Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu nước ngoài => Tác giả chủ đề:: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:26:15 am



Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:26:15 am
Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Côn-xtan-tin Ta-rơ-nốp-xki
Nhà xuất bản Thông tấn xã Nô-vô-xti
1984
Số hóa: macbupda, ptlinh

(http://img691.imageshack.us/img691/9048/scan1003180004.jpg)

Trong cuốn sách này, chúng tôi không có tham vọng giới thiệu cặn kẽ và đầy đủ với bạn độc về lịch sử Liên Xô, mà chỉ phác họa những nét chung về sự ra đời và hình thành một trong những quốc gia lớn nhất thế giới ngày nay. Nước chúng tôi cũng đã trả qua những giai đoạn phát triển chủ yếu như phần đông các nước khác, chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác. Do đó, cuốn sách bao gồm ba chương: chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã họi. Thời kỳ xã hội chủ nghĩa được minh họa rõ hơn, bởi vì đó là thời gian lịch sử phát triển theo nhịp độ tăng nhanh và tầm quan trọng, ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử tới vận mệnh thế giới ngày càng lớn. Chúng tôi hy vọng cuốn sách này sẽ giúp bạn độc gần gũi hơn với đất nước và con người xô viết, biết rõ những nguyện vọng của họ. Phần lớn tài liệu minh họa là ảnh, cho nên cũng có thể coi cuốn sách này là Lịch sử Liên Xô trên ảnh.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:26:52 am
(http://img444.imageshack.us/img444/204/48517453.jpg)

Diện tích Liên Xô: 22,4 triệu ki-lô-mét vuông.
Số dân: 271 triệu.
Liên Xô bao gồm 15 nước cộng hòa liên bang, 20 nước cộng hòa tự trị, 8 tỉnh tự trị và 10 quận tự trị.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Diện tích - 17075,4 nghìn ki-lô-mét vuông, số dân - 140 triệu 952 nghìn; người Nga - hơn 108 triệu. Thủ đô: Mát-xơ-va. Trong thành phần Liên bang Nga có 16 nước cộng hòa tự trị, 5 tỉnh tự trị, 10 quận tự trị.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết U-cra-i-na. Diện tích - 603,7 nghìn ki-lô-mét vuông; số dân - 50 triệu 456 nghìn; người U-cra-i-na - hơn35 triệu. Thủ đô - Ki-ép.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Bê-lô-ru-xi-a. Diện tích - 207,6 nghìn ki-lô-mét vuông; số dân - 9 triệu 606 nghìn; người Bê-lô-ru-xi-a - 7 triệu 300 nghìn. Thủ đô - Min-xcơ.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ca-dắc-xtan. Diện tích - 2 triệu 717 nghìn ki-lô-mét vuông; số dân - 15 triệu 470 nghìn; người Ca-dắc - 4 triệu 200 nghìn. Thủ đô - An-ma - A-ta.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Gru-di-a. Diện tích - 69,7 nghìn ki-lô-mét vuông; số dân -5 triệu 137 nghìn; người Gru-di-a - hơn 3 triệu. thủ đô - Tbi-li-xi. Trong thành phần Gru-di-a có hai nước cộng hóa tự trị Áp-kha-di-a và Át-gia-ri-a, tỉnh tự trị Nam O-xê-ti-a.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết A-déc-bai-gian. Diện tích - 86,6 nghìn ki-lô-mét vuông; số dân - 6 triệu 400 nghìn; người A-déc-bai-gian - 3 triệu 800 nghìn. Thủ đô - Ba-cu. Trong thành phần A-déc-bai-gian có nước cộng hòa tự trị Na-khi-sê-van và tỉnh tự trị Na-go-rơ-no - Ca-ra-ba-khơ.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Lít-va. Diện tích - 65,2 nghìn ki-lô-mét vuộng; số dân - 3 triệu 504 nghìn; người Lít-va - hơn 2,5 triệu. Thủ đô - Vin-nhút.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Môn-đa-vi-a. Diện tích - 33,7 nghìn ki-lô-mét vuông; số dân - 4 triệu 53 nghìn; người Môn-đa-vi-a - hơn 2triệu 300 nghìn. Thủ đô - Ki-si-nhốp.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Lát-vi-a. Diện tích - 63,7 nghìn ki-lô-mét vuông; só dân -2 triệu 568 nghìn; người Lát-vi-a - hơn 1 triệu 300 nghìn. Thủ đô - Ri-ga.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kiếc-ghi-di-a. Diện tích - 198,5 nghìn ki-lô-mét vuộng; số dân - 3 triệu 803 nghìn; người Kiếc-ghi-dơ - 1 triệu 300 nghìn. Thủ đô - Phrun-de.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tát-gi-ki-xtan. Diện tích - 143,1 nghìn ki-lô-mét-vuông; số dân - 4 triệu 236 nghìn; người Tát-gích - hơn 1 triệu 600 nghìn. Thủ đô - Đu-san-be. Trong thành phần Tát-gi-ki-xtan có tỉnh tự trị Go-rơ-nô - Ba-đác-san.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ác-mê-ni-a. Diện tích - 29,8 nghìn ki-lô-mét vuộng; số dân - 3 triệu 222 nghìn; người Ác-mê-ni-a - hơn 2 triệu 200 nghìn. Thủ đô - E-rê-van.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Tuốc-mê-ni-a. Diện tích - hơn 488 nhìn ki-lô-mét vuông; số dân - 3 triệu 45 nghìn; người Tuốc-men - hơn 1 triệu 400 nghìn. Thủ đô - A-skha-bát.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết E-xtô-ni-a. Diện tích - hơn 45 nghìn ki-lô-mét vuộng; số dân - 1 triệu 507 nghìn; người E-xtô-ni-a - gần 1 triệu. Thủ đô - Tan-lin.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:27:33 am
CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN

(http://img31.imageshack.us/img31/2961/70595159.jpg)

(http://img337.imageshack.us/img337/3562/91810518.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:28:20 am
Con người xuất hiện trên lãnh thổ Liên Bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết ngày nay từ hàng chục vạn năm về trước. Theo những hình vẽ trên các vách đá của người thời cổ, công cụ lao động và những ngôi mộ cổ, các nhà khảo cổ hình dung được cuộc sống, lao động và bộ mặt của các bộ lạc xa xưa. Thể kỷ 9 trước công nguyên, vùng Ngoại Cáp-ca-dơ là đất đai của quốc gia U-ra-rơ-tu. Trung tâm của quốc gia là hồ Van. Hai thế kỷ sua, các quốc gia khác xuất hiện trên vùng Trung Á (Hô-rê-dem là một trong những quốc gia phát triển nhất, có trung tâm ở hạ lưu sông A-mu-đ-ri-a). Trước công nguyên (từ tiền thế kỷ 6 tới tiền thế kỷ 1), trên bờ phía bắc và phía đông biển Đen xuất hiện các thuộc quốc của Hy Lạp- những thành phố và tiểu quốc Ô-li-vi-a, Bô-xpo-rơ, Khéc-xô-nét. Cuối thế kỷ 3 sau công nghuyên, đạo Ki-tô xuất hiện ở vùng này, sau đó lan dần tới vùng Ngoại Cáp-ca-cơ. Nhưng những quốc gia này tồn tại không lâu: chúng xuất hiện và tiêu vong cùng với chế độ chiếm hữu nô lệ. Phải qua vài thế kỷ nữa, trên những vùng bình nguyên Đông Âu rộng lớn mới xuất hiện nước Cổ Nga, mà theo một sử gia thời cổ, là quốc gia mở đầu lịch sử nước Nga.

Những tài liệu lịch sử đầu tiên nhắc tới quốc gia Cổ Nga, tức là Đại quốc Ki-ép- Nôp-gơ-rốp, xuất hiện từ thế kỷ 9. Nhưng rõ ràng những người thành lập quốc gia này là dân tộc Xla-vơ phương đông đã tới đây sớm hơn nhiều. Họ là những người làm ruộng và những thành phố đầu tiên của họ được dựng trên vùng vùng hữu ngạn sông Đơ-nhi-ép. Còn sự di chuyển của người Xla-vơ lên miền bắc (tới vùng Bắc Băng Dương), xuống miền nam (tới sông Đa-nuýp) và san miền đông (tới sát bờ sông Ô-ca- cánh tay phải của dòng sông Vôn-ga vĩ đại) đã kéo dài trong vòng mấy thế kỷ. Tại vùng giáp ranh giữa đất rừng và đất thảo nguyên này, người Xla-vơ đã tiếp xúc với các dân tộc du mục Pô-lô-vét, Pê-tse-ne-gơ và nhiều dân tộc khác.

Vùng tam giác Ki-ép - Nốp-go-rốt - Vla-đi-mia là trung tâm của nước Cổ Nga. Quốc gia này đã bỏ qua giai đoạn chiếm hữu nô lệ và, cũng như những quốc gia Tây Âu thời kỳ đó, phát triển theo các quy luật của xã hội phong kiến. Cơ sở của xã hội này không phải là người nô lệ, mà là người làm ruộng, có những công cụ lao động thô sơ như cây gỗ, liềm, hái và rìu, Thoạt đầu, họ là những nông dân tự do và chỉ phải nộp tô cho các lãnh chúa địa phương. Nhưng sau đó, các lãnh chúa và giai cấp quý tộc dần dần biến thành những địa chủ lớn và người nông dân tự do trở thành nông nô của họ.

(http://img237.imageshack.us/img237/7771/11bp.jpg)

Sự truyền bá đạo Ki-tô trên các vùng đất Cổ Nga (khoảng năm 989) đã đi đôi với việc xuất hiện văn tự, nhà thờ và tu viện. Trong các thế kỷ 10-12, Cổ Nga là một quốc gia cường thịnh theo đạo Ki-tô. Không chỉ những nước láng giềng lớn mà cả những nước phương xa cũng tìm cách tiếp xúc với nước Cổ Nga. Ví dụ, chứng minh cho điều đó là: công chúa An-na, con gái chúa I-a-rô-xláp Mu-đrưi của quốc gia Ki-ép, trở thành vợ vua Hăng-ri I nước Pháp và sau khi chồng qua đời, bà trở thành nữ hoàng Pháp (chữ ký của bà để lại trong các chiếu lệnh của triều định Pháp); công chúa Ê-li-da-bét, con gái khác của chúa I-a-rô-xláp, là hoang hậu Na Uy; công chúa Ghi-ta, con gái một nhà vua của dân tộc Ăng-glô-xắc-xông, trở thành vợ chúa Vla-đi-mia Mô-nô-ma-khơ cầm đầu quốc gia Ki-ép.

Các thành phố Cổ Nga là những trung tâm phát triển các nghề thủ công. Thời đó, con người đã biết đặt ống dẫn nước và lát đường. Cho thới nay, mọi người vẫn trầm trồ khâm phục vẻ đẹp lộng lẫy của các công trình kiến trúc Cổ Nga như nhà thờ Xô-phi-a ở Ki-ép, nhà thờ Xô-phi-a ở Nốp-go-rốt, nhà thờ U-xpen-xki và nhà thơ Đmi-tơ-rốp ở Vla-đi-mia, nhà thờ Pô-crốp trên bờ sông Néc-li - công trình tuyệt tác của nền kiến trúc Vla-đi-mia - Xu-dơ-đan.

Người Cổ Nga rất quý trọng sách. Ngày nay còn giữ lại những tập sách chép tay thời bấy giờ. Ngoài ra, còn lưu lại hàng trăm bức văn tự ghi trên giấy vỏ cây của thường dân Nốp-gô-rốt, Pơ-xcốp, Xmô-len-xcơ, Pô-lốt-xcơ, Vi-tép-xcơ, Xta-rai-a Ru-xa.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:28:56 am
(http://img707.imageshack.us/img707/2464/11azz.jpg)

(http://img822.imageshack.us/img822/2789/12afu.jpg)

(http://img834.imageshack.us/img834/6703/12bxz.jpg)

(http://img815.imageshack.us/img815/6845/12cu.jpg)

Chữ ký của nữ hoàng An-na nước Pháp.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:29:33 am
(http://img839.imageshack.us/img839/5817/12dg.jpg)

Bộ luật Cổ Nga

(http://img638.imageshack.us/img638/536/27473010.jpg)

Nhà thờ Pô-crốp trên sông Néc-li
(gần Vla-đi-mia, năm 1165)

(http://img163.imageshack.us/img163/7982/15bq.jpg)

Nhà thờ Đmi-tơ-ri ở Vla-đi-mia.
Xây dựng trong những năm 1194-1197. Khắc đá.

(http://img827.imageshack.us/img827/8026/15afa.jpg)

Các đỉnh vòm nhà thờ Xô-phi-a ở Nốp-go-rốt.
Xây dựng trong những năm 1045-1052.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:30:07 am
(http://img213.imageshack.us/img213/89/14bxd.jpg)

Tranh gốm mầu trong tu viện Đmi-tơ-ri
(Ki-ép). Thế kỷ 11

(http://img64.imageshack.us/img64/7374/14amf.jpg)

Vòng bạc. Thế kỷ 12

(http://img413.imageshack.us/img413/3228/16ar.jpg)

(http://img412.imageshack.us/img412/2880/16bzyc.jpg)

Khắc gỗ (tìm thấy trong các cuộc
khai quật khảo cổ ở Nốp-go-rốt).

(http://img543.imageshack.us/img543/3183/16ce.jpg)

Tranh vẽ đầu chương sách trong
một cuốn sách thời Cổ Nga.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:30:50 am
***

Nước Cổ Nga xứng đáng được coi là chiếc nôi của các dân tộc Nga, U-cra-i-na và Bê-lô-ru-xi-a. Thời đó, các dân tộc vùng biển Ban-tích, cực Bắc, Pô-vôn-gie và ven biển Đen đã thần phục các lãnh chúa Ki-ép và cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của nước Cổ Nga.

Cũng như trong quá trình phát triển chế độ phong kiến ở khắp Tây Âu, quốc gia Cổ Nga bắt đầu phân chia thành các tiểu quốc, đứng đầu là các lãnh chúa địa phương. Các chúa đất kình địch nhau, những cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn nổ ra liên tiếp. Những người cầm quyền một số nước láng giềng đã lợi dụng điều đó. Thành Cát tư hãn, người cầm đầu đội kỵ binh hùng mạnh của các dân tộc du mục phương đông, đã tràn vào nước Nga. Quân của Thành Cát tư hãn chiếm các vùng Xi-bi-ri, tây-bắc Trung Quốc, Trung Á, rồi vượt qua dãy Cáp-ca-dơ tràn vào các thảo nguyên gần biển Đen.

Năm 1236, vua Bạt Đô, cháu Thành Cát tư hãn, đã đem quân sang châu Âu. Các lãnh chúa Nga đã chống cự quyết liệt. Bạt Đô phải mất 3 năm mới chiếm được các vùng đất Nga, nhưng cuộc đấu tranh dũng cảm của người Nga đã cứu Tây Âu: quân lính của Bạt Đô không có sức tiến xa hơn nữa.

Tục ngữ phương Đông có câu họa vô đơn chí. Thật vậy, trong khi quân của Bạt Đô đang làm mưa gió trên đất nước Nga, quân Phổ cũng tiến hành cuộc thập tự chinh xâm lấn vùng biên giới tây-bắc. Sau khi chiếm được các vùng đất đai ngày nay là nước Phần Lan, bọn phong kiến Thụy Điển cũng lăm le tiến vào nước Nga. Các đội nghĩa binh của A-lếch-xan-đrơ I-a-ro-xla-vích ở Nốp-gô-rốt đã phải chống lại cả quân Thụy Điển lẫn quân Phổ. Năm 1240, quân Nga đã đánh bại quân Thụy Điển trên bờ sông Nê-va (do đó nhân dân cũng gọi vị chúa này là chúa Alếch-xa-đrơ Nép-xki). Tháng 4-1242, kỵ binh Phổ bị đập tan trên mặt hồ đóng bắng Tsút-xcôi-e.

Năm 1245, trong trận I-a-rô-xláp (tây-nam U-cra-i-na), các chiến bình của chúa Đa-ni-la Rô-ma-nô-vích đã thắng quân Ba Lan và quân Hung-ga-ri tràn vào vùng Ga-lít-xơ - Vô-lưn.

Nhưng mặc dù thắng những trận lừng lẫy như thế, các lãnh chúa Nga vẫn phải khuất phục quốc gia Kim Trướng của các dân tộc du mục. Quốc gia này do Bạt Đô thành lập và đặt kinh đô ở Xa-rai thuộc lưu vực sông Vôn-ga.

(http://img440.imageshack.us/img440/4192/17but.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:31:26 am
Ách thống trị của người Mông kéo dài hơn hai thế kỷ. Bọn ngoại xâm đặt chân đến đâu là cảnh đầu rơi máu chảy lại đến với người Nga. Chúng bắt họ nộp cống, vơ vét của cải, bắt dân đưa về nước làm nô lệ.

Nước Nga bị suy yếu, mất hết các đất đai vùng ven biển Đen và dọc sông Vôn-ga. Giữa thế kỷ 14, Ba Lan chiếm U-cra-i-na hồi đó là vùng đất đai tây-nam nước Nga. Đất đai của người Xla-vơ miền tây và vùng Xmô-len-xcơ bị sáp nhập vào Lít-va, đất đai của đại chúa Vla-đi-mia bị phân chia thành các tiểu quốc.

Tình hình đó đã trì hoãn sự phát triển kinh tế và văn hóa của nước Nga khoảng một hai thế kỷ.

Khôi phục sự thống nhất của các vùng đất đai chính trở thành nhiệm vụ của các dân tộc Nga. Không thế thì không thể nào thoát khỏi ách thống trị của người Mông, phục hồi kinh tế và văn hóa, thu lại những vùng đất đai bị mất. Hoàng triều Mát-xcơ-va đã dẫn đầu cuộc đấu tranh nhằm thống nhất đất nước. Những tài liệu đầu tiên nhắc tới hoàng triều Mát-xcơ-va thuộc về năm 1147.

Mát-xcơ-va là trung tâm tự nhiên của các đất đai Nga được các tiểu quốc láng giềng phân tách với quốc gia của người du mục ở hướng đông và Lít-va ở hướng tây. Thêm nữa, Mát-xcơ-va còn là trung tâm lớn phát triển các nghề thủ công quanh Mát-xco-va là những vùng có ngành trồng trọt phát triển tốt. Chính sách cương nghị, nhẫn nại và khéo léo của các chúa Mát-xcơ-va cũng có uy tín đối với các lãnh chúa khác.

Năm 1238, chúa I-van Đa-ni-lô-vích ở Mát-xcơ-va được phong làm đại chúa Vla-đi-mia. Những người cầm quyền quốc gia Mông giao việc thu hộp cống vật cho chúa I-van. Từ đó, ách thống trị của người Mông có phần giảm bớt, bởi vì người du mục thôi không tràn vào cướp phá nữa. Theo lời một sử gia Nga, người du mục “thôi không đánh chiếm đất đai Nga và giết các tín đồ Ki-tô giáo nữa”. Nhưng chúa I-van Đa-ni-lô-vích đã lợi dụng việc thu cống vật để làm giàu, do đó bị mọi người gán cho cái biệt hiệu là Ca-li-ta (hầu bao đựng tiền): vị chúa đã ăn chặn một phần cống vật trước khi giao nộp cho người du mục.

Thời kì đó, các đất đai Nga bắt đầu được thống nhất dần vào quốc gia Mát-xcơ-va. Quá trình thống nhất đó đã dẫn tới việc thành lập một nhà nước quân chủ tập trung mạnh và đủ sức trút bỏ ách thống trị của người Mông.

Cháu I-van Ca-li-ta là Đmi-tơ-ri I-va-nô-vích lên ngôi chúa và trở thành nhân vật đầu tiên trong lịch sử thống nhất quốc gia Nga. Ngày 8-9-1390, một trận đánh hết sức ác liệt chống quân Kim Trướng đã diễn ra trên cánh đồng Cu-li-cô-vô (thượng nguồn sông Đôn). Trong trận này, quân của chúa Đmi-tơ-ri I-va-nô-vích đã đánh bại quân Ta-ta-ri - Mông Cổ do Ma-mai cầm đầu. Chúa Đmi-tơ-ri I-va-nô-vích được ghi vào lịch sử nước Nga là chúa Đôn-xcôi của trận Cu-li-cô-vô được gọi là “trận diệt Ma-mai”.

(http://img830.imageshack.us/img830/6236/19am.jpg)

Quân của đại chúa Đmi-tơ-ri Đôn-xcôi của Mát-xcơ-va thắng quân Mông
của quốc gia Kim Trướng trong trận Cu-li-cô-vô. (Tranh thế kỷ 16).


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:32:05 am
Nhưng hai năm sau, người du mục lại khôi phục được quyền lực ở các vùng đất đã chiếm được trước đây. Điều đó đã làm cho các lực lượng muốn thống nhất các đất đai Nga càng đoàn kết chặt chẽ với nhau hơn.

Chẳng bao lâu (năm 1385), quốc gia Kim Trướng bị nhà cầm quyền Ti-mua của vương quốc Ma-ve-ran-na-khra (vùng đất nằm giữa sông A-mu-đa-ri-a) đánh bại hoàn toàn). Sau đó Ti-mua chiếm Ác-mê-ni-a, Gru-di-a, vùng Tiểu Á và Ấn Độ, thành lập một đế chế lớn và đặt thủ đô ở Xa-ma-rơ-can. Sau khi Ti-mua chết (1405), đế chế này tan rã thành nhiều vương quốc độc lập. Các vương quốc đó bắt đầu gây chiến tranh liên miên chống lại nhau. Xuất hiện những điều kiện đối ngoại thuận lợi để lật đổ ách áp bức của quốc gia Kim Trướng.

Năm 1476, đại chúa I-van III, một trong những lãnh chúa lớn nhất thời đó, đã cố tình không nộp cống vật. Bốn năm sau, những người du mục mang quân đi đánh Mát-xcơ-va. Nhưng khi tới bờ sông U-gra (chi lưu trái của sông Ô-ca), vua Ắc-mát trông thấy quân đội của lãnh chúa Mát-xcơ-va có nhiều vũ khí và tập trung đông trên bờ đối diện, liền vội vã ra lệnh lui quân.

(http://img197.imageshack.us/img197/7784/20bxr.jpg)

Tới thời gian đó, quốc gia Kim Trướng chia thành một số quốc gia phong kiến thù địch nhau: các vương quốc Ca-dan, A-xtơ-ra-khan, Xi-bi-ri, Crưm và Nô-gai. Trên đường rút quân về vùng hạ lưu sông Vôn-ga, Ắc-mát bị quân đội của vương quốc Nô-gai và vương quốc Xi-bi-ri phục kích. Trong trận này, Ắc-mát bị giết.

Bây giờ các lãnh chúa Mát-xcơ-va không còn có đối thú nào ngang sức nữa. Năm 1478, chúa I-van III chinh phục nước Cộng hòa quý tộc Nốp-go-rốt, sau đó tới năm 1485 thì khuất phục được lãnh chúa Tve-rơ. Do kết quả chiến tranh chống Lít-va (1500-1503, vùng thượng nguồn sông Ô-ca và sông Đơ-nhi-ép được sáp nhập vào quốc gia Nga. Dưới thời chúa Va-xi-li III, con trai đại chúa I-van III, các đất đai Pơ-xcốp (năm 1510), Xmô-len-xcơ (năm 19514) và Ri-a-dan (năm 1521) sáp nhập vào quốc gia Mát-xcơ-va. Như vậy, những vùng đất chính của quốc gia Nga đã được thống nhất. Sau đó là các cuộc chinh phục vùng sông Vôn-ga và vùng biển Ban-tích.

Dưới thời đại chúa I-van III, viện đu-ma đại diện cho hôi đồng các chúa là cơ quan thường trực tối cao bên cạnh đại chúa: cơ quan này bàn bạc và giải quyết những công việc quan trọng nhất. Những vấn đề cực kì quan trọng như tuyên chiến, giải hòa với các quốc gia khác, v.v., được giải quyết trong các phiên họp của viện đu-ma chúa, những người đứng đầu nhà thơ và đại diện của tầng lớp quý tộc. Sau này, dưới thời đại chúa I-van IV, những cuộc họp tương tự được gọi là hội nghị lãnh chúa.

Cũng thời gian đó, các bộ, tức là các cơ quan chuyên trách đầu tiên của chính quyền trung ương, được thành lập để quản lý các lĩnh vực khác nhau trong nhà nước tập quyền.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:40:41 am
(http://img571.imageshack.us/img571/8642/17ag.jpg)

Đất đai Xu-dơ-đan sau cuộc xâm lược của Bạt Đô.
(Tranh nhỏ trong sách sử).

(http://img36.imageshack.us/img36/6751/18afh.jpg)

(http://img547.imageshack.us/img547/9048/18b.jpg)

(http://img20.imageshack.us/img20/7247/19bl.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:46:42 am
(http://img96.imageshack.us/img96/8452/20aeh.jpg)

(http://img837.imageshack.us/img837/2051/13418638.jpg)

Làm ruộng (Tranh thế kỷ 15).

(http://img836.imageshack.us/img836/1652/38682743.jpg)

(http://img834.imageshack.us/img834/9058/44825545.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:48:11 am
***

Giữa hai thế kỷ 15 và 16, các nước Tây Âu bước vào thời kỳ phát kiến lớn về địa lý, hoạt động cải lương và thiết lập chế độ quân chủ chuyên quyền. Nước Nga cũng bước vào thời kỳ chuyển biến lớn này. Tất nhiên, đây chưa phải là việc chuyển sang chế độ tư bản, bước quá độ này còn là viễn cảnh xa xăm. Đất nước dứng trước một vấn đề khác: tiến theo con đường phát triển kinh tế địa chủ - quý tộc và tăng cường sự trói buộc nông dân vào chủ đất hay là, ngược lại, giảm bớt lệ thuộc của quần chúng lao động ở thanh thị lẫn nông thôn vào giai cấp phong kiến và phát triển nền kinh tế nhỏ tự do.

Sau khi các vùng đất Nốp-go-rốt được sáp nhập vào đất đai của đại chúa Mát-xcơ-va, một đội quân lớn quý tộc và bản thân đẳng cấp quý tộc bắt đầu hình thành: đất đai tịch thu của các chúa Nốp-go-rốt được đem chia cho hơn hai nghìn gia đình quý tộc địa phương của quốc gia Mát-xcơ-va. Năm 1497, một thể lệ được ẩn định để bảo vệ lợi ích của tầng lớp quý tộc: người nông dân chỉ được phép thay đổi chủ đất trong vòng một tuần trước và một tuần sau ngày 26-11, tức ngày I-u-ri-ép, nếu như họ đã trả hết nợ cho chủ đất cũ. Đó là biện pháp trực tiếp trói chặt người nông dân vào chủ đất, dẫn tới sự phát triển luật nông nô (chế độ nông nô) ở nước Nga.

Đồng thời, trong nước còn có một số ruộng tư điền nữa, tức là những mảnh ruộng của người nông dân, và quá trình tách nghề thủ công khỏi nghề trồng trọt cũng bắt đầu. Do đó xuất hiện hạng người đặc biệt được gọi là “thương nhân”, tức là những nông dân giàu làm nghề thủ công và những người đi buôn. Đó là cơ sở thực tế để tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhỏ gắn bó với thị trường và không dung hòa với chế độ nông nô.

Nền kinh tế địa chủ quý tộc gắn liền với chế độ nông nô ngày càng hưng thịnh.

I-va Va-xi-li-ê-vích Grô-do-nưi, tức là đại chúa I-van IV, người đầu tiên tự phong là sa hoàng nước Nga (năm 1547), đã tăng cường vai trò của các cơ quan chính quyền trung ương (các bộ) và bắt đầu triệu tập đều đặn các hội nghị lãnh chúa. Địa diện của tầng lớp quý tộc và thương nhân ở thủ đô cũng như các hạt tham gia các hội nghị này cùng với viện đu-ma chúa, các thượng thư đứng đầu bộ và những người lãnh đạo nhà thờ. Chế độ nhà nước như thế được gọi là chế độ quân chủ đại diện quý tộc.

Dưới thời I-van IV, nghề in sách ở nước Nga bắt đầu xuất hiện: ngày 1-4-1564, tu sĩ I-van Phê-đô-rốp ở Mát-xcơ-va đã in cuốn sách Nga đầu tiên “Sứ đồ”.

(http://img85.imageshack.us/img85/9699/23ayt.jpg)

"Sứ đồ" là cuốn sách đầu tiên ở nước Nga,
do I-van Phê đo-rốp in (năm 1564).


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:49:49 am
Dưới thời sa hoàng I-van Va-xi-li-ê-vích, Ca-dan bị thu phục (năm 1552), A-xtơ-ra-khan sáp nhập vào nước Nga (năm 1556) và dòng Vôn-ga từ đầu nguồn chảy ra biển lại nằm trong nước Nga. Nước Nga cũng đã có điều kiện mở rộng đất đai tới vùng U-ran và vùng Xi-bi-ri rộng lớn khi đó hầu như không có bóng người (trong thế kỷ 17, một vùng rộng hơn 13 triệu ki-lô-mét vuông chỉ có gần 236 nghìn người, tính trung bình cứ 40-50 ki-lô-mét vuông mới có 1 người. Hai năm sau, nhằm mục đích bảo vệ đường biên giới phía tây, luôn luôn bị kỵ binh Phổ đe dọa, cũng như phát triển thương mại với các nước châu Âu, sa hoàng bắt đầu đem quân đánh chiếm vùng biển Ban-tích và trong giai đoạn đầu đã đánh bại hoàn toàn quân Li-vô. Nhưng sau đó sa hoàng bị thua và nước Nga lại mất lối ra biển Ban-tích.

Thời gian đó, I-van IV cũng đã thành lập chế độ “thái ấp” (năm 1565)(1). Sa hoàng dựa vào quân đội để gây các vụ khủng bố đẫm máu, dùng mọi nhục hình thời trung cổ Nga để hành hạ và giết những người bị coi là “phản nghịch” và “gian tà”.

(http://img19.imageshack.us/img19/1418/22aip.jpg)

Chế độ thái ấp đã dẫn tới việc thủ tiêu các dòng họ lãnh chúa địa phương không chịu khuất phục chế độ quân chủ tập trung và tăng cường uy lực của tầng lớp quý tộc; chính tầng lớp địa chủ phong kiến nhỏ này đã phục vụ trong quân đội và được sa hoàng I-van Grô-dơ-nưi trả ơn bằng cách cấp đất tước đoạt của các chúa địa phương. Đất đai của các quý tộc địa phương bắt đầu được gọi là điền trang và chế chủ điền trang trở thành các địa chủ. Họ được cấp đất đai và cả nông dân sống trên đất đai đó. Những nông dân này phải làm việc không công cho chủ đất.

Năm 1581, nhằm mục đích củng cổ quyền lực của quý tộc đối với nông dân, sa hoàng I-van IV đã ra lệnh cấm nông dân không được quyền đổichủ. Ngày I-u-ri-ép tượng trưng cho ngày người nông dân được phép đổi chủ đã bị bãi bỏ như thế. Do đó, cuối thế kỷ 16 cũng đã xuất hiện một câu tục ngữ nói lên nông nỗi đắng cay của người nông dân Nga “Ngày I-u-ri-ép mà bà chẳng được phép”. Sau đó ít lâu (năm 1597), việc nông dân đổi chủ bị cấm chỉ hoàn toàn và sa hoàng còn ra lệnh truy lùng những nông dân đổi chủ. Theo lệnh này, tất cả các nông dân bỏ trốn chủ đất trong vòng năm năm trước đây đều phải mang theo gia đình và tài sản trở về với chủ.

Như vậy là việc hình thành chế độ quân chủ chuyên chế ở nước Nga đã đi đôi với việc củng cố chế độ nông nô.


(1) I-van Grô-dơ-nưi đã chia vương quốc Mát-xcơ-va làm hai phần; một phần giao cho các chúa địa phương, phần kia coi là thái ấp, ngoài sa hoàng ra, không ai có quyền động đến. Tại các “thái ấp”, các chúa địa phương bị trấn áp và dồn đi nơi khác. Ruộng đất đó trở thành tài sản của sa hoàng.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:51:49 am
(http://img413.imageshack.us/img413/103/22bn.jpg)

(http://img15.imageshack.us/img15/8725/23bq.jpg)

I-van IV (Groo-dơ-nưi). Tượng điêu khắc
của nhà nhân loại học xô viết Mi-kha-in Ghê-ra-xi-mốp

(http://img191.imageshack.us/img191/2044/26ac.jpg)

Đền Va-xi-li Bla-gien-nưi ở Mát-xcơ-va. Xây dựng trong
những năm 1555-1560. Các nhà kiến trúc Bác-ma và Pô-xtơ-ních


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:52:25 am
(http://img6.imageshack.us/img6/1154/26bce.jpg)

Các gian nhà thờ của A-véc-ki Ki-ri-lốp. Thế kỷ 17.

(http://img59.imageshack.us/img59/6434/29ack.jpg)

Dấu ấn của "Hội đồng toàn quốc" nắm quyền lực tối cao
trong nước trong những năm 1611-1612.

(http://img412.imageshack.us/img412/8366/31bb.jpg)

Dấu ấn lớn của Nhà nước. Cuối thế kỷ 17.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:53:44 am
Triều đại Ri-u-ri-cô-vích mở đầu từ các lãnh chúa Ki-ép đầu tiên và kết thúc sau khi sa hoàng Phê-đo I-va-nô-vích, con vua I-van IV, qua đời. Bô-rít Gô-đu-nốp, anh của hoàng hậu, lên ngôi thay em rể. Sa hoàng Bô-rít vẫn theo đuổi đường lối trước đây của sa hoàng I-van IV và dựa vào các tầng lớp quý tộc. Các lãnh chúa địa phương đã bất bình về việc Bô-rít lên làm sa hoàng. Những năm 1601-1602, ở trên vùng đất U-cra-i-na bị Ba Lam chiếm giữ có một người mạo nhận là hoàng tử Đmi-tơ-ri, con trai sa hoàng I-van IV, dường như tình cờ thoát khỏi vụ mưu sát ở U-glít-sơ(1). Kẻ mạo danh này đã cầu cứu vua Ba Lan. Sau khi tập hợp dược một đạo quân nhỏ từ những người cô-dắc và đại diện giới quý tộc Ba Lan, hoàng tử mạo danh đưa quân đi đánh Mát-xcơ-va. Tháng 6-1605, sa hoàng Bô-rít Gô-đu-nốp chết đột ngột. Lớp đại quý tộc liền lợi dụng kẻ mạo danh này để lật đổ chính quyền của dòng họ Gô-đu-nốp. Hoàng tử giả Đmi-tơ-ri lên ngôi và thi hành chính sách làm cho nhân dân bất bình. Tầng lớp đại quý tộc lại xúi giục nhân dân Mát-xcơ-va nổi dậy chống kẻ mạo danh và giúp Va-xi-li Sui-xki là một người thuộc dòng họ hoàng triều lên ngôi. Sa hoàng mới Va-xi-li Sui-xki bắt đầu thi hành chính sách có lợi cho giới đại quý tộc. Dưới thời sa hoàng Va-xi-li, chế độ nông nô càng trở nên hà khắc hơn và do đó đã làm nổ ra cuộc chiến tranh nông dân.

Không phải ngẫu nhiên mà các biên khu phía nam quốc gia Nga lại trở thành lò lửa của cuộc khởi nghĩa nông dân: đầu thế kỷ 17, vùng này tập trung khá đông nông dân và thợ thủ công chạy trốn chúa đất mà khi đó người ta gọi là những người cô-dắc. Dưới quyền chỉ huy của I-van Bô-lốt-ni-cốp, một nông dân cô-dắc, nghĩa quân đã chiếm Cô-lôm-na và vây hãm thành Mát-xcơ-va. Nhưng ít âu sau đã lộ rõ những yếu điểm chung của tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân tự phát. Đó là: nghĩa quân không có tổ chức thống nhất và vẫn tin mù quáng vào “tấm lòng tốt” của sa hoàng. Nông dân không hiểu rằng cuộc sống bất hạnh của họ không phải do người cầm quyền tốt hay xấu, mà bắt nguồn từ chế độ chuyên chế và chế độ nông nô là hệ thống xã hội thù địch với họ.

Quân đội sa hoàng đã buộc nghĩa quân của Bô-lốt-ni-cốp phải lùi tới Ca-lu-ga, rồi sau đó tới Tu-la. Sau bốn tháng bị vây hãm, nghĩa quân hạ vũ khí đầu hàng. Mặc dù sa hoàng Va-xi-li Sui-xki khi dụ hàng đã hứa tha tội chết cho những người cầm đầu nghĩa quân, thủ lĩnh nông dân Bô-lốt-ni-cốp vẫn bị y ra lệnh chọc thủng hai mắt và vứt xuống lỗ khoét trên mặt sông đóng băng.

(http://img837.imageshack.us/img837/8016/55996811.jpg)


(1) Hoàng tử Đmi-tơ-ri chết ở U-glít-sơ ngày 15-5-1591 khi mới lên 9 tuổi. Có nhiều truyền thuyết về chuyện đó. Có lẽ đây là chuyện ám hại do Bô-rít Gô-đu-nốp chủ mưu để tìm cách cướp ngôi.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:54:18 am
Thời gian đó, ở U-cra-i-na còn có một kẻ mạo danh nữa: hoàng tử Đmi-tơ-ri thứ hai. Y cũng dựa vào quân đội Ba Lan. Tháng 6-1608, hoàng tử giả này đem quân vây hãm Mát-xcơ-va. Hành động cướp bóc và tàn ác của quân lính vây hãm đã làm cho nhân dân hết sức căm phẫn. Nhưng lo sợ làn sóng công phẫn của nhân dân sẽ quật lại cả hoàng triều, sa hoàng Va-xi-li vội cầu cứu người Thụy Điển. Nước này liền nhận giúp để lấy cớ can thiệp vào công việc nội bộ của người Nga. Các giới cầm quyền nước Ba Lan cũng tiến hành cuộc can thiệp trực tiếp chống nước Nga. Mùa thu năm 1960, quân đội Ba Lan vây hãm thành Xmô-len-xcơ, còn quân Thụy Điển cũng tiến tới thành phố Mát-xcơ-va đang bị hoàng tử giả vây hãm. Kẻ mạo danh phải bỏ chạy từ Tu-si-nô (phía tây Mát-xcơ-va) về Ca-lu-ga và bị đồng bọn giết ở đây.

Tháng 3-1610, Mát-xcơ-va được giải vây. Nhưng tháng 6 năm đó,quân đội Ba Lan lại từ Xmô-len-xcơ kéo tới và đánh bại quân Mát-xcơ-va kéo ra chặn đường. Trước tình hình này, các đại quý tộc đã chống lại Va-xi-li Sui-xki là người được họ đặt lên ngôi. Sa hoàng Va-xi-li bị truất ngôi và, tháng 8-1610, hoàng tử Ba Lan Vla-đi-xláp lên cầm quyền nước Nga. Một tháng sau, các đại quý tộc Nga trao nộp Mát-xcơ-va cho người Ba Lan.

Thời kỳ đen tối bắt đầu. Quân đội Ba Lan chiếm đóng thủ đô Nga, các thành phố vùng Trung Na và miền tây đất nước. Quân đội Thụy Điểm chiếm vùng Nốp-go-rốt, vây hãm Pơ-xcốp. Chính trong tình hình đó, quần chúng nhân dân đã nổi dậy.

Prô-cô-pi Lia-pu-nốp, người đứng đầu giới quý tộc Ri-a-dan, đã thành lập đội dân binh đầu tiên. Các đội vũ trang của người cô dắc và nông dân liền đi theo ông. Tháng 3-1611, Li-a-pu-nốp vây hãm thành Mát-xcơ-va. Nhưng mùa hè năm đó, các đơn vị dân binh có thành phần xã hội phức tạp đã chống lại nhau. Li-a-pu-nốp bị giết, dân binh tan rã. Mùa thu năm 1611, theo lời kêu gọi của Cu-dơ-ma Mi-nin, một trưởng hạt ở vùng Hạ Nốp-go-rốt, đội dân binh thứ hai được thành lập. Chúa Đmi-tri Po-gia-rơ-xki, một vị tướng có kinh nghiệm, đứng ra chỉ huy đội dân binh này. Trong trận đánh ác liệt kéo dài hai ngày gần Mát-xcơ-va, các đội dân binh đã thắng quân tiếp viện Ba Lan được gửi tới để giải vây Mát-xcơ-va. Tình hình Ba Lan trong vòng vây càng trở nên tuyệt vọng: này 27-10-1612, lính Ba Lan hạ vũ khí đầu hàng.

(http://img651.imageshack.us/img651/7035/29bb.jpg)

Cờ chúa Đmi-tơ-ri Po-gia-rơ-xki.

(http://img837.imageshack.us/img837/3461/99848311.jpg)

Thanh kiếm tặng chúa Đmi-tơ-ri Po-gia-rơ-xki
do có công giải phóng Mát-xcơ-va.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:55:22 am
Mát-xcơ-va được giải phóng. Tháng 2-1612, hội nghị các chúa đã họp bầu sa hoàng. Người đượ bầu là Mi-khain Rô-ma-nốp, một đại diện của tầng lớp quý tộc cũ ở mát-xcơ-va. Còn nhân dân vùng Nốp-go-rốt bị chiếm đóng đã nổi dậy chống quân đội Thụy Điển. Chính phủ Thụy Điểm buộc phải đàm phán với Mát-xcơ-va. Theo hòa ước năm 1617, vùng đất Nốp-go-rốt được giao trả nước Nga, nhưng vùng vịnh Phần Lan, lối ra biển Ba-tích duy nhất của nước Nga, vẫn nằm trong tay quân Thụy Điển. Năm sau, mưu toan chiếm lại Mát-xcơ-va bị thất bại, các giới cầm quyền Ba Lan cũng phải kí hòa ước với nước Nga. Nhưng Ba Lan vẫn chiếm đóng vùng đất Xmô-len-xcơ.

Nhân dân Nga đã bảo vệ được chủ quyền độc lập. Trong khi đó, phong trào nhân dân chống bọn chiếm đóng Ba Lan và đòi sáp nhập voàn ước Nga đã lan rộng ở U-cra-i-na và Bê-lô-ru-xi-a. Phong trào ở U-cra-i-na do thống tướng Boóc-đan Khơ-men-nin-xki cầm đầu. Quốc gia Nga đã ủng hộ ông: hội nghị các chúa năm 1653 đã tuyên chiến với Ba Lan. Ngày 8-1-1964, đại diện của các tầng lớp nhân dân U-cra-i-na họp hội nghị ở Pê-rê-i-a-xláp và tuyên bố xin nhập quốc tịch Nga. Cuộc đấu tranh đòi sáp nhập đã kết thúc, nhưng chiến tranh với Ba lan còn kéo dài thêm 13 năm nữa. Theo hòa ước năm 1667, vùng Xmô-len-xcơ được trả lại cho quốc gia Nga. Vùng tả ngạn U-cra-i-na và Ki-ép được sáp nhập vào nước Nga, nhưng vùng hữu ngạn U-cra-i-na và đất đai Bê-lô-ru-xi-a vẫn nằm trong thành phần Rê-tu Pô-xpô-li-ta, một quốc gia xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ 17 do kết quả hợp nhất hai nước Ba Lan và Lít-va.

(http://img687.imageshack.us/img687/4040/31at.jpg)

Thống đốc Boóc-đan Khơ-men-nin-xki


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Chín, 2010, 09:56:00 am
Sau khi sa hoàng Mi-kha-in Rô-ma-nốp lên ngôi, chính quyền Nhà nước được khôi phục là một chế độ quân chủ đại diện quý tộc có viện đu-ma của các đại quý tộc và các hội nghị lãnh chúa. Nhưng dưới thời sa hoàng thứ hai A-lếch-xây Mikhai-lô-vích thuộc triều đại Rô-ma-nốp, bộ máy tập quyền được tiếp tục phát triển và củng cố: ngày nay có tới 50 bộ chuyên trách. Sau năm 1653, các hội nghị chúa cũng ngừng hoạt động. Đó là thời gian chuyển từ chế độ quân chủ đại diện quý tộc sang chế độ quân chủ chuyên chế. Các vị trí kinh tế và chính trị của tầng lớp quý tộc được củng cố bằng việc tiếp tục tăng cường chế độ nông nô. Theo luật nông nô năm 1649, nông dân thuộc quyền sở hữu của địa chủ từ khi sinh ra đời cho tới khi chết; địa chỏ có thể bắt nông nô bỏ vợ con, “bán buôn” hoặc “bán lẻ” nông nô, đổi nông nô lấy một con chó săn hoặc đánh bằng roi vọt; nông nô bỏ trốn bị truy lùng suốt đời và địa chủ có quyền giết nông nô.

Việc đàn áp nông nô đã dẫn tới các cuộc chiến tranh nông dân mới.

Cầmđầu cuộc chiến tranh nông dân lân thứ hai (1667-1671) là Xtê-pan Ra-din, một nông dân cô-dắc vùng sông Đôn. Năm 1670, cuộc khởi nghĩa nông dân này thu được những thắng lợi lớn nhất: Ra-din tiến từ sông Đon tới sông Vôn-ga, lần lượt chiếm Txa-rít-xưn, A-xtơ-ra-kha, Xa-ra-tôn, Xa-ma-ra và các thành phố khắc nằm dọc trên bờ sông Vôn-ga. Nhưng tới mùa xuân năm 1671, những lò lửa chính của cuộc khởi nghĩa bị quân chính phủ dập tắt. Xtê-pan-ra-din bị bắt và đưa về Mát-xcơ-va hành hình.

(http://img295.imageshack.us/img295/2458/31co.jpg)

(http://img375.imageshack.us/img375/8711/31dsx.jpg)

Chân dung Xtê-pan Ra-din

Côn-đra-ti Bu-la-vin, người cô-dắc, cầm đầu cuộc chiến tranh nông dân lần thứ ba (1707-1708) lan rộng hầu khắp vùng đông-nam nước Nga. Ngay 7-7-1708, ông bị bọn phản động thuộc tầng lớp cô-dắc giàu giết hại. Nhưng cuộc khởi nghĩa vẫn lan rộng. Thậm chí sau khi trung tâm chính của cuộc khởi nghĩa là vùng sông Đôn bị đàn áp, các cuộc nổi dậy của nông dân vẫn tiếp diễn ít nhất là hai năm nữa, cho tới năm 1710.

Các cuộc chiến tranh nông dân là kết quả của ách áp bức nông dân ngày càng khắc nghiệt. Nhưng lạ thay, chúng lại dẫn tới việc mở rộng và củng cố thêm nền chuyên chế của tầng lớp quý tộc. Vào thế kỷ 18, khi cuộc cách mạng tư sản ở Pháp giành được thắng lợi, chế độ quân chủ độc đoán của bọn quý tộc và quan chức ở Nga lại được củng cố hoàn toàn. Chế độ này hưng thịnh nhất dưới thời Pi-ốt đại đế và sa hoàng Ê-ca-tơ-ri-na II.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 01 Tháng Mười, 2010, 08:59:04 pm
***

Pi-ốt đại đế là nhà cải lương lớn nhất trong lịch sử nước Nga. Dưới thời Pi-ốt đại đế, nhiều việc đã được thực hiện theo sáng kiến và dưới sự kiểm tra của ông. Đó là: thành lập quân đội thường trực và hải quân; phát triển công nghiệp đúc sắt và đúc đồng ở vùng U-ran; các cuộc cải cách văn tự và lịch; phát hành tờ báo đầu tiên ở nước Nga; thành lập Viện hàn lâm khoa học; mở hàng loạt trường chuyên nghiệp; thám hiểm các vùng biển Bắc, Xi-bi-ri và Viễn Đông.

(http://img688.imageshack.us/img688/4683/34ao.jpg)

Bên phải: sách giáo khoa in bằng kiểu chữ mới (dân sự) năm 1708,
bên trái - sách "vỡ lòng" do Pi-ốt đại đế sửa chữa.

(http://img638.imageshack.us/img638/3838/34bon.jpg)

Tòa nhà Viện hàn lâm khoa học ở Pê-téc-bua. Phần giữa đặt
viện bảo tàng nga đầu tiên ("Phòng bảo dị vật").

Thắng lợi lừng lẫy của quân đội Nga trong cuộc chiến tranh miền Bắc kéo dài hơn 20 năm cũng là công lao của Pi-ốt đại đế. Kết quả của cuộc chiến tranh này là nước Nga vĩnh viễn có mặt trên vùng bờ biển Ban-tích. Sau thắng lợi này, Viện hành pháp tấn phong Pi-ốt làm hoàng đế nước Nga (năm 1721). Để chứng thực rằng từ nay nước Nga sẽ không rời khỏi vùng biển Ban-tích, Pi-ốt đại đế đã dựng thành phố mới tại cửa sông Nê-va, đặt tên là thành phố Xanh Pê-téc-bua và rời thủ đô nước Nga tới đó.

(http://img175.imageshack.us/img175/3451/33ai.jpg)

Pê-téc-bua, thủ đô nước Nga dưới thời Pi-ốt đại đế.

(http://img46.imageshack.us/img46/2667/33bq.jpg)

Pi-ốt đại đế


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 01 Tháng Mười, 2010, 09:05:32 pm
Pi-ốt đại đế đã kiên quyết tiến hành các cuộc cải cách hành chính. Ông thành lập Viện hành pháp là cơ quan quyền lực tối cao; bãi bỏ các bộ cũ và thành lập 12 bộ mới để quản lý các này quan trọng nhất trong nước. Đất nước được chia thành 8 tỉnh (sau đó thành 11 tỉnh), đứng đầu là tỉnh trưởng do Pi-ốt đại đế chỉ định.

Nhưng thực chất xã hội của nhà nước nước Nga vẫn không thay đổi, bởi vì các cuộc cải cách của Pi-ốt đại đế dựa trên cơ sở tăng cường ách áp bức nông nô. Nền đại công nghiệp xuất hiện dưới thời Pi-ốt đại đế cũng được xây dựng trên những cơ sở đó: năm 1721, những người không thuộc tầng lớp quý tộc được phép mua nông dân và đưa họ vào làm việc trong các xưởng thợ và nhà máy, nhưng những nông dân này không thuộc sở hữu của chủ xưởng mà là tài sản nhà máy. Xuất hiện một hạng nông nô mới được gọi là “thợ”.

Nữ hoàng Ê-ca-tê-ri-na II tự nhận là người thừa kế sự nghiệp của Pi-ốt đại đế và dựng một đài tượng lớn để kỷ niệm Pi-ốt đại đế ở Xanh Pê-téc-bua. Tác giả đài tượng này là họa sĩ điêu khắc Pha-cô-ne.

(http://img26.imageshack.us/img26/9540/94570872.jpg)

"Kỵ sĩ đồng". Tượng Pi-ốt đại đế ở Pê-téc bua.
Khánh thành năm 1782. Họa sĩ điêu khắc Ê-chiên Phan-cô-ne

Dưới thời nữ hoàng Ê-ca-tê-ri-na II, nước Nga đã thu lại các vùng đất đai Bê-lo-ru-xi-a, Hữu ngạn U-cra-i-na, Cuốc-lan-đi-a, Lít-va và miền tây Vô-lưn. Trong lĩnh vực khoa học Và nghệ thuật cũng đã thu được những thành tựu lớn: Mi-kha-in Lô-mô-nô-xốp, một trong những nhà bác học bách khoa lớn nhất của nước Nga, đã hoàn thành các công trình kiệt xuất, nhà thơ Ga-vri-in Đéc-gia-vin có những tác phẩm tuyệt tác.

(http://img812.imageshack.us/img812/5162/36au.jpg)

Mi-kha-in Lôô-nô-xốp (1711-1765),
nhà bác học lớn, họa sĩ và thi sĩ Nga.

(http://img9.imageshack.us/img9/8456/36bh.jpg)

Ga-vri-la Đéc-gia-vin (1743-1816), nàh thơ
rất nổi tiếng của nước Nga.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 01 Tháng Mười, 2010, 09:08:16 pm
Nữ hoàng còn thích tự nhận là địa chủ vùng Ca-dan. Dưới thời Ê-ca-tê-ri-na II, địa chủ được cấp phát hơn 850000 nông dân. Địa chủ có quyết bắt nông nô phải lao động khổ sai, còn nông nô bị cấm không được kêu ca về sự hà khắc của chủ nô và nếu làm trái sẽ bị trừng trị nghiêm khắc. Luật nông nô đã phổ biến cả ở U-cra-i-na.

Nhằm tiếp tục củng cố chế độ độc tài quý tộc, đất đai trong nước đã được chia thành 50 tỉnh. Tất cả các cơ quan và quân đội trong tỉnh thuộc dưới quyền một viên thống đốc do nữ hoàng chỉ định. Tầng lớp quý tộc có tất cả quyền hạn và lợi lộc đã hình thành vào cuối thế kỷ. Nói riêng, quý tộc phục vụ trong quân đội và cơ quan nhà nước theo chế độ tình nguyện. Như vậy là từ một đẳng cấp “phục vụ”, quý tộc biến thành gia cấp ăn bám có nhiều đặc quyền.

Bề ngoài, chế độ quân chủ chuyên quyền dưới thời Ê-ca-tê-ri-na II là một tòa nhà vững chắc hơn bao giờ hết. Nhưng chính thời gian đó lại chứng kiến cuộc chiến tranh nông dân lần thứ tư. Đó là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn không riêng ở nước Nga, mà cả ở châu Âu thời bấy giờ. Cuộc chiến tranh này kéo dài gần hai năm. Cầm đầu những người cô-dắc, nông dân nghèo, công nhân vùng U-ran, các dân tộc bị trị vùng Pô-vôn-gie và Pri-u-ran là thủ lĩnh nông dân Ê-mê-li-an Pu-ga-tsốp. Ông có đội nghĩa binh đông tới 30 nghìn người. Ngọn lửa khởi nghĩa trùm lên một vùng rộng lớn. Trong những lời kêu gọi nhân dân, Pu-ga-tsốp đã tuyên bố mọi người từ nay “vĩnh viễn được tự do và hô hào nông dân đánh đổ bọn địa chủ. Triều đình phải huy động rất nhiêu quân lính mới ngăn nổi cuộc tiến quân của Pu-ga-tsốp tới Mát-xcơ-va. Sau đó các đội nghĩa quan bị thua. Do vụ phản bội, người cầm đầu khởi nghĩa bị bắt và nhốt vào cũi gỗ đưa về Mát-xcơ-va. Sau khi phải chịu đựng những nhục hình hết sức dã man, Pu-ga-tsốp bị hành hình.

(http://img525.imageshack.us/img525/3103/32at.jpg)

chân dung Ê-mê-li-an Pu-ga-tsốp vẽ trên
chân dhân dung nữ hoàng Ê-ca-tê-ri-na II.

(http://img696.imageshack.us/img696/5733/32bn.jpg)

Nhưng trong nước cũng bắt đầu xuất hiện phong trào đòi bãi bỏ chế độ nông nô. Những nhà khai sáng Nga trong thế kỷ 18 (I-a-cốp Cô-den-xki, Xê-mi-on Đê-xnít-ki, Ni-cô-lai Nô-vi-cốp) đã coi việc phổ biến kiến thức là con đường đấu tranh chính chống chế độ nông nô. Việc hình thành tư tưởng cách mạng chống chế độ nông nô gắn liền với tên tuổi A-lếch-xan-đrơ Ra-di-sép. Sau khi đọc cuốn “Du ký từ Pê-téc-bua tới Mát-xcơ-va” của A. Ra-đi-sép, trong đó roàng tác giả đòi thủ tiêu chế độ nông nô, nữ hoàng Ê-ca-tê-ri-na II đã gọi ông là “kẻ nghịch phản xấu hơn là Pu-ga-tsốp”.

(http://img413.imageshack.us/img413/4086/36cn.jpg)

A-lếch-xan-đrơ Ra-đi-sép (1749-1802), nhà tư tưởng
và nhà văn truyền bá tư tưởng cách magj ở nước Nga.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 01 Tháng Mười, 2010, 09:13:21 pm
***

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ 18 đã nổ ra dưới các hiệu vĩ đại kêu gọi tự do, bình đẳng và bác ái. Những tư tưởng này cũng chịu ảnh hưởng rõ rệ tới phong trào đòi bãi bỏ chế độ nông nô ở Nga. Nhưng chẳng bao lâu mọi người thấy rõ tính chất hạn chế của tư tưởng cách mạng tư sản. Năm 1812, quân đội Na-pô-lê-ôn tràn vào nước Nga. Trước đó ít lâu, Na-pô-lê-ôn trở thành hoàng đế nước Pháp và ấp ủ tham vọng thôn tính lãnh thổ các nước khác, vì giai cấp tư sản Pháp cần tới các thuộc địa. Chính vì vậy mà cuộc chiến tranh chống Na-pô-lê-ôn đối với nước Nga là chiến tranh giải phóng.

Năm 1812, không chỉ quân đội Nga do thống chế lừng danh Mi-kha-in Cu-tu-dốp dẫn đầu, mà cả nhân dân Nga với tinh thần anh dũng, quật cường trở thành thần thoại vì lòng yêu Tổ quốc vô biên đã đứng ra chống quân đội Na-pô-lê-ôn. Ngay trong giai đoạn đầu chiến tranh, khi quân đội Nga buộc phải lùi sâu vào hậu phương, quân đội Pháp đã chứng kiến lòng căm thù giặc ngoại xâm dâng cao của nhân dân. Trận đánh Mát-xcơ-va diễn ra cực kỳ khốc liệt. 58000 binh lính pháp đã bỏ xác trên cánh đồng Bô-rô-đi-nô (cách mát-xcơ-va 100 ki-lô-mét về phía tây). Còn khi Na-pô-lê-ôn bắt đầu rút chạy khỏi Mát-xcơ-va, quân Nga chuyển sang phản công địch. Theo diễn tả của đại văn hào Nga Lép Tôn-xtôi, “chiếc gậy chiến tranh của nhân dân” đã vung cao với sức mạnh kinh hồn và sát khí đằng đằng. Sau trận huyết trên bờ sông Bê-rê-đi-na, “đại quân Pháp” thực tế đã bị tiêu diệt hoàn toàn.

(http://img201.imageshack.us/img201/7665/38av.jpg)

Thống chế Mi-kha-in Cu-tu-dốp (1745-1813), tổng tư lệnh
quân đội Nga trong Chiến tranh giữ nước năm 1812.

(http://img837.imageshack.us/img837/3973/38by.jpg)

Ghê-ra-xim Cu-rin (1777-1850), nông nô Nga, người tổ chức và chỉ huy đội du kích
hoạt động trong vùng hậu phương của quân đội Na-pô-lê-ôn.

(http://img3.imageshack.us/img3/3834/38cl.jpg)

Sơ đồ trận địa ở Bô-rô-đi-nô đã được Cu-tu-dốp duyệt.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 01 Tháng Mười, 2010, 09:15:13 pm
Chiến tranh giải phóng kết thúc, chế độ nông nô ở Nga tăng cường thêm. Nhưng chế độ nông nô tàn bạo đã tới giờ cáo chung:đầu thế kỷ 19 là thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến-nông nô Nga.

Một là, cuộc khủng hoảng đó thể hiện rõ trong việc nước Nga ngày càng lạc hậu so với các nước phát triển chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu. Trong thế kỷ 18, nước Nga còn đứng đấu về sản xuất gang. Đầu thế kỷ 19, ngành luyện kim nước Anh đã vượt nước Nga, và sản lượng gang năm 1860 của nước Anh nhiều gấp hơn 12 lần so với nước Nga. Đường sắt giữa Pê-téc-bua và Mát-xcơ-va bắt đầu hoạt động từ năm 1851 và tới năm 1861 nước Nga mới có gần 1 nghìn rưởi ki-lô-mét đường ray, trong khi đó mạng lưới đường dắt ở Anh dài hơn 15 nghìn ki-lô-mét, còn ở Đức - 10 nghìn ki-lô-mét.

(http://img59.imageshack.us/img59/4919/29524880.jpg)

Tàu lửa bắt đầu rời Mát-xcơ-va đi
Pê-téc-bua năm 1851. (Tranh dân gian).

Hai là, khủng hoảng của chế độ phong kiến nông nô Nga thể hiện qua các cuộc nổi dậy của nông dân cũng như các vụ binh biến ngày càng nhiều làm cho chế độ chuyên chế đặc biệt lo sợ.

Ba là, cuộc khủng hoảng này thể hiện trong việc phổ biến mạnh mẽ tư tưởng chống chế độ nông nô và chống Sa hoàng.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 01 Tháng Mười, 2010, 09:17:16 pm
Tháng 12-1825, cuộc nổi dậy đầu tiên chống chế độ sa hoàng đã nổ ra ở nước Nga. Những người càm đầu cuộc nổi dậy là các sĩ quan quý tộc có đầu óc tiến bộ. Trong lịch sử, họ được gọi là “những người tháng Chạp”.

Hội viên các hội kín (những hội lớn nhất là hội miền Nam ở U-cra-i-na và hội miền Bắc ở Pê-téc-bua) đã chuẩn bị cuộc nổi dậy tháng Cháp. Họ chủ trương dùng đảo chính quân sự để bãi bỏ chế độ nông nô và thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Cái chết của sa hoàng A-lếch-xan-đrơ I đã thúc đẩy nhanh cuộc nổi dậy này. Theo kế hoạch của hội miền Bắc, các trung đoàn làm binh biến được giao nhiệm vụ chiếm dinh thự của sa hoàng là Cung điện mùa đông, chiếm pháo đài Pê-tơ-rô-páp-lốp và bao vây Viện hành pháp, buộc viện này phải công bố bản “Tuyên ngôn gửi nhân dân Nga”. Văn kiện này công bố việc thủ tiêu chế độ chuyên quyền và luật nông nô. Sáng 14-12, có tới 3 nghìn binh sĩ nổi dậy tiến ra quảng trường Vê-nát. Nhưng vì những người lãnh đạo thiếu kiên quyết, binh sĩ nổi dậy đã do dự và không chuyển sang hành động tích cực, Sa hoàng Ni-cô-lai I mới lên ngôi đã kịp đưa quân lính trung thành với chế độ chuyên quyền tới bao vây quảng trường, sau đó dùng đạn nghém bắn vào các đơn vị làm binh biến, 5 người thuộc phái tháng Chạp - Pa-ven Pa-xten, Côn-đra-ti Rư-lê-ép, Xéc-gây Mu-ra-vi-ốp-A-pô-xtôn, Mi-kha-in Be-xtu-giép-Ri-u-min và Pi-ốt Ca-khốp-xki bị kết án tử hình và xử giảo trong pháo đài Pê-tơ-rô-páp-lốp, hơn 100 người khác bị đày tới miền Đông Xi-bi-ri hoặc đưa vào lính tham gia cuộc chiến tranh chống các dân tộc vùng núi Cáp-ca-dơ hồi bấy giờ.

(http://img213.imageshack.us/img213/6117/40af.jpg)

"Khởi nghĩa 14-12-1825. Pê-téc-bua, quảng trường Xê-nát".
Tranh của họa sĩ K. Côn-man. Những năm 30 thế kỷ 19.

(http://img266.imageshack.us/img266/1830/40bw.jpg)

Khó đánh giá hết ý nghĩa của cuộc nổi dậy tháng Chạp. Những người tháng Chạp đã đánh thức cả một thế hệ, như nhà văn và nhà cách mạng Nga A-lếch-xan-đrơ Ghéc-xen nói.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 01 Tháng Mười, 2010, 09:22:46 pm
Một phong trào xã hội bắt đầu dâng cao trong nước. Dẫn đầu phong trào này là nền văn học Nga được nhà thơ thiên tài A-lếch-xan-đrơ Pu-skin và đông đảo các nhà văn và nhà thơ cự phách rọi sáng thêm. Nửa đầu thế kỷ 19, nước Nga có thơ của Mi-kha-in Léc-môn-tốp, truyện và kịch của Ni-cô-lai Gô-gôn, những tác phẩm phê bình văn học và chính luận của Vít-xa-ri-ôn Bê-lin-xki. Sau đó vang lên tiếng chuông cách mạng của báo “Quả chuông”, tờ báo do A-lếch-xa-đrơ- Ghéc-xen phát hành bí mật ở Luân Đôn. Những lời cổ vũ mạnh mẽ của Ni-cô-lai Tséc-nư-sép-xki trên các trang tạp chí “Người đương thời” của Nê-ra-xốp đã hòa làm một với tiếng chuông đó. Chúng báo tin các nhà cách mạng dân chủ đang bước vào con đường đấu tranh, bởi vì họ thấy rõ chỉ có cuộc cách mạng nhân dân mới mở ra con đường giải phóng đất nước và do đó đã bỏ ra nhiều sức lực để chuẩn bị cuộc cách mạng này.

(http://img59.imageshack.us/img59/2685/41bc.jpg)

A-lếch-xan-đrơ Pu-skin, thiên tài của nền văn học Nga.
Chân dung, tác phẩm của O-re-xtơ Ki-pren-xki.

(http://img442.imageshack.us/img442/9441/41cp.jpg)

Ni-cô-lai Gô-gôn, nhà văn và nhà viết kịch lớn.

(http://img541.imageshack.us/img541/3801/41dpg.jpg)

A-lếch-xa-đrơ- Ghéc-xen, nhà cách mạng dân chủ nhà văn và nhà bác học.

(http://img408.imageshack.us/img408/1218/42ck.jpg)

Vít-xa-ri-ôn Bê-lin-xki, nhà cách mạng dân chủ, nhà phê bình văn học.

Trong nước đã xuất hiện tình huống cách mạng. Chế độ sa hoàng mưu toan tăng cường ảnh hưởng tới vùng Ban-căng đã làm nổ ra cuộc chiến tranh Crưm với Anh và Pháp. Cuộc chiến tranh nay cho thấy rõ tình trạng lạc hậu thê thảm của nước Nga hồi đó. Để ngăn ngừa phong trào cách mạng dâng cao, chính phủ sa hoàng buộc phải thực hiện một số cải cách tư sản. Cuộc cải cách chính là tuyên bố ngày 19-2-1861 về việc bãi bỏ luật nông nô. Từ đó, lịch sử nước Nga bắt đầu giai đoạn mới: đất nước bước vào thời kỳ tư bản chủ nghĩa.

(http://img412.imageshack.us/img412/2620/71130532.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 01 Tháng Mười, 2010, 09:23:54 pm
(http://img191.imageshack.us/img191/392/35ae.jpg)

Sa hoàng Pa-ven I. Tượng bán thân,
tác phẩm của Phê-đốt Su-bin.

(http://img821.imageshack.us/img821/2167/35brs.jpg)

Xa-ra - Elê-ô-no-ra Phéc-no. Tranh chân dung
do I-van Vi-snhi-a-cốp vẽ. Khoảng năm 1750.

(http://img338.imageshack.us/img338/2012/41aa.jpg)

"Chúa xuất hiện trước nhân dân"
Tranh của A-lếch-xan-đrơ I-va-nốp (1837-1757).


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 01 Tháng Mười, 2010, 09:24:31 pm
(http://img820.imageshack.us/img820/9830/35cc.jpg)

Nhà Pa-scốp ở Mát-xcơ-va Những năm 80 thế kỷ 18. Kiến trúc sư Va-xi-li Ba-gie-nốp.
Ngày nay là một trong những tòa nhà Thư viện Lê-nin.

(http://img709.imageshack.us/img709/8893/42ajj.jpg)

"Thuần dưỡng ngựa". Một trong những chi tiết thuộc nhóm tượng
điêu khắc gtrên cầu A-nít-xcốp (Pê-téc-bua). Tác phẩm của Pi-ốt Clốt-tơ.

(http://img9.imageshack.us/img9/9307/42bex.jpg)

Nhà thờ lớn Ca-dan ở Pê-téc-tua.
Kiến trúc sư An-đrây Vô-rô-ni-khin.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 01 Tháng Mười, 2010, 09:25:23 pm
(http://img46.imageshack.us/img46/2978/41ei.jpg)

Mi-kha-in Glin-ca, người mở đầu nền âm nhạc cổ điển Nga.

(http://img198.imageshack.us/img198/6180/36dj.jpg)

Phê-đo Vôn-cốp (1729-1763), nghệ sĩ sân khấu Nga. Nhà hát chuyên nghiệp Nga đầu tiên
được thành lập năm 1765 từ gánh hát nghiệp dư của ông ở I-a-rô-xláp.

(http://img690.imageshack.us/img690/8845/42dr.jpg)

Ni-cô-lai Lô-ba-tsép-xki, nhà toàn học lỗi lạc.

(http://img811.imageshack.us/img811/2250/42e.jpg)

A-lếch-xan-đrơ Gri-bô-ê-đốp, nhà thơ và nhà soạn kịch.
Tranh vẽ của A. Pu-skin.

(http://img6.imageshack.us/img6/9941/42f.jpg)

Côn-xtan-tin U-sin-xki, người sáng lập khoa học sư phạm Nga.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Mười, 2010, 09:31:23 pm
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

(http://img810.imageshack.us/img810/288/66363509.jpg)

(http://img706.imageshack.us/img706/2435/80232996.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Mười, 2010, 09:31:52 pm
Thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa ở nước Nga (1861-19170 chia thành hai giai đoạn. Bốn mươi năm đầu là thời gian hình thành hệ thống sản xuất đại công nghiệp. Sản lượng công nghiệp đã tăng hơn 7 lần, đồng thời tỷ trọng các ngành công nghiệp nặng chiếm 30 phần trăm. Nước Nga đã xấp xỉ ngang bằng nước Pháp trong các ngành khai thác nhiên liệu khoáng, đúc gang, sản xuất thép và chế tạo máy (trước hết là ngành chế tạo các phương tiện vận tải. Ở nước Nga cũng đã hình thành hệ thống tín dụng. Các ngân hàng cổ phần lớn là cơ sở của hệ thống tín dụng. Các ngân hàng cổ phần lớn là cơ sở của hệ thống này: năm 1875 có 39 ngân hàng, năm 1900 - 43 ngân hàng.

Đầu thế kỷ 20, các công ty độc quyền xuất hiện. Tới năm 1914, hệ thống các hãng độc quyền công nghiệp và ngân hàng gắn bó với nhau được hình thành. Cũng như các nước khác ở châu Âu và châu Mỹ, nước Nga bước vào thời kỳ tư bản chủ nghĩa độc quyền. Nhưng khác với các nước tư bản “hàng đầu” và trước hết là Anh, các cuộc cải tổ mang tính chất dân chủ tư sản vẫn chưa hết thúc ở Nga. Chế độ ruộng đất mang tính chất nửa nông nô. Cơ sở của chế độ này vẫn là chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, nửa phong kiến như trước. Chế độ sa hoàng chuyên quyền cũng là tàn tích trực tiếp của thời kỳ trung cổ.

Vấn đề dân tộc thuộc địa đặc trưng cho mối liên kết phức tạp của các mâu thuẫn. Các biên khu miền tây nước Nga tuy cũng có trình độ phát triển không thua kém những vùng đất đai Nga cổ xưa, nhưng là đất đai của các dân tộc bị trị. Các biên khu miền đông - Xi-bi-ri, Ca-dắc-xtan, Trung Á, vùng Cáp-ca-dơ chính và Ngoại Cáp-ca-dơ là các thuộc địa. Dân cư các địa phương này chủ yếu là những người nơi khác đến và người Nga chiếm tỷ lệ lớn (85 phần trăm ở Xi-bi-ri và 40 phần trăm ở Ca-dắc-xtan). Các thủ đoạn bóc lột tư bản chủ nghĩa và phong kiến được áp dụng giống nhau đối với dân sở tại và những người Nga di cư tới. Điều đó cũng xác định vận mệnh giống nhau ở các nhón người lao động chính và hình thành phong trào giải phóng thống nhất, chống chủ nghĩa thực dân, do giai cấp vô sản Nga dẫn đầu.

Khác với thuộc địa của các nước đế quốc khác, các thuộc địa của Nga nằm sát biên giới mẫu quốc, cùng với mẫu quốc tạo thành một quốc gia thống nhất. Điều đó làm cho phong trào giải phóng dân tộc dễ dàng hòa làm một với phong trào đấu tranh toàn Nga chống chế độ sa hoàng của chủ nghĩa đế quốc.

Tuyệt đại đa số nhân dân đã quan tâm tới những biến đổi sâu sắc của chế độ kinh tế và chính trị.

Sau khi bãi bỏ luật nông nô, phong trào giải phóng ở Nga bước vào thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản, hay là thời kỳ đấu tranh của các tầng lớp phi quý tộc (các tầng lớp phi quý tộc bao gồm thương gia, tiểu tư sản, lớp thày tu bên dưới và nông dân). Các nhà cách mạng phi quý tộc mong muốn giúp đỡ nhân dân bước vào con đường dẫn tới cuộc sống công bằng, hạnh phúc đuộc gọi là những người dân túy.

Họ coi nông dân là nhân vật chủ yếu trong cuộc đấu tranh giải phóng và công xã nông dân tồn tại ở nước Nga từ thời cổ xưa, trong đó mọi người cùng giải quyết vấn đề sử dụng ruông đất và có trách nhiệm trước những người cầm quyền về việc kịp thời nộp thuế và làm lao dịch là đặc điểm của đời sống nhân dân, coi đó là sự phân phối quan hệ xã hội chủ nghĩa. Những người dân túy tin rằng chỉ cần khắc phục những trở ngại căn bản của sự phát triển tự do của công xã, tức là thủ tiêu chế độ chuyên quyền và địa chủ, thủ tiêu chủ nghĩa tư bản đã phá vỡ công xã, là trong nước sẽ thiết lập chủ nghĩa xã hội, một xã hội công bằng.

Những người dân túy cũng đã đề nghị chương trình đó với nông dân.

Năm 1877, một cuộc vận động tích cực và “chớp nhoáng” kêu gọi phải khởi nghĩa ngay tức khắc để chống chế độ chuyên quyền và địa chủ đã được tiến hành trong 37 tỉnh nước Nga thuộc phần châu Âu. Nhưng quần chúng nông dân vẫn thờ ơ với những lời kêu gọi đó. Cảnh sát sa hoàng đã tung 4 nghìn người vào cơ quan mật vụ theo dõi hoạt động của những người dân túy.

Cuộc sống đã bắt buộc những người dân túy phải thay đổi tính chất hoạt động của mình. Năm 1876, hội bí mật “Ruộng đất và tự do” (trong số những người tổ chức có A-lếch-xa-đrơ Mi-khai-lốp, Ghê-oóc-ghi Plê-kha-nốp, Xô-phi-a Pê-rốp-xcai-a) được thành lập ở Pê-téc-bua. Hội tổ chức hàng loạt chi nhánh để tiến hành hoạt động tuyên truyền đều đặn nhằm mục đích chuẩn bị dần cuộc đấu tranh cách mạng của nông dân. Nhưng sách lược này cũng chẳng đem lại kết quả. Các nhà cách mạng bắt đầu bất đồng ý kiến với nhau, hội “Rộng đất và tự do” tách thành hai tổ chức riêng rẽ “chia đều các ruộng đất” và “Dân ý” (năm 1879). Những người tham gia tổ chức “Chia đều các ruộng đất” do Plê-kha-nốp dẫn đầu vẫn tiếp tục nông dân trong một thời gian nữa. Phái Dân ý dựa vào các thủ đoạn khủng bố để đấu tranh chống chính phủ sa hoàng tin rằng sau khi ám sát được sa hoàng, nhân dân sẽ nổi dậy làm cách mạng.

Ban chấp hành của hội “Dân ý” đã tổ chức 8 vụ mưu sát sa hoàng A-lếch-xa-đrơ II, nhưng không thành công. Cuối cùng, ngày 1-3-1881, sa hoàng bị giết trong một vụ ám sát bằng bom. Người làm nổ quả bom này là I-go-na-ti Gri-nê-vít-xki cũng chết.

Trái với những điều mong đợi của phái Dân ý, vụ ám sát đã không dẫn tới các cuộc nổi dậy chống chính phủ. Trong thư gửi sa hoàng mới A-lếc-xan-đrơ III, những người dân ý hứa sẽ chấm dứt hoạt động khủng bố, nếu sa hoàng ra lệnh đại ân xá và triệu tập các đại diện của nhân dân Nga để xét lại các hình thức hiện hành của đời sống xã hội và nhà nước. A-lếch-xan-đ-rơ III đã đáp lại bằng khủng bố trắng. Chẳng bao lâu đa số các ủy viên Ban chấp hành hội “Dân ý” bị bắt. Ngày 3-4-1881, những người lãnh đạo và những người tham gia ám sát A-lếch-xan-đrơ II là Xô-phi-a Pê-rốp-xcai-a, An-đrây Giê-li-a-bốp, Ni-cô-lai Ki-ban-tsích, Ti-mô-phây Mi-kai-lốp và Ni-cô-lai Rư-xa-cốp bị xử giảo. Bản Tuyên ngôn của sa hoàng đã khẳng định tính chất không thay đổi của chế độ quân chủ chuyên chế. Đất nước bước vào một thời kỳ phản động chính trị tàn nhẫn nhất.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Mười, 2010, 09:32:37 pm
(http://img840.imageshack.us/img840/9607/52an.jpg)

Tòa xử nhưgnx người phái 1 tháng Ba
tổ chức ám sát sa hoàng A-lếch-xan-đrơ II

(http://img31.imageshack.us/img31/5255/52bn.jpg)

(http://img819.imageshack.us/img819/7519/51al.jpg)

(http://img153.imageshack.us/img153/7553/51bv.jpg)

"Người tuyên truyền bị bắt".
Tranh của I-li-a Rê-pin.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Mười, 2010, 09:33:32 pm
***

Cuộc đấu tranh của công nhân Nga đã đưa phong trào giải phóng đất nước ra khỏi bế tắc do những người bạn dân gây ra.

Từ cuối thế kỷ 19, giai cấp vô sản Nga đã hình thành. Trong vòng 35 năm, từ 1865 đến 1900, dân số nước Nga đã tăng gấp rưỡi, còn số người vô sản tăng  hơn 3 lần: năm 1865 trong các ngành công nghiệp gia công, mỏ và ngành đường sắt có hơn 700 nghìn người lao động, cuối những năm 70 - hơn 1 triệu, đầu thế kỷ 20 - hơn 2 triệu. Trong nửa cuối thập kỷ 70, công nhân đã thành lập các tổ chức chính trị đầu tiên: Hội liên hiệp công nhân miền bắc Nga (ở Pê-téc-bua) và Hội liên hiệp công nhân miền nam Nga (ở Ô-đét-xa).

(http://img820.imageshack.us/img820/8420/53axs.jpg)

Những người tổ chức và tham gia "Hội liên hiệp công nhân miền nam Nga":
Ép-ghê-ni Da-xláp-xki, I-an Rư-bít-xki,
Phê-đo Cráp-tsen-cô, Mi-kha-in Xcơ-ve-ri

(http://img413.imageshack.us/img413/5740/53bq.jpg)

Những người tổ chức và tham gia "Hội liên hiệp công nhân miền bắc Nga":
Xtê-pan Khan-tu-rin, Vích-to Ốp-no-rơ-xki,
Đmi-tơ-ri Xmi-rơ-nốp, An-be Pê-téc-xơn.


Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống chủ xưởng mỗi năm một mạnh và có tổ chức hơn. Những năm 60, đấu tranh của công nhân phần lớn thể hiện qua các vụ phản kháng, tức là ít nhiều mang tính chất phản đối rộng rãi nhưng không bãi công. Từ những năm 70, các cuộc đấu tranh của công nhân tăng thêm và chủ yếu là bãi công: công nhân đưa ra những yêu sách với chủ xưởng và ngừng việc. Ví dụ, trong cuộc bãi công năm 1885 ở thành phố Ô-rê-khô-vô - D-e-vô (tỉnh Vla-đi-mia), 11 nghìn thợ dệt đã đòi phải ấn định chế độ kiểm tra của nhà nước đối với mức tiền lương, điều kiện thuê mướn thợ và mức tiền phạt mà chủ xưởng hồi đó kiếm đủ mọi cớ để khấu tiền lương của thợ, tức là cứ mỗi rúp bị rút bớt từ 30 đến 50 cô-pếch. Chính phủ buộc phải nhân nhượng, và công công bố những luật lệ tương ứng.

Do kết quả đấu tranh của giai cấp vô sản, trong nước, bắt đầu hình thành luật lao động. Tới nửa đầu thập kỷ 90, bãi công được tổ chức cùng một lúc trong vài ba xí nghiệp và hình thức này giữ vị trí nổi bật trong phong trào công nhân. Xuất hiện những điều kiện để phát triển phong trào công nhân rộng rãi. Các đại diện xuất sắc của giới trí thức Nga đã rời bỏ chủ nghĩa xã hội nông dân của những người “bạn dân” để đến với chủ nghĩa xã hội của giai  cấp vô sản do Các Mác và Phri-đrích Ăng-ghen thành lập.

Năm 1980, tránh sự truy lùng của cảnh sát, Plê-kha-nốp và những người khác trong nhóm “Chia đều ruộng đất” (Pa-ven Ác-xen-rốt, Vê-ra Da-xu-lích, Lếp Đây-sơ, Va-xi-li I-gơ-na-tốp) đã rời ra nước ngoài. Hai năm sau, tác phẩm mang tính cương lĩnh của Các Mác và Phri-đrích Ăng-ghen “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do Plê-kha-nốp dịch ra tiếng Nga đã được phát hành (bản gốc tiếng Đức được công bố năm 1848). Plê-kha-nốp và các đồng chí của ông đã thành lập nhóm mới “Giải phóng lao động” (năm 1983). Nhóm này tuyên bố công khai rằng họ hoàn toàn đoạn tuyệt với các trào lưu tự do vô chính phủ cũ. Nhóm “Giải phóng lao động” coi nhiệm vụ chính của mình là phê phán các học thuyết dân túy và phổ biến tư tưởng chủ nghĩa xã hội khoa học.

(http://img69.imageshack.us/img69/5052/55al.jpg)

Tác phẩm "Tư bản" của Các Mác
in lần đầu tiên bằng tiếng Nga, 1812

(http://img375.imageshack.us/img375/8260/55bw.jpg)

Ghê-oóc-ghi Plê-kha-nốp

Chủ nghĩa Mác tách thành một trào lưu tư tưởng độc lập trong xã hội Nga. Tiếp theo sau nhóm “Giải phóng lao động”, các tổ nhóm mác-xít xuất hiện ở Pê-téc-bua, Ca-dan và nhiều thành phố khác. Những tổ nhóm này bắt đầu hoạt động tuyên truyền trong các nhóm công nhân tương đối nhỏ. Nhóm mác-xít của Mi-kha-in Bru-xnhép (thành lập năm 1889) đã tổ chức cuộc biểu tình công nhân đầu tiên ở Nga và tổ chức kỷ niệm ngày 1-5 đầu tiên của công nhân Pê-téc-bua (năm 1891).

Nhờ có hoạt động của nhóm “Giải phóng lao động”, các cơ sở của thế giới quan dân chủ xã hội được xây dựng ở Nga.

Nhưng đó chỉ là những cơ sở. Còn việc ứng dụng chủ nghĩa Mác vào thực tiễn nước Nga và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện thời đại lịch sử mới thuộc về Lê-nin thiên tài.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Mười, 2010, 09:41:14 pm
***

Lê-nin là bí danh hoạt động cách mạng của Vla-đi-mia I-lích U-li-a-nốp. Người sinh ngày 22-4-1870. Cụ thân sinh ra Người là nhà hoạt động nổi tiếng trong ngành giáo dục nhân dân. Anh cả A-lếch-xan--rơ của Người đi theo con đường của phái “Dân ý”: năm 1887 do tham gia mưu sát sa hoàng A-lếch-xan-đrơ bị xử giảo trong pháo đài Sli-ven-bua. Tháng 12 năm đó, do tổ chức cuộc đấu tranh của sinh viên, Vla-đi-mia U-li-a-nốp bị đuổi ra khỏi trường đại học tổng hợp Ca-dan. Người thanh niên U-li-a-nốp trở thành hội viên của nhóm mác-xít ở Ca-dan. Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, Vla-đi-mia U-li-a-nốp cố tìm giải đáp cho những vấn đề cấp bách của cuộc sống.

(http://img830.imageshack.us/img830/7308/86678250.jpg)

Gia đình U-li-a-nốp: những người đứng (từ trái sang phải) là Ôn-ga, A-lếch-xan-đrơ, An-na;
những người nồi là bà Ma-ri-a A-ếch-xan-đrốp-na và con gái Ma-ri-a, Đmi-tơ-ri,
ông I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích, Vla-đi-mia.

Lê-nin tốt nghiệp đại học hàm thụ (khoa luật học) ở Pê-téc bua. Năm 1893, Người tới thành phố này và xuất hiện trong nhóm dân chủ - xã hội của sinh viên trường đại học công nghệ. Khi đó Người đã là một người bảo vệ chủ nghĩa xã hội Mác. Cũng thời gian này, Người tiếp xúc với những người dẫn đầu phong trào công nhân Pê-téc-bua là Va-xi-li Sen-gu-nốp, I-van Ba-bu-skin, Bô-rít Di-nô-vi-ép và được họ giới thiệu với một số nhóm công nhân mác-xít. Năm 1894, cuốn sách in thạch đầu tiên của Lê-nin “những người “bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao?” đã xuất hiện để vạch trần thực chất phản nhân dân của phái dân túy. Năm 1895, tác phẩm lớn tiếp tục tác phẩm đầu là “Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán của ông Xtơ-ru-vê về nội dung đó trong cuốn sách của ông ta”. Cũng năm đó, Lê-nin đã cùng với các đồng chí của mình trong nhóm mác-xít thành lập “Hội liên hiệp đấu tranh để giải phóng giai cấp công nhân” ở Pê-téc-bua, tổ chức dân chủ - xã hội đầu tiên ở Nga có ban lãnh đạo trung tâm với sự phân công rõ các trách nhiệm của đảng và kỷ luật chặt chẽ. Tổ chức này đã trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân ở thủ đô. Từ hình thức tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong các nhóm, “Hội liên hiệp đấu tranh để giải phóng giai cấp công nhân” đã chuyển sang hình thức vận động rộng rãi trong giai cấp vô sản Pê-téc-bua. Lý luận xã hội chủ nghĩa xã hội khoa học đã được phổ biến một cách dễ hiểu trong quần chúng. Từ đó bắt đầu thời kỳ vô sản tham gia phong trào giải phóng ở Nga. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chủ chốt của cuộc đấu tranh cách mạng thay cho tầng lớp trí thức phi quý tộc.

Như vậy là Vla-đi-mia U-li-a-nốp - Lê-nin đã bắt đầu sự nghiệp cách mạng bằng cách liên kết trực tiếp hoạt động lý luận, tổ chức và chính trị thực tiễn.

Đoạn đầu của con đường đó rất ngắn: đêm mồng 8 rạng ngày 9-12-1895, Lê-nin và những người lãnh đạo khác của “Hội liên hiệp đấu tranh để giải phóng giai cấp công nhân” đã bị bắt. Người bị giam cách ly hơn 14 tháng trong nhà giam trước khi bị đưa ra tòa xử án đày tới làng Su-sen-xcôi-e ở miền Đông Xi-bi-ri. Nhưng Lê-nin đã không rời bỏ con đường chọn lựa. Người trở thành lãnh tụ được công nhận của các nhà mác-xít Nga, lãnh tụ của giai cấp vô sản Nga.

(http://img710.imageshack.us/img710/9805/lenin1895.jpg)

Những người lãnh đạo "Hội liên hiệp đấu tanh để giải phóng giai cấp công nhân".
Vla-đi-mia U-li-a-nốp (Lê-nin) ngồi (người thứ ba, tính từ phía bên trái).

Người đi đến với công nhân và những người dân chủ - xã hội Nga bằng hành lý gì? Cuốn “Những người “bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ- xã hội ra sao?” kết thúc bằng câu dưới đây: “Người công nhân Nga đứng đầu, tất cả các phần tử dân chủ, sẽ đạp đổ được chủ nghĩa chuyên chế và đưa giai cấp vô sản Nga (sát cánh với giai cấp vô sản trong tất cả các nước) đi vào con đường trực tiếp đấu tranh chính trị công khai để tiến tới thắng lợi của cách mạng cộng sản chủ nghĩa”.

Lê-nin đã tiến tsát tới kết luận trở thành phát kiến vĩ đị của chủ nghĩa Mác cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đó là: trong thời đại lịch sử mới, các động lực cách mạng dân chủ tư sản ở một nước có giai cấp vô sản sẽ không giống như trước đây. Theo tư tưởng Lê-nin, không phải giai cấp tư sản, mà là giai cấp vô sản sẽ có nhiệm vụ đoàn kết khững người vô sản sẽ có nhiệm vụ đoàn kết những người lao động và quần chúng bị bóc lột lại, dẫn họ vào con đường đấu tranh chống chủ nghĩa chuyên chế. Cuộc cách mạng đang chín muồi ở Nga, về nội dung là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nhưng về phương tiện đấu tranh là cách mạng vô sản, sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ của cuộc cách mạng tư sản thông thường, sẽ bắt đầu chuyển hóa thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Kết luận này sẽ được Lê-nin nêu lên hoàn toàn dứt khoát vào những năm sau đó, tức là vào thời gian cách mạng Nga lần thứ nhất (1905-1907), rồi sẽ tiếp đến kết luận nữa về khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản thoạt đầu trong một nước riêng biệt (năm 1915). Nhưng cơ sở cho những kết luận đó cũng đã hình thành trong thiên cuối cùng của cuốn “Những người “bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao?”. Cũng trong các tác phẩm đầu tiên của mình, Lê-nin đã tiên báo các cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, cách mạng nhân dân trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.

Ngày nay, gần 90 năm sau ngày xuất hiện các tác phẩm này, những luận điểm và kết luận của Lê-nin dường như là điều hiển nhiên, nhưng vào giữa hai thế kỷ 19 và 20 không phải tất cả mọi người đều chấp nhận chúng. Việc công nhận và không công nhận các luận điểm về vai trò chủ đạo của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản, về nông dân là đồng minh của giai cấp vô sản, về tính chất phản cách mạng của giai cấp tư sản tự do đã chia những người dân chủ - xã hội Nga thành hai phái: những người bôn-sê-vích ủng hộ và theo Lê-nin và những người men-sê-vích do Plê-kha-nốp và Mác-tốp dẫn đầu. Sự phân liệt như thế đã xuất hiện ngay từ đầu thế kỷ 20, trong thời kỳ hoạt động của báo “Tia lửa” do Lê-nin sáng lập để chuẩn bị điều kiện đoàn kết những người dân chủ - xã hội Nga thành một chính đảng thống nhất. Sự phân liệt này đã diễn ra vào những năm 1903, trong Đại hội lần thứ hai Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Nga. Từ đó bắt đầu lịch sử chủ nghĩa bôn-sê-vích như một trào lưu tư tưởng xã hội độc lập và như một chính đảng. Sự phát triển của quá trình cách mạng ở Nga, trước hết là kinh nghiệm của ba cuộc cách mạng Nga, đã xác nhận những kết luận của Lê-nin và làm phong phú thêm những kết luận đó.

(http://img101.imageshack.us/img101/1566/94350369.jpg)

Số đầu tiên báo "Tia lửa' do Vla-đi-mia U-li-a-nốp sáng lập đã đóng vai trò quan trọng
trong việc đoàn kết các lực lượng cách mạng Nga và thành lập Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Nga".


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Mười, 2010, 09:42:33 pm
***

Chiến tranh Nga - Nhật đã làm cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất ở nước Nga tiến nhanh hơn. Nhật Bản gây ra cuộc chiến tranh này: ngày 26-1-1904, hạm đội Nhật bất ngờ tấn công hạm đội Nga ở cảng Lữ Thuận. Nhưng chiến tranh này đối với hai bên - Nga và Nhật - là cuộc chiến tranh đế quốc, nhằm chiếm vùng Mãn Châu Lý.

Binh lính và thủy thủ Nga không hoan nghênh cuộc chiến tranh này, nhưng họ đã chiến đấu kiên cường, thể hiện chủ nghĩa anh hùng và sức chịu đựng bền bỉ trong các trận trên đất liền cũng như trên mặt biển. Quân Nhật tổ chức bốn đợt tấn công cảng Lữ Thuận vào tháng 8, tháng 9, tháng 10 và tháng 11-1904, chiến sự nhỏ hơn diễn ra hàng ngày. Mặc dù các chiến sĩ bảo vệ cảng đã chiến đấu dũng cảm nhưng ngày 20-12-1904, sau 157 ngày bị vây hãm, phe đầu hàng chủ nghĩa đã nộp pháo đài cho Nhật. Nửa năm sau, lần đọ sức cuối cùng của chế độ sa hoàng trong cuộc chiến tranh này cũng bị thua nốt: ngày 14-5-1905, trong eo biển Triểu Tiên gần đảo Txu-xi-ma, hải quân Nhật đã tiêu diệt hạm đội Nga được phái tử biển Ban-tích tới vùng Viễn Đông. Ngày 23-8-1905, một hòa ước được ký ở Pốt-xmút (nước Mỹ). Theo hòa ước này, nước Nga bị mất cảng Lữ Thuận, miền nam đảo Xa-kha-lin và công nhận những quyền lợi ưu tiên của Nhật ở Triều Tiên.

(http://img831.imageshack.us/img831/6468/73426407.jpg)

Chiến tranh đã cho thấy rõ tính chất thối rữa của chế độ sa hoàng, bốc trần thực chất phản nhân dân của nó. Tuyệt đại bộ phận nhân dân đã hết sức chán ghét chế độ này. Nhưng họ vẫn còn tin vào đức độ nhân từ của sa hoàng. Nhưng Ni-cô-lai II đã gây vụ đổ máy ngày 9-1-1905. Y ra lệnh nổ súng vào đoàn biểu tình của công nhân Pê-téc-bua không có vũ khí trong tay và chỉ muốn trao bản kiến nghị đòi cơm ăn áo ấm cho nhà vua. Làn sóng công phẫn lan khắp đất nước. Cách mạng nổ ra. Cuộc cách mạng này trở thành sự kiện lớn không những trong lịch sử nước Nga mà cả trong lịch sử thế giới. Tất nhiên, nội dung của cuộc cách mạng này là dân chủ tư sản, nhưng phương tiện đấu tranh mang tính chất vô sản và quần chúng tham gia cách mạng là vô sản và nửa vô sản. Đáng chú ý là phong trào bãi công năm 1905 đã thu hút được ba triệu người tham gia. Còn đấu tranh bãi công trong những năm đó có những đặc điểm như: một mặt, yêu sách kinh tế được liên kết với yêu sách chính trị, cho nên đã lôi kéo ngay được tất cả các tầng lớp vô sản từ tiên tiến nhất đến lạc hậu nhất, tham gia phong trào; mặt khác, bãi công chuyển thành cuộc nỏi dậy chống chế độ sa hoàng.

(http://img197.imageshack.us/img197/3056/83512882.jpg)

Ngày 9-1-1905. Quân đội sa hoàng nổ súng bắn đoàn biểu tình của công nhân trên quảng trường
Cung điện mùa Đông. "Ngày chủ nhật đẫm máu" đó mở đầu cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất.

Trong cuộc cách mạng này đã xuất hiện các Xô viết đại biểu công nhân, tức là chính quyền nhân dân chân chính kiểu mới, tiền thân của cơ quan quyền lực nhà nước ngày nay ở Liên Xô. Thoạt đầu, các Xô viết được thành lập để lãnh đạo các cuộc bãi công, sau đó trở thành các cơ quan lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang. Xô viết đại biểu công nhân đầu tiên do thợ dệt thành phố I-va-nôvô - Vô-dơ-nê-xen-xcơ thành lập. Tới cuối năm 1905, gần 70 Xô-viết đã xuất hiện trong các thành phố của đế chế Nga.

(http://img811.imageshack.us/img811/2306/54661527.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Mười, 2010, 09:48:43 pm
Trong  cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất đã hình thành liên minh của giai cấp  công nhân với các lực lượng dân chủ cách mạng trong nước, trước hết là với nông dân của nhiều dân tộc. Quân đội là chỗ dựa của chính quyền chuyên chế cũng đã làm binh biến.

Tháng 6-1905, thủy thủ trên thiết giáp hạm “Pô-tem-kin” đã làm binh biến. Đó là cuộc đấu tranh đầu tiên của quân đội và hải quân. Tháng 11-1905, một cuộc  binh biến lớn của thủy thủ và binh lính nổ ra ở Xê-va-xtô-pôn. Xô viết đại biểu công nhân, thủy thủ và binh lính đã lãnh đạo phong trào.

(http://img508.imageshack.us/img508/6643/20719241.jpg)

Từ cuộc cách mạng,Đảng do Lê-nin lãnh đạo đã ra sức giáo dục và đoàn kết quần chúng công nhân, biến họ thành đội ngũ tiên tiến đấu tranh cho quyền lợi của toàn thể nhân dân. Trong những năm cách mạng 1905-1907 hoạt động của Đảng có quy mô rộng lớn chưa từng thấy: 40 tờ báo và tạp chí không hợp pháp lẫn hợp pháp của những người bôn-sê-vích đã được phát hành; từ tháng 4-1904 đến tháng 5-1907, truyền đơn và các cuốn sách mỏng đã được phát hành tổng cộng hơn 3 triệu bản.

Đường lối trước sau như một của những người bôn-sê-vích nhằm đoàn kết toàn bộ phong trào dân chủ cách mạng trong quá trình đấu tranh cách mạng trực tiếp có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo đảm thống nhất hành động của tất cả các lực lượng dân chủ. Những sự kiện mùa thu năm 1905 là kết quả đặc biệt nổi bật của đường lối này.

Những ngày đầu tháng 10, công nhân đầu mối đường sắt Mát-xcơ-va bãi công; ngày 12-10, đầu mối đường sắt Pê-téc-bua ngừng hoạt động. Phong trào bãi công lan nhanh chóng khắp đất nước. Gần 1 triệu rưởi công nhân, 200 nghìn viên chức các cơ quan nhà nước, xí nghiệp thương mại và ngành giao thông trong thành phố, sinh viện, học sinh trung học đã tham gia các cuộc bãi công, bãi thị. Tình hình hết sức nguy kịch và chính phủ sa hoàng đã phải nhượng bộ: ngày 17-10, sa hoàng ký bản tuyên ngôn hứa thành lập viện Đu-ma lập pháp (nghị viện) và không một đạo luật nào sẽ có hiệu lực nếu không được viện Đu-ma thông qua.

(http://img801.imageshack.us/img801/204/31759606.jpg)

"Bãi thị". Tranh của Ni-côlai Ca-xát-kin.

Sau khi sa hoàng công bố bản tuyên ngôn, giai cấp tư sản tự do bắt đầu ngả sang hàng ngũ bọn phản cách mạng. Trong nước xuất hiện các đảng của tư sản và địa chủ: dân chủ lập hiến (ca-đét), “Liên minh 17 tháng Mười (những người tháng Mười), v.v. Tay chân của sa hoàng Ni-cô-lai II huy động các lực lượng trung thành với chế độ, thành lập tổ chức “Trăm đen” để đàn áp các nhà cách mạng. Trong vòng 2-3 tuần, hơn 10 nghìn người bị giết và bị thương trong 100 thành phố. “Tự do” vừa mới được ban bố nhuốm máu của các công nhân “tự do”.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Mười, 2010, 09:50:16 pm
(http://img84.imageshack.us/img84/4100/64ak.jpg)

(http://img178.imageshack.us/img178/6564/64b.jpg)

Đám tang Ni-cô-lai Bau-man, một trong những người lãnh đạo
các đảng viên bôn-sê-vích Mát-xcơ-va bị bọn Trăm đen giết ngày 18-10.

(http://img22.imageshack.us/img22/355/65at.jpg)

Ni-cô-lai Bau-man.

(http://img178.imageshack.us/img178/7029/65bw.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Mười, 2010, 09:50:52 pm
Chế độ sa hoàng gây ra cuộc nội chiến. Công nhân đã đáp lại sự thách thức đó. Thọ mỏ vùng Đôn-bát cầm vũ khí nổi dậy. Khởi nghĩa ở thành phố Rô-xtốp trên sông Đôn kéo dài 8 ngày: ở Nô-vô-rô-xi-xcơ - hai tuần. Công nhân nhà máy Xoóc-mô-vô (gần Ni-giơ-ni Nốp-go-rốt, nay là thành phố Goóc-ki), vùng U-ran, các thành phố Cra-xnô-ác-xcơ, Tai-ta đã chiến đấu trên các chướng lũy đường phố.

Ở Mát-xcơ-va, cuộc tổng bãi công chính trị mở đầu ngày 7-12-1905 theo lời kêu gọi của Thành ủy Mát-xcơ-va Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga và Xô viết đại biểu công nhân Mát-xcơ-va đã biến thành cuộc khởi nghĩa. Chướng lũy xuất hiện tại khắp nơi trong thành phố. Khu Pre-xnhi-a, khu phố tập trung nhiều người vô sản nhất ở Mát-xcơ-va, là trung tâm của cuộc khởi nghĩa. Các đội công nhân vũ trang đã ngăn chặn cuộc tấn công của quân đội chính quy. Các đơn vị cận vệ của sa hoàng không chiếm nổi khu Pre-xhi-a. Chúng bao vây những người khởi nghĩa và nổ súng đại bác. Lực lượng hai bên chênh lệch nhau và theo quyết nghị của Xô viết Mát-xcơ-va ngày 19-12, công nhân chấm dứt cuộc đấu tranh vũ trang.

(http://img29.imageshack.us/img29/8058/86393916.jpg)

Tháng 12-1905. Chiến lũy trên đường phố Mát-xcơ-va.

Khởi nghĩa Mát-xcơ-va là đỉnh tột cùng của cách mạng Nga lần thứ nhất. Sau khi cuộc khởi nghĩa này thất bại, cường độ đấu tranh bắt đầu giảm sút. Nhưng giai cấp vô sản Nga đã không hạ vũ khí ngay. Đấu tranh cách mạng tiếp diễn tới giữa năm 1907.

Các trận đấu cách mạng 1905-1907 đã soi sáng cho giai cấp vô sản và các đồng minh của giai cấp đó, đã bộc lộ đầy đủ và rõ nét những khả năng trên thực tế của các giai cấp và các nhóm xã hội khác nhau tới mức sau 10 năm, năm 1917, khi tình huống như thế lập lại, phe dân chủ cách mạng đã bắt đầu ngay từ những khâu cuối cùng của cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất, là khởi nghĩa vũ trang và thành lập các Xô viết.

Cách mạng Nga đã đẩy mạnh các cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân trong nhiều nước phương Tây, gây cao trào giải phóng dân tộc của nhân dân các thuộc địa phương Đông. Tất cả những sự kiện đó đã làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới bắt đầu rạn nứt và tiến tới gần cuộc tổng khủng hoảng.

Những năm đó đã cho thấy rõ trung tâm phong trào cách mạng thế giới đầu thế kỷ 20 không chỉ chuyển dịch vào nước Nga, mà còn hoàn toàn khác các trung tâm tồn tại trước đó ở châu Âu. Các  trung tâm trước đó do giai cấp tư sản lãnh đạo, còn trung tâm ở Nga thuọc dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. Giai cấp tư sản trở thành lực lượng phản cách mạng trên vũ đài thế giới; ngược lại, giai cấp vô sản ngay sau khi xuất hiện, đã tỏ rõ là một lực lượng quốc tế, là người chiến sĩ trước sau như một đấu tranh chống mọi hình thức áp bức ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

(http://img838.imageshack.us/img838/3535/34821415.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 06 Tháng Mười, 2010, 09:53:49 pm
Sau khi cuộc cách mạng bị đàn áp, trong nước bắt đầu thời kỳ phản động. Thời kỳ này được gọi theo tên của thủ tướng nước Nga khi đó là Xtô-lư-phi. Chế độ sa hoàng đã trút mọi căm thù lên đầu giai cấp công nhân và đội tiên phong của giai cấp là Đảng bôn-sê-vích. Nhưng nước Nga không còn giống như trước năm 1905 nữa. Chế độ sa hoàng không thể quay trở lại những trật tự trước đây, do đó bằng mệnh lệnh từ trên đưa xuống, bằng con đường phản cách mạng đã mưu toan “giải quyết” những nhiệm vụ do cuộc cách mạng đề ra. Mặt ngoài rạn nứt của tòa nhà quốc gia được trát lớp vôi vữa mới, cơ quan lập hiến chẳng có chút quyền hành nào tự viện Đu-ma Nhà nước thứ III của tư sản địa chủ được thành lập để thay thế các viện Đu-ma I và II đã bị chế độ sa hoàng giải tán trong những năm cách mạng.

Cách mạng đã đòi tịch thu ruộng đất của địa chủ, còn chế độ sa hoàng bắt đầu tiến hành cải cách chế độ ruộng đất ở Nga, cố gắng không động chạm tới ruộng đất của địa chủ, nuôi dưỡng ở nông thôn một giai cấp bảo thủ có ruộng đất riêng là bọn cu-lắc, tổ chức di dân hàng loạt tới những vùng đất phía đông dãy U-ran. Nhưng âm mưu chia rẽ nông thôn đã bị thất bại. Chính sách di dân cũng không thu được kết quả.

(http://img375.imageshack.us/img375/1986/95932516.jpg)

Như vậy là chế độ sa hoàng đã không cô lập nổi một mâu thuẫn nào trong số những mâu thuẫn đã làm nổ ra cuộc cách mạng lớn trong những năm 1905-1907. Cuộc khủng hoảng mới, như Lê-nin nhấn mạnh, là điều không tránh khỏi. Sau những sự kiện thê thảm ở vùng mỏ vàng sông Lê-na ở Xi-bi-ri (ngày 4-4-1912, binh lính sa hoàng đã nổ súng bắn những công nhân bãi công ở đây), khắp đất nước lại lan rộng làn sóng bãi công và mít tinh phản đối. Gần 300 nghìn người vô sản đã tham gia các cuộc đấu tranh phản kháng trong tháng 4, chỉ riêng ngày 1-5 đã nổ ra hơn 1 nghìn cuộc bãi công trong 50 tỉnh nước Nga.

(http://img64.imageshack.us/img64/6128/lenavh.jpg)

Những nạn nhân của vụ đàn áp đẫm máu ở mỏ vàng Lê-na.

Mùa thu, nhân vụ xử tử 17 thủy thủ hạm Hắc hải bị buộc tội chuẩn bị cuộc khởi nghĩa vũ trang, các cuộc bãi công, biểu tình và mít tinh phản đối đã nổ ra với hơn 250 nghìn công nhân tham gia.

Bắt đầu cao trào cách mạng mới, và cũng như năm 1905, động lực chính của nó là giai cấp vô sản Nga, còn phương tiện đấu tranh chính là bãi công rộng rãi. Phong trào này không chỉ là lập lại kinh nghiệm trước đây, mà phát triển thêm, mang tính chất tự giác và có tổ chức hơn. Tư tưởng của Lê-nin ngày càng đi sâu vào quần chúng.

Tới mùa hè năm 1914, các cuộc bãi công cách mạng đã có quy mô lớn hơn năm 1905. Cuộc cách mạng mới rõ ràng đang đến và chỉ chậm lại vài năm vì khi đó đã nổ ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

(http://img688.imageshack.us/img688/8672/70bo.jpg)

Cuộc chiến tranh này chỉ kìm lại chứ không ngăn nổi cách mạng xã hội chủ nghĩa toàn thắng đến sau đó. Và hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà nước Nga đã trở thành quê hương của cách mạng xã hội chủ nghĩa.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 07 Tháng Mười, 2010, 08:50:23 pm
***

Để tìm hiểu tại sao như vậy, chúng tôi xin tổng kết sơ qua về những điều đã nói ở trên và nêu lên những đặc điểu chung của tình hình đất nước năm 1914.

Trong số 170 triệu người sống trên lãnh thổ nước Nga hồi đó, ở phần đất thuộc châu Âu (diện tích: 5,4 triệu ki-lô-mét vuông) có 136 triệu người. Phần đất đai nay tập trung những vùng công nghiệp lớn chủ yếu (về trình độ sản xuất công nghiệp hồi đó, nước Nga giữ vị trí thứ 5 trên thế giới, sau Mỹ, Anh, Đức và Pháp, nhưng vượt lên nước Nhật), phần lớn các tuyến đường sắt, các trung tâm văn hóa chính.

Phía đông dãy U-ran có diện tích 17 triệu ki-lô-mét vuông, nhưng chỉ có hơn 33 triệu người sinh sống. Những người dân di cư từ các nơi khác tới đây chủ yếu làm nghề trồng trọt, còn các dân tộc gốc địa phương (Ca-dắc, I-a-cu-ti, Bu-ri-a-ti) về cản bản đại diện cho những bộ lạc du mục. Như vậy, nước Nga bao gồm các vùng có trình độ phát triển tư bản chủ nghĩa cao và những vùng thuộc địa và nửa thuộc địa lạc hậu về mặt chính trị và kinh tế.

Nước Nga là nơi tập trung các mâu thuẫn của thời đại đế quốc chủ nghĩa, một mô hình thế giới thu nhỏ hồi đó. Có thể tóm tắt như vậy về tình hình đất nước rộng ốn có nheièu dân tộc khi trung tâm cách mạng thế giới chuyển dịch tới đây.

Ở nước Nga cũng đã hình thành một lực lượng xã hội có sức đánh đổ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đó là liên minh của giai cấp vô sản với quân chúng nông dân, đứng đầu là Đảng Cộng sản bôn-sê-vích do Lê-nin sáng lập.

Cuối cùng, trong nước đã xuất hiện những tiền đề văn hóa - lịch sử để chuyển sang chế độ mới.

Nửa cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nền khoa học Nga đã thu được những thành tựu sản xuất trong hàng loạt phương hướng chủ đạo. Ví dụ, những công trình nghiên cứu của trường phái toán học Páp-nu-ti Tsê-bư-sép, của các nhà cơ học Mát-xcơ-va do “thủy tổ ngành hàng không Nga” Ni-cô-lai Giu-cốp-xki dẫn đầu và nghiên cứu của Đmi-tơ-ri Mê-đê-lê-ép phát hiện ra định luật tuần hoàn của các nguyên tố hóa học đã nổi tiếng khắp thế giới. Các thí nghiệm của I-van Xec-stse-nốp và I-va Páp-lốp có tác dụng đẩy mạnh học thuyết về hoạt động thần kinh cao cấp của người và động vật. Nhà bác học Cli-men Ti-mi-ri-a-dép đã thu được những thành tích tuyệt vời trong việc phát hiện thực chất của quá trình quang hợp.

Trong số các nhà bác học có đóng góp lớn trong lĩnh vực sử học, triết học, luật học và kinh tế học, vai trò kiệt xuất thuộc về Vla-đi-mia Lê-nin. Các tác phẩm và bài viết của Người về những vấn đề kinh tế và xã hội, trong đó có uốn “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Nga” (năm 1899), đã phân tích sâu sắc quá trình phát triển chủ nghã tư bản trong nước. Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” (năm 1909) là giai đoạn nổi bật tron lịch sử triết học. “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa tư bản” (năm 1916) trở thành tác phẩm cơ bản trong sự phát triển khoa học kinh tế xã hội mác-xít thế giới.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 07 Tháng Mười, 2010, 08:51:03 pm
(http://img820.imageshack.us/img820/2513/72at.jpg)

Ni-cô-lai Giu-cốp-xki, nhà nghiên cứu lớn nhất trong lĩnh vực khí đọng học và máy bay.
Cuốn sách của ông "Những nguyên lý về bay trong không khí".

(http://img684.imageshack.us/img684/6145/72bj.jpg)

Đmi-tơ-ri Men-đê-lê-ép, người phát hiện định luận tuần hoàn
của các nguyên tố hóa học. Bên phải: một góc bảng Men-đê-lê-ép.

(http://img685.imageshack.us/img685/6393/72cz.jpg)

Páp-nu-ti Tsê-bư-sép, nhà toán học Nga lỗi lạc.

(http://img195.imageshack.us/img195/3893/72dm.jpg)

I-van Páp-lốp, nhà sinh lý học lớn.

(http://img543.imageshack.us/img543/3048/40374595.jpg)

"Sự phát triển chủ nghĩa tư bảno ở nước Nga" (1899).
Trong tác phẩm này, Lê-nin đã lập luận về vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản
trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga lần thứ nhất".


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 07 Tháng Mười, 2010, 08:51:47 pm
Thời kỳ đó, văn học và nghệ thuật Nga có đại diện các phương hướng và trường phái khác nhau làm phong phú thêm kho tàng văn học thế giới. Chủ nghĩa hiện thực đã thể hiện đặc biệt rõ trong tác phẩm của các nhà văn lớn Nga Lép Tôn-xtôi và I-van Tuốc-ghe-nép, Phê-đo Đô-xtô-ép-xki và An-tôn Tsê-khốp, Vla-đi-mai Cô-rô-len-cô và Mắc-xin Goóc-ki, Ni-cô-lai Nê-cra-xốp đã dẫn đầu nền thơ ca trong những năm 60 và 70 thế kỷ 19. Giữa hia thế kỷ, thơ của A-lếch-xan-đrơ Blốc xoay quay đề tài: nhân dân, trí thức, cách mạng. Trong bầu không khí dông tố của đầu thế kỷ5 20, một phương hướng lãng mạn cách mạng được hình thành. Linh cảm về những chuyển biến lớn đang đến được phản  ánh một cách hình tượng và rõ nét trong phương hướng này. Nghệ thuật suy đồi tôn thời chủ nghĩa cá nhân, “tự thần thánh hóa”, nghệ thuật vị nghệ thuật xa rời các đề tài xã hội cũng xuất hiện. Những trào lưu này đã tăng cường sau thất bại của cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất, nhưng trong những năm 1909-1910, khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của một cao trào mới, các trào lưu mới đây còn rất “mốt” bắt đầu khủng hoảng.

(http://img713.imageshack.us/img713/5317/79846107.jpg)

Các nhà van lỗi lạc của nước Nga:
Ni-cô-lai Nê-cra-xốp, I-van Tuốc-ghê-nép,
Phê-đo Đô-xtôi-ép-xki, Lép Tôn-xtôi,
An-tôn Tsê-khốp, Alếch-xan-đrơ Blốc.

Nửa cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là thời gian xuất hiện rộng các truyền thống của Mi-kha-in Glin-ca, nhạc sĩ có những tác phẩm mang tính nhạc dân tộc sâu sắc nhưng cũng phản ánh những thành tựu cao nhất của nền văn hóa châu Âu. Những nét này cũng đặc trưng cho cácnhạc sĩ “nhóm hùng vĩ” (Mô-đe-xtơ Mu-xoóc-xki, A-lếch-xan-đrơ Bô-rô-đin, Ni-cô-lai Rim-xki - Coóc-xa-cốp) và Pi-ốt Tsai-cốp-xki, người đã để lại di sản có ảnh hưởng lớn tới các nhạc sĩ lỗi lạc Xéc-gây Tsa-nê-ép, Xéc-gây Rắc-ma-ni-nốp và A-lếch-xan-đrơ Gla-du-nốp. Các đề tài trữ tình của cuộc đấu tranh cách mạng lộ rõ trong sáng tác của Alếch-xan-đrơ- Xcri-abin.

Những năm đó cũng đã hình thành nghệ thuật nhạc sân khấu mới (các ca kịch trữ tình - bi thảm của Tsai-cốp-xki, nhạc kịch dân tộc của Mu-xoóc-xki, ca kịch thần thoại của Rim-xki Coóc-xa-cốp). Những đặc điểm của trường phái thanh nhạch Nga đã bộc lộ rõ nhất trong các nghệ sĩ Phê-đo- Sa-li-a-pin, An-tô-ni-na Nê-giơ-đa-nô-va, Lê-ô-nít Xô-bi-nốp, A-lếch-xan-đrơ Goóc-xki, Mi-kha-in Phô-kin dựng những vũ kịch man tính chất thời đại trong lịch sử vũ ba-lê.

Những sân khấu giữ truyền thống hiện thực chủ nghĩa - nhà hát Nhỏ trung thành với các vở kịch của A-lếch-xan-đrơ O-xtơ-rốp-xki và những bài hát Nghệ thuật do Côn-xtan-tin X-ta-ni-xláp-xki và Vla-đi-mia Nê-mi-rô-vích - Đan-tsen-cô sáng lập là cả một thời đại nghệ thuật sân khấu.

Lịch sử hội họa cuối thế kỷ 19 mở đầu bằng cuộc đấu tranh công khai của các họa sĩ trẻ do I-van Cram-xôi dẫn đầu chống tính chất bảo thủ của Viện hàm lâm hội họa. Phong trào này đã dẫn tới việc thành lập Hội triển lmã tranh lưu động (năm 1870). Sáng tác của các họa sĩ “triển lãm tranh lưu động” (I-li-a Rê-pin, Ni-cô-lia I-a-rô-sen-cô, Va-xi-li Pe-rốp, Va-xi-li Xu-ri-cốp, Vích-to Va-xne-xốp) đi sâu vào đời sống của nhân dân và phong cảnh quê hương hco tới ngày nay vẫn là kho châu báu của Bảo tàng Tơ-rê-chi-a-cốp ở Mát-xcơ-va một “ga-lơ-ri” mang tên người sáng lập Pa-ven Tơ-rê-chi-a-cốp.

(http://img153.imageshack.us/img153/5917/71614200.jpg)

Các nhạc sĩ lỗi lạc của nước Nga:
Pi-ốt Tsai-cốp-xki, Ni-cô-lai Rim-xki - Coóc-xa-cốp,
A-lếch-xan-đrơ Bô-rô-đin, Mô-đe-xtơ Mu-xoóc-xki,
Xéc-gây Rắc-mani-nốp, A-lếch-xan-đrơ Xcri-a-bin.

Trên cơ sở hiện thực chủ nghĩa đã nảy nở những họa sĩ tài hoa như: Va-len-tin Xe-rốp, người đã để lại cả một “ga-lơ-ri” tuyệt vời giới thiệu chân dung những người cùng thời; I-xa-ắc Lê-vi-tan, họa sĩ vẽ tranh phong cảnh không ai sánh bì; Côn-xtan-tin Cô-rô-vin, người đã làm được nhiều trong lĩnh vực nghệ thuật trang trí; Mi-kha-in Vru-ben và Ni-cô-lai Rê-ri-khơ, với những bức tranh nổi bật những giải pháp bố cục bất ngờ về hình thượng và những màu sắc không lặp lại.

Nước Nga đã có đóng góp rất to lớn vào kho tàng văn hóa thế giới đầu thế kỷ 20. Đồng thời, trong nước đã tồn tại mâu thuẫn gay gắt giữa những thành tựu khoa học, văn hóa và cuộc sống tăm tối, dốt nát của quần chúng nhân dân. Ngay từ nửa đầu thế kỷ 19, cac nhà hoạt động xã hội tiên tiến đã thấy rõ những hậu quả tai hại của hố sâu ngăn cách này không những đối với nhân dân, mà còn đối với cả nền văn hóa nữa. Đầu thế kỷ 20, các đại diện xuất sắc của nhân dân, trước hết là giai cấp vô sản đang thèm khát tri thức và văn hóa, cũng đã thấy rõ tính chất tai hại của sự ngăn cách này. Đó cũng là một nhân tố thôi thúc họ đấu tranh chống chế độ bóc lột.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 07 Tháng Mười, 2010, 08:52:23 pm
(http://img195.imageshack.us/img195/1387/76an.jpg)

"Nữ đại quý tộc Mô-đô-va". Tranh của Va-xi-li Xu-ri-cốp.

(http://img339.imageshack.us/img339/5677/76bfl.jpg)

"Các lực sĩ". Tranh của Vích-to Va-xnét-xốp.

(http://img153.imageshack.us/img153/5488/77abv.jpg)

Chân dung Phê-đo Sa-li-a-gin. Tranh của Bô-rít Cu-xtô-đi-ép.

(http://img836.imageshack.us/img836/3889/77bc.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 07 Tháng Mười, 2010, 08:52:59 pm
***

Mùa hè năm 1914, các giới đế quốc cầm quyền các nước chủ chốt ở châu Âu đã gây ra chiến tranh thế giới. Nước Nga sa hoàng cũng đứng về khói Đồng minh (liên minh quân sự - chiến lược giữa Anh và Pháp chống Đức và Áo - Hung) tham gia cuộc chiến tranh này. Các đảng dân chủ - xã hội châu Âu đã bào chữa cho cuộc chiến tranh xâm lược của chính phủ mình. Dưới lá cờ “bảo vệ tổ quốc”, những người men-sê-vích và những người xã hội - cách mạng đã liên minh với giai cấp tư sản Nga. Chỉ có những người bôn-sê-vích - lê-ni-nít giữ lập trường triệt để của những người cách mạng quốc tế chủ nghĩa.

Những tháng đầu tham gia chiến tranh, nước Nga đã thua trận ở Đông Phổ, tuy có chiếm được vùng Ga-lít-xi-a, nhưng tới năm sau lại mất hầu hết đất đai Ga-lít-xi-a, Ba lan, một phần đất đai vùng Ban-tích và Bê-lô-ru-xi-a. Mùa hè năm 1916, quân đội Nga dưới quyền chỉ huy của A-lếch-xây Bru-xi-lóp đã chiếm Bu-cô-vi-na và vùng Tây Ga-lít-xi-a, buộc quân đội Áo - Hung phải lùi tới những đèo ngang trong vùng núi Các-pát. Ở mặt trận Cáp-ca-dơ, quân Nga đã thắng lớn trong các trận chống quân Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng bước ngoắt lớn trong chiến tranh vẫn không diễn ra. Nước Nga sa hoàng phải chuẩn bị đối phó với những diễn biến mới của cuộc chiến tranh, không chỉ ở tiền tuyến mà cả ở hậu phương: sản xuất vũ khí, quân tran tới giữa năm 1916 đạt mức tối đa đã làm ngăn giữ sự phát triển các nành công nghiệp và giao thông vận tải dân sự. Trong nước thiếu lương thực gay gắt: cuộc khủng hoảng này biểu lộ rõ tính chất vô tổ chức và sự nghèo nàn của toàn bộ đời sống kinh tế nước Nga.

Quần chúng la động ngày càng tỏ thái độ bất bình. Tháng 10-1916, chỉ riêng ở Pê-tơ-rô-grát (từ đầu chiến tranh thế giới, Pê-téc-bua được đổi tên như thế) đã có 250 nghìn người tham gia bãi công. Chính mùa hè năm đó đã nổ ra cuộc khởi nghĩa nhân dân ở vùng Trung Á và Ca-dắc-xtan, các cuộc chống đối của nông dân tăng thêm. Phong trào quần chúng chống chiến tranh và chống chế độ sa hoàng đã lan rộng sa cả các đơn vị quân đội: ngoài mặt trận, binh lính chối từ tấn công, có nhiều trường hợp lính Nga và lính Đức cùng phản chiến và đoàn kết với nhau.

Đất nước lại đứng trước cuộc cách mạng mới. Cuộc cách mạng này nổ ra ngày 23-2 (tức là ngày 8-3 lịch mới) năm 1917. Bãi công của công nhân nhà máy Pu-ti-lốp lớn nhất ở Pê-tơ-rô-grát đã được hàng nghìn công nhân các nhà máy khác ủng hộ. Chiều hôm đó, những người biểu tình xuất hiện trên đại lộ Nép-xki, đường phố chính cả thủ đô. Sinh viên và viên chức đoàn kết với họ. Ngày 25-2, cuộc tổng bãi công bắt đầu. Sáng 26-2, binh lính ngả về phía quần chúng khởi nghĩa. Ngày hôm sau, Xô viết đại biểu công nhân và binh sĩ Pê-tơ-rô-grát họp trong cung điện Ta-vri. Nhưng vì thời gian đó nhiều cán bộ lãnh đạo của Đảng bôn-sê-vích còn ở nước ngoài, trong tù và nơi đi đày, cho nên đại diện các đảng tiểu tư sản đã nắm quyền lãnh đạo Xô viết. Đường lối của họ được xác định theo sơ đồ cũ: “chính quyền thay thế chế độ sa hoàng phải là chính quyền tư sản”.

Đêm 27 rạng ngày 28-2, việc thành lập Ủy ban lâm thời của Đu-ma Nhà nước được công bố chính thức. Đại diện của tất cả các phái trong Đu-ma, trong đó có những ngwì xã hội - cách mạng và men-sê-vích (chỉ trừ các phái cực hữu) đã tham gia Ủy ban này. Ban lãnh đạo Xô viết do những phần từ men-sê-vích và xã hội - cách mạng  nắm giữ đã nhường quyền thành lập chính phủ cho Ủy ban lâm thời và chỉ giữ lại quyền “kiểm  soát” chính sách mà họ đưa ra. Ngày 2-3, Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập. Đêm mồng 2 rạng ngày 3-3, trước các sự kiện biến diễn, sa hoàng Ni-cô-lai II phải tuyên bố thoái vị. Cuộc cách mạng nhân dân đã thắng.

Ngày 27-3-1917, Lê-nin rời Thụy Sĩ là nơi Người sống từ năm 1914 để tránh sự truy nã của chính quyền sa hoàng, và trở về nước để lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 07 Tháng Mười, 2010, 08:53:33 pm
(http://img31.imageshack.us/img31/7245/78ag.jpg)

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Lính Nga trong chiến hào.

(http://img340.imageshack.us/img340/5039/78bb.jpg)

Mát-xcơ-va, dầu năm 1917. Xếp hàng mua thực phẩm.

(http://img6.imageshack.us/img6/7754/79al.jpg)

Pê-tơ-rô-grát trong những ngày cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai.

(http://img443.imageshack.us/img443/4583/79bm.jpg)

Binh lính hân hoan trước sự sụp đổ của chế độ chuyên quyền.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 10 Tháng Mười, 2010, 06:56:09 am
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

(http://img101.imageshack.us/img101/7528/92795054.jpg)

(http://img214.imageshack.us/img214/7893/50716782.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 10 Tháng Mười, 2010, 06:57:21 am
Cách mạng tháng Hai năm 1917 lật đổ chế độ sa hoàng đã tạo nên một tình huống chưa từng thấy trong lịch sử thế giới, tình huốn này được Lê-nin xác định là chế độ hai chính quyền song song: trên hình thức, Chính phủ lâm thời tư sản nắm giữ quyền lực nhà nước, nhưng quần chúng nhân dân làm cách mạng đã thành lập các cơ quan quyền lực riêng - Xô viết đại biểu công nhân và binh lính.

Những người xã hội - cách mạng và men-sê-vích cho rằng cuộc cách mạng tư sản đã kết thúc, nhưng đất nước chưa chín muồi một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do đó đã hành động thỏa hiệp với giai cấp tư sản, thu hẹp ảnh hưởng của cách mạng và thủ tiêu các Xô viết. Còn những người bôn-sê-vích đã kiên nhẫn chứng minh một cách hết sức rõ tính chất phản cách mạng của chính phủ lâm thời, báo trước rằng giai cấp tư sản sẽ không đem lại cho quần chúng nhân dân hòa bình, ruộng đất lẫn chế độ nhà nước dân chủ. Họ đã kêu gọi giai cấp vô sản và đồng minh của giai cấp đó là nông dân phải phát triển cuộc cách mạng.

Tối 3-4, Vla-đi-mia I-lích Lê-nin trở về Pê-tơ-rô-grát. Tại quảng trường ga Phần Lan, Lê-nin đã đứng trên xe bọc thép phát biểu trước công nhân, thủy thủ và binh lính cách mạng ra ga đón Người, trình bày những luận điểm cơ bản trong cương lĩnh được ghi vào lịch sử là Luận cương tháng Tư. Thưc chất của luận cương đó tóm tắt trong khẩu hiệu: “Tất cả chính quyền thuộc về các Xô viết!”. Trong tình hình đó, khẩu hiệu này là lời kêu gọi tiếp tục cuộc cách mạng, tức là phải thủ tiêu chế độ hai chính quyền song song vì lợi ích của các Xô viết và chuyển cuộc đấu tranh cách mạng từ giai đoạn dân chủ tư sản sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa. Cả hai nhiệm vụ này đều có thể giải quyết bằng con đường hòa bình, bời vì thời gian đó các Xô viết là lực lượng mạnh.

(http://img375.imageshack.us/img375/9269/21528528.jpg)

Pê-tơ-rô-grát, ngày 4-4-1917, Vla-đi-mia I-lích Lê-nin phát biểu trước những người tham gia
Hội nghị toàn Nga các Xô viết đại biểu công nhân và binh lính họp trong Cung La-vri.

Luận cương tháng Tư của Lê-nin đã được đưa ra bàn luận và thông qua tại Hội nghị toàn Nga lần thứ bảy của những người bôn-sê-vích. Khi đó kẻ thù cũng bắt đầu điên cuồng chống lại Lê-nin và những người ủng hộ Lê-nin. Những người Men-sê-vích và xã hội - cách mạng đã ngả về phe tư sản. Tình hình đó cho phép Chính phủ lâm thời chuẩn bị tấn công địch ngoài mặt trận. Cuộc tấn công này mở đầu ngày 18-6 nhưng nhanh chóng bị thất bại. Kết quả là ảnh hưởng của những người bôn-sê-vích tăng thêm trong quần chúng. Ngày 3-7, một đoàn biểu tình mang tính chất hòa bình của công nhân và nông dân kéo tới khu trung tâm của Pê-tơ-rô-grát dưới khẩu hiệu “Tât cả chính quyền thuộc về các Xô viết!”. Thủ lĩnh các đảng thỏa hiệp khi đó tán thành Chính phủ lâm thời gây vụ nổ súng đàn áp những người biểu tình không có vũ khí trong tay.

Chế độ hai chính quyền song song kết thúc có lợi cho giai cấp tư sản. Chính phủ lâm thời ra lệnh bắt Lê-nin. Người buộc phải lùi vào hoạt động bí mật lần cuối cùng kéo dài 112 ngày.

(http://img87.imageshack.us/img87/6415/59195045.jpg)

Tháng 8-1917, Lê-nin sống ở Ra-dơ-líp (gần biên giới Phần Lan)
tránh sự truy lùng của cảnh sát Chính phủ lâm thời.

Nhưng thắng lợi của giai cấp tư sản lần này là lần cuối cùng, trước khi giai cấp thống trị này bị đánh bại và tiêu diệt. Trong tháng 7 và tháng 8, phương hướng hoạt động của Đảng bôn-sê-vích đã thay đổi hẳn: theo đề nghị của Lê-nin, Đại hồi lần thứ 6 của Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội (bôn-sê-vích) Nga đã thông qua đường lối khởi nghĩa vũ trang, nhấn mạnh rằng “cao trào mới không tránh khỏi của cuộc cách mạng Nga sẽ đưa công nhân và những nông dân nghèo nhất lên nắm chính quyền trước khi cách mạng trong các nước tư bản phương Tây nổ ra”.

Cao trào mới này bắt đầu vào mùa thu năm 1917. Chống lại âm mưu của giai cấp tư sản định thiết lập nền chuyên chính quân sự công khai ở Nga, công nhân Pê-tơ-rô-grát đã cầm vũ khí trong tay nổi dậy. Các đơn vị quân đội ở thủ đô ủng hộ họ. Những người bôn-sê-vích đã dẫn đầu quần chúng cách mạng. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của những người bôn-sê-vích, cuộc phiến loạn phản cách mạng của tướng Coóc-ni-lốp đã bị dẹp tan. Đảng của Lê-nin có uy tín hết sức lớn. Những người bôn-sê-vích bắt đầu nắm giữ các Xô viết. Trong điều kiện bị thủ lĩnh các đảng thỏa hiệp nắm quyền lãnh đạo, các Xô viết đã nhân nhượng giai cấp tư sản. Nhưng bây giờ chúng biến thành lực lượng đấu tranh trực tiếp chống giai cấp tư sản. Ngày 31-8, Xô viết đại biểu công nhân và binh lính Pê-tơ-rô-grát đã thông qua nghị quyết của những người bôn-sê-vích, đưa vào nghị quyết này những yêu sách mang tính cương lĩnh: hòa bình, ruộng đất, kiểm tra của công nhân đối với nền sản xuất. Vài ngày sau, Xô viết Mát-xcơ-va cũng thông qua một nghị quyết tương tự.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 10 Tháng Mười, 2010, 06:58:05 am
Để không bị mất hẳn lòng tin của quần chúng, các thủ lĩnh của đảng men-sê-vích và đảng xã hội - cách mạng đã từ chối tham gia chính phủ mới cùng với bọn dân chủ lập hiến. Do đó tạm thời lại xuất hiện khả năng hòa bình chuyển chính quyền trong tay các Xô viết. Lê-nin cũng đề nghị ngay với các thủ lính men-sê-vích và xã hội - cách mạng phải cắt đứt liên minh với giai cấp tư sản và thành lập mau chóng một chính phủ chịu trách nhiệm trước các Xô viết. Lê-nin nhấn mạnh rằng tự do cổ động và thực hiện ngay tức khắc các nguyên tắc của chế dộ dân chủ trong cuộc bầu lại Xô viết sắp được tổ chức trong lần hoạt động theo chức năng của các Xô viết sẽ hoàn toàn có thể bảo đảm sự phát triển cách mạng một cách hòa bình, chuyển một cách hòa bình chính quyền sang tay giai cấp công nhân.

“Có thể điều đó không thực hiện nổi? - Lê-nin đặt câu hỏi. - Có thể là như vậy. Nhưng thậm chí nếu có một cơ hội trong số 100, thì vẫn nên lợi dụng khả năng đó”.

Lê-nin đã hành động như vậy. Người đã hành động, đồng thời triệt để chấp hành các nguyên tắc dân chủ và kêu gọi phải tiếp tục phát triển, thực hiện những nguyên tắc đó.

Còn những người men-sê-vích và xã hội - cách mạng trong hoàn cảnh đó đã giữ thái độ như sau: ngụy trang bằng những câu sáo rỗng về việc phải đoàn kết “tất cả các lực lượng sinh động” trong nước, rằng “nếu chuyển toàn bộ chính quyền cho các Xô viết, thì sẽ có tội đối với cách mạng”, họ bắt đầu tấn công các Xô viết. Thay cho đại hội các Xô viết, họ triệu tập cái gọi là “hội nghị dân chủ toàn Nga” và mời đại diện của các tổ chức của tư sản - địa chủ - hội đồng địa phương và hội đồng tự quản thành phố của bọn phản cách mạng tham gia hội nghị, bày ra những lý do giả dối khác nhau để giảm số ghế đại diện các Xô viết, các ủy ban nhà máy công xưởng và công đoàn. Hội nghị này đã bầu cái gọi là Xô viết lâm thời của nước Công hòa, hoặc Tiền nghị viện, trong đó có cả các đại diện của giai cấp tư sản. Thực tế bọn thỏa hiệp đã rời bỏ lập trường của các Xô viết. Quần chúng nhân dân đã ngả hẳn sang hàng ngũ những người bôn-sê-vích. Trong những ngày đó, Lê-nin đã viết thư cho các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân Dân chủ xã hội (b) Nga như sau:

“Trong quân đội, trong nông dân và trong công nhân, tâm trạng bất mãn, tức giận và căm phẫn đang tăng lên. Khối “liên hiệp” của bọn xã hội chủ nghĩa - cách mạng với bọn men-sê-vích và giai cấp tư sản, thì hứa đủ mọi điều nhưng không giữ một lời nào cả, đang làm cho quần chúng bực tức, làm cho họ tỉnh mắt ra và đẩy họ đi đến khởi nghĩa”.

Đầu tháng 10, Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát và trực tiếp chỉ đạo công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.

“Muốn thắng lợi, - Vla-đi-mia I-lích nhấn mạnh, - khởi nghĩa không được dựa vào một cuộc âm mưu, một chính đảng mà phải dựa vào giai cấp tiên phong. Đó là điểm thứ nhất. Khởi nghĩa phải dựa vào cao trào cách mạng của nhân dân. Đó là điểm thứ hai. Khởi nghĩa phải dựa vào một bước ngoặt trong lịch sử của một cuộc cách mạng đang lên, khi mà tính tích cực của những bộ phận tiên tiến trong nhân dân lên cao hơn cả, khi mà những dao động trong hàng ngũ địch và trong hàng ngũ những người bạn mềm yếu, lừng chừng và không kiên quyết của cách mạng, mạnh hơn cả. Đó là điểm thứ ba”.

Các lực lượng phản cách mạng đã tập trung ở khu trung tâm của Pê-tơ-rô-grát: Chính phủ lâm thời đóng trong Cung điện Mùa Đông, bộ tổng tham mưu quân khu Pê-tơ-rô-grát và Bộ tham mưu Hải quân đóng ở bên cạnh. Còn bộ tham mưu cách mạng đặt trong Viện Xmôn-nưi (khu ngoại) ở phía đông thành phố, trên bờ trái sông Nê-va). Ở đây có Ủy ban quân sự cách mạng, Xô viết đại biểu công nhân và binh lính Pê-tơ-rô-grát, trung tâm Đảng chỉ đạo cuộc khởi nghĩa.

Cách mạng có ba lực lượng chiến đấu chính: các đội cận vệ đỏ (công nhân vũ trang) giữ khu trung tâm thành phố từ phía bắc, phía đông và phía nam; các đơn vị quân đội đóng ở Pê-tơ-rô-grát ngả về phía cách mạng tạo thành tuyến vòng cung thứ hai bên trong, còn khi nhận được lệnh đầu tiên của Ủy ban quân sự cách mạng, các tàu chiến thuộc hạm đội Ban-tích từ hướng tây sẽ tiến vào cửa sông Nê-va.

“Bao vây và cô lập Pê-tơ-rô-grát, chiếm lấy Pê-tơ-rô-grát bằng cách tấn công phối hợp giữa hạm đội, công nhân và bộ binh - đó là một nhiệm vụ đòi hỏi phải có nghệ thuật và một tinh thần anh dũng gấp bội”, - lãnh tụ của nhân dân lao động đồng khởi chỉ rõ.

Nhiệm vụ này đã được giải quyết trong hai ngày 24 - 25-10-1917 (theo lịch mới là 6 - 7-11-1917). Cuộc khởi nghĩa kết thúc bằng việc chiếm Cung điện Mùa Đông.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 10 Tháng Mười, 2010, 06:58:26 am
(http://img820.imageshack.us/img820/2200/37534562.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 10 Tháng Mười, 2010, 07:04:01 am
Cũng trong những giờ phút đó, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai đã khai mạc trong viện Xmôn-nưi và nắm chính quyền trong tay. Sắc lệnh về hòa bình được Đại hội thông qua, coi chiến tranh là một tội ác lớn nhất đối với loài người” và đưa ra lời tuyên bố với chính phủ và nhân dân các nước về sự sẵn sàng ký kết ngay một bản hòa ước theo những điều kiện công bằng cho tất cả các dân tộc: một hòa ước không có thôn tính và không có bồi thường.

Sắc lệnh thứ hai của Đại hội công bố trao tất cả ruộng đất cho nhân dân không có bồi thường gì cả.

(http://img137.imageshack.us/img137/964/75818599.jpg)

Nông dân vùng ngoại vi Mát-xcơ-va bàn về vấn đề ruộng đất.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga, tức là cơ quan quyền lực tối cao về mặt lập pháp, chỉ đạo và kiểm tra trong thời kỳ giữa hai đại hội và thành lập Chính phủ xô viết đầu tiên là Hội đồng dân ủy do Vla-đi-mia I-lích Lê-nin đứng đầu. Đồng chí I-a-cốp Xvéc-lốp được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương toàn Nga từ ngày 8 (21)-11-1917.

(http://img156.imageshack.us/img156/158/89ae.jpg)

Viện Xmôn-nưi. bộ tham mưu của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đóng ở đây.

(http://img72.imageshack.us/img72/3902/89bj.jpg)

I-a-cốp Xvéc-lốp, chru tịch đầu tiên của Ban Chấp hành Trung ương các Xô viết toàn Nga.

Cuộc khởi nghĩa ở Pê-tơ-rô-grát diễn ra nhanh chóng và hầu như không đổ máu, nhưng đấu tranh vũ trang ở Mát-xcơ-va diễn ra căng thẳng và ác liệt trong 7 ngày, bởi vì bọn phản cách mạng nắm được những lực lượng chiến đấu đáng kể (học sinh các trường sĩ quan và các trường hạ sĩ quan, một số đơn vị binh lính). Chính quyền xô viết được thành lập ở Mát-xcơ-va đêm 2 rạng ngày 3 (16)-11.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa bắt đầu giành thắng lợi ở các nơi khác. Viện Xmôn-nưi liên tiếp nhận được điện báo tin công nhân đã nắm chính quyền trong tay tại các thành phố khác.

Ngay ngày 8-11, để thực hiện Sắc lệnh về hòa bình, Chính phủ Xô viết đề nghị chính phủ các nước tham chiến ngồi vào bàn đàm phán. Tiếp đó là những đề nghị như thế được gửi trực tiếp cho chính phủ các nước Anh, Pháp và Mỹ. Nhưng các chính phủ này lặng thinh không trả lời. Tuy nhiên đề nghị hòa bình của Chính phủ xô viết đã giành được cảm tình và sự ủng hộ rộng rã từ giai cấp vô sản châu Âu và châu Mỹ: các cuộc mít tinh và biểu tình diễn ra trong các thành phố Anh, Pháp, Mỹ và Đức.

Trước phong trào phản chiến ngày càng tăng ở hậu phương và ngoài mặt trận, nước Đức đã ngỏ ý sẵn sàng tiến hành đàm phán. Hội đồng dân ủy thông báo tin đó cho chính phủ các nước khối Đồng minh nhưng họ vẫn không trả lời gì cả.

Trong điều kiện đó, Chính phủ xô viết buộc phải bắt đầu đàm phán với các đại diện của khối Đức - Áo. Cuộc đàm phán này mở đầu ngày 20-11 ở Brét - Li-tốp-xcơ và dẫn tới việc ký hiệp định đình chiến để vạch thảo những điều kiện của hòa ước. Một trong những điều kiện của Chính phủ xô viết về hòa bình là cấm chuyển quân đội Đức sang mặt trận phía Tây.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 10 Tháng Mười, 2010, 07:04:38 am
Những điều kiện hòa bình do phía Đức đưa ra rất nặng nề. Đức đòi nước Nga phải bồi thường chiến phí và nhượng một vùug đất đai rộng lớn, trong đó có toàn bộ lãnh thổ U-cra-i-na, một phần đất đai Bê-lô-ru-xi-a và vùng biển Ban-tích. Hội đồng dân ủy lại kêu gọi các nước khối Đồng minh tham gia cuộc đàm phán, nhưng họ vẫn không chịu trả lời.

Biết rõ tình hình như thế, nước Đức dưới hình thức tối hậu thư đòi phải chấp nhận những điều kiện ký hòa hước do họ đưa ra. Sau khi bàn tính kỹ mọi mặt, Chính phủ xô viết đã quyết định chấp nhận các điều kiện của Đức, bởi vì không có lối thoát nào khác, không thể tiếp tục cuộc chiến tranh khi quân lính ngoài mặt trận đã tan rã, nền kinh tế bị tàn phá tan hoang và nhân dân chấn chiến tranh. Nhưng Lép Tơ-rốt-xki cầm đầu đoàn đại biểu xô viết tại cuộc đàm phán Brét- Li-tốp-xcơ lại không thi hành chỉ thị của Chính phủ cách mạng. Ngày 28-1-1918, Tơ-rốt-xki bỏ dở cuộc đàm phán và tuyên bố “nước Nga xô viết không ký hòa ước, chấm dứt chiến tranh và giải ngũ quân đội”.

Ngày 18-2, quân đội Đức mở rộng chiến sự trên khắp mặt trận. Đất nước xô viết đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt. Hội đồng dân ủy đã kêu gọi nhân dân đứng lên bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa lâm nguy. Bắt đầu thành lập các đơn vị Hồng quân chính quy. Cùng với các đội cận vệ đỏ, các đơn vị chính quy ở Pơ-xcốp, Na-vơ-ra và Rê-ven đã ra sức ngăn chặn quân đội Đức tiến theo hướng Pê-tơ-rô-grát. Công nhân và nông dân U-cra-i-na, Bê-lô-ru-xi-a đã chiến đấu dẻo dai chống bọn xâm lược. Nước Đức dự tính nhanh chóng đánh bại nước Nga xô viết nhưng không thực hiện nổi điều đó. Năm 1919, để kỷ niệm những ngày động viên nhân dân lao động đứng ra bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và những trận đánh đầu tiên của Hồng quân, đã ấn định ngày lễ mới: Ngày Hồng quân. Từ đó tới nay, ngày này được kỷ niệm hằng năm vào ngày 23-2.

Mặc dù Tơ-rốt-xki và những người cùng phe chống đối lại, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Hội đồng Dân ủy và Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga đã quyết định chấp nhận ký hòa ước với Đức. Ngày 3-3-1918, hòa ước này được ký. Ngày 16-3, Đại hội Xô viết bất thường lần thứ tư phê chuẩn văn kiện này.

Những điều kiện của hòa ước Brét vô cùng nặng nề, nhưng nước Nga rất cần có hòa bình để lấy lại sức. Đất nước lợi dụng thời gian đó để bắt đầu các cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Ngay sau đó, chính quyền xô viết đã nắm giữ trong tay ngân hàng quốc gia, bắt đầu quốc hữu hóa ngành công nghiệp và ngành đường sắ, hủy bỏ các khoản vay ở nước ngoài và trong nước do chế độ sa hoàng và Chính phủ lâm thời ký. Đã áp dụng chế độ kiểm kê và giám sát trong lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm, áp dụng nguyên tắc xã hội chủ nghĩa trong trả công lao động; ai không làm thì không ăn.

Tới mùa xuân năm 1918, Chính quyền xô viết đã được thiết lập khắp trong nước, từ biển Trắng đến biển Đen, từ các biên giới miền tây đến bờ Thái Bình Dương. Mùa hè năm đó, Đại hội Xô viết lần thứ 5 thông qua Luật cơ bản đầu tiên - Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Hiến pháp này ghi nhận thắng lợi của cách mạng, quyền bình đẳng hoàn toàn của các dân tộc, biến ruộng đất và các tư liệu sản xuất chủ yếu (nhà máy, ngân hàng, giao thông đường sắt và đường thủy) thành tài sản nhân dân.

(http://img526.imageshack.us/img526/4647/92ak.jpg)

Quốc huy đầu tiên của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga.

(http://img339.imageshack.us/img339/5369/92bfv.jpg)

Hiến pháp Xô viết đầu tiên thông qua trong Đại hội các Xô viết lần thứ 5.

Từ ngày 12-3-1918, Mát-xcơ-va trở thành thủ đô của Nhà nước công nông đầu tiên trong lịch sử loài người.

(http://img547.imageshack.us/img547/9978/49898601.jpg)

Từ 12-3-1918, Mát-xcơ-va trở thành thủ đô Liên bang Nga.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 10 Tháng Mười, 2010, 07:05:07 am
(http://img820.imageshack.us/img820/5159/23136355.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 10 Tháng Mười, 2010, 07:06:01 am
Các giai cấp bị lật đổ mưu toan phản công lại cách mạng. Được sự ủng hộ trực tiếp của các nước đế quốc phương Tây, chúng đã gây ra cuộc nội chiến ác liệt.

Tháng 3-1918, hải quân Anh đổ bộ lên Muốc-măng-xcơ; thoạt đầu quân đội Nhật, sau đó lính thủy đánh bộ Mỹ vào Vla-đi-vô-xtốc; quân đội Anh xâm nhập vùng Trung Á và vùng Ngoại Cáp-ca-dơ; quân đội hoàng đế Đức chiếm đóng U-cra-i-na, Bê-lô-ru-xi-a và vùng biển Ban-tích; các lực lượng chính của bọn phản cách mạng trong nước tập trung ở miền đông, giữ các thành phố Tsê-li-a-bin-xcơ, Ca-dan, Pen-da, Xim-biếc-xcơ (nay là U-li-a-nốp-xcơ), Xa-ma-ra (này là Cui-bư-sép). Vùng Trung Nga có những trung tâm công nghiệp chính bị tách khỏi các cơ sở nhiên liệu, nguyên liệu và lương thực.

(http://img529.imageshack.us/img529/2482/19061194.jpg)

Bọn chiếm đóng Đức ở Ki-ép. Năm 1918.

Mặc dù như vậy, mùa thu năm 1918, Hồng quân đã tấn công mạnh ở mặt trận hướng đông và đẩy lùi địch về phía bên kia dãy U-ran.

Tới thời gian đó, nước Đức phải đầu hàng các nước đồng minh và chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Quân đội Đức vội vã rút khỏi nước Nga. Nhưng các nước trong khối Đồng minh, ngược lại, đã tăng cường sự can thiệp vũ trang. Lực lượng xung kích của họ là 40 vạn quân do họ thành lập và vũ trang dưới quyền chỉ huy của đô đốc phản cách mạng A-lếch-xan-đrơ Côn-tsắc. Tới đầu năm 1919, quân đội Côn-tsắc đã chiếm được những vùng rộng lớn của Xi-bi-ria và U-ran; tháng 3, chúng bắt đầu tìm cách tiến tới sông Vôn-ga. Nhưng ngay trong tháng 4, hồng quân tổ chức phản công mạnh và tới mùa hè thì quân đội của đô đốc Côn-tsắc bị đập tan ở vùng giữa hai sông Tô-bôn và I-rơ-tư-sơ.

Nhưng thời gian đó, được khối đồng minh nâng đỡ, quân đội phản cách mạng do tướng An-tôn Đê-ni-kin chỉ huy đã từ miền nam tiến đánh Mát-xcơ-va. Giữa tháng 10, các đơn vị tiền tiêu của Đê-ni-kin chỉ còn cách Mát-xcơ-va vài ngày đường. Từ vùng biển Ban-tích, quân đội của một tướng phản cách mạng khác - Ni-cô-lai I-u-đê-ních tiến theo đường Pê-tơ-rô-grát. Bằng những nỗ lực phi thường, Hồng quân đã ngăn giặc lại và tới giữa tháng 11-1919 thì đãnh bại chúng hoàn toàn.

(http://img543.imageshack.us/img543/8821/71489106.jpg)

Mát-xcơ-va. Quảng trường đỏ. Ngày 25-5-1919. Lê-nin duyệt các đội công nhân vũ trang.

Mùa xuân năm sau, các cường quốc trong khối Đồng minh lại chuẩn bị đợt tấn công thứ ba của nhiêu lực lượng phản cách mạng phối hợp với nhau hòng đè bẹp nước Nga xô viết: quân đội của nước Ba Lan tư sản địa chủ tràn vào từ hướng tây, quân đội bạch vệ của bá tước Pi-ốt Vran-ghen - từ hướng nam. Được tôi luyện trong các trận đánh trước, Hồng quân đã hành động quyết liệt và chính xác hơn bao giờ hết. Mùa hè, Hồng quân đập tan quân đội Ba Lan do thống chế Piu-xút-xki chỉ huy, còn tới cuối tháng 10, dưới sự chỉ huy của Mi-kha-in Phrun-de, đã đánh chiếm Pê-rê-cốp và giải phóng vùng Crưm. Bây giờ, Hồng quân đã có thể giúp đỡ tích cực cho các dân tộc vùng Trung Á, Ngoại Cáp-ca-cơ và tới năm 1922, thì quét sạch bọn xâm lược Nhật ra khỏi vùng Viễn Đông. Đất nước bị nội chiến và các cuộc can thiệp của đế quốc tàn phá tan hoang nhưng đã bảo vệ được độc lập và lại có khả năng hướng mọi nỗ lực vào cuông cuộc xây dựng sáng tạo trong hòa bình.

(http://img215.imageshack.us/img215/7639/95aj.jpg)

(http://img297.imageshack.us/img297/8954/95bj.jpg)

Các tướng lĩnh lỗi lạc thời nội chiến:
Mi-kha-in Prun-de, Va-xi-li-Tsa-ga-ép,
Mi-kha-in Tsu-kha-tsép-xki, Cli-men Vô-rô-xi-lốp.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Mười, 2010, 08:55:11 pm
***

Mức độ phát triển trước chiến tranh… Nhiều nhà kinh tế “tỉnh táo” trong nước và nước ngoài đã nghĩ rằng mức độ này có lẽ không khôi phục nổi. Quả thật, sản lượng công nghiệp năm 1930 của nước Nga chỉ chiếm 14 phần trăm so với năm 1913, năm phát triển kinh tế thuận lợi nhất trước cách mạng; vùng than Đôn-bát bị tàn phá hoàn toàn, các lò đúc gang vùng U-ran ngừng hoạt động, giao thông đường sắt bị tê liệt vì đầu máy hơi nước và toa tàu bị hỏng hết; nạn đói và bệnh tật hoành hành dữ tợn. tình hình cực kỳ điêu đứng. Làm thế nào thoái khỏi tình hình đó? Lê-nin đã trả lời dứt khoát và rõ ràng câu hỏi này. Lối thoát đó là điện khí hóa toàn quốc. theo sáng kiến và dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Người, kế hoạch nhà nước điện khí hóa toàn Nga, gọi tắt là GOELRO, đã được vạch thảo. Sáng kiện lập kế hoạch này đã chín muồi từ đầu năm 1918, nhưng khi đó tất nhiên không có điều kiện để vạch thảo, chứ chưa nói thới việc thực hiện. Năm 1920, tình hình kinh tế trong nước cũng không dễ chịu hơn mấy. Trong tình hình đó phải có tinh thần dũng cảm thực sự lê-nin-nít mới dám đề ra nhiệm vụ không những khôi phục mà còn tái xây dựng nền kinh tế bị tàn phá trên cơ sở kỹ thuật mới. Dự tính trong vòng 10 năm sẽ xây 30 nhà máy điện trên các dòng sông lớn, gần các mỏ than nâu, phiến thạch, than bùn. Tổng công suất của các nhà máy điện này sẽ vượt 1 triệu rưởi ki-lô-oát. So với mức năm 1913, sản lượng điện sẽ tăng gấp 10 lần. Song song với việc đẩy mạnh trang bị động lực, dự kiến điện khí hóa một số tuyến đường sắt chính, thay đổi cấu trúc các xí nghiệp công nghiệp và tăng năng suất trong ngành công nghiệp, tổ chức hoạt động đường thủy trên sông Đơ-nhi-ép, thay đổi hẳn điều kiện lao động trong nhà máy công xưởng, nhà trường và cơ quan văn hóa.

(http://img405.imageshack.us/img405/4888/44195099.jpg)

Nhà văn Anh viết truyện viễn tưởng Ghéc-bớt O-en nghe Lê-nin kể về
kế hoạch điện khí hóa nước Nga đã gọi Người là "nhà mơ ước trong điện Crem-li".

Đồng chí Glép Crơ-gi-gia-nốp-xki, một nhà cách mạng, bạn chiến hữu thân cận của Lê-nin, chủ tịch Ủy ban nhà nước điện khí hóa toàn Nga, đã báo cáo tường tận về kế hoạch này trong Đại hội Xô viết lần thứ 8 của Liên bang Nga (tháng 12-1920). Lê-nin đã gọi kế hoạch điện khí hóa là cương lĩnh thứ hai (cương lĩnh kinh tế quốc dân) của Đảng. Khi đó, tại Nhà hát Lớn Mát-xcơ-va, Lê-nin đã nói một câu trở thành sức mạnh cổ vũ, phương châm và ý nghĩa của những cố gắng vượt bậc đưa đất nước tới tương lai: “Chủ nghĩa cộng sản là Chính quyền xô viết cộng với điện khí hóa toàn quốc”.

Với kế hoạch điện khí hóa nước Nga, nền kinh tế quốc dân bắt đầu được khôi phục và phát triển; chế độ đặt kế hoạch trở thành phương hướng quan trọng nhất của hoạt động nhà nước. đấu tranh thực hiện kế hoạch GOELRO đã đẻ ra nhiệt tình chưa từng thấy của quần chúng nhân dân bước vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Mười, 2010, 08:55:48 pm
(http://img713.imageshack.us/img713/3685/97ag.jpg)

Mít tinh khánh thành nhà máy điện Ca-si-ra. Năm 1932.

(http://img178.imageshack.us/img178/6508/97bo.jpg)

Glép Crơ-gi-gia-nốp-xki, một trong những tac giả của kế haochj điện khí hóa toàn Nga (GOELRO).

(http://img833.imageshack.us/img833/1539/97cf.jpg)

"Bóng đèn I-lích" về nông thôn.

(http://img31.imageshack.us/img31/8453/104bd.jpg)

Công trường nhà máy thủy điện Đơ-nhi-ép. Năm 1928.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Mười, 2010, 08:56:30 pm
***

Đế chế Nga là một đế quốc thống nhất. Nhưng sự thống nhất đó được duy tri bằng bạo lực, bằng sự chèn ép những đặc thù dân tộc, kể cả ngôn ngữ, tập tục, nếp sống văn hóa. Tất nhiên, kiểu “thống nhất” như thế không thể xúc tiến sự phát triển tự do của mọi dân tộc trong thành phần đế chế này, cho nên không thể tồn tại sau cách mạng; hai tuần sau khi lật đổ chính quyền tư sản, Chính quyền xô viết đã công bố “Tuyên ngôn về quyền lợi các dân tộc Nga”. Văn kiện này công bố quyền bình đẳng và chủ quyền, quyền dân tộc tự quyết, kể cả quyền tách rời và thành lập nhà nước riêng đồng thời bãi miễn mọi đặc quyền và hạn chế về mặt dân tộc cũng như tôn giáo dân tộc.

Những sự kiện tiếp sau đó cho thấy rõ lời nói và việc làm của Nhà nước xô viết không trái ngược nhau: ngày 18(31)-12-1917, đáp lại đề nghị của Chính phủ Phần Lan, Hội đồng dân ủy “hoàn toàn tán thánh những nguyên tắc của quyền dân tộc tự quyết” đề nghị với Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga công nhận độc lập về mặt nhà nước của nước Cộng hòa Phần Lan; ngày 22-12-1917 (theo lịch mới: 4-1-1918), Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga phê chuẩn quyết định này.

Kẻ thù của cách mạng “tiên đoán” sự tan vỡ, phân liệt và tiêu vong của Nhà nước Nga thống nhất nhiều dân tộc. Còn trên thực tế thì sự thống nhất của các dân tộc trong cuộc đấu tranh chung ngay sau cách mạng đã biến thành sự thống nhất về mặt nhà nước.

Tới cuối nội chiến, trên lãnh thổ đế chế sa hoàng cũ đã xuất hiện 6 nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết: Liên bang Nga, U-cra-i-na, Bê-lô-ru-xi-a, A-déc-bai-gian, Ác-mê-i-a, Gru-di-a. Các nước cộng hòa này đã cùng đánh bại bọn can thiệp nước ngoài: liên minh chính trị và quân sự của các nước đó đã hình thành và được củng cố trong cuộc đấu tranh chung. Tháng 2-1922, liên minh chính trị và quân sự được bổ sung thêm bằng liên minh ngoại giao: các nước cộng hòa xô viết đã ủy nhiệm cho Liên bang Nga tham gia hội nghị kinh tài quốc tế ở Giên và thay mặt họ ký hiệp ước và hiệp định với bất kỳ nước nào. Tháng 4-1922, chính ở Giên, đoàn đại biểu xô viết đã thay mặt tất cả 6 nước cộng hòa anh em đưa ra đề nghị tổng giải trừ quân bị, chung sống hòa bình và hợp tác kinh tế cùng có lợi giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau.

Nguyện vọng phối hợp và thống nhất hành động chung đã được củng cố bằng những hiệp ước ký kết giữa các nước cộng hòa xô viết. Các hiệp ước này dự kiến họp nhất các lực lượng vũ trang, một số cơ quan kinh tế và hành chính. Mùa xuân năm 1922, các nước cộng hòa A-déc-bai-gian, Ác-mê-ni-a và Gru-di-a ký hiệp ước thành lập Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Ngoại Cáp-ca-dơ và các nóc cộng hòa xô viế khác cùng có nguyện vọng thành lập một nhà nước thống nhất. Mùa hè năm 1922, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thành lập một ban chuyên môn để nghiên cứu vấn đề này.

Ban này đã vạch thảo một kế hoạch sáp nhập U-cra-i-a, Bê-lô-ru-xi-a và Liên bang ngoại Cấp-ca-dơ với quyền hạn tự trị trong Liên bang nga, đồng thời các cơ quan quyền lực tối cao của Liên bang Nga sẽ trở thành các cơ quan trung ương đối với tất cả các nước cộng hòa. Sau khi được biết kế hoạch này, Lê-nin đã viết thư gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng và đề nghị một nguyên tắc hoàn toàn khác để thành lập nhà nước liên bang: các nước cộng hòa độc lập, kể cả Liên bang Nga, tình nguyện hợp nhất thành Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô), trong đó các thành viên đều ngang quyền nhau, còn cơ quan quyên lực tối cao là Ban Chấp hành Trung ương Liên Bang. “Chúng ta thừa nhận chúng ta bình đẳng với nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết U-cra-i-na và các nước khác, - V.I.Lê-nin nhấn manh, - cùng với các nước đó bình đẳng gia nhập một liên minh mới - “Liên bang các nước cộng hòa xô viết châu Âu và châu Á”.

Những đề nghị của Lê-nin được đặt làm cơ sở cho kế hoạch thành lập Liên bang cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.

Ngày 23-12-1922, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ 10 khai mạc ở Nhà hát Lớn Mát-xcơ-va. Nghị quyết của Đại hội này nêu rõ: “Công nhận việc hợp nhất Liên bang nga, U-cra-i-na, Liên bang Ngoại Cáp-ca-dơ và Bê-lô-ru-xi-a thành Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết là hành động kịp thời”.

448 đại biểu U-cra-i-na, Bê-lô-ru-xi-a, Ngoại Cáp-ca-dơ là khách tham dự Đại hội: các đại biểu Xô viết của các nước cộng hòa này họp trước đó cũng chủ trương thành lập Nhà nước Liên bang thống nhất.

Ngày 30-12, tất cả các đại biểu đó lại tham gia Đại hội Xô viết toàn Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết, thông qua bản Tuyên ngôn và Hiệp ước liên minh. Những văn kiện này trở thành Hiến pháp lX đầu tiên được Đại hội Xô viết toàn Liên bang lần thứ hai thông qua trong tháng 1-1924.

(http://img100.imageshack.us/img100/8874/73761490.jpg)

Bản Tuyên ngôn có nói: “Nghị quyết thành lập Liên Xô bảo đảm Liên bang này là sự hợp nhất tình nguyện của các dân tộc, mỗi nước cộng hòa đều được bảo đảm quyền tự do rút ra khỏi Liên bang, tất cả các nước cộng hòa xô viết xã hội chủ nghĩa hiện nay cũng như sẽ xuất hiện trong tương lại, có thể gia nhập Liên bang này. Nhà nước liên bang mới sẽ là kết quả phù hợp với những nguyên tắc chung sống hòa bình và hợp tác giữa các dân tộc được nêu lên từ những ngày tháng 10-1917”.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Mười, 2010, 08:57:14 pm
***

Ngày 20-11-1922, Nhà hát Lớn Mát-xcơ-va. Lời phát biểu lần cuối của Lê-nin kết thúc như sau: “Chúng ta đưa chủ nghĩa xã hội vào cuộc sống hàng ngày, và chúng ta phải tìm hiểu cuộc sống hàng ngày. Đó là nhiệm vụ lúc này, đó là nhiệm vụ của thời đại chúng ta. Cho phép tôi kết thúc bằng cách biểu thị lòng tin tưởng rằng dù cho nhiệm vụ đó rất khó khăn, rất mới mẻ so với nhiệm vụ cũ và gây ra rất nhiêu khó khăn, tất cả chúng ta, trong khoảng vài năm chứ không phải ngày mai, tất cả chúng ta sẽ hoàn thành bằng được nhiệm vụ đó…”.

Lê-nin đã thấy rõ chủ nghĩa xã hội trở thành nhiệm vụ trước mắt. Tầm nhìn của Người rất rộng: chủ nghĩa xã hội trở thành nhiệm vụ của thời đại. Xây dựng chủ nghĩa xã hội, nước Nga bắt đầu viết nên những trang mới của lịch sử thế giới, mở đầu thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Việc quốc hữu hóa các xí nghiệp công nghiệp, ngành giao thông vận tải, nhà ngân hang ngay sau thắng lợi của Cách mạng Xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã tạo ra trật tự kinh tế xã hội chủ nghĩa khá mạnh. Nhưng nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội không chỉ thu hẹp trong sự phát triển trật tự đó. Sắc lệnh về ruộng đất đã thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất nửa phong kiến và địa chủ và công bố ruộng đất là tài sản của toàn dân. Nhưng sắc lệnh đó chưa làm xuất hiện các quan hệ xã hội chủ nghĩa trong nền sản xuất nông nghiệp. Nền kinh tế dựa vào lao động và công cụ thô sơ của bản thân những người nông dân ngày nay nắm giữ hầu hết diện tích đất đai trồng trọt là nền kinh tế hàng hóa nhỏ. Sự phát triển kinh tế hàng hóa nhỏ này ngày càng phân nhỏ nền sản xuất nông nghiệp. Muốn ứng dụng kỹ thuật hiện đại và đẩy mạnh nông nghiệp, nền sản xuất nông nghiệp cũng cần phải xã hội hóa. Nhưng trong giai đoạn đầu, có thể thực hiện điều đó bằng mọi hình thức hợp tác hóa khác nhau và chuyển dần sang nền kinh tế tập thể.

Như vậy, có hai con đường dẫn đất đất nước tới nền kinh tế xã hội chủ nghĩa: con đường trực tiếp là thành lập nền sản xuất công nghiệp lớn và con đường cải tạo nông nghiệp dần dần. Nhưng phải phát triển như thế nào để cho bước quá độ đó có lợi không riêng cho giai cấp công nhân, mà cho cả nông dân. Chỉ có thể thực hiện điều đó thông qua lưu thông hàng hóa, nhưng sự lưu thông hàng hóa phải được điều hòa sao cho sự phát triển quan hệ trao đổi hàng hóa có lợi không chỉ cho người nông dân, mà cho cả giai cấp công nhân và xã hội nói chung.

Mùa xuân năm 192, Nhà nước xô viết đã chuyển chính sách “cộng sản thời chiến” với chế độ trưng thu lương thực thừa trong những năm nội chiến sang chính sách kinh tế mới. Bước đầu tiên của chính sách này là thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng thuế lương thực được ấn định rõ ràng. Nông dân có thể bán tất cả nông sản thừa, trực tiếp ngoại chợ hoặc thông qua hợp tác xã thu mua.

(http://img829.imageshack.us/img829/833/103l.jpg)

"Nước Nga xã hội chủ nghĩa sẽ từ nước Nga NEP mà ra" Lê-nin. Tranh cổ động. 1930.

Cải cách tiền tệ cũng nhằm theo đuổi mục đích tổ chức và chấn chỉnh bằng mọi cách lưu thông hàngh hóa và toàn bộ hệ thống kinh tế: trong những năm 1922-1924, mức kim ngạch của tiền tệ được ấn định. Phải nói thêm là cải cách tiền tệ được tiến hành không có mảy may sự giúp đỡ của các ngân hàng nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh ngoại thương lẫn thu hút tư bản nước ngoài tham gia hồi sinh nền kinh tế trong nước.

(http://img547.imageshack.us/img547/7555/101a.jpg)

Đồng nửa rúp bạc (50 cô-pếch).

Nhưng chính điều đó đã không nằm trong dự tính của các giới tài chính phương Tây tư bản. Đoàn đại biểu xô viết trong hội nghị Giên đã đưa ra chương trình kinh tế rộng rãi nhưng không được các đoàn đại biểu khác ủng hộ. Cũng theo những nguyên nhân đó, họ bác bỏ phần lớn các đề nghị của Chính phủ xô viết về việc dành những nhượng quyền cho các nhà kinh doanh nước ngoài. Đất nước bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội không có sự giúp đỡ của nước ngoài.

Đó là con đường có nhiều chông gai. Lê-nin cũng đã nói rõ ngay điều đó với nhân dân. Nhưng sau khi lật đổ bọn tư bản và địa chủ, cầm vũ khí trong tay bảo vệ Tổ quốc, quần chúng lao động đã chấp nhận con đường quá độ lên xã hội xã hội chủ nghĩa do Chính phủ công nông đề nghị và bước vào con đường này.

Nhưng họ bước vào con đường này không còn Lê-nin nữa. Phải giải quyết nhiều vấn đề, lo lắng nhiều công việc mà sức lực con người tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi, sức khỏe của Người sa sút hẳn sau lần bị thương nặng trong vụ ám sát năm 1918.

Ngày 21-1-1924, Vla-đi-mia I-lích Lê-nin qua đời.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Mười, 2010, 08:57:46 pm
***

Ở một nước như nước Nga, công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa đáng nhẽ phải bắt đầu trước hết từ việc phát triển công nghiệp nặng. Nhưng muốn thực hiện điều đó phải có nhiều vốn. Nhà nước phải nhận được vốn đó từ những nguồn tích lũy trong nước, trước hết, do lợi tức của các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, ngoại thương được quốc hữu hóa đem lại. Nhưng cũng cần phải hết sức tiết kiệm và dè xẻn mọi thứ. Hơn nữa, quần chúng nhân dân đã thắt lưng buộc bụng giúp đỡ nhà nước không những bằng tiền tiết kiệm được mà còn bằng cách hạn chế những nhu cầu thông thường của mình.

Công nghiệp hóa trở thành chiến công của toàn thể nhân dân xô viết, tiêu biểu cho lòng nhiệt tình của nhân dân do cách mạng đẻ ra, được thắng lợi trong nội chiến cổ vũ, do thấy rõ triển vọng phát triển của đất nước.

Còn những triển vọng này được xác định bằng những kế hoạch năm năm cuối những năm 20, những từ vựng mới này trong tiếng Nga đã nổi tiếng khắp thế giới, làm cho một số người tràn đầy hy vọng và mừng rỡ, số khác hoài nghi, không tin và đôi khi còn tức giận và thù ghét. Kế hoạch nhà nước phát triển kinh tế quốc dân Liên Xô trong từng 5 năm một bắt đầu được gọi là kế hoạch năm năm. Đại hội lần thứ 15 Đảng Cộng sản (bôn sê-vích) Liên Xô đã ra chỉ thị, tức là những ấn định chung được dựa vào để lập kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1928-1932). Đại hội Xô viết Liên Xô lần thứ 5 (tháng 5-929) đã xét duyệt dự thảo do các cơ quan kế hoạch vạch ra.

Toàn thế giới đã chăm chú theo dõi quy mô xây dựng công nghiệp lẫn cuộc đấu tranh vĩ đại nhất chống tình trạng lạc hậu ở Liên Xô. Tính chất vĩ đại của các nhiệm vụ dự tính đã gây phong trào hoàn thành kế hoạch năm năm trước thời hạn trong quần chúng lao động. Khẩu hiệu của Đảng Cộng sản “Hoàn thành kế hoạch năm năm trong 4 năm!” đã xuất hiện trên cơ sở phong trào đó và được toàn thể nhân dân hưởng ứng.

Trong những năm kế hoạch năm năm lần thứ nhất đã hoàn thành kế hoạch GOELRO của Lê-nin. Nhà máy thủy điện Đơ-nhi-ép được đưa vào khai thác. Năm 1932, tổng công suất của tất cả các nhà máy Liên Xô đạt 4,6 triệu ki-lô-oát, bảo đảm 3/4 mức tiêu thụ điện của toàn ngành công nghiệp. Trong nền kinh tế quốc dân đã xuất hiện những ngành mới: chế tạo ô-tô, máy kéo, máy công cụ, động cơ máy bay và chế tạo máy bay. Những biến chuyển rõ rệt cũng diễn ra trong mặt triển khai lực lượng sản xuất: công nghiệp hóa các vùng biên khu lạc hậu được bắt đầu. Nhà máy liên hợp U-ran - Cu-dơ-bát bắt đầu cung cấp cho đất nước một khối lượng kim loại ngang với sản lượng năm 1913 của tất cả các lò cao ở Nga. Trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất, 1500 xí nghiệp lớn của ngành công nghiệp được xây dựng mới.

Thắng lợi của chế độ nông trang tập thể cũng là một thành tích quan trọng của kế hoạch năm năm đầu tiên. Ngay sau khi nội chiến chấm dứt, các hình thức canh tác tập thể đã có sức lôi kéo mạnh. Nhưng cuối những năm 20, khi bắt đầu đưa vào khai thác những nhà máy đầu tiên của ngành chế tạo máy kéo và nhà nước có thể chi phí nhiều hơn để phát triển ngành nông nghiệp, không chỉ bần nông mà cả trung nông cũng xin vào nông trang tập thể. Tiếp theo những huyện có phong trào tập thể hóa rộng khắp, đã xuất hiện những quận, tỉnh, khu làm xong nhiệm vụ này. Tới cuối năm 1929, vùng hạ lưu sông Vôn-ga trở thành một trong những vùng tập thể hóa dày đặc. Sau đó đến lượt vùng Bắc Cáp-ca-dơ, một số nơi thuộc vùng đất đen Trung Nga, vùng U-ran và Xi-bi-ri. Tới giữa năm 1930, các nông trang tập thể đã đoàn kết 6 triệu hộ nông dân, mùa hè năm sau có hơn 60 phần trăm số hộ ở nông thôn là thành viên các nông trang tập thể. Từ đó, nông trang tập thể và nông trường quốc doanh (cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa của Nhà nước) cung cấp cho đất nước phần lớn sản lượng ngũ cốc hàng hóa. Chế độ người bóc lột người ở nông thôn cũng chấm dứt: trên cơ sở tập thể hóa công nghiệp rộng khắp, đã thủ tiêu được giai cấp bóc lột cuối cùng - giai cấp tư sản nông thôn hoặc như người ta gọi ở nước Nga là bọn cu-lắc.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Mười, 2010, 08:58:17 pm
(http://img508.imageshack.us/img508/6808/101bx.jpg)

Một gian trong Triển lãm nông nghiệp và thủ công nghiệp toàn quốc lần thứ nhất ở mát-xcơ-va. Năm 1923.

(http://img38.imageshack.us/img38/5143/105orc.jpg)

(http://img844.imageshack.us/img844/2715/106es.jpg)

Máy kéo đầu tiên ở nông thôn.

(http://img826.imageshack.us/img826/537/113xb.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Mười, 2010, 08:58:56 pm
Cuộc cách mạng văn hóa đã được tiến hành song song với các cuộc cải tạo cách mạng trong lĩnh vực kinh tế. Chiều tối, sau ngày lao động mệt nhọc, hàng triệu đàn ông và phụ nữ khắp trong nước lại ngồi học đọc, học viết. Năm 1930, trong nước áp dụng chế độ tiểu học cưỡng bách, sau đó - chế độ trung học 7 năm phổ cập. Giảng đường các trường đại học tổng hợp và chuyên nghiệp tiếp nhập các học sinh mới hôm qua còn là công nhân và nông dân: họ tới đây sau khi đã tốt nghiệp các khoa công nhân được thành lập để bổ túc cho những người lao động vào học đại học.

(http://img823.imageshack.us/img823/774/107an.jpg)

Sinh viên các trường đại học công nhân.

Những vấn đề lớn và phức tạp đề ra trước ngành khoa học xô viết. Được bầu không khí náo nức của công cuộc xây dựng đất nước cổ vũ, các nhà bác học đã say sưa làm những thí nghiệm mới, tìm tòi những phương hướng mới. Kế hoạch GOELRO là kết quả lao động của tập thể các chuyên gia lỗi lạc. Các hình thức tập thể của hoạt động khoa học trở thành một tiêu chuẩn. Những năm kế hoạch năm năm đầu tiên, các cuộc nghiên cứu khoa học Bắc Băng Dương và vùng Xi-bi-ri (các đoàn thám hiểm trên ác tàu thủy “Tsê-lu-xkin”, “Ghê-oóc-ghi Xê-đốp”, tại trạm băng trôi “Bắc cực 1”) đã được toàn thế giới công nhận.

(http://img814.imageshack.us/img814/3293/107b.jpg)

Đội thám hiểm của Pa-pa-nin ở Bắc cực. Trạm băng trôi "XP-1". Năm 1937.

Các chuyến bay vượt đại châu không hạ cánh dọc đường của phi công Liên Xô đã chứng thực về tiến bộ của tư duy kỹ thuật.

Những nhân vật mới đã xuất hiện trong các cuốn tiểu thuyết đầu tiên của các nhà văn xô viết, trên sân khấu nhà hát và màn ảnh rạp chiếu bóng…

(http://img155.imageshack.us/img155/5646/108cb.jpg)

Những người sáng lập nền văn học xô viết:
Mắc-xim Goóc-ki, Vla-đi-mia Mai-a-cốp-xki,
Đmi-tơ-ri Phuốc-ma-nốp, Mi-kha-in Sô-lô-khốp.

(http://img143.imageshack.us/img143/8448/109aa.jpg)

Các nhạc sĩ xô viết lỗi lạc:
Xéc-gây Prô-cô-phi-ép, Đmi-tơ-ri Sê-xta-cô-vích,
A-ram Kha-tsa-tu-ri-an, I-xa-ắc Đâ-na-ép-xki.

Cách mạng văn hóa là bộ phận cấu thành của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, không kém phần quan trọng so với công nghiệp hóa và tập thể hóa công nghiệp. Cuộc cách mạng này đã hình thành bộ mặt tinh thần xã hội mới, lĩnh vực văn hóa và con người của xã hội đó.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Mười, 2010, 08:59:24 pm
(http://img149.imageshack.us/img149/6392/108at.jpg)

Nhà hát Nghệ thuật Mát-xcơ-va. Cảnh trong vở kịch "Tàu bọc thép-14-69" của Vxe-vô-lốt I-va-nốp.

(http://img835.imageshack.us/img835/8074/108be.jpg)

Cảnh trong phim "Thiết giáp hạm Pô-tem-kin" của Xếc-gây Ây-đen-stanh.
Bộ phim này được công nhận là phim xuất sắc nhất của tất cả các thời đại và dân tộc.

(http://img149.imageshack.us/img149/5697/109bdi.jpg)

"Người đẹp Pê-tơ-rô-grát". Tranh của Cô-dơ-ma Pê-tơ-rốp - Vốt-kin.

(http://img151.imageshack.us/img151/956/109c.jpg)

Một trong những câu lạc bộ công nhân đầu tiên được xây ở Mát-xcơ-va.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Mười, 2010, 09:00:04 pm
***

Trong những năm kế hoạch năm năm lần thứ hai (1933-1937) và lần thứ ba (1938-1942), đã dự kiến hoàn thành tái trang bị kỹ thuật ho nền kinh tế quốc dân và thành lập lập các ngành công nghiệp mới. Nhưng đất nước không kịp hoàn thành kế hoạch năm năm lần thứ ba: ngay 22-6-1941, nước Đức phát xít không tuyên chiến trước, đã tấn công Liên Xô một cách phản phúc, lao động hòa bình của các dân tộc xô viết bị gián đoạn. Nhưng những thành tích đạt được trước đó làm cho mọi người phải thực sự ngạc nhiên và đóng vai trò to lớn trong việc giành thắng lợi trong chiến tranh chống phát xít Đức. Chỉ cần nhắc là sản lượng công nghiệp đã tăng hơn 7 lần so với mức năm 1913.

(http://img232.imageshack.us/img232/7536/104ah.jpg)

Một xã hội của hai giai cấp hữu nghị - công nhân và nông dân - và giới trí thức xô viết có cùng lợi ích và thành phần như họ đã tới thay thế các giai cấp đối kháng trong nước Nga trước cách mạng. Bộ mặt của các dân tộc là thành phần của cộng đồng mới cũng đã biến đổi theo: các dân tộc xã hội chủ nghĩa, thống nhất về mặt xã hội đã được hình thành.

Chủ nghĩa xã hội về căn bản đã xây dựng xong. Điều đó cũng thể hiện trong Hiến pháp mới của Liên Xô được Đại hội Xô viết bất thường lần thứ 8 phê chuẩn ngày 5-12-1936. Hiến pháp này xác nhận thắng lợi lợi của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, ghi rõ hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa và chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất là cơ sở kinh tế của đất nước xô viết.

Hiến pháp đã củng cố các cơ sở của chế đội Nhà nước xô viết, xác định các Xô viết đại biểu nhân dân lao động đã vững mạnh do kết quả lật đổ chính quyền địa chủ tư sản và thiết lập nên chuyên chính vô sản là cơ sở chính trị của Nhà nước mới.

Hiến pháp đã phản ánh quá trình tiếp tục dân chủ hóa đời sống xã hội và Nhà nước: luật cơ bản này đã xóa bỏ những hạn chế còn sót lại trong chế độ bầu cử các đại biểu Xô viết như trong các hiến pháp đầu tiên và ấn định quyền phổ thông đầu phiếu trực tiếp và bình đẳng là bỏ phiếu kín khi bầu tất cả các cơ quan quyền lực Nhà nước. Cơ quan quyền lực tối cao là Xô viết Tối cao Liên Xô bao gồm hai viện ngang quyền nhau, viện Liên bang (các đại biểu của viện này được bầu tương ứng với số dân) và viện dân tộc (mỗi nước cộng hòa liên bang bầu 32 đại biểu, cộng hòa tự trị - 11 đại biểu, tỉnh tự trị - 5 đại biểu và khu dân tộc - 1 đại biểu). Đoàn Chủ tịch do các viện đó bầu ra phụ trách công việc giữa hai kỳ họp Xô viết tối cao. Quyền hành pháp được giao cho Hội đồng Dân ủy (sau chiến tranh đổi thành Hội đồng Bộ trưởng do Xô viết Tối cao bổ nhiệm.

Hiến pháp này đã mở rộng các quyền công dân, xác nhận công dân có quyền lao động, nghỉ ngơi, học tập, bảo đảm về mặt vật chất khi già nua cũng như khi đau ốm và mất sức lao động. đồng thời, hiến pháp cũng nêu rõ những nghĩa vụ lớn của công dân Liên Xô, trong đó có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Hiến pháp còn ghi nhận những biến chuyển trong chế độ nhà nước dân tộc Liên Xô. Các nước cộng hòa tự trị Ca-dắc-xtan và Kiếc-ghi-di-a được cải tổ thành cộng hòa liên bang. Sau khi hoàn thành sứ mạng lịch sử, Liên bang Ngoại Cáp-ca-dơ giải thể và Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-gian, Gru-di-a trở thành các nước cộng hòa liên bang. Như vậy, từ năm 1936 trong thành phần Liên Xô có 11 nước cộng hòa bình quyền.

Cuộc bầu cử Xô viết Tối cao Liên Xô lần đầu tiên được tổ chức ngày 12-12-1937. Mi-kha-in Ca-li-nin được bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao. Trong quá khứ, đồng chí là một công nhân Pê-téc-bua, một nhà cách mạng chuyên nghiệp, bạn chiến hữu trung thành trước sau như một của Lê-nin. Trong buổi chiêu đãi các đoàn đại biểu công nhân nước ngoài nhân dịp lễ 1-5-1938, M.Ca-li-nin nói: “Chúng tôi không có những dòng sông sữa với hai bờ đắp bằng mứt. Không có chuyện đó. Nhà nước của chúng tôi là nhà nước lao động. Nhàn ước này bắt đầu được xây dựng từ hai bàn tay trắng… có lẽ, chúng tôi cũng mắc nhiều sai sót. Tôi nghĩ như vậy. Có lẽ chúng tôi đôi khi làm những điều không cần làm, tôi nghĩ như vậy. Nhưng tôi chỉ muốn nói với các bạn một điều… thế giới vô sản đang được thành lập”.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 11 Tháng Mười, 2010, 09:00:34 pm
(http://img72.imageshack.us/img72/1817/110ake.jpg)

(http://img651.imageshack.us/img651/3167/110bh.jpg)

Ngày 5-12-1936. Đại hội bất thường lần thứ 8 các Xô viết toàn Liên bang duyệt y
Hiến pháp mới của Liên Xô. Những người lao động chào mừng nghị quyết của Đại hội.

(http://img706.imageshack.us/img706/4661/111yp.jpg)

(http://img195.imageshack.us/img195/9476/23936853.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Mười, 2010, 08:23:05 pm
***

Những hiện tượng và khó khăn, mà về sau này Đảng Cộng sản đã xác định và lên án là hậu quả của tệ sùng bái cá nhân Xta-lin, đã xuất hiện trong những năm 30. Là một nhà chính trị, Xta-lin cùng với những cán bộ lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước xô viết - Cli-men Vô-rô-si-lốp, Phê-lích Déc-gin-xki, Xéc-gây Ki-rốp, Gri-go-ri Oóc-giô-ni-kít-de, Vê-lê-ri-an Cui-bư-sép, I-an Rút-du-tắc, Va-xi-li Tsu-ba-rơ và những người khác, đã có những công lao lớn trong cuộc đấu tranh nhằm thực hiện đường lối của đảng, trong quá trình cải tạo đất nước theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng ít lâu sau, tất cả mọi thắng lợi vĩ đại của nhân dân Liên Xô bắt đầu được gắn liền một cách quá đáng với tên tuổi Xta-lin. Điều đó làm cho Xta-lin mất cảnh giác. Tin rằng mình không thể mắc sai lầm, Xta-lin đã vi phạm những tiêu chuẩn sinh hoạt đảng do Lê-nin vạch ra. Ông đã đưa ra luận điểm dường như theo đà củng cố chủ nghĩa xã hội, đấu tranh gia cấp sẽ gay gắt hơn. Nghị quyết ngày 30-6-1956 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô nêu rõ: “Trên thực tế, công thức sai lầm này về mặt lý luận đặt cơ sở cho những vi phạm thô bạo nhất pháp luật xã hội chủ nghĩa và những vụ đàn áp hàng loạt”.

Tệ sùng bái cá nhân đã gây tổn thất cho sự nghiệp của Đảng và nhân dân, nhưng không thay đổi được thực chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, không ngăn chặn được sự phát triển.

Lao động quên mình của nhân dân Liên Xô đã đem lại kết quả: đời sống của mọi người được cải thiện và đầy đủ hơn. Thành thị tươi đẹp hơn, nông thôn đầy đủ tiện nghi hơn. Nhưng thời kỳ hòa bình đó trong đời sống đất nước rất ngắn ngủi.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Mười, 2010, 08:24:14 pm
***

Mùa hè năm 1938, bọn quân phiệt Nhật đã thử sức vững chắc của đường biên giới Liên Xô ở gần hồ Kha-xan và đã bị giáng một đòn mất mặt. Năm sau, chúng lại tràn vào lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ. Liên Xô đã nêu tấm gương thực hiện những cam kết theo hiệp ước tương trợ: quân đội xâm lược đã bị bao vây và sau đó bị tiêu diệt hoàn toàn trên bờ sông Khan-khin - Gôn.

(http://img716.imageshack.us/img716/2749/114sh.jpg)

Chiến sự ở vùng sông Khan-khin - Gôn.

Bọn quân phiệt Nhật không còn dám liều lĩnh như trước, nhưng vẫn tiếp tục tập trung lực lượng trên biên giới.

Trong khi đó, phát xít Đức đã tiến sát tới biên giới phía tây của Liên Xô. Năm 1938, phát xít Đức thoạt đầu chiếm đóng nước Áo, sau đó đưa quân vào Tiệp Khắc. Trước tình hình đó, Liên Xô đã đề nghị thành lập hệ thống an ninh tập thể, nhưng giới cầm quyền các cường quốc phương Tây đã không nghe theo đề nghị đó và muốn “bình định” bọn xâm lược bằng cách để cho chúng chiếm các nước và vùng đất đai phía đông biên giới nước Đức. Tháng 3-1939, chính phủ thân phát xít Lít-va đã chuyển giao cho Đức thành phố Clai-pê-đa theo yêu cầu của Hít-le và như vậy là đã nhường cho phát xít Đức một bàn đạp quan trọng về mặt chiến lược để chúng tấn công Liên Xô. Tháng 4 năm đó, Đức đã đã xé bỏ hiệp ước không tấn công nhau ký với Ba Lan và bắt đầu công khai chuẩn bị chiếm nươc này. Liên Xô đã đề nghị ký hiệp định tay ba (Anh, Pháp, Liên Xô) để giúp đỡ nhau trong trường hợp một trong những nước ký hiệp ước bị xâm lược. Nhưng cuộc đàm phán ở Mát-xcơ-va đã đi tới bế tắc; các cường quốc phương Tây không phản đối gì về việc Liên Xô cam kết sẽ tham gia chống bọn xâm lược nhưng lại không muốn bị trói buộc vào hiệp định nào cả. Đồng thời, chính phủ Anh đã tiến hành đàm phán bí mật với Đức về việc hợp tác nhằm mục đích “mở thêm những thị trường thế giới mới và khai thác những thị trường hiện có”. Như vậy, cuộc đàm phán ở Mát-xcơ-va chỉ được dùng làm bức màn khói ngụy trang chính sách của chính phủ các nước Anh và Pháp hoàn toàn ngược lại với chính sách của Liên Xô. Ngày 23-8-1939, Chính phủ Liên Xô buộc phải ký với Đức hiệp ước không tấn công nhau trong thời hạn 5 năm và bằng cách đó phá vỡ kế hoạch thành lập mặt trận thống nhất của các nước đế quốc lớn nhằm chống Liên Xô.

(http://img202.imageshack.us/img202/1944/115wbi.jpg)

Ủy viên trưởng nhân dân (Bộ trương Ngoại giao Liên Xô Mắc-xim Lít-vi-nốp
tại khóa họp Hội Quốc Liên. Năm 1934.

Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan. Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu. Như mọi người đoán ra từ trước, những lời tuyên bố trước đây của Anh và Pháp rằng họ sẽ giúp đỡ Ba Lan nếu nước này bị xâm lược, chỉ là những lời hứa hẹn không: quân đội phát xít Đức đã tiến sâu vào lãnh thổ Ba Lan để tới gần Liên Xô mà không gặp phải trở ngại gì. Cho nên Liên Xô thấy rõ cần phải ngăn bọn xâm lược lại, không cho Hít-le chiếm đóng các vùng Tây Ucra-i-a và Bê-lô-ru-xi-a bị nước Ba Lan tư sản địa chủ chiếm đoạt của Liên Xô từ năm 1920. ngày 17-9-1939, Hồng quân đã vượt biên giới cũ giữa Ba Lan và Liên Xô, vài ngày sau giải phóng các dân tộc anh em. Tháng 10 năm đó, quốc hội Tây U-cra-i-na và quốc hội Tây Bê-lô-ru-xi-a tuyên bố thành lập Chính quyền xô viết trên những vùng đất đai này và đề nghị Xô viết Tối cao Liên Xô công nhận là thành phần đất đai Liên Xô. Ký họp bất thường thứ 5 của Xô viết Tối cao Liên Xô đã chấp nhận đề nghị này.

(http://img684.imageshack.us/img684/850/116ad.jpg)

Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập vùng Tây U-cra-i-na vào thành phần Liên Xô. Năm 1939.

(http://img715.imageshack.us/img715/8110/116bxp.jpg)

Chủ tịch Ủy ban nông dân chào mừng người cố ông cũ được cấp ruộng. Tây Bê-lô-ru-xi-a. Năm 1939.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Mười, 2010, 08:24:59 pm
***

Trước tình hình chiến tranh đang kéo tới gần, Chính phủ Liên Xô đã đề nghị với Phần Lan ký hiệp ước giúp đỡ nhau và đẩy lùi đường biên giới trên eo đất Ca-rê-li ra phía tây, đồng thời Liên Xô bồi thường lại bằng phần đất lớn hơn nhiều của vùng Ca-rê-li xô viết. Đề nghị này nhằm bảo đảm an ninh cho Lê-nin-grát - trung tâm công nghiệp và văn hóa lớn nhất trong nước và trên thực tế là một thành phố giáp biên giới, tránh bị tấn công bất ngờ. Nhưng chính phủ Phần Lan bị Đức và cả Anh, Pháp xúi giục, ỷ lại vào tuyến phòng thủ mạnh trên eo đất Ca-rê-li (“phòng tuyến Man-néc-ghêm”) đã từ chối đề nghị này. Ngày 26-11-1939, quân đội Phần Lan đã bắn đại bác sang lãnh thổ Liên Xô. Hồng quân vượt biên giới, chọc thủng “phòng tuyến Man-néc-ghêm”. Tháng 3-1940, hiệp ước được ký theo đề nghị của chính phủ Phần Lan đã công nhận được biên giới của Liên Xô được đẩy lùi ra xa Lê-nin-grát 150 ki-lô-mét, tới Vư-boóc-gơ.

Mùa hè năm 1940, sau khi lật đổ chế độ thân phát xít, các dân tộc E-xtô-ni-a, Lát-vi-a và Lít-va đã tinh nguyện sáp nhập vào Liên Xô. Thời gian đó, vùng Béc-xa-ra-bi và Bắc Bu-cô-vi-na cũng quay trở về đoàn tụ với các nước cộng hòa xô viết.

(http://img822.imageshack.us/img822/9461/117qh.jpg)

Nhân dân lao động Ri-ga chào mừng nghị quyết của Quốc hội
về việc khôi phục Chính quyền xô viết ở Lát-vi-a. Năm 1940.

Hoàn toàn hiển nhiên là tình hình quốc tế khi đó buộc Chính phủ Liên Xô phải thi hành những biện pháp nhằm củng cố quốc phòng: về số lượng, các lực lượng vũ trang tăng gần gấp 3, quân đội bắt đầu được trang bị kỹ thuật tối tân. Nhưng công việc đó không kịp hoàn thành.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Mười, 2010, 08:25:49 pm
***

Ngày 22-6-1941…

Đức bất ngờ trút bom đạn xuống các vùng đất đai trên suốt đường biên giới quốc gia Liên Xô ở phía tây. Hàng đàn máy bay ném bom bay theo hướng đông yểm hộ cho các quân đoàn xe tăng và cơ giới phát xít mở những hướng tấn công chính thọc sâu vào lãnh thổ Liên Xô.

Chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức bắt đầu. Cuộc chiến tranh này kéo dài 4 năm và cướp đi 20 triệu sinh mạng người xô viết.

Đó là cuộc tấn công bất ngờ và tàn bạo. Phát xít đã tấn công các sân bay tại các quân khu giáp biên giới và phá hủy hơn 800 máy bay chưa kịp cất cánh. Còn nếu tính tới cả các trận không chiến trong ngày đầu chiến tranh, không quân Liên Xô bị mất 1200 máy bay. Trong những ngày đầu tiên bị tấn công bất ngờ, chỉ riêng ở hướng tây quân đội Liên Xô đã mất hầu hết các kho đạn đại bác chất đầy hơn hai nghìn toa tàu.

(http://img524.imageshack.us/img524/3746/119aw.jpg)

(http://img163.imageshack.us/img163/2627/119bb.jpg)

Ngày 22-6-1941. Nước Đức phát xít tấn công Liên Xô một cách lật lọng.

Tới tháng 6-1941, các đơn vị Hồng quân chưa kịp bổ sung đầy đủ quân số theo biên chế thời chiến và phải chiến đấu ngay trên đường hành quân, không có hậu cứ mở rộng, hết sức thiếu đạn và vũ khi. Các chiến sĩ biên phòng đã để lại danh thơm không bao giờ phai héo. Những người bảo vệ các pháo đài và vùng phòng thủ kiên cố đã chiến đấu ngoan cường. Ngay trong những ngày đầu chiến tranh, các chiến sĩ và cán bộ chỉ huy quân đội Liên Xô đã nêu gương chủ nghĩa anh hùng tập thể, tinh thần anh dũng quả cảm vô song.

(http://img267.imageshack.us/img267/561/120ay.jpg)

Hàng chữ trên tường pháo đài Brét: "Tôi sắp chết nhưng không hàng.
Xin vĩnh biệt Tổ quốc. 20/VII-41".

Nhưng họ không ngăn giữ nổi cuộc tấn công của địch. Hồng quân phải vừa chiến đấu vừa lụi lại phái sau vì lực lượng hai bên hết sức không cân xứng.

Nhưng cuộc tiến công của quân đội phát xít hoàn toàn không phải là cuộc hành quân chiến thắng như chúng đã làm ở Tây Âu. Quân đội Liên Xô đã phòng thủ tích cực, cầm cự dẻo dai hòa với các trận phản công mãnh liệt ở các hướng chính. Hoạt động chiến đấu này không chỉ mang tính chất chiến thuật, mà còn mang tính chất chiến lược. Ví dụ, trận Xmô-len-xcơ kéo dài trong suốt mấy tuần tháng 7-1941 và tạo điều kiện cho bộ chỉ huy quân đội Liên Xô có thời gian chuẩn bị phòng thủ Mát-xcơ-va. Ki-ép đã chống cự lại địch trong 83 ngày, Ô-đét-xa - 73 ngày. Trận phòng thủ Xê-va-xtô-pôn kéo dài từ ngày 30-10-1941 đến ngày 4-7-1942.

Cuộc phòng thủ Lê-nin-grát 900 ngày đêm là một trang sử anh hùng trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Tháng 9-1941, giặc bao vây thành phố từ trên cạn. Dự trữ lương thực và nhiên liệu còn rất ít. Lê-nin-grát chỉ liên lạc được với hậu phương lớn bằng máy bay và đường thủy trên mặt hồ La-đô-ga (mùa đông, một đường ô tô hoạt động trên mặt hồ đóng băng). Mọi người bị đói. Thành phố nằm trong tầm hoạt động của trọng pháo địch, bị không quân địch tấn công. Nhưng không sức nào có thể khuất phục nổi người dân và các chiến sĩ bảo vệ Lê-nin-grát. Địch không chiếm được thành phố này.

(http://img209.imageshack.us/img209/5858/123tbz.jpg)

Lê-nin-grát trong thời gian bị phát xít Đức bao vây. Địch bắn đại bác vào thành phố.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Mười, 2010, 08:26:55 pm
Sự chống cự dũng cảm của nhân dân Liên Xô đã phá vỡ kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng của bọn phát xít. Trận bảo vệ Mát-xcơ-va làm tiêu tan chuyện hoang đường về sức mạnh vô địch của quân đội Hít-le. Cuộc phản công của quân đội Liên Xô bắt dầu trong hai ngày 5 và 6-12-1941, tới tháng 1-1942, bọn chiếm đóng phát xít bị quét sạch khỏi tỉnh Mát-xcơ-va và tỉnh Tu-la. Trên một vài hướng, Hồng quân đã tiến sâu về phía tây tới 400 ki-lô-mét.

(http://img827.imageshack.us/img827/1514/122ar.jpg)

Xây dựng các tuyến phòng thủ Mát-xcơ-va.

(http://img689.imageshack.us/img689/3897/122bg.jpg)

Các chiến sĩ tình nguyện của một tiểu đoàn công nhân Mát-xcơ-va.

(http://img256.imageshack.us/img256/7117/121bu.jpg)

Phát xít Đức bắt đầu cuộc chiến tranh bằng cuộc tấn công theo ba hướng chiến lược chính - hướng Lê-nin-grát, hướng trung tâm và hướng nam. Mùa hè năm 194, các chiến dịch tấn công của địch đã giảm bớt quy mô: lực lượng chính của chúng tập trung ở miền nam. Chiến sự diễn ra hết sức ác liệt ở dây và bọn phát xít đã lọt được tới Xta-lin-grát, bao vây thành phố và chỉ còn bỏ ngỏ ở hướng sông Vôn-ga. Bắt đầu trận Xta-lin-grát có một không hai trong lịch sử. Bảo vệ từng dãy phố, từng ngôi nhà, từng tầng nhà, quân đội Liên Xô đã chặn đứng địch khi đó chỉ còn cách bờ sông Vôn-ga 1 ki-lô-mét. Các lực lượng xung kích lớn của Liên Xô được tập trung ở hai sườn cánh quân địch.

(http://img69.imageshack.us/img69/4539/123bqt.jpg)

Ngày 19-11, cơn bão lửa từ các giàn súng hỏa tiễn danh tiếng “Ca-chu-sa” và pháo binh Liên Xô đặt phía bên kia bờ sông Vôn-ga đã trút xuống đầu quân giặc, báo hiệu cuộc tấn công của Hồng quân ở hướng bắc và hướng nam Xta-lin-grát: cuộc tấn công này được triển khai nhanh chóng ở hai bên sườn cánh quân địch, mang tính chất dằng dai và ác liệt trong thành phố. Vài ngày sau, quân đội Liên Xô khép kín vòng vây xung quanh Xta-lin-grât. 22 sư đoàn phát xít, tức là hơn 33 vạn binh sĩ địch, lọt trong vòng vây khổng lồ. trận Xta-lin-gát kết thúc: hơn 9 vạn tên phát xít bị bắt làm tù binh, trong đó có thống chế Pau-lút, tư lệnh quân đoàn 6 Đức tấn công Xta-lin-grát. Trong trận đánh trên bờ sông Vôn-ga, phát xít Đức mất cả thảy gần 1 triệu rưởi tên, tức là 1/4 quân số địch hoạt động trên chiến trường Xô - Đức.

(http://img822.imageshack.us/img822/9620/123ctkm.jpg)

Tù binh phát xít trên đường phố Xta-lin-grát chiến thắng.

Trận bảo vệ Cáp-ca-dơ diễn ra hết sức khốc liệt. Trận này kéo dài 8 tháng và là một trong những thất bại lớn của địch. Chiến sự diễn ra đặc biệt ác liệt ở gần Nô-vô-rô-xi-xcơ, trên một bàn đạp nhỏ do các đơn vị hải quân Liên Xô chiếm được. Các chiến sĩ xô viết gọi bàn đạp này là “Đất Nhỏ” và giữ vững nó trong 225 ngày. Tới mùa xuân 1943, chiến sự ở hướng nam chuyển sang vùng Tả ngạn U-cra-i-na. Tháng 1-1943, ở miền bắc, bằng hoạt động phối hợp, hai phương diện quân Lê-nin-grát và Vôn-khốp đã chọc thủng vòng vây Lê-nin-grát của địch.

(http://img508.imageshack.us/img508/2688/122cs.jpg)

Trận đánh ở ngoại ô thành phố Mô-giai-xcơ. Năm 1942.

Bước ngoặt quyết định trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại đã mở đầu như vậy.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Mười, 2010, 08:28:00 pm
***

Mùa hè năm 1943, phát xít Đức ráo riết chuẩn bị một chiến dịch tấn công lớn trên vòng cung Cuốc-xcơ. Bộ chỉ huy phát sít dự tính tấn công bất ngờ từ hai phía Ô-ri-ôn và Ben-gô-rốt dể bao vây và tiêu diệt các đơn vị quân đội Liên Xô giữ vòng cung Cuốc-xcơ, sau đó mở rộng cuộc tấn công này. Chúng dự kiến tung vào trận này hơn 1/3 lực lượng quân đội phát xít trên chiến trường Xô - Đức. Các đơn vị đột phá được trang bị rất nhiều vũ khí tối tân, kể cả xe tăng “Cọp” hạng nặng và pháo tự hành “Phéc-đi-nan” có vỏ thép dày mà chúng ho rằng không đạn nào xuyên thủng.

Cuộc tấn công bắt đầu từ sáng 5-7-1943, nhưng bộ chỉ huy quân đội Liên Xô đã biết trước và chuẩn bị đối phó lại. Lửa khói bao trùm kín đường mặt trận. Chiến sự diễn ra suốt ngày đêm không phút nào ngừng. Tuy bị tổn thất rất lớn, địch đã tiến sâu được từ 10 đến 35 ki-lô-mét trên một số khu vực mặt trận. Nhưng chúng không bẻ gãy nổi vòng cung Cuốc-xcơ, chứ chưa nỏi tới việc mở rộng cuộc tấn công. Khi đó bộ chỉ huy Liên Xô đã tung vào trận này cùng một lúc hơn 1200 xe tăng và xe bọc thép. Ngày 12-7-1943, trận xe tăng chiến lớn nhất trong suốt chiến tranh đã diễn ra ở gần làng Pro-khô-rốp-ca.

(http://img408.imageshack.us/img408/7985/124el.jpg)

Trận Cuốc-xcơ. Tháng 8-1945.

Cùng ngày hôm đó, quân đội Liên Xô đã bắt đầu tấn công địch theo hai hướng Ô-ri-ôn và Ben-gô-rốt. Ngày 5-8, hai thành phố này được giải phóng. Trong số 70 sư đoàn địch tham gia trận Cuốc-xcơ, 30 sư đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong trận này, phát xít Đức mất hơn nửa triệu quân sĩ.

(http://img838.imageshack.us/img838/9071/125al.jpg)

(http://img251.imageshack.us/img251/3803/125bc.jpg)

Thành phố Ô-ri-ôn được giải phóng!

Mừng chiến thắng trên vòng cung Cuốc-xcơ, Mát-xcơ-va lần đầu tiên bắn pháo hoa. Từ đó, các cuộc bắn pháo hoa mừng thắng lợi của quân đội Liên Xô đã trở thành một truyền thống.

Tiến công như vũ bão, quân đội Liên Xô đã đẩy lùi địch về hướng tây tới 400 ki-lô-mét. Trong trận vượt sông Đơ-nhi-ép kéo dài gần hết tháng 10, Hồng quân đã phá vỡ âm mưu bám giữ phòng tuyến này của bộ chỉ huy phát xít Đức.

Bước ngoặt căn bản trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại và chiến tranh thế giới thứ hai nói chung đã trở thành không thể đảo ngược.

(http://img69.imageshack.us/img69/9922/126kn.jpg)

Tên phát xít tuyệt vọng.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Mười, 2010, 08:30:25 pm
***

Phong trào du kích tại những vùng bị quân đội phát xít Đức tạm thời chiếm đóng đã nổ ra ngay từ những tháng đầu của cuộc chiến tranh. Năm 1942, các binh đoàn du kích xuất hiện. Bộ tham mưu trung ương đặt kế hoạch và phối hợp hoạt động của các binh đoàn này. Khi trận Cuốc-xcơ đang diễn ra ác liệt nhất, “cuộc chiến tranh đường sắt”, tức là hoạt động của du kích nhằm phá đường sắt và đánh đổ các đoàn tàu quân sự của địch, đã mở rộng. Gần 100 nghìn chiến sĩ thuộc 170 đội du kích bắt đầu cùng một thời gian tham gia chiến dịch phá đường sắt.

Tới cuối năm thứ hai của cuộc chiến tranh, du kích đã đánh đổ ít nhất là 3 nghìn đoàn tàu địch, làm nổ tung hơn 800 kho vũ khí và đạn dược. Trong cuộc chiến tranh du kích, địch mất hơn 30 vạn lính và sĩ quan. Tới nửa cuối năm 1943 và đầu năm 1944, trong vùng dịch hậu có hơn 350 nghìn chiến sĩ du kích hoạt động mạnh. Xuất hiện các vùng du kích rộng lớn, trong đó kẻ thù bị quét sạch. Các binh đoàn du kích bắt đầu tổ chức những trận đánh sâu trong hậu phương địch.

(http://img256.imageshack.us/img256/5277/127ar.jpg)

Chiến sĩ đánh mìn của bin đoàn du kích "Những người trả thù cho nhân dân" ở Bê-lô-ru-xi-a.

(http://img842.imageshack.us/img842/5283/127br.jpg)

Huy chương "Du kích Chiến tranh giữ nước vĩ đại".

(http://img337.imageshack.us/img337/8713/127cj.jpg)

Các chiến sĩ thuộc sư đoàn du kích U-cra-i-na
do tướng I-xi-đo Cốp-pắc chỉ huy đi làm nhiệm vụ chiến đấu.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Mười, 2010, 08:31:05 pm
***

Bước ngoặt vĩ đại trong chiến tranh không thể có được nếu không có lao động quên mình của hậu phương. Trong hai năm 1941-1942, một cuộc di tản các mục tiêu công nghiệp đã diễn ra với quy mô chưa từng có: hơn 2 nghìn rưởi xí nghiệp được rời từ các vùng gần mặt trận vào sâu trong hậu phương. Tới giữa năm 1942, một nửa số xí nghiệp này đã bắt đầu hoạt động trở lại. Từ đó, Hồng quân bắt đầu được cung cấp đều đặn ngày càng nhiều vũ khí mới nhất. Mặt trận nhận được những vũ khí tốt nhất - xe tăng, máy bay, đại bác, súng cối, đạn và mìn các loại.

(http://img508.imageshack.us/img508/6032/128wf.jpg)

Sản xuất mìn cho tiền tuyến! Trong một nhà máy Mát-xcơ-va. 1942.

(http://img718.imageshack.us/img718/8316/129arg.jpg)

Huy chương "Do có thành tích lao động vẻ vang trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại".

(http://img547.imageshack.us/img547/3350/129bw.jpg)

Cả các em thiếu niên cugnx đứng máy để giúp đỡ tiền tuyến.

(http://img215.imageshack.us/img215/4336/138ud.jpg)

Phân xưởng đúc thép của nhà máy "Tháng Mười Đỏ" ở Xta-lin-grát. Mùa đông năm 1942,
đường mặt trận chạy qua đây. Hàng nghìn quả bom rơi trúng nhà máy.
Nhưgn sau khi đánh bịa quân đội phát xít ở Xta-lin-grát chưa đầy nửa năm,
công nhân nhà máy lại bắt đầu nấu thép để sản xuất xe tăng và máy kéo.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 12 Tháng Mười, 2010, 08:31:47 pm
***

Năm 1944, bắt đầu thời kỳ đánh đuổi đồng loạt bọn phát xít Đức ra khỏi những vùng bị chúng tạm chiếm. Các trận tiến công lớn diễn ra trên khắp chiến trường khổng lồ.

Tới thời gian đó, tính chất hoạt động của các nước trong khói Đồng minh chống phát xít cũng biến đổi. Những cơ sở của liên minh này được đặt ngay từ khi bắt đầu cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Được tin nước Đức phát xít tấn công Liên Xô, thủ tướng Anh, sau đó tổng thống Mỹ đã tuyên bố sẵn sàng liên minh với Liên Xô chống nước Đức phát xít. Ít lâu sau, chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ quyết định viện trợ kinh tế cho Liên Xô. Tháng 12-1941, sau vụ Nhật tấn công căn cứ hải quân Trân Châu của Mỹ, nước này đã tuyên chiến với Nhật, sau đó với Đức và Ý. Tình hình này đã đẩy nhanh việc hình thành và củng cố khối đồng minh chống phát xít. Khối này do Liên Xô, Anh và Mỹ dẫn đầu và được sự hưởng ứng của nhân dân các nước bị Đức và Nhật chiếm đóng.

Theo cam kết đồng minh, Mỹ và Anh bắt đầu gửi vũ khí, máy móc thiết bị và lương thực sang Liên Xô. Nhưng số lượng hàng quân sự mà các đồng minh nhận cung cấp cho Liên Xô, đặc biệt là trong thơi kỳ khó khăn nhất đối với Liên Xô (1941-1942), hết sức hạn chế và không thể gây ảnh hưởng quyết định tới cục diện chiến tranh. Liên Xô tự sản xuất lấy 489900 đại bác, 102500 xe tăng và pháo tự hành, 136800 máy bay; còn số hàng quân sự do Mỹ và Anh cung cấp là: 9600 đại bác, 11576 xe tăng và pháo tự hành, 18753 máy bay. Chỉ sau khi bắt đầu thấy rõ Liên Xô có thể một mình đánh bại nước Đức phát xít, Mỹ và Anh mới mở mặt trận thứ hai ở châu Âu; liên quân Anh - Mỹ vượt eo biển La Măng-sơ và đổ bộ lên nước Pháp bị phát xít chiếm đóng. Đó là vào tháng 6-1944. Nhưng sau khi mặt trận thứ hai được mở, nhân dân Liên Xô và các lực lượng vũ trang Liên Xô vẫn phải chịu gánh nặng chính của chiến tranh.

Cuộc tiến công của Hồng quân đã tạo thời cơ cho nhân dân Đông Âu nổi dậy, trói tay các thế lực phản động trong các nước này, giúp các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân nổ ra dễ dàng hơn và phát triển nhanh hơn. “Trật tự mới” do bọn phát xít thiết lập đã sụp đổ.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Mười, 2010, 08:08:37 am
***

Giữa tháng 4-1945, quân đội Liên Xô bắt đầu đánh chiếm Béc-lin. Đó là trận đánh cuối cùng ở châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai. 2 triệu rưởi chiến sĩ xô viết đã tham gia trận này. Ba phương diện quân Liên Xô dưới quyền chỉ huy của các nguyên soái Liên Xô Ghê-oóc-ghi Giu-cốp, Côn-xtan-tin Rô-cô-xốp-xki và I-van Cô-nhép, những vị tướng lĩnh tài hoa nhất, đã hợp đồng trong trận công phá Béc-lin, thủ đô nước Đức, được phòng thủ mạnh nhất.

Sau khi pháo binh trút bão lửa xuống đầu địch để dọn đường cho các mũi tấn công, hàng trăm chiếc đèn pha mạnh chiếu sáng trận địa làm cho địch lóa mắt. Tiếp đó, xe tăng xông lên: tuyến phòng thủ của địch bị vỡ. Ngày 25-4, lực lượng phòng thủ Béc-lin bao gồm 40 vạn tên bị vây chặt.

(http://img153.imageshack.us/img153/603/131bmi.jpg)

Cùng ngày hôm đó, quân đội Liên Xô đã gặp quân Anh - Mỹ tấn công từ hướng tây tới. Địa điểm gặp gỡ lịch sử này là bờ sông En-bơ, phía tây thành phố Béc-lin.

Nhưng bộ chỉ huy phát xít Đức vẫn không chấp nhận tối hậu thư bắt chúng phải đầu hàng. Bắt đầu trận công phá Béc-lin kéo dài 10 ngày. Các chiến sĩ xô viết tiến dần từng bước tới khu trung tâm thành phố. Cùng tham trận đánh chiếm Béc-lin có hai tập đoàn quân Ba Lan, một số đơn vị quân đội Tiệp Khắc. Ngày 2-5-1945, lá cờ đỏ Chiến thắng bay trên nóc nhà quốc hội Đức. Hít-le tự sát. Ngày hôm đó, quân đội phòng thủ Béc-lin hạ vũ khí đầu hàng.

(http://img535.imageshack.us/img535/9254/132ab.jpg)

Lá cờ Chiến thắng của Liên Xô trên nóc nhà quốc hội Đức! Béc-lin, 2-5-1945.

Ngày 8-5-1945, tại thị trấn Các-lơ-boóc-xtơ gần Béc-lin, trước mặt các đại diện của bộ chỉ huy quân đội các nước đồng minh, nguyên soái Giu-cốp đã tiếp nhận đầu hàng không điều kiện của nước Đức phát xít.

(http://img100.imageshack.us/img100/5054/132c.jpg)

Thay mặt Bộ Tổng tư lệnh tối cao Hồng quân, nguyên soái Liên xô Ghê-oóc-ghi Giu-cốp ký Biên bản
về việc nước Đức phát xít đầu hàng không điều kiện. Nước Đức, Các-lo-hoóc-xtơ, ngày 8-5-1945.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Mười, 2010, 08:10:44 am
***

Nhưng chiến tranh vẫn chưa kết thúc: tập đoàn quân phát xít Đức vẫn tiếp tục đàn áp nhân dân thành phố Pra-ha. Thủ đô Tiệp Khắc có thể bị triệt hạ. Các binh đoàn xe tăng Liên Xô được lệnh hành quân cấp tốc tới Pra-ha. Ngày 9-5, quân đội Liên Xô vào thủ đô Tiệp Khắc để giúp đỡ những người khởi nghĩa đang phải chiến đấu trong điều kiện không cân sức. Bây giờ bọn phát xít không còn lối thoát. Ngày 11-5, địch hạ vũ khí đầu hàng.

(http://img440.imageshack.us/img440/1816/133ai.jpg)

Trên đường phố Pra-ha được quân đội Liên Xô giải phóng, ngày 9-5-1945.

Ngày 17-7-1945, hội nghị những người đứng đầu chính phủ Liên Xô, Mỹ và Anh khai mạc ở Pốt-xđam (gần Béc-lin). Hội nghị này đã thông qua những nghị quyết quan trọng về việc cải tổ nước Đức trên cơ sở hòa bình và dân chủ.

(http://img98.imageshack.us/img98/8669/133b.jpg)

Tháng 7-1945, Pốt-xđam. Hội nghị những người đứng đầu Chính phủ các nước Liên Xô, Mỹ, Anh.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Mười, 2010, 08:11:08 am
(http://img408.imageshack.us/img408/9167/135a.jpg)

(http://img233.imageshack.us/img233/5140/135bo.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Mười, 2010, 08:11:51 am
Nước Đức phát xít bại trận. Nhưng chiến tranh vẫn tiếp diễn ở vùng Đông Nam Á và khu vực Thái Bình Dương. Thực hiện cam kết với các nước đồng minh, Liên Xô đã tới giúp đỡ các dân tộc châu Á bị Nhật nô dịch. Chiến tranh chống Nhật cũng xuất phát từ lợi ích bảo đảm an ninh các đường biên giới Liên Xô ở Viễn Đông, nơi nước Nhật tập trung đội quân Quan Đông được trang bị và rèn luyện tốt.

Ngày 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với đế quốc Nhật. Sau 24 ngày thực hiện kế hoạch vận động chiến nhanh chóng, mà thực tế là một đòn tiến công chiến lược, Hồng quân đã đánh bại đội quân Quan Đông đóng ở Mãn Châu Lý. Ngày 2-9-1945, Nhật ký giấy đầu hàng không điều kiện do các nước Đồng minh đưa ra.

(http://img291.imageshack.us/img291/4763/136ax.jpg)

Thành phố Đại Liên của Trung Quốc được giải phóng. Nhân dân chào mừng Hồng quân.

(http://img833.imageshack.us/img833/1371/136bp.jpg)

Ký Biên bản về việc đế quốc Nhật đầu hàng không điều kiện.
Ngày 2-9-1945. Trên tàu chủ lực Mỹ "Mít-xu-ri".

(http://img841.imageshack.us/img841/9614/137ay.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Mười, 2010, 08:12:33 am
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

(http://img408.imageshack.us/img408/6691/134an.jpg)

Duyệt binh Chiến thắng, Mát-xcơ-va, ngày 24-6-1945.
Các quân kỳ phát xít bị quẳng xuống thềm Lăng Lê-nin.

(http://img257.imageshack.us/img257/2057/134bp.jpg)

Đón những người chiến thắng. Mát-xcơ-va, tháng 7-1945.

Xét về ảnh hưởng của Chiến tranh giữ nước vĩ đại đội với vận mệnh thế giới, thắng lợi của Liên Xô trong cuộc chiến tranh này có thể đặt ngang hàng với thắng lợi trong Cách mạng tháng Mười. Các lực lượng đế quốc bị yếu đi rõ rệt, còn các lực lượng xã hội chủ nghĩa mạnh hẳn lên. Cách mạng dân chủ nhân dân giành được thắng lợi trong hàng loạt nước Đông Âu và ở châu Á. Ngay sau đó, các cuọc cách mạng này chuyển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa: do kết quả hoàn thành thắng lợi các cuộc cách mạng này, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới đã hình thành. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao đã phá vỡ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Hàng chục nước độc lập xuất hiện trên đống đổ vỡ của hệ thống này. Sau khi giành được độc lập, nhiều nước đã lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa.

Phong trào công nhân cũng ngày một lớn mạnh trong các nước tư bản phát triển. Mục đích được nhận thức rõ của phong trào này là cải tổ sâu sắc toàn bộ hệ thống xã hội.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Mười, 2010, 08:13:16 am
(http://img708.imageshack.us/img708/6123/120bkx.jpg)

(http://img718.imageshack.us/img718/21/130ap.jpg)

Các huy chương giải phóng Bê-ô-grát, Véc-sa-va, Pra-ha.

(http://img706.imageshack.us/img706/7509/130cb.jpg)

(http://img408.imageshack.us/img408/2943/132bb.jpg)

(http://img708.imageshack.us/img708/1966/137by.jpg)

Huy chương "Chiến thắng nước Nhật".

CÁC THÀNH PHỐ ANH HÙNG

LÊ-NIN-GRÁT

XÊ-VA-XTÔ-PÔN

VÔN-GA-GRÁT (XTA-LIN-GRÁT)

Ô-ĐÉT-XA

MÁT-XCƠ-VA

KÉT-TSƠ

NÔ-VÔ-RÔ-XI-XCƠ

MIN-XCƠ

TU-LA

PHÁO ĐÀI BRE-XTƠ ĐƯỢC TẶNG DANH HIỆU "PHÁO ĐÀI ANH HÙNG"


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Mười, 2010, 08:14:05 am
(http://img831.imageshack.us/img831/3908/121aa.jpg)

Các tướng lĩnh xô viết lỗi lạc:
Ghê-oóc-ghi Giu-cốp, Côn-xtan-tin Rô-cô-sốp-xki, An-đrây Ê-ri-ô-men-cô, Lê-ô-nít Gô-vo-rốp.
Quân đội do họ chỉ hủy đã chiến đấu giỏi trong trận bảo vệ Mát-xcơ-va.

(http://img844.imageshack.us/img844/8012/125cl.jpg)

(http://img139.imageshack.us/img139/481/130b.jpg)

(http://img510.imageshack.us/img510/1682/131al.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Mười, 2010, 08:14:49 am
***

Trong những năm chiến tranh, bọn chiếm đóng đã thiêu hủy 1710 thành phố và thị trấn, hơn 70 nghìn làng xóm, 32 nghìn xí nghiêp công nghiệp, gần 100 nghìn nông trang tập thể và nông trường quốc doanh Liên Xô. Tính gộp lại, thiệt hại về mặt vật chất do cuộc chiến tranh này gây ra đối với đất nước xô viết lên tới 2569 tỷ rúp theo giá trước chiến tranh, tức là 1/3 tài sản quốc gia.

Các nhà kinh tế học nước ngoài nghĩ rằng Liên Xô phải bỏ ra ít nhất 4 kế hoạch năm năm để hàn gắn những vết thương chiến tranh, khôi phục lại nền kinh tế ngang mức độ trước chiến tranh. Thậm chí có người còn nói phải mất 100 năm.

Chính khi đó cũng bắt đầu cuộc “chiến tranh lạnh”. Các đồng minh cũ trong khối chống phát xít bây giờ lại chống Liên Xô. Họ muốn lợi dụng những khó khăn sau chiến tranh để giữ chậm lại quá trình khôi  phục kinh tế quốc dân ở Liên Xô.

Nhưng mưu toan đó không thành công. Tới cuối kế hoạch năm năm lần thứ tư (kế hoạch năm năm đầu tiên sau chủ trương: 1946-1950), tổng sản lượng công nghiệp đã tăng 72 phần trăm so với năm trước chiến tranh 1940, còn so với 1913 tăng gấp 13 lần.

Những kế hoạch năm năm sau đó cũng được thực hiện thành công. Kế hoạch năm năm lần thứ năm (1951-1955) lưu ý đặc biệt tới sự phát triển các ngành than, luyện kim, công nghiệp dầu mỏ, chế tạo máy và cuối cùng là điện khí hóa. Nhiệm vụ hàng đầu của kế hoạch năm năm lần thứ sáu (1956-19600 và kế hoạch năm năm lần thứ bảy (1961-1965) là “hóa học lớn”; các xí nghiệp sản xuất các chất tổng hợp, hóa dầu, phân khoáng được xây dựng với nhiệp độ nhanh chóng.

Các kế hoạch năm năm lần thứ bảy và lần thứ tám (1966-1970) đã tiếp tục phát triển công nghiệp, nhưng tới kế hoạch năm năm lần thứ chín (1971-1975) và nhất là kế hoạch lần thứ mười (1976-1980) thì hiệu quả sản xuất bắt đầu tăng và chất lượng tất cả các loại sản phẩm đều được nâng cao rõ rệt. Bây giờ chủ nghĩa xã hội phát triển trên cơ sở riêng, tức là trên cơ sở vật chất - kỹ thuật được thành lập trước đó, và đặc biệt lưu ý tới việc ứng dụng kỹ thuật hiện đại, cơ khí hóa vặt động hóa sản xuất, quản lý chặt chẽ hơn tất cả các quy trình sản xuất. Kết quả là năng suất lao động được nâng cao; trong kế hoạch năm năm lần thứ mười, 90 phần trăm mức tăng sản lượng công nghiệp do năng suất lao động tăng thêm đem lại.

(http://img153.imageshack.us/img153/2372/139oi.jpg)

Ngành xây dựng công nghiệp bước vào giai đoạn mới; không phải chỉ là những xí nghiệp thông thường, mà là những nhà máy liên hợp khổng lồ (như nhà máy sản xuất ô tô vận tải lớn KAMAZ ở thành phố Na-bê-rê-giơ-nưi Tsen-nư - nay là thành phố Brê-giơ-nép), những nhà máy điện lớn (như nhà máy thủy điện Xai-a-nô - Sư-sen-xcai-a trên sông Ê-ni-xây với công suất hơn 6 triệu ki-lô-oát) được đưa vào khai thác. Xung quanh các mục tiêu khổng lồ nay xuất hiện hàng loạt xí nghiệp công nghiệp và nông nghệp gắn bó với nhau (các tổ hợp sản xuất địa phương). Điều nổi bật là nhiều tổ hợp như thế được hình thành tại các vùng Trung Á, Cực Bắc, Xi-bi-ri, Viễn Đông…

Khi xây dựng xong đường sắt Bai-can - A-mua, công trường trọng điểm hiên nay của cả nước, mà chủ yếu là thanh niên, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên vùng Xi-bi-ri và Viễn Đông theo quy mô công nghiệp sẽ còn diễn ra khẩn trương hơn.

Cấu trúc công nghiệp của Liên Xô cũng thay đổi. Ngày nay không chỉ ngành điện lực, mà cả các ngành kỹ thuật vô tuyến điện, điện tử, năng lượng nguyên tử, kỹ thuật la-de, tức là các ngành quyết định tiến bộ khoa học kỹ thuật, cũng đang được phát triển với tốc độ vượt lên trước.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Mười, 2010, 08:15:11 am
Thập kỷ đầu tiên sau chiến tranh, trong điều kiện “chiến tranh lạnh” đất nước không đủ phương tiện để phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp  theo tốc độ nhanh. Nhưng sau đó sản xuất nông nghiệp bắt đầu được đẩy mạnh rõ rệt, các vùng đất hoang rộng lớn được khai thác, máy móc nông nghiệp hiện đại ngày càng nhiều, sức trang bị động lưc của nông trang tập thể và nông trường quốc doanh tăng gấp bội.

Trong hai năm 1954-1955, các đoàn tàu chở những người tình nguyện đi khai hoang đã từ khắp nơi trong nước đổ về Ca-dắc-xtan, Xi-bi-ri và vùng An-tai. Gần 35 vạn người đã dựng trang trại, nhà ở, trại chăn nuôi của các nông trường quốc doanh trên những vùng thảo nguyên mênh mông. Ví dụ, Ca-dắc-xtan hồi đó đã xây được 853 nghìn mét vuông diện tích nhà ở. Tới năm 1956, đã khai hoang được 36 triệu héc-ta; tới năm 1962, con số đó đạt mức 42 triệu héc-ta. Vựa thóc đất nước có thêm những vụ thu hoạch tại các vùng đất hoang. Những năm điều kiện khí hậu thuận lợi, Ca-dắc-xtan cung cấp cho Nhà nước tới 1 tỷ pút lúa mì. Ấy thế mà trong quá khứ, nước công hòa này phải được tiếp tế lúa mì. Cung có những năm gặp hạn hán. Tuy nhiên, trong vòng 13 năm sau khi khai hoang, những người trồng lúa vùng này vẫn đã bán cho Nhà nước hơn 7 tỷ pút ngũ cốc.

Mười, mười lăm năm gần đây, ngành công nghiệp đạt được những thành tích đặc biệt rõ rệt. Sản lượng ngũ cốc không ngừng tăng lên: năm 1967 - 148 triệu tấn, năm 1976 - 224 triệu tấn, năm 1978 (thời tiết không thuận lợi) - 237 triệu tấn.

Sản xuất thịt, thu hoạch bông và các cây công nghiệp khác tăng nhanh.

Ngày nay đất nước đang mở rộng diện tích trồng trọt bằng cách tưới nước cho những đất khô hạn và tiêu nước các vùng sình lầy. Nước sông A-mu-đa-ri-a chảy theo kênh đào dài hơn 1 nghìn ki-lô-mét trên sa mạc Ca-ra-sum. Đó là công trường cả nước: nông dân địa phương cùng với hàng nghìn người từ khắp nơi trong nước tới đây mở kênh đào. Ở miền nam đất nước thuộc châu Âu có các kênh đào Bắc Crưm, Xla-vrô-pôn, Lớn và Xa-ra-tốp.

Còn ở Bê-lô-ru-xi-a, Pri-ban-tích và Viễn Đông có vấn đề khác: đất bị ngập nước, sình lầy. Nhiệm vụ được đề ra là tháo úng, biến những vùng ngập nước này thành các cánh đồng chăn nuôi và trồng lúa. Và công việc này đang được giải quyết khẩn trương, có kết quả.

Ngày nay Liên Xô đã khắc phục được phân bố không đều lực lượng sản xuất. Tính chất tương phản rõ rệt giữa vùng phát triển công nghiệp và các biên khu lạc hậu, kể cả các thuộc địa cũ, đặc trưng cho nước Nga trước cách mạng cũng không còn nữa. Trong vòng nửa thế kỷ, từ 1922 đến 1972, sản lượng công nghiệp của các vùng khác nhau trong nước tăng như sau: U-cra-i-na - 175 lần, U-dơ-bê-ki-xtan - 241 lần, Bê-lô-ru-xi-a - 353 lần, Kiếc-ghi-di-a - 412 lần, Ca-dắc-xtan - 597 lần, Môn-đa-vi-a - 506 lần, Tát-gi-ki-xtan - 520 lần. Những chỉ tiêu tương ứng đối với các nước công hòa tự trị trong thành phần Liên bang nga cũng đáng chú ý: sản lượng công nghiệp của Ta-ta-ri-a tăng gấp 1207 lần (so với 1922), Ba-ski-ri-a- 1673 lần (so với năm 1919). Những số liệu này xác nhận việc thực hiện chính sách dân tộc của Nhà nước xô viết đã ra sức nâng nền kinh tế của các biên khu lạc hậu lên ngang hàng với các vùng phong trào công nghiệp trong nước. Chính vì vậy mà những biên khu lạc hậu nhất trước đây đã phát triển theo tốc độ nhanh nhất.

Tất nhiên, điều đó đòi hỏi thời gian, tiều của, công sức, sự giúp đỡ của các dân tộc phát triển hơn, trước tiên là nước Nga. Nhưng do đó nền kinh tế quốc dân Liên Xô ngày nay là một tổ hợp phát triển nhịp nhàng, bảo đảm không ngừng nâng cao phúc lợi của tất cả các dân tộc.

Những đặc tính xã hội của chủ nghĩa xã hội phát triển cũng biến đổi. Từ cuối thập kỷ 30, tức là từ khi thủ tiêu giai cấp bóc lột cuối cùng là bọn cu-lắc, xã hội xô viết bao gồm các giai cấp và tầng lớp xã hội hữu nghị - công nhân, nông dân tập thể và trí thức nhân dân. Nhưng so sánh lực lượng của các nhóm người đó cũng như bộ mặt của mỗi nhóm đã biến đổi hẳn. Ví dụ năm 1939, công nhân chiếm 33,5 phần trăm tổng số dân cư trong nước, ngày nay - hơn 61 phần trăm. Khi đó nông dân tập thể chiếm hơn 47 phần trăm, ngày nay - gần 16 phần trăm. Sự phát triển hàng ngũ công nhân là xu hướng xã hội chủ đạo của chủ nghĩa xã hội phát triển.

Nhưng bản thân giai cấp công nhân cũng đang thay đổi về thành phần và bộ mặt xã hội. Biến đội về thành phần là vì ngày nay không phải các ngành nhiên liệu, gia công kim loại và công nghiệp nhẹ như hồi trước Chiến tranh giữ nước vĩ đại, mà là ngành điện, hóa chất, chế tạo máy, điện tử, kỹ thuật vô tuyến điện giữ những vị trí chủ đạo. Biến đổi về bộ mặt xã hội là vì trình độ học vấn của công nhân đã được nâng cao rõ rệt: 2/3 số công nhân ngày nay có trình độ trung học toàn phần, và nhiều công việc của công nhân ngày nay không thể thiếu trình độ đại học.

Đời sống nông dân có những biến đổi rất lớn. Năm 1938, một cuộc trưng cầu ý kiến theo chương trình rất rộng đã thu hút hơn 5 nghìn người từ 15 đến 25 tuổi ở 7 tỉnh vùng trung Nga thuộc phần châu Âu. Ba mươi năm sau, năm 1969, Viện lịch sử Liên Xô thuộc Viện hàm lâm khoa học đã lập lại cuộc điều tra đó tại những vùng nói trên và theo chương trình  như thế. Cuộc điều tra này cho biết sau ba mươi năm thực tế không còn mức học lực 4 năm tiểu học nữa.; số nông dân tập thể từ 21 đến 30 tuổi học hết trung học (10 năm) tăng hơn 10 lần; số học sinh đại học và trung học chuyên nghiệp cũng tăng từ 6 đến 10 lần. cuộc điều tra cho biết thanh niên tốt nghiệp trung học chưa thỏa mãn với trình độ học vấn của mình và 1/4 số người được trưng cầu ý kiến đang tiếp tục học đại học, trung học chuyên nghiệp, các lớp đào tạo thợ máy, cán bộ trồng trọt và chăn nuôi và các trường lớp khác. Năm 1938, 55,7 phần trăm số người được trưng cầu ý kiến độc sách thư viện, ngày nay - 83,5 phần trăm. Khối lượng sách trong các tủ sách riêng của thanh niên nông thôn tăng 1,6 lần so với năm 1938. Ngày nay, thực tế không có gia đình nông thôn nào lại không mua máy vô tuyến truyền hình, máy ghi âm hoặc máy quay đĩa hát, mô tô hoặc xe đạp máy, đàn dương cầm hoặc nhạc cụ khác. Hàng chục vạn người nông thôn tham gia hoạt động văn nghệ không chuyên (cả thảy trong nước có 26 triêu người tham gia các đội nghệ thuật không chuyên). Điều đó xác nhận trình độ văn hóa cao của người dân nông thôn.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Mười, 2010, 08:15:43 am
***

Đất nước ngày nay đang ở trong giai đoạn hình thành tất cả các tiền đề vật chất và tư tưởng để xây dựng nền văn hóa của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Dưới đây chỉ là một vài con số thống kê chứng minh cho điều đó.

Ngành giáo dục: gần 45 triệu trẻ em đang học bậc phổ thông, theo quyết định những năm gần đây, tất cả các trẻ em đó phải học hết chương trình trung học cưỡng bách (10 năm); về số học sinh đại học tính theo 10 nghìn dân, Liên Xô vượt các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản. Năm 1975, hơn 5 triệu nam nữ thanh niên xô viết theo học 848 trường đại học, trong đó: đại học tổng hơp - 58, đại học bách khoa và các trường đại học kỹ thuật khác - 247, đại học sư phạm - 199, đại học nông nghiệp - 99, đại học y khoa - 82, đi học kinh tế, luật học, v.v. - 53. Ngành đại học đào tạo cán bộ theo 400 chuyên môn khác nhau để thỏa mãn nhu cầu về chuyên gia trong nước.

Người ta gọi Liên Xô là nước ham đọc sách nhất. Đúng là như vậy: hàng năm các nhà xuất bản trong nước phát hành hơn 84 nghìn tên sách khác nhau, tổng cộng gần 2 tỷ cuốn bằng 58 thứ tiếng dân tộc trong nước và 50 tiếng nước ngoài; năm 1940, số lượng báo phát hành mỗi lần cho 1 nghìn dân là 196 tờ, năm 1970 - 500 tờ. Năm 1979, đã có hơn 6 nghìn tạp chí khác nhau với số lượng phát hành tổng cộng hơn 154 triệu bản.

Dĩ nhiên, cũng như mọi khía cạnh của đời sống xã hội, trình độ văn hóa chung la một hiện tượng năng động, trình đội này đối với một thời kỳ lịch sử đều có thước đo riêng được xác định trước hết bằng trình độ học vấn chung. Nhưng trong điều kiện chủ nghĩa xã hội, văn hóa là tài sản của tất cả các thành viên xã hội.

Mọi người đều biết rõ những thành tựu của các nhà bác học Liên Xô giữ vị trí xứng đáng trong nền khoa học thế giới. Liên Xô là nước mở đầu và dẫn đầu công cuộc chinh phục vũ trụ, các nhà bác học Liên Xô là những người đầu tiên ứng dụng năng lượng nguyên tử vào những mục đích hòa bình. Chúng tôi đề cập tới những lĩnh vực này của tiến bộ khoa học kỹ thuật, bởi vì không thể phát triển riêng rẽ mỗi lĩnh vực đó mà không có hoạt động tương hỗ, không có sự thâm nhập tương hỗ các ngành tri thức khoa học chuyên môn và khác nhau nhất ở mọi mức độ lý luận, thí nghiệp và thực hành.

Mọi người trên thế giới đọc sách Liên Xô, hát những bài hát Liên Xô, xem phim Liên Xô, biết rõ và khâm phục các nghệ sĩ Liên Xô. Nghệ thuật xã hội chủ nghĩa muôn hình muôn vẻ về thể loại, thể tài và dân tộc tính. Nghệ thuật đó mang tính chất nhân đạo nhất. Nó là kết quả của tác động tương hỗ giữa các nền văn hóa dân tộc ở Liên Xô, thừa kế mọi tinh hoa do loài người tạo ra trong nhiều thập kỷ.

Môi trường tác động của nghệ thuật xã hội chủ nghĩa rất lớn. Nó hình thành môi trường văn hóa - lịch sử và con người của xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển. Xã hội này có cơ sở vật chất kỹ thuật riêng phát triển trên sự liên kết cách mạng khoa học kỹ thuật với những ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Xã hội này xây dựng trên những nguyên tắc xã hội chủ nghĩa bất di bất dịch, dẫn đến xóa nhòa những khác biệt giữa các giai cấp và nhóm xã hội chủ yếu trong xã hội xô viết, xích lại gần nhau trình độ phát triển kinh tế và văn hóa của tất cả các dân tộc, hình thành cộng đồng lịch sử mới - nhân dân xô viết. Xã hội này có những khả năng hiện thức để duy trì nhịp độ phát triển cao trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hiến pháp mới được Xô viết Tối cao Liên Xô thông qua ngày 7-10-1977 ghi nhận giai đoạn quan trọng của xã hội xã hội chủ nghĩa phát triển. Cuộc thảo luận sơ bộ bản dự thảo Hiến pháp đã diễn ra trong vòng 4 tháng. Hơn 140 triệu người xô viết, tức là 80 phần trăm dân cư lớn tuổi trong nước đã tham gia cuộc thảo luận này.

(http://img716.imageshack.us/img716/1768/142ga.jpg)

Quốc huy Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Mười, 2010, 08:16:11 am
Xuất hiện như một nhà nước chuyên chính vô sản, Nhà nước xô viết xây dựng chủ nghĩa xã hội phát triển và chuyển tất cả các tầng lớp và nhóm xã hội sang lập trường chính trị - tư tưởng của giai cấp công nhân, biến thành nhà nước của nhân dân. Do đó nét chính và đặc điểm của Luật cơ bản mới là tiếp tục phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và mở rộng các quyền hạn và quyền tự do của công dân Liên Xô về mặt kinh tế - xã hội và chính trị. Công dân Liên Xô có quyền lao động, lựa chọn ngành nghề, loại công việc, quyền đợc giúp đỡ y tế không mất tiền, quyền được học tập không phải trả tiền, được bảo trợ xã hội khi già nua và trong trường hợp mất sức lao động, bảo đảm về nhà ở, hưởng nhưng thành tựu văn hóa và tự do sáng tạo. Những quyền này được bảo đảm về mặt chính trị, kinh tế và pháp luật.

Đồng thời, Hiến pháp cũng ghi rõ nghĩa vụ của công dân Liên Xô là phải chấp hành pháp luật xô viết, tôn trọng nội quy sinh hoạt tập thể xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ vinh dự của mỗi công dân Liên Xô.

Hiến pháp mới đã công bố đường lối chung của chính sách đối ngoại Liên Xô là bảo đảm hào bình và an ninh của các dân tộc, giải trừ quân bị toàn bộ và triệt để.

Hiến pháp năm 1977 không chỉ ghi nhận về mặt pháp luật những thành tựu của nhân dân Liên Xô mà thôi. Khẳng định tính chất không thay đổi của những nguyên tắc cơ bản của Nhà nước dựa vào để xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, hiến pháp này chỉ rõ tính chất thừa kế của tất cả những công việc đang được làm.

Liên Xô tìm hiểu cho sự thống nhất về mặt nhà nước của nhân dân xô viết, đang đoàn kết tất cả các dân tộc lớn, nhỏ lại để cùng xây dựng chủ nghĩa cộng sản.

Nhưng kế hoạch và nhiệm vụ của đất nước xô viết được rạch ra tại các đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô.

Đại hội lần thứ 26 Đảng Cộng sản Liên Xô (tháng 2 - tháng 3-1981) đã viết nên một chương sáng tỏ mới trong lý luận, lịch sử và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đại hội này đã biểu dương rõ rệt thực chất nhân đạo của hệ tư tưởng và chính sách cộng sản chủ nghĩa. Như L.I, Brê-giơ-nép nhấn mạnh trong ngày bế mạc Đại hội: “Chúng ta dự tính tập trung tất cả sức lực của mình vào hai phương hướng gắn bó với nhau: Xây dựng chù nghĩa cộng sản và củng cố hòa bình”.

Có thể nói sơ lược về kế hoạch năm năm lần này như sau: thu nhập quốc dân dự tính sẽ tăng 18-20 phần trăm, sản lượng công nghiệp tăng 26-28 phần trăm và nông nghiệp tăng 12-14 phần trăm. Tiền đề chắc chắn để giải quyết tất cả các nhiệm vụ kinh tế quốc dân là phát triển công nghiệp nặng và trước hết là các ngành cơ sở của công nghiệp nặng, đặc biệt là ngành nghiên liệu và năng lượng. Nhưng Đại hội đã nhấn mạnh rằng cần phải thi hành những biện pháp có hiệu lực nhất để tiếp tục nâng cao phúc lợi của nhân dân Liên Xô. Những biện pháp này được cụ thể hóa trong hai chương trình toàn quốc. Một là chương trình Lương thực. Chương trình này nhằm bảo đảm trong thời hạn ngắn nhất cung cấp đầy đủ lương thực cho nhân dân. Chương trình thứ hai dự kiến mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng hàngtiêu dùng nhân dân, phát triển lĩnh vực dịch vụ công cộng. Như trong Đại hội nêu rõ, nhiệm vụ đề ra là phải thành lập nền sản xuất hiện đại, đáp ứng nhu cầu của nhân dân và hàng tiêu dùng và dịch vụ công cộng.

Cùng với các nước xã hội chủ nghĩa anh em, Liên Xô đang tiến lên những đỉnh cao mới. Nói riêng, Đại hội lần thứ 26 cho thấy rõ đường lối của Đảng Cộng sản Liên Xô và các đảng anh em khác là biến thập kỷ 80 thành thời kỳ tăng cường hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực sản xuất và khoa học kỹ thuật, hơn nữa ngày càng cần phải bổ sung việc phối hợp các kế hoạch kinh tế quốc dân bằng sự thỏa thuận với nhau về chính sách kinh tế nói chung. Đại hội các đảng anh em đã hoàn toàn tán thành quan điểm này.

Muốn thực hiện tất cả những công việc dự tính, cần có hòa bình bền vững và Đại hội lần thứ 26 đã tiếp tục đưa ra những biện pháp nhằm làm dịu tình hình thế giới, loại trừ chiến tranh và các vụ xung đột ra khỏi thực tiễn của các quan hệ giữa các nước và các dân tộc.

Liên Xô dẫn đầu xu hướng phát triển theo chủ nghĩa xã hội của thế giới ngày nay. Xu hướng này không ngừng được củng cố và mở rộng, tỏ rõ trong việc xuất hiện cộng đồng xã hội chủ nghĩa, sự lớn mạnh của phong trào công nhân có tổ chức trong các nước tư bản, sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa đế quốc và thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Trước kia, ngoài Liên Xô ra không có nước nào khác bước vào con đường này. Ngày nay 1/3 loài người đã bước vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và ngày nay, việc xác định nội dung và phương hướng chính của sự phát triển xã hội không còn thuộc về chủ nghĩa đế quốc nữa, mà thuộc về chủ nghĩa xã hội và các lực lượng chống đế quốc.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:21:46 pm
SẢN LƯỢNG CÔNG NGHIỆP (tỷ rúp)

1970: 352
1980: 627


(http://img257.imageshack.us/img257/3883/146vo.jpg)

Vi-a-tsê-xláp Cốp-chi-ép, Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa,
đại biểu Xô viết Tối cao Liên Xô, công nhân đúc thép nhà máy “Búa Liềm” Mát-xcơ-va.

Công nghiệp nặng là cơ sở của tổ hợp công nghiệp Liên Xô. Sự phát triển công nghiệp nặng được đặc trưng bằng việc nâng cao trình độ kỹ thuật của nền sản xuất, xuất hiện các ngành mới, trong đó có ngành chế tạo máy móc nguyên tử, và sản xuất các tổ máy có công suất lớn.

(http://img690.imageshack.us/img690/4567/147ao.jpg)

(http://img266.imageshack.us/img266/8969/147bd.jpg) (http://img217.imageshack.us/img217/1917/147dm.jpg)

(http://img256.imageshack.us/img256/5228/147cb.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:22:56 pm
(http://img177.imageshack.us/img177/4795/148ar.jpg) (http://img440.imageshack.us/img440/5987/148cz.jpg)

Ngành năng lượng Liên Xô bao gồm công nghiệp điện với những nhà máy điện lớn nằm trong hệ thống điện lực thống nhất của Liên Xô, công nghiệp dầu khí và công nghiệp than.

(http://img710.imageshack.us/img710/4201/148bk.jpg)

Ở Liên Xô đang xây dựng những nhà máy điện mới có công suất rất lớn như nhà máy thủy điện Brát-xcai-a - 5,7 triệu ki-lô-oát. Ngày nay dầu mỏ, than và khí đốt không chỉ được khai thác ở những vùng đã được mở mang, mà cả ở những mỏ mới xuất hiện - ở Xi-b-ri, Ca-dắc-xtan, Xa-kha-lin và các vùng khác trong nước.

(http://img831.imageshack.us/img831/333/149ae.jpg)

Năm 1976, vùng tây-bắc Xi-bi-ri khai thác được 31 triệu tấn dầu mỏ, năm 1980 - hơn 312 triệu tấn.

Năm 1980, vùng mỏ E-ki-ba-xtu-dơ khai thác được 67 triệu tấn than, tức là gần gấp 3 lần so với năm 1970.

Hệ thống năng lượng hợp nhất Xi-bi-ri đã nối với hệ thống toàn quốc ngày nay bao trùm một diện tích đất đai có hơn 220 triệu tấn.


(http://img844.imageshack.us/img844/7516/149bt.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:24:01 pm
(http://img692.imageshack.us/img692/3373/150ah.jpg)

Công nghiệp nhẹ phát triển theo nhịp độ cao. Nhưng xí nghiệp của các bộ khác cũng ngày càng tăng khối lượng hàng tiêu dùng rộng rãi. Vải, máy vô tuyến truyền hình, đồng hồ, bát đĩa và nhiều mặt hàng sinh hoạt khác của Liên Xô cũng được người nước ngoài ưa chuộng.

(http://img412.imageshack.us/img412/1673/150bay.jpg)

VỐN ĐẦU TƯ (tỷ rúp)

1970: 80,6
1980: 133,5


(http://img218.imageshack.us/img218/7330/150ca.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:24:46 pm
(http://img409.imageshack.us/img409/6206/151at.jpg)

Liên Xô dẫn đầu thế giới về quy mô xây dựng. Nói riêng, mỗi ngày ở nước chúng tôi có 27 nghìn gia đình nhận nhà mới. Còn ở Xi-bi-ri đang xây dựng tuyến đường sắt dài 3200 ki-lô-mét từ hồ Bai-can đến sông A-mua (vùng Viễn Đông).

(http://img707.imageshack.us/img707/1241/151bnx.jpg)

Nhiệm vụ chính của kế hoạch năm năm lần thứ 11 là bảo đảm tiếp tục nâng cao phúc lợi của những người xô viết trên cơ sở phát triển ổn định, từng bước nền kinh tế quốc dân, đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển nền kinh tế vào con đường phát triển theo chiều sâu.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:25:45 pm
(http://img840.imageshack.us/img840/4650/152ab.jpg) (http://img229.imageshack.us/img229/415/153ba.jpg)

Điện khí hóa, cơ khí hóa và hóa học hóa là những phương hướng quan trọng nhất của tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp. Chương trình cải tạo đất dài hạn đang được thực hiện. Diện tích đất tưới tiêu không ngừng tăng thêm.

(http://img98.imageshack.us/img98/3404/152bv.jpg)

Vốn đầu tư vào khu vực kinh tế nông nghiệp trong những năm 70 lên tới hơn 300 tỷ rúp, tức là hơn gấp 2,3 lần so với mười năm trước đó.

(http://img822.imageshack.us/img822/9062/152cq.jpg) (http://img89.imageshack.us/img89/9509/153c.jpg)

Trong 10 năm qua, số nông trang viên tập thể có trình độ trung học (toàn phần và chưa học hết) và đại học tăng từ 39 lên 60 phần trăm.

(http://img514.imageshack.us/img514/201/153a.jpg)

Va-xi-li Philô-nên-cô, Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa,
thợ lái máy gặt đập nông trường quốc doanh “Bông lúa vàng” ở Ca-dắc-xtan.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:27:49 pm
(http://img824.imageshack.us/img824/9436/154am.jpg) (http://img831.imageshack.us/img831/4430/154bo.jpg)

(http://img823.imageshack.us/img823/7584/154ca.jpg)

Liên Xô là nước có nền nông nghiệp tiên tiến, nhiều ngành. Tuy điều kiện khí hậu rất không thuận lợi (phần lớn đất nông nghiệp nằm trong “những vùng trồng trọt mạo hiểm”), các nông trang tập thể và nông trường quốc doanh hầu như trong tất cả các vùng đều trồng ngũ cốc và phát triển ngành chăn nuôi, còn các nước công hòa miền nam trồng bông, chè, nho và chanh, cam.

(http://img689.imageshack.us/img689/7754/154dc.jpg)

(http://img524.imageshack.us/img524/3567/154e.jpg)

Năm 1980, sản lượng bông đạt tới gần 10 triệu tấn.

(http://img841.imageshack.us/img841/4391/155sg.jpg)

Tô-khơ-ta-khôn Kiếc-ghi-dơ-ba-ê-va, đại biểu Xô viết Tối cao Liên Xô,
thợ máy nông trường quốc doanh “Ma-lích” (U-dơ-bê-ki-xtan).

SẢN LƯỢNG NÔNG NGHIỆP (trung bình hàng năm, tỷ rúp)

1970: 100,4
1980: 123,7


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:29:36 pm
(http://img836.imageshack.us/img836/8117/156a.jpg)

Các viện sĩ, Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa được tặng giải thưởng Lê-nin và giải Nô-ben:
Ni-cô-lai Xê-mi-o-nốp, một trong những người sáng lập ngành vật lý hóa học.
Lép Lan-đao, nhà vật lý lý thuyết lỗi lạc.

(http://img841.imageshack.us/img841/8840/156bn.jpg)

(http://img686.imageshack.us/img686/828/156cu.jpg)

(http://img40.imageshack.us/img40/8263/157acb.jpg)

(http://img411.imageshack.us/img411/7307/157ca.jpg)

ĐÔI KHI NGƯỜI TA ĐÒI KHI LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC PHẢI XTHẤY TRƯỚC KẾT QUẢ THỰC TIỄN TRỰC ITẾP VÀ HOÀN TOÀN CỤ THỂ. NHƯNG ĐÓ LÀ QUAN ĐIỂM KHÔNG ĐÚNG DẪN TỚI CHỦ NGHĨA THỰC NGHIỆM HẸP HÒI VÀ GẠT RA NGOÀI CÁC CUỘC NGHIÊN CỨU NẾU KHÔNG THỰC HIỆN THÌ KHÔNG THỂ CÓ TIẾN BỘ HỌC. CHÚNG TA PHẢI BIẾT RÕ THIÊN NHIÊN, BIẾT THỰC CHẤT CỦA NÓ NHIỀU GẤP BỘI SO VỚI MỨC CHÚNG TA CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG THỜI ĐIỂM NHẤT ĐỊNH.

Viện sĩ Mxơ-ti-xláp KEN-ĐƯ-SƠ

(http://img842.imageshack.us/img842/6901/157bq.jpg)

Khoa học xô viết giữ địa vị dẫn đầu trên thế giới, không một ngành tri thức nào lại không có sự đóng góp đáng kể của các nhà bác học Liên Xô. Ngày nay những phương hướng chính đối với họ là đấu tranh cho sức khỏe của mọi người, tìm tòi những phương hướng hiệu nghiệm nhất để bảo đảm nhu cầu của nền kinh tế quốc dân về năng lượng.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:31:23 pm
(http://img215.imageshack.us/img215/2396/158al.jpg)

Xéc-gây Cô-rô-li-ốp, viện sĩ hai lần được tuyên dương Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa,
tổng công trình sư các hệ thống tên lửa vũ trụ đầu tiên, người sáng lập ngành du hành vũ trụ thực hành.

(http://img217.imageshack.us/img217/517/158bv.jpg)

Va-len-ti-na Tê-rê-scô-va, nữ du hành vũ trụ đầu tiên. Chị bay vào vũ trụ tháng 6-1963.

(http://img34.imageshack.us/img34/7373/158cn.jpg)

Ngày 12-4-1961. Nhà du hành vũ trụ đầu tiên I-u-ri Ga-ga-rin trong tàu “Phương Đông”.

(http://img257.imageshack.us/img257/3106/159a.jpg)

Sân bay vũ trụ Bai-cô-nua. Trước giờ khởi hành.

(http://img833.imageshack.us/img833/1600/159b.jpg)

Khởi hành!

Tính tới cuối năm 1982, hơn 60 nhà du hành vũ trụ Liên Xô đã bay vào vũ trụ, 10 người trong số họ bay vào vũ trụ ba lần. Các nhà du hành vũ trụ của các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa đã tham gia 9 chuyến bay.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:32:11 pm
(http://img294.imageshack.us/img294/6708/160jp.jpg)

Tất cả nam nữ thanh niên có bổn phận học hết bậc trung học (10 năm). Liên Xô có gần 45 triệu học sinh. Nhà nước tạo mọi điều kiện cần thiết cho học sinh nắm vững trí thức, thói quen lao động. Các lớp học, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập của hệ thống trường phổ thông được trang bị những dụng cụ hiện đại nhất. Các xí nghiệp công nghiệp, viện nghiên cứu khoa học giúp đỡ đáng kể cho nhà trường, góp phần phát triển sở thích của học sinh đối với các nghề sản xuất khác nhau và công tác nghiên cứu khoa học.


(http://img229.imageshack.us/img229/9626/161apk.jpg) (http://img266.imageshack.us/img266/3297/161by.jpg)

(http://img218.imageshack.us/img218/5272/161cm.jpg)

(http://img716.imageshack.us/img716/6241/161dvz.jpg)

(http://img153.imageshack.us/img153/7879/161eu.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:32:50 pm
(http://img687.imageshack.us/img687/1738/162ag.jpg) (http://img63.imageshack.us/img63/9769/162cy.jpg)

(http://img145.imageshack.us/img145/9181/162bx.jpg)

Giáo dục nghệ thuật cho thế hệ đang lớn lên là bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục tổng hợp ở Liên Xô. Các xưởng nghệ thuật và trường nhạc được thành lập cho các em trong mỗi thành phố, thị trấn, làng xóm. Các cán bộ giảng dạy lành nghề giới thiệu tới các em những nguyên lý của hhoa hội họa, đồ họa, điêu khắc, âm nhạc, múa. Hoàn toàn không nhất thiết là tất cả trẻ em đều sẽ hiến dâng đời mình cho nghệ thuật, nhưng những tri thức nhận được làm phong phú thêm thế giới tinh thần cho thiếu nhi.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:33:29 pm
(http://img197.imageshack.us/img197/5261/163ac.jpg)

Ở Liên Xô có gần 5 triệu sinh viên. Các trường đại học được thành lập trong tất cả các nước cộng hòa liên bang. Nam nữ thanh niên 134 nước đang học trong các trường đại học chuyên nghiệp và đại học tổng hợp Liên Xô. Ở Mát-xcơ-va có Trường đại học tổng hợp Hữu nghị giữa các dân tộc mang tên Pa-tơ-ri-xơ Lu-mem-ba dành cho thanh niên châu Phi, vùng Đông Nam Á, vùng Trung Cận Đông và châu Mỹ La-tinh.

(http://img841.imageshack.us/img841/9863/163b.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:35:04 pm
(http://img838.imageshack.us/img838/2548/164a.jpg)

Ve-rô-ni-ca Đa-đa-rô-va, nữ nghệ sĩ nhân dân Liên Xô, dàn nhạc trưởng và lãnh đạo
nghệ thuật chính của Dàn nhạc giao hưởng Nhà nước ở Mát-xcơ-va đang điều khiến dàn nhạc

(http://img824.imageshack.us/img824/6871/164bf.jpg)

Các nghệ sĩ nhân dân Liên Xô được tạng Giải thưởng Lê-nin và Giải thưởng Nhà nước diễn viên
múa chính của Nhà hát Lớn công nhân quốc gia: Ê-ca-tê-ri-na Mắc-xi-mô-va và Vla-đi-mia- Va-xi-li-ép.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:36:02 pm
CUỘC SỐNG LUÔN LUÔN ĐỀ RA TRƯỚC CÁC HỌA SĨ NHỮNG VẤ ĐỀ MỚI, NHỮNG NHIỆM VỤ MỚI. CHÚNG ĐÒI HỎI PHẢI SUY NGHĨSÂU SẮC VÀ THỂ HIỆN TRONG SÁNG TẠO… NHƯNG CON NGƯỜI, THẾ GIỚI TINH THẦN CỦA CON NGƯỜI, TƯ TƯỞNG, MƠ ƯỚC, CHÍ HƯỚNG CỦA CON NGƯỜI VẪN LÀ ĐỐI TrƯỢNG CHÍNH CỦA NGHỆ THUẬT NHƯ TRƯỚC ĐÂY. SỰ TÌM KIẾM CỦA NGƯỜI NGHỆ SĨ TRÊN HƯỚNG NÀY LÀ VÔ GIỚI HẠN.

Nhạc sĩ
Đmi-tơ-ri SÔ-XTA-CÔ-VÍCH

(http://img404.imageshack.us/img404/340/165a.jpg)

(http://img52.imageshack.us/img52/3654/165bb.jpg) (http://img98.imageshack.us/img98/8092/165c.jpg)

Ở Liên Xô có 42 nhà hát ca vũ kịch, 29 nhà hát kịch nhạc và tiểu kịch, 570 nhà hát kịch nói, trong đó 155 là nhà hát dành riêng cho thanh thiếu niên.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:37:01 pm
(http://img692.imageshack.us/img692/9094/166aq.jpg)

(http://img251.imageshack.us/img251/6978/166bw.jpg)

Ở Liên Xô có 1295 viện bảo tàng. Gần 49 triệu hiện vật lưu trữ trong các bảo tàng này. Từ những năm 60, các nhà bảo tàng nhân dân bắt đầu được thành lập theo những nguyên tắc xã hội. Ngày nay có hơn 3 nghìn nhà bảo tàng như thế.

(http://img230.imageshack.us/img230/6379/167abj.jpg)

25 triệu người Liên Xô tham gia các đội nghệ thuật không chuyên. Các đại hội liên hoan nghệ thuật không chuyên toàn quốc được tổ chức 5 năm một lần. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng ngày nay đã bắt đầu con đường vào nghệ thuật trong các đội không chuyên.

(http://img818.imageshack.us/img818/7898/167bu.jpg)

Hội ca hát là hoạt động nhân dân rất đại chúng trong các nước cộng hòa vùng Ban-tích. Tất cả các đội đồng ca không chuyên của các nước công hòa này đều tham gia đôi ca hát. Ngày hội kiết thúc bằng tiết mục biểu diễn của đội đồng ca đông hàng mấy nghìn người.

(http://img580.imageshack.us/img580/6905/167c.jpg)

Các đội nghệ thuật tạp hí ở Liên Xô mỗi ngày biểu diễn hàng trăm buổi trong các câu lạc bộ, cung văn hóa, phòng biểu diễn âm nhạc và nhiều khi ngay trong các phân xưởng nhà máy, trên công trường và ngoài cánh đồng.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:37:43 pm
(http://img266.imageshack.us/img266/5301/168ad.jpg)

Hơn 14 triệu trẻ em Liên Xô được trông nom trong các vườn trẻ và nhà trẻ. Tính trung bình, việc nuôi giữ một trẻ em trong vườn trẻ và nhà trẻ mỗi năm tốn kém 520 rúp. Nhưng cha mẹ các em chỉ phải trả khoảng 15-20 phần trăm số tiền đó, còn lại do Nhà nước và công đoàn chịu. Trong kế hoạch năm năm lần thứ 11, Nhà nước sẽ tăng thêm tiền trợ cấp ăn uống, còn đóng góp của cha mẹ các em vẫn giữ nguyên mức cũ.

(http://img46.imageshack.us/img46/1966/168bh.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:38:20 pm
(http://img259.imageshack.us/img259/48/169a.jpg) (http://img375.imageshack.us/img375/6959/169b.jpg)

Mọi giúp đỡ y tế ở Liên Xô đều không phải trả tiền, kể cả điều trị lâu ngày trong bệnh viện và qua ca mổ phức tạp. Đồng thời, người bệnh được trả tới 100 phần trăm mức lương trung bình hàng tháng. Nếu gặp tai họa, bác sĩ sẽ đến ngay tận nhà, tới phân xưởng nhà máy và cánh đồng. Còn đường lối chung của ngành y Liên Xô là phòng bệnh.

(http://img198.imageshack.us/img198/6185/169cd.jpg)

Số bác sĩ tăng từ 834 nghìn trong năm 1975 lên 1 triệu người năm 1980. Ngày nay ở Liên Xô cứ 10 nghìn người dân có 37 bác sĩ. Các bệnh viên có cả thảy 3,3 triệu giường, tức là cứ 10 nghìn người có 125 giường. Mạng lưới nhà an dưỡng được mở rộng.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:38:54 pm
(http://img687.imageshack.us/img687/439/170ac.jpg) (http://img214.imageshack.us/img214/3648/170c.jpg)

Hơn một nửa dân cư lao động trong nước nghỉ phép trong các nhà an dưỡng và nhà nghỉ của công đoàn. Thường thì công nhân và viên chức chỉ phải trả 30 pầhn trăm tiền vé đi nghỉ, có một số vé được cấp không. Thời gian nghỉ phép có trả lương tính trung bình là 20 ngày, nhưng có những hạng lao động được nghỉ phép có trả lương tới 48 ngày.

(http://img580.imageshack.us/img580/9646/170bt.jpg)

CÁC QUỸ TIÊU DÙNG XÃ HỘI (tỷ rúp)

1970: 63,9
1980: 116,5

Tiền quỹ này dùng để cải thiện điều kiện sống của người lao động, bảo vệ sức khỏe, giáo dục trẻ em, bảo trợ xã hội.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:39:21 pm
(http://img404.imageshack.us/img404/6783/171ar.jpg)

Đại hội O-lim-pích 80 ở Mát-xcơ-va đã ghi một trang chói lọi trong lịch sử phong trào O-lim-pích ngày nay. Gần 6 nghìn vận động viên điền kinh của 81 nước tham gia Đại hội. Vận động viên thể thao của 36 nước đã giật giải. Huy chương của Đại hội O-lim-pích Mát-xcơ-va đã tỏa đi khắp năm châu. 36 kỷ lục thế giới và 74 kỷ lục Đại hội O-lim-pích mới đã được lập trên các vũ đài thể thao ở Mát-xcơ-va và các thành phố khác ở Liên Xô. Hàng trăm thành tích lục địa và quốc gia đã được nâng cao trong Đại hội O-lim-pích này.

Các vận động viên thể thao Liên Xô được tặng 80 huy chương vàng, 69 huy chương bạc và 46 huy chương đồng.


(http://img687.imageshack.us/img687/2728/171by.jpg)


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:40:29 pm
(http://img508.imageshack.us/img508/5675/172ur.jpg)

Mát-xcơ-va, ngày 23-2-1981. Cung Đại hội điện Crem-li. Đại hội lân thứ 26 Đảng Cộng sản Liên Xô.
Đồng chí L.I. Brê-giơ-nép, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô,
đọc báo báo hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Năm 1981, Đảng Cộng sản Liên Xô có 17 triệu 500 nghìn đảng viên, trong đó: công nhân - 43,4 phần trăm, nông trang viên tập thể - 12,8 phần trăm đại diện trí thức - 43,8 phần trăm. Trong số 5002 đại biểu đại hội lần thứ 26 Đảng Cộng sản Liên Xô có 3572 đại biểu (71,4 phần trăm) được bầu đi dự Đại hội lần đầu. Đaị biểu nữ - 1329 người (26,6 phần trăm). Trong Đại hội có đại diện của 66 dân tộc lớn nhỏ ở Liên Xô. Các đại biểu có trình độ đại học, chưa học hết đại học và trung học chiếm 94 phần trăm, 498 đại biểu là tiến sĩ và phó tiến sĩ khoa học.

(http://img225.imageshack.us/img225/9631/173ax.jpg)

Phòng họp Đại hội lần thứ 26 Đảng Cộng sản Liên Xô.

(http://img267.imageshack.us/img267/6947/173b.jpg)

Đại biểu Đại hội Tê-ren-ti Man-xép, hai lần Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa,
nhà trồng trọt của nông trang tập thể “Di huấn Lê-nin”, tỉnh Cuốc-gan.


Tiêu đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh
Gửi bởi: macbupda trong 15 Tháng Mười, 2010, 08:41:54 pm
(http://img196.imageshack.us/img196/3227/174am.jpg)

Hen-xin-ki, năm 1975, Trong phòng họp Hội nghị an ninh và hợp tác châu Âu.

(http://img148.imageshack.us/img148/6339/174bl.jpg)

Mát-xcơ-va, năm 1977, Hội nghị các lực lượng hòa bình thế giới. Trong phòng phòng.

(http://img232.imageshack.us/img232/5540/174ck.jpg)

Mát-xcơ-va, năm 1973, Đại hội các lực lượng hòa bình thế giới. Trong giờ phút nghỉ giải lao, Giáo chủ
Mát-xcơ-va và toàn Nga Pi-men nói chuyện với viện sĩ Ni-cô-lai Blê-khin, nhà giải phẫu ung thư học.

(http://img580.imageshack.us/img580/8158/175b.jpg)

LIÊN XÔ, MỘT NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VĨ ĐẠI, HOÀN TOÀN NHẬN THỨC ĐƯỢC TRÁCH NHIỆM CỦA MÌNH TRƯỚC CÁC DÂN TỘC TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ CỦNG CỐ HÒA BÌNH. CHÚNG TA SẴN SÀNG HỢP TẠC HÒA BÌNH ĐÔI BÊN CÙNG CÓ LỢI VỚI CÁC NHÀ NƯỚC CỦA TẤT CẢ CÁC LỤC ĐỊA. CHÚNG TA CHỦ TRƯƠNG GIẢI QUYẾT HÒA BÌNH TẤT CẢ CÁC VẤN ĐỀ TRANH CHẤP QUỐC TẾ BẰNG CÁC CUỘC THƯƠNG LƯỢNG NGHIÊM TÚC, BÌNH ĐẲNG VÀ XÂY DỰNG. LIÊN XÔ SẼ PHỐI HỢP HOÀN TOÀN VỚI TẤT CẢ CÁC NƯỚC ĐANG SẴN SÀNG BẰNG HÀNH ĐỘNG THỰC TẾ LÀM GIẢM BỚT SỰ CĂNG THẲNG QUỐC TẾ, TẠO RA TRÊN THẾ GIỚI BẦU KHÔNG KHÍ TIN CẬY.

Côn-xtan-tin TSÉC-NEN-CÔ
Tổng Bí thư Bản Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Liên Xô.