Trước khi vào phần chính , tôi xin được nhắc lại nguyên lý nổ lõm:
Ngòi đáy sẽ kích nổ khối thuốc nổ nằm trong thân đạn , bao trọn phễu tích năng lượng. Sóng nổ truyền từ xung quanh sườn của phễu tích năng lượng hình nón, làm sụt nở thành phễu dồn chúng vào tâm phễu. Thông thường phễu tích năng lượng được làm từ đồng hoặc hợp kim nhẹ. Tốc độ và khả năng xuyên thép của luồng xuyên phụ thuộc vào 2 yếu tố:
Tốc độ kích nổ khối thuốc nổ và hình học phễu tích năng lượng.

Áp suất nổ đạt khoảng 10^10pa[/font](10^5kgf / cm²), lớn hơn nhiều với giới hạn tan chảy của kim loại(
Xin lưu ý, ở đây không phải nói về sự nóng chảy của kim loại /значительно превосходит предел текучести металла, поэтому движение металлической облицовки под действием продуктов взрыва подобно течению жидкости, однако обусловлено не плавлением, а пластической деформацией. Do tác động của sóng nổ, phễu kim loại bị biến thành dòng "chất lỏng", nhưng
không phải do nóng chảy mà là biến dạng dẻo.Đối với phễu tích năng lượng, có đỉnh góc nhỏ thì luồng xuyên có tốc độ cao hơn nhưng đòi hỏi thành phễu cũng phải gia tăng độ dày điều đó đồng nghĩa với việc tăng khả năng làm đứt đoạn luồng xuyên.
" Đạn sốc lõi/Ударное ядро"-Đây là thuật ngữ mà tôi thật khó Việt hóa.
Sở dĩ tôi nhắc lại nguyên lý nổ lõm là vì rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa hiệu ứng của " Đạn sốc lõi"( dưới đây tôi gọi là "đạn sốc lõi") với hiệu ứng xuyên lõm.Giống như nguyên lý nổ lõm, " Đạn sốc lõi" được hình thành từ sự sụp đổ vách ngăn của phễu tích năng lượng. Trọng lượng và động năng của "đạn sốc lõi" PHỤ THUỘC VÀO ĐỘ DÀY PHỄU VÀ GÓC MỞ CỦA PHỄU.Ở đạn xuyên lõm, tốc độ luồng xuyên phụ thuộc vào góc đáy phễu, góc phễu càng nhỏ thì tốc độ luồng xuyên càng lớn( thông thường 30o-60o).Nhưng ở "đạn sốc lõi",
góc phễu phải có độ mở>100o , hoặc có hình bán cầu.Thông thường với đạn nổ lõm, trọng lượng luồng xuyên được lấy khoảng 75% từ trọng lượng phễu tích năng lượng. Còn ở "đạn sốc lõi" thì trọng lượng khoảng 95% từ trọng lượng phễu tích năng lượng. Khả năng xuyên của luồng xuyên trong đạn xuyên lõm có chiều dài gấp 10 lần đường kính ban đầu của phễu tích năng lượng( lý thuyết). VD phễu tích năng lượng có đường kính 100mm thì khả năng xuyên vào khoảng 1000mm.
Nói như vậy để hiểu rằng, đạn xuyên lõm cần nhất là khả năng xuyên thép, còn đạn "đạn sốc lõi" thì lại cần duy trì tốc độ ở khoảng cách bằng 1000 lần đường kính phễu tích năng lượng lúc ban đầu. Nói cách khác là tốc độ cần duy trì ở cự ly 100m nếu đường kính phễu 100mm.
Một nhược điểm của "đạn xuyên tâm" là sự suy giảm tốc độ rất nhanh."Đạn xuyên tâm" có hình dạng giống như cái "chày". Sau khi phễu tích năng lượng sụp đổ( bị kích nổ), đường kính "chày" bằng khoảng 1/4 đường kính phễu lúc ban đầu, với chiều dài tương đương đường kính phễu. Có nghĩa là , nếu d (phễu)=100mm thì , d'(đường kính đạn sốc lõi)=25mm x L (chiều dài)=100mm.


"Đạn sốc lõi" có tốc độ thiết kế đạt 5000m/s.Thực tế , trong ở giai đoạn đầu của hệ thống phòng vệ chủ động "Afganit" chỉ đạt tốc độ 1700m/s(5M), trong tương lai sẽ lâng lên 3000 m/s(gần9M). Đây được coi là tốc độ siêu vượt âm, nó vượt xa tốc độ của đạn động năng( đạn chống tăng có tốc độ cao nhất mà người ta biết tới).
Thiết kế "Đạn sốc lõi" đầu tiên trên thế giới được thực hiện tại Đức trong thế chiến thứ 2, dưới sự lãnh đạo của kỹ sư đạn đạo
Hubert Shardin. Nhóm nghiêm cứu thuộc Viện kỹ thuật đạn đạo Air Force Academy (Technischen Akademie der Luftwaffe) từ năm 1939 đã nghiêm cứu quy trình kích nổ đạn xuyên lõm bằng cách cài đặt thêm xung động tia rengen( tia X). Đã xuất hiện sự khác nhau trong quá trình sụp đổ phễu tích năng lượng có cấu hình bán cầu và hình nón. Phễu tích năng lượng hình bán cầu không hình thành luồng xuyên, nhưng vách phễu hình thành cái "chày" và duy trì tính toàn vẹn của nó, đây chính là cốt lõi của vấn đề. Tốc độ của cái "chày" đạt khoảng 5000m/s. Kết quả vụ nổ thu được từ tác động của rengen( tia X) mở ra một chương mới cho rất nhiều ứng dụng trong khoa học đạn đạo sau này, nhưng lúc ban đầu cái người ta mong muốn là tìm ra khả năng xuyên lõm cao nhất cho đạn chống tăng. Phát hiện trên gọi là :
Hiệu ứng Mizhney-Shardin .Sự bại trận của nước Đức quốc xã đã dẫn đến nhiều mất mát thiệt thòi cho nước bại trận. Những thành quả khoa học mà nước Đức dày công nghiên cứu đều bị ép dâng cho nước thắng trận Là LX hoặc Mỹ.
Hiệu ứng Mizhney-Shardin được ứng dụng tại Mỹ từ những năm 1970. "Đạn sốc lõi" được chia làm 2 nhóm.
Nhóm 1: Hiệu quả tầm ngắn, đường kính phễu bằng hoặc >100mm, cự ly tác dụng 10m(«самоформирующийся осколок» (self-forming fragment, SFF).
Nhóm 2: Hiệu quả tầm xa, đường kính phễu bằng hoặc >100mm, cự ly tác dụng tới 200m «снаряд, формирующийся при взрыве заряда» (explosively formed projectile, EFP). Cái "chày" hình thành dưới tác động của liều nổ.