Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:18:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2  (Đọc 288353 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #40 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2010, 10:40:06 pm »


Em xin đưa 1 tiên đề: - Trong công cuộc KCCM để vào đến Chiến trường B thì 1 Chiến sỹ Giải phóng quân Bắc Việt phải đi bộ bao nhiêu Ki lô mét ? 500km ? 700km ? hay 1000km ?  

Xin mời bác Phong Quảng, bác Tích Tường Như Lệ mở hàng nhé.  

       Cá nhân TichTuongNhuLe chỉ đi bộ từ Tĩnh Gia Hà Tĩnh, đi theo đường số 1 đến Diễn Châu, vòng vèo lên miền tây Hà Tĩnh, rồi lại vòng xuống Nhật Lệ Quảng Bình, rồi lại vòng lên Bãi Hà. Rồi thì vào đến Ái Tử Quảng Trị. Không kể hành quân lung tung khi đánh nhau ở chiến trường Quảng Trị hay đi các chuyến luồn sâu. Lại đi bộ vào tận Phú Lộc Huế,. Từ đó đi bộ đến Lăng Cô Hải Vân. Lúc đó vớ được GMC dưới ruộng, TichTuongNhuLe mới nhảy lên lái phứa qua đèo. Đến Kim Liên thì hết dầu, vừa hay đến chỗ đơn vị tập kết ở làng Kim Liên. Như vậy hành quân di chuyển không thực sự nhiều.

       Tôi nghe nói, trước đấy Lính phải hành quân bộ liên tục hai đến ba tháng từ bắc vào tận miền tây nam bộ. Mỗi ngày cứ cho là 20 km thì 3 tháng phải đi được 1800 km.
Logged

nhai quai dep
Thành viên
*
Bài viết: 225



« Trả lời #41 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2010, 10:58:56 pm »

Hình như huyện Tĩnh Gia thuộc tỉnh Thanh Hóa bác ạ. Bác xem lại xem có phải không ạ.

Ý em muốn nói là quân Ta thời KCCM chủ yếu là mang vác trèo đèo lội suối trong khi bị Không quân chế áp rất mạnh nên những loại vũ khí hạng nặng Ta có cũng không thể mang vào Chiến trường được.

Còn một điều nữa là trong KCCM thì Ta có nhiều Lực lượng tham gia như Dân quân, Du kích, Bộ đội địa phương nên cũng khó xác định lắm. Bác TTNL có nhớ gì về Thủ tục Hạ Sao không ?
Logged

Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa. Quần đảo tím hiên ngang thiên hùng ca ngời sáng...

( Nơi đảo xa, nhạc và lời: Thế Song)
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2010, 11:21:40 pm »

Hồi trưa em có xem thời sự V T V 1 có nói người dân ở tỉnh Quảng Trị lúc làm vườn mới đào được một nấm mồ tập thể được bọc trong vải dù, gồm rất nhiều xương ống tay chân và đồ vật thời kháng chiến. Các cựu chiến binh trong khu vực có nói rất có thể đó là nấm mộ bị mất tích mà địch chôn 158 đặc công của ta trong trận đánh cứ điểm Chư Mâu (Chu Mâu ?) vào năm 1968 . Đến tối xem thời sự thì hình như không thấy đưa tin lại, nên em chỉ nhớ được có vậy. Có bác nào biết gì về trận này không vậy?

(SGGPO).- Ngày 1-9, lãnh đạo Quân khu 4, Quân đoàn 3, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị và các đơn vị liên quan đã tổ chức xác định đơn vị, danh tính, quê quán của 158 hài cốt liệt sĩ vừa tìm thấy ở mộ tập thể trên địa bàn thôn Tân Phú, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ (Quảng Trị).

Địa điểm phát hiện, tìm thấy mộ liệt sĩ tập thể nằm dưới chân cao điểm 241, trước mặt là đồi 500, cách cầu Đầu Mầu trên đường 9 chưa tới 1km.

Theo sơ đồ do phía Hội cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam cung cấp, số bộ đội hy sinh gồm 158 đồng chí, vào ngày 27-1-1968 ở mặt trận đường 9. Từ sau giải phóng đến nay, các lực lượng Quân đoàn 3, Sư 968, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị và Ban Chỉ huy huyện đội Cam Lộ đã nhiều lần tổ chức tìm kiếm nhưng không tìm thấy.

Ngày 31-8-2010, người dân Cam Vũ (Cam Thành) trong lúc đào hố trồng cây cao su thì phát hiện xương người cùng các di vật kèm theo của bộ đội. Một lực lượng lớn gồm tỉnh đội, huyện đội, Sư 968... đã tổ chức khai quật, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trên diện rộng.

Tính đến 15 giờ ngày 1-9, các lực lượng đã tìm thấy và cất bốc được trên 30 bộ hài cốt liệt sĩ tại đây cùng các di vật kèm theo như đồng hồ, nút áo, võng dù... ở độ sâu gần 2m. Lãnh đạo các đơn vị xác định đây là bộ đội thuộc Trung đoàn 64, Sư 320A - Quân đoàn 3, hy sinh vào ngày 27-1-1968, khi tiến đánh các căn cứ của Mỹ- nguỵ trên mặt trận đường 9. Hiện tại, công tác khai quật, tìm kiếm đang được tiếp tục.
http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2010/9/236027/

------------
Chiều 5/9, tại thôn Tân Phú, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, UBND tỉnh Quảng Trị đã long trọng tổ chức lễ truy điệu các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1968.
Đến dự lễ truy điệu có lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh, lãnh đạo các Sở, Ban ngành cấp tỉnh, lãnh đạo chính quyền, Hội Cựu chiến binh và đông đảo bà con nhân dân địa phương.
Về phía lãnh đạo Quân khu có Trung Tướng Nguyễn Hữu Cường - Tư lệnh Quân khu 4 cùng các phòng, Ban liên quan.
Tại buổi lễ truy điệu, với tấm lòng thành kính và biết ơn vô hạn, các đại biểu đã dâng hương, dâng hoa, dành phút mặc niệm tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã không tiếc máu xương hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Sau 5 ngày kể từ khi phát hiện hố chôn tập thể tại thôn Tân Phú, lực lượng làm công tác quy tập đã nỗ lực tìm kiếm và cất bốc được 74 hài cốt liệt sĩ, bước đầu được xác định đơn vị là Tiểu đoàn 7, 8, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320, hy sinh vào ngày 27/1/1968.
Trước đó nhiều năm, Hội Cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam cung cấp thông tin cho biết trong ngôi mộ tập thể được chôn ở thôn Tân Phú có đến 158 thi hài quân Giải phóng, là lính đặc công thuộc Sư đoàn 320, hy sinh vào ngày 27/1/1968.
Sau lễ truy điệu, 74 hài cốt liệt sĩ đã được đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2010, 11:27:58 pm gửi bởi fddinh » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 01:20:52 am »

Cứ điểm 241 (Carol) - Thuộc địa phận xã Tân Lâm nay là Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ

Từ tháng 6 năm 1966, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, hàng rào điện tử McNamara bao gồm hệ thống 17 căn cứ quân sự, kết hợp với hệ thống vật cản (hàng rào dây thép gai, bãi mìn...), các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất và trên không (ra đa, máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa chấn...), được bố trí liên hoàn trong khu vực có chiều rộng 10 - 20km, dài khoảng 100km từ cảng Cửa Việt lên Đường 9, qua Làng Vây - Khe Sanh, Hướng Hóa, cắt đường mòn Hồ Chí Minh, qua biên giới Việt Nam – Lào, sang Mường Phìn (Lào). Công trình tiêu tốn tới 2 tỷ Mỹ kim…

Hàng rào McNamara gồm 12 lớp kẽm gai chồng lên nhau, cao 3m với đủ các kiểu mái nhà, mắt cáo, ô vuông, khung cửa…, trên mặt cài mìn tự động. Phía trước là bãi mìn đặc từ 500 - 700m (gồm các loại mìn chống tăng, mìn voi, từ trường, mìn muỗi, mìn bướm, mìn lá, mìn ba càng…) chạy suốt tuyến và thường tụ đặc xung quanh các cứ điểm.

Rồi hệ thống thu phát tín hiệu tinh vi được rải khắp bến sông Bến Hải, dọc đường hành lang Đông - Tây từ ven biển lên đến chân dãy Trường Sơn, đặc biệt là căn cứ Làng Vây - Khe Sanh, có nhiệm vụ phân tích tiếng động để phân biệt người hay xe, xác định chính xác tọa độ.

Trên trời, máy bay trinh sát không người lái và máy bay RC130 lượn suốt ngày đêm, có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ những máy báo tiếng động về trung tâm điều hành để chỉ điểm cho pháo, bom tọa độ từ các căn cứ trên hàng rào phát hỏa, tiêu diệt mục tiêu. Sau khi thiết lập được hệ thống “mắt thần”, Mỹ đã gây ra rất nhiều tổn thất về lực lượng của ta.
 
Cứ điểm 241 là tuyến hàng rào điện tử phòng ngự Macnamara, là một điểm cao án ngự phía Tây Đông Hà, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng nên cuối năm 1966 Mỹ - ngụy bắt đầu xây dựng 241 thành cứ điểm trọng yếu của tuyến phòng thủ. Từ cứ điểm này, Mỹ - Ngụy có thể khống chế toàn bộ đường 9 - Khe Sanh, cả khu vực hành lang Nam vĩ tuyến 17 bảo vệ căn cứ Ái Tử, thị xã Đông Hà, Thị xã Quảng Trị.

Trên phòng tuyến này, địch đã bố trí nhiều căn cứ quân sự mạnh từ bờ biển thuộc thôn 8 Gio Hải lên đến đồi 51, đồi 28, Bến Ngư, Dóc Sỏi, Dốc Miếu, Cồn Tiên cùng một loạt chốt phụ làm thành hành lang ngăn chặn từ Cồn Tiên kéo qua căn cứ Bái Sơn, Đông Tròn, nối với Tân Lâm, Đầu Mầu và phòng tuyến bảo vệ đường 9 lên biên giới Việt Lào.

Căn cứ quân sự Dốc Miếu nằm ở phía đông Quốc lộ 1A thuộc địa phận thôn Gia Phong cách Gio Linh 3 km về phía Bắc. Dốc miếu là đồi đất đỏ bazan, nơi đây, từ năm 1947 thực dân Pháp đã đóng chốt quân sự để án ngữ quốc lộ 1A, được gọi là đồn Ba Dốc.

Sau năm 1954, đặc biệt từ khi đế quốc Mỹ đổ quân vào miền Nam, địch đã tập trung xây dựng Dốc Miếu thành một căn cứ quân sự lớn nhất vùng Gio Linh với tổng chi phí hơn 800 triệu USD.

Dốc Miếu được coi là cứ điểm quan trọng nhất của phòng tuyến MacNamara. Ở đây địch xây dựng những hệ thống hầm nhà ván, hệ thống lô cốt di động bằng bê tông, có trận địa pháo mặt đất thường bắn phá ra bờ Bắc sông Bến Hải, có trận địa phòng không 37, trung tâm điều khiển bảo vệ hàng rào, chi đội thiết giáp tuần tra cùng nhiều đại đội hỗn hợp Mỹ ngụy. Xung quanh căn cứ, ngoài các hàng rào kẽm gai ken dày bom mìn là hệ thống máy móc báo động chống xâm nhập.

Tuy nhiên, do điều kiện chiến trường lúc đó mà Mỹ chỉ xây dựng hàng rào quy mô lớn từ bờ biển lên căn cứ 31 với chiều dài trên 3 km để bảo vệ cảng Cửa Việt.

Khe Sanh - Quảng Trị một tập đoàn phòng ngự mạnh, liên hoàn, kiên cố nhất của Mỹ - ngụy ở địa đầu miền Nam Việt Nam gồm các cứ điểm Làng Vây, Chi khu quân sự Hướng Hóa, cụm cứ điểm phòng ngự sân bay Tà Cơn. Cuối năm 1967, trên tuyến đường 9, địch có 45.000 tên, trong đó có 28.000 Mỹ gồm 3 trung đoàn thuỷ quân lục chiến tăng cường (10 tiểu đoàn bộ binh), 9 tiểu đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn và 1 đại đội cơ giới.

Lực lượng trên được phân bố thành 3 khu vực :

- Khu phía đông là khu vực phòng ngự chủ yếu bao gồm các cứ điểm : 31, Dốc Miếu, Cồn Tiên, Gio Linh, Quán Ngang, miếu Bái Sơn. Ở phía sau có Đông Hà, Cam Lộ và Quảng Trị hình thành phòng ngự có chiều sâu.

- Khu giữa gồm các cứ điểm : Tân Lâm, Cà Lu, 241, có tác dụng nối khu đông và khu tây, ngăn chặn quân ta thâm nhập vào hướng Ba Lòng- Quản Trị

- Khu tây gồm các cứ điểm : Hướng Hoá, Làng Vây, Huội San (trên đường 9); các cứ điểm ngoại vi Tà Cơn gồm có : Động Tri, 832, 845…Cụm cứ điểm Tà Cơn bố trí dọc theo thung lúng Tà Cơn có diện tích chừng 2 Km2, lực lượng trong cụm cứ điểm có: Trung đoàn 26 Thủy quân lục chiến (TQLC) Mỹ được tăng cường thêm 1 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn TQLC số 3 Mỹ với quân số khoảng 6.000 tên và tiểu đoàn 37 biệt động nguỵ được tăng cường khoảng 4.000 tên; 24 khẩu pháo và 2 trung đội tăng. Khi bộ đội ta tiến công, chúng được cụm pháo binh căn cứ 241 trực tiếp chi viện và hoả lực không quân yểm trợ cùng nhiều trang bị kỹ thuật hiện đại.

Từ Cửa Việt đến biên giới Việt- Lào, địa hình chia làm 3 khu vực rõ rệt :

- Khu đông từ mép biển đến Tân Lâm là địa hình đồng bằng và mấp mô trung bình, tiện cho các loại xe cơ giới hoạt động. Có nhiều đường sá, ngoài đường 1 và đường 9, còn có đường 74, 76 ở phía bắc đường 9 và một số tỉnh lộ

- Khu giữa từ Tân Lâm đến Rào Quán là địa hình đồi núi, xe cơ giới khó qua lại, đồi trọc nhiều, khó che giấu bộ đội, tiện cho địch quan sát từ trên không và mặt đất.

- Khu tây từ Rào Quán trở lên biên giới Việt- Lào là địa hình rừng núi, tiện che giấu bộ đội; đường sá hầu như độc đạo, ngoài đường 9 chỉ có thêm một vài đường nhánh lên phía bắc hoặc xuống phía nam.

Từ ngày 21/1/1968, ta mở chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh tiến công vào tập đoàn cứ điểm Khe Sanh và tuyến phòng thủ Đường 9, chiếm quận lỵ Hướng Hoá, vây hãm Làng Vây, Tà Cơn. Trước khi nổ súng 1 tuần, ta đã lợi dụng sông Sê Pôn đưa được 1 đại đội xe tăng lội nước vào cách Làng Vây gần 3 km trên hướng chủ yếu, còn trục Đường 9 công binh làm 9 ngầm ngụy trang chu đáo.

Trong lúc đánh chiếm cao điểm 241 và căn cứ Đầu Mầu, đã có 158 chiến sỹ đặc công anh dũng hy sinh và bị địch dồn vào một hố chôn tập thể.

Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh hướng phối hợp đặc biệt quan trọng diễn ra trước Tết Mậu Thân 10 ngày đã dội về nước Mỹ như một tiếng sét kinh hoàng. Khe Sanh đã khiến nước Mỹ lo lắng về một “Điện Biên Phủ” mới. Giôn-xơn lệnh cho các tham mưu trưởng liên quân Mỹ phải cam kết giữ Khe Sanh bằng mọi giá; 40% các tiểu đoàn chiến đấu Mỹ ở miền Nam được dồn vào khu vực Trị - Thiên.

Để mở màn cho chiến dịch Quảng Trị năm 1972 và đập tan toàn bộ các căn cứ trong tuyến phòng thủ phía Nam vĩ tuyến 17, trước hết phải giải phóng cứ điểm 241. Đúng 12 giờ 45’ ngày 02/4/1972, cứ điểm 241 đã bị tê liệt hoàn toàn. Toàn bộ binh lính ngụy quyền đã đầu hàng. Trong số chiến lợi phẩm có 3 khẩu pháo tự hành 175 ly - vua chiến trường. http://www.quansuvn.net/index.php/topic,3288.msg254720.html#msg254720

Hiện tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 đã tìm được 97 hồ sơ cán bộ chiến sĩ hy sinh trong tổng số 158 chiến sĩ hy sinh tại Tân Lâm là bộ đội thuộc Tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 8, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 - Quân đoàn 3.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 09:03:40 am »

Trong lúc đánh chiếm cao điểm 241 và căn cứ Đầu Mầu, đã có 158 chiến sỹ đặc công anh dũng hy sinh và bị địch dồn vào một hố chôn tập thể.

Hiện tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 đã tìm được 97 hồ sơ cán bộ chiến sĩ hy sinh trong tổng số 158 chiến sĩ hy sinh tại Tân Lâm là bộ đội thuộc Tiểu đoàn 7 và tiểu đoàn 8, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 - Quân đoàn 3.

Vấn đề LS là chuyện hệ trọng mà báo chí của ta (kể cả VTV) không chịu suy nghĩ cẩn thận nhỉ. Với đơn vị thế kia thì phần lớn hy sinh sẽ là bộ binh và chắc có 1 số đặc công. Đưa tin ào ào thế này có thể sẽ gây nhiễu thông tin cho gia đình LS.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
q.trung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 450


« Trả lời #45 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 03:22:31 pm »

Sơ đồ hàng rào ĐT Mắc na ma ra
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2010, 09:08:09 pm »

Các bác, nhất là bác Tút sờ cho nhà em hỏi chút. Vụ tay Hathcock tuyên bố bắn xuyên kính ngắm 1 xạ thủ bắn tỉa của ta, hội Mỹ nói là có chụp ảnh và thu lại súng. Vậy:
- Khẩu bắn tỉa của ta lần đó là loại gì, Mosin 1891/30 hay SVD?
- Những ảnh này đã công bố ở đâu chưa nhỉ?


Nhân tiện, theo link này thì từ 1966 ở bắc Quảng Trị ta có 1 tiểu đoàn bắn tỉa mang phiên hiệu d413: http://www.baohaiphong.com.vn/channel/4905/201004/Linh-ban-tia-D413-%E2%80%93-Hai-Phong-tham-lai-chien-truong-Quang-Tri-xua-1942519/
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #47 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 07:19:57 am »

Các bác, nhất là bác Tút sờ cho nhà em hỏi chút. Vụ tay Hathcock tuyên bố bắn xuyên kính ngắm 1 xạ thủ bắn tỉa của ta, hội Mỹ nói là có chụp ảnh và thu lại súng. Vậy:
- Khẩu bắn tỉa của ta lần đó là loại gì, Mosin 1891/30 hay SVD?
- Những ảnh này đã công bố ở đâu chưa nhỉ?

Tôi cũng mới chỉ đọc một vài chỗ nói thế chứ chưa thấy ảnh bao giờ. Có chỗ nói vật chứng vụ này đã thất lạc. Đây là đọan phim trên Discovery quay cảnh bọn Mythbusters tái hiện vụ này lần thứ hai. Lần thứ nhất chúng dùng kính ngắm đời mới nhiều thấu kính nên kết luận là không thể bắn xuyên được. Lần thứ hai, thấy quảng cáo là dùng kính ngắm thời đó, ít thấu kính hơn, thì kết quả là "có thể".

http://www.youtube.com/watch?v=yCV75G88-cs

Bọn này đã bày đặt kỳ công thế thì nhiều khả năng chúng đã lục lại thông tin cho thật chính xác. Xem phim thì thấy chắc không phải SVD.  Wink

Tuy nhiên, nhìn chung mà xét, thì các vụ của tay Hathcock này được thần thánh hóa nhiều quá, nên thực tình tôi chả tin mấy.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 08:27:22 am »

Cám ơn bác Tút, vụ thử đầu tiên thấy dân chúng chửi rầm rĩ trên mạng Grin

Kỳ công thế này thì lẽ ra chiến lợi phẩm phải được treo ở sảnh chính nhà truyền thống TQLC Mỹ chứ nhẩy Wink
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
hungnh
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #49 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2010, 08:56:59 am »

Các bác đừng băn khoăn gì nữa hồi thành lập quân đoàn 2 tôi là lính cũa quân đoàn đó ngày thành lập thì tôi không còn nhớ rõ nhưng vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 gì đó và địa điểm chích sắc là ở làng Ri Quảng Trị. Lúc đó sư đoàn trưởng sư đoàn tôi là Đại tá Hoàng Đan, chuyển sang làm phó tư lệch quân đoàn, thành phần gồm có các đơn vị như các bác nêu trên. Nếu Bác nào có cần xác định thêm thì có thể hỏi thêm Anh Lê Mã Lương hiện là thiếu tướng giám bả tàng quân đội, lúc đó anh ấy là phó chính ủy Trung đoàn 24 F304.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM