Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:39:47 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc, 2/1979  (Đọc 640506 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #440 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2009, 12:19:19 am »

Xin lỗi các CCB phần trên tôi đề nhầm nòng cối160mm dài gần 5m(chỉ dài 3m),thành thật cáo lỗi
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #441 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2009, 01:43:36 am »

Chào các Bác CCB! em xin bổ xung 1 chút thông số kỹ thuật của cối 160mm
góc quay của cối 160mm là 25 độ,góc bắn là 45độ đến 80 độ,khẩu cối nặng 1170kg,tầm bắn 5150m.Trên đây là thông số lý thuyết,thực tế sẽ khác đôi chút
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #442 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2009, 09:15:26 am »

Em cua được cái này tặng các bác

Logged
lucxanh
Thành viên
*
Bài viết: 87


« Trả lời #443 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2009, 09:30:14 pm »

   Ôi thật tuyệt vời, em xin cảm ơn bác trachvandung , đúng là cái cối 160ly của em rồi ( nhưng trong ảnh nó đẹp hơn ), không phải "bắc thang".Đạn súng cối là loại đạn có sơ tốc lực đẩy nhỏ ( 245m/s  chính là sơ tốc của đạn khi ra khỏi miệng nòng súng), không có cáp tút (tiếng Pháp: cartouche ; ). Chuyển động phóng là nhờ liều thuốc cháy trong phần trên các cánh dẫn hướng. Vì là loại đạn sơ tốc nhỏ nên súng cối chỉ để tác chiến đánh gần và rất hiệu quả trong đánh gần ( so với lựu pháo và sơn pháo ), có thể tiêu diệt các mục tiêu bị khuất lấp bởi vật cản đồng thới nó có thể bắn ra từ vị trí được che chắn tốt.
  (tríchdẫn  :http://vndefence.info/modules.php?name=News&op=viewst&sid=206).
   Nó được hoàn thiện liên tục trên cơ sở súng cối Stokes-Brandt .Tạm thời là như vậy bác nhỉ.Em đang nhờ thằng bạn đưa cho mượn tài liệu giảng dạy về cối 160 để góp thêm vào tấm ảnh của bác.đúng là từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động là cả một vấn đề phải không bác trachvandung Grin Grin Grin

   Nếu mà bác post cho thêm tấm ảnh diễn tả cảnh xe đang kéo nó vào chiếm lĩnh trận địa thì hay biết mấy ( em không biết post hình khổ vậy đấy ).Thế là tai nghe và mắt thấy, giờ thích sờ lại thì phải mò lên đơn vị cũ  Grin Grin
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #444 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2009, 04:26:33 pm »


Nơi thứ ba có nhiều giao tranh là hướng Lào Cai. Tập đoàn quân Vân Nam tiến đánh Hà Giang, Lai Châu, với hướng chính là Lào Cai – trung tâm khai thác apatít của VN. Sư đoàn 345 chống trả quyết liệt, với tổn thất lớn. 10/02 các đơn vị TQ vào được Lào Cai. Quân VN chống trả ngoan cường ở Cốc Lấu và Bảo Thanh. Một bộ phận quân TQ tiến theo đường số 8 và đến ngày 20 chiếm được Thất Châu. Đến 22/03, VN, không tính Lào Cai, đã mất nhiều địa điểm khác, như Bát Xát, Pha Long, Cốc Lấu, Thất Châu.

Là người Lào Cai tôi biết: tỉnh này có Cốc Lếu (địa danh chỉ phường và chợ thuộc thành phố Lào Cai), Bảo Thắng (tên một huyện ở trung tâm tỉnh) chứ không có Cốc Lấu, Bảo Thanh. Còn Thất Châu chưa rõ là thôn, xã nào của huyện Mường Khương. Báo tây dịch ra bài ta nghe cũng mệt!
Logged

altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #445 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2009, 07:24:12 pm »

Báo tây dịch ra bài ta nghe cũng mệt!

Thì vưỡn mà bác. Hải Phòng chúng nó viết còn sai được thì kể gì đến Cốc Lếu với lại Bảo Thắng.

Báo ta đưa địa danh với tên tây thì cũng kinh hoàng không kém.  Wink
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #446 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2009, 10:20:32 pm »

BÌNH THƯỜNG HOÁ quan hệ hai nước:

Lịch sử chứng minh rằng chủ trương xuyên suốt của lãnh đạo của Trung Quốc là luôn muốn biến Việt Nam thành vùng “đệm” trong cuộc chiến với Pháp (1883-1954), Mĩ (1955-1975). Vì chủ trương chiến lược đó nên khi cần, Trung Quốc chỉ giúp Việt Nam đủ sức cầm cự chiến đấu chứ không đủ sức chiến thắng hoàn toàn. Trung Quốc cũng thừa biết vì thế kẹt “sanh dựa thần, thần dựa cây đa”, Việt Nam phải chấp nhận thực tế đó. Do vậy, dù muốn hay không, sau hồi quay lưng lại nhau, Việt Nam và Trung Quốc đều phải đối thoại và quan hệ với nhau.

Sau chiến sự 2/1979, từ tháng 4/1979 Đàm phán vòng 1 Việt Nam - Trung Quốc tại Hà Nội, đến tháng 01/1980, đàm phán vòng 2 tại Bắc Kinh. Không kết quả. Trung Quốc cắt cầu đàm phán. Từ đó đến cuối năm 1988, VN nhiều lần gửi công hàm hoặc thư đề nghị nối lại đàm phán, song Trung Quốc đều bác bỏ.
Những năm cuối thập kỷ 1980, thế giới có những biến chuyển lớn. Trong hoà hoãn giữa ba nước lớn, vai trò Trung Quốc lúc này vẫn lép nhất, hoà hoãn Xô - Mỹ phát triển mạnh nhất. Trong bối cảnh đó cả 2 nước Việt Nam và Trung Quốc đều có những thay đỏi về quan niệm để cải tiến mối quan hệ.

Ngày 08/07/1986 Hội nghị 32 BCTTW ĐCSVN ra Nghị quyết: chuyển sang giai đoạn đấu tranh mới dưới hình thức cùng tồn tại hoà bình với Trung Quốc, ASEAN, Mỹ; giải quyết hoà bình vấn đề Campuchia. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (15-18/12/1986) đã sửa Lời nói đầu của Điều lệ Đảng, xoá chỗ nói về Trung Quốc là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất”. Ngày 20.5.88, BCT ra nghị quyết 13 chủ trương giải quyết vấn đề Campuchia trước năm 1990 và phấn đấu bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc . Nghị quyết nói rõ: “Phấn đấu bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc là một quá trình gay go, phức tạp, đòi hỏi có thời gian. Sau khi bình thường hoá, quan hệ hai nước khó trở lại ngay như những năm 50, 60. Cuộc đấu tranh tiếp tục dưới nhiều hình thức khác, không như tình trạng đối đầu như hiện nay… chúng ta phải luôn cảnh giác, chuẩn bị tốt về mọi mặt khi bước vào cuộc đấu tranh mới, làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn xấu hòng làm suy yếu ta, “diễn biến hoàn bình”, chia rẽ, phá hoại nội bộ, chia rẽ 3 nước Việt nam, Lào, Campuchia… Cần phòng ngừa, khắc phục những tư tưởng lệch lạc, chỉ thấy giới hạn Trung Quốc là bá quyền, không thấy Trung Quốc là XHCN; hoặc chỉ thấy Trung Quốc là XHCN mà không thấy bá quyền, bành trướng.” Ngày 26/06/1987 BTNG Nguyễn Cơ Thạch gặp đại sứ Trung Quốc chuyển thông điệp miệng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi lãnh đạo Trung Quốc đề nghị mở đàm phán bí mật hai nước. Ngày 28/8/1988, Quốc hội ra nghị quyết sửa Lời nói đầu của Hiến pháp, bỏ đoạn nói về Trung Quốc.

Về phía Trung Quốc, lúc này đã từng bước thích nghi với thế cục bớt căng thẳng với Việt Nam. Quan hệ Trung – Xô cải thiện chậm so với quan hệ Mỹ – Xô, làm cho vị trí của Trung Quốc bị yếu trong quan hệ giữa ba nước lớn nên TQ cần thích ứng mới. Sự điều chỉnh chiến lược này đã được xác định tại Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Đới Hà tháng 9 năm 1988, và được công khai hoá tại Quốc hội Trung Quốc tháng 3.89. Ngày 24.12.88, trả lời thư ngày 15.12 của Bộ trưởng ngoại giao ta, phía Trung Quốc mời một thứ trưởng ngoại giao Việt Nam tới Bắc Kinh để trao đổi ý kiến giữa thứ trưởng ngoại giao hai nước chuẩn bị cho cuộc gặp cấp ngoại trưởng Trung-Việt. Sau 10 năm đối đầu gay gắt và sau 8 năm một mực từ chối đàm phán với ta, đây là lần đầu Trung Quốc nhận đàm phán với Việt Nam về vấn đề Campuchia và về bình thường hoá quan hệ hai nước, thực hiện bước chuyển sách lược ở Đông Nam Á phục vụ cho việc chuyển chiến lược chung của Trung Quốc trên thế giới và trong quan hệ với Xô, Mỹ.

Từ 16-19/01/1989, Việt Nam nối lại đàm phán với Trung Quốc để cố gắng bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc đồng thời khẳng định thái độ ủng hộ Nhà nước Campuchia giữ vững thành quả cách mạng. Trong nửa đầu năm 1989, đã có hai vòng đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao giữa ta với Trung Quốc (Đinh Nho Liêm và Lưu Thuật Khanh) tại Bắc Kinh. Vòng đầu (16-19.1.89). Nhưng TQ vẫn có những tính toán sâu xa.

Ngày 21/10/1989 Bộ Chính trị ĐCSVN đã họp để nhận định về phát biểu của Đặng Tiểu Bình khi tiếp Kayson cuộc họp đã đi đến kết luận là: trong lúc Trung Quốc đang còn găng với ta, ta cần có thái độ kiên trì và thoả đáng, không cay cú, không chọc tức nhưng cũng không tỏ ra nhún quá. Sau đó, ngày 6.11.89, BTNG Nguyễn Cơ Thạch đã chuyển qua đại sứ Trung Quốc thông điệp miệng của TBT Nguyễn Văn Linh gửi Đặng Tiểu Bình, ngỏ ý mong sớm có bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đến ngày 12.12.89, Đại sứ Trung Quốc mới gặp BTNG Việt Nam chuyển thông điệp miệng của Trung Quốc trả lời TBT Nguyễn Văn Linh, vẫn đặt điều kiện cho việc nối lại đàm phán với ta: “Đồng chí Đặng Tiểu Bình và các lãnh đạo khác của Trung Quốc chân thành mong muốn sớm bình thường hoá quan hệ Trung – Việt...Việc khôi phục quan hệ hữu nghị giữa hai nước chưa có thể cải thiện nếu bỏ qua vấn đề Campuchia” Về bình thường hoá quan hệ hai nước, phía Trung Quốc không mặn mà gì với gợi ý của ta về việc xích lại gần hơn giữa hai nước XHCN để cứu vãn sự nghiệp XHCN chung trên thế giới đang lâm nguy. Trung Quốc chỉ đặt quan hệ với Việt Nam trong khuôn khổ chung sống hoà bình như với các nước láng giềng khác.

Ngày 10/04/1990 BCT ĐCSVN họp bàn đề án đấu tranh ngoại giao về vấn đề Campuchia trong tình hình thế giới có biến đổi và chủ trương cải thiện hơn nữa mối liên kết với Trung quốc bảo vệ CNXH vì lợi ích chung của cả 2 bên. Ngày 29.8.90, đại sứ Trương Đức Duy xin gặp gấp TBT Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười chuyển thông điệp của TBT Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng mời TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 3.9.90 để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ hai nước. Từ tháng 3.91, tại kỳ họp Quốc hội Trung Quốc khoá 7, Lý Bằng tuyên bố “quan hệ Trung – Việt đã tan băng” và có một số điều chỉnh mềm dẻo hơn trong vấn đề Campuchia. Từ 17 đến 27.6.91 Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội lần thứ VII đưa lại nhiều thay đổi quan trọng, trong đó có phương sách đối ngoại. Trong khi Việt Nam muốn cùng Trung Quốc “bảo vệ CNXH chống đề quốc” thì bạn đã xác định quan hệ với ta là 亲而不近,疏而不遠,争而不鬬 “thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn, tranh nhi bất đấu” (thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau, khẳng định hai bên là “đồng chí, không là đồng minh”. Ngày 08-10/08/1991 Vòng 5 đàm phán Việt – Trung cấp thứ trưởng tại Bắc kinh về bình thường hoá quan hệ.

Sau nhiều nỗ lực của quốc tế, Ngày 23/10/1991, Hiệp định hoà bình Campuchia được ký kết tại Paris (Pháp), là cơ hội để TQ và VN xích lại gần nhau hơn. Để chính thức việc bình thường hoá quan hệ hai nước, theo thoả thuận giữa hai bên, ngày 5.11.91, TBT Đỗ Mười và thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc đi thăm chính thức nước CHND Trung Hoa, đánh dấu sự bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.

Như thế,  “Quan hệ Việt – Trung tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau... Quan hệ Việt – Trung không phải là quan hệ đồng minh, không trở lại quan hệ như những năm 50-60...”

Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #447 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2009, 10:20:51 pm »

Tuy nhiên sau khi bình thường hoá quan hệ, lại dồn dập diễn ra những sự kiện xấu trên nhiều mặt, tập trung gay gắt nhất là các vấn đề liên quan đến lãnh thổ trên bộ (vùng biên giới Hà Giang tháng 2, 3, 4/92; vụ nối lại đường xe lửa Liên vận ở Đồng Đăng, Lạng Sơn tháng 12/91 rồi 4/5/92; Lục Lầm, Quảng Ninh tháng 5/92) và tranh chấp biển đảo mà đỉnh cao là vụ Trung Quốc công khai hoá việc ký kết họp đồng thăm dò khai thác dầu khí với Công ty Năng lượng Mỹ Crestone tại một vùng rộng lớn trên thềm lục địa của Việt Nam (bãi Tư Chính).

Để tháo gỡ ngòi nổ, hàng năm các nhà lãnh đạo cao cấp nhất đều tiến hành các chuyến đi thăm lẫn nhau thường xuyên: năm 1991, 1993, và 1997 các nhà lãnh đạo Việt Nam: Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Nông Đức Mạnh, đã lần lượt sang thăm Trung Quốc và các năm 1992, 1994, 1996, 1997 các nhà lãnh đạo Trung Quốc: Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Kiều Thạch, Lý Thụy Hoàn đã lần lượt sang thăm Việt Nam. Việc tiến hành trao đổi các đoàn cấp cao nhất đã trở thành việc làm thường xuyên giữa hai nước.

 Trong điều kiện đó, Lào Cai được tái lập vào 11/1991 và thị xã biên giới được tái thiết (mạnh từ 1993), cửa khẩu được mở lại (1993), nhân dân đã ra khu vực biên giới để sinh sống, canh tác.

 Xuyên qua những quan hệ này, việc phân giới Việt Nam - Trung Quốc được khởi động từ năm 1993, đầu tiên là hai bên đo vẽ thành lập bộ bản đồ tỷ lệ 1/50 000 mới sau đó là thể hiện đường biên giới chủ trương và trao cho nhau; đường biên giới chủ trương mà hai bên trao cho nhau đã tạo ra 164 khu vực khác nhau (khu vực C) và hơn 100 khu vục nhỏ do nét vẽ khác nhau.

Tháng 2 năm 1999, khi TBT Lê Khả Phiêu sang thăm Bắc Kinh, TBT Giang Trạch Dân đã đưa ra chủ trương “hai bên phải là láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và hứa sẽ giúp Việt Nam hơn nữa và, cuối năm 1999, Giang Trạch Dân đã viếng thăm Việt Nam trong 5 ngày và đề nghị Việt nam xúc tiến ký kết các hiệp ước biên giới. Thay vào đó, phía Bắc Kinh đã hứa giúp cho Việt Nam rất nhiều điều như phát triển khoa học kỹ thuật, hợp tác mạnh mẽ trong lãnh vực tài chánh, tiền tệ, giúp huấn luyện chuyên viên nông nghiệp, hiện đại hóa về bưu chính, viễn thông; giúp đỡ việc huấn luyện cán bộ tư tưởng lý luận về xã hội chủ nghĩa mới cho cán bộ đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 30/12/1999 hai nước đã ký kết Hiệp ước hoạch định biên giới trên bộ; đính kèm Hiệp ước này là bộ bản đồ tỷ lệ 1/50 000 gồm 34 mảnh.

Dịp Chủ tịch Việt Nam Trần Đức Lương thăm Trung Quốc tháng 12/2000, hai bên đã ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hoá phương châm 16 chữ đó thành những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Hai bên cũng đã thoả thuận đưa hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” “好邻居、好朋友、好同志、好伙伴”.

Tháng 5/2004, khi Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải sang thăm Trung Quốc, đã đưa ra ý tưởng về việc xây dựng Hai hành lang kinh tế là “Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng” và “Nam Ninh-Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng”, cùng một “Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ”; phía Trung Quốc đã tích cực hưởng ứng.

Trong Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc được ký kết trong dịp Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, đã khẳng định “đẩy nhanh tiến trình xây dựng “Hai hành lang-một vành đai” kinh tế, thúc đẩy vững chắc, hiệu quả các dự án hợp tác cụ thể…

Trong chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 11 năm 2006, Tổng bí thư 中共中央总书记, Chủ tịch nước Trung Quốc 中国国家主席 Hồ Cẩm Đào 胡锦涛  nêu ra khẩu hiệu 4 tương: “sơn thủy tương liên, văn hóa tương thông, lý tưởng tương đồng, vận mệnh tương quan” (山水相连, 文化相通, 理想相同, 命运相关).
Trong năm 2007, đã diễn ra các chuyến thăm cấp cao của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng; bên cạnh đó, dịp dự Hội nghị cấp cao ASEAN 13 tại Singapore , Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. Sau Đại hội ĐCS lần thứ 17, Trung Quốc đã cử Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban tuyên truyền TW Lưu Vân Sơn sang Việt Nam thông báo về kết quả Đại hội.

Từ 30/5-2/6/2008, TBT Nông Đức Mạnh thăm hữu nghị chính thức Trung Quốc. Hai bên ra Tuyên bố chung, nhất trí phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt. Hai bên cũng đang triển khai việc thiết lập đường dây nóng giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước.

Trong các chuyến thăm, Lãnh đạo cấp cao hai nước nhấn mạnh tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản quý báu của hai nước và nhân dân hai nước, cần được hết sức giữ gìn và không ngừng vun đắp; khẳng định sẽ làm hết sức mình để đưa quan hệ đó ngày càng sâu sắc hơn, tin cậy hơn, cùng ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp đổi mới, cải cách mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Quan hệ Việt – Trung được đặt trong bối cảnh quan tâm chiến lược của Trung Quốc đối với bốn nước ở Đông Nam Á: Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Đây là bốn nước đều từng trải qua quan hệ sóng gió với phương Tây, là thành viên nghèo và ít ảnh hưởng trong ASEAN; đều vui hơn trước thái độ có vẻ thân thiện và thiện chí của Trung Quốc. Chính sách Biên mậu và chủ trương Đại khai phá miền Tây của Trung Quốc đã tạo điều kiện cho “Hành lang kinh tế” Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (do Hội nghị hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông đề ra tháng 9/1998) có những thuận lợi mới.

Mối quan hệ giữa 2 đảng, 2 nhà nước ảnh hưởng không nhỏ tới kiều bào sống ở 2 nước và nhân dân vùng biên giới. Hàng trăm ngàn người Việt gốc Hoa đã bị buộc, hay bị kích động bỏ nhà cửa để chạy sang Trung Quốc những năm 1978-1979. Họ sống tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Phúc Kiến, Giang Tây và đảo Hải Nam. Những người đó và cả Hoa kiều còn ở Việt Nam chưa được hưởng hoàn toàn các quyền công dân. Từ 2007 Cao ủy về Người Tị nạn của LHQ đã và đang làm việc với chính phủ Trung Quốc để cho ra luật về người tị nạn và luật này coi như bước ổn định về thân thế những “nạn kiều” để tiến tới bước sau là nhập quốc tịch. Như vậy tình trạng của người tỵ nạn tại Trung Quốc nói chung và người tỵ nạn Việt gốc Hoa tại Trung Quốc sẽ được làm rõ hơn. Có ít người muốn quay lại Việt Nam bởi họ biết khó mà đòi trả lại nhà và đất.

Tóm lại, soi vào lịch sử thì việc bình thường hoá quan hệ Việt-Trung sau chiến tranh thì đây là lần có qúa trình kéo dài và phức tạp nhất. Có lẽ bởi ngoài mâu thuẫn về lãnh thổ, lần này sự tái bang giao giữa 2 nước còn bị yếu tố quốc tế chi phối nhiều và quan trọng hơn là sự không đồng thuận về ý thức hệ. Tuy cả 2 nước đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cùng xây dựng CNXH nhưng cách nhìn lại có những điểm khác biệt trên nhiều khía cạnh. Chỉ khi nào san lấp được khoảng cách đó và hiểu nhau hơn thì mới thực sự gác lại quá trứ, hướng tới tương lai thực sự có Lý tưởng tương đồng, Mệnh vận  tương quan. Nhưng dư luận Việt Nam ít biết đến “4 tương” do Chủ tịch Hồ Cẩm Đào khởi xướng mà thường nhắc đến 16 chữ vàng  và 4 tốt  quen thuộc. Chú ý rằng, trong “4 tương” 四相 thì hai cái tương đầu là số phận của Việt Nam và Trung Quốc, không ai có thể thay đổi được. Cái tương thứ 3 là một định mệnh của lịch sử và chỉ có lịch sử mới câu trả lời xác đáng. Cái tương cuối cùng là cái “tương” quan trọng nhất, và cũng là cái “tương” do con người lựa chọn bởi sống chết cùng nhau có điểm gì đó còn hơn cả đồng minh, còn hơn cả tình hữu nghị anh em,  “bỉ thử tương ái” 彼此相愛 đây đấy cùng yêu nhau. Và khi đó tính độc lập tự chủ của nước nhỏ sẽ ra sao ?

Thời đi học và cả bây giời chúng tôi thường được giáo dục, kiêu hành tự hào bởi “đã đánh thắng bốn đế quốc to” (Nguyên Mông, phát xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ). Điều đó đúng nhưng giá mà “không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả” thì hay hơn và chắc chắn đất nước sẽ phát triển hơn rất nhiều, Cổ nhân có câu: “Nhất tướng công thành vạn cốt khô” 一相功成万骨枯 nên suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, bên nào thắng thì nhân dân cũng là nguời đau khổ, máu xương binh lính và dân lành đổ xuông không thể lấy lại được.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2009, 10:29:20 pm gửi bởi menthuong » Logged

lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #448 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2009, 10:56:28 pm »

Bài của bạn menthuong copy từ đâu về thế? Bạn nhiệt tình quá, có chỗ post tới 2 lần trong chủ đề này rồi đấy.
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #449 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2009, 06:55:12 am »

Bài của bạn menthuong copy từ đâu về thế? Bạn nhiệt tình quá, có chỗ post tới 2 lần trong chủ đề này rồi đấy.
Kiến thức là tài sản chung,
Thấy hay, hợp ý thì dùng lại thôi.
Lịch sử đâu phải chuyện chơi,
Tự ý sáng tác thì đời ra ma.
Nhưng đâu có cóp thật thà,
Đã thêm mắm muối cho vừa lòng nhau.
"Thượng tá" đừng quá nghĩ sâu,
"Trung sĩ" mới tập lần đầu chưa quen.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM