Lịch sử Quân sự Việt Nam

Máu và Hoa => Một thời máu và hoa => Tác giả chủ đề:: GiangNH trong 06 Tháng Giêng, 2010, 05:42:16 pm



Tiêu đề: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: GiangNH trong 06 Tháng Giêng, 2010, 05:42:16 pm
 Ngày mai  07.01.2010, kỷ niệm 31 năm QDNDVN tiến vào giải phóng Nông pênh. Đàn em xin mở cái "tố pít" này, hy vọng các CCB BGTN nhớ lại cái ngày "xa xứ" đó.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: D7882 trong 06 Tháng Giêng, 2010, 06:22:01 pm
 Xin chào các đồng đội,trong khi chờ đợi bác Minh D5-E174 và bác Thử D6-E174 vào tụ tập em xin mở hàng cho thằng em, thằng dân quân du kích:
 Khoảng 18h ngày 6/1/1979 C9-D6- E174-F5-QK7 đang ngồi bên sông Mê kông(chẳng nhớ bờ phía nào) đợi xuồng máy để vượt sông. Khoảng 20h30 B1-C9 lên được xuồng vượt sông, đâu đó vẫn có tiếng súng lẻ tẻ. Cả dòng sông tấp nập lính.Tới 21h30 đơn vị sang sông an toàn. Sau đó tập trung đội hình hành quân tới hướng Nông pênh. Sau khi đi hành quân bộ được khoảng 3-5 km, đơn vị nghỉ ngơi ăn cơm, chờ lệnh. Đến nửa đêm, nghe tin Quân đoàn 4(của bác Kinh)đã giải phóng Nông pênh rồi. Thế là cả đơn vị lại quay lại, lại vượt sông rồi chẳng biết đi về hướng nào nữa.  


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu
Gửi bởi: HungD25F5 trong 06 Tháng Giêng, 2010, 06:34:21 pm
Ngày 7/1/1979 này tôi không " xa xứ " mà ở trong " Xứ " tại quân y viện 7C Thủ Đức , sau khi bị thương tại chốt 1 ( Sonuol ) . Các bác khác " xa xứ " kể chuyện chiến dịch giải phóng K đi ( trên các mặt trận ) , sau này khi trở về đơn vị tôi nghe kể lại nhiều chuyện bi hài lắm ! mời các bác trong cuộc chiến tham gia topic này theo lời hiệu triệu của Giang K17 đê ! kính chào các bác !


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Kon tiahien trong 07 Tháng Giêng, 2010, 03:49:39 pm
Sáng 7-1-1979, đ/v chúng tôi E bộ, E747 đang "trợ chiến" tại doanh trại số 2 Lý thường Kiệt(góc ngã tư Hùng Vương- Lý Thường Kiệt, Saigon). Kể từ ngày 1/1 cả đ/v đã báo động điểm danh quân số 100% mỗi ngày. Các tin điện từ chiến trường gởi về được cập nhật từng ngày một. Tin giải phóng Nông Pênh đến liền trong ngày hôm đó. Chỉ huy vừa phổ biến xong thì nón mũ bay tùm lum, niềm vui dâng trào cứ nghĩ là mình cũng được tham chiến tại K... ;D ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: haanh trong 07 Tháng Giêng, 2010, 03:55:14 pm
Sáng 7-1-1979, đ/v chúng tôi E bộ, E747 đang "trợ chiến" tại doanh trại số 2 Lý thường Kiệt(góc ngã tư Hùng Vương- Lý Thường Kiệt, Saigon). Kể từ ngày 1/1 cả đ/v đã báo động điểm danh quân số 100% mỗi ngày. Các tin điện từ chiến trường gởi về được cập nhật từng ngày một. Tin giải phóng Nông Pênh đến liền trong ngày hôm đó. Chỉ huy vừa phổ biến xong thì nón mũ bay tùm lum, niềm vui dâng trào cứ nghĩ là mình cũng được tham chiến tại K... ;D ;D
hehe , bị hay được bác  ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tuaans trong 07 Tháng Giêng, 2010, 03:56:14 pm
Ngày đó mình 15 tuổi, dỏng tai nghe Rấy-đí-ầu nói về giải phóng Phnôm Pênh. Chừng tháng sau vào viện quân y nơi đồn Mang Cá - Huế chơi đã thấy có thương binh chuyển về điều trị.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Kon tiahien trong 07 Tháng Giêng, 2010, 04:01:01 pm
Sáng 7-1-1979, đ/v chúng tôi E bộ, E747 đang "trợ chiến" tại doanh trại số 2 Lý thường Kiệt(góc ngã tư Hùng Vương- Lý Thường Kiệt, Saigon). Kể từ ngày 1/1 cả đ/v đã báo động điểm danh quân số 100% mỗi ngày. Các tin điện từ chiến trường gởi về được cập nhật từng ngày một. Tin giải phóng Nông Pênh đến liền trong ngày hôm đó. Chỉ huy vừa phổ biến xong thì nón mũ bay tùm lum, niềm vui dâng trào cứ nghĩ là mình cũng được tham chiến tại K... ;D ;D
hehe , bị hay được bác  ;D
He he...cũng tùy vào tình hình chứ! Hể ta chiến thắng là "được", còn chiến bại là ... "bị", ai chả thế! ;D ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 07 Tháng Giêng, 2010, 04:37:12 pm
 Giờ này 31 năm về trước chúng tôi đang trên xe và trên đường vào thành phố , lúc này 1 xác chết nằm giữa đường với bộ quần áo đen và khẩu AK vứt lăn lóc cạnh hắn , xe tôi đi đầu tránh những xe chạy sau chẳng biết có tránh không , có lẽ dân K khi đó nổi dậy giết Angka rồi vứt ra đường chứng minh cho chúng tôi họ là người cùng quan điểm cũng nên .
 Khoảng 5h30 chiều chúng tôi qua cầu Monyvong (Sài gòn ) . Bước chân những người lính Tình nguyện đầu tiên của hướng F7 được đi bằng phà của hải quân VN qua sông Mekong đã dộn bước , trận pháo kích 37 và 57ly của địch từ sân bay Puchentong cũng tới tấp bắn vào vị trí đầu cầu bên bờ thành phố , lính D7 chúng tôi khi đó bị thương và hy sinh vài người ở vị trí đầu cầu này .
 Cả đêm đó chúng tôi bị lạc trong thành phố hết đường ngang với đường dọc không thể tìm thấy Bộ Tổng Tham mưu của Pốt nằm ở đâu , D8 vào sau và cắm cờ mất , khoảng 12h đêm chúng tôi biết tin đó và tôi mất đi cơ hội cắm cờ tại BTTM của địch trong Pnom Penh .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: dongminhkh trong 07 Tháng Giêng, 2010, 07:38:47 pm
Ngày đó em đang còn cắp sách đến trường.....  ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: quyenkh trong 07 Tháng Giêng, 2010, 07:46:09 pm
Đêm 6/1/79 khẩu đội 12,7mm của mình áp sát cửa chính của sân bay thị xã Cô Nhép ( Môndonkiri ), chờ mãi không thấy pháo hiệu nổ súng mới hay địch đã rút khỏi sân bay , trong ấy chỉ còn vài chiếc máy bay hỏng .
Sáng 7/1/79 tiến vô trung tâm thị xã thì đụng địch ngay tại cột cờ , giao chiến khoảng 2 tiếng đồng hồ quân ta làm chủ trận địa , chung quanh cột cờ mình thấy 12 xác của Pốt , những nơi khác mình không biết , chiều khoảng hai giờ hay ba gì đó anh Minh CTV đại đội báo tin Nông Pêng đã được giải phóng .
Hé hé .. chưa kịp mừng gì cả khẩu đội mình lại phối hợp với D1 đi đánh cứ điểm của sư bộ 920 của Pốt .
Những ngày ấy dài lê thê , hành quân không nghỉ không ngủ không tắm rửa chỉ biết tiến lên phía trước rượt theo địch .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: haanh trong 07 Tháng Giêng, 2010, 08:20:56 pm
Ngày đó em đang còn cắp sách đến trường.....  ;D
hehe , em thì còn khỏa thân tắm mưa  ( sửa vậy được chưa TL ơi ) ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Giêng, 2010, 08:24:01 pm
Không được dùng từ ngữ mô tả một cách chân thực đến... nóng bỏng thế! ;D

Em thì nhớ hôm ấy đài phát thanh của tiểu khu (giờ gọi là phường) phát đi phát lại bài Giải phóng miền Nam ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Phong Quảng trong 07 Tháng Giêng, 2010, 08:33:22 pm
Tối ngày 7/1/79 toàn bộ học viên trường ĐHKT quân sự có lệnh tập trung tại hội trường lớn. Một cán bộ chính trị của trường lên phổ biến : Quân ta đã chiếm thủ đô Pnong Pênh, cả hội trường dậy vang, vỡ òa không khí chiến thắng.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 07 Tháng Giêng, 2010, 08:33:53 pm
Bọn tôi thì mới bắn AK xong bài 1, bia số 4, ném xong quả lựu đạn gang, chày cán gỗ. Ở khu vực núi đá Bút sơn (Kim bảng, Hà nam) khi đó trời rất lạnh, buốt thấu xương.
Trước đó cả d huấn luyện, đang ở nhà dân được dồn vào ở tại khu nhà công nhân cũ trong thung lũng núi, khi đó Nhà máy Ximăng Bút sơn do TQ giúp bị ngừng và bỏ hoang. KSQS gác 2 đầu đường vào/ra thung lũng. Sẵng sàng bổ sung cho chiến trường.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Trungsy1 trong 07 Tháng Giêng, 2010, 08:45:31 pm
Em thì khoảng 2h - 4h chiều nhận được tin thủ đô thuộc về quân ta. Chưa rõ đơn vị nào.

Cũng mừng quá trời, tưởng là mình không chết. Sau đó mấy hôm viết thư về nhà cho bà già với con em gái, bịa ra chuyện rằng con đã tiến vào Ph'nom Penh giải phóng thủ đô ... Bậy bạ hết sức ! Có biết đâu cuộc chiến với em mới chỉ bắt đầu....

Thực ra hôm đó em ở ngay bến vượt Niếc Lương về hướng nam. Chiều hôm đó không có bát ăn cơm mới xôm bà già Niếc Lương cái bát kiểng men xanh ngọc. Cái trôn bát có 4 chữ Tàu màu đỏ mà ông Khanh Ct (thật) dịch là :" Có ngày ăn bốc"

Cái bát đó khi trèo U Răng em cũng rục nốt vì gạo còn rục, sá chi bát kiểng !


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: D7882 trong 07 Tháng Giêng, 2010, 08:59:33 pm
Bọn tôi thì mới bắn AK xong bài 1, bia số 4, ném xong quả lựu đạn gang, chày cán gỗ. Ở khu vực núi đá Bút sơn (Kim bảng, Hà nam) khi đó trời rất lạnh, buốt thấu xương.
Trước đó cả d huấn luyện, đang ở nhà dân được dồn vào ở tại khu nhà công nhân cũ trong thung lũng núi, khi đó Nhà máy Ximăng Bút sơn do TQ giúp bị ngừng và bỏ hoang. KSQS gác 2 đầu đường vào/ra thung lũng. Sẵng sàng bổ sung cho chiến trường.
Ngoài lề tý nhé: Ở Kim bảng, thứ 7 bác có hay đi với gái Kiện khê vào nhà thờ không,hihi vui nhỉ!
 


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: thaynhin trong 07 Tháng Giêng, 2010, 09:02:13 pm
Ngày này năm đó mình vẫn cáp sách đến trường,nhưng cũng biết mừng khi biết tin Nôngpenh đã giải phóng.Đọc những dòng Quánuvn mới biết được cụ thể các đàn anh như Bìnhyen,Hai ruộng,Vovanha,Haanh... tiến quân ra sa trường chiến với quân Pot đã hy sinh nhọc nhằn ra sao.Xin cám ơn các anh!


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: quyenkh trong 07 Tháng Giêng, 2010, 10:19:05 pm
Hé hé .. nhân ngày 1/7/79 giải phóng Nông Pêng , theo quyết định trên đưa xuống anh Minh CTV đọc ..hé hé em được thêm một hạt sao màu trắng bé tẹo teo .
Quyết định được đọc sau khi em tham gia chiến dịch đánh vô sư bộ 920 của Pốt khoảng ngày 12/01 /79 thì phải , nhưng chính ủy trung đoàn ký ngày 7/1/79 .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 07 Tháng Giêng, 2010, 10:52:07 pm
Ngoài lề tý nhé: Ở Kim bảng, thứ 7 bác có hay đi với gái Kiện khê vào nhà thờ không,hihi vui nhỉ!
Nhà thờ Sở Kiện ở Kiện khê chứ bác, nhưng mới đến đó lấy gạo cho c thôi, tôi chưa vào nhà thờ đó.
Bác cũng huấn luyện ở Kim bảng năm 78?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 07 Tháng Giêng, 2010, 11:18:30 pm
 Ngày 7/1/79 E Quyết Thắng ( chưa có F 317) đang làm nhiệm vụ truy quét tàn quân và Fun ro ở khu vực sông La Ngà phía bắc Định Quán . D7 của anh em mình vừa giả ngoại vừa làm nhiệm vụ khua chiêng giống trống để hai D5 và D6 đàn anh thọc sâu đón lỏng phía trên thượng nguồn . Nghe thông báo giải phóng PHNom Pênh , mừng quá trời tưởng đâu sắp sửa được nhà nước cho về tiếp tục học . Ai dè ...đi mút chỉ .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 07 Tháng Giêng, 2010, 11:40:15 pm
 Đêm 7.1.1979 lính C2 chúng tôi đói lắm cũng may anh nuôi kịp nấu mấy nồi cơm khi bị bắn pháo 37 và 57 ly tại đầu cầu Monyvong , khi có lệnh hành quân tiếp thì cơm vừa kịp sôi nên phải gánh theo cái bếp lửa , thế rồi cơm nó cũng chín nhưng do kém lửa nên nó chín không ra làm sao cả . Lúc lính trên xe ô tô lúc hành quân bộ bỏ mấy nồi cơm trên xe và sau 12h đêm thì thôi không đi nữa , nằm lại ở đâu đó trong cái thành phố ma này , với hàng hiên rộng không đèn chẳng đóm mọi thứ cứ mờ mờ trước mặt , lúc này nồi cơm được mở ra nhưng không có đồ ăn , chúng nó tha đâu về 1 bao đường kính trắng , dùng dao cắt mãi mới được thôi thì giằng xé nhau vào xúc đường , tồi quát ầm lên mà chẳng thằng nào chịu nghe , cũng chỉ khoảng chục thằng chứ mấy , đường đổ ra ngoài mất một nửa , bực mình lên tôi dốc cả bao đường vào nồi cơm thế là lính chúng tôi ăn cơm với đường kính giữa đường phố Pnom Penh .
 Đen đỉu cho tôi là hết cơm và cũng tối mù mắt nên xúc bắt cơm thì được 3/4 là đường kính . Thôi thì ăn đường kính trừ cơm tối vậy rồi uống nước có sẵn mang theo và nằm ngay cái hiên nhà đó mà oánh 1 giấc cho đến sáng hôm sau .
 Một đêm đáng nhớ . Ha ...ha ....h..a đội quân giải phóng Thủ đô Pnom Penh sau một đêm ngủ dậy bắt đầu đi phá , mọi ngõ ngách mọi thứ được lính lôi hết ra đường , mấy thằng cưỡi trên những chiếc xe máy phóng nhặng đường rồi ném đâu không biết .
 1 tháng trong thành phố và mỗi thằng lính là 1 ông Hoàng xong thiếu mỗi cái là không có cung tần mỹ nữ . ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: GiangNH trong 07 Tháng Giêng, 2010, 11:48:56 pm
 Tối 7/1/1979 cả cái xóm nhỏ nhà em sôi sùng sục, các bà, các cô...ai ai cũng mừng vui. Trẻ em thì đốt lốp xe đạp cũ khói ngùn ngụt chạy khắp xóm vì nghe tin Nông pênh giải phóng. Có lẽ niềm vui lớn nhất của cái làng quê em là: Các anh sẽ trở về!
 Trong niềm hân hoan đó, chỉ có 1 mẹ là âm thầm, vật vã vì người con trai duy nhất của mẹ, là người lính nhập ngũ sớm nhất của xóm(1977).Trước khi nhập ngũ, anh còn xoa đầu em: Tết anh sẽ về, mua cho em 1 bánh pháo tép nhé! Em háo hức chờ đợi. Nhưng mãi mãi anh không trở về từ đất nước Chùa tháp xa xôi đó.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: quyenkh trong 08 Tháng Giêng, 2010, 12:03:31 am
F7 vô Nông Pêng ở một tháng quậy như vậy trách chi khi đơn vị mình qua đó chả còn chi , suốt ngày lang thang tìm của sót lại , may lúc ấy mấy cây xoài dọc đường trái đã lớn nhưng còn xanh đành ăn tạm .
Thời gian rảnh không biết làm chi , vô hoàng cung thì mấy ông trung đoàn gia định gác kỹ , ngắm tượng phật bằng vàng cũng chẳng no , thôi đành vô nhà tù Stung Teng quậy vậy , ngày ấy trong đó còn mấy bộ xương giả cho sinh viên học quân ta lôi ra để giữa đường nhưng có thằng quái nào sợ toàn vì trong Nông Pêng toàn bộ đội VN .
Thích nhất là vô mấy hồ ngâm xác bằng Phọc Môn tìm xác nữ ..he he lính ta ngày ấy chẳng sợ chi , vậy mà khi đến ngày ra quân có đi ngang Nông Pêng khẩu đội 12,7 của mình ngày xưa còn mỗi một mình , thằng Việt bị thương chờ giám định một năm sau đó mới được về .
Người phát hiện ra cái hồ ấy là anh Lộc Hòa A phó , cái lão quỷ ngày vô đó đến mấy bận tìm cái cây dài chọc vô hồ nâng xác lên nhì hé hé ..vẫn đủ cả .., thế mà anh ấy là người hy sinh thứ hai trong khẩu đội sau thằng Tới .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 08 Tháng Giêng, 2010, 12:14:28 am
 Xin chia buồn tới người Mẹ hàng xóm nhà Giang .k17 , nỗi đau của người mẹ đó cũng giống như nỗi đau của những bà mẹ có con đi cùng đoàn với chúng tôi hôm đó .
 Gần 600 người lính ra đi ở cái tuổi 18 đó và chưa đủ 200 trở về sau 5 năm chiến đấu trên cái mảnh đất mà chúng tôi không hề có 1 chút tình cảm nào .
 Chúng ta có thể hình dung xem E 209 chúng tôi năm 1978 bổ xung quân tổng số 21 lần thì chúng ta sẽ hiểu mức độ tàn khốc của cuộc chiến bên BG .

 Khi chúng tôi đi ra khỏi Pnom Penh trong đó còn nhiều thứ lắm , ăn hết làm sao được , có điều anh em không chịu đi xa kiếm thôi , sao không ra đường mà ngắm chứ vào cái bể phóc môn đó thì ngắm được cái gì ?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hp10/76 trong 08 Tháng Giêng, 2010, 04:53:51 am
  Ngày 7 / 1 / 1979 tôi chẳng nghe được 1 tin gì hết . Có thể chúng tôi là những con bệnh của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam ta lúc này chăng . Tôi thì đang ôm ngực ho sù sụ trên giường bệnh ở viện 145 của Quân Đoàn 1 ở tại thị trấn Tam Điệp , Ninh Bình , tỉnh Hà Nam Ninh cũ . Tiếc cho hoàn cảnh của mình lúc này quá . Không được nghe tin vui chiến thắng cùng các chiến hữu .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: yta262 trong 08 Tháng Giêng, 2010, 04:57:17 am
Ngày 7/1/79, trong C không ai có radio nên không ai biết tin chiến thắng. Phnom Pênh giải phóng vào ban trưa, nhưng mãi đến nửa đêm 7/1/79 thì C công binh của em mới nhận được tin chiến thắng. Thiệt ra là biết tin chiến thắng kèm theo quân lệnh ngày mai lên đường đánh Siêm Riệp, khi ấy có biết Siêm Riệp là bao xa, chỉ biết là thọc sâu vô đất K. thôi. Đêm 7/1/79, giữa lúc ae đang say ngủ bỗng dưng nghe Ctrưởng la lớn:"Nông Pênh giải phóng rồi". Bọn tôi còn tưởng bị địch tập kích nữa chứ. Lúc đó cả đơn vị dậy nấu trà, đem kẹo lạc ra ăn bàn chuyện chiến sự, các đàn anh lính 76 còn đồ đoán nay mai đơn vị sẽ rút về nước lại trước tết, lần này giống như hai lần trước, chỉ cho Pốt biết quyết tâm của QDVN và dân VN anh hùng! Vả lại khi học chính trị ở trong rừng Lò Gò cách đó 1 tháng, ae chỉ được phổ biến đi làm nghĩa vụ quốc tế, không có nghe phổ biến sứ mệnh giải phóng K. cao cả như vậy. Hehehehe, yta nhớ lại trước khi leo lên xe ở Xa Mát, còn hứa lèo với thằng em 10 tuổi ở xã Tân Lập sẽ trở về Tân Lập ăn Tết nữa chứ, vậy mà đi 1 nước mút chỉ cà tha. Ngay sáng hôm sau 8/1/79, đơn vị rời phum Hốt Ta (gần Krếch) thẳng tiến theo lộ 7 lên Kampong Chàm để chờ đến lượt vượt sông Mekong, để rồi ngày 10/1/79 thọc sâu tới tận Siêm Riệp & Puốk.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tribeco trong 08 Tháng Giêng, 2010, 09:24:13 am
Ngày mai  07.01.2010, kỷ niệm 31 năm QDNDVN tiến vào giải phóng Nông pênh. Đàn em xin mở cái "tố pít" này, hy vọng các CCB BGTN nhớ lại cái ngày "xa xứ" đó.
he he... Sao bữa nay mình mới thấy cái "tố pít" này . Ngày ấy tribeco còn mài đũng quần ở trường... nhưng hôm qua cũng có treo tấm thiệp mừng đàn anh bên trang e55, thôi thì nhân tiện cũng mang sang đây ký gửi gọi là góp vui  ;D
(http://farm5.static.flickr.com/4021/4254357608_b353de9708_o.jpg)


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tai_lienson trong 08 Tháng Giêng, 2010, 03:09:42 pm
Ngày mai  07.01.2010, kỷ niệm 31 năm QDNDVN tiến vào giải phóng Nông pênh. Đàn em xin mở cái "tố pít" này, hy vọng các CCB BGTN nhớ lại cái ngày "xa xứ" đó.
Sau 2 ngày luồn sâu đánh chiếm sở chỉ huy f174 địch tại Am púc trên trục đường 7, ngày 31/12/79 trung đoàn tôi đánh lên Chi Peng bắt liên lạc với f10 , đánh vòng về Kreechs bắt liên lạc với F3o2 và được lệnh đánh dọc 2 bên đường 78 bảo vệ sườn cho F10 thọc sâu . Sáng 7/11 đang rượt nhau với P ở cánh đồng bên trái đường 78 tối 7/1 đang ngủ ở một rìa phum nào đó sát O Răng Âu nghe thông tin kêu toáng ;Giải phóng Nông Pênh , chúng tôi bật dậy ôm nhau hò reo và xả đạn lên trời , lúc đó tôi và anh em nghĩ thế là hết chiến tranh và mình đang sống ....thật ngớ ngẩn


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hieuc3d26f7 trong 11 Tháng Mười, 2010, 11:06:53 am
Ngày mai  07.01.2010, kỷ niệm 31 năm QDNDVN tiến vào giải phóng Nông pênh. Đàn em xin mở cái "tố pít" này, hy vọng các CCB BGTN nhớ lại cái ngày "xa xứ" đó.

Đã lâu không lên mạng nay mở ra gặp Topic của bạn GiangNH với chủ đề “ Ngày 07/01/1979 - các anh đang làm gì, ở đâu?”. Chủ đề khá hay, mình muốn viết vài lời cùng bạn GiangNH.
Sáng sớm ngày 07/01 mình cùng anh Trần Cường trung đoàn trưởng, anh Vũ Xuân Cưu tham mưu trưởng E209 (ở xe chỉ huy) đến phà Niết Lương với bộ phận của D8 cùng E141 và xe tăng thiết giáp của quân đoàn tiến vào thành phố.
Bộ phận vào thành phố lúc đầu khoảng hơn 10h30’, bọn mình đi sau đến 11h trưa mới vào thành phố. Thành phố lúc này hầu như không có dân, chỉ có bộ đội ta và địch, xe của địch vứt ngổn ngang trên đường. Anh Trần Cường biết lái xe, lấy xe chiến lợi phẩm của địch lái, trên xe chỉ có anh Trần Cường và tôi với 1 chiếc máy thông tin, lúc này vẫn chưa liên lạc được với sở chỉ huy Sư đoàn. Ngồi trên xe tôi rất sợ, không fải sợ địch mà sợ bộ đội ta bắn nhầm như là D7 đánh nhầm xe của F9 khi trên đường 1. Tôi nói với anh Cường “Thủ trưởng không dùng xe của địch nữa! Nếu dùng bộ đội ta không biết sẽ bắn nhầm”. Lúc này anh mới dời bỏ chiếc xe của địch.
Chiều ngày hôm đó, chúng tôi đến những mục tiêu mà đơn vị đảm nhiệm, đêm hôm đó thì ở ngoài đường phố cùng với mấy khẩu pháo 105 của E210 vừa mới vào chiều nay. Tôi ra thu chiếc radio và cát-sét chiến lợi phẩm, tôi đưa chiếc cát sét cho anh Vũ Xuân Cưu, tôi nói: “Tặng thủ trưởng”. Anh Cưu bắt tôi vứt đi, không được vi phạm chiến lợi phẩm. Tôi vứt chiếc cát sét ra mé đường và giữ lại chiếc radio để nghe.
Khoảng 8-9h tối, địch bắn pháo từ phía sân bay PôChenTông vào D7. Ngay đêm hôm đó, D7 phải tác chiến ở hướng sân bay. Chúng tôi không ngủ, tôi mở đài BBC, Bắc Kinh không thấy đài nào đưa tin bộ đội ta đánh vào Phnôm Pênh. Sáng hôm sau tôi đến D7, các anh ở D7 đã đánh vào kho đông lạnh của giặc và thu được rất nhiều tôm. Cả ngày mồng 8 chúng tôi uống rượu ngoại với tôm - thứ chiến lợi phẩm vô cùng bổ dưỡng và hợp khẩu vị ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 11 Tháng Mười, 2010, 06:15:26 pm
 Bác lính thông tin C3 D26 F7 ơi !
 Ngày đó chỉ có lính D7 E209 là có rượu ngoại và tôm hùm bóc vỏ trong kho đông lạnh ngay đầu sân bay Puchentong thôi nhé  ;D
 Đội hình E209 lúc đó thì chỉ có mỗi D7 là ở chỗ " Thơm " nhất còn D8 D9 thì  "Quoai " hơn .
 Rượu thì trong sân bay khu gian hàng miễn thuế từng thùng lớn bê về , thuốc lá Globe cả kiện to như cái tủ lạnh các D khác anh em sang xin thuốc lá cho nhau cả thùng và tôm hùm trong kho đông lạnh ăn mệt nghỉ .
 Một điều mà các bác lính đơn vị khác sang lấy đồ bên D7 ít người biết là trong kho đông lạnh lúc đó có cả cá mực và lòng tim gan lợn rất nhiều xong các anh em thường lấy tôm hùm về ăn còn những thứ kia thì ...chê . ;D
 Trong kho tàng cổ tích VN có chuyện ; Cây khế , ăn quả khế trả cục vàng may túi 3 gang mang đi mà đựng .
  Vậy thì :
 Bác lính thông tin C3D26F7 ăn tôm hùm uống rượu ngoại của D7 thì bác định trả lính D7 cái gì đây ?  ;D
  Lính D7 không nhận bánh đậu xanh Hải dương đâu bác nhé  ;D
 Không ai dại đi đổi tôm hùm lấy bánh đậu xanh thế đâu . ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: GiangNH trong 11 Tháng Mười, 2010, 06:53:38 pm
 Các bác cho em hỏi về gần chục(hoặc hơn chục) cái xe tăng bị cháy bên đường, mà các bác cựu F7 và các bác cựu của F khác đều nhìn thấy?
Xe của ta hay Pốt nhỉ? Nếu xe của Pốt thì đơn vị nào bắn?

Nói là xe của ta thì hơi vô lý. Bác Khiêm, cựu C11D3E141F7 lúc nào cũng khẳng định: E141 chỉ có 3 xe M113 bị bắn cháy, 2 xe bên Bờ tường ủi, 1 xe nữa ở gần Hoàng cung(sau này bác nói lại là gần cầu gì đó) khoảng 10h ngày 7/1/1979. Bác ấy vẫn cay cú vì thằng Pốt nó không bắn xe tăng đi trước mà nó bắn vào đúng thùng dầu trên xe M113 mà bác ấy ngồi cùng với khoảng 20 lính đang thần tốc tiến vào Nông pênh. Bác ấy thoát chết vì bị bỏng nhẹ, nhưng vẫn khen xạ thủ B40 của địch bắn giỏi. Bác ấy hiện nay là 1 lão nông mẫu mực, luôn coi mình và đồng đội là các chiến sĩ tình nguyện thực sự!

 Nghe 2 bác kể thì khoảng 10h30 7/1/1979 bác Hiệu đi qua đã nhìn thấy vận tải đang thu dọn tử sĩ nơi xe M113 bị bắn. Chiều hôm ấy bác BY đi qua thì ngọn lửa trên xe đã bị dập tắt(Bác Khiêm bảo không ai dập đâu, nó cháy mãi rồi tự tắt đấy, 14/20 lính C11 bị thương nặng)

 PS: Nếu bác Hiệu có gặp bác V.Cưu thì cho bác T.Bê cựu B3C3D7E209F7 gửi lời nhắn: Số phận con ngựa hôm đi càn thế nào rồi, đang đi, em tóm được, rồi em cưỡi luôn, ngất ngưởng như dân du mục, sếp lại bảo nộp E ngay lập tức để trả lại cho dân, sếp có trả cho dân không hay "khử" rồi?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: quyenkh trong 13 Tháng Mười, 2010, 11:42:35 pm
Hơn 30 năm giài phóng Nông Pêng hôm nay uỷ ban phương cho người đưa xuống tờ giấy này hic hic
(http://i642.photobucket.com/albums/uu143/quyenkh/2-11.jpg)

(http://i642.photobucket.com/albums/uu143/quyenkh/1-14.jpg)


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 13 Tháng Mười, 2010, 11:48:40 pm
hơ hơ, hàng của em giống của bác quyềnh, như vậy là của lão H3 già phải xem lại bác nhẩy ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 15 Tháng Mười, 2010, 11:09:13 am
 Chiều 10.10 vừa qua BY có đi giao lưu với một số anh em CCB thuộc Quận Đống đa HN , trong số anh em này thuộc nhiều đơn vị chiến đấu , lính già thời KCCM cũng có và lính trẻ cầm súng ở 2 đầu của đất nước trong giai đoạn khó khăn nhất cũng nhiều .
 Loanh quanh thế nào đó lại gặp một số anh em cũ trước đây cùng huấn luyện với BY cùng E584 thuộc QK3 năm 1978 . Lúc đó E584 có 6 tiểu đoàn thì 1 2 3 lên BGPB và 4 5 6 vào BGTN , khi đó D6 đi trước D5 của BY 3 ngày và qua buổi giao lưu này mới biết lúc đó lính D6 vào BGTN bổ súng quân cho F341 QD4 và đơn vị rút ra Bắc bảo vệ BGPB vào năm 1982 .
 Vậy là hội cùng nhập ngũ với BY một ngày còn thiếu lính D4 E584 vào chiến trường BGTN là chưa biết sau này bổ sung về đơn vị nào lúc đó .
 Trong buổi giao lưu gặp vài lính F9 có 1 ông nhận là lính vệ binh bảo vệ cho F trưởng F9 lúc trên đường vào GP Phnom Penh . Nhưng bác này nhầm lẫn nhiều quá , hỏi vụ F7 và F9 nện nhầm phải nhau trên đường QL1 tối 4.1.1979 thì không biết trong khi đó thì cứ khăng khăng nói F trưởng F9 có mặt tại bên kia cầu Monyvong vào ngày 3.1.1979 ( trước F7 vào Phnom Penh 4 ngày ) .
 Thấy lão cứ xưng xưng mọc mọc nói thì BY hỏi hóa ra lão này thương binh nặng 91% thương tật ( hết bậc ) và hiện còn gần chục mảnh đạn trong não không lấy ra được nên đành phải chung sống chan hòa với nó .
 Hôm qua 14.10 cả nhóm này lại mời BY đi giao lưu tiếp , trong nhóm 6 7 anh em thì cả đám đều là thương binh sọ não , chẳng biết ngày ở đơn vị chiến đấu ra sao mà toàn bị thương vào đầu . BY kết luận :
- Tại chúng mày ngày đó khi tác chiến không chịu đội mũ sắt .
 ( Lính F341 đánh GP Pousat  Leck năm 1979 và cũng từng vào rừng F339 ) .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 15 Tháng Mười, 2010, 04:23:42 pm

 Khoảng 5h30 chiều chúng tôi qua cầu Monyvong (Sài gòn ) . Bước chân những người lính Tình nguyện đầu tiên của hướng F7 được đi bằng phà của hải quân VN qua sông Mekong đã dộn bước , trận pháo kích 37 và 57ly của địch từ sân bay Puchentong cũng tới tấp bắn vào vị trí đầu cầu bên bờ thành phố , lính D7 chúng tôi khi đó bị thương và hy sinh vài người ở vị trí đầu cầu này .
 

       Bác BinhYen !  Chắc chắn là bác bị pháo kích của địch khi đi đến đầu cầu bên bờ thành phố rồi. Tôi hỏi một chút. Sân bay Puchentong nằm xa bờ sông như vậy sao pháo cao xạ 37 và 57 lại pháo kích (bắn thẳng) đến chỗ các bác được ?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 15 Tháng Mười, 2010, 11:24:59 pm
 Bác TichtuongNhuLe !
 Vâng khoảng hơn 5h chiều đơn vị của em mới qua đầu bên này cầu Monyvong , khi đó chưa kịp ổn định đội hình đã bị pháo kích của địch từ thẳng hướng vào thành phố dập túi bụi ngay đầu cầu , khi đó C2 nằm bên phải đội hình nên không hề bị dính đạn những C1 đỗ xe ngay chính giữa bùng binh thì dính nặng và C3 bên trái đội hình thì bị ít hơn , lúc đó lính C2 chạy dạt về bên phải cầu theo con đường và nấp dưới những nhà cao tầng , từ đó có thể thấy rõ bằng mắt những viện đạn pháo 37 và 57 nối đuôi nhau lao xuống đầu cầu nổ bung bét trên mặt đường nhựa .
 Nếu như để khẳng định là từ đâu bắn tới thì quả thật lúc đó BY em không biết nhưng ngày hôm sau khi đơn vị của em đánh vào đầu sân bay Puchentong thì tác chiến E209 cùng BCH D7 lúc đó đi cùng đội hình C2 vào đánh chiếm sân bay cho biết là : Chiều tối hôm qua pháo phòng không từ sân bay bắn tới đầu cầu Monyvong lúc D7 đổ quân ngay đầu cầu .
 Chuyện BY em nghe được lúc đó và biết như vậy , nhớ lại như vậy và hôm nay cũng viết lại như vậy còn có chính xác hay không thì quả thật rằng BY em không dám khẳng định .
 Mấy năm chinh chiến bên K BY em có 2 lần chứng kiến pháo phòng không 37 và 57 ly giá ngang bắn bộ binh , lần thứ nhất là ngay đầu cầu Monyvong , lần thứ 2 là từ núi tù chính trị trên đường 51 lính pháo binh E210 của F7 bắn chi viện cho D7 lên hướng núi Novea , tầm đạn nổ ngay trước mặt BY rất chính xác và theo ước lượng khoảng cách khoảng 10km trên bản đồ , vậy thì từ hướng sân bay Puchentong về đầu cầu Monyvong chắc cũng khoảng cách đó , bởi vậy theo suy đoán của BY cũng như sự khẳng định của tác chiến E209 lúc đó chắc không sai bác ạ . ;D
 


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 16 Tháng Mười, 2010, 12:05:15 am
nếu 37ly và 57 bắn trực tiếp thì phải ở chỗ có tầm quan sát thoáng. Còn không thì phải manh lên nhà cao tầng trong sân bay PọChenTong bắn "tà âm" thì mới trúng chỗ bác BY.
năm 1984 khi bắn xăm lên điểm cao 547 thì củng phải kéo vô trong phạm vi quan sát được lúc ấy mới giã. Chứ 10 km thì xa quá.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: TichTuongNhuLe trong 16 Tháng Mười, 2010, 12:47:14 am
nếu 37ly và 57 bắn trực tiếp thì phải ở chỗ có tầm quan sát thoáng. Còn không thì phải manh lên nhà cao tầng trong sân bay PọChenTong bắn "tà âm" thì mới trúng chỗ bác BY.
năm 1984 khi bắn xăm lên điểm cao 547 thì củng phải kéo vô trong phạm vi quan sát được lúc ấy mới giã. Chứ 10 km thì xa quá.

       Tôi đồng ý với OngBom. Nếu sân bay ở địa hình cao và nhìn thẳng tới được cầu thì khi bắn thẳng mới không vướng nhà cửa. vận tốc đầu nòng của pháo phòng không rất lớn, họ không thể bắn cầu vồng như pháo thường được.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Hai Kinh Tế trong 16 Tháng Mười, 2010, 02:58:29 am
nếu 37ly và 57 bắn trực tiếp thì phải ở chỗ có tầm quan sát thoáng. Còn không thì phải manh lên nhà cao tầng trong sân bay PọChenTong bắn "tà âm" thì mới trúng chỗ bác BY.
năm 1984 khi bắn xăm lên điểm cao 547 thì củng phải kéo vô trong phạm vi quan sát được lúc ấy mới giã. Chứ 10 km thì xa quá.

       Tôi đồng ý với OngBom. Nếu sân bay ở địa hình cao và nhìn thẳng tới được cầu thì khi bắn thẳng mới không vướng nhà cửa. vận tốc đầu nòng của pháo phòng không rất lớn, họ không thể bắn cầu vồng như pháo thường được.

  Theo tôi nhớ tầm bắn hiệu quả của 37ly đối với máy bay là 3000m và tầm bắn xa là 5000m hay 7000m (lâu quá không nhớ chính xác nữa), như vậy thì theo như Bác BY nói có lẻ là bị 57ly rồi, nhưng cũng hơi khó vì 57ly phãi ở vị trí trên đồi cao mới có thể đạt được tầm bắn như vậy. Đúng như bác TTNL pháo cao xạ không có đường cong trong đường đạn bắn đi ( trong tầm hiệu quả), biết đâu là 85 hay 100 ly ( tầm hiệu quả 100ly khi bắn máy bay là 10.000m), khi chiếm sân bay Puchentong bác BY có thấy các loại này không ?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: kimlien trong 16 Tháng Mười, 2010, 12:51:51 pm
năm 1984 khi bắn xăm lên điểm cao 547 .....
37 ly C2D14F307 chi viện cho mũi vu hồi của D5E94 bắn chỉ cách điểm của địch gần 4km thôi.
Vị trí là điểm 103 cách làng Chanh về hướng Bắc - Đông  bắc gần 3km nơi có một trận địa phát triển của E576.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: ongbom_f2 trong 16 Tháng Mười, 2010, 01:20:38 pm
37 ly C2D14F307 chi viện cho mũi vu hồi của D5E94 bắn chỉ cách điểm của địch gần 4km thôi.
Vị trí là điểm 103 cách làng Chanh về hướng Bắc - Đông  bắc gần 3km nơi có một trận địa phát triển của E576.
Còn d14f2 thì cũng chỉ có 4 khẩu đội bắn chi viện cho e368 từ chỗ phát triển đưa 85ly lên bắn trực tiếp sau đó mới ...quăng "lựu đạn chùm " vào đám lộ thiên, thằng nào chui vô núi thì cũng chết tức với 85ly .Mà chúng nó đâu có nhiều, trốn sạch trước khi ta làm chủ CC547. ;)


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 16 Tháng Mười, 2010, 01:50:40 pm

       Tôi đồng ý với OngBom. Nếu sân bay ở địa hình cao và nhìn thẳng tới được cầu thì khi bắn thẳng mới không vướng nhà cửa. vận tốc đầu nòng của pháo phòng không rất lớn, họ không thể bắn cầu vồng như pháo thường được.

  Theo tôi nhớ tầm bắn hiệu quả của 37ly đối với máy bay là 3000m và tầm bắn xa là 5000m hay 7000m (lâu quá không nhớ chính xác nữa), như vậy thì theo như Bác BY nói có lẻ là bị 57ly rồi, nhưng cũng hơi khó vì 57ly phãi ở vị trí trên đồi cao mới có thể đạt được tầm bắn như vậy. Đúng như bác TTNL pháo cao xạ không có đường cong trong đường đạn bắn đi ( trong tầm hiệu quả), biết đâu là 85 hay 100 ly ( tầm hiệu quả 100ly khi bắn máy bay là 10.000m), khi chiếm sân bay Puchentong bác BY có thấy các loại này không ?
[/quote]
 Đêm 7.1.1979 cho đến rạng sáng 8.1 cả Phnom Penh im ắng lạ thường , trong thành phố không hề có sự phản công nào của địch trên đường phố chỉ có xe của các đơn vị QTN VN chạy ngang dọc giữa những đường phố .
 Tầm gần trưa thì D7 của E209 có lệnh lên xe đánh ra hướng sân bay Puchentong , lúc đó chúng tôi đi đường nào thì không rõ nhưng khi xuống xe thì từ hướng ngã 3 QL4 vòng vào cửa chính của sân bay . Lúc đó thì QK9 đã có 1 đơn vị vào đây trước rồi , lính D7 và QK9 lẫn lộn vào nhau và hình như số anh em này là những cán bộ cấp E trở lên chứ không phải chỉ có lính tráng như QD4 , đi cùng họ có những máy thông tin với chiếc ăng ten cao vút sau đó anh em QK9 rút khỏi vị trí đó chỉ còn lại lính QD4 ở lại sân bay .
 Lính E209 của F7 đóng quân dọc theo mặt trước sân bay đến trường ĐH Bách khoa K , 3 D bộ binh chia 3 khúc đường và D7 của chúng tôi đóng quân ngay mặt chính của cửa sân bay Puchentong ra nằm trong cái phum giữa đường sắt và cổng sân bay . Lúc đó chúng tôi nghe nói lính đơn vị E165 (34) đóng quân bên kia của sân bay , bên trong sân bay chúng tôi không được vào vì ở đó có một đơn vị lính bác Hênh đang chốt giữ chỉ có một bộ phận nhỏ lính bác Hênh ở cùng D7 đóng quân tại kho đông lạnh .
 Trong và hành lang sân bay rất rộng , mỗi đơn vị làm nhiệm vu một hướng lính tráng có thể tự do đi lại trong khu vực đơn vị mình đảm nhiệm thôi chứ không được đi lại lung tung nên BY lúc đó không nhìn thấy loại pháo nào của địch bỏ lại tại sân bay . Đơn vị của BY không được vào trong sân bay chỉ bảo vệ vòng ngoài thôi .
 Từ ngoài đường nhìn vào sân bay cách đường khoảng 300m BY chỉ nhìn thấy mấy chiếc máy bay màu trắng bên trong , nhưng quả thật là thấy nó dại lắm không như những chiếc máy bay từng nhìn thấy trong bảo tàng KQ , anh em C2 từng cá cược nhau đó là máy bay thật hay giả ?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: dksaigon trong 16 Tháng Mười, 2010, 03:57:23 pm
Theo binhyen với những chi tiết về bị pháo phòng không của Pốt bắn tại đầu cầu Monivong thì đúng là không thể là pháo đặt tại sân bay Pochentong bắn tới vì khoảng cách xa và bị phố xá che khuất!
Vấn đề ở chỗ là: không hẳn mấy khẩu 37ly ( hay 57ly?) đó đặt ở trong sân bay mà nó chỉ ở gần đầu cầu thôi, cao lắm là 1.000m thôi vì con đường thẳng từ đầu cầu chạy thẳng hướng đông-tây khoảng 1 cây số là cua ngoặt hướng tây bắc là hướng đi sân bay!

Hồi những ngày cuối tháng 4/75, tôi có thấy QĐ Sài gòn bố trí phòng thủ sân bay Biên Hòa, kéo mấy xe pháo phòng không loại áng chừng 40ly, đậu ngay trên đường xa lộ Hà Nội bây giờ với khoảng cách với sân bay khoảng 6km đường chim bay. Ở vị trí đó mà tôi thấy thì nó cũng nhắm thẳng đến cầu hang xe lửa ( cầu sập ), là chỗ binh trạm Long Bình mà rất nhiều bác cựu biết.
Trường hợp Pốt phòng thủ sân bay Pochentong cũng có thể như vậy, vị trí đặt pháo phòng không đó ngay ở khúc cua cách cầu Monivong không đến 1.000m và cũng để nhắm bắn thẳng vào BB đối phương luôn! và không chừng cũng chính là loại xe pháo phòng không của quân LonNon mà Pốt thu được từ hồi tháng 4/75. Khi bắn vào đội hình F7 xong thì mấy chiếc này chạy mất nên không thấy binhyen biết được chi tiết gì về mấy khẩu pháo PK đó ở đâu!

Mấy bác rành về pháo PK có thể lý giải chính xác, tôi chỉ giả thuyết trên thực địa thôi! ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: kimlien trong 16 Tháng Mười, 2010, 04:37:05 pm
Mà chúng nó đâu có nhiều, trốn sạch trước khi ta làm chủ CC547. ;)
Tình hình chung mà Bác. Nhưng D6 cũng kiếm được một mớ Pốt kha khá hơn các mũi khác đấy chứ ! ;D ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 16 Tháng Mười, 2010, 09:47:27 pm
Theo binhyen với những chi tiết về bị pháo phòng không của Pốt bắn tại đầu cầu Monivong thì đúng là không thể là pháo đặt tại sân bay Pochentong bắn tới vì khoảng cách xa và bị phố xá che khuất!
Vấn đề ở chỗ là: không hẳn mấy khẩu 37ly ( hay 57ly?) đó đặt ở trong sân bay mà nó chỉ ở gần đầu cầu thôi, cao lắm là 1.000m thôi vì con đường thẳng từ đầu cầu chạy thẳng hướng đông-tây khoảng 1 cây số là cua ngoặt hướng tây bắc là hướng đi sân bay!

Hồi những ngày cuối tháng 4/75, tôi có thấy QĐ Sài gòn bố trí phòng thủ sân bay Biên Hòa, kéo mấy xe pháo phòng không loại áng chừng 40ly, đậu ngay trên đường xa lộ Hà Nội bây giờ với khoảng cách với sân bay khoảng 6km đường chim bay. Ở vị trí đó mà tôi thấy thì nó cũng nhắm thẳng đến cầu hang xe lửa ( cầu sập ), là chỗ binh trạm Long Bình mà rất nhiều bác cựu biết.
Trường hợp Pốt phòng thủ sân bay Pochentong cũng có thể như vậy, vị trí đặt pháo phòng không đó ngay ở khúc cua cách cầu Monivong không đến 1.000m và cũng để nhắm bắn thẳng vào BB đối phương luôn! và không chừng cũng chính là loại xe pháo phòng không của quân LonNon mà Pốt thu được từ hồi tháng 4/75. Khi bắn vào đội hình F7 xong thì mấy chiếc này chạy mất nên không thấy binhyen biết được chi tiết gì về mấy khẩu pháo PK đó ở đâu!

Mấy bác rành về pháo PK có thể lý giải chính xác, tôi chỉ giả thuyết trên thực địa thôi! ;D

Trong quansuvn, có chỗ nói về "chiến cụ" của CSBV, sách do QLVNCH in năm 1964 (trích từ nguồn tài liệu của Chiangshan cung cấp), có thể coi xem các pháo 37mm, 57mm có tầm thế nào nhá:


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hungnguyen0360 trong 16 Tháng Mười, 2010, 10:44:04 pm
Lúc ấy tôi còn làm thợ máy E 660 ở Tân cảng,GP phnompenh xong đi theo tàu gỗ Trà nóc -phnompenh,chở quân QK 9 sang,kiếm được mảnh pho tá là thấy mừng lắm rồi.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: soldier1978 trong 16 Tháng Mười, 2010, 10:56:33 pm
Hơn 30 năm giài phóng Nông Pêng hôm nay uỷ ban phương cho người đưa xuống tờ giấy này hic hic
Em cũng nhận được tờ khai này, các bác có biết họ làm cái gì không ạ ?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Hai Kinh Tế trong 18 Tháng Mười, 2010, 03:22:24 am
[
Mấy bác rành về pháo PK có thể lý giải chính xác, tôi chỉ giả thuyết trên thực địa thôi! ;D
[/quote]

 Trên lý thuyết thì tứ 57ly trở lên là bắn tới nhưng phãi ở trên đồi cao.
 Trong thực tế đi bắn thẳng thường là 23 & 37ly thôi bởi thao tác tác chiến nhanh gọn hơn và khi tác xạ cũng nhanh và hiệu quả hơn. Khi đi bắn thẳng trong các chiến dịch với bb 23 & 37ly thường nằm ở
khoảng cách từ 1- 2 cây số đó là cự ly tác xạ tốt nhất và an toàn nhất (địa hình thường trốn trãi hoặc cây không cao, không cao nhiều). Với trường hợp cần thiết trên đường cơ động vừa đi vừa tác chiến cũng được ( hạ càn chống nòng pháo là bắn thôi).
 


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: taxek9 trong 25 Tháng Mười, 2010, 05:46:08 pm
Hơn 30 năm giài phóng Nông Pêng hôm nay uỷ ban phương cho người đưa xuống tờ giấy này hic hic
Em cũng nhận được tờ khai này, các bác có biết họ làm cái gì không ạ ?
Bác còn được phường báo và đưa cái tờ giấy ấy mà "khai" chứ em thì nghe loáng thoáng chạy về phường TK,q7 hỏi và được d/c trưởng hội CCB phường đưa cho đem về khai nộp ngày 19/10/2010-trước hạn một ngày


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 25 Tháng Mười, 2010, 07:30:40 pm
 Tôi cũng vừa nhận được tờ khai của đối tượng làm nhiệm vụ quốc tế tại Lào , Cam-pu-chia và trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau ngày 30.4.1975 do tổ trưởng dân phố mang tới tận nhà và thúc khai ngay mai mang nộp vì sắp hết ...hạn . ;D
 Đúng là sau 31 năm 9 tháng 18 ngày tính từ ngày GP Phnom Penh hôm nay mới thấy có sự nhòm ngó tới những thằng lính từng đánh nhau " bục mặt " ngày đó , chưa biết có được cái gì không nhưng ít nhất thì cũng thấy để tự an ủi mình rằng : Cuộc chiến tranh mà mình tham gia hôm nay cũng được nhớ đến , ít nhất là như vậy không dám mong được vinh danh . ;D
 Phần dưới tờ khai Ghi chú :
 Trường hợp đối tượng từ trần thì thân nhân chịu trách nhiệm đứng khai .
  ;D ;D Thế cũng an ủi phần nào cho những đồng đội khác không may đã mất .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: GiangNH trong 25 Tháng Mười, 2010, 07:43:45 pm
 Mấy bác cựu chỗ em thì nói: Cám ngon không đến mồm lợn sề,bảo khai thì cứ khai, không hy vọng gì đâu, nếu có giỏi lắm được vài "củ"-không tác dụng gì? Nhưng không sao, muộn còn hơn không, chỉ khổ những đồng đội đã hy sinh!

 Mấy bác còn nói: Bây giờ mà xảy ra oánh nhau, con mình phải đi lính, mình sẽ bảo "Bố đi thay mày, vì tao thiện chiến hơn chúng mày"(Hình như "lão" nhớ dai đã từng nói câu này)


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: cb479 trong 06 Tháng Mười Hai, 2010, 08:33:12 pm
 
Ngày mai  07.01.2010, kỷ niệm 31 năm QDNDVN tiến vào giải phóng Nông pênh. Đàn em xin mở cái "tố pít" này, hy vọng các CCB BGTN nhớ lại cái ngày "xa xứ" đó.
ngày 07 tháng 01 năm 1979 tôi đang ở bến sambo bên bờ sông MEKONG cách thị xã KRATIE 30 KM về hướng STUNGTRENG , cả đơn vị đang chuẩn bị hạ thủy bộ cầù phà vượt sông nhẹ có tải trọng 30 tấn khi có lệnh của quân khu...để đưa bộ đội vượt sông MEKONG tiến đánh về KOMPONGTHOM , mục đích là để bao vây diệt gọn đám khơ me đỏ , không cho chúng tẩu thoát về phía biên giới thái lan .
tôi tiến vào thĩ xã KRATIE vào ngày 05 tháng 01 năm 1979 và thẳng tiến lên bến SAMBO cùng ngày , ngày 06 tháng 01 năm 1979 thì trung đoàn 25 công binh đã hạ thủy bộ cầu phà nặng với tải trọng 50 tấn và đã đưa được xe thiết giáp M113 và bộ binh qua bên kia bờ sông MEKONG sau khi pháo 105 ly của ta bắn dọn bãi .
trên bờ sông MEKONG ở bến SAMBO lúc đó ..đen nghẹt bộ đội đang chờ vượt sông ..vừa người , vừa khi tài quân sự , tăng , pháo ..xe...trong khi đó pháo của ta đang bắn liên khúc qua bờ sông bên kia để dọn bãi , chuẩn bị cho bộ đội vượt sông , lúc đó tôi nghĩ..nếu mà pốt có pháo...nó mà thổi qua là phe ta thiệt hại về người rất nặng nề ..vì..người trên bờ sông chờ đỗ bộ qua bên kia sông đông như kiến ..đen nghẹt...


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: sapaco trong 09 Tháng Mười Hai, 2010, 02:35:18 pm
mình thì ở F 5, vượt sông mê kông, qua sông ở được tới ngày thứ hai khoảng giấc trưa đâu độ 13 - 14 giờ là nghe tin giải phóng nông phênh, không hiều sao mình với CB 479 rất gần nhưng lại rất xa, vì khi vượt sông mình qua bằng những chiếc xuồng chỉ chở được 5 -7 ae thôi, và cũng chẳng có pháo nào dọn đường đâu, D 4 E 174 qua sông và lấn vào vài cây số, B mình trấn giữ bờ trái của bến phà mà, lúc đầu chỉ có một ít ae bộ đội, chủ yếu là lực lượng TNXP cuốc tạo bờ lài cho xe quân sự và tăng 113 lên thôi, cái đoạn vượt sông mình nhớ không lầm là không phải ở sầm bô, đoạn này cách thị xã Karache khoảng trên dưới chục cây số thôi, khi những chiếc tăng 113 qua là nhờ phà lớn, mỗi lần đi chỉ có một chiếc thôi, cũng mất mấy giờ mới tới bến bên này, qua chỉ có 4 cái 113 hà


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 09 Tháng Mười Hai, 2010, 02:47:31 pm
mình thì ở F 5, vượt sông mê kông, qua sông ở được tới ngày thứ hai khoảng giấc trưa đâu độ 13 - 14 giờ là nghe tin giải phóng nông phênh, không hiều sao mình với CB 479 rất gần nhưng lại rất xa, vì khi vượt sông mình qua bằng những chiếc xuồng chỉ chở được 5 -7 ae thôi, và cũng chẳng có pháo nào dọn đường đâu, D 4 E 174 qua sông và lấn vào vài cây số, B mình trấn giữ bờ trái của bến phà mà, lúc đầu chỉ có một ít ae bộ đội, chủ yếu là lực lượng TNXP cuốc tạo bờ lài cho xe quân sự và tăng 113 lên thôi, cái đoạn vượt sông mình nhớ không lầm là không phải ở sầm bô, đoạn này cách thị xã Karache khoảng trên dưới chục cây số thôi, khi những chiếc tăng 113 qua là nhờ phà lớn, mỗi lần đi chỉ có một chiếc thôi, cũng mất mấy giờ mới tới bến bên này, qua chỉ có 4 cái 113 hà
Hướng đơn vị bác đi phà nhỏ hay sao mà mỗi lần chỉ đi được 1 chiếc xe ?
 Chúng tôi vượt sông Mê kông trên QL1 bằng phà to mỗi lần 4 đến 6 xe và lính hàng D bộ binh vẫn còn thoải mái .
 Chẳng biết khi đó có phải do ngây thơ quá không nhưng lúc ngồi trên phà tôi còn ra cuối phà cởi đôi giày bốt cao cổ màu đen của lính VNCH cũ ( đơn vị phát đầu chiến dịch ) ngồi ngâm rửa chân dưới dòng nước giữa sông .
 Vô tư cứ như ông sư vào chùa vậy  ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: cb479 trong 09 Tháng Mười Hai, 2010, 03:39:04 pm
mình thì ở F 5, vượt sông mê kông, qua sông ở được tới ngày thứ hai khoảng giấc trưa đâu độ 13 - 14 giờ là nghe tin giải phóng nông phênh, không hiều sao mình với CB 479 rất gần nhưng lại rất xa, vì khi vượt sông mình qua bằng những chiếc xuồng chỉ chở được 5 -7 ae thôi, và cũng chẳng có pháo nào dọn đường đâu, D 4 E 174 qua sông và lấn vào vài cây số, B mình trấn giữ bờ trái của bến phà mà, lúc đầu chỉ có một ít ae bộ đội, chủ yếu là lực lượng TNXP cuốc tạo bờ lài cho xe quân sự và tăng 113 lên thôi, cái đoạn vượt sông mình nhớ không lầm là không phải ở sầm bô, đoạn này cách thị xã Karache khoảng trên dưới chục cây số thôi, khi những chiếc tăng 113 qua là nhờ phà lớn, mỗi lần đi chỉ có một chiếc thôi, cũng mất mấy giờ mới tới bến bên này, qua chỉ có 4 cái 113 hà
tôi cũng không biết vì sao bác lại không thấy pháo binh của ta bắn cấp tập ngày đêm ở bến sambok ..chứ riêng tôi thì không thể ngủ được vì pháo của ta bắn trong ngày 6tháng năm 1979 . tiểu đoàn của tôi có 2 bộ cầu phao ..bộ lớn và bộ nhỏ , bộ lớn thì đã thả xuống sông làm phà rồi , còn bộ nhỏ thì đang chờ lệnh thả xuống...


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: sapaco trong 09 Tháng Mười Hai, 2010, 09:45:20 pm
đúng thế các bác ơi, đơn vị mình khi qua sông mê kông bằng xuồng nhỏ loại bằng gỗ chứ không phải ( khúc sông này hẹp, nước sông mê kông khúc này không chảy xiết, tuy nhiên ở những đoạn giữa sông có nhiều bải đá ngầm, nếu người điều khiển lệch thì xuồng nằm ngay trên những tảng đá ngầm này ) khi đơn vị bộ binh mình qua được thì cũng bắn và nống lên bảo vệ cho TNXP và một ít công binh thực hiện bải đổ bộ cho xe cơ giới ( TNXP dùng cuốc xẻng san bải ) một chuyến chở tăng 113 qua chỉ được một xe thôi, ngày 6, 7 thì được 4 xe 113, tốc độ sang sông chậm lắm, pốt thì chả có một hành động gì, có lẻ hướng này pốt mất dạng rồi.
sang sông mê kông không pháo bắn dọn đâu, một đoàn qua khoảng 5- 8 xuồng chở bộ binh qua tiến chiếm và làm đầu cầu cho các K khác qua thôi


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: dathao trong 09 Tháng Mười Hai, 2010, 11:03:28 pm
Xin chào các đồng đội,trong khi chờ đợi bác Minh D5-E174 và bác Thử D6-E174 vào tụ tập em xin mở hàng cho thằng em, thằng dân quân du kích:
 Khoảng 18h ngày 6/1/1979 C9-D6- E174-F5-QK7 đang ngồi bên sông Mê kông(chẳng nhớ bờ phía nào) đợi xuồng máy để vượt sông. Khoảng 20h30 B1-C9 lên được xuồng vượt sông, đâu đó vẫn có tiếng súng lẻ tẻ. Cả dòng sông tấp nập lính.Tới 21h30 đơn vị sang sông an toàn. Sau đó tập trung đội hình hành quân tới hướng Nông pênh. Sau khi đi hành quân bộ được khoảng 3-5 km, đơn vị nghỉ ngơi ăn cơm, chờ lệnh. Đến nửa đêm, nghe tin Quân đoàn 4(của bác Kinh)đã giải phóng Nông pênh rồi. Thế là cả đơn vị lại quay lại, lại vượt sông rồi chẳng biết đi về hướng nào nữa.  


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: dathao trong 10 Tháng Mười Hai, 2010, 12:05:22 am
Tối ngày 06/01/79 mình đang ở bờ bên kia sông Mekong bến Chompo sau gần ba ngày đêm không ngủ để bạt bến sông cho phà của D741-E 25 cb-Qk 7 chở tăng qua sông truy kích địch
Mình cùng anh em B1-C10-D739-E 25 cb nhìn lên dảy núi cách đó vài trăm mét còn nghe tiếng súng Ak và B40 bắn nhau trên đó
Qua ngày hôm sau,khi ăn cơm trưa vừa xong thì nghe trên báo xuống quân ta đã giải phóng Phnompenh rồi
Mừng quá,tưởng chừng sắp được về nước.Nhưng rồi cứ thế đi mãi hết Kompongcham đến Kompongthom rồi Siem reap và nơi ở lâu nhất của mình là ngả tư Kralanh lộ 68 cho đến khi mình được về năm 81
Đúng là những năm tháng không thể nào quên như bài hát làm cho ca sỹ Cẩm Vân nổi tiếng:Bài ca không quên


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 10 Tháng Mười Hai, 2010, 12:11:58 am
Xin chào các đồng đội,trong khi chờ đợi bác Minh D5-E174 và bác Thử D6-E174 vào tụ tập em xin mở hàng cho thằng em, thằng dân quân du kích:
 Khoảng 18h ngày 6/1/1979 C9-D6- E174-F5-QK7 đang ngồi bên sông Mê kông(chẳng nhớ bờ phía nào) đợi xuồng máy để vượt sông. Khoảng 20h30 B1-C9 lên được xuồng vượt sông, đâu đó vẫn có tiếng súng lẻ tẻ. Cả dòng sông tấp nập lính.Tới 21h30 đơn vị sang sông an toàn. Sau đó tập trung đội hình hành quân tới hướng Nông pênh. Sau khi đi hành quân bộ được khoảng 3-5 km, đơn vị nghỉ ngơi ăn cơm, chờ lệnh. Đến nửa đêm, nghe tin Quân đoàn 4(của bác Kinh)đã giải phóng Nông pênh rồi. Thế là cả đơn vị lại quay lại, lại vượt sông rồi chẳng biết đi về hướng nào nữa.  

Đơn vị QD4 của bác Kinh là đơn vị nào mà GP Phnom Pênh sớm thế  ;D ???
 GP trước sử sách đã ghi 12h đồng hồ .
 Hình như bác này nhầm ngày 7.1 thành 6.1.1979 thì đúng hơn . Nếu là ông Kinh thuộc thông tin D9 E209 F7 QD4 thì cái D9 của ông Kinh này còn vào sau D7 chúng tôi khoảng 1 2h đồng hồ , chúng tôi vào tới nơi lúc khoảng 5h chiều trời bắt đầu ngả dần về tối rồi , sau đó D9 oánh thẳng về hướng sân bay Puchentong còn D7 D8 thì nằm lại trong thành phố tới gần trưa ngày 8.1.1979 mới đi ra hướng sân bay . :D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: cb479 trong 10 Tháng Mười Hai, 2010, 05:43:45 am
Tối ngày 06/01/79 mình đang ở bờ bên kia sông Mekong bến Chompo sau gần ba ngày đêm không ngủ để bạt bến sông cho phà của D741-E 25 cb-Qk 7 chở tăng qua sông truy kích địch
Mình cùng anh em B1-C10-D739-E 25 cb nhìn lên dảy núi cách đó vài trăm mét còn nghe tiếng súng Ak và B40 bắn nhau trên đó
Qua ngày hôm sau,khi ăn cơm trưa vừa xong thì nghe trên báo xuống quân ta đã giải phóng Phnompenh rồi
Mừng quá,tưởng chừng sắp được về nước.Nhưng rồi cứ thế đi mãi hết Kompongcham đến Kompongthom rồi Siem reap và nơi ở lâu nhất của mình là ngả tư Kralanh lộ 68 cho đến khi mình được về năm 81
Đúng là những năm tháng không thể nào quên như bài hát làm cho ca sỹ Cẩm Vân nổi tiếng:Bài ca không quên
bác viết thêm nhiều bài về hướng pailin và cao me lai trong topic ngã ba con voi cho bức tranh thêm hoàn mỹ nha bác . lâu nay tôi chờ đợi các chiến hữu của D 739 lên tiếng..mà chờ hoài chẳng thấy đâu . Tôi cùng cánh công binh 25 với bác ..tôi ở c5 - d 741 nè !


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: GiangNH trong 10 Tháng Mười Hai, 2010, 06:43:33 am
 Ông Kinh 2w vào NP ngày 8/1/1979 bác ạ, ông được ngồi trên M113. Khi vào tới NP ông nhìn thấy 1 lính áo đen chết kẹt bên cửa xe REO ở giữa đường, dòi trắng hếu rơi vãi từ ổ bụng nạn nhân, lính ta đi qua phải tránh ra xa, nhăn mặt và bịt mũi.
 Ông ấy vẫn nói thế, em thì cứ nghi nghi " Thế thì người lính đó phải chết vài hôm rồi, ai bắn họ, chẳng lẽ trước 7/1 đã có quân ta vào NP rồi à"


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: dathao trong 10 Tháng Mười Hai, 2010, 08:03:26 pm
Tối ngày 06/01/79 mình đang ở bờ bên kia sông Mekong bến Chompo sau gần ba ngày đêm không ngủ để bạt bến sông cho phà của D741-E 25 cb-Qk 7 chở tăng qua sông truy kích địch
Mình cùng anh em B1-C10-D739-E 25 cb nhìn lên dảy núi cách đó vài trăm mét còn nghe tiếng súng Ak và B40 bắn nhau trên đó
Qua ngày hôm sau,khi ăn cơm trưa vừa xong thì nghe trên báo xuống quân ta đã giải phóng Phnompenh rồi
Mừng quá,tưởng chừng sắp được về nước.Nhưng rồi cứ thế đi mãi hết Kompongcham đến Kompongthom rồi Siem reap và nơi ở lâu nhất của mình là ngả tư Kralanh lộ 68 cho đến khi mình được về năm 81
Đúng là những năm tháng không thể nào quên như bài hát làm cho ca sỹ Cẩm Vân nổi tiếng:Bài ca không quên
bác viết thêm nhiều bài về hướng pailin và cao me lai trong topic ngã ba con voi cho bức tranh thêm hoàn mỹ nha bác . lâu nay tôi chờ đợi các chiến hữu của D 739 lên tiếng..mà chờ hoài chẳng thấy đâu . Tôi cùng cánh công binh 25 với bác ..tôi ở c5 - d 741 nè !
Vậy hả!nếu vậy thì cb479 chắc có biết một số anh em 741 cũ như:Ph v Đông(lính 76),Th đHùng(76),Ng văn Cung(78),Lộc(78)
Đông và Hùng thì cùng tốt nghiệp chung với mình khóa hạ sỹ quan cb E 25 năm 78 còn Cung và Lộc là lính được bọn mình huấn luyện và sau đó cùng nhau đi biên giới tháng 12/78
Thật ra cái tên 479 chỉ có từ tháng 4/79,tức là sau khi giải phóng Phnompenh khoảng 3 tháng,chỉ dùng cho chiến dịch giải phóng K mà thôi,E 25 mình vẩn thuộc Q K7
Theo biên chế ban đầu thì c10-c11-c12 thuộc d739,nhưng sau khi qua K được ít lâu tôi cũng không nhớ rỏ,C10 được điều về D 98( là D xe máy),lúc đó c10 chủ yếu là làm đường,làm cầu và tuần tra bảo vệ tuyến cầu đường,truy quét địch giống như cb chiến đấu,kể cả từng A chốt cầu chốt đường cách nhau mấy chục cây số
Pailin thì mình có nghe tin có sự tham gia của 739 và 278, nhưng Caomelai mình không nghe,vì lúc đó C10 của mình phụ trách tuyến lộ 68 và lộ 6 từ Kralanh đến Si xepon và mình ra quân năm 81(có thể trận Caomelai diển ra sau đó)
Đã 10 năm rồi, cứ mỗi năm đến ngày 22-12 bọn mình họp mặt nhau tại một nơi(khoảng 60-70 anh em)cũng chỉ để bù lu bù loa với nhau đủ thứ chuyện
Không biết cb479 có hay việc họp mặt đó hay không?Toàn anh em E 25 nhập ngũ từ 76 đến 80-81


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: cb479 trong 11 Tháng Mười Hai, 2010, 06:53:15 am
Tối ngày 06/01/79 mình đang ở bờ bên kia sông Mekong bến Chompo sau gần ba ngày đêm không ngủ để bạt bến sông cho phà của D741-E 25 cb-Qk 7 chở tăng qua sông truy kích địch
Mình cùng anh em B1-C10-D739-E 25 cb nhìn lên dảy núi cách đó vài trăm mét còn nghe tiếng súng Ak và B40 bắn nhau trên đó
Qua ngày hôm sau,khi ăn cơm trưa vừa xong thì nghe trên báo xuống quân ta đã giải phóng Phnompenh rồi
Mừng quá,tưởng chừng sắp được về nước.Nhưng rồi cứ thế đi mãi hết Kompongcham đến Kompongthom rồi Siem reap và nơi ở lâu nhất của mình là ngả tư Kralanh lộ 68 cho đến khi mình được về năm 81
Đúng là những năm tháng không thể nào quên như bài hát làm cho ca sỹ Cẩm Vân nổi tiếng:Bài ca không quên
bác viết thêm nhiều bài về hướng pailin và cao me lai trong topic ngã ba con voi cho bức tranh thêm hoàn mỹ nha bác . lâu nay tôi chờ đợi các chiến hữu của D 739 lên tiếng..mà chờ hoài chẳng thấy đâu . Tôi cùng cánh công binh 25 với bác ..tôi ở c5 - d 741 nè !
Vậy hả!nếu vậy thì cb479 chắc có biết một số anh em 741 cũ như:Ph v Đông(lính 76),Th đHùng(76),Ng văn Cung(78),Lộc(78)
Đông và Hùng thì cùng tốt nghiệp chung với mình khóa hạ sỹ quan cb E 25 năm 78 còn Cung và Lộc là lính được bọn mình huấn luyện và sau đó cùng nhau đi biên giới tháng 12/78
Thật ra cái tên 479 chỉ có từ tháng 4/79,tức là sau khi giải phóng Phnompenh khoảng 3 tháng,chỉ dùng cho chiến dịch giải phóng K mà thôi,E 25 mình vẩn thuộc Q K7
Theo biên chế ban đầu thì c10-c11-c12 thuộc d739,nhưng sau khi qua K được ít lâu tôi cũng không nhớ rỏ,C10 được điều về D 98( là D xe máy),lúc đó c10 chủ yếu là làm đường,làm cầu và tuần tra bảo vệ tuyến cầu đường,truy quét địch giống như cb chiến đấu,kể cả từng A chốt cầu chốt đường cách nhau mấy chục cây số
Pailin thì mình có nghe tin có sự tham gia của 739 và 278, nhưng Caomelai mình không nghe,vì lúc đó C10 của mình phụ trách tuyến lộ 68 và lộ 6 từ Kralanh đến Si xepon và mình ra quân năm 81(có thể trận Caomelai diển ra sau đó)
Đã 10 năm rồi, cứ mỗi năm đến ngày 22-12 bọn mình họp mặt nhau tại một nơi(khoảng 60-70 anh em)cũng chỉ để bù lu bù loa với nhau đủ thứ chuyện
Không biết cb479 có hay việc họp mặt đó hay không?Toàn anh em E 25 nhập ngũ từ 76 đến 80-81
he..he..
ông LỘC là lính thông tin tiểu đoàn ..xưa ở 287 HỒNG BÀNG Q5 , nay dời đi đâu thì tui không biết . ông CUNG thì là lính trinh sát tiểu đoàn , nhà ở gần ông LỘC .ông ĐÔNG thì tôi cũng có tán gẩu vài lần khi còn ở K , còn ông HÙNG thì lâu rồi tôi quên mất ..nghe thì thấy rất quen ..ngờ ngợ ..
Vậy là bác ra quân trước tôi 1 năm , tôi bị giử lại vì không có người thay , đến mãi tháng 10/82 tôi mới được cho về , đám ông lộc - cung - đông đều về năm 81 hết .
tôi chỉ biết cánh D 739 có làm cầu ở pailin và có vào ngã 3 con voi làm cầu cho tăng có tải trong 40 tấn qua thôi , vì ngày đó bọn tôi cũng bắc cầu phao cho tăng T58 của SƯ 5 vào đánh chiến dịch nam sấp 1982 .
anh em về..tứ tán mỗi người mỗi ngả...bận kế mưu sinh nên hiếm khi có dịp gặp nhau để ôn sự đời..cười trào nước mắt..
gặp được bác ở trên mạng như thế này đã là vui rồi . ngày xưa...năm 1981 nếu bác có tham gia đi diễn hoặc đi xem hội diễn văn nghệ của trung đoàn ở KRALANH thì có thể biết tui , bởi tui có tham gia hát top ca bài hát TÔI NGƯỜI CHIẾN SỸ LÁI XE CẦU PHÀ ..và..bài hát đó là do tui sáng tác ..tự biên tự diễn ...chính ủy HỢP đã lên ôm hôn tui thắm thiết còn chính trị viên tiểu đoàn 741 rất ư là khoái tui .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: H3 Hùng trong 11 Tháng Mười Hai, 2010, 10:11:15 am
... tôi chỉ biết cánh D 739 có làm cầu ở pailin và có vào ngã 3 con voi làm cầu cho tăng có tải trong 40 tấn qua thôi , vì ngày đó bọn tôi cũng bắc cầu phao cho tăng T58 của SƯ 5 vào đánh chiến dịch nam sấp 1982 .
anh em về..tứ tán mỗi người mỗi ngả...bận kế mưu sinh nên hiếm khi có dịp gặp nhau để ôn sự đời..cười trào nước mắt..

Bác cb479 ơi, trận Nam sấp mà anh Phong hy sinh vì quả đạn DKZ bắn trúng 40kg nổ TNT trong này có Poipet1979 chứng kiến. Rảnh ngày mai bác kêu Brest dắt bác qua cà phê Quận 8 gặp Poipet và cánh Dũng tây công binh d25 f5 anh em sẽ cung cấp nhiều tình tiết hơn. Địa điểm 2 chiếc tăng trúng mìn Poipet1979 cũng đã từng post trong topic Tản mạn ngã ba Con Voi. Ngày mai anh em gặp nhau đi, sẽ lòi ra nhiều chuyện ;D

Bác cb479: Cần nhắn tin cho tôi bác vào mục nhắn tin trong Hộp thư tôi sẽ trả lời bác cặn kẻ hơn, còn nhắn tin trong máy di động tôi không được "siêng" lắm. Thân


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: cb479 trong 11 Tháng Mười Hai, 2010, 12:13:03 pm
... tôi chỉ biết cánh D 739 có làm cầu ở pailin và có vào ngã 3 con voi làm cầu cho tăng có tải trong 40 tấn qua thôi , vì ngày đó bọn tôi cũng bắc cầu phao cho tăng T58 của SƯ 5 vào đánh chiến dịch nam sấp 1982 .
anh em về..tứ tán mỗi người mỗi ngả...bận kế mưu sinh nên hiếm khi có dịp gặp nhau để ôn sự đời..cười trào nước mắt..

Bác cb479 ơi, trận Nam sấp mà anh Phong hy sinh vì quả đạn DKZ bắn trúng 40kg nổ TNT trong này có Poipet1979 chứng kiến. Rảnh ngày mai bác kêu Brest dắt bác qua cà phê Quận 8 gặp Poipet và cánh Dũng tây công binh d25 f5 anh em sẽ cung cấp nhiều tình tiết hơn. Địa điểm 2 chiếc tăng trúng mìn Poipet1979 cũng đã từng post trong topic Tản mạn ngã ba Con Voi. Ngày mai anh em gặp nhau đi, sẽ lòi ra nhiều chuyện ;D

Bác cb479: Cần nhắn tin cho tôi bác vào mục nhắn tin trong Hộp thư tôi sẽ trả lời bác cặn kẻ hơn, còn nhắn tin trong máy di động tôi không được "siêng" lắm. Thân
cám ơn bác Hùng nhiều nè !
quán cà phê CÁT TIÊN ở quận 8 thì tôi cũng có thể mò ra...vấn đề là có bác nào chịu ra uống cà phê vào ngày mai này hay không ? bởi hôm qua ..khi tán gẩu với bác BREST ở cà phê cóc vĩa hè NGUYỄN DU Q1 ..bác ấy cũng đã bị leo cây trong việc hò hẹn cafe ở CÁT TIÊN .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: cb479 trong 11 Tháng Mười Hai, 2010, 01:59:55 pm
Tối ngày 06/01/79 mình đang ở bờ bên kia sông Mekong bến Chompo sau gần ba ngày đêm không ngủ để bạt bến sông cho phà của D741-E 25 cb-Qk 7 chở tăng qua sông truy kích địch
Mình cùng anh em B1-C10-D739-E 25 cb nhìn lên dảy núi cách đó vài trăm mét còn nghe tiếng súng Ak và B40 bắn nhau trên đó
Qua ngày hôm sau,khi ăn cơm trưa vừa xong thì nghe trên báo xuống quân ta đã giải phóng Phnompenh rồi
Mừng quá,tưởng chừng sắp được về nước.Nhưng rồi cứ thế đi mãi hết Kompongcham đến Kompongthom rồi Siem reap và nơi ở lâu nhất của mình là ngả tư Kralanh lộ 68 cho đến khi mình được về năm 81
Đúng là những năm tháng không thể nào quên như bài hát làm cho ca sỹ Cẩm Vân nổi tiếng:Bài ca không quên
bác viết thêm nhiều bài về hướng pailin và cao me lai trong topic ngã ba con voi cho bức tranh thêm hoàn mỹ nha bác . lâu nay tôi chờ đợi các chiến hữu của D 739 lên tiếng..mà chờ hoài chẳng thấy đâu . Tôi cùng cánh công binh 25 với bác ..tôi ở c5 - d 741 nè !
he..he..
mãi đến trưa nay tôi mới nhớ đến ông bạn HÙNG , ổng ở đường GIA PHÚ QUẬN 6 , sau khi làm bộ nhận đi học khóa sỹ quan , mục đích là kiếm tấm giấy về việt nam chơi thay cho tờ giấy phép . ổng về nào có học sỹ quan gì đâu ? mà là ăn chơi đú đởn 6 tháng ròng..sau đó lên cứ ở cầu ĐỒNG NAI theo xe của trung đoàn lên KRALANH nhận kỷ luật .. sau khi cày với bọn tôi một thời gian ngắn thì xuất ngũ về VN .tiếc là bây giờ.tôi chẳng nhớ nhà của mấy ổng ở đâu ? dẩu đã có rất nhiều lần đến nhà mấy ông CUNG - LỘC - ĐỨC - HỒNG - TUẤN chơi ...
Vậy hả!nếu vậy thì cb479 chắc có biết một số anh em 741 cũ như:Ph v Đông(lính 76),Th đHùng(76),Ng văn Cung(78),Lộc(78)
Đông và Hùng thì cùng tốt nghiệp chung với mình khóa hạ sỹ quan cb E 25 năm 78 còn Cung và Lộc là lính được bọn mình huấn luyện và sau đó cùng nhau đi biên giới tháng 12/78
Thật ra cái tên 479 chỉ có từ tháng 4/79,tức là sau khi giải phóng Phnompenh khoảng 3 tháng,chỉ dùng cho chiến dịch giải phóng K mà thôi,E 25 mình vẩn thuộc Q K7
Theo biên chế ban đầu thì c10-c11-c12 thuộc d739,nhưng sau khi qua K được ít lâu tôi cũng không nhớ rỏ,C10 được điều về D 98( là D xe máy),lúc đó c10 chủ yếu là làm đường,làm cầu và tuần tra bảo vệ tuyến cầu đường,truy quét địch giống như cb chiến đấu,kể cả từng A chốt cầu chốt đường cách nhau mấy chục cây số
Pailin thì mình có nghe tin có sự tham gia của 739 và 278, nhưng Caomelai mình không nghe,vì lúc đó C10 của mình phụ trách tuyến lộ 68 và lộ 6 từ Kralanh đến Si xepon và mình ra quân năm 81(có thể trận Caomelai diển ra sau đó)
Đã 10 năm rồi, cứ mỗi năm đến ngày 22-12 bọn mình họp mặt nhau tại một nơi(khoảng 60-70 anh em)cũng chỉ để bù lu bù loa với nhau đủ thứ chuyện
Không biết cb479 có hay việc họp mặt đó hay không?Toàn anh em E 25 nhập ngũ từ 76 đến 80-81


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: dathao trong 11 Tháng Mười Hai, 2010, 10:16:11 pm
Tối ngày 06/01/79 mình đang ở bờ bên kia sông Mekong bến Chompo sau gần ba ngày đêm không ngủ để bạt bến sông cho phà của D741-E 25 cb-Qk 7 chở tăng qua sông truy kích địch
Mình cùng anh em B1-C10-D739-E 25 cb nhìn lên dảy núi cách đó vài trăm mét còn nghe tiếng súng Ak và B40 bắn nhau trên đó
Qua ngày hôm sau,khi ăn cơm trưa vừa xong thì nghe trên báo xuống quân ta đã giải phóng Phnompenh rồi
Mừng quá,tưởng chừng sắp được về nước.Nhưng rồi cứ thế đi mãi hết Kompongcham đến Kompongthom rồi Siem reap và nơi ở lâu nhất của mình là ngả tư Kralanh lộ 68 cho đến khi mình được về năm 81
Đúng là những năm tháng không thể nào quên như bài hát làm cho ca sỹ Cẩm Vân nổi tiếng:Bài ca không quên
bác viết thêm nhiều bài về hướng pailin và cao me lai trong topic ngã ba con voi cho bức tranh thêm hoàn mỹ nha bác . lâu nay tôi chờ đợi các chiến hữu của D 739 lên tiếng..mà chờ hoài chẳng thấy đâu . Tôi cùng cánh công binh 25 với bác ..tôi ở c5 - d 741 nè !
Vậy hả!nếu vậy thì cb479 chắc có biết một số anh em 741 cũ như:Ph v Đông(lính 76),Th đHùng(76),Ng văn Cung(78),Lộc(78)
Đông và Hùng thì cùng tốt nghiệp chung với mình khóa hạ sỹ quan cb E 25 năm 78 còn Cung và Lộc là lính được bọn mình huấn luyện và sau đó cùng nhau đi biên giới tháng 12/78
Thật ra cái tên 479 chỉ có từ tháng 4/79,tức là sau khi giải phóng Phnompenh khoảng 3 tháng,chỉ dùng cho chiến dịch giải phóng K mà thôi,E 25 mình vẩn thuộc Q K7
Theo biên chế ban đầu thì c10-c11-c12 thuộc d739,nhưng sau khi qua K được ít lâu tôi cũng không nhớ rỏ,C10 được điều về D 98( là D xe máy),lúc đó c10 chủ yếu là làm đường,làm cầu và tuần tra bảo vệ tuyến cầu đường,truy quét địch giống như cb chiến đấu,kể cả từng A chốt cầu chốt đường cách nhau mấy chục cây số
Pailin thì mình có nghe tin có sự tham gia của 739 và 278, nhưng Caomelai mình không nghe,vì lúc đó C10 của mình phụ trách tuyến lộ 68 và lộ 6 từ Kralanh đến Si xepon và mình ra quân năm 81(có thể trận Caomelai diển ra sau đó)
Đã 10 năm rồi, cứ mỗi năm đến ngày 22-12 bọn mình họp mặt nhau tại một nơi(khoảng 60-70 anh em)cũng chỉ để bù lu bù loa với nhau đủ thứ chuyện
Không biết cb479 có hay việc họp mặt đó hay không?Toàn anh em E 25 nhập ngũ từ 76 đến 80-81
he..he..
ông LỘC là lính thông tin tiểu đoàn ..xưa ở 287 HỒNG BÀNG Q5 , nay dời đi đâu thì tui không biết . ông CUNG thì là lính trinh sát tiểu đoàn , nhà ở gần ông LỘC .ông ĐÔNG thì tôi cũng có tán gẩu vài lần khi còn ở K , còn ông HÙNG thì lâu rồi tôi quên mất ..nghe thì thấy rất quen ..ngờ ngợ ..
Vậy là bác ra quân trước tôi 1 năm , tôi bị giử lại vì không có người thay , đến mãi tháng 10/82 tôi mới được cho về , đám ông lộc - cung - đông đều về năm 81 hết .
tôi chỉ biết cánh D 739 có làm cầu ở pailin và có vào ngã 3 con voi làm cầu cho tăng có tải trong 40 tấn qua thôi , vì ngày đó bọn tôi cũng bắc cầu phao cho tăng T58 của SƯ 5 vào đánh chiến dịch nam sấp 1982 .
anh em về..tứ tán mỗi người mỗi ngả...bận kế mưu sinh nên hiếm khi có dịp gặp nhau để ôn sự đời..cười trào nước mắt..
gặp được bác ở trên mạng như thế này đã là vui rồi . ngày xưa...năm 1981 nếu bác có tham gia đi diễn hoặc đi xem hội diễn văn nghệ của trung đoàn ở KRALANH thì có thể biết tui , bởi tui có tham gia hát top ca bài hát TÔI NGƯỜI CHIẾN SỸ LÁI XE CẦU PHÀ ..và..bài hát đó là do tui sáng tác ..tự biên tự diễn ...chính ủy HỢP đã lên ôm hôn tui thắm thiết còn chính trị viên tiểu đoàn 741 rất ư là khoái tui .
Rất chính xác cb 479 à!
Đông là người rất nghiêm chỉnh,còn H thì lúc đó rất tùy tiện,C và L mình chỉ biết sau nầy khi ra quân ae họp mặt gặp nhau.Đ bây giờ đang làm việc ở H Đ ND th/ph,H thì có nhà riêng Ở Q6 gần đ.lộ Đ tây nhưng vẩn còn lận đận,C nhà ở Ng.trãi đang là cb tư pháp của F12-Q5,L nghỉ hưu dời nhà về đường Tên lửa vẩn chưa vợ
Sắp tới ngày họp mặt 22/12 mình hỏi ae 741 chắc sẽ có người biết cb 479 ngay thôi
Không biết cb 479 có nhớ vụ xe chở tẹt nước do t xế Phụ lái bị phục kích gần phum Mong lộ 68 không?Lúc đó là tháng 7/80,lần đó trinh sát Toàn(lính 78) được phong thưởng hạ sỹ còn mình được tuyên dương toàn Trung đoàn vì mới được phong trung sỹ,và được thưởng 7 ngày phép về VN chơi
Có rất nhiều ae họp mặt nhân ngày 22/12 hàng năm nếu cb 479 có thời gian năm nay đến dự cho vui.Mình sẽ cho biết ngày giờ và địa điểm


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: cb479 trong 12 Tháng Mười Hai, 2010, 07:11:41 pm

Không biết cb 479 có nhớ vụ xe chở tẹt nước do t xế Phụ lái bị phục kích gần phum Mong lộ 68 không?Lúc đó là tháng 7/80,lần đó trinh sát Toàn(lính 78) được phong thưởng hạ sỹ còn mình được tuyên dương toàn Trung đoàn vì mới được phong trung sỹ,và được thưởng 7 ngày phép về VN chơi
Có rất nhiều ae họp mặt nhân ngày 22/12 hàng năm nếu cb 479 có thời gian năm nay đến dự cho vui.Mình sẽ cho biết ngày giờ và địa điểm

lâu quá rồi...bộ nhớ yếu hẳn...nên quả thật là tôi không nhớ sự việc phục kích gần phum mong , chỉ có nhớ là có thời gian , tôi vào chốt cầu phum mong và đi tuần đường lộ 68 .
còn ngày 22 /12 e rằng không thể đi được vì rất..rất lu bu công việc làm , trừ phi..ngày đó là ngày chủ nhật thì tôi rổi rảnh được buổi sáng , còn ngoài ra thì thua , bởi tôi làm suốt..cả ngày lẩn đêm ..mãi đến tận 23 h mới xong công việc , mò về đến nhà là cũng 23h30 .
lý do : mê tiền ..nên làm hoài .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: cb479 trong 12 Tháng Mười Hai, 2010, 07:51:49 pm
[
Có rất nhiều ae họp mặt nhân ngày 22/12 hàng năm nếu cb 479 có thời gian năm nay đến dự cho vui.Mình sẽ cho biết ngày giờ và địa điểm


riêng trường hợp họp mặt mang tính chất cá nhân đơn lẻ với bác với ae khác  ..thì tôi xin sẳn sàng ..khi nào bác a lô là tôi phi tới bác ngay..khi có thời gian..rảnh , bất kể là ngày hay đêm .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: haanh trong 12 Tháng Mười Hai, 2010, 08:44:38 pm
hehe cái phum mong trên lộ 68 mà các bác nói cách cao điểm 12 vài cây số là cứ lớn của địch . Vì vậy tụi nó hay kéo ra phục xe ở đoạn cầu Tà bang gần phum mong . Không biết thời các bác chốt ở đó đã có phum Tà bang chưa ( phum này là nơi chính quyền K gom dân từ cao điểm 12 ra lộ 68 để dễ quản lý )


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lehuychieu trong 12 Tháng Mười Hai, 2010, 11:36:55 pm
     Sau khi giải phóng thị xã Stungtreng chúng tôi lập đài quan sát trên tháp nuóc cao 55m quan sát toàn bộ thị xã . Đổ nát hoang tàn ỏ khắp mọi noi , dân trốn chạy chua kịp trỏ về . Sáng ngày 7/1/1979 tôi đuọc lệnh đi cùng đoàn cán bộ của trung đoàn trinh sát toàn bộ khu vục bò sông tìm noi đặt pháo bắn thẳng sang bên kia sông . buổi chiều chúng tôi đo đạc tính toán phần tủ bắn . Đài quan sát chuyển xuống rìa bò sông . Khoảng 7 giò tối cụ Thăng E truỏng thông báo chúng ta đã giải phóng Nông Pênh .Niềm vui khôn tả lan truyền trong bộ đội . Hon 50 chiếc xuồng 3 lá đã chuẩn bị sẵn sàng , gồm bộ đội đặc công , bộ đội E95 trinh sát su đoàn và trinh sát pháo E576 , khoảng 1 giò sáng các xuồng tắt máy , bộ đội chèo bằng tay lao ra giũa dòng MêKong . 3 giò sáng pháo mặt đât 105 ly pháo cao xạ 37ly cùng tấp cập bắn sang bên kia bò sông . Lúc bấy giò các xuồng mói đuọc phép mỏ máy phóng nhanh sang bò bên kia .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: cb479 trong 13 Tháng Mười Hai, 2010, 06:03:16 am
hehe cái phum mong trên lộ 68 mà các bác nói cách cao điểm 12 vài cây số là cứ lớn của địch . Vì vậy tụi nó hay kéo ra phục xe ở đoạn cầu Tà bang gần phum mong . Không biết thời các bác chốt ở đó đã có phum Tà bang chưa ( phum này là nơi chính quyền K gom dân từ cao điểm 12 ra lộ 68 để dễ quản lý )
chuyện phum tà bang này...quả thật là không biết..không nghe nói đến trong thời gian chốt cầu ở phum mong và tuần đường , chỉ biết là trên đoạn phum mong này ...là nơi chuyển quân của pốt và nó thường xuyên gài mìn - phục kích các đoàn xe từ kralanh và chongkal , nên nhiệm vụ là chốt bảo vệ cầu và tuần tra dò mìn trên đường , sau này..khi tôi được lệnh rút về kralanh , số ae còn lại ..có lần vào phum mong chơi đã bị pốt phục kích bắn chết em GIẢNG . sau vụ đó thì cánh công binh C5 bắt đầu chiến dịch vận chuyển - lắp ráp công sự bê tông thanh lắp cho sư 302 .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: haanh trong 13 Tháng Mười Hai, 2010, 11:23:27 am
hehe cái phum mong trên lộ 68 mà các bác nói cách cao điểm 12 vài cây số là cứ lớn của địch . Vì vậy tụi nó hay kéo ra phục xe ở đoạn cầu Tà bang gần phum mong . Không biết thời các bác chốt ở đó đã có phum Tà bang chưa ( phum này là nơi chính quyền K gom dân từ cao điểm 12 ra lộ 68 để dễ quản lý )
chuyện phum tà bang này...quả thật là không biết..không nghe nói đến trong thời gian chốt cầu ở phum mong và tuần đường , chỉ biết là trên đoạn phum mong này ...là nơi chuyển quân của pốt và nó thường xuyên gài mìn - phục kích các đoàn xe từ kralanh và chongkal , nên nhiệm vụ là chốt bảo vệ cầu và tuần tra dò mìn trên đường , sau này..khi tôi được lệnh rút về kralanh , số ae còn lại ..có lần vào phum mong chơi đã bị pốt phục kích bắn chết em GIẢNG . sau vụ đó thì cánh công binh C5 bắt đầu chiến dịch vận chuyển - lắp ráp công sự bê tông thanh lắp cho sư 302 .
hehe cái cao điểm 12 này là căn cứ bàn đạp đón quân các phái từ biên giới vào sau đó cắt qua  lộ 68 về núi Hồng hoặc vượt suối ( con suối này chạy qua krakanh mà bác  gọi là sông  Krakanh ) qua Battambang . Dân các phum gần khu vực này chuyên tiếp tế gạo cho địch , phía bạn không xây dựng nổi chính quyền ở khu này nên gom dân ra lộ 68 thành lập phum Tà Bang . Sau này có 1 C tăng của 302 đóng sát phum mong và D em tập trung hoạt động thường xuyên khu vực này . Năm 88 chú cơ yếu của E 6 bị một con địch ngầm ở phum mông dụ vào rừng xém tí nữa bị địch bắt may mà tụi em đến giải vây kịp  ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: sapaco trong 13 Tháng Mười Hai, 2010, 12:46:18 pm
hôm nay mới nghe pháo bắn thẳng từ bờ này sông mê kông của lehuychieu, từ stungstreng xuống, chắc chắn là lính quân khu 5 xuống rồi, xin hỏi lehuychieu, bải bắn của pháo 105 vả 37 phòng không bắn trực xạ sang bờ kia sông mê kông, bải bên mình địa danh nó là gì ( phum, lộ ) và kh sang sông thì đơn vị đó có đánh tiếp lên không hay quay về bến bên này, quân khu 7 thì có đơn vị mình thôi, quân khu 5 là đơn vị nào vậy bác ?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: cb479 trong 13 Tháng Mười Hai, 2010, 12:47:49 pm
hehe cái cao điểm 12 này là căn cứ bàn đạp đón quân các phái từ biên giới vào sau đó cắt qua  lộ 68 về núi Hồng hoặc vượt suối ( con suối này chạy qua krakanh mà bác  gọi là sông  Krakanh ) qua Battambang . Dân các phum gần khu vực này chuyên tiếp tế gạo cho địch , phía bạn không xây dựng nổi chính quyền ở khu này nên gom dân ra lộ 68 thành lập phum Tà Bang . Sau này có 1 C tăng của 302 đóng sát phum mong và D em tập trung hoạt động thường xuyên khu vực này . Năm 88 chú cơ yếu của E 6 bị một con địch ngầm ở phum mông dụ vào rừng xém tí nữa bị địch bắt may mà tụi em đến giải vây kịp  ;D

[/quote]okie nè ! cái chổ này chua như giấm ..tối ngồi gát ..con mắt phải căng ra mà nhìn ..muỗi cắn chỉ có vuốt chứ không đập...tai thì vểnh ra mà nghe..thấy bóng là quăng lựu đạn ngay ... thế nhưng...chả có thằng nào để bắn..để quăng..hình như nó ngán vụ mìn định hướng và trái gài của công binh nên lặn biệt dạng tăm hơi...không thấy đâu ..cho đến lúc tôi về lại chùa kralanh thế là...HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ CHỐT CẦU ...VÀ..ĐẢM BẢO ĐƯỜNG LỘ 68 TỪ KRALANH VÀO PHUM MONG không bị phục kích hay bị dính mìn .
ôi ! thật vui khi hoàn thành nhiệm vụ PHỤC VỤ CHIẾN ĐẤU .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lehuychieu trong 13 Tháng Mười Hai, 2010, 10:15:40 pm
    Đoạn sông Mê kông mà sư đoàn 307 tổ chức vượt qua có chiều rộng khoảng 1,3km , đầu cầu vượt phía đông là thị xã Stungtreng , bờ bên kia là phum Tha la.Mùa khô nước cạn nên sông cũng hẹp thôi . Sau khi E95 vượt qua đánh chiếm phum Tha la xong thì E270 công binh của QK5 lập tức tổ chức ghép phà.Sang ngày 8/1/1979 xe pháo và tăng thiết giáp đều được đưa sang bên kia sông .Ngày 9/1/1979 tiến công về phía tây giải phóng thị trấn Chep của tỉnh Preahvihia .Ngày 10/1/1979 giải phóng phum Rôbenh , ngã ba biên giới (Lào - Thái lan - Cam pu chia ) và thị trấn Choamkhsan tỉnh Preahvihia . Ngày 11/1/1979 E95 , bộ đội đặc công và d11 của E576 tiến về ngôi đền cổ Preahvihia nổi tiếng và đến ngày 12/1/1979 ta đã làm chủ ngôi đền này . Còn d10 thì đi cùng E29 tiến xuống ngã ba Kongpongthom giải phóng thị xã Rô viêng . Cuối cùng E576 về đóng quân tại Xãang thuộc huyện Chep của tỉnh Preahvihia .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: dathao trong 13 Tháng Mười Hai, 2010, 11:42:06 pm
hehe cái phum mong trên lộ 68 mà các bác nói cách cao điểm 12 vài cây số là cứ lớn của địch . Vì vậy tụi nó hay kéo ra phục xe ở đoạn cầu Tà bang gần phum mong . Không biết thời các bác chốt ở đó đã có phum Tà bang chưa ( phum này là nơi chính quyền K gom dân từ cao điểm 12 ra lộ 68 để dễ quản lý )
chuyện phum tà bang này...quả thật là không biết..không nghe nói đến trong thời gian chốt cầu ở phum mong và tuần đường , chỉ biết là trên đoạn phum mong này ...là nơi chuyển quân của pốt và nó thường xuyên gài mìn - phục kích các đoàn xe từ kralanh và chongkal , nên nhiệm vụ là chốt bảo vệ cầu và tuần tra dò mìn trên đường , sau này..khi tôi được lệnh rút về kralanh , số ae còn lại ..có lần vào phum mong chơi đã bị pốt phục kích bắn chết em GIẢNG . sau vụ đó thì cánh công binh C5 bắt đầu chiến dịch vận chuyển - lắp ráp công sự bê tông thanh lắp cho sư 302 .
Khoảng giửa Kralanh và Mong có một cái phum nhỏ nửa mình không biết tên,c10 mình có đóng quân ở đó,và phum Mong thì A 2 của mình(lúc đó khoảng đầu năm 80) cũng đã ở đó chốt một thời gian ngay bờ suối trước khi qua phum Mong.Lúc đó A của mình chỉ còn có 4 ae mà 2 là AK,1 B40,1RPD


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: haanh trong 14 Tháng Mười Hai, 2010, 12:19:14 am
@dathao : hehe vậy là anh cũng đã ở những nơi sau này em ở đấy  ;D con suối đó chạy về hướng tây 1 - 2 km là cao điểm 12 , tụi em với địch đánh nhau xà quần ở con suối này tối ngày . Tụi em cũng vận động cặp theo con suối này để cứu chú cơ yếu đấy , nhiều kỷ niệm với khu này lắm .
Từ ngã ba Kralanh vào đến mông cũng vài chục cây số . Hai bên đường là trảng mênh mông không có phum , hết đoạn trảng này thì bên tay trái là rừng bên tay phải là trảng xen kẻ rừng thưa có 3 phum nằm gần lộ 68 là Cầm Bô , Sen sóc , Tà bang rồi đến Mông không biết là anh ở phum nào . Đoạn đường giữa phum Cầm Bô đến phum sen sóc em thấy có xác 1 chiếc xe bị bắn cháy còn trơ trọi cái ca bin nằm sát lề đường tụi em chốt đường thường chui vào trốn nắng  . Anh nuôi B em đạp mìn ngay cửa cái ca bin này đầu năm 87 . Không biết lúc anh chốt khu vực này đã có chiếc xe này chưa ?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: dathao trong 14 Tháng Mười Hai, 2010, 11:00:55 pm
@dathao : hehe vậy là anh cũng đã ở những nơi sau này em ở đấy  ;D con suối đó chạy về hướng tây 1 - 2 km là cao điểm 12 , tụi em với địch đánh nhau xà quần ở con suối này tối ngày . Tụi em cũng vận động cặp theo con suối này để cứu chú cơ yếu đấy , nhiều kỷ niệm với khu này lắm .
Từ ngã ba Kralanh vào đến mông cũng vài chục cây số . Hai bên đường là trảng mênh mông không có phum , hết đoạn trảng này thì bên tay trái là rừng bên tay phải là trảng xen kẻ rừng thưa có 3 phum nằm gần lộ 68 là Cầm Bô , Sen sóc , Tà bang rồi đến Mông không biết là anh ở phum nào . Đoạn đường giữa phum Cầm Bô đến phum sen sóc em thấy có xác 1 chiếc xe bị bắn cháy còn trơ trọi cái ca bin nằm sát lề đường tụi em chốt đường thường chui vào trốn nắng  . Anh nuôi B em đạp mìn ngay cửa cái ca bin này đầu năm 87 . Không biết lúc anh chốt khu vực này đã có chiếc xe này chưa ?
Đúng rồi đó Haanh,phum Mong cách Kralanh khoảng 30 km,trước khi tới phum con suối ở bên trái đường,lên một chút phum nằm bên phải.Con suối nhỏ đó chạy dọc về hướng tây,mình chốt cặp bờ suối, cách đường khoảng 50m dưới một bụi tre lớn.Buổi trưa hay ngồi ở bờ suối thả lưởi câu,quăng cục đất rồi giật đại lên,vậy mà thường dính một con cá sặc rằn,được khoảng nửa thau cơm thì thôi,dưới suối còn có rau dút,bông súng mọc hoang ăn cũng không đến nổi tệ.Cã năm 80,C10 của mình chuyên trách đoạn đường Kralanh-phum Mong,mỗi A 1phum.Mổi sáng A nầy đi về hướng A kia đến khi đụng nhau thì quay về nghỉ,chủ yếu xem tụi pôt có gài mìn không?Còn đến tối thì thay phiên nhau gác,ban ngày thì rất an tâm,chỉ có ban đêm là căng thẳng thôi,đề phòng tụi nó mò vô tập kích.Chiếc xe mình đi bị phụt trái B40 là xe chở bồn,E 25 kéo về rồi,vụ đó hồi tháng 7/80.Năm đó những lúc rảnh mình hay đi dọc theo đường cách đường khoãng500m để bắn chim cải thiện cho A mình,thường thường được vịt trời và le le với mấy con chim cu, chim sáo.Ngổng trời cũng có rất nhiều nhưng khó mà bắn được nó.Khi đi săn, chắc ăn mang theo khoảng 100 viên AK,2 trái lựu đạn cầu,một cây dao găm loại tự chế,quan sát địa hình cẩn thận trước khi vào nơi có nhiều cây che khuất tầm nhìn.Nhưng nói chung là liều thì nhiều hơn,vì lúc đó rất thiếu thịt tươi


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: TranKinhD9/E209 trong 16 Tháng Mười Hai, 2010, 12:23:03 pm
 Chào các bác cựu, cùng toàn thể các bạn QSVN!

 Sáng 7/1/1979 bộ phận chúng tôi vẫn đang ở Soài riêng, xung quanh vẫn còn tiếng súng lẻ tẻ, còn nhìn thấy khoảng 20 tù binh địch áo đen, cả nam lẫn nữ, trói thành hàng dây.

 Lúc sau chúng tôi lên đường nhựa(chẳng nhớ quốc lộ nào), xe Reo, xe Hồng hà...-không kéo pháo, cùng T54 chở lính chạy ầm ầm chạy về hướng NP. Tôi 2w, ngồi  lên mũi 1 xe tăng, tưởng xóc mà êm ra phết. Đến phà Niếc lương khoảng 10h30 thì nghe tin đã giải phóng NP, bên bến phà vẫn còn dân cư(cả K lẫn VN)chờ đợi rất lâu,nhét được gói cơm nắm vào bụng, tôi "ngất" luôn trên con T54, anh em khác thì lượn lờ...ngắm cảnh. Mãi tới chiều tất cả phương tiện cơ giới mới qua sông bằng phà công binh.

 Bộ nhớ xuống cấp quá, qua sông, em vẫn ngồi trên T54 rồi đi đâu nhỉ? Các bác đợi em nhé

 

 


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: ancakho trong 16 Tháng Mười Hai, 2010, 12:35:41 pm
Khả năng to là các bác ra sân bay chứ không vào khu trung tâm!


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: bschung trong 16 Tháng Mười Hai, 2010, 04:00:48 pm
Chào các bác cựu, cùng toàn thể các bạn QSVN!
 Bộ nhớ xuống cấp quá, qua sông, em vẫn ngồi trên T54 rồi đi đâu nhỉ? Các bác đợi em nhé
  Chào bác Kinh2w ! em cũng là lính e209 nhưng đi sau bác những mười năm ! anh em "trên này" nhắc bác cả năm nay rồi, lão GiangNH gần nhà bác, bác H (BinhYen1960) ,boong H so so...! thế mà hôm nay mới viết được nhõn có một bài ! bác phải " Nhanh lên chứ,vội vàng lên với chứ.." nhé ! chắc bác rất bận ,em nghe bác GiangNH nói năm nào bác cũng "tuyển và huấn luyện" cả sư đoàn quân "lính thủy đánh bộ "phải không ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 16 Tháng Mười Hai, 2010, 04:28:12 pm
 Theo như chính sử đã ghi chép lại là trưa 8.1.1979 chúng ta mới GP sân bay Puchentong .
 Lúc đó D7 E209 chúng tôi cũng mới từ trung tâm thành phố đi ra và về hướng đó . Khi tôi đến nơi cuối sân bay đoạn ngã 3 tiếp giáp với QL4 và đi vòng từ phía bên kia sân bay sang thì đến đó đã có lính QK9 tới rồi , lính QD4 và lính QK9 lẫn lộn vào nhau trên con lộ đất đỏ đường ra chùa kho bom . Chẳng biết ai là người vào GP trước nhưng theo cá nhân tôi nhận xét thì có lẽ lính QK9 vào vị trí đó trước chúng tôi , khi chúng tôi tới nơi thì anh em đó đã cơm trưa và móc võng ngủ một giấc ngon lành rồi . Họ là một BCH cấp E trở lên với chiếc cần ăng ten cao vút buộc vào gốc cây xoài chứ không phải những đơn vị lính bộ binh
 Sau đó lính QK9 có lệnh rút khỏi vị trí đó họ đi đâu chúng tôi không rõ và chỉ còn lại lính QD4 và chúng tôi ở lại đó đến trưa 29 Tết ( ngày cuối năm ) thì rút ra theo chiến dịch đánh về hướng ngã tư đường tàu .
 D9 E209 đóng quân tại trường Đại học bách khoa và tối đêm 7 rạng sáng ngày 8.1.1979 quại nhau te tua với lính QK9 tại đó và trận chiến tóe lửa cũng cỡ 20 phút sau mới nhận ra quân ta .
 D7 E209 mới nằm ở sân bay và kho đông lạnh tôm hùm là đặc quyền của D7 .
 Hì ..Hì ! Lão Kinh thông tin D9 này cứ lề mề chậm chạp quá , xưa kia mà lão cứ dò dẫm thế này thì tác chiến D9 và C trưởng C11 đá lão vỡ mông . ;D 


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: haanh trong 16 Tháng Mười Hai, 2010, 05:10:40 pm
hehe thấy anh Kinh vào đây em vui lắm vì chắc chắn sức khỏe của anh đã khá lên . Anh cứ dúi ku Giang còi phục vụ anh để anh trò chuyện với anh em ở đây cho đở buồn anh ạ .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: GiangNH trong 16 Tháng Mười Hai, 2010, 07:23:48 pm
...đến đó đã có lính QK9 tới rồi , lính QD4 và lính QK9 lẫn lộn vào nhau trên con lộ đất đỏ đường ra chùa kho bom . Chẳng biết ai là người vào GP trước nhưng theo cá nhân tôi nhận xét thì có lẽ lính QK9 vào vị trí đó trước chúng tôi , khi chúng tôi tới nơi thì anh em đó đã cơm trưa và móc võng ngủ một giấc ngon lành rồi . Họ là một BCH cấp E trở lên với chiếc cần ăng ten cao vút buộc vào gốc cây xoài chứ không phải những đơn vị lính bộ binh
 Sau đó lính QK9 có lệnh rút khỏi vị trí đó họ đi đâu chúng tôi không rõ...

 Bác PVTuong cựu E18F325QD2/QK9 lúc nào cũng "vỗ ngực": Tao vào NP trước tiên đây, tao còn chõ pháo vào sân bay Pô chen tông, xem thằng nào lên xuống là tao phệt(nhưng không có).

 Bác này mà ngồi với cựu F5,F7, F9 cùng xóm+nửa xèng dấm, thì cứ như là "mổ trâu, mổ bò".


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: TranKinhD9/E209 trong 16 Tháng Mười Hai, 2010, 07:45:19 pm
 BS@: Tôi thừa thời gian, nhưng thằng "trợ lý" của tôi thì lại quá bận. Trong quân đội chỉ là lính 2w, hiện tại làm thảo dân thì lại có "trợ lý tác chiến" ???

 BY@: Lão hãy đợi tôi nhé, mũi chính diện ấy. Ngày ấy Hải "trố" với tôi thân nhau lắm, cho tới khi nó lên E đá bóng, thế là biệt tăm, mấy chục năm rồi đấy.

 Haanh@: Tôi cứ tưởng bọn tôi về hết rồi, làm gì còn ai mà đánh nữa. Hóa ra sau này nó lại mạnh hơn? Các chú lại khổ hơn bọn anh. Cuộc chiến này đắt giá quá!


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: ancakho trong 16 Tháng Mười Hai, 2010, 08:25:16 pm
He he, bác binhyen: bác đi xe tải thì vào trung tâm ăn cơm lề đường rồi!  ;D Xe tăng thì chạy vòng ngoài bác ạ!
Bác Kinh thì hình như chú Giang lờ Đỏ có nhắc tới thì phải. ;) Bác Kinh có phải đi cùng với hơn 20 xe tăng không dám qua cầu Trà Béc vì sợ sập hay không?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 17 Tháng Mười Hai, 2010, 12:57:06 am
BS@: Tôi thừa thời gian, nhưng thằng "trợ lý" của tôi thì lại quá bận. Trong quân đội chỉ là lính 2w, hiện tại làm thảo dân thì lại có "trợ lý tác chiến" ???

 BY@: Lão hãy đợi tôi nhé, mũi chính diện ấy. Ngày ấy Hải "trố" với tôi thân nhau lắm, cho tới khi nó lên E đá bóng, thế là biệt tăm, mấy chục năm rồi đấy.

 Haanh@: Tôi cứ tưởng bọn tôi về hết rồi, làm gì còn ai mà đánh nữa. Hóa ra sau này nó lại mạnh hơn? Các chú lại khổ hơn bọn anh. Cuộc chiến này đắt giá quá!
Vậy thì tôi cho bác TranKinhD9/E209 gặp mặt cái thằng bạn thân của bác nhé .
 Bạn bè quái gì mà đi đá bóng trên E rồi biệt tăm luôn tới mấy chục năm rồi chưa gặp lại là thế nào ? Mà nhà cách nhau có trên 20km chứ mấy . ;D
 Nó đây , ảnh mới chụp hôm 13.12.2010 vừa qua .
 Từ trái qua : Hải trố hay Hải trắng cũng được , Quang sọ ( sọ não ) lính F10 QD3 , Trung E bộ 209 , Sơn nước E141 F7
 
 (http://i973.photobucket.com/albums/ae216/hieu1960/SAM_5184.jpg)


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 07 Tháng Giêng, 2011, 08:00:40 pm
 7.1.1979 Các anh làm gì ? Ở đâu ?
 Điều đó nhiều CCB đã nói rồi . Còn hôm nay :
7.1.2011 sau 32 năm cho chiến dịch GP Phnom Penh .
 Các anh đã làm gì ? và ở đâu ?
 
 Giờ này 32 năm trước tôi đang trên đường quay lại cách đội hình đơn vị khoảng gần 2km để tìm 1 B bị sót lại của đội hình , gặp lính Qk9 , may mình nhanh chứ không mấy bác ấy xơi tái mình rồi  ;D
 Thời gian còn lại đến nửa đêm chúng tôi lạc đi linh tinh trong thành phố với cái bụng đói meo cho đến nửa đêm hôm đó .
 Thành phố tối thui , ánh trăng hay sao gì đó mờ mờ


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: quyenkh trong 07 Tháng Giêng, 2011, 08:48:50 pm
Hi còn mình giờ này 32 năm trước đang ở thị xã Cô Nhép tỉnh Mondonkiri , phía trước chỗ đóng quân của khẩu đội mình là cột cờ của thị xã , hôm giao chiến nơi này có 7 thằng Pốt bị hạ tại đây , chúng vừa chết hôm trước đến sáng hôm sau là lũ quạ hạ xuống đem nghịt cánh đồng , tối về thì tiếng chó sủa tranh những khúc xương chúng gầm gừ và rên ư ử cả đêm .
Cánh đồng này là nơi mình được thêm một hạt sao trắng bé xíu ..hì hì binh nhất oai lắm đó , nơi đây tuy ít ngày nhưng khối kỷ niệm chủ yếu là khoản cải thiện và rình mấy em trong Phum chiều chiều ra suối tắm , về khoản cải thiện thì gà trong chuồng túm cổ vặn ngay cho khỏi kêu . bọc đất rồi bỏ vô đống lửa luôn , hi vì mùa này lạnh kinh khủng tiểu đội nào cũng đốt một đống lửa to để sưởi , không nhổ lông không bỏ lòng nhưng lúc chín không dám đụng mạnh vô ruột vì chúng nở to dễ bể lắm .. hic người ta nói cái gì lén lại ngon hơn .
Còn khoản rình chị em .. hổng Xa ma Ki tý nào nên hổng dám kể .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: svailo trong 07 Tháng Giêng, 2011, 08:52:31 pm
  **************88
Giờ này 32 năm trước , E88 bọn mình đang nằm bên bờ sông Chinik , đợi mờ sáng mai sẽ vào CongpongThom .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: dathao trong 07 Tháng Giêng, 2011, 09:35:19 pm
Hôm nay ngày 07/01/2011 cũng vào khoảng giờ nầy 32 năm về trước,cả đơn vị tôi đang nằm bên lề đường của lộ 7  để sáng mai đi lên Kongpongcham.Từ trưa hôm đó cả đv hành quân bằng xe từ bến Champo đi miệt mài cho đến tối.Trên đường đi, hai bên lề,có rất nhiều mìn chống tăng đã được cb không biết đv nào gở còn để lại những lổ sâu.Phía trước có một chiếc xe chở quân bị dính mìn còn sót,sức nổ hất tung chiếc xe, nhìn từ xa thấy nhiều bóng người bị văng lên .Tối đến hàng đoàn dân K lủ lượt gồng gánh đi ngược chiều mặc toàn đồ đen trông rất thảm hại.Và cuối cùng chúng tôi cũng dừng quân bên lề đường nghỉ qua đêm,đoàn dân cũng vậy.Châm điếu thuốc hút nhìn qua đám dân K lúc đó sao thấy thương họ vô cùng,một cảnh tượng khổ đau tang thương và mất mát do chế độ Pon pot gây ra cho họ.Đêm đó nằm ngủ ngoài trời không võng không mùng đúng như câu<Màn trời chiếu đất>.Ấn tượng khó phai cho dù đã bao năm qua!!!


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: sapaco trong 07 Tháng Giêng, 2011, 11:04:59 pm
ngày này năm 1978, K1 D4 đã ở bên này sông mê kông cách đây 2 ngày, khi nghe tin nông phênh được giải phóng, ae B mình vui và hớn hở vô cùng, chỉa lên trời bắn 1 loạt AK, Thành anh nuôi người kinh môn Hải hưng xúc động và la lớn: mẹ ơi, vợ ơi thế là hết chết rồi
( không ngờ, do đánh thọc sâu trong lòng địch,Thành phải quay về chung với đội hình E 174 còn lại về lộ 7 chuyển hướng đi từ kông pông chàm, và chết do bị heo bắn )


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: haanh trong 07 Tháng Giêng, 2011, 11:08:18 pm
ngày này năm 1978, K1 D4 đã ở bên này sông mê kông cách đây 2 ngày, khi nghe tin nông phênh được giải phóng, ae B mình vui và hớn hở vô cùng, chỉa lên trời bắn 1 loạt AK, Thành anh nuôi người kinh môn Hải hưng xúc động và la lớn: mẹ ơi, vợ ơi thế là hết chết rồi
( không ngờ, do đánh thọc sâu trong lòng địch,Thành phải quay về chung với đội hình E 174 còn lại về lộ 7 chuyển hướng đi từ kông pông chàm, và chết do bị heo bắn )
hehe phải 1979 mới hợp lý chứ bác  ;D Không biết lúc các bác về chính phủ K đã có cái huy chương pầm pênh mạc ca ra ( bảy tháng giêng ) chưa ?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: sapaco trong 08 Tháng Giêng, 2011, 06:26:00 am
xin lổi nhe, 1979 chính xác, còn ngày về được cái đếch gì để mà đeo đâu ( đang hậm hực đây ) còn ngày 7/1/1979 mình đã ở bên này sông mê kông, 2 ngày trước bọn mình vượt sông trên những chiếc xuồng gỗ chở được 4 - 5 ae, khúc sông vượt có nhiều bải đá ngầm, quan trọng là khúc sông đoạn này ngắn, nước chảy không xiết, nên chuyện vượt sông không có gặp trở ngại gì, có điều khi vượt sông cho các phương tiện cơ giới như M 113 thì thời gian bị lâu ( một ngày giỏi lắm đưa được 3 M 113 )


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: mig21-58 trong 09 Tháng Giêng, 2011, 11:44:30 am
các bác cho hỏi tí ,ở đây có bác nào ở sư đoàn 4 quân khu 9 không ,vì tôi có việc muốn nhờ
các bác lên tiếng nhé ,xin cảm ơn


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: cb479 trong 09 Tháng Giêng, 2011, 12:05:51 pm
ngày này năm 1978, K1 D4 đã ở bên này sông mê kông cách đây 2 ngày, khi nghe tin nông phênh được giải phóng, ae B mình vui và hớn hở vô cùng, chỉa lên trời bắn 1 loạt AK, Thành anh nuôi người kinh môn Hải hưng xúc động và la lớn: mẹ ơi, vợ ơi thế là hết chết rồi
( không ngờ, do đánh thọc sâu trong lòng địch,Thành phải quay về chung với đội hình E 174 còn lại về lộ 7 chuyển hướng đi từ kông pông chàm, và chết do bị heo bắn )
hehe phải 1979 mới hợp lý chứ bác  ;D Không biết lúc các bác về chính phủ K đã có cái huy chương pầm pênh mạc ca ra ( bảy tháng giêng ) chưa ?
huy chương của kampuchia tặng cho bộ đội VN ..là mãi tận sau này..có lẻ là từ năm 1983 trở về sau mới có...còn đám lính tham gia đánh giải phóng KAMPUCHIA ngày 07/01/1979 thì hầu như là không có cái huy chương đó bởi đã xuất ngủ về từ những năm 81 - 82 hết rồi .
ha..ha...


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: cb479 trong 09 Tháng Giêng, 2011, 04:16:32 pm
xin lổi nhe, 1979 chính xác, còn ngày về được cái đếch gì để mà đeo đâu ( đang hậm hực đây ) còn ngày 7/1/1979 mình đã ở bên này sông mê kông, 2 ngày trước bọn mình vượt sông trên những chiếc xuồng gỗ chở được 4 - 5 ae, khúc sông vượt có nhiều bải đá ngầm, quan trọng là khúc sông đoạn này ngắn, nước chảy không xiết, nên chuyện vượt sông không có gặp trở ngại gì, có điều khi vượt sông cho các phương tiện cơ giới như M 113 thì thời gian bị lâu ( một ngày giỏi lắm đưa được 3 M 113 )
ô là la...chẳng lẻ...bác không có được món nào để đeo hay sao ? bèo lắm..thỉ bác cũng phải có cái HUÂN CHƯƠNG CHIẾN CÔNG để đeo .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 13 Tháng Giêng, 2011, 08:25:35 am
...
 Bác PVTuong cựu E18F325QD2/QK9 lúc nào cũng "vỗ ngực": ...

GiangNH ơi mình chưa hiểu tại sao lại là E18F325QD2/QK9 :o. Theo mình hiểu QD2 có bao giờ thuộc QK9 đâu may ra chỉ có một vài đv phối thuộc mà thôi. Mình nghe anh em cũ của E101/F325 kể ngày ấy họ từ Nam Lào vượt Mekong ở thác Khôn đánh vào phía Bắc K. Cậu Bảo răng vàng b trưởng cũ của mình hồi ở Nam Cửa Việt đi trinh sát và hy sinh ở thác Khôn. Anh Bắc trợ lý quân lực E101 mà mình đã kể trong Ngược dòng ký ức cũng hy sinh tại đây.http://www.quansuvn.net/index.php/topic,17230.170.html


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 13 Tháng Giêng, 2011, 01:34:29 pm
...
 Bác PVTuong cựu E18F325QD2/QK9 lúc nào cũng "vỗ ngực": ...

GiangNH ơi mình chưa hiểu tại sao lại là E18F325QD2/QK9 :o. Theo mình hiểu QD2 có bao giờ thuộc QK9 đâu may ra chỉ có một vài đv phối thuộc mà thôi. Mình nghe anh em cũ của E101/F325 kể ngày ấy họ từ Nam Lào vượt Mekong ở thác Khôn đánh vào phía Bắc K. Cậu Bảo răng vàng b trưởng cũ của mình hồi ở Nam Cửa Việt đi trinh sát và hy sinh ở thác Khôn. Anh Bắc trợ lý quân lực E101 mà mình đã kể trong Ngược dòng ký ức cũng hy sinh tại đây.http://www.quansuvn.net/index.php/topic,17230.170.html
Chẳng biết bác lexuantuong1972 lấy cái trích dẫn mà BY đã phát biểu như vậy ở đâu nữa  ???
 Trong ngày 16.12.2010 những bài BY có nói được lưu giữ vẫn còn đây .
Trả lờiTrả lời Trích dẫn và trả lờiTrích dẫn Thông báo khi có trả lờiNhận thông báo
94     Máu và Hoa / Một thời máu và hoa / Re: Chuyện của lính "thối tai, chai đít" (phần 2)    vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2010, 09:01:18 pm
Trích dẫn từ: haanh trong 14 Tháng Mười Hai, 2010, 07:20:46 pm
hehe cái lão BY này cứ bốc lính 2w lên tận mây xanh  Grin Thật ra thằng PRC 25 sống hay chết sướng hay khổ cũng phụ thuộc nhiều vào ông liên lạc . Lính mới lớ ngớ vác máy đi xuống C đều phải nhờ ông liên lạc chỉ bảo nếu không muốn nhẹ thì bị cán bộ C đá đít đuổi về , nặng thì mất gáo như chơi vì không ai cảnh giới bảo vệ dùm khi nổ súng . Em lúc nào cũng dặn dò lính mình khi xuống C phải biết nịnh mấy ông liên lạc  Grin
Cũng vẫn chuyện của mấy thằng lính thông tin 2W . Nhiều ông lính thông tin xuống C cũng " làm tàng " lắm haanh ơi .
 Một thằng lính thông tin K9 ( D9 E209 ) nó tuyên bố một câu xanh rờn :
- Tao đi phối thuộc xuống các C bộ binh không bao giờ tao phải cõng gạo trên lưng , mình vác máy PRC25 nặng bỏ mẹ ra ấy mà còn phải mang theo gạo nữa thì chạy thế nào nổi . Nên tao không bao giờ mang gạo , mặc kệ gạo ai mang thì mang còn tao đến bữa là có cơm ăn , nếu không tao vác máy về tiểu đoàn , ai hỏi thì tao bảo dưới C không cho tao ăn cơm nên tao không có sức theo đơn vị . Thế là các ông ấy sợ bỏ bố ra rồi nên lần sau không bắt tao mang vác gạo nữa bao nhiêu gạo bắt tụi liên lạc đại đội nó mang vác hết .
 Ngồi nghe tức cả tai muốn nổi khùng lên với nó rồi nhưng BY không nói gì chờ cho những thằng khác nó phản đối cái đã rồi mình nói sau .
 Mấy thằng ngồi đó nghe thắc mắc :
- Mày không mang gạo thì ai mang cho mày ăn ?
- Lính thông tin D xuống C phối thuộc là lệnh chiến đấu chứ có phải chuyện đùa đâu mà mày nói chuyện vác máy về D ?
- Mày không xuống C thì thằng khác phải xuống chứ không lẽ dưới C chịu không có lính thông tin vô tuyến đi cùng chắc ?
- Ôi giời ơi ! Sau này đánh nhau ở Kim Ry Amleang cần quái gì thông tin vô tuyến , đường xá thì thằng nào chẳng thuộc như lòng bàn tay , chỉ có mấy ông cán bộ C bên K9 chúng mày ấm ớ về bản đồ địa bàn mới cần có thông tin để khi dẫn lính đi lạc thì có cái mà điện về cấp trên hỏi đường . Grin
 Lúc đó BY mới nói :
- May cho mày là mày ở bên K9 đấy chứ mày ở K7 bọn tao thì mày chết đói từ lâu rồi , C đi càn cách D khoảng 10km mỗi khi đến bữa mày vác máy chạy về D mà ăn cơm chắc ? Với mày vũ khí chiến đấu là cái máy PRC25 vẫn biết là nó nặng khoảng 10kg thì cũng đâu phải mình mày vác nặng trên lưng , lính chiến thì thằng nào chẳng súng với chả đạn , mày cộng thử xem súng đạn và cái máy PRC25 của mày xem ai nặng hơn ai ? Tao bảo đảm rằng ít nhất về vũ khí lính bộ binh thằng nhẹ nhất là vác khẩu AK cũng nặng gấp rưỡi mày , tao chưa thèm tính những thằng vác hỏa lực đâu nhé , chúng nó chưa kêu sao mày kêu nặng đến mức không chịu vác gạo ? Bên tao C trưởng CTV còn phải cõng gạo bỏ bố ra kia kìa , không cõng gạo thì lấy gì mà ăn , đánh nhau thì thằng nào chẳng phải vận động phải chạy , đi tải gạo cho F339 D trưởng bọn tao còn phải cõng đủ 30kg gạo như lính kia kìa .
 Thế trận càn Amleang tháng 6.1979 lúc K7 bọn tao đi gặp K9 bọn mày chỗ cái suối cạn , mày từ bên kia đi sang gặp tao đi tới cắt ngang đội hình nhau hình chữ X thì mày vác cái của nợ gì trong cái ba lô sau lưng thế ? Máy PRC25 thì đeo trước ngực như bà chửa bụng to với cái ba lô to tổ chảng sau lưng mặt mũi thì đỏ gay đỏ gắt chạy thì lệt bà lệt bệt như vịt vậy thì là cái gì mà lắm thế ? Mày đừng nói với tao đó là cục pin dùng cho máy PRC25 nhé . Liên lạc bọn tao không có hơi sức đâu mà đi cõng gạo cho mày ăn đâu nhé .
 Lúc đó mấy thằng liên lạc các C bộ binh bên K9 mới được thể sổ ra hàng tràng dài :
- Thằng này xuống C tao lúc đó thì có mà nhũn như con chi chi .
- Khi anh nuôi lấy gạo trên C bộ nấu cơm thằng này toàn năn nỉ tao lấy gạo của nó nấu cơm ăn trước cho nó nhẹ bớt , bây giờ cứ nói Trạng .
- Trận cửa mở nhé , tao mới khoét được cái hố khi đơn vị dừng lại không đánh lên được thì nó chạy đến chỗ tao , sợ nó dính đạn địch trên bờ tường ủi bắn xuống , tao phải nhường cho nó cái hố mới đào xong thì nó mới có cái mà nấp chứ không bây giờ vào nghĩa trang Tây ninh mới gặp được nó .
- Nó xuống phối thuộc C tao thì tao đến khổ với thằng này , tối đến tao toàn phải gác thay cho nó ngủ hoặc gác dài ra cho nó đỡ thời gian phải gác đêm , có lần gọi nó ra gác nó ngồi có 1 lúc là trời đã sáng rồi , anh em thương nó mà nó có biết đâu .
  Grin Grin Grin
Trả lờiTrả lời Trích dẫn và trả lờiTrích dẫn Thông báo khi có trả lờiNhận thông báo
95     Văn hoá - Thể thao - Giao lưu / Quán nước cổng doanh trại / Re: Những tấm hình độc đáo.    vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2010, 05:47:54 pm
Trích dẫn từ: haanh trong 10 Tháng Mười Hai, 2010, 11:27:53 am
Trích dẫn từ: pain trong 10 Tháng Mười Hai, 2010, 10:16:14 am
Thế này chả trách ham nhậu
hehe cái quán đậm bản sắc dân tộc vậy mà sao lão BY không giới thiệu cho mình , tiếc thật .
Lão luật sư này cứ " tinh tướng "  Grin Grin Grin
 Đi đâu 1 bước là bị a lố a lồ kiểm tra giám sát rồi chứ đâu có tự do mà tạt ngang té ngửa nghiên cứu cái bản sắc dân tộc  Grin
 Ai đời 21h đã vội vã đòi về khách sạn nếu không : Bà xã em nó ....  mong . Grin
 Ở ngoài HN chúng tôi 23h mới bắt đầu xách xe đi chơi ông luật sư ạ . Grin
Trả lờiTrả lời Trích dẫn và trả lờiTrích dẫn Thông báo khi có trả lờiNhận thông báo
96     Máu và Hoa / Một thời máu và hoa / Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?    vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2010, 04:28:12 pm
 Theo như chính sử đã ghi chép lại là trưa 8.1.1979 chúng ta mới GP sân bay Puchentong .
 Lúc đó D7 E209 chúng tôi cũng mới từ trung tâm thành phố đi ra và về hướng đó . Khi tôi đến nơi cuối sân bay đoạn ngã 3 tiếp giáp với QL4 và đi vòng từ phía bên kia sân bay sang thì đến đó đã có lính QK9 tới rồi , lính QD4 và lính QK9 lẫn lộn vào nhau trên con lộ đất đỏ đường ra chùa kho bom . Chẳng biết ai là người vào GP trước nhưng theo cá nhân tôi nhận xét thì có lẽ lính QK9 vào vị trí đó trước chúng tôi , khi chúng tôi tới nơi thì anh em đó đã cơm trưa và móc võng ngủ một giấc ngon lành rồi . Họ là một BCH cấp E trở lên với chiếc cần ăng ten cao vút buộc vào gốc cây xoài chứ không phải những đơn vị lính bộ binh
 Sau đó lính QK9 có lệnh rút khỏi vị trí đó họ đi đâu chúng tôi không rõ và chỉ còn lại lính QD4 và chúng tôi ở lại đó đến trưa 29 Tết ( ngày cuối năm ) thì rút ra theo chiến dịch đánh về hướng ngã tư đường tàu .
 D9 E209 đóng quân tại trường Đại học bách khoa và tối đêm 7 rạng sáng ngày 8.1.1979 quại nhau te tua với lính QK9 tại đó và trận chiến tóe lửa cũng cỡ 20 phút sau mới nhận ra quân ta .
 D7 E209 mới nằm ở sân bay và kho đông lạnh tôm hùm là đặc quyền của D7 .
 Hì ..Hì ! Lão Kinh thông tin D9 này cứ lề mề chậm chạp quá , xưa kia mà lão cứ dò dẫm thế này thì tác chiến D9 và C trưởng C11 đá lão vỡ mông . Grin
Trả lời


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: GiangNH trong 14 Tháng Giêng, 2011, 11:11:27 pm
Em thì nghe "chõm" câu chuyện của mấy bác lính quê thôi, họ của F325 hành quân từ Quảng trị vào tận mãi Kiên giang, đánh nhau từ xi măng Hà tiên sang tận Cô kông xa lắc lơ đâu đó, có bác thì vẫn thuộc F325, có bác thuộc F8.Hướng này do Quân khu 9 đảm nhiệm, đánh nhau theo kiểu "Giải phóng Châu âu", pháo 37 hạ nòng bắn tẹt tèn ten.

 NH là "phum" sản sinh ra khoảng 40 bác cựu quân khu 9, ít nhất có 10 bác không bao giờ trở về. Khoảng 10 bác là "siêu thương binh". Khoảng 20 bác lành lặn là vì rút ra phòng tuyến sông Cầu đề phòng "anh hàng xóm tốt bụng" tràn xuống


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 19 Tháng Giêng, 2011, 07:56:23 am
Trích dẫn

 Bác PVTuong cựu E18F325QD2/QK9 lúc nào cũng "vỗ ngực": Tao vào NP trước tiên đây, tao còn chõ pháo vào sân bay Pô chen tông, xem thằng nào lên xuống là tao phệt(nhưng không có).

 Bác này mà ngồi với cựu F5,F7, F9 cùng xóm+nửa xèng dấm, thì cứ như là "mổ trâu, mổ bò".

Bác Binhyen. Tôi không có ý gì về ý kiến của bác nhưng ở đây tôi trích dẫn từ GiangNH về việc biên chế của E18F325QD2/QK9 mà thôi.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 19 Tháng Giêng, 2011, 10:23:16 pm
Hì ..hì ! Thảo nào BY đọc thấy mình có nói vậy đâu sao lại thấy trích dẫn là do BY nói vậy nên thắc mắc vậy thôi . ;D
 Hóa ra là cu GiangNH nói nhưng do trích dẫn xóa tên thành ra do BY nói . ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: TNXP trong 15 Tháng Ba, 2011, 10:28:56 am
Ngày 07/01/1979 đơn vị TNXP LĐ 310 của tôi, đang đóng quân tại Bến Sỏi Tây Ninh, buổi tối khoảng 19h thì nghe trên radio bộ đội Việt Nam đã giải phóng Campuchia, lúc đó lại nghe nhiều tiếng súng nổ khắp nơi,anh em cũng hơi hoảng vì không biết có chuyện gì mà súng nổ dữ quá, ai cũng căng thẳng nằm im theo dõi động tĩnh, bất ngờ có 1 loạt đạn AK gần nơi BCH và tiếng của anh liên lạc hô to "GIẢi PHÓNG CAMPUCHIA RỒI" lúc đó mọi người đồng loạt nhảy ra khỏi công sự và chĩa súng lên trời bóp cò, có anh còn tương cả lựa đạn vào hầm chữ A, để nghe nổ cho đã, nhìn chung quanh cũng thấy các đơn vị bạn vui mừng như thế.
   Tối hôm đó nhiều người không ngủ được, anh em bàn tán về việc khi kết thúc chiến tranh thì về nhà làm gì ? Tương lai tươi sáng đưa mọi người vào giấc ngủ đẹp, không mộng mị, không lo sợ.....Nhưng cuộc chiến chưa đến hồi kết thúc...anh em cũng chưa được về nhà và đơn vị của chúng tôi còn phải tiếp tục xuất ngoại sang Campuchia để làm nghĩa vụ QT một thời gian nữa.....


 (sửa lỗi chính tả)


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: ancakho trong 15 Tháng Ba, 2011, 10:56:55 am
các bác cho hỏi tí ,ở đây có bác nào ở sư đoàn 4 quân khu 9 không ,vì tôi có việc muốn nhờ
các bác lên tiếng nhé ,xin cảm ơn

Bác tham khảo:

Ngày 29/01/2011 ... Sư đoàn 4, đóng quân tại huyện Hòn Đất  tỉnh Kiên Giang. ... Đại tá Trần Đua sư đoàn trưởng ...


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: y lố 302 trong 15 Tháng Ba, 2011, 01:40:19 pm
Ngày 7/1/79 Y lố 302 đang nằm trong 1 cánh rừng giá tỵ tỉnh kong Pong chàm  ,nghe radio của Bác Miên ( trưởng Ban Quân giới F 302 ) tin giải phóng Nông pênh .Phấn khởi vô cùng vì tin tưởng tiêu diệt sào huyệt của pốt rồi .Những ngày sau vượt sông Mê kông tại Kongpongcham và thẳng tiến về Siêm Riệp mình cứ tưởng chừng như Quân giải phóng thẳng tiến Sài gòn ,không có 1 kháng cự nào ...


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 15 Tháng Ba, 2011, 02:35:59 pm
Ngày 07/01/1979 đơn vị TNXP LĐ 310 của tôi, đang đóng quân tại Bến Sỏi Tây Ninh, buổi tối khoảng 19h thì nghe trên radio bộ đội Việt Nam đã giải phóng Campuchia, lúc đó lại nghe nhiều tiếng súng nổ khắp nơi,anh em cũng hơi hoảng vì không biết có chuyện gì mà súng nổ dữ quá, ai cũng căng thẳng nằm im theo dõi động tĩnh, bất ngờ có 1 loạt đạn AK gần nơi BCH và tiếng của anh liên lạc hô to "GIẢi PHÓNG CAMPUCHIA RỒI" lúc đó mọi người đồng loạt nhảy ra khỏi công sự và chĩa súng lên trời bóp cò, có anh còn tương cả lựa đạn vào hầm chữ A, để nghe nổ cho đã, nhìn chung quanh cũng thấy các đơn vị bạn vui mừng như thế.
   Tối hôm đó nhiều người không ngủ được, anh em bàn tán về việc khi kết thúc chiến tranh thì về nhà làm gì ? Tương lai tươi sáng đưa mọi người vào giấc ngủ đẹp, không mộng mị, không lo sợ.....Nhưng cuộc chiến chưa đến hồi kết thúc...anh em cũng chưa được về nhà và đơn vị của chúng tôi còn phải tiếp tục xuất ngoại sang Campuchia để làm nghĩa vụ QT một thời gian nữa.....


  ;D Chẳng cứ gì đơn vị bác anh em nghĩ như vậy đâu , chúng tôi lúc đó cũng nghĩ như vậy đấy .
 Mừng lắm , vui lắm , chiến tranh kết thúc rồi , sống rồi không còn phải đánh nhau nữa , không còn mất mát và hy sinh nữa .
 Sau này , lại thêm một lần nữa chúng tôi từng mừng hụt khi giải phóng Amleang thủ đô Phnom Penh 2 của Pốt vào tháng 3.1979 .
 Chỉ có những người đi qua chiến tranh mới hiểu được giá trị của nền hòa bình .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: sapaco trong 15 Tháng Ba, 2011, 03:05:18 pm
Ngày 07/01/1979 đơn vị TNXP LĐ 310 của tôi, đang đóng quân tại Bến Sỏi Tây Ninh, buổi tối khoảng 19h thì nghe trên radio bộ đội Việt Nam đã giải phóng Campuchia, lúc đó lại nghe nhiều tiếng súng nổ khắp nơi,anh em cũng hơi hoảng vì không biết có chuyện gì mà súng nổ dữ quá, ai cũng căng thẳng nằm im theo dõi động tĩnh, bất ngờ có 1 loạt đạn AK gần nơi BCH và tiếng của anh liên lạc hô to "GIẢi PHÓNG CAMPUCHIA RỒI" lúc đó mọi người đồng loạt nhảy ra khỏi công sự và chĩa súng lên trời bóp cò, có anh còn tương cả lựa đạn vào hầm chữ A, để nghe nổ cho đã, nhìn chung quanh cũng thấy các đơn vị bạn vui mừng như thế.
   Tối hôm đó nhiều người không ngủ được, anh em bàn tán về việc khi kết thúc chiến tranh thì về nhà làm gì ? Tương lai tươi sáng đưa mọi người vào giấc ngủ đẹp, không mộng mị, không lo sợ.....Nhưng cuộc chiến chưa đến hồi kết thúc...anh em cũng chưa được về nhà và đơn vị của chúng tôi còn phải tiếp tục xuất ngoại sang Campuchia để làm nghĩa vụ QT một thời gian nữa.....


  ;D Chẳng cứ gì đơn vị bác anh em nghĩ như vậy đâu , chúng tôi lúc đó cũng nghĩ như vậy đấy .
 Mừng lắm , vui lắm , chiến tranh kết thúc rồi , sống rồi không còn phải đánh nhau nữa , không còn mất mát và hy sinh nữa .
 Sau này , lại thêm một lần nữa chúng tôi từng mừng hụt khi giải phóng Amleang thủ đô Phnom Penh 2 của Pốt vào tháng 3.1979 .
 Chỉ có những người đi qua chiến tranh mới hiểu được giá trị của nền hòa bình .
nông phênh 2, đoạn từ tháng 03/1979 - cuối thảng/1979, cánh sư đoàn 5 qua phối thuộc với quân đoàn 4 đánh từ u đông, kông pông chơ năng, kông pông sơ bư, E 174 của F 5 đánh phối thuộc vào đúng hướng mà trước F 7 QĐ 4 đánh, máu nhiều chưa thấy hoa


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: ccbd9f302 trong 15 Tháng Ba, 2011, 04:29:35 pm
Ngay 7/01/1979, D9-E429-F302 chúng tôi đã vượt qua cao điểm 11 sang Công pông chàm. 8 gìơ  sáng hôm ấy Tiểu đoàn cử 1 đội đi trinh sát khu vực tàn quân PP bị dạt và co cụm để tiêu diệt...Khoảng 12 giờ kém 15 trưa thì nghe tin có 2 chiến sỹ trinh sát  của tổ bị vướng mìn hy sinh. Vậy là ngay thời khắc lịch sử này vẫn có đồng đội ra đi mà chưa hề biết KPC đã được giải phóng...Chiều hôm đó đơn vị tiếp tục hành quân sâu vào đất KPC. Buổi tối dừng chân thì thấy các Anh BCH D9 thông báo: Phnômpênh được giải phóng...Mọi người vui mừng phấn khởi tin rằng chiến tranh sẽ mau chấm dứt...Ai ngờ những ngày tháng sau đó còn gian nan, vất vả, hy sinh mất mát không kém thời gian nằm chốt ở Sa mát-Tây Ninh


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: TNXP trong 18 Tháng Ba, 2011, 04:28:09 pm
   Đơn vịTNXP của mình ngày đó là đơn vị phối thuộc cho Bđ công binh ,mình nhớ hình như là đoàn
476 mà doanh trại của nó ở đường NTP bây giờ là Thành thái đó,mình nhớ có lần theo xe đi lấy gạo và xăng về bị bọn Pot nó phục kích,may mà nó bắn dở nên bây giờ còn ngồi đây 888 với các Bác chứ không thì chắc ở trên bàn ....rồi,không biết có Bác nào ở công binh biết vụ đó không,mình không nhớ nó là vùng nào,chỉ nhớ là vào buổi chiều,khoảng 15h,lúc đó đi xe Molotova của trung quốc có kéo cái xitẹc chở xăng đằng sau.khi nó bắn trái B40 đầu tiên,xí hụt nhưng Bác tài hoảng quá lạc tay lái xuống ruộng,2bánh dưới ruộng,2bánh trên bờ,cái tẹc xăng thì nằm nghiêng xăng đổ quá trời,lúc đó Pot nó có bắn ra vài tràn AK nữa thì im luôn,bộ đội đi tuần có lên ứng cứu nhưng pot nó rút vào rừng rồi....không ai bị gì nhưng xăng thì chỉ còn một ít ,thôi thì cũng là may mắn,của đi thay người,he he.
    Mình nhớ chổ đó rồi,có thể là lộ 68 mà mấy Bác hay đề cập.vì lúc ra Xiêm rệp lấy gạo mấy anh tài xế có chở vào thăm đền Angko Wat nữa ,lúc về thì bị vụ đó.
    Đơn vị của mình lúc đóng quân xa nhất là cách Xamrông khoảng 10km,có lúc xe công binh chở lên tận Xamrông để làm đương nữa.
    Vài dòng nhớ kỷ niệm xưa,có Bác nào gần đó thì lên 88 cho vui.Xin chào


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hiephoa2000 trong 18 Tháng Ba, 2011, 04:58:59 pm
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,20074.0.html
bác qua đây mà tìm đồng đội nè , các bác ấy là 476 hoặc 548 cb đó , em cũng lính 476 nhưng thời bác tham gia cùng các bác kia em đang vá đũng quần ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hungf10 trong 19 Tháng Ba, 2011, 10:03:21 pm
"Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?"
 Tôi vào mạng vô tình thấy chủ đề này ,vậy xin góp 1 bài hồi tưởng về ngày đó cách đây 32 năm:
(http://www.mediafire.com/imgbnc.php/6352cc0f02a0daa256551fb4d839f047e034d14bfc4c2bd1b71e7262908d362a6g.jpg)
đây là vị trí chốt của tốp tr/s K3
(http://www.mediafire.com/imgbnc.php/29c4468ab2410a259eb463c84a8bd2f4eeecf7afe0a3a26a9d6578fd25fbdaa26g.jpg)
K3 bắt đầu xuất phát từ bến phà luc 15h tiến thẳng về Phnoom pênh,đến khoảng 17h30 thì tới ngoại vi Phnom pênh


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hungf10 trong 20 Tháng Ba, 2011, 12:05:08 am
Khoảng 17h chiều ngày 5/1 K3 E28 chúng tôi đến bờ sông Tông le sát, lúc này toàn bộ 2 bờ sông đều do quân ta kiểm soát,(đơn vị nào đánh chiếm được thì tôi không rõ), khoảng 20h tối 1 tốp tr/s của K3  gồm tôi, bác Râu, Cường, Hợp, Tuấn, Định, Văn được chở bằng xuồng máy qua chốt bên kia bến phà . Việc chuyển quân rất chậm vì lực lượng công binh không đủ phương tiện làm cầu nên dùng phà để chuyển người và cơ giới qua sông,thời gian bọn tôi chốt bến phà là 2 đêm một ngày. Vị trí chốt bến phà này trước của bọn Pốt nên chỗ ở có sẵn gạo thực phẩm ngoài chuồng có gà, lợn. Sẵn nong, sẵn né, lại hơn tháng trời toàn cơm với bột canh ,"trong thời gian chờ đơn vị, không có cán bộ chỉ huy ,"tốp tr/s  mở tiệc với 1 buồng gan lợn sữa, canh dưa cá, ăn mừng hơn 1 ngày mặc dù trong túi chú nào cũng có 9 điều qui định của chiến trường K. Đến khoảng 9h sáng ngày 7/1/79 tốp cán bộ chỉ huy E mới sang sông, tôi còn nhớ câu đầu tiên của E trưởng Đua khi gặp tốp tr/s K là:"Mấy thằng chúng mày có gì ăn không? Từ ngày hôm qua đến giờ tao chưa có hột cơm nào" - "Bọn em có cơm canh dưa cá, mời thủ trưởng xơi".Bác "Mao trạch Đua" không câu nệ gì ngồi xổm ngay tại bến phà "làm việc" luôn  "Đây là bữa cơm ngon nhất từ lúc vào chiến dịch đến giờ" bác Đua vừa ăn vừa nói, nhìn bác Đua ăn ngon lành mà tôi cũng thấy thèm mặc dù cũng vừa ăn no.
11h thì K3 tề tịu đủ tại bến phà, nhưng mãi đến 15h thì 3 xe tăng phối thuộc với K3 mới sang được sông và chúng tôi được lệnh thẳng tiến về Phnom Pênh. Đi đầu mũi chủ công của K3 cùng với 3 xe tăng là C10, tổ tr/s theo C10 ngồi trên xe tăng đầu đội hình gồm có tôi, bácRâu, Văn, Đinh. Trên đường tiến quân chúng tôi gặp địch đâu là đánh, có 2 khoảnh khắc đáng nhớ lúc đó là :
- Khoảnh khắc thứ nhất là xe tăng đầu của bọn tôi ngồi thiếu chút nữa thì "xơi" 1 phát ĐKZ của bọn Pốt. Nhìn phát đan xanh lét xoẹt qua đầu mũi xe tăng mà sợ muốn xón đái và cũng sướng con mắt khi thấy bọn Pốt cùng súng bị pháo  của xe tăng thứ đi sau thổi tung lên trời, bọn còn lại bị ae  bộ binh đi xe sau bắn bỏ chay tứ tung. Cú đấy xe tăng đi đầu mà dính đạn ĐKZ của Pốt  thì khỏi mà ngồi hồi tưởng cùng với các bác.
 Khoảnh khắc thứ 2 là bắn nhầm vào xe của đơn vị bạn . Lúc đó khoảng 17h30  chúng tôi tới ngoại ô Phnôm pênh, thấy thấp thoáng có xe ô tô tải màu xanh sau rặng cây tôi liên đập vai bác lái tăng cũng đang thò đầu ra khỏi xe, báo hiệu có xe phía trước. Thấy bác lái gật đầu rồi tháp pháo chuyển hướng về chiếc xe ô tô phía trước nổ 1 phát, tiếng nổ đầu nòng của tăng làm chúng tôi ù đặc cả tai còn chiếc xe ô tô phía trước tung lên, bốc cháy đùng đùng. Ngay sau đấy chúng tôi nghe tiếng 3 phát AK nổ phía trước, tôi đáp trả 2 phát AK, rồi phía trước có người chay ra vẫy mũ ."Quân ta rồi" tiếng C trưởng Niên hô, chúng tôi được lệnh dừng lại. Thật may, không thì chút nữa "quân ta choảng quân mình". K3 chúng tôi nghỉ lại đêm 7/1 tại ngoại ô Phnôm Pênh, lính tráng cũng kịp đi kiếm "đồ cổ", tôi kiếm được gần 100 quả trứng gà lộn luộc tất mời cả các bác tăng xơi liên hoan mừng chiến thắng cùng với hội tr/s, sáng ngày 8/1 K3 được lệnh quay lại chuyến hướng tiến quân về Công pông thom. Khi chiến tranh BGPB nổ ra(17/2/79) thì K3 chúng tôi đã quần nhau với Pốt ở biên giới Cam pu chia - Thái tại  cửa khẩu Poipet được một tuần .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: dongdoi78 trong 22 Tháng Ba, 2011, 03:45:37 pm
Ngày 6/3 năm 1979
Tại mặt trận quanh khu vực Nông Pênh, trung đoàn 1 quyết chiến, tại đó, Hướng - bạn tôi và bao đồng đội đã ngã xuống.
Ngày 21/3/1979, đơn vị tôi quần nhau với địchtrên cung đường 141 thuộc tỉnh Moldolkiri, Phương, Cầu, Mừng ( đồng hương Hải Phòng ) và một số anh em trong trung đội thuộc đại đội 3 tiểu doàn 15 sư đoàn 2 đã hy sinh. Hai ngày sau đó, ngày 23 tháng 3, thêm 5 đồng đội nữa hy sinh trong đó có Rong, người bạn thân thiết của tôi chưa tìm thấy mộ.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: minhsinh_1960 trong 23 Tháng Ba, 2011, 07:18:21 pm
ngày 7-1-1979 anh làm gì ở đâu?Mình đang ở Sài Gòn hoa lệ hình như hôm đó đi chợ Dân sinh sắm ba lô quân tư trang mới...


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: dathao trong 23 Tháng Ba, 2011, 08:08:16 pm
Cái ngày 07-01-79 đó mổi người có một việc khác nhau,ở những chổ khác nhau ,nhưng cuối cùng cũng có một điểm chung là không một CCB nào quên được ký ức một thời cầm súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở chiến trường.Cái ký ức mà trong đó có cả hạnh phúc lẩn đau thương mất mát của không phải riêng mình mà còn là của những đồng đội thân thương ngày nào.Cuộc đời một con người thì dài lắm so với quảng thời gian cầm súng,nhưng chỉ vài năm làm lính thôi đã cho  tôi một ký ức có rất nhiều cảm xúc khó quên,chắc gì trong quảng đời còn lại tôi có được nhiều cảm xúc đến như vậy...!
Ôi! con người...!!!


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hoangson1960 trong 10 Tháng Năm, 2011, 02:44:54 pm
Kỷ niệm lộ 7: sau khi giải phóng kratie  khoảng  ngày 5-6/79 Q 16 theo theo đội hình F5 ngược lên phía bắc hướng QK5 .cả khẩu đội đang dăng võng nằm tán dóc chờ vượt sông mekong thì được tin giải phóng nongpheng .thằng nào cũng mừng chắc mẩm sằp được về nước tới nơi.lại được lên xe quay lại đi theo QL13 ,về đến snuol thấy xe rẽ đường khác theo lộ 7 .(anh em cũ gọi lộ trần lệ xuân.nghe nói TLX mở lộ này thời 59-60 dọc biên giới để khai thác gỗ và buôn lậu thuốc phiện).nhìn về phía VN thấy xa xa là núi bà đen ae lại càng rôm rả hy vọng hay mình về VN theo đường tây ninh.bỗng nghe RẦM quay đầu nhìn lại chiếc xe giải phóng chạy phía sau ,cách xe mình khoảng 20m trúng mìn chống tăng vào bánh sau bên phía tài xế.giữa khói bụi mịt mù tôi thấy cả người lẫn súng bay lên cả mét rồi rớt xuống sàn xe.dừng xe chúng tôi chạy lại nhảy lên xe trúng mìn mang ae thưong binh, tử sỹ xuống.những ai đứng vị trí bánh xe bị mìn đều hy sinh còn ae đứng ở vị trí khác bị sức ép tùy nặng nhẹ nằm há miệng ngáp ngáp vì không thở được.cả xe khoảng 1B bị thương vong hềt. 20 phút sau đoàn xe lại tiếp tục lên đường.lúc này trên xe không khí không còn vui nhộn nữa. mọi người đều có khuynh hướng di chuyển vào giữ xe ,né đứng phía trên mấy cái bánh xe.mỗi lần xe xuống ổ gà là hai hòn cà của cả xe lại chạy lên chạy xuống.(mà lộ 7 lúc đó lại rất nhiều ổ gà)đến tối thấy xe đi về phía cong bong cham .VN ngày càng xa vậy là tắt hềt cả hy vọng.
 
 


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: 4102thuongsy trong 10 Tháng Năm, 2011, 03:51:43 pm
                       Ngày 7 tháng 1 năm 1979 tôi tò mò lén đi xem bộ đội mình hy sinh sao mà nhiều thế . không biết có lẩn lộn thi hài với nhau không chứ , chiều tối là xe chở xác về nước dịch chảy ra đường chịu không nổi . huy động đoàn viên , thanh niên hổ trợ đào huyệt chôn tử sỷ . sau này mấy nghĩa trang tạm thời đã di chuyển đến nơi nào không rỏ ?.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: sapaco trong 10 Tháng Năm, 2011, 11:08:15 pm
                       Ngày 7 tháng 1 năm 1979 tôi tò mò lén đi xem bộ đội mình hy sinh sao mà nhiều thế . không biết có lẩn lộn thi hài với nhau không chứ , chiều tối là xe chở xác về nước dịch chảy ra đường chịu không nổi . huy động đoàn viên , thanh niên hổ trợ đào huyệt chôn tử sỷ . sau này mấy nghĩa trang tạm thời đã di chuyển đến nơi nào không rỏ ?.
vậy 4102 lúc đó ở đâu và làm gì ?
thường khi vào chiến dịch, lúc đầu mới thương binh tử sĩ nhiều do mở cửa đột phá, những ngày sau đánh pốt chỉ có chạy dài, chống cự yếu ớt hẳn, chắc do dồn nên đưa về mới nhiều như thế, mình còn nhớ sau chiến dịch truy quét dọc biên giới thailand '' tức sau chiến dịch giải phóng campuchia, là liền chiến dịch này '' khi hoàn tất thì đơn vị mình chốt đường để xe đưa tử sĩ về nước '' chốt lộ 10 từ pailin về battambang '' nước dịch chảy thành 1 vệt, ruồi bu cứ như là một đường đen trên lộ


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tkkc trong 23 Tháng Mười Hai, 2011, 11:39:02 pm
Ngày mai  07.01.2010, kỷ niệm 31 năm QDNDVN tiến vào giải phóng Nông pênh. Đàn em xin mở cái "tố pít" này, hy vọng các CCB BGTN nhớ lại cái ngày "xa xứ" đó.


Sáng sớm ngày 07/01 mình cùng anh Trần Cường trung đoàn trưởng, anh Vũ Xuân Cưu tham mưu trưởng E209 (ở xe chỉ huy) đến phà Niết Lương với bộ phận của D8 cùng E141 và xe tăng thiết giáp của quân đoàn tiến vào thành phố.
Bộ phận vào thành phố lúc đầu khoảng hơn 10h30’, bọn mình đi sau đến 11h trưa mới vào thành phố.

Cháu là hậu sinh (sinh năm 1976), ba má cháu đều là bộ đội đánh Mỹ. Cháu vào Quân sử đã lâu, nhưng cháu chỉ đọc chứ không biết gì để hóng hớt.
Nhưng có một việc cháu thắt mắc mãi mà phải reg nick để hỏi các chú. THỜI ĐIỂM GIẢI PHÓNG PP là lúc nào? 10h30 như sử hay khoảng 5h như chú BINHYEN1960 đã nói nhiều lần trong nhiều topic khác nhau??
ĐƠN VI NÀO VÀO PP TRƯỚC, D26 cùa chú Hiếu ở trên, hay D7 của chú BINHYEN.
Mong các chú có câu trả lời cho chính xác giúp để hậu sinh chúng cháu không bị loạn thông tin. Cháu chỉ hỏi bấy nhiêu, nếu có gì không đúng mong mấy chú lượng thứ.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tkkc trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 09:25:22 am
Chắc có lẽ câu hỏi của cháu sẽ gây thêm nhiều tranh luận không cần thiết, nên các chú không muốn trả lời. Các chú trực tiếp chiến đấu, trực tiếp tiến vào PP mà không đưa ra được câu trả lời chính xác nhất, thì tuổi trẻ tụi cháu cũng không biết dựa vào đâu để tìm sự thật, vì như chú BINHYEN nói thì không nên tin những gì chính sử đã viết.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: trung-truc trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 10:27:00 am
Chắc có lẽ câu hỏi của cháu sẽ gây thêm nhiều tranh luận không cần thiết, nên các chú không muốn trả lời. Các chú trực tiếp chiến đấu, trực tiếp tiến vào PP mà không đưa ra được câu trả lời chính xác nhất, thì tuổi trẻ tụi cháu cũng không biết dựa vào đâu để tìm sự thật, vì như chú BINHYEN nói thì không nên tin những gì chính sử đã viết.
Tùy theo sự việc mà xem xét "mức độ tin cậy" tới đâu! Chứ không phải chính sử là không nên tin! Nhiều cánh quân tiến vào nhiều hướng, như cánh A hoàn thành chiếm lĩnh mục tiêu đã định lúc 10h15', cánh B chiếm xong mục tiêu của mình lúc 15h00' . . . Thì chính sử sẽ căn cứ vào "tổng quan" hoặc thời điểm mục tiêu nào quan trọng bị chiếm lĩnh mà "ấn định" ghi chép lại! Tui nghĩ các nguồn lệch nhau vài giờ không quan trọng lắm để gây cho cậu thất vọng. Ví dụ như ngày Giải phóng Miền nam ấn định là ngày 30 tháng 4 năm 1975 (là ngày nôi các chính phủ VNCH tuyên bố đầu hàng vô điều kiện), nhưng nhiều vùng đã được giải phóng trước đó nhiều ngày rồi, sau đó có vài điểm binh lính "VNCH" còn chiếm và kháng cự mãi đến 02/05/1975 . . . thì theo cậu nên tin theo ngày nào???


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tkkc trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 01:46:15 pm
Dạ, cháu cảm ơn chú đã trả lời cháu. Cháu đồng ý với chú như vậy, cháu cũng nghĩ là những việc trọng đại thì chính sử không thể sai, vì có nhiều người, còn các hãng thông tấn báo chí biết việc đó. Nhưng chú BINHYEN nói là đơn vị chú ấy là đơn vị đầu tiên tiến vào PP khoảng 17h và không có tăng thiết giáp phối thuộc, cũng như không có gặp bất cứ chiếc tăng nào bị cháy trên đường. Trong khi đó, trong hồi ký của bác Bùi Cát Vũ, đơn vị đầu tiên tiến vào PP lúc 10h30 và có tăng thiết giáp phối thuộc, và trên đường tiến vào PP, có 2 chiếc tăng, môt chiếc bị chạy trật đường nên rớt xuống rãnh, không lên được, một chiếc bị bắn cháy. Nếu đúng như bác Vũ đã nói, thì đơn vị chú BINHYEN vào sau, và ít nhất chú BINHYEN cũng thấy trên đường có xe tăng ta bị bắn cháy chứ???
Trên đường vào PP, đơn vị có bác Vũ đi cùng, có đánh nhau tương đối, có hy sinh. Còn chú BINHYEN nói rằng đơn vị chú đi vào PP như vào chổ không người.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 05:00:13 pm
                     Chào các bạn! Đúng 1h30 ngày 7/1 Tranphu341 cùng đội hình của Trung đoàn đã vào Phnompeenh. Nhưng vẫn còn vào sau mũi đầu tiên của Sư đoàn 7.

                       NẾU NÓI 17H MỚI VÀO PHNOMPENH THÌ CÓ SỰ NHẦM LẪN GÌ CHĂNG?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hieuc3d26f7 trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 06:00:11 pm

     "Mấy tháng nay vì bận công việc nên tôi không lên mạng được. Nay mở diễn đàn dựng nước giữ nước gặp trang của tác giả với chủ đề :" Nhật kí Nguyễn Văn Thắng" thấy nhiều anh em hơn 30 năm trước tiến vào giải phóng thành phố Phnong Pênh, trao đổi về trận đánh này. Cảm ơn các anh đã cho biết thêm nhiều tình tiết mới trong ngày 7/1/1979. Tôi cũng là một người lính của sư đoàn 7 tham gia chiến dịch này. Mặc dù trận đánh cách đây khá lâu nhưng tôi không thể nào quên chiến dịch này được. Kể từ khi sư đoàn 7 đánh cửa mở đường 10, cầu đôn so cho đến khi giải phóng thành phố.
     Trong chiến dịch này tôi đi với trung đoàn 209 F7 theo những ghi chép của mình ở chiến trường thì chiến dịch giải phóng Phnong Pênh ở hướng chúng tôi như sau:
   - Từ  ngày mồng 1 đến chiều 3/1/1979 trung đoàn 209 và trung đoàn 141 của sư đoàn 7 đục tung cửa mở chiếm đường 10 cầu Đôn So, đơn vị chiếm cầu là tiểu đoàn 7.
   - suốt đêm ngày 3 đến sáng 4/1/1979 trung đoàn 209 luồn sâu cắt đứt đường số 1, không cho địch rút về phà Niếc Nương, đơn vị đi đầu cũng là D7.
   - Ngày 4/1/1979 trung đoàn 141 và 2 tiểu đoàn của trung đoàn 209 tiếp tục đánh lên hướng phà Niếc Nương.
   - Sáng 5/1/1979 trung đoàn 165 của sư đoàn 7 đánh chiếm bến phà Niếc Nương thu nhiều vũ khí quân trang, quân dụng của địch. Chiều ngày 5/1/1979 trung đoàn 165 cùng với lực lượng công binh dùng phà ghép tiến công sang bên kia bến phà dưới sự chi viện của lực lượng pháo binh.
   - Ngày 6/1/1979 tàu hải quân đưa lực lượng còn lại của E165 và trung đoàn 141 qua sông. Tiếp đó có một bộ phận của tiểu đoàn 8 trung đoàn 209 cũng sang sông cùng với trung đoàn 141. Hai tiểu đoàn 7 và 9 của trung đoàn 209 đi sau.
   - 5h ngày 7/1/1979 sở chỉ huy E 209 di chuyển. 7h anh Trần Cường(E trưởng), anh Cưu (tham mưu trưởng) và 2 máy thông tin của E và F do tôi và anh Khôi cùng 1 đồng chí vệ binh đi trên chiếc xe chỉ huy xuống tàu hải quân vượt phà Niếc Nương.
   - Từ sáng 7/1/1979 trung đoàn 141 cùng với lực lượng tăng thiết giáp, tiếp theo là bộ phận của E 209 đánh trên đường số 1. Khoảng 8h sáng E 141 cùng với lực lượng tăng thiết giáp đánh địch mở đường,  xe chỉ huy của E 209 phải dừng lại chờ E 141 đánh địch thông đường. 9h sáng đội hình của ta tiến thẳng vào thành phố đồng thời máy vô tuyến điện của tôi mất liên lạc với đài ở sở chỉ huy sư đoàn vì cự li liên lạc xa.
   - 10h30 cùng ngày bộ phận đi đầu là xe tăng thiết giáp cùng với lực lượng E 141 tiến vào thành phố, 11h xe chỉ huy của E 209 cũng vào thành phố. Khi vào thành phố chúng tôi chưa thấy lực lượng hải quân của ta. Đến chiều đi vào khu hoàng cung thì mới thấy tàu hải quân của ta ở đó không biết họ vào lúc mấy giờ. Vào thành phố không thấy người dân chỉ có bộ đội ta và địch chạm súng, địch thì chạy tìm lối thoát. Chỉ có 1 chiếc xe thiết giáp của ta bị địch bắn cháy trong thành phố còn xe của địch thì vứt ngổn ngang.
  - Từ 12h đến tối các đơn vị ở phía sau đều dồn về thành phố. Đến 1h chiều 7/1 đài vô tuyến điện của tôi mới liên lạc được với đài thông tin ở sở chỉ huy sư đoàn.
  - Tối hôm đó tôi mở đài BBC, Hoa Kì, Trung Quốc không đài nào đưa tin là ta đã đánh vào thành phố Phnong Pênh( chiếc đài chiến lợi phẩm tôi thu được chiều nay). Nửa đêm trung đoàn 209 đã phải tác chiến ở phía sân bay Pô Chen Tông.
  - Sáng ngày 8/1 trên bầu trời thành phố có 1 chiếc máy bay trực thăng của ta đi dải chuyền đơn. Chuyền đơn rơi trắng dọc đường từ cầu Sập lên đến sân bay Pô Chen Tông, chuyền đơn viết bằng tiếng khơme nên chúng tôi không biết nội dung. Theo như nhật kí của anh Thắng thì có lẽ tướng Lê Hữu Đức đi trên chiếc máy bay này đây?
    Tôi chỉ ở thành phố Phnong Pênh được 3 ngày sau đó tiếp tục theo trung đoàn 209 ra truy quyét địch ở khu vực lộ 4. Hơn 10 ngày sau chúng tôi lại quay về để bảo vệ cho chuyến thăm của thủ tướng Phạm Văn Đồng, lúc này tôi mới có dịp ghé qua tiểu đoàn 26 là đơn vị của tôi.tôi lên chạm vô tuyến điện phục vụ ở sở chỉ huy sư đoàn đóng tại đại sứ quán Trung Quốc. Mấy anh trực ở đây cho tôi biết là thủ tướng ghé thăm sư đoàn 7.
    Đánh vào thành phố Phnong Pênh, chiến trường thì rộng lai có nhiều đơn vị tham gia có lẽ chúng ta đánh ở hướng nào thì biết hướng đó."
                                            (Trích 1 số ghi chép của tôi trong trận đánh cách đây hơn 30 năm)


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hieuc3d26f7 trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 06:28:37 pm
    `Theo như kế hoạch ban đầu thì E209 là lực lượng đột kích vào thành phố Phnong Pênh nhưng tối ngày 6/1 đường đến phà Niếc Lương chật cứng, 2 tiểu đoàn 7 và 9 của trung đoàn 209 không lên được nên ngày 7/1 cấp trên lệnh cho trung đoàn 141 được tăng cường 1 tiểu đoàn của E209 đánh thẳng vào Phnong Pênh. Tiểu đoàn 7 của Bình Yên vào sau đội hình của sư đoàn là đúng, tôi nhớ không nhầm thì tiể đoàn 7 vào cùng với lực lượng pháo binh E210.
      Có đồng chí nào ở lữ đoàn xe tăng đi trên chiếc xe T54 khi đánh vào thành phố húc đổ bức tường đưa xe vào dấu trong đó. Khi phát hiện được chúng tôi đến, các anh lính xe tăng tưởng chúng tôi là địch, triển khai lực lượng để bảo vệ xe. Tôi đeo chiếc máy PRC25 đứng lên vẫy tay bắt liên lạc với các anh. Nếu đồng chí nào trên chiếc xe tăng đó hiện còn hãy lên tiếng trao đổi cùng tôi.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: GiangNH trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 06:56:10 pm
Bác Hieuc3d26 nói đúng giờ luôn, đàn anh Khiêm "toét" bị...dính chưởng trên xe M113 khoảng 9h ngày 7/1/1979. Giờ anh ta vẫn hậm hực xen lẫn...thán phục cái thằng bắn B40 đó: Nó bắn rất gần, 1 phát trúng phuy dầu thương 20 chiến sĩ trên xe bên đầu cầu, vong gần hết? Bọn vệ binh(trong đó có 1 đồng hương xã)lập tức phong tỏa khu vực, giải quyết hậu quả, thủ phạm thì tý hút con mẹ hàng lươn, vứt lại mỗi cái...ông lươn.

Anh ta nói E141 bị cháy tổng số 3 thiết giáp M113 trong vòng 1 tuần?

 Có khi lúc bác binhyen1960 đi qua, tưởng là xe của Pốt bị cháy cũng nên, ta và nó đều chơi M113 của Mỹ mà lỵ? Các bác nhớ dai thật, cựu E141 ngồi trên xe, cũng chỉ nhớ rằng mình đang tiến vào khu vực Hoàng cung? Hỏi xem bác nhớ cầu tên gì? Lúc thì lão bảo cầu Sài gòn, lúc thì bảo cầu Mô...li...nô vông? Hỏi nữa thì lão cáu: Biết thế...chết luôn lúc ấy cho xong, đi viện về vẫn phải đi oánh Âm leng, địch thì không gặp, gặp toàn muỗi, lại sốt rét, lại đi viện. Khi hành quân, bọn tao hay phải đi giữa đội hình F, Pốt nó nghe e141 là thấy kinh(có tiếng nhưng không có miếng thôi), nên nó cứ dạt sang 2 bên, vì vậy e165 và e209 lãnh đủ đòn của nó ??? Đánh Âm leng cũng vậy, mình ngáp vặt mãi chẳng thấy ma toi nào, vừa rút quân thì bọn pháo(hình như của Lữ 71) bị nó mò vào tận chân pháo táng cho tối tăm mặt mũi, lính pháo phải hạ nòng bắn. Bọn tao hộc tốc quay lại thì...lại chẳng thấy thằng Pốt nào, nó chạy sạch rồi ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hieuc3d26f7 trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 07:16:51 pm
"Anh ta nói E141 bị cháy tổng số 3 thiết giáp M113 trong vòng 1 tuần?"
Anh ta nói đúng rồi đấy. Trong chiến dịch đánh vào Pnômpenh từ lúc đánh mở cửa đường 10 cầu Đonso rồi đến lúc đánh vào thành phố, E141 đều được tăng cường xe tăng thiết giáp của quân đoàn. 2 chiếc cháy ở ngoài chỉ có một chiếc trong thành phố. Chiếc xe mà anh ta nói bị cháy ở gần đầu cầu lúc 9 h thì là ở ngoài chứ không thế ở trong thành phố được.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: GiangNH trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 07:47:54 pm
                     Chào các bạn! Đúng 1h30 ngày 7/1 Tranphu341 cùng đội hình của Trung đoàn đã vào Phnompeenh. Nhưng vẫn còn vào sau mũi đầu tiên của Sư đoàn 7.

                       NẾU NÓI 17H MỚI VÀO PHNOMPENH THÌ CÓ SỰ NHẦM LẪN GÌ CHĂNG?

Mấy bác 2w D9E209F7 sáng 8/1/79 mới vào đến NP bác ạ, mấy bác này hỉ hả lắm? Vì toàn ngồi tăng thôi, khoảng hơn chục chiếc chạy mù tăng tít, quá hoành tráng? "Tăng chạy nhanh phết mày ạ, nhanh như xe Sít đờ ca ấy, chẳng gặp thằng Pốt nào sống, thỉnh thoảng mới thấy có thằng áo đen chết ven đường, chẳng thấy súng ống đâu, chẳng biết là lính hay dân nữa"-Mấy lão vẫn bảo thế?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tkkc trong 24 Tháng Mười Hai, 2011, 09:41:05 pm
Cảm ơn các chú đã cho cháu thông tin.
Vậy chắc có lẽ chú BINHYEN1960 bị nhầm lẫn. Có thể đơn vị chú ấy vào PP lúc 17h, và trên đường đi, chú không gặp đơn vị nào của ta, lẫn địch. Lúc chú ấy vào, có thể các đơn vị vào trước đã rẽ đến mục tiêu khác đã được phân công, nên chú tưởng nhầm là đơn vị chú ấy vào PP đầu tiên. (chỉ còn một điều khó hiểu là chú ấy không gặp bất cứ xe tăng nào của ta hay của địch bị cháy hay hỏng)


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: GiangNH trong 25 Tháng Mười Hai, 2011, 11:36:33 am
Các bác F325-QD2 còn nói bọn tao vào NP từ trước 7/1/79 đấy, pháo chĩa đúng vào sân bay Pochentong, có lệnh là: Trong ngày ấy bất kỳ máy bay nào lên hoặc xuống đều được phép bắn. Nhưng chẳng thấy máy bay nào nhúc nhích? Sau đó bọn tao lại di chuyển theo đường tàu lên mạn biên giới, đến 22/1/79 thì khẩu đội của tao bị nó táng DKZ75 trúng trận địa pháo? Sau vài  ngày, khi tao mở mắt đã thấy mình nằm ở bệnh viện Sài gòn. Thủ cấp, lưng, bụng có quá nhiều mảnh. Nên bác Lê khả Phiêu...không tín nhiệm nữa và cho về quê với thầy u ???

F325 chỉ có E18 phối thuộc với QK9 thôi? Sau 7/1 thì có tới 1/2 E rút ra phòng tuyên sông Cầu(trong đó không có tao). Có lẽ vì sợ thằng "đại ca" kia nó...hứng lên, xuống HN ăn kem...Tràng tiền

1 số bác của F7 còn khẳng định: Khi bọn tao vào thành phố, gặp 1 xe REO, 1 thằng Pốt chết lòi ổ bụng, dòi lúc nhúc rơi xuống mặt đường, thối um, lính ta đi qua phải né sang bên, bịt tay lên mũi vì thối quá, hình như nó bị trúng đạn khi sắp sửa lao ra khỏi xe? Có lẽ đơn vị nào đó đã vào NP trước 7/1/79 vài ngày, nên  cái xác kia mới có dòi lúc nhúc đến vậy?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 29 Tháng Mười Hai, 2011, 04:57:09 pm
Các bác F325-QD2 còn nói bọn tao vào NP từ trước 7/1/79 đấy, pháo chĩa đúng vào sân bay Pochentong, có lệnh là: Trong ngày ấy bất kỳ máy bay nào lên hoặc xuống đều được phép bắn. Nhưng chẳng thấy máy bay nào nhúc nhích? Sau đó bọn tao lại di chuyển theo đường tàu lên mạn biên giới, đến 22/1/79 thì khẩu đội của tao bị nó táng DKZ75 trúng trận địa pháo? Sau vài  ngày, khi tao mở mắt đã thấy mình nằm ở bệnh viện Sài gòn. Thủ cấp, lưng, bụng có quá nhiều mảnh. Nên bác Lê khả Phiêu...không tín nhiệm nữa và cho về quê với thầy u ???

F325 chỉ có E18 phối thuộc với QK9 thôi? Sau 7/1 thì có tới 1/2 E rút ra phòng tuyên sông Cầu(trong đó không có tao). Có lẽ vì sợ thằng "đại ca" kia nó...hứng lên, xuống HN ăn kem...Tràng tiền

1 số bác của F7 còn khẳng định: Khi bọn tao vào thành phố, gặp 1 xe REO, 1 thằng Pốt chết lòi ổ bụng, dòi lúc nhúc rơi xuống mặt đường, thối um, lính ta đi qua phải né sang bên, bịt tay lên mũi vì thối quá, hình như nó bị trúng đạn khi sắp sửa lao ra khỏi xe? Có lẽ đơn vị nào đó đã vào NP trước 7/1/79 vài ngày, nên  cái xác kia mới có dòi lúc nhúc đến vậy?
    Tôi vẫn nghi ngờ tại sao lại có một lực lượng nào đã vào NP trước được. Ngày 9 thang1 năm 1979 chúng tôi sang bên kia sông bốn mặt truy quét thì ngày 10 tháng 1 năm 1979 bắt gặp 2 chiến sỹ đặc công ra bắt liên lạc với trung đoàn 273 và nói rằng họ được đơn vị bố trí cho nhảy dù cùng với 7 đồng chí khác xuất phát từ Việt Nam xuống NP trong đêm mồng 5 tháng 1 với nhiệm vụ bắt sống vài người chóp bu của Pôt trong đó có nhiệm vụ cứu và bắt bằng đươc SHN nhưng cuộc đổ bộ đã không thành. Máy bay trực thăng thả dù trong đêm tối phần lớn rơi xuống bờ bắc sông phía Bắc NP. Một số anh em hy sinh đã được dân KPC chôn cất. Còn một số đồng chí đang thất lạc chưa bắt được liên lạc với nhau. Tôi chỉ biết đến có vậy, sau đó hai đồng chí này xuống tàu Hải Quân sang bên kia sông trở về đơn vị hay đi đâu tôi không được rõ. Còn chuyện có lính Miên chết tại NP trươc đó ( ngày 7. 1. 1979) vài ngày chắc ai đó nhớ sai thời gian đấy thôi.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hieuc3d26f7 trong 07 Tháng Giêng, 2012, 07:20:48 pm
  Hôm nay ngày 7/1, cách đây 33 năm tôi đã đến thành phố Pnong Pênh lúc 11h. Trên trang dựng nước-giữ nước có người nói vào thành phố Pnong Pênh từ ngày hôm trước. Tôi không hiểu họ chiếm vị trí nào, lực lượng nhiều hay ít. Ở hướng sư đoàn 7 của chúng tôi, tôi nhớ rằng những người chỉ huy chiến dịch này là sư trưởng Ba Dũng, Trần Văn Thuyết( trung đoàn trưởng trung đoàn 141), Trần Cường( trung đoàn trưởng trung đoàn 209), Phạm Hựu( trung đoàn trưởng trung đoàn 165).
  Lực lượng đánh vào đầu tiên là trung đoàn 141 được tăng cường lực lượng tăng thiết giáp của quân đoàn. Sau đó đến 1 bộ phận của trung đoàn 209. Buổi chiều hôm đó lực lượng còn lại của sư đoàn 7 dồn về hướng Phnong Pênh. Đây là những lực lượng chủ yếu đánh chiếm thành phố, có lẽ 1 vài ngày sau vẫn còn những bộ phận nhỏ lẻ tiến vào nên họ không gặp bất kì sự cản trở nào.
  - Tôi còn nhớ 1h chiều ngày 7/1 tôi mới liên lạc được với sở chỉ huy sư đoàn . Có lẽ bác Bùi Cát Vũ( phó tư lệnh quân đoàn) đi cùng với sở chỉ huy sư đoàn 7. Lúc này tôi bắt liên lạc được với mấy anh bảo vệ chiếc xe tăng T54. Tôi rất phấn khởi, tôi nhảy vào một nhà gần đó thu chiếc cacséc to và một chiếc đài nhỏ, tôi đưa chiếc cacset tặng anh Cưu (tham mưu trưởng trung đoàn 209) nhưng anh không nhận và bắt tôi vứt đi vì sợ vi phạm chiến lợi phẩm. Anh nói:" Sở chỉ huy quân đoàn đang vào thành phố, họ biết thì chết tất", tôi vứt chiếc catsec và giữ lại chiếc đài nhỏ để nghe. Đến nửa chiều cùng ngày tôi theo anh Trần Cường về gặp thủ trưởng Ba Dũng ở gần khu vực hoàng cung.
     Tôi rất mong những người ở đơn vị khác trao đổi cùng tôi về những ngày đầu đến Pnong Pênh.



Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: GiangNH trong 07 Tháng Giêng, 2012, 08:34:01 pm
Cựu F7 bản nhà em(nhập ngũ 22/8/1978) chỉ có 13/18  bác là biết ngày 7/1/1979. Nhưng kỳ lạ là sau đó không ai trong số họ hy sinh nữa cho tới khi rút quân?

Mấy lão cựu F7 giờ vẫn...rên rỉ: Được cái tiếng là đồng hương cấp phum với Ftr, lại còn là họ hàng nữa, nhưng bọn tao "đi"... hơi bị nặng đấy 5/18 bằng xấp xỉ 28%, bị thương không thèm tính?

Bác hieuc3d26: Không ai có thể nhảy dù từ trực thăng, nếu nhảy thì...đi luôn...bẹp như...1 con dán ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Ngocvancu trong 07 Tháng Giêng, 2012, 10:18:55 pm
Cựu F7 bản nhà em(nhập ngũ 22/8/1978) chỉ có 13/18  bác là biết ngày 7/1/1979. Nhưng kỳ lạ là sau đó không ai trong số họ hy sinh nữa cho tới khi rút quân?

Mấy lão cựu F7 giờ vẫn...rên rỉ: Được cái tiếng là đồng hương cấp phum với Ftr, lại còn là họ hàng nữa, nhưng bọn tao "đi"... hơi bị nặng đấy 5/18 bằng xấp xỉ 28%, bị thương không thèm tính?

Bác hieuc3d26: Không ai có thể nhảy dù từ trực thăng, nếu nhảy thì...đi luôn...bẹp như...1 con dán ;D
Xin cho biết lý do tại sao không thể nhảy dù từ trực thăng,và nếu có thì bẹp như 1 con dán?????


Tiêu đề: Ngày chiến thắng 7/1/1979 đáng nhớ nhất cuộc đời người lính Việt nam
Gửi bởi: ThanhdanvanF302 trong 08 Tháng Giêng, 2012, 12:36:08 am
 Phnompenh giải phóng rồi ! Chúng tôi những người lính Tình nguyện Việt Nam đang chiến đấu giúp nhân dân Căm Pu Chia khi nghe được tin Thủ đô Phnompenh được giải phóng. Thời khắc đó vào khoảng gần 12 giờ trưa ngày 07/01/1979, tất cả chúng tôi đều hò reo, cười nói thật to, nhiều người dơ súng AK47 lên trời nổ súng ăn mừng chiến thắng ( Trong đó có cả tôi) Ai mà được có mặt trong thời khắc lịch sử đó sẽ thấy được niềm vui như thế nào ? Sau ngày chiến thắng đó, chúng tôi lại lên đường hành quân tiến về Tỉnh Công pông thom, với nhiệm vụ xây dựng chính quyền cơ sở cho nước bạn. Ban dân địch vận chúng tôi chia làm nhiều tổ công tác xuống phối thuộc với các Trung đoàn ( E 429, E 271, E 88, E 201.v.v) thành lập ra các đội vũ trang tuyên truyền đi tới tất cả các phum, xã, huyện để xây dựng chính quyền. Mỗi đội công tác chúng tôi có từ 6 - 8 người, được trang bị vũ khí bộ binh như súng B40, B41, M79, AK 47, AR16 cơ số đạn thì thỏa mãi sợ không có sức mà mang đi, trên đường đi làm nhiệm vụ không ít lần chúng tôi gặp ổ phục kích của lính Ponpot, hai bên bắn nhau loạn xạ, đạn B40 nổ inh tai, có lần giữa ta và địch chỉ cách nhau con sông ( Hai bờ sông cách nhau khoảng 20 - 30 mét) hai bên dùng đủ loại súng bắn nhau, nào hỏa lực cối 60ly, DKZ. Rất may cho chúng tôi những lần bắn nhau như thế không có đồng đội nào dính đạn cả ....! Thật hú vía ...!


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Sailorson trong 08 Tháng Giêng, 2012, 09:42:41 am
Bạn GiangHN chắc chưa biết là có thể nhảy dù từ trực thăng, vào xem link này thì biết: http://clbhkphianam.org
Còn thằng pot ăn đạn trúng bụng có dòi, thì có thể là giun sán kim không nhỉ?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 08 Tháng Giêng, 2012, 01:17:18 pm
 Cho đến tận bây giờ tôi cũng không dám chắc để khẳng định lúc tối ngày 5.1.1979 bên bờ đông bến phà Neck Luong đơn vị tôi bảo vệ vị trí cho trực thăng bốc quân đêm hôm ấy là đơn vị đặc công vào Phnom Penh làm nhiệm vụ. Chúng tôi chỉ biết nhiệm vụ của mình là bảo vệ khu vực đó gần trận địa pháo phòng không 37ly ngay bờ đông cho đơn vị bạn lên máy bay trực thăng bay dọc theo hướng bờ sông.

 Anh em trong đơn vị thì ở lại đến sáng hôm sau tức 6.1.1979 mới trở về đội hình, còn cá nhân tôi thì được ưu tiên cho về trước sau khi dắt anh em vào vị trí, vì vậy tôi cũng không rõ có mấy chuyến trực thăng tối hôm đó cất cánh từ bờ đông bến phà Neck Luong, nhưng theo anh em nói lại thì không phải là 1 chiếc máy bay trực thăng.

 Theo tôi nghĩ trong chiến đấu thì lính ta nhảy dù xuống từ máy bay trực thăng vào đêm 5.1.1979 là điều rất khó, có thể ta đột ngột hạ cánh đổ quân ở vị trí nào đó gần mục tiêu là điều rất có thể. Thằng Pốt chết gục khiến dòi bụ lúc nhúc cũng là điều dễ hiểu, Pốt quyết định rút chạy khỏi Phnom Penh trước 11h30' ngày 7.1.1979 cả vài ngày và trong lúc nhốn nháo tháo chạy có thể chúng tự giải quyết nhau do phe cánh rồi vứt đó, mùa khô K cùng ruồi muỗi sâu bọ rất nhanh phát triển và phân hủy.

 Đêm 7.1.1979 và rạng sáng ngày 8.1.1979 cả E209 chạy lông nhông khắp thủ đô Phnom Penh, những chiếc xe trở lính chạy khắp các đường phố như ô bàn cờ, đèn pha sáng rực cùng lính tráng lỉnh kỉnh súng đạn gạo nước với cái bụng đói meo, không có dân và cũng chẳng có địch, thỉnh thoảng lẹt đẹt vài viên đạn còi vu vơ rời rạc. BY có thể khẳng định lính D7 E209 đêm hôm ấy và cả ngày hôm sau không ai bắn 1 viên đạn nào, còn D9 E209 thì có đánh nhau ngay đầu sân bay Puchentong ngay nửa đêm 7.1.1979 đoạn từ trong thành phố ra đến trường Đại học Bách khoa.

 Tôi không gặp lính F325 QD2 tại Phnom Penh đêm 7.1.1979 nhưng lại gặp 1 nhóm lính tự xưng là QK9 trên đường Norodom ngay đầu cầu Monyvong rẽ phải lúc khoảng 19h, họ ăn mặc rất lôm côm súng ống cũng rất lung tung, khi tôi nói phía trước là lính F7 QD4 thì họ quay trở lại và nói đã bắt liên lạc được với QD4, họ khá tiết kiệm lời chỉ có 2 người nói tiếng miền Nam số còn lại thì im lặng. Đôi khi nghĩ lại hơi bị giật mình, biết đâu là nhóm lính Pốt lọt lưới và BY thì cứ nghiễm nhiên hành quân giữa đội hình quân địch mà vẫn cứ vô tư như ông sư vào chùa. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 08 Tháng Giêng, 2012, 03:10:25 pm
      Giá như có ai đó của đơn vị đặc công đã từng nhảy dù hay được trực thăng thả xuông PnomPenh đêm 5.1.1979  tham gia vào diễn đàn này thì anh em ta chẳng phải nói với nhau thêm nữa làm gì. Nhưng những điều chúng ta đã trải ngày 7.1.1979 tại PnomPenh cho đến bây giờ là những kỷ niêm đẹp. Những kỷ niệm mà chúng ta đã trải và những điều mà chúng ta đã thấy nhưng chưa giải thích được càng chứng minh thêm sự tài tình, sáng suốt trong cách cầm quân và giải quyết tình huống chiến đấu ở tầm chiến lược của cấp trên của chúng ta.
       Nếu biết đươc: hơn 30 năm sau có tham gia diễn đàn này, ngày đó tôi hỏi rõ tên, tuổi, quê quán, đơn vị của hai đồng chí đặc công ấy thì bây giờ nói lại chắc các bạn đủ tin cậy hơn.
       Tối qua ngày 7.1.2012 ngồi xem ty vi tôi thấy bà Men Som An đại tướng, phó thủ tướng thường trực  KPC đang phát biểu nhân dịp kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng KPC. Tôi nhớ lại : khoảng tháng7,tháng 8 năm 2011, bà phó thủ tướng có sang thăm Việt Nam. Tôi nhờ đ.c Nguyễn Công Sơn thiếu tướng, phó chánh văn phòng Quân Ủy Trung ương-Bộ Quốc phòng liên hệ cho gặp điện thoại để hỏi xem có phải bà là Men Xom An đã từng tham gia trong đội công tác với sư đoàn 341 không. Hồi đó đội công tác của chúng tôi cũng có một cô tên Men Som An dáng người như vậy. Qua điện thoại thì bà nói: "Không, tôi ở cục cán bộ, Bộ QP Việt Nam rồi sang PnomPenh, từ dấy phát triển lên. Bà mời chúng tôi nếu có điều kiên ra Hà Nội gặp nhau nói chuyện nhiều.
      Thật tự hào cho quân TNVN. Kết quả của sự hy sinh chiến đấu không tiếc xương máu của chúng ta để có được một KPC hòa bình, phát triển, có được một đội ngũ cán bộ trẻ, khỏe, tài năng.
      Chúc cho tình hữu nghị Việt Nam KPC ngày càng phát triển tốt đẹp.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 08 Tháng Giêng, 2012, 08:15:40 pm
                   Chào các bác! Vâng lại ngày 7/1 lần thứ 33. Đã 33 năm rồi hôm nay ta lại hỏi nhau ngày ấy bạn đang làm gì? ở đâu? 1 chủ đề thật hấp dẫn.

                   Khoảng 1h30 chiều thì Trung đoàn của TP vượt qua cầu Mimovon vào Thủ đô Phnompenh. Cả Trung đoàn hành tiến chiến đấu bằng xe cơ giới nên cứ tiếp tục chạy vòng vòng quanh thành phố. Tới cả khu vực sân vân động hoàng gia. cứ dừng rồi lại chay. Như by nói thành phố đúng là không 1 bóng lính, không 1 bóng người dân. Xập tối thì về tam chốt ở khu vực nhà 3 tầng ngay đầu cầu hứơng trong thành phố.

                    Khoảng 6 h tối, 1xe zep chở Trung Tá Khánh, chủ nhiệm hậu cần Sư Đoàn chay vượt qua, bị bắn, Trung tá Khánh cùng 1 người nữa hy sinh, lái xe chạy về chỗ Trung Đoàn TP. Trung đoàn CHO AE ĐÁNH LÊN LẤY THI HÀI VÀ XE VỀ. gần 7 giờ TP Cùng anh Dũng ra sau vườn đế wc thì TP thấy pháo 37ly bắn đến. 2 anh em phải chạy vội vào nhà trú ẩn. Không kịp giải quyết xong "nỗi buồn"

                    Về lực lượng nhẩy dù xuống cách Hoàng cung 2 km ngày 5/1 là có. Vì ngày 9/1 khi Trung đoàn TP VƯỢT SANG BÊN KIA SÔNG ĐỐI DIÊN hOÀNG CUNG CHIẾM GIỮ TRẬN ĐỊA PHÒNG KHÔNG 100 LY CỦA PÓT. Anh em d3 bắt được 1 người mặc kiểu lính Pót . TP là người trực tiếp khai thác. Người này rất mừng nói là lực lượng biệt kích được huấn luyện ở Thủ Đức 36 người cả ta và người CPC. Với n/v là nhảy dù xuống cách Hoàng cung 2km rồi lấy thuyền giả làm lính Pót tới trước Hoàng cung thì tấn công chiếm hòang cung để giữ XIANUC
NHƯNG ĐẾN GẦN MỤC TIÊU THÌ BỊ LỘ, CHIẾN ĐẤU HẦU NHƯ HY SINH HẾT. Còn đ/c này thì bơi sang được bờ bên kia trốn được và bị ae mình bắt. Đ/C này nói mật khẩu và yêu cầu báo ngay lên quân đoàn. 30 phút sau đã có thuyền cao tốc sang đón. Họ rất mừng vì đang vô cùng mong tin của lực lượng này.

                    1 Vài mẩu chuyện trong ngày 7-8-9/1 là như vậy. CHÚC AE VUI KHỎE!


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: haanh trong 08 Tháng Giêng, 2012, 09:43:33 pm
hehe vậy là bác tranphu đã giải tỏa thắc mắc lâu nay của mọi người về điệp vụ giải thoát ( bắt giữ ?) XHN  ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Hai Kinh Tế trong 09 Tháng Giêng, 2012, 05:59:53 am
Theo tôi biết thì tới thời điểm đó ( cả tới bây giờ nữa thì phải ) QĐNDVN chưa có binh chủng nhảy dù , sau này có nghe nói có trường dạy nhảy dù ( thể thao ) ở VN , nhưng chưa nghe thấy thành lập binh chủng này . Không có đúng không, xin các bác cho biết binh chủng nhảy dù thành lập khi nào , cám ơn nhiều .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Quân khí viên trong 09 Tháng Giêng, 2012, 07:15:40 am
Theo em biết chắc thì ta có thành lập LL nhảy dù bác Hai ạ! Ở gần nhà em có một chú năm nay khoảng 76 tuổi, người Bình Định. Chú có nói sau khi tập kết ra Bắc chú được điều động sang nhảy dù. Lúc đó ta có 2 sư, quân số chủ yếu là  người ở các đơn vị miền Nam tập kết ra Bắc, đóng ở Xuân Mai-Hòa Bình. Lực lượng này do chuyên gia Liên xô trực tiếp huấn luyện và trang bị
 Vào giữa năm 1958 ta có cho một vài tốp nhảy thử nghiệm vào Nam, chủ yếu là ở Trường sơn, từ Quảng trị đến bắc Quảng Ngãi. Chiến dịch thất bại, các tốp hầu hết bị địch bắt hoặc hy sinh. Đến năm 1960 thì lực lượng này giải tán và chú được điều sang sư 3( Sao vàng).


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hieuc3d26f7 trong 09 Tháng Giêng, 2012, 03:57:50 pm
Có một chuyện lạ, là đến bây giờ đã 33 năm tôi mới nghe thấy có 1 lực lượng đặc công nhảy dù xuống thành phố PhNong Pênh đêm ngày 5/1/1979.
- Tại sao có lực lượng này mà bác Bùi Cát Vũ - Phó tư lệnh quân đoàn không viết trong hồi ký của bác
- Lính đặc công của ta có được huấn luyện nhảy dù không? Quân đội ta đã sử dụng lực lượng này trong kháng chiến chống Mỹ trận nào chưa?
- Không quân ta lúc đó thời tiết xấu cũng không cất cánh được cơ mà nói gì đến mang lực lượng đi nhảy dù vào ban đêm. ( Hồi chốt ở biên giới tôi đã từng liên lạc với " Phượng hoàng" tên mật của không quân ta ).
- Đêm ngày 5/7 khi một bộ phận của E 165 đã vượt sông Mê Kông, ở trung đoàn 209 đêm hôm đó các cán bộ E, D tập trung về sở chỉ  huy nghe anh Trần Cường triển khai mệnh lệnh của sư đoàn giao cho trung đoàn đánh chiếm các mục tiêu trong thành phố. Trung đoàn giao nhiệm vụ cho các tiểu đoàn và các đại đội trực thuộc tiến công vào các mục tiêu quy định.
- Theo như anh Trần Phú 341 viết  có lực lượng đặc công đổ bộ đêm ngày 5/1 thì đây chính là lực lượng đầu tiên vào thành phố mặc dù họ đã hy sinh hết. Những người đồng chí của chúng ta phải được lịch sử nhắc tới, phải được Tổ quốc vinh danh. Tại sao đến nay vẫn cứ im lặng thế nhỉ?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: qtdc trong 09 Tháng Giêng, 2012, 04:48:37 pm
Theo tôi biết thì tới thời điểm đó ( cả tới bây giờ nữa thì phải ) QĐNDVN chưa có binh chủng nhảy dù , sau này có nghe nói có trường dạy nhảy dù ( thể thao ) ở VN , nhưng chưa nghe thấy thành lập binh chủng này . Không có đúng không, xin các bác cho biết binh chủng nhảy dù thành lập khi nào , cám ơn nhiều .
Chính thức thì tạm lấy báo QDND đây:http://www.baomoi.com/Home/XaHoi/www.qdnd.vn/Ky-niem-55-nam-ngay-truyen-thong-su-doan-305-Lien-khu-5/3146447.epi

Kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống sư đoàn 305 (Liên khu 5)


QĐND - 30 tháng trước 589 lượt xem

QĐND - Sáng 30-8, Ban liên lạc Sư đoàn 305 (Liên khu 5) đã tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống (30-8-1954/30-8-2009) và giới thiệu cuốn lịch sử của Đoàn 305. Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Ủy viên Ban bí thư Trung ương Đảng; nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nguyên Chủ nhiệm TCCT, nguyên Chính ủy Sư đoàn 305 cùng hàng trăm tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, cựu chiến binh từng là cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đã về dự.

Sư đoàn 305 thành lập ngày 30-8-1954, gồm các Trung đoàn 108, 96, 210 của Liên khu 5. Đây là những đơn vị trưởng thành từ đội du kích Ba Tơ, LLVT các địa phương, các đơn vị Nam tiến và một bộ phận của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Cứu quốc quân. Sư đoàn 305 là biểu tượng của tinh thần xây dựng quân đội tự lực tự cường, vừa chiến đấu vừa sản xuất, tự trang bị bằng những vũ khí cướp được của quân giặc và cũng là đơn vị đi đầu trong công tác vận động quần chúng chiến đấu, xây dựng và bảo vệ hậu phương. Sư đoàn đã nhiều lần được Bác Hồ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về thăm, gửi thư chúc mừng và tặng nhiều phần thưởng cao quí. Do yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngày 2-3-1967, Thường trực Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Binh chủng Đặc công dựa trên bộ khung của Sư đoàn 305 (lúc đó đã chuyển thành Lữ đoàn dù 305).

Quốc Dinh



đây nữa:http://www.clbhkphianam.org/lich-su-nhay-du/lich-su-nhay-du-viet-nam/71-lichsunhaydu.html

NHỮNG MỐC SON TRONG CUỘC ĐỜI “ANH BỘ ĐỘI NHẢY DÙ” - CỤC KHÔNG QUÂN NGÀY ẤY

BÙI DUY TRINH Đoàn cán bộ nhảy dù Cục Không quân – 1959

Cuối năm 1954 miền Bắc được giải phóng, Tổng Quân ủy đã ra nghị quyết xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam từng bước tiến lên chính quy, hiện đại có các binh, quân chủng.

Tháng 3- 1955 Tổng Quân ủy - Tổng tư lệnh đã ra quyết định thành lập Ban nghiên cứu sân bay (đồng chí Trần Quý Hai - Trưởng ban nghiên cứu sân bay đề nghị đổi là Ban nghiên cứu Không quân, nhưng Bộ Tổng tham mưu trả lời không được gọi Không quân, phải giữ bí mật).

Năm 1956 để hoạt động công khai, Chính phủ đã ra quyết định thành lập Cục Hàng không dân dụng, đồng chí Đặng Tính - Trưởng ban nghiên cứu sân bay thay đồng chí Trần Quý Hai được bổ nhiệm là Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng. Năm 1959 đã chuyển Ban nghiên cứu sân bay thành Cục Không quân, về mặt nhân sự, tổ chức vẫn giữ nguyên như cũ, đồng chí Đặng Tính Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng - Cục trưởng Không quân.

- Ngày 24-1- 1959 Bộ Quốc phòng nghị định số 319/ND thành lập Cục Không quân, do đồng chí Đặng Tính làm Cục trưởng, đồng chí Hoàng Thế Thiện làm Chính ủy. Sự thành lập Cục Không quân đã đánh dấu bước phát triển mới của Không quân Việt Nam.

- Ngày 1-5-1959, tại sân bay Gia Lâm, trung đoàn không quân vận tải đầu tiên của ta đã ra đời. [Trung đoàn không quân vận tải đầu tiên chính là trung đoàn 919 - Đoàn bay 919 hiện nay của HKVN]

- Ngày 31-5-1959 tại sân bay Cát Bi, lớp huấn luyện phi công trong nước đầu tiên đã khai giảng có 30 học viên.

Từ tháng 10-1954 lực lượng vào tiếp quản sân bay Gia Lâm do đồng chí Nguyễn Tiến làm trưởng đoàn cho đến năm 1959 Ban nghiên cứu sân bay chuyển thành Cục Không quân, lực lượng không quân của chúng ta hoàn toàn bí mật thân phận của mình, gia đình vợ con hỏi đến đều nói chuyển ngành ra ngoài quân đội bận bộ áo quần ka ki xanh công nhân.

Buổi đầu thành lập. Cuối năm 1958, đầu năm 1959, Cục Cán bộ - Tổng cục Chính trị đã đến trường Bổ túc văn hóa Quân đội Lạng Sơn lấy người đưa về Viện Quân y 108 Hà Nội khám tuyển được vài chục đồng chí để phát triển lực lượng cho không quân, trong đó có cả các đồng chí Trần Mạnh, Nguyễn Phúc Trạch (sau này chỉ huy trung đoàn không quân 923).

Đoàn cán bộ nhảy dù được thành lập, rút ra trong số đã tuyển chọn ở trên, và từ đội ngũ đã chiến đấu sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trên đường chính quy, hiện đại hóa, đã có thêm lực lượng mới - những "anh bộ đội ''nhảy Dù” Cục Không quân.

Ngày ấy, Tư lệnh và cơ quan Cục Hàng không còn đóng "đại bản doanh" ở khu vực sân bay Gia Lâm, đồng chí đại tá Đặng Tính là Cục trưởng và thượng tá Hoàng Thế Thiện là Chính ủy.

Ngay trong năm 1959 đoàn dù sang tập luyện tại căn cứ của sư đoàn đổ bộ đường không Trung Quốc. Đoàn gồm có 41 đồng chí lấy từ các đơn vị chiến đấu chống Pháp trên khắp các chiến trường cả nước, như các đồng chí đại úy Trần Thẩm, thượng úy Bùi Duy Trinh, chuẩn úy Vũ Minh Ngọc thuộc đại đoàn 312 (sư đoàn 312) đã tham dự chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, đại úy Đặng Nhơn là quân Nam tiến, chuẩn úy Đại từ chiến trường Trung Bộ, chuẩn úy Cao Minh Dương chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ.

Mùa hè năm 1960, đoàn dù tiến hành nhảy dù thực tập lần đầu trên vùng đất bãi Yên Lãng ven bờ Bắc sông Hồng thuộc Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Trong suốt các năm từ 1961 đến 1967, cánh dù và cánh bay đã gắn bó với nhau cùng “bay, nhảy” trên nhiều sân bay và khắp các vùng miền của đất nước như anh em vẫn thường nói là "cuộc đời bay nhảy".

Huấn luyện nhảy dù.

Với sự giúp đỡ của các chuyên gia nhảy dù Liên Xô (5 đồng chí) đoàn dù tập trung sức lực nhằm nhanh chóng xây dựng lữ đoàn dù 305 lớn mạnh (lữ đoàn dù 305 được thành lập vào đầu năm 1961), tại khu vực Bắc Giang với các bãi nhảy lớn (Buồm - huyện Lạng Giang, Chũ - huyện Lục Ngạn).

Hàng vạn lượt nhảy dù đã được tiến hành an toàn trên các loại máy bay An-2, Li-2, IL-14 và cả trên khinh khí cầu lớn.

Năm 1962 đã thực hành nhảy dù diễn tập đội hình lớn với sự tham dự của toàn bộ đoàn dù thuộc lữ đoàndù 305 với hơn 200 bộ đội dù trên 9 máy bay Li-2 đánh chiếm đầu cầu bến vượt sông tại khu vực Bắc Ninh, Hải Dương, phối hợp bảo đảm cho các binh chủng vượt sông chiến đấu.

Ngoài huấn luyện nhảy dù cơ bản tại bãi nhảy đã chuẩn bị còn tổ chức nhảy nâng cao trình độ trên các địa hình phức tạp và thời tiết khác nhau: Nhảy dù xuống nước tại các hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc), hồ Đầm Nậu (huyện Tam Nông, Phú Thọ), nhảy đêm xuống vùng đồi Lục Ngạn (Bắc Giang), nhảy phân đội trinh sát xuống khe, thung lũng hẹp vùng Nghĩa Lộ (Yên Bái), nhảy dù xuống rừng Hữu Lũng (Lạng Sơn).

Một sự kiện đặc biệt là mùa thu năm 1962, Bộ Quốc phòng, Cục Quân huấn đã tổ chức hai đội: Đội nhảy dù và đội mô tô để tham dự Đại hội thể thao các nước XHCN lần 2 (SKDAII - 1962) tại Tiệp Khắc.

Đội nhảy dù gồm 19 đồng chí được chọn từ lữ đoàn dù 305 (l5 đồng chí) tiểu đoàn trinh sát 174, Cục 2, Bộ Tổng tham mưu (3 đồng chí) và Câu lạc bộ thể thao Tổng cục Thể dục thể thao (l đồng chí) do đồng chí thượng úy Bùi Duy Trinh là đội trưởng. Thi đấu nhảy dù có 3 môn được tổ chức tại thành phố Brno, Tiệp Khắc từ ngày 8 - 10-9-1962. Môn thứ nhất là thi nhảy dù trúng đích từ độ cao 1500m, rơi tự do 20 giây; môn thứ 2 là nhảy dù trúng đích từ độ cao 1000m, rơi tự do 3 giây, và môn thứ 3 là nhảy dù tập thể với trang bị và chạy 20km. Mỗi môn thi với mỗi nước được cử 5 vận động viên. Đoàn Việt Nam đăng ký tham dự cả 3 môn.

Ngày thứ nhất thi đấu với môn thứ nhất có yêu cầu kỹ thuật tổng hợp nhảy dù cao hơn: Nhảy dù từ độ cao 1500m, rơi tự do 20 giây, tư thế rơi phải giữ đúng theo hướng bay, tự mở dù rồi điều khiển dù tiếp đất trúng đích là tâm chữ thập. Kết quả đội Việt Nam đoạt giải 3sau 2 đội Tiệp Khắc và Liên Xô. Hai môn thi đấu các ngày tiếp theo đội Việt Nam đều xếp hạng thứ 4. Môn thứ 3 là nhảy dù tập thể với 5 vận động viên được trang bị ba lô 10kg, vũ khí mang theo là trung liên và tiểu liên, lựu đạn, chạy qua nhiều địa hình, dọc đường phải thực hiện các nội dung bắn súng và ném lựu đạn trúng đích, mang vác thương binh về đích, cự ly chạy là 20km. Về bắn súng đội Việt Nam đạt điểm cao nhất.

Chiều ngày thứ hai, ban tổ chức kết hợp buổi lễ khai mạc ngày hội hàng không Tiệp Khắc đã trao giải thưởng nhảy dù. Trước sự chứng kiến của hàng vạn khán giả, quan khách và nhà báo Tiệp Khắc và quốc tế 5 vận động viên Việt Nam gồm các đồng chí Trình (độitrưởng), Dưỡng, Đó, Ngạc và Trường bước lên bục nhận Huy chương Đồng của môn thi đấu thứ nhất, cờ đỏ sao vàng của Việt Nam được kéo lên bay phần phật cùng cờ của hai nước bạn Tiệp Khắc và Liên Xô. Trong chiều nắng đẹp đó, tất cả các anh em đều xúc động, tự hào với cảm giác như mơ vì đã đạt được thành tích cao ngay lầnđầu Việt Nam "đọ cánh" với các đội bạn Đông âu và Liên Xô có trình độ kỹ thuật khá điêu luyện và có nhiều kinh nghiệm thi đấu nhảy dù quốc tế.

Đây cũng là phần thưởng xứng đáng cho ý chí gian khổ tập luyện của các vận động viên Việt Nam cùng với sự giúp đỡ tận tình của các bạn Tiệp Khắc. Tất cả cácvận động viên Việt Nam thi đấu với tinh thần hết sức tự tin, tự chủ, quyết tâm cao. Đây cũng là lần đầu tiên các vận động viên thể thao Việt Nam ra thi đấu quốc tế đạt được giải tập thể có huy chương.

Vào ngày Quốc khánh 2-9- 1962 bộ đội dù đã biểu diễn chào mừng và ra mắt nhân dân Thủ đô tại khu vực sân bay Gia Lâm.

Vào dịp Quốc tế lao động 1-5-1964 bộ đội đã nhảy dù chào mừng tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng.

Hoạt động dù phục vụ chiến đấu. 1. Chiến trường Lào.

Cuối năm 1960 đầu năm 1961, khi đoàn dù đang tập luyện nâng cao tại Trung Quốc thì được lệnh về gấp. Đoàn được máy bay bạn đưa từ sân bay Vũ Hán bay về hạ cánh tại sân bay Gia Lâm, rồi ngay trong đêm đó, đoàn kỹ thuật dù bắt tay vào công việc cùng các đồng chí hậu cần, kỹ thuật Cục Không quân và tổ bay chuẩn bị cho hoạt động tiếp tế cho bộ đội Pa thét Lào.

Liên tiếp trong các năm 1961 - 1962 , đã tổ chức thả dù tiếp tế đáp ứng nhu cầu cần chi viện rất lớn cho bộ đội Pa thét Lào, quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, quân dù "Coong Le" sau đảo chính lật đổ phái phản động cực hữu thân Mỹ.

Trong hai năm 1962 - 1963 ta còn cử cán bộ dù (đồng chí Hồ Sĩ Tấn) sang huấn luyện quân dù Coong Le và thực hành nhảy dù biểu diễn trong ngày tết Lào chào mừng thắng lợi của Chính phủ hòa hợp dân tộc Lào.Trong suốt quá trình phục vụ chiến đấu chiến trường Lào đã thả hàng triệu tấn vũ khí, khí tài, lương thực an toàn đến tay các đơn vị chiến đấu.

2. Chiến trường miền Nam.

Trong cuộc nổi dậy tổng công kích tết Mậu Thân năm 1968 của quân giải phóng miền Nam vào các thành phố và đô thị lớn trên tòan miền Nam. Bộ đội dù đã hiệp đồng chặt chẽ với các tổ lái máy bay, với ý chí chiến đấu cao, trình độ kỹ thuật được nâng cao đã vượt qua mọi khó khăn, bay đêm trong thời tiết xấu, bị địch phát hiện khống chế, phải luồn lách núi, thay đổi độ cao, chuyển đổi hướng bay thả, đã tiếp tế kịp thời cho bộ đội chiến đấu khu vực Tây Thừa Thiên - Huế.

3. Chiến tranh biên giới phía Bắc 1978 – 1979

Quân chủng Không quân đã tổ chức một số chuyến bay thả vũ khí và lương thực cho một bộ phận chủ lực đang chiến đấu ở khu vực Trà Lĩnh, Đông Bắc thị xã Cao Bằng trong các tình thế luồng tiếp tế băng qua đường số 4 hiện gặp phải rất nhiều khó khăn.

4. Các hoạt động phối hợp chiến đấu khác.

Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, một số đơn vị dù thực hiện một phương thức mới để đánh máy bay địch là sử dụng khinh khí cầu gắn mìn định hướng. Với sự giúp đỡ của Bộ Tổng tham mưu, Viện nghiên cứu KH-KT quân sự, cơ quan Tổng cục Hậu cần, kỹ thuật, quả khinh khí cầu lớn thường chở bộ đội nhảy dù được vận dụng để chế tạo các bóng chứa khí hyđrô. Có hai loại bóng khí hyđrô: Loại 30m3 và loại 50m3 được gắn mìn định hướng, bóng được giữ bằng dây cước ny lông và thả ở độ cao trên dưới 1000m.

Khinh khí cầu được thả để tạo thành các bãi chướng ngại vật trên không giống như bãi chông mìn trên trời nhằm chống lại chiến thuật bay thấp luồn lách theo các cửa sông, dải núi rừng vào đánh lén các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế như cầu giao thông quan trọng trên miền Bắc nước ta.

Hoạt động này hiệp đồng cùng với các quân binh chủng khác như ra đa, tên lửa phòng không trong việc phát hiện và chủ động đánh máy bay địch có hiệu quả hơn.

Kết quả của cách đánh máy bay bằng cách thả khinh khí cầu đã gây bất ngờ và hoảng sợ cho không quân địch. Theo một số thông tin thì có 3 máy bay phản lực Mỹ bị vướng nổ và rơi. Ngày 8-2-1967 một máy bay AD 6 bất ngờ bị lao vào bóng khinh khí cầu có gắn mìn định hướng tại bãi khinh khí cầu được thả tại huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Chiếc máy bay này bị nổ tungvà rơi tại Cửa Đáy, Ninh Bình.

5. Một số hy sinh xương máu của bộ đội nhảy dù.

Trong đợt nhảy dù chào mừng ngày Quốc tế lao động 1-5-1964 tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng một tai nạn đã xảy ra, toàn bộ kíp lái một máy bay An-2 thả dù cùng một đồng chí nhảy dù đã hy sinh. Cánh quạt của chiếc An-2 bay thả dù đội hình phía sau do đồng chí Tình là lái chính đã va quệt vào cánh bên phải của chiếc An-2 bay phía trước do đồng chí Cẩn là lái chính và bị gẫy văng đi. Tất cả bộ đội nhảy dù trên chiếc máy bay này đều được lệnh nhảy ra và mở dù an toàn hết. Trong máy bay còn lại 2 đồng chí chỉ huy thả dù, một đồng chí kịp thoát ra khi máy bay vừa chúi xuống, rơi tự do cách mặt đất khoảng hơn 100m, mở dù và tiếp đất an toàn (đồng chí Trinh). Đồng chí thứ 2 (đồng chí Thao) tuy có thoát ra ngoài máy bay được và dù có thấy mở nhưng đã hy sinh trong tư thế ngồi nghiêng gần sát chỗ chiếc máy bay An-2 cắm xuống đất.

Trong cuộc nổi dậy tổng công kích tết Mậu Thân 1968 trong khi tiến hành các đợt thả dù tiếp tế cho bộ đội ở chiến trường Thừa Thiên - Huế đã có 3 máy bay gồm cả kíp lái cùng anh em kỹ thuật thả dù đã mãi mãi không trở về trong nỗi nhớ thương mong đợi của đồng đội và người thân. Bảy đồng chí bộ đội dù đã hy sinh là: Đồng chí Toàn, thượng úy chính trị viên đội thả dù sân bay Gia Lâm và sáu đồng chí khác là Lưa, Huy, Ngạc, Thái, Thịnh và Thương.

Bộ đội dù phát triển và lớn mạnh.

Sau giai đoạn 1962 - 1963, Bộ Quốc phòng điều lữ đoàn dù 305, tiểu đoàn trinh sát 174 Cục 2 và một số cán bộ kỹ thuật dù (các đồng chí trung úy Phúc, chuẩn úy Huệ , Thửa , Dưỡng) . . . về Quân chủng Không quân theo yêu cầu phát triển thêm một số trung đoàn và sư đoàn bay chiến đấu.

Đến năm 1980 Quân chủng Không quân cũng đã đưa một số cán bộ sang học tập nâng cao trình độ và dự thi nhảy dù tại Hung-ga-ri. Trong các năm tiếp theo, Câu lạc bộ Hàng không của Quân chủng Không quân phối hợp với Cung thiếu nhi Hà Nội, Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, Cung văn hóa thể thao thanh thiếu niên Hà Nội tổ chức huấn luyện và thực hành nhảy dù cho hàng trăm học sinh, sinh viên và công nhân viên, những người yêu thích môn nhảy dù.

Ngày nay, đội ngũ bộ đội nhảy dù đã và đang được phát triển ngày càng vững mạnh kế thừa truyền thống oai hùng của bộ đội nhảy dù thời kỳ đoàn cán bộ nhảy dù Cục Không quân.
...........


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 09 Tháng Giêng, 2012, 05:03:33 pm
Có một chuyện lạ, là đến bây giờ đã 33 năm tôi mới nghe thấy có 1 lực lượng đặc công nhảy dù xuống thành phố PhNong Pênh đêm ngày 5/1/1979.
 
- Theo như anh Trần Phú 341 viết  có lực lượng đặc công đổ bộ đêm ngày 5/1 thì đây chính là lực lượng đầu tiên vào thành phố mặc dù họ đã hy sinh hết. Những người đồng chí của chúng ta phải được lịch sử nhắc tới, phải được Tổ quốc vinh danh. Tại sao đến nay vẫn cứ im lặng thế nhỉ?
                          Chào các bác! Bác hieuc3d26f7 hỏi như vậy thì Có thể trả lời được là: 1 Lực lượng này không hoàn thành được / 2 là vấn đề giữ xianuc la vấn đề nhạy cảm không thể tuyên truyền.

                           Về việc Tranphu trưc tiếp hỏi đ/c quân báo ( lực lượng đặc biệt) này anh vanthang341ht có biết vì lúc đó anh vt là cán bộ tuyên huấn của Sư đoàn đi phối thuộc với Trung đoàn 273 của TP.

                           TP Thấy chúng ta đừng thắc mắc việc không quân ta có đ/v nhẩy dù hay không? Vì trước đã có, sau giải tán như là bạn Quân Khí Viên có nói. Mà bây giờ nói đ/v dù học có thể nhẩy mà không cần dù do máy bay, bay thật thấp như lính VNCH cũ. .Chứ không nhẩy "cổ điển" như thời trước. Nhưng đôi khi ta cứ quen gọi là lính dù. TP đúng là không hỏi rõ đ/c này là nhẩy dù như thế nào?

                            CHÚC ANH EM VUI KHỎE!


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hieuc3d26f7 trong 09 Tháng Giêng, 2012, 07:45:48 pm
   Theo tôi được biết xinanuc thời điểm này không còn quyền hành gì ở đất nước này nữa. Ta cũng không quan tâm nhiều đến nhân vật này vì đang sống lưu vong ở nước ngoài.
   Tôi không dám khẳng định là có lực lượng đặc công vào thành phố Pnong Pênh vào mồng 5/7 hay không. Có lẽ anh Trần Phú 341 nói đúng vì đơn vị của các anh đã có người gặp những đồng chí còn lại.
   Tôi nhất trí với anh Trần Phú nhận định trong bài viết trả lời tôi. Điều mà tôi mong muốn rằng những chiến binh, những người đồng đội của tôi và anh phải được tôn vinh và ghi nhận như những người đã từng chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
   - Tôi rất buồn khi tổ quốc và đồng đội quên lãng những người con, người đồng chí đã có công đầu trong những chiến dịch lịch sử. Chúng ta muốn biết đơn vị đó là gì, những con người dũng cảm đó là ai?
   


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 09 Tháng Giêng, 2012, 08:37:58 pm
   Theo tôi được biết xinanuc thời điểm này không còn quyền hành gì ở đất nước này nữa. Ta cũng không quan tâm nhiều đến nhân vật này vì đang sống lưu vong ở nước ngoài.
   Tôi không dám khẳng định là có lực lượng đặc công vào thành phố Pnong Pênh vào mồng 5/7 hay không. Có lẽ anh Trần Phú 341 nói đúng vì đơn vị của các anh đã có người gặp những đồng chí còn lại.
   Tôi nhất trí với anh Trần Phú nhận định trong bài viết trả lời tôi. Điều mà tôi mong muốn rằng những chiến binh, những người đồng đội của tôi và anh phải được tôn vinh và ghi nhận như những người đã từng chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
   - Tôi rất buồn khi tổ quốc và đồng đội quên lãng những người con, người đồng chí đã có công đầu trong những chiến dịch lịch sử. Chúng ta muốn biết đơn vị đó là gì, những con người dũng cảm đó là ai?
   
      Tôi thì nghĩ khác bạn hieuc3d26 ạ! Năm 1979 SHN vẫn sống tại PNP và vãn bị bọn Pôt quản thúc nhưng chúng không giám làm gì với SHN cả bởi ông ta vẫn là một vị vua đang được nhân dân KPC sùng bái.
       Do vị trí SHN như vậy nên các đối phương cần có SHN để làm con bài chính trị ( nói điều này vào thời điểm đang nhạy cảm  chắc không hay lắm) Lực lượng nào có được SHN vào lúc này là vấn đề chính trị vô cùng quan trọng.
       Còn việc tại sao nhà nước ta lại quên lãng những người có công đầu trong những chiến dịch lịch sử ư? Tôi cho rằng bạn tranphu nói rất  đúng, thời điểm này nói ra có thể chưa hợp lý vì đây là vấn đề rất nhạy cảm. Chẳng phải có những người tham gia trong cuộc KCCM trước đây mãi đến sau này ta mới vinh danh đó sao. Cũng có thể vì một lý do nào đó mà ta chưa vinh danh hết đấy thôi.
.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: haanh trong 09 Tháng Giêng, 2012, 08:57:24 pm
   Theo tôi được biết xinanuc thời điểm này không còn quyền hành gì ở đất nước này nữa. Ta cũng không quan tâm nhiều đến nhân vật này vì đang sống lưu vong ở nước ngoài.
   Tôi không dám khẳng định là có lực lượng đặc công vào thành phố Pnong Pênh vào mồng 5/7 hay không. Có lẽ anh Trần Phú 341 nói đúng vì đơn vị của các anh đã có người gặp những đồng chí còn lại.
   Tôi nhất trí với anh Trần Phú nhận định trong bài viết trả lời tôi. Điều mà tôi mong muốn rằng những chiến binh, những người đồng đội của tôi và anh phải được tôn vinh và ghi nhận như những người đã từng chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
   - Tôi rất buồn khi tổ quốc và đồng đội quên lãng những người con, người đồng chí đã có công đầu trong những chiến dịch lịch sử. Chúng ta muốn biết đơn vị đó là gì, những con người dũng cảm đó là ai?
   

hehe SHN có vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến 10 năm sau này , nếu lúc đó các bác đặc công hoàn thành nhiệm vụ thì bọn em sau này đở khổ nhiều  ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: chiangshan trong 09 Tháng Giêng, 2012, 10:11:09 pm
Theo những gì em đọc thì tham gia vụ này có quân báo Cục 2, đoàn 867 đặc công nước và đoàn 1 đặc công biệt động. Tất nhiên họ không nói rõ là đi cứu/bắt Sihanouk mà chỉ ghi chung chung là làm nhiệm vụ đặc biệt. Vài tình tiết khác như nhảy dù xuống gần PP, vượt sông bằng thuyền, bị phát hiện và hy sinh gần hết... cũng giống như bác tranphu đã nói.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 09 Tháng Giêng, 2012, 10:24:04 pm
                  Chào các bác! Đúng như haanh và bác vavthang nói: Vai trò của ông Xianuc rất quan trọng. Khi chúng ta bảo vệ và đưa Xianuc về nước. Đại tá Đặng Tính chính ủy đường dây 559 đã hy sinh tên đường mòn HCM ( năm 72 hay 73 ?). Khi về nước, bọn Khơ me đỏ "pót" cũng không giám sát hại Ông. Mà quản thúc ( giam lỏng ) tại Hoàng cung. Tới ngày 6/1/79 mới lại lùa đi vào rừng tiếp và vẫn bị quẩn thúc.

                 TP nhớ là có đọc trên mạng báo của nước ngoài cũng có nói về viêc này và cũng nói cả việc ta dùng lực lượng nhẩy dù định giữ Xianuc. Nếu chúng ta giữ được Ông thì việc giải quyết tình hình ở k thuận hơn nhiều.

                             CHÚC CÁC BẠN VUI KHỎE!


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hieuc3d26f7 trong 10 Tháng Giêng, 2012, 08:48:15 am
"Ngày 18 tháng 3, 1970, trong lúc ông đang ở nước ngoài, Lon Nol - thủ tướng chính phủ - đã triệu tập Quốc Hội bỏ phiếu phế truất Sihanouk khỏi vị trí nguyên thủ quốc gia và trao quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol. Hoàng thân Sirik Matak – người được chính phủ Pháp loại bỏ để trao ngôi vị cho Sihanouk - đã được giao chức Phó Thủ tướng. Sau cuộc đảo chính, Hoàng thân Sihanouk đến Bắc Kinh và bắt đầu ủng hộ Khmer Đỏ trong cuộc chiến lật đổ chính phủ Lon Nol ở Phnom Penh. Khi nước Cộng hòa Khmer rơi vào tay Khmer Đỏ vào năm 1975, Hoàng thân Sihanouk trở thành nguyên thủ quốc gia hình thức của chính phủ mới khi Pol Pot còn nắm quyền lực. Ngày 4 tháng 4 năm 1976, Sihanouk từ chức vì sự tàn bạo của Khmer đỏ và nghỉ hưu. Sihanouk sang tị nạn tại Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Năm 1978, quân đội Việt Nam đã sang Campuchia đánh đổ Khmer Đỏ. Năm 1982, ông trở thành Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân chủ bao gồm: Đảng Funcipec của mình, Mặt trận giải phóng Campuchia của Son Sann và Khmer Đỏ. Quân Việt Nam rút khỏi Campuchia năm 1989, để lại chính phủ thân Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo Nước cộng hòa Nhân dân Campuchia."
Nguồn trích dẫn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Norodom_Sihanouk
      Theo tôi biết lúc đó Sihanouk không có ở trong nước mà đang ở Bắc Kinh hay Bình Nhưỡng gì đó để chữa bệnh. Chắc chắn rằng tình báo của ta đã biết nên không sử dụng lực lượng đặc công này để bắt Sihanouk mà làm nhiệm vụ gì khác.
       


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hieuc3d26f7 trong 10 Tháng Giêng, 2012, 06:53:34 pm
     Gửi chú Giang NH.
  " Mấy lão cựu F7 giờ vẫn rên rỉ được cái tiếng là đồng hương cấp Phum với F trưởng( Ba Dũng), lại còn là họ hàng nữa nhưng bọn tao " đi" hơi bị nặng đấy 5/18%, bị thương không thèm tính".
  - Chính vì vậy thế hệ chúng tôi đi đánh giặc dưới sự chỉ đạo của ông mới kính phục ông và tôn vinh ông là một người chỉ huy giản dị, vô tư, xông pha trận mạc, chia sẻ ngọt bùi với chiến sĩ. Đối với tôi kỉ niệm không quên với sư trưởng Ba Dũng là khi D6 E165 bị bao vây ở Tô Teeng sau trận đánh ông đã ra thăm, động viên chia sẻ những mất mát của cán bộ chiến sĩ trong tiểu đoàn, trong khi đó đoạn đường ra chốt địch vẫn còn chặn đánh.
  Anh em chúng tôi lúc đó nói với nhau:" thế mới gọi là sư trưởng chứ".
  Một thế hệ lãnh đạo chỉ huy thời kì đó là như vậy đấy... không như bây giờ cái gì ngon, phong bì thì người lãnh đạo nhận trước, khó khăn gian khổ thì gọi anh em. Thật buồn cho một số cán bộ lãnh đạo thời nay.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 11 Tháng Giêng, 2012, 09:37:06 pm
"Ngày 18 tháng 3, 1970, trong lúc ông đang ở nước ngoài, Lon Nol - thủ tướng chính phủ - đã triệu tập Quốc Hội bỏ phiếu phế truất Sihanouk khỏi vị trí nguyên thủ quốc gia và trao quyền lực khẩn cấp cho Lon Nol. Hoàng thân Sirik Matak – người được chính phủ Pháp loại bỏ để trao ngôi vị cho Sihanouk - đã được giao chức Phó Thủ tướng. Sau cuộc đảo chính, Hoàng thân Sihanouk đến Bắc Kinh và bắt đầu ủng hộ Khmer Đỏ trong cuộc chiến lật đổ chính phủ Lon Nol ở Phnom Penh. Khi nước Cộng hòa Khmer rơi vào tay Khmer Đỏ vào năm 1975, Hoàng thân Sihanouk trở thành nguyên thủ quốc gia hình thức của chính phủ mới khi Pol Pot còn nắm quyền lực. Ngày 4 tháng 4 năm 1976, Sihanouk từ chức vì sự tàn bạo của Khmer đỏ và nghỉ hưu. Sihanouk sang tị nạn tại Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Năm 1978, quân đội Việt Nam đã sang Campuchia đánh đổ Khmer Đỏ. Năm 1982, ông trở thành Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp Campuchia Dân chủ bao gồm: Đảng Funcipec của mình, Mặt trận giải phóng Campuchia của Son Sann và Khmer Đỏ. Quân Việt Nam rút khỏi Campuchia năm 1989, để lại chính phủ thân Việt Nam của Thủ tướng Hun Sen lãnh đạo Nước cộng hòa Nhân dân Campuchia."
Nguồn trích dẫn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Norodom_Sihanouk
      Theo tôi biết lúc đó Sihanouk không có ở trong nước mà đang ở Bắc Kinh hay Bình Nhưỡng gì đó để chữa bệnh. Chắc chắn rằng tình báo của ta đã biết nên không sử dụng lực lượng đặc công này để bắt Sihanouk mà làm nhiệm vụ gì khác.
       
            Chào các bác! Theo nguồn Vi.wikipedia.... Thì như vậy là ngày 7/1/79 Xianuc không có ở Hoàng Cung? Thực sự về việc này thì cũng không ai khẳng định. Nhưng đ/c ở LL nhẩy dù xuống ngày 5/1 thì kể lại n/v là đánh chiếm Hoàng cung để giữ Xianuc. Có điều là theo nguồn của vi.ki thì TP thấy sơ lược về thời gian của ông Xianuc thì như vậy còn thiếu thời gian ông về nước năm 73 mà n/v của đường dây 559 của ta phải đảm bảo đưa ông xi về nước an toàn. Đường dây 559 đã hoàn thành xuất sắc n/v này. Nhưng phía ta thì thiệt hại nhiều vì máy bay đánh bom nhiều do tin tức có thể bị lộ. Cao nhất là ông Đại tá Chính ủy đường dây 559 sau khi chia tay ông Xi là bị đánh bom hy sinh cùng 1 số ae khác. Về tư liệu này thì hồi đó đ/v TP ĐƯỢC THÔNG BÁO CỤ THỂ. Sau sự kiện 7/1 ông Xi mới lại qua Trung Quốc.

                       CHÚC CÁC BẠN VUI KHỎE!

                       


Tiêu đề: Re: Ngày chiến thắng 7/1/1979 đáng nhớ nhất cuộc đời người lính Việt nam
Gửi bởi: vetran trong 12 Tháng Giêng, 2012, 07:03:11 am
Chào bác Thanhdanvan F302. Chúc mừng bác mở cửa nhà mới, thế là VMH lại thêm một tay viết thuộc chiến trường K. Tôi cũng hân hạnh ở bên ấy mấy năm khu vực Kompongspeu, Komponcham, Komponthom, Siemreap và Phnompenh, vì đơn vị tôi làm nhiệm vụ vận tải vũ khí khí tài và lương thực cho mặt trận mà. Xin chúc bác vững tay ấn phím để anh em nhâm nhi lại một thời máu lửa, chúc sức khỏe.


Tiêu đề: Re: Ngày chiến thắng 7/1/1979 đáng nhớ nhất cuộc đời người lính Việt nam
Gửi bởi: nguyenquochung trong 12 Tháng Giêng, 2012, 09:36:07 am
   Tôi nghĩ cái tít: "Ngày chiến thắng 7/1/1979 đáng nhớ nhất cuộc đời người lính Việt Nam"  có gì đó hơi lợn gợn. Nếu thế thì cũng có thể hiểu rằng, chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng mùa Xuân 1975...chỉ đáng nhớ thứ nhì, thứ ba... trong cuộc đời người lính Việt Nam. Có lẽ thêm vào chữ: "tình nguyện" sẽ cụ thể hơn.


Tiêu đề: Re: Ngày chiến thắng 7/1/1979 đáng nhớ nhất cuộc đời người lính Việt nam
Gửi bởi: binhyen1960 trong 12 Tháng Giêng, 2012, 01:30:52 pm
 Chủ đề của topic cùng nội dung trùng với topic: Ngày 7.1.1979 các anh làm gì? Ở đâu?

 BY sẽ chuyển gộp 2 topic vào làm 1 cho tiện theo dõi trong vòng 12h nữa. ;D

 Ngày chiến thắng 7.1.1979 đơn vị tôi đi mũi chính diện vào giải phóng Phnom Penh trên hướng QL1. Ấy vậy mà hơn 5h chiều mới vào đến đầu cầu Monyvong vì là lực lượng đi giữa đội hình trung đoàn, trước đó E141 của F7 tiến đến bờ đông cầu lúc 10h sáng. Vậy là 2 trung đoàn của F7 cùng tiến vào thủ đô Phnom Penh cách nhau 7h đồng hồ, riêng E165 còn vào sau chúng tôi nữa.

 Hơn 5h chiều chúng tôi qua cầu Monyvong, trước đó chúng tôi vẫn không biết tin là thủ đô Phnom Penh đã được giải phóng, vẫn cứ nghĩ chúng tôi là những người lính QTN VN đầu tiên bước chân trên đường phố Phnom Penh. Sau này mới biết là Sư đoàn 7 của chúng tôi là sư đoàn đầu tiên vào GP thủ đô Phnom Penh, là những người lính đi trong đội hình F7 mà 4h chiều hôm đó chúng tôi vẫn chẳng biết gì về tình hình trong thành phố.

 Xin bác ThanhdanvanF302 cho biết cụ thể thông tin thủ đô Phnom Penh được giải phóng lúc 12h trưa ngày 7.1.1979 mà bác được biết từ đâu thông báo lúc đó?

 Ngày 7.1.1979 là ngày mà người lính QTN VN nhớ nhất khi làm nhiệm vụ Quốc tế ở K, ngày chiến thắng trong vinh quang, ngày mà mọi người lính cứ tưởng chiến tranh đã kết thúc, hy vọng tràn trề sẽ được sống mà bước ra sau cuộc chiến và điều hy vọng lớn nhất là sẽ sớm trở về Tổ quốc trong một ngày không xa. Khi đó chẳng ai có thể ngờ rằng chiến tranh sẽ còn kéo dài thêm hơn 10 năm nữa.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 28 Tháng Giêng, 2012, 01:16:29 pm
  Chắc chúng ta còn nhớ nhân vật lính Đông Anh HN ngồi trên chiếc xe thiết giáp M113 của E141 F7 bị địch bắn cháy ngay đầu cầu Monyvong sáng ngày 7.1.1979 trong câu chuyện của bạn GiangNH.

 Vâng! Những nhân chứng của giờ phút hào hùng ấy mỗi lúc 1 mất dần mang theo ký ức đời lính chiến của họ mãi mãi chôn vùi vào dĩ vãng, hàng  ngàn người lính cứ mất mát thương vong dần sau những trận đánh tiếp nối sau ngày 7.1 GP thủ đô Phnom Penh ấy, để rồi hạt gạo trên sàng trở về đến ngày hôm nay và những nhân vật có thật trong ký ức đời lính của mọi người hôm nay cũng lại lặng lẽ ra đi.

 Phạm văn Khiêm, người lính sống sót sau vụ chiếc M113 bị bắn cháy ngay đầu cầu Monyvong hôm 7.1.1979 đã mất trong lặng lẽ đêm mồng 2 Tết Nhâm Thìn mặc dù mấy hôm trước vẫn còn "mê" đào, quất ngày Tết.

 Cuộc đời chẳng biết thế nào, nay còn mai mất, lúc đáng ra sẽ chết thì chẳng chết và lúc nên sống thì lại chẳng còn.  8)


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: GiangNH trong 28 Tháng Giêng, 2012, 01:28:47 pm
Bác ấy chính xác là Btr B1-C11-D3-E141-F7-QD4.

Em ân hận mãi vì 01 quyển lịch để dành cho bác ấy vẫn...ở nhà em, mặc dù em cách nhà bác ấy đúng 300m?

Vĩnh biệt đàn anh, ngồi với đàn anh thì cứ mỗi trung đoàn của F7 có ít nhất 3 tên gọi khác nhau? Đánh cùng tăng thiết giáp thì tăng thiết giáp trúng đạn cháy nghi ngút (2 xe ở...đâu nhỉ bác BY? Bờ tường ủi hay cửa mở? và lần nữa sáng 7/1), mình thì chỉ bị thương nhẹ. Đánh Âm leang thì toàn đi bắn mễn, lợn, trâu bò...Hiền như cục đất. Nhưng hậu chiến thì không tránh khỏi...số Giời?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 07 Tháng Giêng, 2013, 03:51:18 pm

     Vào lúc này 15h30, ngày này 7/1 năm 1979 tôi đi cùng trung đoàn 273 sư đoàn 341. Chúng tôi ngồi xe ô tô vọt tiến chở quân, đang chạy quanh các khu vực Đồi Độc Lập, tới khu Hoàng Cung, đi về hướng Tây rồi vòng trở lại khu đầu cầu Mô Ni Vông (Cầu Sài Gòn).
    Thủ đô CPC được giải phóng nhưng không một bóng người dân nào chạy ra chào đón chúng tôi. Không phải nhân dân CPC không sung sướng khi được giải phóng khỏi hoạ diệt chủng của Pôn Pốt-Iêng Xa Ri. Mà họ đã bị chúng đuổi hết ra khỏi thủ đô yêu dấu của họ. Họ đang phải đi lao động khổ sai ở khắp các vùng rừng núi để xây dựng căn cứ kháng chiến chống VN lau dài.
    Trong thủ đô các đường phố vắng tanh bóng người, chỉ thỉnh thoảng gặp những tốp lính QTNVN nhỏ lẻ tay lăm lăm khẩu súng, thái độ rất cảnh giác, thận trọng loáng qua đường phố như những con sóc. Đâu đó tiếng súng vãn đì đẹt nổ.
    Đến khoảng 17h vẫn đang ngồi trên xe vọt tiến từ cầu Mô Ni Vông đi về phía Tây. Bổng từ phía trước các loạt pháo 37 li bắn thẳng về phía chúng tôi. Những viên đạn đỏ lừ lao vun vút, chui dưới bụng xe. Lái xe nhanh chóng quay đầu xe chạy trở lại, rẽ phải chui vào các căn nhà hai, ba tầng bên cạnh. Bộ đội nhảy xuống xe triển khai đội hình chiến đâu.
    Trung đoàn trưởng Trần Măng điện lên sư đoàn hói đơn vị nào bắn vào trung đoàn tôi thì được trả lời Không rõ. Chúng tôi phán đoán có thể là sư đoàn 7 vì vào trước chúng tôi lúc 11h là một đơn vị của sư đoàn 7 ?...


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 07 Tháng Giêng, 2013, 04:57:09 pm
   Đến khoảng 17h vẫn đang ngồi trên xe vọt tiến từ cầu Mô Ni Vông đi về phía Tây. Bổng từ phía trước các loạt pháo 37 li bắn thẳng về phía chúng tôi. Những viên đạn đỏ lừ lao vun vút, chui dưới bụng xe. Lái xe nhanh chóng quay đầu xe chạy trở lại, rẽ phải chui vào các căn nhà hai, ba tầng bên cạnh. Bộ đội nhảy xuống xe triển khai đội hình chiến đâu.
    Trung đoàn trưởng Trần Măng điện lên sư đoàn hói đơn vị nào bắn vào trung đoàn tôi thì được trả lời Không rõ. Chúng tôi phán đoán có thể là sư đoàn 7 vì vào trước chúng tôi lúc 11h là một đơn vị của sư đoàn 7 ?...

 Bác vanthang341ht! ;D

 Không ngờ nơi chiến trường đã có lúc anh em ta từng ở cách nhau một tầm ném lựu đạn đấy bác ạ. Lúc đó BY em cũng ở đó đấy, bên phải bờ tây cầu Monyvong ấy nấp dưới mấy nhà tầng tránh đạn pháo cao xạ chẳng biết của đơn vị nào, ta hay địch nã vào đầu lúc đó. Tiểu đoàn BY em có Đại đội 1 và cả Đại đội 3 dính gần chục lính khi mới đổ quân ngay đầu cầu, xe mới đỗ là bị nện liền, may Đại đội 2 bọn em xe nó rẽ phải luôn nên ở xa tầm đạn cao xạ hơn, vụ đó Đại đội 2 tụi em thiệt hại cái chảo gang to tướng bị thủng 1 lỗ và cái chảo gang bị loại khỏi vòng "chiến đấu" ngay tức khắc. ;D

 Các bác "phán" là Sư đoàn 7 nã pháo lúc đó là oan cho Sư đoàn 7 lắm bác nhé, lính F7 cũng "ăn đòn" phát đó đấy. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 07 Tháng Giêng, 2013, 05:15:25 pm
            Chào các bác! Tranphu341 lúc đó thì như bác vanthang341 kể rồi. Vì Tranphu với bác vanthang ngồi cùng một xe. Trên xe còn có nhà thơ Bùi Minh Quốc, cùng một nhà báo nữa ( Tranphu quên tên).

           Sau khi bị pháo 37 ly bắn, đêm đầu tiên thật căng thẳng tại khu nhà đầu cầu bắt đầu khi ngay chập tối, Xe jep của Hậu cần Sư đoàn bị phục, hy sinh Trung tá TRưởng phòng Hậu cần cùng một đại úy, cùng một chiến sỹ nữa. Vì thế đêm đầu tiên thật sự căng thẳng với Tranphu cùng những người lính tình nguyện đang có mặt tại "Thủ đô chết"

           Chúc các bác luôn vui khỏe!

           


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 07 Tháng Giêng, 2013, 05:39:13 pm
   Đến khoảng 17h vẫn đang ngồi trên xe vọt tiến từ cầu Mô Ni Vông đi về phía Tây. Bổng từ phía trước các loạt pháo 37 li bắn thẳng về phía chúng tôi. Những viên đạn đỏ lừ lao vun vút, chui dưới bụng xe. Lái xe nhanh chóng quay đầu xe chạy trở lại, rẽ phải chui vào các căn nhà hai, ba tầng bên cạnh. Bộ đội nhảy xuống xe triển khai đội hình chiến đâu.
    Trung đoàn trưởng Trần Măng điện lên sư đoàn hói đơn vị nào bắn vào trung đoàn tôi thì được trả lời Không rõ. Chúng tôi phán đoán có thể là sư đoàn 7 vì vào trước chúng tôi lúc 11h là một đơn vị của sư đoàn 7 ?...

 Bác vanthang341ht! ;D

 Không ngờ nơi chiến trường đã có lúc anh em ta từng ở cách nhau một tầm ném lựu đạn đấy bác ạ. Lúc đó BY em cũng ở đó đấy, bên phải bờ tây cầu Monyvong ấy nấp dưới mấy nhà tầng tránh đạn pháo cao xạ chẳng biết của đơn vị nào, ta hay địch nã vào đầu lúc đó. Tiểu đoàn BY em có Đại đội 1 và cả Đại đội 3 dính gần chục lính khi mới đổ quân ngay đầu cầu, xe mới đỗ là bị nện liền, may Đại đội 2 bọn em xe nó rẽ phải luôn nên ở xa tầm đạn cao xạ hơn, vụ đó Đại đội 2 tụi em thiệt hại cái chảo gang to tướng bị thủng 1 lỗ và cái chảo gang bị loại khỏi vòng "chiến đấu" ngay tức khắc. ;D

 Các bác "phán" là Sư đoàn 7 nã pháo lúc đó là oan cho Sư đoàn 7 lắm bác nhé, lính F7 cũng "ăn đòn" phát đó đấy. ;D
     
     Chào BY, chào tranphu!
     Thế là cho đến bay giờ chẳng biết đơn vị nào bắn vào trung đoàn 273 chúng tôi. Sau này vào mạng tôi có hỏi trung tướng Lê Hải Anh ông ta nói là QĐ3. Nhưng cũng chẳng phải, nếu là QĐ3 thì đơn vị nào đó của QĐ3 phải lên tiếng chứ nhưng tìm mãi chẳng thấy ai trả lời cả. Nếu không là QĐ3 thì là địch, nhưng chẳng nhẽ địch lại có pháo 37 li bắn gần đến như thế. Nếu là địch thì ngày 8/1 không trung đoàn 273 cũng đơn vị nào của f7 phải thu được cả trận địa pháo 37 li mới đúng. Bởi chúng nó bắn cách đó khoảng km thôi.
     BY và Tranphu tìm hiểu xem tại sao lại có pháo 37 li bắn vào chúng ta lúc đó. Còn bác thì lúc đó còn biết thêm pháo 37 li của sư đoàn 341 và hình như có cả pháo 85 li của trung đoàn 55 bắn trả mấy quả nữa, vì sư đoàn cho rằng địch phản kích lại chúng ta. Nhưng vanthang nghĩ nếu là địch thì không thể. Thời điểm đó địch không tồn tại ở thủ đô PnomPenh một lực lượng lớn lại có cả pháo binh phản công ta đến như vậy.
   


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 07 Tháng Giêng, 2013, 07:39:44 pm

     Vào thời điểm này, lúc 19h hơn ít phút Đồng chí Khánh chủ nhiệm hậu cần, đồng chí Yến trưởng ban Tuyên huấn sư đoàn, một chiến sỹ vệ binh, một lái xe đi trên một xe zep vừa qua càu Mô Ni Vông re trái khoảng gần 1 km thì dính đạn Miên phục? 3 người hy sinh. Một chiến sỹ vệ binh sống sót chạy về trung đoàn 273 báo cáo. Thực ra đoàn của chủ nhiệm hậu cân sư đoàn có ý định tới trung đoàn 273 nhưng đi lạc đường một đoạn thôi đã gánh hậu quả nghiêm trọng.
     Tôi chạy ra nghe ngóng được tình hình chạy về báo cáo lên tuyên huấn sư đoàn thì cũng là lúc vệ binh và  một bộ phận vận tải trung đoàn 273 được lệnh ra giải quyết hậu quả.
     Tối nay thật sự căng thẳng như tranphu đã nói. Căng thẳng vì chiến trường tự nhiên yên ắng lạ thường. Tại một thành phố, một thủ đô mới giải phóng trước đó có ít giờ đồng hồ, kẻ địch chắc đang có ý đồ gì lớn lắm? Nghe ngóng, chờ đợi. Chỉ cần có tiếng súng nổ là sự căng thẳng diệu vợi ngay, nhưng nặng nề nhất vẫn là sự im lăng. Im lăng đến rợn người.
                                                                   *
     Nhưng cũng qua mau. Sáng hôm sau tình hình trở lại bình thường. Ta hân hoan chiến thắng. Đầu cầu Mô Ni Vông tấp nập người, chủ yếu là lính.
     Khoảng 8h một chiếc máy bay trực thăng bay từ hướng VN sang, gần tới cầu Mô Ni Vông có mấy loạt 37 li bắn lên. Máy bay nhanh chóng hạ xuống ngay trên cầu . Một sỹ quan QTNVN từ máy bay nhảy xuống nói oang oang với đồng chí Trần Măng ( Trần Măng lúc đó chạy ra đang đứng trên cầu)
     -  Mẹ... Suýt nữa nó bắn cháy máy bay của tao. Đơn vị nào đây? Ông hỏi Trần Măng.
     -  Đây là trung đoàn 1 sư đoàn 341-QĐ4! Tôi là trung đoàn trưởng-Trần Măng trả lời.
     -  Anh điều lính bảo vệ máy bay, ta vào trong nhà nói chuyện.
     Đó là máy bay của thiếu tướng Lê hữu Đức cục trưởng cục tác chiến Bộ TTM QĐNDVN. Muốn khẳng định sự chính xác liên quân VN-KPC đã giải phóng thủ đô PNP,ông sang thị sát tại chổ trước khi báo cáo chính thức với Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng ta.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 07 Tháng Giêng, 2013, 08:17:01 pm


   
     BY và Tranphu tìm hiểu xem tại sao lại có pháo 37 li bắn vào chúng ta lúc đó. Còn bác thì lúc đó còn biết thêm pháo 37 li của sư đoàn 341 và hình như có cả pháo 85 li của trung đoàn 55 bắn trả mấy quả nữa, vì sư đoàn cho rằng địch phản kích lại chúng ta. Nhưng vanthang nghĩ nếu là địch thì không thể. Thời điểm đó địch không tồn tại ở thủ đô PnomPenh một lực lượng lớn lại có cả pháo binh phản công ta đến như vậy.
   

             Chào các bác! Theo Tranphu341 thì pháo 37 ly đó là pháo của Ta. Của đơn vị nào thì không rõ. Nhưng pháo bắn từ bên kia bờ sông sang cầu. Vì vậy không tể có Pốt còn ở bên kia sông mà chỉ cách Cầu MOMIVONG Có khoảng 1-2 Km.

             Chúc các bác tiếp tục bàn luận!


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 08 Tháng Giêng, 2013, 10:08:58 am
   
             Chào các bác! Theo Tranphu341 thì pháo 37 ly đó là pháo của Ta. Của đơn vị nào thì không rõ. Nhưng pháo bắn từ bên kia bờ sông sang cầu. Vì vậy không tể có Pốt còn ở bên kia sông mà chỉ cách Cầu MOMIVONG Có khoảng 1-2 Km.
             Chúc các bác tiếp tục bàn luận!

     Chào tranphu. Bác hỏi chú, pháo bắn vào xe vọt tiến của tôi và chú ngồi trên xe tối ngày 7 tháng 1 năm 1979 cơ. Nó bắn khi ta đang trên đường cơ động từ hướng bờ Tây Cầu Mô Ni Vông vào sâu thủ đô.
     Còn pháo bắn sáng ngày 8/1 đe doạ chiếc máy bay của thiếu tướng Lê Hữu Đức là pháo của ta thì đúng rồi. Đó là pháo 37 li của trung đoàn 55 sư đoàn ta đấy.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 08 Tháng Giêng, 2013, 12:18:03 pm

             Chào các bác! Theo Tranphu341 thì pháo 37 ly đó là pháo của Ta. Của đơn vị nào thì không rõ. Nhưng pháo bắn từ bên kia bờ sông sang cầu. Vì vậy không tể có Pốt còn ở bên kia sông mà chỉ cách Cầu MOMIVONG Có khoảng 1-2 Km.

             Chúc các bác tiếp tục bàn luận!

 Chào các bác. ;D

 Hôm qua 7.1.2013 vậy mà BY em không nhớ 34 năm trước ngày này các đơn vị QTN VN chúng ta ào ạt tiến vào Thủ đô Phnom Penh. Một chiến thắng vang dội của một đội quân chiến đấu và hy sinh vì quyền lợi của dân tộc khác, vậy mà cứ im như thóc đến ngay người trong cuộc cũng không nhớ. Nghe nói tối hôm qua tin thời sự Campuchia trên TV nhân dân và chính quyền K họ cám ơn QTN VN nhiều lắm. ;D

 Còn vụ việc pháo cao xạ 37 ly bắn vào đội hình QD4 bên bờ tây cầu Monyvong lúc 5h chiều ngày 7.1.1979 thì theo BY em được thông báo sau mấy ngày đó là pháo địch ở sân bay Puchentong bắn tới. Thực tế mà mắt BY em nhìn thấy thì đạn bắn từ hướng đại sứ quán VN dọc trên đường Monyvong tới, những quả đạn liên tiếp nối đuôi nhau bay đỏ trên bầu trời lao xuống đầu cầu. Suốt 1 đêm lang thang khắp thành phố chết ấy đơn vị BY không gặp bất kể một sự chống trả nào của địch, lính tráng bọn em buộc phải "đi chơi" bằng xe ô tô ngang dọc thành phố, các đơn vị cứ đâm đầu vào nhau suốt và cuối cùng thì về nằm tại khu chợ Orusay đến sáng hôm sau. Năm 2010 BY có về lại khu vực chợ này nhưng quả thật là không tìm thấy trong ký ức mình vị trí năm xưa đã nằm ngủ qua đêm 7.1 ấy. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 08 Tháng Giêng, 2013, 03:00:44 pm
 
 

     Chào tranphu. Bác hỏi chú, pháo bắn vào xe vọt tiến của tôi và chú ngồi trên xe tối ngày 7 tháng 1 năm 1979 cơ. Nó bắn khi ta đang trên đường cơ động từ hướng bờ Tây Cầu Mô Ni Vông vào sâu thủ đô.
     Còn pháo bắn sáng ngày 8/1 đe doạ chiếc máy bay của thiếu tướng Lê Hữu Đức là pháo của ta thì đúng rồi. Đó l;à pháo 37 li của trung đoàn 55 sư đoàn ta đấy.

               Chào các bác! Chào bác vanthang341ht! Lúc khoảng 19 h pháo 37 bắn thì anh em mình đang ở trong khu nhà 3 tầng chỗ đầu cầu rồi. Tranphu có viết là đang cùng anh Dũng Quân lực giải quyết nỗi buồn bị pháo bắn phải chay nhanh vào nhà mà.
               Mình vào PhomPênh từ trưa rồi mà có quay sang bờ Tây làm gì nữa đâu?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 08 Tháng Giêng, 2013, 03:42:14 pm
 Thôi được, BY giúp 2 bác tranphu341 và vanthang341ht xác định lại vị trí của mình khi mới qua khỏi cầu Monyvong chiều ngày 7.1.1979 nhé. ;D

 Qua khỏi cầu Monyvong là cái bùng binh tròn tròn đó bác, đó là bên bờ tây để hướng vào thành phố rồi. Chỗ tròn tròn bùng binh đó là nơi D7 E209 F7 bọn em đổ quân xuống khi chiều đã xuống rồi của ngày 7.1.1979, theo ước đoán của BY em lúc đó khoảng từ 5h đến 5h 30' chiều. Hướng đạn cao xạ 37ly thẳng với cầu Monyvong bắn tới, nhiều viên đạn bay đỏ lừ liên tiếp lao tới đầu cầu nổ chát chúa trên mặt đường nhựa, đường đạn khá chính xác không nổ ở chỗ bùng binh tròn tròn mà cứ nhè đoạn từ đầu cầu đến chân bùng binh mà nổ. ;D

 Đơn vị BY em qua cầu là rẽ phải luôn. ;D

 (http://i973.photobucket.com/albums/ae216/hieu1960/001-26_zps134619bb.jpg)


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 08 Tháng Giêng, 2013, 05:50:22 pm
   
               Mình vào PhomPênh từ trưa rồi mà có quay sang bờ Tây làm gì nữa đâu?

    Phía Tây cầu Mô ni Vông là phía sâu trong thành phố chứ chú. Tôi qua cầu, chiều hôm đó đi với đồng chí Trung Tuyên huấn tới Đài Độc Lập chụp ảnh, sau chạy vòng vèo theo đường Mô Ni Vông trở lại bùng binh. Chiều lại từ bùng binh tây Mô ni Vông chạy thẳng về hướng tây lúc này khoảng 17h30 đến 18h gì dó mới bị pháo từ trong thành phố bắn ngược lại phía mình (tức là từ phía Tây bắn tới).
     Chú nói: "  Mình vào PhomPênh từ trưa rồi mà có quay sang bờ Tây làm gì nữa đâu?  Nói như vậy có nghĩa chú hiểu phía Tây lại là phía Đông rồi! ;D ;D ???


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 08 Tháng Giêng, 2013, 08:07:53 pm
   
               Mình vào PhomPênh từ trưa rồi mà có quay sang bờ Tây làm gì nữa đâu?

  
     Chú nói: "  Mình vào PhomPênh từ trưa rồi mà có quay sang bờ Tây làm gì nữa đâu?  Nói như vậy có nghĩa chú hiểu phía Tây lại là phía Đông rồi! ;D ;D ???

                Chào bac vanthang341ht, chào các bác Đúng là nhầm thật, đôi khi lẫn lộn Đông - Tây. Nhưng đúng là chỉ có pháo 37 của ta chứ lúc đó Pốt chạy "loe kèn" ra rồi vì các hướng của ta tấn công. Làm sao có thằng nào giám băc nữa. ??? ??? ???

                  Mời các bác tiếp tục!


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: DK1278 trong 09 Tháng Giêng, 2013, 05:47:39 pm
Trưa ngày 07/01/1979 nghe tin giải phóng KPC.Tụi này đang còn ở quân trường huấn luyện Quang Trung trại Dương Mộng Hồng. Khi nghe tin trong lòng vui, buồn lẫn lộn: vui vì bộ đội ta đã giải phóng KPC nhưng cũng hơi buồn nhập ngũ trễ một tí không tham gia chiến dịch cùng ae đồng đội...

Sau này mới biết ngày ấy chỉ mới là ngày mở đầu của mươi năm chinh chiến nghĩa vụ quốc tế....

Nhưng các bác còn nhớ ngày 07/01/1979 vào ngày thứ mấy trong tuần?....?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 09 Tháng Giêng, 2013, 06:42:34 pm
Sau này mới biết ngày ấy chỉ mới là ngày mở đầu của mươi năm chinh chiến nghĩa vụ quốc tế....

Nhưng các bác còn nhớ ngày 07/01/1979 vào ngày thứ mấy trong tuần?....?

     Ngày 07 tháng 01 năm 1979 là ngày chủ nhật bạn ạ


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: huonghn76 trong 09 Tháng Giêng, 2013, 06:54:43 pm
         
               Chào các bác ! Tiếp theo ngày chủ nhật. 7 tháng 1 năm 1979 Ta giải phóng Nông Phênh ,thì ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung Quốc xâm lược nước ta .Các bác còn nhớ nó là ngày thứ mấy trong tuần không ?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 09 Tháng Giêng, 2013, 07:01:42 pm
         
               Chào các bác ! Tiếp theo ngày chủ nhật. 7 tháng 1 năm 1979 Ta giải phóng Nông Phênh ,thì ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung Quốc xâm lược nước ta .Các bác còn nhớ nó là ngày thứ mấy trong tuần không ?

    Ngày 17 tháng 2 năm 1979 là ngày thứ bảy bạn huonghn76 ạ. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: huonghn76 trong 09 Tháng Giêng, 2013, 07:11:21 pm
         
               Chào các bác ! Tiếp theo ngày chủ nhật. 7 tháng 1 năm 1979 Ta giải phóng Nông Phênh ,thì ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung Quốc xâm lược nước ta .Các bác còn nhớ nó là ngày thứ mấy trong tuần không ?

    Ngày 17 tháng 2 năm 1979 là ngày thứ bảy bạn huonghn76 ạ. ;D



            Đúng rồi bác Văn Thắng ạ .Em thì chẳng thể nào quên được cái ngày ấy ...


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 09 Tháng Giêng, 2013, 08:10:05 pm
... Nhưng các bác còn nhớ ngày 07/01/1979 vào ngày thứ mấy trong tuần?....?
... ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung Quốc .Các bác còn nhớ nó là ngày thứ mấy trong tuần không ?

 Cả hai bác này hỏi "xóc lộng óc" luôn. ;D

 Ngày đó đánh nhau bù đầu ra, liên tiếp với những cuộc hành quân tác chiến, tình hình, diễn biến và hoàn cảnh thay đổi hàng giờ, lính tráng thì không thể có đầu óc đâu mà nhớ đến ngày với cả tháng. BY nói điều này các bác đừng cười nhưng đó là sự thật. Bất ngờ túm thằng lính nào đó hỏi: Bố mẹ mày tên là gì? Nhiều thằng phải nghĩ một lúc mới nhớ ra tên bố mẹ mình. ;D

 Đơn vị BY nhiều anh em bị thương, hy sinh rồi mà mình còn không biết tên nó, không nhớ nổi nét mặt nó luôn, nếu có chỉ biết nó ở đoàn với thằng A thằng B còn ở đơn vị, được bổ sung về đơn vị ở khoảng thời gian đó. Nhiều chuyện buồn cười lắm, lên E bỗng có thằng chạy ra nhận anh em, nó cứ em đây mà với em đây mà, em ở B này B kia làm mình cứ ngớ ra. Mãi sau mới nhớ ra nó bị thương trận đó, trận đó rồi đi viện và được giữ lại trên E bộ hoặc các C trực thuộc khác. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: huonghn76 trong 09 Tháng Giêng, 2013, 08:40:27 pm

           Chào bác Bình Yên! Câu chuyện của bác cũng rất hay và hợp hoàn cảnh ;D Chỗ bác khổ nhỉ ,còn bọn em đơn giản hơn. Vừa ăn tết xong rượu trong máu còn chưa tan hết ,mà thằng đểu nó choảng tức chưa.Anh em hãy còn lơ mơ buổi sáng nó gõ kẻng báo thức rồi nổ súng,người còn người đi . Bác bảo thì cũng phải nhớ mà bảo con cháu nó cảnh giác chứ .Hơn thế cùng phần nhiều là lính 78 ít ra phải nhớ mà nung nấu mối hờn căm này và nói cho bố mẹ nó biết còn cúng cơm cho nó chứ


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: xuanxoan trong 09 Tháng Giêng, 2013, 09:07:10 pm


     hì hì đúng là chuyện thật của lính...chỉ biết cười chứ nói chi được nữa...


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: DK1278 trong 12 Tháng Giêng, 2013, 05:18:22 pm
Sau này mới biết ngày ấy chỉ mới là ngày mở đầu của mươi năm chinh chiến nghĩa vụ quốc tế....

Nhưng các bác còn nhớ ngày 07/01/1979 vào ngày thứ mấy trong tuần?....?

     Ngày 07 tháng 01 năm 1979 là ngày chủ nhật bạn ạ
07/01/1979 Đúng là ngày chủ nhật tui còn nhớ ngày ấy ae tụi tui là lính mới vào quân trường huấn luyện gia đình lên thăm đông lắm, gần đến trưa nghe loa trong đơn vị thông báo Bộ đội ta đã giải phóng Phnông Pênh tất cả moi người ae đồng đôi, người thân trong gia đình reo hò nhảy cẫng lên...

Chiều tối đó ae trong người mới có đạn dược kéo ra Chợ cầu ăn mừng chiến thắng...


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Cutichiuchoi trong 14 Tháng Giêng, 2013, 02:18:38 pm
Có anh em nào ở E24, F10, QĐ3 với mình không vậy hé?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 03 Tháng Mười, 2013, 04:10:55 pm
Hôm vừa rồi mình gặp một anh bạn học cũ. Anh ta khăng khăng khẳng định: "Ngày 07.01 năm 1979, tao đã có mặt tại sân bay Pô- chen- tông từ 5 giờ sáng. Tầm 7 giờ hơn thì vào thành phố NP. Điểm đến đầu tiên của bọn tao là Khách sạn Hoàng Gia. Tiếp đó đến mấy đại sứ quán gần đó thì đều trống rỗng. Chỉ đến khi đến đại sứ quán của CHDCND Lào thì mới có người. Mấy bạn người Lào đều biết tiếng Việt. Họ mừng lắm vì không biết tình hình thế nào".

Vì không chiến đấu ở K nên LXT tôi không biết, song qua diễn đàn này và hồi ký của một số tướng lĩnh đều nói đơn vị đầu tiên của ta có mặt tại NP tầm trưa ngày hôm đó. Tôi đem chuyện đó ra tranh luận với hắn song hắn vẫn khăng khăng bảo lưu ý kiến của mình. Rất tiếc lão cựu này không thèm vào mạng :'(

Xin hỏi ý kiến anh em đã từng chiến đấu ở K. Liệu thông tin kia có tin được không hay lão ấy nổ ???


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: cheychumnes trong 03 Tháng Mười, 2013, 06:26:28 pm
Hi hi, chào bác lixeta, bác thử hỏi ông bạn của bác câu hỏi này: Lúc ấy, bác ấy nhìn thấy gì ở sân bay ạ. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 04 Tháng Mười, 2013, 03:03:10 pm
Hi hi, chào bác lixeta, bác thử hỏi ông bạn của bác câu hỏi này: Lúc ấy, bác ấy nhìn thấy gì ở sân bay ạ. ;D

Đã hỏi. Nhưng không có gì đặc biệt. Cả sân bay, cả thành phố không một bóng người, đúng nghĩa đen của cụm từ "vườn không, nhà trống".
Đồng chí đó cũng không vào trong sân bay. Chỉ dừng ở trước cổng gác vài phút rồi quay vào thành phố. Tại cổng có một chòi gác song còn không có cả thanh chắn. Sở dĩ đi vào sân bay là do không biết đường. Khi nhận ra đó là sân bay thì quay lại.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 04 Tháng Mười, 2013, 03:57:52 pm

Đã hỏi. Nhưng không có gì đặc biệt. Cả sân bay, cả thành phố không một bóng người, đúng nghĩa đen của cụm từ "vườn không, nhà trống".
Đồng chí đó cũng không vào trong sân bay. Chỉ dừng ở trước cổng gác vài phút rồi quay vào thành phố. Tại cổng có một chòi gác song còn không có cả thanh chắn. Sở dĩ đi vào sân bay là do không biết đường. Khi nhận ra đó là sân bay thì quay lại.

 Chào bác lixeta@, lâu quá mới gặp bác, mừng quá. Chào ... chào bác. ;D

 Một chi tiết nữa là bác lixeta có hỏi bác đồng đội ấy không là bác ấy thuộc đơn vị nào, lính binh chủng nào khi vào GP Phnom Penh sáng ngày 7.1.1979. ;D

 BY em không nghĩ là bác ấy "nổ" mà có thể là do nhớ nhầm ngày thôi bác ạ. Chỉ có ai ghi chép hay viết nhật ký hành quân mới có thể tương đối chính xác chứ không dám nói là chính xác, đôi khi cũng nhầm ngày tháng bởi lúc đó lính ta cũng không có lịch hay đồng hồ. Ngay BY em lúc nhớ trận Cửa mở cũng căn cứ theo ngày trong cái quyết định kết nạp Đoàn, ở đó ghi ngày cuối cùng của năm 1978 nên cũng cứ nghĩ là trận đánh ấy diễn ra ngày 1.1.1978. Hóa ra là quyết định đã ký trước 2 ngày, mãi sau này mới biết, cũng nhờ anh bạn bị thương trận đó tại Cửa mở và anh ấy cẩn thận ghi lại giờ phút đau thương ấy trên cánh tay mình. ;D

 Trong cuốn lịch sử F7 có ghi: Ngay ngày 8.1.1979, tại khách sạn Hoàng Gia, có hội nghị liên tịch mở rộng, do đồng chí Khang Sa Rin - Chủ tịch Ủy bạn nhân dân cách mạng thành phố PP kiêm Tư Lệnh Binh đoàn 1 và đồng chí Hoàng Cầm - Tư Lệnh Quân đoàn 4 làm chủ trì ... vv. Phải chăng bạn bác LXT về bảo vệ cho các Cụ họp hành vào ngày 8.1.1979 nên đã nhầm ngày chăng.

 Theo Wiki có nói là F7 đã GP Phnom Penh và sân bay Puchentong, và cũng chính ở sân bay là nơi đơn vị BY em đã ở một thời gian ngắn, thẳng cổng chính sân bay về hướng bắc tiến sâu khoảng 500m gần sát với đường sắt tàu hỏa, cái phum nhà sàn rất đẹp với nhiều cây dừa, vú sữa, và điều thích hơn nữa là rất nhiều gà và heo, cá dưới ao quẫy ùm ùm, rau quả cũng rất nhiều, cà chua chín đỏ vườn, cà tím dái dê cứ lủng lẳng. Đơn vị BY em tiến từ trong thành phố ra khu vực sân bay Puchentong khoảng trưa ngày 8.1.1979, lúc đó đã thấy có 1 đơn vị thuộc QK9 ở đó rồi, họ mắc võng nằm tùm lum một khu vực vườn cây, đơn vị họ có những cái cần ăng ten cao vút, chắc E bộ hay F bộ của đơn vị ấy, 2 đơn vị gặp nhau, ở lẫn với nhau rồi họ có lệnh đi chỗ khác, còn họ đã đến đó từ bao giờ rồi thì BY em không rõ. Nhưng ký ức của CCB thuộc D9 E209 thì ngay đêm 7 rạng sáng ngày 8.1.1979 thì đơn vị này đã ra sân bay Puchentong và đơn vị này đã bị một lực lượng thuộc QK9 chặn đánh giữa đường, cuộc giao tranh kéo dài khoảng 30' và phần thắng thuộc về lính "Triều đình", cũng nhờ chiến thắng nên mới nhận ra là toàn quân ta với nhau cả. Từ trưa ngày 8.1.1979 các đơn vị khác rút hết khỏi khu vực sân bay Puchentong, chỉ còn lại E209 F7 và lính bác Hênh thôi bác LXT ạ. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: chiecxetang trong 15 Tháng Mười, 2013, 09:41:34 am
HE he xin chào các bác CCB giải phóng NÔNG PÊNG. Ngày 7-1-79 lúc bấy giờ CXT mới tuổi trăng tròn còn đang ở máy trường.
Chiến tranh BGTN nổ ra. Thật tình mà nói đất nước VIỆT NAM cũa chúng ta có một bề dày lịch sử , ngàn năm đô hộ giặc tàu,
100 năm đô hộ giặc tây,30 năm nội chiến. Rồi ngày 30-4 -75 cũng đến với dân tộc cũa chúng ta, ngày thống nhất đất nước,
NAM BẮC xum hộp một nhà, ngày vui ấy chẳn được là bao, bon pốl khơme đỏ tiến hành phá hoại biên giới tây nam.
Bắt đầu cho cuộc chiến tranh bắt buộc, 10 năm đèn sách ý lộn 10 năm máu hoa, mà nè các anh có biết không trước tết năm 78
- 79. nhà tôi cách cửa khẫu MỘC BÀI  nói chung đài phát thanh cũa pốt



Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 15 Tháng Mười, 2013, 12:43:09 pm
HE he xin chào các bác CCB giải phóng NÔNG PÊNG. Ngày 7-1-79 lúc bấy giờ CXT mới tuổi trăng tròn còn đang ở máy trường.
Chiến tranh BGTN nổ ra. Thật tình mà nói đất nước VIỆT NAM cũa chúng ta có một bề dày lịch sử , ngàn năm đô hộ giặc tàu,
100 năm đô hộ giặc tây,30 năm nội chiến. Rồi ngày 30-4 -75 cũng đến với dân tộc cũa chúng ta, ngày thống nhất đất nước,
NAM BẮC xum hộp một nhà, ngày vui ấy chẳn được là bao, bon pốl khơme đỏ tiến hành phá hoại biên giới tây nam.
Bắt đầu cho cuộc chiến tranh bắt buộc, 10 năm đèn sách ý lộn 10 năm máu hoa, mà nè các anh có biết không trước tết năm 78
- 79. nhà tôi cách cửa khẫu MỘC BÀI  nói chung đài phát thanh cũa pốt

 Bạn chiecxetang@ cần xem lại lịch sử Việt Nam.

 30 năm đó không phải là một cuộc "nội chiến" giữa những người VN ở 2 miền Nam Bắc. Bắt đầu từ năm 1945 Việt Minh lãnh đạo nhân dân cướp chính quyền từ tay Phát xít Nhật và xây dựng lên nhà nước VN non trẻ. Thực dân Pháp quay lại xâm lược VN ta một lần nữa, mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với 9 năm KCCP và kết thúc bằng trận chiến Điện Biên Phủ. Từ đây VN chúng ta buộc phải chia đôi 2 miền Nam Bắc để chờ sau 2 năm Tổng tuyển cử. Đế quốc Mỹ can thiệp vào VN và kế hoạch Tổng tuyển cử không thành, đỉnh điểm là trên nửa triệu quân Mỹ cùng nhiều Sư đoàn các nước đồng minh với Mỹ và VNCH lúc đó kéo vào VN cùng tham chiến, không quân Mỹ trực tiếp ném bom xâm lược miền Bắc VN suốt một thời gian dài và kết thúc bằng trận chiến 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không cuối năm 1972, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh ở VN. Tuy nhiên Mỹ vẫn viện trợ cho chế độ VNCH duy trì chiến tranh ở VN cho đến năm 1975. Vì vậy, thời gian từ 1954 đến 1975, suốt 21 năm này là cuộc chiến tranh KCCM chứ không phải là "Nội chiến" giữa những người Việt Nam chúng ta. Cộng lại số thời gian suốt từ năm 1945 đến 1975 lại càng không phải là một cuộc "Nội chiến".

 Bác Quocngoaicu có đường link thảo luận về "Nội chiến" hay cuộc KCCM ở VMH thì dẫn link cho bạn chiecxetang thảo khảo.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: minhsinh_1960 trong 15 Tháng Mười, 2013, 04:03:43 pm
HE he xin chào các bác CCB giải phóng NÔNG PÊNG. Ngày 7-1-79 lúc bấy giờ CXT mới tuổi trăng tròn còn đang ở máy trường.
Chiến tranh BGTN nổ ra. Thật tình mà nói đất nước VIỆT NAM cũa chúng ta có một bề dày lịch sử , ngàn năm đô hộ giặc tàu,
100 năm đô hộ giặc tây,30 năm nội chiến. Rồi ngày 30-4 -75 cũng đến với dân tộc cũa chúng ta, ngày thống nhất đất nước,
NAM BẮC xum hộp một nhà, ngày vui ấy chẳn được là bao, bon pốl khơme đỏ tiến hành phá hoại biên giới tây nam.
Bắt đầu cho cuộc chiến tranh bắt buộc, 10 năm đèn sách ý lộn 10 năm máu hoa, mà nè các anh có biết không trước tết năm 78
- 79. nhà tôi cách cửa khẫu MỘC BÀI  nói chung đài phát thanh cũa pốt

 Bạn chiecxetang@ cần xem lại lịch sử Việt Nam.

 30 năm đó không phải là một cuộc "nội chiến" giữa những người VN ở 2 miền Nam Bắc. Bắt đầu từ năm 1945 Việt Minh lãnh đạo nhân dân cướp chính quyền từ tay Phát xít Nhật và xây dựng lên nhà nước VN non trẻ. Thực dân Pháp quay lại xâm lược VN ta một lần nữa, mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với 9 năm KCCP và kết thúc bằng trận chiến Điện Biên Phủ. Từ đây VN chúng ta buộc phải chia đôi 2 miền Nam Bắc để chờ sau 2 năm Tổng tuyển cử. Đế quốc Mỹ can thiệp vào VN và kế hoạch Tổng tuyển cử không thành, đỉnh điểm là trên nửa triệu quân Mỹ cùng nhiều Sư đoàn các nước đồng minh với Mỹ và VNCH lúc đó kéo vào VN cùng tham chiến, không quân Mỹ trực tiếp ném bom xâm lược miền Bắc VN suốt một thời gian dài và kết thúc bằng trận chiến 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không cuối năm 1972, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh ở VN. Tuy nhiên Mỹ vẫn viện trợ cho chế độ VNCH duy trì chiến tranh ở VN cho đến năm 1975. Vì vậy, thời gian từ 1954 đến 1975, suốt 21 năm này là cuộc chiến tranh KCCM chứ không phải là "Nội chiến" giữa những người Việt Nam chúng ta. Cộng lại số thời gian suốt từ năm 1945 đến 1975 lại càng không phải là một cuộc "Nội chiến".

 Bác Quocngoaicu có đường link thảo luận về "Nội chiến" hay cuộc KCCM ở VMH thì dẫn link cho bạn chiecxetang thảo khảo.
 Kháng chiến một (KC1), thời gian chống Pháp;
 Kháng chiến hai (KC2), thời gian chống Mỹ;
 Khả năng gộp chung thời gian hai cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta, kháng chiến cách mạng. (KCCM);


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 15 Tháng Mười, 2013, 05:37:06 pm
..........Bắt đầu cho cuộc chiến tranh bắt buộc, 10 năm đèn sách ý lộn 10 năm máu hoa, mà nè các anh có biết không trước tết năm 78
- 79. nhà tôi cách cửa khẫu MỘC BÀI  nói chung đài phát thanh cũa pốt
  Chào bác Chiecxetang.
 Tôi tưởng tết năm 78-79 bọn pot chạy toán loạn mà vẫn phát thanh được hử bác. Tôi không có radio lên không biết, cả quân đoàn bọn tôi cứ mải miết truy kích, đơn vị tôi đi sau nhưng đã vượt sông Me kong lên XD rồi. Bác có biết hồi đó bọn pot đặt đài phát thanh của chúng ở đâu không?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 15 Tháng Mười, 2013, 05:54:41 pm
"BY em không nghĩ là bác ấy "nổ" mà có thể là do nhớ nhầm ngày thôi bác ạ. Chỉ có ai ghi chép hay viết nhật ký hành quân mới có thể tương đối chính xác chứ không dám nói là chính xác, đôi khi cũng nhầm ngày tháng bởi lúc đó lính ta cũng không có lịch hay đồng hồ".

@BY: Mặc dù không chiến đấu ở K song qua diễn đàn này cùng các tài liệu khác nên mình nắm cũng khá vững vấn đề này và bằng nhiều "thủ đoạn" mình truy hắn song hắn vẫn "trước sau như một".
Sau khi kiểm tra lại một số tài liệu và nhân chứng khác, mình đã phải công nhận hắn đúng. Đây là đoàn công tác bao gồm một số cán bộ của TCCT và nhà báo được phân công đi cùng quân khu 9. Chẳng hiểu thế nào các bố ấy lại vượt lên trước. Hình như do các đơn vị kia chuyển hướng tiến công, trong khi các bố ấy cứ nhằm NP mà tiến thì phải ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Đức Cường trong 15 Tháng Mười, 2013, 10:55:48 pm
Toàn bộ Qđ3 chịu thua câu hỏi cs đó có mặt ở nongpeenh thời gian đó vì mất mấy ngày E64 F320A mới đánh vượt sông mê công [bến phà congphongcham ]được.10h ngày 6/1 mới đánh vượt sang sông được và ngay sau đó F320A làm chủ TP cpcham.Còn tôi ngày đó ở bờ đông phà cpcham.re"đời quân ngũ" đang viết nhật ký 7 ngày chiến dịch từ 1-7/1/1979.Mới đăng bài được ngày ó/1 thì dừng lại vì phải đi đón linh xa và chèn bài viết về Đại tướng Võ nguyên Giáp.tới đây sẽ viết cụ thể hơn ngày 7/1.chân thành cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 17 Tháng Mười, 2013, 09:47:37 pm
Hôm vừa rồi mình gặp một anh bạn học cũ. Anh ta khăng khăng khẳng định: "Ngày 07.01 năm 1979, tao đã có mặt tại sân bay Pô- chen- tông từ 5 giờ sáng. Tầm 7 giờ hơn thì vào thành phố NP. Điểm đến đầu tiên của bọn tao là Khách sạn Hoàng Gia. Tiếp đó đến mấy đại sứ quán gần đó thì đều trống rỗng. Chỉ đến khi đến đại sứ quán của CHDCND Lào thì mới có người. Mấy bạn người Lào đều biết tiếng Việt. Họ mừng lắm vì không biết tình hình thế nào".

Vì không chiến đấu ở K nên LXT tôi không biết, song qua diễn đàn này và hồi ký của một số tướng lĩnh đều nói đơn vị đầu tiên của ta có mặt tại NP tầm trưa ngày hôm đó. Tôi đem chuyện đó ra tranh luận với hắn song hắn vẫn khăng khăng bảo lưu ý kiến của mình. Rất tiếc lão cựu này không thèm vào mạng :'(

Xin hỏi ý kiến anh em đã từng chiến đấu ở K. Liệu thông tin kia có tin được không hay lão ấy nổ ???

     Tôi nhận thấy thế này:
     Tôi đi cùng trung đoàn 273 sư đoàn 341. Trưa ngày 7 tháng 01 năm 1979 sau khi vào PnomPênh trung đoàn tỏa ra chiếm các vị trí theo chỉ thị của sư đoàn. Đến tối ngày 7 tháng 1 năm 79 lúc 7h một chiếc xe ZEP của sư đoàn chở đồng chí Khánh chủ nhiệm hâu cần và đồng chí Yến trưởng ban tuyên huấn sư đoàn 341 vừa qua cầu Mô Ni Vông rẽ sang trái được khoảng 1km bị Pốt phục, xe cháy, 2 người chết ngay trên đường, lái xe bị thương. Vậy nếu họ vào Nông Pênh từ sáng ngày 7 tháng 01  sao không gặp địch? Vô lý?...


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 18 Tháng Mười, 2013, 08:08:42 am
Hôm vừa rồi mình gặp một anh bạn học cũ. Anh ta khăng khăng khẳng định: "Ngày 07.01 năm 1979, tao đã có mặt tại sân bay Pô- chen- tông từ 5 giờ sáng. Tầm 7 giờ hơn thì vào thành phố NP. Điểm đến đầu tiên của bọn tao là Khách sạn Hoàng Gia. Tiếp đó đến mấy đại sứ quán gần đó thì đều trống rỗng. Chỉ đến khi đến đại sứ quán của CHDCND Lào thì mới có người. Mấy bạn người Lào đều biết tiếng Việt. Họ mừng lắm vì không biết tình hình thế nào".

Vì không chiến đấu ở K nên LXT tôi không biết, song qua diễn đàn này và hồi ký của một số tướng lĩnh đều nói đơn vị đầu tiên của ta có mặt tại NP tầm trưa ngày hôm đó. Tôi đem chuyện đó ra tranh luận với hắn song hắn vẫn khăng khăng bảo lưu ý kiến của mình. Rất tiếc lão cựu này không thèm vào mạng :'(

Xin hỏi ý kiến anh em đã từng chiến đấu ở K. Liệu thông tin kia có tin được không hay lão ấy nổ ???

     Tôi nhận thấy thế này:
     Tôi đi cùng trung đoàn 273 sư đoàn 341. Trưa ngày 7 tháng 01 năm 1979 sau khi vào PnomPênh trung đoàn tỏa ra chiếm các vị trí theo chỉ thị của sư đoàn. Đến tối ngày 7 tháng 1 năm 79 lúc 7h một chiếc xe ZEP của sư đoàn chở đồng chí Khánh chủ nhiệm hâu cần và đồng chí Yến trưởng ban tuyên huấn sư đoàn 341 vừa qua cầu Mô Ni Vông rẽ sang trái được khoảng 1km bị Pốt phục, xe cháy, 2 người chết ngay trên đường, lái xe bị thương. Vậy nếu họ vào Nông Pênh từ sáng ngày 7 tháng 01  sao không gặp địch? Vô lý?...

Chào anh VT!
Chính anh đã vừa hỏi vừa tự trả lời đó. Lúc trưa anh vào NP mà có gặp địch đâu?
Cũng xin lưu ý anh: Không loại trừ có những trường hợp đánh nhầm nhau. Theo như mô tả của một số anh em trên diễn đàn này thì hiện tượng đó không phải không có.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 25 Tháng Mười, 2013, 11:55:12 am
  Tôi cũng đã tới NP nhưng chắc chắn là sau ngày 7/1/79. Hồi đó vẫn lác đác nghe thấy súng nổ. Khi tôi lững tới chỗ đống tiền in năm 1975 của chế độ ponpot đổ ra đường, vẫn còn nhìn thấy 1 chú lính Hin quỳ trên đường nã đạn AK ầm ầm. Tôi và ông bạn phải mò về trú tại sân vận động gần cầu đổ mới thấy yên ổn. Khi ấy QĐ 3 chúng tôi không đánh NP tôi từ XD về đó, thế mà sáng sớm 07/1 bạn bác Lixeta vào đó trong yên bình thì thật lạ  ??? ::). 


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 25 Tháng Mười, 2013, 01:30:41 pm
  Tôi cũng đã tới NP nhưng chắc chắn là sau ngày 7/1/79. Hồi đó vẫn lác đác nghe thấy súng nổ. Khi tôi lững tới chỗ đống tiền in năm 1975 của chế độ ponpot đổ ra đường, vẫn còn nhìn thấy 1 chú lính Hin quỳ trên đường nã đạn AK ầm ầm. Tôi và ông bạn phải mò về trú tại sân vận động gần cầu đổ mới thấy yên ổn. Khi ấy QĐ 3 chúng tôi không đánh NP tôi từ XD về đó, thế mà sáng sớm 07/1 bạn bác Lixeta vào đó trong yên bình thì thật lạ  ??? ::). 

 Theo như bác Lixeta@ nghe nói thì đơn vị bác kia đi theo QK9. Lúc đó hướng QK9 rất căng, ta đánh theo QL2 và 3 gặp rất nhiều khó khăn. Theo cách giải thích của bác Lixeta@ về chuyện này thì tôi thấy cũng có lý. Đơn vị chủ công của QK9 gặp khó khăn nên tình thế xoay chuyển, chuyển mũi tiến công mà bộ phận đi sau không nắm rõ nên các bác này cứ đường nhựa mà tèn ... tén ... ten tiến rồi xộc vào đó thôi. Phúc tổ 70 đời, Pốt  nó không biết chứ nó mà "tóm" được mấy bác này thì có mà nó băm cho thành thịt băm.

 Ngay trong chiến dịch GP K, ta cũng "loanh quanh" mấy lần chuyển mũi chính diện vào sát ngày giải phóng, tình thế cũng xoay chuyển lung tung cả, mũi nào ngon thì thừa thắng xốc tới thôi bác ạ. Cũng như mũi QD4 trên QL1, ai mà ngờ rằng thằng Pốt nó bỏ tuyến phòng thủ sông Mekong, nó mà cố thủ ở đó thì có mà còn khuya F7 mới vào tới Phnom Penh trưa ngày 7.1.1979. "Ngon quá" nên E trưởng đơn vị tôi còn phóng xe jeep vào tới sát cầu Sài Gòn lúc 10h30' trưa hôm đó, lính tráng thì mãi 5h chiều mới tới nơi. Lúc đấy loạn cào cào lắm. ;D

À! Bác ở cái sân vận động trong Phnom Penh sau ngày 7.1.1979 ít ngày là sân vận động Olympic, quanh đó toàn lính E165 F7 đấy. Có bị thằng nào nó "đá đít" vì tội đi lại lung tung không? ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 25 Tháng Mười, 2013, 05:07:59 pm
  Tôi cũng đã tới NP nhưng chắc chắn là sau ngày 7/1/79. Hồi đó vẫn lác đác nghe thấy súng nổ. Khi tôi lững tới chỗ đống tiền in năm 1975 của chế độ ponpot đổ ra đường, vẫn còn nhìn thấy 1 chú lính Hin quỳ trên đường nã đạn AK ầm ầm. Tôi và ông bạn phải mò về trú tại sân vận động gần cầu đổ mới thấy yên ổn. Khi ấy QĐ 3 chúng tôi không đánh NP tôi từ XD về đó, thế mà sáng sớm 07/1 bạn bác Lixeta vào đó trong yên bình thì thật lạ  ??? ::). 

 Theo như bác Lixeta@ nghe nói thì đơn vị bác kia đi theo QK9. Lúc đó hướng QK9 rất căng, ta đánh theo QL2 và 3 gặp rất nhiều khó khăn. Theo cách giải thích của bác Lixeta@ về chuyện này thì tôi thấy cũng có lý. Đơn vị chủ công của QK9 gặp khó khăn nên tình thế xoay chuyển, chuyển mũi tiến công mà bộ phận đi sau không nắm rõ nên các bác này cứ đường nhựa mà tèn ... tén ... ten tiến rồi xộc vào đó thôi. Phúc tổ 70 đời, Pốt  nó không biết chứ nó mà "tóm" được mấy bác này thì có mà nó băm cho thành thịt băm.

 Ngay trong chiến dịch GP K, ta cũng "loanh quanh" mấy lần chuyển mũi chính diện vào sát ngày giải phóng, tình thế cũng xoay chuyển lung tung cả, mũi nào ngon thì thừa thắng xốc tới thôi bác ạ. Cũng như mũi QD4 trên QL1, ai mà ngờ rằng thằng Pốt nó bỏ tuyến phòng thủ sông Mekong, nó mà cố thủ ở đó thì có mà còn khuya F7 mới vào tới Phnom Penh trưa ngày 7.1.1979. "Ngon quá" nên E trưởng đơn vị tôi còn phóng xe jeep vào tới sát cầu Sài Gòn lúc 10h30' trưa hôm đó, lính tráng thì mãi 5h chiều mới tới nơi. Lúc đấy loạn cào cào lắm. ;D

À! Bác ở cái sân vận động trong Phnom Penh sau ngày 7.1.1979 ít ngày là sân vận động Olympic, quanh đó toàn lính E165 F7 đấy. Có bị thằng nào nó "đá đít" vì tội đi lại lung tung không? ;D

Vì biết trên này có rất nhiều anh em đã trực tiếp tham gia chiến dịch này nên mình cũng phải "điều tra" thật kỹ rồi mới đưa thông tin lên.
Người kể câu chuyện này cho mình là Nguyễn Đình Quý- bạn học phổ thông của mình, nguyên chiến sĩ đặc công Tiểu đoàn 406 thời chống Mỹ, lái xe của Tổng cục chính trị thời đánh K. Đó là một người bạn chân thành và rất đáng tin cậy. Chính anh ấy đã lái chiếc xe Gát 69 trên có 5 cán bộ, phóng viên vào NP sáng 07.01.1979. Những người trên xe gồm: Thượng tá Thành Tín- phó TBT báo QDND, Khắc Xuể- PV ảnh, Quang Thống- sau này là Thiếu tướng TBT báo QDND, Nguyễn Dĩnh- sau này là đại tá Cục phó Cục TH/ TCCT. Trừ nhà báo Thành Tín đã xuất ngoại, mấy anh em này vẫn gặp nhau ngày 07.01 hàng năm để kỷ niệm ngày "hút chết".
Thực ra, trong cuộc sống và đặc biệt là trong chiến tranh có những điều tưởng chừng như vô cùng phi lý song nó vẫn xảy ra. Kể cả những người trong cuộc cho đến giờ vẫn phải thừa nhận mình thật là may mắn.
Và đây là chân dung Thượng úy (1979) Nguyễn Đình Quý:

(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/anh_zps7d4353ee.jpg) (http://s627.photobucket.com/user/datavehu/media/anh_zps7d4353ee.jpg.html)

Các quê có thể đọc thêm ở hồi ký của các nhân vật kể trên để khẳng định thông tin này ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 25 Tháng Mười, 2013, 05:08:58 pm
...............................
À! Bác ở cái sân vận động trong Phnom Penh sau ngày 7.1.1979 ít ngày là sân vận động Olympic, quanh đó toàn lính E165 F7 đấy. Có bị thằng nào nó "đá đít" vì tội đi lại lung tung không? ;D
 Hề ...hề...chẳng bị đá phát lào  ;D ;D đồng hương, đồng khói mù mịt, chỉ phải cái tội sương xuống nhiều quá, ướt rét chẳng ngủ được. Tôi ở cái bãi rộng như sân vận động nhưng nó trống hoác mà bác. Hai thằng dự hỏi đường tới hoàng cung ngắm phát xem sao, nhưng mải trà thuốc quên biến, lúc lên xe đi mới nhớ tiếc tiếc :D ;D
Cái tội lang thang của tôi đã bị trừng phạt 1 lần trên XD rồi, lên nhớ hơi bị kỹ. Hồi đó nằm ở đội điều trị 3, thuốc tiêm rồi, chờ tới giờ choén trả phải làm gì tôi lò dò loanh quanh. Phát hiện ra 1 chú lính ta sách túi nhìn trước nhìn sau vùi vào đống gạch đổ. Chờ hắn khuất tôi ra móc lên, bên trong toàn lọ thuốc kháng sinh loại mầu sữa. Tôi vội vùi lại về gọi ông đồng hương, vác tó tới. Tôi thì bảo ngồi rình, chờ nó ra lấy tóm gọn :o :o. Ông đồng hương tôi khi nhìn thấy đống thốc mắt sáng rực bẩu tôi : Rình ..éo gì mà rình, mang ngay ra chợ, thứ này tao biết cứ 7 lọ/1 chỉ....Tôi nào có biết cây với chỉ thế nào, nghe theo nó, chúng tôi chia nhau cho cả vào túi quần rồi đi ra chợ. Gặp em người gốc hoa thực hiện trao đổi,mọi việc lão ĐH làm gọn ghẽ. 18 lọ=2,5 chỉ, lão bạn tôi đeo luôn vào tay, tôi  không dám giữ ( dát) gửi luôn em nó để đổi thuốc rê, hoa quả lấy chỗ đi lại ;D Ngày ngày sau khi tiêm chọc xong tôi lại ra thăm em nó học vài tiếng miên và choén ít hoa quả. Hôm tôi thấy hồng xiêm, làm 2 túi quần lững thững đi về. Ngang qua khu nhà thấy vườn tược đẹp đẽ tôi rẽ vào ngó nghiêng, vừa đi vừa oánh chén hồng. Bỗng 3 chú lính sộc tới hỏi : Biết đây là đâu không? Biết ..éo đâu đấy, thất đẹp rẽ vào xem. Nó lại quát : A thằng này hái quả trộm, vi phạm qui định trên đất K. Tôi giải thích mãi trả được, chẳng nhẽ khai là lấy thuốc của thằng ăn cắp đi đổi  ;D ;D . Chúng nó dọa lão D tr vệ binh này được mệnh danh hùm sám, hùm đen gì ấy, nay phải về đây đang cú, thế nào tôi cũng bị lão tẩn cho lên thân. Thế là chúng ném tôi vào "kho" không oong đơ gì sất. Ở một mình trong một cái nhà như nhà bếp, qua 1 sân là nhà bọn vệ binh trên đó. Nó còn cẩn thận lấy dây thép buộc cửa giam tôi lại. Tôi đứng ngồi không yên, mãi qua giờ trưa  nghe thấy bọn nó đi ăn về, yên ắng. Tôi liều mạng thò tay cởi bỏ dây thép phi 6, rón rén mò lên, nhòm lên nhà thấy chúng lăn ra ngủ hết. Trèo qua tường qua 3 bờ tường phi thẳng về không cả ngoảnh lại nhìn. Đói, hai tay sước sát, đau nhớ đời thế mà vài hôm vẫn nghênh ngang qua đó chẳng nhìn thấy mấy thằng giam mình đâu, để trêu cho bõ tức ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 26 Tháng Mười, 2013, 11:28:06 am

  Tôi cũng đã tới NP nhưng chắc chắn là sau ngày 7/1/79. Hồi đó vẫn lác đác nghe thấy súng nổ. Khi tôi lững tới chỗ đống tiền in năm 1975 của chế độ ponpot đổ ra đường, vẫn còn nhìn thấy 1 chú lính Hin quỳ trên đường nã đạn AK ầm ầm. Tôi và ông bạn phải mò về trú tại sân vận động gần cầu đổ mới thấy yên ổn. Khi ấy QĐ 3 chúng tôi không đánh NP tôi từ XD về đó, thế mà sáng sớm 07/1 bạn bác Lixeta vào đó trong yên bình thì thật lạ  ??? ::). 

 Theo như bác Lixeta@ nghe nói thì đơn vị bác kia đi theo QK9. Lúc đó hướng QK9 rất căng, ta đánh theo QL2 và 3 gặp rất nhiều khó khăn. Theo cách giải thích của bác Lixeta@ về chuyện này thì tôi thấy cũng có lý. Đơn vị chủ công của QK9 gặp khó khăn nên tình thế xoay chuyển, chuyển mũi tiến công mà bộ phận đi sau không nắm rõ nên các bác này cứ đường nhựa mà tèn ... tén ... ten tiến rồi xộc vào đó thôi. Phúc tổ 70 đời, Pốt  nó không biết chứ nó mà "tóm" được mấy bác này thì có mà nó băm cho thành thịt băm.

 Ngay trong chiến dịch GP K, ta cũng "loanh quanh" mấy lần chuyển mũi chính diện vào sát ngày giải phóng, tình thế cũng xoay chuyển lung tung cả, mũi nào ngon thì thừa thắng xốc tới thôi bác ạ. Cũng như mũi QD4 trên QL1, ai mà ngờ rằng thằng Pốt nó bỏ tuyến phòng thủ sông Mekong, nó mà cố thủ ở đó thì có mà còn khuya F7 mới vào tới Phnom Penh trưa ngày 7.1.1979. "Ngon quá" nên E trưởng đơn vị tôi còn phóng xe jeep vào tới sát cầu Sài Gòn lúc 10h30' trưa hôm đó, lính tráng thì mãi 5h chiều mới tới nơi. Lúc đấy loạn cào cào lắm. ;D

À! Bác ở cái sân vận động trong Phnom Penh sau ngày 7.1.1979 ít ngày là sân vận động Olympic, quanh đó toàn lính E165 F7 đấy. Có bị thằng nào nó "đá đít" vì tội đi lại lung tung không? ;D
[/quote]

Vì biết trên này có rất nhiều anh em đã trực tiếp tham gia chiến dịch này nên mình cũng phải "điều tra" thật kỹ rồi mới đưa thông tin lên.
Người kể câu chuyện này cho mình là Nguyễn Đình Quý- bạn học phổ thông của mình, nguyên chiến sĩ đặc công Tiểu đoàn 406 thời chống Mỹ, lái xe của Tổng cục chính trị thời đánh K. Đó là một người bạn chân thành và rất đáng tin cậy. Chính anh ấy đã lái chiếc xe Gát 69 trên có 5 cán bộ, phóng viên vào NP sáng 07.01.1979. Những người trên xe gồm: Thượng tá Thành Tín- phó TBT báo QDND, Khắc Xuể- PV ảnh, Quang Thống- sau này là Thiếu tướng TBT báo QDND, Nguyễn Dĩnh- sau này là đại tá Cục phó Cục TH/ TCCT. Trừ nhà báo Thành Tín đã xuất ngoại, mấy anh em này vẫn gặp nhau ngày 07.01 hàng năm để kỷ niệm ngày "hút chết".
Thực ra, trong cuộc sống và đặc biệt là trong chiến tranh có những điều tưởng chừng như vô cùng phi lý song nó vẫn xảy ra. Kể cả những người trong cuộc cho đến giờ vẫn phải thừa nhận mình thật là may mắn.
Và đây là chân dung Thượng úy (1979) Nguyễn Đình Quý:

(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/anh_zps7d4353ee.jpg) (http://s627.photobucket.com/user/datavehu/media/anh_zps7d4353ee.jpg.html)

Các quê có thể đọc thêm ở hồi ký của các nhân vật kể trên để khẳng định thông tin này ;D
[/quote]

                    Chào các bác! Đúng là câu chuyện của ngày 7/1/79 trong trí nhớ của các CCB thì thật là phong phú. Phong phú pha thêm cả chút huyền thoại. Huyền thoại hư cấu đến mức đồ nguyên mẫu của người chiến sỹ liên lạc vô cùng dũng cảm như binhyen các cháu bây giờ lại hư cấu là một tên " Tội đồ" vô tình ra trận làm nhiệm vụ Quốc Tế cao cả. Thật vô cùng nguy hiểm cho nhận thức của lớp trẻ. Vô hình dung đã làm mất đi giảm đi ý nghĩa chính trị của giai đoạn đó, thời kỳ đó.
                   Trở lại vấn đề của các CCB thực thụ thì bây giờ cũng nhớ nhớ , quên quên nên có nhiều bác cứ nói là mình đã vào Phnompenh giờ đấy ngày đấy nghe mà phát rùng mình. Thế nhưng hỏi kỹ lại vậy bạn vượt sông Tông Lepsap, qua Bến phà Niếc Lương Lúc mấy giờ và đi bằng cách nào thì rồi bác ấy lại im lặng, nghĩ mãi chẳng ra chẳng nhớ là qua bằng phương tiện gì nữa. Hoặc có bác cứ khẳng định lúc 7 giờ sáng ngày 7/1/79 tôi vượt sông bằng Cầu phao mới ác chứ !  ;D ;D ;D Thôi chào chịu thua bác Thượng úy lái xe các nhà báo như các bạn đã nói. Mà lúc đó lái xe thì làm gì có cấp hàm Thượng úy cơ chứ??

                 Chúc các bác luôn vui khỏe!


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Đức Cường trong 26 Tháng Mười, 2013, 02:26:30 pm
Nhật ký "đời quân ngũ" đã viết đến  ngày 3/1/79 rồi nên ngày đó "7/1 các anh làm gì ở đâu"duccuong và cả Qđ3 "hồi sau sẽ rõ" nơi ở còn làm gì thì có lẽ giống nhau cả thôi.Nhưng xem chừng cánh nhà báo (toàn xếp) mà đi cùng tốp bộ binh vào Nongphenh sớm nhất thì quả là hiếm đó các bác ạ,còn vào trước thì "không bao giờ".
 Nhất trí như anh tranphu341.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 26 Tháng Mười, 2013, 07:14:52 pm
 Thực ra thì hồi đó tôi làm lính trơn, thông tin mù tịt ;D ???. Lên cũng định chỉ nói những chuyện mắt thấy tay sờ. Nhưng qua câu chuyện của bác Lixeta cũng mạnh dạn nói cái điều tai nghe nữa. Chuyện của lính có thể đúng có thể sai. Nhưng chuyện đó như lày : Sau khi giải phóng NP xong, khoảng 11h ngày 7/1/79 bọn tôi được lệnh dừng bước không vào NP nhặt ống bơ nữa , quay lại đường cũ dững tưởng mọi chuyện đã xong mừng vui khôn tả :D ;D Tới ngã ba Ô răng âu được lệnh đóng quân ở đó, truy quét, ăn chơi lăng nhăng và sẵn sàng lên đường bổ xung cho F320 đang phải tách đội hình vòng xuống Takeo giải nguy cho cánh quân khu 9 đang bị nguy khốn ở đó. Lính tráng bọn tôi còn đồn: đằng ấy bị uýnh dữ nhiều bác đã vác súng chạy bộ về cố thủ miệt Châu đốc..... ::) ::)
  Mà Ta keo tôi đồ chừng từ đó đến NP còn xa lắm, một cái gat Liên xô xịn, chẳng lẫn đi đâu được, chở toàn cán bộ nhớn, súng thì bắn ruồi, phăm phăm chạy thẳng vào cơ quan đầu não của pot không gặp địch thì chỉ đi vào đó sau khi các đơn vị quân Việt nam và lính Hiêng đã dẹp yên ba bề bốn bên. Nếu không, tới 9-10h hôm ấy chạy lông nhông trên đường thì cũng nếm pháo tăng, nhẹ cũng xơi 12,7ly của các lão đang hăng máu bên quân đoàn 4  


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 26 Tháng Mười, 2013, 08:39:14 pm
 Các bác ạ, như BY em đã nói ở bài viết trước. ;D

 E209 F7 vào đến thành phố Phnom Penh lúc khoảng 5h chiều, vừa qua khỏi cầu Monyvong đang đổ quân ở cái bùng binh ngay đầu cầu thì dính pháo cao xạ của địch, vài bác bảo là pháo của QK9 đấy, họ bắn chặn hướng tiến công của QD4 đi trên QL1 vì trinh sát của họ nhầm là tàn quân Pốt tháo chạy về đó, lúc đó theo ký ức của bác tranphu341@ thì lúc pháo bắn là lúc bác ấy giữ chức vụ ở cương vị "Quận công" cũng ở gần đó. Vậy là chuẩn về thời gian tức là lúc chiều bắt đầu nhá nhem tối của ngày 7.1.1979. Thêm ký ức của bác vanthang341ht nữa xác nhận là E273 F341 qua khỏi cầu Monyvong là rẽ trái, còn BY em thì rẽ phải đi dọc theo sông. Vậy là lính QD4 không thể "bục" nhầm vào nhau được và mỗi đơn vị ở mỗi hướng khác nhau trong thành phố. Về lính E209 F7 thì BY em khẳng định là D7 bọn em đi đầu đội hình của E, qua sông bằng phà lúc đã hơi chiều chiều rồi.

 Theo anh em D9 E209 thì họ vào tới thành phố Phnom Penh là trời đã tối rồi, gần nửa đêm hôm đó là D9 nhận lệnh tiến ra sân bay Puchentong, đi giữa đường thì bị một đơn vị của QK9 chặn đánh, đôi bên phang nhau tá lả và lính QK9 có thương vong, cũng nhờ họ kêu váng làng nước lên thì lính D9 mới nhận ra là quân ta đã chiến thắng quân mình, trận đánh diễn ra ngay trước cổng trường đại học Bách khoa của Campuchia và sau này là Viện của đội điều trị 5, lính D9 chốt lại đó và sau này những ngày quân quản ở đó là cứ tạm thời của D9. Sang ngày hôm sau, cũng cỡ gần trưa rồi khoảng 10h sáng 8.1.1979 thì đơn vị BY em nhận được lệnh tiến ra sân bay Puchentong, đi trên đường chính rồi rẽ trái đi vòng về phía Nam của sân bay, từ đó đi vòng lên đầu QL4 ở cuối sân bay. Khi tới đó là tầm trưa rồi, nắng gay gắt và lính QK9 đã tràn ngập ở đó rồi. Họ mắc võng nằm ở quanh cái vườn xoài linh tinh cả. Khoảng thời gian ăn cơm trưa xong thì họ có lệnh rời đi chỗ khác, nhường chỗ đó cho mấy ông "kễnh" QD4.

 Qua ký ức đó BY em khẳng định là lính QK9 có mặt ở vòng ngoài sân bay Puchentong trước cả lính F7 QD4. Còn đơn vị đó của QK9 họ đi bằng đường nào đến sân bay Puchentong thì BY em xin thua, mà đơn vị QK9 này thì theo BY em họ không phải là bộ phận "lìu tìu" cấp C D đâu nhé, chí ít cũng phải là từ cấp E hoặc F bộ của đơn vị nào đó, cái máy thông tin của họ to hơn máy PRC25 bình thường vẫn thấy và cần ăng ten cao vút lên trời, mấy anh lính QK9 mặt mũi cũng già dặn lớn tuổi cả rồi chứ không phải cái loại choai choai mặt búng ra sữa như BY em đâu. 2 đơn vị ở lẫn với nhau, cùng ăn cơm trưa rồi chuyện trò hỏi thăm đồng hương đồng khó, trêu trọc nhau suốt ấy chứ.

 Qua đó chúng ta có một lập luận rất chắc chắn về việc này, hướng hành quân QK9 đi trên QL2 và 3 mặc dù có nhiều khó khăn trên suốt dọc đường đi, nhưng cũng có một bộ phận ít nhất là cấp E đã vào rất sâu tới cửa ngõ thành phố Phnom Penh ngày 7.1.1979. Nói thật với các bác chứ nhà em lúc đó cứ nghĩ như đi chơi, tới đâu cũng gặp quân ta cả, nếu không có vụ "uỵch" nhầm phải F9 trên QL1 thì sau khi phá tung Cửa mở ở Svay Rieng thì nhà em chả phải bắn một phát đạn nào thêm nữa. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 27 Tháng Mười, 2013, 05:38:08 pm
  Hê hê bác Binhyen1960 cùng QD 4 tới đó nhặt ống bơ, may bọn tôi được lệnh quay lại, không thì cố sống cố chết lao vào đó thì còn quái gì mà nhòm với ngó ;D ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 28 Tháng Mười, 2013, 10:49:15 am
Chào các bác!
Ngay từ đầu khi nêu câu chuyện này lên đây tôi đã phải nói là tôi không phải là người trong cuộc mà chỉ nghe kể lại. Tuy nhiên, vốn tôn trọng sự thật lịch sử nên ngay sau khi nghe bạn nói câu chuyện đó tôi đã tìm nhiều biện pháp để kiểm tra và theo tôi, bạn tôi đã nói sự thật. Và tôi đưa nó lên đây cũng chỉ mong anh em ta cùng trao đổi tìm ra chân lý mà thôi.
Tôi hoàn toàn đồng ý với những lập luận của BY 1960- có thể lắm chứ. Thực ra, họ cũng chẳng muốn làm người hùng song do một sự ngẫu nhiên của các sự kiện trong chiến tranh đã đưa họ vào đó mà thôi. Chính họ sau này đã phải thừa nhận là mình đã quá may mắn cơ mà.
Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi tôi thấy một số anh em ta không khách quan cho lắm. Nếu anh muốn phủ nhận một sự kiện gì đó thì anh phải đưa được ra những chứng cứ chắc chắn. Còn nếu chỉ dựa vào những suy luận võ đoán để phủ nhận thì chẳng hóa mình quá chủ quan hay sao, chỉ muốn mọi cái xảy ra theo suy nghĩ của mình.
@TP: Anh đừng nghĩ để vào NP nhất thiết phải vượt qua phà Niếc Lương, anh ạ. Còn bạn tôi nhập ngũ 1969, chiến đấu ở Quảng Ngãi tại Tiểu đoàn đặc công 406. Năm 1973 được đưa ra Bắc đi học song có trục trặc gì đó phải ở lại TCCT. Tình cờ học lái xe và được giao phụ trách đội xe của TC. Với chừng đó tuổi quân và thành tích chiến đấu, thiết nghĩ quân hàm Thượng úy cũng là chuyện bình thường, phải không anh?

Để làm rõ thêm câu chuyện này tôi xin trích một đoạn hồi ký của một người trong cuộc:

"Cho đến cuối năm 1978, có quyết định chuẩn bị gấp cuộc hành quân lớn, gần bằng cuộc hành quân mùa xuân 1975, nhằm đánh thẳng lên thủ đô Pnômpênh, giải phóng cả nước, phối hợp với một số đơn vị Cămpuchia ly khai mới vừa được tổ chức lại. Cuộc hành quân này bắt đầu từ ngày lễ Nô-en 25-12-1978 và đến ngày 7-1-1979 thì đánh chiếm xong thủ đô Pnômpênh. Tôi đi cùng với cánh quân phía nam qua Tà Keo lên Pnômpênh, vào đến sân bay Pô-chen-tông tờ mờ sáng 7-1-1979 và trưa đó thì đến Hoàng Cung, chiều đó ghé vào đại sứ quán Trung Quốc, ngôi nhà lớn nhất và hiện đại ở thủ đô. Quân Khơ-me đỏ rất ngô ngáo, gan dạ khi đánh nhau ở vùng gần giáp giới với Việt Nam, nhưng khi hệ thống phòng thủ của chúng bị chọc thủng và tan vỡ thì chúng mất hết tinh thần, bỏ chạy tan tác, hầu như không còn kháng cự có tổ chức nữa. Đêm 6, rạng ngày 7-1 ấy chúng tôi có một kỷ niệm không bao giờ quên trên đường hành quân. Chúng tôi có năm anh em làm báo quân sự đi trên một chiếc xe ô-tô com măng ca Liên Xô do thượng úy Quý lái. Chúng tôi có đại úy Xuể, phóng viên nhiếp ảnh của báo Quân đội nhân dân, hai phóng viên của phòng phát thanh quân sự thuộc Cục Tuyên huấn, tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam, và tôi. Xe nhà báo chúng tôi xuất hành từ chiều ngày 6, ở cuối cuộc hành quân. Cánh quân này gồm có hai sư đoàn (sư đoàn 4 và sư đoàn 8 của quân khu 9). Cả thảy có đến gần 400 xe đủ loại (xe tải chở bộ binh, xe kéo pháo, xe cứu thương, xe thông tin, xe bọc thép, xe tăng, xe chỉ huy, có cả xe công binh làm cầu phà...). Chiếc xe com-măng-ca của chúng tôi len lỏi dần lên phía trên, đến gần nửa đêm thì lên đầu sư đoàn 4, trong khi sư đoàn 8 đã ở phía trước khá xa. Tôi quyết định cho chiếc xe này tách khỏi sư đoàn 4 để cố đuổi cho kịp sư đoàn 8. Xe tắt đèn trong hành quân. Phía trước và phía sau đều có tiếng súng nổ. Quân Khơ-me đỏ mở vài cuộc phục kích, nhất là ở những đoạn đường rừng núi hiểm trở. Chiếc xe con đi một mình trong đêm tối, được chừng 10 km thì đại úy Xuể ghé tai tôi nói:
"Thủ trưởng ạ, ta đi thế này có mạo hiểm không?". Tôi yên lặng không trả lời. Chúng tôi chỉ có hai khẩu súng AK và ba khẩu súng ngắn. Chiếc xe vẫn lao lên phía trước. Bỗng tôi nóng ruột một cách khác thường. Tôi nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với anh em. Cần dũng cảm, nhưng không nên quá mạo hiểm. Tôi bảo thượmg úy Quý: "Dừng lại, Quý ạ. Ta đành chờ sư đoàn 4 lên thôi". Chừng 20 phút sau, sư đoàn 4 đến. Để một xe tăng dẫn đầu đi qua, chiếc xe của chúng tôi lại ghé vào đi tiếp. Chỉ chưa đày 10 phút sau, một tiếng nổ đanh vang dậy với một sức ép nhỏ. Chiếc xe tăng đi đầu khựng lại. Thì ra ở ngã ba đường, giữa một cánh rừng cao su, lính Khơ-me đã đưa một chiếc xe tăng Bát nhất của Trung Quốc còn mới nguyên đặt giữa đường và chĩa thẳng khẩu đại bác 75 ly ra phía trước và đã bắn vào chiếc xe tăng đi đầu, làm một chiến sĩ ta chết, hai bị thương nhẹ, trục truyền lực của xe bị gẫy. Anh em ta nhẩy xuống, bắn đuổi theo bọn lính áo đen đang bỏ chạy, đưa chiếc xe tăng Bát Nhất vào thay chiếc xe tăng bị bắn hỏng và tiếp tục cuộc hành quân. Xác một liệt sĩ ta được quấn vào vải trắng và đặt trên một xe cứu thương. Chúng tôi cả năm anh em hú vía! Nếu cứ đi tới thì chiếc xe con của chúng tôi ắt sẽ bị bắn nát và cả năm chúng tôi đều là liệt sĩ! Từ đó hằng năm, bốn anh em ấy thường ghé nhà tôi, họp mặt vào ngày 7 tháng giêng để nhắc lại những kỷ niệm cũ với tình cảm đồng đội gắn bó trong những ngày khói lửa".


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 28 Tháng Mười, 2013, 02:13:12 pm

Để làm rõ thêm câu chuyện này tôi xin trích một đoạn hồi ký của một người trong cuộc:

"Cho đến cuối năm 1978, có quyết định chuẩn bị gấp cuộc hành quân lớn, gần bằng cuộc hành quân mùa xuân 1975, nhằm đánh thẳng lên thủ đô Pnômpênh, giải phóng cả nước, phối hợp với một số đơn vị Cămpuchia ly khai mới vừa được tổ chức lại. Cuộc hành quân này bắt đầu từ ngày lễ Nô-en 25-12-1978 và đến ngày 7-1-1979 thì đánh chiếm xong thủ đô Pnômpênh.

    Vấn đề này phải kiểm tra lại trí nhớ của người trong cuộc. Có phải sư 4 sư 8 QK9 đánh vào Nông Pênh ngày 7/1/79 hay không. Một lực lượng như vậy chẳng nhẽ lịch sử hai sư đoàn này và cả QK9 không ghi vào sử sách...?
    Theo tôi hiểu thì những ngày trước 7/1/79 lực lượng QK9 và cả QĐ2 bị Pôt chặn lại từ TaKeo cơ mà. Cuộc chiến những ngày này tại địa bàn QK9 đảm nhiệm đã phải chiến đấu rất căng thẳng, hy sinh tại mặt trận này rất đáng kể nên vào Pnom Pênh chậm hơn QĐ4. Vậy tại sao sư đoàn 4 trong đó có bộ phận chiếc xe con trên lại ở PnomPenh vào sáng ngày 7/1/79? Nhớ nhầm thời gian chăng?
     Dưới dây là đoạn BY1960 đã từng tranh luận với vanthang tại sao trung đoàn 273 sư đoàn 341 lại vào thủ đô PnomPenh trưa ngày 7/1/79 sớm vậy:
    " Trong chiến dịch giải phóng K 1979 thì QD2 đánh 2 mũi tấn công, mũi thứ nhất đổ bộ lên cảng Sihanoukville thì gặp nhiều khó khăn, để xoay sở đảm bảo nhiệm vụ theo hướng của QD2 đã là rất khó khăn rồi. Mũi thứ 2 tấn công theo QL2 từ hướng An Giang sang thì trên Wiki đã tổng kết đây. Mời bác nghiên cứu thêm. Grin

 Tại mặt trận phía nam, từ An Giang, quân Việt Nam bắt đầu vượt biên giới vào ngày 3 tháng 1 năm 1979 và tấn công theo hai hướng. Hướng thứ nhất, Sư đoàn 325 và Sư đoàn 8 tiến về phía Tây, dọc theo quốc lộ số 2. Ngày 5 tháng 1 năm 1979, trong khi lực lượng Quân khu 9 tiến đánh Takéo, sư đoàn 325 bắt đầu hành tiến theo hướng Tây Bắc. Lực lượng Khmer Đỏ của Quân khu Tây Nam do Ta Mok chỉ huy khét tiếng cuồng tín đã chuẩn bị công sự phòng thủ ở Tuk Meas trên đường 16, ở khoảng giữa biên giới và Chhuk. Phải mất hai ngày giao chiến, Sư đoàn 325 mới có thể đánh tan tuyến phòng ngự của Khmer Đỏ và chiếm được khu vực Tuk Meas. Cùng lúc đó tướng Nguyễn Hữu An cũng tung Sư đoàn 8 theo hướng tây để đánh chiếm quận lỵ Kampong Trach, nằm ở giao điểm với đường quốc lộ ven biển.

Nắm quyền chỉ huy trực tiếp trung đoàn xung kích 24, tướng Nguyễn Hữu An dẫn trung đoàn tiến từ Tuk Meas về Chhuk. Các quân xa của Việt Nam gồm xe tăng hạng nặng, xe tải và trọng pháo di chuyển khó khăn trên đường đất và ruộng lúa nên đã bị quân Khmer Đỏ phục kích phá hủy một số xe và pháo, sở chỉ huy của tướng An cũng bị tổn thất và tạm thời mất liên lạc với các lực lượng còn ở phía sau. Tới chiều ngày 7 tháng 1, lực lượng xung kích đã ra đến đường số 3, và trong quá trình tiến công đã đánh tan sư đoàn quân Khmer Đỏ phòng ngự Chhuk.

Trong hai ngày 4, 5 tháng 1 năm 1979, từ đảo Phú Quốc, hai phân đội Hải quân Việt Nam gồm một số tàu tuần tiễu loại lớn của Mỹ, hai tàu khu trục Petya của Nga, cùng nhiều tàu chiến nhỏ chuẩn bị chuyển Lữ đoàn Hải quân 101 và 126 đổ bộ. Hải quân cũng lập trận địa pháo 130mm ở mũi đảo Phú Quốc để yểm trợ cho lực lượng đổ bộ.

Sẩm tối ngày 6 tháng 1, toán quân đặc công gồm 87 người bí mật đổ bộ và tấn công chiếm một trận địa pháo Khmer Đỏ bảo vệ bờ biển, cùng lúc, pháo 130mm bắt đầu bắn phá các vị trí quân Khmer Đỏ. Lập tức các thuyền tuần tiễu loại nhỏ của Khmer Đỏ xuất kích từ quân cảng Ream và các bến cảng nhỏ tấn công vào Hải quân Việt Nam. Sau một trận giao chiến trên biển, do có ưu thế về số lượng và hỏa lực, Hải quân Việt Nam đẩy lùi hoặc đánh chìm hầu hết các tàu Khmer Đỏ, nhưng một tàu của Việt Nam cũng bị trúng đạn, khiến nhiều thủy thủ bị thương vong[25]. Số tàu phóng lôi Khmer Đỏ chạy thoát khỏi cuộc hải chiến và các cuộc không kích của không quân Việt Nam, đến ngày 16 tháng 1 lại bị Hải quân Việt Nam chặn đánh trong vịnh Thái Lan và bị tiêu diệt gần hết.

Tối ngày 7 tháng 1, Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 tiến hành đổ bộ ở chân núi Bokor, nằm ở khoảng giữa thị xã Kampot và cảng Sihanoukville. Lữ đoàn đổ bộ được toàn bộ 3 tiểu đoàn và số xe lội nước, xe bọc thép, nhưng do thủy triều lên cao, không có đủ chỗ triển khai đội hình, nên không đổ bộ được số xe tải, và đến tối, 3 tiểu đoàn nữa theo dự định cũng sẽ đổ bộ lại phải rút ra ngoài.

 Bác vanthang341ht lưu ý phần được tô màu đỏ. F325 tối ngày 7.1.1979 mới tiến đến được QL3 đoạn tiếp giáp với QL2 thì còn cách xa Phnom Penh lắm. Như vậy có thể nhận định là QD2 không thể có mặt tại gần Phnom Penh trong buổi tối 7.1.1979 được, mũi của F325 căng thẳng lắm ngay đến sở chỉ huy QD2 còn có những thiệt hại thì đủ hiểu sự căng thẳng của chiến trường.

         Nguồn đây: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,22604.20.html


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: qtdc trong 28 Tháng Mười, 2013, 06:04:05 pm
Thực ra thì hồi đó tôi làm lính trơn, thông tin mù tịt ;D ???. Lên cũng định chỉ nói những chuyện mắt thấy tay sờ. Nhưng qua câu chuyện của bác Lixeta cũng mạnh dạn nói cái điều tai nghe nữa. Chuyện của lính có thể đúng có thể sai. Nhưng chuyện đó như lày : Sau khi giải phóng NP xong, khoảng 11h ngày 7/1/79 bọn tôi được lệnh dừng bước không vào NP nhặt ống bơ nữa , quay lại đường cũ dững tưởng mọi chuyện đã xong mừng vui khôn tả :D ;D Tới ngã ba Ô răng âu được lệnh đóng quân ở đó, truy quét, ăn chơi lăng nhăng và sẵn sàng lên đường bổ xung cho F320 đang phải tách đội hình vòng xuống Takeo giải nguy cho cánh quân khu 9 đang bị nguy khốn ở đó. Lính tráng bọn tôi còn đồn: đằng ấy bị uýnh dữ nhiều bác đã vác súng chạy bộ về cố thủ miệt Châu đốc..... ::) ::)
  Mà Ta keo tôi đồ chừng từ đó đến NP còn xa lắm, một cái gat Liên xô xịn, chẳng lẫn đi đâu được, chở toàn cán bộ nhớn, súng thì bắn ruồi, phăm phăm chạy thẳng vào cơ quan đầu não của pot không gặp địch thì chỉ đi vào đó sau khi các đơn vị quân Việt nam và lính Hiêng đã dẹp yên ba bề bốn bên. Nếu không, tới 9-10h hôm ấy chạy lông nhông trên đường thì cũng nếm pháo tăng, nhẹ cũng xơi 12,7ly của các lão đang hăng máu bên quân đoàn 4  
Tôi có anh bạn cùng đi lính, tôi vào lính kỹ thuật công binh ở phía bắc, còn hắn đi tây nam về e 48 f 320, hắn cùng đơn vị đi giải vây cho QK 9 ở Takeo. Theo hắn, đơn vị của QK 9 ở Takeo mà f 320 phải đi giải vây là f 339, còn đơn vị thọc sâu vào NP trong mũi của QK 9 là đơn vị khác.

Các bác tranh luận thử xem lại chi tiết mũi QK9 và QD2 thế nào. Theo sách "Quân tình nguyện và chuyên gia QS Việt Nam tại K" (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,16326.40.html) mà đ'c Bodoibucket đã số hóa trên diễn đàn ta (trong mục "Anh ở biên cương...") thì 11 giờ trưa ngày 7 tháng 1 năm 1979 f 330 chiếm sân bay Pochentong, thu giữ 30 máy bay của Khơ me đỏ. Như vậy mũi thọc sâu của QK 9 là f 330. 

Cũng theo đó (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,16326.40.html) thì :
"Quán triệt chỉ thị của Bộ Chính trị về giải phóng Phnôm Pênh trước ngày 8 tháng 1 (trước khi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc bàn về vấn đề Campuchia), sau khi xem xét diễn biến chiến đấu trên toàn chiến trường, Tiền phương Bộ Quốc phòng nhận thấy hướng Quân đoàn 4 đang gặp khó khăn, nên đã quyết định bổ sung nhiệm vụ và chuyển hướng tiến công của Quân khu 9 đang phát triển thuận lợi thành hướng tiến công chủ yếu.

Trưa ngày 5 tháng 1 năm 1979, các đồng chí Lê Đức Thọ, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, thay mặt Quân ủy Trung ương và Tiền phương Bộ Quốc phòng, đến Chi Lăng (sở chỉ huy Quân khu 9) trực tiếp giao nhiệm vụ bổ sung cho Quân khu 9. Theo nhiệm vụ mới, Quân khu 9 sẽ đánh chiếm sân bay Pôchentông, Bộ tư lệnh thiết giáp, Đài phát thanh, khu nhà ở và phủ thủ tướng."


Ta hay gọi gộp hướng QD 2 và QK 9, thực ra nó gồm 2 mũi xuất phát cùng hướng nhưng nhiệm vụ khác nhau.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 28 Tháng Mười, 2013, 07:44:52 pm
 Chào các bác, các bác tranh luận hăng quá khiến nhà em cũng vui lây, ít nhất là ở cái mũi F7 dù vào sớm hay vào muộn cũng có mặt nhà em ở đó. Vinh dự quá khi được các bác bình luận. :D

 Theo ký ức của một "đồng bọn" với BY em thuộc lính E141 thì hắn kể lại như sau: Chiều 6.1.1979 đơn vị hắn được tàu há mồm đưa qua sông Mekong, sau đó cấp tốc hành quân luồn sâu luôn, theo kế hoạch thì đội hình E141 sẽ đi bên phải đường QL1, E165 đi bên trái, còn E209 đi chính giữa trên QL1 mà tèn ten vào Phnom Penh. Vì thế cho nên E141 sau khi qua sông là triển khai đội hình bên phải QL1 và đi luôn, vì bên phải đường QL1 là sông Mekong nên lính E141 trèo cả lên QL1 mà hành quân cho tới sáng, đi suốt một đêm thì khoảng 10h sáng đã tới Phnom Penh, thằng bạn nhà em nó còn hăng lên nói: Chúng tao đi ngang cửa Hoàng Cung chỉ hơn 10h sáng ngày 7.1.1979. Thôi thì lính không có đồng hồ nên chỉ nhìn trời, nghe óc ách của cái bụng mình mà phán đoán thời gian vậy, sai lệch độ 1h đồng hồ coi như chuẩn.

 Tuy nhiên có một điều khiến BY em có nhiều thắc mắc. Từ bờ Tây bến phà cho đến khi vào thành phố PP, bên phải đường QL1 là mép sông bám sát, chẳng biết các bố xem bản đồ ra sao, có nhìn ra cái sông không mà bắt E141 đi bên phải đường, vậy thì lính E141 leo cả lên đường mà đi thì cũng phải, không lẽ đường không đi mà lội xuống sông mà đi hay sao? Còn E165 thì mãi ngày 8.1.1979 mới vào tới Phnom Penh, họ cũng chẳng đi bên trái đường như hợp đồng và đã nhận kế hoạch, vẫn leo cả lên đường QL1 mà tiến. Còn E209 nhà em thì tốp D7 bọn em là tốp đầu tiên qua phà và cũng là tốp đầu qua cầu Monyvong lúc 5h chiều. Nói chung là nháo nhào, chẳng đúng với kế hoạch gì cả, cứ qua khỏi bến phà là hùng hục xốc tới, mạnh anh nào là anh đó nhào vô, cứ chỗ nào ngon không lầy lội mà bước. BY em có mặt ở bến phà Neck Luong từ chiều tối ngày 5.1.1979 mà cũng chẳng biết có lính F341 song hành cùng với đơn vị mình, lính ta thì ai chẳng giống ai, cũng chẳng hỏi nên không biết là đơn vị nào.

 Nhưng có việc này thì BY em đã nói nhiều rồi, bây giờ nhắc lại vẫn thấy ghê ghê, chẳng biết mô tê ra làm sao nữa. Số là sau khi bị pháo phòng không nã cho ngay ở cái bùng binh đầu cầu Monyvong thì đơn vị em nhận lệnh rẽ phải đi tới, ở cấp C có "thương vong" là thủng mất cái chảo nấu cơm bằng gang to tướng nên cũng lùng bùng, 1 B tụt lại cho mãi đến khi lên tới cái ngã tư to đầu tiên mới phát hiện ra thiếu đứt 1 B tụt lại, C trưởng quát nhặng cả lên và cử BY em lộn lại móc họ lên, 1 mình 1 súng lò dò quay lại khi trời đã tối, kể cũng thấy ghê răng nhưng cũng đành phải đi, mình không đi thì còn ai vào đây nữa. Lúc quay lại khoảng gần 2km thì BY em gặp một tốp lính mình, họ cũng giật mình khi thấy BY em đi ngược lại và BY em thì cũng lo lo, nấp vội vào đống gạch bên đường hỏi vọng ra: Ai? Cũng định chờ 1 2 giây mà không trả lời là nhà em sẽ phang cho mấy loạt AK rồi nhao vào cái nhà bên phải đường vừa bắn cản đường truy kích rồi tìm cách chạy, vừa hay có tiếng trả lời: Tôi. Thế là 2 bên gặp nhau, qua ánh sáng lờ mờ của đêm tối thì thấy họ ăn mặc cực kỳ lôm nhôm, mũ cối cũng có, mũ tai bèo cũng có và đặc biệt là có anh lính mặc cái quần loe màu xanh học sinh, áo sơ mi trắng bó sát người, cũng bao xe đeo ngực, cũng B40, nói chung là nhìn họ chẳng chính quy gì cả, cứ như dân quân du kích vậy, tả phế lù. Nhà em hỏi: Đơn vị nào đấy? Họ bảo là QK9. Sau đó họ bảo nhau: Gặp được lính QD4 rồi, thôi quay lại. Trên dọc đường đi lộn lại thì chỉ 1 2 người trao đổi với BY em còn lại là họ im lặng không nói gì, họ cứ lầm lũi bước đi cùng, nhà em cũng cho họ biết là 1 B bị tụt lại nên BY em phải quay lại móc trung đội này lên, phía trước quân ta đông lắm rồi, BY em còn trách họ ăn mặc thế này thì dễ bị đánh nhầm lắm, kinh nghiệm có rồi mà, nhà em còn nhân danh lính "Triều đình" mắng mỏ họ vì ăn mặc, quân trang không ra dáng lính QTNVN, họ cứ dạ dạ suốt. Sau đó thì gặp trung đội tụt tạt đang đi lên mà cái tay B trưởng đó là lão Đoàn ở Thái Bình đấy bác tranphu341@ ạ, cái tay mà anh em mình đã có dịp nhậu cùng hắn đấy. ;D

 Từ đó nhà em nhận định có 2 khả năng. Khả năng thứ nhất là BY em đã gặp địch, địch giả quân ta vì Pốt cũng có nhiều thằng biết tiếng Việt. Khả năng thứ hai là: Lính QK9 cũng đã vào tới đó lúc xẩm tối ngày 7.1.1979. Nếu mà thật sự gặp địch thì đúng là nhà em còn cao số lắm, chắc phải sống được tới 100 tuổi mất, lúc đó địch nó "thịt" cho một phát thì oan gia và cũng chẳng biết kêu ai. ;D

 Tóm lại là thế, chẳng biết đường nào mà lần các bác ạ, quân ta cũng xuất quỷ nhập thần lắm, các mũi các hướng cứ đổ dồn về, nháo nhào cả. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 29 Tháng Mười, 2013, 10:36:38 am
Chào các bác!
.........................................
@TP: Anh đừng nghĩ để vào NP nhất thiết phải vượt qua phà Niếc Lương, anh ạ. Còn bạn tôi nhập ngũ 1969, chiến đấu ở Quảng Ngãi tại Tiểu đoàn đặc công 406. Năm 1973 được đưa ra Bắc đi học song có trục trặc gì đó phải ở lại TCCT. Tình cờ học lái xe và được giao phụ trách đội xe của TC. Với chừng đó tuổi quân và thành tích chiến đấu, thiết nghĩ quân hàm Thượng úy cũng là chuyện bình thường, phải không anh?

Để làm rõ thêm câu chuyện này tôi xin trích một đoạn hồi ký của một người trong cuộc:

"Cho đến cuối năm 1978, có quyết định chuẩn bị gấp cuộc hành quân lớn, gần bằng cuộc hành quân mùa xuân 1975, nhằm đánh thẳng lên thủ đô Pnômpênh, giải phóng cả nước, phối hợp với một số đơn vị Cămpuchia ly khai mới vừa được tổ chức lại. Cuộc hành quân này bắt đầu từ ngày lễ Nô-en 25-12-1978 và đến ngày 7-1-1979 thì đánh chiếm xong thủ đô Pnômpênh. Tôi đi cùng với cánh quân phía nam qua Tà Keo lên Pnômpênh, vào đến sân bay Pô-chen-tông tờ mờ sáng 7-1-1979 và trưa đó thì đến Hoàng Cung, chiều đó ghé vào đại sứ quán Trung Quốc, ngôi nhà lớn nhất và hiện đại ở thủ đô. Quân Khơ-me đỏ rất ngô ngáo, gan dạ khi đánh nhau ở vùng gần giáp giới với Việt Nam, nhưng khi hệ thống phòng thủ của chúng bị chọc thủng và tan vỡ thì chúng mất hết tinh thần, bỏ chạy tan tác, hầu như không còn kháng cự có tổ chức nữa. Đêm 6, rạng ngày 7-1 ấy chúng tôi có một kỷ niệm không bao giờ quên trên đường hành quân. Chúng tôi có năm anh em làm báo quân sự đi trên một chiếc xe ô-tô com măng ca Liên Xô do thượng úy Quý lái.
   Bây giừ mới biết trưa ngày 7/1 bạn bác mới tới Hoàng cung và nội thành NP điều này hợp lý với các hồi ức của các CCB những năm ấy. Như đầu bác bẩu  7h sáng đã vào trong thành phố mới có truyện tranh luận ??? ::) ;D. Còn như vậy anh em tôi được biết thêm tình hình của cánh quân thứ 2. Xem ra cánh bên đó thuận lợi hơn nhiều bên quân đoàn 4, " Đường vào Nông phênh" hồi ký của bác Vũ đã miêu tả rõ sự khó khăn, sự hy sinh của cán bộ chiến sĩ ở mũi này. Ông còn cho biết  QĐ 4 phải nhận thêm nhiệm vụ đánh chiếm sân bay ngoài mục tiêu ban đầu được giao, nhưng đã có đơn vị khác chiếm trước rồi, hoàn toàn logic. Mong được nghe lần vào Nông phênh ấy của bạn bác  ;D ;D
  Còn lính BTTM sang thật, 3/ làm lính lái xe, quân đoàn 3 F31E866 Dtr có 2/ .....cấp E phọt phẹt úy cả. Hay bác ấy Dtr vận tải trực tiếp lái cũng nên ;D ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 29 Tháng Mười, 2013, 11:22:00 am
   Bây giừ mới biết trưa ngày 7/1 bạn bác mới tới Hoàng cung và nội thành NP điều này hợp lý với các hồi ức của các CCB những năm ấy. Như đầu bác bẩu  7h sáng đã vào trong thành phố mới có truyện tranh luận ??? ::) ;D. Còn như vậy anh em tôi được biết thêm tình hình của cánh quân thứ 2. Xem ra cánh bên đó thuận lợi hơn nhiều bên quân đoàn 4, " Đường vào Nông phênh" hồi ký của bác Vũ đã miêu tả rõ sự khó khăn, sự hy sinh của cán bộ chiến sĩ ở mũi này. Ông còn cho biết  QĐ 4 phải nhận thêm nhiệm vụ đánh chiếm sân bay ngoài mục tiêu ban đầu được giao, nhưng đã có đơn vị khác chiếm trước rồi, hoàn toàn logic. Mong được nghe lần vào Nông phênh ấy của bạn bác  ;D ;D
  Còn lính BTTM sang thật, 3/ làm lính lái xe, quân đoàn 3 F31E866 Dtr có 2/ .....cấp E phọt phẹt úy cả. Hay bác ấy Dtr vận tải trực tiếp lái cũng nên ;D ;D

 Bác hiểu vấn đề chưa được chuẩn lắm. ;D

 Các đơn vị thuộc QD4 vào Phnom Penh thì chắc chắn là đơn vị sớm nhất trong cuộc tổng tấn công đó, điều đó thì không còn gì để bàn thêm, tất nhiên là cũng có thể có những đơn vị đặc biệt khác "nhảy bổ" vào PP bằng con đường khác, nhiệm vụ riêng chẳng hạn, song nhiệm vụ chính để giải phóng và tạm thời Quân quản thành phố vẫn thuộc F7 QD4, ngay F9 cũng chỉ làm "khán giả" và ở bên kia cầu Monyvong trấn giữ. Từ trong trung tâm Phnom Penh ra sân bay Puchentong cả chục km nữa và hướng Tây sân bay Puchentong tiếp giáp với đầu QL3 đi Takeo, QL2 đâm lên phía Nam thành phố dọc theo sông. Vì vậy, các đơn vị thuộc QK9 hay QD2 nếu có tiến vào thành phố PP lúc đó thì cũng chỉ mới tới vòng ngoài, ngoại ô của thành phố Phnom Penh thôi, cũng có thể có vài toán, nhóm lẻ tẻ thuộc các đơn vị này đã vào tới thành phố nhưng "đại quân" với binh hùng tướng mạnh ào ào kéo vào thì chưa có đơn vị nào vượt mặt được mũi của QD4 trong chiến dịch này.

 Ngay tại khu vực sân bay Puchentong thì cũng lính F7 QD4 chiếm giữ trước, ngay trong đêm 7.1.1979. Trinh sát, công binh, vận tải F7 khoảng 2 đại đội và 1 đại đội lính bác Hênh đi phối thuộc cùng đã có mặt tại sân bay lúc khoảng 7h tối ngày 7.1.1979. Các vị trí trọng yếu trong ngoài khu vực sân bay đã được lính F7 khống chế rồi, nửa đại đội lính bác Hênh đã ở trong sân bay, chỉ chờ các đơn vị lính bộ binh của F7 tới để "ăn chia" thôi. Vì vậy, các đơn vị khác dù có tới đó trước lính bộ binh của F7 thì cũng vẫn là đơn vị tới sau. Lính QK9 lúc đó mới tới vòng ngoài sân bay chứ chưa vào trong sân bay đã có lệnh rời đi nơi khác, họ trấn giữ đầu QL3 cửa ngõ ra vào thành phố. BY mới hỏi lại lão TMT E209 vụ này và được lão ấy cho biết như vậy. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 29 Tháng Mười, 2013, 11:56:49 am

@TP: Anh đừng nghĩ để vào NP nhất thiết phải vượt qua phà Niếc Lương, anh ạ. Còn bạn tôi nhập ngũ 1969, chiến đấu ở Quảng Ngãi tại Tiểu đoàn đặc công 406. Năm 1973 được đưa ra Bắc đi học song có trục trặc gì đó phải ở lại TCCT. Tình cờ học lái xe và được giao phụ trách đội xe của TC. Với chừng đó tuổi quân và thành tích chiến đấu, thiết nghĩ quân hàm Thượng úy cũng là chuyện bình thường, phải không anh?

Để làm rõ thêm câu chuyện này tôi xin trích một đoạn hồi ký của một người trong cuộc:

"Cho đến cuối năm 1978, có quyết định chuẩn bị gấp cuộc hành quân lớn, gần bằng cuộc hành quân mùa xuân 1975, nhằm đánh thẳng lên thủ đô Pnômpênh, giải phóng cả nước, phối hợp với một số đơn vị Cămpuchia ly khai mới vừa được tổ chức lại. Cuộc hành quân này bắt đầu từ ngày lễ Nô-en 25-12-1978 và đến ngày 7-1-1979 thì đánh chiếm xong thủ đô Pnômpênh.
[/color]

                Chào bác lixeta, chào các bác! Tranphu341 cũng rất vui được góp chuyện cùng các bác. Đúng là cái ngày 7/1/79 ấy cũng còn nhiều việc chúng ta phải bàn luận. Ở Đây Tranphu341 muốn nói là bàn luận chứ không có ý là " Tranh cãi ". Tranphu341 cũng biết là vào Phnompenh không nhất thiết phải qua phà Niec Lương. Tranphus cũng đâu có nói đoàn nhà báo gạo cuộc của bác kể là đi theo đường 1. Mà Tranphu341 muốn nói là có nhiều bạn cứ kể, cứ kể như vậy những khi hỏi nếu thế thì bạn qua Phà Niếc Lương lúc mấy giờ và vượt sông bằng gì. Vì mấy bạn này là lính của sư đoàn 7 Quân Đoàn 4. Cụ thể là ở đại đội súng cối 82 ly của Tiểu Đoàn 1 Trung đoàn 1 của Sư đoàn 7. Binhyen đã nói chuyện trực tiếp rồi. Công nhận là bạn đó trong mũi đầu tiên vào Phnompeenh nhưng hỏi vượt sông lúc nào, bằng gì thì lại ấp úng thậm chí không nhớ lại còn nói là vượt lúc 7 giờ sáng bằng cầu phao. Mà đến 8 giờ sáng đã có mặt trước Hoàng cung rồi. CÓ MÀ BAY  hi hi ;D ;D ;D Đấy trí nhớ sau mấy chục năm nó lẫn lộn như thế. Chính vì thế mà anh em mình bây giờ kể lại thì chúng ta thường nghĩ đến chuyện đó nó có hợp lý hay không?

              Trở lại câu chuyện của bác Thượng úy lái xe. Cứ tạm công nhận là bác ấy là Tiểu đoàn trưởng được trực tiếp lái xe cho các nhà báo. Tại sao Tranphu lại nói là thời đó chỉ là lái xe đơn thuần thì không bao giờ có quân hàm Thượng úy cả. Tối thiểu lúc đó bác ấy phải là cấp tiểu đoàn. Vì quân hàm lúc đó hiếm lắm. Trung đoàn trưởng nhiều khi chỉ có Đại úy thôi. Cấp tiểu đoàn mới lên thì thường là Trung úy.

             NHƯNG VẤN ĐỀ TRANPHU MUỐN NÓI Ở ĐÂY LÀ NẾU TRANG NHẬT KÝ CỦA BÁC LIXETA Mới đăng tải theo Tranphu thì bác đó mới viết lại. Cho nên có những cái "sai" về ngày tháng.( DÒNG BÔI ĐỎ) Ngày 25/12/78 Ta đang lo tiêu diệt Pốt tại Rừng Hòa Hội và các vùng bị Pốt Lấn chiến có nơi chúng vào sâu tới 28 km tổng là 18-19 khu vực. Lúc đó ai đã giám nói là đã có chiến dịch tiến công giải phóng Phnompeenh. Có thể có thì chỉ có trong đầu các Tướng lĩnh cao cấp hay BCT Thôi.

              Theo Tranphu thì cho tới ngày 31/12/78 và 1/1/79 cũng mới chỉ có kế hoạch tấn công sâu vào đất địch. Ngày 2/1/79 mặt trận liên quân mới được thành lập và mới có kế hoạch tiến công giải phóng Phnompeenh.

               Như vậy những vẫn đề này anh em mình lại còn được đàm đạo nhiều đây. Rất vui các bác à!


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 29 Tháng Mười, 2013, 05:13:35 pm
Bác hiểu vấn đề chưa được chuẩn lắm. ;D

 Các đơn vị thuộc QD4 vào Phnom Penh thì chắc chắn là đơn vị sớm nhất trong cuộc tổng tấn công đó, điều đó thì không còn gì để bàn thêm, tất nhiên là cũng có thể có những đơn vị đặc biệt khác "nhảy bổ" vào PP bằng con đường khác, nhiệm vụ riêng chẳng hạn, song nhiệm vụ chính để giải phóng và tạm thời Quân quản thành phố vẫn thuộc F7 QD4, ngay F9 cũng chỉ làm "khán giả" và ở bên kia cầu Monyvong trấn giữ. Từ trong trung tâm Phnom Penh ra sân bay Puchentong cả chục km nữa và hướng Tây sân bay Puchentong tiếp giáp với đầu QL3 đi Takeo, QL2 đâm lên phía Nam thành phố dọc theo sông. Vì vậy, các đơn vị thuộc QK9 hay QD2 nếu có tiến vào thành phố PP lúc đó thì cũng chỉ mới tới vòng ngoài, ngoại ô của thành phố Phnom Penh thôi, cũng có thể có vài toán, nhóm lẻ tẻ thuộc các đơn vị này đã vào tới thành phố nhưng "đại quân" với binh hùng tướng mạnh ào ào kéo vào thì chưa có đơn vị nào vượt mặt được mũi của QD4 trong chiến dịch này.

 Ngay tại khu vực sân bay Puchentong thì cũng lính F7 QD4 chiếm giữ trước, ngay trong đêm 7.1.1979. Trinh sát, công binh, vận tải F7 khoảng 2 đại đội và 1 đại đội lính bác Hênh đi phối thuộc cùng đã có mặt tại sân bay lúc khoảng 7h tối ngày 7.1.1979. Các vị trí trọng yếu trong ngoài khu vực sân bay đã được lính F7 khống chế rồi, nửa đại đội lính bác Hênh đã ở trong sân bay, chỉ chờ các đơn vị lính bộ binh của F7 tới để "ăn chia" thôi. Vì vậy, các đơn vị khác dù có tới đó trước lính bộ binh của F7 thì cũng vẫn là đơn vị tới sau. Lính QK9 lúc đó mới tới vòng ngoài sân bay chứ chưa vào trong sân bay đã có lệnh rời đi nơi khác, họ trấn giữ đầu QL3 cửa ngõ ra vào thành phố. BY mới hỏi lại lão TMT E209 vụ này và được lão ấy cho biết như vậy. ;D
  Bác chê đúng phóc, tôi ở xa dòm vào biết gì mà phán ;D ;D Cứ ngỡ bạn bác Lixeta 5 giờ sáng đã uống trà, hút thuốc ở sân bay, 7h ngày 7/1 vào ăn sáng trong thành phố nên bản tính là dõng nên gân cổ hát luôn. Nếu như tôi hiểu thế thì bác làm gì còn vỏ lon nữa mà nhặt, tụi quân khu 9 quét sạch còn đâu :D ;D Có sai sót các bác chỉ dùm nhé ;D ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 29 Tháng Mười, 2013, 06:09:06 pm

@TP: Anh đừng nghĩ để vào NP nhất thiết phải vượt qua phà Niếc Lương, anh ạ. Còn bạn tôi nhập ngũ 1969, chiến đấu ở Quảng Ngãi tại Tiểu đoàn đặc công 406. Năm 1973 được đưa ra Bắc đi học song có trục trặc gì đó phải ở lại TCCT. Tình cờ học lái xe và được giao phụ trách đội xe của TC. Với chừng đó tuổi quân và thành tích chiến đấu, thiết nghĩ quân hàm Thượng úy cũng là chuyện bình thường, phải không anh?

Để làm rõ thêm câu chuyện này tôi xin trích một đoạn hồi ký của một người trong cuộc:

"Cho đến cuối năm 1978, có quyết định chuẩn bị gấp cuộc hành quân lớn, gần bằng cuộc hành quân mùa xuân 1975, nhằm đánh thẳng lên thủ đô Pnômpênh, giải phóng cả nước, phối hợp với một số đơn vị Cămpuchia ly khai mới vừa được tổ chức lại. Cuộc hành quân này bắt đầu từ ngày lễ Nô-en 25-12-1978 và đến ngày 7-1-1979 thì đánh chiếm xong thủ đô Pnômpênh.
[/color]

                Chào bác lixeta, chào các bác! Tranphu341 cũng rất vui được góp chuyện cùng các bác. Đúng là cái ngày 7/1/79 ấy cũng còn nhiều việc chúng ta phải bàn luận. Ở Đây Tranphu341 muốn nói là bàn luận chứ không có ý là " Tranh cãi ". Tranphu341 cũng biết là vào Phnompenh không nhất thiết phải qua phà Niec Lương. Tranphus cũng đâu có nói đoàn nhà báo gạo cuộc của bác kể là đi theo đường 1. Mà Tranphu341 muốn nói là có nhiều bạn cứ kể, cứ kể như vậy những khi hỏi nếu thế thì bạn qua Phà Niếc Lương lúc mấy giờ và vượt sông bằng gì. Vì mấy bạn này là lính của sư đoàn 7 Quân Đoàn 4. Cụ thể là ở đại đội súng cối 82 ly của Tiểu Đoàn 1 Trung đoàn 1 của Sư đoàn 7. Binhyen đã nói chuyện trực tiếp rồi. Công nhận là bạn đó trong mũi đầu tiên vào Phnompeenh nhưng hỏi vượt sông lúc nào, bằng gì thì lại ấp úng thậm chí không nhớ lại còn nói là vượt lúc 7 giờ sáng bằng cầu phao. Mà đến 8 giờ sáng đã có mặt trước Hoàng cung rồi. CÓ MÀ BAY  hi hi ;D ;D ;D Đấy trí nhớ sau mấy chục năm nó lẫn lộn như thế. Chính vì thế mà anh em mình bây giờ kể lại thì chúng ta thường nghĩ đến chuyện đó nó có hợp lý hay không?

              Trở lại câu chuyện của bác Thượng úy lái xe. Cứ tạm công nhận là bác ấy là Tiểu đoàn trưởng được trực tiếp lái xe cho các nhà báo. Tại sao Tranphu lại nói là thời đó chỉ là lái xe đơn thuần thì không bao giờ có quân hàm Thượng úy cả. Tối thiểu lúc đó bác ấy phải là cấp tiểu đoàn. Vì quân hàm lúc đó hiếm lắm. Trung đoàn trưởng nhiều khi chỉ có Đại úy thôi. Cấp tiểu đoàn mới lên thì thường là Trung úy.

             NHƯNG VẤN ĐỀ TRANPHU MUỐN NÓI Ở ĐÂY LÀ NẾU TRANG NHẬT KÝ CỦA BÁC LIXETA Mới đăng tải theo Tranphu thì bác đó mới viết lại. Cho nên có những cái "sai" về ngày tháng.( DÒNG BÔI ĐỎ) Ngày 25/12/78 Ta đang lo tiêu diệt Pốt tại Rừng Hòa Hội và các vùng bị Pốt Lấn chiến có nơi chúng vào sâu tới 28 km tổng là 18-19 khu vực. Lúc đó ai đã giám nói là đã có chiến dịch tiến công giải phóng Phnompeenh. Có thể có thì chỉ có trong đầu các Tướng lĩnh cao cấp hay BCT Thôi.

              Theo Tranphu thì cho tới ngày 31/12/78 và 1/1/79 cũng mới chỉ có kế hoạch tấn công sâu vào đất địch. Ngày 2/1/79 mặt trận liên quân mới được thành lập và mới có kế hoạch tiến công giải phóng Phnompeenh.

               Như vậy những vẫn đề này anh em mình lại còn được đàm đạo nhiều đây. Rất vui các bác à!

Tôi xin nhắc lại đoạn tôi trích trên là "Hồi ký" của một người trong nhóm chứ không phải là "nhật ký". Mà hồi ký thì đương nhiên là viết sau này rồi chứ không như nhật ký là ghi chép hàng ngày. Tuy nhiên tôi tin là họ không có sự nhầm lẫn hoặc nhớ sai mốc thời gian vì đây là các phóng viên chiến tranh. Nếu như trong tay chúng ta khi tham chiến là súng đạn thì vũ khí chủ yếu trong tay họ là cây bút, cộng với tác phong nghề nghiệp chắc chắn họ sẽ phải ghi chép chính xác chứ không "tào lao, đại khái" như lính tráng chúng ta.

Chuyện quân hàm thì nói chung các bác không nên so sánh giữa đơn vị với cơ quan Bộ. Ở các cơ quan cấp chiến lược có rất nhiều trợ lý mang cấp hàm đại tá. Đơn giản, bởi vì đó là cơ quan Bộ! Có khối cán bộ trung, sư đoàn được điều về đó làm trợ lý đấy ;D

Còn nói kế hoạch tiến công giải phóng NP mới được hình thành từ ngày 02.01.1979 như bác TP thì có lẽ cũng hơi... biết nói thế nào nhỉ ??? Đơn giản như làm cái đám cưới vài chục mâm mà cũng phải lên kế hoạch trước hàng tháng ấy chứ (hay tại tôi quá kém cỏi). Còn đây là một cuộc Tổng tiến công chiến lược, sử dụng đến 3 quân đoàn (2,3,4), 3 quân khu (5,7,9), đủ 3 quân chủng (LQ, HQ, KQ)- với sự tham gia của hơn 20 vạn quân sao lại đơn giản thế được.

Hiện tại tôi chưa xác định được ngày thông qua cái kế hoạch ấy song có thể khẳng định nó đã hình thành rất sớm- từ trước khi đón được mấy ông bạn vàng sang làm lễ ra mắt cái Mặt trận DKDTCN CPC ngày 02.12.1978 ấy chứ. Bằng chứng ư: Quân đoàn 2 đang yên vị tại khu vực Huế- Đà Nẵng đã nhận lệnh cơ động vào đầu tháng 12.78 và cho đến ngày 25.12.1978, toàn bộ lực lượng của quân đoàn- bao gồm cả tăng, pháo hạng nặng đã có mặt tại vị trí tập kết dọc biên giới VN- CPC sẵn sàng tiến công địch. Không có quyết tâm ,kế hoạch sớm sao lại điều động lực lượng như vậy được.

Mời các bác tiếp tục trao đổi ;D.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: qtdc trong 29 Tháng Mười, 2013, 08:14:31 pm
Ngày thông qua kế hoạch giải phóng K là ngày 6 và 7 tháng 12 năm 1978. Cấp thông qua là Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Còn ý đồ thì nằm trong đầu Bác Ba Duẩn từ lâu rồi, mà muốn vậy thì Cục Tác chiến phải làm từ rất lâu trình lãnh đạo xem lên xem xuống còn chán.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: quangE266 trong 29 Tháng Mười, 2013, 08:17:54 pm
  Các bác ơi ...khi đơn vị chúng em đang giải quyết khu vực rừng ...PHƯỚC VINH ...HÒA HỘI ,thì chúng em cũng chưa biết khu trời đít bụt gì cả ,chỉ biết làm sao mà sống sót qua trận này thôi ,khi đã xong phần việc đó ,đơn vị chúng em tiến qua đất K   ''  mùa khô đã đến   ''  qua những cánh đồng chỉ có cỏ mọc ,nhưng đã khô khốc rất dễ cơ động ,còn các phum không có 1 bóng người và gia súc ,pốt đã lùa đi hết .
    EM chỉ nhớ khi đó ông B trưởng thốt lên 1 câu   ''   Hôm nay là ngày 29 tết dương lịch rồi   ''  chúng em cũng chỉ biết như vậy thôi ,vậy là cả ngày 30 đơn vị chúng em phải hành quân bộ theo hướng tây ,chiều hôm đó sau khi cơm nước xong ,cứ tưởng các cán bộ lên họp rồi về cho đơn vị trú quân tại chỗ ,ai ngời ,lệnh hành quân lại tiếp tục lần này rẽ hướng nam ,khoảng  8h tối đơn vị chúng em đã ra đến 1 con đường gập gềnh ,,em không nhớ ngày âm lịch là bao nhiêu ,nhưng nhớ là có trăng lưỡi liềm .
    Tối hôm đó vừa hành quân vừa ngủ ,lính cứ réo các ông cán bộ mà chửi trộm khoảng 12h..1h gì đó thì chúng em được nghỉ ven vệ đường ,cũng không kịp gỡ ba lô súng đạn ,nằm tựa vào ba lô làm 1 giấc ngon lành cho đến khi được gọi dậy ăn sáng và 1 vắt cơm ,rồi lại tiếp tục hành quân .
   TRƯA ngày hôm sau  chúng em đã đến vị trí tập kết ,vừa đạt ba lô xuống thì chúng em cùng với B vận tải lên E nhận đạn bổ sung ,khi đó không khí trên E bộ rất khẩn trương ,dọc tuyến đường đó xe cộ chạy nhiều bụi tung lêm mù mịt ,,rồi chiều hôm đó được nghỉ cả buổi ,tắm giặt mệt nghỉ ,chập tối bắt đầu hành quân vào vị trí tập kết ban đầu .....CŨNG không biết mấy giờ khuya đơn vị chúng em mới luồn sâu chiếm lĩnh trận địa ,đến rạng sáng ngày hôm sau mới đục cửa mở .ĐÓ là trận 1 tháng 1 năm 1979 ,đơn vị chúng em cũng thiệt hại đáng kể trận đó .
      NÓI thật với các bác ,chúng em cũng chỉ biết đánh chiến dịch vậy thôi chứ không biết gì hơn   ''   Đời thằng mục mà ''  


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 30 Tháng Mười, 2013, 11:02:37 am
Ngày thông qua kế hoạch giải phóng K là ngày 6 và 7 tháng 12 năm 1978. Cấp thông qua là Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Còn ý đồ thì nằm trong đầu Bác Ba Duẩn từ lâu rồi, mà muốn vậy thì Cục Tác chiến phải làm từ rất lâu trình lãnh đạo xem lên xem xuống còn chán.

Cảm ơn chú qtdc!
Chú lúc nào cũng có những tư liệu rất "độc" ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 30 Tháng Mười, 2013, 11:34:02 am
 Trước chiến dịch lớn của cuối năm 1978 đầu 1979 thì công tác chuẩn bị kỹ lắm chứ các bác. ;D

 Lúc đó ở mỗi đơn vị đang chiến đấu cấp đại đội còn nhiều lắm là 30 người và từng "tan nát" nhiều trận rồi thì 5 10 người còn lại, vì thế trước chiến dịch ta phải bổ sung thêm quân, lớp bị thương nhẹ đi viện sẽ trở về, lớp tạt té "ghé mông" ở các cơ quan cấp E F bộ cũng bị điều về đơn vị cũ, lính tân binh mới được bổ sung ào ạt về. Bộ phận hậu cần nhận lương thực, thực phẩm theo kế hoạch thời gian để chia cho anh em mang theo, quân trang bổ sung, quân dụng vũ khí đạn dược văn thư đảm nhiệm chia đều cho anh em theo từng loại vũ khí. Cán bộ quân sự liên tiếp đi họp và nhận lệnh, về quán triệt lại trong BCH cấp C rồi lên kế hoạch giao ban họp hành, hội ý với cấp B, CTV làm công tác tư tưởng xác định nhiệm vụ ... vv

 Nhiều việc để làm lắm chứ, song nhiệm vụ chính đánh tới đâu và cụ thể ra sao thì cấp "phọt phẹt" không thể biết ngay lúc đó, sẽ từng giai đoạn để nhận kế hoạch mới. Cấp trên không cho biết hết cũng phải thôi các bác ạ, cho biết để nhỡ bị bắt làm tù binh thì khai dáo ra hết à? ;D Nhưng lính tinh ý một chút là thấy ngay thôi, căn cứ vào cơ số đạn và cơ số gạo để áng chừng kế hoạch quân sự thôi. ;D

 Chiều ngày 5.1.1979 thì chúng em mới biết có lệnh "oánh" vào tận "giường ngủ" của thằng Pốt các bác ạ. Trước đó thấy xe trở tàu thuyền xuồng chạy nghễu nghện trên QL1, biết thế nhưng cũng chẳng biết dùng ở đâu và cho chỗ nào, trước đó cũng đâu có biết có sông Mekong trước mặt vì lính thì làm gì có bản đồ mà xem. Thôi thì, "Thiên Lôi" bảo đâu đánh đấy thôi các bác ạ, loại lính "vớ vỉn" như anh em mình lúc đó thì ai cho biết những chuyện lớn như cái đình thế. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 30 Tháng Mười, 2013, 11:59:34 am
  Cứ ngóng truyện của bác Lixeta mãi, cánh quân thứ 2 đã vào NP thế nào. Cánh quân thứ 3 của QĐ 3 lỡ tầu rồi coi như bỏ. Bác nói họ là nhà văn, nhà báo ghi chép cẩn thận chắc là hấp dẫn, chỉ mong được xem nhà báo oánh trận phát ;D ;D
  Lính tráng như tôi hồi đó đi đâu ở đâu cũng chẳng cả biết, nó đập huỵch vào mắt mà sau vài năm đã quên béng khi đọc lại người ta viết mới ư...a...thế..à.. Nhưng cũng cố giao lưu cùng các bác, để khỏi quên những năm tháng ấy ;D ;D 


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: qtdc trong 30 Tháng Mười, 2013, 01:40:32 pm
Các bác ạ, mỗi đơn vị một nhiệm vụ nên không biết hết cũng có sao đâu, để em trích đài ra cho chúng ta cãi đài nhé  ;D.
Nguồn : đây (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,16326.40.html) (tác giả số hóa là đ/c bodoibucket xem lại xem có gõ nhầm ngày để lập công hộ QK 9 không ?).
Trích:
"Trên hướng Quân khu 9, sáng ngày 6 tháng 1, Sư đoàn 330 tiến công Thnốtbâk, Tani, bị địch ngăn chặn quyết liệt đến 15 giờ chiều mới vượt qua ngã tư Thnốtbâk 2 kilômét. Trung đoàn 10 Sư đoàn 339 tiến công theo đường Anchao - Tani bị địch chặn lại ở Tani.

Trên đường số 2, Sư đoàn 4 được tăng cường xe tăng, thiết giáp tiến công Tàkeo bị địch ngăn chặn cách ngã tư Thnốtbâk 6 kilômét. Trước tình hình đó, chiều ngày 6 tháng 1, Bộ tư lệnh Quân khu 9 lệnh cho Sư đoàn 330 tăng cường lực lượng đánh chiếm đoạn đường từ ngã tư Thnốtbâk đến Tani, mở đường cho các đơn vị thọc sâu theo đường 3. Ngay chiều ngày 6, Sư đoàn 330 đã sử dụng Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 3) và 10 xe thiết giáp từ phía nam đánh thẳng lên núi Sangcông, phối hợp với Trung đoàn 2 ngay trong đêm phát triển đánh chiếm các mục tiêu ở Tani. Quân ta đột phá liên tục, đánh tan 4 tuyến phòng ngự của địch, mở đường cho đội hình thọc sâu tiến vào thủ đô Phnôm Pênh.

Sau khi Sư đoàn 330 chiếm được Tani, lực lượng tiền vệ của Quân khu 9 nhanh chóng đánh chiếm cầu Kal Tuốt, bảo đảm cho Sư đoàn 330 tiếp tục thọc sâu. Được không quân chi viện hoả lực, 11 giờ ngày 7 tháng 1, Sư đoàn 330 đánh chiếm sân bay Pôchentông, ta thu 30 máy bay các loại giao cho Bạn làm cơ sở để thành lập trung đoàn không quân đầu tiên của Quân đội cách mạng Campuchia. Ngay sau đó, các đơn vị của Quân khu 9 phát triển tiến công vào Bộ tư lệnh thiết giáp và Bộ Tổng tham mưu địch. 17 giờ ngày 7 tháng 1, quân ta cùng lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia hoàn toàn làm chủ thành phố Phnôm Pênh."


Theo nguồn này thì đơn vị thọc sâu là f 330 (không phải sư đoàn 8 ). Sư đoàn 8 khi đó đi phối thuộc cho mũi QĐ 2. Mũi QK 9 được giao nhiệm vụ đánh vào NP gồm 3 f: 4, 339, 330. Như vậy sư 330 thọc sâu theo đường số 3, sư 4 bị chặn lại trên đường số 2.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: qtdc trong 31 Tháng Mười, 2013, 12:41:38 am
Ngày thông qua kế hoạch giải phóng K là ngày 6 và 7 tháng 12 năm 1978. Cấp thông qua là Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Còn ý đồ thì nằm trong đầu Bác Ba Duẩn từ lâu rồi, mà muốn vậy thì Cục Tác chiến phải làm từ rất lâu trình lãnh đạo xem lên xem xuống còn chán.

Cảm ơn chú qtdc!
Chú lúc nào cũng có những tư liệu rất "độc" ;D

Thông tin công khai mà anh.  ;D
Người báo cáo kế hoạch chiến lược đó là thượng tướng Lê Ngọc Hiền (lúc này cụ Hiền đang còn là thiếu tướng) Phó TTMT phụ trách tác chiến, chỉ huy phó Tiền phương Bộ QP phía nam (chỉ huy trưởng là trung tướng Lê Đức Anh kiêm tư lệnh QK 7, một chỉ huy phó nữa là thiếu tướng Hoàng Cầm tư lệnh QD 4), phụ trách tiền phương BTTM phía nam. Kế hoạch được lập từ khoảng giữa năm 78, sau khi TBT Lê Duẩn vào thị sát phía nam (khi cụ Trần Văn Trà còn là tư lệnh QK 7, chưa ra bắc làm thứ trưởng QP). TBT ra bắc bàn với BCT quyết chủ trương giúp bạn và giúp chính mình, rồi Cục Tác chiến lên kế hoạch, qua rất nhiều lần được góp ý bổ sung chỉnh sửa thì đến tháng 12 cụ Hiền mới bảo vệ xong.

Trong chiến dịch GP K cuối 78 đầu 79 thì cụ Hiền đi đốc chiến hướng thọc sâu của QD 4 đánh chiếm NP.
Ngày 7 tháng 1 năm 79 tóm tắt theo bí thư của thiếu tướng TTMP Lê Ngọc Hiền là thế này:
- Sáng bay trực trăng UH-1 đốc chiến, cùng bay còn 1 chiếc UH-1 nữa của sư đoàn KQ 372. Chứng kiến dưới sông tàu phà của hải quân-công binh hành tiến đến bến phà Niếc Lương. Trên bờ là đoàn xe tăng và BB ngồi trên ô tô của QD 4 đang tiến vào NP.
- Tầm trưa bay vào không phận NP. Biên đội UH-1 bị pháo 37 ly và súng máy PK của tàn quân Pốt từ một dải đất trên sông Mê-kông bắn lên rất dữ. Chiếc của sư 372 trúng đạn, 1 người bị thương.
- Hai trực thăng hạ xuống bãi đất đầu cầu Mô-ni-vông. Lúc này quân đoàn 4 đã vào NP nhưng súng ta và địch còn nổ, trong thành phố còn đám cháy khét lẹt. Trợ lý lấy xe QD 4 vào liên lạc được với SCH QD 4 và gặp cụ Hoàng Cầm xong thì quay ra đón cụ Hiền vào.
- Sau khi nắm tình hình qua cụ Hoàng Cầm, cụ Hiền được lính QD 4 hộ tống đi quan sát tình hình thành phố. Đến sân bay Pô-chen-tông thì cụ Hiền gặp tư lệnh QK 9 thiếu tướng Nguyễn Chánh (cụ Chánh sau là trung tướng làm Phó chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm TC Hậu cần thời 79-85) và bộ đội QK 9 cũng vừa vào đến nơi.
- 8-9 giờ tối bay về đến SCH cơ bản. Khi hạ cánh được TTMT Lê Trọng Tấn chờ đón sẵn và nói: "Làn sau cậu không được làm như vậy". Cụ Tấn lo vì nghe báo về có trục thăng ta bị trúng đạn.


Vậy nếu theo chân cụ Hiền ta có thể thấy TL QK 9 vào đến Pochentong phải khoảng cuối chiều, các đơn vị trực tiếp chiến đấu và tiền tiêu có thể đến trước tư lệnh một vài tiếng.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhc6d5e2f9 trong 31 Tháng Mười, 2013, 06:49:24 am
 chào tất cả các cưự chiến binh .không biết các đơn vị trên toàn tuyến mặt trận thế nào. riêng e 2 f 9 cuối tháng 12. /78 được bổ xung tân binh củng cố khá đầy đủ . c bộ binh 70-80 người .học chính tri quán triệt nhiệm vụ chỉ biết chuẩn bị đánh lớn ,tất cả phải thêu tên phiên hiệu đơn vịtrên túi áo  ngực ,hoặc ghi vào giấy bỏ vào túi áo ngực trong quá trình hành tiến ,tấn công chỉ cấp cứu thương binh tử sỹ để lại sẽ có các đơn vị phía sau lo .khoảng 27-28/12/78 thay chốt cho e 2 là bộ đội địa phương huyện đức huệ long an,e 2 lật cánh sang thay f 7 ,đêm 31/ 12/77 vào vị trí từ chùa bạch bột đánh cắt lộ 1 chiếm cầu prasot,sáng 1/1/79 bắt đầu tấn công ,mìn quá nhiều ,pốt kháng cự quyết liệt trận đánh không thành công,tối 2/1/79 lật cánh sang chóp thay f7,sảng 3/1/79 e 2 đủ 3 d bộ binh,đánh từ chóp vào thị xã. svayrieng ,sau khi chiếm được thị xã, f9 hành tiến theo đường 1 ,e 2 đi đầu đội hình tấn công của f9,trong quá trình hành tiến  đêm 3/1/79 f2 quân khụ 5 bắn cháy xe đi đầu đội hình ,trong số tổn thất có trưởng ban tring sát f9 .cảm giác của mình khi gặp các bạn f2 thấy tất cả đều đeo gùi bằng tre sau lưng. tối 7/1/79 đến niec luong  lúc đó mới biết f7 đã chiếm nông pênh  ,sáng 8/1 sau khi qua niec luong bằng phà 100 tấn 30/4  e 2  rẽ trái phát triển dọc sông mê công thu được pháo 57ly  bắt liên lạc f8 quân khu 9,tối 8/1/79 xe sư đoàn chở d5 của e 2 đổ xuống đầu cầu monivong tàu há mồm của hải quân chở tiếp sang dưới trận địa pháo 100ly ở ngã 3 sông(trận địa nhìn thẳng sang hoàng cung có đủ da đa pháo 37 ly 57ly 100ly mình nghe nói chính tối 7/1 pốt đã dùng 37ly bắn f7trong hoàng cung) những lúc gặp nhau chúng tôi thường nói sức mạnh nào để chúng ta suốt 7-8 ngày liền hầu như không được ngủ,ngủ gà ngủ gật chỉ ngủ khi. thê đội 1 đánh hành quân tiếp người trước đánh thức  sau.mình có một kỷ niệm vui khi vào np  .khi tàu há mồm  chở đơn vị xuống dưới dưới ngã ba sông vài cây số số phục vụ của d lên e nhận nhu. phẩm bọn mình rủ nhau sang xem nông pêng thế nào,bọn mình nghỉ giải phóng rồi không có địch không người nào mang súng,chỉ mang lựu đạn ở ngã ba sông gặp vài thuyền người miên,bọn mình nói vài.  câu bằng tiếng việt không được hay lắm, họ xỉa lại một tràng tiếng việt đại để nhắc khéo phải cẩn trọng dân miên nhiều người biết tiếng việt đấy họ chỉ xin cho họ được lấy gạo .lung tung một hồi  rồi cái bụng phải đói  tìm được đậu xanh đường nấu che ăn,ngửi mấy chai lọ nhỏ bầng ngón tay út thấy mùi thơm như dầu chuối trên in  hinh móng tay cho  rô  chẳng thấy thơm tý nào  nghĩ là dầu chuối ai dè hóa chất sơn móng tay . mải mê cả bọn quên đường về tối chọn một nhà thật to trên đại lộ norodom tầng trên cùng ngủ chốt cửa thật kỹ phòng ngừa mà,tối vệ binh quân đoàn xộc vào tóm cả lũ về quân đoàn, gập bùi cát vũ lên lớp cho một trận về. cái tội thiếu cảnh. giác chủ quan khinh địch sáng hôm sau cả bọn được về đơn vị ,mình được cả bọn giao trách nhiiem ở lại lấy mấy chai rượu mình đuọc mấy tay đi lục đồ chỉ điểm kiếm kho rượu napoleong ngồi trên ngựa tuyệt vời .về qua trung đoàn ghé vào c19  công binhchia cho mấy thằng bạn vài chai sẩm tối chia tay về đơn vi còn 5 chai từ e bộ xuống đến d vài cây số cặp ven bờ sông mình đi hú hồn đến giờ vẫn còn sợ về đến c gặp anh em đang làm công tác chuẩn bị chiến đấu sáng hôm sau tàu há mồm xuống đón đi đánh ngã tư ô đông cuoc chiến lại bắt đầu chào chúc sức khỏe


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 31 Tháng Mười, 2013, 08:17:28 am
... đêm 31/ 12/77 vào vị trí từ chùa bạch bột đánh cắt lộ 1 chiếm cầu prasot,sáng 1/1/79 bắt đầu tấn công ,mìn quá nhiều ,pốt kháng cự quyết liệt trận đánh không thành công,tối 2/1/79 lật cánh sang chóp thay f7,sảng 3/1/79 e 2 đủ 3 d bộ binh,đánh từ chóp vào thị xã. svayrieng ,sau khi chiếm được thị xã, f9 hành tiến theo đường 1 ,e 2 đi đầu đội hình tấn công của f9,trong quá trình hành tiến  đêm 3/1/79 f2 quân khụ 5 bắn cháy xe đi đầu đội hình ,trong số tổn thất có trưởng ban tring sát f9 .cảm giác của mình khi gặp các bạn f2 thấy tất cả đều đeo gùi bằng tre sau lưng.

 Chào bác binhc6d5e2f9! ;D

 Đọc bài của bác, cảm giác của tôi với nhiều ký ức chiến trận năm xưa ào về. Lâu nay tôi mong chờ để tìm gặp lại những đồng đội năm xưa từng đụng trận với đơn vị chúng tôi lúc đó ở QL1 đường vào Phnom Penh đêm hôm đó.

1- Tối đêm 31.12.1978 thì đơn vị F9 thay chốt cho đơn vị D7 E209 F7 chúng tôi để chúng tôi quay ra đục Cửa mở hướng Bắc Chóp là đúng rồi, trong trận này thì F7 có sự phối thuộc cùng E1 F2 của QK5, anh em F2 họ đi bên cách phải đội hình của F7 lúc đó, đúng là lính gùi, những xạ thủ B41 B40 đều đeo giá đạn bằng gùi tre đan, trên VMH này có bác VTD E1F2@ cũng tham gia trận đánh đó đấy, E141 F7 đi bên cánh trái đội hình và E209 đi chính giữa. Trận đánh này bắt đầu từ sáng ngày 1.1.1979 nhưng phải qua sáng ngày 3.1.1979 thì chúng tôi mới vượt qua được tuyến phòng ngự Bờ tường ủi của địch. Tổn thất khá nặng trong E209 chúng tôi và ngay trưa hôm đó 3.1 chúng tôi đã đánh chiếm xong 1 đầu cầu Đonxo cũng vừa kịp lúc biết tin F9 đã giải phóng thị xã Svay Rieng.

 Hóa ra là D5 E2 F9 đã thay chốt cho D7 E209 F7 chúng tôi lúc đó, vậy mà tôi nghe anh Lực, quân lực của F9 nói là E3 F9 đã thay chốt cho chúng tôi đêm 31.12.1978. Trong thời gian thay chốt đêm 31.12 ấy, tôi là người dắt một mũi anh em D5 E2 F9 lên thay chốt, trong đêm tối chẳng nhìn rõ mặt mũi ai vào với ai cả. Không ngờ sau gần 35 năm lại được gặp bác ở đây. Chào, chào bác thêm một lần nữa.

2- Khoảng 3h sáng ngày 4.1.1979. Đơn vị F9 hành quân bằng xe cơ giới đi trên QL1 và bị chặn đánh bất ngờ cách thị xã Svay Rieng 9km về hướng Tây, chiếc xe Dogge đi đầu gồm khoảng 12 người là trinh sát F9. Không phải là lính gùi E1 F2 đánh nhầm các bác đâu bác ạ, lính C2 D7 E209 F7 chúng tôi đấy, lúc đó chúng tôi có hầm hố công sự chiến đấu bám dọc theo 2 bên QL1, sau phát đạn B40 của Đại đội phó Đông quê Nam Hà thì chiếc xe lao về bên trái đường tọt xuống mương nước và khoảng 9 10 anh em trinh sát F9 đã hy sinh ngay tại đó, trong đó có 1 anh là Đại úy Trưởng ban trinh sát F9 quê Thái Bình (Tôi được nghe TL F9 nói thế chứ không biết chính xác và cụ thể). Thật ra lúc đó đơn vị tôi mới chỉ có hơn 1 trung đội biết tin và nổ súng tấn công chứ không nhiều, các bộ phận hỏa lực cấp C và các B hỏa lực E đi phối thuộc chưa biết tin, chứ nếu có sự chuẩn bị trước vài phút thôi thì sẽ rất rách việc trong vụ này, không đơn giản chỉ có vậy. Dù sao vẫn là may mắn rất nhiều.

 Tôi cũng đã tìm hiểu nguyên nhân tại sao có chuyện đánh nhầm này với đơn vị F9 trên QL1 lúc đó. Thực tế tôi biết khá rõ về tình tiết câu chuyện bởi tôi là người trực tiếp nghe quán triệt từ Trưởng ban tác chiến E209 khi giao nhiệm vụ cùng điện thoại đốc chiến chặn đánh, cũng tôi là người truyền tin xuống B bộ binh trên QL1 là địch đang tháo chạy về ngang đó sau khi bị F9 đánh vào thị xã Svay Rieng. Khi E209 chúng tôi luồn sâu đêm 3.1.1979 từ cầu Đonxo lên QL1 thì gặp xe tăng địch, pháo, cối địch nã vào đội hình dữ dội. Vì vậy, sau khi chiếm giữ QL1 thì đối với đơn vị chúng tôi hướng quay về VN lại là hướng địch, F9 đánh vỗ mặt, đơn vị luồn sâu của F7 chặn hậu khóa đường rút chạy, về chiến thuật thì quá tuyệt vời, địch có mà chạy đằng trời. Chỉ có điều không ngờ là F9 lại hành quân tràn cả vào đường của đội hình F7 lúc đó nên mới xảy ra chuyện nhầm lẫn trong đêm tối ấy. Thương vong của F9 không phải chỉ là nỗi đau riêng của đơn vị bạn, nó cũng là nỗi đau đớn, day dứt trong lòng chúng tôi nhiều năm nay, chỉ biết đổ cả do chiến tranh gây lên chứ không ai muốn như vậy. Xin được tạ lỗi với các anh, những người đã nằm xuống vì sự tắc trách này.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Đức Cường trong 31 Tháng Mười, 2013, 09:36:33 am
Chào các bác-Gủi các bác tài liệu tham khảo trong bác khoa toàn thư wikipedia để từ đó có bức tranh toàn cảnh chiến trường k .Chiến dịch phản công[sửa]Diễn biến chiến dịch[sửa]Tới đầu tháng 12 năm 1978, quân đội Việt Nam được hỗ trợ bởi một số tiểu đoàn Khmer thân Việt Nam đã kiểm soát một vùng đệm dọc biên giới trong lãnh thổ Campuchia, từ Mimot đến Snuol ở các tỉnh Kampong Cham và Kratié[20]. Ở phía Bắc, quân Việt Nam cũng kiểm soát một vùng rộng thuộc lãnh thổ Campuchia dọc theo đường 19[21]. Ngày 23 tháng 12 năm 1978, sau khi được tăng viện, với 80.000 quân, quân đội Việt Nam đã tiến hành phản công trên toàn bộ mặt trận, đẩy lùi quân Khmer Đỏ. Sư đoàn 2 cùng trung đoàn chủ lực tỉnh Tây Ninh mở cuộc tấn công nhằm đánh bật các Trung đoàn 23 thuộc Sư đoàn 304 và Trung đoàn 13 thuộc Sư đoàn 221 của Campuchia ra khỏi các vị trí dọc theo tỉnh lộ 13 sát biên giới. Tuy nhiên chiến cuộc chưa chấm dứt, quân đội Việt Nam quyết định mở cuộc tấn công phòng ngừa vào Campuchia.

Đánh chiếm bờ đông sông Mekông[sửa]Sau khi đánh tan sức kháng cự của quân Khmer Đỏ, các lực lượng Việt Nam thuộc Quân khu 5 nhanh chóng hành tiến theo đường 19, sư đoàn 309 quét sạch tỉnh Ratanakiri, phía Bắc tỉnh Mondolkiri và tiến vào phía Bắc tỉnh Stung Treng. Sư đoàn 307 tiến theo đường 19, dùng cầu phao vượt sông Srepok và sông Mekong. Tới ngày 1 tháng 1 năm 1979, lực lượng Quân khu 5 tiến dọc sông Mekong chiếm được Stung Treng.

Cùng thời gian, Sư đoàn 5 thuộc Quân khu 7 tiến từ hướng đông, cùng Sư đoàn 303 tiến theo hướng tây bắc từ Snuol cùng đánh vào Kratié do Sư đoàn 260 và 2 trung đoàn địa phương của đặc khu 505 phòng thủ. Các sư đoàn này gặp phải sức kháng cự quyết liệt từ phía quân Khmer Đỏ. Trong cuộc tiến quân, hai Tiểu đoàn 1 và 2 Trung đoàn 316 Sư đoàn 303 bị tập kích bất ngờ nên bị tiêu diệt. Trung đoàn này, cũng như Trung đoàn 33, sau một tháng hành quân, quân số hao hụt mất một nửa[22]. Các đơn vị quân Khmer Đỏ tấn công Sư đoàn 303 gây nhiều tổn thất và suýt chiếm được sở chỉ huy sư đoàn. Tuy nhiên, sau khi không chặn được quân Việt Nam, quân Khmer Đỏ phải rút lui, và tới ngày 29 tháng 12, thành phố Kratié rơi vào tay quân đội Việt Nam. Cùng lúc, Sư đoàn 302 tiến về phía Tây đã chiếm được Kampong Cham. Sau đó, hai Sư đoàn 302 và 303 cùng quay lại đánh chiếm thị xã Chhlong do Sư đoàn 603 Khmer Đỏ chống giữ. Ngày 4 tháng 1, họ chiếm được Chhlong. Kể từ lúc đó, toàn bộ lãnh thổ Campuchia ở phía đông sông Mekong coi như bị mất.

Sáng ngày 31 tháng 12, được pháo binh bắn yểm trợ, xe tăng và bộ binh Quân đoàn 3 Việt Nam tiến công và nhanh chóng đánh tan 5 sư đoàn quân Khmer Đỏ trên toàn tuyến phòng thủ dọc theo biên giới ở tỉnh Kampong Cham. Tới cuối ngày, trừ sở chỉ huy quân Khmer Đỏ, toàn bộ các cứ điểm còn lại thất thủ, quân Khmer Đỏ rút chạy về thị trấn Kampong Cham ở bờ tây sông Mekong, bị quân Việt Nam truy kích ráo riết.

Không quân Việt Nam cũng tham chiến, tấn công vào tuyến phòng thủ của Khmer Đỏ và ném bom phá hủy một sân bay mà từ đó máy bay T-28 Khmer Đỏ xuất kích ném bom vào các toán quân tiền phương Việt Nam. Sáng ngày 1 tháng 1 năm 1979, sau khi tập hợp lại lực lượng, Quân đoàn 3 đánh chiếm sở chỉ huy Khmer Đỏ sau một giờ giao chiến quyết liệt. Tướng Kim Tuấn hạ lệnh cho các đơn vị dưới quyền truy quét và tiêu diệt các lực lượng Khmer Đỏ còn sót lại. Tới ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 320 đã tiến tới bờ đông của bến phà Kampong Cham bên bờ sông Mekong. Tại đây sư đoàn dừng lại, rồi dùng 2 đại đội xe bọc thép mở đường, đánh về phía nam chiếm thủ phủ tỉnh Prey Veng.

Trong thời gian đó, ngày 28 tháng 12, ở hạ lưu đồng bằng sông Mekong, lực lượng Khmer Đỏ thuộc Quân khu Đông Nam mở cuộc tấn công phòng ngừa dọc biên giới. Quân Khmer Đỏ tiêu diệt một số đơn vị Quân khu 9 bảo vệ biên giới và chiếm một vùng rộng lãnh thổ Việt Nam dọc theo kênh Vĩnh Tế. Cuộc tấn công này làm cho tình hình Quân đoàn 2 của tướng Nguyễn Hữu An trở nên rất khó khăn. Quân Khmer Đỏ đã chiếm được khu vực đầu cầu mà Quân đoàn 2 và lực lượng Quân khu 9 định dùng để tiến vào Campuchia, đồng thời giành được một chiến lũy tự nhiên cản đường tiến của quân Việt Nam.

Sau khi nhận được sự chấp thuận từ Bộ chỉ huy, sáng ngày 31 tháng 12, sư đoàn 4 của Quân khu 9 và Trung đoàn 9 của Sư đoàn 304 phối thuộc mở cuộc phản công. Sau 24 giờ giao tranh kịch liệt, quân Việt Nam đã đánh lui quân Khmer Đỏ khỏi bờ tây kênh Vĩnh Tế. Chiều ngày 1 tháng 1, được pháo binh và không quân yểm trợ, Lữ đoàn công binh 219 thuộc Quân đoàn 2 bắc cầu phao vượt sông. Sư đoàn 304 và Lữ đoàn xe bọc thép 203 mở đường tiến vào đất Campuchia. Tới trưa ngày 3 tháng 1, Quân đoàn 2 và Quân khu 9 đã tiêu diệt hoặc đánh tan tất cả các lực lượng Khmer Đỏ ở hạ lưu sông Mekong dọc biên giới. Sở chỉ huy Quân khu Tây Nam của Khmer Đỏ phải rút về Takéo.

Sau ba ngày tấn công, tại hướng chủ yếu Tây Ninh, Quân đoàn 4 với sự yểm trợ của không quân, trực thăng, pháo binh, hải quân, thiết giáp... quân Việt Nam đánh bật được quân Khmer Đỏ khỏi các vị trí Năm Căn, Hòa Hội dọc theo tỉnh lộ 13, và các đơn vị của các Sư đoàn 703, 340, 221 của Khmer Đỏ phải rút về thành lập một tuyến phòng thủ mới tại Svay Rieng, tập trung ở cầu Don So.

Được 15 xe tăng và xe bọc thép mở đường, cùng với pháo 105mm, 155mm[23] bắn yểm trợ, Sư đoàn 7 của Quân đoàn 4 mở cuộc tấn công vào quân Khmer Đỏ ở Don So. Tuy nhiên sau hai ngày giao chiến với nhiều tổn thất, Sư đoàn 7 vẫn chưa chọc thủng được tuyến phòng phủ của Khmer Đỏ. Tới đêm ngày 1 tháng 1, tướng Hoàng Cầm hạ lệnh cho Sư đoàn 7 tung hết lực lượng dự bị vào trận.

Quân Khmer Đỏ kháng cự dữ dội, nhưng sau khi bị đánh thua ở Tây Ninh, quân Khmer Đỏ đã bị mất tinh thần, hơn nữa, do phải chấp nhận một trận đánh quy ước với một địch thủ có hoả lực, quân số và kinh nghiệm chiến trường trội hơn quá nhiều, nên quân Khmer Đỏ bị tan rã. Tuyến phòng thủ Svay Rieng bị vỡ ngày 2 tháng 1 năm 1979, quân Khmer Đỏ phải rút về Prey Veng và Neak Luong, chỉ để lại một số đơn vị đánh cầm chân Quân đoàn 4.

Tới ngày 2 tháng 1 năm 1979, quân đội Việt Nam đánh tan các sư đoàn chủ lực của Khmer Đỏ án ngữ các trục đường số 1, 7 và 2 ở lối vào Phnom Penh. Chiều ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 7 chiếm được cầu Don So và tới ngày 4 tháng 1 đã làm chủ toàn bộ vùng phía đông sông Mekong. Tới ngày 5 tháng 1, Sư đoàn 7 tiến đến Neak Luong.

Đánh chiếm Phnom Penh[sửa]Ngày 6 tháng 1, các đơn vị Việt Nam vượt sông Mekong qua ngả Neak Luong và bắc Kompong Cham. Chín sư đoàn quân Việt Nam làm thành hai gọng kìm tiến vào Phnom Penh từ phía Đông Nam và phía Bắc: Sư đoàn 7 và Sư đoàn 2 di chuyển theo quốc lộ 1, Sư đoàn 9 tiến song song bảo vệ sườn phía nam và Sư đoàn 341 bảo vệ sườn phía bắc. Một toán đặc nhiệm nhảy dù xuống Phnom Penh để giải cứu Hoàng thân Sihanouk, nhưng bị Khmer Đỏ phát hiện và tiêu diệt hết, chỉ duy nhất một người sống sót.

Tại Kompong Cham, Quân đoàn 3 của tướng Kim Tuấn cũng giao tranh quyết liệt với quân Khmer Đỏ để vượt sông. Quân Khmer Đỏ thiết lập trận địa phòng ngự dọc bờ tây sông Mekong với nhiều ổ súng máy, súng cối bắn trùm lên mặt sông để ngăn thuyền chở quân Việt Nam đổ bộ. Xa hơn một chút, quân Khmer Đỏ bố trí xe tăng, xe bọc thép, pháo 105mm, 122mm và 155mm để bắn vào quân Việt Nam đang tập trung ở bờ đông sông Mekong. Đêm ngày 5 tháng 1, một toán quân gồm lính trinh sát, công binh và bộ binh định vượt qua bờ sông chiếm một đầu cầu nhỏ, nhưng quân Khmer Đỏ đánh bật họ lại. Tướng Kim Tuấn quyết định dùng hỏa lực áp đảo bắn vào trận địa phòng thủ của quân Khmer Đỏ, rồi cho thả khói mù, dùng thuyền chuyển quân sang bờ tây. Mặc dù rất nhiều thuyền bị trúng đạn của quân Khmer Đỏ, Quân đoàn 3 cuối cùng cũng đã thiết lập được một đầu cầu. Một đại đội xe lội nước vượt sông và tỏa ra để đánh vào thị trấn; 2 tiểu đoàn bộ binh cũng vượt được sông, đến 8:30 sáng, Kampong Cham thất thủ.

Ngay trong sáng ngày 6 tháng 1, lực lượng đột kích Phnom Penh, gồm Trung đoàn 28 của Sư đoàn 10 và các đơn vị phối thuộc, dẫn đầu bởi 6 xe lội nước và một số xe thiết giáp M-113 vượt sông, tổng cộng lực lượng lên đến 120 xe quân sự. Lực lượng đột kích vừa hành quân vừa giao chiến với các ổ phục kích của quân Khmer Đỏ, tới chiều tối đã tới bờ sông Tonglé Sap và tổ chức đánh vượt sông để tiến vào Phnom Penh[24].

Trong khi đó, ngày 6 tháng 1 năm 1979, những đơn vị đầu tiên của Sư đoàn 7 Quân đoàn 4 được 1 tiểu đoàn UFNSK hỗ trợ chiếm được bờ phía đông của bến phà Neak Luong. Quân Campuchia trong khi rút lui vội vã đã không kịp thiết lập công sự phòng thủ. Trong đêm, cách bến phà khoảng hai cây số về phía nam, Trung đoàn 113 cùng Trung đoàn 14 của Sư đoàn 7 được tàu đổ bộ đưa sang bên kia sông, tiến chiếm bờ phía tây của bến phà. Ngày 7 tháng 1, toàn bộ đội hình Quân đoàn 4 tiến hành vượt sông. Do sự tan rã nhanh chóng của lực lượng phòng thủ biên giới và sự chủ quan của Pol Pot, quân đội Việt Nam tiến vào Phnom Penh từ Neak Luong mà không gặp sức chống cự đáng kể nào. Trưa ngày 4 tháng 1, Quân đoàn 4 đã có thể bắt tay với Quân đoàn 3 ở ngoại ô phía bắc Phnom Pênh. Tuy nhiên Quân đoàn 3 đã đến muộn, không kịp chặn đường Chính phủ Polpot rút chạy khỏi Phnom Penh.

Việc quân Việt Nam tiến quá nhanh khiến cho Khmer Đỏ chỉ kịp sơ tán bộ máy lãnh đạo. Son Sen chạy xuyên qua mặt trận ngược về phía Việt Nam để tập hợp tàn quân của các sư đoàn thuộc quân khu miền Đông. Pol Pot, Nuon Chea và Khieu Samphan được vài xe Jeep chở quân bảo vệ chạy về Pursat. Ieng Sary chạy về Battambang trên một chuyến xe lửa đặc biệt chở vài trăm nhân viên Bộ ngoại giao. Việc rút lui khẩn khiến nhiều Bộ khác cùng hàng ngàn nhân viên không được thông báo về cuộc rút lui. Các chuyến xe tiếp theo sơ tán Phnom Penh bị tắc nghẽn bởi quá nhiều người tìm cách bỏ chạy. Như vậy với việc ban lãnh đạo sơ tán, khoảng 40 ngàn dân chúng và binh lính Khmer Đỏ tại Phnom Penh, cũng như các đơn vị quân phòng thủ các mục tiêu lân cận bị bỏ mặc tự thân vận động.[25]

Ngày 7 tháng 1, quân Việt Nam chiếm sân bay Kampong Chonang và bắt được mười máy bay A-37, ba C-123K, sáu C-47, ba Alouette III cùng một số T-28. Ngoài ra Khmer Đỏ cũng bỏ lại hàng trăm xe tăng và xe bọc thép, rất nhiều đạn dược và lương thực dự trữ chiến lược[26] mà họ không kịp mang theo.
ờng k:


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Đức Cường trong 31 Tháng Mười, 2013, 09:40:36 am
Lực lượng hai bên[sửa]Việt Nam[16]
Chỉ huy trực tiếp chiến dịch là tướng Lê Trọng Tấn, lực lượng được huy động bao gồm:

Quân đoàn 2 của thượng tướng Nguyễn Hữu An, chính ủy Lê Linh, gồm các Sư đoàn 304, 325, được bổ sung Trung đoàn bộ binh 8, cũng từ Tịnh Biên (An Giang - Hà Tiên) đánh theo hướng tây để hỗ trợ lực lượng Quân khu 9 đánh về Phnom Penh, chiếm Kampot và vùng duyên hải Đông Nam Campuchia. Sư đoàn 306 mới thành lập không kịp tham gia chiến dịch vì chưa hoàn thành công tác huấn luyện[17]. Cũng như tại mặt trận Tây Ninh, tại An Giang, quân Việt Nam cũng chia quân tấn công hai hướng. Hướng thứ nhất theo Quốc lộ 2 tiến về hướng Bắc đánh về Phnom Penh. Hướng thứ hai tiến theo duyên hải về hướng Tây đánh chiếm hải cảng Kompong Som, Sư đoàn 304 được dùng làm trừ bị, cố thể được dùng tăng cường trong trường hợp Quân đoàn 4 tấn công Phnom Penh gặp khó khăn.
Quân đoàn 3 của tướng Kim Tuấn, gồm các Sư đoàn 10, 31, 320, được bổ sung Sư đoàn 302, đánh từ Tây Ninh, vượt qua tỉnh Kampong Cham đến sông Mê Kông và vùng lãnh thổ đông bắc Campuchia.
Quân đoàn 4 của thượng tướng Hoàng Cầm, gồm các Sư đoàn 7, 9, 341, được bổ sung thêm Sư đoàn 2, cùng Lữ đoàn 22 thiết giáp, Lữ đoàn 24 pháo binh, Lữ đoàn 25 công binh và 3 tiểu đoàn Khmer thân Việt Nam (UFNSK), hướng tấn công từ hướng tây và tây nam Tây Ninh, sau khi đã tái chiếm những vị trị trên tỉnh lộ 13, theo đường 1 qua tỉnh Svay Rieng nhắm đánh bến phà chiến lược Neak Luong để đến Phnom Penh.
Quân khu 5: gồm hai Sư đoàn 307, 309 và Lữ đoàn đặc công 198, đánh từ Pleiku theo đường 19 về hướng Tây để tiêu diệt quân Khmer Đỏ ở Đông Bắc Campuchia.
Quân khu 7: gồm hai Sư đoàn 5, 302, 303, Trung đoàn đặc công 117, được tăng cường thêm một số đơn vị của Quân đoàn 3 như Lữ đoàn 12 thiết giáp, những trung đoàn chủ lực các tỉnh Tây Ninh, Long An, Sông Bé, Trung đoàn 262 pháo binh, Trung đoàn 26 thiết giáp, Trung đoàn công binh E25 QK7 (gồm các tiểu đoàn D739 cầu đường trong đó tiểu đoàn D739 gồm các đại đội C10, C11, C12, D278 bom mìn, D98 xe máy, D741 cầu phà), 3 tiểu đoàn Khmer UFNSK từ phía bắc tỉnh Tây Ninh và khu căn cứ của UFNSK quanh Snuol tiến quân dọc theo Quốc lộ 13 và Quốc lộ 7 đánh chiếm Kratié và Kampong Cham.
Quân khu 9: gồm các Sư đoàn 4, 330, 339, tấn công từ khu vực Tịnh Biên ở hướng Bắc, qua tỉnh Ta Keo, hướng về Phnom Penh
Lực lượng đổ bộ đường biển gồm Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 và Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 đổ bộ vào vùng duyên hải Đông Nam Campuchia để chiếm Ream và cảng Sihanoukville trên bán đảo Kampong Som.
Đoàn 901 không quân: gồm Sư đoàn không quân 372 được trang bị máy bay F-5, A-37, máy bay trực thăng UH-1, máy bay vận tải C-130, C-119, C-47, và một phân đội[18] MiG-21 từ Trung đoàn 921.
Các sư đoàn Việt Nam đều có các đơn vị cơ hữu thiết giáp, pháo binh, pháo phòng không và một lữ đoàn công binh. Theo phía Việt Nam, có 10.000 - 15.000 quân UFNSK tham gia chiến dịch, tuy nhiên theo các phân tích viên quốc tế, đây là con số phóng đại, chỉ có chừng vài trăm quân UFNSK trực tiếp tham gia chiến dịch, còn lại đại bộ phận làm công tác liên lạc, đảm bảo hậu cần, phiên dịch...

Campuchia
Theo phía Việt Nam, lực lượng Khmer Đỏ gồm có 19 sư đoàn, theo tác giả Steven Heder, quân Khmer Đỏ gồm chừng 15 sư đoàn. Các sư đoàn này được trang bị tốt bằng vũ khí của Trung Quốc, được chỉ huy bởi các chỉ huy dày dạn kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh vừa qua, gồm nhiều binh lính trung thành đến cuồng tín, nhưng các sư đoàn này cũng đã bị nhiều hao tổn trong những lần giao tranh trước, và quân số mỗi sư đoàn chỉ chừng dưới 4.000 người, gần bằng nửa quân số của sư đoàn Việt Nam.
Các sư đoàn: 164, 170, 290, 310, 450, 703, 801, 902

Một số máy bay chiến đấu T-28.
Một phân đội MiG-19 do Trung Quốc sản xuất, số MiG-19 này không kịp tham chiến vì không có phi công và rơi vào tay quân Việt Nam khi họ chiếm Phnom Penh[19]
Một sư đoàn thủy quân lục chiến
Một sư đoàn hải quân
Một sư đoàn không quân, nhưng chiến đấu như bộ binh khi giao tranh nổ ra.
Nhiều đơn vị xe tăng và trọng pháo.
Chiến dịch phản công[sửa]Diễn biến chiến dịch[sửa]Tới đầu tháng 12 năm 1978, quân đội Việt Nam được hỗ trợ bởi một số tiểu đoàn Khmer thân Việt Nam đã kiểm soát một vùng đệm dọc biên giới trong lãnh thổ Campuchia, từ Mimot đến Snuol ở các tỉnh Kampong Cham và Kratié[20]


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Đức Cường trong 31 Tháng Mười, 2013, 09:43:27 am
Hướng nam, Sihanoukville[sửa]Tại mặt trận phía nam, từ An Giang, quân Việt Nam bắt đầu vượt biên giới vào ngày 3 tháng 1 năm 1979 và tấn công theo hai hướng. Hướng thứ nhất, Sư đoàn 325 và Sư đoàn 8 tiến về phía Tây, dọc theo quốc lộ số 2. Ngày 5 tháng 1 năm 1979, trong khi lực lượng Quân khu 9 tiến đánh Takéo, sư đoàn 325 bắt đầu hành tiến theo hướng Tây Bắc. Lực lượng Khmer Đỏ của Quân khu Tây Nam do Ta Mok chỉ huy khét tiếng cuồng tín đã chuẩn bị công sự phòng thủ ở Tuk Meas trên đường 16, ở khoảng giữa biên giới và Chhuk. Phải mất hai ngày giao chiến, Sư đoàn 325 mới có thể đánh tan tuyến phòng ngự của Khmer Đỏ và chiếm được khu vực Tuk Meas. Cùng lúc đó tướng Nguyễn Hữu An cũng tung Sư đoàn 8 theo hướng tây để đánh chiếm quận lỵ Kampong Trach, nằm ở giao điểm với đường quốc lộ ven biển.

Nắm quyền chỉ huy trực tiếp trung đoàn xung kích 24, tướng Nguyễn Hữu An dẫn trung đoàn tiến từ Tuk Meas về Chhuk. Các quân xa của Việt Nam gồm xe tăng hạng nặng, xe tải và trọng pháo di chuyển khó khăn trên đường đất và ruộng lúa nên đã bị quân Khmer Đỏ phục kích phá hủy một số xe và pháo, sở chỉ huy của tướng An cũng bị tổn thất và tạm thời mất liên lạc với các lực lượng còn ở phía sau. Tới chiều ngày 7 tháng 1, lực lượng xung kích đã ra đến đường số 3, và trong quá trình tiến công đã đánh tan sư đoàn quân Khmer Đỏ phòng ngự Chhuk.

Trong hai ngày 4, 5 tháng 1 năm 1979, từ đảo Phú Quốc, hai phân đội Hải quân Việt Nam gồm một số tàu tuần tiễu loại lớn của Mỹ, hai tàu khu trục Petya của Nga, cùng nhiều tàu chiến nhỏ chuẩn bị chuyển Lữ đoàn Hải quân 101 và 126 đổ bộ. Hải quân cũng lập trận địa pháo 130mm ở mũi đảo Phú Quốc để yểm trợ cho lực lượng đổ bộ.

Sẩm tối ngày 6 tháng 1, toán quân đặc công gồm 87 người bí mật đổ bộ và tấn công chiếm một trận địa pháo Khmer Đỏ bảo vệ bờ biển, cùng lúc, pháo 130mm bắt đầu bắn phá các vị trí quân Khmer Đỏ. Lập tức các thuyền tuần tiễu loại nhỏ của Khmer Đỏ xuất kích từ quân cảng Ream và các bến cảng nhỏ tấn công vào Hải quân Việt Nam. Sau một trận giao chiến trên biển, do có ưu thế về số lượng và hỏa lực, Hải quân Việt Nam đẩy lùi hoặc đánh chìm hầu hết các tàu Khmer Đỏ, nhưng một tàu của Việt Nam cũng bị trúng đạn, khiến nhiều thủy thủ bị thương vong[27]. Số tàu phóng lôi Khmer Đỏ chạy thoát khỏi cuộc hải chiến và các cuộc không kích của không quân Việt Nam, đến ngày 16 tháng 1 lại bị Hải quân Việt Nam chặn đánh trong vịnh Thái Lan và bị tiêu diệt gần hết.

Tối ngày 7 tháng 1, Lữ đoàn hải quân đánh bộ 126 tiến hành đổ bộ ở chân núi Bokor, nằm ở khoảng giữa thị xã Kampot và cảng Sihanoukville. Lữ đoàn đổ bộ được toàn bộ 3 tiểu đoàn và số xe lội nước, xe bọc thép, nhưng do thủy triều lên cao, không có đủ chỗ triển khai đội hình, nên không đổ bộ được số xe tải, và đến tối, 3 tiểu đoàn nữa theo dự định cũng sẽ đổ bộ lại phải rút ra ngoài.

Theo kế hoạch, lực lượng Hải quân đánh bộ phải triển khai một lực lượng lớn, theo vùng ven biển đánh chiếm cùng lúc hai cây cầu quan trọng và giao điểm Veal Renh dẫn về bán đảo Kampong Som. Tuy nhiên, một chỉ huy lực lượng lính thủy đánh bộ do nóng vội, đã tập hợp tiểu đoàn của mình, chở trên 12 xe tăng và xe bọc thép tiến về Sihanoukville trước khi trời sáng. Đơn vị này bị một lực lượng lớn Khmer Đỏ vây đánh từ chiều, qua đêm đến suốt ngày hôm sau và cuối cùng bị tiêu diệt gần như hoàn toàn. Đến đêm ngày 7 tháng 1, Hải quân mới đổ bộ thêm được 3 tiểu đoàn của Lữ đoàn 126 và 2 tiểu đoàn của Lữ đoàn 101 lên bãi biển, nhưng số xe tải phải đến ngày 8 tháng 1 mới lên bờ được.

Sư đoàn 304 vốn được dùng làm dự bị để tham gia đánh về Phnom Penh, nhưng do Quân đoàn 3 và 4 đã đánh được Phnom Penh từ ngày 7 tháng 1, nên tướng An dùng sư đoàn này để nhanh chóng giải cứu lực lượng lính thủy đánh bộ và đánh chiếm Sihanoukville. Dẫn đầu bởi một đơn vị xe M-113, Trung đoàn 66 của sư đoàn, kế tiếp là Trung đoàn 9 hành quân suốt đêm ngày 9.

Ngày 9 tháng 1, Trung đoàn 66 sau khi gặp lực lượng Hải quân đánh bộ, chuẩn bị giao chiến: không lặp lại sai lầm của Hải quân, Trung đoàn 66 tổ chức chiếm cao điểm xung quanh thành phố trước khi phối hợp với hải quân đánh bộ đánh vào thành phố. Sau khi đánh tan được Sư đoàn 230 Campuchia, quân Việt Nam chiếm được Kampot. Trung đoàn 9 không đến kịp vì một cây cầu sụp đổ khi xe tăng dẫn đầu trung đoàn đi qua. Khi Trung đoàn 9 và Lữ đoàn xe tăng 203 đến thành phố thì Kampot đã rơi vào tay quân Việt Nam, nên lực lượng này được đưa đi đánh quân cảng Ream. Được sự trợ lực của pháo hải quân bắn từ bến cảng lên, cánh quân này chiếm được quân cảng Ream và hải cảng Kampong Som. Tuy nhiên, vì không chuẩn bị kịp về tiếp liệu[cần dẫn nguồn], quân Khmer Đỏ đã có thể phản công chiếm lại Kampong Som ngày 14 tháng 1, nhưng quân Việt Nam tái chiếm lại vào ngày hôm sau.

Hướng thứ hai, Quân khu 9 phụ trách, tiến về phía Bắc đánh chiếm hai thị xã Tan và Takéo. Các sư đoàn Khmer Đỏ trấn giữ quân khu Tây Nam như Sư đoàn 2, 210, 230, 250, bị tan rã và rút lui vào rừng.

Cuối tháng 1 năm 1979 cuộc phản công kết thúc thắng lợi. Đến ngày 17 tháng 1 thị xã cuối cùng là Ko Kong rơi vào tay quân đội Việt Nam và chính quyền mới của Campuchia. Cho tới cuối tháng 3, quân đội Việt Nam coi như chiếm được hết những thành phố và tỉnh lỵ quan trọng của Campuchia và tiến sát tới biên giới Thái Lan. Tuy nhiên tàn quân Pol Pot vẫn tiếp tục chống cự và quấy nhiễu, gây ra nhiều thương vong cho quân đội Việt Nam đồn trú tại Campuchia.

Truy quét tàn quân Khmer Đỏ[sửa]


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Đức Cường trong 31 Tháng Mười, 2013, 09:45:00 am
Đánh Siem Reap và Battambang[sửa]Trên chiến trường Campuchia, vì quân Việt Nam tiến quá nhanh chóng, nên quân Khmer Đỏ chỉ bị tan rã chứ chưa bị tiêu diệt hẳn. Nhiều đơn vị đã tập trung lại thành những đơn vị nhỏ, tiếp tục đánh du kích và quấy phá.

 
Xe tăng T-54 của VN rút về nước năm 1988Sau khi Quân đoàn 4 chiếm được Phnom Penh, các đơn vị của Quân đoàn 3, Quân khu 5 và Quân khu 7 cũng vượt sông Mekong tiến chiếm và bình định lãnh thổ phía bắc Biển Hồ và sông Tonlé Sap. Quân Khmer Đỏ đã cố gắng kháng cự gần tỉnh Battambang nhưng cũng chỉ có thể làm chậm đà tiến quân của Việt Nam. Họ đã phân tán thành nhiều đơn vị nhỏ tiếp tục đánh du kích.

Quân đoàn 2 và các sư đoàn của Quân khu 9 sau khi chiếm được vùng duyên hải cũng tiến dọc theo quốc lộ 4 về hướng Bắc. Mấy ngày sau khi Trung Quốc tiến đánh biên giới Việt-Trung, Quân đoàn 2 rút về bảo vệ Hà Nội[cần dẫn nguồn]. Việt Nam bắt đầu tổng động viên, một số các trung đoàn độc lập được tăng cường lên thành cấp sư đoàn, như các trung đoàn Gia Định 1 và 2, Quyết Thắng 1 và 2, trở thành các Sư đoàn 317, 318 để gửi sang tăng cường mặt trận Campuchia. Trách nhiệm chính trong công tác hành quân vẫn là các đơn vị của Quân đoàn 4.

Ngày 8 tháng 1, Sư đoàn 10 theo lệnh của tướng Kim Tuấn thực hiện cuộc hành quân chớp nhoáng truy kích quân Khmer Đỏ. Tới ngày 9, Trung đoàn 24 đã chiếm được Kampong Thom, Trung đoàn 26 cũng đã kiểm soát được đường 6 nối Kampong Thom và Phnom Penh, Trung đoàn 66[28] được lệnh vượt lên trước hai đơn vị này đánh chiếm thành phố Siem Reap ở phía tây bắc biển hồ Tongle Sap. Dùng 36 xe tải chở quân, được xe tăng yểm trợ, trung đoàn nhanh chóng hành quân, tiến được 100 km chỉ trong vòng 2 giờ, đồng thời đánh tan các trạm kiểm soát của Khmer Đỏ dọc đường. Trên đường đi, một đoàn xe chở quân Khmer Đỏ cũng nhập vào đội hình trung đoàn do tưởng nhầm là tàn quân Khmer Đỏ tháo chạy. Do trời tối, không ai phát hiện ra sự nhầm lẫn này. Mãi đến khi hai bên nhận ra nhau thì một trận đánh khốc liệt mới nổ ra, quân Việt Nam tiêu diệt và chiếm toàn bộ đoàn xe gồm 23 xe tải chở quân Khmer Đỏ. Rạng sáng ngày 10, quân Việt Nam đến Siem Reap, quân Khmer Đỏ bị bất ngờ, phải tháo chạy ra bốn phía. Tới khi trời tối thì Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 10 và Sư đoàn 5 của Quân khu 7 cũng đã tới nơi.

Ngày hôm sau, Trung đoàn 24 lại hành quân 100 km nữa đánh chiếm thị xã Sisophon nằm cách biên giới Thái Lan 50 km. Ngày 12 tháng 1, (sau khi trao lại thị xã cho lực lượng Quân khu 5) trung đoàn 24 một tiểu đoàn của Trung đoàn 66 cùng một đại đội xe M-113, pháo phòng không và trọng pháo theo theo đường 5 phía nam Sisophon đánh vào các lực lượng Khmer Đỏ đang tập trung về Battambang và chiếm thành phố ngay trong ngày hôm đó.

Ngày 13 tháng 3 năm 1979, tướng Kim Tuấn di chuyển Bộ chỉ huy Quân đoàn 3 đến Battambang để trực tiếp chỉ huy chiến dịch truy quét tàn quân Pol Pot tập trung ở vùng tây nam gần biên giới Thái Lan. Ba ngày sau, ông rời Battambang để đi Siem Reap, trên đường đi khoảng 40 km về hướng bắc Battambang, đoàn xe của ông bị Khmer Đỏ phục kích. Chiếc com-măng-ca thứ 3 có Tư lệnh Kim Tuấn ngồi bên cạnh người lái xe bị trúng đạn M79 khiến ông bị thương nặng vùng cột sống và mất ngày hôm sau, ngày 17 tháng 3. Ông là sỹ quan cao cấp nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam hy sinh khi tham chiến ở Campuchia. Ba tháng sau, tháng 6 năm 1979, Quân đoàn 3 của ông rời Campuchia để tham gia phòng thủ biên giới phía bắc với Trung Quốc.

Khu vực Tây Nam[sửa]Trận đánh quan trọng đầu tiên trong chiến dịch bình định diễn ra tại Kampong Speu, nằm trên quốc lộ 4 nối hải cảng Kampong Som với Phnom Penh, cách Phnom Penh khoảng 50 km. Thị xã này, sau khi quân Khmer Đỏ di tản vội vã, do Trung đoàn 10 thuộc Sư đoàn 339 Việt Nam chiếm đóng. Nhưng ít ngày sau, các lực lượng còn lại của các Sư đoàn 703, 340, 221 từ tuyến phòng thủ Svay Rieng chạy về đã tập trung lại và dự định tái chiếm thị xã. Được tin, Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 điều động Sư đoàn 341 đến tăng cường. Trận đánh bắt đầu ngày 21 tháng 1 năm 1979 đến ngày 7 tháng 2 mới kết thúc. Dù bị tổn thất nặng, quân Việt Nam vẫn giữ được Kampong Speu, các lực lượng của 3 sư đoàn Campuchia bị tan rã, chỉ còn là những nhóm nhỏ hoặc tiếp tục đánh du kích, hoặc rút về biên giới Thái Lan.

Giữ vững được Kampong Speu, bảo đảm được giao thông trên quốc lộ 4, quân Việt Nam tiến đánh căn cứ Amleng, nơi mà bộ chỉ huy quân sự của Pol Pot từ Phnom Penh rút về trú đóng. Căn cứ này nằm trong một vùng rừng núi hiểm trở, cách Phnom Penh khoảng 100 km về phía tây nam. Lực lượng tấn công gồm Sư đoàn 2, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, Sư đoàn 341 của Quân đoàn 4, được tăng cường thêm Sư đoàn 5 của Quân khu 7. Vì lực lượng tấn công quá hùng hậu, quân Khmer Đỏ rút lui, bỏ lại căn cứ Amleng, nhưng họ tìm đủ cách để gây khó khăn và tổn thất cho quân Việt Nam khi họ rút lui khỏi căn cứ bằng đủ mọi cách như phục kích, bắn tỉa, gài mìn, đốt rừng...

Chiếm xong được Amleng, quân Việt Nam mở chiến dịch đánh chiếm thị xã Leach. Leach là một thị xã nhỏ nằm gần quốc lộ số 5 là con đường từ Phnom Penh đi Battambang, cách biên giới Thái Lan khoảng 80 km. Trước ngày 7 tháng 1, Leach được Khmer Đỏ sử dụng làm căn cứ tiếp liệu. Sau khi Phnom Penh thất thủ, khi quân Việt Nam chưa có đủ thì giờ để chiếm đóng hết các vị trí, Khmer Đỏ dự định biến Leach thành một căn cứ phản công. Một phần lớn những lực lượng còn lại được tập trung tại đây. Tuy quân số gồm nhiều sư đoàn (104, 210, 260, 264, 460, 502), nhưng trên thực tế, mỗi sư đoàn chỉ còn chưa tới một ngàn quân[cần dẫn nguồn]. Lực lượng phòng thủ cũng có vài khẩu pháo 105 ly và vài xe thiết giáp.

Để tấn công Leach, quân Việt Nam đã sử dụng một lực lượng lớn và tấn công làm bốn hướng. Hướng thứ nhất, do Sư đoàn 341 thay thế Sư đoàn 330 đã bị hao hụt quân số quá nhiều khi giải toả quốc lộ số 5, đánh chiếm thị xã Pursat để từ đó đánh vào mặt bắc của Leach. Hướng thứ hai do Sư đoàn 9 từ căn cứ Amleng mới chiếm được đánh vào phía đông. Hướng thứ ba do Quân khu 9 phụ trách được tàu đổ bộ chở đến tỉnh Kokong, rồi từ đó, tấn công mặt nam. Hướng thứ tư, do Sư đoàn 31, Quân đoàn 3, từ biên giới Thái Lan theo tỉnh lộ 56 đánh ngược về mặt tây của Leach.

Vì đây là một trận quyết định, nên trận đánh đã kéo dài trên một tháng. Tất cả các sư đoàn tham chiến đều bị tổn thất nặng. Cuối cùng, vì hoả lực thua kém, bệnh tật, bị hao hụt lực lượng mà không được bổ sung nên căn cứ Leach của Khmer Đỏ bị Sư đoàn 9 chiếm được ngày 29 tháng 4 năm 1979. Trận đánh tại căn cứ Leach là trận đánh có quy mô lớn cuối cùng trên đất Campuchia. Sau khi Leach bị mất, các đơn vị còn lại của Khmer Đỏ rút về các mật khu ở Pailin và Tasanh sát biên giới Thái Lan. Một số khác phân tán thành những đơn vị nhỏ tiếp tục đánh du kích.

Giữa tháng 3, quân Việt Nam mở chiến dịch mới đánh chiếm căn cứ Tasanh, nằm ở phía nam Pailin. Tới 28 tháng 3, căn cứ này thất thủ, khiến cho "đại sứ quán" Trung Quốc đóng tại đây phải sơ tán về vùng núi cao. Ban lãnh đạo Khmer Đỏ tại đây cũng bỏ chạy, bỏ lại một phần tài liệu, xe cộ, vũ khí, lương thực dự trữ và 3.000 tấn đạn dược[29].

Các đơn vị của Việt Nam bắt đầu phân nhiệm để hành quân bình định. Nhiều sư đoàn thiện chiến đã bị hao hụt nặng được rút về nước. Những sư đoàn tân lập được gửi qua tăng cường hay thay thế. Phía Việt Nam cho biết, tới cuối tháng 1 năm 1979, quân Việt Nam đã có tới 8.000 thương vong. Về phía quân Khmer Đỏ dù bị thiệt hại nặng vẫn còn khoảng 30.000 quân có còn khả năng quấy phá, phục kích, gây mất ổn định khiến Việt Nam phải duy trì một lực lượng quân sự lớn tại Campuchia.

Thành lập chính quyền mới[sửa]Ngày 5 tháng 1 năm 1979, 66 đại biểu Campuchia được triệu tập họp ở Mimot để bàn về việc thành lập một đảng cộng sản Campuchia mới. Đảng này lấy lại tên Đảng Nhân dân Cách mạng có từ thời 1951. Pen Sovan, một cán bộ Campuchia tập kết về Hà Nội năm 1954, được đề cử giữ chức chủ tịch đảng. Những Uỷ viên thường vụ của đảng gồm Hun Sen, Bou Thang, Chan Kiri, Heng Samrin và Chia Soth.

Ngày 8 tháng 1 năm 1979, đài phát thanh Phnom Penh loan báo Phnom Penh đã được


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 31 Tháng Mười, 2013, 09:55:37 am
@Đức Cường: Để tiết kiệm tài nguyên của diễn đàn, trong những trường hợp như thế này bạn chỉ nên dẫn nguồn là đủ.
Ngoài ra, do Wikipedia là Từ điển mở nên khi sử dụng và trích dẫn cũng phải thận trọng và chỉ nên coi là tài liệu tham khảo mà thôi.
Vài lời chân thật. Mong bạn thông cảm! ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 31 Tháng Mười, 2013, 11:58:07 am
  Cám ơn bác Qtdc đã cung cấp thông tin.
 Bác Binhyen1960 lại có thêm đồng đội năm xưa để chia sẻ nỗi băn khoăn lâu nay. Tôi biết đầu năm trong chuyến trở lại chiến trường xưa, bác vòng đi vòng lại mấy lần khu ấy để cố gắng xác định vị trí cái xe bị bắn năm ấy mà không được. Theo tôi cũng không phải tắc trách như bác nghĩ, đó là những tai nạn hoàn toàn khách quan do hoàn cảnh đưa đến. Bên tôi còn đau hơn kia, đơn vị tới trước xác định sai địa điểm, chưa tới vị trí tập kết đã dừng lại, đơn vị tôi tới liên lạc cứ tưởng còn xa mới tới nên cứ hàng 1 lặng lẽ tiến lên. Bên tới trước choàng tỉnh, khi phát hiện một đội hình lùi lũi từ sau tới thế là mắt nhắm mắt mở nổ súng, thương vong không tránh khỏi :-\ :-\ Các cụ ngày xưa thật chí lý khi đưa ra câu  " Sai 1 li, đi một dặm". Chiến tranh vốn thế, biết làm sao được......


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Đức Cường trong 31 Tháng Mười, 2013, 01:30:46 pm
Gửi các bác một số tư liệu ngiên cứu được trích dẫn trong bách khoa toàn thư wikipedia để có cái nhìn toàn cảnh chiến trường k:
Chiến dịch phản công[sửa]Diễn biến chiến dịch[sửa]Tới đầu tháng 12 năm 1978, quân đội Việt Nam được hỗ trợ bởi một số tiểu đoàn Khmer thân Việt Nam đã kiểm soát một vùng đệm dọc biên giới trong lãnh thổ Campuchia, từ Mimot đến Snuol ở các tỉnh Kampong Cham và Kratié[20]. Ở phía Bắc, quân Việt Nam cũng kiểm soát một vùng rộng thuộc lãnh thổ Campuchia dọc theo đường 19[21]. Ngày 23 tháng 12 năm 1978, sau khi được tăng viện, với 80.000 quân, quân đội Việt Nam đã tiến hành phản công trên toàn bộ mặt trận, đẩy lùi quân Khmer Đỏ. Sư đoàn 2 cùng trung đoàn chủ lực tỉnh Tây Ninh mở cuộc tấn công nhằm đánh bật các Trung đoàn 23 thuộc Sư đoàn 304 và Trung đoàn 13 thuộc Sư đoàn 221 của Campuchia ra khỏi các vị trí dọc theo tỉnh lộ 13 sát biên giới. Tuy nhiên chiến cuộc chưa chấm dứt, quân đội Việt Nam quyết định mở cuộc tấn công phòng ngừa vào Campuchia.

Đánh chiếm bờ đông sông Mekông[sửa]Sau khi đánh tan sức kháng cự của quân Khmer Đỏ, các lực lượng Việt Nam thuộc Quân khu 5 nhanh chóng hành tiến theo đường 19, sư đoàn 309 quét sạch tỉnh Ratanakiri, phía Bắc tỉnh Mondolkiri và tiến vào phía Bắc tỉnh Stung Treng. Sư đoàn 307 tiến theo đường 19, dùng cầu phao vượt sông Srepok và sông Mekong. Tới ngày 1 tháng 1 năm 1979, lực lượng Quân khu 5 tiến dọc sông Mekong chiếm được Stung Treng.

Cùng thời gian, Sư đoàn 5 thuộc Quân khu 7 tiến từ hướng đông, cùng Sư đoàn 303 tiến theo hướng tây bắc từ Snuol cùng đánh vào Kratié do Sư đoàn 260 và 2 trung đoàn địa phương của đặc khu 505 phòng thủ. Các sư đoàn này gặp phải sức kháng cự quyết liệt từ phía quân Khmer Đỏ. Trong cuộc tiến quân, hai Tiểu đoàn 1 và 2 Trung đoàn 316 Sư đoàn 303 bị tập kích bất ngờ nên bị tiêu diệt. Trung đoàn này, cũng như Trung đoàn 33, sau một tháng hành quân, quân số hao hụt mất một nửa[22]. Các đơn vị quân Khmer Đỏ tấn công Sư đoàn 303 gây nhiều tổn thất và suýt chiếm được sở chỉ huy sư đoàn. Tuy nhiên, sau khi không chặn được quân Việt Nam, quân Khmer Đỏ phải rút lui, và tới ngày 29 tháng 12, thành phố Kratié rơi vào tay quân đội Việt Nam. Cùng lúc, Sư đoàn 302 tiến về phía Tây đã chiếm được Kampong Cham. Sau đó, hai Sư đoàn 302 và 303 cùng quay lại đánh chiếm thị xã Chhlong do Sư đoàn 603 Khmer Đỏ chống giữ. Ngày 4 tháng 1, họ chiếm được Chhlong. Kể từ lúc đó, toàn bộ lãnh thổ Campuchia ở phía đông sông Mekong coi như bị mất.

Sáng ngày 31 tháng 12, được pháo binh bắn yểm trợ, xe tăng và bộ binh Quân đoàn 3 Việt Nam tiến công và nhanh chóng đánh tan 5 sư đoàn quân Khmer Đỏ trên toàn tuyến phòng thủ dọc theo biên giới ở tỉnh Kampong Cham. Tới cuối ngày, trừ sở chỉ huy quân Khmer Đỏ, toàn bộ các cứ điểm còn lại thất thủ, quân Khmer Đỏ rút chạy về thị trấn Kampong Cham ở bờ tây sông Mekong, bị quân Việt Nam truy kích ráo riết.

Không quân Việt Nam cũng tham chiến, tấn công vào tuyến phòng thủ của Khmer Đỏ và ném bom phá hủy một sân bay mà từ đó máy bay T-28 Khmer Đỏ xuất kích ném bom vào các toán quân tiền phương Việt Nam. Sáng ngày 1 tháng 1 năm 1979, sau khi tập hợp lại lực lượng, Quân đoàn 3 đánh chiếm sở chỉ huy Khmer Đỏ sau một giờ giao chiến quyết liệt. Tướng Kim Tuấn hạ lệnh cho các đơn vị dưới quyền truy quét và tiêu diệt các lực lượng Khmer Đỏ còn sót lại. Tới ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 320 đã tiến tới bờ đông của bến phà Kampong Cham bên bờ sông Mekong. Tại đây sư đoàn dừng lại, rồi dùng 2 đại đội xe bọc thép mở đường, đánh về phía nam chiếm thủ phủ tỉnh Prey Veng.

Trong thời gian đó, ngày 28 tháng 12, ở hạ lưu đồng bằng sông Mekong, lực lượng Khmer Đỏ thuộc Quân khu Đông Nam mở cuộc tấn công phòng ngừa dọc biên giới. Quân Khmer Đỏ tiêu diệt một số đơn vị Quân khu 9 bảo vệ biên giới và chiếm một vùng rộng lãnh thổ Việt Nam dọc theo kênh Vĩnh Tế. Cuộc tấn công này làm cho tình hình Quân đoàn 2 của tướng Nguyễn Hữu An trở nên rất khó khăn. Quân Khmer Đỏ đã chiếm được khu vực đầu cầu mà Quân đoàn 2 và lực lượng Quân khu 9 định dùng để tiến vào Campuchia, đồng thời giành được một chiến lũy tự nhiên cản đường tiến của quân Việt Nam.

Sau khi nhận được sự chấp thuận từ Bộ chỉ huy, sáng ngày 31 tháng 12, sư đoàn 4 của Quân khu 9 và Trung đoàn 9 của Sư đoàn 304 phối thuộc mở cuộc phản công. Sau 24 giờ giao tranh kịch liệt, quân Việt Nam đã đánh lui quân Khmer Đỏ khỏi bờ tây kênh Vĩnh Tế. Chiều ngày 1 tháng 1, được pháo binh và không quân yểm trợ, Lữ đoàn công binh 219 thuộc Quân đoàn 2 bắc cầu phao vượt sông. Sư đoàn 304 và Lữ đoàn xe bọc thép 203 mở đường tiến vào đất Campuchia. Tới trưa ngày 3 tháng 1, Quân đoàn 2 và Quân khu 9 đã tiêu diệt hoặc đánh tan tất cả các lực lượng Khmer Đỏ ở hạ lưu sông Mekong dọc biên giới. Sở chỉ huy Quân khu Tây Nam của Khmer Đỏ phải rút về Takéo.

Sau ba ngày tấn công, tại hướng chủ yếu Tây Ninh, Quân đoàn 4 với sự yểm trợ của không quân, trực thăng, pháo binh, hải quân, thiết giáp... quân Việt Nam đánh bật được quân Khmer Đỏ khỏi các vị trí Năm Căn, Hòa Hội dọc theo tỉnh lộ 13, và các đơn vị của các Sư đoàn 703, 340, 221 của Khmer Đỏ phải rút về thành lập một tuyến phòng thủ mới tại Svay Rieng, tập trung ở cầu Don So.

Được 15 xe tăng và xe bọc thép mở đường, cùng với pháo 105mm, 155mm[23] bắn yểm trợ, Sư đoàn 7 của Quân đoàn 4 mở cuộc tấn công vào quân Khmer Đỏ ở Don So. Tuy nhiên sau hai ngày giao chiến với nhiều tổn thất, Sư đoàn 7 vẫn chưa chọc thủng được tuyến phòng phủ của Khmer Đỏ. Tới đêm ngày 1 tháng 1, tướng Hoàng Cầm hạ lệnh cho Sư đoàn 7 tung hết lực lượng dự bị vào trận.

Quân Khmer Đỏ kháng cự dữ dội, nhưng sau khi bị đánh thua ở Tây Ninh, quân Khmer Đỏ đã bị mất tinh thần, hơn nữa, do phải chấp nhận một trận đánh quy ước với một địch thủ có hoả lực, quân số và kinh nghiệm chiến trường trội hơn quá nhiều, nên quân Khmer Đỏ bị tan rã. Tuyến phòng thủ Svay Rieng bị vỡ ngày 2 tháng 1 năm 1979, quân Khmer Đỏ phải rút về Prey Veng và Neak Luong, chỉ để lại một số đơn vị đánh cầm chân Quân đoàn 4.

Tới ngày 2 tháng 1 năm 1979, quân đội Việt Nam đánh tan các sư đoàn chủ lực của Khmer Đỏ án ngữ các trục đường số 1, 7 và 2 ở lối vào Phnom Penh. Chiều ngày 3 tháng 1, Sư đoàn 7 chiếm được cầu Don So và tới ngày 4 tháng 1 đã làm chủ toàn bộ vùng phía đông sông Mekong. Tới ngày 5 tháng 1, Sư đoàn 7 tiến đến Neak Luong.

Đánh chiếm Phnom Penh[sửa]Ngày 6 tháng 1, các đơn vị Việt Nam vượt sông Mekong qua ngả Neak Luong và bắc Kompong Cham. Chín sư đoàn quân Việt Nam làm thành hai gọng kìm tiến vào Phnom Penh từ phía Đông Nam và phía Bắc: Sư đoàn 7 và Sư đoàn 2 di chuyển theo quốc lộ 1, Sư đoàn 9 tiến song song bảo vệ sườn phía nam và Sư đoàn 341 bảo vệ sườn phía bắc. Một toán đặc nhiệm nhảy dù xuống Phnom Penh để giải cứu Hoàng thân Sihanouk, nhưng bị Khmer Đỏ phát hiện và tiêu diệt hết, chỉ duy nhất một người sống sót.

Tại Kompong Cham, Quân đoàn 3 của tướng Kim Tuấn cũng giao tranh quyết liệt với quân Khmer Đỏ để vượt sông. Quân Khmer Đỏ thiết lập trận địa phòng ngự dọc bờ tây sông Mekong với nhiều ổ súng máy, súng cối bắn trùm lên mặt sông để ngăn thuyền chở quân Việt Nam đổ bộ. Xa hơn một chút, quân Khmer Đỏ bố trí xe tăng, xe bọc thép, pháo 105mm, 122mm và 155mm để bắn vào quân Việt Nam đang tập trung ở bờ đông sông Mekong. Đêm ngày 5 tháng 1, một toán quân gồm lính trinh sát, công binh và bộ binh định vượt qua bờ sông chiếm một đầu cầu nhỏ, nhưng quân Khmer Đỏ đánh bật họ lại. Tướng Kim Tuấn quyết định dùng hỏa lực áp đảo bắn vào trận địa phòng thủ của quân Khmer Đỏ, rồi cho thả khói mù, dùng thuyền chuyển quân sang bờ tây. Mặc dù rất nhiều thuyền bị trúng đạn của quân Khmer Đỏ, Quân đoàn 3 cuối cùng cũng đã thiết lập được một đầu cầu. Một đại đội xe lội nước vượt sông và tỏa ra để đánh vào thị trấn; 2 tiểu đoàn bộ binh cũng vượt được sông, đến 8:30 sáng, Kampong Cham thất thủ.

Ngay trong sáng ngày 6 tháng 1, lực lượng đột kích Phnom Penh, gồm Trung đoàn 28 của Sư đoàn 10 và các đơn vị phối thuộc, dẫn đầu bởi 6 xe lội nước và một số xe thiết giáp M-113 vượt sông, tổng cộng lực lượng lên đến 120 xe quân sự. Lực lượng đột kích vừa hành quân vừa giao chiến với các ổ phục kích của quân Khmer Đỏ, tới chiều tối đã tới bờ sông Tonglé Sap và tổ chức đánh vượt sông để tiến vào Phnom Penh[24].

Trong khi đó, ngày 6 tháng 1 năm 1979, những đơn vị đầu tiên của Sư đoàn 7 Quân đoàn 4 được 1 tiểu đoàn UFNSK hỗ trợ chiếm được bờ phía đông của bến phà Neak Luong. Quân Campuchia trong khi rút lui vội vã đã không kịp thiết lập công sự phòng thủ. Trong đêm, cách bến phà khoảng hai cây số về phía nam, Trung đoàn 113 cùng Trung đoàn 14 của Sư đoàn 7 được tàu đổ bộ đưa sang bên kia sông, tiến chiếm bờ phía tây của bến phà. Ngày 7 tháng 1, toàn bộ đội hình Quân đoàn 4 tiến hành vượt sông. Do sự tan rã nhanh chóng của lực lượng phòng thủ biên giới và sự chủ quan của Pol Pot, quân đội Việt Nam tiến vào Phnom Penh từ Neak Luong mà không gặp sức chống cự đáng kể nào. Trưa ngày 4 tháng 1, Quân đoàn 4 đã có thể bắt tay với Quân đoàn 3 ở ngoại ô phía bắc Phnom Pênh. Tuy nhiên Quân đoàn 3 đã đến muộn, không kịp chặn đường Chính phủ Polpot rút chạy khỏi Phnom Penh.

Việc quân Việt Nam tiến quá nhanh khiến cho Khmer Đỏ chỉ kịp sơ tán bộ máy lãnh đạo. Son Sen chạy xuyên qua mặt trận ngược về phía Việt Nam để tập hợp tàn quân của các sư đoàn thuộc quân khu miền Đông. Pol Pot, Nuon Chea và Khieu Samphan được vài xe Jeep chở quân bảo vệ chạy về Pursat. Ieng Sary chạy về Battambang trên một chuyến xe lửa đặc biệt chở vài trăm nhân viên Bộ ngoại giao. Việc rút lui khẩn khiến nhiều Bộ khác cùng hàng ngàn nhân viên không được thông báo về cuộc rút lui. Các chuyến xe tiếp theo sơ tán Phnom Penh bị tắc nghẽn bởi quá nhiều người tìm cách bỏ chạy. Như vậy với việc ban lãnh đạo sơ tán, khoảng 40 ngàn dân chúng và binh lính Khmer Đỏ tại Phnom Penh, cũng như các đơn vị quân phòng thủ các mục tiêu lân cận bị bỏ mặc tự thân vận động.[25]

Ngày 7 tháng 1, quân Việt Nam chiếm sân bay Kampong Chonang và bắt được mười máy bay A-37, ba C-123K, sáu C-47, ba Alouette III cùng một số T-28. Ngoài ra Khmer Đỏ cũng bỏ lại hàng trăm xe tăng và xe bọc thép, rất nhiều đạn dược và lương thực dự trữ chiến lược[26] mà họ không kịp mang theo.

Ngày 8 tháng 1, Hội đồng Nhân dân Cách mạng Campuchia do Heng Samrin làm Chủ tịch đã được thành lập với sự hậu thuẫn của Việt Nam.

Ở phía Bắc, các sư đoàn của Quân đoàn 3 cũng tiến xuống Phnom Penh, sau đó Sư đoàn 320 theo quốc lộ 4 xuống bình định các tỉnh phía nam. Các sư đoàn còn lại theo các quốc lộ 5 và 6 tiến về hướng Tây và hướng Bắc. Họ gặp sức chống cự đáng kể của quân Khmer Đỏ tại Battambang và Siem Reap.

Hướng nam, Sihanoukville[sửa]Tại mặt trận phía nam, từ An Giang, quân Việt Nam bắt đầu vượt biên giới vào ngày 3 tháng 1 năm 1979 và tấn công theo hai hướng. Hướng thứ nhất, Sư đoàn 325 và Sư đoàn 8 tiến về phía Tây, dọc theo quốc lộ số 2. Ngày 5 tháng 1 năm 1979, trong khi lực lượng Quân khu 9 tiến đánh Takéo, sư đoàn 325 bắt đầu hành tiến theo hướng Tây Bắc. Lực lượng Khmer Đỏ của Quân khu Tây Nam do Ta Mok chỉ huy khét tiếng cuồng tín đã chuẩn bị công sự phòng thủ


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 31 Tháng Mười, 2013, 03:36:36 pm


      Đọc mấy bài trích dẫn trên đây của Đức Cường tôi hình dung rõ hơn tòan cảnh cuộc tiến công giải phóng PnomPenh của QTNVN trong đó có sư đoàn 341 của chúng tôi.
      Lúc chiến đấu trong đội hình sư đoàn 341 những ngày này với cương vị là cán bộ chính trị được sư đoàn giao nhiêm vụ đi cùng trung đoàn 273 làm vai trò là sỹ quan đốc chiến, những tình tiết và tình huống như tài liệu trích dẫn trên tôi cho là khá chính xác khi chúng ta đánh chiếm thủ đô PnomPenh từ cuối háng 12/78-7/1/79. Sau đó các cuộc tiến công đánh chiếm CongPongSpoe, AmLeng, Puasat, Battam băng, Leach đã diễn ra đúng như vậy.
      Đấy là toàn cảnh chiến trường CPC thời điểm đó. Vậy thì ai đó nói thượng úy lái xe dẫn một đoàn các nhà báo chạy trước sư đoàn 4, sau sư đoàn 8/QK9 tiến từ hướng đường số 4 vào thủ đô PnomPenh rạng sáng ngày 7/1/79 là không đúng, phải chăng họ nhớ nhầm ngày?...


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhc6d5e2f9 trong 31 Tháng Mười, 2013, 10:20:08 pm
chào bạn bình yên 1960 , đơn vị mình có nhiều kỷ niệm với e 209 f7.trận đánh đầu tiên 2/10/77 ở cây me  bến cầu e 209 đánh rừng long khánh  c6 d5 đánh ấp cây me .23/10/77 đánh ba vét e 209 luồn bên phải hợp vây cùng c6 ở phum cuối cùng của ba vét. riêng ngã tư nhà thương ,chóp với mình có rất nhiều kỷ niệm trong cuộc đời  quân ngũ 22/12/77  tại chóp d 5 với 2 xê bộ binh và 4 xe m113 đã kịp thời vận động đánh thiệt hại nặng 1 e của pốt giải vây cho 2 d của e 2 ,trong chiến dịch 1/1/79 ngày đầu tiên đánh lên không thành công tối 2/1/79 toàn bộ e 2 với 3 d bộ binh và các c hỏa lực lật cánh thay f7 ở chóp . khi thay chốt lính f9 phục nhất f7 là hệ thống công sự hầm hào trong trận địa phòng ngự ,hầm ngủ hầm đạn giao thông liên hoàn hố bắn thật hoàn hảo lính f9 chưa một đơn vị nào làm được như thế.nhắc lại sự kiện 3/1/79 ở chóp .ý đồ của ta pốt  đã biết ,sự bí mật  không còn,e 2 khi đánh chóp pốt  dùng cả pháo phòng không ,pháo 85ly bắn thẳng,xe tăng ,mìn nhiều  gây cho ta tổn thất lớn.mình.  bị thương lần thứ 2 ở đồn biên phòng phước tân 20/1/78 dính cối 82ly còn 4 mảnh trong đầu khám giám định thương tật ở. f hay quân  đoàn  mình chỉ được 19 phần trăm.mình ra quân đợt 2 của quân đoàn 9/81 từ trường quân chính quân đoàn .may mắn là khi làm giấy tờ từ e người cùng c6 thủa trước làm ở quân  lực,lo cho mình đầy đủ các giấy tờ kể cả giấy chứng nhận bị thương kèm theo cái xác nhận chưa được khám thương do đơn vị đang chiến đấu .nộp giấy tờ cho ban cán bộ tỉnh đội nam định thấy mình chưa được giám định thương tật mấy anh làm thủ tục cho mình sang đoàn ăn dưỡng 586 giám định,kết quả 47 phần trăn kẹt của mình đang làm thủ tục xin chuyển ngành bên lao động làm thủ tục không đồng ý người chỉ còn 1/2 sức khỏe thế là phải sang 586 xin các anh giúp cái sức khỏe còn 31 phần trăm,khi đi bộ đội mình diện tổng động viên đang dở lớp 9 hệ 10 .ra quân đã ở cái tuổi 25 ngày đi làm  tối đi học văn hóa thế đấy.hiện nay mình đang ở. biên hòa nhiều lúc ngẫm lại mình có nhiều cái may để được có ngày hôm nay phải không bình yên 1960.chào.chúc bạn nhiều sức khỏe


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tuanb5 trong 01 Tháng Mười Một, 2013, 12:27:03 am


      Đọc mấy bài trích dẫn trên đây của Đức Cường tôi hình dung rõ hơn tòan cảnh cuộc tiến công giải phóng PnomPenh của QTNVN trong đó có sư đoàn 341 của chúng tôi.
      Lúc chiến đấu trong đội hình sư đoàn 341 những ngày này với cương vị là cán bộ chính trị được sư đoàn giao nhiêm vụ đi cùng trung đoàn 273 làm vai trò là sỹ quan đốc chiến, những tình tiết và tình huống như tài liệu trích dẫn trên tôi cho là khá chính xác khi chúng ta đánh chiếm thủ đô PnomPenh từ cuối háng 12/78-7/1/79. Sau đó các cuộc tiến công đánh chiếm CongPongSpoe, AmLeng, Puasat, Battam băng, Leach đã diễn ra đúng như vậy.
      Đấy là toàn cảnh chiến trường CPC thời điểm đó. Vậy thì ai đó nói thượng úy lái xe dẫn một đoàn các nhà báo chạy trước sư đoàn 4, sau sư đoàn 8/QK9 tiến từ hướng đường số 4 vào thủ đô PnomPenh rạng sáng ngày 7/1/79 là không đúng, phải chăng họ nhớ nhầm ngày?...

Tôi cũng có suy nghĩ giống như bác vanthang341: Nhiều khả năng nhớ nhầm ngày.

Các tư liệu  ở trên đều nói 7-1 ta đánh sân bay, cho nên không thể có chuyện sáng sớm chiếc xe chở nhà báo đã có mặt ở đó được, và đến 7 giờ đã có mặt ở nội đô (thời điểm đó QK9 còn chưa giải quyết song sân bay) như bác cựu đã nhớ:  "Ngày 07.01 năm 1979, tao đã có mặt tại sân bay Pô- chen- tông từ 5 giờ sáng. Tầm 7 giờ hơn thì vào thành phố NP. Điểm đến đầu tiên của bọn tao là Khách sạn Hoàng Gia".

Thời gian đã lùi xa, nhầm ngày rất dễ xảy ra. Bác cựu đó có mặt ở NP ngày 8-1 là hợp lý.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 01 Tháng Mười Một, 2013, 08:38:47 am
chào bạn bình yên 1960 , đơn vị mình có nhiều kỷ niệm với e 209 f7.trận đánh đầu tiên 2/10/77 ở cây me  bến cầu e 209 đánh rừng long khánh  c6 d5 đánh ấp cây me .23/10/77 đánh ba vét e 209 luồn bên phải hợp vây cùng c6 ở phum cuối cùng của ba vét. riêng ngã tư nhà thương ,chóp với mình có rất nhiều kỷ niệm trong cuộc đời  quân ngũ 22/12/77  tại chóp d 5 với 2 xê bộ binh và 4 xe m113 đã kịp thời vận động đánh thiệt hại nặng 1 e của pốt giải vây cho 2 d của e 2 ,trong chiến dịch 1/1/79 ngày đầu tiên đánh lên không thành công tối 2/1/79 toàn bộ e 2 với 3 d bộ binh và các c hỏa lực lật cánh thay f7 ở chóp . khi thay chốt lính f9 phục nhất f7 là hệ thống công sự hầm hào trong trận địa phòng ngự ,hầm ngủ hầm đạn giao thông liên hoàn hố bắn thật hoàn hảo lính f9 chưa một đơn vị nào làm được như thế.nhắc lại sự kiện 3/1/79 ở chóp .ý đồ của ta pốt  đã biết ,sự bí mật  không còn,e 2 khi đánh chóp pốt  dùng cả pháo phòng không ,pháo 85ly bắn thẳng,xe tăng ,mìn nhiều  gây cho ta tổn thất lớn.mình.  bị thương lần thứ 2 ở đồn biên phòng phước tân 20/1/78 dính cối 82ly còn 4 mảnh trong đầu khám giám định thương tật ở. f hay quân  đoàn  mình chỉ được 19 phần trăm.mình ra quân đợt 2 của quân đoàn 9/81 từ trường quân chính quân đoàn .may mắn là khi làm giấy tờ từ e người cùng c6 thủa trước làm ở quân  lực,lo cho mình đầy đủ các giấy tờ kể cả giấy chứng nhận bị thương kèm theo cái xác nhận chưa được khám thương do đơn vị đang chiến đấu .nộp giấy tờ cho ban cán bộ tỉnh đội nam định thấy mình chưa được giám định thương tật mấy anh làm thủ tục cho mình sang đoàn ăn dưỡng 586 giám định,kết quả 47 phần trăn kẹt của mình đang làm thủ tục xin chuyển ngành bên lao động làm thủ tục không đồng ý người chỉ còn 1/2 sức khỏe thế là phải sang 586 xin các anh giúp cái sức khỏe còn 31 phần trăm,khi đi bộ đội mình diện tổng động viên đang dở lớp 9 hệ 10 .ra quân đã ở cái tuổi 25 ngày đi làm  tối đi học văn hóa thế đấy.hiện nay mình đang ở. biên hòa nhiều lúc ngẫm lại mình có nhiều cái may để được có ngày hôm nay phải không bình yên 1960.chào.chúc bạn nhiều sức khỏe

 Chào bác binhc6d5e2f9! ;D

 Thật đúng là trái đất quay tròn. Đọc bài viết của bác gợi cho BY rất nhiều ký ức về địa danh Nam Chóp ấy, chốt giữ hướng Bắc thị xã Svay Rieng của D7 E209 năm xưa, chính xác là bác và đơn vị C6 D5 E2 F9 năm xưa là đơn vị đã thay chốt cho D7 E209 chúng tôi năm xưa rồi, chỉ có các bác mới biết những hầm hào, công sự chiến đấu của lính F7 trên chốt cánh phải QL29 cũ ấy. Nơi đó từng là "chảo thịt" của 3 đại đội bộ binh trong đội hình D7 E209 chúng tôi những ngày tháng giữ chốt trước khi bàn giao cho F9, nhiều và rất nhiều trận đánh ác liệt đã xảy ra ở đó với rất nhiều thương vong, từng tấc đất đã nhuốm máu cán bộ và chiến sỹ F7 từng kiên cường dũng cảm giữ chắc cái chốt trọng yếu này.

 Theo BY tôi nhớ thì đêm 31.12.1978, một đơn vị F9 qua thay chốt lúc khoảng 9h tối, bộ phận truyền đạt của D7 E209 đón các anh ở ngã 3 Chóp rồi đưa về cứ tuyến sau của C2 chúng tôi, khoảng 40 người tất cả. Sau khi cán bộ C của 2 đơn vị vào làm việc, thông báo cho nhau tình hình ta địch và bãi mìn dày đặc phía trước, dựa trên bản đồ tác chiến cùng những vị trí hầm hố trên chốt để bàn giao, sau đó phân chia người ở từng mũi tương ứng với số lượng người của đơn vị bạn để dắt anh em vào nhận chốt. Khi đó tôi nhận trách nhiệm dắt khoảng 1 trung đội 6 7 anh em F9 lên chốt thay cho 2 hầm trung gian cũ (lúc đó đã là hầm tiền tiêu do 2 trận đánh trước ta để mất 3 hầm tiền tiêu cũ), giữa hầm tiền tiêu của ta và địch cách nhau khoảng 50m. Lên tới hầm C bộ tôi phải dắt từng toán một lên thay vì sợ lộ trong lúc nhốn nháo nên phải thay dần từng hầm một, chỉ dẫn cho anh em biết hướng địch cùng bãi mìn ở đó ra sao, cụ thể thói quen của địch ... vv. Sau khi giao xong anh em đã ổn định thì chúng tôi mới rút về, may mắn không có chuyện gì xảy ra cho cả chốt ấy trong lúc bàn giao. Điều khiến tôi nhớ nhất là người B trưởng hay cán bộ C đơn vị F9 ấy nói giọng miền Nam, không nhớ mặt vì có nhìn thấy gì đâu.

 Sau này chúng tôi biết tin là F9 đã đánh vào tới tận thị xã Svay Rieng vào trưa ngày 3.1.1979 khi chúng tôi đã tiến tới chân cầu Đonxo hướng Cửa mở. Chúng tôi rất mừng trước tin vui đó, song cũng đầy lo âu với rất nhiều thắc mắc trong lòng. Không biết đơn vị F9 ấy đã chiến đấu ở đó ra sao? Họ vượt lên khỏi bãi mìn dày đặc ấy như thế nào khi ngay chúng tôi là những người gài mìn ở đó cũng không dám bò ra khỏi công sự vì sợ đá phải mìn do chính mình gài, cách đánh địch của F9 trong trận vận động tấn công này như thế nào mà khiến địch mạnh như vậy phải bật chốt bỏ chạy, điều gì thuận lợi và cái khó khăn của F9 trong trận đó ... vv.

 Rất mong bác binhc6d5e2f9 cho biết thêm thông tin về trận đánh này của lính F9. Chúc bác luôn khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 01 Tháng Mười Một, 2013, 10:43:35 am
               Chào bác lixeta, chào các bác! Đúng là Tranphu341 không đọc kỹ nên cứ nghĩ là đoạn Trích tên của bác Cựu lái xe là "Nhật ký". Riêng về việc anh em mình đang thảo luận về diễn biến chiến dịch giải Phóng Phnompenh thì Tranphu341 vẫn giữ quan điểm là từ ngày 2/1/79 thì mới bắt đầu chiến dịch giải phóng.

               Đúng là trước đó hoặc đã có từ lâu cái quyết tâm xoa bỏ chế độ diệt chúng Pôn Pốt-Iêng xa ri. Nhất là sau khi chúng đã " Lộ rõ măt". Thực ra đây cũng là cuộc chiến rất bất ngờ với chúng ta. Còn dự địch của chúng ta, mục tiêu là " Đông Nam Á". Đây là vấn đề tế nhị. Vì theo Tranphu biết thì ngay sau năm 75 đã có rất nhiều Cán bộ được đào tạo để đi chiến xa hơn cả CPC. Có các đơn vị đã được điều động để đi làm n/v được điều động huấn luyện đi xa. Hồi đó các bạn còn nhớ ta đã thường xuyên nói về sự nổi dậy của quân du kích Thái Lan lã pháo vào các căn cứ quân Hoàng Gia. Ta cũng đã đưa nhiều đoàn xe chở vũ khí súng đạn ra biên giới CPC-TL. Nhưng rồi chính bọn Pốt lại lấy vũ khí này chống lại ta. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, việc Thái Lan cho Mỹ mượn đất làm sân bay Cò Rạt, hoặc lính Thái Lan sang ta cũng là vấn đề chúng ta phải tính sổ sau năm 75. Bây giờ thì vấn đề không như thế nữa.

               Trở lại năm 75 Bộ Chính Trị ra quyết tâm là năm 76 mới giải phóng Miền Nam. Nhưng về thời cơ nhất là từ sau ngày 21/4/75 khi quân lực VNCH Rút chạy khỏi Xuân Lộc thì chiến dịch HỒ CHÍ MINH Mới hình thành hoặc có thể nói là bắt đầu. Mặc dù kịch bản các nhà tham mưu đã có sẵn từ trước. Sư đoàn 341 của Tranphu được vinh dự đánh trận mở màn chiến dịch này đó là trận tiến công giải phóng Chi khu Trảng bom ngay trục đường 1 cách Sài Gòn khỏng 50-60 km.

              Nói lại về ngày tháng mở chiến dịch giải phóng Phnompenh theo TRANPHU THÌ CŨNG GIỐNG NHƯ KỊCH BẢN năm 75. Đầu tiên theo kế hoạch thì chỉ đánh mở rộng địa bàn cho bạn phía đông bắc là tới phà Niec lương Bắc sông Me kông. Nhưng do thời cơ nên ngày 2/1/79 thì Ta và Bạn thừa thắng mở luôn chiến dịch đánh thẳng vào giải phóng Phnompenh. Vì thế cho nên mặt trận liên quân Ta và Bạn ngày 2/1/79 mới được thành lập. Và lệnh phát chiến dịch cũng là từ đó. Điều này trong Sử của Sư đoàn 341 nhà xuất bản Quân Đội cũng đã nói đến. Đương nhiên như Tranphu và các bạn cũng đã thấy là bộ tham mưu hoặc các Cụ Lớn đều đã có những "kịch bản" để nếu cần thì ứng phó được ngay.

                    Xin gửi các bạn bức hình chụp về Sử của Sư đoàn 341 nói về ngày 2/1/79 đó.

(http://i1228.photobucket.com/albums/ee456/tranphu341/IMG_2442_zps381fd2e7.jpg) (http://s1228.photobucket.com/user/tranphu341/media/IMG_2442_zps381fd2e7.jpg.html)

(http://i1228.photobucket.com/albums/ee456/tranphu341/IMG_2443_zps664465e1.jpg) (http://s1228.photobucket.com/user/tranphu341/media/IMG_2443_zps664465e1.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 01 Tháng Mười Một, 2013, 11:16:50 am


      Đọc mấy bài trích dẫn trên đây của Đức Cường tôi hình dung rõ hơn tòan cảnh cuộc tiến công giải phóng PnomPenh của QTNVN trong đó có sư đoàn 341 của chúng tôi.
      Lúc chiến đấu trong đội hình sư đoàn 341 những ngày này với cương vị là cán bộ chính trị được sư đoàn giao nhiêm vụ đi cùng trung đoàn 273 làm vai trò là sỹ quan đốc chiến, những tình tiết và tình huống như tài liệu trích dẫn trên tôi cho là khá chính xác khi chúng ta đánh chiếm thủ đô PnomPenh từ cuối háng 12/78-7/1/79. Sau đó các cuộc tiến công đánh chiếm CongPongSpoe, AmLeng, Puasat, Battam băng, Leach đã diễn ra đúng như vậy.
      Đấy là toàn cảnh chiến trường CPC thời điểm đó. Vậy thì ai đó nói thượng úy lái xe dẫn một đoàn các nhà báo chạy trước sư đoàn 4, sau sư đoàn 8/QK9 tiến từ hướng đường số 4 vào thủ đô PnomPenh rạng sáng ngày 7/1/79 là không đúng, phải chăng họ nhớ nhầm ngày?...

Tôi cũng có suy nghĩ giống như bác vanthang341: Nhiều khả năng nhớ nhầm ngày.

Các tư liệu  ở trên đều nói 7-1 ta đánh sân bay, cho nên không thể có chuyện sáng sớm chiếc xe chở nhà báo đã có mặt ở đó được, và đến 7 giờ đã có mặt ở nội đô (thời điểm đó QK9 còn chưa giải quyết song sân bay) như bác cựu đã nhớ:  "Ngày 07.01 năm 1979, tao đã có mặt tại sân bay Pô- chen- tông từ 5 giờ sáng. Tầm 7 giờ hơn thì vào thành phố NP. Điểm đến đầu tiên của bọn tao là Khách sạn Hoàng Gia".

Thời gian đã lùi xa, nhầm ngày rất dễ xảy ra. Bác cựu đó có mặt ở NP ngày 8-1 là hợp lý.

Chào các bác!
Đã hơn một lần tôi có ý kiến là muốn phủ nhận một cái gì đó chúng ta nên dựa vào những bằng chứng sát thực, cụ thể... chứ không nên suy luận một cách chủ quan. Tôi đưa ra câu chuyện có nhân chứng, có hình ảnh, có tên người cụ thể, có hồi ký của người trong nhóm... song các bác chẳng đưa ra được một chứng cứ nào để "đập" lại cả mà cứ suy luận thì chúng ta không thể trao đổi được nữa rồi ; :'(
Còn chứng cứ mà bác VT dựa vào là cái Từ điển mở Wikipedia thì nói chung nó không được vững chắc cho lắm đâu. Lý do:
- Một là nó rất tóm tắt, chỉ đề cập tới những sự kiện chính thôi. Người ta đâu có đưa "ba cái vụ lẻ tẻ" vào đó làm gì. Chẳng hạn trong Wiki có nói gì đến chuyện đánh nhầm nhau giữa f7 với f9 đâu nhưng thực tế là nó có diễn ra đó thôi. Mà cũng chẳng thấy các bác viện dẫn Wiki để phản bác modBY nhỉ? ;D
- Hai là những tư liệu trên đó cũng không hoàn toàn chính xác đâu. Có thế nó mới gọi là "Từ điển mở" chứ và BBT cũng không chịu trách nhiệm gì về độ chính xác của tư liệu. Nếu các bác làm LVTN mà trích dẫn Wiki sẽ bị loại ngay. Khi đọc ở đó các bác có thấy những chỗ có chữ (sửa) không? Đó chính là những chỗ còn nghi vấn mà người ta đang chờ để sửa.
Nếu bác VT muốn vào đó sửa thì chỉ cần đăng ký thành viên (cũng tương tự như đăng ký vào VMH thôi), nếu được họ công nhận là bác có quyền vào đó sửa ngay ;D

Mong các bác tìm ra những chứng cứ xác thực hơn ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 01 Tháng Mười Một, 2013, 11:32:51 am
              Chào bác lixeta, chào các bác! Đúng là Tranphu341 không đọc kỹ nên cứ nghĩ là đoạn Trích tên của bác Cựu lái xe là "Nhật ký". Riêng về việc anh em mình đang thảo luận về diễn biến chiến dịch giải Phóng Phnompenh thì Tranphu341 vẫn giữ quan điểm là từ ngày 2/1/79 thì mới bắt đầu chiến dịch giải phóng.

               Đúng là trước đó hoặc đã có từ lâu cái quyết tâm xoa bỏ chế độ diệt chúng Pôn Pốt-Iêng xa ri. Nhất là sau khi chúng đã " Lộ rõ măt". Thực ra đây cũng là cuộc chiến rất bất ngờ với chúng ta. Còn dự địch của chúng ta, mục tiêu là " Đông Nam Á". Đây là vấn đề tế nhị. Vì theo Tranphu biết thì ngay sau năm 75 đã có rất nhiều Cán bộ được đào tạo để đi chiến xa hơn cả CPC. Có các đơn vị đã được điều động để đi làm n/v được điều động huấn luyện đi xa. Hồi đó các bạn còn nhớ ta đã thường xuyên nói về sự nổi dậy của quân du kích Thái Lan lã pháo vào các căn cứ quân Hoàng Gia. Ta cũng đã đưa nhiều đoàn xe chở vũ khí súng đạn ra biên giới CPC-TL. Nhưng rồi chính bọn Pốt lại lấy vũ khí này chống lại ta. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, việc Thái Lan cho Mỹ mượn đất làm sân bay Cò Rạt, hoặc lính Thái Lan sang ta cũng là vấn đề chúng ta phải tính sổ sau năm 75. Bây giờ thì vấn đề không như thế nữa.

               Trở lại năm 75 Bộ Chính Trị ra quyết tâm là năm 76 mới giải phóng Miền Nam. Nhưng về thời cơ nhất là từ sau ngày 21/4/75 khi quân lực VNCH Rút chạy khỏi Xuân Lộc thì chiến dịch HỒ CHÍ MINH Mới hình thành hoặc có thể nói là bắt đầu. Mặc dù kịch bản các nhà tham mưu đã có sẵn từ trước. Sư đoàn 341 của Tranphu được vinh dự đánh trận mở màn chiến dịch này đó là trận tiến công giải phóng Chi khu Trảng bom ngay trục đường 1 cách Sài Gòn khỏng 50-60 km.

              Nói lại về ngày tháng mở chiến dịch giải phóng Phnompenh theo TRANPHU THÌ CŨNG GIỐNG NHƯ KỊCH BẢN năm 75. Đầu tiên theo kế hoạch thì chỉ đánh mở rộng địa bàn cho bạn phía đông bắc là tới phà Niec lương Bắc sông Me kông. Nhưng do thời cơ nên ngày 2/1/79 thì Ta và Bạn thừa thắng mở luôn chiến dịch đánh thẳng vào giải phóng Phnompenh. Vì thế cho nên mặt trận liên quân Ta và Bạn ngày 2/1/79 mới được thành lập. Và lệnh phát chiến dịch cũng là từ đó. Điều này trong Sử của Sư đoàn 341 nhà xuất bản Quân Đội cũng đã nói đến. Đương nhiên như Tranphu và các bạn cũng đã thấy là bộ tham mưu hoặc các Cụ Lớn đều đã có những "kịch bản" để nếu cần thì ứng phó được ngay.

                    Xin gửi các bạn bức hình chụp về Sử của Sư đoàn 341 nói về ngày 2/1/79 đó.

(http://i1228.photobucket.com/albums/ee456/tranphu341/IMG_2442_zps381fd2e7.jpg) (http://s1228.photobucket.com/user/tranphu341/media/IMG_2442_zps381fd2e7.jpg.html)

(http://i1228.photobucket.com/albums/ee456/tranphu341/IMG_2443_zps664465e1.jpg) (http://s1228.photobucket.com/user/tranphu341/media/IMG_2443_zps664465e1.jpg.html)


Chào bác TP!
Nói chung chúng ta cứ trao đổi cho thoải mái thôi. Tuy nhiên, để tiến hành một chiến dịch lớn thì nó có những bước khác nhau và xảy ra vào những thời điểm khác nhau. Có mấy bước lớn nhất thiết phải làm là:
1- Quá trình hình thành ý định.
2- Xây dựng quyết tâm
3- Làm kế hoạch
4- Giao nhiệm vụ, tổ chức hiệp đồng
5- Thực hành chiến dịch.
Rõ ràng là cái ý định giải phóng K đã được nung nấu rất lâu rồi. Tiếp đó là Cục TC phải xây dựng Quyết tâm báo cáo lãnh đạo cao nhất. Khi đã cơ bản được chấp thuận mới làm kế hoạch. Theo như tư liệu của qtdc thì Kế hoạch này được thông qua ngày 6,7.12.1978 (@qtdc: Xin chú cái nguồn nhé). Kế hoạch được thông qua rồi mới tổ chức triển khai mà một trong những việc làm sớm nhất là cơ động qdd2 vào BGTN thuộc địa bàn qk9. Còn ở cấp chiến dịch thì tùy đơn vị. Đơn vị nào bước vào chiến đấu sớm nhất, địa bàn phức tạp nhất v.v... sẽ được triển khai sớm. Cụ thể với qd4- hướng chủ yếu thì nhiệm vụ được triển khai vào 30 và 31.12.1978. Chứng cứ:
(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/IMG_5122_zps584ce550.jpg) (http://s627.photobucket.com/user/datavehu/media/IMG_5122_zps584ce550.jpg.html)

(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/IMG_5120_zps57c6fde9.jpg) (http://s627.photobucket.com/user/datavehu/media/IMG_5120_zps57c6fde9.jpg.html)

(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/IMG_5121_zpse47dc67c.jpg) (http://s627.photobucket.com/user/datavehu/media/IMG_5121_zpse47dc67c.jpg.html)

Còn trong Từ điển bách khoa quân sự VN thì xác định thời điểm bắt đầu của CZ này là 23.12.1978:

(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/IMG_5123_zpsc9d21b5a.jpg) (http://s627.photobucket.com/user/datavehu/media/IMG_5123_zpsc9d21b5a.jpg.html)

Đây là những tư liệu chính thống. Vì vậy, đề nghị bác nên xem lại quan điểm của mình ;D
Riêng về CZ HCM bác cũng nên xem lại.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tuanb5 trong 01 Tháng Mười Một, 2013, 12:50:05 pm

Chào các bác!
Đã hơn một lần tôi có ý kiến là muốn phủ nhận một cái gì đó chúng ta nên dựa vào những bằng chứng sát thực, cụ thể... chứ không nên suy luận một cách chủ quan. Tôi đưa ra câu chuyện có nhân chứng, có hình ảnh, có tên người cụ thể, có hồi ký của người trong nhóm... song các bác chẳng đưa ra được một chứng cứ nào để "đập" lại cả mà cứ suy luận thì chúng ta không thể trao đổi được nữa rồi ; :'(
Còn chứng cứ mà bác VT dựa vào là cái Từ điển mở Wikipedia thì nói chung nó không được vững chắc cho lắm đâu. Lý do:
- Một là nó rất tóm tắt, chỉ đề cập tới những sự kiện chính thôi. Người ta đâu có đưa "ba cái vụ lẻ tẻ" vào đó làm gì. Chẳng hạn trong Wiki có nói gì đến chuyện đánh nhầm nhau giữa f7 với f9 đâu nhưng thực tế là nó có diễn ra đó thôi. Mà cũng chẳng thấy các bác viện dẫn Wiki để phản bác modBY nhỉ? ;D
- Hai là những tư liệu trên đó cũng không hoàn toàn chính xác đâu. Có thế nó mới gọi là "Từ điển mở" chứ và BBT cũng không chịu trách nhiệm gì về độ chính xác của tư liệu. Nếu các bác làm LVTN mà trích dẫn Wiki sẽ bị loại ngay. Khi đọc ở đó các bác có thấy những chỗ có chữ (sửa) không? Đó chính là những chỗ còn nghi vấn mà người ta đang chờ để sửa.
Nếu bác VT muốn vào đó sửa thì chỉ cần đăng ký thành viên (cũng tương tự như đăng ký vào VMH thôi), nếu được họ công nhận là bác có quyền vào đó sửa ngay ;D

Mong các bác tìm ra những chứng cứ xác thực hơn ;D

Về cơ bản, đồng ý với bác Lixeta. ;D
Wiki không phải khi nào cũng đúng, tất nhiên không phải lúc nào cũng sai ;D. Nhất là những thông tin về thời gian, địa điểm ...vv. Cụ thể ở đây là thời gian QK9 đánh sân bay Pô chen tông.(Wiki viết 7-9).

Tài liệu bác qtdc đưa lên thì viết như thế này: "Sau khi Sư đoàn 330 chiếm được Tani, lực lượng tiền vệ của Quân khu 9 nhanh chóng đánh chiếm cầu Kal Tuốt, bảo đảm cho Sư đoàn 330 tiếp tục thọc sâu. Được không quân chi viện hoả lực, 11 giờ ngày 7 tháng 1, Sư đoàn 330 đánh chiếm sân bay Pôchentông, ta thu 30 máy bay các loại"

Vậy, ta rút ra kết luận thế này:
Nếu chiếc xe chở đoàn nhà báo và bác cựu có mặt tại sân bay...trước khi ta nổ súng đánh chiếm sân bay (!). Và sau đó lập tức phóng vào nội đô Phnom Penh lúc 7 giờ sáng hôm 7-1, (khi lính QK 9 chưa chiếm được sân bay)(!) thì bác vanthang341 và tôi sai hoàn toàn.

Còn chiếc xe đó đến sân bay sau khi QK9 hoàn thành nhiệm vụ đánh chiếm mục tiêu, sau đó mới vào nội đô thì đương nhiên đó phải là 7 giờ sáng ngày 8-1.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Một, 2013, 02:39:08 pm
Hi hi, hay ra phết. Giá hồ sơ lưu trữ đến kỳ giải mật nốt về chiến dịch GP K thì đẹp.

Bác Lixeta: nguồn http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,16326.40.html ("Quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại K"), cộng thêm lời kể của trung tướng Lê Hai trong một hồi ức về thượng tướng Lê Ngọc Hiền do chính NXB QDND phát hành cách đây dăm năm + Lịch sử Cục Tác chiến BTTM + hồi ký của trung tướng Hoàng Nghĩa Khánh khi đó là TMT QD4 rồi TMT QK 7 giai đoạn phản công GP K. Cụ Lê Hai hồi 78 ở tiền phương TCCT phía nam.

Bác tuanb5: có thể nhầm ngày chứ không phải là không. Nhưng khi các bác nhà báo đến sân bay Pochentong có gặp ai đâu, không gặp cả địch lẫn ta, nghĩa là không phải ngày 8/1/1979 rồi. Có lẽ các bác ấy đi lạc vì bám theo sư 8 mà sư 8 lại đi nhiệm vụ khác nên thành ra các bác nhà ta thành đội tiên phong không đối thủ, thậm chí các bác còn vào trước cả sư 330. Đến nơi địch chạy hết hoặc còn dồn sang chặn hướng QD4 và QD3 và chặn ở Takeo. Nghĩa là trường hợp này vô cùng hy hữu, xảy ra trong hoàn cảnh địch đang vỡ trận. Thực tế theo bác binhc6d5e2f9 thì các bác sư 9 có gặp sư 8 ngày hôm sau.

Đối chiếu với hồi ký của thiếu tướng Bùi Cát Vũ thì khớp ở điểm mũi QK 9 đến khu vực Pochentong trong khoảng từ trưa đến chiều. Còn tư lệnh QK 9 thì chiều muộn đã có mặt ở Pochentong gặp Phó TTMT Lê Ngọc Hiền.

Bác Lixeta: em nghĩ bác nói anh Quý kể rõ hơn và chi tiết hơn nữa quá trình đí, đến, tới sân bay, vào thành phố thế nào thì anh em dễ hiểu hơn.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 01 Tháng Mười Một, 2013, 03:49:38 pm
    Chào các bạn.
    Tôi nghĩ trích dẫn từ sách thì rất khó có căn cứ để sửa sai cho nhau. Bao giờ dẫn từ sách cũng đúng nhưng tôi vẫn cảm thấy không thật chính xác từ sách đã dẫn vì phải hiểu rằng hiểu quyển sách đó do ai viết, nó được xuất bản từ thời điểm nào.
     Hiện nay tôi thấy  có rất nhiều người viết sách. Phong trào viết sách mà ;D. Có những người bây giờ là tứơng, là nhà doanh nghiệp tầm cở họ cũng viết sách. Sách của họ viết bây giờ nói tầm cở chiến dịch, chiến lược rất oai khi mà lúc đó họ còn là một chiến sỹ tầm nhìn và sự hiẻu biết toàn cục của cuộc chiến là rất hạn chế.Tôi đã đọc và đưa bài viết của đại tá Tuần lên mục "những mẩu chuyện về đồng đội...". Lúc đánh Mỹ ông là trợ lý làm việc ở Bộ TTM viết về chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch HCM thời gian cứ sai bét hết...Quangcan phải "bái phục" về sự sai bét nhè ấy. ;D
     Tôi nhất trí với bạn qtdc " cộng thêm lời kể của trung tướng Lê Hai trong một hồi ức về thượng tướng Lê Ngọc Hiền do chính NXB QDND phát hành cách đây dăm năm + Lịch sử Cục Tác chiến BTTM + hồi ký của trung tướng Hoàng Nghĩa Khánh khi đó là TMT QD4 rồi TMT QK 7 giai đoạn phản công GP K. Cụ Lê Hai hồi 78 ở tiền phương TCCT phía nam....tất nhiên rất dáng tin cậy.
     Còn việc: "em nghĩ bác nói anh Quý kể rõ hơn và chi tiết hơn nữa quá trình đí, đến, tới sân bay, vào thành phố thế nào thì anh em dễ hiểu hơn. Việc đ.c Quý có kể lại hôm 7/1/79 thế nào thì sự đã rồi, bây giờ trí nhớ chưa hẵn đã đầy đủ trừ khi còn nhật ký để lại. Nhưng phải là nhật ký được viết trong ngày hôm đó 7/1/79. sau ít ngày nhớ lại để viết đã sai một ít rồi.hi hi.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Mười Một, 2013, 04:37:06 pm
Trích tiếp "Quân tình nguyện và chuyên gia...": http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,16326.20.html
2. Cùng các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân Campuchia giải phóng đất nước thoát khỏi họa diệt chủng Pôn Pôt, giành chính quyền về tay nhân dân.

Đến tháng 12 năm 1978, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của quân dân ta đã giành được những thắng lợi to lớn. Ta chẳng những đập tan các cuộc tấn công của địch, giữ vững địa bàn, mà còn giúp Bạn phát triển nhiều lực lượng, mở rộng địa bàn và các căn cứ trong nội địa Campuchia. Quân Pôn Pốt tiếp tục lâm vào thế bị động phải đối phó cả ở ngoài biên giới và ở trong nội địa. Nội bộ địch ngày càng mâu thuẫn sâu sắc, các cuộc thanh trừng ở các quân khu, sư đoàn tin cậy của Pôn Pốt ở Phnôm Pênh liên tiếp xảy ra. Phong trào yêu nước trong nhân dân Campuchia phát triển mạnh mẽ, các cuộc nổi dậy của quần chúng ở nhiều nơi đang chuyển thành cao trào dưới sự lãnh dạo của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia. Nhìn chung, so sánh lực lượng và thế trận trên chiến trường phát triển thuận lợi cho cách mạng hai nước Việt Nam - Campuchia.

Trước bước phát triển mới của phong trào cách mạng Campuchia và so sánh lực lượng trên toàn tuyến biên giới hoàn toàn có lợi cho ta, trong hai ngày 6 và 7 tháng 12 năm 1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua quyết tâm mở cuộc tổng tiến công tiêu diệt quân địch, hoàn thành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên tuyến biên giới Tây Nam; đồng thời theo yêu cầu của Bạn, sẵn sàng phương án hỗ trợ các lực lượng vũ trang yêu nước Campuchia nổi dậy đánh đổ tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari, giành chính quyền về tay nhân dân. Ta xác định quyết tâm: sử dụng sức mạnh bất ngờ, thần tốc, mãnh liệt, đập tan cuộc tiến công xâm lược lớn của địch ở biên giới Tây Nam; tiếp đó giúp lực lượng cách mạng Campuchia, bao vây tiêu diệt khối chủ lực, nhanh chóng thọc sâu tiêu diệt cơ quan đầu não của địch ở Phnôm Pênh, chiếm cảng Côngpôog Xóm và các sân bay lớn, ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài bằng đường biển, đường không; thực hiện đánh nhanh, giải quyết nhanh.

Theo chủ trương đó, ta dự kiến tổ chức ba chiến dịch kế tiếp nhau:

Chiến dịch 1: Tạo điều kiện chuẩn bị thế và lực cho các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia có thời gian để phát triển ảnh hưởng của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra toàn đất nước; đồng thời cũng là thời gian lực lượng của Bạn thử thách, rèn luyện, trưởng thành trong thực tiễn đấu tranh cách mạng.

Chiến dịch 2: Tiêu diệt, làm tan rã các sư đoàn chủ lực tuyến 1 của Pôn Pốt trên đường số 1, đường số 7, tạo thế đánh vào đầu não địch ở Phnôm Pênh.

Chiến dịch 3: Tập trung đánh vào đầu não địch ở Phnôm Pênh và các mục tiêu còn lại.

Để giúp Bạn hiệu quả trên lĩnh vực quân sự đòi hỏi cần có một đoàn chuyên gia chuyên trách về mặt quân sự. Trước tình hình đó, ngày 12 tháng 12 năm 1978, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 129/QĐ-QU chính thức thành lập Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Campuchia (mang phiên hiệu Đoàn 478) thuộc Ban B.68. Lãnh đạo, chỉ huy Đoàn 478 gồm các đồng chí: Nguyễn Thuận (Trưởng đoàn), Lê Chiêu (Chính ủy), Hà Hữu Thừa, Lê Hiền Hữu, Nguyễn Hiệu, Nguyễn Duy Hiền, Nguyễn Văn Viễn, Lê Đức Trứ. Đồng thời, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 130/QĐ-QU thành lập Đảng bộ Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Campuchia (gọi tắt là Đảng bộ 478), đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Quân ủy Trung ương. Ban chấp hành Đảng bộ Đoàn 478 có nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu, đề xuất với Quân ủy Trung ương những chủ trương về việc giúp Bạn xây dựng và chiến đấu của lực lượng vũ trang ba thứ quân, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ. Đồng thời lãnh dạo chuyên gia quân sự Việt Nam tiến hành giúp lực lượng vũ trang Bạn xây dựng và chiến đấu.

2. Lãnh đạo, chuyên gia Việt Nam chấp hành đúng đường lối quốc tế của Đảng, các nguyên tắc, chế độ quy định trong mối quan hệ; tôn trọng độc lập chủ quyền và mọi phong tục tập quán của Bạn; tăng cường đoàn kết hữu nghị, hợp tác trên tinh thần bình đẳng, bảo đảm cả trước mắt và lâu dài.

3. Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các quân khu 5, 7, 9 trong việc thực hiện các chủ trương giúp Bạn của Quân ủy Trung ương đã xác định. Thường xuyên quan hệ chặt chẽ với Ban B.68 của Trung ương để báo cáo và xin hướng dẫn những vấn đề có liên quan và phối hợp với chuyên gia các ngành khác để tiến hành công tác giúp Bạn đạt kết quả tốt.

Về quyền hạn, Đảng ủy Đoàn 478 được giải quyết công việc về Đảng tương đương với Đảng ủy các binh chủng”. Đồng chí Lê Chiêu (Chính ủy) được cử giữ chức Bí thư. Các đồng chí Nguyễn Thuận (Đoàn trưởng), Hà Hữu Thừa (Trưởng ban Quân sự), Nguyễn Duy Hiền (Trưởng ban Chính trị), Lê Đức Trứ (Trưởng ban Hậu cần) là Đảng ủy viên. Cùng với việc thành lập Đoàn chuyên gia quân sự 478, các quân khu 5, 7, 9 cũng thành lập một phòng chuyên về công tác giúp Bạn.

Trong khi Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương ta bàn kế hoạch tổng phản công, tiến công giải phóng Campuchia và thành lập Đoàn chuyên gia quân sự 478, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia đề nghị Việt Nam giúp Bạn đánh đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari, giành chính quyền về tay nhân dân. Theo đề nghị chính đáng của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia và căn cứ kế hoạch tác chiến chiến lược đã được Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương thông qua, ngày 17 tháng 12 năm 1978, Tiền phương Bộ Quốc phòng (thành lập ngày 19-7-1978)[2], hạ quyết tâm chiến đấu và giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện kế hoạch tiến công giải phóng Campuchia: Quân khu 5 và Quân khu 7 đảm nhiệm tiến công giải phóng các tỉnh miền Đông Campuchia. Các quân đoàn chủ lực 2, 3, 4 tập trung tiêu diệt các sư đoàn chủ lực địch, hướng chủ yếu là Quân đoàn 4. Tiến công giải phóng Phnôm Pênh bằng ba cánh quân do hai quân đoàn 3, 4 và Quân khu 9 đảm nhiệm.

Chiến dịch phản công và tiến công lớn lần này do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp chỉ huy, gồm các đồng chí Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Lê Ngọc Hiền. Cơ quan tiền phương Cục Tác chiến do đồng chí cục trưởng Lê Hữu Đức cùng các đồng chí Phan Hàm, Lê Duy Mật (Cục phó) phụ trách.

Về phía địch, đến tháng 12 năm 1978, quân Pôn Pốt có 23 sư đoàn, một số đơn vị hải quân, không quân và trung đoàn binh chủng với tổng số quân khoảng 170.000 (quân chủ lực 120.000; quân địa phương 50.000). Trang bị 250 khẩu pháo, 275 xe tăng, xe bọc thép, 79 máy bay, 170 tàu tuần tiễu, phóng lôi và phục vụ. Địch bố trí ở biên giới 19 sư đoàn, trong đó Quân khu Đông (203) và Vùng 505 (Krachiê) có 12 sư đoàn.

Ngày 23 tháng 12 năm 1978, địch huy động 10 trong số 19 sư đoàn đang bố trí ở biên giới mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta, trong đó, chúng dùng 3 sư đoàn đánh vào Bến Sỏi nhằm chiếm Tây Ninh, 2 sư đoàn đánh vào Hồng Ngự (Đồng Tháp), 2 sư đoàn đánh vào khu vực Bảy Núi (An Giang), 3 sư đoàn đánh vào khu vực Hà Tiên (Kiên Giang).

Tận dụng thời cơ về mặt pháp lý do việc tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xari cho quân tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta, đồng thời để bảo vệ hậu phương chiến dịch bị địch uy hiếp, trên cơ sở kế hoạch tác chiến đã được chuẩn bị, Tiền phương Bộ Quốc phòng ra lệnh cho các lực lượng chiến đấu trên tuyến biên giới Tây Nam đồng loạt mở cuộc phản công tiêu diệt quân địch, thực hiện quyết tâm chiến lược đã được Bộ Chính trị thông qua sớm hơn dự định.

Ngay sau khi địch đánh vào Bến Sỏi, ngày 23 tháng 12  năm 1978, Quân đoàn 4 sử dụng 2 sư đoàn (341 và 2), một trung đoàn thuộc Sư đoàn 7, 2 trung đoàn địa phương (Quân khu 7) và một số đơn vị pháo binh, xe tăng, thiết giáp thực hành phản công địch trên hai hướng, hình thành thế bao vây chặt 3 sư đoàn địch ở Bến Sỏi. Ngày hôm sau, địch cho một trung đoàn bộ binh và 15 xe tăng ra phản kích, bị ta chặn đánh quyết liệt phải co lại. Đến ngày 28 tháng 12, ta mở đợt tấn công quyết định, diệt và bắt toàn bộ quân địch xâm lấn khu vực tây bắc Bến Sỏi.

Thôi trích.

Nói chung, bao giờ cũng phải có kế hoạch cơ bản, kế hoạch thời cơ và phát triển. Các bác biết thời TBT Lê Duẩn thế nào rồi. Cụ Ba Duẩn đã làm chỉ có quyết liệt trở lên chứ không có nửa vời. Còn chuyện các nhà báo đúng là rất hy hữu, bác lixeta cũng đưa lên để mọi người biết và các bác là người trong cuộc cho ý kiến, bản thân bác lixeta cũng rất phân vân rồi mới đưa lên. Tôi nghĩ ai tin thì tin không tin cũng không sao cả. Nhân tiện các bác có dịp ôn lại ký ức của mình cũng là điều hay.  ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 01 Tháng Mười Một, 2013, 05:01:22 pm
  Các bác vác ra nhiều sách quá, tôi đọc không hiểu mấy ;D ;D Cũng như mấy chục năm năm trước không có tẹo sách nào nói về cái T54 mang số hiệu 390. Mãi sau có "mụ" nhà báo phương tây ối..ối...à..à.., tôi mới biết những người lính thật sự dũng cảm năm xưa  đã trở thành lão nông, bác lái xe lam.....Bạn bác Lixeta có đủ bằng chứng 5h ở sân bay Pochentong 7h sáng vào trong thành phố Nongphenh thuyết phục thì mới tin được. Còn sách báo nói mãi rồi, in ấn, phát hành rồi lĩnh....Nên tôi cứ tính trưa ngày 7/1 là lúc quân ta tràn vào NP, hôm đó tôi được lệnh không vào đó nữa, đúng lúc đang nắng và đói ;D ;D Ngày tôi đi học, sách giáo khoa còn hẳn bài " Cây đuốc sống..." tôi cứ đọc làu làu. Có lúc bốc máu định thử học đi đôi với hành. May quá chỉ học vẹt không thực hành nên hôm nay cũng nhào vào góp truyện, biết đâu lại thấy điều mới ;D ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 01 Tháng Mười Một, 2013, 06:06:49 pm
 Chào các bác! ;D

 BY em nghĩ sách truyện hay chính sử lịch sử cấp Sư đoàn hay Quân đoàn thì độ chính xác cũng chỉ là tương đối thôi các bác ạ. Ngay nhà em đây, người trong cuộc hẳn hoi, chính sử lịch sử Sư đoàn viết về Tiểu đoàn 7 nhà em chỉ có 1 khúc ngăn ngắn trong cuốn lịch sử F7. Vậy mà khi đọc nó khiến nhà em cười ra hẳn cả nước mắt. Mời các bác đọc chơi. ;D

 Ngày 12.1, Tiểu đoàn 7 đánh cụm địch ở bắc sân bay Puchentong (đúng rồi nhà em xác nhận). Sử viết tiếp .... diệt một đại đội, thu hơn 100 súng các loại. Chuyện này thì BY em kể rồi trong ký ức của mình, C2 bọn em hạ có khoảng chục thằng trông kho pháo, chúng không kịp trở tay sáng hôm đó và không chạy thoát nổi thằng nào, các đại đội khác không hề nổ súng, đây cũng là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất mà BY em thấy lính QTNVN mình phải mang xẻng đi chôn xác lính Pốt, để nó nằm chết ở trên thì thối lắm và chắc chắn quân ta sẽ còn ở lại đó lâu mà trông giữ kho pháo. Vậy thì lấy đâu ra cho đủ 100 súng và chục tên địch mà gọi là cấp C thì nhà em xin thua. Nhưng có điều còn lớn hơn nhiều là 184 khẩu pháo các loại đâu thì chẳng thấy cuốn sử Sư đoàn nhắc dù chỉ nửa câu. Sử viết tiếp: Sau đó Tiểu đoàn 7 đánh diệt 1 đại đội, lấy lại ngã tư Pra Lanh. Rõ ràng là D7 bọn em vào thay chốt cho D9 rút ra ăn Tết ta, D9 có mất chốt đâu mà D7 đánh lấy lại, không lẽ nói thế thì "oan gia" cho D9 bị mất chốt à? Lúc thay chốt không có đánh nhau thì làm sao D7 diệt 1 C địch. Còn sau đó hướng ngã tư Pra Lanh tức ngã tư đường tàu địch nó "nện" cho C2 bọn em xấc bấc xang bang với nó, chống đỡ đã mệt rồi, diệt thế quái nào được nó, địch nó còn mạnh lắm chứ.

 Tóm lại là mấy bố chính trị ngồi ở tận đâu đâu rồi viết mang tính tổng quát nên anh em mình có xem thì cũng phiên phiến, chứ cứ căn cứ vào đó để tìm số liệu chuẩn thì chúng ta có mà thảo luận tới Tết Công Gô cũng không ra được vấn đề. Còn nhà em thì vẫn thiên một chút về vấn đề hy hữu trong chiến đấu, bởi trong chiến đấu thì có nhiều chuyện tưởng là không thể nhưng nó vẫn là có thể. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: qtdc trong 02 Tháng Mười Một, 2013, 12:27:59 am
Kính bác vanthang341ht : hi hi, em thấy tất cả các bác đều thảo luận rất hay và đúng mực, nên dẫn ra để nhìn vấn đề các bác đang bàn bạc nó rộng hơn. Còn thì em thấy các bác có bác nào sai đâu mà phải sửa sai bằng sách. Các bác cứ đọc kỹ bài của nhau đi, em nghĩ vái bác có phần nào chưa hiểu rõ ý muốn nói của nhau thôi.

Ví dụ chiến dịch hoàn thành bảo vệ biên giới Tây nam và GP K giúp bạn theo yêu cầu của bạn rõ ràng phải lập kế hoạch từ trước nhiều, bác lixeta nói em cho là đúng, sử ta sau này lấy ngày 23 tháng 12 là như vậy vì nó bao quát cả chiến dịch lớn và phức hợp.

Đồng thời bác tranphu341 giữ quan điểm chiến dịch GO NP bắt đầu từ ngày 2.1.79 cũng rất đúng. Đó là vì chiến dịch GP NP nằm trong dự kiến chiến dịch thành phần thứ 3 mà BCT và QUTU duyệt trong 2 ngày 6 và 7 tháng 12 năm 1978. Có hoàn thành chiến dịch thứ 2 (Chiến dịch 2: Tiêu diệt, làm tan rã các sư đoàn chủ lực tuyến 1 của Pôn Pốt trên đường số 1, đường số 7, tạo thế đánh vào đầu não địch ở Phnôm Pênh) thì mới nói chuyện GP NP chứ phải không ạ (Chiến dịch 3: Tập trung đánh vào đầu não địch ở Phnôm Pênh và các mục tiêu còn lại).

Sở dĩ có ngày 6,7 tháng 12 năm 1978 này theo em cũng vì phải chờ thời cơ mà trong đó có 2 sự kiện: bạn họp bàn trong các ngày từ 28 đến 30 tháng 11 năm 1978 tại Hội trường Học viện HCQG cơ sở 2 tại Thủ Đức bây giờ để thành lập Mặt trận Đoàn kết cứu nước, rồi đến ngày 2 tháng 12 bạn Camphuchia ra mắt chính thức mặt trận của các bạn ấy, đồng thời đề nghị VN giúp đập tan chế độ diệt chủng. Ngoài ra không thể không tính đến phản ứng của Quốc tế và Liên Xô. Trong 2 năm sau 75 chúng ta đang cố gắng giữ hòa bình và "trung lập" để XD đất nước, chưa đồng ý cho LX vào CR, chưa gia nhập khối COMECON, vẫn tiếp tục cố gắng giữ quan hệ với TQ. Mãi đến năm 78 mới ký hiệp ước với LX.

Trong 2 năm 76-77 theo em ý định GP K chưa có đâu vì điều kiện chưa chín muồi và quan trọng nhất chúng ta đang hết sức tranh thủ hòa bình để xây dựng đất nước, dù cho ngay từ nửa cuối năm 75 đã có những đơn vị Khơ me đỏ và dân K sang VN tị nạn ví như nhóm ông Bu Thoong, rồi giữa năm 77 là Hun Sen. Ý định đó có lẽ chỉ bắt đầu nhen nhóm từ khi sang năm 1978.

Trong hồi ký của trung tướng Hoàng Nghĩa Khánh có nhắc đến thời điểm ngay sau trận Phú Cường, ông được điều từ QD 4 về QK 7 làm Tham mưu trưởng.
- Mới sang QK 7 có 5 ngày, bác Khánh bị cụ Trần Văn Trà gọi đi báo cáo tình hình với TBT Lê Duẩn tại T.78. Tham gia báo cáo còn có tư lệnh QK 9 là cụ Lê Đức Anh.
- QK 7 báo cáo tình hình địch, ta. Cụ Trà báo cáo ý định sắp tới giúp bạn XDLL, giúp bạn mở rộng địa bàn hoạt động, sang đặt căn cứ trên đất bạn khi trên cho phép.
-  TBT Lê Duẩn trầm ngâm suy nghĩ, xem đi xem lại bản đồ bố trí lực lượng địch ta trên biên giới K và VN, nhìn ngược lên phía NP, sờ tay lên biên giới K-Thái Lan, thoa thoa như có ý nghĩ lớn trong đầu TBT. Sau rồi TBT nói với QK 7: "được, các đ/c cứ về làm như thế, để tôi ra bàn với BCT".
- Khi ngồi xe trên đường về QK 7, cụ Trà nói với bác Khánh : "Hình như ông Ba đang có ý gì lớn đấy". Bác Khánh cũng có linh cảm như vậy nhưng bác không dám nói ra.
- Sau khi b/c TBT khoảng 4-5 ngày thì bác Khánh cùng cụ Trà tiếp đoàn QS LX ở Hà nội vào, trong đó có 1 thứ trưởng QP hay TTM phó gì đó. Bạn quan tâm đến tổng kết chiến dịch HCM, địa hình thời tiết ở miền Đông, tình hình biên giới và LL ta.


Còn chuyện xe nhà báo em cũng nghĩ như bác BY là một chuyện quá hy hữu, vì vậy việc khó tin cũng không phải điều lạ. Nhưng về nhà báo nói chung cả tây cả ta thì chúng ta cũng phải thấy có những người rất chuyên nghiệp. Nhiều bác chắc còn nhớ clip xe tăng ta tiến vào NP ngày 7 tháng 1 năm 1979 phóng tốc độ ra sao. Người quay được những thước phim ấy là người rất dũng cảm, có phẩm chất nghề nghiệp rất cao.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tuanb5 trong 02 Tháng Mười Một, 2013, 02:08:48 am
...
Còn chuyện xe nhà báo em cũng nghĩ như bác BY là một chuyện quá hy hữu, vì vậy việc khó tin cũng không phải điều lạ. Nhưng về nhà báo nói chung cả tây cả ta thì chúng ta cũng phải thấy có những người rất chuyên nghiệp. Nhiều bác chắc còn nhớ clip xe tăng ta tiến vào NP ngày 7 tháng 1 năm 1979 phóng tốc độ ra sao. Người quay được những thước phim ấy là người rất dũng cảm, có phẩm chất nghề nghiệp rất cao.

Tôi sẽ rất vui khi có chuyện hy hữu đó xảy ra, bác qtdc ạ. ;D

Nghĩa là chiếc xe chở đoàn nhà báo đó đến sân bay Pochentong vắng lặng như tờ. Địch đã chạy hết, còn QK9 chưa kịp triển khai thực thi nhiệm vụ đánh chiếm sân bay.

Thủ đô Phnom Penh cũng tương tự, địch bỏ chạy hết trơn. F7 QD4 cũng chưa kịp đến.

Vậy là, chỉ thiếu 2 lá cờ. Chiếc xe nhà báo đi vào lịch sử, khi đơn đao phó hội: Giải phóng 2 mục tiêu quan trọng nhất của chiến dịch.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 02 Tháng Mười Một, 2013, 07:51:16 am
Chào các bác!
"Cho đến cuối năm 1978, có quyết định chuẩn bị gấp cuộc hành quân lớn, gần bằng cuộc hành quân mùa xuân 1975, nhằm đánh thẳng lên thủ đô Pnômpênh, giải phóng cả nước, phối hợp với một số đơn vị Cămpuchia ly khai mới vừa được tổ chức lại. Cuộc hành quân này bắt đầu từ ngày lễ Nô-en 25-12-1978 và đến ngày 7-1-1979 thì đánh chiếm xong thủ đô Pnômpênh. Tôi đi cùng với cánh quân phía nam qua Tà Keo lên Pnômpênh, vào đến sân bay Pô-chen-tông tờ mờ sáng 7-1-1979 và trưa đó thì đến Hoàng Cung, chiều đó ghé vào đại sứ quán Trung Quốc, ngôi nhà lớn nhất và hiện đại ở thủ đô. Quân Khơ-me đỏ rất ngô ngáo, gan dạ khi đánh nhau ở vùng gần giáp giới với Việt Nam, nhưng khi hệ thống phòng thủ của chúng bị chọc thủng và tan vỡ thì chúng mất hết tinh thần, bỏ chạy tan tác, hầu như không còn kháng cự có tổ chức nữa. Đêm 6, rạng ngày 7-1 ấy chúng tôi có một kỷ niệm không bao giờ quên trên đường hành quân. Chúng tôi có năm anh em làm báo quân sự đi trên một chiếc xe ô-tô com măng ca Liên Xô do thượng úy Quý lái. Chúng tôi có đại úy Xuể, phóng viên nhiếp ảnh của báo Quân đội nhân dân, hai phóng viên của phòng phát thanh quân sự thuộc Cục Tuyên huấn, tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam, và tôi. Xe nhà báo chúng tôi xuất hành từ chiều ngày 6, ở cuối cuộc hành quân. Cánh quân này gồm có hai sư đoàn (sư đoàn 4 và sư đoàn 8 của quân khu 9). Cả thảy có đến gần 400 xe đủ loại (xe tải chở bộ binh, xe kéo pháo, xe cứu thương, xe thông tin, xe bọc thép, xe tăng, xe chỉ huy, có cả xe công binh làm cầu phà...). Chiếc xe com-măng-ca của chúng tôi len lỏi dần lên phía trên, đến gần nửa đêm thì lên đầu sư đoàn 4, trong khi sư đoàn 8 đã ở phía trước khá xa. Tôi quyết định cho chiếc xe này tách khỏi sư đoàn 4 để cố đuổi cho kịp sư đoàn 8. Xe tắt đèn trong hành quân. Phía trước và phía sau đều có tiếng súng nổ. Quân Khơ-me đỏ mở vài cuộc phục kích, nhất là ở những đoạn đường rừng núi hiểm trở. Chiếc xe con đi một mình trong đêm tối, được chừng 10 km thì đại úy Xuể ghé tai tôi nói:
"Thủ trưởng ạ, ta đi thế này có mạo hiểm không?". Tôi yên lặng không trả lời. Chúng tôi chỉ có hai khẩu súng AK và ba khẩu súng ngắn. Chiếc xe vẫn lao lên phía trước. Bỗng tôi nóng ruột một cách khác thường. Tôi nghĩ đến trách nhiệm của mình đối với anh em. Cần dũng cảm, nhưng không nên quá mạo hiểm. Tôi bảo thượmg úy Quý: "Dừng lại, Quý ạ. Ta đành chờ sư đoàn 4 lên thôi". Chừng 20 phút sau, sư đoàn 4 đến. Để một xe tăng dẫn đầu đi qua, chiếc xe của chúng tôi lại ghé vào đi tiếp. Chỉ chưa đày 10 phút sau, một tiếng nổ đanh vang dậy với một sức ép nhỏ. Chiếc xe tăng đi đầu khựng lại. Thì ra ở ngã ba đường, giữa một cánh rừng cao su, lính Khơ-me đã đưa một chiếc xe tăng Bát nhất của Trung Quốc còn mới nguyên đặt giữa đường và chĩa thẳng khẩu đại bác 75 ly ra phía trước và đã bắn vào chiếc xe tăng đi đầu, làm một chiến sĩ ta chết, hai bị thương nhẹ, trục truyền lực của xe bị gẫy. Anh em ta nhẩy xuống, bắn đuổi theo bọn lính áo đen đang bỏ chạy, đưa chiếc xe tăng Bát Nhất vào thay chiếc xe tăng bị bắn hỏng và tiếp tục cuộc hành quân. Xác một liệt sĩ ta được quấn vào vải trắng và đặt trên một xe cứu thương. Chúng tôi cả năm anh em hú vía! Nếu cứ đi tới thì chiếc xe con của chúng tôi ắt sẽ bị bắn nát và cả năm chúng tôi đều là liệt sĩ! Từ đó hằng năm, bốn anh em ấy thường ghé nhà tôi, họp mặt vào ngày 7 tháng giêng để nhắc lại những kỷ niệm cũ với tình cảm đồng đội gắn bó trong những ngày khói lửa".


               Chào các bác! Rất hay và cũng rất vui! Trong ngôi nhà này anh em mình lại có những đàm đạo thật sôi nổi.

               Đúng như bạn qtdc nói Tranphu341 thấy có lẽ có những thuyết phục hơn. Như vậy là ai cũng đúng hoặc ai cũng có những ý đúng. Ai cũng có "Sách" để biện minh, để dẫn chứng cùng với những lập luật về sự phù hợp. Tranphu cũng thấy không phải cứ "Sách" đã là đúng vì sách đôi khi nói rất chung chung, nói xuôi chiều, nói theo quan điểm chính trị của ai đó chứ "Sách, sử" của ta nhiều khi không phản ánh sự trung thực. Ví dụ như bạn Tuanb đã nói về cái vụ xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc lập chẳng hạn. Có bao nhiêu sách nói về việc này thế mà chúng ta đã thấy sự thực thế nào. Có thời về chiến dịch điện biên phủ còn không công nhận Ông Luật là người cắm cờ nữa chứ vì với quan điểm Ông là con nhà có vấn đề giai cấp thì không thể là ngườ như thế được. Hoặc về lịch sử xa hơn một tý chúng ta học Sử có ai được học, có ai được biết là Ông Hoàng BẢO ĐẠI VỀ VIỆT NAM LÀM QUỐC TRƯỞNG MẤY NĂM SAU ĐÓ MỚI ĐẾN THỜI CỤ NGÔ Mà thời đó chúng ta rất căm thù vì Ông Ngô Đình diệm đã lê máy chém đi giết hàng vạn người cộng sản và người dân vô tôi. Chúng ta đều tin điều đó. Nhưng đến khi vào xem bảo tàng tại Thành phố HCM thÌ MỚI GIẬT MÌNH BỚI CÁI SỰ TUYÊN TRUYỀN ĐÓ. VÌ CÁI MÁY CHÉM ĐÓ CHỈ GIẾT CÓ 19 NGƯỜI CỘNG CẢ TỪ NGÀY PHÁP MANG ĐẾN. MÀ NGƯỜI CUỐI CÙNG LÀ BÍ THƯ TỈNH TÂY NINH.
              Giông dài một tý để thấy rằng anh em mình đan bạn luận một cách rất nghiêm túc chứ không mang tính tranh cãi vô bổ. bây giờ chúng ta đang là người trong cuộc mà còn không nhớ không biết hết biết đúng thì con cháu ta sau này thì sao hiểu đúng được?

              Trở lại đoạn hồi ký của một bác nào đó mà bác lixeta đưa lên thì Tranphu dọc lại thấy như vậy là các bác nhà báo trên xe xe zeep đâu có đi trước. Qua đội hình Sư 4 được 20 phút thì dừng lại đợi xe tăng dẫn đầu 10 phút sau thì xe tăng của Sư 4 bị bắn hỏng anh em lấy luôn xe của Pốt và vẫn dẫn đầu đội hình. Riêng về chi tiết anh em ta thu luôn xe của Pốt làm xe mình thì cũng là điều lần đầu được nghe. Nhưng điều Tranphu nói ở đây là trên sư đoàn 4 còn có cả một đại quân là Sư đoàn 8 cơ mà có cả tăng cường thì Sư đoàn 8 cũng có tới cả Vạn người ấy chứ. Vậy sao các bác ấy bảo vào sân bay và thủ đô Phnompenh vẫn không gặp ai?

             Thêm một chi tiết để anh em mình thắc mắc nữa là sau sự kiện xe tăng của Sư 4 dẫn đầu bị bắn cháy thì liều các bác ấy có giám lại vượt lên trước mà cứ ten ten.. như binhyen nói không? Mà chẳng lẽ cả Sư 4 chí để có một xe tăng đi trước mà lại cũng không có đội hình nào kèm theo như vài cái tăng, vài cái thiết giáp hay anh em bộ binh vv.. liệu có đúng bài bản chiến thuật hành tiến tiến công không? Không lẽ các bác ấy cứ đi theo ngay sau cái xe tăng của Pốt bị ta thu?

              Đọc kỹ lại đoạn hồi ký trên thì đã là người lính chiến thì không một ai cảm thấy có tính thuyết phục ở sự đúng. Đây là quan điểm của Riêng Tranphu khi đọc lại đoạn Hồi ký nghe thấy có gì đó thật buồn cười. Cùng chưa có sự thuyết phục.

              Bác lixeta @ chẳng lẽ Tranphu nói về chiến dịch HCM CÓ ĐIỀU GÌ KHÔNG ĐÚNG CHĂNG?

              RẤT VUI RẤT VUI tRANPHU KÍNH CÁC BÁC LUÔN KHỎE, CÙNG LUÔN CÓ NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG!   


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 02 Tháng Mười Một, 2013, 08:22:12 am
Chào các bác! ;D

   BY em nghĩ sách truyện hay chính sử lịch sử cấp Sư đoàn hay Quân đoàn thì độ chính xác cũng chỉ là tương đối thôi các bác ạ.
   ........
   Còn nhà em thì vẫn thiên một chút về vấn đề hy hữu trong chiến đấu, bởi trong chiến đấu thì có nhiều chuyện tưởng là không thể nhưng nó vẫn là có thể. ;D

    Tôi nhất trí theo quan điểm của BY.
    Thực ra tôi là một trong những người viết quyển Sư đoàn Sông Lam, khi viết ra quyển sách đó đâu đã nắm được tình hình K như bây giờ sau bao nhiêu tư liệu được các bạn dẫn.
    Tôi vẫn phục lixeta bởi bạn đã đưa ra được những tư liệu và trich dẫn từ sách khá chính xác. Tuy nhiên như bạn nói: ".Còn chứng cứ mà bác VT dựa vào là cái Từ điển mở Wikipedia thì nói chung nó không được vững chắc cho lắm đâu". Tất nhiên tài liệu đó tuy không đáng tin cậy 100% nhưng dù sao nó cũng đã được người đọc, người trong cuộc tham gia chỉnh sửa nhiều lần cho nó hoàn thiện hơn, vậy cũng đáng trân trọng lắm chứ.
    Tôi cũng nhất trí với qtdc rằng chiến dịch giải phóng thủ đô PnomPenh không phải bắt đầu từ 2/1/79 như tranphu nói. Có thể ngày đó dược xuất hiện trong tư duy của tranphu một quyết tâm "Thần tốc" mới lúc được quán triệt lúc này. Ta quyết tâm giải phóng PnomPenh trước ngày 8/1/79 bời ngày đó (8/1) là ngày quôc tế họp bàn vấn đề K. Ta quyết tâm làm cho QT đặt K vào sự đã rồi, buộc LHQ có bàn vấn đề K thì phải nói chuyện với chính phủ mới của K. Khi một quyết tâm chiến lược được đưa ra phải trước đó ít nhất vài ba tháng, thậm chí cả năm chứ không đơn giản một vài ngày. Còn quyết tâm dứt diểm một chiến dịch, một quyết tâm chiến lược nào đó thì khi thời cơ đến chỉ tính bằng ngày là đương nhiên. Đảng ta thường hay nói "Một ngày bằng hai  mươi năm" đó sao.
    Còn chuyện của lái xe tên Quý thật là hi hữu nhưng sao trong tôi lại nghi ngờ sự hy hữu đó. Tôi nghi ngờ bởi một sự kiện lớn có ý nghĩa chính trị rất đặc biệt như vậy cứ như ai cũng muốn mình là người chứng kiến đầu tiên ??? .
     Tôi cũng xin các bạn nghĩ rằng chúng ta trao đổi trên đây chỉ là sự trao đổi cho sáng tỏ sự kiện theo cách hiểu của mỗi người chứ không nhằm chứng minh mình nói như vậy là đúng.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 02 Tháng Mười Một, 2013, 08:37:58 am

Chào các bác!

              Trở lại đoạn hồi ký của một bác nào đó mà bác lixeta đưa lên thì Tranphu dọc lại thấy như vậy là các bác nhà báo trên xe xe zeep đâu có đi trước. Qua đội hình Sư 4 được 20 phút thì dừng lại đợi xe tăng dẫn đầu 10 phút sau thì xe tăng của Sư 4 bị bắn hỏng anh em lấy luôn xe của Pốt và vẫn dẫn đầu đội hình. Riêng về chi tiết anh em ta thu luôn xe của Pốt làm xe mình thì cũng là điều lần đầu được nghe. Nhưng điều Tranphu nói ở đây là trên sư đoàn 4 còn có cả một đại quân là Sư đoàn 8 cơ mà có cả tăng cường thì Sư đoàn 8 cũng có tới cả Vạn người ấy chứ. Vậy sao các bác ấy bảo vào sân bay và thủ đô Phnompenh vẫn không gặp ai?

             Thêm một chi tiết để anh em mình thắc mắc nữa là sau sự kiện xe tăng của Sư 4 dẫn đầu bị bắn cháy thì liều các bác ấy có giám lại vượt lên trước mà cứ ten ten.. như binhyen nói không? Mà chẳng lẽ cả Sư 4 chí để có một xe tăng đi trước mà lại cũng không có đội hình nào kèm theo như vài cái tăng, vài cái thiết giáp hay anh em bộ binh vv.. liệu có đúng bài bản chiến thuật hành tiến tiến công không? Không lẽ các bác ấy cứ đi theo ngay sau cái xe tăng của Pốt bị ta thu?

              Đọc kỹ lại đoạn hồi ký trên thì đã là người lính chiến thì không một ai cảm thấy có tính thuyết phục ở sự đúng. Đây là quan điểm của Riêng Tranphu khi đọc lại đoạn Hồi ký nghe thấy có gì đó thật buồn cười. Cùng chưa có sự thuyết phục.

          

    Tôi hoàn toàn nhất trí với tranphu về cách nhìn vấn đề của chiếc xe ZEF trên đây. Nhưng có ai đó nói rằng sư 8 sau đó được lệnh chuyển hướng tiến công nên xe ZEF cứ thế băng băng tiến mà không có một ai phía trước. Cũng không thuyết phục về tình huống này bởi cả một sư đoàn chứ có ít đâu mà chuyển hướng tiến công nhanh đến mức chỉ có dăm bảy phút thậm chí vài ba chục phút mà đội hình cả một sư đoàn lại xuất quỷ nhập thần như một trung đội đặc công vậy(?)  ??? ???


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 02 Tháng Mười Một, 2013, 09:26:41 am
He...He...!
Công nhận vui thật! Chỉ một sự kiện nhỏ song cũng để anh em mình có dịp trao đổi với nhau rất nhiều và cũng làm sáng tỏ thêm nhiều vấn đề. Loáng cái đã đi hết 7 trang với hàng chục ý kiến trao qua đổi lại. Tuy nhiên, ta vẫn chưa đi đến sự nhất trí cho nên tôi nghĩ cuộc trao đổi này sẽ còn tiếp diễn. Mời các bác tiếp tục ;D

Còn bây giờ xin trao đổi ngoài lề một chút về... sử sách. Ở đây, có lẽ ta có điểm thống nhất là trong loạt sách Lịch sử của các đơn vị nói riêng và hệ thống sách lịch sử nói chung không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, có thể nói những cái không chính xác chủ yếu là ở diễn biến những trận đánh cụ thể ở cấp chiến thuật, còn lại các sự kiện chính ở Bộ chỉ huy các cấp thì nhìn chung là chính xác. Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Ở đây có bác VT là người đã từng trực tiếp viết sử đơn vị nên chắc bác là người hiểu rõ hơn ai hết qui trình, phương pháp làm sử và những khó khăn mà người làm sử gặp phải. Tôi không dám múa rìu qua mắt thợ song nhìn chung, những người làm sử- nhất là khi khoảng cách thời gian đã lùi xa, nhiều người không phải là người trong cuộc thì họ dựa vào đâu? Trước hết là các tư liệu thành văn mà đơn vị còn lưu trữ được như Nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh, các văn bản QT, KHCĐ... và đặc biệt là Nhật ký tác chiến. Những cái này thì cấp càng cao thường được lưu trữ tốt hơn vì có cơ quan chuyên trách. Tiếp đó là dựa vào hồi ức, lời kể của các nhân chứng... và tham khảo từ các nguồn khác. Người làm sử phải tổng hợp từ tất cả các nguồn rồi đối chiếu, phân tích... tìm ra những hạt nhân hợp lý để đưa vào sử. Ấy thế nhưng có phải mọi nguồn đó đều chính xác tuyệt đối đâu. Tôi nói ví dụ như cuốn "Nhật ký tác chiến" của 1 sư nào đó chẳng hạn thì anh Trợ lý tổng hợp cũng chỉ biết dựa vào báo cáo của cấp dưới gửi lên. Nhỡ ra gặp một anh cấp dưới quan liêu hoặc mắc bệnh thành tích, diệt được có 10 tên lại báo cáo 50 thì anh ta cũng chỉ biết tổng hợp theo như thế chứ biết làm sao. Chính vì vậy, tôi mới nói phần diễn biến cụ thể của các trận đánh cấp phân đội thì khó mà đòi hỏi chính xác 100% được. Còn chuyện BCH họp ngày nào, thành phần ra sao, quyết định thế nào... thì chúng ta có thể tin được.

     Tóm lại, khi sử dụng các tài liệu đó chúng ta cũng cần tỉnh táo để lựa chọn chứ không nên tin tuyệt đối vào một cái gì mà cũng đừng vì một tỷ lệ sai sót nào đó mà phủ nhận cả cuốn sách ;D

     Về sự kiện tiến công NP tôi xin lưu ý các bác một điều: Từ ngày 06.01.79 thành phố đã coi như bị bỏ ngỏ. Theo suy nghĩ của tôi thì nói cho thật chính xác về mặt ngôn ngữ là Ngày 07.01.1979 chúng ta "tiến vào NP" thôi chứ chẳng phải "đánh chiếm NP". Chính vì vậy nhóm nhà báo kia mới vào đến đó một cách an toàn và họ coi đó là một may mắn của cuộc đời. Và bước đầu, các bác đã thừa nhận đây là một sự kiện "hy hữu" song vẫn có thể xảy ra dù với một xác suất rất nhỏ. Chúng ta sẽ tiếp tục xem nó có xảy ra thật không nhé ;D

@VT- Đề nghị bác nên phát ngôn cẩn trọng hơn về chuyện 2 xe 843 và 390. Dựa vào đâu mà bác viết: "Chẳng phải trong những người lính xe tăng 348, 390 đã từng cãi nhau nẩy lữa về việc tớ vào trước cậu vào sau để đến mức tức dận không thân thiện với nhau đó sao". Ai cãi nhau với ai? Cãi ở đâu? Nói như thế là xúc phạm đến anh em tôi đấy :'(.

Chuyện này tôi đã nói khá rõ ở "Những mảnh rời ký ức", bác có thể xem lại.

@TP- Chuyện CZ HCM bác viết thế này: "Trở lại năm 75 Bộ Chính Trị ra quyết tâm là năm 76 mới giải phóng Miền Nam. Nhưng về thời cơ nhất là từ sau ngày 21/4/75 khi quân lực VNCH Rút chạy khỏi Xuân Lộc thì chiến dịch HỒ CHÍ MINH Mới hình thành hoặc có thể nói là bắt đầu. Mặc dù kịch bản các nhà tham mưu đã có sẵn từ trước. Sư đoàn 341 của Tranphu được vinh dự đánh trận mở màn chiến dịch này đó là trận tiến công giải phóng Chi khu Trảng bom ngay trục đường 1 cách Sài Gòn khỏng 50-60 km".

Tôi nói bác nên xem lại vì trong bức điện của BCT gửi BTL chiến dịch ngày 14.4.1975 đã đồng ý cho CZ giải phóng SG-GĐ mang tên CZ HCM rồi bác ạ ;D

Chúc các bác sức khỏe, mọi sự tốt lành ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 02 Tháng Mười Một, 2013, 10:11:26 am

@VT- Đề nghị bác nên phát ngôn cẩn trọng hơn về chuyện 2 xe 843 và 390. Dựa vào đâu mà bác viết: "Chẳng phải trong những người lính xe tăng 843, 390 đã từng cãi nhau về việc tớ vào trước cậu vào sau để đến mức tức dận không thân thiện với nhau đó sao". Ai cãi nhau với ai? Cãi ở đâu? Nói như thế là xúc phạm đến anh em tôi đấy :'(.

    Chào bạn liexta.
    Chuyện này nhân một buổi ngòi xem tivi khoảng tháng 4 năm nay khi nói đến vấn đề hai chiếc xe tăng trên có người đã nói như vậy. Đáng tiếc là tôi không nhớ rõ để dẫn nguồn.
    Còn trên trang mạng thì có chuyện tương tự như thế này đây, mời bạn và các bạn xem qua:
        http://www.tienphong.vn/van-nghe/585538/Mau-lua-di-toi-cung-su-that-tpp.html
    Nhưng thôi, đấy là cách chúng ta đang trao đổi thân tình chứ tôi không có ý xúc phạm ai đâu bạn ạ. Nếu bạn cho dó là sự xúc phạm đến ae liexta thì tôi xin lỗi anh em, xin lỗi bạn. Tôi đã xóa phần tôi viết.
    Bắt tay vui vẻ bạn nhé. Mong bạn bớt cáu dận. hi hi


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 02 Tháng Mười Một, 2013, 10:30:43 am
 Chào các bác! ;D

 Chuyện vào trước vào sau ở GP Phnom Penh thì nhiều chuyện buồn cười lắm. Tại đơn vị em, sau khi GP xong học chính trị, cấp trên quán triệt là đơn vị ta vào GP Phnom Penh đầu tiên. ;D Lính bọn em ngồi ở dưới nghe mà sướng rơn, thích nhất là tiếng đơn vị mình sẽ vang mãi trong lịch sử Quân sự Việt Nam. ;D

 Từ đó suy ra, quân ta sang bằng phà chuyến đầu tiên sau khi lắp xong lúc trưa ngày 7.1.1978, sang bên bờ Tây phà Neck Luong, lên xe là phóng, tới đầu cầu Monyvong là xông sang, thành phố không 1 bóng người lúc 5h chiều 7.1.1979. Lại một lần nữa những bước chân lính thuộc D7 E209 F7 bọn em đầu tiên dộn dàng trên đường phố thủ đô Phnom Penh. Nay nghe cấp chính trị phổ biến: Chúng ta vào thành phố đầu tiên. Đúng quá rồi còn gì. Lính tráng bọn em cứ nhớ thế, tin là thế và phải công nhận đơn vị mình "máu" thật đấy. Đầu tiên lúc 5h chiều ngày 7.1.1979. ;D

 Thật ra thì theo lịch sử ghi chép như thế nào thì chắc các bác cũng đã rõ, còn lính trực tiếp tham gia hiểu ra sao và do cấp chính trị quán triệt, thông báo như thế nào thì chúng ta cũng biết. Trong chuyện này, cấp chính trị nói không sai, lính cũng không sai, chỉ có điều là thiếu, thiếu sự chính xác ở cấp nào. Giá như khi nói "Đầu tiên" ấy thì phải khẳng định chắc chắn là cấp Sư đoàn 7 vào Phnom Penh đầu tiên mới là chuẩn. Đằng này cứ nói: Chúng ta, đơn vị ta vào Phnom Penh đầu tiên. Vì thế lính tráng cứ hiểu C D E mình vào Phnom Penh đầu tiên, cũng chính vì thế nên rất nhiều người hiểu sai chuyện này. Cách đây gần 2 năm, BY em ngồi với bác tác chiến của D7 bọn em, bác này vẫn khẳng định: D7 mình vào giải phóng Phnom Penh lúc 5h chiều ngày 7.1.1979 là đơn vị đầu tiên. ;D

 Ngay khi BY em vào VMH viết bài, lúc đầu cũng khẳng định đơn vị mình là đơn vị đầu tiên tới Phnom Penh là vì vậy, chỉ đến khi thảo luận, tranh luận với nhau ở VMH thì BY em mới có khái niệm thu thập thông tin chính xác từ đồng đội khác nhân những lúc gặp gỡ, anh em nói lại từng góc của chiến trường và mình tổng hợp lại thì mới thấy được về thời gian như chính sử đã ghi chép lại là chính xác. Ngoài ra thêm nhiều chuyện rất buồn cười, lúc khoảng 2h chiều ở bên bờ Đông bến phà, cấp D còn trao cho cấp C bọn em, gọi đích danh thằng BY trao cho em lá cờ để cắm trong Bộ TTM Pốt, chẳng biết các bác ấy có "thiên vị" nhà em hay không mà trao cho cái vinh dự đó, nhưng quả thật là chuyện này là có, vì thế khi vào VMH thi BY em cứ nói cái mình đã được giao, nhiều bác cứ bảo là BY em "nổ" chuyện được giao cắm cờ. BY em nghĩ, quân ta cũng "nháo nhào" cả lúc đó, mạnh anh nào anh ấy "chơi" và mỗi anh tự sắp đặt một cách theo ý mình và lính thì nhớ mãi như vậy. May là D8 E209 đã vào cắm cờ ở bộ TTM Pốt trước D7 bọn em nên quay ra, chứ BY em vào cắm cờ ở đó mà nay kể lại thì dứt khoát BY sẽ bảo vệ sự thật đó bằng được. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 02 Tháng Mười Một, 2013, 09:30:54 pm
 Chiều nay 2 bác Cựu KCCM đã gặp nhau các bác ạ, cuộc thảo luận vẫn còn tiếp diễn và sẽ còn nhiều dẫn chứng khác nữa đầy "cam go", mỗi bác vẫn giữ quan điểm của mình về ngày 7.1.1979 tại Phnom Penh.

(http://i973.photobucket.com/albums/ae216/hieu1960/015_zps692cfa95.jpg) (http://s973.photobucket.com/user/hieu1960/media/015_zps692cfa95.jpg.html)

 Có cả dẫn chứng bằng sách được xuất bản và in ấn từ những năm 1978. ;D

(http://i973.photobucket.com/albums/ae216/hieu1960/017_zps597833d0.jpg) (http://s973.photobucket.com/user/hieu1960/media/017_zps597833d0.jpg.html)

 Nhà thơ nguyentrongluan cũng phải vào cuộc để tìm cảm hứng sáng tác. ;D

(http://i973.photobucket.com/albums/ae216/hieu1960/019_zps33d742c5.jpg) (http://s973.photobucket.com/user/hieu1960/media/019_zps33d742c5.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tuanb5 trong 03 Tháng Mười Một, 2013, 12:35:54 am

...
 Về sự kiện tiến công NP tôi xin lưu ý các bác một điều: Từ ngày 06.01.79 thành phố đã coi như bị bỏ ngỏ. Theo suy nghĩ của tôi thì nói cho thật chính xác về mặt ngôn ngữ là Ngày 07.01.1979 chúng ta "tiến vào NP" thôi chứ chẳng phải "đánh chiếm NP". Chính vì vậy nhóm nhà báo kia mới vào đến đó một cách an toàn và họ coi đó là một may mắn của cuộc đời. Và bước đầu, các bác đã thừa nhận đây là một sự kiện "hy hữu" song vẫn có thể xảy ra dù với một xác suất rất nhỏ. Chúng ta sẽ tiếp tục xem nó có xảy ra thật không nhé ;D


Xin chào bác lixeta, xin chào các bác.
Nếu ai đó quan tâm tới cuộc chiến ở K hồi 1979 đều nắm được thông tin này. (Mặc dù, chẳng thấy nguồn chính thống nào xác nhận cả ;D)
Thực ra, trong lịch sử chiến tranh thì việc phải bỏ trống lại cho đối phương 1 thành phố, 1 thủ đô là chuyện vẫn xảy ra. Việc lãnh đạo Khmer đỏ rút chạy khỏi Phnom Penh hôm 6-1 để tránh bị quân ta bắt sống hoặc tiêu diệt là điều hoàn toàn có thể hiểu được.

Điều khó hiểu mà nhiều người ở đây quan tâm là: Tại sao lại có 1 chiếc xe chở nhà báo lại xuất hiện ở đây, vào thời điểm hết sức đặc biệt: Địch vừa bỏ đi hết, ta chưa tới. (Nếu thực sự có chuyện "hy hữu")

Mọi người hình dung: Các bác nhà báo sẽ gặp nguy hiểm như thế nào, khi lái chiếc xe đơn độc giữa 1 thành phố xa lạ chưa được giải phóng. (Và chắc chắn không ai thông báo... địch đã rút hết) ;D
Chưa nói tới khả năng gặp lính Pốt - Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Chỉ nói riêng chuyện tăng và lính QD4 vừa lúc tràn vào Phnom Penh, gặp chiếc Jeep lạ đang bon bon từ xa thì...

Nhiệm vụ quan trọng gì mà các bác nhà báo mạo hiểm vậy? Các sếp ở QK9 không sợ bị "cạo" nếu có chuyện không may sảy ra với các bác nhà báo ở tình huống lãng xẹt này?
(Đi chiến dịch cùng QD3 là các bác bên Văn Nghệ Quân Đội, có bác hy sinh anh dũng lúc vượt sông Mê Công cùng F320).

Trong đoạn hồi ký, tôi thấy nhắc tới xe tăng Bát Nhất của Pốt. Với uy lực của pháo 75 ly, phục kích bắn cháy 1 chiếc xe tăng ta  dẫn đầu đội hình  F4. Các bác cho hỏi đây là xe tăng gì vậy. ???
Xe tăng của Pốt, tôi mới trông thấy loại T-59 với cỡ nòng 100 ly.








Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: qtdc trong 03 Tháng Mười Một, 2013, 01:24:42 am
Bác tuanb5: hình như nó đây - xe tăng Bát Nhất TQ nhái kiểu T-34 LX (Type T-34) trong cuộc xâm lược Việt Nam tại Bát Xát Lào Cai năm 1979 (ảnh trên mạng TQ) :
(http://data.vietinfo.eu/News/2011/02/149968/500_thumb.jpg)

Loại này tôi nhớ pháo của nó là F-34 cỡ 76,2mm.
Kíp lái 4 người gồm:
Chỉ huy (trưởng xe kiêm xạ thủ hay pháo 1)
Điện đài viên
Lái xe
Nạp đạn viên (pháo 2)


Loại quân ta dùng là T-34-85 thì pháo cỡ 85 mm và kíp xe gồm 5 người (5 anh em trên một chiếc xe tăng):
Chỉ huy (trưởng xe)
Xạ thủ (pháo 1)
Điện đài viên
Lái xe
Nạp đạn viên (pháo 2)


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: longtrec trong 03 Tháng Mười Một, 2013, 02:08:08 am
Kính các đàn anh!

Cho em nói neo phát!

Tq có Tăng:
  Type 58 nhái T-34(Pháo chính 76,2mm)
  Type 59 nhái T-54(pháo chính 100mm hoặc 105mm)
  Type 61(Pháo chính 90mm)
  Type 62(Pháo chính 85mm) Sau đó vì nhiều lý do đến năm 2000 TQ mới cho ra đời Type 99(Phát triển trên cơ sở T-72 của LX).

Tăng mà có pháo chính 75mm thì thuộc tăng thế chiến 2 rồi, cả LX,Mỹ và Đức đều có. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 03 Tháng Mười Một, 2013, 10:20:11 am
(Đi chiến dịch cùng QD3 là các bác bên Văn Nghệ Quân Đội, có bác hy sinh anh dũng lúc vượt sông Mê Công cùng F320).

Trong đoạn hồi ký, tôi thấy nhắc tới xe tăng Bát Nhất của Pốt. Với uy lực của pháo 75 ly, phục kích bắn cháy 1 chiếc xe tăng ta  dẫn đầu đội hình  F4. Các bác cho hỏi đây là xe tăng gì vậy. ???
Xe tăng của Pốt, tôi mới trông thấy loại T-59 với cỡ nòng 100 ly.

 Những ngày tháng ở chiến trường K thì cấp lính chiến đấu thấp nhất phía dưới chả bao giờ biết được là đi cùng đội hình đơn vị mình cũng có những nhà thơ, văn QD hay bộ phận "Văn đội quân nghệ" đâu bác tuanb5 ạ. Gần đây, có hồi ký nào đó có nói: Nhà thơ Trần Đăng Khoa có đi cùng đơn vị BY trong trận luồn sâu từ cầu Đonxo lên QL1 đầu năm 1979. Hóa ra trong trận chiến đâu phải chỉ có lính tráng mải miết bùm ... chát, nhà văn cũng ra trận. Hoặc như TMT E tôi xác nhận: Nhà thơ, văn Lư Trong Văn con trai nhà thơ, văn Lư Trọng Lư từng tham gia những trận đánh luồn sâu cùng đơn vị BY tại căn cứ Amleang và cho ra tác phẩm: Những bước chân thầm lặng ... gì gì đó từng được in ấn trong tạp chí QD năm 1979-1980. Tôi mò mẫm mãi tìm đọc mà chẳng thấy.

 Còn chuyện tăng Pốt thì lính bộ binh như BY từng đụng 3 lần tất cả, nói thật chứ gặp TTG trong chiến đấu là gặp "hạn" nặng rồi, nó là con "ngáo ộp" trên chiến trường ấy chứ, đối diện với nó thì lo cắm mặt xuống đất nín thở rồi lầm rầm khấn "ông bà" phù hộ cho mình đi là vừa, với 1 khẩu tự hành, 2 khẩu đại liên, 1 khẩu 12.8ly xả đạn như mưa, "kinh" bỏ bố ra với nó ấy chứ, làm sao mà dám ngóc cổ lên mà "nhận dạng" nó là loại T gì? Với lính bộ binh thì chớ có dại mà hạ quyết tâm "hạ" tăng địch nếu trực diện, sườn xe cũng phải là ở cự ly gần và bắn đạn B xong thì trước đó phải tính sẵn vị trí có lợi ẩn nấp, bắn xong dù trúng hay trượt thì kể cả vứt luôn súng lo mà chạy lấy thân cho nhanh, bắn bên sườn nó thì cũng chưa chắc vì lính tăng cũng toàn treo "thúng mủng thùng mèng" bên sườn xe và đạn B thì nguyên lý nổ ra sao chắc các bác không lạ, tháp pháo tăng nó lừ lừ quay về hướng mình thì "tè" cả ra máu ấy chứ. Chắc ăn nhất để hạ tăng địch thì chỉ có đứng sau đuôi nó ở cự ly 20m, bắn xong thì có thể cuốn điếu thuốc rê, bập bập mấy hơi rồi đánh nhau tiếp thì vẫn còn dư thời gian chán. Song, những AH hạ tăng địch kiểu này thì quả thật là BY chưa gặp và hình như thời đánh Pốt thì lính bộ binh trong đơn vị BY chưa có ai là AH diệt xe tăng địch cả. :D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 08 Tháng Mười Một, 2013, 09:21:20 pm
            Chào các bác! Hôm trước Tranphu341 có nói Chiến dịch Hồ Chí Minh Bắt đầu từ ngày 26/4/75 là trong trí nhớ. Hôm nay tìm hiểu thêm thì cũng đúng là như vậy. Tranphu xin giới thiệu đường lính để các bạn tiện tìm hiểu thêm.

Chiến dịch Hồ Chí Minh ( từ 26 đến 30/4/1975). - Lich su Viet Nam
www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task...‎
Ta bước vào chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch ... Ta huy động vào chiến dịch này một lực lượng lớn hơn bất cứ chiến dịch nào trước đây, ... Diễn biến dồn dập ấy diễn ra cùng lúc với 5 cách quân gồm 270.000 bộ đội .... Thành phố hơn 3 triệu dân vừa qua cuộc chiến tranh 30 năm, vẫn nguyên ...


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 11 Tháng Mười Một, 2013, 09:06:09 am
            Chào các bác! Hôm trước Tranphu341 có nói Chiến dịch Hồ Chí Minh Bắt đầu từ ngày 26/4/75 là trong trí nhớ. Hôm nay tìm hiểu thêm thì cũng đúng là như vậy. Tranphu xin giới thiệu đường lính để các bạn tiện tìm hiểu thêm.

Chiến dịch Hồ Chí Minh ( từ 26 đến 30/4/1975). - Lich su Viet Nam
www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task...‎
Ta bước vào chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch ... Ta huy động vào chiến dịch này một lực lượng lớn hơn bất cứ chiến dịch nào trước đây, ... Diễn biến dồn dập ấy diễn ra cùng lúc với 5 cách quân gồm 270.000 bộ đội .... Thành phố hơn 3 triệu dân vừa qua cuộc chiến tranh 30 năm, vẫn nguyên ...

Chào bác TP!
Có ai tranh luận với bác về thời gian diễn ra CZ HCM đâu ;D
Chỗ mà LXT đề nghị bác xem lại về CZ này là ở đây cơ mà:

"Trở lại năm 75 Bộ Chính Trị ra quyết tâm là năm 76 mới giải phóng Miền Nam. Nhưng về thời cơ nhất là từ sau ngày 21/4/75 khi quân lực VNCH Rút chạy khỏi Xuân Lộc thì chiến dịch HỒ CHÍ MINH Mới hình thành hoặc có thể nói là bắt đầu. "

Quyết tâm CZ và Kế hoạch của CZ này đẫ được BTL thảo luận thống nhất từ đầu tháng Tư. Tiếp đó báo cáo BCT và BCT đã đồng ý cho CZ này mang tên CZ HCM vào ngày 14.4.1975. Vì vậy, nói đến tận 21.4 mới hình thành thì nghe ra nó không hợp lý cho lắm. Vậy thôi, bác ạ ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 18 Tháng Mười Một, 2013, 01:05:36 am
Bác tuanb5: hình như nó đây - xe tăng Bát Nhất TQ nhái kiểu T-34 LX (Type T-34) trong cuộc xâm lược Việt Nam tại Bát Xát Lào Cai năm 1979 (ảnh trên mạng TQ) :
(http://data.vietinfo.eu/News/2011/02/149968/500_thumb.jpg)

Loại này tôi nhớ pháo của nó là F-34 cỡ 76,2mm.
Kíp lái 4 người gồm:
Chỉ huy (trưởng xe kiêm xạ thủ hay pháo 1)
Điện đài viên
Lái xe
Nạp đạn viên (pháo 2)

 Loại quân ta dùng là T-34-85 thì pháo cỡ 85 mm và kíp xe gồm 5 người (5 anh em trên một chiếc xe tăng):
Chỉ huy (trưởng xe)
Xạ thủ (pháo 1)
Điện đài viên
Lái xe
Nạp đạn viên (pháo 2)

Cám ơn bác Qtdc cho cho xem cái xe tăng lạ mắt, ở K tôi cũng gặp 1 số loại TG nhưng chưa thấy kiểu này, hóa ra nó vẫn có mặt chiến đấu với T54 và Pt76 của ta. Cứ nghĩ mấy cái xe tăng của mình đã cao tuổi rồi mà bọn pot còn dùng loại cao niên hơn ;D ;D ;D Cái T34-85 trông có giống cái bát nhất không, loại này có tham gia cuộc chiến bảo vệ BGTN không bác?   ??? ;D ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Mười Một, 2013, 01:59:49 am
Bác hong c9d3e866: T-34-85 của ta chỉ khác pháo là pháo 85 và một số chi tiết, còn hình dáng cơ bản vẫn vậy. Theo tôi nhớ thì nó có tham gia thời GP 75 "rốn" một chút nữa rồi thôi. Cụ thể hơn phải nhờ bác lixeta là lính cựu của binh chủng TTG trả lời mới chính xác.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 07 Tháng Giêng, 2014, 11:03:47 am
Đi dự ké gặp mặt truyền thống Cơ quan chính trị BTL 719 tại số 1 Trấn Vũ

(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/Nguyet1954/c9b1cdf55a88038ee11f6530706946a2_zpsc40baf3e.jpg)

(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/Nguyet1954/6c05dfd0ed2b67269ca926494048d7e5_zps167c35f4.jpg)

Cùng với ZIN BA CẦU và Nguyễn Đinh Quý, nguyên lái xe TCCT

(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/Nguyet1954/f6754389c6ac3f7a2aca9285cb7ae0b1_zps7aba4ce1.jpg)

Đại tá Nguyễn Dĩnh, nguyên Cục phó cục Tuyên Huân, Trương ban Liên lạc (ngồi giữa)-

(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/Nguyet1954/9e676435defa34296edf3a5eb2bd2822_zps29030459.jpg)


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 07 Tháng Giêng, 2014, 11:17:23 am
Bác Lê khả Phiêu cũng đến dự

(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/Nguyet1954/1d880916480f1683bd61f20a40ebbe92_zpsdcd2e189.jpg)

(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/Nguyet1954/bf340d498f618f138e797c2170e8b0af_zps91d898cd.jpg)

Tuy nhiên, bác bận nên không cùng nâng cốc đc.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 07 Tháng Giêng, 2014, 11:53:28 am
                  Chào bác chủ! Chào các bác! Sáng nay Tranphu341 đã định comment vào trang này nhân kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng PhnomPenh. Nhưng rồi bận khách liên miên nên bây giờ mới vào trang được.

                   Giờ này của 35 năm trước, Tranphu341 cùng đội hình tiến công của Trung đoàn, các đơn vị phối thuộc. Lực lượng tổng cộng cả xe tăng xe thiết giáp, xe kéo pháo, xe chở bộ binh xung kích là 105 xe. Đã dũng mãnh vượt qua câu Monivong vào trong thành phố hoang tàng không một bóng người, không một bóng lính Pốt. Mà cũng thật kỳ lạ là Trung đoàn 273 của Tranphu341 vào TP PhnomPenh sau Sư đoàn 7 mà Trung đoàn 273 cứ chạy lòng vòng các điểm như Đài độc lập, sân vận động và một số nơi tới chiều tối với quay lại về chốt ngay khu vực bùng binh cầu Monivong mà sao không gặp lính Sư đoàn 7 của Binhyen mới lạ chứ?

                 Ngày này với Trung đoàn 273 của Tranphu nếu như đến 5-6 giờ tối mà không bị pháo 37 của ai đó nã vào đội hình và xe zeep của Trung tá Khánh Trưởng phòng Hậu cần Sư đoàn bị phục hy sinh mấy đồng chí (trong đó có cả Trung Tá Khánh) thì nơi đây thực sự là thành phố chết, hoang vắng đến rợn người.

                 Chúc các bạn luôn vui khỏe và tiếp nhưng câu chuyện cho chủ đề thêm nóng! Kính!


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 07 Tháng Giêng, 2014, 11:58:38 am
Bác Đinh Mộng Tiên, năm 1979 La Cục phó cục Tuyên huấn

(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/Nguyet1954/569c3138c2c982f9e63b89cbcb2b4472_zpsae5de290.jpg)

Thiếu tướng Lê văn Thức, phó Cn CT MT 719 và đại tá Nguyễn văn Bượi

(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/Nguyet1954/21677b8992b07e0ece8abfb57ba83d1a_zpsf9902087.jpg)


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 07 Tháng Giêng, 2014, 12:29:53 pm
Nguyễn Dĩnh cùng một ngươi bạn K chụp tháng 1 năm 1979

(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/Nguyet1954/711ce1ff97267abf1feb03da7b63a671_zpsddf166b1.jpg)


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 07 Tháng Giêng, 2014, 12:54:49 pm
                   Giờ này của 35 năm trước, Tranphu341 cùng đội hình tiến công của Trung đoàn, các đơn vị phối thuộc. Lực lượng tổng cộng cả xe tăng xe thiết giáp, xe kéo pháo, xe chở bộ binh xung kích là 105 xe. Đã dũng mãnh vượt qua câu Monivong vào trong thành phố hoang tàng không một bóng người, không một bóng lính Pốt. Mà cũng thật kỳ lạ là Trung đoàn 273 của Tranphu341 vào TP PhnomPenh sau Sư đoàn 7 mà Trung đoàn 273 cứ chạy lòng vòng các điểm như Đài độc lập, sân vận động và một số nơi tới chiều tối với quay lại về chốt ngay khu vực bùng binh cầu Monivong mà sao không gặp lính Sư đoàn 7 của Binhyen mới lạ chứ?

 Bác tranphu341 và đội hình E273 F341 không gặp đội hình F7 tại thủ đô Phnom Penh ngày 7.1.1979 thì cũng đúng và thật sự là may mắn chúng ta không gặp nhau đấy bác ạ, gặp nhau lúc đó chưa biết chừng cả 2 bên lại "tang hoang" cả với nhau ấy chứ bác tranphu341 nhỉ? ;D

 Theo như BY em được biết thì đội hình E141 F7 qua sông Mekong bằng tàu há mồm lúc chiều tối ngày 6.1.1979, sau đó họ hành quân luôn và cứ nghễu nghện trên đường nhựa QL1 mà "diễn" tới tận đầu cầu Monyvong vào gần trưa ngày 7.1.1979, theo kế hoạch của phương án hành quân thì E141 sẽ đi bên phải QL1, E165 đi bên trái và chỉ E209 được đi trên đường QL1, BY em chẳng rõ SQ tham mưu có thấy trên bản đồ thể hiện rất rõ là con sông bám dọc QL1 về bên phải từ bờ tây phà Neck Luong vào tới tận Phnom Penh hay không, nhưng vẫn có lệnh cho đội hình E141 đi bên phải đường, như vậy có nghĩa là E141 sẽ bỏ đường nhựa mà lội ruộng, lội sông mà đi, trên đường hành quân vào E141 thấy ngon quá nên cứ tèn ten trên đường nhựa mà xốc tới. Còn E209 thì đội hình cả trung đoàn tới tận giờ này của 35 năm về trước vẫn còn nằm bên bờ đông của phà Neck Luong, khoảng 2h chiều mới có lệnh được qua sông bằng chuyến phà đầu tiên sau khi hải quân đã lắp xong phà và có xe cơ giới hành quân. Riêng E165 của F7 thì ngày hôm sau tức sáng ngày 8.1.1979 mới vào tới cửa ngõ Phnom Penh, họ hoàn toàn hành quân bộ chứ không có phương tiện cơ giới. ;D

 Theo anh em E141 F7 kể lại: Họ qua cầu Monyvong là rẽ tay phải, đi ngang cửa khu Hoàng Cung khoảng lúc gần 12h trưa (nhìn mặt trời và đo dạ dày để phán đoán thời gian thôi), sau đó họ đi dọc theo sông ra hướng QL5 khoảng 5 6km nữa rồi chốt lại đó. E165 F7 sáng ngày 8.1.1979 mới vào tới Phnom Penh, đội hình qua cầu Monyvong là rẽ trái, đóng quân tại khu vực nhà máy chai, số ít anh em E165 "khai" đơn vị họ lại đi về sân vận động Olympic và sáng ngày 9.1.1979 họ đã có trận thi đấu "giao hữu" với nhau tại sân vận động này.

 Riêng E209 F7 thì D7 cả đêm hôm đó cứ chạy "lang thang" trong thành phố, lúc hành quân bộ, lúc lên xe ô tô, xe chạy trên đường phố luôn đan chéo gặp các xe của nhiều đơn vị bạn, chẳng biết là đơn vị nào chỉ biết là toàn quân ta gặp nhau. D9 E209 thì phi thẳng ra hướng sân bay Puchentong, khi đi ngang cửa trường đại học Bách khoa Phnom Penh thì gặp đội hình QK9 chặn lại, hai bên đã "giao lưu" rất thân mật với nhau khoảng 30 phút rồi mới nhận ra nhau cùng là "đồng bọn". D8 đâu cũng loanh quanh lang thang trong thành phố cùng D7 và khoảng 2 3h sáng ngày 8.1.1979 thì mệt quá kéo nhau cả về khu vực chợ Orusay. Ở đó có rất nhiều kho tàng và anh em lôi ra những bao đường kính trắng để ăn với cơm nấu vội trên đường hành quân, sáng ra thì lôi ra được kho bia và đồ hộp, rồi kho tiền giấy, lính nghịch vác xe máy trong kho ra phóng loạn hết phố xá. Khoảng 10h trưa 8.1.1979 thì có lệnh lên xe ra hướng sân bay Puchentong và đơn vị chốt lại ở đó đến trưa ngày 29 Tết âm lịch thì bộ phận cuối cùng bỏ cứ ở đây để theo đơn vị lên tuyến trước tại Ngã tư đường tàu (Ngã tư Kra Lanh). Kết thúc những ngày tháng "huy hoàng" nhất của đời lính. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 07 Tháng Giêng, 2014, 02:48:30 pm
Nguyễn Dĩnh cùng một ngươi bạn K chụp tháng 1 năm 1979

(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/Nguyet1954/711ce1ff97267abf1feb03da7b63a671_zpsddf166b1.jpg)

Ơ ! thật bất ngờ đọc bài này của LIXETA lại gặp người nhà .
NGuyễn Dĩnh là học với mình suốt 3 năm cấp 3 . Lên Đại học Dĩnh vào khóa 1 Báo chí ( Tuyên giáo TW) lớp ấy vào tháng 5/72 đi Quảng trị và dính ngay vào thành cổ .  Kết thúc có 3 đứa hi sinh . Còn may chán . Ra trường hầu hết là phóng viên quân đội . ( TRần Mai Hưởng , Nguyễn Đức Thiện , NGọc Đản , Lê Thiểm  , Nguyễn Dĩnh .... v.v) Dĩnh lấy vợ là con của ông bác họ mình . Từ YB đang làm giáo viên về HN theo chồng , rồi mất vài năm nay vì bệnh hiểm nghèo .
Trước khi về làm cục phó cục tuyên huấn TCCT đã có hồi Dĩnh làm chủ nhiệm CT sư đoàn 325 trên Bắc Giang .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lixeta trong 07 Tháng Giêng, 2014, 03:26:51 pm
Nguyễn Dĩnh cùng một ngươi bạn K chụp tháng 1 năm 1979

(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/Nguyet1954/711ce1ff97267abf1feb03da7b63a671_zpsddf166b1.jpg)

Ơ ! thật bất ngờ đọc bài này của LIXETA lại gặp người nhà .
NGuyễn Dĩnh là học với mình suốt 3 năm cấp 3 . Lên Đại học Dĩnh vào khóa 1 Báo chí ( Tuyên giáo TW) lớp ấy vào tháng 5/72 đi Quảng trị và dính ngay vào thành cổ .  Kết thúc có 3 đứa hi sinh . Còn may chán . Ra trường hầu hết là phóng viên quân đội . ( TRần Mai Hưởng , Nguyễn Đức Thiện , NGọc Đản , Lê Thiểm  , Nguyễn Dĩnh .... v.v) Dĩnh lấy vợ là con của ông bác họ mình . Từ YB đang làm giáo viên về HN theo chồng , rồi mất vài năm nay vì bệnh hiểm nghèo .
Trước khi về làm cục phó cục tuyên huấn TCCT đã có hồi Dĩnh làm chủ nhiệm CT sư đoàn 325 trên Bắc Giang .


Tiếc quá! Không biết để rủ quê đi cùng. Lúc nhắn tin là mình mới bắt đầu ra xe bus để đi đấy. Thực ra là mình đi off "ké" thôi, do lão lái xe Nguyễn Đình Quý nó rủ đi. Mình đi cũng hy vọng gặp thêm một số nhân chứng trên chuyến xe của lão Quý vào NP sáng hôm 07.01.1979 mà thôi. Không ngờ lại gặp nhiều anh em quen biết và cũng vui phết. Hôm nào rỗi đến nhà Dĩnh chơi nhé ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: nguyentrongluan trong 07 Tháng Giêng, 2014, 08:09:34 pm

Lúc 4 giờ chiều đang đi xe máy trên đường Thái Hà nghe thấy chuông đổ . Mãi mới táp được vào lề móc a lô . nghe thấy Nguyễn Dĩnh : mày đi đâu lâu nghe thế , nhắn tin tao hả ? . Ừ tao hỏi xem mày xỉn chưa . Nó bảo gần xỉn . Trưa nay uống ở Trấn Vũ nhiệt tình quá .
Mình nói nhỏ : này mày có tấm ảnh chụp với Bạn HUN trên Máu và Hoa đấy nhá . Dĩnh cười  còn nhiều ảnh và chuyện hay lắm . Tao và Hun quen biết từ trước lúc giải phóng NP cơ mà . Hôm nào rủ Khắc Nguyệt và Đình Quí đi uống rượu tao kể chuyện , hay lắm .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 07 Tháng Giêng, 2014, 09:34:32 pm
(http://i627.photobucket.com/albums/tt353/datavehu/Nguyet1954/711ce1ff97267abf1feb03da7b63a671_zpsddf166b1.jpg)

 Chắc khi chụp bức hình này bác Hun đang làm Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao Campuchia. :D

 Bữa 27.12.2013 vừa rồi trong buổi gặp gỡ giao lưu với Chuyên gia và cựu QTNVN bác Hun có kể lại: Khi tôi làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Campuchia thì tiêu chuẩn lương thực của tôi lúc đó là 16kg, gồm 10kg gạo và 6kg bobo. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: sapaco trong 08 Tháng Giêng, 2014, 12:16:48 pm
mình thì ở F 5, vượt sông mê kông, qua sông ở được tới ngày thứ hai khoảng giấc trưa đâu độ 13 - 14 giờ là nghe tin giải phóng nông phênh, không hiều sao mình với CB 479 rất gần nhưng lại rất xa, vì khi vượt sông mình qua bằng những chiếc xuồng chỉ chở được 5 -7 ae thôi, và cũng chẳng có pháo nào dọn đường đâu, D 4 E 174 qua sông và lấn vào vài cây số, B mình trấn giữ bờ trái của bến phà mà, lúc đầu chỉ có một ít ae bộ đội, chủ yếu là lực lượng TNXP cuốc tạo bờ lài cho xe quân sự và tăng 113 lên thôi, cái đoạn vượt sông mình nhớ không lầm là không phải ở sầm bô, đoạn này cách thị xã Karache khoảng trên dưới chục cây số thôi, khi những chiếc tăng 113 qua là nhờ phà lớn, mỗi lần đi chỉ có một chiếc thôi, cũng mất mấy giờ mới tới bến bên này, qua chỉ có 4 cái 113 hà
Nghĩ lại giờ đã là 35 năm rồi, cái hồi ức đó cứ như những ngày gần đây, nghĩ cũng lạ, chiến tranh đã lùi xa như ký ức vẫn còn nhớ mãi


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Zin Ba Cầu trong 08 Tháng Giêng, 2014, 05:33:22 pm
  Ngày này năm nay 7/1 tôi tham gia sinh hoạt với BTL 719 QTNVN-giúp bạn CPC tại số 1Trấn Vũ HN

 Anh Vinh Phó BLL thường trực chuẩn bị đón tiếp khách và các thành viên

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/DSC00151_zps2e5da0e0.jpg) (http://s1362.photobucket.com/user/zinbacau/media/DSC00151_zps2e5da0e0.jpg.html)

Các thành viên năm nào ngày này cũng gặp nhau nhưng lần nào cũng rất hào hứng và vui vẻ

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/DSC00134_zps231148d9.jpg) (http://s1362.photobucket.com/user/zinbacau/media/DSC00134_zps231148d9.jpg.html)

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/DSC00136_zpsdb4ec637.jpg) (http://s1362.photobucket.com/user/zinbacau/media/DSC00136_zpsdb4ec637.jpg.html)

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/DSC00137_zps3f27b456.jpg) (http://s1362.photobucket.com/user/zinbacau/media/DSC00137_zps3f27b456.jpg.html)

Mọi người truyền nhau xem những bức ảnh cũ ngày xưa kỷ niệm 1 thời giúp bạn CPC

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/DSC00357_zpse5c9f958.jpg) (http://s1362.photobucket.com/user/zinbacau/media/DSC00357_zpse5c9f958.jpg.html)

Anh Dĩnh trưởng BLLac BTL 719 ngồi giữa mặc vetons

Tôi ấn tượng với cái hình này của anh DĨnh người măc đồ bộ đội chụp với anh các bộ CPC tên Hun Sen

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/DSC00374_zpsc4d05ae2.jpg) (http://s1362.photobucket.com/user/zinbacau/media/DSC00374_zpsc4d05ae2.jpg.html)

(http://i1362.photobucket.com/albums/r687/zinbacau/DSC00384_zpsb1bc300f.jpg) (http://s1362.photobucket.com/user/zinbacau/media/DSC00384_zpsb1bc300f.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lehuychieu1959 trong 08 Tháng Giêng, 2014, 07:23:15 pm
    Ngày này 35 năm về trước(07/01/1979) hướng tiến quân của đơn vị của tôi chuẩn bị vượt sông Mê kông. 50 chiếc thuyền cùng 200 chiến sỹ cảm tử được lệnh sang sông trước đánh chiếm đầu cầu( Bến vượt phà tương lai). Đó là phum Tha la, một phum nhỏ dọc sông. Đêm đó đối với tôi là một đêm đầy cảm xúc, lo lắng, bồi hồi. Thị xã Stungtreng vẫn bình yên trong vắng lặng....


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: SungCANON trong 14 Tháng Giêng, 2014, 10:45:44 pm
    Ngày này 35 năm về trước(07/01/1979) hướng tiến quân của đơn vị của tôi chuẩn bị vượt sông Mê kông. 50 chiếc thuyền cùng 200 chiến sỹ cảm tử được lệnh sang sông trước đánh chiếm đầu cầu( Bến vượt phà tương lai). Đó là phum Tha la, một phum nhỏ dọc sông. Đêm đó đối với tôi là một đêm đầy cảm xúc, lo lắng, bồi hồi. Thị xã Stungtreng vẫn bình yên trong vắng lặng....


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 07 Tháng Giêng, 2015, 02:51:08 pm


      Ngày này cách đây 36 năm (7/1)
Khoảng 8h15 ngày 7/1 đội hình chiến đấu của sư đoàn 7 đã tấp nập ở bến Đông phà Niêk Lương. Đoàn xe chở bộ binh của trung đoàn 273 cũng tiến dần tới bến vượt. Bên kia bến phà tiếng súng bộ binh vẫn thỉnh thoảng nổ từng loạt ngắn. Xa xa tiếng rì rầm của xe pháo địch rút chạy còn vọng lại. Cán bộ các đơn vị chạy đi chạy lại thúc dục bộ đội nhanh chóng vượt sông. Trung đoàn trưởng trung đoàn 273 nổi cáu khi thấy đội hình trung đoàn mình đang dồn hết bên này sông Mê Công. Ông vô cớ mắng luôn nhà thơ Bùi Minh Quốc đang mang cái trống nhạc CPC thu được từ nơi nào đó trong phum, bản.
Khoảng 9h, quá nóng lòng, trung đoàn trưởng Trần Măng lệnh cho các tiểu đoàn cho bộ đội xuống phà vượt sông mặc cho sư 7 đang điều chỉnh đội hình xuống phà tiến nhanh về phía trước. Thế là dội hình sư 7 và sư 341 xen kẻ nhau tiến về thủ đô Pnom Pênh. Trên đường tiến vào Pnom Pênh thỉnh thoảng gặp một vài xác lính áo đen bị xe tăng nghiền nát trên nền đường nhựa. Những chiếc xe Hồng Hà mang nhãn hiệu Trung Quốc mới coong kéo theo những khẩu pháo 105 li. 130 li lao đầu xuống bên vệ đường máy đang nổ ình ình
Trước đó sáng ngày 3 tháng 1 năm 1979 máy bay của ta đánh phá lần cuối vào mục tiêu Svây Riêng – Niêk Lương sau đó dừng lại nên có thể địch không nghĩ rằng chúng ta lại tiến quân nhanh đến vậy nên đã không tháo chạy kịp.
Khoảng 10h máy bay trực thăng ta xuất hiện, bị pháo cao xạ của địch từ Cầu Diẽn bắn lên. Khi máy bay trực thăng đang tìm nơi hạ cánh, đ.c Vũ Thang đứng lên mui xe bọc thép vẫy tín hiệu. Máy bay hạ cánh, thấy tư lệnh Hoàng Cầm và đồng chí Lê Nam Phong TMT quân doàn 4 xuất hiện. Đồng chí Lê Nam Phong rời khỏi máy bay nhảy lên xe ZEF của đồng chí Trần Quang Triệu chạy theo trung đoàn 14 vào Pnom Pênh. Đồng chí Vũ Thang mời đồng chí Hoàng Cầm tư lệnh lên xe bọc thép cùng mình để đảm bảo an toàn. Trên xe bọc thép M113 đang hành tiến chiến đấu, không có chổ ngồi chỉ có vị trí đứng bắn. Khẩu 12li7 gắn trên xe có một bệ ngồi bắn thì Vũ Thang đang đảm nhiệm. Bí quá Vũ Thang mời thủ truởng ngồi thì đồng chí tư lệnh QĐ nói: “Để tớ đứng, vịn cái này cho dễ quan sát.
Lúc 10h 30 xe Vũ Thang đến đầu cầu Mô Ni Vông đã thấy đồng chí Lê Nam Phong chạy đến báo cáo và yêu cầu đồng chí tư lệnh Hoàng Cầm tạm dừng lại vì ở đây có trung đoàn 260 địch chốt giữ vừa bị trung đoàn 14 đánh tan. Toàn bộ sư đoàn 7 đã vào Pnom Pênh. Tiểu đoàn 1 đã chiếm cơ quan Trung Ương Pôt. Tiểu đoàn 3 chiếm khu sứ quán, còn thấy một lá cờ của Lào. Tiểu đoàn 8 trung đoàn 209 chiếm đài phát thanh. Như vậy là trong nội đô đã đông quân. Đề nghị trung đoàn 1 sư 341 phải dừng lại và để đội hình sư đoàn ở ngoại vi Pnom Pênh.
Lúc này toàn bộ trung đoàn 273 sư đoàn 341 đã vào hết trong thủ đô Pnom Pênh. Khoảng 17h30 trung đoàn 273 điều chỉnh đội hình đứng chân. Chúng tôi ngồi cả lên xe chạy khoảng vài trăm mét về phía Tây cầu Mô Ni Vông thì bị pháo 37 phía trước bắn thẳng tới. Đạn cày giữa mặt đường nhựa, chui dưới bụng xe lao vào các chân tường nhà cao tầng nổ bụp bụp phía sau. Chúng tôi lao ra khỏi xe chạy dạt sang hai bên đường lẫn vào các nhà tầng quanh khu vực. Từ phía Đông cầu Mô Ni Vông pháo ta cũng bắn trả dồn dập. Khoảng 5 phút sau cuộc đấu pháo ngừng hẳn. Cho đến nay chúng tôi vẫn chưa rõ cuộc đấu pháo tối 7/1/1979 ở đầu Tây cầu Mô Ni Vông là lực lượng nào (ta hay là địch).
Tôi đó trung đoàn bộ 273 dừng lại triển khai đội hình trong những nhà tầng phía Tây cầu Mô Ni Vông.
Lúc 19h đồng chí Nguyễn Văn Khánh chủ nhiệm Hậu cần và đồng chí Yến truởng ban tuyên huấn sư đoàn 341 đi cùng một xe ZEF xuống trung đoàn 273 nhưng không biết chính xác chổ đứng chân của trung đoàn, xe chạy quá đà nên đã hy sinh bên kia cầu Mô Ni Vông khoảng 1km về phía Nam.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: vanthang341ht trong 07 Tháng Giêng, 2015, 02:53:17 pm


           Trong cuộc đời người lính chiến không có niềm vui nào lớn hơn niềm vui chiến thắng, không có niềm tự hào nào cao hơn là tự hào được tham gia chiến dịch cuối cùng, trận đánh cuối cùng, vào sào huyệt cuối cùng của địch và giành thắng lợi cuối cùng mà mình còn sống. Tôi là một trong những người lính hai lần có được niềm vinh dự đó. Lần thứ nhất 30/4/1975 tham gia chiến dịch HCM giải phóng Sài Gòn, thống nhất Tổ Quốc. Lần thứ hai giải phóng thủ đô Pnom Pênh giải phóng nhân dân CPC thoát khỏi hoạ diệt chủng. Những đồng đội đã hy sinh chắc cũng tự hào và mỉm cười nơi chín suối.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lehuychieu1959 trong 07 Tháng Giêng, 2015, 09:03:55 pm
   36 năm rồi. Nhanh thật, tôi nhớ lúc khoảng hơn 7g tối gì đó trong lúc đang tất bật đào hầm đặt đài quan sát ngay sát mép bờ sông Mê Kông thì anh Thăng trung đoàn phó đến. Anh thông báo Pnompenh đã được giải phóng. Niềm vui như vỡ òa, ai cũng phấn khởi khi thấy ngày toàn thắng đang đến gần....


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 07 Tháng Giêng, 2015, 10:01:53 pm
 Chào bác vanthang341ht! ;D

 Sáng hôm nay 7.1.2015 binhyen1960@ em đã tự hỏi: Ngày này của 36 năm trước thì hôm nay mấy ai nhớ đến nhỉ? Có lẽ chỉ có những người lính từng tham gia chiến tranh BGTN và giải phóng đất nước Campuchia khỏi nạn diệt chủng của chế độ PolPot, người trong cuộc mới tưởng nhớ về một thời quá khứ hào hùng ấy. Để có được những giây phút vinh quang nhất mà bác đã kể ở trên, bằng những gì từng trải qua là một chặng đường dài với nhiều máu xương của rất nhiều cán bộ, chiến sỹ ta và bác vanthang341ht@ hay BY em hoặc nhiều anh em CCB QTN VN khác chỉ là những người may mắn hơn nhiều người khác ở cuộc chiến tranh đó. Cũng sáng hôm nay, người lính thông tin Sư đoàn 7 Nguyễn Hữu Hiệu đã gọi điện cho BY em hỏi: Chú có nhớ ngày hôm nay của 36 năm về trước không? Bọn anh đang tụ tập nhau lại và đang tự tổ chức ăn mừng đây.

 Vâng! Chỉ có chúng ta nhớ về giây phút hào hùng nhất ấy và cũng chỉ có chúng ta đang nhớ về những người đã nằm xuống trong cuộc chiến tranh đó.

 Hóa ra là bác vanthang341ht@ và BY em cùng "ăn chung" bữa đạn pháo cao xạ 37ly lúc khoảng 5h30' chiều ngày 7.1.1979 ngay tại đầu bờ Tây cầu Monyvong, xe chở đơn vị BY em sang khỏi cầu là rẽ phải đi khoảng 30m nữa thì dừng lại đổ quân, cũng vì thế mà may mắn không bị đạn pháo phang vào đội hình, anh em vội vàng chạy dạt vào gầm các ngôi nhà cao tầng bên trái đường tránh đạn, anh nuôi tranh thủ nổi lửa nấu cơm ngay dưới tầng trệt nhà cao tầng, khoảng 30' sau thì có lệnh đi tiếp dọc theo bờ sông, 1 Trung đội bị rớt lại cho đến khi lên tới ngã 4 phía trước mới phát hiện ra. Rồi cả đêm hôm đó lính ta lang thang khắp thành phố mà không gặp bất kể sự phản công nào của địch, các xe ô tô của các đơn vị đi lại đan xen chéo nhau theo ô bàn cờ của đường phố, ánh đèn pha quét dọc ngang để rồi "chán" quá quay về khu vực chợ Oruxay nằm chờ lệnh.

 Những ngày sau đó chúng ta đã hân hoan với niềm vui chiến thắng, có cả suy nghĩ là chiến tranh đã kết thúc, đã chấm dứt một cuộc chiến và may mắn mình là người còn sống. Đâu có ngờ chiến tranh vẫn còn dài và rất dài nữa. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 08 Tháng Giêng, 2015, 10:18:25 am
Chào bác vanthang341ht! ;D

 Sáng hôm nay 7.1.2015 binhyen1960@ em đã tự hỏi: Ngày này của 36 năm trước thì hôm nay mấy ai nhớ đến nhỉ? Có lẽ chỉ có những người lính từng tham gia chiến tranh BGTN và giải phóng đất nước Campuchia khỏi nạn diệt chủng của chế độ PolPot, người trong cuộc mới tưởng nhớ về một thời quá khứ hào hùng ấy. Để có được những giây phút vinh quang nhất mà bác đã kể ở trên, bằng những gì từng trải qua là một chặng đường dài với nhiều máu xương của rất nhiều cán bộ, chiến sỹ ta và bác vanthang341ht@ hay BY em hoặc nhiều anh em CCB QTN VN khác chỉ là những người may mắn hơn nhiều người khác ở cuộc chiến tranh đó. Cũng sáng hôm nay, người lính thông tin Sư đoàn 7 Nguyễn Hữu Hiệu đã gọi điện cho BY em hỏi: Chú có nhớ ngày hôm nay của 36 năm về trước không? Bọn anh đang tụ tập nhau lại và đang tự tổ chức ăn mừng đây.

 Vâng! Chỉ có chúng ta nhớ về giây phút hào hùng nhất ấy và cũng chỉ có chúng ta đang nhớ về những người đã nằm xuống trong cuộc chiến tranh đó.

 

                 Chào các bác! Vâng!

                 Đã là người lính chiến có mặt trong các mũi tiến công và Phnom pênh thì có lẽ là không ai có thể quên được khí thế hào hùng cùng những gian khổ ác liệt trên đường tiến công.

                Tới bờ sông Mê Công rộng lớn và hùng vĩ. Ai mà không choáng ngợp trước sự hùng vĩ đó. Nhất là bên kia còn đang có những họng súng thù đang nhả đạn và đang sẵn sàng nhả đạn. Thế mà bất chấp những hiểm nguy chờ đón rình dập đó chúng ta cứ tiến, đại quân cứ tiến dù có nhiều đồng chí bị trúng đạn thù khi vượt sông. Sông đã đưa các anh em xuôi về hạ nguồn Đất Mẹ. Nhưng mọi người vẫn vượt sông vẫn hùng dũng tiến công vẫn trút đạn lên đâu thù. Rồi ai nấy đều bần thần khi niền vui vỡ òa nghe tin chiến thắng. Lại một Thủ đô thù bị khuất phục dưới bàn chân chiến sỹ.

                Nghĩ lại lúc đông nghịt bộ đội có đến hàng vạn người lính cùng phương tiện vũ khí dồn ứ tại bờ sông bến NiecLuong lúc 8 giờ sáng 7/1/79 đó. Tranphu341 không khỏi phân vân. Phân vân vì sông quá rộng. Phân vân vì sợ máy bay đến oanh kích. Phân vân vì khi vượt sang nếu có vấn đề gì thì bơi làm sao về được?

                Thế rồi đoàn quân cứ vượt sông, cứ hùng dũng ào ào tiến vào thành phố truy kích thù. Thế mà đã 36 năm rồi đấy các bạn. Nhưng càng nghĩ càng thấy như là mới đây thôi.

                 Chúc các bạn nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui để mà hoài niệm, để mà tưởng tượng lại những giay phút hào hùng, những ngày tháng thần kỳ ấy.

                   @ binhyen Tranphu341 cũng rất vui khi buổi trưa ngày 7/1 bác Hiệu sư đoàn 7 cũng gọi điện cho Tranphu341 nói là anh em ở Cẩm Ràng đang dự tiệc mừng chiến thắng. Vui thật là vui.

               


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tuanb5 trong 08 Tháng Giêng, 2015, 06:44:07 pm


      Ngày này cách đây 36 năm (7/1)
...
 Chúng tôi ngồi cả lên xe chạy khoảng vài trăm mét về phía Tây cầu Mô Ni Vông thì bị pháo 37 phía trước bắn thẳng tới. Đạn cày giữa mặt đường nhựa, chui dưới bụng xe lao vào các chân tường nhà cao tầng nổ bụp bụp phía sau. Chúng tôi lao ra khỏi xe chạy dạt sang hai bên đường lẫn vào các nhà tầng quanh khu vực. Từ phía Đông cầu Mô Ni Vông pháo ta cũng bắn trả dồn dập. Khoảng 5 phút sau cuộc đấu pháo ngừng hẳn. Cho đến nay chúng tôi vẫn chưa rõ cuộc đấu pháo tối 7/1/1979 ở đầu Tây cầu Mô Ni Vông là lực lượng nào (ta hay là địch).



...
 Hóa ra là bác vanthang341ht@ và BY em cùng "ăn chung" bữa đạn pháo cao xạ 37ly lúc khoảng 5h30' chiều ngày 7.1.1979 ngay tại đầu bờ Tây cầu Monyvong, xe chở đơn vị BY em sang khỏi cầu là rẽ phải đi khoảng 30m nữa thì dừng lại đổ quân, cũng vì thế mà may mắn không bị đạn pháo phang vào đội hình, anh em vội vàng chạy dạt vào gầm các ngôi nhà cao tầng bên trái đường tránh đạn

Vào thời điểm chiều muộn ngày 7-1-1979, theo ý kiến cá nhân tôi thì những loạt đạn 37 ly đó không thể của địch được. Chúng tháo chạy tiệt rồi. Giả sử còn tên nào ngoan cố nằm lại, cùng lắm chỉ vài băng AK hoặc vài quả M79 là cùng. Cho nên hỏa lực 12 ly 7 còn khó sảy ra, huống hồ 37 ly, phải không các bác?

Không phải của địch, ắt …của ta. Cho nên rất có thể, tác giả những loạt đạn 37 ly đó là các bác Trung đoàn pháo (E4) của F10.

Sách sử F 10 biên rõ rằng: Là mũi phụ công đánh chiếm Phnom Penh, F10 giao nhiệm vụ cho E 28 đánh từ hướng Đông Bắc xuống. Trên đường đi, E 28 bị địch chặn đánh ở dãy núi Phu Chê. Nên đến bờ sông, làm công tác vượt sang bờ Tây đã là chiều muộn (17h). (Hướng các bác QĐ 4 nhàn hơn, vì có cầu Monivon, xe cứ thế mà chạy mát ga ;D).

Lệnh cấp trên, bằng mọi giá E 28 phải vượt qua sông trước khi trời tối. Cầu hỏng, có chữa được thì cũng khó tải nổi xe pháo, thiết bị…vv, nên phải lắp phà. Lúc này E28 có E 4 chi viện bằng cách nã đạn sang bờ Tây, yểm trợ cho công binh và xe lội nước PT76 đưa bộ binh qua sông. Trực tiếp chỉ huy E 4 bắn phá bờ Tây có chính ủy Kỳ, trợ lý cao xạ Anh. Trước đó địch tháo chạy không kịp, bỏ lại bờ sông vô khối xe pháo, đạn được. Thoải mái bắn.

Rất có khả năng trong đợt bắn phá đó, một vài loạt 37 ly “cẩn thận” mở rộng hướng. Cho nên các bác QĐ 4 lúc này đã ở bên bờ Tây “bỗng dưng được nhận” của Trời ơi đó chăng?


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: hoangson1960 trong 09 Tháng Giêng, 2015, 04:18:17 pm
 Tôi nhớ  QĐ3 đánh theo lộ 6 từ Congbongcham lên trong đó có F10 . Bến phà Congbongcham cũng mãi mới giải quyết đươc. Kẹt bên bờ bắc hướng này còn có cả F5, F302 của QK7. Chúng tôi F5 mãi mùng 8,9/1 mới qua được sông Mekong cùng QĐ3 nên khó có F10 được .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tuanb5 trong 09 Tháng Giêng, 2015, 07:00:57 pm
Tôi nhớ  QĐ3 đánh theo lộ 6 từ Congbongcham lên trong đó có F10 . Bến phà Congbongcham cũng mãi mới giải quyết đươc. Kẹt bên bờ bắc hướng này còn có cả F5, F302 của QK7. Chúng tôi F5 mãi mùng 8,9/1 mới qua được sông Mekong cùng QĐ3 nên khó có F10 được .

Chào bác hoangson1960! ;D

Ý bác hoangson1960 là F10 cùng QK7 bị kẹt ở bờ Đông sông Mê Công (Công Pông Chàm). Cho nên hôm 7-1 F10 không thể có mặt ở PhnomPenh, đúng không ạ?

Bác nói đúng phần nào với thực tế lúc đó. Làm sao cùng lúc đưa cả lực lượng lớn như vậy vượt sông được. Ở đây có lẽ phải nói thêm chút ít rằng, chúng ta thường nghe nói QĐ 3 vượt sông bằng sức mạnh-Lần đầu tiên trong các cuộc chiến tranh Đông Dương. Điều ấy là đúng, nhưng chỉ là với F320 thôi (Tương tự, vẫn có thông tin nói QD3 về nước bằng phi cơ. Thực tế, không phải toàn bộ cơ động bằng đường không).

Nói tiếp về lần vượt sông Mê Công. Trung đoàn 28 (F10) là mũi nhọn của Sư đoàn đánh vào PhnomPenh nên vượt sông đầu tiên của F10. (Không phải nơi F320 vượt sông). Chính vì thế, ngay từ 6-1, đã có bộ phận bí mật vượt sông rồi. Và trong buổi sáng ngày 7-1, toàn bộ E28 cùng xe pháo F10 (E4) đã sang được bờ Tây.

Đến trưa, E28 làm chủ ngã 3 Si Kun (nơi đường 6, đường 7 giao nhau). Trên đường tiến đánh Phnompenh, E28 bị địch đánh chặn ở dãy núi Phu Chê, ta cho 37 ly quất thẳng vào chốt địch mở đường. Chính vướng mắc ở đây nên chiều muộn, E28 mới bắt đầu vượt sông Tonlesap. Đến tối 7-1 thì E28 (đã để lại 1 D bảo vệ bờ sông đề phòng địch phản kích) chiếm Bộ Tổng tham mưu Khmer đỏ.




Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 09 Tháng Giêng, 2015, 11:54:18 pm
Vâng, ý kiến của bác Tuanb5 cũng có lý. Tuy nhiên chắc chắn khi đó f10 QD3 vẫn đang còn ở bờ Đông sông Tunle sap, tức bên kia cầu Sập của hướng QL 6 và 7. Đúng không ạ. Nhưng BY lại thấy đầu đạn 37ly bắn từ hướng đường Monyvong tức hướng sân bay Puchentong lại, từ hướng Tây bắn tới, các quả đạn lao qua nóc nhà tầng nối đuôi nhau rơi xuống mặt đương nhựa ngay giũa cái bùng binh đầu cầu. Tóm lại là ngược hẳn về hướng của f10 khi đó. Có 1 giả thiết là pháo binh của QK9 từ hướng QL2 bắn tới, có lẽ như vậy hợp lý hơn. Thực tế BY có gặp 1 bộ phận ăn mặc rất lôm côm khi quay lại móc 1b tụt lại phía sau. Hỏi thì họ nói là QK9 rồi họ nói: Gặp QD4 rồi nên quay lại.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 10 Tháng Giêng, 2015, 08:26:41 pm

Vâng! Ý kiến của bác Tuanb5 cũng có lý. Tuy nhiên chắc chắn khi đó f10 QD3 vẫn đang còn ở bờ Đông sông Tunle sap, tức bên kia cầu Sập của hướng QL 6 và 7. Đúng không ạ. Nhưng BY lại thấy đầu đạn 37ly bắn từ hướng đường Monyvong tức hướng sân bay Puchentong lại, từ hướng Tây bắn tới, các quả đạn lao qua nóc nhà tầng nối đuôi nhau rơi xuống mặt đương nhựa ngay giũa cái bùng binh đầu cầu. Tóm lại là ngược hẳn về hướng của f10 khi đó. Có 1 giả thiết là pháo binh của QK9 từ hướng QL2 bắn tới, có lẽ như vậy hợp lý hơn. Thực tế BY có gặp 1 bộ phận ăn mặc rất lôm côm khi quay lại móc 1b tụt lại phía sau. Hỏi thì họ nói là QK9 rồi họ nói: Gặp QD4 rồi nên quay lại.

         Vâng! Chào các bác! Tranphu341 tôi cũng bị kéo vội quần không kịp xử lý vệ sinh, chạy vào nhà khi những quả đạn 37ly cứ lừ lừ bay đến rồi nổ oành, oành cả tràng tại khu vực đầu cầu monivong tối 7/1 đó.

         Vâng! Có lẽ bác binhyen nói đúng là hướng bắn của nó là từ sân bay buchenton lại. Thêm 1 chi tiết quan trọng là anh Ngọc nguyên đại đội trưởng đại đội 11 người phản biện và bị thương trong trận ngày 18/7/78 anh đi viện có gần 6 tháng hi hi  ;D ;D ;D khi về không được giao chức đại đội trưởng nữa mà làm tác chiến trung đoàn. Hôm trước có kể với Tranphu341 về cái việc sáng 8/1/79 Trung đoàn 273 điều động tiểu đoàn 3 đi hỏi tội cái bọn "Pốt" còn sót lại giám bắn 37 ly tối hôm trước đó. Sau mấy loạt 105 ly và tiểu đoàn 3 tiến công lên thì hóa ra lính nhà mình. Quân khu 9. Ác cái là một khẩu đội bị trúng đạn 105 ly hy sinh mấy chú. Để dịp tới gặp lại anh Ngọc Tranphu341 sẽ hỏi thật kỹ xem thế nào.

         Vâng! Nhưng cũng xin thưa với các bạn là sáng ngày 8/1 khi máy bay trực thăng của ông Tướng (? ) bộ tổng tham mưu bay vào Phnompenh thì của có một số loạt 37 nổ bùm bụp quanh máy may cơ mà? Bọn bắn máy bay nay rất khoát không phải là bộ đội ta . Tranphu341 khẳng định thế có đúng không ạ?

            @ quangcan cảm ơn bạn đã có mấy tấm bản đồ của khu vực cầu xập. Tranphu341 chỉ nói 1 ý là cầu này không phải là bọn Pốt đánh xập để ngăn quân ta. Mà cầu này nó xập từ trận chiến của Pốt với bọn Lonnon cơ.

              Vâng mời các bác tiếp tục!


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: longtrec trong 10 Tháng Giêng, 2015, 10:18:25 pm
Chào các bác, các anh!

Pháo 37mm vốn được LX phát triển nó có mã hiệu 61-K, ban đầu nó chỉ có 1 nòng, sau này mới phát triển thêm các phiên bản 2 nòng cho Lục quân và Hải quân. Pháo 61-K 37mm vào VN tương đối sớm, trong trận Điện Biên Phủ, E pháo 637 được trang bị loại này. Loại pháo 61-K 37mm ban đầu LX viện chợ cho TQ và TQ lại viện chợ lại cho VN. Sau này TQ phát triển Pháo 61-K  thành phiên  bản K-65  2 nòng .Trung Quốc đã viện chợ cho Pôn Pốt 1 số khẩu đội pháo 37mm K-65  2 nòng này.

Trước đây trong biên chế của 1 số trung đoàn pháo binh cấp F có pháo 37mm( gọi là pháo binh cấp F), sau năm 81 đến nay tuy pháo 37mm vẫn còn trong biên chế nhưng chủ yếu thuộc các đv phòng không hay hải Quân.

Pháo 37mm so với các vũ khí phòng không hiện đại ngày nay thì nó là "đồ cổ" , nhưng để là hỏa lực công thủ cho BB thì vẫn quá ngon. Loại pháo 37mm phiến quân khắp nơi trên thế giới đều rất ưa dùng, chúng cho tháo 4 bánh rồi đặt lên sàn xe bán tải, rất cơ động.


Trở lại thắc mắc của các CCB trong ngày 7/1 bị " ăn đạn " 37mm!

Xin được nói ngay là longtrec là thế hệ lính đàn em, lại là lính BGPB, không giám đưa ra nhận định mà chỉ đưa ra các gợi mở,phỏng đoán dựa theo các câu chuyện của các đàn anh trong cuộc kể lại để các bác đưa ra kết luận.

Các bác hãy thống nhất hướng bắn.

Cự li bắn, pháo 37mm tùy vào góc tầm nhưng nếu bắn thẳng thì có thể bắn xa đến 9,5km đấy, nếu là đạn do TQ sản xuất thì tối đa cũng khoảng hơn 8km.

Về loạt bắn, nguyên tắc pháo 37 có thể bắn liền 5 phát, kểu bắn cũng thể hiện tâm lý người bắn, các bác nhớ lại xem tiếng súng dõng dạc hay hốt hoảng nhả đạn????

Vị trí bắn có thay đổi hay cố định, điều này cũng rất quan trọng.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: svailo trong 11 Tháng Giêng, 2015, 01:11:29 am
 Chào Longtrec .
 Loại đầu đạn pháo PK 37 ly này ... hình như chỉnh được cự ly nổ xa - gần ( nổ hết tầm và chưa hết tầm ) hay sao đó .
 Mình nhớ , thời sơ tán 2 lần chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở miền Bắc ( 1964 - 1969 và 1971 - 1972 ).
Cách điểm sơ tán # 7km có 1 trận địa 37  , khi họ bắn về hướng nhà mình thì có khi đạn bay xa qua nhà mới nổ , có khi lại nổ ngay trên đầu mảnh rơi rào rào xuống tán cây và tủm tủm dưới ao . ( cũng có thể do bắn thấp  hoặc bắn cao , dù vẫn là ... nổ hết tầm ) .
Mảnh gang nhỏ như ngón tay út dài 2 - 3 - 4cm , nham nhở như ... các mẩu sắn luộc bẻ dọc củ ... cầm vẫn còn nóng tay
 Ban đêm , nhìn 1 dây đạn đỏ lừ lừ ... 5 quả nối tiếp nhau bay ...,  sợ nhưng mà thích vẫn lén chui ra khỏi hầm kèo để ... xem cho rõ ... chớp đạn nổ nhoáng nhoàng trên trời ... 1 lát sau mới nghe tiếng " bục bục bục ..." vọng về .


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: longtrec trong 11 Tháng Giêng, 2015, 03:51:42 pm
Chào Longtrec .
 Loại đầu đạn pháo PK 37 ly này ... hình như chỉnh được cự ly nổ xa - gần ( nổ hết tầm và chưa hết tầm ) hay sao đó .
 Mình nhớ , thời sơ tán 2 lần chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở miền Bắc ( 1964 - 1969 và 1971 - 1972 ).
Cách điểm sơ tán # 7km có 1 trận địa 37  , khi họ bắn về hướng nhà mình thì có khi đạn bay xa qua nhà mới nổ , có khi lại nổ ngay trên đầu mảnh rơi rào rào xuống tán cây và tủm tủm dưới ao . ( cũng có thể do bắn thấp  hoặc bắn cao , dù vẫn là ... nổ hết tầm ) .
Mảnh gang nhỏ như ngón tay út dài 2 - 3 - 4cm , nham nhở như ... các mẩu sắn luộc bẻ dọc củ ... cầm vẫn còn nóng tay
 Ban đêm , nhìn 1 dây đạn đỏ lừ lừ ... 5 quả nối tiếp nhau bay ...,  sợ nhưng mà thích vẫn lén chui ra khỏi hầm kèo để ... xem cho rõ ... chớp đạn nổ nhoáng nhoàng trên trời ... 1 lát sau mới nghe tiếng " bục bục bục ..." vọng về .

Chào bác Svailo! bác khỏe không ạ?

Vâng longtrec xin phép nói kỹ hơn về đạn 37mm. Năm 1950 Trung Quốc nhái của Liên Xô mẫu pháo 37mm 61-K , đặt mã hiệu là 65K. Về đạn có 1 số khác biệt, nếu là đạn do LX sản xuất thì có:

-Đạn lựu nổ mảnh-vạch đường ngòi MG 37, sau chiến tranh có thêm ngòi B 37, đạn sẽ tự kích hoạt sau 4000m( chế độ bắn máy bay).

-Xuyên giáp đồng cỡ.

-Xuyên giáp dưới cỡ.

-Đạn nhọn đầu vạch đường , tự kích hoạt sau 1500m( chế độ bắn máy bay)

-Đạn vạch đường dưới cỡ , quả đạn hình thuôn, tự kích hoạt sau 1000m( chế độ bắn máy bay).

Giêng đạn xuyên giáp vạch đường liên tiếp trong quĩ đạo đường đạn( đầu nhọn)  БР-167 thì đạn không tự kích hoạt( không nổ), quả đạn được bọc lớp thuốc cháy, sẽ cháy đỏ lừ đến hết tầm sẽ rơi. Điều này lý giải cho việc 1 số bác "ăn đạn 37ly" mà không thấy nó nổ, nhưng cũng không thấy "đỏ lừ" như longtrec nói, vì các bác " bị ăn" vào ban ngày.


Đạn do TQ sản xuất nếu longtrec không nhầm thì chỉ có đạn nổ mảnh-vạch đường và xuyên giáp, còn tự kích hoạt ở cự ly bao nhiêu mét longtrec không rõ.

Bác Svailo, hồi ức của bác về những ngày sơ tán, được xem bộ đội bắn máy bay với pháo 37ly thật thú vị, theo longtrec thì họ đã sử dụng 2 loại đạn, có cự ly tự kích hoạt khác nhau.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 13 Tháng Giêng, 2015, 08:19:57 am
 Chào tất cả các bác. ;D

 Như BY đã nói: Khoảng 5h30' chiều ngày 7.1.1979 xe trở đơn bị BY qua cầu Monyvong, vừa qua khỏi đầu cầu là rẽ phải và đi khoảng 30m nữa thì dừng lại đổ quân xuống, xe trở C3 chạy thẳng tới cái bùng binh tròn giữa đường cũng dừng lại, riêng xe trở C1 tấp ngay vào lề cầu bên trái trên đoạn dốc thả xuống chân cầu. Trong lúc anh em của D7 đang nhốn nháo xuống xe thì nghe 4 5 tiếng cùng cùng từ xa vọng lại, BY nhìn lên trời thì thấy 4 5 quả đạn đỏ lừ nối đuôi nhau đang lao xuống đầu cầu, sau loạt đạn đầu anh em của cả 3 đại đội nháo nhác tìm địa hình có lợi để tránh đạn, tiếp theo là vài loạt đạn nữa cách nhau khoảng 10 giây đồng hồ. Lính C1 bị thương kêu oai oái, anh em hò hét nhau mang vác chạy thật lực khỏi vị trí ấy, 3 xe ô tô cũng chạy biến đi đường nào.

 Sau khi đã nấp trốn dưới các khu nhà tầng tránh đạn pháo thì cũng là lúc pháo cao xạ nã vào đầu cầu mạnh nhất, trận mưa pháo này có kéo dài đến 20 phút chứ không ít, thời gian đủ để anh nuôi tính chuyện tranh thủ nấu cơm và đủ để nồi cơm cấp C sôi và cạn nước, khi có lệnh đi tiếp lên phía trước thì phải gánh theo nồi cơm đang sôi dở, anh nuôi ủ than để nồi cơm vẫn đủ nhiệt chín khi gánh trên đường đi, cũng nhờ sự nhanh trí và sáng tạo của anh nuôi nên lính D7 có cái mà ăn lúc nghỉ tại khu vực chợ Ôruxay. Nói vậy để thấy thời gian "ăn pháo" cao xạ của lính ta khá dài, chúng bắn pháo không vội vã, cứ đều đều từng đợt, từng đợt, mỗi loạt 4 viên cứ lừ lừ lao xuống đường nhựa rồi nổ chát chúa ngay đầu cầu.

 Về hướng bắn thì BY vẫn luôn khẳng định nó từ hướng thẳng với đường Monyvong, cũng vì đạn ở hướng đó bắn tới nên BY mới nhìn thấy đường đạn từ xa lao tới, các viên đạn đỏ lừ nối đuôi nhau như xếp hàng, từng loạt, từng loạt bắn kéo dài khoảng 20 phút. ;D

 Điều nữa, trong suốt thời gian đánh PolPot, chuyện lính ta "chiến" nhầm phải nhau, quân ta chiến thắng quân mình là chuyện thường xuyên xảy ra, đơn vị nào cũng thấy có chuyện này, cấp to chiến nhầm cấp to, cấp B C vớ vẩn cũng nhầm lẫn, thậm chí cấp A gác sách đêm hôm cũng "bụp" chết quân mình, nhiều chuyện dở khóc dở cười. Theo BY và anh em trong đơn vị nhớ lại thì đầu chiến dịch giải phóng đến hết tháng 5.1979 tức hết chiến dịch lần đầu thì trong cấp E của mình có khoảng 9 vụ từ to xuống nhỏ quân ta "a lô xô" vào nhau, nặng thì hơn chục anh em, nhẹ thì 1 2 chú và nhẹ nhất cũng đổ máu. Các bác có thấy sự "vô lý" nằm ở đó không? Lỗi do đâu và tại sao như vậy?

 BY là lính nằm ở cấp thấp nhất nên nói thật là không thể hiểu nổi những sự nhầm lẫn này, thôi thì ở cấp lính tráng vớ vẩn hành quân trên đường va phải nhau rồi "bòm" nhầm nhau thì đã đành, nhưng ở cấp F QK QD, với hệ thống thông tin như vậy thì nhầm lẫn là điều rất khó hiểu. Các bác từng là Tác chiến, SQ Tham mưu nằm ở cấp E F có thể giải thích dùm BY chăng? ;D

 Những nhầm lẫn đôi khi gây "ám ảnh" cho lính. Mỗi khi chiến thấy căng căng tý chút là bắt đầu hoài nghi có lẽ lại nhầm hay sao ấy. BY em nói thật chứ không đùa đâu, tâm lý của lính lúc đó như vậy. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Đức Cường trong 13 Tháng Giêng, 2015, 11:39:41 am
Khi vào trận đánh , rất khó nhìn thấy mặt đối phương cũng như quan sát quân trang họ mặc như thế nào để phân biệt địch ta . Bởi tất cả đều lợi dụng địa vật che khuất che đỡ . Vì vậy khi nổ súng thì " mình không bắn nó ,thì nó bắn mình " sẽ xẩy ra .

Nguyên nhân của sự nhầm lẫn theo tôi có nhiều nguyên nhân . Trong đó có 4 nguyên nhân chính :
Một là :Trinh sát dẫn đường hoặc cán bộ cấp C,D,E...không xác định đúng vị trí đứng trên bản đồ chính xác. Hay nói cách khác xác định vị trí đang tác chiến không đúng ( chưa đến thì tưởng đến rồi. Hoặc đã vượt qua mà không biết...). Nên hai đơn vị đến cùng một toạ độ và gặp lúc xẩm tối nưa thì " choảng nhau " là cái chắc .

Để minh chứng điều này , khi F320 tăng cường cho QK9 chiến đấu ở vùng núi " đầu lâu xương chéo " , núi tượng lăng. Sư đoàn quán triệt kỹ truy kích địch chỉ lùng sục và dừng lại trong vùng núi thuộc tỉnh giới Ta keo- Căm pốt. Bởi địa bàn tỉnh giới thuộc tỉnh Căm pốt do sư đoàn 339 đang truy quét Pốt. Ở địa hình rừng núi rất dẽ xác định sai các mõm núi ( cao điểm ) sát nhau , hay vị trí khu rừng toạ độ mình được giao. Nếu sang núi rừng thuộc Căm phốt là " ăn đủ " ngay >:(

Hai là : Khi đánh vận động . Truy kích địch vượt qua địa bàn không hoặc chưa kịp báo cáo cấp trên .

Ba là : Hiệp đồng tác chiến chưa chặt chẽ .( giờ pháo bắn mở đường. Giờ BB xung phong...)

Bốn là : Thông tin dịch mật mã nhầm . Chuyển mệnh lệnh sai .

Đó là nguyên nhân " choảng nhau " lớn. Còn gác đêm thần hồn bắt nạt thần tính quân ta tưởng địch. Mật khẩu không kiểm tra. Đi đường không bắn tín hiệu " Hỏi - đáp " thì ...Đương nhiên.

Bác cựu nào có chuyện  " Quân ta xơi quân mình "  mời tiếp tục  ??? ???...


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 14 Tháng Giêng, 2015, 10:50:12 am
Chào Longtrec .
 Loại đầu đạn pháo PK 37 ly này ... hình như chỉnh được cự ly nổ xa - gần ( nổ hết tầm và chưa hết tầm ) hay sao đó .
 Mình nhớ , thời sơ tán 2 lần chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở miền Bắc ( 1964 - 1969 và 1971 - 1972 ).
Cách điểm sơ tán # 7km có 1 trận địa 37  , khi họ bắn về hướng nhà mình thì có khi đạn bay xa qua nhà mới nổ , có khi lại nổ ngay trên đầu mảnh rơi rào rào xuống tán cây và tủm tủm dưới ao . ( cũng có thể do bắn thấp  hoặc bắn cao , dù vẫn là ... nổ hết tầm ) .
Mảnh gang nhỏ như ngón tay út dài 2 - 3 - 4cm , nham nhở như ... các mẩu sắn luộc bẻ dọc củ ... cầm vẫn còn nóng tay
 Ban đêm , nhìn 1 dây đạn đỏ lừ lừ ... 5 quả nối tiếp nhau bay ...,  sợ nhưng mà thích vẫn lén chui ra khỏi hầm kèo để ... xem cho rõ ... chớp đạn nổ nhoáng nhoàng trên trời ... 1 lát sau mới nghe tiếng " bục bục bục ..." vọng về .

Chào bác Svailo! bác khỏe không ạ?

Vâng longtrec xin phép nói kỹ hơn về đạn 37mm. Năm 1950 Trung Quốc nhái của Liên Xô mẫu pháo 37mm 61-K , đặt mã hiệu là 65K. Về đạn có 1 số khác biệt, nếu là đạn do LX sản xuất thì có:

-Đạn lựu nổ mảnh-vạch đường ngòi MG 37, sau chiến tranh có thêm ngòi B 37, đạn sẽ tự kích hoạt sau 4000m( chế độ bắn máy bay).

-Xuyên giáp đồng cỡ.

-Xuyên giáp dưới cỡ.

-Đạn nhọn đầu vạch đường , tự kích hoạt sau 1500m( chế độ bắn máy bay)

-Đạn vạch đường dưới cỡ , quả đạn hình thuôn, tự kích hoạt sau 1000m( chế độ bắn máy bay).

Giêng đạn xuyên giáp vạch đường liên tiếp trong quĩ đạo đường đạn( đầu nhọn)  БР-167 thì đạn không tự kích hoạt( không nổ), quả đạn được bọc lớp thuốc cháy, sẽ cháy đỏ lừ đến hết tầm sẽ rơi. Điều này lý giải cho việc 1 số bác "ăn đạn 37ly" mà không thấy nó nổ, nhưng cũng không thấy "đỏ lừ" như longtrec nói, vì các bác " bị ăn" vào ban ngày.


Đạn do TQ sản xuất nếu longtrec không nhầm thì chỉ có đạn nổ mảnh-vạch đường và xuyên giáp, còn tự kích hoạt ở cự ly bao nhiêu mét longtrec không rõ.

Bác Svailo, hồi ức của bác về những ngày sơ tán, được xem bộ đội bắn máy bay với pháo 37ly thật thú vị, theo longtrec thì họ đã sử dụng 2 loại đạn, có cự ly tự kích hoạt khác nhau.

               Chào bạn longtrec! Chào các bác! Đã lâu rồi mới lại thấy bạn longtrec đăng đàn. Đọc những bài viết của longtrec rất thích là vì người đọc hiểu được tường tận, hiểu được gốc rễ nguồn cuội của vấn đề và những nguyên lý của các loại vũ khí, các loại súng đạn có trích dẫn có tài liệu hẳn hoi.

               Về pháo 37 ly thì đúng là Tranphu341 có dịp được nằm đợi giờ tiền nhập, đợi giờ xung phong dưới những quả đạn 37ly 2 nòng cứ đỏ rực vụt qua đầu. Thật là sợ. Không giám cả ngẩng đầu lên nữa vì sợ dính 1 loạt 5 mười viên thì cái mũ, cái gáo chắc bay tan mất.

              Như vậy là tối hôm 7/1/79 Tranphu341 cũng được thưởng thức pháo 37 bắn đến. Những loạt đạn mà cho đến bây giờ và mãi mãi sau này chắc cũng không ai có thể khẳng định được là của TA hay của ĐỊCH nữa hi hi  ;D ;D ;D. Đạn 37 ly được phóng ra nó còn nguy hiểm hơn cả tung một loạt lựu đạn. Vì nó nổ mảnh thấy nói là hất hết về phía trước tâm thấp chứ không tung lên theo hình chóp nón như lựu đạn nên lính mình mà nằm phía trước mấy mét cũng vẫn dẽ dính miểng như chơi.

              Chúc longtrec cùng các bạn luôn vui khỏe!


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 16 Tháng Giêng, 2015, 10:37:29 am
 Chào các bác, chúng ta bình luận về pháo cao xạ vui quá nhỉ. ;D

 Theo như BY nhớ từ sự kiện pháo cao xạ 37 ly bắn vào đầu cầu Monyvong chiều tối ngày 7.1.1979 thì khoảng ngày 10.1.1979 đơn vị BY đang ở sân bay Puchenton thì có thông báo là trận đó pháo cao xạ của QK9 đã bắn "chặn" bước tiến của quân ta vào thành phố. Còn thực tế có phải như vậy không thì BY không biết. Lính tráng "phọt phẹt" trên C bộ và nghe lỏm được khi hội ý giao ban cấp C thôi. ;D

 BY nhận xét: Nếu là pháo cao xạ của quân Ta thì phải nói là pháo binh VN nã rất chính xác. Giá như có điều kiện gặp lại những xạ thủ cao xạ đó thì chắc chắn BY sẽ "bắt đền" cái chảo gang cho đơn vị mình. Đấy là gặp C2 của BY thôi, còn mấy ông đó mà gặp lính C1 thì chắc là "mệt" lắm đấy. ;D

 Về đạn pháo 37ly thì BY được "thưởng thức" 2 lần trong đời. Lần đầu ở đầu cầu Monyvong chiều tối 7.1.1979, lần này bắn trệch đội hình đơn vị BY nên không để lại ấn tượng gì nhiều lắm, cũng sợ lắm đấy nhưng còn có chỗ mà chạy, mà nấp dưới nhà cao tầng nên "khinh" thường. Sang cuối tháng 2 đầu tháng 3.1979 khi đơn bị BY chốt bên hồ nước nhỏ cánh trái núi Novea, địch ngày đêm lấn rũi tấn công vào chốt, chúng dựa vào các ụ mối lớn lập công sự chiến đấu, đeo bám rất "nhiệt liệt" nhiều ngày đêm, cả 3 bề 4 bên toàn địch là địch, cả 1 Tiểu đoàn phải co cụm lại chống đỡ và giữ chặt nguồn nước. Cũng nghe nói đơn vị BY động phải ổ kiến lửa ở đó. Khi địch tháo chạy từ thành phố Phnom Penh ra thì chúng co cụm lại, căn cứ của 3 Sư đoàn Bộ đóng cụm lưng vào nhau ở đây. Lúc đó F7 đang ở trong thành phố thì có lệnh ra đánh chiếm ngã tư Kra Lanh, trấn giữ đường 51 nối liên thông QL4 và QL5, E165 đánh chiếm núi Tù Chính trị và pháo binh của F7 trấn giữ đỉnh núi.

 Vì địa hình quá phức tạp, ụ mối to với tre gai rậm rạp, địch thì đào khoét hố chiến đấu trong các ụ mối to nên các loại súng bộ binh hay cối 60 82 không đủ "gãi ngứa" nên buộc phải gọi pháo của Sư đoàn bắn chi viện, khoảng cách giữa hầm của ta và địch có chỗ cách nhau khoảng 30m là cùng. Ta dùng pháo cao xạ bắn thật sát đội hình chốt của ta rồi bắn giải ra về phía địch, trong lúc pháo ta bắn thì tranh thủ lúc địch cúi đầu xuống, ta nhao ra các hầm bên ngoài xa nhất để lấy xác tử sỹ. Thật là xui xẻo BY lại bị phân công nhiệm vụ này, phải lấy bằng được xác tử sỹ và thật nhanh trước khi trời tối để xe ô tô trở về tuyến sau gấp. Nằm dưới tọa độ pháo cao xạ thì thôi rồi mẹ ơi, nghe tiếng đề pa đầu nòng từ núi Tù Chính trị thì chỉ có nước lầm rầm khấn ông bà ông vải nhà mình che trở cho thôi, mảnh đạn phang phầm phập vào gốc thốt nốt, tiếng veo veo liềng liệng rít kinh hồn. Một điều cũng phải thừa nhận là pháo binh cao xạ của Ta bắn chính xác thật, loạt đầu tiên 3 4 quả nhè đúng điểm giữa ta và địch rồi cứ thế chuyển dần sang hướng địch, có những quả đạn nổ trùm lên ngọn tre gai ở chốt địch, đứng trong nhìn ra thấy mà sướng mắt.

 BY nghe nói: Mảnh pháo cao xạ nhẹ hơn mảnh pháo sát thương bộ binh vì được chế tạo bằng hợp kim nhôm nên rất liệng, ai dính mảnh cao xạ thì thường vết thương rất nặng, mảnh trúng mục tiêu sẽ liệng và gọt cắt da thịt nhiều, trúng xương thì phá mạnh nữa. ;D


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: binhyen1960 trong 07 Tháng Giêng, 2017, 07:59:58 pm
 Ngày giờ này 38 năm trước. Các anh đang làm gì và ở đâu?

 Nhanh quá, vậy là đã 38 năm trôi qua. Bao nhiêu mũi chiến đấu hành quân thần tốc và bao nhiêu người đã ngã xuống trước giờ phút lịch sử đó? Có lẽ sẽ không bao giờ có được con số thống kê chính xác cả. Chỉ biết rằng nhiều vạn quân Tình nguyện Việt nam đã làm lên chiến thắng ấy.

 Lại một lần nữa thấy buồn vì tất cả những vinh quang đó đang chìm trong quên lãng. Có lẽ chỉ có những người lính QTNVN đang nhớ về những đồng đội của họ đã mãi mãi ở tuổi hai mươi.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: tranphu341 trong 07 Tháng Giêng, 2017, 08:17:25 pm


             Chào các bác!

            Vâng Tranphu341 tôi cũng nhớ nhớ lắm và buồn buồn thật nhiều !!!

             Chúc tất cả các bạn các đồng đội, các thành viên VMH luôn vui khỏe gặp được nhiều may mắn trong năm CON GÀ này hi hi...


Tiêu đề: Ngày 7 tháng 1 năm 1980 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: fddinh trong 07 Tháng Giêng, 2017, 09:02:17 pm
Năm 7/1/1980 tại Nông Mak Moon, các cuộc đụng độ lớn đầu tiên xảy ra giữa một bên là quân đội Hoàng gia Thái Lan và quân đội Việt Nam đang giúp đỡ Campuchia ớ biên giới Thái Lan, bộ đội VN trong quá trình truy kích Khơ-me đỏ đã tiến sâu vào biên giới Thái Lan, theo phương tây thì cuộc đụng độ này làm một chiếc máy bay trinh sát và 1 máy bay trực thăng quân sự của Thái bị bắn hạ bởi các xạ thủ Việt Nam.
Lực lượng Thái Lan tuyên bố chiến thắng, đấy lui được quân của Việt Nam và bắt được tù binh, cho mời các phóng viên đến quay phim chụp ảnh.
(https://scontent.fhan2-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/15895027_635186186668485_7862128453326012304_n.jpg?oh=b6a199cb55c9cbe9633d94fd3c0416c0&oe=591500C4)

Phóng sự của truyền hình Thái Lan về xung đột Thái - Việt
http://www.youtube.com/watch?v=5rng0zklIl0

Trong Channel: AP Archive còn những video khác ví du:

Vụ ngày 1/7/1980 http://www.youtube.com/watch?v=eFpMdA0FkJQ Lưu ý, hình ảnh nhạy cảm, cần cân nhắc. Video này đoạn sau có những hình ảnh không giống bộ đội VN, cũng như có thể là từ trận đánh khác.

Vụ ngày 26/1/1983 http://www.youtube.com/watch?v=u6T0v_yH0wY


Sau khi bị quân đội Việt Nam đánh bại, Khơ-me đỏ thất thế phải mượn đất Thái Lan lập căn cứ hoạt động. Lúc đó nhà cầm quyền Hoa Kỳ và phương tây vẫn công nhận, cũng như ủng hộ Khơ-me đỏ trên trường ngoại giao quốc tế.

Trong thời kỳ nạn diệt chủng xảy ra ở Campuchia, vì những lý do địa chính trị, cả Washington, Bắc Kinh, và Bangkok đều đồng thuận ủng hộ tiếp tục duy trì sự tồn tại của thể chế Khơ-me đỏ.

Khi Tổng thống Mỹ Gerald Ford tới thăm Indonesia ngày 6/12/1975, tài liệu ghi lại ông này đã trao đổi với Tổng thống Suharto như sau: “Chúng tôi sẵn lòng từng bước tạo dựng quan hệ với Campuchia với hi vọng có thể giúp làm giảm ảnh hưởng từ Bắc Việt Nam, dù chúng tôi biết rằng chính phủ Campuchia rất khó chơi”.

Kissinger thì đánh giá rằng Bắc Kinh cũng đang thực thi chiến lược tương tự: “Người Trung Quốc muốn dùng Campuchia để cân bằng thế lực trước Việt Nam… Chúng ta đều không ưa Campuchia, chính phủ của họ thật tồi tệ, nhưng chúng ta muốn họ duy trì được độc lập. [Vì vậy] chúng ta không ngăn cản Thái Lan hoặc Trung Quốc tìm cách xích lại gần hơn với Campuchia”.
Kể cả sau khi đã bị thất thế, Khơ-me đỏ vẫn nhận được sự hậu thuẫn gián tiếp âm thầm từ chính phủ Mỹ qua các đời Tổng thống, từ Carter, Reagan, tới Bush cha.

Năm 1979, Zbigniew Brzezinski, cố vấn an ninh quốc gia của Carter, từng khẳng định quan điểm tương tự như chính sách của Kissinger trước đây: “Tôi khuyến khích Trung Quốc hậu thuẫn Pol Pot. Tuy thể chế Pol Pot là đáng ghê tởm, chúng ta không bao giờ ủng hộ thể chế này, nhưng [gián tiếp thông qua] Trung Quốc thì có thể được”.

Với sự đồng tình nửa công khai từ Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan cùng nhau hỗ trợ cho Khơ-me đỏ. Năm 1982, Mỹ và Trung Quốc khuyến khích Sihanouk gia nhập liên minh lưu vong với DK (Đảng Dân chủ Kampuchea – tức Khơ-me đỏ).

Ngoại trưởng Mỹ George Schultz từng từ chối ủng hộ đề xuất về một tòa án quốc tế xét xử tội phạm diệt chủng. Tới năm 1989, người kế nhiệm ông ta là James A. Baker thậm chí còn đề nghị cho Khơ-me đỏ tham gia vào chính phủ Campuchia.
Đồng hành với những chính sách và thái độ hậu thuẫn Khơ-me đỏ từ các cường quốc là sự im lặng kéo dài 20 năm của Liên Hợp Quốc đối với nạn diệt chủng xảy ra ở Campuchia.

Xem thêm về những thế lực chống lưng Khơ-me đỏ hòng làm VN chảy máu http://www.counterpunch.org/2014/10/16/who-supported-the-khmer-rouge/



Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: Quan tinh nguyen trong 26 Tháng Bảy, 2017, 10:51:38 pm
Cảm động và xúc động nhưng hơi buồn sau khi xem xong chương trình cầu truyền hình"DÁNG DỨNG VIỆT NAM" kỷ niệm 70 năm ngày TBLS 27-7, vì chương trình đã đưa chúng ta ngược lại thời gian qua hai cuộc chiến tranh thần thánh chống Pháp và chống Mỹ với sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, sau đó đã không còn sợ chuyện nhạy cảm là cuộc chiến tranh bảo vệ biển đảo (Gạc Ma), và CTBG phía Bắc(Hà Giang) tuy chỉ có một hình ảnh và ngắn gọn về các LS trong các cuộc CT này. Tuy nhiên cuộc chiến tranh bảo vệ BGTN và làm nhiệm vụ QT ở CPC lại không được nhắc đến dù chỉ là một đoạn văn hay một hình ảnh về hàng nghìn đồng đội của chúng ta đang yên nghỉ tại các nghĩa trang LS trải dài từ Tây Ninh đến Hà Tiên, các liệt sĩ trong cuộc CTBGTN chắc cũng chạnh lòng hay đây là vấn đề nhạy cảm nên không được đưa vào chương trình, tôi không nghĩ như vậy vì TBT Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm CPC cách đây vài ngày đã khánh thành các tượng đài kỷ niệm QTN Việt Nam ở CPC mà.


Tiêu đề: Re: Ngày 7 tháng 1 năm 1979 các anh đang làm gì, ở đâu?
Gửi bởi: lehuychieu1959 trong 10 Tháng Giêng, 2018, 09:28:38 pm
KỶ NIỆM 40 NĂM CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI TÂY NAM
NGÀY NÀY 39 NĂM TRƯỚC BẠN ĐANG LÀM GÌ Ở ĐÂU ?

Đúng 14 giờ chiều ngày 07/01/1979 toàn trung đoàn được lệnh hành quân. Lúc này các đơn vị đang rải rác xung quanh thị xã Stungtreng. Vị trí tập kết là bờ đông sông Mê kông. Tại đây quân đông như đi trẩy hội, ngoài E95, E29 bộ binh ra còn có trinh sát các đơn vị, đặc công 198, đặc công 409, pháo binh 576, công binh 270, thông tin 575, tăng thiết giáp 574, cao xạ 573... Phía bờ tây sông Mê kông tàn quân sư đoàn 801 đang còn chốt giữ. Bên đó có phum Tha la với hơn ngàn dân sinh sống. Đúng 1 giờ sáng ngày 08/01/1979 khi màn đêm đang còn mờ mịt thì 50 chiếc xuồng tam bản mỗi xuồng chở 50 cảm tử quân gồm đặc công 198, đặc công 409, bộ binh 95, trinh sát Quân khu, trinh sát sư đoàn, trinh sát E95, trinh sát E576 và thông tin 2w. Mọi người chèo bằng tay, thông tin không mở máy. Tất cả im hơi lặng tiếng. Dòng Mê kông vốn dĩ đã rộng , có nơi rộng tới hơn 2 km, chỗ vượt sông đêm nay cũng khoảng 1,5 km. Đêm tối càng làm cho dòng sông như rộng hơn, nước chảy cuồn cuộn, mọi người gắng sức chèo. Ì ạch rồi cũng qua được 2/3 sông, lúc này là 4 giờ sáng. Ánh chớp sáng lóa lên cùng những tiếng nổ vang trời, pháo 37 ly đã hạ ngang nòng bắn thẳng sang bờ sông bên kia. Chỉ chờ có vậy, các chiến sỹ 2w đồng loạt mở máy nhận lệnh tác chiến từ chỉ huy. Các xuồng cũng đồng loạt mở máy phóng hết tốc lực. Lính tráng vứt hết tay chèo xuống sông lăm lăm sẵn sàng nổ súng. Xuồng tam bản phóng hết tốc lực đâm thẳng vào bãi sông, bộ đội ào lên, súng nổ vang trời, sau 1 giờ ta cũng làm chủ được bờ sông tạo bến cho Sư đoàn vượt sông Mê kông. Đó là đêm 07/01/1979. Một đêm đã đi vào lịch sử Sư đoàn 307.