Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 12:40:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đối tếu nào các bác!  (Đọc 133127 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Minhhoang.CCCP
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #140 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2012, 04:37:32 pm »

He he...Bác Hongduc dịch quá thoát ý thì bảo anh em bám vào mô mà đối cho đặng. Chữ "ngộ" đồng âm khác nghĩa đó bác ơi, với lại cái đuôi sau thì khẳng định luôn hai ý: Ngộ Không chính là con khỉ và nghĩa nữa như bác dịch. Khó...khó..."Đối đối nan".
Logged
con_ech_gia
Thành viên
*
Bài viết: 198



« Trả lời #141 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2012, 04:56:07 pm »

Em thử múa rìu qua mắt thợ, chắc là chẳng chuẩn lắm đâu, chỉ góp vui thôi:

Ngộ có ngộ không? Ngộ không ngộ. Ngộ không là khỉ
Qua nên qua chớ? Qua chớ qua. Qua chớ đạp dưa.


P/S: qua từ Hán Việt là cây dưa.
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #142 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2012, 05:58:58 pm »

Trích dẫn từ: lixeta

Vế đối 1: Hành thật hành giả? Hành giả hành. Hành giả thành tiên.
Em tưởng Hành là hành củ hoặc hành hoa, cùng lắm là biến thành hành phi hoặc phi hành gia chứ sao thành tiên được. Cheesy

Em mạo muội "nịnh" già lĩeta một chút (vì tương lai sâu xa... em sẽ có đi ngang qua chỗ nhà anh-già một chút Grin )
Theo em, câu xuất của Già lixeta, chỉ cần điều chỉnh thêm một dấu phẫy (phiệt) thành:
Hành, thật hành giả? Hành giả hành. Hành giả thành Phật.
Bởi, về niêm vận, nếu không đối "chan chát" được - thì ta có thể cứ "ôm sát" vận - cũng như đã "ôm sát" đối tượng ngay từ đầu (hai câu đều nói về Ngộ không hành giả)

Nhưng sau đó, với ý: "Bạn có thật Đi (hành) không, Bạn có Đi (hành), Bạn thành Phật"... thì có lẽ thỏa lòng với ý "đối đối nan" của Bác nguyenhongduc

Ghi chú: Sau hành trình thỉnh kinh, Ngộ không hành giả được đặt tên là "Đấu chiến thắng Phật". Ngay cả nhân vật "con khỉ đá" và "cái tên Phật" này, cũng là một luận đề tranh cãi giữa hai phái Đại thừa và Tiểu thừa.
Nhưng nếu có xem kỹ bộ kinh sám hối Hồng Danh của phái Đại thừa, sẽ thấy rõ "nhân vật con khỉ" này chính là những tính cách xấu trong nội tại của một con người, mà nếu ta có thể vượt qua được, thì ai cũng có thể thành... tiên (như từ Bác lĩeta dùng)

hì, cuối cùng thì, em rụt rè trình ý của em: Du hành du lịch? Du lịch du. Du lịch hữu Lịch!

Em diễn nôm na: Đi nhiều sẽ biết nhiều ư? Đi càng nhiều nhiều. Đi nhiều rồi sẽ biết
Cũng thêm ý phụ là phải đi theo lịch - hữu lịch - kẻo không thì... gọi theo thời đại mới, là 3G: "gấu gầm gừ" (bảo "rồi sẽ biết..." là vậy mờ Grin )

Mạo muội...
Trân trọng.

Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #143 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2012, 06:43:55 pm »

Nói cho công bằng, đây là một vế đối khó. Khó ở chỗ nó đa nghĩa.
Chẳng hạn, từ “Ngộ” ở đây có thể hiểu theo 3 nghĩa:
1-   Ngộ: đại từ ngôi thứ nhất số ít như ta, tôi (người Hoa hay xưng vậy)
2-   Ngộ: hiểu biết
3-   Ngộ: ngộ nghĩnh
Ngoài ra, còn 2 vấn đề đáng lưu ý:
- Từ ghép Ngộ Không là tên của một nhân vật trong Tây du ký.
- Ở đoạn đầu còn sử dụng các từ đối lập “có” và “không”.
Vì vậy, có thể diễn dịch vế đối trên theo mấy cách sau:
Nguyên văn: Ngộ có ngộ không? Ngộ không ngộ. Ngộ không là khỉ
C1: Tôi có biết (cái gì đó) không? Tôi không biết. Tôi không là khỉ
C2: Tôi có biết (cái gì đó) không? (Tôn) Ngộ không biết. Tôi không là khỉ
C3: Tôi có buồn cười không? Tôi không buồn cười. Tôi không là khỉ.
C4: Tôi có biết (cái gì đó) không? Tôi không biết. (Tôn) ngộ không là khỉ
C2: Tôi có biết (cái gì đó) không? (Tôn) Ngộ không biết. (Tôn) ngộ không là khỉ
…..
Chính vì vậy, để đối cho thật chỉnh cả về câu, từ, ý tứ thì rất khó.
Chẳng biết tác giả của nó lúc nghĩ ra vế đối này có thâm ý sâu xa thế không? Grin
Còn về vế đối
Hành thật hành giả? Hành giả hành. Hành giả thành tiên.
Tuy chưa thật chỉnh song cũng đáp ứng được một số điểm:
-   Từ “hành” cũng có thể hiểu theo 3 nghĩa: củ hành, đi (hành quân), làm (hành động)
-   Hành giả chính là một tên khác của nhân vật Ngộ Không
-   Hai từ “thật” và “giả” cũng đối lập nhau.
Đại khái có thể hiểu theo một số nghĩa sau:
- Làm thật hay làm giả? Làm giả thôi. Làm giả thành tiên (sướng như tiên)
- Làm thật đấy à, Hành giả (người tu hành). Vâng, Hành giả (người tu hành) làm. Hành giả (Người tu hành) rồi sẽ thành tiên.
…..
@SGG: Phật thì đúng hơn. Song Tiên với Phật cũng na ná nhau mờ. Khó là, vế ra đã kết thanh "trắc" thì vế đối phải kết "bằng" Grin
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #144 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2012, 02:02:57 pm »

@queLixeta: thể dục mà thế này thì em ứ chơi nữa đâu, không nkheos thì bại não hoặc tăng sông thì bỏ bu! Grin
Logged
Minhhoang.CCCP
Thành viên
*
Bài viết: 61


« Trả lời #145 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2012, 09:04:42 pm »

Tốt chứ không sao đâu bác Chiến ơi. Thể dục nó cũng có động tác nặng, nhẹ, trung bình...Như ta tập cử tạ đấy bác ai cử được mức bao nhiêu thì cử, không cử được thì bỏ tạ xuống chứ có làm sao đâu. Theo em nghĩ vế thách đối này không nặng ký  bằng cái vế "Da trắng..." để cả mấy đời sau phải ngậm ngùi đâu bác ạ.
Cố lên...Cố lên...Cố lên...   
Logged
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #146 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2012, 10:08:49 am »

 1

 Da trắng vỗ bì bạch

Mắt xanh nhìn mục thanh
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2012, 05:06:22 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #147 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2012, 10:11:36 am »

 2

 Vợ cả vợ hai cả hai vợ đều là vợ cả
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2012, 05:07:16 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #148 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2012, 10:15:08 am »

 3

 Trời mưa đất thịt trơn như mỡ giò đến hàng nem chả muốn ăn
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2012, 05:09:41 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #149 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2012, 10:39:37 am »





 Kỷ Sửu mừng dân xây đất nước
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2012, 05:10:38 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM