Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 01:09:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức CTBG phía Bắc  (Đọc 390545 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #520 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2010, 12:53:44 pm »

Tổng kết thiệt hại của cả hai phía tại mặt trận Cao Bằng nói riêng và toàn tuyến biên giới nói chung trong cuộc chiến 1979 đến nay của các bên cũng như của các nguồn khác vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Tuy nhiên, theo suy đoán của cá nhân tôi : tại hướng Cao Bằng, lấy đơn vị bộ binh làm cơ sở, biên chế 1 quân đoàn có 3 sư đoàn, vậy ở hướng Cao bằng phía Trung quốc tung vào đây 2 quân đoàn 41 và 43, tương đương 6 sư đoàn, bên ta có một sư đoàn 346, như vậy một bộ binh Việt Nam phải chống chọi 6 bộ binh Trung quốc. Với kiểu đánh "lấy thịt đè người" thì chắc chắn bộ binh Trung quốc sẽ bị thương vong nhiều hơn Bộ binh Việt Nam. Sau đây là đánh giá thiệt hại của :Wiki.., tôi xin được trích ra đây để các bác tham khảo

Tuy Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến nhưng cả hai bên đều phải chịu thiệt hại nặng nề về người và của.[50] Cuộc chiến để lại đặc biệt nhiều tác hại lớn cho phía Việt Nam. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá hủy do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao...

[sửa] Thương vong và thiệt hại
Theo tướng Ngũ Tu Quyền (伍修权), phó tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, số quân Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000.[72] Theo nhà sử học Gilles Férier thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút.[73][74] Russell D. Howard cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, trong đó số chết là 26.000,[75] một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc.[29][76] Nguồn của King Chen nói rằng riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc.[72] Tháng 4 năm 1979, Tạp chí Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người[77]. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, theo tạp chí Time thì có khoảng dưới 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (con số này phía Trung Quốc là trên 20.000).[50] Phía Trung Quốc bắt được khoảng 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50 ngàn quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn[78].

Theo tuyên bố của Việt Nam, kết quả chiến đấu của họ như sau:

Mặt trận Lạng Sơn: diệt 19.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).
Mặt trận Cao Bằng: diệt 18.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.
Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai): diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.
Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên: diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn
Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.[79] Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Để nhận được tăng cường viện trợ từ phía Liên Xô, từ 27 tháng 3 năm 1979, Việt Nam quyết định cho tàu quân sự Liên Xô đóng ở cảng Cam Ranh.[80] Về phía Bắc Kinh, cuộc chiến ngắn ngày đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế.[81]

Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.

Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #521 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2010, 02:49:19 pm »

...Thế là một năm học mới bắt đầu, năm học đầy khó khăn vất vả sau cuộc chiến tàn bạo mà nó để lại hậu quả thật nặng nề. Thầy trò chúng tôi vừa học kiến thức, vừa phải lao động cật lực để sửa sang trường lớp đồng thời vẫn luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác phòng chống bọn bành trướng bên kia biên giới bằng các hình thức học tập quân sự, chính trị, đào thêm hầm hào trú ẩn, tham gia làm các con đường chiến lược với các chú bộ đội..vv. tình hình biên giới sau cuộc chiến vẫn rất căng thẳng, vẫn còn tiếng súng bắn sang cả hai bên, chúng tôi học mà vẫn phải nghe ngóng, các thầy cô giáo lên lớp xong về đến nhà là lại chăn màn, đồ đạc gói gọn gàng luôn trong tư thế chạy giặc...Bọn tôi ngoài thời gian ở trường thì có rất nhiều trò để làm, tôi nhớ là lúc đó, các quả đồi xung quanh thị xã chằng chịt hầm hố, giao thông hào, công sự..cái thì của ta đào để lập chốt, cái thì tàu đào sau khi chiếm được thị xã, trong các hầm hào, nhiều cái vẫn còn rất nhiều đạn bị bỏ lại, chắc là khi có lệnh rút quân, bon tàu vứt lại để nhẹ thân chuồn cho mau. Có những hầm còn hàng đống đạn cối 82 xếp thành hàng, rồi đạn B41, các thùng đạn AK, CKC..Bọn tôi, mấy thằng liều mạng đi lên các quả đồi này để vác về hàng đống đạn, lấy loại đạn cối 82 ( to như bắp chân ), vặn đầu nổ ra, sau đó dùng đục khoét một lỗ nhỏ, cho kíp nổ vào, lắp dây cháy chậm rồi mang ra sông Bằng giang chọn chỗ nước sâu, hai thằng khiêng quả đạn, một thằng châm ngòi cháy chậm, nhìn thấy dây cháy còn một đoạn ngắn là hò dô ta..quẳng..và ù té chạy ...khoảng vài giây sau đạn nổ làm cái ..ục..một vùng nước lẫn cát sỏi đen ngòm nổi tung lên đục ngầu..chu cha..cá nổi trắng xóa, thế là cả bọn cởi quần áo phi xuống vớt cá..sao mà nhiều thế..Hôm ấy cả mấy nhà được bữa cá no nê. Về sau bọn khác thấy bọn tôi làm như vậy cũng bắt chước, thế là suốt ngày, đoạn sông chảy qua khu vực thị xã tiếng nổ cứ ầm ầm, cá mú bị chết sạch không còn nữa, nhiều khi một quả cối 82 nổ mà không được con cá nhỏ nào. Bây giờ nghĩ lại mấy trò đó mới thấy ghê người, nhỡ một cái thì tan xác chứ chẳng chơi, mà cũng có trường hợp đó xảy ra thật, nhưng nạn nhân chỉ mất một cánh tay, đó là thằng Đại, học cùng khóa nhưng khác lớp, nhà ngay ngã ba đường đi lên Ty thủy lợi cũ, hôm đó, may mà hôm đó nó thao tác cẩu thả khi ném một thỏi TNT loại 2 lạng ( vuông vắn như bánh xà phòng 72% của Liên xô), đốt dây cháy chậm mãi không thấy cháy, loay hoay đến khi thấy khói thì  mới vung tay để ném xuống sông, cái kíp tụt ra vướng vào cổ tay nổ đánh đụp, bàn tay và cổ tay gần như bị đứt rời, miếng TNT bay xuống sông. Nếu hôm ấy mà cái kíp được gắn chặt thì xong đời nó rồi. Về sau hỏi ra thì mới biết, lúc châm ngòi nổ thì nó đứng ở giữa trưa nắng, khi châm thì đã cháy rồi, nhưnng chói nắng không nhìn thấy khói bốc lên, đến khi thấy khói thì đã muộn..Bọn tôi còn cả gan dùng cưa sắt cưa đạn B41 ra lấy thuốc nhồi vào ống bơ, hoặc để nguyên cả cái phếu ở trong quả đạn, lắp kíp vào để ném cá, sức nổ của loại đạn này khủng khiếp hơn đạn cối 82 nhiều lần..còn đạn AK thì lấy hàng vốc , đem súng xuống Đồi Mát nhằm vào các cây dã hương mà kéo cả băng..kể cũng tài, nghịch các loại súng đạn mà không bị một tai nạn nào  Grin. ..
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
bluelovevt
Thành viên
*
Bài viết: 11


« Trả lời #522 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2010, 10:07:36 pm »

Tôi xin được trích lại trong một bài của Chiengshan liệt kê các anh hùng lực lượng vũ trang trong chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc mà Nhà nước ta đã phong tặng, có liên quan đến tiểu đoàn đặc công 45 tác chiến tại Cao Bằng năm 1979.

Anh hùng Đào Văn Quân
Đồng chí Đào Văn Quân sinh năm 1950. Sinh quán tại xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ. Dân tộc Kinh. Nhập ngũ tháng 2 năm 1971. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam,
Khi tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung uý chính trị viên bộ đội đặc công, tiểu đoàn 45 Bộ tư lệnh đặc công. Từ năm 1972-1974, đồng chí chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 1979, trong cuộc chiếu đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, đồng chí cùng đại đội trưởng chỉ huy đơn vị chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, có nhiều cách đánh táo bạo, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Đại đội của đồng chí đã tiêu diệt 640 tên địch, phá huỷ 18 xe, 2 dàn hoả tiễn, 5 tấn đạn, 1 khẩu đại liên. Riêng đồng chí Quân đã diệt 90 tên địch, bắt sống 1 tên, phá huỷ 1 dàn hoả tiễn H12, bắn cháy 8 xe quân sự, thu 1 súng. Ngày 21 tháng 3 năm 1979, đơn vị đồng chí trên đường hành quân vào thị xã Cao Bằng, bị địch phục kích, địch tập trung hoả lực bắn ác liệt vào đội hình của ta. Trong tình huống bị động, đồng chí rất bình tĩnh, động viên đồng đội, nhanh chóng tổ chức đội hình chiến đấu, đánh địch liên tục suốt từ sáng đến chiều, diệt 130 tên, bắt sống 4 tên, phá huỷ 1 đại liên. Trong trận này, riêng Đào Văn Quân diệt 10 tên, bắt sống 1 tên, phá huỷ một đại liên, thu một súng. Ngày 18 tháng 3 năm 1979, sau 2 ngày kiên trì bí mật phục kích một đoàn xe 18 chiếc, chở đầy lính lọt vào trận địa phục kích của đơn vị. Khi nổ súng, đồng chí đã nhanh chóng diệt chiếc xe đi đầu, cả đoàn xe ùn lại, Đào Văn Quân cùng đại đội trưởng chỉ huy đơn vị đánh mãnh liệt vào đội hình địch. Bị tấn công bất ngờ và thương vong lớn, địch hốt hoảng bỏ chạy, đơn vị đồng chí đã nhanh chóng truy kích, diệt hoàn toàn đoàn xe 18 chiếc, phá 2 giàn hoả tiễn H12, diệt 50 tên (Tham khảo kí sự Luồn sâu đánh hiểm). Đồng chí được thưởng 1 Huân chương quân công hạng III. Ngày 20 tháng 12 năm 1979, được Chủ tịch nước cộng hoà XHCN Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân
Bác Mr Ngàn ơi! Bác Quân làm mấy quả hoành tráng thế nên được làm tư lệnh binh chủng đặc công đấy (thiếu tướng).
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #523 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 01:14:10 pm »

...Vào một buổi chiều, cả thị xã xôn xao bàn tán về việc tối nay sẽ có một đoàn xe chở mọi người bị Trung quốc bắt trong cuộc chiến năm ngoái 1979 được trả về qua cửa khẩu bên Lạng Sơn, những nhà có người bị bắt sau vài tháng khắc khoải chờ tin nay thật là vui mừng, tôi cùng mấy thằng bạn chạy ngay đến nhà thằng Hải Dao ( Bố nó tên là Bác Dao - thời xưa hay gọi tên ghép như thế ), Bác Dao bị bắt hôm 22/2/1979 khi đang trên đường trở về nhà lấy thêm lương thực, cả nhà đang vui như tết chuẩn bị đón bố về, Bác gái từ khi Bác Trai bị bắt cứ sầu não, ăn ngủ không yên...nay trông Bác phấn khởi, tươi tỉnh. Bọn tôi có được thông tin là sẽ có buổi lễ đón tại sân khu Giao tế, gần 4h chiều bọn tôi đã có mặt ở đấy, rất đông bà con thị xã cũng có mặt để đón người nhà, cũng rất nhiều người vì tò mò đến xem như thế nào..mãi đến 6h tối, 03 xe ca Hải âu mới đến, lúc này trời đã bắt đầu nhập nhoặc tối, không có điện đóm gì, tuy nhiên vẫn có thể trông rõ được mặt người, mọi người ùa ra vay quanh các xe, tiếng gọi nhau nghẹn ngào, tiếng khóc thút thít, tiếng an ủi, xen lãn tiếng loa tay của Ban đón tiếp...cứ là ầm ĩ, náo loạn cả lên. Đa số là các đàn ông bị bắt, đủ cả từ Ông già đến thanh niên khoảng gần trăm người bước xuống xe, họ mặc đồng loạt quần áo xanh công nhân, mỗi người một túi du lịch "bắn máy bay" ( loại túi giả da thường được sử dụng thời ấy trên có in hình một người lính ngắm bắn một chiếc máy bay ), tất cả đều cắt tóc húi cua kiểu "tầu khựa", ai đấy mặt mũi trông rất béo tốt...Họ bước xuống xe và gần như khụy xuống khi gặp lại người thân, kẻ khóc người cười ôm choàng lẫn nhau, nhưng cũng chỉ trong chốc lát...vì sau đó họ phải xếp hàng để Ban đón tiếp điểm danh và nói một đôi lời kiểu "giáo huấn chính trị" mà chúng tôi không được nhớ cho lắm. Ban đón tiếp đọc tên từng người và giao cho gia đình họ, lúc ấy mới thật là tay bắt mặt mừng, niềm vui không tả siết...đến khoảng 7h hơn thì việc đón nhận đã xong, các gia đình tản mạn đưa người nhà mình ra về...chúng tôi theo gia đình Bác Dao trở về Phố Lò Lợn, trên đường về Bác Dao có kể vắn tắt : Sau khi bị bắt, chúng không đánh đập gì chỉ hỏi họ tên, nơi ở, làm gì, và dồn vào đoàn người cùng bị bắt ngày hôm ấy, được ăn uống tử tế bằng lương khô của chúng, hai ngày sau chúng chở đoàn người về Trung quốc theo quốc lộ 4 qua cửa khẩu Nam Quan và chở thẳng vào một Nông trường tập trung, tại đây Bác cùng mọi người Việt nam bị bắt phải đi lao động, công việc thường ngày là đi nhỏ cỏ mía, vun lạc..., Sau khi được trao trả, Bác Dao cùng gia đình sống khá kín đáo, ít quan hệ với hàng xóm lối phố, cổng nhà lúc nào cũng đóng kín, bà con đến thăm hỏi cũng nhiều nhưng không được gia chủ tiếp lại nên cũng thôi, có lẽ Bác cũng ái ngại việc mình bị tàu bắt chăng ?Đến năm 1996 gì đó thì Bácmất...
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
kisilangthang
Thành viên
*
Bài viết: 66


Xe đạp ơi!...đã xa rồi còn đâu


« Trả lời #524 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 02:42:32 pm »

Bọn tôi, mấy thằng liều mạng đi lên các quả đồi này để vác về hàng đống đạn, lấy loại đạn cối 82 ( to như bắp chân ), vặn đầu nổ ra, sau đó dùng đục khoét một lỗ nhỏ, cho kíp nổ vào, lắp dây cháy chậm rồi mang ra sông Bằng giang chọn chỗ nước sâu, hai thằng khiêng quả đạn, một thằng châm ngòi cháy chậm, nhìn thấy dây cháy còn một đoạn ngắn là hò dô ta..quẳng..và ù té chạy... Bọn tôi còn cả gan dùng cưa sắt cưa đạn B41 ra lấy thuốc nhồi vào ống bơ, hoặc để nguyên cả cái phếu ở trong quả đạn, lắp kíp vào để ném cá, sức nổ của loại đạn này khủng khiếp hơn đạn cối 82 nhiều lần..còn đạn AK thì lấy hàng vốc , đem súng xuống Đồi Mát nhằm vào các cây dã hương mà kéo cả băng
Các chú thời ấy liều thế, nhưng nếu là cháu, nếu chưa được đọc các vụ tai nạn và uy lực do cối 82 và B41 gây ra của các bác ở Biên gới Tây Nam thì cũng chắc vẫn nghịch như thế, các chú còn kiếm được cả súng Ak nữa cơ ạ?
Mà sao Trung Quốc nơi thì họ đốt nhà giết dân mình không thương tiếc, nơi thì không làm gì, chỉ bắt làm tù binh hả chú?
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #525 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 10:00:56 pm »

Số lượng bị bắt làm tù binh dân thường ít so với số dân bị giết. Năm 1979, đa số những người dân bị thiệt mạng đều là dân ở trong các huyện giáp biên như : Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Phục Hòa, Đông khê và Trùng Khánh, huyện Hòa an tuy không có đường biên nhưng cũng là huyện có số dân bị thiệt mạng nhiều hơn cả vì chiến sự xảy ra gần như suốt cả thời gian chiến tranh ở huyện này. Mà đa số bị bắn hoặc bị pháo vào những ngày đầu của cuộc chiến khi chưa kịp sơ tán lên núi. Cũng có một số đoàn sơ tán chạy từ các huyện thoát ra được đến khu vực thị xã thì lại gặp ngay bọn tàu đã đánh đến đây từ trước và bị chúng sát hại. Theo kinh nghiệm của người dân đã trải qua cuộc chiến thì nếu ở các làng bản giáp biên thì nên sơ tán lên núi, vào hang và tránh di chuyển, vì khi di chuyển bắt gặp quân tàu đều bị chúng xả súng trước do chúng tưởng quân đội. Chọn núi nào càng cheo leo hiểm trở càng tốt vì ở những nơi thuận lợi cho việc đi lại rất hay xảy ra chiến sự, mà đã xảy ra chiến sự thì quân tàu thường tàn phá, bắn giết điên cuồng để trả thù.
Những ngày đầu cuộc chiến, chúng ít bắn dân thường vì thứ nhất chúng chưa bị thiệt hại nào đáng kể, thứ hai chúng cũng thực hiện chiến tranh tâm lý dân vận để lấy lòng dân mình, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số. Chỉ đến khi chúng bị quân và dân ta đánh trả quyết liệt và bị thương vong lớn về người, chúng không còn kiên nhẫn để "dân vận" nữa mà điên cuồng tàn sát để trả thù ...
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #526 vào lúc: 24 Tháng Bảy, 2010, 10:41:32 pm »

Các chú thời ấy liều thế, nhưng nếu là cháu, nếu chưa được đọc các vụ tai nạn và uy lực do cối 82 và B41 gây ra của các bác ở Biên gới Tây Nam thì cũng chắc vẫn nghịch như thế, các chú còn kiếm được cả súng Ak nữa cơ ạ?
Chuyện kiếm được súng vào thời điểm sau khi tàu rút và dân được quay về nhà là chuyện thường cháu ạ. Như chú nói, súng đạn, quân trang quân dụng như quần áo, ống nhòm, cuốc xẻng, bao đạn kể cả những thùng lương khô của bọn tàu vứt vương vãi khắp thị xã, trong những giao thông hào và công sự, thời đấy chưa có dịch vụ thu mua sắt vụn nên các tàn tích chiến tranh rơi đầy trên các con phố của thị xã Cao Bằng như xác xe ô tô, vỏ đạn pháo, nhiều nhất là mảnh đạn H12 từng mảng cong qeo như mảnh bom...đi không khéo đá phải chúng thì chỉ có nước cưa chân  Angry, Nhiều trường hợp bên các lề đường, bụi rậm còn nhặt được súng AK, CKC, K63..và cả súng ngắn K54..Mà đa số là của tàu (trên súng có khắc chữ tàu). Một trường hợp có thật mà như đùa : Nhà thằng bạn chú, tên là thằng Bình Tịch, khi chạy tàu về, trong nhà có một đống súng AK vẫn còn mới, không biết là của phe nào để quên ở đây, Thằng Bình dấu được hai khẩu còn lại đem nộp tự vệ tiểu khu. Cứ đêm đêm bọn chú đến nhà nó bắn đạn lửa sáng rực trời. Tuy nhiên , sau khi cuộc sống của người dân ở thị xã ổn định, ban chỉ huy quân sự thị xã tiến hành thu hồi vũ khí và các vật liệu nổ, nhân dân thời đó tự nguyện đem nộp hết những vũ khí nhặt được...
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
kengoc
Thành viên
*
Bài viết: 8


« Trả lời #527 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2010, 03:01:32 pm »

Bác ơi thế con con chó Khuếch nhà bác thì thế nào nhỉ .Bác quên không nói về nó rồi.Con vật đó cũng là một nét đặc sắc trong hòi ký của bác đấy
Logged
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #528 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2010, 10:58:04 am »

Bác ơi thế con con chó Khuếch nhà bác thì thế nào nhỉ .Bác quên không nói về nó rồi.Con vật đó cũng là một nét đặc sắc trong hòi ký của bác đấy
Nó vẫn còn sống khi cả nhà tôi trở lại, nó đang mang bầu,  cũng may là tình hình lúc đó đã yên ổn, lính tráng đã không còn đóng trong khu vực thị xã nữa vả lại cuộc sống dần đi vào ổn định nên việc dùng súng bắn súc vật không còn, mấy tháng sau nó cho ra đời 6 chú chó con mập mạp , xinh xắn. Con Khuếch nhà tôi thuộc dòng chó săn miền núi, to khỏe ( giống chó này khi trưởng thành nặng khoảng 15-20 Kg ), tuyệt đối trung thành với chủ,  rất hay sục vào bờ bụi mỗi khi được đi cùng với chủ vào rừng lấy củi, nhiều khi nó cắn được cả cầy cáo và nhiều nhất là rắn, cũng có khi sục vào tổ ong bò vẽ thì cả người lẫn chó được một mẻ chạy bở hơi tai..về nhà. 6 chú chó con này chưa đầy tuổi để xuất chuồng thì các nhà hàng xóm đã bắt đem về nuôi, vì lúc đó các nhà đều không còn con chó nào, trong chiến tranh đã bị bắn hết.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #529 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2010, 11:18:24 am »

lấy loại đạn cối 82 ( to như bắp chân ), vặn đầu nổ ra, sau đó dùng đục khoét một lỗ nhỏ, cho kíp nổ vào, lắp dây cháy chậm rồi mang ra sông Bằng giang chọn chỗ nước sâu, hai thằng khiêng quả đạn, một thằng châm ngòi cháy chậm, nhìn thấy dây cháy còn một đoạn ngắn là hò dô ta..quẳng..và ù té chạy ...khoảng vài giây sau đạn nổ làm cái ..ục..một vùng nước lẫn cát sỏi đen ngòm nổi tung lên đục ngầu..chu cha..cá nổi trắng xóa, thế là cả bọn cởi quần áo phi xuống vớt cá..sao mà nhiều thế..

       Đánh cá ghê quá đi ! Mr.Ngan làm tôi nhớ lại hồi ở Quảng Trị năm 1973. Chúng tôi lấy lựu đạn US M26 đánh cá ở suối. Lúc hết loại nổ chậm thì dùng loại nổ tức thì (loại này dùng để gài làm mìn). Đem lạt quấn xung quanh quả lựu đạn để giữ mỏ vịt không bung ra rồi rút chôt. Sau khi ném, lạt mới bung ra từ từ và nổ ở dưới suối. Nghĩ lại thấy cũng ghê !
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM