Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:33:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tên lửa Nga - Sức mạnh vượt trội trên chiến trường.  (Đọc 363814 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Trung tá
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #60 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 01:37:27 pm »

Em nghĩ việc đánh trúng tầu ở phần dưới ngấn nước với các tên lửa như "Yakhont" hay P-15M là không cần thiết.
Mấy chục năm trước người ta đã có thể làm được việc đánh trúng mục tiêu dưới ngấn nước thì bây giờ họ chả bỏ đi đâu. Vì tác hại của lỗ thủng do vụ nổ ở chỗ này này hiểm hơn nhiều so với ở trên.
Với cấu trúc sẵn sàng chịu tổn thương nhiều lớp, nhiều khoang, chắc phải trúng nhiều đạn theo cách đó thì tầu sân bay mới chìm. Chứ mấy tấn thuốc nổ thường ở phía trên chưa làm chìm được cái tầu sân bay khổng lồ ấy đâu. Không kể đánh trúng kho bom  Grin

Em không phủ nhận cách đánh dưới ngấn nước là cách đánh "Một đòn chết ngay" . Với kỹ thuật rada dẫn đường, tới gần mục tiêu rada sác định lại mục tiêu v.v.. thì việc đánh trúng dưới ngấn nước không khó. Nhưng em muốn nói tới khả năng hiện nay của tên lửa, "Yakhont" chẳng hạn .Nó không đơn thuần là có đầu đạn mấy trăm kg, nó có tốc độ siêu thanh và có khả năng phóng từng quả, từ 1 tới 3 chụm vào 1 điểm. Như vậy sức công phá cộng hưởng lớn là nhường nào. Nếu chỉ dơn giản là mấy trăm kg thuốc nổ với tầm bắn 300km thì đúng là khó làm chìm 1 cái tầu sân bay cỡ lớn thật. Bởi các lớp tầu ngày nay chúng thường có nhiều khoang, các khoang đều độc lập nhau ,khả năng sống sót rất cao.
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #61 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 02:20:35 pm »

Các đạn tên lửa diệt hạm của Nga dù một số loại có chế độ vọt lên bổ xuống mục tiêu vào pha cuối nhưng điểm chạm cũng nằm trên vạch mớn nước của tàu. Việc tấn công dưới vạch mớn nước chỉ phát huy hiệu quả với loại tàu nhỏ với rất ít khoang đáy kín nên chỉ cần trúng 1 đạn là chìm tàu. Đối với các tàu chiến trọng tải lớn và thiết kế hiện đại thì khả năng đánh chìm tàu bằng 1 hoặc một số đạn bắn trúng dưới mớn nước rất khó xảy ra trong thực tế. Mục tiêu dùng tên lửa diệt hạm chống tàu chiến loại này là tìm cách vô hiệu khả năng chiến đấu của chúng như phá hủy tháp chỉ huy và tháp radar (dùng đạn tên lửa diệt hạm có đầu dẫn thụ động theo nguồn bức xạ điện từ), khu vực động cơ (dùng đạn tên lửa diệt hạm có đầu dẫn hồng ngoại), khu vực chứa nhiên liệu, vũ khí, chứa máy bay phía trên mớn nước (các loại đạn tên lửa có đầu dẫn radar chủ động hoặc đầu dẫn quang tuyến truyền hình).
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #62 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 02:39:15 pm »

Ờ, cái tay Trâu già bỏ bẵng cái topic về những từ viết tắt tiếng Nga trong lĩnh vực KHKTQS là rất dở! Grin

Thường cuối năm vãn lịch tớ mới rỗi việc Grin
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #63 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 02:57:39 pm »

Các đạn tên lửa diệt hạm của Nga dù một số loại có chế độ vọt lên bổ xuống mục tiêu vào pha cuối nhưng điểm chạm cũng nằm trên vạch mớn nước của tàu. Việc tấn công dưới vạch mớn nước chỉ phát huy hiệu quả với loại tàu nhỏ với rất ít khoang đáy kín nên chỉ cần trúng 1 đạn là chìm tàu. Đối với các tàu chiến trọng tải lớn và thiết kế hiện đại thì khả năng đánh chìm tàu bằng 1 hoặc một số đạn bắn trúng dưới mớn nước rất khó xảy ra trong thực tế. Mục tiêu dùng tên lửa diệt hạm chống tàu chiến loại này là tìm cách vô hiệu khả năng chiến đấu của chúng như phá hủy tháp chỉ huy và tháp radar (dùng đạn tên lửa diệt hạm có đầu dẫn thụ động theo nguồn bức xạ điện từ), khu vực động cơ (dùng đạn tên lửa diệt hạm có đầu dẫn hồng ngoại), khu vực chứa nhiên liệu, vũ khí, chứa máy bay phía trên mớn nước (các loại đạn tên lửa có đầu dẫn radar chủ động hoặc đầu dẫn quang tuyến truyền hình).
Có lẽ nhưng kiến thức này cập nhật hơn. "Hàng" kia cũ quá rồi mà Grin
Logged
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #64 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 04:14:27 pm »

Nhà em mới tìm được 1 bức ảnh đạn diệt hạm exocet trước và trong khi chạm đích (nguồn netmarine.net còn mấy tấm yakhont với moskit ở rbase.new-factoria.ru)
Em cũng chưa hình dung được rõ lắm điểm chạm ; hình như là đúng vạch mớm nước đúng không ạ  Huh
Hoặc là sàn tàu  Grin



« Sửa lần cuối: 28 Tháng Sáu, 2010, 04:20:01 pm gửi bởi tientt82 » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #65 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 04:24:35 pm »

Nhà em mới tìm được 1 bức ảnh đạn diệt hạm exocet trước và trong khi chạm đích (nguồn netmarine.net còn mấy tấm yakhont với moskit ở rbase.new-factoria.ru)
Em cũng chưa hình dung được rõ lắm điểm chạm ; hình như là đúng vạch mớm nước đúng không ạ  Huh
Cái này thì trên mớn nước nhiều.
Nhớ lại thì cái loại đánh dưới mớn nước nó là tên lửa-ngư lôi. Giai đoạn cuối nó phải xuống nước lội như ngư lôi chứ không phải bổ phập một nhát từ trên xuống dưới mớn nước được.
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #66 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 04:34:56 pm »

Nhà em mới tìm được 1 bức ảnh đạn diệt hạm exocet trước và trong khi chạm đích (nguồn netmarine.net còn mấy tấm yakhont với moskit ở rbase.new-factoria.ru)
Em cũng chưa hình dung được rõ lắm điểm chạm ; hình như là đúng vạch mớm nước đúng không ạ  Huh
Hoặc là sàn tàu  Grin





Điểm chạm nằm ở phần mạn khô sát mép mặt boong. Rất dễ nhận thấy nhiên liệu còn lại phát nổ khi bị đầu nổ ép vào sườn tàu.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #67 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2010, 09:46:21 pm »

Cảm ơn anh Long ; bác vitính ; bác OldBuff đã giúp em 1 số thắc mắc  Grin

Nhà em nghĩ đây là loại ngư lôi mà bác vitính nhắc đến Type 91 Mod 2 hoặc Type 91 Mod 3 . Loại Type 91 Mod 2 được Nhật dùng đánh Trân Châu Cảng


Nếu em không nhầm thì nó ở bụng máy bay này - Nakajima B5N ; thuộc hải quân Nhật.(ảnh:richard-seaman.com)

Đây là 1 bức ảnh khá rõ (không biết có phải dựng lại không  Grin) ngư lôi loại này đánh 1 tàu của Mĩ USS Hornet ; ngày 24/10/42 .Đây là đòn kết liễu ; tàu chìm . Trong ảnh ; vòng tròn khoanh lại là máy bay Nhật thoát ly trận địa sau khi thả ngư lôi ; vệt nước bắn lên (ở góc phải ảnh) chính là khi ngư lôi được thả xuống . Nhà em thấy rằng đây là cách đánh chìm tàu bằng cách đánh trúng mục tiêu dưới mớn nước  Grin


Các bác có thể xem thêm thông tin ở trang này
http://www.combinedfleet.com/torps.htm
Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
tientt82
Thành viên
*
Bài viết: 290


30/4 | 7/5 | 9/5


« Trả lời #68 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2010, 10:40:40 pm »

Tổ hợp tên lửa chống tăng 9К115-2 «Con lai-M» 1992: Противотанковый ракетный комплекс 9К115-2 «Метис-М» 1992.

=============
Bài viết sử dụng tư liệu từ các trang rbase.new-factoria.ru và btvt.narod.ru
Cảm ơn anh Long và bác huyphongssi đã góp ý cho bài viết  Grin
Mong mọi người tham gia đóng góp để bài viết hoàn thiện hơn  Grin
=============

Tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác Metis-M được thiết kế để tiêu diệt các xe tăng –thiết giáp hiện đại ; kể cả khi được trang bị giáp phản ứng nổ ; công sự ; sát thương sinh lực đối phương ; trong bất kể điều kiện ngày đêm hay thời tiết


Ảnh:Tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác Metis-M

Tổ hợp được phát triển trên cơ sở của tổ hợp Metis.Khái niệm về việc hiện đại hóa tổ hợp là việc kế thừa tối đa ưu thế trên bộ ; đảm bảo khả năng tổ hợp tương thích ngược với tên lửa 9M115 cũ ; cũng như tên lửa 9M131 mới.Để theo kịp với xu hướng tự bảo vệ ngày càng cao của xe tăng ; các nhà sản xuất đã tăng kích thước đầu đạn ; từ đường kính 93 mm lên đến 130 mm.Những cải thiện đáng kể của các đặc tính kĩ-chiến thuật đã đạt được bằng việc gia tăng kích thước và khối lượng tên lửa .

Tổ hợp Metis-M đã được phát triển bởi phòng chế tạo khí cụ ( Tula ) ; được chấp nhận đưa vào trang bị năm 1992

Tổ hợp được thiết kế nhằm thay thế các tổ hợp tên lửa chống tăng có điều khiển thế hệ thứ 2 như Metis ; Fagot ; Konkurs .

Ở phương tây ; nó được đặt tên mã AT-13" Saxhorn"

Cấu tạo

Tổ hợp gồm có :

Thiết bị phóng 9P151 với thiết bị ngắm- dẫn bắn ; thiết bị điều khiển ; và 1 cơ chế phóng tên lửa.

Kính ngắm ảnh nhiệt 1PN86BVI "mulat-115"

Tên lửa 9M131 trong ống phóng

Thiết bị kiểm tra 9V12M và 9V81M



Ảnh: Cấu tạo tên lửa 9M131   
1-Liều trước của đầu đạn xuyên lõm liều kép    2-bộ điều khiển cánh lái (рулевая машинка )    3- cánh lái    4-Động cơ đẩy chính   5-Liều chính của đầu đạn xuyên lõm liều kép    6-Ngòi nổ      7-cánh đuôi   8- Liều vạch đường       9-Động cơ khởi tốc       10-cuộn dây cáp




Ảnh: Cấu tạo tên lửa 9M115
1- cánh lái   2-bộ điều khiển cánh lái (рулевая машинка )   3-đầu đạn xuyên lõm       4-ngòi nổ     5- động cơ đẩy chính    6-cánh đuôi    7-liều vạch đường       8-động cơ khởi tốc       9-cuộn dây

Cánh của tên lửa 9M131 được làm bằng lá thép mỏng ; tự bung ra sau khi rời ống phóng bởi lực đàn hồi .Giống như tên lửa 9M115 ; giải pháp kỹ thuật được chọn ở đây là đặt 1 liều vạch đường ở 1 trong 3 cánh đuôi ; không cần dùng đến con quay hồi chuyển ; pin đi kèm cũng như khối mạch điện tử .Khi bay ; liều vạch đường trên tên lửa chuyển động theo hình xoắn ốc ; thiết bị phóng thu thông tin về vị trí góc của tên lửa ; kết hợp với hiệu chỉnh của xạ thủ ; truyền lệnh điều khiển qua dây dẫn đến phần tử điều khiển trên tên lửa

Loại đầu đạn xuyên lõm 2 tầng (liều kép) mới rất mạnh ; có khả năng đáng ngạc nhiên trước các loại xe tăng hiện đại và của tương lai ; kể cả khi được gắn thêm hoặc tích hợp giáp phản ứng nổ ; các phương tiện có giáp nhẹ ; hoặc công sự. Ngoài ra áp lực cao lan toả theo cả chiều dọc lẫn quanh luồng xuyên dẫn tới nghiền vụn lớp bê tông ; phá vỡ vách sau vật chắn ; và kết quả là sức sát thương rất lớn .Việc này đảm bảo tiêu diệt sinh lực đối phương ; kể cả nấp phía sau tường đá ; tường bê tông ; hoặc trong công sự kín bằng bê tông (tường) dày đến 3 m .



Ảnh: 1 thử nghiệm về sức xuyên giáp của đầu đạn xuyên lõm liều kép của 9M131 .Khoảng 960 mm thép .

Với mục đích mở rộng phạm vi ứng dụng của tổ hợp Metis-M trên chiến trường ; người ta sử dụng đầu đạn nhiệt áp nặng 4.95kg  trên tên lửa có điều khiển 9M131F.Sức công phá của nó tương đương với các loại đạn pháo cỡ lớn ; đặc biệt hiệu quả với công sự và các công trình kĩ thuật khác của đối phương.Loại đầu đạn này gây ra vụ nổ lớn hơn về không gian và thời gian so với loại đạn nổ truyền thống ; là tạo sóng xung kích .Sóng này truyền theo mọi hướng ; xuyên qua vật cản ; truyền qua hầm hào ; lỗ châu mai … sát thương sinh lực đối phương ; ngay cả tại nơi trú ẩn.Tại khu vực quanh điểm nổ ; đạn nhiệt áp tạo ra 1 hỗn hợp đốt cháy toàn bộ oxy và nâng nhiệt độ lên đến hơn 800 độ C

Thiết bị phóng đặt trên giá 3 chân có thể được gắn thêm kính ngắm ảnh nhiệt 1PN86-VI mulat-115 nặng 5.5 kg ; đảm bảo phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 3.2 km và xác định rõ mục tiêu ở khoảng 1.6 km ; nhờ vậy ta có thể phóng tên lửa trong đêm ở tầm xa tối đa .Kích cỡ của kính ngắm ảnh nhiệt này là 387 * 203 * 90mm.Thời gian hoạt động (nguồn :pin) là 2 giờ .Trường quan sát 2.4 độ * 4.6 độ.Dải nhiệt độ hoạt động từ -40 đến +50 độ C .Với mục đích tăng cường hiệu quả ; kính ngắm sử dụng 1 hệ thống làm lạnh ; đảm bảo đầu ra chế độ khoảng 8-10 s (что обеспечивает выход на режим за 8-10с. Huh)

Tên lửa được phóng với sự hỗ trợ của động cơ phóng ; trong quá trình bay ; động cơ đẩy chính sẽ được khởi động

Trong chiến đấu ; tổ hợp Metis-M có biên chế cho 2 người ; xạ thủ số 1 mang thiết bị phóng và ống phóng nặng 25.1kg ; xạ thủ số 2 mang 2 ống phóng nặng 28 kg (thay vì 3 như Metis cũ).Khi thay thế ống phóng bởi tên lửa với kính ngắm ảnh nhiệt khối lượng giảm xuống còn 18.5kg.Thời gian triển khai bắn của tổ hợp là 10-20 giây ; tốc độ bắn đạt 3 phát/phút



Ảnh : 1 tổ chiến đấu được trang bị Metis-M



Ảnh : Xạ thủ số 1 mang ống phóng và thiết bị phóng của tổ hợp Metis-M ; được trang bị súng AK

Cùng với mục đích chính là 1 tổ hợp tên lửa chống tăng mang vác ; Metis –M có thể được trang bị trên các xe bọc thép chở quân hoặc các xe chiến đấu bộ binh

Việc thực hành bắn có thể từ các tư thế chuẩn bị hoặc không chuẩn bị như nằm bắn ; đứng bắn từ trong hào ; cũng như bắn ứng dụng trên vai hoặc trong phòng kín (yêu cầu 2m sau lưng xạ thủ không có vật cản)



Ảnh : thực hành bắn tên lửa 9M131

Bảng tính năng kĩ thuật








« Sửa lần cuối: 29 Tháng Sáu, 2010, 10:57:48 pm gửi bởi tientt82 » Logged

Chúng ta sẽ không lùi ; vì đằng sau là Mátxcơva ...
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #69 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2010, 11:31:53 pm »

Nhà em nghĩ đây là loại ngư lôi mà bác vitính nhắc đến Type 91 Mod 2 hoặc Type 91 Mod 3 . Loại Type 91 Mod 2 được Nhật dùng đánh Trân Châu Cảng
Cái quả ngư lôi thả từ máy bay thì cổ quá rồi.
Bây giờ người ta vẫn làm tên lửa chống tầu ngầm, chính là tên lửa-ngư lôi như ở đây http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=136325

Có thể đã có một ưu/khuyết điểm nào đó của phòng thủ/tấn công hạm tầu dẫn tới người ta bỏ loại tên lửa-ngư lôi chống hạm.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM