Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:36:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh  (Đọc 78374 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2010, 07:04:01 am »

Cũng trong những giờ phút đó, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai đã khai mạc trong viện Xmôn-nưi và nắm chính quyền trong tay. Sắc lệnh về hòa bình được Đại hội thông qua, coi chiến tranh là một tội ác lớn nhất đối với loài người” và đưa ra lời tuyên bố với chính phủ và nhân dân các nước về sự sẵn sàng ký kết ngay một bản hòa ước theo những điều kiện công bằng cho tất cả các dân tộc: một hòa ước không có thôn tính và không có bồi thường.

Sắc lệnh thứ hai của Đại hội công bố trao tất cả ruộng đất cho nhân dân không có bồi thường gì cả.


Nông dân vùng ngoại vi Mát-xcơ-va bàn về vấn đề ruộng đất.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga, tức là cơ quan quyền lực tối cao về mặt lập pháp, chỉ đạo và kiểm tra trong thời kỳ giữa hai đại hội và thành lập Chính phủ xô viết đầu tiên là Hội đồng dân ủy do Vla-đi-mia I-lích Lê-nin đứng đầu. Đồng chí I-a-cốp Xvéc-lốp được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương toàn Nga từ ngày 8 (21)-11-1917.


Viện Xmôn-nưi. bộ tham mưu của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đóng ở đây.


I-a-cốp Xvéc-lốp, chru tịch đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương các Xô viết toàn Nga.

Cuộc khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grát diễn ra nhanh chóng và hầu như không đổ máu, nhưng đấu tranh vũ trang ở Mát-xcơ-va diễn ra căng thẳng và ác liệt trong 7 ngày, bởi vì bọn phản cách mạng nắm được những lực lượng chiến đấu đáng kể (học sinh các trường sĩ quan và các trường hạ sĩ quan, một số đơn vị binh lính). Chính quyền xô viết được thành lập ở Mát-xcơ-va đêm 2 rạng ngày 3 (16)-11.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa bắt đầu giành thắng lợi ở các nơi khác. Viện Xmôn-nưi liên tiếp nhận được điện báo tin công nhân đã nắm chính quyền trong tay tại các thành phố khác.

Ngay ngày 8-11, để thực hiện Sắc lệnh về hòa bình, Chính phủ Xô viết đề nghị chính phủ các nước tham chiến ngồi vào bàn đàm phán. Tiếp đó là những đề nghị như thế được gửi trực tiếp cho chính phủ các nước Anh, Pháp và Mỹ. Nhưng các chính phủ này lặng thinh không trả lời. Tuy nhiên đề nghị hòa bình của Chính phủ xô viết đã giành được cảm tình và sự ủng hộ rộng rã từ giai cấp vô sản châu Âu và châu Mỹ: các cuộc mít tinh và biểu tình diễn ra trong các thành phố Anh, Pháp, Mỹ và Đức.

Trước phong trào phản chiến ngày càng tăng ở hậu phương và ngoài mặt trận, nước Đức đã ngỏ ý sẵn sàng tiến hành đàm phán. Hội đồng dân ủy thông báo tin đó cho chính phủ các nước khối Đồng minh nhưng họ vẫn không trả lời gì cả.

Trong điều kiện đó, Chính phủ xô viết buộc phải bắt đầu đàm phán với các đại diện của khối Đức - Áo. Cuộc đàm phán này mở đầu ngày 20-11 ở Brét - Li-tốp-xcơ và dẫn tới việc ký hiệp định đình chiến để vạch thảo những điều kiện của hòa ước. Một trong những điều kiện của Chính phủ xô viết về hòa bình là cấm chuyển quân đội Đức sang mặt trận phía Tây.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười, 2010, 07:13:20 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2010, 07:04:38 am »

Những điều kiện hòa bình do phía Đức đưa ra rất nặng nề. Đức đòi nước Nga phải bồi thường chiến phí và nhượng một vùug đất đai rộng lớn, trong đó có toàn bộ lãnh thổ U-cra-i-na, một phần đất đai Bê-lô-ru-xi-a và vùng biển Ban-tích. Hội đồng dân ủy lại kêu gọi các nước khối Đồng minh tham gia cuộc đàm phán, nhưng họ vẫn không chịu trả lời.

Biết rõ tình hình như thế, nước Đức dưới hình thức tối hậu thư đòi phải chấp nhận những điều kiện ký hòa hước do họ đưa ra. Sau khi bàn tính kỹ mọi mặt, Chính phủ xô viết đã quyết định chấp nhận các điều kiện của Đức, bởi vì không có lối thoát nào khác, không thể tiếp tục cuộc chiến tranh khi quân lính ngoài mặt trận đã tan rã, nền kinh tế bị tàn phá tan hoang và nhân dân chấn chiến tranh. Nhưng Lép Tơ-rốt-xki cầm đầu đoàn đại biểu xô viết tại cuộc đàm phán Brét- Li-tốp-xcơ lại không thi hành chỉ thị của Chính phủ cách mạng. Ngày 28-1-1918, Tơ-rốt-xki bỏ dở cuộc đàm phán và tuyên bố “nước Nga xô viết không ký hòa ước, chấm dứt chiến tranh và giải ngũ quân đội”.

Ngày 18-2, quân đội Đức mở rộng chiến sự trên khắp mặt trận. Đất nước xô viết đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Hội đồng dân ủy đã kêu gọi nhân dân đứng lên bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa lâm nguy. Bắt đầu thành lập các đơn vị Hồng quân chính quy. Cùng với các đội cận vệ đỏ, các đơn vị chính quy ở Pơ-xcốp, Na-vơ-ra và Rê-ven đã ra sức ngăn chặn quân đội Đức tiến theo hướng Pê-tơ-rô-grát. Công nhân và nông dân U-cra-i-na, Bê-lô-ru-xi-a đã chiến đấu dẻo dai chống bọn xâm lược. Nước Đức dự tính nhanh chóng đánh bại nước Nga xô viết nhưng không thực hiện nổi điều đó. Năm 1919, để kỷ niệm những ngày động viên nhân dân lao động đứng ra bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và những trận đánh đầu tiên của Hồng quân, đã ấn định ngày lễ mới: Ngày Hồng quân. Từ đó tới nay, ngày này được kỷ niệm hằng năm vào ngày 23-2.

Mặc dù Tơ-rốt-xki và những người cùng phe chống đối lại, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Hội đồng Dân ủy và Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga đã quyết định chấp nhận ký hòa ước với Đức. Ngày 3-3-1918, hòa ước này được ký. Ngày 16-3, Đại hội Xô viết bất thường lần thứ tư phê chuẩn văn kiện này.

Những điều kiện của hòa ước Brét vô cùng nặng nề, nhưng nước Nga rất cần có hòa bình để lấy lại sức. Đất nước lợi dụng thời gian đó để bắt đầu các cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, chính quyền xô viết đã nắm giữ trong tay ngân hàng quốc gia, bắt đầu quốc hữu hóa ngành công nghiệp và ngành đường sắ, hủy bỏ các khoản vay ở nước ngoài và trong nước do chế độ sa hoàng và Chính phủ lâm thời ký. Đã áp dụng chế độ kiểm kê và giám sát trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm, áp dụng nguyên tắc xã hội chủ nghĩa trong trả công lao động; ai không làm thì không ăn.

Tới mùa xuân năm 1918, Chính quyền xô viết đã được thiết lập khắp trong nước, từ biển Trắng đến biển Đen, từ các biên giới miền tây đến bờ Thái Bình Dương. Mùa hè năm đó, Đại hội Xô viết lần thứ 5 thông qua Luật cơ bản đầu tiên - Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Hiến pháp này ghi nhận thắng lợi của cách mạng, quyền bình đẳng hoàn toàn của các dân tộc, biến ruộng đất và các tư liệu sản xuất chủ yếu (nhà máy, ngân hàng, giao thông đường sắt và đường thủy) thành tài sản nhân dân.


Quốc huy đầu tiên của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga.


Hiến pháp Xô viết đầu tiên thông qua trong Đại hội các Xô viết lần thứ 5.

Từ ngày 12-3-1918, Mát-xcơ-va trở thành thủ đô của Nhà nước công nông đầu tiên trong lịch sử loài người.


Từ 12-3-1918, Mát-xcơ-va trở thành thủ đô Liên bang Nga.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười, 2010, 07:11:10 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2010, 07:05:07 am »

Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2010, 07:06:01 am »

Các giai cấp bị lật đổ mưu toan phản công lại cách mạng. Được sự ủng hộ trực tiếp của các nước đế quốc phương Tây, chúng đã gây ra cuộc nội chiến ác liệt.

Tháng 3-1918, hải quân Anh đổ bộ lên Muốc-măng-xcơ; thoạt đầu quân đội Nhật, sau đó lính thủy đánh bộ Mỹ vào Vla-đi-vô-xtốc; quân đội Anh xâm nhập vùng Trung Á và vùng Ngoại Cáp-ca-dơ; quân đội hoàng đế Đức chiếm đóng U-cra-i-na, Bê-lô-ru-xi-a và vùng biển Ban-tích; các lực lượng chính của bọn phản cách mạng trong nước tập trung ở miền đông, giữ các thành phố Tsê-li-a-bin-xcơ, Ca-dan, Pen-da, Xim-biếc-xcơ (nay là U-li-a-nốp-xcơ), Xa-ma-ra (này là Cui-bư-sép). Vùng Trung Nga có những trung tâm công nghiệp chính bị tách khỏi các cơ sở nhiên liệu, nguyên liệu và lương thực.


Bọn chiếm đóng Đức ở Ki-ép. Năm 1918.

Mặc dù như vậy, mùa thu năm 1918, Hồng quân đã tấn công mạnh ở mặt trận hướng đông và đẩy lùi địch về phía bên kia dãy U-ran.

Tới thời gian đó, nước Đức phải đầu hàng các nước đồng minh và chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Quân đội Đức vội vã rút khỏi nước Nga. Nhưng các nước trong khối Đồng minh, ngược lại, đã tăng cường sự can thiệp vũ trang. Lực lượng xung kích của họ là 40 vạn quân do họ thành lập và vũ trang dưới quyền chỉ huy của đô đốc phản cách mạng A-lếch-xan-đrơ Côn-tsắc. Tới đầu năm 1919, quân đội Côn-tsắc đã chiếm được những vùng rộng lớn của Xi-bi-ria và U-ran; tháng 3, chúng bắt đầu tìm cách tiến tới sông Vôn-ga. Nhưng ngay trong tháng 4, hồng quân tổ chức phản công mạnh và tới mùa hè thì quân đội của đô đốc Côn-tsắc bị đập tan ở vùng giữa hai sông Tô-bôn và I-rơ-tư-sơ.

Nhưng thời gian đó, được khối đồng minh nâng đỡ, quân đội phản cách mạng do tướng An-tôn Đê-ni-kin chỉ huy đã từ miền nam tiến đánh Mát-xcơ-va. Giữa tháng 10, các đơn vị tiền tiêu của Đê-ni-kin chỉ còn cách Mát-xcơ-va vài ngày đường. Từ vùng biển Ban-tích, quân đội của một tướng phản cách mạng khác - Ni-cô-lai I-u-đê-ních tiến theo đường Pê-tơ-rô-grát. Bằng những nỗ lực phi thường, Hồng quân đã ngăn giặc lại và tới giữa tháng 11-1919 thì đãnh bại chúng hoàn toàn.


Mát-xcơ-va. Quảng trường đỏ. Ngày 25-5-1919. Lê-nin duyệt các đội công nhân vũ trang.

Mùa xuân năm sau, các cường quốc trong khối Đồng minh lại chuẩn bị đợt tấn công thứ ba của nhiêu lực lượng phản cách mạng phối hợp với nhau hòng đè bẹp nước Nga xô viết: quân đội của nước Ba Lan tư sản địa chủ tràn vào từ hướng tây, quân đội bạch vệ của bá tước Pi-ốt Vran-ghen - từ hướng nam. Được tôi luyện trong các trận đánh trước, Hồng quân đã hành động quyết liệt và chính xác hơn bao giờ hết. Mùa hè, Hồng quân đập tan quân đội Ba Lan do thống chế Piu-xút-xki chỉ huy, còn tới cuối tháng 10, dưới sự chỉ huy của Mi-kha-in Phrun-de, đã đánh chiếm Pê-rê-cốp và giải phóng vùng Crưm. Bây giờ, Hồng quân đã có thể giúp đỡ tích cực cho các dân tộc vùng Trung Á, Ngoại Cáp-ca-cơ và tới năm 1922, thì quét sạch bọn xâm lược Nhật ra khỏi vùng Viễn Đông. Đất nước bị nội chiến và các cuộc can thiệp của đế quốc tàn phá tan hoang nhưng đã bảo vệ được độc lập và lại có khả năng hướng mọi nỗ lực vào cuông cuộc xây dựng sáng tạo trong hòa bình.



Các tướng lĩnh lỗi lạc thời nội chiến:
Mi-kha-in Prun-de, Va-xi-li-Tsa-ga-ép,
Mi-kha-in Tsu-kha-tsép-xki, Cli-men Vô-rô-xi-lốp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 08:55:11 pm »

***

Mức độ phát triển trước chiến tranh… Nhiều nhà kinh tế “tỉnh táo” trong nước và nước ngoài đã nghĩ rằng mức độ này có lẽ không khôi phục nổi. Quả thật, sản lượng công nghiệp năm 1930 của nước Nga chỉ chiếm 14 phần trăm so với năm 1913, năm phát triển kinh tế thuận lợi nhất trước cách mạng; vùng than Đôn-bát bị tàn phá hoàn toàn, các lò đúc gang vùng U-ran ngừng hoạt động, giao thông đường sắt bị tê liệt vì đầu máy hơi nước và toa tàu bị hỏng hết; nạn đói và bệnh tật hoành hành dữ tợn. tình hình cực kỳ điêu đứng. Làm thế nào thoái khỏi tình hình đó? Lê-nin đã trả lời dứt khoát và rõ ràng câu hỏi này. Lối thoát đó là điện khí hóa toàn quốc. theo sáng kiến và dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Người, kế hoạch nhà nước điện khí hóa toàn Nga, gọi tắt là GOELRO, đã được vạch thảo. Sáng kiện lập kế hoạch này đã chín muồi từ đầu năm 1918, nhưng khi đó tất nhiên không có điều kiện để vạch thảo, chứ chưa nói thới việc thực hiện. Năm 1920, tình hình kinh tế trong nước cũng không dễ chịu hơn mấy. Trong tình hình đó phải có tinh thần dũng cảm thực sự lê-nin-nít mới dám đề ra nhiệm vụ không những khôi phục mà còn tái xây dựng nền kinh tế bị tàn phá trên cơ sở kỹ thuật mới. Dự tính trong vòng 10 năm sẽ xây 30 nhà máy điện trên các dòng sông lớn, gần các mỏ than nâu, phiến thạch, than bùn. Tổng công suất của các nhà máy điện này sẽ vượt 1 triệu rưởi ki-lô-oát. So với mức năm 1913, sản lượng điện sẽ tăng gấp 10 lần. Song song với việc đẩy mạnh trang bị động lực, dự kiến điện khí hóa một số tuyến đường sắt chính, thay đổi cấu trúc các xí nghiệp công nghiệp và tăng năng suất trong ngành công nghiệp, tổ chức hoạt động đường thủy trên sông Đơ-nhi-ép, thay đổi hẳn điều kiện lao động trong nhà máy công xưởng, nhà trường và cơ quan văn hóa.


Nhà văn Anh viết truyện viễn tưởng Ghéc-bớt O-en nghe Lê-nin kể về
kế hoạch điện khí hóa nước Nga đã gọi Người là "nhà mơ ước trong điện Crem-li".

Đồng chí Glép Crơ-gi-gia-nốp-xki, một nhà cách mạng, bạn chiến hữu thân cận của Lê-nin, chủ tịch Ủy ban nhà nước điện khí hóa toàn Nga, đã báo cáo tường tận về kế hoạch này trong Đại hội Xô viết lần thứ 8 của Liên bang Nga (tháng 12-1920). Lê-nin đã gọi kế hoạch điện khí hóa là cương lĩnh thứ hai (cương lĩnh kinh tế quốc dân) của Đảng. Khi đó, tại Nhà hát Lớn Mát-xcơ-va, Lê-nin đã nói một câu trở thành sức mạnh cổ vũ, phương châm và ý nghĩa của những cố gắng vượt bậc đưa đất nước tới tương lai: “Chủ nghĩa cộng sản là Chính quyền xô viết cộng với điện khí hóa toàn quốc”.

Với kế hoạch điện khí hóa nước Nga, nền kinh tế quốc dân bắt đầu được khôi phục và phát triển; chế độ đặt kế hoạch trở thành phương hướng quan trọng nhất của hoạt động nhà nước. đấu tranh thực hiện kế hoạch GOELRO đã đẻ ra nhiệt tình chưa từng thấy của quần chúng nhân dân bước vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2010, 09:15:35 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 08:55:48 pm »


Mít tinh khánh thành nhà máy điện Ca-si-ra. Năm 1932.


Glép Crơ-gi-gia-nốp-xki, một trong những tac giả của kế haochj điện khí hóa toàn Nga (GOELRO).


"Bóng đèn I-lích" về nông thôn.


Công trường nhà máy thủy điện Đơ-nhi-ép. Năm 1928.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2010, 09:17:55 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 08:56:30 pm »

***

Đế chế Nga là một đế quốc thống nhất. Nhưng sự thống nhất đó được duy tri bằng bạo lực, bằng sự chèn ép những đặc thù dân tộc, kể cả ngôn ngữ, tập tục, nếp sống văn hóa. Tất nhiên, kiểu “thống nhất” như thế không thể xúc tiến sự phát triển tự do của mọi dân tộc trong thành phần đế chế này, cho nên không thể tồn tại sau cách mạng; hai tuần sau khi lật đổ chính quyền tư sản, Chính quyền xô viết đã công bố “Tuyên ngôn về quyền lợi các dân tộc Nga”. Văn kiện này công bố quyền bình đẳng và chủ quyền, quyền dân tộc tự quyết, kể cả quyền tách rời và thành lập nhà nước riêng đồng thời bãi miễn mọi đặc quyền và hạn chế về mặt dân tộc cũng như tôn giáo dân tộc.

Những sự kiện tiếp sau đó cho thấy rõ lời nói và việc làm của Nhà nước xô viết không trái ngược nhau: ngày 18(31)-12-1917, đáp lại đề nghị của Chính phủ Phần Lan, Hội đồng dân ủy “hoàn toàn tán thánh những nguyên tắc của quyền dân tộc tự quyết” đề nghị với Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga công nhận độc lập về mặt nhà nước của nước Cộng hòa Phần Lan; ngày 22-12-1917 (theo lịch mới: 4-1-1918), Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga phê chuẩn quyết định này.

Kẻ thù của cách mạng “tiên đoán” sự tan vỡ, phân liệt và tiêu vong của Nhà nước Nga thống nhất nhiều dân tộc. Còn trên thực tế thì sự thống nhất của các dân tộc trong cuộc đấu tranh chung ngay sau cách mạng đã biến thành sự thống nhất về mặt nhà nước.

Tới cuối nội chiến, trên lãnh thổ đế chế sa hoàng cũ đã xuất hiện 6 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết: Liên bang Nga, U-cra-i-na, Bê-lô-ru-xi-a, A-déc-bai-gian, Ác-mê-i-a, Gru-di-a. Các nước cộng hòa này đã cùng đánh bại bọn can thiệp nước ngoài: liên minh chính trị và quân sự của các nước đó đã hình thành và được củng cố trong cuộc đấu tranh chung. Tháng 2-1922, liên minh chính trị và quân sự được bổ sung thêm bằng liên minh ngoại giao: các nước cộng hòa xô viết đã ủy nhiệm cho Liên bang Nga tham gia hội nghị kinh tài quốc tế ở Giên và thay mặt họ ký hiệp ước và hiệp định với bất kỳ nước nào. Tháng 4-1922, chính ở Giên, đoàn đại biểu xô viết đã thay mặt tất cả 6 nước cộng hòa anh em đưa ra đề nghị tổng giải trừ quân bị, chung sống hòa bình và hợp tác kinh tế cùng có lợi giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau.

Nguyện vọng phối hợp và thống nhất hành động chung đã được củng cố bằng những hiệp ước ký kết giữa các nước cộng hòa xô viết. Các hiệp ước này dự kiến họp nhất các lực lượng vũ trang, một số cơ quan kinh tế và hành chính. Mùa xuân năm 1922, các nước cộng hòa A-déc-bai-gian, Ác-mê-ni-a và Gru-di-a ký hiệp ước thành lập Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Cáp-ca-dơ và các nóc cộng hòa xô viế khác cùng có nguyện vọng thành lập một nhà nước thống nhất. Mùa hè năm 1922, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thành lập một ban chuyên môn để nghiên cứu vấn đề này.

Ban này đã vạch thảo một kế hoạch sáp nhập U-cra-i-a, Bê-lô-ru-xi-a và Liên bang ngoại Cấp-ca-dơ với quyền hạn tự trị trong Liên bang nga, đồng thời các cơ quan quyền lực tối cao của Liên bang Nga sẽ trở thành các cơ quan trung ương đối với tất cả các nước cộng hòa. Sau khi được biết kế hoạch này, Lê-nin đã viết thư gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng và đề nghị một nguyên tắc hoàn toàn khác để thành lập nhà nước liên bang: các nước cộng hòa độc lập, kể cả Liên bang Nga, tình nguyện hợp nhất thành Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô), trong đó các thành viên đều ngang quyền nhau, còn cơ quan quyên lực tối cao là Ban Chấp hành Trung ương Liên Bang. “Chúng ta thừa nhận chúng ta bình đẳng với nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết U-cra-i-na và các nước khác, - V.I.Lê-nin nhấn manh, - cùng với các nước đó bình đẳng gia nhập một liên minh mới - “Liên bang các nước cộng hòa xô viết châu Âu và châu Á”.

Những đề nghị của Lê-nin được đặt làm cơ sở cho kế hoạch thành lập Liên bang cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.

Ngày 23-12-1922, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ 10 khai mạc ở Nhà hát Lớn Mát-xcơ-va. Nghị quyết của Đại hội này nêu rõ: “Công nhận việc hợp nhất Liên bang nga, U-cra-i-na, Liên bang Ngoại Cáp-ca-dơ và Bê-lô-ru-xi-a thành Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết là hành động kịp thời”.

448 đại biểu U-cra-i-na, Bê-lô-ru-xi-a, Ngoại Cáp-ca-dơ là khách tham dự Đại hội: các đại biểu Xô viết của các nước cộng hòa này họp trước đó cũng chủ trương thành lập Nhà nước Liên bang thống nhất.

Ngày 30-12, tất cả các đại biểu đó lại tham gia Đại hội Xô viết toàn Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết, thông qua bản Tuyên ngôn và Hiệp ước liên minh. Những văn kiện này trở thành Hiến pháp lX đầu tiên được Đại hội Xô viết toàn Liên bang lần thứ hai thông qua trong tháng 1-1924.


Bản Tuyên ngôn có nói: “Nghị quyết thành lập Liên Xô bảo đảm Liên bang này là sự hợp nhất tình nguyện của các dân tộc, mỗi nước cộng hòa đều được bảo đảm quyền tự do rút ra khỏi Liên bang, tất cả các nước cộng hòa xô viết xã hội chủ nghĩa hiện nay cũng như sẽ xuất hiện trong tương lại, có thể gia nhập Liên bang này. Nhà nước liên bang mới sẽ là kết quả phù hợp với những nguyên tắc chung sống hòa bình và hợp tác giữa các dân tộc được nêu lên từ những ngày tháng 10-1917”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 08:57:14 pm »

***

Ngày 20-11-1922, Nhà hát Lớn Mát-xcơ-va. Lời phát biểu lần cuối của Lê-nin kết thúc như sau: “Chúng ta đưa chủ nghĩa xã hội vào cuộc sống hàng ngày, và chúng ta phải tìm hiểu cuộc sống hàng ngày. Đó là nhiệm vụ lúc này, đó là nhiệm vụ của thời đại chúng ta. Cho phép tôi kết thúc bằng cách biểu thị lòng tin tưởng rằng dù cho nhiệm vụ đó rất khó khăn, rất mới mẻ so với nhiệm vụ cũ và gây ra rất nhiêu khó khăn, tất cả chúng ta, trong khoảng vài năm chứ không phải ngày mai, tất cả chúng ta sẽ hoàn thành bằng được nhiệm vụ đó…”.

Lê-nin đã thấy rõ chủ nghĩa xã hội trở thành nhiệm vụ trước mắt. Tầm nhìn của Người rất rộng: chủ nghĩa xã hội trở thành nhiệm vụ của thời đại. Xây dựng chủ nghĩa xã hội, nước Nga bắt đầu viết nên những trang mới của lịch sử thế giới, mở đầu thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Việc quốc hữu hóa các xí nghiệp công nghiệp, ngành giao thông vận tải, nhà ngân hang ngay sau thắng lợi của Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã tạo ra trật tự kinh tế xã hội chủ nghĩa khá mạnh. Nhưng nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội không chỉ thu hẹp trong sự phát triển trật tự đó. Sắc lệnh về ruộng đất đã thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất nửa phong kiến và địa chủ và công bố ruộng đất là tài sản của toàn dân. Nhưng sắc lệnh đó chưa làm xuất hiện các quan hệ xã hội chủ nghĩa trong nền sản xuất nông nghiệp. Nền kinh tế dựa vào lao động và công cụ thô sơ của bản thân những người nông dân ngày nay nắm giữ hầu hết diện tích đất đai trồng trọt là nền kinh tế hàng hóa nhỏ. Sự phát triển kinh tế hàng hóa nhỏ này ngày càng phân nhỏ nền sản xuất nông nghiệp. Muốn ứng dụng kỹ thuật hiện đại và đẩy mạnh nông nghiệp, nền sản xuất nông nghiệp cũng cần phải xã hội hóa. Nhưng trong giai đoạn đầu, có thể thực hiện điều đó bằng mọi hình thức hợp tác hóa khác nhau và chuyển dần sang nền kinh tế tập thể.

Như vậy, có hai con đường dẫn đất đất nước tới nền kinh tế xã hội chủ nghĩa: con đường trực tiếp là thành lập nền sản xuất công nghiệp lớn và con đường cải tạo nông nghiệp dần dần. Nhưng phải phát triển như thế nào để cho bước quá độ đó có lợi không riêng cho giai cấp công nhân, mà cho cả nông dân. Chỉ có thể thực hiện điều đó thông qua lưu thông hàng hóa, nhưng sự lưu thông hàng hóa phải được điều hòa sao cho sự phát triển quan hệ trao đổi hàng hóa có lợi không chỉ cho người nông dân, mà cho cả giai cấp công nhân và xã hội nói chung.

Mùa xuân năm 192, Nhà nước xô viết đã chuyển chính sách “cộng sản thời chiến” với chế độ trưng thu lương thực thừa trong những năm nội chiến sang chính sách kinh tế mới. Bước đầu tiên của chính sách này là thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng thuế lương thực được ấn định rõ ràng. Nông dân có thể bán tất cả nông sản thừa, trực tiếp ngoại chợ hoặc thông qua hợp tác xã thu mua.


"Nước Nga xã hội chủ nghĩa sẽ từ nước Nga NEP mà ra" Lê-nin. Tranh cổ động. 1930.

Cải cách tiền tệ cũng nhằm theo đuổi mục đích tổ chức và chấn chỉnh bằng mọi cách lưu thông hàngh hóa và toàn bộ hệ thống kinh tế: trong những năm 1922-1924, mức kim ngạch của tiền tệ được ấn định. Phải nói thêm là cải cách tiền tệ được tiến hành không có mảy may sự giúp đỡ của các ngân hàng nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh ngoại thương lẫn thu hút tư bản nước ngoài tham gia hồi sinh nền kinh tế trong nước.


Đồng nửa rúp bạc (50 cô-pếch).

Nhưng chính điều đó đã không nằm trong dự tính của các giới tài chính phương Tây tư bản. Đoàn đại biểu xô viết trong hội nghị Giên đã đưa ra chương trình kinh tế rộng rãi nhưng không được các đoàn đại biểu khác ủng hộ. Cũng theo những nguyên nhân đó, họ bác bỏ phần lớn các đề nghị của Chính phủ xô viết về việc dành những nhượng quyền cho các nhà kinh doanh nước ngoài. Đất nước bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội không có sự giúp đỡ của nước ngoài.

Đó là con đường có nhiều chông gai. Lê-nin cũng đã nói rõ ngay điều đó với nhân dân. Nhưng sau khi lật đổ bọn tư bản và địa chủ, cầm vũ khí trong tay bảo vệ Tổ quốc, quần chúng lao động đã chấp nhận con đường quá độ lên xã hội xã hội chủ nghĩa do Chính phủ công nông đề nghị và bước vào con đường này.

Nhưng họ bước vào con đường này không còn Lê-nin nữa. Phải giải quyết nhiều vấn đề, lo lắng nhiều công việc mà sức lực con người tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi, sức khỏe của Người sa sút hẳn sau lần bị thương nặng trong vụ ám sát năm 1918.

Ngày 21-1-1924, Vla-đi-mia I-lích Lê-nin qua đời.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2010, 09:13:49 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 08:57:46 pm »

***

Ở một nước như nước Nga, công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa đáng nhẽ phải bắt đầu trước hết từ việc phát triển công nghiệp nặng. Nhưng muốn thực hiện điều đó phải có nhiều vốn. Nhà nước phải nhận được vốn đó từ những nguồn tích lũy trong nước, trước hết, do lợi tức của các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương được quốc hữu hóa đem lại. Nhưng cũng cần phải hết sức tiết kiệm và dè xẻn mọi thứ. Hơn nữa, quần chúng nhân dân đã thắt lưng buộc bụng giúp đỡ nhà nước không những bằng tiền tiết kiệm được mà còn bằng cách hạn chế những nhu cầu thông thường của mình.

Công nghiệp hóa trở thành chiến công của toàn thể nhân dân xô viết, tiêu biểu cho lòng nhiệt tình của nhân dân do cách mạng đẻ ra, được thắng lợi trong nội chiến cổ vũ, do thấy rõ triển vọng phát triển của đất nước.

Còn những triển vọng này được xác định bằng những kế hoạch năm năm cuối những năm 20, những từ vựng mới này trong tiếng Nga đã nổi tiếng khắp thế giới, làm cho một số người tràn đầy hy vọng và mừng rỡ, số khác hoài nghi, không tin và đôi khi còn tức giận và thù ghét. Kế hoạch nhà nước phát triển kinh tế quốc dân Liên Xô trong từng 5 năm một bắt đầu được gọi là kế hoạch năm năm. Đại hội lần thứ 15 Đảng Cộng sản (bôn sê-vích) Liên Xô đã ra chỉ thị, tức là những ấn định chung được dựa vào để lập kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1928-1932). Đại hội Xô viết Liên Xô lần thứ 5 (tháng 5-929) đã xét duyệt dự thảo do các cơ quan kế hoạch vạch ra.

Toàn thế giới đã chăm chú theo dõi quy mô xây dựng công nghiệp lẫn cuộc đấu tranh vĩ đại nhất chống tình trạng lạc hậu ở Liên Xô. Tính chất vĩ đại của các nhiệm vụ dự tính đã gây phong trào hoàn thành kế hoạch năm năm trước thời hạn trong quần chúng lao động. Khẩu hiệu của Đảng Cộng sản “Hoàn thành kế hoạch năm năm trong 4 năm!” đã xuất hiện trên cơ sở phong trào đó và được toàn thể nhân dân hưởng ứng.

Trong những năm kế hoạch năm năm lần thứ nhất đã hoàn thành kế hoạch GOELRO của Lê-nin. Nhà máy thủy điện Đơ-nhi-ép được đưa vào khai thác. Năm 1932, tổng công suất của tất cả các nhà máy Liên Xô đạt 4,6 triệu ki-lô-oát, bảo đảm 3/4 mức tiêu thụ điện của toàn ngành công nghiệp. Trong nền kinh tế quốc dân đã xuất hiện những ngành mới: chế tạo ô-tô, máy kéo, máy công cụ, động cơ máy bay và chế tạo máy bay. Những biến chuyển rõ rệt cũng diễn ra trong mặt triển khai lực lượng sản xuất: công nghiệp hóa các vùng biên khu lạc hậu được bắt đầu. Nhà máy liên hợp U-ran - Cu-dơ-bát bắt đầu cung cấp cho đất nước một khối lượng kim loại ngang với sản lượng năm 1913 của tất cả các lò cao ở Nga. Trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất, 1500 xí nghiệp lớn của ngành công nghiệp được xây dựng mới.

Thắng lợi của chế độ nông trang tập thể cũng là một thành tích quan trọng của kế hoạch năm năm đầu tiên. Ngay sau khi nội chiến chấm dứt, các hình thức canh tác tập thể đã có sức lôi kéo mạnh. Nhưng cuối những năm 20, khi bắt đầu đưa vào khai thác những nhà máy đầu tiên của ngành chế tạo máy kéo và nhà nước có thể chi phí nhiều hơn để phát triển ngành nông nghiệp, không chỉ bần nông mà cả trung nông cũng xin vào nông trang tập thể. Tiếp theo những huyện có phong trào tập thể hóa rộng khắp, đã xuất hiện những quận, tỉnh, khu làm xong nhiệm vụ này. Tới cuối năm 1929, vùng hạ lưu sông Vôn-ga trở thành một trong những vùng tập thể hóa dày đặc. Sau đó đến lượt vùng Bắc Cáp-ca-dơ, một số nơi thuộc vùng đất đen Trung Nga, vùng U-ran và Xi-bi-ri. Tới giữa năm 1930, các nông trang tập thể đã đoàn kết 6 triệu hộ nông dân, mùa hè năm sau có hơn 60 phần trăm số hộ ở nông thôn là thành viên các nông trang tập thể. Từ đó, nông trang tập thể và nông trường quốc doanh (cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa của Nhà nước) cung cấp cho đất nước phần lớn sản lượng ngũ cốc hàng hóa. Chế độ người bóc lột người ở nông thôn cũng chấm dứt: trên cơ sở tập thể hóa công nghiệp rộng khắp, đã thủ tiêu được giai cấp bóc lột cuối cùng - giai cấp tư sản nông thôn hoặc như người ta gọi ở nước Nga là bọn cu-lắc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 08:58:17 pm »


Một gian trong Triển lãm nông nghiệp và thủ công nghiệp toàn quốc lần thứ nhất ở mát-xcơ-va. Năm 1923.



Máy kéo đầu tiên ở nông thôn.

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2010, 09:11:38 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM