Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:50:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bảo vệ Trường Sa 14/3/88  (Đọc 478663 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #440 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 10:47:58 am »

Bác chính trị này nói tàu ta chỉ có ak và súng trường thì bó toàn thân!
Mặt khác nói chúng ta nhẫn nhịn không nổ súng chống lại là sai về bản chất của người lính.
Bất cứ người lính nào cũng có 2 lựa chọn
1, chống trả đến cùng
2, rút chạy hoặc đầu hàng
Ngoài ra không có chuyện ôm nhau để địch làm thịt thế đâu, đó là trái với bản năng của con người!
Ở Gạc-ma, khi ta cương quyết bảo vệ cờ, oánh tay bo với địch thì chúng rút ra rồi nã súng vào tiêu diệt ta và chiếm đảo ... chứ làm gì mà có chuyện có điều kiện mà không nổ súng!
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Ba, 2013, 10:55:19 am gửi bởi Quocngoaicu » Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #441 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 07:13:16 pm »

Các bác đã xem vụ này chưa.?

http://www.youtube.com/watch?v=67aElDaBjWE

Tàu chiến Hải quân NDVN xua đuổi tàu Hải giám 04 TQ
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #442 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2013, 10:03:12 pm »

Đọc mọi tài liệu hay báo chí nói vê sự kiện trường sa năm 1988 , em cũng thấy hoài nghi xem cơ líp hải chiến trường sa lại thấy quá bức xúc .Tại sao ta lại dùng tay không chống trã quyết liệt bằng súng đạn khi mà quân TQ ngang nhiên nổ súng xâm chiếm. Chiến tranh BGPB Đã cho ta bài học đắt giá sao ta lại cứ thể hiện thiện chí hòa bình để rồi TQ lấn lướt .
Logged
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #443 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2013, 08:07:22 am »

tham khảo tí nhé:
Tranh chấp Trường Sa với Việt Nam : Trung Quốc sẽ lập lại kịch bản đẫm máu năm 1988 ?
Cách nay đúng 25 năm, Trung Quốc đã bất ngờ tung hải quân tấn công vào lực lượng Việt Nam trấn giữ một số vị trí trong vùng quần đảo Trường Sa. Cuộc hải chiến đẫm máu này đã giúp Trung Quốc thôn tính nhiều vị trí do Việt Nam kiểm soát từ trước, tạo điều kiện cho họ khống chế khu vực từ đó đến nay.

Trong bối cảnh Bắc Kinh không che giấu ý muốn thống trị hoàn toàn Biển Đông, giới phân tích đã từng tự hỏi là liệu Trung Quốc có thể tái lập kịch bản đánh úp Việt Nam như vào năm 1988 hay không ?

Trong bài nhận định đăng trên tờ South China Morning Post tại Hồng Kông ngày hôm qua, 17/03/2013, nhà báo kỳ cựu Greg Torode, đã cho rằng, dù tham vọng Trung Quốc càng ngày càng lớn, một trận hải chiến thứ hai giữa Trung Quốc và Việt Nam tại vùng Trường Sa khó có thể xẩy ra.

Theo nhật báo Hồng Kông, trận đánh ở bãi đá Gạc Ma, mang một ý nghĩa chiến lược to lớn đối với Bắc Kinh. Nó cho phép Trung Quốc chiếm cứ 6 vị trí đầu tiên trong vùng quần đảo Trường Sa – đặt những công sự phòng thủ kiên cố vẫn rất quan trọng vào lúc này, chẳng hạn như trên đá Chữ Thập – Fiery Cross, với một giàn radar cảnh báo sớm.

Hành động cưỡng chiếm bằng võ lực các hòn đảo tại Trường Sa từ tay Việt Nam vào năm 1988, đã nằm trong một chiến lược khởi sự từ mười bốn năm trước đó, khi hải quân Trung Quốc đã đánh bật lực lượng Việt Nam ra khỏi quần đảo Hoàng Sa để chiếm đóng toàn bộ khu vực này từ đó đến nay. Hoàng Sa hiện đang được Trung Quốc biến thành căn cứ quân sự đáng gờm.

Một số nhà phân tích cho rằng, với sức mạnh hải quân đang càng lúc càng phát triển, Trung Quốc có thể nuôi tham vọng chiếm nốt phần còn lại của quần đảo Trường Sa. Đây là một nỗi lo thường trực của các nhà hoạch định quân sự tại Hà Nội. Lý do rất đơn giản : Việt Nam nắm giữ đến 25 đảo, bãi đá tại vùng quần đảo Trường Sa - nhiều hơn bất kỳ nước tranh chấp nào khác.

Theo báo South China Morning Post, trong những cuộc nói chuyện riêng tư, các sĩ quan quân đội cũng như học giả Trung Quốc thường nêu bật khả năng xung đột với Việt Nam trên vấn đề nước này chiếm giữ quá nhiều vị trí ngoài Trường Sa và đã nỗ lực xây dựng cơ sở trên đó, đặc biệt trong những tháng sau khi xẩy ra cuộc hải chiến Trường Sa.

Đối với các nhân vật kể trên, đây không chỉ là vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, mà còn là vấn đề chiến lược lâu dài : Cơ sở của Việt Nam ngoài Trường Sa, một ngày nào đó, có thể có nguy cơ bị sử dụng để kiềm chế Trung Quốc, vào lúc lực lượng hải quân Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển, và quan hệ giữa Hà Nội với Washington và các đồng minh ngày càng sâu sắc hơn.

Tuy nhiên, ông Gary Li, một chuyên gia phân tích cao cấp thuộc hãng tham vấn IHS Fairplay ở Luân Đôn, không đến nỗi bi quan. Theo chuyên gia này, tình hình ở Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) hiện rất khác so với thời kỳ năm 1988. Các chiến lược gia Trung Quốc đã nhận thức được rằng, sự chú ý của quốc tế vào khu vực và tiềm lực hải quân Việt Nam được tăng cường, đã làm cho việc sử dụng vũ lực để cướp các hòn đảo hay bãi đá không còn là một chiến lược đúng đắn.

Thay cho chiến thuật cưỡng chiếm, Bắc Kinh hiện đang theo đuổi chủ trương hai hướng : Một mặt xác lập quyền kiểm soát thực thụ trên quần đảo Hoàng Sa, một hành động mà Trung Quốc có thể thực hiện dễ dàng, và một mặt khác áp đặt chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, thông qua một sự hiện diện mạnh mẽ trên biển với cả hải quân lẫn lực lượng bán quân sự.

Ông Gary Li nhận định : « So với thời kỳ trước đây, khi sự chiếm đóng vật lý các đảo có ý nghĩa tối quan trọng, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược theo hướng tạo ưu thế thống trị trong lĩnh vực hàng hải. Do vậy, nếu Việt Nam không đặt tên lửa hành trình hay radar tầm rộng trên các hòn đảo tại Trường Sa, hoặc làm việc quá chặt chẽ với Mỹ chẳng hạn, thì Trung Quốc biết chắc là họ có thể duy trì chiến lược này ».

Với chiến lược đó, chuyên gia này dự báo là Trung Quốc « sẽ có thể thống trị khu vực mà không cần đếm xỉa đến các hòn đảo, và sẽ có thể bảo vệ bất kỳ nỗ lực tăng cường khai thác dầu khí nào của Bắc Kinh trong những năm tới ».



http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130318-tranh-chap-truong-sa-voi-viet-nam-trung-quoc-se-lap-lai-kich-ban-dam-mau-nam-1988


Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #444 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2013, 09:57:36 am »

Các bác đã xem vụ này chưa.?

http://www.youtube.com/watch?v=67aElDaBjWE

Tàu chiến Hải quân NDVN xua đuổi tàu Hải giám 04 TQ
Những thông tin như thế này được công khai sớm thì tốt!
Logged
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #445 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2013, 10:00:00 am »

Tặng quà cho cựu chiến binh trở về từ trận chiến Gạc Ma

(10:06 28/03/2013) Chiều ngày 28-3, Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam Chi nhánh Bình Định (Agribank) và Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn đã đến thăm và tặng quà cho cựu chiến binh Lê Minh Thoa, một trong 9 người đã sống sót trở về sau trận chiến Gạc Ma – Trường Sa 25 năm về trước (14-3-1988).

Số quà tặng của Agribank Bình Định gồm một sổ tiết kiệm 10 triệu đồng và các đồ dùng gia đình trị giá 3 triệu đồng; quà của Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Côn gồm một sổ tiết kiệm trị giá 5 triệu đồng và các vật dụng gia đình trị giá 2,5 triệu đồng.
 

Đây là việc làm nhằm giáo dục truyền thống, hun đúc tinh thần yêu nước cho CBCNV; bày tỏ lòng tri ân với những người lính đã xả thân, kiên cường dũng cảm bảo vệ Tổ quốc. Cựu chiến binh Lê Minh Thoa sinh năm 1968, quê quán xã Bình An, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, nhập ngũ năm 1985, được cử đi học chuyên ngành máy tàu và trở thành kỹ thuật viên sửa chữa máy tàu HQ 604, chuyên tiếp tế lương hực, thực phẩm nguyên vật liệu xây dựng các đảo ở quần đảo Trường Sa. Anh Thoa là 1 trong 74 chiến sĩ hải quân tham gia trận chiến đấu sáng ngày 14-3-1988 tại đảo Gạc Ma.

Tàu vận tải hải quân HQ 604 bị các tàu chiến Trung Quốc bắn chìm khi đang thả neo cho phân đội công binh trung đoàn 83 bốc dỡ vật liệu xây dựng xuống đảo. Cán bộ chiến sĩ trên tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu 604 ở đảo Gạc Ma. Anh Thoa trúng đạn bị thương nặng ở chân phải và đầu. Khi tàu chìm, anh Thoa ôm được 2 quả bí. Tàu chiến Trung Quốc liên tục bắn vào những đồng đội của anh đang bơi hoặc đã ngất trên mặt nước. Nhờ biết cách nắm cuống bí lặn xuống mỗi khi ca nô Trung Quốc đến gần nên anh Thoa may mắn thoát chết. Anh và tám đồng đội bị tàu Trung Quốc vớt lên bắt làm tù binh sau gần một ngày lênh đênh trên biển và bị giam cầm hơn ba năm tại nhà tù Trung Quốc. Năm 1996 anh Thoa được ra quân với quân hàm trung úy. Sau khi xuất ngũ, anh Thoa lấy vợ, chạy xe ôm ở TP Hồ Chí Minh để mưu sinh. Nhưng do cuộc sống khó khăn, anh đành quay về sống với cha mẹ tại số nhà 5D Tăng Bạt Hổ, TP Quy Nhơn với nghề bán phở bò. Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng anh rất nhiệt tình tham gia công tác tại địa phương và nuôi dạy con cháu học giỏi, ngoan ngoãn, lễ phép.
 
CÁT HÙNG/Nhân Dân
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
con_ech_gia
Thành viên
*
Bài viết: 198



« Trả lời #446 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2013, 11:18:28 am »

Các bác đã xem vụ này chưa.?

http://www.youtube.com/watch?v=67aElDaBjWE

Tàu chiến Hải quân NDVN xua đuổi tàu Hải giám 04 TQ
Cái clip bị xóa rồi bác khanhhuyen ơi.
Nhờ bác upload lại được không?
Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #447 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2013, 11:10:22 am »

cái clip đó là "nhiệm vụ bm 06,07" hả bác khanh huyen?
Logged
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #448 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 11:22:06 am »

http://www.sggp.org.vn/thongtincanuoc/2013/7/324264/

Cộng đồng mạng tặng nhà tình nghĩa cho cựu binh đảo Gạc Ma


Ngày 25-7, tại xã Liên Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình), Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Bình, Cộng đồng Vì Trường Sa thân yêu đã bàn giao nhà tình nghĩa cho anh Mai Xuân Hải, cựu binh Trường Sa chiến đấu tại đảo Gạc Ma.

Anh Mai Xuân Hải (49 tuổi) là chiến sĩ hải quân, làm nhiệm vụ tại đảo Gạc Ma, thuộc quần đào Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988. Ngày 14-3-1988 anh bị Trung Quốc bắt giữ trái phép 3 năm 5 tháng 15 ngày. Sau khi phục viên, anh trở về quê hương lập gia đình, phấn đấu lao động nhưng không phát triển được kinh tế, gia cảnh khó khăn (không có nhà ở, vợ chồng có 4 người con, 3 con trai phải nghỉ học, mưu sinh sớm, một cô con gái út hiện đang được học lớp 9).

Trước hoàn cảnh khó khăn đó, các nhà báo ở Quảng Bình (trong đó có PV Báo SGGP) đã kêu gọi cộng đồng mạng đóng góp dựng nhà cho cựu binh Mai Xuân Hải được hơn 136 triệu đồng từ khắp mọi miền đất nước. Sau hơn 3 tháng khởi công, công trình đã được hoàn thành, đưa vào sử dụng. Công trình có diện tích 80 mét vuông, tổng vốn đầu tư hơn 246 triệu đồng, trong đó gia đình anh Hải vay mượn được hơn 100 triệu đồng.

 Minh Phong
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #449 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2013, 07:13:03 pm »

Đại tướng với Trường Sa năm 1988
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131011/dai-tuong-voi-truong-sa-nam-1988.aspx

Trích dẫn
Chuyện chưa kể năm 1988

Điều mà có lẽ ít người biết được là sau khi xảy ra sự kiện 14.3.1988, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã có những ý kiến chỉ đạo chiến lược hết sức sáng suốt, quan trọng giúp cho việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Trong sự kiện ấy, Trung Quốc đã nổ súng xâm lược chiếm đóng khu vực bãi đá Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa) khiến 64 cán bộ, chiến sĩ hải quân của Việt Nam hy sinh.

Lực lượng của ta lúc đó rất mỏng và chấp hành không nổ súng trước để không mắc mưu khiêu khích của đối phương.

Thời điểm đó mặc dù Đại tướng không còn giữ vị trí Tổng tư lệnh nhưng tình cảm của Đại tướng với toàn quân không gì đo đếm được.

Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương lúc đó một mặt báo cáo cơ quan cấp trên nhưng đồng thời, với sự tôn trọng cũng như tình cảm gắn bó đã điện xin ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng đã gợi ý một mặt nên tổ chức nghi binh hút lực lượng đối phương quanh khu vực đá Gạc Ma, một mặt huy động tất cả lực lượng ở các vùng Hải quân tức tốc ra chiếm giữ các đảo nổi, đảo chìm thuộc chủ quyền Việt Nam chưa có quân đồn trú.

Từ gợi ý ấy của Đại tướng, được sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy T.Ư, cùng với nỗ lực quyết tâm rất lớn của Tư lệnh Giáp Văn Cương cũng như Quân chủng Hải quân, ta đã một mặt nghi binh để đối phương cho rằng ta chuẩn bị đánh chiếm lại Gạc Ma, mặt khác thực hiện theo ý kiến của Đại tướng. Việc chúng ta bảo vệ thành công các đảo, đá sau sự kiện 14.3.1988 thực sự có thể coi là một kỳ công chiến lược của Hải quân Việt Nam.

Là một người thích lịch sử quân sự, con cũng đã đọc khá nhiều về Chiến dịch CQ-88. Không bao giờ dám tự cho là mình đã biết đủ, nhưng con đã từng nghĩ rằng ít ra thì mình cũng đã có một số lượng kiến thức nhất định về chiến dịch này.

Nhưng đến sáng nay, khi được biết thêm những chi tiết về "gợi ý" của Người cho Tư lệnh Giáp Văn Cương vào những giờ phút dầu sôi lửa bỏng đó, con chợt nhận ra rằng chút kiến thức, hiểu biết của mình vẫn còn hạn chế, nhỏ bé biết bao.

Con đã hiểu hơn vì sao khi Người là Tổng Tư lệnh Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, các đối thủ của Người có cố gắng lắm thì cũng chỉ có thể giành ưu thế trong một số trận đánh, nhưng Quân đội ta lại luôn là những người chiến thắng của toàn bộ cuộc chiến.
Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM