Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 09:18:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88  (Đọc 479083 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #450 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2013, 04:33:32 pm »

hải chiến hoàng sa 1974- đài truyền hình đồng nai - phim làm từ 1974- công chiếu

http://www.dnrtv.org.vn/tvod/video/1556
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #451 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2013, 10:09:33 am »

 
Nhìn lại kết cục của cuộc hải chiến hoàng sa

http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/hoang-sa/nhin-lai-ket-cuc-cua-cuoc-hai-chien-hoang-sa.html
Đêm hôm được lệnh rút bỏ quần đảo Hoàng Sa, 3 chiến hạm Việt Nam cộng hòa bị hư hại trở về căn cứ tại Đà Nẵng. Về tới nơi, kiểm tra thì mới biết HQ-16 trúng một viên đạn bắn cầu vồng từ HQ-5 rơi xuống nước, gặp sức cản của nước, bị lệch hướng rồi đâm vào lườn tàu HQ-16 dưới mặt nước.



Theo tường thuật của Trung tá Lê Văn Thự: "Viên đạn xước qua một góc máy điện, xuyên đứt cánh tay Trung sĩ Điện khí Xuân kế đó rồi chui vào kho điện khí ở một góc hầm máy và nằm ở đó". Còn hộ tống hạm HQ-10 trong ngày 19 đã bị trúng đạn và chìm. HQ-4 rút lui từ đầu do khả năng bắn hạn chế nên chỉ bị thiệt hại nhẹ.

Theo sĩ quan Bùi Ngọc Nở, HQ-5 thiệt hại rất nặng: "Đếm được tất cả là 102 lỗ đạn đại bác 100 ly, còn đạn đại bác 37 ly lỗ nhỏ hơn và nhiều không đếm được, riêng đài chỉ huy trúng mười mấy trái đại bác 100 ly nhưng may mắn là nhờ hai lớp thép bảo vệ nên khi xuyên qua hai lớp thép này thì hết tầm".

Trung Quốc đã chiếm được toàn bộ Hoàng Sa

Trong khi chiến sự đang diễn ra tại Hoàng Sa, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa báo cáo lên Mao Trạch Đông đề nghị cho phép quân đội Trung Quốc chiếm tất cả các đảo do Việt Nam cộng hòa kiểm soát. Mao đã chấp thuận đề nghị này. Khi hải chiến Hoàng Sa kết thúc, sau khi nghe báo cáo, Đặng Tiểu Bình đã chỉ thị cho quân khu Quảng Châu tiếp tục đánh chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh.

Ngày 20/1, có 4 phi cơ MiG-21 và MiG-23 của Trung Quốc oanh tạc các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và Hoàng Sa. Tiếp đó, quân Trung Quốc đổ bộ tấn công các đơn vị đồn trú của Việt Nam cộng hòa trên các đảo này. Sau 20 phút, lực lượng của Việt Nam cộng hòa trên các đảo bị mất liên lạc.

Thiệt hại của hai bên tham chiến

Theo tài liệu của Việt Nam cộng hòa thì phía Trung Quốc, tàu 274 trúng đạn, không thể điều khiển, phải ủi vào bãi san hô để thủy thủ đoàn đào thoát, tàu 271 và 389 bị chìm tại trận hoặc hư hại nặng, tàu 396 bị hư hại nặng. Còn phía Việt Nam cộng hòa, tàu HQ-10 trúng đạn vào tháp pháo và bị chìm sau đó, HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng hơn 10 độ, HQ-4 bị hư nhẹ. Có nhân chứng khẳng định, HQ-5 hư nhẹ còn nhân chứng khác khẳng định HQ-5 hư nặng.





Hải quân Việt Nam cộng hoà có 74 binh sỹ tử vong trong đó HQ-10 có 62 người chết, bao gồm hạm trưởng Ngụy Văn Thà, HQ-4 có 3 người chết, HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương, HQ-16 có 2 người chết, lực lượng người nhái có 4 người chết.

Hai ngày sau trận hải chiến, ngày 20/1, tàu chở dầu Hà Lan "Kopionella" trên đường hành trình gần đó đã vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Đến 10 ngày sau, ngày 29/1, ngư dân Việt Nam cũng vớt được một toán quân nhân Việt Nam cộng hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên đảo Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến.

Theo tài liệu của Trung Quốc thì các tàu 274, 271, 389, 396 của họ đều trúng đạn, 281, 282 và 402, 407 bị hư hại trung bình, HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ 48 tù binh, trong đó có một người Mỹ. Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó tại Hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ.

Phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có 18 binh sĩ thiệt mạng, 67 binh sĩ bị thương và 3 người bị xây xát nhẹ. Một trong những binh sĩ trở về từ cuộc chiến là Ngô Tiên Phong, ông đã được nhà nước và quân đội Trung Quốc phong anh hùng và được tặng huân chương chiến công hạng nhất.

Trung Quốc chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ thời điểm này.

Không có giải pháp nào cứu vãn tình thế

Từ sau trận chiến cho đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam cộng hòa đã ra nhiều tuyên bố cũng như trưng ra các chứng cớ lịch sử về chủ quyền của mình như:

"Tuyên cáo của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cộng Hòa về những hành động gây hấn của Trung Quốc trong khu vực đảo Hoàng Sa" số 015/BNG/TTBC/TT ngày 19/1/1974

"Tuyên cáo của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa về chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa trên những đảo ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam Cộng hòa" ngày 14/2/1974

Tài liệu "Thế giới lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hòa", Tổng cục chiến tranh chánh trị, Cục tâm lý chiến, Quân lực Việt Nam Cộng hòa, 1974.

"Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", Bộ ngoại giao Việt Nam cộng hòa, 1975

Chính sách nhất quán của Việt Nam cộng hoà là bảo vệ đến cùng sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên bộ cũng như trên biển. Việt Nam cộng hoà không bao giờ thừa nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc bằng hành động vũ lực cưỡng chiếm lãnh thổ Việt Nam.

Ngày 20/1/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra bản Tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc. Ngày 26/1/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tuyên bố lập trường 3 điểm về việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Ngày 14/2/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.

Chính phủ Mỹ không có tuyên bố ngoại giao nào lên án việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa mà chỉ tỏ thái độ thông cảm với đồng minh Việt Nam cộng hoà.

Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí của Việt Nam cộng hoà, đã gọi điện cho đại sứ Hoa Kỳ để hỏi vì sao Hoa Kỳ không thông báo cho Việt Nam cộng hòa biết việc Trung Quốc điều quân đe dọa Hoàng Sa để chủ động đối phó, đại sứ Graham Martin trả lời rằng họ "không thể thấy được". Ông Nhã liền chất vấn Đại sứ Martin rằng, chuyện cả một hạm đội di chuyển mà người Mỹ "không thấy" thì quả là khó tin.

Theo Việt Nam Dân chủ cộng hòa, hành động của Trung Quốc là có tính toán từ trước và thấy được sự cố tình làm ngơ của Mỹ. Vì vậy, khi đó đại sứ Mỹ Graham Martin ở Sài Gòn đã bác bỏ yêu cầu cứu viện của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã được lệnh tránh xa quần đảo Hoàng Sa.

Đặc biệt, hành động của Trung Quốc diễn ra chỉ một ngày sau khi họ chấp nhận đàm phán với phía Việt Nam dân chủ cộng hòa về vấn đề vịnh Bắc Bộ, trong đó Trung Quốc yêu cầu được đặc quyền thăm dò trong một khu vực rộng 20.000 km2 trong vịnh Bắc Bộ do họ tự ý định ra (yêu cầu này sau đó bị Việt Nam dân chủ cộng hòa bác bỏ và đàm phán lâm vào bế tắc).

Bởi một chuỗi các sự kiện trên, năm 1975, khi Quân đội nhân dân Việt Nam mở chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông để thu hồi Trường Sa, họ đã ra công điện chỉ thị phải tiến hành khẩn trương để đề phòng "quân đội nước ngoài" có ý định chiếm quần đảo.

Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 15/3/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Bị vong lục về vấn đề biên giới Việt - Trung, trong đó lên án việc Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 28/9/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng, giới thiệu 19 tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc này đã khiến Trung Quốc bất bình và bắt đầu một thời kỳ quan hệ căng thẳng giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay vẫn khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và vùng lãnh hải liên quan trên Biển Đông.
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #452 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2013, 10:10:45 am »

http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/hoang-sa/nhin-lai-ket-cuc-cua-cuoc-hai-chien-hoang-sa-ky-2.html

(Petrotimes) - Sai lầm về ước tính tình báo và nhầm lẫn về chiến thuật điều quân đã khiến Việt Nam Cộng hòa thất bại trong trận hải chiến Hoàng Sa?

Có một kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa

Sau khi chiếm được Hoàng Sa, Trung Quốc tập trung 43 chiến hạm tại quần đảo này để đề phòng Việt Nam Cộng hòa phản công tái chiếm.

Ngày 19-1-1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều 5 phi đoàn F5 (120 máy bay), 4 ở sân bay Biên Hoà, 1 ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị tái chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Đồng thời hải quân Việt Nam cộng hòa thành lập một Hải đoàn đặc nhiệm mới để chuẩn bị tái chiếm Hoàng Sa. Hải đoàn này bao gồm tàu HQ-6, HQ-17 điều động từ Trường Sa và HQ-5 từng tham chiến tại Hoàng Sa trước đó. Đại tá Hà Văn Ngạc tiếp tục được chỉ định làm chỉ huy Hải đoàn này. Hải đoàn thực hiện một cuộc thao dượt chiến thuật và thực tập pháo kích trong một ngày tại một đảo nhỏ nằm về phía bắc vùng cù lao Chàm, phía đông nam Ðà Nẵng. Nhưng cuối cùng việc tái chiếm Hoàng Sa bị hủy bỏ.

Đại tá Ngạc cho rằng "cuộc phản kích tái chiếm sẽ thất bại ngoại trừ đó là một chiến thuật thí quân nằm trong một chiến lược cao hơn". Các tàu chiến của Việt nam cộng hoà là các tuần dương hạm cũ (WHEC) sử dụng trong lực lượng phòng vệ duyên hải Mỹ (US Coast guard) từ lâu, thích hợp cho công tác tuần tiễu hơn là để chiến đấu, vừa chậm chạp vừa nặng nề nên khó chống trả lại với các chiến hạm chiến đấu tối tân hơn. Loại này chỉ có một hải pháo 127 ly, còn 2 hải pháo 40 ly đã được Hải quân Việt Nam cộng hòa đặt thêm vào nơi đã được dùng làm sàn đáp trực thăng.

Ông Hoàng Đức Nhã, Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng, Việt Nam cộng hoà "không đủ lực tái chiếm Hoàng Sa". Hơn nữa Việt Nam cộng hoà phải bảo toàn lực lượng hải quân để bảo vệ duyên hải (vùng biển gần bờ) và chống lại Việt Nam dân chủ cộng hoà "đang tập trung lực lượng chuẩn bị tiêu diệt Việt Nam cộng hoà". Việc tái chiếm Hoàng Sa tạm gác lại để ưu tiên cho các mục tiêu trước mắt quan trọng hơn. Sau khi các mục tiêu này được giải quyết, Việt Nam cộng hoà sẽ dùng các biện pháp quân sự kết hợp ngoại giao thu hồi Hoàng Sa.

Vì sao cuộc tấn công chiếm đảo thất bại?

Trước hết, nhìn về mặt chiến thuật: Trả lời câu hỏi của các sĩ quan khác về Hải chiến Hoàng Sa tại khóa Chỉ huy tham mưu đặc biệt tại Long Bình, đại tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy trận hải chiến Hoàng Sa nhận định: Hoàng Sa cũng gần tương tự trận Ấp Bắc, là nơi Việt nam cộng hòa đã "bị bất ngờ về chiến thuật của quân giải phóng miền Nam, có sự sai lầm về ước tính tình báo và nhầm lẫn về chiến thuật điều quân".

Trung tá Lê Văn Thự, chỉ huy chiến hạm HQ-16, nhận định về trận hải chiến như sau :

Trong trận Hải chiến Hoàng Sa, hải quân Việt Nam cộng hòa không có loại tàu thích hợp cho trận chiến. HQ-5, HQ-16, HQ-10 là loại tàu cồng kềnh, vận chuyển chậm, súng quay bằng tay nên theo dõi mục tiêu khó khăn cũng như nhịp bắn chậm. Chỉ có HQ-4 là tối tân nhất, các súng đều sử dụng bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao. Nhưng HQ-4 rút lui giữa trận đánh vì khẩu 76 ly tự động bị hư không sử dụng được.

Hải đội của Việt Nam cộng hòa tham chiến trận Hoàng Sa không có kế hoạch hành quân. Chỉ huy HQ-16 chỉ nhận được một lệnh duy nhất từ đại tá Ngạc đổ quân lên đảo Quang Hòa bằng bất cứ giá nào. Ngoài ra ông không biết gì về hoạt động của HQ-4 và HQ-5 cũng như nhiệm vụ của họ. Khi trận chiến diễn ra, ông cũng không biết đại tá Ngạc đã chia Hải đoàn thành 2 phân đoàn: phân đoàn I gồm HQ-4 và HQ-5, phân đoàn 2 gồm HQ-10 và HQ-16. Vì không có kế hoạch hành quân nên máy truyền tin bị Trung Quốc phá sóng không liên lạc được mà không có tần số dự trù thay thế nên hạm đội phải dùng máy PRC-25 liên lạc với nhau.

Phân đoàn I được phân công là chủ lực nhưng không tích cực chiến đấu mà chỉ ở bên ngoài chờ đợi rồi "bắn vào lòng chảo 5 - 7 phát trước khi rút lui". Chỉ có phân đoàn II mang vai trò yểm trợ lại phải một mình phải giao chiến với 4 tàu Trung Quốc nên thiệt hại nặng.

Số quân HQ-16 đổ bộ để giành lại đảo Quang Hòa và giữ đảo Hoàng Sa quá ít, không có kinh nghiệm tác chiến trên bộ lại không được tiếp tế đạn dược, lương thực, nước uống và vật dụng.

Không có bác sĩ trên chiến hạm, chỉ có y tá không kinh nghiệm cứu thương cũng như ngoài khả năng của họ nên ai bị thương thì khó mà sống sót.

Trong trận hải chiến Hoàng Sa, hải quân Việt Nam cộng hoà gặp bất lợi rất lớn là hai khẩu hải pháo 76 ly tự động trên khu trục hạm HQ-4 bị trở ngại kỹ thuật nên HQ-4 phải rút lui ngay từ đầu. HQ-16 chiến đấu một thời gian ngắn thì bị trúng đạn pháo 127 ly của HQ-5 xuyên thủng hầm máy do đó bị loại ra khỏi trận chiến.

Điều này cho thấy hải quân Việt Nam cộng hoà chiến đấu trong thế bị động, không có sẵn kế hoạch tác chiến nên việc phối hợp giữa các chiến hạm kém, dẫn đến HQ-5 lại bắn vào HQ-16. Chỉ có HQ-10 và HQ-5 chiến đấu từ đầu đến cuối trận chiến. Như vậy lực lượng hải quân Việt Nam cộng hoà thiếu sự phối hợp giữa các chiến hạm do không có kế hoạch tác chiến và mất ưu thế về hoả lực ngay từ đầu trận chiến trong khi Trung Quốc đã lên kế hoạch chu đáo ở cấp cao nhất là Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc cho việc chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Theo Trung tá Lê Văn Thự, sau trận chiến, Bộ tư lệnh Hải quân đã không tổ chức thảo luận giữa chỉ huy các đơn vị tham chiến để rút kinh nghiệm học hỏi mà để "mọi chuyện đều cho trôi xuôi luôn".

Còn về mặt nhìn nhận ở tầm chiến lược thì sao? Đại tá Hà Văn Ngạc nhận định: dù Hải quân Việt nam cộng hoà có thắng được trận đầu thì cũng khó lường trước tổn thất khi đối đầu với lực lượng tiếp viện của Trung Quốc nếu còn ở lại cố thủ tại Hoàng Sa. Vào thời điểm đó, Quân đội nhân dân Việt Nam đang tập trung quân tại miền Nam, Hải quân Việt Nam cộng hoà phải dồn lực lượng chống quân giải phóng nên không thể chi viện tối đa cho Hoàng Sa.

Theo Đại tá Ngạc, Quân lực Việt Nam cộng hoà đã kiềm chế, không tiếp tục mở rộng chiến sự tại Hoàng Sa vì sợ châm ngòi cho một cuộc chiến mới giữa Việt Nam cộng hoà và Trung Quốc.

Tóm lại, về lâu dài, với lực lượng khi đó, Đại tá Hà Văn Ngạc cho rằng, Việt Nam cộng hoà không thể giữ được chủ quyền tại Hoàng Sa trước kế hoạch bành trướng của Trung Quốc.

(còn tiếp)

Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #453 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2014, 08:09:49 am »

TQ chiếu cảnh tàu TQ đâm tàu Việt Nam

Đài Truyền hình Trung Quốc vừa chiếu cảnh tàu Hải giám Trung Quốc đâm vào tàu của Việt Nam trên Biển Đông dù không nói rõ ở đâu.

<iframe width="640" height="360" src="//www.youtube.com/embed/xzaBjIbQJlI?feature=player_embedded" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Phim tài liệu 'Canh gác Biên cương Xanh' của đài CCTV-4 có đoạn dài bốn phút ghi cảnh tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam tại vùng biển mà CCTV-4 nói là của Trung Quốc trên Biển Đông, theo trang tin Bấm Shanghaiist.
Đài truyền hình Trung Quốc không nói rõ địa điểm xảy ra va chạm.
Sự cố được nói là xảy ra hôm 30/6/2007, một ngày sau khi hai tàu Hải giám của Trung Quốc nhận lệnh ra giải cứu tàu nghiên cứu hải dương của họ đang bị tàu của Việt Nam áp sát.
Video clip, vốn cũng xuất hiện trên YouTube, cho thấy tàu Hải giám mang số hiệu 83 và 51 với sự hộ tống của máy bay trực thăng đã gọi loa yêu cầu các tàu Việt Nam rời khỏi vùng biển mà họ nói là thuộc "quyền tài phán của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa".
Tiếng loa từ tàu Hải giám 83 kêu gọi:
"Quý vị cần chấm dứt ngay lập tức việc cản trở tàu của chính phủ Trung Quốc."
CCTV nói tàu Việt Nam lùi lại khi thấy các tàu Hải giám nhưng không rời "vùng hoạt động" của các tàu Trung Quốc khiến tàu nghiên cứu hải dương không thể hoạt động.
Một chỉ huy tàu Hải giám được dẫn lời nói trước cảnh tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam:
"Từ kinh nghiệm thực tế của chúng tôi, tấn công dễ hơn nhiều so với phòng thủ."
Hình ảnh trên truyền hình Trung Quốc cho thấy 12 tàu Trung Quốc sau đó đã lập vòng tròn bao vây sáu tàu của Việt Nam đang chặn đường tàu nghiên cứu hải dương.
Các tàu Việt Nam cũng dùng loa kêu gọi tàu Trung Quốc rời khỏi "vùng biển Việt Nam".
CCTV nói tàu Việt Nam cũng không tuân theo các quy định tránh va chạm và "liên tục tiến sát" tàu nghiên cứu hải dương của Trung Quốc để "phá hoại" hoạt động của tàu này.
Đây là thời điểm chỉ huy lực lượng hải giám ra lệnh tấn công khiến một trong số các tàu hải giám tông vào tàu Việt Nam.
Một sỹ quan chỉ huy của tàu Hải Giám 74 được dẫn lời nói:
"Thật lòng, với tư cách là những người chỉ huy, chúng tôi thấy căng thẳng khi phải ra lệnh này vì thường chúng tôi hay dạy thủy thủ của chúng tôi hành động một cách an toàn, thực hiện các biện pháp an toàn để tránh va chạm.
"Nhưng rồi, chúng tôi lại bảo họ đâm các tàu khác. Dù kết cục tốt đẹp, bản thân hành động đó gây đe dọa nhất định tới sự an toàn của họ."
'Xua đuổi toàn bộ'
Đoạn phim tài liệu của CCTV mô tả vụ đâm tàu:

"Hải giám 74 nhận lệnh, tăng tốc tiến về phía đuôi của tàu đối thủ [mang số hiệu] DN35.
"Họ tăng tốc để tránh chúng tôi.
"Hải giám 71 đuổi kịp và đâm trúng đuôi tàu [DN35].
"Trong lúc đó Hải giám 72 lao tới mạn phải và đâm vào giữa tàu.
"Mũi tàu chúng ta chĩa thẳng vào cabin tàu của họ và đẩy họ lùi lại...
"Cùng lúc đó một tàu khác của họ cách đó 200m lao tới cứu [DN35].
"Họ toan đâm vào Hải giám 72.

"Hải giám 72 đổi hướng và chĩa mũi vào tàu [Việt Nam].
"Tàu DN29 tăng tốc và nhắm vào tàu nghiên cứu hải dương [của Trung Quốc] lao tới.
"Tàu Hải giám 51 phản ứng nhanh vào chĩa mũi vào cabin tàu [DN29].
"Cuối cùng chúng tôi đã xua đuổi được toàn bộ [tàu Việt Nam] khỏi vòng vây của chúng ta."
Phim tài liệu của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn.
Một số báo Việt Nam đang đưa tin về sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng hòa 40 năm về trước.
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #454 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2014, 12:35:16 pm »

Các bác đã xem vụ này chưa.?

http://www.youtube.com/watch?v=67aElDaBjWE

Tàu chiến Hải quân NDVN xua đuổi tàu Hải giám 04 TQ
Cái clip bị xóa rồi bác khanhhuyen ơi.
Nhờ bác upload lại được không?
http://youtu.be/qkQpThJFK6g
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #455 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2014, 12:42:38 pm »


http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/hoang-sa/dieu-kho-hieu-ve-tu-binh-trong-hai-chien-hoang-sa-ky-3.html

Điều khó hiểu về tù binh trong hải chiến Hoàng Sa (Kỳ 3)

07:00 | 08/01/2014
(PetroTimes) - Đề cập đến việc trao trả các binh sĩ VNCH bị Trung Cộng bắt giữ sẽ làm rõ nhiều vấn đề, nhất là về thái độ của các nước có liên quan trực tiếp là Trung Cộng và VNCH cũng như tổ chức Hồng thập tự quốc tế, bởi việc trao trả tù binh “không như bình thường”, báo chí đương thời bị bưng bít nhiều thông tin, không tiếp cận được với các tù binh và những người thực hiện việc trao trả tù binh.

Sau khi cuộc hải chiến diễn ra, cả hai bên giao chiến đều có những thiệt hại nhất định dù ưu thế quân sự nghiêng về Hải quân Trung Cộng. Bởi vậy, việc bắt chiến sĩ Hải quân VNCH làm tù binh theo những thông tin báo chí lúc bấy giờ có những sắc thái khác nhau. Trong tổng số các chiến sĩ VNCH tham gia vụ Hoàng Sa, sau cuộc đụng độ đã phân tán thành 4 bộ phận khác nhau.

Bộ phận thứ nhất, điển hình là các chiến sĩ thuộc Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), dù bị trúng đạn nhưng Tuần hạm dương vẫn còn hoạt động được và về đến Sài Gòn. “Ngày 30-1-1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt trúng đạn Trung Cộng về tới Sài Gòn và được đón tiếp trọng thể tại bến Bạch Đằng với sự tham dự của nhiều thân nhân thủy thủ đoàn".

Bộ phận thứ hai là do phương tiện chiến đấu bị hư hỏng nên không thể hoạt động hoặc bị chìm, sau đó được cứu trợ bởi tàu nước ngoài như trường hợp của 23 thủy thủ thuộc Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). “Chiếc hộ tống hạm trên chở 82 thủy thủ nhưng tàu của Hà Lan chỉ cứu vớt được 23 người. Theo thiếu tá Trần Văn Ngà, phụ tá phát ngôn viên quân sự trong số 23 chiến sĩ khi về tới Đà Nẵng, có hai người chết là Đại úy phó hạm trưởng và một hạm viên, 21 thủy thủ còn lại có 2 người bị thương nặng".

Bộ phận thứ ba là do Hải quân Trung Cộng bắt làm tù binh, “tổng số người mất tích theo lời phát ngôn viên quân sự là 116 nhưng nhà cầm quyền Trung Cộng nói, họ chỉ cầm giữ 48 người".

Bộ phận thứ tư chính là những chiến sĩ VNCH đã bị mất tích trên biển. Tuy nhiên, có 3 vấn đề đáng lưu ý là: Hải quân Trung Quốc không bắt tất cả các chiến sĩ Hải quân VNCH mà họ có thể bắt làm tù binh; sự im lặng bất thường trong việc trao trả tù binh và sự trọng thưởng của chính quyền VNCH đối với các chiễn sĩ tham gia trận hải chiến Hoàng Sa. Ba vấn đề này có liên hệ khắng khít với nhau.

Các binh sĩ thuộc Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) sau khi bị hỏa tiễn của Hải quân Trung Cộng bắn trúng hầm chỉ huy và bị chìm, trong khi đó tàu của Hải quân Trung Cộng đi ngang qua chứng kiến tình trạng này nhưng họ không đến bắt mà bỏ đi như lời khai của các bĩnh sĩ của Hộ tống hạm này, sau khi được cứu vớt và về đến đất liền: “Chúng tôi có thể sắp bị bắt làm tù binh. Tôi ngoắc thủy thủ đoàn trên tàu của Trung Cộng, thủy thủ đoàn cũng ngoắc lại nhưng không đến cứu".

Có một câu hỏi được đặt ra là việc bắt binh sĩ VNCH làm tù binh được phát ra từ cấp có thẩm quyền cao nhất của Trung Cộng, hoặc của Chỉ huy trưởng lực lượng tham chiến tại Hoàng Sa hay chỉ là quyết định của các thuyền trưởng riêng lẻ trong lực lượng Hải quân Trung Cộng? Bởi việc có một “chỉ thị” nhất quán sẽ nói lên những hàm ý về tính chất của tranh chấp và việc giải quyết mâu thuẫn sau đó. Trên thực tế, các chiến sĩ VNCH bị bắt chủ yếu là những chiến sĩ đóng quân trên quần đảo Hoàng Sa như Địa phương quân, nhân viên khí tượng và 14 nhân viên thuộc HQ-4 đã đổ bộ lên đảo Cam Tuyền trước đó. Như vậy, Hải quân Trung Cộng không bắt các chiến sĩ trực tiếp tham chiến trên 4 tàu chiến của Hải quân VNCH làm tù binh mặc dù điều đó nằm trong tay của Hải quân Trung Cộng như trường hợp của các chiến sĩ thuộc Hộ tống hạm HQ-10.

Ngay sau khi các chiến sĩ thuộc Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) được cứu vớt và về đất liền, Ngoại trưởng VNCH lên án Trung Cộng: “Đã xâm chiếm các phần lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa và bắt đi một cách trái phép 121 binh sĩ của Quân lực VNCH, vì vậy Trung Cộng phải có nhiệm vụ trả tự do ngay cho các người này, chứ không cần phải có một thời gian nào đó thuận tiện như là Tân Hoa xã đã loan tải". Dưới áp lực về ngoại giao và tổ chức Hồng thập tự quốc tế, Trung Cộng đã tiến hành trao trả tổng số 48 tù binh, nhưng không được trao trả 1 đợt mà thành 2 đợt và tổ chức trong im lặng.

Đợt thứ nhất được trao trả vào ngày 31-01-1974 “gồm 4 chiến sĩ VNCH và 1 người Mỹ tại Shumchun thuộc biên giới tỉnh Quảng Đông và Hương Cảng". Đợt thứ hai vào ngày 17/02/1974 có “43 tù binh VNCH vừa được Trung Cộng thả hôm chủ nhật có thủy thủ Lý Chánh Hùng người Việt gốc Hoa". Trong số đó “có 13 hải quân, 23 chiến sĩ địa phương quân, 4 chiến sĩ công binh và 3 nhân viên khí tượng thuộc Đài khí tượng Hoàng Sa. Việc trao trả sẽ được diễn ra tại Tân Giới giữa Hồng Kông và Trung Hoa lục địa".

Trong đợt trao trả thứ nhất, chỉ có 5 tù binh và có người Mỹ, đồng nghĩa với việc liên quan đến quan hệ giữa Trung Cộng và Mỹ, điều này hiển nhiên sẽ tác động quyết định đến việc Trung Cộng cần trao trả càng sớm càng tốt. Trong lần trao trả thứ hai, “có thủy thủ Lý Chánh Hùng người Việt gốc Hoa. Vì anh ấy là tù binh duy nhất nói được Hoa ngữ nên anh đã làm thông dịch viên cho tù binh VNCH. Thủy thủ Lý Chánh Hùng nói rằng anh không muốn ở lại Hoa lục vì mỗi ngày anh và các đồng đội phải trải qua 3 tiếng đồng hồ tuyên truyền chính trị của Trung Cộng mặc dù Trung Cộng cho ăn uống khá”, vậy Trung Cộng cần giam giữ tù binh trong thời gian lâu hơn và có người Hoa để “tuyên truyền chính trị” nhằm xuyên tạc những sự thật lịch sử. Và, vô hình chung làm lộ rõ sự “bất chính” của Trung Cộng đối với sự kiện hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Ngược lại, VNCH muốn “đường đường chính chính” việc trao trả tù binh phải diễn ra công khai và được báo chí xâm nhập để chính minh tính “chính nghĩa” và là một “nạn nhân” như thế nào. Việc này VNCH không thể làm theo ý mình vì việc trao trả tù binh diễn ra trên ở Trung Cộng và do họ quyết định thời gian, địa điểm. Tuy nhiên, chính quyền VNCH đã chứng minh tính “chính nghĩa” bằng cách khác là tổ chức đón tiếp các chiến sĩ tham chiến khi về Việt Nam và thưởng cho họ một cách nồng hậu, các chiến sĩ trở thành đại diện cho ý chí của Việt Nam trong việc chiến đấu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Trước hết là đối với các chiến sĩ chiến đấu trở về nhưng không bị bắt làm tù binh, thì ngày 30-1-1974, “Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt về tới Sài Gòn và được đón tiếp trọng thể tại bến Bạch Đằng với sự tham dự của nhiều thân nhân thủy thủ đoàn. Đề đốc Trần Văn Chơn, Tư lệnh Hải quân VNCH đã trao Anh dũng Bội tinh cho Trung tá Lê Văn Thự, Hạm trưởng HQ-16 cùng một số sĩ quan, hạ sĩ quan và đoàn viên thủy thủ. Các nữ sinh cũng choàng vòng hoa chiến thắng và sau đó các thân nhân thủy thủ đoàn được mời lên thăm chiến hạm".

Đối với các tù binh được trao trả, khi về đến Sài Gòn, có “một buổi lễ tiếp đón vô cùng long trọng sẽ được Phủ TUDV phối hợp với Tổng CTCT và các Tòa Đô chánh tỉnh Gia Định, với sự tham dự các đoàn thể sinh viên học sinh của các Hội đồng dân cử, các thân hào nhân sĩ. Tổ chức ngay tại phòng khách Danh dự phi trường Tân Sơn Nhất".

Đồng thời, để “tưởng thưởng những chiến sĩ Hải quân can trường chiến đấu tại Hoàng Sa. Bộ Ngoại giao trao tặng một ngân phiếu một triệu đồng cho các thương binh và gia đình của tử sĩ Hải quân tham chiến tại Hoàng Sa ngày 19-01-1974 vừa qua…. Ngoài ra, để ghi ơn các anh hùng tử sĩ cao đậm đã ngã gục lại hải đảo Hoàng Sa trong chiến trận vừa qua, tên tuổi của một số anh hùng có thể sẽ được chính quyền chấp thuận cho đặt tên một số đường phố tại Thủ đô".

Những hành động trên của chính quyền VNCH là những phản ứng thể hiện sự đồng thuận cao giữa chính quyền - người dân và các tầng lớp khác nhau trong xã hội đối với việc bảo vệ chủ quyền một cách “chính đáng” trong bối cảnh tình hình trong nước cũng như thế giới lúc bấy giờ.

Võ Hà (tổng hợp)
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #456 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2014, 06:14:37 pm »

http://thiemthu62.blogspot.com/2014/02/chuyen-thuong-ngay-o-bai-ba-au.html
Logged
bapchuoi
Thành viên
*
Bài viết: 121



« Trả lời #457 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2014, 07:11:27 pm »


http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/hoang-sa/dieu-kho-hieu-ve-tu-binh-trong-hai-chien-hoang-sa-ky-3.html

Điều khó hiểu về tù binh trong hải chiến Hoàng Sa (Kỳ 3)

07:00 | 08/01/2014
(PetroTimes) - Đề cập đến việc trao trả các binh sĩ VNCH bị Trung Cộng bắt giữ sẽ làm rõ nhiều vấn đề, nhất là về thái độ của các nước có liên quan trực tiếp là Trung Cộng và VNCH cũng như tổ chức Hồng thập tự quốc tế, bởi việc trao trả tù binh “không như bình thường”, báo chí đương thời bị bưng bít nhiều thông tin, không tiếp cận được với các tù binh và những người thực hiện việc trao trả tù binh.

Sau khi cuộc hải chiến diễn ra, cả hai bên giao chiến đều có những thiệt hại nhất định dù ưu thế quân sự nghiêng về Hải quân Trung Cộng. Bởi vậy, việc bắt chiến sĩ Hải quân VNCH làm tù binh theo những thông tin báo chí lúc bấy giờ có những sắc thái khác nhau. Trong tổng số các chiến sĩ VNCH tham gia vụ Hoàng Sa, sau cuộc đụng độ đã phân tán thành 4 bộ phận khác nhau.
...
Thôi rồi, báo chí VN bây giờ cũng dùng những từ ngữ như thế này thì xong luôn rồi!
Logged
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #458 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2014, 08:35:03 am »


http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thoi-binh-cua-cuu-binh-tran-hai-chien-gac-ma-2962643.html

Thời bình của cựu binh trận hải chiến Gạc Ma

"Tôi và nhiều đồng đội may mắn trở về, nhưng cũng bị số phận dập vùi, có lúc như bị lãng quên", cựu binh Lê Hữu Thảo ngậm ngùi khi nhắc đến 64 đồng đội mãi nằm lại cùng Gạc Ma trong trận hải chiến cách đây 26 năm.

Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #459 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2014, 02:43:06 pm »

Nhân dịp kỷ niệm 26 năm Hải chiến Trường Sa, xin trân trọng giới thiệu với độc giả Video đặc biệt: THÁNG BA, NHỮNG ANH LINH BẤT TỬ Ở TRƯỜNG SA. Những thước phim này là nén nhang tưởng niệm các liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh ở Trường Sa, tháng 3/1988.

http://cache.hosting.vcmedia.vn/?key=6e451de3861a4546b248ecca6eaac40a&amp;pname=mediaplayer.swf
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM