Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:03:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vài nét về quân đội Trung Quốc (tài liệu tham khảo) phần 2  (Đọc 311472 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
trungfbi
Thành viên
*
Bài viết: 1153


Luôn tự hào để nói:"tôi là người Việt Nam"


« Trả lời #590 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2010, 07:08:51 pm »

     Tư lệnh của quân khu Bắc Kinh là thượng tướng Phòng Huy Phong , người Thiểm Tây , sinh năm 1951 .

Là Trung tướng Phòng Phong Huy (房峰輝) chứ bác

hi hi ! Dịch lộn ! Chết thật! Cảm ơn bác nhé  Grin
Logged

"Tôi muốn cho tất cả mọi người, bất kể là ai, biết được sự thật. Vì không có thông tin, công chúng sẽ không thể đưa ra được những quyết định chuẩn xác" - Bradley Manning (chuyên gia tình báo của Bộ Quốc Phòng Mỹ)
trungfbi
Thành viên
*
Bài viết: 1153


Luôn tự hào để nói:"tôi là người Việt Nam"


« Trả lời #591 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2010, 04:39:14 pm »

Hệ thống tên lửa phòng không mới của Trung Quốc? Huh. Nguồn www.baidu.com
Logged

"Tôi muốn cho tất cả mọi người, bất kể là ai, biết được sự thật. Vì không có thông tin, công chúng sẽ không thể đưa ra được những quyết định chuẩn xác" - Bradley Manning (chuyên gia tình báo của Bộ Quốc Phòng Mỹ)
trungfbi
Thành viên
*
Bài viết: 1153


Luôn tự hào để nói:"tôi là người Việt Nam"


« Trả lời #592 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2010, 10:32:42 pm »

Giới thiệu một số bài viết có liên quan đến quan đội Trung Quốc và tình hình an ninh khu vực biển Đông của Việt Nam. Nguồn www.baidu.com
 Grin

DƯỚI ĐÁY BIỂN ĐÔNG : TÀU NGẦM
    Mạng tin Hồng Kông "Asia sentinel" ngày 22 tháng 6 năm 2010 đã đăng bài bình luận" dưới đáy biển Đông: tàu ngầm" cùng nhận định vì cảnh giác trước Trung Quốc, các chính phủ Đông Nam Á sau khi đã tăng cường mạnh lực lượng tàu nổi đã và đang muốn có thêm các tàu ngầm. Dưới đây là nội dung bài viết :
   Các chính phủ Đông Nam Á vốn đã là mãnh đất màu mỡ cho các công ty quốc phòng ,giờ đang lao vào 1 vòng quay mua sắm tàu ngầm mà người ta đang ngày càng hồ nghi tính thực dụng ,độ an toàn và giá trị chiến lược của nó. Thực tế, nó có thể chỉ làm tăng thêm căng thẳng ở khu vực khi mối đe dọa rình rập với họ có khả năng biến 1 vụ va chạm hải quân kiểu "tai nạn" thành 1 cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
   Singapo bắt đầu mua sắm khi năm 1995 đặt mua 1 tàu ngầm thừa của hải quân Thụy Điển. Năm 1997, họ đặt hàng thêm 3 chiếc nửa với mục đích nghiên cứu chế tạo theo giấy phép hơn là vì mục đích phòng thủ. Chiếc đầu tiên được đưa vào hoạt động từ năm 2000 và nhiều đơn đặt hàng đã được đưa ra sau khi chiếc đầu tiên nghỉ hưu.
   Năm 2002, Malayxia đặt mua 2 tàu ngầm lớp Scorpene từ 1 tập đoàn liên doanh Pháp-Tây Ban Nha (DCNS/Navantia) với chiếc đầu tiên đã giao hàng trong năm nay.
   Cuối năm ngoái, Việt Nam gây tiếng vang khi đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga, với đợt giao hàng đầu tiên dự kiến trong năm 2012. Ngoài ra các chính phủ Thái Lan và Indonexia cũng đang xem xét khả năng sở hữu tàu ngầm mới.
   Tuy nhiên việc sử dụng ngày càng nhiều tàu ngầm không người lái đang hủy hoại dần lý do tồn tại của chính chúng. Đặc biệt khi các ngân sách quốc phòng bị vắt kiệt và những lời chào mời ít tốn kém hơn nhưng "tiền nào của ấy" .
   Các thước đo về kinh tế và kỹ thuật của việc sử dụng tàu ngầm khiến chúng nằm trong số những loại vũ khí đắt đỏ nhất trong các loại vũ khí. Không có số liệu chính xác về chi phí của các chương trình tàu ngầm của Singapo, Malayxia và Việt Nam (ngoài những số liệu đã công bố). Nhưng để duy trì hoạt động của 1 tàu ngầm thì cần ít nhất là 2 hoặc 3 chiếc. Mỗi tàu lại đòi hỏi phải có 2 đội ngủ thủy thủ luân phiên hoạt động, cộng thêm các cơ sở vật chất và nhân lực hổ trợ. Áng chừng ,chi phí mua tàu ngầm của 3 nước trên đã vượt quá 3 tỷ USD, và chi phí vận hành cũng không thấp hơn 1 tỷ USD tính đến năm 2015. Tất cả nhằm tăng cường việc ngăn cản nhưng không đáng kể 1 kẻ địch chưa đoán trước.
    Giá trị lợi ích so với thiệt hại của các tàu ngầm thông thường (khác với giá trị rõ ràng của các tàu ngầm hạt nhân ) cũng đang phải đặt ra câu hỏi. Kể từ cuối chiến tranh thế giới thứ 2, hải quân Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Israel đã mất tổng cộng 17 tàu ngầm bởi các tai nạn trong thời bình. Trong cùng thời gian trên, chỉ có 3 tàu chiến bị đánh đắm bởi tàu ngầm (tàu chiến Khukri của Ấn Độ đắm năm 1971 bởi tàu ngầm Pakixtan, tuần dương hạm Belgrano của Achentina đắm năm 1982 bởi tàu ngầm Anh và mới đây là tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị đắm bởi 1 tàu ngầm không xác định).
    Trong khi các quốc gia Đông Nam Á đang lao vào mua sắm tàu ngầm thì nhiều nước phương tây lại đang cắt giảm tàu ngầm như Đức, Đan Mạch . Dựa trên những đánh giá về chiến lược an ninh lẫn lợi ích kinh tế, các nước Châu Âu đang ngày càng tinh giảm lực lượng tàu ngầm của mình.
    Với những nhà lập quy hoạch phòng thủ của quân đội, sự hấp dẫn của tàu ngầm nằm ở tính kín đáo, linh hoạt và khả năng ngăn chặn. Các tàu ngầm chính quy thường được trang bị ngư lôi, thủy lôi và tên lửa chống hạm là những thứ vũ khí mạnh mà đa phần hải quân các nước phải tôn trọng .
    Nhưng điểm yếu cơ bản của chúng là chi phí mua lẫn duy trì hoạt động rất cao, đồng thời dễ bị tấn công khi bị phát hiện và khó di chuyển trong vùng nước nông. Những yếu tố đó đã khiến đa số hải quân các nước Đông Nam Á tập trung nguồn lực vào phát triển các lực lượng tàu nổi hơn là tàu ngầm trong thời gian trước. Nhưng những lo sợ và e ngại về các thế lực hải quân bên ngoài cùng với chủ nghĩa dân tộc trong nước đã góp phần phục hồi các chương trình tàu ngầm đắt đỏ này.
   Hơn thế, trong khi phần lớn vùng biển Đông Nam Á là nước sâu an toàn cho tàu ngầm nhưng lại ít các vùng nằm gần các hải cảng chính , các thành phố lớn hoặc các mục tiêu lý tưởng để theo dõi hoặc tấn công như: Malacca, Sunda, Kảimata, Lombok, Makassar, Palawan...).Những nơi này đều có nước sâu nhưng địa hình chật hẹp hoặc địa hình rộng nhưng nước nông.  Vì thế sẽ nguy hiểm cho các tàu ngầm qua lại trong vùng. Trong số 52 tàu ngầm mà hải quân Mỹ thiệt hại trong chiến tranh thế giới thứ 2 thì có 25% bị chìm tại biển Đông và các vùng lân cận. Phần lớn bị đắm bởi thủy lôi.
   Các vũ khí và công nghệ chống hạm hiện đại đã làm cho những vùng biển nông , hẹp trở nên đặc biệt nguy hiểm cho tàu ngầm. Khả năng quan sát dưới biển sâu đang buộc những tàu ngầm phải chạy ra những vùng biển sâu hơn , điều này cũng đã làm giảm tính chiến đấu của chúng . không có vai trò chiến đấu rõ ràng , đồng nghĩa các lực lượng tàu ngầm của Đông Nam Á có nguy cơ bị sử dụng và những chiến dịch có thể làm tăng căng thẳng giữa các láng giềng và đồng minh trong khu vực. Ví dụ, việc bảo vệ chủ quyền được thực hiện tốt hơn khi triển khai minh bạch bằng tàu nổi , khi các đội tuần tra có thể liên lạc , thương lượng và hợp tác tuần tra trong khu vực tranh cãi. Trong trường hợp này , sự hiện diện của bất cứ tàu ngầm nào cũng chỉ làm căng thẳng và hiểu nhầm từ đối phương.
    Các chiến dịch do thám ,thu thập tin tức tình báo bởi tàu ngầm ở những vùng biển nông cũng đầy rủi ro ngoại giao như vụ tàu ngầm Liên xô mắc cạn tại gần căn cứ hải quân Karlskrona của Thụy Điển năm 1981 . Một vụ tương tự nếu xảy ra tại biển Đông sẽ gây ra những rắc rối nghiêm trọng hơn nhiều.
    (hết phần 1)  Grin

    
Logged

"Tôi muốn cho tất cả mọi người, bất kể là ai, biết được sự thật. Vì không có thông tin, công chúng sẽ không thể đưa ra được những quyết định chuẩn xác" - Bradley Manning (chuyên gia tình báo của Bộ Quốc Phòng Mỹ)
trungfbi
Thành viên
*
Bài viết: 1153


Luôn tự hào để nói:"tôi là người Việt Nam"


« Trả lời #593 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2010, 11:11:10 pm »

  (phần 2 )
Động cơ đằng sau những chiếc tàu ngầm của hải quân các nước ASEAN

     -Singapo: Trong khi cấu trúc sắc tộc , sự thịnh vượng và quy mô của Singapo đang được sử dụng để đem lại 1 cảm giác trong dư luận về nhu cầu chính đáng khi sở hữu những vũ khí hiện đại này nhằm tạo thành 1 phần trong chiếc ô phòng thủ "toàn diện" của Mỹ và đồng minh. Ngoài ra còn có 1 động cơ khác đằng sau quyết định mua sắm này là nhằm nắm bắt công nghệ đóng tàu và tiến tới xuất khẩu tàu ngầm sang nước khác.
     An ninh của Singapo không được cải thiển nhiều qua những chiếc tàu ngầm. Thực tế, trụ cốt chính của quân đội nước này chính là lực lượng không quân với trình độ kỷ thuật và tác chiến cao luôn là lực lượng tiên phong trong các xung đột và là mối nguy hiểm tiềm tàng với hải quân các nước láng giềng.
     -Malayxia: Động cơ của Malayxia mang tính thách thức hơn. Lý do đằng sau việc đặt mua 2 chiếc lớp Scorpene đáng được đặt câu hỏi vì những vùng tranh chấp xung quanh Trường Sa và ngoài khơi phía Đông Sabah đều là những vùng nước nông và khó hoạt động cho tàu ngầm. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc Malayxia tím cách có được tàu ngầm là nhằm bảo vệ vùng lãnh hải dài và rộng của nước này, theo kịp hải quân Singapo và bảo vệ các khu vực tranh chấp. Một căn cứ hải quân lớn đang được xây dựng tại Sepanngar, gần Kota Kinabalu của Sabah.
     Một lý giải mang tính hậu trường là việc mua tàu ngầm này trên ngân sách chính phủ nhằm "bôi trơn" các khoản hối lộ lớn cho các đối tác thân cận với thủ tướng Razak của Malayxia.
     -Việt Nam: Việc Việt Nam đặt mua 6 tàu ngầm Kilo và máy bay chiến đấu của Nga vào cuối năm 2009 được diễn giải như là cách thể hiện sức mạnh chống lại Trung Quốc cũng như thể hiện sự gắn bó chặt chẻ giữa Hà Nội và Mát-cơ-va.
     -Indonexia: trong thời kỳ bất ổn dưới thời tổng thống Sukarno , Indo nhận được hơn 20 tàu ngầm củ từ Liên Xô nhưng chi phí hoạt động vượt quá xa khả năng chi trả của hải quân Indonexia. Nhiều tàu chưa bao giờ được hạ thủy và tất cả bị loại bỏ vào đầu thập niên 70.
    Hiện nay Indonexia đang sử dụng 2 tàu ngầm lớp Carka do Đức sản xuất từ thập niên 80. 1 chiếc được tân trang lại vào năm 2006. Song do 2 chiếc đều đã hết thời hạn sử dụng và ít có giá trị quân sự, hải quân nước này đã kêu gọi đặt mua 2 chiếc tàu ngầm mới nhưng vẫn chưa có kết quả vì những khó khăn tài chính.
     -Thái Lan: Thái Lan có được 4 tàu ngầm từ Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 và chúng đều hoạt động tốt đến tận năm 1951. Trong thập kỷ qua, hải quân Thái Lan phải vật lộn tìm cách khôi phục lực lượng tàu ngầm nhưng không thành công. Điều này là do ngân sách giành cho hải hải quân Thái Lan bị kiểm soát chặt chẻ sau việc thất bại trong việc mua chiếc tàu sân bay của Thái Lan vào năm 1997.

   Hết
Logged

"Tôi muốn cho tất cả mọi người, bất kể là ai, biết được sự thật. Vì không có thông tin, công chúng sẽ không thể đưa ra được những quyết định chuẩn xác" - Bradley Manning (chuyên gia tình báo của Bộ Quốc Phòng Mỹ)
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #594 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2010, 12:30:43 am »

Kết sổ cho anh trungfbi Grin

Thực hành huấn luyện thực tiễn chiến đấu theo "Cương yếu Chiến dịch" mới cùng phương châm huấn luyện 16 chữ và "Đại cương Khảo hạch và Huấn luyện quân sự" trong lực lượng Không quân Bát Nhất, Trường đào tạo lái thực hành chiến đấu số 8 Không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thường xuyên tổ chức các bài bay huấn luyện chiến đấu có thực binh trên biển, với "quân xanh" là các máy bay tiêm kích xung kích Su-30MKK đóng giả lực lượng không quân đối địch F-15 và Su-30 tới từ các lân quốc vùng biển Hoa Đông và biển Hoa Nam. Dưới đây là một số hình ảnh (nguồn www.network54.com) về hoạt động huấn luyện chiến đấu của đơn vị này:

Chỉ huy ban bay huấn luyện

Đạn R-73TE và bom hiệu chỉnh lade KAB-1500L


Phi công vào tuyến


Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #595 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2010, 12:45:20 pm »

Khóa chủ đề do đã đủ 60 trang theo quy định.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Bảy, 2010, 01:06:24 pm gửi bởi OldBuff » Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM