Thấy các bạn say mê với súng bắn tỉa, tôi thiết nghĩ chúng ta phải đi lại từ đầu, lần theo lịch sử ra đời và phát triển của khẩu súng bắn tỉa Nga. Ban đầu tôi chỉ định đưa qua về khẩu súng bắn tỉa Dragunov nhưng sự say mê của các bạn đã khiến tôi cần viết 1 cách có hệ thống và đầy đủ nhất về khẩu súng bắn tỉa. Quân đội Nga ngày nay ngoài các đơn vị bắn tỉa chuyên trách , súng bắn tỉa được trang bị cho cấp đại đội (C) trong Sư đoàn BB. Quân đội Nga sở hữu rất phong phú các Model súng bắn tỉa với đủ các kích cỡ đạn...Tôi sẽ cùng các bạn ta lần lượt làm rõ từng chủng loại.
Lịch sử ra đời, không đúng hơn là lịch sử áp dụng hiệu quả súng bắn tỉa Nga là trong chiến tranh thế giới lần 1. Đây cũng là thời kỳ đầu tiên súng trường bắn tỉa được lắp kính ngắm quang học. Thực ra súng bắn tỉa đã xuất hiện tại Nga từ thế kỷ 19 và trong chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) ,súng trường bắn tỉa cũng có nhưng vai trò của nó rất mờ nhạt.
Những khẩu súng trường đầu tiên được lắp kính ngắm quang học Đức
"Zeiss", của Hi lạp và 1 số ít sản xuất tại nhà máy "Obukhovsky".
Khoảng giữa năm 1930 Liên Xô bắt đầu tự sản xuất được kính ngắm quang học cho mình và không lâu sau đó sản phẩm trong nước đã thay thế kính ngắm Đức. Từ đây mẫu súng trường bắn tỉa 1891 đã trở thành mẫu súng trường bắn tỉa thế hệ 2 nhờ lắp kính ngắm quang học. Mẫu súng trường bắn tỉa thế hệ 2 gọi là mẫu 1891/30.

Kính ngắm quang học đầu tiên do Liên Xô sản xuất có mã hiệu D-III, đây thực chất là mẫu copy mẫu kính ngắm Đức "Zeiss" . Sau này Liên Xô tiếp tục sản xuất và nâng cấp kính ngắm quang học trong các Sery PU, BP, PT, PE v.v...

Kính ngắm PE.

Kính ngắm PU.

Khẩu súng trường 1891/30.

Mẫu súng trường 1891/30 với các model kính ngắm.

Kính ngắm Đức "Zeiss".
Năm 1930 súng trường bắn tỉa đã trải qua 1 số thay đổi trong thiết kế. Thông nòng , lưỡi lê được bố trí dưới nòng súng hợp lý, chắc chắn hơn. Kính ngắm mới được chia vạch theo (m) chứ không phải đơn vị đo lường cổ của Nga "Ashim/Ашим" (1 Ashim=0,71m). Qui lát của súng cũng được sửa dài và cong hơn thuận tiện cho xạ thủ .

Qui lát cải tiến.
Ngoài súng trường bắn tỉa mẫu 1891/30 Liên Xô đã đưa vào trang bị cho các đơn vị BB súng Carbine mẫu 1938. Mẫu Carbine 1938 có ưu điểm gọn nhẹ không có lưỡi lê, là khẩu súng bắn tỉa tin cậy, chính xác. Cả hai mẫu 1891/30 và Carbine 1938 đều lắp được các loại kính ngắm quang học do Liên Xô sản xuất.
Bệ thước ngắm trên súng trường Carbine 1944 là mẫu nâng cấp cuối cùng của khẩu Carbine. Khẩu Carbine 1944 với sự xuất hiện trở lại của lưỡi lê.
Trong chiến tranh Vệ Quốc Vĩ Đại ,Liên Xô có 1 loại súng trường bắn tỉa giảm thanh, thực chất nó không phải là phát minh mới mà là khẩu Carbine lắp giảm thanh do anh em Mitin sáng chế (viết tắt BRAMA), khẩu súng có tên : "Mosin Nagant". Khẩu Mosin được mệnh danh là : " Kẻ sát nhân in lặng" được trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm, trinh sát.

Khẩu súng trường bắn tỉa giảm thanh "Mosin Nagant"

Vassili Zaitsev xạ thủ bắn tỉa nổi tiếng của Liên Xô với khẩu Carbine 1938 . Ảnh chụp tháng 10/1942 tại mặt trận Stalingrag nay là Volgagrag.
Ngày nay có thể bắt gặp bản sopy của khẩu súng trường bắn tỉa "Mosin Nagant" tại các của hàng bán súng săn như Ko-44 hoặc Ko-38. Chúng được sao y bản gốc điều đó chứng tỏ khẩu súng trường bắn tỉa "Mosin Nagant" còn giá trị đến ngày nay.
Thông số ký thuật:
1) Mẫu 1891/30 г. 2)Mẫu Carbine.1938 г. 3)Mẫu Carbine.1944 г
-Cỡ đạn 1)7.62x54мм R 2)7.62x54мм R 3)7.62x54мм R
-Trọng lượng có lưỡi lê không hộp tiếp đạn: 1)4,5 кг ---- 3) 3,9 кг
-Trọng lượng không lưỡi lê không hộp tiếp đạn: 1) 4 кг 2) 3,5 кг 3) -----
-Chiều dài(không lê) :1) 123 см 2) 102 см 3) 102 см
-Số lượng đạn trong hộp tiếp đạn 1) 5 2) 5 3) 5
-Chiều dài súng với buồng đạn : 1) 730 мм 2) 512 мм 3) 517 мм
-Chiều dài nòng súng: 1) 657 мм 2) 439 мм 3) 444 мм
-Dãnh khương tuyến : 1) 4 2) 4 3) 4
-Chiều dài kính ngắm: 1) 622 мм 2) 416 мм 3) 416 мм
-Sơ tốc nòng : 1) 865 м/с 2) 820 м/с 3) 820 м/с
-Tầm bắn hiệu quả : 1) 800 м 2) 550-600 м 3)550-600 м