Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:26:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bác Hồ - Những kỉ niệm không quên  (Đọc 70248 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #70 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 10:45:19 am »

VII.

PHẦN THƯỞNG CỦA BÁC

Bác thường dành cho những người lái máy bay những tình cảm đặc biệt. Ngoài việc viết thư thăm hỏi động viên, tặng huy hiệu của Người cho người lái khi bẳn ơi được một máy bay, thỉnh thoáng Bác lại bảo tôi cho các chiến sĩ lái lên gặp Bác ở Phủ chủ tịch. Đó là những giây phút đầm ấm, đầy xúc động. Cùng đi thường có đồng chí Đặng Tính, Chính ủy và đồng chí Nguyễn Xuân Mậu, phó chính ủy Quân chủng.

Tháng 4 năm 1966, đồng chí Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Đức Mai cùng một số đồng chí khác được vinh dự lên gặp Bác. Anh em ngồi quây quần quanh Bác như đàn cháu xúm xít quanh người ông hiền từ.

Đồng chí Nguyễn Văn Bảy, quê ở miền Nam, định khi gặp Bác sẽ báo cáo trước ngày anh lên đường ra Bắc tập kết, anh đã cùng những cán bộ, chiến sĩ khác đến thăm và đắp phần mộ cụ thân sinh ra Bác, nhưng lúc này anh cũng quên mất.

Bác nói:

- Bác nghèo chẳng có gì cho các chú, Bác tặng mỗi chú một huy hiệu của Bác và mời các chú ăn kẹo.

Cũng từ lần đó, một ưu đãi đã dành cho những chiến sĩ không quân non trẻ, người lái mỗi lần bẳn rơi một máy bay Mĩ sẽ được tặng một huy hiệu của Người. Thấy chiếc huy hiện hơi nhỏ Bác đã chỉ thị phỉa làm những cái mới to hơn, đẹp hơn, và Bác trực tiếp duyệt hình mẫu.

“Bác nghèo, Bác chả có gì…”. Nhưng đây lại chinh là phần thưởng cao quý nhất, hành phúc lớn lao nhất trong cuộc đời người lái, được may mắn chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác, và sự thương yêu chăm sóc trực tiếp của Người. Những trận đánh với máy bay Mĩ từ ngày đó có thêm ý nghĩa mới, không chỉ là để tiêu diệt địch góp phần bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, mà còn để giành được ngày càng nhiều phần thưởng cao quý của Bác.

Tháng 12 năm 1966. Lại có tin vui từ Văn phòng của Bác truyền tới. những chiến sĩ lái có thành tích chiến đấu lên gặp Bác.

Tôi hô nghiêm để báo cáo, nhưng chưa nói được Bác đã bảo:

- Chú Tài hô nghiêm mà không đi nghiêm à?

Bác giơ tay lên ngang mày, duỗi thẳng chân, bước vào phòng họp. những người lái giống như đàn con cháu, đón Bác bằng một tràng pháo cười.

Mở đầu câu chuyện Bác hỏi:

- Chú nào bắn rơi máy bay Mĩ?

Tất cả những nười lái có mặt đều giơ tay.

- Chú nào bắn rơi máy bay Mĩ trở lên.

Ba người giơ tay. Bác hỏi tiếp những người bắn rơi ba, hai và một máy bay địch. Bác trìu mến nhìn mọi người rồi nói:

- Các chú đánh khá, nhưng đừng thấy Bác khen mà mũi to ra!

Bác đưa hai ngón tay kéo mũi phình làm anh em cười ồ.

- Bắn rơi bốn chiếc còn ít. Các chú phải đánh giỏi hơn nữa. Chớ có chủ quan, tự mãn. Tự mãn như người ăn no rồi khó mà nhét thức ăn vào được nữa.

Tiếng cười rộn lên trong phòng hợp từ khi Bác vào.

Bác mời anh em uống trà, ăn kẹo và hỏi thăm sức khỏe, quê quán những người ngồi quanh. Bỗng Bác hỏi:

- Chú Ngô Đức Mai đâu?

Mai là một chiến sĩ trẻ mới tham gia chiến đấu không lâu. Anh mới bắn rơi một máy bay Mĩ nên lần này gặp Bác, anh ngồi lui ở phía sau. Mai không ngờ Bác lại biết tên mình.

Anh rụt rè hỏi Bác:

- Thưa Bác… Bác có khỏe không ạ?

Bác nhìn Mai, nhìn mọi người, tươi cười đáp:

- Bác vẫn khỏe. Các chú cứ bắn rơi nhiều máy bay Mĩ là Bác vui, Bác khẻo.

Trước khi những người lái ra về, Bác nhắc lấy phần kẹo và thuốc lá cho “các chú” ở nhà, những người hôm nay còn chưa có dịp được lên  gặp Bác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #71 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 10:46:40 am »

Không lâu sau buổi gặp đó chính Ngô Đức Mai đã hạ đo ván tên đại tá phi công Mĩ No-man Ga-đi-xơ, tên giặc lái có trên 6.000 giờ bay, thuộc lái siêu đẳng của Mĩ. Khi có người hỏi vì sao hạ được No-man Ga-đi-xơ, Mai trả lời “Bám lấy thắt lưng địch mà đánh”. Đó là lời Bác dạy. Nhưng có sức mạnh tinh thần nào đã thúc đẩy, giúp anh làm đúng như vậy? Chắc chắn đó là: “Các chú cứ bắn rơi nhiều máy bay Mĩ là Bác vui, Bác khỏe”.

Sau khi gặp Bác về, Nguyễn Băn Bảy, quê ở Gò Vấp được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Liên đó, Bác gửi tặng anh một chiếc đồng hồ đeo tay. Ở nắp sau chiếc đồng hồ có khắc tên Hồ Chí Minh. Đây chính là chiếc đồng hồ của Đảng Cộng sản Liên Xô gửi tặng Bác. Anh vô cùng xúc động khi nhớ lại câu chuyện “Bác nghèo, Bác chẳng có gì…”. Bác chỉ dùng có một chiếc đồng hồ quả quýt, đã lâu ngày. Bác làm việc ở phủ Chủ tịch. Bác đến thăm bộ đội. Bác đi nươc ngoài, từ bao năm nay vẫn chỉ có bộ quần áo ấy. Chiếc đồng hồ Bác tặng như đã mang lại sức mạnh kì lạ cho đôi tay sử dụng cần lái của anh. Nó đã giúp chiếc máy bay cất cánh én của anh tung hoành ngang dọc giữa bầy F.105, F.4 thường đông hơn gấp ba, bốn lần, tránh được hàng chục phát tên lửa và tiếp tục bắn hạ thêm nhiều máy bay địch.

Tháng 12 năm sau, đến lượt Nguyễn Hồng Nhị quê ở Hoài Nhơn, Bình Định, được Bác gửi tặng một chiếc đồng hò đeo tay nữ. Theo lời Bác dặn, Nhị có thể đưa chiếc đồng hồ cho vợ anh dùng. Thực ra cả hai vợ chồng anh không ai dám đeo chiếc đồng hồ này. Đó là kỉ vật thiêng liêng của cả gia đình anh. Họ đã cất kĩ vào một chỗ, chỉ lây ra để nâng niu, chiêm ngưỡng khi có một sự kiện đặc biệt trong đời chiến đấu của anh. Đó là lúc anh nhận nhiệm vụ vào chiến đấu trên bầu trời quê Bác năm 1968, lần anh được trao nhiệm vụ làm trung đoàn trưởng một trung đoàn MIG.21, chuẩn bị cuộc chiến đấu quyết liệt với không quân Mĩ năm 1972 và khi anh được lên đường vào Nam tham gia chiến dịch lịch sử mùa xuân 1975.

Bác rất quan tâm đến người lái đang trực tiếp chiến đấu với kẻ địch trên bầu trời. Nhưng Bác không quên nhiều người khác làm những công việc khiêm tốn trên mặt đất để bảo đảm cho cuộc chiến đấu trên không thắng lợi. Bac đã khen thưởng đồng chí Đào Văn Lim. Một chiến sĩ lái xe dắt máy bay. Bác đã tặng huy hiệu cho đồng chí Nguyễn Tiên Phát, một công nhân có tuổi chuyên trách hệ thống nước và hệ thống nhà vệ sinh ở sân bay.

Trong hai năm 1966-1967, cuộc chiến tranh phá hoại diễn ra quyết liệt, Bác vẫn dành thời gian đến thăm bộ đội phòng không tại trận địa trực ban chiến đấu.

Đại đội 6, đoàn Tam Đảo được vinh dự đón Bác ngay tại mâm pháo, được Bác tự ay chia thuốc lá cho từng người. Đó là buổi sáng ngày 25 tháng 9 năm 1966.

Tại hầm pháo khẩu đội 5, Bác hỏi han tỉ mỉ các chiến sĩ “Ăn có đủ no không? Hằng ngày bữa cóm có thịt không? Tiếp đó Bác hỏi tình hình sinh hoạt, trực ban chiến đấu: “Mỗi ngày các chú trực ban mấy giờ? Ngủ mấy giờ?””.

Chúng tôi thấy trên nét mặt của Bác thoáng vẻ băn khoăn khi nghe các chiến sĩ báo cáo phải trực ban chiến đấu mỗi ngày bốn phiên, mỗi phiên hai tiếng giữa những ngày mùa hè nóng nực.

Bác động viên bộ đội:

- Các chú phải thường xuyên rèn luyện nhiều hơn nữa để đánh thắng trong mọi điều kiện. Khi nào các chú bẳn rơi máy bay Mĩ báo cáo ngay với Bác.

Bác thường xuyên nhắc nhở cán bộ các cấp trong quân chủng phải thực sự quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của chiến sĩ. Bác còn lấy tiền nhuận bút của mình mua đường sữa gửi cho bộ độ phòng không - không quân, những chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ bầu trời Tổ quốc. Tấm lòng thương yêu bao la của Bác đã thực sự tăng thêm sức mạnh cho bộ đội phòng không- không quân cùng các lực lượng vũ trang và nhân dân đánh thắng những bước leo thang chiến tranh của địch.

Năm 1967, kể từ tháng tư, giặc Mĩ liên tiếp mở nhiều đợt đánh phá bằng không quân với quy mô lớn vào trung tâm Hà Nội.

Đối với bộ đội phòng không - không quân, đặc biệt là đối với cán bộ, chiến sĩ sư đoàn 361, Hà Nội không những là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, đầu mối giao thông… mà trong từng trái tim của mỗi người còn là một cái gì thiêng liêng hơn, to lớn hơn. Đó chính là vì ở đây có Trung ương Đảng, có Bác Hồ kính yêu đang ngày đêm sống và làm việc.

Không thể nào quên những trận đánh hào hùng trên bầu trời Hà Nội đúng vào những ngày tháng 5 năm 1967, lập thành tích chào mừng sinh nhật Bác. Các đơn vị bảo vệ Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang nhân dân khác đã liên tiếp chiến thắng được Bác gửi thư khen:

“Thân ái gửi đồng bào, bộ đội và cán bộ Thủ đô Hà Nội.

Từ ngày 25 tháng 4 đến nay, quân và dân Hà Nội liên tiếp đánh thắng vẻ vang, trừng trị đích đáng bước leo thang mới của giặc Mĩ.

Ngày 5 tháng 5 Hà Nội đã đánh giỏi, thắng lớn bắn rơi 8 máy bay Mĩ, diệt và bắt sống nhiều giặc Mĩ lái máy bay…

… Bác rất vui lòng thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ khen ngợi đồng bào, bộ đội và cán bộ Thủ đô ta.

Giặc Mĩ đã thua to nhưng chúng còn nhiều âm mưu xảo quyệt. Quân và dân Hà Nội chớ vì thắng lợi mà chủ quan thỏa mãn. Hãy luôn luôn nâng cao cảnh giác, chiến đấu giỏi, lầm tốt công tác phòng không nhân dân, lập nhiêu thành tích to lớn hơn nữa để xứng đáng là Thủ đô anh hùng.

Chào thân ái và quyết thắng
BÁC HỒ            

Chúng tôi bàn nhau trong Thường vụ tổ chức cho bộ đội đón thư Bác thật long trọng và quán triệt thật sâu sắc những lời Bác dạy trong thư. Anh Nguyễn Xuân Mậu được phân công trực tiếp chỉ đạo việc này. Đơn vị nào cũng đề ra khẩu hiệu “Cảm tử để bảo vệ Thủ đô”. “Quyết bắt giặc Mĩ phải đền tội ác trên bầu trời Hà Nội”, “Thi đua lập thành tích xuất sắc mừng sinh nhật Bác”.

Ngày 19 tháng 5 năm 1967, đáp lời kêu gọi của Bác, các đồng chí trong quân hủng đã hiệp đồng chặt chẽ với quân và dân các địa phương bắn rơi 13 máy bay Mĩ, lập thành tích xuất sắc mừng thọ Bác Hồ 77 tuổi. Đặc biệt có chiếc rơi ngay trên đường phố Lê Trực, chỉ cách nơi Bác chưa đầy một cây số. Đó là chiến công của đơn vị mà Bác đã đến thăm ngày 19 tháng 7 năm 1965.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #72 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 08:41:22 am »

VIII.

BÁC HỒ, NGUỒN SỨC MẠNH

Sự quan tâm chăm sóc, giáo dục của bác với bộ đội phòng không - không quân thật vô bờ bến. Đó là “nguồn sức mạnh” như lời đồng chí Đặng Tính, Chính ủy Quân chủng đã khẳng định, để bộ đội phòng không - không quân dũng cảm vươn lên lập nên mọi chiến công.

Vinh dự càn lớn thì trách nhiệm càng cao. Chúng tôi luôn luôn tâm niệm một điều: Phải luôn xứng đáng với sự quan tâm, chăm sóc của Bác. Như đã thành thường lệ, mỗi lần chúng tôi đánh thắng, Bác lại gửi thư khen. Thư nào Bác cũng căn dặn chúng tôi không được chủ quan khinh địch mà phải luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác. Bác luôn luôn nhắc nhở quân chủng phải báo cáo những gương chiến đấu dũng cảm và công tác tốt để Bác gửi tặng huy hiệu của người, còn đối với tập thể có công thì Bác gửi tặng lẵng hoa. Có lần quân chủng chưa kịp báo cáo, nhưng xem tờ tin phòng không - không quân thấy gương chiến đấu dũng cảm của chính trị viên Mai Văn Hợi, Bác đã lấy bút đánh dấu và ghi vào bên cạnh “Tặng một huy hiệu”. Tính đến cuối năm 1969 chỉ riêng các chiến sĩ tên lửa, cao xạ, ra đa đã có 12 đồng chí được tặng huy hiệu Bác Hồ. Có những đồng chí thuộc đơn vị chiến đấu như Lã Đinh Chi, Mai Văn Hợi, có đồng chí thuộc thành phần phục vụ như Cao Tiến Tân, chiến sĩ nuôi quân đại đội 5, đoàn Tam Đảo, đồng chí Trần Hiền Thúy, chiến sĩ gài báo vụ kiêm đánh dấu đường bay, đoàn Ba Bể… Còn không quân thì cứ mỗi lần bắn rơi một máy bay Mĩ được thưởng một huy hiệu Bác Hồ. Không thể nào quên không khí tưng bừng, náo nức của những buổi lễ đón nhận lẵng hoa và huy hiệu của Bác trong những ntăm chiến đấu ác liệt đó. Đối với Quân chủng Phòng không - Không quân, đó là những ngày hội thực sự, như được tiếp thêm nguồn sức mạnh đánh thắng kẻ thù.

Bác thường đến thăm chúng tôi phần nhiều vào những dịp đầu xuân. Trong mười lăm lần Bác đến thăm bộ đội phòng không - không quân có đến sáu lần vào dịp tết. Vào mùa xuân cuối cùng của cuộc đời mình, Tết Kỉ Dậu năm 1969, Bác đã dành cho bộ đội phòng không một cuộc đến thăm lịch sử. Vào khoảng 29 tết năm đó, tôi được điện của đồng chí Vũ Kì tổ chức cho bác đến thăm Quân chủng Phòng không - Không quân. Lúc này tôi đã nhận chức Phó Tổng tham mưu trưởng được hai năm, tôi có điều kiện gần Bác nhiều hơn và do đó cũng biết được tình hình sức khỏe của Bác đang có nhiều triệu chứng đáng lo ngại. Hội đồng bác sĩ đó có lời can ngăn Bác không nên đi lại nhiều. Nhưng Bác kiên quyết đề nghị để Bác đi thăm dân, thăm bộ đội nhân dịp Tết. Đi thăm dân, thăm bộ đội nhân dịp tết từ lâu đã trở thành niềm vui của Bác. Tôi nói với đồng chí Vũ Kì là cứ yên trí, tôi sẽ tổ chức một cuộc gặp mật đầu xuân của Bác thật chu đáo, vui vẻ.

Tôi điện cho đồng chí Đặng Tính triệu tập đầy đủ các thành phần gồm nhiều đại biểu tất cả các đơn vị, chiến sĩ anh hùng, chiến sĩ thi đua, chiến sĩ quyết thắng. Hội trường quân chủng sáng mùng tết năm ấy thật đầm ấm rộn ràng. Cùng đến chúc tết với Bác có đồng chí Nguyễn Lương Bằng và đồng chí Văn Tiến Dũng. Bên cạnh niềm vui ngày xuân đón Bác hôm đó còn có sự lo lắng của tất cả mọi người. Nhìn thấy Bác gầy hơn, yếu hơn mọi năm, bước chân không còn được nhanh nhẹn như trước, chúng tôi ai nấy lòng đều se lại. Nhưng chính Bác thì ẫn rất vui, ân cần thăm hỏi và chúc tết mọi người.

Bác khen các đồng chí anh hùng, chiến sĩ thi đua lập công hạ được nhiều máy bay giặc nhưng Bác không quên các chiến sĩ nuôi quân, các bác sĩ, y tá, các chiến sĩ thông tin. Đồng chí Vũ Thị Huệ, chiến sĩ thông tin; các đồng chí Tạ Thị Phương, Dương Công Lược, chiến sĩ nuôi quân; một bác sĩ và một y tá nữa được Bác gọi lên bắt tay.

Tiếp đó, Bác tươi cười hỏi:

- Cuộc họp hôm nay có mây đồng chí là anh hùng? Đồng chí nái nào bắn rơi nhiều máy bay Mĩ nhất?

Có tiếng đáp từ phía dưới vọng lên:

- Thưa Bác, đồng chí Nguyễn Văn Cốc ạ.

Bác nhìn khắp hội trường rồi hỏi:

- Chú Cốc đâu? Lên đây với Bác.

Một thanh niên vẻ mặt hiền hậu, vóc người to đậm, ngực lấp lánh những tấm huân chương và huy hiệu Bác Hồ, từ những hàng ghế phía sau, mặt đỏ bừng vì xúc động, tiến lên gặp Bác, nói nhỏ nhẹ:

- Thưa Bác, cháu đây ạ.

Bác cầm tay Cốc hỏi:

- Chú bắn rơi được mấy máy bay giặc Mĩ?

- Thưa Bác, chín chiếc ạ.

- Chú được thưởng mấy huy hiệu của Bác?

- Thưa… chín ạ.

Bác nhìn những huy hiệu năm cánh sao sáng bạc trên ngực Cốc như để kiểm tra rồi nói:

- Chú còn phải cố gắng có nhiều huy hiện hơn nữa…

Quay xuống phía dưới, Bác vui vẻ nói với mọi người:

- Năm nay là năm Kỉ Dậu, năm con gà. Theo tiếng Pháp, Cốc là con gà… Năm mới, Bác mong không quân ta có nhiều Cốc hơn nữa…

Khi trung đoàn tên lửa 238 biếu Bác con lợn tăng gia được trong hoàn cảnh chiến đấu khẩn trương, Bác rất cảm động. Bác khen đơn vị tăng gia giỏi và nói vui: “Các chú biếu Bác, Bác rât cmả ơn, nhưng nếu Bác nhận thì người ta sẽ bảo Bác tham. Bây giờ Bác có ý kiến thế này. Đơn vị đem bán con lợn cho đơn vị ngoài này, rồi dùng tiền đó để làm vốn tiếp tục nuôi con khác”. Mọi người vui vẻ hưởng ứng gợi ý của Bác… Chúng tôi đặc biệt ghi sâu lời dạy của Bác: “Các chú phải luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Không tin được Mĩ đâu, chúng nó xảo quyệt lắm, chúng là bọn đế quốc xâm lược. Phải luôn luôn sẵn sàng chiến đấu để khi nó giở quẻ thì mình đập lại được ngay”.

Lời dạy quý báu đó của Bác đã giúp chúng tôi đánh trả kẻ địch có hiệu quả khi đế quốc Mĩ phản bội lời cam kết, mở lại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc ngày 6 tháng 4 năm 1972. Hồi đó, sư đoàn không quân 363B do đồng chí Trần Nhẫn làm tư lệnh, đồng chí Đinh Phúc Hải làm chính ủy đã nổ những phát súng đầu tiên vào bọn không quân Mĩ, đánh thắng một trận xuất sắc trên vùng trời Quảng Bình, bắn rơi năm máy bay của chúng, có ba chiếc rơi tại chỗ. Và khi bè lũ Ních-xơn, Kít-xinh-giơ tung màn khói “hòa bình trong tầm tay”, rồi lật lọng giở quẻ bất ngờ dùng B.52 mở cuộc tập kích chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng, bộ đội phòng không - không quân đã chủ động đánh trả kịp thời. Ngay đêm đầu tiên, đêm 18 tháng 12 năm 1972, chúng đã bị ta giáng một đòn phủ đầu đích đáng, ba chiếc bị bẳn ơi, hai chiếc rơi tại chỗ.

Chung tôi không ngờ lời dạy của Bác mùa xuân Kỉ Dậu năm 1969 đó là lời dạy cuối cùng của Bác Hồ đối với bộ đội phòng không - không quân. Chỉ hơn 6 tháng sau, Bác đã vĩnh viễn đi xa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #73 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 08:42:11 am »

IX.

CHÚ ĐÃ BIẾT GÌ VỀ B.52 CHƯA?

Nước Mĩ cho bay thử chiếc B.5 đầu tiên vào ngày 16 tháng 4 năm 1952, trước trận “Điện Biên Phủ trên không” 20 năm. Lúc ấy chúng ta đang đánh Pháp chủ yếu bằng súng trường. Mãi đến ngày 1 tháng 4 năm 1952, trung đoàn pháo cao xạ 37 mi-li-mét đầu tiên mới được thành lập. Hồi ấy, thậm chí cái tên B.52 chúng tôi cũng chưa được nghe nói đến. Mặc đù sau khi bay thử xong, bọn trùm hiếu chiến ở Lầu Năm góc đã làm rùm beng về loại “siêu pháo đài bay”

Năm 1962, mười năm sau khi chiếc B.52 đầu tiên ra đời, tôi được bổ nhiệm là tư lệnh bộ đội phòng không. Trước khi nhận nhiệm vụ mới, tôi được Bác gọi lên. Tôi nhớ nhất một lời dạy của Bác hôm đó:

- Bây giờ chú là tư lệnh phòng không, vậy chú đã biết gì về B.52 chưa?

Nghe Bác nói mà tôi cứ ngớ ra, không ngời Bác lại hỏi về loại máy bay này.

Thấy tôi lúng túng, Bác cười độ lượng:

- Nói thế thôi chú có biết cũng chưa làm gì được nó. Nó bay cao trên 10 cây số mà trong tay chú hiện nay mới chỉ có cao xạ thôi. Nhưng ngay từ nay, là tư lệnh bộ đội phòng không, chú phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên quan tâm đến thằng B.52 này.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, ngành hàng không trên thế giới có bước phát triển mới rất mau lẹ. Các nước sản xuất ra các loại máy bay phản lực hơn hẳn máy bay cánh quạt cả về tốc độ, trọng tải và bay đường dài… Trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Liên Xô đã có MIG.15, Mĩ có F.84… Có thể nói, thế hệ máy bay cánh quạt đã nhường chỗ có máy bay phản lực. Về lí thuyết, tôi đã được học về tính năng, tác dụng của các loại máy bay phản lực này, thế nhưng để có thể trị được các loại “ép” của Mĩ bay với tốc độ bằng hoặc hơn tốc động tiếng động, với trình độ trang bị vũ khí và kĩ thuật của quân đội ta lúc này quả là một việc không dễ dàng. Đánh thế nào đây là điều mà tôi cứ trăn trở, suy nghĩ mãi.

Tháng 10 năm 1963, bộ đội phòng không và bộ đội không quân ta có quyết định hợp nhất lại thành Quân chủng Phòng không - Không quân. Tôi được bổ nhiệm làm tư lệnh đầu tiên của quân chủng này. Chính ủy là đồng chí Đặng Tính, kiêm Bí thư Đảng ủy.

Khi được quyết định hợp nhất, tôi đã mừng thầm, nghĩ phòng không chưa có vũ khí đánh được B.52 thì chắc là không quân có khả năng đánh được. Nhưng thực tế không như tôi tưởng. Lúc này, không quân ta cũng mới chỉ có mấy đơn vị máy bay vận tải, còn một trung đoàn MIG.17 thì đang luyện tập ở nước bạn chưa về. Mà có về thì với tính năng hạn chế, cũng không thể hạ nổi B.52.

Tuy vậy nhớ lời dạy của Bác, chúng tôi bắt đầu để tâm suy nghĩ về B.52. Tôi chỉ thị cho cơ quan tác chiến, quân báo, bằng mọi cách thu thập cho tôi toàn bộ tính năng tác dụng của loại pháo đài bay này. Tôi vốn là người không biết sợ là gì, thế mà lần ấy nghe sĩ quan báo cáo sơ bộ về B.52 tôi cũng hơi hốt. Việc nó bay cao 10-15 ki-lô-mét, bay trong mọi thời tiết… thì mặc kệ thây nó. Nó bay cao hơn tầm bắn cao xạ rồi ta có vũ khí bắn cao hơn, việc này Bác biết rồi. Đảng và Bác sẽ lo. Còn nó bay trong mọi thời tiết thì ta cũng sẽ trực ban chiến đấu trong mọi thời tiết. Về mặt này thì dù loại vũ khí gì cũng phải chịu thua con người Việt Nam. Nhưng khi nghe báo cáo về tính năng, tác dụng cảu B.52 thì thấy quả thật nền công nghiệp chiến tranh của Mĩ thật là đồ sộ và B.52 là một sản phẩm đồ sộ của nó.

Tôi hình dung một vật thể nặng hơn 200 tấn lướt trên đường băng, rồi cất cánh lên trời mà không thể tưởng tượng nổi trong khi một chiếc xe tăng chạy trên mặt đất chỉ nặng 54 tấn hoặc 76 tấn là cùng. Hèn chi mà nó gọi B.52 của nó là “siêu pháo đài bay”, là “pháo đài bay thượng đẳng”, “bất khả xâm phạm” và một thời trở thành “con chủ bài, con ngáo ộp” trong chiến lược răn đe của chúng! Tôi nhớ có một đồng chí cán bộ chiến tranh miền Nam ra Bắc họp có mang theo một tờ truyền đơn của bọn Mĩ thả xuống. Một tờ truyền đơn hoàn toàn mang tính chất hăm dọa, vẽ hình chiếc B.52 với tám chiếc động cơ phản lực, chỉ trong vòng từ 1 đến 3 phút, 30 tấn bom sẽ ập xuống khu vực định oanh tạc và sẽ hủy diệt hoàn toàn mọi sinh vật trong khu vực rộng lớn chiều dài 3 ki-lô-mét, chiều rộng 0,800 ki-lô-mét.

Ngay từ hồi ấy, một câu hỏi luôn luôn bám chắc vào đầu chúng tôi, cả trong bữa ăn, trong giấc ngủ: “Liệu B.52 nó vào Hà Nội thì sẽ ra sao?”. Tôi nhẩm tính chỉ cần 10 chiếc B.52 lọt được vào Hà Nội thôi, cũng đủ gây cho ta tổn thất nặng nề, không lường hết được.

Có lẽ chính vì vậy mà ngay từ rấ sớm, Bác Hồ đã quan tâm đến loại máy bay này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #74 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 08:42:48 am »

*
*   *

Cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam ngày càng phát triển, càng quyết liệt, cùng với sự gia tăng lính viễn chinh Mĩ. Quân và dân miền Nam càn đánh càng mạnh. Ngụy quân ngụy quyền thua liểng xiểng. Bom đạn Mĩ có nguy cơ không cứu nổi bọn tay sai. Vì vậy, ngay từ năm 1965, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mĩ Mắc Na-ma-ra đã yêu cầu Bộ tư lệnh không quân chiến lược nghiên cứu khả nặng dùng B.52 ném bom trên chiến trường miền Nam. Nguyên là B.52 được sinh ra để làm nhiệm vụ chiến lược, mang bom hạt nhân. Bây giờ, cực chẳng đã, phải dùng vào nhiệm vụ chiến thuật nên phải cải tiến cơ cấu mang bom, nghiên cứu cách ném bom thông thường.

Đầu tháng 2 năm 1965, Tham mưu trưởng liên quân Mĩ quyêt định triển khai các máy bay B.52 cải tiến từ căn cứ An-đéc-xơn ở Gu-am. Chúng được lệnh sẵn sàng cất cánh oanh tạc những mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam để trả đũa những hành động “khủng bố” của “Việt cộng” đối với các nhân viên Mĩ ở miền Nam.

Từ lâu, viên tư lệnh quân viễn chinh Mĩ ở miền Nam Việt Nam Oét-mo-len muốn sử dụng máy bay B.52 yểm hộ cho bộ binh trong các cuộc hành quân trên bộ, nhưng chưa được Lầu Năm Góc chấp nhận. tháng 4 năm 19655, sau khi bọn không quân chiến thuật tỏ ra hoàn toàn bất lực trong các trận oanh tạc đối phương ở mặt trận núi Bà Đen, Oét-mo-len càng khẩn khoản đề nghị dùng B.52 để thay thế. Chúng cho rằng, với khối lượng lớn mang theo, B.52 có khả năng thực hiện kiểu oanh tạc có kế hoạch trên khu vực rộng lớn, để hủy diệt các căn cứ được bố trí phân tán của “Việt cộng”. Ngày 19 tháng 4 năm 1965, sau khi gặp Oét-mo-len ở Hô-nô-lu-lu, trực tiếp nghe viên tư lệnh chiến trường thiết tha đề nghị Mắc Na-ma-ra đã quyết định sử dụng các máy bay ném bom chiến lược vào hoạt động chiến thuật ở miền Nam Việt Nam. Tiếp đó, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mĩ đã chỉ thị cho Bộ tư lệnh không quân chiến lược và sư đoàn 3 không quân ở Gu-am chuẩn bị máy bay B.52 tham gia chiến dịch mang tên “”Cung sáng”.

Oét-mo-len hi vọng các cuộc oanh tạc của B.52 sẽ hủy diệt các vùng căn cứ của “Việt cộng”, những nơi mà máy bay thông thường và các cỡ đại bác đã bất lực trước tinh thần ngoan cường và nghệ thuật biến hóa tài giỏi của đối phương.

Ngày 18 tháng 6 năm 1965, sư đoàn 3 không quân của Bộ tư lệnh không quân chiến lược đã thực hiện cuộc oanh tạc đầu tiên vào khu Bến Cát, tây bắc Sài Gòn, 30 chiếc B.52 đã vượt chặng đường dài 8.850 ki-lô-mét trong 12 giờ liền, từ Gu-am đến Nam Việt Nam, thực hiện trận ném bom rải thảm đầu tiên trên thế giới. Kể từ đó, cường độ hoạt động của B.52 ngày càng tăng theo nhịp độ phát triển của chiến trường. Các phương tiện ném bom, dẫn đường… cho B.52 cũng ngày càng được cải tiến.

Tin tức về các máy bay chiến lược B.52 tăng cường ném bom ở miền Nam, hằng ngày được các cơ quan Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân tổng hợp nghiên cứu. Lúc này, chúng ta vừa thành lập xong một trung đoàn tên lửa phòng không SAM.2, đang khẩn trương huấn luyện để ra quân. Bác Hồ, các đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng và các đồng chí lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước tỏ rõ sự quan tâm đặc biệt đối vợi sự kiện này. Bởi SAM.2 chính là đối thủ của B.52, là vũ khí duy nhất mà chúng ta có trong tay để có thể trừng trị được B.52.

Ngày 12 tháng 4 năm 1966, lần đầu tiên, đế quốc Mĩ cho B.52 đánh ra đèo Mụ Giạ, rồi đánh thẳng vào Vĩnh Linh, đẩy cuộc leo thang lên một mốc cao mới. Bon đạn ở Vĩnh Linh vô cùng ác liệt. Điều tên lửa vào đó khác gì đưa mồi vào miệng thú. Nhưng rồi hằng ngay được báo B.52 đang mặc sức tung hoành, cào nát mảnh đất Vĩnh Linh, nhân dân phải xuống địa đạo, trẻ em phải sơ tán ra Bắc, chúng tôi không chịu được nữa. Ý nghĩ đưa tên lửa vào Vĩnh Linh càng nóng bóng trong đầu tôi.

Một lần tôi lên báo cáo với Bác suy nghĩ của mình. Bác trầm ngâm suy nghĩ một lúc rồi thong thả nói:

- Đúng! Muốn bắt cọp thì phải vào tận hang. Chú cứ về sưy nghĩ thêm đi, và tranh thủ trao đổi thêm với các đồng chí xung quanh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #75 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 08:43:59 am »

Tôi mừng quá. Thế là Bác đã hiểu nỗi lòng của tôi. Về đến sân bay Bạch Mai, thấy anh Đặng Tính đang đứng ở cổng, tôi xuống xe vào kéo anh vào nhà. Tôi trình bày toàn bộ suy nghĩ của mình, về việc đưa tên lửa vào Vĩnh Linh đánh B.52.

Thật sung sướng làm sao khi nghe đồng chí Đặng Tính nói rằng chính đồng chí cũng đang suy nghĩ như thế.

Chúng tôi nhanh chóng thống nhất và đưa kế hoạch ra bàn trong Thường vụ Đảng ủy và Bộ tư lệnh. Mọi người đều nhất trí. Sau đó kế hoạch được báo cáo lên Bộ Tổng tham mưu và được các đồng chí thủ trưởng chuẩn y. Các đồng chí căn dặn là phải dự kiến thật hết mọi khó khăn, kế hoạch phải thật chủ đáo, tỉ mỉ.

Trung đoàn 238, trung đoàn tên lửa thứ hai của quân đội tra được giao trọng trách mở đầu nhiệm vụ nặng nề này và những dự kiến về khó khăn, ác liệt đã được thực tế xương máu trả lời. Ra đi từ tháng 4 mà mãi đến cuối năm 1966, đầu năm 1967 các tiểu đoàn hỏa lực mới tới được Vĩnh Linh, nhưng cả 4 tiểu đoàn đều bị địch đánh tổn thất nặng. Các tiểu đoàn 84, 83 bị mất sức chiến đấu. “Hận Phủ Định”, “hận Cổ Kiềng”(1) sẽ mãi là mối hận trong lòng mỗi cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 238.

Nhưng không gì ngăn được quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ bộ đội tên lửa trung đoàn 238. Khí tài bị đánh hỏng họ lại kéo quân ra Bắc nhân khí tài mới, rồi lại kéo vào tuyến lửa. Lại đào hầm hào, xây dựng trận địa, lại “tàng hình rình mồi”, quyết phục hận cho bằng được B.52.

Những cuộc hành quân của các tiểu đoàn tên lửa vào giới tuyến Vĩnh Linh với những bệ phóng cồng kềnh, những xe đặc chủng vừa to, vừa cao, vượt qua những đoạn đường bị máy bay giặc tọa độ, khống chế ngày đêm… là những bài ca tuyệt vời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, về tinh thần khắc phục khó khăn. Cả một hệ thống lăn xuống bìa rừng ở Khe Tang, cả một đài điều khiến đâm nhào xuống nước mặn ở đèo Lí Hòa… đã trở thành những chuyện bình thường trong cuộc “trường chinh” gian khổ đó. Nhưng đưa được tên lửa vào Vĩnh Linh mới chỉ làm một chặng đường đầu tiên trên con đường dài đi đến chiến thắng B.52. Điều quan trọng hơn là các hệ thống trụ lại được trên mảnh đất có mật độ bom đạn vào loại nhất nhì trong các cuộc chiến tranh trên thế giới. Ở đây hầu như hằng ngày, bộ đội tên lửa phải náu mình dưới sức ép từ ba phía của kẻ thù: bom đạn từ trên trời của các loại máy bay trút xuống, đại bác từ các căn cứ pháo binh địch từ bờ nam sông Bến Hải bắn sang và pháo bầy từ các tuần dương hạm Mĩ từ ngoài biển thay nhau bắn vào. Có cả loại pháo cực nhanh cỡ 400 mi-li-mét. Kẻ địch bộ lộ rõ ý định muốn “làm cỏ” những bệ phóng SAM.2 của Bắc Việt ngay từ khi nó mới đặt chân đến. Vào khoảng tháng 6, tháng 7 năm 1966, tin “một trung đoàn tên lửa SAM.2 của Bắc Việt đang trên đường vào Vĩnh Linh” đã làm cho Lầu Năm Góc hoảng sợ, và chúng quyết tiêu diệt những bệ phóng này bằng mọi giá. Nhưng nhân dân Vĩnh Linh anh hùng cũng nêu cao quyết tâm bảo vệ những bệ phóng thân yêu của mình bằng mọi giá, kể cả bằng xương máu và tính mạng. Họ hiểu rằng chính những bệ phóng này sẽ trừng trị lũ B.52 hung ác đã từng gây nên biết bao thảm họa đối với đồng bào. Nhân dân Vĩnh Linh, đặc biệt là anh chị em công nhân nông trường Quyết Thắng, nông trường Việt - Trung đã thực sự coi các chiến sĩ tên lửa như người thân của mình. Dưới con mắt của đồng bào, hình ảnh các chiến sĩ tên lửa là những chàng trai dũng cảm tuyệt vời, những Thạch Sanh của thời đại mới, dám xông vào nơi nguy hiểm để diệt trừ yêu quái, đem lại yên vui cho mọi người. Chắc chắn rằng không có sự thương yêu đùm bọc của nhân dân Vĩnh Linh thì những bệ phóng không thể tồn tại được ở đó. Nhờ sức mạnh của lòng dân, cả một trận địa tên lửa gồm các bệ phóng, khu trung tâm điều khiến, các máy phát điện… được đưa xuống lòng đất chỉ với hai bàn tay lao động, với cuốc xẻng thô sơ. Có thể nói đó là những kì tích của quân và dân ta. Thử hỏi còn có nơi nào trên hành tinh này mà một dân tộc phải sống và chiến đấu trong những điều kiện khắc nghiệt như thế?

Ở Hà Nội, chúng tôi theo dõi chặt chẽ cuộc chiến đấu của bộ đội tên lửa trên mặt trận Vĩnh Linh và thường xuyên báo cáo với Bác. Bác hỏi thăm từ việc đánh phá của địch đến việc sinh hoạt ăn ở của anh em ở trận địa. Điều khổ tâm lớn nhất của tôi trong những ngày này là chưa có tin chiến thắng bắn rơi B.52 để báo cáo với Bác.

Nhân dịp Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1967, tôi được gọi lên báo cáo với Bác về tình hình chiến đấu của bộ đội phòng không - không quân. Bác rất vui, khen ngợi chiến thắng của quân và dân Hà Nội, rồi đột ngột đưa tay về phía tôi: “Thế còn B.52 đâu?


(1) Hai địa danh có trận địa bị địch đánh nặng nhất.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #76 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 08:44:50 am »

X.

CHIẾC B.52 ĐẦU TIÊN

Câu hỏi của Bác làm tôi rất khổ tâm. Suốt đêm đó, tôi hầu như không chợp mắt. Tôi cảm thấy mình chưa làm tròn nhiệm vụ. Bộ đội tên lửa vào Vĩnh Linh thế là đã được gần một năm, biết mấy hi sinh, biết bao xương máu. Có đồng chí khi ngã xuống biết mình không sống được đã trối trăng lại đồng đội: “Nếu tôi chết hãy đặt đầu tôi hướng về miền Nam”. Hồi đó trong bộ đội tên lửa trung đoàn 238 có phong trào thi đua “Thực hiện lời dạy của bác quyết đánh thắng B.52, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc”. Khi hi sinh được quay đầu về hướng Nam là biểu lộ quyết tâm không lay chuyển nổi của cán bộ chiến sĩ trung đoàn 238, bằng mọi cách phải bắn rơi bằng được B.52 của địch.

Bộ đội thì dũng cảm, hi sinh như vậy, nhân dân Vĩnh Linh anh hùng, không tiếc một thứ gì để phục vụ bộ đội đánh thắng, vậy tại sao B.52 chưa bị trừng trị? Trách nhiệm đó phải là của chúng tôi, những người lãnh đạo chỉ huy. Chúng tôi tự hỏi đã làm hết sức mình, đã làm hết khả năng, đã “suy nghĩ đến bạc đầu” để thực hiện khẩu hiệu “Tất cả đề đơn vị đánh thắng” chưa? Chúng tôi ngồi lại với nhau, nghiêm khắc kiểm điểm mình. Đành rằng trong thời gian qua, kể từ ngày 29 tháng 6 năm 1966, đặc biệt là từ tháng 4 năm 1967, giặc Mĩ điên cuồng leo thang đánh phá Hà Nội, nhiệm vụ trung tâm của Quân chủng Phòng không - Không quân là phải bằng bất kì giá nào đánh thắng địch, bảo vệ vững chắc Thủ độ của đất nước, nơi có Bác Hồ đang sống và làm việc. Nhưng nhiệm vụ đánh B.52 là điều không được một phút lơi lỏng, nhất là khi đã đưa cả một trung đoàn tên lửa vào mảnh đất nóng bỏng Vĩnh Linh, thì trách nhiệm lại càng hết sức nặng nề. Thế nhưng từ ngày bộ đội vào, ngày đêm đội bom đạn tìm cách đánh B.52, trong Bộ tư lệnh chúng tôi, chưa có ai vào với anh em cả, kể cả các đồng chí trong Bộ tư lệnh Binh chủng Tên lửa. Thiếu sót đó là đặc biệt nghiêm trọng. Bởi rõ ràng chỉ huy chiến đấu không thể chung chung, phó mặc cho cấp dưới làm được đến đâu hay đến đó. Không kể về số tổn thất trrên đường đi, mà khi vào đến nơi, địch còn đánh vào một số trận địa, làm hỏng một số khí tài, một số đồng chí tiếp tục hi sinh. Việc đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu B.52 cũng chưa được chỉ đạo chặt chẽ mà chỉ nhằm vào việc phóng đạn đánh B.52 mà đôi lúc quên mất một nhiệm vụ quan trọng khác là tìm hiểu B.52, phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu của nó, rút ra được những quy luật hoạt động của nó. Như có lần Bác đã dạy chúng tôi: “Các chú đã vào đến được hang cọp rồi, tuy chưa bắt được “cọp” nhưng cũng đã chính mắt nhìn thấy nó đi về. Các chú phải cố nhìn cho thật kĩ để sau này nó ra ngoài này là nhận được mặt nó ngay”.

Sau khi kiểm điểm theo yêu cầu của anh Tính, chúng tôi nhất trí để anh Tính vào kiểm tra mọi mặt tình hình của trung đoàn 238. Thật là một chuyến đi vất vả. Phà Long Đại bị địch khốn chết chặt chẽ, không có phà qua sông, anh Tính phải để xe bên bờ bắc, tìm cách lội bộ sang bờ nam và sẽ có xe 238 ra đón. Nhưng chiếc xe 238 này bị địch đánh trúng, đồng chí lái xe hi sinh. Anh Tính đã không ngăn được nước mắt, vừa xúc động vừa căm thù, nghiến răng chặt lại, cuốc bộ tiếp tục chuyến công tác của mình. Anh đến tận các trận địa, vào trong xe điều khiến với trắc thủ, ngủ cùng hầm, ăn cơm mắm kem với chiến sĩ. Anh hòa với bộ đội như tác phong thường thấy của anh.

Chuyến đi của anh Tính kéo dài gần một tháng. Khi trở về Hà Nội, người anh gầy sắt lại, đen nhẻm, hai mắt trũng sâu. Trong buổi họp Thường vụ đầu tiên khi vừa từ tuyến lửa trở về, anh Đặng Tính xúc động nói:

- Một năm qua chúng ta ngồi ở Hà Nội, chúng ta không nắm hết được tình hình. Chúng ta để anh em thiếu thốn nhiều quá, khí tài bị địch đánh hỏng phải chắp vá dồn lắp, linh kiện thiếu thốn, nhiều lần phải đi bộ hàng chục cây số dưới bom đạn để hàn một bộ phận khí tài… Điều đó chúng ta có thể chấp nhận được, mặc dầu nếu chúng ta sâu sát hơn, thì trung đoàn có thể khắc phục. Nhưng còn cái việc để anh em thiếu từng cuốn sổ đăng kí phần tử là điều chúng ta không thể tha thứ, ngay cả với thường vụ chúng ta…

Ngừng một lúc, anh Tính nói tiếp:

- Tôi có thể phát biểu mà không sợ quá lời rằng cán bộ chiến sĩ 238 đáng được phong ba làn anh hùng. Đưa được cả một trung đoàn tên lửa, vượt qua bom đạn, đường xa, đèo cao, núi hiểm đến được nơi chiến trường đúng thời gian quy định, là một lần anh hùng. Rồi cả một trung đoàn tên lửa trụ vững suốt hơn 300 ngày đêm tại một vùng đất mà bốc một nắm lên ở bất kì đâu cũng thấy sắt thép, nơi kẻ thù đã nhiều lần đưa tin xóa sổ những dàn tên lửa SAM.2 của Bắc Việt là anh hùng lần thứ hai. Và lần thứ ba anh hùng là đã vượt qua muôn vàn khó khăn về kĩ thuật, chiến thuật, mưu trí sáng tạo, phát hiện được sóng tìm địch, ghi được những dấu hiệu đầu tiên vô cùng quý báu về một kẻ thù mới còn xa lạ đối với chúng ta.

Theo đề nghị của anh tính, được sự đồng ý của Bộ Tổng Tham mưu, chúng tôi quyết định cử một đoàn cán bộ của Bộ tư lệnh Tên lửa vào Vĩnh Linh trực tiếp chỉ đạo trung đoàn 238 đánh rơi bằng được B.52. Đoàn do đồng chí Hoàng Văn Khánh, Phó tư lệnh Binh chủng Tên lửa dẫn đầu, cùng với đại diện cá cơ quan tác chiến, huấn luyện, quân báo, kĩ thuật… Cơ quan vật tư được lệnh cấp phát với tinh thần ưu tiên nhất những linh kiện quý hiếm cho các đơn vị tuyến trước. Đoàn cán bộ được giao hai nhiệm vụ rõ ràng. Một, chỉ đạo đơn vị bắn rơi B.52. Hai, lập “hồ sơ” về B.52 cùng cụ thể càng tốt trên cơ sở thực tiễn đã diễn ra trên chiến trường.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #77 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 08:46:14 am »

Đoàn lên đường ngày 11 tháng 8 năm 1967 thì khuya ngày 17 tháng 9 năm 1967 chúng tôi nhận được bức điện của đồng chí Hoàng Văn Khánh:”Hồi 17 giờ 3 phút ngày 17 tháng 9 năm 1967, tiểu đoàn 94 phóng 2 quả đạn vào một tốp B.52, tiêu diệt 1 chiếc. Tiếp đó 17 giờ 34 phút, phóng tiếp 2 đạn vào tốp B.52 khác, tiêu diệt thêm một chiếc”.

Khỏi phải nói, chúng tôi sung sướng biết chừng nào. Khi cầm trong tay bức điện báo tin chiến thắng đó, tôi nghĩ ngay tới Bác. Phải báo tin với Bác quân ta đã đánh rơi B.52 ngay bây giờ. Nhưng tôi ngoại có nên đánh thức Bác dậy giữa đêm khuya này không? Mặc dù Bác đã cho phép Quân chủng Phòng không - Không quân gọi điện trức tiếp đến Bác bất cứ lúc nào. Nhưng tôi vẫn tin là Bác chưa ngủ vì lúc này chỉ hơn 11 giờ đêm. Anh Tính bảo tôi hãy để sáng mai sẽ thưa với Bác. Nhưng tôi cảm thấy không yên tâm. Bác là người theo dõi B.52 đầu tiên, trước cả chúng tôi, cũng như năm ngoái, tháng 1 năm 1966, Bác là người nhắc chúng tôi phải chú ý đến loại máy bay trinh sát mới SR.72 của Mĩ. Hôm đó, Bác theo báo Nhân đạo, thấy có đưa tin về loại máy bay đó. Lập tức Bác bảo đồng chí Vũ Kì gửi gấp xuống cho tôi với dòng chữ ghi bên lề báo: “Gửi chú Tài”. Đồng chí Vũ Kí đã cho chụp lại bút tích đó và gửi biếu tôi một tờ. Nó trở thành một kỉ vật quý giá của đời tôi. Bác không những quan tâm đến B.52 mà chính Bác từng bước dạy bảo cho chúng tôi con đường dẫn đến chiến thắng hôm nay. Vậy thì không thể không báo cáo ngay để Bác biết tin này, để Bác mừng, chia vui với chúng tôi, mà còn để Bác khen thưởng nữa. Nhất định lần này Bác sẽ có phần thưởng xứng đáng cho cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 238. Phân vân một lúc, tôi nghĩ ra cách “dựng” anh Vũ Kì dậy, rồi nhờ anh tìm cách báo cáo với Bác. May quá, chẳng phải chờ lâu, đã nghe thấy tiếng đồng chí Vũ Kì bên kia đầu dây. Thế là đồng chí Vũ Kì chưa ngủ. Đồng chí Vũ Kì chưa ngủ tức là Bác chưa ngủ. Tôi đoán quả không sai. Sau khi tôi trình bày xong, đồng chí Vũ Kì trả lời:

- Hiện nay phòng Bác vẫn còn ánh đèn, Bác chưa ngủ đâu… cậu cứ xin 01(1) là có ngay.

Rồi anh vui vẻ động viên tội:

- MờI Tư lệnh cứ gọi. Tôi xin bảo đảm là Bác sẽ rất vui. Bấy lâu nay Bác vẫn mong tin này.

Trong đời tôi, chắc chắn không có giây phút nào xúc động hơn giây phút đó, giây phút giữ đêm khuya ngày 17 tháng 9 năm 1967, được nói chuyện trực tiếp với Bác Hồ, báo tin chiến thắng B.52 với Bác. Niềm sung sướng, sự xúc động ở đây không phải chỉ là được nói chuyện với Bác. Bởi việc này đối với tôi, do hoàn cảnh công tác của mình, không phải là hiếm hoi. Nhất là những ngày tháng 4, tháng 5 năm 1967, cuộc chiến đấu bảo vệ Hà Nội diễn ra quyết liệt, căng thẳng, có nhiều lần Bác trực tiếp gọi cho tôi đến bên may điện thoại hoặc lên tận nơi để Bác hỏi han, căn dặn. Niềm sung sướng xúc động đến mức từng tế bào trong tôi như tan biến ra, lâng lâng trong một cảm giác thật khó tả. Đó chính là phút giây khi tôi biết Bác đã ở bên kia đầu dây nói và sắp báo tin chiến thắng B.52 cho Bác thì Bác đã hỏi:

- Chú Tài đấy à, có chuyện gì thế? Bắn rơi B.52 rồi phải không?

Ôi! Quả thật là một điều kì diệu không thể nào tưởng tượng nổi. Sau này tôi có dịp hỏi lại đồng chí Vũ Kì là hôm ấy, đồng chí thưa trước với Bác về chuyện bắn rơi B.52 không? Đồng chí Vũ Kì đã khẳng định là hoàn toàn không. Đêm hôm đó, đồng chí Vũ Kì chỉ làm một việc duy nhất là báo cho tôi biết phòng Bác còn sáng đèn.

Sáng hôm sau, tôi kể lại cho anh Đặng Tính nghe chuyện này. Chúng tôi ngồi phân tích với nhau thì thấy điều xảy ra có vẻ kì diệu đó, thực ra rất lô-gíc, là đơn giản và dễ hiểu. Bởi từ ngày trung đoàn 238 vào Vĩnh Linh, Bác thường xuyên quan tâm, thăm hỏi. Biết đơn vị gặp khó khăn, Bác thường hỏi chúng tôi đã có biện pháp gi để khắc phục. Khi được tin Quân chủng tổ chức một đoàn cán bộ do một đồng chí Phó tư lệnh Binh chủng Tên lửa dẫn đầu vào trực tiếp chỉ dạo trung đoàn để đánh B.52, Bác khen chúng tôi như thế là đã có biện pháp kịp thời và tích cực. Vậy thì sau hơn một tháng đoàn cán bộ chỉ đạo vào Vĩnh Linh, hằng ngày lại được báo cáo B.52 đang tăng cường đánh phá khu vực giới tuyến (thời gian này ta đang mở chiến dịch đường 9) thì việc Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân gọi điện đến giữa khuya, chắc chắn sẽ báo tin chiến thắng B.52 chứ không thể là vấn đề gì khác. Bác cũng biết tính tôi là không để gì lâu trong bụng. Và điểm cuối cùng, theo sự phân tích của anh Tính, lại càng có lí. Việc Bác đoán biết trước là bắn rơi B.52 chính là xuất phát từ niềm tin tuyệt đối của Bác vào lòng dũng cảm, trí tuệ và khả năng sáng tạo của quần chúng. Một bộ đội đã có gan trụ vững dưới mưa bom bão đạn, hơn một năm trời, nay lại có sự chỉ đạo xát sao của trên thì bộ đội ấy nhất định sẽ đánh thắng.

Bản tổng kết đánh B.52 ở Vĩnh Linh mà anh Hoàng Văn Khánh mang về, đối với chúng tôi thật là quý báu. Sau này, chúng tôi thường gọi là bản “hồ sơ” thứ nhất về B.52. Đó là một bản viết tay, tất cả chỉ có 23 trang, có cả hình vẽ, các dạng nhiễu, đội hình đi của B.52… Cơ quan tham mưu được chỉ thị căn cứ vào bản tổng kết này, cùng với sự theo dõi, tìm hiểu hơn một năm qua, viết lại thành một tài liệu chính thức cho các đơn vị tên lửa trong Quân chủng nghiên cứu học tập. Sau này, Quân chủng Phòng không - Không quân còn có thêm hai tài liệu nữa về cách đánh B.52, in rô-nê-ô: một bản ra đời tháng 7 năm 1969, một bản ra đời tháng 10 năm 1972, càng ngày càng hoàn chỉnh hơn, có nhiều sáng tạo hơn, những bản tổng kết đánh B.52 ra đời sau trận thắng B.52 đầu tiên ở Vĩnh Linh, mãi mãi sẽ là tài liệu lịch sử quý báu trong chiến công đánh thắng B.52 của quân và dân ta. Nó là kết quả của biết bao hi sinh, xương máu của đồng bào và chiến sĩ Vĩnh Linh đặc biệt là của cán bộ chiến sĩ trung đoàn tên lửa 238 anh hùng. Chính vì vậy mà sau khi nhận được tin chiến thắng, từ ngôi nhà sàn đơn sơ của mình, Bác Hồ đã tự tay viết thư khen quânvà dân Vĩnh Linh anh hùng: “Bác rất vui lòng được tin ngày 17-9-1967, Vĩnh Linh đã lập công xuất sắc lần đầu bắn rơi hai máy bay B.52 của giặc Mĩ.

Thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ đặc biệt gửi lời khen ngợi đồng bào, chiến sĩ và cán bộ Vĩnh Linh đã đánh giỏi, bắn trúng, chiến thắng vẻ vang”.

Riêng đơn vị trực tiếp lập công, tiểu đoàn 84 trung đoàn tên lửa 238, được Bác Hồ tặng thưởng huân chương Quân công hạng nhì.


(1) 01 là mật danh điện thoại của Bác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #78 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 08:47:58 am »

XI.

TẦM NHÌN XA CỦA BÁC

Tháng 10 năm 1967, tôi chính thức nhận nhiệm vụ Phó Tổng tham mưu trưởng đặc trách cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.

Bước leo thang của giặc Mĩ đang lên đến đỉnh cao. Thực sự là chúng đã tổ chức những chiến dịch không quân liên tục đánh phá quyết liệt thủ độ Hà Nội. Sang tháng 11, cường độ hoạt động của địch chưa có triệu chứng giảm xuống. Chỉ vào cuối tháng 11, khi lực lượng phòng không của ta liên tiếp giáng cho địch những đòn thất bại nặng nề, có trận như ngày 19 tháng 11, riêng Hà Nội bắn rơi 12 máy Bay địch, bộ đội tên lửa chiến đấu xuất sắc; có nhiều trận, bẻ gãy hẳn một mũi tiến công của địch, thì chúng mới nao núng và bắt đầu xuống thang… lúc này cục diện trên chiến trường miền Nam đang chuyển biến thuận lợi cho ta. Kẻ địch đang phải lúng túng đối phó trên cả vùng chiến lược.

Chúng âm mưu leo thang đánh phá miền Bắc đặc biệt là đánh vào trung tâm Hà Nội để hòng gỡ thế bí, nhưng chúng đã không thực hiện được ý đồ của mình. Thế chủ động chiến lược vẫn nằm trong tay chúng ta. Căn cứ vào tình hình thực tế so sánh lực lượng trên toàn chiến trường, Bộ Chính trị quyết định chuẩn bị một đòn tiến công nhằm tạo nên một bước ngoặt mới của cuộc chiến tranh. Sau này chúng tôi mới biết đó là cuôc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Nhưng hồi đó, bản thân tôi là Phó tổng tham mưu trưởng cũng chỉ được phổ biến là chuẩn bị đón tình hình mới. Vào giữa tháng 12 năm 1967, tôi được giao đi kiểm tra mọi mặt về phòng không, phòng vệ bờ biển, hệ thống bảo đảm giao thông chiến lược ở tất cả các địa phương miền Bắc, các quân khu, quân chủng, đặc biệt là Quân chủng Phòng không - Không quân, các tỉnh Khu 4 và hai thành phố quan trọng Hà Nội và Hải Phòng. Cùng đi với tôi có một số đồng chí ở cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, chủ yếu là những đồng chí có liên quan đến cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại. Chúng tôi có nhiệm vụ từ thực tiễn tình hình sau khi kiểm tra các nơi, xây dựng thành một phương án tổng quát nhằm đánh trả có hiệu quả bước leo thang mới của không quân và hải quân địch, với dự kiến chúng sẽ có một bước leo thang liều lĩnh do tình hình phát triển không có lợi cho chúng trên chiến trường.

Đặc biệt lần này tôi còn được giao nhiệm vụ chuẩn bị một phương án chiến đấu bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng trong tình huống địch sử dụng B.52. Lúc đầu tôi có phân vân là đặt vấn đề như vậy có sớm quá không? Bởi vì trong tác chiến phòng không, chọn một khu vực dự kiến sẽ xảy ra trận đánh lớn có liên quan đến việc bố trí lực lượng chung của toàn cục.

Trong những năm qua, lực lượng phòng không chúng ta tuy đã phát triển hết sức nhanh chóng, nhưng lại phải trải ra trên một không gian rộng, cùng một lúc làm ba nhiệm vụ chiến lược khác nhau: bảo vê yếu địa, bảo vệ giao thông vận tải và chiến đấu trong quân, binh chủng hợp thành, nên thường xuyên chúng tôi có cảm giác thiếu, đụng vào khu vực nào cũng thấy cần phải có thêm lực lượng. Bây giờ nếu dự kiến B.52 sẽ đánh vào Hà Nội, Hải Phòng thì bố trí lực lượng sẽ khác đi, nhất định phải ưu tiên vào khu vực trọng điểm.

Tuy nhiên, dự kiến B.52 đánh Hà Nội, Hải Phòng lúc này chỉ mới là một khả năng mặc dầu khả năng chưa nhiều, nhưng đặt ra để suy nghĩ, để mà chuẩn bị thì chỉ có lợi mà thôi.

Bộ Tổng tham mưu giao nhiệm vụ cho Quân chủng Phòng không - Không quân chuẩn bị phương án đánh trả không quân địch, bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng trong tình huống địch dùng B.52. Nhận lệnh, đồng chí Đặng Tính, lúc này là Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân chủng gọi dây nói cho tôi:

- Ông giao cho chúng tôi nhiệm vụ mới quá. Các cơ quan đang nằm bò ra đây. Người nhà với nhau, ông xuống cho xin một vài gợi ý, nếu không thì bí lắm.

Từ ngày tôi lên làm phó tổng tham mưu trưởng, chiếc máy điện thoại riêng ở nhà tôi được đặt tên là chiếc “máy điện thoại của anh Tính”. Mỗi lần chuông reo, vợ tôi lại vui vẻ: “Anh Tính gọi”. Có điều lạ là anh ít khi gọi lên phòng làm việc của tôi ở cơ quan mà cứ hay gọi thẳng về nhà. Cả gia đình tôi, từ nhà tôi đến các cháu, từ lâu đã xem anh Tính như người trong gia đình. Mỗi lần anh đến, gia đình tôi, nhất là các cháu như có thêm một niềm vui. Không thể nào quên cái dáng người thấp nhỏ của anh vừa xuất hiện ở cửa đã nghe tiếng cười, một nụ cười rất hiền, rất tươi trên cái miệng rộng được mở ra hết cỡ. Còn câu chuyện trên điện thoại thường là công việc. Anh tranh thủ hỏi ý kiến của tôi về một bản phương án tác chiến trước khi đưa lên Bộ thông qua, về một ý định điều động lực lượng. Có khi trao đổi với một đồng chí cán bộ nào đó. Đặc biệt mỗi lần anh được gọi lên gặp Bác để báo cáo tình hình tác chiến của phòng không - không quân, bao giờ anh cũng quay điện thoại nói chuyện với tôi ít nhất là hằng nửa giở. Anh nêu những nội dung báo cáo với Bác và hỏi tôi có cần thêm gì không? Sau đó anh hỏi tôi, là sau khi nghe xong thì bác sẽ hỏi những gì và nếu Bác có hỏi thì ta nên trả lời ra sao… Một đồng chí chính ủy già dặn kinh nghiệm, đã từng kinh qua nhiều cương vị công tác khác nhau, bây giờ lại được cử giữ thêm chức tư lệnh, thế mà mỗi làn được gặp Bác, và đã không phải là ít, anh vẫn cảm thấy hồi hộp, thiêng liêng. Có được cái tình cảm đó thực đáng quý, đáng trân trọng biết bao.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #79 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2010, 08:48:28 am »

Lần này gọi điện cho tôi, anh cứ xoáy vào B.52. Anh bảo thế nào cũng phải xuống phát sơ sơ cho “vài đường chiến lược”.

Tôi cười bảo anh:

- Cứ nghiên cứu chuẩn bị phác thảo dần đi, rồi còn phải trao đổi nhiều. Cái này chưa đòi hỏi thông qua ngay đâu. Vấn đề cấp bách hiện nay mà các anh ở trên quan tâm là sẵn sàng chiến đấu thật tốt theo đội hình đã bố trí.

- Nhưng dù sao ông cũng cứ xuống đấy. Chủ nhật cũng được. Anh Tính khẩn khoản và cười nói thêm: Sẽ có “RTC” (rượu thịt chó). Thế là cả anh và tôi cùng cười vang lên trong máy.

Tình hình mọi mặt để báo cáo với cấp trên sau chuyến đi, tôi đã chuẩn bị xong. Các phương án đánh địch tổng thể, đánh địch từng khu vực cũng đã chuẩn bị. Những con số về khả năng hoạt động của địch, hai đồng chí trợ lí tác chiến có nhiều kinh nghiệm Nguyễn Ninh và Nguyễn Văn Định đã chuẩn bị viết cho tôi một bản, tôi để sẵn ở túi áo ngực. Và lần đầu tiên, với cương vị Phó tổng tham mưu trưởng, tôi được gọi lên báo cáo tình hình trước một cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị. Thú thật là tôi có hồi hộp, có cảm giác như sắp bước vào cuộc thi. Năm đó, năm 1987, tôi đã 46 tuổi, chẳng còn trẻ nữa. Chinh chiến cũng không phải là ít, đã từng đối mặt với nhiều kẻ thù, đã từng hoàn thành tốt những nhiệm vụ phức tạp khó khăn… và đã được gặp Bác nhiều lần, được Bác thương như một đứa con thực sự. Nhưng đây là lần đầu tiên tôi được gặp tất cả các đồng chí trong Bộ Chính trị và được trực tiếp báo cáo tình hình. Trước khi bước lên xe, tôi tự bảo mình “Phải bình tĩnh trình bày thật khúc chiết, rõ ràng, để tỏ rõ mình là một cán bộ không tồi”. Mặc dầu nội dung báo cáo tôi đã lần lượt thông qua các anh Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng nhưng khi đến cuộc họp, tôi vẫn đến ngay chỗ hai anh đang đứng để xem các anh có căn dặn gì thêm. Nhưng các anh chỉ bảo cứ trình bày như đã chuẩn bị. riêng B.52 nếu có đồng chí nào hỏi thì báo cáo thêm, còn nếu không thì chưa trình bày vội.

Cuộc họp bộ Chính trị lần này được tiến hành ngay cạnh ngôi nhà sàn của Bác, nơi có hầm trú ẩn, đảm bảo an toàn khi có báo động máy bay địch. Về thời gian tôi không còn nhớ rõ là cuối tháng 12 năm 1967 hay bước sang năm 1968 rồi. Chỉ nhớ là lác đác đó đây đã có không khí tết… Sau khi Bác khai mạc, đồng chí Lê Duẩn phát biểu, tôi được trình bày đầu tiên nội dung báo cáo của mình. Tôi thấy các đồng chí lắng nghe rất chăm chú và hầu như đồng chí nào cũng ghi chép tỉ mỉ. Có lẽ đây là lần đầu tiên các đồng chí trong Bộ Chính trị được nghe tình bày một cách có hệ thống toàn bộ lực lượng phòng không - không quân, lực lượng hải quân của ta, hệ thống phòng thủ bờ biển chống trả những hoạt động của hải quân địch mà chủ yếu là lực lượng dân quân tự vệ. Khi chuyển sang tình hình địch, các đồng chí cũng chăm chú lắng nghe không kém, và cũng đều ghi chép tỉ mỉ. Được sự cổ vũ của các đồng chí, tôi càng tự tin hơn, trình bày mạch lạc, suôn sẻ. Có một vài đồng chí hỏi thêm về tình hình mặt này, mặt khác tôi đều trả lời rõ ràng.

Cuộc họp giải lao cùng với tiết mục “phở”. Phải nói là phở ngon tuyệt. Tôi vừa đi một đợt công tác dài ngày về, đang ăn trả bữa nên cảm thấy rất ngon miệng, loáng cái đã cạn sạch bát, đang định đứng dậy thì thấy có ai đưa bát phở thứ hai đến trước mặt. tôi nhìn lên thì gặp nụ cười hiều hậu của Bác:

- Chú vừa đi công tác về, Bác bồi dưỡng thêm cho chú.

Cử chỉ yêu thương của Bác làm cho tôi vô cùng xúc động. Bát phở thứ hai này, tôi cũng làm loáng cái là hết, cả nước lẫn cái, vì sức tôi dạo đó, hai bát phở thì mùi mẽ gì. Lần này, tôi cũng đang định đứng dậy thì đồng chí Lê Duẩn lại cầm bát phở trước mặt tôi:

- Thấy Phó tổng tham mưu trưởng xem chừng còn có thể “đánh thêm một trận nữa”.

Đúng là tôi chưa thật no. Lại thêm dây là sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo nên tôi chẳng phải khách sáo. Tôi lại tiếp tục ăn ngon lành. Nhưng lầ này tôi giữ ý, để thừa lại một tí nước, còn cái thì cũng hết sạch như hai bát trước.

Làm xong nhiệm vụ báo cáo tình hình, tôi lên xe trở về cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, lòng lâng lâng, thanh thản.

Tối hôm sau, tôi được Bác gọi lên hỏi thêm tình hình. Ngay phút đầu tiên, Bác đã hỏi về B.52. Nét mặt Bác trở nên dăm chiêu:

- Sớm muộn đế quốc Mĩ cũng sẽ đưa B.52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nói mới chịu thua.

Bác dạy:

- Phải dự kiến hết mọi tình huống, càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, mà chuẩn bị.

Cuối cùng với vẻ mặt trầm ngâm, Bác nói thêm:

- Chú nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên, đế quốc Mĩ đã hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mĩ sẽ nhất định thua - Bác nhìn ra cửa sổ, chỉ tay lên bầu trời Hà Nội, nói tiếp: - Nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua ở đây. Vì vậy, nhiệm vụ của các chú rất nặng nề.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM