Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 05:23:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức CTBG phía Bắc  (Đọc 389493 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #200 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2010, 12:41:44 pm »

muốn ra sông tắm phải đi qua cả dãy phố đổ nát....tối đến làm gì có điện...?
[/quote]
Tr­uớc khi xẩy ra chiến tranh 1979 thì tỉnh Cao Bằng chưa có nguồn điện lấy ở dưới xuôi lên mà chủ yếu " sài cây nhà lá vườn " của thủy điện Tà Sa ( Huyện Nguyên Bình ) và Thủy điện Suối Củn ( Km4 đường từ thị xã đi Án Lại ), Nhu cầu về điện thời bấy giờ còn ít lắm, mỗi nhà chỉ cần 2 bóng 40W là đủ, chưa có TV, chưa có tủ lạnh và các đồ điện tử khác.., hai nhà máy thuỷ điện này có từ thời pháp, đến t2/1979 Tàu đánh vào Cao Bằng, chúng phá hủy hết luôn, toàn tỉnh mất điện. Sau khi Tàu rút, ta mới xây một nhà máy nhiệt điện tại Km7 Đề thám để cung cấp điện cho Thị xã. Tại thời điểm 1981 mà bạn Tung677 đi lính lên Cao Bằng thì lúc đó Cao BẰng cũng đã khá hơn nhiều rồi đấy, tuy nhiên về điện nước vẫn còn chưa khôi phục được cho nên Bạn phải chịu cảnh "tắt đèn " . Vài dòng về vấn đề điện để bạn Tung677 được biết.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #201 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2010, 09:30:22 pm »

muốn ra sông tắm phải đi qua cả dãy phố đổ nát....tối đến làm gì có điện...?
Tr­uớc khi xẩy ra chiến tranh 1979 thì tỉnh Cao Bằng chưa có nguồn điện lấy ở dưới xuôi lên mà chủ yếu " sài cây nhà lá vườn " của thủy điện Tà Sa ( Huyện Nguyên Bình ) và Thủy điện Suối Củn ( Km4 đường từ thị xã đi Án Lại ), Nhu cầu về điện thời bấy giờ còn ít lắm, mỗi nhà chỉ cần 2 bóng 40W là đủ, chưa có TV, chưa có tủ lạnh và các đồ điện tử khác.., hai nhà máy thuỷ điện này có từ thời pháp, đến t2/1979 Tàu đánh vào Cao Bằng, chúng phá hủy hết luôn, toàn tỉnh mất điện. Sau khi Tàu rút, ta mới xây một nhà máy nhiệt điện tại Km7 Đề thám để cung cấp điện cho Thị xã. Tại thời điểm 1981 mà bạn Tung677 đi lính lên Cao Bằng thì lúc đó Cao BẰng cũng đã khá hơn nhiều rồi đấy, tuy nhiên về điện nước vẫn còn chưa khôi phục được cho nên Bạn phải chịu cảnh "tắt đèn " . Vài dòng về vấn đề điện để bạn Tung677 được biết.
[/quote]Ờ nhỉ...?lúc đó đi chợ Thị xã được ăn trứng đánh kem...là sang lắm rồi....?
Logged
votmuoi
Thành viên
*
Bài viết: 221


« Trả lời #202 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2010, 10:26:16 pm »

Những năm 80/81 Cao Bằng không có cả đường phên(mật mía đóng bánh)còn Thái Nguyên lại chẳng có đậu xanh.VM ở Chợ Mới/Phú Lương( giữa đường có nông trường trồng mía của dân Hà Tây khai hoang) "đành" nhờ bọn đoàn 10 xe zin 130 Bác Thái giúp "điều hòa"  Wink Nhờ vậy nên sổ cắm quán ở nhà lão US của mấy anh em cũng ngắn dần lại và có cả số dư Grin
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #203 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 11:40:17 pm »

...Đêm ấy, bọn choai chúng tôi được tự do thả cửa đi lại thăm thú nhau và ngồi nghe kể chuyện về cuộc chiến đã trải qua hơn 10 ngày qua.
Chuyện về Hang Pác bó bị quân bành trướng phá sập, chả là từ năm trước, 1978, bên chính quyền Trung quốc đã hậm hực với ta về vấn đề Campuchia, vấn đề người hoa, vấn đề biên giới nên chúng đã tìm mọi cách phá hoại không ra mặt ta ( ta vẫn gọi là ném đá sau lưng ), chúng đã lén vượt biên sang các bản của ta để kích động lôi kéo các dân tộc thiểu số làm nội gián cho chúng, chúng còn cho một số bộ đội biên phòng giả làm bọn đầu trộm đuôi cướp phục kích những chỗ mà cán bộ ta hay đi lại để bắt cóc đem về khai thác gây hoang mang giao động , chúng còn đêm khuya hò nhau ra di chuyển cột mốc vào sâu trong đất ta mấy chục mét, các con sông con suối mà nhất là con suối Lê nin chảy từ Hang Pác bó ra ( nó bắt nguồn từ Trung quốc chảy ngầm qua hang đổ về đất Việt Nam ), chúng cho chặn nguồn chảy sang hướng khác, thế là có một dạo suối Lê nin cạn trơ đáy. Mấy ngày qua, ở mặt trận Thông nông - Hà Quảng, quân bành trướng bị ta choảng cho thiệt hại đau đớn, cỡ vài trung đoàn đã bị ta cho hành quân xuống âm phủ, vài chục chiếc xe tăng cái thì tung xác ra từng mảnh, cái thì lật tung tháp ngửa pháo lên trời, cái thì cháy sém chui vào bụi tre.., thua đau, chúng điên cuồng đốt phá để trả thù, mới đầu chúng còn thực hiện tuyên truyền  dân vận nào là Quân đội trung quốc sang chỉ để dạy cho bè lũ tiểu bá Lê Duẩn một bài học, nào là ai bộ đội cụ hồ, con cháu Hồ chủ Tịch thì Bộ đội Trung quốc sẽ không bắn, không bắt..vv.. đến khi bị các con cháu Bác Hồ quật lại cho tối tăm mặt mũi thì chúng mới lộ nguyên hình là quân kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam : đốt tất, phá tất, giết tất.. kể cả di tích lịch sử nơi Bác Hồ từng lấy làm nơi ở là Hang Pác bó, một di tích không  những cả nước Việt Nam trân trọng mà cả loài người trên thế giới đều muốn đến thăm và chiêm ngưỡng, chúng cũng dùng bộc phá hạng nặng nổ cho sập, đúng là không còn tình còn nghĩa gì nữa, cạn tàu ráo máng, một hành động trả thù đê hèn.
Chuyện về Trung đội dân quân Nhà máy thủy điện Tà Sa, Nguyên Bình với lực lượng rất mỏng, trang bị vũ khí thiếu nhưng vẫn kiên cường đánh trả các đợt tấn công từ nhiều hướng của quân tàu : cánh quân từ Bản tấn đánh vào, cánh quân từ Thông Nông đánh sang, kiên quyết bảo vệ nhà máy, bảo vệ đập chắn nước ( một bộ phận quan trọng nhất của nhà máy thủy điện ), vấp phải sự chống cự mãnh liệt của Trung đội DQTV Tà sa, bọn tàu chỉ phá được mấy cái tua bin mà không thể phá được đập tràn và đường dẫn nước.
Chuyện dân xã Hồng Việt, Hòa an do không chạy kịp vào núi Lam sơn gần đấy nên bị chúng tàn sát thảm khốc, chị tôi tên là Chị Ngọc cũng bị chúng bắn khi đang ngồi nghỉ ở ven núi thấy chúng đến hoảng hốt ù té chạy, nhưng chưa chạy kịp đã dính đạn của chúng, mấy chục người gục ngã. Phải đến mấy ngày hôm sau dân làng mới mò ra đem xác những người này đi chôn được..
Chúng tôi ngồi nghe lúc thì thấy thích thú khi quân ta nện quân tàu tơi bời, lúc thì căm thù bọn tàn bạo bành trướng, đôi lúc cũng cảm thấy có chút rờn rợn..
Đêm đã khuya lắm rồi, ngoài đường cái vẫn ầm ì tiếng xe chở quân lặng lẽ vượt cầu Tài Hồ Sìn đi về hướng thị xã Cao Bằng và chiều ngược lại vẫn là những đoàn người chạy giặc lẻ tẻ kéo về Tài Hồ Sìn, tiếng gọi nhau í ới, ánh đèn pin thi thoảng quét ngang dọc, đây đó có một vài toán chạy đến khuya đang nổi lửa thổi cơm tạo nên một bức tranh về một thị tứ giáp vùng chiến sự trong đêm đông thật sống động...
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #204 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2010, 11:45:45 pm »

Bác vợt muỗi ơi, không phải Cao Bằng không có đường phên đâu, mà khi đó tàu đánh nên nhà máy đường Phục hòa bị san phẳng nên không sản xuất được thôi, chứ đường phên Cao Bằng là tuyệt hảo nhất đấy. Mọi thứ Bánh của người dân đều dùng đường phên đấy Bác ạ.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #205 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2010, 08:50:11 am »

Bác vợt muỗi ơi, không phải Cao Bằng không có đường phên đâu, mà khi đó tàu đánh nên nhà máy đường Phục hòa bị san phẳng nên không sản xuất được thôi, chứ đường phên Cao Bằng là tuyệt hảo nhất đấy. Mọi thứ Bánh của người dân đều dùng đường phên đấy Bác ạ.
______________________________________________________________________________________________
_Sau tháng 2/1979 nhà máy đường Phục Hòa bị quân Trung Quốc phá hủy thì nguồn đường phên và đường kíng cho tỉnh Cao Bằng và Bộ Đội ở trên đó chủ yếu là ở dưới xuôi mang lên theo đường nhu yếu phẩm và dân buôn bán. còn vào thời điểm đó dân trồng mía rất ít !
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #206 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2010, 09:35:12 am »

Bác m.ngan hồi nhỏ em có đọc báo (hay truyện ) đánh bành trướng ,còn nhớ một truyện kể về trung đội dân quân của anh Hoàng Nhé ,khi quân TQ tấn công,chỉ với 1 lực lượng nhỏ có nhiều nữ,kéo vào cố thủ trong hang pác thẳm trên dãy núi đá bó lạ thuộc Huyện Nguyên Bình...bác có nge địa danh và chiến công của trung đội này không bác ?
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
kengoc
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #207 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2010, 09:13:17 pm »

Bác m.ngan hồi nhỏ em có nghe nói lính biệt kích tàu giỏi lắm phải không .Một lính biệt kích có thể ngang bằng một trung đội .Bác đã đụng trân với lính biệt kích Tàu bao giờ chưa ,hoặc nghe người khác nói lại không ,kể cho em nghe với 
Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #208 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2010, 09:37:22 pm »

@ Mr.Ngan,tôi có nghe trước năm 1979, hang Pác Bó to gấp 3 lần bây giờ,năm 1979 để cứu hiện vật gắn liền với Bác Hồ cụ thể là chiếc bàn đá Bác dịch sử đảng....và nhũ đá có hình giống cụ Các Mác mà bác đặt tên...ta đã hy sinh gần 1 đại đội công an vũ trang....nhưng cuộc giải cứu đã thành công....nó cay cú phá sập hang,dùng mìn phá tan bụi trúc mà Bác trồng năm 1961 khi Cụ về thăm nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng....thật là hèn hạ....nó đã đánh vào niềm tự hào của dân tộc ta ,...? à cái ảnh tôi đang ngồi là bàn đá phục chế đấy.....chụp năm 2006 khi thăm khu di tích Pác Bó.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Sáu, 2010, 09:47:29 pm gửi bởi tung677 » Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #209 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2010, 10:48:55 pm »

Bác m.ngan hồi nhỏ em có đọc báo (hay truyện ) đánh bành trướng ,còn nhớ một truyện kể về trung đội dân quân của anh Hoàng Nhé ,khi quân TQ tấn công,chỉ với 1 lực lượng nhỏ có nhiều nữ,kéo vào cố thủ trong hang pác thẳm trên dãy núi đá bó lạ thuộc Huyện Nguyên Bình...bác có nge địa danh và chiến công của trung đội này không bác ?
Bác Bschung thân mến, Huyện Nguyên bình là một huyện khá là Trung tâm của tỉnh Cao Bằng, nó cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà trong cuộc chiến 1979 hai phe ta và tàu đều quyết tâm một bên thì giữ cho bằng được, một bên thì chiếm cho bằng xong mới thôi, bởi vì địa thế của Huyện Nguyên bình nó là một ngã tư mà từ đó có thể vượt đèo Colia đánh xuống Nà Phặc tiến về Bắc Cạn, hoặc từ đó có thể thọc ra thị xã Cao Bằng qua đường Tà Sa, Bản Tấn, từ đó cũng có thể chi viện cho Thông Nông, Hà Quảng...Trong cuộc chiến 1979, Huyện Nguyên Bình chính là nơi mà tỉnh chọn để các ban ngành sở của tỉnh chạy về đó để sơ tán, tất cả tài sản XHCN, tài liệu quan trọng, kể cả tiền của kho bạc, ngân hàng được chuyển về khu vực Bản Tấn, Nà Bao vì vậy khu vực này cũng được bảo vệ với một lực lượng khá mạnh đâu hơn một trung đoàn gì đó, tuy nhiên phía quân tàu cũng đánh giá được tầm quan trọng của địa thế này nên chúng cũng hướng về đây nhiều mũi tấn công : Mũi từ Thông Nông kéo sang, mũi từ Hòa an, Bản Tấn kéo vào.. Ta và địch quần nhau ác liệt, hơn mười ngày mà chúng không vượt qua được chốt chặn này của ta để vượt đèo Colia tiến về Bác Kạn. Hai bên thiệt hại đáng kể, bên ta thì tất cả của cải, tài liệu bị phá hủy và đốt cháy, Kho bạc Cao Bằng khuân hết tiền vào một hang đá, phía ngoài chốt chặn bằng một trung đội nhưng không cản được, chúng dùng súng phun lửa vào hang, ta không chịu nổi phải rút lui, các két tiền bị đốt cháy hết, khi tàu rút , ta vào để thu dọn thì tất cả các đồng tiền vẫn còn nguyên vẹn trong két nhưng động tay vào thì vụn ra như cám, thì ra súng phun lửa của bọn tàu đã om cháy hết rồi.
Về Trung đội dân quân của Anh hùng Hoàng Nhé tôi cũng có được nghe nhưng chi tiết thế nào thì chịu, Bác thông cảm nhé.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM