Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:26:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường Hồ Chí Minh trên biển  (Đọc 155433 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #120 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2009, 11:54:05 pm »

Mấy ông nhà báo kể lại chiến công kiểu.....máy bay đậu núp trong mây ...chờ máy bay Mỹ hahahaha.
Tội quá bác Tran479 ! Nhà báo viết rằng " Năm 1983 Pốt lấy Chùa Preah Vihear " nữa kìa ! Không biết lúc đấy em và 300anh em D1E95 ở đâu không biết nữa ?? Grin Grin Grin . Kinh quá !
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #121 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2009, 02:53:38 pm »

http://antg.cand.com.vn/vi-VN/tulieu/2009/7/69973.cand

Cái chết của một người anh hùng Đoàn tàu không số



Anh hùng - Liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu.

Người dẫn dắt chúng tôi vào "câu chuyện cổ tích" ấy chính là con trai cả của Liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu. Trong căn phòng nhỏ nằm sâu trong một ngõ vắng trên đường Cát Bi, đã khuya lắm rồi, anh thong thả kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm về người cha. Nguyễn Đình Phương - tên anh - đêm nay dường như không thể ngủ. Niềm xúc động vừa tìm được hài cốt người cha sau 37 năm hy sinh ngập tràn trong ánh mắt, trong giọng kể của Phương.

Thật lạ. Mãi tới những ngày đi viết phóng sự này, tôi mới tìm được câu trả lời cho một băn khoăn của chính mình sau rất nhiều năm tháng, rằng vì sao cuộc Chiến tranh Vệ quốc của dân tộc ta lại được gọi là một cuộc CHIẾN TRANH THẦN THÁNH. Hóa ra rất giản dị, bởi chỉ có những con người với "trái tim như ngọc sáng ngời", chỉ có những VỊ THÁNH "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" - chỉ có họ mới có thể viết nên trang sử vàng chói lọi và làm nên chiến thắng lẫy lừng của cuộc chiến tranh giải phóng 30 năm ròng rã ấy.

Một trong những con người đó, một trong những VỊ THÁNH đó là nhân vật chính của câu chuyện mà tôi sẽ kể dưới đây. Ông là Anh hùng - Liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Chính trị viên của Đoàn tàu không số.

Đêm nghe chuyện kể của con trai người liệt sĩ

Bạn tôi, vốn là lính thông tin Sư đoàn 324 thời đánh Mỹ, cứ réo rắt "phôn" suốt cả tuần, cứ nằng nặc gọi tôi xuống ngay Hải Phòng, để cùng chia sẻ với gia đình người bạn ông dưới đó một niềm vui, một nỗi xúc động vô bờ bến. Số là gia đình người bạn đó hôm cuối tháng 3/2009 vừa tìm được hài cốt của người chồng, người cha mình là Anh hùng LLVTND-Liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu. "Đây là người liệt sĩ duy nhất cho tới nay tìm được hài cốt trong tổng số 97 liệt sĩ của Đoàn tàu không số hy sinh thời chống Mỹ" - ông bạn tôi nhấn mạnh qua điện thoại.

Nắng nóng là thế suốt cả tháng 6, suốt cả tuần qua, thế mà buổi chiều hôm đi Hải Phòng ấy, bỗng mưa rào ào ạt. Đường 5 có những lúc nhòe đi trong mưa. Cái gạt nước làm việc không ngưng nghỉ một phút nào suốt cả trăm cây số từ Hà Nội xuống. Bù lại là mát mẻ. Bù lại là bụi bặm rác rưởi được giũ sạch.



Một trong những chiếc tàu không số trên đường vận chuyển vũ khí vào chiến trường miền Nam. (Ảnh do hải quân Mỹ chụp).

Xuống tới đất Cảng đã là xẩm tối. Phố xá Hải Phòng sạch tinh khôi. Dưới ánh đèn cao áp trắng xanh, dưới sắc phượng vĩ sau mưa thắm đỏ như hồng ngọc, lối xóm Hải An chợt như chìm trong huyền ảo. Và trong cái không khí đầy thanh tịnh tinh khiết ấy, tôi được đắm chìm vào câu chuyện về người Anh hùng - Liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu - một "câu chuyện cổ tích" của thời chống Mỹ, mới đây thôi mà sao có lúc như là xa xôi lắm?

Người dẫn dắt chúng tôi vào "câu chuyện cổ tích" ấy chính là con trai cả của Liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu. Trong căn phòng nhỏ nằm sâu trong một ngõ vắng trên đường Cát Bi, đã khuya lắm rồi, anh thong thả kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm về người cha. Nguyễn Đình Phương - tên anh - đêm nay dường như không thể ngủ. Niềm xúc động vừa tìm được hài cốt người cha sau 37 năm hy sinh ngập tràn trong ánh mắt, trong giọng kể của Phương.

Kỷ niệm những ngày ấu thơ bên cha ùa về, như ngọn gió lành từ biển ngoài kia đêm đêm lại mơn man thổi vào đất liền, khiến cho người đàn ông 51 tuổi đời này dường như trở lại những ngày tuổi 14 - ngày cha anh ra khơi và mãi mãi không về.

Phương sinh năm 1958, học hết phổ thông là đi học Công an, rồi làm lính trinh sát, rồi cán bộ điều tra, và bây giờ là Thượng tá, Phó trưởng Công an quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Suốt gần 40 năm qua, dù bận rộn học hành, dù vất vả công tác, dù hiểm nguy đấu tranh phòng chống tội phạm, nhưng trong sâu thẳm trái tim Phương vẫn khôn nguôi một ước nguyện thiêng liêng: làm sao tìm được hài cốt của người cha đã hy sinh trên biển năm 1972, tháng 4 ngày 24. Đấy cũng là một khát vọng có lúc đã lạnh ngắt vô vọng trong đáy lòng người mẹ già và 3 đứa em Phương sau bao kiếm tìm non nửa thế kỷ.

"Cha tôi sinh năm 1932, quê xã Thăng Phương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - Phương kể. Năm 16 tuổi, ông đã tham gia du kích đánh Pháp ở quê nhà. 18 tuổi, ông vào bộ đội. Năm 1954, khi 22 tuổi, ông tập kết ra Bắc, rồi xuất ngũ về công tác tại Xí nghiệp đánh cá Hạ Long - Hải Phòng và kết hôn với mẹ tôi - một cô gái đất Cảng. Năm 1961, ông tái ngũ và trở thành một trong những người lính đầu tiên của đường Hồ Chí Minh trên biển, trở thành Chính trị viên của một con tàu của Đoàn tàu không số chuyên vận tải vũ khí, đạn dược vào Nam...". Phương bắt đầu câu chuyện về người cha thân yêu như đọc những dòng trích ngang lý lịch ("Bệnh nghề nghiệp" chăng?).

Nhưng rồi, chợt ấm áp, chợt nồng hậu, chợt thăm thẳm suy tư, Phương bồi hồi kể về những ngày cuối bên cha. "Tôi nhớ rất rõ ngày hôm ấy là ngày 16/3/1972, vì nó liên quan đến một cái mốc lịch sử của chiến tranh. Đúng một tháng sau ngày ấy - ngày 16/4/1972 - là hôm Không quân Mỹ bắt đầu rải thảm B-52 xuống Hải Phòng, mở đầu chiến dịch sử dụng không quân hủy diệt các thành phố lớn ở miền Bắc trước khi phải ngồi vào bàn Hội nghị Paris 1973 - Phương bắt đầu dòng hồi tưởng.

Là chính trị viên, nói như từ mà thế hệ chúng tôi hay dùng, cha tôi "Bôn-sê-vích" lắm. Ông rất nghiêm khắc với bản thân và cả với mẹ con chúng tôi. Suốt 13 chuyến tàu vận chuyển vũ khí vào Nam trước đó, ông không hề nghỉ lấy một ngày ở nhà trước lúc ra khơi. Tất cả thời gian và tâm trí ông dành cho những chuyến vượt biển của tàu không số. Đối với ông, không có ngày nghỉ, không có gì quan trọng hơn là những tấn vũ khí chuyển vào Nam đánh giặc.



Gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu chụp năm 1964. (Ảnh do gia đình cung cấp).

Nhưng cái lần ấy, cái lần trước chuyến tàu thứ 14 đầy định mệnh ấy, có những "điềm" rất lạ. Cha tôi bỗng dưng xin đơn vị cho nghỉ ở nhà hẳn 2 ngày. Ông mua giấy dầu lợp lại góc mái nhà bị dột đã lâu, ông cùng mẹ tôi đi chợ, rồi tự tay nấu cơm cho cả nhà cùng ăn. Buổi chiều, ông còn lôi 4 anh em tôi ra tắm rửa kỳ cọ (tôi lớn nhất lúc ấy 14, cậu út mới hơn 3 tuổi). Ông còn "hào phóng" (thậm chí đối với ông là hơi "xa xỉ") dẹp bỏ cái bếp dầu mẹ tôi dùng đã dăm bảy năm, rỉ hoen và nấu món gì cũng oi khói, ra mậu dịch mua hẳn cái bếp dầu mới toanh, loại sắt có tráng men xanh "xịn" nhất thời ấy. Có hôm trong bữa cơm, ông còn dặn chúng tôi: "Mấy hôm nữa, anh em chúng mày đến đơn vị bố gặp các chú hậu cần, mang cái can dầu ma-dút 20 lít bố đã xin các chú ấy mang về cho mẹ, tha hồ mà đun nấu...".

Rạng sáng ngày 16/3/1972, buổi sáng cuối cùng sau 2 ngày nghỉ trọn vẹn ở nhà cùng vợ con, mới 5h sáng, ông Hiệu đã đánh thức cậu con cả dậy. Tuổi ăn tuổi ngủ, Phương uể oải mãi không rời khỏi giường. "Cha tôi ôm tôi rất chặt vào lòng, xoa tóc tôi âu yếm (con cái ông yêu thương hết mực, nhưng cái  kiểu ôm ấp vỗ về "tiểu tư sản" ấy thì chưa bao giờ tôi được thấy ở cha tôi). Giọng thầm thì như gió thoảng, chắc sợ mẹ tôi và các em nhỏ thức giấc, ông dặn: "Phương à...! Con là con trai lớn, ở nhà gắng chăm học, chăm làm. Nhớ cố gắng giúp đỡ mẹ, chăm lo dạy bảo các em khi bố đi xa...".

Tôi chợt thấy ươn ướt trên mái tóc mình. Trời ơi, thì ra cha tôi đang khóc, nước mắt thấm xuống đầu tôi. Đấy là lần đầu tiên tôi thấy cha mình khóc, và cũng là lần duy nhất. Tôi đâu ngờ rằng đó là những giọt nước mắt của cuộc chia ly vĩnh viễn mà cha tôi dường như có linh cảm. Chỉ 40 ngày sau, cũng vào một buổi sáng, cha tôi đã hy sinh trên Vịnh Thái Lan...".

Mấy ngày sau buổi sáng chia tay ấy, nhớ lời cha dặn, Phương cùng cậu em trai mang đòn gánh dây thừng đi bộ từ Hải Phòng sang đơn vị bố bên Thủy Nguyên để khiêng can dầu ma-dút về. “Quái lạ - Phương kể tiếp - suốt bao năm công tác, cả khi ở cơ quan dân sự lẫn lúc trong hải quân, chưa bao giờ cha tôi cho phép mẹ con tôi tơ hào dù là một thanh củi, một hòn gạch, một giọt xăng dầu của công mang về nhà. Công đoàn hay hậu cần phân phối cho thứ gì, như gói trà, bao thuốc, cái xăm xe đạp, viên đá lửa, ông cũng đều nhường cho anh em trong đơn vị cả. Vậy mà lần này, sao cha  lại xin hẳn một can dầu 20 lít cho mẹ con tôi. Tôi giật mình tự hỏi, và có cảm giác gai người không hiểu nổi...".

Hai anh em Phương, khẳng khiu như hai cây sậy, đen đúa như hai cục than, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, bước thấp bước cao khiêng can dầu về nhà trong cảm giác nghi hoặc bất thường ấy, trong linh cảm bất an ấy. Can dầu ma-dút, để làm ấm thêm ngọn lửa của cái bếp dầu cha mới sắm trước hôm đi, để làm sáng thêm ngọn đèn dầu anh em Phương chụm đầu học bài đêm chiến tranh mất điện; can dầu ấy đâu ngờ là món quà cuối cùng của tuổi thơ Phương và các em được nhận từ người cha yêu dấu, là sự quan tâm cuối cùng người chồng dành cho người vợ từ nay mãi mãi lẻ loi bên 4 đứa con thơ dại.

Bình minh ấm áp ký ức đồng đội

Hà Nội cuối năm 1978. Một hôm, khi Nguyễn Đình Phương đang là sinh viên năm thứ 2 Đại học Cảnh sát, đang giờ lên lớp, anh được gọi lên gặp Ban Giám hiệu ngay. Phương sững người khi bước vào Phòng Giám hiệu, nhận thấy bên những bộ cảnh phục quen thuộc của các thầy cô còn có những bộ quân phục hải quân thân thương - dấu ấn về người cha thủy thủ.

Đó là các bác, các chú đến từ Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, tới trường để xin phép cho Phương được nghỉ 2 ngày về Hải Phòng dự Lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT cho cha Phương - Liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu, Trung úy hải quân, Chính trị viên Tàu không số.

Và mãi đến buổi lễ truy tặng danh hiệu Anh hùng, Phương mới biết cụ thể về chiến công, về sự hy sinh của cha mình và đồng đội trong chuyến tàu vào Nam tháng 4/1972 ấy. Còn trên tấm Bằng danh hiệu Anh hùng do Chủ tịch Nước Tôn Đức Thắng ký tặng ngày 6/11/1978 mà mẹ anh - bà Phạm Thị Vi - thay mặt cha và gia đình đón nhận có ghi những dòng chữ vàng: "Tặng Danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân cho Liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu đã lập nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc về chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần cùng toàn dân đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn".

Tôi đến Văn phòng Hội truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển nằm ở phố Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Ngô Quyền) sớm hơn hẹn 15 phút, đã thấy các bác cựu chiến binh (CCB) tề tựu đông đủ cả rồi. Họ đều là lính của Đoàn tàu không số, có những người là đồng đội cùng một chiếc tàu với ông Hiệu, có cả người lính đã chứng kiến giây phút cuối cùng của ông trước lúc hy sinh.

Bác Trần Văn Hữu, Chủ tịch Hội, cho tôi biết một điều thật thú vị. Bao nhiêu người đã nói, đã nghe về Đoàn tàu không số, nhưng không biết đấy là một đoàn tàu có số hẳn hoi. Đó là Lữ đoàn 125 Hải quân, trong đó có các tàu như tàu số 235 của Anh hùng Nguyễn Phan Vinh, tàu số 187 của Anh hùng Hồ Đức Thắng, còn tàu của Anh hùng Nguyễn Văn Hiệu có số 645.

Nói về lịch sử Lữ đoàn 125, bác Lưu Lanh, Phó chủ tịch hội kể chi tiết: Để chi viện trực tiếp vũ khí cho chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cùng với con đường Hồ Chí Minh vượt Trường Sơn trên bộ, ta đã quyết định mở con đường vận chuyển chiến lược trên biển Đông. Ngày 23/10/1961, Bộ Quốc phòng đã thành lập Đoàn 759 - tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân.

Trong 10 năm (từ tháng 4/1962 đến tháng 4/1972) Đoàn 125 đã vượt biển 168 chuyến, vận chuyển vào 19 bến của 9 tỉnh phía Nam, chuyên chở được 6.105 tấn vũ khí và hàng ngàn lượt cán bộ, chiến sĩ chi viện cho chiến trường, đã làm nên một "Đường Hồ Chí Minh trên biển" đầy độc đáo của chiến tranh nhân dân. Đoàn 125 đã hai lần được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân. Có 6 đồng chí được tuyên dương Anh hùng, trong đó có Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu...

"Do công tác bí mật, các tàu của Đoàn 125 khi hoạt động ở vùng biển nước nào thì đeo biển hiệu của tàu nước đó - bác Hữu bổ sung. Thậm chí có lúc nguy hiểm, ta đành phải treo cả cờ, dùng cả màu sơn của tàu nước đó để đánh lạc hướng sự tuần tra kiểm soát của Mỹ - ngụy. Rồi khi vào vùng biển phía Nam, để giữ bí mật tuyệt đối, tất cả các tàu đều xóa số tàu của mình đi. Mọi thứ vật dụng trên tàu như đồ hộp, đường sữa, thuốc lá, xà phòng v.v... cũng đều phải bóc hết nhãn mác đi. Mọi người quen gọi đoàn tàu chúng tôi là "tàu không số" là vì vậy...".

Góp vào chuyện kể của bác Hữu, bác Lanh, các bác CCB khác như bác Phong, bác Hiếu, bác Lịch v.v.... đã cho tôi biết thêm rất nhiều những điều mà sách vở chưa từng nói tới về Đoàn tàu không số của họ. Đối với những người lính tàu không số, ra khơi là xác định cảm tử, ngày rời bến là ngày xác định hy sinh. Có những hy sinh vẻ vang ghi danh sử vàng dân tộc, có những hy sinh thầm lặng giấu vào ký ức cá nhân.

Chỉ riêng việc đảm bảo bí mật cho những chuyến tàu đã có bao điều đáng nói. Có những đồng chí tập kết ra Bắc hơn 10 năm xa nhà xa quê hương, mòn mỏi  chờ mong thương nhớ, vậy mà khi tàu cập bến ngay tại bãi biển làng mình, vượt qua ngàn dặm trùng dương về tới cách nhà chỉ vài trăm mét, vẫn  không được lên bờ. Có đồng chí chồng Bắc vợ Nam, xa vợ đằng đẵng cả chục năm ròng, khi cập bến, trông thấy vợ trong đoàn dân công ra nhận vũ khí, vậy mà phải lánh mặt xuống khoang tàu để đảm bảo bí mật, phải rưng rưng ngậm ngùi nhìn vợ từ xa, từ khe cửa sổ dưới tàu trông lên mà trái tim nghẹn ngào xa xót...

(Còn nữa)
Logged
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #122 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2009, 02:55:28 pm »

http://antg.cand.com.vn/vi-VN/tulieu/2009/7/69982.cand

Cái chết của một người anh hùng đoàn tàu không số (kỳ cuối)




Người vợ và con trai cả của liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu.


Một ánh chớp lóe lên, kế đó là một tiếng nổ cực mạnh, một cột lửa đỏ cùng với cột sóng cao hàng chục mét dựng lên giữa biển xanh. Những mảnh vỡ của con tàu văng tung tóe sang cả chiếc khu trục của địch đang hằm hè gần đó làm bọn địch trên tàu kinh hồn bạt vía. Tàu 645 và người Trung úy Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu đã ra đi như thế.

Trận chiến cuối cùng của tàu 645 trên biển Đông

Trong suốt cả buổi sáng trò chuyện cùng các CCB đồng đội của Nguyễn Văn Hiệu, tôi để ý có một người đàn ông trạc hơn 60 tuổi, tầm thước và nhỏ nhẹ, đôi mắt đượm buồn, cứ ngồi lặng lẽ lắng nghe, tay run run nắm chặt tay người con trai của ông Hiệu. Thì ra ông là Thẩm Hồng Lăng, người cuối cùng rời khỏi tàu 645, người lính cuối cùng mà ông Hiệu vĩnh biệt trước khi hy sinh.

Ông Lăng người quê Nam Định, sinh năm 1947, là lái tàu chính của tàu 645. Cuộc "sinh tử biệt ly" của ông Lăng với người Chính trị viên của mình, nghe ông kể lại, thật kỳ vĩ và cảm động.

Tàu 645 do Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu và Thuyền trưởng Lê Hà (quê Bà Rịa - Vũng Tàu) chỉ huy, trên tàu có tất cả 21 cán bộ, chiến sĩ. Tàu đã 2 lần nhổ neo ra đi, song bị tàu địch kèm chặt, nên đành quay lại. Tối ngày 12/4/1972, tàu ra khơi lần thứ 3. Sau nhiều ngày đêm vượt qua sóng to gió lớn, vòng lên vùng biển phía trên đảo Hải Nam, rồi vòng xa ra thuộc hải phận quốc tế ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ, từ đó xuôi vào phía Nam Việt Nam.

Ngày 22 và 23/4/1972, tàu 645 tới vùng biển Phú Quốc, sau đó lại chuyển hướng về bến phía đảo Cô Công (Campuchia), cách Phú Quốc chừng 60 hải lý với ý định chờ tối sẽ vào. 14h ngày 23/4, tàu nhận được điện của Sở chỉ huy báo cho biết, đêm nay sẽ có thuyền đón ở mũi Cà Mau. Nhưng 17h lại điện: "Bến động". Tàu quay ra hải phận quốc tế. 19h ngày 23/4, xuất hiện một tàu khu trục địch từ Vịnh Thái Lan đi tới. Nó rọi đèn pha sáng rực, đánh tín hiệu hỏi tàu từ đâu đến và đi đâu.

Tàu 645 trả lời: "Tàu từ Trung Quốc xuống, bị lạc". Địch phát tín hiệu dừng tàu. Tàu 645 lập tức tăng tốc nhằm chạy ra hướng biển Đông thoát khỏi tầm truy đuổi của địch. Lập tức địch gọi máy bay bắn pháo sáng. Trong ánh pháo sáng chói lòa, tàu 645 đã nhìn rõ phía trước có 3 tàu địch.



Các đồng đội tàu không số của liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu.

Tàu 645 vẫn giữ tốc độ đi ra vùng biển quốc tế. Chiếc khu trục 04 của Mỹ - ngụy bám rất sát tàu ta. Ý đồ của địch là bắt sống tàu 645. Đôi bên vờn nhau đến 5 giờ sáng ngày 24/4. 7h45, trời biển sáng rõ, quan sát bằng mắt, địch đã xác định được rằng đây là tàu "Bắc Việt giả dạng", chúng lập tức dùng loa dụ hàng. Anh em ta trên tàu lờ đi, như thể không rõ chúng nói gì. Thấy gọi hàng không kết quả, địch nổ súng bắn uy hiếp, đạn các cỡ chi chít rơi trước mũi tàu 645. Vẫn không ép được tàu 645 dừng lại, địch bắt đầu bắn nhiều loạt đạn liên thanh 14 ly 5 thẳng vào tàu ta, gây thương vong cho một số thủy thủ. Rồi một số quả đạn pháo lớn của địch bắn làm tàu ta thủng lỗ chỗ.

Trước tình thế đó, Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu quyết định nổ súng chống trả quyết liệt. Các loại súng B40, B41, 12 ly 8 của ta hướng nòng về phía tàu địch đồng loạt nhả đạn... Lúc này địch tập trung hỏa lực đánh trả rất ác liệt. Các thủy thủ San, Lân, Giang, Thẻ lần lượt trúng đạn và hy sinh. Một số anh em khác bị thương. 9h sáng ngày 24/4, tàu ta vừa cơ động ra xa, vừa đánh trả quyết liệt.

Khoảng 11h, một quả đạn lớn trúng vào xích lái, tàu ta không còn điều khiển được, bắt đầu chạy vòng tròn. Khi biết tàu hỏng lái không thể cơ động được nữa, Nguyễn Văn Hiệu đề nghị Thuyền trưởng Lê Hà và ra lệnh cho anh em khoác áo phao nhảy xuống biển bơi vào bờ nhằm bảo toàn lực lượng, còn anh xin ở lại điểm hỏa bộc phá hủy tàu phi tang vũ khí hàng hóa (chuyến ấy tàu 645 chở 70 tấn đạn cối cá nhân và 1 tấn thuốc nổ TNT cùng hàng hóa khác).

Lái tàu Thẩm Hồng Lăng và Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu có ý sẽ rời tàu cuối cùng. Khi anh em đã xuống nước, hai anh còn nán lại thu tập tài liệu để hủy. Khi 2 anh đã khoác áo phao định xuống nước, thì phát hiện một tình huống vô cùng nguy hiểm: phía dưới biển gần tàu, anh em thủy thủ phần lớn đều bị thương, nên phải cụm lại một khối dìu nhau mà bơi, tất cả là 15 người, trừ 4 người đã hy sinh nằm lại trên tàu.

Chiếc tàu thì mất lái, cứ chạy vòng tròn, do vậy có lúc gần anh em thủy thủ, lúc lại ở xa. Chính vì vậy Nguyễn Văn Hiệu quyết định không rời tàu. Anh sợ khi tàu gần anh em rồi nổ, tính mạng 16 người sẽ hết sức nguy hiểm. Phải cho tàu nổ lúc ở vị trí xa đồng đội của mình nhất! Dưới biển, anh em đang cố nán lại đợi Hiệu.

Trên tàu, Thẩm Hồng Lăng cũng nấn ná, đòi cùng ở lại điểm hỏa với Hiệu. Ánh mắt người chính trị viên vốn bình thường đầy nghiêm khắc, sao lúc này bỗng dịu dàng thân thương đến lạ kỳ. Anh nói với Lăng, nửa như ra lệnh, nửa như khẩn khoản: "Em còn trẻ, còn cống hiến được lâu, được nhiều hơn anh... Với lại, anh đã có vợ con, em thì chưa kịp có người yêu, thôi Lăng nhảy xuống biển bơi cùng anh em đi...".

Ứa nước mắt thương người anh, người chính trị viên của mình, nhưng Lăng vẫn quyết không rời tàu, không muốn để anh Hiệu một mình ra đi, vẫn vờ như không nghe thấy, cứ lúi húi ngồi đốt hủy tài liệu trên boong tàu. Nói nhỏ không được, anh Hiệu quát to: "Đồng chí về báo cáo với Đoàn là tôi đã hoàn thành nhiệm vụ và cho tôi gửi tới anh em lời chào chiến thắng", rồi bất ngờ anh lao tới đẩy Lăng xuống biển. Chới với giây lát, từ dưới biển nhìn lên, Lăng vẫn thấy rõ anh Hiệu đang quay lưng lại, chậm rãi bước về phía cột cờ, nơi cao nhất của con tàu, nơi để đoạn dây điện nối với kíp điểm hỏa bộc phá. Khi Lăng đã nhập được vào gần tốp anh em bơi trên biển, khi vị trí con tàu ở xa đồng đội nhất, Nguyễn Văn Hiệu cho nổ tàu.

Một ánh chớp lóe lên, kế đó là một tiếng nổ cực mạnh, một cột lửa đỏ cùng với cột sóng cao hàng chục mét dựng lên giữa biển xanh. Những mảnh vỡ của con tàu văng tung tóe sang cả chiếc khu trục của địch đang hằm hè gần đó làm bọn địch trên tàu kinh hồn bạt vía. Tàu 645 và người Trung úy Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu đã ra đi như thế.

Lúc đó là 11h30 ngày 24/4/1972. Thẩm Hồng Lăng cùng 15 thủy thủ còn lại của tàu 645 sau đó đều bị địch dùng trực thăng và tàu quây bắt trên biển, rồi người thì bị đưa về Sài Gòn giam ở Chí Hòa, người thì bị giam ngay tại nhà tù Phú Quốc. Năm 1973, sau Hiệp định Paris, 16 anh được trao trả.

Khúc tưởng niệm bên biển Đồ Sơn

Chia tay những người đồng đội của Nguyễn Văn Hiệu, tôi bỗng dưng  không muốn trở lại phố phường ồn ã náo nhiệt mà muốn ra với biển. Người chở tôi ra biển chiều nay là Tuấn, cháu gọi liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu là ông ngoại. Tuấn mới gần 30 tuổi, cao ráo đẹp trai, ăn nói lễ phép, một vợ một con, tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội, giờ về Hải Phòng làm doanh nghiệp cùng bố mẹ vợ. Nói chung Tuấn là một thanh niên thành đạt.

Vừa lái xe, Tuấn vừa kể cho tôi nghe về cuộc tìm kiếm hài cốt ông ngoại hồi tháng 3 vừa rồi. Tuấn bảo có lẽ ông cháu phù hộ cho cháu lắm, nên chính cháu đã gặp được các cô chú ở Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA ở Hà Nội, rồi được các nhà ngoại cảm ở đấy chỉ dẫn, tìm đến tận nơi xác ông cháu theo gió mùa Tây Nam năm ấy trôi dạt vào bờ đảo Phú Quốc, tấp vào một gốc cây dương ngay bãi cát ven bờ biển.

Xác ông cháu nằm lại dưới gốc dương đó suốt 37 năm, cát vùi lấp năm này qua năm khác sâu tới gần 6 mét. "Tàu nổ tung, sao còn xác hả Tuấn?" - tôi lục vấn. Tuấn bảo: "Không, không phải xác, cháu dùng sai từ, mà là hài cốt chú ạ. Mà cũng chỉ có một số phần xương thôi, gồm xương sọ một ít, xương vai một ít, nhiều nhất là đoạn xương hông...".

“Làm sao biết đó là hài cốt của ông cháu?". "Cháu đã nhờ giám định xương cẩn thận rồi, cả theo cách khoa học và theo mẹo tâm linh, lại được các chú bên Vùng 5 Hải quân giúp đỡ gia đình cháu vô cùng  chu đáo trong việc đào bới tìm hài cốt, trong việc chuyển hài cốt đưa về nghĩa trang liệt sĩ ngoài Hải Phòng  này. Có ngày cả một đại đội hải quân Vùng 5 cùng máy xúc làm việc cật lực bên bãi cát chú ạ. Công phu lắm, tận tình lắm, "nghĩa tử nghĩa tận" là thế chú nhỉ?".

Tôi khẽ khàng với Tuấn: "Tình đồng đội nữa cháu ạ...". Tôi không nỡ tranh luận nhiều với Tuấn. Cháu còn quá trẻ. Khi ông cháu ra trận và hy sinh, cháu còn chưa ra đời. Trọn vẹn một thế hệ đã qua rồi. Nhanh như cánh hải âu vụt liệng qua bến cảng...



Cựu chiến binh Thẩm Hồng Lăng (bên trái).

Ngược chiều với xe chúng tôi, thỉnh thoảng lướt qua dăm ba chiếc xe "siêu hạng" bóng lộn chở những "tay chơi" từ Casino Đồ Sơn trở về sau một cuộc đỏ đen sát phạt. Tiếng chát xình rốc ráp mê tan từ xe ngược chiều mở hết cỡ át cả tiếng CD "Có một bài ca không bao giờ quên" trên xe Tuấn. Họ vừa thắng hay thua trên casino, nào ai hay?!

Chỉ biết rằng phóng vun vút thế kia, nhạc nhẽo ầm ĩ thế kia, đỏ đen không biết bao cuộc thế kia, chắc chắn họ chưa bao giờ nhìn thấy, chắc chắn họ không bao giờ biết đến, ngay ven đường lên casino kia, ngay dưới chân ngọn núi có sòng bạc ấy, ngay nơi bãi biển Đồ Sơn đó, 40 năm trước, là bến xuất quân của Đoàn tàu không số, là nơi ra đi và mãi mãi không về của Nguyễn Văn Hiệu và hàng trăm đồng đội của anh.

Mà sao Hải Phòng không đặt tên họ cho những con đường ven biển Đồ Sơn này nhỉ? Và cả trong Quảng Nam quê anh nữa chứ? Nếu có, chắc chắn sẽ có con đường mang tên Nguyễn Văn Hiệu, Nguyễn Phan Vinh và những anh hùng liệt sĩ khác đã từ bãi biển này ra khơi để đi vào bất tử?         

Chiều nay mưa vẫn nặng hạt, biển vì thế vắng tanh vắng ngắt. Bến Nghiêng  ngoài bãi 2 Đồ Sơn không một bóng người, như là để thâm nghiêm hơn, hùng vĩ hơn, như là để sừng sững hơn bên doi cát đằng kia, tấm bia tưởng niệm, bức tượng đài ghi công những người thủy thủ anh hùng của đoàn tàu không số.

Chợt nhớ lời chiến sĩ lái tàu 645 Thẩm Hồng Lăng lúc chia tay tôi: "Làm sao quên được phút vĩnh biệt người đồng đội, người chỉ huy của mình. Tôi nhớ lắm bóng hình anh Hiệu, dáng cao gầy mảnh dẻ, vời vợi trên boong tàu giữa trùng khơi, hai tay nắm chặt 2 đầu đoạn dây điện kết nối với khối thuốc nổ hơn 70 tấn chở trên tàu và cho chập nổ con tàu để khỏi rơi vào tay giặc...".

Lại nhớ lời người thủy thủ thương binh Lưu Công Hào nói với tôi lúc ở Hải Phòng: "Tôi bị thương khi tàu số 43 của chúng tôi đụng tàu địch ở vùng biển Quảng Ngãi tháng 2/1968. Cuộc chiến không cân sức với tàu Hạm đội 7, chúng tôi đành cho tàu nổ. Tôi bơi 5km vào bờ, rồi  được du kích vớt lên, đưa về điều trị tại chính Trạm xá của chị Đặng Thùy Trâm tại Đức Phổ suốt trọn một tháng. Cả tháng ấy, bác sĩ Trâm trực tiếp điều trị cho tôi. Khi ấy tôi 21 tuổi, kém chị Trâm 4 tuổi.

Có những buổi trưa, chị ôm tôi vỗ về như với thằng em trai, tôi gục đầu vào vai chị, nghe chị hát những bản tình ca của các cô gái thời ấy thường ưa thích, cho dịu đi nỗi đau vết thương chiến tranh. Chị Trâm còn muốn "làm mối" tôi cho em gái chị nữa. Giữa bom rơi đạn réo, giữa gian khổ hiểm nguy, người con gái Hà Nội ấy, người bác sĩ trẻ ấy vẫn hát tình ca, vẫn ghi nhật ký, vẫn học ngoại ngữ, vẫn mong kết nối những mối tình ngoài việc chữa lành những vết thương...

Giống như Nguyễn Văn Hiệu, chị Trâm và bao người lính khác trong cuộc chiến tranh giữ nước đã đối diện với cái chết sao mà bình thản, đã dám hy sinh sao mà nhẹ nhàng đến thế. Họ không chỉ là những anh hùng, họ là những VỊ THÁNH anh ạ...".

Đã hoàng hôn của một ngày. Biển lại dâng thủy triều. Dưới ngọn thủy triều kia là những con sóng ngầm, dưới những con sóng ngầm là đáy biển, là cát, dưới lớp cát trắng phau kia có những trái tim thắm đỏ đã hóa ngọc của bao liệt sĩ còn nằm dưới đó mãi không về. Họ đã hóa trầm tích giữa biển khơi, hay đã hóa rong rêu huyền thoại? Không, họ vẫn mãi là NGỌN HẢI ĐĂNG, sừng sững rọi soi mọi cuộc bể dâu...
Logged
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #123 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2009, 09:32:12 am »

http://antg.cand.com.vn/vi-VN/tulieu/2009/7/69973.cand

Cái chết của một người anh hùng Đoàn tàu không số



Anh hùng - Liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu.
---------------------------------------------------------------------------------------
Cảm ơn bạn Smel đã tải câu chuyện bi hùng, cảm động của liệt sỹ Nguyễn văn Hiệu lên diễn đàn. Tôi xin bổ sung một chi tiết quý báu mà tác giả chưa thể hiện trong bài viết.
  Tại buổi khai trương bến phà Tuần Châu Cát Bà ngày 29/4/2009, chúng tôi những đồng đội tàu không số đến chia vui với chủ nhân đảo Tuần Châu Đào Hồng Tuyển. Trên chuyến phà từ Tuần Châu đi Cát bà ký ức xưa ùa về trong gió biển. Trận chiến đấu của tàu 645 của Bác Hiệu được các bác Lăng và các Bác kể lại. Đào Hồng Tuyển hỏi " Sao lúc đó các Bác không lao thẳng tàu vào tàu địch như máy bay Nhật lao vào tàu chiến Mỹ trong trận Trân Châu Cảng? Một bác già bảo : Nó bắn đứt xích lái rồi, tàu xoay tròn làm sao mà lao thẳng được. Các bác cho biết mỗi chuyến đi biển tàu đều lên phương án chiến đấu. Thông thường là :
1/ Nếu phát hiện ra địch thì tìm cách lẩn tránh để đảm bảo bí mật con đường, đảm bảo không để hàng rơi vào tay địch
2/ Nếu bị địch phát hiện thì chiến đấu hoặc hủy tàu không để tàu và hàng bị địch bắt.
3/ Trong trường hợp bị tàu địch quây ép, bắt sống thì lao thẳng tàu vào tàu địch đồng thời hủy tàu để tàu ta và địch tan xác luôn.
Nếu tàu 645 không bị đứt xích lái thì chắc chắn Bác Hiệu sẽ lao tàu vào tàu địch như máy bay Nhật lao thẳng vào tàu chiến Mỹ. Câu chuyện của các Bác hôm đó trước khi có bài báo này. Cùng chuyến đi đó, khi về tôi đã viết bài về trận chiến đấu của tàu 235 do cựu chiến binh Tàu không số  Lưu Công Hào  kể. 

Logged
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #124 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2009, 09:50:29 am »

Xin tải tiếp một bài viết " Chuyện kể về người thuyền phó Tàu không số" đăng trên báo Bình Định

Sự kiện con tàu không số chở 36 tấn vũ khí, đạn dược cùng chất nổ từ hậu phương lớn miền Bắc vượt qua hàng ngàn cây số với bao lớp phòng thủ của địch, cập bến Lộ Diêu (Hoài Nhơn) an toàn vào năm 1964 là một sự kiện bất ngờ, trở thành nỗi kinh hoàng cho bọn ngụy quyền Sài Gòn ở Bình Định lúc bấy giờ... Một chiều đông mưa tầm tã, tại ngôi nhà số 433 đường Nguyễn Huệ - thành phố Quy Nhơn, ông Trần Phi Khanh-  thuyền phó con tàu không số ấy - hồi tưởng lại chuyến đi "cảm tử" của mình ...
 

 Ông Trần Phi Khanh
Ông Khanh kể: Nhằm tăng cường chi viện cho cuộc kháng chiến của quân và dân miền Nam, tháng 5-1959 Tổng Quân ủy Trung ương quyết định mở tuyến đường Hồ Chí Minh dọc dãy Trường Sơn từ Bắc vào Nam (đường 559 - đường mòn Hồ Chí Minh) và đường vận tải trên biển tháng 7-1959 (đường Hồ Chí Minh trên biển). Đầu năm 1960, tôi - Trần Phi Khanh (tức Trần Ngọc Mỹ quê ở Ân Hữu - Hoài Ân) - thiếu tá thuyền trưởng Hải quân Việt Nam - được Bộ Tư lệnh Hải quân, Cục Quân báo và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam biệt phái về Bình Định làm cán bộ tham mưu Ban Quân sự tỉnh, chuyên trách công tác nghiên cứu tình hình, chuẩn bị bến bãi cho tàu không số chở vũ khí vào vùng biển Bình Định. Sau một thời gian nghiên cứu, phân tích tình hình, tôi nhận thấy chỉ có Lộ Diêu là nơi có thể đảm bảo các yếu tố bí mật, bất ngờ, thuận tiện cho tàu cập bến.

Tháng 7-1963, trước yêu cầu bức xúc của tình hình, Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định quyết định thành lập Đoàn công tác đặc biệt gồm 4 đảng viên: Lê Văn Nốt (Lộ Diêu), Phạm Văn Khương và Phạm Văn Kiệm (Phú Thứ - Mỹ Đức) thông thạo đường biển do tôi phụ trách ra Bắc trực tiếp báo cáo với Bộ Tư lệnh Hải quân, Cục Quân báo, Cục Bảo vệ và Ban Chỉ huy Lữ đoàn 125 Tàu không số thuộc Cục Hải quân về tình hình chuẩn bị bến bãi và xin cho tàu chở vũ khí vào. Kể đến đây, giọng ông nghẹn ngào xúc động: Nói thật, lúc được giao nhiệm vụ đặc biệt này, tôi rất vinh dự và tự hào dù biết cuộc hành trình vượt Trường Sơn sẽ rất gian khổ. Nhưng sự tin tưởng của cấp trên và sự khát khao của nhân dân được vũ trang khởi nghĩa giành lấy quyền sống và giải phóng quê hương đã thôi thúc chúng tôi bằng mọi giá phải lên đường.

Sau gần 4 tháng vượt suối đèo qua bao rừng thiêng nước độc, ngày thì đói cơm, thiếu muối, có đêm gió rét, mưa dầm dai dẳng mà bọn vắt rừng cứ như đỉa đói đeo bám bất cứ chỗ nào trên da thịt để hút từng giọt máu còn sót lại của chúng tôi. Thế rồi tất cả cũng qua. Tháng 11-1963, đoàn chúng tôi đã có mặt tại Hà Nội trong niềm vui khôn cùng.
 

Đ/c Võ Nhân Huân (bên phải hàng thứ 2) thuyền trưởng chuyến tàu không số đầu tiên chụp ảnh lưu niệm với Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Tại Hà Nội, chúng tôi trình bày với đồng chí Hàm - Cục trưởng Cục Bảo vệ thuộc Bộ Tổng tham mưu - và sau đó tiếp tục làm việc với đồng chí Phước (Lữ đoàn 125 Hải quân) phụ trách đoàn tàu không số chuyên lo phục vụ chiến trường miền Nam. Và, một điều đáng mừng khi hay tin có Đoàn cán bộ từ Bình Định ra xin chi viện vũ khí, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã cho gặp. Tôi lại vinh dự được trực tiếp báo cáo với Thủ tướng ba nội dung mà trước khi lên đường, đồng chí Trần Quang Khanh - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định - giao phó: lòng khát khao được vũ trang khởi nghĩa của nhân dân Bình Định; quyết tâm của Tỉnh ủy Bình Định trong việc thực hiện Nghị quyết 15 của T.Ư Đảng; khó khăn về vũ khí đạn dược, đang ngày đêm chờ T.Ư chi viện. Nghe xong, Thủ tướng nói: Đồng chí hãy yên tâm về báo lại với đồng bào miền Nam rằng Đảng, Bác Hồ, Chính phủ luôn vì miền Nam ruột thịt, sẽ lo chi viện không chỉ vũ khí, đạn dược mà còn cả những gì các đồng chí cần, đồng bào miền Nam cần cho cuộc chiến đấu và chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Vậy là phương án, kế hoạch do tôi đề xuất đã được chấp nhận.

Ngày 9-10-1964, Tàu không số thuộc Lữ đoàn 125 Hải quân đã được biên chế tổ chức, gồm 4 cán bộ chỉ huy và 8 thủy thủ, trong đó có Đoàn công tác đặc biệt do Thường vụ Tỉnh ủy cử ra Bắc tháng 7-1963, chở 36 tấn vũ khí đã được lệnh rời căn cứ. Lúc này, thuyền trưởng tàu là đồng chí Phạm Vạn (quê Quảng Ngãi), tôi là thuyền phó 1, đồng chí Trần Phấn là thuyền phó 2. Đồng thời, chúng tôi cũng thành lập Chi bộ gồm 8 đảng viên: Đồng chí Thanh (Khánh Hòa) làm bí thư, tôi và đồng chí Vạn là chi ủy viên - đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng trong việc quyết định sứ mệnh lịch sử của con tàu khi gặp tình huống đột biến, không để lọt vào tay địch.

Buổi tiễn đưa tại bến Hải Phòng có đồng chí Phạm Hàm - đại diện Bộ Tổng tham mưu. Đồng chí Trà - Chính ủy Tư lệnh Hải quân đã nói rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyến đi, phân tích thuận lợi, khó khăn, ven biển khu V bãi ngang không có sông rạch và rất trống trải, do đó Tàu không số sẽ có thể gặp địch và phải chiến đấu. Như muốn truyền đạt tình cảm của T.Ư, của Quân chủng Hải quân đến quê hương người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ và truyền thêm ý chí quyết tâm cho từng thủy thủ của tàu, đồng chí đã xúc động nói: "Có thể chuyến đi này các đồng chí không trở về nữa, nhưng hi vọng điều ấy không xảy ra. Quân chủng rất tin tưởng các đồng chí hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ và trở về mạnh khỏe". Thú thật, khi nghe đồng chí ấy nói, chúng tôi cũng xúc động lắm nhưng một khi đã dám nhận nhiệm vụ thì phải quyết tâm làm và chấp nhận hi sinh.

Đúng như dự đoán, sau 2 tuần ra khơi, gặp phải gió mùa cấp 7, chiếc tàu vỏ gỗ nhỏ chở 36 tấn vũ khi không chịu đựng nổi phải quay trở về. Đến ngày 26-10-1964, biển bớt động, tàu không số được ngụy trang thành tàu đánh cá xuất phát. Ra đến hải phận quốc tế, tàu chiến hạm đội 7 của Mỹ phát hiện, cho 2 máy bay khu trục quần đảo bám sát boong tàu ta suốt 8 giờ liền, muốn thả bom. Chúng tôi trên tàu ngụy trang trên lưới đánh cá, dưới súng đạn, thuyền viên mặc đồ công nhân, trên tàu treo cờ quốc tế. Cán bộ chiến sĩ trên tàu vẫn bình tĩnh, điều khiển tàu, sẵn sàng chiến đấu. Mỗi đồng chí đều chuẩn bị sẵn 12 quả thủ pháo nặng 20 kg, nếu địch phát hiện thì giựt cho nổ tàu. Chúng tôi lúc này căng lắm, địch giãn ra nhưng vẫn theo dõi. Ngày thứ 2, 3 chúng tôi chuyển hướng vào Bình Định.

Nhờ ngụy trang tàu tốt nên địch vẫn chưa hành động, nhưng chúng vẫn nghi, gọi hải quân ngụy ở Đà Nẵng cho 2 tàu chiến lớn ở Đà Nẵng theo vào. Cái đi trước, cái đi sau... Cứ thế bám theo tàu ta. Đêm 30-10 gần hải phận Bình Định, tàu ta chuẩn bị chuyển hướng thì tàu địch đến gần sát. Chúng tôi tính toán khoảng 12 giờ đêm, 1 giờ sáng là vào bến nhưng địch như vậy nên không dám vào thẳng mà đi vòng nên kéo dài thời gian. May sao lúc ấy trời mù, gió lớn, mưa dầm, sóng lên...

Tàu địch sợ quá không dám theo nữa và bỏ hẳn. Thấy thế mình mừng lắm. Tàu mình bị sóng đánh dạt hẳn vào gần bờ. Đồng chí Phấn nghe sóng vỗ trên gành đá thì biết gần bến Tân Phụng (Mỹ Thọ - Phù Mỹ), lúc này đã hơn 3 giờ sáng, tàu theo hướng bắc ngược gió quay ra vùng biển Lộ Diêu lúc 4 giờ sáng ngày 31-10-1964. Trời vẫn mưa to, gió mạnh, sóng lớn không thể vào sát bờ, Ban chỉ huy tàu quyết định mở hết tốc lực lượn theo đà sóng lao thẳng vào vũng Lộ Diêu...

Biết là không kịp đưa tàu ra hải phận quốc tế nữa, nên khi lấy vũ khí xong, Ban chỉ huy tàu cho tháo máy và các thiết bị trên tàu, đổ dầu, đặt kíp nổ đốt cháy tàu suốt 3 ngày đêm. Bọn hải thuyền ở Tam Quan và Đề Gi tuần tiễu trên biển và máy bay quần đảo trinh sát nhưng chúng cho là tàu đánh cá của dân bị sóng dập và bốc cháy nên không để ý, ta cũng phao tin như vậy để đánh lạc hướng địch. Cũng trong đêm ấy, ta huy động thêm lực lượng từ Hà Ra, Phú Thứ cùng lực lượng có sẵn ở Lộ Diêu hoạt động liên tục trong 10 ngày đêm, bí mật vận chuyển toàn bộ vũ khí về căn cứ an toàn. Đây là chuyến tàu đầu tiên của lực lượng hải quân miền Bắc mở đường Hồ Chí Minh trên biển chuyển chở vũ khí bí mật, an toàn chi viện cho chiến trường miền Trung. Số vũ khí này tăng cường trang bị cho bộ đội chủ lực Quân khu V và lực lượng vũ trang trong tỉnh, góp phần vào chiến thắng chiến dịch Đông Xuân 1964 - 1965 với những trận An Lão, Đèo Nhông, Dương Liễu, Gò Bồi… mở ra vùng giải phóng cắt đường số 1 từ Bồng Sơn đi Quảng Ngãi, tạo thế và lực mới trong giai đoạn chiến tranh cục bộ.

Nhìn nét mặt hân hoan của ông lúc này, tôi chợt hỏi đến tâm trạng của ông như thế nào khi bị địch theo dõi suốt mấy ngày đêm trên biển. Đang vui, đôi mắt ông chợt đăm chiêu: "Nói thật, lúc đó về đến quê mình rồi, tôi căng như sợi dây đồng giữa sự sống và cái chết, giữa cái còn - cái mất, thất bại và thành công, bởi về đến quê mà không hoàn thành nhiệm vụ. Mà điều quan trọng nhất đối với đồng bào mình, mất đi số lượng vũ khí này quả thật là một tổn thất lớn. Cho nên lúc đó chúng tôi chỉ biết nguyện cầu - nói hơi mê tín một chút nhưng sự nguyện cầu lúc đó đối với chúng tôi là một niềm tin lớn... Và sự thật là vũ khí đã được vận chuyển đến nơi an toàn...".

Chiến công lịch sử của Tàu không số đã trở thành nỗi lo sợ của bọn ngụy quyền lúc này. "35 năm sau, chiến công này mới được công bố rộng rãi. Một số cán bộ, chiến sĩ trên tàu đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...". Ông Khanh xúc động đến nghẹn ngào.                 

(theo Báo Bình Định)
 

Logged
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #125 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 03:17:39 pm »

Hôm nay đọc trên báo Lao Động thấy chuyện rất xúc động về tìm thi hài AHLLVT Nguyễn văn Hiệu:
http://www.laodong.com.vn/Home/Them-mot-dieu-ky-dieu-ve-Anh-hung-Nguyen-Van-Hieu/20098/151176/Trang-1.laodong

Thêm một điều kỳ diệu về Anh hùng Nguyễn Văn Hiệu
Lao Động Cuối tuần số 33 Ngày 16/08/2009 Cập nhật: 4:20 AM, 16/08/2009

Lễ truy điệu Anh hùng Nguyễn Văn Hiệu tại Nghĩa trang TP Hải Phòng.
(LĐCT) - Năm 1972, trong chuyến chở vũ khí từ miền Bắc vào chi viện cho miền Nam, "Tàu không số"mang số hiệu bí mật là 645, do chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu chỉ huy bị địch phát hiện và tấn công. Trong lúc gian nguy, anh yêu cầu tất cả các chiến sĩ nhảy xuống biển, bơi ra xa, anh ở lại, rồi điểm hoả cho tàu nổ tung cùng với tàu địch.

37 năm trôi qua, trong tiềm thức của gia đình và đồng đội, ai cũng nghĩ máu xương của anh đã hoà quyện cùng biển khơi.

Nhưng bất ngờ, thêm một điều kỳ diệu đã đến...

Có được điều kỳ diệu ấy là nhờ tài năng của các nhà ngoại cảm của Liên hiệp Khoa học - Công nghệ tin học ứng dụng (UIA) và sự quan tâm đầy trách nhiệm của Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an, của các sĩ quan, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân - đồng đội của người anh hùng.

Người con đất Quảng anh hùng
Nguyễn Văn Hiệu là một người con của đất Quảng Nam giàu truyền thống cách mạng. Năm 1951, rời quê hương anh nhập ngũ. Năm 1954, tập kết ra Bắc, anh được cử đi học rồi xuất ngũ chuyển ngành về công tác tại Đoàn đánh cá Hạ Long.

Nhưng, như những người tập kết ra Bắc, anh chỉ mong chờ từng ngày được trở về miền Nam chiến đấu. Năm 1962, khát vọng ấy đã thành hiện thực, Nguyễn Văn Hiệu được trở lại quân đội, biên chế vào Đoàn 125 - Bộ Tư lệnh Hải quân. Nguyễn Văn Hiệu trở thành sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, là chính trị viên kiêm bí thư chi bộ của tàu 645 - Đoàn 125.

Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu luôn là chỗ dựa tinh thần của cả đơn vị. Anh cùng đồng đội đã vận chuyển thành công 13 chuyến hàng vào Nam. Đến chuyến thứ 14, tàu 645 hai lần nhổ neo ra đi, song đều bị tàu địch kèm chặt, nên đành quay lại.

Ngày 12.4.1972, lần thứ ba tàu ra khơi, mang hàng cho quân khu 9. Đúng 17 giờ ngày 23.4.1972, khi chỉ còn cách Phú Quốc chừng 60 hải lý, tàu nhận được bức điện báo ngắn ngủi từ Bộ Tổng Tham mưu: "Bến động!".

Không còn cách nào khác, thuyền trưởng Lê Hà và chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu quyết định cho tàu quay mũi, lao ra vùng biển quốc tế. Đang lúc quay ra tàu ta chạm trán với một tàu khu trục Mỹ từ phía vịnh Thái Lan đi tới. Ngoài ra, phía trước còn có ba tàu địch nữa. Trong tình thế bị bao vây tứ phía, thuyền trưởng Lê Hà và chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu cho tàu phóng thật nhanh ra vùng biển quốc tế. Tàu khu trục Mỹ kèm sát, muốn "bắt sống" tàu 645. Đôi bên vờn nhau tới 5 giờ sáng hôm sau. Đến 7 giờ 45, địch xác định tàu 645 là của "Bắc Việt giả dạng", chúng lập tức gọi loa dụ hàng. Gọi hàng không xong, chúng bắn một loạt đạn uy hiếp trước mũi tàu ta. Lúc này, tàu 645 của ta mới nổ súng đánh trả.

9 giờ sáng. Chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu vẫn bình tĩnh động viên các chiến sĩ, phát huy hết hoả lực quyết liệt chống trả địch. Nhưng, bất ngờ, một quả đạn pháo lớn của địch bắn trúng bánh lái, tàu không thể di chuyển được nữa! Lại thêm 6 thuỷ thủ ta hy sinh, bị thương. Nguyễn Văn Hiệu yêu cầu thuyền trưởng Lê Hà dẫn anh em nhảy xuống biển, rời tàu. Chính anh sẽ là người cuối cùng rời tàu. Chất nổ được ém sẵn vào khoang máy.

Khi đồng đội đã xuống biển, Nguyễn Văn Hiệu vừa phát tín hiệu giả để kìm chân địch, vừa huỷ hết tài liệu. Xong đâu đấy, anh định nhảy xuống nước, thì thấy một tình huống vô cùng nguy hiểm: 16 chiến sĩ ta, phần lớn bị thương, phải cụm lại dìu nhau bơi. Con tàu mất lái, chạy vòng tròn, lúc thì đến gần đồng đội của anh, lúc thì lùi ra xa. Nếu tàu nổ tung, tính mạng của 16 đồng đội sẽ lâm nguy! Chính vì vậy, anh quyết định không rời tàu, thay đổi cách thức điểm hoả huỷ tàu.

Lo lắng cho tính mạng đồng đội, anh hét to: "Các đồng chí, khẩn trương lên chứ! Tôi sẽ về sau! Hãy báo cáo với Đoàn là tôi đã hoàn thành nhiệm vụ!". Quay vào buồng lái, anh đánh bức điện cuối cùng về miền Bắc: "Báo cáo với Đoàn, tôi, chính trị viên Nguyễn Văn Hiệu, đã hoàn thành nhiệm vụ. Cho tôi gửi lời chào chiến thắng!". Sau tín hiệu ấy, thấy tàu địch đang đến gần và biết chắc đồng đội đã ở khoảng cách an toàn, anh điểm nổ. Con tàu phát ra tiếng nổ long trời, tung lên cột nước trắng xoá, cao hàng chục mét.

Chính trị viên, bí thư chi bộ Nguyễn Văn Hiệu đã ra đi như thế! Năm ấy, anh vừa tròn bốn mươi.

Trung uý Nguyễn Văn Hiệu đã được Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhất, hạng Nhì. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, anh được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

16 thuỷ thủ, chiến sĩ còn lại của con tàu 645 đều bị địch bắt, giam tại nhà tù Phú Quốc. Năm 1973, sau Hiệp định Paris, các anh mới được trao trả về miền Bắc.

Vợ con anh nơi đất cảng Hải Phòng và những người đồng đội của anh ai cũng nghĩ rằng, kể từ ngày 24.4.1972 ấy, cùng với con tàu 645 nổ tung, chắc hẳn thân thể của anh đã hoà cùng sóng nước nơi vùng biển xa phía tây nam của Tổ Quốc...

Các chiến sĩ hải quân miệt mài tìm kiếm hài cốt Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu.
Tín hiệu đầu tiên
Nguyễn Văn Hiệu ra đi, để lại mấy đứa con nhỏ cho người vợ trẻ ở phường Máy Tơ, quận Hồng Bàng, Hải Phòng. Vượt lên nỗi đau, sự mất mát, chị một mình nuôi con khôn lớn, trưởng thành.

Noi gương ông, giờ đây, người con trai đầu, anh Nguyễn Đình Phương, hiện giữ chức Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an thành phố Hải Phòng. Như các anh em mình, anh Phương tự hào về ba mình và luôn mong được một lần gặp linh hồn ba dù chỉ trong mơ.

Vũ Tuấn là cháu rể của anh Phương. Tuấn thường được nghe chú kể về người cha của chú, Anh hùng Nguyễn Văn Hiệu. Và Tuấn nung nấu suy nghĩ phải làm được một điều gì đó, dù nhỏ bé, để giúp đỡ chú.

Những lần về thăm bố mẹ ở Hà Nội, Tuấn vẫn nghe bà con, bạn bè nói về ngôi nhà số 1 phố Đông Tác, phường Kim Liên, Hà Nội. Được biết, đó là trụ sở của Liên hiệp Khoa học - Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA). Tuấn bàn với chú Phương "Để con lên đăng ký. May ra mình sẽ gặp được linh hồn ông nhà ta".

Mất một ngày trời lân la tìm hiểu, mắt thấy tai nghe, Tuấn mới tin nơi đây là một "linh địa" để các gia đình triệu hồn các vong linh người thân đã mất trở về gặp gỡ, chuyện trò. Nhưng hỏi những gia đình đang đến đó "áp vong", họ cho Tuấn biết là đã đăng ký cách đây những 3-4 tháng.

Tuấn gọi điện thoại cho PGS-TS Ngô Tiến Quý - Viện trưởng Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công An nhờ chú giúp đỡ. Ông Quý nhiệt tình" Đây là trường hợp của liệt sĩ Anh hùng nên sẽ được ưu tiên". Rồi chú cho gia đình địa chỉ của cô Nguyễn Thị Nguyện (một nhà ngoại cảm thuộc UIA quản lý).  Sau khi nghe anh trình bày, cô Nguyện nói: "Khó lắm đấy. Cháu nên đi "áp vong" xem có tín hiệu không đã rồi mới triển khai các bước tiếp theo". Câu cuối cùng cô Nguyện nói với anh lúc ấy là: "Quay lại đây, nếu cháu và cô có duyên với nhau!".

Liền sau đó, Tuấn lại đến số 1 Đông Tác, Hà Nội xin tìm gặp ông Tổng Giám đốc Vũ Thế Khanh để trình bày. Nghe xong chuyện, ông Khanh lập tức chỉ đạo để xếp lịch ưu tiên "giao lưu sớm"- "Vì đây là trường hợp liệt sĩ Anh hùng!".

Một tuần sau, gia đình anh Phương và Tuấn có mặt tại Liên hiệp. Đúng 6 giờ, gia đình thắp hương trên tam bảo tầng 4 và xuống tầng 2. Thật bất ngờ, khoảng hơn 1 giờ sau, liệt sĩ linh hiển về nhập ngay vào người con dâu là Thoa, vợ anh Phương. Điều đặc biệt, bất ngờ nhất là linh hồn liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu nói: "Các con hãy đi tìm ba! Xương cốt ba vẫn còn. Ba sẽ phù hộ để các con tìm thấy. Ba muốn được về. Chứ ở đây, ba không có đồng đội, buồn lắm!".

Sau lần "giao lưu trực tiếp", các cán bộ của UIA tiếp tục hướng dẫn gia đình anh Phương làm lễ cầu siêu cho tất cả hương linh họ tộc và liệt sĩ trước. Sau đó, Liên hiệp khoa học UIA sẽ sắp xếp để gia đình được gặp nhà ngoại cảm.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2009, 03:49:34 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #126 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 03:18:51 pm »

(Tiếp theo)

Đãi cát đi tìm
Dù vẫn còn có người bàn ra tán vào, cuối cùng anh Nguyễn Đình Phương vẫn quyết tâm sẽ lên đường đi tìm hài cốt. Trước khi đi, anh Phương lại lên Liên hiệp UIA. Ông Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp UIA - ân cần, dặn dò anh Phương rất kỹ và cung cấp thêm một số điện thoại của các nhà ngoại cảm khác, trong đó có số điện thoại của cô Năm Nghĩa (tức Nguyễn Minh Nghĩa - một nhà ngoại cảm tận tâm, tài năng và hiện cũng đang tìm mộ liệt sĩ tại đảo Phú Quốc), rồi nói thêm: "Vào trong đó, có gì khó khăn thì cứ gọi cho chị Nghĩa, nói là được anh Khanh giới thiệu!".

Ngày 15.4.2009, gia đình anh Phương lên đường đi Phú Quốc. Từ sân bay Cát Bi đến TPHCM sau đó bay tiếp đến Phú Quốc. Xuống sân bay Phú Quốc, đoàn được Vùng 5 Hải quân đón về đơn vị, cách đó khoảng 35km. Đến nơi, đoàn được các đồng chí ở Phòng Chính sách của Huyện đảo tiếp đón thân thiện và tạo điều kiện giúp đỡ tận tình.

Sau khi ăn cơm tối xong, khoảng 9 giờ, cả đoàn thuê taxi tìm đến nghĩa trang liệt sĩ lớn nhất đảo để thắp hương. Viếng xong về đến doanh trại là 10 giờ 30, cả đoàn lại giở bản đồ ra để kiểm tra xác định lại vị trí khu vực mình đang ở và gọi điện cho nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Lư thì được biết: "Cụ Nguyễn Văn Hiệu cũng vừa về chỗ cả đoàn vừa giở bản đồ ra xem đấy. Nơi mọi người ở đã rất gần cụ rồi!". Nhà ngoại cảm nói thêm: "Đảo Phú Quốc như hình giọt nước ngược và phần nhỏ nhất là vị trí cụ nằm. Sáng mai thức dậy, anh Phương đi ra cổng có một ngã ba gần đó, anh đi về phía Đông Nam khoảng 2km thì rẽ phải khoảng vài trăm mét là đến gần mép biển, sẽ có một người tên là Long hay Phong gì đó dáng cao cao, da đen đen sẽ chỉ cho anh chỗ cụ nằm".

Mừng quá, đoàn cùng hai đồng chí đại đội phó vệ binh nhanh chóng xác định vị trí nhà ngoại cảm nói chính là mũi Con Dương trên bản đồ của hải quân. Một lát sau lại có thêm đồng chí Tham mưu phó huấn luyện tên là Mùi đến cùng nghiên cứu hải đồ. Và thật may, đồng chí Mùi cho biết:"Tôi đi biển đã 30 năm nên rất rõ tình hình khu vực này. Nếu đúng là khi điểm hoả cho tàu nổ ở vị trí phía Tây Nam đảo Phú Quốc thì rất có khả năng Cụ sẽ trôi dạt vào đây, vì ở đây có một xoáy nước, thường xuyên chạy theo hướng Nam, sau đó cuộn vào phía Đông Nam đảo Phú Quốc rồi tấp vào bờ. Các thuỷ thủ, ngư dân đánh bắt cá khi gặp bão biển đánh đắm tàu bè thường đều được dạt vào đây". Những thông tin mới này thật sự bổ ích vì góp phần củng cố thêm niềm tin chắc chắn cho gia đình.
Ngày thứ hai (16.4.2009), đúng 5giờ30, cả nhà bật dậy, rồi cùng ra ngoài đi ăn sáng. Ăn xong, có đồng chí Phong - Trưởng phòng chính sách của Vùng 5 Hải quân - đến đón (hệt như thông tin của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Lư đã cung cấp trước). Cả đoàn lên xe đi theo hướng dẫn đã biết của nhà ngoại cảm (được đánh dấu trên bản đồ).

Sau sự hướng dẫn qua điện thoại của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Lư, tất cả mọi người có mặt ai vào việc nấy, người thì bày lễ, người quay về huy động thêm nhân lực. Cúng lễ xong, đang hoá vàng dở thì cô Thoa (vợ anh Phương) bỗng dưng ngồi thụp xuống, nước mắt chứa chan, thân thể thì lắc lư giống hệt hôm "áp vong" ở Hà Nội. Đã có kinh nghiệm từ trước, Anh Phương hỏi: "Có phải ba về với chúng con không?". Cô Thoa mắt nhắm nghiền, toàn thân đung đưa, chợt gật đầu lia lịa. Anh Phương hỏi nhanh: "Thế đây có phải là chỗ ba nằm không?". Cô Thoa lại lắc lư gật đầu, càng lúc càng khóc nhiều. Thấy thế anh Phương lại nói: "Hôm nay chúng con đến cất bốc hài cốt của ba, ba có vui không? Ba có dặn dò gì chúng con không?". Cô Thoa lại gật đầu. Cả đoàn lúc ấy đều nghẹn ngào khóc. Một lúc sau, cô Thoa mới trở lại trạng thái bình thường.

Cả gia đình cùng với một trung đội hơn 30 con người hăng hái bắt tay vào việc tìm kiếm. Nhưng cứ đào tới đâu, cát sụt xuống tới đó. Đoàn chia làm hai đội, một đội đào, một đội dùng tay tát nước, cứ như vậy liên tục. Sức người quá nhỏ bé với thiên nhiên. Cát lở rồi cát lại bồi. Cả đoàn nhìn nhau không ai nói câu gì... Bắt đầu đào là từ 9 giờ 30, ai cũng hăng hái kẻ xúc người đổ, đến 12 giờ, nhìn phạm vi đã đào được cũng mới chỉ toen hoẻn...
 
Nắng càng lúc càng gay gắt, không khí ngột ngạt. Tưởng do nhân lực chưa đủ, gia đình anh Phương lại yêu cầu đơn vị cho thêm một đại đội nữa. Có đông người hỗ trợ, diện tích đất cũng dần mở rộng ra đáng kể, tuy nhiên so với yêu cầu của nhà ngoại cảm thì mới chỉ được 1/4.  Gia đình anh Phương thống nhất phải báo cáo với Tư lệnh Vùng 5 và xin được giúp đỡ. Không ngờ, buổi chiều cùng ngày, chính đồng chí Chính uỷ Vùng 5 đã đến thăm động viên gia đình, rồi  ngay lập tức liên lạc với Quân khu 9 cạnh đó thuê ngay một cái máy xúc.

Ngày thứ tư (18.4.2009), cả buổi sáng công việc vẫn chỉ tập trung đào và theo dõi nhưng chưa thấy có dấu hiệu gì đặc biệt.

Gọi điện cho nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Lư, Tuấn được chỉ đạo thêm "Cứ đào mở rộng sang hướng tây nam khoảng 3-5m nữa sẽ tìm thấy xương của cụ". Niềm hy vọng đó tiếp thêm sinh lực cho mọi người. Thời gian như chậm lại. Cả đoàn lại lao vào việc với một quyết tâm lớn. Cuối giờ chiều, khi đoàn đã đào sâu thêm được 6m, rộng dài 10m nữa, phần đã đào thành cả một núi cát sừng sững mà vẫn chẳng thấy gì.  Tuấn gọi điện cho nhà ngoại cảm. Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Lư nói: "Đã đào hết diện tích tôi nói chưa?". Tuấn quả quyết: "Dạ, đã  đào hết khu vực thầy yêu cầu rồi ạ" và nhanh nhẩu: "Thế thầy thấy cụ em như thế nào ạ?". Nhà ngoại cảm bảo: "Hôm qua trông vẻ mặt cụ tươi tỉnh, phấn khởi lắm. Nhưng hôm nay thấy cụ cứ rầu rầu. Không biết có phải vì mình đã bỏ sót chỗ nào đó không? Hay đào chưa tới? Tôi e là...".

Nghe nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Lư nói xong, cả gia đình anh Phương hoảng thật sự. Lúc này thì tâm trạng mọi người đã thật sự rất bi quan, mệt mỏi, lo lắng và tỏ vẻ hoang mang lắm lắm.  Liên lạc với nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Lư thì... " Dễ thường gia đình ta đành phải về thôi. Cụ vẫn đang đứng sau lưng anh Phương, mặt rất rầu và nói rằng đoàn đã đào sai vị trí! Bây giờ đoàn hãy tiếp tục đào theo hướng rừng thông xem sao. Tôi sẽ giao lưu thêm với cụ rồi báo cho gia đình tiếp...".

Tuấn nhanh nhẩu rút điện thoại ra tìm số điện thoại các nhà ngoại cảm khác, hy vọng có thêm được manh mối gì... Gọi cho cô Nguyện, sau khi nghe Tuấn trình bày, cô nói: "Đúng vị trí rồi đấy. Cứ triển khai đào theo hướng Đông Nam đi, chắc chắn sẽ thấy cốt".

Cả đoàn lại bắt tay vào việc. Khoảng 10 giờ 30, trời vẫn đang nắng nhưng lại  lác đác có mưa.
Đào một lát, Tuấn lại gọi cô Nguyện, lần này thì cô nói: " Nhìn theo hướng tây nam có thấy một chạc ba cây gỗ giống hình cái súng caosu không?". Tuấn thưa: "Có thấy ạ". Cô Nguyện bảo tiếp "Vậy thì hãy đào theo hướng tây nam, tây nhiều nam ít. Chiều nay chắc chắn sẽ thấy". Cả đoàn lại tiếp tục đào theo hướng mới.

Ăn cơm trưa xong, mọi người lại tiếp tục đào. Tuấn gọi cho nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Lư thì thầy vẫn khẳng định: "Cứ theo hướng tây nam mà đào tiếp". Chiều, Tuấn lại gọi cho cô Nguyện thì bị mắng: "Gia đình đang dùng máy để đào phải không? Dừng lại ngay. Đi tìm hài cốt mà dùng máy thì không thể tìm được đâu. Bây giờ hãy sàng chỗ cát đã xúc đi. Xương cốt cụ ở hết trong đó rồi".

Nghe lời cô Nguyện, đoàn lại huy động phương tiện để sàng cát. Đến khoảng 15giờ30 đoàn tìm được mảnh xương đầu tiên. Đó là một mẩu xương được dính bởi một đoạn rễ cây thông rất khó thấy. Qua năm tháng, nhựa thông bám vào xương khiến cho mảnh xương chuyển thành màu tro đen, bị lẫn bởi lòng đất đen không dễ gì thấy rõ. Nhưng cầm mảnh xương trong tay, anh Phương có một cảm giác khác lạ ngay.

Ngày thứ năm (19.4.2009). Sáng sớm, cả đoàn lại bắt tay vào việc với một tinh thần hăng hái đặc biệt. Việc tìm thấy mảnh xương hông thật sự đã khích lệ khí thế lạc quan. Cả đoàn hôm nay với hơn 100 con người lại cần mẫn kiếm tìm.

Nghĩa tình đồng đội và tình huyết thống hun đúc và thôi thúc lòng quyết tâm của mọi người. Đúng 15 giờ 30, các chiến sĩ tìm được 1 mẩu xương đùi. Không tả hết niềm sung sướng của gia đình anh Phương và toàn đoàn. Rồi lần lượt các mảnh xương dần dần lộ ra: xương cánh tay, xương đòn vai, xương ức... Tiếp tục  sàng sẩy và vê từng nắm cát, các phần xương cơ bản của các bộ phận cơ thể của cụ đã  khá đầy đủ.

Ngày thứ bảy (21.4.2009). Gia đình anh Phương cùng các chiến sĩ, bị bày lễ cảm ơn thần Biển và các vị thần Thổ Địa, thỉnh hương hồn anh hùng Nguyễn Văn Hiệu và đồng thời nói lời cảm ơn, tiễn biệt các vong linh bị tai nạn đắm tàu thuyền phiêu bạt nơi đây, bao năm đã kề cận sẻ chia với liệt sĩ.
Cả gia đình anh Phương rưng rưng cảm động không nói nên lời bên cạnh các cán bộ chiến sĩ của Tiểu đoàn Hải quân anh hùng đã trọn một tuần lễ không quản gian khó, chung sức chung lòng với gia đình tìm được hài cốt của Anh hùng.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2009, 03:50:39 pm gửi bởi napoleon » Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
napoleon
Thành viên
*
Bài viết: 521


Không có gì là không thể


« Trả lời #127 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2009, 03:20:07 pm »

(Tiếp theo)

Ngày trở về...
Ngày 29.4. 2009  Hải Phòng bắt đầu vào hạ. Nhưng hôm chúng tôi từ Hà Nội về đất cảng để dự lễ truy điệu Anh hùng Nguyễn Văn Hiệu thì trời đổ mưa rào, không khí mát mẻ lạ thường. Trên đường đi, chúng tôi được nghe Tuấn say sưa kể lại những toàn bộ hành trình của việc đi tìm hài cốt của anh hùng. Hết buổi sáng, xong các nghi thức thủ tục phúng viếng tại nhà, đoàn xe rước linh cữu của Anh hùng đi về phía Nghĩa trang của Thành phố Hải Phòng.

Vừa đến cổng nghĩa trang trời chợt hửng những tia nắng vàng hanh khiến cho khu nghĩa trang như được dát vàng nhẹ, nắng chiếu lên những hàng cây lấp lánh sao. Cho tới khi, đại diện chính quyền và đơn vị hải quân đọc lời truy điệu và gửi gắm những tình cảm tri ân tiễn đưa Anh hùng về với cõi vĩnh hằng thì trời lại đổ mưa rào rào... Đây là lần thứ hai gia đình và đồng đội của Anh hùng làm lễ truy điệu cho anh. Lần thứ nhất là vào năm 1978.

Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Lư cùng đi với đoàn Liên hiệp KHCN tin học ứng dụng UIA có về dự lễ. Khi vừa bước vào để làm lễ và đi vòng quanh linh cữu để tiễn biệt anh hùng, nhà ngoại cảm nói nhỏ với tôi: "Liệt sĩ đang đứng bên phải linh cữu chào mọi người và nói lời cảm ơn chúng ta đấy!".

Thay cho lời kết
Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Văn Hiệu hy sinh vì đất nước. Chiến công của anh cũng như các kỳ tích của các chiến sĩ " tàu không số" đã làm nên bài ca bất tử về một - "con đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển Đông". Những chiến sĩ của "tàu không số", trước khi ra khơi đã tự làm lễ truy điệu cho mình, ngày rời bến cũng có thể xem là ngày hy sinh. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng với chúng ta, những việc làm tri ân các anh hùng là điều không thể nào quên. Quê hương anh và mảnh đất Hải Phòng nơi vợ con anh sống, mãi mãi không thể nào quên người con anh hùng, ưu tú Nguyễn văn Hiệu. Một tượng đài mang tên anh trong lòng nhân dân và đồng đội của Đoàn 125 - Bộ Tư lệnh Hải quân thì đã có, nhưng tượng đài ghi tạc công lao và kỳ tích anh hùng của anh thì sao? Và ở Quảng Nam, Hải Phòng có lẽ nên có đường phố hoặc trường học mang tên người anh hùng Nguyễn Văn Hiệu.

"Có những cái chết hoá thành bất tử", mà không chỉ vậy, chính sự hy sinh của anh cũng như bao người lính đã ngã xuống đã góp vào hồn thiêng sông núi Việt Nam. Việc đi tìm kiếm hài cốt của anh cũng kỳ diệu hiếm có. Sự linh ứng của của Anh hùng Nguyễn Văn Hiệu đã giao cảm với trái tim của các nhà ngoại cảm UIA, các nhà nghiên  cứu của Viện KHHS Bộ Công An cùng bao người lính Hải quân - đồng đội của người anh hùng đã góp sức để làm nên thêm một điều kỳ diệu.

Ghi chép của Trần Thu Hà
Logged

Tôi có thể thất bại một trận đánh, nhưng tôi sẽ chiến thắng cả cuộc chiến tranh. Trí thông minh của con người được tính từ trán tới trời.
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #128 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2009, 09:06:24 am »

Tiếng nói của TKS Hà Nội

Cảm ơn bạn Trần Thu Hà và báo Lao động. Sư việc này chúng tôi đã được nghe các anh BLL tàu không số Hải Phòng kể khi về dự lễ truy điệu LS Hiệu nhưng không rõ ràng và chi tiết như bạn Trần Thu Hà đã ghi lại theo lời kể của cháu ruột anh hùng liệt sỹ Nguyễn Văn Hiệu - Người đã trực tiếp tham gia tìm hài cốt anh.

          Với lính TKS chúng tôi bài viết trên không chỉ cung cấp thông tin mà còn thổi bùng khát vọng đi tìm hài cốt lính tàu không số. Trước kia chúng tôi chấp nhận cái chết không mồ hay nói cho văn vẻ là chấp nhận những nấm mồ gió thì nay gia đình của 117 liệt sỹ TKS đã có cơ sở và niềm tin đi tìm hài cốt thân nhân của mình.  Ban LL TKS Hà Nội sẽ tiến hành cùng gia đình liệt sỹ Nguyễn Hữu Hùng ở Tây Mỗ TL Hà Nội tìm hài cốt liệt sỹ. Xin cảm ơn báo LĐ và tác giả Trần Thu Hà. TKS
Logged
nhapnhom
Thành viên
*
Bài viết: 22


« Trả lời #129 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2009, 11:15:13 pm »

Trích "5 đường mòn HCM", tác giả Đặng Phong, NXB Tri Thức, 2008 - trang220:

- Tàu 168 lên đường ngày 06/07/1967, do Thuyền trưởng Vũ Tấn Ích và...  Do không phá được tàu nên cả tàu và 56 tấn hàng đã bị bắt. Thuyền trưởng và thủy thủ thoát lên bờ, trở về miền Bắc. Toàn đội đã bị kiểm điểm và thi hành kỷ kuật.1
    1 Lịch sử Lữ đoàn Hải quân 125, sđd, tr. 140-142

Các bác có biết hình thức kỷ luật hay các thông tin liên quan không?
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười, 2009, 11:30:41 pm gửi bởi Tunguska » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM