Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Anh ở biên cương... => Tác giả chủ đề:: ivanhoe1234 trong 08 Tháng Giêng, 2008, 12:26:16 pm



Tiêu đề: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: ivanhoe1234 trong 08 Tháng Giêng, 2008, 12:26:16 pm
Anh hùng Trường Sa
17:13:00, 02/01/2008
 
 
 
Mở những trang sách về lịch sử hải quân Việt Nam, đọc những dòng tiểu sử để biết về một trong số những người lính giữ đảo Gạc Ma năm 1988 đã được phong anh hùng, tôi mới biết thêm về Nguyễn Văn Lanh, một “Paven” trên Trường Sa.

Gót chân tiên

Nguyễn Văn Lanh sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo đông con, một hoàn cảnh điển hình của nhiều gia đình miền Trung nên học đến lớp 7/10, anh đã phải nghỉ học để ở nhà làm ruộng giúp cho kinh tế của gia đình. Tháng 8.1985, Lanh nhập ngũ và sau thời gian huấn luyện, anh về công tác tại Trung đoàn 83 công binh hải quân.

Kỷ niệm ở Trường Sa với Nguyễn Văn Lanh có lẽ là những ngày ở trên boom tại các đảo chìm. Phần lớn thời gian sống và chiến đấu ở quần đảo Trường Sa trong ký ức của anh bây giờ gắn với những kỷ niệm trên boom đó.


Hải quân VN bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Ảnh: Tấn Tú
Cũng có được lên đảo đá Sinh Tồn, để rồi Nguyễn Văn Lanh có hai kỷ niệm không bao giờ quên. Kỷ niệm thứ nhất là một lần được lên đảo để xem văn công. Với những người lính ở ngoài biển ngày đêm chỉ có trời và nước rồi nhìn nhau, thêm nữa đa số họ lại là những người dân quê nghèo, khái niệm văn công lúc nào cũng là những hình ảnh đầy ấn tượng, không chỉ đơn giản là những cô gái biết hát và múa, có lẽ họ là những cô tiên! Nguyễn Văn Lanh vẫn hơi ngượng nghịu khi kể cho tôi nghe rằng anh và một vài cậu bạn lính trẻ khác đã hồi hộp ngắm một cô ca sĩ trong đoàn văn công lên đảo Sinh Tồn năm ấy, để rồi khi cô gái ấy bước qua bãi cát, các anh đã lấy san hô, rào cái vết gót chân con gái in hằn trên cát lại. Dẫu chỉ giữ được gót chân trên cát ấy không quá 2 ngày vì gió, vì sóng theo thủy triều lên nhưng sự nâng niu ấy vẫn còn mãi trong lòng những người lính trẻ năm ấy đến tận bây giờ.

Những lá thư tình và 1 tháng... rửa bát

Quần đảo Trường Sa nằm về phía Đông Nam của biển Đông, gồm trên 100 đảo, đá, bãi cạn, cồn san hô và bãi ngầm. Có một số đảo nổi cố định, có đất, có nước ngọt có thể trồng được cây. Nhưng cũng có nhiều đảo nằm dưới mặt nước biển, chỉ khi triều xuống mới nhô lên khỏi mặt nước. Những năm cuối của thập kỷ 1980, những người lính đóng quân ở đảo chìm nơi đây thường là trên những chiếc boom nổi dập dềnh trên mặt nước. Ở trên đó có chừng một tiểu đội, họ sống, tập luyện và canh giữ phần đất chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.


Chiến sĩ hải quân đón xuân trên đảo trường Sa - Ảnh: Trần Thăng
Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội của mình cũng sống trên chiếc boom như thế. Anh kể lại, thời gian đầu, cảm giác lắc thường xuyên của chiếc boom cũng làm mọi người khó chịu lắm, nhưng riết rồi cũng quen. Sinh ra ở Quảng Bình, nhưng ở vùng rừng, có sông mà không có biển, biết bơi như rái cá từ khi còn nhỏ mà vẫn thấy ngợp trước cái mênh mông của biển cả, mênh mông và vắng lặng có khi cả tuần lễ không bóng một chiếc tàu ngang qua. Niềm vui của lính đảo chìm là việc mong thư người nhà, nhất là thư người yêu. Đang tuổi hẹn hò, nhưng lại sống với chỉ có nhau ở nơi xa xôi thiếu thốn và khó khăn đủ bề, họ hoàn toàn trông cậy vào những hơi ấm hiếm hoi từ đất liền gửi ra. Ai mà nhận được thư người yêu, sẽ phải rửa bát cả tháng trời, thư người nhà là 1 tuần lễ. “Người yêu” đôi khi chỉ là một cô gái nào đó thương mến các anh lính đảo xa, viết những bức thư như chút tình thân của đất liền cho đảo. Có người lính không biết chữ, những người lính còn đùa bằng cách đọc cho anh nghe một lá thư khác mà thay tên anh vào để anh phải rửa bát cả tháng trời. Anh biết bị bạn giỡn nhưng vẫn tình nguyện và vui vẻ rửa bát và họ đã vui đã sống bằng những niềm vui tưởng như đơn giản ấy.

Nguyễn Văn Lanh kể rằng có những lá thư được đọc thuộc không chỉ câu chữ mà từng dấu chấm, dấu phẩy để rồi họ đố nhau khi ngồi người đọc thuộc người soát lỗi. Ai đã từng là học sinh những năm 1980 và 1990 chắc hẳn vẫn còn nhớ những phong trào phát động học sinh sinh viên viết thư cho các chiến sĩ Trường Sa và Hoàng Sa. Hay mục kết bạn trên báo Tiền Phong ngày đó, những người lính đảo bao giờ cũng tha thiết, "mong nhận được thư của các bạn trẻ trên khắp mọi miền Tổ quốc, chia sẻ với chúng tôi những niềm vui mang hơi ấm đất liền!". Tôi cũng như nhiều bạn nữ trẻ, cũng viết những lá thư gửi chung cho các anh, cũng đã nhận được nhiều những bức thư viết chung, nét chữ đẹp, nắn nót bởi chắc các anh đã phải chọn người chữ đẹp nhất viết cho những người ở đất liền như một sự trân trọng.

Người ở đảo không ăn thịt vích


Đại tướng Lê Văn Dũng thăm chiến sĩ đảo Đá Tây, Trường Sa, Khánh Hòa. Ảnh: Anh Phan
Những bữa ăn trên boom cũng có sự cực khổ riêng. Thường là cơm và thịt hộp. Cá là nhiều nhất. Cá nhiều đến mức cứ câu lên lại thả xuống. "Chỉ để cho vui" - Lanh nhắc đi nhắc lại với tôi câu đó. Cá bắt lên thường luộc, ngồi nhậu suông giữa biển và trời. Ăn hoài ngán đến mức ăn không nổi. Thèm rau như thể thèm một cái gì đó quá hoang đường. Đảo chìm, lấy đâu ra đất mà trồng rau? Những người lính trẻ đang tuổi ăn tuổi lớn, khi mới ra đảo thậm chí họ còn bị phù vì thiếu chất, cá và thịt hộp không đủ chất cho những cơ thể khỏe mạnh. Mỗi ngày tiêu chuẩn cao nhất là 1 lít rưỡi nước cho một người, vì vậy đánh răng rửa mặt là dùng nước biển.

 Biển cả cũng chứa trong lòng nó những nguy hiểm khôn lường. Các anh sợ nhất là những con ốc ở dưới cát, há miệng để ăn và thở, nếu vô tình giẫm phải, chúng khép miệng lại thì thật là một tai họa. Họ đã sống một cuộc sống như thế với niềm an ủi tinh thần là những lá thư, những thức ăn duy nhất là cơm, thịt hộp và cá từ biển. Chiếc máy truyền tin về đất liền chạy bằng sức người, Lanh mô tả là cái máy 15W "tịch tịch tịch tè" phải đạp khoảng 20 phút mới có sóng. Điều gì giúp các anh vượt qua được những gian khổ đó? Lanh bảo: "Là sự xác định ý chí ngay từ khi nhập ngũ cũng như khi tập luyện thôi. Anh lúc nào cũng nghĩ mình đang ở đây, đang giữ mảnh đất thiêng liêng của cha ông, và mình còn trẻ, mình sẽ vượt qua". Kỷ luật quân đội là nghiêm khắc, nên có đồng đội của Lanh đã bị kỷ luật vì có con vích bò lên đẻ trứng trên cát mà không phát hiện ra. Con vích nặng hàng tạ nếu lên bờ trong phiên gác của người lính nào mà không thấy thì người nhái do thám của giặc cũng có thể lên mà không biết. Người lính đảo không ăn thịt vích bao giờ.  Bắt được vích chỉ đùa nghịch một chút, có thể trêu các chú lính mới khi đố họ luộc chín được những quả trứng vích, bởi không bao giờ chín được. Chỉ có thể đập ra rán mới chín mà thôi.

Trận chiến giữ cờ và giữ đảo

Anh hùng Nguyễn Văn Lanh sinh năm 1966 tại Vạn Ninh, Lệ Ninh, Quảng Bình. Anh nhập ngũ tháng 8.1985. Trong trận chiến ngày 14.3.1988, Nguyễn Văn Lanh đã anh dũng bảo vệ lá cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma trước mũi súng của quân địch. Anh đã bị thương, ngất đi cho đến khi được đồng đội đến cứu. Khi được phong anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Nguyễn Văn Lanh là trung sĩ, Tiểu đội trưởng công binh thuộc Đại đội 9, Tiểu đoàn 887, Trung đoàn 83 công binh hải quân.
 
Ngày 25.2.1988, đơn vị của Lanh nhận nhiệm vụ phòng thủ Trường Sa và đã trực tiếp tham gia chiến đấu trong sự kiện 14.3.1988. Lịch sử của lực lượng hải quân chép về sự kiện này và Nguyễn Văn Lanh như sau: "Sáng ngày 14.3.1988, đồng chí Nguyễn Văn Lanh trong khi cùng đơn vị vận chuyển vật liệu từ tàu HQ 604 lên đảo thì tàu địch đến bao vây, uy hiếp. Tình thế rất căng thẳng. Khi địch đổ quân xuống đảo, ép bộ đội, giật cờ của ta hòng chiếm đảo, theo lệnh của đồng chí Trần Đức Thông, chỉ huy cụm đảo: "Đồng chí nào biết bơi thì bơi ngay vào đảo hỗ trợ cho các đồng chí trên đảo bảo vệ cờ". Nguyễn Văn Lanh cùng 11 anh em khác nhảy ngay xuống biển và bơi vào đảo. Khi đó trên đảo, địch đã nổ súng, đồng chí Trần Văn Phương, người giữ cờ đã hy sinh.

Nguyễn Văn Lanh đã xông đến, bảo vệ cờ, mặt giáp mặt với kẻ thù, đồng chí vẫn bình tĩnh dũng cảm và kiên cường đấu tranh với địch. Khi địch tiến đến giằng cờ, Nguyễn Văn Lanh kiên quyết giữ lại, đôi bên giằng co, địch nhổ xà beng đánh, Lanh né người tránh được. Địch dùng lê đâm, đồng chí tránh nhưng bị sạt qua bả vai. Khi thấy tên sĩ quan địch dùng súng ngắn định bắn, bằng một động tác bất ngờ, Nguyễn Văn Lanh đánh bật khẩu súng trong tay hắn. Địch bên ngoài điên cuồng nổ súng, đồng chí bị thương vào bả vai. Một tên xông tới dí lưỡi lê vào bụng Lanh hăm dọa, bắt hạ cờ. Đồng chí kiên quyết gạt lê ra thì tên địch nổ súng, đạn xuyên qua bả vai trái làm đồng chí mất đà, ngã nhào xuống nước. Đồng đội đã vào tiếp cứu và tiếp tục giương cao cờ Tổ quốc, khẳng định chủ quyền của ta trước mặt kẻ thù.

Khi địch rút ra xa, Nguyễn Văn Lanh được đồng đội tìm kiếm và đưa ra tàu HQ 505 cấp cứu, sau đó được đưa về tuyến sau điều trị. Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, đồng chí Nguyễn Văn Lanh đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Văn Lanh đã nêu cao tấm gương sáng về tinh thần dũng cảm kiên quyết chiến đấu mặt giáp mặt với kẻ thù và đã chiến thắng, góp phần giữ vững chủ quyền của Tổ quốc trên đảo Gạc Ma.

Đồng chí Nguyễn Văn Lanh được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng nhất, 3 bằng khen và giấy khen. Ngày 13.12.1989, đồng chí Nguyễn Văn Lanh đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước CHXHCN Việt Nam tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân".

Cuộc sống

Và kỷ niệm thứ hai với đảo Sinh Tồn sau kỷ niệm dịu dàng lấy san hô rào vết gót chân con gái kia chính là khi anh bị thương nặng, chuyển về đảo Sinh Tồn, được mổ sơ cứu ở đó rồi theo tàu về bán đảo Cam Ranh để máy bay chở về đất liền vào bệnh viện 175. Chỉ có 2 lần đó trong cuộc đời binh nghiệp ở quần đảo Trường Sa, Nguyễn Văn Lanh được đặt chân lên đất đảo nổi. Cũng từ đó, anh chưa bao giờ có dịp ra biển đảo ngày xưa, chưa có dịp quay lại Gạc Ma hay Sinh Tồn, cũng đã phải quên cái gót chân "tiên" cứ ám ảnh trong đầu người lính đảo xưa kia.

Sau gần 4 năm trời nằm hết bệnh viện quân đội này đến bệnh việc khác 175 rồi 108 rồi 103, Nguyễn Văn Lanh cũng đã có thể ngồi dậy, đã có thể đi lại nhưng sức khỏe chỉ còn lại quá ít. Tỷ lệ thương tật trên 70% đã khiến cho "Paven" Nguyễn Văn Lanh chỉ có thể làm được những việc nhẹ. Anh yếu sức và bất cứ khi nào cũng có thể phải đến viện điều trị. Hỏi anh nhớ gì về những kỷ niệm cũ, bao giờ Nguyễn Văn Lanh cũng nhắc tới những người bạn lính đảo cũ, có nhiều người đã hy sinh để giữ đảo. Thế nên đã gần 20 năm trôi qua sau sự kiện 14.3.1988, Nguyễn Văn Lanh vẫn ở trong quân ngũ nhưng làm nhiều công việc khác nhau. Có lúc anh đã là bảo vệ cho một xí nghiệp may, rồi hiện tại về công tác tại Ban Doanh trại của Bộ Tư lệnh hải quân - Quân đội Nhân dân Việt Nam. 

Đến Bộ Tư lệnh hải quân đúng vào ngày anh vừa được phong quân hàm đại úy, gương mặt xương xương, vóc dáng mảnh khảnh, thật khó mà hình dung con người này đã giữ chặt lá cờ Tổ quốc vào ngày 14.3, bị địch dùng lưỡi lê đâm nhiều nhát lên bả vai trái, trôi trên biển và đã ngất đi trong 3 tháng trời, nằm viện 3 năm rưỡi. Để bây giờ mỗi khi trái gió trở trời, cánh tay bị thương lại trở bệnh, tê liệt anh lại không thể tự đi xe máy, lại phải gặp bác sĩ, lại là một bệnh binh...

Lê Thị Thái Hòa

http://www2.thanhnien.com.vn/TNTS/2008/1/2/221240.tno


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 04 Tháng Hai, 2008, 08:01:35 pm
Nguyễn Văn Lanh xứng đáng anh hùng!

Mấy đ/c viết sử hay nhà báo cứ lằng nhằng không chịu nói rõ là Mất Gạc Ma là đảo NVL bảo vệ cờ!

Lại ghi rằng "Khi địch rút ra xa..." làm người đọc chắc mẩm là ta giữ được thật!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: anhlinhcuHo trong 05 Tháng Hai, 2008, 01:29:15 pm
Trích dẫn
Mấy đ/c viết sử hay nhà báo cứ lằng nhằng không chịu nói rõ là Mất Gạc Ma là đảo NVL bảo vệ cờ!

Lại ghi rằng "Khi địch rút ra xa..." làm người đọc chắc mẩm là ta giữ được thật!
thì chính trị khác lịch sử mà bác, trong chính trị nếu nói thật tức là tự phản bội mình :|


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: pntoan2007 trong 09 Tháng Hai, 2008, 06:20:59 pm
Nguyễn Văn Lanh xứng đáng anh hùng!

Mấy đ/c viết sử hay nhà báo cứ lằng nhằng không chịu nói rõ là Mất Gạc Ma là đảo NVL bảo vệ cờ!

Lại ghi rằng "Khi địch rút ra xa..." làm người đọc chắc mẩm là ta giữ được thật!
Phải thông cảm cho các đồng chí viết báo, viết sử. Họ mà viết rõ quá thì lại khiến người đọc đau xót, từ đó sinh ra bất bình, làm ảnh hưởng đến "mối quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp giữa 2 nước".


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Hai, 2008, 04:13:04 pm
Các Anh hùng LLVTND trong sự kiện CQ-88


Anh hùng liệt sỹ Trần Văn Phương

Trần Văn Phương sinh năm 1965, quê ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 3 năm 1983. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, phó chi huy trưởng đảo Gạc Ma, lữ đoàn 146 vùng 4 hải quân đảng viên Đảng Cộng san Việt Nam.

Trần Văn Phương, lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, có truyền thống cách  mạng. Học xong lớp 10 đồng chí vào bộ đội, được cử đi học lớp kế toán trinh sát pháo binh của quân chủng. Tháng 1 năm 1984, Trần Văn Phương được bổ sung về làm khẩu đội trưởng pháo thuộc tiểu đoàn 562 lữ đoàn 146, vùng 4 hải quân. Qua rèn luyện và công tác Trần Văn Phương luôn tỏ ra một cán bộ có năng lực và trách nhiệm, đơn vị cử đồng chí đi học trường Quân chính Quân khu 7.  Tháng 1 năm 1986, Trần Văn Phương trở về đơn vị được bổ nhiệm trung đội trưởng và đề bạt quân hàm thiếu úy.
 
Đầu tháng 3 năm 1988, quân xâm lược ngang ngược cho nhiều tầu chiến khiêu khích và chiếm đóng trái phép đảo đá ngầm Chữ Thập và Châu Viên. Lúc này Trần Văn Phương được trên bổ nhiệm phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn - quần đảo Trường Sa).

17 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1989, tàu chiến địch kéo đến chúng gọi loa khiêu khích, buộc tầu ta rời đảo.

Mờ sáng ngày 14 tháng 3, địch hạ xuồng cho lính giương lê dàn hàng ngang xông về phía lá cờ Tổ quốc ta. Trần Văn Phương tổ chức lực lượng, động viên chiến sĩ bình tĩnh không mắc mưu khiêu khích của địch, quyết bảo vệ cờ Tổ quốc.

Địch hung hăng cậy thế đông người có vũ khí trong tay chúng xông vào cướp cờ của ta. Không sợ hy sinh, coi thường kẻ địch Trần Văn Phương lao vào giằng giật lại lá cờ Tổ quốc. Thấy chúng đang uy hiếp tính mạng một chiến sĩ đồng chí xông vào cứu. Kẻ địch đê hèn đã nổ súng vào Trần Văn Phương.

Gương anh dũng hy sinh của Trần Văn Phương đã cổ vũ cán bộ, chiến sĩ trên đảo kiên quyết bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc mình.

Ngày 6 tháng 1 năm 1989, liệt sỹ Trần Văn Phương đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hung lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Hai, 2008, 04:14:45 pm
Anh hùng Vũ Huy Lễ

Vũ Huy Lễ sinh năm 1946, quê ở xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Trú quán xã Đằng Hải, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng, nhập ngũ tháng 7 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng khí là thiếu tá, thuyền trưởng tàu HQ505, lữ đoàn 125 hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vũ Huy Lễ được đào tạo qua trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hải quân trong nước và ở Liên Xô. Đồng khí đã được giao chỉ huy nhiều dạng tàu của hải quân. Tháng 6 năm 1982, Vũ Huy Lễ được điều làm thuyền trưởng tầu HQ505, loại tầu vận tải đổ bộ hạng lớn của Mỹ ta thu được sau ngày miền Nam giải phóng. Tầu HQ505 sản xuất từ năm 1942, nên máy móc thiết bị trên tàu hỏng hóc nhiều, Vũ Huy Lễ cùng anh em tích cực sửa chữa bảo quản giữ gìn để tăng cường sức sống cho con tầu và làm chủ nó. Do vậy nhiều chuyến đi tầu bị hỏng, Vũ Huy Lễ và anh em đã tự sửa chữa thành công tiếp tục làm nhiệm vụ.

Ngày 13 tháng 2 năm 1988 (27 Tết Mậu Thìn) Vũ Huy Lễ chỉ huy tầu chở người, vật liệu, lương thực và kéo tầu LCU 556 và Pông Tông Đ02 ra chốt giữ đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa. Đồng chí đã hoàn thành nhiệm vụ đưa LCU 556 và Pông Tông Đ02 vào vi trí cố định trong điều kiện hết sức khó khăn.

9 giờ 30 phút ngày 13 tháng 3 năm 1988, Vũ Huy Lễ được lệnh đưa tâu HQ505 đến chốt giữ đảo Cô Lin (thuộc cụm đảo Sinh Tồn). Cùng đi có tàu HQ604. Địch cho tầu chiến lao cắt hướng đi của tâu 604 không thành, chung quay sang chặn cắt hướng đi của tâu 505.
Vũ Huy Lê mưu trí lừa địch đưa tầu HQ505 đến đúng vị trí chiếm lĩnh ở đảo Cô Lin vào lúc 16 giờ 30 phút ngày 13 tháng 3 năm 1988. Địch tăng thêm 2 tàu chiến đến khiêu khích. Vũ Huy Lễ chỉ thị cho anh em trên đảo kiên quyết bảo vệ lá cờ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc mình.

7 giờ 30 phút ngày 14 tháng 3 năm 1 988, địch đổ quân lên đảo Gạc Ma, giành giật cờ của ta trên đảo. Và chúng đã ngang ngược bần vào tâu HQ604. Sau đó ít phút chúng bắn vào tâu HQ505. Vũ Huy Lễ lệnh cho anh em nổ súng đánh trả địch. Đạn của địch làm lái điện hỏng, bình khí nén hỏng không đóng được ly hợp, máy thanh cũng bị đạn làm hỏng nặng. Vũ Huy Lễ bình tĩnh ra lệnh cứu chữa thương binh, vừa cho cơ điện khắc phục máy khẩn cấp, dùng tay điều khiển trực tiếp máy thay ly hợp cho tầu tiến hết tốc lực lao lên đảo. Lúc này cả 3 tàu chiến địch tập trung đánh mạnh vào HQ505. Cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra quyết liệt. 8 giờ 45 phút tầu HQ505 bị bốc cháy lớn.

Tâu địch tạm thời ngừng bắn. Vũ Huy Lễ cho anh em hủy tài liệu mật và tổ chức cứu tâu. Đồng chí động viên anh em dù phải chiến đấu đến người cuối cùng cũng kiên quyết bảo vệ chủ quyền đất nước. Biết không khuất phục được tàu HQ505 địch buộc phải lùi xa. Trong khi đó tàu 604 ở đảo Gạc Ma bị địch bắn chìm hẳn. Vũ Huy Lễ cử một tổ khẩn trương đưa chiếc xuồng còn lại đến đảo Gạc Ma đưa 44 anh em (có 8 thương binh và một tử sĩ) về tâu HQ505.

Vũ Huy Lễ cùng đồng đội và con tâu HQ505 vẫn hiên ngang ngay trên đảo Cô Lin khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa của Tổ quốc ta trên biên Đông.

Ngày 6 tháng 1 năm 1989, Vũ Huy Lễ được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Hai, 2008, 04:16:24 pm
Anh hùng liệt sỹ Trần Đức Thông

Trần Đức Thông sinh năm 1944 dân tộc Kinh, quê ở xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ ngày 7 tháng 4 năm 1962. Khi hy sinh đồng chí là trung tá, phó lữ đoàn trưởng lữ đoàn 146, Vùng 4 thuộc Quân chủng Hải quân,  nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1975 trở về trước, Trần Đức Thông đã trực tiếp tham gia chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Với nhiều cương vị từ thấp đến cao (thợ sửa chữa pháo cuả lữ đoàn 335 phòng không, trạm trưởng sửa pháo của trung đoàn 227, Quân khu Hữu Ngạn, trợ lý tác chiến trung đoàn 223, Quân khu Trị Thiên). Đồng chí luôn tận tụy công tác, chiến đấu dũng cảm, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Sau khi Tổ quốc thống nhất. Trần Đức Thông xác định tốt nhiệm vụ, gắn bó với quân đội. Học xong chương trình trung cấp ở trường Phòng không đồng chí về nhận công tác ở đơn vị bảo vệ đảo Trường Sa. 11 năm gắn bó với nhiệm vụ xây dựng đảo, bảo vệ Trường Sa, Trần Đức Thông luôn nêu cao phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ, đảng viên, gương mẫu, không ngại gian khổ, có tinh thần đoàn kết giữ nghiêm kỷ luật hết lòng thương yêu bộ đội; có tác phong lãnh đạo chỉ huv sâu sát, năng nổ, tỏ ra là một cán bộ có kinh nghiệm và năng lực tổ chức thực hiện, được nhân dân và đồng đội tin yêu. Ở đảo nào, Trần Đức Thông cũng góp phần xây dựng đáo vững mạnh về mọi mặt, đảo Sơn Ca (1982) từ trung bình lên khá nhất trong quần đảo Trường Sa (1983 - 1984). Trần Đức Thông thường trực đảo Nam Yết 3 năm (1984-1987) tổ chức tiếp nhận hàng ngàn tấn vật liệu và chỉ huy xây dựng đảo Thuyền Chài, tiếp nhận vũ khí, trang bị ra đảo an toàn, đúng kế hoạch.

Vừa là cán bộ trong ban chỉ huy lữ đoàn, vừa hoạt động trong ủy ban nhân dân huyện Trường Sa, Trần Đức Thông đã suy nghĩ, đóng góp và đề ra biện pháp công tác phù hợp, làm cho hoạt động quân sự và chính quyền có nền nếp. Huyện đảo Trường Sa đã thực sự trở thành nơi gắn bó đoàn kết giữa các khối đảo với các địa phương của tỉnh Phú Khánh, tạo điều kiện giúp đỡ tinh thần và vật chất có hiệu quả đối với bộ đội đảo, Trần Đức Thông được nhân dân yêu mến, tín nhiệm.

Trong cuộc chiến đấu chống lấn chiếm các đảo ở vùng biển tháng 3 năm 1988 của hải quân xâm lược,Trần Đức Thông đã tỏ rõ bán lĩnh vững vàng và quyết tâm cao trong việc chi huy bộ đội giữ vững chủ quyền của ta trên các đảo. Đầu tháng 3 năm 1988 Trần Đức Thông đang nghỉ phép thì có điện gọi về đơn vị. Đồng chí đã chỉ huy một lực lượng ra đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao (thuộc cụm đảo Sinh Tồn). 16 giờ 30 phút ngày 13 tháng 3 tới vị trí, Trần Đức Thông tổ chức lực lượng đi khảo sát, xác định vị trí cắm cờ, làm nhà. 4 giờ sáng ngày 14 tháng 3, đồng chí chỉ huy bộ đội bốc dỡ vật liệu từ tầu HQ604 xuống đảo Gạc Ma, lúc này tầu địch đang bao vây, uy hiếp, dùng xuồng máy đổ quân lên đảo hòng nhổ cờ, và chiếm đảo. Trần Đức Thông đã cho điện báo về sở chỉ huy và xác định quyết tâm "dù địch vây ép, dù mất tầu, chúng tôi quyết không lùi". Trần Đức Thông lệnh cho bộ đội trên tầu xuống đảo hỗ trợ lực lượng bảo vệ cờ và đấu tranh với địch, đồng thời nhắc nhở bộ đội, hãy bình tĩnh, không được nổ súng khi chưa có lệnh để tránh sự khiêu khích của địch.

Trên đảo đã xảy ra đụng độ giữa ta và địch, tầu địch vòng dãn ra xa và dùng pháo bắn nhiều loạt vào tầu HQ604. Tầu ta trúng đạn, nước tràn vào và chìm nhanh, Trần Đức Thông bị thương nặng vào đầu nhưng vẫn ở mũi tầu chỉ huy bộ đội, cho đến lúc hi sinh.

Trần Đức Thông đã nêu cao tinh thần anh dũng chiến đấu, kiên quyết cùng bộ đội đấu tranh giữ vững chủ quyền của Tổ quốc trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Quá trình công tác, đồng chí đã được tặng thương 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 12 bằng và giấy khen.

Ngày 13 tháng 12 năm 1989, liệt sỹ Trần Đức Thông đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Hai, 2008, 04:17:38 pm
Anh hùng liệt sỹ Vũ Phi Trừ

Vũ Phi Trừ sinh năm 1957, dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 2 năm 1975. Khi hy sinh đồng chí là đại úy, thuyền trưởng tầu HQ604 thuộc lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Vũ Phi Trừ trưởng thành từ chiến sĩ lên, đã được đào tạo tại trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hải quân (1978-1981), được điều về làm phó tầu HQ604 (1981-1983) rồi thuyền trưởng (1984-1988). Quá trình công tác và nhất là thời gian phụ trách tầu, Vũ Phi Trừ nêu  cao tinh thần trách nhiệm, chịu học, chịu rèn, năng nổ sâu sát chiến sĩ và tỏ rõ năng lực tổ chức đơn vị hoàn thành nhiệm vụ, Mặc dù tầu HQ604 là tầu cũ, đã xuống cấp, đồng chí cùng anh em chăm lo bảo quản bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời nên duy trì sức sống cho con tầu; tập thể tầu HQ604 đã đi lại hàng chục ngàn hải lý an toàn với nhiệm vụ chi viện, tiếp tế và phục vụ bộ đội quần đảo Trường Sa. Là thuyền trưởng kiêm phó bí thư chi bộ, Vũ Phi Trừ luôn chăm lo xây dựng đoàn kết nội bộ, xây dựng chi bộ đảng đạt trong sạch  ững mạnh, duy trì nền nếp kỷ luật, bảo đảm đời sống của chiến sĩ, đồng chí được quần chúng tin tưởng, quý mến.

Khi xảy ra sự kiện hải quân xâm lược khiêu khích và lấn chiếm Trường Sa, Vũ Phi Trừ cùng tập thể tầu luôn xây dựng quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. Đồng chí đã chỉ huy bộ đội chiến đấu với kẻ thù, góp phần bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên các đảo và lãnh hải của Tổ quốc.

Ngày 11 tháng 3 năm 1988, Vũ Phi Trừ nhận lệnh chỉ huy tầu HQ604 chở người, lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng đi chốt giữ và xây dựng đảo Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn). Mặc dù sóng to, biển động tấu ra khơi vẫn đúng kế hoạch trong hành trình cộng tác cùng với hai tầu bạn trong biên đội. Đoạn đường biển từ đảo Đá Lớn đến đảo Gạc Ma, địch cho tầu chiến khiêu khích, lao tầu đến cắt ngang hướng đi của tầu ta. Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh, kiên quyết giữ nguyên tốc độ và hướng đi của tầu, buộc tầu địch phải lái vòng về sau. Khi tầu địch quay lại, đồng chí đã cho tầu của ta tiến thẳng đến vị trí đã định, thả neo và chốt giữ đảo Gạc Ma. Vũ Phi Trừ đã cùng với chỉ huy chốt giữ đảo và lực lượng công binh, tổ chức cắm cờ Tổ quốc trên đảo vào lúc 21 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1988.

4 giờ 30 phút sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội chuyển vật liệu xây dựng và đưa bộ đội lên đảo, lúc này hai tầu địch cỡ lớn tới bao vây chĩa pháo uy hiếp ta và dùng loa gọi ta rút ra khỏi đao Gạc Ma. Vũ Phi Trừ đã lớn tiếng trả lời chúng: “Hãy ra khỏi khu vực này, đây là lãnh thổ Việt Nam". Lời nói đó đã khích lệ, cổ vũ tinh thần bộ đội ta. Vũ Phi Trừ cùng Trần Đức Thông thống nhất báo cáo tình hình về sở chỉ huy và xây dựng phương án đánh trả địch nếu chúng tấn công ta.

Địch dọa ta không được, chúng đổ quân lên đảo để nhổ cờ, bộ đội ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Tầu địch lùi ra xa, khi trên đảo có súng nổ thì tầu địch cũng bắn vào tàu HQ604. Tình thế trở nên ác liệt phức tạp bộ đội ta chiến đấu trong điều kiện không cân sức, tầu ta bị hỏng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh, chỉ huy bộ đội xuống các xuồng, dùng súng bộ binh chiến đấu tự vệ đồng thời cho băng bó cấp cứu các đồng chí bị thương còn trên tầu. Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy, vừa trực tiếp chiến đấu bằng súng AK và B40 chi viện cho anh em trên đảo. Vũ Phi Trừ bị thương nặng, tầu chìm nhanh và đã anh dũng hy sinh.

Vũ Phi Trừ là cán bộ hải quân gắn bó với tầu, với biến, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực trong cuộc chiến đấu giữ vững chủ quyền của nước ta trên biển Đông.

Vũ Phi Trừ đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba, 2 năm 1986-1987 là Chiến sĩ thi đua và được tặng 4 bằng khen.

Ngày 13 tháng 12 năm 1989, liệt sỹ Vũ Phi Trừ được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Hai, 2008, 04:28:35 pm
Anh hùng Nguyễn Văn Lanh

Nguyễn Văn Lanh sinh năm 1966, dân tộc Kinh, quê ở xã Vạn Ninh, huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 8 năm 1985. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng công binh thuộc đại đội 9, tiểu đoàn 887, trung đoàn 83) Quân chủng Hải quân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Văn Lanh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh em, học lớp 7/10 đồng chí phải ở nhà làm ruộng giúp đỡ gia đình, là một thanh niên cần cù, chịu khó trong lao động và tích cực tham gia công tác đoàn ở địa phương.

Tháng 8 năm 1985 Nguyễn Văn Lanh nhập ngũ. Sau thời gian huấn luyện, đồng chí về công tác tại trung đoàn 83 công binh hải quân. Từ tháng 11 năm 1985 đến tháng 2 năm 1988, Nguyễn Văn Lanh tham gia xây dựng công trình K25 (Hải Phòng), sau đó xây dựng khu hậu cứ Hòa Thượng (Đà Nẵng). Trong hơn hai năm, Nguyễn Văn Lanh luôn nhiệt tình công tác, hăng hái, chịu khó rèn luyện và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Ngày 25 tháng 2 năm 1988, đơn vị nhận nhiệm vụ xây dựng công trình phòng thủ ở Trường Sa, Nguyễn Văn Lanh xác định quyết tâm, phấn khởi lên đường. Ngày 8 tháng 3 năm 1988 Nguyễn Văn Lanh được giao làm tiểu đội trưởng, cùng đơn vị xây dựng công trình tại đảo Gạc Ma, đồng chí đã làm tốt việc bốc dỡ, vận chuyển vật liệu và tham gia xây dựng công trình theo kế hoạch.

Sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, Nguyễn Văn Lanh trong khi cùng đơn vị vận chuyển vật liệu từ tầu HQ604 lên đảo, thì tàu địch đến bao vây, uy hiếp. Tình thế rất căng thẳng. Khi địch đổ quân xuống đảo, vây ép bộ đội, giật cờ của ta hòng chiếm đảo, theo lệnh của đồng chí Trần Đức Thông, chỉ huy cụm đảo: "Đồng chí nào biết bơi, bơi ngay vào đảo hỗ trợ cho các đồng chí trên đảo bảo vệ cờ" . Nguyễn Văn Lanh cùng 11 anh em khác nhảy xuống biển và bơi vào đảo. Khi đó trên đảo địch đã nổ súng, đồng chí Trần Văn Phương, người giữ cờ hy sinh. Nguyễn Văn Lanh đã xông đến bảo vệ cờ; mặt giáp mặt với kẻ thù, đồng chí vân bình tĩnh, dũng cảm và kiên cường đấu tranh với địch. Khi địch tiến
đến giằng cờ Nguyễn Văn Lanh kiên quyết giữ lại, đôi bên giằng co, địch nhổ xà beng đánh, Nguyễn Văn Lanh né tránh được. Địch dùng lê đâm, đồng chí tránh nhưng bị sạt qua bả vai. Khi thấy tên sĩ quan địch cùng súng ngắn định bắn, bằng một động tác bất ngờ, Nguyễn Văn Lanh đánh bật khẩu súng trong tay hắn. Địch bên ngoài điên cuồng nổ súng, đồng chí bị thương, đạn vào bả vai. Một tên xông tới gí lưỡi lê vào bụng Nguyễn Văn Lanh, hăm dọa bắt hạ cờ. Đồng chí kiên quyết gạt lê ra thì tên địch nổ súng, đạn xuyên vào bả vai trái, làm đồng chí mất đà, ngã nhào xuống nước.

Đồng đội đã vào tiếp cứu và tiếp tục giương cao cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền của ta trước mặt kẻ thù.

Khi địch rút ra xa, Nguyễn Văn Lanh được đồng đội tìm kiếm và đưa ra tầu HQ505 cấp cứu, sau đó được đưa về sau điều trì. Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, Nguyễn Văn Lanh được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Văn Lanh đã nêu cao tấm gương sáng về tinh thần dũng cảm kiên quyết chiến đấu mặt giáp mặt với kẻ thù và đã chiến thắng, góp phần giữ vững chủ quyền của Tổ quốc trên đảo Gạc Ma.

Nguyễn Văn Lanh đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 3 bằng và giấy khen.

Ngày 13 tháng 12 năm 1989, Nguyễn Văn Lanh được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: chiangshan trong 21 Tháng Hai, 2008, 01:21:29 pm
Tàu HQ505, Lữ đoàn 125 hải quân


Tàu HQ505 là loại tàu vận tải đổ bộ của Mỹ ta thu được khi giải phóng miền Nam. Từ tháng 6 năm 1975 tàu HQ505 làm nhiệm vụ vận chuyển hàng quân sự từ Bắc vào Nam và đến các đơn vị ở hải đảo, các đơn vị làm nhiệm vụ quốc tế. Từ tháng 8 năm 1987 đến tháng 2 năm 1988, tàu HQ505 làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu cho bộ đội xây dựng công trình ở quần đảo Trường Sa.

Sáng 14 tháng 3 năm 1988, 3 tàu địch áp sát tàu HQ505, dùng loa gào thét đòi tàu ta rời đảo. Cán bộ, chiến sĩ ta bình tĩnh cho tàu mở hết tốc độ lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc. Trước ý chí của ta địch phải cho tàu lui ra rồi bắn dữ dội lên đảo, tàu HQ505 bị cháy. Khi thấy tàu HQ604 của ta ở đảo Gạc Ma bị địch bắn cháy và chìm, cán bộ chiến sĩ tàu HQ505 đã dùng xuồng cao su cơ động dưới làn hoả lực của địch đến cứu được 44 thương binh đưa về nơi an toàn.

Ngày 6 tháng 1 năm 1989, tàu HQ505 được Chủ tịch Hội đồng nhà nước nước CHXHCNVN tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: quocthinh.hoang trong 12 Tháng Ba, 2008, 04:24:53 pm
Khi doc nhung dong ma cac bac post len, noi that minh khoc cac bac ah!

Minh khong co nhieu thoi gian va dam me nhu cac bac nen cung khong ranh ve ky thuat quan su hay lich su vi the chi doc ke cac bac thoi; nhung khi doc ve nhung tam guong anh hung ma cac bac minh thay kham phuc va them yeu to quoc, that day! Cung nhieu tuoi roi nhung chac khong bang bac dongadoan, loanh quanh suot ngay chuyen business voi an choi thoi nen doi khi cung chang hieu minh yeu to quoc, que huong minh the nao, dong dem no ra sao nhung khi doc ve nhung tam guong anh hung da nga xuong o Hai dao, o bien gioi hay o nuoc ban moi thay xuong mau cua nhung nguoi nga xuong no quy the nao!

Cam on cac bac nhieu!

(Xin loi cac bac minh khong go duoc tieng Viet co dau)


Bác có thể download bản Unikey ở www.unikey.org.

Với Vista không đánh được trong IE bác nên dùng FireFox vẫn tốt!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: haanh trong 01 Tháng Sáu, 2008, 05:14:17 pm
xin thắp 1 nén hương cho vong hồn các liệt sĩ . năm 88 từ rừng núi tây bắc CPC chúng tôi cũng được học tập tấm gương hy sinh anh dũng của các anh và chúng tôi cũng đã đăng ký nguyện vọng được chiến đấu ở Trường Sa cùng với các anh . Các anh không chiến đấu đơn độc , các anh vẫn sống mãi trong lòng của những người lính chúng tôi .


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Hai duong trong 06 Tháng Chín, 2008, 10:05:58 am
Tháng 6 năm 1988 Tôi có đi trên tàu Gia Định của Sài Gòn Ship thì phải từ Nha Trang ra đảo Đá Lát để nghiên cứu về hải dương học ở Trường Sa đi kèm với đoàn xây dựng của Tp HCM và trường hải quân Nha Trang ra xây nhà ở tại đảo Đá Lát. Do thời tiết không thuận lợi nên đoàn xây dựng không hoàn thành được nhiệm vụ phải về trước thời hạn nên chúng tôi cũng chỉ tiến hành được một phần công việc. Tuy là một người nghiên cứu về hải dương nhưng đây là lần đầu tiên tôi được trực tiếp thấy các chiến sỹ trên đảo nhưng là ở trên tàu Gia Định (vì công việc của chúng tôi là tiến hành các quan trắc và thả các thiết bị nghiên cứu từ trên tàu). Có một số đồng nghiệp xuống xuồng lên đảo nghiên cứu chim, cá và địa chất thì trực tiếp lên đảo này và chỉ chậm một chút thôi có lẽ sẽ ở lại đảo luôn nếu tôi nhớ không nhầm thì đó là các anh Hiếu, Tạc, Phụng, Phách (và một vài người nữa mà tôi không nhớ tên). Cho đến khi đó bản thân tôi mới thấy các chiến sỹ bảo vệ trên các đảo của quần đảo Trưiờng Sa nói riêng và các chiến sỹ hải quân nói chung thực sự là những anh hùng. Họ đã sống và bảo vệ các dảo của Tổ Quốc trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, gian khổ, khốc liệt và nguy hiểm. Xung quang chỉ có trời và nước, một năm chỉ có một vài đợt tiếp tế lương thực và những khi thời tiết thay đổi, gió bão nổi lên thì không thấy gì hết ngoài tiếng gió thét gào với bầu trời xám xịt. Nhưng các anh luôn tâm niệm phải bảo vệ được từng tấc đất của Tổ Quốc dù phải hy sinh cả bản thân mình.
--------------------------------------
 Trong khi thảo luận, hạn chế bôi màu cả bài viết!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: hiephoa2000 trong 05 Tháng Mười, 2008, 08:00:50 pm
năm 88 / tôi đamh chờ xuất ngũ thì nhận được lệnh toàn bộ cấm trại . lính lác tập trung xuống bến sông học rà phá thuỷ lôi và gài thưy lôi . chuẩn bị chi viện cho trường sa/ tuy chi7 con vài ba thnáng nữa thì đc về với mẹ hiền nhưng anh em tập rấyt chăm chỉ để chia lửa với đồng đội . nhưng rồi lại đc lệnh hoãn , có lẽ do tình hình lúc đó căng thẳng nên chỉ huy đặt mình vào thế chuẩn bị thôi . chứ mình kô có phần ra trường sa. ở nhà nghe báo đài thông tin về sự hy sinh cua lính mình khi giữ đảo nghe xót cả lòng.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: hiephoa2000 trong 08 Tháng Mười, 2008, 02:00:14 pm
các bác làm ơn cho em hỏi tý . em nghe câu chuyện mấy chú ba tàu chiếm đảo của mình . đảo chìm ấy ạh . chúng nó lựa khi nước xuống thì bắt vòi bơm bê tông lên đảo. nó cứ làm thế bằng tàu vận tải cho tới khi thành đảo nổi liuôn có đúng kô ạh. chiện này em nghe từ người chưa hề làm lính đấy ạh


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: kien098 trong 20 Tháng Mười, 2008, 09:32:37 pm
các bác làm ơn cho em hỏi tý . em nghe câu chuyện mấy chú ba tàu chiếm đảo của mình . đảo chìm ấy ạh . chúng nó lựa khi nước xuống thì bắt vòi bơm bê tông lên đảo. nó cứ làm thế bằng tàu vận tải cho tới khi thành đảo nổi liuôn có đúng kô ạh. chiện này em nghe từ người chưa hề làm lính đấy ạh

Tin vớ vẩn, muốn có bêtông bơm lên thì phải có đá, cát, xi măng và máy trộn bêtông ở trên tàu, lại cần cả cái bơm bêtông nữa. Mà bêtông thì đắt, phải đặt ván khuôn mới đổ chứ cứ đổ tè le thì ở trong đất liền cũng đủ sập tiệm chứ đừng nói đưa ra ngòai đảo chìm mà đổ. Chỉ có thằng khùng mới làm thế.

Bình thường thì tàu chỉ chở ximăng ra thôi, đưa lên đảo rồi dùng các cốt liệu tại chỗ để đổ. Muốn nhanh hơn thì đưa cấu kiện đúc sẵn từ bờ ra, chỉ hạ và đổ phần mối nối.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: rongxanh trong 20 Tháng Mười, 2008, 09:49:56 pm
Tin vớ vẩn, muốn có bêtông bơm lên thì phải có đá, cát, xi măng và máy trộn bêtông ở trên tàu, lại cần cả cái bơm bêtông nữa. Mà bêtông thì đắt, phải đặt ván khuôn mới đổ chứ cứ đổ tè le thì ở trong đất liền cũng đủ sập tiệm chứ đừng nói đưa ra ngòai đảo chìm mà đổ. Chỉ có thằng khùng mới làm thế.

Bình thường thì tàu chỉ chở ximăng ra thôi, đưa lên đảo rồi dùng các cốt liệu tại chỗ để đổ. Muốn nhanh hơn thì đưa cấu kiện đúc sẵn từ bờ ra, chỉ hạ và đổ phần mối nối.

Hì hì, lâu lắm mới thấy bác em tái xuất ;D
Theo em biết thì phải chở cả nước + xi + cốt liệu ra đảo đấy bác ạ nên không có cái đo đỏ đâu bác. Đang muốn bồi đắp, tôn tạo cho đảo, mà lại lấy cốt liệu tại chỗ trên đảo để đổ thì có mà toi à ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: kien098 trong 21 Tháng Mười, 2008, 12:11:08 pm
Tin vớ vẩn, muốn có bêtông bơm lên thì phải có đá, cát, xi măng và máy trộn bêtông ở trên tàu, lại cần cả cái bơm bêtông nữa. Mà bêtông thì đắt, phải đặt ván khuôn mới đổ chứ cứ đổ tè le thì ở trong đất liền cũng đủ sập tiệm chứ đừng nói đưa ra ngòai đảo chìm mà đổ. Chỉ có thằng khùng mới làm thế.

Bình thường thì tàu chỉ chở ximăng ra thôi, đưa lên đảo rồi dùng các cốt liệu tại chỗ để đổ. Muốn nhanh hơn thì đưa cấu kiện đúc sẵn từ bờ ra, chỉ hạ và đổ phần mối nối.

Hì hì, lâu lắm mới thấy bác em tái xuất ;D
Theo em biết thì phải chở cả nước + xi + cốt liệu ra đảo đấy bác ạ nên không có cái đo đỏ đâu bác. Đang muốn bồi đắp, tôn tạo cho đảo, mà lại lấy cốt liệu tại chỗ trên đảo để đổ thì có mà toi à ;D


Không, bêtông bền sulfat do chính các nhà máy XM QP sản xuất đã chào hàng cho bọn tớ tè le từ mấy năm trước, khỏi cần phụ gia luôn, trộn thẳng bằng nước biển, cát nhiễm mặn....
Nếu không thích thì cứ ximăng dân dụng và phụ gia là chiến được nước, cát, đá nhiễm mặn ngay. Cái công nghệ này thì ở bển có từ thế kỷ trước lâu lắm rồi. Chứ chở nước ra đấy đổ bêtông thì không biết mấy cái đảo chìm sẽ ngốn bao nhiêu %GDP, không khéo mua cái tầu sân bay ra đấy đỗ còn rẻ hơn :))


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: hiephoa2000 trong 23 Tháng Mười, 2008, 01:34:14 pm
vậy đấy bác ạh, thế mới nói thông tin ngoài luồng , mình phân vân nên mới hỏi , kô biết thì kô ai chửi bác nhể, kô biết mà nói là biết thì mới bị chửi thôi ;D, nói thế thôi chứ em nghĩ mấy chú ba tàu thì có gì mà kô làm đc. đảo của mình nó còn nói là của nó rồi xây san bay ,,,,,, thế mới nói. hôm rồi ngồi chơi nghe mấy chú kia nói chuyện thế nen em mới hỏi mà ;D ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: shmel trong 18 Tháng Mười Hai, 2008, 11:19:15 am
Source: http://www10.ttvnol.com/ThaoLuan/940800/trang-91.ttvn

Trích dẫn
Buổi sáng 14 tháng 3 định mệnh.
Dựa vào bóng nắng và hướng mặt trời mọc, có thể thấy 2 trong số 4 tàu chiến của Trung Quốc đang lại gần tàu vận tải HQ-604 của Việt Nam, nạn nhân đầu tiên của bọn ăn cướp Bắc Kinh.Trong vòng tròn đỏ là tàu vận tải của Việt Nam.Lúc này là khoảng gần 6h sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988.
(http://farm4.static.flickr.com/3241/3113626459_792f0b1c54_o.jpg)

Trích dẫn
Còn bức này mình đoán là tàu HQ-605 bảo vệ đảo Len Đao, vì bức này không có bóng nắng lúc sáng sớm.Hơn nữa tàu HQ-605 bị chìm hẳn vào sáng hôm sau, 15 tháng 3.
Đến thời điểm hơn 8 h sáng hôm 14 tháng 3 thì HQ-604 tại Gạc Ma đã chìm và HQ-505 đã cắm bãi Cô Lin và bốc cháy.
(http://farm4.static.flickr.com/3095/3113626523_065b3f7477_o.jpg)

Trích dẫn
TQ thả thuyền nhôm lên chiếm đảo trong buổi sáng hôm đó
(http://farm4.static.flickr.com/3037/3113626601_aa04da23d1_o.jpg)



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: shmel trong 18 Tháng Mười Hai, 2008, 11:22:24 am
Trích dẫn
Tiếp về vụ CQ-88:
Đá Cô-Lin năm 1988 (Jonhson North Reef) nơi tàu HQ-505 ủi bãi và bốc cháy.
(http://farm4.static.flickr.com/3218/3115486502_7f4f860893_o.jpg)

Trích dẫn
Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và các anh em tàu HQ-505, ảnh chụp tháng 5-1988, trong dịp general LĐ Anh ra thăm TS
.
(http://farm4.static.flickr.com/3057/3114774563_b77d8d91ae_o.jpg)

Trích dẫn
Còn đây là 2 con hộ vệ tên lửa của TQ đang lại lần HQ-604 của VN tại đá Gạc Ma sáng 14.3.1988,

(http://farm4.static.flickr.com/3122/3115601872_a44c19712b_o.jpg)

Trích dẫn
Một ảnh khác chụp TQ đang thả thuyền nhôm để chiếm đá Gạc Ma.Ảnh này khác ảnh được kí hiệu 3.14 mà minh post ở trang trước.Nhìn bóng nắng cũng đoán được tầm 7, 8h sáng.
(http://farm4.static.flickr.com/3116/3115601892_3e3de7eba6_o.jpg)

Trích dẫn
Đây là tàu 502 của TQ, tàu nã viên đạn đầu tiên vào HQ-604
(http://farm4.static.flickr.com/3253/3115601924_c7cc96bcbe_o.jpg)
(http://farm4.static.flickr.com/3155/3115601932_fde38a909c_o.jpg)

Trích dẫn
Tàu HQ-505 , hình chụp từ phía TQ
(http://farm4.static.flickr.com/3054/3114774605_e1749e52dd_o.jpg)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: shmel trong 18 Tháng Mười Hai, 2008, 11:25:55 am
Trang này (http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=3464) có khá nhiều ảnh cũ, nhưng vì họ giữ bản quyền nên mọi người chịu khó vào link để xem.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: shmel trong 22 Tháng Mười Hai, 2008, 04:00:23 pm
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=293881&ChannelID=3

Phát hiện hài cốt liệt sĩ VN ở đảo Gạc Ma (Trường Sa)

Nguồn tin từ Vùng 4 hải quân cho biết trong khi đánh bắt hải sản ở gần đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), một số ngư dân VN phát hiện và vớt được hài cốt của bốn liệt sĩ hải quân VN hi sinh trong trận chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma (14-2-1988) và đã trao cho bộ đội Trường Sa.

Quân chủng hải quân VN đã giao mẫu hài cốt cho pháp y quân đội giám định, xác định danh tánh bốn liệt sĩ này (đối chiếu với ADN của thân nhân 64 liệt sĩ VN hi sinh ở Gạc Ma trong trận chiến nói trên). Tàu Trường Sa 21 - Hải quân VN đã đưa bốn bộ hài cốt liệt sĩ nói trên về đất liền, làm lễ tưởng niệm tại đoàn M29 - Hải quân VN.

V.T.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: pain trong 22 Tháng Mười Hai, 2008, 05:42:20 pm
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=293881&ChannelID=3

Phát hiện hài cốt liệt sĩ VN ở đảo Gạc Ma (Trường Sa)

Nguồn tin từ Vùng 4 hải quân cho biết trong khi đánh bắt hải sản ở gần đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), một số ngư dân VN phát hiện và vớt được hài cốt của bốn liệt sĩ hải quân VN hi sinh trong trận chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma (14-2-1988) và đã trao cho bộ đội Trường Sa.

Quân chủng hải quân VN đã giao mẫu hài cốt cho pháp y quân đội giám định, xác định danh tánh bốn liệt sĩ này (đối chiếu với ADN của thân nhân 64 liệt sĩ VN hi sinh ở Gạc Ma trong trận chiến nói trên). Tàu Trường Sa 21 - Hải quân VN đã đưa bốn bộ hài cốt liệt sĩ nói trên về đất liền, làm lễ tưởng niệm tại đoàn M29 - Hải quân VN.

V.T.

Xin nghiêng mình trước vong linh các anh, những chiến sĩ HQ đã ngã xuống vì chủ quyền biển đảo quê hương.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: shmel trong 10 Tháng Ba, 2009, 05:45:23 pm
http://blog.360.yahoo.com/blog-Ewy8jfE_f5kwKX6rqaDlQPDoaw--?cq=1&p=1124

Bảo vệ chủ quyền tại Trường Sa

(http://farm4.static.flickr.com/3293/3063051507_2f14cdd315.jpg)

    Trước 30/4/1975, Hải quân Việt Nam Cộng hoà đóng giữ các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây, Sinh Tồn và Trường Sa của quần đảo Trường Sa.

    Từ 14/4/1975 đến 29/4/1975, Đội 1 thuộc Đoàn 126 đặc công nước phối hợp với Đoàn 125 và một bộ phận của D471, Đặc công Quân khu 5 lần lượt giải phóng và tiếp quản các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa.

    Tháng 4/1976, Quân chủng Hải quân đã tổ chức diễn tập đổ bộ và chống đổ bộ trên các đảo Trường Sa.

    Tháng 2/1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đảo Ponata, đồng thời tăng cường trinh sát quanh các đảo ta đã đóng quân. Ngày 10/3/1978, quân ta đổ bộ lên đảo An Bang. Ngày 15/3/1978, ta đóng giữ đảo Sinh Tồn Đông. Ngày 30/3/1978, ta đóng giữ đảo Hòn Sập (Phan Vinh). Ngày 4/4/1978, quân ta hoàn thành việc đóng giữ đảo Trường Sa Đông. Cũng trong tháng 4/1978, 1 phân đội được đưa ra đóng giữ đảo Thuyền Chài, nhưng do điều kiện vật chất chưa bảo đảm nên tháng 5/1978 phân đội được rút về đất liền.

    Ngày 8/5/1978, Trung đoàn 146 phòng thủ Trường Sa được thành lập. Năm 1980, đơn vị được nâng cấp thành Lữ đoàn 146.

    Đảo Trường Sa Lớn, tháng 4/1996 - Ảnh của Thiềm Thừ
   
(http://farm4.static.flickr.com/3210/3063050453_883b3f0165.jpg)

    Tháng 11/1978, Hải quân Malaysia vây đảo An Bang, nhưng tàu của họ phải rút đi sau 11 ngày gây áp lực với quân ta không có kết quả.

    Ngày 6/4/1983, ông Hồ Ngọc Nhường - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh ra thăm và đặt mốc chủ quyền Việt Nam trên đảo Thuyền Chài. Từ tháng 1/1987 đến giữa năm 1987, việc xây dựng nhà lâu bền trên đảo Thuyền Chài được hoàn thành.

    Cuối năm 1987, tình hình hoạt động của nước ngoài ở khu vực quần đảo ngày một phức tạp hơn, nhất là quanh các đảo Sinh Tồn, An Bang, Đá Tây, Song Tử Tây, Trường Sa Đông… Họ đã tổ chức tập trận ở khu vực Trường Sa từ 16/5 đến 6/6/1987. Ngày 24/10/1987, Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam ra lệnh cho các đảo Trường Sa chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Ngày 25/10, quân ta đóng giữ thêm 4 đảo (Tiên Nữ, Đá Lớn, Đá Tây, Chữ Thập). Cuối năm có sóng to gió lớn, tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các đơn vị đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ.

    Đảo Phan Vinh, tháng 5/1988 - Ảnh của Nguyễn Viết Thái, nguyên PV báo Khánh Hoà
   
(http://farm4.static.flickr.com/3189/3063037127_162a54aa95_o.jpg)

    Trong những tháng đầu năm 1988, Trung Quốc cho quân chiếm đóng Đá Chữ Thập (31/1), tiếp đó đến các bãi đá Châu Viên (18/2), Ga Ven (26/2), Huy Gơ (28/2), Xu Bi (23/3) thuộc khu vực quần đảo Trường Sa.

    Đô đốc Tư Lệnh Hải quân Giáp Văn Cương kiêm luôn Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, vào căn cứ Cam Ranh lập Sở chỉ huy để trực tiếp chỉ huy chiến dịch Chủ Quyền 88 (CQ-88). Hải quân nhân dân Việt Nam khẩn trương đóng giữ các bãi Đá Tiên Nữ (26/1), Đá Lát (5/2), Đá Lớn (6/2), Đá Đông (18/2), Tốc Tan (27/2), Núi Le (2/3). Chúng ta đã bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của hải quân Trung Quốc.

    Ngày 14/2/1988, 3 tàu chiến của đối phương lăm le định lên chiếm đảo chìm Đá Lớn. 1g30 ngày 15/2, tàu 701 do biên đội trưởng Nguyễn Văn Tân và thuyền trưởng Hà Văn Thái chỉ huy (đang làm nhiệm vụ đưa hàng Tết ra đảo Nam Yết thì được lệnh neo cạnh Đá Lớn từ 6/2) đã lao lên đảo. Chiếc tàu bị hỏng nhưng đã trở thành chiếc lô cốt, thành bia chủ quyền trên đảo Đá Lớn!

    Cán bộ Viện Kỹ thuật quân sự và Học viện Kỹ thuật quân sự khảo sát để xây dựng công trình tại đảo Trường Sa Đông, tháng 4/1996 - Ảnh của Thiềm Thừ
   
(http://farm4.static.flickr.com/3022/3063049749_3a9f17715f.jpg)

    Đầu tháng 3/1988, Trung Quốc huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 pông tông lớn.

    Dự đoán đối phương sẽ chiếm các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, Bộ tư lệnh Hải quân chỉ đạo các tàu của Lữ đoàn vận tải 125 mang theo một số phân đội của Trung đoàn Công binh 83 và Lữ đoàn 146 nhanh chóng đến các đảo này.

    Luyện tập bảo vệ đảo Trường Sa Lớn, tháng 4/1996 - Ảnh của Thiềm Thừ
   
(http://farm4.static.flickr.com/3215/3063051073_f4f6be579f.jpg)

    Ngày 12/3, tàu HQ-605 được lệnh từ đảo Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6h ngày 14/3. Sau 29 tiếng hành quân, tàu HQ-605 đến Len Đao lúc 5h ngày 14/3, cắm cờ Việt Nam trên đảo. 9h ngày 13/3, tàu HQ-604 và tàu HQ-505 được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. 17h ngày 13/3, tàu Trung Quốc áp sát uy hiếp các tàu 604, 505.

    Đêm 13/3, quân ta bí mật đổ bộ, cắm cờ Việt Nam trên đảo Gạc Ma. Sáng 14/3, từ tàu HQ-604 đang thả neo tại Gạc Ma, Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146 phát hiện bốn tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần. Một tổ 3 người được cử lên đảo bảo vệ Quốc kỳ.

    Hải quân Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo. Lực lượng áp đảo nhưng không cướp được cờ trong tay những người lính Việt kiên cường, chúng đã bắn chết Thiếu úy Trần Văn Phương và chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, đâm trọng thương Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh. Nhưng đã có thêm hàng chục chiến sĩ ta từ tàu 604 lao xuống biển bơi vào đảo theo lời kêu gọi của Trung tá Trần Đức Thông, tiếp tục xây lưng với nhau quây thành một vòng tròn để bảo vệ lá cờ thấm máu đồng đội.

    Quân địch bắn pháo 100 mm từ 2 chiến hạm vào tàu 604, khiến tàu bị thủng nhiều lỗ và chìm xuống biển. Lữ đoàn phó Trần Đức Thông, Đại uý thuyền trưởng Vũ Phi Trừ và nhiều sĩ quan, chiến sĩ ta đã hy sinh cùng tàu 604.

    Xây dựng công trình trên đảo Trường Sa Lớn, tháng 4/1996 - Ảnh của Thiềm Thừ
   
(http://farm4.static.flickr.com/3160/3063050173_0dc1b8b4c5.jpg)

    Tại đảo Cô Lin, tàu HQ-505 đã cắm hai lá cờ trên đảo lúc 5h. Khi thấy tàu 604 bị bắn chìm, thuyền trưởng tàu 505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo, tăng tốc cho tàu ủi bãi trong làn pháo địch. Con tàu anh hùng này đã kịp trườn được hai phần ba thân lên đảo trước khi bị tàu địch bắn cháy. Thủy thủ tàu 505 vừa dập lửa cứu tàu, triển khai bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu thủy thủ tàu 604 bị chìm ở phía bãi Gạc Ma.

    Ở hướng đảo Len Đao, lúc 8h20 ngày 14/3, tàu Trung Quốc bắn vào tàu HQ-605. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6h ngày 15/3, thủy thủ đoàn của tàu bơi về đảo Sinh Tồn an toàn.

    Mặc dù thua kém đối phương về lực lượng, phương tiện, vũ khí, trong trận chiến đấu ngày 14/3/1988 những người lính Hải quân nhân dân Việt Nam đã chiến đấu quên mình để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Chúng ta mất 3 tàu, 64 sĩ quan và chiến sĩ hy sinh hoặc mất tích, 11 người bị thương nhưng đã bảo vệ được chủ quyền tại các đảo Cô Lin và Len Đao. Trung Quốc chỉ chiếm được đảo Gạc Ma.

    Các liệt sĩ Trần Đức Thông, Vũ Phi Trừ, Trần Văn Phương được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tàu HQ-505, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ và Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

    Thuyền trưởng anh hùng Vũ Huy Lễ và thuỷ thủ tàu HQ-505 anh hùng, tháng 5/1988 - Ảnh của Nguyễn Viết Thái
 
(http://farm4.static.flickr.com/3044/3063888208_5af2f3d6f2.jpg)

    Trong năm 1988, quân ta đóng giữ thêm 11 bãi đá ngầm khác, nâng tổng số đảo đóng giữ tại quần đảo Trường Sa lên 21 đảo với 33 điểm đóng quân.

    Từ tháng 6/1989, để tăng cường bảo vệ chủ quyền tại thềm lục địa tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tiếp giáp quần đảo Trường Sa, Hải quân nhân dân Việt Nam bắt đầu đóng giữ các bãi đá ngầm: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đừơng, Ba Kè. Tại đây chúng ta đã xây dựng nhiều trạm Kinh tế - khoa học – dịch vụ (DK1).

    Trước giờ lên đường ra đảo, tháng 12/2005 - Ảnh của Thiềm Thừ
(http://farm4.static.flickr.com/3065/3064107587_d5315a5497.jpg)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: shmel trong 16 Tháng Ba, 2009, 10:08:34 am
Thêm một số tư liệu từ blog THIỀM THỪ: http://blog.360.yahoo.com/blog-Ewy8jfE_f5kwKX6rqaDlQPDoaw--?cq=1

Danh sách cán bộ, chiến sĩ bị mất tích ngày 14/3/88

(http://farm2.static.flickr.com/1346/3352850751_ef193db5f0.jpg)
(http://farm2.static.flickr.com/1208/3353675586_0c196306ce.jpg)
(http://farm2.static.flickr.com/1271/3352851361_d8059df470.jpg)

Tuyên bố của BNG ngày 14/3/88 trên báo ND
(http://farm4.static.flickr.com/3546/3354766915_cf17748fec.jpg)

Công hàm của BNG ngày 15/3/88 trên báo ND
(http://farm4.static.flickr.com/3661/3354766691_deffd11c35.jpg)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: shmel trong 16 Tháng Ba, 2009, 10:10:21 am
Báo ND 25/3/88
(http://farm4.static.flickr.com/3198/3355575198_6063d0a79e.jpg)
(http://farm4.static.flickr.com/3655/3354754191_987ba8f563.jpg)
(http://farm4.static.flickr.com/3573/3355575706_9beef58b13.jpg)
(http://farm4.static.flickr.com/3563/3354766165_b8bbf3a66a.jpg)

Báo ND 27/3/88
(http://farm4.static.flickr.com/3542/3355586534_9bbbc80b01.jpg)
(http://farm4.static.flickr.com/3663/3355587250_b570fb0a96.jpg)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: shmel trong 23 Tháng Ba, 2009, 04:08:04 pm
Tiếp tục blog THIỀM THỪ:

Trích dẫn
Sau sự kiện 14.3, ngày 17.3.1988 phía Trung Quốc nhận không cản trở công tác cứu hộ thuỷ thủ Việt Nam trên các tàu bị bắn cháy
(http://farm4.static.flickr.com/3421/3363292710_9d6d910730_o.jpg)

Trích dẫn
Ngày 23.3.1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giữ lời hứa
(http://farm4.static.flickr.com/3467/3363291212_3567ed233a_o.jpg)

(http://farm4.static.flickr.com/3425/3362473623_27f2649fd8_o.jpg)

Trích dẫn
Nhưng ba tuần sau cuộc xung đột, họ vẫn cản trở các tàu cứu hộ Việt Nam, thậm chí còn bắn vào tàu cứu hộ Đại Lãnh
(http://farm4.static.flickr.com/3635/3363290688_a2484ae55a_o.jpg)

(http://farm4.static.flickr.com/3541/3362474605_6e355cff63_o.jpg)

(http://farm4.static.flickr.com/3579/3363291648_f468a33eeb_o.jpg)

(http://farm4.static.flickr.com/3609/3363291940_4e5f75b30a_o.jpg)

(http://farm4.static.flickr.com/3475/3363292606_1ee5499400_o.jpg)

Trích dẫn
Do sự cản trở từ phía Trung Quốc, thi thể của hầu hết những người hy sinh đã không được tìm thấy!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: shmel trong 23 Tháng Ba, 2009, 04:14:56 pm
Trích dẫn
Trường Sa 14.3.1988 - Ghi từ tàu cứu hộ Đại Lãnh

    Tàu HQ 505 nằm ghếch mũi lên đảo Cô Lin, khắp tàu có hàng chục vết thủng do đạn pháo bắn thẳng, đường kính 30 - 40cm.

    Tàu HQ 605 chìm dưới độ sâu 40m gần đảo Len Đao. Tàu bị pháo lớn Trung Quốc bắn từ bên phải, mạn trái có vết thủng lớn do đạn pháo xuyên qua, toàn bộ ca-bin và xuồng cứu sinh trên tàu bị bắn nát.

    Tàu HQ 604 chìm gần đảo Gạc Ma. Cho đến đầu năm 2009, phía Trung Quốc vẫn không sẵn sàng hợp tác trong việc tìm hài cốt những liệt sĩ ta hy sinh cùng con tàu này...

Bài trên báo Nhân Dân, 24.4.1988
(http://farm4.static.flickr.com/3622/3365022553_a4fe69bf7e_o.jpg)

(http://farm4.static.flickr.com/3598/3365845158_0af9f73216_o.jpg)

(http://farm4.static.flickr.com/3626/3365023099_9b1bbe4377_o.jpg)



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 23 Tháng Ba, 2009, 04:20:56 pm
Trường Sa 14.3.1988 - Ghi từ tàu cứu hộ Đại Lãnh

    Tàu HQ 505 nằm ghếch mũi lên đảo Cô Lin, khắp tàu có hàng chục vết thủng do đạn pháo bắn thẳng, đường kính 30 - 40cm.

    Tàu HQ 605 chìm dưới độ sâu 40m gần đảo Len Đao. Tàu bị pháo lớn Trung Quốc bắn từ bên phải, mạn trái có vết thủng lớn do đạn pháo xuyên qua, toàn bộ ca-bin và xuồng cứu sinh trên tàu bị bắn nát.

    Tàu HQ 604 chìm gần đảo Gạc Ma. Cho đến đầu năm 2009, phía Trung Quốc vẫn không sẵn sàng hợp tác trong việc tìm hài cốt những liệt sĩ ta hy sinh cùng con tàu này... [/quote]
======================================
???


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Ba, 2009, 04:27:46 pm
HQ-501

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/HQ501.jpg)

HQ-403 (503?)

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/HQ403.jpg)

Cả HQ-501 và 403 (503?) đều có vũ khí (theo wiki là 8 pháo 40mm và 12 pháo 20mm), vậy 505 thì sao nhỉ ???


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: shmel trong 23 Tháng Ba, 2009, 04:29:33 pm
Trường Sa 14.3.1988 - Ghi từ tàu cứu hộ Đại Lãnh

    Tàu HQ 505 nằm ghếch mũi lên đảo Cô Lin, khắp tàu có hàng chục vết thủng do đạn pháo bắn thẳng, đường kính 30 - 40cm.

    Tàu HQ 605 chìm dưới độ sâu 40m gần đảo Len Đao. Tàu bị pháo lớn Trung Quốc bắn từ bên phải, mạn trái có vết thủng lớn do đạn pháo xuyên qua, toàn bộ ca-bin và xuồng cứu sinh trên tàu bị bắn nát.

    Tàu HQ 604 chìm gần đảo Gạc Ma. Cho đến đầu năm 2009, phía Trung Quốc vẫn không sẵn sàng hợp tác trong việc tìm hài cốt những liệt sĩ ta hy sinh cùng con tàu này...
======================================
???
[/quote]

Xin lỗi không ghi rõ, đoạn trên là do blogger THIỀM THỪ viết.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: binhnhatvn trong 30 Tháng Ba, 2009, 10:05:32 pm
Cả hai chiếc tàu Đại Lãnh và Mỹ Á hiện vẫn còn đang hoạt động, thuộc công ty Visal

(http://www.visal.com.vn/uploads/Dai%20lanh.jpg)

http://www.visal.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=28

http://www.visal.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=30


Hình ảnh tàu Đại Lãnh

(http://www.maritime-explorations.com/binh%20thuan%202.jpg)


(http://www.maritime-explorations.com/vung%20tau%202.jpg)

Nguồn: property của hình



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: china trong 30 Tháng Ba, 2009, 11:59:52 pm
Trường Sa 14.3.1988 - Ghi từ tàu cứu hộ Đại Lãnh

    Tàu HQ 505 nằm ghếch mũi lên đảo Cô Lin, khắp tàu có hàng chục vết thủng do đạn pháo bắn thẳng, đường kính 30 - 40cm.

    Tàu HQ 605 chìm dưới độ sâu 40m gần đảo Len Đao. Tàu bị pháo lớn Trung Quốc bắn từ bên phải, mạn trái có vết thủng lớn do đạn pháo xuyên qua, toàn bộ ca-bin và xuồng cứu sinh trên tàu bị bắn nát.

    Tàu HQ 604 chìm gần đảo Gạc Ma. Cho đến đầu năm 2009, phía Trung Quốc vẫn không sẵn sàng hợp tác trong việc tìm hài cốt những liệt sĩ ta hy sinh cùng con tàu này...
======================================
 chuyện này em chỉ dám bình luận thế này,  nếu tiềm lực Việt Nam đủ mạnh thì không ngại việc Trung Quốc không hợp tác, muốn nói tới chính nghĩa, phải có sức mạnh.
???
[/quote]


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Tư, 2009, 12:35:25 am
Phim tư liệu do TQ quay về vụ xung đột 14/03/1988:
http://www.youtube.com/watch?v=AXTTJAL52Pw
Nhìn cảnh chúng nã pháo vào tàu và bộ đội ta trên đảo, thực sự nhói lòng!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: khanhhuyen trong 23 Tháng Tư, 2009, 02:49:32 am
Quá hèn,mà họ coi thường thế giới quá,chẳng thèm dấu diếm sự thật.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: taydoc711 trong 23 Tháng Tư, 2009, 08:39:44 am
Thật lòng với các bác,đau lòng lắm khi xem đoạn phim trên!thật không chịu nổi.Đan mạch chúng nó


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tran479 trong 23 Tháng Tư, 2009, 09:21:41 am
Lực bất tòng tâm ,cuộc chiến năm 1988 tình hình tương tự như 1974 .Liên Xô đã có Gióc Ba Chóp ,TQ ngầm thỏa hiệp với LX nên hiệp ước của ta với khối Vác Sa Va  đã không còn tác dụng ,Nó chơi lại kiểu giống như năm 1974 ở Hoàng Sa với chính quyền VNCH lúc ấy cũng bị Mỹ bỏ rơi .Trước mắt chiếm các đảo nhỏ không có người rồi nếu hải quân ta nổ súng thì lấy thịt đè người ,tràn ngập các đảo ta đã đóng từ trước .Nhưng ta xử lý khéo hơn vì HQ ta quá yếu ,HQ ta kiên quyết không bắn trả ,dùng chính sách la làng ngoại giao và cảm tử để chiếm trước các đảo không người ,những tàu ra Trường Sa sau này toàn là tàu vận tải ,cứu hộ giương cờ ...Chữ Thập Đỏ .Nhờ thế mà Trường Sa ta còn ,cái quan trọng hiện nay là chúng ta phải cắn răng làm việc cật lực như Nhật sau đệ II thế chiến để có được HQ mạnh đủ sức ăn miếng trã miếng khi hữu sự ,chứ tối ngày chỉ lo ....tham nhũng làm giàu bất chính cho cá nhân ,gia đình thì có mà mất hết.Lịch sử đời sau sẽ lên án ngàn đời .Nói đến đây....buồn quá ,nghèn nghẹn không tả được...


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: redhat trong 23 Tháng Tư, 2009, 12:05:33 pm
http://www.tinnhanhblog.com/article/Nguocchieu/5802/
xem video thật đau lòng, đã có một bài viết phản đổi đoạn video này


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: ndhung1412 trong 23 Tháng Tư, 2009, 02:31:49 pm
Quá hèn,mà họ coi thường thế giới quá,chẳng thèm dấu diếm sự thật.

TQ ngày một cuồng ngạo bác ạ. Chúng ta phải cố mà nín hơi qua sông thôi....  >:(


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: doi_bui trong 23 Tháng Tư, 2009, 02:55:27 pm
Ác như con tê giác, thế này mà cũng gọi là " anh em, đồng chí "


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: khanhhuyen trong 23 Tháng Tư, 2009, 03:10:24 pm
Họ những chiến sĩ của lực lượng của hải quân Việt Nam mới thật sự là những anh hùng.Nhìn đoạn phim của Trung Quốc ghi lại,chúng ta thấy giữa biển trời mênh mông chỉ có trời và nước chứng giám tấm lòng yêu nước yêu hòa bình cua họ.Không một viên đạn bắn trả,họ chỉ dương lên những lá cờ khẳng định chủ quyền của tổ quốc,trong khi đó phía Trung Quốc dùng các loại hỏa lực trên các tàu chiến,bắn vào những sinh linh anh hùng đấy.Trước đây khi chiến đấu ở Hà Giang,tuy cũng phải cách xa và hàng ngày đơn độc chiến đấu giữa núi rừng chống lại quân Trung Quốc xâm lược,nhưng phía sau vẫn còn đồng đội và nhân dân hỗ trợ.Còn các bạn,chỉ có trời và nước mênh mông chứng giám.Tại sao lại chỉ có 02 anh hùng  thời đó do nhà nước phong tặng được nhỉ ?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: danngoc trong 23 Tháng Tư, 2009, 04:05:09 pm
Nhờ có đoạn clip mà mình được chứng kiến những giây cuối cùng của các anh...


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: danngoc trong 23 Tháng Tư, 2009, 06:52:28 pm
Các bác ơi mình kiềm chế 1 chút... Theo em 1 số bác phản ứng hơi quá tay.

Xét trên góc độ dân tộc, mình đau xót khi nhìn cảnh người mình bị bắn thật dã man.

Xét trên góc độ quyền lợi quốc gia, nước nào cũng muốn mình mạnh, chính trị thì không có tình cảm và máu người có đổ bao nhiêu cũng không đủ.

Nhưng xét trên góc độ con người, một khi mà pháp lý về chủ quyền hòn đảo chưa được quốc tế công nhận chính thức, hình ảnh người lính VN bị bắn kia không khác gì mấy với hình ảnh người lính Tàu bị lính mình tà âm 37mm hạ sát trong CT BG. Bà mẹ Tàu chắc cũng phải đau lòng không khác gì bà mẹ VN.

Cái em muốn đề cập ở đây không phải là 1 chủ nghĩa nhân đạo chung chung ngu xuẩn, mà mình có mục đích cụ thể, cách thức cụ thể sao cho có lợi nhất khi khai thác hình ảnh trên.

Em xin hết ạ.



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: rongxanh trong 23 Tháng Tư, 2009, 07:09:24 pm
XIn nghiêng mình trước những hình ảnh thể hiện lòng anh dũng của các anh!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: khanhhuyen trong 23 Tháng Tư, 2009, 08:59:25 pm
Vụ này sảy ra lâu chưa,bác BinhnhatVN?

Hình này em thấy trên 1 trang web của TQ bác ạ. Ngày post hình lên là tháng 2 năm 2009, nhưng không thấy ghi vụ việc xảy ra hồi nào. Tiếng TQ thì em một chữ bẻ đôi không biết, chỉ dùng công cụ dịch để lần mò nên cũng không tìm hiểu được nhiều thông tin.

bác Rongxanh: em cũng không biết cái logo đấy là thế nào.

Những tấm ảnh này cho thấy,dù giữa biển trời mênh đơn phương độc mã với những chiếc tàu cũ kỹ,lạc hậu.Quân số ít chỉ có tấm lòng yêu đất nước,những người lính của chúng ta mới dám xả thân để chống lại kẻ địch....thế mới biết các loa hầu ngoại trước nay cứ ông ổng kêu như ống cống nước thải của thành phố... ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: linh moi trong 24 Tháng Tư, 2009, 03:07:13 am
Các bác ơi mình kiềm chế 1 chút... Theo em 1 số bác phản ứng hơi quá tay.

Xét trên góc độ dân tộc, mình đau xót khi nhìn cảnh người mình bị bắn thật dã man.

Xét trên góc độ quyền lợi quốc gia, nước nào cũng muốn mình mạnh, chính trị thì không có tình cảm và máu người có đổ bao nhiêu cũng không đủ.

Nhưng xét trên góc độ con người, một khi mà pháp lý về chủ quyền hòn đảo chưa được quốc tế công nhận chính thức, hình ảnh người lính VN bị bắn kia không khác gì mấy với hình ảnh người lính Tàu bị lính mình tà âm 37mm hạ sát trong CT BG. Bà mẹ Tàu chắc cũng phải đau lòng không khác gì bà mẹ VN.

Cái em muốn đề cập ở đây không phải là 1 chủ nghĩa nhân đạo chung chung ngu xuẩn, mà mình có mục đích cụ thể, cách thức cụ thể sao cho có lợi nhất khi khai thác hình ảnh trên.

Em xin hết ạ.



Lời bình và sự so sánh : hơi "xa..." , hơi "lạ..." và hình như có mùi hơi "tây..." !

Nhận xét này của tôi có lẽ tôi hơi "bảo thủ" và "tụt hậu"chăng ?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: danngoc trong 24 Tháng Tư, 2009, 06:40:17 am
Bác ơi, nếu em là Tây nhé, em sẽ thấy sự khác biệt giữa 37ly ở Gạc Ma và 37ly ở Biên giới phía Bắc không khác nhau mấy. Ấy là vì nếu pháp lý về chủ quyền của mình ở TS nó rõ ràng và hợp lý với quốc tế thì mình đã chẳng phải cầm tay nhau ưỡi ngực cho nó bắn như vậy mà mình cũng vác súng chơi thẳng vào mặt nó. Cho nên bác giải thích thế nào với bọn Tây về chuyện này?

Em thì chẳng lên gân lên cốt gì ở đây cả, em chỉ thây cách thức phản ứng của anh em mình nó chất phác, hồn nhiên quá. Sự việc xảy ra hơn 20 năm rồi, hầu hết anh em mình đều biết ra sao, nhưng vừa xem clip là tất cả đều ồ hết lên. Chắc thằng chủ clip nó cũng ngạc nhiên hay vỗ tay sung sướng lắm.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tran479 trong 24 Tháng Tư, 2009, 07:36:09 am
Bác ơi, nếu em là Tây nhé, em sẽ thấy sự khác biệt giữa 37ly ở Gạc Ma và 37ly ở Biên giới phía Bắc không khác nhau mấy. Ấy là vì nếu pháp lý về chủ quyền của mình ở TS nó rõ ràng và hợp lý với quốc tế thì mình đã chẳng phải cầm tay nhau ưỡi ngực cho nó bắn như vậy mà mình cũng vác súng chơi thẳng vào mặt nó. Cho nên bác giải thích thế nào với bọn Tây về chuyện này? .
 Bác Danngoc ơi ,đọc những dòng chữ biện luận...ngược của bác khi xem đoạn phim trên mình thấy nếu bác là quốc tịch VN thì hơi vô tâm ,luật quốc tế luôn trong tay kẻ mạnh ,TQ chưa hề có 01 đảo nhỏ nào ở Trường sa trước năm 1988 ngoại trừ đảo Ba Bình mà Đài Loan tiếp quản lại của Nhật từ năm 1945 theo sự phân chia của các nước thắng trận và cố tình không trả lại cho VN (đại diện là Pháp lúc đó).Pháo 37 ly ta bắn tà âm khi đang bị tấn công trên đất Việt,nếu ta không bắn thì địch sẽ lên tận khẩu pháo và....,còn hành động bắn thẳng vào 01 tàu vận tải không trang bị vủ khí,thủy thủ đang đứng tự do trên tàu không có gì là chuẩn bị chiến đấu là hành động cố ý tàn sát ,hai sự việc kia không thể là giống nhau được ngoại trừ 01 điểm giống nhau là sau đó sẽ có người chết hàng loạt ,nhưng những người chết ở trường hợp bị 37 ly bắn trong tay còn cầm súng và có thể bắn trả ,còn các thủy thủ của ta thì sao....????
 Còn việc tại sao ta không bắn trả thì không phải vì pháp lý chủ quyền ta không rỏ ràng ,sức mạnh trên đầu súng,cái lý của kẻ mạnh ...luôn luôn đúng ,biết rỏ ý đồ của địch là tạo cớ để xua quân chiếm cả TS và trong thế yếu ...có đánh trả cũng thua thì thượng sách là giữ được các hòn đảo đã có và ráng đóng thêm nhưng hòn đảo không người ở xung quanh bằng biện pháp hòa bình ,chấp nhận hy sinh .Ta đã đạt được mục đích tối thiểu nhưng những hình ảnh trên cũng đã nói lên sự thật là dã tâm và thủ đoạn của TQ rất thâm độc ,chuyện HS và TS sẽ còn dài trong lịch sử VN ta .Nhưng mình mong Danngoc có cái nhìn các sự việc trên tinh thần :"Việt:" hơn .Xin lổi trước nếu nhưng lời nói thật lòng của mình khó nghe.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: danngoc trong 24 Tháng Tư, 2009, 08:59:59 am
Mục đích em tranh luận là để mình tìm cách phản ứng thích hợp nhất với những clip như vậy. Em không xem xét trên phương diện tình cảm vì đây đâu phải là bàn nhậu?! Qua clip mình thấy rõ là chủ quyền của mình không vững mới có cảnh vô lý là giơ đầu ra cho chúng nó đập trong khi nếu pháp lý rõ thì mình có quyền đập chúng nó trước. Luật thì chỉ có đúng hay là sai, chứ không có chuyện tình cảm, đúng không bác. Còn ở đây em không lạm bàn về lý do pháp lý mình chưa vững, đó là 1 câu chuyện khác, không có giá trị gì.

Ngay từ đầu em xác định là mình phản biện với ý kiến số đông. Số đông có sức mạnh của đám đông, còn em chỉ có lập luận. Nếu lập luận em yếu thì em bị đập te tua. Nếu lập luận em đúng thì em cũng bị số đông ghét. Nhưng phản biện là cần thiết. Bác tran479 không thể đứng khơi khơi giữa đường mà gào lên là tao ức quá, vô lý quá mà bị thằng chó kia nó đập. Bác mà làm không đúng cách coi chừng bị công an nó còng đầu, đúng không? Vậy thì lập luận của em chỉ có ý như vậy, đừng lôi chuyện dân tộc ra ở đây... Như em đã nói, đây là câu chuyện xảy ra cách đây hơn 20 năm, hầu hết anh em quansu chúng ta đều biết, vậy mà bây giờ mới than khóc thì trẻ con lắm.



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Trungsy1 trong 24 Tháng Tư, 2009, 09:11:43 am
Cái việc "lý" của danngoc đưa ra thì mới đây mình cũng mới bắt đầu củng cố thêm bằng các phát hiện mới về chỉ dụ, sắc phong ....
Thực ra thì các báo mạng chính thống VN thời gian gần đây cũng giật mình và có ý kiến về việc phải củng cố các chứng lý sở hữu TS, HS...Và đã thấy rằng thằng hàng xóm tốt bụng nó nhanh hơn, công phu hơn, nên bây giờ mới đuổi
Muộn còn hơn không !


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: anhkhoi trong 24 Tháng Tư, 2009, 09:54:00 am
Xin lỗi bác danngoc chứ việc bác nói mình phải đứng yên cho nó đập vì chủ quyền pháp lý của mình không vững thì em cũng đến chịu cho tài "ngụy biện" của bác. Thế bác không thấy ở K trong gần 10 năm mình đâp nhau với nó te tua trong khi về pháp lý mình còn kém xa hay sao.

"Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng", nói trắng ra là mình yếu hơn nó, mình phải hy sinh cái nhỏ để không mất cái lớn nên anh em mình mới phải chịu đựng như thế thôi bác. Mà em nghĩ năm 88, cái lớn chả phải chỉ là vài quần đảo đâu, mà lớn hơn rất nhiều, chắc các bác hiểu.


Tiêu đề: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: danngoc trong 24 Tháng Tư, 2009, 09:59:51 am
Xin lỗi bác danngoc chứ việc bác nói mình phải đứng yên cho nó đập vì chủ quyền pháp lý của mình không vững thì em cũng đến chịu cho tài "ngụy biện" của bác. Thế bác không thấy ở K trong gần 10 năm mình đâp nhau với nó te tua trong khi về pháp lý mình còn kém xa hay sao.

"Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng", nói trắng ra là mình yếu hơn nó, mình phải hy sinh cái nhỏ để không mất cái lớn nên anh em mình mới phải chịu đựng như thế thôi bác. Mà em nghĩ năm 88, cái lớn chả phải chỉ là vài quần đảo đâu, mà lớn hơn rất nhiều, chắc các bác hiểu.


Lại thêm 1 bác ném đá nữa. Đọc kỹ đi rồi hẵng ném bác ạ... Mà cũng đừng phán "ngụy biện" nữa, nghe giống giọng mấy anh hải ngoại, chán lắm. Không cẩn thận thì chính bác đang ngụy biện đấy. Chán cái bài em gái ngoan hiền bị thằng khốn hiếp lắm rồi.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: taupaypay trong 24 Tháng Tư, 2009, 10:58:31 am
Góp một chút thông tin là trong 3 thứ tiếng ghi âm sẵn trong băng phát trên loa tàu xướng lên cho tụi HQ "Tung Của" nó biết nó đang xâm phạm chủ quyền VN năm đó thì giọng nói tiếng Anh là của BTV-PTV Long Vũ, tiếng Bắc Kinh và tiếng Quảng Đông một nam một nữ là của cô Oanh với chú Giang ĐPTTHVN lúc đó. Nghe đanh thép và hùng hồn lắm các bác ạ, máu trong người cứ rần rật.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: mig21q trong 24 Tháng Tư, 2009, 12:07:02 pm
Em thấy sự phân tích của bác tran479 là rất hợp lý.
Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các anh.
Trong hoàn cảnh ngày nay thì em thấy nên làm theo câu nói của cụ Giáp nhân dịp 50 chiến thắng Điện Biên: "Các thế hệ sau hãy lập nên những trận Điện Biên Phủ trong mỗi công việc của mình, góp phần làm cho đất nước hùng mạnh" (Em nêu đại ý, không chính xác câu từ, các bác thông cảm).
Vài dòng suy nghĩ cho riêng mình ...


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: ndhung1412 trong 24 Tháng Tư, 2009, 01:42:24 pm

Nếu chịu thì làm sao?, Uhm, mà 74 con người ấy đã làm vậy rồi đó, nhưng không phải vì cái ở trên...
Thật là...


Thật là ... làm sao, bạn? Tui đã đưa ý kiến của tui rồi, còn ý kiến của bạn?

Thế này bác Tuaans nhé: Thật là ngây thơ. Còn quan điểm của tôi thì bác Tran479 đã nói rồi, vấn đề HS&TS đối với không riêng VN, mà cả với TQ và những nước khác sẽ còn dài dài. Vậy đủ chưa ạ?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tacke123 trong 24 Tháng Tư, 2009, 06:24:47 pm
ở trong ảnh Johnson Reef là đảo Gạc Ma.
(http://i40.photobucket.com/albums/e246/tacke123/Spratly_with_flags.jpg)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: dongadoan trong 24 Tháng Tư, 2009, 06:26:27 pm
 Các bạn nên bình tĩnh khi thảo luận! việc khác biệt nhận thức, cảm nghĩ về từng vấn đề là đương nhiên vì chúng ta là những con người khác nhau, ngày xưa các cụ chả từng nói "chín người mười ý" đấy thôi!

 Trong việc cụ thể này thì rongxanh sai rồi! Tuy nhiên, để gọi là xúc phạm thì cũng chưa đến mức ấy, bạn Tmct ạ! Vì rongxanh là mod của quansuvn nên tôi với tư cách là admin xin lỗi bạn!

 Sau đây 12h, mọi bài viết lạc đề, đả kích cá nhân sẽ bị xóa! Ai tiếp tục vi phạm sẽ bị treo nick tối thiểu 1 tuần!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: ktscuong trong 24 Tháng Tư, 2009, 06:37:05 pm
Các bác ạ em nghĩ khi xem đoạn clip trên đã là người Việt chắc ai cũng cảm thấy đau xót khi thấy bộ đội ta đơn độc dưới những làn đạn pháo 37 ly trên 1 hòn đảo chìm nhỏ bé... Các bác có nhớ đoạn lính Tàu tuyên thệ trước khi xuống xuồng nhôm không, bọn nó chắc cũng đang tin tưởng rằng mình sắp giành lại được những "thước đất thiêng liêng của TQ" từ tay Việt Nam. Nếu là 1 người lính hải quân lúc đó em và các bác sẽ làm gì... 64 người lính thực sự là những anh hùng khi cô độc giữa vòng vây thù như vậy! Các bác đừng tranh luận cũng như đừng dùng những lời lẽ nặng nề như rongxanh nữa, không hay lắm đâu đây là 1 diễn đàn để chúng ta thảo luận cơ mà. Bác danngoc nói có lý, hãy nhìn sự việc 1 cách khách quan, hãy để tất cả những bức xúc, căm hờn vào hành động thực tế, vào tình cảm dành cho những người lính đảo đang hằng ngày bám trụ bảo vệ Trường Sa.
Chúc các bác khỏe!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tacke123 trong 24 Tháng Tư, 2009, 06:38:52 pm
Đảo CoLin và đảo Gạc Ma (JonhSon Reef North anh JonhSon Reef South).Trong ảnh đảo CoLin ở phía bắc là nơi anh hùng Vũ Huy Lễ đã ủi chiếc HQ505 lên đảo bảo vệ chủ quyền thành công với đảo này và đưa xuồng cứu được một số anh em ở đảo Gạc Ma:
(http://i40.photobucket.com/albums/e246/tacke123/dao_colin_va_gacma.jpg)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Tmct trong 24 Tháng Tư, 2009, 06:42:05 pm
Giá như có bản rõ nét hơn của clip đó. Việt Nam rất nên xin/mua những đoạn phim tài liệu như vậy về bảo quản cho tốt và phổ biến cho dân, nhất là cho thế hệ trẻ.
Những clip như vậy dạy bài học về lòng yêu nước tốt hơn ngàn vạn bài luận hay ho dạo này hay thấy trên báo chí về tinh thần dân tộc, lòng yêu nước... Hơn thế nữa, những clip như vậy còn dạy bài học rằng "luật quốc tế nằm trong tay kẻ mạnh" (như bác Tran479 đã nói), rằng Việt Nam nghèo lắm, cần sự góp sức của từng người dân Việt lắm.

Và cái sự "góp sức" này. Nhiều khi tôi giận mình ghê gớm khi cứ ngồi tức tối TQ thế nọ TQ thế kia với VN, rồi nghĩ nếu VN mạnh hơn thì đã không bị ép bởi chính trị nước lớn, trong khi thật mỉa mai là nếu tôi là TQ tôi cũng "bảo vệ tổ quốc tôi" (nếu là người lính) và chơi đểu nước khác khi cần (nếu là lãnh đạo) vì đơn giản đó là cách có lợi nhất cho nước tôi - chẳng lẽ tôi muốn chửi chính mình. Và mỉa mai bậc nhất là: nếu xét tiêu chí "góp sức xây dựng đất nước", thì cái việc tức tối của tôi làm tốn cả năng lượng lẫn thời gian của tôi trong khi chẳng đóng góp được gì, thấy xấu hổ vì không bằng được cả những người đi nhặt rác. Chỉ có một an ủi nhỏ là mình tuy chưa khắc phục được việc tốn thời gian cho việc ngồi tức TQ, nhưng đã không tốn thêm thời gian cho việc tham gia chửi TQ trên mạng.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tacke123 trong 24 Tháng Tư, 2009, 06:58:18 pm
Theo hình trên thì ta chỉ giữ được CoLin chứ không phải cả CoLin và LenDao như thường nói, LenDao có một số nguồn nói đã bị TQ chiếm giữ!
(http://i40.photobucket.com/albums/e246/tacke123/Spratly_with_flags.jpg)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Tmct trong 24 Tháng Tư, 2009, 07:45:58 pm
Theo hình trên thì ta chỉ giữ được CoLin chứ không phải cả CoLin và LenDao như thường nói, LenDao có một số nguồn nói đã bị TQ chiếm giữ!

Nguồn này thì không. Bác search cụm "Len Đao".
http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=130&article=145904


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: danngoc trong 24 Tháng Tư, 2009, 08:21:23 pm
Góp một chút thông tin là trong 3 thứ tiếng ghi âm sẵn trong băng phát trên loa tàu xướng lên cho tụi HQ "Tung Của" nó biết nó đang xâm phạm chủ quyền VN năm đó thì giọng nói tiếng Anh là của BTV-PTV Long Vũ, tiếng Bắc Kinh và tiếng Quảng Đông một nam một nữ là của cô Oanh với chú Giang ĐPTTHVN lúc đó. Nghe đanh thép và hùng hồn lắm các bác ạ, máu trong người cứ rần rật.

Năm 88 đã có Long Vũ chưa hả bác???


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Cao Sơn trong 24 Tháng Tư, 2009, 08:27:22 pm
Long Vũ sinh năm 74. Tháng 3/88 thì cậu ấy đang học lớp 8.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: ktscuong trong 24 Tháng Tư, 2009, 08:29:24 pm
Vậy là nổi tiếng từ nhỏ hả bác ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: p900 trong 25 Tháng Tư, 2009, 12:30:53 am
Sự kiện 14-3 lữ 125 mất 3 tầu 604, 605, 505.
Như 604 và 505 các bạn biết nhiều rùi tôi chỉ bổ xung thuyền trưởng 605 là Lê Lệnh Sơn. Không thấy nhắc đến.
Như 505 loại tầu và nước sản xuất các bạn đã biết. Còn 604, 605 là tầu vận tải TQ gọi là Đại Khánh dạng tầu sông pha ao 400ton " biển " đúng ra là TQ đóng theo đơn đặt hàng của Rumani nhưng vì lý do gì đó Ru không nhận. Nên năm 1974 TQ viện trợ cho VN. Cái gì phải đến sẽ đến thui. Đúng ra là từ Graven hôm đó tham mưu trưởng vùng 4 khi thấy tương quan lực lượng và tình hình căng quá ông ra lệnh rút. Chứ ông quyết cắm cờ là nổ súng rùi. Vì quyết định này mà ông bị đày ra đảo An Bang gần 4 tháng. Trong quần đảo TS đảo An Bang là khắc nghiệt nhất vì nằm ngay đường xích đạo.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 25 Tháng Tư, 2009, 01:11:39 am
... Trong quần đảo TS đảo An Bang là khắc nghiệt nhất vì nằm ngay đường xích đạo.

Đường xích đạo nằm ở đâu vậy bác?  ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: p900 trong 25 Tháng Tư, 2009, 01:15:25 am
Dở bản đồ ra là biết thui mà. ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 25 Tháng Tư, 2009, 01:19:20 am
Bác có biết cái tên Amboyna Cay không ạh! :)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: p900 trong 25 Tháng Tư, 2009, 01:44:07 am
Dạ biết em sai đúng ra là phải gần đường xích đạo nhất trong quần đảo TS.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: linh moi trong 25 Tháng Tư, 2009, 02:57:36 am
  Từ đoạn băng ... hình ảnh cụ thể , sự việc cụ thể ... hay nói 1 cách khác là "người thật , việc thật..." . Theo tôi thì mọi việc rất rõ ràng : Có 2 nhân vật (phe) trong đoạn băng : TQ và VN . Các bác cứ "đao to búa lớn" làm gì ! Chúng ta rõ ràng là người VN ! Chúng ta có yêu nước không ? Chúng ta có ... ? Vậy theo tôi , câu hỏi đặt ra là : Có 2 nhân vật (phe) , ta là người VN , ta theo phe nào ? Sao ta lại tự đặt mình ra ngoài ... đứng nhìn như kẻ thứ 3 , nói chính xác hơn : là kẻ ngoài cuộc .... Và ... nhận xét : "cái lọ , cái chai" ... Theo tôi thì "không đúng lúc và không đúng chỗ" .
 
  Ngần ấy chiến sỹ VN bị tQ xả súng bắn chết ... họ đã hy sinh thân mình để giữ mảnh đất thiêng liêng của Tổ Quốc ... Vậy mà Dangoc lại nhắc đến 1 bà mẹ TQ ... Và 1 cái gì đấy rất "xa xôi..." ... Đọc đoạn này tôi thật sự thấy buồn và tự nghĩ rằng :" Linh Hồn của các chiến sỹ kia nghĩ gì?" ... Sau khi xem đoạn băng kia , tôi thì chỉ đơn giản thấy khâm phục các chiến sỹ QDNDVN kia và căm thù kẻ thù của chúng ta ...

  Về so sánh thì tôi có 1 thí dụ nhỏ về cách so sánh của Tây . Cái này thì ai cũng biết : Mỹ dùng máy bay tấn công 1 nước nào đấy ... Qua lần oanh kích này , hàng trăm , thậm chí hàng nghìn dân thường bị giết ... Mấy thằng phi công này sau đó được báo chí Mỹ và các nước đồng minh tung hô như những người anh hùng ...
  Sự việc thứ 2 : Vì bất lực nên 1 nước nào đấy phải sử dụng đến "hạ sách" là cách "đánh bom cảm tử" ... Số dân thường bị giết qua lần đánh bom này chỉ đếm trên đầu ngón tay ... vậy mà : Kẻ giết hàng trăm người , thậm chí hàng ngàn người thì là "anh hùng" , kẻ giết vài người hoặc quá lắm là vài chục thì là "khủng bố"...  Kệ Mỹ và đồng minh nói gì ... Ta có chủ kiến của ta ... Ai là kẻ khủng bố , ai là anh hùng , tự ta biết và phân biệt được ... Tiếc rằng có 1 số người VN cũng  ... 

  Tiện đây gửi tới các bạn có ý kiến cho Đức là mạnh : Đức chỉ giàu thôi chứ không mạnh ... Các bạn đừng mong là cứ "ủ mưu" ... và sau đó sẽ ...như Đức . Việc này bác TS1 đã nói rồi , nhưng tôi xin nói cho các bạn rõ thế này : Sau chiến tranh TG thứ 2 , sau hiệp ước Potsdam giữa các nước đồng minh , Đức đã mất trắng 1 phần đất rất lớn cho Ba Lan ... Vậy bây giờ có đòi được nữa không ? Không bao giờ ! Vậy Vn mình có nên học Đức không ? Vì nói về vấn đề lãnh thổ nên tôi không muốn kể ra những cái khác nữa ... Chứ VN mà như Đức thì nhục lắm các bạn ạ !

 Cuối cùng ! Chỉ mong tất cả mọi người chúng ta đừng bao giờ quên những sự việc như thế này và đừng quên rằng : 1 phần lãnh thổ của chúng ta (Hoàng Sa và 1 phần của Trường Sa) đang bị kẻ thù xâm chiếm . Dù thế nào , lấy lại được hay không lấy lại được thì đấy cũng là 1 phần đất , 1 phần máu thịt của nước CHXHCN Việt Nam .

 Và ... Ta là ta , ta là người VN . Ta nhìn nhận vấn đề và xử sự theo cách VN . Vài lời chân thành cùng các bạn !
  


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: smilingmen trong 25 Tháng Tư, 2009, 03:02:33 am
Nhìn hình ảnh các anh đứng đơn độc giữa biển khơi muôn trùng sóng nước, giữa vòng vây kẻ thù, có ai là không xót xa? Lòng uất hận dâng trào, ai chả muốn "lành làm gáo, vỡ làm môi", sống mái 1 phen, sau này tính sau. Nhưng đè cái cảm xúc đấy xuống, tạm quên mình là người VN để nhìn nhận 1 cách khách quan nhất thì đúng là phải nhìn như bác dangoc và tmct, dù cách nhìn ấy, đối với chúng ta, những người VN, thì có vẻ là tàn nhẫn.

Nhưng các bác biết đấy, thế giới này còn khuya mới "đại đồng", mới "công bằng". Đã có câu "chân lý thuộc về người chiến thắng". VD như Mỹ phịa chuyện vũ khí hủy diệt để đánh Irak (chiếm được Irak rồi nó sổ toẹt chả thèm giấu). Thế giới phản ứng thế nào? Sự đã rồi, ai làm gì được, quyền phủ quyết trong tay họ, sức mạnh quân sự và kinh tế trong tay họ. Nếu Hunsen đủ mạnh, quân đội chiến đấu đàng hoàng chắc không đến nỗi. Hay lạc đề 1 chút sang chuyện chất độc màu da cam. Là người Việt, sống trong nước Việt, bắt gặp hàng ngày những cơ thể dị dạng không thành người, chúng ta ai cầm lòng được, và đều coi đó là sự thật hiển nhiên. Nhưng không thể bắt 1 thằng sinh ra ở Mỹ, ăn cơm Mỹ, học trường Mỹ, bảo vệ cho lợi ích Mỹ suy nghĩ như chúng ta được. Không thể làm nó mủi lòng, mà phải thuyết phục được, hoặc khiến nó "cứng họng" trước lý lẽ và bằng chứng (đấy là chưa kể nó bỏ ngoài tai để bảo vệ lợi ích dân nó) (đôi lúc nghĩ: sư mày, để ông hòa 1 lon đioxin vào cho chúng mày uống tại chỗ xem có "không gay tác hại cho con người" không nhé ???)
Phận nước nhỏ (các bác đừng tự ái, em nghĩ "nhỏ mà không nhỏ", nhưng đúng là chỉ không nhỏ về con người, về truyền thống, ý chí thôi, chứ kinh tế,... thì..), chúng ta không xuôi tay, nhưng đúng là đứng trước chúng ta là 1 đối thủ khổng lồ (đánh nhau thì lịch sử và các bác CCB ở đây đã chứng minh, nhưng chạy đua kinh tế và vũ trang thì em nghĩ ta đang thở cả mồm cả mũi). So sánh thế lực, thấy được như bây giờ, về mặt nào đó cũng là thành tích rồi (nhưng không có nghĩa là nằm chờ cho đến khi ta mạnh hơn).

Còn chuyện các em "teen" thì chẳng phải lỗi của các em ý. Lỗi tại người lớn chưa quan tâm và chưa biết cách giáo dục các em ý thôi. Hơn nữa đó cũng chỉ là 1 số cá thể. Em nào có suy nghĩ, gia đình quan tâm truyền thống thì đã tự tìm hiểu, hay vào quansu này đọc rồi.

Biết người biết ta... Đôi lúc em cũng muốn học thêm tiếng Trung để hiểu họ. Nhưng không yêu thì học sao được đây. Xem cái video clip được nửa chừng phải tắt tiếng. Mà các bác biết không, nói chuyên với 10 thằng Tây thì 9 thằng bảo VN viết chữ tượng hình giống TQ. Hic, muốn chửi thề quá mà nội quy không cho.

Xin kính cẩn nghiêng mình trước các anh. Xem xong clip càng thấy 2 chữ "anh hùng". Cháu xin phép được trích lại câu của chú TS1 để tự nhắc mình
"Biên giới Quốc gia không bao giờ, và mãi mãi không bao giờ chỉ là cãi nhau chứng lý suông.
Phải có máu, có xương chất vào đấy! Phải có đến cả ngàn triệu thân phận hy sinh cóp nhặt ngàn đời. "


P/s:
- Tình cảm dồn nến, em viết hơi nhiều chữ mong các bác thông cảm.
- Cái này không liên quan, nhưng các bác đọc để thấy họ đã mạnh thế nào. Đã có nước nào dám làm thế chưa?
http://www.ictnews.vn/Home/kinh-doanh/Phai-tiet-lo-bi-quyet%C2%A0cong-nghe%C2%A0cho%C2%A0Trung-Quoc/2009/04/1SVMC817837/View.htm


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: danngoc trong 25 Tháng Tư, 2009, 07:25:19 am
@ linhmoi: có lẽ do cách em truyền đạt chưa rõ nên bác hiểu sai quan điểm của em. Do vậy em xin giải thích cho rõ hơn, cụ thể như sau:

Tại sao em lại viết "nếu em là Tây": ở trên này, hầu hết nick là người Việt. Trừ 1 số Việt ở nước ngoài thì tất cả chúng ta đều đang bảo vệ lợi ích chính thống của VN và quân đội ta. Về việc này thì bác linhmoi yên tâm. Tuy nhiên, khi phân tích vấn đề trên, em muốn lùi ra xa, nhận xét sự việc trên quan điểm, nếu mình là kẻ khác, không phải là TQ hay VN, thì khi thấy sự việc như vậy sẽ nhận xét công bằng ra sao. Nếu chúng ta tìm được lập luận hợp lý thì mới thuyết phục được thế giới ủng hộ ta, đây là chuyện cần hay không cần thì bác cứ bảo nhỏ cho em. Như em phân tích ở trên, nếu chỉ xem trên đoạn clip trên thì người ngoài cuộc vẫn chưa đủ thuyết phục về tích hợp pháp của chúng ta.

Những cái "uất hận", "căm thù", ... chỉ là tình cảm của cá nhân, chưa chắc đã nên là tình cảm của cả dân tộc. Các bác cứ tin là em cũng căm giận với mức độ y như các bác, nếu cần thì sẽ được kiểm chứng đàng hoàng. Nhưng em xin 1 ví dụ: Bác sống cạnh 1 thằng hàng xóm khốn nạn cứ đi dê vợ bác, nó khốn nạn đến nỗi chỉ có thể bác hoặc nó còn tồn tại trên mảnh đất đó. Nhưng đất nước thì không thể bỏ đi đâu khac được đúng không bác? Và em có "uất hận" "căm thù" thì em cũng chỉ có thể nói thầm thôi, mà nói thầm nhiều nó in vào óc thì rất không tốt!!! Hoặc là mình khùng lun, hoặc là hàng xóm nó kéo bác sĩ tâm thần tới xử mình vĩnh viễn... Cái duy nhất em làm được là tìm cách hay nhất bó bớt chân tay thằng khốn kia. Đó chính là điều em đề nghị các bác trên này, điều mà chúng ta mất tới mấy trang để cãi nhau hết hơi.

Riêng về clip trên, em xin đề nghị nếu được chúng ta tìm cáh tiếp cận nguồn và khai thác thêm những clip khác để lưu trữ. Việc sử dụng chúng không phai là ngày hôm nay, mà thời điểm và cach thức sử dụng sẽ do chúng ta quyết định một cách thông minh nhất, chủ động nhất, thay vì là đang ồ lên bị động đúng theo ý muốn của chủ clip! Chúng ta cũng, như lời bác tmct, nên cám ơn chủ clip vì đã cung cấp tư liệu quý như vậy. Ai cũng biết việc lưu trữ lịch sử của ta kém cỏi thế nào, sau 100 năm con cháu hiểu sai hết cả lịch sử.


Em xin hết.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: YNVN trong 25 Tháng Tư, 2009, 12:17:10 pm
Theo em nghĩ: Đừng trách lớp nhỏ làm gì,cái quan trọng là sách giáo khoa lịch sử của chúng ta có dám công khai không? dành thêm thời gian dạy cho con cháu trong nhà những bài học lịch sử mà chúng ta biết đi. Để mong rằng sau này con cháu chúng ta sống và thở trong bầu "không khí" thoáng hơn để chúng (con cháu chúng ta) có thể giành lại những gì mà Cha Ông  đã làm mất hoặc bất lực đứng nhìn bọn cướp ngày lấy đi.Vài lời ngu ý,mong các bác tha lỗi.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: ChienV trong 25 Tháng Tư, 2009, 12:47:36 pm
Theo em nghĩ: Đừng trách lớp nhỏ làm gì,cái quan trọng là sách giáo khoa lịch sử của chúng ta có dám công khai không? dành thêm thời gian dạy cho con cháu trong nhà những bài học lịch sử mà chúng ta biết đi. Để mong rằng sau này con cháu chúng ta sống và thở trong bầu "không khí" thoáng hơn để chúng (con cháu chúng ta) có thể giành lại những gì mà Cha Ông  đã làm mất hoặc bất lực đứng nhìn bọn cướp ngày lấy đi.Vài lời ngu ý,mong các bác tha lỗi.

Sao bác luôn cần "giáo khoa lịch sử" phải thế này thế nọ? Báo Nhân Dân - cơ quan trung ương của Đảng, Thông tấn xã Việt Nam - cơ quan thông tấn của Nhà nước chính thức công bố thì đã đủ chưa???

Bầu không khí "thoáng" hơn bác đang mong chờ cụ thể là nó phải "thoáng", phải "hơn" quá khứ và hiện tại như thế nào?

Cha ông nào của chúng ta đã "làm mất" hoặc "bất lực đứng nhìn", cái "không khí thoáng hơn" nó giúp gì cho chuyện lấy lại những thứ đó, mong  bác làm rõ giúp!

Các bác, em cảm thấy cách tiếp cận của bác danngoc rất hợp lý!

Lần đầu xem cái clip kia, cái sự $*&^%^&^)&( trong nảy ra trong đầu em chắc cũng không khác đa số các bác. Song em nghĩ có mấy vấn đề phải xác minh lại:
1/ Các tàu của ta trong phim và trong thực tế có khớp không
2/ Xác định được danh tính của các chiến sĩ ta bị bắt (hiện diện trong clip) được không
3/ Các bác hải quân xác định các vệt đạn trên biển như vậy có phù hợp với diễn tập/thực chiến không


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: danngoc trong 25 Tháng Tư, 2009, 03:29:31 pm
Em xin lỗi bác linhmoi, kính bác 1 ly nếu có dịp được diện kiến. Bác trách em post khó hiểu thì em chịu, nhưng có gây sốc thì thiên hạ dễ nhớ hơn, ca sĩ diễn viên bây giờ xài chiêu này hiệu quả lắm.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: taupaypay trong 25 Tháng Tư, 2009, 05:26:41 pm
@ bác Cao Sơn, bác danngoc & bác ktscuong: Em đính chính chút là giọng trong băng những năm 90 sau mới là của LV ạ, còn tiếng Trung là của bác Giang, cô Oanh phòng tiếng Trung Ban Đối ngoại ĐPTTHVN thu tại Bá âm 39 Bà Triệu lúc đó.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Cao Sơn trong 25 Tháng Tư, 2009, 05:29:45 pm
Bác Danngoc đánh giá sự vật hiện tượng dưới góc độ khách quan. Cá nhân em chưa thấy lý lẽ của bác cực đoan tuy rằng nhiều lúc đi ngược lại với số đông.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: altus trong 25 Tháng Tư, 2009, 07:32:06 pm
Các bác cho hỏi cái,

Hỏa lực nó bắn vào đảo trong phim là loại gì? Súng máy hay là 37mm bắn loạt?

Trong phim có đoạn thấy mấy cột nước (be bé) chạy dần về hướng người quay (tức tàu TQ). Vậy có phải là tàu ta bắn trả mà đạn không tới nơi không?

Trận này có phải trận mà bên ta chép là phải dùng B40 và AK chống cự lại không nhỉ?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: binhnhatvn trong 25 Tháng Tư, 2009, 07:56:07 pm

Em nhớ hồi đấy Đài Truyền Hình VN có ra Trường Sa quay phim và phát trong chương trình thời sự lên án tội ác của TQ. Cầm micro là bác Trần Bình Minh, có cả cảnh quay tàu ta bị nghiêng do địch bắn, và tàu chiến TQ đậu gần đấy. Nếu bác nào quen bên truyền hình có thể mượn đoạn băng đấy rồi số hóa đưa lên diễn đàn thì hay quá.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: rongxanh trong 26 Tháng Tư, 2009, 08:43:33 pm
Các bác cho hỏi cái,

Hỏa lực nó bắn vào đảo trong phim là loại gì? Súng máy hay là 37mm bắn loạt?

Trong phim có đoạn thấy mấy cột nước (be bé) chạy dần về hướng người quay (tức tàu TQ). Vậy có phải là tàu ta bắn trả mà đạn không tới nơi không?



Em nghĩdo súng giật nên đạn nó thế.

Chắc lả7 hai nòng bắn loạt.
Tại vì xem trong 9 lần xuất quân lớn của TQ nó nói thế bác ạ.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: altus trong 27 Tháng Tư, 2009, 03:03:39 am
Em nghĩ do súng giật nên đạn nó thế.

Chắc lả7 hai nòng bắn loạt.
Tại vì xem trong 9 lần xuất quân lớn của TQ nó nói thế bác ạ.

Vâng, cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: danngoc trong 27 Tháng Tư, 2009, 10:08:34 am
Baác ndhung1412 đại diện cho phe bảo thủ (cánh hữu), bác tuấn sờ đại diện phe thoáng (cánh tả). Phe hữu thì khăng khăng không chấp nhận mọi nhượng bộ, tự tin rằng chủ quyền và những pháp lý mình có trong tay là hoàn toàn đầy đủ. Chủ nghĩa dân tộc là con dao 2 lưỡi, nhất là trong thế yếu như VN mình mà dân tộc cự đoan thì lợi bất cập hại. Hehe. Mời các bác chiến tiếp.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: haanh trong 27 Tháng Tư, 2009, 11:36:04 am
hehe , nhà - đất chưa có chủ quyền , nộp đơn xin hợp thức hóa , thằng hàng xóm tranh chấp thế là nằm ngủ thiên thu chờ khi nào giải quyết xong tranh chấp mới được cấp chủ quyền , 2 thằng nóng lòng vác giao chém nhau giành quyền sử dụng thì cũng u đầu bể trán chứ không lợi gì . Đấy là cái nhà miếng đất nhỏ xíu nói chi đến TS  ;D Khổ cái thằng hàng xóm nhà giàu , nhiều thế lực trong khi mình nghèo , thấp cổ bé họng nên khó thắng lắm  ;D
Tranh luận làm gì cho nó mệt , các bác cứ bàn về biện pháp chuyên môn thôi đừng đụng vào chính trị làm gì bế tắc lắm .
hehe , năm 88 nếu tụi em được xem cái clip này thì chả thằng nào dám xung phong đi TS vì đứng làm bia cho người khác bắn có chết cũng không nhắm mắt , thôi đánh Pốt sướng hơn  ;D 74 đồng chí đó chắc cũng nhập ngũ cùng thời với mình ,thương họ quá - thật xứng đáng phong anh hùng . Thằng cha nào điều họ ra đảo chắc sao này không đêm nào ngủ ngon .


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: 3m_h0k_t1n trong 27 Tháng Tư, 2009, 12:53:48 pm

hehe , đùa vui như thế thôi chứ nói thật với các bác,  VN ta toàn đụng những thằng to lớn và vẫn đánh thắng đấy thôi , ta nhỏ nhưng có võ nên không có gì phải bi quan . Em ủng hộ phương pháp đấu tranh ôn hòa , giải quyết bằng thương lượng để không tốn xương máu 1 cách vô ích .

Ít nhứt cũng hổng phải đưa lính mình ra làm bia cho người ta tập bắn đúng hông bác? Em cũng ủng hộ phương pháp đấu tranh ôn hòa, ví như mình ráng kiếm phim nào mà quay được cảnh 37ly hạ nòng bắn bộ binh nó tè lè để đưa lên youtube


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: haanh trong 27 Tháng Tư, 2009, 01:24:21 pm
hehe , riêng cái clip này em nghĩ được tung lên mạng với ý đồ xấu nhằm kích động thù hận , điều này thể hiện rỏ qua lời kêu gọi của web tinnhanh gì đó và đã đạt được mục đích , bằng chứng là các bác đã sôi máu  ;D
Công nhận các chiến sỹ HQ quá anh hùng , nếu là lính k bọn em thì chắc chắn phải dùng DKZ vác vai bắn trả và cuối cùng cưa đôi lựu đạn chứ không thể nào để chúng giết mình 1 cách thoải mái thế . 


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Trungsy1 trong 27 Tháng Tư, 2009, 08:59:09 pm
Đoạn phim nắm tay hô "trước tác" tôi không có ý kiến. Vì cái hình thức dở hơi ăn cám lợn ấy nhiều nơi (không phải nước ta) còn học tập  :D  Thằng nhà quê !

Đoạn đạn bắn găm thành vệt tung nước biển chạy về vị trí tàu hải quân chỉ có thể là 12.8mm từ trên tàu bắn thu tầm về thôi. Và từ trên cao bắn xuống mới tạo được bọt nước tung lên vậy. Còn những người đứng chìm trong nước không bao giờ có thể bắn như thế được.
Pháo 37mm 2 nòng chắc chắn là không phải, đạn sẽ nổ ngay khi chạm mặt nước! Có thể là 14.5mm thôi
Những đoạn phim thật thì anh em mình chắc khó mà xem được! Tôi cũng có ý kiến đây là hàng dỏm!
Nếu nó dám bắn thật như thế thì hàng ngũ bên kia (theo kinh nghiệm chiến trường cá nhân) sẽ nhao nhác lên ngay, dù biết là vô vọng.
Đằng này cứ cầm cờ đứng sừng sững ! ::)
Đ...thể tin được ! Đã bảo là mấy thằng đạo diễn muốn cảnh quay thuyết phục, cứ phải cho đi đánh nhau vài năm. Không có thì chỉ ra những cái sản phẩm như thế thôi !
.....
-----------------
 Em xin bác! ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: smilingmen trong 27 Tháng Tư, 2009, 11:20:47 pm
hơ hơ nghe các bác nói nhà cháu giật mình. Bao nhiêu người nháo cả lên vì đồ dỏm (chuyện, tàu vũ trụ họ còn bắt chước được cơ mà haha)
Nhưng dù sao thì nghĩ cảnh mình không được bắn, nó xông lên bắn giết cướp cờ cũng thấy ức


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: _new trong 28 Tháng Tư, 2009, 12:05:05 am
Việc này em nghĩ trọng điểm là vấn đề người trên đảo lúc đó là người mình hay lính nó. Giải quyết được vấn đề này thì vấn đề sẽ đơn giản hơn.
- Nếu là lính mình thì chỉ còn tồn đọng việc sao đạn bắn mà vẫn đứng. Có thể khối đen đó không phải chỉ gồm có người, mà là thuyền và công trình nữa. Xin lỗi các bác, trong trường hợp này thì ta có chê nó làm hàng giả kém cũng không có ý nghĩa gì. Mọi cái còn lại không thay đổi.
- Nếu đó là lính TQ, và nó định chơi đòn Hoàng Thùy Linh thì rắc rối và ta phải tìm cách vận động theo cách khác.
Vậy nên theo em, hướng xử lý là cần hiểu xem nó nói gì trong clip của nó.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: graywolf83 trong 28 Tháng Tư, 2009, 09:09:08 am
Đoạn phim nắm tay hô "trước tác" tôi không có ý kiến. Vì cái hình thức dở hơi ăn cám lợn ấy nhiều nơi (không phải nước ta) còn học tập  :D  Thằng nhà quê !

Đoạn đạn bắn găm thành vệt tung nước biển chạy về vị trí tàu hải quân chỉ có thể là 12.8mm từ trên tàu bắn thu tầm về thôi. Và từ trên cao bắn xuống mới tạo được bọt nước tung lên vậy. Còn những người đứng chìm trong nước không bao giờ có thể bắn như thế được.
Pháo 37mm 2 nòng chắc chắn là không phải, đạn sẽ nổ ngay khi chạm mặt nước! Có thể là 14.5mm thôi
Những đoạn phim thật thì anh em mình chắc khó mà xem được! Tôi cũng có ý kiến đây là hàng dỏm!
Nếu nó dám bắn thật như thế thì hàng ngũ bên kia (theo kinh nghiệm chiến trường cá nhân) sẽ nhao nhác lên ngay, dù biết là vô vọng.
Đằng này cứ cầm cờ đứng sừng sững ! ::)
Đ...thể tin được ! Đã bảo là mấy thằng đạo diễn muốn cảnh quay thuyết phục, cứ phải cho đi đánh nhau vài năm. Không có thì chỉ ra những cái sản phẩm như thế thôi !
.....
-----------------
 Em xin bác! ;D

cháu không thuận lắm với quan điểm của chú trungsi vì ở dưới nước ngập ngang bụng có muốn chạy cũng chả chạy đc nên nháo nhác nhìn qua clip quay từ xa khó có thể biết đc ^^ dựng lại hay sự thật thì dù sao cũng làm người muốn tìm hiểu đỡ phải tưởng tượng hơn


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: haanh trong 28 Tháng Tư, 2009, 10:06:33 am
hehe , đây là clip dỏm rồi , làm sao bịp nổi anh em CCB tụi tôi . Dù cho chỉ huy có lệnh phải đứng ngay ngắn làm bia cho TQ nó bắn thì khi cái chết cận kề phản ứng tự nhiên con người phải tìm cách thoát ra khỏi vùng nguy hiểm . Các đồng chí HQ mà không biết bơi , lặn hay sao ? Bắn mà nước dựng trước mặt là bắn trật lất . Nếu bắn trúng thì các bác sẽ thấy xác người nảy lên , ngã xuống rồi nước mới dựng lên . Mà sao tàu TQ hỏa lực mạnh như thế mà lại bắn toàn đạn nhọn ? ngay như tụi tui lính bb chèo thuyền đánh Biển Hồ cũng sài toàn các loại B và DK với mục đích bắn không trúng thì cũng cho nó chết vì sức ép của nước .Đứng trên xuồng , mục tiêu nhấp nhô dưới nước mà bắn đạn nhọn thì mất thời gian phí đạn , tán B cho nó gọn ..hehe hay là HQ TQ không biết đánh nhau  ;D
hehe , để chính xác thì phải nhờ bác baoleo cho vài lời nhận xét chứ cánh bb tụi tui chỉ nói theo kinh nghiệm chiến trường và cảm nhận của mình thôi ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: mig21q trong 28 Tháng Tư, 2009, 12:00:56 pm
hehe, mất bao nhiêu công phu mà vẫn không múa được qua mắt các bác, bực nhỉ ??? ;D ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: altus trong 28 Tháng Tư, 2009, 09:21:49 pm
Hmm, không hiểu các bác nhìn thế nào chứ tôi thì thấy sau khi hỏa lực TQ nã vào đảo thì các chấm đen cũng dạt ra một ít đấy chứ. Nhưng có lẽ là trên đảo cũng chả có nhiều chỗ để chạy.

Trên mạng có một vài blog đăng lời dịch từ tiếng TQ, thậm chí còn nói là xuất xứ từ chị Trang Hạ, nhưng chả biết chính xác đến đâu.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: p900 trong 29 Tháng Tư, 2009, 01:42:45 am
Cái clip đó là thật đó @HAANH ui. HQ 604 và 605 thuộc hải đội 1 lữ đoàn 125 cùng hải đội với tui. Trận đó tui ko tham gia nhưng thuyền trưởng của tui là Lê Lệnh Sơn và báo vụ 1 là Lục lâu ngày quyên họ mất rùi chỉ nhớ lính 75 trước khi đi là CN nhà máy dệt Nam Định đi thui quê thị trấn ghềng Ninh Bình. Đi tăng cường làm thuyền trưởng 1 và báo vụ 1 cho 605 nên khi về được kể lại khá nhiều. AE 604 khi thấy lộn xộn trên đảo là mang đồ ra chơi rùi. Nhưng tính chất của tầu vận tải chỉ có trang bị, AK, RPD, B40. Nghe anh em trên 604 kể lại là có dùng RPD bắn trả nên có thể các bác thấy vệt nước. Sự kiện 14-3 tất cả 3 tầu và người đều của lữ đoàn 125. Chắc chắn trên QSVN có các bác lính đoàn 5 tham gia mong các bác hãy lên tiếng. Để AE mình nhớ lại 1 thời. Đau khổ nhưng không thể nào quyên cho cả quãng đời còn lại. Chờ tin các bác.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 29 Tháng Tư, 2009, 06:13:17 am
Ở đây không nói là 3 cái tàu đó là giả bác ơi! Thậm chí có nơi còn tung ra cái hình tàu 504  ;D nằm phơi xác ngoài trường sa (phần của Phi).

À, mà tui thấy lạ là không lẽ không có ai tìm các bác còn sống (!!!) để khai thác chi tiết lich sử quan trọng này nhể?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: barcaboy trong 29 Tháng Tư, 2009, 08:02:44 am
Nhân chứng sống còn bác anh hùng lực lượng vũ trang Lanh ở trang đầu có nói tới đấy, bác nào làm hoặc ở gần vùng 4 hải quân đến hỏi xem là biết ngay!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: haanh trong 29 Tháng Tư, 2009, 03:58:40 pm
Cái clip đó là thật đó @HAANH ui. HQ 604 và 605 thuộc hải đội 1 lữ đoàn 125 cùng hải đội với tui. Trận đó tui ko tham gia nhưng thuyền trưởng của tui là Lê Lệnh Sơn và báo vụ 1 là Lục lâu ngày quyên họ mất rùi chỉ nhớ lính 75 trước khi đi là CN nhà máy dệt Nam Định đi thui quê thị trấn ghềng Ninh Bình. Đi tăng cường làm thuyền trưởng 1 và báo vụ 1 cho 605 nên khi về được kể lại khá nhiều. AE 604 khi thấy lộn xộn trên đảo là mang đồ ra chơi rùi. Nhưng tính chất của tầu vận tải chỉ có trang bị, AK, RPD, B40. Nghe anh em trên 604 kể lại là có dùng RPD bắn trả nên có thể các bác thấy vệt nước. Sự kiện 14-3 tất cả 3 tầu và người đều của lữ đoàn 125. Chắc chắn trên QSVN có các bác lính đoàn 5 tham gia mong các bác hãy lên tiếng. Để AE mình nhớ lại 1 thời. Đau khổ nhưng không thể nào quyên cho cả quãng đời còn lại. Chờ tin các bác.
hehe , sự kiện thì có thật nhưng em nghĩ cái clip này dàn dựng lại với mục đích hạ nhục uy tính lính VN  . Nếu bác khẳng định anh em mình có chơi lại tụi nó thì càng đủ cơ sở là clip giả vì nếu là bác đang đứng ở đảo bác có bắn trả không ? tất nhiên là phải đánh trả rồi
- đó là chất lính của anh em mình - chết cũng đánh  ;D em tin chắc là khi tụi nó chiếm được đảo thì cũng đổ máu nhiều lắm chứ không dễ xơi như  cảnh nó bắn anh em mình như bắn bia . Còn về vệt nước từ tàu mình bắn trả thì không thể nào là RPD được vì tụi em bắn ở Biển Hồ hoài không thể có cột nước cao như thế được . Có lẽ như bác TS1 đoán là 14.5mm mới tạo được vệt nước như vậy . Như vậy theo lời bác nói tàu mình chỉ trang bị RPD , B40 thì càng chứng minh clip giả ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: graywolf83 trong 29 Tháng Tư, 2009, 08:51:17 pm
Cái clip đó là thật đó @HAANH ui. HQ 604 và 605 thuộc hải đội 1 lữ đoàn 125 cùng hải đội với tui. Trận đó tui ko tham gia nhưng thuyền trưởng của tui là Lê Lệnh Sơn và báo vụ 1 là Lục lâu ngày quyên họ mất rùi chỉ nhớ lính 75 trước khi đi là CN nhà máy dệt Nam Định đi thui quê thị trấn ghềng Ninh Bình. Đi tăng cường làm thuyền trưởng 1 và báo vụ 1 cho 605 nên khi về được kể lại khá nhiều. AE 604 khi thấy lộn xộn trên đảo là mang đồ ra chơi rùi. Nhưng tính chất của tầu vận tải chỉ có trang bị, AK, RPD, B40. Nghe anh em trên 604 kể lại là có dùng RPD bắn trả nên có thể các bác thấy vệt nước. Sự kiện 14-3 tất cả 3 tầu và người đều của lữ đoàn 125. Chắc chắn trên QSVN có các bác lính đoàn 5 tham gia mong các bác hãy lên tiếng. Để AE mình nhớ lại 1 thời. Đau khổ nhưng không thể nào quyên cho cả quãng đời còn lại. Chờ tin các bác.
hehe , sự kiện thì có thật nhưng em nghĩ cái clip này dàn dựng lại với mục đích hạ nhục uy tính lính VN  . Nếu bác khẳng định anh em mình có chơi lại tụi nó thì càng đủ cơ sở là clip giả vì nếu là bác đang đứng ở đảo bác có bắn trả không ? tất nhiên là phải đánh trả rồi
- đó là chất lính của anh em mình - chết cũng đánh  ;D em tin chắc là khi tụi nó chiếm được đảo thì cũng đổ máu nhiều lắm chứ không dễ xơi như  cảnh nó bắn anh em mình như bắn bia . Còn về vệt nước từ tàu mình bắn trả thì không thể nào là RPD được vì tụi em bắn ở Biển Hồ hoài không thể có cột nước cao như thế được . Có lẽ như bác TS1 đoán là 14.5mm mới tạo được vệt nước như vậy . Như vậy theo lời bác nói tàu mình chỉ trang bị RPD , B40 thì càng chứng minh clip giả ;D
hi hi , qua mặt đc bọn cháu chưa va chạm với chiến tranh bao giờ chứ không thể qua mặt đc các bác ccb ^^ .


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: khanhhuyen trong 04 Tháng Năm, 2009, 12:48:56 am
Nhân chứng sống còn bác anh hùng lực lượng vũ trang Lanh ở trang đầu có nói tới đấy, bác nào làm hoặc ở gần vùng 4 hải quân đến hỏi xem là biết ngay!

Đừng hi vọng gì,thường thường thì ít có hàng thật lắm  ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: hongsonvh trong 05 Tháng Năm, 2009, 06:59:55 pm
Vụ Trường Sa 14/3/88 đúng tuổi bọn em thi trượt ĐH thì phải đi NVQS thì có tin đánh lớn ở TS, ta hy sinh nhiều người, tin đồn đại đợt lấy này lấy lính đi TS thằng nào cũng sợ vì có biết bơi đâu ;D (thằng nào giỏi lắm 50 mét trong bể bơi Đống Đa), sau đó là lại bảo đi Tây Nguyên dẹp Fulro, rồi lại chẳng thấy gì cả khắc khoải đợi mãi ( vừa sợ, vừa lo nhưng cũng máu đi các bác ạ) cuối cùng thì không bị gọi đi NVQS các bác ạ, cả khóa 70 của bọn em luôn không phải đi, em không hiểu tại sao?,  chắc lúc đó ta chủ trương giảm QS?. Mấy năm sau có thằng bạn em bị gọi nhưng rồi lại bị đuổi về với lý do thừa quân.
Túm lại là có một may mắn là với bọn em là năm 88 đi TS chỉ là tin đồn, nếu không thì có khi em không có vinh hạnh được ngồi đọc các bài viết của các bác rồi.

   


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Cao Sơn trong 05 Tháng Năm, 2009, 07:18:31 pm
Vụ Trường Sa 14/3/88 đúng tuổi bọn em thi trượt ĐH thì phải đi NVQS thì có tin đánh lớn ở TS, ta hy sinh nhiều người, tin đồn đại đợt lấy này lấy lính đi TS thằng nào cũng sợ vì có biết bơi đâu ;D (thằng nào giỏi lắm 50 mét trong bể bơi Đống Đa), sau đó là lại bảo đi Tây Nguyên dẹp Fulro, rồi lại chẳng thấy gì cả khắc khoải đợi mãi ( vừa sợ, vừa lo nhưng cũng máu đi các bác ạ) cuối cùng thì ko bị gọi đi NVQS các bác ạ, cả khóa 70 của bọn em luôn ko phải đi, em ko hiểu tại sao?,  chắc lúc đó ta chủ trương giảm QS?. Mấy năm sau có thằng bạn em bị gọi nhưng rồi lại bị đuổi về với lý do thừa quân.
Túm lại là có một may mắn là với bọn em là năm 88 đi TS chỉ là tin đồn, nếu ko thì có khi em ko có vinh hạnh được ngồi đọc các bài viết của các bác rồi.

   

Lứa 70 Đống đa đa phần nhập ngũ 89, vào E12, F3. Giữa năm 89 em ở HG về còn tượt lên Hữu Lũng, Lạng Sơn thăm thằng bạn trên đó mà. Nhưng lính 89 đi có 2 năm, 91 ra quân rồi. Trong khi ấy lính 90 tận 93 mới được ra quân.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: ahuuls trong 05 Tháng Năm, 2009, 11:46:52 pm
Cao sơn@

Lứa 70 Đống đa đa phần nhập ngũ 89, vào E12, F3. Giữa năm 89 em ở HG về còn tượt lên Hữu Lũng, Lạng Sơn thăm thằng bạn trên đó mà. Nhưng lính 89 đi có 2 năm, 91 ra quân rồi. Trong khi ấy lính 90 tận 93 mới được ra quân.
.................
từ ngày 16-19/1/1989 gặp gỡ cấp cao của thứ trưởng Bộ ngoại giao 2 nước TQ-VN rồi mà bác,lúc ấy chắc là giảm NVQS cho thanh niên là hợp lí rồi


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vinaheart trong 06 Tháng Năm, 2009, 01:16:39 am
Cao sơn@

Lứa 70 Đống đa đa phần nhập ngũ 89, vào E12, F3. Giữa năm 89 em ở HG về còn tượt lên Hữu Lũng, Lạng Sơn thăm thằng bạn trên đó mà. Nhưng lính 89 đi có 2 năm, 91 ra quân rồi. Trong khi ấy lính 90 tận 93 mới được ra quân.
.................
từ ngày 16-19/1/1989 gặp gỡ cấp cao của thứ trưởng Bộ ngoại giao 2 nước TQ-VN rồi mà bác,lúc ấy chắc là giảm NVQS cho thanh niên là hợp lí rồi

Lính Gia Lâm, Từ Liêm nhập ngũ đầu năm 88 đều vào F3 các bác nhỉ


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: khanhhuyen trong 06 Tháng Năm, 2009, 01:31:40 am
Cao sơn@

Lứa 70 Đống đa đa phần nhập ngũ 89, vào E12, F3. Giữa năm 89 em ở HG về còn tượt lên Hữu Lũng, Lạng Sơn thăm thằng bạn trên đó mà. Nhưng lính 89 đi có 2 năm, 91 ra quân rồi. Trong khi ấy lính 90 tận 93 mới được ra quân.
.................
từ ngày 16-19/1/1989 gặp gỡ cấp cao của thứ trưởng Bộ ngoại giao 2 nước TQ-VN rồi mà bác,lúc ấy chắc là giảm NVQS cho thanh niên là hợp lí rồi

Lính Gia Lâm, Từ Liêm nhập ngũ đầu năm 88 đều vào F3 các bác nhỉ

Bạn cũng nhập ngũ vào sư 3 à ? đơn vị nào thế ? cho tôi hỏi thăm chút được không? nếu được mình vào mục hỏi đáp nha.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vinaheart trong 06 Tháng Năm, 2009, 11:37:26 am


Bạn cũng nhập ngũ vào sư 3 à ? đơn vị nào thế ? cho tôi hỏi thăm chút được không? nếu được mình vào mục hỏi đáp nha.

Dạ không bác ạ, em "thoát" được nhờ thi đậu ĐH ngay, chứ bọn bạn em thì không sót đ/c nào và đều vào F3 cả. Có ông bạn thân số hên chẳng quen biết gì mà được nhặt về văn phòng ban doanh trại cửa Sư bộ, hắn kể suýt thì nhận lời làm cháu rể sư trưởng và đi học SQ hậu cần, do không có ham hố ở trong quân đội (thời điểm 88-89 nó thế phải không các bác) nên xin ra quân chứ không đi học SQ. Ông bạn này chắc biết nhiều chuyện của F3, em đã rủ nhưng hắn không khoái chơi forum lắm mặc dù công việc hàng ngày đều xài internet. Ngoài ra sau này em lại có ông anh rể họ ở Từ Liêm cùng lứa cũng đi lính F3 dạo đấy nên em mới nghĩ là ở GL và TL đợt đầu năm 88 đều lấy vào F3.
-------------------------------------------
 Bạn xem hộ những chỗ tôi đánh dấu nhé!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: greenline trong 17 Tháng Năm, 2009, 10:30:45 am
Từ hôm qua, vấn đề TS lại nóng lên với tuyên bố của Bộ ngoại giao Việt Nam:

Trích dẫn
Việt Nam phản đối vi phạm chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa
Nguồn: http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/05/847983/

 - Hôm nay (16/5), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói các bên không có hành động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

Trường Sa - Hoàng Sa đã thuộc về Việt Nam từ trong lịch sử. Ảnh: Phạm Tuấn.

Thông tin cho hay Trung Quốc vừa ra lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Lệnh cấm này có hiệu lực từ ngày 16/5 đến ngày 1/8/2009.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng nói: "Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa".

"Mọi hành động của nước ngoài đối với hai quần đảo này cũng như trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các khu vực này", người phát ngôn nhấn mạnh.

Ông Lê Dũng cũng cho hay trong quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam cho rằng các bên liên quan cần tuân thủ Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.

Và trên net xuất hiện bài viết này:


Trích dẫn
theo Hồi Ký Trần Quỳnh.

(Ông TRẦN QUỲNH - phó Thủ tướng - uỷ viên trung ương Đảng - chánh văn phòng trung ương Đảng -phó giám đốc trường Đảng Nguyễn Ái Quốc)
……
Đầu năm 1973, Bộ chính trị quyết định cử một đoàn do thủ tướng Phạm Văn Đồng cầm đầu đi cám ơn các nước XHCN và một số nước bè bạn khác đã giúp đỡ và ủng hộ chúng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngoài Phạm Văn Đồng, còn có Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Văn Lợi thứ trưởng Ngoại giao và tôi, cùng đoàn chuyên viên. Cám ơn Liên Xô và Trung Quốc thì đã có đoàn Lê Duẩn.
……

Mấy hôm sau, chuyên cơ Trung Quốc sang Hà Nội để chở đoàn đi. Chúng tôi lên máy bay, trước mặt mỗi người ở trên bàn (vì là chuyên cơ nên ngồi bốn người một bàn) có để sẵn một tờ “Nhân Dân nhật báo” và một tờ “Trung Quốc đang xây dựng” bằng tiếng Pháp. Tờ “Nhân Dân nhật báo” là số đặc biệt 8 trang trong đó 4 trang giữa dành toàn bộ đăng bài trường ca về Hoàng Sa. Như vậy là đã tính toán để tờ báo được soạn và in để có mặt tại Hà Nội khớp với ngày hẹn đưa đoàn chúng tôi. Còn tờ “Trung Quốc đang xây dựng” thì bìa vẽ bản đồ của Trung Quốc theo đó thì toàn bộ biển Đông và Nam biển Đông cho đến Malaixia và Indonexia là lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc. Từ Đà Nẵng trở vào, Việt Nam không có biển, lãnh hải của Trung Quốc vào tận bờ biển nước ta. Nguyễn Duy Trinh bảo tôi: Tú tài (nói đùa theo tiếng Trung Quốc là nhà viết văn) hãy đọc và dịch cho mọi người nghe với. Tôi đọc tờ “Nhân Dân nhật báo” thấy trang đầu có bài gần như xã luận tường thuật cuộc luyện tập của quân đội tại Hoàng Sa với lời thề bảo vệ Hoàng Sa chống mọi âm mưu xâm lược, đồng thời chuẩn bị tinh thần để giải phóng Trường Sa. Còn bốn trang giữa của báo là bài trường ca về Hoàng Sa, đại ý nói Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc. Từ đời Tần Thủy Hoàng người Trung Quốc đã có mặt ở đó. Quân thù cậy thế mạnh hùng hùng hổ hổ chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng quân đội anh hùng của Trung Quốc đã lấy lại được Hoàng Sa đưa về trong lòng Tổ Quốc. Còn Trường Sa sẽ được giải phóng một ngày nào đó.
……….
Theo thông báo của phía Trung Quốc, tối hôm chúng tôi đến, Chu Ấn Lai sẽ đến gặp và ăn cơm với đoàn vào lúc 19 giờ. Nhưng đến 19 giờ, Trương Đức phiên dịch của Bộ chính trị Trung Quốc đến thông báo cho chúng tôi là cuộc tiếp của Chu Ấn Lai lùi lại 1 giờ để chúng tôi có thì giờ xem buổi truyền hình đặc biệt của đài Bắc Kinh. 19 giờ chúng tôi mở đài ra xem thì chương trình đặc biệt tối đó là một cô gái mặc quân phục ngâm bài thơ về Hoàng Sa đã đăng báo khi chúng tôi đi. Thật là trắng trợn hết chỗ nói.

...

Nguồn: http://blog.360.yahoo.com/blog-RrN2A8M1bqVh5g_GiuE8TZFF?p=1957&n=28500

Xin mạn phép nhắc lại câu kết của chủ nhân blog:


NGẦN ẤY CŨNG ĐỦ BIẾT BẠN TÀU CỦA MÌNH ROÀI


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: altus trong 18 Tháng Năm, 2009, 04:17:46 am
Thấy bảo BBC vừa rồi có vụ tranh luận nội bộ xem có nên đưa clip này lên công khai không. Ban Việt ngữ thì nhất định đòi đưa, còn ban Hoa ngữ một hai bảo không tin được có phải hàng xịn hay không. Cuối cùng thì BBC không đưa.  ;)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 18 Tháng Năm, 2009, 03:26:24 pm
@Greenline: bạn đọc cái blog kia không thấy là nó có cái sai căn bản sao?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: ndhung1412 trong 18 Tháng Năm, 2009, 05:03:39 pm
@Greenline: bạn đọc cái blog kia không thấy là nó có cái sai căn bản sao?

Trong Blog cũng có bạn phân tích những cái sai cơ bản rồi bác ạ, có thể bạn Greenline không chịu khó đọc hết thôi  ::)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: altus trong 18 Tháng Năm, 2009, 05:15:24 pm
Có thể sai về năm tháng, nhưng cũng chưa chắc. Đầu năm 73 có thể đi cảm ơn sau khi đã ký HĐ Paris. Quân đội TQ đã lấy lại một phần Hoàng Sa từ năm 1956. Các chi tiết khác tôi chưa thấy có gì đáng nghi.

Tuy nhiên cái hồi ký này nếu tôi nhớ không nhầm thì đã đọc từ những năm chín mấy chứ có gì mà "gần đây".


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Năm, 2009, 05:21:02 pm
Có thể sai về năm tháng, nhưng cũng chưa chắc. Đầu năm 73 có thể đi cảm ơn sau khi đã ký HĐ Paris. Quân đội TQ đã lấy lại một phần Hoàng Sa từ năm 1956. Các chi tiết khác tôi chưa thấy có gì đáng nghi.

Tuy nhiên cái hồi ký này nếu tôi nhớ không nhầm thì đã đọc từ những năm chín mấy chứ có gì mà "gần đây".

Theo ý tứ trong bài thì chắc chắn phải là sau 1/1974.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: altus trong 18 Tháng Năm, 2009, 05:29:24 pm
Theo ý tứ trong bài thì chắc chắn phải là sau 1/1974.

Cái hồi ký ấy viết như ông kể cháu nghe ấy mà, cứ soi từng ý thì còn lộn xộn chán.

Đầu 74 cũng ok, đi cảm ơn cũng không muộn. Mà có khi cảm ơn là mục đích lấy cớ, mục đích chính là đi chiêu tăng mãi (đạn) pháo không biết chừng.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 18 Tháng Năm, 2009, 05:34:16 pm
Tớ nhớ năm 76 cụ Đồng thay mặt đảng nhà nước Việt Nam đi 1 vòng quanh thế giới để cảm ơn chứ nhể?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: altus trong 18 Tháng Năm, 2009, 06:06:38 pm
Thì vưỡn. Nhưng không có nghĩa là năm 74 không đi.  ;)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: phucnp trong 20 Tháng Năm, 2009, 08:25:01 am
Theo tôi thì mục tiêu quan trọng trước mắt không phải là đòi chủ quyền các đảo (xem ra rất khó khăn), mà phải đàm phán rạch ròi việc chia vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa độc lập với tranh cãi chủ quyền đảo theo đúng tinh thần luật biển quốc tế. Nếu chiếu theo luật biển quốc tế thì cả TS và HS đều không dùng để tính VĐQKT được. Tức là đảo của ai xét sau, chia biển đã. Cái này vừa dễ thực thi cho ta hơn vừa quan trọng về quyền lợi thiết thực hơn. TQ xem ra rất không muốn giải quyết theo lộ trình này.
Cái này khó lắm bác Altus ạ.
Việc chia biển xác định bởi khi phân định các hòn đảo chưa rõ ràng thì để xác định vùng đặc quyền kinh tế ( tức là quốc gia sở hữu có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển. Vùng đặc quyền kinh tế chỉ được xác định khi quốc gia có quyền chủ quyền đối với vùng đó. Còn khu vực Hoàng Sa với Trường Sa đang là khu vực tranh chấp. Hiệu lực để tính vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia chưa được các bên công nhận. Mỗi một quốc gia nếu mà đều đưa ra công thức tính 200 hải lý (theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982) thì rất dễ xảy ra chồng lấn và tranh chấp lắm. Thêm nữa, hiện nay hầu hết các nước lớn đều muốn thay đổi Công uớc này (với lý do để mở rộng vùng biển quốc tế để có thể thoải mái khai thác tài nguyên) thì càng khó chia biển.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: anhkhoi trong 20 Tháng Năm, 2009, 08:53:32 pm
Xem ký sự thấy nhắc đến em Titan, khoảng năm 90 nghe mấy anh hải quân khoe em này là Hoa hậu/Á hậu của HQVN, bây giờ sau 20 năm vẫn ngất ngưởng trên ngôi. Chả biết nói gì  >:(


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: greenline trong 26 Tháng Năm, 2009, 01:14:15 pm
Tình cờ em tìm được loạt bài về những diễn biến TS năm xưa, vậy em gửi lên đây cho các bác tham khảo. Nếu các thông tin này trùng lặp hoặc chưa chính xác thì mong các bác thông cảm.  :)

Chuyện Trường Sa của người Trường Sa. Link:
http://thiemthu.multiply.com/tag/tr%C6%B0%E1%BB%9Dngsa


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Năm, 2009, 01:32:23 pm
Bác Thiềm Thừ này có nói đến vụ HQ Malaysia vây đảo An Bang tháng 11/1978, không rõ chi tiết thế nào nhỉ?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: p900 trong 26 Tháng Năm, 2009, 04:40:58 pm
Tình cờ em tìm được loạt bài về những diễn biến TS năm xưa, vậy em gửi lên đây cho các bác tham khảo. Nếu các thông tin này trùng lặp hoặc chưa chính xác thì mong các bác thông cảm.  :)

Chuyện Trường Sa của người Trường Sa. Link:
http://thiemthu.multiply.com/tag/tr%C6%B0%E1%BB%9Dngsa

Cảm ơn bác đã kiếm được bài này. HQ617 là tầu tôi đi và Hải Đội trưởng Lưu Đình Lừng. Chuyến đó đi gặp bão hư hỏng nên về Bason sửa gấp để đi CQ 88 nhưng không kịp. Một kỷ niệm về trung tá Dân lúc đó gặp bão mà tầu thì đang mất lái sóng đang đánh đưa tầu vào bãi cạn. Anh em trên tầu đang lo chống bão. Còn bác Dân ngồi thổi phao cứu sinh Bố Lừng đi ngang qua làm câu " Đ.. tầu chìm thì 10 cái phao cũng thế ở đó mà cứu sinh ". Nhanh thật vậy mà gần 22 năm rùi 1 lần nữa xin cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: greenline trong 27 Tháng Năm, 2009, 08:15:45 pm
Bác Thiềm Thừ này có nói đến vụ HQ Malaysia vây đảo An Bang tháng 11/1978, không rõ chi tiết thế nào nhỉ?

Vụ này thì tôi không rõ bác ơi. Bác thử hỏi bác Thiềm Thừ xem có thêm thông tin không?

Cảm ơn bác đã kiếm được bài này. HQ617 là tầu tôi đi và Hải Đội trưởng Lưu Đình Lừng. Chuyến đó đi gặp bão hư hỏng nên về Bason sửa gấp để đi CQ 88 nhưng không kịp. Một kỷ niệm về trung tá Dân lúc đó gặp bão mà tầu thì đang mất lái sóng đang đánh đưa tầu vào bãi cạn. Anh em trên tầu đang lo chống bão. Còn bác Dân ngồi thổi phao cứu sinh Bố Lừng đi ngang qua làm câu " Đ.. tầu chìm thì 10 cái phao cũng thế ở đó mà cứu sinh ". Nhanh thật vậy mà gần 22 năm rùi 1 lần nữa xin cảm ơn bác.

Dạ, không có gì bác ơi. Em gửi bài lên đây để các bác có thêm thông tin, còn em thì hóng chuyện từ kỷ niệm của các bác.  ;D Bác p900 vậy mà viết ít bài quá.  ::)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 21 Tháng Sáu, 2009, 12:44:52 pm
     Chào các bác cựu chiến binh,
 Cháu đọc quansu.vn theo giới thiệu của mod Tuấn khá lâu rồi, nhưng hôm nay mới post bài tại thread này.
 Vì có ý kiến của một số bác CCB rằng clip đó là giả, theo cảm nhận và từ kinh nghiệm thực tiễn.

 Về phần cháu, vì đã quan tâm theo dõi sự kiện CQ-88, đồng thời qua phân tích những chi tiết trong clip, cháu xin nêu ra quan điểm clip đó là thật vì nó rất khớp với tài liệu của HQNDVN 55-05.
  Xin trích lại link mà cháu phân tích bên TTVNOL, bên đó đến nay vẫn chưa có ý kiến phản biện về quan điểm của cháu.
... (mời các chú, bác xem chi tiết ở đầu trang sau (15) )


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: ThanhBinh trong 22 Tháng Sáu, 2009, 02:34:06 am
  Đang đợi các bác CCB phân tích giùm quan điểm của em.

Nếu bạn muốn mọi người tham gia thảo luận với bạn thì nên viết ý kiến của mình lên một cách rõ ràng, chứ cứ để mấy cái link đó rồi mong mọi người chạy theo link của bạn thì mệt quá.
Đâu có mất nhiều thời gian nếu bạn chép (copy/paste) nội dung muốn đề cập sang đây?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 22 Tháng Sáu, 2009, 06:47:50 am
Nếu bạn muốn mọi người tham gia thảo luận với bạn thì nên viết ý kiến của mình lên một cách rõ ràng, chứ cứ để mấy cái link đó rồi mong mọi người chạy theo link của bạn thì mệt quá.
Đâu có mất nhiều thời gian nếu bạn chép (copy/paste) nội dung muốn đề cập sang đây?
   Đây bác ạ.

Phần 1/:

Thấy bảo là BBC định đăng clip Vòng tròn bất tử, BBC Việt ngữ thì đòi đăng, nhưng riêng tụi BBC Hoa ngữ lại phản đối vì lí do:
Trong đoạn phim mặt trời đứng bóng chứ không giống tầm sáng sớm lúc diễn ra trận đánh.
 BBC Hoa ngữ cho rằng clip đó không thật. Cuối cùng BBC ko cho đăng clip đó.

Tại sao cảnh nó thảm sát quân mình trên đảo lại không thấy bóng nắng rực rỡ lúc sáng sớm ?
Dưới đây là quan điểm theo phân tích của cháu :


Đây là vị trí diễn ra trận đánh hôm đó
(http://farm4.static.flickr.com/3556/3547644354_de0db2b714.jpg?v=0)

Gạc Ma là một bãi đá ( đảo chìm), nổi một phần khi triều xuống nhưng ngập hoàn toàn khi triều lên.
Trong hình dưới , thấy rõ Gạc Ma gồm 2 vỉa đá ngầm : vỉa tây và vỉa đông.
(http://farm3.static.flickr.com/2354/3533446959_95ae7ec9ed.jpg?v=0)

Để ý là chụp từ không ảnh thì chỗ nào nước biển càng sâu thì càng xanh thẫm, chỗ nào càng nông
thì gam màu trắng xanh càng rõ. Vậy nên thấy rõ là trong hình trên là vỉa đá phía đông cao hơn hẳn
phía tây.
     Rõ ràng là như vậy, vì như hình dưới đây, TQ đã cho xây công sự tại nơi cao nhất của bãi Gạc Ma,
nằm tại vỉa đá phía đông (chính là ô vuông có hình chữ w trong hình ở trên) . Chỉ khi triều xuống thấp
nhất thì tại phần đá nổi lên, lập tức phun bê tông, đổ kết cấu thì mới xây nhà được.
(http://farm3.static.flickr.com/2115/3534264594_78d3dfee8e.jpg?v=0)

Thời điểm 5, 6h sáng ngày hôm đó đang là lúc triều cường lên, đương nhiên quân ta đổ bộ lên đảo sẽ
phải đứng ở nơi nào cao nhất. Chỗ cao nhất như vậy, chính là nơi TQ đã xây công sự hiện nay, mà cũng
đã ngập đến ngang thắt lưng.

Cũng phải lưu ý thêm là tàu TQ không thể đậu ở phía Bắc Gạc Ma vì tàu to không đời nào chui vào vòng
san hô như hình dưới đây, sẽ bị mắc cạn.
(http://farm4.static.flickr.com/3386/3534305852_9015efe4de.jpg?v=0)

Riêng tại đảo Gạc Ma thường trực có 2 con hộ vệ tên lửa 502 và 556 của TQ áp sát. Ít nhất một trong hai
con này sẽ phải đậu bên phía vỉa đông của bãi Gạc Ma vì như thế sẽ áp sát đội thuỷ thủ của VN đang đứng
trên bãi đã, với khoảng cách chỉ từ 300 đến 400m (mô tả của báo Nhân dân về sự kiện đó).
(http://farm3.static.flickr.com/2462/3534264708_d6a51392dc.jpg?v=0)

BBC Hoa ngữ thắc mắc là tại sao lại không thấy rõ bóng nắng lúc quân TQ bắn quân ta trên đảo Gạc Ma ?

Như đã thấy thì tàu TQ đậu gần vỉa đông của Gạc Ma, máy quay và ống nhòm đều chĩa về phía Gạc Ma, lưng
của bọn chúng quay về hướng Đông, trong khi bọn chúng đang đứng trên boong tàu lớn, tầm 5, 6h sáng thì góc
quay đấy đương nhiên không thể thấy rõ bóng nắng được. Nhưng nếu quay ngược 180 máy quay,
mọi chuyện sẽ khác. Đấy là vẫn chưa tính đến hiệu ứng khuất bóng râm, máy quay và máy ảnh đứng khuất bóng
râm quay ra trời nắng cũng sẽ khác với khi để ống kính bị hắt nắng.

Ngoài ra, xem kĩ lại đoạn phim, chúng ta sẽ thấy rất rõ ...
(http://farm4.static.flickr.com/3379/3546757385_2b5419b84c.jpg?v=0)
(http://farm4.static.flickr.com/3599/3546757499_7f9c7a55cd.jpg?v=0)
(http://farm3.static.flickr.com/2025/3547565524_eff660284f.jpg?v=0)

... rằng ngay phía sau nơi quân ta đứng có một vệt dài nước biển sẫm màu lại, rồi ra xa xa lại là vệt dài màu
sáng hơn. Để ý nơi quân ta đứng trên bãi đá, thì thấy màu nước biển cũng sáng hơn. Như vậy vệt dài nước biển
sẫm màu đó chính là khe trũng chia đôi vỉa đá đông và vỉa đá tây của bãi Gạc Ma mà chúng ta đã thấy trong
hình thứ 2 của post này. Còn vệt nước biển xa xa màu nhạt hơn ( cùng màu với nơi quân ta đang đứng) chính là
vỉa đá phía tây của bãi Gạc Ma. BBC Hoa ngữ cho rằng clip này là giả những không biết liệu có chỉ ra được bãi đá
nào khác mà TQ đang chiếm giữ lại có cấu tạo độc nhất vô nhị như bãi Gạc Ma này không nữa ?

Để ý sẽ thấy khe trũng màu xanh sẫm chia đôi vỉa đá đông và tây của bãi Gạc Ma trong ảnh chụp từ Google Earth
và từ phim đều rất khớp với nhau. Nếu ở dưới lòng biển không có vỉa đá ngầm liền một dải như thế thì nước biển
không thể nào đang từ xanh sẫm lại đột ngột chuyển sang màu sáng như thế được Điều đó khẳng định bãi đá
trong video đó chính là Gạc Ma.

Chụp từ Google Earth (quay về hướng tây)
(http://farm3.static.flickr.com/2014/3536486519_46c9063b7c.jpg?v=0)
(http://farm4.static.flickr.com/3309/3536486643_c4bfb89a73.jpg?v=0)

Ngoài ra thì nhiều người cũng nghi ngờ , đặt câu hỏi rằng những người đang đứng trên đảo trong clip liệu có lính
Trung Quốc trong đó không ? Câu trả lời là KHÔNG vì , cả trong clip lẫn trong ảnh chụp, thấy rõ là TQ thả rất nhiều
xuồng máy loại tương đối nhỏ đến cỡ trung bình trở lính có vũ trang để đổ bộ lên Gạc Ma.
(http://farm4.static.flickr.com/3037/3113626601_aa04da23d1_o.jpg)
(http://farm4.static.flickr.com/3116/3115601892_3e3de7eba6_o.jpg)

Nhưng trong cả clip chỉ thấy duy nhất có 1 thuyền loại to đậu trên đảo, đó chính là phông-tông của tàu HQ-604
chở vật liệu xây dựng nhà trên đảo, được đưa vào đảo lúc 4h30 sáng 14 tháng 3, 1988. Sở dĩ nó không tròng trành
 mà đứng yên một chỗ vì rất nặng do chở VLXD, cán chìm vào bãi đá. Nếu cảnh trong clip có cả quân TQ đứng lẫn
cùng quân VN trên bãi đá, chưa kể đến những cảnh giằng co, đánh nhau tay chân căng thẳng diễn ra giữa hai bên,
thì ít nhất cũng phải có 3,4 xuồng máy trở quân TQ đổ bộ đóng cọc ở mép đảo.
(http://farm3.static.flickr.com/2438/3546757455_f3bde9387e.jpg?v=0)

Trong khi đó thì HQ-604, trọng tải nhỏ, có thể tiếp cập trực tiếp lên đảo và có thể đổ quân không cần dùng xuống máy như bọn TQ
(http://farm3.static.flickr.com/2463/3559399423_db3f0bbf6a.jpg?v=0)

Trong clip này bọn TQ đã cắt đi cảnh rất quan trọng là chúng nó hùng hổ đổ quân lên bãi đá, giật cờ, sát hại
Trần Văn Phương và đâm bị thương nặng Nguyễn Văn Lanh. Cảnh này bọn nó đã rất hi vọng mình sẽ nổ súng
để chụp ảnh quay phim rồi lu loa này nọ, nhưng cuối cùng mình ko bắn. Nó còn bắn chết 1 người, đâm bị thương
1 người của mình mà mình vẫn nhịn nên đành rút lại tàu (sách của QCHQ chỉ ghi khi quân địch đã rút ra xa....).
Những cảnh quay quân mình đứng trên đảo vẫn bình thản như không có chuyện gì là lúc trước khi nó đổ quân
và sau khi nó rút hết về tàu. Những cảnh có quân nó đổ bộ lên đảo rất căng thẳng, bật lưỡi lê dàn hàng hình
chữ nhất xông lên, giằng co giật cờ , thì nó cắt vì trong đó có cảnh nó nổ súng bắn chết Trần Văn Phương.

BBC Hoa ngữ bảo phim đó mặt trời đứng bóng, nhưng mà chắc cố tình không biết rằng góc quay và việc hắt
bóng râm vào máy ảnh, máy quay phim cũng gây hiệu ứng không nhỏ.
Cùng là một cảnh ( trước mũi tàu HQ-604 có một xà lan nhỏ) nhưng hai ảnh lại khác nhau về độ sáng của bóng nắng.
Ảnh sau thì góc quay chếch dạt về phía đuôi tàu HQ-604
(http://farm4.static.flickr.com/3095/3113626523_065b3f7477_o.jpg)
(http://farm3.static.flickr.com/2364/3534265146_26297a420c.jpg?v=0)








Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 22 Tháng Sáu, 2009, 07:16:18 am
À, gặp lại ông này đây rồi. Ông đã tìm ra được quyển từ điển nào chép chữ Fall tiếng Đức cổ là cơn mưa như ông từng khẳng định chưa thế?  ;)
  Ớ, bác nhớ zai thía  ;D

  Phần 2/: , phần này phân tích cảnh bắn 37mm

00:57 -00:58 : ( đoạn ngay trước cảnh TQ tuyên thệ) ta đổ bộ và cắm 2 cờ phía bắc đảo Gạc Ma, khớp với tường thuật
của TQ tại zhidao.baidu.com. 并在赤瓜礁北侧插上2面越南国旗 ... đồng thời cắm hai lá cờ Việt Nam ở mặt Bắc đảo ChiGua.
Xem kĩ lại đoạn video sẽ thấy 2 lá cờ bay phần phật
(http://farm4.static.flickr.com/3417/3648872088_7752ae6091_o.jpg)

01:31-01:49: TQ quay phim toàn bộ đảo, từ phải sang trái, đếm được 3 lá cờ VN. Tong đó 2 lá bên trái và bên phải cắm
thẳng vào đảo ở hai đầu nam-bắc của đảo. Lá ở giữa cắm vào thuyền to. Đếm cẩn thận được khoảng gần 50 thuỷ thủ
và công binh Việt Nam. Chi tiết này phù hợp với miêu tả của TQ tại zhidao.baidu.com.
越军上礁人员已达43名 ... Lính trên đảo của VN đã đạt đến 43 người.
Lá thứ nhất, bên phải (bắc Gạc Ma)
(http://farm3.static.flickr.com/2442/3555949498_0c4e3bd358.jpg?v=0)
Hai lá tiếp theo, ở giữa và nam Gạc Ma
(http://farm4.static.flickr.com/3598/3555138117_85860e7f91.jpg?v=0)

Để ý là lúc này mũi thuyền to quay về bên phải
(http://farm3.static.flickr.com/2438/3546757455_f3bde9387e.jpg?v=0)

01:55-02:06: Vẫn là cảnh lá cờ VN bên trái (phía nam đảo Gạc Ma), nhưng lúc này thuyền to đã rời đi chỗ khác
làm nhiệm vụ nào đó ở phía bắc đảo Gạc Ma, mang theo lá cờ ở giữa được cắm vào thuyền.
(http://farm4.static.flickr.com/3362/3649246083_ea31b5e0aa_o.jpg)

Chính thế nên trong cảnh bắn 37mm, lúc đó thuyền to đã quay về vị trí cũ ở giữa đảo để cán bãi (nơi cao nhất)
và mũi thuyền đã quay về bên trái
(http://farm4.static.flickr.com/3567/3557820109_7855551138.jpg?v=0)

Trong cảnh bắn 37mm, để ý kĩ thì vẫn thấy 2 lá cờ bay phấp phới vẫn hướng gió như vậy. Lá bên phải cắm phía
bắc đảo Gạc Ma vẫn ở chỗ cũ còn lá ở giữa cắm trên thuyền thì lúc này cắm ở phía mũi thuyền quay về bên trái.
(http://farm4.static.flickr.com/3642/3648872184_0550c34017_o.jpg)

Nhìn toàn cảnh đảo Gạc Ma ngay trước và trong toàn cảnh bọn TQ xả 37mm, thì không thấy lá cờ phía bên trái
đâu nữa, vì ngay trước đó, tại đó diễn ra trận đánh giữ cờ làm Trần Văn Phương hi sinh và Nguyễn Văn Lanh bị
thương nặng. Kết quả là cột cờ bị đổ và bọn TQ hậm hực rút trở lại tàu. ( "khi quân địch đã rút ra xa ...")
(http://farm3.static.flickr.com/2479/3648606009_1a0daafa18_o.jpg)
(http://farm3.static.flickr.com/2479/3648916816_41f17bd00c_o.jpg)


Đúng là thế vì tàu thả quân của bọn TQ (502) đậu phía nam đảo Gạc Ma. Còn tàu trực tiếp quay phim cảnh quân ta
đứng trên đảo (556) thì đứng giáp mặt quân ta. Các bác để ý cảnh quay bọn TQ tuyên thệ trên tàu 502 bởi tên mặc
áo xanh thấp thấp tên Dương Chí Lượng là của một phim khác được đột ngột cắt ghép vào. Trong phần tường thuật,
tên này được giới thiệu là đội trưởng đội pháo binh chống ngầm gì đó của tàu 502.

Tàu 502 của TQ đậu phía nam Gạc Ma, trong lúc 556 đang xả 37mm lên đội thủy thủ của ta trên đảo thì chính con 502
này đã bắn chìm HQ-604 ngay cùng lúc.
(http://farm4.static.flickr.com/3617/3558682784_c509935d78.jpg?v=0)

Để ý bóng nắng sáng sớm từ phía đông đổ về sẽ hiểu tại sao tàu đổ quân 502 của TQ lúc đó đậu ở phía nam đảo Gạc Ma.
Tàu 502 của TQ còn thêm nhiệm vụ cùng với tàu 531 để mắt tới HQ-505 của VN đang đậu ở phía bắc Gạc Ma nên chọn
vị trí tương đối như vậy. Chính con này và con 531 sau đó đã đuổi theo để truy sát HQ-505.
(http://farm4.static.flickr.com/3335/3558685192_cefa50ce2a.jpg?v=0)

Thế nên cảnh TQ cho thuyền máy chạy về hướng Gạc Ma, thấy rõ là bóng nắng sáng sớm cắt ngang hướng di chuyển của bọn chúng, từ nam chếch ra hướng đông-bắc.
(http://farm4.static.flickr.com/3562/3558666554_dfdfc43ab1.jpg?v=0)
(http://farm4.static.flickr.com/3037/3113626601_c00fed17db.jpg?v=0)

Và vì đổ quân từ hướng nam Gạc Ma nên TQ đổ quân lên bãi đá phía nam Gạc Ma và giành dật cờ tại đây.

Cũng lưu ý thêm là theo mô tả của TQ thì quân số TQ trên đảo lúc nhiều nhất là 58.
我登礁总人数达到58名...tổng số người ta lên đảo là 58

Không biết sau này TQ còn giám công bố tiếp đoạn phim bọn chúng ồ ạt đổ quân lên bãi phía nam Gạc Ma
để giật cờ VN ko ?
Tỉ lệ là TQ vs VN: 58 vs khoảng gần 50.
Hai tàu đổ quân là 502 và 531.

556 sau khi thảm sát đội thủy thủ VN trên bãi Gạc Ma, tiếp tục  bắn chìm HQ-605
(http://farm3.static.flickr.com/2451/3557935893_a8c5cc5ae6.jpg?v=0)
(http://farm4.static.flickr.com/3568/3557935953_a1b07538c6.jpg?v=0)




Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 22 Tháng Sáu, 2009, 07:27:03 am
Phần 3/: (bổ sung)

Tàu HQ-604 trong chiều ngày 13 và trong cảnh bắn 37mm.
 Có cảm giác như HQ-604 đã nổi cao hơn hẳn chiều hôm trước , vì đã hạ thủy thuyền to chở VLXD rất nặng
cùng gần 50 thủy thủ lên bãi Gạc Ma

(http://farm4.static.flickr.com/3371/3575726280_236f8bbfdf.jpg?v=0)
(http://farm3.static.flickr.com/2483/3575726338_dcd7954a92.jpg?v=0)

Trước khi cho quân đổ bộ ồ ạt lên nam Gạc Ma, TQ đã thả trước 2 thuyền bé, nhưng không lên được đảo, phải
quay về, phù hợp với mô tả của phía VN (TQ thả 2 thuyền máy chở 8 lính có vũ trang...)
Một thuyền cắm cờ và một thuyền không cắm cờ
(http://farm3.static.flickr.com/2474/3620177881_1781efae5f.jpg?v=0)
(http://farm4.static.flickr.com/3054/3620177753_07c35402b5.jpg?v=0)

Khi 2 thuyền máy trở khoảng chục lính TQ lao về phía đảo thì HQ-604 đã hạ thủy thuyền to lên đảo
(http://farm3.static.flickr.com/2445/3621003068_98374f55b8.jpg?v=0)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 22 Tháng Sáu, 2009, 09:07:47 am
Trong nguồn này, có đề cập đến việc TQ đã rút quân có chủ đích sau cuộc đánh nhau với quân VN trên đảo Gạc Ma để thực hiện vụ
thảm sát. Bác nào biết tiếng Hoa có thể vào để xác nhận điều này
http://blog.sina.com.cn/s/blog_4cf54dc001009i7i.html%7Etype=v5_one&label=rela_prevarticle

Đây là bản dịch phần tường thuật tiếng Hoa trong clip gốc
 http://www.youtube.com/watch?feature=related&v=AXTTJAL52Pw

  Các bác đọc và so sánh với clip gốc để thấy nó không hề ăn nhập với những cảnh trong phim.
Nếu là một video dựng lại với mục đích tuyên truyền, vu cáo VN nổ súng trước, nhưng tinh ý thì phát hiện ra nhiều điểm
 không ăn nhập giữa lời tường thuật và cảnh trong phim.
----------
00:02-00:16  Thế nhưng chính quyền đương cục của nước nọ không cam thất bại ở Đảo Hua Jiang (bãi Châu Viên, Cuarteron Reef), ngày 14 tháng 3 năm 1988, một trận xung đột vũ trang ác liệt hơn đã mở màn.
 
00:19-00:38  Sáng sớm ngày 14 tháng 3, mặt nước đại dương soi bóng lá cờ đỏ 5 sao của chúng ta bay phất phới trên Đảo Chi Gua (Đảo Xích Qua, tức Gạc Ma) đầy hoành tráng. Lúc này, phân đội canh giữ đảo do Biên đội 502 ta phái đi đang đứng trên biển quan sát và canh giữ bãi đá ngầm.
 
00:40-00:53   Hơn 7 giờ, tàu chiến vũ trang HQ 604, 605 và tàu đổ bộ 505 của nước láng giềng nọ bất chấp lời cảnh cáo nghiêm trọng của ta, hùng hổ xuất quân xâm chiếm Đảo Gạc Ma.
 
00:54-01:01  Để chi viện cho Phân Đội canh giữ đảo của ta, Biên Đội 502 lập tức phái lực lượng lên đảo số 2, số 3.
 
01:02-01:12  Binh lính Trung Quốc tuyên thệ …“ Còn có tôi, thì còn cờ tổ quốc” : Dương Chí Lượng ... Hoàng Công Bính ...
 
01:27-02:13   Trên Đảo Gạc Ma, hai bên đối đầu vô cùng căng thẳng (như tên đã rút, như cung đã giương). Đối mặt trước họng súng đã lên đạn và binh lính ngông cuồng tự đại đến cực điểm của nước nọ, quân đội canh giữ đảo của ta tiếp tục phát đi lời cảnh cáo nghiêm trọng với bọn chúng. Quân đội của nước nọ lại xem sự nhẫn nhịn hết lần này đến lần khác của ta như sự hèn nhát yếu đuối, bọn chúng dùng các động tác hạ lưu như tiểu tiện trước mặt đám đông, chửi bới … để sỉ nhục quân lính của ta.
 
Thị khả nhẫn, thục bất khả nhẫn! (Chuyện này mà nhịn được thì còn chuyện gì không nhịn được = nhất quyết không thể nhịn được). Ta dàn đội hình chiến đấu, xông thẳng vào họng súng đen ngòm của chúng, thẳng tiến về phía trước. Lúc này đối phương cầm súng hung hăn nhắm vào một chiến sĩ đang cướp cờ của ta. Tôi Dương Chí Lượng - Phó đội trưởng pháo binh tàu 502 nhanh tay lẹ mắt tung người nhào qua bên đó.
 
02:14-02:15 Đánh rồi, đánh rồi … (37mm).

02:17-02:25  Quốc gia nọ đã nổ súng. Và cùng lúc đó, các loại vũ khí trên hạm chiến tàu của quân đội họ bắn điên cuồng vào quân lính đổ bộ của chúng ta.
 
Người phạm ta thì ta phải phạm người, chúng ta không nổ phát súng đầu tiên, nhưng cũng không thể để người khác nổ súng vào ta.
 
02:34-03:04   Lịch sử sẽ ghi khắc mãi giây phút này.
 
Lúc 8 giờ 47 phút sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân nhân dân ta vì mục đích bảo vệ quần đảo Nam Sa, đối mặt với sự khiêu khích điên cuồng của kẻ xâm lăng, đã anh dũng phản kích tự vệ tại hải phận Đảo Gạc Ma.

03:05- hết :Trong trận chiến này, binh lính tàu tham chiến 502, 531, 556 của ta đã phối hợp chặt chẽ, chiến đấu dũng mãnh, đạt được thắng lợi vẻ vang: đánh chìm một tàu chiến, đánh tan 2 tàu chiến của nước nọ, bắt sống 9 binh sĩ của đối phương, còn ta chỉ bị thương 1 người. Từ đó, kết thúc chiến tranh ở quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) và tuyên bố chủ quyền toàn vẹn của nước cộng hoà.
------------------

  Tổng hợp và hiệu chỉnh từ hai nguồn chính:
http://www.vietgle.vn/forum/Default.aspx?intThreadId=yNSCzhRYSLwtnoK7IH5Ypw%3d%3d&strControlID=24&intPageIndex=2#Thread4172

http://www.militaryphotos.net/forums/showthread.php?t=157294&page=15


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 22 Tháng Sáu, 2009, 09:23:53 am
Câu chuyện thì có
Hình ảnh ban đầu cũng có.
Chỉ thắc mắc các hình ảnh bắn nhau mà thôi! Mà các hình ảnh này thì mờ toẹt.
Lấy nó để khẳng định là chưa chắc chắn!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 22 Tháng Sáu, 2009, 09:28:41 am
Câu chuyện thì có
Hình ảnh ban đầu cũng có.
Chỉ thắc mắc các hình ảnh bắn nhau mà thôi! Mà các hình ảnh này thì mờ toẹt.
Lấy nó để khẳng định là chưa chắc chắn!
   Thế nên em mới phải phóng to xem đi xem lại rất nhiều lần bác ạ, thấy ngay trước cảnh 37mm thì cột cờ bên trái biến mất,
 chắc phải có lí do nào đó như bị xô đẩy rất mạnh, giằng dật v.v... 2 cột kia vẫn còn nguyên, ngay trước và trong cảnh 37mm, vẫn bay phần phật.

  Bác xem kĩ lại video sẽ thẫy rõ điều này


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: chiangshan trong 22 Tháng Sáu, 2009, 11:03:23 am
Lúc trước bác TS1 nói vệt nước do đạn bắn không phải của đạn 37mm. Bác baoleo và các CCB HQ cho thêm ý kiến đi ạ.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 22 Tháng Sáu, 2009, 01:15:41 pm
Qua vụ "Bùi Tín" thì tớ thấy vụ này cứ phải rõ ràng hơn thì mới kết luận được. Khi chưa có hình ảnh rõ ràng mà bác "khai triển" rộng rãi thế kia, e là chưa nên!

TB: Cái thằng T.Trẻ nó đánh hơi thấy cái vụ DK của anh em mình rồi!  ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: baoleo trong 22 Tháng Sáu, 2009, 02:09:56 pm
Việc TQ xả súng đánh chiếm Gạc Ma và các chiến sỹ Hải quân hy sinh ở đó là sự thật không thể bàn cãi. Các chiến sỹ hy sinh, đa phần quê ở Quảng Nam- Đà Nẵng (lúc đó chưa tách tỉnh) và thuộc lữ đoàn công binh Hải quân (Bộ chỉ huy lữ đoàn đóng tại Hà Tu-Quảng Ninh).
Cái clip này có nhiều chi tiết, theo tớ là đúng.
Tuy nhiên, Trường Sa và TQ bây giờ là chủ đề nhậy cảm-không được bàn tán  ;)
Bọn tớ nguyên là lính Hải quân luôn nhớ về sự kiện 1988 này. Còn bàn về nó thì: tốt nhất ta hãy làm 1 điều gì đó- để ai đó sợ- mà không dám để xảy ra sự kiện 1988 lần 2.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 22 Tháng Sáu, 2009, 04:50:43 pm
Không phải là không có chuyện TQ xả súng bắn bộ đội ta ở Gạc-Ma (!!!) mà là đoạn hình ảnh mô tả bắn đạn trong cái cờ-líp kia bác baobeo ạh!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 22 Tháng Sáu, 2009, 04:58:24 pm
Không phải là không có chuyện TQ xả súng bắn bộ đội ta ở Gạc-Ma (!!!) mà là đoạn hình ảnh mô tả bắn đạn trong cái cờ-líp kia bác baobeo ạh!

Em thấy chả có gì chứng minh được những bóng mờ nho nhỏ trên  đoạn phim đó là người nước nào cả.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 22 Tháng Sáu, 2009, 11:35:38 pm
  Đúng là trừ khi TQ chính thức xác nhận đoạn video đó là thật (không tưởng) thì mọi việc xong xuôi, còn không chỉ
còn cách là ... xác suất thống kê ! Ngay cả giám định ADN xác định cha con, cũng không bao giờ được đến 100%.

  Vấn đề mấu chốt theo em ở đây là cái bãi đá hình cái "nẹp" đấy. Các bác ngại check Google Earth chứ các bãi đá
TQ chiếm giữ (nếu khả năng TQ lấy bãi đá nào đó để dựng lại clip) toàn là bãi vòng rộng. Có quay tứ phương
tám hướng cũng không thể có cái "khe" màu xanh sẫm màu đó được.

   Nếu không thể có bãi đá nào khác có được cấu tạo như thế thì đành tạm thời chấp nhận đó là Gạc Ma. Mà cảnh gần 50 người
+ 3 lá cờ, như đã trình bày, lại có liên quan rất logic đến đoạn 37mm như em đã chỉ rõ.

   Như đã nói, trừ khi TQ lên tiếng, còn lại thì không bao giờ 100%.
Chỉ có thể chứng minh là ... rất khó mà có thể phản biện rằng đó KHÔNG phải là bãi Gạc Ma.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 22 Tháng Sáu, 2009, 11:39:35 pm
Về mặt tuyên truyền, bạn triển khai thế thì được!  ;D Về dữ kiện để nói đó là Gạc-ma thì đến giờ này khẳng định là chưa chắc!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 22 Tháng Sáu, 2009, 11:43:21 pm
Về mặt tuyên truyền, bạn triển khai thế thì được!  ;D Về dữ kiện để nói đó là Gạc-ma thì đến giờ này khẳng định là chưa chắc!
  Hì, bác ạ, đúng là lúc em khai triển "rộng rãi" sợ nhất là sau này bị "hố hàng".
 Nhưng qua tìm hiểu với Google Earth + bác baoleo cằn-phơm như vậy thì có thể tạm thời an tâm ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 22 Tháng Sáu, 2009, 11:50:44 pm
Bác baobeo cần-fơm cái gì thế?  ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 22 Tháng Sáu, 2009, 11:55:52 pm
Bác baobeo cần-fơm cái gì thế?  ;D
Ờ thì có 1 số cảnh đúng đó bác, ngay cả phim tài liệu đại thắng mùa xuân còn có một số cảnh dựng lại,
ví dụ đoạn công binh nhà ta ngồi ... cưa gốc gây bên bờ sông Se-ne-gal giữa ban ngày ban mặt ;D để
hôm sau tăng ủi gốc cây vô Ban-Mê-Thuột đó ... huống hồ là phim Tàu ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 23 Tháng Sáu, 2009, 12:37:03 am
  Tóm lại, nếu quan điểm cho rằng đoạn phim quay cảnh đoàn người đứng trên bãi đó là giả thì
 theo em có hai điểm mấu chốt như sau các bác ạ:

Điều kiện 01/ Đạo diễn Trung Quốc phải tìm được một bãi đá có cấu tạo như bãi Gạc Ma : Hình cái nẹp với hai vỉa đá đông-tây
nằm sát nhau tách biệt bởi một khe trũng rất hẹp

Điều kiện 02/ Bãi đá đó cũng phải thỏa mãn điều kiện là phần đá nổi cao nhất để các diễn viên có thể đứng và chạy nhảy được
cũng phải liền thành một dải ngắn dọc theo xương sống của vỉa đá bên này hoặc bên kia.

   Còn nếu quan điểm cho rằng Trung Quốc dùng chính bãi Gạc Ma để dựng lại thì lại càng không thể vì chỗ cao nhất
  giờ đã chình ình cái công sự to như vậy rồi. Các chỗ khác để diễn viên đứng ngập cũng phải ngang ngực trở lên.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: haanh trong 23 Tháng Sáu, 2009, 12:43:38 am
hehe phim ảnh thì cái gì mà làm không được ? sao không phân tích xem nó bắn như thế có thật không , phản ứng những người bị bắn có logic không  ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 23 Tháng Sáu, 2009, 01:32:55 am
hehe phim ảnh thì cái gì mà làm không được ? sao không phân tích xem nó bắn như thế có thật không , phản ứng những người bị bắn có logic không  ;D
;D, à em có đọc lại post của bác TS1 thì thấy bác hơi thắc mắc sao nó bắn mà vẫn ưỡn ngực ra đỡ đạn.

Thực ra là bác TS1 nhìn nhầm lá cờ cắm ở mũi thuyền là ai đó đang ưỡn ngực đỡ đạn, chứ xem kĩ lại
đoạn ngay trước và trong cảnh 37mm thì nó vẫn ... đứng yên một chỗ và bay phần phật ;D ,
 còn có phải 37mm hay không thì chỉ có ... nó mới biết.

  Còn những người kia nước ngập ngang thắt lưng thì sao họ sao mà chạy nhanh như trên cạn được bác ;D , chả tán loạn lên là gì.
  Lại vừa trải qua một đêm căng thẳng ngoài đó + một trận đánh nhau nhừ tử với lính TQ đổ bộ.

  Riêng em thấy hai cái vỉa đá đông tây sát nhau cùng với khe trũng đó thì khó mà có ông đạo diễn nào làm nổi, xem kĩ lại
còn thấy sóng vỗ rập rình đập vào mép vỉa đá ngầm phía tây ;D



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 23 Tháng Sáu, 2009, 02:40:49 am
  Đây các bác, xem ảnh thì không thấy nó phấp phới được nhưng các bác xem lại video phóng to sẽ thấy nó (lá cờ)
vẫn đứng yên 1 chỗ và bay phần phật
(http://farm4.static.flickr.com/3663/3650916147_9dd0fc292f.jpg?v=0)
(http://farm3.static.flickr.com/2446/3650917623_e48ffefac2.jpg?v=0)
(http://farm4.static.flickr.com/3624/3651715744_ef67d8e127.jpg?v=0)
(http://farm3.static.flickr.com/2437/3650918269_ebfe1ff426.jpg?v=0)


  Còn đây là 2 lá vẫn còn nguyên phấp phới, chỉ có lá phía nam Gạc Ma là biến mất ?
  Tại sao thì em đã nêu ra quan điểm rồi đó.
(http://farm4.static.flickr.com/3409/3650918821_692f077d8c_o.jpg)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 23 Tháng Sáu, 2009, 02:44:20 am
  Đọc lại trang 4, ghi chép từ tàu cứu hộ Đại Lãnh về tàu HQ-605 :

Tàu bị pháo lớn Trung Quốc bắn từ bên phải, mạn trái có vết thủng lớn do đạn pháo xuyên qua

   thấy cũng có thể coi là hợp lí, HQ-605 bị bắn từ bên phải

(http://farm4.static.flickr.com/3568/3557935953_a1b07538c6.jpg?v=0)

  Khá là hợp logic vì HQ-605 chạy về hướng đông , phía sau HQ-605 là vòng san hô nên em nghĩ HQ-605 không thể nào chạy về hướng đó được.

(http://farm4.static.flickr.com/3556/3547644354_de0db2b714.jpg?v=0)


Tiêu đề: Bó tay
Gửi bởi: Wehrmacht trong 23 Tháng Sáu, 2009, 07:54:35 am
02:17-02:25  Quốc gia nọ đã nổ súng. Và cùng lúc đó, các loại vũ khí trên hạm chiến tàu của quân đội họ bắn điên cuồng vào quân lính đổ bộ của chúng ta.

  ....còn ta chỉ bị thương 1 người. Từ đó, kết thúc chiến tranh ở quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) và tuyên bố chủ quyền toàn vẹn của nước cộng hoà.

  Không biết các bác có để ý thấy không chứ nghe đoạn tường thuật trên, em thấy sặc vì buồn cười.

 Khẳng định là lính VN và tàu VN "điên cuồng" nổ súng trước vào quân TQ đổ bộ nhưng cuối cùng lại khẳng định phía TQ
chỉ có một người bị thương, không ai chết (bản dịch của Trang Hạ cũng có chi tiết này). Làm bao nhiêu con em
Trung Hoa anh hùng lên mạng gào thét là VN nổ súng trước làm TQ phải ra tay đánh lại, trong khi đó không biết là HQ-604
trang bị súng gì mà lại cho ra được cột nước trên đảo cao như thế ???

  Nếu em là TQ mà phải dựng lại phim với lời tường thuật như vậy thì em cũng phải kiếm cho được con nào tàm tạm giống HQ-604
rồi cho một tay tài tử đứng trên đó xả RPD vào các tài tử khác đang đứng trên đảo rồi mới tính tiếp, đến là bó tay với tụi này.

Miệng thì kêu hạm chiến tàu của nước nọ bắn điên cuồng vào quân lính của chúng ta, quay ra thấy mỗi cái tàu rỉ hoét
đứng im như tượng, bó tay toàn tập.



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: baoleo trong 23 Tháng Sáu, 2009, 08:20:21 am
Về sự kiện Gạc Ma 1988:
1/ Lính công binh Hải quân hy sinh vì TQ xả súng: confirmed
2/ Hình ảnh vệt đạn, có phải là 37 kẹp nòng không: nghe nhịp nổ, logic của vũ khí trang bị trên tầu: may be (có thể tin được)
3/ Cảnh lính Hải quân ta đúng chịu trận hứng đạn 37:
- nếu TQ làm giả thì tác dụng tuyên truyền bị ngược (ta kiêu hùng quá);
-xét về mặt ý đồ chỉ đạo chiến thuật của ta: có thể cảnh quân ta chịu trận hứng đạn là đúng. Lúc đó chỉ đạo là không tấn công, dùng máu để bảo vệ (kiểu tay không cản đường xe tăng, nhưng quân Mỹ thì nền văn minh cao hơn nên trùn tay, quân TQ thì theo truyền thống "bá đạo" nên ...)

Kết luận cá nhân:
Việc hy sinh của anh em ta năm 1988 sẽ mãi còn được khắc ghi. Bất cứ tầu nào trở đoàn ra Trường Sa, đều có nghi lễ thả hoa tưởng niệm anh em hy sinh, đặc biệt cho các anh em hy sinh năm 1988.
Các vấn đề khác: có dùng 37 không, tại sao anh em ta bị bắn lại không chạy; có thể tin được.

Bản thân tớ, bây giờ đã già rồi, nhưng khi máu lên vẫn xắn tay áo nghênh chiến ngoài đường  ;D Chắc là mình chỉ thoi được cái thằng hư đốn kia 1 quả rồi sẽ đi bênh viện, nhưng "bát gạo nấu nốt cái đã"  8)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 24 Tháng Sáu, 2009, 12:10:20 pm
  Gửi các bác CCB một clip CQ-88 khác nhưng được quay đen trắng, khá là mờ,
  có một số cảnh giống hệt với clip màu do chiangsan post ở trang 4.
Toàn cảnh sự kiện 14.3.1988 từ phút 02:00 đến 03:36.
 http://www.youtube.com/watch?v=rgl9CP8aspc

  Lúc clip màu mới được tung lên mạng, có một tay người Việt gốc Hoa bên diễn đàn
 hoangsa.org có khẳng định đã xem clip đó từ khá lâu rồi,và trong clip nói thẳng là Việt Nam
chứ không lập lờ "quốc gia nọ" như trong clip màu. Clip mà hắn nhắc tới chính là clip trên.



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 27 Tháng Sáu, 2009, 04:11:18 pm
 Nếu âm thanh đoạn 37mm là thật thì không hiểu tụi TQ bắn 37mm kiểu gì các bác CCB nhỉ ?
 Tiếng 37mm liền mạch rất dài không đứt đoạn, chỉ nghe thấy một lần tiếng lò xo giảm rung lọc xọc ở cuối loạt.
 Tổng cộng chúng bắn 266 loạt 37mm (发,37毫米炮弹266发,以一人受伤)


Tiêu đề: Xác nhận là video thật
Gửi bởi: Wehrmacht trong 25 Tháng Bảy, 2009, 12:38:10 pm
Ảnh và tường thuật những chuyến thăm hỏi, động viên gia đình các liệt sỹ trong sự kiện 14/3/1988
nhân dịp 27/7 do Trung tâm dữ liệu HoangSa.Org và cộng tác viên tình nguyện thực hiện được cập nhật
liên tục tại đây :

http://hoangsa.org/forum/forumdisplay.php?f=88

P/S: Nhóm cộng tác viên tình nguyện của TT Dữ liệu Hoàng Sa tại
miền nam cũng đã đến thăm hỏi và động viên một chú cựu chiến binh
từng tham gia trận bảo vệ đá Gạc Ma trong sự kiện 14/3/1988.

Người cựu chiến binh này đã không cầm được nước mắt khi xem lại
đoạn Clip do Trung Quốc quay từ laptop của một bạn tình nguyện viên
mang theo và xác nhận đoạn video đó là thật. Chú ấy cũng nhận ra mình trong đoạn video đó

Chi tiết về người cựu chiến binh này sẽ được tiếp tục cập nhật tại link trên trong vài ngày tới nhân dịp 27/7.

Thân ái, www.hoangsa.org


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 25 Tháng Bảy, 2009, 02:18:16 pm
Về mặt tâm lý mà nói thì bạn không cần phải đem hoangsa.org ra để tự động viên và tự trấn an như thế!  ;D

KHông phải tui không tin bạn mà là cái đoạn vidéo kia chưa rõ ràng lắm, thế thôi, nhể?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 25 Tháng Bảy, 2009, 02:26:26 pm
   Tình nguyện viên bọn em tới thăm nhà chú này cách đây hơn tháng rồi, tội lắm.
    Giờ vẫn chưa biết internet là gì , nhưng xem clip đấy thì chú đấy nhận ra mình trong video.
    Chú này tham gia trận giữ đá Gạc Ma 14 tháng 3 năm 88 trên tàu HQ-604.

    Bác theo dõi thêm nhé, vì chưa đến 27/7 nên bọn em chưa đưa hình ảnh và hồi kí của chú ấy lên được.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 25 Tháng Bảy, 2009, 02:28:25 pm
Vâng vẫn chờ bạn và các bạn khác bổ sung vào cho thành 1 tư liệu hoàn chỉnh để tham khảo được!  ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: haanh trong 25 Tháng Bảy, 2009, 02:32:53 pm
hehe , lại nhớ tới hình ông cụ của bác tuaans , cũng chỉ dám chắc 99% , đại chúng hơn là bức ảnh nụ cười thành cổ Quảng Trị  ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 25 Tháng Bảy, 2009, 02:41:32 pm
  Nẫu thật  ;), thôi các bác cứ đợi đến 27 tháng 7 xem loạt ảnh chú này hồi còn ở đoàn 125 thì biết,
 một chú nữa cũng tham gia trận ở đá Gạc Ma, tên tuổi, video đàng hoàng đối chiếu.

  Giờ chưa đến 27/7 em không dám up ảnh và đưa thông tin nội bộ lên được, chỉ nói thế để các bác tiện cập nhật theo dõi ;)


Tiêu đề: Anh Trương Văn Hiền
Gửi bởi: Wehrmacht trong 27 Tháng Bảy, 2009, 12:30:55 pm
  Đây các bác ạ, bản tin độc quyền của TT Dữ Liệu Hoàng Sa do các tình nguyện viên khu vực miền nam thực hiện
http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=9177


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: canaris trong 27 Tháng Bảy, 2009, 09:25:47 pm
Hôm nay là 27/7 rồi bạn Wehrmacht à. Hình như cái bạn định nói chính là cái bản tin độc quyền kia à? Mình rất quan tâm đến việc: làm sao bạn có thể tìm được tung tích của chú Hiền. Các bạn làm việc đáng nể thật. Bạn có thể bật mí một chút được không?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 27 Tháng Bảy, 2009, 09:50:29 pm
     Hồi đầu tháng Năm thì trong ban quản trị HoangSa.org có đề xuất tìm kiếm thông tin về các liệt sĩ và thương binh trong sự kiện CQ-88.
  Đến hôm 11-5 thì bọn mình nhận được e-mail như sau :
------
Thứ Hai, 11 tháng 5, 2009 10:08
"Nguyen Kim Huu" <xxxxxxx@gmail.com>


Chao cac anh!Truong Van Hien Toi biet thong tin rat chinh xac cac anh can thong tin xin lien he voi toi qua DT :0988 xxx xxx.Truong van Hien van con song,quan
xam luoc trung quoc bat va da tra ve,Truong Van Hien la nguoi ban than voi toi tu nho,hien dang sinh song Tinh DACLAC.Tks!
fom :KIM HUU
------

  Vì anh Hữu là bạn thân anh Hiền nên nhận ra anh Hiền qua đoạn video đó trên diễn đàn. Từ đó bọn mình tìm được nhà anh Hiền đang ở Đak Lak , qua anh Hiền lại tìm được một anh khác tên Trần Thiện Phụng ở Quảng Trị bị bắt cùng (sẽ được đăng tiếp vào trưa mai).
  Từ đó dựa vào danh sách 74 người mất tích, kết hợp với cập nhật tin tức từ Đoàn 125, bọn mình kêu gọi các tình nguyện viên khu vực ai ở gần địa chỉ trong danh sách thì liên hệ để thành viên Ban quản trị kết hợp đi thăm hỏi.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 27 Tháng Bảy, 2009, 11:34:36 pm
Vấn đề:
- đoạn vidéo bắn tùm lum không liên quan gì đến vệc TQ mấy ngày sau vớt được 9 người của ta nổi lênh đênh trên biển!  Ngược lại, đó là hành động nhân đạo của phía TQ ???



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 27 Tháng Bảy, 2009, 11:48:19 pm
Vấn đề:
- đoạn vidéo bắn tùm lum không liên quan gì đến vệc TQ mấy ngày sau vớt được 9 người của ta nổi lênh đênh trên biển!  Ngược lại, đó là hành động nhân đạo của phía TQ ???
  Nhân đạo gì hả bác, bài về chú Hiền còn cắt đi một số đoạn tế nhị. CTV của bọn cháu đến lúc chú Hiền còn tỉnh táo ra đường đón được, gặp phải lúc ... thì chắc chả hỏi được cái gì luôn.
  Chắc chắn là ít nhất 2 trong số 9 người được trao trả (chú Hiền và chú Phụng) đã lãnh đủ hậu quả của những mũi tiềm mà không nói ra ai cũng biết nó "nhân đạo" thế nào.
  Bọn cháu đang hoàn thành bài thăm Quảng Trị của chú Phụng, có thẻ trưa mai chưa post lên được vì còn thiếu một số ảnh.
 


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 27 Tháng Bảy, 2009, 11:53:02 pm
Bình tĩnh đê, làm tư liệu cho muôn đời sau mà nóng là hỏng bét, hê hê!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 28 Tháng Bảy, 2009, 12:33:27 am
  À, cháu hỏi các bác bên này tí.

 Trưa hôm qua trong topic chú Hiền cháu dẫn link ở trên có bác nào thấy ảnh nào bị lỗi không ạ ? ( không xem được).
 Cháu up ảnh qua Flickr.com ngon lành mà một số người phản ánh là không xem được ảnh. Giờ chuyển hết ảnh vào host của forum không biết thế nào.
  http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=9177


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: nguoi ham mo trong 04 Tháng Tám, 2009, 01:05:02 am
Chào bạn Wehrmacht

Có đôi điều với bạn.

Tôi có xem qua clip "Vòng tròn bất tử ".
Những hình ảnh đó thấy thật đau lòng.
Xem những bài phân tích của bạn, tôi cảm nhận được những bức xúc, trăn trở và lòng nhiệt huyết của bạn. Bạn làm cho những bậc "đàn anh" cảm thấy phần nào yên tâm . Thế hệ trẻ vẫn còn quan tâm đến chuyện an nguy của đất nước.
Tôi đang suy nghĩ tìm cách phản biện lại bài phân tích của bạn , mong rằng qua đó bạn sẽ củng cố thêm lý lẽ .
Cố lên nhé, "vòng tròn bất tử" là một bằng chứng xâm lược.



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: ChienV trong 05 Tháng Tám, 2009, 01:18:03 pm
Các bác cho em hỏi, loạt bắn dài nhất của 37mm là bao nhiêu viên ạ? Em tưởng bắn từng kẹp 4 hay 5 viên 1 loạt là cùng thôi chứ???


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 05 Tháng Tám, 2009, 01:20:18 pm
Các bác cho em hỏi, loạt bắn dài nhất của 37mm là bao nhiêu viên ạ? Em tưởng bắn từng kẹp 4 hay 5 viên 1 loạt là cùng thôi chứ???

Thì 2 nòng ...


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 06 Tháng Tám, 2009, 06:00:08 am
Chào bạn Wehrmacht

Có đôi điều với bạn.

Tôi có xem qua clip "Vòng tròn bất tử ".
Những hình ảnh đó thấy thật đau lòng.
Xem những bài phân tích của bạn, tôi cảm nhận được những bức xúc, trăn trở và lòng nhiệt huyết của bạn. Bạn làm cho những bậc "đàn anh" cảm thấy phần nào yên tâm . Thế hệ trẻ vẫn còn quan tâm đến chuyện an nguy của đất nước.
Tôi đang suy nghĩ tìm cách phản biện lại bài phân tích của bạn , mong rằng qua đó bạn sẽ củng cố thêm lý lẽ .
Cố lên nhé, "vòng tròn bất tử" là một bằng chứng xâm lược.
  Cảm ơn bác, cháu rất vui nếu có dịp được phản biện những luận chứng của các bác trên diễn đàn này. Cháu chưa trải qua thực tế được như các bác nên chỉ có thể giải thích đoạn video đó bằng những tài liệu và công cụ (Google Earth) hiện có.
  Cháu up thêm ảnh vị trí tương đối của các tàu TQ và VN vào thời điểm TQ đổ quân

  556 thảm sát đội thủy thủ VN trên đảo Gạc Ma
  502 bắn chìm HQ-604
  502 và 531 cùng nhau truy đuổi HQ-505 cho đến khi HQ-505 kịp ủi bãi Cô Lin
  Cuối cùng 556 quay ra bắn chìm 605 tại hướng Len Đao

(http://farm4.static.flickr.com/3565/3793683336_fe5f471baa_o.jpg)

  Về đoạn phim Vòng tròn bất tử, nó được cập nhật liên tục tại đây, và sẽ cập nhật thêm bản tiếng Nhật trong thời gian tới dù hiện có một số khó khăn về ngôn ngữ và tìm người thu âm.
http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=5480
 


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 09 Tháng Tám, 2009, 08:37:29 am
  Vì có một số trục trặc nhỏ nên phóng sự đi thăm Quảng Trị hôm 25/7 vừa qua tại nhà cựu chiến binh Trần Thiện Phụng (người bị bắt và giam cùng với anh Trương Văn Hiền) vẫn chưa được up lên.
  Chú Phụng có kể đến việc TQ đổ quân lên đảo Gạc Ma, giật đổ lá cờ, xé vụn nó và vứt xuống biển.Trận đó ta dùng AK47 đấu với 37mm và B-40 đấu với pháo hạm TQ. Có một số chi tiết khác cũng cần xác minh thêm, cũng như anh Hiền thì anh Phụng cũng bị ảnh hưởng khá nhiều về trí lực & thần kinh do bị tiêm thuốc trong 3 năm bị giam ở bán đảo Lôi Châu.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Trung Đức trong 15 Tháng Tám, 2009, 08:20:13 pm
Đã chỉnh sửa! Đọc mà thấy cay mũi quá! Phải chi....


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: haanh trong 16 Tháng Tám, 2009, 12:27:06 am
  Vì có một số trục trặc nhỏ nên phóng sự đi thăm Quảng Trị hôm 25/7 vừa qua tại nhà cựu chiến binh Trần Thiện Phụng (người bị bắt và giam cùng với anh Trương Văn Hiền) vẫn chưa được up lên.
  Chú Phụng có kể đến việc TQ đổ quân lên đảo Gạc Ma, giật đổ lá cờ, xé vụn nó và vứt xuống biển.Trận đó ta dùng AK47 đấu với 37mm và B-40 đấu với pháo hạm TQ. Có một số chi tiết khác cũng cần xác minh thêm, cũng như anh Hiền thì anh Phụng cũng bị ảnh hưởng khá nhiều về trí lực & thần kinh do bị tiêm thuốc trong 3 năm bị giam ở bán đảo Lôi Châu.
hehe , tui tưởng ta chủ trương giữ đảo bằng tay không nên lính mình cứ đứng đưa lưng cho nó bắn chứ có đánh trả thì tui tin là đoạn phim này là dàn dựng với mục đích hạ nhục QĐ ta .


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: rongxanh trong 16 Tháng Tám, 2009, 08:40:07 am
  Vì có một số trục trặc nhỏ nên phóng sự đi thăm Quảng Trị hôm 25/7 vừa qua tại nhà cựu chiến binh Trần Thiện Phụng (người bị bắt và giam cùng với anh Trương Văn Hiền) vẫn chưa được up lên.
  Chú Phụng có kể đến việc TQ đổ quân lên đảo Gạc Ma, giật đổ lá cờ, xé vụn nó và vứt xuống biển.Trận đó ta dùng AK47 đấu với 37mm và B-40 đấu với pháo hạm TQ. Có một số chi tiết khác cũng cần xác minh thêm, cũng như anh Hiền thì anh Phụng cũng bị ảnh hưởng khá nhiều về trí lực & thần kinh do bị tiêm thuốc trong 3 năm bị giam ở bán đảo Lôi Châu.
hehe , tui tưởng ta chủ trương giữ đảo bằng tay không nên lính mình cứ đứng đưa lưng cho nó bắn chứ có đánh trả thì tui tin là đoạn phim này là dàn dựng với mục đích hạ nhục QĐ ta .

Đây chứ đâu bác:


Trích dẫn
Tiêu đề: Re: Lịch sử Hải quân nhân dân việt Nam (1955-2005)
Gửi bởi: rongxanh trong 12 Tháng Hai, 2008, 01:09:13 pm

6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, đối phương thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo tiến về phía cờ ta đang tung bay. Dựa vào thế đông quân, đối phương tiến vào giật cờ ta. Lập tức, thiếu úy Trần Văn Phương, hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội anh dũng giành lại cờ. Binh lính của đối phương đã dùng lưỡi lê đâm và bắn nguyễn Văn Lanh bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương xông vào cứu, bị đối phương bắn, đã anh dũng hy sinh. Trước lúc hy sinh, Trần Văn Phương đã hô: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”. Sự hy sinh anh dũng của Trần Văn Phương đã nêu tấm gương sáng cho các đơn vị noi theo, quyết tâm chiến đấu, bảo vệ hải đảo của Tố quốc.

Không uy hiếp được bộ đội ta rút khỏi đảo, 7 giờ 30 phút ngày 14 tháng 3, đồi phương dùng hai tàu bắn pháo 100mm vào tàu 604, làm tàu ta bị hỏng nặng. Đối phương cho quân xông về phía tàu ta. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK, RPĐ, B40, B41 đánh trả quyết liệt, buộc binh lính đối phương phải nhảy xuống biển trở về tàu của họ. Trận đánh diễn ra mỗi lúc quyết liệt. Các đồng chí Trần Đức Thông, Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy bộ đội chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Đối phương tiếp tục nã đạn, làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và hỏng nặng chìm dần xuống biển. Đồng chí Vũ Phi Trừ, thuyền trưởng; đồng chí Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 cùng một số cán bộ, chiến sĩ tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma.



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: rongxanh trong 16 Tháng Tám, 2009, 08:41:58 am
Có thể đoạn phim đó dàn dựng phục vụ mục đích tuyên truyền trong TQ ở thời điểm đó. Tuy nhiên nó đưa ra thời điểm này thì thành phản tuyên truyền mất rồi, có tác dụng nguợc!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 16 Tháng Tám, 2009, 07:07:22 pm
hehe , tui tưởng ta chủ trương giữ đảo bằng tay không nên lính mình cứ đứng đưa lưng cho nó bắn chứ có đánh trả thì tui tin là đoạn phim này là dàn dựng với mục đích hạ nhục QĐ ta .
Cũng là vì ta không được xem những cảnh quân ta đánh trả nên xem đoạn clip bị cắt ngắn đó thấy quân ta
có vẻ thụ động chứ thực ra không phải vậy bác ạ.

Cá nhân em thì tin clip này là thật, ngoài những lập luận của em từ mấy tháng trước, còn có việc xác
nhận của hai cựu binh tham gia trận giữ đá Gạc Ma khi xem clip này, nên em an tâm với quan điểm của mình.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 16 Tháng Tám, 2009, 07:20:42 pm
RX:

Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK, RPĐ, B40, B41 đánh trả quyết liệt, buộc binh lính đối phương phải nhảy xuống biển trở về tàu của họ

Đối phương nhảy từ đâu xuống đâu vậy!  ;D

WM: không ai bác bỏ niềm tin của bạn, chỉ đặt vấn đề các chi tiết mà bạn vin vào thôi! Bạn cũng đừng đưa 2 bác cựu tù ấy ra làm bùa khi chưa có các lời kể của các bác ấy!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: rongxanh trong 16 Tháng Tám, 2009, 08:14:49 pm
RX:

Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK, RPĐ, B40, B41 đánh trả quyết liệt, buộc binh lính đối phương phải nhảy xuống biển trở về tàu của họ

Đối phương nhảy từ đâu xuống đâu vậy!  ;D



He he, nhảy từ ...


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: chiangshan trong 16 Tháng Tám, 2009, 08:22:56 pm
Nhảy từ xuồng đổ bộ?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: caheolenbo trong 16 Tháng Tám, 2009, 08:46:23 pm
Ko go duoc tieng Viet , nen danh go kieu nay thoi! Toi that su thay nhu dang ngoi o vn khi len trang mang nay, toi cung da xem qua clip vong tron bat tu va toi tu hao lam nguoi viet nam, ai sinh ra lam nguoi viet nam tu hon nghin nam truoc da anh hung thi den van doi sau van dung cam kien cuong! gan day thay TQ chang rang ngoai hai dao ma long nghe soi suc! mong sao cho dan quan minh doan ket vuot qua kho khan!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 16 Tháng Tám, 2009, 09:49:32 pm
RX:

Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK, RPĐ, B40, B41 đánh trả quyết liệt, buộc binh lính đối phương phải nhảy xuống biển trở về tàu của họ

Đối phương nhảy từ đâu xuống đâu vậy!  ;D

WM: không ai bác bỏ niềm tin của bạn, chỉ đặt vấn đề các chi tiết mà bạn vin vào thôi! Bạn cũng đừng đưa 2 bác cựu ấy ra làm bùa khi chưa có các lời kể của các bác ấy!
  Thấy buồn vì cách nói này của bác nhất là khi bác cũng từng là lính. Thường thì người ta chỉ nói tù tội
khi ai đó làm gì vi phạm pháp luật chứ ko ai nói đi làm nghĩa vụ quân sự cho tổ quốc bị bắt mà gọi là "cựu tù"
như bác gọi hai người ấy.

  Em cũng chả muốn post thêm sang đây là gì vì các bác không tham gia mạng TTVNOL nên không theo dõi
chi tiết lời kể của chú Phụng, ảnh chụp v.v... mà em đã post bên đó.

Còn thì em chẳng vin vào một cái gì để khẳng định quan điểm của em, tất cả em chỉ tin theo logic và lời kể
của chú ấy. Các bác muốn đi xác minh thì có thể tìm gặp hai người cựu chiến binh ấy. Em sẵn sáng hợp tác
về điện thoại và địa chỉ liên hệ của hai chú ấy,

Còn thì nói đi nói lại, có bác nào trong này, hay thậm chí ngay cả bác Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, anh hùng LLVTND,
có khẳng định clip đó là giả, em cũng chẳng tin các bác vì sự thật là các bác không có mặt tại Gạc Ma thời điểm đó.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: haanh trong 16 Tháng Tám, 2009, 10:06:08 pm
RX:

Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK, RPĐ, B40, B41 đánh trả quyết liệt, buộc binh lính đối phương phải nhảy xuống biển trở về tàu của họ

Đối phương nhảy từ đâu xuống đâu vậy!  ;D

WM: không ai bác bỏ niềm tin của bạn, chỉ đặt vấn đề các chi tiết mà bạn vin vào thôi! Bạn cũng đừng đưa 2 bác cựu ấy ra làm bùa khi chưa có các lời kể của các bác ấy!
  Thấy buồn vì cách nói này của bác nhất là khi bác cũng từng là lính. Thường thì người ta chỉ nói tù tội
khi ai đó làm gì vi phạm pháp luật chứ ko ai nói đi làm nghĩa vụ quân sự cho tổ quốc bị bắt mà gọi là "cựu tù"
như bác gọi hai người ấy.

  Em cũng chả muốn post thêm sang đây là gì vì các bác không tham gia mạng TTVNOL nên không theo dõi
chi tiết lời kể của chú Phụng, ảnh chụp v.v... mà em đã post bên đó.

Còn thì em chẳng vin vào một cái gì để khẳng định quan điểm của em, tất cả em chỉ tin theo logic và lời kể
của chú ấy. Các bác muốn đi xác minh thì có thể tìm gặp hai người cựu chiến binh ấy. Em sẵn sáng hợp tác
về điện thoại và địa chỉ liên hệ của hai chú ấy,

Còn thì nói đi nói lại, có bác nào trong này, hay thậm chí ngay cả bác Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, anh hùng LLVTND,
có khẳng định clip đó là giả, em cũng chẳng tin các bác vì sự thật là các bác không có mặt tại Gạc Ma thời điểm đó.
hehe , bạn không đồng ý chữ bác tuaans dùng à , vậy thì tui nói luôn ở chiến trường K tụi tui không bao giờ bắn hết đạn , lúc nào cũng chừa 1-2 viên trong băng hoặc thủ theo quả lựu đạn để tự xử với quyết tâm không cho  địch bắt sống .
Bạn cho rằng chúng tôi không có mặt ở đó nên không tin đó là clip thật vậy bạn có mặt ở đó chăng  ;D
Bạn cứ luôn khẳng định đó là clip thật trong khi bạn chưa biết  mùi khói súng , cũng không chứng kiến tận mắt vậy ý bạn muốn gì ? cho là lính ta đánh nhau dở chỉ biết giơ lưng cho người ta bắn à , 2 bác CCB kia có đánh trả thì cảnh đánh trả đâu ?
Tán thành ý kiến của rongxanh đoạn clip này được tung ra với mục đích xấu nên không cần biết đó là giả hay thậtt nhưng đã có sự dàn dựng , biên tập vì vậy cho rằng clip đó là thật thì sẽ có lỗi với các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong trận đó .


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 16 Tháng Tám, 2009, 10:19:55 pm
Bạn cứ luôn khẳng định đó là clip thật trong khi bạn chưa biết  mùi khói súng , cũng không chứng kiến tận mắt vậy ý bạn muốn gì ? cho là lính ta đánh nhau dở chỉ biết giơ lưng cho người ta bắn à , 2 bác CCB kia có đánh trả thì cảnh đánh trả đâu ?
Thì là do bác không theo dõi bài tường thuật ảnh của em tại TTVNOL nên cho rằng hai bác đó không đánh trả.
Nên chỉ xem clip thì các bác cho rằng quân ta thụ động, giơ tay chịu chết.

Em chưa từng biết mùi khói súng, nhưng cũng biết bức xúc khi xem đoạn video đó và đi tìm hiểu sự thật, qua
tài liệu và qua lời kể của hai bác đó.

Các bác nếu muốn đối diện sự thật clip đó là thật hay giả thì nên đi tìm gặp trực tiếp các bác đó như bọn em để
hỏi cho rõ ràng.

Còn không thì các bác cứ bảo lưu quan điểm của các bác, em cũng không ép các bác tin theo quan điểm của em.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 16 Tháng Tám, 2009, 10:28:26 pm
Tán thành ý kiến của rongxanh đoạn clip này được tung ra với mục đích xấu nên không cần biết đó là giả hay thậtt nhưng đã có sự dàn dựng , biên tập vì vậy cho rằng clip đó là thật thì sẽ có lỗi với các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong trận đó .
Em thật phải xin lỗi bác Hà Anh, chứ em chỉ quan tâm đến sự thật, vì sự thật là điều bất biến, còn mục đích thì
nó là muôn vàn và có thể uốn dẻo được như con bài chính trị vậy.

Nếu như quan điểm của bác : "cho rằng clip đó là thật thì sẽ có lỗi với các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong trận đó "
thì em cũng xin miễn bình luận.

Nghĩa là như bác nói thì chỉ có cách cho rằng clip đó là giả như bác và một số bác trên đây thì mới là biết ơn,
mới là tỏ lòng thành kính với các anh hùng liệt sĩ trong sự kiện đó. Còn ai không cùng quan điểm như các bác
thì đều là có lỗi với họ hết !


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 16 Tháng Tám, 2009, 10:40:01 pm
Nhảy từ xuồng đổ bộ?
Khả năng là như thế , đuôi tàu HQ-604 hướng về phía Gạc Ma, không hỏi được
chú Phụng về cái xuồng con này vì lúc đó chú ấy không ở trên tàu.

(http://farm3.static.flickr.com/2645/3826781996_14a05d930a_o.jpg)

(http://farm4.static.flickr.com/3466/3826782124_8225d7bf0e_o.jpg)




Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: haanh trong 17 Tháng Tám, 2009, 12:06:44 am
Tán thành ý kiến của rongxanh đoạn clip này được tung ra với mục đích xấu nên không cần biết đó là giả hay thậtt nhưng đã có sự dàn dựng , biên tập vì vậy cho rằng clip đó là thật thì sẽ có lỗi với các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong trận đó .
Em thật phải xin lỗi bác Hà Anh, chứ em chỉ quan tâm đến sự thật, vì sự thật là điều bất biến, còn mục đích thì
nó là muôn vàn và có thể uốn dẻo được như con bài chính trị vậy.

Nếu như quan điểm của bác : "cho rằng clip đó là thật thì sẽ có lỗi với các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong trận đó "
thì em cũng xin miễn bình luận.

Nghĩa là như bác nói thì chỉ có cách cho rằng clip đó là giả như bác và một số bác trên đây thì mới là biết ơn,
mới là tỏ lòng thành kính với các anh hùng liệt sĩ trong sự kiện đó. Còn ai không cùng quan điểm như các bác
thì đều là có lỗi với họ hết !

hehe , mục đích của đoạn clip này là hạ nhục các chiến sĩ HQ , như vậy có 2 khả năng : hoặc là nó được trích ra có chọn lọc từ 1 đoạn phim quay cảnh đánh nhau thật của 2 bên để cho người xem có cách nhìn méo mó về phía ta . Hoặc là clíp này hoàn toàn không có thật được dàn dựng lại . Vì vậy có thể nói đoạn clip này là giả , không phản ánh đúng sự thật của trận đánh . Phân biệt thật giả của clip này  cần căn cứ vào bản chất của sự việc chứ không phải chỉ căn cứ vào biểu hiện bên ngoài của sự việc như bạn làm là đủ .


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: bichuoi trong 17 Tháng Tám, 2009, 12:13:51 am
Chưa oánh nhau đã khẩu chiến rồi.
Đúng hay sai cứ để đấy đã, h thì khi lấy lại được đảo là mừng, lấy lại luôn Hoàng Sa càng mừng nữa.

Còn ngày xưa các Liệt Sỹ Hy sinh trong trường hợp nào cứ nhờ mấy nhà Ngoại cảm là hỏi được hết.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 17 Tháng Tám, 2009, 12:37:36 am
1/ hehe , mục đích của đoạn clip này là hạ nhục các chiến sĩ HQ , như vậy có 2 khả năng : hoặc là nó được trích ra có chọn lọc từ 1 đoạn phim quay cảnh đánh nhau thật của 2 bên để cho người xem có cách nhìn méo mó về phía ta .

2/ Hoặc là clíp này hoàn toàn không có thật được dàn dựng lại . Vì vậy có thể nói đoạn clip này là giả , không phản ánh đúng sự thật của trận đánh . Phân biệt thật giả của clip này  cần căn cứ vào bản chất của sự việc chứ không phải chỉ căn cứ vào biểu hiện bên ngoài của sự việc như bạn làm là đủ .

Về ý thứ 1/ : Chính vì quan điểm của bác nên em và một số bạn đã soạn lại clip với lời dẫn tiếng Việt
và các tiếng khác, việc này, em trịu trách nhiệm về nội dung, biên tập, lời bình v.v.... thậm chí là cả trước pháp luật.

Về ý thứ 2/ : Bác bảo clip đó có thể là giả, là dàn dựng lại (sau thời điểm 14/3/1988) , vậy đó là
quan điểm của bác.

  Thế nhưng : 2 cựu binh trực tiếp tham gia trận đánh đó lại nói clip đó là thật, bổ sung thêm một luận cứ xác đáng cho quan
điểm của em, quan điểm mà em tuyệt đối không ép bác phải tin theo.

 Một nửa sự thật thì không còn là sự thật, nhưng một nửa đoạn phim thật vẫn là đoạn phim thật.

P/S : Cuối cùng, em muốn nói là : Luận anh hùng bất kể thành bại. Bác từng là lính, họ cũng từng là lính.
Các bác thì may mắn trở về, họ thì bị bắt, tù đày như vậy. Nếu em là các bác, em còn cảm thấy mừng cho họ hơn
bản thân em gấp trăm vạn lần hơn là trách móc.

  Vợ anh Phụng đã đợi anh Phụng, tất cả là 4 năm, từ ngày phải đi nghĩa vụ ở Cam Ranh. Trong khi trong chiến dịch CQ-88,
rất nhiều đồng đội tại Quảng Trị đã trốn ở lại Đà Nẵng không đi cùng Đoàn 125 ra làm nhiệm vụ CQ-88, thì anh Hiền, anh Phụng
vẫn làm tròn nghĩa vụ. Bạn nối khố của anh Phụng là liệt sĩ Hoàng Ánh Đông đang học ĐH Hàng Hải vì thấy bạn đi xa nên cũng
tình nguyện đi theo bạn. Còn liệt sĩ Bái ở Quảng Trị thì sắp cưới vợ (thông tin chưa public).


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 17 Tháng Tám, 2009, 12:55:31 am
RX:

Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK, RPĐ, B40, B41 đánh trả quyết liệt, buộc binh lính đối phương phải nhảy xuống biển trở về tàu của họ

Đối phương nhảy từ đâu xuống đâu vậy!  ;D

WM: không ai bác bỏ niềm tin của bạn, chỉ đặt vấn đề các chi tiết mà bạn vin vào thôi! Bạn cũng đừng đưa 2 bác cựu ấy ra làm bùa khi chưa có các lời kể của các bác ấy!
  Thấy buồn vì cách nói này của bác nhất là khi bác cũng từng là lính. Thường thì người ta chỉ nói tù tội
khi ai đó làm gì vi phạm pháp luật chứ ko ai nói đi làm nghĩa vụ quân sự cho tổ quốc bị bắt mà gọi là "cựu tù"
như bác gọi hai người ấy.

  Em cũng chả muốn post thêm sang đây là gì vì các bác không tham gia mạng TTVNOL nên không theo dõi
chi tiết lời kể của chú Phụng, ảnh chụp v.v... mà em đã post bên đó.

Còn thì em chẳng vin vào một cái gì để khẳng định quan điểm của em, tất cả em chỉ tin theo logic và lời kể
của chú ấy. Các bác muốn đi xác minh thì có thể tìm gặp hai người cựu chiến binh ấy. Em sẵn sáng hợp tác
về điện thoại và địa chỉ liên hệ của hai chú ấy,

Còn thì nói đi nói lại, có bác nào trong này, hay thậm chí ngay cả bác Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, anh hùng LLVTND,
có khẳng định clip đó là giả, em cũng chẳng tin các bác vì sự thật là các bác không có mặt tại Gạc Ma thời điểm đó.

Ông có mặt ở đó không mà dám bảo là thực??


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 17 Tháng Tám, 2009, 01:01:23 am
Ông có mặt ở đó không mà dám bảo là thực??
Trong topic này không ai có mặt tại trận đánh đó cả.

Có điều bác đọc bài tường thuật ảnh của em bên TTVNOL đi (chưa đụng hàng ở chỗ nào đâu), lời kể của
hai cựu binh Hiền và Phụng.
Em không bảo nó là thực, nhưng hai bác đó bảo là thực.

Bác cần xác minh, em cho số điện thoại và địa chỉ liên lạc, cũng như nhờ các tình nguyện viên dẫn đường.

 Thân.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: theanhph88 trong 17 Tháng Tám, 2009, 01:49:13 am
Sao bác Werhmatch không đưa link cho họ đọc luôn thể,của mình làm ra chứ có phải cóp của ai đâu mà phải sợ.

Tường thuật ảnh và lời kể của hai cựu binh nằm ở đây:
Trang 96-100 (hết topic) : http://ttvnol.com/forum/gdqp/1154584/trang-96.ttvn
Trang 1 - hiện tại : http://ttvnol.com/forum/gdqp/1195472/trang-1.ttvn


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: haanh trong 17 Tháng Tám, 2009, 02:06:25 am
Sao bác Werhmatch không đưa link cho họ đọc luôn thể,của mình làm ra chứ có phải cóp của ai đâu mà phải sợ.

Tường thuật ảnh và lời kể của hai cựu binh nằm ở đây:
Trang 96-100 (hết topic) : http://ttvnol.com/forum/gdqp/1154584/trang-96.ttvn
Trang 1 - hiện tại : http://ttvnol.com/forum/gdqp/1195472/trang-1.ttvn
hehe , cám ơn bạn đã đưa link , đọc 2 trang này rồi mình hết muốn tranh luận với anh bạn Werhmatch , mất thì giờ ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: bichuoi trong 17 Tháng Tám, 2009, 02:48:26 am
@Wehrmacht: Mình đồng ý với Wehrmacht là Wehrmacht có mục tiêu tốt đẹp là yêu Việt Nam và vì Việt Nam.
Nhưng...
Chân giả? "Chân là đúng - giả là sai" (xin lỗi mượn từ Hán Việt) khó nói lắm lắm thậm chí 10 phần có chín chân một giả cũng là lẽ thường, hơn nữa thông tin trên mạng Intờnet ngày nay càng chân chân giả giả.
Mỗi lứa tuổi mỗi sự từng trải khiến cho con Người nhìn nhận vấn đề khác nhau. Bạn có quyền đi tìm chân lý của bạn và chỉ có những lời phản biện để bạn càng quyết tâm đến mục tiêu của mình phải không? Tôi nói là sự thật không thiếu nhé nhiều khi đến anh em trong nhà còn không tin nhau, bố nói con còn nghi ngờ nếu hơn nữa thì bạn thử ngẫm lại có lúc còn nghi ngờ cả chính bản thân mình nữa chứ.
"Tôi tin bởi vì tôi muốn tin, Tôi không tin vì tôi không muốn tin"
Bất kể các Video, văn bản, âm thanh... chẳng là gì nếu tôi không tin và không muốn tin.
Vậy thay vì tranh luận không cần thiết bạn hãy làm cho những người khác muốn tin vào những gì bạn nói từ con tim của họ.
Chúc bạn nhiều thành công.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: theanhph88 trong 17 Tháng Tám, 2009, 03:01:35 am
hehe , cám ơn bạn đã đưa link , đọc 2 trang này rồi mình hết muốn tranh luận với anh bạn Werhmatch , mất thì giờ ;D
Cái này còn tùy xem các bác muốn giữ nguyên lập trường hay là muốn tiếp tục tham luận với cậu Wehrmatch về sự thật giả của video đó.Em xin tóm tắt lại là như thế này:
-TS có post video này ở mấy trang trước.
-Một số bác cựu chiến sĩ thì cho rằng clip đó không thật.
-We sau đó lại đưa ra một vài luận cớ dựa theo cảnh phim,bóng nắng ...
-Một số bác cho rằng thế vẫn chưa hẳn thuyết phục, nhất là cảnh bắn giết không thật.
-Sau đó cậu We đưa ra một số ảnh bản quyền hoangsa.org chụp 9 người cựu tù,ảnh bác Phụng cựu tù v.v... cùng lời kể thuật lại của hai bác cựu tù đó,xác định video quay là thật.
Em nghĩ giờ là đến phiên các bác bên phe trái lập trường với We.Người Việt với nhau cả thì lớn tiếng với nhau làm chi.Bác nào ở Đắc Lắc rảnh thì thu xếp gặp bác cựu tù Phụng kia một bữa là hai năm rõ mười ngay.Còn nếu không,lập trường của ai người đó giữ,vợ bác nào bác đấy dùng,xe bác nào bác đó phi :DTranh cãi chi cho mệt,nhỉ :D.Không thì làm cốc bia cho hạ hỏa đê ;D
Các bác cứ việc tham luận đông tây kim cổ đê,để em ngồi giữa bia bọt chỉ chỏ,vừa được xem ảnh độc,vừa được đâm chọt ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: bichuoi trong 17 Tháng Tám, 2009, 05:17:16 am
Uống nhiều nước chè quá không ngủ được! hix
theanhph88 àh
Thứ nhất: Chẳng phải đợi đến lúc ai đó đưa cái Clip đó lên đây thì mọi người mới biết hay phải nói thật giả gì đó
Thứ hai: Mình thấy các bạn đặt vấn đề: ảnh bản quyền hoangsa.org chụp 9 người cựu tù với nhiều người bản quyền hay không chẳng có ý nghĩa gì ở đây. Nó không giống vụ ca sỹ độc quyền của một bầu sô nào đó.
Thứ ba: lập trường của ai người đó giữ,vợ bác nào bác đấy dùng,xe bác nào bác đó
 Như thế này rõ ràng các bạn kêu gọi nửa chừng rồi bỏ khác gì đánh trống rồi quăng dùi đi không, mất hết cả những ý định tốt đẹp ban đầu. Công tác dân vận khó chứ không dễ đâu.
Cuối cùng dù cái Clip kia đúng hay sai cũng chẳng quan trọng mấy vì: Sự thật chắc chắn là có những người lính của chúng ta đã ngã xuống. Chỉ mong rằng như ý bác Haanh đã nói, chắc chúng cũng đổ máu nhiều chứ không dễ dàng như vậy.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 17 Tháng Tám, 2009, 06:24:45 am
Hehe, bị bắt làm tù binh, được thả ra, bây giờ gọi là cựu tù chứ gọi là gì?
Nếu muốn nói đúng thì là Cựu tù binh, giống như  khi bạn gọi "2 bác cựu binh" thì phải gọi là Cựu chiến binh vậy! Thường.

Điều này không có nghĩa là bạn nhét chữ vào mồm tớ, như cái đoạn sau:

"Tao xem cái clip đấy thấy mày nhục quá, chẳng dám đánh lại gì, lại
còn bị bắt, trói gô lên thuyền. Phải xem gương như tao đây này, tao sẽ để dành 1,2 viên đạn với lựu đạn để thà chết hơn là
rơi vào tay giặc, như thế mới là anh hùng chứ phải không mày ? "


Góp ý với bạn là cần soạn lại lời lẽ trong cái cờ-líp ấy sao cho các bạn khác khi xem biết được rằng: quân ta đã bình tĩnh đánh trả bằng AK, B40, B41 ... đã kiên trì chiến đấu cho đến khi tàu chìm ... đã tổ chức cứu thương binh ... đã cùng dìu nhau bơi về Sinh Tồn ... 1 tàu của ta khi mất khả năng chiến đấu đã ủi bãi để giành cho được 1 hòn đảo nhỏ trước lực lượng tranh chấp hùng hậu của đối phương.

(Bạn có ý kiến gì về chữ giành và chữ tranh chấp tớ dùng ở trên không ?)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 17 Tháng Tám, 2009, 10:03:00 am
  Chào các bác CCB, đầu tiên em có lời xin thứ lỗi một vì một số từ ngữ hơi quá bức xúc vào tối hôm qua.
Em đã edit lại và hi vọng bác tuaans cũng sẽ vậy.

 Sau là nói đến chuyện tại sao em lại cố gắng xác định clip đó là thật ?

 - Trước hết vì tìm hiểu về CQ-88 là một niềm đam mê của em từ khá lâu, đam mê cũng có nghĩa
là theo đuổi. Em cũng là người đã chuyển ngữ CQ-88 ra tiếng Anh và tiếng Đức và hiện nó rất phổ
biến trên thư viện mở Wikipedia. Thế nên khi clip này được TQ tung ra, đam mê của em lại sống dậy
và em đã quyết định làm các clip Vòng tròn bất tử như các bác đã biết.

 - Cũng vì thế hệ của em 12 năm trên ghế nhà trường hiểu biết rất mù mờ về lịch sử VN giai đoạn 1975-1991
nên em muốn qua việc tuyên truyền của Clip vòng tròn bất tử này, lứa 9x, 10x sau này sẽ học thêm được một
phần nào những trang sử còn khuyết vì nhiều lí do tế nhị do quan hệ lịch sử giữa hai nước. Và thực tế cũng
cho thấy tác dụng của việc tuyên truyền Clip này đến các bạn trẻ trong thời gian qua là không hề nhỏ. Và cũng
chính vì thế nên bọn em muốn tôn trọng sự thật, tôn trọng lịch sử : Không thể chấp nhận tồn tại một Clip
tuyên truyền điển hình mà tính xác thực của nó vẫn còn chưa được khẳng định !

 Quay lại việc em tham gia topic này, bỏ qua việc thủ trưởng Đoàn xóa clip tiếng Nga ban đầu, thì các luận chứng
của em post ngay sau đó cũng chỉ để trông đợi vào các phản biện của các bác để làm sáng tỏ hơn tính thật giả của Clip,
 chứ quan điểm cá nhân của các bácthì em thật không dám o ép nó theo khuôn mẫu nào của em cả. Thế nên em
trông đợi tinh thần phản biện xây dựng trên cơ sở phân tích chi tiết đoạn clip này để thêm phần sáng tỏ về sự kiện CQ-88.

 Còn bác theanh ạh, em thực tế là không phải sợ, hay dấu link làm gì cả. Có điều những ảnh và chi tiết đó thực tế
là chưa được public ở đâu cả. Nó là công sức chung của anh chị em trong Ban quản trị hoangsa.org. Việc em post nó
ra trước như thế cũng là một việc làm vạn bất đắc dĩ từ một cuộc tranh luận ngoài lề tại TTVNOL, và xét về lý là sai nguyên tắc
trong công việc chung của anh em trong Ban quản trị hoangsa.org.

 Thế nên em hôm qua, em cũng chẳng muốn post lại sang đây làm gì.Nhưng bác đã đưa link vậy, thì em xin chắt lọc lại
những ảnh và chi tiết xung quanh cuộc phỏng vấn chú Hiền, và một phần hồi kí của chú Phụng mà hiện nay vẫn chưa được
public tại diễn đàn hoangsa.org (Bài về chuyến thăm 3 gia đình thương binh liệt sĩ tại Quảng Trị nhân dịp 27/7).
Trong khả năng cho phép, em xin tường thuật lại trung thực nhất lời kể của cựu chiến binh Phụng, một phần hồi kí của anh Hiền
đã được em chót public tại TTVNOL trong 2 link trên để góp phần làm sáng tỏ đôi chút sự kiện CQ-88, cũng như đoạn video do
TQ post lên cuối tháng 4 vừa rồi :
********

 - Diễn giải của chú Phụng về việc một lá cờ đột ngột biến mất trong Clip :
Trích dẫn
lá cờ biến mất trước và trong cảnh 37mm là do "bị TQ giật xuống, xé nát thành nhiều mảnh rồi vứt xuống biển"


 - Hai người bị bắt trong video là anh Trương Văn Hiền (hàng dưới ngoài cùng bên trái,
và anh Trần Thiện Phụng, hàng trên, đang quàng vai vợ). Một người bị mù cả hai mắt.
Ảnh do cựu chiến binh Trần Thiện Phụng cung cấp
(http://farm3.static.flickr.com/2503/3818156342_07c908e3d2_o.jpg)
Ảnh chụp khi TQ trao trả 9 người VN bị TQ bắt (mặc áo xanh hải quân) tại cửa khẩu Bằng Tường,
Lạng Sơn , tháng 9 năm 1991. Cả hai cựu chiến binh trên đều công nhận đoạn video là thật.
địa chỉ liên hệ chi tiết , các bác có thể liên hệ với BQT diễn đàn HoangSa.Org.

Một người đang ở tại Đông Hà , Quảng Trị, người kia đang ở Đak Lak.

 - anh Hiền sống được là do bám được
vào một mảnh gỗ rớt ra từ tàu HQ-604, sau đó anh Hiền xé áo
ngoài buộc người mình vào tấm gỗ, trôi lênh đên trên biển 3
ngày, 2 đêm thì được TQ vớt cùng với anh Phụng.
Trong cảnh 37mm, thì anh Hiền nằm trong số những người
vẫn ở trên tàu HQ-604.
Giả sử anh Hiền mà gặp ca nô chở lính TQ đang say máu bắn
giết vào ngay sáng ngày hôm đó thì anh sẽ vào cùng danh sách với 64 người kia.

- anh Phụng tả lại rõ từng chi tiết, màu sơn, số hiệu các tàu chiến TQ vây quanh đảo Gạc Ma v.v...

- Nói thêm lần chót về CQ-88, bọn TQ chết 6 và bị thương 18 đến 21 tên là
có thật. Anh Hiền là người trực tiếp tham gia chiến đấu trên
boong tàu HQ-604, theo lời anh Hiền thuật lại thì anh em hi
sinh trực tiếp trên boong là khá nhiều, chết ngay trước mặt anh
Hiền. Còn lời kể của anh Phụng thì ta có nấp lại trên đảo sau
cái thuyền to và đánh lại bằng AK47, tinh thần chiến đấu rất
ngoan cường.


Đây là ảnh anh Phụng đang đưa cho bọn em ảnh chụp 9 người bị bắt ở trang trước.
(http://hoangsa.org/forum/imagehosting/87344a6e98527be2b.jpg)


Ảnh gốc do chú Hiền cung cấp, không có dấu bản quyền hoangsa.org do đã được public
(http://farm4.static.flickr.com/3453/3757925002_92990cbe04_o.jpg)
- Mà thực sự là chú Hiền đến giờ cũng chẳng đòi hỏi chế độ đãi ngộ chi hết, những chuyện mình nói như chuyện chú đau ốm bệnh tật vì vết thương, cả di chứng thần kinh như của chú Phụng mà không có chính sách gì cả toàn là do người vợ đã có 2 mặt con với chú Hiền kể thì mới biết, phụ nữ mà. Giờ làm được đến đâu thì làm để kiếm sống thì làm thôi, còn hoàn cảnh chú Hiền thì chắc bạn đọc bản tin bên hoangsa.org chắc đã biết rồi.


-Còn về vụ súng 25mm hay 37mm, chú Phụng có kể thế này :

Lúc bọn nó đổ quân lên đảo thì người của mình (Trần Văn
Phương, Nguyễn Văn Lanh, Nguyễn Văn Tư ...) bơi vào để giữ
cờ, vì anh em trên đảo toàn lính công binh như chú Phụng nên
không đủ sức đánh nhau với bọn TQ được. Nhưng lúc đó thì tàu
bọn TQ đậu từ xa đã bắn cảnh cáo vào đội thủy thủ đang bơi
của chú Phương rồi, nhưng chú Phương , chú Lanh "rất lì"
(nguyên văn lời của chú Phụng) ,vẫn bơi vào đảo dù tàu bọn nó
đang bắn cảnh cáo.Chú Phụng kể thì súng của TQ lúc đó "to
bằng bắp chân, bắn xuống nước bì bõm".

Như vậy thì là súng 25mm, mới có cái kiểu to bằng bắp chân
như thế. Các bác xem thêm hình súng 25mm trên Google sẽ rõ.
Nó lắp ở mạn tàu chứ không lắp đồng trục trên boong như 37mm.
Mà em đã nghe thử tiếng súng 20mm và 37mm, đều có tiếng
lò xo chấn rung lọc xọc như vậy.

Vậy thì ta công nhận đó là 25mm, có gì các bác cứ cho ý kiến nhé.

-Tại bọn em cứ thắc mắc chuyện lời kể của chú Phụng vì tàu
mấy trăm tấn sao lại buộc thừng , nhưng mà đúng là để neo tàu
ở bãi nông thôi thì cũng chỉ cần dây thừng chão to thôi là đủ.

Theo chú Phụng kể thì : quân ta vừa buộc đuôi tàu HQ-604 vào
cọc đóng trên Gạc Ma để neo tàu lại thì bọn TQ cho đổ quân lên
bãi, rồi chúng cho người cắt phăng dây thừng neo tàu HQ-604
với Gạc Ma ngay lập tức

Còn thì bác onami có hơi sai một tẹo, đúng ra là buộc ở đuôi
tàu mới phải. Như tàu HQ-604 thì trọng tâm lệch về phía đuôi
tàu nên theo nguyên tắc neo tàu thì buộc về đằng đuôi chứ
không phải về đằng mũi. Có hai lí do :

1/ Trọng tâm của tàu gần đảo hơn nên nếu có lỡ bị đứt dây vì
biển động thì "độ văng" do vận tốc dài lúc đứt dây nhỏ hơn, và ít
rủi ro hơn.

2/ Phần đuôi tàu gần trọng tâm hơn nên lúc biển động ít lắc hơn
phần mũi tàu, nên nếu có chuyện cũng dễ cắt đứt dây hơn để
tránh tàu bị xô vào bãi

Thế nên trong video, đuôi tàu HQ-604 quay về phía bãi đá
Gạc Ma, hướng về phía quân ta đang đứng trên đảo là vì như thế.

------------

  Cuối cùng, em chỉ xin nhắc lại câu của các cụ là : Luận anh hùng bất kể thành bại.  

 Chú Phụng, chú Hiền đối với các bác dù có là cựu tù đi nữa thì cũng đã làm tròn nghĩa vụ CQ-88, chứ không trốn lại ở Đà Nẵng như một số người khác. Nhiều người trong số họ sau này thậm chí còn lấy giấy đi nghĩa vụ CQ-88 bằng cách này cách khác xin được chế độ thương bệnh binh.

 Em không muốn post ra Hồi kí của chú Hiền, vì nó chưa được public.Nhưng sự thực là chú Hiền là người ít chữ, và đến nay cũng chả biết
internet hay computer là gì, nên câu văn trong hồi kí như của một học sinh tiểu học.Thế nhưng nó là rất thật, chú Hiền cũng như các bác
cũng định chết với đồng đội trên boong tàu cho toại nguyện một đời làm lính nhưng lúc tàu bất ngờ bị pháo lắc mạnh, chú Hiền bị hất xuống
biển thì chú tự nhủ phải sống để trả thù cho đồng đội, phải trả thù ! cái chết lúc này chưa hẳn là có ích. Dù hiện tại thì lời tự nhủ của chú
Hiền chưa thành hiện thực, nhưng em không trách chú Hiền, dù là một cựu tù như các bác nghĩ. Chú Hiền không kêu ca, phàn nàn hay đòi hỏi bất cứ chế
độ đãi ngộ nào dù chú Hiền thừa đủ điều kiện được hưởng nó với thương tật đã mang trên người. Với ai em không biết , nhưng đối với em, thì chú
Hiền là một công dân gương mẫu hơn chán vạn những người khác, kiếm sống nuôi vợ và hai con bằng sức lao động chỉ còn mấy chục %
của mình, mà không hề nhận một chút trợ cấp thương bệnh binh nào của nhà nước, dù chú Hiền xứng đáng có được số tiền
trợ cấp đó.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 17 Tháng Tám, 2009, 10:40:25 am
Thông tin về việc này thì các sách sử của Hải quân, các bài báo ... đều có nói và bản thân các bạn khi làm lời thuyết minh cho clip kia chắc chắn có tham khảo!

Tóm lại là 1 cuộc đánh nhau để tranh giành chủ quyền các đảo, bãi đá ... bên ta chiếm giữ trước nhưng lực lượng yếu hơn nên đối phương chiếm 1, ta vẫn chiếm giữ được 2. Hai bên đều có nổ súng bắn nhau. Khó nói là 1 cuộc thảm sát người Việt Nam.

Cuộc chiến đấu ấy cho ta thấy sự chiến đấu ngoan cường, sự hy sinh dũng cảm của các chiến sĩ hải quân VN, sự dã tâm to lớn của đối phương. Nhưng cũng là nỗi đau, nỗi bức xúc của ta với kết quả trận đánh!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 17 Tháng Tám, 2009, 11:55:58 am
Góp ý với bạn là cần soạn lại lời lẽ trong cái cờ-líp ấy sao cho các bạn khác khi xem biết được rằng: quân ta đã bình tĩnh đánh trả bằng AK, B40, B41 ... đã kiên trì chiến đấu cho đến khi tàu chìm ... đã tổ chức cứu thương binh ... đã cùng dìu nhau bơi về Sinh Tồn ... 1 tàu của ta khi mất khả năng chiến đấu đã ủi bãi để giành cho được 1 hòn đảo nhỏ trước lực lượng tranh chấp hùng hậu của đối phương.

(Bạn có ý kiến gì về chữ giành và chữ tranh chấp tớ dùng ở trên không ?)
Em ghi nhận và tán thành góp ý này của bác, thực ra trong phụ đề cũng có mấy dòng
 "... diệt 6 tên bành trướng, 18 tên bị thương ... ," nhưng nó trôi quá nhanh, chỉ vậy thôi vẫn chưa đủ.

 Em nghĩ là Cô-Lin là ta ủi bãi giữ được, Len Đao là sau này ta bí mật giành lại được. Còn Gạc Ma, theo
lời kể của chú Phụng, vẫn còn nhiều điều khó nói, nên chả biết nên dùng từ nào.
 
 Em sẽ tổng hợp các góp ý, sửa chữa các thiếu sót và làm lại một lần nữa, quan trọng nhất là đoạn
bắn quân ta trên đảo thì là 25mm chứ không phải 37mm (theo trang bị trên các hạm của TQ thời đó).
37mm là cảnh nó bắn phá tàu HQ-604 ở khoảng cách khá gần.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vaxiliep trong 17 Tháng Tám, 2009, 02:49:24 pm

Còn thì nói đi nói lại, có bác nào trong này, hay thậm chí ngay cả bác Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, anh hùng LLVTND,
có khẳng định clip đó là giả, em cũng chẳng tin các bác vì sự thật là các bác không có mặt tại Gạc Ma thời điểm đó.

Mình thì chả muốn tranh luận gì với bạn về vụ này tuy nhiên mình thấy hơi buồn cười với cách tuyên bố của bạn về chuyện tin hay không tin chỉ vì người ta có mặt ở nơi đó hay không. Ngày xưa 10 ông bộ đội ĐBP xem cảnh phim chiến sỹ ta xông lên đạp đổ cờ trên hầm Đờ-cát ở ĐBP thì 9 ông đều khẳng định là cảnh quay thật tại trận đánh!  ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: dongadoan trong 17 Tháng Tám, 2009, 04:52:15 pm
Các bác và các bạn tranh luận mãi rồi cũng đến thế thôi! ;D

- Việc tin hay không tin vào một sự kiện nào đó không thể ép buộc được. Tôi chỉ lạ là bạn Wehrmacht dù tuyên bố "em tuyệt đối không ép bác phải tin theo" khi trả lời bác haanh ở trang trước, vậy thì bạn cứ cố chứng minh mình đúng làm gì nhỉ?

- Một cái clip của TQ tung ra, khoan chưa nói đến sự đúng sai thì hãy tìm hiểu xem liệu đằng sau nó có mục đích gì không đã chứ? Người TQ thường không làm gì mà không có ẩn ý đâu!

- Diễn biến CQ-88 chưa được giải mật thì chúng ta cũng chưa lấy đâu ra "trọng tài" mà phân xử.

- Nhắc để bạn Wehrmacht nhớ là Nội quy quansuvn.net quy định rất rõ về việc post trùng nội dung như sau:"...mỗi bài có thay đổi một chút nhưng cơ bản vẫn cùng một nội dung) sẽ bị xoá hết các chủ đề trùng lặp và nhắc nhở.". Vì vậy việc bạn post nhiều clip cùng một nội dung là vi phạm và chúng tôi xóa bài là hoàn toàn đúng, bạn nên dùng từ cho chính xác, bạn làm như tôi có lỗi với bạn vậy?

 Cuối cùng, đúng như bạn bichuoi đã nói: "Wehrmacht có mục tiêu tốt đẹp" nhưng trong tranh luận thì bạn Wehrmacht nên xem lại, bạn không thể cứ lấy cái mình biết để ép người khác tin theo bạn được. Lý do là người khác họ cũng có thể biết như bạn hoặc còn có thể hơn bạn nữa ấy chứ!

 Ta dừng tranh luận ở đây được rồi nhỉ?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 17 Tháng Tám, 2009, 09:49:37 pm

Còn thì nói đi nói lại, có bác nào trong này, hay thậm chí ngay cả bác Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, anh hùng LLVTND,
có khẳng định clip đó là giả, em cũng chẳng tin các bác vì sự thật là các bác không có mặt tại Gạc Ma thời điểm đó.

Mình thì chả muốn tranh luận gì với bạn về vụ này tuy nhiên mình thấy hơi buồn cười với cách tuyên bố của bạn về chuyện tin hay không tin chỉ vì người ta có mặt ở nơi đó hay không. Ngày xưa 10 ông bộ đội ĐBP xem cảnh phim chiến sỹ ta xông lên đạp đổ cờ trên hầm Đờ-cát ở ĐBP thì 9 ông đều khẳng định là cảnh quay thật tại trận đánh!  ;D

Chào bác,
Em nghĩ trận đánh chiếm hầm Đờ-cát tại ĐBP và trận Gạc Ma khác nhau rất nhiều về mức độ :
Một đằng là của hàng ngàn chiến sĩ VM, một bên là của chỉ của mấy chục người của Đoàn 125
trên tàu HQ-604. Vả lại em nghĩ những CCB mà bác nói có tham gia chiến dịch ĐBP nhưng chưa
chắc đã tham gia hoặc chứng kiến tận mắt cảnh cắm cờ trên hầm Đờ-cát thật, nên đương nhiên
là họ sẽ có quan điểm cho rằng cảnh đó là thật, nhất là khi cảnh đó dựng ngay sau khi chiến
trường ĐBP vẫn ngổn ngang khói bom sau trận đánh, thì cảnh lại càng thật, nhưng sự việc thật thì
đã trôi qua.

Về việc tại sao bọn em muốn xác minh tính thật giả của Clip , thì em đã nói ở trang trước rồi.
Cũng như bác thì em cũng đặt ra khả năng là TQ họ dựng lại,nhưng chú Phụng thì lại khẳng
định chắc nịch các cảnh có tàu HQ-604 là thật, chú Phụng khẳng định đó chính là tàu HQ-604.
Về số lá cờ được cắm trên đảo, chú Phụng trả lời là ta cắm đúng 2 lá cờ lên đảo Gạc Ma
(cảnh ngay trước khí lính TQ tuyên thệ, sau có thuyền to lên đảo mang thêm 1 lá cắm trên thuyền).

Tàu HQ-604 và hai tàu còn lại đều do Mỹ sản xuất và viện trợ cho VNCH và được VNDCCH tiếp quản http://www.imnahastamps.com/military/VNN_Ships_Imnaha.pdf

Về cảnh bắn 37mm(25mm) thì chú Phụng đã diễn giải về các lá cờ, và đặc biệt là lá cờ biến mất như
em đã nói.

Về khả năng dựng lại cảnh 37mm(25mm) ngay sau trận đánh tại bãi đá Gạc Ma : em cho rằng nó là
không thể vì đến chiều 14-3, quân ta vẫn bám trụ tại Gạc Ma (thuật lại của nhà báo Bùi Thanh).
Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ vẫn tổ chức cứu thương binh từ Gạc Ma về Cô Lin về trong suốt ngày 14,
sau đó một tàu vận tải khác do thượng úy Nguyễn Đình Cúc lái cũng đã vượt vòng vây để cứu những
thương binh đang bị vây tại Cô Lin về đảo nổi Sinh Tồn.

Đến sáng 15 thì TQ đã cho xây chòi trên đảo Gạc Ma ( lúc này chú Phụng, chú Hiền đang trôi trên biển)
http://thiemthu.multiply.com/journal/item/179/179
Sáng 15, chúng tôi ra chỗ tàu 605, 604. Theo vết dầu nổi lên, chúng tôi xác định được vị trí 605 chìm,
thả neo đánh dấu. Rồi chạy qua chỗ Gạc Ma. Trung Quốc mới dựng cái chòi nhỏ ở đó.


Như vậy, theo em thì việc TQ dựng lại cảnh 37mm(25mm) ngay sau biến cố đó là không thể vì trong đêm 14,
chúng đã xây nhà ngay tại nơi xảy ra cuộc bắn giết trong Clip đó để chiếm đóng Gạc Ma thì không còn chỗ
cho các diễn viễn đứng trên đảo để quay lại cảnh này.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 17 Tháng Tám, 2009, 10:00:46 pm
Càng ngày bạn càng phát triển học thuyết của mình! Điều này dễ dẫn đến ngụy biện. (khả năng cao)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 17 Tháng Tám, 2009, 10:07:07 pm
Càng ngày bạn càng phát triển học thuyết của mình! Điều này dễ dẫn đến ngụy biện. (khả năng cao)

Em chờ đợi những bài viết mang tính phản biện trên tinh thần xây dựng, chứ không phải những post
mang tính "đâm chọt" như của bác.

Không những không có gì mới mà còn không đưa ra luận chứng nào đủ sức thuyết phục.



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: songoku trong 17 Tháng Tám, 2009, 10:14:21 pm
Ơ kìa bác tuaans, làm gì thì cũng phải có niềm tin chứ. Minh nghĩ là bạn W cứ chứng minh giả thuyết mà bạn cho là đúng đi đã. Còn ai tin chuyện bạn nói là đúng thì là việc khác.

Tớ thì tớ cứ đọc biết thế thôi. Tớ muốn chờ cái đống CQ-88 được giải mật cơ. Mà chờ cái này thì.... he he he, còn dài lắm, chả biết đến bao giờ. Mà có khi còn chả được giải nữa cơ.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 17 Tháng Tám, 2009, 10:18:42 pm
Việc phải đợi giải mật! Mấy cái cuốn sử, mấy bài báo cũ thời đó chưa đủ cho ta hình dung sự việc sao? ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 17 Tháng Tám, 2009, 10:30:04 pm
WM: tất cả các tình tiết về sự kiện đó, tớ đều đọc được trên các diễn đàn và các sách của HQ trước khi có cái cờ-lip đó. Bạn đọc được các thông tin đó trước hay sau thì không rõ!

Bạn cứ việc sưu tầm các chi tiết để củng cố cho "thuyết" của bạn!
À mà nhắc lại với bạn là tớ xem cái clip đó mà không hề nói là thật hay giả nhé!

Nhưng mà kể ra thì theo dõi mấy đời vơ-dần cái clip đó thì cũng thấy hay hay. Từ "tay không", "không trang bị vũ khí" ... đến nay là "trang bị vũ khí không đầy đủ". hehe.

Đã hehe mà vẫn thấy buồn cười!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 17 Tháng Tám, 2009, 10:36:24 pm
Ơ kìa bác tuaans, làm gì thì cũng phải có niềm tin chứ. Minh nghĩ là bạn W cứ chứng minh giả thuyết mà bạn cho là đúng đi đã. Còn ai tin chuyện bạn nói là đúng thì là việc khác.

Tớ thì tớ cứ đọc biết thế thôi. Tớ muốn chờ cái đống CQ-88 được giải mật cơ. Mà chờ cái này thì.... he he he, còn dài lắm, chả biết đến bao giờ. Mà có khi còn chả được giải nữa cơ.
 Tớ theo topic này, là để trông đợi những kinh nghiệm chiến trường thực tế của các cựu chiến binh trong
việc làm minh bạch tính chất của clip đó cũng như diễn biến trận đánh hôm đó.
 Tuy vậy thực tế nó lại ko như vậy, ví dụ như việc hạm TQ sử dụng 25mm để bắn quân ta đứng trên đảo thì cái
này do hai bạn trẻ bên TTVNOL gợi ý. Tớ cũng đã đặt nghi vấn từ lâu về việc pháo 37mm hay chỉ là đại liên
dây băng.

  Bạn nói là giả thuyết, nhưng mình thì chỉ cố gắng làm sáng tỏ. Mình trích lại lời kể của chú Phụng trong
điều kiện các anh chị em cộng sự cho phép được public trước, nghĩa là mình có và mình chịu trách nhiệm về
nó rồi, thậm chí là cả trước pháp luật. Còn video phỏng vấn chú Phụng mình vẫn giữ, địa chỉ và số phone
chú Phụng cũng vậy và sẵn sàng cung cấp cho các bác có thành ý thực sự.
---------
  Còn version tiếng Việt tớ làm từ cuối tháng 4, làm một mình nên rất gấp gáp. Mà nói là "trang bị vũ khí
không đầy đủ" chỗ nào vậy ? Còn cái clip tiếng Anh sau này đọc là : "unarmed and light armed VNese sailors ".
Như vậy đã đủ chưa nhỉ ?

  Trước sau vẫn chỉ thấy ý kiến đâm chọt là nhiều, chả có gì mới cả (tớ không nói bạn đâu, bạn Songoku nhé :) )


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: songoku trong 17 Tháng Tám, 2009, 10:45:55 pm
Trích dẫn
Còn version tiếng Việt tớ làm từ cuối tháng 4, làm một mình nên rất gấp gáp. Mà tớ nói là "trang bị vũ khí
không đầy đủ" chỗ nào vậy ? Còn cái clip tiếng Anh sau này tớ đề là : "unarmed and light armed VNese sailors and sappers ".
Bạn thấy như vậy đã chuẩn chưa bạn ?

Ơ kìa cái bạn W này, tớ có nói gì về mấy vụ phiên bản clip đâu. Đấy là bác tuaans nói đấy chứ. Bạn mải tập trung làm sáng tỏ vụ clip kia nên không để ý rồi, bình tĩnh đi  ;D

Giờ có một thực tế rất vui trên internet ở Việt Nam: mọi lời nói của các cựu chiến binh đều đúng, những ý kiến trái triều, những thứ ghi trong giấy trắng mực đen đều vô nghĩa nếu nó không giống như cựu chiến binh kể. Có điều là Tây mà nó muốn kiểm chứng thì nó phải mò đến hỏi các cựu chiến binh.... trong khi thực ra thì, Tây họ muốn biết những thứ ấy nó nằm ở trang nào, quyển sách nào, in năm bao nhiêu, của nhà xuất bản nào, v.v.... mà tốt nhất là chụp béng cái ảnh ghi những thứ đó, tống lên internet để nó xem.  ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 17 Tháng Tám, 2009, 10:51:26 pm
Nhưng mà kể ra thì theo dõi mấy đời vơ-dần cái clip đó thì cũng thấy hay hay. Từ "tay không", "không trang bị vũ khí" ... đến nay là "trang bị vũ khí không đầy đủ". hehe.

Đã hehe mà vẫn thấy buồn cười!
Cái quan trọng nhất là lời kể, ảnh của người trong cuộc thì không có, nhưng lúc nào cũng chỉ thấy cười cợt, và chụp cho
việc làm sáng tỏ sự kiện là một " học thuyết", quá nẫu.

Sang đây tưởng sẽ nhận được nhiều đóng góp tích cực, qua từng đấy trang và từng đấy người thật, việc thật, ảnh thật vẫn
chả thấy gì, vẫn chỉ thấy đâm chọt, bắn tỉa.

  Thậm chí việc xác định có phải 37mm hay không cũng là người của TTVNOL xác định hộ.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 17 Tháng Tám, 2009, 10:57:53 pm
Đây bồ!  ;D
... Họ chỉ là những tàu vận tải không được vũ trang đầy đủ ...
http://ttvnol.com/forum/gdqp/1195472/trang-1.ttvn

1 thành viên bên đó post cái ảnh tàu giống HQ-505 (lấy từ 1 topic bên này, hay là nó nhỉ  ;D ) với 3 ụ súng trước mũi, trong đó có 1 cái 2 nòng mà vẫn chưa tỉnh ngộ ra à!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: songoku trong 17 Tháng Tám, 2009, 10:59:42 pm
Trích dẫn
Cái quan trọng nhất là lời kể, ảnh của người trong cuộc thì không có, nhưng lúc nào cũng chỉ thấy cười cợt, và chụp cho
việc làm sáng tỏ sự kiện là một " học thuyết", quá nẫu.

Sang đây tưởng sẽ nhận được nhiều đóng góp tích cực, qua từng đấy trang và từng đấy người thật, việc thật, ảnh thật vẫn
chả thấy gì, vẫn chỉ thấy đâm chọt, bắn tỉa.

  Thậm chí việc xác định có phải 37mm hay không cũng là người của TTVNOL xác định hộ.

1 là bạn tin vào việc bạn làm, vậy việc quái gì bạn phải chú ý đến những thứ mà bạn coi là không cần thiết, không quan trọng. Hay tìm bằng chứng để không ai nói gì được bạn đi. Chứ bạn cũng đi cãi nhau chuyện không đâu thì cũng có khi nẫu thật  ;D

2 là ttvnol hay quansuvn, đều chỉ là nơi để giao lưu, trao đổi, tìm hiểu thế thôi. Như mình đã nói ở trên, chả nhẽ toàn các cựu chiến binh ở đây nói thì đều đúng hết sao????


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 17 Tháng Tám, 2009, 11:10:46 pm
@ bạn Songoku :

  Hiện thì video phỏng vấn tớ giữ, ảnh cá nhân chú Phụng, chú Hiền tớ có, bằng chứng thật thì tớ thiếu gì đâu,
nhưng vì là thành quả chung, làm sao tớ tự ý public ra được. Tớ làm vậy chả hóa ra là đi hưởng trọn thành quả
công sức đường xa vạn dặm của anh em cộng sự hay sao ?

Việc tranh luận với thủ trưởng Đoàn bên TTVNOL rồi tớ tự ý public ra các chi tiết đó là việc ngoài ý muốn.

Mà các cụ có câu là : Có qua có lại.
Lúc đầu tớ đưa ra rất nhiều luận chứng về lí thuyết, giờ là đến ảnh thật, người thật, việc thật, chuyện thật
mà cá nhân tớ chịu trách nhiệm chứ không phải tập thể anh em cộng sự, thì các bác CCB vẫn chưa có gì mới.

  Nên tớ nghĩ tớ nên stop ở đây, chả tội gì phải bỏ công bỏ sức ra trong khi họ đã không có thành ý, lại chả có
dữ kiện phản biện nào mới mẻ, trước giờ vẫn vậy.

  Ờ thôi, tớ chào bạn Kakalot và các bác CCB.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 17 Tháng Tám, 2009, 11:18:24 pm
Đây bồ!  ;D
... Họ chỉ là những tàu vận tải không được vũ trang đầy đủ ...
http://ttvnol.com/forum/gdqp/1195472/trang-1.ttvn

1 thành viên bên đó post cái ảnh tàu giống HQ-505 (lấy từ 1 topic bên này, hay là nó nhỉ  ;D ) với 3 ụ súng trước mũi, trong đó có 1 cái 2 nòng mà vẫn chưa tỉnh ngộ ra à!
Móc thế mà cũng móc được.

Đó là bản dịch tiếng Việt của tôi dịch từ bản thuyết minh tiếng Anh (tôi viết) ra cho anh em cộng sự dịch ra tiếng Nhật.
Làm cho bọn nước ngoài xem thì viết vậy có gì sai mà phải móc nhỉ.

Nguyên câu tiếng Anh tôi viết ban đầu đây:
They were not powerful enough to confront with the Chinese navy and didn´t want to escalate the conflict


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tuaans trong 17 Tháng Tám, 2009, 11:18:52 pm
Bình tĩnh post lại bài đê!

Tính xuất khẩu cách mạng "thảo luận" qua đây à?  ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 17 Tháng Tám, 2009, 11:28:08 pm
  Chả có đóng góp phản biện gì mới để tớ phải tiết lộ thêm cái gì nữa.

  Ờ thôi, tớ chào bạn Kakalot và các CCB. Tớ out ra xem lại video phỏng vấn chú Phụng.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vaxiliep trong 18 Tháng Tám, 2009, 12:51:51 pm
@ bạn Songoku :

  Hiện thì video phỏng vấn tớ giữ, ảnh cá nhân chú Phụng, chú Hiền tớ có, bằng chứng thật thì tớ thiếu gì đâu,
nhưng vì là thành quả chung, làm sao tớ tự ý public ra được. Tớ làm vậy chả hóa ra là đi hưởng trọn thành quả
công sức đường xa vạn dặm của anh em cộng sự hay sao ?

Việc tranh luận với thủ trưởng Đoàn bên TTVNOL rồi tớ tự ý public ra các chi tiết đó là việc ngoài ý muốn.

Mà các cụ có câu là : Có qua có lại.
Lúc đầu tớ đưa ra rất nhiều luận chứng về lí thuyết, giờ là đến ảnh thật, người thật, việc thật, chuyện thật
mà cá nhân tớ chịu trách nhiệm chứ không phải tập thể anh em cộng sự, thì các bác CCB vẫn chưa có gì mới.

  Nên tớ nghĩ tớ nên stop ở đây, chả tội gì phải bỏ công bỏ sức ra trong khi họ đã không có thành ý, lại chả có
dữ kiện phản biện nào mới mẻ, trước giờ vẫn vậy.

  Ờ thôi, tớ chào bạn Kakalot và các bác CCB.

Những thứ người ta biết thì có thể bạn chưa đủ tầm để được biết. Nhiều khi người ta biết nhưng người ta không cần phải chứng minh điều đó cho bạn. Vì vậy mình nghĩ bạn nên stop vấn đề này ở đây là hợp lý và... thông minh.  ;)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: smilingmen trong 18 Tháng Tám, 2009, 09:38:27 pm
- Em nghĩ là bản chất sự việc có lẽ kết luận của đoạn này của bác tuaans là đầy đủ

Tóm lại là 1 cuộc đánh nhau để tranh giành chủ quyền các đảo, bãi đá ... bên ta chiếm giữ trước nhưng lực lượng yếu hơn nên đối phương chiếm 1, ta vẫn chiếm giữ được 2. Hai bên đều có nổ súng bắn nhau. Khó nói là 1 cuộc thảm sát người Việt Nam.

Cuộc chiến đấu ấy cho ta thấy sự chiến đấu ngoan cường, sự hy sinh dũng cảm của các chiến sĩ hải quân VN, sự dã tâm to lớn của đối phương. Nhưng cũng là nỗi đau, nỗi bức xúc của ta với kết quả trận đánh!
- Điều tranh cãi ở đây là tính chân thực của cái clip kia, dẫn đến tranh cãi xung quanh việc có hay không 1 cuộc "thảm sát".
@ Bác Wehrmacht: cá nhân em đánh giá rất cao công sức bác bỏ ra và tấm lòng của bác đối với sự kiện này. Không ai nghi ngờ, à, à, ít ra là có em tin, là bác đã lặn lội đến phỏng vấn 2 bác CCB để lấy tư liệu. Tuy nhiên, theo em thì:
      + Liệu có phải tất cả những gì các bác CCB nhớ được, sau 20 năm, với điều kiện sức khỏe không tốt, trong chiến đấu ít ai có thời gian quan sát kỹ, liệu đã phải là bằng chứng xác tín 100%? (em không nói các bác CCB ý nói sai, chỉ là không nhớ hoặc không nhận định chính xác) Thế nên việc bác dựa vào đó để khẳng định tính xác thực của clip theo em là chưa thuyết phục.
      + Thứ 2 là, như bác dongadoan nói, em cũng thấy 1 clip do TQ tung ra thì chắc không thể có mục đích tốt cho mình được. Bác có nghĩ gì về chuyện này khi phát tán thêm nó không? (tất nhiên là giúp cho 1 số bạn biết đến 1 sự kiện CQ-88, nhưng còn các phản ứng, tác dụng khác liệu bác có đánh giá được không?)
      + Cuối cùng, bác nói là "bằng chứng thật thì tớ thiếu gì đâu" thì tại sao ta không đợi thêm thời gian nữa, bác đưa ra các bằng chứng đó? Viêc tranh luận kiểu "tớ có bằng chứng nhưng tớ chưa cho xem đâu" theo em là không đi đến đâu cả.
Chúc bác sức khỏe!
@ các bác dongadoan, vaxiliep, tuaans....: tụi em có nhiều thứ không biết nên mới mò đến đây học hỏi. Nếu các bác có biết điều gì có thể confirm cho tính xác thực của clip thì các bác cũng chỉ ra cho tụi em biết với. Nếu các bác chưa thể nói được thì các bác chốt luôn 1 câu, đỡ cãi nhau :D Còn em thấy các nhận xét của các bác khác về việc để bị bắt sống hay không,... khó thuyết phục người khác (thà chết không chịu bị bắt, bác là anh hùng, nhưng không thì cũng ...bình thường :), trong CT mình có bao nhiều người bị bắt làm tù binh - Nhân đây em thấy là đoạn bác wehrmacht diễn giải về việc bác CCB định hy sinh cùng đồng đội, rồi bị rơi xuống biển, quyết sống để trả thù.... em thấy không cần thiết và xin nói thẳng là...cá nhân em thấy không thật)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Cao Sơn trong 18 Tháng Tám, 2009, 10:02:11 pm
Với tư cách cá nhân, tôi rất hoan nghênh việc bạn Wehrmacht biên tập clip đó để tranh thủ ảnh hưởng của công đồng quốc tế. Đó là một việc rất nên làm. Vẫn với tư cách cá nhân, việc bạn nhầm giữa tay không và bộ đội ta có đánh trả bằng vũ khí, nếu xét dưới góc độ người xem là cộng đồng QT, thì cũng không ảnh hưởng lắm. Vì thông điệp lớn nhất của clip họ đã nắm được tinh thần.

Nhưng lấy tư cách là người người lính, thì tôi/chúng tôi thấy se lòng buồn. Vì nhưng đồng đội của chúng tôi đã ngoan cường đánh trả để bảo vệ từng tấc đất của cha ông, chứ không phải nắm tay dung dăng dạo chơi trên bờ cát. Đó chính là mấu chốt dẫn đến những cuộc tranh luận với bạn, và tôi nghĩ ta nên dừng ở đây.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 18 Tháng Tám, 2009, 10:28:00 pm
Những thứ người ta biết thì có thể bạn chưa đủ tầm để được biết. Nhiều khi người ta biết nhưng người ta không cần phải chứng minh điều đó cho bạn. Vì vậy mình nghĩ bạn nên stop vấn đề này ở đây là hợp lý và... thông minh.  ;)

Bác nói vĩ mô và Tam Quốc quá, em chả hiểu gì sất. Nhưng cũng kịp hiểu là muốn phá án/kết tội thì phải có chứng cớ.
Gia đình em gốc gác nông dân nên hiểu nông cạn có thế thôi, không dám ở tầm cao như các bác để vội kết luận mà
không cần phải chứng minh đâu.
------------------

Trả lời bạn smilingmen :

+ Mình không dám khẳng định trí nhớ hoàn toàn tuyệt đối của họ, chỉ dám dựa theo lời thuật của họ khi
nói về tính xác thực của cái clip kia.
 Mình xin nhắc lại là họ khẳng định clip đó là thật, và cá nhân mình chịu trách nhiệm về phát ngôn này.

+ Mình quan tâm đến tính xác thực hơn là mục đích của video đó, bạn đọc bản dịch lời dẫn tiếng Trung
ở trang 14 sẽ biết mục đích của nó.
Vả lại, tớ không tuyên truyền/phát tán cái clip tiếng Trung 3ph rưỡi đó, mà lại là các clip của tớ. Nên bạn
hiểu là mục đích gì đấy của bọn TQ khi tung ra clip này không nằm ở các clip của tớ.

+ Tớ không định đưa ra những hình ảnh bạn đã thấy và những lời tường thuật của họ (vì nó là thành quả
chung chứ không phải của riêng tớ). Nguyên nhân là từ một tranh luận ngoài lề với thủ trưởng Đoàn bên
TTVNOL. Và tớ nghĩ tớ nên dừng lại đúng lúc, những chi tiết tớ nói, thậm chí là cả việc anh Hiền bị thần kinh,
thì diễn đàn hoangsa.org cũng không dám public.Chính tay tớ khi biên tập bài về anh Hiền đã phải xóa đi đoạn
vợ anh Hiền xác nhận anh Hiền bị thần kinh co giật khi thời tiết thay đổi đột ngột, theo góp ý của anh em
ban quản trị.

Nhưng cá nhân riêng tớ chịu trách nhiệm về những thông tin tớ đưa ra, vì ở đây tớ không đại diện có tập thể
ban quản trị hoangsa.org. Thực tế nó là vậy, nên tớ chả sợ gì hết, dân ở đấy họ biết cả.

  Cuối cùng, tớ nông dân nên nghĩ ngắn, nên tớ chả hiểu mục đích hay âm mưu gì của bọn TQ cả. Nên tớ không
đợi đến lúc ai đó giải mật được mấy thứ vĩ mô đó, nên tớ bắt tay vào làm. Tớ nghĩ như thế tốt hơn là việc
võ đoán âm mưu hay mục đích, clip giả thay clip thật, như vậy ảo lắm.




Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: smilingmen trong 18 Tháng Tám, 2009, 10:43:23 pm


Em cũng hiểu biết nông cạn, có đôi lời tham gia như vậy với thiện ý là để mọi người hiểu nhau hơn và nếu có thể thì sáng tỏ vấn đề hơn thôi. Nếu bác đã nói thế thì cũng xin chúc bác thành công. Em thì xin chờ diễn biến mới của sự kiện này :)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 18 Tháng Tám, 2009, 10:55:49 pm


Em cũng hiểu biết nông cạn, có đôi lời tham gia như vậy với thiện ý là để mọi người hiểu nhau hơn và nếu có thể thì sáng tỏ vấn đề hơn thôi. Nếu bác đã nói thế thì cũng xin chúc bác thành công. Em thì xin chờ diễn biến mới của sự kiện này :)
[/quote]
Thì tớ cũng chỉ có thể tiết lộ đến thế thôi, gia đình tớ gốc gác nông dân Hà Tây quê lụa thực sự chứ không phải tớ nói mỉa mai đâu.

Thế nên là tớ dễ bị kích động lắm, tớ không có cái đầu lạnh lùng như một số bác ở vĩ mô để đợi một ngày nào đó âm mưu và
mục đích của "hải quân nước ngoài" được giải mật, nên tớ bắt tay vào làm.

Nếu bạn smilingmen có đọc những bài tường thuật bên đó, sẽ không có nhiều chi tiết như của tớ đâu, vì puclic dưới tư cách tập
thể ban quản trị diễn đàn thì phải chọn giải pháp an toàn và ít đụng chạm nhất.

Tớ biên tập bài và ảnh của anh Hiền và bài đi thăm Quảng Trị nhưng bị cắt khá nhiều. Hiện thì bài Quảng Trị (sắp được đăng) sẽ do
người khác biên tập lại, nhưng tớ đảm bảo không có những chi tiết của tớ.

  Tớ làm, tớ nói thì tớ chịu. Còn ai tin hay không thì tùy họ.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 18 Tháng Tám, 2009, 11:42:05 pm
Nhưng lấy tư cách là người người lính, thì tôi/chúng tôi thấy se lòng buồn. Vì nhưng đồng đội của chúng tôi đã ngoan cường đánh trả để bảo vệ từng tấc đất của cha ông, chứ không phải nắm tay dung dăng dạo chơi trên bờ cát. Đó chính là mấu chốt dẫn đến những cuộc tranh luận với bạn, và tôi nghĩ ta nên dừng ở đây.

Em nghĩ là nên trả lời bác Cao Sơn ở chi tiết này, như em đã có nói thì cựu binh Phụng đã kể nhiều
chi tiết đánh trả rất ngoan cường của lính hải quân Việt nam : " AK47 đấu với phòng không, B-40
chọi với pháo hạm" (không thấy nói đến RPD và B-41), rồi việc "chú Phương, chú Lanh rất lì " v.v...

Còn cựu binh Hiền trong hồi kí viết tay cũng nhắc đến chuyện lính thủy VN trên tàu HQ-604 đánh trả
mãnh liệt như thế nào trước khi cựu binh Hiền bị tàu lắc văng xuống biển.

Clip đó do TQ cắt đi theo ý muốn của bọn chúng (như một bác đã nói là sỉ nhục VN) thì hẳn là những
cảnh bất lợi cho khâu tuyên truyền của bọn chúng thì bọn chúng phải cắt đi. Trong chuyến đi về Thanh
Hóa thì thân nhân gia đình liệt sĩ Đỗ Viết Thành (lái trưởng trên tàu HQ-604) cũng nói về 4 bộ hài cốt tìm được
năm ngoái đều là "được móc ra" ( nguyên văn lời kể) từ trong tàu HQ-604 ra, vì TQ không cho phép VN tiếp cận
nam Gạc Ma để cẩu tàu HQ-604 lên nên phía VN phải cho người bí mật lặn xuống và vào trong tàu HQ-604
để tìm hài cốt. Sau đó thì quân chủng HQ cho người liên lạc với những gia đình thân nhân liệt sĩ được cho
là hi sinh trên tàu HQ-604 (lái trưởng) để giám định ADN.

Như vậy có thể thấy là có không ít người đã hi sinh trên tàu HQ-604 và thi hài vẫn nằm lại trên tàu HQ-604
và mắc lại trong buồng lái cho đến lúc tàu chìm. Em nghĩ là chỉ qua một đoạn clip do TQ tung ra, bị cắt đi
những đoạn bất lợi cho khâu tuyên truyền bọn chúng, nhưng kết luận là quân ta hèn nhát, không dám đánh trả,
nắm tay tung tăng dạo chơi trên đảo v.v.... e rằng là hơi vội vàng. Dù là hải quân hay công binh thì cũng
là cùng một quân đội NDVN với các bác, chỉ khác nhau về binh chủng.

Vì nhà cựu binh Hiền không có cả internet lẫn PC nên em sẽ nhờ một bạn cộng tác viên địa phương hỏi lại chú Hiền
về chiếc xuồng con trước mũi tàu HQ-604 trong hai tấm ảnh ở mấy trang trước, mà như em phán đoán là tàu chở lính
TQ lao về phía HQ-604 rồi bị ta đánh trả bằng AK47,RPD,B-40,B-41 làm chúng phải nhảy ra khỏi xuồng, bơi lại về phía
tàu hộ vệ như trong mô tả về CQ-88.

Nhảy từ xuồng đổ bộ?
Khả năng là như thế , đuôi tàu HQ-604 hướng về phía Gạc Ma, không hỏi được
chú Phụng về cái xuồng con này vì lúc đó chú ấy không ở trên tàu.

(http://farm3.static.flickr.com/2645/3826781996_14a05d930a_o.jpg)

(http://farm4.static.flickr.com/3466/3826782124_8225d7bf0e_o.jpg)



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: theanhph88 trong 19 Tháng Tám, 2009, 02:43:00 am
Clip đó do TQ cắt đi theo ý muốn của bọn chúng (như một bác đã nói là sỉ nhục VN) thì hẳn là những
cảnh bất lợi cho khâu tuyên truyền của bọn chúng thì bọn chúng phải cắt đi. Trong chuyến đi về Thanh
Hóa thì thân nhân gia đình liệt sĩ Đỗ Viết Thành (lái trưởng trên tàu HQ-604) cũng nói về 4 bộ hài cốt tìm được
năm ngoái đều là "được móc ra" ( nguyên văn lời kể) từ trong tàu HQ-604 ra, vì TQ không cho phép VN tiếp cận
nam Gạc Ma để cẩu tàu HQ-604 lên nên phía VN phải cho người bí mật lặn xuống và vào trong tàu HQ-604
để tìm hài cốt. Sau đó thì quân chủng HQ cho người liên lạc với những gia đình thân nhân liệt sĩ được cho
là hi sinh trên tàu HQ-604 (lái trưởng) để giám định ADN.

Như vậy có thể thấy là có không ít người đã hi sinh trên tàu HQ-604 và thi hài vẫn nằm lại trên tàu HQ-604
và mắc lại trong buồng lái cho đến lúc tàu chìm. Em nghĩ là chỉ qua một đoạn clip do TQ tung ra, bị cắt đi
những đoạn bất lợi cho khâu tuyên truyền bọn chúng, nhưng kết luận là quân ta hèn nhát, không dám đánh trả,
nắm tay tung tăng dạo chơi trên đảo v.v.... e rằng là hơi vội vàng. Dù là hải quân hay công binh thì cũng
là cùng một quân đội NDVN với các bác, chỉ khác nhau về binh chủng.

Thế là vẫn chưa tan hàng hả các bác,thế các bác cứ chiến tiếp đi,xong để em vào thu đồ cổ ;D Giờ em làm cốc bia cho hạ hỏa đây ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 23 Tháng Tám, 2009, 06:52:27 am
  Chào các bác,

hiện thì một cộng tác viên vừa rời Ban Mê Thuột ra Hà Nội nhập học, một bạn khác thì hôm
lên thăm lại nhà cựu binh Hiền thì không
gặp được do anh Hiền bận đi làm ở Dak Nong, nên hiện tại vẫn chưa hỏi lại anh Hiền về cái
xuồng con trong clip đó được.

Em xin trích lại toàn bộ PM trao đổi giữa em và bạn cộng tác viên này , lược bỏ một số đoạn
chưa thể public được, Bạn này trong chuyến về phép thăm nhà tại Ban Mê Thuột vừa qua
đã vô tình tìm gặp được anh Hiền qua thông báo từ một admin của HoangSa.org.

(http://farm4.static.flickr.com/3506/3847014072_9bcccf055a_o.jpg)
--------------------

Nhân đây, em cũng xin gửi lời mời đến các bác cựu chiến binh quansuvn tham gia box Quân sự - Quốc
Phòng bên đó để chỉ dạy cho các mem 9x những kinh nghiệm thực tế quý giá mà các bác
đã có được qua trải nghiệm thực tế chiến trường.
http://hoangsa.org/forum/forumdisplay.php?f=72

Hiện thì chất lượng thành viên tại Box quân sự HoangSa.Org chưa cao, các mem đa số còn
trẻ (9x) , nhiệt huyết có thừa nhưng thực tế lại không có. Bên đó cũng có một số bác Cựu
chiến binh như g7mart , Cua Đồng, home , AK47, dongminh ... nhưng vẫn chưa đủ sức để
dẫn dắt các mem đó. Em cũng đã đề nghị tinh giản lại Box đó, hạn chế tối đa các topic
Copy-paste tin quân sự và các topic hô hào kích động xuông, để thuận lợi cho các post
về chuyên môn và thực tế quân sự.

Rất mong các bác cựu chiến binh quansuvn.net , trong điều kiện thời gian và nhã hứng
cho phép , sẽ tham gia Box Quân Sự diễn đàn HoangSa.org để truyền dạy những kinh nghiệm
cho những lớp hậu sinh, cũng như trao đổi với các đồng đội về một thời máu và hoa.

Em và HoangSa.org nhiệt thành đón chào sự tham gia của các bác cựu chiến binh và rất mong
được nghe những câu chuyện thực tế chiến trường của các bác ( như trận Núi Thành lần đầu đánh Mỹ
mà bác g7mart đã từng kể bên đó)

Thân mến, Wehrmacht.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: dongadoan trong 24 Tháng Tám, 2009, 12:52:22 pm
Khi trang web của các bạn còn những "suy ngẫm" như thế này thì đừng kêu gọi ai cho mất công!



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 24 Tháng Tám, 2009, 08:30:49 pm
  Em không phụ trách mảng set các trích dẫn đầu trang như ảnh trên, chỉ thấy là oán thù nên
cởi chứ không nên trói.

Cảm ơn thủ trưởng Đoàn đã ghé thăm , em sẽ thông báo lại cho Ban điều hành bỏ phiếu
về nhận xét của thủ trưởng để xem có nên gỡ câu đó xuống hay không.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: selene0802 trong 25 Tháng Tám, 2009, 11:03:19 am
  Em không phụ trách mảng set các trích dẫn đầu trang như ảnh trên, chỉ thấy là oán thù nên
cởi chứ không nên trói.

Cảm ơn thủ trưởng Đoàn đã ghé thăm , em sẽ thông báo lại cho Ban điều hành bỏ phiếu
về nhận xét của thủ trưởng để xem có nên gỡ câu đó xuống hay không.
Còn cả đống câu nữa, đọc rất xốn mắt, và thực sự, nhiều khi tôi thấy, cái forum của các bạn gần như là 1 bản sao của box thảo luận bên ttvn


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tran479 trong 25 Tháng Tám, 2009, 03:29:29 pm
Theo mình ,lời ": Suy ngẫm ": kia ...đáng cho ta suy ngẫm ,Nguyễn Trãi có câu ": Đem đại nghĩa để thắng hung tàn ,lấy trí nhân mà thay cường bạo ":.
Thời Vua Lê ,sau khi thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh ,Lê Lợi đã cho cấp lương nhu để quân tướng nhà Minh bị bắt  về nước ,cho đem theo hài cốt nhưng người đã chết trong chiến trận ,thời xưa đã đối đãi với quân xâm lược nước ngoài như thế huống hồ gì cùng là dân Việt máu đỏ da vàng như nhau .Cổ nhân có câu ": nghĩa tử là nghĩa tận ": ,cuộc chiến đã qua hơn 30 năm ,chúng ta thường kêu gọi tinh thần hòa giải ,hòa hợp với số người Việt quá khích ở nước ngoài trong khi chúng ta còn....quá cực đoan trong suy nghĩ !!,chúng ta cho xây dựng tượng đài tưởng niệm để vinh danh những người lính hải đội Hoàng Sa thời Nguyễn nhưng chúng ta cố tình quên đi ,không dám nhắc đến nhưng anh em Hải quân VNCH đã nằm xuống trong cuộc hải chiến với TQ năm 1974 để bảo vệ Hoàng Sa thân yêu cũa tổ quốc Việt Nam ...than ôi !!! Oán thù nên cởi chứ không nên buộc...


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: dongadoan trong 25 Tháng Tám, 2009, 03:53:33 pm
Bác tran479 và bạn Wehrmacht!

Tôi đã không định nói tiếp về vấn đề này nữa vì nhiều lý do, nhưng vì mọi người nhắc đến cái "oán thù" nên tôi thấy cần phải lên tiếng! Thực ra mọi người đều đã thấy, sau 30 năm làm gì còn "oán thù"? Ông NHC nguyên là PTTg của chế độ VNCH cũng lại là Ủy viên MTTQ, các cựu binh lính, SQ của QLVNCH vẫn đang sinh sống an lành ở trong nước, người ở nước ngoài thì tự do về thăm thân, đầu tư làm ăn và mới đây là mua nhà, định cư mà có ai nhắc lại quá khứ đâu? Vậy thì người đáng trách ở đây là ai, là cái gì?

Là người viết lên những câu thơ trên khi họ cố tình so sánh một cách lập lờ và phân biệt với những từ kiểu như "Bắc Việt",... Đây không phải là chuyện "oán thù" mà là chuyện lợi dụng, lợi dụng những cái chết để mưu tính chuyện khác với những mục đích khác!

Diễn đàn hoangsa có tiêu chí riêng và nội quy riêng nên các bạn ấy có thể để những thứ ấy lên "suy ngẫm" chứ ở quansuvn.net thì không bao giờ!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: trucngon trong 25 Tháng Tám, 2009, 04:27:10 pm
Tôi nhất trí cao với ý kiến của bác Đoàn! Thực tế mà nói, mọi chuyện đã qua đều là một phần của lịch sử. đất nước chúng ta hiện nay đã chủ động khép lại quá khứ"Xin thưa không phải đóng!" để mong muốn hòa nhập, phát triển. Đây cũng là một thành quả không thể phủ nhận khi chúng ta hiện có một nền kinh tế tương đối năng động, chính trị ổn định, đời sống văn hoá, xã hội ngày càng tốt đẹp.
Có được như hôm nay tất nhiên vẫn có một phần của quá khứ. Nếu như ta nhìn nhận để sống với hiện tại tốt hơn thì đó là việc nên làm, còn ngược lại chẳng khác nào đi ngược dòng chảy của lịch sử mà thôi!
Hãy như những người lính Cụ Hồ! Không bao giờ đòi hỏi quyền lợi cho mình. Bởi lẽ đã là một người dân VN trước thời cuộc thì đó là trách nhiệm.
Ý kiến của tôi là như thế, có gì không phải kính các bác bỏ qua!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vaxiliep trong 25 Tháng Tám, 2009, 10:11:28 pm
Theo mình ,lời ": Suy ngẫm ": kia ...đáng cho ta suy ngẫm ,Nguyễn Trãi có câu ": Đem đại nghĩa để thắng hung tàn ,lấy trí nhân mà thay cường bạo ":.
Thời Vua Lê ,sau khi thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh ,Lê Lợi đã cho cấp lương nhu để quân tướng nhà Minh bị bắt  về nước ,cho đem theo hài cốt nhưng người đã chết trong chiến trận ,thời xưa đã đối đãi với quân xâm lược nước ngoài như thế huống hồ gì cùng là dân Việt máu đỏ da vàng như nhau .Cổ nhân có câu ": nghĩa tử là nghĩa tận ": ,cuộc chiến đã qua hơn 30 năm ,chúng ta thường kêu gọi tinh thần hòa giải ,hòa hợp với số người Việt quá khích ở nước ngoài trong khi chúng ta còn....quá cực đoan trong suy nghĩ !!,chúng ta cho xây dựng tượng đài tưởng niệm để vinh danh những người lính hải đội Hoàng Sa thời Nguyễn nhưng chúng ta cố tình quên đi ,không dám nhắc đến nhưng anh em Hải quân VNCH đã nằm xuống trong cuộc hải chiến với TQ năm 1974 để bảo vệ Hoàng Sa thân yêu cũa tổ quốc Việt Nam ...than ôi !!! Oán thù nên cởi chứ không nên buộc...

Em thấy hình như bác Tran479 suy nghĩ theo quan điểm một chiều. Cái cách bác nói kia cũng đã được rất nhiều người đem ra nói đến nỗi gặp trên mọi diễn đàn có thảo luận và được nhiều người cho rằng đó là "cấp tiến". Ai cũng nói "Oán thù nên cởi không nên thắt" nhưng đấy hình như chỉ là cách kêu gọi của những người "phía bên kia" chứ bản thân họ không cư xử như thế thì phải (thái độ thù hằn có thể thấy nhan nhản trên các trang web hải ngoại, một hiện tượng tiêu cực nhỏ của VN cũng có thể viết thành một bài xã luận bôi nhọ quy kết đủ kiểu...). Ngày nay chính sách đối với đồng bào xa tổ quốc được cải thiện rất nhiều, bản thân ngay trên trang này cũng dùng từ VNCH thay cho danh từ cũ, báo chí VN khi nói về đồng bào xa tổ quốc đều chỉ phản ánh về đời sống sinh hoạt thông thường của bà con...vậy có thể thấy rõ ai đang cởi và ai đang thắt. Có nhiều thứ chẳng thể một sớm một chiều và cần thiện chí từ cả hai phía.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tran479 trong 26 Tháng Tám, 2009, 08:01:11 am
Bác Va nói rất đúng ,các ông quá khích ở Hải Ngoại thường thấy cái tiêu cực nhỏ rồi xé ra to ,họ có mưu đồ chính trị khác;nhưng cái mình nói là cụ thể với những người đã nằm xuống trong cuộc chiến đã xảy ra hơn 30 năm ,cái mà theo mình ta rất nên làm như là ...ghi nhận những người HQ VNCH đã nằm lại Hoàng Sa như đã làm những người Hải đội Hoàng Sa thời Nguyễn .Mình cho đó là việc ta nên làm để chứng minh là ta phải -trái phân minh .Đó cũng là cách thể hiện thiện chí hòa giải của ta ,Hoàng sa là đất VN thì người Việt thời nào đã đổ máu vì nó cũng đáng được nhắc đến cho con cháu mai sau biết...Không lẽ các người lính Hải đội Hoàng Sa thời vua Nguyễn là có công !,còn các người lính HQ VNCH chết năm 1974 tại Hoàng sa là có tội !!! ,không đáng được nhắc đến sao ????


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: china trong 26 Tháng Tám, 2009, 08:30:43 am
 Theo em, trong bất kỳ cuộc tranh chấp nào, ai yếu hơn thì phải nhịn kẻ mạnh hơn cho tới lúc mình mạnh hơn nó, như vậy khi không làm được gì người ta thì ta hòa giải :D
 Còn ta mạnh hơn nó mà ta hòa giải với nó thì đó là ta cao thượng ???


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tran479 trong 26 Tháng Tám, 2009, 08:34:52 am
Đúng,một hành động cao thượng thể hiện bậc quân tử,đàn anh ....Thế mới là ": Đem đại nghĩa để thắng hung tàn ,lấy trí nhân mà thay cường bạo ": chứ !.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Brest trong 26 Tháng Tám, 2009, 10:56:59 am
Nhất trí với Trần "Đại Hiệp"
Bỏ qua môt bên những định kiến về chính trị, những người lính dù bất cứ thời nào dám xã thân để bão vệ Đất Nước dù chỉ là một hòn đão nhỏ, bão vệ chủ quyền tòan  vẹn lãnh thổ đều đáng được vinh danh


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 26 Tháng Tám, 2009, 07:35:15 pm
  Chào các bác,

em đã trao đổi với Ban điều hành về một số câu trích dẫn trong mục suy ngẫm đó.
Mục đó do cá nhân một thành viên trong Ban điều hành phụ trách và không có
một hội đồng thẩm định nào cả.

Tuy vậy nó không đại diện cho tiếng nói của HoangSa.org, dù có một số ý kiến
nên gỡ những câu mang nặng tính ý thức hệ xuống nhưng hiện vẫn chưa thống
nhất được với thành viên quản trị phụ trách vấn đề đó. Người đó bảo lưu quan
điểm và không muốn gỡ xuống.

Hiện giờ thì em đã sắp xếp lại toàn bộ Box Quân sự của HSO, không còn tình trạng
spam lộn xộn như trước:
http://hoangsa.org/forum/forumdisplay.php?f=72

Kính mong các bác có nhã hứng sẽ tham gia, coi như một sân chơi để giao lưu với
các cháu 9x  ;) , nếu mà đông vui thì em sẽ mở Box riêng: "CCB kể chuyện." ::)

Thân mến.



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 26 Tháng Tám, 2009, 07:36:33 pm
Sao bạn không mời các bạn trẻ sang đây sinh hoạt cho vui. ;)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: dongadoan trong 26 Tháng Tám, 2009, 07:40:31 pm
Hì, việc các bạn xử lý nội bộ thế nào thì không cần thiết phải thông báo ở chỗ chúng tôi, Wehrmacht ạ! ;D

Nếu bạn còn tiếp tục quảng cáo, giới thiệu website là tôi chuyển bài viết của bạn xuống Quán nước đấy nhé!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vaxiliep trong 26 Tháng Tám, 2009, 08:31:49 pm
  Chào các bác,

em đã trao đổi với Ban điều hành về một số câu trích dẫn trong mục suy ngẫm đó.
Mục đó do cá nhân một thành viên trong Ban điều hành phụ trách và không có
một hội đồng thẩm định nào cả.

Tuy vậy nó không đại diện cho tiếng nói của HoangSa.org, dù có một số ý kiến
nên gỡ những câu mang nặng tính ý thức hệ xuống nhưng hiện vẫn chưa thống
nhất được với thành viên quản trị phụ trách vấn đề đó. Người đó bảo lưu quan
điểm và không muốn gỡ xuống.

Hiện giờ thì em đã sắp xếp lại toàn bộ Box Quân sự của HSO, không còn tình trạng
spam lộn xộn như trước:
http://hoangsa.org/forum/forumdisplay.php?f=72

Kính mong các bác có nhã hứng sẽ tham gia, coi như một sân chơi để giao lưu với
các cháu 9x  ;) , nếu mà đông vui thì em sẽ mở Box riêng: "CCB kể chuyện." ::)

Thân mến.



Ủa, cá nhân 1 thành viên BQT có thể vô hiệu hóa ý kiến của nhiều thành viên BQT khác hả?  :)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 27 Tháng Tám, 2009, 10:40:10 am
@ bác DepTraiDeu : Nếu em là người của quansuvn.net (thành viên của Ban quản trị),
em cũng sẽ mò sang bên đó và rủ các cháu nó qua đây thuốc lào trà xanh với các bác :D

@ thủ trưởng Đoàn : Bác là người của quansuvn.net, em giờ là người của HoangSa.Org ,
chúng ta ai thờ chủ nấy, chứ không thể nói là quảng cáo được. Bác và bác Triumf sang
bên TTVNOL cũng pro cho quansuvn.net thuộc vào hàng thứ dữ ấy chứ lị   8)

@ bác Vaxiliev : Bọn em ko mún vì chuyện này mà mất đoàn kết, bài đi Quảng Trị cả tháng
rồi mà chưa public được cũng vì mấy chuyện tranh cãi lục đục nội bộ này  :(


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vaxiliep trong 27 Tháng Tám, 2009, 10:56:55 am

@ bác Vaxiliev : Bọn em ko mún vì chuyện này mà mất đoàn kết, bài đi Quảng Trị cả tháng
rồi mà chưa public được cũng vì mấy chuyện tranh cãi lục đục nội bộ này  :(

Như vậy rõ ràng ngay từ cách làm việc của các bạn đã thiên về cảm tính và cả nể rồi, chuyện thông tin nào cần đưa lên và có thể đưa lên thuộc về tập thể BQT chứ. Một tập thể sẽ chín chắn hơn một cá nhân, thậm chí tập thể BQT có thể phủ quyết cả admin. Nhưng thôi đấy là chuyện của các bạn, mình cũng không tiện tham gia ý kiến thêm.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 27 Tháng Tám, 2009, 11:35:17 am
@ bác DepTraiDeu : Nếu em là người của quansuvn.net (thành viên của Ban quản trị),
em cũng sẽ mò sang bên đó và rủ các cháu nó qua đây thuốc lào trà xanh với các bác :D

@ thủ trưởng Đoàn : Bác là người của quansuvn.net, em giờ là người của HoangSa.Org ,
chúng ta ai thờ chủ nấy, chứ không thể nói là quảng cáo được. Bác và bác Triumf sang
bên TTVNOL cũng pro cho quansuvn.net thuộc vào hàng thứ dữ ấy chứ lị   8)

@ bác Vaxiliev : Bọn em ko mún vì chuyện này mà mất đoàn kết, bài đi Quảng Trị cả tháng
rồi mà chưa public được cũng vì mấy chuyện tranh cãi lục đục nội bộ này  :(

Tôi không biết bạn  yêu nước tới cỡ nào, nhưng hãy nhớ, làm người Việt thì nên viết tiếng Việt cho đúng chính tả.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: songoku trong 27 Tháng Tám, 2009, 06:34:43 pm
Trích dẫn
@ thủ trưởng Đoàn : Bác là người của quansuvn.net, em giờ là người của HoangSa.Org ,
chúng ta ai thờ chủ nấy, chứ không thể nói là quảng cáo được. Bác và bác Triumf sang
bên TTVNOL cũng pro cho quansuvn.net thuộc vào hàng thứ dữ ấy chứ lị   Cool

Bạn nói chung là còn thật thà và ngây thơ lắm. Gì chứ 2 ông kia có pro quansuvn thật nhưng 2 ông này cáo hơn bạn ở chỗ, họ không phang cả 1 bài kêu gọi như bạn.  ;D Các ông ý chơi đòn tâm lý chiến, mưa dầm thấm lâu. Chen vào bài viết là những lời mời mọc khêu gợi cơ ;D ;D ;D

Còn ở đây, bạn phang nguyên cả cái lời kêu gọi như thế là thò đuôi để mấy ông cáo này bắt được rồi.  ;D

Tớ thấy bạn viết mấy bài để giải trình BQT hoangsa cho các bác quansuvn là bạn thật thà quá. Bạn có thấy mấy ông BQT quansuvn giải trình này nọ ở trang web khác hay ngay tại trang này về cách điều hành, sự không ổn định nội bộ không? Những cái đấy, các cụ cáo già này im lặng sau hậu trường hết rồi bạn à.  ;)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: chiangshan trong 04 Tháng Chín, 2009, 12:36:56 pm
HQ-505 có trang bị vũ khí?

(http://i337.photobucket.com/albums/n400/binhnhatvn/Truong%20Sa/HQ-505uibai.jpg)

(Ảnh bác binhnhat)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 05 Tháng Mười, 2009, 06:00:49 pm
BBC Việt ngữ 05/10/2009:

Một trong những người còn sống, Trương Văn Hiền, khi ấy vừa ở tuổi 20 và chuyến đi ra Trường Sa trên con tàu HQ-604 là lần ra biển đầu tiên của ông

Dù có nhiều bán tin bán nghi về độ chân thực của video clip này, ông Hiền đã xem và cho BBC Tiếng Việt biết ông tin rằng đó là tư liệu thật được ghi vào chính ngày định mệnh 14/03/1988.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/10/091002_truong_van_hien_iv.shtml


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: binhyen1870 trong 05 Tháng Mười, 2009, 06:15:44 pm
bó tay với mấy bạn trẻ, trích dẫn bbc ra đây làm gì ???


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: cuong.tran trong 05 Tháng Mười, 2009, 11:19:06 pm
Rất buồn khi phải nói rằng ông Hiền chỉ chính xác khi nói rằng người co ro, cúm rúm bị TQ lôi lên bắt làm tù binh là ổng thôi!  >:(


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: shmel trong 06 Tháng Mười, 2009, 09:43:52 am
Rất buồn khi phải nói rằng ông Hiền chỉ chính xác khi nói rằng người co ro, cúm rúm bị TQ lôi lên bắt làm tù binh là ổng thôi!  >:(

Trên cơ sở nào vậy bác?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: dbp trong 09 Tháng Mười, 2009, 10:49:06 am
Wehrmacht:
Cảm ơn các bạn đã bỏ công sức, thời gian và tiền của cho chuyện này. Những người tâm huyết như bạn bây giờ ít lắm.
Video clip của bọn TQ thì tôi thấy nó chẳng có lý do gì để không thật cả, nhất là khi hai bác cựu binh trực tiếp tham gia đã nhận xét như thế rồi. Còn người này người nọ nghi ngờ nó có thật hay không, thậm chí có người nghi ngờ động cơ của bạn thì không thể nào mà thuyết phục hết được đâu bạn ạ. Hơn nữa cũng có thể có người không muốn các bạn tiếp tục tiến hành việc mà các bạn đang làm vì một lý do nào đó mà chỉ có họ mới biết được.
Chuyện đấy là bình thường trong cuộc sống, nếu cứ lo lắng đến nó thì chắc hết đời cũng không lo nổi. Mong các bạn đừng để những vấn đề đó làm ảnh hưởng nhiều đến công việc mà các bạn đang tiến hành.

Theo cá nhân tôi thì clip này là thật, nhưng xét cho cùng chuyện nó thật hay giả cũng không phải là vấn đề quan trọng nhất. Tôi quan tâm đến câu hỏi: tại sao chính quyền Trung Quốc lại tung ra vào thời điểm này?

Tôi cho rằng chính quyền TQ tung ra video này nhằm kích động tinh thần dân tộc của dân TQ, và cũng nhằm bôi nhọ Việt Nam và qua đó gia tăng sự bất mãn của dân ta với chính quyền. Thực tế là họ có thể đạt được phần nào 2 mục đích trên, nhưng ngược lại nó cũng hun đúc lại lòng căm thù và tinh thần cảnh giác trong hàng triệu người Việt Nam.

Thế tại sao lại tung ra vào thời điểm này? Theo tôi là họ đang chuẩn bị cho một hành động gì đó. Đây có lẽ chỉ là một trong nhiều bước "chuẩn bị dư luận" cho một kế hoạch nào đó của chúng ở trên biển. Dư luận Trung Quốc được nhắc nhở rằng "Việt Nam đã từng gây hấn và có thể sẽ gây hấn tiếp". Dư luận VN thì được xúi bẩy để tăng cường sự bất mãn với chính quyền, để đến khi TQ có hành động khiêu khích thì sẽ gây sức ép để chính quyền phải hành động. Mà TQ thì chỉ cần ta nổ súng trước là sẽ có cớ...


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: cangiuoclongan trong 20 Tháng Mười, 2009, 12:37:41 pm
Hôm nay VNN chính thức đăng bài của hoangsa.org:
------------------------------------------------------------

Hành trình truy tìm ký ức của một chiến sĩ Hải quân

Thứ ba, ngày 20 tháng 10 năm 2009 | 10:50 (GMT+7)
Ngày đăng: 6 giờ trước

Vào cái tuổi hai mươi "... tim đang dào dạt máu/gân đang săn và thớ thịt căng da", anh Trương Văn Hiền mang theo tình yêu Tổ Quốc cưỡi sóng đạp gió cùng đồng đội thực hiện chiến dịch "Chủ quyền 1988" lịch sử.

Trong biến cố ngày 14/03/1988, anh Hiền chìm cùng tàu HQ-604, lênh đênh giữa Biển Đông mênh mông, ba ngày hai đêm sau mới được cứu sống.


Gặp người lính Hải quân năm xưa

Một buổi sáng tháng 5/2009, chúng tôi nhận được thư điện tử từ anh Nguyễn Kim Hữu (đang làm cho một doanh nghiệp dầu khí tại Vũng Tàu), nội dung chỉ vỏn vẹn mấy dòng mà chứa rất nhiều thông tin: “Tôi biết rất chính xác thông tin về anh Trương Văn Hiền mà các anh cần. Trương Văn Hiền vẫn còn sống, quân Trung Quốc bắt và đã trả về, Trương Văn Hiền là bạn thân với tôi từ nhỏ, hiện đang sinh sống tại tỉnh Đắk Lắk”.

Anh Hữu cho biết thêm, anh nhận ra anh Hiền qua “Đoạn phim về vòng tròn bất tử của các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam” trên diễn đàn hoangsa.org.

(http://www.tuanvietnam.net/assets/Uploads/Hien1.jpg)
Ảnh: Cựu chiến binh tham gia chiến dịch CQ-88 lịch sử Trương Văn Hiền ngày nay

Lần theo đầu mối trên, Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa (hoangsa.org) có được một số thông tin sơ bộ về người cựu chiến binh từng tham gia chiến dịch CQ-88 (viết đầy đủ là:  “Chủ quyền 1988”, là chiến dịch cắm mốc biên giới chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa) như sau:

- Họ và tên: Trương Văn Hiền

- Cựu chiến binh Hải quân Nhân dân Việt Nam được xác định là mất tích trên tàu vận tải HQ-604 trong biến cố ngày 14/3/1988 (danh sách có đăng trên báo Nhân Dân ngày 28/3/1988).

- Nguyên quán: xóm 5 xã Hương Phong - Hương Khê (trong báo ghi địa chỉ là Hương Khuê - giống nhau)

- Nơi sống hiện nay: Thôn 3 xã Hòa Thắng - TP Buôn Mê Thuột - Daklak.

- Điện thoại: 0934.874.XXX

- Hoàn cảnh gia đình hiện tại (theo lời anh Kim Hữu), gia đình anh Hiền có gặp khó khăn về kinh tế - bản thân anh Hiền có trở ngại về sức khỏe với vết thương ở sườn và cánh tay trái.

Vì biết mục đích chuyến viếng thăm, anh Hiền bỏ cả ngày làm việc, ngồi chờ. Theo lịch hẹn, chúng tôi sẽ gặp nhau lúc 9h, nhưng khoảng 7h30 anh đã nóng lòng gọi điện - hỏi han và dặn dò đường đi rất cặn kẽ. Thậm chí, anh còn nhiệt tình ra đón tôi trên đường tới sân bay Buôn Ma Thuột. Chúng tôi được đón tiếp  như người thân lâu ngày gặp lại.

Thật khó quên ánh mắt người cựu binh lúc đó: thân thiện và có thoáng chút xót xa (có lẽ kí ức đau thương dội về - kí ức của một thời nhớ mãi nhưng không muốn nghĩ lại). Anh đi trên chiếc xe Wave đỏ đã cũ và bộ đồ in thêm màu nắng.

Những giây phút đầu, tôi lanh chanh và hấp tấp, tôi hỏi đủ thứ dường như làm anh lúng túng và cười:

"Thì cứ uống nước đi đã nào … "

Câu chuyện bắt đầu sau khi ly nước đã cạn …

Truy tìm ký ức

(http://www.tuanvietnam.net/assets/images/hoangsa.jpg)
Ảnh: Anh Hiền sau khi được tàu Trung Quốc trục vớt và bắt giữ. Hình chụp từ video clip "Vòng tròn bất tử". Đây cũng chính là hình ảnh mà anh Hữu đã nhận ra bạn mình.

Qua trò chuyện ban đầu tôi được biết anh thuộc Tiểu đoàn 6 - bộ phận đo đạc Hải đồ trực thuộc Bộ tham mưu Hải quân trước đây do anh  Lê Đình Thơ, quê Hoằng Minh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa chỉ huy.

Khi tôi hỏi anh về những ghi chép ngày ấy, anh chỉ cười buồn: “Trôi trên biển ba ngày, mất hết cả rồi còn đâu…”.

Khi xem đoạn phim về vòng tròn bất tử của các chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam, anh ngạc nhiên: “Bọn chúng còn quay cả được những cảnh này cơ à?”.

Nói đến đây, anh Hiền bỗng im lặng như cố gắng nhớ lại những kí ức ngày nào, như thể chính anh và các đồng đội thân thương của mình vẫn đang sát vai nhau giữa làn nước biển và vòng vây tàu chiến Trung Quốc giữ lấy lá cờ chủ quyền trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma thiêng liêng của Tổ Quốc. Rồi mắt người chiến sĩ hải quân năm xưa bỗng ướt nhòe…

Không xúc động sao được khi giờ đây anh lại thấy chính mình trong đoạn phim quay từ hiện trường biến cố. Anh Hiền sau đó đã cùng với 8 đồng đội chịu cảnh tù tội vô cớ tại Quảng Đông trong suốt 3 năm ròng.

Sau khi chiếc tàu đầu tiên bị chìm xuống (tàu vận tải HQ-604 bị bắn trúng hỏa lực mạnh của hai/bốn tàu chiến Trung Quốc), phía Trung Quốc tiến hành trục vớt được 9 chiến sĩ của ta, anh Hiền được cứu sống sau 3 ngày 2 đêm trôi lênh đênh giữa dòng Biển Đông và bị trói mang lên tàu chiến đưa về giam giữ tại một nhà giam thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

Sau này, trong báo cáo về biến cố đó, phía Trung Quốc lại nói rằng chiến sĩ ta buông súng chịu hàng, trong khi thực tế 74 chiến sĩ đều không có vũ trang (trên tàu 604 khi đó các anh chỉ có súng AK, có lẽ các anh chỉ trang bị đủ để đối phó với hải tặc).

“Thậm chí còn không nghĩ tới việc sẽ xảy ra giao chiến, đơn thuần chỉ là vận chuyển đồ đạc cần thiết để đi cắm mốc biên giới chứ có chuẩn bị cho chiến tranh đâu” - anh Hiền nói.

Và anh tiếp tục kể lại quãng thời gian bị giam cầm: “Thời gian đầu cai ngục đánh đập dã man lắm, tiêu chuẩn bữa ăn mỗi ngày thì chỉ có 3 cái bánh mì tròn nhỏ như bánh bao, rỗng ruột và 1 bát nước cháo. Thời gian sau này, nhờ sự viếng thăm của Hội Chữ Thập Đỏ thế giới, bữa ăn của các anh được cải thiện chút đỉnh".

Lúc ấy, anh bị giam riêng, biệt lập nên không rõ đồng đội lúc này thế nào, cũng không biết Biển Đông bây giờ ra sao, chỉ biết nén nỗi căm thù vào trong tim.

Anh còn bị tiêm 1 thứ thuốc mà không rõ là thuốc gì. “Thì có biết thuốc gì đâu. Chúng nói bị bệnh phải tiêm thuốc".

Rồi cứ thế, bác sĩ tới tận nhà tù “chăm sóc” bằng những mũi tiêm không rõ mục đích. Riêng anh Hiền bị tiêm 3 mũi thuốc, các đồng đội còn lại có lẽ đều bị tiêm nhưng không rõ liều lượng thế nào “vì bị nhốt riêng”?

Tới ngày 2/9/1991 (theo trí nhớ của anh Hiền), các anh được trả tự do tại “cửa khẩu Bằng Tường - Lạng Sơn” (có lẽ là cửa khẩu Hữu Nghị Quan xuất sang Bằng Tường, Trung Quốc), và được đưa về trại an dưỡng 1 thời gian tại Quảng Ninh (chừng 2-3 tháng). Tất cả các bức hình sau này đều được chụp ở Quảng Ninh) rồi thì mỗi người một nơi lập nghiệp.

“Mỗi người đều có một quyển sổ nhỏ ghi chép địa chỉ của nhau để tiện liên lạc về sau nhưng bôn ba nhiều nơi cũng không biết nó bị mất từ lúc nào...”

Theo đề nghị của chúng tôi, anh Hiền đã hứa sẽ bắt tay vào viết một vài trang hồi ức để lưu giữ lại các thông tin mà anh biết về những chiến sĩ còn sống, đã hi sinh, cũng như đời sống của quân dân Trường Sa những ngày ấy nhằm góp thêm vào kho tư liệu lịch sử chủ quyền những thông tin quý giá.

Cuộc sống hiện tại

Lưu lạc tới Tây Nguyên lập nghiệp đã mười mấy năm trời nhưng cuộc sống vẫn cơ hàn. Đường đời không thương bước chân người chiến sỹ thương tật 22% này. Một mái nhà - một mảnh đất  - một nơi tụ họp cũng không có. 10 năm trời sống nhờ người chị đến tận bây giờ mới có riêng cho gia đình một khoảng trời.

(http://www.tuanvietnam.net/assets/Uploads/Hien3.jpg)
Ảnh: Ngôi nhà hiện nay của anh Trương Văn Hiền mới được người chị tặng

1 chiếc wave cũ- 1 điện thoại di động và 1 tivi. Bao nhiêu năm làm lụng chỉ được có chừng đó. Cơ hàn vẫn cứ cơ hàn! Thương tật vẫn còn là thương tật! Sức khỏe giảm sút và đau nhói mỗi khi trái gió trở trời.

“Anh yếu không làm gì được nhiều. Nhiều đêm đang ngủ anh kêu đau buốt đầu gối như có con gì bò ở trong, khó chịu lắm, khổ sở lắm, mà nào có tiền đi khám... Nhà nghèo thì ai cũng thế, khi thập tử nhất sinh mới liều tới bệnh viện thôi. Anh cứ đòi lấy cưa để cưa chân mình đi luôn cho khỏi đau…” - Chị Bùi Thị Phượng, vợ anh chia sẻ.

(http://www.tuanvietnam.net/assets/Uploads/Hien5.jpg)
Ảnh: Bé út Trương Viết Thùy (5 tuổi) và anh Trương Viết Thống (học sinh lớp 7 - THCS Nguyễn Chí Thanh - Tp Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk)

Kinh tế không đủ ăn, đủ mặc lại còn hai con nhỏ tới tuổi đến trường, anh Hiền là người mang thương tật từ những di chứng khi bị giam giữ ở nhà tù Quảng Đông, hoàn cảnh của anh đang rất khó khăn.

Thiết nghĩ, với những trường hợp như anh Trương Văn Hiền, những nhân chứng sống của lịch sử  thì chính quyền địa phương cần có những biện pháp hỗ trợ cho anh, một cựu chiến binh HQNDVN đã hi sinh cả quãng đời trai trẻ của mình cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh hải của đất nước để rồi chịu nhiều thương tật - khổ ải và buồn đau.

Tìm kiếm thông tin về những người đồng đội còn sống sót của anh Trương Văn Hiền

(http://www.tuanvietnam.net/assets/Uploads/dongdoi1.jpg)
Ảnh: Hình chụp của cựu chiến binh CQ-88 Lê Minh Thoa (Ảnh do anh Trương Văn Hiền cung cấp)

Theo trí nhớ của anh Trương Văn Hiền, 8 đồng đội của “Vòng tròn bất tử” ngày nào còn may mắn sống sót sau biến cố “Hải chiến Trường Sa” (http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=5480) là:

1. Nguyễn Tiến Hùng, Quảng Xương, Thanh Hóa (số 9 trong danh sách công bố của báo Nhân Dân) - ( theo lời của anh Hiền thì anh Hùng và anh Thoa là cùng đơn vị “lính tàu” - tức là thợ máy.)

2. Lê Minh Thoa, Bình An, Tây Sơn, Nghĩa Bình ( nay là 1 trong 3 xã Tây An, Tây Bình hoặc Tây Vinh thuộc huyện Tây Sơn, Bình Định. Nghị định Số: 33/a-HĐBT Ngày 14 tháng 02 năm 1987 chia xã Bình An thành 3 xã Tây An, Tây Bình,Tây Vinh, nhưng có lẽ hồ sơ chiến sỹ năm 1988 chưa cập nhật thay đổi này) (số 10)

Theo lời kể của anh Hiền thì chú ruột của anh Lê Minh Thoa công tác tại Phòng chính sách thuộc Cục Chính trị Hải quân đóng tại Hải Phòng. Cha anh Thoa là ông Thừa nhà ngay cạnh cảng Qui Nhơn.

3. Nguyễn Văn Thông, Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình (số 46).

4. Lê Văn Đông, Tây Trạch, Bổ Trạch, Bình Trị Thiên.(nay là Quảng Bình) (số 47) - Trung đoàn công binh E83- trên tàu 604

5. Trần Thiện Phụng, Phường 2, Đông Hà, Bình Trị Thiên (nay là Quảng Trị) (số 49) - Trung đoàn công binh E83 - trên tàu 604

6. Mai Văn Hải, Liêm Trạch, Bổ Trạch, Bình Trị Thiên (nay là Quảng Bình) (số 55) - Trung đoàn công binh E83- trên tàu 604

7. Nguyễn Văn Tiến, Nam Định (thuộc trung đoàn Công binh E83) (trong danh sách mà báo Nhân Dân đã đăng tải thì không có ai tên Tiến ở Hà Nam Ninh đây chỉ là tên khai báo cho Trung Quốc còn tên thật là Phạm Văn Nhân - Nghĩa Lợi - Nghĩa Hưng - Hà Nam Ninh - nay là Nam Định) (số 65)

8. Dương Văn Dũng, tổ 53, Hòa Cường, Quảng Nam-Đà Nẵng.(nay là 1 trong 2 phường Hòa Cường Bắc, Hoà Cường Nam thuộc quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Cũng xin lưu ý là 2 phường này còn có 6 liệt sỹ khác là các chiến sỹ số 62, 63, 64, 70, 71, 72 theo thứ tự trên báo Nhân Dân ngày 15/03/1988) (số 67)

Trong nhiều hình ảnh mà anh Hiền còn giữ lại được về các đồng đội, số có thể nhìn được rõ mặt thì không còn bao nhiêu.

(http://www.tuanvietnam.net/assets/Uploads/dongdoi2.jpg)
Ảnh: Hình bên trái là anh Trương Văn Hiền 21 năm về trước, bên phải là 9 người đã bị bắt cùng 3 người nữa là vợ chiến sĩ Trần Thiện Phụng và 2 đồng chí cán bộ khác. Ảnh đã bị nhòe do nước lũ cuốn trôi. (Ảnh do anh Trương Văn Hiền cung cấp).

Qua đây chúng tôi cũng xin kêu gọi những chiến sĩ đã trở về sau ngày 2/9/1991 có tên nêu trên đang sinh sống- làm việc ở đâu thì liên lạc với chúng tôi hoặc gia đình các chiến sĩ, độc giả cả nước - xin hãy cùng chung tay góp sức với chúng tôi tìm kiếm thông tin về các anh và gia đình để qua đó có những hành động thiết thực ghi nhớ công ơn mà các anh đã cống hiến cho Tổ Quốc, để 1 ngày anh Hiền và 8 đồng đội còn lại có thể cho chúng ta những bức hình ghi dấu sự hội ngộ.

Đây đồng thời cũng là việc thu thập thêm tư liệu về sự kiện lịch sử gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc Việt Nam. Cám ơn sự ủng hộ từ các bạn.

    * Nguyễn Thị Đài Trang (Trung Tâm Dữ liệu Hoàng Sa)

http://www.tuanvietnam.net/2009-10-14-hanh-trinh-truy-tim-ky-uc-cua-mot-chien-si-hai-quan-

------------------------
Em post lên cho bà con đọc cho dễ


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: fddinh trong 03 Tháng Mười Một, 2009, 11:10:43 pm
bó tay với mấy bạn trẻ, trích dẫn bbc ra đây làm gì ???

Trích ra để thấy rằng Bà Buôn Cải này thuổng bài của Hoàng Sa đót o rờ gờ một cách trắng trợn chứ sao! :P


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tomo trong 06 Tháng Mười Một, 2009, 06:45:41 am
Các bác có thể về Tân cảng Sài Gòn, tìm Anh Võ Tá Du (có thể đã nghỉ hưu), chính trị viên HQ505 để tìm hiểu thêm, cãi nhau làm gì lắm

Nhà sách Minh Khai cũng có anh Dũng lính HQ505 cũ

Bảo tàng Lịch sử trên đường Võ Văn Tần có anh Lại Hoàng Năm


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: shmel trong 09 Tháng Mười Một, 2009, 10:07:24 am
Vietnamnet lại mới có bài này.

http://www.tuanvietnam.net/2009-11-03-nguoi-linh-hai-quan-cuoi-song-trong-chien-dich-chu-quyen-88-

Người lính Hải quân cưỡi sóng trong chiến dịch Chủ quyền 88
Tác giả: Hoàng Sang - Vũ Thành

Hơn 20 năm sau sự kiện ngày 14/3/1988, chúng tôi mới có dịp gặp và nghe các anh kể lại câu chuyện cùng đồng đội vượt trùng dương ra với Trường Sa, để khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

LTS: Hơn 20 năm sau sự kiện ngày 14/3/1988 - ngày mà Hải quân Việt Nam cưỡi sóng ra với Trường Sa, để khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chúng tôi mới có dịp gặp anh - người đã từng chứng kiến giây phút hải quân Việt Nam đạp sóng để cắm cờ trên đảo Cô Lin, Gạc Ma; từng bị bắt giam tại Trung Quốc rõng rã 3 năm, 5 tháng 15 ngày; từng vượt ngục 2 lần không thành. Cũng chính anh là người tận mắt chứng kiến đồng đội của anh- những chiến sỹ hải quân Việt Nam đã ngã xuống 21 năm về trước để khẳng định chủ quyền của dân tộc, để nối tiếp quá khứ bất khuất và hào hùng của bao thế hệ cha anh. Người đàn ông đó có tên Phạm Văn Nhân (sinh năm 1968, trú tại Đội 1, thị trấn Nông Trường Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định). Tuần Việt Nam xin giới thiệu câu chuyện được người lính hải quân năm xưa kể lại.

Trường Sa kiêu hùng 20 năm về trước

(http://www.tuanvietnam.net/assets/Uploads/45.jpg)
Anh Nhân kể lại trận hải chiến năm 1988 và những ngày bị bắt giam tại TQ

40 tuổi, thân hình nhỏ thó nhưng rắn chắc, gương mặt sạm đen với những vết sẹo do trận chiến ngày xưa để lại, anh say sưa kể cho chúng tôi về những ngày tháng cách đây hơn 20 năm về trước.

Trong câu chuyện chắp vá của anh vào một đêm tháng 10/2009, có cả quá khứ hào hùng nhưng bi thương; có cả ánh mắt rực lửa khi nhắc tới lá cờ Việt Nam phần phật tung bay ngạo nghễ giữa đảo Trường Sa; có cả giọt nước mắt mặn mòi chực lăn trên khóe mắt khi nhắc tới những đồng đội đã ngã xuống; có những tủi hờn về những ngày tháng bị giam cầm tại Trung Quốc; có cả những hạnh phúc tột cùng ngày trở lại Việt Nam và nghe tin những chiến sỹ Hải quân vẫn ngày đêm giữ vững những hòn đảo ở Trường Sa.

Với anh, Trường Sa là máu. Là thịt. Là vùng biển thiêng liêng mà thế hệ những người lính Hải quân ngày đó dù cho phải hy sinh cũng cố gắng giữ gìn từng tấc đất.

Với anh, Trường Sa rất đỗi tự hào, là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống hiện tại.

Sau 2 năm nhập ngũ, anh được lệnh ra xây dựng và cắm mốc cờ để khẳng định chủ quyền của đất nước trên đảo Trường Sa trong chiến dịch CQ 88. Ngày đó, anh thuộc Trung đoàn E83 thuộc Bộ tư lệnh Hải quân.

Đêm trước lúc lên tàu, anh hồi hộp không ngủ. Với anh, cái tên Trường Sa tuy là lạ lẫm nhưng rất đỗi thân quen như một phần máu thịt chảy trong cơ thể người lính tuổi 20. Anh tưởng tượng về Trường Sa giữa muôn trùng biển khơi, về những người lính ngày đêm hiên ngang cầm súng để bảo vệ vùng biển. Và anh mong sẽ góp một phần sức trẻ cho hòn đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Sáng 12/3/1988, tàu HQ 604 chở hơn 100 người bao gồm lực lượng công binh, lính 146... trong chiến dịch CQ 88 hú 3 hồi còi rồi vươn mình tiến về biển khơi. "Trước lúc tàu rời đất liền, chỉ huy lên tàu bắt tay anh em chúng tôi, chúc cho chuyến đi bình an để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhìn thủ trưởng ân cần căn dặn và ôm chặt từng người lính, chúng tôi hiểu rõ nhiệm vụ mà chúng tôi được giao sẽ rất thiêng liêng và cao cả"- anh Nhân mở đầu câu chuyện.

Sau hơn 1 ngày lênh đênh trên biển, đến ngày 13/8 tàu HQ 604 bắt gặp tàu HQ 505. Sau khi chuyển một số hàng sang tàu 505, cả 2 chiếc tàu "đặc biệt" này lại xé toang sóng biển, tiến nhanh về phía biển.

4 giờ chiều ngày 13/8, từ xa mọi người trên tàu đã nhìn thấy hòn đảo hiện lên giữa sóng biển trắng xóa. Khi tàu cách đảo khoảng mấy chục mét thì gặp 2 chiếc tàu lớn đã neo sẵn. Một người trên tàu lạ cầm loa và bảo rằng: đây là lãnh thổ Trung Quốc, đề nghị người Việt Nam rời khỏi.

"Lúc đấy, tôi cảm thấy bị xúc phạm. Mặc, những người lính đi trên chuyến tàu HQ 604 vẫn không nao núng. Theo lệnh của người chỉ huy trưởng Trần Đức Thông, anh em chúng tôi cử người xuống đo độ sâu, thả neo, 1 người được cử lên đảo để khảo sát" - anh Nhân tiếp câu chuyện.

Đêm đầu tiên trên đảo, Nhân cùng một số đồng đội bơi ra khảo sát đảo. Lần đầu tiên trong đời, anh được ngắm những nhành san hô đá, san hô trúc rực rỡ sắc màu.

Trước, anh chỉ được biết về quần đảo Trường Sa qua sách vở, qua những câu chuyện của những bậc cao niên trong làng.

Nay, Trường Sa hiện rõ mồn một trước mắt anh với những nhành san hô lung linh huyền ảo, với đại dương mênh mông sóng nước.

Rồi, anh tự hứa - lời hứa của một trái tim 20 tuổi: "Biển trời Việt Nam đẹp quá. Ta nguyện sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ để bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ, từng con sóng. Nếu như có phải hy sinh vì mảnh đất mang tên Trường Sa thì cũng đáng tự hào".

Đêm. Sau khi lấy một ít san hô lên tàu để làm kỉ niệm, anh vào ngủ chung với anh Phỏng - Đại đội phó. Những câu chuyện về Trường Sa, về gia đình qua lời kể của Đại đội phó làm anh không ngủ được. Nhân hãnh diện và tự hào vì mình là một trong hàng triệu triệu thanh niên ngày ấy may mắn được đặt chân đến quần đảo Trường Sa.

Hải chiến ngày 14/3/1988

(http://www.tuanvietnam.net/assets/Uploads/44.jpg)
Anh Nhân cùng vợ và hai con
Sáng 14/3, chỉ huy trưởng Trần Đức Thông ra lệnh cho anh em chuẩn bị công việc. Một số người được lệnh bơi lên đảo để cắm cờ, số còn lại chuyển hàng từ tàu ra xuồng nhỏ để đưa lên đảo. Một lúc sau, đã thấy lá cờ đỏ sao vàng phần phật tung bay ngạo nghễ giữa biển trời.

"Lúc đó, tôi đang chuyển hàng từ tàu xuống thuyền thì nghe thấy tiếng quát tháo từ trên đảo. Ngước mắt nhìn lên, đã thấy hàng chục lính Trung Quốc được trang bị súng AK và tiểu liên đổ bộ lên đảo. Phía bên cạnh mạn sườn tàu 604, có 2 tàu chiến Trung Quốc áp sát. Một lúc sau, tôi nghe thấy hàng loạt tiếng nổ chát chúa trên đảo. Liền sau loạt đạn AK đó, đã thấy lính Trung Quốc đi trên mấy chiếc xuồng chiến vãi trấu lên boong tàu.

Sau khi cho quân từ các xuồng chiến vãi đạn lên boong, tàu chiến Trung Quốc vội dùng pháo 100 mm bắn thẳng vào tàu HQ 604. Phát pháo đầu tiên nhằm thẳng vào trung tâm báo vụ của tàu 604. Liền sau đó, pháo 100 ly lại bắn thẳng vào khoang chứa máy.

Anh em chúng tôi được lệnh rút vào phía khoang tàu chứa hàng. Ở trong vẫn nghe rõ những tiếng nổ chát chúa của súng AK, pháo 100 ly.

Tàu thủng. Nước ào nhanh vào cả khoang chở hàng rồi bị nhấn chìm. Nước vào quá nhanh đã đánh bật tôi vào góc chứa hàng. Tôi lặn xuống và mò mẫm tìm lối thoát ra.

Sau một lúc vật lộn với sóng biển, lúc sức đã kiệt thì tôi mới tìm thấy lối ra. Vừa ngoi ngóp lên mặt nước đã thấy lính Trung Quốc dùng AK bắn xối xả vào anh em chúng tôi. Chúng tôi lại lặn sâu để tránh làn đạn của tàu Trung Quốc" - anh Nhân bồi hồi nhớ lại những phút giây kinh hoàng hơn 20 năm về trước.

Sau một hơi lặn, anh và các đồng đội lại nổi lên mặt nước. Lúc này, phía Trung Quốc thu quân và bỏ đi.

Bị thương ở mặt và chân, Nhân vẫn cố gắng vật lộn với nước và vớ được một thanh gỗ rồi bám vào đấy. Anh nhìn quanh, chỉ thấy 8 người đồng đội của anh cũng đang bấu víu vào những thanh gỗ và vật lộn với sóng biển trong cái rét tê dại. Anh thốt lên không thành lời: "Đồng đội của tôi, các bạn đâu cả rồi".

Lần đầu tiên trong đời anh khóc. Nước mắt hòa lẫn với vị mặn chát của biển khơi.

Hòn đảo Cô Lin, Gạc Ma vẫn hùng dũng, sừng sững giữa trùng dương như là nhân chứng sống cho phút giây những người lính Hải quân Việt Nam chiến đấu để bảo vệ chủ quyền.

5 giờ chiều, 2 chiếc tàu chiến Trung Quốc quay lại và trục vớt 9 người lên tàu. Nhân là người cuối cùng được vớt lên. Sau khi lên tàu, lính Trung Quốc ra hiệu yêu cầu Nhân và đồng đội đầu hàng. Mặc vết thương đang rỉ máu, mặc súng kê cạnh đầu, mặc lính Trung Quốc dọa dẫm, Nhân cùng với đồng đội vẫn thản nhiên, mắt nhìn thẳng vào những người lính Trung Quốc đối diện. Anh còn nghe rõ một người lính Trung Quốc nói oang oang: "Lính Việt Nam không biết đầu hàng thì phải".

9 con người sống sót và lênh đênh trên biển cho đến khi bị bắt, đến bây giờ anh Nhân vẫn nhớ rõ từng cái tên và địa chỉ. Anh đọc vach vách cho chúng tôi nghe, đó là Nguyễn Tiến Hùng, Trương Văn Hiền, Lê Văn Đông, Nguyễn Văn Thống, Mai Xuân Hải, Trần Thiêm Phụng, Trương Bá Dũng, Lê Minh Thoa và anh - Phạm Văn Nhân.

--------------


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: altus trong 09 Tháng Mười Một, 2009, 07:42:20 pm
Sau khi lên tàu, lính Trung Quốc ra hiệu yêu cầu Nhân và đồng đội đầu hàng. Mặc vết thương đang rỉ máu, mặc súng kê cạnh đầu, mặc lính Trung Quốc dọa dẫm, Nhân cùng với đồng đội vẫn thản nhiên, mắt nhìn thẳng vào những người lính Trung Quốc đối diện. Anh còn nghe rõ một người lính Trung Quốc nói oang oang: "Lính Việt Nam không biết đầu hàng thì phải".

Thế chắc là anh Nhân phải thạo tiếng Trung lắm nhỉ.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: trucngon trong 10 Tháng Mười Một, 2009, 07:41:26 am
3 năm rưỡi ở tù và 2 lần trốn trại bất thành



9 "tù nhân" bị giam 3 năm, năm tháng, 15 ngày ở cái nơi mà Phạm Văn Nhân từng gọi là "địa ngục trần gian". Khát vọng tự do đã thôi thúc anh vượt ngục. Có lúc cánh cửa tự do tưởng như mở toang trước mặt anh nhưng rồi lại đóng sầm một cách tàn nhẫn.


Trại tù Thu Dung, 1988

Sau khi bị bắt lên tàu Trung Quốc, Nhân và các đồng đội được canh chừng cẩn mật. Lúc nào cũng có 2 người lính bồng súng kè kè đứng bên cạnh. Hôm sau, toàn bộ số "tù nhân" này bị bịt mặt để không xác định được phương hướng đi.
Sau 3 ngày lênh đênh trên biển, không nước, không thức ăn, Nhân và các đồng đội được đưa đến một nơi. "Lúc đó chắc là khoảng 12 giờ trưa gì đó, trời rất nắng. Tôi đoán như vậy vì thấy bàn chân bỏng rát. Lính Trung Quốc dẫn chúng tôi lên trên một hòn đảo. Lúc này, tôi và các đồng đội đã thấm mệt. Phần vì vết thương vẫn rỉ máu, phần vì 3 ngày không được ăn uống gì cả nên tất cả lả đi. Chịu không nổi, tôi nói: Muốn chém, muốn giết thì mặc, không nên hành hạ chúng tôi như thế", anh Nhân nhớ lại.
Người lính năm xưa kể tiếp: Một lúc sau, lính Trung Quốc tháo vải bịt mặt và đưa chúng tôi vào một phòng ăn. Một người trong nhóm còn cười và nói: "Chắc là chúng chuẩn bị giết mình rồi thì phải. Trước lúc bắn, bao giờ cũng được ăn một bữa cơm mà".

Mặc dù đã 4 ngày không được một hạt cơm nào vào bụng nhưng anh em kiên quyết không ăn và gạt đổ hết thức ăn trên bàn. 4 người lính bồng súng vội hô hào và gô cổ chúng tôi lại. Sau khi bẻ quặp tay ra phía sau, bọn họ lại bị bịt kín mắt và đưa chúng tôi lên tàu đi tiếp. Đến chập tối, tàu cập bến, chúng tôi bị đẩy lên một chiếc ô tô bịt kín".

Sau khi vết thương đã lành, anh Nhân và đồng đội được đưa về trại Thu Dung, bán đảo Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông.

Tại đây, 9 chiến sỹ Hải quân Việt Nam bị nhốt riêng mỗi người một phòng. Ngày 2 bữa, họ được phát khi thì một ít cơm đã mốc cùng với một ít ngọn rau dài loằng ngoằng, vàng khè, lúc thì một chiếc bánh bao không nhân... Tất cả 9 chiến sỹ hải quân Việt Nam đều được hứa: Vài bữa nữa sẽ được thả về Việt Nam.

Nhưng rồi, 1 tháng, 2 tháng, 1 năm...., mấy anh em vẫn bị nhốt kín giữa bốn bức tường. Muốn nhìn ra ngoài chỉ có cách nheo mắt qua một lỗ thủng bé tin hin nơi cánh cửa sổ.

Sau một thời gian, anh Nhân được nhốt chung với anh Hùng và anh Dũng. Đêm đến, cả 3 người không ai ngủ được, suy nghĩ mông lung. Bất giác, Nhân quay sang hỏi anh em: Không biết Trường Sa giờ thế nào rồi nhỉ, không biết hòn đảo Cô Lin, Gạc Ma... - nhân chứng sống cho những người lính Hải quân Việt Nam kiên cường mà bất khuất giờ thế nào?

Bồi hồi nhớ lại, anh kể: "Những ngày ở tù, anh em ở đây chỉ nhớ đến gia đình và Trường Sa mà thôi - nhớ gia diết, nhớ đến quặn lòng. Rồi anh nung nấu quyết định vượt ngục, để trở về bên gia đình, để lại cưỡi sóng, đạp gió ra với Trường Sa, và để kể cho những người thân của anh về Trường Sa hùng vĩ, hiên ngang giữa mịt mù sóng biển.

Mường tượng đến giây phút những người lính đi trên tàu 604 cưỡi sóng vượt trùng dương để cắm cờ trên hòn đảo thân thương của Tổ quốc. Mệt quá, cả ba thiếp đi mang theo cả giấc mơ về lá cờ đỏ sao vàng năm cánh ngạo nghễ bay phần phật giữa biển trời".

2 lần vượt ngục không thành

Sau khoảng 2 năm bị nhốt, anh Nhân nung nấu ý định vượt ngục. "Cứ sống thế này thì thà rồi chết quách cho xong. Cứ thử vượt ngục, biết đâu may mắn sẽ trốn thoát". Và rồi, Nhân nói với anh em kế hoạch trốn trại.
Anh em nghe xong, người thì im lặng, người thì can ngăn:"Họ canh chừng cẩn mật thế này, trốn không được đâu. Lỡ bị bắt lại thì chỉ có chết."

Can ngăn mãi không được, mọi người quay sang bàn phương án cho anh vượt ngục và khuyên anh nên trốn về Việt Nam theo đường biên giới Việt - Trung.

Đêm trước lúc Nhân trốn trại, mọi người còn nhắn nhủ: "Nếu trốn được về Việt Nam, nhớ báo tin cho gia đình là chúng tôi vẫn còn sống. Còn nữa, nhớ báo với đồng đội là anh em bên này vẫn một lòng kiên trung với Tổ quốc".

Nhân bồi hồi nhớ lại đêm trước lúc vượt ngục: "Trong số anh em chúng tôi, chỉ có anh Phụng là đã có vợ. Vợ anh tên là Thiêm thì phải. Nhìn anh nắm chặt tay tôi căn dặn: nếu về đến Việt Nam, nhớ báo tin cho cô ấy là tôi vẫn an toàn, tôi hiểu nỗi lòng của đồng đội".

Từ lúc các anh bị bắt đến giờ, gia đình, người thân chắc là đã khóc hết nước mắt vì cho rằng các anh đã hy sinh. Hơn 2 năm trời đằng đẵng, bặt vô âm tín, bố và các anh chị em của Nhân ở nhà chắc cũng đứt từng khúc ruột khi cho rằng anh đã nằm lại giữa biển khơi để bảo vệ chủ quyền cho Tổ quốc.

Đêm. Qua ánh đèn điện vàng vọt, Nhân vẫn nhìn rõ 1 người lính gác Trung Quốc cầm súng đi đi, đi lại. Lợi dụng sở hở, anh nhảy từ tầng 2 xuống tầng 1. Có tiếng động, Nhân lại nằm rạp xuống khe nước hôi thối. Sau khi bò qua dãy nhà bếp và ao cá, anh leo qua tường thép gai và trốn được ra ngoài.

Nhân chạy thục mạng trong bóng đêm và ra đến đường nhựa.

Đêm tĩnh mịch, chợt có tiếng động cơ và ánh đèn phát sáng. Nhân vội khuân đá ném lên lòng đường rồi núp vào lùm cây. Tiếng động cơ mỗi lúc một gần. Gặp vật cản, chiếc xe ô tô đi chậm lại. Lợi dụng lúc ô tô giảm tốc độ, anh nhảy lên xe.

Gần sáng, xe dừng bánh. Sợ bị lộ, anh nhảy ra khỏi xe và trốn vào rẫy ven đường rồi ẩn nấp ở đó, chờ cho trời tối mới dám đi tiếp.

Tối, bắt gặp một chiếc xe đạp bỏ quên bên vệ đường, Nhân lấy và lại tiêp tục hành trình tìm đường về Tổ quốc.

Nhân nhớ lại: "Ngày đó, ban ngày tôi lẩn trốn vào nương rẫy, hái hoa quả ăn lót dạ. Đêm, khi không có người lại lên xe đạp mò mẫm tìm đường. Sau này bị bắt lại, tôi mới biết mình đã đi được hơn 1 ngàn km, chỉ còn khoảng 600km nữa là về đến Việt Nam".

Ngày thứ 13 vượt ngục, lúc này phía Trung Quốc đã phát "lệnh truy nã" anh trên ti vi. Đồng đội của anh thì cho rằng là Nhân đã trốn được về Việt Nam. Chẳng ai ngờ, đến ngày thứ 14 thì đã thấy lính Trung Quốc dẫn anh về trại Thu Dung.

Giọng anh đứt quãng: "Hôm đó là chập tối ngày thứ 13, tôi lọ mọ vào quán ven đường để mua một ít bánh thì bị phát hiện. Người dân nhận ra tôi trên ti vi theo "lệnh truy nã" của chính quyền Trung Quốc nên đã hô hào bắt lấy. Tối đó, tôi lại bị bắt giam".

Sau khi bị bắt, anh lại tiếp tục nung nấu ý định vượt ngục. Anh dùng mấy dây đàn ghi ta bị đứt để cắt song cửa sắt nhưng bị phát hiện. Không nản, anh lại trèo tường xuống tầng 1, lợi dụng lính canh lơ là vượt tường thép kẽm ra ngoài. Tuy nhiên, do đã nằm trong "tầm ngắm" từ trước nên anh chưa kịp thoát ra ngoài trại thì đã bị bắt.

Sau 2 lần bị bắt, lính canh đã dành cho anh một "chế độ" canh phòng nghiêm ngặt, lúc nào cũng có một tốp theo dõi anh 24/24.

Tổng cộng, những người lính Việt Nam đã bị giam ở Trung Quốc 3 năm, 5 tháng, 15 ngày. Đến ngày 2/9/1991, toàn bộ 9 chiến sỹ được trao trả tại Lạng Sơn.

Đồng đội tôi, ai còn, ai mất

 
Ngôi nhà này trước la mảnh đất 4m2 mà bố anh để lại cho anh
từ thời ông còn làm ngề canh cống cho xã. Sau khi anh lấy vợ,
vì không có chỗ ở nên bố anh giao lại cho anh. Năm 2001, anh gop góp ít tiền để sửa lại.
Mảnh đất không có sổ đỏ ngay cạnh cống thủy lợi xã là nơi mà cả gia đình anh sinh sống hiện giờ.
Rời quân ngũ, Nhân trở về quê và xây dựng gia đình. Nhưng cũng chỉ vài tháng sau ngày cưới, do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, Nhân quyết định để lại người vợ mới cưới theo bạn bè đi đến Quảng Ninh làm nghề đội than thuê.
Tích lũy được một ít vốn anh lại trở về quê hương lập nghiệp. Anh vay mượn thêm của anh em, hàng xóm để chăn nuôi vịt. Đang làm ăn ra lại đúng cái đợt đại dịch H5N1. Đàn vịt hơn 300 con của gia đình bị mang đi tiêu hủy.

Tay trắng, muốn làm lại từ đầu cũng không có vốn. Mảnh đất mà vợ chồng anh chui ra chui vào thì không có sổ đỏ, muốn cầm cố vay mượn ngân hàng cũng khó.

Trước, bố anh làm nghề canh cống thủy nông cho xã nên dựng tạm một cái lều để tiện cho việc trông coi. Sau này ông già, nghề trông cống thủy lợi lại được giao lại cho anh, căn lều 4m2 ngày xưa mà ông ở cũng được giao lại cho 2 vợ chồng Nhân sau khi anh cưới vợ. Mãi đến năm 2001, anh em, họ hàng gop góp cho anh ít tiền để xây tạm cái nhà cho anh và 2 con có chỗ chui ra chui vào lúc mưa nắng.

"Mà thôi, thế còn sướng chán. Còn gấp hàng ngàn lần hồi bị bắt giam bên Trung Quốc ấy chứ. Tôi chỉ mong làm đủ tiền để nuôi 2 đứa con ăn học. Còn dư dả đồng nào thì góp lại để mong một lần được gặp lại anh em đồng đội cũ. Gần 20 năm sau ngày được trả tự do, tôi vẫn chưa có cơ hội gặp lại mọi người, chẳng biết ai còn, ai mất nữa cả" - Nhân cười mãn nguyện khi nói về ước mơ của mình.

Với anh, hạnh phúc bây giờ là được nhìn thấy 2 con khôn lớn; được gặp lại đồng đội cũ để ôn lại những ký niệm đã qua rồi cùng nhau thăm lại Trường Sa, thăm lại hòn đảo mà ngày xưa anh đã từng chiến đấu, được nhìn thấy ngọn cờ thắm máu cha ông sừng sững bay giữa biển trời.

Tác giả: Hoàng Sang - Vũ Thành
http://tuanvietnam.net/2009-11-03-3-nam-ruoi-o-tu-va-2-lan-tron-trai-bat-thanh



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: rongxanh trong 10 Tháng Mười Một, 2009, 08:40:51 am
Sau khi lên tàu, lính Trung Quốc ra hiệu yêu cầu Nhân và đồng đội đầu hàng. Mặc vết thương đang rỉ máu, mặc súng kê cạnh đầu, mặc lính Trung Quốc dọa dẫm, Nhân cùng với đồng đội vẫn thản nhiên, mắt nhìn thẳng vào những người lính Trung Quốc đối diện. Anh còn nghe rõ một người lính Trung Quốc nói oang oang: "Lính Việt Nam không biết đầu hàng thì phải".

Thế chắc là anh Nhân phải thạo tiếng Trung lắm nhỉ.

Tụi nó nói tiếng Việt bác ạ. Giống mình đuổi tụi nó, cũng nói tiếng hoa

Trích dẫn

Khi tàu cách đảo khoảng mấy chục mét thì gặp 2 chiếc tàu lớn đã neo sẵn. Một người trên tàu lạ cầm loa và bảo rằng: đây là lãnh thổ Trung Quốc, đề nghị người Việt Nam rời khỏi.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: altus trong 11 Tháng Mười Một, 2009, 04:59:21 am
Tụi nó nói tiếng Việt bác ạ. Giống mình đuổi tụi nó, cũng nói tiếng hoa

Thế thì làm sao mà nó lại phải ra hiệu? Thế ra gọi hàng thì nó ú ớ giơ tay chỉ trỏ, đến lúc ta không hàng thì nó mới khen oang oang bằng tiếng Việt?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: rongxanh trong 11 Tháng Mười Một, 2009, 07:46:46 am
Tụi nó nói tiếng Việt bác ạ. Giống mình đuổi tụi nó, cũng nói tiếng hoa

Thế thì làm sao mà nó lại phải ra hiệu? Thế ra gọi hàng thì nó ú ớ giơ tay chỉ trỏ, đến lúc ta không hàng thì nó mới khoe oang oang bằng tiếng Việt?

Chúng nó có thằng biết tiếng, thằng không biết tiếng  ;)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 20 Tháng Mười Một, 2009, 05:59:57 pm
@dbp : Cảm ơn bạn và rất rất nhiều các bạn khác đã ủng hộ phong trào Vòng tròn bất tử.
 
@ bác tomo : Cựu binh trên HQ-505 không phải ai cũng trực tiếp tham gia sự kiện đó đâu bác ạ. Sáng 13/3 thì HQ-505 đến Đá Lớn
với HQ-604, thả một ít hàng và người xuống đó rồi mới đi tiếp về Cô Lin. Ngay cả những người trên tàu HQ-505 sáng 14/3 hôm đó
cũng không có mặt nhiều trong đoạn video mà quay chủ yếu bãi Gạc Ma và HQ-604.

HQ-604 thì phải cận chiến với 02 hộ vệ hạm cực mạnh của TQ chứ HQ-505 thì không, bị bắn từ xa. Wehrmacht đang dự định dịp
Giáng Sinh và Tết tây tới đây sẽ thu xếp gặp gỡ thăm hỏi một số cựu binh có mặt trực tiếp trong "Vòng tròn bất tử" đứng
trên bãi Gạc Ma hôm đó.

Về việc của cựu binh Hiền : Rốt cuộc là tự bản thân cựu binh Hiền đánh mất hình ảnh người lính của mình. Với cá nhân
Weh qua điện thoại thì cựu binh Hiền nói là không hề biết là BBC phỏng vấn và cứ nghĩ là đại diện một diễn đàn nặc danh nào đó
như người xin phỏng vấn giới thiệu. Cũng có thể, là vì cả hai bài phỏng vấn của BBC với cựu binh Hiền và người vợ không thấy đoạn
nào mà hai người đó chào hỏi BBC để nhận diện là người của BBC phỏng vấn. BBC họ là phóng viên, VNN cũng vậy, nghề nào
nghiệp nấy, cũng phải có những thủ thuật này khác.

Dù thế nào thì tự bản thân cựu binh Hiền đã đánh mất đi hình ảnh tốt đẹp của đại diện một cựu binh CQ-88. Bao nhiêu bạn trẻ
nhìn vào cựu binh Hiền và mơ tưởng về một tấm gương anh hùng nhưng mà sự thật quá trần trụi.

Nếu biết nghĩ cho thế hệ sau thì cựu binh Hiền nên chọn cách trả lời khác, vừa giữ được hình ảnh "anh hùng" mà vẫn được lên BBC,
vừa làm tấm gương để con trẻ nhìn vào học tập. Đằng này , cả bài phỏng vấn với BBC, toát ra chỉ một chữ "Nẫu"


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: pain trong 20 Tháng Mười Một, 2009, 07:04:23 pm
Về việc của cựu binh Hiền : Dù thế nào thì tự bản thân cựu binh Hiền đã đánh mất đi hình ảnh tốt đẹp của đại diện một cựu binh CQ-88. Bao nhiêu bạn trẻ
nhìn vào cựu binh Hiền và mơ tưởng về một tấm gương anh hùng nhưng mà sự thật quá trần trụi.

Nếu biết nghĩ cho thế hệ sau thì cựu binh Hiền nên chọn cách trả lời khác, vừa giữ được hình ảnh "anh hùng" mà vẫn được lên BBC,
vừa làm tấm gương để con trẻ nhìn vào học tập. Đằng này , cả bài phỏng vấn với BBC, toát ra chỉ một chữ "Nẫu"

Hè hè, tôi đố ông tinh vi được khi xung quanh là các họng súng và bản thân vừa trải qua cú sốc tinh thần  ;) Thứ hai, ông lại mắc bệnh"tổng kết" rồi ;D Thứ ba, ông đừng ngồi có độ lùi mà trách móc bác H, thế nào là biết nghĩ cho thế hệ sau?, ông bắt người ta nói sai với thực tế trải nghiệm à, vậy càng chứng minh ông mắc bệnh "tổng kết" rồi :P


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 20 Tháng Mười Một, 2009, 07:14:31 pm

Hè hè, tôi đố ông tinh vi được khi xung quanh là các họng súng và bản thân vừa trải qua cú sốc tinh thần  ;) Thứ hai, ông lại mắc bệnh"tổng kết" rồi ;D Thứ ba, ông đừng ngồi có độ lùi mà trách móc bác H, thế nào là biết nghĩ cho thế hệ sau?, ông bắt người ta nói sai với thực tế trải nghiệm à, vậy càng chứng minh ông mắc bệnh "tổng kết" rồi :P

21 năm chứ đâu phải vừa mới hôm qua ? Nếu ai cũng không dám "tinh vi" như bác nói thì 41 lính chiến và lính thợ còn sống của VN đã rút cờ cuốn xéo khỏi đó ngay từ đầu, chứ không dám ở lại để chịu chết đâu.

Bác nghĩ bác Hiền là lính thợ chứ không phải lính chiến nên ờ thì thế là xong, nhưng vẫn có những lính thợ E83 như bác Lanh đấy.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: pain trong 20 Tháng Mười Một, 2009, 07:43:17 pm

21 năm chứ đâu phải vừa mới hôm qua ? Nếu ai cũng không dám "tinh vi" như bác nói thì 41 lính chiến và lính thợ còn sống của VN đã rút cờ cuốn xéo khỏi đó ngay từ đầu, chứ không dám ở lại để chịu chết đâu.

Bác nghĩ bác Hiền là lính thợ chứ không phải lính chiến nên ờ thì thế là xong, nhưng vẫn có những lính thợ E83 như bác Lanh đấy.

Tôi thì nghĩ giản đơn hơn, 21 năm chứ 210 năm thì sự kiện vẫn là nó, chỉ có cách suy diễn và phán xét khác nhau theo màu thời gian. Ta ghi công và kính phục sự hy sinh của các chiến binh đã ngã xuống nhưng, bác bình tĩnh nhé ( cả các bác khác nữa ;) ) ta hãy xét này: Khi đó, bốn bề xung quanh là biển thì chạy đi đâu? Mà người lính thì chỉ có một cách duy nhất để tồn tại là phải đối diện kẻ thù để tìm lấy cái sống. Tôi không hề và không bao giờ phủ nhận lòng quả cảm của các chiến sĩ HQ đã ngã xuống ngày hôm ấy nhưng chỉ xin bác đừng khoác cho họ cái áo như những vị thánh sống, họ cũng là con người, cũng có cảm giác yêu, ghét, vui, buồn và ... sợ hãi. Đừng vì một cái gì mà tước đi của họ những cảm xúc rất bình thường của một con người, khiến họ trở nên bất bình thường. Ca ngợi là đúng nhưng hãy ngợi ca những gì mà kể cả 2000 năm nữa, các thế hệ nối tiếp cũng có thể đồng cảm và vinh danh. Còn nữa, bác có phải bác Lanh đâu mà bác biết và bác cũng đừng bắt bác H phải giống như bác L, thế thì là robot à? Mà chắc bác có giống bác L được không ;)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: theanhph88 trong 20 Tháng Mười Một, 2009, 07:47:03 pm
 hê hê , ý kiến của em về việc này là mục đích của ông Wermatch và hội cái bang hoangsa.ớt ban đầu làm lại cái video clip đó và tìm gặp mấy ông cựu chiến binh có thể tạm coi là trong sáng và phi lợi nhuận :D , khốn nỗi là BBC nó lộc quá khi mà lại vớ ngay được ông lính hải đồ tên Trương Văn Hiền mà lá gan ông này lại không đủ to để "tinh vi" như các ông khác, nhũn như con gián khi hữu sự  :D. Gặp đúng cửa là BBC khai thác rồi nhân cơ hội đá xoáy nói xấu chính quyền cái rụp.

Người ta thì thường hay muốn bảo vệ đến cùng hình tượng những người hùng của họ, các bác thông cảm. Em thì thấy mấy người đứng trên đảo đáng mặt anh hùng hơn mấy người đứng trên thuyền như ông Hiền  :P


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tamking trong 20 Tháng Mười Một, 2009, 07:50:04 pm
mình không ở trong hoàn cảnh đó làm sao nhận xét người ta
là mình không chừng mình còn tệ hơn


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 20 Tháng Mười Một, 2009, 08:06:14 pm
Tôi thì nghĩ giản đơn hơn, 21 năm chứ 210 năm thì sự kiện vẫn là nó, chỉ có cách suy diễn và phán xét khác nhau theo màu thời gian. Ta ghi công và kính phục sự hy sinh của các chiến binh đã ngã xuống nhưng, bác bình tĩnh nhé ( cả các bác khác nữa ;) ) ta hãy xét này: Khi đó, bốn bề xung quanh là biển thì chạy đi đâu? Mà người lính thì chỉ có một cách duy nhất để tồn tại là phải đối diện kẻ thù để tìm lấy cái sống. Tôi không hề và không bao giờ phủ nhận lòng quả cảm của các chiến sĩ HQ đã ngã xuống ngày hôm ấy nhưng chỉ xin bác đừng khoác cho họ cái áo như những vị thánh sống, họ cũng là con người, cũng có cảm giác yêu, ghét, vui, buồn và ... sợ hãi. Đừng vì một cái gì mà tước đi của họ những cảm xúc rất bình thường của một con người, khiến họ trở nên bất bình thường. Ca ngợi là đúng nhưng hãy ngợi ca những gì mà kể cả 2000 năm nữa, các thế hệ nối tiếp cũng có thể đồng cảm và vinh danh. Còn nữa, bác có phải bác Lanh đâu mà bác biết và bác cũng đừng bắt bác H phải giống như bác L, thế thì là robot à? Mà chắc bác có giống bác L được không ;)
 Em không có ý tôn họ là thánh sống, nhưng nếu là thân đàn ông đủ sức nuôi cả gia đình
thì cách trả lời của bác Hiền có đáng mặt đàn ông hay không, cái này tùy các bác đánh giá,
em chưa nói là có đáng mặt làm lính (dù là lính thợ) hay không. Nghe bác H trả lời pv thì
người lạc quan nhất cũng thấy tương lai VN ở TS quá mù mịt, nếu đã mất niềm tin vào tương
lai rồi thì còn mong làm gì được hơn thưa bác ? Bọn trẻ con sẽ nghĩ sao khi thấy nếu có súng
nổ thì mấy ông cựu binh như ông Hiền sẽ chạy hết.


Nếu bác chưa chắc biết em có giống bác Lanh được không thì đừng nên đố em có dám tinh vi giống bác L được không.

@ bác theanh: Hội hoangsa.org tồn tại đến ngày nay đều do kinh phí riêng của các thành viên BQT và
các thành viên diễn đàn tình nguyện đóng góp, hoàn toàn không nhờ một sự đỡ đầu nào về tài chính của
nhà nước hay đại gia nào hết. Bác nói là hội cái bang nghe chối tai quá.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: fddinh trong 20 Tháng Mười Một, 2009, 08:12:46 pm

Nếu biết nghĩ cho thế hệ sau thì cựu binh Hiền nên chọn cách trả lời khác, vừa giữ được hình ảnh "anh hùng" mà vẫn được lên BBC,
vừa làm tấm gương để con trẻ nhìn vào học tập. Đằng này , cả bài phỏng vấn với BBC, toát ra chỉ một chữ "Nẫu"

Không nên trách bác H, có trách là trách dám phóng tinh viên Bà Buôn Cải quá tinh ranh, và bác H thì không đủ trình để có thể lái được bọn chúng, để chúng lái đi, Wehrmacht à!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: theanhph88 trong 20 Tháng Mười Một, 2009, 08:46:56 pm
@ bác theanh: Hội hoangsa.org tồn tại đến ngày nay đều do kinh phí riêng của các thành viên BQT và
các thành viên diễn đàn tình nguyện đóng góp, hoàn toàn không nhờ một sự đỡ đầu nào về tài chính của
nhà nước hay đại gia nào hết. Bác nói là hội cái bang nghe chối tai quá.
[/quote]
hê hê tớ nhầm, sory đại diện bang hội  hoangsa chấm ớt nghen, cũng vì mấy năm liền chót dại xem phim chưởng Trung quốc giống ông Hiền nhà bác nên nhầm nhẫn hết cả, mà như là chuyện nó đơn giản quá nên các bác không hiểu, em là phó thường dân nên lại hiểu cực nhanh, ông hiền thì cũng là người bình thường, được giao trách nhiệm thì biết thế mà đi làm thôi. đâu phải tất cả đều là anh hùng đâu. Có mấy người xứng đáng thì được quân chủng trao danh hiệu hết rồi thì các bác khỏi lo đê, có sót mấy người thì cũng đành chịu thôi :D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: bocuaHeliox trong 20 Tháng Mười Một, 2009, 10:56:34 pm

Về việc của cựu binh Hiền : Rốt cuộc là tự bản thân cựu binh Hiền đánh mất hình ảnh người lính của mình. Với cá nhân
Weh qua điện thoại thì cựu binh Hiền nói là không hề biết là BBC phỏng vấn và cứ nghĩ là đại diện một diễn đàn nặc danh nào đó
như người xin phỏng vấn giới thiệu. Cũng có thể, là vì cả hai bài phỏng vấn của BBC với cựu binh Hiền và người vợ không thấy đoạn
nào mà hai người đó chào hỏi BBC để nhận diện là người của BBC phỏng vấn. BBC họ là phóng viên, VNN cũng vậy, nghề nào
nghiệp nấy, cũng phải có những thủ thuật này khác.

Dù thế nào thì tự bản thân cựu binh Hiền đã đánh mất đi hình ảnh tốt đẹp của đại diện một cựu binh CQ-88. Bao nhiêu bạn trẻ
nhìn vào cựu binh Hiền và mơ tưởng về một tấm gương anh hùng nhưng mà sự thật quá trần trụi.

Nếu biết nghĩ cho thế hệ sau thì cựu binh Hiền nên chọn cách trả lời khác, vừa giữ được hình ảnh "anh hùng" mà vẫn được lên BBC,
vừa làm tấm gương để con trẻ nhìn vào học tập. Đằng này , cả bài phỏng vấn với BBC, toát ra chỉ một chữ "Nẫu"
Túm lại là "Tồng chí" muốn chứng minh là CQ-88 không anh hùng, không bi tráng như là "sách Đ" tuyên truyền chỉ vì có một hay một số người lính chịu bị bắt làm tù binh hay bỏ tàu không ở lại chiến đấu đến cùng hỉ? Cũng như chỉ có một vài người lính VNCH, một trên 4 tàu chiến bắn vài phát đạn tức là ở HS, QL NCH đơn giản chỉ làm mất đảo chứ không bỏ chạy có cờ như trên các tài liệu (ngoại trừ tuyên truyền) đang rải thảm trên mạng hỉ?
 Trong chiến tranh, mọi khái niệm đều là tương đối, người ta nhìn vào kết quả đầu tiên, sau đó nếu muốn biết sâu hơn, người ta nghiên cứu đến cục diện, hình thức, trang bị rồi mới đến kết quả nớ. Mà bác Hiền là lính, đời sống khó khăn, không tiếp cận được với in tờ nét, đấu sao lại được mấy thằng phóng viên du côn của Bố Bịp Chúa? Thế mà một dạo, "tồng chí" lôi bác Hiền ra chứng minh cho cái "Vòng tròn bất tử" mà "Tồng chí" quyết liệt tranh cãi, thậm chí là hỗn với các bác CCB trên chốn ni - mà thực ra, việc xác nhận là qua mồm BBC, chứ nhóm của "tồng chí" là cắt dán chứ có chi mới đâu hè?
 Bác Pain: Bệnh nớ gọi là bệnh bán chũ, quy chụp từ thiểu số ra đa số nớ, không phải cái bệnh tổng kết đâu hè!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 20 Tháng Mười Một, 2009, 11:48:47 pm
Trong chiến tranh, mọi khái niệm đều là tương đối, người ta nhìn vào kết quả đầu tiên, sau đó nếu muốn biết sâu hơn, người ta nghiên cứu đến cục diện, hình thức, trang bị rồi mới đến kết quả nớ. Mà bác Hiền là lính, đời sống khó khăn, không tiếp cận được với in tờ nét, đấu sao lại được mấy thằng phóng viên du côn của Bố Bịp Chúa? Thế mà một dạo, "tồng chí" lôi bác Hiền ra chứng minh cho cái "Vòng tròn bất tử" mà "Tồng chí" quyết liệt tranh cãi, thậm chí là hỗn với các bác CCB trên chốn ni - mà thực ra, việc xác nhận là qua mồm BBC, chứ nhóm của "tồng chí" là cắt dán chứ có chi mới đâu hè?
 Bác Pain: Bệnh nớ gọi là bệnh bán chũ, quy chụp từ thiểu số ra đa số nớ, không phải cái bệnh tổng kết đâu hè!

 - HS.Org liên lạc và gặp gỡ với cựu chiến binh CQ-88 Trương Văn Hiền trước cả BBC rất nhiều. Việc bác H xác nhận VTBT là phim thật là từ trước ngày 27/7/2009, khi bài phóng sự về bác Hiền được đăng lần đầu tiên trên HSO và cũng là một trang mạng internet.

  Bác chịu khó đọc lại e-mail của bạn bác H ở mấy trang trước đi, ghi ngày 11/5/2009 , hồi kí bác H gửi HSO là 19/6. HSO gặp bác Hiền lần đầu tiên hôm 19/5 v.v...

  Bác nói nhóm của chúng tôi cắt dán bài từ BBC về cựu chiến binh Hiền thì cũng đến bó tay với mem quansuvn.net như bác thật đấy.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: bocuaHeliox trong 21 Tháng Mười Một, 2009, 12:44:57 am
 Chổ ni nì:
 
 
BBC Việt ngữ 05/10/2009:

Một trong những người còn sống, Trương Văn Hiền, khi ấy vừa ở tuổi 20 và chuyến đi ra Trường Sa trên con tàu HQ-604 là lần ra biển đầu tiên của ông

Dù có nhiều bán tin bán nghi về độ chân thực của video clip này, ông Hiền đã xem và cho BBC Tiếng Việt biết ông tin rằng đó là tư liệu thật được ghi vào chính ngày định mệnh 14/03/1988.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/10/091002_truong_van_hien_iv.shtml

 Chổ ni nửa, có thấy ngày tháng chỗ mô mà so sánh về thời điểm bạn CTV cũa các bạn gặp bác Hiền trước hay phóng viên cũa BBC gặp trước hỉ?

 
  Chào các bác,

hiện thì một cộng tác viên vừa rời Ban Mê Thuột ra Hà Nội nhập học, một bạn khác thì hôm
lên thăm lại nhà cựu binh Hiền thì không
gặp được do anh Hiền bận đi làm ở Dak Nong, nên hiện tại vẫn chưa hỏi lại anh Hiền về cái
xuồng con trong clip đó được.

Em xin trích lại toàn bộ PM trao đổi giữa em và bạn cộng tác viên này , lược bỏ một số đoạn
chưa thể public được, Bạn này trong chuyến về phép thăm nhà tại Ban Mê Thuột vừa qua
đã vô tình tìm gặp được anh Hiền qua thông báo từ một admin của HoangSa.org.

(http://farm4.static.flickr.com/3506/3847014072_9bcccf055a_o.jpg)
--------------------

Nhân đây, em cũng xin gửi lời mời đến các bác cựu chiến binh quansuvn tham gia box Quân sự - Quốc
Phòng bên đó để chỉ dạy cho các mem 9x những kinh nghiệm thực tế quý giá mà các bác
đã có được qua trải nghiệm thực tế chiến trường.
http://hoangsa.org/forum/forumdisplay.php?f=72

Hiện thì chất lượng thành viên tại Box quân sự HoangSa.Org chưa cao, các mem đa số còn
trẻ (9x) , nhiệt huyết có thừa nhưng thực tế lại không có. Bên đó cũng có một số bác Cựu
chiến binh như g7mart , Cua Đồng, home , AK47, dongminh ... nhưng vẫn chưa đủ sức để
dẫn dắt các mem đó. Em cũng đã đề nghị tinh giản lại Box đó, hạn chế tối đa các topic
Copy-paste tin quân sự và các topic hô hào kích động xuông, để thuận lợi cho các post
về chuyên môn và thực tế quân sự.

Rất mong các bác cựu chiến binh quansuvn.net , trong điều kiện thời gian và nhã hứng
cho phép , sẽ tham gia Box Quân Sự diễn đàn HoangSa.org để truyền dạy những kinh nghiệm
cho những lớp hậu sinh, cũng như trao đổi với các đồng đội về một thời máu và hoa.

Em và HoangSa.org nhiệt thành đón chào sự tham gia của các bác cựu chiến binh và rất mong
được nghe những câu chuyện thực tế chiến trường của các bác ( như trận Núi Thành lần đầu đánh Mỹ
mà bác g7mart đã từng kể bên đó)

Thân mến, Wehrmacht.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 21 Tháng Mười Một, 2009, 01:43:03 am
Chổ ni nì:
BBC Việt ngữ 05/10/2009:
 Chổ ni nửa, có thấy ngày tháng chỗ mô mà so sánh về thời điểm bạn CTV cũa các bạn gặp bác Hiền trước hay phóng viên cũa BBC gặp trước hỉ?
CTV đó là nick phitruongyeunuoc bên diễn đàn HSO, hoàn toàn không tham gia vào bài phóng
sự về CCB Hiền được đăng lần đầu tiên trên HSO vào ngày 27/7 do chính thành viên BQT HSO là
Đài Trang thực hiện qua cuộc gặp với CCB Hiền.
http://hoangsa.org/forum/showpost.php?p=106840&postcount=27

đây nữa :
Nói chuyện với BBC qua điện thoại từ Ban Mê Thuột nhân dịp Trung Quốc tổ chức diễu binh rầm rộ đánh dấu
60 năm lập quốc


nghĩa là ngày 01/10 đó thưa bác

Bài về CCB Hiền thì được đăng lần đầu tiên trên HSO vào ngày 27/07
http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=9177

Trong khi bài của BBC thì do phó ban BBC Nguyễn Giang thực hiện, đăng ngày 05/10 từ cuộc
phỏng vấn qua điện thoại ngày 01/10.

Ai trước ai sau đã rõ, nói bài của HSO đăng ngày 27/07 cắt dán từ bài của BBC được đăng hơn
hai tháng sau, vào ngày 05/10 và không có gì mới so với bài của BBC thì đúng là bó tay hết chỗ nói...

mà thực ra, việc xác nhận là qua mồm BBC, chứ nhóm của "tồng chí" là cắt dán chứ có chi mới đâu hè?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: bocuaHeliox trong 21 Tháng Mười Một, 2009, 06:05:37 am
 Vấn đề là bây giờ bro mới nói vấn đề ni? Sao bữa trước hổng thấy nói hè?
 Với link đầu tiên về CTV mà bồ đưa sao không thấy ngày tháng chi rứa? Việc thành viên BQT của Hoangsa.org thực hiện, nếu bồ nói từ đầu thì đâu có đến nỗi? Lại lôi CTV vào làm mô?
 Cái link thứ 2, tịnh không thấy nhắc tới ngày 27/7 chi cả:
 "Một buổi sáng tháng 5/2009, chúng tôi nhận được lá thư điện tử từ anh Nguyễn Kim Hữu (đang làm cho một doanh nghiệp dầu khí tại Vũng Tàu), nội dung chỉ vỏn vẹn mấy dòng mà chứa rất nhiều thông tin"
 "Khi tìm đến được nơi ở của anh Trương Văn Hiền, chúng tôi được đón tiếp khá thân mật như người thân lâu ngày gặp lại. Anh đón tôi trên đường tới sân bay Buôn Ma Thuột.

Vì biết chúng tôi đến tìm hiểu, thu thập thông tin về các chiến sĩ còn sống sót của biến cố 14/03/1988, anh Hiền bỏ ngày làm việc của mình, chờ tôi từ rất sớm. Theo lịch hẹn, chúng tôi sẽ gặp nhau lúc 9h, và 7h30 anh đã nóng lòng gọi điện - hỏi han và dặn dò đường đi."

 Dữ kiện duy nhất là các coment cảm ơn - như vậy muốn tin cũng khó, dù tớ nghĩ trên mạng ảo, bồ không nói dối và cũng không có lý do chi để mà nói dối.
  Vậy hỉ! Tớ không tranh luận nhiều nữa. Tớ thua!

 Em sửa rồi ạ, các bài trước em cũng sẽ sửa, nhưng em muốn hỏi anh admin ptlinh là các từ địa phương quê em có phải sửa không ạ?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: ptlinh trong 21 Tháng Mười Một, 2009, 07:22:12 am
Bạn bocuaHeliox có 24h để tự sửa các lỗi chính tả trong bài viết của mình. Sau 24h tới mà vẫn còn các lỗi chỉnh tả thì bài viết của bạn bị xóa.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 21 Tháng Mười Một, 2009, 11:55:25 am
Dữ kiện duy nhất là các coment cảm ơn - như vậy muốn tin cũng khó, dù tớ nghĩ trên mạng ảo, bồ không nói dối và cũng không có lý do chi để mà nói dối.
  Vậy hỉ! Tớ không tranh luận nhiều nữa.

Tớ ko quan trọng chuyện thắng thua hoặc là ai trước ai sau , vì sự thật trắng đen rõ ràng là như thế. Bác không
theo dõi việc này thường xuyên từ đầu nên tớ muốn làm rõ cho bác biết. Đơn giản có vậy thôi :

11/05 : HSO nhận được e-mail của bác Kim Hữu , bạn bác Hiền nói là đã nhận ra bác Hiền qua đoạn video
19/05 : Đài Trang, một thành viên nữ của BQT hẹn gặp bác Hiền qua điện thoại (số đt và địa chỉ do bác Hữu
cung cấp)
20/05 : Đài Trang gặp được bác Hiền lần đầu tiên tại Ban Mê Thuột.

Bài về bác Hiền được để đến 27/07 mới đăng ở HSO vì còn phải kết hợp với một loạt các bài khác trong
chương trình " Vòng tròn bất tử - Tri ân chiến sĩ".
Bác có thể tìm hiểu thêm ở Box này http://hoangsa.org/forum/forumdisplay.php?f=88
------

Tớ tham gia ở box Anh ở biên cương này.... ban đầu là muốn tìm hiểu về độ thật giả của cái Clip đó. Hiện
thì là muốn tìm kiếm thu thập tin tức về các CCB CQ-88.

Thanks bác tomo ở trang 27 đã cung cấp một số thông tin về các CCB CQ-88 trên tàu HQ-505.

Với cá nhân tớ thì tớ rất muốn tìm gặp chè nước đàm đạo với các bác CCB CQ-88 của sự kiện ngày 14/03
để góp phần làm rõ những tiểu tiết nhỏ nhất trong phim. Việc này sẽ vẫn tiếp tục trong thời gian tới.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tomo trong 26 Tháng Mười Một, 2009, 08:10:37 pm
Bạn Werh...(hic, tênn gì mà đọc hoài hổng nhớ): Bạn cố gắng liên lạc xem sao, có gì pm cho tomo với, tomo cũng muốn gặp lại các anh ấy đấy. Tuy k trực tiếp chiến đấu nhưng họ vẫn rất dũng cảm, đúng không W? Họ biết nhiều hơn ta tưởng đấy


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 14 Tháng Mười Hai, 2009, 05:20:20 pm
Bạn Werh...(hic, tênn gì mà đọc hoài hổng nhớ): Bạn cố gắng liên lạc xem sao, có gì pm cho tomo với, tomo cũng muốn gặp lại các anh ấy đấy. Tuy k trực tiếp chiến đấu nhưng họ vẫn rất dũng cảm, đúng không W? Họ biết nhiều hơn ta tưởng đấy
Em đã PM cho bác hôm qua rồi đấy ạh. Bác ở ngoài HN thì được chứ trong nam thì khó đấy bác.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: rongxanh trong 04 Tháng Giêng, 2010, 11:18:31 pm
Em đọc cái này, nghĩ rằng hải quân LX tháng 3/1988 chắc không nằm yên ở Cam Ranh ???


http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=182177&ChannelID=13
Trích dẫn
Có lần tàu HQ 709 bị chết máy và mất liên lạc với sở chỉ huy. Bạn đã kiên trì cho máy bay tìm kiếm, cuối cùng cứu được tàu HQ 709 khi tàu này trôi dạt tới gần quần đảo Hoàng Sa.

Lần khác, khoảng năm 1988, tàu HQ 671 ra đón một chiến sĩ bị thương nặng ở đảo Núi Le, đông nam quần đảo Trường Sa. Trên đường về, có lúc tàu chạy với tốc độ âm do gặp sóng lớn dội ngược. Bạn điều một tàu khu trục ra tiếp ứng, nhưng không thể áp sát được tàu HQ 671.

Trực thăng trên tàu khu trục bay trên tàu HQ 671 để thả thang dây xuống, nhưng thang bị vướng ăng ten tàu. Cuối cùng, một nhóm thủy thủ bạn dũng cảm dùng xuồng cứu sinh tiếp cận được tàu HQ 671, chuyển chiến sĩ Việt Nam bị thương lên tàu khu trục, đưa về đất liền cứu chữa kịp thời…

Một trong những lần đầu tiên tàu của Binh đoàn 17 tiếp cứu tàu Vùng 4 là lần cứu tàu HQ 611, bị mắc cạn ở đảo Đá Lát, quần đảo Trường Sa. Ngày đó, ta chưa đóng quân ở Đá Lát, sóng lớn khiến các phương tiện không thể tiếp cận tàu HQ 611.

Hạm trưởng tàu khu trục của bạn là Trung tá V.V. Devyataykin đã chỉ huy bắn dây cáp mồi để nối được tàu khu trục với tàu HQ 611, rồi đưa người sang buộc dây, kéo tàu HQ 611 thoát nạn.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: theanhph88 trong 19 Tháng Tư, 2010, 11:15:55 pm
Có mấy chục bức ảnh mới về CQ-88 chụp hôm 14/3/1988 nét như Sony do bác vaputin sưu tầm đây:

http://hoangsa.org/forum/threads/28304-Nhung-buc-anh-CQ-88


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: theanhph88 trong 20 Tháng Tư, 2010, 04:00:29 am
http://hoangsa.org/forum/threads/28304-Nhung-buc-anh-CQ-88
Em ấn tượng nhất bức này các bác ạ,album ảnh này có vẻ như trong account photobucket của một tên người tàu, brucelee4 , tiếc là bị khóa private nên không xem trọn vẹn album của gã đó được !

(http://i463.photobucket.com/albums/qq355/brucelee4/lt/27_17251_10817251.jpg)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 06 Tháng Sáu, 2010, 10:07:11 pm
  Chào các bác, sau vụ lùm xùm giữa HSO vs. BBC thì em cũng không liên lạc lại với bác Hiền nữa
để tránh một số rắc rối không đáng có, tuy nhiên ban điều hành phía Nam sau đó cũng đến chơi
nhà bác Hiền 1,2 lần gì đấy.
Tuy chưa hỏi được bác Hiền về cái canô vô chủ mà em đã nói đến trong trang 23 rằng nó là canô
chở lính TQ sau khi tất cả lính TQ bị đánh bật ra khỏi canô để bơi ngược lại về thuyền to.
(http://farm4.static.flickr.com/3466/3826782124_8225d7bf0e_o.jpg)


  Nhưng đối chiều ảnh trên với ảnh dưới thì em tin chắc rằng việc lính ta trên tàu HQ-64 dùng AK47,B-40,
RPD đánh trả lính TQ trên xuồng cano như trong tài liệu về CQ-88 xuất bản năm 2005 là có thật (TQ chết 6,
18 bị thương). Ảnh dưới này là cano trở lính TQ mũi hướng về HQ-604 và đá Gạc Ma, xuôi hướng ngược về
phía đuôi tàu HQ-604 là đá Gạc Ma.

(http://i463.photobucket.com/albums/qq355/brucelee4/lt/10_17209_10817209.jpg)

  Cá nhân em thấy danh hiệu Anh Hùng LLVTND còn khuyết với những người đã đứng trên HQ-604 khi
đó để đánh trả lính TQ trên canô sau khi đồng đội đứng trên đá Gạc Ma đã tử trận, họ chắc cũng nằm
trong số 64 người đó.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht trong 06 Tháng Sáu, 2010, 10:16:19 pm
  Nói thêm một chút về bác cựu chiến binh Nguyễn Duy Dương, chủ tịch hội CCB Trường Sa
tai Nam Định.

(http://i88.photobucket.com/albums/k185/kid1485_arc/NDD.jpg)

Em biết đến bác Dưong rất tình cờ từ tháng 10 năm 2009 vì bác Dương là thày
dạy văn cũ của hai đứa bạn cùng trường cấp 3 với em ( em học chuyên Lý - ĐHKHTN ,khóa B0-K15A)
Em rất nhớ hai đứa này vì bọn nó bị chết đuối cùng với nhau khi đi thăm quan ở Thác Đa hồi học
ĐH năm thứ nhất.
Bác D sau khi hoàn thành nghĩa vụ tại TS thì có học ở khoa văn ĐH Tổng Hợp HN. Hiện làm thày giáo
dạy văn tại Trường THPT Ngô Quyền, Nam Định.
HSO cũng đã gặp và nói chuyện với bác D tại Nam Định từ tháng 11 năm ngoái.
http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=26157&p=315082#post315082

Bác Dương kể lại thì bác ấy cũng có mặt trên HQ-604 khi đó, và từng bị câu liêm của TQ quăng
trúng sườn khi đang bơi ra khỏi HQ-604. Có trường hợp hi sinh rất đáng tiếc khi chạy xuống
khoang hàng lay bạn thức dậy (ngủ bù vì làm ở ca trước) thì thoát không kịp vì nước ào vào
khoang hàng quá nhanh v.v...
(http://hoangsa.org/forum/imagehosting/84924b0012b10c108.jpg)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vmt trong 16 Tháng Sáu, 2010, 12:23:33 am
Trích dẫn
Trường Sa 14.3.1988 - Ghi từ tàu cứu hộ Đại Lãnh

    Tàu HQ 505 nằm ghếch mũi lên đảo Cô Lin, khắp tàu có hàng chục vết thủng do đạn pháo bắn thẳng, đường kính 30 - 40cm.

    Tàu HQ 605 chìm dưới độ sâu 40m gần đảo Len Đao. Tàu bị pháo lớn Trung Quốc bắn từ bên phải, mạn trái có vết thủng lớn do đạn pháo xuyên qua, toàn bộ ca-bin và xuồng cứu sinh trên tàu bị bắn nát.

    Tàu HQ 604 chìm gần đảo Gạc Ma. Cho đến đầu năm 2009, phía Trung Quốc vẫn không sẵn sàng hợp tác trong việc tìm hài cốt những liệt sĩ ta hy sinh cùng con tàu này...

Bài trên báo Nhân Dân, 24.4.1988
(http://farm4.static.flickr.com/3622/3365022553_a4fe69bf7e_o.jpg)

(http://farm4.static.flickr.com/3598/3365845158_0af9f73216_o.jpg)

(http://farm4.static.flickr.com/3626/3365023099_9b1bbe4377_o.jpg)

Hồi đó nghe chuyện xảy ra ở trường sa ai cũng căm thù quân xâm lược.Mấy bác cựu chiến binh hải quân cứ thắc mắc mãi là do ta chủ quan,tính toán không chuẩn hay sao mà lại chỉ cho tàu vận tải ra đương đầu với tàu khu trục tên lửa của địch.Thật khâm phục các chiến sỹ hải quân của ta.Tổ quốc và nhân dân mãi mãi ghi công các anh.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: pain trong 19 Tháng Sáu, 2010, 11:31:03 am
Thuở đó, ta tính toán không để TQ mượn cớ gây chiến tranh trên biển nên chỉ đưa tàu vận tải ra giữ chủ quyền và anh em HQ chỉ mang máu ra quyết tử. Nghe rất đau lòng song thú thật đến nay, việc tính toán đó là đúng vì luc đó ở 2 đầu đất nước ta vẫn còn chiến tranh và một sự thật đau lòng là ta chưa đủ mạnh để tiến hành 1 cuộc chiến trên biển đúng nghĩa.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Bodoibucket trong 19 Tháng Sáu, 2010, 11:55:13 am
Hồi đấy nghe đài nói chuyện đánh nhau trên biển với TQ, tố cáo quân Bành trướng BK ra rả ... nghe cũng thấy thường. Anh em thương binh cụt giò, bệnh binh sốt rét lếch thếch ra chợ chơi ... Thủ phó chính trị cũng nghe loáng thoáng ... chả thấy sinh hoạt gì!

Lại nghe radio nói chuyện sinh viên kí túc xá Trần Hưng Đạo tụ tập biểu tình gây rối tấn công phường đội phường 14, Q1 ... thì lo lắng hơn nhiều. Đánh nhau bên này "giúp Bạn như giúp mình" mà ở nhà không yên ...

Thực tế là lúc đó đang rậm rịch chuẩn bị rút quân (rút toàn bộ) nên có khối việc phải làm. Vả lại chiến trường K quá ác liệt và kéo dài rồi nên về - và chấm dứt chiến tranh - là niềm mong mỏi của tất cả người lính. Về còn lấy vợ, về còn lo kiếm việc làm hay đi học tiếp, về còn lo chia nhà đất, về còn lo ruộng vườn, gia đình chứ ... đánh nhau hoài, mệt mỏi lắm rồi!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vmt trong 27 Tháng Sáu, 2010, 12:01:34 am

 
[/quote]:Còn một ý nữa em muốn tham gia thêm thế này tức là hồi đó bọn em mới ra quân chủ yếu là lính đóng quân ở các tỉnh biên giới phía bắc, nhân sự kiện này cũng hay ngồi chè chén hút thuốc sông cầu với nhau rồi bàn luận,có ý kiến cho rằng tại thời điểm đó mình còn cho Liên-xô thuê cảng cam ranh tàu chiến ra vào nhiều nên tàu TQ chỉ vòng vèo tý chút rồi về chứ ai ngờ nó lại ''chơi''mình thật.Không biết có xếp nào nhà mình có ý nghĩ chủ quan như vậy không?.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: theanhph88 trong 23 Tháng Tám, 2010, 09:47:56 pm
 Có cái thread này của bác Weimarch khá hay, các bác xem qua thử

Đá Ga-Ven hay những chiến công của Hải quân VN chưa có trong danh sách ?
Từ năm 1990 đến năm 1993, tại bãi đá ngầm Gaven thuộc quần đảo Trường Sa đang do Trung Quốc
chiếm đóng đã ghi nhận ít nhất 2 vụ tập kích làm tổng cộng 31 lính Trung Quốc thiệt mạng.....

Link: http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=35647&page=1

 btw, lại nói về cái phim 14/3/88 này thì em thấy đối chiếu ảnh chụp tại trận với cả phim , tất nhiên kết hợp với xác nhận của người trong cuộc luôn , thì nó đến gần trăm phần trăm là phjm thật rồi. Em thấy là nhiều khi các bác trẻ nếu mà nghiên cứu tường tận vấn đề thì dù chưa có thực tiễn thì có khi người ta vẫn có thể am hiểu hơn cả người trong cuộc. Như trong quansuvn thì như bác chiangshan có nhiều khi còn tường tận hơn cả những bác đã từng cắm chốt Vị Xuyên - HG rồi cũng nên.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: meolangthang trong 26 Tháng Tám, 2010, 06:15:32 pm
sao em ko thấy nhắc tới HOÀNG SA thân yêu,đọc tin trung quốc đang xâm chiếm em rất bức xúc,cái gì mà anh em tốt láng giềng tốt chứ,toán mấy thằng đểu.ko bao h chơi được với mấy thằng tàu đểu này,nếu có tuyển quân đánh trân để lấy lại HOÀNG SA thân yêu em sẵn sàng cống hiến,,cha ông ta đã tốn bao xương máu để khẳng định chủ quyền mà nó ngang nhiên xâm chiếm,rồi chúng bay cũng phải cút về nước nhục nhã như cha ông chúng mày đã bị cha ông chúng tao đánh đuổi thôi.
----------------------
 Yêu nước là tốt, nhưng trước hết hãy biết yêu tiếng mẹ đẻ đã bạn ạ! Mất đất thì còn lấy lại được chứ mất nền văn hóa - mà ngôn ngữ là một mặt - là mất luôn dân tộc đấy!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: cháu cụ Hùng trong 26 Tháng Tám, 2010, 07:17:03 pm
sao em ko thấy nhắc tới HOÀNG SA thân yêu,đọc tin trung quốc đang xâm chiếm em rất bức xúc,cái gì mà anh em tốt láng giềng tốt chứ,toán mấy thằng đểu.ko bao h chơi được với mấy thằng tàu đểu này,nếu có tuyển quân đánh trân để lấy lại HOÀNG SA thân yêu em sẵn sàng cống hiến,,cha ông ta đã tốn bao xương máu để khẳng định chủ quyền mà nó ngang nhiên xâm chiếm,rồi chúng bay cũng phải cút về nước nhục nhã như cha ông chúng mày đã bị cha ông chúng tao đánh đuổi thôi.
----------------------
HOÀNG SA mất lâu lắm rồi đó bạn, nếu được làm một sử gia thì tôi xin xếp Hải lực VNCH trong trận bảo vệ HS vào một trong 10 đội quân người Việt tệ nhất mọi thời đại.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: pain trong 26 Tháng Tám, 2010, 07:30:33 pm
sao em ko thấy nhắc tới HOÀNG SA thân yêu,đọc tin trung quốc đang xâm chiếm em rất bức xúc,cái gì mà anh em tốt láng giềng tốt chứ,toán mấy thằng đểu.ko bao h chơi được với mấy thằng tàu đểu này,nếu có tuyển quân đánh trân để lấy lại HOÀNG SA thân yêu em sẵn sàng cống hiến,,cha ông ta đã tốn bao xương máu để khẳng định chủ quyền mà nó ngang nhiên xâm chiếm,rồi chúng bay cũng phải cút về nước nhục nhã như cha ông chúng mày đã bị cha ông chúng tao đánh đuổi thôi.
----------------------
HOÀNG SA mất lâu lắm rồi đó bạn, nếu được làm một sử gia thì tôi xin xếp Hải lực VNCH trong trận bảo vệ HS vào một trong 10 đội quân người Việt tệ nhất mọi thời đại.

Hehe, kụ này ra chỗ khác chơi đi. Phán như trời gầm, không sợ không biết chỉ sợ ngộ nhận nhá 8). Kụ cho nốt danh sách 9 cái đội quân người Việt còn lại đê.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: meolangthang trong 26 Tháng Tám, 2010, 11:22:50 pm
vâng!xin cảm ơn lời góp ý của bác,thói quen viết tắt để chép bài cho nhanh nó ảnh hưởng.hìhì.các bài sau em sẽ không viết tắt như thế nữa, ;D ai bảo HOÀNG SA  mất lâu rồi,nó vẫn là vùng tranh chấp,mấy chú trung hoa cũng bao giờ chiếm được đâu,VIỆT NAM ta đang tích cóp tài liệu để chờ ngày dội gáo nước lạnh vào mặt chúng nó,cái lũ ăn cướp


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: meolangthang trong 26 Tháng Tám, 2010, 11:29:42 pm
Em đề nghị lập một mục nói về HOÀNG SA ,phải công bố rộng rãi những tài liệu liên quan đến chủ quyền của chúng ta đối với HOÀNG SA


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: dongadoan trong 27 Tháng Tám, 2010, 05:26:34 pm
Bạn meolangthang có thể sang hoangsa.org để tham gia thảo luận về Hoàng Sa mà! ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: meolangthang trong 28 Tháng Tám, 2010, 12:28:46 am
Ý em là ở đây cũng có một mục nói về HOÀNG SA,phải có những lời bình sâu sắc về HOÀNG SA.ở nơi đâu cũng nói về HOÀNG SA,tuyên truyền như thế em nghĩ sẽ hiệu quả hơn ;Dhìhì em hơi nhiều chuyện tí,các bác thông cảm!!!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: altus trong 28 Tháng Tám, 2010, 02:15:43 am
Em đề nghị lập một mục nói về HOÀNG SA ,phải công bố rộng rãi những tài liệu liên quan đến chủ quyền của chúng ta đối với HOÀNG SA

Cái này thì thiếu gì chỗ làm rồi. Chẳng hạn ở đây (http://www.seasfoundation.org/research-documents/historical-and-legal-arguments).


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: teppi trong 28 Tháng Tám, 2010, 02:46:53 am
Ý em là ở đây cũng có một mục nói về HOÀNG SA,phải có những lời bình sâu sắc về HOÀNG SA.ở nơi đâu cũng nói về HOÀNG SA,tuyên truyền như thế em nghĩ sẽ hiệu quả hơn ;Dhìhì em hơi nhiều chuyện tí,các bác thông cảm!!!

Tại sao lại "phải" hả bác? Đi viết hịch "yêu nước" thống thiết ý ạ? Tài liệu về chủ quyền của mình ở HS thì thiếu gì hả bác? Đi cóp nhặt, cắt dán về đây thì được gì ạ? Nói về Hoàng Sa thì bác lên Google.com.vn, gõ từ khóa "Quần đảo Hoàng Sa" thì vô kể nhưng bác cũng cẩn thận là tìm tài liệu tin cậy mà đọc đấy. Những từ khóa thuộc loại nhạy cảm như "Hoàng Sa" hay "Trường Sa 1988" ở trên mạng thì vàng thì ít mà rác thì cả tấn nên không cần thận là bơi trong rác luôn đấy.
Còn hiểu đơn giản thì Hoàng Sa bị TQ chiếm đoạt từ VNCH năm 1974 - khi mà Trung - Mỹ đi đêm, trong khi VNCH thì ỷ lại vào Mỹ hơn cả trẻ con khát sữa mẹ. Thế thôi!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: cháu cụ Hùng trong 28 Tháng Tám, 2010, 01:55:58 pm
Ý em là ở đây cũng có một mục nói về HOÀNG SA,phải có những lời bình sâu sắc về HOÀNG SA.ở nơi đâu cũng nói về HOÀNG SA,tuyên truyền như thế em nghĩ sẽ hiệu quả hơn ;Dhìhì em hơi nhiều chuyện tí,các bác thông cảm!!!

Bác admin độc lập nói đúng đấy, bạn sang hoangsa.org thì sẽ có đất dụng võ ngay, thể loại nào cũng có: nghiêm túc bàn luận có, viết hịch cũng có, ném đá cũng có tuốt. Bên đó tiếng gạch đá liêu xiêu lẫn với tiếng gió, làm mình lại nhớ đến truyện Kim Dung  ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: meolangthang trong 28 Tháng Tám, 2010, 07:24:44 pm
Chả là tuổi đời em còn non,các tài liệu liên quan đến Hoàng Sa em tiếp cận được rất ít,trước khi tham gia mục này em đã truy cập nhiều trang wed nói về Hoàng Sa lắm rồi,xong rốt cuộc như các bác đã nói,vàng thì ít đá sạn thì nhiều vô kể,nói xấu nhà nước mình nhiều lắm,nản.đâu đâu cũng có lũ phản động mồm thối chỏ mõm vào.nên ý em là ở 1 nơi nghiêm túc như thế này nên có những lời bình sâu sắc về Hoàng Sa!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: dongthap10 trong 15 Tháng Mười Một, 2010, 01:24:27 pm
HQ 505

(http://i115.photobucket.com/albums/n296/dongthap10/P1000567-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: cuongdbh trong 02 Tháng Giêng, 2011, 12:17:46 am
Bạn mèolangthang nên sang hoangsa.org tham gia vào phần học thuật ấy. HS.O có bác Nguyễn Nhã và Đinh Kim Phúc với hiểu biết rất uyên thâm làm cố vấn học thuật mà.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: meolangthang trong 08 Tháng Giêng, 2011, 12:06:38 am
rất cảm ơn sự chỉ bảo!!:D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: cựu bộ đội trẻ trong 27 Tháng Giêng, 2011, 10:06:20 pm
mình đã đọc rất nhiều topic trong quân sử rồi nhưng topic này mình không đủ kiên nhẫn để đọc, vì cứ mỗi lần đọc lại thấy máu mình sôi lên, không biết đến bao giờ mới đòi lại được đất đai mà cha ông mình để lại.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: meolangthang trong 03 Tháng Hai, 2011, 11:41:37 pm
em cũng có cái cảm giác đó!tiếc một điều ta chỉ là một cá nhân nhỏ bé,tiếng nói chưa có kg nào cả :(.cứ trông vào đường lối ngoại giao của Đảng ta thôi!em tin là các bác nhà mình sẽ đấu tranh kịch liệt với lũ bành trướng,,,phải làm cho cái đám phản động nó im mồm.ko phải như chúng rêu rao Đảng ta chịu sự chi phối của trung quốc.phải cho nhân dân thấy rằng Đảng ta tự chủ..."Nam quốc sơn hà nam đế cư"!!!!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Langson trong 14 Tháng Ba, 2011, 09:23:39 pm
Lực bất tòng tâm ,cuộc chiến năm 1988 tình hình tương tự như 1974 .Liên Xô đã có Gióc Ba Chóp ,TQ ngầm thỏa hiệp với LX nên hiệp ước của ta với khối Vác Sa Va  đã không còn tác dụng ,Nó chơi lại kiểu giống như năm 1974 ở Hoàng Sa với chính quyền VNCH lúc ấy cũng bị Mỹ bỏ rơi .Trước mắt chiếm các đảo nhỏ không có người rồi nếu hải quân ta nổ súng thì lấy thịt đè người ,tràn ngập các đảo ta đã đóng từ trước .Nhưng ta xử lý khéo hơn vì HQ ta quá yếu ,HQ ta kiên quyết không bắn trả ,dùng chính sách la làng ngoại giao và cảm tử để chiếm trước các đảo không người ,những tàu ra Trường Sa sau này toàn là tàu vận tải ,cứu hộ giương cờ ...Chữ Thập Đỏ .Nhờ thế mà Trường Sa ta còn ,cái quan trọng hiện nay là chúng ta phải cắn răng làm việc cật lực như Nhật sau đệ II thế chiến để có được HQ mạnh đủ sức ăn miếng trã miếng khi hữu sự ,chứ tối ngày chỉ lo ....tham nhũng làm giàu bất chính cho cá nhân ,gia đình thì có mà mất hết.Lịch sử đời sau sẽ lên án ngàn đời .Nói đến đây....buồn quá ,nghèn nghẹn không tả được...
Bác Tran phát biểu quá đúng. Không có sức mạnh nào đánh đổ được cả dân tộc. Lịch sử đã chứng minh. Ta hãy cũng nhau cố gắng làm cho đất nước ta giầu mạnh, kinh tế ta phát triển, con cháu phải nỗ lực học hành, dân tộc ta ngày càng trở thành một dân tộc mạnh mẽ, có như thế kẻ nào dám động đến ta. Tiềm lực quân sự ta kém vì kinh tế ta kém, không có tiền để mua sắm trang bị. Vũ khí ta lạc hậu vì người dân ta học hành chưa chăm chỉ, chưa giỏi. Họ chế tạo ra máy bay, vũ trụ, tên lửa vũ khí nọ kia, ta có làm được đâu. Chỉ biết dùng tiền mua lại, mà ta lại là kẻ nghèo. Vì vậy, muốn khoẻ phải làm giầu cái đã. Lúc giầu có rồi thì muốn mua sắm gì cũng được, con cháu cũng có điều kiện học hành, ta nghĩ gì thì mới có điều kiện mà làm
Mình đọc trên mạng thấy:
"Trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988, Việt Nam bị thiệt hại 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 người hy sinh, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích và được xem là đã hy sinh."
Đề nghị các bác làm rõ sao mà mất tích nhiều thế?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: fddinh trong 14 Tháng Ba, 2011, 09:43:03 pm
Mình đọc trên mạng thấy:
"Trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988, Việt Nam bị thiệt hại 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 người hy sinh, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích và được xem là đã hy sinh."
Đề nghị các bác làm rõ sao mà mất tích nhiều thế?
Danh sách chính thức 64 liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 tại Trường Sa
 (http://thiemthu.multiply.com/journal/item/230/230)
Do Phòng Chính trị, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân cung cấp


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Langson trong 14 Tháng Ba, 2011, 10:28:13 pm
Mình đọc trên mạng thấy:
"Trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988, Việt Nam bị thiệt hại 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 người hy sinh, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích và được xem là đã hy sinh."
Đề nghị các bác làm rõ sao mà mất tích nhiều thế?
Danh sách chính thức 64 liệt sĩ hy sinh ngày 14-3-1988 tại Trường Sa
 (http://thiemthu.multiply.com/journal/item/230/230)
Do Phòng Chính trị, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân cung cấp
Cám ơn bác @fdding. Tôi đang search trên google tìm [www.nhandan.org "báo Nhân Dân" ngày 28-3-1988], mà tại sao chỉ thấy các thông tin trên blog. Không thấy trên báo chí?
http://www.google.com/search?hl=en&client=firefox-a&hs=H6U&rls=org.mozilla%3Aen-US%3Aofficial&channel=s&biw=1024&bih=601&q=nhandan+%22b%C3%A1o+Nh%C3%A2n+D%C3%A2n%22+ng%C3%A0y+28-3-1988&aq=f&aqi=&aql=&oq=#q=www.nhandan.org+%22b%C3%A1o+Nh%C3%A2n+D%C3%A2n%22+ng%C3%A0y+28-3-1988&hl=en&client=firefox-a&hs=hU&rls=org.mozilla:en-US:official&channel=s&biw=1024&bih=601&prmd=ivns&ei=WDN-Td6cAc7xrAGU_4nUBQ&start=0&sa=N&bav=on.2,or.r_gc.r_pw.&fp=eec7b1769f792670


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: fddinh trong 15 Tháng Ba, 2011, 11:48:37 am
Tôi đang search trên google tìm [www.nhandan.org "báo Nhân Dân" ngày 28-3-1988], mà tại sao chỉ thấy các thông tin trên blog. Không thấy trên báo chí?
Trong topic này hình như có ảnh scan bài báo đó, tôi không nhớ rõ lắm, bác lật lại từ đầu xem sao.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 15 Tháng Ba, 2011, 12:23:54 pm
Cám ơn bác @fdding. Tôi đang search trên google tìm [www.nhandan.org "báo Nhân Dân" ngày 28-3-1988], mà tại sao chỉ thấy các thông tin trên blog. Không thấy trên báo chí?
http://www.google.com/search?hl=en&client=firefox-a&hs=H6U&rls=org.mozilla%3Aen-US%3Aofficial&channel=s&biw=1024&bih=601&q=nhandan+%22b%C3%A1o+Nh%C3%A2n+D%C3%A2n%22+ng%C3%A0y+28-3-1988&aq=f&aqi=&aql=&oq=#q=www.nhandan.org+%22b%C3%A1o+Nh%C3%A2n+D%C3%A2n%22+ng%C3%A0y+28-3-1988&hl=en&client=firefox-a&hs=hU&rls=org.mozilla:en-US:official&channel=s&biw=1024&bih=601&prmd=ivns&ei=WDN-Td6cAc7xrAGU_4nUBQ&start=0&sa=N&bav=on.2,or.r_gc.r_pw.&fp=eec7b1769f792670
Ý của bác là báo chí ở thời điểm nào? Thời điểm năm 88 hay là hiện nay? Thời điểm năm 88 thì có trong các trang trước, còn hiện nay thì có đưa hay không là việc của họ.
Nguyên nhân: phương tiện thông tin đại chúng công khai khác với các nhật ký cá nhân, phải qua kiểm duyệt, không phải muốn đưa, muốn viết gì cũng được (bác lưu ý không đánh đồng sang vụ vietnamnet đưa tin về trận HS cách đây chưa lâu nhé!).


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: thanhh63 trong 20 Tháng Ba, 2011, 08:10:52 am
Các bạn hãy cùng tôi tưởng nhớ đến 60 người con anh hùng của Đất Mẹ Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại biển Trường Sa vì sự toàn vẹn chủ quyền của Tổ Quốc....
Vòng hoa trên biển Trường Sa
Thứ ba, 15.03.2011. Đúng ngày này 23 năm trước, hơn 60 cán bộ, chiến sĩ hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trên vùng biển đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa khi bảo vệ phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

1. Con tàu HQ 996 rít lên 3 hồi còi, rời đất liền hướng đến Trường Sa. Chúng tôi ai cũng có mặt trên boong. Trên suốt hải trình đến Trường Sa vào năm ngoái, cứ qua mỗi vùng biển, đảo thì hệ thống loa lại vang lên những lời giới thiệu, lúc đó chúng tôi đều dừng câu chuyện lại để lắng nghe.

Thế hệ trẻ chúng tôi được học, được nghe kể về Trường Sa hào hùng và những người con quả cảm đã anh dũng chiến đấu để gìn giữ chủ quyền Tổ quốc qua sử sách. Giờ đây, chúng tôi đang có mặt tại vùng biển mà vào ngày 14.3.1988, các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ cho sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Hơn 20 năm, một quãng thời gian không phải là dài lắm nhưng cũng đủ để một thế hệ trưởng thành và tiếp nối dấu chân anh hùng trên mỗi nẻo đường đất nước.

Trường Sa hôm đó trời yên, biển lặng xanh ngắt một màu. Mặt trời vừa rạng, con tàu tiến vào vùng biển đảo Gạc Ma. Các thành viên trong đoàn công tác tập trung lên boong để làm lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh.

“Kính thưa hương hồn các anh hùng liệt sĩ! Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ bao đời nay và mãi mãi về sau là một phần máu thịt, là lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc VN. Nhưng với mưu đồ thôn tính Trường Sa, độc chiếm biển Đông, từ cuối năm 1987, đầu năm 1988, nước ngoài đã ngang nhiên đưa lực lượng quân sự chiếm đóng một số bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của VN…Họ đã tấn công quân sự, bắn chìm, bắn cháy 3 tàu vận tải của ta và cuộc chiến đấu không cân sức giữa lực lượng xây dựng biển, đảo và tàu vận tải của ta với nhiều tàu chiến có trang bị vũ khí hiện đại đã xảy ra ác liệt. Trong cuộc chiến đấu anh dũng đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng VN. Đó là các cán bộ, chiến sĩ tàu HQ 505, 604, 605 thuộc Lữ đoàn 125; các cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 146; Trung đoàn Công binh 83. Đó là anh hùng liệt sĩ, trung tá Trần Đức Thông - Phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146; anh hùng liệt sĩ, đại úy Vũ Phi Trừ - thuyền trưởng tàu HQ 604; anh hùng liệt sĩ, thiếu úy Trần Văn Phương - Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma. Còn rất nhiều tấm gương sáng về sự hy sinh mà chúng tôi không thể nói hết. Chính nơi đây, hơn 60 cán bộ, chiến sĩ hải quân nhân dân VN đã anh dũng hy sinh…”.

Tiếng sụt sùi len lỏi trong đoàn người, trong lúc 2 chiến sĩ hải quân vẫn nghiêm trang đứng gác, vững vàng tay súng trước ngực.

Ngừng trong giây lát, đại tá Nguyễn Kiều Kinh gạt nước mắt và tiếp tục với giọng chắc nịch, hào hùng: “Trường Sa hôm nay vẫn chưa thực sự bình yên. Chúng tôi, những người hiện đang tiếp tục sự nghiệp của các đồng chí, xin thề trước anh linh của tổ tiên, trước hương hồn của các đồng chí, đồng thời xin nhắn nhủ tới các thế hệ mai sau, quyết tâm bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa - một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, và xây dựng Trường Sa trở thành huyện đảo giàu mạnh, ngang tầm với vị trí chiến lược trên biển Đông”.

“Hôm nay, đoàn công tác của chúng tôi đi qua nơi các đồng chí đã chiến đấu kiên cường và anh dũng hy sinh. Bầu trời Trường Sa mây trắng lặng. Lòng chúng tôi lặng trắng, lệ tràn mi và vẫn văng vẳng đâu đây câu nói của liệt sĩ thiếu úy Trần Văn Phương - Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma: “Không được lùi bước. Phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc”. Trong niềm xúc động sâu sắc, chúng tôi kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ tới các đồng chí và xin được thắp nén hương, thả vòng hoa tưởng niệm, tưởng nhớ tới hương hồn của các đồng chí. Mong các đồng chí thanh thản yên nghỉ trong lòng biển khơi của quê hương, dân tộc; cùng chúng tôi canh giữ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc”.

2. Một vòng hoa mang dòng chữ “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ” từ từ được thả xuống biển. Trước đó, mâm hoa quả với bát hương nghi ngút khói do các thuyền viên tàu HQ 996 chuẩn bị cũng được thả xuống. Vòng hoa dập dềnh theo sóng biển trôi dần ra xa khỏi con tàu cho đến khi mất hút khỏi tầm mắt thì các thành viên trong đoàn mới trở về khoang.

Lúc ấy, tôi nhớ đến những hình ảnh người mẹ già, người vợ một lòng chờ đợi và rất tự hào về người con, người chồng đã hy sinh thân mình, góp một phần công sức để bảo vệ Tổ quốc. Đó là những người thân của liệt sĩ Trần Văn Phương đang ở quê nhà tại xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đặc biệt, tôi nhớ đến cô con gái của liệt sĩ là Trần Thị Thủy với ước nguyện được tiếp nối truyền thống gia đình, được đi theo con đường anh hùng mà cha mình đã chọn.

Trường Sa đang ngày càng lớn mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần, đã thay đổi lớn lao cả về diện mạo và thế trận. Những khu nuôi trồng thủy sản, khu nghề cá, bến cảng và âu tàu được xây dựng vững chắc để đón ngư dân ra đánh bắt trên vùng biển Trường Sa vào tiêu thụ sản phẩm hay trú ẩn mỗi khi mưa bão. Lên đảo, ngư dân càng yên tâm hơn khi được bộ đội thăm hỏi, chăm sóc và đặc biệt bà con đến cầu an, chúc phúc tại các ngôi chùa cổ kính. Những ngôi chùa trên các đảo đều rợp bóng mát cây phong ba, như thể hiện sự trường tồn, sức chịu đựng mãnh liệt trong mưa bão. Tôi nhớ trong một ngôi chùa có câu: “Quần đảo huy hoàng chất ngất biển Đông ngời thắng cảnh/Chùa chiền sừng sững nguy nga đất Việt nổi danh lam”.

Những ngôi chùa ở Trường Sa gắn liền với sự có mặt của người Việt tại đấy, như nhà sử học Dương Trung Quốc nói: “Mỗi ngôi chùa ở Trường Sa thể hiện rất rõ sức sống tinh thần và sức mạnh vào niềm tin lẽ phải của dân tộc Việt. Tôi muốn nhắc lại ngay từ thời xa xưa, những đội hùng binh Hoàng Sa của VN đã vượt biển lớn đi ra ngoài đảo, các chúa và vua Nguyễn đều rất quan tâm đến đời sống tâm linh nên đã xây những miếu thờ tri ân những người đã hy sinh trên biển cả. Những miếu thờ hay công trình tâm linh đó là những bằng chứng vật chất về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa, Trường Sa”.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: thanhh63 trong 20 Tháng Ba, 2011, 08:12:48 am
Tôi đã từng là một người lính chống giặc tàu những năm 79 - 83 tại biên giới phía bắc... hôm nay tình cờ đọc được bài "Hải chiến Trường Sa 1988 trong hồi ức một người lính" tôi xúc động và nhớ đồng đội xưa vô cùng, tôi post bài này để mọi người cùng chia xẻ...

Hải chiến Trường Sa 1988 trong hồi ức một người lính.
Anh Dương thổ lộ: “Anh em chúng tôi mong bằng cách nào đó, Việt Nam phát triển tiềm lực quân sự, hải quân, chứ chiều dài đất nước hơn 3.200 km bờ biển mà lực lượng mỏng, trang thiết bị cũ kỹ thì nếu chẳng may có sự cố gì, sẽ ứng phó rất chậm”.
Binh lính Việt Nam chào cờ trên đảo Trường Sa Xoa đầu cậu con trai đang xúng xính trong bộ đồng phục học sinh xanh – trắng chuẩn bị đến trường, anh cười nheo mắt: “Sắp tới sinh nhật nó rồi đây. Thằng cu này sinh đúng 14 tháng 3 năm 1998, tròn 10 năm ngày bố nó thoát chết ở Trường Sa. Ai cũng bảo tôi khéo chọn ngày sinh cháu”. Anh là Nguyễn Duy Dương, một người lính hải quân đã may mắn sống sót và trở về an toàn trong chiến dịch CQ 88 ngày 14/3/1988 ở Trường Sa. Đến bây giờ, đã 23 năm trôi qua, anh Dương vẫn không nguôi nỗi nhớ về những ngày tháng tuổi trẻ của mình trên những hòn đảo nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc. Sinh năm 1964, đi bộ đội khi 18 tuổi, tới năm 1985 anh trở thành Đội phó Đội Kiểm soát Bộ Tư lệnh vùng 4 ở Cam Ranh. Đầu năm 1987, đúng dịp Tết Đinh Mão, anh nhận lệnh vào đoàn quân đi tăng cường cho Trường Sa. Và anh đã ở đó gần hai năm trời, trong cái giai đoạn được xem là khó khăn, vất vả nhất cho các chiến sĩ Trường Sa kể từ ngày giải phóng (năm 1975) đến nay. Câu chuyện trong khói thuốc Anh Dương, cũng như nhiều đồng đội của anh sau này, đều cho rằng lính Trường Sa thời nào mà chẳng gian lao, nhưng càng về sau này càng đỡ cực khổ hơn. Hồi ấy, hải quân ta có ít tàu, một năm chỉ vài ba chuyến tàu ra đảo tiếp tế.

Theo đại tá Đỗ Đình Đề, nguyên cụm trưởng Cụm 2 đảo Nam Yết, người từng ở Trường Sa từ năm 1996 tới năm 2002, thì: “Trong năm, chỉ giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5 là có thể đi tàu ra, lúc ấy biển cứ gọi là trong vắt như bát nước, nhìn thấu cả đáy. Chỉ từ tháng 6 trở đi là bắt đầu có gió Tây Nam, rồi sang đông là gió Đông Bắc rồi, biển động. Cho nên lính mong ngóng tin đất liền, thấy tàu ra đảo thì mừng rỡ như mẹ về chợ, lúc tàu rời đảo về đất liền thì khóc lóc bịn rịn lắm”. Đi lại khó khăn như thế cho nên người lính Trường Sa thiếu thốn mọi bề, mà khổ sở nhất là thiếu nước ngọt, rau xanh. Anh Dương nhớ lại, nước ngọt ở đảo thiếu triền miên, mỗi ngày chỉ được dùng tối đa 5 lít một ngày cho mọi sinh hoạt. Anh em đành phải rửa mặt, tắm đều bằng nước biển, sang lắm mới tráng lại bằng nước ngọt. Lúc đầu chưa quen, ai nấy nóng rát cả lưng, tóc tai cứng quèo, rất khó chịu. Từ chuyện ấy, dẫn đến tình trạng “sư cọ mốc” mà nhà thơ Trần Đăng Khoa đã tả lại: “Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc. Lính trẻ lính già đều trọc tếu như nhau”. Thiếu nước ngọt thật sự là tình trạng khủng khiếp đối với lính đảo những năm ấy. Mấy tháng tàu mới chở nước ra một lần, bơm thẳng nước từ khoang vào xuồng nhôm, rồi anh em đẩy xuồng về lại đảo. Lần nào trước khi ra “đón nước” như thế, anh em cũng phải tắm trước cho sạch. Nước mang về đảo được đổ vào những chiếc phi lớn để dự trữ, không thau được nên phi bị nhiễm bẩn, nước đục ngầu, đánh phèn tới 7-8 lần vẫn không hết bẩn. Thì cũng phải cố mà dùng. Gạo trữ lâu sinh mốc, hỏng. Thiếu rau quá, người ai cũng bị phù, sưng lên nhưng ấn vào da thịt thì lại lõm cả xuống… Khí hậu Trường Sa vô cùng khắc nghiệt, nắng nóng cháy da quanh năm suốt tháng. Đây lại là nơi “rốn bão”, thường xuyên phải hứng chịu bão biển. Đại tá Đỗ Đình Đề bảo: “Nói đến Trường Sa là nói đến bão tố phong ba, đến nắng nóng thiêu đốt, đến san hô nhọn hoắt đâm chảy máu chân, đến thiếu rau xanh, nước ngọt…”. “Bây giờ mình xem tivi, thấy anh em ngoài đó “đủ tóc” rồi, không còn phải cạo trọc nữa” – anh Nguyễn Duy Dương cười. Anh hiện là Phó ban liên lạc bộ đội Trường Sa tỉnh Nam Định. Tất cả những người lính từng phục vụ ở Trường Sa bao năm qua đều coi nhau là đồng đội, và họ cũng dành tình cảm thân thiết quý mến đó cho cả những chiến sĩ trẻ không quen biết, đang đóng quân ở Trường Sa ngày nay. “Bây giờ ở ngoài đó, lính đỡ cực khổ hơn, không còn quá thiếu thốn. Trồng được rau xanh rồi (đất thịt, chở từ đất liền ra). Có hầm dự trữ nước rồi. Điện thoại di động phủ sóng tới tận đó, có thể gọi vào bờ được. Nhưng mình vẫn thương các em ấy chứ, tất nhiên. Đồng đội mà”. … Nửa cuối năm 1987, tình hình ngoài khơi trở nên căng thẳng, phía Trung Quốc bắt đầu có những hoạt động bất bình thường trên biển. Từ tháng 10/1987, tàu chiến đi lại ngày một nhiều hơn. Tháng 3/1988, ta quyết định đưa bộ binh ra đảo Cô Lin, Gạc Ma xây dựng, trong chiến dịch CQ 88 (CQ là viết tắt của “chủ quyền”). Cô Lin và Gạc Ma là đảo chìm, nghĩa là khi thủy triều dâng, nó chìm sâu tới 1,5-2m dưới đáy biển, nước rút đảo mới lại nổi lên. Ngày 13/3/1988, ba con tàu HQ 505, HQ 604, HQ 605 cùng rời đảo Đá Lớn để tiến sang bãi Cô Lin, Gạc Ma. Thiếu tá Nguyễn Duy Dương ở trên tàu HQ 604. Đây là con tàu mà từ chiều 13/3/1988, đã vận chuyển vật liệu xây dựng và đưa bộ đội lên đảo Gạc Ma, và cắm cờ Tổ quốc tại đó vào lúc 21h. Buổi sáng sớm ngày 14/3/1988, HQ 505 và HQ 604 đang neo giữ đảo Gạc Ma thì tàu Trung Quốc kéo đến. Anh Dương kể lại một cách lõm bõm: “Họ gọi loa bằng tiếng Việt: “K2 (mật danh của tàu HQ 604) rời đảo ngay. Đây là lãnh thổ của CHND Trung Hoa”. Tôi mới ngủ dậy, mặc độc cái quần đùi. Lúc đầu tôi còn trêu chọc họ cơ. Mình cầm bánh lương khô dứ dứ, họ cũng dứ lại, lương khô của họ còn to hơn! Thế rồi tàu Trung Quốc lùi lại cách đảo chừng hơn 1 hải lý (khoảng 1,8 km) rồi dùng tất cả hỏa lực bắn xối xả vào cả tàu và đảo. Anh Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng của HQ 505, bèn lệnh cho tàu lao vào Cô Lin. Đối phương bắn như vãi đạn, đúng khi tàu ta đang đổ bộ…”. Cùng lúc đó ở hướng đảo Len Đao, hải quân Trung Quốc bắn rát vào chiếc tàu thứ ba, HQ 605. HQ 505 cháy một mảng lớn. HQ 604 chìm dần. (Còn HQ 605 chìm vào ngày hôm sau, 15/3). Anh Dương cùng đồng đội nhảy xuống biển, bơi về phía đảo Gạc Ma. 9 người bị phía Trung Quốc dùng câu liêm kéo lên, bắt được. Riêng anh bị trúng một nhát câu liêm vào đầu, máu chảy loang đỏ nước, choáng tới mức chìm xuống rất sâu nhưng rồi bị sặc, lại cố ngoi lên, bơi vào bờ. Tới nơi thì do kiệt sức, mất máu, anh ngất đi, được đồng đội sơ cứu rồi dùng xuồng nhôm rút khỏi đảo. Nhớ biển Nguyễn Duy Dương may mắn chỉ bị thương nhẹ. Khi tỉnh dậy, anh mới biết không còn đồng đội nào trên tàu HQ 604 ở bên mình nữa. Người tử thương vì đạn, người chìm theo tàu, người bị bắt. Đã là lính hải quân nơi đầu sóng thì không thể sợ chết. Vết thương bình phục, anh tiếp tục ở lại Trường Sa, bảo vệ mảnh đất thiêng của Tổ quốc, đồng cam cộng khổ cùng những chiến sĩ hải quân khác. Tới tháng 7/1989, anh mới ra quân, làm đủ nghề, từ hàng xay hàng xáo, tới đổ kẹo, buôn đế dép, vừa đi làm vừa ôn thi vào Đại học Sư phạm, ngành ngữ văn. Năm 1994 anh tốt nghiệp và trở thành một thầy giáo dạy văn ở Nam Định. Năm 1998, cậu con trai Nguyễn Khánh ra đời đúng vào cái ngày 14/3 không thể nào quên. Đến giờ vết sẹo vẫn còn trên đầu người thầy giáo dạy văn của trường THPT Ngô Quyền, cựu binh ở Trường Sa.

Sẹo không gây đau đớn, chỉ có những tình cảm của anh đối với những hòn đảo đá khắc nghiệt năm xưa thì cứ thỉnh thoảng lại bùng lên. Anh dồn nó vào những trang viết: Trường Sa – mùa này biển động, Nhớ lắm Trường Sa ơi, Ký ức Trường Sa… Nguyễn Duy Dương cũng không thể quên người thuyền trưởng can trường đã hy sinh Vũ Phi Trừ, hay đồng đội thân thiết của anh là Nguyễn Xuân Thủy, quê Thái Bình, máy trưởng trên tàu 604, chết vì một viên đạn xuyên qua đầu, ngay trước mắt anh. Anh nhớ những gương mặt đồng đội trong trận hải chiến năm xưa: “Giờ này họ đang ở đâu, đang làm gì?”. Nghĩ lại về ngày 14/3 cách đây 23 năm, anh Dương trầm ngâm: “Nói rằng chúng tôi hồi đó hơi chủ quan thì không biết có đúng không, nhưng chẳng ai nghĩ là bên kia sẽ nổ súng, nã pháo, tấn công trên biển cả, cứ tưởng chỉ gây hấn thế thôi. Mỗi người được trang bị một khẩu AK nhưng lúc đó không ai mang súng theo người, để hết ở khoang hàng. Cuối cùng khi chiến sự xảy ra, bên tàu mình tay không, không một tấc sắt. Mà kể cả có vũ khí thì nói chung cũng không tốt, sự phòng bị về căn bản không đáng kể. Trang thiết bị của ta lúc đó đã quá cũ rồi. Tàu ta là tàu 400 tấn, nhập của Trung Quốc từ thời chiến tranh. Tàu đối phương khi ấy lớn gấp cả chục lần ta”. Anh Dương thổ lộ: “Anh em chúng tôi mong bằng cách nào đó, Việt Nam phát triển tiềm lực quân sự, hải quân, chứ chiều dài đất nước hơn 3.200 km bờ biển mà lực lượng mỏng, trang thiết bị cũ kỹ thì nếu chẳng may có sự cố gì, sẽ ứng phó rất chậm”. Giờ đây, cùng với những người lính Trường Sa cũ, anh Dương vẫn theo dõi tình hình Trường Sa hiện nay, qua báo đài, tivi, và qua những đồng đội đóng ở Cam Ranh hay đang trên đảo. Các anh đều bảo, nhớ lắm, nhớ da diết, bồi hồi những ngày tháng Trường Sa năm xưa. Nhớ mùa gió chướng. Nhớ khi biển động, “bọt tung trắng bờ”. Nhớ những ngày biển lặng, mặt nước phẳng, trong như gương. Nhớ vô vàn kỷ niệm với đồng đội thân thương: trực chiến, tập luyện, đi đâm cá, chơi thể thao, đọc thư nhà, sinh hoạt văn nghệ, và chiến đấu. Nhớ những gương mặt đồng đội đến từ mọi miền đất nước – các anh vẫn hay đùa, có khi lên tới 19 tỉnh thành trên một hòn đảo. Ai cũng gắn bó, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Và người thầy giáo dạy văn đã viết một câu rất hình ảnh, rất nên thơ, rằng: “Có con sóng nào cứ dập dềnh dâng trong mắt tôi”.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Songda2001 trong 22 Tháng Ba, 2011, 04:28:24 am
Công nhận là bài phân tích của Bạn Wehmach rất hay.Tôi rất khâm phục sự tìm tòi của bạn!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: thanhh63 trong 03 Tháng Tư, 2011, 08:30:00 am
Hôm nay tôi mới có thời gian lướt qua chủ đề này. Trước hết tôi rất biết ơn tất cả các CCB đã có những phân tích, nhìn nhận sự kiện từ nhiều góc độ. Nhưng cho dù từ góc độ nào chúng ta cũng phải hiểu rằng chúng ta là người Việt, đau nỗi đau bị giặc Tàu gây hấn, dùng sức mạnh chiếm đảo, lấn đất của chúng ta...nên không thể chấp nhận những suy nghĩ, quan điểm theo kiểu của "danhngoc" may mà nick này đã bị khóa vĩnh viễn. Tôi biết các bác cũng không thể chấp nhận kiểu so sánh lũ giặc xâm phạm bờ cõi, tàn sát đồng bào ta bị bộ đội ta tiêu diệt ở BG phía Bắc với các chiến sỹ HQ anh hùng của chúng ta hy sinh tính mạng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở đảo Gạc Ma nói riêng và HS lẫn TS nói chung. Họ hy sinh không uổng phí chút nào, hình ảnh họ lấy tính mạng để bảo vệ cờ, là bảo vệ chủ quyền sẽ sống mãi, đồng thời là minh chứng cho chủ quyền của Việt Nam tại các đảo đã bị giặc Tàu chiếm mất, nó giúp cho không chỉ các thế hệ người Việt từ bây giờ đến mãi về sau luôn nung nấu quyết tân khôi phục chủ quyền mà cung cấp cho thế giới biết rõ sự thật không thể chối cãi về chủ quyền của ta đối với HS và TS...


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: voi trong 28 Tháng Tư, 2011, 04:25:49 pm
Có một điều thắc mắc trong lòng tôi từ lâu : tại sao khi ta mới đổ quân lên đảo là lúc TQ có mặt ngay và tấn công quyết liệt như là có kế hoạch chu đáo từ trước. Phải chăng CQ 88 bị lộ bí mật (khả năng cao)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: NAN trong 01 Tháng Năm, 2011, 02:24:13 am
Cháu vẫn chưa hiểu vì sao "HQ 605 chìm vào ngày hôm sau, 15/3" không lẻ ta ở đó cả ngày để làm bia àh? trong khi HQ505 leo lên đảo thì HQ605 không có giải pháp nào mà chờ bị đánh chìm sao?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: soledad107 trong 26 Tháng Năm, 2011, 11:49:05 am
Các anh mãi là những anh hùng vĩ đaị, người con yêu dấu của dân tộc Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đời đời nhớ ơn va ông lao của anh vì độc lập và chủ quyền dân tộc!!! :)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: hajinbk trong 03 Tháng Sáu, 2011, 02:25:36 pm
Hôm qua em được ngồi hóng hớt nghe mấy bác sỹ quan cấp cao nghỉ hưu(toàn cấp tá, có 2 bác tướng) bàn luận về chủ đề biển đông, có thôn tin này nghe xong thấy lạ quá:
- Cùng thời gian chiếm Hoàng Sa thì TQ cũng chiếm một số đảo ở Trường Sa từ quân đội VNCH, mới đầu chúng ta tưởng ông anh giúp ông em, nhưng khi phát hiện mưu đồ là ông anh chiếm làm của riêng thì tháng 02/1975, bộ đội ta mặc quân phục VNCH, sử dùng tàu chiến thu được của VNCH, với sự hộ tống của một số tàu ngầm LX đã tấn công chiếm lại Trường Sa (không đánh HS vì gần TQ), trận chiến đó chúng ta không bắt tù binh, xóa sổ toàn bộ quân chiếm đóng của TQ, sau khi chiếm đảo cũng dựng cờ 3 sọc. TQ cho một số chiến hạm ra bị tàu ngầm bắn chìm, đành ngậm ngùi chịu thất bại mà không nói được ai. Sau 30/04 thì bộ đội chúng ta chỉ ra "tiếp quản" lại ::)
Thông tin này em chưa nghe bao giờ, Bác nào biết xác nhận hộ cái.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Sáu, 2011, 02:30:27 pm
Tháng 2/1975 thì miền Trung còn chưa giải phóng, đào đâu ra tàu chiến VNCH để mà thu.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: quangcan trong 03 Tháng Sáu, 2011, 02:59:42 pm
Hôm qua em được ngồi hóng hớt nghe mấy bác sỹ quan cấp cao nghỉ hưu(toàn cấp tá, có 2 bác tướng) bàn luận về chủ đề biển đông, có thôn tin này nghe xong thấy lạ quá:
- Cùng thời gian chiếm Hoàng Sa thì TQ cũng chiếm một số đảo ở Trường Sa từ quân đội VNCH, mới đầu chúng ta tưởng ông anh giúp ông em, nhưng khi phát hiện mưu đồ là ông anh chiếm làm của riêng thì tháng 02/1975, bộ đội ta mặc quân phục VNCH, sử dùng tàu chiến thu được của VNCH, với sự hộ tống của một số tàu ngầm LX đã tấn công chiếm lại Trường Sa (không đánh HS vì gần TQ), trận chiến đó chúng ta không bắt tù binh, xóa sổ toàn bộ quân chiếm đóng của TQ, sau khi chiếm đảo cũng dựng cờ 3 sọc. TQ cho một số chiến hạm ra bị tàu ngầm bắn chìm, đành ngậm ngùi chịu thất bại mà không nói được ai. Sau 30/04 thì bộ đội chúng ta chỉ ra "tiếp quản" lại ::)
Thông tin này em chưa nghe bao giờ, Bác nào biết xác nhận hộ cái.
Tuyên truyền nhảm nhí. >:(


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: mig21-58 trong 03 Tháng Sáu, 2011, 10:04:33 pm
Hôm qua em được ngồi hóng hớt nghe mấy bác sỹ quan cấp cao nghỉ hưu(toàn cấp tá, có 2 bác tướng) bàn luận về chủ đề biển đông, có thôn tin này nghe xong thấy lạ quá:
- Cùng thời gian chiếm Hoàng Sa thì TQ cũng chiếm một số đảo ở Trường Sa từ quân đội VNCH, mới đầu chúng ta tưởng ông anh giúp ông em, nhưng khi phát hiện mưu đồ là ông anh chiếm làm của riêng thì tháng 02/1975, bộ đội ta mặc quân phục VNCH, sử dùng tàu chiến thu được của VNCH, với sự hộ tống của một số tàu ngầm LX đã tấn công chiếm lại Trường Sa (không đánh HS vì gần TQ), trận chiến đó chúng ta không bắt tù binh, xóa sổ toàn bộ quân chiếm đóng của TQ, sau khi chiếm đảo cũng dựng cờ 3 sọc. TQ cho một số chiến hạm ra bị tàu ngầm bắn chìm, đành ngậm ngùi chịu thất bại mà không nói được ai. Sau 30/04 thì bộ đội chúng ta chỉ ra "tiếp quản" lại ::)
Thông tin này em chưa nghe bao giờ, Bác nào biết xác nhận hộ cái.
chả ai nói thế đâu , nếu có thì chỉ là khéo tưởng tượng thôi


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: forestgum66 trong 04 Tháng Sáu, 2011, 03:59:11 pm
Hôm qua em được ngồi hóng hớt nghe mấy bác sỹ quan cấp cao nghỉ hưu(toàn cấp tá, có 2 bác tướng) bàn luận về chủ đề biển đông, có thôn tin này nghe xong thấy lạ quá:
- Cùng thời gian chiếm Hoàng Sa thì TQ cũng chiếm một số đảo ở Trường Sa từ quân đội VNCH, mới đầu chúng ta tưởng ông anh giúp ông em, nhưng khi phát hiện mưu đồ là ông anh chiếm làm của riêng thì tháng 02/1975, bộ đội ta mặc quân phục VNCH, sử dùng tàu chiến thu được của VNCH, với sự hộ tống của một số tàu ngầm LX đã tấn công chiếm lại Trường Sa (không đánh HS vì gần TQ), trận chiến đó chúng ta không bắt tù binh, xóa sổ toàn bộ quân chiếm đóng của TQ, sau khi chiếm đảo cũng dựng cờ 3 sọc. TQ cho một số chiến hạm ra bị tàu ngầm bắn chìm, đành ngậm ngùi chịu thất bại mà không nói được ai. Sau 30/04 thì bộ đội chúng ta chỉ ra "tiếp quản" lại ::)
Thông tin này em chưa nghe bao giờ, Bác nào biết xác nhận hộ cái.
KHông có chuyện đó đâu ạ, thời VNCH cũng giữ biển đảo như bây giờ Hải QUân VNCH cũng tương đối mạnh


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tradasv trong 05 Tháng Sáu, 2011, 01:08:21 am
Mạnh???

Vậy tại sao năm 1974 hải quân VNCH bị Tàu đánh bật khỏi Hoàng Sa ??? ??? ???


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 05 Tháng Sáu, 2011, 03:32:57 am
ôn thi vào Đại học Sư phạm, ngành ngữ văn. Năm 1994 anh tốt nghiệp và trở thành một thầy giáo dạy văn ở Nam Định.
Chính xác thì bác Nguyễn Duy Dương tốt nghiệp khoa Văn của ĐH Tổng hợp cũ 8)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vespa trong 05 Tháng Sáu, 2011, 07:48:55 pm
Mạnh???

Vậy tại sao năm 1974 hải quân VNCH bị Tàu đánh bật khỏi Hoàng Sa ??? ??? ???
Lên google.com.vn send thì ra đầy.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: adware trong 16 Tháng Sáu, 2011, 06:06:38 pm
HQ VNCH bị thua là do 1 tàu có trang bị pháo thì khẩu pháo lại hỏng . 2 tàu kia thì hỏa lực yếu . cộng thêm nó bắn nhầm lẫn nhau nữa . nên đành thua trận đó ạ. Em nhớ không lầm là VNCH điều 3 tàu chiến mà không nhớ là loại nào , số mấy . chỉ nhớ là cái khu trục hạm có mang pháo tên là Trần Khánh Dư


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: chiangshan trong 16 Tháng Sáu, 2011, 06:13:41 pm
Yếu gì. 4 đấu 4, HQ10 yếu nhất cả nhóm thì hỏa lực cũng tương đương cái tàu mạnh nhất của TQ. Chưa kể tàu TQ là khinh hạm, ăn đạn 40mm từ mấy cái nòng Bofors cũng đủ toác hết tháp pháo với đài chỉ huy. Nếu kỹ năng và tinh thần của lính VNCH trong trận đó tốt hơn thì dư sức làm gỏi tàu TQ.

Mà lạc đề rồi nhỉ.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: T-34 trong 27 Tháng Bảy, 2011, 05:45:56 pm
Gọi thẳng tên và chửi thẳng mặt, chắc có đèn xanh:
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-07-22-gap-nhung-nguoi-linh-trong-tran-hai-chien-truong-sa-1988
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-07-22-hai-chien-1988-bat-tu-tren-dao-gac-ma-ky-2-
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-07-24-hai-chien-truong-sa-1988-ca-map-ky-3-


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: lonesome trong 30 Tháng Bảy, 2011, 12:32:05 am
Nhân kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27.7

Nhớ các anh hơn bao giờ hết

Kỳ cuối: Nhân chứng Trường Sa


23 năm đã trôi qua kể từ sau cuộc chiến bi hùng ấy. Hôm nay, chúng tôi trở lại mảnh đất Hoà Cường năm xưa để tìm lại những người đã gia nhập hải quân năm 1987 và tham gia trận hải chiến Trường Sa năm 1988 nhưng không còn gặp được ai nữa. Họ cũng như các thân nhân liệt sĩ Trường Sa ngày đó, vì cuộc mưu sinh, đã tứ tán mỗi người mỗi nơi...

(http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=148197)
Anh Dương Văn Dũng kể lại diễn biến của trận hải chiến Trường Sa năm 1988. Ảnh: Minh Sơn

Khuất lấp giữa đời thường

Anh Dương Văn Dũng, sinh năm 1966, lính công binh hải quân Đại đội 9, Trung đoàn 83, có mặt trên tàu HQ 604 ở Gạc Ma kể lại, chiều 13.3.1988, HQ 604 đến được Gạc Ma chừng khoảng nửa tiếng đồng hồ thì tàu Trung Quốc đến. Sáng 14.3, sau khi giết hết số chiến sĩ giữ cờ trên đảo, pháo 100mm từ tàu chiến Trung Quốc bắt đầu nã vào HQ 604 cho tới khi tàu chìm. Không dừng ở đó, tàu chiến Trung Quốc tiếp tục truy sát những chiến sĩ còn sống sót. Một số chiến sĩ may mắn thoát được lúc đó sau cũng bị tàu Trung Quốc truy lùng, bắt làm tù binh đem về giam ở nhà tù Quảng Đông. Trong số này có anh Dũng.

Về Hoà Cường tìm kiếm mà không gặp được ai trong số các chiến sĩ hải quân tham gia trận hải chiến năm xưa, chúng tôi dò mãi, khó khăn lắm mới biết được tin về người cựu binh Trường Sa Dương Văn Dũng. Những bà mẹ liệt sĩ Trường Sa ở Hoà Cường đều nhắc tới tên anh, nhưng không có tin tức gì về anh. Họ chỉ biết rằng anh đã chuyển từ Hoà Cường vào xã Hoà Xuân sinh sống lâu rồi. Rất may, chú Thành, một cựu chiến binh của phường Hoà Cường (cũ) nhiệt tình bỏ ra hai ngày trời về Hoà Xuân hỏi thăm tin tức và đã tìm được anh.
(http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=148198)
Con trai liệt sĩ Trường Sa Nguyễn Mậu Phong – Nguyễn Tiến Xuân xung phong ra Trường Sa tiếp tục bảo vệ biển đảo như cha của mình 23 năm về trước. Ảnh: gia đình cung cấp

Năm 1992, Dương Văn Dũng và tám chiến sĩ bị bắt trong trận hải chiến Trường Sa 1988 được Trung Quốc trả về nước. Anh Dũng trở về phường Hoà Cường lập gia đình. Năm 1993, Dương Văn Dũng có đứa con đầu lòng, sau đó có thêm hai cháu nữa, đứa nhỏ nay học lớp 3. Vợ anh làm nghề bán trái cây ngoài chợ, anh làm nghề phụ hồ. Căn nhà cũ bị giải toả anh phải vào xã Hoà Xuân mua đất làm nhà mới, nay bị giải toả tiếp một lần nữa. Chúng tôi tìm gặp được anh lúc 12 giờ trưa nắng chói chang khi anh đang phụ hồ ở khu tái định cư E1 Hoà Xuân. Đứa con trai đầu lòng của anh vừa bị tai nạn qua đời cách đây mấy tháng. Khuôn mặt khắc khổ buồn ngơ ngác của người cựu binh năm xưa lấm lem vôi vữa. Ngồi mãi, rất lâu trong cái quán nước tạm bợ ở công trình, anh mới bắt đầu kể lại chuyện cũ.

Hình ảnh rời rạc của trận chiến ngày 14.3.1988 trên con tàu HQ 604 được chắp vá lại qua lời kể của anh bằng hình ảnh những lỗ thủng trên tàu do đạn pháo của Trung Quốc bắn, chỉ huy Trần Đức Thông ngã xuống, máu loang cả biển và những người sống sót bị truy sát đến phút cuối cùng…

Trong câu chuyện của mình, anh Dũng có nhắc tới một người bạn, chiến sĩ Trương Văn Hiền, quê Nghệ An. Khi tàu HQ 604 bị tàu Trung Quốc bắn chìm, Hiền bị thương nặng ở ngực, phải bám vào một thùng phuy trôi dạt trên biển và bị Trung Quốc bắt. Sau khi được thả, Hiền trở về quê, nghe nói anh Hiền vì cuộc sống khó khăn cũng phải bỏ quê vào Dăk Lăk làm rẫy sinh nhai.

Chúng tôi hỏi anh hồi đó có sợ không? Rít một hơi thuốc thật dài, anh Dũng trả lời: “Giờ lâu lâu sực nhớ lại thấy cũng ghê nhưng hồi đó không sợ. Với lại đi làm cả ngày mệt, tối về ngủ cũng quên hết rồi!” Trận chiến Trường Sa năm xưa trong đầu người cựu binh giờ chỉ như một cơn ác mộng bị chìm khuất dưới những nhọc nhằn của cuộc sống hiện tại. Tôi nhớ trước khi đi tìm anh Dũng, mẹ Hồ Thị Lai nhắn: “Nếu tìm được địa chỉ nó nhớ báo cho mẹ biết. Mấy năm nay không ai biết nó ở đâu, cuộc sống ra sao. Thật tội nghiệp, nó là đứa duy nhất ở Hoà Cường còn được trở về!”

http://sgtt.vn/Thoi-su/148394/Ky-cuoi-Nhan-chung-Truong-Sa.html


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: dongthap10 trong 09 Tháng Ba, 2012, 10:50:58 am
Kỷ niệm 24 năm Sự kiện CQ - 88 của Đoàn T.K.S. 125
(http://nj9.upanh.com/b4.s3.d1/a9754a0b9ff3d702f5dcffa11641361b_41801359.p1060506.jpg)
(http://nj5.upanh.com/b3.s13.d3/00848e2c26301c95f7b33543a7337e5a_41801365.p1060507.jpg)
(http://i115.photobucket.com/albums/n296/dongthap10/P1000559.jpg)





Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 09 Tháng Ba, 2012, 01:26:59 pm
http://sgtt.vn/Thoi-su/161684/Chuyen-cua-nguoi-linh-mang-so-49.html

Chuyện của người lính mang số 49

SGTT.VN - Trong danh sách 74 chiến sĩ mất tích ở trận tử chiến ngày 14.3.1988 trên đảo Gạc Ma và Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa để giữ chủ quyền của tổ quốc (diễn biến trận đánh đã được đăng tải trên báo Nhân Dân ngày 28.3.1988), anh Trần Thiên Phụng có số thứ tự 49.

Trung đoàn 83 thuộc bộ Tư lệnh Hải quân gửi giấy báo tử về cho gia đình xác nhận anh Trần Thiên Phụng, cấp bậc binh nhất, trú quán tại phường 2, Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, mất tích vào ngày 14.3.1988 tại đảo Gạc Ma, được hưởng quyền lợi gia đình liệt sĩ.


Gia đình anh Phụng và chị Thiên. 
(http://nj9.upanh.com/b4.s24.d1/42d99ac5381e916a30ee55009406d86b_41823449.1.jpg) (http://www.upanh.com/upanh_1/v/enec6h6e7tr.htm)

Nhưng diễm phúc đã đến với gia đình người lính mang số 49 ấy: anh Trần Thiên Phụng không hy sinh, chỉ bị thương nặng. Anh là một trong chín chiến sĩ của trung đoàn 83 may mắn còn sống sót trong trận tử chiến ngày 14.3.1988 trên đảo Gạc Ma và Cô Lin. Chúng tôi đã tìm đến nhà anh Trần Thiên Phụng, người cựu binh Trường Sa trở về từ “cõi chết”.

Không chịu đầu hàng

Thật khó diễn tả được ánh mắt của người thương binh ấy khi tôi đề cập đến trận tử chiến 14.3.1988. Cầm giấy báo tử mang tên mình trên tay, anh vẫn còn xúc động đến không nói được thành lời, hai môi cứ mấp máy. Trên ánh mắt của anh thoáng xót xa khi những ký ức đau thương một thời hiện về.

... Tối 12.3.1988, các chiến sĩ của trung đoàn 83 thuộc bộ Tư lệnh Hải quân lên ba chiếc tàu đi làm nhiệm vụ thực hiện chiến dịch chủ quyền 1988 ở Trường Sa. Sau hai ngày, đến sáng 14.3 thì trận tử chiến xảy ra. Anh Phụng cầm khẩu súng AK47 đứng ngay trước mũi tàu đọ súng với quân lính Trung Quốc. Không tương quan lực lượng nên nhiều đồng đội của anh liên tiếp ngã xuống. Anh đã chiến đấu dũng cảm cho đến giây phút chiếc tàu vận tải HQ-604 của Hải quân Việt Nam bị trúng hoả lực mạnh của Trung Quốc, chìm xuống biển ở phía nam đảo Gạc Ma (trận tử chiến này Việt Nam bị chìm hai tàu HQ-604 và HQ-605, tàu HQ-505 bị hư hại nặng). Anh Phụng lúc đó chỉ kịp vớ lấy một thanh ván vỡ ra từ con tàu rồi ôm chặt lấy, tay trái bơi giữa biển, còn tay phải bị trúng đạn bê bết máu.

Do bị thương nặng, máu ra quá nhiều, hơn nữa lại dầm mình suốt ngày giữa biển nên sức lực cạn kiệt, anh chưa kịp tiếp cận trở lại đảo thì bị bắt vào cuối ngày 14.3. “Khi tôi đang bị trôi trên biển, tàu quân sự Trung Quốc phát hiện, họ chĩa súng trước đầu ra lệnh đầu hàng nhưng tôi cương quyết không chịu. Khi được vớt lên tàu, lính Trung Quốc hỏi vì sao không đầu hàng, tôi nói với họ đất nước chúng tôi không bao giờ dạy cho người lính biết đầu hàng trước mũi súng quân thù”. Sau đó, anh được đưa về đảo Hải Nam cấp cứu rồi đưa tiếp về nhà tù ở Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Anh Phụng cho biết : “Hôm ấy có chín người lính Việt Nam bị Trung Quốc bắt làm tù binh. Thời gian đầu cuộc sống giam cầm trong nhà tù vô cùng khó khăn, tủi nhục, nhờ hội Chữ thập đỏ quốc tế đến thăm thường xuyên nên dần dần được cải thiện hơn”...

Cuộc trùng phùng trong nước mắt hạnh phúc

Ở quê nhà, giọt máu của anh gửi lại cho người vợ đang lớn dần. Họ cưới nhau không được bao lâu thì anh xung phong đi bộ đội, được phiên chế vào lực lượng Hải quân ra đảo Trường Sa giữ gìn tấc đất thiêng liêng của tổ quốc.

Những ngày tháng ấy, người vợ trẻ của anh, chị Lê Thị Thiên đau đớn tột cùng. Chị bảo rằng mình cũng nghe bà con nói có nhiều chiến sĩ Việt Nam hy sinh tại Trường Sa vào ngày 14.3.1988, song không biết làm sao liên lạc được với đơn vị của chồng. Rồi chính tai chị nghe rõ mồn một trong danh sách báo, đài đăng về 74 chiến sĩ hy sinh và mất tích tại Trường Sa, có tên người chồng yêu quý của mình. Chị đau đớn muốn được chết theo anh. Nhưng nghĩ tới mầm sống anh để lại, chị biết mình phải sống vì đứa con yêu thương và thay anh phụng dưỡng cha mẹ già. Không lâu sau, trung đoàn 83 thuộc bộ Tư lệnh Hải quân gửi giấy báo tử thông báo anh Trần Thiên Phụng đã hy sinh – mất tích. Đến lúc đó thì chị tin rằng con trai mình thực sự đã mồ côi cha. Còn bố chồng chị ngày đêm chỉ biết bắc đàn cầu an cho linh hồn người con trai xấu số được siêu thoát.


Anh Phụng và chị Thiên trong ngày gặp lại ở Quảng Ninh năm 1991. Ảnh: 
(http://nj1.upanh.com/b5.s25.d3/69d6f73f043e6daecea2cb4e5582de9e_41823451.aphungcthienquangninh1991.jpg) (http://www.upanh.com/upanh_aphung-c_thien-quangninh-1991/v/3ne45h3e3tt.htm)

Cũng không biết vì sao những lá thư của anh Phụng gửi về từ nhà lao Trung Quốc lại không đến được tay chị và gia đình. Không nhận được thư hồi âm của gia đình, anh Phụng lại càng đau đớn hơn vì anh hiểu hơn ai hết sự tuyệt vọng của vợ con, cha mẹ ở quê nhà. Những dòng nhật ký anh viết dành tặng vợ, con đọc lại không ai khỏi nặng lòng: “Con của ba, con có ngoan không, có khoẻ không? Ba mong rằng ba sẽ được trở về sớm với con và gia đình ta một ngày sớm nhất. Ba sẽ kể cho con nghe về trận chiến đấu anh dũng của ba và đồng đội cho con và gia đình ta nghe nhé. Lúc ấy con sẽ cảm thấy đầy tự hào về người cha thân yêu của con...” Rồi những dòng chữ yêu thương anh dành tặng vợ: “Thiên em thật yêu, thật nhớ của anh. Giờ này em đang làm gì ở nhà với con. Sao em không trả lời thư cho anh. Ở bên này anh đợi tin em và gia đình đến cháy lòng. Anh chỉ bị thương và giờ đang là tù binh ở Trung Quốc. Anh mong sớm được trở về với em và gia đình ta... Thương em ở nhà một mình vất vả sớm hôm...”.

Hơn một năm sau kể từ khi anh bị bắt làm tù binh và ở trại giam Trạm Giang, Trung Quốc, chị Thiên mới nhận được tin chồng mình vẫn còn sống. Chị không tin được vào mắt mình khi đọc dòng tin nhắn của anh qua bức thư do hội Chữ thập đỏ quốc tế gửi đến.“Tôi chạy ào tìm đứa con trai ôm chặt vào lòng và hét vào mặt con: ba của con còn sống, ba sẽ sớm được trở về với mẹ con mình...”, chị nhớ lại.

Trải qua bao sóng gió dâu bể, cuộc trùng phùng của vợ chồng anh chị cũng đến. Sau hơn ba năm bị bắt làm tù binh (hơn bốn năm kể từ ngày đi bộ đội), anh cùng tám đồng đội được Trung Quốc trao trả về Việt Nam vào ngày 2.9.1991, qua đường cửa khẩu Hữu Nghị Quan ở Lạng Sơn. Các anh được về an dưỡng tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Chị đã ra tận Móng Cái đón chồng. Cuộc trùng phùng trong hạnh phúc của vợ chồng anh Phụng cùng tám đồng đội khác là một kỷ niệm mà họ không bao giờ quên. Những giọt nước mắt lăn dài trên gò má của anh và chị. Những nụ hôn anh chị trao cho nhau ngày gặp lại cháy bỏng tình yêu sau bao năm đợi chờ vô vọng. Cả không gian chìm ngập trong hoa và nước mắt hạnh phúc. Ít hôm sau, các anh chia tay nhau, mỗi người mỗi hướng trở về quê hương.

Sau cuộc trùng phùng đặc biệt ấy, vợ chồng anh Phụng lại có thêm hai người con nữa. Cả ba người con của anh chị nay đã khôn lớn. Riêng anh ốm đau liên miên, không còn sức khoẻ sau những ngày tháng bị giam tù nên chẳng làm được gì nhiều để đỡ đần giúp chị cuộc sống hàng ngày. Cả gia đình trông chờ vào nồi bún bán vào buổi sáng của chị. Đồng lương thương binh của anh mỗi tháng gần 600.000 đồng không đủ tiền mua thuốc chữa bệnh...

bài và ảnh: Lâm Quang Huy


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 12 Tháng Ba, 2012, 09:58:38 am
Trường Sa ký ức tháng ba
11/03/2012 3:01 
 

Trong buổi gặp mặt chiến sĩ Trường Sa vào ngày 24.2 vừa qua tại Nha Trang, khi được hỏi nhớ gì nhất về Trường Sa thì tất cả cùng đáp: nhớ ngày 14.3.1988. Những bà mẹ ở Khánh Hòa, Phú Yên hay Đà Nẵng, Quảng Bình… có con nằm lại với Trường Sa, tất cả cũng đều nói nhớ cái ngày ấy nhất.

Gần một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ buổi sáng ngày 14.3.1988, 64 chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại nơi bãi đá Gạc Ma. Tất cả những người lính Trường Sa dù trực tiếp hay gián tiếp chứng kiến trận hải chiến chỉ “nổ súng từ một phía” ấy đều coi đó như một vết thương luôn rỉ máu giữa lòng mình. Xem những thước phim do chính Trung Quốc ghi lại cuộc cướp giật để chiếm bãi đá ngầm Gạc Ma năm ấy, không một ai trong chúng ta có thể cầm lòng. Những người lính của chúng ta đã chấp nhận hy sinh để biến mình thành những cột mốc của Tổ quốc giữa trùng khơi. Để đất nước có thêm một dải san hô, máu các anh đã đổ xuống.

 
Nguyễn Văn Dũng (bìa trái) và những thủ trưởng cũ tại buổi gặp mặt lính Trường Sa 24.2.2012
 

Người được trở về

Hơn một tháng qua, tôi có dịp đi dọc miền Trung để gặp gỡ những người lính Trường Sa từng sống qua những ngày căng thẳng nhất vào những tháng đầu năm 1988. Trước khi trở lại quê nhà, gặp lại người thân, nhiều anh đã để lại một phần thân thể của mình nơi Trường Sa. Dù vậy, ai cũng cảm thấy mình như người có lỗi khi được trở về, trong lúc bao đồng đội phải nằm lại vĩnh viễn trong lòng biển khơi. Nguyễn Văn Dũng, thành viên trong Ban liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa tỉnh Khánh Hòa, là một trong những trường hợp như thế.

Đầu năm 1988, không khí tại Trường Sa luôn căng thẳng, ngột ngạt. Những cuộc khiêu khích của quân thù luôn diễn ra tại các đảo đá ngầm Cô Lin, Len Đao, Gạc Ma. Dù là những ngày giáp tết của năm Mậu Thìn nhưng không một người lính nào nơi bán đảo Cam Ranh có thể yên lòng đón tết. Họ chuẩn bị lên đường ra các bãi đá ngầm ấy để khẳng định sự có mặt của mình, cũng là khẳng định chủ quyền của đất nước. Dạo ấy, Nguyễn Văn Dũng vừa tròn một tuổi quân, được lệnh lên đường ra Trường Sa ngay sau tết âm lịch. Một buổi sáng đầu tháng 3.1988, trước khi lên đường, tự dưng giọng nói của Dũng bị khàn, nghe không rõ tiếng. Là lính thông tin, có nhiệm vụ giữ bộ đàm liên lạc với các tàu mà giọng khàn thế kia thì làm sao chuyển tải thông tin cho chính xác được. Và rồi Dũng buộc phải ở lại với tâm trạng của người có lỗi trước một chuyến đi quan trọng. Thế chân anh là Phan Tấn Dư, người Phú Yên. “Dư là anh nuôi, có học sơ qua lớp truyền tin nên anh được chọn. Không ngờ đó là chuyến đi định mệnh của đời Dư”. Dũng bùi ngùi nhắc lại buổi chia tay giữa hai người bạn lính tại Cam Ranh từ 24 năm trước. Phan Tấn Dư là một trong 64 chiến sĩ đã ngã xuống nơi bãi đá ngầm Gạc Ma ngày 14.3.1988, anh mãi mãi dừng lại ở tuổi 22! Từ Cam Ranh, Dũng đón nhận hung tin trong nước mắt thương bạn vì đã phải “thế chân” mình. Rồi Dũng cũng lên đường trực chỉ Trường Sa ngay sau đó.

 
Tưởng nhớ những người lính đã ngã xuống vì Trường Sa
 

Lâu nay, do thiếu thông tin, nhiều người trong chúng ta cứ tưởng rằng, hải quân Trung Quốc chỉ một lần tấn công giành đảo Gạc Ma năm 1988 nhưng không phải vậy. Gần như là một chiến dịch khiêu khích diễn ra trước và sau trận hải chiến ấy được họ chuẩn bị rất công phu. Đoạn video đang lan truyền trên mạng nói về trận hải chiến chiếm Gạc Ma do chính họ quay đã nói lên điều đó. Nguyễn Văn Dũng trở thành nạn nhân của các cuộc khiêu khích từ phía Trung Quốc. Vừa trên đài quan sát tụt xuống sàn tàu, một trái pháo bắn thẳng từ tàu chiến của địch đã khiến anh lính thông tin khỏe mạnh và can trường ấy phải hôn mê suốt hai tháng sau đó vì một mảnh pháo xuyên qua người. Phải mất gần một tuần sau, Dũng mới được đưa về một bệnh viện quân y tại TP.HCM trong trạng thái mê man thừa chết thiếu sống. Những tháng sau đó, cùng chiếc ba lô con cóc và bộ quân phục nhàu nhò, Dũng qua hết các bệnh viện quân đội với mong ước giữ được đôi chân. Năm 1993, Dũng ra quân, bắt đầu cuộc hành trình gian nan tìm quê bạn.

Nỗi đau của mẹ

Không phải những người lính Trường Sa mới có ký ức về quần đảo ấy mà kỳ lạ thay, những bà mẹ chưa một lần ra đảo vẫn “thuộc” đảo như nhà mình. Có lẽ những lá thư từ Trường Sa xa xôi kết hợp với nỗi nhớ con đã làm nên những tấm bản đồ trong lòng mỗi người mẹ. Má Lê Thị Niệm, mẹ của liệt sĩ Phan Tấn Dư ở Phú Yên; má Lê Thị Lan, mẹ liệt sĩ Nguyễn Hữu Lộc ở Đà Nẵng là những ví dụ.

 
Má Lê Thị Niệm ở Tây Hòa, Phú Yên - Ảnh: Trần Đăng
 

Nguyễn Văn Dũng hồi tưởng: “Tôi ra lính với đôi chân cà nhắc, chẳng nghề ngỗng gì, bèn chọn bãi Cây Me thuộc phường Vĩnh Hòa, Nha Trang này làm nơi cuốc đất lật cỏ. Công việc khá vất vả nhưng luôn nung nấu trong lòng là tìm cho bằng được nhà Phan Tấn Dư. Lần dò mãi rồi cũng tìm ra. Mùa đông năm 1995, sau rất nhiều lần ra vô Phú Yên để lần tìm địa chỉ nhà Dư, tôi về Hòa Phong, Tây Hòa, lòng dặn lòng mong sao mẹ Dư còn sống. Con đường lầy thụt đầy ổ trâu dẫn về nhà Dư. Linh cảm sau 7 năm mong chờ và hy vọng đã mách bảo với mẹ Dư rằng, thằng Dũng tôi đây chính là hình bóng của con bà! Mẹ Dư năm ấy đã 70 tuổi rồi, cứ lần dò tìm chiếc hộp quẹt để tôi đốt nhang cho Dư. Khi đèn bật sáng, trên bàn thờ Dư không một tấm hình. Má Niệm đã ôm tôi vào lòng như ôm chính con bà. Hai mẹ con nức nở…”. Bắt đầu từ hôm đó, Dũng trở thành thành viên của gia đình Dư. Suốt 17 năm qua, bằng đôi chân không lành lặn của mình, năm nào Dũng cũng về Tây Hòa thăm má Niệm một đôi lần, đặc biệt, Dũng đã biến ngôi nhà mẹ Dư đang ở thành chỗ gặp mặt thường niên của anh em chiến sĩ Trường Sa tại Phú Yên đúng ngày giỗ của Dư (25 tháng giêng âm lịch). “Không biết có phải do má đặt tên Dư cho nó không mà nó không về, để má suốt đời thiếu nó?”, má Niệm rưng rưng nhắc về đứa con mình. Suốt 24 năm qua, lòng người mẹ ấy chưa bao giờ lặng gió vì xương thịt của con cùng bao đồng đội đã tan hòa vào lòng biển của Tổ quốc rồi.

Cùng tâm trạng của mẹ Dư, bà Lê Thị Lan, 70 tuổi ở Hòa Cường, Đà Nẵng, mẹ liệt sĩ Nguyễn Hữu Lộc cũng chỉ hỏi một câu: “Có khi mô người ta tìm được hài cốt thằng Lộc không vậy cháu?”. Tôi không dám trả lời câu hỏi ấy, cũng không dám nhìn vào khuôn mặt vò nhàu của người mẹ này. Đã bao nhiêu năm rồi, ngày nào người mẹ ấy cũng thức dậy thật sớm, thắp trên bàn thờ con mình một nén nhang trước khi rời nhà để đến một quán ăn trong thành phố rửa chén bát đến tận khuya rồi nhận từ tay bà chủ quán 60.000đ. Trộm vía, nếu anh Lộc còn sống lành lặn và ra quân như Dũng, hẳn mẹ anh đã không phải lận đận kiếm cơm như thế.

Mẹ Niệm, mẹ Lan cùng bao nhiêu bà mẹ khác đã sống lặng lẽ và mong chờ trong vô vọng suốt 24 năm qua như thế.

Trần Đăng
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120310/truong-sa-ky-uc-thang-ba.aspx


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: linh1979 trong 14 Tháng Ba, 2012, 09:35:44 am
Ngày hôm nay, ngày hôm nay  14/3 , Xin phép Mod cho em bê cái mơ ước của em ở bên Quán chè chén : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,22798.320. về đây.
  Bác cay mũi vấn đề gì thì cứ nói thẳng ra, nói chung la em vẫn hiểu bác cay cú gì nhưng cũng phải xét hoàn cảnh chứ. Cái thời người ta hùng mạnh như nửa cuối thập kỷ 60 đầu 70 thì sao? Mỗi năm người ta chu cấp cho mình hàng tỉ đôla đấy. Còn thời điểm 79 nếu không có hạm đội thái bình dương em nghĩ Tuần Châu giờ chắc cũng chẳng còn. Năm 88 thì đau thật!
Đồng ý với Bác nhưng trong thời điểm đó họ cũng có lợi( Dù không phải là về mặt vật chất). Không phải tôi cay cú mà mà "cay mũi" vì tủi thân ấy mà . Giá như ( vẫn biết không thể có từ đó) mình mạnh như Israel thì cũng đỡ .Năm 1988 thì cay mũi thật sự .Lúc đó ở Cam ranh còn nguyên cả cái hạm đội mà bác nói ấy . Giá như ( lại giá như Grin) thì bây giờ ra Trường sa cứ thẳng tiến như hồi trước 1988 chứ không phải đi vòng qua Gac ma như bây giờ.
Nhưng nếu không phù hợp thì xin Mod cứ xử lí theo quy định.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: linh1979 trong 14 Tháng Ba, 2012, 11:28:39 am
Em lại thấy thêm bài này :http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2012/03/neu-nam-1988-trung-quoc-ung-en-cac-ao.html
mà sao lại : Chủ trương của mình là vậy. Một lý do nữa, tôi chưa nói được…

Có Bác nào biết không ,giải thích cho em tí ạ . ( nếu nhạy cảm quá thì vui lòng PM cho em )
Xin cảm ơn


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 14 Tháng Ba, 2012, 02:07:21 pm
Hồn ở lại Gạc Ma
13:27 | 14/03/2012


TP - 24 năm. Thời gian không xóa nhòa những ký ức của binh nhất Phan Văn Đức, để giờ đây, ngày ngày anh thơ thẩn dọc bãi biển Sơn Trà, ngóng về đại dương mịt mù. Hồn anh vĩnh viễn ở lại với Gạc Ma…

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=161616&Width=400)
Hằng ngày, anh Đức - người binh nhất Gạc Ma năm xưa - cứ lang thang ngóng ra biển.  Ảnh: Nam Cường.

Năm 1987, phường Hòa Cường và phường An Hải Tây - Đà Nẵng là nơi có nhiều thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự, trong đó, một số chiến sĩ hải quân tham gia trận hải chiến Gạc Ma (14-3-1988), người trở về, người vĩnh viễn nằm lại.

Riêng phường An Hải Tây có 2 chiến sĩ tham gia trận đánh lịch sử này, thì một người đã hy sinh là anh Lê Thế, người còn lại là Phan Văn Đức, hiện còn sống ở tổ 28 phường Mân Thái (quận Sơn Trà).

Hồi ức của một binh nhất

Con đường ngoằn ngoèo dẫn vào nhà anh Phan Văn Đức (1967) ở xóm nghèo Mân Thái dài hun hút.

Người nhiệt tình dẫn đường - anh Trương Văn Hào - là đồng đội, nhập ngũ một ngày với anh Đức, hiện là Ủy viên BCH hội CCB phường An Hải Tây, lắc đầu: "Đức lại đi lang thang rồi! Nó vẫn thường bị ám ảnh".

Quá trưa, anh Đức trở về, tóc dài thượt, râu ria tua tủa, người gầy nhom, duy đôi mặt chợt rực sáng khi tôi với anh Hào khơi gợi lại Gạc Ma.

Anh Đức kể, lúc đầu anh gia nhập hải quân, sung vào đội ngũ hậu cần, lo bếp núc, nhưng rồi, hình ảnh những người lính hải quân Trường Sa oai nghiêm thôi thúc anh nhập vào đội công binh xây đảo.

Ngày 9-2-1987 nhập ngũ. Ngày 11-3-1988, anh vinh dự được đứng trong hàng ngũ những chiến sĩ công binh (thuộc Trung đoàn công binh 83) đi trên tàu HQ 604 thẳng tiến bãi Gạc Ma.

Chiều 13-3, tàu HQ 604 đậu cách Gạc Ma chừng 1km, bắt đầu đưa vật liệu lên xây dựng đảo. Anh Đức thuộc tốp đầu tiên xuống nước. Dân biển, giỏi bơi lội nên chuyện đó rất dễ dàng.

Anh Đức kể, chiều 13-3, tàu hộ vệ Hải quân Trung Quốc tới, bắt đầu bắc loa uy hiếp tàu mình bằng tiếng Việt. Khoảng 6h hôm sau, bắt đầu xảy ra chiến sự, anh Đức là một trong những người đầu tiên rời tàu HQ 604, bơi vào cùng anh em giữ đảo.

Một nhóm chiến sĩ Việt Nam quyết tâm canh giữ ngọn cờ Tổ quốc. “Hồi đó, tui chỉ biết mỗi thằng Lanh (Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh, người bị thương nặng trong hải chiến - PV).

Khi hai bên giáp lá cà, bên chúng ta một người bị bắn gục, thằng Lanh giành được lá cờ, lao vào ăn thua đủ với 2 lính bên kia. Từ đây phía bên kia bắt đầu xả đạn...".

Anh Đức may mắn thoát khỏi tầm đạn bởi tài bơi lặn của một dân chài. Triều cường lên, bãi Gạc Ma chìm hơn nửa mét nước. Anh Đức lao mình xuống biển, thoát khỏi làn đạn, bơi trở lại tàu HQ 604.

Nhưng vừa mới ngóc đầu lên lấy hơi thì một tiếng bùm. Phát pháo đầu tiên bắn vào khoang chỉ huy - thông tin tàu HQ 604, rồi liên tiếp nhiều phát pháo khiến mạn vỡ, ván bay tung tóe, tàu từ từ chìm.

“Tui bơi ngược trở lại, may mắn vớ được tấm ván, vừa cố dìu một chiến sĩ ta bị thương thì bất thần làn đạn cày qua bắp tay, đau nhói” - anh Đức nhớ lại.

Binh nhất Phan Văn Đức cùng một số chiến sĩ may mắn sống sót, sau đó được tàu đưa về đảo Sinh Tồn cứu chữa, may mắn đạn chỉ sượt qua phần mềm. Nhưng vết thương trong tâm trí thì mãi không lành.

Gạc Ma ở trong tim

Không đến nỗi hô xung phong giữa thời bình, nhưng ngày ngày anh thơ thẩn ngoài bãi biển Sơn Trà, ngóng ra đại dương bao la. Người đàn ông tóc lòa xòa phất phơ trong gió, ngắm thuyền bè qua lại.

Anh Trương Văn Hào nói: "Chỗ bạn bè, nhập ngũ một ngày, Đức ra nông nỗi thế, tôi buồn lắm. Từ ngày xuất ngũ, dường như Đức trở thành người khác, không còn hoạt bát, lanh lẹ như trước nữa.

Anh Phan Văn Minh, em trai anh Đức, kể: "Sau trận chiến tháng 3-1988 ở Gạc Ma, cả gia đình tui nghĩ anh Đức chết rồi, bởi dễ gần tháng không tin tức, thơ từ về nhà. May một lần có người bà con đi học ở Nha Trang, vô tình gặp anh Đức ở đó, mới hay anh còn sống".

Anh Đức kể, hằng đêm, trong giấc ngủ, hải chiến Gạc Ma cứ hiển hiện trong đầu. “Không cách nào dứt ra được, hơn 10 năm nay, bằng mọi cách mà vẫn thế. Giờ ăn chay trường, thấy trong lòng đã thanh thản, nhẹ nhõm hơn nhiều”.

Ấm tình đồng đội

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=161617&Width=400)
Thả vòng hoa tưởng niệm 64 liệt sĩ đã hy sinh ngày 14-3-1988.
 

Binh nhất Phan Văn Đức xuất ngũ, trở về với giấy tờ đầy đủ, nhưng rồi không hiểu sao, anh vẫn không chịu nộp các loại giấy này để làm chế độ. Đến năm 2006, khi cơn bão Xangsane ập vào Đà Nẵng, nhà anh sập, đồ đạc xáo trộn, giấy tờ mất hết.

Hỏi vì sao không nộp giấy tờ, anh lắc đầu không nói. Chuyện này chỉ có người bạn của anh là anh Trương Văn Hào biết. “Tôi với Đức nhập ngũ rồi xuất ngũ cùng ngày, giờ tôi lại làm trong BCH hội CCB phường An Hải Tây, cùng nhiều đồng đội biết rõ Đức lắm, nhưng đành chịu. Không giấy tờ thì biết làm sao.

Mà tính Đức nó thế, Gạc Ma lùi xa 24 năm rồi mà với nó như mới ngày hôm qua. Anh em đồng đội như tôi, anh Tấn… chỉ thỉnh thoảng hỏi thăm. Mỗi người một số phận".

Ngôi nhà cấp 4 xập xệ trong xóm nghèo của anh Phan Văn Đức trống hoác, vật dụng đáng kể nhất là chiếc tivi và bộ máy vi tính của con trai.

Hơn 10 năm, anh Đức không nghề nghiệp, xong bữa cơm lại lang thang ra biển, lên núi Sơn Trà. Anh nói: "Nhiều người tưởng tôi bị điên, tôi cũng buồn lắm. Làm đàn ông mà không lo nổi cho gia đình. Vợ buôn bán lặt vặt, may là 2 đứa con lớn, tự lo được rồi. Tôi chỉ áy náy nhất là thằng Tùng con thứ 2, học đại học được một năm rồi nhưng không có tiền nộp đành bỏ ngang. Đó là lỗi lớn của tôi, không của ai hết”.

Rồi lại hóng mắt ra biển, Đức nói với tôi, mà như thì thầm với chính mình: Tôi vẫn còn may mắn chán, được sống sót trở về, được sống trong hơi ấm đồng đội những ngày gặp mặt.

Dù sống thế nào, tim tôi vẫn không hổ thẹn vì luôn nhớ đến Gạc Ma, nhớ đến câu nói bất tử của anh Phương: Không được lùi bước, phải để cho máu mình tô thắm lá cờ Tổ quốc và vinh quang Quân chủng”.

Tháng 4-2008, 20 năm sau hải chiến Trường Sa, tôi – người viết bài này có dịp đi Trường Sa trên tàu HQ 996. Ngày tàu rời đảo chìm Cô Lin, như thông lệ toàn tàu thắp nén hương và thả vòng hoa làm lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ Gạc Ma.

Trên boong HQ 996, tôi lặng người hồi tưởng những thước phim các anh ngã xuống. Bởi thế, trước binh nhất Phan Văn Đức thẫn thờ nhìn ra biển giữa khung cảnh thanh bình, tôi hiểu được anh.

Xin trích bài tưởng niệm của trưởng đoàn công tác Trường Sa trên tàu HQ 996 vào tháng 4-2008 hồi đó là Trung tướng Bùi Văn Huấn (Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, nay là Thượng tướng): Biển đảo của Tổ quốc ta chưa thực sự bình yên. Chúng tôi, những người đang tiếp tục sự nghiệp của các đồng chí, xin thề trước anh linh tổ tiên, trước hương hồn các đồng chí, xin nhắn gửi tới thế hệ mai sau, quyết tâm bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa – một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc trên biển Đông.

Tôi vẫn còn may mắn chán, được sống sót trở về, được sống trong hơi ấm đồng đội những ngày gặp mặt. Dù sống thế nào, tim tôi vẫn không hổ thẹn vì luôn nhớ đến Gạc Ma.

http://www.tienphong.vn/Phong-Su/569654/Hon-o-lai-Gac-Ma-tpp.html


Tiêu đề: Re: Một số hình ảnh, thông tin về bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên biển - Phầ
Gửi bởi: KanKuDai trong 14 Tháng Ba, 2012, 07:57:23 pm
Hôm nay chả thấy ai nhớ đến ngày 14/3 cả nhỉ
Xin cho em 1 phút mặc niệm các chiến sỹ đã hy sinh ngày này năm 1988


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 15 Tháng Ba, 2012, 01:52:16 pm
Sau bài báo “Hồn ở lại Gạc Ma”: Hội ngộ bất ngờ

TP - Ngày 14-3, tại nhà anh Phan Văn Đức, nhiều đồng đội của anh đã có một buổi hội ngộ đầy bất ngờ và cảm động. Những cái bắt tay thật chặt, nước mắt tuôn rơi, và nụ cười lại nở trên khuôn mặt khắc khổ của binh nhất năm xưa.

(http://www.tienphong.vn/ImageHandler.ashx?ThumbnailID=162106&Width=400)
Đồng đội năm xưa hội ngộ ở nhà anh Đức.  Ảnh: Nam Cường.

Hai giờ chiều, mấy đồng đội của Phan Văn Đức đã hội ngộ ở nhà anh, phường Mân Thái (Sơn Trà - Đà Nẵng).

Ai cũng biết rõ anh Đức, nhưng rồi, cuộc sống đưa đẩy, mỗi người một số phận. Mấy chục năm, thời gian vật đổi sao dời, giờ gặp lại nhau mừng mừng tủi tủi.

Vừa chạm mặt anh Nguyễn Lê Cao Nghiêm (ở Hòa Cường, cùng nhập ngũ tháng 2-1987), Phan Văn Đức trút được vẻ mặt ưu tư thường nhật: “Nghiêm đây mà, nhớ chứ!”.

Anh Nghiêm hiện nằm trong Ban liên lạc Cựu chiến binh Trường Sa, khi được đọc bài báo trên Tiền Phong (số ra ngày 14-3), nói: Chúng tôi biết rõ trường hợp anh Đức này, tội lắm.

Nhưng anh em đồng đội, mỗi người một hoàn cảnh, chỉ biết chia sẻ, động viên nhau chứ không còn cách nào khác hơn. Với lại, tính Đức thì ai cũng biết, trở về như con người khác, chẳng thiết giao lưu với ai.

Các đồng đội cũ của anh Đức như anh Dương Trần Khánh, Trương Văn Hào (phường An Hải Tây), Nguyễn Văn Mười, Nguyễn Văn Bình… hôm qua cũng có mặt. Những anh này đều đi Trường Sa vào ngày 15-3-1988, tức sau một ngày hải chiến Trường Sa xảy ra ở Gạc Ma.

Trong buổi hội ngộ, anh Đức cũng như các đồng đội hơi nuối tiếc vì không có mặt anh Dương Văn Dũng (tổ 27A, khu dân cư Nam Cẩm Lệ), người cùng đi trên tàu HQ 604, tham gia trận đánh và may mắn sống sót, bị phía Trung Quốc bắt rồi thả về.

Anh Đức nói: Số Dũng cũng may, về khoản bơi lội, hồi đó nó cũng không bằng tôi đâu. Nhưng nghe nói cuộc sống bây giờ cũng khó khăn.

Anh Nguyễn Văn Mười (Hòa Cường Bắc), chia sẻ: Cuộc sống đưa đẩy, biệt tin nhau, giờ gặp lại mới hay, đời vẫn còn nhiều ý nghĩa. Cảm ơn báo Tiền Phong đã quan tâm đến số phận anh Đức.

Thật ra, với những người đã đi Trường Sa, xả thân vì Tổ quốc, không ai màng đến này nọ. Nhưng quả đúng là trường hợp của Đức quá tội. Anh em cũng chỉ biết bắt tay, động viên nhau.

Anh Nguyễn Lê Cao Nghiêm cho hay, ngày 22-12-2011, Ban liên lạc CCB Trường Sa cũng tổ chức cuộc gặp gỡ thân mật hơn 100 anh em, vui lắm, cuộc đó có anh Phan Văn Đức dự, nhưng không hề nói gì đến hoàn cảnh của mình.

“Ban liên lạc chúng tôi hiện có cái tên nhưng vẫn chưa có tính pháp nhân. Chúng tôi đang gửi đơn đến HĐND và UBND thành phố, đề nghị được lập một Ban liên lạc đàng hoàng, giống như các địa phương khác, để mỗi lần tổ chức kỷ niệm cho quy củ, thống nhất. Hy vọng là được lãnh đạo thành phố chấp thuận” - anh Nghiêm bày tỏ.

Chiều qua, trao đổi với PV Tiền Phong, Thiếu tá Trần Thức - Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 83, Công binh Hải quân, cho biết: Ngay sau khi báo Tiền Phong đăng bài “Hồn ở lại Gạc Ma” viết về binh nhất Phan Văn Đức, anh đã chỉ đạo bộ phận lưu trữ hồ sơ lục tìm, tuy nhiên đến cuối giờ chiều vẫn chưa có kết quả.

“Trung đoàn 83 có lưu trữ đầy đủ tên của 64 liệt sĩ và những người mất tích trong trận 14-3-1988. Tuy nhiên, với những người cùng đi trên 3 tàu năm ấy, bị thương và trở về, sau thời gian dài, do di chuyển nhiều đồ đạc nên có lẽ thất lạc hồ sơ đâu đó. Những trường hợp thế này không phải là hiếm. Chúng tôi sẽ tiếp tục kiểm tra hồ sơ và kiểm chứng qua những nhân chứng sống năm đó” - Thiếu tá Trần Thức nói.

Nam Cường

http://www.tienphong.vn/Phong-Su/569793/Sau-bai-bao-%E2%80%9CHon-o-lai-Gac-Ma%E2%80%9D-Hoi-ngo-bat-ngo-tpp.html


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: quangcan trong 17 Tháng Sáu, 2012, 10:52:24 am
uầy, thích, cái này của bác Hải đọc được này: 11 LỜI THỀ VANG VỌNG GIỮA TRƯỜNG SA (http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2012/06/11-loi-vang-vong-giua-truong-sa.html)



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 26 Tháng Bảy, 2012, 07:08:18 pm
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/07/ky-uc-ve-dong-doi-nga-xuong-o-truong-sa/ (http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/07/ky-uc-ve-dong-doi-nga-xuong-o-truong-sa/)

"Trường Sa luôn trong trái tim tôi và những đồng đội nằm ở đó", ông Dũng cất giọng sang sảng, tay đặt lên ngực đen sạm, in những vết sẹo do mảnh đạn pháo. Ký ức về những đồng đội hy sinh ở Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) năm 1988 ùa về.

(http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/9f/6c/bai_1__anh_2.jpg)
Cựu binh Trần Thiên Phụng chụp ảnh với vợ trước ngày lên đường nhập ngũ. Ảnh: Nhân vật cung cấp


Sau Tết Nguyên đán năm 1988, ở tuổi 23, chàng thanh niên Dương Văn Dũng rời quê nhà ở Cẩm Lệ (Đà Nẵng) và bạn gái trong thôn để lên đường nhập ngũ tại Trung đoàn 83, Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam. Ngày 12/3/1988 sau bữa cơm chiều vội vàng ở cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), mọi người khẩn trương chuẩn bị hành lý, vật dụng tập kết lên tàu bắt đầu chiến dịch CQ-88 trực chỉ ra xây dựng đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa).

"Nhiệm vụ của chúng tôi lúc đó là xây dựng và cắm cờ chủ quyền trên đảo. Ai cũng háo hức vì lần đầu được ra đảo xa. Trên tàu mọi người say sưa ca hát, có người say sóng nhưng vẫn đầy hứng khởi vì ra đảo sẽ được thỏa sức vẫy vùng cùng sóng biển", ông Dũng kể.

Sau gần một ngày rẽ sóng ra khơi, khoảng 5h chiều 13/3, hai tàu vận tải HQ 604 và 505 đến địa phận đảo Gạc Ma. Cảm giác được nhìn thấy những mỏm đá san hô, dải cát vàng giữa biển khiến ai cũng thích thú. Các thủy thủ dự định dựng ngôi nhà nhỏ xinh ngay trên mặt san hô.

Chỉ ít giờ sau khi có sự xuất hiện của hải quân Việt Nam, phía Trung Quốc bất ngờ cho tàu lớn ra uy hiếp. Tuy nhiên, theo ông Dũng, mọi người trong đoàn vẫn tiếp tục vận chuyển vật liệu lên đảo.

Cùng có mặt trên tàu HQ 604 năm đó, thương binh Trần Thiên Phụng (trú TP Đông Hà, Quảng Trị) mắt đỏ hoe kể về buổi tối 13/3/1988. "Giữa biển đêm, binh nhất Hoàng Ánh Đông (quê Quảng Bình) ngồi tựa vào cây đàn ghi ta, vừa đệm vừa hát bài Lạy mẹ con đi, ai nghe cũng rưng rưng vì nhớ nhà, nhớ mẹ. Có đứa bảo, đi đảo lần này vẫn chưa kịp chào từ biệt mẹ. Thấy như mình có lỗi với mẹ vậy!", ông Phụng kể.

(http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/9f/6c/bai_1__anh_3.jpg)
Nỗi nhớ đồng đội đã mãi nằm lại đảo Gạc Ma luôn thường trực trong tâm trí cựu binh Đức. Ảnh: Nguyễn Đông

3h sáng 14/3, tranh thủ nước rút, hải quân Việt Nam đã bơi vào đảo cắm cờ chủ quyền và vận chuyển vật liệu bằng chiếc ca nô nhỏ buộc dây từ tàu xuống. Theo ông Phụng, lúc này ca nô của Trung Quốc gây hấn bằng việc cắt những sợi dây dẫn vận chuyển vật liệu từ tàu HQ 604 vào đảo. Mọi người vẫn kiên trì bám đảo và được lệnh không nổ súng để giữ hòa khí. Tuy nhiên, đến 7h sáng, phía Trung Quốc bất ngờ bắn súng chỉ thiên.

Ông Phan Văn Đức (45 tuổi, trú phường Mân Thái, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), là người trực tiếp vận chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma. Ánh mắt nhìn xa xăm về phía biển, ông nhớ lại, giữa loạt đạn rền vang, Trung úy Trần Văn Phương vẫn hiên ngang giữ ngọn cờ chủ quyền và hô vang: "Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu mình tô thắm lá cờ truyền thống của hải quân Việt Nam anh hùng". Sau khi trung úy Phương nằm xuống, đồng đội Nguyễn Văn Lanh lao lên, khi gục ngã bàn tay anh vẫn bám chắc ngọn cờ.

Do không tương quan về lực lượng và vũ khí chiến đấu, tàu vận tải HQ 604 trúng đạn, từng chiến sĩ vẫn cố bám trụ trên con tàu chìm dần giữa biển. Ông Dũng, ông Phụng may mắn trụ trên một khúc gỗ nổi. Còn ông Đức khi bị trúng đạn ở vai cũng rướn sức ngụp lặn và bám vào một khúc gỗ cho đến khi được tàu cứu hộ của Hải quân Việt Nam vớt đưa vào đảo Sinh Tồn.

Trong lễ truy điệu những chiến sĩ đã hy sinh trên đảo tổ chức tại cảng Cam Ranh, lần đầu tiên trong đời ông Đức đã khóc. "Tôi khóc vì nỗi đau vừa mất đi những người đồng đội đêm trước còn ngồi tâm sự, kể chuyện người yêu mà nay đã mãi nằm lại nơi biển lạnh", cựu binh Đức kể.

(http://vnexpress.net/Files/Subject/3b/bd/9f/6c/Dung-1.gif)
Người lính Trường Sa năm xưa đang mưu sinh. Ảnh: Nguyễn Đông

Nhiều năm đã trôi qua, những lúc một mình đi dọc mé biển, ông Đức lại hướng ánh mắt đăm chiêu về phía biển xa. "Ngần ấy năm là quãng thời gian tôi bị ám ảnh bởi những đồng đội. Nhiều khi như người mất hồn đi lang thang dọc bãi biển Sơn Trà, có lẽ hồn tôi đã ở lại với Gạc Ma rồi!", người đàn ông gày gò nói.

Còn với ông Phụng, những vết thương trên thân thể luôn gợi ông nhớ về Trường Sa, về những đồng đội sát cánh cùng nhau, dù trong số họ, nhiều người đã mãi hòa máu mình vào lòng đảo Gạc Ma. Lạy mẹ con đi - bài hát cuối cùng của 64 đồng đội nằm xuống vẫn văng vẳng trong tim họ.

“Lạy mẹ con đi ôm ấp linh hồn Việt Nam
Lạy mẹ con đi noi theo chí hùng ngàn năm
Vắng con mẹ buồn là bởi ý thiên khơi nguồn
Nhưng còn gì hơn tình nước vẫn trong tình con…”

Trích dẫn
Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng với bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao, thì các tàu chiến của đối phương lao đến ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế, dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ Tổ quốc, nổ súng vào bộ đội gây cho chúng ta nhiều tổn thất...” - Theo Lịch sử vùng III Hải quân 1975 - 2005.

Nguyễn Đông


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: longtrec trong 26 Tháng Bảy, 2012, 10:45:47 pm
Tôi đã khóc, thực sự là nước mắt cứ ứa ra trước tấm gương chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc của trung úy Phương và đồng đội của anh trên đảo Gạc Ma-Sinh tồn.

"Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu mình tô thắm lá cờ truyền thống của hải quân Việt Nam anh hùng"


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: small man trong 27 Tháng Bảy, 2012, 09:12:55 am
   Xin kính cẩn nghiêng mình trước các vong linh liệt sỹ Trường Sa!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tieuthienvuong trong 27 Tháng Bảy, 2012, 10:44:20 pm
http://www.youtube.com/watch?v=vHz4M-a-QeI

đời đời nhớ ơn công lao các anh đã giữ vững vùng biển đảo thân yêu của Tổ quốc


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: camtuquan75 trong 31 Tháng Bảy, 2012, 02:33:23 pm
Tôi thấy các anh thật sự xứng đáng là những người anh hùng, thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, giờ đây HS và TS lại bắt đầu nổi sóng. Trung Quốc đang ỷ mạnh hiếp yếu, nhưng chúng ta vẫn tin tưởng rằng: Quân Đội ta là "bách chiến bách thắng", dân tộc ta là dân tộc anh hùng, mỗi thời kỳ lại có một người thật sự xuất chúng lãnh đạo. Còn Trung Quốc luôn phải ôm hận với dân tộc ta từ nghìn đời nay rồi, quân đội của họ cũng chỉ toàn thua và không hề thắng đối thủ nào cả. Giờ đây tất cả chúng ta hãy tích cực tuyên truyền về chủ quyền biển đảo với thế giới bằng mọi cách. Luôn cảnh giác với âm mưu của địch, chuẩn bị tốt mọi mặt để chiến đấu.
 ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: camtuquan75 trong 31 Tháng Bảy, 2012, 02:44:27 pm
Các bác trong diễn đàn cho em hỏi 1 tý: các đảo mà ta đang giữ hiện nay có công sự kiên cố bằng bê tông không? mà có thì không biết có chắc chắn không nếu xảy ra đụng độ? vũ khí trang bị thế nào, có thể bắn chìm tàu địch được không hay chỉ làm sứt da nó thôi? Tiếc mấy vụ vinalines, vinashine quá, số tiền đó để ta tậu máy bay thì chắc là cũng đc cả trăm con su 30MK hoặc chục con kilo đấy các bác nhỉ


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: khanhhuyen trong 31 Tháng Bảy, 2012, 09:00:52 pm
Các bác trong diễn đàn cho em hỏi 1 tý: các đảo mà ta đang giữ hiện nay có công sự kiên cố bằng bê tông không? mà có thì không biết có chắc chắn không nếu xảy ra đụng độ? vũ khí trang bị thế nào, có thể bắn chìm tàu địch được không hay chỉ làm sứt da nó thôi? Tiếc mấy vụ vinalines, vinashine quá, số tiền đó để ta tậu máy bay thì chắc là cũng đc cả trăm con su 30MK hoặc chục con kilo đấy các bác nhỉ

Mua su mà để làm giề,chỉ cần vài quả tên lửa mang đầu đạn..... được đặt ở bất kỳ vị trí nào đó ngoài biển đông,không cần tuyên bố,ta nhấn nút và xóa sổ tụi lang băm mọi rợ cho thế giới được yên bình. 8)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: thuhuongtn trong 31 Tháng Bảy, 2012, 11:23:01 pm
Lời đầu tiên cháu xin tưởng nhớ đến những người lính và chia buồn đến những gia đình đã có những người con đã anh dũng hs vì tổ quốc. Chúc 2 chú phụng và đức và những người lính đang canh giữ biển đảo tổ quốc được mạnh khỏe. Khi xem lại VD CQ-88 cháu rất xúc động nhưng không khóc được vì quá căm ĐTB.
Ps: Lô cốt thì cũng chả nghĩa lý gì đâu bác, ở đảo thì chỉ có pháo phòng không với vũ khí của bộ đội thôi. Còn nếu có biến thì từ đất liền Su bay mất có tiếng đồng hồ à. Mà em nghĩ mình với thằng hàng xóm còn khuya mới đánh nhau.  Thậm trí là 2 ĐCS còn cầm quyền thì chừng ấy không thể xô xát, anh cả đã mất còn mấy đứa em lại chia bè thì...


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vt738@yahoo.com trong 04 Tháng Chín, 2012, 01:47:48 pm
      Vào những ngày này nhà nước Trung quốc,đảng Trung quốc và quân Trung quốc đang tìm mọi cách để thâu tóm biển đông.Nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên và là nơi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng,trong việc làm bá chủ thế giới của nhà nước Trung quốc.
       Việt nam ta vốn ko phải là nước hiếu chiến,nhưng ko thể nhân nhượng chúng mãi được,nếu mai ngày còn cảnh chúng ép ta như ở Gạc ma hoặc nơi nào khác trên lãnh thổ ,THÌ HÃY NỔ SÚNG.Để thể hiện chúng ta là người VIỆT NAM,một dân tộc ko dễ khuất phục
       Là những người lính,dù đã trở về nhưng chúng tôi sẵn sàng khi tổ quốc cần...!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 01:33:45 pm
HQ-501

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/HQ501.jpg)

HQ-403 (503?)

(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/HQ403.jpg)

Cả HQ-501 và 403 (503?) đều có vũ khí (theo wiki là 8 pháo 40mm và 12 pháo 20mm), vậy 505 thì sao nhỉ ???
  Tôi không biết thủ trưởng cao nhất ký vào "Quyết tâm tác chiến'(Phương án tác chiến) trong trận này là ai?Có bác nào có thể xuất ra tư liệu này không?Tôi muốn tìm hiểu phương án TC trong trận này.Cũng vì thắc mắc cá nhân thôi:PATC trận này có lường trước được địch nổ súng không và khi địch nổ súng thì chúng ta đối phó thế nào?Lực lượng nào bảo vệ cho anh em công binh ?Nhìn những hình ảnh về sự kiện này-Xin vong linh các LS cho phép tôi được không gọi đây là trận đánh-tôi hoài nghi về một PATC không tiêu chuẩn,thậm trí phạm phap!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 02:56:36 pm
hehe , nhà - đất chưa có chủ quyền , nộp đơn xin hợp thức hóa , thằng hàng xóm tranh chấp thế là nằm ngủ thiên thu chờ khi nào giải quyết xong tranh chấp mới được cấp chủ quyền , 2 thằng nóng lòng vác giao chém nhau giành quyền sử dụng thì cũng u đầu bể trán chứ không lợi gì . Đấy là cái nhà miếng đất nhỏ xíu nói chi đến TS  ;D Khổ cái thằng hàng xóm nhà giàu , nhiều thế lực trong khi mình nghèo , thấp cổ bé họng nên khó thắng lắm  ;D
Tranh luận làm gì cho nó mệt , các bác cứ bàn về biện pháp chuyên môn thôi đừng đụng vào chính trị làm gì bế tắc lắm .
hehe , năm 88 nếu tụi em được xem cái clip này thì chả thằng nào dám xung phong đi TS vì đứng làm bia cho người khác bắn có chết cũng không nhắm mắt , thôi đánh Pốt sướng hơn  ;D 74 đồng chí đó chắc cũng nhập ngũ cùng thời với mình ,thương họ quá - thật xứng đáng phong anh hùng . Thằng cha nào điều họ ra đảo chắc sao này không đêm nào ngủ ngon .
   Đồng ý với Lục thum Haanh,tôi hoài nghi tay này không có Phương án tác chiến,chỉ ra lệnh bằng miệng,bởi nếu có PATC thì chắc chắn có tình huống địch nổ súng,mà đã có tình huống thì phải có phương án đối phó.Lẽ ra phải đưa ra toà án binh,TLHQ GV Cương cũng phải chịu trách nhiệm ,bây giờ về hưu không biết ngài có nghĩ đến sự kiên này không?
  Để xảy ra sự kiện Gạc ma có lỗi rất lớn của lãnh đạo nhà nước ta,cả BCHTW Đảng và BQP thời kỳ đó.Nếu các ngài có trách nhiệm với đất nước ,với nhân dân,với sinh mạng của AE chiến sỹ thì lẽ ra sau 1975 đã phải có kế hoạch cắm chốt ở tất cả các vị trí có thể.Nhưng khốn thay sau tướng Giáp thì các tướng còn lại cũng chỉ là tướng chiến thuật,cầm F,hoặc QK,QĐ còn có thể chứ cầm toàn quân tôi e các ngài ấy phải đội cái mũ to quá,ngồi ghế cao quá,khoác bộ Quân phục quá cỡ.Tôi có thể dẫn chứng:CT K 3/4 quân đoàn,3 QK,Vùng 5 HQ,Tổng có đến ngót nghét 20 F,lại cả KQ tham chiến .Kết quả thì sao ?Chúng ta mất gì để đạt được gì trong hơn 10 năm ở CPC?
  Thường thì khi phát động CT người ta phải nhằm đạt được mục đích nào đấy.Diễn biến trên chiến trường thắng thua như thế nào là ở kết quả có đạt được mục đích hay không.
  Tôi nhớ lại khi Bộ trưởng QP Mỹ hồi CT Mc Namara sang VN gặp đối thủ của mình-Tướng Giáp-ông ta có hỏi Cụ Giáp :"Trong cuộc đời binh nghiệp của ngài ,ngài có ân hận gì không?"Câu trả lời:"Trong suốt cuộc đời phục vụ Đảng ,phục vụ nhân dân VN tôi không có điều gì phải ân hận".Hồi đó trên VTV cũng phát đoạn băng này,tôi không rõ các đối thủ gặp nhau và nói với nhau những gì nhưng cá nhân tôi nhận thấy Cụ Giáp nói câu ấy là rất chuẩn và các Tổng tư lệnh ở VN từ 1945 chỉ duy nhất Người có đủ tư cách nói câu ấy.Bởi vì sao?Vì trong hai cuộc KC Người cầm quân cuối cúng Người đạt được mục đích của cuộc chiến.
  Quay trở lại Tay nam 79 và GM 1988-Riêng GM 1988 thì là xung đột tranh chấp nhỏ lẻ trên vùng biển QT tôi chỉ thấy thiếu sót của người cầm quân ở trong PATC ,còn nguyên nhân dẫn đến xung đột thì tôi đã nói ở trên:Tầm nhìn của lãnh đạo và trách nhiệm của họ.Nhưng CT Campuchia chúng ta không đạt được mục đích của cuộc chiến trong khi đẩy VN vào tình trạng CT kéo dài đến 1990,thật kỳ quặc.Và cũng chính vì NVQT mà nhôm và Boòng và rất nhiều Boòng Ôn nướng tuổi thanh xuân ở đó.Bản thân ang ruột tôi cũng là lính d27/f9 tử trận tại Xiêm Riệp năm79.Tôi không phản đối cuộc chiến này nhưng tôi thấy trình chỉ huy của các tướng thời đó có vấn đề.Tập trung 3/4 lực lượng đánh trận kéo dài 10 năm,hao binh ,tổn tướng.Tôi biết ngoài tướng KT,đại tá Anh tử trận còn một loạt cấp tướng chấm dứt sự nghiệp của mình vì CT này:Lê Hai(Cụ này là xếp của Tướng Phiêu hồi đó đại tá(1982).Tướng Lê Thanh(479),Hồ quang Hoá(PTL TMT 719)...và cũng có một loạt tướng lên đến đỉnh cao sự nghiêp như LĐA,ĐK,LKP,PVT...ngoài ra còn một nhân vật cực hot hiện nay là TTCP Nguyễn Tấn Dũng(Tôi được biết năm 1978 ông là Đại uý CTV của một đơn vị vùng Bachuk).
  Ngày đó tôi cũng nghĩ mình sang làm NVQT cao cả ,nhưng một lần lên thăm ae thương binh ở viện 116 Pnompenh tôi suyt khóc tại chỗ:Các thương binh của chúng ta mặt vẫn còn lông tơ,bị mìn nhựa cụt giò vẫn vô tư dùng chân cụt của mình chọi nhau và cưởi rất sảng khoái!!!.Vô cùng cảm động!
  Sau này ra quân,nghiến ngẫm lại thời kì đó ,lại liện hệ với sự "phản bội củaHun xen"về biển đông vừa qua ,tôi mới thấy quân ta đã không đạt được mục tiêu của CT là đẩy Tàu ra khỏi CPC,còn như cái mác NVQT của AE ta chỉ là cái vỏ ,QT không công nhận,người CPC rất nhiều người không đồng tình.Nếu các tướng nhà ta cũng coi cuộc chiến này là NVQT như họ nói với AE thì thực họ không xứng đáng đưa chúng ta sang!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:20:22 am
   Rất lạ lùng ,từ 1975-1988 không một thủ trưởng hải quân nào,không một sỹ quan HQ nào chú trọng đến vị trí chốt(Đảo) tại Trường Sa.Hay tai HQ chưa quen đanhs trận nên không có kinh nghiệm?Riêng bộ binh khi đứng chốt là phải xác định tất cả các yếu tố có thể xâm hại vị trí của mình:Đối thủ có thể từ hướng nào,hướng nào ta có lợi nhất,hướng nào để thoát thân khi bí nhất,rồi thời tiết ... Tức khả năng kiểm soát của vị trí mình đứng tối đa là bao xa.vv...
  Cho đến trước sự kiện GM, VN ,QC HQ,Vùng 3 HQ có muôn vàn cơ hội và điều kiện để không những giữ được thêm đất,mà còn  tránh cho vụ GM xảy ra .Không hiểu trong thời gian này các thủ trưởng làm gì?các sĩ quan TM cuả QC HQ cũng như V3 HQ làm gì?Ăn,ngủ,huấn luyện và ???BTL QC HQ VN có ghi chép sự kiện này thành bài học ,hay chỉ ghi chép thành các bài hịch lên án TQ như trên các báo?Cục CT QC HQ nghĩ gì khi giáo dục tư tưởng chỉ đạo cho anh em đứng cho địch bắn?Kẻ nào ra lệnh cho người lính ra trận đứng cho địch bắn?Trong tất cả các sắc lính thì hành động của HQVN kỳ lạ nhất!Lỗi này không phải của anh em,đó là chắc chắn.Lỗi này của Chỉ huy của họ!
  Tôi dám chắc chắn tất cả những Sĩ quan HQ liên quan đến sự kiện GM sẽ không bao giờ có được sự thanh thản trong suốt cuộc đời họ.Biện pháp duy nhất là xin ra quân,về làm một cái việc gì đó may ra còn có ý nghĩa cho đời một chút!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: fanlong74 trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 09:52:00 am
Một quyết định quá muộn và ngu đần!

Bác hiểu gì về HQVN thởi điểm đó mà nói câu này ? 2 bài viết của bác toàn thấy đoán, đoán một hồi rồi chửi người khác là ngu đần, bác giỏi vậy à  >:(.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Captain Vietnam trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:53:49 am
  Rất lạ lùng ,từ 1975-1988 không một thủ trưởng hải quân nào,không một sỹ quan HQ nào chú trọng đến vị trí chốt(Đảo) tại Trường Sa.Hay tai HQ chưa quen đanhs trận nên không có kinh nghiệm?Riêng bộ binh khi đứng chốt là phải xác định tất cả các yếu tố có thể xâm hại vị trí của mình:Đối thủ có thể từ hướng nào,hướng nào ta có lợi nhất,hướng nào để thoát thân khi bí nhất,rồi thời tiết ... Tức khả năng kiểm soát của vị trí mình đứng tối đa là bao xa.vv...mãi đến 13 năm sau khi tiếp nhận đảo,(qua nhiều lớp thủ trưởng,từ tư lệnh lớn,đến sĩ quan nhỏ ) thấy địch có ý định chiếm Gm mới cho quân cắm chốt-Một quyết định quá muộn và ngu đần!
  Cho đến trước sự kiện GM, VN ,QC HQ,Vùng 3 HQ có muôn vàn cơ hội và điều kiện để không những giữ được thêm đất,mà còn  tránh cho vụ GM xảy ra .Không hiểu trong thời gian này các thủ trưởng làm gì?các sĩ quan TM cuả QC HQ cũng như V3 HQ làm gì?Ăn,ngủ,huấn luyện và ???BTL QC HQ VN có ghi chép sự kiện này thành bài học ,hay chỉ ghi chép thành các bài hịch lên án TQ như trên các báo?Cục CT QC HQ nghĩ gì khi giáo dục tư tưởng chỉ đạo cho anh em đứng cho địch bắn?Kẻ nào ra lệnh cho người lính ra trận đứng cho địch bắn?Trong tất cả các sắc lính thì hành động của HQVN kỳ lạ nhất!Lỗi này không phải của anh em,đó là chắc chắn.Lỗi này của Chỉ huy của họ!
  Tôi dám chắc chắn tất cả những Sĩ quan HQ liên quan đến sự kiện GM sẽ không bao giờ có được sự thanh thản trong suốt cuộc đời họ.Biện pháp duy nhất là xin ra quân,về làm một cái việc gì đó may ra còn có ý nghĩa cho đời một chút!

Bác nghĩ đóng giữ đảo dễ như dựng lều phải không ạ? Thế bác có biết Trường Sa có bao nhiêu đảo, bãi đá, diện tích bao nhiêu không? Bác có biết điều kiện của hải quân lúc đó thế nào không? Bác có biết để đóng đảo cần những gì, giữ đảo cần những gì không? Bác có biết trước CQ-88 hải quân đã đóng giữ những đảo nào, thành công mấy lần, thất bại mấy lần, gặp những khó khăn cản trở gì không?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: DesantnhikVDV trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:54:40 am
Một quyết định quá muộn và ngu đần!

Bác hiểu gì về HQVN thởi điểm đó mà nói câu này ? 2 bài viết của bác toàn thấy đoán, đoán một hồi rồi chửi người khác là ngu đần, bác giỏi vậy à  >:(.

Từ chuyên môn gọi là chính khách salon và hero keyboard  :-\


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: HAN_DCT trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 01:01:29 pm
Xin các bác bớt nóng ;D
@Nguyễn Ngọc: Vẫn đang và sẽ có rất nhiều chương trình hành động về Trường Sa đấy, bác đừng đứng ngoài nhé ;) Nhưng nếu tham gia theo kiểu mấy bài bác viết gần đây e rằng chưa có chương trình nào phù hợp :-\


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 02:20:29 pm
 Báo cáo các bác,đúng là em có nóng thật,nhưng ở trong quân ngũ từ 1979-1988 em cũng hiểu đôi chút về tác chiến.Em cũng chỉ nói lên cảm nghĩ cá nhân của mình thôi ,em chưa bao giờ nghĩ mình giỏi ,hay đúng trong một vấn đề nào đó.Trước tất cả các vđ mà còn mâu thuẫn ,mỗi người đều có cách nhìn nhận khác nhau,Em cũng rất vui khi được các bác phê bình,(nếu chúng ta cứ khen nhau mãi thì cũng không phải cách hay).
 Quả thật nhìn những hình ảnh về GM lính BB tụi em không nóng mới lạ!(em được biết đoạn băng này do phía địch phát-không biết sự thực đến mức độ như thế nào-)Mời các bác nào đã tham dự sự kiện GM cho ý kiến!
 Bác Thuyền trưởng VN hồi đó ở đảo nào vậy.?Em cũng đọc báo ,nghe đài thời đó cũng biết các bác xây dựng được một số đảo chìm bắng beton.Nhưng dù sao em nghĩ QCHQ của các bác đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đấy!
 Mời các bác đấu tố ,em xin chịu trận!
 Em quên.
 Trước có cậu em bên đàng vợ đóng quân(không nhớ tên d trưởng nhưng tôi nhớ hình như CTV tên Phương-năm 1991-92 gì đó) ở căn cứ Cam ranh,em cũng nghe về việc Lanh vật nhau với Tàu,nhưng hắn cũng nghe kể lại,các bác có ai từng tham dự lê tiếng giải đáp thắc mắc cho em với?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: fanlong74 trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 02:48:42 pm
Báo cáo các bác,đúng là em có nóng thật,nhưng ở trong quân ngũ từ 1979-1988 em cũng hiểu đôi chút về tác chiến.Em cũng chỉ nói lên cảm nghĩ cá nhân của mình thôi ,em chưa bao giờ nghĩ mình giỏi ,hay đúng trong một vấn đề nào đó.Trước tất cả các vđ mà còn mâu thuẫn ,mỗi người đều có cách nhìn nhận khác nhau,Em cũng rất vui khi được các bác phê bình,(nếu chúng ta cứ khen nhau mãi thì cũng không phải cách hay).
 Quả thật nhìn những hình ảnh về GM lính BB tụi em không nóng mới lạ!(em được biết đoạn băng này do phía địch phát-không biết sự thực đến mức độ như thế nào-)Mời các bác nào đã tham dự sự kiện GM cho ý kiến!
 Bác Thuyền trưởng VN hồi đó ở đảo nào vậy.?Em cũng đọc báo ,nghe đài thời đó cũng biết các bác xây dựng được một số đảo chìm bắng beton.Nhưng dù sao em nghĩ QCHQ của các bác đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đấy!
 Mời các bác đấu tố ,em xin chịu trận!
Bác lấy kinh nghiệm 10 năm làm thằng lính bộ mà mạt sát lính thủy là ngu, là bác đang tự chửi chính mình đó. Bác ở từng trong quân ngũ có biết để 1 chốt BB tiền tiêu đứng vững thì cần những gì ở phía sau không mà dám nói là QCHQ bỏ lỡ cơ hội, cơ hội như thế nào bác thử liệt kê ra coi. Bác làm lính giai đoạn đó, bác có biết là hậu phương ăn đói mặc rách để những người lính tuyến đầu (đa phần cũng rách và đói) đổ xương máu bảo vệ Tổ Quốc không?

Không phải tôi đấu tố bác mà tôi thấy bác toàn suy đoán rồi quy kết chụp mũ, mà chụp mũ cả 1 QC đã và đang đổ mồ hôi xương máu bảo vệ lãnh hải của tổ quốc. QCHQ mà như ngu bác nói thì TS mất về tay TQ từ trước 30/4/1975 rồi bác nhé


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: quangcan trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 03:38:48 pm
...Bác lấy kinh nghiệm 10 năm làm thằng lính bộ mà mạt sát lính thủy là ngu, là bác đang tự chửi chính mình đó. ...
hì, bác fanlong74 hơi nóng,  ;D

Bác ở từng trong quân ngũ có biết để 1 chốt BB tiền tiêu đứng vững thì cần những gì ở phía sau không mà dám nói là CQCH bỏ lỡ cơ hội, cơ hội như thế nào bác thử liệt kê ra coi....
câu này hay,  ;D

Không phải tôi đấu tố bác mà tôi thấy bác toàn suy đoán rồi quy kết chụp mũ, mà chụp mũ cả 1 QC đã và đang đổ mồ hôi xương máu bảo vệ lãnh hải của tổ quốc. QCHQ mà như ngu bác nói thì TS mất về tay TQ từ trước 30/4/1975 rồi bác nhé ....

đậm: nhất trí rất cao,  ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: baoleo trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 03:56:28 pm
Lính Hải quân đây.
Nhớ câu truyện về thi cử là: tại buổi thi vấn đáp, ông biết nhiều thì nói rất ít, để nhường sân cho ông biết ít kia nói nhiều.
Vì sự bình yên của diễn đần, đành thở dài nhìn bố BB múa bàn phím vậy  8)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Omon trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:02:44 pm
  Rất lạ lùng ,từ 1975-1988 không một thủ trưởng hải quân nào,không một sỹ quan HQ nào chú trọng đến vị trí chốt(Đảo) tại Trường Sa.Hay tai HQ chưa quen đanhs trận nên không có kinh nghiệm?Riêng bộ binh khi đứng chốt là phải xác định tất cả các yếu tố có thể xâm hại vị trí của mình:Đối thủ có thể từ hướng nào,hướng nào ta có lợi nhất,hướng nào để thoát thân khi bí nhất,rồi thời tiết ... Tức khả năng kiểm soát của vị trí mình đứng tối đa là bao xa.vv...mãi đến 13 năm sau khi tiếp nhận đảo,(qua nhiều lớp thủ trưởng,từ tư lệnh lớn,đến sĩ quan nhỏ ) thấy địch có ý định chiếm Gm mới cho quân cắm chốt-Một quyết định quá muộn và ngu đần!
  Cho đến trước sự kiện GM, VN ,QC HQ,Vùng 3 HQ có muôn vàn cơ hội và điều kiện để không những giữ được thêm đất,mà còn  tránh cho vụ GM xảy ra .Không hiểu trong thời gian này các thủ trưởng làm gì?các sĩ quan TM cuả QC HQ cũng như V3 HQ làm gì?Ăn,ngủ,huấn luyện và ???BTL QC HQ VN có ghi chép sự kiện này thành bài học ,hay chỉ ghi chép thành các bài hịch lên án TQ như trên các báo?Cục CT QC HQ nghĩ gì khi giáo dục tư tưởng chỉ đạo cho anh em đứng cho địch bắn?Kẻ nào ra lệnh cho người lính ra trận đứng cho địch bắn?Trong tất cả các sắc lính thì hành động của HQVN kỳ lạ nhất!Lỗi này không phải của anh em,đó là chắc chắn.Lỗi này của Chỉ huy của họ!
  Tôi dám chắc chắn tất cả những Sĩ quan HQ liên quan đến sự kiện GM sẽ không bao giờ có được sự thanh thản trong suốt cuộc đời họ.Biện pháp duy nhất là xin ra quân,về làm một cái việc gì đó may ra còn có ý nghĩa cho đời một chút!
1. Bác nghĩ ngoài biển, trên đảo như ở đất liền à? Em đoán bác chưa hiểu biển, đảo là thế nào, quá lắm chỉ vài lần suýt chết đuối được trục vớt lên ngoài bờ biển nghỉ mát là cùng
2. Trên mạng hay ở đâu đó có quyển hay 1 đoạn tài liệu về lịch sử hoạt động của HQ thời gian sau năm 1975 ấy, sẽ biết được là người ta làm việc như thế nào. Bác tự tìm mà đọc, sẽ tốt hơn, còn đọc hiểu đến đâu hay không hiểu được thì đấy phụ thuộc vào trình độ + chút ít hiểu biết trong 10 năm làm lính như bác tự xưng.
3. Em đoán bác đang ám chỉ cái "Vòng tròn bất tử" ấy, bác lấy đó làm cơ sở tin cậy như thánh giá tin vào chúa, như râu xồm tin vào Alla thì em không ý kiến. Chỉ biết là cái clip có đoạn ấy TQ nó tung ra ngay sau thời điểm VN nộp báo cáo về lãnh hải của mình lên LHQ, bao gồm chủ quyền trên 2 quần đảo TS và HS. Nếu em đúng thì chúc mừng bác đã ăn phải bả của TQ!
4. Bác ở đâu mà dám chắc? Ngồi ở ghế salon à? Hay ngồi trong phòng điều hòa 16 độ C để cảm nhận sức nóng trên 50 độ ngoài sa mạc?
5. Bác nên trả lời tất cả các câu hỏi của những bác khác, câu hỏi của em thì tùy tâm bác. Bác không trả lời được những câu hỏi của các bác kia thì chứng tỏ loạt bài viết, quan điểm, cách nhìn của bác vừa rồi là Một quyết định quá muọn và ngu đần! (mượn ngay câu của bác)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Omon trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:47:57 pm
mãi đến 13 năm sau khi tiếp nhận đảo,(qua nhiều lớp thủ trưởng,từ tư lệnh lớn,đến sĩ quan nhỏ ) thấy địch có ý định chiếm Gm mới cho quân cắm chốt-Một quyết định quá muộn và ngu đần!
  Cho đến trước sự kiện GM, VN ,QC HQ,Vùng 3 HQ có muôn vàn cơ hội và điều kiện để không những giữ được thêm đất,mà còn  tránh cho vụ GM xảy ra .Không hiểu trong thời gian này các thủ trưởng làm gì?các sĩ quan TM cuả QC HQ cũng như V3 HQ làm gì?Ăn,ngủ,huấn luyện và ??

---------------------------------------------------
http://www.lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=5282&page=18

Ngày 14 tháng 7 năm 1978, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 478/QĐ-QP thành lập căn cứ Cam Ranh (Sư đoàn 402) thuộc Bộ Tư lệnh hải quân. Sư đoàn 402 có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý các lực lượng trực thuộc sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng biển được phân công; chủ động hiệp đồng tác chiến phòng thủ và duy trì trật tự an ninh, kỷ luật quân đội đối với lực lượng các quân chủng, binh chủng khác đóng quân trong khu vục Cam Ranh; xây dựng sở chỉ huy của căn cứ đủ sức bảo đảm cho Bộ Tư lệnh Hải quân có thể chỉ huy được lực lượng của mình và chỉ huy tác chiến quân binh chủng hợp thành khi xảy ra chiến đấu ở khu vực Trường Sa; quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật trong căn cứ và đảm bảo vật chất cho những đơn vị đến hoạt động trong căn cứ khi có lệnh; làm nhiệm vụ kinh tế.

Nhằm bảo đảm cho các lực lượng hải quân có thể hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chiến đấu trước mắt cũng như lâu dài trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Bộ Tư lệnh Hải quân đã phối hợp với các quân, binh chủng bạn tổ chức một số cuộc diễn tập hiệp đồng binh chủng trên vùng biển, hải đảo và ven bờ. Qua diễn tập, trình độ tổ chức chỉ huy hiệp đồng của cán bộ các cấp tiến bộ rõ rệt, năng lực chiến đấu, trình độ sử dụng vũ khí kỹ thuật của hạ sĩ quan, chiến sĩ cũng được nâng lên một bước.

Song song với việc huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật, việc tuần tra cảnh giới bảo vệ vùng biển được tiến hành thường xuyên. Để có đủ số tàu hoạt động, các xưởng quốc phòng hải quân đã lao động quên mình để bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa cải tiến hàng loạt các tàu chiến đấu, vận tải đánh cá. Đến cuối năm 1978, 35 tàu đã được cán bộ kỹ thuật hải quân cải tiến trang bị, lắp thêm vũ khí. Nhờ vậy, sức mạnh hỏa lực của tàu được tăng lên đáng kể. Một số tàu thu được của địch trước đây cũng được sử dụng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Để có đủ số tàu hoạt động và thường trực chiến đấu, Quân chủng gấp rút điều động một số tàu tăng cường cho các vùng duyên hải. Đồng thời, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho Cục Kỹ thuật, Viện Kỹ thuật và các nhà máy của hải quân nhanh chóng nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm tàu chiến đấu và tàu đánh cá để sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển lực lượng hải quân những năm sau này.

Là lực lượng nòng cốt bảo vệ vùng biển, hải đảo của Tổ quốc các tàu chiến đấu của các vùng hải quân đã liên tục bám biển, ngày đêm tuần tra cảnh giới, xác minh các mục tiêu khả nghi do các trạm ra-đa phát hiện, kiểm tra bắt giữ hàng chục tàu thuyền vào đánh cá trái phép, hoặc vượt biển chạy trốn ra nước ngoài.

Cùng sát cánh với các tàu chiến đấu, các tàu đánh cá, vận tải của các vùng hải quân vừa sản xuất, vận chuyển, vừa cảnh giới, góp phần tích cực vào nhiệm vụ quản lý biển Trên vùng biển rộng lớn của ta có hàng nghìn tàu thuyền của Nhà nước và nhân dân các địa phương hoạt động. Các tàu thuyền đó phần lớn được tổ chức trong các hải đoàn dân quân, tự vệ biển, được trang bị vũ khí, huấn luyện và giao nhiệm vụ cảnh giới, tuần tra. Thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển, các chiến sĩ tự vệ biển đã phối hợp với bộ đội hải quân, biên phòng bắt giữ nhiều tàu thuyền đến làm ăn phi pháp, hoặc gây rối trật tự, giừ gìn an ninh trên vùng biển, hải đảo của Tổ quốc.

Trong giai đoạn này, công tác bảo đảm nói chung và bảo đảm hậu cần nói riêng phải đảm nhận nhiệm vụ nặng nề, phức tạp. Hàng năm, Hải đoàn 125 được Quân chủng giao nhiệm vụ vận chuyển tới các đảo dự trữ từ 3 đến 7 tháng. Nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa, Quân chủng tổ chức các tàu 607, 608, 610 (Hải đoàn 125) đưa các đồng chí lãnh đạo Nhà nước, Quân đội và các đồng chí lãnh đạo Quân chủng ra thăm đảo, kiểm tra tình hình và để ra chủ trương, biện pháp tổ chức phòng thủ. Các tàu hải quân làm nhiệm vụ vận chuyển vật chất, chở quân ra đảo, chở quân từ đảo về đất liền. Với những cố gắng vượt bậc, các tàu đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển, đạt và vượt mức kế hoạch trên giao cả hệ số sử dụng phương tiện lẫn khối lượng hàng hoá, đáp ứng yêu cầu công tác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng biển, hải đảo của Quân chủng.

Được sự quan tâm lãnh đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng tập trung chỉ đạo xây dựng, lực lượng Hải quân nhân dân đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu tổ chức và thành phần lực lượng. Lần đầu tiên Quân chủng Hải quân có lực lượng hải quân đánh bộ, bộ binh phòng thủ đảo, xe tăng, thiết giáp; lực lượng tàu thuyền, pháo binh được tăng lên đáng kể; hệ thống nhà trường, cơ sở bảo đảm hậu cần, kỹ thuật phát triển rộng, cơ quan chỉ huy các cấp được củng cố, kiện toàn.


3. Tập trung xây dựng lực lượng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền vùng biển và hải đảo của Tổ quốc
................
Để bảo vệ chủ quyền quốc gia chống mọi hành động xâm phạm của kẻ địch, giữ gìn an ninh trên các vùng biển rộng lớn của nước ta, Quân chủng Hải quân đã bước đầu nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch quản lý vùng biển và ven bờ, có kế hoạch chống tập kích bằng đường biển, đường không, nhằm bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế quốc phòng ven biển và hải đảo. Trong công tác quản lý vùng biển, việc tăng cường hệ thống quan sát có tầm quan trọng hàng đầu. Hệ thống quan sát đó phải có hiệu lực cao, bảo đảm địch vào là biết, địch đến là diệt, không bị địch tiến công bất ngờ. Với những biện pháp tích cực và kiên quyết với kết quả sử dụng tổng hợp nhiều phương tiện quan sát, các lực lượng hải quân đã kiểm soát được chặt chẽ vùng biển gần, phát hiện ngăn chặn và bắt giữ nhiều cuộc xâm nhập trái phép của các tàu thuyền lạ.

Trong lúc phải thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ vùng biển của Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là nhiệm vụ hàng đầu, Quân chủng Hải quân còn tham gia xây dựng kinh tế, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Quân chủng. Kết hợp kinh tế với Quốc phòng, Quốc phòng với kinh tế, phát huy nguồn lợi to lớn từ kinh tế biển đem lại là phương hướng nhiệm vụ kinh tếmà Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân xác định. Ở đây, Hải quân có điều kiện phát huy thế mạnh của các lực lượng, thúc đẩy sự kết hợp kinh tế với quốc phòng ngày càng chặt chẽ. Nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Tư lệnh Hải quân và sự giúp đỡ của các ngành hữu quan, lực lượng làm kinh tế của hải quân được phát triển, trong đó lực lượng đánh bắt cá và khai thác hải sản được lớn lên nhanh chóng. Từ một đoàn với 17 tàu đánh cá hoạt động sản xuất ở vịnh Bắc Bộ, Quân chủng đã xây dựng thêm 2 đoàn gồm nhiều tàu thuyền ở vùng biển phía Nam. Các tàu thuyền và phương tiện đánh bắt cá ngày càng được bổ sung về số lượng và trang bị kỹ thuật. Để tăng cường cơ sở, bảo đảm và chế biến sản phẩm, Cục xây dựng kinh tế đã gấp rút nghiên cứu điều tra, quy hoạch và tiến hành mở rộng khu liên hợp nghề cá.

Bên cạnh lực lượng đánh bắt cá do Cục xây dựng kinh tế trực tiếp chỉ huy, ở các vùng và đơn vị trong Quân chủng cũng đã tận dụng các tàu thuyền sẵn có tổ chức các hải đội, phân đội đánh cá và đội khai thác chế biến hải sản, lâm sản với quy mô nhỏ để tự túc một phần lương thực, thực phẩm.

..........


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:52:05 pm
Hi hi các HQ nóng tính dữ ah,Nhất các bác đây ,bộ binh tụi em có gi nói nấy,không hề giấu diếm cái xấu ,cái khuyết điểm của mình,bác cứ sang mục ở K mà xem,BB tụi em chỉ khổ nhất những tay tuyến trước,tuyến sau ăn chơi thậm trí đi buôn,nấu cao ....,thậm trí chẳng phải lính mà còn cả SQ cũng vậy,chính em đây cũng có lần ôm kem đánh răng,bột ngọt trong lần về SG để bán,các bác cứ nhìn hình tui bb em ở bên ấy,làm sao ngon như các bác được ,chân đi dep tông Thái không ah,Bác Tú V5 của các bác trầm tính không ah,sao các bác nóng dữ.Trở lại vđ của em ,giờ em xin nhận kđ đã xúc phạm các bác,em có ý kiến là em sẽ xoá đoạn đó đi ,chứ nếu bây giờ viết lại là thông minh ,đúng đắn,hợp lý... thì các bác càng nóng.
  Có bác nào trực tiếp tham gia vụ GM xin các bác cứ lên tiếng.Em rất muốn nghe chia sẻ của chính người trong cuộc.
  Còn theo thiển ý của em bên các bác cũng vậy thôi chỉ có lính đảo xa là cực chứ còn trong đất liền ,có bác nào bảo là mình ngon?Có SQ nào bảo mình làm hết mình vì AE ngoài đảo?
  Không ai phủ nhẬN CÔNG LAO CỦA CÁC BÁC,.
  Thực ra ngày đó em cũng như các bác thôi,tuổi trẻ,bảo đi là đi ,đánh là đánh,chui là chui ,luồn là luồn,giờ tuổi cao ,có thời gian ngồi đọc lại những trang sử ,và nhờ tiến bộ của kh mà ae mới được giao lưu cùng nhau.Mà nói ra những điều gì mình thấy bức xúc mà chưa có nơi giãi bày.
  Em biết các bác giận em nhiều cũng có bác mắng khéo em ,mình cứ thẳng thắn bác các bác ạ.Không biết các bác thế nào chứ có lần em đi lạc ở Udon mà em tự chửi em ngu thậm tệ đến mấy ngày,thậm trí bây giờ nghĩ lại những chuyện ấy vẫn thấy mình thậm ngu.
 Dù sao cũng cám ơn các bác -Èo Quấn phục của các bác đẹp nhất toàn quân ah.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Omon trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:53:20 pm
.... tiếp (tiếc là ở nhà không còn nên mới phải lọ mọ)

Xây dựng và phát triển lực lượng theo đường lối đổi mới của Đảng, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới (1986-2005)

Ngày 16 tháng 8 năm 1987, Bộ Tư lệnh Hải quân ra Quyết định số 262/QL-B tổ chức lực lượng bổ sung cho Lữ đoàn 146 làm nhiệm vụ phòng thủ các đảo thuộc Vùng 4 hải quân; đồng thời ra Quyết định số 262/QL-B tách khu duyên hải 41 khỏi Vùng 4 để tổ chức Hải đoàn 128 sản xuất, đánh bắt hải sản, khai thác nuôi dưỡng, chế biến hải sản. Tiếp đó, ngày 17 tháng 8, Bộ Tư lệnh Hải quân ra quyết định giải thể tiểu đoàn 182. Ngày 31 tháng 8, Bộ Tư lệnh Hải quân ra Quyết định số 1251/QL thành lập Tổng hội xây dựng cơ bản 887, làm nhiệm vụ thi công công trình phổ thông là khu chế biến của các đơn vị thuộc Cục xây dựng kinh tế Quân chủng.

..... Trong khi Quân chủng đang cùng toàn quân xây dựng chính quy, từng bước hiện đại theo đường lối đổi mới của Đảng thì tình hình vùng biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa có những diễn biến phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu khích, quấy phá, chiếm đóng một số đảo còn lại do hải quân của một số nước trong khu vực tiến hành.

Từ cuối năm 1986, một tàu dưới dạng đánh cá, không số của nước ngoài đến vùng biển Đông, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu biển xuống phía Nam, tăng số lần tàu chiến, tàu vận tải hoạt động trinh sát, thăm dò ở khu vực Trường Sa. Đặc biệt là từ ngày 24 đến 30 tháng 12 năm 1986, máy bay và tàu chiến của nước ngoài tiến hành các hoạt động trinh sát từ đảo Song Tử Tây đến khu vực đảo Thuyền Chài, gây nên tình hình căng thẳng về tranh chấp chủ quyền vùng biển của Việt Nam.

Ngày 31 tháng 12 năm 1986, một nước trong khu vực Đông Nam Á đưa lực lượng chiếm bãi Kỳ Vân, uy hiếp các đảo khác gần đảo Thuyền Chài. Đầu năm 1987, nước ngoài đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao và tăng cường đưa tàu chiến đi lại gần khu vực đảo Thuyền Chài. Tiếp đó, trong năm 1987, tàu Hải Dương 4 và một số tàu của nước ngoài tiến hành trinh sát phần lớn các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, trong đó có cả những đảo ta đang giữ; đặt bia kỷ niệm ở đảo Ma-i-xi-ti, huy động tàu qua lại khu vực các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa, Trường Sa Đông, Song Tử Tây, có lúc chỉ cách ta khoảng một hải lý; đồng thời tăng cường các hoạt động trinh sát, xâm nhập, khai thác trái phép tài nguyên vào sâu vùng nội thủy của ta. Tàu nước ngoài đưa lực lượng chiếm giữ hai đảo Kỳ Vân và Kiệu Ngựa ở phía nam quần đảo Trường Sa. Có nước tăng cường lực lượng củng cố các đảo đang chiếm giữ và đưa thêm lực lượng đến vận chuyển xây dựng kiên cố ở Song Tử Tây, Loại Ta và một số đảo khác, gây tình hình căng thẳng ở khu vực quần đảo Trường Sa.


Trước tình hình đó, Bộ Chính trị và Đảng ủy Quân sự Trung ương đã chỉ thị cho Quân chủng Hải quân đưa lực lượng ra củng cố, giữ vững các đảo đang chốt giữ, tăng cường thế phòng thủ các đảo theo từng cụm, từng khu vực, bảo đảm khi có chiến sự xảy ra có thể chi viện hỗ trợ kịp thời giữ vững đảo; đưa lực lượng đóng giữ một số bãi ngầm mới trong khu vực quần đảo Trường Sa. Tiếp đó, Bộ Chính trị, Đảng ủy quân sự Trung ương ra nghị quyết về việc quyết tâm bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trước mắt là quần đảo Trường Sa, là nhiệm vụ khẩn trương, quyết liệt, lâu dài, là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; khôngchỉ riêng của lực lượng vũ trang, mà các cấp, các ngành, địa phương có liên quan cũng phải đóng góp tích cực.

Quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra chỉ thị giao nhiệm vụ cho Quân chủng Hải quân phải bảo vệ các đảo của ta, đặc biệt là không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, bao gồm cả việc củng cố và xây dựng thêm các công trình chiến đấu và bảo đảm trong sinh hoạt; đồng thời đưa lực lượng ra đóng các bãi đá cạn. Trước mắt đưa lực lượng ra đóng giữ Đá Tây, Chữ Thập, Đá Lớn, Tiên Nữ; khai thác và phát huy mọi khả năng của các lực lượng vũ trang, các ngành, các địa phương để chi viện từ bờ ra đảo xa. Nếu tàu nước ngoài xâm phạm đảo, hoặc dùng vũ lực uy hiếp thì đánh trả và tỉnh táo, không bị khiêu khích.

... ngày 12 tháng 1 năm 1987, Đảng ủy Quân chủng họp đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ trong năm 1986 và đề ra nhiệm vụ công tác năm 1987. Nhận định về tình hình trên biển, Đảng ủy Quân chủng nêu rõ: Tất cả các khu vực biển tình hình vẫn căng thẳng phức tạp, vẫn diễn ra các hoạt động xâm nhập, trinh sát của tàu nước ngoài tranh chấp chủ quyền tài nguyên, gây tình hình căng thẳng, có thể dẫn đến xung đột vũ trang đánh chiếm, hoặc tập kích vào các đảo, căn cứ trên đất liền, nhất là quần đảo Trường Sa. Toàn quân chủng phải đề cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao, đối phó hiệu quả mọi tình huống, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn xâm phạm trái phép, bảo vệ chủ quyền vùng biển và hải đảo của Tố quốc.

Ngày 24 tháng 10 năm 1987, Tư lệnh Hải quân ra mệnh lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng bảo vệ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, tránh âm mưu khiêu khích của tàu nước ngoài; đồng thời chỉ thị cho các Lữ đoàn 125 chuẩn bị tàu, pông-tông sẵn sàng đưa lực lượng ra Trường Sa, chuyển các tàu của Lữ đoàn 172 vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, cơ động ra phía trước và Trung đoàn 83 chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng cơ động đến xây dựng đảo.

Những tháng cuối năm 1987, Quân chủng điều chuyển một số tàu thuộc các Lữ đoàn 146, 125 đưa bộ đội đến tăng cường lực lượng đóng giữ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Ngày 28 tháng 10, tàu 613 đưa một phân đội chiến đấu thuộc Lữ đoàn 146, một trung đội công binh, do đồng chí Nguyễn Trung Cảng, Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy ra đóng giữ đảo Đá Tây. Do sóng to gió lớn, gặp khó khăn trong xây dựng công sự chốt giữ, nên sau một thời gian, tàu 613 chở bộ đội về Cam Ranh. Ngày 2 tháng 12 năm 1987, tàu HQ 604 thuộc Lữ đoàn 125 đưa bộ đội cùng vật liệu đến xây nhà cấp 3 ở đảo Đá Tây. Sau một thời gian lao động khẩn trương, cán bộ, chiến sĩ đã hoàn thành khu nhà ở, nhà trực, tổ chức canh gác, bảo vệ đảo.


Ngày 22 tháng 1 năm 1988, nước ngoài đưa 4 tàu gồm: hộ vệ tên lửa, tuần dương, tàu dầu, tàu đổ bộ và một số tàu khác đến chiếm đóng đảo Chữ Thập. Tiếp đó, nước ngoài đưa một lực lượng lớn gồm 2 tàu hộ vệ tên lửa, 2 khu trục tên lửa, 4 tàu bảo đảm đậu xung quanh đảo, khống chế không cho tàu thuyền các nước qua lại để bảo vệ đảo Chữ Thập. Hải quân nước ngoài còn tổ chức ba cụm tuyến hoạt động gồm: Cụm phía sau lấy Hoàng Sa làm căn cứ thường xuyên có tàu hộ vệ pháo, hộ vệ tên lửa, khu trục tên lửa, tuần dương, các tàu ngầm và tàu hộ tống nhằm ngăn cản, uy hiếp lực lượng tàu hải quân ta hoạt động ở vịnh Bắc Bộ, gây khó khăn cho ta trong việc triển khai hoạt động bảo vệ vùng biển phía Nam; cụm ngăn chặn lực lượng hải quân ta ở đông bán đảo Cam Ranh, Cù Lao Thu và cụm Chữ Thập âm mưu khống chế ta ở khu vực Trường Sa, nếu có thời cơ phát triển lực lượng xuống khu vực phía Nam.

Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, ngày 23 tháng 1 năm 1988, tàu 613 thuộc Vùng 4 hải quân chở lực lượng và vật liệu ra đảo Tiên Nữ. Sau hai ngày vật lộn với sóng to, gió lớn, tàu đến Tiên Nữ. Phương châm xây dựng là làm đến đâu chắc đến đó. Đầu tháng 2 năm 1988, cán bộ, chiến sĩ trên đảo hoàn thành nhà ở cấp 3, nơi sinh hoạt, bếp ăn và triển khai phương án sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đảo.

Ngày 27 tháng 1 năm 1988, tàu HQ-611 và tàu HQ-712, do đồng chí Công Phán, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 làm biên đội trưởng, đồng chí Nguyễn Thế Dân, Phó tham mưu trưởng Vùng 4 hải quân làm biên đội phó, chỉ huy 1 đại đội công binh và 2 khung đảo của Lữ đoàn 146 đến đóng giữ đảo Chữ Thập. Ngày 29 tháng 1, tàu bị hỏng máy phải dừng lại sửa chữa, đồng chí Nguyễn Thế Dân chuyển sang tàu HQ-07 thuộc Lữ đoàn 171 đi làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Đá Lớn. Đồng chí Công Phán ở lại, sau khi tàu sửa chữa xong tiếp tục chỉ huy biên đội tiến về phía đảo Chữ Thập. Sáng ngày 30 tháng 1, khi cách đảo 5 hải lý, thì phát hiện 4 tàu chiến đấu của nước ngoài, gồm 2 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo ra ngăn cản, có lúc chỉ cách 300m, không cho tiếp cận đảo, tàu đành phải quay về Trường Sa Đông, không thực hiện được việc đóng giữ đảo Chữ Thập như kế hoạch đề ra.

Ngày 4 tháng 2 năm 1988, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng họp nhận định: Nước ngoài đã cho quân đóng trên đảo Chữ Thập, trước mắt ta chưa đóng xen kẽ vì họ ngăn chặn ta từ xa. Họ có thể mở rộng phạm vi chiếm đóng sang các đảo Châu Viên, Đá Đông, Đá Nam, Tốc Tan và đóng xen kẽ những bãi đá ta đang đóng giữ. Do đó, ta phải nhanh chóng đưa lực lượng ra đóng giữ Đá Lát, Đá Lớn, Châu Viên. Thực hiện Nghị quyết của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, Tư lệnh Hải quân điện cho biên đội tàu 611 và 712 đang neo đậu ở đảo Trường Sa Đông đưa bộ đội đến đóng giữ đảo Đá Lớn trước 3 giờ ngày 5 tháng 2 năm 1988. Tình hình nhiệm vụ của Quân chủng ở quần đảo trường Sa khẩn trương, cấp bách. Được sự đồng ý của trên, Quân chủng thành lập Sở chỉ huy tiền phương tại Cam Ranh, do đồng chí Giáp Văn Cương làm Tư lệnh kiêm tư lệnh Vùng 4. Các cơ quan: tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật đều tổ chức các bộ phận tiền phương của ngành để kịp thời giải quyết mọi mặt theo yêu cầu đóng giữ, bảo vệ Trường Sa và DKI. Cục Kỹ thuật đã chỉ đạo các nhà máy, xưởng trạm, kho tàng lập các tổ đội sửa chữa động thường trực tại các khu vực Cam Ranh, Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu và bám theo tàu thuyền các đơn vị để sửa chữa, bảo đảm kỹ thuật cho các hoạt động đóng giữ, bảo vệ các đảo và căn cứ.

Chấp hành mệnh lệnh của Tư lệnh Hải quân, tàu 611 và tàu 712 đưa lực lượng công binh và bộ đội của Lữ đoàn 146 đến đảo Đá Lát. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Công Phán, bộ đội phân chia lực lượng thành 3 tổ chiến đấu canh gác; đồng thời tổ chức lực lượng làm nhà cấp 3. Đến ngày 20 tháng 2, lực lượng công binh được sự hỗ trợ của lực lượng đóng giữ đảo hoàn thành nhà và bàn giao cho lực lượng bảo vệ đảo.

Trong khi đó, ở hướng Đá Lớn, ngày 13 tháng 2, thực hiện nhiệm vụ Tư lệnh Hải quân giao, Lữ đoàn 125 cho tàu 505 kéo tàu LCU 556 cùng bộ phận làm nhà cao chân đóng giữ đảo Đá Lớn. trong khi ta đang tiến về phía đảo, thì phát hiện tàu khu trục và hai tàu hộ vệ tên lửa của nước ngoài cũng tiến về phía Đá Lớn. Khi ta cách Đá Lớn khoảng 4 hải lý, tàu nước ngoài thả thủy lôi ngăn cản, uy hiếp ta. Trước tình hình đó, ban chỉ huy tàu 505 họp nhận định: nước ngoài chưa biết ý đồ của ta đưa lực lượng ra đóng giữ đảo, việc thị uy không liên quan đến hành trình, ta cứ cho tàu chạy theo hướng đã định. Tàu 505 bình tĩnh, khôn khéo đưa tàu LCU 556 tiếp tục tiến về phía bắc đảo. Ngày 20 tháng 2, sau khi quan sát thăm dò luồng, tàu 556 tiến vào phía nam đảo an toàn. Cùng thời gian này, tàu Đại lãnh của công ty trục vớt cứu hộ Sài Gòn kéo tàu HQ-582 và pông-tông Đ02 đi Đá Lớn. Ngày 27 tháng 2, tàu xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, đến ngày 1 tháng 3, pông-tông Đ02 vào đến vị trí phía bắc đảo Đá Lớn. Cán bộ, chiến sĩ trên pông-tông Đ02 và lực lượng trên tàu LCU đã đến triển khai lực lượng, xây dựng thế trận phòng thủ bảo vệ đảo Đá Lớn.

Tháng 2 năm 1988, nước ngoài tăng thêm 4 tàu hộ vệ tên lửa, hộ vệ pháo xuống hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa, gây tình hình hết sức căng thẳng. Ngày 18 tháng 2, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng họp đề ra chủ trương: "Ta phải kiên quyết đóng nhanh, đóng đồng thời tất cả các đảo đã có kế hoạch. Nếu cần có thể dùng mọi loại tàu để ủi bãi, không làm như vậy sẽ không kịp ngăn chặn nước ngoài tiếp tục mở rộng phạm vi chiếm đóng thêm".

Lúc này nhiệm vụ đóng giữ đảo của cán bộ, chiến sĩ các Lữ đoàn 146, 125 và Trung đoàn công binh 83 ngày càngtrở nên quyết liệt. trung tuần tháng 2 năm 1988, thực hiện mệnh lệnh của Sở chỉ huy Quân chủng, Lữ đoàn 125 đưa pông-tông 7 ra giữ Tốc Tan. Trong khi đó, tại Đá Đông, một đảo chìm rộng giữ vị trí quan trọng trong quần đảo, Sở chỉ huy Quân chủng lệnh cho tàu 661 đưa lực lượng ra cắm cờ, canh gác; đồng thời lệnh cho tàu 605 chở vật liệu, bộ đội chốt giữ đảo của Lữ đoàn 146 và lực lượng công binh của Trung đoàn 83 ra xây dựng, bảo vệ. Trong bối cảnh hải quân nước ngoài có thể khiêu khích ngăn chặn, song các tàu của ta đã bình tĩnh vượt qua sóng gió đưa bộ đội và vật liệu đến đảo an toàn. Nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tàu, đảo, công binh, công việc triển khai xây dựng nhà, công sự đã hoàn thành theo đúng kế hoạch, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Ta triển khai lực lượng bảo vệ đảo. Các tàu 605, 604 tiếp tục ở lại làm nhiệm vụ bảo vệ vòng ngoài Đá Đông. Như vậy đến tháng 3 năm 1988, lực lượng Hải quân ta đã triển khai xây dựng xong thế trận phòng thủ trên các đảo Đá Lát, Đá Đông, Tốc Tan, Tiên Nữ và Đá Lớn, đưa tổng số đảo đóng giữ của ta lên 16, trong đó gồm 9 đảo nổi, 7 đảo chìm.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Omon trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 04:56:50 pm
.......

Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng xác định: Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để hải quân nước ngoài chiếm giữ sẽ khống chế đường qua lại của ta tiếp tế, bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa. Vì vậy, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng hạ quyết tâm đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, khẩn trương, bởi trong cùng một lúc hải quân ta phải triển khai đóng giữ cả 3 đảo trong điều kiện phương tiện, trang bị của ta cũ, thô sơ, lực lượng hạn chế. Thường vụ Đảng ủy Quân chủng giao cho Lữ đoàn 125 cử lực lượng thực hiện nhiệm vụ này.

Trong khi đó, hải quân nước ngoài sau khi chiếm giữ trái phép Chữ Thập, Châu viên, Huy Gơ, Ga Ven và Xu Bi cũng đang ý đồ chiếm giữ ba đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao nhằm gây thanh thế ở khu vực Trường Sa và trên biển Đông. Đầu tháng 3 năm 1988, nước ngoài huy động lực lượng của 2 hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên có từ 9 đến 12 tàu chiến gồm: khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ; tàu hỗ trợ gồm 3 tàu vận tải LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và một pông-tông lớn. Việc nước ngoài đưa một lực lượng lớn tàu chiến, tàu vận tải đến hoạt động đã gây nên tình hình căng thẳng ở khu vực quần đảoTrường Sa.

Trước tình hình đó, ngày 31 tháng 3 năm 1988, Tư lệnh Hải quân lệnh cho Vùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146; các hải đội 131, 132, 134 của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao; đồng thời lệnh cho Vùng 1, Vùng 3 và Lữ đoàn 125 ở Hải phòng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Bộ Tư lệnh Hải quân điều động 41 tàu thuyền và phương tiện nổi của Lữ đoàn 125, Cục Kinh tế, Vùng 1, Vùng 3, Vùng 5, Trường sĩ quan Hải quân, Nhà máy Ba Son, X51 tiếp nhận 3 tàu của nhà nước, 3 tàu của Tổng cục Hậu cần và 2 tàu của Quân khu 5 đến phối thuộc hoạt động khi cần thiết.

Thực hiện quyết tâm của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, ngày 12 tháng 3 năm 1988 tàu 605 (Lữ đoàn 125) do đồng chí Lê Lệnh Sơn làm thuyền trưởng được lệnh từ Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988. Sau 29 giờ hành quân bí mật, khẩn trương vượt qua sóng to, gió lớn, tàu 605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14 tháng 3 và cắm cờ Tổ quốc trên đảo, khẳng định chủ quyền và quyết tâm bảo vệ đảo của bộ đội ta. Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đảo Gạc Ma và Cô Lin, 9 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 do đồng chí Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng và tàu HQ-505 do đồng chí Vũ Huy Lễ làm thuyền trưởng được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với hai tàu 604 và 505 có 2 phân đội công binh (70 người) thuộc Trung đoàn 83, bốn tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146, do đồng chí Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và 4 chiến sĩ đo đạc của Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ (Bộ Tổng Tham mưu). Sau khi hai tàu của ta thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của nước ngoài từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc cách ta 500m. 17 giờ ngày 13 tháng 3, tàu nước ngoài áp sát tàu 604 ta và dùng loa gọi sang khiêu khích. Bị tàu nước ngoài uy hiếp, cán bộ, chiến sĩ hai tàu 604 và 505 động viên nhau giữ vững quyết tâm không để mắc mưu, kiên trì neo giữ quanh đảo. Tàu chiến đấu của nước ngoài cùng 1 tàu hộ vệ, 2 tàu vận tải thay nhau cơ động, chạy quanh đảo Gạc Ma.

Trước tình hình căng thẳng do hải quân nước ngoài gây ra, lúc 21 giờ ngày 13 tháng 3, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho các đồng chí Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma, Cô Lin. Tiếp đó, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị: Khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm, chuyển vật liệu làm nhà lên đảo ngay trong đêm ngày 13 tháng 3. Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, tàu 604 cùng lực lượng công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma, tiếp đó, lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Tổ quốc và triển khai 4 tổ bảo vệ đảo.

Lúc này, nước ngoài điều thêm 2 tàu hộ vệ trang bị pháo 100mm đến hỗ trợ tàu có từ trước khiêu khích đe dọa ta rút khỏi đảo Gạc Ma. Ban chỉ huy tàu 604 họp nhận định tàu nước ngoài có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.

6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, đối phương thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo tiến về phía cờ ta đang tung bay. Dựa vào thế đông quân, đối phương tiến vào giật cờ ta. Lập tức, thiếu úy Trần Văn Phương, hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội anh dũng giành lại cờ. Binh lính của đối phương đã dùng lưỡi lê đâm và bắn nguyễn Văn Lanh bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương xông vào cứu, bị đối phương bắn, đã anh dũng hy sinh. Trước lúc hy sinh, Trần Văn Phương đã hô: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”. Sự hy sinh anh dũng của Trần Văn Phương đã nêu tấm gương sáng cho các đơn vị noi theo, quyết tâm chiến đấu, bảo vệ hải đảo của Tố quốc.

Không uy hiếp được bộ đội ta rút khỏi đảo, 7 giờ 30 phút ngày 14 tháng 3, đồi phương dùng hai tàu bắn pháo 100mm vào tàu 604, làm tàu ta bị hỏng nặng. Đối phương cho quân xông về phía tàu ta. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK, RPĐ, B40, B41 đánh trả quyết liệt, buộc binh lính đối phương phải nhảy xuống biển trở về tàu của họ. Trận đánh diễn ra mỗi lúc quyết liệt. Các đồng chí Trần Đức Thông, Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy bộ đội chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Đối phương tiếp tục nã đạn, làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và hỏng nặng chìm dần xuống biển. Đồng chí Vũ Phi Trừ, thuyền trưởng; đồng chí Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 cùng một số cán bộ, chiến sĩ tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma.

Tại đảo Cô Lin, 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-505 đã cắm 2 lá cờ trên đảo. Khi tàu 604 của ta bị chìm, đồng chí Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng tàu 505 ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu 505 của ta đang cơ động lên bãi, hai tàu của đối phương quay sang tiến công tàu 505. Bất chấp hiểm nguy, tàu 505 chạy hết tốc độ, trườn lên được hai phần ba thân tàu thì bốc cháy. 8 giờ 15 phút ngày 14 tháng 3, bộ đội tàu 505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu vớt cán bộ, chiến sĩ tàu 604 bị chìm. Tàu HQ-505 bị bốc cháy. Cán bộ, chiến sĩ của tàu dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, bảo vệ chủ quyền đảo Cô Lin.

Ở hướng đảo Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14 tháng 3, tàu của đối phương bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của ta. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15 tháng 3. Cán bộ, chiến sĩ của tàu dìu nhau bơi về đảo Sinh Tồn an toàn.

Như vậy, trước tình hình hải quân nước ngoài gây ra những vụ khiêu khích quân sự ở xung quanh khu vực Quần đảo Trường Sa, Bộ Tư lệnh Hải quân đã chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị dũng cảm chiến đấu bảo vệ Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao; đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo khác, giữ vững chủ quyền quần đảo, vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Trong trận chiến đấu ngày 14 tháng 3 năm 1988, ta bị tổn thất: 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 đồng chí hy sinh, 11 đồng chí bị thương, 70 đồng chí bị mất tích. [1. Sau này, đối phương trao trả ta 9 đồng chí, còn 61 người mất tích.]


------------> Đừng bảo là bên HQ người ta không làm gì nhé!
Chi tiết hơn thì có biên niên sử HQ, em có nhắc ở post trước ấy, ghi cụ thể từng thời điểm các tàu HQ ra đổ ở các đảo chìm nào, tranh chấp với đối phương để giữ từng tấc đất chủ quyền của Tổ quốc ra sao... bác nào có thì post lên ạ, em tìm không thấy (chắc chắn là đọc rồi).


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 05:09:02 pm
Lính Hải quân đây.
Nhớ câu truyện về thi cử là: tại buổi thi vấn đáp, ông biết nhiều thì nói rất ít, để nhường sân cho ông biết ít kia nói nhiều.
Vì sự bình yên của diễn đần, đành thở dài nhìn bố BB múa bàn phím vậy  8)
Lại gặp Đại tá Báo leo bên này,em cứ tưởng trốn được bác ,Chào thủ trưởng!
Thủ trưởng cứ xử em thế nào chứ thủ trưởng nói thế mang tiếng lính 6 quần tụi em.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 05:16:53 pm
.......

Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng xác định: Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để hải quân nước ngoài chiếm giữ sẽ khống chế đường qua lại của ta tiếp tế, bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa. Vì vậy, Thường vụ Đảng ủy Quân chủng hạ quyết tâm đóng giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đây là một nhiệm vụ hết sức nặng nề, khẩn trương, bởi trong cùng một lúc hải quân ta phải triển khai đóng giữ cả 3 đảo trong điều kiện phương tiện, trang bị của ta cũ, thô sơ, lực lượng hạn chế. Thường vụ Đảng ủy Quân chủng giao cho Lữ đoàn 125 cử lực lượng thực hiện nhiệm vụ này.

Trong khi đó, hải quân nước ngoài sau khi chiếm giữ trái phép Chữ Thập, Châu viên, Huy Gơ, Ga Ven và Xu Bi cũng đang ý đồ chiếm giữ ba đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao nhằm gây thanh thế ở khu vực Trường Sa và trên biển Đông. Đầu tháng 3 năm 1988, nước ngoài huy động lực lượng của 2 hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên có từ 9 đến 12 tàu chiến gồm: khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ; tàu hỗ trợ gồm 3 tàu vận tải LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và một pông-tông lớn. Việc nước ngoài đưa một lực lượng lớn tàu chiến, tàu vận tải đến hoạt động đã gây nên tình hình căng thẳng ở khu vực quần đảoTrường Sa.

Trước tình hình đó, ngày 31 tháng 3 năm 1988, Tư lệnh Hải quân lệnh cho Vùng 4, Lữ đoàn 125, Lữ đoàn 146; các hải đội 131, 132, 134 của Lữ đoàn 172 chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao; đồng thời lệnh cho Vùng 1, Vùng 3 và Lữ đoàn 125 ở Hải phòng chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Bộ Tư lệnh Hải quân điều động 41 tàu thuyền và phương tiện nổi của Lữ đoàn 125, Cục Kinh tế, Vùng 1, Vùng 3, Vùng 5, Trường sĩ quan Hải quân, Nhà máy Ba Son, X51 tiếp nhận 3 tàu của nhà nước, 3 tàu của Tổng cục Hậu cần và 2 tàu của Quân khu 5 đến phối thuộc hoạt động khi cần thiết.

Thực hiện quyết tâm của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng, ngày 12 tháng 3 năm 1988 tàu 605 (Lữ đoàn 125) do đồng chí Lê Lệnh Sơn làm thuyền trưởng được lệnh từ Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao trước 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988. Sau 29 giờ hành quân bí mật, khẩn trương vượt qua sóng to, gió lớn, tàu 605 đến Len Đao lúc 5 giờ ngày 14 tháng 3 và cắm cờ Tổ quốc trên đảo, khẳng định chủ quyền và quyết tâm bảo vệ đảo của bộ đội ta. Thực hiện nhiệm vụ đóng giữ các đảo Gạc Ma và Cô Lin, 9 giờ ngày 13 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-604 do đồng chí Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng và tàu HQ-505 do đồng chí Vũ Huy Lễ làm thuyền trưởng được lệnh từ đảo Đá Lớn tiến về phía Gạc Ma, Cô Lin. Phối hợp với hai tàu 604 và 505 có 2 phân đội công binh (70 người) thuộc Trung đoàn 83, bốn tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146, do đồng chí Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng chỉ huy và 4 chiến sĩ đo đạc của Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ (Bộ Tổng Tham mưu). Sau khi hai tàu của ta thả neo được 30 phút, tàu hộ vệ của nước ngoài từ Huy Gơ chạy về phía Gạc Ma, có lúc cách ta 500m. 17 giờ ngày 13 tháng 3, tàu nước ngoài áp sát tàu 604 ta và dùng loa gọi sang khiêu khích. Bị tàu nước ngoài uy hiếp, cán bộ, chiến sĩ hai tàu 604 và 505 động viên nhau giữ vững quyết tâm không để mắc mưu, kiên trì neo giữ quanh đảo. Tàu chiến đấu của nước ngoài cùng 1 tàu hộ vệ, 2 tàu vận tải thay nhau cơ động, chạy quanh đảo Gạc Ma.

Trước tình hình căng thẳng do hải quân nước ngoài gây ra, lúc 21 giờ ngày 13 tháng 3, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho các đồng chí Trần Đức Thông, Vũ Huy Lễ, Vũ Phi Trừ chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma, Cô Lin. Tiếp đó, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị: Khẩn trương thả xuồng máy, xuồng nhôm, chuyển vật liệu làm nhà lên đảo ngay trong đêm ngày 13 tháng 3. Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải quân, tàu 604 cùng lực lượng công binh Trung đoàn 83 chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma, tiếp đó, lực lượng của Lữ đoàn 146 bí mật đổ bộ, cắm cờ Tổ quốc và triển khai 4 tổ bảo vệ đảo.

Lúc này, nước ngoài điều thêm 2 tàu hộ vệ trang bị pháo 100mm đến hỗ trợ tàu có từ trước khiêu khích đe dọa ta rút khỏi đảo Gạc Ma. Ban chỉ huy tàu 604 họp nhận định tàu nước ngoài có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.

6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, đối phương thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo tiến về phía cờ ta đang tung bay. Dựa vào thế đông quân, đối phương tiến vào giật cờ ta. Lập tức, thiếu úy Trần Văn Phương, hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội anh dũng giành lại cờ. Binh lính của đối phương đã dùng lưỡi lê đâm và bắn nguyễn Văn Lanh bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương xông vào cứu, bị đối phương bắn, đã anh dũng hy sinh. Trước lúc hy sinh, Trần Văn Phương đã hô: "Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”. Sự hy sinh anh dũng của Trần Văn Phương đã nêu tấm gương sáng cho các đơn vị noi theo, quyết tâm chiến đấu, bảo vệ hải đảo của Tố quốc.

Không uy hiếp được bộ đội ta rút khỏi đảo, 7 giờ 30 phút ngày 14 tháng 3, đồi phương dùng hai tàu bắn pháo 100mm vào tàu 604, làm tàu ta bị hỏng nặng. Đối phương cho quân xông về phía tàu ta. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã bình tĩnh chỉ huy bộ đội trên tàu sử dụng các loại súng AK, RPĐ, B40, B41 đánh trả quyết liệt, buộc binh lính đối phương phải nhảy xuống biển trở về tàu của họ. Trận đánh diễn ra mỗi lúc quyết liệt. Các đồng chí Trần Đức Thông, Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy bộ đội chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ. Đối phương tiếp tục nã đạn, làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và hỏng nặng chìm dần xuống biển. Đồng chí Vũ Phi Trừ, thuyền trưởng; đồng chí Trần Đức Thông, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 cùng một số cán bộ, chiến sĩ tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu 604 ở khu vực đảo Gạc Ma.

Tại đảo Cô Lin, 6 giờ ngày 14 tháng 3 năm 1988, tàu HQ-505 đã cắm 2 lá cờ trên đảo. Khi tàu 604 của ta bị chìm, đồng chí Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng tàu 505 ra lệnh nhổ neo cho tàu ủi bãi. Phát hiện tàu 505 của ta đang cơ động lên bãi, hai tàu của đối phương quay sang tiến công tàu 505. Bất chấp hiểm nguy, tàu 505 chạy hết tốc độ, trườn lên được hai phần ba thân tàu thì bốc cháy. 8 giờ 15 phút ngày 14 tháng 3, bộ đội tàu 505 vừa triển khai lực lượng dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa đưa xuồng đến cứu vớt cán bộ, chiến sĩ tàu 604 bị chìm. Tàu HQ-505 bị bốc cháy. Cán bộ, chiến sĩ của tàu dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Vũ Huy Lễ đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, bảo vệ chủ quyền đảo Cô Lin.

Ở hướng đảo Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14 tháng 3, tàu của đối phương bắn mãnh liệt vào tàu HQ-605 của ta. Tàu 605 bị bốc cháy và chìm lúc 6 giờ ngày 15 tháng 3. Cán bộ, chiến sĩ của tàu dìu nhau bơi về đảo Sinh Tồn an toàn.

Như vậy, trước tình hình hải quân nước ngoài gây ra những vụ khiêu khích quân sự ở xung quanh khu vực Quần đảo Trường Sa, Bộ Tư lệnh Hải quân đã chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị dũng cảm chiến đấu bảo vệ Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao; đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo khác, giữ vững chủ quyền quần đảo, vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Trong trận chiến đấu ngày 14 tháng 3 năm 1988, ta bị tổn thất: 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 đồng chí hy sinh, 11 đồng chí bị thương, 70 đồng chí bị mất tích. [1. Sau này, đối phương trao trả ta 9 đồng chí, còn 61 người mất tích.]


------------> Đừng bảo là bên HQ người ta không làm gì nhé!
Chi tiết hơn thì có biên niên sử HQ, em có nhắc ở post trước ấy, ghi cụ thể từng thời điểm các tàu HQ ra đổ ở các đảo chìm nào, tranh chấp với đối phương để giữ từng tấc đất chủ quyền của Tổ quốc ra sao... bác nào có thì post lên ạ, em tìm không thấy (chắc chắn là đọc rồi).
 Chào bác Omon,đây là tài liệu tuyên huấn.Em đã đọc và biết nam78 thành lập căn cứ Cam ranh và em biết năm đó ta kí với LX cũ hiệp ước QS,nên căn cứ này có phải để cho tàu LX không?Năm 88 khi sự kiện GM xảy ra nếu em không nhầm thì giá trị của hiệp ước này vẫn còn hiệu lực,hay căn cứ đó không có tàu LX,không sau 90 em vào thăm Cam ranh vẫn có một khu đô thị cho người Nga ở mà?
  Nói chung các tài liệu tuyên huấn này thì tìm đọc cũng dễ,em muốn nghe tâm sự của bác nào ở đảo chìm,đảo nổi ấy,em nghe nói các bác lặn tìm ốc,có anh mắt lồi ra(nghe sợ luôn) có phải thế không ạ?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tamking trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 05:28:59 pm
Con không có ý kiến về thế hệ đi trước - như bao lần đã phát biểu trên đây - đặt mình vào đó mình có làm tốt hơn - nhưng vẫn có cảm giác cay - các tàu Xô Viết ở Cam Ranh khi đó làm gì ? Họ bỏ rơi Đồng Minh - hay vì ta chả có giá trị gì với họ - Năm 1974 người Mĩ bảo " đó là chuyện của mấy anh " còn có thể vì Hiệp Định Paris quy định thế và họ rút đi . Năm 1988 - Hiệp ước Việt Nam - Liên bang Xô Viết còn hay không thì người Nga vẫn ở Cam Ranh tới tận năm 2000 - nói rằng họ giúp ta đánh Mĩ - nhưng cũng có thể nói ta nằm trong cuộc chiến ủy nhiệm của họ - ta là tuyến phòng ngự từ xa của họ - không ai cho không ai cái gì - Năm 1988 - Người Nga xem chúng ta là gì ?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: VMH trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 05:46:09 pm
Nói chung là bạn Nguyễn Ngọc này cũng mắc phải cái tật giống như nhiều "ngưu nhi" trên mạng hiện nay, đó là dùng cái nhìn cá nhân vi mô để đánh giá vĩ mô và phán xét lịch sử đã qua bằng cái nhìn vi mô, hạn hẹp hôm nay.

Tranh luận thì ủng hộ thôi, kể cả tranh luận kiểu ngưu nhi như bạn Nguyễn Ngọc, vấn đề là: nếu bạn còn tiếp tục gọi những người "vắng mặt", ví dụ như các sĩ quan thuộc Quân chủng Hải quân năm 1988 là "ngu" lần nữa thì bạn sẽ chịu kỷ luật của Diễn đàn. Trong tranh luận thì hèn hạ nhất là mắng mỏ những người mà mình biết thừa là họ sẽ không bao giờ có khả năng biết được mình mắng họ! 


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 05:48:10 pm
Báo cáo quản trị trưởng Cao Sơn,tôi tân binh Nguyễn Ngọc,vừa có làm nóng diễn đàn ,nếu có gì vi phạm hoặc sắp vi phạm ,xin QTT nhăc trước (Nhắc đến từ Quản tri lại nhớ hồi mới nhập ngũ QĐ ta có biên chế một vị trí nữa ở cấp c là "Quản trị trưởng".Vô cùng cảm khái).Không biết có bác nào trải qua thời QTT chưa,loanh quanh bây giờ lại quay về chế độ QTT.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 05:51:23 pm
Nói chung là bạn Nguyễn Ngọc này cũng mắc phải cái tật giống như nhiều "ngưu nhi" trên mạng hiện nay, đó là dùng cái nhìn cá nhân vi mô để đánh giá vĩ mô và phán xét lịch sử đã qua bằng cái nhìn vi mô, hạn hẹp hôm nay.

Tranh luận thì ủng hộ thôi, kể cả tranh luận kiểu ngưu nhi như bạn Nguyễn Ngọc, vấn đề là: nếu bạn còn tiếp tục gọi những người "vắng mặt", ví dụ như các sĩ quan thuộc Quân chủng Hải quân năm 1988 là "ngu" lần nữa thì bạn sẽ chịu kỷ luật của Diễn đàn. Trong tranh luận thì hèn hạ nhất là mắng mỏ những người mà mình biết thừa là họ sẽ không bao giờ có khả năng biết được mình mắng họ! 
BC thủ trưởng ,binh nhì Ngọc xin nhận KĐ ,bc hết!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Omon trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 05:52:41 pm

  Chào bác Omon,đây là tài liệu tuyên huấn.Em đã đọc và biết nam78 thành lập căn cứ Cam ranh và em biết năm đó ta kí với LX cũ hiệp ước QS,nên căn cứ này có phải để cho tàu LX không?Năm 88 khi sự kiện GM xảy ra nếu em không nhầm thì giá trị của hiệp ước này vẫn còn hiệu lực,hay căn cứ đó không có tàu LX,không sau 90 em vào thăm Cam ranh vẫn có một khu đô thị cho người Nga ở mà?
  Nói chung các tài liệu tuyên huấn này thì tìm đọc cũng dễ,em muốn nghe tâm sự của bác nào ở đảo chìm,đảo nổi ấy,em nghe nói các bác lặn tìm ốc,có anh mắt lồi ra(nghe sợ luôn) có phải thế không ạ?
Căn cứ quân sự Cam Ranh
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?PHPSESSID=898b2d2628984cf60fbd30cd56ff4c74&topic=19157.0

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=23754.5

Em thấy may cho các bác cùng đơn vị với bác và may cho quân đội nói chung là bác không phải lính trinh sát, không thì lính bộ binh có mà chết hết.

mình cứ thẳng thắn bác các bác ạ. Thẳng thắn mà lại đặt câu hỏi kiểu mập mờ, mớm mém, ám chỉ thế kia à? Bác tự tay vả miệng rồi nhé! Em gợi chút ít cho bác tự tìm hiểu tiếp này: Liên Xô thì lúc ấy thì  mà bác cũng không hiểu được tình hình của LX lúc ấy như thế nào? Rằng LX lúc ấy cái thân còn lo chưa nổi thì lo cho ai? Bác giờ tuổi cao ,có thời gian ngồi đọc lại những trang sử nên tận dụng, chứ sau này lại hối không kịp.

Còn tài liệu em tìm được chỉ có thế, có tìm, post được cái biên niên kia thì bác cũng sẽ chụp mũ là tuyên huấn - mà tài liệu tuyên huấn thì theo các thành phần được anh em trên mạng gọi là troll hay bizon là tô hồng, không đáng tin cậy. Cho nên với bác, có lẽ dùng tài liệu không ăn thua hay chính xác là miễn nhiễm với mọi loại tài liệu - như cấm chỉ định với mọi loại thuốc điều trị ấy.

Có bác nào trực tiếp tham gia vụ GM xin các bác cứ lên tiếng.Em rất muốn nghe chia sẻ của chính người trong cuộc.
------------------------------------------------
Nếu bác chỉ tin người trong cuộc như kiểu nhân chứng sống thì bác nên tự vận động, đi tìm các bác ấy qua các cơ quan chức năng, đoàn thể... mà nhờ đó tìm gặp và nói chuyện trực tiếp với người trong cuộc. Ví dụ, nếu bác muốn tìm hiểu về chuyện bỏ Huế năm 1975 hay trước đó là việc cưỡi trực thăng đi thị sát quân tình tái chiếm Quảng Trị thì bác đi tìm gặp trực tiếp Ngô Quang Trưởng ấy.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: binhyen1960 trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 06:57:55 pm
  Sau này ra quân,nghiến ngẫm lại thời kì đó ,lại liện hệ với sự "phản bội củaHun xen"về biển đông vừa qua ,tôi mới thấy quân ta đã không đạt được mục tiêu của CT là đẩy Tàu ra khỏi CPC,còn như cái mác NVQT của AE ta chỉ là cái vỏ ,QT không công nhận,người CPC rất nhiều người không đồng tình.Nếu các tướng nhà ta cũng coi cuộc chiến này là NVQT như họ nói với AE thì thực họ không xứng đáng đưa chúng ta sang!

 Nguyễn Ngọc! ;D

 Tôi không định tham gia vào một vấn đề mà tôi không biết gì cả giữa sự phối hợp, hợp đồng tác chiến giữa lính bộ binh và Hải quân VN, nhưng chuyện Quân tình nguyện Việt Nam hay Nghĩa vụ Quốc tế ở Campuchia thì ít nhiều tôi có biết.

 Chuyện Quốc Tế có công nhận hay không tôi nghĩ điều đó không quan trọng, cái quan trọng nhất là giúp họ cũng là cách cứu chính mình, Pôn Pốt chủ động tổ chức tấn công BGTN và hải đảo thuộc chủ quyền VN ngay từ tháng 5.1975, không lẽ VN chúng ta cứ chịu mãi hay sao? Rồi Ba Chúc, Tây Ninh, Long An cùng 1 năm quân ta chốt giữ các vị trí, địa hình, giơ lưng cho địch đánh mãi hay sao? Vậy thì phải sớm dứt điểm tình trạng này và giải pháp Nghĩa vụ Quốc tế là điều cần thiết có lợi nhiều mặt và lâu dài. Ít nhất là 33 năm nay tình hình BGTN ổn định.

 Tôi hơi thắc mắc ở câu nói của bạn: Nhiều người CPC không đồng tình. Chưa rõ bạn căn cứ vào đâu để khẳng định điều này. ;D

 Bạn đã bao giờ hỏi những người không đồng tình đó: Quay lại sống dưới chế độ công xã của Pôn Pốt nhé xem họ có đồng tình không? Ăn cuốc con gà vào đầu nhé, hay PP dùng cành lá thốt nốt làm cưa và cưa vào cổ họ nhé xem họ có thích không? Lấy vợ lấy chồng theo sự sắp đặt của Angka, không bệnh viện trường học, không chợ búa tiền tệ, không máy móc thiết bị trợ giúp con người trong sinh hoạt và sản xuất... vv. Nói tóm lại là quay về thời nguyên thủy sống xem họ có thích không hay muốn được QTN VN giúp đỡ giải phóng cho họ?

 Tôi cũng từng có suy nghĩ khá cực đoan về vấn đề này, song chỉ khi được tận mắt thấy nhiều thế hệ người dân K trực tiếp cám ơn những người lính QTN VN đã từng giúp đỡ, giải phóng dân tộc họ thì tôi mới hiểu hết cái giá trị mà hôm qua QTN VN đã chiến đấu. Hôm nay, khi CPC là nước có nhiều đảng phái chính trị, vì quyền lợi của dân tộc họ, họ có thể chà đạp lên dư luận hay lẽ phải thì chỉ là tiểu số nhỏ nằm trong bộ máy cầm quyền, còn tuyệt đại đa số người dân từng sống qua giai đoạn của Khmer đỏ cầm quyền thì họ vẫn luôn nhớ về những gì QTN VN đã làm trên đất nước của họ. Tôi nghĩ, những tên trùm trong chính quyền Pôn Pốt bị tòa án Quốc tế mang ra xét xử, đó là bằng chứng họ công nhận công lao của QTN VN ở K và thấy được ý nghĩa NVQT mà quân đội ta đã chiến đấu trên mảnh đất ấy.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: linhmaem trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 07:22:44 pm
  Sau này ra quân,nghiến ngẫm lại thời kì đó ,lại liện hệ với sự "phản bội củaHun xen"về biển đông vừa qua ,tôi mới thấy quân ta đã không đạt được mục tiêu của CT là đẩy Tàu ra khỏi CPC,còn như cái mác NVQT của AE ta chỉ là cái vỏ ,QT không công nhận,người CPC rất nhiều người không đồng tình.Nếu các tướng nhà ta cũng coi cuộc chiến này là NVQT như họ nói với AE thì thực họ không xứng đáng đưa chúng ta sang!

Bác Nguyễn Ngọc nói " chúng ta " là ai ? có bác trong số ấy không nhỉ ? nếu có bác thì em nghĩ chắc bác không nói những câu trên đâu , vì những người lính tình nguyện đến bây giờ họ luôn tự hào về những gì mình cống hiến cho hòa bình của cà 2 dân tộc VN và K  , còn nếu bác không phải lính K thì em xin lỗi bác cho em hỏi : bác bao nhiêu tuổi mà nhận thức của bác " hạn chế " thế , còn nếu bác có đủ nhận thức thì em nghĩ sao bác thích khiêu khích quá nhỉ .



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: huonghn76 trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 08:24:29 pm
         Chào bạn Nguyễn Ngọc . Cá nhân tôi thì đồng tình với cách trả lời bạn của bác Bình Yên và ban linhmaem . Bạn hãy bình tĩnh nhìn lại vấn đề mình nói và có một cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn. Chứ cách đặt vấn đề của bạn xem ra không được rồi  


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 09:40:08 pm
  Hì hì giờ chơi TT rồi,tắm rửa rồi,ăn và hoàn thành nv của Osin,tiếp tục lên chịu trận với các bác đây!
Thưa bác Omon;Trước hết xin bác bình tĩnh,còn nếu bác thấy khó chịu em thì bác cứ xả láng mà chửi rủa ,miễn sao bác hả giận ,em không ngại,không tức và có khi rất vui là đằn khác.Em đoán bác là cb CT nhưng vượng hoả quá,em muốn người trong cuộc nói lên cảm nhận của mình vì trên dđ này chúng ta không bị áp lực ,không phải tránh né bất cứ điều gì,em còn nhớ khi con trai của bác cựu binh tăng 390 khoe với bạn rằng" chính bố tao,và 390 mới húc đổ cổng dinh ĐL "các bạn bảo "Bố mày phét SGK rõ ràng ghi tăng 843," đoạn cuối như thế nào các bác cũng biết.Vậy khi xem đoạn băng GM đó em muốn biết có đúng thế không?và tại sao?.Em không định khẳng định ,hoặc viết lại những tài liễu chính thống đã công bố(nếu sai hoặc cần bổ sung),em chỉ muốn giải toả những khúc mắc trong lòng mình.
  Bác đại tá Báo leo cũng lùa em te tua vì trận Núi Thành thế mà sang đây bác lại bảo thở dài là sao,?trên diễn đàn này chúng ta được nói cái mà bình thường cũng chẳng dám nói:Bị kỷ luật,bị thôi việc,cắt lương,cắt thưởng... không có cái đó ,cho nên tại sao em muốn người trong cuộc là vì thế.nếu không tài liêu em tìm còn nhiều hơn thế nữa
  Trước em cũng nóng lắm ,chẳng xấu gì hồi ở uđông,preakdam tụi em cũng bị Pốt doạ cho dựng tóc ,rất hay là chỉ huy Trung tá Vinh(A này có mối tình rất đẹp hồi chống Mỹ được lưu truyền toàn quân:Yêu cô quân y 103 qua đài PT và báo QĐND .sau 75 họ mới gặp nhau và thành vợ chồng).anh rất bình tĩnh nhắc nhở động viên ae.Nếu trên dd này gặp lại được anh thì tuyệt,không biết ngài có lên tướng không?
  Khi ta đang xa lầy ở CPC thì TT Thái Lan( ông Sithi thì phải) có một câu nói nổi tiếng thời bấy giờ"Biến Đ D từ CT thành TT"và câu nói của ngoại trưởng VN NC Thạch cũng nổi tiếng không kém"Đó là tất yếu của LS".(Nếu bác tìm lại các tư liệu ngày ấy chắc chắn có hai câu này).Ngày đó trong thâm tâm tôi đã nghĩ tại sao câu trước không phải của lãnh đạo  ta mà là của Thái?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: star trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 09:52:09 pm
  Khi ta đang xa lầy ở CPC thì TT Thái Lan( ông Sithi thì phải) có một câu nói nổi tiếng thời bấy giờ"Biến Đ D từ CT thành TT"và câu nói của ngoại trưởng VN NC Thạch cũng nổi tiếng không kém"Đó là tất yếu của LS".(Nếu bác tìm lại các tư liệu ngày ấy chắc chắn có hai câu này). Ngày đó trong thâm tâm tôi đã nghĩ tại sao câu trước không phải của lãnh đạo  ta mà là của Thái?

Tôi trả lời câu hỏi của bác:

"Dù rằng đời ta thích hoa hồng,
Kẻ thù buộc ta ôm cây súng"


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: VMH trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:04:38 pm
Câu hỏi của bạn Nguyễn Ngọc chắc chắn sẽ được bầu là: Câu hỏi thiếu iod nhất trong năm 2012, nếu có 1 cuộc bầu chọn. ;D



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:11:47 pm
  Lại nói tiếp với các bác về CT CPC em không phản đôi cuộc CT này,nhưng em không thích cách thức CT:ta đã tự đưa ta từ chính nghĩa trở thành phi nghĩa.Ngày đó tiềm lực của chúng ta mạnh gấp bội phần.Tôi tự hỏi liệu có đủ sức đánh 1 vài trận cho nó sợ trăm đời không?(Cái này của các quan lớn ,em đã nói ngày đó chúng ta bảo đi là đi bảo đánh là đánh,mà cả bây giờ cũng vậy .Người lính đã ra trận là chỉ có một tư tưởng"Quyết tâm tiêu diệt kẻ thù".)
  Em vẫn giữ quan điểm của em trên dđ này:Nói lên tâm sự  của mình,cách nhìn nhận vấn đề của mình,những khúc mắc mà bình thường chúng ta không thể nói .
  Em lặp lại lần nữa về CT CPC:Đánh là đúng ,nhưng em k thích cách tiến hành CT như vậy!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:19:33 pm
Câu hỏi của bạn Nguyễn Ngọc chắc chắn sẽ được bầu là: Câu hỏi thiếu iod nhất trong năm 2012, nếu có 1 cuộc bầu chọn. ;D


Cám ơn bác!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:22:45 pm
  Sau này ra quân,nghiến ngẫm lại thời kì đó ,lại liện hệ với sự "phản bội củaHun xen"về biển đông vừa qua ,tôi mới thấy quân ta đã không đạt được mục tiêu của CT là đẩy Tàu ra khỏi CPC,còn như cái mác NVQT của AE ta chỉ là cái vỏ ,QT không công nhận,người CPC rất nhiều người không đồng tình.Nếu các tướng nhà ta cũng coi cuộc chiến này là NVQT như họ nói với AE thì thực họ không xứng đáng đưa chúng ta sang!

 Nguyễn Ngọc! ;D

 Tôi không định tham gia vào một vấn đề mà tôi không biết gì cả giữa sự phối hợp, hợp đồng tác chiến giữa lính bộ binh và Hải quân VN, nhưng chuyện Quân tình nguyện Việt Nam hay Nghĩa vụ Quốc tế ở Campuchia thì ít nhiều tôi có biết.

 Chuyện Quốc Tế có công nhận hay không tôi nghĩ điều đó không quan trọng, cái quan trọng nhất là giúp họ cũng là cách cứu chính mình, Pôn Pốt chủ động tổ chức tấn công BGTN và hải đảo thuộc chủ quyền VN ngay từ tháng 5.1975, không lẽ VN chúng ta cứ chịu mãi hay sao? Rồi Ba Chúc, Tây Ninh, Long An cùng 1 năm quân ta chốt giữ các vị trí, địa hình, giơ lưng cho địch đánh mãi hay sao? Vậy thì phải sớm dứt điểm tình trạng này và giải pháp Nghĩa vụ Quốc tế là điều cần thiết có lợi nhiều mặt và lâu dài. Ít nhất là 33 năm nay tình hình BGTN ổn định.

 Tôi hơi thắc mắc ở câu nói của bạn: Nhiều người CPC không đồng tình. Chưa rõ bạn căn cứ vào đâu để khẳng định điều này. ;D

 Bạn đã bao giờ hỏi những người không đồng tình đó: Quay lại sống dưới chế độ công xã của Pôn Pốt nhé xem họ có đồng tình không? Ăn cuốc con gà vào đầu nhé, hay PP dùng cành lá thốt nốt làm cưa và cưa vào cổ họ nhé xem họ có thích không? Lấy vợ lấy chồng theo sự sắp đặt của Angka, không bệnh viện trường học, không chợ búa tiền tệ, không máy móc thiết bị trợ giúp con người trong sinh hoạt và sản xuất... vv. Nói tóm lại là quay về thời nguyên thủy sống xem họ có thích không hay muốn được QTN VN giúp đỡ giải phóng cho họ?

 Tôi cũng từng có suy nghĩ khá cực đoan về vấn đề này, song chỉ khi được tận mắt thấy nhiều thế hệ người dân K trực tiếp cám ơn những người lính QTN VN đã từng giúp đỡ, giải phóng dân tộc họ thì tôi mới hiểu hết cái giá trị mà hôm qua QTN VN đã chiến đấu. Hôm nay, khi CPC là nước có nhiều đảng phái chính trị, vì quyền lợi của dân tộc họ, họ có thể chà đạp lên dư luận hay lẽ phải thì chỉ là tiểu số nhỏ nằm trong bộ máy cầm quyền, còn tuyệt đại đa số người dân từng sống qua giai đoạn của Khmer đỏ cầm quyền thì họ vẫn luôn nhớ về những gì QTN VN đã làm trên đất nước của họ. Tôi nghĩ, những tên trùm trong chính quyền Pôn Pốt bị tòa án Quốc tế mang ra xét xử, đó là bằng chứng họ công nhận công lao của QTN VN ở K và thấy được ý nghĩa NVQT mà quân đội ta đã chiến đấu trên mảnh đất ấy.
Hình như tôi thấy toà cứ hoãn đi hoãn lại ,và xử được một tay nào đó ( GĐ nhà tù Tungsleng thì phải?)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:26:01 pm
        Chào bạn Nguyễn Ngọc . Cá nhân tôi thì đồng tình với cách trả lời bạn của bác Bình Yên và ban linhmaem . Bạn hãy bình tĩnh nhìn lại vấn đề mình nói và có một cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn. Chứ cách đặt vấn đề của bạn xem ra không được rồi  
Vâng ,em khẳng định là cá nhân em không thể có cái nhìn chính xác và toàn vẹn được ,rất mong các bác chỉ bảo!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Omon trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:31:44 pm
  Em đoán bác là cb CT nhưng vượng hoả quá,em muốn người trong cuộc nói lên cảm nhận của mình vì trên dđ này chúng ta không bị áp lực ,không phải tránh né bất cứ điều gì,Em không định khẳng định ,hoặc viết lại những tài liễu chính thống đã công bố(nếu sai hoặc cần bổ sung),em chỉ muốn giải toả những khúc mắc trong lòng mình.
 
  Khi ta đang xa lầy ở CPC thì TT Thái Lan( ông Sithi thì phải) có một câu nói nổi tiếng thời bấy giờ"Biến Đ D từ CT thành TT"và câu nói của ngoại trưởng VN NC Thạch cũng nổi tiếng không kém"Đó là tất yếu của LS".(Nếu bác tìm lại các tư liệu ngày ấy chắc chắn có hai câu này).Ngày đó trong thâm tâm tôi đã nghĩ tại sao câu trước không phải của lãnh đạo  ta mà là của Thái?
Đỏ: bác đoán sai bét, em sinh năm 1996.
Thế ra bác chưa đi gặp Ngô Quang Trưởng à?

  Rất lạ lùng ,từ 1975-1988 không một thủ trưởng hải quân nào,không một sỹ quan HQ nào chú trọng đến vị trí chốt(Đảo) tại Trường Sa.Hay tai HQ chưa quen đanhs trận nên không có kinh nghiệm?
  Cho đến trước sự kiện GM, VN ,QC HQ,Vùng 3 HQ có muôn vàn cơ hội và điều kiện để không những giữ được thêm đất,mà còn  tránh cho vụ GM xảy ra .Lỗi này của Chỉ huy của họ!
  
Sao bác cứ tự vả miệng hoài vậy? Sở thích khoái lạc của bác đấy à? Thái giám bên Tàu ngày xưa ai cũng như bác thì có mà vêu phễu ráo rồi.

Mà này, câu hỏi của mọi người bác còn chưa trả lời đấy, bác còn định né tránh lươn lẹo đến bao giờ?

Xin lỗi các bác, các chú, con lạc đề:

Lại nói tiếp với các bác về CT CPC em không phản đôi cuộc CT này,nhưng em không thích cách thức CT:ta đã tự đưa ta từ chính nghĩa trở thành phi nghĩa.Ngày đó tiềm lực của chúng ta mạnh gấp bội phần.Tôi tự hỏi liệu có đủ sức đánh 1 vài trận cho nó sợ trăm đời không?
-----------------------------------------------------------
1. Tại sao lại phi nghĩa? Theo bác thì ta nên làm như thế nào?
2. Năm 1977, xe tăng VN đã cách Phmon Pênh mấy chục kilomet rồi rút về đó bác, bác đừng hỏi nguồn ở đâu với - so với bác là thằng oắt con vắt mũi chưa sạch phải đi dẫn nguồn từ chính lời kể của các CCB trên diễn đàn nhé!
3. Mà này, như bác tự nhận là bác có tham gia chiến đấu ở Campuchia, trong khi bác viết như thế kia có khác gì bác vừa đi vừa chửi, chửi làng, chửi xóm, chửi tất cả những gì có thể chửi vào cái quá khứ của bác đâu.
Em vẫn giữ quan điểm của em trên dđ này:Nói lên tâm sự  của mình,cách nhìn nhận vấn đề của mình,
---------------------------------------------
Em bảo bác cấm chỉ định sử dụng mọi loại thuốc điều trị có sai đâu.
 


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: selene0802 trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:34:48 pm
 Lại nói tiếp với các bác về CT CPC em không phản đôi cuộc CT này,nhưng em không thích cách thức CT:ta đã tự đưa ta từ chính nghĩa trở thành phi nghĩa.Ngày đó tiềm lực của chúng ta mạnh gấp bội phần.Tôi tự hỏi liệu có đủ sức đánh 1 vài trận cho nó sợ trăm đời không?(Cái này của các quan lớn ,em đã nói ngày đó chúng ta bảo đi là đi bảo đánh là đánh,mà cả bây giờ cũng vậy .Người lính đã ra trận là chỉ có một tư tưởng"Quyết tâm tiêu diệt kẻ thù".)
  Em vẫn giữ quan điểm của em trên dđ này:Nói lên tâm sự  của mình,cách nhìn nhận vấn đề của mình,những khúc mắc mà bình thường chúng ta không thể nói .
  Em lặp lại lần nữa về CT CPC:Đánh là đúng ,nhưng em k thích cách tiến hành CT như vậy!
Bác có thể cho biết theo bác cách tiến hành chiến tranh thế nào mới là đúng không  :)
Mà thôi, đọc xong câu này thì em cũng hiểu rồi :)
Vâng ,em khẳng định là cá nhân em không thể có cái nhìn chính xác và toàn vẹn được ,rất mong các bác chỉ bảo!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:36:26 pm
  Khi ta đang xa lầy ở CPC thì TT Thái Lan( ông Sithi thì phải) có một câu nói nổi tiếng thời bấy giờ"Biến Đ D từ CT thành TT"và câu nói của ngoại trưởng VN NC Thạch cũng nổi tiếng không kém"Đó là tất yếu của LS".(Nếu bác tìm lại các tư liệu ngày ấy chắc chắn có hai câu này). Ngày đó trong thâm tâm tôi đã nghĩ tại sao câu trước không phải của lãnh đạo  ta mà là của Thái?

Tôi trả lời câu hỏi của bác:

"Dù rằng đời ta thích hoa hồng,
Kẻ thù buộc ta ôm cây súng"

Ha ha bài này ngày xưa hat vỡ lồng ngực ah,"Thế bác có nhớ câu hát ''Bởi đợt sóng nào cũng giống môi em" không?
Quên không hỏi có bác nào ở căn cứ Camranh ,có bác nào ở đơn vị tiếp quản Khu LX cũ không?Nếu có các bác có nhời đi chứ.Ngày đấy ở CC này là nhất đấy !


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:51:29 pm
  Em đoán bác là cb CT nhưng vượng hoả quá,em muốn người trong cuộc nói lên cảm nhận của mình vì trên dđ này chúng ta không bị áp lực ,không phải tránh né bất cứ điều gì,Em không định khẳng định ,hoặc viết lại những tài liễu chính thống đã công bố(nếu sai hoặc cần bổ sung),em chỉ muốn giải toả những khúc mắc trong lòng mình.
 
  Khi ta đang xa lầy ở CPC thì TT Thái Lan( ông Sithi thì phải) có một câu nói nổi tiếng thời bấy giờ"Biến Đ D từ CT thành TT"và câu nói của ngoại trưởng VN NC Thạch cũng nổi tiếng không kém"Đó là tất yếu của LS".(Nếu bác tìm lại các tư liệu ngày ấy chắc chắn có hai câu này).Ngày đó trong thâm tâm tôi đã nghĩ tại sao câu trước không phải của lãnh đạo  ta mà là của Thái?
Đỏ: bác đoán sai bét, em sinh năm 1996.
Thế ra bác chưa đi gặp Ngô Quang Trưởng à?

  Rất lạ lùng ,từ 1975-1988 không một thủ trưởng hải quân nào,không một sỹ quan HQ nào chú trọng đến vị trí chốt(Đảo) tại Trường Sa.Hay tai HQ chưa quen đanhs trận nên không có kinh nghiệm?
  Cho đến trước sự kiện GM, VN ,QC HQ,Vùng 3 HQ có muôn vàn cơ hội và điều kiện để không những giữ được thêm đất,mà còn  tránh cho vụ GM xảy ra .Lỗi này của Chỉ huy của họ!
  
Sao bác cứ tự vả miệng hoài vậy? Sở thích khoái lạc của bác đấy à? Thái giám bên Tàu ngày xưa ai cũng như bác thì có mà vêu phễu ráo rồi.

Mà này, câu hỏi của mọi người bác còn chưa trả lời đấy, bác còn định né tránh lươn lẹo đến bao giờ?

Xin lỗi các bác, các chú, con lạc đề:

Lại nói tiếp với các bác về CT CPC em không phản đôi cuộc CT này,nhưng em không thích cách thức CT:ta đã tự đưa ta từ chính nghĩa trở thành phi nghĩa.Ngày đó tiềm lực của chúng ta mạnh gấp bội phần.Tôi tự hỏi liệu có đủ sức đánh 1 vài trận cho nó sợ trăm đời không?
-----------------------------------------------------------
1. Tại sao lại phi nghĩa? Theo bác thì ta nên làm như thế nào?
2. Năm 1977, xe tăng VN đã cách Phmon Pênh mấy chục kilomet rồi rút về đó bác, bác đừng hỏi nguồn ở đâu với - so với bác là thằng oắt con vắt mũi chưa sạch phải đi dẫn nguồn từ chính lời kể của các CCB trên diễn đàn nhé!
3. Mà này, như bác tự nhận là bác có tham gia chiến đấu ở Campuchia, trong khi bác viết như thế kia có khác gì bác vừa đi vừa chửi, chửi làng, chửi xóm, chửi tất cả những gì có thể chửi vào cái quá khứ của bác đâu.
Em vẫn giữ quan điểm của em trên dđ này:Nói lên tâm sự  của mình,cách nhìn nhận vấn đề của mình,
---------------------------------------------
Em bảo bác cấm chỉ định sử dụng mọi loại thuốc điều trị có sai đâu.
 
Hi hi,lại nói đến Tàu ,anh bạn nhớn này có câu:"Không đánh mà thắng là thượng sách," đoạn sau em không nhớ,bác nào nhớ giúp em.
Còn câu hiện đại: "Hành động quân sự chỉ là 1 trong những thủ đoạn để đạt được mục đích chính trị",đọc lâu quá rồi cũng chẳng nhớ nguồn ở đâu nữa,mong các bác thông cảm!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Hoa_Thuong_Thich_Vat_@ trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:57:05 pm
Thiện tai, thiện tai...chung sanh loạn lạc, xét lại trên dưới, âu cũng là nghiêp chướng. Tránh né một sự việc, tránh né bộc lộ bộ não, tránh né bộc lộ tâm can của mình ra bằng cách này hay cách khác cũng không thể hay bằng cách lảng sang vấn đề mới. Đừng như thầy Thích Pháp Định phá giới, làm điều trần tục với Mr Đờm để bộc lộ nội tâm, não bộ của mình ra cho người khác đánh giá làm gì.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Omon trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 10:58:59 pm
Ha ha bài này ngày xưa hat vỡ lồng ngực ah,"Thế bác có nhớ câu hát ''Bởi đợt sóng nào cũng giống môi em" không?
Quên không hỏi có bác nào ở căn cứ Camranh ,có bác nào ở đơn vị tiếp quản Khu LX cũ không?Nếu có các bác có nhời đi chứ.Ngày đấy ở CC này là nhất đấy !
Ở đấy để làm gì? Nhất thì để làm gì trong khi các câu hỏi người ta đưa ra bác chưa trả lời?
Chú (con có khi phải gọi bằng bác) đã viết

Trong tranh luận thì hèn hạ nhất là mắng mỏ những người mà mình biết thừa là họ sẽ không bao giờ có khả năng biết được mình mắng họ!  
thì một trong những cách thể hiện trình độ không ăn muối i ốt dẫn đến bại liệt trong tư duy tốt và nuy 100% trong não nhất là né tránh, không dám trả lời thẳng các câu hỏi của người khác đặt ra cho mình!

Ngoài trò xưa như từ khi quả đất được hình thành này ra, bác còn trò nào mới hơn không?

Con không có ý kiến về thế hệ đi trước - như bao lần đã phát biểu trên đây - đặt mình vào đó mình có làm tốt hơn - nhưng vẫn có cảm giác cay - các tàu Xô Viết ở Cam Ranh khi đó làm gì ? Họ bỏ rơi Đồng Minh - hay vì ta chả có giá trị gì với họ - Năm 1974 người Mĩ bảo " đó là chuyện của mấy anh " còn có thể vì Hiệp Định Paris quy định thế và họ rút đi . Năm 1988 - Hiệp ước Việt Nam - Liên bang Xô Viết còn hay không thì người Nga vẫn ở Cam Ranh tới tận năm 2000 - nói rằng họ giúp ta đánh Mĩ - nhưng cũng có thể nói ta nằm trong cuộc chiến ủy nhiệm của họ - ta là tuyến phòng ngự từ xa của họ - không ai cho không ai cái gì - Năm 1988 - Người Nga xem chúng ta là gì ?
LX năm 88 là sau cải tổ 1 năm, được hạng nhì Euro thì Azerbaidan với Armenia xách quân ra bắn nhau, đang đì đẹt ở Afganistan.... sắp sụp đổ đến nơi, lo thân chưa xong còn lo được cho ai nữa bác? Với bác định xem chiến tranh hạt nhân à?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: selene0802 trong 09 Tháng Mười Một, 2012, 11:07:53 pm
Con không có ý kiến về thế hệ đi trước - như bao lần đã phát biểu trên đây - đặt mình vào đó mình có làm tốt hơn - nhưng vẫn có cảm giác cay - các tàu Xô Viết ở Cam Ranh khi đó làm gì ? Họ bỏ rơi Đồng Minh - hay vì ta chả có giá trị gì với họ - Năm 1974 người Mĩ bảo " đó là chuyện của mấy anh " còn có thể vì Hiệp Định Paris quy định thế và họ rút đi . Năm 1988 - Hiệp ước Việt Nam - Liên bang Xô Viết còn hay không thì người Nga vẫn ở Cam Ranh tới tận năm 2000 - nói rằng họ giúp ta đánh Mĩ - nhưng cũng có thể nói ta nằm trong cuộc chiến ủy nhiệm của họ - ta là tuyến phòng ngự từ xa của họ - không ai cho không ai cái gì - Năm 1988 - Người Nga xem chúng ta là gì ?
Bạn chứng minh cái thứ gọi là cuộc chiến ủy nhiệm của mình đi, cái từ này, do các nhà phát mình cờ vàng nghĩ ra đấy ;)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: huonghn76 trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 09:54:13 am
             Tôi vừa đọc lại các bài viết của bạn Nguyễn Ngọc , nói thực là cũng rất thú vị .Nhưng chỉ có điều nó giống như người ta bê cả một mâm thực phẩm tươi ,sống , chưa được chế biến ra mời khách ...


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: selene0802 trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 11:31:31 am
            Tôi vừa đọc lại các bài viết của bạn Nguyễn Ngọc , nói thực là cũng rất thú vị .Nhưng chỉ có điều nó giống như người ta bê cả một mâm thực phẩm tươi ,sống , chưa được chế biến ra mời khách ...
Những cái bác ấy viết đều đã được các chí sĩ xét lại và chí sĩ chê bai đưa lên mạng cách đây mấy năm rồi bác ạ  :)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 12:12:33 pm
 Lại nói tiếp với các bác về CT CPC em không phản đôi cuộc CT này,nhưng em không thích cách thức CT:ta đã tự đưa ta từ chính nghĩa trở thành phi nghĩa.Ngày đó tiềm lực của chúng ta mạnh gấp bội phần.Tôi tự hỏi liệu có đủ sức đánh 1 vài trận cho nó sợ trăm đời không?(Cái này của các quan lớn ,em đã nói ngày đó chúng ta bảo đi là đi bảo đánh là đánh,mà cả bây giờ cũng vậy .Người lính đã ra trận là chỉ có một tư tưởng"Quyết tâm tiêu diệt kẻ thù".)
  Em vẫn giữ quan điểm của em trên dđ này:Nói lên tâm sự  của mình,cách nhìn nhận vấn đề của mình,những khúc mắc mà bình thường chúng ta không thể nói .
  Em lặp lại lần nữa về CT CPC:Đánh là đúng ,nhưng em k thích cách tiến hành CT như vậy!
Bác có thể cho biết theo bác cách tiến hành chiến tranh thế nào mới là đúng không  :)
Mà thôi, đọc xong câu này thì em cũng hiểu rồi :)
Vâng ,em khẳng định là cá nhân em không thể có cái nhìn chính xác và toàn vẹn được ,rất mong các bác chỉ bảo!

Lại vào chịu trận với các bác đây.
 Để trả lời cho câu hỏi cuiả các bác về cách thức tiến hành CT,đây là câu rât thú vị -thú vụ ở chỗ chúng ta là người lính bàn chuyện của cấp chỉ huy-chính vì vậy để hạ bớt nhiệt và tăng phần hài hước hôm nay các bác cho em ở vị trí cao nhất để tiến hành CT.
 Sau năm 75 ta là một người mang trên mình đầy thương tích khi vừ ra khỏi CT,vậy muốn tiếp tục đánh nhau nữa em tiến hành các bước sau:
 Đối nội:Tăng cường hoà giải DT ,làm sao để nhân dân 2 miền thông cảm nhau và chúng ta thắng Mỹ chứ không phải ta thắng ta,tôn trọng những công chức,nhân viên của VNCH,rút ngắn thời hạn cải tạo và bổ nhiệm lại,...các cơ sở KT của họ nên trao trả cho họ tiếp tục hoạt động l;ấy cái ăn đã.(việc này khó bởi ta không có những chuyên gia KT hàng đầu).các CS này nhằm ổn định XH,hạn chế ảnh hưởng của nạ Thuyền nhân và sự kiện Người Hoa.
 Đối Ngoại:Tiến hành ngay các tiếp xúc NG với Mỹ và các nước ĐM của Mỹ.Nói với Mỹ rằng "Em thắng bác chẳng qua bác chẳng thích cái VNCH kia chứ thực ra sức mạnh em chưa và không bao giờ là đối thủ của bác"để cho họ bớt cay cú và mời họ quay trở lại ngay với các vđ MIA và Hậu chiến.
(Việc này giao cho cụ Xuân Ẩn).(xin phép các bác tạm dừng).Muốn đánh nhau phải ổn định trong nhà cái đã!
 Giờ em mới nói đên việc quân:
 Chỉ nghe thì cũng nhận biết chú Pôt không có đảm lược đánh ta,vậy chỉ coả chú Đặng,nó muốn gì?Ta lại phải lật lại xem TQ đối xử với ta như thế nào:"Chúng ta phải làm cho nó không mạnh,không yếu,..."Đây là lời của chú Mao nói với bộ sậu của mình về VN,và qur thật nó rất thành công khi can thiệp để nước ta chia cắt tại VT 17(Lẽ ra là tại VT 14) và như vậy QĐ HS thuộc QL của VNCH và đến năm 74 nó đã nuốt xong HS,thật là một kế hoạch nham hiểm.Em không phủ nhận sự giúp đỡ của TQ trong GPDT nhưng nó giúp để khống chế ta,không như bác NGa rất vô tư.
 Quay trở lại BGTN ,lúc này ta có 3 QĐ ,3 QK lực lượng chủ lực trong GPMN.Các cụ ở đâu cứ ở đấy ,đưa các ĐV lên BG đứng chân ,xây dựng tuyến PT vững chắc.cảnh giác SSCĐ ,em gan  bé chỉ đánh ở cấp F hoặc F tăng cường là cùng,LL sử dụng V5 HQ,KQ (Do bác NT Trung chịu trách nhiệm HL ném bom).PB,TG của các QK QĐ nhưng các lực lượng này cũng ở tuyến sau.Đặc công của bộ cho nghỉ ,chỉ SD các ĐV của QK ,HQ có thể được tăng cường pháo bờ biển ở PQ,KG,Tuyệt em không có khái niệm NVQT.Nói gây rối ta,ta cũng gây rối nó,lợi dụng quan hệ cuả Cụ Ẩn tuyên truyền lên án Pốt,và chúng ta tự vệ.HQ V5 chỉ lượn lờ gây khó chịu cho các tàu vào cảng CPS,các TS của QK tổ chức luồn sâu đánh các cơ sở HC,KT và các trận địa Pháo,tăng của địch.Tổ chức các ĐV tinh nhuệ bắn tỉa lên BG ,lui dân về phía sau,thỉnh thoảng cũng đánh sang địch nếu có cơ hội nhưng chỉ ở cấp e .Khi địch không đạt được mjục đích quấy rối ta tất sẽ manh động và mất minh mẫn .Trong GĐ này có 3 sự kiện không thể không xaỷ ra: Thuyền nhân , người Hoa,và hiệp ước QS Việt Xô .Dù ta không đánh CPC nhưng vì mục đích không cho ta ổn định thì Phía Bác vẫn có thể xảy ra.Trong qua trình phòng thủ biên giới ta vẫn có thể đưa dần 1 QĐ ra bắc.Chỉ đánh khi nào thật chắc chắn ,Dùng ưu thế tuyệt đối về VK,quân số đánh ở cấp F tăng cường những trận tiêu diệt gọn,không cho chúng chạy thoát.tận dụng số hoả lực mỹ thu được cho các chú Pôt nếm thử.ta càng không cho địch thực hiện được ý đò nó càng tức,vì không vào được đường biển nên viện trợ của chúng chỉ qua Thái ,tốn kém hơn nhiều.Mà thằng tàu tức lên thì nó sẽ ngu đi ,khi thời cơ chín mùi ta tẩn một trận quyết định ,phương châm là đập chết ăn thịt,không cho chạy,PB,TG là những đơn vị chi viện rất tốt cho BB nhưng họ phải được BV an toàn,nên khi đánh trận quyết định mới đư TG vào,Không sử dụng HQ Đánh bộ,các bác cứ huấn luyện cho tốt chờ đánh Tàu,chứ đánh thằng này phí quá,không chừng thấy tụi em đánh hay các bác lại xin đổi vùng góp vui ấy chứ.
  Trả lờ bác nào về NVQT ,nếu chỉ 50% dân CPC ủng hộ ta thì ta có thể GQ chiến tranh trong vòng 1 năm,nếu tất cả đều ủng hộ thì chỉ 1 tuần.VD:Nhà bên cạnh họ chém giết nhau,bác sang can thiệp đuổi thằng gây rối đi,song bác ngồi luôn ở nhà người ta ,ăn ngủ ,..,hỏi người ta có đồng ý không ,họ chắc chắn bảo có,nhưng đêm thằng bác đuổi chạy đi nó lại quay về gặp người nhà nó,lúc ấy bác đang ngủ,liệu họ có báo cho bác biết không,?họ có chỉ cho bác người nhà họ trốn ở đâu không?Họ có đẻ người nhà họ chết đói,?
  Nói đến đây em lại ngậm ngùi nhớ đên bác Đại tá nhà văn Nguyễn Chí Trung ,bác cũng đi làm dân vận ,xây dựng CQ bạn bị phục kích bị thương ,nhưng hai chiến sỹ bv hy sinh.Ta cử M8 lên đón bác thì tay lái phụ lại cướp máy bay bắt các ae đi cùng nhảy xuống sông TLS-bác nào ở CPC năm 1986 đêu biết vụ Mi8 lao xuống sông ở bên trên bến phà Preckdam
  Lại nói tiếp về vụ HƯ VX 1978,các bác HQ phải cám ơn cái HƯ ấy nếu không nó quấy trên biển ngày ấy các bác làm gì còn cơ hội mà xây đảo chìm?
  Có bác nào ở căn cứ CR không ạ?
  Đây là suy nghĩ,và kế hoạch tác chiến với K của em -1 thằng lính-Nếu bác nào là sỹ quan chỉ huy thì chắc chắn cười vỡ bụng.
Kính các bác!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Omon trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 12:33:07 pm
Lại vào chịu trận với các bác đây.
 Để trả lời cho câu hỏi cuiả các bác về cách thức tiến hành CT,đây là câu rât thú vị -thú vụ ở chỗ chúng ta là người lính bàn chuyện của cấp chỉ huy-chính vì vậy để hạ bớt nhiệt và tăng phần hài hước hôm nay các bác cho em ở vị trí cao nhất để tiến hành CT.
 Sau năm 75 ta là một người mang trên mình đầy thương tích khi vừ ra khỏi CT,vậy muốn tiếp tục đánh nhau nữa em tiến hành các bước sau:
 Đối nội:Tăng cường hoà giải DT ,làm sao để nhân dân 2 miền thông cảm nhau và chúng ta thắng Mỹ chứ không phải ta thắng ta,tôn trọng những công chức,nhân viên của VNCH,rút ngắn thời hạn cải tạo và bổ nhiệm lại,...các cơ sở KT của họ nên trao trả cho họ tiếp tục hoạt động l;ấy cái ăn đã.(việc này khó bởi ta không có những chuyên gia KT hàng đầu).các CS này nhằm ổn định XH,hạn chế ảnh hưởng của nạ Thuyền nhân và sự kiện Người Hoa.
 Đối Ngoại:Tiến hành ngay các tiếp xúc NG với Mỹ và các nước ĐM của Mỹ.Nói với Mỹ rằng "Em thắng bác chẳng qua bác chẳng thích cái VNCH kia chứ thực ra sức mạnh em chưa và không bao giờ là đối thủ của bác"để cho họ bớt cay cú và mời họ quay trở lại ngay với các vđ MIA và Hậu chiến.
(Việc này giao cho cụ Xuân Ẩn).(xin phép các bác tạm dừng).
Người ta hỏi cách tiến hành chiến tranh ở K mà bác bảo là sai thì theo bác thế nào là đúng, bác lại trả lời những vấn đề này để làm gì?
Viết thế này thì nếu con vẹt nhà em nuôi nó biết viết, nó viết còn hay hơn bác! Con vẹt ấy, để xổng có mấy ngày, không biết ai dạy mà cứ xoen xoét cả ngày mấy từ nhố nhăng >:(
Bác hôm qua vả miệng liên tục rồi hôm nay mới cơm no xong lại tiếp tục muốn vả miệng nữa à?
Riêng cái bài này thì trình độ thuộc dạng còi như em cũng có thể vả lật mặt bác chứ chưa cần đợi đến các bác khác trên diễn đàn. Mà vả bác về chuyện này ở đây thì lạc đề. Có tuổi, có học như bác xem ra không bằng đứa ất ơ nào đấy đến dạy con vẹt nhà em chửi bậy.
(Con biết, so sánh thế này là không đúng, nhưng thật là con không tìm ra được ví dụ nào xác thực, chân chính hơn nữa - lấy ngay ví dụ con vẹt nhà con mà con là người nôi - người trong cuộc - đúng như bác Nguyễn Ngọc hay yêu cầu cho dễ, nói xa, nói rộng bác ý lại không hiểu, đi xả rác vào topic thì khổ các chú, các anh sau này đi dọn. Có kỷ luật thì con cũng nhận, không kêu ca, phàn nàn gì ạ).


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: selene0802 trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 01:09:51 pm
Lại vào chịu trận với các bác đây.
 Để trả lời cho câu hỏi cuiả các bác về cách thức tiến hành CT,đây là câu rât thú vị -thú vụ ở chỗ chúng ta là người lính bàn chuyện của cấp chỉ huy-chính vì vậy để hạ bớt nhiệt và tăng phần hài hước hôm nay các bác cho em ở vị trí cao nhất để tiến hành CT.
 Sau năm 75 ta là một người mang trên mình đầy thương tích khi vừ ra khỏi CT,vậy muốn tiếp tục đánh nhau nữa em tiến hành các bước sau:
 Đối nội:Tăng cường hoà giải DT ,làm sao để nhân dân 2 miền thông cảm nhau và chúng ta thắng Mỹ chứ không phải ta thắng ta,tôn trọng những công chức,nhân viên của VNCH,rút ngắn thời hạn cải tạo và bổ nhiệm lại,...các cơ sở KT của họ nên trao trả cho họ tiếp tục hoạt động l;ấy cái ăn đã.(việc này khó bởi ta không có những chuyên gia KT hàng đầu).các CS này nhằm ổn định XH,hạn chế ảnh hưởng của nạ Thuyền nhân và sự kiện Người Hoa.
 Đối Ngoại:Tiến hành ngay các tiếp xúc NG với Mỹ và các nước ĐM của Mỹ.Nói với Mỹ rằng "Em thắng bác chẳng qua bác chẳng thích cái VNCH kia chứ thực ra sức mạnh em chưa và không bao giờ là đối thủ của bác"để cho họ bớt cay cú và mời họ quay trở lại ngay với các vđ MIA và Hậu chiến.
(Việc này giao cho cụ Xuân Ẩn).(xin phép các bác tạm dừng).
Bài này em cũng đọc trên mạng đã lâu, bác có gì mới hơn không ? Bác có thể cung cấp cái gì gọi là ta tháng ta ? Lại lươn sang chuyện nội chiến à :). Những cái bác nói, thì trẻ con nói cũng được, vì nó chả phù hợp gi với hoàn cảnh thực tế khi ấy cả.
Mảng đối ngoại: Giai đọạn 197x là giai đoạn cao trào của chiến tranh lạnh, đối nội bác tuyên truyền thắng Mỹ, mà đối ngoại, bác gạt bỏ đồng minh truyền thống là khối XHCN để theo kẻ vừa bị mình đánh bại...lại còn xuống giọng năn nỉ, bác hài quá đấy...bác qua vả mặt con trai thằng đầu gấu hàng xóm, rồi bác qua năn nỉ nó: Em đánh con bác chẳng qua là em ko ưa cái mặt nó, chứ thực ra sức mạnh em chưa và không bao giờ là đối thủ của bác" xem nó sẽ treo cổ bác lên cột đèn đếm kiến hay nó mời bác vô nhà cho bác ăn bánh uống trà.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: VMH trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 03:41:20 pm
Công nhận, luận điệu của bạn Nguyễn Ngọc rất có vẻ của kẻ mới lên mạng chưa lâu, đọc được mấy cái bài cha vơ chú váo và ngộ nhận là mình nhìn ra "chân lý" thật.

Cuối tuần có bạn thật vui, tính giải trí của bạn cao đấy! ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 03:52:22 pm
Công nhận, luận điệu của bạn Nguyễn Ngọc rất có vẻ của kẻ mới lên mạng chưa lâu, đọc được mấy cái bài cha vơ chú váo và ngộ nhận là mình nhìn ra "chân lý" thật.

Cuối tuần có bạn thật vui, tính giải trí của bạn cao đấy! ;D
Đó là suy nghĩ của em mà.không giống với trong các bài học CT đâu.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 03:54:00 pm
Lại vào chịu trận với các bác đây.
 Để trả lời cho câu hỏi cuiả các bác về cách thức tiến hành CT,đây là câu rât thú vị -thú vụ ở chỗ chúng ta là người lính bàn chuyện của cấp chỉ huy-chính vì vậy để hạ bớt nhiệt và tăng phần hài hước hôm nay các bác cho em ở vị trí cao nhất để tiến hành CT.
 Sau năm 75 ta là một người mang trên mình đầy thương tích khi vừ ra khỏi CT,vậy muốn tiếp tục đánh nhau nữa em tiến hành các bước sau:
 Đối nội:Tăng cường hoà giải DT ,làm sao để nhân dân 2 miền thông cảm nhau và chúng ta thắng Mỹ chứ không phải ta thắng ta,tôn trọng những công chức,nhân viên của VNCH,rút ngắn thời hạn cải tạo và bổ nhiệm lại,...các cơ sở KT của họ nên trao trả cho họ tiếp tục hoạt động l;ấy cái ăn đã.(việc này khó bởi ta không có những chuyên gia KT hàng đầu).các CS này nhằm ổn định XH,hạn chế ảnh hưởng của nạ Thuyền nhân và sự kiện Người Hoa.
 Đối Ngoại:Tiến hành ngay các tiếp xúc NG với Mỹ và các nước ĐM của Mỹ.Nói với Mỹ rằng "Em thắng bác chẳng qua bác chẳng thích cái VNCH kia chứ thực ra sức mạnh em chưa và không bao giờ là đối thủ của bác"để cho họ bớt cay cú và mời họ quay trở lại ngay với các vđ MIA và Hậu chiến.
(Việc này giao cho cụ Xuân Ẩn).(xin phép các bác tạm dừng).
Bài này em cũng đọc trên mạng đã lâu, bác có gì mới hơn không ? Bác có thể cung cấp cái gì gọi là ta tháng ta ? Lại lươn sang chuyện nội chiến à :). Những cái bác nói, thì trẻ con nói cũng được, vì nó chả phù hợp gi với hoàn cảnh thực tế khi ấy cả.
Mảng đối ngoại: Giai đọạn 197x là giai đoạn cao trào của chiến tranh lạnh, đối nội bác tuyên truyền thắng Mỹ, mà đối ngoại, bác gạt bỏ đồng minh truyền thống là khối XHCN để theo kẻ vừa bị mình đánh bại...lại còn xuống giọng năn nỉ, bác hài quá đấy...bác qua vả mặt con trai thằng đầu gấu hàng xóm, rồi bác qua năn nỉ nó: Em đánh con bác chẳng qua là em ko ưa cái mặt nó, chứ thực ra sức mạnh em chưa và không bao giờ là đối thủ của bác" xem nó sẽ treo cổ bác lên cột đèn đếm kiến hay nó mời bác vô nhà cho bác ăn bánh uống trà.
Kế sách này là em học của tổ tiên ta đấy!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 03:55:49 pm
Công nhận, luận điệu của bạn Nguyễn Ngọc rất có vẻ của kẻ mới lên mạng chưa lâu, đọc được mấy cái bài cha vơ chú váo và ngộ nhận là mình nhìn ra "chân lý" thật.

Cuối tuần có bạn thật vui, tính giải trí của bạn cao đấy! ;D
Em xin nhắc lại chưa bao giờ em nghĩ em đúng, hay nhận ra chân lý,Đây là suy nghĩ của cá nhân em.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 03:59:37 pm
 Nếu xét theo nguyên lý CT của cha ông thì rõ ràng CT CPC không đúng lắm vì ta bỏ hở hẳn phía bắc.Em dám chắc rằng các cụ cũng biết ,nhưng tại sao vẫn đánh CPC?Em đoán chính là vì yên tâm bởi cái HW Việt Xô 78(Điều này em chợt vừa thoáng qua trong đầu thôi,bổ sung cho các bác "chiến".


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 04:03:32 pm
Lại vào chịu trận với các bác đây.
 Để trả lời cho câu hỏi cuiả các bác về cách thức tiến hành CT,đây là câu rât thú vị -thú vụ ở chỗ chúng ta là người lính bàn chuyện của cấp chỉ huy-chính vì vậy để hạ bớt nhiệt và tăng phần hài hước hôm nay các bác cho em ở vị trí cao nhất để tiến hành CT.
 Sau năm 75 ta là một người mang trên mình đầy thương tích khi vừ ra khỏi CT,vậy muốn tiếp tục đánh nhau nữa em tiến hành các bước sau:
 Đối nội:Tăng cường hoà giải DT ,làm sao để nhân dân 2 miền thông cảm nhau và chúng ta thắng Mỹ chứ không phải ta thắng ta,tôn trọng những công chức,nhân viên của VNCH,rút ngắn thời hạn cải tạo và bổ nhiệm lại,...các cơ sở KT của họ nên trao trả cho họ tiếp tục hoạt động l;ấy cái ăn đã.(việc này khó bởi ta không có những chuyên gia KT hàng đầu).các CS này nhằm ổn định XH,hạn chế ảnh hưởng của nạ Thuyền nhân và sự kiện Người Hoa.
 Đối Ngoại:Tiến hành ngay các tiếp xúc NG với Mỹ và các nước ĐM của Mỹ.Nói với Mỹ rằng "Em thắng bác chẳng qua bác chẳng thích cái VNCH kia chứ thực ra sức mạnh em chưa và không bao giờ là đối thủ của bác"để cho họ bớt cay cú và mời họ quay trở lại ngay với các vđ MIA và Hậu chiến.
(Việc này giao cho cụ Xuân Ẩn).(xin phép các bác tạm dừng).
Người ta hỏi cách tiến hành chiến tranh ở K mà bác bảo là sai thì theo bác thế nào là đúng, bác lại trả lời những vấn đề này để làm gì?
Viết thế này thì nếu con vẹt nhà em nuôi nó biết viết, nó viết còn hay hơn bác! Con vẹt ấy, để xổng có mấy ngày, không biết ai dạy mà cứ xoen xoét cả ngày mấy từ nhố nhăng >:(
Bác hôm qua vả miệng liên tục rồi hôm nay mới cơm no xong lại tiếp tục muốn vả miệng nữa à?
Riêng cái bài này thì trình độ thuộc dạng còi như em cũng có thể vả lật mặt bác chứ chưa cần đợi đến các bác khác trên diễn đàn. Mà vả bác về chuyện này ở đây thì lạc đề. Có tuổi, có học như bác xem ra không bằng đứa ất ơ nào đấy đến dạy con vẹt nhà em chửi bậy.
(Con biết, so sánh thế này là không đúng, nhưng thật là con không tìm ra được ví dụ nào xác thực, chân chính hơn nữa - lấy ngay ví dụ con vẹt nhà con mà con là người nôi - người trong cuộc - đúng như bác Nguyễn Ngọc hay yêu cầu cho dễ, nói xa, nói rộng bác ý lại không hiểu, đi xả rác vào topic thì khổ các chú, các anh sau này đi dọn. Có kỷ luật thì con cũng nhận, không kêu ca, phàn nàn gì ạ).
  Hê he bác xả dữ quá hè,bác yên tâm em không giận !


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Omon trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 04:11:50 pm
Kế sách này là em học của tổ tiên ta đấy!
BỐC PHÉT!
Anh zai không phân biệt được chân lý và "chân lý" trong bài viết của chú VMH à?
Quả này thì em phục anh zai tập "n"!
Các bác cho cháu hỏi là hồi trước cháu có đọc ở chỗ nào đó, ngay sau khi TQ chiếm 1 số đảo chìm, HQ mình đã tổ chức chiếm lại 1 số đảo rồi ủi tàu, đổ quân, xây căn cứ tổ chức phòng thủ luôn. Khi tàu TQ bao vây thì trong đất liền có cả máy bay kéo ra yểm trợ phải không ạ?

  Hê he bác xả dữ quá hè,bác yên tâm em không giận !
Em việc gì phải giận, em không gặp được anh zai thì em không được xả như thế này, cái nick của em mà không có anh zai thì đã chả "Thăng" từ hôm qua rồi chứ chả "sống sót" đến hôm nay đâu. Em phải cám ơn anh zai mới đúng. Riêng anh zai gọi thằng sinh năm 96 như em là "bác" thì em cũng hiểu rồi!
----------------------> Viết vầy anh zai hiểu được không nhỉ?



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Linh Quany trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 04:19:19 pm
Công nhận, luận điệu của bạn Nguyễn Ngọc rất có vẻ của kẻ mới lên mạng chưa lâu, đọc được mấy cái bài cha vơ chú váo và ngộ nhận là mình nhìn ra "chân lý" thật.

Cuối tuần có bạn thật vui, tính giải trí của bạn cao đấy! ;D

    Em tưởng các bác có thông tin thêm về trận hải chiến Trường Sa vào ngó xem. Hóa ra các bác đang thư giãn, giải trí cuối tuần à  ;D !


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: VMH trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 04:24:31 pm
Nếu đấy là suy nghĩ của bạn thì bạn nên về xem lại lượng Iod trong canh mà bạn thường ăn nhé, Nguyễn Ngọc! ;D

Giờ bạn trả lời hộ tôi câu này: Khmer Đỏ đánh VN hay VN đánh Khmer Đỏ trước? Và nếu bạn ở vị trí người được quyết định có hay không nổ súng tiến hành chiến tranh thì bạn có quyết định thế nào và vì sao?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: loc85c5 trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 04:50:43 pm
 :D ;D! Em xin chào các bác ạ! ;D. Mấy bác cho em xin ké tí nời với bác Nguyenngoc ạ :D

Thưa bác niếu bác có buồn tình mà tự tử,em xin bác ra cầu bình Lợi mà tự tử bác nhé,chứ cái kiểu bác nhục mạ người khác thì không ổn rồi  ;) . Mấy bác ccB chọi đá bác phải vào chợ Rẫy mất thôi ;D ;D đừng tự cho mình anh hùng bác nhé!
Bác nên nhớ một điều như thế này: dân tộc ta chưa thua,cho dù cuộc chiến có khốc liệt đến đâu,dù gian khó đến mấy...dân tộc việt Nam sẽ thắng! Bác nhé! :D ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 04:52:47 pm
Kế sách này là em học của tổ tiên ta đấy!
BỐC PHÉT!
Anh zai không phân biệt được chân lý và "chân lý" trong bài viết của chú VMH à?
Quả này thì em phục anh zai tập "n"!
Các bác cho cháu hỏi là hồi trước cháu có đọc ở chỗ nào đó, ngay sau khi TQ chiếm 1 số đảo chìm, HQ mình đã tổ chức chiếm lại 1 số đảo rồi ủi tàu, đổ quân, xây căn cứ tổ chức phòng thủ luôn. Khi tàu TQ bao vây thì trong đất liền có cả máy bay kéo ra yểm trợ phải không ạ?

  Hê he bác xả dữ quá hè,bác yên tâm em không giận !
Em việc gì phải giận, em không gặp được anh zai thì em không được xả như thế này, cái nick của em mà không có anh zai thì đã chả "Thăng" từ hôm qua rồi chứ chả "sống sót" đến hôm nay đâu. Em phải cám ơn anh zai mới đúng. Riêng anh zai gọi thằng sinh năm 96 như em là "bác" thì em cũng hiểu rồi!
----------------------> Viết vầy anh zai hiểu được không nhỉ?
 Nếu cảm thấy khó khăn trong cách xưng hô thì chúng ta nên gọi nhau là đồng chí.




Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: behienQYV7C trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 04:55:45 pm
Nếu đấy là suy nghĩ của bạn thì bạn nên về xem lại lượng Iod trong canh mà bạn thường ăn nhé, Nguyễn Ngọc! ;D

Giờ bạn trả lời hộ tôi câu này: Khmer Đỏ đánh VN hay VN đánh Khmer Đỏ trước? Và nếu bạn ở vị trí người được quyết định có hay không nổ súng tiến hành chiến tranh thì bạn có quyết định thế nào và vì sao?

TL đúng là " Nhân sĩ Bắc hà "  :) , TL nói thế có khi nào bạn Nguyển Ngọc thắc mắc " bỏ muối i ốt vào canh làm gì ? " không nhỉ ? ;D .


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 04:56:27 pm
:D ;D! Em xin chào các bác ạ! ;D. Mấy bác cho em xin ké tí nời với bác Nguyenngoc ạ :D

Thưa bác niếu bác có buồn tình mà tự tử,em xin bác ra cầu bình Lợi mà tự tử bác nhé,chứ cái kiểu bác nhục mạ người khác thì không ổn rồi  ;) . Mấy bác ccB chọi đá bác phải vào chợ Rẫy mất thôi ;D ;D đừng tự cho mình anh hùng bác nhé!
Bác nên nhớ một điều như thế này: dân tộc ta chưa thua,cho dù cuộc chiến có khốc liệt đến đâu,dù gian khó đến mấy...dân tộc việt Nam sẽ thắng! Bác nhé! :D ;D
CO khẩu khí,báo cáo bác em chưa bao giờ nhận mình là a hùng,chẳng những thế em còn bị Pốt dồn cho chạy rẽ cờ ah1


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 04:58:59 pm
Nếu đấy là suy nghĩ của bạn thì bạn nên về xem lại lượng Iod trong canh mà bạn thường ăn nhé, Nguyễn Ngọc! ;D

Giờ bạn trả lời hộ tôi câu này: Khmer Đỏ đánh VN hay VN đánh Khmer Đỏ trước? Và nếu bạn ở vị trí người được quyết định có hay không nổ súng tiến hành chiến tranh thì bạn có quyết định thế nào và vì sao?

TL đúng là " Nhân sĩ Bắc hà "  :) , TL nói thế có khi nào bạn Nguyển Ngọc thắc mắc " bỏ muối i ốt vào canh làm gì ? " không nhỉ ? ;D .
Xin các bác ,quả đúng thời CT có lần tụi em ăn cơm khô cả tuần ah,có thể thiếu i od từ ngày đó!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: VMH trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 05:02:09 pm
Ừm, vậy là tôi đã hiểu vì sao bạn đặt ra những câu hỏi như vậy rồi. Kể ra, giờ thời bình bạn nên bổ sung muối Iod gấp 10 người thường để bù cho lúc khó khăn đi chứ, ai lại để tình trạng não bộ phát triển chậm và có dấu hiệu thoái hóa như thế? ;D

Thôi, bạn trả lời tôi đi chứ, đừng lảng!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 05:02:37 pm
:D ;D! Em xin chào các bác ạ! ;D. Mấy bác cho em xin ké tí nời với bác Nguyenngoc ạ :D

Thưa bác niếu bác có buồn tình mà tự tử,em xin bác ra cầu bình Lợi mà tự tử bác nhé,chứ cái kiểu bác nhục mạ người khác thì không ổn rồi  ;) . Mấy bác ccB chọi đá bác phải vào chợ Rẫy mất thôi ;D ;D đừng tự cho mình anh hùng bác nhé!
Bác nên nhớ một điều như thế này: dân tộc ta chưa thua,cho dù cuộc chiến có khốc liệt đến đâu,dù gian khó đến mấy...dân tộc việt Nam sẽ thắng! Bác nhé! :D ;D
Đã gọi là CT thì phải có kẻ thắng người thua.Nhưng huy chương sẽ rơi đều cả hai phía.
 Nhân đây bác cũng nên tìm hiểu thế nào là thắng,thua trong cuộc CT!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 05:04:26 pm
Ừm, vậy là tôi đã hiểu vì sao bạn đặt ra những câu hỏi như vậy rồi. Thôi, bạn trả lời tôi đi chứ, đừng lảng!
Em tưởng câu trả lời của em chính là cách em chơi bọn Pôt ở trên rồi?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: VMH trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 05:07:01 pm
Em tưởng câu trả lời của em chính là cách em chơi bọn Pôt ở trên rồi?
--------------------------------------
 Ô, vậy ra không phải bạn mà tay nào khác bị bệnh "não cạn" nói: "Nếu các tướng nhà ta cũng coi cuộc chiến này là NVQT như họ nói với AE thì thực họ không xứng đáng đưa chúng ta sang!" à? ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 05:13:27 pm
Em tưởng câu trả lời của em chính là cách em chơi bọn Pôt ở trên rồi?
--------------------------------------
 Ô, vậy ra không phải bạn mà tay nào khác bị bệnh "não cạn" nói: "Nếu các tướng nhà ta cũng coi cuộc chiến này là NVQT như họ nói với AE thì thực họ không xứng đáng đưa chúng ta sang!" à? ;D
Em xin nhắc lại lần nữa ,em tẩn Pôt vì nó tẩn em chứ không hề là vì NVQT,ai cho ta cái quyền đó?Tự vệ là chính đáng ,nhưng khi bác vượt quá hạn sẽ trở thành phạm pháp mà?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: loc85c5 trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 05:20:20 pm
:D ;D! Em xin chào các bác ạ! ;D. Mấy bác cho em xin ké tí nời với bác Nguyenngoc ạ :D

Thưa bác niếu bác có buồn tình mà tự tử,em xin bác ra cầu bình Lợi mà tự tử bác nhé,chứ cái kiểu bác nhục mạ người khác thì không ổn rồi  ;) . Mấy bác ccB chọi đá bác phải vào chợ Rẫy mất thôi ;D ;D đừng tự cho mình anh hùng bác nhé!
Bác nên nhớ một điều như thế này: dân tộc ta chưa thua,cho dù cuộc chiến có khốc liệt đến đâu,dù gian khó đến mấy...dân tộc việt Nam sẽ thắng! Bác nhé! :D ;D
Đã gọi là CT thì phải có kẻ thắng người thua.Nhưng huy chương sẽ rơi đều cả hai phía.
 Nhân đây bác cũng nên tìm hiểu thế nào là thắng,thua trong cuộc CT!


;D :D vâng bác nói đúng rồi :D. Trong cuộc chiến đương nhiên có kẻ thắng người thua. Đó là trong mỗi trận đánh,bác nghĩ xa xa dùm em tí ;D,quan trọng là tổng kết cuộc chiến ai thắng ai,ví dụ: cuộc chiế tranh Tây Nam ai thắng trong cuộc chiến đó.hê.hê. :P


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: VMH trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 05:22:44 pm
Hóa ra chính bạn Nguyễn Ngọc là tay bị não cạn à? ;D

Đánh rắn không đánh dập đầu để nó hồi phục nó lại đớp cho phát nữa thì chỉ những tay não cạn như bạn mới thấy thế là hợp lý thôi, bạn ạ. Bạn có biết suốt những năm từ 1977 đến 1978, ta đã phải nhịn không đem quân đánh sang đất K bao nhiêu lần không? Nhưng Khmer Đỏ nó có để yên cho ta nhịn không?

Bạn hãy giả sử bạn là người có quyền quyết định ở VN lúc đó (năm 78, 79), bạn có muốn có 1 lưỡi dao găm kè kè bên hông mình chỉ chực chờ đâm không? Đã nói rồi, đừng lấy con mắt của con kiến mà bình chuyện quốc gia vì mắt kiến chỉ nhìn thấy mấy đốt chân nó mà bạn không nghe, lẽ nào đầu của bạn chỉ dùng để đội mũ bảo hiểm? ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 05:26:29 pm
:D ;D! Em xin chào các bác ạ! ;D. Mấy bác cho em xin ké tí nời với bác Nguyenngoc ạ :D

Thưa bác niếu bác có buồn tình mà tự tử,em xin bác ra cầu bình Lợi mà tự tử bác nhé,chứ cái kiểu bác nhục mạ người khác thì không ổn rồi  ;) . Mấy bác ccB chọi đá bác phải vào chợ Rẫy mất thôi ;D ;D đừng tự cho mình anh hùng bác nhé!
Bác nên nhớ một điều như thế này: dân tộc ta chưa thua,cho dù cuộc chiến có khốc liệt đến đâu,dù gian khó đến mấy...dân tộc việt Nam sẽ thắng! Bác nhé! :D ;D
Đã gọi là CT thì phải có kẻ thắng người thua.Nhưng huy chương sẽ rơi đều cả hai phía.
 Nhân đây bác cũng nên tìm hiểu thế nào là thắng,thua trong cuộc CT!


;D :D vâng bác nói đúng rồi :D. Trong cuộc chiến đương nhiên có kẻ thắng người thua. Đó là trong mỗi trận đánh,bác nghĩ xa xa dùm em tí ;D,quan trọng là tổng kết cuộc chiến ai thắng ai,ví dụ: cuộc chiế tranh Tây Nam ai thắng trong cuộc chiến đó.hê.hê. :P
Lại phải nói tiếp với bác về CT vậy.
 Thông thường khi phát động một cuộc chiến ,người phát động CT giành thắng lợi khi họ đạt được mục đích đã đề ra.Còn thương vong,thiệt hại người,của,thậm trí cả đất đai(cái này hiếm nhưng vẫn có khi mục đích lớn hơn GT đất đó) trong CT người ta không xet đến.
 Trở lại vđ CPC nếu chúng ta không vì NVQT mà chỉ tự vệ thì chúng ta sẽ được toàn thế giới ủng hộ,vậy mục đích của cuộc chiến là gì?Bác thử xét xem !


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: VMH trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 05:26:49 pm
...quan trọng là tổng kết cuộc chiến ai thắng ai,ví dụ: cuộc chiế tranh Tây Nam ai thắng trong cuộc chiến đó.hê.hê.
-----------------------------------
 Đương nhiên là ta thắng, bởi ta đã loại bỏ được một chế độ thù địch với ta, lại ở ngay sát nách ta. Tuy nhiên, đây là tầm vĩ mô, bác loc85c5 hỏi thế quá bằng đánh đố bạn Nguyễn Ngọc.  ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 05:28:49 pm
Hóa ra chính bạn Nguyễn Ngọc là tay bị não cạn à? ;D

Đánh rắn không đánh dập đầu để nó hồi phục nó lại đớp cho phát nữa thì chỉ những tay não cạn như bạn mới thấy thế là hợp lý thôi, bạn ạ. Bạn có biết suốt những năm từ 1977 đến 1978, ta đã phải nhịn không đem quân đánh sang đất K bao nhiêu lần không? Nhưng Khmer Đỏ nó có để yên cho ta nhịn không?

Bạn hãy giả sử bạn là người có quyền quyết định ở VN lúc đó (năm 78, 79), bạn có muốn có 1 lưỡi dao găm kè kè bên hông mình chỉ chực chờ đâm không? Đã nói rồi, đừng lấy con mắt của con kiến mà bình chuyện quốc gia vì mắt kiến chỉ nhìn thấy mấy đốt chân nó mà bạn không nghe, lẽ nào đầu của bạn chỉ dùng để đội mũ bảo hiểm? ;D
Chính vì con rắn không bị một đòn chí mạng nên CT CPC mới kéo dài đến 10 năm mà thực tế chiến trường vẫn ngổn ngang lắm!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: VMH trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 05:29:22 pm
Trở lại vđ CPC nếu chúng ta không vì NVQT mà chỉ tự vệ thì chúng ta sẽ được toàn thế giới ủng hộ,vậy mục đích của cuộc chiến là gì?Bác thử xét xem !
------------------------------------
 Thế giới ủng hộ thì có ngăn được Khmer Đỏ nó tiếp tục cắn không hả bạn Nguyễn Ngọc? Sao bạn không chịu dùng cái đám bùn màu xám mà Thượng đế đã rót vào đầu bạn tí đi? ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: VMH trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 05:32:22 pm
Chính vì con rắn không bị một đòn chí mạng nên CT CPC mới kéo dài đến 10 năm mà thực tế chiến trường vẫn ngổn ngang lắm!
--------------------------------------
 Ô, sao bạn lại tự tay vả vào mặt mình thế này? ;D

 Đem quân sang đánh nó mà còn mất bao thời gian, công sức và máu mới xóa được nó vĩnh viễn vậy mà bạn lại đòi chỉ "tự vệ". Tự tát mình thế có đau không bạn?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 05:37:51 pm
...quan trọng là tổng kết cuộc chiến ai thắng ai,ví dụ: cuộc chiế tranh Tây Nam ai thắng trong cuộc chiến đó.hê.hê.
-----------------------------------
 Đương nhiên là ta thắng, bởi ta đã loại bỏ được một chế độ thù địch với ta, lại ở ngay sát nách ta. Tuy nhiên, đây là tầm vĩ mô, bác loc85c5 hỏi thế quá bằng đánh đố bạn Nguyễn Ngọc.  ;D
Bác nói đúng chúng ta loại bỏ được Pot,nhưng sự kiện Hunxen không ký vào tuyên bố chung ASEAN vừa qua nên em mới nói về chủ đề này,Như bác nói thì Chúng ta loại bỏ một chế độ thù địch để dựng lên một chế độ không ủng hộ ta?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 05:38:48 pm
Chính vì con rắn không bị một đòn chí mạng nên CT CPC mới kéo dài đến 10 năm mà thực tế chiến trường vẫn ngổn ngang lắm!
--------------------------------------
 Ô, sao bạn lại tự tay vả vào mặt mình thế này? ;D

 Đem quân sang đánh nó mà còn mất bao thời gian, công sức và máu mới xóa được nó vĩnh viễn vậy mà bạn lại đòi chỉ "tự vệ". Tự tát mình thế có đau không bạn?
Em rất đau!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 05:42:13 pm
Trở lại vđ CPC nếu chúng ta không vì NVQT mà chỉ tự vệ thì chúng ta sẽ được toàn thế giới ủng hộ,vậy mục đích của cuộc chiến là gì?Bác thử xét xem !
------------------------------------
 Thế giới ủng hộ thì có ngăn được Khmer Đỏ nó tiếp tục cắn không hả bạn Nguyễn Ngọc? Sao bạn không chịu dùng cái đám bùn màu xám mà Thượng đế đã rót vào đầu bạn tí đi? ;D
Em không phản đối đánh Pot!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: VMH trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 05:47:59 pm
Bác nói đúng chúng ta loại bỏ được Pot,nhưng sự kiện Hunxen không ký vào tuyên bố chung ASEAN vừa qua nên em mới nói về chủ đề này,Như bác nói thì Chúng ta loại bỏ một chế độ thù địch để dựng lên một chế độ không ủng hộ ta?
----------------------------------------
 Bạn càng nói càng làm tôi thương Thượng đế vì đã phí phạm vật liệu nặn ra con người bạn đấy!

 Không phân biệt nổi sự khác nhau giữa "thù địch" và "không ủng hộ" (giả sử đúng thế) thì bạn quả thực đã tiêu phí quá nhiều tài nguyên của nhân loại một cách vô ích rồi. ;D

 Chính phủ CPC hiện nay là chính phủ độc lập, họ có quyền quyết định những gì mà họ cho là có lợi cho dân tộc họ, điều đó có gì sai? Không thể vì chuyện họ không ký vào 1 bản tuyên bố chung để đánh giá họ đã "không ủng hộ" ta. Lại càng không thể vin vào 1 chi tiết duy nhất đó để phủ nhận thành quả 10 năm giúp CPC diệt Pốt, thành quả này là tính với VN ấy, chưa tính cho CPC.

 Bạn đã hiểu ra chưa, hay vẫn dùng mắt ếch nhìn trời? ;D
  


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: VMH trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 05:48:49 pm
Em không phản đối đánh Pot!
---------------------------------
 Thế tóm lại bạn phản đối gì nào? ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Omon trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 06:01:34 pm
Anh zai bizon này có 1 biệt tài rất hay, đó là làm cho những người có học, có kiến thức bị ức chế nặng!

Bác nói đúng chúng ta loại bỏ được Pot,nhưng sự kiện Hunxen không ký vào tuyên bố chung ASEAN vừa qua nên em mới nói về chủ đề này,Như bác nói thì Chúng ta loại bỏ một chế độ thù địch để dựng lên một chế độ không ủng hộ ta?
Cuối cùng thì cũng tòi ra cái này. Anh zai ăn muối i ốt đểu từ bé chắc không bao giờ hiểu được lợi ích của dân tộc bao giờ cũng phải đặt lên hàng đầu nhỉ?

Trở lại vđ CPC nếu chúng ta không vì NVQT mà chỉ tự vệ thì chúng ta sẽ được toàn thế giới ủng hộ,vậy mục đích của cuộc chiến là gì?Bác thử xét xem!
------------------->
Cái chiến tranh tự vệ ấy của anh zai thì như thế nào tự vệ đến đâu mới là hợp lý, mới được toàn thế giới ủng hộ? Nói khơi khơi thì cần gì phải học, bỏ thời gian đọc và đến độ tuổi như anh zai mới viết ra nổi.

Em xin nhắc lại lần nữa ,em tẩn Pôt vì nó tẩn em chứ không hề là vì NVQT,ai cho ta cái quyền đó?Tự vệ là chính đáng ,nhưng khi bác vượt quá hạn sẽ trở thành phạm pháp mà?
Tức là đánh qua đánh lại như giang hồ ma cô đầu đường xó chợ đánh nhau ấy hả?
Ai cho? Cứu 1 dân tộc khỏi bọn diệt chủng, để nhân dân mình trên biên giới Tây Nam không bị giặc thỉnh thoẳng nhảy sang cắn trộm, để có thời gian ổn định, xây dựng đất nước => cái đấy thì cần ai cho? Quyền lợi của dân tộc mình thì ai quyết định cho?
Anh zai có biệt tài tự tay vả miệng, phủ nhận bản thân anh zai, rũ bỏ quá khứ của anh zai thì chả ai chấp, chứ anh zai lấy tư cách gì mà phủ nhận cuộc chiến tranh của rất nhiều CCB khác tham gia, đổ máu? Ai cho anh zai cái quyền ấy? Loại nằm dưới giếng nhìn lên trời thì mọi vật không được phép khác hình tròn cho phép phải không?
Nói trắng phớ ra, anh zai nhìn nhận chiến tranh ở Tây Nam là VN xâm lược CPC mà cóc dám nói thẳng, cứ lươn lẹo tự vệ với cả quốc tế ủng hộ rồi phạm pháp .... chừng ấy cơ sở là đủ rồi.
Dạng như anh zai, không đạp bom, không đá mìn đúng là trời không có mắt.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: loc85c5 trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 06:12:40 pm
 ;D :D bác mười năm quân ngũ đấy ư ;D hê.hê.em có bốn năm năm tháng,nhỏ hơn bác rất nhiều+thêm em dốt,hi.hi.nhưng mà em cũng hiểu mình không muốn chiến tranh,nhưng thằng pon-pot,thằng chệt có để ta yên không? Chiến tranh mang lại cho ta những gí?ngoài đổ nát,hy sinh,mất mát,vui hay buồn. Bao lâu để xây dựng lại những đống đổ nát?
 
Mấy bác nào liều đưa thử bác sẽ xử lí như thế nào,niếu bác là chỉ huy.hê.hê..nướng hết quá mấy bác ơi!  :D ;D


Tiêu đề: Nếu không có "các bác Nga"...
Gửi bởi: fddinh trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 06:53:31 pm
Em nhớ là trên này các bác có dịch nhiều bài từ trang web www.clubamiral.ru, nay lại thấy trên QĐND có dẫn bài từ trang này, bài Nếu không có "các bác Nga"... http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/91/68/72/72/72/214726/Default.aspx (http://image.qdnd.vn/Upload/tuanson/2012/11/8/337435520121108092015825.jpg) Tàu SB -28 đang kéo tàu HQ - 614. (Ảnh tư liệu)

Trích dẫn
Đại tá hải quân Nga và hồi ức trên internet

Những tưởng câu chuyện này cũng chỉ dừng ở lời kể của Đại tá Nguyễn Kiều Kinh. Không ngờ cách đây ít lâu,  tìm trên trang web: www.clubamiral.ru, một trang đăng tải nhiều bài viết của các cựu binh Liên Xô từng làm việc ở quân cảng Cam Ranh, tôi đã reo lên khi bắt gặp những dòng hồi ức của Đại tá Khorkov V.A - cựu Tham mưu trưởng Lữ đoàn tàu mặt nước 119 (1985-1989). Ký ức về cuộc giải cứu tàu HQ -614 hiện lên rõ mồn một. Xin tóm lược vài đoạn như sau:

“...Tháng 1 năm 1989, tại cuộc họp giao ban ở phòng Tư lệnh Binh đoàn 17, có mặt Trưởng phòng tác chiến Vùng 4 Hải quân Việt Nam, Trung tá Đỗ Xuân Công, đã công bố lệnh tìm kiếm tàu vận tải quân sự hải quân Việt Nam HQ -614 gặp nạn ở khu vực đảo Thuyền Chài.

(http://image.qdnd.vn/Upload/tuanson/2012/11/8/4903806420121108092022403.jpg) Từ trái sang: Chuẩn đô đốc Matiushin N.F,  nguyên Phó tư lệnh chính trị Binh đoàn 17 và hai người tham gia trực tiếp vụ cứu nạn tàu HQ -614: Đại tá Ibraghimov O.S,  Đại tá Khorkov V.A.

Do điều kiện thời tiết và khả năng hạn chế của SB -28, người chỉ huy cứu hộ đề xuất trước khi ra khơi soạn thảo và ký một thỏa thuận song phương về việc từ chối trách móc lẫn nhau trong trường hợp cứu hộ không thành công…

Sau khi vòng tránh những rạn san hô, chúng tôi đã ra tới khu vực dự kiến là có đảo Thuyền Chài. Con tàu gặp nạn thực tế đang đậu trên sống phẳng với những miếng thành bảo vệ mặt boong bên mạn trái rách bươm vẫn treo lơ lửng tại chỗ…

…Nếu trong khi khởi động cáp kéo, đang ở trên hướng kéo tàu bị nạn ra khỏi đá ngầm mà SB -28 bị mất tốc độ thì chỉ sau 4-5 phút chúng tôi cũng sẽ dạt lên rạn san hô, trở thành "anh hai" lập tức. Than ôi, đúng thời điểm này, con tàu kéo cứu hộ già nua (diesel-điện) của chúng tôi bị ngắt điện - hệ thống mạch điện gần như bung hết!
Khả năng tiếp tục các nỗ lực cứu hộ đã cạn kiệt. Đến thời điểm này, chúng tôi đã ở trên biển hết tuần thứ ba. Dự trữ lương thực và nước ngọt đã cạn. Thủy thủ đoàn mệt lử vì công việc ngày đêm, họ kiệt sức và đánh giá một cách thực tế công tác cứu hộ là khó thành công.

Thủy thủ Việt đã mắc cạn hơn 1, 5 tháng trên rạn đá san hô mà chẳng có gì ăn được, họ không đơn giản chỉ chờ đợi sự giúp đỡ - họ cũng muốn sống!

…Có một buổi tối khi đỉnh triều đã dâng cao hơn 5-7cm (so với thường lệ), tàu bị nạn được kéo từ từ (20-30cm một bước nhảy) tiến ra vùng nước sâu.

Con tàu bị nạn đã ra tới vùng nước ... Hàng chục phát pháo hiệu màu bay vút vào không trung, tiếng súng bộ binh đồng loạt vang lên. Trên các tàu người người hét "Ura".

Vào lúc bình minh, chúng tôi cho thợ lặn tiến hành lặn kiểm tra (tàu bị nạn), nhưng nơi nào cũng bị lũ cá mập làm cản trở công việc.

Chúng tôi đến trạm bờ Bắc để giải thoát các quân nhân. 35 thủy thủ Việt Nam đang đứng trong nước biển sâu đến thắt lưng.Có một thủy thủ bị thương vào đầu, toàn đầu bị băng kín và anh ta bơi mù, chỉ được bảo hiểm bằng một sợi cáp.

Đêm đầu tiên hành trình diễn ra bình yên, nhưng ít người đi ngủ. Hàng chục con mắt theo dõi hành vi của con tàu bị nạn. Tàu SB -28 nhận được các báo cáo an ủi rằng tất cả vẫn tốt nhưng lúc bình minh, từ tàu bị nạn phát ra đề nghị khẩn cấp trợ giúp trong cuộc chiến với nước.

Bơm hoạt động cật lực, đã bơm ra không ít hơn 20 tấn nước. Thêm một đêm nữa qua và điều tương tự lại xảy ra! Tại sao các anh không bơm nước biển ra? Lấy gì mà bơm - máy bơm cháy rồi!

Đột nhiên, đài vô tuyến điện liên lạc có tiếng rít và không có tín hiệu, chúng tôi nghe thấy giọng tiếng Nga lơ lớ: "Đồng chí Kharikov! Tàu chúng tôi sắp chìm - hãy cứu giúp nhanh!".

Bây giờ chỉ có thể cứu người! Con tàu đã lật nghiêng cắm mũi xuống nước. Một vài nhóm 5 người đã di chuyển thành công theo cáp kéo cứu hộ sang tàu chúng tôi. Tuy nhiên, có 6-8 người trượt  xuống nước và bị cuốn đi. Tiếng kêu xé lòng của họ vang trong không trung.

Con tàu bị lật úp.  Người ta đã ném xuống thang dây, chăn và vải trải giường đã thắt nút. Tất cả những ai không phải trực gác đều nhào vào túm tóc và quần áo kéo người lên khỏi mặt nước. Thuyền trưởng, phiên dịch viên, thuyền phó chính trị trong tay cầm túi cao su đựng các tài liệu, trên đầu họ đội lá cờ Tổ quốc.

Chúng tôi ném vòng cứu sinh. Có khoảng 30 người Xô -viết - còn những người được giải cứu có 66 người. Máy bay bay đến sau khi chúng tôi báo cáo đã kiểm tra lại khu vực lần cuối. Sau khi xác nhận rằng không còn ai và không còn gì để tìm kiếm và cứu nạn nữa, chúng tôi đi về Cam Ranh.

Cho đến tận ngày hôm nay, tôi vẫn ngạc nhiên là làm thế nào trong một tình hình hỗn độn như vậy, lại không có  các công cụ hiện đại mà vẫn tìm được mọi người".


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 08:38:41 pm
Anh zai bizon này có 1 biệt tài rất hay, đó là làm cho những người có học, có kiến thức bị ức chế nặng!

Bác nói đúng chúng ta loại bỏ được Pot,nhưng sự kiện Hunxen không ký vào tuyên bố chung ASEAN vừa qua nên em mới nói về chủ đề này,Như bác nói thì Chúng ta loại bỏ một chế độ thù địch để dựng lên một chế độ không ủng hộ ta?
Cuối cùng thì cũng tòi ra cái này. Anh zai ăn muối i ốt đểu từ bé chắc không bao giờ hiểu được lợi ích của dân tộc bao giờ cũng phải đặt lên hàng đầu nhỉ?

Trở lại vđ CPC nếu chúng ta không vì NVQT mà chỉ tự vệ thì chúng ta sẽ được toàn thế giới ủng hộ,vậy mục đích của cuộc chiến là gì?Bác thử xét xem!
------------------->
Cái chiến tranh tự vệ ấy của anh zai thì như thế nào tự vệ đến đâu mới là hợp lý, mới được toàn thế giới ủng hộ? Nói khơi khơi thì cần gì phải học, bỏ thời gian đọc và đến độ tuổi như anh zai mới viết ra nổi.

Em xin nhắc lại lần nữa ,em tẩn Pôt vì nó tẩn em chứ không hề là vì NVQT,ai cho ta cái quyền đó?Tự vệ là chính đáng ,nhưng khi bác vượt quá hạn sẽ trở thành phạm pháp mà?
Tức là đánh qua đánh lại như giang hồ ma cô đầu đường xó chợ đánh nhau ấy hả?
Ai cho? Cứu 1 dân tộc khỏi bọn diệt chủng, để nhân dân mình trên biên giới Tây Nam không bị giặc thỉnh thoẳng nhảy sang cắn trộm, để có thời gian ổn định, xây dựng đất nước => cái đấy thì cần ai cho? Quyền lợi của dân tộc mình thì ai quyết định cho?
Anh zai có biệt tài tự tay vả miệng, phủ nhận bản thân anh zai, rũ bỏ quá khứ của anh zai thì chả ai chấp, chứ anh zai lấy tư cách gì mà phủ nhận cuộc chiến tranh của rất nhiều CCB khác tham gia, đổ máu? Ai cho anh zai cái quyền ấy? Loại nằm dưới giếng nhìn lên trời thì mọi vật không được phép khác hình tròn cho phép phải không?
Nói trắng phớ ra, anh zai nhìn nhận chiến tranh ở Tây Nam là VN xâm lược CPC mà cóc dám nói thẳng, cứ lươn lẹo tự vệ với cả quốc tế ủng hộ rồi phạm pháp .... chừng ấy cơ sở là đủ rồi.
Dạng như anh zai, không đạp bom, không đá mìn đúng là trời không có mắt.
Nên trách trời chứ bác đừng trách em.Chúc bác thành công với ông trời của bác!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: VMH trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 08:42:51 pm
Bạn Nguyễn Ngọc càng ngày càng tỏ ra "nguy hiểm", lập luận thì vả nhau chan chát, chỉ giỏi spam. Nếu còn tiếp tục thế này thì tôi khéo phải cho bạn đi nghỉ một thời gian uống thuốc bổ não thôi!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Nguyễn Ngọc trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 08:47:44 pm
;D :D bác mười năm quân ngũ đấy ư ;D hê.hê.em có bốn năm năm tháng,nhỏ hơn bác rất nhiều+thêm em dốt,hi.hi.nhưng mà em cũng hiểu mình không muốn chiến tranh,nhưng thằng pon-pot,thằng chệt có để ta yên không? Chiến tranh mang lại cho ta những gí?ngoài đổ nát,hy sinh,mất mát,vui hay buồn. Bao lâu để xây dựng lại những đống đổ nát?
 
Mấy bác nào liều đưa thử bác sẽ xử lí như thế nào,niếu bác là chỉ huy.hê.hê..nướng hết quá mấy bác ơi!  :D ;D
Các bác thông cảm ,các bài học CT em còn rẩt thuộc.Ngay từ ngày vào quân ngũ em đã được học kẻ thù là ai,đối tượng tác chiến của chúng ta là ai.Tư tưởng chỉ đạo khi ra trận là gì,các bác còn nhớ không?Trên đây là em nêu cảm nhận của em về cuộc chiến.,các bác nếu không có suy nghĩ của riêng mình thì cứ mang các bài học ra đọc ,không phải nặng lời làm gì.Rieng với em,chỉ là một thằng lính,nhưng sinh mạng con người là vô giá.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: VMH trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 08:55:36 pm
Hết chuyện, bạn Nguyễn Ngọc đi nghỉ chữa bệnh nửa năm, khi nào hiểu rõ trời không phải cái vung thì hãy quay lại nhé!

P/s: Nên học thêm về cách tranh luận nữa, cứ cái sau tát vỡ miệng cái trước thế thì bố mẹ bạn sạt nghiệp vì lắp răng giả cho bạn mất! ;D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: selene0802 trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 09:45:41 pm
Kết luận sau cùng của em, nhân vật Nguyễn Ngọc này 95% là lính giả, ccb giả :). Em xin lạc đề đến đây thôi :D


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: loc85c5 trong 10 Tháng Mười Một, 2012, 10:04:36 pm
Kết luận sau cùng của em, nhân vật Nguyễn Ngọc này 95% là lính giả, ccb giả :). Em xin lạc đề đến đây thôi :D


 :D ;D ;D bác hết chổ đùa rồi hả bác nguyenngoc ;D  ???
Cây đa,cây đề không bác :D ;D bác định ôm DH 10 chăng? Đừng đùa bác nhé ;D
chỉ vài câu thôi bác lòi đuôi thôi không xạo với nhau được đâu bác nhé!
Hèn chi tôi thấy bác trả lời gì đâu đó,thì ra là giả lính lên đây xạo
Thôi nha bác nguyenngoc đừng đùa với lửa bác nhá!  ;)

Hi.hi.chỉ những kẻ tâm thần mới nói được câu: tôi đánh pot vì pot đánh tôi,chứ không phả vì nghĩa vụ quốc tế,hê.hê.khùng hết biết,người can đảm mới nói được à nhe! Xin lỗi bác nhé! Vậy pot đánh bà con dòng họ bác,không đánh bác,bác có đánh không? :D


Tiêu đề: Re: Nếu không có "các bác Nga"...
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Mười Một, 2012, 07:20:10 pm
Em nhớ là trên này ...

“...Tháng 1 năm 1989, tại cuộc họp giao ban ở phòng Tư lệnh Binh đoàn 17, có mặt Trưởng phòng tác chiến Vùng 4 Hải quân Việt Nam, Trung tá Đỗ Xuân Công, đã công bố lệnh tìm kiếm tàu vận tải quân sự hải quân Việt Nam HQ -614 gặp nạn ở khu vực đảo Thuyền Chài.


Có sự lệch nhau về thời gian giữa 2 phía về sự kiện này đấy.

Điều khả thi nhất trong CQ-88 là LX giúp thông tin tình báo về kế hoạch của Trung Quốc, vì đây là vùng hoạt động của hạm đội TBD LX, tình báo hải quân của hạm đội TBD hồi đó còn rất mạnh. Sau đó đến việc trợ giúp cứu nạn và y tế - việc này thì dễ hơn. Nhưng thực tế họ có giúp hay không và đến mức nào thì bao giờ nhà nước 2 bên giải mật ta sẽ biết. Các chiến sỹ hải quân chúng ta đã làm hết sức mình trong điều kiện tương quan lực lượng vô cùng chênh lệch.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: qtdc trong 19 Tháng Mười Một, 2012, 05:20:47 pm
Sau CQ-88, ảnh của PV báo Phú Khánh Nguyễn Viết Thái (http://reds.vn/index.php/khoanh-khac-lich-su/252-nhung-bac-anh-cq-88)

(http://farm7.staticflickr.com/6120/7000638309_ef51a729c9_b.jpg)

(http://farm7.staticflickr.com/6239/6854473142_b2d47a6d6a_b.jpg)

(http://farm7.staticflickr.com/6039/7000647419_808de13d44_b.jpg)

(http://farm8.staticflickr.com/7073/6854476908_bfb2d3a6fe_b.jpg)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vanhaubg trong 04 Tháng Mười Hai, 2012, 09:11:17 am
Phải là hải chiến Hoàng-Hà Sa mới đúng chứ?Ngày 14/3/1988 khi ấy bố em vẫn phục vụ trong quân ngũ mà.Có 1 điều em muốn hỏi các bác là bố em trước đây phục vụ ở đoàn 820 Đặc Công.Nhưng thấy bố em kể là được mặc quân phục Hải Quân bộ áo màu trắng,quần xanh giống bên Không Quân đó.Sao lại thế nhỉ?Bố em chỉ bảo là công tác ở đơn vị Đặc Công Nước.Nhưng em có vài lần tìm hiểu mà không có kết quả.Nay xin hỏi mấy bác.
Em bổ sung thêm là bố em chỉ là lính nghĩa vụ thôi không mấy bác tưởng bên Sĩ Quan thì lại khó trả lời.Bố em đi lính 5 năm và là Thượng sĩ đơn vị là C7-D20-E820.Quân phục bố em mang về là "hàng độc" vì chẳng giống ai cả.Chắc họ bên bộ binh.Sau vụ Hải chiến này thì bố em được ra quân ngày nào em cũng không nhớ lắm!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vanhaubg trong 04 Tháng Mười Hai, 2012, 09:15:12 am
http://www.youtube.com/watch?v=WIf-T9Z1nl8.em xin sửa bài      bằng cách add thêm 1 video trên youtube vì không xóa được.Kẻo lại cho em tội Spam thì khổ mới mở nick hôm qua.Chắc 1 ngày chỉ được post tầm 3 bài là được.Thông cảm cho em..


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 10 Tháng Giêng, 2013, 12:24:02 pm
Phim tư liệu do TQ quay về vụ xung đột 14/03/1988:
http://www.youtube.com/watch?v=AXTTJAL52Pw
Nhìn cảnh chúng nã pháo vào tàu và bộ đội ta trên đảo, thực sự nhói lòng!

ko xem được , phải có tài khoản +đăng nhập,
mọi người có thể xem tạm :sau quảng cáo
http://player.youku.com/player.php/sid/21587431/v.swf


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 04 Tháng Ba, 2013, 07:53:21 am

gặp mặt cựu binh trong trận chiến ở Trường Sa 1988
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/03/gap-mat-cuu-binh-trong-tran-chien-o-truong-sa-1988-1/


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 06 Tháng Ba, 2013, 10:09:31 am

Lần trở về sau 25 năm của một người lính Gạc Ma

http://sgtt.vn/Thoi-su/175454/Lan-tro-ve-sau-25-nam-cua-mot-nguoi-linh-Gac-Ma.html


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 11 Tháng Ba, 2013, 08:24:01 am
25 năm hải chiến Trường Sa
11/03/2013 6:45
(TNO) 25 năm trước, ngày 14.3.1988, 64 người con đất Việt đã ngã xuống biển Đông trước họng súng quân xâm lược Trung Quốc. Sự hy sinh anh dũng của những người lính Việt Nam đã biến địa danh Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) trở thành bất tử.

Những ngày tháng 3 này dường như đang trôi nhanh đối với hơn 50 cựu chiến binh, thân nhân của những liệt sĩ từng chiến đấu ngoan cường nơi Gạc Ma khi họ hội ngộ cùng nhau. Thanh Niên Online đã tìm gặp những người anh hùng năm xưa, những người thân nơi quê nhà của họ để nghe kể về cuộc chiến bi hùng này.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130310/25-nam-hai-chien-truong-sa.aspx


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Ba, 2013, 01:04:27 am
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130310/25-nam-hai-chien-truong-sa-ky-2-anh-hung-dat-viet.aspx

25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 2: Anh hùng đất Việt

(TNO) Như một thước phim quay chậm, cận cảnh vào từng nhát cắt bi hùng Gạc Ma, dòng hồi tưởng của cựu chiến binh Lê Hữu Thảo (quê Hà Tĩnh) khắc họa chân thật nhất giây phút ngạo mạn, man rợ của quân xâm lược Trung Quốc. Giây phút ấy cũng làm nên huyền thoại của những người anh hùng đất Việt.

>> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 1: Cuộc xâm lược của Trung Quốc

Trong trận chiến Gạc Ma, anh Lê Hữu Thảo chính là người đã cứu mạng anh hùng Nguyễn Văn Lanh, cũng là người tìm và bảo quản xác của Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Phương, người đã ngã xuống để giữ cho cờ Tổ quốc tung bay tại đây.

Lê Hữu Thảo (quê ở xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) tính tình vui vẻ, gương mặt trẻ hơn nhiều so với tuổi thực.

Tháng 12.1986, anh lên đường nhập ngũ. Hết thời gian huấn luyện tân binh, anh được biên chế vào Lữ đoàn 147 Quân chủng Hải quân, sau đó về Tiểu đoàn 3, tiểu đoàn chiến đấu thuộc Lữ đoàn 147. Đầu năm 1988, đơn vị anh nhận lệnh tăng cường cho Lữ đoàn 146 đóng tại quân cảng Cam Ranh, Khánh Hòa. Sau khi vào Cam Ranh, đơn vị anh được được bổ sung vào một đại đội mới được thành lập để đi làm nhiệm vụ đặc biệt tại Trường Sa. Trần Văn Phương chính là đại đội phó của anh, còn anh được cử làm tiểu đội trưởng.

Phải thuyết phục rất nhiều lần, cựu chiến binh Lê Hữu Thảo, người đã tham gia chỉ huy việc cắm cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma mới gật đầu cho chúng tôi chép lại những dòng hồi ức về khoảnh khắc đó. Bởi mỗi lần nhắc lại lịch sử là mắt anh đỏ hoe vì nhớ đồng đội, trang hồi ức mà chúng tôi chép lại dưới đây cũng nhòe đi khi anh Thảo nhắc đến những người đã mãi mãi nằm lại giữa biển khơi, hòa xương máu của mình vào từng cánh sóng, ngày đêm vỗ về đất mẹ.

(http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20133/LUAN/1/chiensi2.jpg)
Anh Thảo xúc động khi kể về trận chiến Gạc Ma ngày 14.3.1988 - Ảnh: Thanh Hùng

Anh Thảo chậm rãi kể:

"Chiều 13.3.1988, sau khi vượt trên 400 hải lý trong thời tiết giông tố thì tàu cập bãi đá ngầm Gạc Ma. Tại đây, chúng tôi đã đối mặt với tàu chiến của Trung Quốc. Chúng tôi bắc tay làm loa nói về phía tàu Trung Quốc: “Đây là lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam, yêu cầu tàu Trung Quốc phải lập tức rời khỏi khu vực này”. Phía Trung Quốc cũng phát tín hiệu yêu cầu chúng tôi rời Gạc Ma. Sau một hồi đôi co, tàu chiến Trung Quốc bỏ đi.

Tối hôm đó, chúng tôi quây quần bên nhau, vì mới về cùng đơn vị nên hầu như anh em chưa biết mặt, thuộc hết tên của nhau. Chúng tôi vui vẻ trò chuyện về đời tư, quê quán, hoàn cảnh gia đình của nhau. Hầu hết cán bộ chiến sĩ đều bình tĩnh trước sự khiêu khích của phía Trung Quốc. Mọi người bảo nhau đi ngủ để lấy sức ngày mai tiếp tục làm nhiệm vụ.

Rạng sáng 14.3.1988, chúng tôi dậy từ rất sớm. Tôi được anh Phương (Trần Văn Phương) và anh Phong - đại đội trưởng - giao nhiệm vụ xuống bãi đá ngầm để chỉ huy việc cắm cờ. Tôi cùng anh Phương, anh Phong, cậu Tư, cậu Chúc lên xuồng công binh đi vào đảo Gạc Ma.

Mấy anh em lội vào đảo, cắm một cây cọc cao chừng 3 m để làm thân buộc cán cờ vào đó. Thủy triều bắt đầu lên, trên tàu, anh em công binh chuẩn bị bốc vật liệu để chở vào đảo xây nhà giàn phục vụ việc đóng quân, khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Lúc đó, cậu Lanh ở đơn vị công binh E83 đang ở trên tàu cũng nhảy xuống bơi vào chỗ mấy anh em đang chuẩn bị cọc cắm cờ. Cùng lúc đó, có 3 chiếc tàu chiến Trung Quốc xuất hiện. Chúng nhanh chóng hạ xuồng, cho quân đổ bộ vào đảo, gần 50 tên lính Trung Quốc chĩa súng đứng thành hình vòng cung bao vây chúng tôi. Khoảng cách giữa chúng tôi và lính Trung Quốc rất gần nhau, chỉ khoảng chừng 1 m.

Sau khi đổ bộ, chúng còn cho xuồng máy chạy vòng quanh tàu HQ 604, chĩa súng đại liên lên tàu khiêu khích. Lúc đó, chúng tôi và anh em trên tàu hết sức bình tĩnh, thậm chí còn móc gói thuốc lá Mai chia nhau hút, động viên nhau tiếp tục làm công việc của mình.

(http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20133/LUAN/1/chiensi4.jpg)
Vòng hoa trên biển Đông tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ Trường Sa - Ảnh: Lâm Viên

Mặc cho phía Trung Quốc liên tục khiêu khích, có thái độ trấn áp, các anh em công binh vẫn tiếp tục bốc vật liệu xuống xuồng và chở vào đảo, trên xuồng lúc đó có hơn 10 người. Khi xuồng công binh vào đến bãi cạn, lá cờ Tổ quốc được anh em chuyền tay nhau đưa vào cọc để cắm.

Khi quốc kỳ Việt Nam từ anh Phong trao đến tay anh Phương bắt đầu tung bay thì tên chỉ huy rút súng bắn chỉ thiên, ra lệnh cho quân lính nổ súng. Lúc đó, anh Phương đang cầm lá cờ Tổ quốc nên bị chúng bắn đầu tiên. Anh Phong, anh Phương và nhiều chiến sĩ công binh hy sinh ngay tại chỗ.

Súng AK, súng máy hạng nặng, pháo từ 3 tàu chiến Trung Quốc bắn xối xả vào bộ đội ta trên đảo và tàu HQ 604. Cả tàu HQ 505 tại đảo Cô Lin, tàu HQ 605 tại đảo Len Đao cũng bị pháo kích nặng nề.

Tôi và cậu Tư bị ba tên lính Trung Quốc đứng rất gần chĩa súng vào ngực định bắt sống. Khi một tên vừa nắm lấy Tư thì tôi xông vào cứu, một tên khác dùng lưỡi lê đâm thẳng nhưng tôi may mắn tránh được. Tôi không cứu được Tư và phải lặn sâu xuống nước để tránh được đạn. Mỗi khi tôi ngoi lên lấy hơi là chúng lại xả súng bắn. Không hiểu sao tôi lại may mắn không bị thương khi khoảng cách giữa tôi và bọn chúng rất gần, súng chúng bắn xối xả mà không trúng. Khi tôi lặn ra phía xa ngoi lên thì thấy lửa đạn bao trùm tàu HQ 604 và chỉ trong chốc lát tàu chìm hẳn.

(http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20133/LUAN/1/chiensi1.jpg)
Cựu binh Lê Hữu Thảo trở về gặp mạ (mẹ) của liệt sĩ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Phương để thắp nén nhang tưởng nhớ người chỉ huy của mình vào tháng 3.2013 - Ảnh: Thanh Hùng

Sau khi tàu của ta chìm, quân Trung Quốc nhanh chóng rút lên tàu của chúng. Một số ít lính của chúng rút ra xa phía góc đảo và không bắn nữa. Tôi bơi trở lại thì thấy chiếc xuồng công binh bị bắn thủng, hư hỏng nặng. Có khoảng 6 đồng đội sống sót đang bám vào mạn xuồng. Tôi bảo mọi người nhanh chóng tản ra, nếu như quân Trung Quốc tiếp tục pháo kích thì còn đỡ thương vong. Bản thân tôi tiếp tục bơi đi tìm những đồng đội bị thương, bị hy sinh.

Tôi và Chúc cứu được cậu Lanh bị thương nặng và vớt được xác của anh Phương đưa lên xuồng. Tôi tiếp tục bơi lại nơi tàu chìm và tìm thấy anh Hải bị thương nặng (anh Hải hiện nay đang là Phó tham mưu trưởng BCH quân sự tỉnh Thanh Hóa). Lúc này, thủy triều đã lên cao, nước chảy mạnh, chúng tôi đã rất mệt nên không thể bơi được nữa. Đến quá trưa, nước đã lên quá đầu, chúng tôi bảo nhau xé áo nút những chỗ thủng lại, dùng tay tát nước ra ngoài. Lúc đó, trên xuồng có thương binh và thi thể anh Phương nên một số anh em phải bám vào hai bên mạn xuồng, dùng tay chèo về phía tàu HQ 505.

Bơi được khoảng một tiếng thì chúng tôi tìm được cậu Hưng, quê ở Hải Phòng, là máy trưởng tàu HQ 604 đang bơi trên biển. Cũng lúc đó, tàu HQ 505 phát hiện thấy chúng tôi và cho xuồng máy ra đón về, đến khoảng 4 giờ chiều thì chúng tôi lên được tàu HQ 505.

Tối hôm đó, chúng tôi đưa thi thể anh Phương về đảo Sinh Tồn lớn. Cả đêm hôm đó, tôi và Chúc thức trắng đêm để túc trực bên cạnh xác anh Phương. Sáng hôm sau, đơn vị trên đảo đã tổ chức an táng anh Phương theo nghi thức quân đội.

Khoảng 10 ngày sau thì chúng tôi được tàu của quân chủng ra đón về đất liền. Nghe tin, đồng bào cả nước quan tâm chúng tôi lắm. Rất nhiều quà, thư từ, sách báo được đồng bào, đồng chí trên cả nước gửi đến động viên. Xúc động lắm!".

(http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20133/LUAN/1/chiensi3.jpg)
Lễ truy điệu các liệt sĩ hy sinh bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa trong sự kiện ngày 14.3.1988 - Ảnh tư liệu

Sau bao năm bôn ba, tìm về đồng đội cùng các mạ của anh em đơn vị, người cựu chiến binh Lê Hữu Thảo đúc kết: “Nếu nói đây không phải là một trận chiến cũng không sai. Chính xác đây là một sự kiện, sự kiện quân xâm lược Trung Quốc bất ngờ nổ súng sát hại bộ đội ta. Chúng ta yêu chuộng hòa bình, chủ trương giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, không sử dụng vũ lực. Chính quân Trung Quốc đã lợi dụng điều này để bất ngờ xả súng vào bộ đội của ta”.

Anh hùng Gạc Ma - Trường Sa

Sự anh dũng hy sinh và chiến đấu ngoan cường của các chiến sĩ trong trận hải chiến Gạc Ma - Trường Sa luôn được những thế hệ sau nhắc đến.

Một năm sau trận hải chiến ngày 14.3.1988, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho:

Anh hùng Vũ Huy Lễ (sinh năm 1946, quê ở xã Thái Thọ, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Trú quán xã Đằng Hải, huyện An Hải, TP.Hải Phòng. Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là thiếu tá, thuyền trưởng tàu HQ505, lữ đoàn 125 hải quân).

Anh hùng Nguyễn Văn Lanh (sinh năm 1966, quê ở xã Vạn Ninh, huyện Lệ Ninh, tỉnh Quảng Bình. Khi được tuyên dương Anh hùng, anh là trung sĩ, tiểu đội trưởng công binh thuộc đại đội 9, tiểu đoàn 887, trung đoàn 83, Quân chủng Hải quân)

Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương (sinh năm 1965, quê ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Khi hy sinh anh là thiếu úy, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, lữ đoàn 146 Vùng 4 hải quân.)

Anh hùng liệt sĩ Vũ Phi Trừ (sinh năm 1957, quê ở xã Quảng Khê, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Khi hy sinh anh là đại úy, thuyền trưởng tàu HQ604 thuộc lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân)

Anh hùng liệt sĩ Trần Đức Thông (sinh năm 1944, quê ở xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Khi hy sinh anh là trung tá, Phó lữ đoàn trưởng lữ đoàn 146, Vùng 4 thuộc Quân chủng Hải quân, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa)

Ngoài ra, tàu HQ-505, với nhiệm vụ vận chuyển vật liệu cho bộ đội xây dựng công trình ở quần đảo Trường Sa, khi ấy đã mở hết tốc độ lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc. Khi thấy tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma bị địch bắn cháy và chìm, cán bộ chiến sĩ tàu HQ-505 đã dùng xuồng cao su cơ động dưới làn hoả lực của địch đến cứu được 44 thương binh đưa về nơi an toàn. Tàu HQ-505 cũng được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. (Trích tài liệu của Hội Khoa học lịch sử Bình Dương)

Thanh Hùng


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: nguyenquuangtri trong 13 Tháng Ba, 2013, 08:19:24 pm
Tối nay đài truyên hình tỉnh nhà đưa tin ngày gặp mặt của CCB Trường sa ,thật cảm động khi nhìn nhửng hình ảnh đồng đội gặp lại nhau .Họ là những người tham gia hải chiến trường sa năm 1988 củng chỉ có 4 đến 5 người thôi ,trong đó có hai anh là thương binh, ngày gặp mặt họ không quên đến viếng hai người bạn đã hi sinh trong trận chiến đó. Đất nước và bao thế hệ người việt Đời đời khắc ghi những chiến công bảo vệ non sông đất nước của các anh.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: star trong 14 Tháng Ba, 2013, 12:06:00 am
Tổ quốc nhìn từ biển  

(Tác giả: Nguyễn Việt Chiến)

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo
Lạc Long cha nay chưa thấy trở về
Lời cha dặn phải giữ từng thước đất
Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích
Những đau thương trận mạc đã qua rồi
Bao dáng núi còn mang hình góa phụ
Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa
Đã mười lần giặc đến tự biển Đông
Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử
Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo
Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn
Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy
Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả
Những chàng trai ra đảo đã quên mình
Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước (*)
Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi

====
(*) Mới đây người dân huyện đảo Lý Sơn đã tìm thấy một sắc chỉ của vua triều Nguyễn năm 1835 cử dân binh ra canh giữ đảo Hoàng Sa


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: lexuantuong1972 trong 14 Tháng Ba, 2013, 08:33:13 pm

TẠI SAO TRUNG QUỐC ĐÁNH CHIẾM CÁC ĐẢO CỦA VIỆT NAM VÀO THÁNG 3-1988
14/03/2013 13:15

(TNO) Từ đầu năm 1988, Trung Quốc đã sử dụng một lực lượng lớn hải quân gồm nhiều tàu chiến chiếm đóng một loạt đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

(http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20133/PHAN%20HAU/gacma1.jpg)
Đảo Gạc Ma đã bị quân Trung Quốc đánh chiếm vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: D.Đ.Minh

Cao trào của hành động xâm lược này diễn ra vào ngày 14.3.1988 khi biên đội gồm 6 tàu chiến, trong đó có 3 tàu hộ vệ có trang bị tên lửa và pháo 100 mm, của Trung Quốc đã bắn chìm và cháy 3 tàu vận tải của Việt Nam tại bãi đá ngầm Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn của Việt Nam.

Trong vụ thảm sát này, 64 binh sĩ Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Sau đó Trung Quốc còn ngăn chặn không cho tàu mang cờ chữ thập đỏ ra cứu những người bị thương, bị nạn.

Điều phải lưu ý là đây là lần đầu tiên người Trung Quốc (lục địa) đặt chân đến Trường Sa. Trước đó, với tư cách quan phương, Trung Quốc chưa bao giờ có mặt ở vùng biển này.

(http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20133/LEQUAN/HQ505.jpg)
Tàu HQ505 đã lao lên bãi ngầm ở đảo Cô Lin cắm cờ khẳng định chủ quyền Tổ quốc vào ngày 14.3.1988 - Ảnh: tư liệu

Đã một phần tư thế kỷ trôi qua, từ sự kiện 14.3.1988, có những điều cần phải nói rõ như sau:

Đầu tiên,
ngay sau ngày 14.3.1988, thông qua hệ thống tuyên truyền khổng lồ của mình, Trung Quốc đã ngang nhiên bịa đặt trắng trợn với dư luận trong nước và quốc tế rằng: Các tàu Trung Quốc đang thả neo để yểm trợ cho tàu chở đoàn các nhà khoa học Liên Hiệp Quốc (LHQ) đi khảo sát khoa học tại Trường Sa thì bị các tàu chiến của Việt Nam tấn công. Vì thế hải quân Trung Quốc bắt buộc phải đánh trả tự vệ!

Sau đó thông qua người phát ngôn của Tổng thư ký, LHQ đã nói rõ: không hề có tàu của LHQ tổ chức khảo sát khoa học ở Trường Sa vào 3.1988!

Rõ là “cháy nhà ra mặt chuột” và chính quyền Trung Quốc đã “lấy thúng úp voi”, đã “lấy thịt đè người” lại còn muốn lấy tay che mặt trời!

Đã không có tàu khảo sát khoa học của LHQ thì chắc chắn không có việc tàu chiến Việt Nam tấn công tàu Trung Quốc. Điều mà nhiều người đều biết đó là chuyện “ngậm máu phun người” là sở trường của các nhà cầm quyền Trung Quốc.

Trước đó, năm 1962 Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới với Ấn Độ và chiếm của Ấn Độ hàng nghìn km2 nhưng lại vu cáo Ấn Độ xâm lược Trung Quốc. Năm 1979, Trung Quốc tiếp tục đem 60 vạn quân xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Bắc. Sự việc rõ ràng như vậy nhưng cũng được họ tuyên truyền là “phản kích tự vệ quân Việt Nam xâm lược”!

(http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20133/LEQUAN/truydieugacma.jpg)
Lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh ngày 14.3.1988 tại Cam Ranh (Khánh Hòa) - Ảnh: tư liệu

Thứ hai, có một câu hỏi cần đặt ra là, tại sao Trung Quốc lại tiến hành đánh chiếm các đảo của Việt Nam tại Trường Sa vào tháng 3.1988?

Cuối 1987 đầu 1988 là thời kỳ Việt Nam rơi xuống điểm thấp nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội. Tình hình trong nước chồng chất khó khăn: kinh tế đình đốn, đời sống của đại đa số người dân cực kỳ vất vả.

Cũng trong thời điểm đó, Liên Xô cũng bắt đầu lâm vào khủng hoảng chính trị - xã hội. Bắc Kinh cúi mình trước Washington, tự nhận là “NATO phương Đông” để nhận được nguồn tài chính và công nghệ, kỹ thuật từ Mỹ và phương Tây để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa. Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc cũng đã câu kết với Mỹ và hầu hết các nước trong khu vực (trừ Lào và Campuchia) siết chặt vòng bao vây, cấm vận đối với Việt Nam.

Lợi dụng tình thế khó khăn đó của Việt Nam, Trung Quốc đánh chiếm một số đảo của Việt Nam tại Trường Sa phục vụ cho ý đồ lâu dài.

Trung Quốc cũng là bậc thầy trong việc lợi dụng thời điểm. Mặc dù đã đưa lực lượng ra Trường Sa và có những hoạt động đe dọa từ đầu năm 1988, nhưng thời điểm được Trung Quốc lựa chọn nổ súng rơi đúng vào 14.3.1988 cũng là thời điểm lễ tang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng được tổ chức tại Hà Nội! Một khi họ đã có dã tâm thì chuyện “tang gia bối rối” lại trở thành điều có thể lợi dụng được!

(http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20133/LEQUAN/lendao.jpg)

Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc - Ảnh: Chiến sĩ canh gác trên đảo Len Đao (quần đảo Trường Sa) - Ảnh: D.Đ.Minh

Câu chuyện xảy ra ngày 14.3.1988 tại Trường Sa đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự. Sự hy sinh của những người lính Việt Nam 25 năm trước là một lời nhắc nhở tới 90 triệu người đồng bào hôm nay, trước hết là những người có trọng trách với dân tộc, không bao giờ được quên 3 điều:

Một là, lòng tin phải được đặt đúng chỗ. Đối với Trung Quốc, điều quan trọng không phải là lời nói mà là hành động. Các đấng quân vương Trung Hoa từ xưa đến nay và từ nay về sau đều là những bậc thầy về nghệ thuật “nói một đàng làm một nẻo”. Tin vào những điều mà giới lãnh đạo cấp cao ở Bắc Kinh nói không khác gì chuyện “gửi trứng cho ác”!

Hai là, cần phải hiểu về con đường mà Trung Quốc lựa chọn. Những toan tính và hành động của Trung Quốc liệu có phải là một quốc gia cộng sản đồng chí như họ từng miêu tả hay thực tế là chính sách dân tộc nước lớn vị kỷ?

Việc vô cớ đem quân đánh chiếm các đảo của một quốc gia láng giềng, bất kể quốc gia đó phát triển theo đường lối nào cũng là đi ngược lại những nguyên tắc sơ đẳng trong quan hệ quốc tế và phản bội đối với chủ nghĩa Marx - Lênin mà Trung Quốc từng sử dụng như một chiêu bài.

Láng giềng là vĩnh viễn và không bao giờ thay đổi, trừ phi có một trận siêu động đất đẩy hai quốc gia ra xa nhau!

Việt Nam cần và mong muốn có một mối quan hệ hữu nghị, ổn định, lâu dài với Trung Quốc. Tuy nhiên quan hệ ấy cần được đặt trong sự tôn trọng lẫn nhau về nhiều mặt, đặc biệt là vấn đề “bất biến” là chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc. Không tỉnh táo nhận thức được điều này, lệ thuộc vào những yếu tố “ứng vạn biến” như “mười sáu chữ”, “bốn tốt” có thể dẫn đến những bước đi sai lầm mang lại hậu quả lớn cho quốc gia, dân tộc!

Chúng ta đã có được bài học đắt giá khi rơi vào cảnh bị cô lập trên trường quốc tế từ 1979-1990. Bài học ấy cùng với sự kiện 14.3.1988 mách bảo chúng ta rằng bị cô lập không đồng nghĩa với có độc lập, mà ngược lại, bị cô lập sẽ dẫn đến thảm họa, thậm chí mất cả độc lập và chủ quyền quốc gia.

Các nhà sử học Việt Nam chân chính và những người Việt có lương tâm trong sáng sẽ còn mất nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, mổ xẻ, soi xét sự kiện 14.3.1988 một cách khách quan để rút ra bài học bổ ích cho những người Việt hiện nay và các thế hệ mai sau.

Độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc không thuộc sở hữu riêng của riêng ai. Nó là tài sản lớn nhất, quý giá và quan trọng nhất của cả dân tộc.

Liêm Thạch

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130314/tai-sao-trung-quoc-danh-chiem-cac-dao-cua-viet-nam-vao-thang-3-1988.aspx


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tts1119 trong 14 Tháng Ba, 2013, 08:47:42 pm
Hôm nay là kỷ niệm 25 năm ngày 64 chiến sỹ hy sinh vì Trường Sa.
Kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các anh!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: laoshan1234 trong 14 Tháng Ba, 2013, 08:48:44 pm
   "Thanh niên Online" đưa bài viết này lên,hay quá bác ạ ! Có lẽ chúng ta cũng nên có cái nhìn thực tế hơn đối với lịch sử các bác ạ,nếu không chúng sẽ được đà lấn tới chứ chúng chẳng có ý định dừng lại đâu .Gạc ma,bao giờ ta mới lấy lại được ?

   Cảm ơn bác lexuantuong 1972,đã kịp thời chuyển tải bài viết này !


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 18 Tháng Ba, 2013, 10:15:55 am
'Chúng ta đã đề phòng Trung Quốc chiếm Gạc Ma'

"Sau chiến tranh biên giới năm 1979, khi xuất quân ra Gạc Ma quân ta đã có đề phòng. Quân chủng Hải quân đã lường đến tình huống có xung đột vũ trang và quán triệt phải chiến đấu để giữ đảo", Thượng tá Hoàng Hoan kể lại.

Thượng tá Hoàng Hoan từng giữ chức Phó chỉ huy chính trị Trung đoàn 83 -Quân chủng Hải quân(tiền thân là đoàn 83 viêng chăn- quân tình nguyện việt nam tại lào thời chống pháp) giai đoạn 1988 - 1997 và là người trực tiếp chỉ huy Trung đoàn khi lính Trung Quốc đổ bộ đánh chiếm trái phép đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988
 Bối cảnh tình hình tại quần đảo Trường Sa như thế nào vào giai đoạn xảy ra trận đụng độ Gạc Ma năm 1988 thưa ông?

- Năm 1976, Quân chủng Hải quân chỉ đạo chiến sĩ đi kiểm tra các đảo chìm, cắm mốc chủ quyền. Tháng 10/1987 tình hình trên quần đảo Trường Sa rất phức tạp, Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Cuối năm 1987, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, trong đó gồm cả việc củng cố, xây dựng thêm các hạng mục công trình chiến đấu, sinh hoạt cho bộ đội. Nhiệm vụ cấp bách nên sau Tết Mậu Thìn, các chiến sĩ vào cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) sẵn sàng nhận nhiệm vụ.

20h ngày 11/3/1988, tàu HQ 604 (Lữ đoàn 125) của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ nhận lệnh xuất phát từ Cam Ranh chở theo 70 bộ đội công binh của Trung đoàn 83 và 22 bộ đội của Lữ đoàn 146 ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma. Khi bộ đội đang chuyển vật liệu lên đảo thì ba tàu chiến Trung Quốc áp sát, giật cờ, nã súng xâm chiếm đảo Gạc Ma trái phép. Sau đó, tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công tàu HQ 605 đang bảo vệ và xây dựng đảo Len Đao và tàu HQ 505 canh giữ Cô Lin.

Trước khi xảy ra xung đột vũ trang tại Gạc Ma, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có tranh chấp ở đảo Châu Viên (thuộc quần đảo Trường Sa). Hai tàu của Hải quân Việt Nam chuẩn bị vào đảo thì phía Trung Quốc đã kéo nhiều tàu đến, buộc quân ta phải rút về Đá Đông.

- Trong tình hình đó Việt Nam đã có những chuẩn bị gì trước thời điểm Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm đảo Gạc Ma?

- Do có kinh nghiệm từ chiến tranh biên giới năm 1979 nên khi xuất quân ra Gạc Ma quân ta đã có đề phòng. Quân chủng Hải quân đã lường đến tình huống có xung đột vũ trang. Lãnh đạo Quân chủng quán triệt nhiệm vụ với chiến sĩ tham gia nhiệm vụ là nếu có biến cố thì bằng mọi giá phải chiến đấu để giữ đảo.

Lúc này, lực lượng công binh ra Trường Sa có nhiệm vụ xây dựng nhà chòi cho bộ đội ở, tạo thành thế trận vững chắc trên biển. Tâm thế của hải quân Việt Nam lúc đó là làm nhiệm vụ xây dựng trên đảo thuộc chủ quyền của mình. Tàu HQ 604 và HQ 605 là những tàu vận tải, vũ khí trang bị chỉ có AK và súng trường. Chủ trương của trung ương khi đó là không để chiến sự xảy ra ở Trường Sa.

- Khi xảy ra chiến sự ở Gạc Ma, Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân đã có những động thái như thế nào thưa ông?

- Sở chỉ huy Quân chủng lúc đó ở Vùng 4 Hải quân (Cam Ranh, Khánh Hòa), trực tiếp chỉ huy các lực lượng. Còn Trung đoàn 83 đóng quân cách Sở chỉ huy gần 1 km. Khoảng 8 - 9h sáng 14/3, đất liền nghe đài phát thanh (lấy lại tin của Bộ Quốc phòng) thông báo xảy ra chiến sự ở Gạc Ma.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo bằng mọi giá phải kiên quyết giữ được chủ quyền tại 3 cụm đảo này. Thượng tướng Giáp Văn Cương (chỉ huy trực tiếp Vùng 4 Hải quân và là Đô đốc đầu tiên của Hải quân Việt Nam) điều các tàu đang làm nhiệm vụ tại Trường Sa có trách nhiệm cấp cứu thương binh đưa về đảo Sinh Tồn. Ông điện cho Bộ Quốc phòng yêu cầu điều thêm tàu cứu hộ cấp cứu chiến sĩ.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc nước này xâm phạm chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, đặc biệt là gây xung đột vũ trang tại đảo Gạc Ma.

- Khi đó các lực lượng trên quần đảo Trường Sa đã hiệp đồng ra sao thưa ông?

- Trận xung đột đã gây cho quân ta thiệt hại rất lớn, hai tàu chìm, một tàu hư hỏng, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị phía Trung Quốc bắt làm tù binh. Lúc đó, phía ta cũng có nhiều ý kiến khác nhau về quyết định đánh hay không đánh.

Bản thân chỉ huy trưởng Giáp Văn Cương muốn đánh, nhưng cuối cùng chúng ta đã quyết định đấu tranh bằng pháp lý để bảo vệ chủ quyền.
 Sau khi Trung Quốc chiếm giữ Gạc Ma, Hải quân đã có những hành động gì để giữ chủ quyền tại các đảo khác?

- Dù gây tổn thất lớn cho binh đoàn nhưng tình hình lúc này phải bình tĩnh để xây dựng quyết tâm cho các chiến sĩ. Đêm 16/4/1988, Trung đoàn công binh 83 lại đưa bộ đội ra xây dựng đảo và riêng năm đó Trung đoàn lập kỷ lục với 20 phân đội đi đảo, có chiến sĩ đi đảo tới 5 lần.

Ở hai đảo chìm Cô Lin và Len Đao được xây dựng hai nhà sắt (sà lan), mỗi nhà 25 tấn thép chuyển vượt gần 500 km từ đất liền ra vô cùng vất vả và chỉ kịp sơn chống gỉ. Việc xây dựng này theo chỉ đạo của Quân chủng Hải quân để xem động thái của Trung Quốc. Các lực lượng bảo vệ đảo được tăng cường giữ chủ quyền.

Chính phủ cũng tổ chức phát động phong trào Hướng về Trường Sa với khẩu hiệu "Vì Trường Sa thân yêu" về cả tinh thần lẫn vật chất. Trước đó, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng quyết định giao nhiệm vụ cho 6 tỉnh Hải Phòng, Quảng Nam - Đà Nẵng, Nghĩa Bình (Bình Định và Quảng Ngãi), Vũng Tàu - Côn Đảo, TP HCM, Phú Khánh (Khánh Hòa và Phú Yên), mỗi địa phương phải có trách nhiệm làm một nhà cấp một lâu bền cho một đảo bằng kinh phí và cả lực lượng tàu vận tải. Tỉnh Nghĩa Bình huy động đến 5 tàu chở vật liệu và 100 công nhân ra đảo Đá Lớn.

Năm 1988, Trung Quốc đưa quân ra chiếm đóng bãi đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Do các bãi đá này không có quân đồn trú nên Hải quân Việt Nam phải đưa tàu ra bảo vệ và cuộc chiến nổ ra ngày 14/3/1988. Phía Việt Nam chìm 2 tàu vận tải, 64 chiến sĩ hy sinh, 9 người bị bắt làm tù binh. Từ đó, Trung Quốc chiếm giữ đảo Gạc Ma, còn Việt Nam vẫn giữ được đảo Cô Lin và Len Đao.

Nguyễn Đông thực hiện


http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/03/chung-ta-da-de-phong-trung-quoc-chiem-gac-ma/


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 18 Tháng Ba, 2013, 10:47:58 am
Bác chính trị này nói tàu ta chỉ có ak và súng trường thì bó toàn thân!
Mặt khác nói chúng ta nhẫn nhịn không nổ súng chống lại là sai về bản chất của người lính.
Bất cứ người lính nào cũng có 2 lựa chọn
1, chống trả đến cùng
2, rút chạy hoặc đầu hàng
Ngoài ra không có chuyện ôm nhau để địch làm thịt thế đâu, đó là trái với bản năng của con người!
Ở Gạc-ma, khi ta cương quyết bảo vệ cờ, oánh tay bo với địch thì chúng rút ra rồi nã súng vào tiêu diệt ta và chiếm đảo ... chứ làm gì mà có chuyện có điều kiện mà không nổ súng!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: khanhhuyen trong 18 Tháng Ba, 2013, 07:13:16 pm
Các bác đã xem vụ này chưa.?

http://www.youtube.com/watch?v=67aElDaBjWE

Tàu chiến Hải quân NDVN xua đuổi tàu Hải giám 04 TQ


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: nguyenquuangtri trong 18 Tháng Ba, 2013, 10:03:12 pm
Đọc mọi tài liệu hay báo chí nói vê sự kiện trường sa năm 1988 , em cũng thấy hoài nghi xem cơ líp hải chiến trường sa lại thấy quá bức xúc .Tại sao ta lại dùng tay không chống trã quyết liệt bằng súng đạn khi mà quân TQ ngang nhiên nổ súng xâm chiếm. Chiến tranh BGPB Đã cho ta bài học đắt giá sao ta lại cứ thể hiện thiện chí hòa bình để rồi TQ lấn lướt .


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 19 Tháng Ba, 2013, 08:07:22 am
tham khảo tí nhé:
Tranh chấp Trường Sa với Việt Nam : Trung Quốc sẽ lập lại kịch bản đẫm máu năm 1988 ?
Cách nay đúng 25 năm, Trung Quốc đã bất ngờ tung hải quân tấn công vào lực lượng Việt Nam trấn giữ một số vị trí trong vùng quần đảo Trường Sa. Cuộc hải chiến đẫm máu này đã giúp Trung Quốc thôn tính nhiều vị trí do Việt Nam kiểm soát từ trước, tạo điều kiện cho họ khống chế khu vực từ đó đến nay.

Trong bối cảnh Bắc Kinh không che giấu ý muốn thống trị hoàn toàn Biển Đông, giới phân tích đã từng tự hỏi là liệu Trung Quốc có thể tái lập kịch bản đánh úp Việt Nam như vào năm 1988 hay không ?

Trong bài nhận định đăng trên tờ South China Morning Post tại Hồng Kông ngày hôm qua, 17/03/2013, nhà báo kỳ cựu Greg Torode, đã cho rằng, dù tham vọng Trung Quốc càng ngày càng lớn, một trận hải chiến thứ hai giữa Trung Quốc và Việt Nam tại vùng Trường Sa khó có thể xẩy ra.

Theo nhật báo Hồng Kông, trận đánh ở bãi đá Gạc Ma, mang một ý nghĩa chiến lược to lớn đối với Bắc Kinh. Nó cho phép Trung Quốc chiếm cứ 6 vị trí đầu tiên trong vùng quần đảo Trường Sa – đặt những công sự phòng thủ kiên cố vẫn rất quan trọng vào lúc này, chẳng hạn như trên đá Chữ Thập – Fiery Cross, với một giàn radar cảnh báo sớm.

Hành động cưỡng chiếm bằng võ lực các hòn đảo tại Trường Sa từ tay Việt Nam vào năm 1988, đã nằm trong một chiến lược khởi sự từ mười bốn năm trước đó, khi hải quân Trung Quốc đã đánh bật lực lượng Việt Nam ra khỏi quần đảo Hoàng Sa để chiếm đóng toàn bộ khu vực này từ đó đến nay. Hoàng Sa hiện đang được Trung Quốc biến thành căn cứ quân sự đáng gờm.

Một số nhà phân tích cho rằng, với sức mạnh hải quân đang càng lúc càng phát triển, Trung Quốc có thể nuôi tham vọng chiếm nốt phần còn lại của quần đảo Trường Sa. Đây là một nỗi lo thường trực của các nhà hoạch định quân sự tại Hà Nội. Lý do rất đơn giản : Việt Nam nắm giữ đến 25 đảo, bãi đá tại vùng quần đảo Trường Sa - nhiều hơn bất kỳ nước tranh chấp nào khác.

Theo báo South China Morning Post, trong những cuộc nói chuyện riêng tư, các sĩ quan quân đội cũng như học giả Trung Quốc thường nêu bật khả năng xung đột với Việt Nam trên vấn đề nước này chiếm giữ quá nhiều vị trí ngoài Trường Sa và đã nỗ lực xây dựng cơ sở trên đó, đặc biệt trong những tháng sau khi xẩy ra cuộc hải chiến Trường Sa.

Đối với các nhân vật kể trên, đây không chỉ là vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, mà còn là vấn đề chiến lược lâu dài : Cơ sở của Việt Nam ngoài Trường Sa, một ngày nào đó, có thể có nguy cơ bị sử dụng để kiềm chế Trung Quốc, vào lúc lực lượng hải quân Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển, và quan hệ giữa Hà Nội với Washington và các đồng minh ngày càng sâu sắc hơn.

Tuy nhiên, ông Gary Li, một chuyên gia phân tích cao cấp thuộc hãng tham vấn IHS Fairplay ở Luân Đôn, không đến nỗi bi quan. Theo chuyên gia này, tình hình ở Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) hiện rất khác so với thời kỳ năm 1988. Các chiến lược gia Trung Quốc đã nhận thức được rằng, sự chú ý của quốc tế vào khu vực và tiềm lực hải quân Việt Nam được tăng cường, đã làm cho việc sử dụng vũ lực để cướp các hòn đảo hay bãi đá không còn là một chiến lược đúng đắn.

Thay cho chiến thuật cưỡng chiếm, Bắc Kinh hiện đang theo đuổi chủ trương hai hướng : Một mặt xác lập quyền kiểm soát thực thụ trên quần đảo Hoàng Sa, một hành động mà Trung Quốc có thể thực hiện dễ dàng, và một mặt khác áp đặt chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, thông qua một sự hiện diện mạnh mẽ trên biển với cả hải quân lẫn lực lượng bán quân sự.

Ông Gary Li nhận định : « So với thời kỳ trước đây, khi sự chiếm đóng vật lý các đảo có ý nghĩa tối quan trọng, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược theo hướng tạo ưu thế thống trị trong lĩnh vực hàng hải. Do vậy, nếu Việt Nam không đặt tên lửa hành trình hay radar tầm rộng trên các hòn đảo tại Trường Sa, hoặc làm việc quá chặt chẽ với Mỹ chẳng hạn, thì Trung Quốc biết chắc là họ có thể duy trì chiến lược này ».

Với chiến lược đó, chuyên gia này dự báo là Trung Quốc « sẽ có thể thống trị khu vực mà không cần đếm xỉa đến các hòn đảo, và sẽ có thể bảo vệ bất kỳ nỗ lực tăng cường khai thác dầu khí nào của Bắc Kinh trong những năm tới ».



http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130318-tranh-chap-truong-sa-voi-viet-nam-trung-quoc-se-lap-lai-kich-ban-dam-mau-nam-1988




Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 20 Tháng Ba, 2013, 09:57:36 am
Các bác đã xem vụ này chưa.?

http://www.youtube.com/watch?v=67aElDaBjWE

Tàu chiến Hải quân NDVN xua đuổi tàu Hải giám 04 TQ
Những thông tin như thế này được công khai sớm thì tốt!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 29 Tháng Ba, 2013, 10:00:00 am
Tặng quà cho cựu chiến binh trở về từ trận chiến Gạc Ma

(10:06 28/03/2013) Chiều ngày 28-3, Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam Chi nhánh Bình Định (Agribank) và Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn đã đến thăm và tặng quà cho cựu chiến binh Lê Minh Thoa, một trong 9 người đã sống sót trở về sau trận chiến Gạc Ma – Trường Sa 25 năm về trước (14-3-1988).

Số quà tặng của Agribank Bình Định gồm một sổ tiết kiệm 10 triệu đồng và các đồ dùng gia đình trị giá 3 triệu đồng; quà của Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn gồm một sổ tiết kiệm trị giá 5 triệu đồng và các vật dụng gia đình trị giá 2,5 triệu đồng.
 

Đây là việc làm nhằm giáo dục truyền thống, hun đúc tinh thần yêu nước cho CBCNV; bày tỏ lòng tri ân với những người lính đã xả thân, kiên cường dũng cảm bảo vệ Tổ quốc. Cựu chiến binh Lê Minh Thoa sinh năm 1968, quê quán xã Bình An, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, nhập ngũ năm 1985, được cử đi học chuyên ngành máy tàu và trở thành kỹ thuật viên sửa chữa máy tàu HQ 604, chuyên tiếp tế lương hực, thực phẩm nguyên vật liệu xây dựng các đảo ở quần đảo Trường Sa. Anh Thoa là 1 trong 74 chiến sĩ hải quân tham gia trận chiến đấu sáng ngày 14-3-1988 tại đảo Gạc Ma.

Tàu vận tải hải quân HQ 604 bị các tàu chiến Trung Quốc bắn chìm khi đang thả neo cho phân đội công binh trung đoàn 83 bốc dỡ vật liệu xây dựng xuống đảo. Cán bộ chiến sĩ trên tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu 604 ở đảo Gạc Ma. Anh Thoa trúng đạn bị thương nặng ở chân phải và đầu. Khi tàu chìm, anh Thoa ôm được 2 quả bí. Tàu chiến Trung Quốc liên tục bắn vào những đồng đội của anh đang bơi hoặc đã ngất trên mặt nước. Nhờ biết cách nắm cuống bí lặn xuống mỗi khi ca nô Trung Quốc đến gần nên anh Thoa may mắn thoát chết. Anh và tám đồng đội bị tàu Trung Quốc vớt lên bắt làm tù binh sau gần một ngày lênh đênh trên biển và bị giam cầm hơn ba năm tại nhà tù Trung Quốc. Năm 1996 anh Thoa được ra quân với quân hàm trung úy. Sau khi xuất ngũ, anh Thoa lấy vợ, chạy xe ôm ở TP Hồ Chí Minh để mưu sinh. Nhưng do cuộc sống khó khăn, anh đành quay về sống với cha mẹ tại số nhà 5D Tăng Bạt Hổ, TP Quy Nhơn với nghề bán phở bò. Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng anh rất nhiệt tình tham gia công tác tại địa phương và nuôi dạy con cháu học giỏi, ngoan ngoãn, lễ phép.
 
CÁT HÙNG/Nhân Dân


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: con_ech_gia trong 05 Tháng Bảy, 2013, 11:18:28 am
Các bác đã xem vụ này chưa.?

http://www.youtube.com/watch?v=67aElDaBjWE

Tàu chiến Hải quân NDVN xua đuổi tàu Hải giám 04 TQ
Cái clip bị xóa rồi bác khanhhuyen ơi.
Nhờ bác upload lại được không?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: kc135 trong 17 Tháng Bảy, 2013, 11:10:22 am
cái clip đó là "nhiệm vụ bm 06,07" hả bác khanh huyen?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 26 Tháng Bảy, 2013, 11:22:06 am
http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2013/7/324264/

Cộng đồng mạng tặng nhà tình nghĩa cho cựu binh đảo Gạc Ma


Ngày 25-7, tại xã Liên Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Bình, Cộng đồng Vì Trường Sa thân yêu đã bàn giao nhà tình nghĩa cho anh Mai Xuân Hải, cựu binh Trường Sa chiến đấu tại đảo Gạc Ma.

Anh Mai Xuân Hải (49 tuổi) là chiến sĩ hải quân, làm nhiệm vụ tại đảo Gạc Ma, thuộc quần đào Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988. Ngày 14-3-1988 anh bị Trung Quốc bắt giữ trái phép 3 năm 5 tháng 15 ngày. Sau khi phục viên, anh trở về quê hương lập gia đình, phấn đấu lao động nhưng không phát triển được kinh tế, gia cảnh khó khăn (không có nhà ở, vợ chồng có 4 người con, 3 con trai phải nghỉ học, mưu sinh sớm, một cô con gái út hiện đang được học lớp 9).

Trước hoàn cảnh khó khăn đó, các nhà báo ở Quảng Bình (trong đó có PV Báo SGGP) đã kêu gọi cộng đồng mạng đóng góp dựng nhà cho cựu binh Mai Xuân Hải được hơn 136 triệu đồng từ khắp mọi miền đất nước. Sau hơn 3 tháng khởi công, công trình đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng. Công trình có diện tích 80 mét vuông, tổng vốn đầu tư hơn 246 triệu đồng, trong đó gia đình anh Hải vay mượn được hơn 100 triệu đồng.

 Minh Phong


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: star trong 11 Tháng Mười, 2013, 07:13:03 pm
Đại tướng với Trường Sa năm 1988
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131011/dai-tuong-voi-truong-sa-nam-1988.aspx

Trích dẫn
Chuyện chưa kể năm 1988

Điều mà có lẽ ít người biết được là sau khi xảy ra sự kiện 14.3.1988, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã có những ý kiến chỉ đạo chiến lược hết sức sáng suốt, quan trọng giúp cho việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Trong sự kiện ấy, Trung Quốc đã nổ súng xâm lược chiếm đóng khu vực bãi đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) khiến 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân của Việt Nam hy sinh.

Lực lượng của ta lúc đó rất mỏng và chấp hành không nổ súng trước để không mắc mưu khiêu khích của đối phương.

Thời điểm đó mặc dù Đại tướng không còn giữ vị trí Tổng tư lệnh nhưng tình cảm của Đại tướng với toàn quân không gì đo đếm được.

Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương lúc đó một mặt báo cáo cơ quan cấp trên nhưng đồng thời, với sự tôn trọng cũng như tình cảm gắn bó đã điện xin ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng đã gợi ý một mặt nên tổ chức nghi binh hút lực lượng đối phương quanh khu vực đá Gạc Ma, một mặt huy động tất cả lực lượng ở các vùng Hải quân tức tốc ra chiếm giữ các đảo nổi, đảo chìm thuộc chủ quyền Việt Nam chưa có quân đồn trú.

Từ gợi ý ấy của Đại tướng, được sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư, cùng với nỗ lực quyết tâm rất lớn của Tư lệnh Giáp Văn Cương cũng như Quân chủng Hải quân, ta đã một mặt nghi binh để đối phương cho rằng ta chuẩn bị đánh chiếm lại Gạc Ma, mặt khác thực hiện theo ý kiến của Đại tướng. Việc chúng ta bảo vệ thành công các đảo, đá sau sự kiện 14.3.1988 thực sự có thể coi là một kỳ công chiến lược của Hải quân Việt Nam.

Là một người thích lịch sử quân sự, con cũng đã đọc khá nhiều về Chiến dịch CQ-88. Không bao giờ dám tự cho là mình đã biết đủ, nhưng con đã từng nghĩ rằng ít ra thì mình cũng đã có một số lượng kiến thức nhất định về chiến dịch này.

Nhưng đến sáng nay, khi được biết thêm những chi tiết về "gợi ý" của Người cho Tư lệnh Giáp Văn Cương vào những giờ phút dầu sôi lửa bỏng đó, con chợt nhận ra rằng chút kiến thức, hiểu biết của mình vẫn còn hạn chế, nhỏ bé biết bao.

Con đã hiểu hơn vì sao khi Người là Tổng Tư lệnh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, các đối thủ của Người có cố gắng lắm thì cũng chỉ có thể giành ưu thế trong một số trận đánh, nhưng Quân đội ta lại luôn là những người chiến thắng của toàn bộ cuộc chiến.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 25 Tháng Mười Hai, 2013, 04:33:32 pm
hải chiến hoàng sa 1974- đài truyền hình đồng nai - phim làm từ 1974- công chiếu

http://www.dnrtv.org.vn/tvod/video/1556


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 31 Tháng Mười Hai, 2013, 10:09:33 am
 
Nhìn lại kết cục của cuộc hải chiến hoàng sa

http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/hoang-sa/nhin-lai-ket-cuc-cua-cuoc-hai-chien-hoang-sa.html
Đêm hôm được lệnh rút bỏ quần đảo Hoàng Sa, 3 chiến hạm Việt Nam cộng hòa bị hư hại trở về căn cứ tại Đà Nẵng. Về tới nơi, kiểm tra thì mới biết HQ-16 trúng một viên đạn bắn cầu vồng từ HQ-5 rơi xuống nước, gặp sức cản của nước, bị lệch hướng rồi đâm vào lườn tàu HQ-16 dưới mặt nước.



Theo tường thuật của Trung tá Lê Văn Thự: "Viên đạn xước qua một góc máy điện, xuyên đứt cánh tay Trung sĩ Điện khí Xuân kế đó rồi chui vào kho điện khí ở một góc hầm máy và nằm ở đó". Còn hộ tống hạm HQ-10 trong ngày 19 đã bị trúng đạn và chìm. HQ-4 rút lui từ đầu do khả năng bắn hạn chế nên chỉ bị thiệt hại nhẹ.

Theo sĩ quan Bùi Ngọc Nở, HQ-5 thiệt hại rất nặng: "Đếm được tất cả là 102 lỗ đạn đại bác 100 ly, còn đạn đại bác 37 ly lỗ nhỏ hơn và nhiều không đếm được, riêng đài chỉ huy trúng mười mấy trái đại bác 100 ly nhưng may mắn là nhờ hai lớp thép bảo vệ nên khi xuyên qua hai lớp thép này thì hết tầm".

Trung Quốc đã chiếm được toàn bộ Hoàng Sa

Trong khi chiến sự đang diễn ra tại Hoàng Sa, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa báo cáo lên Mao Trạch Đông đề nghị cho phép quân đội Trung Quốc chiếm tất cả các đảo do Việt Nam cộng hòa kiểm soát. Mao đã chấp thuận đề nghị này. Khi hải chiến Hoàng Sa kết thúc, sau khi nghe báo cáo, Đặng Tiểu Bình đã chỉ thị cho quân khu Quảng Châu tiếp tục đánh chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh.

Ngày 20/1, có 4 phi cơ MiG-21 và MiG-23 của Trung Quốc oanh tạc các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và Hoàng Sa. Tiếp đó, quân Trung Quốc đổ bộ tấn công các đơn vị đồn trú của Việt Nam cộng hòa trên các đảo này. Sau 20 phút, lực lượng của Việt Nam cộng hòa trên các đảo bị mất liên lạc.

Thiệt hại của hai bên tham chiến

Theo tài liệu của Việt Nam cộng hòa thì phía Trung Quốc, tàu 274 trúng đạn, không thể điều khiển, phải ủi vào bãi san hô để thủy thủ đoàn đào thoát, tàu 271 và 389 bị chìm tại trận hoặc hư hại nặng, tàu 396 bị hư hại nặng. Còn phía Việt Nam cộng hòa, tàu HQ-10 trúng đạn vào tháp pháo và bị chìm sau đó, HQ-16 bị hư hại nặng nghiêng hơn 10 độ, HQ-4 bị hư nhẹ. Có nhân chứng khẳng định, HQ-5 hư nhẹ còn nhân chứng khác khẳng định HQ-5 hư nặng.





Hải quân Việt Nam cộng hoà có 74 binh sỹ tử vong trong đó HQ-10 có 62 người chết, bao gồm hạm trưởng Ngụy Văn Thà, HQ-4 có 3 người chết, HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương, HQ-16 có 2 người chết, lực lượng người nhái có 4 người chết.

Hai ngày sau trận hải chiến, ngày 20/1, tàu chở dầu Hà Lan "Kopionella" trên đường hành trình gần đó đã vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Đến 10 ngày sau, ngày 29/1, ngư dân Việt Nam cũng vớt được một toán quân nhân Việt Nam cộng hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên đảo Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến.

Theo tài liệu của Trung Quốc thì các tàu 274, 271, 389, 396 của họ đều trúng đạn, 281, 282 và 402, 407 bị hư hại trung bình, HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ 48 tù binh, trong đó có một người Mỹ. Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó tại Hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ.

Phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có 18 binh sĩ thiệt mạng, 67 binh sĩ bị thương và 3 người bị xây xát nhẹ. Một trong những binh sĩ trở về từ cuộc chiến là Ngô Tiên Phong, ông đã được nhà nước và quân đội Trung Quốc phong anh hùng và được tặng huân chương chiến công hạng nhất.

Trung Quốc chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ thời điểm này.

Không có giải pháp nào cứu vãn tình thế

Từ sau trận chiến cho đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam cộng hòa đã ra nhiều tuyên bố cũng như trưng ra các chứng cớ lịch sử về chủ quyền của mình như:

"Tuyên cáo của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam cộng Hòa về những hành động gây hấn của Trung Quốc trong khu vực đảo Hoàng Sa" số 015/BNG/TTBC/TT ngày 19/1/1974

"Tuyên cáo của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa về chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa trên những đảo ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam Cộng hòa" ngày 14/2/1974

Tài liệu "Thế giới lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hòa", Tổng cục chiến tranh chánh trị, Cục tâm lý chiến, Quân lực Việt Nam Cộng hòa, 1974.

"Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", Bộ ngoại giao Việt Nam cộng hòa, 1975

Chính sách nhất quán của Việt Nam cộng hoà là bảo vệ đến cùng sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên bộ cũng như trên biển. Việt Nam cộng hoà không bao giờ thừa nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc bằng hành động vũ lực cưỡng chiếm lãnh thổ Việt Nam.

Ngày 20/1/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra bản Tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc. Ngày 26/1/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tuyên bố lập trường 3 điểm về việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ. Ngày 14/2/1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam.

Chính phủ Mỹ không có tuyên bố ngoại giao nào lên án việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa mà chỉ tỏ thái độ thông cảm với đồng minh Việt Nam cộng hoà.

Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí của Việt Nam cộng hoà, đã gọi điện cho đại sứ Hoa Kỳ để hỏi vì sao Hoa Kỳ không thông báo cho Việt Nam cộng hòa biết việc Trung Quốc điều quân đe dọa Hoàng Sa để chủ động đối phó, đại sứ Graham Martin trả lời rằng họ "không thể thấy được". Ông Nhã liền chất vấn Đại sứ Martin rằng, chuyện cả một hạm đội di chuyển mà người Mỹ "không thấy" thì quả là khó tin.

Theo Việt Nam Dân chủ cộng hòa, hành động của Trung Quốc là có tính toán từ trước và thấy được sự cố tình làm ngơ của Mỹ. Vì vậy, khi đó đại sứ Mỹ Graham Martin ở Sài Gòn đã bác bỏ yêu cầu cứu viện của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã được lệnh tránh xa quần đảo Hoàng Sa.

Đặc biệt, hành động của Trung Quốc diễn ra chỉ một ngày sau khi họ chấp nhận đàm phán với phía Việt Nam dân chủ cộng hòa về vấn đề vịnh Bắc Bộ, trong đó Trung Quốc yêu cầu được đặc quyền thăm dò trong một khu vực rộng 20.000 km2 trong vịnh Bắc Bộ do họ tự ý định ra (yêu cầu này sau đó bị Việt Nam dân chủ cộng hòa bác bỏ và đàm phán lâm vào bế tắc).

Bởi một chuỗi các sự kiện trên, năm 1975, khi Quân đội nhân dân Việt Nam mở chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông để thu hồi Trường Sa, họ đã ra công điện chỉ thị phải tiến hành khẩn trương để đề phòng "quân đội nước ngoài" có ý định chiếm quần đảo.

Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 15/3/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Bị vong lục về vấn đề biên giới Việt - Trung, trong đó lên án việc Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 28/9/1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng, giới thiệu 19 tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Việc này đã khiến Trung Quốc bất bình và bắt đầu một thời kỳ quan hệ căng thẳng giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay vẫn khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và vùng lãnh hải liên quan trên Biển Đông.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 31 Tháng Mười Hai, 2013, 10:10:45 am
http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/hoang-sa/nhin-lai-ket-cuc-cua-cuoc-hai-chien-hoang-sa-ky-2.html

(Petrotimes) - Sai lầm về ước tính tình báo và nhầm lẫn về chiến thuật điều quân đã khiến Việt Nam Cộng hòa thất bại trong trận hải chiến Hoàng Sa?

Có một kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa

Sau khi chiếm được Hoàng Sa, Trung Quốc tập trung 43 chiến hạm tại quần đảo này để đề phòng Việt Nam Cộng hòa phản công tái chiếm.

Ngày 19-1-1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều 5 phi đoàn F5 (120 máy bay), 4 ở sân bay Biên Hoà, 1 ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị tái chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Đồng thời hải quân Việt Nam cộng hòa thành lập một Hải đoàn đặc nhiệm mới để chuẩn bị tái chiếm Hoàng Sa. Hải đoàn này bao gồm tàu HQ-6, HQ-17 điều động từ Trường Sa và HQ-5 từng tham chiến tại Hoàng Sa trước đó. Đại tá Hà Văn Ngạc tiếp tục được chỉ định làm chỉ huy Hải đoàn này. Hải đoàn thực hiện một cuộc thao dượt chiến thuật và thực tập pháo kích trong một ngày tại một đảo nhỏ nằm về phía bắc vùng cù lao Chàm, phía đông nam Ðà Nẵng. Nhưng cuối cùng việc tái chiếm Hoàng Sa bị hủy bỏ.

Đại tá Ngạc cho rằng "cuộc phản kích tái chiếm sẽ thất bại ngoại trừ đó là một chiến thuật thí quân nằm trong một chiến lược cao hơn". Các tàu chiến của Việt nam cộng hoà là các tuần dương hạm cũ (WHEC) sử dụng trong lực lượng phòng vệ duyên hải Mỹ (US Coast guard) từ lâu, thích hợp cho công tác tuần tiễu hơn là để chiến đấu, vừa chậm chạp vừa nặng nề nên khó chống trả lại với các chiến hạm chiến đấu tối tân hơn. Loại này chỉ có một hải pháo 127 ly, còn 2 hải pháo 40 ly đã được Hải quân Việt Nam cộng hòa đặt thêm vào nơi đã được dùng làm sàn đáp trực thăng.

Ông Hoàng Đức Nhã, Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng, Việt Nam cộng hoà "không đủ lực tái chiếm Hoàng Sa". Hơn nữa Việt Nam cộng hoà phải bảo toàn lực lượng hải quân để bảo vệ duyên hải (vùng biển gần bờ) và chống lại Việt Nam dân chủ cộng hoà "đang tập trung lực lượng chuẩn bị tiêu diệt Việt Nam cộng hoà". Việc tái chiếm Hoàng Sa tạm gác lại để ưu tiên cho các mục tiêu trước mắt quan trọng hơn. Sau khi các mục tiêu này được giải quyết, Việt Nam cộng hoà sẽ dùng các biện pháp quân sự kết hợp ngoại giao thu hồi Hoàng Sa.

Vì sao cuộc tấn công chiếm đảo thất bại?

Trước hết, nhìn về mặt chiến thuật: Trả lời câu hỏi của các sĩ quan khác về Hải chiến Hoàng Sa tại khóa Chỉ huy tham mưu đặc biệt tại Long Bình, đại tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy trận hải chiến Hoàng Sa nhận định: Hoàng Sa cũng gần tương tự trận Ấp Bắc, là nơi Việt nam cộng hòa đã "bị bất ngờ về chiến thuật của quân giải phóng miền Nam, có sự sai lầm về ước tính tình báo và nhầm lẫn về chiến thuật điều quân".

Trung tá Lê Văn Thự, chỉ huy chiến hạm HQ-16, nhận định về trận hải chiến như sau :

Trong trận Hải chiến Hoàng Sa, hải quân Việt Nam cộng hòa không có loại tàu thích hợp cho trận chiến. HQ-5, HQ-16, HQ-10 là loại tàu cồng kềnh, vận chuyển chậm, súng quay bằng tay nên theo dõi mục tiêu khó khăn cũng như nhịp bắn chậm. Chỉ có HQ-4 là tối tân nhất, các súng đều sử dụng bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao. Nhưng HQ-4 rút lui giữa trận đánh vì khẩu 76 ly tự động bị hư không sử dụng được.

Hải đội của Việt Nam cộng hòa tham chiến trận Hoàng Sa không có kế hoạch hành quân. Chỉ huy HQ-16 chỉ nhận được một lệnh duy nhất từ đại tá Ngạc đổ quân lên đảo Quang Hòa bằng bất cứ giá nào. Ngoài ra ông không biết gì về hoạt động của HQ-4 và HQ-5 cũng như nhiệm vụ của họ. Khi trận chiến diễn ra, ông cũng không biết đại tá Ngạc đã chia Hải đoàn thành 2 phân đoàn: phân đoàn I gồm HQ-4 và HQ-5, phân đoàn 2 gồm HQ-10 và HQ-16. Vì không có kế hoạch hành quân nên máy truyền tin bị Trung Quốc phá sóng không liên lạc được mà không có tần số dự trù thay thế nên hạm đội phải dùng máy PRC-25 liên lạc với nhau.

Phân đoàn I được phân công là chủ lực nhưng không tích cực chiến đấu mà chỉ ở bên ngoài chờ đợi rồi "bắn vào lòng chảo 5 - 7 phát trước khi rút lui". Chỉ có phân đoàn II mang vai trò yểm trợ lại phải một mình phải giao chiến với 4 tàu Trung Quốc nên thiệt hại nặng.

Số quân HQ-16 đổ bộ để giành lại đảo Quang Hòa và giữ đảo Hoàng Sa quá ít, không có kinh nghiệm tác chiến trên bộ lại không được tiếp tế đạn dược, lương thực, nước uống và vật dụng.

Không có bác sĩ trên chiến hạm, chỉ có y tá không kinh nghiệm cứu thương cũng như ngoài khả năng của họ nên ai bị thương thì khó mà sống sót.

Trong trận hải chiến Hoàng Sa, hải quân Việt Nam cộng hoà gặp bất lợi rất lớn là hai khẩu hải pháo 76 ly tự động trên khu trục hạm HQ-4 bị trở ngại kỹ thuật nên HQ-4 phải rút lui ngay từ đầu. HQ-16 chiến đấu một thời gian ngắn thì bị trúng đạn pháo 127 ly của HQ-5 xuyên thủng hầm máy do đó bị loại ra khỏi trận chiến.

Điều này cho thấy hải quân Việt Nam cộng hoà chiến đấu trong thế bị động, không có sẵn kế hoạch tác chiến nên việc phối hợp giữa các chiến hạm kém, dẫn đến HQ-5 lại bắn vào HQ-16. Chỉ có HQ-10 và HQ-5 chiến đấu từ đầu đến cuối trận chiến. Như vậy lực lượng hải quân Việt Nam cộng hoà thiếu sự phối hợp giữa các chiến hạm do không có kế hoạch tác chiến và mất ưu thế về hoả lực ngay từ đầu trận chiến trong khi Trung Quốc đã lên kế hoạch chu đáo ở cấp cao nhất là Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc cho việc chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Theo Trung tá Lê Văn Thự, sau trận chiến, Bộ tư lệnh Hải quân đã không tổ chức thảo luận giữa chỉ huy các đơn vị tham chiến để rút kinh nghiệm học hỏi mà để "mọi chuyện đều cho trôi xuôi luôn".

Còn về mặt nhìn nhận ở tầm chiến lược thì sao? Đại tá Hà Văn Ngạc nhận định: dù Hải quân Việt nam cộng hoà có thắng được trận đầu thì cũng khó lường trước tổn thất khi đối đầu với lực lượng tiếp viện của Trung Quốc nếu còn ở lại cố thủ tại Hoàng Sa. Vào thời điểm đó, Quân đội nhân dân Việt Nam đang tập trung quân tại miền Nam, Hải quân Việt Nam cộng hoà phải dồn lực lượng chống quân giải phóng nên không thể chi viện tối đa cho Hoàng Sa.

Theo Đại tá Ngạc, Quân lực Việt Nam cộng hoà đã kiềm chế, không tiếp tục mở rộng chiến sự tại Hoàng Sa vì sợ châm ngòi cho một cuộc chiến mới giữa Việt Nam cộng hoà và Trung Quốc.

Tóm lại, về lâu dài, với lực lượng khi đó, Đại tá Hà Văn Ngạc cho rằng, Việt Nam cộng hoà không thể giữ được chủ quyền tại Hoàng Sa trước kế hoạch bành trướng của Trung Quốc.

(còn tiếp)



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 06 Tháng Giêng, 2014, 08:09:49 am
TQ chiếu cảnh tàu TQ đâm tàu Việt Nam

Đài Truyền hình Trung Quốc vừa chiếu cảnh tàu Hải giám Trung Quốc đâm vào tàu của Việt Nam trên Biển Đông dù không nói rõ ở đâu.

<iframe width="640" height="360" src="//www.youtube.com/embed/xzaBjIbQJlI?feature=player_embedded" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Phim tài liệu 'Canh gác Biên cương Xanh' của đài CCTV-4 có đoạn dài bốn phút ghi cảnh tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam tại vùng biển mà CCTV-4 nói là của Trung Quốc trên Biển Đông, theo trang tin Bấm Shanghaiist.
Đài truyền hình Trung Quốc không nói rõ địa điểm xảy ra va chạm.
Sự cố được nói là xảy ra hôm 30/6/2007, một ngày sau khi hai tàu Hải giám của Trung Quốc nhận lệnh ra giải cứu tàu nghiên cứu hải dương của họ đang bị tàu của Việt Nam áp sát.
Video clip, vốn cũng xuất hiện trên YouTube, cho thấy tàu Hải giám mang số hiệu 83 và 51 với sự hộ tống của máy bay trực thăng đã gọi loa yêu cầu các tàu Việt Nam rời khỏi vùng biển mà họ nói là thuộc "quyền tài phán của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa".
Tiếng loa từ tàu Hải giám 83 kêu gọi:
"Quý vị cần chấm dứt ngay lập tức việc cản trở tàu của chính phủ Trung Quốc."
CCTV nói tàu Việt Nam lùi lại khi thấy các tàu Hải giám nhưng không rời "vùng hoạt động" của các tàu Trung Quốc khiến tàu nghiên cứu hải dương không thể hoạt động.
Một chỉ huy tàu Hải giám được dẫn lời nói trước cảnh tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam:
"Từ kinh nghiệm thực tế của chúng tôi, tấn công dễ hơn nhiều so với phòng thủ."
Hình ảnh trên truyền hình Trung Quốc cho thấy 12 tàu Trung Quốc sau đó đã lập vòng tròn bao vây sáu tàu của Việt Nam đang chặn đường tàu nghiên cứu hải dương.
Các tàu Việt Nam cũng dùng loa kêu gọi tàu Trung Quốc rời khỏi "vùng biển Việt Nam".
CCTV nói tàu Việt Nam cũng không tuân theo các quy định tránh va chạm và "liên tục tiến sát" tàu nghiên cứu hải dương của Trung Quốc để "phá hoại" hoạt động của tàu này.
Đây là thời điểm chỉ huy lực lượng hải giám ra lệnh tấn công khiến một trong số các tàu hải giám tông vào tàu Việt Nam.
Một sỹ quan chỉ huy của tàu Hải Giám 74 được dẫn lời nói:
"Thật lòng, với tư cách là những người chỉ huy, chúng tôi thấy căng thẳng khi phải ra lệnh này vì thường chúng tôi hay dạy thủy thủ của chúng tôi hành động một cách an toàn, thực hiện các biện pháp an toàn để tránh va chạm.
"Nhưng rồi, chúng tôi lại bảo họ đâm các tàu khác. Dù kết cục tốt đẹp, bản thân hành động đó gây đe dọa nhất định tới sự an toàn của họ."
'Xua đuổi toàn bộ'
Đoạn phim tài liệu của CCTV mô tả vụ đâm tàu:

"Hải giám 74 nhận lệnh, tăng tốc tiến về phía đuôi của tàu đối thủ [mang số hiệu] DN35.
"Họ tăng tốc để tránh chúng tôi.
"Hải giám 71 đuổi kịp và đâm trúng đuôi tàu [DN35].
"Trong lúc đó Hải giám 72 lao tới mạn phải và đâm vào giữa tàu.
"Mũi tàu chúng ta chĩa thẳng vào cabin tàu của họ và đẩy họ lùi lại...
"Cùng lúc đó một tàu khác của họ cách đó 200m lao tới cứu [DN35].
"Họ toan đâm vào Hải giám 72.

"Hải giám 72 đổi hướng và chĩa mũi vào tàu [Việt Nam].
"Tàu DN29 tăng tốc và nhắm vào tàu nghiên cứu hải dương [của Trung Quốc] lao tới.
"Tàu Hải giám 51 phản ứng nhanh vào chĩa mũi vào cabin tàu [DN29].
"Cuối cùng chúng tôi đã xua đuổi được toàn bộ [tàu Việt Nam] khỏi vòng vây của chúng ta."
Phim tài liệu của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông vẫn tiếp diễn.
Một số báo Việt Nam đang đưa tin về sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng hòa 40 năm về trước.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: fddinh trong 08 Tháng Giêng, 2014, 12:35:16 pm
Các bác đã xem vụ này chưa.?

http://www.youtube.com/watch?v=67aElDaBjWE

Tàu chiến Hải quân NDVN xua đuổi tàu Hải giám 04 TQ
Cái clip bị xóa rồi bác khanhhuyen ơi.
Nhờ bác upload lại được không?
http://youtu.be/qkQpThJFK6g


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 08 Tháng Giêng, 2014, 12:42:38 pm

http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/hoang-sa/dieu-kho-hieu-ve-tu-binh-trong-hai-chien-hoang-sa-ky-3.html

Điều khó hiểu về tù binh trong hải chiến Hoàng Sa (Kỳ 3)

07:00 | 08/01/2014
(PetroTimes) - Đề cập đến việc trao trả các binh sĩ VNCH bị Trung Cộng bắt giữ sẽ làm rõ nhiều vấn đề, nhất là về thái độ của các nước có liên quan trực tiếp là Trung Cộng và VNCH cũng như tổ chức Hồng thập tự quốc tế, bởi việc trao trả tù binh “không như bình thường”, báo chí đương thời bị bưng bít nhiều thông tin, không tiếp cận được với các tù binh và những người thực hiện việc trao trả tù binh.

Sau khi cuộc hải chiến diễn ra, cả hai bên giao chiến đều có những thiệt hại nhất định dù ưu thế quân sự nghiêng về Hải quân Trung Cộng. Bởi vậy, việc bắt chiến sĩ Hải quân VNCH làm tù binh theo những thông tin báo chí lúc bấy giờ có những sắc thái khác nhau. Trong tổng số các chiến sĩ VNCH tham gia vụ Hoàng Sa, sau cuộc đụng độ đã phân tán thành 4 bộ phận khác nhau.

Bộ phận thứ nhất, điển hình là các chiến sĩ thuộc Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), dù bị trúng đạn nhưng Tuần hạm dương vẫn còn hoạt động được và về đến Sài Gòn. “Ngày 30-1-1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt trúng đạn Trung Cộng về tới Sài Gòn và được đón tiếp trọng thể tại bến Bạch Đằng với sự tham dự của nhiều thân nhân thủy thủ đoàn".

Bộ phận thứ hai là do phương tiện chiến đấu bị hư hỏng nên không thể hoạt động hoặc bị chìm, sau đó được cứu trợ bởi tàu nước ngoài như trường hợp của 23 thủy thủ thuộc Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10). “Chiếc hộ tống hạm trên chở 82 thủy thủ nhưng tàu của Hà Lan chỉ cứu vớt được 23 người. Theo thiếu tá Trần Văn Ngà, phụ tá phát ngôn viên quân sự trong số 23 chiến sĩ khi về tới Đà Nẵng, có hai người chết là Đại úy phó hạm trưởng và một hạm viên, 21 thủy thủ còn lại có 2 người bị thương nặng".

Bộ phận thứ ba là do Hải quân Trung Cộng bắt làm tù binh, “tổng số người mất tích theo lời phát ngôn viên quân sự là 116 nhưng nhà cầm quyền Trung Cộng nói, họ chỉ cầm giữ 48 người".

Bộ phận thứ tư chính là những chiến sĩ VNCH đã bị mất tích trên biển. Tuy nhiên, có 3 vấn đề đáng lưu ý là: Hải quân Trung Quốc không bắt tất cả các chiến sĩ Hải quân VNCH mà họ có thể bắt làm tù binh; sự im lặng bất thường trong việc trao trả tù binh và sự trọng thưởng của chính quyền VNCH đối với các chiễn sĩ tham gia trận hải chiến Hoàng Sa. Ba vấn đề này có liên hệ khắng khít với nhau.

Các binh sĩ thuộc Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) sau khi bị hỏa tiễn của Hải quân Trung Cộng bắn trúng hầm chỉ huy và bị chìm, trong khi đó tàu của Hải quân Trung Cộng đi ngang qua chứng kiến tình trạng này nhưng họ không đến bắt mà bỏ đi như lời khai của các bĩnh sĩ của Hộ tống hạm này, sau khi được cứu vớt và về đến đất liền: “Chúng tôi có thể sắp bị bắt làm tù binh. Tôi ngoắc thủy thủ đoàn trên tàu của Trung Cộng, thủy thủ đoàn cũng ngoắc lại nhưng không đến cứu".

Có một câu hỏi được đặt ra là việc bắt binh sĩ VNCH làm tù binh được phát ra từ cấp có thẩm quyền cao nhất của Trung Cộng, hoặc của Chỉ huy trưởng lực lượng tham chiến tại Hoàng Sa hay chỉ là quyết định của các thuyền trưởng riêng lẻ trong lực lượng Hải quân Trung Cộng? Bởi việc có một “chỉ thị” nhất quán sẽ nói lên những hàm ý về tính chất của tranh chấp và việc giải quyết mâu thuẫn sau đó. Trên thực tế, các chiến sĩ VNCH bị bắt chủ yếu là những chiến sĩ đóng quân trên quần đảo Hoàng Sa như Địa phương quân, nhân viên khí tượng và 14 nhân viên thuộc HQ-4 đã đổ bộ lên đảo Cam Tuyền trước đó. Như vậy, Hải quân Trung Cộng không bắt các chiến sĩ trực tiếp tham chiến trên 4 tàu chiến của Hải quân VNCH làm tù binh mặc dù điều đó nằm trong tay của Hải quân Trung Cộng như trường hợp của các chiến sĩ thuộc Hộ tống hạm HQ-10.

Ngay sau khi các chiến sĩ thuộc Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) được cứu vớt và về đất liền, Ngoại trưởng VNCH lên án Trung Cộng: “Đã xâm chiếm các phần lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa và bắt đi một cách trái phép 121 binh sĩ của Quân lực VNCH, vì vậy Trung Cộng phải có nhiệm vụ trả tự do ngay cho các người này, chứ không cần phải có một thời gian nào đó thuận tiện như là Tân Hoa xã đã loan tải". Dưới áp lực về ngoại giao và tổ chức Hồng thập tự quốc tế, Trung Cộng đã tiến hành trao trả tổng số 48 tù binh, nhưng không được trao trả 1 đợt mà thành 2 đợt và tổ chức trong im lặng.

Đợt thứ nhất được trao trả vào ngày 31-01-1974 “gồm 4 chiến sĩ VNCH và 1 người Mỹ tại Shumchun thuộc biên giới tỉnh Quảng Đông và Hương Cảng". Đợt thứ hai vào ngày 17/02/1974 có “43 tù binh VNCH vừa được Trung Cộng thả hôm chủ nhật có thủy thủ Lý Chánh Hùng người Việt gốc Hoa". Trong số đó “có 13 hải quân, 23 chiến sĩ địa phương quân, 4 chiến sĩ công binh và 3 nhân viên khí tượng thuộc Đài khí tượng Hoàng Sa. Việc trao trả sẽ được diễn ra tại Tân Giới giữa Hồng Kông và Trung Hoa lục địa".

Trong đợt trao trả thứ nhất, chỉ có 5 tù binh và có người Mỹ, đồng nghĩa với việc liên quan đến quan hệ giữa Trung Cộng và Mỹ, điều này hiển nhiên sẽ tác động quyết định đến việc Trung Cộng cần trao trả càng sớm càng tốt. Trong lần trao trả thứ hai, “có thủy thủ Lý Chánh Hùng người Việt gốc Hoa. Vì anh ấy là tù binh duy nhất nói được Hoa ngữ nên anh đã làm thông dịch viên cho tù binh VNCH. Thủy thủ Lý Chánh Hùng nói rằng anh không muốn ở lại Hoa lục vì mỗi ngày anh và các đồng đội phải trải qua 3 tiếng đồng hồ tuyên truyền chính trị của Trung Cộng mặc dù Trung Cộng cho ăn uống khá”, vậy Trung Cộng cần giam giữ tù binh trong thời gian lâu hơn và có người Hoa để “tuyên truyền chính trị” nhằm xuyên tạc những sự thật lịch sử. Và, vô hình chung làm lộ rõ sự “bất chính” của Trung Cộng đối với sự kiện hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Ngược lại, VNCH muốn “đường đường chính chính” việc trao trả tù binh phải diễn ra công khai và được báo chí xâm nhập để chính minh tính “chính nghĩa” và là một “nạn nhân” như thế nào. Việc này VNCH không thể làm theo ý mình vì việc trao trả tù binh diễn ra trên ở Trung Cộng và do họ quyết định thời gian, địa điểm. Tuy nhiên, chính quyền VNCH đã chứng minh tính “chính nghĩa” bằng cách khác là tổ chức đón tiếp các chiến sĩ tham chiến khi về Việt Nam và thưởng cho họ một cách nồng hậu, các chiến sĩ trở thành đại diện cho ý chí của Việt Nam trong việc chiến đấu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Trước hết là đối với các chiến sĩ chiến đấu trở về nhưng không bị bắt làm tù binh, thì ngày 30-1-1974, “Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt về tới Sài Gòn và được đón tiếp trọng thể tại bến Bạch Đằng với sự tham dự của nhiều thân nhân thủy thủ đoàn. Đề đốc Trần Văn Chơn, Tư lệnh Hải quân VNCH đã trao Anh dũng Bội tinh cho Trung tá Lê Văn Thự, Hạm trưởng HQ-16 cùng một số sĩ quan, hạ sĩ quan và đoàn viên thủy thủ. Các nữ sinh cũng choàng vòng hoa chiến thắng và sau đó các thân nhân thủy thủ đoàn được mời lên thăm chiến hạm".

Đối với các tù binh được trao trả, khi về đến Sài Gòn, có “một buổi lễ tiếp đón vô cùng long trọng sẽ được Phủ TUDV phối hợp với Tổng CTCT và các Tòa Đô chánh tỉnh Gia Định, với sự tham dự các đoàn thể sinh viên học sinh của các Hội đồng dân cử, các thân hào nhân sĩ. Tổ chức ngay tại phòng khách Danh dự phi trường Tân Sơn Nhất".

Đồng thời, để “tưởng thưởng những chiến sĩ Hải quân can trường chiến đấu tại Hoàng Sa. Bộ Ngoại giao trao tặng một ngân phiếu một triệu đồng cho các thương binh và gia đình của tử sĩ Hải quân tham chiến tại Hoàng Sa ngày 19-01-1974 vừa qua…. Ngoài ra, để ghi ơn các anh hùng tử sĩ cao đậm đã ngã gục lại hải đảo Hoàng Sa trong chiến trận vừa qua, tên tuổi của một số anh hùng có thể sẽ được chính quyền chấp thuận cho đặt tên một số đường phố tại Thủ đô".

Những hành động trên của chính quyền VNCH là những phản ứng thể hiện sự đồng thuận cao giữa chính quyền - người dân và các tầng lớp khác nhau trong xã hội đối với việc bảo vệ chủ quyền một cách “chính đáng” trong bối cảnh tình hình trong nước cũng như thế giới lúc bấy giờ.

Võ Hà (tổng hợp)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: kc135 trong 05 Tháng Ba, 2014, 06:14:37 pm
http://thiemthu62.blogspot.com/2014/02/chuyen-thuong-ngay-o-bai-ba-au.html


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: bapchuoi trong 05 Tháng Ba, 2014, 07:11:27 pm

http://petrotimes.vn/news/vn/bien-dong/hoang-sa/dieu-kho-hieu-ve-tu-binh-trong-hai-chien-hoang-sa-ky-3.html

Điều khó hiểu về tù binh trong hải chiến Hoàng Sa (Kỳ 3)

07:00 | 08/01/2014
(PetroTimes) - Đề cập đến việc trao trả các binh sĩ VNCH bị Trung Cộng bắt giữ sẽ làm rõ nhiều vấn đề, nhất là về thái độ của các nước có liên quan trực tiếp là Trung Cộng và VNCH cũng như tổ chức Hồng thập tự quốc tế, bởi việc trao trả tù binh “không như bình thường”, báo chí đương thời bị bưng bít nhiều thông tin, không tiếp cận được với các tù binh và những người thực hiện việc trao trả tù binh.

Sau khi cuộc hải chiến diễn ra, cả hai bên giao chiến đều có những thiệt hại nhất định dù ưu thế quân sự nghiêng về Hải quân Trung Cộng. Bởi vậy, việc bắt chiến sĩ Hải quân VNCH làm tù binh theo những thông tin báo chí lúc bấy giờ có những sắc thái khác nhau. Trong tổng số các chiến sĩ VNCH tham gia vụ Hoàng Sa, sau cuộc đụng độ đã phân tán thành 4 bộ phận khác nhau.
...
Thôi rồi, báo chí VN bây giờ cũng dùng những từ ngữ như thế này thì xong luôn rồi!


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 14 Tháng Ba, 2014, 08:35:03 am

http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thoi-binh-cua-cuu-binh-tran-hai-chien-gac-ma-2962643.html

Thời bình của cựu binh trận hải chiến Gạc Ma

"Tôi và nhiều đồng đội may mắn trở về, nhưng cũng bị số phận dập vùi, có lúc như bị lãng quên", cựu binh Lê Hữu Thảo ngậm ngùi khi nhắc đến 64 đồng đội mãi nằm lại cùng Gạc Ma trong trận hải chiến cách đây 26 năm.



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 14 Tháng Ba, 2014, 02:43:06 pm
Nhân dịp kỷ niệm 26 năm Hải chiến Trường Sa, xin trân trọng giới thiệu với độc giả Video đặc biệt: THÁNG BA, NHỮNG ANH LINH BẤT TỬ Ở TRƯỜNG SA. Những thước phim này là nén nhang tưởng niệm các liệt sĩ đã chiến đấu và hy sinh ở Trường Sa, tháng 3/1988.

http://cache.hosting.vcmedia.vn/?key=6e451de3861a4546b248ecca6eaac40a&amp;pname=mediaplayer.swf


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 15 Tháng Ba, 2014, 05:44:11 am
Cuối tuần đi làm về xì-tréc nên quên bẵng, le ve lên mạng mới nhớ hôm nay 14-3 ...  :'(

Em có ý định kết nối các bác cựu từng ở có thời gian công tác ở TS hiện đang sống ở Đức, đông đủ thì đến dịp 14-3 làm một phốt kỷ niệm thật hoàng tá tràng, không biết có wá sức mình không. Giờ muốn liên lạc với Hội CCB VN ở Đức thì hình như phải lên tận Béc-lanh, mà em ở tận mãi tít phía nam.



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 15 Tháng Ba, 2014, 11:10:46 am
KÍnh tặng hương hồn các liệt sỹ -4 thế hệ đoàn 83

(http://upanh.biz/images/2014/03/15/E83-4.jpg)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 17 Tháng Ba, 2014, 09:28:32 am
http://plo.vn/anh/chum-anh-26-nam-su-kien-gac-ma-454082.html?p=1

Chùm ảnh 26 năm sự kiện Gạc Ma

(PLO) - Cuộc họp mặt truyền thống của hơn 300 cựu chiếnbinh Trường Sa hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa (tỉnh Phú Khánh cũ) tổ chức tại nhà một đồng đội ở xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên) chiều 14-3.



Thương binh Trường Sa Trần Văn Hùng cùng đồng đội trong ngày gặp mặt

(http://upanh.biz/images/2014/03/17/Gac20Ma209FQIA.jpg)


Các cựu binh ủng hộ các thân nhân liệt sĩ Trường Sa

(http://upanh.biz/images/2014/03/17/Gac20Ma208RTNQ.jpg)


Ca sĩ Anh Đào xúc động khi thể hiện ca khúc “Gần lắm Trường Sa”.
(http://upanh.biz/images/2014/03/17/Gac20Ma207AKZZ.jpg)




Đại tá Hồ Đắc Thạnh, nguyên thuyền trưởng tàu Không Số cùng các cựu binh Trường Sa xem lại bản đồ trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma

(http://upanh.biz/images/2014/03/17/Gac20Ma206AVPS.jpg)


Đ/C Lê Xuân Bạ, nguyên Phó Chủ nhiệm chính trị Vùng 4 Hải quân trò chuyện cùng những cựu binh Trường Sa

(http://upanh.biz/images/2014/03/17/Gac20Ma205VITX.jpg)


Vòng hoa tưởng nhớ các liệt sĩ Trường Sa được thả ra biển

(http://upanh.biz/images/2014/03/17/Gac20Ma204PTSR.jpg)


Phút mặc niệm tưởng nhớ những liệt sĩ hy sinh ở Trường Sa
(http://upanh.biz/images/2014/03/17/Gac20Ma203HLYN.jpg)


Các cựu binh Trường Sa bên mẹ Nguyễn Thị Đảo (85 tuổi, ngụ khu phố Ninh Tịnh 1, phường 9, TP Tuy Hòa). Bà Đảo là mẹ của liệt sĩ Trương Văn Thịnh, một người lính hải quân cùng ngã xuống với anh Dư trong ngày 14-3-1988 dưới họng pháo của quân Trung Quốc xâm lược, khi đang ở tuổi 23.   
(http://upanh.biz/images/2014/03/17/Gac20Ma202UZZH.jpg)

Các cựu binh Trường Sa thăm mẹ Lê Thị Niệm (86 tuổi, ngụ thôn Mỹ Thạnh Nam, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, Phú Yên), mẹ của liệt sĩ Phan Tấn Dư hy sinh tại Trường Sa năm 1988.
(http://upanh.biz/images/2014/03/17/Gac20Ma201UCMO.jpg)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tieunamvu trong 17 Tháng Ba, 2014, 09:38:18 am
Kênh VTC1 phát phóng sự về Gạc ma
https://www.youtube.com/watch?v=9eReBzgEwyY&list=PLG3k5uLhCwazbIjX4VVIvZd-J_NIVGo7K


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 17 Tháng Ba, 2014, 10:20:05 am
http://laodong.com.vn/chinh-tri/tha-hoa-dang-tuong-niem-cac-liet-si-tran-gac-ma-ngay-1431988-186120.bld

Thả hoa đăng tưởng niệm các liệt sĩ trận Gạc Ma ngày 14.3.1988
(LĐO) THANH HẢI - 4:24 PM, 14/03/2014

Sáng nay (14.3), tại TP.Đà Nẵng, các cựu chiến binh - nguyên cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh, Quân chủng Hải quân VN (nay là Lữ đoàn 83 Công binh- E83) - đã tổ chức lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ trong trận chiến giữ đảo đá Gạc Ma (quần đảo Trường Sa) cách đây 26 năm.

Thượng tá Hoàng Hoan - nguyên Chính ủy Trung đoàn 83 Công binh, một trong những đơn vị trực tiếp tham gia trận hải chiến Gạc Ma 14.3.1988, có đến 26 trong tổng số 64 liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến không cân sức giữ đảo năm ấy - đã đọc diễn văn tưởng niệm, nêu từng tên 64 vị anh hùng.

Các cựu chiến binh nguyên là cán bộ, chiến sĩ của E83 - từng tham gia trực tiếp trận chiến Gạc Ma - đã không cầm được nước mắt khi thắp nén hương tưởng niệm đồng đội từ biển Đà Nẵng.

64 ngọn nến - tượng trưng cho vong linh 64 anh hùng liệt sĩ Gạc Ma - đã được thả xuống biển Đà Nẵng, hướng về Trường Sa để tưởng niệm các anh.

Thượng tá Hoàng Hoan cho biết, vì không có điều kiện để ra Trường Sa đúng ngày 14.3, nhưng mỗi năm vào dịp kỷ niệm này, đồng đội cũ của ông cũng tập trung lại làm giỗ cho đồng đội, thả hoa đăng, thắp nến tưởng niệm cho đồng đội.

Trước đó - ngày 13.4, cũng tại TP.Đà Nẵng, Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), Báo Lao Động đã tổ chức lễ phát động chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”, giao lưu với cựu chiến binh, thân nhân gia đình các liệt sĩ.

Chương trình đã thu hút sự quan tâm, ủng hộ của đông đảo đồng bào trong và ngoài nước.

Một số hình ảnh của buổi lễ thả hoa đăng:


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 03 Tháng Sáu, 2014, 04:49:27 pm
Những thước phim tài liệu quý giá sau đây cho thấy hình ảnh tàu HQ-505 ngay sau những ngày bão lửa của Hải chiến Trường Sa, tháng 3/1988. Nguồn video: Tuổi trẻ TV.

http://biendong.tuoitre.vn/bien-dong-media/610840/Den-dao-Co-Lin-nhan-ra-dau-vet-toi-ac-cua-Bac-Kinh.html

http://cache.hosting.vcmedia.vn/?key=97a8e44c1ccf4a7b8feded94a4a2e34d&amp;pname=mediaplayer.swf"


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: anhkhoi trong 03 Tháng Sáu, 2014, 11:45:07 pm
Những thước phim tài liệu quý giá sau đây cho thấy hình ảnh tàu HQ-505 ngay sau những ngày bão lửa của Hải chiến Trường Sa, tháng 3/1988. Nguồn video: Tuổi trẻ TV.

http://biendong.tuoitre.vn/bien-dong-media/610840/Den-dao-Co-Lin-nhan-ra-dau-vet-toi-ac-cua-Bac-Kinh.html


Nhiều hình ảnh rất quý về mặt tư liệu nhưng cách sắp xếp, lời bình và nhạc nền tệ quá. Thú thật em xem mà cứ tưởng như đoàn làm phim đang đi du lịch, phim không làm bật lên được cái khốc liệt, gian khổ của thời đó. Bất ngờ hơn đây lại là tác phẩm của đạo diễn Lê Mạnh Thích, từ nhiều năm trước đã nổi tiếng với Đường dây lên sông Đà.  ???





Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 05 Tháng Sáu, 2014, 09:09:33 am
Ngày 14-3-1988, tàu chiến Trung Quốc đã vô cớ dùng pháo lớn bắn cháy và bắn chìm ba tàu vận tải của ta ở khu vực đá ngầm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, trong đó có tàu vận tải 505.
Những người làm phim tài liệu đã mô tả lại những người có nhiệm vụ trục vớt cứu hộ bộ giao thông vận tải, họ đã có mặt ở Cô Lin từ trước, dũng cảm làm nhiệm vụ cứu hộ nhân đạo bất chấp sự uy hiếp, ngăn cản của quân Trung Quốc.
Ngay từ lúc đó, Việt Nam đã tự kiềm chế, không muốn dùng vũ lực giải quyết tranh chấp. Nhưng sau khi chiếm một số bãi đá ngầm, nhiều tàu chiến của Trung Quốc vẫn lảng vảng, khiêu khích với tham vọng mở rộng đường biên giới địa lý sát tận bờ biển Việt Nam, Philippines, Malaysia…
Dù Trung Quốc liên tục khiêu khích nhưng các chiến sĩ của ta có mặt tại đây vẫn giữ được cuộc sống bình thường trong không khí phẫn nộ, căng thẳng bởi chúng ta không chỉ có chính nghĩa mà còn có cả sự ủng hộ rõ ràng, vững vàng của pháp luật quốc tế.
Trường Sa - Tháng 4 năm 1988 và Trường Sa - Hoàng Sa bây giờ… Câu chuyện ấy bây giờ bỗng thành thời sự! Có lẽ khi thực hiện những thước phim này, cố NSND Lê Mạnh Thích khó mà hình dung rằng 26 năm sau, những chiến sĩ của ta lại phải gặp lại sự bành trướng cũ.

http://cache.hosting.vcmedia.vn/?key=8ad6077cd16a41979e9a26daacad9ea6&amp;pname=mediaplayer.swf

http://cache.hosting.vcmedia.vn/?key=8ad6077cd16a41979e9a26daacad9ea6&amp;pname=mediaplayer.swf


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 25 Tháng Sáu, 2014, 04:45:56 pm
Cựu binh Gạc Ma kể chuyện lao tù Trung Quốc

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/cuu-binh-gac-ma-ke-chuyen-lao-tu-trung-quoc-723006.tpo

TP - Sau khi nổ súng cưỡng chiếm đảo Gạc Ma và bắn chìm tàu HQ 406 vào ngày 14/3/1988, quân đội Trung Quốc đã bắt giữ nhiều chiến sỹ của ta sống sót trôi dạt trên biển làm tù binh, giam giữ hơn 3 năm ở bán đảo Lôi Châu để tra hỏi.

Phù thũng vì đói ăn

Đã hơn 20 năm trôi qua nhưng cựu binh Lê Văn Đông ở thôn Rẫy, xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) vẫn nhớ như in trận hải chiến không cân sức giữa ta và địch trên vùng biển Trường Sa của Việt Nam.

Đầu năm 1988, anh Đông cùng hơn 300 người con Quảng Bình tình nguyện vào Hải Quân, lên tàu ra Trường Sa xây dựng và bảo vệ biển đảo Tổ quốc. Sau một thời gian quấy nhiễu, gây hấn, rạng sáng ngày 14/3/1988, Hải quân Trung Quốc bất ngờ nổ súng chiếm đảo Gạc Ma và bắn chìm tàu HQ 406.

“Chủ trương của ta lúc đó là ra xây dựng các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao... nên tàu HQ 406 chở toàn lính công binh và đương nhiên không được trang bị vũ khí, hỏa lực tác chiến. Sau loạt đạn xối xả từ tàu Hải quân Trung Quốc, tàu HQ 406 bốc cháy và từ từ chìm xuống biển. Lúc đó trên tàu HQ 406 có chừng 120 chiến sỹ, nhiều người trúng đạn, còn tôi nhanh tay vơ vội được tấm ván trôi dạt trên biển, đến chiều thì bị tàu Trung Quốc phát hiện, bắt làm tù binh” - anh Đông nhớ lại.

Anh Đông bị trói gô đưa lên tàu chiến của Trung Quốc. Tại đây, anh nhận ra hai người đồng hương là anh Mai Xuân Hải ở xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch; Nguyễn Văn Thống ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch cùng sáu đồng đội ở những địa phương khác cũng đang bị trói gô trên tàu. Sau gần một ngày trôi dạt trên biển, đói và khát nhưng phía Trung Quốc không cho ăn uống mà chỉ cho một ít nước để mọi người cầm hơi. “Nước đựng trong một cái cốc thủy tinh rất to nhưng chỉ tráng ở đáy. Chín anh em chúng tôi, chia nhau để đủ thấm vào môi cho đỡ khát” - anh Đông nhớ lại.

Mặc dù không được nhanh nhẹn, cường tráng như xưa, hậu quả sau những ngày tháng bị cầm tù ở Trung Quốc, nhưng anh Mai Xuân Hải vẫn nhận ra mình trong video trên mạng mà phía Trung Quốc công bố sau cuộc chiến Gạc Ma. Anh Hải đã ồ lên bất ngờ “đây đây... tui đây”, khi chúng tôi cho anh xem một đoạn video có người lính Việt Nam, chỉ độc chiếc áo may ô trên người, bị trói gô ngồi thu lu trên boong tàu.


“Tui đang bơi, thì phát hiện thấy tàu Trung Quốc tiến đến. Tui cố lặn ngụp để tránh bị chúng phát hiện, nhưng giữa mênh mông biển nước không biết trốn vào đâu. Chúng áp sát tàu, quăng dây, yêu cầu tôi níu vào dây để chúng kéo lên. Vừa bám vào được mạn tàu, một tốp lính Trung Quốc xúm lại, xách tui lên tàu, đè ngã ra trói quặt tay sau lưng. Người tui lúc đó đầy vết đạn, máu chảy khắp người, nhưng chúng không cho quần để mặc mà đấm đá túi bụi, rồi áp giải đến một góc riêng, lấy dây xích chân lại, không cho ngồi chung với đồng đội” - anh Hải kể.

Sau ba ngày, ba đêm, tàu Trung Quốc mới đưa các tù binh bắt được về giam cầm ở bán đảo Lôi Châu. “May khi về đến bến cảng của Trung Quốc thì xuất hiện người của Chữ Thập Đỏ can thiệp nên chúng tôi không bị đánh đập nữa. Chúng nhốt chúng tôi biệt lập mỗi người một phòng trong căn nhà tầng hai. Hai tháng đầu tiên cứ đến sáng, chiều là chúng dựng dậy hỏi cung: Ai chỉ huy, quân số bao nhiêu, vũ khí loại gì... Chúng tôi đều nói không biết. Là người lính, chúng tôi chỉ biết nhiệm vụ được giao là xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển đảo” - anh Đông kể.

Không khai thác được gì từ những người lính kiên cường của Việt Nam, phía Trung Quốc mở chiến dịch tuyên truyền bẩn thỉu. Họ nói với những người lính Việt Nam, quần đảo Trường Sa là của Trung Quốc, do Việt Nam xâm chiếm nên họ mới đánh. Chừng một năm rưỡi giam cầm trong phòng kín, lính canh mới mở cửa phòng giam để mọi người ra ngoài hành lang tắm nắng. Đồng đội nhìn thấy nhau, ai cũng xanh lét, phù thủng. Mừng mừng, tủi tủi định hỏi chuyện nhau thì bị lính canh ngăn lại, cấm không cho tiếp xúc. “Mỗi bữa ăn là miếng bánh mì, một ít cơm, thêm ít nước gạo nhưng nhạt lắm, không có tí muối nào. Suốt mấy năm ăn nhạt thế, thêm thiếu ánh sáng nên anh em ai cũng bị phù thủng. May mà anh em không ai khuỵu ngã, vẫn đủ chín người cho đến khi được trao trả về Việt Nam theo đường ngoại giao” - anh Hải nói.

Cần chuẩn bị tâm thế cho những cuộc nổ súng bất ngờ
Đúng 3 năm, 5 tháng, 15 ngày, đến đầu năm 1991 những người lính ra đảo Gạc Ma của chúng ta bị Trung Quốc bắt giữ mới được trao trả về Việt Nam. Họ trở về quê hương trong sự ngỡ ngàng, mừng, tủi của gia đình, làng xóm. Bởi trước đó, gia đình họ đã nhận được giấy báo tử từ đơn vị và ngay cả tấm bia ghi danh các anh hùng liệt sỹ Gạc Ma ở quân cảng Cam Ranh cũng có tên của họ.

Trở về sau cuộc chiến, những người lính Gạc Ma bị cuốn vào cuộc mưu sinh trên miền quê cát trắng gió Lào. Mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng đa phần họ đều có cuộc sống khó khăn, đặc biệt là những người lính từng bị giam cầm trong nhà tù Trung Quốc. Sức khỏe bị giảm sút, cuộc mưu sinh của họ càng bội phần chật vật. Như anh Mai Xuân Hải bị viêm phổi mãn tính do phải sống trong môi trường ẩm thấp của nhà tù. Đã 50 tuổi đời, nhưng anh vẫn chưa thể làm nổi ngôi nhà cho vợ con an cư cùng làng xóm. Mãi đến năm ngoái, các nhà hảo tâm đã quyên góp giúp anh xây nhà, nhưng ngôi nhà mới vẫn thiếu thốn trăm bề.
Mặc dù cuộc sống mưu sinh vẫn đè nặng lên đôi vai những cựu binh Gạc Ma ngày ấy, nhưng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 và quấy nhiễu trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, tinh thần quả cảm của những người lính Gạc Ma năm xưa như được hâm nóng. Chị Đinh Thị Diện, vợ của cựu binh Mai Xuân Hải cho biết: “Từ bữa ngoài Hoàng Sa có chuyện đến giờ không buổi thời sự nào trên ti vi mà anh ấy không chăm chú ngồi xem. Dù có đi làm trên rẫy, xa mấy cũng chạy về xem cho được thời sự. Tui thì đàn bà, con gái không hiểu chi lắm về mấy chuyện chiến tranh, nhưng thấy anh ấy lo lắng đến mất ăn mất ngủ nên cũng lo theo”.

Tiếp lời vợ, anh Hải nói: “Tui xem ti vi mà thấy lo quá! Họ ỷ mạnh hiếp yếu và chưa bao giờ thôi tham vọng bá chủ biển Đông. Việc họ đặt giàn khoan chỉ là cái cớ, nhìn cánh thức họ hành xử trên biển với ta, tui đồ rằng họ rất dễ manh động đơn phương khai chiến như hồi trận Gạc Ma. Tui mong Nhà nước ta cố gắng bằng con đường ngoại giao nhằm tránh xung đột, nhưng đồng thời cũng phải chuẩn bị tâm thế cho những cuộc nổ súng bất ngờ từ phía Trung Quốc”.


Cùng quan điểm với anh Hải, anh Đông cho rằng Trung Quốc đang tạo cớ để đánh chiếm biển Đông, hoặc chí ít sẽ biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm biển Đông theo thuyết “đường lưỡi bò”.

Đành rằng chúng ta chính nghĩa trong bảo vệ chủ quyền, chúng ta không gây hấn, nhưng cũng phải hết sức cảnh giác trước những âm mưu thâm độc của Trung Quốc. “Tui xem ti vi thấy Trung Quốc đã đưa tàu chiến và máy bay chiến đấu ra vùng hạ đặt giàn khoan trái phép. Đừng nghĩ họ chỉ dọa, mà phải tính đến chuyện họ sẽ làm thật, nếu không sẽ xảy ra một cuộc thảm sát như hồi Gạc Ma” - anh Đông nhận định.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 09 Tháng Bảy, 2014, 03:45:48 pm
http://laodong.com.vn/phong-su/gac-ma-khac-khoai-mot-noi-dau-222701.bld

Gạc Ma - khắc khoải một nỗi đau

Cuộc chiến đấu với quân Trung Quốc để bảo vệ đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam - ngày 14.3.1988 là một trong những trang sử bi hùng của dân tộc. Hơn 26 năm, trận hải chiến này vẫn còn nóng tính thời sự, khi nhiều thi thể chiến sĩ đã anh dũng hy sinh vẫn còn nằm lại nơi đáy biển sâu. Nỗi khắc khoải của thân nhân các gia đình liệt sĩ vẫn còn đó... Đặc biệt khi Trung Quốc xây dựng trái phép cơ sở hạ tầng quân sự với quy mô lớn tại đảo Gạc Ma, bất chấp đòi hỏi nhân đạo và chính đáng của Việt Nam là trục vớt con tàu HQ604, tìm thi hài các anh...
Bài 1: Huyền thoại về lá cờ tổ quốc

Thiếu tướng - Chuẩn đô đốc, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Nguyễn Ngọc Tương nói với chúng tôi rằng, trận chiến Gạc Ma 14.3.1988 được lịch sử ghi lại trong sách sử của Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2005). Còn đối với người dân đất Việt, những dòng lịch sử bi hùng đó đã khắc ghi đậm trong trái tim, trong trí nhớ và truyền tụng qua nhiều thế hệ…

Trận Gạc Ma trong chính sử

Sách “Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam” viết: Đầu tháng 3.1988, Trung Quốc sau khi chiếm giữ trái phép 5 đảo thuộc quần đảo Trường Sa (gồm các đảo Chữ Thập, Châu Viên, Huy Gơ, Ga Ven và Xu Bi) thì lại có ý đồ chiếm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao nhằm kiểm soát cả khu vực. Trung Quốc đã huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa với 9-12 tàu chiến, 2 tàu hộ vệ pháo, hai tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải LSM, tàu đo đạc và một pôngtông lớn để hỗ trợ.

Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Hải quân lệnh cho lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Ngày 12.3.1988, tàu HQ 605 (Lữ đoàn 125) do đồng chí Lê Lệnh Sơn làm thuyền trưởng được lệnh từ Đá Đông đến đóng giữ đảo Len Đao. Sau 29 giờ hành quân khẩn trương, tàu đã đến đảo và cắm cờ tổ quốc, khẳng định chủ quyền của Việt Nam vào lúc 5 giờ ngày 14.3.1988. Trước đó - 9 giờ ngày 13.3.1988, tàu HQ 604 do đại úy Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng được lệnh về Gạc Ma; tàu HQ 505 do thuyền trưởng Vũ Huy Lễ tiến về đảo Cô Lin. Phối hợp với hai tàu có hai đội công binh (70 người) và bốn tổ chiến đấu (22 người) thuộc Lữ đoàn 146. Sau khi hai tàu của ta thả neo được khoảng 30 phút, tàu hộ vệ, tàu chiến đấu của Trung Quốc áp sát hai tàu của ta, liên tục đe dọa, uy hiếp.

Lúc 21 giờ ngày 13.3.1988, Bộ Tư lệnh Hải quân chỉ thị cho các thuyền trưởng chỉ huy bộ đội quyết giữ vững các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao, đồng thời khẩn trương thả xuồng, chuyển vật liệu làm nhà lên đảo ngay trong đêm. Tàu HQ 604 đã cho công binh chuyển vật liệu lên đảo Gạc Ma và Lữ đoàn 146 đã đổ bộ, cắm cờ và triển khai 4 tổ bảo vệ. Lúc này, Trung Quốc đã điều thêm 2 tàu hộ vệ có trang bị pháo 100mm đến hỗ trợ, đe dọa bắt ta phải rời khỏi Gạc Ma. Ban chỉ huy tàu HQ 604 đã họp bàn, nhận định Trung Quốc có thể dùng vũ lực can thiệp và quyết định chỉ huy bộ đội bình tĩnh xử trí, thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến đề ra, quyết tâm bảo vệ Gạc Ma.

6 giờ sáng ngày 14.3.1988, Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo, tiến về phía cờ ta định giật lấy. Lập tức, thiếu úy Trần Văn Phương, hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội đã anh dũng giành lại cờ. Binh lính của Trung Quốc đã dùng lưỡi lê đâm và bắn Nguyễn Văn Lanh bị thương. Thiếu úy Trần Văn Phương xông vào cứu đồng đội đã bị họ bắn và anh dũng hy sinh.

Không uy hiếp được quân ta rời đảo, lúc 7 giờ 30 ngày 14.3.1988, Trung Quốc dùng hai tàu bắn pháo 100mm bắn vào tàu HQ 604, làm tàu bị hỏng nặng, rồi cho quân xông vào tàu ta. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ đã chỉ huy bộ đội sử dụng các loại súng AK, RPĐ, B40, B41 đánh trả quyết liệt, buộc binh lính Trung Quốc phải nhảy xuống biển trở về tàu của họ. Trận đánh diễn ra mỗi lúc một ác liệt. Quân ta vừa chiến đấu, vừa tổ chức băng bó, cứu chữa thương binh và hỗ trợ các chiến sĩ bảo vệ cờ.

Trung Quốc tiếp tục nã đạn, làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và hỏng nặng, chìm dần xuống biển. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Trần Đức Thông và một số cán bộ chiến sĩ tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu HQ 604.

Và lời kể của nhân chứng

Vừa trở về sau chuyến ra Trường Sa cùng với Bộ Ngoại giao và phái đoàn Việt kiều cách đây khoảng một tháng, đại tá Vũ Huy Lễ - nguyên thuyền trưởng tàu HQ 505 - vui vẻ tiếp chuyện phóng viên. Hiện đang nghỉ hưu ở khu Lũng Bắc (P.Đằng Hải, Q.Hải An, TP.Hải Phòng), ở tuổi 70, ông Vũ Huy Lễ vẫn hằng ngày theo dõi các thông tin liên quan đến biển Đông.

Ông Lễ nhớ lại: Chiều tối ngày 13.3.1988, tàu HQ 505 chúng tôi neo ở phía nam cách đảo Cô Lin 200m. Trung Quốc cho 2 tàu chiến tiến lại sát tàu mình để trinh sát, do thám nên tôi dự đoán có thể họ sắp cho người lên chiếm đảo. Thực hiện lệnh cấp trên, ngay trong đêm đó tôi cho quân lên đảo Cô Lin để cắm cờ tổ quốc, đánh dấu chủ quyền. Vì là đảo chìm, chỉ nổi khi nước cạn, nên phải đợi đến tầm 1 giờ đêm 14.3.1988, tổ cắm cờ mới hoàn thành nhiệm vụ. Đến khoảng 6 giờ sáng 14.3.1988, anh em về đến tàu, mọi người thức dậy chuẩn bị ăn sáng. Nhìn sang đảo Gạc Ma (cách chỗ tàu HQ 505 gần 2 hải lý), tôi thấy 2 tàu chiến Trung Quốc đang bắn đạn, pháo vào tàu HQ 604. Trên đảo lố nhố người. Tôi liền ra lệnh báo động chiến đấu, nhổ neo khẩn cấp. Chỉ một lát sau, tàu HQ 604 bắt đầu chìm.

Sau khi tàu HQ 604 chìm, hai tàu chiến Trung Quốc liền quay súng sang tấn công tàu HQ 505. Đạn pháo đã làm toàn bộ mạn phải tàu bị cháy, thủng, phòng truyền thông tin, phía boong bốc cháy dữ dội, một số cán bộ chiến sĩ đã bị thương. Lúc này nước đã tràn vào hầm tàu và các khoang, hệ thống điện đã bị hỏng nên không lái được tàu, cộng thêm gió mùa đông bắc cứ đẩy tàu mỗi lúc lại xa đảo hơn. Tôi đã yêu cầu anh em phải xuống hầm để chuyển sang chế độ lái cơ (bằng tay).

Do hai máy chính đều bị sự cố không hoạt động được, nước tràn vào làm nghiêng tàu, khả năng tàu bị chìm như tàu HQ 604 là hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc đó, tính mạng 50 cán bộ chiến sĩ sẽ nguy hiểm, mất tàu mà đảo cũng không giữ được. Nhận định được tình thế hiểm nghèo, tôi đã bàn bạc với anh em, quyết định phải nhanh chóng khắc phục sự cố máy tàu. Sau đó, tôi đã lệnh sử dụng một máy tiến, một máy lùi để quay mũi tàu theo hướng chính diện với đảo, rồi dùng cả hai máy chạy hết công suất, lao vút lên. Kết quả, 2/3 tàu đã lên được đảo, biến tàu thành một pháo đài để chống lại tàu chiến Trung Quốc. Thấy vậy, phía Trung Quốc đã phải ngừng bắn.

Lúc này, phía đảo Gạc Ma là cảnh tượng tan hoang ghê gớm. Nhiều mảnh vỡ, đồ đạc của tàu trôi dạt khắp nơi. Tôi đã lệnh cho 5 cán bộ, chiến sĩ hạ xuồng cứu sinh (loại lớn) sang Gạc Ma tìm kiếm. Đến 12 giờ cùng ngày, xuồng quay về với 44 chiến sĩ Gạc Ma, trong đó có 5 người đã hy sinh, nhiều người bị thương. Cùng lúc với tàu HQ 604, tàu HQ 605 của ta cũng bị tàu chiến Trung Quốc bắn ở đảo Len Đao (cách Cô Lin 10 hải lý). Mặc dù tàu 605 cũng tìm cách lao lên đảo, nhưng do đảo không thoải như Cô Lin nên tàu chỉ ghé được mũi lên đảo, khi nước rút, tàu bị tụt xuống biển rồi chìm vào lúc 6 giờ ngày 15.3.1988. Anh em trên tàu này đã bơi được về đảo Sinh Tồn.

Ngay sau đó, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ xin cấp trên chuyển toàn bộ anh em trên tàu HQ 505 về đảo Sinh Tồn, chỉ để lại 9 cán bộ chiến sĩ ở lại chiến đấu cùng ông. 5 thi thể chiến sĩ được đưa về chôn cất tại đảo Sinh Tồn, 4 năm sau được chuyển về đất liền. Sau này tôi được biết, tất cả có 64 người hy sinh, 9 người bị bắt làm tù binh trong trận chiến 14.3.1988.

Mong muốn trục vớt 2 con tàu

Theo ông Lễ, việc trục vớt hai con tàu HQ 604, HQ 605 là do Đảng, Nhà nước và Bộ Tư lệnh Hải quân quyết định. “Tuy nhiên, cá nhân tôi rất mong muốn nước mình tổ chức trục vớt hai con tàu trên. Ta sẽ dùng tàu như một chứng tích tội ác của Trung Quốc về việc đã nã đạn pháo rồi đâm chìm tàu của mình cho thế giới biết. Thứ hai, nguyện vọng của tôi và cũng là nguyện vọng tha thiết của gia đình các chiến sĩ Gạc Ma đã hy sinh, mong muốn được trục vớt tàu để tìm hài cốt của những người còn nằm lại, đưa các anh về quê hương” - ông Lễ nói.

Với chiến công oanh liệt, tàu HQ 505 được Nhà nước tuyên dương Anh hùng LLVTND; các ông Vũ Phi Trừ, Vũ Huy Lễ, Nguyễn Văn Lanh, Trần Văn Phương được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND; hàng chục tập thể và cá nhân được tặng thưởng huân chương Quân công, huân chương Chiến công các loại.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 09 Tháng Bảy, 2014, 03:47:50 pm
http://laodong.com.vn/chinh-tri/gac-ma-khac-khoai-mot-noi-dau-bai-2-tam-nguoi-con-duoc-tro-ve-dat-me-223018.bld

Gạc Ma - Khắc khoải một nỗi đau (bài 2): Tám người con được trở về đất mẹ

Phải 20 năm sau trận chiến bi hùng ngày 14.3.1988, xác tàu HQ 604 được tìm thấy dưới đáy biển cách đảo Gạc Ma 1 hải lý, vùng biển vẫn đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. 8 bộ hài cốt mà các thợ lặn tàu dân sự Thành Công 07 đưa lên khỏi lòng biển lạnh, qua giám định ADN được xác nhận là 8 trong số 56 chiến sĩ hải quân hy sinh cùng con tàu HQ 604….

Cuộc tìm kiếm dưới lòng biển lạnh
64 cán bộ chiến sĩ hải quân hy sinh trong trận chiến ngày 14.3.1988. Ngoài một số hy sinh trên đảo Sinh Tồn với những vết thương chí tử và một số thi thể đã được đồng đội đưa ngay về; còn 56 thi thể khác vẫn nằm lại nơi chiến trường biển sâu. Cùng những người lính anh dũng của mình, con tàu HQ 604 chìm tại khu vực cách đảo Gạc Ma 1 hải lý về phía tây, cách đảo Cô Lin 3,72 hải lý về phía nam, như một ngôi mộ tập thể. Thế nhưng, phải 20 năm sau mới xác định vị trí xác tàu và bước đầu lặn vớt, đưa được một số hài cốt các anh lên khỏi đáy biển lạnh.
Chuyện là ngày 10.8.2008, khi đang đánh bắt hải sản tại khu vực gần đảo Cô Lin, tàu cá Quảng Ngãi QNg 96219 phát hiện 1 xác tàu vận tải quân sự Việt Nam nằm ở độ sâu 21m, trong tàu có hài cốt của nhiều người. Lập tức ngư dân báo cho Ban chỉ huy đảo Cô Lin, để rồi rất nhanh chóng, thông tin trên được báo cáo lên Sở chỉ huy Vùng 4 Hải quân, Bộ Tư lệnh Hải quân. Theo nhận định của Quân chủng Hải quân, đây chính là tàu HQ 604 bị chìm trong trận đánh với hải quân Trung Quốc ngày 14.3.1988.

Cùng ngày phát hiện xác tàu HQ 604, tàu Thành Công 07 chuyên nghề lặn thu gom phế liệu đang có mặt trên vùng biển Trường Sa. Hai chủ tàu này vốn quen biết nhau, nên sau khi chủ tàu QNg 96219 cho biết Quân chủng Hải quân nhờ tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, ông Võ Văn Chức - thuyền trưởng tàu Thành Công 07 - lập tức chỉ huy con tàu cùng đội thợ lặn tới ngay khu vực tàu đắm.
Việc khảo sát, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ hôm ấy gặp vô vàn khó khăn, nguy hiểm. Không chỉ vì điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, mà còn vì liên tiếp 3 lần tàu Thành Công 07 bị tàu hộ vệ tên lửa 557 của Trung Quốc thường trực ở đảo Gạc Ma lao ra truy đuổi. Tới 16 giờ ngày 10.8.2008, ông Võ Văn Chức vào đảo Cô Lin cung cấp thông tin: Tàu chìm dưới biển không rõ số hiệu, chiều dài khoảng 45m, rộng 7,5m, cao 6.5m.

Tàu có 2 khoang, giữa 2 khoang có 1 trụ cẩu, kiểm tra sơ bộ 1 khoang có 6 xương ống chân và nhiều xương vụn. Đồng thời bàn giao những vật thu gom được bước đầu cho Ban chỉ huy đảo Cô Lin: 1 khẩu B41 cùng 3 quả đạn, bệ khóa nòng và thoi đẩy của tiểu liên AK, 1 cuốc chim. Ngoài ra, thợ lặn còn mang lên được một đôi dép nhựa, dù ở sâu dưới lòng biển ngót hai chục năm vẫn còn rõ dòng chữ “Triển lãm thành tựu kinh tế Việt Nam - HCV - dép nhựa Tiền Phong, Hải Phòng”.

Tới 15 giờ hôm sau, ngày 11.8.2008, tàu Thành Công 07 tiếp tục bàn giao cho đảo Cô Lin một bao tải hài cốt gồm 4 xương sọ, một số xương ống chân, cánh tay, xương sườn và vài vật dụng cá nhân. Toàn bộ số hài cốt, vật dụng này lập tức được các chiến sĩ trên đảo Cô Lin lau rửa cẩn thận, tiến hành hương khói. Theo các thợ lặn tàu Thành Công 07 thì trong ngày 11.8 thực ra họ đã gom được số hài cốt nhiều hơn, đặt vào 2 bao tải, thì xảy ra sự cố 1 thợ lặn chết trong quá trình lặn tìm, nên chỉ đưa lên được 1 bao hài cốt.
Sau sự cố trên, tàu Thành Công 07 đã nhiều lần quay lại khu vực tàu HQ 604 chìm, nhưng vị trí tìm kiếm chỉ cách đảo Gạc Ma 1 hải lý nên bị tàu quân sự Trung Quốc xông ra truy đuổi quyết liệt. Vì vậy, chiếc bao tải đựng hài cốt liệt sĩ chưa kịp đưa lên, vẫn nằm lại với xác con tàu.
Đưa các anh về đất mẹ
Hài cốt liệt sĩ từ đảo Cô Lin được đưa về đất liền, chuyển đến Viện Pháp y Quân đội, được bảo quản và ngày đêm hương khói. Theo phán đoán ban đầu của các bác sĩ Viện Pháp y Quân đội, thì số hài cốt này của khoảng 7 đến 8 người. Không có bộ nào trọn vẹn, có hài cốt chỉ còn vẻn vẹn chiếc xương ống tay, xương sườn...
Bộ Tư lệnh Hải quân đã thành lập 3 đoàn công tác đi đến từng gia đình của 56 chiến sĩ hy sinh trong trận chiến Gạc Ma, lấy mẫu sinh phẩm giám định ADN, cung cấp cho Viện Pháp y Quân đội. Thượng tá Phạm Văn Minh (trợ lý Phòng Chính sách - Quân chủng Hải quân Việt Nam) nhớ lại: Trong số 56 chiến sĩ hy sinh, chỉ có 4 đồng chí có vợ, con, còn lại đều là thanh niên độc thân. Khi chúng tôi tìm đến, nhiều gia đình chiến sĩ bố mẹ đã mất cả, anh chị em thì sống ở nhiều nơi khác nhau, rất khó khăn cho việc lấy mẫu sinh phẩm. Yêu cầu của mẫu sinh phẩm là phải lấy, đem về Viện Pháp y Quân đội ngay trong ngày thì mới cho kết quả chính xác, nên chúng tôi phải chạy đua với thời gian.

Cùng thời điểm, tại Hà Nội, các bác sĩ Viện Pháp y Quân đội xác định được số hài cốt đưa về từ xác tàu HQ 604 thuộc về 8 chiến sĩ. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam làm nhận dạng hài cốt có số lượng mẫu so sánh lớn như thế đối với các hài cốt bị lẫn lộn. Như vậy, cứ một mẫu hài cốt phải lần lượt so sánh, đối chiếu với 56 mẫu sinh phẩm để xác định đó là hài cốt của ai trong số 56 chiến sĩ hy sinh trên tàu HQ 604.
Sau quá trình nghiên cứu, so sánh đối chiếu mẫu ADN, danh tính 8 liệt sĩ đã được xác định, các anh là người con của 4 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Thái Bình, Nghệ An và Quảng Bình. Ngày 20.11.2009, Bộ Tư lệnh Hải quân đã phối hợp với Viện Pháp y Quân đội tổ chức công bố kết quả giám định ADN và bàn giao hài cốt cho thân nhân liệt sĩ. Biểu tượng Tổ quốc ghi công làm bằng khối pha lê có chứa giọt gene ADN của mỗi liệt sĩ cũng được trao cho 8 gia đình.
Đại tá Nguyễn Kiều Kinh - Trưởng phòng Chính sách (Cục Chính trị - Bộ Tư lệnh Hải quân) - chia sẻ: Trước đó, xe của Bộ Tư lệnh Hải quân đã về tận nhà đón thân nhân của liệt sĩ đưa về nhà khách Hải Thành (TP.Hải Phòng), nghỉ lại một đêm rồi 4 giờ sáng hôm sau lên Hà Nội. Đêm đó, chẳng ai ngủ, họ đều thao thức đếm từng phút để được “gặp mặt” người thân sau bao nhiêu năm xa cách.

Sau khi công bố kết quả giám định và bàn giao cho thân nhân gia đình từng liệt sĩ, những chiếc xe quân đội gắn vòng hoa trang trọng tỏa về các hướng: Hải Phòng (liệt sĩ Đoàn Đắc Hoạch ở quận Lê Chân, liệt sĩ Nguyễn Thanh Hải ở huyện Thủy Nguyên), Thái Bình (liệt sĩ Trần Văn Phòng ở huyện Kiến Xương, liệt sĩ Nguyễn Minh Tâm ở huyện Hưng Hà), Nghệ An (liệt sĩ Đậu Xuân Tư và liệt sĩ Hồ Văn Nuôi đều ở huyện Nghi Lộc) và Quảng Bình (liệt sĩ Trần Văn Quyết ở huyện Quảng Trạch, liệt sĩ Trần Quốc Trị ở huyện Bố Trạch).

Đã 6 năm trôi qua kể từ ngày đón nhận hài cốt liệt sĩ Đoàn Đắc Hoạch, nhưng ông Đoàn Tuấn Nghĩa (bố liệt sĩ Hoạch) vẫn rưng rưng xúc động: “Con trai chúng tôi hy sinh từ năm 1988 ở Trường Sa, 20 năm sau tôi được đề nghị xét nghiệm ADN, lúc đó tôi cũng chẳng hy vọng gì nhiều, vì nghĩ bao nhiêu người hy sinh ở đất liền còn chẳng tìm thấy xác nữa là giữa biển cả bao la.

Hình hài của con trai tôi chỉ còn lại một mảnh xương sọ có vết đạn bắn xuyên thủng và một đoạn xương chày phải đặt trong tiểu sành phủ cờ Tổ quốc, nhưng chừng đó cũng khiến chúng tôi được an ủi rất nhiều. Tôi mong sao một ngày không xa, hài cốt những đồng đội của con trai tôi sẽ được cất bốc, đưa về an táng tại quê nhà”. Nỗi niềm của ông Nghĩa cũng là tâm sự, nỗi day dứt của những người lính hải quân, của người dân Việt.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 10 Tháng Bảy, 2014, 10:47:54 am
http://laodong.com.vn/chinh-tri/gac-ma-khac-khoai-mot-noi-dau-bai-3-ky-vat-ay-van-vang-len-bai-ca-giu-nuoc-223478.bld

Gạc Ma - khắc khoải một nỗi đau (bài 3): Kỷ vật ấy vẫn vang lên “bài ca giữ nước”

Kỷ vật, nhất là kỷ vật của liệt sĩ thì bao giờ chúng cũng “biết nói”. Song, hơn thế, các liệt sĩ Nguyễn Minh Tâm và Trần Văn Phòng ở Thái Bình còn để lại vợ trẻ, con thơ, với kỷ vật biết cất lời ái quốc theo đúng nghĩa đen: Ấy là hai chiếc radio 26 năm qua chưa bao giờ trục trặc. Kỷ vật “biết nói” của liệt sĩ Trần Văn Phòng.
“Con đi chuyến này, không biết biển khơi thăm thẳm sẽ ra sao, cứ để cái đài này ở lại nhà cho bố nghe” - ông Trần Văn Thiêm, 84 tuổi - cụ thân sinh của liệt sĩ Phòng - nhắc lại lời con, rồi tiện tay vặn nút mở radio.
Tất cả chúng tôi lặng đi, như có một sự xui khiến màu nhiệm nào đó của trời đất, như cơ duyên thế nào đó, làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam ở thời điểm đó lập tức vang lên, đúng vào khoảnh khắc các chiến sĩ hải quân nói về hải đảo, về “bài ca giữ nước” còn nóng hổi từ xửa xưa...
Tình cờ đến khó tin

Hôm ấy là sáng 1.7, chúng tôi mang quà của Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động đến thăm từng gia đình, thắp nhang cho từng liệt sĩ. Tại thôn Dương Liễu 2 (xã Minh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), anh Tiến, anh Toàn, 2 cán bộ xã và chúng tôi, nghe chiếc đài của liệt sĩ Trần Văn Phòng nói về sự hy sinh và biển đảo, tất cả cùng buột miệng hỏi cụ Thiêm “cụ cài sẵn băng đĩa nói về Trường Sa, Hoàng Sa trong này phải không ạ?”.

Cụ Thiêm ngạc nhiên: “Nó là radio Na-ti-o-nan, có băng đĩa gì đâu nhỉ. Đài tiếng nói Việt Nam đang “nói” đấy chứ! 26 năm rồi, đêm nào tôi cũng vẫn nghe mà”. Một sự tình cờ đến khó tin.

Sinh năm 1963, trong một gia đình 8 anh em, trong đó có tới 6 người là bộ đội, Trần Văn Phòng cũng sớm nhập ngũ rồi học ở ngôi trường danh tiếng dành cho sĩ quan hải quân. Công tác ở trung đoàn 83, Quân chủng Hải quân, từ đầu những năm 1980, anh Phòng đẹp trai, oai phong, là niềm tự hào của cả gia đình.

Bà Bùi Thị Mùi - 85 tuổi, mẹ liệt sĩ Phòng - nhớ lại: “Trước khi đi ra Trường Sa công tác “vì nhiệm vụ đặc biệt”, hình như nó có linh cảm rằng có thể không bao giờ còn gặp lại cha mẹ hay sao ấy. Nó về, tặng bố cái đài nó rất quý, bấy giờ là cả đống tiền đấy. Nó mua áo gụ tặng tôi rồi nói chuyện rất cảm động”. Chị Huệ - con dâu bà Mùi - bổ sung: “Chú ấy tặng áo cho bà, rồi quay ra tươi cười bảo các chị dâu, em nợ quà các chị đấy nhé. Chúng tôi còn đùa, gớm 5 bà chị dâu thế này thì chú sẽ phải mệt vì quà đấy. Ai ngờ đó là lần gặp cuối”.

Tiếng khóc rấm rứt khắp nhà, bà Mùi vẫn dấm dẳng: “Bao đêm tôi không ngủ được, khóc đến mờ cả mắt. Ngẫm đau xót cho thằng bé tình cảm nhất, hoạt bát nhất nhà ấy. Lúc nào nó cũng tươi cười nhé. Nó đi bộ đội vào thời bình, hết đánh Pháp, hết đánh Mỹ, hết cả đánh Tàu năm 1979 rồi nhỉ. Thế mà ai ngờ, thời bình năm 1988, nó hy sinh ở tít ngoài hòn đảo xa xôi ấy”.

Tai nặng đặc, nói rõ nhưng không nghe rõ chúng tôi nói gì, bà Mùi bật cái đài oang oang mà vẫn nghĩ là người “nhà đài” người ta chưa “ra nhời”. Ông Thiêm nói thật to: “Đài nó nói rồi bà ơi” “điếc đã 3 năm rồi, càng ngày càng điếc”, rồi cả hai gạt nước mắt cười gượng. “Nó nằm mấy chục năm ngoài hòn đảo ấy, dưới đáy biển lạnh ấy, rồi người ta mới mặc quần áo người nhái lặn, bơi vào khoang tàu đắm, mang được mấy mảnh xương của nó về. Nó mới về quê được vài năm nay thôi. Ông nhà tôi lại được nhà nước mời đi lên Hà Nội, gặp lãnh đạo và thăm đơn vị của con, nhưng lần này là đi nhận xương cốt của nó”.

“Lúc nghe đài người ta đọc oang oang trên loa ngoài cây cột điện, có danh sách Trần Văn Phòng hy sinh trên đảo Gạc Ma, bà nhà tôi ngất xỉu, tôi thì thấy người nó cứ ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Nó mới cưới vợ xong, vợ trẻ, con gái còn chưa kịp chào đời. Mấy chục người dưới đáy biển khơi, mà mấy mươi năm mới chỉ tìm được có vài mảnh xương tàn của 8 con người thôi. Có nỗi đau nào hơn thế không?”, chợt giọng ông Thiêm trở nên cay xót.

Mong các anh ngậm cười nơi chín suối

Xã Dân Chủ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Bà Nguyễn Thị Dư - mẫu thân của liệt sỹ Nguyễn Minh Tâm - dù ở tuổi 90 tuổi, qua đủ 10 lần sinh nở trong nghèo đói, đến nay, giọng vẫn tròn vành và vô cùng khúc chiết. “Không phải nó chết rồi thì tôi mới nói thế đâu, nhưng thằng Tâm là đứa tuyệt vời nhất của tôi. Đi chiến trường vệ quốc là vinh quang, thì có sống có chết, nhưng thử hỏi lòng mẹ làm sao không đau được? Sau mấy chục năm, người ta tìm thấy di cốt con tôi mang về mai táng ở nghĩa trang địa phương, giờ tôi chết cũng “phấn khởi” được rồi đấy”.

Cô giáo Phan Thị Quý - vợ của liệt sỹ Tâm - đã khóc ngay từ khi chúng tôi ngỏ ý đến thắp nhang cho người quá cố. Giấy khen, huy chương, rồi thư chồng viết tay trên giấy nâu đen thời cũ, cô giữ y nguyên cả. Có lá thư chỉ đến tay cô Quý trước vài ngày so với thời điểm anh ra Gạc Ma và hy sinh.

Thư nào cũng một mực “em phải chăm hai con ăn học cẩn thận, em là cô giáo, chịu khó rèn cặp các con, có chữ là có tất cả”. “Anh ấy đi suốt 1 năm ròng của năm 1987 mà không về phép ngày nào, anh bảo, để sang năm “cộng phép” vào anh về nhân thể. Mẹ con tôi nuôi rất nhiều gà, cứ để dành đến tết, thể nào anh ấy cũng được về. Và sẽ mở tiệc. Tết, anh viết thư rằng có nhiệm vụ khẩn cấp ngoài Trường Sa. Mẹ con tôi chờ đợi, chờ mãi đã 26 năm. Các con giờ đều tốt nghiệp đại học, học lên cao học, đứa dạy ở huyện Vũ Thư, đứa làm cho ngân hàng ACB ngoài Hà Nội. Ở “dưới ấy”, anh Tâm chắc cũng sẽ ngậm cười vì tâm nguyện nuôi con học nên người ngày ấy.

Liệt sĩ Tâm để lại nhiều kỷ vật cho gia đình, trước lúc lên đường làm nhiệm vụ vinh quang và nguy hiểm kia. Một cái đài Sông Hồng, một đồng hồ đeo tay, cả cái ca uống nước thân thương của một thời. Kỷ vật biết nói theo đúng nghĩa đen kia, giờ đây con gái liệt sĩ mang theo bên mình để nghe Đài tiếng nói Việt Nam mỗi ngày.

Năm 1988, cũng qua làn sóng của Đài tiếng nói Việt Nam, cô giáo Quý đang chào cờ giữa sân trường cấp 2 vào một ngày đầu tuần, thì vang lên bản danh sách những người ngã xuống trong hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma. “Chồng tôi đứng thứ 53 trong bản danh sách. Tôi ngất xỉu, cảm giác như mình rơi tự do từ vách đá nghìn mét xuống vực thẳm. Nửa ngồi nửa nằm ở cái bậc bước lên bể nước ngoài trường. Mọi người bảo, có nhiều người bị Trung Quốc bắt cóc sang bên kia chưa trao trả, biết đâu anh Tâm chả nằm trong số đó, vì thế mà mãi rồi nhà nước chưa báo tử... Tôi hơi hy vọng, lại có người bảo, đừng lo lắng, đừng đau đớn quá, mà anh ấy còn sống đâu đó ngoài đại dương hay bên phía những kẻ bắt cóc, anh ấy lại nóng ruột không làm được việc lớn”.

Tuy thế, cuối cùng thì cô giáo trẻ cũng đã lờ mờ hiểu, lá thư anh gửi kia là lá thư cuối cùng. Thương chồng, thương con, cô giáo Quý đã mua một cái quán lợp tranh ở xóm bên, tranh thủ bao ngày tháng xe đất về lấp các khoảnh ao để có mặt bằng dựng một căn nhà nhỏ, một lòng chăm sóc hai giọt máu buốt xót còn lại của người chồng anh hùng.

Gần đây, đồng đội ở ngành hải quân đến thăm, họ bảo “nhà của vợ con sĩ quan hải quân sao tranh tre lụp xụp thế”, họ đã hỗ trợ 50 triệu đồng để chỗ tưởng nhớ anh Nguyễn Minh Tâm được khang trang như hôm nay. Đồng đội cũng kể, anh Tâm đã can trường đứng trên nóc tàu quan sát và chỉnh lại lá cờ tổ quốc, rồi đạn của kẻ thù bắn vào vai anh.

Đêm ấy, trước khi rời Thái Bình, đi dọc con đê lầy thụt, chúng tôi vào tặng quà và thắp nhang cho liệt sĩ Gạc Ma Trần Văn Chức ở xã Canh Tân. Đồng đội và xã hội quan tâm lắm, nhưng không hiểu sao căn nhà hiu quạnh toàn bát nhang và bàn thờ ấy vẫn cho tôi cảm giác tủi phận thay cho anh Chức.

Khác với anh Phòng, anh Chức ra đi, khi chưa có vợ con gì, bố mẹ già khuất núi, chỉ còn bà chị Trần Thị Khánh bị bệnh lý tâm thần cứ ngẩn ngơ ra vào. Biết hương khói ra sao? Chị Khánh đã bớt cảnh nhảy xuống ao tát nước bắt cá, khóc cười, soi gương vô hạn độ rồi, nhưng thử hỏi làm sao tránh được cảnh khói lạnh hương tàn? Lực lượng hải quân cũng đang xúc tiến dựng lại căn nhà ấy, căn nhà có những viên gạch kia do chính tay anh Chức đóng trước khi quả cảm ra với đại dương mãi mãi.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 06 Tháng Mười, 2014, 12:39:59 pm
Khảo sát thiết kế “Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma”: Biểu tượng bất khuất của dân tộc

Sau khi đi khảo sát thực địa xây dựng “Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma” tại bắc bán đảo Cam Ranh, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) và thăm Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, chiều 4.10, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng đã giao lưu với 28 kiến trúc sư (KTS) đến từ Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng dự thi thiết kế khu tưởng niệm. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh đã tham gia cuộc giao lưu đầy ý nghĩa này.

Phải thiết kế tượng đài Gạc Ma mang tầm vóc quốc tế

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng phát biểu nhấn mạnh: Việc triển khai cuộc thi ý tưởng kiến trúc công trình Gạc Ma nhằm tuyển chọn phương án tốt nhất đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức, đảm bảo tính khả thi, bền vững và thỏa mãn yêu cầu góp phần giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ và đề cao giá trị thẩm mỹ, trở thành điểm đến tham quan du lịch. Giải thưởng thiết kế công trình này là tấm lòng của mỗi KTS. Vì vậy, sự hiện diện của các KTS là niềm vinh dự của chúng tôi trong việc thực hiện xây dựng “Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma” (KTN Gạc Ma). Các KTS đã có tâm tham gia và cố gắng thiết kế hình tượng người Việt Nam chiến đấu bảo vệ đất nước không bằng súng, mà bằng ý chí, lòng căm thù, đấu tranh lẽ phải, bằng sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế...

“Đây là công trình có ý nghĩa to lớn tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến tại đảo Gạc Ma (ngày 14.3.1988), được xây dựng tại bán đảo Cam Ranh gắn với huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Vị trí đặt tượng đài sẽ được tổ chức thành quảng trường, hòa quyện với không gian xung quanh tạo nên công viên Gạc Ma là biểu tượng đoàn kết bất khuất của dân tộc VN. Cảm ơn các KTS đã tích cực tham gia chương trình thiết kế KTN Gạc Ma” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh nói. Các KTS đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến bổ ích trong việc thiết kế KTN Gạc Ma. KTS Vũ Duy Tùng - Phó phòng Quy hoạch Khu Du lịch bắc BĐ Cam Ranh - cho biết, BQL đang lập quy hoạch xây dựng dải cây xanh ven biển tạo không gian xanh, giữ lại các đồi cát cho cả khu vực và công viên xây dựng KTN Gạc Ma. KTS Lâm Quang Nới (TPHCM) cho rằng, có đến 10 nhóm KTS tham gia cuộc khảo sát này là thành công của ban tổ chức. Trong khi đó, KTS Trần Việt Hùng (Khánh Hòa) hiến kế phải thiết kế tượng đài Gạc Ma mang tầm vóc quốc tế.

Tại buổi giao lưu, nhiều KTS đã xúc động rơi nước mắt khi xem những thước phim giới thiệu chương trình giao lưu “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” và tư liệu trận chiến Gạc Ma, do Báo Lao Động tổ chức tại Đà Nẵng. Chị Nguyễn Thị Hồng Vân - nữ KTS trẻ duy nhất đến từ Hà Nội - mắt đỏ hoe nói: “Đọc nhiều, xem nhiều tư liệu về lịch sử đấu tranh của dân tộc, nhưng đây là lần đầu tiên tôi được xem phim tư liệu về Gạc Ma. Tôi cảm nhận sâu sắc sự mất mát, đau thương mà các chiến sĩ đã chiến đấu ngoan cường và anh dũng hy sinh để bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của tổ quốc. Tôi tâm nguyện sẽ cống hiến hết mình để thiết kế biểu tượng Gạc Ma!”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Đức Vinh bộc bạch: Đoạn phim tư liệu gợi lại những giây phút chiến đấu anh dũng vì biển, đảo của tổ quốc; cho ta thấy được những khó khăn, gian khổ, hy sinh của các chiến sĩ...

Khai mở ý tưởng thiết kế qua điền dã, tham quan

Sáng cùng ngày, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng, Tổng Biên tập Báo Lao Động Trần Duy Phương cùng đoàn 30 KTS đã khảo sát thực địa, tìm hiểu thực tế tại địa điểm xây dựng KTN Gạc Ma tại bắc bán đảo Cam Ranh; dâng hoa, thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại tượng đài hữu nghị quân nhân Nga - Việt ở Cam Lâm; thăm Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân. Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng trao đổi với các KTS về việc chọn địa điểm khu bắc bán đảo Cam Ranh để xây dựng KTN Gạc Ma là khá lý tưởng, là điểm nhấn nằm trong công viên nối liền vùng biển huyện đảo Trường Sa, gần sân bay quốc tế Cam Ranh,... Mong muốn mỗi KTS và mỗi người dân cùng góp từng “viên đá” để xây dựng khu tưởng niệm này.

  Tại Vùng 4 Hải quân, Chuẩn Đô đốc Phạm Thanh Hóa - Chính ủy Vùng 4 Hải quân - đã bày tỏ xúc động trước sự quan tâm của Tổng LĐLĐVN, của đoàn KTS đã đến thăm, động viên giúp cán bộ, chiến sĩ hải quân phát huy những thành tích 39 năm qua mà Đảng và Nhà nước đã giao phó. Các KTS đã giao lưu, nghe đại tá Nguyễn Văn Thắng - Chính ủy Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân), Chủ tịch HĐND huyện đảo Trường Sa - kể chuyện về gương các chiến sĩ Gạc Ma. Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng nhấn mạnh: “Đoàn KTS không đơn thuần chỉ thăm, mà còn tìm hiểu sự chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ hải quân. Các KTS rất muốn biết, muốn thấy các di vật, câu chuyện về những thân nhân liệt sĩ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma. Qua đó, các KTS thể hiện tài năng, lòng nhiệt huyết tham gia thiết kế tượng đài Gạc Ma”.

Được thăm bảo tàng, tìm hiểu bức phù điêu khắc họa lại sự kiện Gạc Ma năm 1988 trước nhà truyền thống của Vùng 4 Hải quân, KTS Lâm Quang Nới (TPHCM) hào hứng nói: “Chúng tôi được thị sát tại địa điểm xây dựng tượng đài Gạc Ma; được ghi lại mỗi tấm ảnh, di vật của các chiến sĩ đã hy sinh để lại tại phòng truyền thống của Bộ Tư lệnh Vùng 4. Đây là những chất liệu sẽ tạo niềm cảm hứng cho chúng tôi có ý tưởng thiết kế tượng đài Gạc Ma”. KTS Trần Văn Khanh (Hà Nội) nói: “Cảm ơn ban tổ chức đã tạo điều kiện cho các KTS được tiếp cận thực địa, đi điền dã, tham quan Bộ Tư lệnh Vùng 4 và xem tư liệu Gạc Ma. Ban tổ chức cần cung cấp thêm bản đồ hiện trạng, địa hình, quy hoạch tổng thể không gian toàn khu vực. Qua đó, các KTS sẽ có cơ hội đầu tư sáng tác ý tưởng thiết kế xây dựng KTN Gạc Ma.

Công viên KTN Gạc Ma sẽ được Tổng LĐLĐ Việt Nam xây dựng theo nguyện vọng có một không gian thiêng liêng, để gia đình, thân nhân, đồng bào cả nước thăm viếng, tưởng niệm những chiến sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ biển, đảo, thềm lục địa của tổ quốc. Vị trí khu đất khoảng 20.000m2 tại khu 2 - khu du lịch bắc bán đảo Cam Ranh, phía bắc giáp khu quy hoạch công viên, phía nam giáp khu đất quân sự, phía đông giáp biển, phía tây giáp bãi đậu xe trên đại lộ Nguyễn Tất Thành, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa).

http://laodong.com.vn/chinh-tri/khao-sat-thiet-ke-khu-tuong-niem-cac-chien-si-gac-ma-bieu-tuong-bat-khuat-cua-dan-toc-253303.bld



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: CONNHALINH_HAIQUAN trong 06 Tháng Mười Một, 2014, 01:05:55 pm
chào các chú các bác ccb, tình cờ cháu dọc diễn đàn của các bác đã lâu, song bây giờ mới đang ký làm thành viên, chác thuộc thế hệ 8x, con nhà lính, nhân sự kiện GACMA cháu muốn kể câu chuyện không biết các bác một thời trong quân chủng HẢI QUÂN có biết bác này không?
bố cháu là lính HẢI QUÂN trước ở vận tải 125 sau chuyển sang đạc công nước 126, tham gia tiếp quản SONG TỬ TÂY_ TRƯỜNG SA,sau đổ bộ sihanoukville chiến trường camphuchia, hôm rồi cháu có đưa ông lên TPhồ chí minh gặp lại đồng đội, tham gia cuộc vui của các cụ có ông đại tá LÊ VĂN SỢI người làng của cháu, tĩnh gia thanh hóa, trong câu chuyện các bác kể trên và báo đài cũng nói, thì chính bác NGUYỄN VĂN DÂN là bạn học chung với bác SỢI cùng nhập ngũ với nhau và là ngừoi cùng huyện, khác xã, bác Dân ở xã  BÌNH MINH bác Sợi ở NINH HẢI xã cháu,ông kể trong quân chủng HẢI QUÂN thời đó, chỉ có bác Sợi là đi trường sa mà không bị lạc,chính đô đốc GIÁP VĂN CƯƠNG từng nói với ông " thằng này thế mà được" cũng vì tính khí ngay thẳng, đôi khi nóng nảy mà không dc phong ANH HÙNG, nghe ông kể thì còn rất nhiều cái phía sau mà báo chí chúng ta chưa thể khai thác dc, gian nan vất vả thì nói nhiều rồi, song như khi sảy ra chiến sự vì sao lính mình không dc nổ súng mặc dù đã có điện xin về cục tác chiến, trình lên bộ tham mưu....vì sao SU22 lại không ra lúc đó, vì sao 2 tầu chiến trực phía DK lại không lên, rồi có những giai thoại như cưa ống luồng sơn xanh giả làm pháo....những điều trên vì là hậu sinh nên chưa giám khẳng định nó đúng hay sai, chỉ mong có bác ccb nào cùng thởi với các bác nói trên may ra mới kiểm chứng dc, hiện ông đang sống tại quận bình thạnh, đối diện cau lặc bộ thể thao quân chủng hải quân, gần Tân cảng,


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 17 Tháng Mười Một, 2014, 08:44:31 am
http://laodong.com.vn/phong-su/gac-ma-tuong-dai-cua-tinh-than-qua-cam-269030.bld

Gạc Ma - tượng đài của tinh thần quả cảm

“24 phương án tham gia cuộc thi thiết kế “Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma” với nhiều cá nhân, tập thể đến từ khắp cả nước nhưng tựu trung ấy là lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần tự hào dân tộc. Còn đó một Gạc Ma bi hùng, một vết thương của tổ quốc dường như chưa bao giờ lành mà mọi con dân Việt Nam không bao giờ quên” - ông Nguyễn Tấn Vạn - Chủ tịch hội Kiến trúc sư Việt Nam, Phó Trưởng ban giám khảo Cuộc thi Thiết kế phương án “Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma” - xúc động chia sẻ tại vòng sơ khảo cuộc thi diễn ra vào ngày 16.11 tại Văn phòng B - Tổng LĐLĐ Việt Nam.
“Có điều gì đó thiêng thiêng lắm!”

Trong số những cá nhân tham gia cuộc thi, có lẽ đặc biệt hơn cả là vợ chồng ông Lâm Quang Nới và bà Lý Thị Liễu, đến từ TPHCM. Ông Nới nay đã 65 tuổi, còn bà “thì trẻ lắm, mới chỉ 62 thôi”. Ông bà gửi đến cuộc thi hai phương án thiết kế mà theo bà Liễu là “hơn 60 năm ở trên đời, chúng tôi đã nghe, đã nhận quá nhiều từ đất nước, từ Gạc Ma. Tham gia cuộc thi này, đó là việc làm cụ thể mà chúng tôi có thể làm cho đất nước, cho Gạc Ma bi hùng của dân tộc”. Bà kể, khi nghe được thông tin Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động cuộc thi, cả hai vợ chồng đều có những ý tưởng của riêng mình. Sau chuyến khảo sát thực địa xây dựng tại bắc bán đảo Cam Ranh, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) vào đầu tháng 10.2014, ông bà bắt tay vào thiết kế phương án. “Có điều gì đó thiêng liêng, thôi thúc mình, làm chúng tôi không hề thấy mệt mỏi”, ông Lâm Quang Nới nói. “Chúng tôi có thể làm bất kỳ lúc nào. Nửa đêm. Một, hai giờ sáng, khi nảy ra một ý tưởng nào đó, tôi lại bật dậy vẽ lại ngay”, bà Liễu tiếp lời.

“Gạc Ma mãi là một phần thân thể của tổ quốc, là vết thương chưa bao giờ lành. Tổ quốc, dân tộc Việt Nam không bao giờ quên. Trận hải chiến ngày 14.3.1988 là cuộc chiến không cân sức giữa hải quân của ta và quân đội Trung Quốc, khiến 64 chiến sĩ của ta hy sinh. Đau đớn hơn cả là cho đến nay, 64 hài cốt các chiến sĩ vẫn còn nằm lại ở biển khơi… Chính nỗi niềm đau đáu ấy đã trở thành chủ đề tư tưởng chủ đạo xuyên suốt cho sáng tác tác phẩm của tôi - “Những người nằm lại phía chân trời”” - bà Lý Thị Liễu xúc động chia sẻ.

Để lại ấn tượng mạnh mẽ với hội đồng giám khảo trong buổi sơ khảo là ông Huỳnh Việt Dũng, đến từ Cty mỹ thuật Tìm Đẹp (TPHCM). “Thái độ khi trình bày ý tưởng của tác giả Huỳnh Việt Dũng làm tôi thật sự xúc động. Ông cẩn thận, trau chuốt từng chi tiết, từng cảnh. Ở ông Dũng, đó là một tình yêu đất nước chân thành, là cái tâm trong, tấm lòng sáng”, ông Khương Đình Mười - Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TPHCM nhận xét.

Ông Huỳnh Việt Dũng có thời gian công tác ở huyện đảo Trường Sa với công việc trang trí phòng truyền thống ở đảo Nam Yết. Ông kể, chỉ hơn 1 năm đi và về Trường Sa và đất liền (2012-2013) nhưng đó là công việc khiến ông biết bao tự hào. Và khi nhận được thông tin có cuộc thi thiết kế phương án “Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma”, ông đã dành gần như toàn bộ tâm sức của mình thiết kế với một tâm niệm “sẽ làm được một việc gì đó cụ thể cho Gạc Ma”. Ông đến buổi sơ khảo từ rất sớm, một mình ông vận chuyển toàn bộ mô hình lên phòng thi. Cẩn thận và tỷ mỉ, ông sắp xếp từng chi tiết. Ông kể, để tạo hình được hai nhân vật Trần Văn Phương và Nguyễn Văn Lanh, ông đã thay đổi đến gần 70 lần, và hình ảnh 3 chiếc tàu ông chỉ kịp hoàn thành trước ngày gửi bài đi dự thi 3 ngày.

“Tôi không ngại thay đổi miễn sao thể hiện được trên tượng đài, tinh thần quả cảm, đoàn kết của chiến sĩ hải quân ta - những người “thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu mình tô thắm lá cờ của Quân chủng Hải quân anh hùng”” - Ông Dũng rưng rưng.

Hơn cả tình yêu, đó là máu thịt

Trong phần trình bày của mình, ông Dũng không có bất kỳ tài liệu cầm tay nào. Ông bảo: “Suốt thời gian dài tìm hiểu về Gạc Ma, ba tháng làm việc liên tục khi xây dựng phương án, tất cả như là ruột gan, máu thịt của mình thì cần gì tài liệu nào”.

 
 “Những chiến sĩ hy sinh trong trận hải chiến năm ấy cũng bằng tuổi tôi bây giờ. Có những người biết chắc đi sẽ không trở về, sẽ có mất mát, sẽ có hy sinh, biết là gian nguy nhưng các anh vẫn tiến lên. Đó không phải là mưu sinh, không phải là tôn giáo mà đó là lý tưởng, từ Bạch Đằng Giang đến Gạc Ma, ngàn năm nay vẫn là tinh thần vệ quốc. Bấy lâu nay, tôi vẫn tiếp nhận thông tin về Gạc Ma nhưng đó đơn giản chỉ là tiếp nhận, để thật sự cảm được chỉ khi tôi bắt đầu tham gia cuộc thi này. Cuộc thi nào cũng chỉ có một phương án được chọn, nhưng kết quả như thế nào, cái chúng tôi được nhất chính là tình yêu đối với đất nước, với Gạc Ma gần gũi, cụ thể hơn bao giờ hết”, Trần Anh Tuấn, tác giả đến từ Hà Nội, chia sẻ.

“Trong 24 nhóm tác giả, cá nhân tham gia cuộc thi, có rất nhiều bạn trẻ đến từ các tỉnh thành trong cả nước, đó là một tín hiệu đáng mừng. Trong đó, có nhóm tác giả trẻ đến từ Trung tâm nghiên cứu Kiến trúc - Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM với phương án “Hành trình khát vọng” lọt vào nhóm 3 tác phẩm xuất sắc nhất. Ở phương án của mình, các bạn có những đột phá, sáng tạo mới mẻ nhưng vẫn có sự hào hùng, bi tráng ở đó”, ông Huỳnh Văn Mười - Chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM đánh giá.

“24 phương án tham dự đều thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, đa phần bám sát yêu cầu của ban tổ chức cuộc thi đưa ra. Tuy nhiên, nhiều tác giả “tham” nhiều thứ quá, khiến cho ý tưởng của họ bị loãng ra. Có tác phẩm lại ảnh hưởng bởi các đồ án, dự án quốc tế. Có những phương án tốt nhưng có một vài chi tiết gần như làm hỏng cả tổng thể, có tác phẩm bi thương quá”, ông Nguyễn Tấn Vạn nhận xét.

Kết thúc vòng sơ khảo, ban giám khảo đã chọn ra 3 phương án thiết kế gồm: “Giọt nước mắt thiên thu” của tác giả Lâm Quang Nới; “Những người nằm lại phía chân trời” của tác giả Lý Thị Liễu và “Hành trình khát vọng” của nhóm tác giả trẻ đến từ Trung tâm nghiên cứu Kiến trúc - Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM. Theo giám khảo Khương Đình Mười thì 3 tác phẩm này có có bi nhưng không bi thương mà lại hùng tráng. Ở đó, có cả quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai.

Thay mặt Ban tổ chức, ông Đặng Ngọc Tùng - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, gửi lời cảm ơn đến tất cả các tác giả đã gửi phương án đến dự thi. “Với 3 tác phẩm được chọn, hội đồng ban giám khảo sẽ có những góp ý để các tác giả hoàn chỉnh lại sản phẩm của mình. Sẽ có một buổi nữa để 3 phương án trình bày và sẽ chọn một tác phẩm sau cùng để lên phương án xây dựng”, ông Đặng Ngọc Tùng cho biết.

“Đến lúc này, có hai điều tôi thấy tiếc nuối đó là tôi đã nhiều lần xin được ra Trường Sa nhưng chưa được duyệt. Tôi chưa có cơ hội được tiếp xúc, trò chuyện nhiều với các thân nhân của các chiến sĩ đã hy sinh ở Gạc Ma nên có thể trong tác phẩm của mình có đôi chỗ còn thiếu, chưa thể hiện tới. Tôi hy vọng sẽ nhận được sự góp ý của ban giám khảo để tác phẩm, phương án của mình được hoàn chỉnh hơn”, ông Lâm Quang Nới nói.



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 22 Tháng Mười Hai, 2014, 08:53:13 am
http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/tri-an-liet-si-gac-ma-519177.html

Tri ân liệt sĩ Gạc Ma
22/12/2014 05:50

Hội Cựu chiến binh TP.Đà Nẵng, Ban Liên lạc truyền thống bộ đội Trường Sa tại TP.Đà Nẵng hôm qua đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập QĐND VN, lễ tri ân những liệt sĩ đã hy sinh thân mình bảo vệ Gạc Ma, bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tri ân liệt sĩ Gạc Ma

Hơn 100 cựu binh bộ đội Trường Sa, thân nhân 10 liệt sĩ (những người con Đà Nẵng, Quảng Nam) đã hy sinh tại Gạc Ma, những cựu binh các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị từng tham gia trận chiến Gạc Ma (1988) cũng tham gia buổi tri ân xúc động này. Dịp này, Hội Cựu chiến binh TP.Đà Nẵng đã trao 10 suất quà (1 triệu đồng/suất) cho gia đình 10 liệt sĩ Gạc Ma (ảnh).

Đại diện Mặt trận và các đoàn thể H.Triệu Phong (Quảng Trị) cũng đã có mặt, trao 14 suất quà (2 triệu đồng/suất) cho gia đình các liệt sĩ, cựu binh (Đà Nẵng, Quảng Nam) tham gia bảo vệ Gạc Ma.



Lấy ý kiến người dân về thiết kế Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma
Sáng 21.12, tại Cung văn hóa Lao động TP.HCM, Tổng LĐLĐ VN, LĐLĐ TP.HCM tổ chức triển lãm 3 đồ án thiết kế xây dựng Khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma để tham khảo ý kiến của cán bộ, đoàn viên và người dân (từ ngày 21.12 - 31.12).
3 đồ án được triển lãm là: “Hành trình khát vọng” của nhóm tác giả trẻ đến từ Trung tâm nghiên cứu kiến trúc, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, “Giọt nước mắt thiên thu” của tác giả Lâm Quang Nới, “Những người nằm lại phía chân trời” của tác giả Lý Thị Liễu thuộc Công ty TNHH nhiếp ảnh Oanh Vũ. (Đình Phú)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 06 Tháng Hai, 2015, 01:43:41 pm
Khánh thành nhà tình nghĩa cho cựu binh Gạc Ma
Thứ sáu, 06/02/2015, 02:52 (GMT+7)
(SGGP).- Ngày 5-2, tại phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh, Chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa đã tổ chức tặng quà, chúc mừng cựu binh Lê Hữu Thảo (50 tuổi, quê ở xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) và khánh thành ngôi nhà mới khang trang.
Cựu binh Lê Hữu Thảo là tiểu đội trưởng của một trong hai trung đội chiến đấu mà Lữ đoàn 146 gấp rút lập ra trước khi tàu HQ-604 được lệnh rời Cam Ranh ra bảo vệ đảo Gạc Ma đầu tháng 3-1988. Trong trận hải chiến lịch sử ngày 14-3-1988, ông Thảo được giao xuống bãi đá ngầm san hô cảnh giới và bảo vệ cho lực lượng công binh dựng cờ. Trong khi chỉ có hai khẩu AK, nhưng họ phải đối mặt với hơn 50 lính Trung Quốc trang bị súng và tàu chiến hiện đại. Ông Thảo đã một mình bơi ra cứu Hoàng Bùi Hải - nay là đại tá, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa.

Tháng 4-2014, ông Thảo vẫn ở phòng trọ tại TP Hà Tĩnh. Nhịp cầu Hoàng Sa đã giúp ông mua một lô đất hết 340 triệu đồng, góp 60 triệu đồng giúp xây căn nhà rộng 110m2 và vận động chi nhánh Tôn Hoa Sen tại Hà Tĩnh tài trợ tôn trị giá 32 triệu đồng. Ngoài ra, nhiều cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị khác cũng giúp đỡ ông Thảo.
 http://sggp.org.vn/xahoi/2015/2/374952/


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 12 Tháng Hai, 2015, 08:20:09 am
Quà Tết của bạn đọc Tuổi Trẻ cho gia đình liệt sĩ Gạc Ma

TTO - Ngày 11-2, Báo Tuổi Trẻ tổ chức buổi gặp mặt và trao quà tết từ số tiền ủng hộ của bạn đọc cho gia đình các liệt sĩ hi sinh tại trận chiến bảo vệ Gạc Ma ngày 14-3-1988.

Có 10 suất quà, mỗi suất trị giá 5 triệu đồng được trao cho thân nhân 10 liệt sĩ để các mẹ, các chị có thêm ít tiền kịp sắm sửa ngày cho ngày tết.

Có mặt tại buổi gặp gỡ, cựu binh Nguyễn Văn Tấn, trưởng ban liên lạc bộ đội Trường Sa tại Đà Nẵng ,chia sẻ: “Chúng tôi vô cùng xúc động với tấm lòng của bạn đọc báo Tuổi Trẻ thông qua những chương trình Góp đá xây Trường Sa, Chung sức bảo vệ chủ quyền biển Đông.

Đây là những hành động thiết thực nhằm góp phần bảo vệ biên cương Tổ quốc, nơi mà chúng tôi và các anh em liệt sĩ đã đóng góp tuổi thanh xuân gìn giữ.

Chúng tôi luôn bị thôi thúc bởi ý nghĩ phải làm gì cho anh em đã nằm xuống được an lòng và dốc sức lo cho các mẹ, thân nhân các anh.

Còn rất nhiều gia đình liệt sĩ Trường Sa gặp khốn khó cần giúp đỡ, chúng tôi vui mừng là trong thời gian qua có báo Tuổi Trẻ thường xuyên làm bạn đồng hành.

Hôm nay tôi thay mặt cho gia đình những thân nhân đã ngã xuống tại trận Gạc Ma năm xưa xin cảm ơn tấm lòng bạn đọc quý báo. Đây cũng là dịp để gặp gỡ các mẹ, các chị dịp tết đến xuân về”.

Còn mẹ Huỳnh Thị Kế (83 tuổi, mẹ của liệt sĩ Nguyễn Phú Đoàn ở quận Hải Châu) xúc động nói: “Tôi có hai đứa con, Đoàn là con trai duy nhất, nó hi sinh rồi. Đứa con gái của tôi thì đi lấy chồng nên từ ngày chồng mất tôi sống có một mình. Cứ mỗi độ tết đến như thế này thấy lòng xót xa vì không có con trai bên cạnh. Đau đớn thì không kể xiết nhưng đôi lúc nghĩ lại tôi cũng rất tự hào về con trai, nó đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc”.

Mẹ Kế cũng cho biết bà ở một mình nên được bà con lối xóm hết mực thương yêu giúp đỡ, chính quyền địa phương cũng thường xuyên thăm hỏi động viên.

Bà nói đến nhận món quà của Báo Tuổi Trẻ bà không nghĩ gợi gì đến vật chất nhưng cứ mỗi dịp như thế này cảm thấy như con trai mình được vinh danh, xã hội nhớ đến con mình nên vô cùng cảm động và vui.

Trước đó, chiều 10-2, đại diện báo Tuổi Trẻ cùng đoàn thanh niên xã Điện Thắng Trung (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cũng đến thăm và trao số tiền 5 triệu đồng ủng hộ gia đình liệt sĩ Nguyễn Bá Cường.

Bà Trương Thị Ngò, mẹ liệt sĩ Cường xúc động nói: “Con tôi mất khi nằm xuống Trường Sa để bảo vệ Tổ quốc nhưng tôi lại có thêm nhiều đứa con khác.

Đó là sự quan tâm của các cháu, các ban ngành đoàn thể. Tôi chỉ mong mình sống tới ngày được nhìn thấy đền tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma vì cháu hi sinh không tìm được xác”.

http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20150211/qua-tet-cua-ban-doc-tuoi-tre-cho-gia-dinh-liet-si-gac-ma/710481.html


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 24 Tháng Hai, 2015, 01:16:43 pm
Tướng Hoàng Kiền - người đưa đất ra Trường Sa
Cập nhật : 10:00 | 24/02/2015

Đầu những năm chín mươi của thế kỷ trước, khi là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh Hải quân 83, Thiếu tướng Hoàng Kiền đã có ý tưởng tuyệt vời là mang đất ra Trường Sa để các chiến sỹ trồng rau xanh cải thiện bữa ăn, làm xanh các hòn đảo quanh năm vốn khô cằn trong nắng và gió biển.

Niềm trăn trở và ý tưởng bất ngờ

Thiếu tướng Hoàng Kiền có khoảng mười năm gắn bó với Trường Sa. Năm 1989, sau khi tốt nghiệp Học viện Lục quân, với quân hàm thiếu tá, ông được điều động về làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn Công binh Hải quân 83 ở Đà Nẵng. Ngay khi về công tác ở đây, ông đã có mặt tại Trường Sa, thiết kế, chỉ đạo thi công các công trình chiến đấu. Điều khiến ông trăn trở là các đảo ở Trường Sa đều rất khô cằn, thứ cây có thể sống được chỉ là phong ba, muống biển. Các chiến sĩ thiếu rau xanh, ăn uống toàn đồ hộp trong khi thời gian nghĩa vụ quân sự thì dài, với chiến sĩ thì khoảng ba năm, còn cán bộ có khi tới chục năm.

"Đồng chí An quê Hà Nam, đảo trưởng đảo Song Tử Tây cũng mười mấy năm ở đảo. Do chế độ ăn uống nên anh em ở lâu dễ bị bệnh đường ruột. Mỗi lần trung đoàn ra đảo xây dựng, quà cho anh em chiến sĩ không có gì quý bằng rau xanh. Ai bị ốm, quà tới thăm hỏi cũng là rau củ để bồi bổ sức khỏe. Lúc ốm, thứ quý nhất lại là rau đấy", Thiếu tướng Hoàng Kền nhớ lại.

Nhưng nhu yếu phẩm của anh em đều trông vào các chuyến tàu tiếp tế của Hải quân. Mà mỗi năm, theo chương trình của Vùng 4 Hải quân ra đảo để cấp hàng thì chỉ có hai chuyến, một chuyến vào giữa năm và một chuyến vào dịp Tết. Trong số các nhu yếu phẩm, rau xanh đưa ra cho anh em cũng chỉ được vài ngày.
Từng là một người lính công binh Trường Sơn, những năm bảy mươi, thời kỳ bom đạn ác liệt nhất đi khảo sát, mở đường cũng như thời giant hi công ở đảo Bạch Long Vĩ, ông rất hiểu sự thiếu thốn của các chiến sĩ, cũng là đồng đội của mình. Ngay khi ấy kỹ sư Hoàng Kiền đã nghĩ phải làm như thế nào đó để giúp anh em có rau ăn, vừa cải thiện cuộc sống, vừa thêm gắn bó tình nghĩa giữa bộ đội ở đảo với công binh, vì các chiến sĩ hỗ trợ công binh trong xây dựng rất nhiều. Nhưng giúp cách nào khi đất màu không có, nước ngọt lại rất hiếm. Trước đó, bộ đội ở đảo cũng đã nghĩ nhiều cách, mỗi lần nghỉ phép đều mang hạt giống ra nhưng việc trồng rất khó khăn.

Một ý tưởng đã hình thành rất nhanh chóng: Phải đưa đất màu ra đảo, mà người đưa ra không ai khác là công binh. Trung đoàn Công binh Hải quân 83 (nay là Lữ đoàn Công binh hải quân 83) là đơn vị xây dựng các công trình ở Trường Sa từ năm 1976 đến bây giờ. Mỗi năm, đơn vị ra đảo xây dựng công trình khoảng sáu tháng, tháng ba tới tháng tám, sang tháng chin vào mùa mưa bão thì rút về để huấn luyện.
"Mỗi năm chúng tôi đưa vật liệu ra Trường Sa bằng tàu vận tải loại bốn trăm tấn và loại nghìn tấn của Hải quân và Tổng cục Hậu cần. Để có thể đưa vật liệu ra cả đảo nổi, đảo chìm thì bình quân mỗi năm có khoảng bảy mươi chuyến cả tàu nhỏ, tàu to. Vậy thì, không có cách nào tốt hơn là mang đất ra đảo bằng chính những chuyến tàu ấy", Thiếu tướng Hoàng Kiền kể.

Nhưng việc mang đất ra đảo cho bộ đội trồng rau không phải là nhiệm vụ của công binh, việc này cũng chả có cấp trên nào giao cho. Ông chủ động đem ý tưởng này ra bàn với Ban Chỉ huy Trung đoàn. Đây là vấn đề rất quan trọng vì liên quan đến việc phối hợp với tàu, công binh phải chuẩn bị và chuyển đất, nên sau đó được đưa ra Đảng ủy họp, thống nhất thực hiện và đưa vào nghị quyết mang ra Trường Sa giúp bộ đội trồng rau.

Lên rừng lấy đất chuyển ra đảo

Để có cả ngàn tấn đất đưa ra Trường Sa là cả một kỳ tích của Trung đoàn Công binh Hải quân 83. Hải quân Việt Nam đóng giữ chín đảo nổi gồm: Trường Sa, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca, Song Tử Tây, Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông, An Bang, Phan Vinh; 12 đảo chìm (các bãi đá ngầm) với tổng số 33 điểm đóng quân. Như thế cần một khối lượng đất rất lớn mới có thể cung cấp hết cho các đảo. Trong khi đó, Trung đoàn đóng quân ở Đà Nẵng, tàu chở vật liệu xây dựng ra đảo thì lại ở quân cảng Nha Trang và Cam Ranh. Nhưng tại Cam Ranh và Nha Trang không có đất màu. Vậy là anh em phải đưa xe lên rừng cách đấy hai, ba chục cây số, xúc đất màu, rồi tới trang trại nuôi trâu bò xin phân mang về phơi khô đem trộn lẫn với đất, đóng vào từng bao.
"Trên mỗi chuyến tàu chở vật liệu ra đảo, chúng tôi gửi một xe đất, khoảng bảy tấn. Một năm khoảng bảy mươi chuyến tàu thì lượng đất mang ra là rất lớn. Bắt đầu từ năm 1991 cho tới khi tôi không còn công tác ở Trung đoàn Công binh Hải quân 83 nữa (năm 1997), cả ngàn tấn đất đều đặn được mang ra các đảo", Thiếu tướng Hoàng Kiền kể.

Đưa được đất lên đảo cũng là một kỳ công. Các điểm đảo đều rất xa đất liền, đảo gần nhất cũng khoảng 500km, đảo xa thì lên đến 1.000 km. Các đảo độc lập, không có cầu cảng, ngoại trừ Trường Sa Lớn, vì vậy các tàu đều phải neo cách đảo từ nửa cây số đến một cây số. từ tàu phải thả dây vào đến đảo, cột chặt lại, rồi thả xuống xuống, cẩu hàng xuống xuồng kéo vào bờ. Những năm sau chuyển sang thùng xuồng máy kéo.


"Khi mang được đất ra rồi, chúng tôi lại bàn với đảo, đề xuất với Bộ Tư lệnh Hải quân xem nên quy hoạch hòn đảo như thế nào, trồng rau ở đâu.Với đảo lớn, có thể làm vườn thì công binh giúp xây, vây quanh, che kín lại vì gió to, mùa mưa hứng nước, mùa mưa xây hố để thu nước tắm giặt để tưới.
Các đảo có diện tích nhỏ thì đào hố trồng bầu bí mướp leo lên giàn. Kết hợp trồng rau. Với đảo chìm, mỗi năm xây dựng xong, gỗ cốt pha rất nhiều, công binh tận dụng đem đóng thành hộc, cho đất vào đem tặng cho các chiến sĩ xếp quanh nhà để trồng rau.
Lần nào ra, chúng tôi cũng mang hạt giống ra, nhiều nhất là hạt rau cải, hạt rau muống. Hạt giống một phần do trên cấp, một phần chúng tôi mua để tặng an hem mỗi đảo một ít", Tướng Hoàng Kiền kể.

Xây kè quanh đảo
Vấn đề còn lại là làm thế nào để có nước ngọt sinh hoạt cũng như tưới cây. Đảo chìm thì ngập quanh năm, đảo nổi thì toàn đá, cát, san hô. Do độ xốp của đá cát phong hóa từ san hô nên khi trời mưa xuống, trừ những đảo lớn còn tích được một ít nước lợ, có thể tắm giặt; các đảo khác nước mưa trôi hết. Các đảo đều bị xói lở nghiêm trọng do sóng đánh vỡ cả công trình mà trung đoàn Công binh Hải quân 83 xây dựng.


"Lực lượng công binh Hải quân chúng tôi đề xuất vói quân chủng hải quân báo cáo lên bộ tham mưu xây kè quanh đảo. Đầu tiên xây bằng đá, nhưng sau thấy không an toàn nên chuyển sang đổ bê tông. Làm bê tông vây quanh đảo thành cái giếng kín, khi mưa đổ chúng tôi sẽ giữ nước ngọt lại, từ đó mới có nước ngọt cho sinh hoạt, nước được giữ lại thì cây xanh mới lên được", Thiếu tướng Hoàng Kiền kể lại.
Như thế từ ý tưởng đưa đất, đưa phân ra Trường Sa cho đến đề xuất xây kè chống xói lở, cũng là kè giữ nước ngọt của Thiếu tướng Hoàng Kiền các đảo đều có kè xung quanh, rau xanh cũng đã được trồng. Khi những mần rau nhỏ li ti nhú lên, không gì có thể lột tả niềm vui của các chiến sĩ nơi đảo xa. Lòng người chỉ huy Trung đoàn công binh Hải quân 83 dũng cảm thấy vô cùng ấm áp.

Những đóng góp của Thiếu tướng Hoàng Kiền đã để lại ấn tượng và tình cảm sâu sắc vói các chiến sĩ ở Trường Sa. Mặc dù đã gần 20 năm nay, Thiếu tướng Hoàng Kiền không còn công tác ở Trung đoàn Công binh 83, cũng là bằng ấy năm ông không còn thiết kế, chỉ đạo công trình ở đây, nhưng bây giờ nhắc tên ông thì không chiến sĩ nào ở Trường Sa không biết. Anh em chiến sĩ nhắc đến Thiếu tướng là nhắc đến người có công đầu khi đưa đất ra Trường Sa

http://m.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/221804/tuong-hoang-kien---nguoi-dua-dat-ra-truong-sa.html

http://baotintuc.vn/xa-hoi/tuong-hoang-kien-nguoi-co-cong-dau-dua-dat-ra-truong-sa-20150215214531720.htm


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 25 Tháng Hai, 2015, 09:22:23 am
http://phapluattp.vn/thoi-su/gap-mat-truyen-thong-bo-doi-truong-sa-532661.html

Gặp mặt truyền thống bộ đội Trường Sa

(PLO) - Tối 24-2, tại thành phố biển Nha Trang đã diễn ra cuộc gặp mặt truyền thống của trên 150 cựu chiến binh (CCB) bộ đội Trường Sa.

Các cựu chiến binh từ TP.HCM, Phú Yên và Khánh Hoà, từng nhập ngũ ngày 24-2/1987 và ra Trường Sa làm nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng các điểm đảo tại quần đảo Trường Sa (huyện đảo Trường Sa tỉnh Khánh Hòa) đã tạo nên một cuộc gặp mặt đầy cảm động
Tại buổi gặp mặt, các CCB Trường Sa đã kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ đồng đội hy sinh tại Trường Sa (64 liệt sĩ tại đảo Gạc Ma và 3 liệt sĩ khác hy sinh trong khi lao động và xây dựng đảo). Đồng thời ôn lại những tháng năm gian khổ nơi đầu sóng ngọn gió, sau quân ngũ lại tiên phong làm kinh tế giỏi, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, tích cực hoạt động nghĩa tình Trường Sa

Các CCB còn tặng quà đầu xuân cho 4 gia đình liệt sĩ, cho 5 CCB có hoàn cảnh khó khăn (Mỗi CCB một triệu đồng). Trước đó, CCB đã quyên góp hỗ trợ cho CCB Phạm Văn Phê (ở Nha Trang bị bệnh tim) 12 triệu đồng.
Theo truyền thống, kết thúc cuộc gặp mặt, các CCB Trường Sa bùi ngùi thả hoa tươi xuống biển để tưởng nhớ đến các đồng đội đã anh dũng hy sinh, trong đó nhiều người vẫn còn nằm lại dưới lòng đại dương.

http://static.phapluattp.vn/uploaded/phuongdung/2015_02_25/p1150021_dbwr.jpg?width=470

http://static.phapluattp.vn/uploaded/phuongdung/2015_02_25/p1150037puuq_tjct.jpg?width=470

http://static.phapluattp.vn/uploaded/phuongdung/2015_02_25/p1150061rqnz_apuh.jpg?width=470

http://static.phapluattp.vn/uploaded/phuongdung/2015_02_25/p1150009rmen_fezo.jpg?width=470



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 13 Tháng Ba, 2015, 09:30:43 am
http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/khac-khoai-gac-ma-20150312233253634.htm

Hôm nay, 13-3, tại Khu Du lịch Bán đảo Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức lễ đặt viên đá xây dựng Khu Tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma.

27 năm kể từ ngày 64 chiến sĩ vĩnh viễn nằm lại nơi biển đảo tiền tiêu của Tổ quốc, sẽ có một nơi thật đàng hoàng, chính danh dành riêng để tưởng nhớ các anh.

Cùng với “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa - Trường Sa”, “Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa” thì Khu Tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma là một dấu son trong hoạt động của tổ chức Công đoàn, CNVC-LĐ hướng về biển đảo, sát cánh cùng ngư dân nói riêng và nhân dân cả nước nói chung trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Như Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng đã khẳng định và mong muốn: Khu tưởng niệm không chỉ làm ấm lòng những người ra đi mà còn là sự an ủi rất lớn đối với thân nhân của những chiến sĩ đã ngã xuống; khi hoàn thành, nơi đây sẽ trở thành một trong những công trình lịch sử, văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của đất nước nhằm ghi danh, tưởng nhớ, tri ân những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ biển đảo, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Xây dựng khu tưởng niệm, bao trùm lên tất cả là sự tưởng nhớ, ghi ơn. Đó cũng chính là đạo lý cao đẹp “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Cũng chính vì lẽ đó mà dù cuộc sống còn bộn bề khó khăn, hàng triệu CNVC-LĐ cả nước vẫn sẵn lòng dành một ngày lương, thậm chí nhiều hơn thế, với mong ước khu tưởng niệm sẽ sớm được khởi công, hoàn thành. Và hôm nay, viên đá đầu tiên đã được đặt xuống...
Không phải ngẫu nhiên mà khu tưởng niệm được xây dựng trên đồi cát cạnh biển. Mai đây, đứng ở nơi này, nhìn về phía biển, mỗi người chúng ta sẽ tự nhủ với lòng mình: Nơi đó là Hoàng Sa - Trường Sa, nơi đó có một phần thân thể của Tổ quốc còn bị chia lìa, nơi đó có những người con còn nằm lại chưa biết đến bao giờ mới được về với mẹ quê hương... 64 chiến sĩ đã hy sinh trong trận Gạc Ma năm 1988 và 74 binh sĩ đã ngã xuống trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974 sẽ trở thành bất tử. Mỗi người sẽ là một tượng đài trong lòng người dân Việt Nam.

Xây dựng khu tưởng niệm, tổ chức Công đoàn đã thể hiện nguyện vọng của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ cả nước, trong đó có đội ngũ CNVC-LĐ, rằng Gạc Ma cũng như Hoàng Sa sẽ không bao giờ mờ phai trong tâm trí những người dân nước Việt và Tổ quốc sẽ không bao giờ quên ơn những người con anh hùng đã ngã xuống trong trận chiến một mất, một còn với kẻ thù xâm lược.

Xây dựng khu tưởng niệm, tổ chức Công đoàn cũng đã nói thay những day dứt khôn nguôi của hàng triệu đồng bào, chiến sĩ cả nước về những việc còn chưa làm được với những người đã chiến đấu, hy sinh cho Tổ quốc cũng như với cha mẹ, vợ con... của họ.

Xây dựng khu tưởng niệm, tổ chức Công đoàn còn muốn khắc ghi lên bia đá một lời thề giữ gìn từng tấc đất, mét biển thiêng liêng của Tổ quốc. Và muốn thế, chúng ta phải mạnh lên từ biển, giàu lên từ biển, chiến thắng mọi kẻ thù trên biển...

LỆ THỦY


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 13 Tháng Ba, 2015, 09:50:05 am
http://laodong.com.vn/xa-hoi/truc-tiep-sang-nay-dat-vien-da-xay-dung-khu-tuong-niem-chien-si-gac-ma-304237.bld

Trực tiếp: Sáng nay đặt viên đá xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma

Sáng nay 13.3, lễ đặt viên đá đầu tiên để xây dựng khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma đang được diễn ra tại khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (Khánh Hòa). Khu tưởng niệm sẽ nằm trên diện tích 2 hecta với nhiều hạng mục như tượng đài, bảo tàng, khu vực tham quan... với mục đích nhắc nhớ đến 64 chiến sĩ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma vào ngày 14.3.1988 trong khi bảo vệ chủ quyền. Phóng viên Lao Động đang có mặt tại buổi lễ và chuyển về những diễn biến của buổi lễ trang trọng này.

Vị trí xây dựng khu tưởng niệm nằm ở một khu vực đồi cao nhìn thẳng ra biển trên tuyến đường du lịch nối giữa sân bay Cam Ranh và thành phố Nha Trang. Đây được xem là một trong những vị trí đẹp nhất trên tuyến đường này. Những người thiết kế kỳ vọng đây không chỉ là nơi du lịch mà còn là nơi để tưởng nhớ, bồi đắp lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.
Phút mặc niệm xúc động để tưởng nhớ đến 64 chiến sĩ ngã xuống ở Gạc Ma
9 giờ 30: Nghi thức quan trọng nhất của buổi lễ đã diễn ra. Toàn bộ quan khách đã chứng kiến cảnh viên đá đầu tiên của tượng đài Gạc Ma được đặt xuống. Một năm sau, ở khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh sẽ sừng sững một tượng đài ghi công sự hy sinh của 64 liệt sĩ đã ngã xuống ở biển Đông, dùng máu thịt của mình để bảo vệ máu thịt tổ quốc. Sự hy sinh của các anh không bao giờ bị quên lãng cũng như nỗi lòng đau đáu về những quần đảo đang còn nằm xa tay mẹ Việt Nam của mỗi người dân Việt.

9 giờ: Các tác giả là những kiến trúc sư, điêu khác gia của khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma đã chia sẻ về ý tưởng thiết kế khu tưởng niệm này. Cảm hứng từ niềm thương tiếc và nỗi mong mỏi hòa bình đã giúp những tác giả này hoàn thành ý tưởng thiết kế của mình.

Các tác giả là những kiến trúc sư, điêu khác gia của khu tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma đã chia sẻ về ý tưởng thiết kế khu tưởng niệm
Quan khách tỏ ra rất xúc động với những ý tưởng thiết kế khu tưởng niệm như mong muốn của các tác giả rằng đây không chỉ là một điểm du lịch mà còn là nơi để tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì nước, bồi đắp lòng yêu nước.

8 giờ 25: Giao lưu với các cựu chiến binh, thân nhân liệt sĩ đã chiến đấu tại Gạc Ma. Cựu chiến binh Lê Hữu Thảo kể lại diễn biến trận đánh ở Gạc Ma năm ấy.

"Sáng hôm ấy, chúng tôi đến khu vực đảo Gạc Ma. Tôi được lệnh cùng một tổ chiến đấu xuống rời tàu để cắm cờ chủ quyền trên đảo đá Gạc Ma. Khi lên đảo, dù quân Trung Quốc khiêu khích nhưng chúng tôi được lệnh không nổ súng thì bất ngờ quân Trung Quốc lại nổ súng vào chúng tôi", ông Thảo nhớ lại "Tôi không quên hình ảnh những thi thể đồng đội đầy máu và chìm xuống biển Đông. Hôm nay đặt viên đá xây dựng tượng đài này tôi vô cùng cảm kích vì cuộc chiến đấu và hy sinh của chúng tôi luôn được nhân dân và nhà nước ghi nhớ".

Cựu chiến binh Lê Hữu Thảo kể lại diễn biến trận đánh ở Gạc Ma năm ấy.


Bà Nguyễn Thị Hằng, mẹ của liệt sĩ Hoàng Ánh Đông, đến từ Quảng Trị kể lại trong nghẹn ngào: "Khi con tôi ra đi là hình hài nhưng khi trở về chỉ là một mảnh giấy báo tử và tấm huy chương. Không biết giờ này thân xác của con tôi đang nằm đâu dưới đáy biển Đông nhưng mai đây khi tượng đài này hoàn thành tôi mong rằng linh hồn con mình và đồng đội sẽ có nơi để trở về, mọi người có nơi để tưởng nhớ".

Bà Nguyễn Thị Hằng, mẹ của liệt sĩ Hoàng Ánh Đông

Đinh Thị Mỹ Lệ, con gái của liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh, kể lại những kỷ niệm về cha mình. Khi liệt sĩ Doanh ra đi, Lệ chỉ mới 13 tháng tuổi. Từ đó, mẹ của Lệ là bà Nguyễn Thị Hà đã ở vậy để nuôi nấng Lệ, hiện nay Lệ đã tốt nghiệp đại học và công tác tại báo Lao Động.

Đinh Thị Mỹ Lệ, con gái của liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh, kể lại những kỷ niệm về cha mình
"Những ký ức về cha mình không nhiều nhưng tôi luôn tự hào rằng mình có một người cha đã ngã xuống vì bảo vệ tổ quốc. Hình ảnh của người cha trong tôi là những lời kể của mẹ và những người thân. Tôi luôn nhắc mình phải sống xứng đáng với những gì cha mình đã hy sinh", Mỹ Lệ chia sẻ.

8 giờ 15: Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam, ông Đặng Ngọc Tùng, có bài phát biểu mởi đầu cho buổi lễ. Ông Tùng khẳng định: "Trận chiến lịch sử vào rạng sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt. Các chiến sĩ hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng các công trình nhằm phục vụ cho đời sống của quân, dân Việt Nam thì bị tàu chiến được trang bị vũ khí của Trung Quốc tấn công. Cuộc chiến không cân sức diễn ra khi các chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã đứng thành vòng tròn để lấy thân mình bảo vệ Cờ Tổ Quốc, bảo vệ chủ quyền của đất nước, quyết tâm giữ cờ tổ quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại đảo Gạc Ma."


Ông Đặng Ngọc Tùng đọc diễn văn phát biểu khai mạc buổi lễ
Ông Tùng cũng kêu gọi mọi người nhắn tin theo cú pháp "GM" gửi 1907 để tham gia chương trình "Một viên gạch cho Gạc Ma" để góp tay cùng xây dựng khu tưởng niệm.


Quan khách tham gia buổi lễ hưởng ứng lời kêu gọi nhắn tin đóng góp của ông Đặng Ngọc Tùng

7 giờ 45: Toàn thể quan khách đã dành một phút mặc niệm đầy xúc động để tưởng nhớ sự hy sinh của 64 chiến sĩ tại bãi đá Gạc Ma cách đây tròn 27 năm. Các anh đã hòa mình vào lòng biển nhưng luôn bất tử trong lòng những người Việt Nam yêu nước.




 








Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 13 Tháng Ba, 2015, 09:33:03 pm
Chú Cựu chiến binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo từng có thời gian sang Đức lao động. Vậy không biết còn CCB nào như chú Thảo nữa ko ?!
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cuu-binh-gac-ma-duoc-tang-nha-moi-3143999.html


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 14 Tháng Ba, 2015, 07:30:53 am
http://www.youtube.com/watch?v=dHP-6KWT7wg


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 14 Tháng Ba, 2015, 09:31:37 am
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/tu-len-dao-co-lin-nho-gac-ma-833013.tpo

Từ Len Đao, Cô Lin nhớ Gạc Ma

TP - Cần nói về ngày 14/3/1988 không phải chỉ để khơi gợi lại một sự kiện, mà để thêm tự hào, kính phục đối với những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Để các thế hệ không có lỗi với các liệt sĩ và đồng đội của họ.

Mong linh hồn con siêu thoát

Hôm nay, 14 tháng 3, vừa tròn 27 năm ngày 64 sỹ quan và chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh, 3 tàu vận tải của ta bị tàu Trung Quốc bắn chìm, bắn cháy ở các đảo Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin thuộc huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

“Cha mẹ Võ Ta - Phan Thị Đay tưởng nhớ con Tuấn đã hy sinh ở Trường Sa ngày 14/3/1988. Mong linh hồn con siêu thoát”. Tôi nhớ đến đôi tay run run của cụ Võ Ta ở thôn Phú Hữu (xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) khi cụ tự tay viết những dòng thư ấy, nhờ tôi mang ra vùng biển Gạc Ma hóa vàng cuối năm 2010. Tôi nhớ đến hình ảnh cụ Phan Thị Đay ngồi bất động rất lâu trước bia ghi tên liệt sỹ hy sinh tại Trường Sa ở Tượng đài Cam Ranh, ánh mắt cụ như hướng đến một nơi xa, rất xa. Con trai của hai cụ, anh Võ Đình Tuấn đã cùng đồng đội kết thành “vòng tròn bất tử” trên đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988.

Tôi nhớ đến hình ảnh người yêu của anh Võ Đình Tuấn đã đứng yên lặng thật lâu, trước Tượng đài Cam Ranh. Tôi nhớ đến sự lặng lẽ, âm thầm của chị Đỗ Thị Hà, vợ của Trung úy liệt sĩ Đinh Ngọc Doanh, trong những buổi chúng tôi cùng chị viếng Tượng đài Cam Ranh. Khi người đồng hương Hoa Lư, Ninh Bình của tôi, liệt sỹ Đinh Ngọc Doanh ra xây dựng đảo Gạc Ma và hy sinh ở đó ngày 14/3/1988, con gái của anh,  Đinh Thị Mỹ Lệ mới hơn 1 tuổi. Từ ngày đó đến nay, chị Hà ở vậy thờ chồng, làm mọi việc, kể cả phụ hồ để nuôi con nên người. Và tôi nhớ đến giọt nước mắt trên má bà Nguyễn Thị Hằng ở thành phố Đông Hà (Quảng Trị) khi bà nhắc tới con trai, liệt sĩ Hoàng Ánh Đông…

Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin trong tổng thể CQ88
Nhắc tới ngày 14/3/1988 là nhắc tới những mất mát, đau thương ở Gạc Ma, là nước mắt. Nhưng không chỉ có thế. Tôi nhớ tới giọng nói oang oang của anh Uông Xuân Thọ, nguyên Thượng úy, Máy trưởng tàu HQ-605 khi anh kể về ngày 14/3/1988 bi tráng: Ngày 11/3/1988, tàu HQ-605 hoàn thành chuyến tiếp vận cho các đảo chìm vừa được quân ta đóng giữ là Tốc Tan, Núi Le…, về đảo Đá Đông trên đường về Cam Ranh.

 Nước ngọt, lương thực thực phẩm đã chuyển hết cho các đảo, tàu chỉ giữ lại mức đủ dùng cho mấy ngày hành quân về bờ. Bất ngờ, thuyền trưởng tàu HQ-605, Đại úy Lê Lệnh Sơn nhận được mật lệnh của Phó đô đốc, Tư lệnh Hải quân kiêm Tư lệnh Vùng 4 Hải quân Giáp Văn Cương, phải cấp tốc đóng giữ đảo Len Đao vào sáng sớm ngày 14/3/1988. Tàu HQ-605 đã khẩn trương thực hiện mệnh lệnh, cắm được quốc kỳ Việt Nam trên bãi đá Len Đao vào sáng sớm ngày 14/3/1988. Mặc dù sau đó tàu HQ-605 bị các tàu Trung Quốc bắn cháy rồi chìm, thuyền phó Phan Hữu Doan và báo vụ Bùi Duy Hiển hy sinh, sĩ quan chiến sĩ của tàu vẫn bình tĩnh giữ được đảo Len Đao và cùng nhau đưa thương binh tử sĩ về đảo Sinh Tồn an toàn.


Tôi nhớ tới nụ cười rạng ngời của Anh hùng Vũ Huy Lễ, thuyền trưởng tàu HQ-505 và đồng đội sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đóng giữ bãi đá Cô Lin. Sáng ngày 14/3/1988, tàu HQ-505 bị các tàu Trung Quốc bắn pháo dữ dội, khiến tàu hỏng máy. Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ chỉ huy khẩn trương sửa máy, rồi lệnh chạy cả hai máy tàu, ủi bãi Cô Lin để vừa cứu tàu, vừa giữ đảo. Hơn 8 giờ sáng ngày 14/3/1988, tàu HQ-505 trườn được hai phần ba thân lên bãi Cô Lin thì bốc cháy. Lực lượng trên tàu vừa triển khai dập lửa cứu tàu, bảo vệ bãi Cô Lin, vừa đưa xuồng đi cứu vớt đồng đội ở phía bãi Gạc Ma…
Ngày 14/3/1988, những người lính Việt Nam can trường đã bảo vệ được đảo Len Đao và đảo Cô Lin, quân Trung Quốc chỉ chiếm được đảo Gạc Ma. Gọi sự kiện xảy ra ngày 14/3/1988 là “hải chiến Gạc Ma” là không đúng, việc gọi như vậy dễ làm sai lệch nhận thức, hiểu biết của nhiều người về sự kiện ngày 14/3/1988.

Nói về ngày 14/3/1988, cần nói đầy đủ các diễn biến ở Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin, và đặt trong tổng thể chiến dịch CQ88 (Chủ quyền 88). Đó là điều cần làm, để khơi dậy lòng tự hào, sự kính phục, sự tri ân với những người đã hy sinh xương máu để bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, để chúng ta không có lỗi với các chiến sỹ đã hy sinh và đồng đội của họ.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 14 Tháng Ba, 2015, 11:00:18 am
http://www.giaoducvietnam.vn/Xa-hoi/Cuu-binh-Gac-Ma-Chung-toi-da-nhan-nhin-nhung-kien-cuong-no-sung-chien-dau-post156434.gd

Cựu binh Gạc Ma: Chúng tôi đã nhẫn nhịn nhưng kiên cường nổ súng chiến đấu

XUÂN HÒA 14/03/15 10:44

GDVN) - “Khi đó quân địch vừa đông hơn, hỏa lực mạnh gấp quân mình cả trăm lần nhưng chúng tôi cũng đã kiên cường chiến đấu để giữ vững lá cờ Tổ quốc thiêng liêng”
Chuyến thực hiện nhiệm vụ định mệnh

Kỷ niệm 27 năm trận hải chiến Gạc Ma ( 14/3/1988 – 14/3/2015) sáng 13/3, tại Công viên Biển Đông, bán đảo Cam Ranh, Khánh Hòa, Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ đặt viên đá xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma. Trận chiến 27 năm trước, 64 chiến sỹ Hải Quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để giữ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.


Trong những ngày kỷ niệm sự kiện bi hùng này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với trung sỹ Lê Hữu Thảo (SN 1965, quê xã Hương Thủy, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) là cựu binh lính Gạc Ma may mắn trở về trong trận hải chiến năm xưa. Trong ký ức trung sĩ Thảo vẫn chưa quên được ngày mà anh đã mất đi 64 đồng đội đó:

Cuối năm 1987, Trung Quốc đơn phương đưa tàu chiến hoạt động ở vùng biển Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bộ Quốc phòng Việt Nam chỉ đạo Bộ Tư lệnh Hải quân tăng cường khả năng bảo vệ quần đảo Trường Sa, bao gồm việc củng cố, xây dựng thêm các hạng mục công trình chiến đấu, sinh hoạt cho bộ đội.

Sau Tết Nguyên đán năm 1988, các chiến sĩ Trung đoàn công binh 83 (Quân chủng Hải quân) nhận lệnh từ Sơn Trà (Đà Nẵng) vào Cam Ranh (Khánh Hòa) cùng với lực lượng bảo vệ đảo của Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) ra Trường Sa cắm mốc chủ quyền và xây dựng đảo chìm ở Trường Sa theo chiến dịch CQ-88.

20 giờ ngày 11/3/1988, tàu 604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ nhổ neo từ Cam Ranh chở theo lính công binh của Trung đoàn 83 và lực lượng giữ đảo của lữ đoàn 146 ra xây dựng cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin (thuộc cụm đảo Sinh Tồn) - cách đất liền khoảng 500 km. Đảo chìm Gạc Ma lúc đó chỉ là những bãi san hô nổi lên giữa biển, có tên trong Bản đồ Việt Nam.

2 giờ sáng ngày 12/3, nhận thấy nhiều diễn biến bất thường, Tư lệnh quân chủng điều thêm tàu HQ 605 cùng HQ 604 tăng cường xây dựng đảo Gạc Ma và Len Đao. Tàu 505 đang làm nhiệm vụ trực tại Trường Sa nhận lệnh chuyển đến Cô Lin.

Sau hai ngày đêm, HQ 604 và HQ 605 có mặt tại Gạc Ma vào chiều tối 13/3. Đêm đó, Sở chỉ huy Quân chủng lệnh cho bộ phận giữ đảo quyết tâm phải giữ vững các mục tiêu đã xác định là Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma.

Kẻ thù hung bạo

Theo Trung sĩ Lê Hữu Thảo nhớ lại: Rạng sáng 14/3, ông cùng trung úy Nguyễn Mậu Phong, thiếu úy Trần Văn Phương, chiến sĩ Đậu Xuân Tư, Hoàng Trọng Chúc mang theo 2 khẩu AK xuống bãi đá ngầm san hô Gạc Ma cảnh giới và bảo vệ cho lực lượng công binh dựng cờ. Đến khoảng 6 giờ 30 tàu Trung Quốc thả xuồng máy chuyển từng tốp lính lên đảo Gạc Ma.

“Lúc đó tôi đếm thì tốp lính Trung Quốc có khoảng 50 người đều được trang bị súng AK. Riêng tên chỉ huy thân người cao to cầm khẩu súng ngắn chỉ đạo quân lính bao vây chúng tôi theo thế vòng cung. Rồi chúng siết chặt lại vòng vây cách nơi chúng tôi đứng canh gác chưa đầy 1m. Mặc dù, quân địch đông, áp đảo hẳn nhưng chúng tôi vẫn kiên cường bám trụ lại thành một vòng tròn xung quanh lá cờ Tổ quốc”, trung sĩ Thảo nhớ lại.

Các chiến sỹ Hải Quân và Công Binh của chúng ta kiên quyết giữ vững ngọn cờ nên đã giằng co với lính Trung Quốc. “Lúc đó hai bên không nổ sung nhưng quân Trung Quốc thì đông, anh em chúng tôi ít người nhưng vẫn kiên quyết giữ vững lá cờ. Khi đó mọi người đang dựng cờ nên chỉ dùng cuốc, xẻng làm vật chống cự với quân địch lăm lăm lê trong tay. Sau một hồi giằng co quân Trung Quốc bị quật lại nên tên chỉ huy đã nổ súng chỉ thiên”, Trung sĩ Thảo hồi ức lại giây phút đó.

Sau tiếng súng chỉ thiên, viên sĩ quan chỉ huy lính Trung Quốc đã chĩa súng bắn vào bụng trung úy Phương. Chưa dừng lại khi thấy anh Phương quỵ xuống nhưng tay vẫn giữ chặt lá cờ tổ quốc một tên lính khác đã xông lên nhả thẳng đạn vào chiến sĩ này. Sự uy hiếp như vậy nhưng vì biển, đảo của tổ quốc binh nhất Nguyễn Văn Lanh vừa đỡ lá cờ trên tay trung úy Phương vừa đá văng khẩu súng trên tay tên sĩ quan Trung Quốc. Một tên lính Trung Quốc gần đó đã không ngần ngại cầm lưỡi lê đâm vào anh Lanh.  Anh Lanh gục xuống nhưng tay vẫn ghì chặt cán cờ.

Liền sau đó, tiếng đạn nổ chát chúa, lính Trung Quốc dùng AK bắn xối xả vào các chiến sĩ trên đảo. Cùng lúc, tàu chiến Trung Quốc nã pháo vào tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Vì ở gần, HQ 604 hứng trọn làn đạn 12 ly 7.

Bị tấn công bất ngờ với hỏa lực mạnh gấp trăm lần nhưng thuyền tưởng tàu HQ 604 Vũ Phi Trừ vừa chỉ huy chiến sĩ xuống các xuồng dùng súng chiến đấu tự vệ, vừa băng bó cho đồng đội bị thương. Thuyền trưởng Trừ đứng ở mũi tàu dùng AK và B40 đánh trả kẻ địch.

“Lúc đó cả quân số, cả hỏa lực quân Trung Quốc đều gấp trăm lần chúng tôi. Lúc đầu hai bên giao tranh bằng lê và cuốc, xẻng nhưng khi quân Trung Quốc nổ súng, chúng tôi cũng đã nổ súng chống trả. Trên tàu các chiến sĩ trong tư thế chiến đấu cũng đã nổ súng. Mặc cho quân Trung Quốc đông, hỏa lực mạnh, tàu lớn gấp nhiều lần nhưng các chiến sĩ trên tàu vẫn đã kiên cường bắn chống trả. Trước đó làm gì có lệnh nào cấm chúng tôi không được nổ súng. Ai đụng đến tính mạng đồng đội mình mà lại không phải chống trả hả anh. Nhưng hỏa lực mạnh, tàu lớn nên trong chốc lát tàu của chúng tôi đã bị hỏa lực quân Trung Quốc đánh chìm”, trung sĩ Thảo nhớ lại.

Tất cả diễn ra trong tích tắc nhưng với quân số và hỏa lực mạnh quân Trung Quốc đã thể hiện sự ngông cuồng của mình. Khi trời sáng rõ quân Trung Quốc mới rút khỏi đảo Gạc Ma. Lúc này Trung sĩ Thảo bơi ngược lại đảo tìm xác đồng đội và cấp cứu chiến sĩ bị thương. Chiếc xuồng vận tải bị đạn địch bắn thủng nên trung sĩ Thảo phải xé áo nhét lại để chèo chở thi thể trung úy Phương và thương binh Lanh về hướng tàu HQ 505.

Đến trưa 14/3, máy bay của Việt Nam bay trên bầu trời Gạc Ma. Anh Thảo vừa chèo xuồng nhích từng mét nước, vừa cứu thêm những đồng đội đang đuối sức trên biển. Đầu giờ chiều, xuồng của HQ 505 đến nơi ứng cứu đưa các chiến sĩ về tàu. Khi tàu về đến đảo Sinh Tồn, Binh nhất Lanh được chuyển bằng trực thăng vào đất liền cấp cứu và may mắn giữ được tính mạng.

Trận Hải chiến rạng sáng ngày 14/3 tại đảo Gạc Ma, 64 chiến sĩ trên tàu HQ 604 đã hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt giữ đưa về Quảng Đông. Từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã xâm chiếm Gạc Ma, quân ta đã giữ vững được Cô Lin, Len Đao. Nỗi lòng của những người lính Gạc Ma năm xưa như trung sĩ Thảo vẫn chưa thể nào quên chuyến làm nhiệm vụ định mệnh và nỗi uất ức trước hành động ngang tang của quân Trung Quốc. 27 năm trung sĩ Thảo vẫn còn day dứt bởi nhiều đồng đội anh hy sinh trong trận hải chiến đó vẫn chưa tìm thấy thi hài.

Trung sĩ Gạc Ma Lê Hữu Thảo trong buổi lễ "Đặt viên đá xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma" (ảnh trên trang cá nhân nhân vật)
(http://s2.postimg.org/6bozlta2h/Trung_s_G_c_Ma_L_H_u_Th_o_trong_bu_i_l_t_vi.jpg) (http://postimage.org/)
 (http://postimage.org/)



Trung sĩ Lê Hữu Thảo cùng con gái liệt sĩ Gạc Ma, Thiếu úy Trần Văn Phương tại buổi đặt viên đá xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (ảnh trên trang cá nhân nhân vật)
(http://s7.postimg.org/yi7dr654b/Trung_s_L_H_u_Th_o_con_g_i_li_t_s_G_c_Ma_Thi.jpg) (http://postimage.org/)
 (http://postimage.org/)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 14 Tháng Ba, 2015, 11:19:09 am





http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Xa-hoi/744597/gac-ma---mai-trong-tim-moi-nguoi-dan-dat-viet
Gạc Ma - Mãi trong tim mỗi người dân đất Việt


Đã tròn 27 năm trôi qua (14.3.1988-14.3.2015) kể từ ngày diễn ra trận hải chiến trên đảo Gạc Ma, vĩnh viễn đưa 64 người con đất Việt trở thành những “linh hồn bất tử nơi đầu sóng”.

Hàng năm, cứ đến những ngày này, người dân Việt Nam trên khắp mọi miền lại khắc khoải tưởng nhớ các anh, những liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì tổ quốc. Là một trong số ít phóng viên may mắn có mặt trong Lễ kỷ niệm 25 năm trận hải chiến trên đảo Gạc Ma được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng năm 2013, được trực tiếp gặp gỡ, trò chuyện với những nhân vật lịch sử, những người thân của các anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến mà “tiếng súng chỉ nổ từ một phía”, chúng tôi đã có được những tư liệu vô cùng quý giá, và cả những kỷ niệm không thể nào quên trong cuộc đời làm báo...


Mãi ngóng trông con...
Đầu tháng 3-2013, nhóm PV ban Phóng sự - Điều tra nhận một nhiệm vụ “đặc biệt” từ Ban Biên tập: Bay gấp vào Đà Nẵng để thực hiện loạt bài tuyên truyền nhân Lễ kỷ niệm 25 năm trận hải chiến trên đảo Gạc Ma. Không những thế, chúng tôi còn có thêm nhiệm vụ đặc biệt: Trao số tiền 45 triệu đồng của báo Hànộimới đến thân nhân gia đình 9 liệt sĩ của thành phố biển Đà Nẵng đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến. Trong suốt những ngày làm việc ở Đà Nẵng, có cơ hội được tiếp xúc với nhiều thân nhân, bạn bè, đồng đội của các liệt sĩ, nhưng có lẽ hình ảnh và câu chuyện của mẹ Lê Thị Muộn - thân sinh liệt sĩ Phan Văn Sự và ông Lê Văn Xuân - cha liệt sĩ Lê Văn Xanh để lại trong chúng tôi những ấn tượng mạnh mẽ về nỗi nhớ thương khôn nguôi và tình yêu vô bờ bến dành cho những đứa con mãi mãi nằm lại dưới lòng biển cả.

Mẹ Lê Thị Muộn năm nay đã ngoài 80 tuổi, tóc đã bạc trắng, làn da đã chi chít vết đồi mồi, duy chỉ có khuôn mặt vẫn in dấu một thời xuân sắc. Trò chuyện với chúng tôi, ký ức của mẹ về đứa con thân yêu, liệt sĩ Phan Văn Sự vẫn nguyên vẹn như thuở nào. Anh Sự là con trai áp út trong số 8 người con gồm 5 gái, 3 trai của mẹ. Tháng 2- 1987, khi vừa tròn 18 tuổi, anh Sự tình nguyện đăng ký nghĩa vụ quân sự, nối bước anh trai, lên đường làm nghĩa vụ tại Trung đoàn 83 công binh, Quân chủng hải quân, đóng tại bán đảo Sơn Trà. Vốn tính chăm chỉ, mỗi dịp cuối tuần được đơn vị cho về thăm nhà, anh lại giành thời gian giúp mẹ làm đủ việc. Tết năm 1988, trong một lần về thăm nhà, anh Sự khoe sắp tới Trung đoàn sẽ tổ chức cho anh em đi xây đảo tại Len Đao, Cô Lin và Gạc Ma, tuy chỉ là lính trông kho, nhưng anh xung phong đi xây đảo cùng đồng đội và được cấp trên chấp thuận. Thấy con hào hứng khi lần đầu ra đảo làm nhiệm vụ, lòng mẹ Muộn cũng vui lây. Mẹ đâu có ngờ, lần đó anh đi rồi vĩnh viễn không bao giờ về nữa... Đầu tháng 3-1988, chồng mẹ Muộn trở bệnh đau nặng, phải mổ cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng. Sau 9 ngày nằm viện, sức khỏe của ông hồi phục dần. Sáng ngày 14-3-1988, qua làn sóng phát thanh, bản tin về trận hải chiến ở Gạc Ma và danh sách các chiến sĩ hải quân hy sinh và mất tích có tên anh Phan Văn Sự khiến mẹ ngất xỉu. Vết mổ tưởng như sắp lành của chồng mẹ cũng bỗng nhiên bục máu, ông ra đi theo con trai vào lúc 17h chiều ngày 14-3-1988. Chỉ một ngày hai vành khăn trắng chồng lên nhau, mẹ Muộn tưởng chừng không sống nổi. Sau ngày anh Sự mất, gia đình nhận được giấy báo tử và chiếc áo lính hải quân - kỷ vật duy nhất anh để lại. Nhớ thương con, mẹ lần hồi dỡ chiếc áo lính, cặm cụi may lại thành chiếc áo cánh khoác trên người. Suốt 25 năm, đêm nào mẹ cũng đặt áo dưới gối ngủ, hễ có việc rời khỏi nhà, mẹ đều mang chiếc áo theo người. “Thằng Sự mất khi tuổi đời còn quá trẻ, mẹ mang áo để thấy nó luôn bên mẹ...” - khóe mắt mẹ Muộn rưng rưng, tựa như anh đang ở đâu đây, rất gần bên mẹ.

Đã hơn 20 năm trôi qua kể từ sau nỗi đau mất con, ông Lê Văn Xuân, cha liệt sĩ Lê Văn Xanh vẫn nhớ như in giấc mơ kỳ lạ đúng vào ngày ông nhận được tin dữ. “Chắc thằng Xanh bị chết oan uổng quá, linh hồn nó linh thiêng nên báo mộng cho tôi...” ông lặng lẽ nói trong nước mắt. Ông Xuân kể, đêm 13, rạng sáng ngày 14/3/1988, đang nằm ngủ dưới ghe đánh cá trên sông Hàn, ông chợt thấy anh Xanh hiện về trong mơ, quần áo bê bết máu. Anh nhìn cha như cầu cứu: “Cha ơi, chúng nó bắn tụi con rồi!..”. Linh tính có chuyện chẳng lành, ông định lao thẳng về nhà báo tin cho vợ thì nhận được tin dữ trên radio. “Bà nhà tôi ngất lên ngất xuống vì thương xót con, mình phận đàn ông phải cố nuốt nước mắt vào trong lập bàn thờ cho con. Đau xót lắm chứ. Nhưng con tôi hy sinh vì nhiệm vụ, vì tổ quốc, gia đình tôi rất đỗi tự hào” - ông Xuân tâm sự. Trên bàn thờ nghi ngút khói hương, một chiếc yếm quân phục hải quân bạc màu, sờn rách vì ngấm muối mặn biển đảo được gấp phẳng phiu, nằm ngay ngắn trước di ảnh liệt sĩ Lê Văn Xanh – anh chiến sĩ trẻ măng có khuôn mặt rất điển trai với đôi mắt sáng và khoé miệng lúc nào cũng như cười. Với ông Xuân, chiếc áo lính không chỉ là kỷ vật thiêng liêng, mà còn như chính một phần máu mủ của ông đang hiện hữu trong ngôi nhà nhỏ...

Tổ quốc mãi nhớ tên anh...
Nhắc đến trận hải chiến trên đảo chìm Gạc Ma huyền thoại, người ta không thể không nhắc đến những cái tên: Vũ Phi Trừ, Trần Đức Thông, Trần Văn Phương, Vũ Huy Lễ, Nguyễn Văn Lanh, Lê Hữu Thảo... Họ đã trở thành những cái tên đi vào lịch sử, được ghi danh trong bảng vàng của Hải quân Việt Nam. Có người đã vĩnh viễn nằm xuống, có người may mắn trở về với cuộc sống đời thường, nhiều người trong số những cựu binh Gạc Ma đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời về vật chất của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân... như một sự tri ân những người đã có công với đất nước. Nguyễn Văn Lanh - người lính hải quân có vóc dáng nhỏ thó hơn 20 năm trước đã trở thành một phần của lịch sử khi dũng cảm dùng tay không chiến đấu với kẻ địch, bảo vệ lá cờ tổ quốc trên đảo Gạc Ma thiêng liêng, để rồi chính thức được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND khi mới tròn 23 tuổi.

Anh hùng LLVTND Nguyễn Văn Lanh (trái) và cựu binh Lê Hữu Thảo gặp lại nhau sau 25 năm.
(http://s15.postimg.org/3r70u39kb/Anh_h_ng_LLVTND_Nguy_n_V_n_Lanh_tr_i_v_c_u_binh.jpg) (http://postimage.org/)
 (http://postimage.org/app.php)


Tháng 2 - 2015, một tin vui đến với cựu binh Lê Hữu Thảo khi anh chính thức sở hữu một căn nhà tại phường Thạch Linh, T.P Hà Tĩnh, chấm dứt những tháng ngày thuê trọ long đong. Lê Hữu Thảo là tiểu đội trưởng của một trong hai trung đội chiến đấu được Lữ đoàn 146 gấp rút thành lập trước khi tàu HQ - 604 được lệnh rời Cam Ranh lên đường bảo vệ Gạc Ma đầu tháng 3 - 1988. Trong trận hải chiến lịch sử rạng sáng ngày 14-3-1988, anh Thảo cùng Đậu Xuân Tư, Hoàng Trọng Chúc... được giao xuống bãi đá ngầm san hô, cảnh giới cho lực lượng công binh dựng cờ. Ngay sau khi Gạc Ma vừa im tiếng súng, chính anh đã tham gia cùng nhiều đồng đội còn sống cố hết sức cứu sống AHLLVT Nguyễn Văn Lanh và tham gia tìm xác những người hy sinh đưa về đảo Sinh Tồn Lớn... Sau nhiều năm chật vật mưu sinh, sống tạm bợ trong nhà trọ, Nhịp Cầu Hoàng Sa - một chương trình do một nhóm các nhà báo khởi xướng, đã giúp anh tổng số tiền trên 400 triệu đồng để mua đất, xây nhà ở khang trang. Ngoài ra, anh Thảo còn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ trực tiếp từ các bạn bè, cơ quan... trên cả nước.

Trước đó, năm 2005, đồng đội cũ của của liệt sĩ Lê Xuân Xanh ở Quân chủng Hải quân cũng quyên góp số tiền 30 triệu đồng giúp gia đình ông Xuân - cha đẻ liệt sĩ Xanh, xây được căn nhà hai tầng khang trang tại số 45 đường Nguyễn Thành Ý (quận Hải Châu, Đà Nẵng). “Có lẽ Xuân mất khi còn trẻ nên linh hồn nó phù hộ cho gia đình tôi. Giờ thì mưa gió chẳng còn lo chi nữa rồi...” - ông Xuân chia sẻ.

Sau này, mỗi lần có dịp ra Trường Sa, khi làm Lễ thả hoa tưởng niệm 64 người con anh hùng của đất Việt đã anh dũng hy sinh để bảo vệ phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi không ai cầm được nước mắt. Tất thảy đều đau đau nhìn về phía Gạc Ma. Dưới mỗi con sóng bạc đầu kia, đâu là hình hài, xương cốt của các anh?

Các anh đã hóa thành những linh hồn bất tử để Tổ quốc trường tồn…


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 15 Tháng Ba, 2015, 06:20:48 pm
http://www.vietnamplus.vn/27-nam-hai-chien-gac-ma-gan-500-cuu-chien-binh-truong-sa-hoi-ngo/312118.vnp

27 năm hải chiến Gạc Ma, gần 500 cựu chiến binh Trường Sa hội ngộ

Tròn 27 năm sau ngày hải chiến Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2015), gần 500 cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu tại Trường Sa trên khắp cả nước đã có buổi gặp mặt đầy xúc động tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên vào chiều 14/3, do Ban liên lạc Hội cựu chiến binh Trường Sa tổ chức.

Tại cuộc gặp gỡ cảm động này, các cựu chiến binh đã hát cho nhau nghe những bài hát về Trường Sa, về biển và về những năm tháng hào hùng của dân tộc… Những câu chuyện về đảo chìm, đảo nổi ở Trường Sa cũng được các anh kể lại với tình cảm sâu sắc và chứa chan xúc động.

Anh Lê Thế Sơn (thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) - một người lính từng chiến đấu tại đảo Gạc Ma rưng rưng tâm sự: “Đã 30 năm sau ngày nhập ngũ (tháng 2/1985) tôi mới có dịp gặp lại nhiều anh em đồng đội như thế này. Những hình ảnh về những ngày chiến đấu tại Gạc Ma lại ùa về.

Về Phú Yên, đến thắp hương cho Thịnh, cho Dư (liệt sỹ Trương Tấn Thịnh và liệt sỹ Phan Tấn Dư, là 2 trong số 64 liệt sỹ đã ngã xuống trong trận chiến đảo Gạc Ma) tôi lại nhớ tụi nó, nhớ từng nét mặt…!.”

Nói về những ngày sống, chiến đấu tại Gạc Ma, anh Trần Văn Hùng, (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) nghẹn lời: “Dù có bao nhiêu đi nữa tôi vẫn không quên những gì xảy ra ở Gạc Ma năm 1988. Mỗi lần nghĩ đến, tim tôi như thắt lại, rất nhiều đồng đội của tôi đã nằm lại ở vùng biển này. Họ đều còn rất trẻ, có người còn chưa có người yêu.”

Thiếu úy Trần Thị Thủy (thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), con gái của liệt sỹ Trần Văn Phương - chiến sỹ Gạc Ma ngã xuống, tay vẫn giữ cờ Tổ quốc xúc động chia sẻ: “Về đây được nghe các bác, các chú kể chuyện về những ngày chiến đấu tại Trường Sa, về sự hy sinh của cha mình, tôi rất xúc động. Ước gì ba tôi được trở về cùng vui với những đồng đội trong ngày hôm nay.”

Trong ngày gặp mặt này, với anh Sơn, anh Hùng, chị Thủy… nỗi nhớ đảo, nhớ đồng đội, nhớ cha khiến họ có chung một ao ước được đến Trường Sa. Nỗi lòng của họ cũng là nỗi lòng chung của những người dân Việt Nam luôn hướng về Trường Sa, đau đáu nhớ về những người lính Trường Sa năm xưa...

Buổi gặp mặt kết thúc, những bó hoa tươi thắm, những cái bắt tay thật chặt được đồng đội trao cho nhau. Trước khi ra về, những người lính Trường Sa năm xưa lại cùng nhau hát vang bài ca “Gần lắm Trường Sa” của nhạc sỹ Huỳnh Phước Long - “Vẫn thấy anh đang giữa sóng cồn giữ đảo. Đảo quê hương canh giữ đêm ngày giữa biển khơi...”./.

Lễ tưởng niệm, tri ân 64 cán bộ, chiến sỹ đã anh dũng hy sinh trong trận hải chiến ngày 14/3/1988 để bảo vệ đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa (Việt Nam) bị tàu hải quân Trung Quốc tấn công. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

(http://s23.postimg.org/gpvs8qa6z/ttxvn_14032015_Gac_Ma.jpg) (http://postimage.org/)
 (http://postimage.org/app.php)




Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 15 Tháng Ba, 2015, 06:24:38 pm
​http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20150315/nhan-chung-gac-ma-trung-phung-xuc-dong/720593.html

Nhân chứng Gạc Ma trùng phùng xúc động

TT - Chiều tối 14-3, gần 500 chiến sĩ Trường Sa ở các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận đã có mặt tại TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) trong cuộc gặp mặt xúc động.

Buổi gặp nhằm kỷ niệm 27 năm sự kiện Gạc Ma, do ban liên lạc Hội cựu chiến binh Trường Sa tỉnh Phú Yên tổ chức.

“Tôi công tác ở xa, đã hàng chục năm không gặp các đồng đội nên rất bồn chồn mong sớm gặp lại anh em một thời sinh tử” - thiếu tá Nguyễn Văn Lanh chia sẻ khi đến điểm gặp mặt từ rất sớm. Ông hiện đang công tác ở phòng hậu cần hành chính Bộ tham mưu hải quân tại TP.HCM.

Người cầm cờ ở Gạc Ma

Khi các cựu chiến binh Trường Sa trên chiếc xe biển số Bình Định vừa bước xuống, ông Lanh đã kịp nhận ra đồng đội và gọi lớn: “Thoa! Thoa phải không?”. Rồi ông Lanh chạy lại, ôm chầm lấy một người đàn ông trung niên, đó là ông Lê Minh Thoa, phụ trách máy 1 của con tàu HQ-604 lịch sử.



Ông Lanh cũng vô cùng ngạc nhiên khi ngay sau đó đã gặp lại đồng đội cùng sinh tử với mình trong sáng sớm 14-3-1988 tại Gạc Ma là ông Lê Hữu Thảo (Hà Tĩnh).

Gặp nhau, thoáng chốc câu chuyện Gạc Ma trở lại sinh động và hào hùng ngay trong câu chuyện của họ.

Ông Lanh kể khi đang cùng đồng đội vận chuyển vật liệu từ tàu HQ-604 vào đảo Gạc Ma thì thấy quân Trung Quốc bao vây, tấn công hải quân ta trên đảo, ông dùng hết sức bơi nhanh vào. Khi lên đảo, thấy chiến sĩ cầm cờ bị trúng đạn địch, ông Lanh đã cầm lấy, đứng vững làm trụ cho ngọn cờ Tổ quốc tiếp tục tung bay. Không giành được lá cờ từ ông Lanh, quân Trung Quốc đã dùng lưỡi lê đâm vào vai phải ông, rồi dùng súng bắn sạt qua lưng của người chiến sĩ công binh E83 này.

Còn ông Thoa bị Trung Quốc bắn bị thương ở chân, bắt đưa về giam ở Quảng Châu, đến tháng 11-1991 mới được thả.

Tâm sự với các đồng đội cũng như khi được mời lên phát biểu, ông Nguyễn Văn Lanh nói: “Tôi nhớ mãi câu nói của anh hùng Trần Văn Phương: “Thà hi sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng hải quân anh hùng”.

"Tôi mong tất cả chúng ta, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hãy luôn giữ vững tinh thần Gạc Ma là quyết tử để bảo vệ Tổ quốc và truyền lại cho đồng đội, cho thế hệ sau để giữ vững sự vẹn toàn lãnh thổ, giữ bình yên cho biển đảo Tổ quốc” - ông Lanh nói.

Nhiều anh em còn khó khăn quá

Các cựu chiến binh Trường Sa đã đứng cả dậy, im lặng nhưng trong mắt họ dường như có lửa khi xem lại những hình ảnh tàu Trung Quốc nã đạn vào con tàu HQ-604, bắt và hành hạ các chiến sĩ hải quân Việt Nam trong phóng sự được chiếu tại cuộc gặp mặt.

Ông Đào Thái Thi - trưởng ban liên lạc Hội cựu chiến binh Trường Sa tỉnh Phú Yên - nói với các đồng đội rằng cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của chiến sĩ hải quân Việt Nam ngày 14-3-1988 là bằng chứng hùng hồn cho tinh thần chiến đấu anh dũng kiên cường để thế hệ hôm nay và mai sau quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ông kể về sự hi sinh tại Gạc Ma của hai chiến sĩ người Phú Yên là Phan Tấn Dư và Trương Quang Thịnh. “Cuộc sống của gia đình hai liệt sĩ còn nhiều khó khăn, nên những năm qua anh em cựu binh Trường Sa Phú Yên luôn cố gắng đóng góp để hằng năm tổ chức đám giỗ cho hai anh, hỗ trợ phần nào để người thân của các anh vượt qua khó khăn. Không riêng gia đình hai liệt sĩ, mà nhiều anh em cựu binh sau khi trở về từ Trường Sa vẫn còn rất nhiều khó khăn. Do vậy chúng tôi trân trọng kêu gọi chúng ta, những ai có điều kiện, hãy cố gắng để có thể lập một quỹ hỗ trợ các cựu binh Trường Sa khó khăn” - ông Thi đề xuất sau khi đã trao bảy suất quà cho gia đình hai liệt sĩ, các thương binh và cựu chiến binh Trường Sa gặp khó khăn.

Làm gì để giữ vững hòa bình trên biển Đông?

Mọi người Việt Nam đều xúc động và ủng hộ một việc làm đáng lẽ phải làm từ lâu rồi là xây dựng đài tưởng niệm các chiến sĩ đã hi sinh cách đây 27 năm khi Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tuy nhiên, điều người dân hôm nay hết sức quan tâm là tình hình Gạc Ma hiện nay như thế nào. Dư luận trong nước, ngoài nước đều rất lo ngại về những hoạt động của Trung Quốc tại đây và nhiều đảo khác. Liệu sự kiện Gạc Ma còn tái diễn hay không? Nhân dân ta cùng cộng đồng quốc tế cần làm gì để giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định trên biển Đông và khu vực?

(http://s24.postimg.org/z0u1no1mt/image.jpg) (http://postimage.org/)
 (http://postimage.org/)
Các cựu chiến binh Gạc Ma (từ trái sang): Lê Hữu Thảo, Nguyễn Văn Lanh, Lê Minh Thoa vui mừng gặp nhau và chia sẻ với đồng đội - thương binh Nguyễn Văn Dũng (bìa phải) - Ảnh: Duy Thanh

PHONG LAN




Nhớ ngày 14-3

Tôi nhớ đến ngày 14-3, không phải chỉ vì là ngày sinh nhật của tôi mà là nhớ đến ngày bi hùng thế kỷ 20 của lịch sử Việt Nam. Ngày ấy năm 1988, Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm hòn đảo Gạc Ma do Quân đội nhân dân Việt Nam trấn giữ và 64 chiến sĩ đã hi sinh. Ngoài đá Gạc Ma còn các đá Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Tư Nghĩa, Su Bi cũng bị Trung Quốc cưỡng chiếm.

Là một nhà sử học rất khách quan tìm ra sự thật lịch sử, song còn là một công dân Việt Nam khi biết rõ sự thật lịch sử, tôi không ngăn được những cảm xúc. Tôi mong các nhà sử học Việt Nam cũng như các nhà sử học trên thế giới, kể cả các nhà sử học chân chính Trung Quốc, chia sẻ với tôi: “Cái gì của César hãy trả lại cho César”.

HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ
(tiến sĩ sử học)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 16 Tháng Ba, 2015, 08:15:15 am
Trước giờ từ hồi ra clip 2009 em vẫn tin là clip thật và quân ta có đánh trả (nguồn TQ: 6 chếc + 18 thương). Có cái ảnh thuyền nhôm TQ trong clip trước mũi HQ-604 bị ta đánh trả ấy http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,1056.msg230027.html#msg230027

 Có số mobil chú Thảo trên fb chú ấy đăng ở đây (https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=331627343676261&id=100004869936981&p=260&refid=52), bác nào quen chú Thảo hú chú ấy câu hỏi về cái thuyền nhôm ấy xem. 8)

(http://farm4.static.flickr.com/3466/3826782124_8225d7bf0e_o.jpg)
(http://i463.photobucket.com/albums/qq355/brucelee4/lt/10_17209_10817209.jpg)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 27 Tháng Bảy, 2015, 02:11:36 pm
http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/nhan-chung-gac-ma-va-hon-3-nam-trong-nha-tu-trung-quoc-589794.html

Nhân chứng Gạc Ma và hơn 3 năm trong nhà tù Trung Quốc
27/07/2015 12:23
(TNO) Sau 27 năm, cựu binh Trương Văn Hiền mới gặp lại những người bạn tù từng cùng bị Trung Quốc bắt giữ sau trận thảm sát Gạc Ma năm 1988.



Bị Trung Quốc bắt giữ

(http://s18.postimg.org/viiu16tnt/C_u_binh_Tr_ng_V_n_Hi_n_ngo_i_c_ng_b_n_ph_i_v.jpg) (http://postimage.org/)
 (http://postimage.org/)
Cựu binh Trương Văn Hiền (ngoài cùng bên phải) và đồng đội tại lễ cầu siêu 64 liệt sĩ Gạc Ma

Cả cuộc đời mình, anh Hiền không thể quên được biến cố ngày 14.3.1988. Tròn 16 tuổi, chàng trai quê Hà Tĩnh tình nguyện vào quân ngũ. Hơn 20 tuổi, anh Hiền được đơn vị điều ra đảo Gạc Ma xây dựng, canh giữ đảo.

 “Chiều 13.3.1988, tàu HQ - 604 chở công binh cập đảo Gạc Ma. Sáng 14.3.1988, khi một số anh em đang khảo sát đảo thì lính Trung Quốc đổ bộ lên đảo, xả đạn vào nhóm công binh Việt Nam. Tàu HQ - 604 bị bắn chìm buộc tôi và một số anh em nhảy ra khỏi tàu”, anh Hiền nhớ lại.

Anh Hiền và đồng đội trôi dạt trên biển, đến chiều thì bị tàu Trung Quốc phát hiện, bắt giữ. Tổng cộng có 9 chiến sĩ Việt Nam bị Trung Quốc bắt. Sau khi vớt những người lính Việt Nam lên tàu, quân Trung Quốc dùng khăn bịt mắt rồi trói gông 2 người lại với nhau. Chín anh em bị quẳng vào nhà kho, máu chảy lênh láng khắp sàn tàu. Từ Gạc Ma, tàu Trung Quốc chở tù binh tới đảo Hải Nam. Ở đây, tù binh người Việt Nam bị chuyển sang một tàu khác để chuyển về nhà giam quân đội ở bán đảo Lôi Châu, Quảng Đông (Trung Quốc).

“Khi pháo hạm Trung Quốc bắn chìm tàu HQ - 604, tôi bị thương rất nặng ở đầu, tay và chân nên bất tỉnh hoàn toàn lúc tàu Trung Quốc vớt lên. Suốt mấy ngày liền trên tàu Trung Quốc, mọi người không ăn uống gì. Vết thương cũng không được băng bó”, cựu binh Nguyễn Văn Thống nhớ lại.

Ở nhà giam Lôi Châu, người bị thương nặng được đưa vào trạm xá để “mổ sống” lấy mảnh đạn. Những người còn lại bị cách ly từng phòng riêng để phía Trung Quốc hỏi cung. Các câu hỏi chủ yếu tập trung vào vị trí trọng yếu của đảo ở Trường Sa, người chỉ huy đảo, về khí tài, quân số của Việt Nam, về thân nhân từng người… Tuy nhiên, Trung Quốc không khai thác được thông tin gì từ những người lính Việt.

Giam cầm hơn 3 năm 5 tháng

Cựu binh Lê Minh Thoa, quê ở Quy Nhơn (Bình Định), kể thời gian đầu bị bắt giam, mọi người phải lao động rất cực khổ, toàn làm công việc nặng nhọc. Mỗi người bị giam phòng riêng nhưng trong cùng một khu nên thường gặp nhau khi đi lao động. Sau một năm, khi tổ chức chữ thập đỏ quốc tế can thiệp, lính Trung Quốc mới đối xử tốt hơn với tù binh Việt Nam.

“Nhớ nhất là ngày tổ chức chữ thập đỏ quốc tế vào thăm. Mỗi người được viết 24 chữ gửi thư về cho gia đình. Anh em không ai bảo ai đều viết chung một dòng: “Con vẫn khỏe, mọi người ở nhà yên tâm”. Không biết sau đó thư có được chuyển về Việt Nam không nhưng chúng tôi không ai nhận được hồi âm”, anh Thoa nói.

Vào một chiều cuối tháng 8.1991, những người tù Việt Nam được trại gọi lên thiết đãi bữa “cơm tươi” ngon hơn ngày thường nhưng không cho biết lý do. Thường trong tù, bữa cơm thịnh soạn có thể là điều tốt nhưng cũng để báo hiệu điều không hay sẽ đến với người tù. Đêm hôm đó không ai ngủ được.



Nhớ nhất là ngày tổ chức chữ thập đỏ quốc tế vào thăm. Mỗi người được viết 24 chữ gửi thư về cho gia đình. Anh em không ai bảo ai đều viết chung một dòng "Con vẫn khỏe. Mọi người ở nhà yên tâm



Khoảng 4 giờ sáng hôm sau, lính trại đánh thức mọi người dậy sớm rồi đưa lên xe rời khỏi trại giam. Kẹp hai bên người tù là lính Trung Quốc được trang bị đầy đủ vũ khí. Lúc này mọi người vẫn chưa hiểu điều gì đang xảy ra. Tuy nhiên, khi xe chạy một đoạn, người chỉ huy cuộc áp tải rút giấy đọc lơ lớ tiếng Việt: “Hôm nay Chính phủ Trung Quốc phóng thích tù binh Việt Nam về nước”. Nghe xong, những người tù Việt Nam vẫn không tin bởi dù có lệnh phóng thích nhưng lúc này đây họ vẫn ở trên đất Trung Quốc.

Sau 3 ngày đêm, xe đến biên giới Việt Nam - Trung Quốc ở cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), khi thấy bên kia biên giới, đại diện Bộ Quốc phòng Việt Nam đứng đón, 9 người tù mới tin rằng mình đã được trở về quê hương thân yêu. Xuống xe, mọi người chỉ biết ôm nhau khóc sau quãng thời biệt biền bị giam cầm không biết ngày về. Tổng cộng, 9 chiến sĩ Gạc Ma bị Trung Quốc bắt giam hơn 3 năm 5 tháng.

Hội ngộ sau nhiều năm xa cách

Về Việt Nam, ban đầu Bộ Quốc phòng sắp xếp để 9 người an dưỡng ở thị xã Bắc Giang trong vòng 2 tháng. Nhưng rồi mọi người nhớ nhà nên xin phép về thăm gia đình. Từ đây, mỗi người mỗi ngã. Anh Hiền về Hà Tĩnh, anh Thống về Quảng Bình, anh Thao về Quy Nhơn…

Tại quê nhà, những người lính Gạc Ma lập gia đình, rồi bận rộn với cuộc sống mưu sinh nên bặt tin nhau một thời gian dài. Cho đến năm 2013, khi sự kiện Gạc Ma được báo chí nhắc nhiều, anh em có thông tin để kết nối với nhau.

(http://s28.postimg.org/6r5tof2ql/C_c_c_u_t_v_nh_ng_ng_i_s_ng_s_t_sau_tr_n_th_m.jpg) (http://postimage.org/)
 (http://postimage.org/app.php)
Các cựu tù và những người sống sót sau trận thảm sát Gạc Ma gặp lại nhau sau nhiều năm đứt liên lạc

Thảm sát Gạc Ma không chỉ cướp đi người đồng đội yêu thương mà còn để lại nỗi đau trên thân thể các anh. Hơn một nửa trong số 9 người tù bị Trung Quốc bắt giam hiện là thương binh. Nặng nhất là thương binh 1/4 Nguyễn Văn Thống khi bom đạn đã cướp đi của anh con mắt bên trái và một phần tay, chân. Sau khi xuất ngũ, anh Thống về quê Quảng Bình lấy vợ, rồi mở tiệm sửa chữa xe đạp. Những năm gần đây, vết thương khiến anh Thống không đủ sức khỏe bám trụ ở tiệm, đành ở nhà phụ giúp việc nhà cho vợ yên tâm đi chợ. Anh Hiền lên Đắc Lắc lập nghiệp và hiện là thợ xây dựng. Anh Thoa xuất ngũ về Quy Nhơn mở tiệm phở lấy tên Trường Sa như lưu giữ về những tháng ngày hào hùng giữ đảo.

Những ngày tháng 7.2015 cận kề dịp kỷ niệm ngày thương binh, liệt sĩ 27.7, những người tù Gạc Ma năm xưa được mời vô Sài Gòn dự lễ cầu siêu các liệt sĩ, chiến sĩ trận vong, trong đó có cả 64 đồng đội hy sinh tại đảo Gạc Ma năm nào. Đi cùng các anh còn có hai cựu binh sống sót sau vụ thảm sát là Phạm Xuân Trường, Lê Hữu Thảo, cùng vợ con của hai liệt sĩ Trần Văn Phương, Nguyễn Mậu Phong.

Gặp lại sau nhiều năm xa cách, bao nhiêu kí ức đau thương lại ùa về trong những người cựu tù Gạc Ma dũng cảm năm xưa như nhắc nhở về một biến cố không thể lãng quên của dân tộc.


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 30 Tháng Mười Hai, 2015, 07:51:12 am
http://infonet.vn/nhan-chung-song-tran-gac-ma-sinh-con-dau-long-dat-ten-le-truong-sa-post187303.info

Nhân chứng sống trận Gạc Ma sinh con đầu lòng, đặt tên Lê Trường Sa

Vừa trưa hôm qua 29/12, anh Lê Hữu Thảo (người sống sót sau trận Gạc Ma 1988, quê Hương Thủy, Hương Khê, Hà Tĩnh) thông báo với bạn bè niềm vui sinh con đầu lòng, đặt tên Lê Trường Sa.
Anh Lê Hữu Thảo, cựu binh sống sót ở sự kiện Gạc Ma chia sẻ: đây là niềm vui lớn của cuộc đời anh. Anh muốn báo thông tin này cho bạn bè như một lời tri ân. Bấy lâu nay, bạn bè, cộng đồng và người dân đã rất quan tâm chia sẻ với anh, động viên anh.


Người cha ở tuổi U50, cựu binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo vui mừng báo tin anh có con đầu lòng
Thông tin về anh Lê Hữu Thảo được biết đến nhiều sau buổi gặp mặt với báo chí.  Hôm đó, cánh báo chí vây lấy anh hỏi han, chia sẻ về chuyện đã qua. Ai cũng như muốn khóc.

Cũng hôm ấy, khóe mắt đỏ hoe, người cựu chiến binh Trường Sa nghẹn ngào kể lại trận chiến Gạc Ma. Trong trận chiến ngày 14/3/1988, anh là người một tay ôm liệt sĩ Nguyễn Văn Phương, cùng AHLLVT Nguyễn Văn Lanh kiên quyết giữ lá cờ trên đảo Gạc Ma. Những người chiến sĩ đã nắm tay nhau thành vòng tròn bất tử trước họng súng của địch. Lực lượng quân sự Trung Quốc đã không thắng nổi ý chí kiên cường của các anh, họ đã lên tàu và xả súng vào các anh. Nhiều đồng đội của anh hy sinh và bị thương. Sau đó anh Lê Hữu Thảo cùng đồng đội xé áo nút xuồng bị Trung Quốc bắn thủng đưa được liệt sĩ Nguyễn Văn Phương và một số anh em khác về đảo Cô Lin.

Sau trận chiến ấy anh long đong lận đận trong công việc và gia đình. Mãi đến ngày gặp báo chí vào năm 2013, anh vẫn còn chưa xây dựng gia đình và chưa có nhà ở. Nhờ sự giúp đỡ động viên của cộng đồng, anh Lê Hữu thảo đã có nhà, có công việc và xây dựng hạnh phúc gia đình.

Hôm qua, niềm vui vỡ òa với nhiều bạn bè, đồng đội, người yêu quý anh khi biết anh sinh con đầu lòng. Anh thông báo trên trang cá nhân của mình: “Vào lúc 12h30' ngày 29/12 /2015 tức quá ngọ ngày 19/11/ âm lịch 2015 bé Lê Trường Sa cất tiếng Chào đời . Tôi xin thay mặt gia đình thông báo với toàn thể anh em bạn bè được biết…”.

Tên Lê Trường Sa được anh ấp ủ đã lâu như nhắc nhở sự kiện Gạc Ma năm 1988 và nhắc nhở Trường Sa luôn là máu thịt trong anh!

Hồng Chuyên


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 19 Tháng Hai, 2016, 09:09:28 am
http://baodatviet.vn/doi-song/cuu-binh-gac-ma-mo-quan-pho-truong-sa-3300619/

Cựu binh Gạc Ma mở quán phở Trường Sa

(Đời sống) - Tại số nhà 5D đường Tăng Bạt Hổ, phường Lê Lợi, TP.Quy Nhơn, Bình Định có một quán phở mang tên đặc biệt: Trường Sa.

Quán phở Trường Sa của cựu binh trở về từ đảo Gạc Ma

Chiều 13/2, giữa sắc xuân tràn ngập, chúng tôi tìm đến quán phở mang tên đặc biệt: Trường Sa, để gặp anh Lê Minh Thoa tại số nhà 5D đường Tăng Bạt Hổ, phường Lê Lợi, TP.Quy Nhơn, Bình Định.

Sau cái bắt tay thật chặt, nở nụ cười nhân hậu, anh Thoa từ tốn trở về miền kí ức kinh hoàng. Anh Thoa năm nay đã 48 tuổi, sinh trưởng ở huyện Tây Sơn (Bình Định) rồi nhập ngũ.

Anh nguyên là hạ sĩ quan thuộc Hải đội 1 - Lữ đoàn 125 Hải quân. Năm 1988, anh và một số đồng đội được tăng cường cho tàu HQ-604. Mùng 9 Tết năm đó, tàu từ cảng Sài Gòn đi Cam Ranh bốc hàng và đưa lực lượng xây dựng ra đảo chìm Gạc Ma (Trường Sa).
Chiều 13-3-1988, tàu HQ-604 neo cách đảo Gạc Ma khoảng 1km. Đến 17 giờ cùng ngày, một số tàu hải quân nước ngoài áp sát tàu của anh Thoa, dùng loa dọa buộc phải rút khỏi Gạc Ma. Thế nhưng hải quân Việt Nam vẫn quyết tâm thực hiện lệnh tiếp cận đảo, chuyển vật liệu xây dựng từ tàu lên và đặt mốc chủ quyền đúng vào lúc 12 giờ.

Lúc này, phía tàu lạ mặt nổ súng, bắn lên đảo và tàu của hải quân Việt Nam. Anh Thoa bị thương và trôi lềnh bềnh trên biển nhờ ôm… hai quả bí đao. Sau đó, anh bị địch bắt và nhốt trong nhà tù ở bán đảo Lôi Châu (Quảng Đông). Bị nhốt biệt lập 3 năm 7 tháng, đến tháng 11-1991, anh cùng 21 đồng đội được trao trả tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn).

Ông Lê Thừa, cha của anh Thoa cho biết, khi nghe tin 64 chiến sĩ của chúng ta anh dũng hi sinh tại đảo Gạc Ma, gia đình ông đã lập bàn thờ cho người con trai yêu dấu. Mãi đến mấy năm sau, khi nghe tin con trai còn sống, ông và vợ như không tin ở mắt mình.
Chúng tôi đã đặt chân đến đảo chìm Gạc Ma. Đó là vùng biển rộng lớn gồm ba đảo: Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Hiện hai đảo còn lại thì do chúng ta nắm giữ trên biển Đông.

Sau khi về đến quê nhà, anh Thoa lập gia đình với chị Trần Thị Thu Hà và sinh sống cùng cha mẹ bằng quán phở. Cuộc sống mưu sinh khó khăn nhọc nhằn. Vợ anh phải làm thêm nghề giữ trẻ.

Cứ vài năm, đơn vị cũ họp mặt lại gọi cho anh. Nhiều đồng đội cũ đã không còn sống nữa. Thế rồi phong trào ủng hộ cho Trường Sa được nhân rộng, những người lính sống sót hiếm hoi như anh được tri ân.

Mới đây, nhiều Mạnh Thường Quân đã giúp đỡ gia đình anh tấm bảng quán phở Trường Sa cùng họ tên của người cựu binh năm nào. Nhờ đó mà thu nhập của gia đình anh cũng được cải thiện đáng kể.

Vừa kể lại câu chuyện trầm hùng ngày nào, anh vừa luôn tay đem phở tới cho khách. Khi quán đã vắng người, anh lại phụ rửa tô, chuẩn bị cho một ngày bán mới. Duy nụ cười của người cựu binh vẫn ấm áp.

ANH THOA trước tiệm phở
(http://www.upsieutoc.com/images/2016/02/19/AnhThoatructiemph.jpg) (http://www.upsieutoc.com/image/YcQm)


(http://www.upsieutoc.com/images/2016/02/19/QuanphTrungSa.jpg) (http://www.upsieutoc.com/image/YcQP)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 08 Tháng Ba, 2016, 09:57:09 am
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20160307/bua-gio-gac-ma/1062850.html

 64 đôi đũa, 64 cái bát trong bữa giỗ Gạc Ma
07/03/2016 13:14 GMT+7

TT - Cụ Dỏ ngồi nơi bậc cửa nhìn về phía biển xa với khóe mắt ươn ướt. “Hôm nay là lần giỗ thứ 27 của các con tui tại đảo Gạc Ma rồi. Tui mần mâm cơm tưởng nhớ...” - cụ ngậm ngùi

Trưa 6-3, nhà của cụ ông Hoàng Dỏ ở thôn Tân Định, xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đông hơn bình thường. Một chiếc bàn vuông cạnh khá lớn được bày ra nơi góc sân.

Cụ Dỏ đã bước qua tuổi 88, và gọi tất cả 63 liệt sĩ cùng hi sinh với con mình tại Gạc Ma là con. Con trai cụ là liệt sĩ Hoàng Văn Túy.

64 đôi đũa, 64 cái bát

Tấm ảnh thờ liệt sĩ Túy được đặt ở bàn thờ trong gian giữa của ngôi nhà. Nhưng mâm cúng giỗ theo truyền thống được đặt ra giữa sân. Chiếc bàn gỗ khá to được lần lượt đặt lên đủ thứ hoa quả, giấy tiền vàng mã theo nghi lễ truyền thống.

Gần trưa, khi nhà bếp chuẩn bị xong mâm cơm cũng là lúc con cháu trong nhà được cụ Dỏ huy động để bưng ra đặt lên bàn làm lễ. Anh Hoàng Văn Nhân, cháu nội cụ Dỏ, là người được cử đi bưng bát đũa. Việc bưng bát đũa được xem là việc rất quan trọng của bữa giỗ này.

“Nhớ bưng đủ sáu chồng bát nhé. Thiếu cái nào là có tội với liệt sĩ cái đó nghe con” - cụ Dỏ vẫn ngồi nơi bậc cửa nhắc nhở.

Chiếc bàn gỗ chỉ hơn một mét chiều ngang lần lượt được anh Nhân chồng lên đủ sáu chồng bát. Xong việc, anh cẩn thận đếm từng đôi đũa để sắp xen kẽ theo những chồng bát trên bàn.

Đếm kỹ trên bàn, có đúng 64 cái bát và 64 đôi đũa. Khi đặt đủ bát đũa, người nhà cụ Dỏ mới lần lượt bưng thức ăn lên bàn.

Cụ Dỏ nói đã ba năm nay cụ đều đặt đủ 64 bộ bát đũa lên bàn cúng mỗi khi làm giỗ cho liệt sĩ Túy như thế. Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2012. Cuối năm đó, cụ được hai đơn vị về thăm tại nhà vì là thân nhân liệt sĩ Gạc Ma.

Trong hai chuyến thăm này, một đơn vị là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tặng cụ 20 triệu đồng và Tập đoàn Cao su Việt Nam tặng cụ 10 triệu đồng.

Cụ Dỏ khi còn trẻ làm nghề biển nhưng không có tàu để đi mà chủ yếu đi bạn cho những chủ tàu ở xã Bảo Ninh gần đó. Cả làng này đều theo nghề bạn thuyền nên nghèo lắm. Vì vậy số tiền được cho khi đó là ngoài sức tưởng tượng của cụ.

“Cầm ba chục triệu, tui cứ lấn cấn trong bụng. Người ta cho vì con mình hi sinh để bảo vệ biển đảo của đất nước. Nhưng không phải chỉ có con mình hi sinh mà còn 63 người khác nữa. Không biết gia đình họ có được quan tâm như mình không?” - cụ Dỏ nhớ lại.

Sau Tết Nguyên đán năm 2013, gia đình cụ như mọi năm lại chuẩn bị cho ngày giỗ của liệt sĩ Túy vào cuối tháng giêng. Và cụ quyết định dùng số tiền đó để làm một ngày giỗ chung cho tất cả 64 liệt sĩ.

Liệt sĩ Túy là con thứ tư của cụ Dỏ. Hiện tại cụ sống cùng gia đình con trai út là Hoàng Văn Vũ. Anh Vũ cũng làm nghề đi biển cho những tàu lớn trong vùng.

Cuộc sống khó khăn khiến gia đình anh không thể kham nổi một bữa giỗ lớn như năm 2013 nữa. Tuy nhiên đến bữa giỗ của liệt sĩ Túy hai năm sau đó, anh Vũ vẫn làm được mâm cơm tưởng nhớ ngày mất của liệt sĩ Túy đặt giữa sân.

Mâm cơm chỉ có vài quả trứng, chén xôi, đĩa trái cây nhưng xung quanh vẫn có đủ 64 cái bát và 64 đôi đũa.

“Khi tui nghèo thì làm giỗ theo kiểu nghèo. Mình có gì thì mình mời cái đó. Chỉ cần các liệt sĩ biết cái tình của gia đình tui rứa là được” - anh Vũ tâm sự.

Hướng về phía biển

Đúng 11g trưa, cụ Dỏ mới lọm khọm ra bàn cúng giữa sân để thắp hương. Mắt cụ đã mờ, chân cụ đã yếu và lưng đã còng nên cụ bước đi khá khó nhọc.

Cụ lấy thìa múc từng thìa cháo trắng đổ lần lượt vào các chồng bát đã sắp sẵn rồi rơm rớm mắt nhìn về phía biển đọc lời khấn: “Hôm nay là tròn 27 năm các con nằm lại giữa biển khơi vì chống lại bọn bành trướng Trung Quốc. Các con đã hi sinh vì bảo vệ từng tấc đất của quê hương. Bọ (ba) không có chi hơn, chỉ có ba chén rượu lạt và nén hương thơm thắp lên đây mời các con cùng về dự...”.

Nói tới chừng đó, cụ Dỏ bật khóc. Tay cụ cầm nén hương run run như muốn rớt. Mọi người phải đỡ cụ vào nhà để nghỉ ngơi sau đó.

Anh Vũ nói dù sức khỏe đã yếu lắm nhưng năm nào cụ Dỏ cũng muốn được tự tay thắp cho con nén hương cũng như nhắn với con những lời tâm sự như thế. Và năm nào cụ cũng khóc.

Anh Túy nhập ngũ năm 1985. Trước khi hi sinh anh Túy được về ăn tết với gia đình hai ngày. Anh Túy nói với cụ Dỏ rằng chỉ khoảng ba tháng nữa là sẽ được ra quân. Nhưng chỉ chưa đầy một tháng sau anh hi sinh tại Gạc Ma khi cùng đồng đội bảo vệ đảo trước quân Trung Quốc xâm lược.

Nhà cụ Dỏ nằm cách bờ biển chỉ vài chục mét. Và mâm cúng giữa sân cũng được cụ Dỏ bảo con cháu đặt xoay về hướng đó, dù theo thông lệ người ta thường đặt bàn cúng theo hướng tây nam.

Anh Vũ kể rằng chỉ khi đặt bàn giỗ cho anh Túy và những liệt sĩ Gạc Ma, cụ Dỏ mới bắt con cháu đặt bàn theo hướng đông như thế. Những ngày giỗ khác trong nhà, kể cả giỗ của mẹ anh, cụ Dỏ đều đặt lại hướng tây nam như thường.

Hai năm sau ngày anh Túy hi sinh cùng 63 liệt sĩ Gạc Ma, cụ Dỏ cứ chiều nào cũng đi ra bờ biển đầu làng nhìn về hướng đó.

Có lần anh thắc mắc về chuyện đặt bàn cúng, cụ Dỏ nói: “Các con đều đang nằm lại giữa biển khơi. Đặt bàn cũng như đặt tâm trí của mình rứa, luôn hướng về phía các con nằm để thêm gần gũi”.

Truyền thống của vùng quê này, người ta chỉ làm giỗ theo ngày âm lịch và thường làm giỗ sau một ngày so với ngày mất. Nên dù ngày liệt sĩ Túy cùng những người lính khác hi sinh tại Gạc Ma là 14-3-1988, nhằm ngày 27-1 âm lịch, nhưng cụ Dỏ làm giỗ cho con ngày 28-1.

Ba năm nay, cứ đến ngày này, cụ Dỏ làm bữa giỗ cho con và làm giỗ chung luôn cho tất cả 64 liệt sĩ trong trận hải chiến không cân sức đó.

Vì theo cụ: “Mấy anh em nó sống cùng nhau, chết cùng nhau. Biết đâu khi chết mấy anh em đang bấu chặt lấy nhau dưới biển đó...”.

(http://www.upsieutoc.com/images/2016/03/08/cudo-2016.md.jpg) (http://www.upsieutoc.com/image/YmOk)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 11 Tháng Ba, 2016, 04:00:22 pm
http://baodatviet.vn/doi-song/cuu-binh-gac-ma-mo-quan-pho-truong-sa-3300619/

Cựu binh Gạc Ma mở quán phở Trường Sa

(Đời sống) - Tại số nhà 5D đường Tăng Bạt Hổ, phường Lê Lợi, TP.Quy Nhơn, Bình Định có một quán phở mang tên đặc biệt: Trường Sa.

Quán phở Trường Sa của cựu binh trở về từ đảo Gạc Ma

Chiều 13/2, giữa sắc xuân tràn ngập, chúng tôi tìm đến quán phở mang tên đặc biệt: Trường Sa, để gặp anh Lê Minh Thoa tại số nhà 5D đường Tăng Bạt Hổ, phường Lê Lợi, TP.Quy Nhơn, Bình Định.

Sau cái bắt tay thật chặt, nở nụ cười nhân hậu, anh Thoa từ tốn trở về miền kí ức kinh hoàng. Anh Thoa năm nay đã 48 tuổi, sinh trưởng ở huyện Tây Sơn (Bình Định) rồi nhập ngũ.

Anh nguyên là hạ sĩ quan thuộc Hải đội 1 - Lữ đoàn 125 Hải quân. Năm 1988, anh và một số đồng đội được tăng cường cho tàu HQ-604. Mùng 9 Tết năm đó, tàu từ cảng Sài Gòn đi Cam Ranh bốc hàng và đưa lực lượng xây dựng ra đảo chìm Gạc Ma (Trường Sa).
Chiều 13-3-1988, tàu HQ-604 neo cách đảo Gạc Ma khoảng 1km. Đến 17 giờ cùng ngày, một số tàu hải quân nước ngoài áp sát tàu của anh Thoa, dùng loa dọa buộc phải rút khỏi Gạc Ma. Thế nhưng hải quân Việt Nam vẫn quyết tâm thực hiện lệnh tiếp cận đảo, chuyển vật liệu xây dựng từ tàu lên và đặt mốc chủ quyền đúng vào lúc 12 giờ.

Lúc này, phía tàu lạ mặt nổ súng, bắn lên đảo và tàu của hải quân Việt Nam. Anh Thoa bị thương và trôi lềnh bềnh trên biển nhờ ôm… hai quả bí đao. Sau đó, anh bị địch bắt và nhốt trong nhà tù ở bán đảo Lôi Châu (Quảng Đông). Bị nhốt biệt lập 3 năm 7 tháng, đến tháng 11-1991, anh cùng 21 đồng đội được trao trả tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn).

Ông Lê Thừa, cha của anh Thoa cho biết, khi nghe tin 64 chiến sĩ của chúng ta anh dũng hi sinh tại đảo Gạc Ma, gia đình ông đã lập bàn thờ cho người con trai yêu dấu. Mãi đến mấy năm sau, khi nghe tin con trai còn sống, ông và vợ như không tin ở mắt mình.
Chúng tôi đã đặt chân đến đảo chìm Gạc Ma. Đó là vùng biển rộng lớn gồm ba đảo: Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Hiện hai đảo còn lại thì do chúng ta nắm giữ trên biển Đông.

Sau khi về đến quê nhà, anh Thoa lập gia đình với chị Trần Thị Thu Hà và sinh sống cùng cha mẹ bằng quán phở. Cuộc sống mưu sinh khó khăn nhọc nhằn. Vợ anh phải làm thêm nghề giữ trẻ.

Cứ vài năm, đơn vị cũ họp mặt lại gọi cho anh. Nhiều đồng đội cũ đã không còn sống nữa. Thế rồi phong trào ủng hộ cho Trường Sa được nhân rộng, những người lính sống sót hiếm hoi như anh được tri ân.

Mới đây, nhiều Mạnh Thường Quân đã giúp đỡ gia đình anh tấm bảng quán phở Trường Sa cùng họ tên của người cựu binh năm nào. Nhờ đó mà thu nhập của gia đình anh cũng được cải thiện đáng kể.

Vừa kể lại câu chuyện trầm hùng ngày nào, anh vừa luôn tay đem phở tới cho khách. Khi quán đã vắng người, anh lại phụ rửa tô, chuẩn bị cho một ngày bán mới. Duy nụ cười của người cựu binh vẫn ấm áp.

ANH THOA trước tiệm phở
(http://www.upsieutoc.com/images/2016/02/19/AnhThoatructiemph.jpg) (http://www.upsieutoc.com/image/YcQm)


(http://www.upsieutoc.com/images/2016/02/19/QuanphTrungSa.jpg) (http://www.upsieutoc.com/image/YcQP)
Hiện nay Thoa vẫn âm thầm đánh vật với cơm áo, gạo tiền. Từ gánh phở bình dân Trường Sa đặt trên vỉa hè trước nhà nuôi cha mẹ và 3 đứa con nhỏ đắp đổi qua ngày, nay đã được đổi tên là Phở Gạc Ma – Trường Sa nhờ gợi ý của Trí Việt – First News và bảng hiệu khang trang là nền bức tranh “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử”. Bảng hiệu do công ty Trí Việt – First News gửi tặng anh Thoa theo nguyện vọng của anh Thoa trong dịp đoàn ra Quy Nhơn đầu tháng 3. Anh Thoa hồn nhiên nói với chúng tôi:

“Trước nay quán phở chỉ bán buổi sáng vì neo người, nhưng từ khi mang tên Phở Gạc Ma – Trường Sa để nhớ về những người đồng đội không bao giờ trở về, gia đình tôi sẽ sắp xếp để bán cả ngày trong thời gian tới. Nếu có lời, tôi sẽ trích một phần để hỗ trợ anh em cựu binh và các gia đình liệt sĩ Gạc Ma trong những lúc khó khăn. Tuy cuộc sống tôi còn nhiều vất vả, nhưng so với 64 đồng đội của tôi đã ngã xuống trên biển ở Gạc Ma ngày 13/3/1988 thì tôi vẫn còn quá may mắn.”

(http://www.upsieutoc.com/images/2016/03/11/pho3-2016.jpg) (http://www.upsieutoc.com/image/YHnC)


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 30 Tháng Ba, 2016, 09:30:02 am
 Liên hợp quốc công nhận Falkland/Malvinas thuộc Argentina: Cuộc chiến mới
(Tin tức 24h) - Argentina đã được một Ủy ban của Liên hợp quốc công nhận chủ quyền trên đảo Malvinas vốn xảy ra tranh chấp với Anh từ lâu nay.

   

Hôm 4/1, trong nỗ lực đấu tranh không ngừng nghỉ với London, Bộ Ngoại giao Argentina tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh đòi phục hồi chủ quyền với quần đảo Falkland bởi đây là vấn đề “đáp ứng nguyện vọng của toàn thể nhân dân Argentina”.

Bộ Ngoại giao nhấn mạnh rằng, việc đòi Anh phải trả lại quần đảo này là vấn đề mang tính nguyên tắc của quốc gia dân tộc và họ sẽ không bao giờ từ bỏ chủ quyền đối với quần đảo đang bị London “xâm chiếm” từ năm 1982.

Ngoài ra, Argentina cũng luôn tranh thủ đưa vụ việc quần đảo Malvinas ra trước cộng đồng quốc tế đòi phân xử, nhưng Anh luôn từ chối ngồi vào bàn đàm phán. Từ đó đến nay, 2 nước tiếp tục có những hành động đòi chủ quyền quyết liệt khiến tình hình có lúc rất căng thẳng.

Hiện nay, trên đa số các bản đồ chính trị thế giới, quần đảo này được ghi ký hiệu là vùng lãnh thổ tranh chấp giữa hai nước, không có màu sắc chỉ quốc gia có chủ quyền và in cả hai cách gọi tên của Anh và Argentina là quần đảo Falklands và Malvinas.

Rõ ràng có thể thấy rằng được được Liên hợp Quốc công nhận chủ quyền là một thành công đối với Argentina. Sau một khoảng thời gian dài kiên trì, bền bỉ đấu tranh, những nỗ lực của Buenos Aires đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Tuấn Hùng (Tổng hợp)

  http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/lien-hop-quoc-cong-nhan-falklandmalvinas-thuoc-argentina-cuoc-chien-moi-3304251/?paged=2

Bao giờ LHQ công nhận Hoàng sa + trường sa thuộc Việt Nam ?


Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: vietkieu_cuuquocquan trong 13 Tháng Ba, 2017, 02:32:24 pm
http://plo.vn/thoi-su/vong-tron-bat-tu-gac-ma-da-hien-huu-688284.html

'Vòng tròn bất tử' Gạc Ma đã hiện hữu

Thứ Hai, ngày 13/3/2017 - 10:41

(PLO)- Hình ảnh bất tử của 64 chiến sĩ nắm tay nhau quyết tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc tại đảo Gạc Ma trong trận chiến với hải quân Trung Quốc ngày 14-3-1988 đã hiện hữu tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa).

Cuộc chiến rạng sáng 14-3-1988 ở Gạc Ma đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu ấn không bao giờ phai trong tâm khảm của mỗi người dân đất Việt. Trong cuộc chiến bi hùng này, 64 chiến sĩ hải quân đã hy sinh, 11 chiến sĩ bị thương... Máu của các chiến sĩ đã hòa cùng biển cả, nhắc nhớ thế hệ muôn đời sau nhớ về tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc!



Tiêu đề: Re: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88
Gửi bởi: tunghpvn trong 30 Tháng Năm, 2017, 03:06:02 pm
Gửi những người anh hùng đã khuất