Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... => Tác giả chủ đề:: longt trong 20 Tháng Tư, 2010, 08:30:52 am



Tiêu đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: longt trong 20 Tháng Tư, 2010, 08:30:52 am
Quân đoàn 2 có ngày thành lập, địa bàn hoạt động của các đơn vị khi thành lập đã rõ. Không biết bác chi chi đó hỏi cái chi chi nữa hè?

Cái này giống như đá banh vậy đó. Mai đá trên sân, nhưng tối nay đá trên bàn trước roài!  ;D

Có 2 thông tin, một là thành lập ở Thừa Thiên, hai là thành lập ở Quảng Trị, thông tin nào chính xác hở cụ?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Hannoi trong 20 Tháng Tư, 2010, 03:23:18 pm
Cái này tôi copy ở wiki, không biết có sai sót gì không:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_%C4%91o%C3%A0n_2,_Qu%C3%A2n_%C4%91%E1%BB%99i_Nh%C3%A2n_d%C3%A2n_Vi%E1%BB%87t_Nam
Quân đoàn 2, Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quân đoàn 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam còn gọi là "Binh đoàn Hương Giang" là một trong 4 quân đoàn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế).
•   Trụ sở Bộ Tư lệnh: Thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
•   Tư lệnh: Thiếu tướng,Nguyễn Đức Thận
•   Chính ủy: Thiếu tướng, Nguyễn Sỹ Thăng
Mục lục
•   1 Tổ chức, biên chế
•   2 Lịch sử
•   3 Chỉ huy, lãnh đạo qua các thời kỳ

Tổ chức, biên chế
Biên chế Quân đoàn 2 gồm có:
•   Sư đoàn bộ binh 304
•   Sư đoàn bộ binh 306
•   Sư đoàn bộ binh 325
•   Sư đoàn 673 phòng không
•   Lữ đoàn 203 xe tăng
•   Lữ đoàn 164 pháo binh
•   Lữ đoàn 219 công binh
•   Trường quân sự Quân đoàn
•   Trường bắn quốc gia Khu vực I
Lịch sử
Năm 1972 sau thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không của Việt Nam buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, theo đó năm 1973 Mỹ phải rút toàn bộ quân đội về nước. Tháng 7 năm 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiến hành hội nghị lần thứ 21, ra nghị quyết về tăng cường quân sự tiến tới thống nhất đất nước. Chấp hành nghị quyết, tháng 10 năm 1973 Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã phê chuẩn việc thành lập các quân đoàn chủ lực. Theo đó, ngày 24 tháng 10 năm 1973, Quân đoàn 1 đã được thành lập tại Tam Điệp, Ninh Bình[1]. Ngày 17 tháng 5 năm 1974, Bộ Quốc phòng ký quyết định thành lập Quân đoàn 2. Ngày 1 tháng 6 năm 1974, tại Ba Nang-Ba Lòng Quảng Trị (trụ sở cơ quan Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên), thượng tướng Song Hào Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng công bố quyết định thành lầ Quân đoàn. Theo đó, Bộ tư lệnh Quân đoàn gồm có:
•   Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tư lệnh,
•   Thiếu tướng Lê Linh - Chính ủy,
•   Đại tá Hoàng Đan - Phó Tư lệnh,
•   Đại tá Nguyễn Công Trang - Phó Chính ủy.
Tổ chức cơ quan buổi đầu của quân đoàn gồm:
•   Bộ Tham mưu (13 phòng) do thượng tá Bùi Công Ái làm Tham mưu trưởng.
•   Cục Chính trị (9 phòng) do thượng tá Lê Khả Phiêu làm Chủ nhiệm.
•   Cục Hậu cần (10 phòng) do thượng tá Nguyễn Ngọc Thực làm Chủ nhiệm.
Đảng ủy quân đoàn gồm có: Lê Linh-bí thư; Hoàng Văn Thái-phó bí thư; Nguyễn Công Trang Phó bí thư; ủy viên Đảng ủy gồm có bốn người: Hoàng Đan, Bùi Công Ái, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Ngọc Thực.
Lực lượng Quân đoàn 2 những ngày đầu mới thành lập gồm ba Sư đoàn bộ binh 304, 325, 324, Sư đoàn phòng không 673, Lữ đoàn pháo binh 164, Lữ đoàn xe tăng 203, Lữ đoàn công binh 219, Trung đoàn thông tin 463 và một số đơn vị trực thuộc khác.
Mùa xuân năm 1975, Quân đoàn tham gia chiến dịch giải phóng Huế, Đà Nẵng; tham gia chiến dịch Tây Nguyên. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh Quân đoàn đã đánh chiếm Dinh Độc Lập cắm cờ trên dinh và bắt sống nội các Việt Nam Cộng hòa [2].Đại úy Bùi Quang Thận đã cắm lá cờ chiến thắng lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 04 năm 1975 trên nóc Dinh độc lập,kết thúc chiến dịch HCM lịch sử, sau đ/c là Đại tá Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn xe tăng 203 Anh hùng.
Chỉ huy, lãnh đạo qua các thời kỳ
Tư lệnh
•   Thiếu tướng Hoàng Văn Thái (trung tướng) (1974-1975): sau này được thăng Trung tướng (1982), ông làm quyền Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật (1986-1989).
•   Thiếu tướng Nguyễn Hữu An (1975-1979): được thăng Thượng tướng (1986), phó giáo sư,Viện trưởng Học viện Quân sự Cấp cao
•   Thiếu tướng Nguyễn Chơn (1979-1982):
•   Thiếu tướng Bùi Công Ái (1983-1988):
•   Thiếu tướng Nguyễn Phúc Thanh (1988-1992): được thăng Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó chủ tịch Quốc hội.
•   Thiếu tướng Nguyễn Văn Rinh (1992-1994): được thăng Thượng tướng, Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
•   Thiếu tướng Phạm Xuân Thệ (1995-2000): Được thăng Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 1 (2000-2007). Nghỉ hưu từ 1/1/2008.
•   Thiếu tướng Phạm Ngọc Khóa (2000-2004): Nay là Trung tướng, Cục trưởng Cục Tác chiến- Bộ Tổng Tham mưu.
•   Thiếu tướng Thiều Chí Đinh (2004-2007): Nay là phó Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam.
•   Thiếu tướng Nguyễn Đức Thận (2007-):


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: longt trong 20 Tháng Tư, 2010, 04:00:02 pm
Chắc mai em phải phi xuống vôi, vào Bảo tàng quân đoàn 2 check thông tin cho chính xác  ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: longt trong 21 Tháng Tư, 2010, 09:35:26 pm
Trên Wikipedia sao lại có 2 ngày thành lập Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) các cụ nhỉ:

17/5/1974: thành lập tại Thừa Thiên
1/6/1974: công bố quyết định thành lập tại Ba Lòng - QUảng Trị


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 21 Tháng Tư, 2010, 09:49:45 pm
Mệt với cụ này quá.

17/5/75 là ngày BQP công bố quyết định thành lập, 1/6/74 là ngày quyết định được truyền đạt tới những người mà sau đó sẽ là cơ quan chỉ huy QĐ.

Thường thì liên quan tới chuyện thành lập 1 đơn vị có thể có nhiều mốc thời gian: ngày ký quyết định, ngày công bố quyết định, ngày làm lễ thành lập chính thức, có khi lại là 1 mốc đẹp đẹp nào đó... Muốn biết thì tốt nhất là xem trong chính LS đơn vị đó xem họ chọn ngày nào để kỷ niệm. Với QĐ2 là ngày là 17/5/74, địa điểm là "chiến trường Trị Thiên".



Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: longt trong 21 Tháng Tư, 2010, 10:29:19 pm
Mệt với cụ này quá.

17/5/75 là ngày BQP công bố quyết định thành lập, 1/6/74 là ngày quyết định được truyền đạt tới những người mà sau đó sẽ là cơ quan chỉ huy QĐ.

Thường thì liên quan tới chuyện thành lập 1 đơn vị có thể có nhiều mốc thời gian: ngày ký quyết định, ngày công bố quyết định, ngày làm lễ thành lập chính thức, có khi lại là 1 mốc đẹp đẹp nào đó... Muốn biết thì tốt nhất là xem trong chính LS đơn vị đó xem họ chọn ngày nào để kỷ niệm. Với QĐ2 là ngày là 17/5/74, địa điểm là "chiến trường Trị Thiên".



Vấn đề này em kiếm trên Wikipedia thì chuẩn như cụ nói. Bộ trưởng Quốc phòng ký quyết định này 17/5/1974 thì đúng rồi, nhưng sao lại nói là thành lập ở Thừa Thiên hả cụ.

Như cụ nói là ở Trị - Thiên, OK vì khi đó chúng ta có quân khu Trị Thiên. Cụ Song Hào công bố quyết định này tại chiến khu Ba Lòng, Quảng Trị. Vậy, nói là QĐ2 thành lập ở Quảng trị hay Thừa Thiên thì có khác nhau không?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 21 Tháng Tư, 2010, 10:39:39 pm
Hóa ra cụ lấn cấn vì cái wiki. Tại sao nó viết là Thừa Thiên thì em chịu, trong trường hợp này em có xu hướng sử dụng nguồn nào có tính chính thống cao như LS QĐ2.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: longt trong 21 Tháng Tư, 2010, 11:41:05 pm
Hóa ra cụ lấn cấn vì cái wiki. Tại sao nó viết là Thừa Thiên thì em chịu, trong trường hợp này em có xu hướng sử dụng nguồn nào có tính chính thống cao như LS QĐ2.

LS QĐ2 kiếm được ở đâu bây giờ hả cụ, chỉ em với  ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: binhnhi2009 trong 27 Tháng Tư, 2010, 10:20:03 pm
Xin hỏi các bác đoàn 232 đánh từ miền Tây lên Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh là tương đương cấp nào?
Sư đoàn, quân đoàn hay là...?
Thời gian thành lập?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 28 Tháng Tư, 2010, 12:02:52 pm
LS QĐ2 kiếm được ở đâu bây giờ hả cụ, chỉ em với  ;D

Thư viện ;D

Xin hỏi các bác đoàn 232 đánh từ miền Tây lên Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh là tương đương cấp nào?
Sư đoàn, quân đoàn hay là...?
Thời gian thành lập?

Đoàn 232 tương đương quân đoàn, thành lập tháng 2/75 gồm f3 Phước Long, f5, f9 và 1 cơ số đơn vị khác.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: fddinh trong 29 Tháng Tư, 2010, 08:52:27 pm
BẢY NHU: ÁC QUỶ CHIẾN TRANH HIỆN ĐANG CÒN ĂN CHAY NIỆM PHẬT TẠI PHÚ QUỐC

Phóng sự dài kỳ của Phạm Thị Thao Giang

Tôi đã kỳ công ra với đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), tìm gặp bằng mọi giá, đối thoại và lén chụp ảnh viên cai ngục khét tiếng đã được sử sách, báo chí, thông tin bảo tàng và các nguồn tư liệu - nhân chứng sống hãi hùng nhắc đến quá nhiều ấy. Ông ta năm nay 83 tuổi, tên là Trần Nhu (thường gọi Bảy Nhu), sống ẩn dật trên một quả đồi hoang vắng, xanh mải miết toàn cây bạch đàn, hằng ngày ăn chay niệm Phật và nen nét với nỗi ám ảnh tội lỗi. Ông ta biết rõ mình là quỷ đội lốt người, đã hành hạ, tàn sát bao nhiêu người trẻ ưu tú của non sông Việt, nên ngay cả lúc gần đất xa trời này, Bảy Nhu vẫn cứ đeo đẳng nỗi hốt hoảng vì sợ bị “ai đó” trả thù. Ông Nhu tuyệt đối cấm chụp ảnh mình, cực kỳ hạn chế tiếp xúc với... đồng loại. Quả là, không ai ngờ viên cai ngục kỳ lạ, dị mọ, quái đản cổ đeo cả một ống bơ toàn răng tù nhân đó vẫn còn đang... sống.

http://my.opera.com/dodoanhoang/blog/


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 29 Tháng Tư, 2010, 10:47:42 pm
Đoàn 232 tương đương quân đoàn, thành lập tháng 2/75 gồm f3 Phước Long, f5, f9 và 1 cơ số đơn vị khác.

Bác chiangshan cho em xin ít nhiều thông tin về f3 Phước long với , cái f3 này giờ em mới được biết. Thật là quá kém về lĩnh vực thông tin. Xin cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Tư, 2010, 07:20:27 am
Sư đoàn 3 Phước Long (sau đổi phiên hiệu là 303) thành lập ngày 19-8-1974, tại Bàu Cỏ, Đồng Ban, Tây Ninh. Các đơn vị: ba trung đoàn bộ binh 201, 205, 271 và một trung đoàn pháo hỗn hơp 262; bốn tiểu đoàn trực thuộc: 26 (thông tin), 27 (công binh), 8 (vận tải bộ và cơ giới), 48 (quân y) và hai đại đội trinh sát, vệ binh, ngoài ra còn có ba cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần thuộc Bộ tư lệnh sư đoàn. Đảng ủy và Bộ tư lệnh sư đoàn gồm có: Đồng chí Đỗ Quang hưng - Tư lệnh, phó bí thư; đồng chí Nguyễn Ngọc Doãn - phó chính ủy, quyền bí thư; đồng chí Nguyễn Tấn Dành - sư đoàn phó, đảng ủy viên; đồng chí Nguyễn Văn Tiến - chủ nhiệm chính trị, thường vụ đảng ủy; đồng chí Nguyễn Văn Nhơn - chủ nhiệm hậu cần, đảng ủy viên.
Hoạt động ra quân của Sư đoàn là tham gia chiến dịch Đường 14 - Phước Long. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Sư đoàn 3 trong đội hình Đoàn 232 ở hướng Tây Nam Sài Gòn.
Tháng 10 năm 1976, Sư đoàn chuyển thành Đoàn Liên hiệp kinh tế Phước Long. Năm 1977, Đoàn được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Ngày 13 tháng 7 năm 1978, Bộ tư lệnh Quân khu Bảy quyết định chuyển Đoàn liên hiệp kinh tế Phước Long thành sư đoàn 303 bộ binh cơ động chiến đấu thuộc Quân khu, với các trung đoàn 33, 55 và 77.
Tháng 12 năm 1979, Sư đoàn 303 ra bắc đứng chân trong đội hình Quân đoàn 68 thuộc Quân khu Ba.
Tháng 8 năm 1987, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, sư đoàn 303 chuyển về đứng trong đội hình của Quân đoàn 1.
Còn về sau, tình hình Sư đoàn thế nào em cũng không rõ nữa...


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 30 Tháng Tư, 2010, 12:55:31 pm
Sư đoàn 3 Phước Long (sau đổi phiên hiệu là 303) thành lập ngày 19-8-1974, tại Bàu Cỏ, Đồng Ban, Tây Ninh. Tháng 12 năm 1979, Sư đoàn 303 ra bắc đứng chân trong đội hình Quân đoàn 68 thuộc Quân khu Ba...
Tháng 8 năm 1987, theo quyết định của Bộ Quốc phòng, sư đoàn 303 chuyển về đứng trong đội hình của Quân đoàn 1.
Còn về sau, tình hình Sư đoàn thế nào em cũng không rõ nữa...

Xin cảm ơn bác macbupda , thế là em biết thêm một sư 3 nữa ( vì khu 5 cũng có f3SV tham gia giải phóng Bà rịa V.Tàu, đến tháng 8/1976 cũng rút ra phía Bắc).
Sau này f3 P.Long đổi thành f303 chắc cùng đợt với f2 MĐNB đổi thành f302 phải không bác ?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: macbupda trong 30 Tháng Tư, 2010, 02:28:21 pm
Sau này f3 P.Long đổi thành f303 chắc cùng đợt với f2 MĐNB đổi thành f302 phải không bác ?
Việc Sư đoàn 2 chuyển thành Sư đoàn 302 diễn ra trước đó hơn nửa năm rồi (tháng 12 năm 1977).


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Năm, 2010, 03:17:28 pm
@ ÁC QUỶ CHIẾN TRANH HIỆN ĐANG CÒN ĂN CHAY NIỆM PHẬT TẠI PHÚ QUỐC

Tại sao lại để nó sống nhỉ ? Tại sao không bắn ngay từ năm 75 đi cho rồi ? Nhân đạo quá sẽ có lỗi với những người tù Phú Quốc


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: fddinh trong 08 Tháng Năm, 2010, 03:29:34 pm
@ ÁC QUỶ CHIẾN TRANH HIỆN ĐANG CÒN ĂN CHAY NIỆM PHẬT TẠI PHÚ QUỐC

Tại sao lại để nó sống nhỉ ? Tại sao không bắn ngay từ năm 75 đi cho rồi ? Nhân đạo quá sẽ có lỗi với những người tù Phú Quốc

Trong bài đó bác thấy nạn nhân của hắn nói gì rồi mà!


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: fddinh trong 10 Tháng Năm, 2010, 10:20:22 pm
 Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng trong cuộc trả lời phỏng vấn của Đinh Quang Anh Thái về cuốn sách sắp ra mắt của Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng  “Tâm tư Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu” có đoạn:

Trích dẫn
ÐQAThái: Thưa Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng, theo nhận định của tiến sĩ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có phải là người được xem có trách nhiệm tối hậu với quyết định bỏ rơi cao nguyên và Quân Ðoàn II dẫn tới hậu quả 30 tháng 4 năm 1975 không?

T.S Nguyễn Tiến Hưng: Thưa anh, chúng tôi nghĩ ông Thiệu là Tổng Thống và Tổng Tư Lệnh Quân Ðội, chắc chắn trách nhiệm cuối cùng là phải về ông Thiệu. Chúng tôi không biết được hết để phê phán về nghi vấn này, tuy nhiên trong cuốn sách mới chúng tôi đã ghi lại rất kỹ những cuộc họp cuối cùng ở dinh Ðộc Lập và những mệnh lệnh lúc đó.

Về vụ rút cao nguyên, ông Thiệu phàn nàn với chúng tôi rất nhiều lần rằng buổi họp về rút cao nguyên là ở Cam Ranh, vào độ khoảng mùng 4 tháng 3 gì đó, Tổng thống nói rằng ông ấy ra hai lệnh chứ không phải một lệnh.

Lệnh đầu tiên không phải rút khỏi cao nguyên. Theo lời ông Thiệu, “Tôi không ra lệnh rút cao nguyên mà tôi ra lệnh rút khỏi Pleiku, Rút khỏi Pleiku để hy vọng đánh bọc lấy lại Ban Mê Thuột vì đứng về phương diện quân sự Ban Mê Thuột quan trọng hơn Pleiku nhiều”. Ông bảo nếu rút được hai sư đoàn ra khỏi Pleiku mà thấy rằng tình hình khó khăn quá không lấy lại Ban Mê Thuột được thì sẽ dồn hai sư đoàn đó ra yểm trợ cho ông Tướng Trưởng. Ðấy là lệnh thứ nhất, ông Thiệu nói đi nói lại là không ra lệnh rút khỏi cao nguyên.

Tôi thấy chưa ai nói về lệnh ông Tổng Thống Thiệu gọi là lệnh thứ hai. Ông nói đã ra lệnh Tổng Tham Mưu, theo dõi và giám sát. Ðáng nhẽ là ông Viên phải gọi ông Phú về để bàn bạc chương trình rút, thế mà không hiểu vì sao tối hôm ấy Tướng Phú đã rút ngay.

Ông bảo chuyện hai lệnh đó rất rõ ràng. Chúng tôi có hỏi ông rằng tại sao tổng thống không tuyên bố hay cắt nghĩa cho lịch sử hiểu điều đó. Ông bảo, “Tôi nói ra thì người ta bảo mình chạy tội, tôi hy vọng rằng một ngày nào một trong quý vị họp với tôi ngày hôm đó có đủ can đảm đứng lên nói hết sự thật.”

ÐQAThái: Thưa tiến sĩ, những người nào là nhân chứng sống có mặt trong buổi họp tại Cam Ranh mà còn sống?

T.S Nguyễn Tiến Hưng: Có 5 người ở buổi họp ấy, Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Trung Tướng Quang, Ðại Tướng Viên và Thiếu Tướng Phú. Trong đó ba người đã chết rồi, Thủ Tướng Khiêm, Trung Tướng Quang là hai nhân chứng trong buổi họp ở Cam Ranh còn sống.
Vậy là sắp có thêm đối trọng với cuốn sách của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II đây!


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: TPham trong 11 Tháng Năm, 2010, 08:47:27 pm
BẢY NHU: ÁC QUỶ CHIẾN TRANH HIỆN ĐANG CÒN ĂN CHAY NIỆM PHẬT TẠI PHÚ QUỐC
Tôi có thắc mắc về chi tiết có du kích ta trên đảo Phú Quốc,chẳng nhẽ QLVNCH không kiểm soát nổi toàn bộ đảo? Bạn nào biết trả lời giùm


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: fddinh trong 11 Tháng Năm, 2010, 09:37:50 pm
BẢY NHU: ÁC QUỶ CHIẾN TRANH HIỆN ĐANG CÒN ĂN CHAY NIỆM PHẬT TẠI PHÚ QUỐC
Tôi có thắc mắc về chi tiết có du kích ta trên đảo Phú Quốc,chẳng nhẽ QLVNCH không kiểm soát nổi toàn bộ đảo? Bạn nào biết trả lời giùm

Hồi ức của một cựu quân nhân VNCH đặc phái hành chánh tại Phú Quốc sẽ cho bạn ít thông tin dù méo mó về việc QLVNCH không kiểm soát nổi toàn bộ đảo:

Con trâu rừng cuối cùng trên đảo Phú Quốc
Nguyễn Công Khanh

http://www.langchai.com/TB_contraugia_Phuquoc.htm


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: Hannoi trong 06 Tháng Sáu, 2010, 04:56:31 pm
Một câu hỏi tò mò: Mỹ đã giải cứu được bao nhiêu phi công đã bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc?
Tôi được biết Mỹ đã giải cứu thành công một số phi công bị rơi ở Lào, ở biển Đông và một số ở vùng rừng núi biên giới (cũng không nhiều). Còn chưa bao giờ Mỹ giải cứu thành công phi công bị bắn rơi ở đồng bằng Bắc Bộ?
Theo WikiAnswers thì hiện nay không quân Mỹ vẫn chưa tổng kết nhưng trong toàn cuộc chiến Việt Nam, USAF và máy bay trực thăng của USN đã tiến hành 5000 vụ tìm kiếm và giải cứu.

Còn về tù binh và giải cứu tù binh (cái này đã có số liệu cụ thể rồi), tôi chỉ xin nêu lại một vài điểm chính sau:
Tháng 4 năm 1973 chúng ta trao trả tổng cộng 591 tù binh bị bắt ở Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cambodia) cùng 23 xác phi công Mỹ chết trong quá trình bị bắt ở Bắc Việt Nam . Phía Mỹ cho rằng có 1350 lính bị bắt hoặc mất tịch trong đó khoảng 1200 đã bị giết (đang tìm xác).
http://www.olive-drab.com/od_history_vietnam_pow-mia.php
(http://www.olive-drab.com/images/pows_handover_700.jpg)
Cũng theo đó có danh sách 20 vụ âm mưu trốn trại trong đó có 5 vụ tại Hà Nội của phi công Mỹ. Không có một phi công Mỹ nào trốn trại thành công ở Bắc Việt Nam. Hầu hết trong số họ đã bị bắt lại ngay trong một ngày.
Trong chiến tranh Việt Nam có 47 trường hợp tù binh Mỹ trốn thoát thành công và chỉ có 5 trường hợp giải cứu thành công tù binh Mỹ (đã bị giam giữ), chủ yếu ở miền Nam. Danh sách cụ thể như sau:
1. Larry D. Aiken, USA E4, bị bắt ngày 13/5/1969. Giải cứu thành công ngày 10/7/1969 tại một bệnh viện dã chiến ở Tây Ninh bằng trực thăng.
2. Roger D. Anderson, USA Pvt, bắt ngày 3/1/1968 phía nam Sài Gòn 65 dặm. Được giải cứu ngày 12/1/1968 bằng trực thăng.
3+4. Henry Hudson và Edwin Jones, đều là thường dân, bị bắt ngày 21/12/1965 và được giải cứu ngay đêm hôm sau khi quân Mỹ phục kích đoàn tù binh bị dẫn giải trong rừng.
5. William B. Taylor, USA Spec 5, bắt ngày 20/3/1968 và được giải cứu ngày 6/5/1968 bằng trực thăng.
Một số trường hợp giải cứu khác được cho là không thành công hoặc quá chậm (chủ yếu ở phía Nam và ở Lào), các tù binh đã bị giết.
www.axpow.org/vietnamescapes.pdf


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 25 Tháng Sáu, 2010, 03:49:16 am
Một câu hỏi tò mò: Mỹ đã giải cứu được bao nhiêu phi công đã bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc?

Theo như ở đây (http://www.airpower.maxwell.af.mil/airchronicles/aureview/1980/jan-feb/tilford.html) thì 176 bác ạ. 739 ở Lào, 1596 ở Nam Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: scorpiwolf trong 26 Tháng Sáu, 2010, 09:28:15 am
Hi các bác, trong quá trình tìm kiếm tư liệu về KCCP em tìm được một trang sưu tầm của cựu binh Mỹ khá hay (hình to, nhiều thông tin quái quái), trong đó có một số đồ mà các bác thời chống Mỹ chắc là dùng lại từ thời chống Pháp, em muốn chia sẻ với các bác trên QSVN mà em không biết post vào đâu, thôi thì post tạm vào đây, có gì nhờ bác mod Tung chuyển đến đúng chỗ hộ em ạ.
http://www.lkmilitary.com/nvc.htm


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Bodoibucket trong 26 Tháng Sáu, 2010, 12:48:10 pm
Hi các bác, trong quá trình tìm kiếm tư liệu về KCCP em tìm được một trang sưu tầm của cựu binh Mỹ khá hay (hình to, nhiều thông tin quái quái), trong đó có một số đồ mà các bác thời chống Mỹ chắc là dùng lại từ thời chống Pháp, em muốn chia sẻ với các bác trên QSVN mà em không biết post vào đâu, thôi thì post tạm vào đây, có gì nhờ bác mod Tung chuyển đến đúng chỗ hộ em ạ.
http://www.lkmilitary.com/nvc.htm
Thanks, thấy gói thuốc lá Apsara!


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Sáu, 2010, 01:01:24 pm
Cái link kia công nhận nhiều thứ quái thật.

Mũ lưỡi trai có miếng vải che gáy giống kiểu Nhật.

(http://www.lkmilitary.com/nva0085_small.JPG)(http://www.lkmilitary.com/nva0086_small.JPG)

Áo trấn thủ làm từ cờ 3 que (!)

(http://www.lkmilitary.com/nva0080_small.JPG)(http://www.lkmilitary.com/nva0082_small.JPG)


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: scorpiwolf trong 28 Tháng Sáu, 2010, 10:30:59 am
(http://farm5.static.flickr.com/4115/4741212550_2dbd86438c_m.jpg)

Trên cái trang lkmilitary, em tìm được tấm hình này, em thắc mắc không biết số phận bác này ra sao, gia đình ở nhà liệu có tin tức gì về bác ý không. Hy vọng đây không phải là một trong những trường hợp liệt sĩ vô danh hay mất tích của bên mình.
Không up được tấm hình này lên em thấy hơi áy náy, mặc dù không rõ là up lên để làm gì nữa em hơi bị rối...


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Bảy, 2010, 06:03:05 am
Xin giới thiệu với các bác bức ảnh

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/gui.jpg)

Ở chiến trường thì tìm cách giết nhau !
Khi về nhà thì tìm tới thăm nhau !
Lúc khuất núi thì tìm đến viếng nhau !

Các bác có nhận ra họ không ạ ?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: altus trong 29 Tháng Bảy, 2010, 06:31:44 am
Harold G. Moore và Joseph L. Galloway trước bàn thờ cụ Nguyễn Hữu An.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: napoleon trong 29 Tháng Bảy, 2010, 09:35:35 am
Harold G. Moore và Joseph L. Galloway trước bàn thờ cụ Nguyễn Hữu An.
Bác altus quả là tinh mắt ;D tháng 10/1993 tại Ia Drang hai cụ đã có cái bắt tay lịch sử. Năm 1995 cụ An mất, sau đó cụ Moore cũng hay quay lại VN, hình ảnh trên ghi lại giây phút xúc động ấy:
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2005/07/467763/


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: vitính trong 29 Tháng Bảy, 2010, 10:34:31 am
Áo trấn thủ làm từ cờ 3 que (!)
Quần đùi làm từ cờ VNCH. Các bác bảo còn dùng làm gì sau 75 cái cờ ấy?
(Tay cầm cán gáo tưới rau không phải của người trong ảnh)


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: lixeta trong 29 Tháng Bảy, 2010, 02:38:17 pm
Áo trấn thủ làm từ cờ 3 que (!)
Quần đùi làm từ cờ VNCH. Các bác bảo còn dùng làm gì sau 75 cái cờ ấy?
(Tay cầm cán gáo tưới rau không phải của người trong ảnh)

Đại đội tôi thằng nào chẳng có vài ba cái như thế này (quần chứ không phải cán gáo).


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Bảy, 2010, 10:08:03 pm
@altus: chịu bác tinh mắt ! Ảnh này do đại tá Đinh Quốc Kỳ kể. Nghe qua tôi biết nó có nhiều ý nghĩa nên kỳ kèo đòi đưa lên giới thiệu. Đại tá Đinh Quốc Kỳ cũng không phải là người chụp. Tiếc là do thời cơ có thể chụp ngắn và không khí nghiêm trang lúc đó nên không thể vén bông hoa để cho rõ mặt tướng Nguyễn Hữu An.  Ảnh chụp năm 1997.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: vmt trong 20 Tháng Tám, 2010, 11:34:34 pm
Chào các bác ,em đọc nhiều chuyện thời đánh mỹ thấy hay nhắc đến danh hiệu dũng sỹ,lại có các cấp nữa ví dụ như dũng sỹ diệt mỹ cấp 1 ,cấp 2,cấp ưu tú nữa nhưng em không rõ tiêu chuẩn ra sao có bác nào rành chỉ em với ?với lại có khi danh hiệu này chỉ áp dụng đánh mỹ thì phải chứ không thấy nói đến dũng sỹ diệt ngụy bao giờ?


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: macbupda trong 21 Tháng Tám, 2010, 06:50:57 am
Tiêu chuẩn phong tặng danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ các cấp, thấy trong sách "Lịch sử kháng chiến quân dân Tiền Giang" có nêu: diệt 25 tên: cấp ưu tú; diệt 9 tên: cấp 1; diệt 5 tên: cấp 2; diệt 3 tên: cấp 3. Nhưng thấy trong một số tài liệu khác, có những trường hợp thấy chiến sĩ diệt 15, 16 tên hoặc hai chục tên cũng đạt cấp ưu tú, nên em nghĩ sách "Lịch sử kháng chiến của quân dân Tiền Giang" in lầm, có lẽ là diệt 15 tên thì đạt cấp ưu tú.
Có cả dũng sĩ diệt ngụy chứ bác, tại bác chưa nghe thấy đó thôi.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: vmt trong 21 Tháng Tám, 2010, 09:40:58 am
Tiêu chuẩn phong tặng danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ các cấp, thấy trong sách "Lịch sử kháng chiến quân dân Tiền Giang" có nêu: diệt 25 tên: cấp ưu tú; diệt 9 tên: cấp 1; diệt 5 tên: cấp 2; diệt 3 tên: cấp 3. Nhưng thấy trong một số tài liệu khác, có những trường hợp thấy chiến sĩ diệt 15, 16 tên hoặc hai chục tên cũng đạt cấp ưu tú, nên em nghĩ sách "Lịch sử kháng chiến của quân dân Tiền Giang" in lầm, có lẽ là diệt 15 tên thì đạt cấp ưu tú.
Có cả dũng sĩ diệt ngụy chứ bác, tại bác chưa nghe thấy đó thôi.
:Cám ơn bác đã sưu tầm ,có lẽ cũng có danh hiệu dũng sỹ diệt nguỵ thật ,nhưng chắc chỉ gọi chung là dũng sỹ thôi ,còn diệt mỹ gọi là dũng sỹ diệt mỹ nghe nó oai hơn.


Tiêu đề: Re: Về trận Núi Thành -trận đầu đánh Mỹ
Gửi bởi: q.trung trong 21 Tháng Tám, 2010, 09:56:59 am
Tôi bổ sung thêm là tiêu chuẩn thì như vậy nhưng còn tùy vào thái độ ứng xử của người lập được thành tích nữa, có ông diệt được mấy chục tên nhưng đòi đổi bằng khen, huy chương lấy lương khô thì không những không được khen mà còn bị kiểm điểm đấy ;D


Tiêu đề: Re: Quân ta tác chiến có cứng nhắc?
Gửi bởi: nhai quai dep trong 25 Tháng Tám, 2010, 10:22:57 am
Xin góp một ý kiến nhỏ.

Bạn ấy hình như nhầm sang chuyện Anh hùng Núp bắn Pháp chảy máu ở Tây nguyên thôi.

Nhưng em thấy chủ đề này cũng có cái hay thiết nghĩ chúng ta cũng nên mổ xẻ vài trận đánh thắng, thua của nhà mình theo kiểu " Lược Trận " để các bạn bè có thêm những góc nhìn khác về công cuộc đấu tranh giữ nước của Cha, Anh chúng ta.

Em xin đưa 1 tiên đề: - Trong công cuộc KCCM để vào đến Chiến trường B thì 1 Chiến sỹ Giải phóng quân Bắc Việt phải đi bộ bao nhiêu Ki lô mét ? 500km ? 700km ? hay 1000km ?  

Xin mời bác Phong Quảng, bác Tích Tường Như Lệ mở hàng nhé.  


Tiêu đề: Re: Quân ta tác chiến có cứng nhắc?
Gửi bởi: trucngon trong 25 Tháng Tám, 2010, 10:26:09 am
Sao ít vậy bác? Hình như việc hành quân từ Bắc vào chủ yếu là đi bộ, tất nhiên còn tùy thuộc vào thời điểm. Có lúc không biết đến di chuyển bằng cơ giới nữa. Vậy con số 1000 cây số chắc phải qua ấy chứ.


Tiêu đề: Re: Quân ta tác chiến có cứng nhắc?
Gửi bởi: nhai quai dep trong 25 Tháng Tám, 2010, 11:12:37 am
Em xin phép mở đầu bằng việc Đi bộ dọc Việt Nam của các Lãnh đạo Đảng, Nhà Nước & Quân đội Nhân dân Việt Nam với tên gọi Đường mòn Hồ Chí Minh

...Trong số những đoàn vào sau hai đoàn đầu tiên mở đường kể trên, có thể kể đến những đoàn quan trọng như đoàn của các ông: Lê Duẩn, Lê Hiến Mai, Hồ Sĩ Ngợi, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hoàng Anh, Trần Quý Hai, Lưu Quý Kỳ. Một trong những đoàn rất quan trọng đã vào Nam vào năm 1948 là phái đoàn của Chính phủ do các ông Lê Đức Thọ (đại diện cho Trung ương Đảng) và ông Phạm Ngọc Thạch (đại diện cho Chính phủ) đi từ giữa tháng 9 năm 1948 đến đầu tháng 9 năm 1949 thì tới Đồng Tháp Mười.

- Một trong những người đi trong đoàn này, ông Lê Toàn Thư, thư ký riêng của ông Lê Đức Thọ đã kể lại :

"Năm đó, đầu tháng 9, chỉ cách ngày phái đoàn lên đường độ 10 ngày, tôi được điều động sang Trung ương Đảng làm thư ký riêng cho đồng chí Lê Đức Thọ, lúc đó là Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng (sau này gọi là Bộ Chính trị), phụ trách công tác tổ chức và dân vận của Trung ương. Đồng chí Lê Đức Thọ cho tôi biết: "Trung ương cử một phái đoàn vào công tác lại Nam Bộ. Cậu sẽ đi với tôi, làm thư ký riêng cho tôi. Mọi việc chuẩn bị tôi đã giao cho Văn phòng Trung ương Đảng lo liệu xong xuôi."

"Đồng chí Lê Đức Thọ giao cho tôi ba gói đã bao bọc, niêm phong kỹ lưỡng và cho biết: một là tài liệu chỉ thị, nghị quyết, văn kiện của Trung ương, khi tới Nam Bộ mới lấy ra làm việc. Hai là một số bạc Đông Dương. Khi có lệnh mới được chi dùng. Ba là một số vàng gửi cho Xứ ủy Nam Bộ. Đây là những vật bất ly thân, phải bảo vệ chúng như bảo vệ tính mạng của mình”

Đoàn gồm có ba đồng chí lãnh đạo về ba phương diện: đồng chí Lê Đức Thọ trưởng phái đoàn về mặt Đảng, đồng chí Phạm Ngọc Thạch trưởng phái đoàn về mặt Chính phủ. Đồng chí Dương Quốc Chinh, tức thiếu tướng Lê Hiền Mai đại diện của Bộ Tổng chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam...

Cán bộ cùng đi giúp việc phái đoàn tổng cộng dưới 30 người gồm thư ký, y sĩ, bảo vệ, cần vụ. Nhiều nhất là cán bộ quân sự...

"Từ huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trở vào, đoàn phải leo núi, băng rừng, lội suối, phần nhiều là đi qua những vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống... Tới Bắc Khánh Hòa, đoàn phải chia làm hai, một bộ phận gồm ba đồng chí, trong đó có tôi đi đường biển, xuất phát từ hòn Hỡi Bắc Khánh Hòa qua nhiều chặng suốt dọc ven biển miền Trung, vào tận Xuyên Mộc (Bà Rịa), lại đi bộ, đi xuồng trên các kinh rạch tới Đồng Tháp Mười. Bộ phận còn lại tiếp tục đi đường rừng. Hai bộ phận đã gặp lại nhau đông đủ không thiếu một ai tại căn cứ của Xứ ủy Nam Bộ Đồng Tháp Mười trên Kinh Ba..."

Trong số các đoàn từ Nam ra Trung ương công tác, học tập, có các đoàn của các ông Phạm Văn Đồng, Lê Đình Thám, Phạm Hùng, Nguyễn Duy Trinh, Nguyễn Chánh, Huỳnh Ngọc Huệ, Trần Văn Trà, Đàm Quang Trung, đoàn của Xứ ủy Nam Bộ ra họp Đại hội Đảng lần thứ II, đoàn Lào của Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, đoàn Campuchia của Sơn Ngọc Minh. 

Một trong số thành viên của đoàn đại biểu ra họp Đại hội Đảng lần thứ II, ông Võ Văn Kiệt lúc đó là Phó Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, đã kể lại: 

“Ra Bắc dự Đại hội Đảng lần thứ II xong, khi trở về Nam, tôi cùng đoàn cuốc bộ mất một năm (ăn Tết năm 1951 ở Việt Bắc, ăn Tết năm 1952 ở Đồng Tháp Mười). Hồi đó tôi chưa hiểu lắm về địa lý Việt Nam, nhưng từ chiến khu Việt Bắc (Sơn Dương, Tuyên Quang) về đến khu căn cứ Bạc Liêu (Cà Mau), tôi đã thuộc khá nhiều địa danh trên đường mòn và các tỉnh duyên hải Khu IV khu V, miền Trung và cả Cực Nam Trung Bộ.

Qua từng chặng phải dừng một thời gian để chuẩn bị lương khô cho chặng tiếp theo, ngoài ra phải dừng lại do địch hành quân phục kích... Bấy giờ bom pháo không dữ dội như hồi chống Mỹ, nhưng anh chị em phải chiến đấu một cách lặng lẽ trong thiếu ăn, thiếu thuốc, nhất là thuốc sốt rét, lại thường xuyên phải chống địch đốt phá, bảo vệ mạch máu giao thông và bảo vệ an toàn cho các đoàn cán bộ đi qua.

Bấy giờ lương thực có được chủ yếu dành cho khách, còn anh chị em thì sống vô cùng gian khổ. Tôi nghĩ mình đi như thế này đã là gian khổ lắm. nhưng so với các chiến sĩ giao liên chỉ có một lon bắp rang, phải chia bữa ra, ăn với rau rừng nấu cùng nước lã..."

- Nguồn: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=11941.5;wap2

Các cụ chắc phải đi bộ cỡ 2500km các Bác ạ.


Tiêu đề: Re: Quân ta tác chiến có cứng nhắc?
Gửi bởi: cháu cụ Hùng trong 01 Tháng Chín, 2010, 08:54:35 pm
Hồi trưa em có xem thời sự V T V 1 có nói người dân ở tỉnh Quảng Trị lúc làm vườn mới đào được một nấm mồ tập thể được bọc trong vải dù, gồm rất nhiều xương ống tay chân và đồ vật thời kháng chiến. Các cựu chiến binh trong khu vực có nói rất có thể đó là nấm mộ bị mất tích mà địch chôn 158 đặc công của ta trong trận đánh cứ điểm Chư Mâu (Chu Mâu ?) vào năm 1968 . Đến tối xem thời sự thì hình như không thấy đưa tin lại, nên em chỉ nhớ được có vậy. Có bác nào biết gì về trận này không vậy?


Tiêu đề: Re: Quân ta tác chiến có cứng nhắc?
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 07 Tháng Chín, 2010, 10:40:06 pm

Em xin đưa 1 tiên đề: - Trong công cuộc KCCM để vào đến Chiến trường B thì 1 Chiến sỹ Giải phóng quân Bắc Việt phải đi bộ bao nhiêu Ki lô mét ? 500km ? 700km ? hay 1000km ?  

Xin mời bác Phong Quảng, bác Tích Tường Như Lệ mở hàng nhé.  

       Cá nhân TichTuongNhuLe chỉ đi bộ từ Tĩnh Gia Hà Tĩnh, đi theo đường số 1 đến Diễn Châu, vòng vèo lên miền tây Hà Tĩnh, rồi lại vòng xuống Nhật Lệ Quảng Bình, rồi lại vòng lên Bãi Hà. Rồi thì vào đến Ái Tử Quảng Trị. Không kể hành quân lung tung khi đánh nhau ở chiến trường Quảng Trị hay đi các chuyến luồn sâu. Lại đi bộ vào tận Phú Lộc Huế,. Từ đó đi bộ đến Lăng Cô Hải Vân. Lúc đó vớ được GMC dưới ruộng, TichTuongNhuLe mới nhảy lên lái phứa qua đèo. Đến Kim Liên thì hết dầu, vừa hay đến chỗ đơn vị tập kết ở làng Kim Liên. Như vậy hành quân di chuyển không thực sự nhiều.

       Tôi nghe nói, trước đấy Lính phải hành quân bộ liên tục hai đến ba tháng từ bắc vào tận miền tây nam bộ. Mỗi ngày cứ cho là 20 km thì 3 tháng phải đi được 1800 km.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: nhai quai dep trong 07 Tháng Chín, 2010, 10:58:56 pm
Hình như huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa bác ạ. Bác xem lại xem có phải không ạ.

Ý em muốn nói là quân Ta thời KCCM chủ yếu là mang vác trèo đèo lội suối trong khi bị Không quân chế áp rất mạnh nên những loại vũ khí hạng nặng Ta có cũng không thể mang vào Chiến trường được.

Còn một điều nữa là trong KCCM thì Ta có nhiều Lực lượng tham gia như Dân quân, Du kích, Bộ đội địa phương nên cũng khó xác định lắm. Bác TTNL có nhớ gì về Thủ tục Hạ Sao không ?


Tiêu đề: Re: Quân ta tác chiến có cứng nhắc?
Gửi bởi: fddinh trong 07 Tháng Chín, 2010, 11:21:40 pm
Hồi trưa em có xem thời sự V T V 1 có nói người dân ở tỉnh Quảng Trị lúc làm vườn mới đào được một nấm mồ tập thể được bọc trong vải dù, gồm rất nhiều xương ống tay chân và đồ vật thời kháng chiến. Các cựu chiến binh trong khu vực có nói rất có thể đó là nấm mộ bị mất tích mà địch chôn 158 đặc công của ta trong trận đánh cứ điểm Chư Mâu (Chu Mâu ?) vào năm 1968 . Đến tối xem thời sự thì hình như không thấy đưa tin lại, nên em chỉ nhớ được có vậy. Có bác nào biết gì về trận này không vậy?

(SGGPO).- Ngày 1-9, lãnh đạo Quân khu 4, Quân đoàn 3, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị và các đơn vị liên quan đã tổ chức xác định đơn vị, danh tính, quê quán của 158 hài cốt liệt sĩ vừa tìm thấy ở mộ tập thể trên địa bàn thôn Tân Phú, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ (Quảng Trị).

Địa điểm phát hiện, tìm thấy mộ liệt sĩ tập thể nằm dưới chân cao điểm 241, trước mặt là đồi 500, cách cầu Đầu Mầu trên đường 9 chưa tới 1km.

Theo sơ đồ do phía Hội cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam cung cấp, số bộ đội hy sinh gồm 158 đồng chí, vào ngày 27-1-1968 ở mặt trận đường 9. Từ sau giải phóng đến nay, các lực lượng Quân đoàn 3, Sư 968, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị và Ban Chỉ huy huyện đội Cam Lộ đã nhiều lần tổ chức tìm kiếm nhưng không tìm thấy.

Ngày 31-8-2010, người dân Cam Vũ (Cam Thành) trong lúc đào hố trồng cây cao su thì phát hiện xương người cùng các di vật kèm theo của bộ đội. Một lực lượng lớn gồm tỉnh đội, huyện đội, Sư 968... đã tổ chức khai quật, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trên diện rộng.

Tính đến 15 giờ ngày 1-9, các lực lượng đã tìm thấy và cất bốc được trên 30 bộ hài cốt liệt sĩ tại đây cùng các di vật kèm theo như đồng hồ, nút áo, võng dù... ở độ sâu gần 2m. Lãnh đạo các đơn vị xác định đây là bộ đội thuộc Trung đoàn 64, Sư 320A - Quân đoàn 3, hy sinh vào ngày 27-1-1968, khi tiến đánh các căn cứ của Mỹ- nguỵ trên mặt trận đường 9. Hiện tại, công tác khai quật, tìm kiếm đang được tiếp tục.
http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2010/9/236027/

------------
Chiều 5/9, tại thôn Tân Phú, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, UBND tỉnh Quảng Trị đã long trọng tổ chức lễ truy điệu các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1968.
Đến dự lễ truy điệu có lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, lãnh đạo các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, lãnh đạo chính quyền, Hội Cựu chiến binh và đông đảo bà con nhân dân địa phương.
Về phía lãnh đạo Quân khu có Trung Tướng Nguyễn Hữu Cường - Tư lệnh Quân khu 4 cùng các phòng, Ban liên quan.
Tại buổi lễ truy điệu, với tấm lòng thành kính và biết ơn vô hạn, các đại biểu đã dâng hương, dâng hoa, dành phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Sau 5 ngày kể từ khi phát hiện hố chôn tập thể tại thôn Tân Phú, lực lượng làm công tác quy tập đã nỗ lực tìm kiếm và cất bốc được 74 hài cốt liệt sĩ, bước đầu được xác định đơn vị là Tiểu đoàn 7, 8, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320, hy sinh vào ngày 27/1/1968.
Trước đó nhiều năm, Hội Cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam cung cấp thông tin cho biết trong ngôi mộ tập thể được chôn ở thôn Tân Phú có đến 158 thi hài quân Giải phóng, là lính đặc công thuộc Sư đoàn 320, hy sinh vào ngày 27/1/1968.
Sau lễ truy điệu, 74 hài cốt liệt sĩ đã được đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9.


Tiêu đề: Cao điểm 241 (Carol)
Gửi bởi: fddinh trong 08 Tháng Chín, 2010, 01:20:52 am
Cứ điểm 241 (Carol) - Thuộc địa phận xã Tân Lâm nay là Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ

Từ tháng 6 năm 1966, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, hàng rào điện tử McNamara bao gồm hệ thống 17 căn cứ quân sự, kết hợp với hệ thống vật cản (hàng rào dây thép gai, bãi mìn...), các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất và trên không (ra đa, máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa chấn...), được bố trí liên hoàn trong khu vực có chiều rộng 10 - 20km, dài khoảng 100km từ cảng Cửa Việt lên Đường 9, qua Làng Vây - Khe Sanh, Hướng Hóa, cắt đường mòn Hồ Chí Minh, qua biên giới Việt Nam – Lào, sang Mường Phìn (Lào). Công trình tiêu tốn tới 2 tỷ Mỹ kim…

Hàng rào McNamara gồm 12 lớp kẽm gai chồng lên nhau, cao 3m với đủ các kiểu mái nhà, mắt cáo, ô vuông, khung cửa…, trên mặt cài mìn tự động. Phía trước là bãi mìn đặc từ 500 - 700m (gồm các loại mìn chống tăng, mìn voi, từ trường, mìn muỗi, mìn bướm, mìn lá, mìn ba càng…) chạy suốt tuyến và thường tụ đặc xung quanh các cứ điểm.

Rồi hệ thống thu phát tín hiệu tinh vi được rải khắp bến sông Bến Hải, dọc đường hành lang Đông - Tây từ ven biển lên đến chân dãy Trường Sơn, đặc biệt là căn cứ Làng Vây - Khe Sanh, có nhiệm vụ phân tích tiếng động để phân biệt người hay xe, xác định chính xác tọa độ.

Trên trời, máy bay trinh sát không người lái và máy bay RC130 lượn suốt ngày đêm, có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ những máy báo tiếng động về trung tâm điều hành để chỉ điểm cho pháo, bom tọa độ từ các căn cứ trên hàng rào phát hỏa, tiêu diệt mục tiêu. Sau khi thiết lập được hệ thống “mắt thần”, Mỹ đã gây ra rất nhiều tổn thất về lực lượng của ta.
 
Cứ điểm 241 là tuyến hàng rào điện tử phòng ngự Macnamara, là một điểm cao án ngự phía Tây Đông Hà, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng nên cuối năm 1966 Mỹ - ngụy bắt đầu xây dựng 241 thành cứ điểm trọng yếu của tuyến phòng thủ. Từ cứ điểm này, Mỹ - Ngụy có thể khống chế toàn bộ đường 9 - Khe Sanh, cả khu vực hành lang Nam vĩ tuyến 17 bảo vệ căn cứ Ái Tử, thị xã Đông Hà, Thị xã Quảng Trị.

Trên phòng tuyến này, địch đã bố trí nhiều căn cứ quân sự mạnh từ bờ biển thuộc thôn 8 Gio Hải lên đến đồi 51, đồi 28, Bến Ngư, Dóc Sỏi, Dốc Miếu, Cồn Tiên cùng một loạt chốt phụ làm thành hành lang ngăn chặn từ Cồn Tiên kéo qua căn cứ Bái Sơn, Đông Tròn, nối với Tân Lâm, Đầu Mầu và phòng tuyến bảo vệ đường 9 lên biên giới Việt Lào.

Căn cứ quân sự Dốc Miếu nằm ở phía đông Quốc lộ 1A thuộc địa phận thôn Gia Phong cách Gio Linh 3 km về phía Bắc. Dốc miếu là đồi đất đỏ bazan, nơi đây, từ năm 1947 thực dân Pháp đã đóng chốt quân sự để án ngữ quốc lộ 1A, được gọi là đồn Ba Dốc.

Sau năm 1954, đặc biệt từ khi đế quốc Mỹ đổ quân vào miền Nam, địch đã tập trung xây dựng Dốc Miếu thành một căn cứ quân sự lớn nhất vùng Gio Linh với tổng chi phí hơn 800 triệu USD.

Dốc Miếu được coi là cứ điểm quan trọng nhất của phòng tuyến MacNamara. Ở đây địch xây dựng những hệ thống hầm nhà ván, hệ thống lô cốt di động bằng bê tông, có trận địa pháo mặt đất thường bắn phá ra bờ Bắc sông Bến Hải, có trận địa phòng không 37, trung tâm điều khiển bảo vệ hàng rào, chi đội thiết giáp tuần tra cùng nhiều đại đội hỗn hợp Mỹ ngụy. Xung quanh căn cứ, ngoài các hàng rào kẽm gai ken dày bom mìn là hệ thống máy móc báo động chống xâm nhập.

Tuy nhiên, do điều kiện chiến trường lúc đó mà Mỹ chỉ xây dựng hàng rào quy mô lớn từ bờ biển lên căn cứ 31 với chiều dài trên 3 km để bảo vệ cảng Cửa Việt.

Khe Sanh - Quảng Trị một tập đoàn phòng ngự mạnh, liên hoàn, kiên cố nhất của Mỹ - ngụy ở địa đầu miền Nam Việt Nam gồm các cứ điểm Làng Vây, Chi khu quân sự Hướng Hóa, cụm cứ điểm phòng ngự sân bay Tà Cơn. Cuối năm 1967, trên tuyến đường 9, địch có 45.000 tên, trong đó có 28.000 Mỹ gồm 3 trung đoàn thuỷ quân lục chiến tăng cường (10 tiểu đoàn bộ binh), 9 tiểu đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn và 1 đại đội cơ giới.

Lực lượng trên được phân bố thành 3 khu vực :

- Khu phía đông là khu vực phòng ngự chủ yếu bao gồm các cứ điểm : 31, Dốc Miếu, Cồn Tiên, Gio Linh, Quán Ngang, miếu Bái Sơn. Ở phía sau có Đông Hà, Cam Lộ và Quảng Trị hình thành phòng ngự có chiều sâu.

- Khu giữa gồm các cứ điểm : Tân Lâm, Cà Lu, 241, có tác dụng nối khu đông và khu tây, ngăn chặn quân ta thâm nhập vào hướng Ba Lòng- Quản Trị

- Khu tây gồm các cứ điểm : Hướng Hoá, Làng Vây, Huội San (trên đường 9); các cứ điểm ngoại vi Tà Cơn gồm có : Động Tri, 832, 845…Cụm cứ điểm Tà Cơn bố trí dọc theo thung lúng Tà Cơn có diện tích chừng 2 Km2, lực lượng trong cụm cứ điểm có: Trung đoàn 26 Thủy quân lục chiến (TQLC) Mỹ được tăng cường thêm 1 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn TQLC số 3 Mỹ với quân số khoảng 6.000 tên và tiểu đoàn 37 biệt động nguỵ được tăng cường khoảng 4.000 tên; 24 khẩu pháo và 2 trung đội tăng. Khi bộ đội ta tiến công, chúng được cụm pháo binh căn cứ 241 trực tiếp chi viện và hoả lực không quân yểm trợ cùng nhiều trang bị kỹ thuật hiện đại.

Từ Cửa Việt đến biên giới Việt- Lào, địa hình chia làm 3 khu vực rõ rệt :

- Khu đông từ mép biển đến Tân Lâm là địa hình đồng bằng và mấp mô trung bình, tiện cho các loại xe cơ giới hoạt động. Có nhiều đường sá, ngoài đường 1 và đường 9, còn có đường 74, 76 ở phía bắc đường 9 và một số tỉnh lộ

- Khu giữa từ Tân Lâm đến Rào Quán là địa hình đồi núi, xe cơ giới khó qua lại, đồi trọc nhiều, khó che giấu bộ đội, tiện cho địch quan sát từ trên không và mặt đất.

- Khu tây từ Rào Quán trở lên biên giới Việt- Lào là địa hình rừng núi, tiện che giấu bộ đội; đường sá hầu như độc đạo, ngoài đường 9 chỉ có thêm một vài đường nhánh lên phía bắc hoặc xuống phía nam.

Từ ngày 21/1/1968, ta mở chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh tiến công vào tập đoàn cứ điểm Khe Sanh và tuyến phòng thủ Đường 9, chiếm quận lỵ Hướng Hoá, vây hãm Làng Vây, Tà Cơn. Trước khi nổ súng 1 tuần, ta đã lợi dụng sông Sê Pôn đưa được 1 đại đội xe tăng lội nước vào cách Làng Vây gần 3 km trên hướng chủ yếu, còn trục Đường 9 công binh làm 9 ngầm ngụy trang chu đáo.

Trong lúc đánh chiếm cao điểm 241 và căn cứ Đầu Mầu, đã có 158 chiến sỹ đặc công anh dũng hy sinh và bị địch dồn vào một hố chôn tập thể.

Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh hướng phối hợp đặc biệt quan trọng diễn ra trước Tết Mậu Thân 10 ngày đã dội về nước Mỹ như một tiếng sét kinh hoàng. Khe Sanh đã khiến nước Mỹ lo lắng về một “Điện Biên Phủ” mới. Giôn-xơn lệnh cho các tham mưu trưởng liên quân Mỹ phải cam kết giữ Khe Sanh bằng mọi giá; 40% các tiểu đoàn chiến đấu Mỹ ở miền Nam được dồn vào khu vực Trị - Thiên.

Để mở màn cho chiến dịch Quảng Trị năm 1972 và đập tan toàn bộ các căn cứ trong tuyến phòng thủ phía Nam vĩ tuyến 17, trước hết phải giải phóng cứ điểm 241. Đúng 12 giờ 45’ ngày 02/4/1972, cứ điểm 241 đã bị tê liệt hoàn toàn. Toàn bộ binh lính ngụy quyền đã đầu hàng. Trong số chiến lợi phẩm có 3 khẩu pháo tự hành 175 ly - vua chiến trường. http://www.quansuvn.net/index.php/topic,3288.msg254720.html#msg254720

Hiện tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 đã tìm được 97 hồ sơ cán bộ chiến sĩ hy sinh trong tổng số 158 chiến sĩ hy sinh tại Tân Lâm là bộ đội thuộc Tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 8, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 - Quân đoàn 3.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Chín, 2010, 09:03:40 am
Trong lúc đánh chiếm cao điểm 241 và căn cứ Đầu Mầu, đã có 158 chiến sỹ đặc công anh dũng hy sinh và bị địch dồn vào một hố chôn tập thể.

Hiện tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 đã tìm được 97 hồ sơ cán bộ chiến sĩ hy sinh trong tổng số 158 chiến sĩ hy sinh tại Tân Lâm là bộ đội thuộc Tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 8, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 - Quân đoàn 3.

Vấn đề LS là chuyện hệ trọng mà báo chí của ta (kể cả VTV) không chịu suy nghĩ cẩn thận nhỉ. Với đơn vị thế kia thì phần lớn hy sinh sẽ là bộ binh và chắc có 1 số đặc công. Đưa tin ào ào thế này có thể sẽ gây nhiễu thông tin cho gia đình LS.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: q.trung trong 12 Tháng Chín, 2010, 03:22:31 pm
Sơ đồ hàng rào ĐT Mắc na ma ra


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Mười Một, 2010, 09:08:09 pm
Các bác, nhất là bác Tút sờ cho nhà em hỏi chút. Vụ tay Hathcock tuyên bố bắn xuyên kính ngắm 1 xạ thủ bắn tỉa của ta, hội Mỹ nói là có chụp ảnh và thu lại súng. Vậy:
- Khẩu bắn tỉa của ta lần đó là loại gì, Mosin 1891/30 hay SVD?
- Những ảnh này đã công bố ở đâu chưa nhỉ?


Nhân tiện, theo link này thì từ 1966 ở bắc Quảng Trị ta có 1 tiểu đoàn bắn tỉa mang phiên hiệu d413: http://www.baohaiphong.com.vn/channel/4905/201004/Linh-ban-tia-D413-%E2%80%93-Hai-Phong-tham-lai-chien-truong-Quang-Tri-xua-1942519/


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: altus trong 03 Tháng Mười Một, 2010, 07:19:57 am
Các bác, nhất là bác Tút sờ cho nhà em hỏi chút. Vụ tay Hathcock tuyên bố bắn xuyên kính ngắm 1 xạ thủ bắn tỉa của ta, hội Mỹ nói là có chụp ảnh và thu lại súng. Vậy:
- Khẩu bắn tỉa của ta lần đó là loại gì, Mosin 1891/30 hay SVD?
- Những ảnh này đã công bố ở đâu chưa nhỉ?

Tôi cũng mới chỉ đọc một vài chỗ nói thế chứ chưa thấy ảnh bao giờ. Có chỗ nói vật chứng vụ này đã thất lạc. Đây là đọan phim trên Discovery quay cảnh bọn Mythbusters tái hiện vụ này lần thứ hai. Lần thứ nhất chúng dùng kính ngắm đời mới nhiều thấu kính nên kết luận là không thể bắn xuyên được. Lần thứ hai, thấy quảng cáo là dùng kính ngắm thời đó, ít thấu kính hơn, thì kết quả là "có thể".

http://www.youtube.com/watch?v=yCV75G88-cs

Bọn này đã bày đặt kỳ công thế thì nhiều khả năng chúng đã lục lại thông tin cho thật chính xác. Xem phim thì thấy chắc không phải SVD.  ;)

Tuy nhiên, nhìn chung mà xét, thì các vụ của tay Hathcock này được thần thánh hóa nhiều quá, nên thực tình tôi chả tin mấy.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Mười Một, 2010, 08:27:22 am
Cám ơn bác Tút, vụ thử đầu tiên thấy dân chúng chửi rầm rĩ trên mạng ;D

Kỳ công thế này thì lẽ ra chiến lợi phẩm phải được treo ở sảnh chính nhà truyền thống TQLC Mỹ chứ nhẩy ;)


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: hungnh trong 15 Tháng Mười Một, 2010, 08:56:59 am
Các bác đừng băn khoăn gì nữa hồi thành lập quân đoàn 2 tôi là lính cũa quân đoàn đó ngày thành lập thì tôi không còn nhớ rõ nhưng vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 gì đó và địa điểm chích sắc là ở làng Ri Quảng Trị. Lúc đó sư đoàn trưởng sư đoàn tôi là Đại tá Hoàng Đan, chuyển sang làm phó tư lệch quân đoàn, thành phần gồm có các đơn vị như các bác nêu trên. Nếu Bác nào có cần xác định thêm thì có thể hỏi thêm Anh Lê Mã Lương hiện là thiếu tướng giám bả tàng quân đội, lúc đó anh ấy là phó chính ủy Trung đoàn 24 F304.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: tieutuong trong 24 Tháng Mười Hai, 2010, 12:07:06 pm
Tôi là thanh viên mới nên không biết đặt câu hỏi vào đâu.
Nhờ ban quản trị hỏi hộ quần hùng trên diễn đàn thêm thông tin về trận đánh này:

Sáng ngày 30/7/1970, trên điểm cao 1478 thuộc dãy núi Cô-pung, Tây Nam Huế, chỉ trong 30 phút chiến đấu, một khẩu đội 12 ly 7 đã bắn rơi 24 máy bay trực thăng Mỹ chở đầy quân, đánh lui 7 đợt phản kích.

Cám ơn,

Tieutuong


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: china trong 24 Tháng Mười Hai, 2010, 12:17:46 pm
 Ừ! tôi tin là bạn mới lớn nên mới tin là trong 30 phút một khẩu đội 12ly7 bắn hạ được nhiều trực thăng như vậy.
 Tôi cũng mới nghe lần đầu, không rõ tin này bạn nghe từ đâu?!!


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: tieutuong trong 24 Tháng Mười Hai, 2010, 12:31:41 pm
vâng,

tôi thấy ngày tháng, địa điểm đều rõ, nên hỏi.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: tieutuong trong 24 Tháng Mười Hai, 2010, 12:36:26 pm
xin tiếp...

thông tin cho biết đơn vị lâp được chiến công ở núi Cô-pung là khẩu đội 1, đại đội 3, tiểu đoàn 54 phòng không sư 324.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: su22 m4 trong 24 Tháng Mười Hai, 2010, 12:47:26 pm
xin tiếp...

thông tin cho biết đơn vị lâp được chiến công ở núi Cô-pung là khẩu đội 1, đại đội 3, tiểu đoàn 54 phòng không sư 324.
1 khẩu đội SMPK 12,7li mà hạ được 1 E trực thăng trong vòng 30 phút. Những sự kiện như thế này có lẽ chỉ có trong phim hành động Mỹ, 1 khẩu 12,7li chỉ có 50 viên/1 băng đạn + thời gian thay băng đạn + thay nòng súng + tác xạ thì bạn tự tính xem khẩu đội đó có bắn được như vậy không nhé.


Tiêu đề: Trận đánh giải phóng núi Bà Đen
Gửi bởi: tvthai trong 30 Tháng Mười Hai, 2010, 09:32:59 pm
Có bác nào biết chi tiết về trận đánh núi Bà Đen kể cho em nghe với.Ông cụ nhà em chỉ huy trận này nhưng cụ mất rùi, giờ em muốn tìm hiểu mà không được.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: binhk27qd3 trong 04 Tháng Giêng, 2011, 04:00:48 pm
gui ban /rong xanh/toi co doc phan ban trinh bay ve tai lieu cua my cong bo cac doan bo doi mien bac chi vien cho chien truong mien nam ban cho hoi tu thang 4 den thang7 nam 1968 tinh bac thai co may doan di vao mn ko neu co thi phien hieu la gi cu the vao rong xanh nhe  toi dang tim den vi cua bo la ls mong amin dung xoa mong rong xanh co doc thi nho giup toi voi
------------------------
 Nhắc lần hai, viết đủ dấu và đúng chính tả tiếng Việt!


Tiêu đề: Re: Trận đánh trạm cảnh giới vô tuyến Pa thí
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 21 Tháng Hai, 2011, 08:34:56 pm
Tiện đây các bác quân sử cho cháu/em hỏi 1 trút ạ:

trận 5-6/tháng 9 -1968 ở Ap Trang Dau, làm 32 Mỹ tử ẹo, 30 Mỹ thương ẹo là trận gì vậy ạh ?

Aug 68
D Co. 3d BN, 187 INF, 101st ABN Div.
Phouc Vinh, Vietnam
Significant operations
Sept 5-6, Ap Trang Dau: A company overrun.
32 killed, 30 wounded.

http://www.qema.com/vietnam/index.html (http://www.qema.com/vietnam/index.html)
****
Wehrmacht


Tiêu đề: Re: Trận đánh trạm cảnh giới vô tuyến Pa thí
Gửi bởi: ancakho trong 21 Tháng Hai, 2011, 09:57:39 pm
Việc đầu tiên xem trận đánh đó là chỗ nào ở Tây Ninh?
Tại Phước Vinh gần lộ Trần Lệ Xuân có địa danh Trảng Dầu. Nhưng không biết Trảng Dầu đó là ấp, thôn hay chỉ là cái "trảng dầu". Một nơi nữa có ấp Trảng dầu là phía Đông tòa thánh Cao Đài, gần hồ Dầu Tiếng bây giờ ...


Tiêu đề: Re: Trận đánh trạm cảnh giới vô tuyến Pa thí
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 21 Tháng Hai, 2011, 10:05:26 pm
Việc đầu tiên xem trận đánh đó là chỗ nào ở Tây Ninh?
Tại Phước Vinh gần lộ Trần Lệ Xuân có địa danh Trảng Dầu. Nhưng không biết Trảng Dầu đó là ấp, thôn hay chỉ là cái "trảng dầu". Một nơi nữa có ấp Trảng dầu là phía Đông tòa thánh Cao Đài, gần hồ Dầu Tiếng bây giờ ...

Có bác quẳng cho em cái này đây ạ, những trận mà Mỹ tử ẹo từ 10 đứa trở lên trong 1 round (như trận Pá Thý là 12 >=10)
là y rằng bọn nó lại dìm hàng, muốn tìm đc thông tin rất khó :

3d Brigade, 101st Airborne Division
http://www.vietnam.ttu.edu/star/images/1683/168300010320.pdf


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Lucphu trong 04 Tháng Ba, 2011, 11:33:32 pm
Có bác nào biết cao điểm 500 trong chiến dịch đường 9 Nam Lào không ah? Lực lượng nào đánh cao điểm đó? bác nào biết thông tin cho em xin chút ít nhé.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: macbupda trong 05 Tháng Ba, 2011, 07:04:40 am
Điểm cao 500 - do tiểu đoàn số 39 liên đoàn biệt động quân số 1 ngụy chiếm giữ - là vị trí tiền tiêu quan trọng nằm sát trục đường 16B, nối đường 16A với Bản Đông, cách Bản Đông về phía nam 14 km. Từ ngày 16 đến ngày 20-2-1971, trung đoàn 102 (thiếu tiểu đoàn 8) được tăng cường tiểu đoàn 6 (của trung đoàn 88) và 5 đại đội pháo của mặt trận đã tiến hành vây lấn tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch ở điểm cao 500.


Tiêu đề: Số liệu về lính Mỹ
Gửi bởi: tranngoctruc_e573 trong 31 Tháng Ba, 2011, 09:27:10 pm
Xin chào tất cả các bác,
1, Các bác có thể giúp tôi xác minh lại số lượng lính Mỹ tại chiến trường miền Nam trong kháng chiến 2 chứ? Tôi nhớ là hồi đó có 2/3 số lính Mỹ đóng tại Quảng Nam - Đà Nẵng, nhưng con số ngày nay khác xa quá, họ nghĩ rằng vói số lính Mỹ như thế thì ta không thể thắng nổi. Mong các bác xem lại giúp cho tôi.
2, Các bác chỉ giúp tôi ngày nào của tháng 6 năm 1972 quân ta bắt đầu tiến công quận lỵ Quế Sơn và ngày nao của tháng 8 năm 1972 ta đánh chiếm quận lỵ Tiên Phước?
Mong chư vị huynh đệ, các đồng chí đồng đội giúp tôi.
Nếu có thể, các bác gửi qua mail: tranthaingoc_83@yahoo.com.vn hoặc số 0903275790, tôi xin chân thành cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Dẫn nhập.
Gửi bởi: voi trong 17 Tháng Tư, 2011, 04:10:54 pm
Tôi có một thắc mắc không biết gửi vào mục nào, nên tạm hỏi tư lệnh Đ A Đ và các bác, nếu có nhầm "nhà" thì xin thứ lỗi. Đặc công đánh tổng kho Long Bình, một báo nói là năm 1966, một báo nói là 1972, theo tôi biết thì ĐC thành lập năm 1967.
Cái này nói là 1972 : http://www.baodongnai.com.vn/default.aspx?tabid=606&idmid=&ItemID=47464&cc=282&CD=

Cái này nói là 1966 : http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110415/Chan-tran-chi-thep-Dot-kich-trong-bong-dem.aspx

Hình ảnh (TL) hoàn toàn giống nhau, chú thích về thời gian hoàn toàn khác nhau. Nhờ các bác và Tư lệnh giải thích giùm (đang cãi nhau).


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: dongadoan trong 17 Tháng Tư, 2011, 04:22:10 pm
Trong KCCM, đặc công ta đánh nhiều trận vào tổng kho Long Bình trong đó có 2 trận đạt hiệu suất cao là trận năm 1966 và trận năm 1972. Năm 1967, BTL Đặc công được thành lập nhưng trước đó lực lượng đặc công đã có trong biên chế của toàn quân.

Việc sử dụng ảnh trùng là lỗi của báo chí thôi! ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: voi trong 18 Tháng Tư, 2011, 12:43:53 pm
Xin cám ơn tư lệnh nhiều.


Tiêu đề: Re: Hỏi nhỏ, đáp khẽ về các vấn đề quân sự - Phần 8
Gửi bởi: avtomatkalashnikov trong 27 Tháng Tư, 2011, 10:30:40 pm
Chào các bác, có bác nào có tài liệu về trận đánh căn cứ biệt kích Tống Lê Chân ở tỉnh Bình Long 1967 không ạ? Ông ngoại em lúc đó chỉ huy 1 tiểu đoàn tấn công trận địa pháo Mỹ chi viện và giành thắng lợi, tuy nhiêu đau xót là 1 trung đội DK-75 khoảng trên 20 người có nhiệm vụ đánh bọc sườn trên 1 cây cầu đã biến mất 1 cách bí hiểm, không để lại bất kì 1 dấu vết nào,không bom không đạn khu vực đó, nếu bị bắt sống hoặc tiêu diệt thì chắc chắn Mỹ -VNCH đã tuyên truyền rùm beng "1 đơn vị VC đã trở về với chánh nghĩa Quốc Gia" rồi,khả năng đào ngũ cũng không thể vì đó là rừng thiêng nước độc, cứ như là 20 con người bốc hơi vậy, mãi đến 6 tháng sau vẫn không thấy trở về.


Tiêu đề: Re: Về Dũng sỹ diệt Mỹ
Gửi bởi: HoaiCongAnh trong 04 Tháng Năm, 2011, 12:23:48 am
Tiêu chuẩn phong tặng danh hiệu dũng sĩ diệt Mĩ các cấp, thấy trong sách "Lịch sử kháng chiến quân dân Tiền Giang" có nêu: diệt 25 tên: cấp ưu tú; diệt 9 tên: cấp 1; diệt 5 tên: cấp 2; diệt 3 tên: cấp 3. Nhưng thấy trong một số tài liệu khác, có những trường hợp thấy chiến sĩ diệt 15, 16 tên hoặc hai chục tên cũng đạt cấp ưu tú, nên em nghĩ sách "Lịch sử kháng chiến của quân dân Tiền Giang" in lầm, có lẽ là diệt 15 tên thì đạt cấp ưu tú.
Có cả dũng sĩ diệt ngụy chứ bác, tại bác chưa nghe thấy đó thôi.

Ở đây em thấy còn có Dũng sỹ diệt xe cơ giới nữa :
http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Gap-thien-xa-B40-trong-chien-dich-mua-xuan-1975/41276


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: cuongninhchi trong 10 Tháng Năm, 2011, 11:33:25 pm
em muốn tìm lịch sử sư 304 ở đâu Bác nhỉ


Tiêu đề: Khu vực tự do nổ súng
Gửi bởi: Hà Thế Vinh trong 23 Tháng Năm, 2011, 02:16:11 pm
em có được đọc trên một tờ báo cũng lâu rồi có viết là hồi chống mỹ ỏ quảng ngãi có một nơi đươc quân đội mỹ gọi là khu vực tự do nổ súng ( quân đội vnch và quân đội mỹ được phép bắn tất cả những vật gì di chuyển hay cử động nhưng em không nhớ rõ là khu vực nào em chỉ nhớ hình như là phổ cường hay gì đó ai có biết thêm thông tin gì về khu vục đó không
---------------------------
 Nghiêm cấm lập chủ đề chỉ để hỏi một câu, cảnh cáo vì spam topic!


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: hamduthu trong 26 Tháng Năm, 2011, 07:03:18 am
Phát hiện vị trí hàng trăm liệt sĩ trong trận Mậu Thân 1968 tại Huế: http://dantri.com.vn/c728/s728-484012/phat-hien-vi-tri-hang-tram-liet-sy-hy-sinh-nam-mau-than.htm (http://dantri.com.vn/c728/s728-484012/phat-hien-vi-tri-hang-tram-liet-sy-hy-sinh-nam-mau-than.htm)
Theo như bác Cao Xuân Phụ trong bài báo nói là 2 tiểu đoàn với gần 1.000 chiến sĩ của sư 324B bị phục kích chết gần hết tại 1 cánh đồng.
Không lẽ cả ngàn người gom vào 1 chỗ cho Mỹ-VNCH thả cửa bắn hay sao?
Có bác nào trên diễn đàn nghe qua vụ này không?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Năm, 2011, 07:58:00 am
Phát hiện vị trí hàng trăm liệt sĩ trong trận Mậu Thân 1968 tại Huế: http://dantri.com.vn/c728/s728-484012/phat-hien-vi-tri-hang-tram-liet-sy-hy-sinh-nam-mau-than.htm (http://dantri.com.vn/c728/s728-484012/phat-hien-vi-tri-hang-tram-liet-sy-hy-sinh-nam-mau-than.htm)
Theo như bác Cao Xuân Phụ trong bài báo nói là 2 tiểu đoàn với gần 1.000 chiến sĩ của sư 324B bị phục kích chết gần hết tại 1 cánh đồng.
Không lẽ cả ngàn người gom vào 1 chỗ cho Mỹ-VNCH thả cửa bắn hay sao?
Có bác nào trên diễn đàn nghe qua vụ này không?

Theo em thì lúc rút khỏi Huế mà mỗi tiểu đoàn còn được 100 quân đã là may lắm.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 26 Tháng Năm, 2011, 11:17:08 am
Phát hiện vị trí hàng trăm liệt sĩ trong trận Mậu Thân 1968 tại Huế: http://dantri.com.vn/c728/s728-484012/phat-hien-vi-tri-hang-tram-liet-sy-hy-sinh-nam-mau-than.htm (http://dantri.com.vn/c728/s728-484012/phat-hien-vi-tri-hang-tram-liet-sy-hy-sinh-nam-mau-than.htm)
Theo như bác Cao Xuân Phụ trong bài báo nói là 2 tiểu đoàn với gần 1.000 chiến sĩ của sư 324B bị phục kích chết gần hết tại 1 cánh đồng.
Không lẽ cả ngàn người gom vào 1 chỗ cho Mỹ-VNCH thả cửa bắn hay sao?
Có bác nào trên diễn đàn nghe qua vụ này không?

Theo em thì lúc rút khỏi Huế mà mỗi tiểu đoàn còn được 100 quân đã là may lắm.

Lúc đó đánh Huế gồm có:
Trích dẫn

Tết Mậu Thân 1968, trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Trung đoàn 9 và Trung đoàn 6 là lực lượng chủ yếu tiến công vào thành Huế. ...Khi địch tổ chức lực lượng để phản kích, chúng đã không từ một thủ đoạn dã man nào, đạn, bom, pháo hạm kể cả máy bay B52 đánh phá điên cuồng và khốc liệt nhằm nhanh chóng đẩy lực lượng ta ra bên ngoài, lúc này Bộ chỉ huy mặt trận đã đưa thêm Trung đoàn 8 Sư đoàn 324 và Trung đoàn 2 Do An vào thành phố.

Được nhân dân cùng các lực lượng vũ trang địa phương giúp đỡ, phối hợp cùng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ các Trung đoàn 9, 6, 2 và 8 đã bám trụ kiên cường bẻ gãy từng cánh quân, từng đợt phản kích của địch cùng các đơn vị và lực lượng biệt động nội thành làm chủ thành phố suốt 25 ngày đêm.

- E6 Phú Xuân thì rõ rồi.
- E9 này là E9B? phân biệt với E9A F304 đang đánh Khe Sanh.

Trích dẫn
Thường thì 324 quy định như sau: Trung đoàn 803 (D1, D2, D3) là Trung đoàn 1, Trung đoàn 812 (D4, D5, D6) là Trung đoàn 2, Trung đoàn 90 (D6, D8, D9) là Trung đoàn 3.
[/size]
- Trung đoàn 2 Do An? có phải là E3 F324 - đoàn Gio An và hiện nay là e38 f2.
Có lẽ sau Mậu Thận, do thiệt hại nhiều, ta điều bộ khung của các E này về lập, kết hợp với tân binh để xây dựng thống nhất một F324 mới?
- Trung đoàn 8 Sư đoàn 324? viết nhầm chăng?
- K8 - tiểu đoàn 8 - cứ cho là D8 E90 đi? còn K10 - tiểu đoàn 10?
- Mà không hiểu là Mậu Thân thì đợt 1, đợt 2, hay đợt 3 nhỉ? Vì:
Trích dẫn
Đầu năm 1968, dưới sự lãnh đạo chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9-Bắc Quảng Trị, các trung đoàn được giao nhiệm vụ trên những hướng tiến công quan trọng: Trung đoàn 803 đảm nhiệm mũi vu hồi trên cánh đông của mặt trận từ nam sông Cửa Việt đến bắc sông Hương. .. Tháng 4 năm 1968 trung đoàn xuống đồng bằng Thừa Thiên đánh cắt giao thông địch trên sông Hương đoạn từ Thuận Hóa đi Thanh Phước.


Các cụ mà "chém gió" thế này thì con cháu làm sao mà hiểu nổi? >:(


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Năm, 2011, 12:42:52 pm
Khả năng e2 Gio An chính là e90/f324. Còn đoạn e8/f324 thì chắc chắn là nhầm rồi, đây nguyên thủy là e18C/f325C tách khỏi sư đoàn để tăng cường cho Huế. Vào Huế đổi thành e8, sau đó lại thành e29/f324 và cuối cùng là e3/f324. Cùng 1 đơn vị nhưng gọi tên mà không tính đến thời điểm là lập tức thành loạn ngay :)


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 12 Tháng Sáu, 2011, 12:55:39 am
Một tài liệu của Mỹ cho thấy, họ bắt được thông tin về ta khá nhậy:
- Báo cáo của tình báo về hoạt động của Đ/c Quách Tử Hấp, trung đoàn trưởng trung đoàn 1 Ba Gia kiêm Tỉnh đội trưởng tỉnh đội Quảng Nam thời điểm từ 1/9/1966 đến 3/9/1966.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 13 Tháng Sáu, 2011, 01:22:43 pm
Khả năng e2 Gio An chính là e90/f324. Còn đoạn e8/f324 thì chắc chắn là nhầm rồi, đây nguyên thủy là e18C/f325C tách khỏi sư đoàn để tăng cường cho Huế. Vào Huế đổi thành e8, sau đó lại thành e29/f324 và cuối cùng là e3/f324. Cùng 1 đơn vị nhưng gọi tên mà không tính đến thời điểm là lập tức thành loạn ngay :)

Anh lại thấy có đoạn này: Trước tình hình đó, Quân khu tiếp tục điều động bổ sung cho cánh bắc hai tiểu đoàn của Trung đoàn 8 (Sư đoàn 325) và một tiểu đoàn của Trung đoàn 3 (Sư đoàn 324). Đêm 21-2 các đơn vị đã có mặt tại các vị trí được phân công để phối hợp chiến đấu cùng Trung đoàn, được bố trí từ cửa Chánh Tây đến phía tây sân bay Tây Lộc. Do địa bàn chưa chuẩn bị trước cùng với đạn thiếu, lương thực cạn, nên các đơn vị vào sau không phát huy được sức mạnh của mình, không làm cho tình hình khá hơn. Xuất phát từ tình hình thực tế của chiến trường để bảo toàn lực lượng, tránh bị bao vây, ngày 22-2-1968, Khu ủy Trị - Thiên và Chỉ huy Mặt trận Huế quyết định rút toàn bộ lực lượng ra khỏi thành phố.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 17 Tháng Sáu, 2011, 09:49:23 am
Về khả năng tại sao có nhiều người hy sinh trong giai đoạn ta rút khỏi thành Huế Mậu Thân 1968? trong khi quân số ta mỏng như vậy thì còn có một nguyên nhân nữa là:

Trích dẫn
Điều cần nói thêm là sau khi quấn ta rút khỏi thảnh phố, có trên 1.000 người dân nội thành theo quân giải phóng về chiến khu. Họ được sống trong sự chăm sóc chu đáo của Đảng và Nhà nước ta. Theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 7-1968 có tới 700 người, hầu hết là sinh viên, học sinh, được ra Hà Nội tiếp tục ăn học. “Sinh viên thì vào tiếp tục học ở các trường đại học, học sinh nhỏ thì Thành ủy Hà Nội đến nhận và bố trí vào các trường ở Thủ đô. Số này ra ở tập trung thành một đơn vị của Huế, gọi là “K học sinh Bác Hồ”.

Mẽo nó chỉ thấy nhiều, đông chứ còn ai hơi đâu mà đi đếm .


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: panphilov trong 27 Tháng Bảy, 2011, 08:22:30 am
Theo bài viết "Những anh hùng như huyền thoại nơi thành cổ" của Phạm Ngọc Dương, đăng trên báo VTC ngày hôm nay có đoạn:

Trích dẫn
Đại đội trưởng cao xạ 16 do Bùi Trung Thành chỉ huy có nhiệm vụ đánh địch trên không, không cho địch vào oanh tạc ném bom vào các trận địa của ta trong và ngoài thành Cổ. Đồng thời yểm trợ cho bộ binh đánh địch. Đại đội đóng cách Thành cổ trên 500m, cách nhà thờ Trí Bưu chỉ 100m, nơi mà chúng ra sức oanh tạc nhằm chọc thủng phòng tuyến của ta về phía nam của thành. Đại đội đã góp công rất lớn trong chiến công của Trung đoàn trong suốt 81 ngày đêm bắn rơi 29 máy bay và tiêu diệt 75 tên địch. Trong đó có thành tích nổi bật bắn rơi chiếc máy bay chở tên Đại tá Lê Trọng Bảo, Phó Tư lệnh Không quân Ngụy, Tư lệnh trưởng Lữ đoàn 2.

Ông cho biết: “Hôm đó có 5 máy bay lù lù bay vào. Bốn chiếc trực thăng đi trước, một chiếc cán-gáo (OV10) bay sau cùng. Phán đoán địch có thể có âm mưu gì đây buộc người chỉ huy phải tính toán. Sau mấy giây suy nghĩ tôi quyết định không bắn vào 4 trực thăng mà nhắm mục tiêu vào chiếc cán-gáo và ra lệnh bắn. Hai quả đạn thoát khỏi nòng pháo bay thẳng vào mục tiêu. Chiếc OV10 bùng cháy tại chỗ, tiêu diệt tên đại tá ngụy và 8 sĩ quan pháo binh trong đó có tên Hùng Phi Hổ chỉ huy pháo binh”.

Đường dẫn: http://vtc.vn/394-295239/phong-su-kham-pha/nhung-anh-hung-nhu-huyen-thoai-noi-thanh-co.htm

Thứ nhất, thông tin về 2 viên sĩ quan ngụy bài báo đưa lên không đúng. Chính xác phải là đại tá Nguyễn Trọng Bảo và trung tá Huỳnh Phi Hổ. Nguyễn Trọng Bảo đúng ra là Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn dù chứ không phải là Phó Tư lệnh Không quân.

Thứ hai, liệu chi tiết bắn cháy chiếc OV-10 tại chỗ tiêu diệt viên đại tá cùng 8 sĩ quan tùy tùng liệu có đúng? OV-10 làm gì có thể thể chở được tầm đấy người. Theo thông tin trên  "Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, tập 7" và các trang hải ngoại thì đó là một chiếc trực thăng.

Các bác có biết gì về sự kiện này không?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: RC_PLANE trong 27 Tháng Bảy, 2011, 11:00:17 am
cán gáo là tên nhân dân ta thường gọi trực thăng UH 1 , OV 10 chỉ có 2 ghế lái , không thể chở được tới 8 người , trường hợp này có lẽ là UH 1


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: qtdc trong 27 Tháng Bảy, 2011, 11:04:06 am
Bác panphilov nói đúng đấy: theo hồi ký của một số sỹ quan sư đoàn dù VNCH thì đó là trung tá pháo binh Huỳnh Long Phi và đại tá sư phó TM trưởng SĐ dù Nguyễn Trọng Bảo,  máy bay bị bắn rơi là trực thăng (không nói rõ loại gì). Theo "Lịch sử KCCMCN tập 7" dẫn ở trên thì là UH-1D.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: altus trong 27 Tháng Bảy, 2011, 06:34:28 pm
"Cán gáo" không phải UH-1 mà là OH-6. Thằng này chở được 02 tài công + 04 hành khách.

(http://vietnam.warbirdsresourcegroup.org/images/oh6cayuse-001.jpg)


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: panphilov trong 27 Tháng Bảy, 2011, 11:04:04 pm
"Cán gáo" không phải UH-1 mà là OH-6. Thằng này chở được 02 tài công + 04 hành khách.

Em vừa xem lại, tải trọng tối đa của nó là 4 người. Như vậy, khó có thể đây là con OH-6 được. Chỉ tính đơn giản, là một viên Đại tá Phó Tư lệnh Sư đoàn Không quân và một viên Trung tá Pháo binh đi trinh sát mặt trận thì kiểu gì mỗi người cũng có một sĩ quan tùy tùng đi cùng, đấy là chưa kể phi hành đoàn và bộ phận hỏa lực. Có thể lí giải là bác CCB này nhớ nhầm tên máy bay. Trong Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 tập 7 cũng chỉ ghi là HU 1.

Trích dẫn
Trong lúc các đơn vị bộ binh đang quân lộn với địch, ngày 15-7-1972, Đại đội 16 súng máy cao xạ 12,7mm thuộc Trung đoàn 48, bắn hạ được chiếc trực thăng HU-1D chở viên Đại tá Nguyễn Trọng Bảo - Phó Tư lệnh Sư đoàn dù và Trung tá Huỳnh Phi Hổ - chỉ huy pháo binh và 7 sĩ quan tùy tùng khi đang thị sát mặt trận(2). Chiếc máy bay này rơi tại thôn Trầm Lý, cách thị xã Quảng Trị 4 km về phía đông. Toàn bộ 9 viên sĩ quan và phi hành đoàn bỏ mạng.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: panphilov trong 27 Tháng Bảy, 2011, 11:20:33 pm
Phát hiện vị trí hàng trăm liệt sĩ trong trận Mậu Thân 1968 tại Huế: http://dantri.com.vn/c728/s728-484012/phat-hien-vi-tri-hang-tram-liet-sy-hy-sinh-nam-mau-than.htm (http://dantri.com.vn/c728/s728-484012/phat-hien-vi-tri-hang-tram-liet-sy-hy-sinh-nam-mau-than.htm)
Theo như bác Cao Xuân Phụ trong bài báo nói là 2 tiểu đoàn với gần 1.000 chiến sĩ của sư 324B bị phục kích chết gần hết tại 1 cánh đồng.
Không lẽ cả ngàn người gom vào 1 chỗ cho Mỹ-VNCH thả cửa bắn hay sao?
Có bác nào trên diễn đàn nghe qua vụ này không?

Nhà báo làm nhan đề bài báo ẩu quá, kết luận quá vội vàng.

(i) Tính đến ngày 25.5 mới chỉ phát hiện được 17 bộ hài cốt liệt sĩ;
(ii) Bác Cao Xuân Phụ mặc dù trước là lính của Sư 324B, nhưng chỉ có "biết" đến sự kiện trên mà không hề "tận mắt chứng kiến". Do đó, số lượng bộ đội mình hi sinh bác ấy cũng chỉ đoán dựa trên số lượng quân số đầy đủ (chưa bị tiêu hao) của mỗi tiểu đoàn khoảng 4 - 500 người;
(iii) Có sự nhầm lẫn về phiên hiệu đơn vị. K8 tức Tiểu đoàn 808 và K10 Đặc công là thuộc Tỉnh đội Quảng Trị;

Do vậy, lời kể của bác Phụ là hiển nhiên có vấn đề và kém tin tưởng. Còn tay nhà báo, thì mới thấy 17 hài cốt rồi thông qua lời kể của bác Phụ kết luận ngay vị trí của hàng trăm hài cốt liệt sĩ thì cũng phiêu.


Tiêu đề: Xin tư liệu chi tiết Trận Làng Vây (mục đích: Dùng game phục vụ học Sử)
Gửi bởi: jasmine2011 trong 22 Tháng Tám, 2011, 03:40:53 pm
Thưa các anh (nên là các anh, vì các anh mới hay chơi game)
Em vừa tầm được 1 game Cold war Conflicts, cực nhẹ, máy kém cũng dùng được. Từ việc mày mò tạo map trong game, em đã nghĩ đến việc dùng nó làm hình ảnh trực quan trong dạy, học, ngoại khóa lịch sử quân sự.
Ưu điểm của game này là edit tương đối dễ, các chi tiết đồi núi, sông hồ rất thật. Nó đề cập 2 cuộc chiến, là Ai Cập - Isarel và chiến tranh Triều Tiên, trang bị vũ khí các nước này khá giống VN và Mĩ, có đủ bộ binh, tăng T-34, T-54/55, PT-76 (tiếc là không có hai phiên bản T-59 và K63 của Tàu), xe M113, xe M48, pháo Zis 3, Long Tom ...
Em định bắt đầu với trận Làng Vây. Em mong các anh cho em thông tin thật chi tiết về trận đánh này:
-Lực lượng ta, loại tăng, trang bị của bộ binh, hướng tấn công
-Bố phòng, vũ khí của địch (524 lính thì phải)
-Lí do các tăng ta bị bắn cháy (5/12 chiếc) M-72 hay DKZ?
...
Lính bộ binh thì cứ lấy lính Ai Cập (trang bị AK) làm lính VN, Lính Isarel làm lính Mĩ, chúng nó chỉ có tiểu liên Sten và Bazooka không rõ loại gì, nhưng cứ giả làm M-16 và M-72 cũng được
Em xin cảm ơn


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Tunguska trong 22 Tháng Tám, 2011, 04:01:49 pm
Ngay trang 1 có, bạn không tìm à?
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,6116.0.html


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: jasmine2011 trong 28 Tháng Tám, 2011, 08:40:25 am
Em mới làm được mấy cái, tình huống là một F tăng 50 chiếc, loại T-54, T-55, T-62 tấn công căn cứ địch
(http://E:\Storage\Minh's Library\Tài liệu\Ảnh học Lịch sử\m8.bmp)
(http://E:\Storage\Minh's Library\Tài liệu\Ảnh học Lịch sử\m11.bmp)


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Mười Một, 2011, 06:41:06 pm
http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Ky-3-Luoi-lua-phong-khong-Ha-Noi/316012.antd :

" ... Nhưng sự kiện ấy cũng chưa làm các anh phẫn uất bằng có một đêm giữa tháng 6-1972, nghĩa là sau “cái nhục” Hải Phòng không lâu, một chiếc B52 bằng một đường bay không lấy gì làm lắt léo, đã dễ dàng vượt qua mạng lưới rađa bay vào vùng trời Hà Nội rải truyền đơn rồi trở về căn cứ bình an vô sự."

Quả là tin động trời. Có ai có tin chi tiết không chia xẻ với mọi người đi.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: altus trong 17 Tháng Mười Một, 2011, 10:40:14 pm
Không chừng lại nhầm với F-4 bay cao 10km rồi. ;)


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: bob trong 18 Tháng Mười Một, 2011, 08:30:05 am
http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Ky-3-Luoi-lua-phong-khong-Ha-Noi/316012.antd :

" ... Nhưng sự kiện ấy cũng chưa làm các anh phẫn uất bằng có một đêm giữa tháng 6-1972, nghĩa là sau “cái nhục” Hải Phòng không lâu, một chiếc B52 bằng một đường bay không lấy gì làm lắt léo, đã dễ dàng vượt qua mạng lưới rađa bay vào vùng trời Hà Nội rải truyền đơn rồi trở về căn cứ bình an vô sự."

Quả là tin động trời. Có ai có tin chi tiết không chia xẻ với mọi người đi.
Từ bé đến giờ mới nghe nói: "B52... rải truyền đơn"?! Chắc người viết nhầm với loại MB nào đó (vì ban đêm khó xác định). Riêng bob tui những năm 1970...1972 ở Kon tum (Tây nguyên) đã từng được chứng kiến máy bay B57, C130 thả truyền đơn giữa ban ngày: - Máy bay bay khá cao... từ máy bay rơi xuống một "bọc" khá to rồi nghe một tiếng nổ "cái bục" cái "bọc" đó vỡ tung tóe... một lúc sau thì truyền đơn bay lả tả xuống rải khắp rừng, đi đâu cũng thấy truyền đơn.   


Tiêu đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết (phần 2)
Gửi bởi: Mig21Bis_1 trong 02 Tháng Mười Hai, 2011, 01:13:44 am
Trận bóng đá lịch sử trên Trường Sơn


Có lẽ đây là một trận đấu bóng đá đặc biệt nhất mà chúng tôi được chứng kiến. Nó đặc biệt không phải vì nó là trận đấu bóng đá đầu tiên được tổ chức công khai trên đất của Khu V sau Hiệp định Pari. Cũng không phải là trận đấu bóng được bảo vệ dưới các nòng pháo cao xạ. Nó đặc biệt bởi đội hình cầu thủ ra sân của hai đội bóng...

Năm 1973, Cơ quan Sư đoàn bộ 471 Bộ đội Trường Sơn của chúng tôi đóng căn cứ tại núi Phù Trường thuộc cao nguyên Boloven, nước bạn Lào. Cũng tại địa điểm này, Sư đoàn chúng tôi là một điểm dừng chân của vợ chồng Quốc vương Sihanuc trên đường vượt Trường Sơn về thăm vùng giải phóng Campuchia tháng 4/1973.

Và sau đó cũng tại đây, Sư đoàn còn được đón đoàn công tác của nhà thơ Tố Hữu trong cuộc hành trình "Nước non ngàn dặm" sau Hiệp định Pari. Cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Sư đoàn chúng tôi vinh dự được dẫn đường và "tháp tùng" nhà thơ trở về thăm lại làng Rô - một cơ sở cách mạng của đồng bào dân tộc thiểu số phía Tây Quảng Đà năm xưa đã nuôi giấu đồng chí sau khi vượt ngục...

Sau Hiệp định Pari, cuối tháng 5/1973, toàn bộ lực lượng của Sư đoàn được lệnh lật cánh sang phía đông Trường Sơn để khai thông con đường 14.

Từ nơi trú quân tạm thời tại một khu rừng cạnh sân bay Khâm Đức, Cơ quan Sư đoàn bộ chúng tôi nhanh chóng xây dựng căn cứ cách ngã ba sông Tranh và sông Thạnh Mỹ chừng 3 km và cách làng Rô khoảng 5 km. Để vào được địa điểm đặt căn cứ này, CBCS của Sư đoàn đã phải mở lại con đường 13 thực dân Pháp đã mở năm xưa. Con đường này sau nhiều năm không sử dụng, cây cối, lau lách che kín toàn bộ mặt đường. Con đường chỉ còn là một lối mòn mà đồng bào các dân tộc và lực lượng kháng chiến của ta ở đây sử dụng.

Chỉ chưa đầy 30 ngày, chúng tôi đã "đánh thức" con đường nằm ngủ suốt 20 năm và mở nó rộng hơn để ôtô có thể tránh nhau. Đồng bào các dân tộc huyện Nam Giang vô cùng ngạc nhiên khi thấy một con đường dài rộng được bộ đội Giải phóng mở ra chạy thẳng tới khu căn cứ của huyện Nam Giang, giáp với nước bạn Lào anh em. Cả một vùng rừng núi hoang vu được đánh thức bởi ôtô, xe máy và bộ đội hoạt động sôi động suốt ngày đêm.

Gần căn cứ của Sư đoàn bộ, ngay bên bờ sông Thanh trong xanh, có một bãi bồi khá rộng và bằng phẳng nhưng chi chít hố bom. Bộ Tư lệnh Sư đoàn nhanh chóng quyết định cho bạt núi, đốn cây, san lấp hố bom, mở rộng thành một sân vận động lớn.

Mặc dù lúc này Sư đoàn chúng tôi ngoài nhiệm vụ vận chuyển vũ khí đạn dược phục vụ các hướng chiến trường, thì lực lượng công binh của Sư đoàn đang dồn sức tiếp tục mở rộng đường 14 cũ làm trục chính cho vận tải chiến lược Đông Trường Sơn. Một nhiệm vụ khó khăn và vô cùng nặng nề được đích thân Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên giao cho Sư đoàn nhiệm vụ mở một con đường vòng qua cứ điểm Đắc Pét nằm án ngữ trên con đường 14 dài 15 km chỉ trong 3 tháng mùa mưa. Đây là một mệnh lệnh chiến đấu vô cùng khắc nghiệt đối với lực lượng công binh của Sư đoàn.

Đắc Pét là căn cứ đóng quân của một tiểu đoàn ngụy quân khét tiếng ác ôn. Lực lượng giải phóng Khu V đã mấy lần đánh chiếm   nhưng không tiêu diệt dứt điểm được căn cứ này. Địch càng tăng cường hỏa lực và xây dựng cứ điểm này thành một "com nhím thép". Chúng rêu rao thách thức bộ đội giải phóng. Nó là một cái gai lớn nằm lọt giữa vùng giải phóng của ta. Cứ điểm này có hệ thống hầm hào đầy chông mìn, hệ thống lô cốt chìm, nổi vô cùng kiên cố và bí mật. Nó trở thành một hệ thống phòng thủ vô cùng lợi hại của địch. Đắc Pét chỉ được tiếp tế bằng máy bay trực thăng.

Ở nhiều cao điểm xung quanh căn cứ chính, địch bố trí nhiều điểm chốt với hỏa lực mạnh. Con đường tránh Đắc Pét mà Sư đoàn chúng tôi mở chạy dưới chân đồi 2 điểm chốt của địch. Chốt Beng Riêng sát vị trí thi công của ta gần tới nỗi có thể nhìn thấy địch bằng mắt thường. Đối diện với những điểm chốt này, bộ binh của Sư đoàn đã bố trí hỏa lực mạnh sẵn sàng khống chế hỏa lực của địch. Vì thế tuy bộ đội công binh mở đường ngang chân đồi nhưng bọn ngụy không dám có một hành động gây hấn nào...

Đang phải dồn sức cho nhiệm vụ quan trọng và gấp rút như vậy nhưng Phó tư lệnh phụ trách công binh của Sư đoàn vẫn điều động một chiếc máy ủi T100 về để san lấp làm sân vận động. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ của 6 phòng thuộc Cơ quan Sư đoàn bộ đã được huy động để gấp rút xây dựng sân. Đồng chí Chính ủy Võ Sở (sau này là Thiếu tướng, Phó tư lệnh Binh đoàn 12, Trưởng ban Liên lạc Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh) xuống động viên chúng tôi. Ông nói:

- Hôm nay chúng ta đã và đang ở một tư thế của một thời kỳ mới. Chúng ta phải xây dựng khu giải phóng cho thật đàng hoàng. Sân vận động này là một điểm nhấn đầu tiên đánh thức căn cứ kháng chiến xưa. Nó sẽ mở ra cho bộ đội chúng ta có điều kiện nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần. Và cũng là để cho bọn ngụy quân, ngụy quyền biết sức mạnh của bộ đội giải phóng chúng ta. Vì vậy các đồng chí phải dồn sức để khánh thành sân vận động trước ngày Quốc khánh.

4 hố bom lớn được san lấp. Hàng trăm cây lớn nhỏ được bứng gốc. Cả một vạt đồi được khoét đi để mở rộng làm sân. Một sân khấu lớn cũng được tạo ra tựa lưng vào vách đồi. Sân khấu nhìn ra "quảng trường" rộng lớn đồng thời là sân bóng đá. Con đường 13 chạy ngang qua sân bóng. Sau hơn 10 ngày lao động cật lực, chúng tôi đã tạo ra được một sân vận động lớn. Hàng ngày, đồng bào dân tộc đi qua đều trầm trồ khen ngợi bộ đội giải phóng. Nhiều đồng chí cán bộ của ta từ vùng địch lên căn cứ, đi ngang qua sân vận động mà mát lòng hả dạ. Nhiều đồng chí thú nhận không thể tưởng tượng được trên vùng căn cứ lại có một sân vận động to, rộng như thế này.

Máy bay của quân ngụy nhiều lần lượn lờ quan sát khu vực sân vận động. Nhưng chúng không dám có hành động gì, bởi vì chúng biết, tại nhiều cao điểm chung quanh căn cứ của Sư đoàn và khu vực ngã ba Bến Giằng, có rất nhiều đơn vị cao xạ thiện chiến của sư đoàn chúng tôi sẵn sàng nhả đạn bắn hạ chúng.

Trước ngày Quốc khánh, Phòng Tham mưu tác chiến của Sư đoàn nhận được một bức mật điện gửi thẳng từ Bộ Tổng Tham mưu vào thông báo: Có một đài phát tin của địch nằm trên điểm cao 505, gần căn cứ của Sư đoàn.

Lập tức các đơn vị tác chiến của Sư đoàn được phái đi tìm diệt. Một đơn vị tác chiến của Sư đoàn đã tìm thấy dấu tro bếp còn ấm ở trên điểm cao 505. Bọn thám báo đã rút chạy về phía Đà Nẵng.

Trước tình hình ấy, Bộ Tư lệnh Sư đoàn vẫn quyết định khánh thành sân vận động bằng một cuộc mít tinh lớn. Để bảo vệ an toàn cho lễ mít tinh, Sư đoàn đã cho tăng cường các lực lượng phòng không và mặt đất để bảo vệ.

Nguồn: http://antg.cand.com.vn/vi-vn/tulieu/2010/1/71264.cand


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết (phần 2)
Gửi bởi: Mig21Bis_1 trong 02 Tháng Mười Hai, 2011, 01:15:04 am
Trận bóng đá lịch sử trên Trường Sơn (Tiếp theo)


Trước lễ mừng Quốc khánh, Sư đoàn đã nhận được tin vui: Công binh của Sư đoàn đã thông xe con đường tránh căn cứ Đắc Pét hoàn thành trước thời gian quy định. Công binh của Sư đoàn lại tiếp tục bắt tay vào việc mở con đường kéo pháo 130 ly lên điểm cao tạo điều kiện đặt pháo bắn thẳng xuống cứ điểm Đắc Pét. Đắc Pét đang nhích dần đến ngày tận số khi con đường kéo pháo của công binh Sư đoàn chúng tôi ngày một bí mật "chạy nhanh” lên đỉnh núi...

Buổi sáng 2/9/1973, dưới hỏa lực bảo vệ của bộ binh và pháo cao xạ Sư đoàn, Lễ míttinh kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 28 đã diễn ra vô cùng trọng thể. Lần đầu tiên, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Đà và huyện Nam Giang cùng đông đảo bà con đồng bào các dân tộc đã tham dự một lễ míttinh lớn dưới bầu trời tự do của khu giải phóng.

Một hoạt động được trông đợi nhất là trận đấu bóng đá khai mạc sân được tổ chức ngay sau lễ míttinh.

Có lẽ đây là một trận đấu bóng đá đặc biệt nhất mà chúng tôi được chứng kiến. Nó đặc biệt không phải vì nó là trận đấu bóng đá đầu tiên được tổ chức công khai trên đất của Khu V sau Hiệp định Pari. Cũng không phải là trận đấu bóng được bảo vệ dưới các nòng pháo cao xạ. Nó đặc biệt bởi đội hình cầu thủ ra sân của hai đội bóng.

Khi loa phóng thanh lần lượt giới thiệu danh sách cầu thủ của hai đội bóng thì tiếng vỗ tay vang dậy không ngớt. Đội liên quân giữa Phòng Tham mưu Tác chiến, Phòng Tham mưu Vận tải, Phòng Kỹ thuật tranh tài với Liên quân Phòng Tham mưu Công binh, Phòng Hậu cần và Phòng Chính trị. Bộ Tư lệnh có 6 đồng chí thì cả 6 đồng chí đều "khoác áo" cầu thủ ra sân. Các thủ trưởng quân sự thì thi đấu cho liên quân Tham mưu Tác chiến, Tham mưu vận tải và Kỹ thuật. Chính ủy và các Phó Chính ủy thi đấu cho liên quân Công binh, Hậu cần, Chính trị.

Tư lệnh Hồ Quang Trung ra sân lúc ấy đã ở tuổi 55. Ông đã chiến đấu trên Trường Sơn 20 năm, từng 3 lần bị thương. Năm 1939, khi ông hơn 20 tuổi đã là tiền đạo của đội bóng Thanh niên Thành Đà Nẵng đoạt giải Vô địch Thanh niên Trung Kỳ. Chính ủy Võ Sở người thấp bé nhưng vô cùng nhanh nhẹn. Những năm cuối 50 đầu 60, ông là cầu thủ bóng đá của đội Tổng cục Chính trị. Phó tư lệnh Nguyễn Lạn (sau này là Tư lệnh Binh đoàn 11) cũng là một chân sút đầy kỹ thuật của Cục Tổ chức đầu những năm 60. Phó tư lệnh Phạm Hoàng to cao, ông chơi bóng vẫn rất phong độ của Quân chủng Phòng không.

Mặc dù đã 45 - 46 tuổi, lăn lộn gian khổ nhiều năm trên Trường Sơn nhưng các ông vẫn hăng hái tham gia trận đấu. Họ đều ý thức được rằng, việc họ có mặt trong trận đấu lịch sử này có tác động động viên tinh thần luyện tập thể thao rất lớn đối với cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn. Trong điều kiện mới của đất nước, việc rèn luyện để có sức khỏe tiếp tục sự nghiệp giải phóng đất nước đối với CBCS Sư đoàn vô cùng quan trọng...

Khoác áo cầu thủ trong trận đấu này còn có 4 trung tá lãnh đạo các phòng và 3 thiếu tá, đại úy phụ trách các ban. Còn lại là những trợ lý và nhân viên. 9 trong số 22 cầu thủ trên sân đều đã ở cái tuổi trên 45. Cầu thủ trẻ nhất trên sân là cậu Hồng Quang, nhân viên bản đồ Phòng Tham mưu Tác chiến Công binh, 24 tuổi, một chàng trai của thị xã Phủ Lý.

Hôm trước Quốc khánh, trời đổ mưa nên trên sân khá nhiều bùn nước. Tất nhiên là không một cầu thủ nào có quần áo thi đấu. Để dễ nhận biết cầu thủ trên sân nên một đội mặc áo lót, còn đội kia thì cởi trần. Các cầu thủ trên sân đã phải dồn áo cho nhau mới đủ áo lót cho đội Liên quân Tham mưu. Còn Liên quân Công binh - Hậu cần - Chính trị thì cởi trần.

Không có bóng đá, một quả bóng chuyền được chọn làm bóng thi đấu. Cũng may, hôm đó bóng ướt nhưng là bóng chuyền nên quả bóng không nặng lắm đối với các cầu thủ chân đất và lớn tuổi của bộ đội giải phóng. Nhìn các cầu thủ vào cuộc ai cũng xúc động. 6 vị trong Bộ Tư lệnh đều có kỹ thuật rê dắt bóng khá tốt nên vào cuộc họ dễ dàng vượt qua nhiều cầu thủ trẻ.

Phút thứ 10, Phó Tư lệnh Nguyễn Lạn bằng một động tác ngả bàn đèn điệu nghệ, ông đã ghi bàn rất đẹp cho đội Liên quân Tham mưu Tác chiến, Vận tải và Kỹ thuật. Như bị kích thích bởi bàn thua sớm, đội Liên quân Công binh, Hậu cần, Chính trị ào lên tấn công. Các cầu thủ trẻ hơn nên có độ rướn tốt, họ đã dễ dàng vượt qua các hậu vệ lớn tuổi của Liên quân Tham mưu để đưa bóng vào vòng cấm và ghi bàn thắng. Tỉ số một đều. Tất cả các cầu thủ trên sân đều bê bết bùn đất. Nhìn họ lấm lem ai cũng xúc động và vui.

Trận đấu kết thúc với tỉ số thật đẹp: Hai đều.

Hôm ấy đồng bào và cán bộ các cơ quan của địa phương đã được xem một ngày hội thể thao thật đã mắt. Kết thúc trận bóng đá là các màn thi đấu nhảy cao, nhảy xa và chạy 100 mét nam, nữ. Ở một góc sân vận động, các trận thi đấu bóng chuyền diễn ra sôi động không kém trận đấu bóng đá.

Một ngày hội thể thao đầy sôi động và háo hức của Sư đoàn đã khép lại. Buổi tối, Văn công Sư đoàn đã phục vụ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào địa phương một chương trình ca múa nhạc tổng hợp khá đặc sắc.

Từ sau trận đấu khai sân vận động ấy, phong trào luyện tập thể thao của các đơn vị trong toàn Sư đoàn được đẩy mạnh. Hầu như đại đội nào cũng có sân bóng chuyền. Ở Trung đoàn công binh 10, đơn vị công binh mở đường, giờ nghỉ giải lao, các chiến sĩ đã chơi bóng đá gôn tôm và bóng chuyền ngay trên mặt đường vừa mở.

Nhờ tích cực chơi bóng đá và các môn thể thao mà sức khỏe CBCS của Sư đoàn được cải thiện rõ rệt. Sư đoàn đã hoàn thành xuất sắc các chiến dịch năm 1974 và Chiến dịch Đại thắng mùa xuân, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Kết thúc chiến tranh, Sư đoàn 471 của chúng tôi chưa tròn 6 tuổi đã được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Trong chiến công đặc biệt xuất sắc của Sư đoàn trong sự nghiệp giải phóng đất nước ấy thì trận bóng đá ngày 2/9/1973 trên Trường Sơn Đông ngày ấy là một dấu ấn không bao giờ quên trong lịch sử chiến đấu của Sư đoàn 471 Anh hùng Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết (phần 2)
Gửi bởi: Mig21Bis_1 trong 03 Tháng Mười Hai, 2011, 01:27:41 am
Cuộc chiến tranh tâm lý 20 năm của Mỹ tại Việt Nam: Nhân vật kỳ dị


Nói đến cuộc chiến tranh tâm lý mà nước Mỹ đã tiến hành trong thời kỳ 1955 - 1975 ở Việt Nam người ta không thể không nhắc đến Edward Lansdale (1908 - 1987).

Trước Lansdale, Cơ quan Tình báo Mỹ đã tiến hành các hoạt động tình báo và hoạt động chiến tranh tâm lý trên lãnh thổ Việt Nam dưới vỏ bọc công khai là các Phòng Thông tin Mỹ đặt trụ sở ở các thành phố trong vùng Pháp chiếm đóng ngay từ năm 1946. Các đơn vị này có nhiệm vụ vừa tiến hành thu thập tình báo vừa công khai tuyên truyền chống chủ nghĩa cộng sản, đồng thời tuyên truyền gây tâm lý phục Mỹ, thích Mỹ cho dân chúng và chính binh lính ngụy để thực hiện âm mưu thay chân Pháp ở Việt Nam.

Tuy nhiên, chỉ đến khi Lansdale trực tiếp chỉ huy công tác chiến tranh tâm lý ở Việt Nam, cuộc chiến tranh tâm lý của CIA ở khu vực mới thực sự trở thành một bộ phận quan trọng đóng vai trò đắc lực trong cuộc chiến tranh  xâm lược của Mỹ ở Đông Dương.

Lansdale là con người như thế nào?

Một nhà báo phương Tây đã viết rằng Lansdale là một trong những con người kỳ lạ nhất của nhà nước Mỹ. So với những thủ lĩnh khác của CIA, sự nghiệp của Lansdale rất khác thường.

Sinh năm 1908, tại bang Michigan, Lansdale  không qua một trường đại học nổi tiếng nào. Vốn học vấn của Lansdale chỉ đủ đưa ông ta vào đời với chức làm công cho một công ty quảng cáo.

Mãi đến năm Lansdale 33 tuổi, khi nước Mỹ tham gia Thế chiến II, ông này trở thành sĩ quan không quân, được cử vào Bộ Tham mưu thuộc Cơ quan Tình báo quân sự Mỹ OSS của tướng cố vấn quân sự cho quân đội Tưởng Giới Thạch, đóng quân ở vùng biên giới bắc Đông Dương. Tất nhiên từ đó Lansdale đã làm việc tận tụy cho chủ nghĩa đế quốc Mỹ để leo lên đến chức trung tướng cầm đầu một cơ quan tình báo cỡ lớn nhất thế giới.

Bí quyết của điều kỳ lạ đó là gì?

Một nhà báo viết:

Cuộc đời của ông vẫn mang tính chất kỳ dị, được đánh dấu bằng nhiều điều ẩn khuất và nhất là vì ông luôn luôn làm cho người ta chú ý đến mình bằng cách vận dụng những phương pháp rất độc đáo.

(http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/thanhbinh1/19_bi1111-450.jpg)
Bị địch cưỡng ép và lừa mị, không ít đồng bào ta ở miền bắc - chủ yếu người theo đạo thiên chúa đã di cư “theo chúa vào nam”.

Ông ta là người đã hiểu được hình thái mới của chiến tranh. Là hiện thân của nước Mỹ: Sự gặm nhấm các thiên tính chống thực dân cổ truyền biến thành chủ nghĩa chống Cộng cứng rắn. Ông là mâu thuẫn của Chiến tranh lạnh. Ông là một người Mỹ nhưng lại am hiểu ngoại cảnh đất nước và chủ nghĩa quốc gia các địa phương ông đang làm nhiệm vụ. Là quan chức của CIA nhưng không chỉ đơn thuần là một sĩ quan tình báo, ông còn là một nhà tác chiến, một người lập chương trình, người tổ chức các mưu gian… Ông là người ít quy ước trong một cuộc chiến tranh không quy ước.

Dưới con mắt các nhà báo, Lansdale thỉnh thoảng cũng hiện ra với cái vẻ phỉnh phờ lạ lùng. Một con người hầu như ngây ngô nếu đem so sánh với những lời lẽ dài dòng, ồn ào của các nhân vật khác dưới triều Kennedy.

Đối với những chuyện có vẻ như lặt vặt nhưng đó là những phương pháp của chủ nghĩa thực dụng liều lĩnh và ứng tác có hệ thống thường dùng. Lansdale đã biến chúng thành những trò ảo thuật của những hoạt động mờ ám. Cái đó đã được CIA yêu thích từ lâu. Các nhà báo và chính Lansdale thường kể những câu chuyện thú vị đó.

Con ma A xoang và những người du kích HUK ở Philippines

Năm 1948, quân đội giải phóng quốc gia HUK có khuynh hướng cộng sản ở Philippines đang hoạt động mạnh mẽ để lật đổ chính phủ do Mỹ dựng lên. CIA đã trao nhiệm vụ chống nổi loạn cho Đại tá Lansdale.

Với biệt tài khai thác các yếu tố có lợi cho chiến tranh tâm lý trong tâm lý người bản xứ, Lansdale đã mang lại vinh quang cho chiến tranh tâm lý và CIA trong việc giúp cho giới quân sự dẹp tan nghĩa quân HUK.

Một trong những hoạt động chiến tranh tâm lý do Lansdale vạch ra dựa vào sự mê tín sợ hãi của nông dân Philippines về con ma hút máu người gọi là A xoang. Lansdale cho một toán biệt kích xâm nhập vào vùng căn cứ cộng sản và tung tin vùng này có ma A xoang. Sau hai ngày chờ cho tin đồn đã lan rộng, toán biệt kích tổ chức một trận phục kích. Họ bắt người du kích HUK đi cuối cùng, giết rồi chọc một lỗ vào cổ nạn nhân, sau đó đặt lại xác chết trên đường mòn. Du kích cộng sản cũng mê tín không kém nông dân trong vùng, thấy thế sợ và rút khỏi căn cứ.

Trường học của các cung phi

Đó là các lớp dạy tiếng Anh do các đội viên của Lansdale tổ chức ở Việt Nam cuối năm 1954 cho “mèo” (tình nhân) của các nhân vật quan trọng. Lớp học đó đã giúp cho các nhân viên CIA có điều kiện tiếp xúc với những người như người tình của viên tướng Nguyễn Văn Minh.

Bỏ đường vào ét xăng

Cũng năm 1954, trong những ngày cuối cùng của Pháp ở Đông Dương, đơn vị của Lansdale đã đi vòng quanh Hà Nội đổ đường vào thùng ét xăng các xe vận tải của Việt minh như một hành động cực kỳ ngu xuẩn. Chiến tranh đã kết thúc, một đạo quân quốc gia châu Á vừa đánh thắng một cường quốc phương Tây để giành độc lập và không ngờ nhà đại chuyên môn về du kích của Mỹ lại dùng đến cách phá hoại hết sức nhỏ nhen.

Năm 1954, Hiệp ước thành lập khối SEATO đã được ký kết ở Manila, nơi Lansdale sẽ xây dựng cho CIA căn cứ để tiến hành các hoạt động che đậy trong khu vực Đông Nam Á mà một trong các hoạt động tiếp theo là đưa các nhân viên chiến tranh tâm lý người Philippines được Lansdale đào tạo vào cuộc chiến ở Việt Nam.

Ngày 1/6/1954, Lansdale đặt chân đến Sài Gòn với sứ mệnh mới cầm đầu phái đoàn SMM (danh nghĩa là phái đoàn quân sự Sài Gòn) để thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam của Mỹ sau khi Pháp buộc phải rút khỏi Việt Nam.

Lansdale đã trải qua 3 nhiệm kỳ dài ở Việt Nam, không kể đến những chuyến đi ngắn hạn.

Những chiến dịch đầu tiên

Ngày 21/7/1954, tại Hội nghị Geneve, đại biểu Mỹ lấy cớ vắng mặt để không ký vào bản Tuyên bố cuối cùng về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Họ đã dự kiến nguy cơ về sự thành công của lãnh tụ Hồ Chí Minh sau khi bầu cử ở Việt Nam. CIA đã vạch cho Chính phủ Mỹ kế hoạch ngăn chặn làn sóng đỏ tràn xuống khu vực Đông Nam Á bằng cách dựng lên một chính phủ có thể kiểm soát được ở Nam Việt Nam.

Trong những năm sống lưu vong ở Mỹ, Ngô Đình Diệm đã lọt vào sự chú ý của CIA. Người Mỹ đã ép Pháp và Bảo Đại mời Ngô Đình Diệm về giữ chức thủ tướng miền Nam Việt Nam.

Ngày 16/6/1954, Ngô Đình Diệm về tới Sài Gòn.

Ngày 18/8/1954, Lansdale ra mắt và trở thành cố vấn cho Ngô Đình Diệm.

Lansdale đã giúp cho Diệm nhanh chóng củng cố quyền lực bằng cách gạt bỏ những nhân vật thân Pháp ra khỏi những cương vị chủ chốt trong chính phủ và sau là tiêu diệt lực lượng vũ trang của các giáo phái chịu ảnh hưởng của Pháp.

Để hỗ trợ cho Ngô Đình Diệm, Lansdale đã dàn dựng một chiến dịch chiến tranh tâm lý có tầm vóc lịch sử. Cũng như ở Philippines, Lansdale nhanh chóng nắm được những yếu tố tâm lý, lịch sử của người Việt Nam có thể lợi dụng. Đó là vấn đề Thiên chúa giáo và tâm lý mê tín còn khá nặng nề trong dân chúng.

Cuối tháng 8 năm đó, Lansdale đáp máy bay từ Sài Gòn ra Hà Nội, tiếp xúc trong vài ngày với một số giám mục đạo Thiên chúa và một số lãnh đạo đảng Đại Việt để tìm hiểu tình hình và bàn bạc âm mưu chống phá Hiệp định Geneve. Liền sau đó, Conell, phó của Lansdale cùng 6 sĩ quan bay ra Hà Nội triển khai trụ sở chính thức tại Hà Nội, Hải Phòng.

Trước đó 2 tháng, ngày 30/6/1954, Đài Phát thanh AFP của Pháp đã loan tin: Trong một cuộc họp báo, Tổng thống Eisenhower đã tỏ ý định tổ chức một cuộc di cư có kế hoạch dân chúng miền Bắc vào Nam Việt Nam nếu hiệp định đình chiến được ký kết.

Tháng 7, số tiền chi tiêu cho công việc đã được Chính phủ Mỹ chi duyệt là 45 triệu đồng tiền Đông Dương. Trong một cuộc họp báo công khai tại Hà Nội, Conell chính thức báo tin Chính phủ Mỹ đã huy động một số tàu vận tải và máy bay quân sự đưa người di cư từ Hà Nội, Hải Phòng vào Sài Gòn.

Xã hội miền Bắc vừa được giải phóng, dân chúng trong các vùng tạm chiếm còn đang vui mừng đón tự do thì bỗng nhiên bị đầu độc, rối loạn vì những nguồn tin rỉ tai truyền miệng đầy huyễn hoặc. Nào là tin hai sư đoàn quân Trung Quốc sắp tràn vào chiếm đóng miền Bắc, cách mạng về thành phố sẽ bắt mọi người phải nghỉ 7 ngày để đón tiếp, tin Mỹ sẽ ném bom nguyên tử xuống miền Bắc…

Ở các xứ đạo có người của Lansdale đồng loạt gieo rắc các luận điệu Chúa đã vào Nam, các con chiên phải đi theo Chúa, tượng Chúa nhỏ nước mắt, Đức Mẹ khóc ra máu, Đức Mẹ lắc đầu, Đức Mẹ hiện hình… Chính phủ Hồ Chí Minh sẽ cấm đạo, ai mang tượng Đức Mẹ phải đóng thuế 50 đồng, mỗi lần đi lễ nhà thờ phải trả 5 đồng, ai ở lại miền Bắc sẽ bị mất đạo, bị rút phép thông công, bị đầy xuống ngục lửa, bị tước mất linh hồn…

Ở một vài nơi, các vụ phá hoại nhà thờ đã xảy ra làm cho các tín đồ Thiên chúa giáo hoang mang. Tại các địa phận, lợi dụng các buổi thành lễ, người ta cưỡng ép giáo dân ký tên xin vào Nam. Kết hợp tâm trạng hoang mang của dân chúng và tâm lý bức bối của sai lầm do cải cách ruộng đất để lại đã hình thành tình trạng phản ứng cực đoan tập thể. Có nơi dân chúng bị kích động tập trung hàng ngàn người rào làng, đánh cán bộ, cướp vũ khí của bộ đội, gây ra xung đột đổ máu như ở Ba Làng, Quỳnh Lưu, Lưu Mỹ…

Các phương tiện thông tin của Mỹ và Chính phủ Sài Gòn chớp lấy thời cơ loan đi khắp thế giới tin Cộng sản miền Bắc không thi hành Hiệp định Geneve, đàn áp tôn giáo và yêu cầu Ủy ban quốc tế can thiệp. Ngoài biển Đông, các tàu chiến Mỹ, Pháp ngấp nghé trực sẵn để đón người di cư.

Những thủ đoạn dùng thần quyền giáo lý làm chiến tranh tâm lý đã làm cho gần một triệu người dân miền Bắc di cư vào Nam, trong đó có tới 96,5% là giáo dân, để lại nhiều tai họa cho hàng triệu gia đình giáo dân miền Bắc.

Còn CIA trong một bản tổng kết công tác về thời kỳ 300 ngày tại miền Bắc Việt Nam cho rằng, đã tạo ra một cuộc di dân ồ ạt lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đã biến một sự kiện nhỏ thành một vấn đề bi tráng.

Đội quân di cư đông đảo ấy đã giúp cho CIA làm nguồn hỗ trợ cho uy tín của Ngô Đình Diệm, làm lực lượng chiến lược bố trí bảo vệ những vùng xung yếu, quan trọng ở miền Nam Việt Nam.

Trong hồi ký “Tôi làm quân sư cho Ngô Đình Diệm”, Lansdale viết như sau:

Ngô Đình Diệm đã hội tụ được tất cả những tiêu chuẩn lý tưởng của một con bài mà Mỹ mong muốn: Chống Cộng sản về ý thức hệ, thù Việt minh về chuyện gia đình, rất thân Mỹ, đã sống lưu vong ở Mỹ, nhờ cậy Mỹ và tu ở Mỹ. Vì vậy cần phải làm tất cả để đưa Ngô Đình Diệm vào vị trí có lợi cho Mỹ nhất ở miền Nam Việt Nam.

Song song với việc thanh loại cánh thân Pháp, CIA còn ra sức lôi kéo những người do Pháp đào tạo sang hàng ngũ của Diệm.

Một trong các công cụ đã góp phần đắc lực vào việc này là các Phòng Thông tin Mỹ với các lớp tiếng Anh dành cho những sĩ quan người Việt và vợ con họ.

Chuẩn bị cho việc phế truất Bảo Đại, hàng vạn ấn phẩm do Lansdale chỉ đạo nội dung đã được phát hành gần như cho không khắp miền Nam. Trong các ấn phẩm đó, Ngô Đình Diệm được ca ngợi là nhà chí sĩ yêu nước vĩ đại liên tục đấu tranh chống phong kiến thực dân, cộng sản, thờ chúa, trọng dân, liều mình dấn thân vì dân vì chủ nghĩa quốc gia. Còn Bảo Đại thì là dòng dõi triều Nguyễn, hết du học ở Pháp thì lại lên ngôi vua, Nhật vào thì theo Nhật, Việt minh thắng đi theo Việt minh, rồi lại quay trở về với Pháp, hiện đang sống ở Pháp với cả gia đình.

Chính Lansdale còn gợi ý cho Diệm cách in phiếu trưng cầu dân ý. Loại phiếu của Ngô Đình Diệm được in màu hồng tượng trưng cho hạnh phúc và may mắn. Lá màu hồng in hình Ngô Đình Diệm với câu: Tôi bằng lòng truất phế Bảo Đại và nhìn nhận ông Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ thiết lập một chế độ dân chủ. Phiếu của Bảo Đại thì in trên nền xanh tượng trưng cho sự rủi ro và xúi quẩy. Lá xanh in hình Bảo Đại thì có câu: Tôi không bằng lòng truất phế Bảo Đại và không nhìn nhận ông Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ thiết lập một chế độ dân chủ.

Nguồn: http://antg.cand.com.vn/vi-VN/hosointepol/2011/11/76750.cand


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết (phần 2)
Gửi bởi: Mig21Bis_1 trong 03 Tháng Mười Hai, 2011, 01:31:36 am
Cuộc chiến tranh tâm lý 20 năm của Mỹ tại Việt Nam: Tiền tỉ dã tràng


Ngày 23/6/1955, cuộc lựa chọn vị nguyên thủ của quốc gia Việt Nam và thể chế chính quyền diễn ra ở phía nam vĩ tuyến 17 với sự vắng mặt của Bảo Đại. Kết quả: Ngô Đình Diệm đắc cử với 98,2% số phiếu.

Ngày 6/10, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố quyết định mở cuộc trưng cầu dân ý. Các cơ quan truyền thông phổ biến những câu nhắc nhở cử tri như:

Phiếu đỏ ta bỏ vô bì
Phiếu xanh Bảo Đại
                           ta thì vứt đi.

Ngày 23/6/1955, cuộc lựa chọn vị nguyên thủ của quốc gia Việt Nam và thể chế chính quyền diễn ra ở phía nam vĩ tuyến 17 với sự vắng mặt của Bảo Đại. Kết quả: Ngô Đình Diệm đắc cử với 98,2% số phiếu. Đại tá CIA là Lansdale, cố vấn cho Ngô Đình Diệm nói rằng: "Trong lúc tôi đi vắng, tôi không muốn bỗng nhiên nhận được tin rằng ông thắng 99,99%. Vì nếu như thế thì biết đó là âm mưu sắp đặt trước". Vì thế cho nên Diệm đắc cử với 98,2%.

Tất nhiên là kết quả diễn ra đúng với nguyện vọng của Lansdale. Ngô Đình Diệm chính thức trở thành Tổng thống của Việt Nam cộng hòa. Một mối lo ngại lớn của người cầm đầu trò chơi tâm lý chiến đã được thanh toán.

Để giữ cho chế độ thực dân kiểu mới đứng vững, Lansdale còn phải tiếp tục tiến hành nhiều công việc nữa trong sứ mệnh mờ ám của ông ta.

Cỗ xe khổng lồ

(http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/thanhbinh1/18_ngo1112-400.jpg)
Ngô Đình Diệm năm 1955 - viên sĩ quan Mỹ ngồi sau Ngô Đình Diệm là E. Lansdale.

Tại tòa nhà số 8 đường Lê Quý Đôn ở Sài Gòn có một tấm biển đề United States Information Service viết tắt là USIS. Đó là tên tổ chức Liên vụ Thông tin Hoa Kỳ ở Sài Gòn, chi nhánh của Hãng Thông tin Hoa Kỳ USIS, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn.

Với chiếc áo dân sự hiền lành, USIS không chỉ làm chức năng thông tin báo chí, nó là đầu mối chỉ đạo các hoạt động chiến tranh tâm lý và phá hoại tư tưởng của CIA ở nước ngoài. Không có một hoạt động văn hóa truyền thông nào của bộ máy đó lại không xuất phát từ chính sách đối ngoại của Nhà nước Mỹ và mưu đồ của CIA bành trướng cái gọi là sức mạnh Mỹ, lối sống Mỹ, tư tưởng Mỹ trên toàn thế giới.

USIS được giao chỉ đạo chương trình hoạt động của hàng mấy chục cơ quan văn hóa thông tin Hoa Kỳ ở Sài Gòn và các tỉnh, thành phố miền Nam Việt Nam. Các giám đốc của USIS đều là nhân viên của CIA. Thời kỳ chiến tranh ở vào giai đoạn ác liệt từ năm 1966 đến 1970 USIS được đổi tên thành JUSPAO - Joint United States Public Affairs Office.

JUSPAO có thêm bộ phận liên quan đến thông tin liên lạc của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ USAID và của Bộ chỉ huy quân sự Hoa Kỳ ở Việt Nam MACV  dưới sự chỉ đạo của Ủy ban hoạt động của Đại sứ quán Hoa Kỳ. Ủy ban này có thành phần gồm đại diện của đại sứ, Chủ tịch JUSPAO, đại diện MACV, đại diện USAID, Văn phòng trợ lý đặc biệt của Đại sứ, OSA, phụ trách các hoạt động chiến tranh tâm lý thực chất là tên gọi công khai của CIA ở Việt Nam.

Nhiệm vụ của USIS - JUSPAO trước hết là công khai tuyên truyền cho đường lối chiến tranh và văn hóa Mỹ, trợ giúp và chỉ đạo hoạt động bộ máy chiến tranh tâm lý của chính quyền Sài Gòn, trực tiếp thực hiện các chiến dịch tâm lý chiến theo yêu cầu của USAID và phục vụ cho Đoàn thanh niên tình nguyện quốc tế Mỹ IVS, tham gia chương trình bình định nông thôn, thu thập tin tức và xây dựng mạng lưới cộng tác viên cho hoạt động tình báo của CIA.

Nó có 37 cơ sở tại các tỉnh, thành phố miền Nam gồm các trụ sở đại diện, các hội Việt Mỹ, các phòng triển lãm, phòng bán sách, trường dạy Anh ngữ, các báo tạp chí như Thế giới tự do, Hương quê, Triển vọng, Đối thoại, Tạp chí Trẻ và Ban Vô tuyến VOA phục vụ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ ở Việt Nam.

Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, CIA còn sử dụng các căn cứ, các cơ sở ở Singapore, Thái Lan, Philippines vào các hoạt động tuyên truyền chiến tranh tâm lý và phá hoại miền Bắc Việt Nam. Chẳng hạn các căn cứ Mỹ ở Philippines còn là điểm huấn luyện và xuất phát cho các nhân viên tình báo và biệt kích người Việt Nam xâm nhập vào bờ biển miền Bắc và Trung Việt Nam. Một tài liệu của Larry Kiepatrick, một nhân viên CIA đã bỏ nghề tiết lộ:

Ngoài cơ sở viễn thông khổng lồ của CIA gọi là Trạm tiếp âm khu vực ở căn cứ không quân Clark, căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài, hiện ít nhất có một căn cứ quan trọng khác ở Philippines. Cách Sứ quán Mỹ ở Manila khoảng 1 dặm có một cơ sở được gọi là Trung tâm Dịch vụ khu vực RSC. Mặc dù danh nghĩa bề ngoài hoạt động của nó được sự bảo trợ của tổ chức thông tin quốc tế ICA, cơ sở in cực kỳ hiện đại này hoạt động như một nhà máy tuyên truyền công khai và bí mật cho CIA.

Với khả năng sản xuất một số lượng lớn tạp chí, áp phích, truyền đơn và các loại tài liệu khác có màu sắc rất đẹp và in ra bằng ít nhất 14 thứ tiếng châu Á. Sản phẩm của cơ sở này đã nhận được bằng khen của Bộ Quốc phòng Mỹ vì những đóng góp vào toàn bộ nỗ lực chiến tranh tâm lý nói chung. Một nguồn tin ở Manila còn cho biết RSC là nguồn sản xuất giấy bạc giả để đem thả bằng máy bay xuống miền Bắc Việt Nam.

Ngoài các chuyên viên chiến tranh tâm lý của Anh, Australia được mời làm cố vấn cho chính quyền Sài Gòn, các cơ quan chiến tranh tâm lý của  Nam Hàn, Đài Loan cũng tham gia hỗ trợ cho chiến tranh tâm lý ở Việt Nam.

Hệ thống tổ chức bộ máy chiến tranh tâm lý của chính quyền Sài Gòn rất lớn gồm ba bộ phận:

Bộ phận hành chính dân sự

Do phụ tá đặc biệt cho tổng thống về các vấn đề chính trị và văn hóa điều hành, bộ phận này chỉ đạo công tác chiến tranh tâm lý trong phạm vi toàn quốc, cả dân sự và quân sự. Từ năm 1968 về trước, cơ quan này chỉ đạo chung về chiến tranh tâm lý lấy tên là Ủy ban Điều hợp tâm lý chiến. Năm 1969, nó đổi thành Ủy ban Động viên chính trị. Sang năm 1970 lại đổi ra Ủy ban Thông tin đại chúng.

Tính chất đặc biệt của ủy ban này là sự tập trung chỉ đạo rất cao. Ủy ban trung ương do thủ tướng làm chủ tịch, Phó thủ tướng làm Phó chủ tịch, Tổng trưởng Thông tin làm tổng thư ký, Tổng cục trưởng Chiến tranh chính trị và Bộ trưởng các Bộ làm ủy viên. Còn các ban thông tin đại chúng ở các cấp thì do chính thủ trưởng các cơ quan đó làm trưởng ban.

(http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/thanhbinh1/19_lansdale1112-450.jpg)
Lansdale cùng Allen Dulles - phó giám đốc CIA từ năm 1951 đến 1953 và tướng Cabel.

Ngoài cơ quan chỉ đạo chung như đã nói ở trên còn có các cơ quan đặc trách về chiến tranh tâm lý như:

Bộ Thông tin sau đổi thành Tổng ủy Dân vận, rồi Bộ Dân vận và Chiêu hồi. Cuối cùng là Bộ Thông tin chiêu hồi.

Bộ Thông tin chiêu hồi phụ trách thông tin tuyên truyền trong và ngoài nước. Hệ thống của nó xuống tới các quận, huyện gọi là Chi thông tin chiêu hồi.

Ở một số cơ quan có liên quan đến chương trình chiến tranh tâm lý như Cảnh sát quốc gia,  Xây dựng nông thôn, Phát triển sắc tộc… có Nha Chiến tranh tâm lý để phối hợp với Bộ Thông tin chiêu hồi thực hiện chương trình chiến tranh tâm lý trong nội bộ cơ quan và bên ngoài.

Bộ phận do Mỹ trực tiếp phụ trách

Trước hết là hệ thống đài phát thanh bí mật do Mỹ tổ chức và trực tiếp điều hành hoạt động. Hệ thống này gồm có Đài Phát thanh Tự Do, Đài Phát thanh Mẹ Việt Nam, Đài Phát thanh Gươm thiêng Ái quốc, Đài Phát thanh Giải phóng Nam Bộ.

Đài phát thanh Tự Do.

Đài Phát thanh Mẹ Việt Nam. Trụ sở của đài này đặt ở số 7 đường Hồng Thập Tự, Sài Gòn. Các trạm phát sóng của nó đặt ở Thủ Đức, Cát Lở, Vũng Tàu và Thanh Lam, Huế.

Đài Phát thanh Gươm thiêng Ái quốc. Đài Phát thanh Giải phóng Nam Bộ. Đến năm 1973, Mỹ mới giao Đài Phát thanh Tự Do cho Tổng cục Chiến tranh chính trị quân đội Sài Gòn, chỉ giữ lại Đài Phát thanh Mẹ Việt Nam cho tới trước ngày 30/4/1975  thì tháo gỡ máy móc và đưa một số lớn nhân viên sang Mỹ.

Theo lời khai của một số nhân viên làm việc ở Đài Phát thanh Mẹ Việt Nam và căn cứ vào cơ sở vật chất còn để lại thì các đài Mẹ Việt Nam, Gươm thiêng Ái quốc, Giải phóng Nam Bộ chỉ có một cơ sở kỹ thuật chung là Đài Mẹ Việt Nam. Còn Gươm thiêng Ái quốc và Giải phóng Nam Bộ chỉ là một chương trình phát thanh của Đài Mẹ Việt Nam mà thôi.

Bộ phận Chiến tranh tâm lý của Quân đội Việt Nam cộng hòa

Bộ phận chiến tranh tâm lý của quân đội Sài Gòn được tổ chức theo hệ thống dọc từ trung ương xuống tới cấp trung đội dân vệ do Mỹ chỉ huy có sự cộng tác của chuyên gia chiến tranh tâm lý Đài Loan, Australia, Philippines, Nam Hàn.

Ngay từ năm 1955 chính quyền Sài Gòn đã thành lập Nha Chiến tranh tâm lý thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa. Hoạt động của Nha Chiến tranh tâm lý chủ yếu là những buổi truyền thanh, truyền hình, ấn loát, chiếu bóng và trình diễn văn nghệ. Hai phương tiện chính là Đài Phát thanh Quân đội và tờ báo Chánh Đạo. Các buổi phát thanh trên đài có những chương trình tân nhạc như "Nhạc thời chinh chiến" và "Tiếng ca gửi người tiền tuyến". Ngoài ra là "Chương trình Thép Súng" trên Đài truyền hình hay "Chương trình Dạ Lan" trên radio VTVN.

Nha Chiến tranh tâm lý cũng tổ chức những khóa học cho quân nhân ở trụ sở số 15 đường Lê Thánh Tôn, Sài Gòn. Ban nhạc AVT thành lập năm 1958 với 3 ca sĩ Anh Linh, Vân Sơn và Tuấn Đăng là một trong những nhóm văn nghệ của Nha Chiến tranh tâm lý.

Đến năm 1965, Nha Chiến tranh tâm lý được tổ chức thành Tổng cục Chiến tranh chính trị trực thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa, là cơ quan chỉ đạo, chỉ huy ngành chiến tranh tâm lý trong quân đội Sài Gòn. Bộ máy của nó rất lớn, có đài phát sóng riêng, có cơ sở in truyền đơn, báo chí và tài liệu chiến tranh tâm lý, có các cục nghiệp vụ, có hai trường đào tạo cán bộ chiến tranh tâm lý, Trường đại học Chiến tranh chính trị Đà Lạt, Trung tâm Huấn luyện cán bộ tâm lý chiến, các Nha tuyên úy Công giáo, các tiểu đoàn chiến tranh chính trị, các đại đội Dân sự vệ, Biệt đoàn văn nghệ trung ương.

Tại các Bộ tư lệnh Không quân, Hải quân, Lục quân, các quân khu, các binh chủng, sư đoàn, quân trường, trung đoàn, liên đoàn, tiểu khu và cấp tương đương đều có khối chiến tranh tâm lý. Cấp tiểu đoàn có sĩ quan phụ tá chiến tranh tâm lý và một số ủy viên chiến tranh tâm lý giúp việc. Cấp đại đội, trung đội thì đại đội phó và trung đội phó phụ trách chiến tranh tâm lý. Cho đến năm 1970, quân số làm chiến tranh tâm lý đã chiếm 1/5 quân lực của quân đội Sài Gòn.

Bộ máy chiến tranh tâm lý của quân đội Sài Gòn được giao nhiệm vụ “phản tuyên truyền hạ uy thế cộng sản, tranh thủ nhân dân, nhất là nông dân, tách rời tâm hồn và tư tưởng của nhân dân ra khỏi cách mạng. Về chiến lược phải xây dựng cho nhân dân lập trường quốc gia, ý thức hệ dân chủ tự do để giữ lòng tin đối với chế độ Sài Gòn và tạo cho dân có cơ sở lý luận chống lại cách mạng một cách tích cực, vững chắc”.

Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã chi cho ngành chiến tranh tâm lý ngân sách rất lớn. Chỉ riêng ngành vô tuyến truyền thanh truyền hình năm 1972 được JUSPAO chi tới 20 triệu USD. Theo kế hoạch phát triển hệ thống thông tin 4 năm 1974-1977 của chế độ Sài Gòn thì cấp xã sẽ được trang bị máy truyền hình, xây trạm thông tin, phòng trưng bày tranh ảnh và đọc sách, có dụng cụ âm thanh và nhạc cụ. Cấp ấp có bảng thông tin, chòi phát thanh, máy ghi âm, loa thiếc, khẩu hiệu cho mỗi gia đình, lập các hội văn thơ nhạc họa cho giới trẻ để tuyên truyền tác động tư tưởng. Ngân sách cho kế hoạch này dự chi là 6.802.585 USD.

Trong một tài liệu của Trần Văn An, cố vấn đặc biệt về chính trị và văn hóa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho biết nếu như chưa thất bại thì chính quyền Sài Gòn sẽ nâng cao tầm vóc hơn nữa của bộ máy chiến tranh tâm lý để giành lại thế thắng. Họ sẽ nâng Bộ Thông tin chiêu hồi thành Bộ Chính trị và chi phí hoạt động có ngân sách ngang với ngân sách của Bộ Quốc phòng.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Mười Hai, 2011, 11:18:43 am
Các bác trong Quân chủng đi đâu hết cả rồi. Đành mạn phép bàn vậy:

1/ Cần xác định xem Lê Văn Vọng, người viết bút ký ấy là ai. Bài phóng sự ấy có đáng tin không?

2/ Lực lượng ra đa và phòng không lúc đó (tháng 6/1972) bố trí lúc đó thế nào. Đường bay cụ thể của chiếc máy bay ấy ra sao. Sao tháng 12 phát hiện được B.52 mà lần đó lại không phát hiện được ?

3/ Nói gì thì nói, Mỹ vẫn rất ngại hệ thống phòng không Hà Nội. Mỗi khi bay vào, nào là nghi binh đánh lạc hướng, nào là đủ các loại nhiễu (kể cả rải nhiễu tiêu cực rất cầu kỳ), đánh phá sân bay, chế áp tên lửa, lại phải đi đội hình lớn hy vọng nhiễu của máy bay này che phủ cho máy bay khác,... Hơn nữa B.52 lúc đó còn đang ra oai với thế giới (nếu rơi sẽ mất thiêng, lộ kỹ thuật quân sự). Liệu 1 chiếc có dám đơn độc bay vào không ? Mỹ có dám liều lĩnh thế không ?

4/ Nếu cho đó là 1 đòn trinh sát hỏa lực cũng không có cơ sở và không cần thiết vì Mỹ có nhiều nguồn thông tin chắc chắn và an toàn hơn.

Vậy có thể như bác altus dự đoán:

Không chừng lại nhầm với F-4 bay cao 10km rồi. ;)





Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: fddinh trong 20 Tháng Mười Hai, 2011, 08:57:51 am
Các bác có ai biết về việc này http://chodoxua.com/showthread.php/221-Hệ-thống-viễn-thông-ICS-Di-sản-vàng-của-cuộc-chiến-tranh-Việt-Nam không ạ?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: VMH trong 21 Tháng Mười Hai, 2011, 08:04:04 pm
Hệ thống này là có thật, còn nó có phải "kho vàng" hay không, có phải hiện đại nhất trong các trạm ICS nước ngoài của Mỹ hay không thì phải người trong ngành mới đánh giá được. Hình dưới đây được chụp ở Sơn Trà năm 1975.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: china trong 21 Tháng Mười Hai, 2011, 09:31:47 pm
Cái đài ra đa Phú Lâm hồi nhỏ bọn em chui rào vào trộm sắt vụn, bắt cá hoài có thấy vàng gì đâu ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: altus trong 21 Tháng Mười Hai, 2011, 09:34:10 pm
Có khi nó từng là kho vàng thật, nhưng sau khi bị quân ta dùng B-40 phụt (xạ thủ hình như bị xử tử tại chỗ) và AK lia - theo thông tin "đã công bố" - ngay trên diễn đàn mình, và ăng-ten bị đập khi đi qua Cầu Chui (hình như thế) thì rất có thể giá trị đã giảm một số phần. :-X


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: fanlong74 trong 21 Tháng Mười Hai, 2011, 10:03:49 pm
Có khi nó từng là kho vàng thật, nhưng sau khi bị quân ta dùng B-40 phụt (xạ thủ hình như bị xử tử tại chỗ) và AK lia - theo thông tin "đã công bố" - ngay trên diễn đàn mình, và ăng-ten bị đập khi đi qua Cầu Chui (hình như thế) thì rất có thể giá trị đã giảm một số phần. :-X
không biết các trạm khác thế nào chứ trạm anten Sơn trà thì được bên HQ vùng 3 canh gác nghiêm ngặt hồi 8x.
Bây giờ thì chụp ảnh tương đối dễ dàng  :)


Tiêu đề: Trạm ICS Monkey Mountain đóng tại bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẵng)
Gửi bởi: fddinh trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 03:17:31 pm
Em lấy vài tấm hình trong link trên về đây

(http://www.vspa.com/aspprotect/images/dn-mm-main-gate-dave-hechler-2-1968.jpg)

(http://www.wardogs.com/images/205mmb.jpg)

(http://farm4.static.flickr.com/3031/2718537168_48fd0de616_o.jpg)


Tiêu đề: Những chiến dịch điển hình
Gửi bởi: fddinh trong 03 Tháng Giêng, 2012, 05:40:05 pm
Nhà văn Hoàng Hải Thủy, người đã làm chủ bút tạp chí Triển vọng của USIS trước đây cho biết các nhân viên người Mỹ ở USIS đã tung tiền bạc để tạo ra một đội ngũ phóng viên, văn nghệ sĩ có thể hoạt động phục vụ cho các ý đồ tâm lý chiến. Chẳng hạn USIS giúp ngân khoản cho một số nhà văn xuất bản báo. Tạp chí Sáng Tạo của Mai Thảo là một ví dụ. USIS đã trả hết tiền in, tiền giấy báo. Tiền bán báo Mai Thảo sử dụng để trả tiền bài viết.

Trong vụ xử án một nhóm văn nghệ sĩ của chế độ cũ hoạt động tuyên truyền phản cách mạng ở TP HCM năm 1984 có nhà văn Hoàng Hải Thủy, người đã làm chủ bút tạp chí Triển vọng của USIS trước đây.

Hoàng Hải Thủy sinh năm 1930 tại Hà Đông, tham gia kháng chiến chống Pháp năm 1947, về thành năm 1950, theo gia đình vào Sài Gòn năm 1951, lần lượt làm việc cho cơ quan Viện trợ Mỹ USOM, rồi nhật báo Sài Gòn mới, báo Tiền Tuyến, báo Chính Luận, Sống, Sóng Thần, rồi cuối cùng là USIS.

Trong một bản tự thuật, Hoàng Hải Thủy kể về một bài phóng sự đầu tiên trong đời như sau:

Năm 1955, biết tôi muốn về thăm Hà Nội, Tổng trưởng Thông tin Phạm Xuân Thái đặt yêu cầu và cấp tiền máy bay cho tôi đi Hà Nội.

Trở về Sài Gòn tôi đã viết phóng sự đầu tiên “Đường về Hà Nội đỏ”. Trong phóng sự này tôi đã trình bày những cảnh tiêu cực mà tôi thấy ở Hà Nội như cảnh các nhà buôn đều đóng cửa, bị cán bộ đến kiểm kê hàng hóa và trưng thu tiền thuế, cảnh các rạp chiếu bóng vắng khách, chỉ lèo tèo có dăm bảy người xem đa số là bộ đội từ xa về Hà Nội, những lời ca thán của giới tiểu thương trong số các gia đình chị tôi, cảnh những người đi ở mướn tối đến phải đi họp hoặc học tập chính trị trong các khu phố. Tôi xuyên tạc, tôi thổi phồng một số sự kiện khác như việc miền Bắc thiếu gạo, thiếu nhu yếu phẩm…

Báo Ngôn Luận trả tôi 5.000 đồng cho phóng sự này.

(http://antg.cand.com.vn/Uploaded_ANTG/thanhbinh1/19_bo1113-450.jpg) Bộ tem chiến dịch Chiêu Hồi.

Khi được báo Tiền Tuyến - tờ báo của quân đội Sài Gòn mời về, Hoàng Hải Thủy được giao viết nhiều kỳ phóng tác những tiểu thuyết trinh thám có chủ đề chống Cộng.

Nội dung của những tiểu thuyết này là diễn lại những cuộc đấu tranh bí mật giữa các điệp viên tư bản và các điệp viên xã hội chủ nghĩa. Điệp viên Anh - Mỹ được mô tả như những mẫu người hùng quang minh chính đại, còn điệp viên Liên Xô được tả như những mẫu người khát máu tàn ác. Tất nhiên là ở phần cuối truyện, các điệp viên Anh - Mỹ đều là người chiến thắng.

Hoàng Hải Thủy cho biết các nhân viên người Mỹ ở USIS đã tung tiền bạc để tạo ra một đội ngũ phóng viên, văn nghệ sĩ có thể hoạt động phục vụ cho các ý đồ tâm lý chiến. Chẳng hạn USIS giúp ngân khoản cho một số nhà văn xuất bản báo. Tạp chí Sáng Tạo của Mai Thảo là một ví dụ. USIS đã trả hết tiền in, tiền giấy báo. Tiền bán báo Mai Thảo sử dụng để trả tiền bài viết.

USIS cũng cấp giấy in cho một số báo, hội đoàn văn nghệ sĩ hoặc gửi hẳn sang Manila in cho một số tác phẩm hoặc một số báo. Võ Phiến, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mạnh Côn, Chu Tử thường nhận được những sự giúp đỡ như vậy. Một số người cộng tác thân thiết với Mỹ còn được mời đi dự hội thảo ở Mỹ, được đặt bài viết theo chủ đề của USIS và được trả nhuận bút rất cao. Khi dịch tiểu thuyết “Tầng đầu địa ngục” của Soljenitsin trong có 2 tháng, Hoàng Hải Thủy được trả 20.000 đồng, một số tiền khá lớn.

Hoàng Hải Thủy cũng tiết lộ một số văn nghệ sĩ đã được bố trí đưa đi Mỹ trước 30/4/1975 để tổ chức các tờ báo lưu vong như Phạm Kiêm Vinh, Đỗ Ngọc Yến, Đỗ Quý Toàn, Việt Định Phương, Nguyễn Thanh Hoàng…

Trong một tài liệu thu được ở Bộ Thông tin chiêu hồi, kế hoạch công tác tâm lý chiến trong 20 năm được tổng kết và hoạch định như sau:

Giai đoạn 1954-1960: Tuyên truyền Cộng sản tam vô, tàn ác, miền Bắc đói kém, bảy người leo một cọng đu đủ không gãy.

Giai đoạn 1961-1964: Quốc sách Ấp chiến lược tách dân ra khỏi quân đội cách mạng. Phô trương sức mạnh quân đội Việt Nam Cộng hòa. Tổ chức Thanh niên chiến đấu tại các làng xã. Truyền đơn. Chiêu hồi.

Giai đoạn 1965-1969: Các đoàn Công dân vụ và Vũ trang tuyên truyền. Đoàn ngũ hóa thanh niên Công giáo và nhân dân tự vệ. Đoàn cán bộ xây dựng nông thôn. Thành lập trung tâm điều động tâm lý chính trị các quân khu, tiểu khu để phối hợp các cơ quan quân sự, dân sự. Tại quân khu 1,2,3 lập các trung đội võ trang tuyên truyền chiêu hồi. Các chương trình phát thanh đặc biệt của Đài Tiếng nói Tự do, Đài Gươm thiêng Ái quốc.

Giai đoạn 1970-1975: Đài Mẹ Việt Nam. Truyền đơn. Kế hoạch Tiếng gọi của Tổ quốc.

Để phục vụ cho các chương trình Tâm lý chiến của từng giai đoạn, chính quyền Sài Gòn đã chi cho bộ máy chiến tranh tâm lý dân sự và quân sự rất nhiều cơ sở kỹ thuật và phương tiện.

Để phát thanh thì dùng máy phát mạnh 10KW sóng trung có thể phát sóng trên toàn miền Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Đầu năm 1967, phát sóng 12 giờ một ngày. Năm 1970 tăng lên 46 giờ một ngày trên nhiều tần số. Riêng Đài Tiếng nói Hoa Kỳ phát 17 giờ một ngày cho riêng Bắc Việt Nam.  Từ giữa năm 1967 đến 1971, số giờ phát của đài này cho các chương trình vào Việt Nam còn tăng gấp ba lần với nhiều sóng khác nhau.

Tham gia vào các chiến dịch phát thanh do Mỹ chỉ đạo còn có Đài Châu Á Tự do đặt ở Nam Hàn.

Các cơ sở sản xuất ấn phẩm phục vụ chiến tranh tâm lý của quân đội Sài Gòn mỗi ngày sản xuất 1.000.000 truyền đơn khổ 11x14cm hoặc 100.000 bích chương khổ 44x57cm hoặc 100.000 sách loại tìm hiểu học tập khổ 11x14cm dày 16 trang không xếp đóng hoặc 50.000 quyển khổ 14x22 cm dày 16 trang hoặc 5.000 quyển 32 trang in khổ 21x27 cm hoặc 160.000 khẩu hiệu 22x27cm hoặc 50.000 phụ trang báo Tiền Tuyến 2 mặt, hai màu cỡ 44x57cm.

Theo Hãng AP tiết lộ ngày 20/11/1966 thì số truyền đơn mà Mỹ rải xuống miền Bắc Việt Nam đã đủ để cuốn hai vòng đường xích đạo, tức là dài 80.153.184km. Tháng 3/1969 đã rải 713,4 triệu tờ truyền đơn bằng máy bay và rải 3,3 triệu tờ bằng tay. Đến năm 1973 trung bình hàng tháng rải 60 triệu truyền đơn.

Máy bay C130 mỗi lần bay có thể rải được 11 triệu tờ truyền đơn. Trong các truyền đơn rải xuống miền Nam có rất nhiều tờ giấy thông hành có quốc kỳ 6 nước đồng minh Hoa Kỳ, Australia, Thái Lan, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Philippines, có ảnh một lính Cộng hòa chỉ đường cho một bộ đội Cộng sản và lời kêu gọi bộ đội Cộng sản “quay về với đồng bào” do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký tên.

Trong các truyền đơn ném xuống miền Bắc có nội dung biện hộ cho sự ném bom dã man của Mỹ, kêu gọi nhân dân miền Bắc hãy lánh xa tất cả các mục tiêu quân sự và đường giao thông, kêu gọi nhân dân miền Bắc giúp đỡ phi công Mỹ bị bắn rơi và hứa thưởng 50 lạng vàng, có chữ ký của Bunker Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn.

Một trong những tờ truyền đơn mà cơ quan tâm lý chiến Mỹ và Sài Gòn cho là thành công nhất có lời kêu gọi binh lính Cộng sản quay về với gia đình, nói về nỗi khổ sở đói rét ở Trường Sơn, nỗi buồn chán và tâm tình nhớ quê hương với cả một bài thơ dài gửi mẹ ở hậu phương.

Cùng với truyền đơn, còn có hàng triệu tờ giấy bạc giả một đồng được thả xuống miền Bắc làm suy yếu lòng tin của nhân dân đối với đồng tiền Ngân hàng Việt Nam. Các đồng tiền giả này không cần giống y như tiền thật nhưng quan trọng là các dòng chữ kèm theo: Đồng tiền ngày càng mất giá và hàng hóa ngày càng khan hiếm, giá hàng sẽ còn lên cao. Tiết kiệm của bạn sẽ trở thành những mẩu giấy không có giá trị. Hoặc: Hãy đề phòng một cuộc đổi tiền tương tự năm 1959. Các bạn có thể mất hết của cải và kết quả mồ hôi nước mắt của các bạn.

Một trong những chiến dịch kéo dài và có quy mô rộng lớn khắp miền Nam là kế hoạch chiêu hồi lôi kéo cán bộ và chiến sĩ Quân giải phóng đầu hàng trở về với chính quyền Sài Gòn. Chương trình Chiêu hồi phát động dưới thời Đệ nhất Cộng hòa vào đầu năm 1963 dùng hai mẫu thực nghiệm: chương trình EDCOR của  Philippines để chiêu dụ lực lượng Cộng sản  Hukbalahap và chương trình của Sir Robert Thompson thuộc quân đội Anh để bình định Malaysia.

Bản tuyên cáo của  Ngô Đình Diệm ngày 17/4/1963 mở đầu chiến dịch Chiêu hồi bằng cách kêu gọi quân đội đối phương trở về với "chính nghĩa quốc gia". Chương trình này trực thuộc Bộ Công dân vụ dưới quyền của Bộ trưởng Ngô Trọng Hiếu và một thời mang tên Phong trào Chiêu tập Kháng chiến Lầm đường.

Sau năm 1963 thì phân ban Chiêu hồi trực thuộc Phủ Thủ tướng. Năm 1965 thì chuyển sang Bộ Thông tin. Sang thời  Đệ nhị Cộng hòa thì Chính phủ nâng Phủ Đặc ủy Dân vận Chiêu hồi thành Bộ Chiêu hồi riêng để điều hành hệ thống Chiêu hồi trên khắp 44 tỉnh thành của bốn  vùng chiến thuật. Mỗi tỉnh đều có Ty Chiêu hồi.

Năm  1967, chính phủ  Sài Gòn đưa ra chính sách "Đại đoàn kết". Theo đó thì các thành phần “hồi chánh” không những được giúp đỡ để tái định cư và đoàn tụ cùng gia đình mà còn được trưng dụng tài năng tương xứng với công việc ở bên kia chiến tuyến. Chính sách này chưa mấy đắc dụng thì cuộc  Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 xảy ra. Sự kiện này làm gián đoạn chương trình Chiêu hồi vì tình hình an ninh bất ổn, nhưng đến năm 1969 thì số lượng hồi chánh lại tăng, đạt tổng số 47.023 người cho năm 1969.

Trong thời gian từ năm 1963 đến 1973, chương trình Chiêu hồi thu nhận hơn 194.000 người hồi chánh.

Người hồi chánh được chuyển vào 1 trong hơn 200 trại để học tập chính trị trong thời gian từ 4 đến 6 tuần. Cùng lúc đó họ được phát quần áo và thức ăn, đến khi xuất trại thì trả về nguyên quán hoặc định cư ở những vùng ấn định. Một số được tuyển dụng vào Cục Tâm lý chiến.

Ngày  18/2/1973, Bưu chính Việt Nam Cộng hòa cho phát hành con tem "Chiêu hồi" trị giá 10 đồng, kỷ niệm người hồi chánh thứ 200.000.

Bộ máy chiêu hồi trong guồng máy chiến tranh tâm lý cũng được chính quyền Sài Gòn hết sức chú ý và đẩy lên mức phát triển cao nhất trong thời Nguyễn Văn Thiệu. Cho tới trước ngày 30/4/1975, Bộ Chiêu hồi do Hồ Văn Châm làm Tổng trưởng đã có 53 trung đoàn chiêu hồi ở khắp các tỉnh thành với 80 đội chiêu hồi và quân số là 7.222 tên.

Trong cuốn “Những hoạt động phá hoại và lật đổ của CIA ở Việt Nam” tác giả Dương Thông và Lê Kim viết:

Theo nhận xét của nhiều nhân viên CIA đã từng làm cố vấn cho ngụy trong cơ quan chiêu hồi, lôi kéo những người thuộc lực lượng đối phương chạy sang hàng ngũ quốc gia không phải là vấn đề mới. George Soripheus một chuyên gia chiêu hồi của CIA đã từng làm một luận án về vấn đề này. Trong luận án này đã rút ra nhiều kinh nghiệm từ những bài học của quân đội Anh tại Malaysia sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Edward Lansdale, một điệp viên CIA Hoa Kỳ làm cố vấn cho Tổng thống Philippines cũng đúc kết được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc mua chuộc, lôi kéo dụ dỗ nhiều phần tử ly khai trong hàng ngũ quân đội giải phóng Hukbalahap do Đảng Cộng sản lãnh đạo quay trở về quy thuận Tổng thống Magsasay. Phòng Nhì của quân đội thực dân Pháp trong suốt cuộc chiến tranh Đông Dương 1946-1955 cũng đã thực hiện nhiều âm mưu thủ đoạn lôi kéo những phần tử thoái hóa trong lực lượng kháng chiến đầu hàng bọn chúng.

Như vậy có nghĩa là CIA đã kết hợp những kinh nghiệm của bản thân cộng với kinh nghiệm của đế quốc Anh và thực dân Pháp để hoàn chỉnh cái gọi là Công tác chiêu hồi mà chúng đã truyền lại cho chế độ Sài Gòn suốt từ thời Ngô Đình Diệm đến thời Nguyễn Văn Thiệu.

Những người đầu hàng phản bội chạy sang hàng ngũ địch đã được khai thác và sử dụng đắc lực vào công tác chiến tranh tâm lý trong bộ máy chiêu hồi. Bộ máy chiêu hồi của Mỹ và Sài Gòn đã dùng đến 50 chiếc máy bay OV10, O2B có máy ghi âm và băng ghi âm sẵn, đài phát công suất 1.000W ghi tiếng nói của các chiêu hồi viên bay và phóng thanh trên các hành lang, khu căn cứ để tác động vào tinh thần cán bộ chiến sĩ giải phóng.

***

Với âm mưu xảo quyệt và với mọi cố gắng đầu tư cho vũ khí chiến tranh tâm lý nhằm hỗ trợ cho quân đội giành thắng lợi trên chiến trường, cuộc chiến tranh tâm lý của Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở nước ta trong suốt 20 năm, có nơi, có chỗ thu được kết quả nhất định, gây nhiều khó khăn, trở ngại cho cho cuộc kháng chiến thống nhất đất nước của dân tộc ta nhất là những thời điểm cách mạng gặp khó khăn.

Nhưng kết cục của cuộc chiến tranh giải phóng với chiến thắng 30/4/1975 cuộc chiến tranh tâm lý cũng như cuộc chiến tranh quân sự của đế quốc Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã thất bại thảm hại, không thể khuất phục nổi tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, ý chí bảo vệ độc lập tự do của nhân dân ta.

Một chuyên gia nghiên cứu xung đột ở Thụy Điển, Berty Hadmann đã rút ra nguyên nhân thất bại của cuộc chiến tranh tâm lý khổng lồ do Mỹ và đồng minh tiến hành ở Việt Nam là họ đã gặp phải một cuộc phản chiến tranh tâm lý của những người Cộng sản Việt Nam như là một chiến dịch chiến tranh tâm lý lớn nhất trong lịch sử được sự ủng hộ của dân chúng, được kết hợp với một mức độ rộng lớn và tài tình nhất trong lịch sử.

http://antg.cand.com.vn/vi-vn/hosomat/2011/12/76821.cand


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: 2007CT06 trong 18 Tháng Giêng, 2012, 01:59:43 pm
Kính gửi các chú các bác trong diến đàn.
Cháu thuộc lớp sinh sau đẻ muộn, kiến thức về lịch sử dân tộc ngoài sách vở nhà trường thì hầu như không có gì khác cả.
Gần đây cháu vào topic này
http://www.lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=23691
Quả thực cháu không biết phải biện bác thế nào vì những gì hiểu biết về vấn đề người bị xử chém thời Diệm của cháu ngoài câu"lê máy chém" trong sách giáo khoa thì chỉ còn 1 tý trong cuốn "miền nam Việt Nam từ sau trận Điện Biên Phủ" của cụ Nguyễn Khắc Viện, cùng  lần nhớ mang máng có thấy trong bảo tàng lịch sử quân sự, không thể đem ra ngay để chống chế được
Vậy cháu mong các ú, các bác nào có nhiều hiểu biết về giai đoạn này ra tay giúp đỡ để tránh tình trạng có người bị mơ hồ thật giả


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: fddinh trong 18 Tháng Giêng, 2012, 02:42:07 pm
Kính gửi các chú các bác trong diến đàn.
Cháu thuộc lớp sinh sau đẻ muộn, kiến thức về lịch sử dân tộc ngoài sách vở nhà trường thì hầu như không có gì khác cả.
Gần đây cháu vào topic này
http://www.lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=23691
Quả thực cháu không biết phải biện bác thế nào vì những gì hiểu biết về vấn đề người bị xử chém thời Diệm của cháu ngoài câu"lê máy chém" trong sách giáo khoa thì chỉ còn 1 tý trong cuốn "miền nam Việt Nam từ sau trận Điện Biên Phủ" của cụ Nguyễn Khắc Viện, cùng  lần nhớ mang máng có thấy trong bảo tàng lịch sử quân sự, không thể đem ra ngay để chống chế được
Vậy cháu mong các ú, các bác nào có nhiều hiểu biết về giai đoạn này ra tay giúp đỡ để tránh tình trạng có người bị mơ hồ thật giả
Xem cái này http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1229.msg19187#msg19187
và của bác altus http://ttvnol.com/f_533/1034157 đi


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: jasmine2011 trong 01 Tháng Hai, 2012, 01:19:46 pm
Các bác cho em hỏi: Có phải trong KCCM, đáng lẽ chúng ta đã có thể dùng Mig-25 và tên lửa chống hạm để làm một vài trận Manvinat; nhưng vì lí do Mĩ dọa dùng bom nguyên tử nên Liên Xô đã không thể viện trợ cho Việt Nam? Nếu đúng thì có thể cho em cái nguồn được chứ ạ?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 01 Tháng Hai, 2012, 02:53:22 pm
Các bác cho em hỏi: Có phải trong KCCM, đáng lẽ chúng ta đã có thể dùng Mig-25 và tên lửa chống hạm để làm một vài trận Manvinat; nhưng vì lí do Mĩ dọa dùng bom nguyên tử nên Liên Xô đã không thể viện trợ cho Việt Nam? Nếu đúng thì có thể cho em cái nguồn được chứ ạ?

Có lẽ cái này mãi mãi chỉ là "trà chanh - chém gió",  ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: HAN_DCT trong 01 Tháng Hai, 2012, 03:16:47 pm
Các bác cho em hỏi: Có phải trong KCCM, đáng lẽ chúng ta đã có thể dùng Mig-25 và tên lửa chống hạm để làm một vài trận Manvinat; nhưng vì lí do Mĩ dọa dùng bom nguyên tử nên Liên Xô đã không thể viện trợ cho Việt Nam? Nếu đúng thì có thể cho em cái nguồn được chứ ạ?
Bạn thử vào www.bocphet.alo có khi sẽ tìm thấy đấy ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Ca_Pố_Sai trong 01 Tháng Hai, 2012, 03:59:36 pm
Các bác cho em hỏi: Có phải trong KCCM, đáng lẽ chúng ta đã có thể dùng Mig-25 và tên lửa chống hạm để làm một vài trận Manvinat; nhưng vì lí do Mĩ dọa dùng bom nguyên tử nên Liên Xô đã không thể viện trợ cho Việt Nam? Nếu đúng thì có thể cho em cái nguồn được chứ ạ?
Đỏ: Bác cho em hỏi bác đọc/nghe từ nguồn nào/ai nói như thế? Bác trích dẫn hay nêu tên cụ thể nguồn hoặc người viết/nói như thế cho bác hộ em phát?

Cái đỏ bác làm không được thì cái xanh lá em có thể trả lời với bác là: Cướp ở đâu ra! ;D

Mà cái Mavinat đến tận năm 1982 lận, sớm hơn, quãng năm 1972 nếu có thì là bố của Mavinat chứ Mavinat tuổi gì so sánh.

Mig-23, đến giờ VN còn chưa có nói gì đến Mig-25 trong thời điểm những năm 60 - 70 của thế kỷ trước.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: selene0802 trong 08 Tháng Hai, 2012, 12:12:30 am
Nhân có cái bản đồ của bác TNTL

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,23291.msg356080.html#msg356080

Em tranh thủ hỏi phát. Em đi Bà Nà, tức đỉnh 1487 trong bản đồ, thì khu vực thấp hơn định khoảng 30-50m, tại một góc khá bằng phẳng, có mấy căn biệt thự cổ, nhìn thẳng về biển được. Tại đây, anh hướng dẫn viên (đây là từ cái thời Bà Nà còn khá hoang sơ, chưa khai thác kinh khủng như bây giờ) có chỉ em cái hầm rượu của Pháp. Anh í bảo ngày xưa, QGP có đặt pháo tại vị trí này, khi cần giấu pháo thì kéo vào hầm. Chuyện này liệu có không ạ, theo em nhớ, lúc em đi, cái cửa hầm không bé thế này. Nhưng chuyện kéo pháo lên đến đỉnh cao trên 1400m, đường mòn ngựa đi (đường nhựa bây giờ, cũng toàn là cua tay áo, chơi vơi miệng vực, tầm daewoo lanos 4 chỗ, không có cửa leo được 1/3 đường), còn rừng nguyên sinh, liệu khả thi không  ;D

http://www.panoramio.com/photo/51972273

(http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/51972273.jpg)


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: qtdc trong 08 Tháng Hai, 2012, 10:35:46 am
Chuyện này selene tìm xem hồi ký của cụ Hoàng Đan, cụ Chu Huy Mân và một cụ quên tên nguyên Et e pháo binh 40 B3 sau sang chủ nhiệm pháo binh QK5 thời đó có nói đấy - tháo ra và vác lên lắp lại để trực xạ. Chính xác ở cuốn nào thì mình không nhớ. Còn một số bác cựu 304 thì xác nhận là có nhưng lâu rồi mình cũng không nhớ chính xác.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 08 Tháng Hai, 2012, 03:36:04 pm
Trích dẫn
Anh í bảo ngày xưa, QGP có đặt pháo tại vị trí này, khi cần giấu pháo thì kéo vào hầm. Chuyện này liệu có không ạ, theo em nhớ, lúc em đi, cái cửa hầm không bé thế này. Nhưng chuyện kéo pháo lên đến đỉnh cao trên 1400m, đường mòn ngựa đi (đường nhựa bây giờ, cũng toàn là cua tay áo, chơi vơi miệng vực, tầm daewoo lanos 4 chỗ, không có cửa leo được 1/3 đường), còn rừng nguyên sinh, liệu khả thi không

Câu hỏi của selene0802, theo mình thì chưa đủ dữ kiện để có thể giải đáp rõ ràng? Ví dụ:
1. bác HDV du lịch kia không nói năm nào?
2. khái niệm pháo thì người không chuyên hiểu khác với anh em ta,  ;D, với họ thì cái gì cũng là pháo tuốt, kể cả cối (pháo cối).
3. pháo lên Bà Nà để bắn đi đâu, về Đà Nẵng hay về Thượng Đức?
4. thứ nữa là với một điểm cao lợi hại như vậy, ta đặt pháo kéo ra kéo vào vậy Mỹ - ngụy có nhìn nhận gì? đánh giá thế nào? Mình là nó thì mình lập cái căn cứ trên đó trước, cẩu pháo 105 lên mà bắn, kiểu như ở núi Bà Đen ấy,  ;D

Giải đáp 1 và 2 này:
Đánh giá về pháo binh ta tại mặt trận các tỉnh duyên hải Trung trung bộ mình thấy như sau:
- ngay từ đầu các đơn vị pháo binh vào QK V cũng đã có pháo (pháo 75), cối thì đa dạng; đặc biệt có A12 và đặc công nước chuyên dùng bám đánh sân bay Chu Lai, sân bay - cảng Đà Nẵng, các tổng kho quan trọng của địch. Tuy vậy, qua thực tế chiến trường nhận thấy không thể dùng pháo lớn do địch càn quá ác liệt, địa hình trống trải, không có căn cứ độc lập dấu pháo; nhất là dễ bị địch phát hiện hủy diệt, không phù hợp với chiến thuật tại vùng đồng bằng là "nhanh - gọn - bất ngờ - hiệu quả cao". Bạn có thể hình dung kiểu như E10 đặc công rừng Sác đánh mấy trận pháo kích ấy,  ;D. Hơn thế nữa, khi đi cùng bộ binh và tạo hiệu quả áp chế địch thì cối, hỏa tiễn, pháo mang vác cũng đã phát huy được tác dụng. Mình nhớ, ngay như sư đoàn 3 thì các chú đã phải chôn pháo 85mm, đánh cối; đến tận chiến dịch bắc Bình Định 1972, bảo vệ phòng tuyến Hoài Ân - Hoài Nhơn, thọc sát đường 1 thì ta mới thu được pháo 105 ly hình thành bộ phận pháo xe kéo (chú thích thêm rằng lúc đó ta đã làm chủ cả vùng rừng núi An Lão, Hoài Ân phía sau rồi đó). Hoặc như trung đoàn pháo binh 572 khi cùng sư đoàn bộ binh 711 đánh Cấm Dơi - Quế Sơn 1972 thì mới được Bộ cho vào pháo 130mm. Thế trận, địa hình, thời cơ và điều kiện thuận lợi nên từ đó ta mới trang bị và bổ sung cho F3, F2, F711 hay sau này là lữ đoàn 52 các đơn vị pháo lớn (105, 122, 130) và thành lập hẳn các trung đoàn pháo binh trực thuộc sư đoàn đấy nhé. Có phải Bộ không hiểu tác dụng của pháo lớn đâu,  ;D.

Giải đáp 3 và 4 này:
- bắn về Đà Nẵng thì nó cách 48km cơ đấy, liệu hiệu quả đến đâu? bắn về Thượng Đức à? đấy là một căn cứ kiên cố xung quanh nó có nhiều điểm cao án ngữ bảo vệ rồi đấy. Việc cẩu pháo lên không vấn đề gì với Mỹ ngụy nhưng liệu sử dụng nó thế nào đây cho hiệu quả?

Về ta:
- có thể nói đến cuối 1974 ta mới hình thành phương thức pháo binh bắn thẳng - tức là đưa pháo lớn (105ly) lên điểm cao chiến lược, chúc nòng bắn thẳng trực diện xuống căn cứ địch, uy lực khủng khiếp, hiệu quả cực cao. Ở khu 5 thì đó là kết quả của E68 F3 ở đường 19 tháng 3/1975, F304 ở Thượng Đức,.... đấy. Việc mang pháo lên thì hoàn toàn nhờ vào đôi tay, khối óc và công sức của người lính: dỡ ra mà vác lên từng bộ phận, lắp vào là bắn; cũng bõ công nhỉ. Vậy khi F304 mở toang cánh cửa Thượng Đức để tiến về Đà Nẵng rồi; các sư đoàn 2 + lữ đoàn 52 hành tiến về giải phóng Đà Nẵng trong thế chẻ tre: hành tiến đánh địch dọc đường 1, bỏ lại các xã hai bên, chọc thẳng về Đà Nẵng để tranh thủ thời cơ (chỗ này có chuyện sếp Chơn cách chức E trưởng E38 vì lề mề tiến chậm đó) thì có cần treo pháo lên Bà Nà? F304 cũng có cần treo pháo lên Bà Nà để bắn về Thượng Đức không khi đánh và làm chủ được các điểm cao xung quanh thì từ trên đó pháo 85 trực xạ đã đáng sợ lắm rồi,  ;D

- giai đoạn trước 1974 thì khi phụ trách bám đánh quân cảng, sân bay Đà Nẵng + Chu Lai thì ví dụ như tiểu đoàn 577 phải hậu cứ (thường là Hòn Tàu) vượt qua đường số 1, đặt trận địa sát các vùng ven đô, đánh nhanh và rút nhanh về hậu cứ trong đêm. Khi bị địch càn phá thì buộc phải cử một đơn vị xuống bám hẳn vùng đồng bằng, lực lượng gọn nhẹ + bắn không nòng; vị trí tốt nhất chắc chắn phải là các xã thuộc Điện Bàn rồi,  ;D. 577 thường sử dụng pháo ĐKB cải tiến, tầm bắn hiệu lực trong vòng 8-10km thôi.

Vậy đấy,  ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 08 Tháng Hai, 2012, 03:43:52 pm
Trích dẫn
một cụ quên tên nguyên Et e pháo binh 40 B3 sau sang chủ nhiệm pháo binh QK5 thời đó có nói đấy - tháo ra và vác lên lắp lại để trực xạ.
Thiếu tướng Tô Thuận (http://hotovietnam.org/tin_tuc_su_kien/132-TIN_BUON) ạ,


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: selene0802 trong 08 Tháng Hai, 2012, 03:51:55 pm
Hồi đấy em học mới lớp 10. Nhưng mà thế này, hồi em đi, thì cái khu vực cửa hầm nó chưa thông thoáng đến thế, nó cây cối um tùm xung quanh, cỏ dại mọc đến lút mấy cái nền biệt thự, cứ vào buổi trưa là sương giăng mờ mờ ảo ảo (người ta nói Bà nà có 4 mùa trong 1 ngày mà  ;D). Bản thân Bà Nà cũng bị lãng quên trong suốt mấy chục năm trời, từ một nơi nghỉ mát cho gia đình các quan Pháp, đến thời Mỹ thì không một bóng người. Không phải em không biết là từ khoảng cách ấy, bắn về Đà Nẵng không hiệu quả  ;D mà tại cái này nó cứ lởn vởn trong đầu em suốt từ hồi ấy đến giờ. Theo như em nhớ không nhầm thì ông HDV kia nói đến pháo 105, và chỉ có 1 khẩu. Nếu 1 khẩu 105 thì hiệu quả cũng không quá cao, chưa kể công mang vác. Theo bản đồ thì khả thi nhất cũng chỉ bắn về Thượng Đức em nghĩ có hiệu quả, bắn về sân bay Đà Nẵng thì hơi bị xa, và 1 pháo thì làm được gì. Thôi kệ, cứ coi như nó là ẩn số nếu quá nhiều điểm vô lý, vì ông HDV kia chắc cũng chỉ nghe kể, chứ trên ấy bị bỏ hoang lâu quá mà  ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 08 Tháng Hai, 2012, 03:54:46 pm
Trích dẫn
... vì ông HDV kia chắc cũng chỉ nghe kể,....
ờ, trà chanh ý mà. Mà cái hầm nó quay hướng mô nhể?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: selene0802 trong 08 Tháng Hai, 2012, 08:22:05 pm
Trích dẫn
... vì ông HDV kia chắc cũng chỉ nghe kể,....
ờ, trà chanh ý mà. Mà cái hầm nó quay hướng mô nhể?
Từ hầm, nhìn ra hơi xéo về phía Đông Bắc 1 chút là phía Đà Nẵng, em nghĩ hầm chính quay về hướng Đông hoặc hơi lệch Đông Nam


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: bob trong 09 Tháng Hai, 2012, 03:20:24 pm
Trích dẫn
Giải đáp 3 và 4 này:
- bắn về Đà Nẵng thì nó cách 48km cơ đấy, liệu hiệu quả đến đâu? bắn về Thượng Đức à? đấy là một căn cứ kiên cố xung quanh nó có nhiều điểm cao án ngữ bảo vệ rồi đấy. Việc cẩu pháo lên không vấn đề gì với Mỹ ngụy nhưng liệu sử dụng nó thế nào đây cho hiệu quả?

Về ta:
- có thể nói đến cuối 1974 ta mới hình thành phương thức pháo binh bắn thẳng - tức là đưa pháo lớn (105ly) lên điểm cao chiến lược, chúc nòng bắn thẳng trực diện xuống căn cứ địch, uy lực khủng khiếp, hiệu quả cực cao. Ở khu 5 thì đó là kết quả của E68 F3 ở đường 19 tháng 3/1975, F304 ở Thượng Đức,.... đấy. Việc mang pháo lên thì hoàn toàn nhờ vào đôi tay, khối óc và công sức của người lính: dỡ ra mà vác lên từng bộ phận, lắp vào là bắn; cũng bõ công nhỉ.

 - Món khiêng pháo 105 lên sườn cao bắn trực xạ xuống...Bob tui đã được khiêng mấy lần rồi. Cuối năm 1972 bob đang còn ở e40-pb.B3 cơ. trận đánh Pleicần (10/1972) pháo ta khiêng lên đỉnh Ngoc pêk bắn xuống, rất hiệu quả. Rồi trận đánh chiếm lại điểm cao 601 (bắc TX Kon tum) trước khi có HĐ Pa ri. Trận này bob cùng đơn vị trực tiếp tham gia khiêng pháo lên đỉnh 741 (Ngọc quăn) rồi đại đội cao xạ 14,5 ly của bob bố trí ngay bên cạnh để bắn máy bay bảo vệ khẩu 105. Những ngày chuẩn bị (trước giờ N) bob còn la cà sang hầm khẩu 105 tán chuyện với các pháo thủ "mặt đất" nữa. Thấy các bác chuẩn bị phần tử kỹ lắm... Số liệu: (cự ly, tầm, hướng...) đều đã ghi chép vào sổ cho từng mục tiêu (lô cốt) hết sức cẩn thận. tui tò mò hỏi: mai mới bắn, mà sao ngắm kỹ thế? Các bác nói ngay: "Sáng rõ thì nói gì". -Pháo phải bắn trước khi trời sáng... Phá nát các công sự (lô cốt) của địch. mờ sáng pháo chuyển là thì bộ binh xung phong... Nên phải "ngắm trước" ... hì hì. Hồi ấy tui thấy từ vị trí khẩu 105 đến căn cứ 601 khoảng chừng hơn 1km, từ trên cao nhìn xuống rất rõ từng lô cốt, thấy lính tráng đi lại trong căn cứ... Còn ở Đà nẵng khoảng cách hơn 40 km (Bà nà) sao phải đưa pháo lên cao vậy? 


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 10 Tháng Hai, 2012, 08:57:49 am
Trích dẫn
Món khiêng pháo 105 lên sườn cao bắn trực xạ xuống...Bob tui đã được khiêng mấy lần rồi. Cuối năm 1972 bob đang còn ở e40-pb.B3 cơ.

dạ đúng, ở B3 Tây Nguyên thì nó khác ạ. Địa hình Tây Nguyên hiểm trở, nhiều núi non nên khác với đồng bằng QK V. Em nhớ như mùa mưa 1967, khi ta mở chiến dịch Đăk Tô 1, 2; việc tính đến đầu tiên phải là chiếm giữ bằng được các điểm cao: Ngọc Bơ Biêng, Ngọc Dơ Rang, Ngọc Tang, Ngọc Ring, và nhất là cao điểm 85. Một là đập vỡ tấm lá chắn cho Đăk Tô - Tân Cảnh;  không những kết hợp giữa uy lực của pháo 75 mm bắn thẳng và 12,7 ly đánh máy bay trực thăng đổ bộ mà còn hỗ trợ tốt bộ binh trong chiến thuật "vây, lấn, tấn, trấn, diệt". Không nghĩ nhiều về chuyện gì khác, chỉ nói: mùa mưa, đường lầy lội, tháo và cùng ghé vai khênh pháo 75 lòng vòng theo sườn núi lên đỉnh 1338m; hẳn đã có nhiều chiến sỹ trung đoàn 40 bỏ mình nơi vực sâu - những tấm gương "Tô Vĩnh Diện" thời chống Mỹ.

Bàn về sử dụng pháo ở đồng bằng QK V khác với sử dụng pháo ở B3 Tây Nguyên: từ cách đánh, chiến thuật, sử dụng vũ khí, con người và ứng dụng pháo,  ;D

Còn chuyện pháo ở trên đỉnh Bà Nà, em nghĩ chắc không có, kiểu các bác hướng dẫn viên "trà chanh...." thôi. ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: qtdc trong 10 Tháng Hai, 2012, 09:12:37 am
Mình nhớ hồi ký các cụ dẫn trên kia và các bác cựu chỉ nói chuyện tháo pháo khiêng lên lắp lại để bắn thẳng thôi, cụ thể nữa thì không nhớ, nhưng bắn thẳng để phá được lô cốt công sự vững chắc thì cự ly nó phải gần thôi, tầm 1-2km như bác bob nói là vừa có lý và vừa có cả thực tế đã diễn ra, trong phạm vi phần tương đối thẳng của đường đạn. Biết đâu pháo đưa lên đỉnh Bà Nà để bắn căn cứ Bà Khác. Tóm lại phải hỏi chính cái bác kéo pháo lên Bà Nà xong kéo vào hầm thì mới biết đích xác. ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 10 Tháng Hai, 2012, 11:08:38 am
Mình nhớ hồi ký các cụ dẫn trên kia và các bác cựu chỉ nói chuyện tháo pháo khiêng lên lắp lại để bắn thẳng thôi, cụ thể nữa thì không nhớ, nhưng bắn thẳng để phá được lô cốt công sự vững chắc thì cự ly nó phải gần thôi, tầm 1-2km như bác bob nói là vừa có lý và vừa có cả thực tế đã diễn ra, trong phạm vi phần tương đối thẳng của đường đạn. Biết đâu pháo đưa lên đỉnh Bà Nà để bắn căn cứ Bà Khác. Tóm lại phải hỏi chính cái bác kéo pháo lên Bà Nà xong kéo vào hầm thì mới biết đích xác. ;D

Dạ, em cho là nó vô lý bởi các lý do sau đây:

1. Xét ta:
- Giả sử ta đưa pháo lên Bà Nà và xét các khu quân sự, điểm cao chiến lược quanh Bà Nà thì bắn về Đà Nẵng quá xa, bắn về Thượng Đức, Ái Nghĩa cũng rứa. Ngoài ra phải tính đến việc chả có chỗ mô làm trận địa giả và việc sau khi bắn pháo vài lần sẽ bị lộ địa điểm thì chỉ cần một vài quả tên lửa vô hầm hoặc trực thăng đổ bộ một đơn vị càn là xong. Hơn nữa, phải tính đến điều kiện khí hậu và thời tiết trên đó, quanh năm mây phủ nữa chứ, nó sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả + hiệu chỉnh pháo + xác định mục tiêu (nghe nói là hôm nào trời đẹp, quang mây thì buổi trưa bác mới nhìn về được Đà Nẵng) . Trong khi đó làm hầm cho pháo chắc ở lâu dài, nhiều lần và tốn công lắm; chắc chỉ bắn được một hướng mà thôi, chứ có quay ngang quay dọc được như ở Tây Nguyên đâu.

Vậy cái Bà khác em e hơi khó,  ;D

- điểm lại hoạt động của các đơn vị pháo binh chủ lực mặt trận 4 Quảng Đà em cũng chưa nghe thấy bác nào vác pháo cả,  ;D

2. Xét Mỹ ngụy:
- Nhìn theo bản đồ dưới, các bác sẽ thấy vùng trắng Hòa Vang là khu đệm mà địch cần kiểm soát triệt để ngăn ta áp sát đường 1. Giả sử Mỹ có đóng chốt pháo + 1 đại đội trên Bà Nà (quá cao) thì chắc cũng chả ngăn được ta luồn sâu áp sát theo từng đơn vị nhỏ xuống đồng bằn nằm ấp. Cẩu pháo lên bắn làm gì mấy cái ông chuyên đi đêm và mấy ổng đặc công phân tán nhỏ lẻ  ;D
- Huyện miền núi Hiên, Quảng nam mặc dù là của ta nhưng quá xa để có thể Mỹ ngụy kiểm soát tuyệt đối; em nghĩ chắc chúng nghĩ trong bụng: "bắn pháo làm gì mấy thằng Thượng đóng khố dân tộc đi rừng như chim". Tập trung quân mà giải tỏa cái đinh đóng sâu, đóng hiểm ở Vùng A, B Đại Lộc và mấy thằng nằm địa đạo Điện Thắng, Điện NGọc trước đã. Áp chế được cái đinh này là góp phần đững vững của các khu căn cứ Thượng Đức, Khâm Đức; đẩy phong trào và vành đai diệt Mỹ của quân và dân QK V ta ra xa; bảo vệ được trục đường liên tỉnh và QL 1 cũng như vùng đồng bằng; tăng cường khả năng phòng thủ, quấy phá và đánh chặn từ xa.
- Giả sử Mỹ ngụy cẩu pháo lên và bắn đi đâu đó gây ảnh hưởng cho ta, vậy về mặt lý thuyết em phải cử một phân đội đặc công lên diệt; vậy là sẽ có một chiến công huy hoàng kiểu đánh mỹ trên núi bà đen đúng không ạ? vậy mà chưa thấy đơn vị đặc công nào báo cáo thành tích này,  ;D

Có lẽ, ẩn số + cái bác kéo pháo lên Bà Nà này vẫn cứ là vô lý thôi ạ,  ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: selene0802 trong 10 Tháng Hai, 2012, 05:07:13 pm
Em nhớ không nhầm thì trên Bà Nà gần như không có vết tích của căn cứ quân sự  :), một điểm cao mà quanh năm mây phủ, ý nghĩa chiến lược không nhiều  :)


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: su22 m4 trong 10 Tháng Hai, 2012, 06:43:12 pm
Em nhớ không nhầm thì trên Bà Nà gần như không có vết tích của căn cứ quân sự  :), một điểm cao mà quanh năm mây phủ, ý nghĩa chiến lược không nhiều  :)

Biết đâu các cụ kéo pháo lên đó để bắn sang trạm radar của địch trên đỉnh Bà Nà thì sao ạ.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: selene0802 trong 10 Tháng Hai, 2012, 10:48:44 pm
 Không thể được, vị trí góc hầm (em nhớ không nhầm là 1458m) nằm cách đỉnh Núi Chúa, tức đỉnh 1487m chỉ vài chục mét thôi bác


Tiêu đề: Re: Trận đánh giải phóng núi Bà Đen
Gửi bởi: codon65 trong 29 Tháng Tư, 2012, 05:00:17 pm
Có bác nào biết chi tiết về trận đánh núi Bà Đen kể cho em nghe với.Ông cụ nhà em chỉ huy trận này nhưng cụ mất rùi, giờ em muốn tìm hiểu mà không được.
Em tìm được tư liệu này nè bác:
(http://img526.imageshack.us/img526/2204/0027j.jpg)


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Ma_Giang trong 04 Tháng Năm, 2012, 09:03:11 am
Trước ngày 30/4/1975, quân ta có dừng lại ở cửa ngõ Sài Gòn để chờ quân Mỹ di tản hết. Các bác cho em hỏi là thỏa thuận này được tiến hành lúc nào, qua phương tiện nào ạ?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: baoleo trong 04 Tháng Năm, 2012, 09:30:30 am
Trước ngày 30/4/1975, quân ta có dừng lại ở cửa ngõ Sài Gòn để chờ quân Mỹ di tản hết. Các bác cho em hỏi là thỏa thuận này được tiến hành lúc nào, qua phương tiện nào ạ?

Sao càng ngày, càng nẩy nòi ra nhiều thần thoại thế  >:(
Cứ đà này, đọ dăm năm nữa, sẽ mọc ra một ông tóc nhuộm xanh, nói rằng: 'có tài liệu nói ông Ma_Giang đã hô quân ta dừng lại để chờ Mỹ di tản hồi năm 75'  >:( >:( >:(


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Ma_Giang trong 04 Tháng Năm, 2012, 09:54:33 am
Vâng, vụ "dừng quân" em chỉ nhớ mang máng là đọc được tài liệu từ bên ta, em đang tìm lại xem có đúng không.

Còn cái ảnh này, tả cảnh xử tử Đại tá Hồ Ngọc Cẩn (Tỉnh trưởng Chương Thiện - người chống cự quân giải phóng đến cùng), tháng 8/1975.

http://pics.sneezyfrog.com/85GAZF.png

Mấy bác già chỗ em nói là trích từ một bộ phim. Em tra mãi không ra. Có bác nào biết là phim gì không ạ?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: fddinh trong 04 Tháng Năm, 2012, 01:23:04 pm
Vâng, vụ "dừng quân" em chỉ nhớ mang máng là đọc được tài liệu từ bên ta, em đang tìm lại xem có đúng không.

Còn cái ảnh này, tả cảnh xử tử Đại tá Hồ Ngọc Cẩn (Tỉnh trưởng Chương Thiện - người chống cự quân giải phóng đến cùng), tháng 8/1975.

http://pics.sneezyfrog.com/85GAZF.png

Mấy bác già chỗ em nói là trích từ một bộ phim. Em tra mãi không ra. Có bác nào biết là phim gì không ạ?
Hôm qua (hay kia nhỉ) mới xem phim này trên Saigon Channel xong, có cảnh đại sứ Mỹ chờ Đài phát thanh Giải Phóng phát bản nhạc rồi mới ra lệnh di tản bằng trực thăng vì TSN bị bom, pháo, C130 không còn có thể bay được, bên ta cũng có cảnh cán bộ báo cáo lãnh đạo nói người Mỹ đã di tản, nhưng vẫn còn đại sứ chưa đi, nhưng cũng không nhớ tên phim vì mở lên đã chiếu đựoc 1 đoạn.

Trong loại bài báo về H.3 mang tên "Người giữ khoá bí mật ở Bộ Tổng tham mưu VNCH" cũng có đoạn:
Trích dẫn
Ngày 4/4/1975, trong bản lượng giá về tình hình Việt Nam mà Tổng tham mưu trưởng Mỹ Fred C. Weyand gửi cho Tổng thống G. Ford, chính nhân vật này đã đề cập tới khả năng tham gia trở lại của quân đội Mỹ:

Chính phủ Nam Việt Nam đang bên bờ vực thẳm của một sự thất bại quân sự hoàn toàn. Tuy nhiên, miền Nam Việt Nam đang dự tính sẽ tiếp tục phòng ngự với nguồn lực sẵn có của mình, và nếu như được nghỉ ngơi, có thể sẽ tái thiết lại khả năng chiến đấu tùy thuộc vào sự yểm trợ về trang thiết bị mà phía Hoa Kỳ cho phép.

Tôi tin là chúng ta phải có nghĩa vụ yểm trợ giúp họ.[...] Việc sử dụng không lực Hoa Kỳ nhằm tăng cường khả năng chống lại sự xâm chiếm của Bắc Việt sẽ hỗ trợ cho chính phủ Nam Việt Nam trên cả hai bình diện: phương tiện và tâm lý, đồng thời sẽ đem lại một thế trì hoãn cần thiết trên chiến trường
”.

Bình tĩnh mà ngẫm kỹ mới thấy, những đề nghị trợ giúp đó không phải để “cứu nguy” cho chính quyền Nam Việt Nam, mà chính xác hơn là “cứu nguy” cho danh dự của chính nước Mỹ. Từng thản nhiên “bỏ rơi” anh bạn nhỏ phương Nam trong Hiệp định Paris, khi vào giờ phút “lâm chung” của chế độ đó, tướng Weyand vẫn nói: “Chữ tín của Hoa Kỳ trên phương diện đồng minh đang trong thế đổ bể tại Việt Nam. Để duy trì sự tin tưởng đó, chúng ta phải nỗ lực tối đa trong việc hỗ trợ cho miền Nam Việt Nam ngay bây giờ”.

Một ngày sau, 5/4/1975, trong bản báo cáo về tình hình Việt Nam gửi cho tướng Brent Scowcroft - Phó trợ lý Tổng thống về các vấn đề an ninh Quốc gia, đại tá Clinton Granger - sĩ quan quân sự cao cấp của Nhà Trắng - vẫn còn nhắc đi nhắc lại:

Chữ tín của chúng ta với tư cách một đồng minh sẽ được đánh giá bằng những nỗ lực của chúng ta trong vài tuần tới, và hy vọng là vài tháng tới. Tuy khả năng thành công có vẻ thấp, nhưng Hoa Kỳ cần thiết phải thể hiện một hình ảnh rõ ràng về thái độ trợ giúp cho miền Nam Việt Nam. Điều này sẽ khiến cho chính phủ Việt Nam có chút cơ may sống sót và quan trọng hơn, sẽ bảo vệ được chữ tín của Hoa Kỳ trên thế giới”.

Như vậy, rõ ràng là mối quan tâm lớn nhất của Mỹ lúc này không phải là “tình trạng bên bờ vực thẳm” của Sài Gòn như cách họ vẫn gọi, mà chính là danh dự của nước Mỹ, sức mạnh của nước Mỹ trong con mắt các quốc gia khác.

Tuy nhiên, giải pháp cuối cùng mà Mỹ đã lựa chọn cho cuộc chiến này là: Mỹ coi chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc. Mỹ sẽ không chi viện cho Việt Nam Cộng Hoà bằng lực lượng chiến đấu của Mỹ”. Đó chính là nội dung bức điện mà Mỹ đã trả lời Bộ Tổng tham mưu chế độ cũ khi Sài Gòn gửi thư sang cầu viện, ngay sau trận tiến công và giải phóng Phước Long của đội quân cộng sản.

Song, các tướng Mỹ vẫn luôn có cách làm cho những người Việt Nam ở cả hai phía tin rằng Mỹ sẽ trở lại. Đơn giản, để người Việt tự hồ nghi lẫn nhau, để họ sẽ dè dặt "giữ miếng" của nhau mà cuối cùng người hưởng lợi sẽ lại là nước Mỹ.

Nhưng ý đồ và nội dung bức điện mật mà Mỹ gửi cho Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn đó đã nhanh chóng được H3, cùng rất nhiều điệp viên khác của Bắc Việt, chuyển về các nhà lãnh đạo miền Bắc để họ ra quyết định cuối cùng.

Nhờ đó, những bước chân thần tốc của quân giải phóng tiến vào Sài Gòn càng trở nên táo bạo. Thậm chí, họ còn giữ cho người Mỹ những danh dự cuối cùng. Trước khi vào thành phố, quân giải phóng còn dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết. Bởi họ “đợi vì mục đích chính là để giải phóng Sài Gòn chứ không phải để giết người” (Trần Văn Trà).


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: baoleo trong 04 Tháng Năm, 2012, 01:44:13 pm
...........Thậm chí, họ còn giữ cho người Mỹ những danh dự cuối cùng. Trước khi vào thành phố, quân giải phóng còn dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết. Bởi họ “đợi vì mục đích chính là để giải phóng Sài Gòn chứ không phải để giết người” (Trần Văn Trà)......

Những thứ này, được gọi là ngộ độc tư liệu. Với cái kiểu cắt dán, và trích đoạn như vậy, đã làm rất nhiều người lầm tưởng.
Bản thân chiến dịch HCM 1975, đã có quá đủ thứ để tự hào, không cần mọc thêm ra cái "chân của của con rắn" rằng 'dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết' để có thêm 1 niềm tự hào hư danh nữa.
Hãy nhìn vào mệnh lệnh cho mọi cánh quân: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa.." để hiểu rõ hơn cái việc 'dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết' nó hài thế nào.
Ngay tại thời điểm khoảng 10h ngày 30/04, khi TT Dương Văn Minh tuyên bố ngừng bắn trên đài phát thanh, Bộ chỉ huy của ta đã phải điện cho các đơn vị: không dừng lại vì bất cứ lý do gì, thần tốc hơn nữa.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: fddinh trong 04 Tháng Năm, 2012, 02:04:35 pm
...........Thậm chí, họ còn giữ cho người Mỹ những danh dự cuối cùng. Trước khi vào thành phố, quân giải phóng còn dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết. Bởi họ “đợi vì mục đích chính là để giải phóng Sài Gòn chứ không phải để giết người” (Trần Văn Trà)......

Những thứ này, được gọi là ngộ độc tư liệu. Với cái kiểu cắt dán, và trích đoạn như vậy, đã làm rất nhiều người lầm tưởng.
Bản thân chiến dịch HCM 1975, đã có quá đủ thứ để tự hào, không cần mọc thêm ra cái "chân của của con rắn" rằng 'dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết' để có thêm 1 niềm tự hào hư danh nữa.
Hãy nhìn vào mệnh lệnh cho mọi cánh quân: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa.." để hiểu rõ hơn cái việc 'dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết' nó hài thế nào.
Ngay tại thời điểm khoảng 10h ngày 30/04, khi TT Dương Văn Minh tuyên bố ngừng bắn trên đài phát thanh, Bộ chỉ huy của ta đã phải điện cho các đơn vị: không dừng lại vì bất cứ lý do gì, thần tốc hơn nữa.

Trong phim nhà em nói pót trước cũng có đoạn này.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: bob trong 06 Tháng Năm, 2012, 05:12:11 pm
...........Thậm chí, họ còn giữ cho người Mỹ những danh dự cuối cùng. Trước khi vào thành phố, quân giải phóng còn dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết. Bởi họ “đợi vì mục đích chính là để giải phóng Sài Gòn chứ không phải để giết người” (Trần Văn Trà)......

Những thứ này, được gọi là ngộ độc tư liệu. Với cái kiểu cắt dán, và trích đoạn như vậy, đã làm rất nhiều người lầm tưởng.
Bản thân chiến dịch HCM 1975, đã có quá đủ thứ để tự hào, không cần mọc thêm ra cái "chân của của con rắn" rằng 'dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết' để có thêm 1 niềm tự hào hư danh nữa.
Hãy nhìn vào mệnh lệnh cho mọi cánh quân: "Thần tốc, thần tốc hơn nữa.." để hiểu rõ hơn cái việc 'dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết' nó hài thế nào.
Ngay tại thời điểm khoảng 10h ngày 30/04, khi TT Dương Văn Minh tuyên bố ngừng bắn trên đài phát thanh, Bộ chỉ huy của ta đã phải điện cho các đơn vị: không dừng lại vì bất cứ lý do gì, thần tốc hơn nữa.

Tui nhất trí với ý kiến bác Baoleo@: Không có chuyện: 'dừng hẳn bên ngoài 1 ngày để người Mỹ di tản hết' ????!!! Đơn vị tui QD3 xuất phát từ tây ninh chiều ngày 28/4/1975. F320 đánh Đồng dù ngày 29/4/1975. F10 chúng tôi thọc sâu chiếm sân bay Tân sơn nhất, Bộ tư lệnh Dù... Trước lúc Xuất quân còn được quán triệt: Dọc đường không nổ súng ( Chỉ khi nào địch nổ súng ngăn chặn thì mới đánh... rồi đi tiếp vào mục tiêu được giao càng nhanh càng tốt) chiều tối ngày 29/4/1975 F10 chúng tôi đã vào tới Ngã tư Bảy hiền. Sáng 30/4 đánh chiếm sân bay...; Những ngày Sôi động đó chúng tôi chưa hề nghe thấy một ai nói: "Dừng quân"??! Sao bây giờ lại nảy lòi ra cái "quan điểm" lạ vậy!


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: altus trong 07 Tháng Năm, 2012, 06:59:37 am
Theo Toàn thư Ngoại giao Mỹ (Foreign Relations of The United States), Tập 10, tr. 899, Hồi ký Kissinger và Hồi ký Dobrynin thì ngày 18/04/1975, Kissinger theo lệnh của Ford đề nghị Dobrynin nói với Brezhnev là người Mỹ muốn tổ chức di tản bằng trực thăng và yêu cầu Breznhev thương lượng với Hà Nội cho phép cuộc di tản có các điều kiện thuận lợi. Ngày 24/04/1975 Dobrynin gọi điện cho Kissinger, thông báo miệng rằng Hà Nội nói "sẽ không can thiệp vào cuộc di tản, cũng như không có ý định làm phương hại đến uy tín của Hoa Kỳ". Kissinger nhờ Dobrynin nhắn lại là "vậy thì Mỹ cũng sẽ không làm bất cứ việc gì có thể làm xấu thêm tình hình"

Như vậy, có hai khả năng, một là đ/c Dobrynin nói phét vô trách nhiệm. Hai là Hà Nội có thông báo cho Mỹ qua Liên Xô là sẽ không cản trở vụ di tản của Mỹ. Tôi tin vào khả năng thứ hai này hơn. ;-)

Tuy nhiên, chưa thấy chỗ nào ghi cụ thể về chuyện dừng lại 01 ngày hay mấy ngày.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: longt trong 07 Tháng Năm, 2012, 04:32:45 pm
Em hỏi các cụ một chút thông tin về tỉnh Quảng Trị với: từ năm 1972 đến trước cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 thì tỉnh Quảng Trị do phía ta hay địch kiểm soát, nếu cả 2 bên thì ranh giới ở đâu?
Theo em được biết, sao hiệp định Geneve 1954, Việt Nam chia cắt thành 2 miền, lấy sông Bến Hải làm giới tuyến. VNDCCH giữ phía bắc Tỉnh Quảng Trị (huyện Vĩnh Lĩnh), VNCH giữ phía nam (các huyện còn lại). Đến ngày 1/5/1972, ta giải phóng được Quảng Trị (hình như là hết cả huyện Hải Lăng). Nhưng sau đó, Nguyễn Văn Thiệu đã cắt chức Hoàng Xuân Lãm, đưa Ngô Quang Trưởng lên thay và ra lệnh tái  Trịchiếm Quảng Trị. Sau 81 ngày đêm đầy bi hùng, QĐNDVN đành phải rút quân về phía bắc sông Thạch Hãn... Rồi cho đến mùa xuân 1975, em chỉ biết sau khi chiến dịch Tây Nguyên mở màn một thời gian ngắn, ta lại mở tiếp chiến dịch Huế - Đà Nẵng???
Vậy em không biết chiến dịch Huế - Đã Nẵng thì ta đánh bắt đầu từ đâu trong khi tỉnh Quảng Trị vẫn thuộc VNCH?

Mong các cụ giải đáp giúp em với ạ!


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Năm, 2012, 04:47:21 pm
(http://diepdoan.violet.vn/uploads/resources/blog/447/luoc_do_chien_dich_hue_-_da_nang_500_01.jpg)


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: tuaans trong 07 Tháng Năm, 2012, 06:17:38 pm
... ta lại mở tiếp chiến dịch Huế - Đà Nẵng???
Vậy em không biết chiến dịch Huế - Đã Nẵng thì ta đánh bắt đầu từ đâu trong khi tỉnh Quảng Trị vẫn thuộc VNCH?
...
Có vẻ bạn nhầm sông Thạch Hãn với sông Bến Hải ???
Sau trận Thành cổ thì quân ta vẫn giữ được ~ 3/4 Quảng Trị với hầu hết các căn cứ quan trọng nhất của VNCH tại tỉnh này!
Cái gọi là Bắc sông Thạch Hãn chỉ là khái niệm tương đối. Bên Nam sông vẫn có quân ta ở Tích Tường, Như Lệ, chân động Ông Đô về phía Tây; sát làng Bích La ở phía biển ...


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: VMH trong 07 Tháng Năm, 2012, 06:29:46 pm
Cái gọi là Bắc sông Thạch Hãn chỉ là khái niệm tương đối. Bên Nam sông vẫn có quân ta ở Tích Tường, Như Lệ, chân động Ông Đô về phía Tây; sát làng Bích La ở phía biển ...
---------------------------
 Cái chỗ đo đỏ là động Ông Do. ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: tuaans trong 07 Tháng Năm, 2012, 06:38:24 pm
---------------------------
 Cái chỗ đo đỏ là động Ông Do. ;D
Bản đồ Mỹ chắc là Do, bản in cho VNCH  thì thêm dấu vào thành Đô! ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: VMH trong 07 Tháng Năm, 2012, 06:52:27 pm
Quân ta cũng gọi là Do, cụ ạ! ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: tuaans trong 07 Tháng Năm, 2012, 06:59:41 pm
Chậc, hồi đó quân ta được Mỹ và VNCH cấp cho bản đồ khá nhiều ...


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: longt trong 07 Tháng Năm, 2012, 10:20:34 pm
Trích dẫn
Có vẻ bạn nhầm sông Thạch Hãn với sông Bến Hải Huh
Sau trận Thành cổ thì quân ta vẫn giữ được ~ 3/4 Quảng Trị với hầu hết các căn cứ quan trọng nhất của VNCH tại tỉnh này!
Cái gọi là Bắc sông Thạch Hãn chỉ là khái niệm tương đối. Bên Nam sông vẫn có quân ta ở Tích Tường, Như Lệ, chân động Ông Đô về phía Tây; sát làng Bích La ở phía biển ...

Không, em không nhầm. Vậy là sau ngày 16/9/1972, ta giữ đến Gio Linh, còn phía VNCH giữ phần còn lại như thị xã Đông Hà, Dakrong, Triệu Phong, Hải Lăng đúng không ạ?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: tuaans trong 07 Tháng Năm, 2012, 10:48:40 pm
Không, em không nhầm. Vậy là sau ngày 16/9/1972, ta giữ đến Gio Linh, còn phía VNCH giữ phần còn lại như thị xã Đông Hà, Dakrong, Triệu Phong, Hải Lăng đúng không ạ?

Vậy ta phải thống nhất với nhau trước nhé!
Nào, hãy mở tấm bản đồ tỉnh QT ra để xem các địa danh mà bạn mới nói đến, đồng thời xem sông Thạch Hãn nó chia cắt tỉnh QT ra làm sao!

(http://nl0.upanh.com/b5.s29.d3/4b809f11cec2100d57513a98d4b59659_44434600.quangtri.jpg)

Về phía tây QT thì không nói đến vì ta chiếm hầu hết, kể cả Đẳc-rông ... chỗ này Cu-ba làm cầu treo qua sông từ thời 1974 thì phải (cầu này đã sập, bây giờ đi ngang còn thấy dấu tích dưới lòng sông)
Bạn chú ý cái sông Thạch Hãn sẽ thấy "nam" và "bắc" sông nó tương đối. Đoạn sông TH qua Thị xã QT chạy ngược lên hướng bắc đến gần Đông Hà thì hơp lưu với sông Hiếu rồi đổ ra biển ở khu cửa Việt ở bờ "Nam" Thạch Hãn.
Tại khu vực sông cắt đường 1 thì quân ta còn ở Tích-tường, Như-lệ; La-vang và thị xã (gồm thành cổ) quân VNCH đã chiếm lại. Đổ ra biến là chiến tuyến Triệu-đông, Triệu Hoà, Triệu Trạch.
Như vậy quân ta chiếm phía tây Hải Lăng chạy về Tích-tường Như-lệ là đụng sông Thạch Hãn. Dọc sông Thạch Hãn qua thành cổ là 1/2 đồng bằng phía biển của Triệu Phong.

* Lúc hiệp định sắp có hiệu lực, VNCH từ đồng bằng Triệu Phong bất ngờ tấn công chiếm cảng Cửa Việt. Quân ta tức tốc tập trung lực lượng đánh tiêu diệt cụm quân VNCH ở Cửa Việt, chiếm lại vị trí rất quan trọng này....


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: longt trong 07 Tháng Năm, 2012, 11:16:34 pm
Vâng, như vậy là sau ngày 1/5/1972 ta đã giải phóng được gần hết tỉnh Quảng Trị!


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: nguyenhoangcema trong 11 Tháng Năm, 2012, 04:18:39 pm
Nhìn lại vụ tai nạn máy bay khủng khiếp ở VN

Ngày 4/4/1975, một chiếc C-5A của Mỹ chở hơn 300 người đã rơi gần sân bay Tân Sơn Nhất làm hơn một nửa hành khách thiệt mạng. Đầu tháng 4/1975, chính quyền Mỹ khi đó quyết định thực hiện chiến dịch mang tên Babylift đưa hàng nghìn trẻ em mồ côi Việt Nam sang Mỹ. Không ít trong số đó là con của những người lính Mỹ tham gia cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Chiều ngày 4/4/1975, chiến dịch Babylift bắt đầu, một chiếc vận tải cơ hạng nặng C-5A Galaxy (số hiệu 68-0218) của Không quân Mỹ được điều động để chở khoảng 300 trẻ em tới căn cứ Clark (Philippines) rồi từ đó sẽ được đưa tới thành phố San Diego (bang California, Mỹ).

Sau khi cất cánh, khi chiếc C-5A đang ở ngoài khơi biển Vũng Tàu, cách đất liền 24km, đang lên độ cao 7.000m thì cửa đuôi bị bung ra. Ngay lập tức, tình trạng giảm áp suất xảy ra. Nhiều hành khách ngất đi vì thiếu oxy, do là máy bay chở hàng nên không có đủ mặt nạ oxy cần thiết. Phi hành đoàn nhanh chóng cố điều khiển máy bay vòng 180 độ quay chở lại sân bay Tân Sơn Nhất. Lúc này chiếc máy bay đã mất ổn định do hỏng một số bộ phận điều khiển đuôi, cánh lái. Nhưng phi hành đoàn nỗ lực duy trì tốc độ 463-481km/h, họ cố gắng đưa máy bay tiếp cận đường băng 25L, sân bay Tân Sơn Nhất..

Tuy nhiên, do hư hỏng quá nặng, khi còn cách Tân Sơn Nhất vài km, chiếc máy bay khổng lồ quệt bụng xuống cánh đồng rồi bật lên không trung lần nữa trượt dài trên cánh đồng, vỡ làm 4 phần. Ngay sau đó, các nỗ lực cứu hộ đã được triển khai. Vụ tai nạn khủng khiếp làm 153 người thiệt mạng (trong đó có 76 trẻ em, 11 thành viên phi hành đoàn…). Vụ tai nạn đã gây chấn động cả nước Mỹ khi đó, cuộc điều tra quy mô đã được tiến hành. Các trực thăng Hải quân Mỹ đã tìm thấy được mảnh vỡ cửa đuôi máy bay trên biển từ đó khám phá những lỗi kỹ thuật khóa cửa đuôi là nguyên nhân chính gây ra tai nạn. Chiến dịch Babylift vẫn được thực hiện tới ngày 19/4/1975 với 30 chuyến bay mang 2.000 trẻ em đến Mĩ, 1.300 trẻ tới Canada, các nước Châu Âu và Châu Úc. Trong số này có cả những em sống sót sau vụ tai nạn C-5A. Phần lớn trẻ em được các gia đình Mỹ và nhiều người nước khác nhận nuôi. Không ít em sau khi trưởng thành đã trở lại Việt nam gặp lại người thân.

Dưới đây là một vài hình ảnh vụ tai nạn khủng khiếp ngày 4/4/1975:

(http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/Lenam/20120511/qp_nam_c5crash_12.jpg)
C-5A Galaxy là máy bay vận tải hạng nặng của Mỹ, nó được xếp vào là một trong những loại máy bay lớn nhất thế giới.
Trong ảnh, chiếc C-5A cất cánh từ Tân Sơn Nhất. C-5A có tải trọng khoảng 122 tấn, nó có chiều dài tới 75,31m, cao hơn 19m, sải cánh 67,89m. C-5A trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy TF39-GE-1C, đạt tốc độ 932km/h, tầm bay hơn 4.000km.

(http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/Lenam/20120511/qp_nam_c5crash_04.jpg)
Trẻ em và nhân viên tình nguyện nước ngoài trong khoang chiếc C-5A, đây là máy bay vận tải chở hàng nên không có ghế ngồi.

(http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/Lenam/20120511/qp_nam_c5crash_07.jpg)
Trẻ em mồ côi Việt Nam trong khoang chiếc C-5A trước chuyến bay định mệnh.

(http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/Lenam/20120511/qp_nam_c5crash_03.jpg)

(http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/Lenam/20120511/qp_nam_c5crash_09.jpg)
Gần 1 tiếng sau khi cất cánh, trước C-5A rơi gần Tân Sơn Nhất, trong ảnh là những mảnh vỡ máy bay nằm rải rác trên cánh đồng.

(http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/Lenam/20120511/qp_nam_c5crash_01.jpg)
Cu va đập khi máy bay ở tốc độ 500km/h đã làm buồng lái văng khỏi thân cách gần 100m.

(http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/Lenam/20120511/qp_nam_c5crash_05.jpg)
Lính Mỹ tìm kiếm nạn nhân vụ tai nạn.

(http://quocphong.baodatviet.vn/Uploaded_CDCA/Lenam/20120511/qp_nam_c5crash_06.jpg)
Những em bé may mắn sống sót sau vụ tai nạn.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Nhin-lai-vu-tai-nan-may-bay-khung-khiep-o-VN/20125/209596.datviet


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: vietcong91 trong 13 Tháng Năm, 2012, 07:34:38 pm
Có bác nào nghe tới Mỹ lết chưa ?, ông em kể hồi ở Quảng Ngãi Mỹ lết gây tổn thất cho ta rất nhiều, chiến thuật của chúng cũng đơn giản thôi, đi 10 thằng mặc áo mưa vào buổi tối, thực ra 10 thằng cõng 10 thằng khác, nên sau khi 10 thằng cõng rút, du kích ta tưởng "nước yên" nên ló đầu, vậy là  >:(


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Năm, 2012, 07:54:27 pm
Có bác nào nghe tới Mỹ lết chưa ?, ông em kể hồi ở Quảng Ngãi Mỹ lết gây tổn thất cho ta rất nhiều, chiến thuật của chúng cũng đơn giản thôi, đi 10 thằng mặc áo mưa vào buổi tối, thực ra 10 thằng cõng 10 thằng khác, nên sau khi 10 thằng cõng rút, du kích ta tưởng "nước yên" nên ló đầu, vậy là  >:(
Bạn đọc trong hồi ký "Cuộc chiến đấu tự nguyện" của bác Nguyễn Văn Hồng post trong mục "Tài liệu-Hồi ký Việt Nam" trên trang nhà sẽ thấy. 


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 14 Tháng Năm, 2012, 01:33:49 pm
Có bác nào nghe tới Mỹ lết chưa ?, ông em kể hồi ở Quảng Ngãi Mỹ lết gây tổn thất cho ta rất nhiều, chiến thuật của chúng cũng đơn giản thôi, đi 10 thằng mặc áo mưa vào buổi tối, thực ra 10 thằng cõng 10 thằng khác, nên sau khi 10 thằng cõng rút, du kích ta tưởng "nước yên" nên ló đầu, vậy là  >:(

Theo mình thì chiêu đó của bọn Hàn thì đúng hơn hoặc khởi đầu là bọn Hàn,  ;D.
Cải thêm một tý là du kích hoặc cơ sở báo tin yên cho bộ đội về lấy gạo,.... (các khẩu, các ranh,....) thì dính đòn. Sau ta biết nên cũng có bài học lại cho chúng - kinh nghiệm mà


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Ma_Giang trong 18 Tháng Năm, 2012, 04:14:09 pm
Theo Toàn thư Ngoại giao Mỹ (Foreign Relations of The United States), Tập 10, tr. 899, Hồi ký Kissinger và Hồi ký Dobrynin thì ngày 18/04/1975, Kissinger theo lệnh của Ford đề nghị Dobrynin nói với Brezhnev là người Mỹ muốn tổ chức di tản bằng trực thăng và yêu cầu Breznhev thương lượng với Hà Nội cho phép cuộc di tản có các điều kiện thuận lợi. Ngày 24/04/1975 Dobrynin gọi điện cho Kissinger, thông báo miệng rằng Hà Nội nói "sẽ không can thiệp vào cuộc di tản, cũng như không có ý định làm phương hại đến uy tín của Hoa Kỳ". Kissinger nhờ Dobrynin nhắn lại là "vậy thì Mỹ cũng sẽ không làm bất cứ việc gì có thể làm xấu thêm tình hình"

Như vậy, có hai khả năng, một là đ/c Dobrynin nói phét vô trách nhiệm. Hai là Hà Nội có thông báo cho Mỹ qua Liên Xô là sẽ không cản trở vụ di tản của Mỹ. Tôi tin vào khả năng thứ hai này hơn. ;-)

Tuy nhiên, chưa thấy chỗ nào ghi cụ thể về chuyện dừng lại 01 ngày hay mấy ngày.

Đây là một tài liệu:

"Trưa 29/4, ông Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh Sài Gòn đọc công hàm của Tổng Thống Dương Văn Minh yêu cầu các nhân viên Cơ Quan Tùy Viên Quân Sự (DAO) thuộc Toà Đại Sứ Mỹ rút khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ ngày 29.4.1975. Nguyên văn công hàm đó như sau:

“Thưa ông Đại Sứ,

“Tôi trân trọng yêu cầu ông Đại Sứ vui lòng ra chỉ thị cho các nhân viên của Cơ Quan Tùy Viên Quốc Phòng DAO rời khỏi Việt Nam trong 24 giờ đồng hồ kể từ ngày 29.4.1975 để vấn đề Hoà Bình Việt Nam sớm được giải quyết.”

Mặc dầu công hàm này có đóng chữ “MẬT” ở trên, nhưng lại công bố cho cả nước biết, có lẽ để cho Hà Nội nghe!

Đại Sứ Martin liền thông báo cho Tổng Thống Minh rằng ông “đã chỉ thị như ngài yêu cầu” . Ông yêu cầu Tổng Thống Minh ra lệnh cho quân đội VNCH làm dễ dàng cho việc di chuyển các nhân viên DAO.

Ngoại Trưởng Kissinger nói rằng lời yêu cầu như vậy là để cho Mỹ có cái “danh chính ngôn thuận” ra đi.

Sau này người ta mới biết được Tổng Thống Dương Văn Minh đã gởi công hàm nói trên theo lời yêu cầu của Đại Sứ Martin!

Có thể, phía Quân giải phóng cũng có các biện pháp "làm dễ dàng cho việc di chuyển của các nhân viên DAO và các nhân viên dân sự Mỹ", vì các tài liệu đều cho biết, trong ngày 29/4, trực thăng bay rợp trời Sài Gòn, nhưng không có chiếc nào bị bắn hạ?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: baoleo trong 18 Tháng Năm, 2012, 04:33:39 pm
............trong ngày 29/4, trực thăng bay rợp trời Sài Gòn, nhưng không có chiếc nào bị bắn hạ?

Bạn có thể đã đọc lịch sử PK-QK, đã từng được pót trang trang mạng này.
Trong đó có chi tiết: tên lửa SAM-2 của ta đã triền khai xong trong những ngày cuối. Khi bắt được mục tiêu là máy bay Mỹ, đồng chí D trưởng chần trừ ko cho lệnh phóng, vì không dám quyết đoán.
Và lời bình luận của chính sử (tài liệu trên) cho tình huống này là: đến bây giờ, ta còn quá tiếc vì tính thiếu quyết đoán của đ/c chỉ huy, nên SAM-2 không có cơ hội lập công trên bầu trời SG, trong ngày cuối cùng.

Cũng trong tài liệu trên, 1 trận địa pháo phòng không của ta, đã bị máy bay Mỹ, ném bom trong những ngày cuối cùng, bởi chúng bị ta bắn.
Vậy, bạn nhận định thế nào về việc: ta bắt tay ngừng bắn máy bay????


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: altus trong 18 Tháng Năm, 2012, 06:46:11 pm
Cũng trong tài liệu trên, 1 trận địa pháo phòng không của ta, đã bị máy bay Mỹ, ném bom trong những ngày cuối cùng, bởi chúng bị ta bắn.

Cái đậm đậm kia thì không biết có chắc không bác baoleo? Cụ Buff hồi xưa cũng chỉ đoán là mấy bác Shilka này mới mở radar dò bọn F-4 thôi, không dè chúng nổi khùng.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Năm, 2012, 06:49:14 pm
Theo em nhớ thì tụi F nó đánh vào trận địa 57 ly của ta chứ nhỉ.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: altus trong 18 Tháng Năm, 2012, 07:19:20 pm
À, ừ, xem kỹ lại thì ý bác Buff là có mấy ông Shilka phối thuộc, nên có thể tội là của mấy ông ý, còn cao xạ lãnh đủ.

Trích dẫn
Cùng các tiểu đoàn 103, 105 pháo cao xạ của đoàn cao xạ Hồng Lĩnh, lực lượng phòng không bám theo bảo vệ mũi thọc sâu của Quân đoàn 1 đoạn Tân Uyên (Bình Dương) còn có các đại đội tên lửa vác vai A-72, một đại đội xe phòng không tự hành ZSU-23-4 Shilka mới được trang bị của Trung đoàn pháo phòng không 237, tiểu đoàn 43 SAM2 của Trung đoàn tên lửa 263 (chưa kịp triển khai). Rất có thể một số hoặc cả 6 chiếc Shilka đều bật ra-đa nhắm bắn mấy chiếc F-4E Wild Weasel này trước khiến bọn nó nổi khùng quay lại quăng bom chùm vào trận địa cao xạ khi bị chặn đánh.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Năm, 2012, 07:30:02 pm
Theo tôi nhớ bọn F-4 này thuộc KQ TQLC, bác nào có thì giở lại tài liệu TQLC Mỹ tham gia chiến dịch Frequent Wind xem, thể nào chúng nó cũng đề cập.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: altus trong 18 Tháng Năm, 2012, 08:06:25 pm
À, thì vưỡn.... (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,4243.msg59341.html#msg59341)


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Năm, 2012, 08:41:30 pm
À, thì vưỡn.... (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,4243.msg59341.html#msg59341)
Vấn đề là ta đã bắn chưa, còn bật radar lên quét lại là việc khác? Chưa rõ. Theo sử ta thì chỉ thấy nói ta bắn máy bay VNCH thôi và bắn bằng cao xạ và A-72. Theo Frank Snepp trong "Decent Interval" thì ta bắn vào Phantom của Mỹ rồi. Vậy bác altus tra xem sử chính tắc của đối phương nói thế nào vì chắc Snepp cũng không phải người trực tiếp chứng kiến.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: fanlong74 trong 18 Tháng Năm, 2012, 10:34:54 pm
À, thì vưỡn.... (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,4243.msg59341.html#msg59341)
Vấn đề là ta đã bắn chưa, còn bật radar lên quét lại là việc khác? Chưa rõ. Theo sử ta thì chỉ thấy nói ta bắn máy bay VNCH thôi và bắn bằng cao xạ và A-72. Theo Frank Snepp trong "Decent Interval" thì ta bắn vào Phantom của Mỹ rồi. Vậy bác altus tra xem sử chính tắc của đối phương nói thế nào vì chắc Snepp cũng không phải người trực tiếp chứng kiến.
Đọc sách của Snepp hay ai đó phía Mỹ (không nhớ chính xác) thì F-4 Wild Weasel phản kích khi bị bắn bởi A-72 của QĐNDVN.
Đọc trên diễn đàn này thì có topic nào đó kể là mấy khẩu đội shilka bị lạc đường, sa lầy không tham chiến kịp :).
Em nghĩ, nếu là phản ứng khi bị radar quét thì không chỉ có bom chùm được dùng


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: VMH trong 18 Tháng Năm, 2012, 10:43:33 pm
Trong đó có chi tiết: tên lửa SAM-2 của ta đã triền khai xong trong những ngày cuối. Khi bắt được mục tiêu là máy bay Mỹ, đồng chí D trưởng chần trừ ko cho lệnh phóng, vì không dám quyết đoán.
Và lời bình luận của chính sử (tài liệu trên) cho tình huống này là: đến bây giờ, ta còn quá tiếc vì tính thiếu quyết đoán của đ/c chỉ huy, nên SAM-2 không có cơ hội lập công trên bầu trời SG, trong ngày cuối cùng.

---------------------------
To hơn Dt nhiều chứ bác! ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Năm, 2012, 10:57:42 pm
Trích dẫn
Công tác tổ chức chỉ huy giữa cấp trung đoàn với cấp chiến dịch (sở chỉ huy tiền phương Quân chủng) và cấp trung đoàn với cấp tiểu đoàn không được tổ chức.

Đồng chí tham mưu phó Quân chủng Lê Thanh Cảnh và Trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Tích xuống tiểu đoàn 43 trực tiếp chỉ đạo và chỉ huy chiến đấu.

Tiểu đoàn 43 chủ yếu theo dõi thông báo diễn biến chung của chiến dịch và tin chiến thắng qua Đài Tiếng nói Việt Nam.

Quán triệt nghị quyết của Đảng ủy và Bộ tư lệnh chiến dịch, Bí thư Đảng ủy, Trung đoàn trưởng động viên và kêu gọi toàn bộ chiến sĩ trung đoàn hãy lập công xuất sắc góp phần vào thắng lợi chung của trận đánh cuối cùng vào sào huyệt của kẻ thù.

Thời gian này, tiểu đoàn ra-đa 8 của Binh chủng Ra-đa cũng đã cơ động kịp thời, bám sát các đơn vị phòng không - không quân ở phía trước liên tục phát sóng phát hiện máy bay địch trên bầu trời Sài Gòn - Vũng Tàu để nhanh chóng thông báo cho các đơn vị phòng không sẵn sàng diệt địch.

Sáng ngày 28 tháng 4 đài 1 tiểu đoàn 43 liên tục mở máy quan sát tình hình trên không, đồng chí Lê Thanh Cảnh trực tiếp ngồi ở đài 1 để theo dõi hoạt động của địch.

Tiểu đoàn 43 vào cấp 1 nhiều lần, nhưng mục tiêu hoạt động chủ yếu ở sân bay Biên Hoà - Bà Rịa - Vũng Tàu và xung quanh khu vực Sài Gòn, cách tiểu đoàn 43 từ 30 đến 36km rồi lại bay ra, kíp chiến đấu đã đề nghị đánh, nhưng người chỉ huy trung đoàn và tiểu đoàn chờ địch vào sâu hơn mới đánh.

...
Chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, tiểu đoàn 43 Trung đoàn 263 liên tục vào cấp 1. Đài 1 phát hiện được 3 đến 4 tốp máy bay ở hướng nam - tây nam, cự ly cách tiểu đoàn từ 40 đến 50km.

Đến 15 giờ ngày 28 tháng 4, đài 1 phát hiện được 1 tốp 2 chiếc máy bay bay vào cự ly 45km. Trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Tích và tiểu đoàn trưởng 43 Nguyễn Hải Đăng hạ quyết tâm tiêu diệt và cho đài 2 phát sóng.

Đài 2 bắt được mục tiêu 2 chiếc ở cự ly 40km, độ cao 4km. Tiểu đoàn trưởng hạ quyết tâm phóng 2 đạn ở cự ly 26km. Kíp trắc thủ bám sát mục tiêu rất ổn đình và xác định phần tử phóng nhiều lần, đạn đã đồng bộ, điều kiện và thời cơ phóng rất tất. Toàn kíp chiến đấu rất phấn khởi và tin tưởng sẽ bắn rơi tại chỗ máy bay địch. Rất tiếc khi mục tiêu vào tới cự ly 27km thì lại bay ra, đơn vị bỏ lỡ thời cơ tiêu diệt địch.

Toàn tiểu đoàn 43 đều nuối tiếc vì không được phóng đạn góp phần cùng các binh chủng bạn tiêu diệt địch trong những giờ phút lịch sử quan trọng này.

Lúc đó chỉ cần người chỉ huy cao nhất - Tham mưu phó Quân chủng trực tiếp chỉ đạo và trung đoàn trưởng ngồi cùng chiến đấu với anh em trong tiểu đoàn, có quyết tâm cao, nhạy bén trước tình hình diễn biến của chiến dịch thì tin chắc bộ đội tên lửa sẽ có những trận đánh tham gia cùng chiến dịch thắng lợi và có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt.

Khuyết điểm này trước hết thuộc về lãnh đạo, chỉ huy tiền phương Quân chủng. Một chiến dịch mang tầm cỡ chiến lược mà diễn biến lại hết sức nhanh, nhưng Tư lệnh và cơ quan tiền phương phòng không - không quân trong chiến dịch đã không theo kịp sự phát triển của quân binh chủng hợp thành diễn ra từng ngày, từng giờ hết sức khẩn trương. Tư lệnh và tham mưu trưởng tiền phương Quân chủng trong chỉ đạo, chỉ huy còn do dự, thiếu nhạy bén và tính quyết đoán trong những thời điểm quan trọng nhất của chiến dịch; quán triệt tình hình và giao nhiệm vụ cho cấp dưới không dứt khoát "chắc mới đánh" hoặc "đề phòng Mỹ quay trở lại" nên trong chỉ huy của trung đoàn và tiểu đoàn gặp rất nhiều khó khăn.

Về mặt tổ chức chỉ huy đã không được tổ chức chặt chẽ. Trung đoàn tên lửa 263 là trung đoàn tên lửa duy nhất tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh tiền phương Quân chủng, nhưng thông tin liên lạc không được thiết lập. Trung đoàn 263 không nắm được địch cả trên không, mặt đất, quá trình phát triển của chiến dịch, hoạt động của không quân ta, nên trong chỉ huy của trung đoàn và tiểu đoàn gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng.

Đây cũng là một bài học về công tác tổ chức lãnh đạo, công tác cán bộ, tổ chức chỉ huy của cấp quân chủng tham gia một chiến dịch có tầm cỡ chiến lược.

Không có bằng chứng cụ thể, nhưng theo em vụ này có khả năng là "có mùi" giống như hồi đánh K, khi cũng các đ/c to to 5 lần 7 lượt không cho phép KQ đánh sân bay Pochentong.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: VMH trong 18 Tháng Năm, 2012, 11:17:41 pm
Không có bằng chứng cụ thể, nhưng theo em vụ này có khả năng là "có mùi" giống như hồi đánh K, khi cũng các đ/c to to 5 lần 7 lượt không cho phép KQ đánh sân bay Pochentong.
----------------------------------------
 Chú chiangshan nên đọc lại lịch sử thời Hậu Lê, nhất là phần đầu có liên quan đến Hội thề Đông Quan. ;D

"Thần võ bất sát, dư diệc thể thượng đế hiếu sinh chi tâm.
Tham tướng Phương Chính, Nội quan Mã Kỳ, tiên cấp hạm ngũ bách dư sưu, ký độ hải nhi do thả hồn phi phách tán;
Tổng binh Vương Thông, Tham chính Mã Anh, hựu cấp mã sổ thiên dư thất, dĩ hoàn quốc nhi ích tự cổ lật tâm kinh."


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: huyphongssi trong 18 Tháng Năm, 2012, 11:54:26 pm
Khó hiểu quá thủ trưởng ơi ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: VMH trong 19 Tháng Năm, 2012, 10:57:31 am
 Có gì khó hiểu đâu nhỉ, chiangshan chả đang đi đọc Hội thề Đông Quan rồi đấy thôi? ;D

 Với mỗi loại kẻ thù thì khi chiến thắng cần cách đối xử khác nhau. Với bọn đem "mặt mũi" để lên trên như Vương Thông, Phương Chính thì ta uyển chuyển biến lễ đầu hàng thành "hội thề" cho chúng có cớ rút quân mà không đến nỗi mất mặt "thiên triều". Với bọn chỉ chăm chăm tính toán về lợi ích như Martin thì dù ta có vả vào mặt chúng cái tát cuối cùng thì chúng cũng cân nhắc lợi ích chán chê, thấy không có lợi thì cũng đành chịu tát mà chạy thôi.

 Vì vậy, không thể đem Tân Sơn Nhất ví với Pochentong được! ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: bob trong 24 Tháng Năm, 2012, 03:34:25 pm
 Đọc các bác bàn về sam2, máy bay Mỹ... những ngày cuối tháng 4/1975 tui chả hiểu gì cả. Nhưng có một thực tế chính tui là người tận mắt chứng kiến lúc bấy giờ: Gần trưa ngày 29/4/1975. E24/F10/QĐ3 chúng tôi đã vào đến Đồng dù, Trong lúc F320 còn đang ùng oàng trong đó thì Trên trời có mấy tốp máy bay phản lực Mỹ (hình như loại F4) quần đảo rồi những chiếc trực thăng bay thấp trong thành phố khá nhiều. Cả đòan xe không dừng lại. Lính bộ binh chúng tôi được lệnh không được xuống xe...Còn Đơn vị cao xạ 37ly của E234 đi cùng đội hình F10 tạt ra hai bên đường triển khai trận địa bắn máy bay... và tôi để ý thì thấy Máy bay Mỹ cũng chả bắn phá gì, còn cao xạ của ta cũng không bắn được vì máy bay bay khá cao (hình như máy bay phản lực bay vào để yểm trợ cho trưc thăng bốc người di tản thôi). Nhưng hôm sau khoảng 9 giờ sáng 30/4 khi E24 đang tiến vào sân bay tân sơn nhất (ngay khu vực ngã tư bảy hiền) thì có mấy tốp máy bay A37 không biết từ đâu tới thay nhau bổ nhào cắt bom vào đội hình của D4/E24 (D đi đầu đội hình) Làm D4 không còn lực lượng...(cả dân chúng trên phố cũng bị thương vong khá nhiều). D6 chúng tôi lập tức được điều động thay D4 ngay...(Khi đầu đội hình bị MB oanh tạc chúng tôi đi phía sau chỉ cách nhau chưa đầy 1 km trong lúc máy bay thay nhau bổ nhào đánh vào bộ binh như vậy mà chả hề thấy cao xạ, sam2, sam3 đâu?!). Sau này tôi cứ đau đáu mãi... liệu có phải máy bay địch. Hay là ta "nhầm" do hợp đồng  binh chủng chưa "khớp". Máy bay địch sao phòng không ta "im lặng"?! (Thời điểm 30/4/1975 bob là chính trị viên c11,d6.e24). 


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: fddinh trong 26 Tháng Năm, 2012, 04:17:09 pm
Nhưng hôm sau khoảng 9 giờ sáng 30/4 khi E24 đang tiến vào sân bay tân sơn nhất (ngay khu vực ngã tư bảy hiền) thì có mấy tốp máy bay A37 không biết từ đâu tới thay nhau bổ nhào cắt bom vào đội hình của D4/E24 (D đi đầu đội hình) Làm D4 không còn lực lượng...(cả dân chúng trên phố cũng bị thương vong khá nhiều). D6 chúng tôi lập tức được điều động thay D4 ngay...(Khi đầu đội hình bị MB oanh tạc chúng tôi đi phía sau chỉ cách nhau chưa đầy 1 km trong lúc máy bay thay nhau bổ nhào đánh vào bộ binh như vậy mà chả hề thấy cao xạ, sam2, sam3 đâu?!). Sau này tôi cứ đau đáu mãi... liệu có phải máy bay địch. Hay là ta "nhầm" do hợp đồng  binh chủng chưa "khớp". Máy bay địch sao phòng không ta "im lặng"?! (Thời điểm 30/4/1975 bob là chính trị viên c11,d6.e24). 
(http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2010/04/images330382_6b.jpg) 9 giờ 30 ngày 30-4-1975, quân Giải phóng chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh tư liệu

Theo một số cựu phi công VNCH thì sáng 30 tháng 4 có một phi xuất A-37 (PĐ 526) từ Cần Thơ, phối hợp với O-1 (PĐ112) từ Đồng Tâm.. bay yểm trợ khu vực Hoàng Hoa Thám ngay trước giờ DV Minh tuyên bố đầu hàng... SĐ 4 KQ VNCH tại Trà Nóc Cần Thơ, còn hoạt động cho đến sáng 30/4, một số phi vụ vẫn từ Cần Thơ bay lên yểm trợ chiến trường quanh Sài Gòn(?)

Như vậy thắc mắc của bác Bob có thể được giải tỏa rồi.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: bob trong 30 Tháng Năm, 2012, 03:53:42 pm
Nhưng hôm sau khoảng 9 giờ sáng 30/4 khi E24 đang tiến vào sân bay tân sơn nhất (ngay khu vực ngã tư bảy hiền) thì có mấy tốp máy bay A37 không biết từ đâu tới thay nhau bổ nhào cắt bom vào đội hình của D4/E24 (D đi đầu đội hình) Làm D4 không còn lực lượng...(cả dân chúng trên phố cũng bị thương vong khá nhiều). D6 chúng tôi lập tức được điều động thay D4 ngay...(Khi đầu đội hình bị MB oanh tạc chúng tôi đi phía sau chỉ cách nhau chưa đầy 1 km trong lúc máy bay thay nhau bổ nhào đánh vào bộ binh như vậy mà chả hề thấy cao xạ, sam2, sam3 đâu?!). Sau này tôi cứ đau đáu mãi... liệu có phải máy bay địch. Hay là ta "nhầm" do hợp đồng  binh chủng chưa "khớp". Máy bay địch sao phòng không ta "im lặng"?! (Thời điểm 30/4/1975 bob là chính trị viên c11,d6.e24). 
(http://www.sggp.org.vn/dataimages/original/2010/04/images330382_6b.jpg) 9 giờ 30 ngày 30-4-1975, quân Giải phóng chiếm sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh tư liệu

Theo một số cựu phi công VNCH thì sáng 30 tháng 4 có một phi xuất A-37 (PĐ 526) từ Cần Thơ, phối hợp với O-1 (PĐ112) từ Đồng Tâm.. bay yểm trợ khu vực Hoàng Hoa Thám ngay trước giờ DV Minh tuyên bố đầu hàng... SĐ 4 KQ VNCH tại Trà Nóc Cần Thơ, còn hoạt động cho đến sáng 30/4, một số phi vụ vẫn từ Cần Thơ bay lên yểm trợ chiến trường quanh Sài Gòn(?)

Như vậy thắc mắc của bác Bob có thể được giải tỏa rồi.
Cảm ơn bác fddinh@, bob có nghe thông tin này, nhưng bob vẫn còn "ngờ ngợ"! Bởi  theo tư liệu các bác tìm hiểu thì thời điểm đó có phi đội từ Cần thơ hoạt động khu vực Hoàng hoa thám, quanh Sài gòn…! Nhưng theo thiển nghĩ của tôi thì: thời điểm đó : “không còn lực lượng nào của phía bên kia “còn bụng dạ” nào để chiến đấu nữa, chứ đừng nói đến máy bay.  Vì máy bay của VNCH đã không thấy xuất hiện Từ khi chúng tôi (F10, QĐ3) xuất quân (chiều 28/4). (Cả đoàn xe tăng, xe vận tải quân sự nối đưôi nhau dài hàng chục km chạy rầm rầm trên đường QL) rồi ngày 29/4 khi chúng tôi đã vào ngang căn cứ Đồng dù, giữa ban ngày ban mặt. cả trong lúc F320, QĐ3 đang đánh căn cứ Đồng dù…cũng không thấy máy bay đến đánh. Chẳng lẽ Đối phương không biết (thế máy bay của họ để đâu????!). Hôm vào sát nách Sài gòn rồi khi ngồi trên xe tôi trôm nghĩ : “hành quân kiểu này nếu còn máy bay thì nó xơi tái hết”!? trước đó ngày 28/4, 29/4 máy bay A37 ( chiến lơi phẩm) ta thu được, đã từ sân bay Thành sơn, Phan rang vào đánh bom sân bay Tân sơn nhất... Lại một ý nghĩ suy diễn như thế này nữa: Trước khi xuất quân cấp trên quán triệt: "Đánh chắc, thắng chắc"...Quyết tâm giải phóng sài gòn- Gia định trước ngày 19/5 Lập thành tích mừng sinh nhật Bác... Liệu mũi của F10 có vào "quá sớm"... nên...!!! Thưa các bác: bob tui vốn xuất thân từ nông dân nên suy nghĩ cũng có vẻ nông dân vậy. Có gì không phải mong các bác thông cảm.


Tiêu đề: sáng 30 tháng 4 có một phi xuất A-37
Gửi bởi: fddinh trong 30 Tháng Năm, 2012, 06:02:01 pm
Thưa bác bob, tiếp tục lục tìm trong các bài viết của cựu quân nhân VNCH, em thấy có những chi tiết như:
Trích dẫn
Tại bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Thiếu tướng Lâm Văn Phát từ sáng sớm đã dùng trực thăng bay quan sát tình hình, vừa đáp xuống bộ Tư lệnh ông gọi máy liên lạc với Chuẩn tướng Tần, sĩ quan cao cấp nhất của Không quân vào lúc đó. Tướng Phát yêu cầu Tướng Tần cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích VC đang chuyển quân dọc theo con đường từ ngả tư Bảy Hiền lên đến Hóc Môn.
Trích dẫn
Sáng 30.4.1975 , Các Trực thăng Chiến đấu, và các Khu Trục cơ A.1- Skyraider, vẫn còn bay trên không phận Sai Gòn , dưới sự chỉ huy của : Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Tần (http://i52.tinypic.com/1e5av7.jpg) Tư lệnh Sư đoàn 4 Không Quân , Quyền Tư lệnh Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, Và Chuẩn tướng Lê Văn Thân : Tư lệnh hành quân Biệt Khu Thủ đô , cũng như sẵn sàng yểm trợ : Lực lượng Xung Kích Quân đoàn 3 do Chuẩn tướng Trần Quang Khôi Tư lệnh , đang từ Biên Hoà tiến về Sài Gòn bao gồm : Lữ đoàn 3 Kỵ binh,1 Liên đoàn Biệt Động quân, 1 Lữ đoàn TQLC, Liên đoàn 81 Biệt Kích Dù ......

Bác bob cũng có thể xem lại trong topic của bác "Truyện của Bob"
 http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,13567.msg270025.html#msg270025
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,13567.msg270027.html#msg270027
Trích dẫn
Như vậy các phi vụ A-37 yểm hộ quân biệt kích dù ở Bảy Hiền sẽ xuất phát trước khi có lệnh của DVM.


Tiêu đề: Re: sáng 30 tháng 4 có một phi xuất A-37
Gửi bởi: bob trong 31 Tháng Năm, 2012, 08:08:00 am
Thưa bác bob, tiếp tục lục tìm trong các bài viết của cựu quân nhân VNCH, em thấy có những chi tiết như:
Trích dẫn
Tại bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Thiếu tướng Lâm Văn Phát từ sáng sớm đã dùng trực thăng bay quan sát tình hình, vừa đáp xuống bộ Tư lệnh ông gọi máy liên lạc với Chuẩn tướng Tần, sĩ quan cao cấp nhất của Không quân vào lúc đó. Tướng Phát yêu cầu Tướng Tần cho các phi tuần khu trục liên tục oanh kích VC đang chuyển quân dọc theo con đường từ ngả tư Bảy Hiền lên đến Hóc Môn.
Trích dẫn
Sáng 30.4.1975 , Các Trực thăng Chiến đấu, và các Khu Trục cơ A.1- Skyraider, vẫn còn bay trên không phận Sai Gòn , dưới sự chỉ huy của : Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Tần (http://i52.tinypic.com/1e5av7.jpg) Tư lệnh Sư đoàn 4 Không Quân , Quyền Tư lệnh Không Quân Việt Nam Cộng Hoà, Và Chuẩn tướng Lê Văn Thân : Tư lệnh hành quân Biệt Khu Thủ đô , cũng như sẵn sàng yểm trợ : Lực lượng Xung Kích Quân đoàn 3 do Chuẩn tướng Trần Quang Khôi Tư lệnh , đang từ Biên Hoà tiến về Sài Gòn bao gồm : Lữ đoàn 3 Kỵ binh,1 Liên đoàn Biệt Động quân, 1 Lữ đoàn TQLC, Liên đoàn 81 Biệt Kích Dù ......

Bác bob cũng có thể xem lại trong topic của bác "Truyện của Bob"
 http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,13567.msg270025.html#msg270025
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,13567.msg270027.html#msg270027
Trích dẫn
Như vậy các phi vụ A-37 yểm hộ quân biệt kích dù ở Bảy Hiền sẽ xuất phát trước khi có lệnh của DVM.
Vâng! Rất cảm ơn bác fddinh@. Những tìm hiểu của bác rất kỹ lưỡng (cả bên này lẫn bên kia). Thú thực bob tui cũng đã đọc rất kỹ những thông tin trên trang của mình (truyện của bob) rồi. Nhưng cái bệnh "Tào tháo" nên nhân đọc trang "chưa nghe chưa biết" nói về SAM@... Nên bob "xới" lại.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Năm, 2012, 08:24:00 am
Có một thực tế là mình không khống chế được sân bay Cần Thơ. Nhưng đúng như bác bob vẫn băn khoăn vậy mấy bác cao xạ làm gì? Đi cùng thì càng khó hiểu, đi sau thì không nói làm gì. Bác bob có thấy các bác ấy bắn lên được phát nào không?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: tuaans trong 31 Tháng Năm, 2012, 09:30:21 am
Ở hướng miền Tây và Tây Ninh về SG lực lượng phòng không tương đối yếu, kinh nghiệm chiến đấu trong hành tiến phải nói là gần như chưa có gì. Chưa kể đó là binh chủng kỹ thuật đòi hỏi công tác chuẩn bị cực kỳ chu đáo và thời gian không ít.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Năm, 2012, 10:11:16 am
Bác tuaans nói cũng đúng. Tuy vậy bác bob vốn là dân cao xạ, nhưng bác ấy vẫn băn khoăn là cao xạ hành tiến theo các bác ấy mà chẳng thấy bắn gì cả, thời gian để A-37 ném bom cũng không ngắn. Còn hồi ký cụ Đặng Vũ Hiệp thì ghi rõ các LLPK ta hành tiến theo mũi QĐ 3 có bắn và bắn rơi máy bay L-19 ngay trên đường Lê Thánh Tông quận Nhất.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: bob trong 31 Tháng Năm, 2012, 03:27:37 pm
Bác tuaans nói cũng đúng. Tuy vậy bác bob vốn là dân cao xạ, nhưng bác ấy vẫn băn khoăn là cao xạ hành tiến theo các bác ấy mà chẳng thấy bắn gì cả, thời gian để A-37 ném bom cũng không ngắn. Còn hồi ký cụ Đặng Vũ Hiệp thì ghi rõ các LLPK ta hành tiến theo mũi QĐ 3 có bắn và bắn rơi máy bay L-19 ngay trên đường Lê Thánh Tông quận Nhất.
Chào bác qtdc@, bác tuaans@. Vâng bản thân bob là dân cao xạ đã từng bắn rơi khá nhiều máy bay các loại bằng 14,5 ly (cải tiến) và 12,7 ly (trong những năm trước đây ở tây nguyên). Nên chiến dịch Hồ Chí Minh, khi hành quân vào giải phóng Sài gòn lúc nào có máy bay là bob để ý ngay, (bob nhận dạng các loại máy bay khá chính xác, thậm chí nghe tiếng động cơ bob đã đoán được loại gì rồi...)! Vâng thực tế trong mũi thọc sâu (F10) của bob có cả pháo cao xạ 37ly đi cùng đội hình, vào cùng thời điểm (để bắn máy bay). Nhưng khi thấy tốp A37 lượn vòng rồi thi nhau bổ nhào cắt bom xuống đường phố khu vực ngã tư bảy hiền (Lúc đó bộ đội ngồi trên xe tăng xe tải) trải dài trên đường, di chuyển chậm chạp vì dân chúng đổ ra đường khá đông (xe không thể chạy nhanh được) . D6 của bob tui đi sau cùng của đội hình E24 lúc MB đánh bom bob đứng ngay trước nhà máy dệt Vinatechco. Nên quan sát khá rõ (ngày ây nhà cửa khu vực đó còn thưa thớt). Vâng bob khẳng định lại là: "Không hề thấy cao xạ của ta bắn lên phát nào". Máy bay trút hết bom, rồi bổ nhào bắn hàng tràng "liên thanh" rồi mới bay đi...! Sau này ngẫm lại: sao ngày đó, giờ đó còn máy bay??? nên bob ngờ ngợ là vậy.
 _ Còn vụ máy bay L19 rơi ở đâu thì tui không biết! Mà đã không biết thì tui "dựa cột" mà nghe thôi, hổng giám tham gia.
Nhưng điều chắc chắn một điều là L19 bay thấp thì AK cũng có thể bắn rơi... Hồi ký của cụ Hiệp ghi như vậy, nhưng tại thời điểm đó cụ đang còn ở chỉ huy sở QD3 trên Bến súc, tây ninh. Thông tin trên của trung đoàn cao xạ báo cáo "thành tích"! Liệu có chính xác. Hì hì...Cả trung đoàn pháo cao xạ (234) đi cùng mũi thọc sâu (f10) không lẽ...!


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 31 Tháng Năm, 2012, 10:06:58 pm
Bác Bob thân mến .
Tôi xin chia xẻ băn khoăn của bác . Và chính tôi cũng trong cuộc hôm đó , thời điểm đó anh em mình âm thầm nghĩ là phi cơ ta oanh tạc bon sư 22 và 23 gom về cố thủ Bảy Hiền và lạc vào quân ta . Chiến thắng kéo ta đi và có thể quên lãng . Nay có các bạn chỉ ra tài liệu ấy ... ta cũng an tâm . Việc Cả khối pháo hành tiến theo hướng ta hôma ấy là trung đoàn 234 , 232, 593 chứ không phải ít . Vào lúc 12 giờ trưa ngày 29/4 Khi đội hình hành tiến của sư đoàn 10 đang trên đường số 1 ( con đường xuyên Á bây giờ ) Pháo ta bắn máy bay địch rơi rước mắt chúng tôi . Họ còn hạ nòng bắn vào bộ binh và xe tăng thiết giáp trên cánh đồng Tân Phú Trung nơi giáp ranh giữa Hóc Môn và Củ chi . Việc bắn cái máy bay rơi trên đường Lê Thánh Tông lúc ấy các bác đã dừng lại ở Bộ tổng Tham mưu và Tân sơn nhất . Chỉ còn E 64 F320 đi phối thuộc với F10 là cụ Phí Triệu Hàm ( lúc ấy là phó chính ủy quân đoàn ) lệnh tiếp tục tiến vào Dinh . ĐÓ là có thật . Trên đường chúng tôi đánh tiếp ở hướng Trương Minh Giảng tôi đếm được 4 xe tăng của mình cháy . Ở hướng đường Lê văn Duyệt trước cổng bệnh viện Vì Dân cũng có xe tăng ta cháy . Chie có điều này là tôi thấy lưu ý . Vào đêm 30/4 bộ phận Trinh sát bọn tôi được phổ biến nếu tình hình không khả quan có thể sẽ phải đi chuẩn bị chiến trường Cần thơ . Thế rồi ngày sau 1/5 không thấy gì . Trong kí ức của tôi : Vào giờ phút xắp cắm cờ hôm ấy mà ở hướng tây bắc sư đoàn 10 hi sinh nhiều chứ không ít . Lữ đoàn tăng 273 vượt qua Đồng Dù , Cầu Sáng vào đến TP cháy mất nhiều xe . Nhưng chiến thắng và Vinh quang lúc ấy nó làm chúng ta những người trong cuộc cũng lướt qua nhàn nhạt . Bây giờ có thời gian ngẫm nghĩ , nó mới hiện về .Tôi , người lính cùng mũi đánh qua thành quan Năm vào Quang Trung , Bà Điểm ngã tư Bẩy Hiền chia xẻ với bác .


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: bob trong 01 Tháng Sáu, 2012, 11:09:06 am
Bác Bob thân mến .
Tôi xin chia xẻ băn khoăn của bác . Và chính tôi cũng trong cuộc hôm đó , thời điểm đó anh em mình âm thầm nghĩ là phi cơ ta oanh tạc bon sư 22 và 23 gom về cố thủ Bảy Hiền và lạc vào quân ta . Chiến thắng kéo ta đi và có thể quên lãng . Nay có các bạn chỉ ra tài liệu ấy ... ta cũng an tâm . Việc Cả khối pháo hành tiến theo hướng ta hôma ấy là trung đoàn 234 , 232, 593 chứ không phải ít . Vào lúc 12 giờ trưa ngày 29/4 Khi đội hình hành tiến của sư đoàn 10 đang trên đường số 1 ( con đường xuyên Á bây giờ ) Pháo ta bắn máy bay địch rơi rước mắt chúng tôi . Họ còn hạ nòng bắn vào bộ binh và xe tăng thiết giáp trên cánh đồng Tân Phú Trung  nơi giáp ranh giữa Hóc Môn và Củ chi . Việc bắn cái máy bay rơi trên đường Lê Thánh Tông lúc ấy các bác đã dừng lại ở Bộ tổng Tham mưu và Tân sơn nhất . Chỉ còn E 64 F320 đi phối thuộc với F10 là cụ Phí Triệu Hàm ( lúc ấy là phó chính ủy quân đoàn ) lệnh tiếp tục tiến vào Dinh . ĐÓ là có thật . Trên đường chúng tôi đánh tiếp ở hướng Trương Minh Giảng tôi đếm được 4 xe tăng của mình cháy . Ở hướng đường Lê văn Duyệt trước cổng bệnh viện Vì Dân cũng có xe tăng ta cháy . Chie có điều này là tôi thấy lưu ý . Vào đêm 30/4 bộ phận Trinh sát bọn tôi được phổ biến nếu tình hình không khả quan có thể sẽ phải đi chuẩn bị chiến trường Cần thơ . Thế rồi ngày sau 1/5 không thấy gì . Trong kí ức của tôi : Vào giờ phút xắp cắm cờ hôm ấy mà ở hướng tây bắc sư đoàn 10 hi sinh nhiều chứ không ít . Lữ đoàn tăng 273 vượt qua Đồng Dù , Cầu Sáng vào đến TP cháy mất nhiều xe . Nhưng chiến thắng và Vinh quang lúc ấy nó làm chúng ta những người trong cuộc cũng lướt qua nhàn nhạt . Bây giờ có thời gian ngẫm nghĩ , nó mới hiện về .Tôi , người lính cùng mũi đánh qua thành quan Năm vào Quang Trung , Bà Điểm ngã tư Bẩy Hiền chia xẻ với bác .


 Vâng! Cảm ơn bác NTL đã chia sẻ. Ngày ấy bob đi trong đội hình “thọc sâu” của f10 tận mắt thấy những gì thì trao đổi lại như thực tế đã diễn ra. Khi đi ngang qua Căn cứ Đồng dù thấy f320 của bác vẫn còn oánh nhau ùng oàng trong đó… Rồi trên đường (gần đó) cả đoàn xe của f10 dài hàng chục cây số chạy rầm rầm (giũa ban ngày mà chẳng có chiếc máy bay nào đến đánh bom cả). còn bác nói thấy cao xạ bắn rơi máy bay ở chỗ nào tôi không biết.
- Còn khi chúng tôi đến gần Hóc môn có gặp một đoàn xe tăng và xe bọc thép (ở cánh đồng Tân phú trung) Tui có kể chuyện này ở topic “Truyện của bob”. Chỉ có xe tăng ta triển khai và diệt hết số xe của địch. Chúng tôi ngồi trên xe tải xem xe tăng “họ” bắn nhau như “đánh trận giả” (phía bên kia chỉ có xe tăng, không có bộ binh) và xong trận ấy là đoàn quân chúng tôi tiếp tục tiến vào thành phố…Khi đi qua chỗ “xe tăng oánh nhau” thấy xe địch bị cháy chúi đầu xuống ruộng khói còn nghi ngút mà. Nhưng cái chi tiết mà bác nêu: (Tôi đánh dấu màu đỏ Trên) tui không thấy đâu! Chỉ có xe tăng ta diệt thôi đâu cần cao xa!!! 


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 01 Tháng Sáu, 2012, 03:50:34 pm
@bob :
Hay lắm , bác đã nhìn thấy đoàn xe tăng lao xuống cánh đồng lúa trưa 29/4 ở Tân Phú Trung thì trên cánh đồng lúa ấy đúng là sở chỉ huy trung đoàn 64 đó , nó ở cái mương cách đường chừng 400m . Trận đánh xa tăng ấy có cả tham gia của bộ binh chúng tôi . LÚc đó có một máy bay trực thăng xà xuống cánh đồng cứu một tên phi công thì phấo 37 bắn roi ngay lập tức . Cái trực thăng rơi cách bờ ruông Luân nằm chừng 200m máy vẫn nổ ình ình . Đoạn này tôi đã viết trong kí ức tháng tư bác ạ . Hay thật ! hoá ra trong một trận đánh tôi đang ở dưới ruộng thì bác trên bờ ( cả đoàn xe dài trùng điệp )


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: bob trong 03 Tháng Sáu, 2012, 09:37:34 am
@bob :
Hay lắm , bác đã nhìn thấy đoàn xe tăng lao xuống cánh đồng lúa trưa 29/4 ở Tân Phú Trung thì trên cánh đồng lúa ấy đúng là sở chỉ huy trung đoàn 64 đó , nó ở cái mương cách đường chừng 400m . Trận đánh xa tăng ấy có cả tham gia của bộ binh chúng tôi . LÚc đó có một máy bay trực thăng xà xuống cánh đồng cứu một tên phi công thì phấo 37 bắn roi ngay lập tức . Cái trực thăng rơi cách bờ ruông Luân nằm chừng 200m máy vẫn nổ ình ình . Đoạn này tôi đã viết trong kí ức tháng tư bác ạ . Hay thật ! hoá ra trong một trận đánh tôi đang ở dưới ruộng thì bác trên bờ ( cả đoàn xe dài trùng điệp )
@NTL: Vâng! Cảm ơn bác. Nếu vậy thì cao xạ chỗ bác lúc đó chắc là đơn vị phối thuộc với f320. Còn đơn vị cao xạ đi cùng f10 thì cũng đang hành tiến trên đường cùng chúng tôi. Tôi còn nhớ: khi có chiến sự họ ( cao xạ 37 ly) cũng triển khai sang hai bên , chọn chỗ đất bằng phẳng rồi các xạ thủ nhảy lên mâm pháo quay quay nòng...sẵn sàng..! Nhưng không thấy bắn chác gì! (lúc ấy cả đoàn xe đừng lại chờ lệnh. lính bb chúng tôi có anh nhảy xuống xe, có anh vẫn ngồi trên thùng) vì chỉ thị cấp trên là không được rời xe, khi có lệnh là đi tiếp. ( vì nhiệm vụ của đơn vị là thọc sâu...gặp địch cản trở trên dọc đường, thì đánh, xong đi tiếp) Chính vì vậy khi có lệnh là cả bb và cao xạ cùng hành quân tiếp... Chiều tối 29/4 đại đội của bob (C11,D6,E24) đã ở ngay trong khuôn viên của nhà máy dệt Vinatechco. Cảm ơn bác đã chia sẻ.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: hocdan trong 07 Tháng Sáu, 2012, 11:24:27 pm
Đọc các bác bàn về sam2, máy bay Mỹ... những ngày cuối tháng 4/1975 tui chả hiểu gì cả. Nhưng có một thực tế chính tui là người tận mắt chứng kiến lúc bấy giờ: Gần trưa ngày 29/4/1975. E24/F10/QĐ3 chúng tôi đã vào đến Đồng dù, Trong lúc F320 còn đang ùng oàng trong đó thì Trên trời có mấy tốp máy bay phản lực Mỹ (hình như loại F4) quần đảo rồi những chiếc trực thăng bay thấp trong thành phố khá nhiều. Cả đòan xe không dừng lại. Lính bộ binh chúng tôi được lệnh không được xuống xe...Còn Đơn vị cao xạ 37ly của E234 đi cùng đội hình F10 tạt ra hai bên đường triển khai trận địa bắn máy bay... và tôi để ý thì thấy Máy bay Mỹ cũng chả bắn phá gì, còn cao xạ của ta cũng không bắn được vì máy bay bay khá cao (hình như máy bay phản lực bay vào để yểm trợ cho trưc thăng bốc người di tản thôi). Nhưng hôm sau khoảng 9 giờ sáng 30/4 khi E24 đang tiến vào sân bay tân sơn nhất (ngay khu vực ngã tư bảy hiền) thì có mấy tốp máy bay A37 không biết từ đâu tới thay nhau bổ nhào cắt bom vào đội hình của D4/E24 (D đi đầu đội hình) Làm D4 không còn lực lượng...(cả dân chúng trên phố cũng bị thương vong khá nhiều). D6 chúng tôi lập tức được điều động thay D4 ngay...(Khi đầu đội hình bị MB oanh tạc chúng tôi đi phía sau chỉ cách nhau chưa đầy 1 km trong lúc máy bay thay nhau bổ nhào đánh vào bộ binh như vậy mà chả hề thấy cao xạ, sam2, sam3 đâu?!). Sau này tôi cứ đau đáu mãi... liệu có phải máy bay địch. Hay là ta "nhầm" do hợp đồng  binh chủng chưa "khớp". Máy bay địch sao phòng không ta "im lặng"?! (Thời điểm 30/4/1975 bob là chính trị viên c11,d6.e24). 

Bác Bob cho hỏi, từ lúc A37 xuất hiện đến khi nó rút tầm bao nhiêu phút?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: bob trong 08 Tháng Sáu, 2012, 03:35:06 pm
Đọc các bác bàn về sam2, máy bay Mỹ... những ngày cuối tháng 4/1975 tui chả hiểu gì cả. Nhưng có một thực tế chính tui là người tận mắt chứng kiến lúc bấy giờ: Gần trưa ngày 29/4/1975. E24/F10/QĐ3 chúng tôi đã vào đến Đồng dù, Trong lúc F320 còn đang ùng oàng trong đó thì Trên trời có mấy tốp máy bay phản lực Mỹ (hình như loại F4) quần đảo rồi những chiếc trực thăng bay thấp trong thành phố khá nhiều. Cả đòan xe không dừng lại. Lính bộ binh chúng tôi được lệnh không được xuống xe...Còn Đơn vị cao xạ 37ly của E234 đi cùng đội hình F10 tạt ra hai bên đường triển khai trận địa bắn máy bay... và tôi để ý thì thấy Máy bay Mỹ cũng chả bắn phá gì, còn cao xạ của ta cũng không bắn được vì máy bay bay khá cao (hình như máy bay phản lực bay vào để yểm trợ cho trưc thăng bốc người di tản thôi). Nhưng hôm sau khoảng 9 giờ sáng 30/4 khi E24 đang tiến vào sân bay tân sơn nhất (ngay khu vực ngã tư bảy hiền) thì có mấy tốp máy bay A37 không biết từ đâu tới thay nhau bổ nhào cắt bom vào đội hình của D4/E24 (D đi đầu đội hình) Làm D4 không còn lực lượng...(cả dân chúng trên phố cũng bị thương vong khá nhiều). D6 chúng tôi lập tức được điều động thay D4 ngay...(Khi đầu đội hình bị MB oanh tạc chúng tôi đi phía sau chỉ cách nhau chưa đầy 1 km trong lúc máy bay thay nhau bổ nhào đánh vào bộ binh như vậy mà chả hề thấy cao xạ, sam2, sam3 đâu?!). Sau này tôi cứ đau đáu mãi... liệu có phải máy bay địch. Hay là ta "nhầm" do hợp đồng  binh chủng chưa "khớp". Máy bay địch sao phòng không ta "im lặng"?! (Thời điểm 30/4/1975 bob là chính trị viên c11,d6.e24). 

Bác Bob cho hỏi, từ lúc A37 xuất hiện đến khi nó rút tầm bao nhiêu phút?
Chào bạn hocdan@. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Lúc ấy cánh lính bb chúng tôi chả ai có đồng hồ, nên xác định thời gian (cũng không thể chính xác được). Còn ước chừng thì từ lúc máy bay xuất hiện đến lúc chúng bay đi thì khoảng 10 phút. Tốp MB A37 hôm ấy hình như có hai chiếc thôi.


Tiêu đề: Re: Hỏi nhỏ - đáp khẽ về các vấn đề quân sự - phần 11
Gửi bởi: lang trong 08 Tháng Sáu, 2012, 08:06:24 pm
Xin hỏi thêm thông tin về tuyến phòng thủ Bắc - Hưng - Hải trong thời kì KCCM, vì em có nói chuyện với người nhà em, 1 trong những người đã trực tiếp tham gia xây dựng tuyến đê điều phòng thủ này, vào năm 1958 thuộc sư đoàn 305. Tuy nhiên có điều này em khá là thắc mắc, đó là sự hy sinh của một số cán bộ chiến sĩ xây dựng, vì lý do chủ quan hoặc khách quan mong các bác cho biết thêm thông tin về những sự mất mát không trong chiến đấu này


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: VMH trong 08 Tháng Sáu, 2012, 08:15:10 pm
Công trình thủy nông Bắc Hưng Hải thì có, sự tham gia của quân đội cũng có và sự hy sinh của cán bộ, chiến sĩ quân đội trên công trường có thể cũng có. Nhưng chưa bao giờ nghe đến cái cụm từ "tuyến đê điều phòng thủ" như bạn viết cả. Và bạn muốn tìm hiểu "những mất mát" này để làm gì nhỉ?


Tiêu đề: Re: Hỏi nhỏ - đáp khẽ về các vấn đề quân sự - phần 11
Gửi bởi: mig21-58 trong 08 Tháng Sáu, 2012, 10:46:35 pm
Xin hỏi thêm thông tin về tuyến phòng thủ Bắc - Hưng - Hải trong thời kì KCCM, vì em có nói chuyện với người nhà em, 1 trong những người đã trực tiếp tham gia xây dựng tuyến đê điều phòng thủ này, vào năm 1958 thuộc sư đoàn 305. Tuy nhiên có điều này em khá là thắc mắc, đó là sự hy sinh của một số cán bộ chiến sĩ xây dựng, vì lý do chủ quan hoặc khách quan mong các bác cho biết thêm thông tin về những sự mất mát không trong chiến đấu này
Công trình đại thủy nông ; BẮC HƯNG HẢI , là một công trình thủy lợi lớn thời bấy giò , hiện nó vẫn đang phát huy hiệu quả , nó được giúp đỡ bởi : NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA , đích thân thủ tướng PHẠM VĂN ĐỒNG cắt băng khánh thành và mở cánh cống , cái cống đó vừa rồi rất nổi tiếng , chính là cống XUÂN QUAN , ở XÃ XUÂN QUAN huyện VĂN GIANG
Công trình này tưới tiêu cho 3 tỉnh : HƯNG YÊN ,HẢI DƯƠNG , BẮC NINH


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: lang trong 26 Tháng Sáu, 2012, 07:26:13 pm
Em đọc trong cuốn "chúng tôi và Mig 17". Thấy có nhắc tới anh hùng Hoàng Văn Quyết chỉ huy trung đội trường A-72, diệt trên 10 máy bay các loại của Mỹ-Ngụy, ai có thông tin về bác đó không ạ ?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: limitlife17 trong 24 Tháng Bảy, 2012, 01:00:33 pm
Có bác  nào có thông tin về tiểu đoàn 401KT không, phiên hiệu KT do quân khu 7 quản lý đúng k, em có người nhà thuộc đơn vị này hi sinh tháng 6 năm 1972, mong các bác giúp đỡ


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: mig21-58 trong 24 Tháng Bảy, 2012, 04:06:08 pm
Có bác  nào có thông tin về tiểu đoàn 401KT không, phiên hiệu KT do quân khu 7 quản lý đúng k, em có người nhà thuộc đơn vị này hi sinh tháng 6 năm 1972, mong các bác giúp đỡ
Bạn vào đây : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,24470.0.html


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: lonesome trong 27 Tháng Bảy, 2012, 09:21:45 pm
VTV1 đang chiếu chương trình về Quảng Trị, đang giải mã chuyện những người hi sinh trong căn hầm cùng bác Lê Binh Chủng.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: jasmine2011 trong 28 Tháng Bảy, 2012, 06:37:52 am
Chương trình tối qua quả thât là dẫn dắt chán quá. Những câu chyện như vậy mà...
Nhưng xem có quá nhiều điều bổ ích.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: jasmine2011 trong 23 Tháng Tám, 2012, 06:50:46 am
Các bác cho em hỏi: Bọn bạn em chúng nó vừa cập nhật cái trò chơi Ai là triệu phú mới trên di động.
Có một câu hỏi là phong trào học sinh sinh viên Tam giác sắt diễn ra ở đâu, đáp án Hà Tây
Thật tình là em Google mãi mà chả có thông tin gì cả.
Các bác có thể giúp em được chứ ạ? Em cảm ơn!


Tiêu đề: Re: Lịch sử trang bị HQNDVN trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 1955-1990
Gửi bởi: bathanh trong 03 Tháng Mười, 2012, 01:57:02 pm
cá bác oi, mình năm 74 giữ con b4o , mê mãi đến giờ thấy bài bá này , ngưỡng mộ , mình o biết làm sao cho lên hình.( thong cảm trình độ vi tính hạn hẹp )
Người giữ “kỷ lục” bắn súng B40 của Việt Nam
Thứ Năm, 28/04/2011, 09:45 [GMT+7]
Tháng 4-1972, trận tấn công căn cứ Đak Uy (tỉnh Kon Tum) diễn ra ác liệt. Từ các lô cốt đạn địch đan thành lưới đỏ lừ, pháo rót tới yểm trợ như mưa bấc. Chúng cố chết giữ vững căn cứ để nống ra tiếp viện cho Đak Tô-Tân Cảnh…
 
Trung đội 1, Đại đội 6 Tỉnh đội Kon Tum do Hoàng Xuân Trình chỉ huy được giao nhiệm vụ tiêu diệt các lô cốt đề kháng để mở đường cho bộ binh xung phong. Là Trung đội trưởng nhưng anh vẫn đảm nhận vị trí của một xạ thủ B40. Chẳng riêng trận này, hàng chục trận trước, khẩu B40 vẫn luôn bên mình Hoàng Xuân Trình. Anh đã trở nên “khét tiếng” với thứ vũ khí lợi hại này. Kể một trận như Đak Cấm, với 4 quả B40 Hoàng Xuân Trình đã diệt gọn bốn ổ đề kháng. Ngoài tài thiện xạ, Hoàng Xuân Trình còn “khét tiếng” bởi sự gan lì. Có lúc anh đã dùng B40 bắn cháy xe tăng địch ở khoảng cách 7 mét. Cũng bởi thế mà ông Kpă Thìn-Tỉnh đội trưởng đặc biệt quý, coi anh như đứa con cưng…
 
Hoàng Xuân Trình (phải) đang bắt mạch cho bệnh nhân. Ảnh: Ngọc Tấn
Hoàng Xuân Trình (phải) đang bắt mạch cho bệnh nhân. Ảnh: Ngọc Tấn
Mặc đạn địch như trấu vãi, Hoàng Xuân Trình vẫn bình tĩnh động viên anh em tiếp cận thật gần mục tiêu hãy bắn. Nhưng ngay phát đầu tiên, quả đạn của một xạ thủ đã bay chệch. Đánh hơi thấy mối nguy hiểm, địch càng bắn ra dữ dội. Hoàng Xuân Trình nóng mặt giương khẩu B40 của mình lên. Hai quả đạn kéo hai vệt lửa đỏ lừ bay thẳng vào lỗ châu mai. Hỏa lực địch câm tịt… Thấy mất ổ đề kháng tiền tiêu, xe tăng địch trong căn cứ bò ra lấp chỗ trống. Hai lô cốt còn lại cũng bắn rát. Các xạ thủ B40 lần lượt hy sinh. Bây giờ thì nhiệm vụ tiêu diệt những chướng ngại này không còn ai thay thế. “Dẫu có hy sinh cũng phải làm tròn nhiệm vụ”. Hoàng Xuân Trình bò tới lấy tất cả số đạn của đồng đội để lại khoác vào mình lao lên… Bây giờ thì anh đã gần như không còn cảm xúc gì với những mối hiểm nguy quanh mình. Những quả đạn nóng bỏng căm thù lần lượt bay tới mục tiêu. Hai lô cốt còn lại câm họng. Hai xe tăng nống ra bốc cháy… Hết đạn, Hoàng Xuân Trình bò trở lại và anh vô cùng ngạc nhiên. Đồng đội không còn một ai. Họ đã rút ra tự khi nào…
 
Một mình bắn tới 12 quả B40 diệt 3 lô cốt, 2 xe tăng. Trận này càng khiến Hoàng Xuân Trình thêm “khét tiếng”. Anh được thưởng Huân chương Chiến công hạng ba…
 
Hàng xóm chung con đường Nguyễn Đức Cảnh- thành phố Pleiku (Gia Lai) lâu nay đã quen với ông già Trình gần 70 tuổi mà vẫn hoạt bát, tính tình xởi lởi. Còn những bệnh nhân bướu cổ, đau đầu mãn tính, viêm xoang, hen suyễn… gần xa thì chẳng mấy ai mà không biết đến các bài thuốc Nam gia truyền phối hợp với “đốt huyệt cứu hỏa” của ông. Chỉ có điều “lý lịch”  thì ít người biết vì có vào nhà ông cũng chỉ thấy trên tường các sơ đồ châm cứu, giải phẫu y khoa… Mãi đến năm 2007, thân mẫu ông- cụ Chu Thị Vọng mất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi vòng hoa viếng thì người ta mới biết gia đình ông là gia đình có công với cách mạng ở thôn Nà Ngoại, xã Nam Tuấn, huyện Hòa An (tỉnh Cao Bằng).
 
Ông Trình kể rằng, gia đình ông đều hoạt động cách mạng, tiếp tế, nuôi giấu cán bộ thời tiền khởi nghĩa. Họ đặc biệt có nhiều kỷ niệm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Mẹ ông là người trực tiếp đưa cơm, làm liên lạc cho Đại tướng. Ông ngoại- Chu Văn Tới là người biết nhiều bài thuốc Nam gia truyền, đã một lần bốc thuốc cho Đại tướng qua cơn sốt nặng… Kế thừa truyền thống cách mạng của gia đình, năm 22 tuổi Hoàng Xuân Trình lên đường nhập ngũ. Quãng đời đánh giặc của ông phần lớn ở mặt trận B3- mặt trận gian khổ và ác liệt bậc nhất thời chống Mỹ. Chưa phải lứa “gạo cội” nhưng thành tích cũng “đáng nể” với 7 lần đạt danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Dũng sĩ diệt cơ giới”…
 
…Trở lại chuyện một lúc bắn 12 quả đạn B40… Có lẽ là một kỷ lục ở Việt Nam mà ông đang giữ? Thường, một xạ thủ B40 được giao một cơ số đạn 4 quả. Đó cũng là giới hạn sức khỏe bình thường cho phép. Thực tế trên chiến trường cũng đã có người bắn đến 7-8 quả, nhưng đến con số 12 thì chưa nghe đến ai. Hẳn là ông phải có bí quyết gì? “Nói bí quyết, thực ra thì giản đơn thôi. Bài học bắn súng nào chả dạy “mím môi-nín thở-bóp cò”. Không sai. Nhưng súng B40 tiếng nổ lớn, luồng phản lực của đạn mạnh. Bắn nhiều mà nín thở, không khí trong mình không thoát được thì vỡ tai như chơi. Biết vậy nên mình làm ngược lại: Cứ siết cò là há miệng thở ra thật mạnh. Với lại cũng không nhất thiết cứ vác lên vai. Có lúc mình đổi tư thế, kẹp vào nách mà bắn... Một điều quan trọng khác là thời ấy mình cũng khỏe. Nặng có 55 cân thôi nhưng trông người cứ chắc nịch như lõi lim…”.
 
Nghỉ hưu năm 1990 với quân hàm Đại úy, nếu tính cả thời gian làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Campuchia, Hoàng Xuân Trình đã đánh dư trăm trận. Ông bảo: “Tính hết thời trận mạc, tôi đã bắn cả trăm quả B40”. Nếu vậy thì chả riêng một trận Đak Uy, con số này cũng là một kỷ lục. Nếu có chút may mắn, dễ chừng ông được phong Anh hùng cũng nên? Nước mắt ông bỗng dưng ứa ra rơm rớm: “Chừng ấy lần vào chết ra sống, được nguyên lành trở về là may mắn rồi. Bao nhiêu đồng đội mình nằm lại giờ vẫn chưa tìm thấy mộ. Cứ nghĩ đến điều này là lại thấy công lao của mình còn chưa đáng là bao… Ấy thế nên nghỉ hưu rồi mình mới mở ra cơ sở Đông y này…  đưa mấy bài thuốc gia truyền của bà cụ truyền lại mong giúp thêm chút gì đó cho đời”.
 
Chợt hiểu thêm cái “tâm” của người lính già… Thời chiến dụng “võ” thời bình dụng “văn”. Ấy là cái đạo của các cụ ta xưa vẫn là như thế…
 
Ngọc Tấn



Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: phungthihoa trong 19 Tháng Mười, 2012, 02:52:10 pm
Có bác nào có thông tin về chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ" của VNCH sau hiệp định Paris năm 1973 không ạ? Tôi muốn tìm hiểu về các đơn vị của VNCH hoạt động tại chiến trường Tây Nguyên trong thời gian này và phản ứng của QĐNDVN đối với những hoạt động của phía bên kia.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 19 Tháng Mười, 2012, 03:37:05 pm
khà khà, quan tâm đến chiến lược, chiến thuật sao?

Có bác nào có thông tin về chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ" của VNCH sau hiệp định Paris năm 1973 không ạ? Tôi muốn tìm hiểu về các đơn vị của VNCH hoạt động tại chiến trường Tây Nguyên trong thời gian này ...

Đầu năm 1973, tại Tây Nguyên, địch tập trung binh lực lớn gồm 43 tiểu đoàn chủ lực (24 tiểu đoàn bộ binh, 11 tiểu đoàn thiết giáp, 8 tiểu đoàn pháo, chiếm 68% tổng số tiểu đoàn của quân đoàn 2, quân khu 2); 5 phi đoàn (chiếm 40% số máy bay của quân đoàn 2 ngụy) và lực lượng địa phương (19 tiểu đoàn, 15 liên đội và một số đại đội bảo an, 144 trung đội dân vệ, 700 liên toán và 719 toán phòng vệ dân sự, 4 đại đội, 16 chi và 169 phân chi cảnh sát). Tổng quân số lên tới hơn 60.000 tên. Nếu tính theo cấp trung đoàn thì gồm có trung đoàn 44, 45, 53 bộ binh VNCH; trung đoàn 8, 19, 21 thiết giáp

Trọng tâm sau Hiệp địch Paris tháng 1/1973 là giải tỏa và chiếm lại cái khu vực trên trục quốc lộ số 14 đoạn nam Kon Tum, nam Plei Ku và quốc lộ 19 đoạn đèo Măng Yang - An Khê.

Trong tuần đầu thi hành Hiệp định pa-ri và lệnh ngừng bắn, ở tây bắc Kon Tum, địch đã nống ra Đắc Rơ Cót, tây suối Đắc Le; dùng 4 đại đội bảo an và 1 chi đoàn thiết giáp tiến chiếm Plei Ta Cha, Plei Kla, Tân Điền, đổ bộ 1 đại đội của trung đoàn 44 xuống vùng giải phóng của ta ở Hà Mòn, Đắc Vát. Cùng lúc 9 tiểu đoàn bộ binh (80, 89, 62, 90, 72, 254, 251, 2/44, 213) và chi đoàn 1 thiết giáp (trung đoàn 8) liên tục phản kích dọc trục đường 14 đoạn Chư Thoi, từ cầu số 6 đến cầu số 8.

Hướng tây nam Gia Lai, 3 chi đoàn thiết giáp (1, 3/21, 3/3) và tiểu đoàn 2 (trung đoàn 45), liên đội 266 bảo an đánh vào các chốt trên đường 14 nam Plei Ku, đoạn Phú Mỹ đến Mỹ Thạch; tiểu đoàn 11 biệt động quân đổ xuống Chư Quýnh Dâu cách bắc làng Dịt 3km. Trên đường 19, đoạn đông đèo Măng Yang - Hà Tam, 3 tiểu đoàn bộ binh (1/41, 2/45, 95) cùng Trung đoàn 19 thiết giáp ráo riết đánh mở đường. Tại Đắc Lắc, 3 tiểu đoàn bảo an có máy bay pháo lớn chi viện lấn chiếm vùng giải phóng ở khu vực nam Buôn Hồ - bắc Đạt Lý.

....và phản ứng của QĐNDVN đối với những hoạt động của phía bên kia.  

"uýnh" lại thôi, "giành dân, giữ đất", căng ra mà giữ; huy động cả quân số của trường quân chính B3 ra giữ; đặc công cũng ra chốt mà công binh, thông tin, ... cũng rứa,  ;D. Tóm lại là làm mọi cách để giữ trong điều kiện khó khăn lớn sau chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972 + mùa mưa kéo dài ,  ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: phungthihoa trong 19 Tháng Mười, 2012, 03:55:10 pm

Hướng tây nam Gia Lai, 3 chi đoàn thiết giáp (1, 3/21, 3/3) và tiểu đoàn 2 (trung đoàn 45), liên đội 266 bảo an đánh vào các chốt trên đường 14 nam Plei Ku, đoạn Phú Mỹ đến Mỹ Thạch;
"uýnh" lại thôi, "giành dân, giữ đất", căng ra mà giữ; huy động cả quân số của trường quân chính B3 ra giữ; đặc công cũng ra chốt mà công binh, thông tin, ... cũng rứa,  ;D. Tóm lại là làm mọi cách để giữ trong điều kiện khó khăn lớn sau chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972 + mùa mưa kéo dài ,  ;D
Như vậy có thể xác định được sơ bộ liệt sỹ nhà cháu đụng độ với các đơn vị màu nâu của địch.
Lại phải nhờ tiếp bác quangcan, liệu các đơn vị địch này có ghi chiến lệ như ta không? Nếu có thể tìm thì tìm ở đâu được?
Hôm trước cũng có bác gửi cho em một đoạn lịch sử QĐ 3 trong cuộc chiến chống tràn ngập lãnh thổ có nói đụng độ tại khu vực màu đỏ. Nhưng em muốn tìm thông tin từ phía bên kia để có cơ sở kiểm chứng.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 19 Tháng Mười, 2012, 04:01:10 pm
Trích dẫn
...Nhưng em muốn tìm thông tin từ phía bên kia để có cơ sở kiểm chứng.

khu vực thì tôi chỉ rõ trên bản đồ cho chị rồi, việc xác định điểm cao/ cao điểm 600 ở đó rất khó vì bình độ đó có rất nhiều,  :-\. Thôi được để tôi xem lại tài liệu ta.

Tài liệu VNCH giai đoạn này thì e rằng ... hơi hiếm. Nguồn thì .... tôi chịu,  :-\. Tìm trên mạng hoặc mấy trang của lính VNCH xem thử xem, từ khóa đa dạng vào.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: c1d1e1f324 trong 01 Tháng Mười Một, 2012, 08:23:59 am
Ối giời ơi! Bác nói những "chuyện chưa nghe, chưa biết" là phải. Bác nói Quân đoàn 2 mà bỏ quên F 324 Sư đoàn 2 lần Anh Hùng rồi.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: do_long_khach trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 03:44:48 pm
Chuyện em kể sau đây hình như cũng gây ra tranh luận tại một số diễn đàn.

Số là em vừa đi 1 chuyến miền Tây Nam Bộ về. Lái xe trong mấy ngày là một anh hiền lành vui tính, người bé nhỏ nhưng hỏi ra mới biết cũng từng đăng lính Thủy quân lục chiến (chế độ cũ). Đường xa nhiều chuyện, anh ấy kể là hồi ta đánh An Lộc năm 72, anh ta là dân vệ hay địa phương quân gì đó (xin lỗi em không nhớ chính xác), có chứng kiến nhiều chuyện ly kỳ, đặc biệt là chuyện xe tăng quân Giải Phóng tiến vào thị xã:

- Mưa pháo xong xe tăng ồ vào, đằng sau có mấy anh vác cái gì dài dài (bộc phá ống???), ko thấy bộ binh tùng thiết gì cả.

- Xe nghênh ngang xông vào bị trực thăng đuổi bắn rát chạy lung tung, có chiếc húc sập nhà rồi mắc kẹt

- Các chú VNCH trong 1 trận địa pháo 105 hạ nòng bắn thẳng, chưa ăn thua thì xe tăng xông vào sát quá, bỏ pháo chạy. Một chú xe tăng mắc 1 khẩu pháo chạy về thì bị trực thăng quần bắn rát bay cả tháp pháo. Và đoạn này mới ly kỳ: anh kể chuyện cho em nói anh ấy có ghé mắt nhìn vào thấy rõ anh lái xe bị cùm chân.

- Một chiếc xe tăng tiến sát hầm nơi Đại tá Hưng và Nhật (chỉ huy quân VNCH tử thủ), còn độ 20m nữa là đè lên sập hầm thì bị một chú lính VNCH dùng M72 bắn đứt xích, sau đó quân dù xúm vào bắn hạ.

Hết chuyện tăng anh lái xe cũng kể là tận mắt nhìn thấy 1 trận địa súng trọng liên của quan giải phóng lắp trên cây bị trực thăng dập, xác xạ thủ lủng lẳng ko rơi xuống được vì cũng bị xích vào cây. Ngoài ra còn chuyện lính bộ binh và lính dù VNCH chết la liệt, xác chết nhét vào các tấm pông sô vứt khắp nơi ko dám ai ra chôn.

Em cũng từng nghe loáng thoáng chuyện xích chân này rồi và không tin. Nhưng lần này thì em cũng ...hơi tin. Anh kể chuyện cho em người rất tốt, thật thà, cả văn phòng cơ quan em trong Nam đều quý và hay thuê xe của anh ấy. Anh ấy khẳng định với em là trông thấy tận mắt. Đợt vừa rồi em có gặp anh vừa kể và một anh nữa lính cũ sư đoàn 18 bị cụt cả 2 chân. Được cái 2 anh này tuyệt không một lời oán trách hằn học gì, thế là em cũng thấy mừng mừng. Em hỏi anh cut chân là anh dính ở đâu, anh ta bảo đại để là năm 74 bị dính mìn 105 (làm từ đạn 105) của bên "mình" gài. Em buồn cười hỏi "mình" là bên nào, anh ấy cũng cười bẽn lẽn bảo "mình" là bên cách mạng....


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 04:41:22 pm
... Số là em vừa đi 1 chuyến miền Tây Nam Bộ về. Lái xe trong mấy ngày là một anh hiền lành vui tính, người bé nhỏ nhưng hỏi ra mới biết cũng từng đăng lính Thủy quân lục chiến (chế độ cũ). Đường xa nhiều chuyện, anh ấy kể là hồi ta đánh An Lộc năm 72, anh ta là dân vệ hay địa phương quân gì đó (xin lỗi em không nhớ chính xác), có chứng kiến nhiều chuyện ly kỳ, đặc biệt là chuyện xe tăng quân Giải Phóng tiến vào thị xã:.. ....

Em cũng từng nghe loáng thoáng chuyện xích chân này rồi và không tin. Nhưng lần này thì em cũng ...hơi tin. Anh kể chuyện cho em người rất tốt, thật thà, cả văn phòng cơ quan em trong Nam đều quý và hay thuê xe của anh ấy. Anh ấy khẳng định với em là trông thấy tận mắt. Đợt vừa rồi em có gặp anh vừa kể và một anh nữa lính cũ sư đoàn 18 bị cụt cả 2 chân. Được cái 2 anh này tuyệt không một lời oán trách hằn học gì, thế là em cũng thấy mừng mừng.

Anh gì nữa? Dân vệ cầm súng 1972 thì giờ đến tuổi hưu rồi chứ nhỉ,  ;)

- Mưa pháo xong xe tăng ồ vào, đằng sau có mấy anh vác cái gì dài dài (bộc phá ống???), ko thấy bộ binh tùng thiết gì cả.

- Các chú VNCH trong 1 trận địa pháo 105 hạ nòng bắn thẳng, chưa ăn thua thì xe tăng xông vào sát quá, bỏ pháo chạy. Một chú xe tăng mắc 1 khẩu pháo chạy về thì bị trực thăng quần bắn rát bay cả tháp pháo. Và đoạn này mới ly kỳ: anh kể chuyện cho em nói anh ấy có ghé mắt nhìn vào thấy rõ anh lái xe bị cùm chân.

Nếu thế thì các bác VNCH đủ sức có vài "pô" ảnh kỷ niệm rồi, kiểu như chuyên san đặc biệt in riêng cho Lính thủy quân lục chiến khi tái chiếm Thành cổ Quảng Trị 1972 để làm tư liệu tuyên truyền đấy. Tiếc là đến giờ này chả có cái ảnh nào để ngó,  ;D; vẫn chỉ là "truyền thuyết",  ;D

- Một chiếc xe tăng tiến sát hầm nơi Đại tá Hưng và Nhật (chỉ huy quân VNCH tử thủ), còn độ 20m nữa là đè lên sập hầm thì bị một chú lính VNCH dùng M72 bắn đứt xích, sau đó quân dù xúm vào bắn hạ...

Chuyện bình thường khi tăng vào thành phố, khó cơ động và không được hỏa lực bộ binh yểm trợ, khắc phục vật cản và hỏa lực diệt tăng.

Hết chuyện tăng anh lái xe cũng kể là tận mắt nhìn thấy 1 trận địa súng trọng liên của quan giải phóng lắp trên cây bị trực thăng dập, xác xạ thủ lủng lẳng ko rơi xuống được vì cũng bị xích vào cây. Ngoài ra còn chuyện lính bộ binh và lính dù VNCH chết la liệt, xác chết nhét vào các tấm pông sô vứt khắp nơi ko dám ai ra chôn. ..

Việc giá súng bắn máy bay trực thăng là có, điều bình thường. Trên đường 559, bộ đội ta giá súng các loại vào cây, cột người vào để có điểm tựa bắn đón. Nếu hiểu về nguyên lý và biện pháp quân sự thì rất đơn giản, còn nếu huyền huyễn kiểu dùng từ "xích" thì chịu rồi?  ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: do_long_khach trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 05:10:17 pm
Em nghe sao thì kể vậy thôi. Chuyện xe tăng ta bị thiệt hại nhiều khi đánh An Lộc thì nhiều người nói rồi. Bác kể chuyện cho em sinh năm 1955, hơn em hơn 20 tuổi nhưng thôi đi làm gọi anh cũng ko sao, anh ấy chủ động xưng anh mà.

Vụ giá súng trên cây nghĩ lại thấy bác nói cũng đúng, gọi là xích có lẽ ngoa rồi.

Chuyện chụp ảnh thì em nghĩ ko hẳn. Dĩ nhiên bây giờ ngồi trong phòng máy lạnh thì cũng chỉ biết tưởng tượng ra thôi, nhưng theo lời bác kia kể thì lúc đó trong thị xã tình hình rất rối ren, quân GP tấn công liên tục; Đặc biệt quân GP có hoa tiêu lẫn trong dân, dẫn pháo bắn rất chính xác.  Cho nên chuyện ko có tụ tập chụp hình có thể hiểu được.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: lixeta trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 08:57:18 pm
Em nghe sao thì kể vậy thôi. Chuyện xe tăng ta bị thiệt hại nhiều khi đánh An Lộc thì nhiều người nói rồi. Bác kể chuyện cho em sinh năm 1955, hơn em hơn 20 tuổi nhưng thôi đi làm gọi anh cũng ko sao, anh ấy chủ động xưng anh mà.

Vụ giá súng trên cây nghĩ lại thấy bác nói cũng đúng, gọi là xích có lẽ ngoa rồi.

Chuyện chụp ảnh thì em nghĩ ko hẳn. Dĩ nhiên bây giờ ngồi trong phòng máy lạnh thì cũng chỉ biết tưởng tượng ra thôi, nhưng theo lời bác kia kể thì lúc đó trong thị xã tình hình rất rối ren, quân GP tấn công liên tục; Đặc biệt quân GP có hoa tiêu lẫn trong dân, dẫn pháo bắn rất chính xác.  Cho nên chuyện ko có tụ tập chụp hình có thể hiểu được.

Tôi là lính xe tăng đây, tham gia đánh nhau từ Quảng Trị 72 đến dinh Độc Lập 30.4.75. Bảo mấy cha ây liên hệ với tôi xem các đồng đội tôi bị xích chân như thế nào?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: altus trong 21 Tháng Mười Một, 2012, 10:16:22 pm
Việc giá súng bắn máy bay trực thăng là có, điều bình thường. Trên đường 559, bộ đội ta giá súng các loại vào cây, cột người vào để có điểm tựa bắn đón. Nếu hiểu về nguyên lý và biện pháp quân sự thì rất đơn giản, còn nếu huyền huyễn kiểu dùng từ "xích" thì chịu rồi? 

Liệu có trường hợp nào hãn hữu "đằng mình" nhất thời không có dây nào hữu dụng nên phải dùng tạm sợi xích sắt, hay xích xe đạp để cột người hay cột chân vào cây, gây ra hiểu lầm không đáng có không tham mưu?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 09:01:10 am
Việc giá súng bắn máy bay trực thăng là có, điều bình thường. Trên đường 559, bộ đội ta giá súng các loại vào cây, cột người vào để có điểm tựa bắn đón. Nếu hiểu về nguyên lý và biện pháp quân sự thì rất đơn giản, còn nếu huyền huyễn kiểu dùng từ "xích" thì chịu rồi?  

Liệu có trường hợp nào hãn hữu "đằng mình" nhất thời không có dây nào hữu dụng nên phải dùng tạm sợi xích sắt, hay xích xe đạp để cột người hay cột chân vào cây, gây ra hiểu lầm không đáng có không tham mưu?

Bác altus! em với bác thì đều hiểu rằng, trong chiến tranh, mọi chuyện không tưởng đều có thể xảy ra. Chúng ta đều biết, chiến tranh cũng là bộ môn khoa học và "nghệ thuật". Hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng thì đều chuẩn cả: kết cục làm sao, bằng mọi cách, mọi thủ đoạn tiêu diệt được đối phương; Vấn đề ở đây là tại sao người lính đó cầm súng một cách tự nguyện và hiểu tại sao lại phải lên đường nhập ngũ? từ đó sẽ lý giải ra được nhiều góc cạnh của vấn đề bạn do_long_khach trao đổi.

Thế cho nên, Liệu có trường hợp nào hãn hữu "đằng mình"....,  như bác nói, vẫn có thể xảy ra khi người lính tự biết, tự thấy cần thiết và cần phải hành động. Nó có khác gì đâu trường hợp người lính bật dậy, bất ngời đứng bắn B40 phá lô cốt đầu cầu dù biết chắc mình sẽ chết,  ;).

Quan trọng là ta cần xét trong khung cảnh nào? tình huống nào? rất mong bạn do_long_khach trao đổi với bác lính VNCH kia để biết xem người lính Bắc Việt đã bắn trực thăng ở chỗ nào? trong thị xã An Lộc hay bên ngoài rừng. Xin lưu ý với bạn do_long_khach là khi ta đánh An Lộc, thị xã vỡ, lính dù còn chạy tứ tán chứ đừng nói gì mấy ông dân vệ lơ ngơ láo ngáo chả biết gì,  ;D. Đồng thời cũng không loại trừ khả năng nghe kể. Và khi bạn cho biết vị trí, mình sẽ phân tích : giá súng bắn trực thăng phải làm gì? địa hình nào?

bạn do_long_khach, đúng là bây giờ mình ngồi phòng máy lạnh thật, bốn góc tường ở Hà Nội này cũng hạn chế nhiều nhưng không phải vì thế mà không biết những gì đã xảy ra trong quá khứ. Bạn có biết tại sao mình lại viết bài trao đổi với bạn chứ không phải "ném đá" không? vì bạn không phải là nick clonebạn thật tình muốn trao đổi. Cho phép mình nói thẳng thắn với bạn, vì bạn chưa hiểu hết và không có đầy đủ thông tin (kiểu muốn tìm hiểu nhưng bị bịt mắt vậy,  ;D); đồng thời qua va chạm cuộc sống với người lính VNCH, bạn tin tưởng họ. Thông tin người lính VNCH cần suy xét và cần nhất là tránh "ngộ nhận" để rồi  từ một sự việc, một sự kiện theo góc độ nhìn nhận của mình, bạn khái quát hóa, tổng quát hóa đưa lên thành sự "huyền huyễn" , hay "không tưởng".

Bạn đưa lên một thông tin "nghe nói", dù ghi chú rất rõ, nhưng sự kiện cũng làm người lính già đầu bạc lixeta phải cất tiếng gầm giận dữ của pháo tăng. Nếu so sánh giá trị của hai nhân chứng, hẳn mọi người sẽ thiên sang người lính tăng trực tiếp đánh từ 1972- 1975 hơn là anh dân vệ VNCH lơ ngơ, láo ngáo, chỉ biết dọa dân  ;D.

VNCH có một bộ máy tuyên truyền, phải thừa nhận là dưới sự chỉ đạo của cố vấn tâm lý chiến Mỹ, nó khá hiệu quả đấy - một thủ đoạn trong chiến tranh mà, bên nào cũng vậy thôi. Một bức ảnh nhỏ ở dưới sẽ cho bạn thấy hoạt động nhanh nhậy, kịp thời và hiệu quả của bộ máy tuyên truyền VNCH; nỗi vui mừng của bên này bao giờ cũng là sự đau khổ của bên kia (bức ảnh gợi nhiều sự dằn vặt của nhiều người lính, tôi xin lỗi).

Hơn thế nữa, cuộc chiến quá kéo dài, khủng hoảng, căng thẳng tột độ; các giá trị con người đảo lộn, giá trị cuộc sống đi đời; cảm xúc con người phải trải qua nhiều góc độ thăng hoa mà cũng rơi xuống vực thẳm. Vậy nên khi nói :
Trích dẫn
... người lái xe tăng bị cùm chân

thì liệu bạn đã biết gì về người lính tăng ở chiến trường Đông Nam Bộ chưa  (ôi, nếu viết về cái này thì nhiều điều cần nói lắm)? quá trình hình thành và phát triển? tại sao Bộ lại quyết định đưa tăng vào? quá trình chọn lính tăng ra sao? và nếu người lính bị cùm chân (cấp trên và đồng đội đã không còn tin mình nữa), thì sao họ không chạy sang phía VNCH mà lĩnh thưởng, đánh nhau làm gì cho mệt,  ;D.

p/s: nếu gặp nhau ngoài đời thì mình vừa nói như trên vừa đệm, vừa văng đủ kiểu rồi,  ;D;


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: HAN_DCT trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 11:03:40 am
anh kể chuyện cho em nói anh ấy có ghé mắt nhìn vào thấy rõ anh lái xe bị cùm chân.
Em cũng từng nghe loáng thoáng chuyện xích chân này rồi và không tin. Nhưng lần này thì em cũng ...hơi tin.
Sinh 1975 mà bạn có vẻ... dễ tin quá nhỉ. @quangcan và đặc biệt là bác Lixeta đã có ý kiến rồi, mình chỉ góp ý với bạn rằng để tin những gì chui vào tai mình (vì chỉ nghe mà) thì cần có nghiên cứu, tìm hiểu đã. Giả sử như bạn tìm đọc (qua mắt thấy) về tiêu chuẩn, điều kiện tuyển lính xe tăng ra sao đã. Như thế sẽ đỡ rơi vào trạng thái "hơi tin" mà chẳng biết vì sao bạn nhỉ ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: fddinh trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 11:57:00 am
Cái huyền thoại trói buộc xích sống lâu quá nhở!


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: do_long_khach trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 12:09:16 pm
Kính chào các bác, đặc biệt các bác cựu chiến binh

Trước hết xin lỗi nếu chuyện em kể lại đã làm các bác bực mình.

Bác quangcan ạ, em nói "ngồi phòng máy lạnh chỉ biết tưởng tượng v.v..." là em nói em đấy chứ, khi "tưởng tượng" chuyện giả dụ có anh bộ đội GP bị cùm chân mà ko thấy ai chụp ảnh rồi tuyên truyền rùm beng. Mời bác đọc lại.

Bác cũng bảo em "khái quát hóa...." với "ngộ nhận" thì em xin thưa là em cũng giật mình vì có gì mà to tát thế. Chuyện đơn giản là em kể chuyện người ta kể. Còn về việc em nói "hơi tin" thì vì em thấy anh kia nói chính mắt nhìn. Anh ấy (ít ra bây giờ) cũng là người tốt, cả cơ quan em đều quý, cả việc chung lẫn việc riêng thì khi đi lại ở miền Tây mọi người đều vời. Ngoài ra anh này cũng tỏ ra ko cay cú gì về cuộc chiến. Nếu nghe từ 1 người vẫn còn hằn học chuyện Bắc Nam nói thì em đã chả lên đây chia sẻ làm gì. Nói cho cùng cũng chỉ là chuyện kể đường dài mà thôi. Em cũng có muốn thuyết phục để ai phải tin đâu. Nếu muốn vậy chắc em cũng có nhiều chỗ khác để lu loa nó lên chứ không phải ở đây, đúng không bác?

Tuy nhiên nói rõ là em chỉ "hơi tin" mà thôi. Ngoài vấn đề tâm lý chiến bác quangcan đã nói, thực ra có một hiện tượng tâm lý đã được khoa học chứng minh là có: 1 người tưởng tượng hoặc nghe kể về một sự vật hiện tượng, và lâu ngày dần dần nghĩ là bản thân đã trải qua nó thật. Lần này cũng không ngoại trừ.

Mà theo em, xét cho cùng thì chuyện cùm chân gì đó có hay ko cũng ko quan trọng. Có thể  ở 1 chiến trường nào đó (ở đây chắc bác lixeta ko tham gia rồi), trong 1 trận đánh nào đó, trong 1 trường hợp hết sức cụ thể nào đó, chuyện kia diễn ra do 1 nguyên nhận không phải phổ biến thì cũng bình thường. Bản thân em cũng ko đánh giá ai hay bên này bên kia cao hơn hay thấp hơn qua chuyện này. Ấy là em cố nhìn lịch sử qua cặp kính trong suốt thôi, nghĩ lại thì thấy "cặp kính" này, trong trường hợp này, khó mà trong suốt được đối với cả 2 phía đã từng tham gia cuộc chiến.

Gửi bác HAN_DCT: em ko sinh năm 75, trẻ hơn chút. Cảm ơn những lời tâm huyết và chí tính của bác

Kính bác quangcan: bác ko cần phải văng với đệm đâu, em chỉ kể lại chuyện đã nghe hầu các bác thôi, nói đi nói lại thì chính là thế.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: china trong 22 Tháng Mười Một, 2012, 12:42:03 pm
Kính chào các bác, đặc biệt các bác cựu chiến binh

Trước hết xin lỗi nếu chuyện em kể lại đã làm các bác bực mình.

Bác quangcan ạ, em nói "ngồi phòng máy lạnh chỉ biết tưởng tượng v.v..." là em nói em đấy chứ, khi "tưởng tượng" chuyện giả dụ có anh bộ đội GP bị cùm chân mà ko thấy ai chụp ảnh rồi tuyên truyền rùm beng. Mời bác đọc lại.

Bác cũng bảo em "khái quát hóa...." với "ngộ nhận" thì em xin thưa là em cũng giật mình vì có gì mà to tát thế. Chuyện đơn giản là em kể chuyện người ta kể. Còn về việc em nói "hơi tin" thì vì em thấy anh kia nói chính mắt nhìn. Anh ấy (ít ra bây giờ) cũng là người tốt, cả cơ quan em đều quý, cả việc chung lẫn việc riêng thì khi đi lại ở miền Tây mọi người đều vời. Ngoài ra anh này cũng tỏ ra ko cay cú gì về cuộc chiến. Nếu nghe từ 1 người vẫn còn hằn học chuyện Bắc Nam nói thì em đã chả lên đây chia sẻ làm gì. Nói cho cùng cũng chỉ là chuyện kể đường dài mà thôi. Em cũng có muốn thuyết phục để ai phải tin đâu. Nếu muốn vậy chắc em cũng có nhiều chỗ khác để lu loa nó lên chứ không phải ở đây, đúng không bác?

Tuy nhiên nói rõ là em chỉ "hơi tin" mà thôi. Ngoài vấn đề tâm lý chiến bác quangcan đã nói, thực ra có một hiện tượng tâm lý đã được khoa học chứng minh là có: 1 người tưởng tượng hoặc nghe kể về một sự vật hiện tượng, và lâu ngày dần dần nghĩ là bản thân đã trải qua nó thật. Lần này cũng không ngoại trừ.

Mà theo em, xét cho cùng thì chuyện cùm chân gì đó có hay ko cũng ko quan trọng. Có thể  ở 1 chiến trường nào đó (ở đây chắc bác lixeta ko tham gia rồi), trong 1 trận đánh nào đó, trong 1 trường hợp hết sức cụ thể nào đó, chuyện kia diễn ra do 1 nguyên nhận không phải phổ biến thì cũng bình thường. Bản thân em cũng ko đánh giá ai hay bên này bên kia cao hơn hay thấp hơn qua chuyện này. Ấy là em cố nhìn lịch sử qua cặp kính trong suốt thôi, nghĩ lại thì thấy "cặp kính" này, trong trường hợp này, khó mà trong suốt được đối với cả 2 phía đã từng tham gia cuộc chiến.

Gửi bác HAN_DCT: em ko sinh năm 75, trẻ hơn chút. Cảm ơn những lời tâm huyết và chí tính của bác

Kính bác quangcan: bác ko cần phải văng với đệm đâu, em chỉ kể lại chuyện đã nghe hầu các bác thôi, nói đi nói lại thì chính là thế.
Gởi chú em Đồ Lông  ;D
Anh gặp rất nhiều người tốt, trung tá, đại tá hẳn hòi nhé, chiến ở K có, phía Bắc có, tại ngũ có, nhưng những gì mấy cụ nói, có phần khá phi lý, theo kiểu thêu dệt và nghe hơi nồi chõ, có lão còn cho rằng trung liên cấp tiểu đội hiện nay xài đạn to hơn đạn AK, có lão cho rằng ta đánh lui đối phương ở BGPB nhờ vào điện cao thế, và vũ khí hóa học do Liên Xô viện trợ, có lão bảo ta bắn hạ B52 nhờ cục thuốc nổ để dưới mông quả tên lửa, có lão tự xưng là lính D47 chiến ở K, nhưng không dám vào đây ;D
Nói chung có khi là họ nói cho oai thôi, không có ý xấu, nhưng nghe cái gì cũng phải có chọn lọc.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 23 Tháng Mười Một, 2012, 04:23:11 pm
@do_long_khach: tranh luận kiểu này thì chán lắm - mình chả bao giờ thích và chả chơi;  ;)

hỏi thử bác VNCH kia cụ thể các thông tin mình nêu ở trên thử xem sao? hiểu về lính tăng ở Đông Nam Bộ (chiến trường B2) khác hoàn toàn bác ạ.  ;D


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: altus trong 24 Tháng Mười Một, 2012, 05:49:09 am
Tôi thấy yêu cầu nhân chứng phía bên kia phải hiểu rõ hết các hoàn cảnh, truyền thống, tập tục, quy định của đối phương thì đòi hỏi cao quá. Người ta nhìn thấy gì người ta nói lại thế, đấy là nhận định của người ta, có thể không đúng bản chất sự việc. Chẳng hạn lúc thò đầu vào trong buồng lái xe tăng thấy một đoạn dây (chão kéo xe chưa biết chừng) nằm cạnh chân người lái thì tưởng nhầm đấy là dây xích chân.

Bạn do_long_khach lần sau nếu gặp nhân chứng ấy thì có thể hỏi lại cho rõ xem cái dây ấy là dây gì, dây xích hay dây thừng, dây chão, buộc vào đâu, khóa thế nào xem ông ấy còn nhớ không?



Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 26 Tháng Mười Một, 2012, 11:16:25 am
Tôi thấy yêu cầu nhân chứng phía bên kia phải hiểu rõ hết các hoàn cảnh, truyền thống, tập tục, quy định của đối phương thì đòi hỏi cao quá. Người ta nhìn thấy gì người ta nói lại thế, đấy là nhận định của người ta, có thể không đúng bản chất sự việc. Chẳng hạn lúc thò đầu vào trong buồng lái xe tăng thấy một đoạn dây (chão kéo xe chưa biết chừng) nằm cạnh chân người lái thì tưởng nhầm đấy là dây xích chân.

Bạn do_long_khach lần sau nếu gặp nhân chứng ấy thì có thể hỏi lại cho rõ xem cái dây ấy là dây gì, dây xích hay dây thừng, dây chão, buộc vào đâu, khóa thế nào xem ông ấy còn nhớ không?

Có một vài lưu ý trong việc xe tăng ta đánh Lộc Ninh, phát triển tấn công thị xã An Lộc:
- phương châm "dùng xe địch đánh địch" nên có nhiều thể loại khác nhau trong cùng một phân đội, đại đội

Trích dẫn
...Trong chiến dịch, Đội 35 đã thu được tất cả 27 xe các loại trong trận đánh then chốt tiêu diệt chi khu Lộc Ninh, gồm: ba xe tăng M41; 13 xe M113; hai xe M113 lắp súng phun lửa; một xe M113 lắp ĐKZ; hai xe M113 lấp cối 81; một xe M113 và một xe M41 cứu nạn; một xe trộn bột phun lửa; hai xe vận tải xích; một xe Zép. Toàn bộ 23 xe chiến đấu và hai xe cứu nạn được giao cho C33. Còn lại một xe Zép và xe vận tải xích được giao cho Sư 5 để phục vụ cho trận tiến công thị xã An Lộc....


Đội 35 hay còn gọi là Đại đội 35/C35: đơn vị tăng thiết giáp cơ giới đầu tiên của BTL Miền.

- địa hình nghiêng, hơi dốc từ phía Lộc Ninh xuống thị xã An Lộc; Mỹ và VNCH oanh tạc và pháo kích khu vực này nhiều lần, chưa kể hào chống tăng đã kịp thiết lập tại thị xã sau khi tăng thiết giáp ta đánh Sa Mát, đánh và giải phóng Lộc Ninh.

- nền đất rừng cao su, rừng tự nhiên hai bên lộ/QL 13 yếu;

=> xe nào cũng có chão, xích để cứu kéo; hoặc để nhanh chóng thu hồi tăng - thiết giáp địch


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 05 Tháng Mười Hai, 2012, 12:11:32 pm
USAF Base Attacks (http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/items.php?item=168300010938)

Thống kê các lần tấn công của ta nhằm vào 10 căn cứ chính của KQ Mỹ ở VN là Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Bình Thủy (Cần Thơ), Cam Ranh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Rang, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa từ 1964-1973 dưới tất cả các hình thức: phá hoại ngầm, đặc công, pháo kích, tấn công bằng bộ binh...

Vụ đầu tiên diễn ra vào 00h26 ngày 1/11/1964, pháo kích 70 quả vào sân bay Biên Hòa, phá hủy 7 máy bay (5 Mỹ, 2 VNCH) và hư hại 18 chiếc (15 Mỹ, 3 VNCH), làm chết 4 và bị thương 30 lính Mỹ (cũng là vụ duy nhất của năm 1964).

Vụ cuối cùng diễn ra vào 06h28 ngày 28/1/1973, pháo kích 11 quả vào sân bay Tân Sơn Nhất, làm chết 2 và bị thương 4 lính VNCH.

Tổng cộng từ 1964-1973 diễn ra 475 vụ tấn công với 6.163 đạn được sử dụng trong pháo kích, phá hủy 100 máy bay (75 Mỹ, 25 VNCH), làm hư hỏng 1.203 chiếc (898 Mỹ, 305 VNCH), gây thương vong cho đối phương là 309 chết (155 Mỹ, 154 VNCH) và 2.206 bị thương (1.702 Mỹ, 504 VNCH). Phía QDNDVN hy sinh 385 người và bị bắt 45 người.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: anhquaynop trong 25 Tháng Ba, 2013, 07:53:34 pm
Cách đây vài năm, cuốn sách "Quận chúa biệt động" kể về cuộc đời bà Phạm Ngọc Diệp (Đặng Hoàng Ánh) bị nhiều ý kiến không đồng tình với chi tiết bà đã ám sát tỉnh trưởng Vĩnh Long Khưu Văn Ba. Bây giờ, qua một bài viết của Kỳ Anh trên báo Đời sống & Pháp luật ra ngày 25/3/2013, bà Đặng Hoàng Ánh đã đưa ra lời giải thích như sau:

(http://i.upanh.com/vstkmx)

Cá nhân em thấy đây vẫn chỉ là "Bà Đặng Hoàng Ánh bảo"; hơn nữa lại đưa ra khá muộn màng, chứ không phải ngay lúc cuốn sách được xuất bản. Trong bài báo này cũng viết bà nhận lệnh trừ khử Khưu Văn Ba trực tiếp qua ông Phạm Ngọc Thảo và sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cũng được ông Phạm Ngọc Thảo hỗ trợ. Em nghĩ ông Thảo hoạt động đơn tuyến, khó có khả năng là người truyền lệnh và hỗ trợ bà Ánh trong nhiệm vụ này.

Rất mong được nghe thêm ý kiến của các bác trên diễn đàn.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: jasmine2011 trong 21 Tháng Tư, 2013, 04:14:31 pm
Các bác có thể cho em một lí giải đầy đủ và hợp lí của cái tên "khu vực cán xoong" được chứ ạ?
Em xin cảm ơn!


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: baoleo trong 22 Tháng Tư, 2013, 03:33:12 pm
Trong FB, có bạn đã đưa lên hình ảnh này, với chú thích rằng: Đây là chiếc xe tăng thứ ba, lao vào dinh Độc lâp ngày 30/04/1975.
Baoleo tôi biết ngay là không đúng.
Tuy nhiên, để thận trọng, Baoleo tôi đã nhờ Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt - nguyên là chiến sỹ lái xe tăng số 380, thuộc đại đội 4-lữ 203. Chính đại đội 4 của anh Nguyệt, có xe 390 của chính trị viên Toàn, xe 843 của đại trưởng Thận, là những xe đầu tiên lao vào dinh Độc Lập. Bản thân xe 380 của anh Nguyệt, cũng đã lao vào dinh Độc lập ngay sau đó.

Về tấm hình này, anh Nguyệt cho biết:
"Chiếc 844 này thuộc đại đội 5, tiểu đoàn 2 của 203. Tuy nhiên, khi đánh Nước Trong ngày 29.4 thì c5 này chỉ còn 3 xe nên lữ đoàn cho nhập vào c4 và giao anh Thận chỉ huy chung- nghĩa là cùng đại đội mình. Cũng không dám khẳng định 100% nhưng theo mình thì đây không phải là xe thứ ba.
Theo mình nhớ thì đi ngay sau xe 843 và 390 là một chiếc K63- 85 (PT85) của đại đội 3 do Đặng Hữu Cam chỉ huy cơ (Anh này đã có vài bài bên VMH nhưng bị ném đá ghê quá không chịu được nên đào ngũ sớm). Có thể các quê còn nhớ những đoạn video clip quay cảnh húc cổng dinh, sau đoạn 2 xe 843 và 390 vào là một chiếc xe tăng bơi nước và xích của còn cuốn tung cánh cửa lên thì đó chính là chiếc thứ ba (số hiệu của nó là 760 thì phải). Còn sau đó thì đội hình cả một lữ đoàn nó lao vào đấy, xe tăng lổm ngổm như cua chẳng còn biết xe nào trước xe nào sau nữa .
Một căn cứ nữa để khẳng định điều trên là tấm ảnh này hình như do PV của ta chụp thì phải. Nghĩa là lúc đó đã có PV ta vào đến nơi nên cũng không thể là những xe đi đầu. Với lại các chú bộ đội trên xe thư thái quá, chẳng có vẻ gì là đang đi đánh nhau cả."



Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt, chính là thành viên Lixeta của VMH.
Bác Lixeta đã đăng toàn bộ tác phẩm ‘Hành trình đến dinh Độc Lập’, do chính bác là tác giả, kể về C4 –lữ 203, trong chiến dịch Mùa xuân 1975 và hành trình đến dinh Độc Lập, ngày 30/04/1975, ngay trong VHM này.

(http://i277.photobucket.com/albums/kk54/tuanbimphoto/BACLI_zps882ff78f.jpg) (http://s277.photobucket.com/user/tuanbimphoto/media/BACLI_zps882ff78f.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Tư, 2013, 11:21:04 am
Có bác nào có thông tin về tổ chức, biên chế, trang bị của các đơn vị pháo phòng không trong QLVNCH không ạ?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: jasmine2011 trong 25 Tháng Tư, 2013, 01:45:26 pm
Gần như là chúng không tồn tại bác ạ.
Các đơn vị tiêm kích phòng không quá nhiều dẫn đến pháo phòng không bị coi nhẹ. Radar cảnh giới cũng chỉ có 3 tổng trạm, vì dựa hoàn toàn vào radar của tàu Mĩ ngoài biển Đông.
Chi tiết duy nhất em được biết, đó là khi phi công Nguyễn Thành Trung ném bom dinh độc lập, có những loạt đạn cao xạ 100mm từ Nhà Bè bắn lên vu vơ, và đã quá muộn


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: baoleo trong 26 Tháng Tư, 2013, 09:02:18 am
Gần như là chúng không tồn tại bác ạ.
Các đơn vị tiêm kích phòng không quá nhiều dẫn đến pháo phòng không bị coi nhẹ. Radar cảnh giới cũng chỉ có 3 tổng trạm, vì dựa hoàn toàn vào radar của tàu Mĩ ngoài biển Đông.
Chi tiết duy nhất em được biết, đó là khi phi công Nguyễn Thành Trung ném bom dinh độc lập, có những loạt đạn cao xạ 100mm từ Nhà Bè bắn lên vu vơ, và đã quá muộn

Theo như hiểu biết, QLVNCH làm gì có cao pháo 100. Bên ấy, chỉ có cao pháo Bô-pho 40, tiểu cao 20 ly và tiểu cao 6 nòng 12ly8 (gắn trên M113) thôi chứ.
Ngoài ra, họ còn có tên lửa không đối đất đặt ở Đà Nẵng, Sài Gòn (bây giờ vẫn gọi là 'khu tên lửa' ở Phú Lâm đấy).


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: jasmine2011 trong 26 Tháng Tư, 2013, 03:31:40 pm
Có thể đó là cao pháo 90 kiểu cũ của Mĩ bác ạ.
Cháu chưa được đi nhiều nên chưa biết ở miền Nam ngày ấy có tên lửa.
Bofor thì cháu cũng chưa được thấy. Ngày xưa trên tàu hải quân hệ 2 gắn rất nhiều Bofor. Tàu K-210A 79 tấn cũng có Bofors. Mà chẳng hiểu tháo ra thay bằng 37mm nòng đôi thì Bofors đi đâu hết cả.
Bác baoleo có biết không ạ?

Còn chi tiết đạn 100 bắn từ Nhà Bè lên là do cháu đọc trên báo.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Tư, 2013, 08:43:18 pm
Trích dẫn
Theo như hiểu biết, QLVNCH làm gì có cao pháo 100. Bên ấy, chỉ có cao pháo Bô-pho 40, tiểu cao 20 ly và tiểu cao 6 nòng 12ly8 (gắn trên M113) thôi chứ.
Ngoài ra, họ còn có tên lửa không đối đất đặt ở Đà Nẵng, Sài Gòn (bây giờ vẫn gọi là 'khu tên lửa' ở Phú Lâm đấy).

Tên lửa đất đối không là của Mỹ bác ạ, khi Mỹ rút thì cũng mang theo luôn.
QLVNCH chỉ có 4 tiểu đoàn phòng không, trang bị xe phòng không M42 gắn pháo 40mm và M55 (12,7mm 4 nòng đặt trên GMC).


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: china trong 26 Tháng Tư, 2013, 09:34:35 pm
Gần như là chúng không tồn tại bác ạ.
Các đơn vị tiêm kích phòng không quá nhiều dẫn đến pháo phòng không bị coi nhẹ. Radar cảnh giới cũng chỉ có 3 tổng trạm, vì dựa hoàn toàn vào radar của tàu Mĩ ngoài biển Đông.
Chi tiết duy nhất em được biết, đó là khi phi công Nguyễn Thành Trung ném bom dinh độc lập, có những loạt đạn cao xạ 100mm từ Nhà Bè bắn lên vu vơ, và đã quá muộn

Theo như hiểu biết, QLVNCH làm gì có cao pháo 100. Bên ấy, chỉ có cao pháo Bô-pho 40, tiểu cao 20 ly và tiểu cao 6 nòng 12ly8 (gắn trên M113) thôi chứ.
Ngoài ra, họ còn có tên lửa không đối đất đặt ở Đà Nẵng, Sài Gòn (bây giờ vẫn gọi là 'khu tên lửa' ở Phú Lâm đấy).
Nó gọi là đài ra đa Phú Lâm, hình như chủ yếu là tiếp thu sóng chứ không nhằm mục phòng không, và chẳng có cái tên lửa nào cả, em nhiều lần chui rào vào câu cá những năm 78-80 bị đá đít nhiều lần ;D khu tên lửa là tên của khu dân cư mới phát triển thập niên 1990-2000 sau khi biến đất quốc phòng thành đất thổ cư ;)


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Captain Vietnam trong 27 Tháng Tư, 2013, 11:12:51 am
Vụ này không biết là thế nào nhỉ.
http://www.tienphong.vn/the-gioi/624711/Phat-hien-chan-dong-Dac-nhiem-My-song-45-nam-o-vung-nui-Viet-Nam-tpov.html


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: china trong 27 Tháng Tư, 2013, 11:35:33 am
Vụ này không biết là thế nào nhỉ.
http://www.tienphong.vn/the-gioi/624711/Phat-hien-chan-dong-Dac-nhiem-My-song-45-nam-o-vung-nui-Viet-Nam-tpov.html
Trò câu view ấy mà


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Tư, 2013, 12:19:58 pm
Báo chí bên Mẽo cũng đăng rồi, đây có vẻ là việc có thật.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Tư, 2013, 04:36:14 pm
Bác nào quan tâm có thể nghiên cứu thêm vụ này: 1 tay TQLC Mỹ "hồi chánh", ở lại VN đến năm 79 mới về nước.
http://www.3rdmarines.net/Garwood_intro.htm


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: altus trong 30 Tháng Tư, 2013, 05:32:00 pm
Báo chí bên Mẽo cũng đăng rồi, đây có vẻ là việc có thật.

Quần hùng ACG phẩy tay bảo là lừa đảo từ lâu rồi. Chính quyền Mỹ cũng đã điều tra vụ này mấy năm trước và kết luận là không có căn cứ.

http://www.fakewarriors.org/phonies/phonies486.htm

http://lcweb2.loc.gov/frd/pwmia/S134_4/2.pdf


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Lancelot trong 05 Tháng Bảy, 2013, 09:47:58 am
mấy bác xin cho em hỏi vài câu:

1/ trong chiến tranh chống Mỹ, quân du kích địa phương ta ( Mỹ gọi là VC, phân biệt với NVN là quân chính qui miền Bắc. Chuyện phân biệt này giờ em mới biết) thường được huấn luyện những gì và như thế nào, bao lâu, trước khi tung vào chiến trường?

Em hỏi vậy vì ấn tượng của 1 vài cụ già còn sống mà em biết khi nhắc đến du kích thì có ấn tượng về sự nghiệp dư của họ. VD bà em bảo trong trận Mậu Thân, có 1 ông vác Bazooka ra bắn... cái xe jeeb Mỹ đang chạy ngang qua. Bắn không trúng xe ( hiển nhiên) mà đạn thổi tung luôn cái biển hiện và 1 mảnh tường nhà bà. Ý bà nói là các ông du kích huấn luyện kém quá, ai đời vác bazooka bắn ngang 1 cái xe đang chạy hết tốc lực qua. Cũng trận Mậu Thân, bà kể là các ông du kích đánh vào thị xã mà gần như không biết đường đi nước rút. Cho nên khi rút thì họ không biết rút về đâu, cuối cùng bị Mỹ/ Ngụy vây chặt, giết không còn một người.


2/ Cho em hỏi là suốt thời gian phục vụ tại VN, quân Úc có dính vào vụ thảm sát nào không? Vì thường em nghe lính Mỹ, Hàn dính vào thảm sát này nọ, chứ quân Úc thì gần như không nghe thấy gì. Không lẽ quân Úc kỉ luật tốt đến vậy?

3/ trong thời đánh Mỹ, ngoài 4 anh Mỹ, Hàn, Úc, CH, còn có nước nào gửi quân sang với tư cách tham chiến trực tiếp ( em hiểu là bộ binh, tank thiết giáp xông pha sa trường, chứ không phải mấy kiểu lo hậu cần, điều khiển pháo và máy bay bắn/ thả bom yểm trợ) không? Mỗi nước đó có trận thắng tiêu biểu và trận thua nặng nề nhất nào không?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 06 Tháng Bảy, 2013, 03:03:02 pm
Biết đến đâu trả lời đến đấy nhá,  ;D.

1. Để phân biệt rõ NVA và VC khá khó. Vì ngay cả phía Mỹ dùng nhiều lúc cũng đại đại đấy mặc dù đôi khi lại rõ ràng ràng:

Xin ví dụ:
- F325A hành quân vào bổ sung một số cho chiến trường bình định những năm đầu 1965 đúng không?  ;D. Trong một số tài liệu Mỹ vẫn gọi  F325 là 325th VC Division.

- F3 Sao Vàng là đơn vị được thành lập, chiến đấu và đứng chân trực tiếp ở Bình Định. Sư đoàn hàng năm được bổ sung quân số ngoài bắc vào khá lớn, bên cạnh đó vẫn tuyển và lấy người địa phương. Mỹ gọi cả VC và NVA. Thế nên khi tìm kiếm thông tin mình thường phải "gúc" cả 12th NVA Regiment và cả 12th VC Regiment.

Đấy là nói về các đơn vị lớn, cỡ trung đoàn trở lên. Còn các tiểu đoàn độc lập trực thuộc tỉnh đội hay các đơn vị thuộc huyện đội, thị đội thì đương nhiên Mỹ gọi là  VC rồi. Nhưng xét về địa bàn hoạt động thì đôi lúc không khác các đơn vị trên.

Ngoài ra, còn có những trường hợp đặc biệt là các đơn vị cỡ lớn cấp E giải thể để bổ sung cho các đơn vị địa phương => Mỹ vẫn gọi VC bình thường.

Trích dẫn
...Em hỏi vậy vì ấn tượng của 1 vài cụ già còn sống mà em biết khi nhắc đến du kích thì có ấn tượng về sự nghiệp dư của họ. VD bà em bảo trong trận Mậu Thân, có 1 ông vác Bazooka ra bắn... cái xe jeeb Mỹ đang chạy ngang qua. Bắn không trúng xe ( hiển nhiên) mà đạn thổi tung luôn cái biển hiện và 1 mảnh tường nhà bà. Ý bà nói là các ông du kích huấn luyện kém quá, ai đời vác bazooka bắn ngang 1 cái xe đang chạy hết tốc lực qua. Cũng trận Mậu Thân, bà kể là các ông du kích đánh vào thị xã mà gần như không biết đường đi nước rút. Cho nên khi rút thì họ không biết rút về đâu, cuối cùng bị Mỹ/ Ngụy vây chặt, giết không còn một người.....

Trong Mậu Thân, mặc dù đã có sự chuẩn bị và huấn luyện cho đội ngũ nội thành và các Ban ngành đoàn thể nhưng quả thật, vẫn có rất nhiều người cuốn theo dòng thác cách mạng và ..... lần đầu tiên được cầm súng. Vấn đề là bạn đừng khái quát hóa hay tổng quát hóa từ một vài sự việc nhỏ để kết luận mà thôi.

2. Quân Úc có thảm sát không hả?
Quả thật là lính Úc hiền hơn so với lính Mỹ và nhất là Nam Triều Tiên. Thảm sát lớn, hàng loạt trên diện rộng hay tàn sát tập thể thì không thấy. Nhưng biệt kích Úc cũng khá nổi với việc không ghê tay với tù binh. Bên ta là các trung đoàn 33/ E33, trung đoàn 4/ E4, D445/ tiểu đoàn 445 Bà Rịa Long Khánh, ..... đụng độ khá dữ với mấy chú này và các tù binh đôi khi cũng không cần thẩm vấn.

3. Theo phân công của Mỹ thì mấy anh trên tham gia ở Việt Nam còn anh Thái Lan thì can thiệp sang Lào, lôi kéo các lực lượng thân Mỹ nhằm cô lập K. Nếu xét theo tiêu chí có xe tăng + bộ binh đánh trực tiếp thì chắc có mấy anh GM của Thái đánh bên Lào. Mà đặc điểm bên đó là ta thắng lớn, đuổi địch chạy dài mùa khô - ta chốt giữ không nổi trong mùa mưa.





Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Lancelot trong 07 Tháng Bảy, 2013, 01:38:52 pm
câu 1/ ý em hỏi là quân du kích tuyển mộ tại miền Nam thường được huấn luyện những gì và bao lâu, trước khi tung vào chiến trường.

thời khởi nghĩa Nam Kỳ theo em đọc cuốn sách thì thấy nó bao gồm:
- mời thầy võ về dạy võ
- tập chạy bộ, nhảy hố, nhảy xa nhảy cao
- tập bắn bằng súng gỗ đẽo.
- hướng dẫn căn bản về đánh du kích, phá hoại đường sá, dây điện thoại

câu 2 và 3: cám ơn bác.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 08 Tháng Bảy, 2013, 09:03:17 pm
câu 1/ ý em hỏi là quân du kích tuyển mộ tại miền Nam thường được huấn luyện những gì và bao lâu, trước khi tung vào chiến trường.

thời khởi nghĩa Nam Kỳ theo em đọc cuốn sách thì thấy nó bao gồm:
- mời thầy võ về dạy võ
- tập chạy bộ, nhảy hố, nhảy xa nhảy cao
- tập bắn bằng súng gỗ đẽo.
- hướng dẫn căn bản về đánh du kích, phá hoại đường sá, dây điện thoại

câu 2 và 3: cám ơn bác.

Du kích thì vô cùng lắm; cọ xát thực tế hàng ngày, hàng giờ; để nói huấn luyện bài bản .... như quân chính quy ngoài bắc thì không có mấy đâu. Chỉ có đôi khi được bổ sung cán bộ khung ngoài bắc vào thì may ra có vài đường nét cơ bản. Cái hay của du kích địa phương là hiểu địch như trong lòng bàn tay nên ứng biến vô cùng linh hoạt.

Thường thì tuần tự, hoạt động công khai - vô du kích - lên huyện đội - đôn lên tỉnh đội,  ;D. Quá trình huấn luyện cơ bản có khi cứ theo đó mà lên. Nhưng điều kỳ diệu trong chiến tranh là chả ai dạy được ai, chỉ có máu và nước mắt dạy người lính nhanh trưởng thành mà thôi.


Tiêu đề: Về ông John Kerry
Gửi bởi: fddinh trong 03 Tháng Tám, 2013, 11:43:14 pm
Bác Karel Phùng (https://www.facebook.com/dangVietNam?hc_location=stream) ở Đức có tìm được một tài liệu trên Blog của Đức Alles Schall und Rauch (http://alles-schallundrauch.blogspot.de/2013/07/us-aussenminister-kerry-ist-ein.html) nói rằng ông John Kerry là tội phạm chiến tranh.

Ông Kerry chỉ huy một đơn vị vào một làng có tên là Hòa Bình hay Hữu Nghị hay Hữu Hảo gì đó nằm ở một nhánh của sông Cửu Long gần biên giới Campuchia và đã thảm sát tới chó mèo cũng không tha.

Và đang tìm kiếm tài liệu về vụ đó, Karel Phùng không nghĩ người Đức họ bịa ra.

Hiện tại mấy anh em nghĩ rằng  Tây Ninh cách biên giới Campuchia không xa lại là khu trung tâm của Mặt trận Giải phóng, khu vực quốc lộ 13 lại là vùng ác liệt nhất trong các giai đoạn của cuộc chiến. nên cho rằng làng này chỉ loanh quanh quốc lộ 13, Tây Ninh và đã tìm được Làng Hòa Bình, Tây Ninh http://www.youtube.com/watch?v=1Kzkghi0trs và địa danh làng Hòa Bình nằm ở Tây Ninh (https://www.google.com/maps/preview#!q=L%C3%A0ng+H%C3%B2a+B%C3%ACnh+T%C3%A2y+Ninh%2C+tx.+T%C3%A2y+Ninh%2C+T%C3%A2y+Ninh%2C+Vi%E1%BB%87t+Nam&data=!1m4!1m3!1d27911!2d106.1237114!3d11.3666164!4m22!1m9!4m8!1m3!1d55822!2d106.1134434!3d11.361904!3m2!1i1280!2i685!4f13.1!5m11!1m10!1zTMOgbmcgSMOyYSBCw6xuaCBUw6J5IE5pbmgsIHR4LiBUw6J5IE5pbmgsIFTDonkgTmluaCwgVmnhu4d0IE5hbQ!4m8!1m3!1d55822!2d106.1134434!3d11.361904!3m2!1i1280!2i685!4f13.1) là nghi án số 1, nhưng theo ngưởi Đức đó viết thì tên gọi đó bao gồm nhiều làng chứ không phải 1.

Xin các các cung cấp thêm thông tin.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 04 Tháng Tám, 2013, 06:57:38 am
Hơi ngạc nhiên đấy Khoằm à.
1 - làng Hòa bình trong clip không phải là địa danh hành chính như mọi thôn làng xóm khác của VN.
2 - Tây Ninh không có lộ 13 (quốc lộ). Từ xưa tơi nay nó nằm bên Bình Dương, Bình Phước.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: fddinh trong 04 Tháng Tám, 2013, 02:50:45 pm
Hơi ngạc nhiên đấy Khoằm à.
1 - làng Hòa bình trong clip không phải là địa danh hành chính như mọi thôn làng xóm khác của VN.
2 - Tây Ninh không có lộ 13 (quốc lộ). Từ xưa tơi nay nó nằm bên Bình Dương, Bình Phước.

Vâng, em đã kiểm tra lại, quốc lộ 13 đi qua Bình Dương, Bình Phước (Sông Bé cũ) chứ không phải Tây Ninh.

Tây Ninh có căn cứ Dương Minh Châu ngay sát lòng hồ, Sông Bé có chiến khu Đ. Cả 2 căn cứ này đều sát biên giới cả và là vùng cách mạng.

Nhưng nếu theo mô tả nằm theo nhánh sông Cửu Long, thì chắc chắn chả phải 2 nơi này vì Tây Ninh gần với đồng bằng sông Cửu Long nhất cũng chỉ có nguồn sông Sài Gòn (hồ Dầu Tiếng) và mạch Vàm Cỏ Đông thôi.

Vả lại, theo blog Đức kia thì địa danh trên không phải 1 làng mà là 1 số làng "Hòa Bình hay Hữu Nghị hay Hữu Hảo hay Thân Thiện" gì đó, em đang nghĩ phải tìm xã, phải lục lại địa danh thời VNCH.
Trích dẫn
Mit den schwerbewaffneten Patrouillenbooten wurden die Kanäle und Seitenarme des Mekong Delta abgefahren, speziell die Nähe zur kambodschanischen Grenze, mit dem Befehl, alles was sich dort auf dem Wasser oder am Ufer bewegt zu vernichten. Das gesamte Gebiet ausser einige "freundliche Dörfer" wurden zur "free fire Zone" erklärt, was bedeutete, die Amerikaner konnten jeden nach Belieben töten, Männer, Frauen und Kinder, und sie als feindliche Vietcong zählen lassen.

Tag und Nacht pflügten die "Swift Boats" die Gewässer und schossen auf jeden und alles, töteten dabei Nutztiere, Dorfbewohner, Fischer und Feldarbeiter. In diesem Vernichtungsprogramm um die Bevölkerung zu dezimieren (nur ein toter Vietnamese war sicher kein Vietcong), war Kerry berüchtigt für seinen Übereifer. Einer seiner Offizierskameraden, Leutnant James R. Wasser, beschrieb ihn schwärmerisch mit den Worten:


Nhưng, theo em ngẫm nghĩ thì đoạn văn bôi đỏ mà ta suy diễn là "làng HB", "làng HN" không phải địa danh, mà là họ nói rằng "ngoại trừ có một số làng 'thân thiện' còn lại đều ở trong vùng 'tự do oanh kích'".

 "thân thiện" ở đây có nghĩa là thân thiện với chính quyền SG, với Mỹ, tức là chính quyền ngụy, Mỹ kiểm soát được những làng này.


Tiêu đề: Karel Phùng dịch một đoạn blog
Gửi bởi: fddinh trong 04 Tháng Tám, 2013, 03:31:45 pm
Karel Phùng: Bố cu Khù Văn Khoằm, tôi dịch những đoạn quan trọng: Thời gian ông Kerry phục vụ trên tàu USS Gridley trên Thái Bình Dương, ông đã nhận được tin bạn thân là ông Dickie Pershing, cháu nội của tướng Pershing, tử trận trong một cuộc pháo kích tại Việt nam, ông gần như đã nổi khùng lên và đã thề rằng sẽ trả thù những người VC.

Điều này còn ghi lại trong cuốn sách "A Tour of Duty: John Kerry and the Vietnam War".

Kerry được chuyển tới vùng chiến sự vào ngày 17 tháng 11 năm 1968 và chỉ huy đội "Swift Board", tức là tàu tuần tra cao tốc. Với „Swift Boat #94“ ông Kerry đã làm rất nhiều cuộc tấn công tại khu vực đó. Chiến dịch "Operation Sea Lords" của US NAVY nằm trong kế hoạch Phượng Hoàng Phoenix) nhằm trả thù VC sau cuộc tổng tấn công Mậu Thân, trong đó nhiệm vụ chính của "Swift Board" là "Tìm và Diệt".

Khu vực chính mà ông ta cùng đồng đội quần thảo nằm ở một chi nhánh của sông Cửu Long, gần biên giới Campuchia.

Mệnh lệnh mà ông mang theo là tiêu diệt bất cứ thứ gì chuyển động dù là dưới nước hay trên bờ.. Từ vật nuôi tới những người đánh cá, từ những nông dân đang làm ruộng tới chó mèo, không có thứ gì được tha. Với họ, bất kể người Việt nam nào chết thì đó đều là VC!

Chuyến đầu tiên tuần tra của ông vào ngày 2 tháng 12 năm 1968 ở vùng đầu nguồn vào lúc nửa đêm ông phát hiện ra một chiếc Sampan (?), một loại ghe phổ biến tại vùng đông nam Á. Qui định của lính Mỹ khi đó là không cảnh báo, chẳng cần phải xem xét ai hay cái gì ở trên đó, mà ngay lập tức xả súng.

Kerry mở đầu bằng một quả pháo sáng, tín hiệu dành cho đồng đội của ông bắt đầu sử dụng hai khẩu súng máy và một khẩu M16 để bắn. Về sau này Kerry mô tả rằng, những người đánh cá ở trên thuyền nhảy ra khỏi thuyền như những con Linh Dương.

............................

Vài tuần sau những sự kiện gần biên giới Campuchia, Kerry lại tiếp tục tuần tra sông Cua Lon, phát hiện một đoàn Sampan (loại ghe?) đang đi phía trước và Kerry đã ra lệnh xả súng. Nhưng rồi chiếc ghe đó dừng lại và đích thân Kerry lên xem xét thì chỉ thấy vài bao gạo, một cô gái đang bế một đứa trẻ trên tay, bên cạnh đó là đứa trẻ khác, nằm úp mặt xuống ghe và toàn thân có vết đạn súng máy xuyên thủng. Tuy nhiên Kerry không dám xem mặt của đứa trẻ bị chết bởi vì ông ta nói "Khuôn mặt ấy có thể nó sẽ ám ảnh tôi cả đời và tôi cũng không hề quan tâm đó là bé trai hay bé gái".

-------------

Khù Văn Khoằm: Sampan = Tam bản = xuồng 3 lá


Tiêu đề: Một số tài liệu về John Kerry
Gửi bởi: fddinh trong 04 Tháng Tám, 2013, 04:13:48 pm
Một số tài liệu về John Kerry http://www.counterpunch.org/2013/07/26/what-john-kerry-really-did-in-vietnam/ Blog người Đức kia có lẽ trích dịch từ tài liệu này.


Vì có những đoạn như:

Không giống như Bill Clinton và George Bush, Kerry tự nguyện thi hành nghĩa vụ quân sự.

Sau khi một năm huấn luyện ông đã được chuyển đến tàu sân bay USS Gridley, triển khai ở Thái Bình Dương, có thể mang tên lửa hạt nhân.

Ngập chìm trong sự nhàm chán, Kerry nhận được tin rằng một người bạn thân nhất của mình, Dickie Pershing, cháu trai của "Black Jack" Pershing đã bị giết chết tại Việt Nam.
Kerry seethed với cơn thịnh nộ, như anh ấy nói trong nhưng năm sau đó khi viết tiểu sử của ông Douglas Brinkley, "trả thù".

(Đã kể trong tiểu sử của Brinkley, Tour of Duty: John Kerry và chiến tranh Việt Nam, cung cấp nhiều tình tiết chân thật. Nó dựa gần như hoàn toàn vào nhật ký của Kerry)

Kerry kế rằng đã thuyên chuyển qua các thuyền tuần tra Swift.

Việt Nam sau cuộc tổng tấn công (Mậu Thân) đã có một loạt nhiệm vụ khủng khiếp mang tên "tìm kiếm và tiêu diệt" của Mỹ, cộng với các chương trình ám sát được gọi là Phoenix.

Là một phần hành động của Hải quân Mỹ, Đô đốc Elmo Zumwalt và ông bạn nối khố Thuyền trưởng Roy "Chốt", Hoffman đã nghĩ ra "hoạt động biển chúa", trong đó các tàu thuyền Swift sẽ tuần tra các kênh rạch của đồng bằng sông Cửu Long, tập trung vào các khu vực gần biên giới Campuchia.

Kế hoạch cơ bản, thừa nhận một cách rõ ràng bởi nhiều cựu chiến binh tàu Swift, là để khủng bố những người nông dân ủng hộ Mặt trận Giải phóng, hay còn gọi là Việt Cộng.

Toàn bộ khu vực, ngoại trừ một số ít "làng thân thiện", còn lại là một vùng tự do oanh kích, có nghĩa là người Mỹ có thể bắn theo ý thích và tính bất cứ ai họ giết như VC.

Như vậy cụm từ "làng thân thiện" hoàn toàn đúng như Khoằm nhận định, không phải là địa danh như Karel Phùng nghĩ.

Đọan dưới giống như blog người Đức mà Karel Phùng đã dịch.


Tiêu đề: U.S. Secretary Kerry is a war criminal
Gửi bởi: fddinh trong 04 Tháng Tám, 2013, 04:28:15 pm
Tài liệu khác http://www.project.nsearch.com/profiles/blogs/u-s-secretary-kerry-is-a-war-criminal

But is the least known fact, John Kerry or actually Kohn as Army- officer has committed terrible crime in the Vietnam War, although he then pretended to be anti-war, which was pure political opportunism.
(http://api.ning.com/files/11AwE1JwVSA0fxH0KqVbGortXF7K0hKMoJW8myNWswz4sd6ujyp1SyMi*Y6Iat3DnS2kfG7t32STwxKhPOT7Lu0REzHL3nWz/USVietnamMarine1968.jpg)
Image: The majority of Americans were against the war at that time, so Kerry adopt to the trend.

(http://api.ning.com/files/11AwE1JwVSDdFYDoAbx0LObFwsWr51tgbtfx306GM1jy2fYXlMxOMP5qWUiY8oQj2G24nVaHHbBGOpTpaN24SUWuLEhko19K/SwiftBoatMaschineGun.jpg)

(http://api.ning.com/files/11AwE1JwVSAeXAFmZZ83acP2JZot0p8v0-BbskLD03kwu53*Y*d5xiqlFLiv2VhTG1dhqVbq8ZiIU5l5y8O4GUvRf61-L-AV/SwiftBoatKerryVietnamsft111.jpg)
Photographed from Swift Boat # 94 water skying, apparently with a signature of Kohn

(http://www.mwweb.com/ndc/SwiftBoats/images/cianap1.jpg)
PCF 5, PCF, 38, PCF 9,  Wasting a village in the Cai Nap Canal.  Vietnam March 7, 1969


Tiêu đề: U.S. Secretary Kerry is a war criminal
Gửi bởi: fddinh trong 04 Tháng Tám, 2013, 04:44:33 pm
Cảnh 'War is hell' trong phim 'Full Metal Jacket' minh họa "vùng tự do oanh kích"

http://www.youtube.com/watch?v=-ZWsgTuVbdU

Xem đoạn 'I told you don't stop !' trong phim APOCALYPSE NOW để hình dung về vụ Kerry bắn chết đứa bé.

A few weeks after the event at the Cambodian border went Kerry's boat along the Cua Lon River, 'sampan ahead !' cried one of the crew.

Kerry ordered to shoot on the fishing boat.

When the boat stopped, he and his crew came on board and they only found bags of rice and a woman carrying a baby in her arms.

Beside, her child lay face down, his body was riddled with machine gun bullets.

Kerry refused to look at the dead child, and he said, 'his face will burn into whole life and I do not even want to know if it was a girl or boy.'

http://www.youtube.com/watch?v=Nf8RY88NGkE Giái toi, đu mao mi



Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 04 Tháng Tám, 2013, 04:49:28 pm
Tay nào viết "ausser einige freundliche Dörfer" cần cho đi học lại ngữ pháp.

Dù sao đi nữa thì ông Kerry này cũng học theo gương tổ tiên thời thực dân Ăng lô Saxon đi xâm lược Bắc Mỹ, đuổi tận giết tuyệt thổ dân Da đỏ !


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: fddinh trong 04 Tháng Tám, 2013, 04:58:11 pm
Tay nào viết "ausser einige freundliche Dörfer" cần cho đi học lại ngữ pháp.

Dù sao đi nữa thì ông Kerry này cũng học theo gương tổ tiên thời thực dân Ăng lô Saxon đi xâm lược Bắc Mỹ, đuổi tận giết tuyệt thổ dân Da đỏ !

Tay này
Alles Schall und Rauch (http://alles-schallundrauch.blogspot.de/2013/07/us-aussenminister-kerry-ist-ein.html)


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 05 Tháng Tám, 2013, 10:38:45 am
...
2 - Tây Ninh không có lộ 13 (quốc lộ). Từ xưa tơi nay nó nằm bên Bình Dương, Bình Phước.
Tây Ninh có Liên tỉnh lộ 13 thời VNCH. Lộ này chạy dọc biên giới Tây Ninh vùng Lò Gò - Xóm giữa qua TX Tây Ninh đi Bình Dương - Bình Phước và cắt Quốc Lộ 13 tại Chơn Thành.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 06 Tháng Tám, 2013, 01:11:44 pm

Tay này
Alles Schall und Rauch (http://alles-schallundrauch.blogspot.de/2013/07/us-aussenminister-kerry-ist-ein.html)

Mới vừa rồi giặc Mỹ & Do Thái lấy lý do chống khủng bố Phi Châu bèn cho nâng cấp hai căn cứ ko quân ở Xít-tút-gát và Ram-xít-tai thành căn cứ cho UAV + vũ khí nguyên tử. Nhân dân Đức vốn đã bị giặc Mỹ & Do Thái đô hộ lâu ngày, phải nuôi trọn gói toàn bộ quân giặc chiếm đóng, giờ lại càng thêm phẫn nộ !

Ở nhiều diễn đàn, nhân dân Đức tiến bộ sôi nổi bàn xem làm sao cho Mỹ cút - ngụy nhào. Nhưng ít ai chịu hiểu cho là chỉ có Bạo lực Cách mạng thì Mỹ mới chịu cút - ngụy mới chịu nhào !
http://www.allmystery.de/themen/pr103314


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 08 Tháng Tám, 2013, 12:37:16 am
Trưng cầu mới nhất tính đến lúc này:

Giặc Mỹ cút toàn bộ khỏi Đức ?: http://politikforen.net/showthread.php?142580-Komplette-US-Army-raus-aus-Deutschland&p=6469943#post6469943
Nhất trí: 88,10%
Không: 11,90%


Tỷ lệ nhất trí đòi Mỹ cút của nhân dân Đức hiện nay còn cao hơn cả thời ngụy VNCH 1954-1975: Thời đó MNVN có khoảng 19-20 triệu dân. Trong đó tới 1,2 triệu giáo dân tính cả di cư bỏ nhà bỏ ông bà tổ tiên theo chúa vào nam thì ngót 1 triệu là Giáo gian. Lính ngụy lên tới 1 triệu, tính cả gia đình 4 người là 4 triệu. Như vậy số 5/19 là áp đảo hoàn toàn so với 11,90%.

Thế nhưng tình trạng của Đức hiện nay khá giống với Thổ dân Da đỏ thời tk 18 say sưa kháng chiến chống thực dân Ăng lô SX nhưng rốt cục thất bại. Ban đầu súng ống, ngựa nghẽo, quân số, địa hình địa vật ... đều vượt trội so với quân xâm lược đến từ bên kia đại dương vẫn còn a-ma-tơ, nhưng không có lập trường CM, không có sự lãnh đạo nhất quán, không có tổ chức chính quy tinh nhuệ, không nhiều cái cốt lõi cần có v.v.v... nên đành bất lực chịu thua !


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: giabao71vn trong 28 Tháng Tám, 2013, 09:02:58 pm
Cái này tôi copy ở wiki, không biết có sai sót gì không:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_%C4%91o%C3%A0n_2,_Qu%C3%A2n_%C4%91%E1%BB%99i_Nh%C3%A2n_d%C3%A2n_Vi%E1%BB%87t_Nam
Quân đoàn 2, Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quân đoàn 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam còn gọi là "Binh đoàn Hương Giang" là một trong 4 quân đoàn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên-Huế).
•   Trụ sở Bộ Tư lệnh: Thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
•   Tư lệnh: Thiếu tướng,Nguyễn Đức Thận
•   Chính ủy: Thiếu tướng, Nguyễn Sỹ Thăng
Mục lục
•   1 Tổ chức, biên chế
•   2 Lịch sử
•   3 Chỉ huy, lãnh đạo qua các thời kỳ

Tổ chức, biên chế
Biên chế Quân đoàn 2 gồm có:
•   Sư đoàn bộ binh 304
•   Sư đoàn bộ binh 306
•   Sư đoàn bộ binh 325
•   Sư đoàn 673 phòng không
•   Lữ đoàn 203 xe tăng
•   Lữ đoàn 164 pháo binh
•   Lữ đoàn 219 công binh
•   Trường quân sự Quân đoàn
•   Trường bắn quốc gia Khu vực I
Lịch sử
Năm 1972 sau thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không của Việt Nam buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, theo đó năm 1973 Mỹ phải rút toàn bộ quân đội về nước. Tháng 7 năm 1973, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiến hành hội nghị lần thứ 21, ra nghị quyết về tăng cường quân sự tiến tới thống nhất đất nước. Chấp hành nghị quyết, tháng 10 năm 1973 Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đề nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã phê chuẩn việc thành lập các quân đoàn chủ lực. Theo đó, ngày 24 tháng 10 năm 1973, Quân đoàn 1 đã được thành lập tại Tam Điệp, Ninh Bình[1]. Ngày 17 tháng 5 năm 1974, Bộ Quốc phòng ký quyết định thành lập Quân đoàn 2. Ngày 1 tháng 6 năm 1974, tại Ba Nang-Ba Lòng Quảng Trị (trụ sở cơ quan Bộ Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên), thượng tướng Song Hào Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng công bố quyết định thành lầ Quân đoàn. Theo đó, Bộ tư lệnh Quân đoàn gồm có:
•   Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tư lệnh,
•   Thiếu tướng Lê Linh - Chính ủy,
•   Đại tá Hoàng Đan - Phó Tư lệnh,
•   Đại tá Nguyễn Công Trang - Phó Chính ủy.
Tổ chức cơ quan buổi đầu của quân đoàn gồm:
•   Bộ Tham mưu (13 phòng) do thượng tá Bùi Công Ái làm Tham mưu trưởng.
•   Cục Chính trị (9 phòng) do thượng tá Lê Khả Phiêu làm Chủ nhiệm.
•   Cục Hậu cần (10 phòng) do thượng tá Nguyễn Ngọc Thực làm Chủ nhiệm.
Đảng ủy quân đoàn gồm có: Lê Linh-bí thư; Hoàng Văn Thái-phó bí thư; Nguyễn Công Trang Phó bí thư; ủy viên Đảng ủy gồm có bốn người: Hoàng Đan, Bùi Công Ái, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Ngọc Thực.
Lực lượng Quân đoàn 2 những ngày đầu mới thành lập gồm ba Sư đoàn bộ binh 304, 325, 324, Sư đoàn phòng không 673, Lữ đoàn pháo binh 164, Lữ đoàn xe tăng 203, Lữ đoàn công binh 219, Trung đoàn thông tin 463 và một số đơn vị trực thuộc khác.
Mùa xuân năm 1975, Quân đoàn tham gia chiến dịch giải phóng Huế, Đà Nẵng; tham gia chiến dịch Tây Nguyên. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh Quân đoàn đã đánh chiếm Dinh Độc Lập cắm cờ trên dinh và bắt sống nội các Việt Nam Cộng hòa [2].Đại úy Bùi Quang Thận đã cắm lá cờ chiến thắng lúc 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 04 năm 1975 trên nóc Dinh độc lập,kết thúc chiến dịch HCM lịch sử, sau đ/c là Đại tá Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn xe tăng 203 Anh hùng.
Chỉ huy, lãnh đạo qua các thời kỳ
Tư lệnh
•   Thiếu tướng Hoàng Văn Thái (trung tướng) (1974-1975): sau này được thăng Trung tướng (1982), ông làm quyền Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật (1986-1989).
•   Thiếu tướng Nguyễn Hữu An (1975-1979): được thăng Thượng tướng (1986), phó giáo sư,Viện trưởng Học viện Quân sự Cấp cao
•   Thiếu tướng Nguyễn Chơn (1979-1982):
•   Thiếu tướng Bùi Công Ái (1983-1988):
•   Thiếu tướng Nguyễn Phúc Thanh (1988-1992): được thăng Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó chủ tịch Quốc hội.
•   Thiếu tướng Nguyễn Văn Rinh (1992-1994): được thăng Thượng tướng, Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
•   Thiếu tướng Phạm Xuân Thệ (1995-2000): Được thăng Trung tướng, Tư lệnh Quân khu 1 (2000-2007). Nghỉ hưu từ 1/1/2008.
•   Thiếu tướng Phạm Ngọc Khóa (2000-2004): Nay là Trung tướng, Cục trưởng Cục Tác chiến- Bộ Tổng Tham mưu.
•   Thiếu tướng Thiều Chí Đinh (2004-2007): Nay là phó Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam.
•   Thiếu tướng Nguyễn Đức Thận (2007-):



Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: giabao71vn trong 28 Tháng Tám, 2013, 09:43:56 pm
Đầu năm 1974 ăn Tết xong Đơn vị Công Binh cầu phà 249 bọn tôi đi tăng gia tại Thung lũng Ba lòng .Bọn tôi phải đi qua Cao Điểm 365 (Trên Điểm cao này có Trận địa pháo 105) .Thời gian bọn tôi ở Ba lòng tăng gia có Trung Đoàn 56 của Trung tá Phạm Văn Đính (Trung Đoàn phó) đầu hàng Quân GP tại căn cú Tân Lâm (241)khi ta giải phóng Quảng Trị năm 1972.Tất cả lính VNCH quê ở phía Trong chưa giải phóng đều được đưa vào Ba lòng tăng gia.Bến Phà qua sông Ba lòng là do đơn vị tôi đảm trách .Nhưng có 1 điều đặc biệt mà chúng tôi không ai lý giải được là :Ngược Bến phà lên khoảng 800m có 1 chiếc xe tăng của ta nằm ở đấy không biết từ khi nào và tại sao nó lại nằm ở đấy ,mà xe vẫn nguyên vẹn .Khu vực này về sau là nơi thành lập Quân Đoàn 2 .
     Các bác cho tôi hỏi :Trung Đoàn 56 ấy về sau ra sao? Và chiếc xe tăng ấy có bác nào biết không?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: lixeta trong 29 Tháng Tám, 2013, 09:30:01 am
Đầu năm 1974 ăn Tết xong Đơn vị Công Binh cầu phà 249 bọn tôi đi tăng gia tại Thung lũng Ba lòng .Bọn tôi phải đi qua Cao Điểm 365 (Trên Điểm cao này có Trận địa pháo 105) .Thời gian bọn tôi ở Ba lòng tăng gia có Trung Đoàn 56 của Trung tá Phạm Văn Đính (Trung Đoàn phó) đầu hàng Quân GP tại căn cú Tân Lâm (241)khi ta giải phóng Quảng Trị năm 1972.Tất cả lính VNCH quê ở phía Trong chưa giải phóng đều được đưa vào Ba lòng tăng gia.Bến Phà qua sông Ba lòng là do đơn vị tôi đảm trách .Nhưng có 1 điều đặc biệt mà chúng tôi không ai lý giải được là :Ngược Bến phà lên khoảng 800m có 1 chiếc xe tăng của ta nằm ở đấy không biết từ khi nào và tại sao nó lại nằm ở đấy ,mà xe vẫn nguyên vẹn .Khu vực này về sau là nơi thành lập Quân Đoàn 2 .
     Các bác cho tôi hỏi :Trung Đoàn 56 ấy về sau ra sao? Và chiếc xe tăng ấy có bác nào biết không?


Số phận của trung đoàn 56 và trung tá Phạm Văn Đính thì cũng nhiều báo chí đã đề cập đến. Anh em binh sĩ thì coi như hàng binh, cho đi tăng gia sản xuất như bác đã biết. Còn trung tá Đính được giữ nguyên cấp bậc trung tá QDNDVN. Sau giải phóng ông ta về Huế sống cùng gia đình.
Về chiếc xe tăng ở sông Ba Lòng nhờ bác mô tả kỹ hơn (loại xe, hình dáng, vị trí nằm...). Nếu là tăng bơi nước và nằm dưới lòng sông thì đó có thể là 1 chiếc tăng của c3/d66/e202. Trong trận đánh TX Quảng Trị đợt 2 CZ Quảng Trị 1972 (từ 28.4 đến 02.5) đại đội này bơi dọc theo sông Ba Lòng về TX để tham gia tiến công. Trên đường cơ động, có một chiếc bị chìm vì kẹt vào đá và nước vào động cơ. Trong điều kiện bị máy bay đánh phá và không có thiết bị sửa chữa nên đã bị bỏ lại. Đó có thể chính là chiếc xe mà bác nói đến.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: giabao71vn trong 29 Tháng Tám, 2013, 08:48:59 pm
Mình là lính Công binh nhưng nhìn chiếc xe tăng của ta còn nguyên vẹn như vậy mà xót xa và không ai dám nghịch hay phá .Mình còn nhớ bên cạnh chiếc xe tăng ấy có 1 tấm biển đề :"Mả thằng đánh cá " và được nghe dân họ kể lại là có cậu lính ném bộc phá đánh cá ,Bị chết banh xác vì nổ trên tay .Và đơn vị đã đọc kỷ luật tại chỗ và cho cắm biển để răn đe toàn đơn vị ...39 năm rồi nên chỉ nhớ vậy thôi .


Tiêu đề: Ảnh Chủ tịch Phi-đen ?!
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 01 Tháng Mười, 2013, 08:26:58 pm
Bác nào có cái ảnh Chủ tịch Phi-đen đạp chân lên cái nòng pháo vua chiến trường bị đánh sập hồi đi thăm Quảng Trị tháng 9/1973 không ạ ?!


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: longdd trong 23 Tháng Mười, 2013, 04:05:21 pm
Theo Toàn thư Ngoại giao Mỹ (Foreign Relations of The United States), Tập 10, tr. 899, Hồi ký Kissinger và Hồi ký Dobrynin thì ngày 18/04/1975, Kissinger theo lệnh của Ford đề nghị Dobrynin nói với Brezhnev là người Mỹ muốn tổ chức di tản bằng trực thăng và yêu cầu Breznhev thương lượng với Hà Nội cho phép cuộc di tản có các điều kiện thuận lợi. Ngày 24/04/1975 Dobrynin gọi điện cho Kissinger, thông báo miệng rằng Hà Nội nói "sẽ không can thiệp vào cuộc di tản, cũng như không có ý định làm phương hại đến uy tín của Hoa Kỳ". Kissinger nhờ Dobrynin nhắn lại là "vậy thì Mỹ cũng sẽ không làm bất cứ việc gì có thể làm xấu thêm tình hình"

Theo những tài liệu mà tôi được đọc, lâu quá củng không nhớ rỏ tên, thì giống như bác Altus đã viết.

Theo tôi hiểu, thì Mỹ thông qua Liên Xô, để đi đến một thỏa thuận ngầm với ta là ta sẽ không bắnvào đoàn máy bay di tản, nếu những máy bay nay không bắn vào ta trước.
 Mỹ cũng có một thõa tuận tương tự với các tướng lỉnh, đặc biệt là lực lượng phòng không và không quân của QLVNCH, tránh trường hợp các thành phần bất mản trong quân đội SG sẽ bắn hạ các máy bay di tán. Để đổi lại thì gia đình nhửng người này sẽ được cho ưu tiên di tản và vào Mỹ dể dàng.

Theo tôi nghĩ chắc là từ việc không bắn vào đoàn máy bay di tan, vì tam sao thất bổn nên thành ta dưng quân 1 ngày cho người Mỹ rút đi


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: anhquaynop trong 04 Tháng Mười Một, 2013, 11:40:32 am
Các bác ơi cho em hỏi: Trong kháng chiến chống Mĩ, ở miền Nam, những khu vực nào thì bộ đội ta đội mũ tai bèo và những khu vực nào thì bộ đội lại đội mũ cối?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: bob trong 14 Tháng Mười Một, 2013, 07:26:44 pm
Các bác ơi cho em hỏi: Trong kháng chiến chống Mĩ, ở miền Nam, những khu vực nào thì bộ đội ta đội mũ tai bèo và những khu vực nào thì bộ đội lại đội mũ cối?
- Chào anhquaynop@. - theo mình biết thì hồi ấy bộ đội ta ở miền nam đa số dùng mũ tai bèo. Những đơn vị mới từ bắc vào thì có cả mũ cối và mũ tai bèo. Nhưng một thời gian sau thì mũ cối "đi đâu" hết. chỉ thấy phần nhiều còn lại là mũ tai bèo, thậm chí có người không còn cả mũ tai bèo nữa, nắng quá thì quấn cái khăn trên đầu... hì hì!!! - Chiến tranh mà. Không ai qui định khu vực nào cối, khu vực nào tai bèo cả.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 09 Tháng Mười Hai, 2013, 01:34:42 am
Các bác cho em hỏi cái phim tài liệu này của mấy ông tây pv Đức "Tám ngày bên VC" đã có ai làm phụ đề tiếng Việt chưa ?! Bác Karel Phùng đã mần chưa thế ?!

https://www.youtube.com/watch?v=qy38KsnFVWI


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 22 Tháng Mười Hai, 2013, 11:35:55 pm
Ok vậy là chưa có ai làm sub, vậy thì em sẽ nhận làm sub tiếng Việt cái phim này, nhanh thì qua tết tây, chậm thì trước tết ta là xong.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: fddinh trong 09 Tháng Giêng, 2014, 02:28:02 pm
Ok vậy là chưa có ai làm sub, vậy thì em sẽ nhận làm sub tiếng Việt cái phim này, nhanh thì qua tết tây, chậm thì trước tết ta là xong.

dịch từ hôi 2012
http://www.youtube.com/watch?v=fggNlSQ0yoY


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: fddinh trong 09 Tháng Giêng, 2014, 02:30:00 pm
Các bác cho em hỏi cái phim tài liệu này của mấy ông tây pv Đức "Tám ngày bên VC" đã có ai làm phụ đề tiếng Việt chưa ?! Bác Karel Phùng đã mần chưa thế ?!

https://www.youtube.com/watch?v=qy38KsnFVWI


Trong kênh Thanh Nguyen (NoiTraiTim, NTT) còn nhiều phim khác nữa, cậu xem qua xem cái nào chưa có thì hãy làm.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 28 Tháng Giêng, 2014, 01:26:03 pm
Các bác cho em hỏi cái phim tài liệu này của mấy ông tây pv Đức "Tám ngày bên VC" đã có ai làm phụ đề tiếng Việt chưa ?! Bác Karel Phùng đã mần chưa thế ?!

https://www.youtube.com/watch?v=qy38KsnFVWI


Trong kênh Thanh Nguyen (NoiTraiTim, NTT) còn nhiều phim khác nữa, cậu xem qua xem cái nào chưa có thì hãy làm.
Cảm ơn bác, qua đây có thể thấy người dân ở mấy nước bị giặc Mỹ chiếm đóng thì đều căm thù giặc xâm lược cả. Cũng như ngụy Sài Gòn hay ngụy Berlin tuy hai mà một: Một thằng bắt dân bán máu chết thay cho giặc, còn thằng kia bắt dân bỏ tiền túi ra để nuôi giặc chiếm đóng. Tuy hai mà một, đều là phục vụ cho lợi ích chiến lược toàn cầu của Mỹ ! Tuy vậy ngụy Berlin vẫn chưa táng tận lương tâm như ngụy Xơ-un, sẵn sàng đi chém thuê đánh thay cho giặc Mỹ bất cứ nơi nào nó cần !


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Ma_Giang trong 27 Tháng Ba, 2015, 02:29:32 pm
-Trong chiến dịch này, Quân đoàn 4 của Thượng tướng bắt sống bao nhiêu tướng lĩnh của đối phương?

-Khi ở Sóng Thần, anh em bắt sống Chuẩn tướng Lê Minh Đảo-Sư trưởng 18, còn khi vào Sài Gòn thì bắt sống Trung tướng Lâm Văn Phát-Tư lệnh biệt khu thủ đô.

(Phỏng vấn Thượng tướng Hoàng Cầm
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,1396.0.html )

Ơ như tướng Lê Minh Đảo cũng được coi là "bắt sống" à các bác?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Ma_Giang trong 01 Tháng Tư, 2015, 02:32:17 pm
............trong ngày 29/4, trực thăng bay rợp trời Sài Gòn, nhưng không có chiếc nào bị bắn hạ?

Bạn có thể đã đọc lịch sử PK-QK, đã từng được pót trang trang mạng này.
Trong đó có chi tiết: tên lửa SAM-2 của ta đã triền khai xong trong những ngày cuối. Khi bắt được mục tiêu là máy bay Mỹ, đồng chí D trưởng chần trừ ko cho lệnh phóng, vì không dám quyết đoán.
Và lời bình luận của chính sử (tài liệu trên) cho tình huống này là: đến bây giờ, ta còn quá tiếc vì tính thiếu quyết đoán của đ/c chỉ huy, nên SAM-2 không có cơ hội lập công trên bầu trời SG, trong ngày cuối cùng.

Cũng trong tài liệu trên, 1 trận địa pháo phòng không của ta, đã bị máy bay Mỹ, ném bom trong những ngày cuối cùng, bởi chúng bị ta bắn.
Vậy, bạn nhận định thế nào về việc: ta bắt tay ngừng bắn máy bay????

Thêm một đoạn nữa, trong The Decent Interval - Frank Snepp:
"Ford hỏi Kissinger xem có nên tạm ngừng cầu hàng không cho đến sáng không. Phái bộ quân sự cũng muốn thế thì phải? Kissinger trả lời: Nên, nhưng cũng cần xem xét lại một số điều. Bắc Việt Nam bảo đảm cho máy bay trực thăng qua lại nhưng không có gì chắc chắn. Nếu tạm ngừng rồi sáng mai lại bay, họ có hiểu trệch đi không?"


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: anhquaynop trong 11 Tháng Tư, 2015, 08:45:57 am
Hải quân và Không quân ta từng trực tiếp đương đầu với hải quân, không quây Mỹ. Nhưng không biết xe tăng ta đã trận nào trực tiếp dương đầu với xe tăng Mỹ chưa ạ? Các chú, bác, anh nào có tài liệu nào về vấn đề này xin cung cấp cho hậu bối được mở rộng hiểu biết.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 11 Tháng Tư, 2015, 10:51:29 am
Tăng XHCN đối mặt với tăng TBCN thì mình không biết. Thế nhưng ở khu 7 có việc lấy hàng địch đánh địch: C40 và sau này là J16 đều xài tăng Mẽo đánh Mẽo; cụ thể nhất là việc ngụy trang thành xe địch để tập kích hoặc phản kích hoặc đột nhập; ví dụ như vụ tập kích Liên trường võ bị Thủ Đức tháng 01/1966 hoặc trận đánh tập kích Thiết đoàn số 1, con cưng của quân đội Sài Gòn đóng tại Gò Đậu (thị xã Phú Cường, tỉnh Bình Dương) tháng 3/1966 theo phương án nội công ngoại kích,.....

Tổng quát lại và hiểu theo kiểu tăng đấu tăng, trận dàn trận thì chắc không có vì nhiều lý do lắm; ta cũng chả dại, hì.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: anhquaynop trong 11 Tháng Tư, 2015, 11:02:10 am
Cảm ơn mod quangcan. Hai trận bác nêu ra vẫn là đánh xe tăng do quân VNCH điều khiển. Xe tăng quân đội ta đụng với quân VNCH thì nhiều, nhất là vào năm 1972 và 1975. Đương nhiên xe tăng của VNCH do Mỹ sản xuất rồi, còn xe tăng ta của Liên Xô viện trợ.
Nhưng quả thật ý em hỏi là xe tăng của quân đội mình với xe tăng do quân Mỹ trực tiếp điều khiển có đụng độ nhau không cơ. Hoặc giả có trường hợp cướp xe của quân Mỹ rồi dùng xe ấy chọi lại với xe tăng khác của quân Mỹ luôn.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 11 Tháng Tư, 2015, 11:39:30 am
...Nhưng quả thật ý em hỏi là xe tăng của quân đội mình với xe tăng do quân Mỹ trực tiếp điều khiển có đụng độ nhau không cơ. Hoặc giả có trường hợp cướp xe của quân Mỹ rồi dùng xe ấy chọi lại với xe tăng khác của quân Mỹ luôn....

Thì trong trận Gò Đậu Bình Dương ta bằng mọi giá cướp được một con M41-A1 Mẽo đấy thôi; thời điểm đấy quý và có ý nghĩa lắm. Cũng dùng vài lần chống càn nhưng chủ yếu là làm quen, huấn luyện và tập huấn. Sau do điều kiện không có phải đem chôn.

Mà Mẽo với VNCH nó cũng quá hiểu, nếu trận nào cũng để mất xe thì cái chiến thuật thiết xa vận của nó đứt à. Nó truy sát đến tận cùng hang ổ ấy chớ,  ;).


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: anhquaynop trong 11 Tháng Tư, 2015, 02:23:01 pm
Lại luyên thuyên thêm một chút: Không quân mình từng thả dù viện trợ trực tiếp cho chiến trường hoặc cũng từng đánh bom tàu chiến, sân bay của đối phương. Nhưng liệu đã có trận nào dùng hỏa lực tấn công xe tăng đối phương chưa ạ? Hoặc dù chưa có trong thực tế, nhưng về mặt kỹ thuật thì có thể thực hiện được không? Ý em vẫn là trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 13 Tháng Tư, 2015, 10:57:44 am
Lại luyên thuyên thêm một chút: Không quân mình từng thả dù viện trợ trực tiếp cho chiến trường hoặc cũng từng đánh bom tàu chiến, sân bay của đối phương. Nhưng liệu đã có trận nào dùng hỏa lực tấn công xe tăng đối phương chưa ạ? Hoặc dù chưa có trong thực tế, nhưng về mặt kỹ thuật thì có thể thực hiện được không? Ý em vẫn là trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.

Tức là không quân có tác chiến và tiêu diệt được tăng không á? bỏ qua điều kiện chiến trường và thực tế chiến tranh á? nói chung là, luyên thuyên kiểu này thì mình chịu,  ;D.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Ural 375D trong 02 Tháng Năm, 2015, 12:53:08 pm
Có ai biết thông tin này không các bác, vụ này mới nghe nói : "Ngoài các chiến sỹ tên lửa phòng không Liên Xô, đặc nhiệm GRU (Tổng cục Tình báo quân sự Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Liên Xô-ND) cũng tham gia chiến đấu tại Việt Nam, tuy không được công bố công khai nhưng cũng không ai giấu diếm thái quá.

Ví dụ, tháng 5/1968 một nhóm đặc nhiệm GRU gồm 9 người đã tấn công một căn cứ bí mật của Mỹ trên lãnh thổ Campuchia có biệt danh “Flying John” được sử dụng để tung các nhóm gián điệp- biệt kích vào Bắc Việt Nam và cứu các phi công của các máy bay Mỹ bị bắn hạ.

Trong căn cứ này có gần 20 máy bay lên thẳng, trong đó có 04 chiếc máy bay lên thẳng tấn công mới nhất thời kỳ đó là “ SuperCobra”. Tuy bị hy sinh 03 người, nhưng đặc nhiệm GRU đã đưa được 01 chiếc “Super Cobra” về Bắc Việt Nam, phá hủy hoặc phá hỏng những chiếc còn lại, giết và làm bị thương 15 quân nhân Mỹ. Còn bao nhiêu chiến dịch như vậy, rất khó xác định."


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Năm, 2015, 03:11:58 pm
Quả là tin động trời thật. Nhưng chỉ "nghe nói" thì cũng khó xác định lắm! Sao không nhờ quân Việt đánh "hộ" cho an toàn mà họ lại tự đánh làm gì cho nguy hiểm và dễ bị tai tiếng chính trị?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Ural 375D trong 02 Tháng Năm, 2015, 07:43:56 pm
Tổng cục 2 cử đặc nhiệm trong đó có Việt kiều Thái tấn công căn cứ B52 ở Thái Lan thì nghe nhiều đọc nhiều. Còn vụ CPC này của lính GRU thì thật sự nghe lần đầu, thông tin cả 2 phía ko thấy nói chỉ có Báo Nga đề cập. Ko biết thực hư sao ?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Năm, 2015, 11:00:50 am
Báo Nga họ nói thế nào hả bác?


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: fddinh trong 07 Tháng Năm, 2015, 12:02:52 pm
Tổng cục 2 cử đặc nhiệm trong đó có Việt kiều Thái tấn công căn cứ B52 ở Thái Lan thì nghe nhiều đọc nhiều. Còn vụ CPC này của lính GRU thì thật sự nghe lần đầu, thông tin cả 2 phía ko thấy nói chỉ có Báo Nga đề cập. Ko biết thực hư sao ?
Việt Nam chưa thừa nhận có hoạt động của lực lượng vũ trang Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Chỉ có các chuyên gia, cố vấn được thừa nhận. Do đó, vài báo chí VN đưa y nguyên nội dung từ báo Nga ()ví dụ VOV mà không có bình luận thêm làm rõ quan điểm, là sai.

Trích dẫn
6 chiến dịch của đặc nhiệm Nga ở nước ngoài
Chủ nhật, 11:23, 21/12/2014

Lực lượng đặc nhiệm ưu tú Spetsnaz GRU của Nga từ cuối thập niên 1960 đã thực hiện thành công những sứ mệnh dường như là bất khả thi.
Và một số trong đó vừa được Nga giải mật. Sau đây là 6 chiến dịch của họ ở nước ngoài.

1. Chớp nhoáng Việt Nam

Chiến dịch lớn đầu tiên ở nước ngoài được GRU thực hiện năm 1968. Sau chiến dịch này có thể thấy trong tay Liên Xô có một công cụ mạnh có thể thực hiện nhiệm vụ với bất cứ đặc điểm nào tại bất cứ nơi nào trên thế giới.

Tháng 5/1968, nhóm 10 binh sĩ đặc nhiệm Spetsnaz GRU của Liên Xô đã tấn công một cơ sở bí mật của Mỹ tại Campuchia, cách biên giới Việt Nam 30 km. Mỹ sử dụng căn cứ này để đưa về Việt Nam các nhóm do thám-tấn công nhằm mục đích tìm kiếm các biệt kích và phi công của mình bị bắn hạ.

Trong bãi đỗ của căn cứ thường xuyên túc trực 2 trực thăng hạng nhẹ trong trạng thái sẵn sàng tấn công, 10 xe vận tải, và 4 trực thăng Cobra. Mục tiêu tấn công chính là các trực thăng, vốn vào thời điểm đó được trang bị hệ thống dẫn đường đặc biệt và tên lửa điều khiển. Sau 25 phút tấn công, Spetsnaz lấy được 1 trực thăng Cobra đưa về Việt Nam, số còn lại bị phá hủy. Phía Mỹ mất 20 lính. CIA chỉ biết việc Spetsnaz Liên Xô thực hiện chiến dịch vài năm sau đó, do thông tin rò rỉ từ KGB.
http://vov.vn/the-gioi/ho-so/6-chien-dich-cua-dac-nhiem-nga-o-nuoc-ngoai-372204.vov

Chưa có sự xác nhận chính thức nào của các bên về việc có hay không sự hoạt động của các toán lính biệt kích đặc nhiệm Liên Xô chống lại Quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam. Trong khi trên một số mạng của Nga cũng có đề cập đến một số hoạt động của lực lượng biệt Liên Xô ở đây, tuy nhiên lượng thông tin rất ít ỏi. Đó là chiến dịch đánh cắp 1 trực thăng Mỹ Cobra tại Khe Sanh năm 1962 và một số hoạt động ở khu vực Tây Ninh, hay việc huấn luyện biệt động, ví dụ:
Trích dẫn
    Tiết lộ của đặc nhiệm Liên Xô tham chiến ở Việt Nam

    Cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam, nguyên sĩ quan Lính thủy đánh bộ Hải quân Liên xô đại úy hồi hưu Kusainov Sadykov kể lại với niềm tự hào đặc biệt.


    Nhiệm vụ quốc tế vô sản


    Sinh ra và lớn lên ở Kusainov Sadykov miền bắc Kazakhstan. Nhưng hiện nay người cựu chiến binh đang sống tại Vladivostok. Những năm tuyệt vời nhất của đời mình ông đã phục vụ trong lực lượng đặc nhiệm thuộc Lính thủy đánh bộ Hải quân Xô Viết và do đó ông tiếp tục sống ở đó, nơi đơn vị ruột thịt của ông đóng quân.


    Phóng viên: Kusainov Sagyndykovich, theo những thông tin chính thức được công bố, Liên bang Xô viết đã giúp đỡ và viện trợ vũ khí trang bị, kỹ thuật và cơ sở vật chất chiến tranh cho Việt Nam trên quy mô to lớn. Trực tiếp tham gia vào các hoạt động tác chiến với tư cách là chuyên gia, cố vấn và huấn luyện viên, những cán bộ kỹ thuật tên lửa và không quân. Bằng cách nào mà ông lại có thể có mặt ở chiến trường Đông Nam Á?

    – Vào năm 1966 ngày sau khi hoàn thành đợt huấn luyện tân binh tôi được điều động về thành phố Baltiysk, ở đó, trên cơ sở vật chất của trung đòn cận vệ số 366 vừa được biên chế mới trung đoàn lính thủy đánh bộ độc lập. Trong thời gian này tôi mơ ước được phục vụ trong lực lượng đổ bộ đường không. Thể lực mạnh mẽ và chiều cao cho phép điều đó. Nhưng tôi gặp may hơn thế, tôi không hề biết, có lực lượng lính thủy đánh bộ như vậy. Vào năm 1956 quyết định của Bộ quốc phòng Liên bang Xô viết đã giải thể toàn bộ lực lượng lính thủy đánh bộ.

    Nhưng đến năm 1963, một cuộc diễn tập quân sự lớn tầm chiến lược của khối hiệp ước Vacsava không đạt kết quả như ý muốn do không có lực lượng lính thủy đánh bộ. Các sỹ quan của chúng ta kể rằng sự hình thành lực lượng lính thủy đánh bộ có nguyên nhân chính là chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc chiến đã có sự tham gia của lính thủy đánh bộ Mỹ (Sư tử biển). Và những người bạn Việt Nam về kỹ năng tác chiến còn nhiều điểm hạn chế.

    Sau một năm rưỡi phục vụ, một số anh em trong đại đội của tôi được đề nghị sang công tác ở Việt Nam nửa năm. Quy trình lựa chọn quân nhân sang Việt Nam do một cán bộ đặc biệt từ bộ tham mưu quân khu thực hiện. Nhìn chung lựa chọn những quân nhân có nước da sẫm và nguồn gốc xuất thân từ châu Á. Trong cuộc nói chuyện riêng tư người cán bộ đặc biệt đề nghị kiểm tra kỹ năng chiến đấu và tình yêu tổ quốc, sẵn sàng tuân thủ mệnh lệnh và sẵn sàng thực hiện sứ mệnh quốc tế vô sản ở Việt Nam.

    Từ những nhận xét của người cán bộ, những khuôn mặt và nước da châu Á của chúng tôi rất phù hợp với nhiệm vụ huấn luyện viên quân sự ở Việt Nam. So sánh giữa “Có” và “không” lắng nghe tiếng nói của người cán bộ KGB thông minh, tôi đã đồng ý. Thời điểm lúc đó là lòng yêu nước cao cả. tất cả chúng tôi đều tin tưởng vào chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời dòng máu trẻ trung đã lên tiếng, chúng tôi muốn gặt hái những chiến công.


    Phóng viên: Cảm giác đầu tiên là gì khi ông khi tới Việt Nam, nhiệm vụ của ông là gì?

    - Cảm giác đầu tiên - sự lo lắng. Tôi cảm thấy lo lắng khi máy bay vận tải quân sự của chúng tôi hạ cánh xuống vùng núi non. Có một số căn cứ quân sự của những người anh em Việt Nam xây dựng ở khu vực đó. Thông qua các căn cứ này đã cung cấp vũ khí trang bị và những chiến sĩ của miền Bắc Việt Nam vào chiến đấu ở phía nam và phía tây của Nam Việt Nam. Đây là những con đường bí mật, nhưng sau này nổi tiếng thế giới với tên gọi "Đường mòn Hồ Chí Minh".

    Mặc dù trong thực tế nó không phải chỉ là một con đường, mà là cả một hệ thống hạ tầng phức tạp của những con đường xuyên qua núi rừng liên kết Việt Nam, Campuchia và Lào. Đến năm 1968, "đường mòn" đã trở thành một cơ sở hạ tầng phức tạp với các bệnh viện, kho tàng dưới lòng đất. Một số khu vực đường đã được trải nhựa và có thể được sử dụng như một đường băng dã chiến.

    Khó khăn nhất là làm quen với khí hậu ẩm thấp của rừng nhiệt đới, và chúng tôi phải học cách thích nghi thật nhanh. Điều đó cũng dễ hiểu, trên thực tế cuộc chiến tranh diễn ra trên Miền Nam Việt Nam là cuộc chiến tranh của người Việt Nam bằng chính lực lượng của mình. Đấy là Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam – lực lượng dân quân du kích, trang bị bằng vũ khí tự có và tự huấn luyện với chất lượng không cao. Trên thực tế, những chiến sĩ du kích chỉ làm được nhiệm vụ quan sát, trinh sát tình hình địch và không có khả năng chống lại những cuộc tấn công quy mô lớn của quân đội Mỹ. Lính Mỹ gọi họ là VC.

    Cũng có những lực lượng quân đội chính quy, được trang bị tốt và huấn luyện đầy đủ. Phần lớn quân số trong đó là những chiến sĩ, quân nhân ngoài Miền Bắc. Các lực lượng vũ trang từ miền Bắc được sự giúp đỡ và huấn luyện của các chuyên gia quân sự Xô Viết, đồng thời được trang bị vũ khí khí tài của Liên xô. Do đó, kỹ năng và năng lực tác chiến tốt hơn rất nhiều.

    Tôi và những người lính thủy đánh bộ Xô Viết được giao nhiệm vụ trong vòng hai tháng phải huấn luyện hai đội biệt động với tổng số quân đến 50 người. Sau đó thì chúng tôi cũng trở thành những người tham mưu trực tiếp. Chỉ huy của chúng tôi là Trung tá Nguyễn Đình Kỷ - tôi nghĩ vậy, anh ấy cũng biết tiếng Nga, vì thế đôi khi vui vẻ, tôi dạy anh ấy tiếng Kazakhstan. Anh ấy cũng nói được vài câu. Anh ấy nói, đấy là những từ cần thiết nhất mà người Việt ở Kazakhstan cần biết. Tôi hỏi anh ấy, tiếng Việt để tỏ lòng biết ơn là thế nào, anh ấy dạy tôi từ “Cảm ơn”, lòng tốt của anh ấy làm tôi cảm động.

    Nói chung, tất cả những người Việt Nam đều là những học trò rất năng khiếu. Họ có sức chịu đựng rất cao, không sợ khó khăn gian khổ, điều vô cùng quan trọng đối với lính thủy đánh bộ, đồng thời họ rất dũng cảm và có tinh thần chiến đấu rất cao.

    Ngoài ra, rất nhiều chiến sĩ biệt động Việt Nam có trình độ võ thuật cao và kỹ thuật chiến đấu đặc sắc, hình như đó là Nhất Nam, một môn võ rất cổ truyền của Miền Nam. Điều làm ảnh hưởng đến công tác huấn luyện chỉ là trình độ học vấn thấp và rào cản ngôn ngữ. Đối với tôi, áp lực tinh thần cũng rất lớn khi có mặt ở miền đất xa lạ. Nhưng mỗi buổi sáng tôi thức dậy bao giờ cũng là ý nghĩ tôi đã làm đúng. Tôi là chiến sĩ và đây là sứ mệnh quốc tế vô sản của tôi.


    Mệnh lệnh: “Trở thành người anh hùng”


    Phóng viên: Trong các chiến dịch nào của quân Giải phóng ông được tham gia? Công tác huấn luyện của ông có mang lại những kết quả tốt đẹp cho những người lính biệt động?


    - Những học trò, chiến sĩ của tôi khi quay trở lại căn cứ bao giờ cũng là chiến thắng. Không thể khác được. Khẩu hiệu của lính thủy đánh bộ là: “Ở đâu có chúng tôi - ở đó là chiến thắng” những người bạn chiến đấu của tôi hiểu rõ điều đó.

    Tôi đặc biệt nhớ chiến dịch Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 – chiến dịch “Tết”, bắt đầu vào ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam. Vào tháng giêng năm 1968, các lực lượng vũ trang Miền Bắc đã khóa cứng quân đội Mỹ ở khu vực gần khu phi quân sự - Khe Sanh. Đồng thời, lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc tổng tiến công vào hầu hết các thành phố và thị trấn trên toàn Miền Nam, bao gồm cả Đà Nẵng, Kon Tum và Pleiku. Các nhóm nhỏ biệt động được giao nhiệm vụ tấn công vào các mục tiêu riêng biệt đã được lựa chọn. Tôi có nhiệm vụ chuẩn bị cho một phân đội đặc biệt và nhiệm vụ đã được hoàn thành xuất sắc.

    Trong tổng số các trận chiến đấu nói chung, phân đội của tôi đã phá hủy hoàn toàn ba căn cứ quân sự hạng trung cung cấp cơ sở vật chất chiến tranh của NATO. Những người bạn chiến đấu của tôi đã tiến hành 4 cuộc phục kích thành công. Trong trận chiến đã bắt được 5 viên sĩ quan Mỹ...


    Phóng viên: Tổng thời gian ông ở Việt Nam là bao lâu?


    - Nửa năm, cho đến khi bị thương. Sau khi hồi phục, có đề nghị cho ra quân, nhưng tôi quyết định tiếp tục sự nghiệp của mình trong quân đội và đăng ký học tại Trường sỹ quan quân sự trung - cao cấp Viễn Đông. Nói chung, thời tuổi trẻ hầu như ai cũng muốn là anh hùng và trong tôi luôn có dòng máu anh hùng...Tôi đã trải qua cuộc chiến tranh này như những người bạn – người đồng chí Việt Nam.

    Trong những năm gần đây bắt đầu có những hoạt động của những đại diện các tổ chức cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở Moscow thường xuyên có những cuộc gặp gỡ của những người bạn chiến đấu. Cơ bản là những quân nhân, chuyên gia phòng không, kỹ thuật tên lửa và không quân. Hàng năm các cựu chiến binh Việt nam gặp nhau, ôn lại chuyện cũ với niềm tự hào chiến thắng. Theo lời của Kusainov Sadykova, đây chỉ là một phần của những người thực sự tham gia vào các cuộc chiến tranh giải phóng. Nhiều người đã hy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc tế, một số sau đó hy sinh ở Afghanistan.

    Theo Express Kazakhstan

Đặc nhiệm Liên Xô chiến với quân lực Hoa Kỳ ở Việt Nam. (https://m.facebook.com/notes/pham-duc-dinh/%C4%91%E1%BA%B7c-nhi%E1%BB%87m-li%C3%AAn-x%C3%B4-chi%E1%BA%BFn-v%E1%BB%9Bi-qu%C3%A2n-l%E1%BB%B1c-hoa-k%E1%BB%B3-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam/920789857953965/?refid=21&ref=stream)
Nếu tin vào những câu chuyện huyễn hoặc về những người Bolshevik với súng máy, ẩn nấp trong rừng rậm và tấn công lực lượng dân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam, ngày càng được phổ biến ở Hoa Kỳ, thì có thể kết luận rằng chỉ có 10.000 hay 11.000 binh sĩ Liên Xô đã chiến thắng trước đội quân hơn nửa triệu người của Mỹ?

Ngày nay, Liên bang Nga như là người thừa kế trực tiếp của Liên Xô, đang tích cực xây dựng và củng cố mối quan hệ với Việt Nam. Bối cảnh chính trị đã thay đổi khác nhiều so với trước kia, tuy nhiên người dân Việt Nam vẫn giữ tình cảm biết ơn các cố vấn Liên Xô, còn những nhân vật của cuộc chiến bí mật đó luôn tự hào về sự tham gia của họ.

Vụ đánh một căn cứ ở Khe Sanh, năm ngoái người ta làm phim http://www.youtube.com/watch?v=EAbJj32IkK8 http://www.youtube.com/watch?v=EAbJj32IkK8

Lê Hùng này dịch từ nguồn nào nhỉ? VN co NOI doi ve viec nay dau ma phai cho http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong-viet-nam/nguoi-nga-noi-that-ve-chien-tranh-viet-nam-3265999/ Bài này đăng trên báo Nga từ mấy năm trước, thông tin cũ rồi. Có thể thấy là người viết (tiếng Nga) khá dè dặt về mặt thông tin. Đó là vì họ chưa có nguồn chính thức để khẳng định. Nhưng cuối năm ngoái (2014) Bộ Quốc phòng Nga đã giải mật hoạt động của đặc nhiệm (Spetsnaz) Tổng Cục tình báo GRU tại nhiều quốc gia trên thế giới trong những năm 1960. Tài liệu giải mật có nói rõ vụ đánh một căn cứ bí mật của Mỹ ở Campuchia chuyên thực hiện các phi vụ tung biệt kích ra miền Bắc Việt Nam và cứu phi công bị bắn rơi. Cần phải nói là Spetsnaz GRU nắm rõ về căn cứ này như trong lòng bàn tay trong suốt thời gian dài, nhưng phía Mỹ chẳng hề hay biết gì. Đến khi họ phát hiện có máy bay trực thăng tối tân và cùng với nó là tên lửa có điều khiển - là "món hàng" vô cùng giá trị đối với Liên Xô vào thời điểm đó. Thế là họ được lệnh đánh úp và đưa được một chiếc Cobra chiến lợi phẩm bay về phía Bắc.


Những bí mật của Nga trong chiến tranh Việt Nam. http://www.youtube.com/watch?v=w-Fq1FJ9j2A

Những trận chiến tăng trong chiến tranh Việt Nam.

Mời các bác xem phim tư liệu này để thấy những quả đạn B-40 Liên Xô viện trợ cho Việt Nam đã cho thấy hiệu quả chiến đấu tốt đến mức nào trong cuộc đọ sức đầu tiên với một đại đội xe tăng M48 hiện đại của quân đội Mỹ vào thời điểm đó. Người Mỹ kỳ vọng M-48 sẽ đánh bại xe tăng huyền thoại của Liên Xô trong chiến tranh thế giới II. Nhưng không may cho họ, trong cuộc đọ sức đầu tiên họ đã thất bại hoàn toàn trước những chiến sĩ du kích Việt Nam dũng cảm và thông minh.

Cựu binh Mỹ tham gia cuộc chiến hôm đó đã thừa nhận chiến thuật "tinh quái" của du kích Việt Nam khi chọn mục tiêu tiêu diệt là một xe tăng đi đầu và 1 xe đi cuối để làm rồi loạn đội hình xe tăng M-48 của Mỹ.

Phim có nhiều hình ảnh tư liệu quý, hình ảnh phục dựng sống động. http://www.youtube.com/watch?v=-fInbrY6juY


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Năm, 2015, 04:44:41 pm
Về việc liên lạc của tù binh phi công Mỹ với bên ngoài trước đây đã có nguồn nói rằng họ dùng cách phơi quần áo, xếp đá, gõ moóc ... để trao đổi thông tin. Nay đọc thấy bài này mà giật mình. Mời các bác xem thử

(Tin Nóng) Cuối tháng 4.2015, kênh truyền hình Smithsonian (Mỹ) chiếu loạt phim tư liệu kể việc một nhóm tù binh phi công Mỹ bị giam ở nhà tù Hoả Lò (Hà Nội) thời chiến tranh Việt Nam đã bí mật liên lạc với Mỹ qua đường thư tín.

Trang tin broadwayworld.com cho biết những tù binh Mỹ này đã tìm cách để liên lạc với CIA và Nhà Trắng thông qua viết các mật mã trong thư từ được phép gửi ra bên ngoài. Những thông tin này đã khiến chính quyền Mỹ gia tăng cường độ các cuộc ném bom và cả vụ tổ chức giải cứu bất thành tù binh Mỹ ở Sơn Tây.

Theo bộ phim, nhóm tù binh này do phi công James Stockdale cầm đầu, ông ta là chỉ huy một phi đội ném bom miền Bắc Việt Nam và bị bắn rơi ngày 9.9.1965. Stocdale là một trong 2 chỉ huy cao cấp hải quân Mỹ bị giam ở nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), nơi được phi công Mỹ đặt biệt danh khách sạn Hilton Hà Nội.

Stockdale sau này được lên đến chức vụ phó đô đốc, và từng ứng cử phó tổng thống Mỹ. Nhờ tổ chức được mạng lưới tin trong các tù binh Mỹ ở nhà tù Hoả Lò mà Stockdale sau này được thưởng huy chương.

Sau khi các tù binh Mỹ được Việt Nam Dân chủ cộng hoà trao trả cho Mỹ vào năm 1973, các thành viên trong lưới tin của Stockdale được yêu cầu giữ bí mật. Sau 40 năm, hồ sơ đã giải mật, và kênh Smithsonian dựng thành phim về chủ đề này.

Mạng lưới tin này đã sử dụng nhiều cách để đưa tin ra ngoài qua đường thư tín, chẳng hạn sử dụng những chữ được mã hóa, những cách viết bí mật - một kỹ thuật gọi là "những chấm li ti” và cả 1 đài phát sóng bí mật để báo cáo về điều kiện bị giam giữ, gợi ý các hoạt động quân sự và các cuộc ném bom, và cung cấp thông tin phục vụ 2 trong số những hoạt động giải cứu tù binh lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam.

Mạng lưới này hình thành ban đầu từ 1 bức thư của Stockdale gửi cho vợ là Sybil. Người vợ xem thư, nhận ra rằng chồng mình đã gửi cho cô ta một tin nhắn được mã hóa và sau đó liên lạc với tình báo Hải quân Mỹ và CIA. Sau đó, bà Sybil phải đối mặt với những quyết định khó khăn về việc liệu có nên hỗ trợ các ý tưởng của chồng mình chuyển từ việc là tù binh trở thành điệp viên hay không. Bởi như cựu quan chức CIA Wallace đã nói rằng nếu bị phát hiện là điệp viên thì kẻ đó sẽ bị xử bắn.

Bà Sybil gửi thư trả lời cho chồng, trong thư có một tờ giấy than không nhìn thấy được, giấu rất khéo léo, và một tin nhắn được mã hóa từ Lầu Năm Góc. Stockdale tiếp tục viết thư, sử dụng các chữ cái đặc biệt để báo cáo tình hình về tù binh Mỹ ở Hoả Lò, và một danh sách đầy đủ các tù binh Mỹ tại Hà Nội.

Stockdale sau đó chiêu mộ thêm vài tù binh Mỹ khác để tham gia viết thư có mã hóa, và đã đưa được hàng chục người vào mạng lưới cung cấp tin này, bao gồm cả đại uý Eugene "Red" McDaniel.

Ông McDaniel kể lại rằng "Tôi chưa từng được đào tạo giao tiếp bí mật, nhưng một số bạn tù của tôi thì có, và từ đó họ đã dạy lại cho chúng tôi".

Sau đó, lưới tin của Stockdale đã thông tin cho Lầu Năm Góc qua các lá thư được phép gửi đi, đề xuất các mục tiêu ném bom và thời gian của các cuộc tấn công. Người ta cho rằng nhóm này còn có cả vi phim, vi ảnh (microdot) có thể giấu một tờ giấy đầy đủ các thông tin thu nhỏ chỉ còn như dấu chấm, và thậm chí có cả điện đài phát tín hiệu đến các máy bay không người lái của Mỹ bay trên bầu trời Hà Nội.

Năm 1970, mạng lưới tù binh này đã giúp Lầu Năm Góc vạch ra và thực hiện cuộc giải cứu tù binh Mỹ ở trại tù Sơn tây, còn được gọi là "Chiến dịch Bờ Biển Ngà". Các trực thăng chở lực lượng đặc biệt Mỹ đã đổ xuống trại tù binh Sơn Tây để cứu tù binh Mỹ bị giam tại đây. Tuy nhiên tù binh Mỹ đã được đưa đi nơi khác trước đó vài ngày, quân Mỹ nhanh chóng rút lui và bỏ lại 1 trực thăng bị hư hỏng khi hạ cánh.

Lưới tin của ông Stockdale trước đó đã gửi thông điệp được mã hóa cho hay trại tù này đã bị chuyển đi, nhưng những lá thư này đã được phía Mỹ giải mã quá muộn trước khi chiến dịch diễn ra.

Năm 1972, một sứ mệnh giải cứu tù binh Mỹ được lên kế hoạch thông qua mạng lưới thông tin liên lạc bí mật này, có tên "Chiến dịch Thunderhead" liên quan đến một tàu ngầm, một tàu tuần dương của Hải quân Mỹ, trực thăng và một đội đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ. Đặc nhiệm SEAL sẽ gặp các tù binh Mỹ trốn thoát ở cửa sông Hồng. Tín hiệu để bắt đầu trốn thoát là hai tiếng nổ siêu âm phát ra khi các máy bay do thám SR-71 bay qua Hà Nội, và đó là một dấu hiệu từ Washington cho thấy rằng chính Tổng thống Nixon hỗ trợ các kế hoạch trốn thoát.

Tuy nhiên các nỗ lực vượt ngục đã được bãi bỏ vào phút chót vì quá nguy hiểm. Nhiệm vụ giải cứu này cũng đã dẫn đến cái chết của đặc nhiệm SEAL là Spence Dry. Lý do chính thức cái chết của anh ta được giữ bí mật mật cho 30 năm tiếp theo.

Vào năm 2008, Đô đốc Mike Mullen, sau này là Chủ tịch tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đã truy tặng huy chương cho Dry về nhiệm vụ bí mật này.


Tin nguồn ở đây:
http://tinnong.thanhnien.com.vn/x-file/ho-so-tu-binh-my-o-hoa-lo-lien-lac-ra-ngoai-nhu-the-nao-53338.html

Cảm giác đầu tiên là giật mình, bàng hoàng và thật khâm phục người Mỹ nếu điều đó thực sự xảy ra. Tuy nhiên đọc kỹ thì vẫn thấy có 1 vài cái thắc mắc nho nhỏ:

1/ Bác nào có điều kiện kiểm tra giúp xem ngày 9/9/1965 có cuộc không  kích nào không, nếu có thì  ta có bắn rơi cái máy bay nào không, có bắt được giặc lái không?

2/ Stocdale là một trong 2 chỉ huy cao cấp hải quân Mỹ bị giam ở nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), nơi được phi công Mỹ đặt biệt danh khách sạn Hilton Hà Nội. Stockdale sau này được lên đến chức vụ phó đô đốc, và từng ứng cử phó tổng thống Mỹ.  Có tồn tại người này không?

3/Mạng lưới tin này đã sử dụng nhiều cách để đưa tin ra ngoài qua đường thư tín, chẳng hạn sử dụng những chữ được mã hóa, những cách viết bí mật - một kỹ thuật gọi là "những chấm li ti” và cả 1 đài phát sóng bí mật Cảm giác hoang đường quá ...

Còn rất nhiều các chi tiết khó hiểu nữa. Bác nào có thông tin về vụ này đưa lên để mọi người biết đê.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Năm, 2015, 06:49:42 pm
1/ Bác nào có điều kiện kiểm tra giúp xem ngày 9/9/1965 có cuộc không  kích nào không, nếu có thì  ta có bắn rơi cái máy bay nào không, có bắt được giặc lái không?

2/ Stocdale là một trong 2 chỉ huy cao cấp hải quân Mỹ bị giam ở nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), nơi được phi công Mỹ đặt biệt danh khách sạn Hilton Hà Nội. Stockdale sau này được lên đến chức vụ phó đô đốc, và từng ứng cử phó tổng thống Mỹ.   Có tồn tại người này không?

James Bond (;D) Stockdale, đại tá, chỉ huy không đoàn trên TSB Oriskany, lái A-4E bị bắn rơi và bị bắt ngày 9-9-1965 :)


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: hoan.nguyen trong 23 Tháng Chín, 2015, 10:27:48 pm
bài cuối của các bác là 18.5,2015 . hôm nay là 24.9.2015 rồi. bác chủ thớt dâu rồi để em chờ lâu quá vậy
sory các bác, Em chỉ là người hóng hớt nghe chuyện của các bác thôi


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 28 Tháng Mười, 2015, 09:20:12 pm
Bức ảnh làm em nghẹn ngào xúc động nhất, kính thưa các bác  :'(
(https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/236x/4d/39/04/4d3904f4d3c8c7ded49a17baa8a2f09d.jpg)

Em post ảnh này lần đầu trên ACG 4 năm trước, ảnh đó tây nó chú thích là hy sinh tại Khe Sanh. Link ảnh trên thì ghi là ở Huế 1968. Mới đây Fb tìm hiểu ký ức chiến tranh vn post lại thì cho là ở Phù Cát, Bình Định năm 1970, là liệt sỹ Sư 3 Sao Vàng. Còn người phụ nữ trong ảnh ... ?!


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Giêng, 2016, 04:39:04 am
1/ Bác nào có điều kiện kiểm tra giúp xem ngày 9/9/1965 có cuộc không  kích nào không, nếu có thì  ta có bắn rơi cái máy bay nào không, có bắt được giặc lái không?

2/ Stocdale là một trong 2 chỉ huy cao cấp hải quân Mỹ bị giam ở nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), nơi được phi công Mỹ đặt biệt danh khách sạn Hilton Hà Nội. Stockdale sau này được lên đến chức vụ phó đô đốc, và từng ứng cử phó tổng thống Mỹ.   Có tồn tại người này không?

James Bond (;D) Stockdale, đại tá, chỉ huy không đoàn trên TSB Oriskany, lái A-4E bị bắn rơi và bị bắt ngày 9-9-1965 :)

Cám ơn chiangshan! Có lẽ chuyện đó cũng có cơ sở: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,29619.msg503188.html#msg503188

"... Chúng tôi phát hiện dây mắc màn bằng dây thép đã được cách điện với tường. Chúng tôi gọi hai tù binh có biểu hiện không bình thường kia lên chất vấn. Họ khai đang lắp máy bộ đàm để liên hệ với bên ngoài. Hỏi linh kiện lấy đâu ra? Họ khai: Hải quân Mỹ gửi linh kiện bằng cách nhét vào hộp thuốc đánh răng, quả táo, bánh xà phòng ..."


Tiêu đề: Re: Lịch sử trang bị HQNDVN trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc 1955-1990
Gửi bởi: trungdoangioan trong 14 Tháng Ba, 2017, 03:04:49 pm
Nếu tính cả B41 thì kỷ lục này có người đã nắm giữ:
Cựu binh Đỗ Xuân Cường, quê ở xã Thiệu Ngọc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa kể lại: “Trước tình thế không còn gì để mất, tôi là một trong những người xung phong mở đường máu. Cùng với đồng đội, chúng tôi tập trung hỏa lực mạnh phá vây. Khi bắn đến quả thứ 10, tai tôi đã chảy đầy máu nhưng vì nghĩ đến đồng đội nên tôi vẫn cố. Bắn thêm quả B41 thứ 4, tôi theo tổ và hộ tống Chính ủy Trung đoàn 3 Nguyễn Xuân Hòa rút khỏi vòng vây”.
Trong khi tổ của ông Cường mở đường máu nghi binh thì K8 lặng lẽ hành quân về vùng lõm xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền. Bản thân ông Cường cùng đồng đội chạy lên phía thôn An Ninh Thượng, phường Hương Long- Huế. Tại đây, do vết thương quá nặng, ông Cường ngất đi. Đồng đội là ông Ngô Quang Quý tưởng bạn hy sinh nên vội lấy đất và lá lấp sơ rồi rút. Hôm sau tỉnh lại, ông Cường bị địch bắt, sau đó đưa ra giam ở nhà tù Phú Quốc.
http://tintuc.hues.vn/phuoc-yen-trang-su-46-nam-truoc-ky-1-tran-chien-bi-hung/


cá bác oi, mình năm 74 giữ con b4o , mê mãi đến giờ thấy bài bá này , ngưỡng mộ , mình o biết làm sao cho lên hình.( thong cảm trình độ vi tính hạn hẹp )
Người giữ “kỷ lục” bắn súng B40 của Việt Nam
Thứ Năm, 28/04/2011, 09:45 [GMT+7]
Tháng 4-1972, trận tấn công căn cứ Đak Uy (tỉnh Kon Tum) diễn ra ác liệt. Từ các lô cốt đạn địch đan thành lưới đỏ lừ, pháo rót tới yểm trợ như mưa bấc. Chúng cố chết giữ vững căn cứ để nống ra tiếp viện cho Đak Tô-Tân Cảnh…
 
Trung đội 1, Đại đội 6 Tỉnh đội Kon Tum do Hoàng Xuân Trình chỉ huy được giao nhiệm vụ tiêu diệt các lô cốt đề kháng để mở đường cho bộ binh xung phong. Là Trung đội trưởng nhưng anh vẫn đảm nhận vị trí của một xạ thủ B40. Chẳng riêng trận này, hàng chục trận trước, khẩu B40 vẫn luôn bên mình Hoàng Xuân Trình. Anh đã trở nên “khét tiếng” với thứ vũ khí lợi hại này. Kể một trận như Đak Cấm, với 4 quả B40 Hoàng Xuân Trình đã diệt gọn bốn ổ đề kháng. Ngoài tài thiện xạ, Hoàng Xuân Trình còn “khét tiếng” bởi sự gan lì. Có lúc anh đã dùng B40 bắn cháy xe tăng địch ở khoảng cách 7 mét. Cũng bởi thế mà ông Kpă Thìn-Tỉnh đội trưởng đặc biệt quý, coi anh như đứa con cưng…
 
Hoàng Xuân Trình (phải) đang bắt mạch cho bệnh nhân. Ảnh: Ngọc Tấn
Hoàng Xuân Trình (phải) đang bắt mạch cho bệnh nhân. Ảnh: Ngọc Tấn
Mặc đạn địch như trấu vãi, Hoàng Xuân Trình vẫn bình tĩnh động viên anh em tiếp cận thật gần mục tiêu hãy bắn. Nhưng ngay phát đầu tiên, quả đạn của một xạ thủ đã bay chệch. Đánh hơi thấy mối nguy hiểm, địch càng bắn ra dữ dội. Hoàng Xuân Trình nóng mặt giương khẩu B40 của mình lên. Hai quả đạn kéo hai vệt lửa đỏ lừ bay thẳng vào lỗ châu mai. Hỏa lực địch câm tịt… Thấy mất ổ đề kháng tiền tiêu, xe tăng địch trong căn cứ bò ra lấp chỗ trống. Hai lô cốt còn lại cũng bắn rát. Các xạ thủ B40 lần lượt hy sinh. Bây giờ thì nhiệm vụ tiêu diệt những chướng ngại này không còn ai thay thế. “Dẫu có hy sinh cũng phải làm tròn nhiệm vụ”. Hoàng Xuân Trình bò tới lấy tất cả số đạn của đồng đội để lại khoác vào mình lao lên… Bây giờ thì anh đã gần như không còn cảm xúc gì với những mối hiểm nguy quanh mình. Những quả đạn nóng bỏng căm thù lần lượt bay tới mục tiêu. Hai lô cốt còn lại câm họng. Hai xe tăng nống ra bốc cháy… Hết đạn, Hoàng Xuân Trình bò trở lại và anh vô cùng ngạc nhiên. Đồng đội không còn một ai. Họ đã rút ra tự khi nào…
 
Một mình bắn tới 12 quả B40 diệt 3 lô cốt, 2 xe tăng. Trận này càng khiến Hoàng Xuân Trình thêm “khét tiếng”. Anh được thưởng Huân chương Chiến công hạng ba…
 
Hàng xóm chung con đường Nguyễn Đức Cảnh- thành phố Pleiku (Gia Lai) lâu nay đã quen với ông già Trình gần 70 tuổi mà vẫn hoạt bát, tính tình xởi lởi. Còn những bệnh nhân bướu cổ, đau đầu mãn tính, viêm xoang, hen suyễn… gần xa thì chẳng mấy ai mà không biết đến các bài thuốc Nam gia truyền phối hợp với “đốt huyệt cứu hỏa” của ông. Chỉ có điều “lý lịch”  thì ít người biết vì có vào nhà ông cũng chỉ thấy trên tường các sơ đồ châm cứu, giải phẫu y khoa… Mãi đến năm 2007, thân mẫu ông- cụ Chu Thị Vọng mất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi vòng hoa viếng thì người ta mới biết gia đình ông là gia đình có công với cách mạng ở thôn Nà Ngoại, xã Nam Tuấn, huyện Hòa An (tỉnh Cao Bằng).
 
Ông Trình kể rằng, gia đình ông đều hoạt động cách mạng, tiếp tế, nuôi giấu cán bộ thời tiền khởi nghĩa. Họ đặc biệt có nhiều kỷ niệm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Mẹ ông là người trực tiếp đưa cơm, làm liên lạc cho Đại tướng. Ông ngoại- Chu Văn Tới là người biết nhiều bài thuốc Nam gia truyền, đã một lần bốc thuốc cho Đại tướng qua cơn sốt nặng… Kế thừa truyền thống cách mạng của gia đình, năm 22 tuổi Hoàng Xuân Trình lên đường nhập ngũ. Quãng đời đánh giặc của ông phần lớn ở mặt trận B3- mặt trận gian khổ và ác liệt bậc nhất thời chống Mỹ. Chưa phải lứa “gạo cội” nhưng thành tích cũng “đáng nể” với 7 lần đạt danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Dũng sĩ diệt cơ giới”…
 
…Trở lại chuyện một lúc bắn 12 quả đạn B40… Có lẽ là một kỷ lục ở Việt Nam mà ông đang giữ? Thường, một xạ thủ B40 được giao một cơ số đạn 4 quả. Đó cũng là giới hạn sức khỏe bình thường cho phép. Thực tế trên chiến trường cũng đã có người bắn đến 7-8 quả, nhưng đến con số 12 thì chưa nghe đến ai. Hẳn là ông phải có bí quyết gì? “Nói bí quyết, thực ra thì giản đơn thôi. Bài học bắn súng nào chả dạy “mím môi-nín thở-bóp cò”. Không sai. Nhưng súng B40 tiếng nổ lớn, luồng phản lực của đạn mạnh. Bắn nhiều mà nín thở, không khí trong mình không thoát được thì vỡ tai như chơi. Biết vậy nên mình làm ngược lại: Cứ siết cò là há miệng thở ra thật mạnh. Với lại cũng không nhất thiết cứ vác lên vai. Có lúc mình đổi tư thế, kẹp vào nách mà bắn... Một điều quan trọng khác là thời ấy mình cũng khỏe. Nặng có 55 cân thôi nhưng trông người cứ chắc nịch như lõi lim…”.
 
Nghỉ hưu năm 1990 với quân hàm Đại úy, nếu tính cả thời gian làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Campuchia, Hoàng Xuân Trình đã đánh dư trăm trận. Ông bảo: “Tính hết thời trận mạc, tôi đã bắn cả trăm quả B40”. Nếu vậy thì chả riêng một trận Đak Uy, con số này cũng là một kỷ lục. Nếu có chút may mắn, dễ chừng ông được phong Anh hùng cũng nên? Nước mắt ông bỗng dưng ứa ra rơm rớm: “Chừng ấy lần vào chết ra sống, được nguyên lành trở về là may mắn rồi. Bao nhiêu đồng đội mình nằm lại giờ vẫn chưa tìm thấy mộ. Cứ nghĩ đến điều này là lại thấy công lao của mình còn chưa đáng là bao… Ấy thế nên nghỉ hưu rồi mình mới mở ra cơ sở Đông y này…  đưa mấy bài thuốc gia truyền của bà cụ truyền lại mong giúp thêm chút gì đó cho đời”.
 
Chợt hiểu thêm cái “tâm” của người lính già… Thời chiến dụng “võ” thời bình dụng “văn”. Ấy là cái đạo của các cụ ta xưa vẫn là như thế…
 
Ngọc Tấn




Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: trungdoangioan trong 15 Tháng Ba, 2017, 10:08:14 am
Bài này đã cũ và bị trôi rồi nhưng chưa được giải thích lại nên em xin chia sẻ một số thông tin
1. Đây là trận Phước Yên (Huế), đơn vị bị vây và hi sinh là tiểu đoàn 8 trung đoàn Gio (Do) An F324B, ngoài ra có tiểu đoàn 1 địa phương đến ứng cứu. Tiểu đoàn 9 cùng trung đoàn bộ sau khi rút ra khỏi Huế được lệnh tiếp tục xuống vùng Thanh Lương hỗ trợ địa phương diệt tề điệp giữ đất (tức là sau đợt 1 nhưng cũng chưa đến đợt 2 mới ngày 28/4). Ở Thanh Lương, đơn vị bị phát hiện và vây bởi sư 101 kị binh bay Mỹ, nên trung đoàn bộ đã phải mở đường máu và thu hút địch (bài em post ở trên về chiến sĩ bắn 14 quả B41), còn K8 di chuyển xuống Phước Yên. Tuy nhiên, đơn vị bị truy đuổi và lọt vào cánh đồng Phước Yên có địa thế như 1 cái túi (Mỹ gọi là bít tất) với sông Bồ bao quanh. Mỹ dùng trực thăng đổ quân, dựng hàng rào và cùng Hắc Báo ngụy bao vây các mặt rồi dùng pháo kích, máy bay thả bom. Cứ sau mỗi lượt bom pháo lại bắc loa gọi hàng nhưng các chiến sĩ K8 tử chiến đến  khi đơn vị thương vong gần hết và hết đạn. Không có con số chính xác về số liệt sĩ, nhưng các bác cựu chiến binh ước tính khoảng 400-600 ls gồm người của trung đoàn bộ, tiểu đoàn 8, tiểu đoàn 1.
2. Về tên gọi của Trung đoàn (Do An): thời điểm 1967 là E90 F324B (còn được gọi là E3). Tết Mậu Thân được tăng cường cho mặt trận Huế thì gọi là Đoàn 8 (có 4 Trung Đoàn ở Huế là Đoàn 6 Phú Xuân, Đoàn 9 Cù Chính Lan, Đoàn 8 Gio An, Đoàn 5 của quân khu Trị Thiên. Đoàn 6 và 5 vào chiếm Huế trước, Đoàn 8,9 được đưa vào sau thay thế. Đoàn 8,9 đang hoạt động ở Quảng Trị nên có thể mọi người nghĩ vẫn ở đó).
3.Thêm chút thông tin về Mậu Thân ở Huế em lượm lặt từ các cựu chiến binh + đối chiếu với tài liệu trên mạng, phía bên kia thì mở đầu Tết Mậu Thân Đoàn 6 đánh phía Bắc chiếm được gần hết thành nội nhưng bị mắc ở Thành Mang Cá không chiếm được, Đoàn 5 chiếm phía Nam nhưng cũng không xử lý được khu MACV. Sau đó Đoàn 8,9 bổ sung vào nhưng cũng không đủ hỏa lực để chiếm các vị trí này và đây là những điểm tựa để Mỹ Ngụy phản kích lại. Bắt đầu là từ phía Nam, quân Mỹ đánh từ MACV ra và đẩy bật bộ đội ta ra. Phía Bắc có thành cổ nên ta trụ vững cho đến khi hết đạn, lương thực và không còn đủ lực lượng do thương vong nhiều. Ban đầu địch dự kiến cho sư 1 BB của tướng Trưởng vào chiếm lại thành nội và hạ cờ giải phóng nhưng lính ngụy quá yếu nên phải điều TQLC Mỹ thay thế. Chú em là tiểu đoàn trưởng có nói là ngoài việc không dứt điểm được Mang Cá thì bộ đội đói quá cũng khiến ta không thể đánh tiếp được :(
4. Em theo dõi diễn đàn, search nhiều thông tin về Mậu Thân nhưng dường như thông tin chỉ tập trung vào Tết (đợt 1 - được coi là thắng lợi mang tính chính trị, chiến lược) trong khi các đợt 2, 3 rất thiếu thông tin mà thực tế thì đây là thời gian hi sinh rất rất nhiều và tổn thất cho đến tận Lam Sơn 719 mới cân bằng được lại. Không thể và không nên làm nhòa cả năm Mậu Thân vào đợt Tết.
Cụ thể như trận Phước Yên, trung đoàn 8 sau khi rút khỏi thành nội còn chưa kịp bổ sung hồi phục, đơn vị không đủ gạo ăn, thiếu đạn, không có hỏa lực hỗ trợ nhưng vẫn bị điều xuống vùng đồng bằng trống trải làm mồi cho phi pháo địch.

   
Phát hiện vị trí hàng trăm liệt sĩ trong trận Mậu Thân 1968 tại Huế: http://dantri.com.vn/c728/s728-484012/phat-hien-vi-tri-hang-tram-liet-sy-hy-sinh-nam-mau-than.htm (http://dantri.com.vn/c728/s728-484012/phat-hien-vi-tri-hang-tram-liet-sy-hy-sinh-nam-mau-than.htm)
Theo như bác Cao Xuân Phụ trong bài báo nói là 2 tiểu đoàn với gần 1.000 chiến sĩ của sư 324B bị phục kích chết gần hết tại 1 cánh đồng.
Không lẽ cả ngàn người gom vào 1 chỗ cho Mỹ-VNCH thả cửa bắn hay sao?
Có bác nào trên diễn đàn nghe qua vụ này không?

Theo em thì lúc rút khỏi Huế mà mỗi tiểu đoàn còn được 100 quân đã là may lắm.

Lúc đó đánh Huế gồm có:
Trích dẫn

Tết Mậu Thân 1968, trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Trung đoàn 9 và Trung đoàn 6 là lực lượng chủ yếu tiến công vào thành Huế. ...Khi địch tổ chức lực lượng để phản kích, chúng đã không từ một thủ đoạn dã man nào, đạn, bom, pháo hạm kể cả máy bay B52 đánh phá điên cuồng và khốc liệt nhằm nhanh chóng đẩy lực lượng ta ra bên ngoài, lúc này Bộ chỉ huy mặt trận đã đưa thêm Trung đoàn 8 Sư đoàn 324 và Trung đoàn 2 Do An vào thành phố.

Được nhân dân cùng các lực lượng vũ trang địa phương giúp đỡ, phối hợp cùng chiến đấu, cán bộ, chiến sĩ các Trung đoàn 9, 6, 2 và 8 đã bám trụ kiên cường bẻ gãy từng cánh quân, từng đợt phản kích của địch cùng các đơn vị và lực lượng biệt động nội thành làm chủ thành phố suốt 25 ngày đêm.

- E6 Phú Xuân thì rõ rồi.
- E9 này là E9B? phân biệt với E9A F304 đang đánh Khe Sanh.

Trích dẫn
Thường thì 324 quy định như sau: Trung đoàn 803 (D1, D2, D3) là Trung đoàn 1, Trung đoàn 812 (D4, D5, D6) là Trung đoàn 2, Trung đoàn 90 (D6, D8, D9) là Trung đoàn 3.
[/size]
- Trung đoàn 2 Do An? có phải là E3 F324 - đoàn Gio An và hiện nay là e38 f2.
Có lẽ sau Mậu Thận, do thiệt hại nhiều, ta điều bộ khung của các E này về lập, kết hợp với tân binh để xây dựng thống nhất một F324 mới?
- Trung đoàn 8 Sư đoàn 324? viết nhầm chăng?
- K8 - tiểu đoàn 8 - cứ cho là D8 E90 đi? còn K10 - tiểu đoàn 10?
- Mà không hiểu là Mậu Thân thì đợt 1, đợt 2, hay đợt 3 nhỉ? Vì:
Trích dẫn
Đầu năm 1968, dưới sự lãnh đạo chỉ huy trực tiếp của Bộ tư lệnh Mặt trận Đường 9-Bắc Quảng Trị, các trung đoàn được giao nhiệm vụ trên những hướng tiến công quan trọng: Trung đoàn 803 đảm nhiệm mũi vu hồi trên cánh đông của mặt trận từ nam sông Cửa Việt đến bắc sông Hương. .. Tháng 4 năm 1968 trung đoàn xuống đồng bằng Thừa Thiên đánh cắt giao thông địch trên sông Hương đoạn từ Thuận Hóa đi Thanh Phước.


Các cụ mà "chém gió" thế này thì con cháu làm sao mà hiểu nổi? >:(


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: trungdoangioan trong 31 Tháng Giêng, 2018, 08:01:20 am
Các bác cho em hỏi sao tiểu đoàn của bác Trà lại có đến 1100 người nhỉ?
https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-tuong-pham-van-tra-chien-dich-mau-than-la-mot-quyet-dinh-tao-bao-3705166.html


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 26 Tháng Tư, 2018, 01:09:30 pm
Các bác cho em hỏi sao tiểu đoàn của bác Trà lại có đến 1100 người nhỉ?
https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dai-tuong-pham-van-tra-chien-dich-mau-than-la-mot-quyet-dinh-tao-bao-3705166.html

à, chuyện thường ở Khu 9 lúc đó bác ạ; các tiểu đoàn chính quy sẽ được tăng cường các đại đội vũ trang của địa phương để thống nhất chỉ huy chung trong tác chiến và điều hành - đấy là còn chưa tính lực lượng thanh niên và quần chúng khác xin gia nhập vào trong giai đoạn Mậu Thân.

Ví dụ khác minh chứng: D306 được QK9 cử đánh thị xã Vĩnh Long thì được tăng cường và chỉ huy luôn 03 đại đội địa phương các huyện Tam Bình, Trà Ôn và thị xã Vĩnh Long.


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: ngthi96 trong 02 Tháng Tám, 2018, 08:50:27 am
Các bác cho em hỏi tí...Trận đồi thịt băm tháng 5/1969 tài liệu của Mỹ toàn nói đơn vị phòng ngự trên núi A Bia là trung đoàn 29 trong khi tài liệu của ta thì khác...theo wiki và hồi ký trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu thì đơn vị chuẩn bị chiến trường đánh địch ở A Sầu là trung đoàn 3, sư 324 được quân khu Trị Thiên điều vào chiến trường từ tháng 3/1969 do bác Ma Vĩnh Lan làm trung đoàn trưởng. Trấn thủ trên núi A Bia là Tiểu đoàn 8 do Nguyễn Văn Ninh tiểu đoàn trưởng và Lê Ngọc Mai chính trị viên; Tiểu đoàn 7 do Tăng Văn Miêu tiểu đoàn trưởng và Trần Triền chính trị viên cùng Tiểu đoàn 9 do Võ Vượng tiểu đoàn trưởng và Hồ Chư chính trị viên là lực lượng cơ động. Còn theo cuốn lịch sử kháng chiến chống mỹ cứu nước tập 5 lại là cán bộ và chiến sĩ Trung đoàn 8 ???? có bác nào biết rõ chuyện này ko ạ..Chính xác đơn vị ta trong trận này là đơn vị nào? và vì sao có những sai biệt trong tài liệu của cả ta lẫn của địch? xin cảm ơn

Còn đây là cuốn trận đồi thịt băm em vừa dịch  ;D

http://ttvnol.com/threads/doi-thit-bam-tran-danh-tan-khoc-tren-nui-a-bia-tu-ngay-11-den-ngay-20-thang-5-nam-1969.15041955/


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: quangcan trong 31 Tháng Tám, 2018, 11:35:34 am
E29 =E3 F324 = E8! :)


Tiêu đề: Re: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2
Gửi bởi: anhquaynop trong 01 Tháng Giêng, 2021, 10:07:17 am
Nhân dịp năm mới 2021, xin chúc sức khỏe tất cả các thành viên của diễn đàn quansuvn.net
Em có một thắc mắc, xin nên trong topic này. Mong được nghe ý kiến đóng góp của mọi người.
Cách đây khá lâu, em có đọc một bài đăng trên báo An ninh thế giới số Tết. Hiện bài báo vẫn còn trên mạng. Vì bài dài, nên nếu cần đọc kĩ, xin xem ở đường link dưới đây.
http://antg.cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Buc-thu-gui-tu-ben-kia-chien-tuyen-340599/

Tóm tắt là bài báo đề cập rằng trong kháng chiến chống Mỹ, phía ta có cài được một cán bộ tình báo vào Bộ Tổng Tham mưu quân lực VNCH, lên đến chức trưởng phòng hành quân. Ông tên là Nguyễn Văn Có, người Bến Tre, thường gọi Sáu Đột. Ông đã tham gia soạn thảo kế hoạch nhiều chiến dịch, quan trọng nhất là chiến dịch Lam Sơn - 719. Sau những thất bại trong các kế hoạch trên, phía Mỹ và VNCH tiến hành điều tra nội bộ. Vì có khả năng bị lộ, ông được chuyển về phía ta (tháng 3-1972).
Đên chiến dịch Nguyẽn Huệ, ông Nguyễn Văn Có được giao đảm nhiệm chính ủy Trung đoàn 201A (một nửa của Trung đoàn 201 tham gia chiến dịch, nửa còn lại vẫn ở Campuchia). Trong trận đánh vào thị xã An Lộc, ông biết được một người bạn cũ của ông khi còn trong lực lượng phía bên kia là Đại tá Nguyễn Thống Thành giờ đang là tỉnh trưởng Bình Long, tham gia chỉ huy tử thủ An Lộc.
Ông đã nêu ý kiến cho đặc công tìm cách bắt sống Nguyễn Thống Thành, không được giết do ông Thành là bạn cũ. Nếu không bắt sống được thì bỏ không thực hiện. Sau thấy không thể bắt sống, ông Sáu Đột lại gửi thư cho Nguyễn Thống Thành khuyên đầu hàng. Ông Thành không nghe theo lời khuyên đó.
Tuy nhiên, đến tết Nguyên Đàn 1973, ông Thành có cho máy bay thả dù một thùng hàng quà và một bức thư cho ông Sáu Đột, nhắc lại tình nghĩa cũ. Ông Sáu Đột đã nhận được quà và thư này.

Sau này em thấy câu chuyện này được đăng lại trên nhiều trang mạng, cả của trang theo quan điểm "thân ta" hay "thân ngụy", và không hề có ý kiến nào thắc mắc, phản bác gì. Bài báo lại nêu cụ thể tên người, địa danh, thời điểm nên có vẻ rất thật.
Tuy nhiên, em vẫn thấy nghi vấn, vì một số lí do.
Thứ nhất, khi tìm hiểu lại, em thấy ngoài bài báo này và các bài dẫn lại từ nó, không tìm thêm được một tài liệu nào khác nhắc về thiếu tá Nguyễn Văn Có - người nguyên là trưởng phòng hành quân Bộ Tổng tham mưu quân lực VNCH, nguyên chính ủy Trung đoàn 201A Quân giải phóng miền Nam.
Nếu ta từng đưa được một tình báo viên vào vị trí quan trọng như vậy của phía đối phương, chắc chắn sẽ lập được thành tích lớn và nếu thế thì thông tin ít ỏi hiện nay về ông như thế thì rất lạ. Các trường hợp tình báo nổi tiếng của ta trong KCCM hiện nay đã được công khai khá nhiều.
Thứ hai em thắc mắc là nếu là trưởng phòng hành quân BTTM quân lực VNCH, trở về phía ta lại được giao vị trí chính ủy Trung đoàn, có vẻ không hợp lắm (một vị trí chuyên về quân sự, và một vị trí lại phụ trách về chính trị)
Thứ ba, em thấy một chính ủy Trung đoàn, khó có khả năng đưa ra mệnh lệnh kì lạ cho cấp dưới về việc đi bắt sống tỉnh trưởng đối phương chứ không được giết vì lí do là bạn cũ. Trong điều kiện chiến sự ác liệt, việc đột nhập êm vào hang ổ địch để bắt sống chỉ huy dối phương là không khả thi. Ở vị trí ấy, ông Sáu Đột phải thừa hiểu là chuyện bắt sống Nguyễn Thống Thành là không thể, và nếu đã không muốn tiêu diệt ông Thành, thì ông Sáu Đột không phải nêu ý kiến kì lạ kia ra như vậy làm gì.
Những nghi vấn của em cũng mới chỉ là suy luận, chưa thể bác bỏ thông tin từ bài báo. Vậy mong các thành viên diễn đàn ta có hiểu biết sâu hơn giúp em giải đáp vấn đề thắc mắc này.