Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:22:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ truyện kể với bạn bè  (Đọc 104955 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 06:30:21 pm »

 Mọi điều kiện để “nghìn nát” chủ lực đối phương tưởng như vậy là đủ. Vậy thì Na-va còn điều gì phải đắn đo, do dự ? Nguyên nhân chỉ vì hai chuyện: máy bay và pháo binh. Về máy bay tướng Đờ-sô tư lệnh không quân Đông Dương (được sự đồng tình của tướng Lô-danh, chỉ huy không quân Miền Bắc) than phiền rằng không quân không đủ sức đảm đương quá nhiều nhiệm vụ: chi viện cho Điện Biên Phủ: ưu tiên, chi viện cho “At-lăng”, cũng ưu tiên. Trong khi đó thì còn đồng bằng và nhất là còn hàng loạt tập đoàn cứ điểm mới mọc lên ở Miền Trung Đông Dương. Chuyện thứ hai là pháo binh. Không phải pháo binh của Pháp mà là tin tức về sự có mặt của trọng pháo Việt Minh trên chiến trường Điện Biên Phủ. Biết được nỗi lòng của Na-va, cơ quan tham mưu thấy cần phải có ý kiến “thầy dùi” để chủ tướng yên tâm. Người ta góp ý rằng:

 1) Về tinh thần, cuộc thăm viếng ngày 17-12 của Na-va đã có tác dụng tốt đối với binh sĩ ở tập đoàn cứ điểm. Vậy nhân dịp lễ Chúa giáng sinh, tổng chỉ huy nên lên dự lễ để động viên ba quân.

 2) Về vấn đề không quân, Đờ-Cát phải hiệp đồng với Lò-danh để được chi viện tối đa. Riêng cơ quan tổng hành dinh sẽ báo cáo gấp về Pa-ri để yêu cầu Hoa Kỳ viện trợ gấp.

 3) Vấn đề pháo binh của đối phương là việc hệ trọng hơn. Phải mở một cuộc họp tại chỗ để nghiên cứu một cách nghiêm túc.

 Thế là ngày 29-12, theo chỉ thị của Na-va, tướng Cô-nhi triệu tập một cuộc họp tại hầm chỉ huy của Đờ-Cát để bàn chuyên đề về pháo. Để chuẩn bị cho cuộc họp quan trọng này, người ta đã xin ý kiến chỉ đạo của thanh tra pháo binh Pháp Pê-nac-ki-ô-ni (Pecnac-chioni), đã nghiên cứu những kinh nghiệm nóng hổi của các chuyên gia đồng minh Hoa Kỳ, “những người đã từng đối mặt với cao xạ pháo 37mm của Nga trên chiến trường Triều Tiên”. Điểm mặt, người ta thấy khá đầy đủ những tay tầm cỡ đến dự cuộc họp: Bô-đê, phó tướng và đại diện của Na-va. Cô-nhi, chỉ huy Bắc Bộ (vốn xuất thân từ lính pháo). Đờ-Cát chỉ huy trưởng tập đoàn cứ điểm Pi-rốt, phó của Đờ-Cát chuyên trách pháo binh.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 06:32:02 pm »

 Tranh luận sôi nổi và kết luận cũng rõ ràng:

 Về pháo của Pháp ở Điện Biên Phủ: Số lượng đã đủ, không cần tăng thêm. Việc hiệp đồng giữa bộ binh và pháo binh trong tập đoàn cứ điểm đã được nghiên cứu kỹ. Để đề phòng tổn thất, đề nghị bổ sung thêm vài sĩ quan pháo binh dự bị.

 Về pháo binh bên tiến công: Trước đây tướng Xa-lăng đã từng kết luận rằng Việt Minh không thể dùng vũ khí nặng vì không khắc phục được những khó khăn về vận chuyển, cơ động. Tại Điện Biên Phủ điều kiện địa hình càng không cho phép pháo binh (cả pháo mặt đất và pháo cao xạ) chiếm lĩnh được trận địa và càng không thể phát hoả mà không bị quân không quân và pháo binh bên phòng ngự phản kích lại một cách có hiệu quả.

  Kết luận riêng về pháo cao xạ của Việt Minh:

 - Đối phương sẽ gặp những khó khăn rất lớn để đưa những khẩu 37mm vào tới tầm có thê ruy hiếp được sân bay và bãi thả dù. Nếu khả năng đó có xảy ra thì họ sẽ lập tức bị pháo binh của Pháp tiêu diệt ngay. Có chăng là họ chỉ đưa cao xạ vào chiếm lĩnh trận địa trước ngày mở màn trận tiến công. Như vậy thì trước đó, việc tiếp tế bảng không quân vẫn có thể tiến hành tự do. Sau ngày cuộc tiến công của đối phương bắt đầu, có thể dùng cách phản pháo và những biện pháp phòng thủ thụ động (như chọn vùng thả dù ngoài tầm pháo của đối phương, thu hẹp vòng bay...) mà vẫn bảo đảm được tiếp tế đồng thời tránh được “thiệt hại quá đáng”. Ít ra là ban đêm vẫn đảm bảo tiếp tế đều đặn.

  Kết luận riêng về pháo mặt đất của Việt Minh:

 - Rất khó tin pháo của đối phương có thể bắn vào trận địa của quân đồn trú giữa ban ngày và khi thời tiết tốt. Chúng sẽ bị pháo binh và không quân Pháp trả đũa ngay lập tức. (Điều đáng chú ý là khi thảo luận về khả năng chọn trận địa và khả năng phát hoả của pháo binh đối phương, đại tá Đờ-cát đã đứng lên lớn tiếng tuyên bố: Tôi xin cam đoan với các ngài rằng khi Việt Minh bắn pháo, tôi sẽ đứng giữa cánh đồng với chiếc ca-lô đỏ của tôi để làm mục tiêu cho họ chỉnh phần tử bắn! Tiếp lời Đờ-Cát, tư lệnh pháo binh của tập đoàn cứ điểm Pi-rốt đã bảo đảm với cấp trên là hắn sẽ làm câm họng pháo binh Việt Minh ngay sau khi phát đạn đầu tiên của họ ra khỏi nòng. Những người có mặt trong cuộc họp đã ghi nhận mọi lời tuyên bố (rất hùng hồn) đó và người ta cũng dại dột tin rằng sự thật sẽ diễn ra như vậy. Điều đó chỉ được thực tế sau này chứng minh.

 Tranh luận về vấn đề pháo không thể tách rời vai trò của không quân. Thế là Lô-danh bị lôi vào cuộc. Kết luận về phối hợp giữa không quân với lực lượng đồn trú ở Điện Biên Phủ cũng khá rõ ràng; 1) Nếu Việt Minh có pháo lớn thì không quân được miễn nhiệm vụ oanh tạc các trận địa pháo của họ để có thể tập trung lực lượng bảo đảm tiếp tế 100 tấn/ngày cho tập đoàn cứ điểm, 2) Lực lượng đồn trú phải bảo đảm đường bay của sân bay Điện Biên Phủ thật tố không để đối phương dùng hoả lực bắn thẳng uy hiếp sân bay 3) Tăng cường cho cứ điểm Ga-bri-en (tức cứ điểm đồi Độc Lập – Gabrielle) có đủ khả năng bảo vệ đường trục máy bay cất cánh và hạ cánh cũng như bảo vệ khu vực thả dù. 4) Không để cho Việt Minh đặt pháo cao xạ trên các điểm cao hay trên cánh đồn trong lòng chảo để uy hiếp hoạt động của máy bay. Nếu sân bay bị bắn hỏng, phải bảo đảm sửa chữa ngay (chậm là hai ngày) để máy bay có thể thường xuyên lên xuống...
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 06:34:49 pm »

 Xem ra Na-va đánh giá cao cuộc họp của các nhà chuyên môn thuộc quyền ông ta, vì viên tướng cho rằng cuộc họp đã “giúp tháo gỡ những vấn đề hóc búa nhất, với những kết luận rõ ràng chắc chắn nhất. Cấp dưới đã thảo luận và kết luận vấn đề một cách nghiêm túc. “Kết luận thật là lạc quan”. Na-va thốt lên như vậy khi nhận dược báo cáo của cấp dưới. Và bây giờ viên tổng chỉ huy Pháp lại thấy chỉ lệnh ngày  22-12 của mình là đúng đắn. Việt Minh tập trung nhiều đơn vị chủ lực lên đây. Được, họ có giỏi cứ “húc” vào đây. Bấy lâu, quân viễn chinh vẫn chờ đợi một cuộc giao tranh mặt đối mặt đàng hoàng theo kiểu chiến tranh qui ước với họ. Thời đã đến...

 Tính toán lại toàn bộ lực lượng. Na-va thấy yên tâm: 1) Điện Biên Phủ có 12 tiểu đoàn bộ binh – dù và 13 đại đội binh chủng kỹ thuật, 2) Lực lượng dự bị sẵn sàng tăng viện cho tập đoàn cứ điểm: 5 tiểu đoàn dù. 3) Lực lượng bảo vệ đồng bằng gồm 6 binh đoàn cơ động (G.M), 2 binh đoàn thiết giáp, 1 binh đoàn xe lội nước. 4) Lực lượng bổ sung cho “At-lăng” 3 tiểu đoàn dù, 1 G.M và 1 binh đoàn không vận số 1. Thế là mặc dù “At-lăng vẫn là một mục tiêu chiến lược quan trọng, nhưng rõ ràng là ở Điện Biên Phủ. Đờ-Cát đã có trong tay một lực lượng khá mạnh với hai thứ vũ khí lợi hại là trọng pháo và xe tăng. Mặt khác, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ vẫn ưu thế tuyệt đối về máy bay.

 Chính trên cơ sở phân tích mọi điều kiện giành thắng lợi “trong cuộc giao tranh mặt đối mặt” sắp tới mà Na-va yên tâm phân công: Cô-nhi tập trung chỉ đạo Điện Biên Phủ, Na-va tập trung chỉ đạo “At-lăng”.

 Sau khi được “khoán trắng” tập đoàn cứ điểm. Cô-nhi đã bổ sung vào chỉ lệnh của Na-va những yếu tố vật chất để “bảo đảm chắc chắn giành phần thắng”:

 + Về lực lượng dự trữ tại chỗ: 9 ngày lương thực, 8 cơ số xăng, 6 cơ số đạn cho bộ binh, 6 – 7 cơ số đạn cho lựu pháo 105, 7 cơ số đạn cho lựu pháo 155, 8 cơ số đạn cho cối 120, 9 cơ số đạn cho  xe tăng.

 + Về tiếp tế trong chiến đấu: Từ kinh nghiệm Nà Sản, Cô-nhi qui định: chiến đấu bình thường, bảo đảm tiếp tế 70 tấn/ngày, chiến đấu ác liệt, 96 tấn/ngày.

 Na-va được biết những qui định trên đây của Cô-nhi, đã không phản đối. Viện trợ Mỹ thiếu gì. Không nên hẹp hòi với cấp dưới khi họ quyết giành thắng lợi, vì mình mà giành thắng lợi. Còn Đờ-Cát thì càng yên tâm. Cấp trên đã thấy tầm quan trọng của tập đoàn cứ điểm mà hắn ta được giao đứng mũi chịu sào.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 01:56:01 pm »

CHƯƠNG BA

CHỈ ĐƯỢC THẮNG

10. TỪ SÀI GÒN ĐẾN THẦM PÚA


 Trong những ngày cuối tháng 12-1953 – đầu tháng 1-1954, khi mọi lực lượng của ta đang được tập trung lên Tây Bắc và về phía địch, mọi việc dường như đã được chuẩn bị xong xuôi trong lòng chảo Mường Thanh để quân viễn chinh sẵn sàng “nghênh chiến”, thì tại bản doanh của tướng Na-va đang diễn ra cuộc “tranh cãi thì thầm”. Người ta tranh cãi, vì tồn tại những bất đồng chưa thể dung hoà được. Người ta thì thầm vì chủ tướng đã quyết, công khai bàn ra tán vào không tiện.

 Những ý kiến bất đồng chia thành 3 phái rõ rệt:
1. Tán thành chấp nhận giao chiến ở Điện Biên Phủ.
2. Phản đối chủ trương đó.
3. Nghi ngờ triển vọng của kế hoạch Na-va, dù xảy hay không xảy ra trận giao chiến tỏng lòng chảo Điện Biên.

 Trước hết là lập luận của những người ủng hộ Na-va, quyết “nghiền nát” chủ lực Việt Minh ở Điện Biên Phủ: Họ cho rằng Việt Minh trước sau cũng dùng đường Tuần Giáo – Điện Biên Phủ - Mường Khoa để uy hiếp Thượng Lào. Quân Pháp chiếm Điện Biên Phủ, chặn bước chân đối phương sang hướng Luông Pha bang là việc làm cần thiết và cấp bách.

 Những người này rất tin tưởng vào biện pháp phòng thủ bằng tập đoàn cứ điểm mà họ cho là bất khả xâm phạm. Nhiều sĩ quan, nhất là đại tá Bec tây (Berteil), chỉ huy phó phụ trách hành quân của tổng chỉ huy Na-va, “bị ám ảnh bởi tiền lệ Nà Sản”, một tập đoàn cứ điểm mà đối phương đã không công phá nổi năm trước. Rõ ràng biện pháp phòng ngự này bày ra trước đối phương một mục tiêu khá hấp dẫn, có khả năng thu hút các sư đoàn Việt Minh đến để công kích, nhưng lại là một mục tiêu đủ cứng để nghiền nát họ. Béc-tây và những người đồng tình với hắn ta cho rằng tập đoàn cứ điểm còn gợi lại một lý thuyết về tính bất khả xâm phạm của các phòng tuyến liên tục đã từng được ca tụng trong quân đội Pháp trước năm 1939, tức hình ảnh chiến tuyến Ma-gi-nô.

 Những ý kiến tác động nhiều nhất đến quyết tâm của tổng chỉ huy Na-va là lập luận của Phòng Nhì. Họ cho rằng tại miền Thượng du Tây Bắc, đối phương không thể duy trì quá hai sư đoàn và hai vạn dân công. Vẫn chưa hết, ý kiến cho rằng đường giao thông thiếu vững chắc không cho phép Việt Minh đưa đến vùng này những khẩu pháo cỡ lớn hơn 75mm với số đạn cần thiết cho một tuần chiến đấu. Mặc dù có những tin tức nói rằng đã có nhiều sư đoàn Việt Minh, kể cả “sư đoàn nặng” 351 lên Tây Bắc, nhưng Phòng Nhì vẫn “kết luận một cách lạ lùng” rằng: không có gì cho phép khẳng định về tính chính xác và tầm quan trọng của những lực lượng tăng viện đó của Việt Minh trên hướng Tây Bắc...

 Với những cứ liệu đó, lúc đầu Phòng Nhì cho rằng tổng chỉ huy chấp nhận giao chiến với chủ lực đối phương là điều hoàn toàn lô-gich. Họ cho rằng đối phương chỉ có thể tiến hành cuộc giao chiến trong thời gian ngắn với một bộ phận chủ lực và một lực lượng pháo binh cỡ nhỏ không đủ sức phá huỷ các công sự dã chiến.

 Như vậy là Na-va có tất cả những biện pháp để đối phó với mối uy hiếp chỉ ở mức vừa phải như năm trước ở Nà Sản.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 01:59:52 pm »

 Những người phản đối chủ trương chấp nhận giao chiến của Na-va đã viện nhiều lý lẽ để bác bỏ các lập luận trên đây. Người  tiêu biểu trong số này là tham mưu trưởng lục quân Bắc Việt, đại tá Bat-xti-a-ni (Bastiani).

 Họ cho rằng Điện Biên Phủ không thể chặn được đường của đối phương tiến quân sang hướng Luông Pha bang. “Ở đất nước này, người ta không thể ngăn chặn trên một hướng. Đó là khái niệm châu Âu, một khái niệm xa lạ, không có chút giá trị đối với chiến trường này, nơi mà quân “Việt” có thể đặt chân lên bất cứ đâu”. Bat-xti-a-ni khẳng định rằng nếu không có những hoạt động toả ra chung quanh. Điện Biên Phủ sẽ trở thành một vực thẳm nuốt chửng các tiểu đoàn quân viễn chinh, bị chôn chân chết cứng trong lòng chảo Mường Thanh.

 Những người phản đối chủ trương chấp nhận giao chiến đã lên án Na-va là không nhạy bén khi tình hình đã thay đổi rõ rệt từ trung tuần tháng 12, mở đầu bằng thất bại của cuộc hành binh Pô-luých, rú  chạy khỏi Lai Châu. Sự tiếp cận nhanh chóng của sư đoàn 316 đã buộc bộ chỉ huy Pháp ở Bắc Kỳ hạ lệnh cho quân đồn trú ở Lai Châu rút chạy. Khốn nỗi, mệnh lệnh đưa ra quá đột ngột, thời gian quá gấp khiến cho binh đoàn biệt kích hỗn hợp không vận (G.C.M.A) không kịp thu quân, 25 đại đội biệt kích Thái đóng rải rác trong rừng chỉ nhận được lệnh tìm mọi cách rút chạy về Điện Biên Phủ với tốc độ nhanh nhất. Phải vượt qua chừng 100km theo con đường mòn Pa-vi (Lai Châu – Điện Biên) đã bị đối phương làm chủ, các đơn vị nguỵ Thái này bị đánh tan tác và “mất hút”, ngoài 10 người Pháp và hơn 100 biệt kích nguỵ sống sót chạy về tới Mường Thanh. Ba tiểu đoàn quân dù từ Điện Biên Phủ lên đón cũng bị chặn đánh tơi bời, buộc phải lui quân, không sao tiến lên giải nguy cho đồng bọn ở Mường Pổn.

 Với việc mất Lai Châu, căn cứ không quân –lục quân đang được xây dựng ở Điện Biên Phủ đã mất thêm một lý do để tồn tại. Không ai còn tin rằng tập đoàn cứ điểm này còn đóng được vai trò “chiếc cọc neo tàu”, làm căn cứ xuất phát để mở rộng các hoạt động quân sự chính trị rộng ra cả xứ Thái.

 Một thực tế khác được những người phản đối chủ trương chấp nhận giao chiến bám lấy để lên án sự thiếu nhạy bén của Na-va là những hoạt động của đối phương mà phía Pháp đã nắm được. Từ cuối tháng 12, Phòng Nhì đã cung cấp nhiều tin tức về việc chuyển quân của Việt Minh lên hướng Tây Bắc. Nhưng Na-va vẫn không lường trước được hậu quả của việc tập trung hầu như toàn bộ khối chủ lực cơ động của đối phương chung quanh lòng chảo Điện Biên. Viên tổng chỉ huy vẫn bám lấy nhận xét cũ rích cho rằng đối phương không đủ khả năng về hậu cần tiếp tế, rằng tập đoàn cứ điểm có đầy đủ sức mạnh phòng thủ trước một đối thủ đã từng phải lùi bước trước Nà Sản.

 Nhiều ý kiến khẳng định rằng vào cuối tháng 12, quân Pháp vẫn có thể rút khỏi tập đoàn cứ điểm bằng máy bay như họ đã từng làm hồi tháng 8, rút khỏi Nà Sản. Rõ ràng là lúc đó tổng chỉ huy Na-va vẫn còn đủ thời gian để hoàn toàn tự do hành động, hoàn toàn chủ động từ bỏ cuộc giao chiến khi mà trong kế hoạch cơ bản, ông ta chủ trương tránh một cuộc đụng đầu quyết định ở miền Bắc và khi mà Pa-ri đã khước từ mọi yêu cầu tăng viện. Trong điều  kiện đó, tự do xem xét lại và chấp nhận phương án rút quân khỏi Điện Biên Phủ là điều hoàn toàn lô-gich. Nhưng tướng Na-va đã hành động ngược lại sau một thời gian do dự khá dài. Ngày 22-12, với quyết định tăng thêm 3 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội xe tăng và đặt Điện Biên Phủ ưu tiên trước chiến trường đồng bằng Bắc Kỳ, tướng Na-va đã bỏ lỡ thời cơ để hành động đúng đắn. Đối phương đã lợi dụng được điều đó. Vòng vây ở cự ly gần quanh Điện Biên Phủ đã được các đơn vị chủ lực Việt Minh hình thành nhanh chóng. Đến đầu tháng 1-1954, mọi cuộc rút lui bằng đường không đều không còn khả năng thực hiện. Cuộc đọ sức ở Điện Biên Phủ đã trở nên không thể tránh khỏi.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 02:03:46 pm »

 Loại ý kiến thứ ba thuộc về những người nghi ngờ triển vọng của việc thực hiện kế hoạch Na-va, dù có hay không có trận giao chiến ở Điện Biên Phủ.

 Với việc bắt lính và dồn quân, tướng Na-va đã đưa quân lực Pháp – Đông Dương lên tới 45,5 vạn, trong đó quân đội ngoại quốc (Pháp, Bắc Phi. Lê Dương) chiếm 24,4%. Vậy mà 7 tháng đã trôi qua kể từ ngày tổng chỉ huy nhậm chức, cục diện chiến trường vẫn không chuyển biến đáng kể.

 Tổng chỉ huy muốn bắt cả hai tay, cả ở Tây Bắc (Điện Biên Phủ) cả ở miền trung Trung Kỳ (cuộc hành binh At-lăng), trong đó cuộc giao chiến ở Điện Biên Phủ được ông ta coi là thứ yếu. Trên thực tế với sự có mặt của gần như toàn bộ khối chủ lực cơ động của Việt Minh, có gì chứng tỏ rằng cuộc đụng đầu trên cánh đồng Mường Thanh không phải là trận đánh chủ yếu của mùa khô? Vì không thấy được điều đó nên chỉ lệnh ngày 7-12, tổng chỉ huy đã cho thấy toàn bộ sự chỉ đạo các cuộc hành binh 6 tháng đầu năm 1954 sẽ phụ thuộc vào At-lăng, chiếm đóng lãnh thổ Liên khu V của đối phương. Và Na-va đã tỏ ra trung thành từng ly từng tý với kế hoạch đó, bất chấp mọi trở ngại.

 Trong lúc At-lăng chỉ mới còn là một dự kiến và chưa có gì hứa hẹn kết quả thì cục diện vùng Tây Bắc đang là một nguy cơ. Toàn bộ chủ lực đối phương đã có mặt. Vòng vây đã khép chặt. Không quân đã thừa nhận sự bất lực của họ trên cả hai mặt vận tải tiếp tế và chi viện chiến đấu. Với giới hạn về tầm hoạt động, máy bay chỉ có được 10 phút bay chi viện trên bầu trời Điện Biên. Muốn bảo đảm cho cầu hàng không tiếp tế 80 tấn/ngày cho tập đoàn cứ điểm, phải huỷ bỏ mọi kế hoạch phục vụ cho các chiến trường khác. Tướng Đờ-sô, tư lệnh binh đoàn không quân chiến thuật và đại tá Ni-cô, chỉ huy các phi đoàn vận tải, đều không giấu giếm điều đó. Tướng Cô-nhi thì xảo quyệt hơn, lúc đầu giữ thái độ nhập nhằng đối với Điện Biên Phủ, sẵn sàng tranh công nếu thắng lợi nhưng cũng sẵn sàng đổ lỗi nếu thất bại.

 Tướng Na-va có dự kiến một cuộc rút chạy bằng đường bộ từ Điện Biên Phủ sang hướng Thượng Lào. Phải chăng đây là một sự khôn ngoan mang tính ngu đần (sotle sagesse) khi mà mọi khả năng tháo chạy bằng đường không đã không còn? Để chuẩn bị cho cuộc rút chạy theo kế hoạch Xê-nô-ơn này, trong những ngày No-en lạnh buốt thiếu tá Vô-đrây (Vaudrey) từ hướng Mường Khoa sang, trung tá Lăng-le (Langlais) men rừng từ phía Tây Trang xuống gặp nhau ở Sốp Nao, chụp chung một tấm ảnh để báo  cáo (lừa bịp) với tổng chỉ huy rằng hành lang Điện Biên Phủ - Thượng Lào đã thông. Nhưng trong cơ quan tổng hành dinh, người ta không lạ gì vở hài kịch này vì biết rằng toán quân dù biệt kích của Lăng-gle trên đường trở về Điện Biên Phủ đã gặp khó khăn đến nỗi chính họ cũng phải thú thật rằng việc thành lập đường liên lạc thường xuyên –Điện Biên – Mường Khoa là việc không thể làm được. Trong khi đó, điều đáng buồn có tin là đối phương đang mở hết tốc độ để mở cuộc tiến công càng sớm càng tốt, càng nhanh càng tốt. Họ lo quân Pháp rút, họ lo mất mục tiêu.

 Đến đầu tháng 1 này, tập đoàn cứ điểm bị dồn vào thế không còn bất kỳ khả năng rút chạy nào, không còn có thể được giải toả bằng bất kỳ cuộc hành binh đường bộ nào, quân Pháp ở đây buộc phải chiến đấu chỉ bằng phương tiện của bản thân mình là chủ yếu. Thực tế đó cho thấy số phận của trên 10 tiểu đoàn – chất lượng nòng cốt của khối chủ lực đang được thành lập – đã được định đoạt. Người ta thấy tổng chỉ huy Na-va đang đi sâu vào hành động mâu thuẫn với bản kế hoạch chiến lược của chính mình, mâu thuẫn giữa tác chiến và xây dựng, giữa chủ trương tránh giao chiến với tình thế buộc phỉa chấp nhận giao chiến. Liệu ông ta có lường hết hậu quả của cuộc đối đầu có tính chất quyết định này không?

 Những người tỏ ra nghi ngờ với tiền đồ của kế hoạch chiến lược mang tên Na-va rút ra một kết luận mang tính hình ảnh: Trong lịch sử và trong cuộc sống của con người, có những lúc mà tương lai xuất hiện như một cục sáp mềm. Người ta có thể nhào nặn nó theo ý muốn của mình. Đó là lúc mọi việc đều có thể làm được nếu nắm được thời cơ. Nhưng một khi giây lát hiếm hoi đó trôi qua đi, sáp kho cứng lại không còn nhào nặn được nữa thì sự lựa chọn đã dứt khoát, tương lai đã được định đoạt. Đối với tướng Na-va và cả với cuộc chiến tranh Đông Dương, tháng 12-1953 chính là những giây phút chủ chốt đó. Tấn thảm kịch Điện Biên Phủ được định hình chỉ trong vòng mấy ngày đó.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 02:11:21 pm »

 Nếu tại tổng hành dinh của tướng Na-va ở Sài Gòn đang vo ve những tiếng thì thào bất tận về chủ trương chiến lược của viên tổng chỉ huy Pháp thì ngược lại một khí khí hào hứng, nòng lòng chờ đợi quyết tâm của trên,chờ đợi nhiệm vụ, đang bao trùm Sở chỉ huy mặt trận Thẩm Púa. Tại đây đang diễn ra cuộc họp phổ biến kế hoạch tác chiến chiến dịch.

 Thẩm Púa, một cái hang lớn ở chân vách đá của ngọn Pú Hồng Cáy, cạnh km 15 đường Tuần Giáo – Điện Biên.

 Thẩm Púa, một bức tranh thiên nhiên còn lưu lại trong hồi ức của đồng chí chỉ huy trưởng mặt trận Điện Biên Phủ:
“...Dòng suối lấp lánh ánh trăng.
“Những hòn núi đã hiện lên dưới trăng như những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ của con người đã tạo nên để tô điểm cho thiên nhiên.
“...Trong đêm trăng, đất nước ta tại miền Tây này quả là đẹp như một bức tranh...”.

 Chính tại nơi đây, mấy hôm trước bộ tư lệnh đại đoàn 316 nhận lệnh trong điều kiện hết sức khẩn trương để rồi đem lại chiến thắng đầu tiên của mùa khô này: giải phóng Lai Châu.

 Hôm nay, 14-1, những gương mặt quen thuộc trên các chặng đường kháng chiến lại gặp nhau dưới mái hội trường tre nứa vừa được dựng lên dưới tán xoẻ rộng của hai cây sấu già trên một bãi đất rộng. Một bàn cát lớn toàn cảnh Điện Biên Phủ, được cơ quan tham mưu tiền phương đắp ngay cạnh hội trường.

 Kẻ địch hẳn không hề nghĩ rằng đối phương của chúng, ngay tại cơ quan chỉ huy cao nhất của chiến dịch, đến khi phổ biến kế hoạch tác chiến vẫn chưa có  trong tay tấm bản đồ chi tiết về lòng chảo Mường Thanh. Bàn cát được đắp trên cơ sở những cảnh đồ, những ảnh chụp của các tổ trinh sát, những lời khai và sơ đồ của tù binh bắt tại trận trong những ngày chuẩn bị chiến trường.

 Đây là lần đầu tiên cán bộ các đơn vị, từ đồng chí tư lệnh đại đoàn mới qua tuổi thanh niên đến những cán bộ tiểu đoàn còn trẻ măng, được thảo luận kế hoạch tác chiến và nhận nhiệm vụ chiến đấu ngay trên bàn cát.

 
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 02:13:26 pm »

 Mọi người đã nhất trí về ý nghĩa mục đích, tính chất của chiến dịch, một chiến dịch lớn nhất trong lịch sử 10 năm xây dựng, trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta, không những chỉ nhằm tiêu diệt lực lượng địch với qui mô lớn nhất mà còn làm thất bại các mục tiêu chiến lược, cả về xây dựng và tác chiến được nêu trong kế hoạch Na-va của đế quốc Pháp-Mỹ, làm phá sản hình thức phòng ngự mà địch cho là mầu nhiệm.

 Như thường lệ, vấn đề được thảo luận sôi nổi  nhất vẫn là cách đánh. Ai nấy đều nhất trí với tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Trung ương là “đánh chắc thắng” nhưng vấn đề đặt ra là đánh như thế nào. Hai lập luận rõ rệt và cuộc thảo luận đã xoay quanh hai cách đánh.

 Cách thứ nhất:  Địch mới nhảy dù xuống. Nhân lúc trận địa phòng ngự của chúng chưa được củng cố, bố trí ở một số mặt còn sơ hở, ta tập trung binh lực, hoả lực chia làm nhiều hướng, có hướng chính, có hướng phối hợp, đánh sâu vào trong lòng địch, chia cắt tập đoàn cứ điểm ra từng bộ phận, tập trung binh lực hoả lực hơn địch, đánh vào chỗ sơ hở nhất, tiêu diệt bộ phận quan trọng nhất của chúng, sau đó, tiếp tục giải quyết những bộ phận còn lại, hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Đó là cách đánh nhanh, giải quyết nhanh.

 Cách đánh thứ hai: Ta sẽ tập trung binh lực, hoả lực hơn hẳn địch trong từng trận đánh, tiến đánh từng bước, tiêu diệt từng bộ phận địch, bảo đảm chắc thắng cho từng trận đánh, dùng một loạt trận đánh công sự vững chắc kế tiếp nhau trong một thời gian dài để tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Đó là cách đánh chắc, tiến chắc.

 Phân tích quyết tâm và trình độ chiến đấu của bộ đội sau chỉnh quân chính trị và chỉnh huấn quân sự phân tích chỗ mạnh, chỗ yếu của địch, những khó khăn trở ngại của ta về tiếp tế, về sức khoẻ bộ đội... nhiều ý kiến nghiêng về cách đánh thứ nhất.

 Tuy nhiên, hội nghị vẫn cân nhắc kỹ lợi hại của từng cách đánh. Đánh nhanh giải quyết nhanh có một điều bất lợi rất lớn là, mặc dù đã được chuẩn bị về tư tưởng và chiến thuật để đánh tập đoàn cứ điểm, nhưng quân ta chưa có kinh nghiệm thực tế. Lần đầu tiên đánh tập đoàn cứ điểm lại gặp một tập đoàn cứ điểm mạnh. Còn đánh chắc tiến chắc  thì bảo đảm chắc thắng nhưng chiến dịch sẽ kéo dài, địch sẽ tăng cường lực lượng, củng cố hệ thống phòng ngự của chúng, bộ đội ta có thể bị tiêu hao mệt mỏi, vấn đề hậu cần tiếp tế vốn đã khó khăn, càng trở nên khó khăn hơn.

 Dựa vào nguyên tắc đánh chắc thắng, hội nghị nhất trí chủ trương: Tuỳ theo tình hình chuẩn bị của ta và sự phát triển của tình hình địch để áp dụng một trong hai cách đánh này. Trước mắt ta tích cực chuẩn bị để tranh thủ khả năng “đánh nhanh giải quyết nhanh”. Nếu tình hình thay đổi, ta sẽ chuyển sang “đánh chắc tiến chắc”.

 Chủ trương hợp lý. Cách đánh tiếp tục được  cân nhắc ngay trong quá trình bám sát mọi chuyển biến về địch và chuẩn bị khẩn trương theo phương châm đánh nhanh giải quyết nhanh.

 Các đại biểu phấn khởi ra về. Hàng loạt công việc đang chờ đợi ở đơn vị, trong đó có những việc hoàn toàn mới mẻ, lần đầu đặt ra trong đời người cán bộ: làm đường kéo pháo và kéo pháo vào trận địa, hợp đồng bộ pháo qui mô lớn, chuẩn bị chiến đấu liên tục theo yêu cầu đánh công sự vững chắc qui mô lớn chưa từng thấy.

 Ngay sau hội nghị cán bộ này, cơ quan bộ chỉ huy mặt trận từ Thẩm Púa chuyển vào Mường Phăng ở km 62 đường Tuần Giáo – Điện Biên. Tại đây, trong không khí hết sức khẩn trương, ba cơ quan tham mưu, chính trị và hậu cần gấp rút chỉ đạo các đơn vị bắt tay vào công việc chuẩn bị chiến dịch.

 Tiếp tục bám sát mọi động tĩnh của địch trong lòng chảo, bảo đảm thông tin thông suốt để chỉ đạo các chiến trường chia lửa với Điện Biên, giải quyết những vấn đề cón lại về kỹ thuật chiến thuật, tư tưởng và tổ chức cho bộ đội, huy động khả năng tiếp tế tại chỗ và tiếp nhận nguồn chi viện của hậu phương để đáp ứng yêu cầu chiến dịch có thể kéo dài... hàng loạt công việc cấp bách phải được giải quyết trong vòng ít ngày để bộ đội có thể nổ súng vào cuối tháng.

 Chiến trường đòi hỏi phải dốc sức. Cuộc chạy đua thầm lặng tiếp tục diễn ra giữa một bên đang ra sức tận dụng mọi phương tiện hiện đại để củng cố tập đoàn cứ điểm, với một bên là quyết tâm và ý chí con người, với sức mạnh chủ yếu là bàn tay và khối óc, để không lỡ thời cơ tiêu diệt địch. Trước mắt, có những việc mà ngay lúc đó ta chưa lường hết những khó khăn, phức tạp, gian khổ. Dùng sức người kéo pháo vào trận địa là một trong những việc thuộc loại này. Đây không chỉ là một nhiệm vụ lao động chiến đấu thông thường mà là một thử thách lớn lao lần đầu tiên đặt ra trước quân đội ta.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 02:27:39 pm »

11. MƯỜI NGÀY – MỘT CÂU HỎI


 Một đặc tính nổi lên trong con người của Na-va là viên tướng này rất nhạy cảm với những lời khen chê của các sĩ quan thuộc quyền và nhất là của những người có chức có quyền quyết định số phận cuộc đời binh nghiệp của ông ta.

 Sau khi đi thăm căn cứ Xê-nô ở Trung Lào rồi lên Điện Biên Phủ dự lễ No-en với binh lính, trở về Sài Gòn Na-va đã nắm được những điều qua tiếng lại chung quanh quyết tâm chiến lược của mình. Những lời bàn ra tán vào trong tổng hành dinh khiến cho viên tổng chỉ huy Pháp lưu ý từ lâu, từ khi hình thành kế hoạch Ca-xto cũng như sau đó, khi Na-va hạ quyết tâm tăng cường lực lượng lên Điện Biên Phủ, chấp nhận giao chiến với chủ lực đối phương. Mặc dù vậy, viên tướng này vẫn tự tin và lòng tin tưởng  càng được củng cố khi Na-va biết rằng hắn được sự hậu thuẫn rất mạnh mẽ của Béc-tây, người giúp tổng chỉ huy điều hành kế hoạch hành quân, và nhất là hậu thuẫn của Phòng Nhì, cơ quan có khả năng “bám sát từng bước đi của đối phương (?!)”. Na-va cũng rất tin vào tài năng và quyết tâm của đại tá Đờ-Cát, người đứng mũi chịu sào trên lòng chảo Điện Biên xa xôi. Trong một bản báo cáo gửi lên tổng chỉ huy, viên đại tá này đã khẳng định rằng: Cảm tưởng chung của các chiến binh là tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ rất vững chắc, rằng họ tin rằng Việt Minh biết rõ điều đó và sẽ không dám mở cuộc tiến công. Đờ-Cát tỏ ý lo ngại rằng đối phương bỏ cuộc và như vậy sẽ không có điều kiện để cho họ một bài học (!) cũng tức là không “dứt điểm” được với chủ lực của họ. Ông ta chỉ mong sao dụ được Việt Minh xuống lòng chảo khi đó “họ sẽ nằm trong tay chúng ta, chúng ta sẽ có cái đã chờ đợi từ lâu, tức là một mục tiêu tập trung mà chúng ta có thể dùng dùi cui mà nện (!)”.

 Để một tai nghe ý kiến của cấp dưới, còn một tai Na-va dành để nghe ngóng dư luận của các vị khách quí từ Pa-ri xa xôi bớt thì giờ sang thăm viếng con nhím Điện Biên Phủ ngay từ những ngày nó bắt đầu xù lông trên cánh đồng Mường Thanh. Những cuộc viếng thăm kèm theo những lời trầm trồ khen ngợi. Từ các vị bộ trưởng quan rộng như Plê-ven, Đờ Sơ-vi-nhê. Giắc-kê đến các quân nhân cỡ bự của nền Cộng hoà Đại Pháp như tham mưu trưởng E-ly, các tham mưu trưởng các quân chủng như Phay, Blăng, Nô-my, lên thăm tập đoàn cứ điểm vào những thời điểm khác nhau nhưng đều có chung một nhận xét. Điện Biên Phủ quả là một pháo đài không thể công phá nổi. Người ta hồi tưởng lại, không những trong 8 – 9 năm qua trên chiến trường Đông Dương mà cả suốt những năm thế chiến hai, ngay trên đất Pháp, chưa bao giờ (kể từ ngày chiến tuyến Ma-gi-nô bị quân phát xít Đức “bước qua”) quân đội Pháp dựng lên được một hệ thống phòng thủ mạnh như tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Người ta thật lòng khen ngợi công trình của Na-va và người ta cũng thật lòng tin rằng Việt Minh không dại gì mà húc đầu vào một cái bẫy khổng lồ và phức tạp, lởm chởm những mũi nhọn, sần sùi những công sự đầy mìn như vậy.


 Cuộc viếng thăm Đông Dương đã để lại cho bộ trưởng quốc phòng Plê-ven một “ấn tượng sảng khoái”. Sau khi mò lên Điện Biên Phủ, tận mắt chiêm ngưỡng “Véc-đoon châu Á”, trở về Pa-ri, ngài bộ trưởng đã lớn tiếng tuyên bố trước Quốc hội Pháp rằng: “Tôi không tìm thấy người nào nghi ngờ tính vững chắc của tập đoàn cứ điểm. Tôi đánh giá cao tinh thần và lòng tin của binh sĩ Pháp ở đây. Họ đang mong đợi cuộc công kích của Việt Minh...”.

 Những lời khen càng làm cho Na-va yên tâm. Viên tổng chỉ huy ghi nhận và cảm ơn mọi lời khích lệ đầy thiện chí đó.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 02:30:25 pm »

 Thế rồi người ta thấy lòng tin tưởng của các nhân vật cỡ bự của Pa-ri đã dần dần làm thay đổi thái độ nghi ngờ trước đây của nhiều sĩ quan tổng hành dinh. Họ binh chinh phục bởi lập luận cho rằng ưu thế của quân viễn chinh trong phòng ngự, với những vị trí phòng thủ mạnh, là một sự thật hiển nhiên, rằng trong công sự dã chiến, người ta có thể lấy 1 chọi với 3 – 4. Quân Pháp sẽ tiến hành trận đánh bài bản với các sư đoàn  Việt Minh, một đối thủ đã từ lâu không thể nắm bắt được, và việc quân Pháp sẽ kết thúc thắng lợi trận đánh là điều không còn nghi ngờ. Chủ lực đối phương, nếu trước đây tỏ ra khéo cơ động và chiến đấu bất ngờ trong rừng rậm thì lần này họ sẽ bị tan vỡ trước một pháo đài khổng lồ, “một siêu Nà Sản”.

 Thế rồi, ở Sài Gòn cũng như ở Hà Nội, người ta chờ đón một trận giao chiến có tính chất quyết định số phận của cuộc chiến tranh.

 Khốn nỗi, trận đánh chưa đến thì đã xẩy ra biết bao điều làm cho Na-va đau đầu. Đó là những hoạt động kỳ lạ “ngoài lề” của đối phương từ cuối tháng 12, những hoạt động làm cho khối cơ động của ông ta cứ teo mãi, teo mãi.

 Cuộc tiến công bất ngờ của đối phương ở Trung Lào (với kết quả là 3 tiểu đoàn Âu Phi cơ động và 1 tiểu đoàn pháo bị diệt cùng với Thà Khẹt bị chiếm) tuy được coi là thất bại “khu vực và có mức độ” nhưng đã gây tiếng vang lớn. Giới báo chí la lên rằng Đông Dương bị cắt làm đôi. Việt Minh không những đã giáng một đòn mới vào dư luận công chúng Pháp mà họ còn thu hút thêm lực lượng cơ động từ đồng bằng Bắc Kỳ vào Xê-nô.

 Trong suốt tuần cuối tháng 12, việc tăng viện và tiếp tế cho Điện Biên Phủ đã bị ảnh hưởng.

 Những tưởng căn cứ Xê-nô có thể chặn được bước tiến của Việt Minh xuống phía Nam Lào. Nào ngờ ngay sau đó đã thấy họ xuất hiện ở A-tô-pơ, mở rộng vùng kiểm soát trên cao nguyên Bô-lô-ven. Hạ Lào. Ba tiểu đoàn cơ động (đang được xây dựng ở Cam-pu-chia) cấp tốc bị điều lên cùng với một tiểu đoàn cơ động ở Bắc Bộ vào để đóng chốt ở Pắc-Xế.

 Trong khi đó, hoạt động tại chỗ của Việt Minh ở đồng bằng sông Hồng vẫn là một nguy cơ kéo dài đối với Cô-nhi. Các phòng tuyến sông Đáy và sông Luộc lại bị rung chuyển. Cuộc càn Giéc-phô bị bỏ dở.  Nhiều vùng tự do quân viễn chinh kiểm soát ở Thái Bình. Ninh Bình bị thu hẹp. Đường số 5, con đường chiến lược huyết mạch, luôn trong trạng thái bị uy hiếp. Lực lượng cơ động tập trung vào tay Cô-nhi mau chóng vợi đi, từ chỗ trên 40 tiểu đoàn, nay chỉ còn chừng 20 tiểu đoàn.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM