Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:41:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2  (Đọc 288317 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #80 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2011, 06:34:28 pm »

"Cán gáo" không phải UH-1 mà là OH-6. Thằng này chở được 02 tài công + 04 hành khách.


Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #81 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2011, 11:04:04 pm »

"Cán gáo" không phải UH-1 mà là OH-6. Thằng này chở được 02 tài công + 04 hành khách.

Em vừa xem lại, tải trọng tối đa của nó là 4 người. Như vậy, khó có thể đây là con OH-6 được. Chỉ tính đơn giản, là một viên Đại tá Phó Tư lệnh Sư đoàn Không quân và một viên Trung tá Pháo binh đi trinh sát mặt trận thì kiểu gì mỗi người cũng có một sĩ quan tùy tùng đi cùng, đấy là chưa kể phi hành đoàn và bộ phận hỏa lực. Có thể lí giải là bác CCB này nhớ nhầm tên máy bay. Trong Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 tập 7 cũng chỉ ghi là HU 1.

Trích dẫn
Trong lúc các đơn vị bộ binh đang quân lộn với địch, ngày 15-7-1972, Đại đội 16 súng máy cao xạ 12,7mm thuộc Trung đoàn 48, bắn hạ được chiếc trực thăng HU-1D chở viên Đại tá Nguyễn Trọng Bảo - Phó Tư lệnh Sư đoàn dù và Trung tá Huỳnh Phi Hổ - chỉ huy pháo binh và 7 sĩ quan tùy tùng khi đang thị sát mặt trận(2). Chiếc máy bay này rơi tại thôn Trầm Lý, cách thị xã Quảng Trị 4 km về phía đông. Toàn bộ 9 viên sĩ quan và phi hành đoàn bỏ mạng.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #82 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2011, 11:20:33 pm »

Phát hiện vị trí hàng trăm liệt sĩ trong trận Mậu Thân 1968 tại Huế: http://dantri.com.vn/c728/s728-484012/phat-hien-vi-tri-hang-tram-liet-sy-hy-sinh-nam-mau-than.htm
Theo như bác Cao Xuân Phụ trong bài báo nói là 2 tiểu đoàn với gần 1.000 chiến sĩ của sư 324B bị phục kích chết gần hết tại 1 cánh đồng.
Không lẽ cả ngàn người gom vào 1 chỗ cho Mỹ-VNCH thả cửa bắn hay sao?
Có bác nào trên diễn đàn nghe qua vụ này không?

Nhà báo làm nhan đề bài báo ẩu quá, kết luận quá vội vàng.

(i) Tính đến ngày 25.5 mới chỉ phát hiện được 17 bộ hài cốt liệt sĩ;
(ii) Bác Cao Xuân Phụ mặc dù trước là lính của Sư 324B, nhưng chỉ có "biết" đến sự kiện trên mà không hề "tận mắt chứng kiến". Do đó, số lượng bộ đội mình hi sinh bác ấy cũng chỉ đoán dựa trên số lượng quân số đầy đủ (chưa bị tiêu hao) của mỗi tiểu đoàn khoảng 4 - 500 người;
(iii) Có sự nhầm lẫn về phiên hiệu đơn vị. K8 tức Tiểu đoàn 808 và K10 Đặc công là thuộc Tỉnh đội Quảng Trị;

Do vậy, lời kể của bác Phụ là hiển nhiên có vấn đề và kém tin tưởng. Còn tay nhà báo, thì mới thấy 17 hài cốt rồi thông qua lời kể của bác Phụ kết luận ngay vị trí của hàng trăm hài cốt liệt sĩ thì cũng phiêu.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #83 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 03:40:53 pm »

Thưa các anh (nên là các anh, vì các anh mới hay chơi game)
Em vừa tầm được 1 game Cold war Conflicts, cực nhẹ, máy kém cũng dùng được. Từ việc mày mò tạo map trong game, em đã nghĩ đến việc dùng nó làm hình ảnh trực quan trong dạy, học, ngoại khóa lịch sử quân sự.
Ưu điểm của game này là edit tương đối dễ, các chi tiết đồi núi, sông hồ rất thật. Nó đề cập 2 cuộc chiến, là Ai Cập - Isarel và chiến tranh Triều Tiên, trang bị vũ khí các nước này khá giống VN và Mĩ, có đủ bộ binh, tăng T-34, T-54/55, PT-76 (tiếc là không có hai phiên bản T-59 và K63 của Tàu), xe M113, xe M48, pháo Zis 3, Long Tom ...
Em định bắt đầu với trận Làng Vây. Em mong các anh cho em thông tin thật chi tiết về trận đánh này:
-Lực lượng ta, loại tăng, trang bị của bộ binh, hướng tấn công
-Bố phòng, vũ khí của địch (524 lính thì phải)
-Lí do các tăng ta bị bắn cháy (5/12 chiếc) M-72 hay DKZ?
...
Lính bộ binh thì cứ lấy lính Ai Cập (trang bị AK) làm lính VN, Lính Isarel làm lính Mĩ, chúng nó chỉ có tiểu liên Sten và Bazooka không rõ loại gì, nhưng cứ giả làm M-16 và M-72 cũng được
Em xin cảm ơn
Logged
Tunguska
Global Moderator
*
Bài viết: 519



« Trả lời #84 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2011, 04:01:49 pm »

Ngay trang 1 có, bạn không tìm à?
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,6116.0.html
Logged
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #85 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2011, 08:40:25 am »

Em mới làm được mấy cái, tình huống là một F tăng 50 chiếc, loại T-54, T-55, T-62 tấn công căn cứ địch

Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2011, 06:41:06 pm »

http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Ky-3-Luoi-lua-phong-khong-Ha-Noi/316012.antd :

" ... Nhưng sự kiện ấy cũng chưa làm các anh phẫn uất bằng có một đêm giữa tháng 6-1972, nghĩa là sau “cái nhục” Hải Phòng không lâu, một chiếc B52 bằng một đường bay không lấy gì làm lắt léo, đã dễ dàng vượt qua mạng lưới rađa bay vào vùng trời Hà Nội rải truyền đơn rồi trở về căn cứ bình an vô sự."

Quả là tin động trời. Có ai có tin chi tiết không chia xẻ với mọi người đi.
Logged

altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #87 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2011, 10:40:14 pm »

Không chừng lại nhầm với F-4 bay cao 10km rồi. Wink
Logged
bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #88 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2011, 08:30:05 am »

http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Ky-3-Luoi-lua-phong-khong-Ha-Noi/316012.antd :

" ... Nhưng sự kiện ấy cũng chưa làm các anh phẫn uất bằng có một đêm giữa tháng 6-1972, nghĩa là sau “cái nhục” Hải Phòng không lâu, một chiếc B52 bằng một đường bay không lấy gì làm lắt léo, đã dễ dàng vượt qua mạng lưới rađa bay vào vùng trời Hà Nội rải truyền đơn rồi trở về căn cứ bình an vô sự."

Quả là tin động trời. Có ai có tin chi tiết không chia xẻ với mọi người đi.
Từ bé đến giờ mới nghe nói: "B52... rải truyền đơn"?! Chắc người viết nhầm với loại MB nào đó (vì ban đêm khó xác định). Riêng bob tui những năm 1970...1972 ở Kon tum (Tây nguyên) đã từng được chứng kiến máy bay B57, C130 thả truyền đơn giữa ban ngày: - Máy bay bay khá cao... từ máy bay rơi xuống một "bọc" khá to rồi nghe một tiếng nổ "cái bục" cái "bọc" đó vỡ tung tóe... một lúc sau thì truyền đơn bay lả tả xuống rải khắp rừng, đi đâu cũng thấy truyền đơn.   
Logged
Mig21Bis_1
Thành viên
*
Bài viết: 552



« Trả lời #89 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2011, 01:13:44 am »

Trận bóng đá lịch sử trên Trường Sơn


Có lẽ đây là một trận đấu bóng đá đặc biệt nhất mà chúng tôi được chứng kiến. Nó đặc biệt không phải vì nó là trận đấu bóng đá đầu tiên được tổ chức công khai trên đất của Khu V sau Hiệp định Pari. Cũng không phải là trận đấu bóng được bảo vệ dưới các nòng pháo cao xạ. Nó đặc biệt bởi đội hình cầu thủ ra sân của hai đội bóng...

Năm 1973, Cơ quan Sư đoàn bộ 471 Bộ đội Trường Sơn của chúng tôi đóng căn cứ tại núi Phù Trường thuộc cao nguyên Boloven, nước bạn Lào. Cũng tại địa điểm này, Sư đoàn chúng tôi là một điểm dừng chân của vợ chồng Quốc vương Sihanuc trên đường vượt Trường Sơn về thăm vùng giải phóng Campuchia tháng 4/1973.

Và sau đó cũng tại đây, Sư đoàn còn được đón đoàn công tác của nhà thơ Tố Hữu trong cuộc hành trình "Nước non ngàn dặm" sau Hiệp định Pari. Cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Sư đoàn chúng tôi vinh dự được dẫn đường và "tháp tùng" nhà thơ trở về thăm lại làng Rô - một cơ sở cách mạng của đồng bào dân tộc thiểu số phía Tây Quảng Đà năm xưa đã nuôi giấu đồng chí sau khi vượt ngục...

Sau Hiệp định Pari, cuối tháng 5/1973, toàn bộ lực lượng của Sư đoàn được lệnh lật cánh sang phía đông Trường Sơn để khai thông con đường 14.

Từ nơi trú quân tạm thời tại một khu rừng cạnh sân bay Khâm Đức, Cơ quan Sư đoàn bộ chúng tôi nhanh chóng xây dựng căn cứ cách ngã ba sông Tranh và sông Thạnh Mỹ chừng 3 km và cách làng Rô khoảng 5 km. Để vào được địa điểm đặt căn cứ này, CBCS của Sư đoàn đã phải mở lại con đường 13 thực dân Pháp đã mở năm xưa. Con đường này sau nhiều năm không sử dụng, cây cối, lau lách che kín toàn bộ mặt đường. Con đường chỉ còn là một lối mòn mà đồng bào các dân tộc và lực lượng kháng chiến của ta ở đây sử dụng.

Chỉ chưa đầy 30 ngày, chúng tôi đã "đánh thức" con đường nằm ngủ suốt 20 năm và mở nó rộng hơn để ôtô có thể tránh nhau. Đồng bào các dân tộc huyện Nam Giang vô cùng ngạc nhiên khi thấy một con đường dài rộng được bộ đội Giải phóng mở ra chạy thẳng tới khu căn cứ của huyện Nam Giang, giáp với nước bạn Lào anh em. Cả một vùng rừng núi hoang vu được đánh thức bởi ôtô, xe máy và bộ đội hoạt động sôi động suốt ngày đêm.

Gần căn cứ của Sư đoàn bộ, ngay bên bờ sông Thanh trong xanh, có một bãi bồi khá rộng và bằng phẳng nhưng chi chít hố bom. Bộ Tư lệnh Sư đoàn nhanh chóng quyết định cho bạt núi, đốn cây, san lấp hố bom, mở rộng thành một sân vận động lớn.

Mặc dù lúc này Sư đoàn chúng tôi ngoài nhiệm vụ vận chuyển vũ khí đạn dược phục vụ các hướng chiến trường, thì lực lượng công binh của Sư đoàn đang dồn sức tiếp tục mở rộng đường 14 cũ làm trục chính cho vận tải chiến lược Đông Trường Sơn. Một nhiệm vụ khó khăn và vô cùng nặng nề được đích thân Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên giao cho Sư đoàn nhiệm vụ mở một con đường vòng qua cứ điểm Đắc Pét nằm án ngữ trên con đường 14 dài 15 km chỉ trong 3 tháng mùa mưa. Đây là một mệnh lệnh chiến đấu vô cùng khắc nghiệt đối với lực lượng công binh của Sư đoàn.

Đắc Pét là căn cứ đóng quân của một tiểu đoàn ngụy quân khét tiếng ác ôn. Lực lượng giải phóng Khu V đã mấy lần đánh chiếm   nhưng không tiêu diệt dứt điểm được căn cứ này. Địch càng tăng cường hỏa lực và xây dựng cứ điểm này thành một "com nhím thép". Chúng rêu rao thách thức bộ đội giải phóng. Nó là một cái gai lớn nằm lọt giữa vùng giải phóng của ta. Cứ điểm này có hệ thống hầm hào đầy chông mìn, hệ thống lô cốt chìm, nổi vô cùng kiên cố và bí mật. Nó trở thành một hệ thống phòng thủ vô cùng lợi hại của địch. Đắc Pét chỉ được tiếp tế bằng máy bay trực thăng.

Ở nhiều cao điểm xung quanh căn cứ chính, địch bố trí nhiều điểm chốt với hỏa lực mạnh. Con đường tránh Đắc Pét mà Sư đoàn chúng tôi mở chạy dưới chân đồi 2 điểm chốt của địch. Chốt Beng Riêng sát vị trí thi công của ta gần tới nỗi có thể nhìn thấy địch bằng mắt thường. Đối diện với những điểm chốt này, bộ binh của Sư đoàn đã bố trí hỏa lực mạnh sẵn sàng khống chế hỏa lực của địch. Vì thế tuy bộ đội công binh mở đường ngang chân đồi nhưng bọn ngụy không dám có một hành động gây hấn nào...

Đang phải dồn sức cho nhiệm vụ quan trọng và gấp rút như vậy nhưng Phó tư lệnh phụ trách công binh của Sư đoàn vẫn điều động một chiếc máy ủi T100 về để san lấp làm sân vận động. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ của 6 phòng thuộc Cơ quan Sư đoàn bộ đã được huy động để gấp rút xây dựng sân. Đồng chí Chính ủy Võ Sở (sau này là Thiếu tướng, Phó tư lệnh Binh đoàn 12, Trưởng ban Liên lạc Bộ đội Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh) xuống động viên chúng tôi. Ông nói:

- Hôm nay chúng ta đã và đang ở một tư thế của một thời kỳ mới. Chúng ta phải xây dựng khu giải phóng cho thật đàng hoàng. Sân vận động này là một điểm nhấn đầu tiên đánh thức căn cứ kháng chiến xưa. Nó sẽ mở ra cho bộ đội chúng ta có điều kiện nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần. Và cũng là để cho bọn ngụy quân, ngụy quyền biết sức mạnh của bộ đội giải phóng chúng ta. Vì vậy các đồng chí phải dồn sức để khánh thành sân vận động trước ngày Quốc khánh.

4 hố bom lớn được san lấp. Hàng trăm cây lớn nhỏ được bứng gốc. Cả một vạt đồi được khoét đi để mở rộng làm sân. Một sân khấu lớn cũng được tạo ra tựa lưng vào vách đồi. Sân khấu nhìn ra "quảng trường" rộng lớn đồng thời là sân bóng đá. Con đường 13 chạy ngang qua sân bóng. Sau hơn 10 ngày lao động cật lực, chúng tôi đã tạo ra được một sân vận động lớn. Hàng ngày, đồng bào dân tộc đi qua đều trầm trồ khen ngợi bộ đội giải phóng. Nhiều đồng chí cán bộ của ta từ vùng địch lên căn cứ, đi ngang qua sân vận động mà mát lòng hả dạ. Nhiều đồng chí thú nhận không thể tưởng tượng được trên vùng căn cứ lại có một sân vận động to, rộng như thế này.

Máy bay của quân ngụy nhiều lần lượn lờ quan sát khu vực sân vận động. Nhưng chúng không dám có hành động gì, bởi vì chúng biết, tại nhiều cao điểm chung quanh căn cứ của Sư đoàn và khu vực ngã ba Bến Giằng, có rất nhiều đơn vị cao xạ thiện chiến của sư đoàn chúng tôi sẵn sàng nhả đạn bắn hạ chúng.

Trước ngày Quốc khánh, Phòng Tham mưu tác chiến của Sư đoàn nhận được một bức mật điện gửi thẳng từ Bộ Tổng Tham mưu vào thông báo: Có một đài phát tin của địch nằm trên điểm cao 505, gần căn cứ của Sư đoàn.

Lập tức các đơn vị tác chiến của Sư đoàn được phái đi tìm diệt. Một đơn vị tác chiến của Sư đoàn đã tìm thấy dấu tro bếp còn ấm ở trên điểm cao 505. Bọn thám báo đã rút chạy về phía Đà Nẵng.

Trước tình hình ấy, Bộ Tư lệnh Sư đoàn vẫn quyết định khánh thành sân vận động bằng một cuộc mít tinh lớn. Để bảo vệ an toàn cho lễ mít tinh, Sư đoàn đã cho tăng cường các lực lượng phòng không và mặt đất để bảo vệ.

Nguồn: http://antg.cand.com.vn/vi-vn/tulieu/2010/1/71264.cand
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM