Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:21:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện chưa nghe, chưa biết-2  (Đọc 288355 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #200 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2012, 11:16:25 am »

Tôi thấy yêu cầu nhân chứng phía bên kia phải hiểu rõ hết các hoàn cảnh, truyền thống, tập tục, quy định của đối phương thì đòi hỏi cao quá. Người ta nhìn thấy gì người ta nói lại thế, đấy là nhận định của người ta, có thể không đúng bản chất sự việc. Chẳng hạn lúc thò đầu vào trong buồng lái xe tăng thấy một đoạn dây (chão kéo xe chưa biết chừng) nằm cạnh chân người lái thì tưởng nhầm đấy là dây xích chân.

Bạn do_long_khach lần sau nếu gặp nhân chứng ấy thì có thể hỏi lại cho rõ xem cái dây ấy là dây gì, dây xích hay dây thừng, dây chão, buộc vào đâu, khóa thế nào xem ông ấy còn nhớ không?

Có một vài lưu ý trong việc xe tăng ta đánh Lộc Ninh, phát triển tấn công thị xã An Lộc:
- phương châm "dùng xe địch đánh địch" nên có nhiều thể loại khác nhau trong cùng một phân đội, đại đội

Trích dẫn
...Trong chiến dịch, Đội 35 đã thu được tất cả 27 xe các loại trong trận đánh then chốt tiêu diệt chi khu Lộc Ninh, gồm: ba xe tăng M41; 13 xe M113; hai xe M113 lắp súng phun lửa; một xe M113 lắp ĐKZ; hai xe M113 lấp cối 81; một xe M113 và một xe M41 cứu nạn; một xe trộn bột phun lửa; hai xe vận tải xích; một xe Zép. Toàn bộ 23 xe chiến đấu và hai xe cứu nạn được giao cho C33. Còn lại một xe Zép và xe vận tải xích được giao cho Sư 5 để phục vụ cho trận tiến công thị xã An Lộc....


Đội 35 hay còn gọi là Đại đội 35/C35: đơn vị tăng thiết giáp cơ giới đầu tiên của BTL Miền.

- địa hình nghiêng, hơi dốc từ phía Lộc Ninh xuống thị xã An Lộc; Mỹ và VNCH oanh tạc và pháo kích khu vực này nhiều lần, chưa kể hào chống tăng đã kịp thiết lập tại thị xã sau khi tăng thiết giáp ta đánh Sa Mát, đánh và giải phóng Lộc Ninh.

- nền đất rừng cao su, rừng tự nhiên hai bên lộ/QL 13 yếu;

=> xe nào cũng có chão, xích để cứu kéo; hoặc để nhanh chóng thu hồi tăng - thiết giáp địch
Logged

chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #201 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2012, 12:11:32 pm »

USAF Base Attacks

Thống kê các lần tấn công của ta nhằm vào 10 căn cứ chính của KQ Mỹ ở VN là Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Bình Thủy (Cần Thơ), Cam Ranh, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Rang, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa từ 1964-1973 dưới tất cả các hình thức: phá hoại ngầm, đặc công, pháo kích, tấn công bằng bộ binh...

Vụ đầu tiên diễn ra vào 00h26 ngày 1/11/1964, pháo kích 70 quả vào sân bay Biên Hòa, phá hủy 7 máy bay (5 Mỹ, 2 VNCH) và hư hại 18 chiếc (15 Mỹ, 3 VNCH), làm chết 4 và bị thương 30 lính Mỹ (cũng là vụ duy nhất của năm 1964).

Vụ cuối cùng diễn ra vào 06h28 ngày 28/1/1973, pháo kích 11 quả vào sân bay Tân Sơn Nhất, làm chết 2 và bị thương 4 lính VNCH.

Tổng cộng từ 1964-1973 diễn ra 475 vụ tấn công với 6.163 đạn được sử dụng trong pháo kích, phá hủy 100 máy bay (75 Mỹ, 25 VNCH), làm hư hỏng 1.203 chiếc (898 Mỹ, 305 VNCH), gây thương vong cho đối phương là 309 chết (155 Mỹ, 154 VNCH) và 2.206 bị thương (1.702 Mỹ, 504 VNCH). Phía QDNDVN hy sinh 385 người và bị bắt 45 người.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
anhquaynop
Thành viên
*
Bài viết: 244


« Trả lời #202 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2013, 07:53:34 pm »

Cách đây vài năm, cuốn sách "Quận chúa biệt động" kể về cuộc đời bà Phạm Ngọc Diệp (Đặng Hoàng Ánh) bị nhiều ý kiến không đồng tình với chi tiết bà đã ám sát tỉnh trưởng Vĩnh Long Khưu Văn Ba. Bây giờ, qua một bài viết của Kỳ Anh trên báo Đời sống & Pháp luật ra ngày 25/3/2013, bà Đặng Hoàng Ánh đã đưa ra lời giải thích như sau:


Cá nhân em thấy đây vẫn chỉ là "Bà Đặng Hoàng Ánh bảo"; hơn nữa lại đưa ra khá muộn màng, chứ không phải ngay lúc cuốn sách được xuất bản. Trong bài báo này cũng viết bà nhận lệnh trừ khử Khưu Văn Ba trực tiếp qua ông Phạm Ngọc Thảo và sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cũng được ông Phạm Ngọc Thảo hỗ trợ. Em nghĩ ông Thảo hoạt động đơn tuyến, khó có khả năng là người truyền lệnh và hỗ trợ bà Ánh trong nhiệm vụ này.

Rất mong được nghe thêm ý kiến của các bác trên diễn đàn.
Logged

Chiều hôm em đứng giã bàng
Thương anh quẩy nóp trong hàng quân đi
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #203 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2013, 04:14:31 pm »

Các bác có thể cho em một lí giải đầy đủ và hợp lí của cái tên "khu vực cán xoong" được chứ ạ?
Em xin cảm ơn!
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #204 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2013, 03:33:12 pm »

Trong FB, có bạn đã đưa lên hình ảnh này, với chú thích rằng: Đây là chiếc xe tăng thứ ba, lao vào dinh Độc lâp ngày 30/04/1975.
Baoleo tôi biết ngay là không đúng.
Tuy nhiên, để thận trọng, Baoleo tôi đã nhờ Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt - nguyên là chiến sỹ lái xe tăng số 380, thuộc đại đội 4-lữ 203. Chính đại đội 4 của anh Nguyệt, có xe 390 của chính trị viên Toàn, xe 843 của đại trưởng Thận, là những xe đầu tiên lao vào dinh Độc Lập. Bản thân xe 380 của anh Nguyệt, cũng đã lao vào dinh Độc lập ngay sau đó.

Về tấm hình này, anh Nguyệt cho biết:
"Chiếc 844 này thuộc đại đội 5, tiểu đoàn 2 của 203. Tuy nhiên, khi đánh Nước Trong ngày 29.4 thì c5 này chỉ còn 3 xe nên lữ đoàn cho nhập vào c4 và giao anh Thận chỉ huy chung- nghĩa là cùng đại đội mình. Cũng không dám khẳng định 100% nhưng theo mình thì đây không phải là xe thứ ba.
Theo mình nhớ thì đi ngay sau xe 843 và 390 là một chiếc K63- 85 (PT85) của đại đội 3 do Đặng Hữu Cam chỉ huy cơ (Anh này đã có vài bài bên VMH nhưng bị ném đá ghê quá không chịu được nên đào ngũ sớm). Có thể các quê còn nhớ những đoạn video clip quay cảnh húc cổng dinh, sau đoạn 2 xe 843 và 390 vào là một chiếc xe tăng bơi nước và xích của còn cuốn tung cánh cửa lên thì đó chính là chiếc thứ ba (số hiệu của nó là 760 thì phải). Còn sau đó thì đội hình cả một lữ đoàn nó lao vào đấy, xe tăng lổm ngổm như cua chẳng còn biết xe nào trước xe nào sau nữa .
Một căn cứ nữa để khẳng định điều trên là tấm ảnh này hình như do PV của ta chụp thì phải. Nghĩa là lúc đó đã có PV ta vào đến nơi nên cũng không thể là những xe đi đầu. Với lại các chú bộ đội trên xe thư thái quá, chẳng có vẻ gì là đang đi đánh nhau cả."



Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt, chính là thành viên Lixeta của VMH.
Bác Lixeta đã đăng toàn bộ tác phẩm ‘Hành trình đến dinh Độc Lập’, do chính bác là tác giả, kể về C4 –lữ 203, trong chiến dịch Mùa xuân 1975 và hành trình đến dinh Độc Lập, ngày 30/04/1975, ngay trong VHM này.


Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #205 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2013, 11:21:04 am »

Có bác nào có thông tin về tổ chức, biên chế, trang bị của các đơn vị pháo phòng không trong QLVNCH không ạ?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #206 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2013, 01:45:26 pm »

Gần như là chúng không tồn tại bác ạ.
Các đơn vị tiêm kích phòng không quá nhiều dẫn đến pháo phòng không bị coi nhẹ. Radar cảnh giới cũng chỉ có 3 tổng trạm, vì dựa hoàn toàn vào radar của tàu Mĩ ngoài biển Đông.
Chi tiết duy nhất em được biết, đó là khi phi công Nguyễn Thành Trung ném bom dinh độc lập, có những loạt đạn cao xạ 100mm từ Nhà Bè bắn lên vu vơ, và đã quá muộn
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #207 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2013, 09:02:18 am »

Gần như là chúng không tồn tại bác ạ.
Các đơn vị tiêm kích phòng không quá nhiều dẫn đến pháo phòng không bị coi nhẹ. Radar cảnh giới cũng chỉ có 3 tổng trạm, vì dựa hoàn toàn vào radar của tàu Mĩ ngoài biển Đông.
Chi tiết duy nhất em được biết, đó là khi phi công Nguyễn Thành Trung ném bom dinh độc lập, có những loạt đạn cao xạ 100mm từ Nhà Bè bắn lên vu vơ, và đã quá muộn

Theo như hiểu biết, QLVNCH làm gì có cao pháo 100. Bên ấy, chỉ có cao pháo Bô-pho 40, tiểu cao 20 ly và tiểu cao 6 nòng 12ly8 (gắn trên M113) thôi chứ.
Ngoài ra, họ còn có tên lửa không đối đất đặt ở Đà Nẵng, Sài Gòn (bây giờ vẫn gọi là 'khu tên lửa' ở Phú Lâm đấy).
Logged
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #208 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2013, 03:31:40 pm »

Có thể đó là cao pháo 90 kiểu cũ của Mĩ bác ạ.
Cháu chưa được đi nhiều nên chưa biết ở miền Nam ngày ấy có tên lửa.
Bofor thì cháu cũng chưa được thấy. Ngày xưa trên tàu hải quân hệ 2 gắn rất nhiều Bofor. Tàu K-210A 79 tấn cũng có Bofors. Mà chẳng hiểu tháo ra thay bằng 37mm nòng đôi thì Bofors đi đâu hết cả.
Bác baoleo có biết không ạ?

Còn chi tiết đạn 100 bắn từ Nhà Bè lên là do cháu đọc trên báo.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #209 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2013, 08:43:18 pm »

Trích dẫn
Theo như hiểu biết, QLVNCH làm gì có cao pháo 100. Bên ấy, chỉ có cao pháo Bô-pho 40, tiểu cao 20 ly và tiểu cao 6 nòng 12ly8 (gắn trên M113) thôi chứ.
Ngoài ra, họ còn có tên lửa không đối đất đặt ở Đà Nẵng, Sài Gòn (bây giờ vẫn gọi là 'khu tên lửa' ở Phú Lâm đấy).

Tên lửa đất đối không là của Mỹ bác ạ, khi Mỹ rút thì cũng mang theo luôn.
QLVNCH chỉ có 4 tiểu đoàn phòng không, trang bị xe phòng không M42 gắn pháo 40mm và M55 (12,7mm 4 nòng đặt trên GMC).
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM