên dưới cỡ không hoàn toàn như thế thưa tồng chí ngọc cắp ;D Pháo tăng nòng trơn đắc dụng phần lớn do nó thích hợp với việc phóng đạn tên lửa chống tăng qua nòng.  

Đạn có kích cỡ 115mm dùng cho pháo U-5TS(2A20) với khả năng sâm nhập mục tiêu ở góc 60o, nếu quả đạn được bắn đi từ nòng pháo có rãnh xoắn 30% thì hiệu quả sâm nhập mục tiêu tăng 1,6 lần.
Phần này có lẽ anh Long dịch sai ý tác giả ;D Các loại đạn xuyên giáp bằng thanh xuyên dưới cỡ trang bị cho pháo 115 li U-5TS của tăng T-62 có khả năng xuyên giáp nghiêng 60 độ tốt hơn 30% so với các loại đạn thanh xuyên dưới cỡ tốt nhất dùng cho pháo tăng nòng xoắn (chắc so với đạn L15 dùng cho pháo 120 li của xe tăng Chieftain :D) , đồng thời có tầm xạ kích xa hơn 1,6 lần so với tầm xạ kích của các loại đạn tăng thường.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 09 Tháng Chín, 2011, 04:09:09 am

Đạn xuyên thép thông thường khác với đạn xuyên động năng bạn ạ.

Bác làm ơn cho biết đạn xuyên thép bình thường là đạn gì?


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đạn xuyên thép "Thông thường" bài trên tôi nói là đạn đúng cỡ, tức là nó có kích cỡ tương đương với cỡ nòng pháo.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/imagephp.jpg)



Выстрелы и снаряды к танковой пушке Д5-Т85: 1 - выстрел УБР-365П со снарядом БР-365П (подкалиберный бронебойный снаряд трассирующий «катушечного» типа); 2 - выстрел УБР-365 со снарядом БР-365 (тупоголовый с баллистическим наконечником с локализаторами трассирующий); 3 - выстрел УБР-365К со снарядом БР-365К (остроголовый с локализаторами трассирующий); 4 - выстрел УО-365К со снарядом О-365К (стальная осколочная цельнокорпусная граната с взрывателем КТМ)


Hình 1-Đạn xuyên thép dưỡi cỡ với đầu đạn vạch đường .


P/c ngoccup hãy còn đấy, chứ không chỉ có đạn xuyên động năng, hay xuyên lõm mới xuyên được thép như bạn nghĩ đâu đâu. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 09 Tháng Chín, 2011, 04:30:23 am


Bác làm ơn giải thích nguyên lý thay đổi cơ học không khí ngoài mặt vỏ giáp giúp được không? Theo tôi biết không khí là môi trường truyền lực cơ học tốc độ thấp mà giới hạn chính tốc độ âm thanh, tức đâu đó 340 m/s. Tôi không thể tưởng tượng được chuyện mũi thanh xuyên cách mặt giáp ở khoảng cách gần - đâu đó 1 cm chẳng hạn - gây ra một tác động gì đó và nó tới kịp mặt giáp và kích nổ tấm giáp trước khi thanh xuyên đâm thẳng qua.

Điều duy nhất mà tôi biết ở cơ cấu chống đạn động năng của giáp ERA Nga là: 1) tìm cách tăng độ nhạy thời gian của thuốc; 2) tăng thời gian cần thiết đế thanh xuyên đi qua hết khối thuốc (hoặc các khối thuốc) để làm sao khi thanh xuyên đã đâm qua thì nó vẫn kịp kích nổ trong khi thanh xuyên chưa qua hết, chỉ để bẻ đuôi thanh xuyên và làm nó mất bớt năng lượng. Chuyện còn lại - cách sắp xếp các khối thuốc sao cho khổi nổ bẻ đuôi thanh xuyên tốt nhất - là chuyện khác.

Giáp ERA của Mỹ thì có cơ cấu kích nổ khác với giáp của Nga - tất nhiên. Mỹ không biết tới thay đổi cơ học không khí ngoài mặt vỏ giáp, nên chúng nó dùng cách phức tạp hơn là gắn bộ phận kích nổ điện ngay dưới vỏ thép mặt ngoài của khối giáp - nếu lớp vỏ này bị xuyên qua là nổ.


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tôi cũng là người thường chẳng phải "Chiên da" như ai đó để mà giải thích cho bạn hiểu , mai tôi cung cấp đường link cho bạn vào mà nghiêm cứu, phản bác tại sao lại như vậy nhé!




Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 10 Tháng Chín, 2011, 06:03:52 pm
Tôi cũng là người thường chẳng phải "Chiên da" như ai đó để mà giải thích cho bạn hiểu , mai tôi cung cấp đường link cho bạn vào mà nghiêm cứu, phản bác tại sao lại như vậy nhé!
Anh Long đã là chiên da rồi mà vẫn khiêm tốn thế ạ ;D

Giáp phản ứng nổ đời 2, tức là Kontakt 5 đã có khả năng bẻ gẫy thanh xuyên (đạn 105mm), nhưng cũng chỉ khi bắn đúng góc, hiệu quả việc ngăn chặn cũng chỉ năm khoảng 30% đổ lại, việc hất thanh xuyên ra ngoài, em nghĩ không có

Điều này thì bạn đúng nguyên lý. Giáp ERA không kịp hất thanh xuyên, nên Kontact 5 được tăng độ nhạy để nổ bẻ cong thanh xuyên nhằm làm thanh xuyên giảm năng lượng. Tuy nhiên, khi US đưa ra thanh xuyên M829A2 tăng độ cứng bằng hợp kim carbid dọc sườn, thì Nga phải tăng độ dày của giáp ERA để thuốc kịp kích nổ sớm hơn, khiến cho Relikt trông như một cái can xăng 20 lít.
Thanh xuyên bị bẻ cong bằng lực gì hả tồng chí ngoccup? Trước nay công nghệ giáp ERA chỉ xét tới khả năng bẻ gãy một phần thanh xuyên hoặc làm chệch hướng của thanh xuyên trước khi nó tiếp cận giáp chính. Giáp Kontakt-5 chỉ giúp triệt tiêu tới 20% động năng của thanh xuyên, trong khi giáp Relikt dù kết hợp nhiều công nghệ như mặt giáp nghiêng, vỏ giáp cứng hơn, đĩa văng liên hợp, đĩa văng thép hợp kim và ngòi nổ nhạy, thuốc nổ mạnh hơn nhưng cũng chỉ có thể làm mất 50% động năng của thanh xuyên.

Giáp phản ứng nổ "Relikt" có dạng Modul sử dụng vật liệu phản ứng nổ 4S24 được bố trí  thành nhiều lớp trong 1 Modul mà bạn ngoccup@ gọi giống như can xăng, mục đích là để tương hỗ lẫn nhau. Các lớp giáp trong khối giáp "Relikt" khi bị kích nổ sẽ hất về phía trước và bị kích nổ dây truyền , lực văng về phía trước sẽ được cộng hưởng tăng lên theo cấp số nhân. Ngoài ra trong 1 Modul giáp phản ứng nổ "Relik" được tăng cường các tấm văng phụ phi kim loại  (Có tài liệu nói rằng những tấm văng phụ này được sử dụng vật liệu sợi thủy tinh tổng hợp khi đạn xuyên động năng tác động vào mặt giáp, các tấm "nót" phi kim loại này "Văng" về phía trước chủ động tác động lên đầu đạn ).Hơn nữa vật liệu nổ 4S24 có độ nhạy hơn rất nhiều so với 4S22 dùng trong kontak-5.
Phần này anh Long trình bày không rõ về cấu tạo của giáp Relikt. Nga còn có 1 loại giáp ERA gọi là Kactut có tính năng tiên tiến hơn hơn Relikt. 2 loại giáp này được cải tiến thiết kế để giúp ngăn 1 phần đạn xuyên động năng dưới cỡ.

Em biết rằng Kontakt 5, Rlikt hay cả Nozhd của Ukraina đều hoạt động theo nguyên tắc này (lượng nổ nổ dây chuyền, nối tiếp nhau) chuyện người Nga tăng độ dầy vỏ của Rlikt để kich nổ thuốc sớm hơn thì em thấy không phải.

P.S: Hình như Relikt còn có một khả năng kích nổ chủ động trước khi thanh xuyên chạm vào vỏ khối giáp nữa phải không bác long

Đúng vậy Selene0802! Giáp phản ứng nổ "Relik" có khả năng phản ứng lại với sự thay đổi cơ học không khí bên ngoài bề mặt vỏ giáp (пневмо-механическому реагированию наружней пластины контейнера ). Còn giáp phản ứng nổ thế hệ 3 của Mỹ được lắp trên  M1A2 Abram sử dụng nguyên lý kích hoạt phản ứng nổ điện tử.

Khi thanh xuyên lao tới gần vỏ giáp với tốc độ khoảng 1600m/s tạo ra sự thay đổi cơ học không khí ngoài mặt vỏ giáp, hiện tượng này kích hoạt tấm giáp. Tấm giáp tác động đến tấm nót (phi kim loại) hất về phía trước tạo ra 1 phản lực bước đầu làm giảm tốc độ thanh xuyên. Những tấm giáp trong Modul "Relik" với chất nổ 2S24 cực nhạy cùng vỏ hỗn hợp thép chịu cường độ lực cao sẽ tác động lên thanh xuyên -bẻ cong thanh xuyên.

Tôi xin được 1 lần nữa nhắc lại, giáp phản ứng nổ "Relik" được bố trí nhiều lớp kết hợp với tấm văng phụ phi kim loại trong 1 Modul.
Nguyên lí kích hoạt giáp Relikt không phải như vậy đâu thưa anh Long :D Giờ Huyphong mắc chút công chuyện nên sẽ bàn rõ sau ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 11 Tháng Chín, 2011, 02:42:13 am
Huyphong giúp anh Long chữa bài về cấu tạo và nguyên lí kích hoạt giáp động năng Relikt 8)

Bố trí giáp Relikt trên tháp pháo (башня) và mặt nghiêng thân trước (ВЛД = верхняя лобовая деталь) tăng T-72B Rogatka
(http://btvt.narod.ru/4/kontakt5_.files/image027.gif)

Cấu tạo các lớp của khối giáp Relikt
(http://wartank.narod.ru/armor-plast.gif)
1 và 2: tấm bảo vệ mặt trên và mặt dưới được chế tạo từ vật liệu có tính kháng âm khác nhau (tấm mặt trên chế từ hợp kim nhôm có tính kháng âm yếu hơn tấm bảo vệ mặt dưới chế từ thép)
3: lượng nổ 4S23 (2 lượng 4S23 chế từ vật liệu nổ RDX hóa dẻo có trộn hạt mồi vi cầu chế từ nhựa PF đường kính 0,25mm)
4: tấm văng phụ (chế từ vật liệu tương tự giáp tấm liên hợp)
5: tấm thép bọc giáp (chế từ thép cứng cường độ cao độ dày 25mm)

Nguyên lí kích hoạt giáp động năng Relikt: Thanh xuyên hoặc luồng xuyên giáp xuyên qua tấm thép bọc giáp trước khi tới tấm bảo vệ mặt trên. Động năng của thanh xuyên hay luồng xuyên khi công phá tấm thép bọc giáp và va vào tấm bảo vệ mặt trên tạo thành sóng chấn truyền xuống bề mặt lượng nổ 4S23 làm nó biến dạng và thổi căng các hạt mồi vi cầu. Các hạt vi cầu vỡ tạo sóng chấn thứ phát làm tăng áp suất và nhiệt độ trong lượng nổ tới điểm tới hạn kích nổ khối 4S23 phía trên. Sóng chấn tiếp tục truyền qua tấm văng phụ và kích nổ lượng 4S23 phía dưới theo cùng cơ chế vừa nêu.

Tác dụng chống thanh xuyên hay luồng xuyên của giáp Relikt có được từ: ứng suất nén của lớp thép bọc giáp ngoài cùng, của tấm bảo vệ mặt trên, của tấm văng phụ và của tấm bảo vệ mặt dưới; sóng nổ từ 2 lượng nổ 4S23, động năng của tấm thép bọc giáp ngoài cùng, của tấm bảo vệ mặt trên và của tấm văng phụ khi bị hất văng ra; mặt nghiêng lái luồng của các lớp cấu thành giáp Relikt. 

Trả lời tồng chí selena0802: Đơn vị tạo ra giáp Relikt là NII STALI ngoài cơ chế kích hoạt giáp vừa nêu còn đưa ra 1 cơ chế kích hoạt giáp không tiếp xúc nhờ cảm ứng điện từ trường để tối ưu hóa tính năng chống đạn thanh xuyên dưới cỡ. Khi đạn thanh xuyên tới gần làm thay đổi dòng cảm ứng điện từ trường ở cuộn dây bố trí dưới mặt giáp tới 1 ngưỡng nhất định, lượng nổ 4S23 trong giáp được kích nổ bằng ngòi xung điện hất tấm văng ra chặn thanh xuyên ở khoảng cách 25cm cách bề mặt khối giáp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 12 Tháng Chín, 2011, 12:21:27 pm
 Tôi đã trích dẫn câu này (пневмо-механическому реагированию наружней пластины контейнера ), nó là nguyên lý làm việc của giáp phản ứng nổ " Relik ". Toàn bộ câu trên có nghĩa là : Phản ứng lại sự phồng rộp cơ học bên ngoài của mặt giáp. Tôi đã viết sai thành :" phản ứng lại với sự thay đổi cơ học không khí bên ngoài bề mặt vỏ giáp" do cẩu thả. Từ chỗ dịch sai dẫn tới hiểu và giải thích sai, tôi thành thật xin lỗi các bạn!


Cảm ơn chuyên gia Huyphongssy! Bạn là thày giáo sư của tôi rồi đấy(Hay chữa bài giúp tôi mà) ;D.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 12 Tháng Chín, 2011, 08:20:25 pm
Bạn là thày giáo sư của tôi rồi đấy(Hay chữa bài giúp tôi mà) ;D.
(http://l.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/114.gif)

Cảm kích tấm lòng của anh Long, huyphong sẽ chữa nốt 1 số vấn đề còn tồn đọng trong các bài gần đây(http://l.yimg.com/us.yimg.com/i/mesg/emoticons7/3.gif)

Tuy nhiên, khi US đưa ra thanh xuyên M829A2 tăng độ cứng bằng hợp kim carbid dọc sườn, thì Nga phải tăng độ dày của giáp ERA để thuốc kịp kích nổ sớm hơn, khiến cho Relikt trông như một cái can xăng 20 lít.
Đạn xuyên giáp vạch đường M829A2 dùng cho pháo tăng M256 120mm không dùng hợp kim các bít bọc sườn. Tính xuyên giáp của đạn này được tăng lên nhờ cải thiện cả thuật phóng trong và ngoài của đạn (dùng chất liệu Uranium siêu nghèo có mật độ cao hơn Uranium nghèo để chế thanh xuyên và thuốc phóng dạng ống thay vì hạt giúp tăng hiệu quả cháy).

Thuốc nổ trong giáp Relikt kích nổ sớm hơn không phải do tăng độ dày của giáp, mà ở giảm kích thước hạt mồi vi cầu PF.

Em biết rằng Kontakt 5, Rlikt hay cả Nozhd của Ukraina đều hoạt động theo nguyên tắc này (lượng nổ nổ dây chuyền, nối tiếp nhau) chuyện người Nga tăng độ dầy vỏ của Rlikt để kich nổ thuốc sớm hơn thì em thấy không phải.
Khối giáp Kontakt-5 và Relikt bố trí trên tháp pháo có thiết kế giống nhau, riêng khối giáp mặt nghiêng trước của Kontakt-5 mới có bố trí 4 tới 6 lớp lượng nổ 4S22 xen kẽ giữa các tấm văng phụ để nổ gối lưng.

Khối giáp Nozh của Ukraine chỉ dùng một lớp các lượng nổ lõm dưới lớp vỏ giáp.

 


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: sinister wind trong 12 Tháng Chín, 2011, 09:39:34 pm
Các bác cho em hỏi 3 miếng ERA 2 bên sườn xe tăng T-90 có nguyên tắc hoạt động như thế nào vậy? Tại em thấy ERA thông thường thì có dạng hình khối dày hoặc để nghiêng góc so với phương nằm ngang còn loại ERA này thì lại vừa mỏng vừa để thẳng đứng.
(http://newsimg.bbc.co.uk/media/images/44640000/jpg/_44640500_t-90_afp1_466b.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 12 Tháng Chín, 2011, 11:02:35 pm
Các bác cho em hỏi 3 miếng ERA 2 bên sườn xe tăng T-90 có nguyên tắc hoạt động như thế nào vậy? Tại em thấy ERA thông thường thì có dạng hình khối dày hoặc để nghiêng góc so với phương nằm ngang còn loại ERA này thì lại vừa mỏng vừa để thẳng đứng.
(http://newsimg.bbc.co.uk/media/images/44640000/jpg/_44640500_t-90_afp1_466b.jpg)

Đó là các miếng giáp chắn sườn/силовой экран корпуса chế từ thép tấm chịu lực cường độ cao. Mỗi bên sườn trước của tăng T-90 được gắn 3 tấm này.

(http://img514.imageshack.us/img514/2903/90dz.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 13 Tháng Chín, 2011, 12:37:23 am
PHỨC HỢP VŨ KHÍ CÓ ĐIỀU KHIỂN DÀNH CHO SÚNG CỐI KM-8 "GRAN"/Комплекс управляемого вооружения КМ-8 «Грань» для Минометов.








Phức hợp vũ khí có điều khiển KM-8 "Gran" được thiết kế để phá hủy mục tiêu đơn lẻ, mục tiêu đi thành nhóm cố định hoặc di động bọc thép hoặc không bọc thép. Các mục tiêu như công sự hầm hào, các công trình kỹ thuật phục vụ Quân sự. Đạn có điều khiển được bắn đi từ súng cối nòng chơn hoặc rãnh xoắn 120mm.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1289940487_2.jpg)



Đạn có điều khiển trong phức hợp KM-8 "Gran" được sử dụng trong tác chiến bất kể ngày đêm và không cần bắn chỉnh tọa độ với các chủng mục tiêu di động hay cố định. Mục tiêu cách nhau tới 300m chỉ cần sử dụng 1 phần tử bắn. Cùng 1 thời gian có thể bắn từ nhiều khẩu súng cối và bắn nhiều mục tiêu mà không bị ảnh hưởng nhiễu động tới nhau.

Ưu điểm của phức hợp vũ khí có điều khiển KM-8 "Gran" :

-Giảm thời gian chuẩn bị tác chiến trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.

-Phá hủy mục tiêu di động trên các đường mòn chạy quanh co sau các dãy núi, các sườn dốc ngược hiệu quả chính xác cao ngay cả ban đêm.


-Việc ra đời phức hợp vũ khí có điều khiển KM-8 "Gran" làm tăng hiệu quả đáng kể cho súng cối đặc biệt hiệu quả với những địa hình đồi núi phức tạp không thích hợp triển khai với các pháo mặt đât.

-Phức hợp vũ khí có điều khiển KM-8 "Gran" được thiết kế đặc biệt với hệ thống điều khiển hỏa lực tự động cung cấp phát hiện và chiếu dọi mục tiêu.


 Phức hợp vũ khí có điều khiển KM-8 "Gran" được đánh giá có hiệu quả tác chiến cao, chi phí sản xuất không lớn sử dụng ít phương tiện phục vụ tác chiến nên rất cơ động rễ ràng triển khai tác chiến ở những nơi có địa hình phức tạp mà thực tế  triển khai những loại pháo mặt đất là không hiệu quả.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1289940442_1.jpg)





Thành phần chính trong phức hợp vũ khí KM-8 "Gran":
 

* Đạn cối 120mm với chủng nổ phân mảnh.


* Thành phần chính trong phức hợp tự động điều khiển hỏa lực "Makhit" / комплекс средств автоматизированного управления огнем (КСАУО) «Малахит» в составе:

- Máy laser đo xa-chiếu dọi mục tiêu với phức hợp kính ngắn vô tuyến/лазерный целеуказатель-дальномер (ЛЦД) в комплекте с тепловизионным прицелом.

- Bàn điều khiển của khẩu đội trưởng/пульт командира;

-Phức hợp thông tin liên lạc/ комплект средств связи.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1251757450_f.jpg)


Phức hợp tự động điều khiển hỏa lực "Makhit" .





Thông số kỹ thuật:

 

-Tầm bắn, км 1,5 - 9

-Kích cỡ đạn : 120mm.

-Trọng lượng quả đạn : 27kg.

-Trọng lượng đầu đạn/Trọng lượng vật liệu nổ : 11,2/5,3

-Chủng nổ : Nổ phân mảnh.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 01 Tháng Mười Một, 2011, 02:25:45 am
Chào các bạn! Cho phép tôi được trở lại với phần bài viết về đạn tăng tầm/дальнобойный снаряд.



Cuối thế kỷ 20 sự phát triển như vũ bão của khoa học nói chung và khoa học quân sự nói giêng đã ảnh hưởng sâu sắc tới các cuộc xung đột trên thế giới. Trong tất cả các cuộc xung đột sảy ra cuối thể kỷ 20 đầu thế kỷ 21 vai trò của pháo binh hết sức quan trọng. Một câu hỏi luôn được đặt ra làm thế nào để tăng uy lực cho pháo binh. Tăng uy lực cho pháo binh có nghĩa là làm tăng độ chính xác, gia tăng cự li, tốc độ bắn và sức công phá cho quả đạn.

Vũ khí trang bị cho binh chủng pháo binh gồm :

-Súng cối.
-Pháo lựu.
-Pháo tự hành.
-Pháo phản lực v.v....

Nói giêng về đạn sử dụng cho pháo lựu và pháo tự hành trước khi có đạn tăng tầm ra đời thường có tầm bắn tối đa không lớn, vd như 12400m với pháo 152mm(Д-1)

Muốn nhân rộng tầm bắn cho pháo cần kết hợp 1 số yếu tố như tăng chiều dài nòng pháo, tăng thể tích ngăn chứa thuốc súng trong các tút đạn, cải tiến khí động học cho quả đạn. Như chúng ta biết khi quả đạn được bắn đi bay trong bầu khí quyển với tốc độ siêu âm, đi sau quả đạn là dòng không khí loãng-xoáy quẩn sau đuôi đạn. Đặc biệt với những quả đạn có cánh để cân bằng quĩ đạo thì dòng khí loãng-xoáy này lại hút quả đạn. Cần loại bớt tác động của dòng khí loãng-xoáy này sẽ làm tăng tầm đạn lên 5-8%. Hoặc có 1 cách khác là lắp máy sinh khí (Газогенератор) sau đuôi đạn sẽ làm tăng tầm bắn nên 15-25%. Tăng tầm bắn lớn hơn nữa thì có thể lắp động cơ phản lực(Реактивный двигатель) nhỏ sau quả đạn thì có thể tăng tầm bắn lên 30-50%. Loại đạn được lắp động cơ phản lực này gọi là đạn phản lực chủ động(Активно-реактивный снаряд). Nhưng nhược điểm của loại đạn này là cần có thêm chỗ ở đuôi đạn để lắp động cơ , như vậy sẽ gia tăng nhiễu động không khí cho quả đạn trong quĩ đạo dẫn tới quả đạn kém đi độ chính xác. Chỉ có những loại đạn đặc biệt mới được lắp động cơ này.

Sự ra đời của đạn tăng tầm là một nhẽ tất yếu để giải quyết nhan đề làm thế nào để gia tăng uy lực cho pháo. Tôi xin được lần lượt giới thiệu về các loại đạn tăng tầm của Nga, chúng có kích cỡ 152mm tới 203mm dùng cho pháo lựu hoặc pháo tự hành. Đặc điểm của quả đạn tăng tầm là đầu đạn dời với liều phóng(các tút), trọng lượng quả đạn lớn, kích cỡ đạn lớn.

Quả đạn tăng tầm 3VOF72(152mm) với đầu đạn nổ mạnh-phá mảnh 3OF45 dùng cho pháo có bánh xe kéo 2A65 và pháo tự hành 2C19.

Đây là loại đạn được sử dụng để tiêu diệt các trận địa pháo, các phương tiện kỹ thuật, các thiết bị quân sự bọc thép hoặc không bọc thép,các kho tàng , các cơ sở kỹ thuật, cầu cống, sân bay hoặc sinh lực đối phương v.v...


Thông số kỹ thuật cơ bản :

-Trọng lượng quả đạn... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 43,56kg
-Thành phần chất nổ ... ... ... ... ... ... ... ... 7,65kg
-Tầm bắn tối đa ... ... ... 24,7km.
-Hiệu quả so với các loại đạn cùng chủng loại tăng 1,2-1,3 lần
-Nhiệt độ tại vị trí tác chiến tối đa :+50


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/152mm.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 04 Tháng Mười Một, 2011, 04:02:41 am
ĐẠN TĂNG TẦM 3-VOF-91(152MM) CHỦNG NỔ MẠNH-PHÁ MẢNH VỚI ĐẦU ĐẠN 3-OF-61 SỬ DỤNG CHO PHÁO XE KÉO 2A65 VÀ PHÁO TỰ HÀNH 2S19(ĐUÔI QUẢ ĐẠN ĐƯỢC LẮP MÁY SINH KHÍ).


Đạn 3-vof-91 được sử đụng để phá hủy các trận địa pháo, phương tiện phòng không, hệ thống tên lửa chiến thuật, hệ thống tên lửa phòng thủ, bộ binh cơ giới, phân đội xe tăng, công sự hầm hào, hệ thống phòng thủ cùng sinh lực đối phương.

Vỏ đạn được làm bằng thép không qua sử lí nhiệt, vỏ quả đạn không có vòng đai dẫn(Thông thường bên ngoài quả đạn có các vòng đai dẫn bằng hợp kim đồng).



Thông số kỹ thuật cơ bản :

-Trọng lượng quả đạn... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 42,82kg.
-Trọng lượng chất nổ ... ... ... ... ... ... ... ... 7,8kg.
-Tầm bắn tối đa ... ... ... 29km.
-Hiệu quả so với các loại đạn 3-OF-45 tăng 1,3-1,5 lần.
-Nhiệt độ tại vị trí tác chiến tối thiểu/ tối đa : -50/+50.



(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/25-1.jpg)

Quả đạn 3-OF-61(phần tác chiến) thuộc chủng nổ mạnh-phá mảnh, ở đuôi quả đạn được lắp máy sinh khí.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/26-1.jpg)

Toàn bộ quả đạn(phần tác chiến và phần các tút chứa liều phóng) và pháo tự hành 2S19.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Mười Một, 2011, 01:03:02 am
Tiếp theo.


Ngoài đạn tăng tầm 3VOF72(152mm) với đầu đạn  3OF45 và 3-VOF-91(152mm) với đầu đạn nổ mạnh-phá mảnh 3-OF-61 dùng cho pháo xe kéo 2A65 hoặc pháo tự hành 2S19. Pháo binh Nga ngày này còn được trang bị đạn tăng tầm 3-VОF-96(152mm) với quả đạn 3-ОF-64  với tính năng tương tự như 2 loại đạn trên dùng cho pháo xe kéo D-20, МL-20, 2A65 hoặc pháo tự hành 2SЗМ , 2S19. Ngoài các loại đạn tăng tầm 152mm trên, pháo binh Nga còn được trang bị đạn tăng tầm 3-VOF-35(203mm) với đầu đạn tăng tầm 3-VOF-44 dùng cho pháo tự hành 2S7 "Pion".


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/203mm-1.jpg)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/203mm-2.jpg)


Đạn tăng tầm 3-VOF 35(203mm).

Thông số kỹ thuật cơ bản :

-Trọng lượng quả đạn  : 102kg.
-Trọng lượng thuốc nổ : 13,32kg.
-Tầm bắn tối đa: 47,5km.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/2s7.jpg)

Pháo tự hành 2S7"Pion" được quân đội Liên Xô tiếp nhận trang bị năm 1976, được nâng cấp cải tiến năm 1983 với hệ thống pháo 2A44 cỡ nòng 203mm.

Ngoài những loại đạn tăng tầm từ 152mm đến 203mm, pháo binh Nga ngày nay còn có các loại đạn giảm tầm như :  3VОF73(152mm) với quả đạn 3ОF45,   3VОF98(152mm) đầu đạn 3ОF64 chủng nổ mạnh- phá mảnh dùng cho pháo xe kéo 2A65, D20, ML-20 hoặc pháo tự hành 2S19. Đạn giảm tầm cho pháo 203mm thì có 3VОF15 với đầu đạn 3ОF7 hoặc 3ОF8 sử dụng cho pháo xe kéo D-30 hoặc pháo tự hành 2S1 v.v...


Ngoài các loại đạn tăng tầm hoặc giảm tầm, pháo binh Nga còn được trang bị 1 loại đạn gọi là đạn gây nhiễu động sóng radio . Tôi xin được giới thiệu cùng các bạn phức hợp đạn 3VRB 36(152mm) với quả đạn 3RB 30 có tác dụng gây nhiễu hoặc giảm , thay đổi sóng Radio sử dụng cho pháo xe kéo 2A65, D-20 hoặc pháo tự hành 2S19, 2S3M/ Комплект 152-мм выстрелов 3ВРБ 36 со снарядом 3РБ30 для радиопомех и уменьшенным переменным зарядом к системам 2А65, 2С19, Д-20, 2С3М.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/337.jpg)


Đạn gây nhiễu 3VRB 36(152mm) với quả đạn 3RB 30.



Đây là loại đạn được sử dụng để chế áp hệ thống điều khiển hỏa lực của đối phương cấp độ chiến thuật.Quả đạn với hình dạng bên ngoài như 1 quả đạn tăng tầm với thuốc phóng dời trong các tút. Đầu đạn thay vì chứa thuốc nổ là máy gây nhiều động.Đầu đạn được lắp "ngòi" nhưng không phải để kích hoạt quả đạn mà là kích hoạt máy gây nhiễu hoạt động. Quả đạn (các tút và đầu đạn) có trọng lượng 43,56kg, phạm vi dải tần chế áp 1,5-120Mhz, bán kính tác động khi máy gây nhiễu hoạt động là 700m. Thời gian hoạt động của máy là 1h kể từ khi bị kích hoạt. Tầm bắn tối đa của quả đạn là 18km, đạn có hai đai dẫn, nhiệt độ tại khu vực tác chiến tối đa/ tối thiểu là +50/-40.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: minhsinh_1960 trong 08 Tháng Mười Một, 2011, 08:14:08 am
Cc
Tiếp theo.


Ngoài đạn tăng tầm 3VOF72(152mm) với đầu đạn  3OF45 và 3-VOF-91(152mm) với đầu đạn nổ mạnh-phá mảnh 3-OF-61 dùng cho pháo xe kéo 2A65 hoặc pháo tự hành 2S19. Pháo binh Nga ngày này còn được trang bị đạn tăng tầm 3-VОF-96(152mm) với quả đạn 3-ОF-64  với tính năng tương tự như 2 loại đạn trên dùng cho pháo xe kéo D-20, МL-20, 2A65 hoặc pháo tự hành 2SЗМ , 2S19. Ngoài các loại đạn tăng tầm 152mm trên, pháo binh Nga còn được trang bị đạn tăng tầm 3-VOF-35(203mm) với đầu đạn tăng tầm 3-VOF-44 dùng cho pháo tự hành 2S7 "Pion".


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/203mm-1.jpg)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/203mm-2.jpg)


Đạn tăng tầm 3-VOF 35(203mm).

Thông số kỹ thuật cơ bản :

-Trọng lượng quả đạn  : 102kg.
-Trọng lượng thuốc nổ : 13,32kg.
-Tầm bắn tối đa: 47,5km.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/2s7.jpg)

Pháo tự hành 2S7"Pion" được quân đội Liên Xô tiếp nhận trang bị năm 1976, được nâng cấp cải tiến năm 1983 với hệ thống pháo 2A44 cỡ nòng 203mm.

Ngoài những loại đạn tăng tầm từ 152mm đến 203mm, pháo binh Nga ngày nay còn có các loại đạn giảm tầm như :  3VОF73(152mm) với quả đạn 3ОF45,   3VОF98(152mm) đầu đạn 3ОF64 chủng nổ mạnh- phá mảnh dùng cho pháo xe kéo 2A65, D20, ML-20 hoặc pháo tự hành 2S19. Đạn giảm tầm cho pháo 203mm thì có 3VОF15 với đầu đạn 3ОF7 hoặc 3ОF8 sử dụng cho pháo xe kéo D-30 hoặc pháo tự hành 2S1 v.v...


Ngoài các loại đạn tăng tầm hoặc giảm tầm, pháo binh Nga còn được trang bị 1 loại đạn gọi là đạn gây nhiễu động sóng radio . Tôi xin được giới thiệu cùng các bạn phức hợp đạn 3VRB 36(152mm) với quả đạn 3RB 30 có tác dụng gây nhiễu hoặc giảm , thay đổi sóng Radio sử dụng cho pháo xe kéo 2A65, D-20 hoặc pháo tự hành 2S19, 2S3M/ Комплект 152-мм выстрелов 3ВРБ 36 со снарядом 3РБ30 для радиопомех и уменьшенным переменным зарядом к системам 2А65, 2С19, Д-20, 2С3М.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/337.jpg)


Đạn gây nhiễu 3VRB 36(152mm) với quả đạn 3RB 30.



Đây là loại đạn được sử dụng để chế áp hệ thống điều khiển hỏa lực của đối phương cấp độ chiến thuật.Quả đạn với hình dạng bên ngoài như 1 quả đạn tăng tầm với thuốc phóng dời trong các tút. Đầu đạn thay vì chứa thuốc nổ là máy gây nhiều động.Đầu đạn được lắp "ngòi" nhưng không phải để kích hoạt quả đạn mà là kích hoạt máy gây nhiễu hoạt động. Quả đạn (các tút và đầu đạn) có trọng lượng 43,56kg, phạm vi dải tần chế áp 1,5-120Mhz, bán kính tác động khi máy gây nhiễu hoạt động là 700m. Thời gian hoạt động của máy là 1h kể từ khi bị kích hoạt. Tầm bắn tối đa của quả đạn là 18km, đạn có hai đai dẫn, nhiệt độ tại khu vực tác chiến tối đa/ tối thiểu là +50/-40.
Cho mình hỏi hết thời gian 1 giờ quả đạn gây nhiễu này có tự phát nổ không?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Mười Một, 2011, 01:13:30 am
Cho mình hỏi hết thời gian 1 giờ quả đạn gây nhiễu này có tự phát nổ không?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thưa bác minhinh_1960! sau khi có câu hỏi của bác em đi tìm tài liệu để có thể trả lời bác 1 cách chính xác nhưng em không tìm được 1 tài liệu nào nói đạn gây nhiễu 3VRB 36(152mm) với quả đạn 3RB 30 hết thời hạn làm việc 1h sẽ phát nổ. Em tham khảo các "Chiên da" Nga trên 1 số diễn đàn QS Nga cũng chung ý kiến là sau 1h được kích hoạt quả đạn sẽ nằm chình ình ra như 1 quả đạn "thối" vậy.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: minhsinh_1960 trong 12 Tháng Mười Một, 2011, 07:08:49 pm
Cho mình hỏi hết thời gian 1 giờ quả đạn gây nhiễu này có tự phát nổ không?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thưa bác minhinh_1960! sau khi có câu hỏi của bác em đi tìm tài liệu để có thể trả lời bác 1 cách chính xác nhưng em không tìm được 1 tài liệu nào nói đạn gây nhiễu 3VRB 36(152mm) với quả đạn 3RB 30 hết thời hạn làm việc 1h sẽ phát nổ. Em tham khảo các "Chiên da" Nga trên 1 số diễn đàn QS Nga cũng chung ý kiến là sau 1h được kích hoạt quả đạn sẽ nằm chình ình ra như 1 quả đạn "thối" vậy.
Cảm ơn bạn longtrec nhiều mình rất thích đọc các bài dịch của bạn về vũ khí trang bị cho lục quân Nga và Việt Nam mình ,càng đọc càng ham nên khi thấy trái đạn mấy chục kg trang bị khí tài. Bắn sang vùng địch ,sau một tiếng hoàn thành nhiệm vụ lại thiếu chức năng tự hủy để bảo vệ bí mật của thiết bị mới.Có thể các chuyên gia vũ khí Nga có tính đến khoản tiết kiệm trong đó nên khi bắn xong nếu có điều kiện thu hồi tận dụng lại như dây và hộp tiếp đạn trung liên RPD hoặc súng B40 B41 chứ của tư bản bắn xong là họ vứt bỏ .Mình nghĩ để quả đạn nằm chình ình như thế thì vẫn phí quá...


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 12 Tháng Mười Một, 2011, 10:43:24 pm
Đúng là không có khối tự hủy trong đạn gây nhiễu như anh Long nói. Quả đạn này dùng pin Lithium để chạy khối phát nhiễu chặn bằng đèn bán dẫn trong thời gian 1 giờ. Sau khi được bắn đi và tới khu vực triển khai, ngòi định giờ trên đầu đạn kích hoạt liều phóng tống khối máy phát nhiễu trong đầu đạn ra ngoài qua phần đế đạn. Khi tuột 1 phần qua đế đạn, cánh hãm trên đầu khối phát nhiễu bung ra để giảm tốc độ rơi và hướng phần đế nhọn của khối máy nhiễu xuống đất. Khi phần mũi nhọn ở đế máy phát nhiễu cắm xuống đất, lực dằn quán tính mở lò xo triển khai ăng ten vô hướng cao khoảng 3 mét của máy phát nhiễu và kích hoạt pin nguồn. Nguyên lí máy nhiễu này đơn giản, rẻ tiền nên bỏ cũng không sợ lộ và không tiếc ;D

(http://i274.photobucket.com/albums/jj263/EOD72/IMG_2764.jpg)

Còn 1 phần khác chỗ anh Long: đầu đạn mang máy nhiễu chỉ có 1 đai dẫn hướng bằng đồng, không phải 2.  


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Mười Hai, 2011, 03:18:15 am
ĐẠN CHÙM/осколочно-пучковый снаряд.


Các chuyên gia Quân sự trên thế giới đều tin rằng đạn chùm sẽ là đạn của thế kỷ 21. Đạn chùm sẽ mở ra một nguồn lợi khổng lồ nhiều tỉ Dollas xuất khẩu cho những nước làm chủ được công nghệ sản xuất . Thời điểm hiện nay Nga đang ráo riết lao vào cuộc chiến pháp lý để dành sự công nhận Quốc tế về phát minh, sáng chế  đạn chùm. Đạn chùm như 1 giải pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ xe tăng trước BB, trục thăng vũ trang của đối phương.



(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1285597371_img5910.jpg)


Hơn 40 trước Одинцов В.А với ý tưởng phát triển 1 loại đạn được kích nổ bằng ngòi vô tuyến, khi nổ  mảnh văng về phía trước hình phễu tạo sức hủy diệt 1 vùng rộng lớn trên mặt đất. Ban đầu ý tưởng của Одинцов В.А là phát triển 1 loại đạn nhồi vào bên trong các viên bi hình cầu bằng hợp kim Vonfan, khi nổ các viên bi hình cầu sẽ  rồn toàn bộ văng về phía trước theo trục dọc viên đạn. Mảnh văng phủ kín 1 vùng rộng lớn với sức hủy diệt ghê gớm.

Năm 1972 ý tưởng phát triển đạn chùm được sự quan tâm lớn của các chuyên gia Quân sự. Lập tức 3 Viện nghiêm cứu hàng đầu của Liên Xô bắt tay vào nghiêm cứu phát triển. 
-Viện nghiêm cứu chế tạo máy (Научно-исследовательский машиностроительный институт).

-Trung tâm nghiêm cứu hóa học, cơ học (Центральный научно-исследовательский институт химии и механики).

-Viện khí cụ .

Năm 1991 Viện nghiêm cứu vật liệu xây dựng (Научно-исследовательский институт строительных материалов) kết hợp với trường kỹ thuật tổng hợp Bauman(МГТУ) nghiêm cứu phát triển đạn chùm theo 1 hướng giêng. Họ áp dụng hàng loạt giải pháp kỹ thuật mới, và đã thành công ở những phiên bản : Đạn chùm trang bị cho súng phóng lựu gắn dưới súng BB(1996), đạn chùm (1999) và đạn chùm có các tút(2000) và nhiều phiên bản khác. Bằng sáng chế cấp Quốc gia số : 2374600 РФ đã được cấp cho nhà phát minh Одинцов В.А.

Tại Mỹ giai đoạn này cũng phát triển 1 loại đạn chùm cho pháo chính trên xe tăng kích cỡ 125mm là XM 1069 "Spotter". Đức và Israel cũng ráo riết phát triển loại đạn này, đạn chùm của Israel được biết đến là
MP-T  M337.

Đạn XM1096 có trọng lượng 16 kg, sơ tốc nòng 1.190 m/s, được trang bị đầu nổ điện tử đáy XM1157 và đầu nổ chậm BB PAX-3 khi nổ tạo ra khoảng 1100 mảnh nhỏ (?).

Ngoài ra hãng IMI của Israel đã phát triển 1 loại đạn chùm mang tên "APAM", một số nước cũng tập trung nghiên cứu và phát triển một loại đạn mới được gọi là đạn chùm động lực "KETF". Loại đạn này hiện nay được sản xuất chủ yếu để trang bị cho pháo cỡ nhỏ (Đạn "AHEAD" 35 mm của Thụy Sỹ, đạn 30 mm của Đức trang bị cho pháo  MK30-2 "Mauser")

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/skyguard35ahead.jpg)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/ahead.jpg)

Đạn AHEAD 35 mm của Thụy Sỹ.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/PumaGermany_6.jpg)


Đạn 30 mm trang bị cho pháo  MK30-2 Mauser của Đức .


Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 21 Tháng Mười Hai, 2011, 07:02:39 pm
Tiếp theo:



Trong hai cuộc chiến tranh Mỹ tiến hành tại IRAC , trên các xe tăng "Abrams"  thường hiện diện bốn loại đạn (M830A1 chống trục thăng /chống BB , M830 đạn xuyên lõm , M908 đạn phá bê tông và M1028 đạn chứa bi) . Việc hiện diện cùng lúc 4 loại đạn gây khó khăn cho kíp chiến đấu trên xe.
  
Đạn chùm XM1069 của MỸ thực chất là đạn tổng hợp của 4 lọai trên.


Đạn APAM của ISRAEL cũng tương tự như đạn XM 1069 của mỹ, bởi vì là đạn đa năng vừa chống BB, trục thăng vừa khoan phá bê tông đồng thời lại có thể xuyên giáp bởi đầu đạn xuyên lõm nên khả năng tạo ra 1 chùm mảnh nổ không cao như đạn chùm của Liên Xô/Nga.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/126ni9.jpg)

Đạn APAM của IRAEL.




Cùng dòng đạn chùm nhưng đạn XM 1069(Mỹ) và đạn APAM (ISRAEL) có cấu trúc khác hẳn với đạn LX/Nga , khi nổ chỉ tạo ra 1100 mảnh nhỏ(XM 1069), còn đạn chùm của Nga (mẫu thiết kế lúc ban đầu) khi nổ tạo ra 25-26000 mảnh nổ , chúng như 1 đám mây bụi đi sau đầu mũi đạn, mẫu đạn này còn gọi là "đạn bụi". Đám mây bụi(mảnh nổ) này có sức hủy diệt ghê gớm . Cấu trúc đạn chùm của Mỹ và Israel gồm các phân tử nổ được nhồi sẵn trong các khối nổ hình bánh xe nằm trong vỏ đạn.Đạn chùm của Liên xô/Nga theo thiết kế ban đầu không như vậy, nó gồm vô số mảnh nhỏ được nhồi trên phần đầu mũi đạn. Trong quả đạn chùm 30F54 hiện nay cấu chúc bên trong quả đạn đã thay đổi. Các khối nổ trong đạn chùm Nga có hình trụ nhỏ xếp nối dài thành khối hình trụ lớn. Các khối nổ hình trụ lớn xếp liền nhau dọc chiều quả đạn.

Đạn chùm của Nga, 30F54 sử dụng ngòi nổ 3VM18 trang bị trên các dòng tăng chủ lực như : T-80U và T-90. Thực chất đạn 30F54 là đạn đa năng tương tự như đạn XM 1069(Mỹ) và đạn APAM (ISRAEL), tùy thuộc vào ngòi nổ để ở chế độ nào. Có 5 chế độ cho ngòi nổ 3VM18 thuộc hệ thống"Aynet" mà tôi sẽ nói kỹ ở những bài sau này.





Mời các bạn xem Clip thử nhiệm đạn APAM(Israel):

http://forum.worldoftanks.ru/index.php?/topic/151056-apam/





 Bài sau : Thiết kế, thử nhiệm và những ưu nhược điểm của đạn chùm Liên Xô/Nga.




Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: quykiemsau trong 25 Tháng Mười Hai, 2011, 07:41:21 pm
Đọc phần này em xin có 1 chút ý kiến: tựa đề là " vũ khí-chế tài trang bị cho sư đoàn bộ binh Nga và Việt Nam" nhưng có một vài sản phẩm không hề có mặt ở Việt Nam. Như vài khẩu súng chẳng hạn, mong các bác sớm hồi âm.
Thân.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: daibangden trong 25 Tháng Mười Hai, 2011, 07:49:50 pm
Đọc phần này em xin có 1 chút ý kiến: tựa đề là " vũ khí-chế tài trang bị cho sư đoàn bộ binh Nga và Việt Nam" nhưng có một vài sản phẩm không hề có mặt ở Việt Nam. Như vài khẩu súng chẳng hạn, mong các bác sớm hồi âm.
Thân.
Bạn đọc lại tên chủ đề trước khi đưa ra câu hỏi nhé!
"Vũ khí-khí tài (không phải chế tài) trang bị cho sư đoàn bộ binh NgaViệt Nam".


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 01 Tháng Giêng, 2012, 03:37:10 pm
Xin phép BQT cùng các bạn cho phép tôi tạm dừng phần bài viết về đạn chùm để chuyển sang phần : Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado". Sau loạt bài về sery Tornado tôi xin quay lại phần đạn chùm, lúc đó phiền các Mod chuyển lại cho liền mạch. Tôi mong rằng đây là món quà đầu năm 2012 gửi tới toàn bộ những ai yêu KTQP!



HỆ THỐNG PHÁO PHẢN LỰC PHÓNG LOẠT TORNADO-G/реактивных систем залпового огня "Торнадо-Г".




Hệ thống pháo phản lực "TORNADO" do xí nghiệp nghiêm cứu khoa học-Sản xuất độc quyền nhà nước"SPLAV"/ (ФГУП ГНПП «Сплав») ,Tp TULA nghiêm cứu phát triển. Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado" có 3 phiên bản là  : Tornado-G(2x15x122mm) ,  Tornado-U(2x15x220mm) và Tornado-S(2x6x300). Hệ thống hỏa lực, phản lực phóng loạt "Tornado" ra đời để thay thế cho hệ thống hỏa lực phản lực phóng loạt trước đó là BM-21"grad" 122mm, BM-27 "Uragan" 220 và BM-30 "Smerch" . Xin lưu ý Tornado-U hiện nay thông tin về nó không nhất quán, về cấu hình ống phóng cũng vậy, tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và cập nhật.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G" với cấu hình ống phóng gồm : 2 (khối nòng) x 15 nòng x 122mm(đường kính nòng), là bước phát triển tiếp nối của các hệ thống pháo phản lực phóng loạt trước đó BM21 "Grad" 40 nòng , được bắt đầu trang bị cho Lục quân Liên Xô năm 1964.

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G" vào tháng 12 vừa qua bước đầu được trang bị cho Lục quân Nga 30 xe phóng.

Tornado-G được tiếp nhận trang bị với mã hiệu : 9K51M.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Tornado-G-2.jpg)



 "Tornado-G"  với cấu hình 2x 15 x 122mm.



Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G" được bố trí trên khung gầm xe : БАЗ-6950, đây là phiên bản  do nhà máy sx ô tô thuộc tỉnh Bryansk sx(БАЗ là 3 chữ cái đầu của-Брянский автомобильный завод).

БАЗ-6950 có thông số kỹ thuật cơ bản :


- 2 động cơ Diezel.
- Cấu hình bánh : 8X8.
- Tốc độ tối đa : 55km/h.
- Nhiên liệu tiêu thụ : 56l/100km.

Thử nhiệm ban đầu khi bắn nhiệm thu , hệ thống pháo phản lực phóng loạt " Tornado"(Cả 2 phiên bản Tornado-G và Tornado-S) được lắp đặt trên khung gầm xe MZKT-7930 do Belarus sản xuất(hình ).

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G" được thiết kế để hủy diệt các mục tiêu nổi như: Các công trình kỹ thuật quân sự, các trận địa pháo, tên lửa, các căn cứ hậu cần, sân bay, các bãi tăng-thiết giáp v.v...

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Tornado-G-1.jpg)


Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G" với sức  hủy diệt ghê gớm, được đánh giá hơn 2,5-3 lần pháo phản lực phóng loạt BM-21"Grad" nhờ được cải tiến triệt để phần chiến đấu và được dẫn đường bằng vệ tinh  (vệ tinh Glonass).

Pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G" có thể mang nhiều chủng đầu đạn là : Nổ phá và xuyên lõm , chống tăng , gây cháy, nhiệt áp , gây khói ....tùy thuộc vào nhiệm vụ mà mà sử dụng. Điểm đặc biệt của đạn "Tornado-G" là "phóng-quên".

Được điều khiển bởi vệ tinh nên đạn "Tornado-G" có độ chính xác rất cao, không bị tản mát như người anh em của nó trước đó  BM-21"Grad" , cơ hội để cho đối phương dò ra tọa độ, phản pháo là không có. Đạn "Tornado-G" với đặc tính "phóng-quên" , xe phóng có thể dời đi ngay sau loạt phóng, cơ hội sống sót nếu bị pháo kích "Tornado-G" thì coi như =O.





Để biết về 1 loại vũ khí mới với nhiều tính năng vượt trội, thiết nghĩ chúng ta cần so sánh với những chủng vũ khí tương tự trên thế giới. Bài sau tôi xin cùng các bạn tìm hiểu về các loại pháo phản lực tiên tiến của Mỹ, Irael và TQ sau đó chúng ta quay lại với tính năng hoạt động của đạn "Tornado-G".


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: saruman trong 01 Tháng Giêng, 2012, 09:50:27 pm

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G" với sức  hủy diệt ghê gớm, được đánh giá hơn 2,5-3 lần pháo phản lực phóng loạt BM-21"Grad" nhờ được cải tiến triệt để phần chiến đấu và được dẫn đường bằng vệ tinh tự thân (vệ tinh nhỏ được bố trí sau đuôi đạn).


Thế đạn của hệ thống mới này có thể dùng cho BM-21 để nâng cao hiệu quả của hàng cũ không hả bác?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 01 Tháng Giêng, 2012, 09:55:44 pm

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G" với sức  hủy diệt ghê gớm, được đánh giá hơn 2,5-3 lần pháo phản lực phóng loạt BM-21"Grad" nhờ được cải tiến triệt để phần chiến đấu và được dẫn đường bằng vệ tinh tự thân (vệ tinh nhỏ được bố trí sau đuôi đạn).


Thế đạn của hệ thống mới này có thể dùng cho BM-21 để nâng cao hiệu quả của hàng cũ không hả bác?

Chiều ngang thì vừa đấy(122mm), ;D nhưng đạn BM-21 là đạn "ngu" bạn ạ, vả lại mục đích phát triển " Tornado-G" là để thay thế "Grad" đã không còn đáp ứng được kỹ chiến thuật với những yêu cầu khắt khe hiện nay.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: saruman trong 01 Tháng Giêng, 2012, 10:30:01 pm

Chiều ngang thì vừa đấy(122mm), ;D nhưng đạn BM-21 là đạn "ngu" bạn ạ, vả lại mục đích phát triển " Tornado-G" là để thay thế "Grag" đã không còn đáp ứng được kỹ chiến thuật với những yêu cầu khắt khe hiện nay.

Ý em là có thể dùng đạn "khôn" của hệ thống này thay cho đạn "ngu" Grad hay không (tương tự như đạn mới của S-400 có thể dùng cho S-300).

Với những nước như VN thì không thể thải hết Grad được mà phải tìm cách nâng cấp, thay đạn cũng là 1 cách nâng cấp tốn kém ít chi phí.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: maxttien trong 01 Tháng Giêng, 2012, 10:40:54 pm

Chiều ngang thì vừa đấy(122mm), ;D nhưng đạn BM-21 là đạn "ngu" bạn ạ, vả lại mục đích phát triển " Tornado-G" là để thay thế "Grad" đã không còn đáp ứng được kỹ chiến thuật với những yêu cầu khắt khe hiện nay.
Nghe nói vừa rồi NGa nó chế tạo thành công 1 modul nâng cấp đạn pháo 150mm từ đạn ngu thành đạn khôn (GPS) với giá chỉ khoảng 1000 USD.
Không biết liệu có thể dùng cách tương tự để nâng cấp cho đạn BM-21 không?
------------------------------------
Đặt câu hỏi phải có chủ ngữ!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 01 Tháng Giêng, 2012, 10:52:56 pm
Câu hỏi của 2 bạn rất hay, chúng ta hãy cùng nhau nghiêm cứu về cấu trúc đạn Tornado, mổ sẻ đạn BM-21 và cùng dự đoán xem có thể nâng cấp từ "ngu" lên "khôn" không? ;D Thú thực tôi đang huy động hết khả năng để moi tin về Tornado đấy. ;D

Biết đâu qua các bài về pháo phản lực phóng loạt của Isrel, TQ  tiếp theo chúng ta lại " A đây rồi" một điều gì đó chăng! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 02 Tháng Giêng, 2012, 12:22:47 am
Nhân dịp năm mới Huyphong vào chúc mừng anh Long, nhân tiện bổ sung về hệ thống pháo phản lực bắn loạt Tornado ;D

Hệ thống pháo phản lực bắn loạt Tornado là tên gọi chung cho các hệ thống pháo phản lực bắn loạt thế hệ mới dùng để chuẩn hóa trang bị và thay thế các hệ thống pháo phản lực hiện nay là Grad 122 li, Uragan 220 li và Smerch 300 li.

Hệ thống Tornado có ưu điểm là hợp nhất được khâu tham mưu chỉ huy và đảm bảo hậu cần kĩ thuật cho các đơn vị thuộc Binh chủng tên lửa và pháo binh Lục quân Nga. Vấn đề còn lại chỉ là tùy nhiệm vụ chiến thuật hay chiến dịch chiến thuật cụ thể mà lắp khối ống phóng đạn cho các xe để thành các bản Tornado (được kèm theo chữ cái để chỉ hệ thống bị thay thế) gồm:
- Tornado-G (9K51M) dùng thay thế hệ thống Grad (9K51)
- Tornado-U dùng thay thế hệ thống Uragan
- Tornado-S dùng thay thế hệ thống Smerch

Các xe phóng đạn được tăng cường hệ thống tự động điều khiển, ngắm bắn, lập tọa độ số và dẫn đường vệ tinh để tăng hiệu quả bắn, hiệp đồng chiến đấu và thực hành chiến thuật "phóng - lủi" nhanh. Đạn pháo phản lực dùng cho hệ thống này vẫn là các loại cũ.



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 02 Tháng Giêng, 2012, 03:32:28 pm
 Xin lưu ý các bạn !

Vừa qua 1 số trang mạng trong nước có đưa về sự kiện Lục quân Nga được trang bị 30 xe phóng "Tornado-G" nhưng đưa hình  Tornado-S. Sự nhầm lẫn này bắn nguồn từ 2 trang của Nga là Itar-Tass và Lenta.ru. Việc nhầm lẫn này buộc phía nhà máy "Splav" Tp TULA phải lên tiếng đính chính.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 03 Tháng Giêng, 2012, 08:47:09 pm
Tiếp theo :




Đạn của hệ thống hỏa lực phóng loạt ngày nay trên thế giới được các tập đoàn công nghiệp quân sự phát triển theo hướng trang bị cho đạn những tính năng kỹ thuật không khác mấy so với tên lửa có cánh điều khiển. Để hạn chế độ tản mát của đạn (trước đây là tương đối lớn vd: đạn MS-21M sử dụng cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21"Grad" có độ lệch tối đa trên trục tọa độ mục tiêu :  1/130 và 1/200( Hụt tầm-vượt tầm/sang 2 bên là : 130m/200m)).

Đạn của hệ thống hỏa lực phản lực phóng loạt "Tornado" RSZO/РСЗО(реактивных систем залпового огня) được trang bị tích hợp dẫn đường vệ tinh. Đây là bước cải tiến cách mạng mà xí nghiệp nghiên cứu khoa học-Sản xuất độc quyền nhà nước"SPLAV"/ (ФГУП ГНПП «Сплав») đã thực hiện thành công trên đạn "Uragan-1M" và sau đến "Tornado" (trước đây đạn 9K55K1 sử dụng cho BM-30 "Smerch"  đã được trang bị 2 băng tần hồng ngoại tự dò mục tiêu).

Đạn của hệ thống hỏa lực phản lực phóng loạt "Tornado" được lái bằng tín hiệu truyền từ vệ tinh đến máy thu phát trên đạn truyền tới cánh lái (cánh đuôi), mỗi đạn có 4 cánh. Bên trong quả đạn chứa máy sinh khí, khí được máy sinh ra sử dụng để điều khiển cánh lái cho đạn.

Đạn của hệ thống hỏa lực phản lực phóng loạt "Tornado" sử dụng nhiên liệu rắn, đa chủng loại, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trên chiến trường.


Đạn chùm kiểu mẹ-con là một trong nhiều lọai đạn dùng cho hệ thống phóng loạt "Tornado", chúng ta hãy cùng nhau xem xét quá trình tách khỏi mẹ của những viên đạn con.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/131e3212.png)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/2-69.png)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/3-69.png)


Quá trình tách đạn thành nhiều đạn nhỏ, một đặc tính của đạn mẹ con(Ảnh chỉ có tính chất minh họa).





Chúng ta hãy cùng nhau xem lại các chủng đạn trước đây của đạn dùng cho BM-21, đạn dùng cho Uragan và Smarch.

Đạn BM-21 "Grad" 122mm, gồm các chủng đạn :

-Đạn nổ mạnh-Phá mảnh : 9M22, 9M28F, 9M521, 9M522 .

-Đạn chứa mìn chống tăng: 9M 217, 9M 218,9M28K.

-Đạn khói: 9M43.

-Đạn gây nhiễu : 9M519 .

Đạn BM-27 "Uragan" 220mm, gồm các chủng đạn:

-Đạn nổ mạnh phá mảnh : 9М27F.

-Đạn chùm :9М27К.

-Đạn cháy :9М27S.

- Đạn chứa mìn chống tăng : 9М59, 9M27K2, 9M27K3  

-Đạn chống BB nổ trên cao chụp xuống : 9М51 .

Đạn dùng cho BM-30 " Smarch" 300mm, gồm các chủng:


-Đạn chùm : 9M55k.

-Đạn chùm tự lấy đường ngắm được trang bị 2 băng tần hồng ngoại tự dò mục tiêu ở góc 30o mỗi đạn chứ 5 đạn con«Мотиv-3М» (9N349),khả năng
 xuyên giáp tới 70mm, thích hợp nhất để phá hủy các nhóm xe bọc thép và các phương tiện QS bọc thép nhẹ.

-Đạn chống tăng : 9M55K4, mỗi đạn chứ 25 quả mìn(PTM3) với ngòi nổ không chạm .

-Đạn xuyên lõm-nổ mảnh : 9M55K5 đây là dạng đạn chùm chứa 646(588) đạn con nặng 240g hình trụ , có khả năng xuyên giáp đồng nhất 120(160) , hiệu quả nhất được sử dụng để chống lại BTR hoặc BMP trong 1 loạt đạn 16 quả chứa 10.336 đạn con.

-Đạn nổ mạnh phá mảnh : 9M55F và 9M528.

Đạn nhiệt áp : 9M55S khi nổ tạo bán kính không ít hơn 25m với nhiệt độ<1000o trong 1,4s dùng để tiêu diệt sinh lực đối phương ẩn lấp trong các tòa nhà, hang động kiên cố.

-Đạn 9M534 dùng để phóng UAV "Tipchak" với nhiệm vụ trinh sát mục tiêu trong 20 phút, cự li 70km.









còn tiếp.




Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: maxttien trong 03 Tháng Giêng, 2012, 10:03:17 pm
Đạn Tornado có phải chỉ dẫn bằng Glonass không thôi hay là có hệ dẫn quán tính hỗ trợ bác longtrec, tại sao khi tới mục tiêu phần định vị vệ tinh lại phải tách ra vậy nhỉ


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 03 Tháng Giêng, 2012, 11:11:35 pm
Đạn Tornado có phải chỉ dẫn bằng Glonass không thôi hay là có hệ dẫn quán tính hỗ trợ bác longtrec, tại sao khi tới mục tiêu phần định vị vệ tinh lại phải tách ra vậy nhỉ

Tôi sẽ trình bày kỹ ở những bài sau bạn nhé!

 
Gần đây TQ nổi lên thành 1 trong những nước dẫn đầu sản xuất pháo phản lực phóng loạt chiến thuật chính xác cao. Israel, Nga, TQ,Đức, Ấn Độ là những nước có hệ thống pháo phóng loạt Top-10. Pháo phản lực phóng loạt WS-2D(Bản dùng cho PLA) và bản xuất khẩu WS-3 , đạn được trang bị dẫn đường định vị kết hợp quán tính tầm bắn 400km(WS-2D) và 200km(WS-3). Năm 2010 Israel cũng đưa vào trang bị hệ thống pháo phản lực phóng loạt Accular do Tập đoàn IMI phát triển, đạn cũng sử dụng dẫn đường định vị kết hợp quán tính tầm bắn 40km.




Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 04 Tháng Giêng, 2012, 12:53:58 am
Tiếp theo :




Đạn của hệ thống hỏa lực phóng loạt ngày nay trên thế giới được các tập đoàn công nghiệp quân sự phát triển theo hướng trang bị cho đạn những tính năng kỹ thuật không khác mấy so với tên lửa có cánh điều khiển. Để hạn chế độ tản mát của đạn (trước đây là tương đối lớn vd: đạn MS-21M sử dụng cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21"Grad" có độ lệch tối đa trên trục tọa độ mục tiêu :  1/130 và 1/200( Hụt tầm-vượt tầm/sang 2 bên là : 130m/200m)).

Đạn của hệ thống hỏa lực phản lực phóng loạt "Tornado-G" RSZO/РСЗО(реактивных систем залпового огня) được trang bị tích hợp dẫn đường vệ tinh. Đây là bước cải tiến cách mạng mà xí nghiệp nghiên cứu khoa học-Sản xuất độc quyền nhà nước"SPLAV"/ (ФГУП ГНПП «Сплав») đã thực hiện thành công trên đạn sử dụng cho BM-30 "Smerch" năm 1989 (9А52-2).

Đạn của hệ thống hỏa lực phản lực phóng loạt "Tornado-G" được lái bằng tín hiệu vệ tinh thông qua cánh lái mũi (Ở tên lửa cấu hình này gọi là kiểu "Con vịt"). Bên trong quả đạn chứa máy sinh khí, khí được máy sinh ra sử dụng để điều khiển cánh lái cho đạn.

Đạn của hệ thống hỏa lực phản lực phóng loạt "Tornado-G" sử dụng nhiên liệu rắn, khi đạt đến tốc độ, tọa độ do máy tính tự động tính toán, đạn tách ra làm 2 phần:


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/131e3212.png)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/2-69.png)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/3-69.png)


Quá trình tách đạn thành nhiều đạn nhỏ, một đặc tính của đạn mẹ con.




-Vệ tinh điều khiển được treo bởi dù hãm, rơi tốc độ chậm.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/4-43.png)



-Phần đầu đạn: Bên trong vỏ chứa đạn "Mẹ-con" , đây là đạn đa năng tích hợp( Trước đây đạn BM-21 gồm các chủng đạn Nổ mạnh-Phá mảnh : 9M22, 9M28F, 9M521, 9M522 ,đạn chứa mìn chống tăng: 9M 217, 9M 218,9M28K, đạn khói: 9M43. Đạn gây nhiễu : 9M519).

Do được điều khiển bằng vệ tinh tự thân  hầu như suốt quá trình bay, nên đạn sử dụng cho " Tornado" được đánh giá có độ chính xác rất cao.








còn tiếp.



Phần này em hơi nghi nghi anh Long ạ ;D

3 cái ảnh minh họa đầu tiên cắt từ clip ra theo em là nói về cơ chế tách chùm của đạn phản lực loại 9M55K dùng cho tổ hợp Smerch. Đạn 9M55K có phần chiến đấu dạng đạn chùm 9N139 và khối ngòi tách chùm BEIA 118B1 (БЭИА 118Б1), trong đó phần đạn chùm 9N139 chứa 8 ống thả đạn con, mỗi ống này chứa 9 đạn con 9N235 loại nổ mạnh phá mảnh chống binh lực và phương tiện chiến đấu giáp mỏng. Túm lại đạn phản lực 9M55K thả ra chùm 72 đạn con 9N235, tạo thành tổng cộng 32832 mảnh văng (6912 mảnh văng kích cỡ lớn dùng diệt phương tiện và 25920 mảnh nhỏ diệt binh lực địch). Đạn phản lực 9M55K dùng cơ chế xoay nhờ cánh đuôi để ổn đinh đường đạn chứ không dùng vệ tinh.

Khối tách chùm BEIA 118B1
(http://www.fgupniipoisk.ru/files/118.jpg)

Ảnh minh họa thứ 4 là đạn phản lực 9M534 của BM-30 Smerch dùng để phóng máy bay trinh sát không người lái T90-11 của tổ hợp trinh sát 9M61 (hoặc máy bay trinh sát không người lái T92 Lotos của tổ hợp Tipchak)

T90-11
(http://www.missiles.ru/_foto/MAKS-2007_21-24-08/enics/IMG_8351.JPG)  


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 04 Tháng Giêng, 2012, 01:53:50 am
Huyphong hôm nay thế nào cả bên topic này lẫn topic hỏi nhỏ đáp khẽ đều không đọc kỹ. ;D

Ảnh tôi lấy từ Clip của xí nghiệp nghiên cứu khoa học-Sản xuất độc quyền nhà nước"SPLAV"/ (ФГУП ГНПП «Сплав») khi giới thiệu hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G". Để miêu tả quá trình tách đạn tôi lấy Clip quay quá trình tách đạn 9M55K1( chứ không phải đạn 9M55K) như ở trên. Trước khi đưa ảnh tôi chẳng viết thế này sao :" Đạn của hệ thống hỏa lực phản lực phóng loạt "Tornado-G" RSZO/РСЗО(реактивных систем залпового огня) được trang bị tích hợp dẫn đường vệ tinh. Đây là bước cải tiến cách mạng mà xí nghiệp nghiên cứu khoa học-Sản xuất độc quyền nhà nước"SPLAV"/ (ФГУП ГНПП «Сплав») đã thực hiện thành công trên đạn sử dụng cho BM-30 "Smerch" năm 1989 (9А52-2)."


Ảnh 4 tôi đúng là đưa nhầm , cảm ơn huyphong, xin lỗi các bạn tôi đã sửa bài!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 04 Tháng Giêng, 2012, 02:29:02 am
Huyphong hôm nay thế nào cả bên topic này lẫn topic hỏi nhỏ đáp khẽ đều không đọc kỹ. ;D

Ảnh tôi lấy từ Clip của xí nghiệp nghiên cứu khoa học-Sản xuất độc quyền nhà nước"SPLAV"/ (ФГУП ГНПП «Сплав») khi giới thiệu hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-G". Để miêu tả quá trình tách đạn tôi lấy Clip quay quá trình tách đạn 9M55K1( chứ không phải đạn 9M55K) như ở trên. Trước khi đưa ảnh tôi chẳng viết thế này sao :" Đạn của hệ thống hỏa lực phản lực phóng loạt "Tornado-G" RSZO/РСЗО(реактивных систем залпового огня) được trang bị tích hợp dẫn đường vệ tinh. Đây là bước cải tiến cách mạng mà xí nghiệp nghiên cứu khoa học-Sản xuất độc quyền nhà nước"SPLAV"/ (ФГУП ГНПП «Сплав») đã thực hiện thành công trên đạn sử dụng cho BM-30 "Smerch" năm 1989 (9А52-2)."
Em nói thật mà anh Long ;D

Đạn 9M55K1 không phải là đạn chùm như 3 ảnh minh họa lấy từ clip của đạn 9M55K. Đạn phản lực 9M55K1 là đạn chùm có 5 đạn con Motiv-ZM (9N349) tự dò mục tiêu bằng 2 kênh hồng ngoại và giữ chậm bằng dù.

Đạn phản lực 9M55K1 với chùm đạn con tự dò mục tiêu (реактивный снаряд 9М55К1 с самоприцеливающимися боевыми элементами)
(http://rbase.new-factoria.ru/sites/default/files/missile/smerch/9m55k1_b.jpg)

Grad và Tornado-G cũng có đạn phản lực 9M217 tương tự loại 9M55K1 của Smerch, nhưng chỉ chứa 2 đạn con có kích thước nhỏ hơn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 04 Tháng Giêng, 2012, 08:37:39 pm
Tiếp theo







Sau năm 1990 , Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 "Grad" được cải tiến, hỗ chợ xe nâng nhưng thời gian nạp đạn vẫn cần 5 phút, thời gian nạp đạn cho BM-27 " Uragan" là 20 phút và BM-30 "Smerch" cũng là 20 phút.

Trung Quốc nhái hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 của Nga thành Type 89 với hệ thống nạp đạn tự động .Tại Triển lãm Mask Nga đã cho chưng bày 1 số mẫu xe BM-27 " Uragan" và BM-30 " Smarch"  với các khối container bên trong ống phóng đã được nạp đạn sẵn. Đây là hướng cải tiến để rút ngắn thời gian nạp đạn.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/091_sm.jpg)


Ảnh mang tính chất minh họa.


Đạn trong hệ thống hỏa lực phản lực phóng loạt "Tornado" theo như những hình ảnh và thông tin công bố thì chúng được nạp sẵn trong khối container.

Dẫn đường cho đạn trong hệ thống hỏa lực phản lực phóng loạt "Tornado" là vệ tinh Glonass được Nga đưa vào sử dụng gần đây

(http://nnm.ru/blogs/Dmitry68/nekorrektnoe-sravnenie/).


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 05 Tháng Giêng, 2012, 12:54:54 am
Tặng anh Long sơ đồ hoạt động của cơ chế tách đạn chùm 9M55K của tổ hợp BM-30 Smerch
(http://gazeta.voenmeh.ru/n9-2009/shema.jpg)

1 - ввод номинального (табличного) времени разделения Тразд.табл. и начало движения РС, 2 - начало отсчета времени разделения (отделения головной части) и измерения ускорения РС, 3 - выход РС из направляющей трубы, 4 - раскрытие лопастей стабилизатора и включение корректирующих двигателей, 5 - взведение предохранительно-исполнительного механизма, 6 - конец активного участка траектории, 7 - определение скорости РС и определение поправки ± dТ на время разделения РС, 8 - разделение РС, соответствующее исчисленному бортовой системой управления времени разделения Тразд.исч. = Тразд.табл. ± dТ, 9 - выброс кассет с боевыми элементами, 10 - выброс боевых элементов из кассет


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 06 Tháng Giêng, 2012, 03:47:53 pm
Tiếp theo :


Đạn của hệ thống hỏa lực phóng loạt ngày nay trên thế giới được các tập đoàn công nghiệp quân sự phát triển theo hướng trang bị cho đạn những tính năng kỹ thuật không khác mấy so với tên lửa có cánh điều khiển. Để hạn chế độ tản mát của đạn (trước đây là tương đối lớn vd: đạn MS-21M sử dụng cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21"Grad" có độ lệch tối đa trên trục tọa độ mục tiêu :  1/130 và 1/200( Hụt tầm-vượt tầm/sang 2 bên là : 130m/200m)).
-Đạn chùm : 9M55k.
-Đạn chùm tự lấy đường ngắm được trang bị 2 băng tần hồng ngoại tự dò mục tiêu ở góc 30o mỗi đạn chứ 5 đạn con«Мотиv-3М» (9N349),khả năng
 xuyên giáp tới 70mm, thích hợp nhất để phá hủy các nhóm xe bọc thép và các phương tiện QS bọc thép nhẹ.

-Đạn chống tăng : 9M55K4, mỗi đạn chứ 25 quả mìn(PTM3) với ngòi nổ không chạm .

-Đạn xuyên lõm-nổ mảnh : 9M55K5 đây là dạng đạn chùm chứa 646(588) đạn con nặng 240g hình trụ , có khả năng xuyên giáp đồng nhất 120(160) , hiệu quả nhất được sử dụng để chống lại BTR hoặc BMP trong 1 loạt đạn 16 quả chứa 10.336 đạn con.

-Đạn nổ mạnh phá mảnh : 9M55F và 9M528.

Đạn nhiệt áp : 9M55S khi nổ tạo bán kính không ít hơn 25m với nhiệt độ<1000o trong 1,4s dùng để tiêu diệt sinh lực đối phương ẩn lấp trong các tòa nhà, hang động kiên cố.


Nhân tiện em có vài thắc mắc nhỏ xin được hỏi bác longtrec
- Dòng bôi đỏ : có phải là  do mắc phải nhược điểm là đạn của các hệ thống MLRS càng có tầm bay càng xa thì độ tản mát của đạn càng lớn, hụt tầm-vượt tầm/sang 2 bên do vậy đây chính là lý do mà người Nga không chạy theo tầm bắn như người Trung Quốc quảng cáo là hệ thống nhái 9K58 Smerch tên mã định danh PHL-03 có tầm bắn lên tới 130km đúng không ạ ?

- Dòng bôi xanh : xuyên thủng 70 mm giáp là ăn được cả xe tăng chủ lực rồi bác , bởi vì phần nắp che động cơ của xe tăng chủ lực phát ra bức xạ hồng ngoại và độ dày của nó cũng cao nhất chỉ ở tầm này . Nhưng mà em có thắc mắc là nếu đối phương dùng đèn hồng ngoại như kiểu của máy bay để chống tên lửa tầm nhiệt thì sao bác, liệu quả đạn này có phân biệt đâu là mục tiêu " giả " đâu là thât không bác . ;D

 


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Giêng, 2012, 11:54:27 pm
Tiếp theo :


Đạn của hệ thống hỏa lực phóng loạt ngày nay trên thế giới được các tập đoàn công nghiệp quân sự phát triển theo hướng trang bị cho đạn những tính năng kỹ thuật không khác mấy so với tên lửa có cánh điều khiển. Để hạn chế độ tản mát của đạn (trước đây là tương đối lớn vd: đạn MS-21M sử dụng cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21"Grad" có độ lệch tối đa trên trục tọa độ mục tiêu :  1/130 và 1/200( Hụt tầm-vượt tầm/sang 2 bên là : 130m/200m)).
-Đạn chùm : 9M55k.
-Đạn chùm tự lấy đường ngắm được trang bị 2 băng tần hồng ngoại tự dò mục tiêu ở góc 30o mỗi đạn chứ 5 đạn con«Мотиv-3М» (9N349),khả năng
 xuyên giáp tới 70mm, thích hợp nhất để phá hủy các nhóm xe bọc thép và các phương tiện QS bọc thép nhẹ.

-Đạn chống tăng : 9M55K4, mỗi đạn chứ 25 quả mìn(PTM3) với ngòi nổ không chạm .

-Đạn xuyên lõm-nổ mảnh : 9M55K5 đây là dạng đạn chùm chứa 646(588) đạn con nặng 240g hình trụ , có khả năng xuyên giáp đồng nhất 120(160) , hiệu quả nhất được sử dụng để chống lại BTR hoặc BMP trong 1 loạt đạn 16 quả chứa 10.336 đạn con.

-Đạn nổ mạnh phá mảnh : 9M55F và 9M528.

Đạn nhiệt áp : 9M55S khi nổ tạo bán kính không ít hơn 25m với nhiệt độ<1000o trong 1,4s dùng để tiêu diệt sinh lực đối phương ẩn lấp trong các tòa nhà, hang động kiên cố.


Nhân tiện em có vài thắc mắc nhỏ xin được hỏi bác longtrec
- Dòng bôi đỏ : có phải là  do mắc phải nhược điểm là đạn của các hệ thống MLRS càng có tầm bay càng xa thì độ tản mát của đạn càng lớn, hụt tầm-vượt tầm/sang 2 bên do vậy đây chính là lý do mà người Nga không chạy theo tầm bắn như người Trung Quốc quảng cáo là hệ thống nhái 9K58 Smerch tên mã định danh PHL-03 có tầm bắn lên tới 130km đúng không ạ ?

- Dòng bôi xanh : xuyên thủng 70 mm giáp là ăn được cả xe tăng chủ lực rồi bác , bởi vì phần nắp che động cơ của xe tăng chủ lực phát ra bức xạ hồng ngoại và độ dày của nó cũng cao nhất chỉ ở tầm này . Nhưng mà em có thắc mắc là nếu đối phương dùng đèn hồng ngoại như kiểu của máy bay để chống tên lửa tầm nhiệt thì sao bác, liệu quả đạn này có phân biệt đâu là mục tiêu " giả " đâu là thât không bác . ;D

 


Xin được trả lời hoangpilot@ như sau:


Đạn dùng hệ thống phóng loạt BM-21 có độ tản mát lớn như bài trên tôi đã nêu, đạn BM-21 khi bắn ở tầm bắn tối đa (20.400m) thì độ tản mát của đạn có hình oval hay nói cách khác lệch với trục tọa độ là 1/130(vượt hoặc hụt tầm) và 1/200 (sang trái phải). Đạn của hệ thống pháo phản lực phóng loạt càng xa đạn càng có độ tản mát lớn, mặc dù đã được cải tiến đạt hiệu quả cao ở , BM-27 "Uragan" và BM-30 "Smerch" nhưng nói chung vẫn còn nhiều nhược điểm cần khắc phục. Nga đã không đi theo hướng trang bị cho đạn có đầu dẫn định vị kết hợp quán tính như Israel(Accular), hoặcc Trung Quốc có (WS-2, WS-2D và bản xuất khẩu là WS-3). Accular của Israel có tầm bắn 40km với độ lệch mục tiêu là 10m, còn WS-3 của Trung Quốc có tầm bắn tối đa 200km với độ lệch mục tiêu là 50m. Tuy nhiên số liệu của Trung Quốc không có nguồn kiểm chứng độc lập nên rất khó suy đoán.

Sự ra đời của hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado" để khắc phục nhược điểm tản mát của đạn, người Nga đã trang bị cho nó đầu dẫn đường vệ tinh(Glonass), với tầm bắn tối đa 90km(Tornado-G) và xa hơn, mạnh hơn, chính xác hơn ở Tornado-S....(Tôi sẽ nói ở bài sau) ;D.

-Nhược điểm của các loại đạn hay tên lửa dẫn đường hồng ngoại dễ bị đánh lừa bởi các bẫy hồng ngoại hoặc bị che khuất bởi màn khói, đạn 9M55K1 cũng không ngoại lệ.


Bạn xem Clip này mô tả các chủng đạn của BM-30 "Smerch"  sẽ rõ thêm nhé!

http://www.youtube.com/watch?v=tvntHazo6hE&feature=related


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Giêng, 2012, 12:43:22 am
Tiếp theo.





Hệ thống pháo phản lực phóng loạt " Tornado" đã trở thành vũ khí uy lực bậc nhất của Lục quân Nga. "Tornado" là cơ sở tương lai về sự kết hợp giữa Tên lửa-Pháo binh trong thế kỷ 21.

Đặc biệt đối với hệ thống pháo phản lực "Tornado-S" được đánh giá có hiệu quả tác chiến gấp 3 lần người tiền nhiệm của nó trước đó là BM-30"Smerch". Tuy chưa được chính thức biên chế , trang bị cho Lục quân Nga nhưng "Tornado-S" đã gây nên sự quan tâm pha lẫn tò mò của giới Quân sự trên thế giới. Vậy thực chất uy lực của "Tornado-S" đến đâu? Đó là câu hỏi mà giới quân sự phương Tây rất muốn giải đáp.

Thông tin về hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-S" rất ít, người ta chỉ biết rằng nó là biến thể của BM-30"Smerch". Vậy trong khuôn khổ có thể, chúng ta có những thông tin gì về "Tornado-S"? Nếu nói "Tornado-S" là biến thể của BM-30"Smerch" vậy ưu điển nổi chội của nó là gì? Lúc ban đầu BM-30"Smerch" chỉ có tầm bắn tối đa 70km(trang bị lần đầu 1987) và các chủng đạn không phong phú như hiện nay. Sau năm 1990 tầm bắn của BM-30"Smerch" tăng lên 90km. Chủng đạn trang bị cho BM-30"Smerch" sau 1990 cũng rất phong phú và chắc chắn những loại đạn như : Đạn chùm 9M55K, hay đạn chống tăng 9М55К1(5 đạn con chống tăng trong 1 đạn mẹ/dù hãm với đầu dò hồng ngoại, tự khoanh vùng mục tiêu), hay đạn phóng - UAV "Tipchak"  9M534 với nhiệm vụ trinh sát mục tiêu trong 20 phút, cự li 70km là những lựa trọn phát triển-cải tiến đạn cho "Tornado-S".


Khác với hướng phát triển của Đức(LARS-2), Ấn Độ(Pinaka), Trung Quốc(WS-2/3), Israel(Accular) trang bị cho đạn phản lực phóng loạt đầu dẫn đường quán tính kết hợp hồng ngoại. Nga trang bị cho đạn của hệ thống pháo phản lực phóng loạt đầu dẫn đường vệ tinh(không khác mấy với tên lửa hành trình).

Nếu như "Pinaka" của Ấn Độ có cấu hình phóng 12x214mm, "LARS-2" của Đức có cấu hình phóng 36x150mm, thì Tung Quốc có cấu hình phóng lớn 6 x 425mm(WS-2D), tầm bắn xa 400km. Cấu hình phóng của hệ thống pháo phản lực " Tornado" có 3 cấu hình : 15x2x122mm(Tornado-G), 6x2x300mm(Tornado-S) và (Tornado-U) nhiều khả năng có cấu hình phóng như BM-27"Uragan" : 16 x 220mm.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Tornado-S-1.jpg)

Tornado-S với cấu hình ống phóng 6x2x300mm.




Hệ thống pháo phản lực phóng loạt của Trung Quốc hiện đang giữ kỷ lục về kích cỡ nòng lớn nhất, bắn xa nhất. Nhưng hệ thống pháo phản lực phóng loạt " Tornado-S" của Nga với tầm bắn xa được đồn đoán 270km(gấp 3 lần BM-30 "Smerch"), với dẫn đường vệ tinh thực sự trên thế giới không có loại tương tự để so sánh.


Trong các loại pháo phản lực phóng loạt của những nước trong Top-5 có Israel với độ lệch đạn thấp nhất, nhưng so với hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado" thì còn đứng sau 1 bậc (Accular của Israel tầm bắn 40km có độ lệch đạn tới 10m, còn "Tornado" được coi như như "Tuyệt đối").

Với 1 loạt phóng đạn đạn BM-30"Smerch" bao trùm diện tích    672.000m2, thì với loạt phóng của "Tornado-G" đã lên tới 840.000m2, còn số liệu của"Tornado-S" chưa được công bố thì sẽ thế nào???





Còn tiếp, rất nhiều điều thú vị về "Tornado".


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 08 Tháng Giêng, 2012, 09:43:18 am

Khác với hướng phát triển của Đức(LARS-2), Ấn Độ(Pinaka), Trung Quốc(WS-2/3), Israel(Accular) trang bị cho đạn phản lực phóng loạt đầu dẫn đường quán tính kết hợp hồng ngoại. Nga trang bị cho đạn của hệ thống pháo phản lực phóng loạt đầu dẫn đường vệ tinh(không khác mấy với tên lửa hành trình).

Nếu như "Pinaka" của Ấn Độ có cấu hình phóng 12x214mm, "LARS-2" của Đức có cấu hình phóng 36x150mm, thì Tung Quốc có cấu hình phóng lớn 6 x 425mm(WS-2D), tầm bắn xa 400km. Cấu hình phóng của hệ thống pháo phản lực " Tornado" có 3 cấu hình : 15x2x122mm(Tornado-G), 6x2x300mm(Tornado-S) và (Tornado-U) nhiều khả năng có cấu hình phóng như BM-27"Uragan" : 16 x 220mm.


Hệ thống pháo phản lực phóng loạt của Trung Quốc hiện đang giữ kỷ lục về kích cỡ nòng lớn nhất, bắn xa nhất. Nhưng hệ thống pháo phản lực phóng loạt " Tornado-S" của Nga với tầm bắn xa được đồn đoán 270km(gấp 3 lần BM-30 "Smerch"), với dẫn đường vệ tinh thực sự trên thế giới không có loại tương tự để so sánh.


Trong các loại pháo phản lực phóng loạt của những nước trong Top-5 có Israel với độ lệch đạn thấp nhất, nhưng so với hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado" thì còn đứng sau 1 bậc (Accular của Israel tầm bắn 40km có độ lệch đạn tới 10m, còn "Tornado" được coi như như "Tuyệt đối").


Dẫn bằng vệ tinh thì có ưu điểm là kíp lái xe giảm xuống, không cần cái khoang dành cho việc dẫn đường ở phía sau cabin lái như đám PHL-03 Trung Quốc hay BM-30 trên gầm Maz-543M, lúc này kíp xe chỉ 2-3  người như dạng M-270, M-142 HIMARS của Mỹ nhưng bù lại thì phải dựa vào 100 % vệ tinh như thế thì đối phương có tiềm lực Không gian mạnh như Mỹ , Tây phương , Trung Quốc chỉ cần bắn hạ vệ tinh hay đơn giản là mua thiết bị gây nhiễu như Bắc Hàn đang làm với Nam Hàn trong việc chống bị địng vị bằng vệ tinh thì Lục Quân Nga bó tay phải không bác long ;D



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Giêng, 2012, 03:52:31 pm
Dẫn bằng vệ tinh thì có ưu điểm là kíp lái xe giảm xuống, không cần cái khoang dành cho việc dẫn đường ở phía sau cabin lái như đám PHL-03 Trung Quốc hay BM-30 trên gầm Maz-543M, lúc này kíp xe chỉ 2-3  người như dạng M-270, M-142 HIMARS của Mỹ nhưng bù lại thì phải dựa vào 100 % vệ tinh như thế thì đối phương có tiềm lực Không gian mạnh như Mỹ , Tây phương , Trung Quốc chỉ cần bắn hạ vệ tinh hay đơn giản là mua thiết bị gây nhiễu như Bắc Hàn đang làm với Nam Hàn trong việc chống bị địng vị bằng vệ tinh thì Lục Quân Nga bó tay phải không bác long

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đạn của hệ thống pháo phản lực phóng loạt"Tornado" được dẫn đường bằng vệ tinh Glonass. Có thể nói đạn cho "Tornado" gần như tên lửa hành trình.

Tên lửa hành trình là tên lửa có độ chính xác cao, với các mục tiêu cố định hoặc mục tiêu di động nhưng đang tập kết thì tọa độ mục tiêu được cài sẵn vào trương trình điều khiển bay của tên lửa. Trong quá trình bay  liên tục kết nối với vệ tinh điều khiển dẫn tên lửa bay tới mục tiêu với độ sai lệch rất nhỏ vài(M).Do vậy để chống loại tên lửa này phải liên tục phá sóng điều khiển giữa vệ tinh và tên lửa hoặc liên tục di chuyển không đứng 1 chỗ.

Hệ thống vệ tinh định vị Glonass(Nga) hiện nay có 26 vệ tinh,21 vệ tinh đang hoạt động, 3 vệ tinh chuẩn bị đưa vào hoạt động và 3 vệ tinh dự bị. Với 21 vệ tinh hoạt động hệ thống vệ tinh Glonass chỉ phủ sóng 80% trên trái đất(do thiếu 3 vệ tinh hoạt động).Hệ thống vệ tinh định vị Glonass phát trên 2 dạng : Tín hiệu định vị chính xác chuẩn tần số L1(1,6Ghz) và tín hiệu chính xác cao ở tần số L1 và L2(1,2Ghz) chủ yếu phục vụ Quân sự.


Cao nhất ắt cao nhân trị, không có võ lâm trí tôn mà Hoangpilot@! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: meo-u trong 08 Tháng Giêng, 2012, 05:51:28 pm

Dẫn bằng vệ tinh thì có ưu điểm là kíp lái xe giảm xuống, không cần cái khoang dành cho việc dẫn đường ở phía sau cabin lái như đám PHL-03 Trung Quốc hay BM-30 trên gầm Maz-543M, lúc này kíp xe chỉ 2-3  người như dạng M-270, M-142 HIMARS của Mỹ nhưng bù lại thì phải dựa vào 100 % vệ tinh như thế thì đối phương có tiềm lực Không gian mạnh như Mỹ , Tây phương , Trung Quốc chỉ cần bắn hạ vệ tinh hay đơn giản là mua thiết bị gây nhiễu như Bắc Hàn đang làm với Nam Hàn trong việc chống bị địng vị bằng vệ tinh thì Lục Quân Nga bó tay phải không bác long ;D

Không hẳn là vậy. Với cấp chiến thuật-chiến dịch. Mục tiêu chỉ cách nhau khoảng 100km trở lại thì có rất nhiều cách để phá hủy mục tiêu cũng như phát hiện mục tiêu. Các máy phát sóng phá định vị vệ tinh có thể bị các loại hỏa lực khác định vị và tiêu diệt.
Đạn thông minh dẫn bằng định vị vệ tinh có ưu điểm là rẻ tiền (cái điện thoại di động cũng có định vị). Chính Mĩ là nước đầu tiên sử dụng cách này để chế tạo bom khôn đi đánh khủng b.ố. Với dòng phản lực phóng loạt sử dụng loại này là đúng sách. Nếu có bị phá sóng thì cơ cấu định vị bằng con quay hồi chuyển laze cũng đủ bắn tiêu diệt mục tiêu kiểu diện tích (tất nhiên không thật chính xác như GPS).
Còn sử dụng đầu dò quang hồng ngoại giá thành cực đắt. Lại cũng vẫn bị đối phương đánh lừa bằng ngụy trang và mồi bẫy.
Không có cái gì hoàn hảo cả. Nhưng trong 2 thứ đó cái gì rẻ tiền hơn thì dùng thôi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: twosoul trong 08 Tháng Giêng, 2012, 07:08:57 pm
Vậy các đạn cũ của Grad,Uragam,Smerch có dùng được cho Tornado không anh Long? Nếu dùng các loại đạn cũ thì làm thế nào để độ tản mát thấp nhất vì chúng không có chức năng thu tín hiệu vệ tinh?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 08 Tháng Giêng, 2012, 07:25:36 pm
Vậy các đạn cũ của Grad,Uragam,Smerch có dùng được cho Tornado không anh Long? Nếu dùng các loại đạn cũ thì làm thế nào để độ tản mát thấp nhất vì chúng không có chức năng thu tín hiệu vệ tinh?
Em không nhầm thì nếu chế tạo theo công nghệ lắp lẫn (công nghệ modul gì đó) thì sẽ bắn được các loại đạn cũ hơn, ví dụ như đạn Krasnopol có thể bắn từ 2S3M hay lựu pháo D-20 thì phải.
Còn về vế sau thì khi đó, vệ tinh sẽ đóng vai trò xác định mốc hay chỉ định mục tiêu, còn các phân đội pháo sẽ được phân nhiệm vụ bắn vào mục tiêu phù hợp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 08 Tháng Giêng, 2012, 07:49:57 pm

Đạn của hệ thống pháo phản lực phóng loạt"Tornado" được dẫn đường bằng vệ tinh Glonass. Có thể nói đạn cho "Tornado" gần như tên lửa hành trình.

Tên lửa hành trình là tên lửa có độ chính xác cao, với các mục tiêu cố định hoặc mục tiêu di động nhưng đang tập kết thì tọa độ mục tiêu được cài sẵn vào trương trình điều khiển bay của tên lửa. Trong quá trình bay  liên tục kết nối với vệ tinh điều khiển dẫn tên lửa bay tới mục tiêu với độ sai lệch rất nhỏ vài(M).Do vậy để chống loại tên lửa này phải liên tục phá sóng điều khiển giữa vệ tinh và tên lửa hoặc liên tục di chuyển không đứng 1 chỗ.


Cao nhất ắt cao nhân trị, không có võ lâm trí tôn mà Hoangpilot@! ;D

Nếu theo em đoán không nhầm thì sau khi module hóa cho cỡ nòng 300mm người Nga sẽ chế ra loại đạn tương tự loại đạn MGM-140 Army Tactical Missile System (ATacMS) của Mỹ để tiêu diệt chính xác các mục tiêu quan trọng của đối phương nằm cố định và đồng thời tận dụng ưu điểm của hệ thống định vị vệ tinh Glonass  :D Kết luận MLRS mới nhất của Nga lại ăn theo ý tưởng module hóa + dẫn đường như người Mỹ đang làm  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: twosoul trong 08 Tháng Giêng, 2012, 08:33:04 pm
Cám ơn bác DesantnhikVDV! Em nhớ có bài báo nói Nga phát triển bộ thu tín hiệu vệ tinh gắn trên mọi loại đạn pháo.Không biết mọi người có thêm thông tin gì không ạ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: maxttien trong 08 Tháng Giêng, 2012, 08:44:07 pm


Nhân tiện em có vài thắc mắc nhỏ xin được hỏi bác longtrec
- Dòng bôi đỏ : có phải là  do mắc phải nhược điểm là đạn của các hệ thống MLRS càng có tầm bay càng xa thì độ tản mát của đạn càng lớn, hụt tầm-vượt tầm/sang 2 bên do vậy đây chính là lý do mà người Nga không chạy theo tầm bắn như người Trung Quốc quảng cáo là hệ thống nhái 9K58 Smerch tên mã định danh PHL-03 có tầm bắn lên tới 130km đúng không ạ ?

- Dòng bôi xanh : xuyên thủng 70 mm giáp là ăn được cả xe tăng chủ lực rồi bác , bởi vì phần nắp che động cơ của xe tăng chủ lực phát ra bức xạ hồng ngoại và độ dày của nó cũng cao nhất chỉ ở tầm này . Nhưng mà em có thắc mắc là nếu đối phương dùng đèn hồng ngoại như kiểu của máy bay để chống tên lửa tầm nhiệt thì sao bác, liệu quả đạn này có phân biệt đâu là mục tiêu " giả " đâu là thât không bác . ;D

 

nó bắn theo kiểu lấy thịt đè người thế(hàng trăm quả mìn trùm lên mục tiêu) thì mồi bẫy với khói cũng không đáng lo lắm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Giêng, 2012, 08:47:47 pm
Cám ơn bác DesantnhikVDV! Em nhớ có bài báo nói Nga phát triển bộ thu tín hiệu vệ tinh gắn trên mọi loại đạn pháo.Không biết mọi người có thêm thông tin gì không ạ?

Đây chính là cách mà người Nga nâng cấp "ngu" thành "khôn" đấy bạn! Các chuyên gia vào làm rõ đi, tôi đang đi làm khách chỉ tranh thủ "viết trộm" thôi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 08 Tháng Giêng, 2012, 10:01:35 pm
Cám ơn bác DesantnhikVDV! Em nhớ có bài báo nói Nga phát triển bộ thu tín hiệu vệ tinh gắn trên mọi loại đạn pháo.Không biết mọi người có thêm thông tin gì không ạ?

Đây chính là cách mà người Nga nâng cấp "ngu" thành "khôn" đấy bạn! Các chuyên gia vào làm rõ đi, tôi đang đi làm khách chỉ tranh thủ "viết chộm" thôi.

Ầy ầy, anh long đang là sáng lập viên của tóp này mà lại bảo đang làm khách là sao ;D Anh bận thì cứ để huyphong này tiếp chuyện các chiên da củng được mà ;D

Trích dẫn
Nếu theo em đoán không nhầm thì sau khi module hóa cho cỡ nòng 300mm người Nga sẽ chế ra loại đạn tương tự loại đạn MGM-140 Army Tactical Missile System (ATacMS) của Mỹ để tiêu diệt chính xác các mục tiêu quan trọng của đối phương nằm cố định và đồng thời tận dụng ưu điểm của hệ thống định vị vệ tinh Glonass   Kết luận MLRS mới nhất của Nga lại ăn theo ý tưởng module hóa + dẫn đường như người Mỹ đang làm 
Tồng chí hoangpilot này, đạn pháo phản lực của các hệ thống bắn loạt trước nay là vũ khí đánh diện chứ không phải đánh điểm. Đánh diện thì cần lấy số bù chất, lấy mật độ loạt và chùm để thắng đạn phẩu thuật, phỏng? Các hệ thống bắn loạt cũng có đạn chùm tự dẫn để phẩu thuật mục tiêu di dộng và cố định. Vì vậy trường phái lấy đạn pháo phản lực để đánh điểm như vậy đâu phải là mới, nhất là với hệ thống BM-30?

MGM-140A/B dẩn vệ tinh là dư nào vầy hoangpilot ;D Xét về chiến thuật, đạn dẩn vệ tinh chỉ dùng oánh các mục tiêu của nước nghèo yếu đã bị cấm vận, cấm bay chục năm trở lên. Hệ dẫn đường tham chiếu tọa độ của hệ thống vệ tinh định vị trên đạn có nhược điểm dễ bị gây nhiễu hay phá hạ tầng vệ tinh trên quĩ đạo, nên nó vẫn phải dùng hệ dẫn đường tự lập quán tính bằng con quay điện hoặc la de. Ở đạn MGM-140A/B, 2 hệ dẫn đường này được cho chạy song song, nhưng máy tính điều khiển ưu tiên tham số của hệ dẫn vệ tinh và dùng tham số hệ dẫn quán tính tự lập để dự phòng và đối chiếu, khống chế tham số dẫn vệ tinh.

Quay lại đạn của Tornado-S của anh Long. Nếu nó được dẫn vệ tinh thì cần làm rõ là dẫn ở pha nào và phần nào của đạn. Nếu theo pha tích cực cho cả đạn, đạn thường được hiệu chỉnh đường đạn ở pha tích cực khi động cơ còn hoạt động. Các đạn của Smerch dùng hệ dẫn đường quán tính 3 con quay điện để kiểm soát đường đạn và dùng các động cơ phản lực khí nén ở phần mũi đạn để chỉnh đường đạn. Đạn Tornado-S được anh Long thiết kế có thêm dẫn đường vệ tinh thì vận hành cũng tương tự đạn MGM-140A/B. Nếu theo pha tiêu cực cho cả đạn hoặc chỉ có các đạn con thì chúng vận hành không khác bom lượn có cánh được dẫn vệ tinh kết hợp quán tính. Nga có bộ thu tín hiệu vệ tinh PSN-2001 (ПСН-2001) dùng vào vụ này.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Giêng, 2012, 10:19:01 pm
Huyphong không đọc kỹ, tôi đi làm khách không ở nhà chứ không phải làm khách topic này. ;D Đề nghị huyphong làm rõ PSN-2001 (ПСН-2001).

Đạn 9М55К1 chứa 5 đạn chống tăng của hệ thống BM-30 thực chất là "bom lượn" đúng theo huyphong đặt tên. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Giêng, 2012, 08:00:48 am
Huyphong không đọc kỹ, tôi đi làm khách không ở nhà chứ không phải làm khách topic này. ;D Đề nghị huyphong làm rõ PSN-2001 (ПСН-2001).

Đạn 9М55К1 chứa 5 đạn chống tăng của hệ thống BM-30 thực chất là "bom lượn" đúng theo huyphong đặt tên. ;D

Nó là "bom dù" thì đúng hơn anh à ;D

Được sự cho phép của anh Long, Huyphong giới thiệu sơ qua về bộ thu tín hiệu định vị vệ tinh PSN-2001: Bộ thu này do Viện thiết kế Kompas Moskva chế tạo dùng trang bị cho các khí cụ bay để thu tín hiệu định vị của các hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu (GNSS) như GLONASS và GPS.

PSN-2001 có khối lượng 1,4kg, băng sóng L1 (1.545 - 1.600 GHz), có 12 kênh thu, hệ tọa độ WGS-84/PZ-90, khung thời gian định dạng UTC(SU) và UTC(USNO), giao thức chuẩn RS-232 và RS-422, có chế độ điều chỉnh sai số P, sai số tọa độ 15m, sai số độ cao 20m, sai số tốc độ 0,1m/giây, công suất tiêu thụ 11W.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: twosoul trong 09 Tháng Giêng, 2012, 10:05:22 am
Em kiếm được mấy tấm ảnh về PSN-2001:
(http://img-fotki.yandex.ru/get/3604/dzhinzher.2/0_256ad_9d03c371_L.jpg)

(http://img-fotki.yandex.ru/get/3507/dzhinzher.2/0_256ac_2c6d3254_L.jpg)

Bom KAB-500S/S-E(КАБ-500C),KAB-250S-E,KAB-1500S-E cũng sử dụng bộ thu tín hiệu này.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Giêng, 2012, 05:09:20 pm
Còn thiếu Kh-25MS và MSE nữa :)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: twosoul trong 09 Tháng Giêng, 2012, 05:50:11 pm
Anh huyphong dịch luôn thông số trong ảnh đi ạ! :D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 09 Tháng Giêng, 2012, 06:15:50 pm
Anh huyphong dịch luôn thông số trong ảnh đi ạ! :D
Lựa cái hình nào rõ rõ hơn đi tồng chí :)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: daibangden trong 09 Tháng Giêng, 2012, 07:17:18 pm
Anh huyphong dịch luôn thông số trong ảnh đi ạ! :D
Nhìn lướt qua thì mình đọc được nhưng nhức mắt nên rất khó dịch - chưa nói đến dịch chuẩn.
Bạn tìm hình tương tự mà nét hơn đi ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: twosoul trong 09 Tháng Giêng, 2012, 08:14:55 pm
Hic...em tìm không thấy hình cỡ lớn nhưng tìm thấy 1 trang web đưa tin,so sánh thì nội dung giống với ảnh ạ :D.Nhờ các anh dịch giúp! :D

http://www.glonass-portal.ru/catalog/glonass/navigation/plane/psn2001.avcms (http://www.glonass-portal.ru/catalog/glonass/navigation/plane/psn2001.avcms)

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Trích dẫn
Изделие ПСН-2001 - навигационный приемоиндикатор, работающий по сигналам СНС ГЛОНАСС (Россия) и GPS (США), в том числе с использованием дифференциальной информации и предназначенный для использования в составе систем управления специальных объектов ВВС МО РФ. Обеспечивает определение текущих навигационных параметров объекта ВВС (координат пространственного местоположения и полного вектора скорости) в любое время года и суток при любых метеорологических условиях со стандартной точностью в любой точке Земли и околоземного пространства и с повышенной точностью с учетом дифференциальных поправок, формируемых наземным изделием ОПДИ (аппаратура определения и передачи дифференциальной информации) в зоне его действия.

      Основные особенности изделия ПСН-2001
    
      Автоматический выбор рабочего созвездия НС (ГЛОНАСС и/или  GPS) по принципу радиовидимости "Всё, что в небе" ("All in the sky"), отдавая приоритет сигналам НС одной из СНС и заполняя оставшиеся каналы сигналами НС другой СНС.
      Измерение фазы несущей частоты с целью повышения точности.
      Дифференциальный режим измерения НП при использовании приёмника дифференциальных поправок, которым может комплектоваться ПСН-2001, или при вводе массива дифференциальных поправок от внешнего датчика.
      Два независимых антенных входа, обеспечивающих работу ПСН-2001 при эволюциях объекта и исключающих интерференцию принимаемых сигналов НС.
      Встроенный антенный переключатель, обеспечивающий использование отключаемого антенного устройства ЛА.
      Автоматический приём (и обновление) альманахов СНС ГЛОНАСС и GPS и их хранение в энергонезависимой памяти.
    
    
      Состав изделия ПСН-2001:
      Приемовычислитель (Блок ПВУ-С).
      Приемник дифференциальных поправок (Блок ДП-С).
      Антенные устройства (Блок АУ  или А-737-2)
      
       Основные технические характеристики изделия ПСН-2001
    
      12 параллельных каналов приёма сигналов СНС: ГЛОНАСС СТ, L1 и GPS С/А, L1.
    
      Динамические характеристики:
      Скорость – до 15 км/с;
      Линейное ускорение – до 20 g;
      "Удар" – до 10 g/с
    
      Точность (СКП, 1σ):
      В стандартном режиме:
      По координатам – 23,3 м;
      По высоте – 26,6 м;
      По скорости – 0,17 м/с.
    
      В дифференциальном режиме:
      По координатам – 2,5 м;
      По высоте – 3,3м;
      По скорости – 0,17 м/с
    
      Частота обновления данных
      10 Гц
    
      Электропитание:
      От двух независимых бортов напряжением от 19 до 36 В постоянного тока;
      Электропитание блока ДП-С через блок ПВУ-C.
    
      Потребляемая мощность:
      - не более 8 Вт (без блока ДП-С);
      - не более 12 Вт (с блоком ДП-С).
    
      Внешний интерфейс:
      Последовательный канал RS232 или RS422
    
      *Изделие ПСН-2001 установлено на авиабомбах и ракетах класса «воздух-земля» и «воздух-воздух».




Một đoạn khác:

Trích dẫn
...Согласно информации МКБ "Компас", идут работы по установке приемника спутникового наведения ПСН-2001 на тактической управляемой ракете класса "воздух-поверхность" Х-25 (Х-25МС/МСЭ). В ближайшем будущем планируется оборудовать этим приемником различные образцы высокоскоростных малоразмерных средств поражения морского, наземного и воздушного базирования, такие как ракеты РСЗО, тактические ракеты и БЛА.

http://www.missiles.ru/KAB-500S.htm (http://www.missiles.ru/KAB-500S.htm)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Giêng, 2012, 12:25:29 am
Quân đội Nga hiện được biên chế tổng cộng 4000 hệ thống pháo phản lực phóng loạt gồm : 3000 hệ thống pháo phản lực BM-21"Grad", 800 BM-27 "Uragan" và 200 BM-30 "Smerch". Việc nâng cấp đạn để tái sử dụng đáp ứng nhiệm vụ trong thời Kỹ thuật số này là việc không thể không làm. BM-21 có mặt trong biên chế của nhiều nước, nếu nâng cấp số đạn "ngu" thành "khôn" mở ra 1 nguồn lợi không hề nhỏ cho ngành Công nghiệp Quốc phòng Nga.

Huyphong và các bạn tiếp tục làm rõ ПСН-2001 và 1 số Modul đầu thu khác nhé, tôi phải tiếp tục các bài viết về đạn cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt " Tornado"! ;D





"Tornado-S là biến thể của "Smerch" nhưng đạn được dẫn đường bằng vệ tinh, với tầm bắn xa hơn và đầu đạn mạnh mẽ hơn"-Ông Viktor Tredubov giám đốc thực nhiệm nhà máy "Splav" tuyên bố. Vỏ đạn(phần chứa động cơ phản lực nhiên liệu rắn) được sx tại Xn khoa học Quốc gia "Splav" , một bộ phận của tập đoàn Quân sự Quốc phòng Nga. Chúng được thực hiện bởi công nghệ mới "Rotary-Drawing" với 3 con năm được bố trí ở góc 120o cán-kéo phôi thép thành ống mỏng , đồng thời tạo các chi tiết mặt cắt bằng thép bền vững hơn. So sánh với phương pháp cán kéo phôi thép cũ, phương pháp mới tiết kiệm thép hơn và vỏ đạn được tạo ra có các phân tử liên kết dày đặc hơn. Phương pháp mới cho phép không phải ngâm phôi trong bể hóa chất trước khi mạ tĩnh điện.

Đạn mới sử dụng cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-S" nếu là đạn chùm chống tăng sẽ có 12 "đạn con" /"đạn mẹ" ( đạn chùm chống tăng 9М55К1 sử dụng cho BM-30 chỉ có 5 "đạn con"/"đạn mẹ"). 12 "đạn con" sẽ tự tách "đạn mẹ" ở tọa độ mục tiêu do vệ tinh chỉ định, mỗi "đạn con" sẽ tự khoanh tọa độ mục tiêu cho nó và tự điều chỉnh thông qua kênh hồng ngoại. Giống như đạn 9М55К1, đạn cho "Tornado-S" cũng được hãm bằng dù.


Khi thực hiện bài viết này, tôi có đọc lại và tìm kiếm thêm tài liệu thì tìm được 1 trang nói " Phiên bản nâng cấp của "Tornado-S sẽ có mã hiệu :9K517"Tornado-SK" đạn Modul 700mm/ 9К517 «Торнадо-СК» — модификация с модулем под снаряды 700 мм.

http://ru.wikipedia.org/wiki/%D0%A2%D0%BE%D1%80%D0%BD%D0%B0%D0%B4%D0%BE_(%D0%A0%D0%A1%D0%97%D0%9E)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 10 Tháng Giêng, 2012, 08:19:16 am
Hic...em tìm không thấy hình cỡ lớn nhưng tìm thấy 1 trang web đưa tin,so sánh thì nội dung giống với ảnh ạ :D.Nhờ các anh dịch giúp! :D

http://www.glonass-portal.ru/catalog/glonass/navigation/plane/psn2001.avcms (http://www.glonass-portal.ru/catalog/glonass/navigation/plane/psn2001.avcms)

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Trừ phần bôi mờ trên tờ rơi thì nội dung văn bản gần trùng nhau. Tồng chí đã nhận được mặt chữ thì cố tra từ điển mà tập dịch xem nghĩa nó thế nào. Đoạn nào dịch lạc ý thì mọi người sẽ giúp chỉnh lại ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 10 Tháng Giêng, 2012, 08:22:45 am
"Tornado-S là biến thể của "Smerch" nhưng đạn được dẫn đường bằng vệ tinh, với tầm bắn xa hơn và đầu đạn mạnh mẽ hơn"-Ông Viktor Tredubov giám đốc thực nhiệm nhà máy "Splav" tuyên bố. Vỏ đạn(phần chứa động cơ phản lực nhiên liệu rắn) được sx tại Xn khoa học Quốc gia "Splav" , một bộ phận của tập đoàn Quân sự Quốc phòng Nga. Chúng được thực hiện bởi công nghệ mới "Rotary-Drawing" với 3 con năm được bố trí ở góc 120o cán-kéo phôi thép thành ống mỏng , đồng thời tạo các chi tiết mặt cắt bằng thép bền vững hơn. So sánh với phương pháp cán kéo phôi thép cũ, phương pháp mới tiết kiệm thép hơn và vỏ đạn được tạo ra có các phân tử liên kết dày đặc hơn. Phương pháp mới cho phép không phải ngâm phôi trong bể hóa chất trước khi mạ tĩnh điện.

----
Khi thực hiện bài viết này, tôi có đọc lại và tìm kiếm thêm tài liệu thì tìm được 1 trang nói " Phiên bản nâng cấp của "Tornado-S sẽ có mã hiệu :9K517"Tornado-SK" đạn Modul 700mm/ 9К517 «Торнадо-СК» — модификация с модулем под снаряды 700 мм.

http://ru.wikipedia.org/wiki/%D0%A2%D0%BE%D1%80%D0%BD%D0%B0%D0%B4%D0%BE_(%D0%A0%D0%A1%D0%97%D0%9E)


Công nghệ mới của anh Long có phải phương pháp "đúc li tâm"?

Đạn mà cỡ 700 mm thì nó cỡ tên lửa đường đạn loại lớn rồi chứ không còn là đạn pháo phản lực nữa. Phần đạn của 9K517 "Tornado-SK" chắc wiki ghi nhầm từ 300 thành 700 ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: twosoul trong 10 Tháng Giêng, 2012, 03:22:23 pm
Thú thật là em không biết chữ tiếng Nga nào mà chỉ dịch qua google để hiểu đại ý thôi ạ.  :'(


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: meo-u trong 10 Tháng Giêng, 2012, 05:52:38 pm

Công nghệ mới của anh Long có phải phương pháp "đúc li tâm"?

Đạn mà cỡ 700 mm thì nó cỡ tên lửa đường đạn loại lớn rồi chứ không còn là đạn pháo phản lực nữa. Phần đạn của 9K517 "Tornado-SK" chắc wiki ghi nhầm từ 300 thành 700 ;D
Theo em vẫn là phương pháp cán thôi. Cán từ phôi đặc, khoan lỗ nhỏ. Sau đó cán nong lỗ to ra, thành mỏng đi. Có ưu điểm chịu lực tốt hơn phương pháp cuộn tròn thép tấm rồi hàn tiếp xúc.
Cỡ 700mm chắc lại làm quả tên lửa giống kiểu Scud. Modul hóa giống pháo phản lực Mỹ. Loạng quạng nó trang bị luôn Iskander cũng nên.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: spetsnaz GRU trong 10 Tháng Giêng, 2012, 10:16:50 pm
Lạc đề sang đầu đạn con chống tăng của đạn 9M55K1. Đầu tự dẫn của đạn này hoạt động theo nguyên lý gì vậy các bác?
Trên clip thấy, đạn con này quay tít rồi "phóng" đầu đạn từ trên không xuống xe thiết giáp thì làm sao để đầu đạn bay chính xác xuống xe được nhỉ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Giêng, 2012, 11:29:38 pm
Lạc đề sang đầu đạn con chống tăng của đạn 9M55K1. Đầu tự dẫn của đạn này hoạt động theo nguyên lý gì vậy các bác?
Trên clip thấy, đạn con này quay tít rồi "phóng" đầu đạn từ trên không xuống xe thiết giáp thì làm sao để đầu đạn bay chính xác xuống xe được nhỉ?
Lạc đề sang đầu đạn con chống tăng của đạn 9M55K1. Đầu tự dẫn của đạn này hoạt động theo nguyên lý gì vậy các bác?
Trên clip thấy, đạn con này quay tít rồi "phóng" đầu đạn từ trên không xuống xe thiết giáp thì làm sao để đầu đạn bay chính xác xuống xe được nhỉ?

Đạn 9M55K1 ,1 đạn mẹ chứa 5 đạn con chống tăng, mỗi đạn con  với đầu dò hồng ngoại tự khoang vùng mục tiêu, dơi chậm nhờ dù hãm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Giêng, 2012, 11:33:45 pm
"Tornado-S là biến thể của "Smerch" nhưng đạn được dẫn đường bằng vệ tinh, với tầm bắn xa hơn và đầu đạn mạnh mẽ hơn"-Ông Viktor Tredubov giám đốc thực nhiệm nhà máy "Splav" tuyên bố. Vỏ đạn(phần chứa động cơ phản lực nhiên liệu rắn) được sx tại Xn khoa học Quốc gia "Splav" , một bộ phận của tập đoàn Quân sự Quốc phòng Nga. Chúng được thực hiện bởi công nghệ mới "Rotary-Drawing" với 3 con năm được bố trí ở góc 120o cán-kéo phôi thép thành ống mỏng , đồng thời tạo các chi tiết mặt cắt bằng thép bền vững hơn. So sánh với phương pháp cán kéo phôi thép cũ, phương pháp mới tiết kiệm thép hơn và vỏ đạn được tạo ra có các phân tử liên kết dày đặc hơn. Phương pháp mới cho phép không phải ngâm phôi trong bể hóa chất trước khi mạ tĩnh điện.

----
Khi thực hiện bài viết này, tôi có đọc lại và tìm kiếm thêm tài liệu thì tìm được 1 trang nói " Phiên bản nâng cấp của "Tornado-S sẽ có mã hiệu :9K517"Tornado-SK" đạn Modul 700mm/ 9К517 «Торнадо-СК» — модификация с модулем под снаряды 700 мм.

http://ru.wikipedia.org/wiki/%D0%A2%D0%BE%D1%80%D0%BD%D0%B0%D0%B4%D0%BE_(%D0%A0%D0%A1%D0%97%D0%9E)


Công nghệ mới của anh Long có phải phương pháp "đúc li tâm"?

Đạn mà cỡ 700 mm thì nó cỡ tên lửa đường đạn loại lớn rồi chứ không còn là đạn pháo phản lực nữa. Phần đạn của 9K517 "Tornado-SK" chắc wiki ghi nhầm từ 300 thành 700 ;D


Mời xem Clip này có nói về phương pháp "cán-kéo" vỏ đạn, từ lúc đúc phôi, đến cán kéo trên máy với 3 con năm bố trí ở 3 góc 120o ........... !


http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=u-jKY49Lzek#!



Huyphong! Vì thông tin chưa được khẳng định về đạn cải tiến 9K517"Tornado-SK"  700mm nên tôi chỉ đưa link để mọi người tham khảo. Trung Quốc gần đây phát triển hệ thống pháo phản lực phóng loạt WS-2D đạn dài 8,1m cỡ nòng 425mm tầm bắn 400km (http://topwar.ru/2479-kitaj-razrabotal-rszo-ws-2d-s-dalnostyu-strelby-400-km.html) vậy đạn "Tornado-SK"  700mm có gì phi lý nhỉ?  ?????? Thay vì 12 ống phóng (Tornado-S) làm 4 ống phóng thôi chẳng hạn. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: spetsnaz GRU trong 11 Tháng Giêng, 2012, 11:31:53 pm
Lạc đề sang đầu đạn con chống tăng của đạn 9M55K1. Đầu tự dẫn của đạn này hoạt động theo nguyên lý gì vậy các bác?
Trên clip thấy, đạn con này quay tít rồi "phóng" đầu đạn từ trên không xuống xe thiết giáp thì làm sao để đầu đạn bay chính xác xuống xe được nhỉ?
Đạn 9M55K1 ,1 đạn mẹ chứa 5 đạn con chống tăng, mỗi đạn con  với đầu dò hồng ngoại tự khoang vùng mục tiêu, dơi chậm nhờ dù hãm.
Ý em là cái đầu dò hồng ngoại của nó là loại gì mà phải quay tít vậy bác?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 13 Tháng Giêng, 2012, 12:05:15 am
Mời xem Clip này có nói về phương pháp "cán-kéo" vỏ đạn, từ lúc đúc phôi, đến cán kéo trên máy với 3 con năm bố trí ở 3 góc 120o ........... !


http://www.youtube.com/watch?v=u-jKY49Lzek



Huyphong! Vì thông tin chưa được khẳng định về đạn cải tiến 9K517"Tornado-SK"  700mm nên tôi chỉ đưa link để mọi người tham khảo. Trung Quốc gần đây phát triển hệ thống pháo phản lực phóng loạt WS-2D đạn dài 8,1m cỡ nòng 425mm tầm bắn 400km (http://topwar.ru/2479-kitaj-razrabotal-rszo-ws-2d-s-dalnostyu-strelby-400-km.html) vậy đạn "Tornado-SK"  700mm có gì phi lý nhỉ?  ?????? Thay vì 12 ống phóng (Tornado-S) làm 4 ống phóng thôi chẳng hạn. ;D
Theo clip thì phương pháp đó gọi là kéo nguội. Ống đạn đã được tôi trước để loại bỏ lớp sắt ô xít phía ngoài, rồi được tưới dầu nhờn làm nguội trước khi đưa vào khung kéo 3 bánh xoay để thu nhỏ đường kính và gia cố vỏ.

WS-2D của Trung quốc không còn gọi là pháo phản lực bắn loạt đúng nghĩa nữa mà đã chuyển sang cấp tên lửa đường đạn chiến thuật. Nếu Tornado-S cỡ 700mm như nguồn của anh Long thì nó phải là đạn trên cỡ nòng hoặc nhét trong ống phóng như tên lửa đường đạn tầm trung.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 13 Tháng Giêng, 2012, 12:09:33 am
Lạc đề sang đầu đạn con chống tăng của đạn 9M55K1. Đầu tự dẫn của đạn này hoạt động theo nguyên lý gì vậy các bác?
Trên clip thấy, đạn con này quay tít rồi "phóng" đầu đạn từ trên không xuống xe thiết giáp thì làm sao để đầu đạn bay chính xác xuống xe được nhỉ?
Đạn 9M55K1 ,1 đạn mẹ chứa 5 đạn con chống tăng, mỗi đạn con  với đầu dò hồng ngoại tự khoang vùng mục tiêu, dơi chậm nhờ dù hãm.
Ý em là cái đầu dò hồng ngoại của nó là loại gì mà phải quay tít vậy bác?
Loại quay tít đó không có đầu hồng ngoại. Tồng chí đứng nhầm giữa đạn con của đạn 9M55K (chứa 72 đạn con chạm nổ) với đạn con của đạn 9M55K1 (chứa 5 đạn con có đầu tự dẫn ảnh nhiệt để chống tăng)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Giêng, 2012, 12:27:02 am
Trong Clip giới thiệu sự ra đời của pháo phản lực phóng loạt "Tornado", ông Viktor Tredubov giám đốc thực nhiệm nhà máy "Splav" tuyên bố 3 loại đạn :
 Đạn chùm 9M55k , đạn chùm chống tăng 9M55K1 và đạn phóng - UAV "Tipchak" trinh sát  9M534  sẽ là những mẫu đạn được cải tiến để trang bị cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-S". Tôi xin được lần lượt giới thiệu kỹ về 3 loại đạn này.





ĐẠN PHẢN LỰC CHỐNG TĂNG 9M55K1 SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG PHÁO PHẢN LỰC PHÓNG LOẠT "SMERCH".





Đạn phản lực chống tăng 9M55K1 với phần đầu đạn 9N142(9N152) chứa 5 đạn con "Motif-3M" tự nhắm mục tiêu, được trang bị 2 băng tần hồng ngoại tọa độ(  оснащённых двухдиапазонными инфракрасными координаторами). Mỗi đạn con được gắn với dù giúp quả đạn dơi chậm, 2 băng tần hồng ngoại quét ở góc 360o, góc nghiêng 30o so với trục tọa độ mục tiêu. Mỗi quả đạn đều có khả năng xuyên thủng lớp giáp dày 70mm ở góc nghiêng 30o bất kể đó là lớp giáp của phương tiên bọc thép hiện tại hay tương lai.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/33-5.jpg)


Đạn phản lực chống tăng 9M55K1.



Đạn phản lực chống tăng 9M55K1 rất lý tưởng nếu khu vực tác chiến là thảo nguyên, xa mạc, nó sẽ bị hạn chế rất nhiều nếu tác chiến ở thành phố và không thể tác chiến được ở khu vực rừng.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/11-17.png)


5 đạn con được tách ra.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/22-10.png)


Mỗi quả đạn con được trang bị đầu do hồng ngoại 2 băng tần, quét 360o ở góc nghiêng 30o, bên trên gắn dù dơi chậm.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/33-4.png)


Đường kính vòng quét sẽ ngày càng thu nhỏ khi quả đạn dơi gần mục tiêu.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/44-5.png)



Thông số kỹ thuật cơ bản :


-Trọng lượng đạn 9M55K1 : 800kg.
-Chiều dài đạn 9M55K1 : 7600mm.
-Tầm bắn tối thiểu/Tối đa : 25km/70km.
-Phần chứa đạn 9N152 : 243kg.
-Trọng lượng đạn con : 15kg.
-Trọng lượng thuốc nổ : 4,5kg.
-Kích thước : 284mm x 255mm x 186mm.
-Thời gian tự hủy : 60s.


Đạn 9M55K1 tuy được hoàn thành thử nhiệm năm 1994, nhưng mãi tới năm 1996 mới được chính thức tiếp nhận biên chế bởi quyết định 372 ngày 13/10/1996.




Nguồn:

http://www.dmitrich.ru/?p=408

http://rbase.new-factoria.ru/missile/wobb/smerch/smerch.shtml

http://ru.wikipedia.org/wiki/Смерч_(РСЗО


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 14 Tháng Giêng, 2012, 01:12:24 pm
Xin hỏi các bác là hiện nay hãng Bofor của Thụy Điển đã phát triển loại đạn có chức năng tương tự 9M55K1 nhưng loại đạn cho pháo cỡ nòng 155 ly song chỉ có 2 đạn con,tuy thua về tầm bắn, số đạn con  so với pháo phản lực bắn loạt song chúng lại rẻ hơn, có thể tác chiến ở nhiều địa hình khác nhau .Vậy người Nga đã và đang  phát triển loại đạn này  cho đạn pháo cỡ nòng 152/155 ly phục vụ cho nội địa và xk không ?  

Clip giới thiệu về lại đạn này của Bofor Thụy Điển ( ở 2p53s )
http://www.youtube.com/watch?v=FgNTO-4ukkk

Hiện nay ngoài Nga cũng có nhiều nước cũng đã pt thành công loại đạn thông minh này cho pháo tự hành và kéo, pháo phản lực bắn loạt, xin minh họa cụ thể bằng hình lại đạn của Anh sản xuất

(http://media.defenseindustrydaily.com/images/ORD_155mm_BSFM_lg.jpg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Giêng, 2012, 03:02:27 pm
Đạn của "Tornado-S" là đánh diện, 1 loạt đạn "Tornado-S" sẽ là 12 đạn con x12 đạn mẹ =144 đạn. Thực chất đạn chống tăng dạng 9M55K1 chỉ có thể phá hủy xe bọc thép chở quân còn tăng chủ lực hiện nay thì khó mà ăn được.

Hoangpilot@ Loại đạn của Thụy Điển và Anh mà bạn đưa là đạn đánh điểm, theo tôi được biết Nga không đi theo hướng này, nếu đạn đánh điểm hiệu quả, rẻ, cơ động tương tự thì có đạn điều khiển, dưới 9km phang đạn cối điều khiển KM8 "Gran", xa phang "Kitolov" hoặc" Krasnopol".

 Cũng có thể tôi không biết hết, nếu có thông tin khác xin các bạn bổ xung!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Giêng, 2012, 08:52:07 pm
Xin được tiếp tục với đạn chùm 9M55K, một trong những mẫu đạn của hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Smerch" được cải tiến trang bị cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-S".





ĐẠN PHẢN LỰC CHỐNG BỘ BINH 9M55K SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG PHÁO PHẢN LỰC PHÓNG LOẠT "SMERCH".



Đạn chùm chống BB 9M55K-300mm với đầu đạn mã hiệu :9N139 chứa 72 đạn con 9N253  chủng nổ phân mảnh . Đạn 9M55K được phát triển để tiêu diệt sinh lực của đối phương trên diện rộng. Đạn 9M55K khi nổ tạo ra 6912 mảnh lớn và 25.920 mảnh nhỏ, tổng cộng có 32.832 mảnh nổ lớn nhỏ. Trong 1 loạt đạn 16 quả 9M55K tạo ra 525.312 mảnh lớn nhỏ bao trùm diện tích tới 672.000m2, thực sự là 1 vũ khí có sức hủy diệt khủng khiếp của quân đội Nga.

Còn nhớ trước đây trong cuộc xung đột Nga-Trung năm 1969, lần đầu tiên, tiền bối của "Tornado-G" tức là BM-21 "Grad" đã chứng minh uy lực của nó trên đảo tranh chấp Damansk /Даманск ( tức là sau 5 năm được tiếp nhận trang bị cho QD Xô Viết). Sau vài loạt BM-21, toàn bộ hòn đảo như có ai cày tung lên và tất nhiên không 1 lính TQ nào sống sót( Nguyên văn là không 1 người TQ nào được phái tới sâm chiếm đảo của LX còn nguyên vẹn để bị bắt sống). Cho tới hiện nay không rõ có bao nhiêu quân TQ bị tiêu diệt ở đây, con số ước tính được đưa ra là 3000 binh lính và sỹ quan.
(http://vpk.name/news/58595_tornado_pridet_na_smenu_gradu.html).
 

Được biết một loạt BM-21 "Grad" chỉ bao trùm 145.000m2, vậy mà 1 loạt "Smerch" là 672.000m2 và "Tornado-S" uy lực gấp 2-3 lần "Smerch", vậy khủng khiếp đến cỡ nào???


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/9m55k_b_0.jpg)

Đạn 9M55K.

Đạn 9M55K phát huy hiệu quả cao nếu tác chiến tại thảo nguyên, sa mạc hoặc ở những nơi ít bị che chắn. Năm 1987, đạn 9M55K chính thức được tiếp nhận trang bị, cùng sery có đạn quán tính 9M55K-IN(ИН) .


Thông số kỹ thuật cơ bản:

-Trọng lượng đạn : 800kg.
-Chiều dài đạn : 7600mm.
-Tầm bắn tối thiểu/tối đa : 20km/70km.
-Trọng lượng đầu đạn : 243kg.
-chiều dài đầu đạn : 2049mm.
-Số lượng đạn con/đạn mẹ : 72/1.
-Trọng lượng đạn con: 1,75kg.
-Đường kính đạn con: 69mm.
-Chiều dài đạn con: 263mm.
-Trọng lượng thuốc nổ trong đạn con : 0,32kg.
-Thời gian tự hủy của đạn con : 110s.











Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Giêng, 2012, 08:28:58 pm
Tiếp theo:



ĐẠN PHẢN LỰC 9M534 PHÓNG THIẾT BỊ BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI ,TRINH SÁT "T-90" ,SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG PHÁO PHẢN LỰC PHÓNG LOẠT "SMERCH".


Đạn trinh sát 9M534 chứa thiết bị bay trinh sát không người lái T-90 thuộc chủng UAV "Tipchak". Đạn trinh sát 9M534 được phát triển để trinh sát khu vực mục tiêu cần hủy diệt đồng thời hiệu chỉnh bắn làm giảm độ tản mát của đạn trong hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Smerch". Đạn 9M534 là một trong những mẫu đạn được cải tiến, sử dụng cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt sắp được biên chế cho Quân đội Nga "Tornado-S" 300mm.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/9m534_b.jpg)

Đạn 9M534.



Đạn trinh sát 9M534 chứa thiết bị bay trinh sát không người lái T-90 khi được phóng đến tọa độ mục tiêu, phần chứa thiết bị bay trinh sát T-90 sẽ tách khỏi đạn và bung dù hãm dơi chậm.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/ab041772.png)


Tiếp đó dù hãm thứ 2 cheo thiết bị trinh sát T-90 sẽ bung ra.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/11-18.png)



2 cặp cánh sẽ mở, động cơ phản lực xung động không khí làm việc , lửa phụt qua cổ xả cắt thiết bị trinh sát T-90 với dù.

Thiết bị bay trinh sát T-90 do Cty cổ phần đóng (ЗАО) "ENIKS/ЭНИКС" thuộc thành phố Kazan phát triển. T-90 có 2 cặp cánh ngang và 2 cánh đuôi, động cơ phản lực xung động không khí(пульсирующий воздушно-реактивный двигатель).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/2-70.jpg)


Thiết bị bay trinh sát T-90 hoạt động bay ở chế độ tự chủ chuyển hướng thông qua tín hiệu điều khiển mặt đất. T-90 mang theo máy ảnh-camera với khả năng quét khu vực mục tiêu tới 25km2, truyền tín hiệu tọa độ mục tiêu về hệ thống máy tính điều khiển hỏa lực hệ thống pháo phóng loạt "Smerch".

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/7-11.jpg)


Cự li khoảng cách mà T-90 truyền tín hiệu đến hệ thống máy tính là 70km. T-90 chẳng những dùng trinh sát cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Smerch", nó còn có thể dùng trinh sát cho pháo binh hoặc tên lửa chiến thuật.

Thiết bị bay trinh sát T-90 với thời gian hoạt động tới 20 phút, với khả năng trinh sát tọa độ mục tiêu, hiệu chỉnh bắn, chỉ định tọa độ mục tiêu cho pháo binh, tên lửa . T-90 giúp người chỉ huy đưa ra quyết định hủy diệt mục tiêu đã xuất hiện hay sắp xuất hiện trên khu vực chiến trường rộng lớn ở khoảng cách xa tới hàng trăm km.


Thông số kỹ thuật cơ bản:

-Trọng lượng đạn 9M534 : 815kg.
-chiều dài đạn : 7600mm.
-Tầm bắn tối đa/tối thiểu : 25/90km.
-Trọng lượng đầu đạn : 243kg.
-chiều dài đầu đạn: 2049mm.
-Đường kính UAV: 200mm.
-Trọng lượng UAV: 40kg.
-Thời gian hoạt động UAV : 20 phút.
-Khu vực UAV bao quát : 25km2.
-Cự li truyền tín hiệu : 70km.
-Nhiệt độ khu vự hoạt đông:±50°С.





Thưa các bạn, cho phép tôi tạm dừng những bài viết về hệ phống pháo phản lực "Tornado" tại đây, bài sau xin được trở lại với bài đạn chùm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: black_cat1 trong 28 Tháng Giêng, 2012, 08:51:14 pm
Xin hỏi bác longtrec là T-90 có thể thu hồi và tái sử dụng được ko? Và nó thu hồi bằng dù ạ?
-------------------------------
Cảnh cáo lần thứ nhất!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Giêng, 2012, 08:57:28 pm
Xin hỏi bác longtrec là T-90 có thể thu hồi và tái sử dụng được ko? Và nó thu hồi bằng dù a?

Nó tự cắt dù khi động cơ làm việc mà bạn, theo tôi Nga không thu hồi tái sử dụng T-90.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 29 Tháng Giêng, 2012, 10:40:50 am
UAV bắn từ MLRS Smerch trang bị camera có độ phân giải + tầm bay cao  bao nhiêu vậy bác long ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 29 Tháng Giêng, 2012, 01:12:05 pm
UAV bắn từ MLRS Smerch trang bị camera có độ phân giải + tầm bay cao  bao nhiêu vậy bác long ?

1/Độ phân giải của camera tôi không tìm thấy bất cứ tài liệu nào nói tới.
2/Trần bay cao thì theo tôi người ta sẽ không tính toán và đưa ra vì : T-90 được bắn đi từ pháo phản lực phóng loạt, mà đã từ pháo thì phần tử bắn bao gồm góc tầm và góc hướng, tầm thấp bắn xa, tầm cao bắn thấp. Hơn nữa T-90 là thiết bị bay trinh sát chứ không phải máy bay trinh sát.

Hiện nay Cty cổ phần đóng (ЗАО) "ENIKS" đã nâng cấp cải tiến thiết bị bay T-90 thành T-92. Rất có khả năng T-92 sẽ là thiết bị bay được trang bị cho đạn trinh sát của hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Tornado-S".

Ngoài đạn trinh sát 9M534 của hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Smerch" Nga còn có đạn trinh sát cho pháo 127mm và 155mm thời gian lượn là 15 phút , cự li bắn 20km. Ngoài thiết bị bay trinh sát được phóng đi từ PHÁO, Nga còn có những thiết bị bay trinh sát được phóng đi từ trực thăng.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/WASP2.gif)

thiết bị bay trinh sát được phóng đi từ pháo.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/yourfile.gif)


thiết bị bay trinh sát được phóng đi từ trực thăng


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 31 Tháng Giêng, 2012, 10:31:52 am
Xin được hỏi bác long là để hiện đại hóa hệ thống FCS cho pháo binh , Nga đã mua hệ thống " Sigma-30 " của Pháp. Vậy thực hư ra nếu " Sigma-30 " có được trang bị trên hệ thống Smerch " Tornado " mới không hay ngừoi Nga chỉ mua " Sigma-30 " về ngâm cứu rồi tạo ra một hệ thống tương tự của riêng mình bởi vì có khá nhiều QG thuộc khối NATO cũng sử dụng hệ thống này có thể đe dọa ANQP Nga?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 31 Tháng Giêng, 2012, 06:13:37 pm
Xin được hỏi bác long là để hiện đại hóa hệ thống FCS cho pháo binh , Nga đã mua hệ thống " Sigma-30 " của Pháp. Vậy thực hư ra nếu " Sigma-30 " có được trang bị trên hệ thống Smerch " Tornado " mới không hay ngừoi Nga chỉ mua " Sigma-30 " về ngâm cứu rồi tạo ra một hệ thống tương tự của riêng mình bởi vì có khá nhiều QG thuộc khối NATO cũng sử dụng hệ thống này có thể đe dọa ANQP Nga?

Nga đang quan tâm đến việc mua hệ thống định vị và chỉ dẫn pháo binh Sigma 30 nhằm hiện đại hoá hệ thống pháo phóng loạt BM21"Grad" và BM-300 " Smerch" .

Tháng 6/2010  Bộ Quốc phòng Nga đã tiến hành đàm phán với hãng "Sagem" của Pháp về hợp đồng đặt mua các thiết bị kiểm soát hỏa lực Sigma-30.

Sigma 30 là thiết bị tự định vị cho phép xác định chính xác toạ độ, vận tốc tại mọi thời điểm . Sigma 30 bao gồm hệ thống con quay hoạt động độc lập (dựa trên định luật bảo toàn moment động lực) kết hợp với công nghệ vi mạch và đồng hồ thạch anh để thực hiện các tính toán cho phép vi chỉnh hệ thống dẫn bắn.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/300610son4.jpg)

Bộ thu tín hiệu Sigma-30.


 

Đây chỉ là 1 trong những hướng quan tâm của Nga nhằm nâng cấp số đạn mà Nga đã trang bị cho Quân đội của mình. Như tôi đã viết ở bài trước : Quân đội Nga hiện được biên chế tổng cộng 4000 hệ thống pháo phản lực phóng loạt gồm : 3000 hệ thống pháo phản lực BM-21"Grad", 800 BM-27 "Uragan" và 200 BM-30 "Smerch".

Ngoài ra Nga hiện đang phát triển 1 số bộ thu tín hiệu định vị vệ tinh, đơn cử như PSN-2001. Bộ thu này do Viện thiết kế Kompas Moskva chế tạo dùng trang bị cho các khí cụ bay, tên lửa v.v... để thu tín hiệu định vị của các hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu  như GLONASS và GPS.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/0_256ad_9d03c371_L.jpg)




Nga chẳng những nhập thiết bị kiểm soát hỏa lực Sigma-30 của hãng "Sagem", mà còn nhập thiết bị quang học của hãng Thales(pháp) v.v.. Mục đích là : Hoàn thiện(học hỏi), nâng cấp(những thứ đã có), rút ngắn khoảng cách(công nghệ).


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 01 Tháng Hai, 2012, 09:40:46 am
- Theo em biết thì một số trang mạng ngoài Nga cho rằng Venezuela đã mua bản BM-21-1 Grad  2B17-1 "Tornado-G" trên khung gầm Ural-4320 với thiết bị thu nhận tín hiệu vệ tinh Gloss/GPS được khoang màu đỏ như hình dưới . Vậy có đúng là BM-21 của người Venezuela là bản XK của Tornado-G với dàn phóng kiểu cổ điển không !

- Cuối cùng xin được hỏi bác long là nếu trong quá trình phóng phi đạn chẳng may một quả đạn không bay ra mà phát nổ ngay trong ống phóng kích nổ số đạn còn lại trong ống thì tại sao người Nga không thiết kế cabin xe phóng bọc thép có thể chịu được vụ nổ từ việc này cũng như đạn súng BB bắn vào nhằm bảo đảm an toàn cho kíp lái như TQ, Mỹ và Tây Phương đang làm !  ;D

(http://i54.tinypic.com/2irqcrk.jpg)
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/94/2B17-1_Grad.jpg/800px-2B17-1_Grad.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 01 Tháng Hai, 2012, 01:23:59 pm
- Theo em biết thì một số trang mạng ngoài Nga cho rằng Venezuela đã mua bản BM-21-1 Grad  2B17-1 "Tornado-G" trên khung gầm Ural-4320 với thiết bị thu nhận tín hiệu vệ tinh Gloss/GPS được khoang màu đỏ như hình dưới . Vậy có đúng là BM-21 của người Venezuela là bản XK của Tornado-G với dàn phóng kiểu cổ điển không !

-----------------------------------------------------------------------------------------------


Ngày 27/12/2011  RIA Novosti thông báo : Theo thông tin Trung tâm Phân tích buôn bán vũ khí toàn cầu (ЦАМТО-Центр анализа мировой торговли оружием) năm 2011 ,Venezuela  trở thành nhà nhập khẩu vũ khí BB lớn nhất của Nga. Ngày 24/1 vừa qua, 2 tầu chở vũ khí từ Nga đã cập cảng NPuerto Cabello (Venezuela). Số vũ khí này được cung cấp theo hợp đồng Nga ký với Venezuela tháng 9/2009. Năm 2010, Venezuela đã nhận khoản vay trị giá 2,2 ti USD để mua vũ khí Nga như: MBT T-72B1, xe chiến đấu bộ binh BMP-3, xe bọc thép chở quân BTR-80A(bản nâng cấp từ BTR-80), pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad, pháo tự hành 120 mm Nona-SVK…


Pháo phản lực phóng loạt Tornado-G vừa qua trang bị cho Quân đội Nga 30 xe phóng (khung gầm BAZ-6950) . Tornado-G cấu hình phóng : 2x15x122mm, chứ không phải 40 nòng(kiểu 9K51 ) và càng không có chuyện Quân đội Nga chưa trang bị xong Tornado đã xuất khẩu đi đâu đó. ;D.


Số pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad mà Nga xuất cho Venezuela thực chất là phiên bản nâng cấp, không phải Tornado-G như vừa mới trang bị cho Quân đội Nga - Đây là phiên bản cải tiến với xe chiến đấu 2B17-1(Ural-4320), cải tiến hệ thống điều khiển hỏa lực mặt đất  ,  nếu sử dụng đạn 9M521 chủng nổ mạnh-phá mảnh tầm bắn tăng lên đến 40 km.[/b]






Hoangpilot@ !Ảnh bên dưới bạn đưa là ảnh chụp nhân kỷ niệm 275 năm  nhà máy  mang tên Motovilikha (275-ти летию Мотовилихинских заводов). Ảnh họ chủ yếu muốn khoe xe là chính chứ không phải khoe pháo; ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: jasmine2011 trong 01 Tháng Hai, 2012, 01:38:17 pm
Em nghĩ giá tiền của 1 chú BM-21 khá rẻ, có nổ cũng không vấn đề gì. Còn nếu bị đạn súng bộ binh có nghĩa là địch ở sát chân mình rồi, đỡ bằng mắt. Chống không kích thì giáp nào cho lại với đạn uranium nghèo, thế nên để thế cho nó rẻ. Hỏng nhẹ thì thay bệ mới, cần thiết thì bệ đơn hay bệ đất như VN luôn. Ý kiến của em là vậy, em sẽ tìm hiểu thêm ạ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Ca_Pố_Sai trong 01 Tháng Hai, 2012, 02:08:30 pm
- Cuối cùng xin được hỏi bác long là nếu trong quá trình phóng phi đạn chẳng may một quả đạn không bay ra mà phát nổ ngay trong ống phóng kích nổ số đạn còn lại trong ống thì tại sao người Nga không thiết kế cabin xe phóng bọc thép có thể chịu được vụ nổ từ việc này cũng như đạn súng BB bắn vào nhằm bảo đảm an toàn cho kíp lái như TQ, Mỹ và Tây Phương đang làm !  ;D
Em thật chứ anh giai hỏi câu này thừa. Một quả đạn bị nổ trong nòng, kích theo cả khối 40 chục hay phọt phẹt cũng quãng chục, cự ly gần xịt, mảnh đạn, mảnh thép văng như sao xa thế thì giáp nào chịu cho nổi.
Bản thân BM-21 là vũ khí yểm trợ từ xa, đạn bộ binh sao với tới? Còn đã bị áp sát thì kíp xe cũng có vũ khí cá nhân để tự vệ mà. Còn thì bỏ xe mà chạy chứ biết sao giờ? Chúc nòng xuống bắn kiểu như kiểu ấn Space trong game liệt não Bát lờ phiu thì em chưa hình dung ra được.
-----------------
Đề nghị dùng từ ngữ ôn hòa trong thảo luận


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 01 Tháng Hai, 2012, 02:32:10 pm
- Cuối cùng xin được hỏi bác long là nếu trong quá trình phóng phi đạn chẳng may một quả đạn không bay ra mà phát nổ ngay trong ống phóng kích nổ số đạn còn lại trong ống thì tại sao người Nga không thiết kế cabin xe phóng bọc thép có thể chịu được vụ nổ từ việc này cũng như đạn súng BB bắn vào nhằm bảo đảm an toàn cho kíp lái như TQ, Mỹ và Tây Phương đang làm !  ;D
Em thật chứ anh giai hỏi câu này thừa. Một quả đạn bị nổ trong nòng, kích theo cả khối 40 chục hay phọt phẹt cũng quãng chục, cự ly gần xịt, mảnh đạn, mảnh thép văng như sao xa thế thì giáp nào chịu cho nổi.
Bản thân BM-21 là vũ khí yểm trợ từ xa, đạn bộ binh sao với tới? Còn đã bị áp sát thì kíp xe cũng có vũ khí cá nhân để tự vệ mà. Còn thì bỏ xe mà chạy chứ biết sao giờ? Chúc nòng xuống bắn kiểu như kiểu ấn Space trong game liệt não Bát lờ phiu thì em chưa hình dung ra được.

Trong cuộc chiến tranh BGPB lần thứ 2, trong 1 trận đánh trả quân TQ, đó là ngày 1/5/1984. Nhận lệnh chiến đấu từ đài chỉ huy tiểu đoàn, mệnh lệnh chiến đấu được Cph  dõng dạc truyền xuống các khẩu đội. Góc tầm XXx , góc hướng Xxxx nạp đạn. Cả 4 khẩu 160mm nhất loạt khai hỏa sau mệnh lệnh bắn, thì b .ì .n .h... một tiếng nổ long trời lở đất, hoàn toàn không phải tiếng nổ đầu nòng. Khói bụi, đất đá bay mù mịt từ hướng khẩu đội 3. Toàn C chạy bổ tới thì ôi thôi, khẩu pháo toác như 1 cây rau muống trẻ, toàn khẩu đội 3 vô cùng thê thảm....

Lần đó 1 quả đạn pháo nổ trong nòng pháo, đv tôi hy sinh 5 đồng đồng đội, 1 Btr, 1Atr và 3 pháo thủ.


Tôi thực sự không thể nào tưởng tượng nổi cùng lúc 40 quả đạn BM-21 bị khích nổ thì sức hủy diệt sẽ thế nào, đừng nói ngồi trong carbin xe mà là ngồi trong tăng cũng không sống nổi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 01 Tháng Hai, 2012, 05:41:27 pm
- Bọc thép cabin chống đạn súng bộ binh cho MLRS thì có vài nước đã áp dụng , kể ra thì có WR-40, M-270, RM-70 và cả TQ cũng làm như hình dưới , trong lúc hành tiến chẳng may gặp biệt kích/lính nghĩa vụ/dân quân/phiến quân ( không trang bị súng dạng B-41 ) trang bị súng hạng nhẹ tấn công thì kíp lái vẫn có thể sống sót khi bị tấn công , ngồi trong cab bọc thép thò súng ra chống trả   ;D

(http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH201202013105ztu3nwq0m267941.jpeg)

- Xin hỏi bác long là MLRS 122 ly module trên gầm tải Baz-6950 có trang bị ray nạp đạn tích hợp ngay trên xe phóng như M-270 của Mỹ không ?   ;D

(http://www.forthoodsentinel.com/images/photos/4836_tn.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 01 Tháng Hai, 2012, 06:07:38 pm
- Bọc thép cabin chống đạn súng bộ binh cho MLRS thì có vài nước đã áp dụng , kể ra thì có WR-40, M-270, RM-70 và cả TQ cũng làm như hình dưới , trong lúc hành tiến chẳng may gặp biệt kích/lính nghĩa vụ/dân quân/phiến quân ( không trang bị súng dạng B-41 ) trang bị súng hạng nhẹ tấn công thì kíp lái vẫn có thể sống sót khi bị tấn công , ngồi trong cab bọc thép thò súng ra chống trả   ;D

(http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH201202013105ztu3nwq0m267941.jpeg)

- Xin hỏi bác long là MLRS 122 ly module trên gầm tải Baz-6950 có trang bị ray nạp đạn tích hợp ngay trên xe phóng như M-270 của Mỹ không ?   ;D

(http://www.forthoodsentinel.com/images/photos/4836_tn.jpg)


Thực ra người Nga trong giai đoạn 1971-1979 đã nghiêm cứu cải tiến trang bị cho hệ thống pháo phản lực phóng loạt 220mm trên khung gầm T-72. hệ thống cải tiến này có tên : ТОС-1 «Буратино» (БМ-1). Tos "Buratino" có mặt trong 2 cuộc chiến tranh mà LX trước đây và Nga hiện nay tham gia là : Afghanistan (1979—1989) và cuộc chiến tranh Tresnya lần 2, đặc biệt trong trận chiếm ngôi làng Komsomol  Tháng 3 năm 2000.

Tuy Tos "Buratino" bảo vệ tốp lái rất tốt nhưng nó cũng bộc lộ nhiều yếu điểm như: kồng kềnh, không thích hợp triển khai tại những khu vực có nền đất nhão v.v...


 Xin hỏi bác long là MLRS 122 ly module trên gầm tải Baz-6950 có trang bị ray nạp đạn tích hợp ngay trên xe phóng như M-270 của Mỹ không
----------------------------------------------------------------------------

Xin được trả lời là không, đạn cho Tornado-G được đóng sẵn trong container mỗi container 15 đạn. Thông thường 1 xe chiến đấu đi kèm với 1 hoặc 2 xe chở-nạp đạn.


P/M Hoangpilot! Bạn ham đọc và rất chịu tìm hiểu, bạn làm tôi bở cả hơi tai may mà trước đó đã "học tủ" nên còn trả bài được. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 01 Tháng Hai, 2012, 08:32:22 pm
Xin được hỏi bác long là để hiện đại hóa hệ thống FCS cho pháo binh , Nga đã mua hệ thống " Sigma-30 " của Pháp. Vậy thực hư ra nếu " Sigma-30 " có được trang bị trên hệ thống Smerch " Tornado " mới không hay ngừoi Nga chỉ mua " Sigma-30 " về ngâm cứu rồi tạo ra một hệ thống tương tự của riêng mình bởi vì có khá nhiều QG thuộc khối NATO cũng sử dụng hệ thống này có thể đe dọa ANQP Nga?

Nga đang quan tâm đến việc mua hệ thống định vị và chỉ dẫn pháo binh Sigma 30 nhằm hiện đại hoá hệ thống pháo phóng loạt BM21"Grad" và BM-300 " Smerch" .

Tháng 6/2010  Bộ Quốc phòng Nga đã tiến hành đàm phán với hãng "Sagem" của Pháp về hợp đồng đặt mua các thiết bị kiểm soát hỏa lực Sigma-30.

Sigma 30 là thiết bị tự định vị cho phép xác định chính xác toạ độ, vận tốc (vật thể bay trang bị Sigma 30 )tại mọi thời điểm . Sigma 30 bao gồm hệ thống con quay hoạt động độc lập (dựa trên định luật bảo toàn moment động lực) kết hợp với công nghệ vi mạch và đồng hồ thạch anh để thực hiện các tính toán cho phép vi chỉnh hệ thống dẫn bắn.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/300610son4.jpg)

Bộ thu tín hiệu Sigma-30.


 

Đây chỉ là 1 trong những hướng quan tâm của Nga nhằm nâng cấp số đạn mà Nga đã trang bị cho Quân đội của mình. Như tôi đã viết ở bài trước : Quân đội Nga hiện được biên chế tổng cộng 4000 hệ thống pháo phản lực phóng loạt gồm : 3000 hệ thống pháo phản lực BM-21"Grad", 800 BM-27 "Uragan" và 200 BM-30 "Smerch".

Ngoài ra Nga hiện đang phát triển 1 số bộ thu tín hiệu định vị vệ tinh, đơn cử như PSN-2001. Bộ thu này do Viện thiết kế Kompas Moskva chế tạo dùng trang bị cho các khí cụ bay, tên lửa v.v... để thu tín hiệu định vị của các hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu  như GLONASS và GPS.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/0_256ad_9d03c371_L.jpg)




Nga chẳng những nhập thiết bị kiểm soát hỏa lực Sigma-30 của hãng "Sagem", mà còn nhập thiết bị quang học của hãng Thales(pháp) v.v.. Mục đích là : Hoàn thiện(học hỏi), nâng cấp(những thứ đã có), rút ngắn khoảng cách(công nghệ).
Anh Long chắc nhầm chút về Sigma-30 ;D Sigma-30 của Sagem là thiết bị định vị quán tính dùng con quay lade vòng trang bị cho các xe hỏa lực chứ không trang bị cho đạn hay vật thể bay. Sigma-30 có thể hoạt động độc lập hoặc tích hợp bộ thu tín hiệu định vị vệ tinh để căn chỉnh tham số định vị. Túm lại nó là máy định vị quán tính và là 1 phần của hệ thống ngắm bắn và dẫn đường tự lập trên các xe hỏa lực của binh chủng pháo binh tên lửa thôi ạ ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: filtreker trong 06 Tháng Hai, 2012, 01:15:20 am
Đạn 9M55K1 ,1 đạn mẹ chứa 5 đạn con chống tăng, mỗi đạn con  với đầu dò hồng ngoại tự khoang vùng mục tiêu, dơi chậm nhờ dù hãm.
Ý em là cái đầu dò hồng ngoại của nó là loại gì mà phải quay tít vậy bác?
Loại quay tít đó không có đầu hồng ngoại. Tồng chí đứng nhầm giữa đạn con của đạn 9M55K (chứa 72 đạn con chạm nổ) với đạn con của đạn 9M55K1 (chứa 5 đạn con có đầu tự dẫn ảnh nhiệt để chống tăng)

Chào bác huyphongssi ! Em tìm mãi mà không thấy có tài liệu nào nói về đạn 9M55K1 có đầu tự dẫn ảnh nhiệt, bác viết như vậy chắc là có nguồn? Vậy bác cho em xin được không?
-----------------
Không trích dẫn quá 3 tầng nhé  :)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: minhhang trong 06 Tháng Hai, 2012, 09:57:19 am
.....

Lần đó 1 quả đạn pháo nổ trong nòng pháo, đv tôi hy sinh 5 đồng đồng đội, 1 Btr, 1Atr và 3 pháo thủ.


.....

- Tại sao như vậy? ta cùng suy đoán lý do nào!
- Có cái gì đó vướng vào ngòi thì nó cũng không nổ được , vì khi đó cơ cấu bảo hiểm quán tính còn chưa được mở ?
- Quả đạn bị kẹt trong ống phóng , thì cũng không gây nổ được ?
- Bị đối phương phản pháo , hay đối phương phá hoại cách gì đó .....?
- Đạn bị hư hỏng , thuốc phóng biến chất ...... thuốc nổ của đầu đạn biến chất...... ?
- Bác Longtrec cho hỏi thêm về mức độ cái xe bị phá hủy.....?   vị trí phần to nhất còn lại của cái xe nó nằm ở đâu? ( lấy vị trí phóng và hướng bắn làm chuẩn )


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: gangthep trong 06 Tháng Hai, 2012, 12:25:47 pm
.....

Lần đó 1 quả đạn pháo nổ trong nòng pháo, đv tôi hy sinh 5 đồng đồng đội, 1 Btr, 1Atr và 3 pháo thủ.


.....

- Tại sao như vậy? ta cùng suy đoán lý do nào!
- Có cái gì đó vướng vào ngòi thì nó cũng không nổ được , vì khi đó cơ cấu bảo hiểm quán tính còn chưa được mở ?
- Quả đạn bị kẹt trong ống phóng , thì cũng không gây nổ được ?
- Bị đối phương phản pháo , hay đối phương phá hoại cách gì đó .....?
- Đạn bị hư hỏng , thuốc phóng biến chất ...... thuốc nổ của đầu đạn biến chất...... ?
- Bác Longtrec cho hỏi thêm về mức độ cái xe bị phá hủy.....?   vị trí phần to nhất còn lại của cái xe nó nằm ở đâu? ( lấy vị trí phóng và hướng bắn làm chuẩn )


Bác minhhang ơi.Chắc bác nhầm rồi.Bác Long là cối 160mm mà.Có phải pháo thủ BM-21 grad đâu bác ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 06 Tháng Hai, 2012, 07:12:22 pm
Chào bác huyphongssi ! Em tìm mãi mà không thấy có tài liệu nào nói về đạn 9M55K1 có đầu tự dẫn ảnh nhiệt, bác viết như vậy chắc là có nguồn? Vậy bác cho em xin được không?
À hà, mấy hôn nay huyphong mắc chuyện nên hơi bận, dưng vẫn nhớ có bao giờ nói đạn 9M55K1 có đầu tự dẫn ảnh nhiệt đâu nhể? Chỉ có đạn con của đạn 9M55K1 gọi là đạn con tự ngắm SPBE Motiv-3M (СПБЭ = Самоприцеливающийся боевой элемент) mới có đầu dẫn ảnh nhiệt.

Nguyên lí hoạt động của nó giống hình động minh họa phía dưới của tổ hợp SADARM
(http://rbase.new-factoria.ru/sites/default/files/artice/b_al/sadanim1.gif)

Đạn con tự ngắm SPBE của Nga có 3 loại SPBE, SPBE-D, SPDE-K tương tự nhau dùng cho đạn pháo phản lực Smerch 9M55K1, bom chùm RBK-500 và bom chùm PBK-500U do Doanh nghiệp sx và khoa học cấp nhà nước Basalt của Nga chế tạo. Đầu tự ngắm của đạn con sử dụng công nghệ quét ảnh nhiệt 2 chế độ (trên 2 bước sóng). 

Đạn con tự ngắm SPBE-D dùng cho bom RBK-500 (airwar.ru)
(http://www.airwar.ru/image/i/weapon/cpbe-d_.jpg)
(http://www.airwar.ru/image/i/weapon/cpbe-d___.jpg)

Tồng chí cứ theo các từ khóa để tham khảo nguồn trên mạng nhế ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: filtreker trong 06 Tháng Hai, 2012, 10:11:49 pm
Loại quay tít đó không có đầu hồng ngoại. Tồng chí đứng nhầm giữa đạn con của đạn 9M55K (chứa 72 đạn con chạm nổ) với đạn con của đạn 9M55K1 (chứa 5 đạn con có đầu tự dẫn ảnh nhiệt để chống tăng).
----------------------------------------------------------------------------------------------
Bác huyphongssi, theo bác thì : "đạn con tự ngắm SPBE Motiv-3M (СПБЭ = Самоприцеливающийся боевой элемент) mới có đầu dẫn ảnh nhiệt". Em thú thực là không tìm thấy tài liệu nào nói đạn 9M55K1 hay 5 đạn con của nó có đầu tự dẫn ảnh nhiệt để chống tăng , bác chỉ cần cho em nguồn thôi em đọc được tiếng Nga.

Bác huyphongssi thú lỗi bài trên bác giải thích hơi vòng , không vào thẳng câu hỏi của em. ;D. Đạn 9M55K1 có đầu dẫn hồng ngoại hay ảnh nhiệt >:(?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 07 Tháng Hai, 2012, 06:59:22 pm
Bác huyphongssi, theo bác thì : "đạn con tự ngắm SPBE Motiv-3M (СПБЭ = Самоприцеливающийся боевой элемент) mới có đầu dẫn ảnh nhiệt". Em thú thực là không tìm thấy tài liệu nào nói đạn 9M55K1 hay 5 đạn con của nó có đầu tự dẫn ảnh nhiệt để chống tăng , bác chỉ cần cho em nguồn thôi em đọc được tiếng Nga.

Bác huyphongssi thú lỗi bài trên bác giải thích hơi vòng , không vào thẳng câu hỏi của em. ;D. Đạn 9M55K1 có đầu dẫn hồng ngoại hay ảnh nhiệt >:(?

Ồ tồng chí này ngộ nhể ::) Anh huyphong đã vào thẳng câu giả nhời và nhắc lại với tồng chí là đạn 9M55K1 chẳng có đầu dẫn hồng ngoại lẫn ảnh nhiệt nào cả ;D Chỉ có đạn con của đạn 9M55K1 mới có đầu thôi.

Nguồn để tồng chí đọc hay dịch sẵn = tiếng Nga hay tây về đầu ngắm của SPBE hiện không có hoặc không còn trên mạng đâu. Anh huyphong nhớ cách đây dăm năm khi Nga thử bom chùm có SPBE đời mới thì trên trang chủ của Bazalt có 1 bài giới thiệu các công nghệ đầu tự ngắm của đạn con SPDE do hãng này phát triển. Nay muốn vào lục lại tin đó thì nó bắt đăng kí và duyệt tư cách trước khi cung cấp. Tồng chí cần tăng cường khả năng phân tích, tích hợp thông tin vũ khí thay vì chờ nguồn đọc sẵn nếu không muốn phiền hà nha :D

Những thông tin về đầu tự ngắm của đạn con SPDE của Bazalt hiện nay chủ yếu là dẫn lại mô tả công nghệ đầu ngắm hồng ngoại 2 băng được phát triển cách nay gần 3 chục năm, và tới giữa năm 90 mới hoàn thiện rồi được dùng cho đạn con SPDE-D Motiv-3 của bom chùm RBK-500 và đạn 9M55K loại bán cho An giê. Cuối 90s, các đạn con SPDE-D Motiv-3 được thử nghiệm đầu ngắm công nghệ ảnh nhiệt để tăng khả năng phát hiện mục tiêu và chọn điểm xung yếu trên mục tiêu để tấn công. Các đạn con gắn đầu ngắm này được gọi là SPDE Motiv-3M và được đưa vào các bom đạn chùm chống tăng hiện nay. Công nghệ đầu ngắm đạn con SPDE mới nhất của Bazalt là kết hợp hồng ngoại 2 kênh+ra đa chủ động hoặc ảnh nhiệt+ra đa chủ động để bổ sung tính năng nhận diện ta địch trước khi tấn công mục tiêu. Hiện công nghệ đầu ngắm ảnh nhiệt+ra đa chủ động đã được thử nghiệm thành công và đưa vào thành phần bom chùm PBK-500U với tên gọi SPDE-K. 

Gọi nó là đầu tự ngắm của đạn con là vì mục đích của nó là tìm mục tiêu và ngắm đạn vào mục tiêu chứ không dẫn đạn. Khi phát hiện mục tiêu, đầu ngắm dừng chế độ quét để thiết lập đường ngắm vào mục tiêu. Khi tới đủ tầm công kích mục tiêu, đầu ngắm gửi tín hiệu kích nổ phần chiến đấu của đạn ngay trên không để hướng đĩa xuyên động năng vào phần động cơ hoặc phần giáp yếu trên nóc xe theo thuật toán ngắm xác định trước.

Bom chùm PBK-500U và đạn chùm 9M55K1 cải tiến dùng cho tổ hợp pháo phản lực Tornado-S (theo nguồn anh Long ;D) được gắn hệ thống dẫn đường quán tính tự lập tích hợp bộ thu tín hiệu định vị vệ tinh PSN-2001 để tăng độ chính xác. Khi tới bãi thả đạn con theo tính toán của hệ dẫn đường hết hợp, mạch tách đạn trên bom PBK-500U hoặc đạn phản lực 9M55K1 cải tiến sẽ kích hoạt để giải phóng đạn con SPDE.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: spetsnaz GRU trong 07 Tháng Hai, 2012, 10:34:22 pm
Thế bác huyphong cho hỏi tầm quét tìm mục tiêu của đạn con tự ngắm là bao nhiêu (bán kính tìm kiếm mục tiêu)?
Và khi đạn mẹ tách các đạn con tại khu vực mục tiêu (VD: đội hình tăng thiết giáp đối phương) thì các đạn con sẽ phân chia mục tiêu thế nào để tránh trường hợp nhiều đạn cùng đánh 1 mục tiêu trong khi có mục tiêu lại không bị đạn nào đánh?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 08 Tháng Hai, 2012, 06:01:02 pm
Thế bác huyphong cho hỏi tầm quét tìm mục tiêu của đạn con tự ngắm là bao nhiêu (bán kính tìm kiếm mục tiêu)?
Và khi đạn mẹ tách các đạn con tại khu vực mục tiêu (VD: đội hình tăng thiết giáp đối phương) thì các đạn con sẽ phân chia mục tiêu thế nào để tránh trường hợp nhiều đạn cùng đánh 1 mục tiêu trong khi có mục tiêu lại không bị đạn nào đánh?
Tầm quét hay bán kính tìm mục tiêu của đạn con được tính theo bài toán lượng giác: góc lệch trục thẳng đứng của đầu ngắm là 30 độ, cự li nghiêng tối thiểu để công kích mục tiêu là 150 mét, độ cao ổn định đạn con sau khi được thả, được chỉnh tốc độ rơi và tốc độ quay.

Các đạn con không có chế độ tự phân chia mục tiêu, nhưng được tính theo độ tản mát và tầm quét sau khi thả để không đánh trùng mục tiêu.


Tiêu đề: Đạn tụ động năng = Кумулятивное ударное ядро
Gửi bởi: huyphongssi trong 10 Tháng Hai, 2012, 07:59:00 am
Huyphong nói thêm chút về phần chiến đấu của đạn con SPBE: Phần này có hình trụ chứa 4,45kg thuốc nổ mạnh và 1 đĩa đồng lõm đường kính 173mm khối lượng 1kg nằm chắn ở ngoài.

Khi phát hiện mục tiêu và thiết lập xong đường ngắm, mạch nổ kích nổ khối thuốc nổ để dùng năng lượng vụ nổ ép đĩa đồng thành hình thuôn và truyền động năng cho nó diệt mục tiêu. Vận tốc đạn khi chạm nóc mục tiêu là trên 2000m/s và có khả năng xuyên tương ứng 70mm giáp thép đồng nhất ở góc chạm 30o so với mặt phẳng đứng.

Đạn này được gọi là Đạn tụ động năng (Кумулятивное ударное ядро) hay đơn giản là đạn động năng (ударное ядро).

Các hình chỉ có tính minh họa về thiết kế và nguyên lí đạn động năng - talks.guns.ru

(http://i2.guns.ru/forums/icons/forum_pictures/000180/180727.jpg)

(http://i2.guns.ru/forums/icons/forum_pictures/000190/190218.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 13 Tháng Hai, 2012, 03:35:30 pm
Chào các bạn , cho phép tôi được quay lại viêt tiếp về ĐẠN CHÙM !






Одинцов Владимир Алексеевич (RU) tốt nghiệp khoa vũ khí trường kỹ thuật tổng hợp N.E Bauman(Московский государственный технический университет имени Н.Э.Баумана"(ГОУ ВПО "МГТУ им. Н.Э.Баумана"). Sau đó ông làm việc 5 năm tại TT hạt nhân LB Nga tại thành phố Sarov trong vai trò trưởng phòng nghiêm cứu.

Giai đoạn 1975-1982 Одинцов đứng đầu liên viện nghiêm cứu các vấn đề NỔ MẢNH. Phát triển các tiêu chuẩn nổ mảnh hình trụ (RSFC-Russian Standard Fragmenting Cylinder) áp dụng cho việc thử nghiệm bi được nén trong vỏ thép dưới tác động vật liệu nổ(bằng sáng chế № 2025646). Theo lý thuyết và phương pháp từ sáng chế này, một số viện nghiêm cứu vũ khí của nước ngoài(ngoài Nga) đã bắt tay nghiêm cứu. Viện nghiêm cứu pháo cho Hải quân Mỹ đã phát triển đạn pháo "NOL" nổ phân mảnh  hình trụ, với lý thuyết tương tự như lý thuyết-phương pháp ở bằng sáng chế № 2025646.

Phương pháp nổ mạnh hình trụ được sử dụng nghiêm cứu trong 24 viện nghiêm cứu của các bộ ngành. Trong quá trình nghiêm cứu hoàn thiện phương pháp RSFC đã phát hiện 1 số thép nổ phân mảnh cao như : Thép Silic 60S(bằng sáng chế № 2079099, 2095740 РФ). Thép cùng thể tích 80G2S( bằng sáng chế 2153024 РФ) và thép 80S2 (do Одинцова và Ботвиной đồng tác giả bằng sáng chế số: 2368691 РФ). Thép 80G2S do Одинцова cùng phát triển với Т.Ф. Волыновой được ứng dụng sản xuất trong đạn 100mm của pháo 2A70 trên xe chiến đấu BMP-3.

Trong cuộc đời hiến râng cho khoa học đặc biệt là nghiêm cứu vũ khí, Одинцов đã nhận được tổng cộng 30 giấy chứng nhận tác giả, 112 bằng sáng chế trong đó có 77 bằng sáng chế ông tự làm.

Các công trình nghiêm cứu của ông được giới quân sự Quốc tế biết tới đặc biệt là công trình nghiêm cứu ĐẠN CHÙM(bằng sáng chế № 2018779). Trong quá trình nghiêm cứu phát triển đạn chùm, có rất nhiều bằng sáng chế được cấp từ đạn chùm : Từ đạn chùm "Bụi/Пыль"( bằng sáng chế 2374600) , đạn "ОТРОЧ" (bằng sáng chế 2327948) đến đạn chùm chứa các khối nổ hình trụ cho xe tăng 125mm (bằng sáng chế № 2018779),đến đạn chùm phòng không "Сварог" (phóng các khối nổ hình trụ chứa vật liệu nổ  về phía trước- chống trục thăng ) v.v...


Tôi sẽ lần lượt giới thiệu về các mẫu đạn chùm tiêu biểu của Одинцов.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Hai, 2012, 05:19:25 pm
ĐẠN NỔ MẢNH-CHÙM "BỤI/ПЫЛЬ" CHO PHÁO CHÍNH XE TĂNG 125MM


Bằng sáng chế Quốc gia số: RU2374600.
Tác giả : Одинцов Владимир Алексеевич.




Sáng chế 2374600 của Odinsov liên quan đến đạn dược, khi nổ đạn tạo ra 1 trục vòng tròn phá hủy. Phần trước quả đạn, bên trong vỏ đạn chứa khối nguyên tố nổ sẵn ( блок готовых поражающих элементов ГПЭ viết tắt là GPE), hoặc những mảnh nổ nghiền sẵn(осколка заданного дробления-ОЗД viết tắt là OZD). Phần phía sau quả đạn , bên trong vỏ đạn chứa thuốc nổ và kíp nổ đáy (в остальной части корпуса размещен заряд взрывчатого вещества с донным детонатором). Trọng lượng GPE hoặc OZD là : 0,2-0,4g. Số lượng GPE hoặc OZD trong 1 quả đạn khoảng 6000-25.000.


Miêu tả đạn nổ mảnh-chùm"bụi":



(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/2374600-4-s2.gif)




Đạn nổ mảnh-chùm"bụi" được trang bị cho pháo chính xe tăng 125mm, khi nổ tạo ra 1 trục chùm mảnh nổ. Bên trong vỏ đạn, ở phần trước quả đạn chứa các khối nguyên tố nổ sẵn ( блок готовых поражающих элементов ГПЭ viết tắt là GPE) hoặc những mảnh nổ nghiền sẵn(осколка заданного дробления-ОЗД viết tắt là OZD). Phần bên trong đuôi đạn chứa vật liệu nổ và kíp nổ đáy. Trọng lượng của các khối GPE là 2,5kg gồm 500 khối nhỏ, mỗi khối 5g. Vụ nổ được thực hiện cách mục tiêu 20m, bán kính phá hủy 7m, diện tích phá hủy 154m2, mật độ trung bình các khối GPE là 3,25/m2.


Thực nhiệm đạn nổ mảnh-chùm "bụi" gần đây nhất được tiến hành  ngày 27/10/2007 bằng sáng chế 2309375 S1.


Hạn chế lớn nhất của các mẫu thử nghiệm là mật độ thấp dòng mảnh chùm, đi ra từ trục dọc tâm nổ dẫn tới kết quả khả năng phá hủy mục tiêu thấp. Mục tiêu của đạn chùm hay nói cách khác là xe tăng chính là sự sống còn của xe( Vd đối phương có súng phóng lựu hay tên lửa chống tăng có điều khiển). Mục tiêu có góc chiếu nhỏ trên mặt đât, vuông góc với luồng trục GPE (0,3-0,4m2).


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/7684f685f656.jpg)



Trong 1 số trường hợp không tránh khỏi mục tiêu và điểm nổ có khoảng cách lớn, mật độ luồng mảnh sẽ phân tán lớn. Phạm vi tản mát của hệ thống quĩ đạo nổ hiện đại là :±10 м, tức là bán kính vụ nổ danh định là 15m, phạm vi vụ nổ là 5-25m.

Trong bản thống kê số 1 dưới đây cho thấy mật độ mảnh trung bình trong bán góc chiếu 20o, khả năng trúng mục tiêu ở diện tích 0,3m2 có ít nhất 1 GPE. Trong chùm mặt cắt ngang giả định, khả năng phân bổ GPE cứ cho là đồng đều thì ta sẽ có công thức tính toán dưới đây:

p=11-e-<п




Bảng thống kê số 1:



Phạm vi vụ nổ,m/Дальность подрыва, м:

5
10
15
20
25


Mật độ GPE trung bình trong chùm mặt cắt ngang 1/m2 . / Средняя плотность ГПЭ в поперечном сечении пучка, 1/м2:

48,1
12,0
5,3
3,0
1,9

Số lượng GPE trúng mục tiêu ở diện tích 0,3m2/Число ГПЭ, попавших в цель площадью0,3 м2:

14,4
3,6
1,59
0,9
0,576

Khả năng phá hủy/Вероятность поражения:

1,0
0,97
0,80
0,59
0,44.





Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: minhhang trong 20 Tháng Hai, 2012, 04:07:45 pm
ĐẠN NỔ MẢNH-CHÙM "BỤI/ПЫЛЬ" CHO PHÁO CHÍNH XE TĂNG 125MM

... Phạm vi tản mát của hệ thống quĩ đạo nổ hiện đại là :±10 м, tức là bán kính vụ nổ danh định là 15m, phạm vi vụ nổ là 5-25m.
   Trong bản thống kê số 1 dưới đây cho thấy mật độ mảnh trung bình trong bán góc chiếu 20o, khả năng trúng mục tiêu ở diện tích 0,3m2 có ít nhất 1 GPE. Trong chùm mặt cắt ngang giả định, khả năng phân bổ GPE cứ cho là đồng đều thì ta sẽ có công thức tính toán dưới đây:
p=11-e-<п
.....

Bác Longtrec cho xin những số liệu thực nghiệm của đạn nổ 125mm (loại bình thường) trên tăng để so sánh với loại Nổ Mảnh Chùm Bụi được không?
- Phạm vi tản mát của hệ thống quĩ đạo?
- Phạm vi vụ nổ [m]?
- Mật độ GPE trung bình trong chùm mặt cắt ngang [1/m2]?
- Số lượng GPE trúng mục tiêu ở diện tích [0,3m2]?
- Khả năng phá hủy?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 23 Tháng Hai, 2012, 01:30:17 am
ĐẠN NỔ MẢNH-CHÙM "BỤI/ПЫЛЬ" CHO PHÁO CHÍNH XE TĂNG 125MM

... Phạm vi tản mát của hệ thống quĩ đạo nổ hiện đại là :±10 м, tức là bán kính vụ nổ danh định là 15m, phạm vi vụ nổ là 5-25m.
   Trong bản thống kê số 1 dưới đây cho thấy mật độ mảnh trung bình trong bán góc chiếu 20o, khả năng trúng mục tiêu ở diện tích 0,3m2 có ít nhất 1 GPE. Trong chùm mặt cắt ngang giả định, khả năng phân bổ GPE cứ cho là đồng đều thì ta sẽ có công thức tính toán dưới đây:
p=11-e-<п
.....

Bác Longtrec cho xin những số liệu thực nghiệm của đạn nổ 125mm (loại bình thường) trên tăng để so sánh với loại Nổ Mảnh Chùm Bụi được không?
- Phạm vi tản mát của hệ thống quĩ đạo?
- Phạm vi vụ nổ [m]?
- Mật độ GPE trung bình trong chùm mặt cắt ngang [1/m2]?
- Số lượng GPE trúng mục tiêu ở diện tích [0,3m2]?
- Khả năng phá hủy?


Mỗi loại đạn có chức năng giêng của nó, ví dụ đạn thanh xuyên dưới cỡ để chống thiết giáp- tăng, đạn nổ phá để  đánh công sự hầm hào, các mục tiêu mặt đất, BB. Đạn chùm "bụi" có từ 6000-25000 mảnh thì chẳng ai dại đem đạn"thường" ra so sánh mật độ mảnh với nó dù ở diện tích, mặt cắt nào ;D. Còn phạm vi nổ của mỗi loại đạn lại phụ thuộc ngòi nổ nó để chế độ nào. Ngòi nổ thông thường thì có 2 chế độ: nổ tức thì(chạm nổ) hoặc nổ giữ chậm. Ngòi 3VM17(18) trong hệ thống "Айнет" có 5 chế độ tùy thuộc vào nhiệm vụ, mục tiêu mà hệ thống cài ngòi ấn định. Đánh BB trên công sự mở thì để chế độ nổ trên đầu, đánh vũ khí+xạ thủ điều khiển vũ khí chống tăng thì nổ đón trước cách mục tiêu độ 20m. Đánh trục thăng cũng là nổ đón, đánh xe vận tải hoặc thiết giáp hạng nhẹ thì có thể để chế độ chạm nổ, hoặc giữ chậm nổ(tất nhiên đánh mục tiêu loại này không phải nhiệm vụ chính của đạn chùm, đã có 30F54 với ngòi nổ 3VM18).


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: minhhang2 trong 23 Tháng Hai, 2012, 08:51:58 am
Bác Longtrec cho xin những số liệu thực nghiệm của đạn nổ 125mm (loại bình thường) trên tăng để so sánh với loại Nổ Mảnh Chùm Bụi được không?
- Phạm vi tản mát của hệ thống quĩ đạo?
- Phạm vi vụ nổ [m]?
- Mật độ GPE trung bình trong chùm mặt cắt ngang [1/m2]?
- Số lượng GPE trúng mục tiêu ở diện tích [0,3m2]?
- Khả năng phá hủy?


Mỗi loại đạn có chức năng giêng của nó, ví dụ đạn thanh xuyên dưới cỡ để chống thiết giáp- tăng, đạn nổ phá để  đánh công sự hầm hào, các mục tiêu mặt đất, BB. Đạn chùm "bụi" có từ 6000-25000 mảnh thì chẳng ai dại đem đạn"thường" ra so sánh mật độ mảnh với nó dù ở diện tích, mặt cắt nào ;D. Còn phạm vi nổ của mỗi loại đạn lại phụ thuộc ngòi nổ nó để chế độ nào. Ngòi nổ thông thường thì có 2 chế độ: nổ tức thì(chạm nổ) hoặc nổ giữ chậm. Ngòi 3VM17(18) trong hệ thống "Айнет" có 5 chế độ tùy thuộc vào nhiệm vụ, mục tiêu mà hệ thống cài ngòi ấn định. Đánh BB trên công sự mở thì để chế độ nổ trên đầu, đánh vũ khí+xạ thủ điều khiển vũ khí chống tăng thì nổ đón trước cách mục tiêu độ 20m. Đánh trục thăng cũng là nổ đón, đánh xe vận tải hoặc thiết giáp hạng nhẹ thì có thể để chế độ chạm nổ, hoặc giữ chậm nổ(tất nhiên đánh mục tiêu loại này không phải nhiệm vụ chính của đạn chùm, đã có 30F54 với ngòi nổ 3VM18).

- Khi họ chưa có đạn Nổ Mảnh Chùm Bụi thì họ vẫn đánh bộ binh...  bằng đạn nổ phá, tôi muốn bác so sánh đạn mới với đạn cũ đó để hiểu rõ tác dụng của loại mới.
- Bác có thể giới thiệu chi tiết sự hoạt động mở bảo hiểm của cái ngòi cho Đạn Nổ Chùm Bụi được không?

 


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 23 Tháng Hai, 2012, 01:39:09 pm
Bác có thể giới thiệu chi tiết sự hoạt động mở bảo hiểm của cái ngòi cho Đạn Nổ Chùm Bụi được không?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thông thường ở 1 vụ nổ thì năng lượng vụ nổ đi ra từ tâm nổ theo 4 phương 8 hướng.

József Misznay(Hungary) và Schardin Hubert( Đức) là hai chuyên gia chất nổ, đã phát hiện ra nguyên lý nổ : Tạo ra vụ nổ vuông góc đi ra từ tâm nổ. Hiện tượng nổ vuông góc với tâm nổ gọi là hiệu ứng "Misznay–Schardin effect". Mục đích của 2 nhà phát minh là tạo ra 1 quả mìn chống tăng cho quân đội Đức, nhưng cơ hội không có vì chiến tranh kết thúc trước khi mìn chống tăng "Misznay–Schardin effect" ra đời. Về sau người ta vận dụng nguyên lý nổ này để sx mìn chống tăng(Nga, Mỹ và nhiều nước khác), mìn chống trục thăng, mìn định hướng v.v... Tôi nhắc lại nguyên lý nổ này để sau này chúng ta hiểu thêm về đạn chùm khi đánh công sự mở bằng cách kích hoạt đạn nổ trên đầu BB. Nguyên lý nổ này cũng được Mỹ và Israel, Đức áp dụng triệt để trong các loại đạn chùm đa năng của họ(Đạn XM 1069(Mỹ) , đạn APAM (ISRAEL)và đạn ARAM(Đức)).

Nguyên lý bố trí ngòi nổ trong đạn chùm nói chung và đạn "bụi" nói giêng là : ngòi áp điện trên đầu và ngòi điện tử đáy. Cách bố trí này tương tự như cách bố trí ngòi trên đạn chống tăng B41.

Đạn B41 sử dụng ngòi áp điện ở đầu và ngòi nổ điện ở đáy, khi ngòi nổ đầu chạm vào vật cứng M (đủ cứng, chứ nếu là lưới B40 thì không có tác dụng ngăn B41) sẽ trạm truyền sóng nổ mồi xuống ngòi đáy kích hoạt khối thuốc nổ lõm. Trong đạn B41 có 1 ống loa hình phễu để định hướng cho vụ nổ, nổ lõm là hiện tượng hội tụ sóng xung kích và hội tụ tích năng lượng.

Trong quả đạn chùm"bụi" có 1 dãnh dẫn nổ, còn trong đạn B41 có loa hình phễu và ống loa bằng hợp kim nhôm(loa có tác dụng định hướng nổ, còn ống loa có tác dụng chuyền sóng nổ mồi tới ngòi đáy).

Tôi lấy ví dụ đạn B41 để bạn hiểu tại sao phải dùng 2 ngòi trong 1 quả đạn ;D.

Trong quả đạn chùm"bụi" có sử dụng ngòi điện tử 3MV17 thuộc hệ thống "Айнет" . Vậy hệ thống "Айнет" là gì?
Nó gồm máy đo xa laser, hệ thống định tầm nổ tự động và ngòi nổ điện tử 3VV17(18) .

Trong ngòi đáy điện tử có bộ đếm(Счет), khi quả đạn đến 1 tầm định sẵn dựa vào tham số định tầm trước đó máy đã cài tự động khi nạp đạn, hạt lửa trong ngòi đáy sẽ phát nổ, tạo ra xung động đủ kích hoạt khối thuốc nổ đáy phá vỏ hất toàn bộ mảnh nghiền nhồi sẵn hoặc các khối nguyên tố nổ hình trụ trên phần đầu mũi đạn tạo ra chùm mảnh nổ .

Như vậy đã rõ, quả đạn chỉ bị kích hoạt khi đã đến tầm nổ định sẵn . Máy đếm trong ngòi đáy có thể hiểu như chốt an toàn hay nói cách khác là bảo hiểm mà bạn quan tâm.

Hiểu theo kiểu dân giã là : Bộ đếm trong ngòi đáy điện tử đáy chính là đồng hồ hẹn giờ đếm ngược, quả mìn hẹn giờ nếu không kích hoạt đồng hồ hẹn giờ thì nó hiền như 1 con cún bông ấy mà ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: minhhang2 trong 23 Tháng Hai, 2012, 03:46:37 pm
Bác có thể giới thiệu chi tiết sự hoạt động mở bảo hiểm của cái ngòi cho Đạn Nổ Chùm Bụi được không?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thông thường ở 1 vụ nổ thì năng năng lượng vụ nổ đi ra từ tâm nổ theo 4 phương 8 hướng.
József Misznay(Hungary) và Schardin Hubert( Đức) là hai chuyên gia chất nổ, đã phát hiện ra nguyên lý nổ : Tạo ra vụ nổ vuông góc đi ra từ tâm nổ. Hiện tượng nổ vuông góc với tâm nổ gọi là hiệu ứng "Misznay–Schardin effect". Mục đích của 2 nhà phát minh là tạo ra 1 quả mìn chống tăng cho quân đội Đức, nhưng cơ hội không có vì chiến tranh kết thúc trước khi mìn chống tăng "Misznay–Schardin effect" ra đời. Về sau người ta vận dụng nguyên lý nổ này để sx mìn chống tăng(Nga, Mỹ và nhiều nước khác). Tôi nhắc lại nguyên lý nổ này để sau này chúng ta hiểu thêm về đạn chùm khi đánh công sự mở bằng cách kích hoạt đạn nổ trên đầu BB. Nguyên lý nổ này cũng được Mỹ và Israel, Đức áp dụng triệt để trong các loại đạn chùm đa năng của họ(Đạn XM 1069(Mỹ) , đạn APAM (ISRAEL)và đạn ARAM(Đức)).

Nguyên lý bố trí ngòi nổ trong đạn chùm nói chung và đạn "bụi" nói giêng là : ngòi áp điện trên đầu và ngòi điện tử đáy. Cách bố trí này tương tự như cách bố trí ngòi trên đạn chống tăng B41.

Đạn B41 sử dụng ngòi áp điện ở đầu và ngòi nổ điện ở đáy, khi ngòi nổ đầu chạm vào vật cứng M (đủ cứng, chứ nếu là lưới B40 thì không có tác dụng ngăn B41) sẽ trạm truyền sóng nổ mồi xuống ngòi đáy kích hoạt khối thuốc nổ lõm. Trong đạn B41 có 1 ống loa hình phễu để định hướng cho vụ nổ, nổ lõm là hiện tượng hội tụ sóng xung kích và hội tụ tích năng lượng.

Trong quả đạn chùm"bụi" có 1 dãnh dẫn nổ, đạn B41 có loa hình phễu và ống loa bằng hợp kim nhôm(loa có tác dụng định hướng nổ, còn ống loa có tác dụng chuyền sóng nổ mồi tới ngòi đáy).

Tôi lấy ví dụ đạn B41 để bạn hiểu tại sao phải dùng 2 ngòi trong 1 quả đạn ;D.

Trong quả đạn chùm"bụi" có sử dụng ngòi điện tử 3MV17 thuộc hệ thống "Айнет" . Vậy hệ thống "Айнет" là gì?
Nó gồm máy đo xa laser, hệ thống định tầm nổ tự động và ngòi nổ điện tử 3VM17(18) .

Trong ngòi đáy điện tử có bộ đếm(Счет), khi quả đạn đến 1 tầm định sẵn dựa vào tham số định tầm trước đó máy đã cài tự động khi nạp đạn, hạt lửa trong ngòi đáy sẽ phát nổ, tạo ra xung động đủ kích hoạt khối thuốc nổ đáy phá vỏ hất toàn bộ mảnh nghiền nhồi sẵn hoặc các khối nguyên tố nổ hình trụ trên phần đầu mũi đạn tạo ra chùm mảnh nổ .

Như vậy đã rõ, quả đạn chỉ bị kích hoạt khi đã đến tầm nổ định sẵn . Máy đếm trong ngòi đáy có thể hiểu như chốt an toàn hay nói cách khác là bảo hiểm mà bạn quan tâm.

Hiểu theo kiểu dân dã là : Bộ đếm trong ngòi đáy điện tử 3VM17 chính là đồng hồ hẹn giờ đếm ngược, quả mìn hẹn giờ nếu không kích hoạt đồng hồ hẹn giờ thì nó hiền như 1 con cún bông ấy mà ;D

- Nếu theo giải thích này của bác thì sẽ chưa sáng tỏ được cái câu hỏi đạn xịt hôm trước. Hôm đó bác có trả lời là còn "dù dự phòng" và sẽ giải thích kỹ sau....
- Cụ thể là:Khi đã xác định mục tiêu, đã cài tham số , đã bắn , nhưng liều phóng xịt. Vậy cái gì nó làm cái đầu đạn không nổ vì đồng hồ đếm ngược? Hôm trước Huyphongssi gọi cái đó là :bảo hiểm ngòi. Nhưng chưa kịp giới thiệu sự làm việc, vì bận đi họp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 23 Tháng Hai, 2012, 05:18:31 pm
Bác có thể giới thiệu chi tiết sự hoạt động mở bảo hiểm của cái ngòi cho Đạn Nổ Chùm Bụi được không?
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thông thường ở 1 vụ nổ thì năng năng lượng vụ nổ đi ra từ tâm nổ theo 4 phương 8 hướng.
József Misznay(Hungary) và Schardin Hubert( Đức) là hai chuyên gia chất nổ, đã phát hiện ra nguyên lý nổ : Tạo ra vụ nổ vuông góc đi ra từ tâm nổ. Hiện tượng nổ vuông góc với tâm nổ gọi là hiệu ứng "Misznay–Schardin effect". Mục đích của 2 nhà phát minh là tạo ra 1 quả mìn chống tăng cho quân đội Đức, nhưng cơ hội không có vì chiến tranh kết thúc trước khi mìn chống tăng "Misznay–Schardin effect" ra đời. Về sau người ta vận dụng nguyên lý nổ này để sx mìn chống tăng(Nga, Mỹ và nhiều nước khác). Tôi nhắc lại nguyên lý nổ này để sau này chúng ta hiểu thêm về đạn chùm khi đánh công sự mở bằng cách kích hoạt đạn nổ trên đầu BB. Nguyên lý nổ này cũng được Mỹ và Israel, Đức áp dụng triệt để trong các loại đạn chùm đa năng của họ(Đạn XM 1069(Mỹ) , đạn APAM (ISRAEL)và đạn ARAM(Đức)).

Nguyên lý bố trí ngòi nổ trong đạn chùm nói chung và đạn "bụi" nói giêng là : ngòi áp điện trên đầu và ngòi điện tử đáy. Cách bố trí này tương tự như cách bố trí ngòi trên đạn chống tăng B41.

Đạn B41 sử dụng ngòi áp điện ở đầu và ngòi nổ điện ở đáy, khi ngòi nổ đầu chạm vào vật cứng M (đủ cứng, chứ nếu là lưới B40 thì không có tác dụng ngăn B41) sẽ trạm truyền sóng nổ mồi xuống ngòi đáy kích hoạt khối thuốc nổ lõm. Trong đạn B41 có 1 ống loa hình phễu để định hướng cho vụ nổ, nổ lõm là hiện tượng hội tụ sóng xung kích và hội tụ tích năng lượng.

Trong quả đạn chùm"bụi" có 1 dãnh dẫn nổ, đạn B41 có loa hình phễu và ống loa bằng hợp kim nhôm(loa có tác dụng định hướng nổ, còn ống loa có tác dụng chuyền sóng nổ mồi tới ngòi đáy).

Tôi lấy ví dụ đạn B41 để bạn hiểu tại sao phải dùng 2 ngòi trong 1 quả đạn ;D.

Trong quả đạn chùm"bụi" có sử dụng ngòi điện tử 3MV17 thuộc hệ thống "Айнет" . Vậy hệ thống "Айнет" là gì?
Nó gồm máy đo xa laser, hệ thống định tầm nổ tự động và ngòi nổ điện tử 3VM17(18) .

Trong ngòi đáy điện tử có bộ đếm(Счет), khi quả đạn đến 1 tầm định sẵn dựa vào tham số định tầm trước đó máy đã cài tự động khi nạp đạn, hạt lửa trong ngòi đáy sẽ phát nổ, tạo ra xung động đủ kích hoạt khối thuốc nổ đáy phá vỏ hất toàn bộ mảnh nghiền nhồi sẵn hoặc các khối nguyên tố nổ hình trụ trên phần đầu mũi đạn tạo ra chùm mảnh nổ .

Như vậy đã rõ, quả đạn chỉ bị kích hoạt khi đã đến tầm nổ định sẵn . Máy đếm trong ngòi đáy có thể hiểu như chốt an toàn hay nói cách khác là bảo hiểm mà bạn quan tâm.

Hiểu theo kiểu dân dã là : Bộ đếm trong ngòi đáy điện tử 3VM17 chính là đồng hồ hẹn giờ đếm ngược, quả mìn hẹn giờ nếu không kích hoạt đồng hồ hẹn giờ thì nó hiền như 1 con cún bông ấy mà ;D

- Nếu theo giải thích này của bác thì sẽ chưa sáng tỏ được cái câu hỏi đạn xịt hôm trước. Hôm đó bác có trả lời là còn "dù dự phòng" và sẽ giải thích kỹ sau....
- Cụ thể là:Khi đã xác định mục tiêu, đã cài tham số , đã bắn , nhưng liều phóng xịt. Vậy cái gì nó làm cái đầu đạn không nổ vì đồng hồ đếm ngược? Hôm trước Huyphongssi gọi cái đó là :bảo hiểm ngòi. Nhưng chưa kịp giới thiệu sự làm việc, vì bận đi họp.
Phần trên anh Long có nhầm 1 chút. 3VM17 là ngòi đầu và nó hoạt động như nào đã được Huyphong nói rồi. Đạn đăng kí trong bằng phát minh RU2374600 sử dụng ngòi gì và hoạt động như thế nào củng đả được nêu. Bạn minhhang phải đọc lại và nhớ cho kĩ.

Bạn vẫn thắc mắc về bảo hiểm ngòi quán tính. Đây là kiến thức sơ đẳng đã được nêu bằng tiếng Vn trong Cát này. Có vẻ bạn không biết tiếng Nga nên nếu muốn đọc thêm về vụ này thì cứ tra theo các từ khóa "fuze setback mechanism" "fuze arming" vân vân.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: meo-u trong 23 Tháng Hai, 2012, 07:28:48 pm
Nôm na là viên đạn trong nòng được lập trình 10s sau khi bắn sẽ nổ. Chỉ chờ lệnh Enter. Lệnh Enter mà bị xịt (đạn không nổ) thì …thôi. Lại bấm nút Esc vậy.
Còn làm sao để lấy ngón tay bấm Enter trong quả đạn thì nhờ vào lực quán tính vậy ;D
Hê hê.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 23 Tháng Hai, 2012, 08:11:25 pm
Bạn minhhang không còn thắc mắc gì chứ ;D?

Câu chuyện "dù phụ" của tôi là câu chuyện vui thôi ;D, lực quán tính của viên đạn khi được bắn đi chính là "dù phụ"  ;D, không có lực quán tính thì "bảo hiểm " đạn không mở.

Trên thực tế liều xịt hầu như không sảy ra, mà chỉ có thể là mục tiêu đã bị tiêu diệt(từ nguồn hỏa lực khác) hoặc mục tiêu thay đổi thì quá trình  cài ngòi lại phải thực hiện từ đầu ,có nghĩa lệnh cài ngòi trước phải hủy.

Năm 1984 đơn vị tôi chiến đấu bảo vệ Đồng đăng, cả 6 tháng trời dòng giã, đánh bao nhiêu trận, bắn biết bao quả đạn mà không có 1 hạt lửa nào bị sịt, mà đạn bọn tôi sử dụng lúc đó sx từ năm 1943-1950, tức là sau trên dưới 40 năm từ ngày sx đấy.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 23 Tháng Hai, 2012, 08:52:23 pm
Chắc minhhang/minhhang2 không biết cấu tạo đạn pháo tăng hiện đại của Nga ra sao nên mới hỏi vụ nổ hay xịt kiểu đó 8)

Dưới đây là cơ số đạn cho pháo chính, súng đồng trục và súng phòng không của tăng T-90s (saperka.ru)
(http://saperka.ru/wp-content/uploads/2009/02/boek_full.jpg)

Dãy liều phóng của đạn pháo nằm bên phải hình. Nếu liều xịt (hản hửu nha ;D) thì rút ra tống liều mới vào bắn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: minhhang2 trong 23 Tháng Hai, 2012, 09:14:11 pm
Bạn minhhang không còn thắc mắc gì chứ ;D?

Câu chuyện "dù phụ" của tôi là câu chuyện vui thôi ;D, lực quán tính của viên đạn khi được bắn đi chính là "dù phụ"  ;D, không có lực quán tính thì "bảo hiểm " đạn không mở.

Trên thực tế liều xịt hầu như không sảy ra, mà chỉ có thể là mục tiêu đã bị tiêu diệt(từ nguồn hỏa lực khác) hoặc mục tiêu thay đổi thì quá trình  cài ngòi lại phải thực hiện từ đầu ,có nghĩa lệnh cài ngòi trước phải hủy.

Năm 1984 đơn vị tôi chiến đấu bảo vệ Đồng đăng, cả 6 tháng trời dòng giã, đánh bao nhiêu trận, bắn biết bao quả đạn mà không có 1 hạt lửa nào bị sịt, mà đạn bọn tôi sử dụng lúc đó sx từ năm 1943-1950, tức là sau trên dưới 40 năm từ ngày sx đấy.


- Từ hôm đó nghe bác và mọi người giải thích thì đã hiểu được cái này rồi : "không có lực quán tính thì "bảo hiểm " đạn không mở".
- Và cũng ngay từ hôm đó đã hỏi bác cách làm việc của bảo hiểm quán tính? ( Cấu tạo + nguyên lý hoạt động của nó ) 
- Không phải thắc mắc , mà muốn nhờ bác trình bầy rõ hơn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 23 Tháng Hai, 2012, 09:56:45 pm
Xin nói cho hết, không giữ lại nặng bụng. ;D

Đạn cho pháo chính xe tăng Nga thường là đạn sử dụng liều rời, ở đáy liều rời có hạt lửa, có xịt thì là xịt hạt lửa chứ không có chuyện liều phóng không cháy. Liều phóng dạng rắn này ngâm nước thoải mái gặp lửa là bén tức khắc) . Hạt lửa được bảo quản trong túi nilon kín, nó có thể bị xịt khi mất bảo quản dẫn tới gỉ sét làm thủng hạt lửa.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: gangthep trong 23 Tháng Hai, 2012, 09:58:36 pm

- Từ hôm đó nghe bác và mọi người giải thích thì đã hiểu được cái này rồi : "không có lực quán tính thì "bảo hiểm " đạn không mở".
- Và cũng ngay từ hôm đó đã hỏi bác cách làm việc của bảo hiểm quán tính? ( Cấu tạo + nguyên lý hoạt động của nó ) 
- Không phải thắc mắc , mà muốn nhờ bác trình bầy rõ hơn.

Hình như ý của bác minhhang muốn bác Longtrec và bác Huyphongssi giải thích về nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo của cơ chế mở bảo hiểm ngòi bằng quán tính.Em hiểu thế không biết có đúng không bác minhhang ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 23 Tháng Hai, 2012, 10:11:31 pm

- Từ hôm đó nghe bác và mọi người giải thích thì đã hiểu được cái này rồi : "không có lực quán tính thì "bảo hiểm " đạn không mở".
- Và cũng ngay từ hôm đó đã hỏi bác cách làm việc của bảo hiểm quán tính? ( Cấu tạo + nguyên lý hoạt động của nó )  
- Không phải thắc mắc , mà muốn nhờ bác trình bầy rõ hơn.

Hình như ý của bác minhhang muốn bác Longtrec và bác Huyphongssi giải thích về nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo của cơ chế mở bảo hiểm ngòi bằng quán tính.Em hiểu thế không biết có đúng không bác minhhang ;D

Hì, đã giải thích rất rõ rồi mà gangthep ;D.

Khi quả đạn được bắn đi, tức là ngay sau khi chuyển động trong nòng pháo, quả đạn bắt đầu có quán tính.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: minhhang2 trong 24 Tháng Hai, 2012, 08:30:49 am

- Từ hôm đó nghe bác và mọi người giải thích thì đã hiểu được cái này rồi : "không có lực quán tính thì "bảo hiểm " đạn không mở".
- Và cũng ngay từ hôm đó đã hỏi bác cách làm việc của bảo hiểm quán tính? ( Cấu tạo + nguyên lý hoạt động của nó ) 
- Không phải thắc mắc , mà muốn nhờ bác trình bầy rõ hơn.

Hình như ý của bác minhhang muốn bác Longtrec và bác Huyphongssi giải thích về nguyên lý hoạt động cũng như cấu tạo của cơ chế mở bảo hiểm ngòi bằng quán tính.Em hiểu thế không biết có đúng không bác minhhang ;D
- Đúng vậy!
- Bác Longtrec giải thích hộ đi.   Huyphong thấy rất khó cô đọng thành 1 câu trả lời theo kiểu đáp khẽ  nên đã "phải đi họp rồi". 


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Hai, 2012, 03:08:27 pm
(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/11a.jpg)

Bên trên là hình vẽ miêu tả cấu trúc 1 quả đạn chùm. Phần khoanh đỏ chính là ngòi đáy, nó hoạt động khi có tác động quán tính(донный взрыватель инерционного действия).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/3-71.jpg)

Ngòi nổ đáy(hình chỉ mang tính chất minh họa).


Ngòi nổ quán tính thường được chế tạo ở 2 dạng: Quán tính cơ khí quán tính điện tử.

-Ngòi nổ  quán tính cơ khí được biết đến như ở đạn chống tăng RPG-2(B40) hoặc ở đạn M-79(Mỹ).

Trong ngòi nổ đầu đạn B40 có thanh kim loại hình trụ (có thể hiểu nó là kim hỏa), bình thường khóa ở vị trí an toàn. Khi bắn, gia tốc lớn tiến về trước của đầu đạn làm thanh kim loại hình trụ phá khóa an toàn lùi về sau, chuyển sang chế độ sẵn sàng. Khi đạn chạm vào mục tiêu và bị chặn lại đột ngột, thanh kim loại hình trụ lao về trước (quán tính) đập vào nổ hạt nổ-quả đạn bị kích hoạt. Điều này lý giải cho việc người ta dùng lưới B40 để giăng khắc chế loại đạn này. Trên chiến trường ,thực tế có 1 số đạn B40 bắn chật mục tiêu cắm xuống bùn nước không nổ, những người không biết về ngòi nổ quán tính của đạn B40 cho rằng đạn xịt. Nhưng không phải, M không đủ cứng để chặn đạn đột ngột và kim hỏa của đạn không đủ độ rằn để lao về phía trước đập vào hạt lửa. Hoặc đạn bắn ở cự li quá gần, đầu đạn không đủ gia tốc để mở khóa an toàn cũng dẫn tới đạn xịt.

Thông tin về hệ thống "Айнет" rất ít, nó chỉ được tiết nộ chung chung,phần bài viết dưới đây tôi chỉ đưa khái nhiệm cơ bản về nguyên lý hoạt động của ngòi đáy điện tử.

-Ngòi quán tính điện tử(thực chất kết hợp giữa cơ khí và điện tử): Bên trong ngòi có 1 lò xo gắn với chốt hãm, chốt hãm này tì lên bánh xe mặt nguyệt. Thường thì trong ngòi quán tính còn có bộ bánh răng phụ, mục đích để hãm chậm.

Khi quả đạn có gia tốc, tức là từ thời điểm được bắn đi đạn có quán tính tịnh tiến theo chiều tăng dần, đầu đạn sẽ xoay tròn theo trục đạn tạo ra lực li tâm. Lực li tâm đi ra từ tâm đạn ép lò xo mở chốt hãm bánh răng đây chính là cơ chế mở bảo hiểm đấy bạn minhhang ạ.

Nhờ có cơ chế bánh răng phụ nên bánh răng bán nguyệt quay chậm đều(chứ không quay nhanh như mặt nguyệt trong đồng hồ tự động khi ta lắc mạnh). Cơ cấu quay bánh răng bán nguyệt không đồng trục này chính là cơ cấu đếm ngược thời gian định tầm nổ. Tất nhiên bánh răng bán nguyệt lệch tâm, chuyển động đều này được nối với bộ đếm điện tử.

Điểm hỏa ngòi nổ đáy của hệ thống  "Айнет" bằng điện.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 03 Tháng Ba, 2012, 04:41:20 pm
Tiếp theo và hết về đạn chùm:



Bảng thống kê số 2:


Khối lượng của GPE/g
0,2
0,3
0,4

Hệ số đạn đạo:

0,034
0,030
0,027

Tốc độ tiếp cận mục tiêu của GPE, m / s:

427
472
509

Động năng GGE, J:

18,2
33,4
51,8
Diện tích mặt cắt giữ các GPE, mm2:

9,5
13,7
16,6

Tỉ trọng động năng, J/mm2 :

1,92
2,44
3,12


Bảng thông kê số 2 cho thấy hệ số đạn đạo được tính theo công thức sau :


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/23746001.gif)



Bảng số 2 cũng cho ta biết tốc độ tiếp cận mục tiêu của GPE được biểu diễn dưới công thức sau:

V=Voexp[-Ax]

Trong đó:
-Vo :Tốc độ ban đầu(giả định là 1000m/s).
-x:Khoảng cách xuyên qua (ở đây giả định là 25m), động năng ,diện tích mặt cắt và tỉ trọng của GPE.


Bảng thống kê số 3:

Trọng lượng của GPE/g:

0,2
0,3
0,4

Số lượng GPE trong khối:

2,5
12500
8333
6250
5,0
25000
16666
12500

Mật độ trung bình của GPE chùm mặt cắt ngang 1/m2:

2,5
48,1
32,0
24,0
5,0
96
64
48

Kỳ vọng của số lượng của GPE, bắn trúng các khu vực dễ bị tổn thương của các mục tiêu  không được bảo vệ:

2,5
2,4
1,6
1,2
5,0
4,8
3,2
2,4

Xác suất phá hủy:

2,5
0,909
0,798
0,699
5,0
0,992
0,959
0,909



Ngoài đạn "bụi" bằng sáng chế 2374600 ,hiện Nga có các chủng đạn chùm trang bị cho pháo chính xe tăng/bằng sáng chế. Nếu như danh sách đạn chùm mà tôi thu thập không sót thì hiện Nga có gần 30 chủng đạn chùm, đáng chú ý nhất là đạn "ТВЕРИЧ" được cải tiến nâng cấp tới 5 lần.


1/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД/2365862.
2/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "АКИНФ"/2353895.
3/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ВАСИЛИСК"/2300073.
4/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ВЛАДИМИР"/2309375
5/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ГАМАЮН"/2339902.
6/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ОТМИЧ"/2309372.
7/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ОТРОЧ"/2327948.
8/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ПЕРУН"/2237231.
9/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "РАТИБОР"2309371.   
10/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "РУГОДИВ"/2298763.
11/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ТВЕРИЧ"/2346230.
12/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ТВЕРСКОЙ"/2346231.
13/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ТОРЖОК"/2357196.
14/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ЧЕРНОБОГ"/2300074.
15/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ВЕРТЯЗИН"/2363920.
17/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ЗУБЦОВ"/2365863.
18/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "КРАСНЫЙ ХОЛМ"/2363917.
19/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ПОСВИЗД"/2368864.
20/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "РЖЕВ"/2363918.   
21/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "САРАГОЖА"/2414672.   
22/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ТВЕРИТЯНИН - 2"/2363921.   
23/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ТВЕРИЧ - 2"/2363922.   
24/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ТВЕРИЧ - 4"/2401979.   
25/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ТВЕРИЧ - 5"/2427789.   
26/ОСКОЛОЧНО - ПУЧКОВЫЙ СНАРЯД "ТОРОПЕЦ"/2363919.



Xin lưu ý: Bài sau tôi sẽ viết về súng+dao bắn đạn không nổ (tất nhiên không phải giảm thanh) SP 4 trang bị cho các lực lượng đặc nhiệm Nga, bài viết theo yêu cầu của bạn Alachi và một số bạn.
-Tiếp sau tôi sẽ có 1 loạt bài viết về 1 loại đạn Nga vừa phát triển, thuộc dạng có 1 không hai trên thế giới hiện đang thử nghiệm chưa chính thức đưa vào trang bị, nó mệnh danh là "Rìu bổ củi". Đây là 1 loại đạn vừa chứa các khối Vonfram phía trước với nhiệm vụ loại bỏ giáp phản ứng nổ chủ động thế hệ 3 và chủng xuyên lõm liều cao phía sau với khả năng xuyên thủng giáp chính dày tới 1000mm.   


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 04 Tháng Ba, 2012, 05:31:29 pm
BM-21 cải tiến

(http://desmond.imageshack.us/Himg51/scaled.php?server=51&filename=tornadogrus03.jpg&res=medium)

Một video khác về 1 bản 122 ly cải tiến khác có ống phóng hơi khác so với 2B17-1 "Tornado G"

http://www.youtube.com/watch?v=zgVi8dB-KFM

Có 1 số chi tiết khá lạ như hình bên dưới ;D
(http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH201203046309zda4mjkzzj851980.jpeg)
(http://upnhanh.sieuthinhanh.com/tmpimages/images/sieuthiNHANH201203046309mdnlzgy2y2755791.jpeg)



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Ba, 2012, 05:23:41 pm
ĐẠN KHÔNG GÂY TIẾNG NỔ KHI BẮN-NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG.



Như chúng ta đã biết về cấu tạo và nguyên tắc của ống giảm thanh, khi đầu đạn được bắn đi, đi sau nó là năng lượng khí thuốc súng được giải phóng. Nguồn năng lượng khí thuốc súng này với tác dụng đẩy đầu đạn đi nhưng nó cũng chính là nguyên nhân gây ra tiếng nổ khi vừa ra khỏi nòng súng. Để ngắt dòng khí thuốc súng này, người ta có 2 cách, lắp ống giảm thanh hoặc đạn không gây tiếng nổ. Nói cụ thể hơn là tạo ra 1 loại đạn vừa có tác dụng đẩy được đầu đạn ra khỏi nòng súng đủ sức sát thương vừa phải "nhốt" khí thuốc súng được giải phóng đi sau viên đạn. Tuy nhiên nhẽ đời được cái này thì phải hy sinh cái khác.

Ưu điểm khi sử dụng vũ khí không gây tiếng ồn thì ai cũng biết, vậy nhược điểm của chúng là gì?

a/Nhược điểm của ống giảm thanh:

Nếu khẩu súng lắp giảm thanh thì đạn sử dụng cho nó phải là đạn cận âm, nếu không  viên đạn có tốc độ siêu thanh(>340m/s) thì bức tường âm thanh sẽ bị phá vỡ, đầu đạn sẽ tạo ra sóng xung kích. Viên đạn khi ra khỏi ống giảm thanh sẽ kèm theo âm thanh "giả" và như vậy phủ nhận vai trò của ống giảm thanh. Hơn nữa khi súng nắp ống giảm thanh súng chỉ nên bắn ở chế độ điểm xạ, nếu để chế độ liên thanh thì tuổi thọ của ống giảm thanh sẽ tính bằng phút vì khi đó nhiệt độ trong ống giảm thanh tăng quá ngưỡng phá hủy các vách ngăn.

b/Nhược điểm của đạn không gây tiếng nổ khi bắn(đạn pistong).

Cũng giống như ở súng giảm thanh, đạn không gây tiếng nổ thường có tốc độ cận âm. Chế tạo phức tạp đòi hỏi công nghệ cùng vật liệu chế tạo đặc biệt....

Các chủng đạn không gây tiếng nổ mà Liên Xô(Nga) đã phát triển:

Từ năm 1954 đạn khi bắn không gây tiếng nổ đã được trưởng phòng thiết kế số 14, nhà máy chế tạo vũ khí TULA  Стечкин đề xuất nghiêm cứu. Phiên bản thứ nhất SP-1, được cho là phiên bản thử nghiệm, nó có kết cục là không ra khỏi phòng thí nghiệm.

Phiên bản thứ 2 có tên SP-2 (7,62mmx35): Dựa trên cơ sở thử nhiệm trước đó của Stechkin, SP-2 sau đó đã được đưa vào biên chế trang bị. SP-2 có chiều dài 42mm, đường kính các tút 10,5mm, sơ tốc 180m/s, đầu đạn nặng 6,5g.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/sp-2.jpg)

SP-2.

Phiên bản thứ 3, SP-3 (7,62mmx 55): Đây là loại đạn có nhiều nhược điểm, đạn có pistong nồng vào nhau do đó chiều dài đạn đã tăng lên thành 55mm. Năng lượng đẩy viên đạn thấp chỉ vào khoảng 150J , tức là năng lượng này chỉ tương đương 1/2 năng lượng đẩy của viên đạn súng Makarov. Súng ngắn Makarov vốn bị chỉ trích có tầm bắn hiệu quả thấp, đạn xâm nhập và phá hủy mục tiêu kém.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/sp-3.jpg)


SP-3.

Trên cơ sở của đạn SP-3, Viện nghiêm cứu chế tạo máy chính xác( ЦНИИточмаш thuộc tp Климов tỉnh Moscow)đã thiết kế thành công đạn SP-4 sử dụng cho súng ngắn ám sát PSS và dao găm đa tác dụng NRS-2. Năm 1983 SP-4 được chính thức tiếp nhận trang bị cho Cục tình báo Quân đội(GRU) và Cục an ninh Quốc gia(KGP).


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/vorchun4.jpg)


SP-4.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/pss1_thumb.jpg)

 súng ngắn ám sát PSS.



(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/5979ac66515a.jpg)


Dao găm đa tác dụng NRS-2.


Các phiên bản sau của đạn không gây tiếng nổ khi bắn đã được dần khắc khắc phục những nhược điểm. SP-5 (7,62x39mm) là loại đạn trang bị cho súng bắn tỉa, tiếp đến là SP-6 là đạn tấn công lõi thép, năng lượng đẩy của đạn đã đạt 600-700J.

Ngày nay dòng đạn không gây tiếng nổ "SP" đã phong phú về chủng loại như đạn SP-10(9mmx21) có lõi tăng cường nhiệt(термоупрочненного сердечника) , sử dụng cho súng ngắn «Вектор». Đạn SP-13 xuyên thép, vạch đường dùng để hiệu chỉnh hỏa lực  v.v và v.v.




Còn tiếp : Nguyên lý hoạt động của đạn không gây tiếng nổ khi bắn (SP-4).


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 29 Tháng Tư, 2012, 10:58:09 pm
Xin chào các đồng chí cùng các bạn!

Thời gian qua tôi bận quá nên để topic nguội lạnh,thành thật xin lỗi các đồng chí cùng các bạn.Cho phép tôi được trở lại phần bài viết về đạn không gây tiếng nổ khi bắn và dao bắn đạn không gây tiếng nổ NRS-2.



Dao bắn đạn không gây tiếng nổ NRS-2(Нож разведчика стреляющий ) được phát triển bởi Viện nghiên cứu máy chính xác(ЦНИИТОЧМАШе).Đây là 1 loại vũ khí cá nhân đa tác dụng và rất lợi hại được trang bị cho các đơn vị trinh sát quân đội, các lực lượng KGB. NRS-2 được thiết kế ngoài các tính năng thông thường như đâm, cắt gỗ, cắt dây thép gai còn có khả năng đặc biệt như 1 khẩu súng ngắn vì nó được trang bị 1 cơ cấu bắn đạn không gây tiếng nổ. NRS-2 rất thích hợp cho các trận cận chiến trong vòng bán kính 25m.


Dao bắn đạn không gây tiếng nổ NRS-2 không phải là mẫu dao đầu tiên được phát triển dưới thời Xô Viết. Trước đó vào năm 1970, Liên Xô cho phát triển 1 loại dao đa tác dụng có cơ cấu bắn đạn không gây tiếng nổ sử dụng đạn PS-3( pistong nồng vào nhau, kích cỡ :7,62mmx 55). Đề án do Рафаил Дмитриевич Хлынин đứng đầu, mẫu dao này có tên "NRS".

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/nrs.jpg)

Mẫu dao NRS đầu tiên.



Trong năm 1986 Viện nghiêm cứu máy chính xác tiếp tục phát triển và cải tiến mẫu dao NRS thành NR-2(không có cơ cấu bắn đạn không gây tiếng nổ) và NRS-2(với cơ cấu bắn đạn không gây tiếng nổ).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/223-1.jpg)


Mẫu dao NR-2.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/nrc2_razL.jpg)


Mẫu dao NRS-2.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Kebaothu trong 04 Tháng Bảy, 2012, 11:00:34 pm
Hay quá có bài mới rồi, lúc nào cũng mong các anh các chú dành thời gian viết bài thường xuyên hơn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtt88 trong 05 Tháng Bảy, 2012, 07:24:25 am
Lữ đoàn Pháo binh 16: Huấn luyện bộ đội sát với thực tế chiến đấu

http://www.youtube.com/watch?v=chHj0yhLzOs


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 12 Tháng Tám, 2012, 11:54:33 pm
Thưa các bạn ! Cho phép tôi được lấy 1 phần bài báo của: kienthuc.net.vn dưới đây để làm tựa đề cho loạt bài về Pháo tự hành 2 nòng  2S35 Koalitsiya-SV. Đây là mẫu pháo tự hành được lần đầu biết tới tại Triển lãm vũ khí, kỹ thuật tháng 12- 2006 mà theo dự kiến sẽ được tiếp nhận trang bị cho quân đội Nga 2015.

Pháo tự hành tương lai 2S36 Koalitsiya-SV được cải tiến từ 2S35 Koalitsiya-SV hiện đang còn trong giai đoạn thử nhiệm. Muốn hiểu về 2S36 Koalitsiya-SV không có cách nào khác ta phải tìm hiểu về tiền thân của nó.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/mhEvm.jpg)

Pháo tự hành 2 nòng 2S35 Koalitsiya-SV.


"Khá nhiều người nhầm lẫn giữa 2S36 Koalitsiya-SV với pháo 2S35 Koalitsiya-SV mà quân đội Nga công bố. Tuy nhiên, 2 loại pháo này lại khác nhau ở nhiều chi tiết.

Cả hai đều sử dụng 2 nòng pháo thiết kế theo trục dọc, tuy nhiên 2S36 sử dụng pháo cỡ nòng 155 mm, tức lớn hơn cỡ nòng 152 mm của pháo 2S35. Ngoài ra, pháo của 2S36 được bọc một phần giáp cách nhiệt để chống chọi với những mảnh đạn có thể làm hỏng nòng pháo, trong khi 2S35 thì không có.

Thiết kế tháp pháo giữa Koalitsiya-SV 2S36 và 2S35 cũng khác nhau đáng kể, 2S36 có tháp pháo thiết kế hoàn toàn mới, lớn hơn và chứa được nhiều đạn hơn. 2S35 Koalitsiya-SV được vận hành bởi kíp xe 2 người nhưng ở 2S36 Koalitsiya-SV được cho là nhiều hơn, tới 3 người. Hệ thống đều hoạt động hoàn toàn tự động nhưng 2S36 Koalitsiya-SV được trang bị hệ thống điều khiển điện tử hiện đại hơn".



"Do sự bất cẩn của các phóng viên truyền hình địa phương tháp tùng Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tới thăm một số cơ sở quốc phòng ở Perm, hình ảnh của ít nhất hai loại vũ khí đang được bí mật phát triển cho quân đội Nga đã bị tiết lộ.

Một số bản tin trên truyền hình Perm đã làm "lộ" mô hình được cho là của xe tăng chiến đấu chủ lực tương lai Armata và siêu pháo tự hành hai nòng SAU 2S36 Koalitsiya-SV.


 (http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/120812_04441912082012h23.jpg)


Pháo tự hành 2S36 Koalitsiya-SV chạy thử nghiệm trong chuyến thăm của ông Rogozin




Ngay sau khi các bản tin này được phát sóng, giới chuyên gia quân sự nhanh chóng phát hiện ra rằng đây rất có thể là những vũ khí mới mà bấy lâu nay việc phát triển chỉ được tiết lộ qua một số thông tin báo chí ít ỏi. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, việc làm lộ hình ảnh về những vũ khí bí mật này đã tạo cơ hội để giới phân tích quân sự nước ngoài khai thác, trong đó điển hình là Trung Quốc.

Một bản tin đánh giá đăng trên mạng thông tin quân sự của Trung Quốc hôm 10/8 đã tổng hợp đầy đủ hình ảnh giá trị về 2 vũ khí bí mật của Nga được chụp ra từ bản tin trên truyền hình, sau khi nó được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng.




Phần tiếp theo :  Pháo tự hành 2 nòng 2S35 Koalitsiya-SV.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 13 Tháng Tám, 2012, 10:25:14 am
Gần đây các trang mạng Nga đưa tin về khẩu súng cỡ nòng 45ly vậy các bác cho em hỏi là cỡ nòng mới này sẽ thay thế cỡ nòng 30ly trên các xe pk tự hành, xe chiến đấu bộ binh , CIWS hoàn toàn đúng không ?

(http://www.ljplus.ru/img4/i/_/i_korotchenko/DSC05608.JPG)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 13 Tháng Tám, 2012, 10:40:59 pm
Trong lúc thu thập tài liệu để viết về pháo tự hành 2 nòng 2S35 Koalitsiya-SV, tôi xin được trả lời bạn hoangpilot@. Câu hỏi của bạn hoangpilot :

Trích dẫn
Gần đây các trang mạng Nga đưa tin về khẩu súng cỡ nòng 45ly vậy các bác cho em hỏi là cỡ nòng mới này sẽ thay thế cỡ nòng 30ly trên các xe pk tự hành, xe chiến đấu bộ binh , CIWS hoàn toàn đúng không ?



Xin được trả lời bạn Hoàng cùng một số bạn có thắc mắc như bạn Hoàng như sau:

Pháo tự động 30mm(АП-30мм) được biết đến như :ГШ-301 trang bị cho Không quân trên Мig-29, SU-27, SU-34, IL-102, Як-141.Pháo tự động 30mm trang bị cho Lục quân có 2A72 trang bị trên các xe bọc thép chiến đấu nhu: BMP-3, BTR-80А, BRM-3К.....NGoài ra pháo tự động 30mm còn được trang bị trên 1 số tầu tuần tra v.v...

Như vậy pháo tự động 30mm đã có mặt trong trang bị của Quân đội Nga từ tương đối lâu. Theo thời gian khẩu pháo tự động 30mm bộc lộ nhiều nhược điểm.Trong khi đó các nước trong khối NATO lại không chịu ngồi yên, an tâm sử dụng pháo 30mm trên các phương tiện chiến đấu của mình. Điển hình là Cy "Bofors"(Anh) đã cho ra đời xe BMP-CV9040 với pháo RARDEN 40-мм thay thế cho pháo 30mm.Tiếp theo là các Cty "Ellayent Teksistemz (Mỹ), GIAT (Pháp)," Boeing "(cỡ nòng 40mm: MK 40 30/40 mm" Bushmaster II "và 40 mm pháo" Bushmaster IV ").

Đứng trước thực tế, người lính Nga rất cần trang bị 1 loại pháo tự động có uy lực hơn, cỡ đạn lớn hơn, chính xác hơn và đạn dược đa dạng hơn. Cải tiến để tiến lên hay là giẫm chân là thụt lùi, ngành công nghiệp vũ khí Nga đã trọn tiến lên. Việc thiết kế pháo tự động 45mm được giao cho phòng thiết kế khí cụ TULA(Конструкторское бюро приборостроения г. Тула), đứng đầu là Аркадий Георгиевич Шипунов. Ông là tiến sỹ khoa học, Viện sỹ, anh hùng lao động kiêm tổng công trình sư.


Nhược điểm của khẩu pháo tự động 30mm là gì?

Khi bắn mục tiêu có tiết diện nhỏ nhô cao lên mặt đất khả năng bắn thẳng-trúng đích chiếu dọc theo bề mặt mục tiêu là rất thấp, hầu hết đạn nằm dải rác xung quanh mục tiêu. Đạn phân mảnh, gây cháy hiệu quả thấp vì kích cỡ đạn nhỏ(thuốc nổ trong quả đạn chỉ khoảng 48,5g). Khi quả đạn 30mm nổ chỉ tạo ra khoảng trên dưới 300 mảnh(0,25g). Nhưng khi bắn vào các vị trí"mềm" như nền đất,bùn, tuyết thì đạn phân mảnh bị hạn chế đáng kể. Đạn 30mm hiện đại nhất của Nga là đạn thanh xuyên dưới cỡ "Kerner/Кернер" và "Trezubka/Трезубка" sử dụng phá hủy các phương tiện bọc thép hạng nhẹ còn tạm ổn .

Việc tăng kích cỡ cho pháo tự động từ 30mm lên 45mm gây không ít khó khăn cho vấn đề thiết kế. Một trong những cải tiến độc đáo mà Аркадий Георгиевич Шипунов và nhóm thiết kế của ông áp dụng đó là "đạn lồng vào vỏ"/ "телескопический патрон". Đây là nguyên tắc đột phá trong thiết kế đạn dược ngoài Nga còn một số nước trong khối NATO áp dụng .

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/0032.jpg)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/CTA1e.jpg)

Một quả đạn 40х255-мм thuyên thép dưới cỡ xuyên qua khối thép.



Còn tiếp nhé!

P/s Hoangpilot 1 câu hỏi của bạn làm tôi bở hơi tai mấy ngày! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Tám, 2012, 01:14:51 am
Tiếp theo




Pháo tự động 45mm được phát triển để làm pháo chính cho các thế hệ xe bọc thép chở quân, thiết giáp hộ vệ tăng, thiết giáp trinh sát trong tương lai như : BMPxxx, BTRxxx, BMPTxxx  v.v...

Trước tiên xin nói về kích cỡ pháo, tại sao người Nga lại trọn kích cỡ 45mm cho pháo tự động tương lai của mình? Một điều hiển nhiên rằng người Nga đã đi sau người Anh, Mỹ, Pháp trong thiết kế đạn lồng trong vỏ đạn.Hay người Nga muốn khẩu pháo tự động của họ trong tương lai mạnh mẽ hơn những khẩu pháo tự động của khối NATO? Câu hỏi này chắc phải để Аркадий Георгиевич Шипунов và nhóm thiết kế của ông trả lời mới chính xác. Một điều không mấy may mắn cho đề án "pháo 45mm tự động, đạn lồng trong vỏ/45-мм автоматическая пушка с телескопическим боеприпасом" là Аркадий hiện tại đã rút khỏi đề án trước khi đứa "con đẻ" của ông được chính thức đưa vào biên chế.

Người dân Xô Viết hẳn không 1 ai không biết tới những khẩu pháo chống tăng 45mm, chúng gồm các mẫu 53K(mẫu 1937) và M42(mẫu 1942). Một phần người Nga trọn cỡ nòng 45mm cho pháo tự động tương lai của họ cũng bởi kích cỡ 45mm rất đỗi quen thuộc với họ.

Về nguyên tắc thiết kế nếu xét logic thì cỡ nòng pháo lớn đi theo nó là đạn dược, khoang đạn, máy tải đạn v.v... đều cần tăng kích cỡ tỉ lệ thuận. Nhưng thiết kế đạn 45mm thế hệ mới đi ngược lại với thiết kế thông thường. Quả đạn thông thường gồm 2 phần chính : Đầu đạn và Các tút chứa liều phóng, các tút có thể gắn với đầu đạn hoặc để dời.

Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau xem xét 1 ví dụ này:

Trong chiếc xe bọc thép trinh sát-chở quân BTR 80A chẳng hạn . Xe BTR 80A chở được 8 người với kíp lái 2 người(tổng cộng chở tối đa theo thiết kế là 10), vũ khí trang bị 1 pháo tự động 2A72, 30mm mang được 300v và 1 khẩu súng máy đồng trục PKT 7,62mm với 2000v đạn. Nếu thay pháo tự động 30mm bằng pháo 45mm thì điều gì sẽ sảy ra? Hoặc phải hy  sinh diện tích khoang chở người để tăng diện tích khoang chở đạn và tất nhiên số đạn mang theo không phải 300 với 2000v mà là ít hơn.Đấy là ở xe BTR, vậy nếu ở xe BMP thì sao? Mở rộng khoang chứa đạn là không thể bởi nó sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề kỹ thuật cần thay đổi.

Tất nhiên chúng ta nói "thiết kế mới cho đạn lồng vào vỏ đạn" thì đơn giản, nhưng thực tế Mỹ đã khởi công nghiêm cứu phát triển loại đạn này từ năm 1970 nhưng mãi gần đây mới hoàn thiện thiết kế cho đạn 40mm( Nâng cấp pháo Buhmaster II với chiều dài đạn rất ngắn chỉ 173mm). Anh gần đây cũng nâng cấp đạn CTWS cũng rất gọn 40x255mm.

Một lần nữa tôi nói rằng giải pháp thiết kế đạn lồng vào vỏ đạn và cơ cấu tải đạn bên cạnh nòng pháo là 1 cuộc cách mạng về thiết kế.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/CTA2e.jpg)


Pháo CTWS và hệ thống tải đạn với các trục bánh răng cơ khí.





Còn tiếp


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 15 Tháng Tám, 2012, 09:43:18 am
Cảm ơn bác Long đã vào " giải độc " thắc mắc !  ;D  Vấn đề tiếp theo em muốn hỏi bác là người Nga cho ra cỡ nòng 45ly trang bị đạn xuyên giáp vỏ lồng là đủ cho mục đích đánh bại phương tiện bọc thép hạng nhẹ của khối NATO thế thì dự án trang bị pháo 57ly có bị hủy bỏ vì đạn 57ly to hơn, nên mang được ít cơ số đạn và cũng không tiêu diệt được các dòng tăng chủ lực của khối NATO lẫn Trung Quốc ?
(http://i398.photobucket.com/albums/pp65/ronguild/AU-220M1.jpg)
(http://i398.photobucket.com/albums/pp65/ronguild/au220alternativwh9.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: spetsnaz GRU trong 15 Tháng Tám, 2012, 09:36:11 pm
Cảm ơn bác Long đã giới thiệu loại pháo mới này.
Có điều em băn khoăn là thiết kế đạn lồng trong vỏ đạn này tận dụng kích thước nhỏ của thanh xuyên để nhét vào trong vỏ đạn, vậy liệu loại pháo được thiết kế tương thích với đạn này có thích hợp để bắn đạn nổ mảnh một cách hiệu quả? Vì đạn của nó được thiết kế ngắn, trong khi đầu đạn nổ mạnh lại không nhét vào như thanh xuyên được ???
Trong khi một trong những nhiệm vụ quan trọng đề ra với các loại pháo gắn trên BMP, BTR này là có khả năng bắn bộ binh hiệu quả.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Tám, 2012, 11:13:23 pm
Cảm ơn bác Long đã giới thiệu loại pháo mới này.
Có điều em băn khoăn là thiết kế đạn lồng trong vỏ đạn này tận dụng kích thước nhỏ của thanh xuyên để nhét vào trong vỏ đạn, vậy liệu loại pháo được thiết kế tương thích với đạn này có thích hợp để bắn đạn nổ mảnh một cách hiệu quả? Vì đạn của nó được thiết kế ngắn, trong khi đầu đạn nổ mạnh lại không nhét vào như thanh xuyên được ???
Trong khi một trong những nhiệm vụ quan trọng đề ra với các loại pháo gắn trên BMP, BTR này là có khả năng bắn bộ binh hiệu quả.

Bạn spetsnaz GRU thân! Chớ vội "băn khoăn" vì " nồi khoai mới bắc lên bếp, nước còn chưa sôi" ;D.


Tặng bạn tấm hình đan GPR-T, quả đạn có trọng lượng 980g trong đó chứa 350g thuốc nổ đẩy, đạn có sơ tốc 1010m/s. Trong quả đạn chứa 115g thuốc nổ siêu mạnh, đạn được thiết kế nổ định tầm bằng quán tính(kích nổ bằng ngòi đáy), khi nổ tạo ra trùm mảnh nổ bao trùm diện tích 125m2.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/21-1.jpg)



P/s Hoangpilot cứ từ từ thôi nhé !


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 17 Tháng Tám, 2012, 11:04:18 pm
Thưa các bạn ! Cho phép tôi được lấy 1 phần bài báo của: kienthuc.net.vn dưới đây để làm tựa đề cho loạt bài về Pháo tự hành 2 nòng  2S35 Koalitsiya-SV. Đây là mẫu pháo tự hành được lần đầu biết tới tại Triển lãm vũ khí, kỹ thuật tháng 12- 2006 mà theo dự kiến sẽ được tiếp nhận trang bị cho quân đội Nga 2015.

Pháo tự hành tương lai 2S36 Koalitsiya-SV được cải tiến từ 2S35 Koalitsiya-SV hiện đang còn trong giai đoạn thử nhiệm. Muốn hiểu về 2S36 Koalitsiya-SV không có cách nào khác ta phải tìm hiểu về tiền thân của nó.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/mhEvm.jpg)

Pháo tự hành 2 nòng 2S35 Koalitsiya-SV.


"Khá nhiều người nhầm lẫn giữa 2S36 Koalitsiya-SV với pháo 2S35 Koalitsiya-SV mà quân đội Nga công bố. Tuy nhiên, 2 loại pháo này lại khác nhau ở nhiều chi tiết.

Cả hai đều sử dụng 2 nòng pháo thiết kế theo trục dọc, tuy nhiên 2S36 sử dụng pháo cỡ nòng 155 mm, tức lớn hơn cỡ nòng 152 mm của pháo 2S35. Ngoài ra, pháo của 2S36 được bọc một phần giáp cách nhiệt để chống chọi với những mảnh đạn có thể làm hỏng nòng pháo, trong khi 2S35 thì không có.

Thiết kế tháp pháo giữa Koalitsiya-SV 2S36 và 2S35 cũng khác nhau đáng kể, 2S36 có tháp pháo thiết kế hoàn toàn mới, lớn hơn và chứa được nhiều đạn hơn. 2S35 Koalitsiya-SV được vận hành bởi kíp xe 2 người nhưng ở 2S36 Koalitsiya-SV được cho là nhiều hơn, tới 3 người. Hệ thống đều hoạt động hoàn toàn tự động nhưng 2S36 Koalitsiya-SV được trang bị hệ thống điều khiển điện tử hiện đại hơn".



"Do sự bất cẩn của các phóng viên truyền hình địa phương tháp tùng Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tới thăm một số cơ sở quốc phòng ở Perm, hình ảnh của ít nhất hai loại vũ khí đang được bí mật phát triển cho quân đội Nga đã bị tiết lộ.

Một số bản tin trên truyền hình Perm đã làm "lộ" mô hình được cho là của xe tăng chiến đấu chủ lực tương lai Armata và siêu pháo tự hành hai nòng SAU 2S36 Koalitsiya-SV.


 (http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/120812_04441912082012h23.jpg)


Pháo tự hành 2S36 Koalitsiya-SV chạy thử nghiệm trong chuyến thăm của ông Rogozin




Ngay sau khi các bản tin này được phát sóng, giới chuyên gia quân sự nhanh chóng phát hiện ra rằng đây rất có thể là những vũ khí mới mà bấy lâu nay việc phát triển chỉ được tiết lộ qua một số thông tin báo chí ít ỏi. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, việc làm lộ hình ảnh về những vũ khí bí mật này đã tạo cơ hội để giới phân tích quân sự nước ngoài khai thác, trong đó điển hình là Trung Quốc.

Một bản tin đánh giá đăng trên mạng thông tin quân sự của Trung Quốc hôm 10/8 đã tổng hợp đầy đủ hình ảnh giá trị về 2 vũ khí bí mật của Nga được chụp ra từ bản tin trên truyền hình, sau khi nó được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên mạng.




Phần tiếp theo :  Pháo tự hành 2 nòng 2S35 Koalitsiya-SV.

Huyphong hay máy mồm, dưng anh Longtrec mang về 1 bài dịch rất có nhiều sạn về tổ hợp pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV. Dịch giả dịch lại 1 bài viết tiếng Nga từ Voennưi Paritet, trong khi bài viết trên Voennưi Paritet lại lấy nguồn vô danh từ trang mạng Tq slide.mil.news.sina.cn. Nguồn Tq kiến thức vũ khí không chuẩn, lại thêm kiến thức và kĩ năng dịch tiếng Nga về vũ khí của dịch giả kém nên bài viết mắc nhiều sạn.

Có mấy vấn đề Huyphong nêu trước:
- Nga không có pháo tự hành mang mã 2S36 Koalitsiya-SV, mà chỉ có 2S35 Koalitsiya-SV giới thiệu năm 2006 và bản nâng cấp 2S35-1 Koalitsiya-SV giới thiệu năm 2011.
- Nga dùng cỡ nòng 152mm chuẩn nội địa cho cả 2S35 Koalitsiya-SV và 2S35-1 Koalitsiya-SV, còn cỡ nòng 155mm chỉ mới dự kiến dùng xuất khẩu cho các nước dùng pháo chuẩn NATO.
- 2S35 Koalitsiya-SV và 2S35-1 Koalitsiya-SV là tổ hợp pháo tự hành trang bị chung cho cả Lục quân và Hải quân, vì thế nó có đuôi SV (S: lục quân; V: hải quân)
- Pháo của 2S35-1 Koalitsiya-SV có gắn lớp ốp cách nhiệt, nhưng không phải nhằm chống chọi với mảnh đạn để tránh hỏng nòng pháo ;D, mà để ngăn tác nhân khí tượng gây biến động nhiệt làm mòn lệch nòng pháo và để tăng độ chính xác xạ kích theo tính toán đường đạn.
- 2S35-1 Koalitsiya-SV có máy tính đạn đạo và điều khiển mới giúp tổ hợp tính toán bắn nhiều đạn liên tiếp nhưng có cùng thời điểm chạm khu vực mục tiêu để tăng xác suất diệt.
- 2S35-1 Koalitsiya-SV dùng khung máy xe chung với tăng Armada, trong khi 2S35 Koalitsiya dùng khung máy xe chung với tăng T-72/T-80, nhằm đảm bảo đồng bộ hậu cần và tốc độ đột kích của đội hình tăng - pháo tự hành


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 18 Tháng Tám, 2012, 12:35:52 pm
Huyphongssy, ngay từ đầu trang viết tôi viết thế này: " Thưa các bạn ! Cho phép tôi được lấy 1 phần bài báo của: kienthuc.net.vn dưới đây để làm tựa đề cho loạt bài về Pháo tự hành 2 nòng  2S35 Koalitsiya-SV". Mục đích của tôi là lấy hứng để viết về pháo tự hành 2 nòng 2S35 Koalitsiya-SV . Đúng là tôi không có nhiều thời gian để soi xét như bạn, bạn thứ lỗi nhé. Việc bạn chê liền mấy trang mạng của những mấy nước đủ thấy trình độ hiểu biết của bạn rất cao. Bạn lên vào Quán nước ở đó có topic làm cỏ vườn báo trí tha hồ mà bình luận, nơi đó mới đúng là đất.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 18 Tháng Tám, 2012, 09:00:07 pm
Thì có ai bảo anh Longtrec dịch ẩu bài đấy đâu. Vì anh định lấy hứng ở 1 bài dịch ẩu của dịch giả nào đó mà chưa đưa ra kiến giải của anh nên Huyphong vào góp ý. Anh cứ viết tiếp bài của anh đi nhé.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Tám, 2012, 01:05:17 am
Xin được tiếp tục.




Đạn pháo 45mm thế hệ mới hiện tại Nga đang phát triển có 2 chủng đạn: Thanh xuyên dưới cỡ  (BPS/БПС бронебойный подкалиберный снаряд)được phát triển để đánh bại các phương tiện bọc thép hạng nhẹ không trang bị giáp phản ứng nổ . Đạn nổ mạnh-phá mảnh-gây cháy(OFZ/ ОФЗ-осколочно-фугасный зажигательный), được phát triển để phá hủy sinh lực đối phương cùng các các công trình trên mặt đất . Đạn được định tầm nổ quán tính, kích nổ bằng ngòi đáy. Giêng đạn nổ mạnh- phá mảnh -gây cháy bên trong đạn chứa từ 4-5 khoang, thực chất cấu tạo loại đạn này tương tự như đạn trùm mà tôi đã nói trước đây, có điều nó được lồng trong vỏ đạn mà thôi.

Đạn pháo tự động 45mm đạn lồng trong vỏ đạn có 2 chủng vỏ đạn, một loại vỏ đạn bằng thép còn 1 loại vỏ đạn bằng nhựa. Hạt lửa của quả đạn sau khí bị kích hoạt, lượng thuốc nổ phóng bị cưỡng bức nổ đẩy đầu đạn(thanh xuyên dưới cỡ) di chuyển phá vỏ  đạn sau đó vọt ra khỏi nòng súng,cự li hiệu quả tiêu diệt mục tiêu đến 1500m. Lượng khí thuốc súng thừa được giải phóng thoát ra ngoài qua 4 lỗ ở đuôi vỏ đạn. Ở chủng đạn vỏ nhựa, dẫn hướng cho đạn bằng thuốc nổ định hình sẵn. Cả 2 loại đạn nhìn bên ngòai trông tựa lon bia.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/004-1.jpg)



Đạn lồng trong vỏ đạn 45mm có kích cỡ gọn nhẹ hơn quả đạn 30mm thông thường (Nếu đem so sánh đường kính quả đạn lồng trong vỏ đạn 45mm với đường kính các tút quả đạn 30mm thông thường thì không mấy khác biệt nhưng chiều dài thì ngắn hơn nhiều). Đạn 45mm thế hệ mới rất dễ vận chuyển, cho phép cùng 1 không gian tác chiến trong xe bọc thép chiến đấu nhưng mang được sơ số đạn lớn hơn so với đạn 30mm.

Băng tải đạn cho pháo 45mm thế hệ mới đòi hỏi thiết kế hoàn toàn khác so với pháo 30mm trước đây. Việc nạp đạn và lấy vỏ đạn ra được thực hiện ở bộ tang trống bố trí bên cạnh nòng pháo. Bên trong bộ phận tang trống gồm các trục, truyền lực qua hệ thống bánh răng ăn khớp vào nhau . Việc nạp đạn-bắn-móc vỏ đạn ra khỏi buồng đạn của pháo được thực hiện bởi 1 cơ chế xoay trong khóa nòng( использует вращающийся механизм в казённике), đây chính là quy trình công nghệ tiên tiến được áp dụng.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/3-73.jpg)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/CTA4e.jpg)

Hình chỉ mang tính chất minh họa.




Một số ý kiến cho rằng tang trống tải nạp đạn cho pháo nếu bố trí bên cạnh nòng pháo sẽ gây ra 1 số khó khăn như khó cân bằng cho pháo. Một số ý kiến khác lại cho rằng việc chế tạo đạn lồng trong vỏ giá thành sẽ cao hơn chi phí sx đạn thông thường, thói đời được cái này sẽ phải hy sinh cái kia vấn đề ở đây là hiệu quả tác chiến. Để có một khẩu pháo chính mạnh mẽ với cơ số đạn mang theo rồi dào luôn là tâm điểm hướng tới của các nhà thiết kế vũ khí.



Tốc độ bắn của pháo tự động 45mm khoảng 150-200v/phút, tuy có 1 nòng nhưng pháo có thể nạp đạn từ 2 hướng khác nhau. Trọng lượng của pháo khoảng 300-350kg. Trọng lượng quả đạn nổ mạnh-phá mảnh-gây cháy khoảng  2,7kg còn quả đạn thanh xuyên dưới cỡ là 3,6kg. Sơ tốc đạn thanh xuyên dưới cỡ là rất lớn khỏang 1640 m/s còn đạn nổ mạnh-phá mảnh- gây cháy là  850m/s .



Với những ưu điểm của quả đạn pháo 45mm, nó xứng đáng là khẩu pháo chính trên các xe bọc thép chiến đấu thay thế pháo 30mm.





Bài sau : Pháo tự hành 2 nòng  2S35 Koalitsiya-SV".


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: nguyendat2008 trong 23 Tháng Tám, 2012, 11:57:08 pm
4 ngày rồi mà sao anh longtrec không viết tiếp bài Pháo tự hành 2S35 Kaolitsiya - SV ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: maxttien trong 05 Tháng Chín, 2012, 10:16:58 am

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1-64.jpg)

Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 "NoZH/Нож" do (БЦКТ Микротек Ukraina) phát triển. Giáp phản ứng nổ " Nozh" làm việc trên nguyên tắc : Định hướng nổ tác động nối tiếp lên đạn luồn xuyên lõm, đạn xuyên động năng và đạn xuyên lõm bố trí trước sau. Giáp phản ứng nổ " Nozh" làm giảm tác dụng phá hủy của đạn xuyên lõm , đạn xuyên động năng đến 90% và đạn xuyên lõm bố trí trước sau là gần 90%. Tuy nhiên trước đạn công phá  lõi hợp kim thép + Uran nghèo thì nó bị thất thủ.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/m943staff.jpg)

Đạn lõi công phá M943(Mỹ) với lõi là hợp kim kết hợp với Uran nghèo.


bác longtrec cho em hỏi là loại đạn M943 này theo em được biết là một dự án đã bị ngừng vậy thì tại sao người Nga lại có được đạn lõi hợp kim thép + Uran nghèo để thử nghiệm vậy bác


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Nguyen_Hoang_Truong trong 05 Tháng Chín, 2012, 07:59:34 pm
Mạn phép cho mình nói:
Có thể là
1. Đó là dựa theo thông số trên giấy.
2. Người Nga/Ucraina cũng đang/từng phát triển 1 loại đạn tương tự.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Nobita trong 13 Tháng Chín, 2012, 05:47:11 pm

bác longtrec cho em hỏi là loại đạn M943 này theo em được biết là một dự án đã bị ngừng vậy thì tại sao người Nga lại có được đạn lõi hợp kim thép + Uran nghèo để thử nghiệm vậy bác
Em nghĩ là dự án ngừng, không đưa vào trang bị nhưng vẫn phải có để thí nghiệm. Chuyện này cũng bình thường mà bác  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 13 Tháng Chín, 2012, 08:09:02 pm
Bác longtrec cho em hỏi là loại đạn M943 này theo em được biết là một dự án đã bị ngừng vậy thì tại sao người Nga lại có được đạn lõi hợp kim thép + Uran nghèo để thử nghiệm vậy bác

Bạn Tiến không đọc kỹ bài bác Long rồi , giáp Nozh do Ukraine sản xuất , còn đạn M943 có dịp thử với loại giáp này do Ukraine đã bán T-84  có trang bị loại giáp Nozh này cho người Mỹ .


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: selene0802 trong 13 Tháng Chín, 2012, 09:39:58 pm
Bác longtrec cho em hỏi là loại đạn M943 này theo em được biết là một dự án đã bị ngừng vậy thì tại sao người Nga lại có được đạn lõi hợp kim thép + Uran nghèo để thử nghiệm vậy bác

Bạn Tiến không đọc kỹ bài bác Long rồi , giáp Nozh do Ukraine sản xuất , còn đạn M943 có dịp thử với loại giáp này do Ukraine đã bán T-84  có trang bị loại giáp Nozh này cho người Mỹ .
Ucraina đặt hàng 10 con T-84M cho quân đội, nhưng không có tiền chi trả, nên bán bớt 2 cho Mỹ để lấy tiền trả  :-\


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 05 Tháng Giêng, 2013, 02:33:18 am
PHÁO TỰ HÀNH NÒNG KÉP 152MM 2S35 "KOALISYA-SV".



Pháo tự hành 152 mm 2S35 "Koalitsya-SV"/ «Коалиция-СВ», một sản phẩm của Viện nghiên cứu Burevestnik( ФГУП ЦНИИ «Буревестник»). Pháo tự hành 2S35"Koalitsya-SV" được trang bị pháo 152 mm nòng kép, gồm 2 biến thể trên khung gầm xe bánh xích và trên xe Kamaz bánh lốp cấu hình 8x8. Pháo tự hành 2S35 "Koalitsya-SV" lần đầu được biết tới là năm 2006, theo kế hoặch nó cần kết thúc thử nhiệm sơ bộ năm 2011 và năm 2012  kết thúc thử nhiệm cấp quốc gia. Đã có những giả thiết đồn đoán xung quanh pháo tự hành 2S35 "Koalitsya-SV" như :

-Chương trình bị hoãn lại, cần có thời gian để hoàn thiện thêm về hệ thống nạp đạn và chọn đạn tự động .
 
- Pháo tự hành 2S35 "Koalitsya-SV" bản dùng cho lục quân Nga sử dụng cỡ nòng 152mm còn bản xuất khẩu sẽ là 155mm.

- Pháo tự hành 2S35 " Koalitsya-SV" có thể được triển khai chế độ hỏa lực "Skval"/«Шквал огня».

- Pháo tự hành 2S35 "Koalitsiya-SV"  có thể được phát triển trên khung gầm tăng T-90 hoặc T-95.

-Pháo tự hành 2S35 "Koalitsya-SV" cho Lục quân sẽ khác với các biến thể cho Thủy quân Lục chiến đặc biệt là ở hệ thống và cách thức nạp đạn.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/images-8_zpse7b42276.jpg)



Mẫu thử nhiện đầu tiên 2S35 "Koalitsiya-SV" năm 2006 được thiết kế trên khung gầm pháo tự hành MSTA-S/МСТА-С, mẫu thử nhiệm năm 2011 lại được thiết kế trên khung gầm T-80.


Viện nghiên cứu khoa học công nghiệp quốc phòng Nga Burevestnik cho biết sẽ chế tạo thử nghiệm 10 tổ hợp trên khung gầm hạng nặng Armata tại nhà máy Uralvagonzavod. Mẫu thử nhiệm cũng có thể được thiết lập trên xe bánh hơi KAMAZ cấu hình 8x8.Việc lựa chọn cuối cùng sẽ được thực hiện sau khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm cấp Quốc gia trong năm 2012 .
 
Nguyên mẫu thử nhiệm  năm 2006 với pháo 152nn nòng kép được đánh giá đem lại rất nhiều ưu điểm so với thiết kế một pháo 1 nòng pháo truyền thống.

Hệ thống pháo 152mm nòng kép trên pháo tự hành 2S35 "Koalitsiya-SV" với hệ thống nạp đạn tự động riêng biệt hoạt động độc lập với nhau(sử dụng máy tính đạn đạo), các nòng pháo có thể thay thế nhau hoạt động trong trường hợp nòng còn lại gặp sự cố....
 
Hệ thống nạp đạn tự động thông minh của khẩu pháo này cho phép chọn loại đạn (đạn trái phá, đạn sát thương,đạn xuyên giáp v.v...) trong thời gian rất ngắn.

Ngoài ra, hệ thống này có thể nạp đạn ở bất kỳ góc tầm nào và giúp khẩu pháo có tốc độ bắn duy trì lên đến 16 phát/ phút; nhanh hơn rất nhiều so với pháo tự hành Msta-S (6-8 phát/ phút); M-109A6 của Mỹ (4 phát/phút); AS-90 của Anh (6 phát/ phút) hay PZH-2000 của Đức (10 - 13 phát/ phút).

Pháo tự hành 2S35 "Koalitsya-SV" có thể cùng một góc tầm nhưng bắn 2 mục tiêu khác nhau trong một lần khai hỏa nhờ cơ cấu tự động chọn liều phóng của đạn. Thậm chí, nếu sử dụng loại đạn "Thông minh" Krasnopol, khẩu pháo này có thể tiêu diệt hai mục tiêu cùng lúc ở hai góc hướng khác nhau.




Thưa các bạn, ở trên mạng đã có một số bài viết về pháo tự hành 2S35 "Koalitsiya-SV" , nhưng tôi muốn cùng các bạn tìm hiểu  kỹ về cơ cấu hoạt động, chế độ chọn, nạp đạn tự động hệ hệ thống pháo tự hành này. Đây chính là điểm đặc biệt, hướng đột phá trong thiết kế của pháo tự hành nòng kép 2S35 "Koalitsiya-SV"   . Tiếp sau đó xin được cùng các bạn tìm hiểu về biến thể tuơng lai của nó, 2S35-1 "Koalitsiya-SV" .



Hẹn các bạn ở bài viết sau!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: meo-u trong 05 Tháng Giêng, 2013, 04:34:53 pm

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1-64.jpg)

Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 "NoZH/Нож" do (БЦКТ Микротек Ukraina) phát triển. Giáp phản ứng nổ " Nozh" làm việc trên nguyên tắc : Định hướng nổ tác động nối tiếp lên đạn luồn xuyên lõm, đạn xuyên động năng và đạn xuyên lõm bố trí trước sau. Giáp phản ứng nổ " Nozh" làm giảm tác dụng phá hủy của đạn xuyên lõm , đạn xuyên động năng đến 90% và đạn xuyên lõm bố trí trước sau là gần 90%. Tuy nhiên trước đạn công phá  lõi hợp kim thép + Uran nghèo thì nó bị thất thủ.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/m943staff.jpg)

Đạn lõi công phá M943(Mỹ) với lõi là hợp kim kết hợp với Uran nghèo.


bác longtrec cho em hỏi là loại đạn M943 này theo em được biết là một dự án đã bị ngừng vậy thì tại sao người Nga lại có được đạn lõi hợp kim thép + Uran nghèo để thử nghiệm vậy bác

Em lại có thắc mắc khác mong các bác giải đáp cho. Đó là vấn đề tranh luận đã lâu nhưng chưa ngã ngũ.
Vấn đề ở chỗ xe tank Nga có bộ phận nạp đạn tự động. Để nạp đạn tự động thì đầu đạn và vỏ đạn được chế tạo rời.
Còn xe tank Mỹ vẫn trung thành với đạn truyền thống, vẫn nạp đạn pháo bằng ...cơm
Bỏ qua chuyện Pro Nga chê xe tank Mỹ có cửu vạn vác đạn, Pro Mỹ chê xe tank Nga trúng đạn dễ nổ ra. Cái quan trọng ở đây là:
- Pro Mỹ bảo rằng kết cấu đạn truyền thống có lợi ở chỗ có thể chế đạn xuyên dưới cỡ có chiều dài lớn, kéo dài cả ở phía vỏ đạn. Khả năng xuyên giáp tốt hơn loại đạn thanh xuyên Nga chỉ có chiều dài bằng chiều dài đầu đạn. Đièu đó có đúng hay không.
- Nếu đúng vậy tại sao Nga biết rõ điều đó mà vẫn không làm đạn kiểu này.
+ Có phải do đã trót trang bị đại trà xe tank T72, T80, T90 có hệ thống nạp đạn tự động nên khó sửa đổi.
+ Hay là Nga dựa vào hiệu quả của đạn tên lửa có điều khiển tầm 5km, hơn hẳn tầm 2km của đạn xuyên giáp dưới cỡ.
+ Hoặc có lý do gì khác
+ Hoặc tất cả đều sai
- Rất mong được nghe giải đáp của các bác.
---------------------------------------------------------------
Từ "tank" không có trong tiếng Việt!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 05 Tháng Giêng, 2013, 08:21:53 pm
Trích dẫn
Em lại có thắc mắc khác mong các bác giải đáp cho. Đó là vấn đề tranh luận đã lâu nhưng chưa ngã ngũ.
Vấn đề ở chỗ xe tank Nga có bộ phận nạp đạn tự động. Để nạp đạn tự động thì đầu đạn và vỏ đạn được chế tạo rời.
Còn xe tank Mỹ vẫn trung thành với đạn truyền thống, vẫn nạp đạn pháo bằng ...cơm
Bỏ qua chuyện Pro Nga chê xe tank Mỹ có cửu vạn vác đạn, Pro Mỹ chê xe tank Nga trúng đạn dễ nổ ra. Cái quan trọng ở đây là:
- Pro Mỹ bảo rằng kết cấu đạn truyền thống có lợi ở chỗ có thể chế đạn xuyên dưới cỡ có chiều dài lớn, kéo dài cả ở phía vỏ đạn. Khả năng xuyên giáp tốt hơn loại đạn thanh xuyên Nga chỉ có chiều dài bằng chiều dài đầu đạn. Đièu đó có đúng hay không.
- Nếu đúng vậy tại sao Nga biết rõ điều đó mà vẫn không làm đạn kiểu này.
+ Có phải do đã trót trang bị đại trà xe tank T72, T80, T90 có hệ thống nạp đạn tự động nên khó sửa đổi.
+ Hay là Nga dựa vào hiệu quả của đạn tên lửa có điều khiển tầm 5km, hơn hẳn tầm 2km của đạn xuyên giáp dưới cỡ.
+ Hoặc có lý do gì khác
+ Hoặc tất cả đều sai
- Rất mong được nghe giải đáp của các bác.


Vấn đề thắc mắc của bạn thực chất nó không phải khó hiểu gì, mà nó nằm ở quan điểm-lý luận hướng thiết kế của mỗi nước. Nói đúng hơn thì học thuyết quân sự của mỗi nước định hướng và chi phối chiến lược quân sự của mỗi nước. Cứ theo cách bạn nêu ở trên thì Mỹ thiên về tấn công, còn Nga thiên về phòng thủ còn gì, cho lên hướng thiết kế phải khác chứ. ;D

Những giả thiết bạn nêu bên dưới xin hãy suy xét và biết rằng, xe tăng chủ lực hiện đại không chỉ trang bị đạn xuyên dưới cỡ, để giải quyết mục tiêu là xe thiết giáp hoặc tăng của đối phương có vô số các chủng đạn, tên lửa chống tăng.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: hoangpilot trong 05 Tháng Giêng, 2013, 08:32:06 pm
Xe tăng Nga nạp tự động là bởi vì thể tích của tháp pháo nhỏ hơn xe tăng Mỹ, tháp pháo nhỏ sẽ dễ sống sót trên chiến trường và nạp máy thì giúp xe bắn nhanh hơn, giảm áp lực cho kíp lái , đây là vị trí để đạn trên xe T-72 , có thể thấy theo hình vòng tròn , còn đối với xe M1Ax của Mỹ có thể thấy các dãy giá để đạn ở phía sau nhằm giảm thương vong khi xe trúng đạn  . Tuy nhiên nạp tự động thì lúc sửa chữa rất khó nhất là lúc ở chiến trường

(http://gallery.military.ir/albums/userpics/10206/autoloader5.png)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: meo-u trong 06 Tháng Giêng, 2013, 09:43:21 am
Vấn đề thắc mắc của bạn thực chất nó không phải khó hiểu gì, mà nó nằm ở quan điểm-lý luận hướng thiết kế của mỗi nước. Nói đúng hơn thì học thuyết quân sự của mỗi nước định hướng và chi phối chiến lược quân sự của mỗi nước. Cứ theo cách bạn nêu ở trên thì Mỹ thiên về tấn công, còn Nga thiên về phòng thủ còn gì, cho lên hướng thiết kế phải khác chứ. ;D

Những giả thiết bạn nêu bên dưới xin hãy suy xét và biết rằng, xe tăng chủ lực hiện đại không chỉ trang bị đạn xuyên dưới cỡ, để giải quyết mục tiêu là xe thiết giáp hoặc tăng của đối phương có vô số các chủng đạn, tên lửa chống tăng.

Trước tiên em luôn tôn trọng ý kiến của các bác. Những vấn đề em tranh luận chỉ thuần túy kỹ thuật.
Đầu tiên phải nói rằng học thuyết của Nga chưa bao giờ ghi là phòng thủ cả. Tư tưởng quân sự của Nga được đúc kết lại là: "Chỉ có tấn công mới giành thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến". Tất cả các cuộc chiến tranh quân Nga đều tấn công.
Hơn nữa, xe tăng sinh ra là để tấn công. Ưu điểm của nó là hỏa lực mạnh, giáp dầy và quan trọng nhất là khả năng cơ động. Cơ động cao sẽ tạo ra ưu thế đột biến trên chiến trường. Và thiết kế xe tăng của người Nga thiên về tấn công, thiết kế hài hòa cả khả năng cơ động, độ bền dã chiến, giáp dầy, hỏa lực mạnh và giá thành rẻ. Chấp nhận một số nhược điểm đồng nghĩa với chấp nhận thiệt hại ở mức cho phép.
Và có bác đã nói từ kinh nghiệm WWII. Người Nga rút ra công thức:
"Súng phải khỏe để không gãi ghẻ
Giá phải rẻ để tăng số lượng"
Vậy em mới thắc mắc. Nếu đã luôn ưu tiên hỏa lực mạnh, luôn thiết kế hỏa lực nhỉnh hơn xe tăng Nato (125mm so với 120mm). Vậy tại sao đạn xuyên giáp dưới cỡ của Nga lại chấp nhận thua đạn xuyên dưới cỡ của Mỹ. Chỉ vì giới hạn kích thước thiết kế.
Lý do bác nêu ra là còn các loại đạn khác có thể tiêu diệt được xe tăng chưa thuyết phục được em. Các loại đạn tên lửa và đạn có thuốc nổ lõm rât khó xuyên qua lớp giáp hộp hoặc giáp tổng hợp phía trước xe tăng. Đặc biệt xe tăng Mỹ và Nato luôn ưu tiên tăng cường giáp trước. Bởi vì thực tế chiến trường, dàn trận đấu tăng ở bất kỳ địa hình nào thì xe tăng 2 bên đều ở thế đối đầu, giáp trước luôn hứng đạn nhiều nhất.
Chỉ còn đạn xuyên dưới cỡ là có khả năng xuyên chắc chắn giáp trước các xe tăng hiện đại mà thôi. Bởi vì xe tăng bị hạn chế về trọng lượng khi thiết kế, không thể tăng giáp dầy vô hạn.
Vậy tại sao Nga không ưu tiên phát triển đạn xuyên giáp dưới cỡ. Có phải do công nghiệp Nga khủng hoảng từ năm 91 nên không có điều kiện thay đổi căn bản trang bị. Đành chấp nhận cải tiến giới hạn trong phạm vi trang bị hiện có.
Và bác nào có thông tin về trang bị pháo, đạn pháo của dòng xe tăng mới Armata. Có thay đổi gì khác về chất so với các dòng T72, T80, T90 hay không. Xin được viết ra cho anh em thưởng thức.
Cuối cùng, em xin cóp pi vấn đề này sang trang TTVNOL để tranh luận thêm cho tăng phần hiểu biết.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Raptor Flanker trong 06 Tháng Giêng, 2013, 10:28:01 am
Xe tăng Nga nạp tự động là bởi vì thể tích của tháp pháo nhỏ hơn xe tăng Mỹ, tháp pháo nhỏ sẽ dễ sống sót trên chiến trường và nạp máy thì giúp xe bắn nhanh hơn, giảm áp lực cho kíp lái , đây là vị trí để đạn trên xe T-72 , có thể thấy theo hình vòng tròn , còn đối với xe M1Ax của Mỹ có thể thấy các dãy giá để đạn ở phía sau nhằm giảm thương vong khi xe trúng đạn  . Tuy nhiên nạp tự động thì lúc sửa chữa rất khó nhất là lúc ở chiến trường

(http://gallery.military.ir/albums/userpics/10206/autoloader5.png)

Bác Hoangpilot và bác Longtrec giúp em phân biệt giữa 2 kiểu nạp đạn tự động là Bustle-Mounted Autoloader hay sử dụng trên các xe tăng của phương Tây như Leclerc của Pháp và Type-90 của Nhật và Carousel-Type Autoloader hay sử dụng trên các xe tăng của Nga và Trung Quốc ạ? Và cái hình bác Hoangpilot đưa trên hình như không phải nạp đạn bằng tay mà nạp đạn tự động thì phải  ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Giêng, 2013, 05:43:40 pm
Bạn meo-u thân mến!

Đầu năm mới được tranh luận với bạn "chỉ thuần túy kỹ thuật" cũng thật thú vị!

Trích dẫn
Trước tiên em luôn tôn trọng ý kiến của các bác. Những vấn đề em tranh luận chỉ thuần túy kỹ thuật.

Vâng nếu là kỹ thuật thì luôn có 2 điều  sảy ra giữa 2 trường phái LX/Nga và Mỹ/Nato:

-Vũ khí đối trọng.

-Lớp sóng sau đè lớp sóng trước.

Ở đời được cái này anh phải hy sinh cái kia(trong vấn đề kỹ thuật cũng vậy). Tôi đang tập chung viết bài về pháo tự hành nòng kép 152mm nhưng "sợ bạn ra đi" với tâm trạng thắc mắc không thỏa mãn. Vì mầu cờ sắc áo của trang Quân sử VN tôi xin phép BQT, cùng các bạn tạm dừng phần bài viết về pháo tự hành, giải đáp mọi thắc mắc cho bạn meo-u!

Trích dẫn
Xin được viết ra cho anh em thưởng thức.
Cuối cùng, em xin cóp pi vấn đề này sang trang TTVNOL để tranh luận thêm cho tăng phần hiểu biết.
.


Ngày nay các xe tăng chủ lực của các nước trên thế giới đều chủ yếu sử dụng pháo nòng trơn 120mm đến 125mm, ngoại trừ  Ấn Độ (Arjun) và Anh (Challenger I và II) sử dụng pháo nòng có rãnh khương tuyến 120mm. Hầu hết các nước có nền khoa học quân sự tiên tiến sau giữa thế kỷ 20 đều trang bị cho tăng chủ lực pháo chính 120-125mm với kỳ vọng tăng cường hoả lực mạnh mẽ, cải tiến nhân rộng độ sâm nhập cho đạn. Các phát minh cải tiến đạn cũng như giáp phản ứng nổ liên tục sảy ra liên tục khắc chế nhau giữa hai trường phái Nga-Mỹ.

Xin lỗi tôi có viêc phải đi, 30 phút sau sẽ tiếp, bạn meo-u chuẩn bị nhé!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Giêng, 2013, 09:28:36 pm
   Tiếp theo:


Tại sao hầu hết các nước Nato và Nga đều chọn nòng pháo chính cho tăng chủ lực là "Pháo nòng trơn" ? Hầu hết các nước đều kỳ vọng sử dụng pháo nòng trơn sẽ gia tăng động năng cho đạn qua đó cải thiện độ xuyên giáp, nhưng nhược điểm của pháo nòng trơn lại không ít. Quả đạn bắn ra từ pháo nòng trơn sẽ không "thật căng", quĩ đạo đường đạn sẽ "không thật ổn định" do đó thiếu chính xác hơn so với quả đạn bắn ra từ pháo nòng khương tuyến. Nhưng đổi lại, chế tạo pháo nòng trơn sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với nòng pháo khương tuyến và pháo nòng chơn luôn có tuổi thọ cao hơn ..v.v..

Hầu hết các chuyên gia quân sự trên thế giới đều tin rằng xe tăng thế hệ tương lai cần được trang bị pháo chính mạnh mẽ qua đó tăng hiệu xuất chiến đấu cho tăng . Có hai cách để gia tăng động năng cho đạn qua đó tăng khả năng xuyên giáp, đó là nối dài nòng pháo hoặc tăng kích cỡ cho pháo. Xem ra giải pháp tăng chiều dài nòng pháo không mấy khả thi vì như vậy sẽ hạn chế sự cơ động của tăng, mất cân bằng cho pháo, còn tăng kích cỡ nòng pháo sẽ vấp phải vô số giải pháp kỹ thuật cần vượt qua. Xu hướng tăng kích cỡ nòng pháo lên trên 120/125mm cả Nga và khối Nato đang giáo diết phát triển. Cỡ nòng 140mm cho pháo chính xe tăng được Ukraina và Khối Nato lựa trọn. Cần lưu ý rằng để tăng kích cỡ nòng pháo từ 120mm lên 140mm thì theo lý thuyết thể tích buồng đạn trong tháp xe phải giảm đi gần một nửa. Đây chính là nhan đề lớn nhất trong khâu thiết kế .

Hiện nay pháo chính trên tăng chủ lực Nga là 2A75 hoặc hiện đại hơn có 2A46M-5 cả hai đều có cỡ nòng 125mm.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/tankovye_pushki_zps4df18e03.jpg)

Pháo  2A75 (trái), 2A46M-5(phải).



Trong số những nước giáo diết phát triển pháo chính trên tăng cỡ nòng 140mm nổi lên có Ukraina với pháo L55 " «Bagira/Багира» được phát triển để nâng cấp số vũ khí hiện có. Phương án có thể được lựa trọn là trang bị trên xe tăng  Т-84М «Oplop/Оплот».


Thụy Sĩ là nước phát triển pháo 140mm cho tăng sớm nhất, tức là vào cuối những năm 1980 của thế kỷ XX. Công ty "Ordnance Enterprise" bắt đầu một chương trình nhằm chứng minh khả năng , sức mạnh của pháo 140mm qua đó nâng cấp tăng "Leopard 2". Theo kế hoặch nếu chương trình thành công thì pháo 140mm là là vũ khí mới nhưng sử dụng hệ thống đạn dược có sẵn MBT. Đề án này mang tính kinh tế cao và qua đề án này mở ra nhiều khả năng cải tiến hệ thống đạn dược thế hệ mới.

Thụy Sỹ tiến hành thử nhiệm pháo 140mm vào mùa hè năm 1988, trên một chiếc xe tăng "Leopard 2", nhưng việc bắn thử quả đạn 140mm đầu tiên lại diễn ra sau đó tức là mùa thu năm 1989.

Trong một trương trình Quốc tế về phát triển pháo 140mm cho tăng thế hệ tương lai "FTM" (Anh, Pháp, Đức, Mỹ tham gia). Hệ thống pháo thế hệ mới  được chỉ định mã hiệu là: "NPz K-140".

Theo hợp đồng với Ủy ban quản lý, cung cấp vũ khí LB Đức (VWV) , công ty "Rheinmetall " sẽ sản xuất 6  mẫu pháo nòng  trơn 140-mm và loạt đạn APFSDS-T để thử nhiệm/ Đây là 1 loại đạn xuyên giáp có cánh đuôi vạch đường , phần đầu đạn với khả năng  có thể tách dời(бронебойный оперенный трассирующий снаряд с отделяющимися ведущими частями) .


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/pushki_Reinmetall_zps15583c29.jpg)


Công ty "Rheinmetall" sản xuất pháo L44/120mm ,pháo L55 /120-mm  và hệ thống pháo thế hệ mới  140mm "NPz K-140".

Thử nghiệm cho thấy đạn 140mm có khả năng xuyên thủng vỏ thép dày tới 1000mm hơn hẳn so với đạn 120mm.


Đã từ lâu Mỹ đã nhận thấy yếu điểm trong thiết kế tháp pháo và hệ thống nạp đạn trên tăng "Abrams" , nhưng việc sửa sai không thể tiến hành một sớm một chiều.Đã từ lâu nước Mỹ theo đuổi phát triển hệ thống pháo 140mm cho tăng chủ lực tương lai gọi là hệ thống :"ATAC"

Trong hệ thống pháo 140 mm (ATAS) bao gồm pháo XM-291, bộ nạp tự động XM-91 và một "gia đình" đạn mới. Nó được giả định rằng hệ thống này sẽ là vũ khí chính của các dự án "MBT" tương lai "Block III», đang được phát triển cho quân đội Mỹ.

Đạn cho pháo 140-mm XM-291 sử dụng liều dời (Hoàn toàn khác với đạn 120mm cho pháo M-256, trang bị với các xe tăng "Abrams" M1A2).


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/11-21_zps3f00c35e.jpg)

Pháo 140mm XM-291 trên xe tăng "Abrams".


Sự độc đáo của hệ thống này là có thể sử dụng được cả pháo nòng 120mm(cỡ nòng tiêu chuẩn) và pháo thế hệ mới 140mm (chỉ cần khoảng 1h để thay thế).  Pháo 140mm XM-291 hoạt động kết hợp với bộ nạp tự động XM-91 với cơ cấu tự chọn các loại đạn . Bộ nạp-chọn đạn tự động do "Lockheed Martin" phát triển.

Trong tháp pháo chứa 17 quả đạn 120mm hoặc 140mm, sẵn sàng để sử dụng ngay lập tức, thêm 22  quả đạn 140 mm hoặc 33 quả đạn 120 mm ở tang trống thứ hai đặt trong tháp pháo. Sử dụng bộ nạp tự động cho phép tốc độ bắn  của tăng lên tới 8-12 quả mỗi phút.

"Gia đình"  đạn cho hệ thống "ATAC" được biết với 3 chủng đạn : Đạn xuyên lõm "XM-965", đạn động năng "XM-964" và đạn diễn tập "XM966". Cả 3 loại đạn trên đều sử dụng liều dời, liều phóng và hạt lửa được đựng trong túi ,khi bắn liều phóng và hạt lửa bị đốt cháy trong buồng đạn.



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Giêng, 2013, 11:12:12 pm
Tiếp theo:

Điểm qua trương trình phát triển pháo 140mm, hệ thống tải-nạp đạn tự động ở một số nước Phương Tây.

Hệ thống pháo mới  "NPz K-140" được trang bị bao cách nhiệt nêm chặt dọc nòng pháo mục đích tách chiết khí thuốc súng(Данное орудие оснащается теплоизолирующим чехлом, клиновым затвором вертикально-падающего типа, экстрактором порохового дыма).

Nước Đức đang kỳ vọng nâng cấp "Leopard 2" bằng việc thay pháo cỡ nòng 120mm bằng cỡ nòng 140mm "NPz K-140" , cũng có phương án thay thế tháp pháo cũ, thiết lập hệ thống nạp đạn tự động . Tất cả mọi giải pháp đang trong giai đoạn thử nghiệm chưa được sản xuất đại trà.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Leopard_so_140_orudiem_zpsbb5d7931.jpg)


Tăng "Leopard 2" với hệ thống pháo mới 140mm "NPz K-140".




Phát triển pháo 140mm ở Anh

Trong những năm qua, cơ quan quản lý của Bộ Quốc Phòng Anh Quốc(cũ) R & D (DRA) đã làm việc với dự án hệ thống pháo tương lai FTMA 140mm cho xe tăng . Lúc đầu, nó đã được lên kế hoạch sẽ hoàn thiện đầu của thế kỷ XXI, nhưng do Liên Xô và khối Hiệp ước Warsaw sụp đổ nên kế hoặch bị chậm lại đáng kể   . Trương trình được Bộ quốc phòng Anh Quốc trực tiếp tài trợ, công việc được tiến hành gồm hai trương trình ,trương trình thứ nhất từ 1989 đến 1992.Trong trương trình thứ hai DRA giao cho  Cty "Ordnance Royal" thực hiện từ 1989 đến 1993.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/OBT_CHelendzher_zps2d22bbd5.jpg)

 Tăng Challenger 2(hệ thống pháo cũ 120mm).

Đầu năm 1993, Cty "Royal Ordnance" và DRA tiến hành bắn thử pháo 140-mm tại bãi thử Quốc gia. Cty "Royal Ordnance" đã dành khoảng 120 quả đạn APFSDS 140-mm cho việc bắn thử, nòng pháo được gắn trên giá thử. Pháo thử nhiệm 140mm với khả năng bắn xuyên giáp tăng 40%  so với pháo 120mm. Pháo thử nhiệm 140mm sử dụng đạn liều dời với hệ thống nạp đạn tự động(автомата заряжания).

Việc nắp đặt hệ thống pháo mới 140mm mới với hệ thống nạp đạn tự động cho tăng "Challenger-2" hoặc M-1A1/A2 Abrams là rất tốn kém. Xe tăng mới của Pháp "Leclerc" thích hợp hơn cho việc nắp đặt hệ thống nạp đạn tự động nhưng pháo chính vẫn là  120mm.

Các quả đạn APFSDS, đã được sử dụng cho tăng tương lai FTMA  sẽ có lõi  uranium nghèo. Với loại đạn động năng lõi Uran nghèo(U 238) sẽ tăng khả năng xuyên giáp cho đạn nhưng không đáp ứng vấn đề kinh tế, môi trường và nhất là giai đoạn tới khó sảy ra đối đầu Nga-Mỹ.




Bạn meo-u thân mến, tôi viết đến đây chắc đủ "thuyết phục" bạn, nếu còn gì chưa thỏa mãn hãy viết ra, tôi hứa trả lời mọi thắc mắc cho bạn. Ở trang Quân sử VN này sẽ luôn đầy đủ mọi kiến thức QS cho tôi, bạn và mọi người, bạn hiểu tôi chứ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: meo-u trong 08 Tháng Giêng, 2013, 12:52:47 am
Em đã đọc loạt bài của bác. Và cám ơn bác nhiệt tình viết bài trả lời.
Theo những gì em hiểu, loạt bài của bác nêu ra những ý chính sau:
1. Thế giới ưu tiên chế tạo đạn xuyên động năng cho xe tăng, lấy đó làm vũ khí chính để chống tăng. Biểu hiện ở pháo có nòng trơn.
2. Để tăng thêm mức xuyên giáp trong điều kiện tận dụng đạn cỡ nòng sản xuất đại trà (120, 125mm). Trước hết các nước đều tiến hành kéo dài nòng pháo (2A46M-5 của Nga, 120-L55 của Nato).
3. Một hướng đi nữa bác chưa viết ra, em xin nêu luôn cho liền mạch. Đó là Mỹ có nghiên cứu đạn xuyên giáp dưới cỡ có thanh xuyên kéo dài tới cả vỏ đạn M943. Nhưng dự án này đã ngừng (Mặc dù vẫn dùng đạn này để bắn thử vũ khí đối phương - Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 "NoZH/Нож" do (БЦКТ Микротек Ukraina) phát triển).
4. Cuối cùng Mỹ và Nato đi đến kết luận từ bỏ kết cấu đạn pháo truyền thống. Sử dụng kết cấu nạp đạn và cấu tạo đạn như xe tăng Nga - đầu đạn và các tút rời nhau.
5. Để tăng khả năng xuyên giáp. Cả thế giới lại học lại bài học kinh nghiệm thời thế chiến 2. Xe tăng con báo Panther thì kéo dài nòng. còn T34-85 thì đơn giản là lắp khẩu pháo tiêu chuẩn cỡ nòng lớn hơn. Thế giới đã và đang nghiên cứu cỡ nòng lớn như 140mm hay 152mm (em dự đoán thế)

Bây giờ em xin nêu ý kiến của mình:
Ý 1: Đương nhiên, em không ý kiến.
Ý 5: Cám ơn bác đã giải đáp một phần thắc mắc của em về tương lai trang bị pháo trên xe tăng.
Ý 2: Có nhược điểm là pháo đòi hỏi kỹ thuật cao trong chế tạo, nhanh mòn và cũng khá cồng kềnh. Khả năng xuyên giáp tăng lên cũng khá giới hạn, không đáp ứng được yêu cầu mới. Kỹ thuật ổn định cho pháo này cũng gần bằng kỹ thuật ổn định cho pháo cỡ nòng lớn hơn rồi. Vậy tội gì không thay pháo.
Ý 4: Nếu việc này đúng thì người Nga đã nghiên cứu chán chê và đã có quyết định đúng đắn từ trước. Vậy cái gì khiến cho cấu tạo đạn có đầu đạn và các tút rời nhau là tối ưu. Có phải là sử dụng được máy nạp đạn tự động, giảm bớt số người trên xe, tháp pháo nhỏ gọn. Trong khi khả năng xuyên giáp của đạn xuyên dưới cỡ không thua kém ai. Cái này liên quan đến ý thứ 3, ý chính trong thắc mắc của em.
Ý 3: Tại sao đạn M943 được Mỹ quảng cáo rầm rộ về khả năng xuyên giáp, nhưng lại bị bỏ xó. Có phải vì các nhược điểm nhiều quá không. Theo dự đoán của em là đạn này không chính xác lắm (do chiều dài tăng), làm mòn nòng quá lớn (cũng do dài quá). Các nhược điểm này em chưa hề được đọc ở bất kỳ tài liệu nào, đó là dự đoán chủ quan của em. Nhưng cũng phải có lý do gì nó mới bị ngừng phát triển chứ. Nếu bác có tài liệu về vấn đề này thì cho em xin.

Chốt lại, việc chế tạo đạn rời là tối ưu. Xe tăng lắp được máy nạp đạn, bớt người, thể tích nhỏ gọn.
Để tăng khả năng xuyên giáp, tốt nhất là tăng đường kính nòng pháo. Các phương án khác như tăng chiều dài nòng hay tăng chiều dài thanh xuyên đều có nhiều nhược điểm, không giải quyết triệt để vấn đề.

Đó là giả thuyết của em, còn để chứng minh nó có đúng hay không thì em chưa có tài liệu. Như đạn M943 có những nhược điểm gì.
Đề nghị bác Longtrec giải thích cho em rõ.

Cuối cùng, bác không cần thiết trả lời nếu bác không muốn hoặc làm bác mất thời gian. Có những bác hay chê em chẳng có tài liệu gì mà lại hay thắc mắc. Nói chung vấn đề quân sự em cũng khá quan tâm, nhưng trình độ có hạn. Hi vọng bác không bị em quấy rầy mà mất cảm hứng viết bài.
Luôn mong đọc các bài của bác.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Giêng, 2013, 03:19:08 am
Trích dẫn
Như đạn M943 có những nhược điểm gì.
Đề nghị bác Longtrec giải thích cho em rõ.

Cuối cùng, bác không cần thiết trả lời nếu bác không muốn hoặc làm bác mất thời gian. Có những bác hay chê em chẳng có tài liệu gì mà lại hay thắc mắc. Nói chung vấn đề quân sự em cũng khá quan tâm, nhưng trình độ có hạn. Hi vọng bác không bị em quấy rầy mà mất cảm hứng viết bài.
Luôn mong đọc các bài của bác.

Chào bạn meo-u! Trước tiên xin được đính chính, Mỹ chỉ có đạn XM943 chứ không có đạn M943.



 Đạn 120mm XM943 (USA) là đạn chính xác cao, có phần đầu đạn liền các tút được phát triển bởi Cty "Ellayent teksistemz" . Thực chất đây là đạn công phá đa năng , nó được thiết kế để đánh bại các mục tiêu bọc thép mặt đất như xe tăngtrang bị giáp phản ứng nổ tiên tiến, các công trình phòng thủ kiên cố, các mục tiêu hàng không như máy bay trực thăng tầm thấp . Tính năng chính của nó là khả năng sâm nhập phá hủy những mục tiêu kiên cố mà các loại đạn khác như xuyên lõm, thanh xuyên dưới cỡ không giải quyết được(đối với tăng hay phương tiện bọc thép có trang bị giáp phản ứng nổ). Đạn XM943 với khả năng phá hủy mục tiêu tăng 75% so với đạn xuyên lõm thông thường cùng kích cỡ. Đạn XM943 được trang bị dẫn đường pha cuối nhờ bộ cảm biến quét "mm" phát hiện mục tiêu bên thân đạn(Наведение на конечном участке траектории полета осуществляется работающим в миллиметровом диапазоне сканирующим датчиком, который обнаруживает цель, «подсвеченную» бортовыми электронными средствами) .

Ưu nhược điểm của đạn XM943:

Ưu điểm : Khả năng công phá cực lớn, độ chính xác cao do được dẫn đường bằng cảm biến"mm" ở pha cuối và 4 cánh đuôi giúp ổn định quĩ đạo đường đạn.


Trích dẫn
Tại sao đạn M943 được Mỹ quảng cáo rầm rộ về khả năng xuyên giáp, nhưng lại bị bỏ xó. Có phải vì các nhược điểm nhiều quá không. Theo dự đoán của em là đạn này không chính xác lắm (do chiều dài tăng), làm mòn nòng quá lớn (cũng do dài quá). Các nhược điểm này em chưa hề được đọc ở bất kỳ tài liệu nào, đó là dự đoán chủ quan của em. Nhưng cũng phải có lý do gì nó mới bị ngừng phát triển chứ. Nếu bác có tài liệu về vấn đề này thì cho em xin.



Nhược điểm:


1-Do kích cỡ đạn là 120mm đã không phù hợp cho pháo chủ lực cho xe tăng tương lai("NPz K-140").

2-Do đạn liền các tút không thích hợp cho việc cải tiến bộ chọn-nạp đạn tự động mà hãng "Lockheed Martin" đang phát triển, nó càng không hợp với dự án "MBT- Block III», đang được phát triển cho quân đội Mỹ.


Cuối cùng là những lý do khác trong đó có cả những lý do bí mật QS mà tôi và bạn không bao giờ biết được dẫn tới quyết định tạm ngưng chương trình phát triển đạn XM943.



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: maxttien trong 08 Tháng Giêng, 2013, 11:13:03 am


Trước tiên em luôn tôn trọng ý kiến của các bác. Những vấn đề em tranh luận chỉ thuần túy kỹ thuật.
Đầu tiên phải nói rằng học thuyết của Nga chưa bao giờ ghi là phòng thủ cả. Tư tưởng quân sự của Nga được đúc kết lại là: "Chỉ có tấn công mới giành thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến". Tất cả các cuộc chiến tranh quân Nga đều tấn công.
Hơn nữa, xe tăng sinh ra là để tấn công. Ưu điểm của nó là hỏa lực mạnh, giáp dầy và quan trọng nhất là khả năng cơ động. Cơ động cao sẽ tạo ra ưu thế đột biến trên chiến trường. Và thiết kế xe tăng của người Nga thiên về tấn công, thiết kế hài hòa cả khả năng cơ động, độ bền dã chiến, giáp dầy, hỏa lực mạnh và giá thành rẻ. Chấp nhận một số nhược điểm đồng nghĩa với chấp nhận thiệt hại ở mức cho phép.
Và có bác đã nói từ kinh nghiệm WWII. Người Nga rút ra công thức:
"Súng phải khỏe để không gãi ghẻ
Giá phải rẻ để tăng số lượng"
Vậy em mới thắc mắc. Nếu đã luôn ưu tiên hỏa lực mạnh, luôn thiết kế hỏa lực nhỉnh hơn xe tăng Nato (125mm so với 120mm). Vậy tại sao đạn xuyên giáp dưới cỡ của Nga lại chấp nhận thua đạn xuyên dưới cỡ của Mỹ. Chỉ vì giới hạn kích thước thiết kế.
Lý do bác nêu ra là còn các loại đạn khác có thể tiêu diệt được xe tăng chưa thuyết phục được em. Các loại đạn tên lửa và đạn có thuốc nổ lõm rât khó xuyên qua lớp giáp hộp hoặc giáp tổng hợp phía trước xe tăng. Đặc biệt xe tăng Mỹ và Nato luôn ưu tiên tăng cường giáp trước. Bởi vì thực tế chiến trường, dàn trận đấu tăng ở bất kỳ địa hình nào thì xe tăng 2 bên đều ở thế đối đầu, giáp trước luôn hứng đạn nhiều nhất.
Chỉ còn đạn xuyên dưới cỡ là có khả năng xuyên chắc chắn giáp trước các xe tăng hiện đại mà thôi. Bởi vì xe tăng bị hạn chế về trọng lượng khi thiết kế, không thể tăng giáp dầy vô hạn.


Cái đoan đỏ đỏ của bác thì chưa chắc đâu, hồi trước chiếc xe tăng Challenger của Anh bị đạn RPG-29 xuyên giáp trước đấy ;D
Bắn một phát chưa chắc đã xuyên nhưng hoàn toàn có thể làm hỏng các hệ thống cảm biến điện tử lắp ngoài xe, thậm chí là đánh hỏng khẩu pháo.

Còn cái vụ Mĩ họ kéo dài đạn là vì các bài kiểm tra với Kontak-5 cho thấy đạn xuyên đời cũ bị bẻ gãy nên phải kéo dài đạn ra đến tận đáy đạn để phần còn lại vẫn có khả năng xuyên giáp,Đức thì lại không làm theo Mĩ
Điều này lại dẫn đến hệ quả là sơ tốc đạn chậm hơn trong khi đạn bị kéo dài ra, đạn dài hơn thì cũng lại dính đến ảnh hưởng sức gió gây mất ổn định,( giữa chiều dài đạn , sơ tốc và khối lượng ắt hẳn phải có một tỉ lệ vàng nào đó trong tính toán ) để tăng sức mạnh của đạn không nhất thiết phải tăng trọng lượng đạn mà còn có thể thay đổi kết cấu đạn, điển hình là cuộc so sánh giữa viên đạn 5,45 của AK-74 và 5,56 của M-16.
Dù động năng bé hơn nhưng sức xuyên của đạn 5,45 vẫn lớn hơn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 08 Tháng Giêng, 2013, 02:27:26 pm
Đạn chống tăng XM943 là loại đạn xuyên nổ định hình tự ngắm pha cuối bằng xen xơ quét sóng milimét không có lõi hợp kim uran nghèo đâu anh Long. Đầu đạn có mấy phần: ăng ten thu phát của xen xơ, chíp định tầm, mạch nổ đạn lõm bằng đĩa hợp kim đồng để tạo đầu xuyên. Khi phát hiện mục tiêu, kíp xe tiến hành đo xa và máy tính pháo nạp tham số định tầm vào chíp đạn rồi bắn. Đạn bay tới tầm tính toán thì tự động bật xen xơ để tinh chỉnh điểm nổ tạo đầu xuyên nổ định hình chụp xuống nóc mục tiêu. Túm lại nó là đạn đột nóc mục tiêu bằng đầu xuyên nổ định hình.

Đạn XM943
(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/m943staff.jpg)

Nhược điểm của nó là giá thành đắt và có thể bị gây nhiễu xen xơ quét làm mất độ chính xác khi kích hoạt điểm nổ tạo đầu xuyên nổ định hình.

Mèo ú: Kĩ thuật gì cũng phải tính tới học thuyết, chiến thuật như anh Long nói thì mới có cái nhìn cơ bản về nguyên tắc lựa chọn, kế thừa và phát triển vũ khí em ạ. Em nói đúng ở cấp chiến thuật quân sự trên chiến trường Châu Âu trước đây thì Xô tiến công, Tây phòng ngự. Nhưng khi triển khai xuống các phương pháp nạp đạn cho xe tăng, em lại bí khi phát triển hiểu biết về 2 trường phái.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Giêng, 2013, 02:41:14 pm
Trích dẫn
Đạn chống tăng XM943 là loại đạn xuyên nổ định hình tự ngắm pha cuối bằng xen xơ quét sóng milimét không có lõi hợp kim uran nghèo đâu anh Long


Đúng đấy huyphongssy ạ , xin lỗi đêm qua làm bị lẫn sang bài khác, tôi đã sửa bài rồi,xin lỗi các bạn! Cám ơn huyphongssy nhé!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Giêng, 2013, 09:11:40 pm
Xin được phép quay lại với pháo tự hành nòng kép 152 mm 2S35 "Koalitsya-SV".


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/060912_Koaliciya_SV_01_zpsdd8cf429.jpg)


Khoang làm vệc của kíp tác chiến trên pháo tự hành nòng kép 2S35 được bố trí đầu mũi xe với hệ thống máy tính Mô-đun điểu khiển.Kíp tác chiến từ 2 người trở lên, điều khiển các quá trình tải, nạp đạn, tìm kiếm, phát hiện nhắm bắn mục tiêu. Các mô-đun điều khiển được trang bị trên xe, tự động lựa chọn mục tiêu, định vị và dẫn đường cho xe. Theo thông tin của các thiết bị cảm biến cung cấp, kíp tác chiến liên tục giám sát điều kiện tổng thể xe cũng như số lượng đạn dược,các chủng đạn.
Mỗi vị trí chiến đấu trên xe được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tự động từ xa, tất cả các thông tin đều được hiển thị trên màn hình tổng thể của hệ thống chỉ huy. Kênh thông tin kiểm soát  ở mỗi vị trí tác chiến được tích hợp với mô-đun kiểm soát với vũ khí  .

Xe được thiết kế các mô-đun giêng biệt, các vị trí tác chiến đều có cửa nóc, cửa thoát hiểm và cửa kỹ thuật thông sang khoang vũ khí.

Việc thiết lập khoang điểu khiển trên đầu mũi xe làm tăng tính an toàn cho kíp tác chiến vì phần đầu mũi được bảo vệ bởi phần giáp dày nhất, xa với khoang đạn.


Vũ khí chính của xe là pháo 2 nòng 152mm, trong tháp xe là bộ tải đạn cơ khí ,động cơ được đặt ở phía sau của máy xe.


Mô-đun  khoang vũ khí và điều khiển được bố trí độc lập thực hiện các chức năng một cách cụ thể làm giảm kích thước khoang đạn và tăng cường bảo vệ kíp tác chiến. Việc bố trí hợp lý trong khoang đạn có tác dụng tương hỗ giúp tăng không gian ở khoang điều khiển qua đó làm tăng khả năng thao tác cho kíp tác chiến.




Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 23 Tháng Hai, 2013, 09:05:55 pm
Khi còn tại ngũ, tôi vốn là lính pháo binh cấp sư đoàn. Trong những năm tháng cùng đồng đội chiến đấu bảo vệ BG phía bắc của Tổ quốc, pháo binh luôn phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong quân đội .

Trong cuộc chiến tranh BG phía bắc (từ 1979 đến 1989) cả hai phía VN và TQ luôn huy động tối đa lực lượng pháo binh. Điển hình những trận đấu pháo đã diễn ra tại Lạng sơn 1979(Trận Khánh khê), 1981(Bình độ 400) . Tại  Hà Giang giai đoạn 1984-1985 là giai đoạn đỉnh cao của những cuộc đấu pháo giữa 2 bên.

Bỏ qua những lời đồn thổi về huyền thoại Pháo binh TQ nào là "TQ vốn là thày dạy cho VN về pháo binh", " TQ câu pháo bách phát bách trúng" v.v.. và V.v..
 Thực tế chiến đấu cho tôi thấy, TQ hơn ta về số lượng đạn và pháo nhưng trình độ tác chiến, bản lĩnh chiến đấu thì không hơn ta, nếu không muốn nói là kém. Vũ khí trang bị cũng tương đương, thậm chí có một số vũ khí ta có mà TQ thiếu vắng.

Trong chiến tranh hiện đại, xác định được vị trí súng cối, pháo, tên lửa, xe tăng của đối phương để đánh đòn phủ đầu thậm trí khi chúng chưa kịp triển khai trận địa là ước muốn của bất kể bên nào.

Trong loạt bài tới ,tôi lần lượt giới thiệu cùng các bạn các loại radar trinh sát, phát hiện vị trí các loại súng cối, hỏa lực pháo binh, tên lửa, sự dịch chuyển các loại tăng, thiết giáp của đối phương...


Trạn radar mang vác trinh sát vị trí hỏa lực súng cối AISTENOK (sản phẩm 1L271)/Переносная радиолокационная станция разведки огневых позиций минометов «Аистенок» (изделие 1Л271).


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/aist_nazn_zps6b0c2129.jpg)



Radar"Aistenok" được phát triển để trinh sát vị trí, kiểm soát các vụ bắn súng cối cỡ nòng từ 81-120 mm;
Trinh sát các mục tiêu di chuyển trên mặt đất (xe tăng) và kiểm soát hỏa lực pháo binh cỡ nòng 122-155 mm .
 Radar "Aistenok" có thể làm việc bất kể ngày đêm, trong mọi điều kiện thời tiết thậm trí trong trường hợp không hiển thị quang học (mưa, sương mù, khói hay không khí bụi).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/aist1_zpsab8b09b8.jpg)



Thông số kỹ thuật cơ bản:

Tần số hoạt động khoảng 2 cm (J).
Khu vực quan sát:
   -Phạm vi, km/góc tà :0,2-20 / 3.
   -Khu vực quan sát bằng  góc phương vị, 60 độ
   -Đường phân giác khu vực quét 0-360 độ
   -Phạm vi trinh sát súng cối :0,75-5km.
   -Phạm vi trinh sát pháo binh = Hiệu chỉnh/vụ nổ : 5/15/km.
   -Phạm vi phát hiện các mục tiêu di chuyển (xe tăng ): 20 km
   -Thời gian trinh sát vị trí súng cối không quá 10s.

   -Sai số sác định tọa độ mục tiêu súng cối/mục tiêu di chuyển trên mặt đất: 30/40m.
   -Điểm rơi đạn cối /đạn pháo : 30/40m.
   -Điện năng tiêu thụ : 220 V, 50 Hz, 600W
   -Khả năng hoạt động liên tục : 6h
   -Trọng lượng phiên bản mang vác :135Kg.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/aist2_zps66e697e5.jpg)



Sẽ có rất nhiều thú vị trong loạt bài tới, để hiểu tường tận về nguyên tắc xác định vị trí súng cối, pháo, tên lửa, xin các bạn tìm hiểu trước:

-Phương pháp giao hội 2 điểm không thấy nhau.
-Phương pháp ngoại suy.
-Phương pháp chênh lệch điện từ.



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: maxttien trong 23 Tháng Hai, 2013, 09:38:22 pm
Trích dẫn
-Phạm vi trinh sát pháo binh = Hiệu chỉnh/vụ nổ : 5/15/km.
Bác longtrec cho em hỏi thâm số này là khoảng cách phát hiện trận địa pháo của đối phương nhờ tính toán đường đạn pháo hay là nhờ sóng rada quét trực tiếp vào trận địa pháo đó


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 23 Tháng Hai, 2013, 09:43:17 pm
Trích dẫn
-Phạm vi trinh sát pháo binh = Hiệu chỉnh/vụ nổ : 5/15/km.
Bác longtrec cho em hỏi thâm số này là khoảng cách phát hiện trận địa pháo của đối phương nhờ tính toán đường đạn pháo hay là nhờ sóng rada quét trực tiếp vào trận địa pháo đó

Bạn xem lại bức ảnh thứ 2 trong bài trên sẽ có câu trả lời. ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 23 Tháng Hai, 2013, 10:40:06 pm
Trích dẫn
-Phạm vi trinh sát pháo binh = Hiệu chỉnh/vụ nổ : 5/15/km.
Bác longtrec cho em hỏi thâm số này là khoảng cách phát hiện trận địa pháo của đối phương nhờ tính toán đường đạn pháo hay là nhờ sóng rada quét trực tiếp vào trận địa pháo đó
Theo nhà sản xuất là Viện thiết kế Strela thì ra đa trinh sát cối này có 2 chức năng chính:
- Định vị trận địa cối địch theo đường đạn cối địch tới và chỉnh bắn cho cối của ta có cỡ nòng 81-120mm bắn phản pháo diệt mục tiêu
- Định vị mục tiêu di động như xe tăng và chỉnh bắn theo điểm chạm nổ của đạn pháo của pháo lựu ta có cỡ nòng 122-155mm bắn diệt mục tiêu

Xét theo 2 chức năng này thì ra đa này có tầm chỉnh bắn phản pháo theo đường đạn cối địch tới xa nhất là 5km, còn tầm chỉnh bắn diệt mục tiêu di động theo điểm chạm nổ của đạn pháo lựu của ta xa nhất là 15km. 


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Hai, 2013, 01:42:17 am
Trích dẫn
-Phạm vi trinh sát pháo binh = Hiệu chỉnh/vụ nổ : 5/15/km.
Bác longtrec cho em hỏi thâm số này là khoảng cách phát hiện trận địa pháo của đối phương nhờ tính toán đường đạn pháo hay là nhờ sóng rada quét trực tiếp vào trận địa pháo đó
Theo nhà sản xuất là Viện thiết kế Strela thì ra đa trinh sát cối này có 2 chức năng chính:
- Định vị trận địa cối địch theo đường đạn cối địch tới và chỉnh bắn cho cối của ta có cỡ nòng 81-120mm bắn phản pháo diệt mục tiêu
- Định vị mục tiêu di động như xe tăng và chỉnh bắn theo điểm chạm nổ của đạn pháo của pháo lựu ta có cỡ nòng 122-155mm bắn diệt mục tiêu

Xét theo 2 chức năng này thì ra đa này có tầm chỉnh bắn phản pháo theo đường đạn cối địch tới xa nhất là 5km, còn tầm chỉnh bắn diệt mục tiêu di động theo điểm chạm nổ của đạn pháo lựu của ta xa nhất là 15km.  

Xin lưu ý ! Cả hai loại cối 81 và 120mm đều có tầm bắn tối đa nhỏ hơn 5km.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: maxttien trong 24 Tháng Hai, 2013, 10:38:07 am
Vậy rada này có thể định vị điểm rơi của các loại đạn pháo khác không hay là chỉ định vị được điểm rơi của đạn pháo cối vậy bác ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: huyphongssi trong 24 Tháng Hai, 2013, 03:48:46 pm
Xin lưu ý ! Cả hai loại cối 81 và 120mm đều có tầm bắn tối đa nhỏ hơn 5km.
Bộ đài này là đồ thương mại bán cho tất cả các bên có nhu cầu dùng cho cả các loại cối không do Nga chế tạo trong khoảng cỡ nòng này anh Long ạ.

Đây là tham số định vị trận địa tối đa qua đường đạn tới. Tùy tầm cối địch và cối ta mà sau khi định vị được trận địa cối địch rồi thì cấp chỉ huy quyết định hoặc nằm im, hoặc phản pháo hay gọi pháo, máy bay hỗ trợ hỏa lực.

Hàng Nga, cối 82 có thể hụt tầm 5km, nhưng cối 120 như mấy loại M-120 và 2S12 chúng chơi ngon tầm này. Hàng 120 của Mĩ và Tây thì tầm này không thành vấn đề.

http://www.npostrela.com/ru/products/72/185/  


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Hai, 2013, 10:30:21 pm
Vậy rada này có thể định vị điểm rơi của các loại đạn pháo khác không hay là chỉ định vị được điểm rơi của đạn pháo cối vậy bác ;D

Radar AISTENOK (sản phẩm 1L271) theo lý thuyết được thiết kế để trinh sát vị trí súng cối 81-120mm, các loại pháo từ 122-155mm, xe tăng của đối phương. Mặc dù  vậy, AISTENOK là ra đa thiên về phát hiện vị trí trận địa súng cối và trinh sát phát hiện sự tập kết của xe tăng đối phương. Mục tiêu được phát hiện ở cự li xa nhất là xe tăng, với góc tà của rada ở góc 3o.

Đối với các loại đạn cối cỡ nòng từ 81mm-120mm nói chung có sơ tốc đạn cận âm, việc đo quĩ đạo đường đạn sẽ đơn giản hơn so với các loại lựu pháo 122-155mm. Sơ tốc đạn lựu từ 122-155mm thường có tốc độ 2M trở lên. Việc đo quĩ đạo đường đạn bằng đo cắt lớp sau đó dùng phép ngoại suy để tính ra vị trí trận địa pháo là có thể, nhưng không phải là thế mạnh của các chủng rada mang vác.

Mặc dù chưa thể đáp ứng mỹ mãn các yêu cầu trên chiến trường như độ lệch xác định mục tiêu lớn(30-40m), nhưng đổi lại nó rất cơ động, triển khai nhanh. Rada AISTENOK rất thích hợp tác chiến ở khung vực có địa lý bằng phẳng và ngược lại ở rừng núi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: bintao trong 03 Tháng Ba, 2013, 11:22:12 pm
Vậy trang bị của ta thì có loại rada phản pháo nào hả các bác??Thực sự em tò mò quá.Tra trên mạng cũng không có thấy nói


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Raptor Flanker trong 04 Tháng Ba, 2013, 10:26:16 am
Vậy trang bị của ta thì có loại rada phản pháo nào hả các bác??Thực sự em tò mò quá.Tra trên mạng cũng không có thấy nói

Lên mạng tìm radar SNAR-10  :P


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: totrungdo trong 21 Tháng Ba, 2013, 09:05:38 pm
các bác cho hỏi cái dự án súng 45mm đạn lồng trong vỏ là nòng trơn hay nòng rãnh xoắn vậy và nó có ăn được pháo 57mm thông thường không ạ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: lang trong 22 Tháng Ba, 2013, 10:51:17 am
Tại sao xét đạn pháo thông thường em luôn thấy xét yếu tố động năng vậy ạ ? phải là động lượng mới chính xác chứ ạ, bởi vì người ta đặt ra động lượng khi xét tính tương tác cuả các vật nào đó thì nó phụ thuộc và hai tố quan trọng là vận tốc và khối lượng.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Thai Yen Binh trong 30 Tháng Mười Hai, 2013, 01:48:03 pm
Hi hi!!!Gọi là động năng hay động lượng thì chắc bạn phải đọc lại sách vật lý đi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: tuvidao2011 trong 22 Tháng Giêng, 2014, 10:08:03 pm
Các cụ cho em hỏi vấn đề này chút, hơi cũ nhưng em chưa có điều kiện để hỏi : các hệ thống "máy hỏi" của các hệ thống radar phòng không và các radar của máy bay tiêm kích, cường kích và một số loại khác hoạt động theo nguyên lý nào ạ? Theo em hiểu thì nó là một thiết bị điện tử được mã hóa một mã số nhất định để đối chiếu "lai lịch" đúng không hả các cụ? ???


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: duongthanhvan trong 23 Tháng Giêng, 2014, 04:46:58 pm
Bác cứ tưởng tượng bác cùng với năm bảy anh bạn đang say sưa ngồi nhậu trong quán  ;D. Vợ bác muốn gọi bác về rửa bát, lau nhà (giả dụ thế), nhưng hắn ko vào tận ơi được thì hắn sẽ làm sao? Tất nhiên là hắn sẽ đứng ngoài mà la rằng :"tuvidao ơi...!!!" Nếu bác nghe thấy thì chắc chắn sẽ "ơi" hoặc đứng lên xem đứa nào gọi mình. Và thế là vợ bác biết bác ở đó và "về ề ề ...".  ;D ;D ;D ;D
Đó cái nguyên lý máy hỏi nó cũng thế đó.  ;)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Tư, 2014, 04:15:21 pm

Quân đội nhân dân VN vừa bổ xung  trang bị hệ thống pháo phản lực phóng loạt(PPLPL) Lynx do công ty Israel Military Industries phát triển với số lượng không xác định gồm đạn Accular và Extra . Hệ thống PPLPL Lunx sử dụng khung gầm chuẩn hóa, với hệ thống điều khiển hỏa lực và bệ đỡ các khối ống phóng rocket cỡ 122, 160 và 300 mm.

Mời các đồng chí cùng các bạn theo dõi loạt bài về hệ thống pháo phản lực phóng loạt(PPLPL) Lynx !


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Tư, 2014, 10:22:37 pm
Vào năm 2010 Nhà bình luận quốc phòng Robert Karniol cho rằng, Việt Nam đang ở giai đoạn đàm phán cuối cùng để mua hệ thống tên lửa đường đạn tầm ngắn (SRBM) mới của Israel. Cũng theo ông Robert Karniol , hợp đồng được ký vào mùa hè 2010,  đây là  hợp đồng  đầu tiên Israel bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Những năm gần đây, khái nhiệm về đạn rốc két trong hệ thống pháo phản lực phóng loạt (PPLPL) đã không còn đúng với tên gọi. Nhờ được tích hợp dẫn đường vệ tinh GPS đạn PPLPL ngày nay đã trở thành tên lửa có điều khiển. Hệ thống PPLPL "lynx" được thiết kế khung gầm chuẩn hóa với hệ thống điều khiển hỏa lực và bệ đỡ các khối ống phóng rocket cỡ 122, 160 và 300 mm. Hệ thống PPLPL "lynx" được thiết kế 2 thùng chứa các ống phóng, để phóng nhiều kích cỡ đạn khác nhau cũng như số lượng đạn chứa trong các thùng phóng cũng khác nhau. Với đạn Grad thì thùng phóng có cấu hình 2x 20( 2 thùng phóng mỗi thùng chứa 20 ống phóng), với đạn Lar hoặc Accular thì thùng phóng có cấu hình 2x 13( 2 thùng phóng mỗi thùng chứa 13 ống phóng, cỡ đạn 160mm tầm bắn tối đa 45km). Đạn Extra thì thùng phóng có cấu hình 2x 4( 2 thùng phóng mỗi thùng chứa 4 ống phóng, cỡ đạn 300mm tầm bắn tối đa 150km). Ngoài ra bệ phóng trong hệ thống " Lynx" còn có thể phóng tên lửa hành trình chính xác cao Delilah tầm bắn tối đa lên đến 250km hay tên lửa đạn đạo chiến thuật Lora tầm bắn tối đa lên tới 280km.

Nhìn chung đạn của hệ thống PPLPL ' Lynx" đều có cánh đuôi hoặc có cả cánh đuôi , cánh mũi.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1323958841_33860_zps134884cc.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1323958841_33860_zps134884cc.jpg.html)

Delilah


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1324408903_extra_zps808f0528.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1324408903_extra_zps808f0528.jpg.html)

Extra


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1324408585_LAR160_pack_zps799d5ec8.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1324408585_LAR160_pack_zps799d5ec8.jpg.html)

LAR 160-мм


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1324408677_accular_zps16b5e8b3.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1324408677_accular_zps16b5e8b3.jpg.html)


Accular







Mối quan tâm của ngành công nghiệp Quốc phòng Israel ( Israel Military Industries, IMI ) là trở thành nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm quốc phòng công nghệ cao . IMI cung cấp cho khách hàng của mình những sản phẩm Quốc phòng đồng bộ với mọi yêu cầu kỹ thuật khắt khe nhất . Sản phẩm chính của IMI bao gồm các hệ thống vũ khí mặt đất , vũ khí trong không trung và đạn dược đi kèm , phù hợp với tất cả các nhiệm vụ . Trong những năm gần đây, lợi nhuận dòng của IMI  hàng năm vượt quá $ 485.000.000 . Hàng năm IMI dành khoảng 50 triệu USD cho việc nghiên cứu, phát triển vũ khí mới.


một số Quốc gia đã nhập của IMI các phiên bản khác nhau của hệ thống PPLPL " Lynx ":

Azerbaijan , Argentina , Venezuela, Georgia , Kazakhstan, Romania và Chile. Tùy từng yêu cầu của mỗi nước mà hệ thống PPLPL " Lynx" được thiết lập trên Mercedes cấu hình 6x6  hay KAMAZ cấu hình 8x8.

1/ Georgia mua hệ thông PPLPL "Lynx" trong năm 2007 với 2 hệ thống nạp đạn  13 -pack LAR- 160 ( hoặc hai hệ thống nạp đạn 20 -pack Castle ) ,trên khung gầm xe  Mercedes Actros 3341 (6x6) .

2/ Azerbaijan gần đây đã mua một số PPLPL " Lynx". Lynx đã được sửa đổi đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của Bộ Quốc phòng Azerbaijan . hệ thống PPLPL  của Azerbaijan được  đặt tên là "Doly" với khung gầm xe KAMAZ 6350(8x8).

 3/Kazakhstan cũng đã mua Lynx  dựa trên khung gầm xe KAMAZ - 63.502 , hệ thống đã được biết đến với tên địa phương " Naiza " ( " Spear " ) .


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 09 Tháng Năm, 2014, 10:24:10 pm
Thưa các bạn, trước khi vào phần chính của loạt bài : Hệ thống PPLPL "lynx", cho phép tôi được trình bày lịch sử ra đời của tên lửa có cánh( tên lửa hành trình) và các phương pháp dẫn đường. Đặc biệt tôi sẽ đi sâu vào phương pháp dẫn đường tích hợp định vị vệ tinh GPS(Mỹ), GLONASS( Nga) và Bắc Đẩu (TQ dự kiến sẽ hoàn thành che phủ toàn cầu vào năm 2020).



Phương pháp dẫn đường cho tên lửa có cánh(hành trình).


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/111_zps1801e7cd.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/111_zps1801e7cd.jpg.html)


Với hơn 70 năm ra đời của tên lửa có cánh, có thể nói công nghệ chế tạo và dẫn đường cho tên lửa đã hoàn thiện , được kiểm chứng. Trong suốt hơn 70 năm qua, đã có biết bao phòng thí nhiệm, biết bao nhà khoa học trên thế giới lao động quên mình chỉ với mục tiêu làm cho tên lửa bay xa hơn, chính xác hơn.. . Từ những công nghệ thô xơ,tên lửa có cánh không ngừng được cải tiến, hoàn thiện về vỏ, động cơ..... và đặc biệt là hệ thống dẫn đường.

Nhờ công nghệ phát triển, tên lửa có cánh ngày càng nhỏ gọn hơn, hiện nay người ta có thể cho chúng vào trong bụng máy bay hoặc treo trên hai cánh. Trên tàu mặt nước thì tên lửa được phóng từ ống phóng nghiêng hay ống phóng thẳng đứng. Trên tàu ngầm thì chúng được phóng qua ống phóng ngư lôi. Động cơ tên lửa, từ động cơ phản lực không khí, sau đó đến phản lực TUBO, động cơ nhiên liệu lỏng, rồi đến động cơ phản lực không khí dòng thẳng...giúp cho tên lửa có tốc độ cận âm, siêu âm và siêu vượt âm.

Trong thập niên 60 của thế kỷ trước, tên lửa có cánh tỏ rõ sự vượt trội về công nghệ. Quỹ đạo của tên lửa phức tạp hơn, chúng có thể thay đổi độ cao trong quỹ đạo bay. Với những tên lửa chống hạm ở pha cuối thường bay sát mặt nước để tránh radar và hệ thống phòng không tầm thấp của các tàu mặt nước. Cấu hình của tên lửa cũng ngày càng cải tiến, để hạn chế tối đa hấp thụ sóng radar. Một số tên lửa của Liên Xô trước đây được trang bị thiết bị gây nhiễu để làm mù các hệ thống radar của đối phương.


Nhan đề của việc dẫn đường cho tên lửa có cánh.

Ý tưởng tạo ra tên lửa có cánh( hành trình) là để có thể phát động cuộc tấn công từ bên ngoài tầm phòng thủ của đối phương. Nhưng ý tưởng này thách thức khâu thiết kế hệ thống dẫn đường. Làm thế nào để dẫn đường cho tên lửa khi khoảng cách từ hàng trăm đến hàng chục ngàn KM đến mục tiêu cần tiêu diệt ?

Phương pháp dẫn đường cho tên lửa có cánh đầu tiên FZG-76/V1 ( Gọi tắt là V1).


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/222_zpsde421f9f.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/222_zpsde421f9f.jpg.html)


Tên lửa V1.

Tên lửa có cánh đầu tiên được biết đến là FZG-76/V1 của Đức. Đức Quốc Xã đã cho sx khoảng 8000 tên lửa V1 chủ yếu để tấn công Anh Quốc. Nếu đánh giá theo tiêu trí hiện đại thì hệ thống dẫn đường của tên lửa V1 là tương đối nguyên thủy. Máy lái của tên lửa được bố trí kết hợp với con quay hồi chuyển và 1 phong tốc kế(máy đo gió). Trước khi phóng tên lửa, cần hướng tên lửa về hướng mục tiêu, tên lửa V1 có duy nhất 1 đồng hồ hiển thị tính toán khoảng cách tới mục tiêu. Khi tên lửa bay trên mục tiêu, máy lái nhận lệnh sẽ điều khiển tên lửa đột ngột bổ nhào. Độ lệch mục tiêu của tên lửa V1 khoảng 1 rặm. Nhưng thời điểm đó, độ "chính xác" như vậy là chấp nhận được vì nhiệm vụ của những tên lửa V1 này là biến thành những quả bom bay dội xuống London, với mục đích uy hiếp người dân và lực lượng QS tại Anh Quốc.

Phương pháp dẫn đường cho tên lửa có cánh đầu tiên của Mỹ JB-2( Thực chất nó là bản copy tên lửa V1 của Đức).



(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/33_zps27e346e6.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/33_zps27e346e6.jpg.html)


Tên lửa có cánh đầu tiên của Mỹ JB-2.



Sau chiến tranh thế giới lần 2, cả Liên Xô và Mỹ đều lợi dụng tối đa nền khoa học quân sự Đức,tên lửa V1 là một vd điển hình. Mỹ và Liên Xô đều có chương trình phát triển tên lửa hành trình giêng cho mình. Thế hệ tên lửa có cánh chiến thuật mang đầu đạn hạt nhân với loạt sery : REGULUS( Hải quân Mỹ), MACE/MATADOR ( Không quân Mỹ). Liên Xô có COMET KS-1/20. Tất cả các công nghệ dẫn đường trong giai đoạn này vẫn dựa trên máy lái-con quay hồi chuyển (chính xác hơn)-gia tốc kế. Đồng thời trong giai đoạn này công nghệ dẫn đường cho tên lửa đã có những đột phá như hiệu chỉnh quỹ đạo tên lửa thông qua liên lạc radio, đôi khi điều chỉnh bằng thiết bị đầu cuối vô tuyến chính xác được cung cấp với radar dẫn đường tầm ngắn , bán chủ động. Thế hệ tên lửa có cánh đầu tiên của Mỹ thường có độ lệch mục tiêu trên dưới 100m. Với độ lệch như vậy có thể được coi là chính xác cho những tên lửa chiến thuật mang đầu đạn hạt nhân.



Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 18 Tháng Năm, 2014, 07:49:08 pm
Tiếp theo!


Giai đoạn quan trọng tiếp theo trong công nghệ dẫn đường cho tên lửa hành trình  với việc Mỹ tiếp nhận trang bị tên lửa hành trình liên lục địa , thuộc chủng đất đối đất Northrop SM- 62 Snark . Snark được thiết kế để tấn công bằng đầu đạn hạt nhân tới các mục tiêu xung yếu  của Liên Xô. Khoảng cách liên lục  địa thách thức khâu thiết kế hệ thống dẫn đường, làm thế nào để dẫn đường cho tên lửa đánh trúng mục tiêu mà khoảng cách gấp hơn 10 lần so với phiên bản trước của tên lửa hành trình? Tên lủa hành trình liên lục địa Snark đã được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính thích hợp sử dụng một con quay hồi chuyển và gia tốc nền tảng ổn định để đo chuyển động chính xác của tên lửa trong không gian , cũng như các máy tính tương tự được sử dụng để lưu trữ các phép đo và xác định vị trí của tên lửa trong không gian . Nhưng ngay sau đó nhan đề về hệ thống dẫn đường đã xuất hiện, sự trôi trong quán tính quá lớn, tên lửa không linh hoạt trong cơ động. Lỗi hệ thống quán tính sai số tích lũy, sai số định vị quán tính tăng dần theo mỗi giờ bay.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1343820556_Snark_zpscf85dde1.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1343820556_Snark_zpscf85dde1.jpg.html)


Tên lửa liên lục địa Northrop SM- 62 Snark.



Giải pháp là một thiết bị được thiết kế để thực hiện các phép đo chính xác cao của vị trí địa lý của tên lửa trên quỹ đạo bay của nó và khả năng để sửa chữa hay " phong tỏa" các lỗi được tạo ra trong hệ thống quán tính. Ý tưởng cơ bản này ngày nay vẫn còntồn tại ở các trung tâm thiết kế của vũ khí dẫn đường hiện đại. Do đó , người ta chủ động đưa vào hệ thống đo đạc bản sửa các lỗi tích lũy  định kỳ để khắc phục sai số đo ở từng vị trí.



(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1343820688_b61xb61_01_zps7e49bebe.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1343820688_b61xb61_01_zps7e49bebe.jpg.html)


Tên lửa hành trình Martin Matador.



Tiến xa hơn về mặt công nghệ để giải quyết vấn đề này, người ta đã  áp dung hệ thống  "Astronavigation" , thiết bị quang điện tử tự động đo vị trí góc của các ngôi sao nổi tiếng và sử dụng chúng để tính toán vị trí của tên lửa trong không gian . Hệ thống "Astronavigation" được chứng minh là rất chính xác, nhưng cũng khá tốn kém để sản xuất và khó khăn để duy trì. Một hạn chế khác là  những tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường này phải bay ở độ cao nhất định để các đám mây không che mất đường ngắm tới các ngôi sao.

Hệ thống đẫn đường  "Astronavigation" tạo ra rất ít thành công nhưng về mặt khác nó lại cung cấp động lực để cho ra đời hệ thống định vị vệ tinh hiện nay như GPS và GLONASS . Định vị vệ tinh dựa trên một khái niệm tương tự như hệ thống "Astronavigation" , vị trí các ngôi sao được thay bằng các vệ tinh địa tĩnh. Ánh sáng tự nhiên của các ngôi sao được thay bằng tín hiệu siêu cao tần, sử dụng đo dải tần giả, chứ không đo góc (измерения псевдо-диапазона, а не угловые измерения)..... Kết quả là, hệ thống này đã làm giảm chi phí đáng kể và được phép thực hiện ở tất cả các vị trí độ cao trong mọi điều kiện thời tiết. Mặc dù thực tế rằng công nghệ định vị vệ tinh được phát minh vào đầu những năm 1960 , nhưng nó được ứng dụng rộng rãi vào những năm 1980 .


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 20 Tháng Năm, 2014, 09:32:20 pm
Tiếp theo!


Giai đoạn quan trọng tiếp theo trong công nghệ dẫn đường cho tên lửa hành trình  với việc Mỹ tiếp nhận trang bị tên lửa hành trình liên lục địa , thuộc chủng đất đối đất Northrop SM- 62 Snark . Snark được thiết kế để tấn công bằng đầu đạn hạt nhân tới các mục tiêu xung yếu  của Liên Xô. Khoảng cách liên lục  địa thách thức khâu thiết kế hệ thống dẫn đường, làm thế nào để dẫn đường cho tên lửa đánh trúng mục tiêu mà khoảng cách gấp hơn 10 lần so với phiên bản trước của tên lửa hành trình? Tên lủa hành trình liên lục địa Snark đã được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính thích hợp sử dụng một con quay hồi chuyển và gia tốc nền tảng ổn định để đo chuyển động chính xác của tên lửa trong không gian , cũng như các máy tính tương tự được sử dụng để lưu trữ các phép đo và xác định vị trí của tên lửa trong không gian . Nhưng ngay sau đó nhan đề về hệ thống dẫn đường đã xuất hiện, sự trôi trong quán tính quá lớn, tên lửa không linh hoạt trong cơ động. Lỗi hệ thống quán tính sai số tích lũy, sai số định vị quán tính tăng dần theo mỗi giờ bay.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1343820556_Snark_zpscf85dde1.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1343820556_Snark_zpscf85dde1.jpg.html)


Tên lửa liên lục địa Northrop SM- 62 Snark.



Giải pháp là một thiết bị được thiết kế để thực hiện các phép đo chính xác cao của vị trí địa lý của tên lửa trên quỹ đạo bay của nó và khả năng để sửa chữa hay " phong tỏa" các lỗi được tạo ra trong hệ thống quán tính. Ý tưởng cơ bản này ngày nay vẫn còntồn tại ở các trung tâm thiết kế của vũ khí dẫn đường hiện đại. Do đó , người ta chủ động đưa vào hệ thống đo đạc bản sửa các lỗi tích lũy  định kỳ để khắc phục sai số đo ở từng vị trí.



(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1343820688_b61xb61_01_zps7e49bebe.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1343820688_b61xb61_01_zps7e49bebe.jpg.html)


Tên lửa hành trình Martin Matador.



Tiến xa hơn về mặt công nghệ để giải quyết vấn đề này, người ta đã  áp dung hệ thống định vị thông qua thiên thể "Astronavigation" , thiết bị quang điện tử tự động đo vị trí góc của các ngôi sao nổi tiếng và sử dụng chúng để tính toán vị trí của tên lửa trong không gian . Hệ thống "Astronavigation" được chứng minh là rất chính xác, nhưng cũng khá tốn kém để sản xuất và khó khăn để duy trì. Một hạn chế khác là  những tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường này phải bay ở độ cao nhất định để các đám mây không che mất đường ngắm tới các ngôi sao.

Hệ thống đẫn đường  "Astronavigation" tạo ra rất ít thành công nhưng về mặt khác nó lại cung cấp động lực để cho ra đời hệ thống định vị vệ tinh hiện nay như GPS và GLONASS . Định vị vệ tinh dựa trên một khái niệm tương tự như hệ thống "Astronavigation" , vị trí các ngôi sao được thay bằng các vệ tinh địa tĩnh. Ánh sáng tự nhiên của các ngôi sao được thay bằng tín hiệu siêu cao tần, sử dụng đo dải tần giả, chứ không đo góc (измерения псевдо-диапазона, а не угловые измерения)..... Kết quả là, hệ thống này đã làm giảm chi phí đáng kể và được phép thực hiện ở tất cả các vị trí độ cao trong mọi điều kiện thời tiết. Mặc dù thực tế rằng công nghệ định vị vệ tinh được phát minh vào đầu những năm 1960 , nhưng nó được ứng dụng rộng rãi vào những năm 1980 .


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 22 Tháng Năm, 2014, 10:02:48 pm
Tiếp.


Trong những năm 1960 , đã có cải tiến đáng kể trong việc tăng độ chính xác cho hệ thống dẫn đường quán tính, nhưng lại đẻ ra nhiều thiết bị phụ chợ chế tạo khó khăn và rất tốn kém. Kết quả là, một công nghệ mới trong lĩnh vực dẫn đường cho tên lửa hành trình ra đời.Trong lĩnh vực dẫn đường cho tên lửa hành trình trang bị hệ thống radar xác định vị trí tọa độ đối chiếu với vị trí trên bản đồ kỹ thuật số được đưa vào hệ thống dữ liệu của tên lửa . Công nghệ này được ứng dụng trang bị cho các tên lửa hành trình của Mỹ thập niên 70 và của LX thập niên 80. Công nghệ TERCOM  (Khối dẫn đường tên lửa hành trình tương quan với hệ thống kỹ thuật số địa hình khu vực/система цифровой корреляции с рельефом местности блока наведения крылатой ракеты)  đã được sử dụng như hệ thống dẫn đường định vị thông qua thiên thể "Astronavigation" được phát triển để sửa chữa lỗi cho hệ thống dẫn đường quán tính.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1a_zps904550a0.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1a_zps904550a0.jpg.html)


Tên lửa hành trình Kometa của LX tiếp nhận trang bị 1953.

Công nghệ TERCOM là tương đối đơn giản trong khái niệm , mặc dù phức tạp chi tiết. Tên lửa hành trình liên tục sử dụng radar đo độ cao của khu vực nằm dưới đường bay  rồi so sánh với kết quả đo độ cao của máy khí áp kế(phong vũ biểu) . Hệ thống định vị TERCOM đồng thời cũng lưu giữ  bản đồ kỹ thuật số độ cao-địa hình khu vực mà nó sẽ bay qua  . Sau đó ,  với sự giúp đỡ của máy tính, tiết diện mặt cắt khu vực được đối chiếu với bản đồ kỹ thuật số lưu giữ độ cao tương ứng để xác định chính xác vị trí tọa độ hiện tại của tên lửa .

TERCOM tỏ rõ nhiều tính ưu việt  so với hệ thống Astronavigatsion : Nó cho phép  tên lửa hành trình bay ở độ cao thấp, dễ dàng vượt qua hàng phòng không của đối phương. Hệ thống dẫn đường TERCOM có độ chính xác cao(Sai số mục tiêu khoảng 10m), giá thành sx tương đối rẻ .Độ lệch mục tiêu như vậy là lý tưởng cho tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân hay đầu đạn thông thường trên 500kg( đối với hầu hết các loại mục tiêu) . Tuy nhiên, TERCOM không phải không có nhược điểm. Các tên lửa được cho là bay qua địa hình nhiều  đồi núi rất dễ dàng để so sánh với chiều cao  bản đồ kỹ thuật số lưu chữ, nên cho độ chính xác rất cao. Tuy nhiên TERCOM tỏ ra không hiệu quả trên bề mặt nước, trên địa hình biến đổi theo mùa , chẳng hạn như cồn cát, hoặc địa hình biến đổi với phản xạ radar theo mùa , chẳng hạn như lãnh nguyên Siberia và rừng Taiga , nơi mà vào mùa đông tuyết rơi làm thay đổi chiều cao của  địa hình khu vực . Rung lượng bộ nhớ của tên lửa có giới hạn .

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1b_zps47ec216d.jpeg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1b_zps47ec216d.jpeg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1c_zpsa62fe87f.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1c_zpsa62fe87f.jpg.html)


Tên lửa hành trình Boeing AGM-86 CALCM.


Ngoài những Tên lửa hành trình Tomahawk được trang bị cho Hải quân như RGM- 109A  và  Không quân như AGM- 86 ALCM với đầu đạn hạt nhân, những tên lửa mang đầu đạn thông thường trang bị hệ thống dẫn đường TERCOM rõ ràng là không đủ để phá hủy cấu trúc mục tiêu kiên cố do sai số dẫn đường.

khắc phục vấn đề này , Hải quân Mỹ trang bị bổ sung cho tên lửa hành trình Tomahawk TERCOM RGM- 109C / D, hệ thống công nghệ màn hình hiển thị tương quan với đối tượng tham chiếu kỹ thuật số. Công nghệ này đã được  ứng dụng rộng rãi  vào những năm 1980 trên tên lửa đạn đạo Pershing II . Liên Xô có bom  KAB-500/1500Kr ,Mỹ có bom chính xác cao như: Damask / JDAM , cũng như trên các hệ thống dẫn đường cho tên lửa chống hạm của TQ gần đây.

Khối hình ảnh tương quan sử dụng Kamera cố định địa hình  khu vực phía trước tên lửa, thông tin hình ảnh thu được sau đó đối chiếu với hình ảnh kỹ thuật số thu được với sự chợ giúp của vệ tinh hay thiết bị trinh sát hàng không lưu giữ trong bộ nhớ của tên lửa bằng cách đo góc quay và dịch chuyển cần thiết cho trùng khớp, chính xác 2 hình ảnh. Thiết bị có thể xác định chính xác lỗi vị trí địa hình được sử dụng để sửa lỗi quán tính hay sửa lỗi cho hệ thống đẫn đường TERCOM. Khối kỹ thuật hình ảnh tương quan kỹ thuật số được gọi là DSMAC. Cũng như hệ thống dẫn đường TERCOM khối hình ảnh tương quan kỹ thuật số của tên lửa hành trình nhạy cảm với những thay đổi theo mùa ở các vùng tương phản. Tomahawks trang bị DSMAC còn có thêm đèn flash để chiếu sáng khu vực vào ban đêm.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 25 Tháng Năm, 2014, 07:49:04 pm
Tiếp !


Trong những năm 1980 các tên lửa hành trình của Mỹ lần lượt được tích hợp GPS . Công nghệ GPS là hấp dẫn vì nó cho phép tên lửa liên tục sửa lỗi quán tính của nó bất kể địa hình, độ cao  và điều kiện thời tiết , trên mặt nước cũng như trên mặt đất.


Nhan đề liên quan tới độ chính xác GPS dần được giải quyết bằng phương pháp vi phân. Nền tảng của hệ thống GPS là 24 vệ tinh, chuyển động trên bề mặt quả đất theo 3 mặt quỹ đạo với góc nghiêng 64,8°, và độ cao 19100 km. Các độ chính xác này có thể tăng lên đáng kể, nếu dùng phương pháp định vị vi phân n hiệu định vị chính xác cao (C) ở tần số L1 và L2 (1,2 GHz).

Công nghệ  dẫn đường chính xác tích hợp GPS được phát triển ở Mỹ vào những năm 1990 , với khả năng sửa các lỗi GPS đến vài Inch trong không gian 3 chiều , có thể  điều khiển tên lửa chui tọt vào 1 cửa nóc của xe bọc thép đối phương.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/11_zps3e9d561d.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/11_zps3e9d561d.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/222_zps492a9176.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/222_zps492a9176.jpg.html)



Hệ thống GPS của Mỹ bao gồm 27 vệ tinh, trong đó có 3 vệ tinh dự phòng,mỗi vệ tinh nặng khoảng 2 tấn, sử dụng năng lượng mặt trời, chuyển động cách mặt đất khoảng 19300km. Mỗi vệ tinh quay quanh trái đất 2 vòng một ngày đêm. Quỹ đạo của các vệ tinh được tính toán sao cho ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, vào bất kỳ thời điểm nào, cũng có thể "nhìn thấy"tối thiểu 4 vệ tinh.  Để thực hiện phép đo này, người ta phải chắc chắn là đồng hồ trên vệ tinh và trong máy thu phải đồng bộ với nhau. Một sai số 1mili giây sẽ dẫn đến sai số là 300.000m( Tốc độ ánh sáng là xấp xỉ 300.000km/s). Với  4 vệ tinh thì máy thu có thể tính được vị trí ba chiều (kinh độ, vĩ độ và độ cao).


GLONASS là hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu của Liên bang Nga, tương tự như GPS (NAVSTAR) của Mỹ  hay GLILEO của Liên minh Châu Âu.Nền tảng của hệ thống là 24 vệ tinh, chuyển động trên bề mặt Quả Đất cũng theo 3 mặt quỹ đạo với góc nghiêng 64,8°, và độ cao 19100 km.Các vệ tinh của hệ GLONASS liên tục phóng ra các tín hiệu định vị theo 2 dạng: tín hiệu định vị chính xác chuẩn (Ch) ở tần số L1 (1,6 GHz) và tín hiệu định vị chính xác cao (C) ở tần số L1 và L2 (1,2 GHz). Các độ chính xác này có thể tăng lên đáng kể, nếu dùng phương pháp định vị vi phân hay các phương pháp đo bổ sung đặc biệt.Tín hiệu C về cơ bản, được chỉ định dành cho các nhu cầu của quân đội Nga.



Tính ưu việt của công nghệ GPS thể hiện rất rõ trước nhược điểm bảo vệ trước tạp âm kém cuả tín hiệu GPS.Bản chất của tín hiệu GPS là yếu,rễ bị ảnh hưởng " Tái hiện hình ảnh" ( khi tín hiệu GPS được phản ánh từ  địa hình hoặc các tòa nhà ) và sự đo đạc chính xác tùy thuộc vào số lượng vệ tinh nhận được và cách thức chúng được phân phối trên bầu trời. Tất cả các tên lửa hành trình của Mỹ hôm nay được trang bị máy thu GPS và gói dẫn đường quán tính , và vào cuối năm 1980 và đầu những năm 1990, công nghệ đẫn đường quán tính với con quay hồi chuyển cơ khí đã được thay bằng bằng con quay hồi chuyển Laser, nhưng ngày nay công nghệ sx con quay hồi chuyển  thực hiện bởi công nghệ số. Sợi quang học đã thay thế con quay hồi chuyển Laser hoạt động dựa trên nguyên tắc hiệu ứng  SAGNAC



Hệ thống dẫn đường quán tính bao gồm bộ cảm biến gia tốc tuyến tính và bộ cảm biến góc( có thể là con quay hồi chuyển hoặc cặp gia tốc kế để đo gia tốc li tâm). Với các thiết bị này có thể xác định được độ lệch tọa độ, độ nghiêng qua đó xác định góc bẻ lái, lấy lại hướng chuẩn cho tên lửa. Độ lệch góc tọa độ như : vĩ độ, kinh độ và cao độ được xác định bởi các phép tích phân của gia tốc kế. Thuật toán của hệ thống dẫn đường quán tính bao gồm nhóm tham chiếu và hệ thống xác định tọa độ. Nhóm tham chiếu cung cấp khả năng xác định vị trí tọa độ địa lý cũng như vị trí tọa độ thực tại của tên lửa. Trong trường hợp này , hệ thống dẫn đường quán tính đòi hỏi phải luôn nhận được dữ liệu về tình trạng của tên lửa.

Hệ thống dẫn đường quán tính được chia làm 2 chủng loại : Dẫn đường  với con quay nền tảng ổn định và hệ thống dẫn đường phi nền tảng.

Trong hệ thống dẫn đường quán tính nền tảng con quay hồi chuyển kết hợp tương hỗ với khối đo gia tốc cung cấp định hướng gia tốc trong không gian.

Xác định chủng loại hệ thống quán tính: gồm 3 chủng loại nền tảng hệ thống và phi nền tảng hệ thống quán tính chính.

-Chủng nền tảng quán tính hình học, gồm 2 nền tảng với con quay hồi chuyển xác định hướng cho vật thể và tự cân bằng trong quỹ đạo bay. Nền tảng thứ hai là gia tốc kế với mặt phẳng là đường chân trời, tọa độ được xác định bởi hệ thống máy tính, sử dụng dữ liệu nền tảng các vị trí tương hỗ với nhau.Hệ thống quán tính phân tích và gia tốc kế kết hợp với con quay hồi chuyển trong quán tính không gian. Tọa độ tên lửa thu được từ vị trí thực được sử lý, thiết bị gia tốc kế chụp ảnh, xác định góc quay của vật thể đối với con quay và gia tốc kế. Hệ thống quán tính phân tích không ngừng cân bằng bởi đường chân trời ở mọi điểm tọa độ trong quỹ đạo bay của tên lửa.

-Trong hệ thống quán tính phi nền tảng, gia tốc kế và con quay hồi chuyển được gắn chặt với thiết bị bay. Công nghệ tiên phong trong việc sx hệ thống phi nền tảng thực hiện bởi công nghệ số. Sợi quang học của con quay hồi chuyển hoạt động dựa trên nguyên tắc hiệu ứng  SAGNAC. Hệ thống quán tính phi nền tảng có thời gian sử dụng rất lâu ( trên 8000h với 1 số Model), sử dụng năng lượng ít( 10W).

Công nhệ sợi quang học thay thế con quay laser thường đòi hỏi bảo dưỡng định kỳ ,có thời gian sử dụng không lâu.

Để bù đắp sai số cho góc hướng và tọa độ hệ thống dẫn đường quán tính sử dụng dữ liệu hệ thống dẫn đường khác như hệ thống dẫn đường vệ tinh, dẫn đường radio, từ kế, tích hợp đẫn đường từ hệ thống định vị thường được thực hiện bởi các thuật toán và Fil lọc KALMAN.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/33_zps0da624f2.png) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/33_zps0da624f2.png.html)


Vòng tròn hiệu ứng SAGNAC.


Hiệu ứng SAGNAC :
sự xuất hiện pha di chuyển hồi lại của sóng  điện từ trong 1 vòng xoay giao thoa. (Hiệu ứng xuất hiện trong vòng tròn nan tỏa sóng không điện từ được SAGNAC phát hiện năm 1913).
Tầm quan trọng của hiệu ứng mà SAGNAC phát hiện là tỉ lệ thuận tốc độ góc quay trong giao thoa. Tần số bức xạ và khu vực được bao bởi đường sóng ánh sáng nan truyền trong giao thoa.





Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 03 Tháng Sáu, 2014, 10:20:23 pm
Xin phép các bạn cho tôi quay về phần chính của loạt bài về pháo phản lực phóng loạt "lynx".


Nhờ được trang bị tích hợp dẫn đường quán tính với GPS nên có thể nói rằng đạn trong hệ thống "lynx" có thể được xem như tên lửa hành trình có điều khiển. Xu hướng phát triển hệ thống dẫn đường GPS của đạn trong hệ thống pháo phản lực phóng loạt gần đây của các nước như : TQ, Ấn Độ và Nga cũng tương tự như "lynx". Xu hướng tiếp theo là khung gầm chuẩn hóa với hệ thống điều khiển hỏa lực và bệ đỡ các khối ống phóng rocket kểu Modul cho phép phóng được nhiều loại đạn với các kích cỡ khác nhau.

Về cấu chúc đạn trong hệ thống pháo phản lực phóng loạt "lynx" :

Đạn trong hệ thống "lynx" sử dụng nguyên liệu rắn. Hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp GPS  liên tục tự động cập nhật giữ liệu tọa độ từ vệ tính, sau đó so sánh với dữ liệu bản đồ địa hình kỹ thuật số( thông tin địa hình được cập nhật sẵn)  . Đạn trong hệ thống "lynx" được trang bị bộ cảm biến gia tốc tuyến tính và bộ cảm biến góc. Trong đạn Extra và Accular/Lar sử dụng máy sinh khí gắn với cánh đuôi để lái đạn theo đúng quĩ đạo xác định trước. Đối với đạn Extra, cánh mũi chính là cánh nâng, còn ở đạn Lar cấu hình khí động học của đạn tương đối giống đạn Grad.


Đạn Extra và đạn Accular/Lar tuy không phong phú như đạn Grad của Nga( 10 chủng đạn), nhưng cũng có các chủng đạn chính: Đạn nổ mạnh phá mảnh, đạn chống tăng, đạn khói, đạn cát sét.

Tầm bắn của đạn trong hệ thống "lynx" được nâng lên rõ rệt so với hệ thống pháo phản lực cũ của Nga như "Grad", "Uragan" và  BM-30 "Smerch", tuy nhiên so sánh với hệ thống pháo phản lực "Tonador" thì rõ ràng  "lynx" còn nhiều hạn chế .

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/22_zps75058972.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/22_zps75058972.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Sáu, 2014, 12:09:08 am
Tiếp.

Trong cuộc chiến Israel với lực lượng "Hezbollah" năm 2006, Quân đội Israel đã bắn hơn 120.000 quả đạn pháo cấp chiến dịch 155mm không điều khiển,mặc dù vậy cũng không mấy gây thiệt hại cho "Hezbollah". Trong khi đó, tại Iraq và Afghanistan,  Mỹ có trong tay tên lửa GMLRS tích hợp quán tính và dẫn đường vệ tinh GPS( sử dụng lần đầu năm 2004) kích cỡ 277 mm nặng 309 kg, tầm bắn 70 km cho sai số mục tiêu < 5m đã rất hiệu quả khi tiêu diệt các chủng mục tiêu tương tự mà Israel gặp phải.

Trong những năm gần đây, quân đội Israel đã cải cách sâu rộng lực lượng pháo binh. Vào năm 2011 Israel đã có quyết định mang tính cách mạng khi thay thế phần lớn các loại pháo 155mm  bằng các loại đạn phản lực phóng loạt  dẫn đường quán tính tích hợp GPS. Cho đến nay, pháo binh quân đội Israel đã cơ bản loại bỏ pháo  155mm. Xu hướng thay thế pháo hạng nặng bằng pháo phản lực phóng loạt diễn ra quyết liệt ở những nước có nền Quốc phòng tiên tiến( Tôi sẽ trình bày ở những bài sau).

Pháo mặt đất nói chung đã dần bộc nộ nhiều hạn chế ,trong các cuộc chiến tranh hay xung đột khu vực, từ khi pháo phản lực ra đời và nhất là sau khi người ta ứng dụng dẫn đường GPS cho đạn. Trước đây pháo phản lực với nhiệm vụ bắn diện, còn pháo truyền thống là bắn điểm nhưng từ khi đạn pháo phản lực được trang bị dẫn đường, thì pháo phản lực đã đảm nhiệm tốt cả 2 nhiệm vụ trên.


Pháo binh truyền thống có tốc độ bắn chậm( khoảng 6-8 phát/phút), tính cơ động không cao, độ chính xác thấp, tầm bắn hạn chế và sử dụng quá nhiều người. Trong 1 D pháo binh nếu trang bị 12 khẩu ( tiêu chuẩn) , để phục vụ tác chiến cần 12 xe kéo pháo, cùng nhiều xe tiếp đạn, xe hậu cần. Nhân lực sử dụng nhiều ( 7 pháo thủ theo tiêu chuẩn/ khẩu) cùng với trinh sát, kế toán, thông tin hữu tuyến và vô tuyến. Ngược lại một tiểu đoàn pháo phản lực trang bị toàn BM-21 có thể đồng loạt bắn tới 720 quả đạn trong vòng 20 giây. Tính cơ động và triển khai tác chiến của pháo phản lực rất cao, không cần làm hầm hào, công sự nên khả năng bị phản pháo là rất ít. Về tầm bắn và độ chính xác nếu tích hợp quán tính và dẫn đường vệ tinh thì thiết nghĩ không cần phải nói thêm.

Hệ thống pháo phản lực "Lynx" có chức năng tự động tính toán đường đạn, thời gian triển khai nhanh chóng cho phép khai hỏa ngay sau vài phút từ trạng thái hành quân sang chiến đấu.Điều khiển phóng từng quả/phóng loạt có thể được điểu khiển từ Cabin xe phóng hay điều khiển từ xa. Trong hệ thống pháo phản lực "Lynx" bao gồm : Xe phóng, xe chỉ huy, xe nạp đạn... Xe nạp đạn được trang bị cần cẩu, cùng lúc có thể chở tới 4 container trong chứa đạn. Thông thường việc nạp đạn diễn ra chỉ vài phút , địa điểm cách xa vị trí tác chiến nên khả năng bị phản pháo rất thấp.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/attachment1_zps6fb9c2e6.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/attachment1_zps6fb9c2e6.jpg.html)




Trước đây, để phá hủy các mục tiêu của khủng bố, Israel phải sử dụng máy bay F-16  hay trực thăng để thả bom "thông minh" hoặc phóng tên lửa có điều khiển. Từ khi pháo binh Israel được trang bị pháo phản lực với đạn điểu khiển , đã làm giảm nguy cơ cho phương tiện bay trước vũ khí phòng không đặc biệt là tên lửa vác vai. Đồng thời cũng mang lại tính hiệu quả và kinh tế rất cao, giảm thiểu tối đa những mất mát về con người do công nghệ lạc hậu mang đến.


Hiện nay pháo binh Israel còn được trang bị những loại đạn 155mm và cối 120mm có tích hợp GPS dẫn đường sử dụng cho các loại pháo, cối mặt đất. Tuy hiệu quả không cao như pháo phản lực nhưng phần nào khắc phục được những nhược điểm như độ chính xác.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 26 Tháng Bảy, 2014, 11:09:12 pm
ĐẠN EXTRA.



 Đạn Extra là một trong những loại đạn trong hệ thống pháo phản lực phóng loạt "lunx" của Israel có độ chính xác cao. Mỗi khối container chứa 4 đạn sử dụng 1 lần với tầm bắn 150km, cỡ đạn 300mm,trọng lượng đạn 450kg giêng đầu đạn nặng 125kg(có nguồn nói 120kg), độ lệch đạn 10m. Bề ngoài đạn Extra rất giống với tên lửa M26 trong hệ thống M270 sử dụng trong Quân đội  Mỹ và một số nước đồng minh.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/attachment_zps0c0fe2ac.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/attachment_zps0c0fe2ac.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/9f0c635905e2_zpsd29a1964.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/9f0c635905e2_zpsd29a1964.jpg.html)


Nếu đem so sánh tính năng kỹ chiến thuật của đạn Extra với đạn Tornado-C thì đại đa số tương đương, tuy nhiên đạn Tornado-C có 1 số tính năng ưu việt hơn. Ưu điểm vượt trội của Tornado-C có lẽ là khả năng tự động xác định tọa độ mục tiêu và khai hỏa cả khi đang di chuyển cũng như khi trong trạng thái chiến đấu. Đa chủng đạn cũng là một trong những tính ưu việt của Tornado-C. Tuy nhiên, nếu không có gì thay đổi đến năm 2015 Nga mới trang bị Tornado-C cho Lục quân, vậy đến khi nào VN mới có thể mua được??? Lựa trọn và đặt mua hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Lunx" là một quyết định sáng suốt của BQP cả về thời điểm lẫn định hướng phát triển.

Tornado-C , phiên bản nâng cấp-hiện đại hóa của pháo phản lực phóng loạt 9K58 "Smerch". Hệ thống bao gồm một chiếc xe chiến đấu( xe phóng) được nâng cấp trang bị hệ thống mới tự động điều khiển dẫn đường hỏa lực( АСУНО-автоматизированная система управления наведением и огнём). Đạn có kích cỡ 300 mm được tích hợp dẫn đường quán tính- vệ tinh Glonass với tầm bắn tối đa 120 km( nhiều nguồn nói hiện nay tầm bắn của Tornado-S là 180km), độ lệch đạn 10m. Trong tương lai, Tornado-S có thể tăng tầm bắn lên 200 km.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Tornado-S_001_zpsc1e1d057.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/Tornado-S_001_zpsc1e1d057.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1211161_zpsc00bb84a.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1211161_zpsc00bb84a.jpg.html)


-Đạn Tornado-S và Extra đều được lái bằng tín hiệu truyền từ vệ tinh đến máy thu-phát trên đạn truyền tới cánh lái (cánh đuôi), mỗi đạn có 4 cánh. Bên trong quả đạn chứa máy sinh khí, khí được máy sinh ra sử dụng để điều khiển cánh lái cho đạn.


-Đạn của hệ thống pháo phản lực phóng loạt Tornado-S và Extra đều sử dụng nhiên liệu rắn, đa chủng loại, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trên chiến trường.


-Cả hai hệ thống pháo phản lực phóng loạt Lunx và Tornado-S do đạn được tích hợp dẫn được vệ tinh nên kíp chiến đấu giảm xuống chỉ còn 3 người.

-Đạn của cả hai hệ thống pháo phản lực phóng loạt Lunx và Tornado-S đều được nạp sẵn trong container. Tornado-S có thể lắp liền lúc 2 container x 6 đạn, còn Extra chỉ có 2 container x 4 đạn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: minhhang trong 30 Tháng Bảy, 2014, 10:20:58 am
Bác Longtrec giới thiệu chuyên sâu cho mọi người về loại rocket chống ngầm RGB-60 của Nga đi! Cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: pb47vp trong 30 Tháng Bảy, 2014, 10:36:55 am
(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/9f0c635905e2_zpsd29a1964.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/9f0c635905e2_zpsd29a1964.jpg.html)

Nếu ta được trang bị các loại này cho PBVN thì hay biết mấy bác longtrec nhỉ.




Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 30 Tháng Bảy, 2014, 12:07:48 pm
Bạn minhhang  thân mến, yêu cầu của bạn tôi không thực hiện được trong topic này( topic chỉ giới hạn trong vũ khí, khí tài trang bị cho sư đoàn BB). Tuy nhiên nếu viết trong topic "Tên lửa Nga sức mạnh vượt trôi trên chiến trường" thì hợp lý và tôi đã viết từ lâu, tất nhiên chưa viết sâu.

Bác Pháo binh kính mến!

Longtrec rất cảm ơn bác vì luôn theo dõi bài viết và luôn khích lệ động viên. Cùng là con nhà Pháo binh với nhau  , lại cùng có nhiều thời gian tham gia bảo vệ BG phía bắc, chắc bác cũng như Longtrec và nhiều người khác muốn lực lượng PB VN luôn không ngừng hiện đại .

Longtrec chỉ biết là Vn đã ký hợp đồng đặt mua hệ thống "lunx" trong đó có khả năng phóng đạn Extra-300mm, còn hàng đã về chưa hay số lượng ra sao thì longtrec quả tình không biết.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 31 Tháng Bảy, 2014, 12:07:25 pm
Thúc đẩy hoạt động trên thị trường vũ khí mấy năm gần đây gây cho người ta nhiều chú ý đó là sự hợp tác giữa Israel và Kazakshtan. Tại triển lãm vũ khí KADEX-2010 đã xuất hiện nhiều sản phẩm quốc phòng hợp tác giữa 2 nước .

Các dự án tham vọng nhất phải kể đến dự án giữa Tổng cục công nghiệp Quốc phòng(Объединённая промышленная корпорация «Оборонпром»- Israel) và nhà máy Petropavlov(ПЗТМ) cải tiến, phát triển hệ thống vũ khí phóng loạt được ra đời từ thời Sô Viết như Grad 122mm, Uragan 220mm . Nền tảng của các loại vũ khí nói chung và hệ thống pháo phản lực phóng loạt nói giêng của LX/Nga kết hợp với công nghệ  hiện đại của Israel(Soltam systems và IMI).

Hệ thống pháo phản lực "lunx", phiên bản xuất khẩu cho Kazakshtan là "Naiza". Hệ thống "Naiza" được thiết kế để phóng các loại đạn có sẵn trong biên chế trước đây như "Grad"-122mm, "Uragan"-220mm hoặc phóng các loại đạn của Israel phát triển như : Lar/Accura -160mm, Extra-300mm hoặc Delilah. Xe phóng, xe nạp đạn, hệ thống tự động điều khiển hỏa lực v.v....được IMI thiết kế nhưng 90% các công đoạn chế tạo lại được thực hiện tại Kazakshtan. Có thể nói đây là tỉ lệ nội địa rất cao, sản phẩm như vậy có thể được nói " Mede in Kazacshtan".

Đạn LAR

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/450px-LAR-160_zps2c3b4aa3.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/450px-LAR-160_zps2c3b4aa3.jpg.html)


Đạn Lar  so với đạn "Uragan"-220mm rõ ràng là nhỏ hơn về kích cỡ, nhưng không hề thua kém về tầm bắn. Đạn Lar có chiều dài 3314mm, trọng lượng 110kg tầm bắn tối đa lên đến 45km, container tiêu chuẩn chứa 13 đạn sử dụng nhiên liệu rắn (36kg), cánh đôi  được xếp ôm sát lấy đạn, khi ra khỏi ống phóng, cánh đuôi mở ra làm nhiệm vụ lái đạn. Để bắn ở cự li trung và xa, mũi đạn được gắn thêm vòng tròn "Spoiler" sơ tốc  quay 12m/s sau đó tăng lên 20m/s( có tác dụng như cánh nâng). Đầu đạn Lar được thiết khí động học giảm tối đa lực cản không khí, đạt tốc độ tối đa 1022m/s, phần đầu đạn( không kể phần động cơ) dài 1279mm nặng 46kg.

Đạn ACCULAR

ACCULAR là phiên bản đạn được phát triển từ Lar cũng như các loại đạn trong hệ thống "Lunx" được trang bị tích hợp dẫn đường GPS . Accular có tầm bắn 14-40 km, đường kính 160 mm, chiều dài 3995 mm và độ lệch đạn 10 mét(CEP). Một contaner tiêu chuẩn chứa 11 đạn.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/images_zps07529da3.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/images_zps07529da3.jpg.html)


Đạn trong hệ thống pháo phản lực phóng loạt của LX/Nga "Uragan"-220mm( 1975-1991) là loại đạn không điều khiển, so với đạn Lar/Accular được tích hợp dẫn đường GPS thì rõ ràng thua kém về độ chính xác, đạn dài hơn (  ngắn nhất 4832,5mm dài nhất 5178mm)nhưng tầm bắn tối đa chỉ đạt 35km. Nhưng ưu điểm nổi trội ở đạn "Uragan"-220mm là đa chủng đạn, bán kính sát thương rất lớn:

-Đạn nổ mạnh có: 9М27F(Ф)
-Đạn áp nhiệt : 9M51
-Đạn cát sét chống bộ binh hoặc thiết giáp có : 9M27K,9M27K1, 9M27K2, 9M27K3 và 9M59.
-Đạn cháy :9M27S(C)
-Đạn hóa học:

Kế thừa và phát triển những ưu điểm nổi trội của đạn "Uragan", trong hệ thống pháo phản lực "Tornado" đã xuất hiện phiên bản "Tornado-U", cải tiến triệt để nhược điểm tản mát của đạn bằng cách tích hợp dẫn đường Glonass. Tầm bắn của "Tornado-U" theo một số nguồn chưa kiểm chứng tới 90km.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 02 Tháng Tám, 2014, 04:18:44 am
Trong hệ thống pháo phản lực phóng loạt "Lunx", có 1 loại đạn rất đặc biệt "Dalilah", vào những năm 80 ban đầu  nó được phát triển là máy bay không người lái (UAV) để cho các tiêm kích Israel thực hành chặn kích, hay làm mục tiêu giả định cho pháo cao xạ, tên lửa phòng không. Không hiểu có phải vì lý do này không mà người Israel lại đặt tên cho UAV này là "Dililah". Đối với người Do Thái, "Dalilah" là 1 gián điệp, một kẻ xấu xa đã sử dụng mỹ nhân kế để nung lạc người anh hùng Samson.

Theo kinh Cựu ước( Kinh thánh có 2 phần, cựu ước và tân ước), Samson được thượng đế ban cho sức mạnh siêu nhiên để đánh bại mọi kẻ thù. Sức mạnh này - được Samson phát hiện sau khi chạm trán với một con sư tử và dùng tay không xé xác con vật. Kinh Thánh ghi lại Samson đã lập nhiều chiến công cho người Israel, trong đó có một lần đã giết sạch lực lượng gồm 1.000 quân Philistine bằng xương hàm của con lừa.

Đấu trực diện không thắng nổi Samson,quân Philistine phát hiện sức mạnh của Sanson cũng là điểm yếu của ông ở mái tóc dài. Quân Philistine chuyển chiến thuật bằng việc dùng mỹ nhân kế, cho nàng Delilah một phụ nữ Philistine sống ở thung lũng Sorek quyến rũ Samson và Samson đã gục ngã trước sắc đẹp của Delilah, Sau khi ăn nằm với người đẹp và say ngủ, người đẹp đã cắt mái tóc dài của ông này và qua đó đã tước bỏ sức mạnh siêu nhiên của chàng dũng sĩ khiến sau này Samson lọt vào tay quân Philistine. Quân Philistine đã trả thù bằng cách chọc mù mắt và bắt Samson lao động khổ sai ở Gaza. Sau khi cầu nguyện thượng đế khôi phục lại sức mạnh lần cuối và toại nguyện, Samson đã phá sập đền thờ Dagon, kéo theo vô số quân Philistine xuống mồ trước khi trút hơi thở cuối cùng.


Dalilah rất giống với tên lửa không đối đất của Mỹ AGM-86 cả về hình dáng và tính năng kỹ chiến thuật.
David A. Fulghum, nhà bình luận quân sự của Aviation Week, nói rằng Delilah của Israel là một bản sao của một UAV Mỹ  MQM-74 "Chukar" do  Northrop phát triển , nó chính là mục tiêu giả định cho Hải Quân Hoa Kỳ sử dụng từ đầu những năm 1960 để mô phỏng mục tiêu hàng không có tốc độ cận âm. Northrop đã cung cấp hơn 1.000 UAV Chukars cho khách hàng nước ngoài. Phát ngôn viên của công ty Northrop Loye Miller thừa nhận rằng Israel đã nhận được nhiều UAV Chukar vào cuối năm 1970. Tuy nhiên, Miller cũng cho biết Delilah không được chính thức coi là một phiên bản hiện đại hóa của  Chukar, và những gì Israel đang làm với Delilah ", không áp dụng cho Northrop.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1323958841_33860_zps993cd65a.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1323958841_33860_zps993cd65a.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 04 Tháng Tám, 2014, 03:42:29 pm
Kính thưa các đồng chí và các bạn!

Trước thông tin Vn chuẩn bị ký hợp đồng với Ấn Độ mua BrahMos, longtrec thiết nghĩ phải cùng các đồng chí và các bạn hiểu thật rõ về " bảo bối" mà quốc gia sắp sở hữu này. Trong loạt bài tới longtrec sẽ xin được viết chuyên sâu về loại tên lửa này hiện tại và hướng phát triển tương lại(siêu vượt âm ,tốc độ >5M).

Về hệ thống pháo phản lực "Lunx" chỉ còn 1 bài viết nữa longtrec sẽ xin tạm khép lại.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: kc135 trong 04 Tháng Tám, 2014, 07:24:48 pm
chào bác Longtret.
Kc xin hỏi bác 1 chuyện,bên Facbook của VMH có bài viết rằng:Việt Nam chuẩn bị mua hệ thống tên lửa phòng không Spydercủa Israel,không biết có thật hay không?
thân ái


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Tám, 2014, 01:07:50 pm
Người ta cho rằng Israel phát triển Delilah xuất phát từ nguyên nhân Mỹ từ chối cung cấp độc quyền cho Israel tên lửa hành trình Tomahawk. Theo hiệp ước hòa bình được ký ở trại David  , I Cập  được quyền mua mọi thứ vũ khí mà Mỹ bán cho Israel. Như vậy Israel không còn cái lợi thế về vũ khí trước các nước Ả rập và I Cập. Với địa lý nằm tiếp giáp 3 mặt với các nước Ả Rập, muốn tồn tại Israel không chỉ trông chờ vào Mỹ mà Israel phải tự lực tự cường, phát triển vũ khí cho giêng mình.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1323958902_Delilah_missile_front_zps4f7330af.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1323958902_Delilah_missile_front_zps4f7330af.jpg.html)



Delilah được Israel phát triển cho các phiên bản Không quân, Hải quân và Lục quân.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1323958643_img633945303406215379_zps9a194b75.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1323958643_img633945303406215379_zps9a194b75.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1323958872_Delilah_missile_side_zps2ea4bc0d.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1323958872_Delilah_missile_side_zps2ea4bc0d.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1323958500_img633945302927462315_zps5c3786cd.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1323958500_img633945302927462315_zps5c3786cd.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1323958551_img633945302932931100_zps13da17e6.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1323958551_img633945302932931100_zps13da17e6.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1323958600_img1358-4007-6x2iq1y684_zpsc6b62a98.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1323958600_img1358-4007-6x2iq1y684_zpsc6b62a98.jpg.html)




Delilah là tên lửa hành trình chính xác cao có tầm bắn tối đa 250km nhờ được trang bị tích hợp dẫn được quán tính kết hợp với  định vị vệ tinh GPS và đầu dò quang điện tử ở pha cuối. Ngoài ra Delilah còn có tính năng có 1 không hai đó là "lượn lờ trên mục tiêu" để tìm kiếm, định vị chính xác trước khi bổ nhào vào mục tiêu.

Delilah là tên lửa có 2 cánh nâng ở thân, cùng 4 cánh lái ở đuôi, đầu tên lửa có đầu dò quang điện tử với tầm bắn tối đa lên đến 250km thích hợp để tiêu diệt các mục tiêu quan trong hay mục tiêu di động của đối phương.

Delilah được trang bị động cơ phản lực TuBo, với hệ thống máy tính hiện đại, tự động lái bằng tín hiệu vệ tinh cho phép tên lửa hầu như chủ động trong quỹ đạo đường đạn của mình. trong khi đó kênh truyền dữ liệu cho phép người điều khiển can thiệp với mục đích xác định và xác nhận mục tiêu. Nhờ trọng lượng nhẹ lại sở hữu thiết kế thông minh Modul, Delilah được trang bị nhiều chủng đầu đạn thích hợp mọi nhiệm vụ trên chiến trường.


Tầm bắn của Delilah là 250km nhưng sẽ tự động giảm nếu sử dụng chế độ " Tuần tra". Delilah còn có 1 khả năng đặc biệt khác là " Dời khỏi và quay lại phát động tấn công". Nhờ được tích hợp công nghệ dẫn đường tiên tiến như định vị GPS và đầu dò quang điện tử nên Delilah có độ chính xác rất cao, không bị phụ thuộc vào địa hình, thời tiết cũng thời gian ngày-đên là những nhược điểm mà công nghệ dẫn được định vị GPS thường hay gặp.

Thông thường, đầu dò quang điện tử được bố trí trên đầu mũi tên lửa sẽ khóa mục tiêu ở pha cuối, cự li cách mục tiêu 16km. Delilah đã được khẳng định trên chiến trường trong cuộc chiến Liban 2006.

Một số thông số kỹ thuật cơ bản .

-Lực đẩy : 367 kg
-Nhiên liệu tiêu hao: 1,225 pound/s
-dòng phụt : 5,6 kg/s
-Trần cao tối đa: 11 км
-Tốc độ tối đa : 0,9M
-Trọng lượng khô: 72kg

Thông số kỹ thuật cho phiên bản Lục quân:

Tốc độ hành trình: Mach 0,3-0,7 (Nhỏ hơn 0,85 Mach)
-Bay ở độ cao: 8.500 m
-Độ chính xác: <1m
-Trọng lượng phóng: 250 kg
-Chiều dài: 3310 mm
-Sải cánh: 1150 mm
-Đường kính: 330 mm
-Phạm vi tối đa: 250 km

Thông số kỹ thuật cho phiên bản trang bị trên trục thăng UH-60A, SH-60B  :


Tốc độ hành trình: 0,3-0,7M (Không vượt quá tốc độ 0,85 Mach)
-Trần bay tối đa: 8.500 m
-Độ chính xác: <1m
-Trọng lượng phóng: 230 kg
-Chiều dài: 3310 mm
-Sải cánh: 1150 mm
-Đường kính: 330 mm
-Phạm vi tối đa: 250 km

Thông số kỹ thuật  cho phiên bản trang bị trên tàu nổi.

Tốc độ hành trình: 0,3-0,7M (Không vượt quá tốc độ 0,85 Mach)
-Trần bay tối đa: 8.500 m
-Độ chính xác: <1m
-Trọng lượng phóng: 250 kg
-Chiều dài: 3310 mm
-Sải cánh: 1150 mm
-Đường kính: 330 mm
-Phạm vi tối đa: 250 km


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Tám, 2014, 01:31:27 am
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHÁO BINH HIỆN ĐẠI


http://www.youtube.com/watch?v=aJLMhRvp_zc



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 20 Tháng Mười Một, 2014, 05:12:39 pm
TÊN LỬA ĐA NHIỆM C-8OFP

Trong khuôn khổ triển lãm vũ khí Bộ binh-Hải quân "Defexpo ", diễn ra từ 06- 09 tháng 2 năm 2014 tại New Delhi. Hiệp hội khoa học -sản xuất  "SPLAV"  thuộc Tổng công ty Nhà nước "Rostec" đã trưng bày tên lửa không điều khiển (NAR- HAP/неуправляемая авиационная ракета), S-8OFP thế hệ mới. Phiên bản tên lửa được trưng bày tại triển lãm với 2 kiểu ngòi nổ, nổ tức thì và giữ chậm nổ nhiệm vụ đánh bại mục tiêu mở và mục tiêu được bảo vệ bởi các khối đất đá bê tông. Những mục tiêu như xe thiết giáp hạng nhẹ, tàu nổi, các công trình kỹ thuật hay các cơ sở hậu cần đối phương trong khả năng tiêu diệt của loại tên lửa này.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/S-80FP_zps46f9e59f.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/S-80FP_zps46f9e59f.jpg.html)

Ấn Độ rất quan tâm đến dòng tên lửa này, nội dung các cuộc đàm phán không được tiết nộ. Tên lửa S-8OFP có gì đặc biệt mà giới Quân sự dành cho nó nhiều quan tâm đến thế, trong khi tầm bắn của nó chỉ 6km???? Gần đây, quân đội Nga đã được trang bị S- 80FP phiên bản cho Không quân, đích thân Tổng giám đốc  Nicholas Makarovets, Anh hùng  Nga, Viện sĩ viện Tên lửa-Pháo binh (RARAN) thông báo.

Tên lửa S-8OFP được sản xuất với công nghệ có 1 không hai trên thế giới, nó được tích hợp tính ưu việt của 3 chủng tên lửa S-80 trước đó:

-Nổ mạnh phá mảnh(осколочно-фугасного (С-8-ОФ)),  với ngòi nổ tức thì, giữ chậm nổ, chủ yếu để chống BB, phá hủy mục tiêu mở, mục tiêu ẩn.....

-Nổ xuyên lõm (С-8КОМ - с кумулятивно-осколочной боевой частью ) chống thiết giáp, chống tăng .

-Xuyên phá bê tông( С-8БМ - с бетонобойной (проникающей) БЧ) .


Tên lửa S-80FR được trang bị cho Su-25 và trục thăng K 50, K52 gia tăng đáng kể sức chiến đấu của lực lượng Không quân, giảm số lượng các phi vụ yêu cầu.



Phiên bản tên lửa S-8OFP dùng cho Quân đội Nga không chỉ có tên lửa không điều khiển mà còn có tên lửa với đầu dẫn đường Laser bán chủ động. Tên lửa được dẫn ở pha cuối, với hệ thống lái xung động Gas (импульсной газовой коррекции). Tên lửa sử dụng hỗn hợp nguyên liệu rắn( tôi sẽ nói kỹ ở phần sau).

Thực ra tên lửa S-80 ngày nay nó chỉ còn là tên gọi, nó đã khác hoàn toàn với những phiên bản đầu, từ vỏ, động cơ, dẫn đường, thuốc nổ.....

Tên lửa S-80 sử dụng cho Quân đội Nga phiên bản cho Lục quân rất phong phú về chủng loại về đầu nổ như: Nổ mạnh -phá mảnh(осколочно-фугасного (С-8-ОФ)), nổ lõm(С-8КОМ - с кумулятивно-осколочной боевой частью (БЧ), chiếu sáng(С-8-ОМ - с осветительной БЧ), phản xạ lưỡng cực (с БЧ-снаряженной дипольными отражателями), truyền nổ hỗn hợp(с БЧ , снаряженной объемно-детонирующей смесью)  , phá bê tông (С-8БМ - с бетонобойной (проникающей) БЧ).


Ý tưởng trang bị trên lửa S-80 đầu tiên được tích hợp trên xe BMD-1/БМД-1(боевая машина десанта боевая машина десантника)  và hiện nay là BMD-4M/БМД-4М . Dàn phóng tên lửa S-80 trên xe BMD với 12 nòng gợi cho người ta liên tưởng tới pháo phản lực phóng loạt TOS. Trái ngược với sự nặng nề , ít cơ động như TOS( gắn trên tăng T72), Xe BMD được trang bị cho lực lượng đổ bộ đường không rất gọn nhẹ, linh hoạt, kết hợp với dàn tên lửa S-80( 12 tên lửa), có thể phóng từng quả cũng như phóng loạt ,đây quả là 1 vũ khí phòng thủ, tấn công mặt đất rất mạnh.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/bmd1-4_zps821948c5.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/bmd1-4_zps821948c5.jpg.html)




Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 27 Tháng Mười Một, 2014, 01:44:08 am
Tiếp.


Tên lửa S-8 với những phiên bản không điều khiển, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn ,động lượng của lực đẩy là 5800 Ns thời gian hoạt động 0,7 s. Thiết kế của tên lửa S-8 sử dụng các phương pháp tiên tiến trong chế tạo như: Vỏ tên lửa làm bằng hợp kim nhôm, sử dụng phương pháp cán-cuốn.

Các loại tên lửa S-8 đã được trang bị cho Quân đội Nga:

• S-8KOM - Đầu đạn xuyên lõm-phân mảnh.
• S-8BM - Đầu đạn công phá bê tông.
• S-8DM - Đầu đạn truyền nổ hỗn hợp
• S-8OM - Đầu đạn chiếu sáng
• S-8PM - Đầu đạn phản xạ ngẫu cực

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/rd01_00_zpsdaaaaa2f.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/rd01_00_zpsdaaaaa2f.jpg.html)



Dựa trên thiết kế cơ bản của tên lửa S-8  , SPLAV đã cải tiến lâng cấp thành 2 phiên bản là S-8M và S-8KOM với đầu đạn xuyên lõm-phân mảnh động cơ nguên liệu rắn, gia tăng thời gian sử dụng.
Chiều dài tên lửa S-8KOM là 1.570 mm. Trọng lượng phóng 11,3 kg r, đầu đạn xuyên lõm-phân mảnh  nặng 3,6 kg chứa 900 g thuốc nổ. Tên lửa S-8KOM có xuyên thủng giáp 400 mm, tầm phóng tên lửa 1300-4000 m.

Trong dòng họ tên lửa S-8, có 1 loại tên lửa S-8S có đầu đạn chứa 2.000 cấy đinh, sử dụng để tiêu diệt sinh lực đối phương. Tên lửa được kích nổ phía trước mục tiêu, hất toàn bộ các cây đinh về phía trước. Kiểu tên lửa này gần giống với đạn pháo "đinh"  M546 APERS-T 105-mm( Mỹ).

 Tên lửa S-8BM chuyên sử dụng công phá bê tông, khả năng xuyên bê tông tối đa đến 0,8 m. Chiều dài của tên lửa S-8BM 1.540 mm. Trọng lượng phóng 15,2 kg . Đầu đạn có trọng lượng 7,41 kg chứa 600 g thuốc nổ, tầm phóng 1200-2200 m.

Tên lửa S-8D và S-8DM có đầu đạn chứa  hỗn hợp nổ( chất lỏng) 2,15 kg , khi nổ tạo thành hỗn hợp  đám mây "aerosol", đây chính là phương pháp truyền nổ hỗn hợp ,công xuất nổ tương đương với 5,5-6 kg TNT. Chiều dài tên lửa S-8DM - 1700 mm. Trọng lượng phóng 11,6 kg . Trọng lượng đầu đạn 3,63 kg.

Nguyên lý truyền nổ hỗn ở tên lửa S-8D hay S-8DM giống như ở bom BLU , hay còn gọi là "bom chân không".  Bom chứa hỗn hợp chất nỏng  (ethylene oxide). Bom chân không phát nổ theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là một vụ nổ nhỏ nhằm phá vỏ tạo ra một đám mây "aerosol" . Giai đoạn 2 là đám mây phát nổ, tạo ra  sóng xung kích đi xa hơn nhiều so với chất nổ thông thường.  Vụ nổ loại bỏ hoàn toàn Oxy , gây ra một khoảng chân không lớn, gây thiệt hại và thương vong nghiêm trọng cho sinh lực đối phương do ngạt hoặc bị sóng xung kích giết chết.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 29 Tháng Mười Một, 2014, 10:47:33 pm
Tiếp theo và hết

Được biết trong giai đoạn những năm đầu của thế kỷ 21, Ukraina cũng phát triển một loại tên lửa có dẫn đường Laser là AR-8L tương tựu như dòng tên lửa S-8 của Nga.

Trong cuộc triển lãm vũ khí lục quân  IDELF-2006   «МВСВ-Международная выставка продукции военного назначения сухопутных войск» .SPLAV đã đưa ra giới thiệu lần đầu phiên bản lâng cấp triệt để  S- 8 KOR1. Ở phiên bản lâng cấp này tên lửa S-8 chỉ còn là cái tên, thực chất nó là 1 phiên bản hoàn toàn mới. S- 8 KOR1 có 4 cánh đuôi nhỏ, tên lửa sử dụng nguyên liệu rắn với hỗn hợp mới , đầu đạn với hỗn hợp nổ hoàn toàn mới.  S- 8 KOR1 với thân nhẹ hơn phiên bản trước do sử dụng vật liệu hợp kim nhôm. Tên lửa S-8 KO1 được trang bị đầu dẫn đường bán chủ động, hiệu chỉnh ở pha cuối. Hiệu chỉnh tên lửa thông qua tín hiệu truyền về máy tính điều khiển hỏa lực vị trí tên lửa với mục tiêu. Thông qua 6 vòi phun cố định ở phía trước tên lửa( sử dụng năng lượng "xung động gas", ở một số tên lửa, sử dụng máy sinh khí )để lái tên lửa.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/S-8OFP1_S-8OFP2_S-8COR1_zps80edddae.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/S-8OFP1_S-8OFP2_S-8COR1_zps80edddae.jpg.html)


Tên lửa  S- 8 KOR1 đã có kích thước lớn hơn nguyên mẫu , chiều dài 1.700 mm (ở phiên bản S-8 OFP1 - 1.428 mm). Trọng lượng phóng 16,7 kg - tương tự như S-8 và S-OFP1 hoặc phiên bản sau này là S-8 OFP2.

Tên lửa S-OFP1 hoặc phiên bản sau này là S-8 OFP2( trang bị cho Không quân) với thùng phóng tiêu chuẩn 20 ống phóng "B-8M1"trong bị trên Su-25.

Với trục thăng K-50 và K-52 trang bị khối B- 8V20A tiêu chuẩn với laser chiếu xạ mục tiêu.

Đại diện của "SPLAV" thông báo dòng tên lửa S-8xxx đã vào "giai đoạn cuối cùng của sự phát triển" . Nga đang hướng xuất khẩu dòng tên lửa S-8xxx cho một số nước bạn bè, đồng minh.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/tau-chien-co-nho-nga-1_zpse810acd5.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/tau-chien-co-nho-nga-1_zpse810acd5.jpg.html)

Tàu tuần tiễu Astrakhan thuộc lớp 21630 “Buyan” ( Xin để ý phần đuôi tàu).



Tuy Nga chưa phát triển dòng tên lửa S-8 cho Hải quân, mà cụ thể cho các tàu tuần tra ven biển hay tàu đổ bộ, nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được. Còn nhớ trước đây, năm 1969 , LX đã cho thử nhiệm phiên bản pháo phản lực phóng loạt K 215 Grad mà phiên bản gốc là  9K51 “Grad” ( phiên bản lục quân) trên tàu đổ bộ cỡ lớn 1171 . Hệ thống pháo phản lực phóng loạt phiên bản Hải quân A-215 với hệ thống do xa DVU-2 được tiếp nhận trang bị năm 1978. Gần đây Nhất Nga đang tái phát triển A-215M trang bị trên các lớp tàu : tàu pháo/đổ bộ tấn công nhanh/tàu tuần tiễu ven bờ.

Lớp tàu đổ bộ tấn công nhanh như: 11770 “Serna”,  21630 "Buyan" và tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp 20380 (phiên bản xuất khẩu là 20382).

Nếu có lớp tàu “Serna” hay "Buyan", Ngoài pháo hạm, tên lửa chống hạm ,Vn ta hoàn toàn có thể yêu cầu trang bị A-215M hay tên lửa S-8xxx.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 09 Tháng Mười Hai, 2014, 03:44:39 pm
Vũ khí cho chiến binh tương lai.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/11101EA1itaacuten_zps2dc9dfeb.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/11101EA1itaacuten_zps2dc9dfeb.jpg.html)


 Sau sự cố lật đổ tổng thống dân cử Yalukovich,một phần Ukraina trước đây phản kháng lại vụ đảo chính có tên Maidan.Sự kiện cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2014 tại bán đảo Crưm là tiếp nối của một số sự kiện diễn ra tại quảng trường Maidan trước đó. Người ta không hiểu từ đâu xuất hiện rất nhiều chiến binh với trang bị gọn nhẹ, nhưng rất hiện đại. Họ có kỷ luật nghiêm, rất bài bản và còn rất lịch sự với dân. Họ không mang phù hiệu của bất kỳ đơn vị nào, nhưng vũ khí trang bị, tính kỷ luật, tính chuyên nghiệp của họ nói lên tất cả, họ là lính đặc nhiệm hay đúng hơn là « Chiến binh/Ратника» mà là hình mẫu phát triển "chiến binh tương lai".


Cuối cùng thì Nga cũng nhận ra cái bóng của khẩu súng Bộ binh tấn công huyền thoại 1 thời AK  "Kalashnikov" được tiếp nhận trang bị đã hơn 60 năm(ra đời 1947, sx đại trà 1949). Rõ ràng "chiến binh tương lai" giêng về vũ khí, họ cần hơn những gì ở khẩu súng AK có, thậm trí là các phiên bản cải tiến sau này như AN 94,  hay AK 12 cũng không đáp ứng được, hay ở khẩu AEK-71/72/73 ( của nhà máy Degtyarev)cũng vậy. Tất cả dường như còn thiếu cái gì đó, còn chưa thật sự lý tưởng, còn cần phải chỉnh sửa, còn......


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/111_zpsb85d8259.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/111_zpsb85d8259.jpg.html)



Đầu tháng 12 vừa qua, Nga mở cuộc thi về súng trường tấn công, 2 nhà sx vũ khí BB hạng nhẹ hàng đầu của Nga là "Kalashnikov" và nhà máy " Degtyarev" đã ganh đua quyết liệt.



Mời các bạn cùng tôi tìm hiểu về loại vũ khí cho chiến binh tương lai chiến thắng trong cuộc thi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Mười Hai, 2014, 01:33:47 am
Tiếp.

Trong 2 nhà sản xuất vũ khí BB ganh đua đợt này, sản phẩm của ai được trọn đồng nghĩa với đơn hàng khổng lồ của BQP Nga và hướng xuất khẩu rộng mở. Nhưng rõ ràng ta thấy ở đây những mẫu mã mà 2 nhà sản xuất đưa đến triển lãm đợt này là những mẫu cải tiến sâu , chứ không thật sự là mẫu hoàn toàn mới.

Các mẫu súng tham gia triển lãm đợt này và đang trải qua các bài kiểm tra quốc gia, không thật gây cho người ta bất ngờ như lúc khẩu AK 47 huyền thoại xuất hiện.( Kalashnikov bằng niềm đam mê, lòng nhiệt huyết với súng trường cùng tài năng thiên bẩm, đã dành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế súng trường tiến công vào năm 1946, thiết kế của ông chính thức được công nhận vào năm 1947 với tên gọi Avtomat Kalashnikova model 1947 thường được gọi là AK-47).

Kalashnikov từng nói :“Tôi tạo ra khẩu súng này là bởi nước Đức và chiến tranh. Tôi là một người lính khi đó. Những người lính cần vũ khí đơn giản và tin cậy,”, các nhà thiết kế súng ngày nay thiếu nguồn cảm hứng sáng tạo này chăng?

Cuộc thi thiết kế súng BB tấn công lần này là một phần của trương trình mua sắm vũ khí nhà nước Nga giai đoạn 2011-2020. nhà sản xuất "Kalashnikov" trước đây mang tên "Izhmash", sản xuất hơn 80% vũ khí BB bao gồm  súng trường tấn công Kalashnikov nổi tiếng (AK). Còn nhà máy "Degtyarev/ZiD" chuyên sx  súng máy, chẳng hạn như "Pecheneg" hay một số tên lửa phòng không.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/PKP_Pecheneg_Recon_Company_4th_Separate_Tank_Brigade_zps1af9ca28.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/PKP_Pecheneg_Recon_Company_4th_Separate_Tank_Brigade_zps1af9ca28.jpg.html)

 PKP Pecheneg (mã GRAU là 6P41) là loại súng máy đa chức năng sử dụng loại đạn 7.62×54mmR




Trong đợt triển lãm lần này, nhà sản xuất "Kalashnikov" đưa ra  phiên bản dự thi AN 12, được cải tiến sâu dưới thời Mikhail Kalashnikov lãnh đạo( khi ông còn sống). Còn nhà sản xuất  "ZID" đưa ra 2 phiên bản A 545 và A 762 là 2 phiên bản cải tiến sâu của 2 phiên bản trước đó là AEK 971 và AEK 973.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/0_112253_d906638d_orig_zpsdada9d84.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/0_112253_d906638d_orig_zpsdada9d84.jpg.html)


AN 12.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/11_zpsc0938d5f.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/11_zpsc0938d5f.jpg.html)

A 545.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1297709301_59102_596930911_aek-9712003_zps20844f0f.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1297709301_59102_596930911_aek-9712003_zps20844f0f.jpg.html)


AEK 973


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 13 Tháng Mười Hai, 2014, 05:37:24 pm
Theo đánh giá của giới chuyên môn, nhiều khả năng cả 2 tập đoàn  "Kalashnikov" và "Degtyarev/ZiD" đều chiến thắng. Mẫu AK 12 sẽ được Quân đội Nga sử  dụng, còn mẫu A545 và A762 sẽ được biên chế cho các lực lượng đặc biệt của Nga như cơ quan thực thi pháp luật  - Bộ Nội vụ, FSB, FSO.

Các phiên bản mới của súng tiểu liên Kalashikov, do tập đoàn Izhmash chế tạo, đã vượt qua các thử nghiệm đầu tiên ở vùng ngoại ô Moscow (khu vực Podmoskove). AK 12 sử dụng cơ chế nạp đạn bằng khí nén, trích khí dài với thoi nạp đạn xoay giống như hầu hết các khẩu thuộc dòng AK khác. Với 3 chế độ bắn: Bắn phát một, điểm xa 3 phát một và chế độ liên thanh.  Súng đã được thiết kế lại để có thể gắn được những ống phóng lựu  theo tiêu chuẩn NATO.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/58391_zps47065cc7.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/58391_zps47065cc7.jpg.html)

Ngoài bệ ngắm cơ khí như ở AK47,súng được lắp các tấm gá lắp rain Picatinny do đó có thể lắp đặt các khí tài bổ sung như các loại kính ngắm, bao gồm cả kính ngắm có xuất xứ nước ngoài, đèn pin, chỉ thị mục tiêu laser . AK 12 có thể sử dụng hộp tiếp đạn tiêu chuẩn 35v, nhưng cũng có thêm một loại hộp đạn mới có 2 rãnh 4 hàng đạn có thể chứa được 60 viên, ngoài ra còn hộp tiếp đạn tang trống chứa 100v( bề ngoài như băng tiếp đạn ở khẩu RPD).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/R8vkX_zps725263ef.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/R8vkX_zps725263ef.jpg.html)


Hiện nay, AK-12 sử dụng các loại đạn chính gồm 5.45 x 39mm, 5.56 x 45mm NATO, 7.62 x 39mm và 7.62 x 51mm tiêu chuẩn của NATO. Các phiên bản 5.56 x 45mm có thể sử dụng được cả loại đạn 45mm hoặc 39mm của NATO

 AK-12 đã trải qua hầu hết các thử nhiệm khắt khe, với nhiều giải định sát với thực tế chiến trường như  khả năng chiến đấu trong khu vực ngập úng, mưa nhiều, trong mọi khu vực thời tiết.... Những bước thử nghiệm đầu tiên được tiến hành với các bộ phận cơ khí của súng như kiểm tra chế độ hoạt động ổn định bằng cách tiến hành bắn liên tục 180 phát, thực hiện bắn theo các chế độ bắn liên thanh và phát một. Tiếp đến, súng được thử nhiệm trong dải nhiệt độ khắc nhiệt trong buồng lạnh -50 độ, sau đó là lò sấy với nhiệt độ +50 độ để kiểm tra tính ổn định của máy súng, nòng súng.

Trong thử nhiệm AK 12 được tưới liên tục hàng chục lít nước trong khi bắn. Để kiểm tra độ vững chắc của các bộ phận, súng được ném từ độ cao 2m xuống nền bê tông, sau đó tiến hành bắn...


Theo các nhà sản xuất, súng tiểu liên AK-12 mới có độ chụm của đạn rất cao, giảm được độ giật.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Mười Hai, 2014, 05:17:57 pm
Tham gia cuộc thi lần này Degtyarev  mang đến 2 mẫu A545 và A762. Đây là các mẫu cải tiến sâu của 2 mẫu ra đời trước đó là : AEK-971 và AEK-973 dưới sự lãnh đạo của SI Koksharova.

 Mẫu A545 sử dụng đạn 5,45x39mm.


 Đạn 5,45x39mm được Liên Xô phát triển năm  1974 nên có tên là : M74 , đây là mẫu đạn được phát triển cho súng trường tấn công mới AK-74, nhằm bổ sung các nhược điểm cho loại đạn 7.62x39mm.
Đạn 5,45 mm có đường kính 5,6mm, 0,15mm là đường kính tính dư để trừ hao khi bắn, đầu đạn sẽ bị ép chặt với dãnh khương tuyến, chiều dài đạn là 39mm, đây là con số tính chẵn( thực tế là 39,82 mm). Đạn 5,45x39mm ra đời nhằm giảm trọng lượng đạn, tức là làm tăng khối lượng đạn mà người lính có thể mang theo. Đạn 5,45x39mm còn làm giảm độ giật của súng. Thí nghiệm về năng lượng giật tự do của súng AK-74 dùng đạn 5,45×39 mm là 3,39 J (2,50 ft•lb), ít hơn rất nhiều so với  7,19 J (5,30 ft•lb) ở súng AKM dùng đạn 7,62×39mm. Tuy nhiên, đạn 5,45x39mm có sức xuyên phá thấp hơn so với đạn 7,62×39mm, giảm khả năng đối phó với những mục tiêu có trang bị áo giáp chống đạn, mục tiêu ẩn nấp.....

Mẫu A762 là mẫu súng sử dụng đạn 7.62x39mm.

Đạn 7,62mm x 39 hay còn gọi là mẫu đạn M43 được phát triển năm 1943 nhưng thực sự đến năm 1961 mới hoàn thiện. Đạn M43 76,2 x 39mm trước đây được phát triển cho các loại súng trường tiến công  SKS, AK-47/AKM, RPD, RPK. Đạn M43 hay đạn M74 bổ xung cho nhau và chưa bao giờ loại trừ nhau. Đường kính đầu đạn M43 là 7.92mm, chênh lệch 0,3mm là phần tính dôi, khi bắn đạn sẽ bị ép chặt vào khương tuyến lòng súng. 39mm là chiều dài đạn được làm tròn ( thực tế là 38,70 mm ).

Quá trình gây dựng tên tuổi của AEK-971 không hề đơn giản. Thử nghiệm đầu tiên của súng đã thất bại khiến quân đội Nga lựa chọn AN-94 để trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm.
Tệ hại hơn, đầu những năm 2000, Kovrov KMZ ngưng sản xuất các sản phẩm quân sự, toàn bộ dự án AEK-971 phải chuyển giao cho nhà máy ZIL, quá trình sản xuất loại súng này bị đình chỉ trong vài năm do thiếu đơn hàng.
Phải đến đầu năm 2010 nhà máy ZIL mới nối lại việc sản xuất AEK-971 với số lượng hạn chế cho các đơn vị của Bộ Nội Vụ và các cơ quan thực thi pháp luật khác.
Nhà máy ZIL đã tiến hành một số cải tiến đối với AEK-971 để nó trở nên đáng chú ý hơn. Biến thể mới nhất của AEK-971 đã được lựa chọn thử nghiệm cùng hệ thống chiến đấu bộ binh tương lai Ratnik.
Quan trọng hơn cả, AEK-971 đã bước vào cuộc đại chiến với AK-12 trong cuộc đua trở thành vũ khí bộ binh cá nhân tiêu chuẩn cho quân đội Nga.

Cơ cấu lùi đối trọng .
 
Cơ cấu lùi đối trọng độc đáo của AEK-971 cho phép làm giảm tối đa lực giật của súng khi bắn.AEK-971 hoạt động theo nguyên tắc trích một phần khí thuốc như những súng trường tiến công hiện đại khác. Nhưng cơ cấu trích khí của nó có rất nhiều điểm khác biệt với tên gọi “Cơ cấu lùi đối trọng”.
Cụ thể, ống trích khí của súng nằm gần giữa nòng súng chứ không phải gần phía trước như AK-47.
AEK-971 có 2 piston, piston thứ nhất liên kết với bệ khóa nòng để đẩy khối khóa nòng về phía sau và lên viên đạn mới. Piston thứ 2 liên kết với một thanh thép di chuyển theo hướng ngược lại so với bệ khóa nòng.
Khi viên đạn khai hỏa, phần khí thuốc trích qua ống dẫn khí đập vào mặt thoi sẽ đồng thời đẩy khối khóa nòng và thanh thép cân bằng di chuyển theo hướng ngược chiều nhau, cho phép triệt tiêu phần lớn lực giật khi bắn.
Thiết kế khối lùi đối trọng của AEK-971 cho phép giải quyết 4 vấn đề gây ra sự giật mạnh khi bắn của súng:
- Xung lực đầu tiên là do khí thuốc đập vào mặt thoi đẩy về.
- Xung lực thứ 2 do bệ khóa nòng di chuyển về sau kết hợp với khóa nòng xoay để đẩy vỏ đạn ra ngoài.
- Xung lực thứ 3 gây ra khi khối khóa nòng di chuyển về vị trí cuối cùng của buồng đạn.
- Xung lực thứ 4 gây ra khi lò xo đẩy khối khóa nòng về phía trước và lên viên đạn mới.
Các xung lực trên khiến súng có xu hướng nảy lên khi bắn, do đó xạ thủ khó duy trì đường ngắm đặc biệt là ở chế độ liên thanh.
Quá trình di chuyển ngược chiều với bệ khóa nòng của thanh cân bằng đã hấp thu phần lớn các xung lực nói trên, làm giảm độ nảy lên của súng.
Cơ cấu lùi đối trọng của AEK-971 cho phép xạ thủ duy trì đường ngắm và độ chụm của đạn khi bắn, đặc biệt là ở chế độ liên thanh.
Tiêu chí tác xạ chính xác khi bắn loạt nhờ ổn định hướng ngắm và chụm đạn theo cơ cấu lùi đối trọng của AEK-971 được đánh giá là vượt trội so với các loại súng trường tấn công hiện nay.
Các thử nghiệm trên thao trường cho thấy, AEK-971 có độ chính xác cao hơn từ 15 - 20% so với AK-74 ở chế độ liên thanh.
 
Thiết kế hiện đại, độ chính xác cao, AEK-971 đang làm lu mờ hình ảnh của huyền thoại Kalashnikov.
Súng trường AEK hiện được chế tạo với 3 biến thể gồm AEK-971 sử dụng đạn 5,45 x 39 mm, AEK-972 sử dụng đạn 5,56 x 45 mm NATO và AEK-973 dùng đạn 7,62 x 39 mm.
Ngoài ưu điểm về cơ cấu trích khí, AEK-971 còn có thiết kế rất hiện đại. Báng súng có thể gập lại để tiện khi hành quân, máy cò có 3 chế độ bắn: phát một, loạt ngắn 3 viên và liên thanh.
Biến thể mới nhất của AEK-971 với báng súng có thể điều chỉnh chiều dài theo yêu cầu của xạ thủ, thân súng có đường ray Picatinny để dễ dàng gắn thêm phụ kiện.
AEK-971 có tốc độ bắn khoảng 900 viên/phút, sơ tốc đầu nòng 880 m/s, tầm bắn hiệu quả 500 mét, tầm bắn tối đa 1.000 mét.
Những đặc điểm kỹ thuật trên cho thấy AEK-971 có nhiều ưu điểm vượt trội so với AK-12, đặc biệt là ở khả năng duy trì đường ngắm bằng cách làm giảm tối đa lực giật khi bắn. Không phải ngẫu nhiên mà nhận định thời đại của AK đã hết được chính giới chức quân đội Nga đưa ra.

Trong bài viết này, tôi đã sử dụng thông tin của 1 số bài viết có chất lượng tại Việt Nam, tuy nhiên có chỉnh lý, bổ xung thông tin.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Mười Hai, 2014, 07:06:58 pm
Hình ảnh đầy đủ của khẩu A545 và A762.



Nhìn hình dáng bên ngoài hai mẫu súng A545 và A762 không hề khác nhau, chúng chỉ khác nhau 1 điểm duy nhất đó là đường kính nòng.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/111111_zpsed2dc20e.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/111111_zpsed2dc20e.jpg.html)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/11_zpsd3d8f202.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/11_zpsd3d8f202.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Oboronexpo2014part4-14-M_zpsfd386c34.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/Oboronexpo2014part4-14-M_zpsfd386c34.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Oboronexpo2014part4-11-M_zps12df0a6b.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/Oboronexpo2014part4-11-M_zps12df0a6b.jpg.html)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Oboronexpo2014part4-12-M_zpsc3e66ca1.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/Oboronexpo2014part4-12-M_zpsc3e66ca1.jpg.html)

1 .chế độ điểm xạ phát một, 2. loạt ngắn 3 viên/lần, 30. liên thanh. Trước đây ở khẩu AK47 chỉ có những người lính dày dạn kinh nhiện trận mạc mới có thể bắn 2 hoặc 3 phát/lần, vì khẩu AK47 không có chế độ loạt ngắn.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Oboronexpo2014part4-13-M_zps6c7e9836.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/Oboronexpo2014part4-13-M_zps6c7e9836.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Oboronexpo2014part4-16-M_zpse09e279f.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/Oboronexpo2014part4-16-M_zpse09e279f.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Mười Hai, 2014, 08:59:29 pm
Lo ngại trước 2 ứng cử viên nặng ký của Degtyarev là A545 và A762 rất có thể được các bộ sức mạnh FSB, UVD lựa trọn, "Kalashnikov"  đã đăng ký tiếp  2 mẫu AS(AC)-1 và AS(AC)-2( lần đầu giới thiệu 2013)  bố trí băng đạn gắn phía sau( kiểu bullpup layout).

Cũng như ở khẩu A545 , AS-1 sử dụng đạn cỡ 5,45mm x 39mm và AS-2 mm sử dụng 7,62mm x 39mm. Đây là 2 mẫu súng được phát triển theo đơn đặt hàng của cơ quan An ninh LB (FSB) để thực hiện các hoạt động đặc biệt.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/q_zpsa43a9e7c.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/q_zpsa43a9e7c.jpg.html)

Bên trên là AS-1, bên dưới là AS-2. 2 mẫu AS-1 và AS-2 cũng sẽ là những ứng của viên nặng ký trang bị cho chiến binh tương lai.


Bố trí băng đạn gắn phía sau  tay nắm  lần đầu được biết đến vào  1977,do Cty Áo Steyr-Daimler-Puch phát triển 1 loại súng trường tự động với chiều dài nòng khác nhau. Kích cỡ nòng tiêu chuẩn( 508 мм), Nòng ngắn (350 мм và 407 мм) và nòng dài ( 621 мм).  Steyr AUG  được phát triển theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc Phòng(Áo) để thay thế súng trường cũ StG.58 (bản sao giấy phép của Bỉ FN FAL). Mẫu mới mang nhãn hiệu  F88. Quân đội Áo đã yêu cầu Steyr-Daimler-Puch tạo ra vũ khí BB đơn giản, tiết kiệm, gọn nhẹ và hiệu quả.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1_zpsf1aec616.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1_zpsf1aec616.jpg.html)

AUG A1 dài nòng tiêu chuẩn 508 мм.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/2_zps2c471303.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/2_zps2c471303.jpg.html)

AUG A2 nòng ngắn 407 мм


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/3_zps8a3cc00d.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/3_zps8a3cc00d.jpg.html)

Steyr AUG A3  trang bị kính ngắm quang học và đèn Pin.



Các Kỹ sư người Áo của Steyr-Daimler-Puch đã tạo ra một khẩu súng trường tự động dạng mô-đun, trong đó bao gồm năm phần chính:

-Khối nòng súng có thể tháo dời.
-Hộp chứa máy súng.
-Bệ khóa nòng với 2 thanh ray dẫn hướng.
-Báng súng nhựa.
-Hộp tiếp đạn bằng nhựa.

Ở các Moden của  Steyr AUG, đều được trang bị ray Picatinny để gắn kính ngắm, súng có thể được gắn súng phóng lựu AG36.

Trở lại phiên 2 phiên bản AS của tập đoàn "Kalashnikov", thông tin về chúng rất ít, dường như "Kalashnikov" muốn dấu bài đến phút trót. Ở khía cạnh khác vì đây là các mẫu do FSB đặt hàng nên thông số kỹ thuật của súng không được tiết lộ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 31 Tháng Mười Hai, 2014, 03:01:35 pm
Thưa các đồng chí và các bạn, tôi tạm dừng các bài viết về cuộc thi súng BB tấn công để chuyển sang các loại vũ khí khác gần đây trang bị cho Lục Quân Nga.


Quân đội Nga được trang bị tên lửa phòng không vác vai thế hệ mới "Verba".


Trung đoàn lính dù hợp nhất Ivanovo sẽ là đơn vị đầu tiên tiếp nhận trang bị hệ thống tên lửa phòng không vác vai thế hệ mới 9K333 "Verba". Trong tương lai, hệ thống phòng không vác vai này sẽ được trang bị cho các trung, sư đoàn Nga.

 (http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/11_zpsb3cfb848.jpeg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/11_zpsb3cfb848.jpeg.html)


Được biết, tên lửa 9M336 trong phức hợp 9K333 có dẫn đường hồng ngoại mới ,tăng tính năng tự dẫn đường hồng ngoại với 3 tầng khu vực. Điều này có nghĩa là thành phần dẫn đường hồng ngoại có ba bộ tách sóng quang riêng biệt, hoạt động trong 3 kênh khác nhau. Đối chiếu thông tin cho phép chúng xác định chính xác vị trí của máy bay địch trong mớ mồi nhử nhiệt. Thuật toán này từng được sử dụng trong tên lửa vác  "Igla", nhưng  chỉ có hai kênh.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/EsOa1_zps3065a0a3.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/EsOa1_zps3065a0a3.jpg.html)

Tên lửa 9M336 với khả năng kháng nhiễu cao, sử dụng nhiên liệu rắn với thành phần hóa học mới. Tên lửa 9M336 với nhiều tính năng kỹ,chiến thuật hơn hẳn tên lửa phòng không vác bai IGLA. Tầm bắn tối đa của "Verba" là 6km, trần cao 4km. Tốc độ của tên lửa với con số đưa ra chưa thống nhất nhưng trên 3M là khả thi.


Hệ thống điều khiển tự động thế hệ mới của tổ hợp "Verba"  cho phép phát hiện các mục tiêu trên không, xác định tốc độ , độ cao và hướng bay, và sau đó tự động truyền tín hiệu đến các xạ thủ ,mục tiêu phân công tiêu diệt (có tính tối ưu hướng bay). Hệ thống tự động nhận biết địch ta cho phép loại bỏ những sai sót không đáng có do lỗi của con người gây ra.

 Tên lửa 9M336 có nhiều đặc tính kỹ chiến thuật hơn hẳn các thế hệ tên lủa phòng không vác vai ra đời trước đó, trước tiên là trong Nga:

-9K310 "Igla-1"
-9K38 "Igla"
-9K338 "Igla-S".

Cũng như các loại tên lửa trong phức hợp lửa phòng không vác vai của nước ngoài đặc biệt là :

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1_zps7b456f38.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1_zps7b456f38.jpg.html)

-Mỹ FIM-92 "Stinger" , "block 1".


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1280px-16th_Air_Defence_Regiment_soldiers_with_RBS-70_July_2011_zpse2a520b8.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1280px-16th_Air_Defence_Regiment_soldiers_with_RBS-70_July_2011_zpse2a520b8.jpg.html)

-Anh "Starstrik" .


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/qw2_01_zps604dc7e6.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/qw2_01_zps604dc7e6.jpg.html)

-Trung Quốc QW-2 và QW-3.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1280px-Starstreak_launcher_on_Dartmoor_zps8b35b97d.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1280px-Starstreak_launcher_on_Dartmoor_zps8b35b97d.jpg.html)

-Thụy Điển RBS 70.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/mistral2_zpsf3fb1457.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/mistral2_zpsf3fb1457.jpg.html)

 -Pháp "Mistral".




Các thành phần của tên lửa phòng không vác vai  "Verba" gồm:

-Tên lửa 9M336.
-Bệ  phóng 9P521.
-Rada hỏi -đáp  1L229V.
-Trạm kiểm soát di động 9V861.
-Rada tìm, phát hiện mục tiêu 1L122,
-Mô-đun phân  công mục tiêu 9S931 .
-Mô đun trinh sát và điều khiển 9S932-1, và module điều khiển hỏa lực cầm tay 9S933.

-Phức hợp 9S935, hỗ trợ đào tạo.

Mô đun hỏa lực cầm tay 9S933 sẽ khác đôi chút tùy thuộc vào cấp biên chế, hay mục đích khai thác. Vd phức  hợp tên lửa phòng không vác vai "Verba" trang bị cho lữ đoàn phòng không thì module điều khiển hỏa lực cầm tay 9S933 , còn trong sư đoàn phòng không sẽ là 9S933-1 .

Phức hợp phòng không vác vai thế hệ mới "Verba" ra đời cải thiện đáng kể chất lượng, độ tin cậy, đơn giản hóa việc bảo trì, không có cần thiết phải tiến hành kiểm tra định kỳ do không cần làm mát Nitơ đầu dẫn đường. Điều này làm cho nó có thể từ bỏ các thiết bị bổ sung, cơ sở lưu trữ  Nitơ, tiết kiệm nguồn nhân lực. Đồng thời duy trì tính liên tục cao trước của các hoạt động chiến đấu, vận hành, bảo dưỡng và đào tạo.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Giêng, 2015, 01:28:18 am
Thưa các đồng chí và các bạn, longtrec xin gửi tới các đồng chí và các bạn loạt bài viết về: Hỏa lực cấp phân đội, tiêu chí và xu hướng phát triển, sau đây là loạt bài viết đó.



HỎA LỰC CẤP TIỂU ĐỘI-TRUNG ĐỘI, TIÊU CHÍ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN.



Hỏa lực trong các phân đội BB, Lính thủy đánh bộ hay Bộ đội đổ độ đường không thường được biết tới như súng máy, cối cá nhân, vũ khí chống tăng...

Hỏa lực trong các phân đội BB Nga được biết tới như súng máy: RPD, hay RPK , RPK-74, PKP Pecheneg ,hoặc súng máy hạng nặng 12,7mm DShK ....

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/rpk_02_zps31bbb32a.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/rpk_02_zps31bbb32a.jpg.html)


Súng máy RPK.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/441043A043004470430043D043D044B0435044404300439043B044B0_zpsfeaf1171.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/441043A043004470430043D043D044B0435044404300439043B044B0_zpsfeaf1171.jpg.html)

Súng máy RPD.

Về cối cá nhân có cối 60mm,giêng vũ khí chống tăng rất đa dạng như RPG-7, RPG-18 đến RPG-32.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/300px-Soldier_firing_M224_60mm_mortar_zps736b614b.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/300px-Soldier_firing_M224_60mm_mortar_zps736b614b.jpg.html)

súng cối M224-60mm.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/M60closeup2002_zpsabc56ce4.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/M60closeup2002_zpsabc56ce4.jpg.html)


M60 phiên bản Hải quân.



Súng máy quân đội Mỹ có: M60,M61 Vulcan,M134,M240,M249,M312.

Súng cối các phân đội trong quân đội Mỹ có: M224 - 60 mm......

Súng phóng lựu cá nhân cũng có thể được coi là hỏa lực. Súng phóng lựu cá nhân được Mỹ bắt tay vào nghiêm cứu từ năm 1951 tức là sau trận đụng độ với quân Trung Quốc tại Triều Tiên năm 1950 do tập đoàn Springfield Amory(Mỹ) thực hiện. Ban đầu M79 chưa thực sự là vũ khí cá nhân chống biển người nhưng hậu duệ của nó sau này như MM-1(súng phóng lựu liên thanh cầm tay 12v) hay Mk19 gắn trên các xe chiến đấu thì thực sự là vũ khí chống biển người.

Để cho ra đời khẩu M79 Springfield Amory đã phải bỏ ra 9 năm nghiêm cứu phát triển và nó chỉ được sản xuất đến năm 1970 tổng cộng khoảng 350.000 khẩu(có nguồn khác nói 300.000 khẩu), chính VN là chiến trường mà Mỹ thử nhiệm và sử dụng M79 nhiều nhất.

Người ta thống kê tầm ném lựu đạn xa nhất của người lính vào khoảng 50m, nếu là khoảng cách lớn hơn,lựu đạn sẽ không với tới. Ở súng cối cá nhân 60mm Mỹ có M1,M2 M19 , M224 v.v.., TQ có Type 31 và Type 63 có tầm bắn tối đa dao động từ 1500m(Type 63) và 1790m(M19). Ở tầm bắn tối thiểu ngoài cối 60mm M224 của Mỹ có tầm bắn 45-375m không có loại cối 60mm nào trên thế giới có tầm bắn thấp như vậy. việc ra đời M79 để bổ xung cho khoảng chống hỏa lực mà lựu đạn và cối cá nhân không thể đảm nhiệm.

Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm các súng phóng lựu trên chiến trường  tại Việt Nam, vào giữa những năm 1970, các nhà lãnh đạo của lực lượng vũ trang Liên Xô quyết định phát triển vũ khí tương tự. Trước khi  súng phóng lựu M203 của Mỹ ra đời . Tại Liên Xô đã phát triển 1 loại súng phóng lựu gắn dưới nòng súng BB tấn công theo đề tài "iskra", nhưng hiệu quả của các loại vũ khí này được đánh giá thấp. Giữa thập niên 70 Trung tâm thiết kế súng đi săn và súng thể thao tp Tula kết hợp với Xí nghiệp nghiêm cứu-sản xuất "Khí cụ" tp Moscow phát triển thành công 1 loại súng phóng lựu lắp dưới súng Bb. Năm 1978 ,súng phóng lựu lắp dưới súng BB mang tên GP-25 "Koster" được tiếp nhận trang bị với mã hiệu (GRAU 6G15). GP-25 được thiết kế để cài đặt dưới nòng súng AKM, AKMS, AK-74 AK-74S v.v.. .Ngoài ra súng phóng lựu PG-25 được gắn dưới tất cả các phiên bản nâng cấp của AK Sery "100" bắn các cỡ đạn 7,62mm và 5,45mm(ngoại trừ AK74U). Súng phóng lựu PG-25 còn được gắn dưới súng tự động Nikonov(AH 94 "abakan").




Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 13 Tháng Giêng, 2015, 04:45:57 pm
Tiếp.



Thực tế diễn ra trên chiến trường cho thấy, các toán quân nhỏ thường gặp những tình huống bất ngờ như bị phục kích hay  bất ngờ chạm trán với toán quân đối phương. Tao ngộ chiến thường sảy ra khi khu vực tác chiến đan xen quân của 2 bên . Họ, những người lính ở cấp thấp nhất (trong biên chế)không thể lúc nào cũng trông chờ vào sự chi viện hỏa lực của cấp trên, cần bổ xung hỏa lực cho cấp phân đội( tiểu đội, trung đội) ,đó là đòi hỏi cấp thiết và cũng là xu hướng trang bị trong tương lai.

Bổ xung trang bị cho cấp A, B( tiểu đội, trung đội), 1 hoặc 2 đơn vị vũ khí hỏa lực đó là đòi hỏi thực tiễn, cấp bách nhưng vũ khí nào là tối ưu  nhất?

Phương án thứ nhất, những vũ khí đã có sẵn.

Súng phóng lựu cá nhân, súng phóng lựu gắn kèm với AK , súng máy nhẹ từ lâu đã được trang bị cho cấp A, nhưng số lượng không đồng đều và bị hạn chế ở các đơn vị BB.

Ở cấp B, được trang bị hỏa lực bắn thẳng như các loại súng máy hạng nhẹ bắn đạn 7,62mm hoặc súng máy hạng nặng DShK,quân đội Mỹ có súng máy hạng nhẹ bắn đạn 7,62mm x 51mm như M 60, M 240, M 249 hoặc hiện đại nhất có M 48 model O, hoặc súng phóng lựu tự động .

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/latest_zpsed621584.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/latest_zpsed621584.jpg.html)

súng máy hạng nặng DShK


 Trong quân đội Mỹ , từ lâu đã có trong biên chế súng phóng lựu ổ xoay . Súng phóng lựu ổ xoay  MGL (Multiple Grenade Launcher) lần đầu tiên được tập đoàn ARMSKOR đưa ra giới thiệu năm 1981 . Súng sử dụng đạn có đường kính 40mm, với số đạn 6 viên trong ổ xoay rất hữu hiệu khi sử dụng tấn công hoặc phòng thủ chống lại sự tấn công không cân sức với đối phương. Kích cỡ viên đạn 40x46mm , súng có trọng lượng 5,3kg được trang bị kính ngắm "Chuẩn trực"( Collimartor). Kính ngắm được trang bị thêm thước đo cự li với  vạch chia, cho phép súng bắn hiệu quả cự li tới 375m. Qui trình nạp đạn tự động, tốc độ bắn 18v/phút, đây thực sự là 1 vũ khí tấn công cá nhân rất-rất hiệu quả.

Tại Mỹ cuối thập niên 80 đã xuất hiện thêm một loại súng phóng lựu cá nhân có thể bắn được nhiều  quả đạn, với chế độ tự động nạp đạn, súng có tên là MM-1. Điểm đặc biệt của súng phóng lựu cá nhân MM-1 là ổ xoay với 12 viên đạn, súng có thể bắn được tất cả các loai đạn trang bị cho các súng phóng lựu tự động hoặc súng phóng lựu gắn dưới nòng súng BB trước đó( Do đạn Mỹ được chuẩn hóa về kích cỡ).

Trong quân đội Nga, vào cuối giai đoạn 1 cuộc chiến Nga-Checnya, cấp B của lực lượng đổ bộ đường không đã được trang bị súng phóng lựu cầm tay có ổ xoay 6 viên đạn có tên RG-6 (Ручной гранатомет РГ-6). Súng có mã hiệu GRAU-6G30  với 1 ống phóng (nòng súng) , 1 tay nắm, đầu ruồi và thước ngắm cơ khí. RG-6 có thể nhắm bắn qua  thước ngắm-đầu ruồi-mục tiêu hoặc bắn trực tiếp (bắn ứng dụng). Bắn ứng dụng đòi hỏi xạ thủ phải có kinh nhiệm, ước lượng chính xác cự li khoảng cách mục tiêu. Bắn ứng dụng là cần thiết cho kiểu đánh vận động . Thước chia cự li là 1 tấm sắt có thể gập lại hoặc dương lên (mở ) trên có khắc số : 1-2-3-4 tương đương 100m-200m-300m-400m.
Súng RG-6 có các thanh cường lực và trục xoay. Cơ cấu điểm hỏa của RG-6 như ở các khẩu súng ngắn, có nghĩa là bắn từng phát 1 và tự động nạp đạn. RG-6 có báng súng là 1 tấm đệm cao su gắn với ống sắt hình trụ lồng vào nhau, có thể kéo ra khi chiến đấu hoặc ngược lại. RG-6 sử dụng các loại đạn BOG-25 và BOG-25P. RG-6 nạp đạn như các loại súng phóng lựu cầm tay khác tức là từ trên xuống. Phía trước cò súng có 1 móc chỉ cần kéo móc này và xoay tay cầm phía trên (tay cầm gắn với nòng súng) là lắp ổ xoay mở ra sẵn sàng cho việc nạp đạn.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/2-20_zps89e1cb8f.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/2-20_zps89e1cb8f.jpg.html)

Súng RG-6



Từ lâu VN ta đã sx được mẫu súng phóng lựu RG-6, nhưng thông tin chưa được công khai.

Trong nhiều tình huống chiến đấu ngoài hỏa lực bắn thẳng không phát huy được tác dụng do đối phương ẩn lấp ,hay ngoài tầm với, lúc này chỉ còn trông chờ vào hỏa lực gián tiếp. Hỏa lực gián tiếp ở đây thì có nhiều, nhưng trong khuôn khổ bài viết chỉ đề cập đến hỏa lực cấp phân đội, ở đây có thể hiểu là súng cối 60mm hay súng phóng lựu liên thanh M 19( Mỹ) hoặc AG 17, AG 30( Nga)....

Súng cối khác với súng phóng lựu liên thanh ở chỗ  được thiết kế bắn điểm , còn súng phóng lựu liên thanh được thiết kế để bắn diện. Chúng có những ưu nhược điểm khác nhau, chúng không loại bỏ nhau mà bổ xung cho nhau.

Nếu như quân đội Mỹ có cối M 224( tiếp nhận trang bị 1977, nặng 7,8kg).....Súng cối 60mm không có trong trang bị của quân đội Nga.

Còn quân đội ta? Năm 1963 TQ tiếp nhận trang bị mẫu súng cối 60mm mới là Type 63, đây là mẫu súng cối cải tiến sâu rộng từ mẫu Type 31. Nhưng mãi tới năm 1964 TQ mới đưa vào sản xuất hàng loại mẫu súng cối Type 63. Trung Quốc viện chợ cối 60mm Type 63 cho Việt Nam và Bắc Triều tiên bắt đầu từ năm 1967.

Ngoài những ưu điểm bắn tương đối chính xác, có thể nhắm bắn qua kính ngắm hoặc bắn ứng dụng, bắn được nhiều loại đạn khác nhau như nổ phân mảnh, đạn khói, giữ chậm nổ.... cối 60mm nhìn chung có tốc độ bắn chậm, cự ly không xa, trừ những loại cối hiện đại ngày nay như  S-03 hay S-576 , S-06A1 ( bàn đế cải tiến )có thể sử dụng 1 người, còn lại khẩu đội cối 60mm thường biên chế 2 đến 3 người, chủ yếu mang vác.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/oruzhie_pekhoty_6_zpsbe48ecb1.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/oruzhie_pekhoty_6_zpsbe48ecb1.jpg.html)



Súng phóng lựu liên thanh được thiết kế bắn diện, có tốc độ bắn cao, trên dưới 400 phát/phút, bắn được nhiều loại đạn nhưng có nhược điểm lớn là nặng, thường được gắn trên xe chiến đấu hoặc biên chế 1 khẩu đội 2 người. Nếu như súng cối nói chung được gắn trên xe chiến đấu không thể bắn khi xe di chuyển trừ 1 số trường hợp đặc biệt( vd : tổ hợp cối 82mm 2B9M "hoa ngô/ Василек" nạp đạn tự động gắn trên khung gầm BMP-1). Còn súng phóng lựu liên thanh được gắn trên phương tiện chiến đấu thì có thể khai hỏa bất kể trạng thái nào, di chuyển hay đứng im.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/oruzhie_pekhoty_4_zpsf2e4a416.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/oruzhie_pekhoty_4_zpsf2e4a416.jpg.html)


Phương án 2, đưa công nghệ mới vào cải tiến số vũ khí đạn dược có sẵn.


Có 1 số ý tưởng trang bị cho đạn súng cối 60mm có ngòi nổ tích hợp cảm biến( dạng điều khiển pha cuối trong quĩ đạo đạn), nhưng ý tưởng này gặp khó trong công nghệ cũng như giá thành chi phí.

Với quân đội Việt Nam bị giới hạn chi tiêu ngân sách thì lựa trọn hỏa lực bổ xung thêm cho cấp phân đội là không mấy khả thi. Nếu như quân đội Nga, súng phóng lựu liên thanh như AG 17 được trang bị cho cấp B, còn cấp C( đại đội) được trang bị AG 30 là phiên bản cải tiến sâu của AG 17 . Còn VN ta thì AG 17 chỉ được trang bị cho cấp D( tiểu đoàn) , cối 60mm cũng chỉ được trang bị cho cấp C mà thôi.


















Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Giêng, 2015, 04:27:01 pm
Tiếp.


Trong suốt 2 thập kỷ qua đã chứng kiến sự xuất hiện thế hệ cối hiện đại, chúng là các biến thể cải tiến sâu của các loại cối cổ điển. Tuy 2 loại cối " hiện đại" và "cổ điển" cùng bắn chung loại đạn 60mm có trước đó, ngoại trừ súng cối của Israel kalip  nòng 52mm (IMI COMMANDO  của Company Rheinmetall ). Sự khác biệt dễ nhận biết nhất của 2 dòng cối " hiện đại" và "cổ điển" là trọng lượng, kích thước và tầm bắn.

Cối cổ điển có chiều dài nòng từ 650mm đến 1000mm với trọng lượng từ 12 đến 22kg, tầm bắn nhỏ hơn hoặc bằng 2000m( ngoại trừ 1 số Model nâng cấp có tầm bắn đến 4000m). Súng cối hiện đaị có chiều dài nòng 500-650mm, trọng lượng từ 4,5kg-10kg, phạm vi bắn trên dưới 1000m( ngoại trừ súng cối của Nam Phi tầm bắn 2000m). Súng cối 60mm thế hệ mới tuy áp dụng nhiều giải pháp công nghệ như nòng súng được chế tạo bằng hợp kim nhẹ , bàn đế gọn nhẹ hơn (làm giảm trọng lượng) nhưng khó có thể gọi là cuộc cách mạng súng cối cá nhân mà chỉ có thể coi là những cải tiến đơn giản hóa. Có lẽ vẫn còn đất để cải tiến, phát triển như  tăng tầm bắn cho súng, kính ngắm quang điện tử ....nhưng nói chung hầu như đã cạn kiệt tiềm năng phát triển cho cối 60mm.



Súng phóng lựu tự động ngày càng trở nên phổ quát trong trang bị của nhiều lực lượng vũ trang trên thế giới. Người ta chào đón chúng là một vũ khí hiệu quả trong phòng thủ, tấn công, chế áp hỏa lực đối phương v.v và v.v.

Về đạn dược, súng phóng lựu liên thanh được trang bị nhiều chủng đạn như phân mảnh, xuyên lõm, đạn khói....Đạn xuyên lõm có khả năng xuyên thủng 50mm giáp đồng nhất, các loại đạn nổ lõm của Nga, TQ được đánh giá là rất tốt. Tuy nhiên súng phóng lựu liên thanh có những nhược điểm nhất định không thể tránh khỏi như độ lệch đạn lớn ±10/ 1500m, nhược điểm này còn tồi tệ hơn khi bắn mục tiêu di động(một phần ảnh hưởng do sơ tốc đạn thấp , đạn VOG-25 có sơ tốc 74-76m/s). Ngoài ra do quả đạn nhỏ nên bán kính sát thương không lớn(30mm của Nga và 40mm của Mỹ). Đạn " nhảy nổ" BOG-25P của Nga là chủng đạn tối ưu hóa bán kính sát thương (VOG-25P/BOГ-25П là chủng nổ phân mảnh nhưng "nảy", khi quả đạn được bắn đi dơi xuống đất sẽ "nảy" lên cao thường là 70cm cách mặt đất(nền đất cứng) mới phát nổ).


Để khắc phục nhược điểm " tản mát" của đạn lựu, từ năm 2011  Picatinny Arsenal (Mỹ) đang làm việc trên một dự án mới cải tiến ngòi nổ cho số đạn lựu có trong trang bị của quân đội Mỹ, được đặt tên là SAGM  (Small Arms Grenade Munitions) - với quả đạn có khả năng được kích hoạt trước khi tiếp đất. Ngòi nổ được trang bị đo xa Laser và hệ thống tính toán đường đạn, đạn sẽ được kích nổ khi chưa tiếp đất(nổ treo, phức tạp hơn và ngược lại so với kiểu "nhảy nổ" của đạn VOG 25P nhưng chính xác hơn nhiều). Tuy nhiên đề án này đang thử nhiệm và chưa thấy tài liệu nào nói đạn lựu cải tiến sau này sẽ được sử dụng cho súng phóng lựu liên thanh, vì như vậy là lãng phí và không thật cần thiết.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 29 Tháng Giêng, 2015, 02:06:44 am
Cải tiến súng máy hạng nhẹ trang bị cho cấp phân đội.


Trong quân đội Nga và NATO từ lâu đã trang bị cho cấp A,B súng máy  hạng nhẹ, để được định danh là súng máy hạng nhẹ chúng phải bắn đạn 5,56mm hoặc 7,62mm.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1_zpse010ebfa.gif) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1_zpse010ebfa.gif.html)

Súng máy hạng nhẹ M240 bắn đạn 7,62 x 51mm.



M240 là tên gọi chính thức của Quân đội Mỹ cho khẩu FN MAG (Mitrailleuse d`Appui Général); một loại súng sử dụng  loại đạn 7.62x51mm NATO, cơ cấu trích khí phản lực.M240 được trang bị cho quân đội Hoa Kỳ từ giữa năm 1980. Ngoài bộ binh, M240 còn được sử dụng trên các phương tiện cơ giới, tàu thuyền, máy bay, v.v.. Mặc dù không phải là khẩu trung liên nhẹ nhất từng được sử dụng, M240 được đánh giá cao bởi độ tin cậy và ưu điểm trong sự đồng bộ hóa giữa các thành viên khối NATO.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/2_zps8947bce5.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/2_zps8947bce5.jpg.html)

Súng máy hạng nhẹ M249 bắn đạn 5,56 x 45mm.



Súng máy cấp tiểu đội M249 (M249 Squad Automatic Weapon) là phiên bản của khẩu súng FN Minimi (một sản phẩm của hãng FN Herstal, Bỉ) sản xuất tại Mỹ.  Việc sử dụng đạn 5,56mm nhẹ hơn có nghĩa người lính mang được nhiều đạn hơn trong các cuộc hành quân kéo dài .  Theo chân Mỹ, các khẩu FAMAS của Pháp và L85A1 của Anh cũng bắt đầu sử dụng cỡ đạn 5,56mm khiến loại đạn này trở thành tiêu chuẩn và được gọi là “5.56mm NATO”. Đạn 5,56mm phát huy ưu điểm ở cự li dưới 400m, nhưng nó sẽ không duy trì được động năng và khả năng xuyên phá ở cự li trên 700m.

Khẩu súng máy hạng nhẹ FN Minimi theo lý thuyết có tầm bắn hiệu quả: 460 mét (1509 feet) và tầm bắn tối đa là : 1000 mét (3280 feet).

M249 SAW là bản cải tiến của FN Minimi nên không hoàn toàn giống như nguyên mẫu. Khối lượng của 2 khẩu súng này khác nhau đôi chút, còn chiều dài tổng thể cũng như nòng được giữ nguyên.
Cụ thể, phiên bản tiêu chuẩn của M249 có khối lượng rỗng 7,1 kg; chiều dài tổng thể 1.040 mm; nòng dài 465 mm; còn nguyên mẫu FN Minimi có khối lượng 6,83 kg.

Xu hướng hiện nay là trang bị đi kèm cho khẩu súng máy nói chung và súng máy hạng nhẹ cấp phân đội nói giêng nòng súng dự phòng. Thông thường, M249 sẽ đi kèm với 1 nòng ngắn và 1 nòng dài cho các điều kiện tác chiến khác nhau. Ban đầu, súng có 4 đường ray Picatinny ở 4 mặt để trang bị các phụ kiện khác nhau, các phiên bản tiếp theo có đến 6 ray. Ngoài ra việc thay nòng súng ngày càng đơn giản hóa, không cần nót cách nhiệt cũng có thể thay được nòng súng. Với công nghệ luyện, ram phôi thép hiện nay, tuổi thọ nòng súng được lâng cao rất nhiều ( bắn trên 20.000 viên).

1984, M249 được đưa vào biên chế và được đánh giá rất tích cực. Cơ số đạn biên chế cho M 249 tối đa 1500v.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/3_zpsd98a40d6.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/3_zpsd98a40d6.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/mk46_130415_02_zps139925fd.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/mk46_130415_02_zps139925fd.jpg.html)

Súng máy hạng nhẹ Mk 46 Mod 0 bắn đạn 7,62 x 51mm.




MK 46 Mod 0 là phiên bản cải tiến của M249 SAW , nó giữ được đầy đủ tính năng và độ tin cậy của M249 tiêu chuẩn. MK 46 Mod 0 đã giảm trọng lượng súng so với M 249 là 1,85 kg , chiều dài tổng thể còn 991 mm bằng cách thay thế một nòng nhẹ và rút gọn tay nắm chính, quai xách . Súng  được thêm các đường ray Picatinny, một tay nắm dọc ở phía trước và chân chống chữ V có thể tháo rời. Phiên bản mới nhất của MK 48 Mod O là  Mk 46 Mod 1 đường ray trên gáy súng được thay thế bằng tấm cách nhiệt .

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/MK48MOD0_zpsed2a5ef3.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/MK48MOD0_zpsed2a5ef3.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/MK48MOD16_zps8531855d.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/MK48MOD16_zps8531855d.jpg.html)

Súng máy hạng nhẹ Mk 48 Mod 0 bắn đạn 7,62 x 51mm.



Súng máy hạng nhẹ Mk 48 Mod 0 được đưa vào sản xuất hàng loạt từ ngày 21/3/2003. Các khẩu súng đầu tiên được giao trong tháng 9/2003 và nhanh chóng đi vào hoạt động trong tháng 12 cùng năm.
Mk 48 Mod 0 có thiết kế tương tự như Mk 46, nó có khối lượng nhẹ hơn 34% so với M240. Khẩu súng này có 70% điểm tương đồng với các khẩu Mk 46, M249 và M240 .

Mk 48 Mod 0 có khối lượng chỉ 8,3 kg và dài 1.003 mm. Đây có thể coi là một trong những khẩu súng máy sử dụng đạn 7,62 mm NATO có kích thước cơ động nhất đang phục vụ trong quân đội Mỹ. Khẩu súng này có tốc độ xạ kích 711 viên/phút hoặc khoảng 100 - 200 viên/phút nếu bắn theo từng loạt ngắn, đảm bảo tiêu diệt các mục tiêu người cũng như cơ giới bọc giáp nhẹ ở khoảng cách mà Mk 46 không thể vươn tới. Theo nhà sản xuất, Mk 48 Mod 0 được trang bị một nòng nặng có vòng đời 20.000 viên đạn; thân kim loại của súng có vòng đời 100.000 viên và 11.500 viên đạn là giới hạn để đảm bảo độ tin cậy. Ngoài báng truyền thống của dòng M249, Mk 48 có thể sử dụng báng polymer với khả năng thay đổi chiều dài hình dáng tương tự như M4; hoặc Mk 48 cũng có thể sử dụng loại báng thanh kim loại đôi tương tự như như M249 Para hay SPW. Nòng của Mk 48 cũng hỗ trợ thay thế nhanh chóng mà không cần bất cứ phụ kiện hay găng tay chịu nhiệt. Súng tiếp đạn bằng dây 100 viên 7,62 mm NATO đựng trong hộp nhựa, túi vải.

Năm 2006, Mk 48 Mod 0 được nâng cấp thành Mk 48 Mod 1, súng được trang bị một chân chống chữ V có độ tin cậy cao hơn. Nhà sản xuất cũng thay thế đường ray ở gáy súng được thay bằng một tấm cách nhiệt hiện đại. Ngày 21/3/2007, Bộ Quốc phòng Mỹ đã kí hợp đồng trị giá 11.499.999 USD với nhà sản xuất FN tại Mỹ. Theo hợp đồng, FN sẽ cung cấp cho quân đội Mỹ một số lượng và thời gian không xác định các khẩu Mk 48 Mod 1 và phụ tùng thay thế (nòng, các bộ phận bên trong, các phụ kiện hỗ trợ tháo rời và sửa chữa).




Bài sau : Súng máy hạng nhẹ của quân đội Nga- những cải tiến gần đây.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 03 Tháng Hai, 2015, 12:32:45 am
Súng máy RPD.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1024px-RPD-machine-gun-batey-haosef-1_zps271fda0a.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1024px-RPD-machine-gun-batey-haosef-1_zps271fda0a.jpg.html)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/762_mm_RPD_light_machine_gun_zps9ebec497.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/762_mm_RPD_light_machine_gun_zps9ebec497.jpg.html)


Súng máy RPD (7,62-мм ручной пулемёт Дегтярёва РПД, Индекс ГРАУ — 56-Р-327) . RPD bắt đầu được phát triển từ giữa năm 1944 và là vũ khí tiêu chuẩn cấp tiểu đội trong Quân đội Liên Xô từ đầu những năm 1950 đến những năm 1960, sau đó được thay thế bởi trung liên RPK
Tuy vậy thì RPD vẫn còn được lưu trữ một số trong kho của Quân đội Nga cũng như được xuất khẩu rộng rãi sang nhiều quốc gia khác, cả đồng minh của Liên Xô lẫn các nước có nhu cầu một loại vũ khí tốt, bền, rẻ. Ngoài xuất khẩu thì RPD còn được sản xuất tại nhiều quốc gia, ví dụ như Trung Quốc với tên gọi trung liên Type 56 hay Việt Nam v.v.

RPD có thể xem như là một bước phát triển dài của họ súng máy Degtyarov, kế tục khẩu súng máy DP-1927 lừng danh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó sử dụng cơ chế trích khí tự động , RPD chỉ có một chế độ bắn liên thanh. RPD sử dụng hộp đạn dây dạng tròn gắn dưới súng, mỗi hộp đạn có 100 viên, tuy nhiên vì dây đạn có thể sử dụng lại nên xạ thủ trung liên RPD khi bắn xong sẽ phải gom dây lại, khá vất vả nếu phải chiến đấu liên tục. Hộp đạn có tay cầm riêng, nhưng xạ thủ có túi chuyên đựng hộp đạn riêng. Nòng súng không dễ để thay, nhưng RPD có thế phát huy hỏa lực rất tốt ở tầm 800m.

 

Súng máy RPD bắt đầu được Quân đội Nhân dân Việt Nam sử dụng từ những năm 1960, hiện nay nó vẫn là loại vũ khí hỏa lực cấp tiểu đội chiếm số lượng nhiều nhất so với các loại súng máy cấp tiểu đội khác, và là vũ khí cơ bản số lượng nhiều chỉ sau AK-47 trong biên chế.


Súng máy RPK

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Picture-010-custom-rpk-angle_zps02096499.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/Picture-010-custom-rpk-angle_zps02096499.jpg.html)

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/RPK74_and_mags_zps9b4bcb00.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/RPK74_and_mags_zps9b4bcb00.jpg.html)



Súng máy RPK(7,62-мм ручной пулемёт Калашникова (РПК, Индекс ГРАУ — 6П2).
Từ giữa những năm 1950, Quân đội Liên Xô đã lên chương trình phát triển hệ vũ khí mới thay cho súng máy RPD, kết quả năm 1961 họ đã chọn súng máy RPK . RPK sử dụng băng tiếp đạn như AK( 40v) và băng tiếp đạn hình trống 75v, so với khẩu RPD thì hộp tiếp đạn cuả RPK hơi ít. RPK có trọng lượng nhẹ hơn khẩu RPD, 5kg so với 7,4kg ( không có hộp tiếp đạn), tốc độ bắn chậm hơn 1 chút so với RPD, 600v/phút so với 650v/phút.
Các phiên bản sao chép RPK được sử dụng tại nhiều nước, hiện nay quân đội Nga sử dụng RPK cỡ đạn 5,45x39mm gọi là RPK-74M .

RPK có nhiều phiên bản gồm:

RPKS trang bị cho lực lượng đổ bộ đường không (báng gấp).
RPKM, RPK-74 (đạn nhỏ M74 5,45mm).
RPKN là súng bắn tỉa .

Ưu điểm của RPK là tính tương đồng cao với AK , một loại vũ khí cá nhân được trang bị toàn quân( bắt đầu trang bị từ 1947). RPK  sử dụng chung đạn cũng như hộp tiếp đạn như AK. Máy súng của RPK cũng tương tự như AK nên khi hỏng hóc thay thế rất dễ dàng và sẵn phụ tùng.
Nhược điểm của RPK là nòng nóng nhanh dẫn tới đường đạn không căng, không ổn định thiếu chính xác. Tốc độ bắn thực tế so với lý thuyết cách xa nhau cũng do nhược điểm trên( lý thuyết 600v/phút, tốc độ bắn thực tế chỉ nên bắn 100v-150v/phút nếu không muốn nòng nóng nhanh). Ngoài ra hộp tiếp đạn RPK nhỏ, khi tác chiến không thể duy trì lâu hỏa lực.

Từ phiên bản RPK 74 Liên Xô đã tiến hành cải tiến nâng cấp, ở các phiên bản hiện đại RPK đã được cải tiến triệt để , xứng đáng là 1 khẩu súng máy hạng nhẹ hiện đại.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/137139_zps8054231d.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/137139_zps8054231d.jpg.html)





Trang bị súng máy hạng nhẹ cho cấp phân đội gần đây là đòi hỏi cấp thiết của hầu hết quân đội các nước. Với khẩu súng máy hạng nhẹ hiện nay, tiêu chuẩn đặt ra đặt ra để lựa trọn trang bị tương đối khắt khe. Chúng phải là khẩu súng có trọng lượng nhẹ, nòng súng có tuổi thọ cao( bắn trên 20.000v), chiều dài nòng khác nhau có thể thay thế dễ dàng. Chúng phải được gắn nhiều dụng cụ hỗ chợ như kính ngăm, đèn pin...

Khẩu súng máy hạng nhẹ thế hệ mới phải có hộp tiếp đạn từ 150v trở lên và phải có cơ cấu làm mát tốt.

Cũng như RPD, Quân đội Việt Nam sản xuất và sử dụng RPK từ khá lâu, mặc dù số lượng RPK ít hơn nhiều so với RPD. RPK ban đầu được biên chế trong các đơn vị bộ binh cơ giới như Sư 308, 320, 304, Hải quân đánh bộ, nhưng sau này hầu hết các đơn vị trong toàn quân đã được trang bị RPK.

Nhà máy vũ khí Z111 ở tỉnh Thanh Hóa thuộc Tổng cục công nghiệp Quốc phòng là một trong những nhà máy được đầu tư hiện đại thực hiện nhiệm vụ sản xuất vũ khí trang bị cho lực lượng bộ binh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhà máy Z111 đang sản xuất các súng trường tiến công Galil Ace 31/32 và súng máy PKM do Liên Xô thiết kế( phiên bản đầu là : PK 7,62-мм пулемёт Калашникова ПК, được tiếp nhập trang bị 1961, nó không những là vũ khí cho phân đội BB mà chúng còn có 1 số phiên bản gắn trên thiết giáp như PKB hay trên xe tăng mà người ta thường gọi là súng máy đồng trục, vd như PKT), hiện tại Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất tự trang bị cho các đơn vị bộ binh.PKM là một trong những phiên bản cải tiến,dùng cỡ đạn 7,62x54mmR (hộp tiếp đạn loại 100-200viên), tầm bắn hiệu quả 1.500m qua kính ngắm, tầm bắn tối đa 3800m, tốc độ bắn 650phát/phút( PK, PKM).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/mg-kienthuc-12_sunl_zps966496e9.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/mg-kienthuc-12_sunl_zps966496e9.jpg.html)

Súng máy PKM chủ yếu cải tiến càng súng , súng có thể tác chiến bằng cách gá lắp trên càng dời 3 chân, hoặc có thể trên càng chữ V gắn theo súng, hoặc có thể kẹp nách bắn ở tư thế vận động tấn công.


Ngoài ưu điểm gọn nhẹ, khả năng triển khai tác chiến nhanh, hộp tiếp đạn đã mở rộng lên đến 200v, PKM vẫn có chung nhược điểm với súng máy RPK ở chỗ nòng nhanh nóng, báng gỗ nặng nề.....



Chủ trương của nhà nước và quân đội ta là ưu tiên phát triển Hải Quân, Không Quân....nhưng vũ khí cho Lục quân và Hải quân đánh bộ chúng ta cũng đâu có xem nhẹ, xu hướng hiện nay ta trọn phương án mua sắm-chuyển giao để tự sản xuất. Một ví dụ điển hình cho việc này là dây truyền sx vũ khí tiến công cho BB nhập của Israel. Khẩu súng máy Negev tuy mới được trang bị hạn chế cho lực lượng Hải quân đánh bộ , nhưng thực sự là một hướng đi đúng.


Súng máy Negev .

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/60952525_zps50c5f20a.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/60952525_zps50c5f20a.jpg.html)


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/negev_5_zps3859f08b.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/negev_5_zps3859f08b.jpg.html)



Vào cuối những năm 1980, Quân đội Israel yêu cầu cần phải phát triển một loại súng máy cỡ nòng 5,56mm mới đáng tin cậy, nhưng nhẹ hơn khẩu M240 FN MAG cho lính bộ binh. Khẩu FN Minimi được giới thiệu cho họ và được thử nghiệm nhưng đã không được chấp nhận. Mẫu thiết kế Negev đầu tiên chế tạo bởi công ty vũ khí Israel (IWI) đã được cung cấp số lượng nhỏ cho lữ đoàn tinh nhuệ Givati sử dụng thực nghiệm trên chiến trường năm 1993, phiên bản đời đầu này gặp nhiều vấn đề trong khả năng nạp đạn, khá nhạy cảm với cát và bụi, cho nên mất thêm 3 năm nữa để tiếp tục nghiên cứu.
Từ giữa năm 1996 IWI bắt đầu cung cấp Negev cho Quân đội Israel và đến năm 2002 Negev đã trở thành súng máy hạng nhẹ tiêu chuẩn trong quân đội nước này. Binh sĩ Israel thích Negev ở điểm nó nhẹ hơn và dễ điều khiển hơn so với loại M240 nặng nề, và hoàn toàn dễ dàng sử dụng bởi chỉ một người lính, hơn nữa M240 lại mất nhiều công bảo dưỡng chăm sóc trong môi trường cát bụi hơn Negev.

 
Negev sử dụng cơ chế thay nòng nhanh, với 2 loại nòng: tiêu chuẩn và nòng ngắn (commando). Negev có ưu điểm là nó có thể sử dụng cả băng đạn tiêu chuẩn của súng trường tấn công lẫn dây đạn trong hộp. Đạn trong băng dây sẽ được đưa vào từ khe phía trên, bên trái súng, còn hộp đạn sẽ lắp bên dưới súng, khi cần có thể lắp băng đạn 30 viên chuẩn M16 thay cho hộp đạn dây. Hộp đạn dây sử dụng trên Negev thường có khoảng 150 hoặc 200 viên. Ban đầu hộp đạn này có dạng tròn nhưng về sau thay thế bởi hộp dạng nửa tròn đáng tin cậy hơn.

Khi cần, Negev có thể lắp băng đạn súng trường, gọn chẳng khác gì một khẩu súng trường tấn công
Trang bị tiêu chuẩn trên Negev gồm tay cầm, ốp lót bằng nhựa tổng hợp và báng gập chuẩn Galil. Có một điều thú vị là ở khẩu Negev Commando (mà Hải quân Đánh bộ Việt Nam sử dụng) nòng ngắn, nếu sử dụng đạn tiếp bằng băng 30 viên và tháo giá 2 chân đi thì trung liên Negev sẽ trở thành một khẩu “súng trường tấn công” đầy uy lực, mặc dù làm như thế thì khẩu “súng trường tấn công” này hơi nặng. Nó có thể được sử dụng trong trường hợp tác chiến cự ly gần, cung cấp khả năng yểm trợ cao trong khu vực xác định, nhờ vào nòng dài và nhanh chóng trong thay nòng của nó.
Súng máy Negev hiện được trang bị hạn chế trong các Lữ đoàn Hải quân đánh bộ Việt Nam cùng với súng trường Tavor CTAR-21, Model Negev mà Hải quân Việt Nam sử dụng là Model Commando nòng ngắn . Súng máy Negev là khẩu súng máy hạng nhẹ hiện đại, nó có trọng lượng nhỉ hơn RPK ( 7kg), nhưng có tốc độ bắn cao từ 850-1150 viên/phút, hộp tiếp đạn từ 150-200v.


Ưu nhược điểm của súng máy Negev:

Ưu điểm: Negev có thiết kế kín, thích hợp cho việc tác chiến chiến trong môi trường nhiều bụi cát, nòng súng gọn rất rễ thay thế,sử dụng băng tiếp đạn đa dạng: băng đạn truyền thống hoặc dây đạn, dây tiếp đạn tự hủy dài, đảm bảo duy trì hỏa lực. Lựa trọn chế độ bắn kết hợp tự động và cơ khí( chế độ A-tự động, R- cơ khí và S là an toàn), tốc độ bắn cao.....

Nhược điểm: Cũng như các loại súng máy sử dụng đạn 5,56mm, đạn bị mất động năng nhanh, tầm bắn hiệu quả trên thực tế chỉ khoảng 300-800m.


Súng chưa được gắn thiết bị điện tử ,thiết bị này sẽ ghi lại hoạt động của súng thông qua một máy tính nhỏ, cho phép bảo dưỡng cũng như phát hiện ra các trục trặc, hỏng hóc trong quá trình sử dụng.




Bài sau : súng máy "Pecheneg" hỏa lực phân đội mạnh, hệ thống làm mát có một không hai.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/11_UJELjpg_zpsb345d90a.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/11_UJELjpg_zpsb345d90a.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: SSX trong 05 Tháng Hai, 2015, 09:48:25 pm
Quân đội Nga sẽ trang bị cả AK-12 và A-545!

Như vậy là đã có quyết định sử dụng cả 2 cây súng mới nhất Kalashnikov AK-12 và Degtyarev A-545.

Cuộc thử nghiệm quốc gia năm ngoái, A-545 vốn được biết nhiều hơn qua phiên bản cũ AEK-971 tỏ ra tốt hơn ở một số nội dung như bắn chụm đạn trong trạng thái “mất cân bằng”. Trong khi AK-12 bị nhiều phàn nàn chỉ trích.

Các chi tiết của cuộc thử nghiệm quốc gia không được công bố. Tuy nhiên có thể hiểu bắn trong trạng thái “Mất cân bằng” nghĩa là bắn bằng 1 tay, bắn khi đang ngã hoặc ngả người. AEK-971 rõ ràng có ưu thế hơn vì có cấu tạo thoi cân bằng, một phát minh “mới nhưng không mới” lần đầu tiên áp dụng thành công vào súng trường cá nhân. Nhà máy Kalashnikov cũng có 1 phiên bản thoi cân bằng, nhưng không lọt vào cuộc thử nghiệm, đó là AK-107.

Nguồn tin BQP Nga cho biết, 2 loại súng mới sẽ bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào tháng 2 này. Việc trang bị cho quân đội sẽ diễn ra vào cuối năm nay và đi kèm Bộ trang bị chiến đấu cá nhân “Ratnik” hay còn gọi là “Trang bị bộ binh tương lai” cũng vừa được thử nghiệm quốc gia năm ngoái và bắt đầu trang bị trong năm nay.

Theo thông lệ, như vậy AK-12 sẽ được trang bị đại trà cho bộ binh, còn A-545 sẽ được trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm. Việc đi đến chấp nhận cả 2 cây súng thuộc dòng AK là 1 kết quả hợp lý hợp tình, làm cả 2 nhà máy súng Izhevsk và Kovrov hài lòng. AK-12 cũng là 1 súng tốt tuy kém hơn A-545 ở một số tiêu chí, nhưng hơn ở danh tiếng và quen dùng kèm dây chuyền sản xuất có sẵn và cấu tạo đơn giản hơn làm giá thành rẻ hơn. Ông phó BQP Yury Borisov cho biết: “Quyết định cuối cùng là dựa trên kết quả thử nghiệm... Nhưng giá sản xuất cũng có phần ảnh hưởng đến quyết định của BQP. Phân tích 1 cách trung thực, cả 2 đều được chấp nhận.”

Quá trình thay thế hoàn toàn AK-74M sẽ diễn ra trong vài năm, các dòng AK-10X chỉ còn dùng để xuất khẩu. Mặt khác, kho súng Nga sẽ lại đầy ứ thêm hàng triệu khẩu súng.

Đã có nhiều đề xuất để giải quyết kho súng dư thừa, ví như xuất khẩu, hay rã ra nấu thép. Tuy nhiên phương án nấu thép có nhiều bất cập, ví dụ quy trình rã súng phải qua nhiều công đoạn: vận chuyển từ các kho chứa đến nơi xử lý, kiểm tra an toàn, tháo dỡ các bộ phận, tẩy rửa dầu mỡ, xử lý môi trường... số thép thu được từ súng bán cho các nhà máy thép không đủ bù chi phí cho quy trình này. Do đó có đề nghị BQP “bù lỗ” mỗi khẩu $30 và đã được chấp nhận, nhưng vì kinh phí eo hẹp nên kho súng gần như vẫn còn nguyên hàng chục triệu khẩu các loại.  

(http://s27.postimg.org/ptk6px0z7/AK_12.jpg)

(http://www.failopomoika.com/forums/monthly_04_2014/user21719/post1159453_img1_62b504d8bbb42746aa1e8adb60caf40d.jpg)

(http://ic.pics.livejournal.com/bmpd/38024980/1730620/1730620_original.jpg)

http://www.youtube.com/watch?v=-73_5LWMgdc

Tham khảo: nguồn Nga và BQP


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Hai, 2015, 12:16:03 am
Cảm ơn bác SSX, thông tin bác đưa rất bổ ích!


Xin được tiếp tục bài viết.



PKP Pecheneg (mã GRAU là 6P41) là loại súng máy đa chức năng sử dụng loại đạn 7.62×54mmR, đây là phiên bản hiện đại hóa của súng máy PK. PKP được bắt tay nghiêm cứu từ 1990 nhưng mãi tới năm 1999 mới bắt đầu được đưa vào trang bị hạn chế cho các lực lượng sức mạnh Nga. Trong cuộc chiến Nga-Chesnya, rồi Nga-Gruzya, PKP Pecheneg đã tỏ rõ ưu nhược điểm của mình.

PKP Pecheneg được thiết kế để hỗ chợ các nhóm đặc nhiệm Nga như FSB, Spetsnaz, súng sử dụng chích khí nén, tốc độ bắn, tầm bắn cũng không có gì nổi bật ,lần lượt là 650v/phút/ tối đa 3800m, nếu nhắm bắn qua kính ngắm thì tầm hiệu quả sẽ là 1500m .

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/PKP_Pecheneg_Recon_Company_4th_Separate_Tank_Brigade_zps72888a5d.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/PKP_Pecheneg_Recon_Company_4th_Separate_Tank_Brigade_zps72888a5d.jpg.html)


Ưu điển nổi bật của thiết kế PKP là ở bộ phận tỏa nhiệt của nòng súng, rút kinh nhiệm từ các mẫu súng máy hạng nhẹ trước đó là nòng súng nóng nhanh, để loại bỏ nhược điểm này  Degtyarev đã thiết kế cho súng 1 hệ thống làm mát nòng đặc biệt với ống giảm nhiệt bọc lấy nòng súng. Khi tác chiến, nòng súng nóng lên tạo ra hiệu ứng nhiệt-luồng khí di chuyển giữa nòng súng và ống bọc ngoài sẽ giúp tăng khả năng tản nhiệt. Luồng khí làm mát sẽ đi vào bằng các khe phía trên ống bọc ngoài nằm trong hệ thống quai xách và sẽ thoát ra ở đầu nòng súng. Mẫu đầu của Pecheneg sử dụng loa che lửa như khẩu PKM nhưng không thành công,  đầu nòng súng bị xé rách khi nòng súng bắt đầu nóng lên, các mẫu sau đó được thay thế bằng loa che lửa được thiết kế giêng cho loại súng này . Quai xách của súng được gắn cố định trên ống bọc ngoài nòng súng. Quai xách được thiết kế kéo dài ra phía trước để che khe thông khí tránh việc một phần luồng khí nóng từ nòng súng thoát ra qua khe sẽ tạo ra ảo ảnh gây khó khăn cho việc nhắm bắn qua điểm ruồi. Nhà sản xuất tuyên bố rằng RPK Pecheneg có thể bắn liên thanh liên tiếp đến 600 viên mà nòng súng vẫn không bị quá nóng, đường đạn không bị giảm độ chính xác .
Súng được tích hợp chân chống chữ V tăng độ ổn định đường đạn , có thể gấp chân chống lại. Tuy nhiên thiết kế này hạn chế hướng bắn.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/PKP_Pecheneg_machine_gun_-_RaceofHeroes-part2-18_zps7b37c940.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/PKP_Pecheneg_machine_gun_-_RaceofHeroes-part2-18_zps7b37c940.jpg.html)


Phiên bản hiện đại hóa của súng máy PKP là Pecheneg-SP 7.62-mm (mã GRAU - 6P69) - các thiết bị bên ngoài PKP Pecheneg được thay thế hiện đại hóa, nòng súng có gờ khắc sâu chạy dọc, không cần làm mát cưỡng bức như ở phiên bản PKP. Súng được trang bị ống giảm thanh( giảm thanh chiến thuật), tay cầm phía trước trên các cửa thoát khí, Chân chống chữ V được gắn lò xo giúp cho việc đóng mở rất thuật tiện. Tuy nhiên hộp tiếp đạn vẫn bằng sắt, vẫn kiểu truyền thống Nga. Súng trang bị ray Picatinny trên  gáy súng có thể gắn kính quang học 1P89-3. Báng súng đã thay đổi ,có thể điều chỉnh, tầm bắn hiệu quả qua thước ngắm cơ khí đến 800m.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Pecheneg-SP_-_Oboronexpo2014part4-06_zps4d065a87.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/Pecheneg-SP_-_Oboronexpo2014part4-06_zps4d065a87.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Hai, 2015, 12:09:09 am
Tiếp theo và hết.


Trang bị súng chống tăng hạng nhẹ sử dụng 1 lần cho các phân đội.


Điểm qua các cuộc xung đột trên thế giới từ những năm 70 trở lại đây ta thấy nổi lên 1 xu hướng, ngoài vũ khí cá nhân như  AR15, AR16(Mỹ) hay AK 47( Liên Xô/Nga), người lính còn được trang bị thêm vũ khí chống tăng hạng nhẹ, thông thường chúng sử dụng 1 lần.
Ý tưởng sử dụng súng chống tăng hạng nhẹ sử dụng 1 lần ban đầu thuộc về người Đức" Panzerfaust" sử dụng trong chiến tranh thế giới lần 2, biến thể  Panzerfaust 150 là nền tảng mà Liên Xô nghiên cứu để tạo ra khẩu súng chống tăng RPG-2 Việt Nam quen gọi là B 40.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1280px-Panzerfaust_helsinki_zps2f8763ae.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1280px-Panzerfaust_helsinki_zps2f8763ae.jpg.html)

Súng chống tăng " Panzerfaust".



Ý tưởng tất nhiên thuộc người Đức nhưng người Mỹ có công hoàn thiện súng chống tăng sử dụng 1 lần là M72 LAW (англ. Light Anti-Tank Weapon), được tiếp nhận trang bị năm 1962. Chính hình mẫu súng chống tăng hạng nhẹ sử dụng 1 lần M 72 là ngườn cảm hứng sáng tạo cho nhiều mẫu súng chống tăng trên thế giới như AT4( Thụy Điển) hay RPG-18 của Liên Xô.
Hiện nay trong quân đội Mỹ, súng chống tăng M72 đã được thay thế bằng M136/ AT4( ống phóng được sản xuất tại Mỹ , đạn AT4 được sản xuất bởi company SAAB Bofors Dynamics). Nhưng M72 hiện nay vẫn được Copany  Talley Defense Systems sản xuất để cung cấp cho các nước đồng minh với Mỹ( phiên bản «Improved LAW»).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/amerikanskij-rpg-law-m72-odoaoyj-05_zps5339f508.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/amerikanskij-rpg-law-m72-odoaoyj-05_zps5339f508.jpg.html)


Súng phóng lựu M72 sử dụng ống phóng lồng vào nhau , bên trong là ống làm bằng hợp kim nhôm, bên ngoài là ống sợi thủy tinh. Súng trang bị thước ngắm cơ khí, gồm các vạch tương ứng với cự li thực, ngắm bắn qua khe ngắm khúc xạ ánh sáng. Súng ở trạng thái an toàn( ống phóng lồng vào nhau) dài 670mm, trạng thái chiến đấu 880mm. Súng chống tăng M72 rất nhẹ, ở phiên bản M72A2 nặng 2,3kg, còn  M72A3 nặng 2,5kg. Đường kính đạn 66mm,tầm bắn hiệu quả không xa khoảng 200m, khả năng xuyên giáp tối đa 250mm.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Protivotankovyy-granatomyot-AT4M136-Shveciya-i-SShA_zps85eb5e8c.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/Protivotankovyy-granatomyot-AT4M136-Shveciya-i-SShA_zps85eb5e8c.jpg.html)

Súng chống tăng AT 4/ M 136.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/at4_zps3db8c659.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/at4_zps3db8c659.jpg.html)


Ở khẩu súng chống tăng AT4 do Copany Saab Bofors DynamicsAB (Thụy Điển) và ATK Inc (Mỹ) cùng hợp tác phát triển, chúng được sx cả ở Thụy Điển và Mỹ, tiếp nhận trang bị năm 1980. Súng chống tăng AT4( Thụy Điển)/M136 ( Mỹ) cũng sử dụng 1 lần nhưng có trọng lượng nặng hơn 7,5kg, Kaliv 84mm, khả năng xuyên giáp đến 500mm , cự ly tối đa 300m.

SÚNG PHÓNG LỰU PHẢN LỰC CHỐNG TĂNG RPG-18(реактивный противотанковый гранатомет )

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/rpg18-1_zpsac81a0da.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/rpg18-1_zpsac81a0da.jpg.html)


Súng phóng lựu phản lực chống tăng RPG "Mukha"/ "Муха" do nhóm thiết kế đứng đầu là Барабошкин В.И.  và Рогозин И.Е. phát triển năm 1971. RPG-18 "Mukha" được thử nhiệm thành công trên bãi thử sau đó. Năm 1972 RPG-18 "Mukha" được tiếp nhận trang bị cho các đơn vị BB Xô Viết nhằm thay thế súng chống tăng sách tay , sử dụng đạn thuôc chủng xuyên lõm RPG-3.Bộ khởi động của RPG-18 "Mukha" tương tự như của M72, nòng súng được lồng vào nhau(dạng như ống kính viễn vọng). Ống bên trong được làm từ hợp kim nhôm 65HZD1T hoặc  65HZAMg6M, ống bên ngoài được làm từ sợi thủy tinh mác T13 đã ngâm tẩm sơn EP22.Nhờ cơ cấu ống phóng lồng vào nhau mà RPG-18 "Mukha" có chiều dài khi tác chiến là 1050mm (Chiều dài ống phóng ở vị trí hành quân 705mm).
Đạn của RPG-18 "Mukha" được lắp sẵn bên trong ống phóng,  lá thép hãm kẹp chặt quả đạn với ống phóng. Khi bắn quả đạn phá lá thép hãm, khi ra khỏi ống phóng 2 cánh đuôi quả đạn tự mở ra có tác dụng cân bằng cho quả đạn trong quỹ đạo.
Bên trong ống phóng phía trên cheo cơ chế điểm hỏa,  cơ cấu khóa phong tỏa và hạt đánh lửa , tất cả được bố trí trong 1 hộp , nút điểm hỏa nằm bên ngoài ống phóng. Hạt lửa được được gắn phía sau ống phóng, khi hạt lửa (có dạng viên thuốc) bị kích hoạt tạo ra tia lửa đốt cháy thuốc phóng dạng rắn đẩy quả đạn lao ra khỏi ống phóng với nguyên lý phản lực. Cơ cấu khóa an toàn bố trí phía sau, trong ống phóng nhằm khóa cơ cấu điểm hỏa khi hành quân , loại bỏ khả năng sảy ra điểm hỏa ngoài ý muốn. Ngoài ra cơ cấu khóa an toàn không cho phép tác chiến khi ống phóng chưa được kéo ra hết.
Khi chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu RPG-18 "Mukha" chỉ cần mở lắp ống phóng phía sau, sau đó kéo ống phóng ra hết cỡ và mở lắp trước ( mở an toàn) .
Đầu ruồi của RPG-18 "Mukha" có vòng bao quanh, giữa có khe ngắm là 1 tấm kính trong suốt lồng vừa khít với vòng thép bao quang của đầu ruồi. Trên tấm kính khắc số 5-10-15-20 tương ứng với 50m-100m-150m-200m. Ở phiên bản đầu của RPG-18 "Mukha" sử dụng thước ngắm cơ khí khắc 15 vạch ngang dùng để xác định cự li từ điểm bắn tới mục tiêu.
Cơ cấu ngắm bắn qua lỗ khúc xạ, gồm 1 trụ thép có 2 lỗ khúc xạ liền nhau(trên dưới). Lỗ phía trên dùng nhắm bắn khi nhiệt độ không khí xung quanh từ 0°С đến -50°С (Xạ thủ súng phóng lựu chống tăng đều hiểu nôm na lỗ khúc xạ này dùng nhắm bắn khi mùa đông). Lỗ khúc xạ bên dưới dùng nhắm bắn khi nhiệt độ môi trường xung quanh từ 0°С đến +50°С (dùng nhắm bắn mùa hè). Lá thép che được uốn cong phần dưới cố định vị trí âm dương.
Cột trụ khúc xạ khi tác chiến nó cần quay theo hướng ngược lại(theo hướng khóa nòng), ở chân cột trụ sẽ nòi ra 1 chốt, cần ấn chốt an toàn này trước khi thực hiện cơ chế điểm hỏa.
Bên ngoài ống phóng RPG-18 "Mukha" có 2 nhãn mác, một bên trái hướng dẫn chức năng sử dụng súng, nhãn mác phải hướng dẫn các bước an toàn khi sử dụng súng.
Súng phóng lựu RPG-18 "Mukha" có quả đạn với liều thuốc phóng phản lực, trong đầu quả đạn được nén thuốc nổ liều xuyên lõm  hình phễu trọng lượng 312g. Đầu quả đạn được chắn bằng vật liệu thấu kính trơ ( с инертной линзой (экраном)). Đầu kíp nổ áp điện VP-18 (пьезоэлектрический головодонный взрыватель ВП-18) có hình nón với sự tính toán tự hủy khi quả đạn không trúng đích.

RPG-18 có đường kính quả đạn  64 мм.Trọng lượng súng(gồm cả đạn):  2,6 кg, trọng lượng quả đạn : 1,4 кg.

Nhìn chung, các loại súng phóng lựu sử dụng 1 lần có ưu điểm gọn nhẹ, rất dễ dử dụng, người lính có thể được trang bị súng cá nhân và súng chống tăng hạng nhẹ sử dụng một lần. Trừ súng chống tăng AT4, súng M 72 hay RPG 18 hiện nay không thể làm hại được xe tăng chủ lực với lớp giáp đồng nhất dày lại thêm được bảo vệ bởi giáp phản ứng nổ. Tuy nhiên súng chống tăng hạng nhẹ lại rất nguy hiểm với xe bọc thép chở quân, hay các ổ hỏa lực đề kháng của đối phương.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 28 Tháng Hai, 2015, 03:31:16 pm
CÁC CHỦNG ĐẠN TRÊN XE TĂNG T-90.



(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/20150225-trung-dong-muon-mua-xe-tang-vladimir-t-90-cua-nga-1_zpsr8om29yg.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/20150225-trung-dong-muon-mua-xe-tang-vladimir-t-90-cua-nga-1_zpsr8om29yg.jpg.html)


Tăng T-90 là xe tăng chủ lực hiện đại bậc nhất đang có mặt trong trang bị của quân đội Nga. Sau khi tổng công trình sư Vladimir Ivanovich Potkin qua đời, xe tăng này chính thức được gọi tên là tăng "Vladimir" để ghi nhớ công lao của ông. Ngoài quân đội Nga, Ấn Độ là nước đầu tiên và cũng là nước sở hữu nhiều xe tăng T-90 nhất. Từ năm 2004, Ấn độ đã ký với Nga một hợp đồng kỷ lục lắp giáp 1000 tăng T-90. Gần đây nhất tại triển lãm Oboronexpo-2104 diễn ra ở Zhukovsky, ngoại ô Moskva, Nga ký kết hợp đồng lắp ráp xe tăng T-90 tại Algeria. Số lượng tăng T-90 và trị giá hợp đồng không được tiết lộ.

Hồi đầu năm 2014, tờ Tiếng nói nước Nga và một số trang mạng khác của Nga cũng đã đăng tải thông tin cho rằng, Việt Nam đang xem xét khả năng hiện đại hóa các xe tăng T-72 và mua các xe tăng T-90 mới. Xu hướng mua bản quyền, mua dây chuyền-chuyển giao công nghệ và tự lắp giáp là điều kiện tiên quyết để ký hợp đồng mua sắm vũ khí của bên mua , còn điều kiện bên bán là số lượng và trị giá hợp đồng. Tất nhiên cũng phải là Quốc gia có nền công nghệ Quốc phòng đủ đáp ứng mọi điều kiện để tiếp nhận chuyển giao công nghệ.

Trong thời gian quan, nền công nghệ Quốc phòng của Việt Nam đã đạt được một số thành tựu quan trọng, chỉ tính giêng những thành tựu có ít nhiều liên quan đến xe tăng ta thấy: Việt Nam đã tự sản xuất nòng pháo 57mm( đây là bước khởi đầu cho việc sx những nòng pháo kích cỡ lớn hơn) . Viện Thuốc phóng, thuốc nổ (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã nghiên cứu, chế tạo thành công giáp phản ứng nổ (ERA) trang bị cho xe tăng T-54/55, T-62 đem lại khả năng chống chịu được các đạn chống tăng RPG hay tên lửa chống tăng v.v và v.v.

Trong loạt bài viết tới đây, tôi xin gửi đến các đồng chí cùng các bạn các chủng đạn được trang bị trên tăng T-90.

Đạn được trang bị trên tăng T-90 gồm 4 chủng đạn chính và đạn khói  gồm:

1. Đạn xuyên giáp thanh xuyên dưới cỡ 125mm.
2.Đạn xuyên lõm 125mm.
3.Đạn nổ mạnh phá mảnh 125mm.
4.Đạn điều khiển 125mm.
Đạn khói 81mm 3D17.





Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 01 Tháng Ba, 2015, 12:03:16 am
ĐẠN XUYÊN GIÁP ZVBM17 VỚI THANH XUYÊN DƯỚI CỠ ZBM42(ZBM44).



(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/boek_full1-530x350_zpsgflrdavm.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/boek_full1-530x350_zpsgflrdavm.jpg.html)

Pháo trên tăng T-90 2A46 được biên chế cơ số đạn tiêu chuẩn gồm 42 quả đạn BOPS(БОПС-бронебойный оперённый подкалиберный снаряд), bao gồm 4 chủng đạn : Đạn điều khiển, đạn nổ mạnh-phá mảnh,đạn xuyên lõm và đạn xuyên giáp thanh xuyên dưới cỡ. Cả 4 chủng đạn trang bị trên T-90 đều sử dụng thuốc phóng dời. Ngoài đạn pháo cho pháo chủ lực 125mm 2A46, trên tăng T-90 còn có 2000v đạn 7,62mm cho súng máy đồng trục và 300v đạn 12,7mm cho súng máy ZPU.

22 quả đạn được gắn trên băng tải máy nạp đạn tự động, 20 quả đạn được cất giữ trong ngăn đặc biệt. Băng tải AZ với khả năng gắp-tải bất kể một loại đạn nào. Nói cách khác nó có khả năng lựa trọn đạn, vd băng tải AZ chỉ gắp-tải đạn ZVBM17. Ngoài ra bất kể laọi đạn nào cũng có thể nạp đạn bằng tay. Việc sử dụng "Các tút" tự hủy, với việc hất phần đệm quả đạn trong cấu trúc nạp đạn tự động cho phép giảm tối đa khói trong khoang xe khi khai hỏa.


Kể từ khi quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ra đời, sau những lần được cải tiến thì lõi đạn(thanh xuyên) thường được gia tăng về chiều dài , tăng áp lực và kích cỡ khi xâm nhập mục tiêu trong khi vẫn phải duy trì mặt cắt ngang đầu mũi. Trong trường hợp này lõi đạn(thanh xuyên) tự quay trong quĩ đạo đường đạn là không đủ mà nhất thiết phải có cánh đuôi để ổn định đường đạn.

Để đảm bảo đánh bại mọi lớp giáp có trên các xe tăng chủ lực hiện đại ngày nay, đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ không chỉ có cấu trúc đơn thuần như vỏ đạn, thuốc phóng, thanh xuyên đơn v.v... mà nó cần phải có cấu trúc khác hẳn.

Trước đây Liên xô sử dụng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 125mm :3ВБМ-7 (1972)/ZVBM-7 (1972) cho các dòng tăng T-72  .

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/image011_zpsisvjwmso.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/image011_zpsisvjwmso.jpg.html)

ĐẠN XUYÊN GIÁP ZVBM17 VỚI THANH XUYÊN DƯỚI CỠ ZBM42



Nga sử dụng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 125mm  3ВБМ-17/ZVBM-17(Thanh xuyên 3БМ-42 hoặc 3БМ-44) do Viện nghiêm cứu "Mango" phát triển năm 1983. Đây là loại đạn được thiết kế để đánh bại mọi chủng xe tăng chủ lực hiện đại. Đạn 3ВБМ-17 có cấu trúc rất chức tạp, đạn có 2 lõi (2 thanh xuyên ) được làm từ hợp kim "Vonfram" với độ bền cao. Đạn có cấu trúc đạn đạo tiếp nối, có mũ chụp đạn đạo  và đặc biệt có cơ cấu giảm rung.Hỗn hợp thuốc phóng chính 4Ж63, bao gồm thành phần thuốc phóng năng lượng cao có thể là 4Ж40 hoặc 4Ж52 .Một câu hỏi thú vị đặt ra là tại sao cần cơ cấu giảm rung trong quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ? Vì cơ cấu giảm rung làm giảm tác động phá hủy kết cấu quả đạn quá sớm trước khi nó chạm mục tiêu.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/zvbm17_shema_zpskytuumut.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/zvbm17_shema_zpskytuumut.jpg.html)


Đạn  xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17 với 2 lõi thép tiếp nối được cố định trong vỏ đạn. Vỏ đạn được làm bằng hợp kim có độ nóng chảy thấp cho phép thanh xuyên không cần trải qua quá trình "phá vỏ-vượt tốc" khi ra khỏi nòng súng như các loại đạn thông thường cùng chủng loại.



Do cơ cấu quả đạn có 2 thanh xuyên, đạn đạo tiếp nối nên cho phép quả đạn 125mm 3ВБМ-17 hạ gục mọi lớp tăng chủ lực được trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ 3 ngoại trừ giáp phản ứng nổ chủ động-dạng giáp chủ động bắn các viên bi hoặc tên lửa nhỏ làm chệch hướng đạn hoặc kích nổ đạn trước khi nó chạm vào xe tăng. Điểm đặc biệt nữa của quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 125mm 3ВБМ-17 là lớp chụp đạn đạo(Баллистический колпачок). Việc này là cần thiết giúp cho viên đạn khi tiếp cận mục tiêu ở góc hẹp không bị hiện tượng thia lia.



Đạn 3ВБМ-17 ngày nay vẫn được Nga tiếp túc nghiêm cứu cải tiến, gần đây nhất có đạn OBPC ZBM-29/ ОБПС 3БМ-29, được làm từ hợp kim В-96Ц1 được tiếp nhận trang bị.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 02 Tháng Ba, 2015, 03:12:31 pm
Thưa các đồng chí cùng các bạn, trước khi nói đến đạn xuyên lõm trong trang bị tiêu chuẩn của tăng T-90, cho phép tôi trước tiên nói về lịch sử phát hiện ra hiện tượng nổ lõm và nguyên lý hoạt động của đạn xuyên lõm.


Lịch sử:

Năm 1792,  kỹ sư khai thác mỏ Franz von Baader cho rằng năng lượng nổ có thể được tập trung trong một diện tích hẹp , tuy nhiên những thí nhiệm sau đó không thành công do ông sử dụng thuốc nổ đen nên không tạo ra sóng nổ cần thiết.

Vào năm 1888 Charles Munro (Charles Edward Munro-Mỹ)đã viết về hiện tượng nổ lõm(sơ khai) nhưng mục đích ban đầu là để khắc lên tấm thép.

Ở Liên Xô trong thời gian từ năm 1925-1926 Giáo sư M. Ya Sukharevsky đã nghiên cứu hiện tượng nổ xuyên lõm bằng thuốc nổ TNT.

Năm 1938, Franz Tomanek (Franz Rudolf Thomanek- Đức ) và Henry Mohoupt (Henry Hans Mohaupt- Thụy Sĩ ) Cả 2 độc lập làm những thí nhiệm và họ phát hiện ra nếu đặt tấm lóp kim loại hình phễu xung quanh là thuốc nổ( với điều kiện kín) sẽ tập trung được năng lượng nổ bằng cách tạo ra 1 luồng xuyên làm tăng khả năng xuyên thép .

Đạn xuyên lõm đầu tiên được sử dụng trong ngày 10 tháng 5 năm 1940 tại Pháo đài Eben-Emael (Bỉ).

Mùa hè năm 1941 xe tăng của Hồng Quân LX liên tục bị quân Đức bắn cháy bằng đạn xuyên lõm gây bất ngờ cho LX.

23 Tháng 5 năm 1942 ,tại bãi thử Sofrinsky LX đã cho bắn thử đạn xuyên lõm bằng pháo 76-mm, được phát triển bởi  Viện nghiêm cứu số 6 ,dựa trên nguyên mẫu là quả đạn xuyên lõm của Đức do LX thu được. Ngày 27 Tháng 5 năm 1942, Liên Xô chính thức tiếp nhận đạn xuyên lõm BP-353A vào biên chế.

Năm 1949 Михаил Алексеевич Лаврентьев được trao tặng huân chương Lenin vì có công viết lý thuyết nổ lõm.

Tuy không phải là Quốc gia đầu tiên phát hiện ra nguyên lý nổ lõm, nhưng Liên Xô và sau này là Nga lại là nước đi đầu trong việc phát triển vũ khí chống tăng trong đó chủ yếu là đạn xuyên lõm. Tất nhiên ngày nay người ta sử dụng nhiều chủng đạn chống tăng như đạn thanh xuyên dưới cỡ, đạn động năng lõi Vonfran, v.v và v.v nhưng vai trò của đạn xuyên lõm vẫn được khẳng định là không thể loại bỏ, với khả năng không chỉ xuyên thép mà còn xuyên - phá hủy bê tông, gạch đá các công trình kỹ thuật kiên cố của đối phương. Khả năng xuyên thép của đạn xuyên lõm cũng tăng đáng kể nhờ áp dụng phễu tích năng lượng "Đa đỉnh, đa bậc".



Bài sau : Nguyên lý nổ lõm, hóa chất pha trộn trong hỗn hợp nổ.



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Ba, 2015, 05:13:31 pm
Nguyên lý nổ lõm.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1370170899523_zpsrwlvfse7.png) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1370170899523_zpsrwlvfse7.png.html)

Cấu tạo đạn nổ xuyên lõm.

Nhìn vào hình vẽ bắt đầu từ Фиксатор theo chiều kim đồng hồn ta thấy:

-Chốt định vị.
-Ngòi đáy.
-Thuốc nổ.
-Phễu tích năng lượng.
-Ngòi nổ.
-Đầu đạn
-Nắp phễu tích năng lượng.
-Thân đạn .
-Bộ phận vạch đường( bên trong chứa thuốc cháy, có tác dụng vạch đường).
-Cánh đuôi tác dụng ổn định quỹ đạo đường đạn.


Nguyên lý hoạt động.




Khi quả đạn xuyên lõm được bắn đi, khi ra khỏi nòng pháo, lực ly tâm sẽ phá chốt định vị cánh đuôi và lúc này cánh đuôi mở ra tự xoay quanh trục đường đạn có tác dụng ổn định quỹ đạo đường đạn. Khi quả đạn chạm mục tiêu, ngòi nổ( ngòi điện) sẽ truyền nổ thông qua mạch nổ nằm ở tâm đạn đến ngòi đáy. Ngòi đáy sẽ kích nổ khối thuốc nổ  nằm trong thân đạn , bao trọn phễu tích năng lương. Sóng nổ truyền từ xung quanh sườn của phễu tích năng lượng hình nón, làm sụt nở thành phễu dồn chúng vào tâm phễu. Thông thường phễu tích năng lượng được làm từ đồng hoặc hợp kim nhẹ. Tốc độ  và khả năng xuyên thép của luồng xuyên phụ thuộc vào 2 yếu tố: Tốc độ kích nổ khối thuốc nổ và hình học phễu tích năng lượng.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Kumulativer_Strahl_Hohlladung_zpsxdeyv3kr.png) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/Kumulativer_Strahl_Hohlladung_zpsxdeyv3kr.png.html)



Áp suất nổ đạt khoảng 10^10pa1[/font](10^5kgf 2[/color]/ cm²), lớn hơn nhiều với giới hạn tan chảy của kim loại( Xin lưu ý, ở đây không phải nói về sự nóng chảy của kim loại đâu nhé/значительно превосходит предел текучести металла, поэтому движение металлической облицовки под действием продуктов взрыва подобно течению жидкости, однако обусловлено не плавлением, а пластической деформацией. Do tác động của sóng nổ, phễu kim loại bị biến thành dòng chất lỏng, nhưng không phải nóng chảy mà là biến dạng dẻo.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/300px-Cum_effect_zpsa4cuhh7l.gif) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/300px-Cum_effect_zpsa4cuhh7l.gif.html)



Tương tự như chất lỏng, phễu tích năng lượng kim loại sau khi biến dạng dẻo tạo thành 2 phần, người Nga miêu tả quá trình này bằng từ mang đày hình tượng"cái chày", nhưng theo tôi hiện tượng này giống cây nấm nằm ngang mới đúng. Phần khối lượng lớn ( chân nấm 70-90%)di chuyển chậm hơn so với phần khối lượng nhỏ( Mũ nấm 20-30%) di chuyển dọc theo trục đối xứng của hỗn hợp nổ với tốc độ siêu vượt âm( Khái nhiệm tốc độ siêu vượt âm/ Ги́перзвуковая ско́рость bắt đầu từ năm 1970 chỉ vật thể có tốc độ trên 5M).


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/Explosively_formed_penetrator_animate_zpswkmcmtui.gif) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/Explosively_formed_penetrator_animate_zpswkmcmtui.gif.html)



 Đối với phễu tích nặng lượng có đỉnh góc nhỏ thì luồng xuyên có tốc độ cao hơn nhưng đòi hỏi thành phễu cũng phải gia tăng độ dày điều đó đồng nghĩa với việc tăng khả năng làm đứt đoạn luồng xuyên. Trong đạn xuyên lõm hiện đại, thường sử dụng phễu tích năng lượng với hình học phức tạp(số mũ 3, đa bậc).
Đỉnh hình nón( của phễu tích năng lượng) có góc 30-60o thì tốc độ luồng xuyên đạt 10km/s( Tương đương 29M).
Đạn xuyên lõn theo lý thuyết thì khả năng xuyên thép  tỉ lệ thuận với luồng xuyên lõm và căn bậc 2 của mật độ lớp lót( phễu) và mật độ vỏ giáp. Thực tế khả năng xuyên giáp đồng nhất của đạn xuyên lõm giao động từ (1,5 đến 4) x Kalip. Muốn tăng khả năng xuyên giáp cho đạn , cần tăng khoảng cách giữa đáy phễu  và điểm tiếp súc chạm nổ. Nói cách khác cần gia tăng chiều dài luồng xuyên, điều đó đồng nghĩa với góc đỉnh phễu phải nhỏ gần với góc 30o. Tuy nhiên phải đảm bảo luồn xuyên niền mạch, vì luồng xuyên bị ngắt quãng sẽ làm giảm năng lượng xuyên. Để kéo dài luồng xuyên hiệu quả nhất người ta là phễu tích năng lượng với nhiều đầu chóp, thuật ngữ chỉ loại phễu đa đỉnh này là «Tiêu cự/фокусном расстоянии».

_________________________________________________________________________
1/ Pascal (Nga: Па, quốc tế: Pa) - đơn vị áp lực trong hệ  SI . Pascal là áp suất gây ra bởi một lực bằng 1 Newton, phân bố đều trên bề mặt diện tích một mét vuông .
1 Pa = 1 N • m-2.

2/ kgf( Kilogram lực, tiếng Nga là  Кгс hoặc кГ, Quốc tế : kgF hoặc kgf .
                1kgf=9,80665 m / s²
 1 кgf = 9,80665 N ≈ 10 N
1 N ≈ 0,10197162 kgf ≈ 0,1 kgf. Đây là giá trị được công nhận trong hội nghị đo lường quốc tế lần 3 năm 1901.


 
3/f (x) = \ exp (x) = e ^ x.    e = 2,7182818284590452 ....


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: pb47vp trong 07 Tháng Ba, 2015, 09:13:51 pm
Chào bác longtrec, tôi rất thích bài viết của bác về cấu tạo, nguyên lý nổ của đạn lõm nói riêng và các TT về PB. Tiện đây bác cho tôi hỏi ngày trước tôi thấy có loại đạn pháo thì người ta gọi là đạn xuyên, trên ống cự li người ta cũng ghi như vậy ( như đạn pháo 76,2mm, 85mm, 100mm) có loại đạn người ta ghi là đạn lõm ( như đạn DK, các loại pháo có cỡ lớn hơn 100mm). Như vậy đạn xuyên và đạn lõm nó có cấu tạo, nguyên lí hoạt động giống và khác nhau ở điểm nào? mong bác chỉ giúp, cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Ba, 2015, 10:41:30 pm
Chào bác longtrec, tôi rất thích bài viết của bác về cấu tạo, nguyên lý nổ của đạn lõm nói riêng và các TT về PB. Tiện đây bác cho tôi hỏi ngày trước tôi thấy có loại đạn pháo thì người ta gọi là đạn xuyên, trên ống cự li người ta cũng ghi như vậy ( như đạn pháo 76,2mm, 85mm, 100mm) có loại đạn người ta ghi là đạn lõm ( như đạn DK, các loại pháo có cỡ lớn hơn 100mm). Như vậy đạn xuyên và đạn lõm nó có cấu tạo, nguyên lí hoạt động giống và khác nhau ở điểm nào? mong bác chỉ giúp, cảm ơn bác.


Chào bác Pháo, rất cảm ơn bác về sự quan tâm, động viên!

Đối với đạn pháo bắn thẳng như 76,2mm ,  85mm, 100mm thế mạnh của chúng trước tiên là ngắm bắn trực tiếp các chủng mục tiêu từ BB đến công sự hầm hào kiên cố của đối phương, sau là chống tăng, xin bác quan sát 2 bức ảnh bên dưới!

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/__-22_zpsmwejf8e1.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/__-22_zpsmwejf8e1.jpg.html)

Đạn xuyên 76,2mm( quả đạn số 3).

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/85mm_shells-1_zpszo8iwypu.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/85mm_shells-1_zpszo8iwypu.jpg.html)

Đạn 85mm( thứ tự từ trái qua phải, quả đạn thứ nhất -đạn xuyên).

Đạn xuyên nói chung sử dụng lõi đạn bằng Uran nghèo hoặc Vonfran, đạn sử dụng động năng để xuyên giáp, vỏ bọc lõi đạn thường là hợp kim mềm. Với các chủng đạn như vậy ngày nay không thể làm hại xe tăng, hay thiết giáp nếu được trang bị giáp phản ứng nổ. Còn đạn nổ lõm thì như tôi trình bày ở bài trên.




Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: linh_8_78_88_68 trong 08 Tháng Ba, 2015, 05:01:25 am

Pháo 85mm nòng dài là nổi kinh hoàng không những đối với cánh bộ binh mà với tăng, thiết giáp cũng phải kiêng kỵ. Tôi đã có dịp chứng kiến uy lực của loại này trong trận đánh của D3, E88 tại Phum Chặp đay, Kra lanh đầu năm 1979. Đây là trận mở màn chiến dịch, giữa đồng trống địch bố trí trận địa phục kích nên D3 hoàn toàn bị bất ngờ. Cánh tăng bị cháy 2 chiếc M113 ngay từ phút đầu, chiếc thứ 3 bị quả DK xuyên qua nhưng không cháy (nếu gặp phải 85mm còn khủng khiếp hơn), D3 hy sinh 30 tay súng. Nhờ E 262 pháo binh hổ trợ kịp thời bằng 105mm...nên địch bỏ xác lại rất nhiều, E 262 tiếp tục dùng 2 khẩu pháo 85mm bắn truy kích. Nhìn qua ống nhòm thật không khác phim Hollywood: xác người, trâu bò,....tung lên cùng khói bụi.....


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: pb47vp trong 08 Tháng Ba, 2015, 02:44:46 pm
Cảm ơn bác longtrec, ngày trước tôi cứ tưởng đạn xuyên có hai loại: loại có thuốc nổ ở trong và loại đạn xuyên vượt tốc có Uran nghèo hoặc Vonfran. Tiện đây bác cho tôi hỏi luôn nhé, ngày bọn tôi ở trên Hg lúc CĐ có một loại ngòi nổ pháo của US mà tôi không dám sử dụng, nghe nói là ngòi VT, hình dáng nó khác ngòi hẹn giờ ( ngòi nổ trên không). Vỏ của nó mầu xanh, không có vạch điều chỉnh thời gian nổ, bác cho tôi hỏi nó là loại nào? nguyên lí hoạt động. Còn ngày đó trận địa của chúng tôi ngoài loại ngòi chạm nổ, có hai loại ngòi mà không ai dám sử dụng, khi tôi lên CĐ trên Hg, khi tôi dùng loại hẹn giờ để bắn mà trận địa không ai dám thao tác khổ thế bác ạ, tôi phải từ trên đài xuống hướng dẫn và đã trị cho bọn xâm lược Tổ Quốc mà tôi đã viết trên trang Hg.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Ba, 2015, 08:55:02 pm
Cảm ơn bác longtrec, ngày trước tôi cứ tưởng đạn xuyên có hai loại: loại có thuốc nổ ở trong và loại đạn xuyên vượt tốc có Uran nghèo hoặc Vonfran. Tiện đây bác cho tôi hỏi luôn nhé, ngày bọn tôi ở trên Hg lúc CĐ có một loại ngòi nổ pháo của US mà tôi không dám sử dụng, nghe nói là ngòi VT, hình dáng nó khác ngòi hẹn giờ ( ngòi nổ trên không). Vỏ của nó mầu xanh, không có vạch điều chỉnh thời gian nổ, bác cho tôi hỏi nó là loại nào? nguyên lí hoạt động. Còn ngày đó trận địa của chúng tôi ngoài loại ngòi chạm nổ, có hai loại ngòi mà không ai dám sử dụng, khi tôi lên CĐ trên Hg, khi tôi dùng loại hẹn giờ để bắn mà trận địa không ai dám thao tác khổ thế bác ạ, tôi phải từ trên đài xuống hướng dẫn và đã trị cho bọn xâm lược Tổ Quốc mà tôi đã viết trên trang Hg.


Chào bác Pháo!

Đạn pháo nói chung được trang bị 4 ngòi nổ chính:

1. Chạm nổ, 2. chạm nổ-giữ chậm, 3. ngòi định cự li hay còn gọi ngòi hẹn giờ, 4. ngòi nổ không tiếp súc đa chức năng( hay còn gọi là ngòi thông minh).

Thưa bác Pháo, trong câu hỏi của bác tôi rất khó trả lời cụ thể, bởi không biết chính xác mã hiệu của ngòi nổ. Tuy nhiên câu hỏi của bác liên quan đến ngòi nổ thứ 3, tức là ngòi nổ định tầm điện tử, Việt hóa là ngòi TV . Ngòi nổ định tầm điện tử khác với ngòi " hẹn giờ"  ở chỗ thiết lập thời gian nổ cơ khí (bằng tay), còn ngòi định tầm điện tử thì phải thiết lập qua dụng cụ cài đặt điện tử( thiết bị cầm tay hoặc lắp đặt ở đầu nòng pháo, dv như pháo cao xạ 2 nòng 35 mm Oerlikon). Ngòi nổ định tầm điện tử thường có  2 chế độ phản ứng - không tiếp xúc và chế độ dự phòng chạm nổ, trong trường không kích nổ ở chế độ không tiếp xúc  . Cài đặt diễn ra thông qua sóng radar trên cơ sở bức xạ liên tục với điều chế tần số (FM) , 1,8 giây trước khi thời gian cài đặt. Thông thường đạn được kích nổ ở độ cao  9-30 m( Tùy vào địa hình và nhiệm vụ tác chiến). Sở dĩ đạn pháo được kích nổ từ trên cao để lợi dụng giao thoa từ sóng nổ bị cưỡng bức nổ, đi ra từ hướng tâm nổ(li tâm),  kết hợp với sóng nổ dội lên từ bề mặt để cộng hưởng hiệu năng nổ, tối đa hóa tiêu diệt mục tiêu.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/180px-Gepard_1a2_v0-mess_zpsxpzxtli9.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/180px-Gepard_1a2_v0-mess_zpsxpzxtli9.jpg.html)

Thiết bị cài ngòi điện tử ở  pháo cao xạ  35 mm Oerlikon

Vn ta gần đây cũng đã chế tạo được ngòi hẹn giờ điện tử lắp cho đạn cối. Ngòi có khả năng hẹn giờ từ 1 đến 99 giây, độ chính xác 0,01 giây.

Mời bác Pháo xem video Clip này sẽ thấy thiết bị cài ngòi điện tử.


http://www.youtube.com/watch?v=ox_PO0kMqQk


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: pb47vp trong 08 Tháng Ba, 2015, 09:29:25 pm
Chào bác longtrec, các loại ngòi lắp cho các loại đạn của các loại pháo, cối hiện có trong trang bị thuộc các nước XHCN cung cấp cho ta thì tôi nắm rõ, chỉ mỗi loại ngòi vô tuyến của pháo 105mm thì không nắm được. Nếu nó có tác dụng như các loại ngòi vô tuyến của các loại pháo khác có nghĩa là tự gây nổ cho đạn khi cách mặt đất từ 20m - 30m thì thật phí khi chiến đấu trên Hg bác ạ, ý tôi hỏi loại ngòi vô tuyến này, tại sao nó lại gây nổ cho đạn được khi gần tiếp đất? và nó không phụ thuộc vào cự li bắn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Ba, 2015, 10:23:37 pm
Trích dẫn
ý tôi hỏi loại ngòi vô tuyến này, tại sao nó lại gây nổ cho đạn được khi gần tiếp đất? và nó không phụ thuộc vào cự li bắn.

Thưa bác Pháo, anh em vẫn biết bác là một người được đào tạo bài bản về Pháo binh, chúng ta chỉ chao đổi bổ khuyết cho nhau thôi bác nhé!

Bác hãy liên tưởng tới máy đo xa. ;D

Dựa trên nguyên lý bức xạ sóng điện từ(laser) lan truyền trong không trung khi gặp vật cản sẽ phản hồi với tốc độ không đổi , người ta có thể xác định được khoảng cách tương đối chính xác trong 1 phạm vi nào đó từ điểm A(nguồn bức xạ) đến điểm B(đối tượng) . Laser được ứng dụng sản xuất máy đo xa laser trang bị rộng rãi trong ngành Hàng không-vũ trụ, Hàng hải, tăng- thiết giáp, pháo binh v.v...


Phương pháp đo khoảng cách bằng laser ứng dụng trong máy đo xa được biểu thị dưới công thức dưới đây:



L=S.T/2

Trong đó( L) là : Khoảng cách tới đối tượng(mục tiêu).
             (S) là : Tốc độ ánh sáng hoặc tốc độ tia laser.
             (T) là : Thời gian sóng laser truyền tới đối tượng(mục tiêu) và quay ngược lại.


Chúng ta hãy xem xét mối quan hệ đo cự li, tính chính xác trong việc đo thời gian năng lượng sóng xung động(laser) lan truyền đến đối tượng (mục tiêu) và phản hồi ngược lại. Ở đây ta thấy rằng cự li đo càng ngắn thì tính đo chính xác càng cao. Ngoài ra thời tiết như nhiều sương mù, màn khói ảnh hưởng rất lớn tới máy đo xa laser.

Bản chất phương pháp đo bằng sóng xung động lan truyền là gửi tín hiệu(laser) thăm dò tới đối tượng(mục tiêu), máy đếm(счет) trong máy đo xa sẽ sẽ mở và nhận tín hiệu(laser) phản hồi quay lại từ đối tượng(mục tiêu). Tín hiệu sẽ dừng lại và máy đếm(счет) sẽ tính được khỏang cách đến đối tượng bằng thời gian phản xung động từ đối tượng(mục tiêu).Vận tốc của ánh sáng (kể cả hồng ngoại) di chuyển trong không khí luôn xấp xỉ 300.000.000m/giây, tức mỗi 1 phần tỷ giây (1 Nano giây) ánh sáng đi được 30cm. Biết trước được điều này, vấn đề trở nên khá đơn giản.

Microseconds (Micro Giây)=1/ 1.000.000 s
Nanoseconds (Nano Giây)=1/1.000.000.000s

Tuy nhiên ở đạn tên lửa phòng không thì ngòi nổ không tiếp xúc lại làm việc bởi xung động âm thanh, khi tên lửa đến gần mục tiêu thì xung động âm thanh sẽ phá chốt an toàn và tất nhiên tên lửa phòng không không cần cài ngòi định tầm trước khi bắn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Ba, 2015, 01:23:37 am
Tiếp theo về đạn xuyên lõm.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/003_zps9ws4cvg4.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/003_zps9ws4cvg4.jpg.html)


Đạn xuyên lõm 125mm ZBK16 với đầu đạn lõm ZBK18M được thiết kế để đánh bại mục tiêu là xe tăng, xe bọc thép, các công trình kỹ thuật của đối phương. Đạn vẫn sử dụng thuốc phóng năng lượng cao có thể là 4Ж40 hoặc 4Ж52.

Với việc sử dụng thuốc nổ năng nặng cao kết hợp với công nghệ nhồi thuốc nổ mới đã làm gia tăng hiệu quả đạn lên 25%.

Mặc cho Nga ký hiệu thuốc nổ là gì thì thành phần thuốc nổ trong đạn lõm vẫn gồm những thuốc nổ cơ bản.

Chất nổ cho đạn xuyên lõm : HMX (thường gọi octogen hoặc cyclotetramethylene-tetranitramine), nó không bao giờ sử dụng riêng , bởi vì nó quá nhạy. Thông thường nó được trộn lẫn với chất dẻo giảm nhạy ở một tỷ lệ nào đó để tạo thành (PBX) LX-14, hoặc nó được trộn lẫn với loại thuốc nổ có độ nhạy nổ kém hơn như Thuốc nổ TNT để tạo thành Octol.

Octol 70/30: 70% HMX & 30% TNT
Octol 75/25: 75% HMX & 25% TNT.

Tính chất :


Chất rắn không mầu nhiệt độ nóng chảy 276°C đến 286°C, Phân hủy 280°C, phát nổ 337°C mật độ cao nhất 1,91 g/cm³, mật độ tinh thể cao nhất khoảng 1,96.

Có tan nhưng không đáng kể trong nước: 20°C khoảng 5 mg/l.

Chịu nén tại 20°C: 4.4 10-14 mbar.

Năng lượng nổ: 5,7 MJ/kg.

Trị thử khối chì: 48.

Thể tích sinh khí: 0,9085 l/g

Trị tương dương TNT:1,7.

Nhậy nổ do va chạm: 7,4Nm.


Đặc tính nổi bật của HMX là ổn định khi bắn đi, thời điểm nổ chính xác và tốc độ truyền nổ nhanh, đây là đặc tính cần và đủ cho đạn xuyên lõm. Biết được hóa chất nổ cơ bản thôi không đủ, tỉ lệ trộn với hợp chất khác và công nghệ nhồi vào đạn mới quan trọng. Tuy nhiên chất nổ như  TNT, RDX và HMX, ngày nay bị coi là chất nổ truyền thống vì  tính nhạy nổ và  chứa nhiều carbon , sản sinh ra nhiều khí độc khi được kích nổ.

Tốc độ truyền nổ mạnh nhất hiện nay được ghi nhận trên thế giới thuộc về phát minh của Ấn Độ, mạnh gấp 15 lần HMX và 60 lần RDX .


Một yếu tố hết sức quan trọng khác để làm lên khả năng thành công của quả đạn xuyên lõm 125mm ZBK16 là đầu đạn được kéo dài, mục đích là loại bỏ giáp phản ứng nổ trước khi phần nổ lõm tiếp xúc.

Ngòi nổ tiếp xúc áp điện: B 15 (ZV15), bao gồm phần đầu là ngòi áp điện: V15PG và ngòi đáy V15DU, bên ngoài có lắp bịt bảo vệ, thực hiện điểm hỏa khi chạm mục tiêu bằng xung điện áp cao tần, truyền tia lửa đến ngòi đáy.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/v15pg_zps3jc9r2h6.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/v15pg_zps3jc9r2h6.jpg.html)

V 15PG.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/v15du_zpsauosjbaf.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/v15du_zpsauosjbaf.jpg.html)


V 15DU.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 13 Tháng Ba, 2015, 08:02:46 pm
ĐẠN NỔ MẠNH-PHÁ MẢNH 125mm ZBOF36 với đầu đạn ZOF26 ( 125-мм выстрел ЗВОФ36 с осколочно-фугасным снарядом ЗОФ26).



(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1412924840_image014_zps8wfuqva4.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1412924840_image014_zps8wfuqva4.jpg.html)


Khái quát về đạn nổ mạnh-phá mảnh:

Đạn nổ mạnh-phá mảnh là một trong những chủng đạn chính của Pháo binh nói chung và Pháo chính trên xe tăng nói giêng. Đạn nổ mạnh-phá mảnh hầu như được bố trí khoảng 50% cơ số đạn tiêu chuẩn trên xe tăng chủ lực T 64/72/80U và T 90. Đạn nổ mạnh-phá mảnh được thiết kế để đánh bại các chủng mục tiêu như: Sinh lực đối phương, công sự hầm hào, kho tàng cùng các công trình Kỹ thuật, sân bay, cầu cống, bãi mìn chống BB vv và vv.

Về mặt cấu trúc, đạn nổ mạnh-phá mảnh có hình trụ, có vách thép dày, bên trong chứa thuốc nổ mạnh thông thường là TNT. Bốn chủng đạn trang bị cho tăng T90 đều là đạn liều dời nên bao giờ cũng có mã hiệu quả đạn ( trong đó gồm đầu đạn và  liều phóng) và phần chiến đấu. Đầu đạn được gắn ngòi nổ cơ khí( điều chỉnh chế độ nổ bằng tay) hoặc ngòi nổ định tầm trong hệ thống " Antey" ( thiết lập tự động) cùng với hợp chất mồi nổ. Chất nổ TNT thường được trộn với 1 số phụ gia  như "Parafin" hoặc những phụ gia khác để giảm tính nhạy nổ.

Vỏ đạn thường được đúc bằng thép Carbon cao( Thép Carbon gồm thép pha Carbon nhưng tỉ lệ Carbon không lớn hơn 2,1%, thành phần Carbon từ 0,6-0,99 được phân loại là thép Carbon cao, lượng Carbon càng gần đến 2,1% thì thép càng cứng, khó chế tạo). Ngoài ra vỏ đạn  nổ mạnh phá mảnh còn được đúc bằng Gang( Gang gồm sắt với pha với Carbon tỉ lệ lớn hơn 2,1%), Gang có tính dòn, thích hợp cho chủng nổ phân mảnh( Hầu hết đạn cối các cỡ đều có vỏ Gang).

Thông thường để tạo ra phân mảnh rộng-đều, người ta khía ô vuông hay quả trám lên mặt trong vỏ đạn.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/images_zpsj94pwc3r.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/images_zpsj94pwc3r.jpg.html)


Để ổn định cho quỹ đạo đạn, người ta sử dụng đai đạn(Thông thường bằng đồng, quấn quanh vỏ đạn đối với pháo rãnh xoắn) hoặc cánh đuôi (đối với pháo nòng chơn). Pháo trên tăng T90 là pháo 125mm nòng chơn nên rễ hiểu khi cả 4 chủng đạn đều có cánh đuôi.

Hầu hết cấu tạo ngòi nổ của đạn nổ mảnh-phá mảnh đều có cấu tạo không phức tạp và đáng tin cậy.  Có thể điều khiển chế độ nổ thông qua dụng cụ cầm tay, thông thường có 3 chế độ: chạm nổ, giữ chậm nổ sau 3s và giữ chậm nổ sau 6s. Mục đích để chế độ  chạm nổ là kích nổ tiêu diệt ngay những đối tượng xung quanh điểm chạm nổ, giữ chậm nổ để lợi dụng quán tính đạn để phá hủy tối đa mục tiêu, thông thường là hầm hào công sự được kiên cố.

(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/1280px-PzH2000Munition_zpsur8tw8ri.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/1280px-PzH2000Munition_zpsur8tw8ri.jpg.html)


Ngòi nổ có 1 nhược điểm là nếu trong quá trình vận chuyển hay bảo quản nếu để  dầu nhớt tiếp xúc, hay đúng hơn là để ngòi nổ rơi vào dầu nhớt thì không thể kích nổ quả đạn hay kích nổ rất muộn.


(http://i573.photobucket.com/albums/ss180/longtrec/img3059_zpstyaj1b0k.jpg) (http://s573.photobucket.com/user/longtrec/media/img3059_zpstyaj1b0k.jpg.html)



Một trong những bước tiến trong công tác cải tiến đạn dược là trong đó đạn được trang bị ngòi nổ định tầm từ xa. Đáng kể nhất với khả năng tiêu diệt trục thăng từ pháo xe tăng. Ngoài ra nhờ có ngòi nổ đa năng mà 1 quả đạn có thể tích hợp tính năng của 3 đến 4 đạn như: chống BB, xuyên bê tông, chống BB, xuyên lõm...Tuy vậy dòng đạn 4 trong 1 này không được đánh giá cao do không phát huy hết uy lực của từng loại đạn.

Tăng T80U hay T90 được trang bị ngòi nổ định tầm hệ thống " Antey" cung cấp khả năng kích nổ chính xác trên quỹ đạo đạn. Cài đặt ngòi nổ thục hiện tự động thông qua  cơ sở bức xạ liên tục với điều chế tần số (FM). Pháo thủ chỉ cần sử dụng thiết bị đo xa laser đo cự li .Ngòi nổ "Antey" với khả năng chống nhiễu cao, kể cả tác động của ánh sáng gay gắt từ mặt trời với khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết.


Nhược điểm của đạn nổ mảnh-phá mảnh hiện nay là khó làm hại được xe tăng chủ lực trang bị giáp phản ứng nổ. Tuy nhiên đạn tiếp xúc ở những khu vực được cho là yếu của xe tăng thì có thể gây hư hại cho các thiết bị giám sát, thông tin .


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 06 Tháng Tư, 2015, 03:48:55 pm
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata do công ty Uralvagonzavod (UVZ) của Nga phát triển dựa trên khung gầm hạng nặng Armata (Тяжёлая гусеничная унифицированная платформа (ТГУП) «Армата». Loạt xe tăng, xe chiến đấu BB hạng nặng trên khung gầm Armata đầu tiên được sản xuất vào cuối năm 2014 .
Các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực nổi tiếng trên thế giới hiện nay như Leopard 2 của Đức hay M1 Abrams của Mỹ đều được thiết kế cách đây trên 35 năm. Trong khi đó mẫu tăng chủ lực mới nhất của Nga sắp trình làng là T-14 Armata được thiết kế trong giai đoạn 2009-2010, có ngĩa là tăng chủ lực thế hệ mới của Nga mang đầy đủ những thành tựu cùng công nghệ tiên tiến hiện đại nhất. 24 phương tiện chiến đấu trên khung gầm Armata sẽ được ra mắt lần đầu vào lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Phát xít 9/5.  Trong đó có 12 xe tăng và 12 xe chiến đấu hạng nặng . Quân đội Nga sẽ nhận được khoảng 2.300 xe tăng chiến đấu T-14 vào năm 2020, như vậy 70% đội xe tăng của Nga sẽ là các loại hiện đại nhất.

Trong loạt bài viết tới đây , sau khi hoàn thành bài viết cuối về đạn điều khiển cho tăng T-90 tôi sẽ đi sâu phân tích các vũ khí, cùng công nghệ mới cho dòng tăng chủ lực T14 Armata.

Các hệ bảo vệ cùng vũ khí tiên tiến trong loạt bài về Vũ khí trên siêu tăng T-14 Armata.



-Hệ thống phòng vệ chủ động Afganit
-Pháo nòng trơn 2A82-M1 125 mm , ngoài ra tăng T-14 Armata có thể được trang bị pháo nòng trơn 152mm.
-Hệ thống giáp chống nổ (ERA) Malakhit.
-Đạn chống tăng có điều khiển thế hệ mới, dự kiến chính thức trang bị cho quân đội Nga 2017.

Ngoài ra siêu tăng T-14 Armata còn được trang bị đạn khói, pháo bắn nhanh 30mm nhưng tôi không đề cập trong loạt bài viết này.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Kebaothu trong 07 Tháng Năm, 2015, 09:32:04 pm
Mong hóng bác Longtrec tiếp tục viết về các loại vũ khí Nga.
Đặc biệt là các loại vũ khí có trong lễ diễu binh ở Quảng trường Đỏ năm nay. Từ các loại thiết giáp như T14,T15 đến các loại vũ khí cá nhân như AK74M loại mới.
Cám ơn bác


Tiêu đề: Súng bắn tỉa Nga Orsis SE T-5000M
Gửi bởi: SSX trong 26 Tháng Sáu, 2015, 12:55:14 pm
http://www.youtube.com/watch?v=fuwg4ZVMjC0


Tiêu đề: IWT LF640 Mk2 - Kính ngắm quang nhiệt Nga
Gửi bởi: SSX trong 04 Tháng Bảy, 2015, 12:22:54 pm
http://www.youtube.com/watch?v=EThLpRIrjNg


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Tám, 2015, 01:57:18 am
Xin chào tất cả các đồng chí cùng các bạn, cho phép longtrec tôi trở lại với loạt bài về  xe tăng, xe chiến đấu BB hạng nặng trên khung gầm Armata.



Trước tiên tôi xin được bắt đầu bài viết về ;

HỆ THỐNG PHÒNG VỆ CHỦ ĐỘNG"AFGANIT" .


(http://i.imgur.com/ahLB8rk.jpg)


Hệ thống bảo vệ chủ động trang bị trên xe  tăng, xe chiến đấu chủ lực bao gồm đạn đánh chặn đặc biệt kết hợp với rada cục bộ ( отстрела специальных снарядов, c совмещённые с радиолокационной системой локального ). Khi phát hiện đầu đạn chống tăng , có thể là đạn chống tăng cá nhân, tên lửa chống tăng, đạn pháo chống tăng....Hệ thống bảo vệ chủ động lập tức phát lệnh đồng thời kích hoạt đạn đánh chặn phóng phóng thẳng vào đạn chống tăng.Đạn đánh chặn thường có 2 dạng nổ tiếp xúc và không tiếp xúc. Đối với kiểu đánh chặn nổ tiếp xúc ưu điểm là vụ nổ không làm hại đến vỏ xe nhưng lại làm hại BB đi cùng xe. Đối với dạng đánh chặn không tiếp xúc thì mỗi nước sử lý mỗi cách, nhưng thông thường là tạo ra vụ nổ không tiếp xúc với đạn chống tăng. Phương pháp phóng khối thuốc nổ đánh chặn được phóng lên cao khi đạn chống tăng tiếp cận khu vực bảo vệ( khoảng 25m ), khối thuốc nổ đánh chặn nổ theo nguyên tắc định hướng nổ. Lợi dụng sóng nổ kết hợp với luồng mảnh văng tác động lên đầu đạn chống tăng làm thay đổi quỹ đạo đạn, tức là làm chệch hướng đạn khỏi phương tiện được bảo vệ.

Đi tiên phong trong việc nghiêm cứu phát triển hệ thống phòng vệ chủ động cho tăng là các kỹ sư Liên Xô, cụ thể là tập thể các nhà khoa học phòng thiết kế TU LA. Công việc được các kỹ sư TuLa bắt tay nghiêm cứu phát triển từ những năm 50 của thế kỷ trước.

(http://i.imgur.com/kLg2qeV.jpg)

Hệ thống phòng vệ chủ động  «Дождь»



 Hệ thống phòng vệ chủ động cho tăng đầu tiên trên thế giới có tên «Дождь» được phát triển ở Leningrad do Viện nghiên cứu khoa học về phương tiện cơ giới toàn Nga( Всероссийский научно-исследовательский институт транспортного машиностроения) thực hiện vào năm 1970.Hệ thống «Дождь» gồm các Modul giêng biệt, mỗi Modul gồm 2 ống dẫn hướng chứa các vật liệu nổ để phá hủy đạn chống tăng,rada cảm biến mục tiêu nằm giữa . Hệ thống nạp đạn được thực hiện bằng điện tử hoặc cơ khí. Các Modul được bố trí đằng trước 1, đằng sau 1 hai bên sườn xe mỗi bên 2 Modul. Rada cảm biến mục tiêu kích hoạt đạn đánh chặn được thiết lập bán kính cách xe 2,2m. Tốc độ mảnh văng đánh chặn đạt 1200m/s, thời gian phản ứng sau khi rada kích hoạt là 0,001s. Xác suất lệch đạn/tiêu diệt mục tiêu phụ thuộc rất lớn vào hướng đạn chống tăng tiếp xúc . Hệ thống phòng vệ chủ động «Дождь» về lý thuyết có thể bảo vệ xe ở góc 360o, cùng lúc có thể đánh chặn 2 mục tiêu ở phía trước, 2 mục tiêu phía sau và 4 mục tiêu ở mỗi bên sườn. Hệ thống «Дождь» được cho là bất lực trước đạn pháo chống tăng có sơ tốc từ 900m/s trở lên.


(http://i.imgur.com/UvGuCJ7.jpg)

hệ thống phòng vệ chủ động «Дрозд»


Sau này  TW thiết kế Tula (ЦКБСОО) phát triển hệ thống phòng vệ chủ động «Дрозд» trang bị trên tăng T-55AD.
Vào cuối những năm của thập niên 80, hệ thống phòng vệ chủ động «Дрозд» được nâng cấp và nhận mã hiệu «Дрозд-2». Hệ thống «Дрозд» được chính thức tiếp nhận trang bị năm 1983, hệ thống không áp đặt giới hạn hay điều kiện sử dụng. Cũng trong thời gian này LX còn phát triển 1 hệ thống phòng vệ chủ động khác đó là hệ thống "Arena" và phiên bản nâng cấp là  "Arena-E" , tuy nhiên phiên bảng nâng cấp không được tiếp nhận trang bị. Hệ thống phòng vệ chủ động "Arena" ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của hệ thống «Дождь»  trước đó như khi đánh chặn, vụ nổ đã tạo ra 1 đám mây mảnh nổ làm sát thương BB đi gần xe cũng như làm hư hại đến vỏ xe. Phương pháp này cũng bộc nộ nhược điểm là đạn đánh chặn có thể không đánh trúng mục tiêu( đạn chống tăng). Xác suất trúng/trượt mục tiêu tỉ lệ thuận với cự ly giữa trục đạn đánh chặn và đạn chống tăng(Đạn đánh chặn được phóng ra bởi ống phóng).

(http://i.imgur.com/Ttx0Shf.jpg)

Hệ thống phòng vệ chủ động "Arena"



(http://i.imgur.com/HCsj90z.jpg)

 Hệ thống phòng vệ chủ động nâng cấp "Arena-E".

Hệ thống phòng vệ chủ động "Arena" được thiết kế giống như hộp bút chì với 26 ống phóng bố trí xung quanh tháp pháo với với trục góc thẳng đứng. Còn hệ thống phòng vệ chủ động "Arena-E" được bố trí 3 đạn trong 1 khối chiến đấu. Rada cảm biến mục tiêu được thiết lập ở trung tâm tháp pháo. Khi phát hiện đối tượng tấn công, khối đánh chặn được kích hoạt, khối nổ đánh chặn  sẽ được phóng lên cao 2m cách tháp pháo với quỹ đạo nghiêng và thực hiện vụ nổ tạo ra chùm mảnh văng có định hướng để phá hủy mục tiêu, mục đích là giảm thiểu tối đa mảnh văng tác động ngoài ý muốn. Về lý thuyết, hệ thống phòng vệ chủ động "Arena" có thể bảo vệ xe ở góc 270o( trục X) và 45o( trục Y).Hệ thống phòng vệ chủ động "Arena" có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly 50m và đánh chặn  ở cự ly 25m cách xe,Phản ứng sau 0,07s, khoảng cách giữa 2 loạt phóng 0,2s. Điều kiện đánh chặn thành công phụ thuộc rất lớn vào sơ tốc đạn chống tăng, nhưng tối đa không quá 700m/s. Với điều kiện sơ tốc đạn bị giới hạn nên khả năng của hệ thống "Arena" chỉ có thể đánh chặn đạn của súng phóng lựu  hoặc tên lửa chống tăng. Với các loại đạn chống tăng được bắn từ nòng pháo như đạn thanh xuyên động năng thì hệ thống "Arena" bất lực.  Tuy đã cải tiến nhưng thực sự "Arena" chưa phải hoàn chỉnh bởi nhan đề mảnh văng , phản ứng chậm với đạn có sơ tốc trên 2M v.v...

Trong chiến tranh hiện đại đã có những lúc người ta cho rằng với việc ra đời của các loại tên lửa chống tăng có điều khiển thì xe tăng sẽ chẳng khác gã khổng lồ chậm chạp, rất dễ bị loại bỏ khỏi chiến trường. Người ta còn tưởng tượng 1 ngày không xa, vai trò của tăng sẽ bị loại bỏ khỏi chiến tranh hiện đại. Ai muốn tưởng tượng ra sao thì tùy, người Nga không cho là như vậy và thực tế còn đúng như vậy, tăng vẫn là vũ khí xương sống cho Lục Quân. Người Nga không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống phòng vệ chủ động, thụ động cho tăng và xe thiết giáp tương lai. Theo lời 1 chuyên gia QS hàng đầu mới đây phát biểu với báo giới :"Trong thực tế, Nga là một nước tiên phong. Việc sản xuất được siêu xe tăng hiện đại Armata đã khiến thế giới phải có cái nhìn khác về Nga.  Bởi vì, xe tăng Armata có cả hệ thống phòng vệ thụ động và chủ động, được tự động hóa ở mức độ cao giúp kíp lái tập trung vào nhiệm vụ tác chiến chính". Hệ thống phòng vệ chủ động có tên "Afganit" và hệ thống phòng vệ thụ động chính là hệ thống giáp phản ứng nổ (ERA) "Malakhit" .









Còn tiếp!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 23 Tháng Tám, 2015, 02:34:23 pm
Tiếp.

Tôi sẽ không đi sâu phân tích các hệ thống phòng vệ chủ động cho tăng của các nước như Mỹ, Anh, Pháp và Israel. Nhưng sẽ là thiếu sót nếu như hoàn toàn bỏ qua chúng, vì nếu muốn biết 1 vật là tốt nhất thì nó phải có nhiều vật tốt để so sánh.

Ukraina được thừa hưởng nhiều nền tảng khoa học cũng như cơ sở vật chất từ thời LX . Chính LX/Nga đã chuyển giao tài liệu về hệ thống phòng vệ chủ động «Дождь» cho phòng thiết kế, chế tạo máy Kharkov mang tên Morozov(Харьковское конструкторское бьюро по машиностроению имени А. А. Морозова). Mục đích của LX lúc đó là trang bị cho dòng tăng chủ lực tương lai «Боксер/Молот» một hệ thống phòng vệ chủ động hiệu quả . Năm 1990 trên cơ sở tài liệu chuyển giao, Ukraina đã hoàn thiện hệ thống phòng vệ chủ động mang tên  «Заслон». Nhưng mãi tới tận tháng 4/2010 hệ thống này chưa vượt qua kỳ thử nhiệm Quốc gia nên nó chưa được chính thức trang bị , mặc dù vậy nó đã được quảng cáo rất tích cực nhằm xuất khẩu.

Hệ thống phòng vệ chủ động  «Заслон» do «МИКРОТЕК»-Ukraina hoàn thiện sở hữu nhiều tính năng ưu việt, hệ thống không phá hủy đạn chống tăng mà chỉ tạo ra vụ nổ không tiếp xúc để làm chệch quỹ đạo đạn. Hệ thống «Заслон» bao gồm tối thiểu 6 modul, mỗi modul 130kg được bố trí xung quanh xe bảo vệ xe theo phương nằm ngang . Ngoài những đạn chống tăng hay tên lửa chống tăng có điều khiển,hệ thống «Заслон» còn rất hiệu quả với các loại mìn chống tăng đánh vào sườn xe mà thông thường được kích nổ bằng xung động âm thanh.

Cuộc chiến trong năm 2006, quân đội Israel bị mất rất nhiều tăng ở Lebanon bởi súng chống tăng RPG7( B41) và RPG 29... , sau cuộc chiến, Israel đã tích cực nghiên cứu phát triển Hệ thống bảo vệ chủ động cho tăng. Cuối năm 2008 đầu năm 2009 hàng loạt tăng "Merkava 4" đã được trang bị hệ thống phòng vệ chủ động "Trophy""Iron Fist". Điểm đặc biệt của 2 hệ thống phòng vệ chủ động này là cùng lúc có thể đánh chặn nhiều mục tiêu và nạp đạn đánh chặn tự động.

(http://i.imgur.com/AhvBVBu.jpg)



Nhìn chung, các hệ thống phòng vệ chủ động như:Заслон/ Zaslon( Ukraina), Quick Kill( Mỹ) hay Trophy và Iron Fist( Israel) ngoài những ưu điểm nổi trội, chúng đều mắc chung 1 nhược điểm đó là: Đánh chặn kém hiệu quả khi xe bị rung lắc mạnh, xe đang hành tiến. Bảo vệ kém ở phần nóc. Tốc độ của đạn đánh chặn bị giới hạn, không cao, không có một nước nào kể trên có hệ thống phòng vệ chủ động cho tăng với đạn đánh chặn tốc độ siêu vượt âm.Đối với đạn  bố trí nối tiếp, hoặc những đạn nối tiếp nhưng lại bổ xung thêm tên lửa chống tăng như RPG 30 thì những hệ thống bảo vệ chủ động trên tỏ ra kém hiệu quả(Trophy và Iron Fist phản ứng chậm với những loại đạn Tandem) hay Zaslon và Quick Kil rất vô dụng với loại đạn chống tăng trên. Đặc biệt chúng hoàn toàn bó tay với các loại đạn chống tăng thanh xuyên dưới cỡ thường có tốc độ siêu vượt âm( đạn DM 63 có tốc độ 1750m/s) . Khi tốc độ đạn đánh chặn không bằng tốc độ đạn chống tăng thì không cần phải tranh luận thêm nữa.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 30 Tháng Tám, 2015, 05:44:46 pm
Tôi không thể đưa hình ảnh lên vì nhiều khả năng photobucket đã bị chặn tại Nga, các bạn thông cảm nhé!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Tám, 2015, 10:29:43 pm
Bác longtrec làm thêm tài khoản up ảnh trên server up ảnh tại Nga chắc sẽ ổn thôi.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Chín, 2015, 12:30:38 am
HỆ THỐNG PHÒNG VỆ CHỦ ĐỘNG"AFGANIT" .


Hệ thống phòng vệ chủ động "Afganit" được phát triển tại Nga năm 2010, được thiết  để bảo vệ các loại xe tăng,xe chiến đấu chủ lực T-14, T-15 trên khung gầm Armata chống lại hầu hết các loại đạn chống tăng, tên lửa chống tăng , mìn chống tăng kích nổ bằng xung động âm thanh.

Hệ thống bao gồm 2 phần chính radar chủ động mảng FA gọi tắt là AFAR (радара с активной фазированной антенной решеткой (АФАР) do  KRET phát triển.) và hệ thống đạn đánh chặn. Rada AFAR bao gồm hệ thống cảm biến quang-điện tử,  dẫn đường bằng laser, máy tính, điều khiển từ xa, 2 khối biến nguồn.....Ngoài ra, hệ thống Afganit còn được hỗ chợ  bởi hệ thống gây nhiễu Shtora "xxx", súng máy hạng lặng 12,7mm hoặc 30mm ,đạn khói....giúp bảo vệ xe tăng trước các loại tên lửa chống tăng dẫn đường.

Rada AFAR bố trí trên tháp T-15 hoặc tăng T-14 Armata gồm 2 khối cảm biến, mỗi khối quét 1 góc phương vị ±180° trước và sau xe và góc tầm 90o/cảm biến. Nói đơn giản hơn là 2 khối cảm biến quét bao trùm nửa bán cầu trên với góc xung quanh 360o, không cần xoay cơ học.

Rada AFAR trang bị cho tăng T-14 Armata tương tự như rada trang bị trên trục thăng K50 hay tiêm kích 4++ Su 35,tiêm kích thế hệ 5 T50.
Dạng rada AFAR này trước đây ( 2012) Pháp cũng đã trang bị trên tiêm kích Rafale . Radar AFAR trên tăng T-14 sử dụng dải tần Ka (26,5– 40 GHz) được chế tạo theo công nghệ gốm- nhiệt độ thấp.
Hệ thống phòng vệ chủ động "Afganit" được bố trí dưới tháp pháo càng làm cho nó rất khó bị tổn thương khi tác chiến.

Hệ thống phòng vệ chủ động "Afganit"  nhận được bằng sáng chế :RU 2263268 . Nguyên lý đánh chặn trong hệ thống "Afganit"  là " cú đánh xuyên tâm/Ударное ядро" để phá hủy , làm chệch hướng mọi chủng đạn, tên lửa chống tăng...Ở giai đoạn đầu, đạn đánh chặn được thiết kế có tốc độ tối đa là 1700m/s, trong tương lai đạn đánh chặn sẽ có tốc độ lên tới 3000 m/s.



(http://i.imgur.com/mNo9vb5.jpg)

Rada AFAR trang bị cho tăng T-14 Armata tương tự như rada trang bị trên tiêm kích thế hệ 5( trong ảnh là radar tên tiêm kích thế hệ 5).




Tôi sẽ giải thích kỹ thuật ngữ "cú đánh xuyên tâm/Ударное ядро" ở phần sau !


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 16 Tháng Chín, 2015, 10:12:29 pm
Trước khi vào phần chính , tôi xin được nhắc lại nguyên lý nổ lõm:

Ngòi đáy sẽ kích nổ khối thuốc nổ  nằm trong thân đạn , bao trọn phễu tích năng lượng. Sóng nổ truyền từ xung quanh sườn của phễu tích năng lượng hình nón, làm sụt nở thành phễu dồn chúng vào tâm phễu. Thông thường phễu tích năng lượng được làm từ đồng hoặc hợp kim nhẹ. Tốc độ  và khả năng xuyên thép của luồng xuyên phụ thuộc vào 2 yếu tố: Tốc độ kích nổ khối thuốc nổ và hình học phễu tích năng lượng.

(http://i.imgur.com/l4CAJGl.png)

(http://i.imgur.com/oUvscwO.gif)




Áp suất nổ đạt khoảng 10^10pa[/font](10^5kgf / cm²), lớn hơn nhiều với giới hạn tan chảy của kim loại( Xin lưu ý, ở đây không phải nói về sự nóng chảy của kim loại /значительно превосходит предел текучести металла, поэтому движение металлической облицовки под действием продуктов взрыва подобно течению жидкости, однако обусловлено не плавлением, а пластической деформацией. Do tác động của sóng nổ, phễu kim loại bị biến thành dòng "chất lỏng", nhưng không phải do nóng chảy mà là biến dạng dẻo.Đối với phễu tích năng lượng, có đỉnh góc nhỏ thì luồng xuyên có tốc độ cao hơn nhưng đòi hỏi thành phễu cũng phải gia tăng độ dày điều đó đồng nghĩa với việc tăng khả năng làm đứt đoạn luồng xuyên.

" Đạn sốc lõi/Ударное ядро"-Đây là thuật ngữ mà tôi thật khó Việt hóa. Sở dĩ tôi nhắc lại nguyên lý nổ lõm là vì rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hiệu ứng của " Đạn sốc lõi"( dưới đây tôi gọi là "đạn sốc lõi") với hiệu ứng xuyên lõm.

Giống như nguyên lý nổ lõm, " Đạn sốc lõi" được hình thành từ sự sụp đổ vách ngăn của phễu tích năng lượng. Trọng lượng và động năng của "đạn sốc lõi" PHỤ THUỘC VÀO ĐỘ DÀY PHỄU VÀ GÓC MỞ CỦA PHỄU.Ở đạn xuyên lõm, tốc độ luồng xuyên phụ thuộc vào góc đáy phễu, góc phễu càng nhỏ thì tốc độ luồng xuyên càng lớn( thông thường 30o-60o).Nhưng ở "đạn sốc lõi", góc phễu phải có độ mở>100o , hoặc có hình bán cầu.

Thông thường với đạn nổ lõm, trọng lượng luồng xuyên được lấy khoảng 75% từ trọng lượng phễu tích năng lượng. Còn ở "đạn sốc lõi" thì trọng lượng khoảng 95% từ trọng lượng phễu tích năng lượng. Khả năng xuyên của luồng xuyên trong đạn xuyên lõm có chiều dài gấp 10 lần đường kính ban đầu của phễu tích năng lượng( lý thuyết). VD phễu tích năng lượng có đường kính 100mm thì khả năng xuyên vào khoảng 1000mm.
Nói như vậy để hiểu rằng, đạn xuyên lõm cần nhất là khả năng xuyên thép, còn đạn "đạn sốc lõi" thì lại cần duy trì tốc độ ở khoảng cách bằng 1000 lần đường kính phễu tích năng lượng lúc ban đầu. Nói cách khác là tốc độ cần duy trì ở cự ly 100m nếu đường kính phễu 100mm. Một nhược điểm của "đạn xuyên tâm" là sự suy giảm tốc độ rất nhanh.

"Đạn xuyên tâm" có hình dạng giống như cái "chày". Sau khi phễu tích năng lượng sụp đổ( bị kích nổ), đường kính "chày" bằng khoảng 1/4 đường kính phễu lúc ban đầu, với chiều dài tương đương đường kính phễu. Có nghĩa là , nếu d (phễu)=100mm thì , d'(đường kính đạn sốc lõi)=25mm x L (chiều dài)=100mm.

(http://i.imgur.com/zCQOUmp.gif)

(http://i.imgur.com/pAClqK9.gif)


"Đạn sốc lõi" có tốc độ thiết kế đạt 5000m/s.Thực tế , trong ở giai đoạn đầu của hệ thống phòng vệ chủ động "Afganit" chỉ đạt tốc độ 1700m/s(5M), trong tương lai sẽ lâng lên 3000 m/s(gần9M). Đây được coi là tốc độ siêu vượt âm, nó vượt xa tốc độ của đạn động năng( đạn chống tăng có tốc độ cao nhất mà người ta biết tới).

Thiết kế "Đạn sốc lõi" đầu tiên trên thế giới được thực hiện tại Đức trong thế chiến thứ 2, dưới sự lãnh đạo của kỹ sư đạn đạo Hubert Shardin. Nhóm nghiêm cứu thuộc Viện kỹ thuật đạn đạo Air Force Academy (Technischen Akademie der Luftwaffe) từ năm 1939 đã nghiêm cứu quy trình kích nổ đạn xuyên lõm bằng cách cài đặt thêm xung động tia rengen( tia X). Đã xuất hiện sự khác nhau trong quá trình sụp đổ phễu tích năng lượng có cấu hình bán cầu và hình nón. Phễu tích năng lượng hình bán cầu không hình thành luồng xuyên, nhưng vách phễu hình thành cái "chày" và duy trì tính toàn vẹn của nó, đây chính là cốt lõi của vấn đề. Tốc độ của cái "chày" đạt khoảng 5000m/s. Kết quả vụ nổ thu được từ tác động của rengen( tia X) mở ra một chương mới cho rất nhiều ứng dụng trong khoa học đạn đạo sau này, nhưng lúc ban đầu cái người ta mong muốn là tìm ra khả năng xuyên lõm cao nhất cho đạn chống tăng. Phát hiện trên gọi là : Hiệu ứng Mizhney-Shardin .


Sự bại trận của nước Đức quốc xã đã dẫn đến nhiều mất mát thiệt thòi cho nước bại trận. Những thành quả khoa học mà nước Đức dày công nghiên cứu đều bị ép dâng cho nước thắng trận Là LX hoặc Mỹ.

Hiệu ứng Mizhney-Shardin được ứng dụng tại Mỹ từ những năm 1970. "Đạn sốc lõi" được chia làm 2 nhóm.

Nhóm 1: Hiệu quả tầm ngắn, đường kính phễu bằng hoặc >100mm, cự ly tác dụng 10m(«самоформирующийся осколок» (self-forming fragment, SFF).

Nhóm 2: Hiệu quả tầm xa, đường kính phễu bằng hoặc >100mm, cự ly tác dụng tới 200m «снаряд, формирующийся при взрыве заряда» (explosively formed projectile, EFP). Cái "chày" hình thành dưới tác động của liều nổ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 27 Tháng Chín, 2015, 01:46:05 pm
Chào tất cả các đồng chí và các bạn!

(http://i.imgur.com/hW1kRkk.jpg)


1.Cửa nóc dành cho trưởng xe.

2. Hệ thống phòng vệ chủ động " AFGANIT" bao gồm rada và 5 ống phóng đạn đánh chặn " Sốc lõi/Ударное ядро" mỗi bên.

3- Các thành phần trong hệ thống phòng vệ chủ động " AFGANIT" bao gồm:
-Phần trên-Ăngten bức xạ.
-Phần dưới-Ăng ten thu và khối phóng đạn .

4- Máy ngắm quang học toàn cảnh.

5-Camera giám sát.

6. Hộc đuôi.

(http://i.imgur.com/CIVmXiM.jpg)

1- Camera giám sát.

2-Ăngten trong phức hợp bảo vệ phần bán cầu trên.

3-Rada trong hệ thống phòng vệ chủ động " AFGANIT".

4-Khối phóng đạn, bảo vệ chủ động phần trên xe.

5-Khối ống phóng đạn trong hệ thống phòng vệ chủ động " AFGANIT".

6-Khe ngắm xạ kích mục tiêu, có thể tự động quay góc 360o bám bắt mục điêu chỉ định đạn đánh chặn. Trong muỗi ống phóng đạn đánh chặn chứa số lượng đạn không xác định nhưng được cho rằng hàng chục đạn /mỗi ống phóng.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 01 Tháng Mười, 2015, 11:25:30 pm
Thưa các đồng chí và các bạn, tôi đã đi xong phần đạn đánh chặn, còn phần ra đa mảng FA chủ động. Tài liệu tôi có trong tay, nhưng viết để người đọc ở trình độ nào cũng có thể hiểu là việc rất khó khi viết về rada . Tôi định viết sơ về rada chủ động, nhưng như vậy chủ đề này sẽ mất một phần ý nghĩa. Còn nếu viết kỹ thì lại phải rạch ròi giữa rada mảng FA chủ động và thụ động. Rada mảng Fa chủ động trên tăng Armata với nhiều công nghệ mới, những thuật ngữ rất trìu tượng, thực sự tôi cũng bận quá nên cũng có phần ngại.



Xin các đồng chí và các bạn cho ý kiến!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Duy Tùng trong 09 Tháng Giêng, 2016, 11:01:57 pm
Thưa bác Longtrec cháu xin có một vài ý kiến thế này.
Thứ nhất cháu rất cảm ơn bác, các bác, các chú trong topic Kiến thức quốc phòng nói riêng và trang Quân sử Việt Nam nói chung đã bỏ rất nhiều tâm huyết, công sức để đem lại cho bạn đọc những kiến thức vô cùng quý báu, thú vị và bổ ích về khoa học quân sự, rất mong bác cùng các bác, các chú trong trang quân sử Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững nhiệt huyết để tiếp tục là chiếc cầu nối giữa bạn đọc với tri thức của nhân lọai và lịch sử dựng Dựng nước- Giữ nước vẻ vang của ông cha ta!
Thứ hai là về chủ đề xe tăng Armata, theo cháu đây là một lọai xe tăng hòan tòan mới cả về chất và lượng nên thiết nghĩ bác có thể tách chủ đề này ra khỏi topic "VKKT trang bị cho sư đòan bộ binh Nga và Việt Nam" hoặc bác có thể xé nhỏ topic "VKKT trang bị cho sư đòan bộ binh Nga và Việt Nam" ra thành các thư mục con để người đọc tiện theo dõi ( VD: chia topic thành các thư mục con: 1.Vũ khí bộ binh thông thường;
2.Súng chống tăng và tên lửa chống tăng ;
3.Lịch sử và giới thiệu một số lọai áo chống đạn;
4.Đạn tăng và giáp phản ứng nổ, v..v)
Ngòai ra nếu các topic mà được cập nhật thường xuyên thì thật là tuyệt vời ( ví dụ như phần đạn xuyên giáp chẳng hạn, cháu thấy chủng đạn xuyên giáp- thanh xuyên dưới cỡ họ đã nâng cấp khá nhiều phiên bản mới của lọai đạn này, nếu có điều kiện rất mong bác cập nhật them)
Trên đây là những ý kiến đóng góp của cháu với topic, nếu có gì thiếu sót rất mong các bác, các chú góp ý thêm, cháu xin cảm ơn! :)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Giêng, 2016, 05:34:22 pm
Bạn Duy Tùng Thân mến!

Rất cảm ơn bạn , về những đóng góp thể hiện sự cầu thị và tâm huyết của bạn! Tôi xin lần lượt trả lời từng gợi ý của bạn như sau:

Trích dẫn
Thứ hai là về chủ đề xe tăng Armata, theo cháu đây là một lọai xe tăng hòan tòan mới cả về chất và lượng nên thiết nghĩ bác có thể tách chủ đề này ra khỏi topic "VKKT trang bị cho sư đòan bộ binh Nga và Việt Nam" hoặc bác có thể xé nhỏ topic "VKKT trang bị cho sư đòan bộ binh Nga và Việt Nam" ra thành các thư mục con để người đọc tiện theo dõi ( VD: chia topic thành các thư mục con: 1.Vũ khí bộ binh thông thường;

Về việc tách topic ra thì sẽ giúp người đọc tiện theo dõi, chủ đề viết theo mạch, nhưng cái khó là chủ topic phải chăm chút cho nó hết 60 trang. Về tài liệu tôi có, hoặc sẽ có cách để có , thông tin chắc chắn sẽ rất mới .....Nhưng thú thật tôi bận quá, hơn nữa "đọc giả" bây giờ họ thích FB hơn thì phải? ;D

Về câu gợi ý 2,3,4 tôi thiết nghĩ không nhất thiết tách vì độc giả trong này hầu hết là những cựu Chiến binh, người tham gia quân ngũ hay ít nhất cũng là người yêu KTQS nên họ hiểu những vũ khí khí tài nào thuộc về trang bị cho sư đoàn BB, chỉ xe tăng Armata là mới, phức tạp nếu có điều kiện thì viết giêng 1 chủ đề là hợp lý nhất.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: minhhang trong 22 Tháng Sáu, 2016, 12:28:50 pm
Cảm ơn bác Longtrec về loạt bài Hệ thóng phòng vệ tich cực trên xe tăng. Như bác đã nói hệ thống này đã bắt đầu nghiên cứu từ khá lâu, có rất nhiều ưu điểm, nhưng ảnh hưởng lớn đến bộ binh chiến đấu đi cùng. Vậy bác cho em hỏi hệ thống này trên T14 đã khắc phục điều đó như thế nào?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 26 Tháng Sáu, 2016, 07:54:26 pm
Chào bạn minhhang cùng tất cả các bạn!


Trích dẫn
Cảm ơn bác Longtrec về loạt bài Hệ thóng phòng vệ tich cực trên xe tăng. Như bác đã nói hệ thống này đã bắt đầu nghiên cứu từ khá lâu, có rất nhiều ưu điểm, nhưng ảnh hưởng lớn đến bộ binh chiến đấu đi cùng. Vậy bác cho em hỏi hệ thống này trên T14 đã khắc phục điều đó như thế nào?

Hệ thống phòng vệ chủ động trên xe tăng T14 gồm 2 khối 2 bên mỗi khối gồm 5 ống phóng đạn " đạn sốc lõi/Ударное ядро" với nhiệm vụ bảo vệ xe  với góc 360o. Tất cả các ống phóng chứa lượng đạn không xác định, đều có thể nạp tự động, với đường kính phễu tích năng lượng lớn hơn 100mm có tác dụng duy trì tốc độ luồng xuyên tối đa lên đến 3000 m/s(gần9M) ở cự li đến gần 100m. Tuy nhiên khối đạn đánh chặn bảo vệ phần nóc lại có đường kính phễu tích năng lượng bé hơn, tức là dưới 100mm và như vậy tốc độ luồng xuyên cũng chỉ có thể duy trì ở cự li 10m. Một lý do khác là đạn đánh chặn dùng động năng chứ không dùng thuốc nổ để phá hủy đạn bắn tới xe nên hạn chế tối đa mảnh văng của vụ nổ làm hại đến BB.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: minhhang trong 16 Tháng Bảy, 2016, 01:44:37 pm
Chào bạn minhhang cùng tất cả các bạn!


Trích dẫn
Cảm ơn bác Longtrec về loạt bài Hệ thóng phòng vệ tich cực trên xe tăng. Như bác đã nói hệ thống này đã bắt đầu nghiên cứu từ khá lâu, có rất nhiều ưu điểm, nhưng ảnh hưởng lớn đến bộ binh chiến đấu đi cùng. Vậy bác cho em hỏi hệ thống này trên T14 đã khắc phục điều đó như thế nào?

Hệ thống phòng vệ chủ động trên xe tăng T14 gồm 2 khối 2 bên mỗi khối gồm 5 ống phóng đạn " Cú đánh xuyên tâm/Ударное ядро" với nhiệm vụ bảo vệ xe  với góc 360o. Tất cả các ống phóng chứa lượng đạn không xác định, đều có thể nạp tự động, với đường kính phễu tích năng lượng lớn hơn 100mm có tác dụng duy trì tốc độ luồng xuyên đến 3000 m/s(gần9M) ở cự li đến gần 200m. Tuy nhiên khối đạn đánh chặn bảo vệ phần nóc lại có đường kính phễu tích năng lượng bé hơn, tức là dưới 100mm và như vậy tốc độ luồng xuyên cũng chỉ có thể duy trì ở cự li 10m. Một lý do khác là đạn đánh chặn dùng động năng chứ không dùng thuốc nổ để phá hủy đạn bắn tới xe nên hạn chế tối đa mảnh văng của vụ nổ làm hại đến BB.

Cảm ơn bác đã giải thích.

Với phương án dùng động năng để tiêu diệt mục tiêu sẽ rất khó bắn trúng. Không biết họ xử lý vấn đề này bằng cách nào bác nhỉ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 18 Tháng Bảy, 2016, 10:30:02 pm
Chào bạn minhhang và tất cả các bạn, chào các bác CCB!

Trước khi trả lời câu hỏi của bạn minhhang, mời mọi người xem lại "cái chày" và quá trình hình thành "cái chày". Thực ra để viết chuyên sâu thì tôi phải bắt đầu từ Rada mảng Fa chủ động trên tăng Armata. Hơn nữa thuật ngữ "Ударное ядро" tôi không biết dịch ra tiếng Việt thế nào cho đúng, Sốc lõi hay cú đánh xuyên tâm? Thôi tôi cứ gải thích nôm na thế này!



(http://i.imgur.com/Q6Fn3rv.jpg)


Mời xem clip!

https://new.vk.com/video16056595_169604938?list=6aff4babc75543800d

Để đơn giản vấn đề các bạn hãy nhớ đến pháo phòng không hạm tầm gần AK 630. Pháo AK-630 trang bị 2000-3000v( AK-630M), tầm bắn hiệu quả 4000m, tốc độ bắn 4000-5000 đạn/phút, sơ tốc đạn 1030m/s. AK-630 có thể bắn hạ các loại tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình pha cuối. Nguyên tắc làm việc AK-630 là dùng tốc độ bắn cao tạo ra 1 trùm đầu đạn đón lõng tên lửa với phương châm: trăm viên đạn bắn đi, nếu 99 viên trượt cũng có viên trúng đích. Tất nhiên không thể quên vai trò của rada trinh sát-chỉ thị mục tiêu.

Quay lại với đạn phòng vệ chủ động trên xe tăng T14 gồm 2 khối 2 bên mỗi khối gồm 5 ống phóng đạn " sốc lõi/Ударное ядро". Tất cả các thông số trên AK-630 đều không thấm tháp gì với đạn đánh chặn "Ударное ядро". Ở AK-630 bố trí 6 nòng xoay tròn thì hệ thống phòng vệ chủ động trên xe tăng T14 bố trí  5 ống phóng( tương đương 5 nòng pháo) theo phương nằm ngang. Chưa kể rada chủ động trong hệ thống AFGANIT vô cùng tinh vi, theo dõi cùng lúc và khóa được rất nhiều mục tiêu. Ngoài ra nếu biện pháp phòng vệ chủ động thất bị đã có biện pháp phòng vệ bị động, một trong những biện pháp đó là giáp phản ứng nổ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 21 Tháng Bảy, 2016, 09:01:47 pm
Chào tất cả các bác CCB, chào tất cả các bạn!

Bạn minhhang thân mến, hy vọng loạt bài viết của tôi tới đây sẽ giải đáp hết những thắc mắc của bạn!


Hệ thống bảo vệ chủ động (KAZ) "Afghanit" trên tăng T-14 bao gồm nhiều khối radar ,có một radar tầm xa cảnh báo về các mối đe dọa cũng như trinh sát mục tiêu. Kịch bản bảo vệ của hệ thống Afganit cũng bao gồm tích hợp các hệ thống điều khiển hỏa lực cho phản ứng đáp trả mạnh mẽ trong các trường hợp phần giáp tăng bị tấn công. Hệ thống Afghanit bao gồm tự động điều khiển xoay tháp pháo theo hướng bay tới của quả đạn, mục đích là tạo góc bắn tối ưu nhất cho đạn sốc lõi "Ударное ядро" bắn hạ đạn chống tăng( lưu ý: Không phải mọi trường hợp, hệ thống điều kiển TT đều đưa ra quyết định quay tháp, tăng T-14 có rất nhiều lựa trọn tự vệ). Hệ thống Afganit được trang bị 10 ống phóng đạn  sốc lõi "Ударное ядро" mỗi bên 5 ống phóng. Trên mỗi ống phóng được trang bị khe ngắm xạ kích tự động quay , bám bắt mục tiêu với góc 360o.
Rada quang điện từ toàn cảnh của hệ thống Afganit bao gồm bốn radar mảng Fa chủ động(АФАР-активная фазированная антенная решётка)  gồm các tấm  anten xung Doppler tích hợp với vòng tròn khoảng cách xa HD cùng các băng tần hồng ngoại tầm gần. Bằng cách tích hợp các phương tiện hồng ngoại, hệ thống Afghanit đã tăng khả năng giám sát cũng như tính ổn định cao cho hệ thống bằng việc bổ xung ra đa REB(REB-радиоэлектронная безопасность -Rada điện tử an ninh) .

REB có thể làm việc ở chế độ  thụ động bật camera, nhưng  tắt radar để ngụy trang.  Hệ thống Afganit tối đa  an toàn cho bộ binh theo xe, như tập trung vào việc tàng hình, tạo màn khói giảm tối đa các cuộc tấn công vào xe. Giáp xe được sx với các vật liệu giảm thiểu tối đa bức xạ nhiệt, cũng như bức xạ điện từ . Để tăng hiệu quả cho tấm màn ngụy trang, trong hệ thống Afghanit trang bị máy phát xung điện từ SOS (электромагнитным импульсом) Chúng gồm các đi ốt và đạn lựu xung điện từ (диоде и ЭМИ-гранатами /ЭМИ-электромагнитный импульс).
Hệ thống Afghanist  kiểm soát một khẩu súng máy robot cho phép bắn hạ những quả đạn chống tăng của đối phương bắn tới xe.

Hệ thống Afghanit thậm chí có thể phá hủy các tên lửa hay đạn chống tăng động năng là những vũ khí chống tăng có tốc độ gấp vài lần tốc độ âm thanh bởi hệ thống Afghanit được trang bị radar mảng Fa thụ động với công nghệ chiếu xạ liên tục (ПФАР -пассивная фазированная антенная решётка-технологии и работающих по подсветке от постоянного источника).

(http://i.imgur.com/jyivVqb.jpg)

1. radar tầm gần
2. radar mảng pha thụ động
3. trạm phát bức xạ
4. radar mảng pha tầm xa chủ động
5. Kamera hồng ngoại
6. Сamera khếch đại quang điện tử
7.khối phóng đạn ngụy trang
8. Cửa phóng tấm nót
9. khối phóng đạn sốc lõi "Ударное ядро"



(http://i.imgur.com/Lc7aMWV.jpg)

Radar mảng Fa chủ động N036B-1-01 được trang bị trên tăng T-14 với công nghệ LTCC



Phần viết còn rất dài, rất nhiều công nghệ lần đầu được áp dụng trên tăng T-14 nên có nhiều thuật ngữ chuyên ngành khiến cho tôi vất vả khi Việt hóa. Chuỗi bài do tôi tổng hợp từ rất nhiều nguồn, nhiều tài liệu quý giá của các chuyên gia Quân sự phần nào hé nộ các kỹ thuật vượt bậc được áp dụng trên tăng T-14 vậy mà nó chỉ có giá thành rất rẻ-3,7 triệu Dollar.



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: minhhang trong 23 Tháng Bảy, 2016, 11:56:58 am
Là một sản phẩm mới,bao gồm rất nhiều công nghệ tiên tiến cho nên tài liệu rất hạn chế. Để có được những giải thích vừa qua em hiểu bác đã bỏ quá nhiều công sức.

Với tư liệu trên em hiểu hệ thống đã tự động xác định được quỹ đạo của các mục tiêu và sẽ tối ưu, lựa chọn mục tiêu nào cần tiêu diệt trước. 05 ống phóng có khả năng thay đổi góc một lượng nhỏ cộng với sự xoay của tháp pháo nếu cần sẽ giúp cho ống phóng hướng vào điểm định bắn ( do máy tính tự điều khiển).  Vậy thì với hiệu ứng xuyên tâm sẽ tạo ra cùng lắm 03 viên đạn lao vào mục tiêu. ( Em trừ đi 02 viên, vì với kết cấu của ống phóng đó 03 viên hướng vào mục tiêu là đã quá nhiều).
Em nghĩ, rất khó bắn trúng quả đạn B41, B72, .... bằng 03 viên đạn.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 23 Tháng Bảy, 2016, 03:52:09 pm
Đạn xung điện từ(nén) .

Lần đầu tiên ghi nhận trong năm 50 của thế kỷ XX, khi Mỹ thử nghiệm bom hydrogen. Vụ nổ đã được thực hiện trên không trung thuộc Thái Bình Dương. Kết quả là một sự gián đoạn cung cấp điện ở Hawaii vì ảnh hưởng xung điện cao từ vụ nổ. Năm 1962, ở độ cao 400 km. Mỹ đã kích nổ một quả bom điện từ chứa 1.9 Mt  , lập tức " làm chết" 9 vệ tinh, gây mất liên lạc vô tuyến điện trên khu vực rộng lớn của Thái Bình Dương trong thời gian dài. Năm 1951, nhà khoa học quân sự của Nga là Andrei Sakharov (đã qua đời) đưa ra được bản thiết kế về bom xung điện từ với nguồn gốc phi hạt nhân. Trong đó, quả bom phát nổ để tạo ra sức nén khổng lồ lên một nam châm nhân tạo bên trong ruột, từ đó một xung điện từ cực mạnh sẽ phóng ra và phá hủy các thiết bị điện tử của kẻ thù. Trong chiến tranh vùng Vịnh 1991 và cuộc chiến Iraq năm 2003, không quân Mỹ đã sử dụng bom xung điện từ để vô hiệu hóa đài truyền hình và các trung tâm liên lạc khác của đối phương.

Bom điện từ không mới, nhưng tạo ra đạn xung điện từ thì là một bước tiến dài của khoa hoạc quân sự . Nếu quả đúng Nga đã tích hợp đạn xung điện từ trang bị cho tăng T-14 thì xin được nghiêng mình thám phục các nhà khoa học quân sự Nga.Theo longtrec việc tích hợp đạn xung điện từ trong hệ thống phòng vệ chủ động là rất khó và không cần thiết vì đã có radar gây nhiễu cục bộ, rất có thể đây là loại đạn mới trang bị cho pháo chính 125mm hoặc 155mm của tăng T 14.

 Đạn xung điện từ (nén) được công bố từ vài năm trước nhưng đây là lần đầu tiên Nga áp dụng công nghệ tiên tiến này trên tăng T-14. Khi nổ, đạn có tác dụng gây sốc cục bộ( phạm vi hẹp) vô hiệu hóa tức khắc các loại đạn, tên lửa hoặc thiết bị điện tử của đối phương trong bán kính ngắn mà hoàn toàn không gây hại cho các thiết bị điện tử trên xe( Nếu có điều kiện thời gian,tôi sẽ nói thêm về các biện pháp chống bom, đạn xung điện từ của Nga nói chung và trên tăng T-14 nói giêng).

Nguyên lý hoạt động của một quả đạn xung điện từ (nén) cơ bản là sự tạo ra một trường điện từ lớn. Ánh sáng, sóng radio, tia X, vi sóng là tất cả các loại bức xạ điện từ.... Bức xạ điện từ là các sóng có khả năng tự truyền, bao gồm một điện trường dao động vuông góc với từ trường. Cả điện trường và từ trường có cùng pha và dao động vuông góc với hướng lan truyền sóng. Dòng điện có khả năng tạo ra từ trường, trong khi từ trường biến thiên có thể gây cảm ứng và sinh ra dòng điện trong các dây dẫn đặt cạnh nhau.

Thông thường, các thiết bị điện và điện tử chỉ sử dụng đủ điện để vận hành một cách bình thường. Bất cứ một thay đổi hay biến động nào trong cường độ dòng điện cũng gây hỏng hóc khó sửa chữa cho các thiết bị điện, điện tử này. Đây chính là điểm yếu của các thiết bị điện, điện tử mà đạn xung điện từ (nén) tập trung khai thác. Xung điện từ cực lớn sẽ tạo ra một từ trường mạnh, cảm ứng sinh ra các dòng điện phụ ở mạch điện, gây quá tải và cuối cùng sẽ làm cho các thiết bị điện, điện tử tắt ngóm lập tức.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Duy Tùng trong 31 Tháng Bảy, 2016, 02:48:18 am
Hôm trước cháu có xem bản tin Khoa học quân sự của kênh QPVN thấy thông tin người Nga có kế hoạch nâng cấp pháo chính của T-14 lên cỡ 152 mm, theo cháu nếu tăng cỡ nòng thì uy lực của pháo cũng tăng nhưng mặt khác sẽ làm giảm cơ số đạn mà xe tăng có thể mang theo, vậy thì người Nga sẽ làm cách nào để cân bằng 2 yếu tố đó là hỏa lực và cơ số đạn vì trên chiến trường sẽ không tránh khỏi trường hợp trận chiến kéo dài hoặc phải đối mặt với đối phương có số lượng xe tăng vượt trội,cho dù pháo to đạn mạnh nhưng nếu hết đạn thì cũng thành tấm bia để đối thủ tập bắn, chưa kể còn làm tăng gánh nặng hậu cần,tăng chi phí sản xuất do phải đầu tư dây chuyền sản xuất loại đạn mới.Rất mong bác longtrec giúp cháu giải đáp những thắc mắc trên :)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 31 Tháng Bảy, 2016, 02:06:36 pm
Trích dẫn
Hôm trước cháu có xem bản tin Khoa học quân sự của kênh QPVN thấy thông tin người Nga có kế hoạch nâng cấp pháo chính của T-14 lên cỡ 152 mm, theo cháu nếu tăng cỡ nòng thì uy lực của pháo cũng tăng nhưng mặt khác sẽ làm giảm cơ số đạn mà xe tăng có thể mang theo, vậy thì người Nga sẽ làm cách nào để cân bằng 2 yếu tố đó là hỏa lực và cơ số đạn vì trên chiến trường sẽ không tránh khỏi trường hợp trận chiến kéo dài hoặc phải đối mặt với đối phương có số lượng xe tăng vượt trội,cho dù pháo to đạn mạnh nhưng nếu hết đạn thì cũng thành tấm bia để đối thủ tập bắn, chưa kể còn làm tăng gánh nặng hậu cần,tăng chi phí sản xuất do phải đầu tư dây chuyền sản xuất loại đạn mới.Rất mong bác longtrec giúp cháu giải đáp những thắc mắc trên Smiley


Như chúng ta được biết, trong lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít, Nga lần đầu cho ra mắt siêu tăng T-14 trên khung gầm Armata. Xe tăng T-14 phiên bản đầu vẫn sử dụng pháo chính nòng trơn  2А82-1М cỡ nòng 125mm. Trong tháng 2/2016 tại Nga đã hoàn thành thủ tục chấp nhận trang bị pháo chính trên tăng T-14 lên cỡ nòng 152mm. Pháo chính trên tăng T-14 có mã định danh là 2A 83 trước đây được phát triển để trang bị cho tăng T-95 trong đề án "195" do phòng thiết kế nhà máy số 9 đảm nhiệm.

Bạn Duy Tùng cùng tất cả các bạn! Để phân tích ưu nhược điểm của 1 khẩu pháo, nhất là pháo chính trên tăng T-14 thì tôi e rằng mấy dòng chữ này không thể làm nổi. Tuy nhiên tôi xin khái quát thế này:
 Khi được thay thế bằng pháo 152mm thì tăng T-14 không còn là xe tăng đơn thuần mà nó đã là biến thể của tăng và pháo tự hành. Mọi thiết kế đều có mặt mạnh, mặt yếu, để được cái này phải đánh đổi những thứ khác miễn sao mục đích đạt được. Thay đổi pháo chính, các nhà thiết kế đã chấp nhận đổi lượng thay bằng chất. Pháo 2A83 152mm khai thác và cải tiến sâu đạn thanh xuyên dưới cỡ với khả năng duy trì sơ tốc 1980m/s ở khoảng cách 2km thừa khả năng xuyên giáp đồng nhất 1000mm. Pháo 2A83 với khả năng phóng đạn tên lửa có điều khiển như "Krasnopol" có trong biên chế....Gần đây có nhiều thông tin dò gỉ Nga đã sản xuất thành công đạn xung điện( nén) cỡ 152mm.... .Hơn thế nữa các nhà thiết kế muốn tăng khả năng phòng không cho T-14 chống lại các máy bay trục thăng, máy bay cường kích mặt trận. Đạn Reflex-M 9M133FM-3 , có thể tấn công phương tiện bay ở độ cao 9 km và tốc độ lên đến 900 km / h, cự ly tối đa lên đến 10km. Đạn Reflex-M 9M133FM-3 được phát triển trên cơ sở đạn tên lửa chống tăng có điều khiển Reflex M (Mã định danh 9K119M, Mỹ và NATO gọi là AT-11 Sniper) .

Đạn trang bị cho tăng T-14 ngoài những chủng đạn có sẵn trong trang bị như đạn nổ mạnh-phá mảnh, đạn công phá v.v..., ngành công nghiệp Quốc phòng Nga đã tiến 1 bước dài trong cuộc cách mạng đạn dược. Cái cách Nga cải tiến đạn xuyên động năng, rồi biến đạn tên lửa chống tăng có thể là tên lửa đất đối không, cũng có thể thành đất đối đất . người Nga còn tiến 1 bước xa hơn nữa khi tích hợp bom xung điện từ thành quả đạn có điều khiển xung điện từ( nén) để áp chế,làm tên liệt mọi thiết bị điện tử trên tăng, xe bọc thép, xe điều khiển hỏa lực của đối phương... Qua đó ta thấy rằng việc mang nhiều đạn bên trong tháp pháo xe là không thật cần thiết.

Ngoài ra trong chiến tranh hiện đại, Nga còn thiết kế song song với tăng T-14 là xe hộ vệ tăng T-15.

Mời đọc thêm về xe hộ vệ tăng tại đây.

http://www.trithuccongluan.com.vn/the-gioi/8821-terminator-se-la-xe-tang-cua-ky-nguyen-moi.html


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 22 Tháng Chín, 2016, 10:14:52 pm
Thông tin về hệ thống đánh chặn mới Afganit được tờ Izvestia ngày 22/9 dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

"Hệ thống phát hiện bằng UV đã sẵn sàng được lắp đặt cho cả T-14 và T-15 IFV và hiện đang trải qua thử nghiệm như một phần hệ thống phòng vệ chủ động Afganit (còn gọi là APS). Chúng tôi dự kiến hoàn thành dự án vào cuối năm 2016".

Theo thông tin ban đầu được tiết lộ, hệ thống dễ dàng đánh chặn đạn xuyên giáp (BPS) có lõi uranium nghèo lao đến mục tiêu với tốc độ 1,5-2 km/s. Qua những lần thử nghiệm đã cho thấy khả năng đánh chặn tuyệt với với BPS - loại đạn trước đây không thể đánh chặn", tờ Izvestia dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Về nguyên lý hoạt động, Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ, hệ thống này phát hiện mới truy tìm dấu vết photon UV theo vệt khí bị i-ôn hóa được một đầu đạn rocket để lại trên không.


Nó không chỉ có khả năng phát hiện một vụ phóng rocket mà còn tính được vận tốc và quỹ đạo bay của đầu đạn, cung cấp cho hệ thống phòng vệ chủ động toàn diện mọi dữ liệu theo yêu cầu để đánh chặn thành công một mối đe dọa thật sự.

Hệ thống sử dụng một radar quét phân mảng điện tử cùng một hệ thống tác chiến điện tử uy lực đủ sức làm lệch hướng đạn, tên lửa đang được bắn đến. Nó cũng có biện pháp đối phó với vũ khí dẫn đường bằng laser gây nhiễm sóng vô tuyến của kẻ thù.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Duy Tùng trong 21 Tháng Mười Hai, 2016, 10:03:22 pm
Rất mong bác longtrec tiếp tục chuyên đề về dòng xe tăng chủ lực thế hệ mới T-14 và các loại phương tiện chiến đấu phát triển trên cơ sở khung gầm Armata. Theo cháu thấy trên mạng internet và facebook hiện nay có rất nhiều tờ báo và fanpage về vũ khí khí tài-quân sự nhưng chất lượng và độ tin cậy không cao, nhiều khi thông tin tham khảo được không chuẩn xác và không sâu gây nên cảm giác không thỏa mãn cho người đọc. Thỉnh thoảng cháu cũng tham khảo một số trang và forum nước ngoài về chủ đề này nhưng do rào cản ngôn ngữ nên rất khó khăn khi tiếp cận thông tin, đặc biệt là các thuật ngữ quân sự tiếng Anh và tiếng Nga rất khó để dịch ra tiếng Việt chứ chưa nói đến việc hiểu ngữ nghĩa của những từ đó.Ngoài diễn đàn ttvnol ra thì bản thân cháu thấy thông tin trên đây thực sự sâu sắc, bổ ích và có độ tin cậy cao vì nó do những người trong ngành- những người có chuyên môn viết ra hoặc được tham khảo từ những nguồn tư liệu có chất lượng. Tuy nhiên mặt hạn chế của cả hai forum đó là tần suất hoạt động quá thấp, không đều đặn và không được nhiều người biết đến. Như bác longtrec đã nói hiện nay người ta chộng fb hơn,vậy thì tại sao forum mình không chuyển sang hoạt động trên môi trường facebook? Cháu biết các bác rất bận, thời gian viết bài rất ít nên mỗi tuần chỉ mong có 1-2 bài thôi :D vậy nên ta có thể tuyển một số bạn trẻ có đam mê về quân sự và dồi dào về mặt thời gian, khi bác nào có bài đăng thì sẽ chuyển cho các bạn admin của trang để đưa lên facebook hoặc dẫn link về từng topic của diễn đàn cho dễ quản lí. Người yêu thích vũ khí khí tài hiện nay không thiếu, đặc biệt là giới trẻ. Cái thiếu hiện nay đó là họ không có một diễn đàn để trau dồi và học hỏi kiến thức một cách nghiêm túc để dẫn tới bị "đầu độc" bởi một số trang báo lá cải hoặc từ "nồi lẩu thập cẩm" wikipedia.Trên đây là một số đóng góp của cháu về topic và forum, rất mong nhận được những góp ý từ các bác và các bạn vì sự phát triển của diễn đàn.Cháu xin cảm ơn! :D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 25 Tháng Mười Hai, 2016, 12:34:53 am
Chào các bác cựu chiến binh, chào bạn Duy Tùng cùng tất cả độc giả yêu kiến thức QS. Thay cho lời cảm ơn sự động viên khích lệ của các bác cùng các bạn, Longtrec tôi xin được làm 1 chuỗi bài giả định về sự chạm chán giữa tăng T-14 "Amarta" với M1 Abrams — xe tăng chủ lực của Mỹ,Leopard 2 — xe tăng chủ lực của Đức,Challenger 2 là xe tăng chủ lực của Anh thì phần thắng thuộc về ai? Khả năng của xe tăng T-14 có chống trọi được với đạn chống tăng TOW,  FGM-148 Javelin ???? Tôi nhớ hồi mùa hè, báo trong nước có dịch bài báo nước ngoài đề cập về vấn đề trên nhưng hình như chỉ có tiêu đề với mấy dòng thông tin cụt lủn làm người đọc có phần hụt hẫng thất vọng. Trong khả năng có hạn, longtrec tôi xin cố gắng cao nhất tập chung phân tích các công nghệ được áp dụng trên các dòng tăng trên . Tôi cũng sẽ cùng các bác, các bạn đi sâu tìm hiểu các ưu nhược điểm của 2 dòng đạn chống tăng thông dụng của Mỹ và NATO và cách người Nga khắc chế chúng . Tôi rất mong nhận được sự quan tâm của các bác, các bạn!

Kể từ khi ra đời, tăng T-14 "Armata" đã dành được sự quan tâm đặc biệt của giới QS thế giới. Đã có biết bao nhiêu các bài phân tích mổ sẻ từ giới chuyên môn cùng biết bao phỏng đoán của những người tò mò...T 14 là " Siêu tăng", đã có bom bố, bom mẹ vậy thì sao không gọi tăng T 14 là " Bố tăng"... Thực sự  tăngT 14 có xứng đáng dành sự quan tâm, tôn vinh như vậy không, hay tăng T 14 chỉ là hổ giấy? Liệu Nga có tung tăng T 14 đến chiến trường Seria để thử lửa không? đã có hơn 162 đơn vị vũ khí được Nga đưa đến Seria thử nhiệm thực tế(vũ khí được sử dụng nhiều nhất như chiến đấu cơ Sukhoi Su-34,  Su-30SM; trực thăng Mi-28N, Ka-52; nhiều loại tên lửa dẫn đường...)  vậy tăng T 14 " Amarta" thì sao?

Trước tiên phải hiểu rõ là, tăng T-14 chỉ là một phần nền tảng phổ quát "Armata". Nó bao gồm : xe tăng chiến đấu chủ lực T-14, , xe hộ vệ tăng T-15, thiết giáp hỗ chợ-cứu hộ T-16 và một số chủng vũ khí khác đang được hình thành phát triển trên nền tảng "Amarta. Về lý thuyết chúng cần được thử lửa, nếu được chứng minh chúng sẽ là những vũ khí mơ ước của bất kỳ quân đội nào trên thế giới, nhưng nếu bị phiến quân bắn cháy, niềm tự hào về kỹ thuật QS Nga sẽ sụp đổ. Và đừng quên rằng, nếu Nga đưa tăng T 14 đến Seria thì rất nhiều nước muốn hỗ chợ cho phiến quân vũ khí chống tăng tốt nhất. Vậy giữa cái được và cái mất liệu Nga sẽ trọn phương án nào????


***


1. Thiết kế.

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 "Armata" do công ty Uralvagonzavod (UVZ) của Nga phát triển dựa trên khung gầm hạng nặng Armata (Тяжёлая гусеничная унифицированная платформа (ТГУП) «Армата». Loạt xe tăng, xe chiến đấu BB hạng nặng trên khung gầm Armata đầu tiên được sản xuất vào cuối năm 2014 .
Các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực nổi tiếng trên thế giới hiện nay như Leopard 2 của Đức hay M1 Abrams của Mỹ đều được thiết kế cách đây trên 35 năm.

Tăng T 14 là loại tăng độc nhất vô nhị trên thế giới hiện nay được thiết kế " tàng hình" với lớp sơn chống bức xạ cùng nhiều biện pháp hạn chế tối đa bức xạ hồng ngoại ra ngoài, đặc biệt là hệ thống tác chiến điện tử thế hệ mới( tôi sẽ nói kỹ trong bài sau).

Nền tảng  "Armata" tương đối đơn giản, không tốn kém nhưng chuyên ngành, được thai nghén và phát triển từ thời Liên Xô. Trong thực tế, "Armata" tồn tại trong nhiều phiên bản, và trong lĩnh vực này có rất nhiều điểm tương đồng với các chương trình dành cho Lục quân của Mỹ mà hiện nay bị hủy bỏ gọi là "Future Combat Systems (Eng. Future Combat Systems).

Tư duy thiết kế và sản xuất vũ khí của LX trước đây do bị ám ảnh từ chiến tranh thế giới lần 2 nên thường thiên về số lượng-mạnh mẽ, còn các yếu tố khác như bảo vệ sinh lực binh sỹ hay tính mỹ quan, tiện lợi đều xếp ở mức độ dưới. Từ tăng T 90 trở đi thiết kế đã đi vào chất thay lượng, đặc biệt T 14 đã có thiết kế hoàn toàn cách mạng, không hề theo lối cũ. Tính mạng của binh sỹ được đặt lên hàng đầu thể hiện qua khoang lái và trưởng xe được đặt phía trên. Tăng T-90M, T-90MS, các nhà thiết kế đã bố trí lại 1 hộp đạn phụ, gồm 3 ngăn, được bọc thép dày 4 - 5 mm, bố trí phía sau tháp pháo theo kiểu module, mỗi ngăn chứa các loại đạn khác nhau nhằm giảm thiểu tối đa hư hại cho xe và binh sỹ trong trường hợp khoang đạn bị tấn công phát nổ .
Hơn nữa,  tăng T 14  được trang bị 3 lớp bảo vệ gồm :
-Bảo vệ từ xa bởi rada chế áp điện tử mạnh làm chệch hướng các loại đạn, tên lửa điều khiển.Radar mảng Fa thụ động với công nghệ chiếu xạ liên tục (ПФАР -пассивная фазированная антенная решётка-технологии и работающих по подсветке от постоянного источника).
-Bảo vệ chủ động với hệ thống KAZ "Afghanit" ,phát hiện bám bắt mục tiêu (mm) ,đạn đánh chặn tốc độ siêu vượt âm( 1700m/s trong giai đoạn thử nhiệm, giai đoạn 2 là 3000m/s).
-Bảo vệ thụ động với giáp phản ứng nổ thế hệ 4 Malakhit.

Mặc dù thiết kế mới trên tăng T14 , tăng khả năng sống sót cho kíp chắc thủ nhưng bên cạnh đó nó cũng bộc lộ  một vài nhược điểm . Kíp chắc thủ buộc phải dựa hoàn toàn vào các thiết bị cảm biến. Trên thực tế, khi sảy ra trục trặc hay lỗi hệ thống cũng như bị hư hỏng khi tác chiến thì hầu như kíp chắc thủ bị bịt mắt.

Nếu chúng ta so sánh T-14 với bản nâng cấp tăng M1A2 SEP v2 hoặc M1A3(tương lai) nó sẽ tạo ra muôn vàn thắc mắc tranh luận, nhưng ở đây tôi mong tạo ra quả bom tranh luận. ;D Sơ lược về trọng lượng thì T 14 nhẹ hơn, M1 Abrams nặng 61 tấn trang bị động cơ AGT-1500 công suất 1500HP, tốc độ tối đa  là 72km/h. còn T 14 chỉ có 48 tấn,trang bị động cơ diesel A-85-3A 1.500 HP (trang bị trong giai đoạn sản xuất thử ), bước sang giai đoạn 2 sẽ trang bị động cơ 1800HP tốc độ 90km/h rõ ràng tăng T 14 linh hoạt hơn.

Pháo chính , ngoại trừ xe tăng Challenger 2 trang bị pháo 120mm nòng soắn, các loại xe tăng chủ lực của hai phe Đông - Tây đều trang bị pháo nòng trơn. Giêng tăng T 90 và T 14 của Nga trang bị pháo 125mm còn các dòng tăng của Mỹ và Nato đều trang bị pháo 120mm. Ở đây chênh nhau 5mm pháo nòng chính ít nói nên điều gì, việc lựa trọn cỡ nòng 120mm và 125mm chủ yếu phù hợp tiêu chuẩn đạn dược của mỗi bên.



Còn tiếp.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 02 Tháng Giêng, 2017, 07:08:05 pm
Chúc tết tất cả các bác, các bạn!



Сuộc đua của 2 ông lớn Mỹ-Liên xô trong thập niên 80 để tạo ra cỗ máy chiến tranh di động đã cho ra đời những mẫu tăng như T90 hay M1 Abrams như chúng ta đã biết. Cuộc đua chợt khựng lại do sự kiện LX sụp đổ, nước Mỹ bỗng dưng mất đối thủ ganh đua trong 1 thời gian, điều đó lý giải tại sao 1 số dự án chế tạo vũ khí của Mỹ bị đóng băng hoặc trì hoãn lâu dài trong đó có M1 Abrams Block III.


Năm 1983, nguyên mẫu đầu tiên M1 Abrams Block III được tạo ra. Nó được gọi là " Surrogate Research Vehicle". Ở nguyên mẫu cải tiến M1 Abrams Block III  vấn đề cải tiến pháo chính, cải thiện tầm nhìn cho kíp chiến đấu được tính tới. Pháo chính trên tăng đã được thay bằng pháo M256 nòng trơn  nhẹ hơn nhưng cỡ nòng vẫn giữ nguyên120 mm, tự động nạp đạn, khoang đạn chứa được 44 viên đạn. Trong giai đoạn này, Mỹ và khối Nato có xu hướng phát triển cỡ nòng pháo chính tăng hơn lên 140mm(pháo HM291) .


Cho đến nay không có tin tức về sự "hồi sinh" của M1 Abrams Block III . Tuy nhiên, trong tháng 10 năm 2015 General Dynamics Corporation đã đưa ra giới thiệu bản nâng cấp mới М1 Abrams — M1A2 Abrams SEP v.3.

(http://imageshack.com/a/img924/693/INxXDY.jpg)




Nguyên mẫu М1 Abrams — M1A2 Abrams SEP v.3 được cải tiến sâu về khả năng thông tin liên lạc, bộ giáp bảo vệ và đặc biệt là khả năng phát hiện và phá hủy loại đạn chống tăng vác vai. Đây là một nhu cầu rất bức thiết do Mỹ và Nato mất mát quá nhiều tăng tại Iraq và Afghanistan.
 Về đạn dược , M1A2 ABRAMS SEP V.3 được trang bị 2 loại đạn mới là đạn xuyên giáp dưới cỡ M829A4 và đạn nổ mạnh đa nhiệm với ngòi nổ lập trình HM1147 AMP. Ngoài ra, "Abrams mới" còn được trang bị 1 khẩu súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7 mm, với hệ hệ thống tự động theo dõi, nhắm bắn mục tiêu. Theo tuyên bố của người đại diện tập đoàn General Dynamics thì M1A2 ABRAMS SEP V.3 sẽ được trang bị cho quân đội Mỹ trong năm 2017.

Nhận định: Dù được nâng cấp cải tiến thế nào thì mẫu М1 Abrams vẫn không thể nào là mẫu xe tăng của thế kỷ 21, nó cũng vẫn mãi là mẫu tăng thế hệ 3 hay đúng hơn là 3++++++ mà thôi.

Về pháo chính, cả Nga và phương tây đều có những kế hoạch tăng kích cỡ nòng cho pháo chính, cụ thể phương tây muốn tăng cỡ nòng pháo từ 120mm lên 140mm còn Nga từ 125mm lên 152mm(2А83).Nguyên mẫu đã có nhưng cả 2 phía Nga và phương tây đang đối diện với những thách thức kỹ thuật nghiêm trọng như phải giải quyết gia tăng độ bền cho nòng pháo( do thay đổi tăng áp suất trong nòng pháo) cũng như độ giật lùi, sự hao mòn nòng ... Thay đổi pháo chính còn đẻ ra cần phải thiết kế lại tháp pháo cho cân bằng với trọng lực nòng pháo cũng như phải thiết kế lại khoang đạn do kích cỡ đạn tăng lên đồng nghĩa với việc giảm số lượng đạn mang theo.

Theo quan điểm của cá nhân tôi, thiết kế tăng kích cỡ nòng pháo cả Nga và phương tây rất khó đưa ra khỏi phòng thí nhiệm để sản xuất hàng loạt do gặp quá nhiều bất cập và không có tính cách mạng. Cách mạng thực thụ trong thiết kế đạn dược là phải có thuốc nổ và thuốc phóng thế hệ mới. Cần ra tăng uy lực cho pháo chính, phải làm sao  tăng được tầm bắn, tăng sơ tốc đạn, đạn phải nhẹ hơn nhưng sức công phá phải lớn hơn và hơn thế nữa là cải tiến tầm nhìn cho kíp chiến đấu, đặc biệt là tăng khả năng tác chiến điện tử. Trong tác chiến, ai phát hiện ra đối thủ trước , chế áp điện tử mạnh người ấy sẽ thắng. Vấn đề này công bằng mà nói người Nga đang dẫn trước 1-0.


Còn tiếp





Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 03 Tháng Giêng, 2017, 08:58:40 pm
Vậy các nước Nato khác đang và sẽ làm gì với cỗ máy chiến tranh của họ? Xe tăng chủ lực của khối Nato đáng chú ý nhất có AMX-56 Leclerc( Pháp), Leopard 2 ( Đức) và Challenger 2( Anh). Trong cuộc triển lãm vũ khí Eurosatory 2016 , tập đoàn Rheinmetall AG  đã đưa đến triển lãm 1 đề án thiết kế  mới  cho xe tăng chủ lực , dự kiến mẫu tăng tương lai sẽ được trang bị cho quân đội Pháp, Đức trước năm 2030.


(http://imageshack.com/a/img924/7748/EWv36O.jpg)

Pháo 130mm trong triển lãm vũ khí Eurosatory 2016 .

 
Dự án  được đặt tên là Combat System (viết tắt MGCS), MGCS chủ yếu tập chung thay thế pháo chính từ 120mm lên 130mm nhưng vẫn giữ là pháo nòng chơn.  Tăng khả năng phòng vệ chủ động cho tăng tập chung ở 2 bên sườn và đằng sau xe ... Dự án đặt kế hoạch đến năm 2030 sẽ thay thế hoàn toàn Leclerc và Leopard.

Cũng trong cuộc triển lãm , Pháp đưa đến 1 mẫu tăng AMX-56 Leclerc Renove, danh sách cải tiến cũng không khác mấy so với M1A2 Abrams SEP v.3( Mỹ), Pháp lên kế hoạch tới năm 2020 sẽ trang bị cho Lục quân xe tăng AMX-56 Leclerc Renove.



(http://imageshack.com/a/img921/4589/SK29CP.jpg)

AMX-56 Leclerc Renove


Đáng chú ý nhất trong cuộc triển lãm 2016 là phiên bản cải tiến  Leopard 2A7+ được cải tiến sâu từ phiên bản  Leopard 2A6 do Krauss-Maffei Wegmann thực hiện. Mẫu Leopard 2A7 + đã chú trọng trang bị cho tăng khả năng chiến đấu trong đô thị, xe được trang bị với một mô-đun vũ khí điều khiển từ xa với súng máy 12,7 mm và súng phóng lựu tự động 76mm. Leopard 2A7 + được trang bị kính tiềm vọng TZF-1A và máy đo xa PERI-R-12 cùng camera tầm nhiệt quét 360o ,với hệ thống điều hòa thế hệ với. Hình như  Krauss-Maffei Wegmann đang có những tính toán cho thị trường vũ khí Trung đông, một trong những điểm nóng hiện tại cũng như tương lại. Leopard 2A7 dùng để tác chiến trong đô thị và là sự kết hợp của các biến thể Leopard 2А5, А6 và Leopard 2PSO (Peace Support Operation) có tính đến tối đa kinh nghiệm sử dụng tăng chủ lực Leopard 2 của quân đội Canada và Đan Mạch ở Afghanistan.

Cũng cần nhắc lại trong thập niên 80 cả Đức và Thụy Sỹ đều có đề án cải tạo tăng kích cỡ nòng pháo chính lên 140mm, của Đức là Leopard 2-140 và Pz.87-140 của Thụy sỹ nhưng thật đáng buồn cả 2 đề án đã được khép lại, nó mãi ở lại trên giấy hoặc có chăng là những nguyên mẫu thí nhiệm.


(http://imageshack.com/a/img924/1520/YX3BUA.jpg)


Pz.87-140





Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 05 Tháng Giêng, 2017, 09:41:20 pm
NHỮNG CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN CHỈ CÓ Ở TĂNG T14 " ARMATA".


1/ Giáp phản ứng nổ Malakhit/Малахит.

Trước khi vào phần chính nói về công nghệ tuyệt mật mà Nga đang dấu khi nói về giáp phản ứng nổ thế hệ 4 Malakhit, tôi xin được sơ qua về nguyên lý hoạt động cũng như các thế hệ giáp phản ứng nổ các thế hệ trước. Phải nói luôn rằng tôi không có tài liệu chi tiết nào về giáp phản ứng nổ Malakhit, nhưng những thông tin mà Nga tiết lộ qua truyền thông cùng những phân tích, suy đoán của các chuyên gia qs thế giới, tôi sẽ trọn lọc phân tích và cố gắng vẽ nó ra, nào mời tất cả các bác và các bạn cùng đóng góp cho bài viết.

Giáp phản ứng nổ "kontakt-1" là thế hệ giáp phản ứng nổ đầu tiên sử dụng vật liệu phản ứng nổ 4S20. vật liệu phản ứng nổ được đặt trong 2 ngăn, ở 2 góc độ khác nhau nhằm tạo ra góc tương tác đạt hiệu quả tối đa với đạn chống tăng chủng xuyên lõm.Ở thế hệ giáp phản ứng nổ đầu tiên nó hoàn toàn bất lực trước đạn xuyên thanh xuyên dưới cỡ bằng vật liệu Uranium nghèo hoặc Vonfram.
(http://imageshack.com/a/img923/1852/aPmGSF.jpg)

Giáp phản ứng nổ "kontakt-1




Thế hệ giáp phản ứng nổ thế hệ hai xuất hiện vào đầu những năm 1980.Giáp phản ứng nổ thế hệ 2 "Kontakt-5" được LX trang bị cho các dòng tăng : T-72B, T-80U, T-80UD và sau này là T-90 đời đầu. "Kontakt-5" cung cấp khả năng chống lại đạn xuyên động năng với sức công phá lớn vượt quá mức độ bảo vệ của bất kể loại giáp hỗn hợp thụ động nào thời kỳ đó. Trong số giáp phản ứng nổ thế hệ 2 trên thế giới có 1 số loại nhưng có nhẽ của LX là Kontakt-5 nổi trội hơn cả , sử dụng vật liệu nổ cực mạnh 4S22 .


(http://imageshack.com/a/img922/4615/hfWOA1.jpg)

Kontakt-5


Giáp phản ứng nổ "Relikt" là giáp phản ứng nổ thế hệ 3 trang bị trên các dòng tăng T 90 có dạng Modul sử dụng vật liệu phản ứng nổ 4S23 được bố trí  thành nhiều lớp trong 1 Modul, mục đích là để tương hỗ lẫn nhau. Các lớp giáp trong khối giáp "Relikt" khi bị kích nổ sẽ hất về phía trước và bị kích nổ dây truyền , lực văng về phía trước sẽ được cộng hưởng tăng lên theo cấp số nhân. Ngoài ra trong 1 Modul giáp phản ứng nổ "Relik" được tăng cường các tấm văng phụ phi kim loại  Hơn nữa vật liệu nổ 4S23 có độ nhạy hơn rất nhiều so với 4S22 dùng trong kontak-5.




(http://imageshack.com/a/img921/8697/EaZIXF.jpg)

Giáp phản ứng nổ "Relik"


Giáp phản ứng nổ "Relik" có khả năng phản ứng lại với sự thay đổi cơ học không khí bên ngoài bề mặt vỏ giáp (пневмо-механическому реагированию наружней пластины контейнера ). Còn giáp phản ứng nổ thế hệ 3 của Mỹ được lắp trên  M1A2 Abram sử dụng nguyên lý kích hoạt phản ứng nổ điện tử.

Khi thanh xuyên lao tới gần vỏ giáp với tốc độ khoảng 1600m/s tạo ra sự thay đổi cơ học không khí ngoài mặt vỏ giáp, hiện tượng này kích hoạt tấm giáp. Tấm giáp tác động đến tấm nót (phi kim loại) hất về phía trước tạo ra 1 phản lực bước đầu làm giảm tốc độ thanh xuyên. Những tấm giáp trong Modul "Relik" với chất nổ 2S23 cực nhạy cùng vỏ hỗn hợp thép chịu cường độ lực cao sẽ tác động lên thanh xuyên -bẻ cong thanh xuyên.

Cấu tạo các lớp của khối giáp Relikt



(http://imageshack.com/a/img923/3553/9gHZIM.jpg)

5-7/tấm bảo vệ mặt trên và mặt dưới được chế tạo từ vật liệu có tính kháng âm khác nhau (tấm mặt trên chế từ hợp kim nhôm có tính kháng âm yếu hơn tấm bảo vệ mặt dưới chế từ thép)
1-2-3-4 tấm văng chứa lượng nổ 4S23 (lượng nổ 4S23 chế từ vật liệu nổ RDX hóa dẻo có trộn hạt mồi vi cầu chế từ nhựa PF đường kính 0,25mm),tấm văng phụ (chế từ vật liệu tương tự giáp tấm liên hợp)


Gần đây khi nói đến giáp phản ứng nổ Malakhit, người ta cho rằng lượng nổ đã được tăng lên??? Theo tôi đây là quan điểm sai lầm, lượng nổ trong giáp Malakhit được kích nổ sớm hơn không phải do tăng độ dày của giáp, hay lượng nổ mà ở giảm kích thước hạt mồi vi cầu PF. Vừa qua, đại điện Viện Thép(NII Stali), đơn vị phát triển giáp phản ứng nổ Malakhit khẳng định: “Thế hệ giáp phản ứng nổ mới có các tham số cao hơn không phải nhờ lắp thêm thuốc nổ, điều có thể phá hủy các hệ thống của xe tăng khi kích nổ đạn trên vỏ giáp. Ở giáp mới, việc kích nổ phiến giáp phản ứng nổ không quá mạnh”, nguồn tin nhấn mạnh.


Còn tiếp


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 08 Tháng Giêng, 2017, 05:57:46 pm
(http://imageshack.com/a/img921/4296/WlK9lP.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Giêng, 2017, 08:33:55 pm
       Chờ bài tiếp của bác!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 09 Tháng Giêng, 2017, 03:56:59 pm
Kính thưa tất cả các bác cùng các bạn, tôi xin được thông báo, trong thời gian tới tôi phải đi công tác ở 1 đất nước đưa trang nhà mình vào diện cấm truy cập nên trong thời gian tới tôi sẽ tạm ngừng viết bài. Có một số trang báo điện tử trong nước gửi tin nhắn cho tôi đề nghị tôi hệ thống các bài viết về vũ khí Nga nói chung và tăng T 14 nói giêng rồi độc quyền đăng trên trang của họ. Họ hứa nhuận bút rất ok, nhưng tôi từ chối. Lý do là tôi không được đào tạo để làm báo, hơn nữa tôi cũng không có ý định kiếm tiền từ viết bài. Tôi từng là người lính, tự học hành phấn đấu để trưởng thành, tôi chỉ mong được làm 1 điều gì đó cho lớp trẻ mà sức tôi nhỏ bé quá . Tôi chỉ tham gia viết bài duy nhất trên trang mạng này, nếu các bạn yêu mến và quan tâm tới bài viết của tôi , chỉ cần vào vnmilitaryhistory.net sẽ gặp tôi.


Xin chân thành cảm ơn các bạn!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Duy Tùng trong 10 Tháng Giêng, 2017, 12:44:37 am
Tiếc quá bác longtrec ơi! Luôn mong chờ bài mới của bác hàng ngày mà giờ bác lại đi công tác rồi :( Nhưng dù sao cũng chúc bác có một chuyến công tác thành công, thuận buồm xuôi gió, khi công tác về bác nhớ thưởng cho mọi người theo dõi trang một bài viết chất lượng là được rồi!  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Giêng, 2017, 01:15:50 pm
Xin chào tất cả các bác, chào tất cả các bạn, longtrec xin được tiếp tục bài viết.


Cuộc chiến giữa đạn dược chống tăng và giáp bảo vệ có lẽ chẳng bao giờ khốc liệt như hiện nay. Người ta luôn cố gắng tạo ra những khả năng đặc biệt cho đạn hoặc cho giáp( trong đó có giáp bảo vệ và vỏ giáp xe) để khắc chế lẫn nhau.

Đạn thanh xuyên dưới cỡ nòng được coi là sát thủ xe tăng nguy hiểm hơn cả tên lửa bắn qua nòng pháo do sơ tốc của tên lửa chậm hơn đạn pháo dưới cỡ rất nhiều (200 - 280 m/s so với 1.500 - 1.800 m/s) . Đạn thanh xuyên dưới cỡ sử dụng động năng của thanh xuyên để xuyên phá lớp giáp bảo vệ của xe tăng. Khi lõi đạn tiếp xúc vào vỏ giáp sẽ sinh nhiệt lớn (có thể lên tới 3.000oC), đủ để làm nóng chảy, kích hoạt khối đạn trong xe dẫn tới phá hủy xe tăng. Thông thường ngày nay người ta sử dụng Uran nghèo để làm thanh xuyên nhưng ban đầu nó được làm bằng Wolfran.
Đạn chống tăng thanh xuyên dưới cỡ lúc ban đầu thường có đai dẫn hướng gắn liền với thanh xuyên và thường được bắn đi từ pháo lòng xoắn. vỏ bọc của thanh xuyên khi chạm mục tiêu sẽ bị vỏ giáp tăng giữ lại và chỉ có thanh xuyên là tiếp tục xuyên giáp. Thực ra lúc ban đầu khái niệm đạn thanh xuyên dưới cỡ và đạn xuyên giáp không khác nhau là mấy. Tiếp tục phát triển, đạn thanh xuyên dưới cỡ được phát triển có dạng hình mũi tên với cánh đuôi có tác dụng ổn định quỹ đạo đạn, lúc này thanh xuyên vẫn bị bọc trong lớp hợp chất dẻo. Do lực cản chính diện nhỏ, đạn hình mũi tên có đặc tính khí động tốt và có tác dụng xuyên bằng động năng mạnh mẽ hơn.

Kể từ năm 1979 khi Rheinmetall phát triển loại đạn xuyên giáp dưới cỡ cho pháo nòng chơn 120mm -Leopard 2 là DM 13, đến nay đã có thêm DM 23, DM33, DM 43, DM 53 và DM 63.

(http://imageshack.com/a/img921/4194/b1swlg.jpg)

Đạn DM 13


Người Đức và Pháp đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong nghiêm cứu sx vũ khí nói chung và đạn dược nói giêng. Năm 2005 người Đức đưa vào trang bị đạn thanh xuyên dưới cỡ DM 63 hiện nay đang được sử dụng trên Leopard 2A6 và Leopard 2A7  với sơ tốc thanh xuyên lên đến ~ 1750 m/s khả năng xuyên qua lớp giáp đồng chất dày 745m.



(http://imageshack.com/a/img922/6343/17hhkV.jpg)

DM 63

Ngoài đạn thanh xuyên dưới cỡ, trên tăng Leopard 2 còn được trang bị đạn đa năng như DM 12 hay DM18A4 hoặc thế hệ đạn thanh xuyên dưới cỡ 120 mm PELE chuyên sử dụng tác chiến đô thị để công phá bê tông tôi sẽ không đi sâu ở đây.


(http://imageshack.com/a/img923/6020/geOGfw.jpg)

DM 12

(http://imageshack.com/a/img923/6220/IetmPj.jpg)

Đạn 120 mm PELE


Các công ty Mỹ Orbital ATK đã nhận được giấy phép từ quân đội Mỹ để bắt đầu sản xuất hàng loạt đạn thanh xuyên dưới cỡ thế hệ thứ năm M829E4 cho pháo nòng chơn 120 mm tăng M1 Abrams. Hợp đồng trị giá 80 triệu $.

M829E4 là đạn thanh xuyên dưới cỡ với một lõi dài, thanh xuyên được bọc trong vỏ composite cho phép chuyển năng lượng hiệu quả khi chạm mục tiêu.  Thanh xuyên được làm bằng uranium nghèo với mật độ rất cao (19.25 g/cm3 so với 19,1g/cm3 trong phiên bản M829E3) . Theo Orbital ATK, trong đạn M829E4 sử dụng "sự pha trộn độc đáo của bột" làm gia tăng nhiệt độ cho thanh xuyên khi xâm nhập vỏ giáp của xe tăng đối phương.

Đạn M829E4 được tiến hành phát triển tại Mỹ từ năm 2011.  Hình dạng khí động học của đạn được thiết kế cách mạng để giảm thiểu lực cản tác động từ không khí. Đạn M829E4  thích hợp để bắn ở nhiệt độ từ âm 32 đến dương 63 độ C. Theo dự kiến, quân đội Mỹ sẽ đưa M829E4 vào trang bị năm 2016 chúng sẽ dần  thay thế  đạn M829A3 được coi là đã lỗi thời.

Đạn thanh xuyên dưới cỡ M829 được thực hiện trong giai đoạn 1970-1980. Chúng gồm bốn phần có khả năng xâm nhập vào giáp thép lên đến 540 mm . Thế hệ thứ hai - M829A1 - xuất hiện vào năm 1991với khả năng xuyên giáp lên đến 670 mm . Thế hệ thứ ba - M829A2 được tiếp nhận trang bị cho quân đội Mỹ vào năm 1993. Thanh xuyên bằng uranium nghèo đã được kéo dài so với 2 phiên bản đầu , được thiết kế để đánh bại xe tăng trang bị  giáp phản ứng nổ "Kontakt-5".

Thế hệ thứ tư - M829A3 - Quân đội Mỹ trang bị vào năm 2003 ở phiên bản này, thanh xuyên đã được bọc trong vật liệu composite, được chia thành ba phần. Đạn có khả năng xuyên giáp đến 800 mm .


(http://imageshack.com/a/img921/9485/k6qyrt.jpg)

Như vậy phiên bản nâng cấp  M1A2 SEP V.3 sẽ được trang bị 2 loại đạn ( trước đây gồm 4 loại đạn) đó là đạn thanh xuyên dưới cỡ M829A4 và đạn đa năng ХМ1147. Đạn đa năng ХМ1147 được phát triển để thay thế đạn xuyên lõm M830(кумулятивный М830), đạn dưới cỡ phá mảnh М830А1( подкалиберный кумулятивно-осколочный М830А1) và đạn dưới cỡ công phá bê tông M 908 (подкалиберный бетонобойно-фугасный М908 ). Một số thông tin dò gỉ cho thấy đạn thanh xuyên dưới cỡ M829A4 có khả năng xuyên được 1000mm thép đồng nhất.


(http://imageshack.com/a/img923/950/Gj0dOM.jpg)

Tới đây Mỹ sẽ còn nâng cấp tăng M1 Abrams lên chuẩn M1A2 SEP V.4 và trang bị cho quân đội Mỹ sau năm 2020. Đây sẽ là phiên bản nâng cấp cuối cùng của dòng tăng M1 Abrams. Hiện nay Mỹ đang phát triển 1 dòng tăng tương lai, nhưng tất cả còn nằm trên bản thảo.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 04 Tháng Ba, 2017, 04:09:36 pm
Định luật III Niu-Tơn: khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì ngược lại vật B cũng tác dụng lại vật A một lực  F AB = – F BA  
Nếu FAB là lực thì FBA   là phản lực( Xin lỗi tôi không thể thể hiện được mũi tên chỉ hướng chuyển động  )


Căn cứ định luật III của Niu-Tơn thì để bẻ gẫy hay làm chệch hướng 1 vật có tốc độ siêu vượt âm thì cần phải tạo ra 1 vật có chiều đối nghịch với vật kia và lý tưởng là có tốc độ tương đương. Nhưng điều này là không thể trong trường hợp của giáp phản ứng nổ MALAKHIT. Giáp Malakhit là giáp phản ứng nổ thụ động, dù được trang bị cảm biến siêu nhạy thì cũng chỉ có  tốc độ văng siêu âm.  Bởi vấn đề cự và tiết diện bề mặt tấm văng đã tác động hay nói cách khách là giới hạn gia tốc tấm văng. Bên cạnh đó việc chế tạo mặt giáp với vật liệu là thép cường lực cao( Hợp kim thép) kết hợp với tấm văng phi kim loại  với các " sợi thép" siêu mảnh chịu lực kéo căng tới hơn 1,5 lần so với vật lệu là sợi thép thông thường( tương đương vật liệu là sợi tóc mà người ta đang nghiên cứu đưa vào sx giáp chống đạn). Sử dụng sự kết hợp dự ứng lực ( tiền áp), căng tối đa "sợi thép" , tạo ứng suất trước và với sức chịu nén của composite gốm để tạo nên trong kết cấu những biến dạng ngược với khi chịu lực siêu xiên-nén, ở ngay trước khi chịu xiên-nén. Nhờ đó những kết cấu  composite này có khả năng  vượt xa tất cả các loại hợp kim thép tốt nhât .
Rút kinh nhiệm và cải tiến sâu từ vật liệu nổ 4S23 trong giáp phản ứng nổ Malakhit các nhà khoa học viện Thép đã gia tăng hạt vi cầu nhằm mục đích kích nổ sớm. Điều này giải quyết được mấy vấn đề như không cần gia tăng lượng thuốc nổ nhưng vẫn gia tăng sơ tốc cho tấm văng. Việc kích nổ sớm trên giáp phản ứng nổ MALAKHIT đã khắc phục được nhược điểm mà giáp phản ứng nổ của Mỹ và Anh đang gặp phải trong chiến tranh vùng Vịnh, hay gần đây nhất tại IRAC không thiếu những trường hợp xe tăng Mỹ bị phá hủy bởi đạn chống tăng  RPG-7. Do đâu mà xe tăng Mỹ Abram A1 rẽ bị tổn thương như vậy mặc dù nó được trang bị lớp giáp đồng nhất vô cùng mạnh mẽ, nó còn được bổ xung thêm uranium nghèo (DU) ở giữa hai lớp giáp của tháp pháo giúp tăng thêm khả năng chống đạn xuyên giáp dưới cỡ bằng động năng. Nhưng tăng Abrams A1 có 2 yếu điểm:
- Không có hệ thống đánh chặn chủ động như xe tăng Nga . Mặc dù trong tương lai, M1 sẽ được bảo vệ thêm bởi hệ thống phòng thủ tích cực Quick-Kill ( chỉ tương tự như hệ thống Arena của Nga) và tôi cũng không đưa ra bình luận ở đây vì chúng chưa được chính thức trang bị. Trong thời gian chờ đợi hệ thống phòng vệ chủ động, tăng Abram M1 được trang bị thiết bị phản ứng chống tên lửa (MCD) AN VLQ-8A của hãng Sander (thuộc công ty Lockheed Martin) với khả năng gây nhiễu hồng ngoại chỉ có tác động với đạn chống tăng có điều khiển.
- Phương pháp kích nổ của giáp phản ứng nổ là phương pháp cảm ứng điện từ, phương pháp này tuy có nhiều ưu điểm nhưng phạm không ít nhược điểm như phụ thuộc quá nhiều vào các cảm biến. Theo ý kiến của 1 số chuyên gia quân sự, các bộ cảm biến cho giáp phản ứng nổ trên Abrams A1 hoạt động kém khi thời tiết quá nóng hay gặp bão cát sa mạc .....
Từ nay đến năm 2020, Abram A1 sẽ tiến hành cải tiến sâu, mẫu cải tiến cuối cùng sẽ là M1A2 SEP V.4.Theo nhà sx, với việc sử dụng loại ERA thế hệ mới không chứa thuốc nổ  có tên NERA trên tăng Abram A1 có khả năng vô hiệu hóa cả đầu đạn tandem hai lượng nổ vốn chuyên sử dụng để chống lại các loại giáp ERA thông thường, khả năng chống lại đạn nổ lõm của ERA  là cực kỳ đáng nể, nhưng với đạn  thanh xuyên dưới cỡ với tốc độ siêu vượt âm ( trên 5M) thì sao? Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ở bài sau.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 13 Tháng Ba, 2017, 08:25:50 pm
Tiếp tục bài viết.

Bối cảnh lịch sử những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, LX tan giã khiến cho cuộc chạy đua vũ trang giữa Nga và phương tây dừng lại. Nhiều đề án vũ khí LX, sau này là Nga không còn kinh phí để tiếp tục. Mỹ và khối NATO bỗng dưng "không còn đối thủ" nên nhiều chương trình phát triển vũ khí của họ giường như không còn cần thiết. Như chúng ta biết rất nhiều vũ khí thuộc hàng khủng của Nga hiện nay đều được nghiên cứu từ cuối thế kỷ trước.....

Nhận thấy thế mạnh rất lớn từ đạn thanh xuyên dưới cỡ nên Mỹ và Đức cùng nhiều quốc gia khác có tiềm lực quốc phòng mạnh đã tiến hành cải tiến sâu đạn thanh xuyên động năng. Người Mỹ dường như đã dẫn 1=0 trước Nga về đạn thanh xuyên. Nhìn vào thông số kỹ chiến thuật của đạn thanh xuyên M829E4 đã vợt trội khả năng xuyên giáp đồng nhất so với đạn thanh xuyên " ông già gân" 125 мм 3БМ48, 3БМ44М (phát triển thập niên 90) đang trang bị trên T90M . Nhưng nói vậy không có nghĩa Nga đã thua kém, đạn thanh xuyên dưới cỡ của Nga nhờ 1 số tính năng ưu việt nên luôn là " Gừng già càng cay". Chúng ta dành chút ít thời gian để nói về các thế hệ đạn thanh xuyên dưới cỡ của LX/Nga .

Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ lần đầu tiên được quân Đức tiếp nhận trang bị năm 1941, nhưng người Mỹ mới là cha đẻ của phát minh này(1844).


Do đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ có trọng lượng nhỏ hơn quả đạn xuyên thép thông thường, khi quả đạn ra khỏi nòng súng, vỏ đạn sẽ tự phá, tạo đà cho lõi đạn(thanh xuyên) đạt sơ tốc tới 1600m/s. Đây là sơ tốc của thanh xuyên tính theo số liệu cũ, còn với các chủng đạn tiên tiến ngày nay sơ tốc đạn đã đạt ngưỡng sấp sỉ 1900m/s, và tất nhiên nó  lớn hơn rất nhiều so với sơ tốc đạn xuyên thép thông thường 800-1000m/s. Do lõi đạn(thanh xuyên) có đường kính nhỏ nên nó hầu như ít bị tác động bởi lực cản không khí(сопротивление воздуха) trong quĩ đạo đường đạn.

Để đảm bảo độ chính xác cho thanh xuyên, nó được chế tạo với hình dáng khí động học đặc biệt có cánh đuôi , lõi đạn(thanh xuyên) tự xoay trong quĩ đạo của mình.

Khi lõi đạn(thanh xuyên) chạm mục tiêu tạo ra 1 lỗ không lớn, một phần động năng giúp thanh xuyên chọc thủng vỏ giáp nhưng phần lớn động năng sẽ chuyển thành nhiệt  . Mảnh thanh xuyên bị đốt nóng ở nhiệt độ cao kết hợp với vỏ bọc thanh xuyên( composit) cùng với mảnh vỏ thép(chỗ bị xuyên thủng) tạo thành 1 luồng hình phễu thổi vào khoang xe. Luồng mảnh-nhiệt này sẽ đốt cháy mọi máy móc thiết bị trong khoang xe, hoặc kích nổ đạn dược trong khoang cũng như tiêu diệt kíp lái.....

Vật liệu ưu việt nhất để chế tạo thanh xuyên thép dưới cỡ là Uran nghèo hoặc Volfran cao phân tử làm lên độ cứng với khả năng tự cháy cao.

Ở cự li 1000m đạn xuyên thép thanh xuyên dưới cỡ với khả năng xuyên giáp tốt hơn nhiều so với đạn xuyên giáp thông thường.


Về cấu tạo quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ hiện nay rất đa dạng về lõi thép(thanh xuyên) , thuốc súng trong quả đạn được xếp dọc, ngang theo nhiều lớp, đã có nhiều cải tiến trong thuật phóng, thuốc phóng với mục đích tăng tầm, tăng sơ tốc đạn - gia tăng động năng cho lõi đạn. Cánh đuôi có thể có kích cỡ gần hoặc bằng quả đạn được làm từ hợp kim nhẹ.

(http://imageshack.com/a/img924/4319/yw51Hs.jpg)


Trọng lượng thanh xuyên dưới cỡ trước đây thường là 3,6kg còn ngày nay thường là 5-6kg. Thanh xuyên thường có kích cỡ 40mm thay cho trước đây là 22mm. Xu hướng các dòng đạn thanh xuyên dưới cỡ ngày này thường kéo dài thanh xuyên và được chế tạo bằng uranium nghèo mật độ rất cao, bên ngoài bọc composit rễ ràng chuyển hóa năng lượng khi thanh xuyên sâm nhập vỏ giáp.

Thế hệ đầu của đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ được Liên Xô phát triển sau WW2 trang bị cho pháo chính của xe tăng hạng trung là T-62. Đạn có kích cỡ 115mm dùng cho pháo U-5TS(2A20) với khả năng sâm nhập mục tiêu ở góc 60o, nếu quả đạn được bắn đi từ nòng pháo có rãnh xoắn 30% thì hiệu quả sâm nhập mục tiêu tăng 1,6 lần.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển, Liên Xô nhận ra rằng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ với kích cỡ 115mm không đủ sức hạ gục các dòng tăng chủ lực của Mỹ và NATO liên tục được cải tiến ra tăng khả năng tự bảo vệ.

Tháng 5/1968 Liên Xô trang bị trên dòng tăng cải tiến T-64A với pháo chính mạnh mẽ 125mm D-81T(2A26) do đó đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ lúc này đã có kích cỡ 125mm.

Thế hệ thứ hai của đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ được trang bị cho các đơn vị tăng thiết giáp quân đội Xô Viết vào cuối thập niên 70 đầu thập niên 80.

Năm 1977 nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng tác chiến cho các dòng tăng chủ lực của Liên Xô như T-72 để đánh bại các chủng xe tăng hiện đại của Mỹ và NATO như M1"Abrams", "Leopard". Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2 của Liên Xô cần có động năng mạnh mẽ, cấu trúc phức tạp với thanh xuyên được làm từ những hợp kim với độ cứng cao, đủ khả năng xuyên thủng lớp giáp với hợp kim nguyên khối. Đạn thế hệ 2 cần mở rộng góc tiếp súc mục tiêu và quan trọng hơn cần đánh bại lớp giáp phản ứng nổ.

Nhiệm vụ tiếp theo là cần cải tiến cấu hình cho loại đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2. Đạn thế hệ 2 cần có cấu hình khí động học cho thanh xuyên nhằm giảm tối đa tác dụng lực cản không khí tăng tối đa sơ tốc cho lõi đạn.

Một khác biệt nữa giữa đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2 so với đạn thế hệ 1 là vỏ quả đạn được làm từ bột nhôm với vật liệu Polymer.

Năm 1990 Liên Xô phát triển 2 loại đạn 3BM39"Anker" và 3BM48"Vines" đây có thể được coi là 2 mẫu đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 2+. Trên cơ sở kỹ thuật của 2 lọai đạn này Liên Xô mong muốn phát triển loại đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 3. Rất tiếc sau đó Liên Xô sụp đổ, ngành công nghiệp Quốc phòng Nga bị suy yếu công việc nghiêm cứu-chế tạo đạn dược bị ảnh hưởng.

Hiện nay Nga trang bị đạn xuyên thép thanh xuyên dưới cỡ cho T 72B3 hoặc T90  loại đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 3  hoặc 3+, được phát triển từ cuối thập niên 80 , chiều dài thanh xuyên được tăng lên đáng kể, khả năng của chúng được úp mở khi nói rằng:" Đánh bại được giáp phản ứng nổ chủ động thế hệ 3"
Câu hỏi đặt ra cho đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ là: yếu tố nào ảnh hưởng tới độ xuyên thép của thanh xuyên?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Duy Tùng trong 15 Tháng Ba, 2017, 04:05:13 pm
Rất cảm ơn bác longtrec về bài viết ;D Rất mong chờ các bài viết tiếp theo của bác về đạn xuyên giáp-thanh xuyên dưới cỡ và các loại đạn khác của xe tăng hiện đại! ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 15 Tháng Ba, 2017, 06:17:48 pm
Kể từ khi quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ra đời, sau những lần được cải tiến thì lõi đạn(thanh xuyên) thường được gia tăng về chiều dài , tăng áp lực và kích cỡ khi xâm nhập mục tiêu trong khi vẫn phải duy trì mặt cắt ngang đầu mũi. Trong trường hợp này lõi đạn(thanh xuyên) tự quay trong quĩ đạo đường đạn là không đủ mà nhất thiết phải có cánh đuôi để ổn định đường đạn.

Để đảm bảo đánh bại mọi lớp giáp có trên các xe tăng chủ lực hiện đại ngày nay, đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ không chỉ có cấu trúc đơn thuần như vỏ đạn, thuốc phóng, thanh xuyên đơn v.v... mà nó cần phải có cấu trúc khác hẳn.

Nếu như trước đây Liên xô sử dụng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 125mm :3ВБМ-7 (1972)/3VBM-7 (1972) cho các dòng tăng T-72 .

 


 

(http://imageshack.com/a/img923/2963/AbQ9M8.jpg)


Thì ngày này trong các dòng tăng hiện đại do Nga hợp tác sản xuất với Ukraina như T-80U/T-80UD hoặc Nga sản xuất giêng như T-90  đã sử dụng đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3ВБМ-17/3VBM-17do Viện nghiêm cứu "Mango" phát triển năm 1983. Hoặc 3БМ-42M hoặc 3БМ-44M được viện "Lekalo" cải tiến sau năm 199xxx được trang bị cho tăng Armata 14  . Đây là loại đạn được thiết kế để đánh bại mọi chủng xe tăng chủ lực hiện đại. Đạn 3БМ-42M hoặc 3БМ-44M có cấu trúc rất phức tạp, đạn có 2 lõi (2 thanh xuyên ) được làm từ hợp kim "Vonfram" cao phân tử. Đạn có cấu trúc đạn đạo tiếp nối, có mũ chụp đạn đạo  và đặc biệt có cơ cấu giảm rung. Một câu hỏi thú vị đặt ra là tại sao cần cơ cấu giảm rung trong quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ ?!!! Vì cơ cấu giảm rung làm giảm tác động phá hủy kết cấu quả đạn quá sớm trước khi nó chạm mục tiêu.


(http://imageshack.com/a/img924/2391/rHQUay.jpg)

Đạn  xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3БМ-42M hoặc 3БМ-44M  với 2 lõi thép tiếp nối được cố định trong vỏ đạn. Vỏ đạn được làm bằng hợp kim có độ nóng chảy thấp cho phép thanh xuyên không cần nổ phá mảnh vượt tốc khi ra khỏi nòng súng như các loại đạn thông thường khác.

Do cơ cấu quả đạn có 2 thanh xuyên, đạn đạo tiếp nối nên cho phép quả đạn 3БМ-42M hoặc 3БМ-44M  hạ gục mọi lớp tăng chủ lực được trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ 3 hoặc hơn thế .
 Điểm đặc biệt nữa của quả đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ 3БМ-42M hoặc 3БМ-44M  là lớp chụp đạn đạo(Баллистический колпачок). Việc này là cần thiết giúp cho viên đạn khi tiếp cận mục tiêu ở góc hẹp không bị hiện tượng thia lia. Nhưng thực chất  đạn 3БМ-42M hoặc 3БМ-44M chỉ có thể là đạn thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 3+ .Đạn  OBPC 3BM-32/ ОБПС 3BМ-32/ hoặc 3BM-46,lõi đạn tức thanh xuyên được làm từ Uranium nghèo 238U ( U235 và U238 là 2 thành phần đồng vị chủ yếu của urani,U238 có thành phần cao nhưng không quý bằng U235), vỏ được làm từ hợp kim В-96Ц1 được coi là đạn thanh xuyên dưới cỡ thế hệ 4 hiện nay. Nó có thiết kế rất ưu việt, với khả năng xuyên giáp đồng nhất tới 1200mm( thông tin còn chưa thống nhất, có thông tin nói chỉ xuyên được 1000mm giáp đồng nhất). Một bước tiến xa trong công nghệ chế tạo đạn là " bột composit" bọc ngoài lõi đạn, đây chính là chất xúc tác( nói nôm na)với chất urani nghèo U238 tạo phản ứng giải phóng nhiệt rất lớn tại tâm điểm vụ nổ.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Ba, 2017, 10:48:18 pm
Những ý tưởng thiết kế xuất sắc thật! Nhưng không biết khi góc chạm bề mặt giáp nhỏ thanh xuyên liệu có trượt thia lia đi không?
 


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Duy Tùng trong 16 Tháng Ba, 2017, 12:46:46 am
Bác longtrec cho cháu hỏi, hình như loại đạn thanh xuyên chế tạo từ Urani nghèo mật độ cao người Mỹ đã làm từ khá lâu rồi, còn người Nga thì từ trước đến nay vẫn dùng hợp kim Wonfram để chế tạo thanh xuyên vì họ cho rằng đạn dược chế tạo urani nghèo rất độc, khi sử dụng sẽ gây độc hại cho môi trường và chính người sử dụng nữa. Vậy thì tại sao hiện nay những loại đạn xuyên giáp dưới cỡ thế hệ mới của họ lại sử dụng urani nghèo để chế tạo thanh xuyên?  ??? Điều này nghe rất mâu thuẫn  :-\ Mong bác giải đáp giúp cháu  ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Ba, 2017, 01:39:18 am
Bạn Duy Tùng thân mến, rất cảm ơn bạn vì luôn quan tâm , động viên bài viết của tôi. Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:

Thực chất từ năm 1982 Nga đã phát triển và đưa vào trang bị loại đạn thanh xuyên dưới cỡ có lõi bằng Urani(DU) 3BM 29 chứ không phải bây giờ Nga mới bắt đầu làm. Bảng thống kê thông số kỹ thuật các chủng đạn thanh xuyên dưới cỡ dưới đây giải đáp những thắc mắc của bạn.

Có một số lưu ý: Các loại đạn có trong trang bị trên các chủng xe tăng Nga hiện nay đều là đạn liều rời, kích cỡ đạn 125mm, bảng thông số kỹ thuật đều  thể hiện 3 phần:
1/Phần lõi đạn, vỏ bọc và cánh đuôi cân bằng đường đạn.
2/ Phần liều phóng(Liều rời)
3/ Phần các tút.

U= Urani
W=Volfran

(http://imageshack.com/a/img921/8113/xjTE52.jpg)


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 17 Tháng Ba, 2017, 01:58:53 am
Chào bác Giang, rất cảm ơn bác vì luôn quan tâm theo dõi bài viết của em! Vừa qua em về Vn có ý tìm gặp bác nhưng do điều kiện cv nên ko kịp, qua lãnh đạo trang nhà em biết bác là lính chống Mỹ. Em là lớp lính đàn em của bác thôi, thực sự lúc trước em cứ nghĩ  bác cùng lớp với lính bọn em, thành thật xin lỗi bác!

Thưa bác Giang, bạn Duy Tùng cùng các bạn, nếu có nhã hứng ta tạm dừng lại để bàn 1 chi tiết nhỏ. Tại sao Nga phát triển đạn thanh xuyên tiếp nối bố trí liền sát nhau? Tác dụng thế nào? Mời các bác và các bạn đưa ra ý kiến trước. Luật chơi là trả lời ngắn gọn xúc tích dựa trên nền tảng khoa học.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 14 Tháng Sáu, 2017, 09:30:02 pm
Chào tất cả các bác cùng các bạn, thời gian qua do công việc bận quá tôi không thể viết bài, xin thành thành nhận lỗi.

Cũng đã lâu câu hỏi trên của tôi để ngỏ nhưng có thể dễ quá các bác cho qua chẳng ai buồn trả lời nên thôi tôi hỏi và tự trả lời vậy ;D ;D ;D. Mục đích Nga thiết kế đạn thanh xuyên  nối tiếp gần giống với đạn chống tăng RPG29, RPG 30 là đánh lừa hệ thống phòng vệ chủ động. Trường hợp đạn bị đánh chúng thường sẽ bị  bẻ cong 1 phần nhưng do cơ cấu không liền nhau nên kể cả bị đánh trúng thì phần còn lại vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Hệ thống phòng vệ chủ động chắc chắn sẽ không kịp phản ứng với phần còn lại của đạn.Trong trường hợp đối với giáp phản ứng nổ thì cũng như đạn nổ lõm  nối tiếp, phần đầu đạn sẽ phá hủy giáp phẩn ứng nổ và chắc chắn sẽ bị vụ nổ bẻ cong tác động lên hướng xuyên của đạn. nhưng phần tiếp nối sẽ không bị ảnh hưởng và  tiếp tục công phá giáp đồng nhất của xe .


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 16 Tháng Tám, 2017, 07:55:31 pm
Chào tất cả các bác cựu cùng các bạn.

Gần đây 1 số trang mạng liên tiếp đưa nhưng thông tin giật gân rằng Vn đang sx vũ khí thủy âm trong đó có thể có ngư lôi shkval 111. Những người muốn câu view đang đánh vào mong muốn khát khao của mỗi người dân Việt là mong cho đất nước hùng cường. Nếu là sự thật thì niềm vui chẳng kể siết, nhưng chúng ta phải nhìn thẳng vào thực tế.Tôi không muốn cho các bạn yêu kỹ thuật quân sự ngộ độc thông tin như thủa tên lửa Sam 3 nối tầm bắn B52. Tôi thấy nhất thiết tổng hợp lại các bài viết của tôi trước đây và bổ xung thêm nhiều thông tin hữu ích về loại tên lửa này. Tôi còn nhớ ông giáo già của tôi thường nói" Muốn cho người ta nhận biết đồ giả thì hãy dạy cho người ta biết thế nào là đồ thật".

Loạt bài của tôi tới đây sẽ chuyên về tên lửa độc nhất vô nhị của Nga trên thế giới hơn 40 năm qua chưa hề có đối thủ. Chỉ có Đức và Mỹ ra được phiên bản phòng thí nhiệm mà thôi. Tôi viết loạt bài tên lửa ngư lôi vào topic này kể ra không đúng. Tôi sẽ đề nghị BQT chuyển nó về đúng chỗ khi hoàn thành.

TỔ HỢP TÊN LỬA-NGƯ LÔI CHỐNG NGẦM " TRẬN GIÓ GIẬT/ШКВАЛ " VA-111/ВА-111



Tôi muốn nói với các bạn về 1 thiết kế độc đáo có 1 không 2 của các nhà khoa học Xô Viết, không lâu trước đây gây rất nhiều ồn ào do các hoạt động tình báo liên quan. Đúng là cuối cùng thông tin đã đến tai công chúng-Tên lửa ngư lôi " Trận gió giật/Шквал" VA-111/BA-111. Edmund Pop  đã "Giải mã" cho chúng ta về 1 loại Super Ngư  lôi " Trận gió giật/Шквал" , ông đã bị kết án 20 năm tù giam , sau đó ông được TT Putin ân xá. Sự kiện siêu Ngư lôi " Trận gió giật/Шквал" nhận được sự quan tâm đặc biệt trên toàn thế giới......

Điều lạ lùng là công việc nghiên cứu phát triển siêu Ngư lôi kéo dài tới 40 năm  tại Trung tâm nghiêm cứu mang tên giáo sư "Zhukov" (ЦАГИ- Центральный аэрогидродинамический институт имени профессора Н. Е. Жуковского). Siêu đề án này nằm dưới sự lãnh đạo của  viện sĩ Л.И. Седова. Dự án đã trở thành 1 nguyên tắc vũ khí mới-Tên lửa di chuyển trong nước tạo ra 1 túi khí bao quanh. Sự thực là tên lửa-Ngư lôi khi chuyển động trong nước được bao bọc bởi 1 túi khí (кавитации).




 Năm 1960 hướng đi của Chính phủ nhằm bảo vệ Tổ quốc Xô Viết vĩ đại bằng việc phát triển đa dạng tất cả các vũ khí nhưng chủ lực là vũ khí tên lửa.
Việc phóng thử nghiệm tên lửa-Ngư lôi bắt đầu năm 1964 tại hồ ISSYK-KUL. Tháng 5/1966 mô hình tên lửa-Ngư lôi đã được đưa lên tầu ngầm Diezel S-65 và tiến hành phóng thử nghiệm tại khu vực Pheodosia (gần bán đảo Crym-Ukraina). Mẫu thử nghiệm tên lửa-Ngư  lôi có mã hiệu M-4. Do mẫu  thiết kế M-4 tồn tại 1 số nhược điểm nên chương trình bị đình trệ trong năm 1972. Nhưng ngay sau đó mô hình M-5 đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm của M-4 và tỏ dõ nhiều tính năng vượt trội. Ngày 29/11/1977 quyết định của Hội Đồng Bộ Trưởng LX đưa tổ hợp chống ngầm " Trận gió giật/Шквал"   với Ngư lôi M-5 vào trang bị cho Hải Quân LX, tổ hợp nhận được mã số VA-111.

Việc tạo ra tên lửa-Ngư lôi " Trận gió giật/Шквал" không chỉ là vấn đề tìm ra lý thuyết có một không hai, về giải pháp thiết kế cho tên lửa-Ngư lôi chuyển động trong túi khí bao quanh. Mà còn là việc tạo ra động cơ tên lửa hiệu xuất cao sử dụng năng lượng an toàn. Thành quả được tạo ra bởi nhóm viện sĩ nghiêm cứu chuyên sâu dưới sự lãnh đạo của các viện sĩ Николай Силин, Евгений Шахиджанов và Владимир Ивашков.
Trọng lượng hỗn hợp của tên lửa-Ngư lôi đã không hề dễ dàng  chuyển động trong nước với tốc độ từ trước tới nay trên thế giới chưa từng có 200 hải lý/h. Hơn thế nữa tên lửa-Ngư lôi phải tải thủy động lực (гидродинамические нагрузки ) phát sinh trên thân vỏ. Những thiết bị này lần lượt được gọi bằng các tên : " Tải rung trên bộ phận thiết kế thân vỏ/вибрационные нагрузки на элементы конструкции корпуса " và " Thiết bị điều khiển/аппаратурa управления". Giám đốc thiết kế Е.Д. Ракова đã nghiêm cứu các yếu tố , phương pháp trên đề án thiết kế kết hợp với tính toán các yếu tố thực tế.
Cuối cùng thì kết quả nghiêm cứu dựa trên các cơ sở khoa học cho phép tạo ra 1 loại tên lửa-Ngư lôi chuyển động trong nước được bao bởi túi khí. Chương trình phát triển tổ hợp chống ngầm " Trận gió giật/Шквал" nhận được sự hậu thuẫn của những người uy tín trong Hải quân LX và giới Khoa học  :  Đô đốc-Tư lệnh Hải quân Liên Xô С.Г. Горшков,  viện sĩ А.П. Александров,  viện sĩ В.Н. Трапезников và phó đô đốc  Б.Д. Костыгов.

Những tầu ngầm đầu tiên được trang bị tổ hợp chống ngầm " Trận gió giật/Шквал" là: 945 Barrakuda/Барракуда,  671RTM Shouka/671РТМ Шука, 885Yashen/ 885 Ясень.

Đến năm 2005  trên thế giới vẫn không có loại tương tự tổ hợp tên lửa-Ngư lôi chống ngầm " Trận gió giật/Шквал", thậm trí ngay cả những mẫu chỉ cần có tốc độ gần bằng thôi cũng không có. Giữa năm 2005 theo yêu cầu của Chính phủ Đức, Nga đã  giúp sản xuất 1 loại tên lửa-Ngư lôi  " Baracuda" tương tự như " Trận gió giật/Шквал" với nguyên lý chuyển động trong nước được bao bởi túi khí nhưng có Avtopilot.
 " Trận gió giật/Шквал" đã kết nối rất nhiều sự kiện Chính trị, sau đó là thảm họa tầu ngầm nguyên tử Kurs mà cả thế giới đều hướng chú ý theo dõi.
 Tổ hợp tên lửa-Ngư lôi chống ngầm " Trận gió giật/Шквал" một lần nữa lại lôi kéo sự chú ý của thế giới . Đó là cuộc tập trận của Hải quân Nga-Ấn trên biển Baren, binh sĩ Nga đã phô diễn " Trận gió giật/Шквал".
 Lần thứ 3 công trình khoa học có 1 không hai của các nhà Bác học Xô Viết lại được nhắc tới đó là cuộc thử nghiệm tên lửa-Ngư lôi của Iran rất giống với " Trận gió giật/Шквал".

" Trận gió giật-E/Шквал -Э" là phiên bản xuất khẩu với đầu đạn nổ mảnh, thuốc nổ TNT.
Phiên bản nâng cấp của " Trận gió giật/Шквал" là " Trận gió giật-15/Шквал-15" và " Trận gió giật-15B/Шквал-15Б".



Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 16 Tháng Tám, 2017, 08:23:15 pm
Tên lửa-Ngư lôi " Trận gió giật/Шквал" sử dụng động cơ phản lực ngầm làm việc trên phản ứng thủy lực nhiên liệu rắn , cung cấp 1 lực đẩy  vô cùng lớn. tên lửa chuyển động trong 1 túi khí bao quanh ( Như bong bóng không khí) có tác dụng làm giảm lực cản của nước.
 
 Ban đầu tên lửa-Ngư lôi " Trận gió giật/Шквал" được trang bị 1 đầu đạn hạt nhân  đương lượng nổ 15KT, sau này mới là đầu đạn với vật liệu nổ thông thường.
 Năm 1992 phiên bản xuất khẩu của tên lửa-Ngư lôi là: " Trận gió giật-E/Шквал-Э". Đây là phiên bản với tên lửa-Ngư lôi chỉ có khả năng tiêu diệt các mục tiêu là tầu nổi với đầu đạn chứa vật liệu nổ thông thường (TNT), trọng lượng đầu đạn 210kg.

Tên lửa-Ngư lôi " Trận gió giật/Шквал" đã được đưa ra chưng bày tại triển lãm vũ khí Abu-Dabi.

Phiên bản cải tiến là : " Trận gió giật-15/Шквал-15" và  " Trận gió giật-15B/Шквал-15Б" .

 Đây là 2 phiên bản cải tiến mới nhất, mọi thông tin về nó gần như không được tiết lộ . Chẳng những chỉ chúng ta muốn biết để tỏ lòng thám phục công trình khoa học QS của các nhà Bác học Xô Viết , nhưng nhiều cơ quan tình báo Qs nước ngoài cũng rất nóng lòng muốn biết.
 Được biết phiên bản tên lửa-Ngư lôi cải tiến có tầm bắn gần 50km, mang đầu đạn hạt nhân và đầu đạn nổ thông thường với lượng thuốc nổ 350kg. Phiên bản cải tiến có đầu dẫn đường chủ động và bán chủ động , có tốc độ cận âm trong nước, cũng với nguyên lý chuyển động trong nước được bao bởi 1 túi khí.

Tên lửa-Ngư lôi " Trận gió giật/Шквал" trong nhiều thập kỷ kể từ khi được trang bị cho Hải quân Xô Viết (29/11/1977) được giữ trong vòng tuyệt mật. Mãi tới Scandal gián điệp năm 2000 giữa Nga-Mỹ thì cả thế giới mới biết tới " Trận gió giật/Шквал". Công dân Mỹ Edmund Pop năm 1969 ra nhập Hải quân Mỹ, sau 25 năm phục vụ ông nghỉ hưu với quân hàm đại úy. Sau đó ông trở thành cố vấn bộ phận khoa học của trường An ninh thuộc bộ Hải Quân Mỹ. Năm 2000 ông bị bắt tại Tp: Niznovgrog vì cố gắng lấy cắp công nghệ sản xuất tên lửa-Ngư lôi " Trận gió giật/Шквал". Cùng năm ông bị xét xử tại Moscow và bị kết án 20 năm tù, sau này TT Putin đã ân xá cho ông.
 Một vài năm trước trong 1 Scandal tình báo , gián điệp Anh dưới vỏ bọc Ngoại giao đã bị cơ quan An ninh LBN ( ФСБ) bắt vì tội cố tình thu thập thông tin về công nghệ sản xuất " Trận gió giật/Шквал". Họ bị trục xuất ngay sau đó , sự kiện này đã gây sóng gió Ngoại giao Nga-Anh một thời gian dài. Cũng thời gian này cơ quan An ninh LBN đã trục xuất 1 số nhà ngoại giao Canada tại
Kipgizya/ Киргизии, nơi đặt một nhà máy sản xuất " Trận gió giật/Шквал". Những người Canada đã cố tình sâm nhập hòng mua công nghệ sản xuất " Trận gió giật/Шквал" nhưng bất thành. Những Scandal gián điệp có lẽ còn nhiều nhưng vì 1 lý do nào đó mà nó không đến tai công chúng.
Tên lửa-Ngư lôi " Trận gió giật/Шквал" đã có mặt tại TQ , được biết những người TQ đã mua tại  Казахстана/Kazakhstan 40 đơn vị vũ khí dưới nước (?). Tại sao TQ lại có thể mua được 1 lượng lớn " Trận gió giật/Шквал" đến như vậy? Mà sao họ có thể mua được đến "40 đơn vị vũ khí dưới nước" tại Kazakhstan ? Còn tại đâu khác không? Câu hỏi được hướng tới Ukraina nơi có Viện Nghiêm Cứu chuyên giải quyết các vấn đề vật lý cho " Trận gió giật/Шквал" trước đây.
 Mới năm trước đây Iran đã tiến hành thử loại tên lửa-Ngư lôi với tính năng hoạt động như " Trận gió giật/Шквал", do đâu họ có công nghệ sản xuất? Giới chuyên gia QS Mỹ nghi ngờ Nga bán công nghệ sx cho Iran.

Vậy thì những nước nào trên thế giới hiện có " Trận gió giật/Шквал" ?

Năm 1988 Đức đã có kế hoặch phát triển 1 lọai tên lửa-Ngư lôi chống ngầm siêu tốc,nhưng do sự kiện bức tường Berlin sụp đổ chương trình đã bị giám đoạn.

 Năm 2005, Nga đã giúp phía Đức giải quyết 1 số vấn đề công nghệ liên quan tới sản xuất tên lửa-Ngư lôi , có nguyên lý chuyển động trong nước được bao bởi 1 túi khí.
Siêu tên lửa-Ngư lôi "Barracuda" tên đầy đủ tiếng Đức là :"superkavitierender Unterwasserlaufkörper" do Cty " Diehl BGT Defence " phát triển với nhiệm vụ đánh bại các mục tiêu là tầu nổi và tầu ngầm. Nguyên lý hoạt động của "Barracuda" không có gì khác với " Trận gió giật/Шквал" . Chỉ duy nhất có 1 điều khác biệt giữa " Trận gió giật/Шквал"  và "Barracuda"  là "Barracuda" có đầu điều khiển (Tự động lái). Siêu tên lửa-Ngư lôi "Barracuda" có tốc độ 400km/h, nhưng tốc độ phụ thuộc vào tỉ trọng nước ( Hành trình của "Barracuda"  không sâu như " Trận gió giật/Шквал" sâu 6m).

Cấu trúc Tên lửa-Thủy lôi  "Barracuda" gồm các phần sau:

-Động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn.
-Dụng cụ đo lường quán tính.
-Tự động lái.
-Mũi tên lửa được bịt kim loại hình nón.
Dụng cụ đo quán tính và thiết bị lái được bố trí để ổn định quỹ đạo cho tên lửa-Ngư lôi " "Barracuda". Hiện nay Đức có khoảng 10 mẫu tên lửa-Ngư lôi loại này , chúng đã được thử nhiệm trên tầu nổi cùng tầu ngầm. Thực sự cho đến nay Đức chưa quyết định sản xuất hàng loạt tên lửa ngư lôi "Barracuda" bởi vì nó còn tồn tại rất nhiều những thách thức kỹ thuật cần giải.

Nước Mỹ với chương trình 10 năm để phát triển 1 lọai tên lửa-Ngư lôi có tốc độ mong muốn hơn 200 hải lý/h với nhiệm vụ đánh bại các lọai tên lửa-Ngư lôi chủng " Trận gió giật/Шквал" để bảo vệ các con tầu của mình. Người Mỹ đã tạo ra 1 lọai Ngư lôi ATT làm việc với đầu dẫn đường, chuyển động trong nước được bao trong túi khí (Nguyên lý giống " Trận gió giật/Шквал"). Ngư lôi dùng khí động lực (sử dụng vòi phun) và thủy động lực để bật bộ phận lái ở giữa thân . Ngư lôi ATT sử dụng nhiên liệu rắn , nhưng tốc độ còn thực tế ở các phiên bản thử nhiệm còn thua xa  so với phiên bản " Trận gió giật-15B/Шквал-15Б" mới nhất hiện nay.


Trong những bài tiếp sau tôi sẽ đi sâu về các phiên bản cải tiến " Trận gió giật-15B", như động cơ đẩy, cải tiến cánh mũi tạo hình cải tiến bóng khí, rồi cách người Nga tận dụng lượng khí thải của động cơ nhiên liệu rắn để duy trì túi khí. và quan trọng hơn là phương pháp dẫn đường....



Kính đề nghị các bạn "phóng viên" khi copy bài của tôi phải đề dõ nguồn http://www.vnmilitaryhistory.net


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 19 Tháng Tám, 2017, 10:52:27 pm
Một sự kiện đáng chú ý là vào ngày  17 tháng 6 năm 2013, RIA Novosti cho phát một cuộc phỏng vấn tổng công trình sư  Aliyev , chủ tịch đầu tiên của hội đồng khoa học Nga về về dự án tên lửa ngư lôi Shkval-111 thuộc nhà máy Dagdizel. Cuộc phỏng vấn hé lộ nhiều điều, rất nhiều điều khó hiểu nhưng càng xem clip phỏng vấn chúng ta càng thám phục sức sáng tạo của các nhà khoa học Nga mà điển hình là các cán bộ phòng thiết kế nhà máy Dagdizel.

(http://imageshack.com/a/img924/8174/XFv1Sz.jpg)


Vấn đề gai góc nhất của đề án cải tạo nâng cấp cho tên lửa Shkval sau hơn 40 năm làm việc là tạo ra 1 tên lửa ngư lôi thế hệ mới trên nền tảng Shkval 111. Đề án cải tạo mang tên Шквал-15/15Б cần giải quyết mấy vấn đề cơ bản:
-Gia tăng tốc độ cho tên lửa-ngư lôi
-Trang bị cho tên lửa ra da dẫn đường thế hệ mới.
-Cải tạo động cơ.

Gia tăng tốc độ cho tên lửa ngư lôi, cải tạo độ sâu cho ngư lôi hoạt động là nhiệm vụ hàng đầu. Tên lửa ngư lôi Shkval-111 hiện tại độ sâu khi phóng tối đa đạt 30m, độ sâu hành trình 10m (8-12),độ sâu vụ nổ tối đa 20m. tên lửa ngư lôi Skvall-111  khi hoạt động nó gây ra tiếng ồn lớn, tạo ra luồng bọt khí đi theo sau nó. Đây là nguyên nhân nó dễ bị phát hiện. Cần tạo ra tên lửa ngư lôi thế hệ mới sao cho khi hoạt động giảm thiểu tiếng ồn nhất, luồng bọt khí phải xuất hiền mờ nhạt và sóng biển khỏa lấp ngay sau đó. Tên lửa ngư lôi thế hệ mới cần cải tiến gia tăng độ sâu hoạt động lên hàng chục lần nếu không nó không là ngư lôi đa nhiệm, mà nó chỉ là ngư lôi chống tầu mặt nước.Tên lửa ngư lôi Шквал-15/15Б thế hệ mới cần mang đầu đạn nổ mạnh nặng 350kg và cần đạt được tầm bắn 50km, như vậy nó mới tiếp tục vô đối. nên nhớ rằng tầm bắn này cũng chỉ tương đương ngư lôi hiện đại Fizik-2 đang được trang bị trên hai lớp tàu ngầm Borei và  Yasen .Các nhà khoa học Nga cần xác định gianh giới túi khí tạo ra khi tên lửa ngư lôi chuyển động trong nước. Thực tế không có đường thẳng rõ ràng phân chia không khí và nước, làm cho sự phát triển của phần thủy động lực của dự án trở nên đặc biệt khó khăn. Chính trong khoang túi khí cũng không hoàn toàn là khoảng "chân không" mà nó còn rất nhiều túi khí nhỏ. Đây chính là tác nhân cơ bản làm giảm tốc độ trượt chân không của tên lửa ngư lôi. Cuối cùng thì các nhà khoa học Nga đã tìm ra chìa khóa. Cải tạo cánh mũi để có hình "khí động học" hữu ích nhất .Cấp khí nóng cho túi khí thường xuyên, đều đặn trong quá trình hoạt động. Việc cải tạo họng xả, van điều tiết được điều áp bởi các cảm biến đo, cùng sự hỗ chợ từ các thuật toán và máy tính v.v.... Với ống dẫn lên cánh mũi từ động cơ tên lửa nguyên liệu rắn đã giải quyết được vấn đề tạo ra túi khí "chân không" với lằn danh rõ ràng với nước. Giống như tên lửa ngư lôi của Mỹ ATT, tên lửa Shkbal 15B sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, động cơ  khí động lực (sử dụng vòi phun) để cấp khí nóng cho cửa xả khí và thủy động lực để bật bộ phận lái ở giữa thân .
(http://imageshack.com/a/img922/86/jlZJ9T.jpg)


Vấn đề tiếp đến là việc dẫn đường cho tên lửa ngư lôi? Hi hi tôi tìm thêm tài liệu và đọc đã nhé ;D


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 20 Tháng Mười Một, 2018, 07:57:31 pm
Chào các bạn, chào các CCB, cho longtrec được tiếp nhé!

Tên lửa ngư lôi "Skval" phiên bản cũ được dẫn đường bằng quán tính vì nó chỉ có tầm bắn tối đa hơn chục km.

Nhưng với loại tên lửa ngư lôi thế hệ mới với tầm bắn trên năm chục km thì dẫn bắn quán tính không phù hợp. Ý tưởng dẫn bắn cho tên lửa ngư lôi thế hệ mới ban đầu các kỹ sư Dagdizel định học hỏi từ một mẫu tên lửa ngư lôi tốc độ cao của Mỹ. Người Mỹ đã gắn một loạt cảm biến vào tên lửa ngư lôi tốc độ cao. Các cảm biến này liên tục truyền tín hiệu về bộ điều khiển trung tâm để hiệu chỉnh quỹ đạo tên lửa ngư lôi. Nghe đến đây các bạn sẽ thắc mắc thế này thì bệ luôn hệ thống điều khiển tên lửa hành trình vào cho xong???? Không thưa các quý vị, Skval chỉ mang đặc tính tên lửa nhưng nó đích thực là ngư lôi. Ở chế độ hành trình, các kỹ sư Dagdizel muốn nó ở độ sâu 30m. Vấn đề hóa ra đã được lý giải 1 phần ở bằng sáng chế dẫn đường cho đạn pháo binh có từ 1999  các bạn ạ. Đến đây tôi nhớ lại, thuốc cường dương người ta chỉ vô tình phát hiện ra khi nghiên cứu thuốc cho các bệnh nhân tim mạch ( viagra là tên hiệu của thuốc sildenafil  .Các nhà khoa học Pfizer Andrew Bell, David Brown, và Nicholas Terrett ban đầu đã phát hiện ra sildenafil như một phương pháp điều trị các chứng rối loạn tim mạch khác nhau)

Bằng sáng chế dẫn bắn cho đạn pháo binh cỡ lớn là RU 2135947, F42В 15/01, 1999. Để tôi nói qua về bằng sáng chế này, vì nó chính là cảm hứng sáng tạo ra hệ thống dẫn bắn cho tên lửa ngư lôi SKval-15B.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: nguyenhongduc trong 24 Tháng Mười Một, 2018, 09:56:11 am
Chào bác Chuyên gia Súng Ống . Lâu rồi mới gặp , bác vẫn mạnh khỏe chứ ?
Bên Nga thế nào bác ? Có gì đột biến không bác Long ?


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longtrec trong 24 Tháng Mười Một, 2018, 01:58:09 pm
Chào bác nguyenhongduc@ cùng các bạn!

Thật vui và rất cản ơn bác đã ghé thăm! Nhân đây cũng xin được qua bác gửi lời chào thăm hỏi đến anh em đồng đội phía bắc của tôi, những anh em Hà Giang yêu dấu!

Tôi vẫn thỉnh thoảng ghé trang HG và KTQP này, nhưng nói thật với bác đúng là tôi rất bận, hay phải di chuyển nhiều nơi do đặc thù cv nhưng lý do lớn nhất lại là mất lửa. Cũng như nhiều anh em trong trang này, đã từ lâu không viết, không phải cạn nguồn, rất nhiều đằng khác. Cá nhân tôi từ lâu " độc diễn" ở đây, cũng chẳng biết đúng sai thế nào, tự diễn rồi tự xem. Không phản biện cũng chẳng ai động viên. Để viết được một bài chất lượng tôi phải bỏ thời gian ra đọc rất nhiều trang bài, tài liệu từ nhiều nguồn rồi sàng lọc ..... Nhưng chỉ nhận lại sự im lặng...

Thiết nghĩ nếu muốn trang nhà trở lại thời hoàng kim xưa thì BQT cần thổi lửa vào, tất nhiêu thổi ra sao các bác QT biết rõ hơn tôi.

Đâu rồi các bác như huyphongsy, qtdc, panphilov và rất nhiều cây viết xuất sắc khác?

Rất mong trang KTQP và trang VNML của mình sớm trở lại thời hoàng kim!


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: BOM BI trong 29 Tháng Mười Một, 2018, 10:30:31 am
Tất cả chỉ còn là hoài niệm, là thời xa vắng thôi các bác ạ. Dù sao em cũng mong trang nhà có thể ohát triển trở lại như trước. Chúc các bác luôn nhiều sức khỏe😊😊😊


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Mười Một, 2018, 11:04:53 am
Bằng sáng chế dẫn bắn cho đạn pháo binh cỡ lớn là RU 2135947, F42В 15/01, 1999. Để tôi nói qua về bằng sáng chế này, vì nó chính là cảm hứng sáng tạo ra hệ thống dẫn bắn cho tên lửa ngư lôi SKval-15B.

Vẫn đợi bài của bác longtrec mà.


Tiêu đề: Re: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.
Gửi bởi: longdd trong 07 Tháng Năm, 2022, 09:03:05 am
Cháu vẩn đọc đây. Các bác viết hay lắm, xem rất bổ ich. Ông cháu la bộ đội cụ Hồ từ thời chống Pháp, sau hi sinh ở truong sơn hình như 64. Một bác hi sinh Quang tri 72, lính sinh viên hinh nhu bách khoa. Một cậu la trinh sát, chiến trường K QĐ4, hình như la sư 9. Đọc thấy hiểu biết nhiều về nhưng thế hệ trước. Xin cảm ơn.