Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Năm, 2024, 06:19:45 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?  (Đọc 152460 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #230 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2013, 08:38:47 am »

chào bạn bình yên 1960 , đơn vị mình có nhiều kỷ niệm với e 209 f7.trận đánh đầu tiên 2/10/77 ở cây me  bến cầu e 209 đánh rừng long khánh  c6 d5 đánh ấp cây me .23/10/77 đánh ba vét e 209 luồn bên phải hợp vây cùng c6 ở phum cuối cùng của ba vét. riêng ngã tư nhà thương ,chóp với mình có rất nhiều kỷ niệm trong cuộc đời  quân ngũ 22/12/77  tại chóp d 5 với 2 xê bộ binh và 4 xe m113 đã kịp thời vận động đánh thiệt hại nặng 1 e của pốt giải vây cho 2 d của e 2 ,trong chiến dịch 1/1/79 ngày đầu tiên đánh lên không thành công tối 2/1/79 toàn bộ e 2 với 3 d bộ binh và các c hỏa lực lật cánh thay f7 ở chóp . khi thay chốt lính f9 phục nhất f7 là hệ thống công sự hầm hào trong trận địa phòng ngự ,hầm ngủ hầm đạn giao thông liên hoàn hố bắn thật hoàn hảo lính f9 chưa một đơn vị nào làm được như thế.nhắc lại sự kiện 3/1/79 ở chóp .ý đồ của ta pốt  đã biết ,sự bí mật  không còn,e 2 khi đánh chóp pốt  dùng cả pháo phòng không ,pháo 85ly bắn thẳng,xe tăng ,mìn nhiều  gây cho ta tổn thất lớn.mình.  bị thương lần thứ 2 ở đồn biên phòng phước tân 20/1/78 dính cối 82ly còn 4 mảnh trong đầu khám giám định thương tật ở. f hay quân  đoàn  mình chỉ được 19 phần trăm.mình ra quân đợt 2 của quân đoàn 9/81 từ trường quân chính quân đoàn .may mắn là khi làm giấy tờ từ e người cùng c6 thủa trước làm ở quân  lực,lo cho mình đầy đủ các giấy tờ kể cả giấy chứng nhận bị thương kèm theo cái xác nhận chưa được khám thương do đơn vị đang chiến đấu .nộp giấy tờ cho ban cán bộ tỉnh đội nam định thấy mình chưa được giám định thương tật mấy anh làm thủ tục cho mình sang đoàn ăn dưỡng 586 giám định,kết quả 47 phần trăn kẹt của mình đang làm thủ tục xin chuyển ngành bên lao động làm thủ tục không đồng ý người chỉ còn 1/2 sức khỏe thế là phải sang 586 xin các anh giúp cái sức khỏe còn 31 phần trăm,khi đi bộ đội mình diện tổng động viên đang dở lớp 9 hệ 10 .ra quân đã ở cái tuổi 25 ngày đi làm  tối đi học văn hóa thế đấy.hiện nay mình đang ở. biên hòa nhiều lúc ngẫm lại mình có nhiều cái may để được có ngày hôm nay phải không bình yên 1960.chào.chúc bạn nhiều sức khỏe

 Chào bác binhc6d5e2f9! Grin

 Thật đúng là trái đất quay tròn. Đọc bài viết của bác gợi cho BY rất nhiều ký ức về địa danh Nam Chóp ấy, chốt giữ hướng Bắc thị xã Svay Rieng của D7 E209 năm xưa, chính xác là bác và đơn vị C6 D5 E2 F9 năm xưa là đơn vị đã thay chốt cho D7 E209 chúng tôi năm xưa rồi, chỉ có các bác mới biết những hầm hào, công sự chiến đấu của lính F7 trên chốt cánh phải QL29 cũ ấy. Nơi đó từng là "chảo thịt" của 3 đại đội bộ binh trong đội hình D7 E209 chúng tôi những ngày tháng giữ chốt trước khi bàn giao cho F9, nhiều và rất nhiều trận đánh ác liệt đã xảy ra ở đó với rất nhiều thương vong, từng tấc đất đã nhuốm máu cán bộ và chiến sỹ F7 từng kiên cường dũng cảm giữ chắc cái chốt trọng yếu này.

 Theo BY tôi nhớ thì đêm 31.12.1978, một đơn vị F9 qua thay chốt lúc khoảng 9h tối, bộ phận truyền đạt của D7 E209 đón các anh ở ngã 3 Chóp rồi đưa về cứ tuyến sau của C2 chúng tôi, khoảng 40 người tất cả. Sau khi cán bộ C của 2 đơn vị vào làm việc, thông báo cho nhau tình hình ta địch và bãi mìn dày đặc phía trước, dựa trên bản đồ tác chiến cùng những vị trí hầm hố trên chốt để bàn giao, sau đó phân chia người ở từng mũi tương ứng với số lượng người của đơn vị bạn để dắt anh em vào nhận chốt. Khi đó tôi nhận trách nhiệm dắt khoảng 1 trung đội 6 7 anh em F9 lên chốt thay cho 2 hầm trung gian cũ (lúc đó đã là hầm tiền tiêu do 2 trận đánh trước ta để mất 3 hầm tiền tiêu cũ), giữa hầm tiền tiêu của ta và địch cách nhau khoảng 50m. Lên tới hầm C bộ tôi phải dắt từng toán một lên thay vì sợ lộ trong lúc nhốn nháo nên phải thay dần từng hầm một, chỉ dẫn cho anh em biết hướng địch cùng bãi mìn ở đó ra sao, cụ thể thói quen của địch ... vv. Sau khi giao xong anh em đã ổn định thì chúng tôi mới rút về, may mắn không có chuyện gì xảy ra cho cả chốt ấy trong lúc bàn giao. Điều khiến tôi nhớ nhất là người B trưởng hay cán bộ C đơn vị F9 ấy nói giọng miền Nam, không nhớ mặt vì có nhìn thấy gì đâu.

 Sau này chúng tôi biết tin là F9 đã đánh vào tới tận thị xã Svay Rieng vào trưa ngày 3.1.1979 khi chúng tôi đã tiến tới chân cầu Đonxo hướng Cửa mở. Chúng tôi rất mừng trước tin vui đó, song cũng đầy lo âu với rất nhiều thắc mắc trong lòng. Không biết đơn vị F9 ấy đã chiến đấu ở đó ra sao? Họ vượt lên khỏi bãi mìn dày đặc ấy như thế nào khi ngay chúng tôi là những người gài mìn ở đó cũng không dám bò ra khỏi công sự vì sợ đá phải mìn do chính mình gài, cách đánh địch của F9 trong trận vận động tấn công này như thế nào mà khiến địch mạnh như vậy phải bật chốt bỏ chạy, điều gì thuận lợi và cái khó khăn của F9 trong trận đó ... vv.

 Rất mong bác binhc6d5e2f9 cho biết thêm thông tin về trận đánh này của lính F9. Chúc bác luôn khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #231 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2013, 10:43:35 am »

               Chào bác lixeta, chào các bác! Đúng là Tranphu341 không đọc kỹ nên cứ nghĩ là đoạn Trích tên của bác Cựu lái xe là "Nhật ký". Riêng về việc anh em mình đang thảo luận về diễn biến chiến dịch giải Phóng Phnompenh thì Tranphu341 vẫn giữ quan điểm là từ ngày 2/1/79 thì mới bắt đầu chiến dịch giải phóng.

               Đúng là trước đó hoặc đã có từ lâu cái quyết tâm xoa bỏ chế độ diệt chúng Pôn Pốt-Iêng xa ri. Nhất là sau khi chúng đã " Lộ rõ măt". Thực ra đây cũng là cuộc chiến rất bất ngờ với chúng ta. Còn dự địch của chúng ta, mục tiêu là " Đông Nam Á". Đây là vấn đề tế nhị. Vì theo Tranphu biết thì ngay sau năm 75 đã có rất nhiều Cán bộ được đào tạo để đi chiến xa hơn cả CPC. Có các đơn vị đã được điều động để đi làm n/v được điều động huấn luyện đi xa. Hồi đó các bạn còn nhớ ta đã thường xuyên nói về sự nổi dậy của quân du kích Thái Lan lã pháo vào các căn cứ quân Hoàng Gia. Ta cũng đã đưa nhiều đoàn xe chở vũ khí súng đạn ra biên giới CPC-TL. Nhưng rồi chính bọn Pốt lại lấy vũ khí này chống lại ta. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, việc Thái Lan cho Mỹ mượn đất làm sân bay Cò Rạt, hoặc lính Thái Lan sang ta cũng là vấn đề chúng ta phải tính sổ sau năm 75. Bây giờ thì vấn đề không như thế nữa.

               Trở lại năm 75 Bộ Chính Trị ra quyết tâm là năm 76 mới giải phóng Miền Nam. Nhưng về thời cơ nhất là từ sau ngày 21/4/75 khi quân lực VNCH Rút chạy khỏi Xuân Lộc thì chiến dịch HỒ CHÍ MINH Mới hình thành hoặc có thể nói là bắt đầu. Mặc dù kịch bản các nhà tham mưu đã có sẵn từ trước. Sư đoàn 341 của Tranphu được vinh dự đánh trận mở màn chiến dịch này đó là trận tiến công giải phóng Chi khu Trảng bom ngay trục đường 1 cách Sài Gòn khỏng 50-60 km.

              Nói lại về ngày tháng mở chiến dịch giải phóng Phnompenh theo TRANPHU THÌ CŨNG GIỐNG NHƯ KỊCH BẢN năm 75. Đầu tiên theo kế hoạch thì chỉ đánh mở rộng địa bàn cho bạn phía đông bắc là tới phà Niec lương Bắc sông Me kông. Nhưng do thời cơ nên ngày 2/1/79 thì Ta và Bạn thừa thắng mở luôn chiến dịch đánh thẳng vào giải phóng Phnompenh. Vì thế cho nên mặt trận liên quân Ta và Bạn ngày 2/1/79 mới được thành lập. Và lệnh phát chiến dịch cũng là từ đó. Điều này trong Sử của Sư đoàn 341 nhà xuất bản Quân Đội cũng đã nói đến. Đương nhiên như Tranphu và các bạn cũng đã thấy là bộ tham mưu hoặc các Cụ Lớn đều đã có những "kịch bản" để nếu cần thì ứng phó được ngay.

                    Xin gửi các bạn bức hình chụp về Sử của Sư đoàn 341 nói về ngày 2/1/79 đó.




Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #232 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2013, 11:16:50 am »



      Đọc mấy bài trích dẫn trên đây của Đức Cường tôi hình dung rõ hơn tòan cảnh cuộc tiến công giải phóng PnomPenh của QTNVN trong đó có sư đoàn 341 của chúng tôi.
      Lúc chiến đấu trong đội hình sư đoàn 341 những ngày này với cương vị là cán bộ chính trị được sư đoàn giao nhiêm vụ đi cùng trung đoàn 273 làm vai trò là sỹ quan đốc chiến, những tình tiết và tình huống như tài liệu trích dẫn trên tôi cho là khá chính xác khi chúng ta đánh chiếm thủ đô PnomPenh từ cuối háng 12/78-7/1/79. Sau đó các cuộc tiến công đánh chiếm CongPongSpoe, AmLeng, Puasat, Battam băng, Leach đã diễn ra đúng như vậy.
      Đấy là toàn cảnh chiến trường CPC thời điểm đó. Vậy thì ai đó nói thượng úy lái xe dẫn một đoàn các nhà báo chạy trước sư đoàn 4, sau sư đoàn 8/QK9 tiến từ hướng đường số 4 vào thủ đô PnomPenh rạng sáng ngày 7/1/79 là không đúng, phải chăng họ nhớ nhầm ngày?...

Tôi cũng có suy nghĩ giống như bác vanthang341: Nhiều khả năng nhớ nhầm ngày.

Các tư liệu  ở trên đều nói 7-1 ta đánh sân bay, cho nên không thể có chuyện sáng sớm chiếc xe chở nhà báo đã có mặt ở đó được, và đến 7 giờ đã có mặt ở nội đô (thời điểm đó QK9 còn chưa giải quyết song sân bay) như bác cựu đã nhớ:  "Ngày 07.01 năm 1979, tao đã có mặt tại sân bay Pô- chen- tông từ 5 giờ sáng. Tầm 7 giờ hơn thì vào thành phố NP. Điểm đến đầu tiên của bọn tao là Khách sạn Hoàng Gia".

Thời gian đã lùi xa, nhầm ngày rất dễ xảy ra. Bác cựu đó có mặt ở NP ngày 8-1 là hợp lý.

Chào các bác!
Đã hơn một lần tôi có ý kiến là muốn phủ nhận một cái gì đó chúng ta nên dựa vào những bằng chứng sát thực, cụ thể... chứ không nên suy luận một cách chủ quan. Tôi đưa ra câu chuyện có nhân chứng, có hình ảnh, có tên người cụ thể, có hồi ký của người trong nhóm... song các bác chẳng đưa ra được một chứng cứ nào để "đập" lại cả mà cứ suy luận thì chúng ta không thể trao đổi được nữa rồi ; Cry
Còn chứng cứ mà bác VT dựa vào là cái Từ điển mở Wikipedia thì nói chung nó không được vững chắc cho lắm đâu. Lý do:
- Một là nó rất tóm tắt, chỉ đề cập tới những sự kiện chính thôi. Người ta đâu có đưa "ba cái vụ lẻ tẻ" vào đó làm gì. Chẳng hạn trong Wiki có nói gì đến chuyện đánh nhầm nhau giữa f7 với f9 đâu nhưng thực tế là nó có diễn ra đó thôi. Mà cũng chẳng thấy các bác viện dẫn Wiki để phản bác modBY nhỉ? Grin
- Hai là những tư liệu trên đó cũng không hoàn toàn chính xác đâu. Có thế nó mới gọi là "Từ điển mở" chứ và BBT cũng không chịu trách nhiệm gì về độ chính xác của tư liệu. Nếu các bác làm LVTN mà trích dẫn Wiki sẽ bị loại ngay. Khi đọc ở đó các bác có thấy những chỗ có chữ (sửa) không? Đó chính là những chỗ còn nghi vấn mà người ta đang chờ để sửa.
Nếu bác VT muốn vào đó sửa thì chỉ cần đăng ký thành viên (cũng tương tự như đăng ký vào VMH thôi), nếu được họ công nhận là bác có quyền vào đó sửa ngay Grin

Mong các bác tìm ra những chứng cứ xác thực hơn Grin
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #233 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2013, 11:32:51 am »

              Chào bác lixeta, chào các bác! Đúng là Tranphu341 không đọc kỹ nên cứ nghĩ là đoạn Trích tên của bác Cựu lái xe là "Nhật ký". Riêng về việc anh em mình đang thảo luận về diễn biến chiến dịch giải Phóng Phnompenh thì Tranphu341 vẫn giữ quan điểm là từ ngày 2/1/79 thì mới bắt đầu chiến dịch giải phóng.

               Đúng là trước đó hoặc đã có từ lâu cái quyết tâm xoa bỏ chế độ diệt chúng Pôn Pốt-Iêng xa ri. Nhất là sau khi chúng đã " Lộ rõ măt". Thực ra đây cũng là cuộc chiến rất bất ngờ với chúng ta. Còn dự địch của chúng ta, mục tiêu là " Đông Nam Á". Đây là vấn đề tế nhị. Vì theo Tranphu biết thì ngay sau năm 75 đã có rất nhiều Cán bộ được đào tạo để đi chiến xa hơn cả CPC. Có các đơn vị đã được điều động để đi làm n/v được điều động huấn luyện đi xa. Hồi đó các bạn còn nhớ ta đã thường xuyên nói về sự nổi dậy của quân du kích Thái Lan lã pháo vào các căn cứ quân Hoàng Gia. Ta cũng đã đưa nhiều đoàn xe chở vũ khí súng đạn ra biên giới CPC-TL. Nhưng rồi chính bọn Pốt lại lấy vũ khí này chống lại ta. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, việc Thái Lan cho Mỹ mượn đất làm sân bay Cò Rạt, hoặc lính Thái Lan sang ta cũng là vấn đề chúng ta phải tính sổ sau năm 75. Bây giờ thì vấn đề không như thế nữa.

               Trở lại năm 75 Bộ Chính Trị ra quyết tâm là năm 76 mới giải phóng Miền Nam. Nhưng về thời cơ nhất là từ sau ngày 21/4/75 khi quân lực VNCH Rút chạy khỏi Xuân Lộc thì chiến dịch HỒ CHÍ MINH Mới hình thành hoặc có thể nói là bắt đầu. Mặc dù kịch bản các nhà tham mưu đã có sẵn từ trước. Sư đoàn 341 của Tranphu được vinh dự đánh trận mở màn chiến dịch này đó là trận tiến công giải phóng Chi khu Trảng bom ngay trục đường 1 cách Sài Gòn khỏng 50-60 km.

              Nói lại về ngày tháng mở chiến dịch giải phóng Phnompenh theo TRANPHU THÌ CŨNG GIỐNG NHƯ KỊCH BẢN năm 75. Đầu tiên theo kế hoạch thì chỉ đánh mở rộng địa bàn cho bạn phía đông bắc là tới phà Niec lương Bắc sông Me kông. Nhưng do thời cơ nên ngày 2/1/79 thì Ta và Bạn thừa thắng mở luôn chiến dịch đánh thẳng vào giải phóng Phnompenh. Vì thế cho nên mặt trận liên quân Ta và Bạn ngày 2/1/79 mới được thành lập. Và lệnh phát chiến dịch cũng là từ đó. Điều này trong Sử của Sư đoàn 341 nhà xuất bản Quân Đội cũng đã nói đến. Đương nhiên như Tranphu và các bạn cũng đã thấy là bộ tham mưu hoặc các Cụ Lớn đều đã có những "kịch bản" để nếu cần thì ứng phó được ngay.

                    Xin gửi các bạn bức hình chụp về Sử của Sư đoàn 341 nói về ngày 2/1/79 đó.






Chào bác TP!
Nói chung chúng ta cứ trao đổi cho thoải mái thôi. Tuy nhiên, để tiến hành một chiến dịch lớn thì nó có những bước khác nhau và xảy ra vào những thời điểm khác nhau. Có mấy bước lớn nhất thiết phải làm là:
1- Quá trình hình thành ý định.
2- Xây dựng quyết tâm
3- Làm kế hoạch
4- Giao nhiệm vụ, tổ chức hiệp đồng
5- Thực hành chiến dịch.
Rõ ràng là cái ý định giải phóng K đã được nung nấu rất lâu rồi. Tiếp đó là Cục TC phải xây dựng Quyết tâm báo cáo lãnh đạo cao nhất. Khi đã cơ bản được chấp thuận mới làm kế hoạch. Theo như tư liệu của qtdc thì Kế hoạch này được thông qua ngày 6,7.12.1978 (@qtdc: Xin chú cái nguồn nhé). Kế hoạch được thông qua rồi mới tổ chức triển khai mà một trong những việc làm sớm nhất là cơ động qdd2 vào BGTN thuộc địa bàn qk9. Còn ở cấp chiến dịch thì tùy đơn vị. Đơn vị nào bước vào chiến đấu sớm nhất, địa bàn phức tạp nhất v.v... sẽ được triển khai sớm. Cụ thể với qd4- hướng chủ yếu thì nhiệm vụ được triển khai vào 30 và 31.12.1978. Chứng cứ:






Còn trong Từ điển bách khoa quân sự VN thì xác định thời điểm bắt đầu của CZ này là 23.12.1978:



Đây là những tư liệu chính thống. Vì vậy, đề nghị bác nên xem lại quan điểm của mình Grin
Riêng về CZ HCM bác cũng nên xem lại.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #234 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2013, 12:50:05 pm »


Chào các bác!
Đã hơn một lần tôi có ý kiến là muốn phủ nhận một cái gì đó chúng ta nên dựa vào những bằng chứng sát thực, cụ thể... chứ không nên suy luận một cách chủ quan. Tôi đưa ra câu chuyện có nhân chứng, có hình ảnh, có tên người cụ thể, có hồi ký của người trong nhóm... song các bác chẳng đưa ra được một chứng cứ nào để "đập" lại cả mà cứ suy luận thì chúng ta không thể trao đổi được nữa rồi ; Cry
Còn chứng cứ mà bác VT dựa vào là cái Từ điển mở Wikipedia thì nói chung nó không được vững chắc cho lắm đâu. Lý do:
- Một là nó rất tóm tắt, chỉ đề cập tới những sự kiện chính thôi. Người ta đâu có đưa "ba cái vụ lẻ tẻ" vào đó làm gì. Chẳng hạn trong Wiki có nói gì đến chuyện đánh nhầm nhau giữa f7 với f9 đâu nhưng thực tế là nó có diễn ra đó thôi. Mà cũng chẳng thấy các bác viện dẫn Wiki để phản bác modBY nhỉ? Grin
- Hai là những tư liệu trên đó cũng không hoàn toàn chính xác đâu. Có thế nó mới gọi là "Từ điển mở" chứ và BBT cũng không chịu trách nhiệm gì về độ chính xác của tư liệu. Nếu các bác làm LVTN mà trích dẫn Wiki sẽ bị loại ngay. Khi đọc ở đó các bác có thấy những chỗ có chữ (sửa) không? Đó chính là những chỗ còn nghi vấn mà người ta đang chờ để sửa.
Nếu bác VT muốn vào đó sửa thì chỉ cần đăng ký thành viên (cũng tương tự như đăng ký vào VMH thôi), nếu được họ công nhận là bác có quyền vào đó sửa ngay Grin

Mong các bác tìm ra những chứng cứ xác thực hơn Grin

Về cơ bản, đồng ý với bác Lixeta. Grin
Wiki không phải khi nào cũng đúng, tất nhiên không phải lúc nào cũng sai Grin. Nhất là những thông tin về thời gian, địa điểm ...vv. Cụ thể ở đây là thời gian QK9 đánh sân bay Pô chen tông.(Wiki viết 7-9).

Tài liệu bác qtdc đưa lên thì viết như thế này: "Sau khi Sư đoàn 330 chiếm được Tani, lực lượng tiền vệ của Quân khu 9 nhanh chóng đánh chiếm cầu Kal Tuốt, bảo đảm cho Sư đoàn 330 tiếp tục thọc sâu. Được không quân chi viện hoả lực, 11 giờ ngày 7 tháng 1, Sư đoàn 330 đánh chiếm sân bay Pôchentông, ta thu 30 máy bay các loại"

Vậy, ta rút ra kết luận thế này:
Nếu chiếc xe chở đoàn nhà báo và bác cựu có mặt tại sân bay...trước khi ta nổ súng đánh chiếm sân bay (!). Và sau đó lập tức phóng vào nội đô Phnom Penh lúc 7 giờ sáng hôm 7-1, (khi lính QK 9 chưa chiếm được sân bay)(!) thì bác vanthang341 và tôi sai hoàn toàn.

Còn chiếc xe đó đến sân bay sau khi QK9 hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm mục tiêu, sau đó mới vào nội đô thì đương nhiên đó phải là 7 giờ sáng ngày 8-1.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #235 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2013, 02:39:08 pm »

Hi hi, hay ra phết. Giá hồ sơ lưu trữ đến kỳ giải mật nốt về chiến dịch GP K thì đẹp.

Bác Lixeta: nguồn http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,16326.40.html ("Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại K"), cộng thêm lời kể của trung tướng Lê Hai trong một hồi ức về thượng tướng Lê Ngọc Hiền do chính NXB QDND phát hành cách đây dăm năm + Lịch sử Cục Tác chiến BTTM + hồi ký của trung tướng Hoàng Nghĩa Khánh khi đó là TMT QD4 rồi TMT QK 7 giai đoạn phản công GP K. Cụ Lê Hai hồi 78 ở tiền phương TCCT phía nam.

Bác tuanb5: có thể nhầm ngày chứ không phải là không. Nhưng khi các bác nhà báo đến sân bay Pochentong có gặp ai đâu, không gặp cả địch lẫn ta, nghĩa là không phải ngày 8/1/1979 rồi. Có lẽ các bác ấy đi lạc vì bám theo sư 8 mà sư 8 lại đi nhiệm vụ khác nên thành ra các bác nhà ta thành đội tiên phong không đối thủ, thậm chí các bác còn vào trước cả sư 330. Đến nơi địch chạy hết hoặc còn dồn sang chặn hướng QD4 và QD3 và chặn ở Takeo. Nghĩa là trường hợp này vô cùng hy hữu, xảy ra trong hoàn cảnh địch đang vỡ trận. Thực tế theo bác binhc6d5e2f9 thì các bác sư 9 có gặp sư 8 ngày hôm sau.

Đối chiếu với hồi ký của thiếu tướng Bùi Cát Vũ thì khớp ở điểm mũi QK 9 đến khu vực Pochentong trong khoảng từ trưa đến chiều. Còn tư lệnh QK 9 thì chiều muộn đã có mặt ở Pochentong gặp Phó TTMT Lê Ngọc Hiền.

Bác Lixeta: em nghĩ bác nói anh Quý kể rõ hơn và chi tiết hơn nữa quá trình đí, đến, tới sân bay, vào thành phố thế nào thì anh em dễ hiểu hơn.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #236 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2013, 03:49:38 pm »

    Chào các bạn.
    Tôi nghĩ trích dẫn từ sách thì rất khó có căn cứ để sửa sai cho nhau. Bao giờ dẫn từ sách cũng đúng nhưng tôi vẫn cảm thấy không thật chính xác từ sách đã dẫn vì phải hiểu rằng hiểu quyển sách đó do ai viết, nó được xuất bản từ thời điểm nào.
     Hiện nay tôi thấy  có rất nhiều người viết sách. Phong trào viết sách mà Grin. Có những người bây giờ là tứơng, là nhà doanh nghiệp tầm cở họ cũng viết sách. Sách của họ viết bây giờ nói tầm cở chiến dịch, chiến lược rất oai khi mà lúc đó họ còn là một chiến sỹ tầm nhìn và sự hiẻu biết toàn cục của cuộc chiến là rất hạn chế.Tôi đã đọc và đưa bài viết của đại tá Tuần lên mục "những mẩu chuyện về đồng đội...". Lúc đánh Mỹ ông là trợ lý làm việc ở Bộ TTM viết về chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch HCM thời gian cứ sai bét hết...Quangcan phải "bái phục" về sự sai bét nhè ấy. Grin
     Tôi nhất trí với bạn qtdc " cộng thêm lời kể của trung tướng Lê Hai trong một hồi ức về thượng tướng Lê Ngọc Hiền do chính NXB QDND phát hành cách đây dăm năm + Lịch sử Cục Tác chiến BTTM + hồi ký của trung tướng Hoàng Nghĩa Khánh khi đó là TMT QD4 rồi TMT QK 7 giai đoạn phản công GP K. Cụ Lê Hai hồi 78 ở tiền phương TCCT phía nam....tất nhiên rất dáng tin cậy.
     Còn việc: "em nghĩ bác nói anh Quý kể rõ hơn và chi tiết hơn nữa quá trình đí, đến, tới sân bay, vào thành phố thế nào thì anh em dễ hiểu hơn. Việc đ.c Quý có kể lại hôm 7/1/79 thế nào thì sự đã rồi, bây giờ trí nhớ chưa hẵn đã đầy đủ trừ khi còn nhật ký để lại. Nhưng phải là nhật ký được viết trong ngày hôm đó 7/1/79. sau ít ngày nhớ lại để viết đã sai một ít rồi.hi hi.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #237 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2013, 04:37:06 pm »

Trích tiếp "Quân tình nguyện và chuyên gia...": http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,16326.20.html
2. Cùng các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia giải phóng đất nước thoát khỏi họa diệt chủng Pôn Pôt, giành chính quyền về tay nhân dân.

Đến tháng 12 năm 1978, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của quân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn. Ta chẳng những đập tan các cuộc tấn công của địch, giữ vững địa bàn, mà còn giúp Bạn phát triển nhiều lực lượng, mở rộng địa bàn và các căn cứ trong nội địa Campuchia. Quân Pôn Pốt tiếp tục lâm vào thế bị động phải đối phó cả ở ngoài biên giới và ở trong nội địa. Nội bộ địch ngày càng mâu thuẫn sâu sắc, các cuộc thanh trừng ở các quân khu, sư đoàn tin cậy của Pôn Pốt ở Phnôm Pênh liên tiếp xảy ra. Phong trào yêu nước trong nhân dân Campuchia phát triển mạnh mẽ, các cuộc nổi dậy của quần chúng ở nhiều nơi đang chuyển thành cao trào dưới sự lãnh dạo của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia. Nhìn chung, so sánh lực lượng và thế trận trên chiến trường phát triển thuận lợi cho cách mạng hai nước Việt Nam - Campuchia.

Trước bước phát triển mới của phong trào cách mạng Campuchia và so sánh lực lượng trên toàn tuyến biên giới hoàn toàn có lợi cho ta, trong hai ngày 6 và 7 tháng 12 năm 1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua quyết tâm mở cuộc tổng tiến công tiêu diệt quân địch, hoàn thành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên tuyến biên giới Tây Nam; đồng thời theo yêu cầu của Bạn, sẵn sàng phương án hỗ trợ các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia nổi dậy đánh đổ tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari, giành chính quyền về tay nhân dân. Ta xác định quyết tâm: sử dụng sức mạnh bất ngờ, thần tốc, mãnh liệt, đập tan cuộc tiến công xâm lược lớn của địch ở biên giới Tây Nam; tiếp đó giúp lực lượng cách mạng Campuchia, bao vây tiêu diệt khối chủ lực, nhanh chóng thọc sâu tiêu diệt cơ quan đầu não của địch ở Phnôm Pênh, chiếm cảng Côngpôog Xóm và các sân bay lớn, ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài bằng đường biển, đường không; thực hiện đánh nhanh, giải quyết nhanh.

Theo chủ trương đó, ta dự kiến tổ chức ba chiến dịch kế tiếp nhau:

Chiến dịch 1: Tạo điều kiện chuẩn bị thế và lực cho các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia có thời gian để phát triển ảnh hưởng của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra toàn đất nước; đồng thời cũng là thời gian lực lượng của Bạn thử thách, rèn luyện, trưởng thành trong thực tiễn đấu tranh cách mạng.

Chiến dịch 2: Tiêu diệt, làm tan rã các sư đoàn chủ lực tuyến 1 của Pôn Pốt trên đường số 1, đường số 7, tạo thế đánh vào đầu não địch ở Phnôm Pênh.

Chiến dịch 3: Tập trung đánh vào đầu não địch ở Phnôm Pênh và các mục tiêu còn lại.

Để giúp Bạn hiệu quả trên lĩnh vực quân sự đòi hỏi cần có một đoàn chuyên gia chuyên trách về mặt quân sự. Trước tình hình đó, ngày 12 tháng 12 năm 1978, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 129/QĐ-QU chính thức thành lập Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Campuchia (mang phiên hiệu Đoàn 478) thuộc Ban B.68. Lãnh đạo, chỉ huy Đoàn 478 gồm các đồng chí: Nguyễn Thuận (Trưởng đoàn), Lê Chiêu (Chính ủy), Hà Hữu Thừa, Lê Hiền Hữu, Nguyễn Hiệu, Nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Văn Viễn, Lê Đức Trứ. Đồng thời, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 130/QĐ-QU thành lập Đảng bộ Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Campuchia (gọi tắt là Đảng bộ 478), đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Quân ủy Trung ương. Ban chấp hành Đảng bộ Đoàn 478 có nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu, đề xuất với Quân ủy Trung ương những chủ trương về việc giúp Bạn xây dựng và chiến đấu của lực lượng vũ trang ba thứ quân, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ. Đồng thời lãnh dạo chuyên gia quân sự Việt Nam tiến hành giúp lực lượng vũ trang Bạn xây dựng và chiến đấu.

2. Lãnh đạo, chuyên gia Việt Nam chấp hành đúng đường lối quốc tế của Đảng, các nguyên tắc, chế độ quy định trong mối quan hệ; tôn trọng độc lập chủ quyền và mọi phong tục tập quán của Bạn; tăng cường đoàn kết hữu nghị, hợp tác trên tinh thần bình đẳng, bảo đảm cả trước mắt và lâu dài.

3. Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các quân khu 5, 7, 9 trong việc thực hiện các chủ trương giúp Bạn của Quân ủy Trung ương đã xác định. Thường xuyên quan hệ chặt chẽ với Ban B.68 của Trung ương để báo cáo và xin hướng dẫn những vấn đề có liên quan và phối hợp với chuyên gia các ngành khác để tiến hành công tác giúp Bạn đạt kết quả tốt.

Về quyền hạn, Đảng ủy Đoàn 478 được giải quyết công việc về Đảng tương đương với Đảng ủy các binh chủng”. Đồng chí Lê Chiêu (Chính ủy) được cử giữ chức Bí thư. Các đồng chí Nguyễn Thuận (Đoàn trưởng), Hà Hữu Thừa (Trưởng ban Quân sự), Nguyễn Duy Hiền (Trưởng ban Chính trị), Lê Đức Trứ (Trưởng ban Hậu cần) là Đảng ủy viên. Cùng với việc thành lập Đoàn chuyên gia quân sự 478, các quân khu 5, 7, 9 cũng thành lập một phòng chuyên về công tác giúp Bạn.

Trong khi Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương ta bàn kế hoạch tổng phản công, tiến công giải phóng Campuchia và thành lập Đoàn chuyên gia quân sự 478, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đề nghị Việt Nam giúp Bạn đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari, giành chính quyền về tay nhân dân. Theo đề nghị chính đáng của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia và căn cứ kế hoạch tác chiến chiến lược đã được Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương thông qua, ngày 17 tháng 12 năm 1978, Tiền phương Bộ Quốc phòng (thành lập ngày 19-7-1978)[2], hạ quyết tâm chiến đấu và giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện kế hoạch tiến công giải phóng Campuchia: Quân khu 5 và Quân khu 7 đảm nhiệm tiến công giải phóng các tỉnh miền Đông Campuchia. Các quân đoàn chủ lực 2, 3, 4 tập trung tiêu diệt các sư đoàn chủ lực địch, hướng chủ yếu là Quân đoàn 4. Tiến công giải phóng Phnôm Pênh bằng ba cánh quân do hai quân đoàn 3, 4 và Quân khu 9 đảm nhiệm.

Chiến dịch phản công và tiến công lớn lần này do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp chỉ huy, gồm các đồng chí Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Lê Ngọc Hiền. Cơ quan tiền phương Cục Tác chiến do đồng chí cục trưởng Lê Hữu Đức cùng các đồng chí Phan Hàm, Lê Duy Mật (Cục phó) phụ trách.

Về phía địch, đến tháng 12 năm 1978, quân Pôn Pốt có 23 sư đoàn, một số đơn vị hải quân, không quân và trung đoàn binh chủng với tổng số quân khoảng 170.000 (quân chủ lực 120.000; quân địa phương 50.000). Trang bị 250 khẩu pháo, 275 xe tăng, xe bọc thép, 79 máy bay, 170 tàu tuần tiễu, phóng lôi và phục vụ. Địch bố trí ở biên giới 19 sư đoàn, trong đó Quân khu Đông (203) và Vùng 505 (Krachiê) có 12 sư đoàn.

Ngày 23 tháng 12 năm 1978, địch huy động 10 trong số 19 sư đoàn đang bố trí ở biên giới mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta, trong đó, chúng dùng 3 sư đoàn đánh vào Bến Sỏi nhằm chiếm Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh vào khu vực Bảy Núi (An Giang), 3 sư đoàn đánh vào khu vực Hà Tiên (Kiên Giang).

Tận dụng thời cơ về mặt pháp lý do việc tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari cho quân tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta, đồng thời để bảo vệ hậu phương chiến dịch bị địch uy hiếp, trên cơ sở kế hoạch tác chiến đã được chuẩn bị, Tiền phương Bộ Quốc phòng ra lệnh cho các lực lượng chiến đấu trên tuyến biên giới Tây Nam đồng loạt mở cuộc phản công tiêu diệt quân địch, thực hiện quyết tâm chiến lược đã được Bộ Chính trị thông qua sớm hơn dự định.

Ngay sau khi địch đánh vào Bến Sỏi, ngày 23 tháng 12  năm 1978, Quân đoàn 4 sử dụng 2 sư đoàn (341 và 2), một trung đoàn thuộc Sư đoàn 7, 2 trung đoàn địa phương (Quân khu 7) và một số đơn vị pháo binh, xe tăng, thiết giáp thực hành phản công địch trên hai hướng, hình thành thế bao vây chặt 3 sư đoàn địch ở Bến Sỏi. Ngày hôm sau, địch cho một trung đoàn bộ binh và 15 xe tăng ra phản kích, bị ta chặn đánh quyết liệt phải co lại. Đến ngày 28 tháng 12, ta mở đợt tấn công quyết định, diệt và bắt toàn bộ quân địch xâm lấn khu vực tây bắc Bến Sỏi.

Thôi trích.

Nói chung, bao giờ cũng phải có kế hoạch cơ bản, kế hoạch thời cơ và phát triển. Các bác biết thời TBT Lê Duẩn thế nào rồi. Cụ Ba Duẩn đã làm chỉ có quyết liệt trở lên chứ không có nửa vời. Còn chuyện các nhà báo đúng là rất hy hữu, bác lixeta cũng đưa lên để mọi người biết và các bác là người trong cuộc cho ý kiến, bản thân bác lixeta cũng rất phân vân rồi mới đưa lên. Tôi nghĩ ai tin thì tin không tin cũng không sao cả. Nhân tiện các bác có dịp ôn lại ký ức của mình cũng là điều hay.  Grin
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2013, 04:47:58 pm gửi bởi qtdc » Logged
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #238 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2013, 05:01:22 pm »

  Các bác vác ra nhiều sách quá, tôi đọc không hiểu mấy Grin Grin Cũng như mấy chục năm năm trước không có tẹo sách nào nói về cái T54 mang số hiệu 390. Mãi sau có "mụ" nhà báo phương tây ối..ối...à..à.., tôi mới biết những người lính thật sự dũng cảm năm xưa  đã trở thành lão nông, bác lái xe lam.....Bạn bác Lixeta có đủ bằng chứng 5h ở sân bay Pochentong 7h sáng vào trong thành phố Nongphenh thuyết phục thì mới tin được. Còn sách báo nói mãi rồi, in ấn, phát hành rồi lĩnh....Nên tôi cứ tính trưa ngày 7/1 là lúc quân ta tràn vào NP, hôm đó tôi được lệnh không vào đó nữa, đúng lúc đang nắng và đói Grin Grin Ngày tôi đi học, sách giáo khoa còn hẳn bài " Cây đuốc sống..." tôi cứ đọc làu làu. Có lúc bốc máu định thử học đi đôi với hành. May quá chỉ học vẹt không thực hành nên hôm nay cũng nhào vào góp truyện, biết đâu lại thấy điều mới Grin Grin
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #239 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2013, 06:06:49 pm »

 Chào các bác! Grin

 BY em nghĩ sách truyện hay chính sử lịch sử cấp Sư đoàn hay Quân đoàn thì độ chính xác cũng chỉ là tương đối thôi các bác ạ. Ngay nhà em đây, người trong cuộc hẳn hoi, chính sử lịch sử Sư đoàn viết về Tiểu đoàn 7 nhà em chỉ có 1 khúc ngăn ngắn trong cuốn lịch sử F7. Vậy mà khi đọc nó khiến nhà em cười ra hẳn cả nước mắt. Mời các bác đọc chơi. Grin

 Ngày 12.1, Tiểu đoàn 7 đánh cụm địch ở bắc sân bay Puchentong (đúng rồi nhà em xác nhận). Sử viết tiếp .... diệt một đại đội, thu hơn 100 súng các loại. Chuyện này thì BY em kể rồi trong ký ức của mình, C2 bọn em hạ có khoảng chục thằng trông kho pháo, chúng không kịp trở tay sáng hôm đó và không chạy thoát nổi thằng nào, các đại đội khác không hề nổ súng, đây cũng là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất mà BY em thấy lính QTNVN mình phải mang xẻng đi chôn xác lính Pốt, để nó nằm chết ở trên thì thối lắm và chắc chắn quân ta sẽ còn ở lại đó lâu mà trông giữ kho pháo. Vậy thì lấy đâu ra cho đủ 100 súng và chục tên địch mà gọi là cấp C thì nhà em xin thua. Nhưng có điều còn lớn hơn nhiều là 184 khẩu pháo các loại đâu thì chẳng thấy cuốn sử Sư đoàn nhắc dù chỉ nửa câu. Sử viết tiếp: Sau đó Tiểu đoàn 7 đánh diệt 1 đại đội, lấy lại ngã tư Pra Lanh. Rõ ràng là D7 bọn em vào thay chốt cho D9 rút ra ăn Tết ta, D9 có mất chốt đâu mà D7 đánh lấy lại, không lẽ nói thế thì "oan gia" cho D9 bị mất chốt à? Lúc thay chốt không có đánh nhau thì làm sao D7 diệt 1 C địch. Còn sau đó hướng ngã tư Pra Lanh tức ngã tư đường tàu địch nó "nện" cho C2 bọn em xấc bấc xang bang với nó, chống đỡ đã mệt rồi, diệt thế quái nào được nó, địch nó còn mạnh lắm chứ.

 Tóm lại là mấy bố chính trị ngồi ở tận đâu đâu rồi viết mang tính tổng quát nên anh em mình có xem thì cũng phiên phiến, chứ cứ căn cứ vào đó để tìm số liệu chuẩn thì chúng ta có mà thảo luận tới Tết Công Gô cũng không ra được vấn đề. Còn nhà em thì vẫn thiên một chút về vấn đề hy hữu trong chiến đấu, bởi trong chiến đấu thì có nhiều chuyện tưởng là không thể nhưng nó vẫn là có thể. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM