Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:54:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2  (Đọc 288347 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #250 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2015, 11:39:30 am »

...Nhưng quả thật ý em hỏi là xe tăng của quân đội mình với xe tăng do quân Mỹ trực tiếp điều khiển có đụng độ nhau không cơ. Hoặc giả có trường hợp cướp xe của quân Mỹ rồi dùng xe ấy chọi lại với xe tăng khác của quân Mỹ luôn....

Thì trong trận Gò Đậu Bình Dương ta bằng mọi giá cướp được một con M41-A1 Mẽo đấy thôi; thời điểm đấy quý và có ý nghĩa lắm. Cũng dùng vài lần chống càn nhưng chủ yếu là làm quen, huấn luyện và tập huấn. Sau do điều kiện không có phải đem chôn.

Mà Mẽo với VNCH nó cũng quá hiểu, nếu trận nào cũng để mất xe thì cái chiến thuật thiết xa vận của nó đứt à. Nó truy sát đến tận cùng hang ổ ấy chớ,  Wink.
Logged

anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #251 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2015, 02:23:01 pm »

Lại luyên thuyên thêm một chút: Không quân mình từng thả dù viện trợ trực tiếp cho chiến trường hoặc cũng từng đánh bom tàu chiến, sân bay của đối phương. Nhưng liệu đã có trận nào dùng hỏa lực tấn công xe tăng đối phương chưa ạ? Hoặc dù chưa có trong thực tế, nhưng về mặt kỹ thuật thì có thể thực hiện được không? Ý em vẫn là trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #252 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2015, 10:57:44 am »

Lại luyên thuyên thêm một chút: Không quân mình từng thả dù viện trợ trực tiếp cho chiến trường hoặc cũng từng đánh bom tàu chiến, sân bay của đối phương. Nhưng liệu đã có trận nào dùng hỏa lực tấn công xe tăng đối phương chưa ạ? Hoặc dù chưa có trong thực tế, nhưng về mặt kỹ thuật thì có thể thực hiện được không? Ý em vẫn là trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.

Tức là không quân có tác chiến và tiêu diệt được tăng không á? bỏ qua điều kiện chiến trường và thực tế chiến tranh á? nói chung là, luyên thuyên kiểu này thì mình chịu,  Grin.
Logged

Ural 375D
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #253 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2015, 12:53:08 pm »

Có ai biết thông tin này không các bác, vụ này mới nghe nói : "Ngoài các chiến sỹ tên lửa phòng không Liên Xô, đặc nhiệm GRU (Tổng cục Tình báo quân sự Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Liên Xô-ND) cũng tham gia chiến đấu tại Việt Nam, tuy không được công bố công khai nhưng cũng không ai giấu diếm thái quá.

Ví dụ, tháng 5/1968 một nhóm đặc nhiệm GRU gồm 9 người đã tấn công một căn cứ bí mật của Mỹ trên lãnh thổ Campuchia có biệt danh “Flying John” được sử dụng để tung các nhóm gián điệp- biệt kích vào Bắc Việt Nam và cứu các phi công của các máy bay Mỹ bị bắn hạ.

Trong căn cứ này có gần 20 máy bay lên thẳng, trong đó có 04 chiếc máy bay lên thẳng tấn công mới nhất thời kỳ đó là “ SuperCobra”. Tuy bị hy sinh 03 người, nhưng đặc nhiệm GRU đã đưa được 01 chiếc “Super Cobra” về Bắc Việt Nam, phá hủy hoặc phá hỏng những chiếc còn lại, giết và làm bị thương 15 quân nhân Mỹ. Còn bao nhiêu chiến dịch như vậy, rất khó xác định."
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #254 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2015, 03:11:58 pm »

Quả là tin động trời thật. Nhưng chỉ "nghe nói" thì cũng khó xác định lắm! Sao không nhờ quân Việt đánh "hộ" cho an toàn mà họ lại tự đánh làm gì cho nguy hiểm và dễ bị tai tiếng chính trị?
Logged

Ural 375D
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #255 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2015, 07:43:56 pm »

Tổng cục 2 cử đặc nhiệm trong đó có Việt kiều Thái tấn công căn cứ B52 ở Thái Lan thì nghe nhiều đọc nhiều. Còn vụ CPC này của lính GRU thì thật sự nghe lần đầu, thông tin cả 2 phía ko thấy nói chỉ có Báo Nga đề cập. Ko biết thực hư sao ?
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #256 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2015, 11:00:50 am »

Báo Nga họ nói thế nào hả bác?
Logged

fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #257 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2015, 12:02:52 pm »

Tổng cục 2 cử đặc nhiệm trong đó có Việt kiều Thái tấn công căn cứ B52 ở Thái Lan thì nghe nhiều đọc nhiều. Còn vụ CPC này của lính GRU thì thật sự nghe lần đầu, thông tin cả 2 phía ko thấy nói chỉ có Báo Nga đề cập. Ko biết thực hư sao ?
Việt Nam chưa thừa nhận có hoạt động của lực lượng vũ trang Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Chỉ có các chuyên gia, cố vấn được thừa nhận. Do đó, vài báo chí VN đưa y nguyên nội dung từ báo Nga ()ví dụ VOV mà không có bình luận thêm làm rõ quan điểm, là sai.

Trích dẫn
6 chiến dịch của đặc nhiệm Nga ở nước ngoài
Chủ nhật, 11:23, 21/12/2014

Lực lượng đặc nhiệm ưu tú Spetsnaz GRU của Nga từ cuối thập niên 1960 đã thực hiện thành công những sứ mệnh dường như là bất khả thi.
Và một số trong đó vừa được Nga giải mật. Sau đây là 6 chiến dịch của họ ở nước ngoài.

1. Chớp nhoáng Việt Nam

Chiến dịch lớn đầu tiên ở nước ngoài được GRU thực hiện năm 1968. Sau chiến dịch này có thể thấy trong tay Liên Xô có một công cụ mạnh có thể thực hiện nhiệm vụ với bất cứ đặc điểm nào tại bất cứ nơi nào trên thế giới.

Tháng 5/1968, nhóm 10 binh sĩ đặc nhiệm Spetsnaz GRU của Liên Xô đã tấn công một cơ sở bí mật của Mỹ tại Campuchia, cách biên giới Việt Nam 30 km. Mỹ sử dụng căn cứ này để đưa về Việt Nam các nhóm do thám-tấn công nhằm mục đích tìm kiếm các biệt kích và phi công của mình bị bắn hạ.

Trong bãi đỗ của căn cứ thường xuyên túc trực 2 trực thăng hạng nhẹ trong trạng thái sẵn sàng tấn công, 10 xe vận tải, và 4 trực thăng Cobra. Mục tiêu tấn công chính là các trực thăng, vốn vào thời điểm đó được trang bị hệ thống dẫn đường đặc biệt và tên lửa điều khiển. Sau 25 phút tấn công, Spetsnaz lấy được 1 trực thăng Cobra đưa về Việt Nam, số còn lại bị phá hủy. Phía Mỹ mất 20 lính. CIA chỉ biết việc Spetsnaz Liên Xô thực hiện chiến dịch vài năm sau đó, do thông tin rò rỉ từ KGB.
http://vov.vn/the-gioi/ho-so/6-chien-dich-cua-dac-nhiem-nga-o-nuoc-ngoai-372204.vov

Chưa có sự xác nhận chính thức nào của các bên về việc có hay không sự hoạt động của các toán lính biệt kích đặc nhiệm Liên Xô chống lại Quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam. Trong khi trên một số mạng của Nga cũng có đề cập đến một số hoạt động của lực lượng biệt Liên Xô ở đây, tuy nhiên lượng thông tin rất ít ỏi. Đó là chiến dịch đánh cắp 1 trực thăng Mỹ Cobra tại Khe Sanh năm 1962 và một số hoạt động ở khu vực Tây Ninh, hay việc huấn luyện biệt động, ví dụ:
Trích dẫn
    Tiết lộ của đặc nhiệm Liên Xô tham chiến ở Việt Nam

    Cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, nguyên sĩ quan Lính thủy đánh bộ Hải quân Liên xô đại úy hồi hưu Kusainov Sadykov kể lại với niềm tự hào đặc biệt.


    Nhiệm vụ quốc tế vô sản


    Sinh ra và lớn lên ở Kusainov Sadykov miền bắc Kazakhstan. Nhưng hiện nay người cựu chiến binh đang sống tại Vladivostok. Những năm tuyệt vời nhất của đời mình ông đã phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm thuộc Lính thủy đánh bộ Hải quân Xô Viết và do đó ông tiếp tục sống ở đó, nơi đơn vị ruột thịt của ông đóng quân.


    Phóng viên: Kusainov Sagyndykovich, theo những thông tin chính thức được công bố, Liên bang Xô viết đã giúp đỡ và viện trợ vũ khí trang bị, kỹ thuật và cơ sở vật chất chiến tranh cho Việt Nam trên quy mô to lớn. Trực tiếp tham gia vào các hoạt động tác chiến với tư cách là chuyên gia, cố vấn và huấn luyện viên, những cán bộ kỹ thuật tên lửa và không quân. Bằng cách nào mà ông lại có thể có mặt ở chiến trường Đông Nam Á?

    – Vào năm 1966 ngày sau khi hoàn thành đợt huấn luyện tân binh tôi được điều động về thành phố Baltiysk, ở đó, trên cơ sở vật chất của trung đòn cận vệ số 366 vừa được biên chế mới trung đoàn lính thủy đánh bộ độc lập. Trong thời gian này tôi mơ ước được phục vụ trong lực lượng đổ bộ đường không. Thể lực mạnh mẽ và chiều cao cho phép điều đó. Nhưng tôi gặp may hơn thế, tôi không hề biết, có lực lượng lính thủy đánh bộ như vậy. Vào năm 1956 quyết định của Bộ quốc phòng Liên bang Xô viết đã giải thể toàn bộ lực lượng lính thủy đánh bộ.

    Nhưng đến năm 1963, một cuộc diễn tập quân sự lớn tầm chiến lược của khối hiệp ước Vacsava không đạt kết quả như ý muốn do không có lực lượng lính thủy đánh bộ. Các sỹ quan của chúng ta kể rằng sự hình thành lực lượng lính thủy đánh bộ có nguyên nhân chính là chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc chiến đã có sự tham gia của lính thủy đánh bộ Mỹ (Sư tử biển). Và những người bạn Việt Nam về kỹ năng tác chiến còn nhiều điểm hạn chế.

    Sau một năm rưỡi phục vụ, một số anh em trong đại đội của tôi được đề nghị sang công tác ở Việt Nam nửa năm. Quy trình lựa chọn quân nhân sang Việt Nam do một cán bộ đặc biệt từ bộ tham mưu quân khu thực hiện. Nhìn chung lựa chọn những quân nhân có nước da sẫm và nguồn gốc xuất thân từ châu Á. Trong cuộc nói chuyện riêng tư người cán bộ đặc biệt đề nghị kiểm tra kỹ năng chiến đấu và tình yêu tổ quốc, sẵn sàng tuân thủ mệnh lệnh và sẵn sàng thực hiện sứ mệnh quốc tế vô sản ở Việt Nam.

    Từ những nhận xét của người cán bộ, những khuôn mặt và nước da châu Á của chúng tôi rất phù hợp với nhiệm vụ huấn luyện viên quân sự ở Việt Nam. So sánh giữa “Có” và “không” lắng nghe tiếng nói của người cán bộ KGB thông minh, tôi đã đồng ý. Thời điểm lúc đó là lòng yêu nước cao cả. tất cả chúng tôi đều tin tưởng vào chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời dòng máu trẻ trung đã lên tiếng, chúng tôi muốn gặt hái những chiến công.


    Phóng viên: Cảm giác đầu tiên là gì khi ông khi tới Việt Nam, nhiệm vụ của ông là gì?

    - Cảm giác đầu tiên - sự lo lắng. Tôi cảm thấy lo lắng khi máy bay vận tải quân sự của chúng tôi hạ cánh xuống vùng núi non. Có một số căn cứ quân sự của những người anh em Việt Nam xây dựng ở khu vực đó. Thông qua các căn cứ này đã cung cấp vũ khí trang bị và những chiến sĩ của miền Bắc Việt Nam vào chiến đấu ở phía nam và phía tây của Nam Việt Nam. Đây là những con đường bí mật, nhưng sau này nổi tiếng thế giới với tên gọi "Đường mòn Hồ Chí Minh".

    Mặc dù trong thực tế nó không phải chỉ là một con đường, mà là cả một hệ thống hạ tầng phức tạp của những con đường xuyên qua núi rừng liên kết Việt Nam, Campuchia và Lào. Đến năm 1968, "đường mòn" đã trở thành một cơ sở hạ tầng phức tạp với các bệnh viện, kho tàng dưới lòng đất. Một số khu vực đường đã được trải nhựa và có thể được sử dụng như một đường băng dã chiến.

    Khó khăn nhất là làm quen với khí hậu ẩm thấp của rừng nhiệt đới, và chúng tôi phải học cách thích nghi thật nhanh. Điều đó cũng dễ hiểu, trên thực tế cuộc chiến tranh diễn ra trên Miền Nam Việt Nam là cuộc chiến tranh của người Việt Nam bằng chính lực lượng của mình. Đấy là Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam – lực lượng dân quân du kích, trang bị bằng vũ khí tự có và tự huấn luyện với chất lượng không cao. Trên thực tế, những chiến sĩ du kích chỉ làm được nhiệm vụ quan sát, trinh sát tình hình địch và không có khả năng chống lại những cuộc tấn công quy mô lớn của quân đội Mỹ. Lính Mỹ gọi họ là VC.

    Cũng có những lực lượng quân đội chính quy, được trang bị tốt và huấn luyện đầy đủ. Phần lớn quân số trong đó là những chiến sĩ, quân nhân ngoài Miền Bắc. Các lực lượng vũ trang từ miền Bắc được sự giúp đỡ và huấn luyện của các chuyên gia quân sự Xô Viết, đồng thời được trang bị vũ khí khí tài của Liên xô. Do đó, kỹ năng và năng lực tác chiến tốt hơn rất nhiều.

    Tôi và những người lính thủy đánh bộ Xô Viết được giao nhiệm vụ trong vòng hai tháng phải huấn luyện hai đội biệt động với tổng số quân đến 50 người. Sau đó thì chúng tôi cũng trở thành những người tham mưu trực tiếp. Chỉ huy của chúng tôi là Trung tá Nguyễn Đình Kỷ - tôi nghĩ vậy, anh ấy cũng biết tiếng Nga, vì thế đôi khi vui vẻ, tôi dạy anh ấy tiếng Kazakhstan. Anh ấy cũng nói được vài câu. Anh ấy nói, đấy là những từ cần thiết nhất mà người Việt ở Kazakhstan cần biết. Tôi hỏi anh ấy, tiếng Việt để tỏ lòng biết ơn là thế nào, anh ấy dạy tôi từ “Cảm ơn”, lòng tốt của anh ấy làm tôi cảm động.

    Nói chung, tất cả những người Việt Nam đều là những học trò rất năng khiếu. Họ có sức chịu đựng rất cao, không sợ khó khăn gian khổ, điều vô cùng quan trọng đối với lính thủy đánh bộ, đồng thời họ rất dũng cảm và có tinh thần chiến đấu rất cao.

    Ngoài ra, rất nhiều chiến sĩ biệt động Việt Nam có trình độ võ thuật cao và kỹ thuật chiến đấu đặc sắc, hình như đó là Nhất Nam, một môn võ rất cổ truyền của Miền Nam. Điều làm ảnh hưởng đến công tác huấn luyện chỉ là trình độ học vấn thấp và rào cản ngôn ngữ. Đối với tôi, áp lực tinh thần cũng rất lớn khi có mặt ở miền đất xa lạ. Nhưng mỗi buổi sáng tôi thức dậy bao giờ cũng là ý nghĩ tôi đã làm đúng. Tôi là chiến sĩ và đây là sứ mệnh quốc tế vô sản của tôi.


    Mệnh lệnh: “Trở thành người anh hùng”


    Phóng viên: Trong các chiến dịch nào của quân Giải phóng ông được tham gia? Công tác huấn luyện của ông có mang lại những kết quả tốt đẹp cho những người lính biệt động?


    - Những học trò, chiến sĩ của tôi khi quay trở lại căn cứ bao giờ cũng là chiến thắng. Không thể khác được. Khẩu hiệu của lính thủy đánh bộ là: “Ở đâu có chúng tôi - ở đó là chiến thắng” những người bạn chiến đấu của tôi hiểu rõ điều đó.

    Tôi đặc biệt nhớ chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 – chiến dịch “Tết”, bắt đầu vào ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Vào tháng giêng năm 1968, các lực lượng vũ trang Miền Bắc đã khóa cứng quân đội Mỹ ở khu vực gần khu phi quân sự - Khe Sanh. Đồng thời, lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc tổng tiến công vào hầu hết các thành phố và thị trấn trên toàn Miền Nam, bao gồm cả Đà Nẵng, Kon Tum và Pleiku. Các nhóm nhỏ biệt động được giao nhiệm vụ tấn công vào các mục tiêu riêng biệt đã được lựa chọn. Tôi có nhiệm vụ chuẩn bị cho một phân đội đặc biệt và nhiệm vụ đã được hoàn thành xuất sắc.

    Trong tổng số các trận chiến đấu nói chung, phân đội của tôi đã phá hủy hoàn toàn ba căn cứ quân sự hạng trung cung cấp cơ sở vật chất chiến tranh của NATO. Những người bạn chiến đấu của tôi đã tiến hành 4 cuộc phục kích thành công. Trong trận chiến đã bắt được 5 viên sĩ quan Mỹ...


    Phóng viên: Tổng thời gian ông ở Việt Nam là bao lâu?


    - Nửa năm, cho đến khi bị thương. Sau khi hồi phục, có đề nghị cho ra quân, nhưng tôi quyết định tiếp tục sự nghiệp của mình trong quân đội và đăng ký học tại Trường sỹ quan quân sự trung - cao cấp Viễn Đông. Nói chung, thời tuổi trẻ hầu như ai cũng muốn là anh hùng và trong tôi luôn có dòng máu anh hùng...Tôi đã trải qua cuộc chiến tranh này như những người bạn – người đồng chí Việt Nam.

    Trong những năm gần đây bắt đầu có những hoạt động của những đại diện các tổ chức cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở Moscow thường xuyên có những cuộc gặp gỡ của những người bạn chiến đấu. Cơ bản là những quân nhân, chuyên gia phòng không, kỹ thuật tên lửa và không quân. Hàng năm các cựu chiến binh Việt nam gặp nhau, ôn lại chuyện cũ với niềm tự hào chiến thắng. Theo lời của Kusainov Sadykova, đây chỉ là một phần của những người thực sự tham gia vào các cuộc chiến tranh giải phóng. Nhiều người đã hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc tế, một số sau đó hy sinh ở Afghanistan.

    Theo Express Kazakhstan

Đặc nhiệm Liên Xô chiến với quân lực Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Nếu tin vào những câu chuyện huyễn hoặc về những người Bolshevik với súng máy, ẩn nấp trong rừng rậm và tấn công lực lượng dân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam, ngày càng được phổ biến ở Hoa Kỳ, thì có thể kết luận rằng chỉ có 10.000 hay 11.000 binh sĩ Liên Xô đã chiến thắng trước đội quân hơn nửa triệu người của Mỹ?

Ngày nay, Liên bang Nga như là người thừa kế trực tiếp của Liên Xô, đang tích cực xây dựng và củng cố mối quan hệ với Việt Nam. Bối cảnh chính trị đã thay đổi khác nhiều so với trước kia, tuy nhiên người dân Việt Nam vẫn giữ tình cảm biết ơn các cố vấn Liên Xô, còn những nhân vật của cuộc chiến bí mật đó luôn tự hào về sự tham gia của họ.

Vụ đánh một căn cứ ở Khe Sanh, năm ngoái người ta làm phim <a href="http://www.youtube.com/watch?v=EAbJj32IkK8" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=EAbJj32IkK8</a> http://www.youtube.com/watch?v=EAbJj32IkK8

Lê Hùng này dịch từ nguồn nào nhỉ? VN co NOI doi ve viec nay dau ma phai cho http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/nguoi-nga-noi-that-ve-chien-tranh-viet-nam-3265999/ Bài này đăng trên báo Nga từ mấy năm trước, thông tin cũ rồi. Có thể thấy là người viết (tiếng Nga) khá dè dặt về mặt thông tin. Đó là vì họ chưa có nguồn chính thức để khẳng định. Nhưng cuối năm ngoái (2014) Bộ Quốc phòng Nga đã giải mật hoạt động của đặc nhiệm (Spetsnaz) Tổng Cục tình báo GRU tại nhiều quốc gia trên thế giới trong những năm 1960. Tài liệu giải mật có nói rõ vụ đánh một căn cứ bí mật của Mỹ ở Campuchia chuyên thực hiện các phi vụ tung biệt kích ra miền Bắc Việt Nam và cứu phi công bị bắn rơi. Cần phải nói là Spetsnaz GRU nắm rõ về căn cứ này như trong lòng bàn tay trong suốt thời gian dài, nhưng phía Mỹ chẳng hề hay biết gì. Đến khi họ phát hiện có máy bay trực thăng tối tân và cùng với nó là tên lửa có điều khiển - là "món hàng" vô cùng giá trị đối với Liên Xô vào thời điểm đó. Thế là họ được lệnh đánh úp và đưa được một chiếc Cobra chiến lợi phẩm bay về phía Bắc.


Những bí mật của Nga trong chiến tranh Việt Nam. <a href="http://www.youtube.com/watch?v=w-Fq1FJ9j2A" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=w-Fq1FJ9j2A</a>

Những trận chiến tăng trong chiến tranh Việt Nam.

Mời các bác xem phim tư liệu này để thấy những quả đạn B-40 Liên Xô viện trợ cho Việt Nam đã cho thấy hiệu quả chiến đấu tốt đến mức nào trong cuộc đọ sức đầu tiên với một đại đội xe tăng M48 hiện đại của quân đội Mỹ vào thời điểm đó. Người Mỹ kỳ vọng M-48 sẽ đánh bại xe tăng huyền thoại của Liên Xô trong chiến tranh thế giới II. Nhưng không may cho họ, trong cuộc đọ sức đầu tiên họ đã thất bại hoàn toàn trước những chiến sĩ du kích Việt Nam dũng cảm và thông minh.

Cựu binh Mỹ tham gia cuộc chiến hôm đó đã thừa nhận chiến thuật "tinh quái" của du kích Việt Nam khi chọn mục tiêu tiêu diệt là một xe tăng đi đầu và 1 xe đi cuối để làm rồi loạn đội hình xe tăng M-48 của Mỹ.

Phim có nhiều hình ảnh tư liệu quý, hình ảnh phục dựng sống động. <a href="http://www.youtube.com/watch?v=-fInbrY6juY" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=-fInbrY6juY</a>
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #258 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2015, 04:44:41 pm »

Về việc liên lạc của tù binh phi công Mỹ với bên ngoài trước đây đã có nguồn nói rằng họ dùng cách phơi quần áo, xếp đá, gõ moóc ... để trao đổi thông tin. Nay đọc thấy bài này mà giật mình. Mời các bác xem thử

(Tin Nóng) Cuối tháng 4.2015, kênh truyền hình Smithsonian (Mỹ) chiếu loạt phim tư liệu kể việc một nhóm tù binh phi công Mỹ bị giam ở nhà tù Hoả Lò (Hà Nội) thời chiến tranh Việt Nam đã bí mật liên lạc với Mỹ qua đường thư tín.

Trang tin broadwayworld.com cho biết những tù binh Mỹ này đã tìm cách để liên lạc với CIA và Nhà Trắng thông qua viết các mật mã trong thư từ được phép gửi ra bên ngoài. Những thông tin này đã khiến chính quyền Mỹ gia tăng cường độ các cuộc ném bom và cả vụ tổ chức giải cứu bất thành tù binh Mỹ ở Sơn Tây.

Theo bộ phim, nhóm tù binh này do phi công James Stockdale cầm đầu, ông ta là chỉ huy một phi đội ném bom miền Bắc Việt Nam và bị bắn rơi ngày 9.9.1965. Stocdale là một trong 2 chỉ huy cao cấp hải quân Mỹ bị giam ở nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), nơi được phi công Mỹ đặt biệt danh khách sạn Hilton Hà Nội.

Stockdale sau này được lên đến chức vụ phó đô đốc, và từng ứng cử phó tổng thống Mỹ. Nhờ tổ chức được mạng lưới tin trong các tù binh Mỹ ở nhà tù Hoả Lò mà Stockdale sau này được thưởng huy chương.

Sau khi các tù binh Mỹ được Việt Nam Dân chủ cộng hoà trao trả cho Mỹ vào năm 1973, các thành viên trong lưới tin của Stockdale được yêu cầu giữ bí mật. Sau 40 năm, hồ sơ đã giải mật, và kênh Smithsonian dựng thành phim về chủ đề này.

Mạng lưới tin này đã sử dụng nhiều cách để đưa tin ra ngoài qua đường thư tín, chẳng hạn sử dụng những chữ được mã hóa, những cách viết bí mật - một kỹ thuật gọi là "những chấm li ti” và cả 1 đài phát sóng bí mật để báo cáo về điều kiện bị giam giữ, gợi ý các hoạt động quân sự và các cuộc ném bom, và cung cấp thông tin phục vụ 2 trong số những hoạt động giải cứu tù binh lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam.

Mạng lưới này hình thành ban đầu từ 1 bức thư của Stockdale gửi cho vợ là Sybil. Người vợ xem thư, nhận ra rằng chồng mình đã gửi cho cô ta một tin nhắn được mã hóa và sau đó liên lạc với tình báo Hải quân Mỹ và CIA. Sau đó, bà Sybil phải đối mặt với những quyết định khó khăn về việc liệu có nên hỗ trợ các ý tưởng của chồng mình chuyển từ việc là tù binh trở thành điệp viên hay không. Bởi như cựu quan chức CIA Wallace đã nói rằng nếu bị phát hiện là điệp viên thì kẻ đó sẽ bị xử bắn.

Bà Sybil gửi thư trả lời cho chồng, trong thư có một tờ giấy than không nhìn thấy được, giấu rất khéo léo, và một tin nhắn được mã hóa từ Lầu Năm Góc. Stockdale tiếp tục viết thư, sử dụng các chữ cái đặc biệt để báo cáo tình hình về tù binh Mỹ ở Hoả Lò, và một danh sách đầy đủ các tù binh Mỹ tại Hà Nội.

Stockdale sau đó chiêu mộ thêm vài tù binh Mỹ khác để tham gia viết thư có mã hóa, và đã đưa được hàng chục người vào mạng lưới cung cấp tin này, bao gồm cả đại uý Eugene "Red" McDaniel.

Ông McDaniel kể lại rằng "Tôi chưa từng được đào tạo giao tiếp bí mật, nhưng một số bạn tù của tôi thì có, và từ đó họ đã dạy lại cho chúng tôi".

Sau đó, lưới tin của Stockdale đã thông tin cho Lầu Năm Góc qua các lá thư được phép gửi đi, đề xuất các mục tiêu ném bom và thời gian của các cuộc tấn công. Người ta cho rằng nhóm này còn có cả vi phim, vi ảnh (microdot) có thể giấu một tờ giấy đầy đủ các thông tin thu nhỏ chỉ còn như dấu chấm, và thậm chí có cả điện đài phát tín hiệu đến các máy bay không người lái của Mỹ bay trên bầu trời Hà Nội.

Năm 1970, mạng lưới tù binh này đã giúp Lầu Năm Góc vạch ra và thực hiện cuộc giải cứu tù binh Mỹ ở trại tù Sơn tây, còn được gọi là "Chiến dịch Bờ Biển Ngà". Các trực thăng chở lực lượng đặc biệt Mỹ đã đổ xuống trại tù binh Sơn Tây để cứu tù binh Mỹ bị giam tại đây. Tuy nhiên tù binh Mỹ đã được đưa đi nơi khác trước đó vài ngày, quân Mỹ nhanh chóng rút lui và bỏ lại 1 trực thăng bị hư hỏng khi hạ cánh.

Lưới tin của ông Stockdale trước đó đã gửi thông điệp được mã hóa cho hay trại tù này đã bị chuyển đi, nhưng những lá thư này đã được phía Mỹ giải mã quá muộn trước khi chiến dịch diễn ra.

Năm 1972, một sứ mệnh giải cứu tù binh Mỹ được lên kế hoạch thông qua mạng lưới thông tin liên lạc bí mật này, có tên "Chiến dịch Thunderhead" liên quan đến một tàu ngầm, một tàu tuần dương của Hải quân Mỹ, trực thăng và một đội đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ. Đặc nhiệm SEAL sẽ gặp các tù binh Mỹ trốn thoát ở cửa sông Hồng. Tín hiệu để bắt đầu trốn thoát là hai tiếng nổ siêu âm phát ra khi các máy bay do thám SR-71 bay qua Hà Nội, và đó là một dấu hiệu từ Washington cho thấy rằng chính Tổng thống Nixon hỗ trợ các kế hoạch trốn thoát.

Tuy nhiên các nỗ lực vượt ngục đã được bãi bỏ vào phút chót vì quá nguy hiểm. Nhiệm vụ giải cứu này cũng đã dẫn đến cái chết của đặc nhiệm SEAL là Spence Dry. Lý do chính thức cái chết của anh ta được giữ bí mật mật cho 30 năm tiếp theo.

Vào năm 2008, Đô đốc Mike Mullen, sau này là Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đã truy tặng huy chương cho Dry về nhiệm vụ bí mật này.


Tin nguồn ở đây:
http://tinnong.thanhnien.com.vn/x-file/ho-so-tu-binh-my-o-hoa-lo-lien-lac-ra-ngoai-nhu-the-nao-53338.html

Cảm giác đầu tiên là giật mình, bàng hoàng và thật khâm phục người Mỹ nếu điều đó thực sự xảy ra. Tuy nhiên đọc kỹ thì vẫn thấy có 1 vài cái thắc mắc nho nhỏ:

1/ Bác nào có điều kiện kiểm tra giúp xem ngày 9/9/1965 có cuộc không  kích nào không, nếu có thì  ta có bắn rơi cái máy bay nào không, có bắt được giặc lái không?

2/ Stocdale là một trong 2 chỉ huy cao cấp hải quân Mỹ bị giam ở nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), nơi được phi công Mỹ đặt biệt danh khách sạn Hilton Hà Nội. Stockdale sau này được lên đến chức vụ phó đô đốc, và từng ứng cử phó tổng thống Mỹ.  Có tồn tại người này không?

3/Mạng lưới tin này đã sử dụng nhiều cách để đưa tin ra ngoài qua đường thư tín, chẳng hạn sử dụng những chữ được mã hóa, những cách viết bí mật - một kỹ thuật gọi là "những chấm li ti” và cả 1 đài phát sóng bí mật Cảm giác hoang đường quá ...

Còn rất nhiều các chi tiết khó hiểu nữa. Bác nào có thông tin về vụ này đưa lên để mọi người biết đê.
Logged

chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #259 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2015, 06:49:42 pm »

1/ Bác nào có điều kiện kiểm tra giúp xem ngày 9/9/1965 có cuộc không  kích nào không, nếu có thì  ta có bắn rơi cái máy bay nào không, có bắt được giặc lái không?

2/ Stocdale là một trong 2 chỉ huy cao cấp hải quân Mỹ bị giam ở nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), nơi được phi công Mỹ đặt biệt danh khách sạn Hilton Hà Nội. Stockdale sau này được lên đến chức vụ phó đô đốc, và từng ứng cử phó tổng thống Mỹ.   Có tồn tại người này không?

James Bond (Grin) Stockdale, đại tá, chỉ huy không đoàn trên TSB Oriskany, lái A-4E bị bắn rơi và bị bắt ngày 9-9-1965 Smiley
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM