Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:42:25 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh  (Đọc 78370 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 08:50:23 pm »

***

Để tìm hiểu tại sao như vậy, chúng tôi xin tổng kết sơ qua về những điều đã nói ở trên và nêu lên những đặc điểu chung của tình hình đất nước năm 1914.

Trong số 170 triệu người sống trên lãnh thổ nước Nga hồi đó, ở phần đất thuộc châu Âu (diện tích: 5,4 triệu ki-lô-mét vuông) có 136 triệu người. Phần đất đai nay tập trung những vùng công nghiệp lớn chủ yếu (về trình độ sản xuất công nghiệp hồi đó, nước Nga giữ vị trí thứ 5 trên thế giới, sau Mỹ, Anh, Đức và Pháp, nhưng vượt lên nước Nhật), phần lớn các tuyến đường sắt, các trung tâm văn hóa chính.

Phía đông dãy U-ran có diện tích 17 triệu ki-lô-mét vuông, nhưng chỉ có hơn 33 triệu người sinh sống. Những người dân di cư từ các nơi khác tới đây chủ yếu làm nghề trồng trọt, còn các dân tộc gốc địa phương (Ca-dắc, I-a-cu-ti, Bu-ri-a-ti) về cản bản đại diện cho những bộ lạc du mục. Như vậy, nước Nga bao gồm các vùng có trình độ phát triển tư bản chủ nghĩa cao và những vùng thuộc địa và nửa thuộc địa lạc hậu về mặt chính trị và kinh tế.

Nước Nga là nơi tập trung các mâu thuẫn của thời đại đế quốc chủ nghĩa, một mô hình thế giới thu nhỏ hồi đó. Có thể tóm tắt như vậy về tình hình đất nước rộng ốn có nheièu dân tộc khi trung tâm cách mạng thế giới chuyển dịch tới đây.

Ở nước Nga cũng đã hình thành một lực lượng xã hội có sức đánh đổ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đó là liên minh của giai cấp vô sản với quân chúng nông dân, đứng đầu là Đảng Cộng sản bôn-sê-vích do Lê-nin sáng lập.

Cuối cùng, trong nước đã xuất hiện những tiền đề văn hóa - lịch sử để chuyển sang chế độ mới.

Nửa cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nền khoa học Nga đã thu được những thành tựu sản xuất trong hàng loạt phương hướng chủ đạo. Ví dụ, những công trình nghiên cứu của trường phái toán học Páp-nu-ti Tsê-bư-sép, của các nhà cơ học Mát-xcơ-va do “thủy tổ ngành hàng không Nga” Ni-cô-lai Giu-cốp-xki dẫn đầu và nghiên cứu của Đmi-tơ-ri Mê-đê-lê-ép phát hiện ra định luật tuần hoàn của các nguyên tố hóa học đã nổi tiếng khắp thế giới. Các thí nghiệm của I-van Xec-stse-nốp và I-va Páp-lốp có tác dụng đẩy mạnh học thuyết về hoạt động thần kinh cao cấp của người và động vật. Nhà bác học Cli-men Ti-mi-ri-a-dép đã thu được những thành tích tuyệt vời trong việc phát hiện thực chất của quá trình quang hợp.

Trong số các nhà bác học có đóng góp lớn trong lĩnh vực sử học, triết học, luật học và kinh tế học, vai trò kiệt xuất thuộc về Vla-đi-mia Lê-nin. Các tác phẩm và bài viết của Người về những vấn đề kinh tế và xã hội, trong đó có uốn “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Nga” (năm 1899), đã phân tích sâu sắc quá trình phát triển chủ nghã tư bản trong nước. Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” (năm 1909) là giai đoạn nổi bật tron lịch sử triết học. “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa tư bản” (năm 1916) trở thành tác phẩm cơ bản trong sự phát triển khoa học kinh tế xã hội mác-xít thế giới.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #41 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 08:51:03 pm »


Ni-cô-lai Giu-cốp-xki, nhà nghiên cứu lớn nhất trong lĩnh vực khí đọng học và máy bay.
Cuốn sách của ông "Những nguyên lý về bay trong không khí".


Đmi-tơ-ri Men-đê-lê-ép, người phát hiện định luận tuần hoàn
của các nguyên tố hóa học. Bên phải: một góc bảng Men-đê-lê-ép.


Páp-nu-ti Tsê-bư-sép, nhà toán học Nga lỗi lạc.


I-van Páp-lốp, nhà sinh lý học lớn.


"Sự phát triển chủ nghĩa tư bảno ở nước Nga" (1899).
Trong tác phẩm này, Lê-nin đã lập luận về vai trò lãnh đạo của giai cấp vô sản
trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga lần thứ nhất".
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười, 2010, 09:01:18 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #42 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 08:51:47 pm »

Thời kỳ đó, văn học và nghệ thuật Nga có đại diện các phương hướng và trường phái khác nhau làm phong phú thêm kho tàng văn học thế giới. Chủ nghĩa hiện thực đã thể hiện đặc biệt rõ trong tác phẩm của các nhà văn lớn Nga Lép Tôn-xtôi và I-van Tuốc-ghe-nép, Phê-đo Đô-xtô-ép-xki và An-tôn Tsê-khốp, Vla-đi-mai Cô-rô-len-cô và Mắc-xin Goóc-ki, Ni-cô-lai Nê-cra-xốp đã dẫn đầu nền thơ ca trong những năm 60 và 70 thế kỷ 19. Giữa hia thế kỷ, thơ của A-lếch-xan-đrơ Blốc xoay quay đề tài: nhân dân, trí thức, cách mạng. Trong bầu không khí dông tố của đầu thế kỷ5 20, một phương hướng lãng mạn cách mạng được hình thành. Linh cảm về những chuyển biến lớn đang đến được phản  ánh một cách hình tượng và rõ nét trong phương hướng này. Nghệ thuật suy đồi tôn thời chủ nghĩa cá nhân, “tự thần thánh hóa”, nghệ thuật vị nghệ thuật xa rời các đề tài xã hội cũng xuất hiện. Những trào lưu này đã tăng cường sau thất bại của cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất, nhưng trong những năm 1909-1910, khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của một cao trào mới, các trào lưu mới đây còn rất “mốt” bắt đầu khủng hoảng.


Các nhà van lỗi lạc của nước Nga:
Ni-cô-lai Nê-cra-xốp, I-van Tuốc-ghê-nép,
Phê-đo Đô-xtôi-ép-xki, Lép Tôn-xtôi,
An-tôn Tsê-khốp, Alếch-xan-đrơ Blốc.

Nửa cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 là thời gian xuất hiện rộng các truyền thống của Mi-kha-in Glin-ca, nhạc sĩ có những tác phẩm mang tính nhạc dân tộc sâu sắc nhưng cũng phản ánh những thành tựu cao nhất của nền văn hóa châu Âu. Những nét này cũng đặc trưng cho cácnhạc sĩ “nhóm hùng vĩ” (Mô-đe-xtơ Mu-xoóc-xki, A-lếch-xan-đrơ Bô-rô-đin, Ni-cô-lai Rim-xki - Coóc-xa-cốp) và Pi-ốt Tsai-cốp-xki, người đã để lại di sản có ảnh hưởng lớn tới các nhạc sĩ lỗi lạc Xéc-gây Tsa-nê-ép, Xéc-gây Rắc-ma-ni-nốp và A-lếch-xan-đrơ Gla-du-nốp. Các đề tài trữ tình của cuộc đấu tranh cách mạng lộ rõ trong sáng tác của Alếch-xan-đrơ- Xcri-abin.

Những năm đó cũng đã hình thành nghệ thuật nhạc sân khấu mới (các ca kịch trữ tình - bi thảm của Tsai-cốp-xki, nhạc kịch dân tộc của Mu-xoóc-xki, ca kịch thần thoại của Rim-xki Coóc-xa-cốp). Những đặc điểm của trường phái thanh nhạch Nga đã bộc lộ rõ nhất trong các nghệ sĩ Phê-đo- Sa-li-a-pin, An-tô-ni-na Nê-giơ-đa-nô-va, Lê-ô-nít Xô-bi-nốp, A-lếch-xan-đrơ Goóc-xki, Mi-kha-in Phô-kin dựng những vũ kịch man tính chất thời đại trong lịch sử vũ ba-lê.

Những sân khấu giữ truyền thống hiện thực chủ nghĩa - nhà hát Nhỏ trung thành với các vở kịch của A-lếch-xan-đrơ O-xtơ-rốp-xki và những bài hát Nghệ thuật do Côn-xtan-tin X-ta-ni-xláp-xki và Vla-đi-mia Nê-mi-rô-vích - Đan-tsen-cô sáng lập là cả một thời đại nghệ thuật sân khấu.

Lịch sử hội họa cuối thế kỷ 19 mở đầu bằng cuộc đấu tranh công khai của các họa sĩ trẻ do I-van Cram-xôi dẫn đầu chống tính chất bảo thủ của Viện hàm lâm hội họa. Phong trào này đã dẫn tới việc thành lập Hội triển lmã tranh lưu động (năm 1870). Sáng tác của các họa sĩ “triển lãm tranh lưu động” (I-li-a Rê-pin, Ni-cô-lia I-a-rô-sen-cô, Va-xi-li Pe-rốp, Va-xi-li Xu-ri-cốp, Vích-to Va-xne-xốp) đi sâu vào đời sống của nhân dân và phong cảnh quê hương hco tới ngày nay vẫn là kho châu báu của Bảo tàng Tơ-rê-chi-a-cốp ở Mát-xcơ-va một “ga-lơ-ri” mang tên người sáng lập Pa-ven Tơ-rê-chi-a-cốp.


Các nhạc sĩ lỗi lạc của nước Nga:
Pi-ốt Tsai-cốp-xki, Ni-cô-lai Rim-xki - Coóc-xa-cốp,
A-lếch-xan-đrơ Bô-rô-đin, Mô-đe-xtơ Mu-xoóc-xki,
Xéc-gây Rắc-mani-nốp, A-lếch-xan-đrơ Xcri-a-bin.

Trên cơ sở hiện thực chủ nghĩa đã nảy nở những họa sĩ tài hoa như: Va-len-tin Xe-rốp, người đã để lại cả một “ga-lơ-ri” tuyệt vời giới thiệu chân dung những người cùng thời; I-xa-ắc Lê-vi-tan, họa sĩ vẽ tranh phong cảnh không ai sánh bì; Côn-xtan-tin Cô-rô-vin, người đã làm được nhiều trong lĩnh vực nghệ thuật trang trí; Mi-kha-in Vru-ben và Ni-cô-lai Rê-ri-khơ, với những bức tranh nổi bật những giải pháp bố cục bất ngờ về hình thượng và những màu sắc không lặp lại.

Nước Nga đã có đóng góp rất to lớn vào kho tàng văn hóa thế giới đầu thế kỷ 20. Đồng thời, trong nước đã tồn tại mâu thuẫn gay gắt giữa những thành tựu khoa học, văn hóa và cuộc sống tăm tối, dốt nát của quần chúng nhân dân. Ngay từ nửa đầu thế kỷ 19, cac nhà hoạt động xã hội tiên tiến đã thấy rõ những hậu quả tai hại của hố sâu ngăn cách này không những đối với nhân dân, mà còn đối với cả nền văn hóa nữa. Đầu thế kỷ 20, các đại diện xuất sắc của nhân dân, trước hết là giai cấp vô sản đang thèm khát tri thức và văn hóa, cũng đã thấy rõ tính chất tai hại của sự ngăn cách này. Đó cũng là một nhân tố thôi thúc họ đấu tranh chống chế độ bóc lột.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười, 2010, 09:05:48 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 08:52:23 pm »


"Nữ đại quý tộc Mô-đô-va". Tranh của Va-xi-li Xu-ri-cốp.


"Các lực sĩ". Tranh của Vích-to Va-xnét-xốp.


Chân dung Phê-đo Sa-li-a-gin. Tranh của Bô-rít Cu-xtô-đi-ép.

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười, 2010, 09:08:04 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #44 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 08:52:59 pm »

***

Mùa hè năm 1914, các giới đế quốc cầm quyền các nước chủ chốt ở châu Âu đã gây ra chiến tranh thế giới. Nước Nga sa hoàng cũng đứng về khói Đồng minh (liên minh quân sự - chiến lược giữa Anh và Pháp chống Đức và Áo - Hung) tham gia cuộc chiến tranh này. Các đảng dân chủ - xã hội châu Âu đã bào chữa cho cuộc chiến tranh xâm lược của chính phủ mình. Dưới lá cờ “bảo vệ tổ quốc”, những người men-sê-vích và những người xã hội - cách mạng đã liên minh với giai cấp tư sản Nga. Chỉ có những người bôn-sê-vích - lê-ni-nít giữ lập trường triệt để của những người cách mạng quốc tế chủ nghĩa.

Những tháng đầu tham gia chiến tranh, nước Nga đã thua trận ở Đông Phổ, tuy có chiếm được vùng Ga-lít-xi-a, nhưng tới năm sau lại mất hầu hết đất đai Ga-lít-xi-a, Ba lan, một phần đất đai vùng Ban-tích và Bê-lô-ru-xi-a. Mùa hè năm 1916, quân đội Nga dưới quyền chỉ huy của A-lếch-xây Bru-xi-lóp đã chiếm Bu-cô-vi-na và vùng Tây Ga-lít-xi-a, buộc quân đội Áo - Hung phải lùi tới những đèo ngang trong vùng núi Các-pát. Ở mặt trận Cáp-ca-dơ, quân Nga đã thắng lớn trong các trận chống quân Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng bước ngoắt lớn trong chiến tranh vẫn không diễn ra. Nước Nga sa hoàng phải chuẩn bị đối phó với những diễn biến mới của cuộc chiến tranh, không chỉ ở tiền tuyến mà cả ở hậu phương: sản xuất vũ khí, quân tran tới giữa năm 1916 đạt mức tối đa đã làm ngăn giữ sự phát triển các nành công nghiệp và giao thông vận tải dân sự. Trong nước thiếu lương thực gay gắt: cuộc khủng hoảng này biểu lộ rõ tính chất vô tổ chức và sự nghèo nàn của toàn bộ đời sống kinh tế nước Nga.

Quần chúng la động ngày càng tỏ thái độ bất bình. Tháng 10-1916, chỉ riêng ở Pê-tơ-rô-grát (từ đầu chiến tranh thế giới, Pê-téc-bua được đổi tên như thế) đã có 250 nghìn người tham gia bãi công. Chính mùa hè năm đó đã nổ ra cuộc khởi nghĩa nhân dân ở vùng Trung Á và Ca-dắc-xtan, các cuộc chống đối của nông dân tăng thêm. Phong trào quần chúng chống chiến tranh và chống chế độ sa hoàng đã lan rộng sa cả các đơn vị quân đội: ngoài mặt trận, binh lính chối từ tấn công, có nhiều trường hợp lính Nga và lính Đức cùng phản chiến và đoàn kết với nhau.

Đất nước lại đứng trước cuộc cách mạng mới. Cuộc cách mạng này nổ ra ngày 23-2 (tức là ngày 8-3 lịch mới) năm 1917. Bãi công của công nhân nhà máy Pu-ti-lốp lớn nhất ở Pê-tơ-rô-grát đã được hàng nghìn công nhân các nhà máy khác ủng hộ. Chiều hôm đó, những người biểu tình xuất hiện trên đại lộ Nép-xki, đường phố chính cả thủ đô. Sinh viên và viên chức đoàn kết với họ. Ngày 25-2, cuộc tổng bãi công bắt đầu. Sáng 26-2, binh lính ngả về phía quần chúng khởi nghĩa. Ngày hôm sau, Xô viết đại biểu công nhân và binh sĩ Pê-tơ-rô-grát họp trong cung điện Ta-vri. Nhưng vì thời gian đó nhiều cán bộ lãnh đạo của Đảng bôn-sê-vích còn ở nước ngoài, trong tù và nơi đi đày, cho nên đại diện các đảng tiểu tư sản đã nắm quyền lãnh đạo Xô viết. Đường lối của họ được xác định theo sơ đồ cũ: “chính quyền thay thế chế độ sa hoàng phải là chính quyền tư sản”.

Đêm 27 rạng ngày 28-2, việc thành lập Ủy ban lâm thời của Đu-ma Nhà nước được công bố chính thức. Đại diện của tất cả các phái trong Đu-ma, trong đó có những ngwì xã hội - cách mạng và men-sê-vích (chỉ trừ các phái cực hữu) đã tham gia Ủy ban này. Ban lãnh đạo Xô viết do những phần từ men-sê-vích và xã hội - cách mạng  nắm giữ đã nhường quyền thành lập chính phủ cho Ủy ban lâm thời và chỉ giữ lại quyền “kiểm  soát” chính sách mà họ đưa ra. Ngày 2-3, Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập. Đêm mồng 2 rạng ngày 3-3, trước các sự kiện biến diễn, sa hoàng Ni-cô-lai II phải tuyên bố thoái vị. Cuộc cách mạng nhân dân đã thắng.

Ngày 27-3-1917, Lê-nin rời Thụy Sĩ là nơi Người sống từ năm 1914 để tránh sự truy nã của chính quyền sa hoàng, và trở về nước để lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #45 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 08:53:33 pm »


Chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Lính Nga trong chiến hào.


Mát-xcơ-va, dầu năm 1917. Xếp hàng mua thực phẩm.


Pê-tơ-rô-grát trong những ngày cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai.


Binh lính hân hoan trước sự sụp đổ của chế độ chuyên quyền.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười, 2010, 09:16:30 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #46 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2010, 06:56:09 am »

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #47 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2010, 06:57:21 am »

Cách mạng tháng Hai năm 1917 lật đổ chế độ sa hoàng đã tạo nên một tình huống chưa từng thấy trong lịch sử thế giới, tình huốn này được Lê-nin xác định là chế độ hai chính quyền song song: trên hình thức, Chính phủ lâm thời tư sản nắm giữ quyền lực nhà nước, nhưng quần chúng nhân dân làm cách mạng đã thành lập các cơ quan quyền lực riêng - Xô viết đại biểu công nhân và binh lính.

Những người xã hội - cách mạng và men-sê-vích cho rằng cuộc cách mạng tư sản đã kết thúc, nhưng đất nước chưa chín muồi một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do đó đã hành động thỏa hiệp với giai cấp tư sản, thu hẹp ảnh hưởng của cách mạng và thủ tiêu các Xô viết. Còn những người bôn-sê-vích đã kiên nhẫn chứng minh một cách hết sức rõ tính chất phản cách mạng của chính phủ lâm thời, báo trước rằng giai cấp tư sản sẽ không đem lại cho quần chúng nhân dân hòa bình, ruộng đất lẫn chế độ nhà nước dân chủ. Họ đã kêu gọi giai cấp vô sản và đồng minh của giai cấp đó là nông dân phải phát triển cuộc cách mạng.

Tối 3-4, Vla-đi-mia I-lích Lê-nin trở về Pê-tơ-rô-grát. Tại quảng trường ga Phần Lan, Lê-nin đã đứng trên xe bọc thép phát biểu trước công nhân, thủy thủ và binh lính cách mạng ra ga đón Người, trình bày những luận điểm cơ bản trong cương lĩnh được ghi vào lịch sử là Luận cương tháng Tư. Thưc chất của luận cương đó tóm tắt trong khẩu hiệu: “Tất cả chính quyền thuộc về các Xô viết!”. Trong tình hình đó, khẩu hiệu này là lời kêu gọi tiếp tục cuộc cách mạng, tức là phải thủ tiêu chế độ hai chính quyền song song vì lợi ích của các Xô viết và chuyển cuộc đấu tranh cách mạng từ giai đoạn dân chủ tư sản sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa. Cả hai nhiệm vụ này đều có thể giải quyết bằng con đường hòa bình, bời vì thời gian đó các Xô viết là lực lượng mạnh.


Pê-tơ-rô-grát, ngày 4-4-1917, Vla-đi-mia I-lích Lê-nin phát biểu trước những người tham gia
Hội nghị toàn Nga các Xô viết đại biểu công nhân và binh lính họp trong Cung La-vri.

Luận cương tháng Tư của Lê-nin đã được đưa ra bàn luận và thông qua tại Hội nghị toàn Nga lần thứ bảy của những người bôn-sê-vích. Khi đó kẻ thù cũng bắt đầu điên cuồng chống lại Lê-nin và những người ủng hộ Lê-nin. Những người Men-sê-vích và xã hội - cách mạng đã ngả về phe tư sản. Tình hình đó cho phép Chính phủ lâm thời chuẩn bị tấn công địch ngoài mặt trận. Cuộc tấn công này mở đầu ngày 18-6 nhưng nhanh chóng bị thất bại. Kết quả là ảnh hưởng của những người bôn-sê-vích tăng thêm trong quần chúng. Ngày 3-7, một đoàn biểu tình mang tính chất hòa bình của công nhân và nông dân kéo tới khu trung tâm của Pê-tơ-rô-grát dưới khẩu hiệu “Tât cả chính quyền thuộc về các Xô viết!”. Thủ lĩnh các đảng thỏa hiệp khi đó tán thành Chính phủ lâm thời gây vụ nổ súng đàn áp những người biểu tình không có vũ khí trong tay.

Chế độ hai chính quyền song song kết thúc có lợi cho giai cấp tư sản. Chính phủ lâm thời ra lệnh bắt Lê-nin. Người buộc phải lùi vào hoạt động bí mật lần cuối cùng kéo dài 112 ngày.


Tháng 8-1917, Lê-nin sống ở Ra-dơ-líp (gần biên giới Phần Lan)
tránh sự truy lùng của cảnh sát Chính phủ lâm thời.

Nhưng thắng lợi của giai cấp tư sản lần này là lần cuối cùng, trước khi giai cấp thống trị này bị đánh bại và tiêu diệt. Trong tháng 7 và tháng 8, phương hướng hoạt động của Đảng bôn-sê-vích đã thay đổi hẳn: theo đề nghị của Lê-nin, Đại hồi lần thứ 6 của Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội (bôn-sê-vích) Nga đã thông qua đường lối khởi nghĩa vũ trang, nhấn mạnh rằng “cao trào mới không tránh khỏi của cuộc cách mạng Nga sẽ đưa công nhân và những nông dân nghèo nhất lên nắm chính quyền trước khi cách mạng trong các nước tư bản phương Tây nổ ra”.

Cao trào mới này bắt đầu vào mùa thu năm 1917. Chống lại âm mưu của giai cấp tư sản định thiết lập nền chuyên chính quân sự công khai ở Nga, công nhân Pê-tơ-rô-grát đã cầm vũ khí trong tay nổi dậy. Các đơn vị quân đội ở thủ đô ủng hộ họ. Những người bôn-sê-vích đã dẫn đầu quần chúng cách mạng. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của những người bôn-sê-vích, cuộc phiến loạn phản cách mạng của tướng Coóc-ni-lốp đã bị dẹp tan. Đảng của Lê-nin có uy tín hết sức lớn. Những người bôn-sê-vích bắt đầu nắm giữ các Xô viết. Trong điều kiện bị thủ lĩnh các đảng thỏa hiệp nắm quyền lãnh đạo, các Xô viết đã nhân nhượng giai cấp tư sản. Nhưng bây giờ chúng biến thành lực lượng đấu tranh trực tiếp chống giai cấp tư sản. Ngày 31-8, Xô viết đại biểu công nhân và binh lính Pê-tơ-rô-grát đã thông qua nghị quyết của những người bôn-sê-vích, đưa vào nghị quyết này những yêu sách mang tính cương lĩnh: hòa bình, ruộng đất, kiểm tra của công nhân đối với nền sản xuất. Vài ngày sau, Xô viết Mát-xcơ-va cũng thông qua một nghị quyết tương tự.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười, 2010, 07:02:42 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #48 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2010, 06:58:05 am »

Để không bị mất hẳn lòng tin của quần chúng, các thủ lĩnh của đảng men-sê-vích và đảng xã hội - cách mạng đã từ chối tham gia chính phủ mới cùng với bọn dân chủ lập hiến. Do đó tạm thời lại xuất hiện khả năng hòa bình chuyển chính quyền trong tay các Xô viết. Lê-nin cũng đề nghị ngay với các thủ lính men-sê-vích và xã hội - cách mạng phải cắt đứt liên minh với giai cấp tư sản và thành lập mau chóng một chính phủ chịu trách nhiệm trước các Xô viết. Lê-nin nhấn mạnh rằng tự do cổ động và thực hiện ngay tức khắc các nguyên tắc của chế dộ dân chủ trong cuộc bầu lại Xô viết sắp được tổ chức trong lần hoạt động theo chức năng của các Xô viết sẽ hoàn toàn có thể bảo đảm sự phát triển cách mạng một cách hòa bình, chuyển một cách hòa bình chính quyền sang tay giai cấp công nhân.

“Có thể điều đó không thực hiện nổi? - Lê-nin đặt câu hỏi. - Có thể là như vậy. Nhưng thậm chí nếu có một cơ hội trong số 100, thì vẫn nên lợi dụng khả năng đó”.

Lê-nin đã hành động như vậy. Người đã hành động, đồng thời triệt để chấp hành các nguyên tắc dân chủ và kêu gọi phải tiếp tục phát triển, thực hiện những nguyên tắc đó.

Còn những người men-sê-vích và xã hội - cách mạng trong hoàn cảnh đó đã giữ thái độ như sau: ngụy trang bằng những câu sáo rỗng về việc phải đoàn kết “tất cả các lực lượng sinh động” trong nước, rằng “nếu chuyển toàn bộ chính quyền cho các Xô viết, thì sẽ có tội đối với cách mạng”, họ bắt đầu tấn công các Xô viết. Thay cho đại hội các Xô viết, họ triệu tập cái gọi là “hội nghị dân chủ toàn Nga” và mời đại diện của các tổ chức của tư sản - địa chủ - hội đồng địa phương và hội đồng tự quản thành phố của bọn phản cách mạng tham gia hội nghị, bày ra những lý do giả dối khác nhau để giảm số ghế đại diện các Xô viết, các ủy ban nhà máy công xưởng và công đoàn. Hội nghị này đã bầu cái gọi là Xô viết lâm thời của nước Công hòa, hoặc Tiền nghị viện, trong đó có cả các đại diện của giai cấp tư sản. Thực tế bọn thỏa hiệp đã rời bỏ lập trường của các Xô viết. Quần chúng nhân dân đã ngả hẳn sang hàng ngũ những người bôn-sê-vích. Trong những ngày đó, Lê-nin đã viết thư cho các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Công nhân Dân chủ xã hội (b) Nga như sau:

“Trong quân đội, trong nông dân và trong công nhân, tâm trạng bất mãn, tức giận và căm phẫn đang tăng lên. Khối “liên hiệp” của bọn xã hội chủ nghĩa - cách mạng với bọn men-sê-vích và giai cấp tư sản, thì hứa đủ mọi điều nhưng không giữ một lời nào cả, đang làm cho quần chúng bực tức, làm cho họ tỉnh mắt ra và đẩy họ đi đến khởi nghĩa”.

Đầu tháng 10, Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát và trực tiếp chỉ đạo công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang.

“Muốn thắng lợi, - Vla-đi-mia I-lích nhấn mạnh, - khởi nghĩa không được dựa vào một cuộc âm mưu, một chính đảng mà phải dựa vào giai cấp tiên phong. Đó là điểm thứ nhất. Khởi nghĩa phải dựa vào cao trào cách mạng của nhân dân. Đó là điểm thứ hai. Khởi nghĩa phải dựa vào một bước ngoặt trong lịch sử của một cuộc cách mạng đang lên, khi mà tính tích cực của những bộ phận tiên tiến trong nhân dân lên cao hơn cả, khi mà những dao động trong hàng ngũ địch và trong hàng ngũ những người bạn mềm yếu, lừng chừng và không kiên quyết của cách mạng, mạnh hơn cả. Đó là điểm thứ ba”.

Các lực lượng phản cách mạng đã tập trung ở khu trung tâm của Pê-tơ-rô-grát: Chính phủ lâm thời đóng trong Cung điện Mùa Đông, bộ tổng tham mưu quân khu Pê-tơ-rô-grát và Bộ tham mưu Hải quân đóng ở bên cạnh. Còn bộ tham mưu cách mạng đặt trong Viện Xmôn-nưi (khu ngoại) ở phía đông thành phố, trên bờ trái sông Nê-va). Ở đây có Ủy ban quân sự cách mạng, Xô viết đại biểu công nhân và binh lính Pê-tơ-rô-grát, trung tâm Đảng chỉ đạo cuộc khởi nghĩa.

Cách mạng có ba lực lượng chiến đấu chính: các đội cận vệ đỏ (công nhân vũ trang) giữ khu trung tâm thành phố từ phía bắc, phía đông và phía nam; các đơn vị quân đội đóng ở Pê-tơ-rô-grát ngả về phía cách mạng tạo thành tuyến vòng cung thứ hai bên trong, còn khi nhận được lệnh đầu tiên của Ủy ban quân sự cách mạng, các tàu chiến thuộc hạm đội Ban-tích từ hướng tây sẽ tiến vào cửa sông Nê-va.

“Bao vây và cô lập Pê-tơ-rô-grát, chiếm lấy Pê-tơ-rô-grát bằng cách tấn công phối hợp giữa hạm đội, công nhân và bộ binh - đó là một nhiệm vụ đòi hỏi phải có nghệ thuật và một tinh thần anh dũng gấp bội”, - lãnh tụ của nhân dân lao động đồng khởi chỉ rõ.

Nhiệm vụ này đã được giải quyết trong hai ngày 24 - 25-10-1917 (theo lịch mới là 6 - 7-11-1917). Cuộc khởi nghĩa kết thúc bằng việc chiếm Cung điện Mùa Đông.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #49 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2010, 06:58:26 am »

Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM