Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:09:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí-khí tài trang bị cho sư đoàn Bộ binh Nga và Việt Nam.  (Đọc 693843 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #410 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2015, 11:25:30 pm »

Thưa các đồng chí và các bạn, tôi đã đi xong phần đạn đánh chặn, còn phần ra đa mảng FA chủ động. Tài liệu tôi có trong tay, nhưng viết để người đọc ở trình độ nào cũng có thể hiểu là việc rất khó khi viết về rada . Tôi định viết sơ về rada chủ động, nhưng như vậy chủ đề này sẽ mất một phần ý nghĩa. Còn nếu viết kỹ thì lại phải rạch ròi giữa rada mảng FA chủ động và thụ động. Rada mảng Fa chủ động trên tăng Armata với nhiều công nghệ mới, những thuật ngữ rất trìu tượng, thực sự tôi cũng bận quá nên cũng có phần ngại.



Xin các đồng chí và các bạn cho ý kiến!
Logged
Duy Tùng
Thành viên
*
Bài viết: 9


« Trả lời #411 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2016, 11:01:57 pm »

Thưa bác Longtrec cháu xin có một vài ý kiến thế này.
Thứ nhất cháu rất cảm ơn bác, các bác, các chú trong topic Kiến thức quốc phòng nói riêng và trang Quân sử Việt Nam nói chung đã bỏ rất nhiều tâm huyết, công sức để đem lại cho bạn đọc những kiến thức vô cùng quý báu, thú vị và bổ ích về khoa học quân sự, rất mong bác cùng các bác, các chú trong trang quân sử Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững nhiệt huyết để tiếp tục là chiếc cầu nối giữa bạn đọc với tri thức của nhân lọai và lịch sử dựng Dựng nước- Giữ nước vẻ vang của ông cha ta!
Thứ hai là về chủ đề xe tăng Armata, theo cháu đây là một lọai xe tăng hòan tòan mới cả về chất và lượng nên thiết nghĩ bác có thể tách chủ đề này ra khỏi topic "VKKT trang bị cho sư đòan bộ binh Nga và Việt Nam" hoặc bác có thể xé nhỏ topic "VKKT trang bị cho sư đòan bộ binh Nga và Việt Nam" ra thành các thư mục con để người đọc tiện theo dõi ( VD: chia topic thành các thư mục con: 1.Vũ khí bộ binh thông thường;
2.Súng chống tăng và tên lửa chống tăng ;
3.Lịch sử và giới thiệu một số lọai áo chống đạn;
4.Đạn tăng và giáp phản ứng nổ, v..v)
Ngòai ra nếu các topic mà được cập nhật thường xuyên thì thật là tuyệt vời ( ví dụ như phần đạn xuyên giáp chẳng hạn, cháu thấy chủng đạn xuyên giáp- thanh xuyên dưới cỡ họ đã nâng cấp khá nhiều phiên bản mới của lọai đạn này, nếu có điều kiện rất mong bác cập nhật them)
Trên đây là những ý kiến đóng góp của cháu với topic, nếu có gì thiếu sót rất mong các bác, các chú góp ý thêm, cháu xin cảm ơn! Smiley
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #412 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2016, 05:34:22 pm »

Bạn Duy Tùng Thân mến!

Rất cảm ơn bạn , về những đóng góp thể hiện sự cầu thị và tâm huyết của bạn! Tôi xin lần lượt trả lời từng gợi ý của bạn như sau:

Trích dẫn
Thứ hai là về chủ đề xe tăng Armata, theo cháu đây là một lọai xe tăng hòan tòan mới cả về chất và lượng nên thiết nghĩ bác có thể tách chủ đề này ra khỏi topic "VKKT trang bị cho sư đòan bộ binh Nga và Việt Nam" hoặc bác có thể xé nhỏ topic "VKKT trang bị cho sư đòan bộ binh Nga và Việt Nam" ra thành các thư mục con để người đọc tiện theo dõi ( VD: chia topic thành các thư mục con: 1.Vũ khí bộ binh thông thường;

Về việc tách topic ra thì sẽ giúp người đọc tiện theo dõi, chủ đề viết theo mạch, nhưng cái khó là chủ topic phải chăm chút cho nó hết 60 trang. Về tài liệu tôi có, hoặc sẽ có cách để có , thông tin chắc chắn sẽ rất mới .....Nhưng thú thật tôi bận quá, hơn nữa "đọc giả" bây giờ họ thích FB hơn thì phải? Grin

Về câu gợi ý 2,3,4 tôi thiết nghĩ không nhất thiết tách vì độc giả trong này hầu hết là những cựu Chiến binh, người tham gia quân ngũ hay ít nhất cũng là người yêu KTQS nên họ hiểu những vũ khí khí tài nào thuộc về trang bị cho sư đoàn BB, chỉ xe tăng Armata là mới, phức tạp nếu có điều kiện thì viết giêng 1 chủ đề là hợp lý nhất.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Giêng, 2016, 01:56:06 am gửi bởi longtrec » Logged
minhhang
Thành viên
*
Bài viết: 98


« Trả lời #413 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2016, 12:28:50 pm »

Cảm ơn bác Longtrec về loạt bài Hệ thóng phòng vệ tich cực trên xe tăng. Như bác đã nói hệ thống này đã bắt đầu nghiên cứu từ khá lâu, có rất nhiều ưu điểm, nhưng ảnh hưởng lớn đến bộ binh chiến đấu đi cùng. Vậy bác cho em hỏi hệ thống này trên T14 đã khắc phục điều đó như thế nào?
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #414 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2016, 07:54:26 pm »

Chào bạn minhhang cùng tất cả các bạn!


Trích dẫn
Cảm ơn bác Longtrec về loạt bài Hệ thóng phòng vệ tich cực trên xe tăng. Như bác đã nói hệ thống này đã bắt đầu nghiên cứu từ khá lâu, có rất nhiều ưu điểm, nhưng ảnh hưởng lớn đến bộ binh chiến đấu đi cùng. Vậy bác cho em hỏi hệ thống này trên T14 đã khắc phục điều đó như thế nào?

Hệ thống phòng vệ chủ động trên xe tăng T14 gồm 2 khối 2 bên mỗi khối gồm 5 ống phóng đạn " đạn sốc lõi/Ударное ядро" với nhiệm vụ bảo vệ xe  với góc 360o. Tất cả các ống phóng chứa lượng đạn không xác định, đều có thể nạp tự động, với đường kính phễu tích năng lượng lớn hơn 100mm có tác dụng duy trì tốc độ luồng xuyên tối đa lên đến 3000 m/s(gần9M) ở cự li đến gần 100m. Tuy nhiên khối đạn đánh chặn bảo vệ phần nóc lại có đường kính phễu tích năng lượng bé hơn, tức là dưới 100mm và như vậy tốc độ luồng xuyên cũng chỉ có thể duy trì ở cự li 10m. Một lý do khác là đạn đánh chặn dùng động năng chứ không dùng thuốc nổ để phá hủy đạn bắn tới xe nên hạn chế tối đa mảnh văng của vụ nổ làm hại đến BB.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2016, 11:35:25 pm gửi bởi longtrec » Logged
minhhang
Thành viên
*
Bài viết: 98


« Trả lời #415 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2016, 01:44:37 pm »

Chào bạn minhhang cùng tất cả các bạn!


Trích dẫn
Cảm ơn bác Longtrec về loạt bài Hệ thóng phòng vệ tich cực trên xe tăng. Như bác đã nói hệ thống này đã bắt đầu nghiên cứu từ khá lâu, có rất nhiều ưu điểm, nhưng ảnh hưởng lớn đến bộ binh chiến đấu đi cùng. Vậy bác cho em hỏi hệ thống này trên T14 đã khắc phục điều đó như thế nào?

Hệ thống phòng vệ chủ động trên xe tăng T14 gồm 2 khối 2 bên mỗi khối gồm 5 ống phóng đạn " Cú đánh xuyên tâm/Ударное ядро" với nhiệm vụ bảo vệ xe  với góc 360o. Tất cả các ống phóng chứa lượng đạn không xác định, đều có thể nạp tự động, với đường kính phễu tích năng lượng lớn hơn 100mm có tác dụng duy trì tốc độ luồng xuyên đến 3000 m/s(gần9M) ở cự li đến gần 200m. Tuy nhiên khối đạn đánh chặn bảo vệ phần nóc lại có đường kính phễu tích năng lượng bé hơn, tức là dưới 100mm và như vậy tốc độ luồng xuyên cũng chỉ có thể duy trì ở cự li 10m. Một lý do khác là đạn đánh chặn dùng động năng chứ không dùng thuốc nổ để phá hủy đạn bắn tới xe nên hạn chế tối đa mảnh văng của vụ nổ làm hại đến BB.

Cảm ơn bác đã giải thích.

Với phương án dùng động năng để tiêu diệt mục tiêu sẽ rất khó bắn trúng. Không biết họ xử lý vấn đề này bằng cách nào bác nhỉ?
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #416 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2016, 10:30:02 pm »

Chào bạn minhhang và tất cả các bạn, chào các bác CCB!

Trước khi trả lời câu hỏi của bạn minhhang, mời mọi người xem lại "cái chày" và quá trình hình thành "cái chày". Thực ra để viết chuyên sâu thì tôi phải bắt đầu từ Rada mảng Fa chủ động trên tăng Armata. Hơn nữa thuật ngữ "Ударное ядро" tôi không biết dịch ra tiếng Việt thế nào cho đúng, Sốc lõi hay cú đánh xuyên tâm? Thôi tôi cứ gải thích nôm na thế này!






Mời xem clip!

https://new.vk.com/video16056595_169604938?list=6aff4babc75543800d

Để đơn giản vấn đề các bạn hãy nhớ đến pháo phòng không hạm tầm gần AK 630. Pháo AK-630 trang bị 2000-3000v( AK-630M), tầm bắn hiệu quả 4000m, tốc độ bắn 4000-5000 đạn/phút, sơ tốc đạn 1030m/s. AK-630 có thể bắn hạ các loại tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình pha cuối. Nguyên tắc làm việc AK-630 là dùng tốc độ bắn cao tạo ra 1 trùm đầu đạn đón lõng tên lửa với phương châm: trăm viên đạn bắn đi, nếu 99 viên trượt cũng có viên trúng đích. Tất nhiên không thể quên vai trò của rada trinh sát-chỉ thị mục tiêu.

Quay lại với đạn phòng vệ chủ động trên xe tăng T14 gồm 2 khối 2 bên mỗi khối gồm 5 ống phóng đạn " sốc lõi/Ударное ядро". Tất cả các thông số trên AK-630 đều không thấm tháp gì với đạn đánh chặn "Ударное ядро". Ở AK-630 bố trí 6 nòng xoay tròn thì hệ thống phòng vệ chủ động trên xe tăng T14 bố trí  5 ống phóng( tương đương 5 nòng pháo) theo phương nằm ngang. Chưa kể rada chủ động trong hệ thống AFGANIT vô cùng tinh vi, theo dõi cùng lúc và khóa được rất nhiều mục tiêu. Ngoài ra nếu biện pháp phòng vệ chủ động thất bị đã có biện pháp phòng vệ bị động, một trong những biện pháp đó là giáp phản ứng nổ.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Bảy, 2016, 11:37:56 pm gửi bởi longtrec » Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #417 vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2016, 09:01:47 pm »

Chào tất cả các bác CCB, chào tất cả các bạn!

Bạn minhhang thân mến, hy vọng loạt bài viết của tôi tới đây sẽ giải đáp hết những thắc mắc của bạn!


Hệ thống bảo vệ chủ động (KAZ) "Afghanit" trên tăng T-14 bao gồm nhiều khối radar ,có một radar tầm xa cảnh báo về các mối đe dọa cũng như trinh sát mục tiêu. Kịch bản bảo vệ của hệ thống Afganit cũng bao gồm tích hợp các hệ thống điều khiển hỏa lực cho phản ứng đáp trả mạnh mẽ trong các trường hợp phần giáp tăng bị tấn công. Hệ thống Afghanit bao gồm tự động điều khiển xoay tháp pháo theo hướng bay tới của quả đạn, mục đích là tạo góc bắn tối ưu nhất cho đạn sốc lõi "Ударное ядро" bắn hạ đạn chống tăng( lưu ý: Không phải mọi trường hợp, hệ thống điều kiển TT đều đưa ra quyết định quay tháp, tăng T-14 có rất nhiều lựa trọn tự vệ). Hệ thống Afganit được trang bị 10 ống phóng đạn  sốc lõi "Ударное ядро" mỗi bên 5 ống phóng. Trên mỗi ống phóng được trang bị khe ngắm xạ kích tự động quay , bám bắt mục tiêu với góc 360o.
Rada quang điện từ toàn cảnh của hệ thống Afganit bao gồm bốn radar mảng Fa chủ động(АФАР-активная фазированная антенная решётка)  gồm các tấm  anten xung Doppler tích hợp với vòng tròn khoảng cách xa HD cùng các băng tần hồng ngoại tầm gần. Bằng cách tích hợp các phương tiện hồng ngoại, hệ thống Afghanit đã tăng khả năng giám sát cũng như tính ổn định cao cho hệ thống bằng việc bổ xung ra đa REB(REB-радиоэлектронная безопасность -Rada điện tử an ninh) .

REB có thể làm việc ở chế độ  thụ động bật camera, nhưng  tắt radar để ngụy trang.  Hệ thống Afganit tối đa  an toàn cho bộ binh theo xe, như tập trung vào việc tàng hình, tạo màn khói giảm tối đa các cuộc tấn công vào xe. Giáp xe được sx với các vật liệu giảm thiểu tối đa bức xạ nhiệt, cũng như bức xạ điện từ . Để tăng hiệu quả cho tấm màn ngụy trang, trong hệ thống Afghanit trang bị máy phát xung điện từ SOS (электромагнитным импульсом) Chúng gồm các đi ốt và đạn lựu xung điện từ (диоде и ЭМИ-гранатами /ЭМИ-электромагнитный импульс).
Hệ thống Afghanist  kiểm soát một khẩu súng máy robot cho phép bắn hạ những quả đạn chống tăng của đối phương bắn tới xe.

Hệ thống Afghanit thậm chí có thể phá hủy các tên lửa hay đạn chống tăng động năng là những vũ khí chống tăng có tốc độ gấp vài lần tốc độ âm thanh bởi hệ thống Afghanit được trang bị radar mảng Fa thụ động với công nghệ chiếu xạ liên tục (ПФАР -пассивная фазированная антенная решётка-технологии и работающих по подсветке от постоянного источника).



1. radar tầm gần
2. radar mảng pha thụ động
3. trạm phát bức xạ
4. radar mảng pha tầm xa chủ động
5. Kamera hồng ngoại
6. Сamera khếch đại quang điện tử
7.khối phóng đạn ngụy trang
8. Cửa phóng tấm nót
9. khối phóng đạn sốc lõi "Ударное ядро"





Radar mảng Fa chủ động N036B-1-01 được trang bị trên tăng T-14 với công nghệ LTCC



Phần viết còn rất dài, rất nhiều công nghệ lần đầu được áp dụng trên tăng T-14 nên có nhiều thuật ngữ chuyên ngành khiến cho tôi vất vả khi Việt hóa. Chuỗi bài do tôi tổng hợp từ rất nhiều nguồn, nhiều tài liệu quý giá của các chuyên gia Quân sự phần nào hé nộ các kỹ thuật vượt bậc được áp dụng trên tăng T-14 vậy mà nó chỉ có giá thành rất rẻ-3,7 triệu Dollar.

« Sửa lần cuối: 22 Tháng Bảy, 2016, 11:52:30 pm gửi bởi longtrec » Logged
minhhang
Thành viên
*
Bài viết: 98


« Trả lời #418 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2016, 11:56:58 am »

Là một sản phẩm mới,bao gồm rất nhiều công nghệ tiên tiến cho nên tài liệu rất hạn chế. Để có được những giải thích vừa qua em hiểu bác đã bỏ quá nhiều công sức.

Với tư liệu trên em hiểu hệ thống đã tự động xác định được quỹ đạo của các mục tiêu và sẽ tối ưu, lựa chọn mục tiêu nào cần tiêu diệt trước. 05 ống phóng có khả năng thay đổi góc một lượng nhỏ cộng với sự xoay của tháp pháo nếu cần sẽ giúp cho ống phóng hướng vào điểm định bắn ( do máy tính tự điều khiển).  Vậy thì với hiệu ứng xuyên tâm sẽ tạo ra cùng lắm 03 viên đạn lao vào mục tiêu. ( Em trừ đi 02 viên, vì với kết cấu của ống phóng đó 03 viên hướng vào mục tiêu là đã quá nhiều).
Em nghĩ, rất khó bắn trúng quả đạn B41, B72, .... bằng 03 viên đạn.
Logged
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #419 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2016, 03:52:09 pm »

Đạn xung điện từ(nén) .

Lần đầu tiên ghi nhận trong năm 50 của thế kỷ XX, khi Mỹ thử nghiệm bom hydrogen. Vụ nổ đã được thực hiện trên không trung thuộc Thái Bình Dương. Kết quả là một sự gián đoạn cung cấp điện ở Hawaii vì ảnh hưởng xung điện cao từ vụ nổ. Năm 1962, ở độ cao 400 km. Mỹ đã kích nổ một quả bom điện từ chứa 1.9 Mt  , lập tức " làm chết" 9 vệ tinh, gây mất liên lạc vô tuyến điện trên khu vực rộng lớn của Thái Bình Dương trong thời gian dài. Năm 1951, nhà khoa học quân sự của Nga là Andrei Sakharov (đã qua đời) đưa ra được bản thiết kế về bom xung điện từ với nguồn gốc phi hạt nhân. Trong đó, quả bom phát nổ để tạo ra sức nén khổng lồ lên một nam châm nhân tạo bên trong ruột, từ đó một xung điện từ cực mạnh sẽ phóng ra và phá hủy các thiết bị điện tử của kẻ thù. Trong chiến tranh vùng Vịnh 1991 và cuộc chiến Iraq năm 2003, không quân Mỹ đã sử dụng bom xung điện từ để vô hiệu hóa đài truyền hình và các trung tâm liên lạc khác của đối phương.

Bom điện từ không mới, nhưng tạo ra đạn xung điện từ thì là một bước tiến dài của khoa hoạc quân sự . Nếu quả đúng Nga đã tích hợp đạn xung điện từ trang bị cho tăng T-14 thì xin được nghiêng mình thám phục các nhà khoa học quân sự Nga.Theo longtrec việc tích hợp đạn xung điện từ trong hệ thống phòng vệ chủ động là rất khó và không cần thiết vì đã có radar gây nhiễu cục bộ, rất có thể đây là loại đạn mới trang bị cho pháo chính 125mm hoặc 155mm của tăng T 14.

 Đạn xung điện từ (nén) được công bố từ vài năm trước nhưng đây là lần đầu tiên Nga áp dụng công nghệ tiên tiến này trên tăng T-14. Khi nổ, đạn có tác dụng gây sốc cục bộ( phạm vi hẹp) vô hiệu hóa tức khắc các loại đạn, tên lửa hoặc thiết bị điện tử của đối phương trong bán kính ngắn mà hoàn toàn không gây hại cho các thiết bị điện tử trên xe( Nếu có điều kiện thời gian,tôi sẽ nói thêm về các biện pháp chống bom, đạn xung điện từ của Nga nói chung và trên tăng T-14 nói giêng).

Nguyên lý hoạt động của một quả đạn xung điện từ (nén) cơ bản là sự tạo ra một trường điện từ lớn. Ánh sáng, sóng radio, tia X, vi sóng là tất cả các loại bức xạ điện từ.... Bức xạ điện từ là các sóng có khả năng tự truyền, bao gồm một điện trường dao động vuông góc với từ trường. Cả điện trường và từ trường có cùng pha và dao động vuông góc với hướng lan truyền sóng. Dòng điện có khả năng tạo ra từ trường, trong khi từ trường biến thiên có thể gây cảm ứng và sinh ra dòng điện trong các dây dẫn đặt cạnh nhau.

Thông thường, các thiết bị điện và điện tử chỉ sử dụng đủ điện để vận hành một cách bình thường. Bất cứ một thay đổi hay biến động nào trong cường độ dòng điện cũng gây hỏng hóc khó sửa chữa cho các thiết bị điện, điện tử này. Đây chính là điểm yếu của các thiết bị điện, điện tử mà đạn xung điện từ (nén) tập trung khai thác. Xung điện từ cực lớn sẽ tạo ra một từ trường mạnh, cảm ứng sinh ra các dòng điện phụ ở mạch điện, gây quá tải và cuối cùng sẽ làm cho các thiết bị điện, điện tử tắt ngóm lập tức.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Bảy, 2016, 12:58:45 pm gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM